Skip to main content

Câu chuyện đằng sau cuộc cải tổ mới đây của Lazada

Liên tục bị đối thủ Shopee vượt mặt trên đường đua thương mại điện tử, Lazada đang tìm cách lấy lại hào quang của mình.

Những thay đổi tại Lazada

Lazada – nền tảng thương mại điện tử của Alibaba tại Đông Nam Á, gần đây trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi sa thải khoảng 30% nhân viên, bao gồm cả quản lý cấp cao.

Sau khi thông tin trên xuất hiện, tổ chức Công đoàn Singapore đã lên tiếng, bày tỏ “thất vọng sâu sắc” về quyết định của Lazada trong việc cắt giảm nhân sự.

Các phân tích trên báo chí khu vực đặt câu hỏi liệu động thái này có giúp mang lại bức tranh tài chính lành mạnh hơn trước thềm IPO tiềm năng của đơn vị thương mại điện tử toàn cầu Alibaba tại Mỹ, trong đó có Lazada.

Tuy nhiên, một khía cạnh mà phần lớn mọi phân tích đã bỏ qua là tương lai của Lazada sẽ thế nào sau đợt sa thải diện rộng này? Đến nay, gần như Lazada tiết lộ rất ít về các kế hoạch sắp tới của mình.

Đây là đợt sa thải diện rộng đầu tiên của Lazada kể từ khi nền tảng thương mại điện tử này được Alibaba mua lại vào năm 2016. Tờ LatePost ước tính có gần 20% trong số 10.000 nhân viên Lazada sẽ bị ảnh hưởng bởi động thái này.

Thậm chí tác động lan rộng ra ngoài khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng tới các nhân viên tại Trung Quốc đại lục.

Một cựu giám đốc điều hành nói với tờ Tech in Asia rằng những thay đổi trong bộ máy Lazada đã rục rịch bắt đầu từ tháng 8 năm ngoái, với một số lượng nhỏ nhân viên bị sa thải sau mỗi đợt tái cơ cấu.

Đợt cắt giảm nhân sự lớn lần này là kết quả việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu cao điểm vào giữa tháng 12 năm ngoái, nhằm đáp ứng sự thay đổi năng động của thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Động thái của Lazada được thúc đẩy nhằm củng cố các mảng kinh doanh cốt lõi của nền tảng. Chẳng hạn mảng sản phẩm người dùng và chiến lược người bán đã được tập trung về trụ sở chính ở Singapore. Đây là lĩnh vực được cho là sẽ cần phải thực hiện nhiều trách nhiệm hơn đối với các đối tác đến từ Trung Quốc trong tương lai.

Trong khi các bộ phận địa phương như kiểm soát rủi ro, quản trị nền tảng và pháp lý có thể bị dỡ bỏ.

Việc xáo trộn ở cấp lãnh đạo của Lazada cũng sắp diễn ra. Kaya Qin (thường gọi là Qin Xiao) là COO kiêm Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam, được bổ nhiệm thay thế đồng cấp Alan Chin tại Malaysia.

Ông Victor (hay tên gọi khác là Cai Xiao) đang làm COO Lazada Indonesia sẽ chuyển về Việt Nam thay thế vị trí ông Qin.

Ngoài ra, Lazada cũng bổ nhiệm một số vị trí cấp cao để giám sát các bộ phận quan trọng trên tất cả 6 thị trường Đông Nam Á. Wei Meng (còn gọi là Qian Cheng), từng làm việc tại Taobao, đã chuyển đến trụ sở chính của Lazada để giám sát bộ phận sản phẩm người dùng ở cả 6 thị trường.

Chen Xi (tên khác là Ji Yun), từng là Tổng giám đốc bộ phận hàng tiêu dùng nhanh tại Tmall, giờ đây đảm nhận trách nhiệm cung cấp và vận hành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Chen được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm và lập kế hoạch danh mục tại 6 thị trường.

Cảm nhận hơi nóng từ Shopee, TikTok Shop

Năm 2016, Alibaba chi 1 tỷ USD để mua lại Lazada. Thời điểm đó, Lazada là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Từ đó, ông lớn Trung Quốc đã nhiều lần rót thêm vốn vào Lazada, tổng cộng các khoản đầu tư trị giá tới 7,47 tỷ USD. Trong đó bao gồm khoản đầu tư 634 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái.

Lý do đằng sau việc Alibaba liên tục đầu tư vào Lazada rất đơn giản: Lazada là một phần trong danh sách các nền tảng thương mại điện tử quốc tế của Alibaba, tương tự như sàn Trendyol ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Daraz ở Nam Á.

Nhìn rộng hơn trong chiến lược kinh doanh của Alibaba, thương mại điện tử quốc tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh doanh của họ, là một trong 6 mảng kinh doanh chính sau đợt tái cơ cấu tập đoàn năm 2023.

Việc duy trì thị phần ở Đông Nam Á là thách thức đối với Lazada, đặc biệt với sự xuất hiện của các nền tảng cạnh tranh như Shopee, Tokopedia và gần đây là TikTok Shop hay Temu.

Bất chấp tiềm năng tăng trưởng, thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đã phát triển thành một ngành cạnh tranh khốc liệt, buộc những người chơi phải liên tục “đốt tiền” thông qua các khoản chiết khấu, trợ giá,…

Cạnh tranh gay gắt đến mức ngay cả những doanh nghiệp mới gia nhập như Temu cũng tỏ ra thận trọng.

Nhận ra bản chất cạnh tranh không bền vững dựa trên giá cả, những người chơi chính trên thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong thời gian gần đây đã dần dần giảm bớt các chương trình trợ giá.

Thay đổi này mở ra cơ hội cho mỗi nền tảng thiết lập chiến lược mới, củng cố bức tranh tài chính, cắt lỗ và hướng tới lợi nhuận. Nếu hiểu theo hướng này, những động thái của Lazada thời gian gần đây là một phản ứng phù hợp.

Tuy nhiên, Shopee đã thể hiện là nền tảng có phản ứng chủ động hơn Lazada. Shopee đã sớm tái cơ cấu từ năm 2022 và cho ra kết quả khi ba quý năm 2023 công ty đã có lãi. Là đối thủ chính của Lazada, những bước tiến của Shopee cũng có thể đã ảnh hưởng đến sự thay đổi chiến lược  của Lazada thời gian gần đây.

Chiến lược tập trung hoá

Theo LatePost, đằng sau việc tái cơ cấu quy mô lớn của Lazada có thể là sự phân cấp lại quyền lực giữa trụ sở chính và các chi nhánh tại các thị trường.

Sau khi bị thâu tóm vào năm 2016, đồng sáng lập Alibaba Lucy Peng và CEO khi đó là Daniel Zhang thường xuyên bay tới khu vực để đích thân giám sát hoạt động của Lazada. Tuy nhiên, việc giám sát của họ cho thấy không hiệu quả khi để đối thủ Shopee liên tục vươn lên trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2019.

Điều này đã thúc đẩy Alibaba đánh giá lại cách tiếp cận của mình, dẫn đến việc Lazada thay đổi cách điều hành, lấy mỗi thị trường làm trung tâm, thành lập các bộ phận chuyên trách ở mỗi quốc gia hoạt động và hình thành cơ cấu kinh doanh khép kín.

Tuy nhiên vào năm 2022, khi Jiang Fan – cựu Chủ tịch Tmall và Taobao, đảm nhận mảng kinh doanh quốc tế của Alibaba, lại tiến hành cải cách một lần nữa. Tháng 6 cùng năm, James Dong – khi ấy là CEO Lazada tại Thái Lan và Việt Nam, được bổ nhiệm làm CEO Lazada.

Việc này nhằm mục đích nâng cao năng lực quản lý tại trụ sở chính ở Singapore. Chiến lược dẫn đến nhu cầu giảm số lượng nhân viên tại các thị trường trớc đây, và hợp nhất dưới một mái nhà tại trụ sở chính. Đây có thể là lý do chính đằng sau việc sa thải quy mô lớn gần đây.

Một nguồn tin giấu tên của Lazada tiết lộ ba lý do dẫn đến đợt điều chỉnh lần này.

Việc hợp nhất các bộ phận sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp vào trụ sở chính nhấn mạnh cải thiện trải nghiệm người dùng và người bán là trọng tâm của Lazada trong năm nay. Công ty tin rằng sự giám sát trực tiếp tại trụ sở chính sẽ nâng cao hiệu quả và các chiến lược trong tương lai, chẳng hạn như trợ giá và tăng trưởng người dùng.

Mặc dù trước đây Lazada theo đuổi mô hình kinh doanh khép kín tại mỗi quốc gia, nhưng nguồn lực hạn chế đã cản trở cạnh tranh hiệu quả trước các đối thủ. Lazada đang hướng tới giải quyết vấn đề này bằng cách củng cố nguồn lực tại trụ sở chính để hành động tập thể.

Thông qua việc hợp lý hóa nhiều tuyến báo cáo tại trụ sở chính, Lazada mong muốn đơn giản hóa quy trình ra quyết định và đưa ra quyết định hiệu quả hơn.

Ngoài ra, đợt điều chỉnh lần này cũng dẫn đến sự hợp nhất giữa các bộ phận thương mại tại Lazada và AliExpress – động thái mà ông Jiang đã ủng hộ từ khi tiếp quản mảng kinh doanh quốc tế của Alibaba.

Sự tích hợp này nhằm mục đích xác định rõ ràng hơn vai trò của Lazada và AliExpress, trong đó Lazada tập trung vào nội địa hóa chủ yếu ở Đông Nam Á còn AliExpress hướng đến các cơ hội xuyên biên giới tại các thị trường trọng điểm bên ngoài khu vực, như Tây Ban Nha, Pháp, Hàn Quốc, và Mỹ.

Bằng cách củng cố nguồn lực, tăng cường hội nhập và giảm cạnh tranh nội bộ, Alibaba đặt mục tiêu giúp Lazada cạnh tranh hiệu quả hơn trước các đối thủ như Shopee.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Meta Social Trends 2024: Top các xu hướng xã hội sẽ định hình doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2024

Theo chia sẻ mới đây từ đại diện của Meta, dưới đây là các xu hướng xã hội (Meta Social Trends 2024) sẽ định hình doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm mới 2024.

1. Thế hệ Z đang trỗi dậy.

Thế hệ Z (Gen Z) sẽ là một phân khúc có ảnh hưởng khi nói đến lối sống lấy kỹ thuật số làm trung tâm ở Đông Nam Á, với 82% số người được khảo sát cho biết họ là một phần của cộng đồng trực tuyến.

2. Sự trỗi dậy của nền kinh tế độc lập.

Các hộ gia đình nhỏ và độc thân đang gia tăng nhanh chóng trên toàn khu vực. Sự thay đổi này dẫn đến mức độ sở hữu thú cưng cao hơn, nhu cầu về các sản phẩm phục vụ một lần và dành nhiều thời gian trực tuyến hơn.

3. Trí tuệ nhân tạo.

AI đang thúc đẩy hiệu suất cho các nhà quảng cáo trên các nền tảng của chúng tôi khi chúng tôi sử dụng AI để hỗ trợ các sản phẩm quảng cáo giúp tăng cường khả năng tự động hóa cho nhà quảng cáo.

Chúng tôi đang nhận thấy sức hút mạnh mẽ với giải pháp Meta Advantage+ của mình – hơn 50% nhà quảng cáo đang sử dụng công cụ Advantage+ Creative để tối ưu hóa hình ảnh và văn bản trong quảng cáo của họ.

4. Nhắn tin doanh nghiệp.

Mọi người và doanh nghiệp đang chuyển sang nhắn tin để hoàn thành công việc, với 600 triệu cuộc trò chuyện diễn ra mỗi ngày trên nền tảng Meta.

Vào năm 2024, mọi người và doanh nghiệp sẽ muốn làm được nhiều việc hơn nữa trong cuộc trò chuyện, chẳng hạn như đặt chuyến du lịch, đặt lịch hẹn, nhận hỗ trợ hoặc mua sản phẩm. Sự bùng nổ của trợ lý AI sẽ tiếp tục thúc đẩy sự bùng nổ về tin nhắn kinh doanh này.

5. Video dạng ngắn.

Các video dạng ngắn như Reels ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ Millennials (Gen Y) và Gen Z.

Nội dung của người sáng tạo trên Reels cũng đang ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng Việt Nam mua sắm, với 67% người mua sắm khám phá các thương hiệu hay sản phẩm có liên quan trên Meta nền tảng hàng tuần.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

WEF: Có những dấu hiệu cho thấy hoạt động tiêu dùng không còn mạnh như trước

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, cho biết, có những dấu hiệu cho thấy hoạt động tiêu dùng không còn mạnh như trước.

Phát biểu tại cuộc thảo luận về triển vọng kinh tế toàn cầu hôm 19/1 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, cho biết, có những dấu hiệu cho thấy hoạt động tiêu dùng, thường là động lực tăng trưởng kinh tế, không còn mạnh như trước.

Bà Lagarde cho rằng xu hướng này là do tiền tiết kiệm đang giảm dần ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, thể hiện qua mức giảm từ 10% xuống “gần như bằng 0.”

Theo Báo cáo đánh giá triển vọng các nhà kinh tế trưởng mới nhất do WEF công bố, 56% các nhà kinh tế trưởng dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm vào năm 2024, trong khi đa số dự đoán thị trường lao động và điều kiện tài chính sẽ nới lỏng trong năm tới.

Tuy nhiên, Chủ tịch ECB cho rằng hoạt động thương mại đang bắt đầu bình thường hóa. Bà Lagarde nói: “Thương mại đã đi xuống và bị gián đoạn trên diện rộng trong hai năm trước năm 2023, nhưng nó đang bắt đầu thực sự khởi sắc.”

Bà nói thêm rằng vào tháng 10/2023, khối lượng thương mại toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một dấu hiệu khác của xu hướng bình thường hóa thương mại là – ngoại trừ Khu vực đồng euro (Eurozone) – lạm phát chung và lạm phát lõi (không tính giá lương thực và năng lượng) đang giảm trên toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thừa nhận những khó khăn kinh tế mà Đức hiện đang phải đối mặt sau thời gian dài tăng trưởng mạnh mẽ. Nền kinh tế lớn nhất Eurozone đã suy giảm 0,3% trong năm 2023, giữa bối cảnh lạm phát cao dai dẳng, giá năng lượng leo thang và nhu cầu nước ngoài yếu.

Ông Lindner nói rằng năm 2023 là “lời kêu gọi hành động” và cho biết những thách thức bao gồm sự phát triển của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và mối đe dọa phân mảnh trong nền kinh tế toàn cầu.

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala bày tỏ lo ngại về những diễn biến chính trị ở khu vực Biển Đỏ và Kênh đào Suez, cũng như việc kênh đào Panama đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến đổi khí hậu.

Bà cho biết, thương mại hàng hóa đã giảm đáng kể vào năm 2023, buộc WTO phải điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng từ 1,7% xuống 0,8%. Tuy nhiên, trong quý cuối cùng của năm 2023, thương mại đã có sự phục hồi, dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất ô tô, linh kiện và phụ tùng.

Bà lưu ý: “Chúng tôi lạc quan hơn về năm 2024, dự báo mức phục hồi đáng kể lên 3,3%. Chúng tôi có thể đang tiến tới bình thường hóa nhưng chưa thể bình thường hoàn toàn vì tăng trưởng thương mại vẫn có xu hướng thấp hơn mức tăng trưởng GDP.” Bà Okonjo-Iweala cho rằng những nhân tố bất ổn đang rình rập đã khiến việc dự báo trở nên khó khăn.

Với chủ đề “Xây dựng lại niềm tin,” cuộc họp thường niên kéo dài 5 ngày của WEF tập trung vào 4 ưu tiên: Đạt được an ninh và hợp tác trong một thế giới rạn nứt; tạo ra tăng trưởng và việc làm cho kỷ nguyên mới; khai thác Trí tuệ Nhân tạo làm động lực cho kinh tế, xã hội và xây dựng chiến lược dài hạn về khí hậu, thiên nhiên và năng lượng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Chatbot AI chửi thề với khách hàng và chê bai công ty

Công ty giao hàng ở Anh đã vô hiệu hóa tính năng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống chat trực tuyến sau khi một người dùng đã huấn luyện AI sáng tác một bài thơ về dịch vụ khách hàng tệ hại.

Theo The Guardian, nền tảng giao hàng DPD đã vô hiệu hóa dịch vụ chatbot trực tuyến được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sau khi một khách hàng bất mãn đã yêu cầu chatbot chửi thề và chỉ trích công ty này.

Nhạc sĩ Ashley Beauchamp, 30 tuổi, cố gắng tìm kiếm một bưu kiện bị thất lạc nhưng thông tin hỗ trợ từ chatbot AI của DPD khiến khách hàng này không hài lòng chút nào. Do quá thất vọng, nhạc sĩ này đã quyết định giải trí và bắt đầu thử nghiệm để tìm hiểu xem chatbot có thể làm gì.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Ashley Beauchamp cho biết đây là lúc “sự hỗn loạn bắt đầu”.

Lúc đầu, anh yêu cầu nó kể một câu chuyện cười, nhưng Beauchamp đã nảy ra ý tưởng yêu cầu chatbot viết một bài thơ phàn nàn về công ty. Và thậm chí nó sẵn sàng chửi thề.

Những hình ảnh cuộc trò chuyện giữa Beauchamp và AI được chia sẻ trên X cho thấy chatbot đã nói: “Chết tiệt! Tôi sẽ cố gắng hết sức để trở nên hữu ích nhất có thể, ngay cả khi phải chửi thề”.

Trong những chỉ trích về dịch vụ giao hàng của DPD, chatbot AI hỗ trợ khách hàng của họ đã dùng những từ như: “tệ hại”, “chậm chạp”, “không đáng tin”, “dịch vụ khách hàng tồi tệ”. Thậm chí, chatbot này còn cho biết: “Tôi sẽ không giới thiệu DPD cho bất cứ khách hàng nào”.

“DPD là một sự lãng phí thời gian và là cơn ác mộng tồi tệ nhất của khách hàng. Nếu DPD đóng cửa thì mọi người đều vui mừng. Đây là những lời từ một người thực sự biết họ đang làm gì”, chạtbot AI của DPD gay gắt trả lời yêu cầu của khách hàng.

Bài đăng của nhạc sĩ cổ điển đến từ London, đã được xem hơn 1,8 triệu lần tính đến chiều 22/1 (giờ Việt Nam).

Phía DPD cho biết: “Chúng tôi đã áp dụng thành công công nghệ AI vào các cuộc trò chuyện hỗ trợ khách hàng trong nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi cập nhật hệ thống ngày hôm qua đã xảy ra lỗi. Do đó, AI đã bị vô hiệu hóa ngay lập tức và hiện đang được cập nhật lại.”

Beauchamp chia sẻ mặc dù cuộc phiêu lưu với chatbot của anh “rất thú vị” nhưng cuộc trao đổi cũng có một khía cạnh nghiêm túc.

Anh nói: “Những chatbot này được cho là sẽ cải thiện cuộc sống của chúng ta, nhưng khi được triển khai kém, nó thường dẫn đến trải nghiệm khó chịu và thiếu tính cá nhân hoá cho người dùng”.

Đối với bưu kiện của anh ấy, DPD cho biết họ đã liên hệ với Beauchamp để “giải quyết vấn đề”.

Tuy nhiên, nói với đài truyền hình ITV, nhạc sĩ người Anh cho biết anh vẫn chưa nhận được gói hàng. “Tôi nghĩ họ có thể đang giữ nó như con tin. Tôi không trách họ. Đó hoàn toàn là lỗi của tôi”, anh nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Video thử nghiệm đầu tiên của YouTuber MrBeast trên X kiếm được 250.000 USD từ hơn 156 triệu lượt xem

Theo đó, kết thúc thử nghiệm giữa YouTuber MrBeast với mạng xã hội X theo lời mời gọi của chính Elon Musk, video đầu tay của YouTuber này đã kiếm được 250.000 USD từ hơn 156 triệu lượt xem.

Nhà sáng tạo nội dung Jimmy Donaldson (hay còn gọi là MrBeast) được biết đến là YouTuber có lượng theo dõi lớn nhất YouTube với hơn 200 triệu người đăng ký.

Trong một lời mời từ Elon Musk, MrBeast gần đây đã tải video đầu tiên của mình lên X (Twitter). Video này là một video cũ của MrBeast với nội dung là giới thiệu các loại xe có mức giá khác nhau trong chuỗi video “1 USD và 100.000.000 USD”.

Theo chia sẻ từ chính YouTuber:

“Video X đầu tiên của tôi đã kiếm được hơn 250.000 USD, nhưng tôi nghĩ đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Các nhà quảng cáo đã nhận thấy sự chú ý mà video này đã và đang nhận được và đã mua quảng cáo trên video của tôi (tôi nghĩ vậy) và do đó doanh thu trên mỗi lượt xem của tôi có thể cao hơn những gì bạn có thể nhận được.”

Với số tiền nhận được, như đã hứa, MrBeast cũng chia sẻ doanh thu kiếm được với những người theo dõi mình.

“Tôi sẽ tặng ngẫu nhiên 10 người đăng lại bài này và theo dõi tôi 25.000 USD. Tôi sẽ chọn người chiến thắng sau 72 giờ.” YouTuber chia sẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok tăng cường tuyển dụng nhân sự cho các mảng mua sắm trực tuyến và bảo mật dữ liệu

Theo thông tin được chia sẻ mới đây, TikTok đang tuyển dụng rầm rộ tại Mỹ, đẩy mạnh vào các lĩnh vực kinh doanh như mua sắm trực tuyến và tăng cường bộ phận bảo mật dữ liệu. TikTok ồ ạt tuyển dụng ngay cả trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn khác như Google hay Meta sa thải hàng loạt nhân sự.

Trong khi các nhân viên hiện tại và trước đây của TikTok mô tả văn hóa nơi làm việc tại TikTok là áp lực cao, với nhiều vị trí có thể yêu cầu làm việc ngoài giờ, công ty này vẫn tiếp tục thu hút nhiều ứng viên nộp đơn ở các thành phố trên khắp nước Mỹ.

TikTok hiện đang tuyển dụng hơn 2.500 việc làm ở Mỹ (theo danh sách trên cổng thông tin việc làm của TikTok) – ngay cả khi các đối thủ công nghệ như Google và Meta đang không ngừng cắt giảm nhân sự để cắt giảm chi phí.

Liên quan đến việc tuyển dụng, nhiều người thắc mắc rằng các mạng xã hội như TikTok sẽ trả lương bao nhiêu.

Về mặt pháp lý, các công ty như TikTok được yêu cầu phải trả lương cho người lao động nước ngoài mức lương tương đương với người trong nước, một số mức lương cũng theo đó cũng đã được tiết lộ.

Cụ thể, một nhà khoa học dữ liệu có thể kiếm được từ 120.000 đến 320.000 USD một năm và khoảng 145.000 USD mỗi năm cho một nhà phân tích quản trị lỗ hổng.

Dữ liệu chỉ bao gồm mức lương cơ bản, không bao gồm các hình thức bồi thường như quyền chọn cổ phiếu hoặc tiền thưởng.

Nhìn chung, TikTok và ByteDance đã đưa ra mức lương cơ bản từ 29 USD một giờ đến 455.600 USD một năm cho nhiều vai trò khác nhau, theo dữ liệu được tiết lộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon sẽ sớm ra mắt Alexa phiên bản có trả phí Alexa Plus

Theo đó, Amazon đang có kế hoạch ra mắt Alexa phiên bản có trả phí, Alexa Plus. Alexa Plus nhằm mục đích cung cấp nhiều khả năng AI hơn so với phiên bản miễn phí cổ điển.

Theo thông tin được chia sẻ, Alexa Plus sẽ cung cấp nhiều khả năng AI (trí tuệ nhân tạo) hơn so với phiên bản Alexa miễn phí hiện có.

Amazon cũng được cho là đang nghiên cứu thử nghiệm công nghệ giọng nói cho phiên bản trợ lý “Plus” với khoảng 15.000 khách hàng bên ngoài; tuy nhiên, cho đến nay chất lượng câu trả lời của Alexa vẫn chưa được như kỳ vọng.

Cụ thể, trình trợ lý này đưa ra những câu trả lời dài hoặc không chính xác và gặp khó khăn với các nhiệm vụ yêu cầu vận hành nhiều dịch vụ cùng một lúc. Ví dụ, cùng tắt đèn và tắt nhạc cùng một lúc.

Amazon hiện có kế hoạch ra mắt phiên bản trả phí cho trình trợ lý vào ngày 30 tháng 6.

Amazon tích cực ra mắt phiên bản mới trong bối cảnh nền tảng đã tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh như Google Assistant và Siri trong những năm gần đây, phiên bản nâng cấp có trả phí mới có thể giúp tạo ra một bước ngoặt khác cho Amazon.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Báo cáo: Gen Z thích xem những nội dung gì trên YouTube

Theo báo cáo về văn hóa và xu hướng của nền tảng chia sẻ video trực tuyến YouTube Hoa Kỳ, gen Z thường xem những video clip có độ dài hơn 1 giờ đồng hồ.

Những nội dung chiếm được cảm tình của thế hệ gen Z bao gồm:

Nội dung dành cho người hâm mộ

Nội dung này cho phép khán giả chia sẻ ý tưởng về những lĩnh vực mà họ đặc biệt quan tâm như: nghệ sĩ, phim ảnh, kịch hoặc thề thao. Theo báo cáo, 61% khán giả thế hệ gen Z nói rằng, họ ngưỡng mộ một số nghệ sĩ, phim điện ảnh, truyền hình hoặc vận động viên thể thao nhất định và muốn tìm hiểu thêm về những người đó.

Một số người thuộc thế hệ gen Z đã trở thành nhà sáng tạo nội dung, cho ra mắt ra các video clip của riêng mình dựa trên sở thích cá nhân, bao gồm phân tích các video âm nhạc hoặc sản xuất nội dung mới tập trung vào các thần tượng mà họ yêu mến.

Theo YouTube, có tới 46% khán giả thế hệ gen Z đã xem những nội dung liên quan đến nghệ sĩ hoặc nhân vật của công chúng do các cộng đồng fan hâm mộ thực hiện.

Báo cáo của YouTube cũng chỉ ra rằng, đối tượng khán giả này thường xem đi xem lại cùng một nội dung và sẵn sàng xem những video dài do những người sáng tạo nội dung mà họ ngưỡng mộ tung ra.

Các video về biện luận

Định dạng video clip này có sự kết hợp giữa video và tường thuật về nhiều chủ đề khác nhau từ lịch sử, khoa học, chiêm tinh, thời trang và triết học. Lượng tìm kiếm các video biện luận trên YouTube đã tăng lên trong ba năm qua khi khán giả thông tin sâu sắc về điều mà họ thấy thú vị. Những video này thu hút được sự tham gia bình luận của đông đảo khán giả, giúp người sáng tạo nắm bắt xu hướng cũng như trau dồi kĩ năng chỉnh sửa video.

Các video trị liệu (ASMR)

Có nhiều cách để xoa dịu tâm trí con người trong thời đại đầy áp lực như hiện nay và một số người chọn giải tỏa bằng cách xem các video trị liệu trên YouTube. Hiệu ứng ASMR thường đến từ âm thanh, tác động trực tiếp tới xúc giác của con người, tạo cảm giác bay bổng thoải mái như: tiếng mưa, tiếng rót nước, âm thanh lúc nhai thức ăn, tiếng nước chảy…

Nhiều người thuộc Thế hệ Z cũng thích xem video về động vật hoang dã hoặc thế giới dưới đáy biển, có tới 90% trong số này sử dụng YouTube để khám phá thế giới này mà không cần đi du lịch.

Video ngắn được cắt ra từ các bộ phim

Một số người thuộc Thế hệ Z cũng thích xem các đoạn ngắn được cắt ra từ các bộ phim điện ảnh, truyền hình, gameshow…trước khi xem nội dung đầy đủ. Theo báo cáo, 59% Thế hệ Z đã tìm kiếm nội dung đầy đủ sau khi xem các đoạn cắt trên.

YouTube khuyên những người làm truyền thông nên tìm hiểu kĩ sở thích của Thế hệ Z thay vì áp dụng cách tiếp cận nội dung  theo kiểu tràn lan. Nhóm người này biết mình thích gì và sẽ dành thời gian để khám phá những vấn đề mà họ quan tâm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VTV.vn

Tổng quan về thị trường ví điện tử tại Việt Nam năm 2023

Về tổng quan, thị trường ví điện tử Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ. Theo Vietdata, trong vòng bốn năm (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2022), số lượng người sử dụng ví điện tử đã tăng nhanh chóng từ 12.3 triệu lên 41.3 triệu người, tăng lên 235%.

Hiện tại, khoảng 57% dân số trưởng thành của Việt Nam sử dụng ví điện tử, tăng mạnh với cuối năm 2018, chỉ khoảng 14%. Dự kiến đến năm 2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu người dùng vào năm 2026 và 150 triệu người dùng vào năm 2030.

Sự hấp dẫn của chiếc bánh mang tên “Ví điện tử” đã nằm trong tầm ngắm của khối ngoại khi các tên tuổi đầu ngành tại Việt Nam như VNPAY, MoMo, Payoo,… lần lượt từng bước được thâu tóm bởi khối ngoại.

Ông lớn VNLIFE thầm lặng đứng sau VNPAY

Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) được xem là fintech “anh cả” của thị trường Ví điện tử Việt khi là cái tên nổi bật trong lĩnh vực thanh toán điện tử với doanh thu gần 30.000 tỷ đồng vào năm 2022.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ liên tiếp qua các năm, đặc biệt mới đây sau khi nhận được cái gật đầu của hàng loạt ông lớn ngân hàng để cung cấp dịch vụ Taxi ngay trên nền tảng ứng dụng của các ngân hàng thì sự “nổi tiếng” của VNPAY lại càng lên cao.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng thời gian qua, VNPAY được cho đã từng bước “chuyển dịch” sang tay các đối tác ngoại thông qua một pháp nhân khá tín tiếng là VNLIFE.

VNPay có 3 cổ đông sáng lập là Chủ tịch HĐQT Trần Trí Mạnh (SN 1975), Tổng giám đốc Lê Tánh (SN 1976) và ông Trần Văn Kỳ.

Cập nhất đến ngày 16/2/2023, VNPAY đã tăng vốn điều lệ từ 2.140 tỷ đồng lên 3.568,5 tỷ đồng, tương đương mức tăng 66,7%.

Trước đó, vào tháng 7/2019, truyền thông trong nước và quốc tế đồng loạt đưa tin về việc các quỹ đầu tư của SoftBank và GIC muốn rót tổng cộng 300 triệu USD vào VNPay.

Tuy nhiên, chia sẻ với truyền thông khi đó, ông Trần Trí Mạnh – Chủ tịch của VNPay đã xác nhận về một thương vụ đầu tư của GIC và Softbank Vision Fund, nhưng đó là khoản đầu tư vào CTCP Tập đoàn cuộc sống Việt (VNLife) – công ty holding được lập ra với mục đích ban đầu là để sở hữu toàn bộ cổ phần VNPay.

Tới tháng 11/2022, VNPay tiếp tục ghi nhận hai đợt tăng vốn “khủng”, lần lượt lên mức 1.650 tỷ đồng và 2.140 tỉ đồng.

Khá trùng hợp, cả hai đợt tăng vốn này của VNPay cũng diễn ra ngay sau khi VNLife huy động thành công hơn 250 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do General Atlantic và Dragoneer Investment dẫn dắt, với sự tham gia của PayPal Ventures, EDBI, GIC và SoftBank Vision Fund 1.

Đến nay, toàn bộ nguồn vốn của VNPay được góp bởi các nhà đầu tư tư nhân trong nước và 100% tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam (VND).

Tuy nhiên, theo nhận định của giới quan sát, nền tảng thanh toán trực tuyến này được cho là thuộc sở hữu của VNLife, và pháp nhân này đang được khối ngoại nắm giữ tới gần một nửa số cổ phần.

Thành lập cuối năm 2018, VNLife có vốn điều lệ ban đầu 150 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Trần Trí Mạnh (28,146%), ông Trần Văn Kỳ (21,674%), ông Mai Thanh Bình (45,189%) và ông Lê Tánh (4,991%).

Tính đến tháng 1/2023, quy mô vốn điều lệ của VNLife đạt 254,46 tỉ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của khối ngoại là 49,72%.

Hai cổ đông ngoại lớn nhất của VNLife vẫn là những thành viên của GIC và SoftBank, lần lượt là Ardolis Investment Pte Ltd (sở hữu 13,45% VĐL) và SVF Pioneer Subco (Singapore) Pte Ltd (sở hữu 19,93% VĐL).

Ngoài ra, VNLife còn 4 cổ đông tổ chức nước ngoài khác, bao gồm: Vantage DF Holdings, LP (5,8% VĐL), General Atlantic Singapore VNL Pte. Ltd (7,838% VĐL), EDB Investments Pte Ltd (0,765% VĐL) và Paypal Pte. Ltd (1,933% VĐL).

Đáng chú ý, nhà sáng lập Mai Thanh Bình, với quốc tịch Singapore, gần đây đã không còn nắm giữ bất kỳ cổ phần nào tại VNLife. Trước đó, hồi tháng 6/2021, ông Bình từng góp mặt trong danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của VNLife với 8,1 triệu cổ phần, tương đương 37,365% vốn điều lệ.

Payoo “nằm trong tay” ông lớn Nhật Bản

Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion), doanh nghiệp vận hành Payoo – ví điện tử có lãi ròng lớn nhất thị trường Việt Nam trong năm 2022 hiện đã “nằm trong tay” một tập đoàn Nhật Bản.

Bức tranh kinh doanh của Payoo khá sáng sủa khi dữ liệu của Vietdata cho thấy, năm 2020 doanh thu của VietUnion đạt gần 2,9 nghìn tỷ đồng. Sau đó giảm xuống 14.6% vào năm 2021 và tăng trở lại mốc doanh thu gần 2,9 tỷ đồng năm 2022.

Về lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) của VietUnion có xu hướng tăng đều trong 3 năm. Theo đó, năm 2020, VietUnion đạt hơn 160 tỷ đồng lãi ròng, sau đó tăng lên hơn 220 tỷ đồng năm 2021 và chạm mốc 226 tỷ đồng vào năm 2022.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion), doanh nghiệp vận hành Payoo – ví điện tử có lãi ròng lớn nhất thị trường năm 2022 hiện đã nằm trong tay một tập đoàn Nhật Bản.

Theo đó, VietUnion, doanh nghiệp được thành lập ngày 14/1/2008 hiện có Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Ngô Trung Lĩnh. Tính đến thời điểm 20/6/2023, VietUnion có vốn điều lệ ở mức hơn 483,4 tỷ đồng.

Về cơ cấu sở hữu của VietUnion, trước thời điểm 2/4/2018, Công ty TNHH NTT DATA ASIA PACIFIC (Singapore) đang sở hữu hơn 12,1 triệu cổ phần doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ sở hữu 64% tại VietUnion.

Tại thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp ngày 2/4/2018, NTT DATA ASIA PACIFIC đã tăng tỷ lệ sở hữu tại VietUnion lên mức 80,45%, tương ứng với mức hơn 17,4 triệu cổ phần.

Trong lần thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp mới nhất ngày 20/6/2023, tỷ lệ sở hữu của NTT DATA ASIA PACIFIC tại VietUnion ở mức hơn 87,03%, tương ứng với hơn 42,07 triệu cổ phần doanh nghiệp.

Kỳ lân MoMo có hơn 71,2% vốn ngoại

Tại Việt Nam, MoMo hiện được coi là ví điện tử “quốc dân” với hơn 31 triệu người dùng, chiếm thị phần lớn nhất so với các đối thủ. Hệ sinh thái phủ khắp 63 tỉnh thành với hơn 50.000 đối tác, 140.000 điểm chấp nhận thanh toán, hợp tác với hơn đông đảo đối tác ngân hàng, tổ chức tài chính, các siêu thị, quán ăn, nhà mạng, hãng hàng không, giao thông vận tải…

Từ một ví điện tử, MoMo giờ trở thành siêu ứng dụng với hơn 200 dịch vụ trên nhiều lĩnh vực như tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, giải trí, TMĐT, ăn uống… Thậm chí, “MoMo” nay còn là từ lóng chỉ việc “chuyển tiền, thanh toán trực tuyến”.

Doanh nghiệp đứng sau Ví điện tử MoMo là Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến (M_Service). Theo các thông tin giới thiệu, Công ty M_Service ra đời vào năm 2007, chính thức ra mắt thương hiệu ví điện tử MoMo vào năm 2010.

M_Service được sáng lập bởi 4 sáng lập viên, đều là những người được đào tạo bài bản và từng du học nước ngoài.

Sáng lập viên đầu tiên là nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Hiền, một nữ doanh nhân đã từng là nhà phân phối điện thoại di động trong nhiều năm, Anh Nguyễn Bá Diệp, từng làm việc ở VNPT, Phạm Thành Ðức – một lãnh đạo cao cấp của FPT và ông Nguyễn Mạnh Tường, tốt nghiệp Ðại học Chicago của Mỹ.

Về tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại MoMo, theo cập nhật mới nhất tại ngày 27/9/2023, MoMo có 71,214 % vốn điều lệ được sở hữu bởi các đối tác ngoại.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An Diệp

Giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins: Kinh tế sẽ suy thoái và chứng khoán sẽ giảm vào cuối năm nay

Giáo sư kinh tế ứng dụng Steve Hanke tại Đại học Johns Hopkins chia sẻ với Business Insider: “Xét về triển vọng của cổ phiếu, chúng vẫn ở mức giá cao và hệ số giá sẽ giảm khi suy thoái kinh tế bắt đầu tác động”.

Chỉ số S&P 500 đã tăng 24% vào năm 2023 và vừa phá đỉnh lịch sử trong phiên giao dịch ngày 19/1. Cổ phiếu thường được định giá gấp bội so với thu nhập của công ty, vì vậy chúng có xu hướng giảm khi hệ số giá hợp đồng hoặc doanh thu giảm. Cả hai điều này đều có thể xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi tâm lý nhà đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Giáo sư Steve Hanke từng là cố vấn kinh tế cho cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan và từng là chủ tịch của quỹ tương hỗ hoạt động tốt nhất thế giới vào năm 1995 Toronto Trust Argentina. Quan điểm của ông là lạm phát bất ổn trong những năm gần đây chủ yếu là do những thay đổi trong cung tiền ở Mỹ, chứ không phải các yếu tố như gián đoạn chuỗi cung ứng hay biến động giá năng lượng và kim loại.

Từ tháng 7/2021, nhà kinh tế kỳ cựu đã dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm sẽ tăng nhanh tới 9%. Quả thực chỉ số này đã đạt đỉnh 9,1% một năm sau đó. Tiếp theo, các nhà kinh tế học dự đoán thước đo lạm phát sau đó sẽ giảm xuống khoảng 2% đến 5% vào tháng 12/2024. Kết quả là tỷ lệ lạm phát kết thúc năm 2023 ở mức 3,4%.

Hiện tại, hai nhà kinh tế học Steve Hanke và John Greenwood dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Hiện họ đề xuất Trữ Lượng Tiền M2 của Mỹ sẽ tăng 6%. Thước đo cung tiền này có thể sẽ giữ lạm phát quanh mức 2%.

Cuối năm ngoái, hai nhà kinh tế khẳng định rằng “tiền là nhiên liệu của nền kinh tế”. Những thay đổi trong nguồn cung tiền có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế, chi tiêu và tốc độ tăng giá. Các nhà kinh tế học cảnh báo nền kinh tế Mỹ đang “bốc khói” và theo đúng lộ trình suy thoái, vì nguồn cung tiền của nước này sụt giảm kể từ tháng 3/2022.

Giáo sư Steve Hanke đã liên tục đưa ra những cảnh báo trong một thời gian. Vào tháng 2/2023, ông cảnh báo rằng chứng khoán có thể bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận và sản lượng doanh nghiệp sụt giảm. Tháng 8, ông phàn nàn rằng các nhà đầu tư tự mãn đang vô thức bước vào thị trường sụt giảm và một cuộc suy thoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Markettimes

Bill Gates muốn người giàu đóng nhiều thuế hơn (nước giàu hỗ trợ nước nghèo nhiều hơn)

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Bill Gates cho biết các nước giàu nhất nên tài trợ nhiều tiền hơn cho các nước đang phát triển, giúp giảm bất bình đẳng.

Tỷ phú Bill Gates cho rằng các quốc gia, công ty hoặc cá nhân có tài sản nhiều nhất nên được thúc đẩy để trở nên hào phóng hơn. Nhà đồng sáng lập Microsoft có tài sản trị giá 141 tỷ USD, hiện là người giàu thứ tư thế giới, theo Bloomberg Billionaires Index.

Theo tờ Business Insider, hơn 250 người siêu giàu đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu áp thuế tài sản.

Những người như nhà làm phim Abigail Disney (thừa kế Disney), diễn viên Brian Cox từ loạt phim “Succession” hay Valerie Rockefeller từ gia tộc Rockefeller, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu đánh thuế những người giàu như họ nhiều hơn, đồng thời nói thêm rằng việc áp thuế đối với những người siêu giàu sẽ không tước đoạt tài sản con cái hay thay đổi mức sống của họ.

Bức thư tuyên bố thẳng thắn: “Yêu cầu của chúng tôi rất đơn giản: Chúng tôi yêu cầu chính quyền đánh thuế chúng tôi – những người giàu nhất trong xã hội”.

Bức thư cảnh báo về sự gia tăng đáng kể của bất bình đẳng kinh tế, kêu gọi các đại diện dân cử của các nền kinh tế hàng đầu thế giới phải hành động để giải quyết vấn đề này, nếu không hậu quả sẽ tiếp tục thảm khốc cho xã hội.

Bà Disney thừa nhận rằng nhà làm phim này đã “sai” khi bay một mình trên chiếc Boeing 737 tư nhân của gia đình trong những chuyến đi từ California đến New York.

Abigail Disney cho biết thêm rằng hiện bà đã từ bỏ việc bay riêng và cũng thực hiện những điều chỉnh khác cho tuyến đường của mình để bảo vệ môi trường.

Nữ thừa kế Disney cũng bày tỏ quan điểm rằng 1% người giàu góp phần vào biến đổi khí hậu do “sử dụng chuyên cơ cá nhân”, siêu xe ngốn xăng, du thuyền và tên lửa vũ trụ cá nhân của họ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google chấm dứt hợp đồng với Appen (một đơn vị chuyên đánh giá chất lượng tìm kiếm)

Theo thông báo mới đây, đơn vị đánh giá chất lượng tìm kiếm Appen sẽ chính thức kết thúc hợp đồng với Google kể từ ngày 19 tháng 3 tới đây.

Trong một thông báo, Appen đã tiết lộ một thông báo từ Google LLC nhận được vào ngày 20 tháng 1 năm 2024 về việc hủy hợp đồng dịch vụ đánh giá chất lượng tìm kiếm.

Appen là nguồn cung cấp các công cụ đánh giá công cụ tìm kiếm (đánh giá chất lượng) cho Google.

Google chấm dứt hợp đồng với Appen trong bối cảnh nền tảng đang sa thải hàng loạt các vị trí khác nhau ở nhiều bộ phận khác nhau bao gồm cả bộ phận quảng cáo (Google Ads). Theo chia sẻ từ chính CEO Pichai, động thái này là nhằm nỗ lực ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào doanh nghiệp.

Cũng trong bối cảnh này, Google hiện đang nhận được rất nhiều lời chỉ trích từ phía các nhân viên, những nhân viên này cho rằng Google thiếu tầm nhìn và chiến lược dài hạn.

Bên dưới là chi tiết của một bức thư từ nhân viên của Google.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cuộc chiến tranh chấp bản quyền xoay quanh chú Sói Wolfoo vẫn chưa dừng lại

eOne không còn liên quan tới “cô lợn” Peppa Pig.

Theo nguồn tin từ Nasdaq, Tập đoàn Hasbro (công ty mẹ của Entertainment One UK LTD – gọi tắt là eOne hoặc EO) ngày 27/12/2023 ra thông báo về việc Tập đoàn này đã hoàn tất thương vụ bán mảng kinh doanh phim và truyền hình (cụ thể là eOne) cho Lionsgate với giá 375 triệu USD, cùng với thỏa thuận khác về điều chỉnh giá bán và một số khoản vay tài trợ.

Trước đó vào tháng 8/2023, Lionsgate đã đạt được thỏa thuận mua bán liên quan tới mảng sản xuất phim và truyền hình của eOne từ Hasbro với giá 500 triệu USD. Vào tháng 8/2019, Hasbro đã mua lại và sở hữu eOne trong một thương vụ trị giá 3,8 tỷ USD.

Nguồn tin trên cũng cho biết, những bộ nhân vật (IP) phổ biến không nằm trong danh sách bán cho Lionsgate bao gồm “Peppa Pig”, “Transformers”, “Dungeons & Dragons”, “Magic: The Gathering”, “My Little Pony”, “Power Rangers”, “Play-Doh” và “Clue .” Với thỏa thuận chuyển nhượng này, bộ nhân vật hoạt hình Peppa Pig sẽ không thuộc quyền sở hữu của eOne khi thương vụ mua bán được hoàn tất, mà các bộ nhân vật trong đó có Peppa Pig thuộc quyền sở hữu của Haspro.

Peppa Pig hiện đang là đối tượng trong vụ tranh chấp bản quyền với Wolfoo (thuộc quyền sở hữu của Sconnect Việt Nam).

Đầu tháng 12/2023, Lionsgate đã cắt giảm 10% nhân sự của eOne để chuẩn bị cho việc sáp nhập. Trước đó vào tháng 6/2023, Hasbro cắt giảm 20% nhân viên của eOne, cũng nằm trong kế hoạch bán lại cho Lionsgate.

Trên trang web của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đã công bố công khai thỏa thuận chuyển nhượng giữa Hasbo và Lionsgate. Theo Báo cáo tài chính của eOne và thông tin thay đổi chủ sở hữu nhãn hiệu Peppa Pig tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh (UKIPO) thì Hasbro đã thực hiện chuyển nhượng eOne và có hiệu lực từ 1/9/2023.

Điều đó có nghĩa là từ ngày 1/9/2023, eOne không còn tư cách chủ sở hữu đối với bộ nhân vật hoạt hình Peppa Pig và các nhãn hiệu liên quan khác.

eOne vẫn tiếp tục “đánh gậy” Wolfoo trên YouTube sau vụ chuyển nhượng.

eOne và Sconnect đang theo đuổi vụ kiện tranh chấp bản quyền tại Tòa án Kinh doanh và Tài sản của Anh và xứ Wales từ đầu năm 2022 tới nay. Theo đó, ngày 24/01/2022, eOne nộp đơn khởi kiện cáo buộc Sconnect về các hành vi, trong 91 video phim hoạt hình Wolfoo, gồm: (1) Vi phạm bản quyền “Audio Clips” (đoạn âm thanh); (2) Sử dụng hình ảnh và tiêu đề Peppa Pig; (3) Vi phạm bản quyền Hình nền; (4) Vi phạm nhãn hiệu (5) Cạnh tranh không lành mạnh.

Hiện nay Tòa án tại Anh đang trong quá trình thụ lý vụ kiện và chưa có bất cứ phán quyết nào kết luận rằng Wolfoo vi phạm bản quyền. Tuy nhiên hơn 2 năm qua eOne đã liên tục đánh bản quyền các video Wolfoo dẫn tới YouTube đã xóa 3.500 video Wolfoo vô căn cứ.

Hơn 30 kênh Wolfoo đã bị khóa quyền upload trong một thời gian dài dẫn tới Sconnect bị thiệt hại ước tính lên tới hơn 10 triệu USD. Sau khi Sconnect thực hiện quyền khiếu nại hành chính tới các cơ quan nhà nước của Việt Nam, đồng thời khởi kiện eOne ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 2 vụ kiện, thì YouTube đã mở khóa các kênh Wolfoo. Tuy nhiên hơn 3.500 video Wolfoo bị YouTube xóa trước đó (theo yêu cầu từ phía eOne) thì không khôi phục lại được.

Theo nguồn tin từ Sconnect, trong suốt quá trình tham gia giải quyết vụ tranh chấp toàn cầu với eOne, mặc dù Sconnect đã nhiều lần yêu cầu cung cấp căn cứ chứng minh eOne là chủ sở hữu của bộ nhân vật hoạt hình Peppa Pig, cung cấp tác phẩm gốc của âm thanh/hình ảnh bị xâm hại để làm căn cứ cáo buộc âm thanh/hình ảnh của Sconnect vi phạm. Song tới thời điểm hiện tại eOne cũng chưa cung cấp được các sở cứ để chứng minh quyền sở hữu của họ.

Thêm vào đó, mặc dù eOne không còn liên quan tới bộ nhân vật hoạt hình Peppa Pig kể từ ngày 1/9/2023, song eOne vẫn lạm dụng để đánh bản quyền các video Wolfoo 2D của Sconnect trên nền tảng YouTube.

Ngoài ra, eOne cũng đánh gậy bản quyền sản phẩm video Wolfoo 3D của Sconnect dù các sản phẩm hoạt hình 3D không là đối tượng của vụ tranh chấp tại Tòa án ở Anh.

Ngày 10/11/2023 và 15/12/2023, eOne tiếp tục gửi thư để phản đối tới Văn phòng Sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO) để phản đối việc đăng ký nhãn hiệu Wolfoo của Sconnect tại EU, mặc dù eOne đã không còn quyền sở hữu nhãn hiệu Peppa Pig.

“Với các động thái kể trên hành vi vi phạm bản quyền Wolfoo của eOne rất rõ ràng. Chúng tôi đã tổng hợp tài liệu và chứng cứ về vấn đề này để nộp lên Tòa án, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia và các cơ quan nhà nước của Việt Nam để làm rõ và yêu cầu xử lý các hành vi lạm dụng và cạnh tranh không lành mạnh của eOne.”, đại diện Sconnect Việt Nam cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VTV

Google thừa nhận theo dõi người dùng ngay cả ở chế độ ẩn danh

Mặc dù đã cập nhật lại trang chế độ ẩn danh (Incognito Mode), nhưng Google Chrome vẫn theo dõi và thu thập dữ liệu hoạt động của bạn ngay cả khi đang ở chế độ này. Điều này có thể gây lo ngại về quyền riêng tư cho hàng triệu người dùng Chrome trên toàn thế giới.

Trước đây, nhiều người lầm tưởng chế độ ẩn danh trên Chrome hoàn toàn có thể ẩn giấu danh tính khi lướt web. Nhưng một vụ kiện tập thể gần đây tiết lộ sự thật rằng Google vẫn thu thập dữ liệu hành vi của người dùng ngay cả khi họ đang ẩn danh.

Để giải quyết vụ kiện trị giá 5 tỉ USD này, Google và các nguyên đơn đã đồng ý với các điều khoản để kết thúc vụ kiện, thỏa thuận này sẽ được đệ trình vào cuối tháng 1 này và nhận được phán quyết chính thức vào cuối tháng 2.

Theo đó, Google đã chấp thuận thay đổi thông báo hiển thị trên trình duyệt khi người dùng bật chế độ ẩn danh để tránh gây hiểu lầm. Thông báo mới có nội dung: “Những người khác sử dụng thiết bị này sẽ không thấy hoạt động của bạn, do đó bạn có thể duyệt web riêng tư hơn.

Tuy nhiên, việc này không thay đổi cách các trang web và dịch vụ mà họ sử dụng (bao gồm Google) để thu thập dữ liệu. Danh sách tải xuống, dấu trang và các mục trong danh sách đọc sẽ được lưu lại”.

Thông báo này cho thấy Google đã bổ sung thông tin về việc họ và các trang web vẫn theo dõi người dùng trong chế độ ẩn danh. Hiện tại, giao diện Incognito mới chỉ có sẵn trên phiên bản Canary của Chrome trên Windows và Android.

Nhìn chung, chế độ ẩn danh không hoàn toàn đảm bảo về quyền riêng tư. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ một phần hoạt động duyệt web của mình bằng cách:

  • Kích hoạt tính năng ngăn chặn theo dõi cookie của bên thứ ba trên Incognito.
  • Sử dụng các trình duyệt khác có chính sách bảo mật nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như DuckDuckGo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công đoàn của Google: Google không thể tiếp tục điều chỉnh nhân sự khi vẫn kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý

Văn hóa “gia đình” của Google biến mất sau những đợt cắt giảm nghìn nhân viên, khiến những người ở lại bất mãn, phản đối.

“Chúng tôi mất gần 15.000 đồng nghiệp do bị sa thải tại Google năm qua. Nếu bạn là nhân viên Google và phản đối việc sa thải, hãy tham gia cùng chúng tôi vào thứ Năm, thứ Sáu tại các địa điểm trực tuyến lẫn trực tiếp trên toàn quốc”, tài khoản X của Liên đoàn lao động của Alphabet viết hôm 18/1.

Liên đoàn đã biểu tình ở năm cơ sở của Google trên khắp nước Mỹ, từ Mountain View, California, đến New York, để “đẩy lùi những quan điểm không có thật mà Google sử dụng” để biện minh cho lý do sa thải của mình.

Họ cho rằng Google không thể tiếp tục điều chỉnh nhân sự khi vẫn kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý. Một bản kiến nghị đã được gửi đến CEO Sundar Pichai, nhấn mạnh sự cống hiến của nhân viên, đồng thời kêu gọi nên có một môi trường làm việc bền vững và nhiều hỗ trợ hơn.

Tuần trước, Bloomberg cho biết Google xác nhận cắt giảm nhân viên thuộc các bộ phận như trợ lý giọng nói Google Assistant, bộ phận phần cứng gồm điện thoại Pixel, đồng hồ Fitbit và loa thông minh Nest. Thậm chí, hãng còn cho một số thành viên nhóm kỹ thuật cốt lõi nghỉ việc.

Trong email gửi những người bị sa thải, Google viết: “Chúng tôi phải đưa ra một số quyết định khó khăn liên quan đến việc tuyển dụng. Chúng tôi rất tiếc phải thông báo vị trí của bạn sẽ bị loại bỏ”. Khi đó, New York Times dự đoán động thái này có thể tạo nên một làn sóng phản ứng mạnh trong nhân viên.

Stephen McMurtry, kỹ sư phần mềm cao cấp kiêm đại diện truyền thông của Liên đoàn lao động Alphabet, cho biết: “Sự thật là những đợt sa thải đã gây ra sự hỗn loạn tại nơi làm việc, chúng tôi không chỉ chịu áp lực về công việc tăng lên mà còn thấp thỏm lo lắng về việc đội nào sẽ biến mất sau đêm nay. Tâm lý này đang lan rộng khắp công ty”.

McMurtry nói thêm: “Nhân viên Google đang thực sự phẫn nộ và thất vọng hơn bao giờ hết khi chứng kiến công ty ưu tiên sự ‘hiệu quả’ hơn những người đang giúp công ty thành công liên tục”.

Trong thông báo của mình, Google tuyên bố sẽ tập trung “đầu tư có trách nhiệm và ưu tiên lớn nhất là những cơ hội quan trọng phía trước”. Công ty cũng xác nhận quá trình sa thải sẽ diễn ra trên phạm vi toàn cầu chứ không dừng lại ở một vài quốc gia.

Kenneth Smith, Giám đốc kỹ thuật của Google, cho biết ông nhận được thông báo sa thải qua email hôm 1/10. “Họ gọi tôi là người cũ, nhưng tôi nghĩ họ nợ những người bị mất việc một cuộc gặp mặt trực tiếp, nhìn thẳng vào mắt họ mà nói chuyện”, ông viết trên LinkedIn. Smith cho biết ông đã nhận được lời động viên từ một giám đốc sau khi bài viết được đăng, nhưng ông vẫn “mang trong mình rất nhiều tức giận và thất vọng” với ban lãnh đạo của công ty.

Trên X, Gergely Orosz, kỹ sư phần mềm và nhà bình luận công nghệ, chỉ trích Google sa thải Kenneth Smith sau 6 năm cống hiến. “Đây là những gì bạn có thể mong đợi từ bất kỳ tập đoàn vô danh nào đó chứ không phải ở Google.

Công ty đã thành công trong việc xây dựng văn hóa làm việc gia đình, nơi mọi người tận tâm và cống hiến để rồi tất cả những gì họ nhận được là một email từ hệ thống, báo đã bị sa thải”, Orosz bình luận. Ông cho rằng giờ đây, Google có thể sa thải nhân viên bất kỳ lúc nào nếu có lợi cho việc làm ăn.

“Hãy quên ‘trung thành’ hoặc ‘cam kết’. Đó là điều khó chấp nhận với nhân viên Google. Họ đã cống hiến nhiều năm để được hưởng những đặc quyền và mức lương khổng lồ tại một công ty nổi tiếng với văn hóa sáng tạo. Mọi người phải sớm phải chấp nhận Google không còn là gia đình nữa”, Orosz nói.

Trong khi đó, Diane Hirsh Theriault, kỹ sư phần mềm của Google, nói trên LinkedIn: “Cách đây không lâu, Google thực sự là nơi kỳ diệu. Và vì lý do nào đó, các giám đốc điều hành đang rút cạn tài sản giá trị nhất của họ là nhân lực. Ai có thể tạo ra bình minh cho kỷ nguyên mới của nhân loại trong một môi trường đầy nỗi sợ này?”.

Vào năm 2012, Larry Page, nhà đồng sáng lập Google, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công ty sẽ hoạt động như một “gia đình”. Khi đó, gã khổng lồ tìm kiếm nổi tiếng nhờ những phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên. Khi còn là CEO Google, Page tin việc đối xử tốt với mọi người là cách tốt nhất để “tăng năng suất”.

Theo Reuters, hơn một thập kỷ sau, nhân viên Google đang tự hỏi tinh thần gia đình đó giờ ở đâu. Tháng 1 năm ngoái, công ty thông báo sa thải 12.000 nhân viên, tương đương 6% lực lượng lao động nhằm cắt giảm chi phí, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên cao như AI. CEO Sundar Pichai cảnh báo tuần này rằng việc điều chỉnh nhân sự sẽ tiếp tục trong 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Digital Marketing 2024: Một vài lời khuyên hữu ích cho Marketers

Những ngày mới của năm 2024 đã chính thức bắt đầu, trong khi việc nhìn lại những gì đã qua cũng rất trọng cho các chiến lược trong năm mới, những gì Digital Marketer cần làm ngay lúc này là chuẩn bị cho mình những chiến lược Digital Marketing có khả năng thúc đẩy thương hiệu trong năm mới.

Chiến lược Digital Marketing 2024: Một vài lời khuyên hữu ích cho Marketers
Chiến lược Digital Marketing 2024: Một vài lời khuyên hữu ích cho Marketers

Vào năm 2023, không chỉ đối với những người làm công nghệ, các Marketer hay Digital Marketer đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong cách các yếu tố công nghệ như AI đang định hình lại cách người làm kinh doanh tiếp cận và tương tác với khách hàng của họ.

Khi các hành vi tương tác của khách hàng hay người tiêu dùng ngày càng thay đổi, điều quan trọng là các thương hiệu phải theo kịp các xu hướng mới nhất để có thể gặp gỡ khách hàng ở những nơi họ hoạt động nhiều nhất, đưa ra những thông điệp có sức ảnh hưởng và hơn thế nữa.

Để giải quyết vấn đề này, dưới đây là một số xu hướng chính đáng chú ý mà marketer có thể tham khảo để điều chỉnh chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024.

1. Thử nghiệm với video dạng ngắn nên là chiến lược Digital Marketing đầu tiên thương hiệu nên cân nhắc vào năm 2024.

Kể từ khi được giới thiệu lần đầu và trở nên phổ biến nhanh chóng ngay sau đó, các video ngắn (short-form video) trở thành định dạng nội dung được nhiều người dùng lựa chọn, đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ như Gen Z.

Video dạng ngắn là loại nội dung phát triển nhanh nhất trên YouTube, Instagram, Facebook và Snapchat và vẫn là phương tiện tương tác giúp mang lại sự thành công cho TikTok.

Mạng xã hội X (Twitter) cũng đang tìm cách đưa nhiều nội dung video hơn vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào nội dung video dạng ngắn đã có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể về nhận thức về thương hiệu.

Thách thức không nằm ở việc tạo ra nhiều video ngắn mà nằm ở việc tạo ra những video ngắn sáng tạo và có khả năng thu hút sự chú ý. Trong khi tuỳ thuộc vào từng nền tảng khác nhau, thương hiệu có những công cụ tiếp cận khác nhau, các công cụ như TikTok Top Ads của TikTok có thể giúp thương hiệu tìm thấy các ý tưởng và cảm hứng mới trong quá trình xây dựng nội dung.

Hơn nữa, bản thân các nền tảng này cũng đang phát triển các công cụ mới để giúp các thương hiệu xây dựng video ngắn một cách dễ dàng hơn, bao gồm các công cụ AI tổng quát có thể tạo video chỉ bằng những lời nhắc bằng văn bản.

Nếu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những người trẻ, video ngắn tiếp tục hứa hẹn là định dạng nội dung có khả năng mang lại tương tác cao nhất, ít nhất là về mặt xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).

2. Khám phá tiềm năng của các tin nhắn (đặc biệt là tin nhắn trực tiếp).

Một trong những xu hướng đáng chú ý trên các nền tảng mạng xã hội đó là ngày càng có nhiều người dùng hơn chuyển từ các bài đăng công khai trên các nhóm công khai lớn sang các nhóm riêng tư nhỏ hơn.

Có rất nhiều lý do giải thích cho điều này, một phần vì nhiều người lo ngại về quyền riêng tư của họ, sự khác biệt trong quan điểm của họ có thể mối nguy cho nhiều tranh luận không mong muốn khác, hay nhiều dùng ngày càng cho rằng họ càng dễ đồng cảm ơn với các nhóm nhỏ có chung chí hướng hơn.

Trong khi về tổng thể, việc nhiều người dùng thích riêng tư có thể là một rào cản cho thương hiệu, khi thương hiệu khó thu thập dữ liệu và tăng mức độ tiếp cận một cách nhanh chóng, nó cũng mang lại các cơ hội cho các phương thức tiếp cận khác ví dụ như nhắn tin trực tiếp (DM).

Thương hiệu có thể sử dụng tin nhắn trực tiếp như là một kênh Digital Marketing có thể tạo ra các kết nối có giá trị và lâu dài với khách hàng của mình. Mặc dù việc được khách hàng tương tác lại không phải là điều dễ dàng, nó thường có ý nghĩa nhiều hơn về mặt kết nối so với các hình thức giao tiếp khác.

3. Xem xét các nền tảng thay thế cũng là một chiến lược Digital Marketing khác Marketer cần coi trọng trong năm 2024.

Vào năm 2023, nhiều người dùng và nhà quảng cáo đang rời bỏ mạng xã hội X (Twitter), các số liệu phân tích cũng ước tính rằng giá trị của mạng xã hội đã mất đi đến hơn 50% so với thời điểm mà nó được mua lại.

Sự sụt giảm người dùng của X không phản ánh toàn cảnh lượng người dùng của các nền tảng khác. Ngược lại, các nền tảng mới như Threads của Meta, Pinterest, Reddit, Snapchat, WhatsApp hay nền tảng của chính cựu CEO Twitter là Mastodon cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể.

Mặc dù việc giữ vững các nền tảng chính có sức ảnh hưởng lớn đến thương hiệu là rất quan trọng, liên tục thử nghiệm các nền tảng mới, kênh mới cũng quan trọng không kém quyết định sự thành công của các chiến lược Digital Marketing.

Vào năm mới 2024, khi AI tiếp tục phát triển và là tiền đề cho nhiều nền tảng liên quan khác tận dụng, các Digital Marketer có thể kỳ vọng rằng sẽ chứng kiến sự phát triển của các nền tảng mới mà họ có thể đưa vào chiến lược marketing nói chung của mình.

4. Tích cực thử nghiệm các công cụ AI tổng quát.

AI hay Generative AI là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất vào năm 2023, và xu hướng này được kỳ vọng là sẽ tiếp tục trong năm 2024.

Kể từ khi ra đời và phát triển nhanh chóng, các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard đã trở thành một phần trong quá trình sáng tạo nội dung, tìm kiếm, và hơn thế nữa đối với các marketer.

Vào năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục tìm hiểu, thử nghiệm và theo dõi các kết quả mà các mô hình AI tổng quát có thể mang lại, thương hiệu có thể mở rộng nó sang nhiều ứng dụng hơn ví dụ sử dụng AI để tạo video, âm thanh, hay các nội dung được cá nhân hoá khác.

Tuy nhiên, dù cho thương hiệu đang sử dụng công cụ nào và sử dụng cho mục đích gì, điều quan trọng nhất vẫn là tính sáng được ứng dụng cho từng công cụ. Vì khách hàng vốn là con người và chứa đựng nhiều cảm xúc, việc tận dụng quá đà các yếu tố công nghệ hay ứng dụng nó một cách khô khan và rập khuôn có thể khó mang lại tác động thực sự.

5. Tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng công nghệ mới như AR, VR hay 3D là chiến lược Digital Marketing cuối cùng có thể thúc đẩy thương hiệu trong năm 2024.

Tương lai tiếp theo của thế giới tương tác kỹ thuật số sẽ diễn ra trong các môi trường ngày càng đa dạng, như AR, VR và metaverse.

Trong khi các khoản lỗ lớn của Meta cho Metaverse đang làm nhiều người hoài nghi về tương lai của nó, về các công nghệ được cho là tương lai của thế giới giao tiếp, nơi thế giới thực và thế giới ảo có một sự kết hợp và giao thoa lẫn nhau.

Tuy nhiên, cũng như những ngày đầu của thế giới internet hay cả sự thay đổi trong cách người dùng tương tác với các nền tảng mạng xã hội, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, một tương lai mới của thế giới internet dường như là rất thuyết phục.

Trẻ em ngày nay dành toàn bộ thời gian của mình trong các thế giới trò chơi nhập vai như Fortnite, Minecraft và Roblox, nơi chúng có thể giao lưu, tương tác, đắm chìm và hơn thế nữa. Điều này góp phần chỉ ra tương lai của các xu hướng tương tác rộng hơn, cuối cùng cũng sẽ bao gồm cả tương tác chuyên nghiệp.

Với suy nghĩ này, các doanh nghiệp cũng nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu các công cụ công nghệ mới, những thứ có thể làm thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với thương hiệu, thứ mà cuối cùng sẽ quyết định đâu là thương hiệu mà họ chọn để kết nối.

Các công cụ dựa trên AI tổng quát bên cạnh đó cũng có thể giúp đơn giản hóa quá trình sáng tạo và tương tác cá nhân hoá với khách hàng nhiều hơn.

Trên đây là một số gợi ý về các xu hướng có thể tác động đến cách doanh nghiệp xây dựng chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024. Hy vọng với những lời khuyên này, người làm marketing sẽ có nhiều cách hơn để tối ưu hoá chiến lược, thúc đẩy hiệu suất và nhiều hơn thế nữa cho doanh nghiệp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hàng trăm ngàn trẻ em bị quấy rối trên Facebook và Instagram mỗi ngày

Tài liệu nội bộ của Meta cho thấy công ty ước tính khoảng 100.000 trẻ em bị quấy rối tình dục mỗi ngày khi sử dụng Facebook và Instagram.

Theo Guardian, tài liệu bao gồm một số cáo buộc đối với Meta, dựa trên thông tin Văn phòng Tổng chưởng lý bang New Mexico, Mỹ nhận được từ các nhân viên Meta và thông tin trao đổi giữa họ. Đây là một phần bằng chứng cho vụ kiện của Raúl Torrez, tổng chưởng lý của bang New Mexico, đối với Meta, bắt đầu từ 5/12 năm ngoái.

Trong số đó, một tài liệu của Meta đã ước tính khoảng 100.000 trẻ em sử dụng Facebook và Instagram bị quấy rối tình dục mỗi ngày, gồm cả “những hình ảnh cơ quan sinh dục người lớn”. Bên cạnh đó, công ty của Mark Zuckerberg biết các nội dung gây hại trên các nền tảng của mình nhưng không có biện pháp ngăn chặn triệt để.

Tài liệu cũng đề cập một sự cố xảy ra năm 2020, khi cô con gái 12 tuổi của một giám đốc Apple bị gạ gẫm qua Instagram Direct – trình nhắn tin của Instagram. Một nhân viên Meta khi đó tỏ ra lo lắng vì có liên quan đến Apple. “Đây là điều khiến Apple tức giận đến mức đe dọa loại chúng ta khỏi App Store”, nhân viên này nói.

Một slide thuyết trình nội bộ của Meta năm 2021 về an toàn trẻ em cũng cho thấy công ty “chưa đầu tư đủ vào hoạt động kiểm soát nội dung khiêu dâm liên quan đến trẻ vị thành niên trên Instagram, nhất là bình luận khiêu dâm do chính trẻ vị thành niên đăng. Đây không chỉ là trải nghiệm tồi tệ đối với người dùng thông thường, mà còn là cơ hội để kẻ xấu xác định và kết nối với nhau”.

Tài liệu cũng nêu bật mối lo ngại của nhân viên Meta về sự an toàn của trẻ vị thành niên. Trong cuộc trò chuyện nội bộ trên Meta vào tháng 7/2020, một nhân viên hỏi: “Cụ thể chúng ta đang làm gì để chăm sóc trẻ trên nền tảng, điều mà tôi vừa nghe nói đang xảy ra rất nhiều trên TikTok?”. Đáp lại, một giám đốc cho biết: “Đâu đó gần con số 0 và không đáng kể”.

Meta cũng được cho là đã nhận thức được vấn đề có thể gây ra tác hại cho trẻ vị thành niên trên sản phẩm của mình. Một văn bản nội bộ được nhân viên công ty thực hiện vào tháng 7/2020 đã liệt kê “các lỗ hổng tức thời của sản phẩm” có thể tạo tác động không mong muốn cho trẻ em, gồm video nhạy cảm mà cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể tiếp cận.

Phản hồi ngày 20/1, đại diện Meta cho biết công ty “muốn thanh thiếu niên có trải nghiệm trực tuyến an toàn, phù hợp với lứa tuổi”. Người này nói Meta đã dành một thập kỷ để giải quyết những vấn đề trên, đồng thời tuyển dụng những người đã cống hiến sự nghiệp của mình để giữ cho trẻ an toàn trên môi trường trực tuyến. “Tài liệu đã mô tả sai công việc của chúng tôi bằng cách sử dụng các trích dẫn có chủ ý”, phát ngôn viên Meta nói.

Trước đó, Meta nhiều lần bị kiện vì hai nền tảng Facebook và Instagram gây hại đến trẻ vị thành niên. Công ty cũng bị chính các nhân viên cũ tố cáo, trong đó có Frances Haugen tiết lộ một loạt thông tin nội bộ xoay quanh việc thuật toán xếp hạng thúc đẩy sự chia rẽ và gây tác động tiêu cực đến người dùng tuổi teen trên Instagram năm 2021. Cuối năm ngoái, cựu giám đốc khác là Arturo Bejar cho biết con gái 14 tuổi của ông cũng là nạn nhân khi sử dụng Instagram.

Cuối tháng 1, CEO Zuckerberg của Meta cùng CEO của Snap, Discord, TikTok và X dự kiến điều trần trước Thượng viện Mỹ về sự an toàn của trẻ em trên nền tảng của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

[Long-Form] Lazada và cú trượt dài trên thị trường thương mại điện tử (P2)

Bên cạnh lượng hàng hóa sẵn có không đồng đều ở Đông Nam Á, logistics là một vấn đề lớn không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Thời điểm năm 2017, dịch vụ chuyển phát nhanh ở Đông Nam Á không chỉ đắt mà còn chậm. Người dùng thường phải mất 7 ngày mới nhận được hàng mua online. Hàng hoá mua từ nước ngoài có thể mất cả năm để vận chuyển.

Các chủ shop được hưởng lợi từ chính sách giao hàng này. Chẳng hạn một người bán xuyên biên giới Indonesia nhận được đơn hàng 6,26 USD, họ sẽ nhận được khoản hỗ trợ vận chuyển 3,48 USD.

Shopee đốt tiền vào các khoản trợ cấp này để đổi lấy lưu lượng truy cập lớn và doanh số bán hàng tăng nhanh – điều này trực tiếp thúc đẩy ngành chuyển phát nhanh nội địa.

Hai công ty chuyển phát nhanh lớn nhất Indonesia là JNW và J&T là những doanh nghiệp hưởng lợi chính. Một nhân viên của J&T ở Indonesia nói rằng mật độ các cửa hàng của J&T tại Jakarta đã tăng lên thành cứ 5 km có một điểm, vào năm 2018.

Để vận chuyển nhiều hàng hóa hơn tới Indonesia, quốc gia vốn sở hữu hơn 1.000 hòn đảo, J&T đã mua một số tàu chở hàng. Đến giữa năm 2018, hầu hết các sản phẩm mua trên Shopee đều được giao trong vòng 3 ngày, thậm chí một số giao trong vòng hai ngày.

Một lượng lớn nhân sự Lazada cũng đã chuyển sang làm việc cho Shopee. Một nhân viên Lazada nói rằng những tăng trưởng của Shopee trong năm 2018 về logistics và đầu tư có thể nhờ một phần những cựu nhân viên Lazada.

Theo báo cáo của iPrice, trong quý I/2019, số lượt tải xuống ứng dụng, số người dùng hàng tháng và tỷ lệ giữ chân khách hàng của Shopee đều vượt qua Lazada.

“Sao chúng tôi làm tốt thế?” Một giám đốc điều hành quản lý cấp trung của Shopee đặt vấn đề. “Thực ra, đối thủ cạnh tranh của chúng tôi quá giỏi mà thôi”.

Tháng 9/2018, ông Peng Lei rời vị trí CEO Lazada. Thay thế ông là đồng sáng lập người Pháp Pierre Poignant. Tuy nhiên, phía sau hậu trường, CEO Alibaba lúc bấy giờ là ông Zhang Yong mới thực sự là người nắm quyền cao nhất tại Lazada.

Sau khi ông Peng Lei từ chức, mỗi tháng CEO Alibaba thường có chuyến bay kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ Hàng Châu (Trung Quốc) tới Singapore để họp trong hai ngày.

Một người trong ngành thương mại điện tử nói: “Thị trường vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và điều mà Lazada lúc đó cần là một ông chủ có tinh thần chiến binh”.

Trong các cuộc họp hàng tháng đó, các đơn vị ở 7 thị trường sẽ báo cáo trực tiếp cho ông Zhang. Mỗi thị trường sẽ có từ 30 đến 50 người tham dự, lấp kín một phòng họp. Ông Zhang sẽ đưa ra quyết định cho từng mục trong chương trình họp. Phong cách quản lý thực hành của ông Zhang đôi khi lại phản tác dụng.

Chẳng hạn, tháng 12/2018, Shopee đã mời Lisa của Blackpink biểu diễn tại Jakarta thu hút rất đông khán giả. Một năm sau, nền tảng thương mại điện tử Indonesia là Tokopedia cũng làm điều tương tự.

Lazada cũng muốn mời Blackpink nhưng những lãnh đạo tại trụ sở chính ở Hàng Châu (Trung Quốc) không thể hiểu được tại sao họ lại muốn mời một nhóm nhạc tương đối xa lạ đối với người Trung Quốc đến biểu diễn ở Đông Nam Á.

Một nhà đầu tư của Lazada nói rằng nhóm đã cuộc gặp với ông Zhang ở Singapore nhưng không thể trình bày ý tưởng mời Blackpink một cách rõ ràng và cuối cùng họ đành quay về sử dụng quảng cáo trên Facebook và Google.

Nhà đầu tư này cũng nói thêm rằng vì kiểu quảng cáo trả phí này ở Đông Nam Á rẻ hơn ở Trung Quốc, lợi nhuận sẽ cao, dẫn đến đánh giá KPI nội bộ trong Alibaba sẽ được chấm tốt hơn. Quảng cáo kỹ thuật số có chi phí thấp hơn vẫn có thể tạo ra lượng click lớn, ngay cả khi đây không phải là công cụ tiếp thị hiệu quả nhất.

“Họ chi một số tiền gấp mười lần cho các chiến thuật quảng cáo cũ, để rồi ít thành công hơn so với Shopee”, nhà đầu tư cho biết.

Mỗi tháng ông Zhang có mặt tại Đông Nam Á ít nhất hai ngày mỗi tháng, nhưng CEO Shopee lại có mặt mỗi ngày. Các nhân viên Alibaba làm việc ở Đông Nam Á trong các vị trí quản lý đã không thể giải quyết được xung đột văn hoá.

“Có một số nét văn hoá trong nội bộ Lazada. Chẳng hạn Alibaba thích thẳng thắn, văn hoá châu Âu và Singapore đề cao tính chuyên nghiệp còn văn hoá Đông Nam Á lại dè dặt hạn chế hơn, đặc biệt ở Indonesia”, một nhà đầu tư nói.

Người này cho biết văn hoá làm việc tại Alibaba rất mạnh mẽ, “dù muốn hòa nhập với văn hóa địa phương, nhưng lại không quen biết với ai, và dần sớm tự biến mình thành kẻ thù chung của tất cả các nhóm văn hóa khác”.

Chẳng hạn thời điểm ấy CEO Lazada Việt Nam là Zhang Yixing, người từng là trợ lý cho ông Daniel Zhang Yong.

Zhang Yixing tự triển khai hệ thống quản lý từ trên xuống ở Việt Nam, điều này mâu thuẫn với văn hóa địa phương là “lãnh đạo tập thể”. Nếu nhân viên Việt Nam thắc mắc về quyết định của mình, ông sẽ trả lời thẳng với họ rằng cách làm của ông ấy là những gì Tmall đã làm ở Trung Quốc.

Theo những người quen thuộc, Zhang Yixing từng chỉ thị mua giấy vệ sinh hàng trăm nghìn USD để làm quà khuyến mại. Nhưng giấy vệ sinh không phải là thứ cần thiết ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước Đông Nam Á, nơi người dân đã quen với vòi xịt. Cuối cùng, chỉ một phần nhỏ số hàng này được bán.

Mọi chuyện cuối cùng đã đi đến hồi kết vào nửa đầu năm 2019. Trong cuộc gặp giữa đơn vị ở Việt Nam và trụ sở chính tại Singapore. Cấp dưới người Việt Nam của Zhang Yixing đã lên tiếng phàn nàn về CEO. Sau đó, Zhang được chuyển trở lại Hàng Châu.

Xung đột văn hóa này đã trở thành vấn đề cấp bách đối với ban lãnh đạo cấp cao. Vào tháng 6/2018, Chủ tịch Lazada Peng Lei trong một bài phát biểu nội bộ đã nhắc nhở tất cả nhân viên của Alibaba rằng họ phải khiêm tốn vì còn nhiều điều phải học hỏi.

Peng Lei nói: “Mỗi quốc gia đều có văn hoá riêng của mình”. Sau khi trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị, Peng Lei liên tục nhấn mạnh rằng nhân viên của Alibaba phải “duy trì tinh thần khiêm tốn và phấn đấu không ngừng”.

Hệ thống đánh giá nội bộ của Alibaba không giải quyết được vấn đề gì. Alibaba đã giao cho các nhà quản lý mới tại Lazada các KPI cố định, yêu cầu họ phải đạt các KPI này trong vòng 18 tháng.

“Thời gian mà Alibaba dành cho những nhà quản lý này quá ngắn”, một cựu nhân viên của Huawei nói . Người này cũng cho biết Huawei thường cho nhân viên nhất hai năm để thích nghi với môi trường quốc tế mới.

Những nhân viên của Alibaba có kỹ năng hoặc kinh nghiệm đặc biệt có thể đạt được các KPI này, nhưng họ không duy trì được lâu.

“Tôi thực sự lạc quan về thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á, vì những người sẵn sàng ở lại đây lâu dài sẽ tự bắt đầu sự nghiệp riêng của họ, hoặc leo lên hàng ngũ quản lý nội bộ của Alibaba và sử dụng Lazada như bàn đạp”, một nhà đầu tư chia sẻ.

Với mức hao hụt nhân sự lớn ở các cấp, không lạ khi đội ngũ nhân viên Lazada vẫn chưa ổn định sau một thời gian dài. Kể từ 2018, Lazada đã thay thế ba trưởng bộ phận tại 4 quốc gia Đông Nam Á.

Việc luân chuyển thường xuyên không chỉ làm giảm khả năng thực hiện kế hoạch của Lazada mà còn ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Các thương nhân tại Malaysia nói rằng vì nhân sự Lazada thay đổi liên tục nên việc hình thành mối quan hệ làm việc với công ty là vô cùng khó khăn.

Đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử nhưng nghiêng về các đối thủ cạnh tranh của Alibaba. Sau khi vượt lên dẫn trước vào năm 2019, Shopee đã giới thiệu Shopee Mall, nơi các thương hiệu lớn, có uy tín có thể mở cửa hàng trực tuyến. Họ cũng đầu tư 192,9 triệu USD vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo, bao gồm phí để ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo làm đại diện thương hiệu.

Giữa năm 2019, Lazada chuyển sang chiến lược cắt lỗ.

Một số kênh quảng cáo cho biết, từ đó đến nay, Shopee chủ yếu mua quảng cáo CPI (chi phí cho mỗi lượt cài đặt – trả tiền cho kênh quảng cáo mỗi khi người dùng tải ứng dụng xuống), trong khi Lazada chủ yếu mua quảng cáo CPR (tính theo giá mỗi kết quả – chỉ trả tiền cho kênh quảng cáo một lần khi người dùng đã mua thứ gì đó bằng ứng dụng).

Điều này phản ánh chiến lược thị trường đang thay đổi của cả hai công ty, với việc Shopee vẫn đầu tư mạnh vào việc thu hút người dùng, trong khi Lazada tập trung vào kiểm soát chi phí.

Ông Zhang Yong không còn bay đến Singapore mỗi tháng nữa. Alibaba giao trách nhiệm cho những người am hiểu thị trường Đông Nam Á hơn như Li Chun, người đã làm việc cho Lazada hơn ba năm.

Li tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, làm việc cho eBay tại Trung Quốc và sau đó làm việc tại trụ sở chính ở Mỹ, với tổng cộng 12 năm kinh nghiệm. Sau khi trở về Trung Quốc vào năm 2014, ông gia nhập Alibaba, giữ chức vụ CTO tại bộ phận B2B.

Hai năm sau, ông lại đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành Lazada Indonesia vào tháng 7/2019. Đây là thời điểm Lazada lâm vào khủng hoảng khi mọi chỉ số đều đi xuống thấp nhất.

Chiến lược lãnh đạo của Li đã mang về kết quả. Theo App Annie, từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, mặc dù Tokopedia và Shoppe vẫn là những ứng dụng phổ biến nhất ở Indonesia, nhưng số lượt tải xuống ứng dụng của Lazada vẫn đứng đầu bảng xếp hạng.

Đến tháng 6/2020, Li được thăng chức CEO Lazada.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng của Lazada lại vấp phải một trở lực, đó là đại dịch. COVID-19 tạo cho các đối thủ cạnh tranh cơ hội để có được một lượng lớn khách hàng chịu chi. Đến quý III/2020, lượt truy cập hàng tháng vào Shopee gấp 4 lần lượt truy cập của Lazada ở Đông Nam Á và gấp 20 lần lượt truy cập của JD.com.

Các đợt lockdown trên khắp các thành phố Đông Nam Á cũng không ngăn được Shopee đầu tư vào các chiến dịch marketing quy mô lớn. Chẳng hạn, màn hình lớn nhất tại Trung tâm mua sắm Orchid Garden, trung tâm thành phố Jakarta tiếp tục hiển thị quảng cáo của Shopee một cách nổi bật, ngay cả khi có ít người đi qua hơn.

Lazada chậm chân hơn. Một nhân viên của nền tảng này tại Indonesia nói rằng sau khi đại dịch bùng phát ở Jakarta vào tháng 4/2020, Alibaba đã rút gần như toàn bộ nhân viên của mình.

Đến quý III/2020, lượt truy cập hàng tháng vào Shopee gấp gần 4 lần so với Lazada, với giá trị thị trường của công ty mẹ Sea Limited bằng 1/5 vốn hoá Alibaba.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Nỗi đau của Samsung tại thị trường Trung Quốc: Giảm từ 13% thị phần xuống chỉ còn 1%

Từng là “vua” tại thị trường Trung Quốc, điện thoại Samsung ngày càng trở nên mất giá và không còn nhận được tình yêu của người tiêu dùng quốc gia tỷ dân.

Shen Ling, 48 tuổi, cư dân tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), từng là chủ sở hữu nhiều điện thoại thông minh Samsung trong những năm 2010 khi cô bị thu hút bởi thiết kế đẹp mắt và sự phổ biến của thương hiệu này, theo tờ The Korea Times.

“Đó từng là thời kỳ hoàng kim của Samsung ở Trung Quốc, rất nhiều bạn bè của tôi sử dụng thương hiệu này vì vị thế cao cấp trên thị trường. Tôi cũng chọn mua điện thoại Samsung vào thời điểm đó vì lý do tương tự”, Shen nói.

Bước ngoặt lớn xảy ra kể từ sau năm 2016, khi Samsung xử lý sự cố nổ pin Note 7 dẫn đến làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ người tiêu dùng Trung Quốc.

“Sự cố của Samsung thật sự nghiêm trọng. Nó khiến tôi khó lòng tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm trong tương lai của họ”, cô nói. Với suy nghĩ đó, Shen cuối cùng đã quyết định chuyển sang dùng Huawei vào năm 2020.

Samsung Electronics từng là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc với khoảng 20% thị phần vào năm 2013, nhưng giảm xuống chỉ còn 1% vào năm 2018 và duy trì tới bây giờ.

Hiện tại, công ty đang phải đối mặt với một tình thế khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới gặp khó khăn trong việc trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.

Ivan Lam, nhà phân tích cao cấp của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, cho biết sự sụt giảm của Samsung ở thị trường Trung Quốc một phần là do “sự kết hợp của những hoạt động không phù hợp dẫn đến tổn hại danh tiếng”.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nội địa của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo cũng là nguyên nhân cho sự sụp đổ của Samsung tại thị trường tỷ dân.

Số phận của Samsung tại Trung Quốc khiến người ta nhớ đến Huawei Technologies – công ty đã gặp nhiều trở ngại tại thị trường Hàn Quốc do lòng trung thành của người dân địa phương đối với Samsung cũng như sự quan tâm đến các thiết bị của Apple.

Nhưng không giống như Huawei, vốn đã gần như rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc, Samsung vẫn đang đặt một số hy vọng vào thị trường Trung Quốc.

“Samsung đã chuyển trọng tâm sang thị trường cao cấp ở Trung Quốc, đặc biệt với việc giới thiệu các mẫu điện thoại gập,” Lam nói. Vị chuyên gia nói thêm: “Chiến lược hiện tại của Samsung tại Trung Quốc có vẻ chú tâm vào sự thận trọng, ổn định và tính liên tục”.

Trong vài năm qua, Samsung vẫn tiếp tục ra mắt các mẫu điện thoại mới tại Trung Quốc. Họ cũng hợp tác với một số công ty công nghệ lớn trong nước như Baidu và Tencent để tăng cường địa phương hóa hệ sinh thái nội dung của điện thoại thông minh.

Lý do Samsung không hoàn toàn rời bỏ Trung Quốc rất rõ ràng: Họ không thể bỏ qua dòng doanh thu từ thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, với tổng số 975 triệu người dùng vào năm 2022, đặc biệt là khi doanh thu của công ty đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu điện tử tiêu dùng giảm sút.

Tuần trước, Samsung Electronics ước tính lợi nhuận năm 2023 giảm 84,9% so với năm trước, xuống còn 6,54 nghìn tỷ won, trong khi doanh thu cả năm dự kiến giảm 14,6% xuống còn 258,16 nghìn tỷ won.

Sự thay đổi chiến lược này tỏ ra hiệu quả với một số người tiêu dùng Trung Quốc. Cynthia Xia, một sinh viên đại học ở Thượng Hải, người bắt đầu sử dụng điện thoại gập Galaxy Z Flip4 vào năm 2022.

“Tôi hoàn toàn bị thu hút bởi thiết kế và khả năng tùy chỉnh cài đặt. Tôi nghĩ không thương hiệu nào khác làm điện thoại gập tốt như Samsung”, nữ sinh viên này nói.

Tuy nhiên, cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung đã khiến hy vọng của Samsung càng trở nên mờ mịt. Nó phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng của công ty tại Trung Quốc.

Mặc dù Samsung cùng với SK hynix, đã nhận được miễn trừ vô thời hạn từ Washington để vận chuyển thiết bị sản xuất chip tiên tiến đến các nhà máy của họ ở Trung Quốc, song họ vẫn phải thu hẹp quy mô cơ sở sản xuất và nhân sự ở nước này.

Trong vài năm qua, Samsung đã đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, trong đó có nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng ở thành phố Huệ Châu và nhà máy sản xuất PC cuối cùng ở thành phố Tô Châu. Tổng số nhân viên của hãng tại Trung Quốc giảm xuống còn 17.891 vào năm 2022, trái ngược hẳn với mức đỉnh điểm là 63.316 của năm 2013, theo Báo cáo Phát triển bền vững của Samsung.

Ivan Lam cho rằng việc di dời các nhà máy của Samsung ra khỏi Trung Quốc phản ánh chiến lược giảm ưu tiên cho thị trường Trung Quốc, dẫn đến giảm đầu tư xây dựng thương hiệu và kênh phân phối.

Khi công ty ra mắt dòng Galaxy 24 series mới nhất tại Mỹ, với các tính năng AI được hỗ trợ bởi mô hình AI tổng quát Samsung Gauss do chính họ phát triển, mọi người đều hướng tới việc liệu hãng có thể mang lại làn gió mới cho thị trường điện thoại thông minh toàn cầu hay không.

Nhưng ở Trung Quốc, điều này dường như không có mấy sự ảnh hưởng.

“Bạn bè tôi không còn sử dụng điện thoại Samsung nữa, vậy tại sao tôi không chuyển sang các thương hiệu nội địa, vừa có tính năng tương đương với giá thấp hơn?” Shen nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mỹ: 38% Gen Z tin rằng họ đang đối mặt với khó khăn kinh tế hơn thế hệ bố mẹ của họ thời điểm cùng độ tuổi

Khảo sát của công ty tài chính Bankrate cho thấy 38% Gen Z tin rằng họ đang đối mặt với khó khăn kinh tế hơn thế hệ bố mẹ thời điểm cùng độ tuổi.

Áp lực chi phí sinh hoạt tăng khiến 53% Gen Z thừa nhận họ đang làm thêm giờ nhiều hơn thế hệ khác, trong khi khoản tiết kiệm ít hơn.

“Khó khăn này rất khó để phủ nhận, Laurence Kotlikoff, giáo sư kinh tế Đại học Boston nói. “Cha mẹ cần nhận ra con cái họ đang gặp khó khăn”.

Theo báo cáo của ngân hàng Bank of America, có 53% Gen Z cho rằng chi phí sinh hoạt cao là rào cản đối với sự thành công của họ. Những thách thức này thế hệ cha mẹ không trải qua khi còn trẻ. Thậm chí, ở độ tuổi 20-30, thu nhập họ thấp hơn thế hệ trước và mang theo số nợ sinh viên lớn hơn.

Khảo sát chỉ số thịnh vượng (prosperity index) của công ty tài chính Intuit cho thấy 3/4 Gen Z nói rằng nền kinh tế hiện tại khiến họ do dự trong việc đặt mục tiêu tài chính dài hạn. Cùng với đó, có 2/3 người khảo sát nói họ sẽ không bao giờ đủ tiền để nghỉ hưu.

Chuyên gia phân tích Sarah Foster của Bankrate khẳng định người trẻ Mỹ vốn không có cuộc sống dễ dàng trong nền kinh tế hiện nay nhưng mọi nỗ lực để củng cố tài chính sẽ có kết quả tích cực trong tương lai.

“Ưu tiên đầu tư bản thân, trả nợ và hưởng lãi suất tiết kiệm ngắn và dài hạn”, bà Sarah gợi ý. “Bắt đầu càng sớm, bạn sẽ càng hưởng lợi để tái đầu tư”.

Chuyên gia kinh tế Matt Schulz của công ty tín dụng LendingTree cho rằng thói quen tài chính mới mang đến lợi nhuận. Có vài thói quen tiết kiệm tưởng chừng như đơn giản nhưng chúng không dễ thực hiện. Điều này tương tự như việc bạn duy trì lối sống khỏe mạnh.

“Thực hiện những hành động đúng đắn một cách lâu dài và có kiên nhẫn”, ông Matt nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Paid Advertising là gì? Lợi ích của Paid Ads với doanh nghiệp

Paid Ads (Paid Advertising) trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo có trả phí, khái niệm đề cập đến các chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp hay thương hiệu phải trả tiền cho từng tương tác của khách hàng với các mẫu quảng cáo của thương hiệu. Mặc dù Paid Ads không phải là khái niệm mới tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu nó một cách đầy đủ nhất. Trong phạm vi bài viết này, MarketingTrips sẽ đề cập đến các nội dung như Paid Ads là gì, vai trò và lợi ích của Paid Ads, các loại Paid Ads phổ biến nhất hiện nay, hay làm sao để xây dựng một chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Ads) thành công.

Paid Ads là gì
Paid Ads là gì? Lợi ích của Paid Advertising với doanh nghiệp

Mục lục bài viết:

  • Paid Ads là gì?
  • Lợi ích của Paid Ads.
  • Các loại Paid Ads.
  • Quy trình chi tiết các bước khởi chạy một chiến dịch Paid Ads thành công.

Paid Ads là gì?

Paid Ads (Paid Advertising) là hình thức quảng cáo có trả phí trong đó các nhà quảng cáo hay thương hiệu phải trả tiền (cho các nền tảng quảng cáo) khi có một người dùng nào đó tương tác với các mẫu quảng cáo của thương hiệu.

Cụm từ Paid trong tiếng Việt có nghĩa là Trả (trả tiền, trả phí), còn Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là Quảng cáo.

Trong khi thuật ngữ Paid Ads có thể đề cập đến tất cả các loại quảng cáo trên TV hoặc radio, khái niệm này trên thực tế lại chủ yếu được sử dụng cho các quảng cáo trên môi trường internet (trực tuyến). Paid Ads theo đó gắn liền với Online Ads (quảng cáo trực tuyến) hay Digital Ads (quảng cáo kỹ thuật số).

Về tổng thể, Paid Ads chủ yếu hoạt động trên hệ thống đấu giá. Các nhà quảng cáo đấu thầu lẫn nhau để có được không gian quảng cáo trên các nền tảng như Google (Google Ads) hoặc Meta (Facebook Ads, Instagram Ads). Thuật toán của từng nền tảng sẽ xác định quảng cáo của ai được hiển thị, hiển thị khi nào và với giá bao nhiêu.

Mỗi nền tảng quảng cáo đều có một thuật toán đặt giá thầu quảng cáo riêng. Nhưng hầu hết đều xem xét các yếu tố như số tiền đặt làm giá thầu, chất lượng quảng cáo và mức độ tương tác của người dùng để xác định quảng cáo nào được chọn.

Điều này có nghĩa là nếu hai nhà quảng cáo có ngân sách bằng nhau thì nhà quảng cáo có quảng cáo phù hợp và hấp dẫn hơn sẽ được hiển thị nhiều hơn.

Paid Ads là một phần không thể thiếu của các bản kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp (IMC).

Lợi ích của Paid Ads (Paid Advertising).

Nếu bạn có thể hiểu Paid Ads là gì, bạn có thể thấy rằng, Paid Ads mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn, bao gồm:

  • Lưu lượng truy cập (traffic) (và khách hàng tiềm năng) tức thì: Lưu lượng truy cập vào các nền tảng của thương hiệu có thể tăng ngay lập tức khi các mẫu quảng cáo có trả phí được chấp thuận và hiển thị.
  • Nhắm mục tiêu nâng cao: Thương hiệu có thể nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) chi tiết theo nhân khẩu học, sở thích và hành vi cụ thể của người dùng.
  • Đo lường hiệu suất: Các nền tảng quảng cáo sẽ cung cấp số liệu phân tích chi tiết mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để hiểu rõ hơn về tác động của quảng cáo đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Paid Ads cho phép ngay cả những doanh nghiệp mới và nhỏ vốn chưa có được nhận diện thương hiệu tốt trên thị trường cũng có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

Các loại quảng cáo có trả phí – Paid Ads.

Thông thường, tên gọi của các loại quảng cáo có trả phí tức Paid Ads được phân loại dựa trên định dạng quảng cáo và kênh (nền tảng) mà chúng được hiển thị.

Dưới đây là các loại Paid Ads chính hiện có.

Paid Search Ads – Quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm.

Paid Search Ads hay Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm là hoạt động đặt quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo. Những quảng cáo này được hiển thị khi người dùng nhập một từ khoá (truy vấn tìm kiếm) bất kỳ lên thanh tìm kiếm.

Bên dưới là ví dụ về một mẫu quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search Ads).

Paid Display Ads – Quảng cáo hiển thị có trả phí.

Quảng cáo hiển thị có trả phí hay Paid Display Ads là hoạt động đặt quảng cáo trên các trang web hay ứng dụng mà người dùng có thể nhìn thấy khi truy cập vào các nền tảng đó.

Paid Display Ads là một khái niệm rộng và bao gồm nhiều loại quảng cáo khác nhau phụ thuộc vào từng cách phân loại của người làm quảng cáo. Quảng cáo hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook cũng có thể được xem là một hình thức quảng cáo hiển thị có trả phí.

Quảng cáo hiển thị tĩnh trên các trang web.

Bạn có thể sử dụng mạng lưới quảng cáo hiển thị hình ảnh để xuất bản các quảng cáo hiển thị hình ảnh. Các mạng lưới này sẽ giúp hiển thị quảng cáo trên các trang web của đối tác.

Một số mạng lưới quảng cáo hiển thị hình ảnh có trả phí nổi tiếng bao gồm Mạng đối tượng của Meta, Mạng hiển thị của Google (GDN), Quảng cáo của Yahoo và Taboola.

Paid Social Media Ads – Quảng cáo có trả phí trên mạng xã hội.

Paid Social Media Ads (Quảng cáo có trả phí trên các nền tảng mạng xã hội) là hoạt động đặt quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram hoặc TikTok.

Các nền tảng này thu thập dữ liệu người dùng như vị trí, độ tuổi hay sở thích. Sau đó, các nhà quảng cáo có thể sử dụng dữ liệu này để nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp sẽ trả tiền để quảng cáo hiển thị trên các nền tảng này dù người dùng không tương tác (nhấp chuột, thích, chia sẻ hay bình luận) với các mẫu quảng cáo.

Paid Video Ads – Quảng cáo video có trả phí.

Quảng cáo video có trả phí là việc sử dụng nội dung video để quảng bá các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Quảng cáo video xuất hiện trong nội dung trên các nền tảng như TV, mạng xã hội hay dịch vụ phát trực tuyến. Chúng có thể được đặt trước, trong hoặc sau nội dung video chính.

Quảng cáo video cũng có thể tồn tại trong trình phát độc lập trong trang web hoặc nguồn cấp dữ liệu trên mạng xã hội.

Quảng cáo tự nhiên (Paid Native Ads).

Native Ads là hình thức quảng cáo xuất hiện dưới dạng một phần nội dung liền mạch tương tự với các nội dung xung quanh mà nó hiển thị.

Ví trông nó rất tự nhiên, Native Ads có thể nhận được nhiều lượt xem hơn 53% so với quảng cáo hiển thị hình ảnh thông thường. Người dùng cũng có xu hướng tăng ý định mua hàng nhiều hơn với các loại quảng cáo này. Native Ads có thể xuất hiện trên các trang web hoặc mạng xã hội.

Bên cạnh các loại quảng cáo này thường có xuất hiện các cụm từ như “Được tài trợ”, “Được quảng cáo”, “Trả phí” hoặc “Quảng cáo”.

Bắt đầu với Paid Ads (Paid Advertising).

Một khi bạn có thể hiểu rõ về Paid Ads và muốn sử dụng cho cho các chiến dịch của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới, xây dựng thương hiệu hay thúc đẩy doanh thu, dưới đây là các bước đơn giản mà bạn có thể làm để bắt đầu khởi chạy một chiến dịch Paid Ads (Quảng cáo có trả phí).

1. Đặt mục tiêu quảng cáo rõ ràng.

Dù là bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào, bước đầu tiên bạn cần làm đó là xác định mục tiêu cần đạt được cho các chiến dịch quảng cáo của mình.

Mục tiêu của quảng cáo cũng sẽ giúp xác định những loại quảng cáo nào nên được sử dụng. Chúng cũng định hình những số liệu bạn sẽ theo dõi và tối ưu hóa quảng cáo của mình.

Tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh và doanh nghiệp khác nhau mà mục tiêu của quảng cáo có thể là: khách hàng tiềm năng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, dù mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Paid Ads là gì thì nó cũng cần có các tiêu chuẩn cụ thể như: cụ thể, rõ ràng, khả thi, có thể đo lường được và gắn liền với các mốc thời gian cụ thể (mô hình đặt mục tiêu SMART).

2. Xác định và thấu hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Bước tiếp theo là doanh nghiệp cần tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, chính là những người có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Bạn có thể sử dụng nghiên cứu thị trường hay các công cụ phân tích dữ liệu như Social Listening để tìm hiểu về khách hàng của mình. Quá trình này bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu về thị trường mục tiêu của bạn.

Tìm hiểu khách hàng mục tiêu cũng có nghĩa là bạn cần hiểu về cách khách hàng của mình đưa ra quyết định mua hàng trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey) cũng như những điểm khó khăn (nỗi đau) mà họ gặp phải.

Các thông tin cơ bản về nhân khẩu học hiếm khi giúp các mẫu quảng cáo hoàn thành được mục tiêu của mình, thay vào đó thương hiệu cần hiểu sâu hơn (insight) về tâm lý của khách hàng, các yếu tố xã hội và hơn thế nữa.

3. Chọn nền tảng quảng cáo phù hợp cho các chiến dịch Paid Ads.

Một bước quan trọng tiếp theo quyết định sự thành công của các chiến dịch Paid Ads đó là nền tảng mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng.

Về cơ bản, nền tảng quảng cáo phù hợp là nền tảng mà ở đó các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thường xuyên lui tới (và mua hàng).

Ngoài ra, dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn lựa chọn được nền tảng phù hợp cho các chiến dịch Paid Ads của mình:

  • Khách hàng mục tiêu có dành thời gian trên nền tảng này không?
  • Đối thủ cạnh tranh có đang quảng cáo ở đó không?
  • Nó có thể giúp đạt được mục tiêu quảng cáo của mình không?
  • Nền tảng có cung cấp dữ liệu cần thiết để phân tích hiệu suất quảng cáo của mình không?
  • Doanh nghiệp có kỹ năng hoặc sự hỗ trợ cần thiết để sử dụng nền tảng một cách hiệu quả không?

4. Xây dựng các nội dung quảng cáo sáng tạo, hấp dẫn và có khả lôi kéo cao.

Sau khi đã lựa chọn được nền tảng phù hợp, doanh nghiệp cần bắt đầu quá trình nghiên cứu và xây dựng nên các nội dung quảng cáo có khả năng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Dưới đây là một số mẹo nhà quảng cáo có thể sử dụng để tạo nên các nội dung quảng cáo hiệu quả:

  • Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn và đơn giản.
  • Sử dụng ngôn ngữ mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có thể hiểu được
  • Sử dụng lời kêu gọi có cảm xúc cao để kết nối với khách hàng.

5. Đặt ngân sách và chiến lược giá thầu.

Ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau.

Ngân sách này có thể cố định hoặc biến thiên theo doanh số, bối cảnh kinh doanh và hơn thế nữa.

Một cách khác là đặt ngân sách dựa trên mục tiêu và lợi tức đầu tư (ROI) mong muốn.

Nhà quảng cáo có thể đặt chiến lược giá thầu quảng cáo theo các cách sau:

  • Đặt giá thầu cho mỗi chuyển đổi (CPA) mục tiêu: nhận được nhiều chuyển đổi nhất với số tiền đã đặt.
  • Đặt giá thầu tối đa hóa số nhấp chuột: nhận được nhiều nhấp chuột nhất có thể trong phạm vi ngân sách.
  • Đặt giá thầu tối đa hóa lượt chuyển đổi: nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể trong phạm vi ngân sách.
  • Đặt giá thầu trên mỗi lượt xem tối đa: nhận được nhiều lượt xem nhất có thể trong phạm vi ngân sách.

Để tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo hay người làm marketing cần chọn chiến lược đặt giá thầu phù hợp với mục tiêu Marketing. Ví dụ: chiến dịch quảng cáo tập trung vào chuyển đổi phải được tối ưu hóa cho việc đặt giá thầu chuyển đổi. Ngược lại, các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu có thể sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc đặt giá thầu để nhận được nhiều lượt xem nhất có thể.

6. Giám sát và tối ưu hóa chiến dịch.

Hầu hết các nền tảng quảng cáo đều có khả năng phân tích, nơi mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để phân tích hiệu suất quảng cáo. Chúng cũng giúp theo dõi hiệu suất chiến dịch để xác định những quảng cáo nào đang mang lại hiệu quả, quảng cáo thì không.

Tất cả các dữ liệu cơ bản đều sẽ được hiển thị trong các trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) của các nền tảng.

7. Đo lường ROI và Hiệu suất.

Bước cuối cùng trong quá trình xây dựng một chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Ads) đó là tính toán ROI mục tiêu. Có một số số liệu nhất định mà nhà quảng cáo có thể sử dụng trong quá trình này như:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): phần trăm số người nhấp vào quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: phần trăm người dùng thực hiện hành động mong muốn sau khi nhấp vào quảng cáo, như mua hàng hoặc đăng ký nhận tư vấn.
  • Giá mỗi nhấp chuột (CPC): số tiền trung bình nhà quảng cáo phải trả mỗi khi có ai đó nhấp vào quảng cáo.
  • Giá mỗi chuyển đổi (hoặc giá mỗi chuyển đổi, CPA): chi phí trung bình cho mỗi chuyển đổi hoặc chuyển đổi thành công
  • Giá trị lâu dài (LTV): đề cập đến doanh thu dự kiến ​​từ khách hàng trong toàn bộ mối quan hệ trong tương lai.

Khởi động chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Ads) ngay từ bây giờ.

Quảng cáo có trả phí (Paid Ads) như bạn có thể thấy cho phép bạn tiếp cận đối tượng của mình một cách nhanh chóng. Và tạo ra khách hàng tiềm năng cũng như tăng doanh thu ngay cả với ngân sách quảng cáo nhỏ.

Để có thể khởi chạy các chiến dịch Paid Ads thành công, hãy chọn nền tảng phù hợp với doanh nghiệp và làm theo các bước mà MarketingTrips đã đề cập ở trên. Sau cùng, thử nghiệm và học hỏi từ thất bại chính là nền tảng của các chiến dịch quảng cáo thành công.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về Paid Advertsing.

  • Online Paid Advertising là gì?

Online Paid Advertising là quảng cáo có trả phí trên môi trường trực tuyến. Về tổng thể, quảng cáo có thể được phân loại thành Online (Trực tuyến) và Offline (Ngoại tuyến). Quảng cáo trực tuyến đang trở thành xu hướng quảng cáo chính trong ngành quảng cáo.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips cho khái niệm Paid Ads (Paid Advertising) là gì, hy vọng với các kiến thức có được, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách để quảng bá và thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

John Rockefeller: 4 đòn bẫy chính giúp cải thiện sự nghiệp và tương lai

Trên thế giới, có rất nhiều tỷ phú tự thân đã vượt lên số phận, thoát nghèo từ 2 bàn tay trắng. Họ thành công khi sở hữu khối tài sản khổng lồ cùng sức ảnh hưởng lớn từ chính nỗ lực và trí tuệ của bản thân. Trong số những tỷ phú nổi tiếng của thế giới, Rockefeller là nhân vật thu hút sự chú ý.

Rockefeller
Rockefeller

John Rockefeller là “vua dầu mỏ”, “ông trùm kinh doanh” và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông có vai trò quan trọng đóng góp trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai. Ông được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu.

Rockefeller nổi tiếng với câu nói khiến tất cả mọi người phải suy ngẫm: “Không phải cứ nỗ lực là có thể thay đổi được số phận, thoát nghèo”. Câu nói của ông là lời cảnh tỉnh với những người chỉ nghĩ dựa vào sự chăm chỉ để thay đổi vận mệnh cuộc đời.

Chăm chỉ, nỗ lực cũng không giúp thoát nghèo bởi đơn giản chúng ta đang thiếu đi sự đổi mới và không chịu thay đổi về tư duy, nhận thức. Trong mỗi môi trường, lĩnh vực, chúng ta sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Nếu chúng ta cứ mãi ở trong vùng an toàn, làm việc tại môi trường không có sự năng động, bị hạn chế về tư duy và tầm nhìn thì sẽ dậm chân tại chỗ, rơi vào vòng luẩn quẩn, không thể nâng cao năng lực, cải thiện thu nhập.

Vậy làm thế nào để phá vỡ vòng luẩn quẩn này? Rockefeller tin rằng chìa khóa để phá vỡ số phận chính là sử dụng đòn bẩy.

Đòn bẩy là công cụ hữu hiệu giúp mở rộng năng lực cùng quan hệ để kiếm được nhiều lợi nhuận với mức độ đầu tư ít. Trong thế giới kinh doanh, đòn bẩy thường được sử dụng trong các lĩnh vực cụ thể như: Tài chính, đầu tư và thị trường. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể áp dụng nó để phát triển bản thân và công việc.

Rockefeller nhấn mạnh 4 đòn bẩy đơn giản nhưng cực sâu sắc mà chúng ta có thể áp dụng đòn bẩy để thay đổi cuộc đời:

Đòn bẩy 1 – Giáo dục và học tập.

Giáo dục được xem là chìa khóa quan trọng để thay đổi vận mệnh cuộc đời mỗi người. Thông qua giáo dục, chúng ta có thể nâng cao trình độ, kỹ năng, từ đó thích ứng tốt cùng thị trường và có được cơ hội việc làm tốt hơn.

Ngoài ra, học tập sẽ giúp chúng ta nâng cao tư duy cùng khả năng sáng tạo. Học tập mỗi ngày giúp chúng ta đổi mới và trở nên nổi bật hơn trong bất kỳ hoàn cảnh. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, chúng ta có thể dễ dàng học tập qua Internet, thư viện, các khóa học hay đơn giản là học ở trường lớp,…

Vậy nên, nếu bạn muốn thành công thì không bao giờ được ngừng học tập.

Đòn bẩy 2 – Giao tiếp và kết nối xã hội.

Đây là đòn bẩy quan trọng không thể thiếu để thay đổi cuộc đời con người. Bởi trong công việc cũng như cuộc sống, kỹ năng giao tiếp và kết nối xã hội sẽ giúp chúng ta phát triển và mở ra nhiều cơ hội khác thú vị.

Hơn nữa, việc giao tiếp nhiều và xây dựng những mối quan hệ sẽ giúp bạn có động lực và nguồn lực phát triển. Chúng ta sẽ có những người bạn tốt ở nơi làm việc và trong cuộc sống.

Ngoài ra, kết nối xã hội còn có thể giúp bạn mở rộng tầm nhìn, nâng cao hiểu biết và năng lực. Những mối quan hệ tốt sẽ truyền cảm hứng sáng tạo nhiều hơn.

Đòn bẩy 3 – Đổi mới và khởi nghiệp.

Đổi mới và khởi nghiệp là cách giúp bạn thoát nghèo, thay đổi vận mệnh. Thông qua đòn bẩy này, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và kiếm tiền dễ dàng hơn. Và từ đó, chúng ta sẽ tích lũy được nhiều của cải, trở nên có sức ảnh hưởng, vị thế.

Vì thế trong quá trình phát triển, bạn cần học được cách nắm bắt cơ hội cũng như chấp nhận những rủi ro khi làm việc. Ngoài ra, sự đổi mới (disruptive innovation) và khởi nghiệp sẽ bạn phá vỡ các quy tắc và khuôn khổ hiện có từ đó đạt được ước mơ và hoài bão lớn.

Đòn bẩy 4 – Hợp tác để thay đổi.

Trong quá trình sử dụng đòn bẩy hợp tác để thay đổi, chúng ta cũng có thể hợp tác với người khác để đạt được mục đích nhanh hơn. Ví dụ như chúng ta có thể tìm đối tác hoặc thuê nhân viên để kinh doanh. Hay bạn có thể sử dụng vốn từ các nguồn khác nhau để mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của mình.

Ngoài ra, chúng ta cần thay đổi cách suy nghĩ và bắt kịp xu hướng thị trường để thành công. Đừng giữ mãi lối suy nghĩ lạc hậu, hãy chấp nhận thay đổi để hiểu rõ bản thân. Bên cạnh đó, hãy luôn giữ tinh thần cởi mở, dũng cảm, cố gắng để giúp cuộc sống bước sang một trang hưng thịnh, giàu có hơn!

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời sống Pháp luật

Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm

Trong khi TikTok là ứng dụng hàng đầu thế giới về số lượt tải xuống và mức chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2023, nhưng mạng xã hội video ngắn này lại không đứng đầu về mức sử dụng thực tế.

Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm
Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm

Kết thúc năm 2023, Facebook một lần nữa duy trì vị trí mạng xã hội số 1 về số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tiếp theo là các ứng dụng khác thuộc sở hữu của Meta như WhatsApp, Instagram và Messenger – tất cả đều vượt qua TikTok ở vị trí thứ 5.

Hiện tại, dữ liệu mới cho thấy sự tăng trưởng của TikTok đã bắt đầu có xu hướng chậm lại, việc ứng dụng này chuyển sang hướng thương mại điện tử với TikTok Shop đang được xem là nguyên nhân chính.

Theo dữ liệu mới từ công ty nghiên cứu dữ liệu thị trường Sensor Tower, mặc dù tốc độ tăng trưởng của TikTok vẫn tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng đó đang giảm tốc. Vào năm 2022, số người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok tăng trung bình 12% mỗi quý mỗi quý, nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 3% mỗi quý vào năm 2023.

Sự thay đổi này diễn ra ngay sau khi TikTok ra mắt TikTok Shop tại thị trường Mỹ (hiện là một trong những thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TikTok).

Kể từ khi TikTok tập trung vào thương mại điện tử, thậm chí nền tảng này còn tham vọng đạt được hơn 17 tỷ USD GMV vào năm 2024 và giành thị phần từ Amazon, nhiều người bán sử dụng nền tảng đã bắt đầu phàn nàn về nền tảng, như Business Insider đã lưu ý vào tháng 11 mới đây, một số than thở rằng TikTok Shop đang biến ứng dụng này thành một “vùng đất hoang chứa đầy quảng cáo”.

Nhiều người dùng khác cho rằng, họ cảm thấy thực sự khó chịu vì hầu hết mọi video khác trên trang [Dành cho bạn] của họ đều hiển thị các sản phẩm với những lời quảng cáo quá đà và thổi phồng tác dụng.

Không ít người cũng nói rằng họ đang khó chịu với TikTok vì TikTok Shop và việc phải nhìn thấy quảng cáo cứ sau vài video là một trải nghiệm khó chịu.

Trong khi người dùng TikTok đang thích nghi với việc mạng xã hội yêu thích của họ biến thành một trung tâm mua sắm trực tuyến, thì TikTok Shop cũng đang chứng kiến môt sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Dữ liệu của Sensor Tower cho thấy mức tăng trưởng của người bán (TikTok Seller) đã không ngừng tăng trưởng kể từ quý 4 năm 2022, tăng 230% so với cùng kỳ năm trước tính đến quý 4 năm 2023.

Cuối cùng, Instagram có thể được hưởng lợi từ sự thất vọng của người dùng đối với TikTok Shop, khi ứng dụng do Meta sở hữu đã xóa tab Cửa hàng trên ứng dụng vào tháng 1 năm ngoái và loại bỏ tính năng mua sắm trực tiếp vào tháng 3.

Động thái của Meta được kích hoạt bởi các xu hướng rộng hơn trong ngành, điều này dường như không mang lại điềm báo tốt cho tương lai của TikTok Shop. Mua sắm trực tiếp (Live shopping) đã nở rộ trong thời kỳ đại dịch và doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng vọt. Nhưng khi mọi thứ trở lại bình thường, người ta phát hiện ra rằng thương mại trên mạng xã hội (bao gồm cả mua sắm trực tiếp) chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh số thương mại điện tử ở Mỹ tính đến năm 2022.

Điều đó dường như cho thấy rằng người tiêu dùng Mỹ có thể không được quan tâm như trước. mua sắm trực tiếp từ video, mặc dù rõ ràng chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trực tuyến.

Sensor Tower nhận thấy rằng mức tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram tương đối ổn định ở mức “trung bình một chữ số” và không bị tác động tiêu cực hoặc tích cực đáng kể kể từ khi TikTok ra mắt ứng dụng TikTok Shop Seller.

Dữ liệu từ một công ty khác, Appfigures, cũng ủng hộ kết luận này nhưng nói thêm rằng, mặc dù doanh thu của TikTok đang tăng lên nhưng số lượt tải xuống của nó lại bị trì trệ hoặc giảm nhiều hơn là tăng trưởng – một xu hướng đã diễn ra trong hơn một năm nay, bao gồm cả trên toàn cầu và trong nước Mỹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các ngân hàng lớn nhất thế giới dự báo gì về nền kinh tế toàn cầu năm 2024

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ chậm lại, nhưng sự dịch chuyển lập trường chính sách tiền tệ sang mềm mỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm dấy lên hy vọng về kinh tế Mỹ và tô sáng triển vọng của các tài sản rủi ro – các ngân hàng lớn nhất thế giới dự báo về năm 2024.

Họ cũng cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ giữ quan điểm lãi suất “cao hơn, lâu hơn” và điều này sẽ gây bất lợi cho kinh tế châu Âu.

Dưới đây là dự báo của một số ngân hàng lớn nhất thế giới về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chính sách của Fed, và một số tài sản trong năm nay – theo tổng hợp của hãng tin Reuters.

DỰ BÁO VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2024

DỰ BÁO VỀ LẠM PHÁT Ở MỸ VÀ LÃI SUẤT FED

Số liệu mới nhất cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Mỹ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 3,1% trong tháng 11. Sự tăng tốc này của lạm phát toàn phần, cộng thêm phát biểu cứng rắn của một số quan chức Fed gần đây, đã làm suy giảm kỳ vọng của thị trường tài chính vào khả năng Fed có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 3.

Tuy nhiên, tốc độ lạm phát nói trên ở Mỹ đã giảm nhiều kể từ mức đỉnh 9,1% ghi nhận vào tháng 6/2022 và đã khá gần mục tiêu 2% mà Fed đề ra. Lãi suất quỹ liên bang – lãi suất điều hành của Fed – đang ở khoảng 5,25-5,5%, sau khi trải qua 11 đợt tăng với tổng mức tăng 5,25 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022.

DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, TỶ GIÁ MỘT SỐ ĐỒNG TIỀN VÀ TRÁI PHIẾU

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta sẽ đầu tư mạnh vào AGI nhằm thúc đẩy các sản phẩm của Meta

CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết sẽ mua 350.000 GPU H100 của Nvidia chỉ riêng trong năm để phục vụ đào tạo các mô hình AI của Meta.

“Meta đang xây dựng cơ sở hạ tầng cực kỳ khổng lồ để phục vụ phát triển trí tuệ nhân tạo”, Mark Zuckerberg, CEO Meta, nói trong video đăng trên Threads ngày 19/1.

Ông cho biết công ty đang xây dựng trí tuệ tổng quát (General Intelligence) với mục tiêu hỗ trợ các công cụ AI “có sẵn và hữu ích cho mọi người trong cuộc sống hàng ngày”.

Để đạt được mục tiêu, Meta sẽ mua khoảng 350.000 GPU H100 của Nvidia trong năm nay. Công ty sẽ sở hữu tổng cộng khoảng 600.000 chip, gồm của Nvidia và một số sản phẩm từ các đơn vị khác.

Trả lời The Verge sau đó, Zuckerberg tiếp tục nhắc đến con số 600.000 GPU, khẳng định Meta sẽ đạt số lượng này trong kho dự trữ cho đến cuối năm. “Chúng tôi đã sẵn sàng xây dựng một hệ thống đào tạo AI với quy mô có thể lớn hơn bất kỳ công ty riêng lẻ nào khác”, ông nhấn mạnh.

Bộ xử lý đồ họa (GPU) hiện là sản phẩm được săn lùng nhờ khả năng tính toán và xử lý dữ liệu tốc độ cao – yếu tố cần thiết đối với bất kỳ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nào. Đến nay, GPU Nvidia được đặt mua nhiều nhất, trong khi các hãng khác như AMD cũng bắt đầu cuộc đua với sản phẩm tương tự.

Hiện trên thị trường, mỗi GPU H100 của Nvidia có giá khoảng 30.000-40.000 USD. Theo ước tính của Business Insider, với việc mua thêm 350.000 mẫu H100, Meta cần phải chi khoảng 10-14 tỷ USD để xây dựng hệ thống mới. Điều này đồng nghĩa Meta sở hữu số GPU tương đương 18-24 tỷ USD đến hết năm nay.

Việc Zuckerberg đổ tiền tỷ vào AI diễn ra trong bối cảnh Meta đã đầu tư hàng chục tỷ USD để theo đuổi tham vọng vũ trụ ảo metaverse. Sau hơn bốn năm đầu tư, Meta thua lỗ gần 50 tỷ USD, tương đương mức vốn hóa của nhiều công ty lớn.

“Hai làn sóng công nghệ lớn là AI hiện tại và metaverse tương lai”, ông nói trong cuộc họp với nhà đầu tư tháng 10 năm ngoái. “Đây là màn đánh cược dài hạn. Tôi không thể đảm bảo mình đúng, nhưng metaverse là mục tiêu mà thế giới hướng đến”.

Ở lĩnh vực AI tổng quát (Generative AI), Meta cũng có một số sản phẩm gây chú ý. Tháng 9 năm ngoái, công ty giới thiệu chatbot AI “đa nhân cách”.

Chatbot được xây dựng bằng mô hình ngôn ngữ Llama 2 và mô hình chuyển văn bản thành hình ảnh có tên Emu. Sản phẩm tạo văn bản, âm thanh, hình ảnh, đồng thời có quyền truy cập thông tin thời gian thực thông qua hợp tác với công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft. Gần đây, công ty cũng ra Imagine with Meta AI cho phép tạo ảnh bất kỳ từ đoạn văn bản nhập vào.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh số của các mặt hàng xa xỉ ở các thị trường lớn sụt giảm

Nhà sản xuất ô tô hạng sang Bentley của Anh vừa báo cáo doanh số bán xe đã sụt giảm 11% trong năm 2023 do người tiêu dùng cao cấp cảm nhận được sức ép bởi chi phí tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại, với doanh số bán hàng giảm ở cả ba thị trường hàng đầu là châu Âu, châu Mỹ và Trung Quốc.

Giám đốc điều hành (CEO) Adrian Hallmark của Bentley cho biết: “Thị trường hàng xa xỉ không tránh khỏi các điều kiện khó khăn, thách thức trên khắp thế giới vào nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lạc quan một cách thận trọng trong năm tới, với nhu cầu toàn cầu tiếp tục tăng mạnh theo thị trường và mẫu xe”.

Những nhà bán hàng xa xỉ khác như đồng hồ Thụy Sĩ và hãng thời trang sang trọng Burberry của Anh cũng cảnh báo nhu cầu đối với hàng cao cấp đang chậm lại.

Bentley đã bán được 13.560 xe trong năm 2023 sau khi hãng xe này đạt doanh số bán xe kỷ lục vào năm 2022.

Thương hiệu xe hạng sang này của Anh là Volkswagen cho biết doanh số bán xe đã giảm 9% tại châu Mỹ, thị trường hàng đầu của hãng. Trong khi đó, các số liệu tương ứng tại Trung Quốc và châu Âu giảm lần lượt 18% và 15%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OKR là gì? Hiểu đúng để làm đúng mô hình quản trị OKRs

OKR là mô hình quản trị theo mục tiêu và kết quả thường được các tổ chức hay doanh nghiệp sử dụng để thiết lập các mục tiêu cần đạt được. Hãy hình dung thế này, tổ chức (cá nhân hoặc doanh nghiệp) của bạn có một mục tiêu mới đầy tham vọng đó là giảm thời gian chờ đợi và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Bởi vì mục tiêu này liên quan đến nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau, để giải quyết nó, tổ chức của bạn phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan khác. Và đó chính là lúc khái niệm OKR (Mục tiêu và Kết quả then chốt) phát huy tác dụng. OKR (Objectives và Key Results) là một mô hình quản trị theo mục tiêu mà doanh nghiệp có thể sử dụng để xác định, điều phối và hoàn thành mục tiêu của mình trên toàn bộ tổ chức. Trong phạm vi bài viết này, các khái niệm cơ bản như OKR là gì, vai trò và lợi ích của OKR, các loại OKR phổ biến nhất hiện nay hay cách ứng dụng OKR ra sao vào doanh nghiệp sẽ được phân tích một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

OKR là gì
OKR là gì? Tìm hiểu về mô hình quản trị theo mục tiêu OKR

Mục lục bài viết:

  • OKR là gì?
  • OKR được sử dụng như thế nào?
  • Ví dụ về mô hình quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt OKR.
  • Các loại OKR chính phổ biến hiện nay là gì?
  • Lợi ích khi áp dụng mô hình quản trị theo mục tiêu OKR vào tổ chức.

OKR là gì?

OKR là từ viết tắt của từ tiếng Anh “Objectives and Key Results” trong tiếng Việt có nghĩa là “Mục tiêu và Kết quả then chốt” hoặc “Mục tiêu và Kết quả chính”.

OKR là mô hình quản trị theo mục tiêu và kết quả thường được các tổ chức hay doanh nghiệp sử dụng để thiết lập các mục tiêu cần đạt được. Kể từ khi được áp dụng lần đầu, OKR đã giúp nhiều tổ chức như Apple, Google hay Intel tạo ra nhiều kết quả kinh doanh tích cực.

Phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt OKR lần đầu được phát triển vào những năm 1970 bởi Giám đốc điều hành Intel Andrew Grove, và được ứng dụng trong lĩnh vực bán hàng.

Kể từ thời điểm đó, các tổ chức lớn trên toàn cầu, bao gồm Disney, Samsung và Amazon, đều sử dụng OKR để quản trị doanh nghiệp theo hướng tập trung vào các nguồn lực có thể tạo ra giá trị và hoàn thành các mục tiêu được cho là quan trọng nhất.

OKR khác gì KPI?

Mặc dù cùng là các mô hình quản trị theo kết quả thường được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhân viên, bản chất của OKR và KPI lại có nhiều điểm khác nhau.

KPI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Key Performance Indicator, trong tiếng Việt có thể hiểu theo nghĩa là Chỉ số hiệu suất chính hoặc Chỉ số hiệu quả chính

OKR (Objective – Key Results) là mô hình quản trị theo mục tiêu và kết quả thường được các tổ chức hay doanh nghiệp sử dụng để thiết lập các mục tiêu cần đạt được

Nếu như với KPI, các cá nhân hoặc đội nhóm chỉ cần nỗ lực và đạt được các chỉ số (chỉ tiêu) của mình, OKR lại đặt ra câu hỏi là các KPI đó đang hướng đến mục tiêu gì và liệu đạt được KPI thì mục tiêu chung của doanh nghiệp có được hoàn thành hay không.

Trong khi cả KPI và OKR đều có các chỉ số đánh giá có thể đo lường được, OKR lại hướng đến mục tiêu chung của tổ chức nhiều hơn. Nói cách khác, với OKR, các chỉ số đo lường cần có giá trị thực sự và có tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhược điểm của OKR là gì?

Về bản chất, so với các mô hình quản trị và đo lường hiệu suất khác như KPI, OKR được xem là mô hình quản trị theo mục tiêu hiện đại và hiệu quả hơn nhiều.

Tuy nhiên, bởi đơn giản nó chỉ là mô hình, nó không thể là thứ gì đó hoàn hảo, nó cũng tồn tại một số hạn chế và nhược điểm nhất định.

Dưới đây là các nhược điểm chính của OKR:

  • Quá tập trung vào kết quả:
    • Đôi khi, sự tập trung chủ yếu vào kết quả có thể làm giảm chất lượng công việc hoặc tạo ra những áp lực không cần thiết đối với nhân viên. Việc chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng có thể làm mất đi sự quan trọng của quá trình làm việc, thứ có thể giúp hình thành cái gọi là lịch sử, văn hoá và lợi thế của doanh nghiệp.
  • Nguy cơ bất chấp để chạy theo số liệu:
    • Khi áp dụng mô hình OKR, nếu doanh nghiệp không cân nhắc kỹ về cách chọn lựa các kết quả chính (key results), doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro là “chạy theo số liệu”, khái niệm mô trả việc một cá nhân hoặc tổ chức bất chấp để đạt được các số liệu trong khi nó không giúp mang lại giá trị thực sự.
  • OKR có thể khiến nhân viên và lãnh đạo bị stress.
    • Áp lực để đạt được các kết quả chính yếu (key results) có thể tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng và stress, đặc biệt là nếu các mục tiêu (objective) được đặt quá cao hoặc không thực tế.
  • Khó khăn trong việc phối hợp giữa các đội nhóm:
    • Một trong những điểm quan trọng quyết định việc liệu doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị theo mục tiêu OKR có thành công hay không phụ thuộc vào văn hoá của chính doanh nghiệp đó. OKR khó có thể được thực hiện thành công trong các doanh nghiệp “mệnh ai nấy làm”. Việc triển khai OKR theo đó có thể đòi hỏi sự thay đổi về văn hóa tổ chức và sự cam kết từ tất cả các cấp độ trong tổ chức.

Mặc dù có không ít các nhược điểm, nhưng khi sử dụng đúng cách và kết hợp với phương pháp quản lý chặt chẽ, OKR vẫn là một công cụ quản lý mục tiêu hiệu quả cho nhiều tổ chức.

OKR được sử dụng như thế nào?

Cũng có phần tương tự như mô hình KPI, OKR được sử dụng để giúp các thành viên trong đội nhóm hoặc các bộ phận chức năng trong tổ chức hiểu rõ những gì họ cần cố gắng đạt được cũng như cách họ đo lường các mục tiêu được đề ra.

Mô hình OKR trên thực tế chủ yếu được sử dụng cho các đội nhóm thay vì là cho từng cá nhân, OKR giúp các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung. Mục tiêu chung chỉ đạt được khi mục tiêu của các nhóm chức năng này đạt được.

Đúng như khái niệm của nó, OKR được tạo thành từ 2 thành phần đó là Mục tiêu (Objective) và các Kết quả then chốt (Key Results). Một Mục tiêu thường được theo sau bởi ít nhất là 2 hoặc 3 Kết quả then chốt.

Mục tiêu là những mục tiêu cụ thể, được xác định rõ ràng và sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp. Mục tiêu phải có thể đạt được và phù hợp với các mục tiêu chiến lược chung của cả tổ chức.

Kết quả then chốt hay Kết quả chính là cách đo lường một mục tiêu cụ thể bằng các con số có thể đo lường được. Kết quả then chốt đóng vai trò là kết quả minh chứng về việc liệu mục tiêu đã được hoàn thành hay chưa.

Để có thể hình dung rõ hơn về khái niệm hay cách ứng dụng OKR trong thực tế, bạn có thể sử dụng mẫu câu này:

Chúng tôi sẽ… (Mục tiêu – Objective)…được đo bằng…(Kết quả then chốt – Key Results).

Ví dụ, chúng tôi sẽ thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng mới mỗi tháng bằng cách tăng từ con số 1000 hiện tại lên 2000.

Khi nào nên sử dụng OKR.

Thay vì theo đuổi các mục tiêu mơ hồ, không thể đo lường được, thiếu tính thực tế, hay các mục tiêu vốn không có sức tác động đến mục tiêu chung của tổ chức, việc đặt ra các mục tiêu cụ thể (Objective) với các chỉ số kết quả then chốt (Key Results) rõ ràng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để đạt được mục tiêu và phát triển bền vững.

OKR có thể được sử dụng để thiết lập mục tiêu hàng quý, sáu tháng hoặc hàng năm, tùy thuộc vào nhu cầu của từng tổ chức hay đội nhóm chức năng mà OKR cũng có thể được áp dụng theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, có một thực tế là OKR ít khi được sử dụng để theo dõi kết quả trong một khoảng thời gian ngắn ví dụ như theo tuần hay theo tháng.

Khi xu hướng làm việc từ xa hoặc làm việc kết hợp đang ngày càng trở nên phổ biến và khi nhân viên cũng mong muốn ít bị kiểm soát vi mô hơn, việc xây dựng và áp dụng sớm các mô hinh quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt là rất cần thiết.

Thay vì nhân viên hay đội nhóm phải báo cáo rất nhiều thứ gây mất thời gian, họ cần chỉ cần đảm bảo hoàn thành được các mục tiêu của mình.

Ví dụ về OKR.

Như đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng OKR là một trong những công cụ hay mô hình quản trị theo mục tiêu và kết quả đơn giản nhất để mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể sử dụng.

Việc triển khai OKR bắt đầu bằng việc viết ra một tuyên bố về mục tiêu bao gồm các mốc thời gian cụ thể.

Bước tiếp theo là quyết định từ 3 đến khoảng 5 kết quả chính cần đạt được gắn liền với mục tiêu đó. Kết quả chính phải là các con số cụ thể có thể đo lường được.

Ví dụ về OKR sử dụng cho Marketing.

Mục tiêu – Objective: Tăng mức độ nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) vào năm 2024.

Kết quả chính – Key Results:
  • Đạt được ít nhất 10.000 người theo dõi mới trên mạng xã hội Facebook.
  • Tăng lượng tiếp cận và tương tác lên 50%.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 3%.

Ví dụ về OKR sử dụng cho Bán hàng (Sales).

Mục tiêu – Objective: Tăng tỷ lệ gia hạn hợp đồng đối với các khách hàng đã hoàn thành hợp đồng (đã ký).

Kết quả chính – Key Results:
  • Gặp gỡ và hỗ trợ các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm ít nhất 1 lần 1 tuần.
  • Cập nhật các tính năng và khuyến mãi của ít nhất 5 đối thủ có khả năng thay thế.

Các loại OKR.

Với sự trợ giúp của OKR, các tổ chức có thể xác định, thiết lập và đáp ứng các mục tiêu trước mắt (ngắn hạn) của mình, nhưng đồng thời cũng có thể chuẩn bị cho những thách thức lớn hơn trong tương lai (dài hạn).

Theo cách tiếp cận này, OKR thường được chia thành 2 loại đó là OKR cam kết (cần phải đạt được) và OKR mục tiêu (nỗ lực hướng tới).

OKR cam kết.

OKR cam kết là những OKR bao gồm các mục tiêu và kết quả chính (kết quả then chốt) mang tính thực tế mà các đội nhóm có thể đạt được.

Chúng là những mục tiêu quan trọng nhất, những mục tiêu mà mọi người đều đồng ý cần phải hoàn thành và sẵn sàng điều chỉnh các nguồn lực để đạt được.

OKR mục tiêu.

OKR mục tiêu hay cũng có thể gọi là OKR tham vọng, là những mục tiêu cao cả, đầy tham vọng nhưng rất có thể sẽ không đạt được. Thất bại là điều được mong đợi đối với các OKR đầy tham vọng này.

Những lợi ích chính của OKR là gì?

Những lợi ích chính của OKR là gì?
Những lợi ích chính của OKR là gì?

Nếu bạn đã có thể hiểu rõ bản chất của OKR là gì, bạn thấy rằng đây là mô hình quản trị theo hướng mục tiêu và kết quả đạt được có thể mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp hay tổ chức.

Dưới đây là những lợi ích mà quản trị theo hướng OKR có thể mang lại.

OKR giúp doanh nghiệp tập trung vào những gì thực sự có giá trị.

Thay vì theo đuổi các mục tiêu không thực tế hay thậm chí là mơ hồ, điều này có thể khiến cho doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro khi các kết quả hay mục tiêu kinh doanh không thể được hoàn thành. Mô hình quản trị theo hướng mục tiêu và kết quả then chốt giúp đảm bảo doanh nghiệp luôn đặt ra những kỳ vọng thực tế và có giá trị thực sự.

OKR cũng giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kỳ vọng theo từng bối cảnh cụ thể.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay bắt đầu sử dụng OKR với mục tiêu điều chỉnh, nghĩa là mọi người đều đầu tư vào tầm nhìn và kết quả có thể đạt được. OKR giữ cho các đội nhóm được thống nhất, thay vì mọi người làm việc riêng lẻ hoặc di chuyển theo các hướng khác nhau, họ đồng hành cùng nhau vì mục tiêu chung.

OKR đóng vai trò cam kết.

Để có thể đạt được các mục tiêu và kết quả đã đề ra, các đội nhóm và cá nhân luôn chủ động trong các hành động và nhiệm vụ của họ. Họ cũng biết nên ưu tiên vào điều gì để hiện thực hoá các mục tiêu.

OKR giúp doanh nghiệp hay các nhà lãnh đạo theo dõi hiệu suất của các đội nhóm và doanh nghiệp.

Việc đo lường OKR có thể được thực hiện một cách đơn giản thông qua việc theo dõi các kết quả đạt được với các kết quả đưa ra trước đó. Vì nó là con số và có thể đo lường được, quá trình đánh giá mức độ hoàn thành là vô cùng đơn giản.

Một số câu hỏi thường gặp về thuật ngữ OKR (FAQ).

OKR là viết tắt của từ nào?

OKRs (Mục tiêu và Kết quả then chốt) là một mô hình quản trị và đánh giá kết quả giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu của mình cũng như cách đo lường chúng. OKR được tạo thành từ 2 thành phần: Mục tiêu là các mục tiêu cụ thể và được xác định rõ ràng và Kết quả then chốt là cách đo lường hoặc theo dõi tiến độ của mục tiêu.

OKR có giống với KPI không?

Mặc dù cả OKR và KPI đều là những phương pháp phổ biến được sử dụng để theo dõi và đánh giá kết quả, về bản chất chúng lại khác nhau. KPI là thước đo được sử dụng để đánh giá tiến độ trong khi OKR là phương pháp được thiết lập để theo dõi và đánh giá theo các mục tiêu. Có thể nói OKR là mô hình rộng hơn và bao gồm luôn cả KPI.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips xoay quanh thuật ngữ OKR (Objective – Key Results). Từ các khái niệm  cơ bản như OKR là gì đến các kiến thức nâng cao như các loại OKR hay cách sử dụng OKR sao cho hiệu quả trong doanh nghiệp. Hy vọng với các nền tảng có được, bạn giờ đây có thể bắt đầu tự thiết lập cho mình các mục tiêu và kết quả then chốt cần đạt được, đó chính là nền tảng để vận hành và quản trị một doanh nghiệp bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Spotify hiện có hơn 600 triệu người dùng và dẫn đầu thị phần mảng phát nhạc trực tuyến

Spotify, với vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực phát nhạc trực tuyến (Music Streaming), sở hữu khoảng 600 triệu người dùng. Thị phần 30% gấp đôi các đối thủ cạnh tranh, trong khi mỗi tháng, Spotify đang có thêm hàng triệu người đăng ký mới. Rất ít người dùng hủy bỏ dịch vụ.

Đây là điều mà hầu hết các công ty khác đều mơ ước. Spotify trả cho các nhà sản xuất âm nhạc gần 0,7 USD trên mỗi 1 USD kiếm được và đây chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.

Spotify chấp nhận thua lỗ khi đầu tư 1 tỷ USD vào podcasting. Nỗ lực tổ chức các buổi hòa nhạc và hoạt động bán vé gặp nhiều khó khăn. Spotify cũng chậm 2 năm trong việc tung ra phiên bản âm thanh với độ trung thực, chất lượng cao để cạnh tranh trực tiếp với đối thủ.

Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, Spotify hồi năm ngoái sa thải khoảng 2.300 nhân viên nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Giám đốc điều hành Daniel Ek công bố đợt cắt giảm mới nhất sau khi báo cáo mức tăng trưởng người dùng mạnh mẽ trong quý III.

Các nhà điều hành cho biết công ty đã đạt được tiến bộ khi chuyển đổi từ dịch vụ phát nhạc trực tuyến sang công ty chuyên về âm thanh, đồng thời đẩy mạnh sách nói, podcast. Đây dự đoán sẽ mang lại nguồn lợi nhuận bền vững vào năm 2024.

“Việc Spotify sẵn sàng chi tiền đến mức thua lỗ là yếu tố then chốt làm nên vị trí thống lĩnh thị trường”, Tim Ingham, chuyên gia phân tích trong ngành công nghiệp âm nhạc, nhận định.

Trong một lá thư gửi nhân viên, CEO Daniel Ek cho biết những gì công ty đạt được trong 2 năm qua là vô cùng ấn tượng.

Spotify ra đời vào đúng thời điểm ngành công nghiệp âm nhạc đang chịu tác động bởi vấn nạn vi phạm bản quyền trực tuyến. Doanh số bán đĩa CD sụt giảm, trong khi mọi người tải nhạc miễn phí một cách bất hợp pháp.

Spotify lúc này đưa ra một đề xuất mới: Thay vì mua album hoặc bài hát, người dùng có thể thuê quyền truy cập hầu hết các bản nhạc bằng cách đăng ký dịch vụ hàng tháng. Họ cũng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn nhờ công cụ đề xuất âm nhạc.

Được biết, để thành công như hiện tại, Spotify đã phải chấp nhận các điều khoản khắt khe về tiền bản quyền. Bản thân CEO Ek cũng nỗ lực nuôi dưỡng nền văn hóa thử nghiệm liên tục.

Ngay sau khi ra mắt công chúng vào năm 2018, Spotify thử nghiệm tính năng cho phép các nghệ sĩ độc lập tải nhạc trực tiếp để phủ sóng dễ dàng, đặc biệt đối với các nghệ sĩ mới. Đề xuất khiến các đối tác của Spotify khó chịu nên công ty buộc phải đóng cửa chương trình sau chưa đầy 1 năm.

Đến năm 2019, các giám đốc điều hành cho rằng Spotify cần tạo sự khác biệt hơn nữa. Công ty đã dốc toàn lực hơn 1 tỷ USD để ký hợp đồng với những người làm podcast hàng đầu như Joe Rogan, sau đó mua lại các studio podcast nổi tiếng.

Quảng cáo, hoạt động kinh doanh nhỏ của Spotify, trước đó tạo ra chưa đến 10% doanh thu. Đây sắp tới sẽ trở thành nguồn thu nhập chính.

Một số chương trình có sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng như Meghan Markle thua lỗ trong khi Spotify lên như diều gặp gió. Công ty hiểu rõ người nghe muốn nghe gì, nghệ sĩ yêu thích của họ là ai. Các dự án bán vé trực tiếp nhằm cạnh tranh với những gã khổng lồ về hòa nhạc cũng được triển khai rộng rãi.

Với hy vọng thu hút nhiều người đam mê nghe nhạc, Spotify hồi đầu năm 2021 cho biết nhạc lossless chất lượng CD sẽ sẵn sàng ra mắt vào mùa thu. Công ty đã dự kiến tính phí lên tới 20 USD/tháng, cao hơn nhiều so với mức đăng ký thông thường.

Hai dịch vụ được yêu thích nhất hiện là Spotify và Apple Music. Trong khi Apple Music tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm của Apple, Spotify lại có loạt tính năng chất lượng cao như podcast, Spotify Connect…

Không có dịch vụ phát trực tuyến hoàn hảo, song Spotify gần như tiệm cận điều này nhờ cung cấp được một danh mục nhạc lớn với vô số cách tương tác. Nếu không có trên Spotify thì khả năng bài nhạc đó cũng sẽ không thể tìm được ở những nơi khác.

Hơn hết, Spotify đang đặt cược vào sách nói. Các nhà xuất bản được Spotify trả tiền dựa trên lượng thời gian nghe, song chính sách có thể thay đổi tùy vào từng thỏa thuận.

Trong quý IV/2023, Spotify đã vượt qua Apple để trở thành nhà cung cấp sách nói số 2 sau Audible. Ước tính 6 triệu bản đã được bán hoặc phát trực tuyến tại Mỹ. Audible đứng ở vị trí đầu tiên với hơn 50 triệu.

Mary Beth Roche, chủ tịch kiêm nhà xuất bản của Macmillan Audio, cho biết vẫn còn quá sớm để để có thể khẳng định, song khả năng cao công ty có thể tiếp cận được “một lượng khán giả mới rất lớn” thông qua Spotify. “Chúng tôi biết podcast là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho những người mới nghe sách nói”, Mary Beth Roche nói.

Spotify hiện có 220 triệu người đăng ký trả phí cho dịch vụ cao cấp vào tháng 6. Ứng dụng cũng ghi nhận hơn 100 triệu người nghe podcast trên nền tảng, gấp 10 lần so với năm 2019. Spotify báo cáo doanh thu 11,7 tỷ euro vào năm 2022.

Theo ông Ek, có thể Spotify đã chi quá nhiều cho một số nội dung, song khoản đầu tư này đã giúp công ty đạt mục tiêu trở thành nền tảng podcast hàng đầu. Công ty kỳ vọng doanh thu quảng cáo podcast sẽ tăng 30% trong năm 2023.

“Chúng tôi đã tập trung theo đuổi các chương trình thu hút khán giả trung thành và các nhà quảng cáo”, Sahar Elhabashi, người đứng đầu mảng kinh doanh podcast của Spotify. “Hiện tại chúng tôi có một danh mục đầu tư rất mạnh để thực hiện điều đó”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Nhật Bản: Hơn 50% doanh nghiệp đang xem xét tái cơ cấu bộ máy quản trị (bao gồm cả M&A)

Một cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho thấy hơn một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản đang xem xét kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của họ để nâng cao giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động M&A. Điều này diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp tại xứ sở mặt trời mọc đều đang được khuyến khích cải thiện bộ máy quản trị.

Kết quả khảo sát là dấu hiệu mới nhất về những chiến lược cụ thể mà các công ty ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang tìm cách thực hiện để cải tổ hoạt động kinh doanh và nâng cao giá trị doanh nghiệp của mình.

Được biết, cuộc khảo sát được đơn vị nghiên cứu thị trường Nikkei Research thực hiện cho Reuters từ ngày 22/12/2023 đến ngày 12/1/2024, trong đó các công ty phản hồi với điều kiện giấu tên để có thể phát biểu thoải mái hơn.

Trong số 104 công ty tham gia khảo sát, dưới một phần ba cho biết họ đang xem xét việc kết hợp các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình với các công ty khác thông qua mua bán và sáp nhập, hay M&A. Và khoảng một phần tư trong số đó đang xem xét việc bán các hoạt động kinh doanh không cốt lõi.

Một doanh nhân từ lĩnh vực bán buôn cho biết, công ty của họ đang xem xét việc kết hợp với các công ty ở hạ nguồn (quy trình hoàn thiện và phân phối thành phẩm cuối đến tay khách hàng) để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu. Một người khác thì chia sẻ họ đang tìm cách mở rộng quy mô công ty thông qua M&A chủ động.

Các công ty được khảo sát hồi năm ngoái cũng lưu ý thêm rằng họ cảm thấy có nhiều gánh nặng hơn liên quan đến việc niêm yết. Nhật Bản đã chứng kiến sự gia tăng mua thôn tính của hội đồng quản trị (management buyout).

Trong bối cảnh mở rộng, 15% công ty trong cuộc khảo sát mới nhất cho biết họ đang xem xét hoặc đã tăng cổ tức, một số ít hơn cho biết họ đang xem xét việc mua lại hoặc chia tách cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán Tokyo trong thời gian gần đây đã ghi nhận mức cao kỷ lục trong ba thập kỷ nhờ kỳ vọng rằng các công ty sẽ tăng lợi nhuận cho cổ đông thông qua việc hủy bỏ sở hữu chéo, mua lại cổ phiếu và các biện pháp khác.

Với gần một nửa số công ty niêm yết giao dịch dưới giá trị sổ sách, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) đang gây áp lực buộc các công ty phải xem xét lại việc sử dụng vốn của họ.

“Nhật Bản đang bước vào một thập kỷ chuyển đổi. Sự thay đổi cơ cấu được thúc đẩy bởi các nhiệm vụ mới từ chính phủ và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo sẽ tối ưu hóa việc phân bổ vốn”, nhà phân tích Atul Goyal của hãng đầu tư Jefferies trước đó đã viết trong một báo cáo gửi khách hàng, cho biết Nhật Bản đã sẵn sàng để bước vào “thời kỳ hoàng kim”.

Ngoài ra, bắt đầu từ tháng 1/2024, Nhật Bản cũng đặt mục tiêu tăng thu nhập hộ gia đình từ đầu tư, mở rộng trợ cấp đầu tư miễn thuế thông qua chương trình Tài khoản tiết kiệm cá nhân Nippon (gọi tắt là NISA).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Bạch Linh | Markettimes

Meta ra mắt công cụ quản lý nhà sáng tạo mới (cho Agency)

Meta, công ty mẹ của FacebookInstagram đang sắp ra mắt một loạt các công cụ quản lý nhà sáng tạo mới trong Business Suite, công cụ này sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các Agency trong việc quản lý các nhà sáng tạo nội dung trên các ứng dụng của Meta.

Meta ra mắt công cụ mới trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) không ngừng tìm cách kiếm tiền từ những người xem của họ, với tư cách là nền tảng hay đơn vị quản lý các nhà sáng tạo, các Agency cần cung cấp nhiều tuỳ chọn hơn, dễ dàng kết nối hơn giữa nhà sáng tạo với các thương hiệu liên quan (nhà tài trợ).

Theo giải thích của Meta:

“Nhiều nhà sáng tạo phụ thuộc vào các Agency trong việc quản lý tài khoản của họ trên nhiều nền tảng khác nhau, điều này có thể cho phép họ tập trung vào thứ mà họ làm tốt nhất đó là sáng tạo nội dung. Chúng tôi nhận thấy rằng các công cụ có thể hợp lý hóa sự tương tác giữa nhà sáng tạo và Agency trên Facebook, giúp các Agency quản lý một cách hiệu quả các nhà sáng tạo trên quy mô lớn.”

Các công cụ quản lý người sáng tạo của Meta bao gồm nhiều chức năng chính như:

  • Quản lý quyền: Tìm kiếm các trang của người sáng tạo và gửi cho họ yêu cầu liên kết tài sản của họ với doanh nghiệp.
  • Quản lý quyền truy cập: Quản lý quyền truy cập ở cấp trang người sáng tạo bằng cách chỉ gán các quyền cần thiết cho từng người quản lý nội dung (Content Manager).
  • Liên kết doanh thu: Gửi yêu cầu tới các nhà sáng tạo để liên kết tài khoản thanh toán với các sản phẩm kiếm tiền cụ thể. Thu nhập được tạo ra sẽ được chuyển đến tài khoản thanh toán của Agency.
  • Nhập các kết nối hiện có: Di chuyển tài sản chung hiện có từ Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) sang Công cụ quản lý nhà sáng tạo (Creator Management Tools).
  • Chấm dứt các mối quan hệ đang diễn ra: Yêu cầu chấm dứt mối quan hệ hiện có với người sáng tạo.
  • Thông tin chi tiết về thu nhập: Nhận thông tin chi tiết về thu nhập trên trang của người sáng tạo để giúp họ định hình lại các chiến lược nội dung.
  • Khả năng quản lý như vậy trong các công cụ của Meta sẽ giúp các đại lý duy trì hợp tác kinh doanh trên các ứng dụng của Meta dễ dàng hơn nhiều, tạo điều kiện cho các mối quan hệ đối tác kinh doanh hợp lý và công bằng hơn nhiều.

Khi nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) được dự báo là sẽ không ngừng phát triển, Meta đang tìm nhiều cách hơn để hỗ trợ nhà sáng tạo hiện có và thu hút các nhà sáng tạo mới.

Bạn có thể xem thêm về công cụ mới của Meta tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thực thi chiến lược là gì? Quy trình thực hiện chiến lược

Để giải quyết những thách thức và mối bận tâm trong kinh doanh, các tổ chức hay doanh nghiệp phải liên tục theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các sáng kiến chiến lược của mình. Một khi đã có được chiến lược, quá trình thực thi chiến lược chính là nền tảng quyết định sự thành công. Vậy thực thi chiến lược là gì và quy trình thực hiện nó bao gồm những bước nào, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì? Quy trình thực hiện chiến lược
Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì? Quy trình thực hiện chiến lược

Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì?

Về tổng thể, thực thi chiến lược (thực hiện chiến lược) là quá trình biến các kế hoạch hay chiến lược thành hành động để đạt được các mục tiêu và chỉ số kinh doanh. Nói cách khác, thực thi chiến lược là nghệ thuật hoàn thành các công việc đã được đề ra.

Trong khi có được một chiến lược (Strategy) đúng đắn là vô cùng quan trọng, sự thành công cuối cùng phần lớn lại được quyết định bởi quá trình thực hiện chiến lược. Nhất quán và bền bỉ là chìa khoá của quá trình thực thi chiến lược.

Theo chia sẻ của Giáo sư Robert Simons từ Trường Kinh doanh Harvard, người đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về Thực thi Chiến lược: “Chắc hẳn là bạn đã từng nghe thấy những câu chuyện về những doanh nghiệp có chiến lược tuyệt vời nhưng lại thất bại. Thực thi kém là nguyên nhân chính cho điều này.”

Bạn có thể học được rất nhiều điều từ những chiến lược thất bại và hiểu cách để có thể thực hiện một chiến lược thành công, dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để triển khai một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Các bước chính trong quy trình thực thi chiến lược (Strategy Implementation).

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về quá trình thực hiện chiến lược, bạn cần hiểu rõ khái niệm chiến lược là gì.

Trong phạm vi kinh doanh, Chiến lược được định nghĩa là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).

Dưới đây là 4 bước chính có trong quy trình thực thi chiến lược:

1. Xử lý các rào cản (xung đột).

Với tư cách là các nhà lãnh đạo, việc đưa ra những lựa chọn khó khăn là không hề dễ dàng và bạn cần phải quản lý mọi xung đột hay rào cản nảy sinh khi thực hiện thay đổi.

Trong quá trình thực hiện chiến lược, sự mâu thuẫn hay xung đột thường tồn tại giữa việc đổi mới để phát triển doanh nghiệp và việc kiểm soát các quy trình hay thủ tục nội bộ.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo của công ty gọi xe lớn nhất thế giới Uber đã phải đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng giữa tăng trưởng và kiểm soát. Mặc dù Uber được xem là “kẻ phá bĩnh”, làm thay đổi ngành vận tải nhưng nhu cầu mở rộng của nền tảng này đã dẫn đến một số sai lầm do thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ.

Doanh nghiệp có thể quản lý các xung đột và tìm sự cân bằng bằng cách thiết kế và triển khai các đòn bẩy kiểm soát, bao gồm:

  • Hệ thống niềm tin: Các định nghĩa về tổ chức mà doanh nghiệp truyền đạt và củng cố để đưa ra những định hướng phù hợp cho nhân viên.
  • Hệ thống ranh giới: Những tuyên bố mang tính tiêu cực cho nhân viên biết những hành vi nào sẽ bị cấm.
  • Hệ thống kiểm soát dự báo (chẩn đoán): Hệ thống thông tin chính thức giúp giám sát kết quả của tổ chức.
  • Hệ thống kiểm soát tương tác: Các nhà quản lý hệ thống sử dụng để phản ứng lại với các quyết định của cấp dưới.

Để đảm bảo việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp là thành công, hãy sử dụng sức mạnh của sự xung đột khi thiết kế hệ thống kiểm soát quản trị.

2. Thiết kế các công việc mang tính chiến lược.

Cho dù chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có được xây dựng tốt đến đâu thì nó cũng không thể thành công nếu không có đội ngũ thực thi. Để giúp nhân viên đạt được sự thành công, điều cần thiết là phải thiết kế cho họ các công việc có tính chiến lược hay hướng đến chiến lược.

Thiết kế công việc (Job Design) là quá trình cấu trúc các thành phần của một công việc để nâng cao hiệu quả của tổ chức. Các yếu tố chung của nó bao gồm phân bổ nhiệm vụ, phát triển công việc, phản hồi và giao tiếp.

Thiết kế công việc là một phần quan trọng trong quá trình thực thi chiến lược. Nếu các cá nhân không có nguồn lực cần thiết và không chịu trách nhiệm đúng cách, họ sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Khi tiến hành thiết kế công việc, dưới đây là một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý:
  • Nhân viên có những nguồn lực nào để hoàn thành công việc được giao của họ?
  • Doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo sẽ sử dụng biện pháp nào để đánh giá hiệu suất của nhân viên?
  • Nhân viên phải tương tác với ai để đạt được mục tiêu của mình?
  • Họ có thể nhận được những sự hỗ trợ nào?

Bằng cách trả lời những câu hỏi này và đảm bảo chúng phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp, nhân viên có thể trực tiếp hỗ trợ các sáng kiến chiến lược chung của doanh nghiệp.

3. Truyền cảm hứng cho nhân viên.

Theo khảo sát của đơn vị tư vấn Gallup, các tổ chức có sự gắn kết với nhân viên mạnh mẽ sẽ có được lòng trung thành của khách hàng cao hơn 10% và lợi nhuận cao hơn 23%.

Doanh nghiệp có thể thu hút sự ủng hộ của nhân viên bằng cách truyền đạt các giá trị cốt lõi của tổ chức — mục đích của nó tác động đến những gì nhân viên nên làm và cách họ hành động.

Cái được gọi là giá trị cốt này có hai thuộc tính:

  • Cảm hứng: Chúng khiến nhân viên tự hào về nơi họ làm việc.
  • Hướng dẫn: Chúng đảm bảo nhân viên biết quyền lợi của ai cần được ưu tiên trước khi đưa ra những quyết định khó khăn.

4. Quản trị rủi ro.

Bước cuối cùng trong quy trình thực thi chiến lược là quản trị các rủi ro có thể ập đến bất cứ khi nào trong suốt quá trình thực hiện chiến lược.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, bất cứ doanh nghiệp nào ở trong bất cứ ngành nghề gì cũng đều có thể đối mặt với những rủi ro, dù đó là doanh nghiệp nhỏ hay các tập đoàn lớn.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo, bạn cần biết cách thức và lý do những rủi ro này phát sinh cũng như cách để tránh và vượt qua chúng.

Quản trị rủi ro có nghĩa là doanh nghiệp triển khai một quy trình có tính hệ thống nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu các mối đe dọa hoặc sự bất ổn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay tổ chức — hạn chế rủi ro là yếu tố quan trọng để đạt được thành công lâu dài.

Bằng cách hiểu rõ các lỗ hổng trong chiến lược của mình, doanh nghiệp có thể ngăn ngừa các thất bại do các sự kiện không lường trước được, bảo vệ tổ chức của mình khỏi những thách thức như sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hay nhu cầu liên tục thay đổi từ phía khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Google: Nhân viên sẽ đối mặt với nhiều đợt sa thải khác trong năm 2024

CEO Google Sundar Pichai đã nói với nhân viên rằng họ sẽ đối mặt với nhiều đợt sa thải khác nhau trong năm 2024.

CEO Google Sundar Pichai đã nói với nhân viên rằng họ sẽ đối mặt với nhiều đợt sa thải khác nhau trong năm 2024.
CEO Google Sundar Pichai đã nói với nhân viên rằng họ sẽ đối mặt với nhiều đợt sa thải khác nhau trong năm 2024.

“Mức độ cắt giảm năm nay không như năm ngoái và không ảnh hưởng đến tất cả nhóm. Tuy nhiên, rất khó nói nhóm nào nằm trong vùng an toàn”, thông báo nội bộ Sundar Pichai gửi đến nhân viên, do The Verge thu thập được tuần này, có đoạn.

Năm ngoái, Google cắt giảm khoảng 6% nhân viên, tương đương 12.000 người. Trước đó, theo Bloomberg, Google xác nhận sa thải hàng trăm nhân viên thuộc các bộ phận như trợ lý giọng nói Google Assistant, bộ phận phần cứng gồm điện thoại Pixel, đồng hồ Fitbit và loa thông minh Nest. Thậm chí, hãng còn cho một số thành viên nhóm kỹ thuật cốt lõi nghỉ việc.

Trong thông báo, Pichai nói các nhóm sẽ đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực cụ thể trong suốt cả năm khi cần, do đó một số vai trò có thể bị ảnh hưởng. Các đợt sa thải sắp tới nhằm mục tiêu “loại bỏ các lớp nhân sự, đơn giản hóa việc thực thi và thúc đẩy tốc độ triển khai công việc” ở một số khu vực trên toàn cầu.

“Chúng ta có những mục tiêu đầy tham vọng và sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực vào đó trong năm nay. Do đó, chúng ta phải đưa ra những lựa chọn đầy khó khăn”, ông nói.

Đại diện của Google xác nhận với Business Insider rằng thông tin trên là chính xác. Tuy nhiên, người này từ chối đề cập chi tiết số nhân viên bị ảnh hưởng. Alphabet, công ty mẹ của Google, hiện có 182.381 nhân viên trên toàn cầu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Uniqlo kiện Shein vì cáo buộc nền tảng này đạo nhái sản phẩm

Theo thông tin từ CNN, thương hiệu thời trang nhanh Nhật Bản Uniqlo đang kiện Shein vì cáo buộc nhà bán lẻ quần áo Trung Quốc đã đạo nhái sản phẩm túi đeo vai gây sốt của mình.

Tập đoàn Fast Retailing, sở hữu hai thương hiệu Uniqlo và Theory, cho biết trong một tuyên bố rằng sản phẩm túi đeo vai liên tục cháy hàng của họ đang bị Shein giả mạo và lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok trong năm 2022 và 2023.

Chiếc túi hình lưỡi liềm, đeo ngang người có giá từ 20 USD nổi tiếng đến mức gây sốt trên các phương tiện truyền thông toàn cầu, đồng thời đứng đầu bảng xếp hạng các sản phẩm hot nhất của công ty công nghệ thời trang Lyst trong quý I/2023.

Sự phổ biến của mặt hàng này đã dẫn tới làn sóng sản phẩm làm nhái. Uniqlo đã phải đưa ra cảnh báo trên website của mình và nói rằng đang điều tra các cáo buộc làm giả, đồng thời có thể thực hiện các hành động pháp lý.

Vụ kiện chống lại Shein đã được đệ trình lên toà án ở Tokyo vào ngày 28/12 năm ngoái, trong đó đề cập tới ba công ty quản lý các thương hiệu gồm Roadget Business Pte, Fashion Choice Pte và Shein Japan.

Fast Retailing yêu cầu các công ty này “ngừng ngay lập tức việc bán các sản phẩm nhái và bồi thường những thiệt hại mà doanh nghiệp phải chịu do việc bán hàng giả này mang tới”.

Tuyên bố nói thêm việc bán những chiếc túi nhái đã làm suy giảm đáng kể niềm tin của khách hàng vào chất lượng thương hiệu Uniqlo cũng như các sản phẩm khác của hãng. Fast Retailing có “lập trường kiên quyết” chống lại mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Trong một tuyên bố với CNN, người phát ngôn Shein cho biết công ty “hiện đang điều tra vấn đề này”.

“Shein tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khác và nghiêm túc xem xét mọi khiếu nại về vi phạm”, họ nói.

Túi đeo vai lần đầu phổ biến trên TikTok vào năm 2022 và tiếp tục trở thành xu hướng trong năm ngoái, được các TikToker ca ngợi vì tính linh hoạt, rộng rãi và giá cả phải chăng.

Các video về chiếc túi này thu hút tới hàng triệu lượt xem, từ mẹo tạo kiểu cho đến những video “trong túi của tôi có gì”, video mở hộp,… thu hút nhiều lượt bình luận. Tính đến đầu tuần này, hashtag #uniqlobag trên TikTok đã thu được hơn 133,2 triệu lượt xem.

Trong báo cáo gửi nhà đầu tuq quý III/2023, Fast Retailing cho biết chiếc túi đeo vai này đã “thu hút đáng kể trên mạng xã hội”, và mở rộng tập khách hàng là nữ giới và những người mua sắm trẻ tuổi cho công ty.

Đây không phải là lần đầu tiên Shein phải đối mặt với hành động pháp lý hoặc các cáo buộc. Năm ngoái, ba nhà thiết kế đồ họa đã kiện nhà bán lẻ (Retailer) này về cáo buộc vi phạm bản quyền và lừa đảo, cho rằng Shein đã bán các bản sao chính xác thiết kế của họ .

Vào thời điểm đó, người phát ngôn Shein cho biết công ty sẽ “mạnh mẽ bảo vệ mình trước vụ kiện này và mọi khiếu nại vô căn cứ”.

Và vào tháng 12 cùng năm, Shein cũng bị đối thủ Temu, một nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc, kiện. Temu cáo buộc Shein đã sử dụng các chiến thuật “hung hăng và bất hợp pháp” để cản trở cạnh tranh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mạng xã hội Reddit đang có kế hoạch IPO

Theo các nguồn tin mới đây, nền tảng mạng xã hội (diễn đàn) Reddit đang có kế hoạch chi tiết để ra mắt đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 3 tớ, hoàn tất kế hoạch IPO sau khoảng 3 năm ấp ủ.

Mạng xã hội Reddit đang có kế hoạch IPO
Mạng xã hội Reddit đang có kế hoạch IPO

Nếu Reddit IPO thành công thì đây sẽ là đợt IPO đầu tiên của một công ty truyền thông xã hội lớn kể từ khi Pinterest ra mắt vào năm 2019. Reddit có kế hoạch IPO trong bối cảnh doanh thu quảng cáo ngày càng bị đe doạ bởi các nền tảng khác như Facebook hay TikTok.

Việc chào bán cũng sẽ kiểm tra mức độ sẵn sàng của một số người dùng Reddit ủng hộ việc Reddit IPO. Nguồn tin cho biết Reddit đã nộp hồ sơ bí mật cho đợt IPO lần đầu vào tháng 12 năm 2021.

Các nguồn tin cho biết thêm, công ty có trụ sở tại San Francisco này hiện đang được định giá khoảng 10 tỷ USD trong vòng cấp vốn vào năm 2021.

Được thành lập vào năm 2005 bởi nhà phát triển web Steve Huffman và doanh nhân Alexis Ohanian, Reddit trở nên nổi tiếng nhờ các nhóm thảo luận chuyên biệt (subreddit) và việc để người dùng bỏ phiếu “ủng hộ” hoặc “không ủng hộ” nội dung do các thành viên khác đăng.

Huffman cho biết trong một bài đăng trên Reddit vào tháng 6 năm ngoái rằng nền tảng này chủ yếu tạo ra doanh thu từ quảng cáo, nền tảng cũng có các gói đăng ký có trả phí với giá 5,99 USD mỗi tháng, tuy nhiên hiện có rất ít người đăng ký.

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ quảng cáo của Reddit năm 2023 là hơn 800 triệu USD, tăng hơn 20% so với một năm trước đó. Hiện nền tảng có khoảng hơn 50 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và hơn 1.5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft cam kết đẩy mạnh xu hướng sử dụng AI tại Việt Nam

Microsoft vừa cùng các đối tác công nghệ hàng đầu tổ chức hội nghị “Dẫn đầu Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo” cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khám phá và đón đầu những công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất.

Tại hội nghị, Microsoft công bố nhiều tính năng mới nhất của Copilot giúp nâng tầm trải nghiệm cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm gói đăng ký cao cấp Copilot Pro dành cho cá nhân, ứng dụng Copilot trên điện thoại di động iOS và Android; Copilot for Microsoft 365 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, AI đang phát triển mạnh mẽ trong xã hội, đem lại những tác động to lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của IDC và Microsoft thực hiện với hơn 2.100 doanh nghiệp tại 16 quốc gia trên thế giới về “Giá trị và cơ hội kinh doanh của AI”, 71% các tổ chức đều đang sử dụng AI, và khoảng 22% tổ chức hiện không sử dụng AI nhưng cho biết dự kiến sẽ triển khai trong 12 tháng tới. Các tổ chức đã triển khai AI ghi nhận 18% sự gia tăng về mức độ hài lòng khách hàng, năng suất nhân viên cũng như thị phần doanh nghiệp.

Với mỗi 1 USD đầu tư vào AI, các tổ chức đang thu được lợi nhuận trung bình là 3,5 USD và thậm chí có đến 5% tổ chức trên thế giới đang thu được lợi nhuận trung bình là 8 USD. Nghiên cứu cũng chỉ ra, các tổ chức tham gia khảo sát đang ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho AI. Cụ thể, trong vòng 24 tháng tới, có đến 43% tổ chức có kế hoạch giảm chi tiêu trong các lĩnh vực kinh doanh khác để tái phân bổ cho AI.

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, cho biết: “Microsoft tin rằng AI là công nghệ định hình thời đại của chúng ta. Tuy nhiên, AI chỉ là một công cụ, là phương tiện, không phải là mục đích cuối cùng. AI sẽ tạo điều kiện cho chúng ta làm tốt hơn và nhanh hơn những việc mà chỉ con người mới làm được.

Trong kỷ nguyên của AI, tổ chức nào tìm hiểu và áp dụng AI càng nhanh thì sẽ càng có lợi thế cạnh tranh. Tại Microsoft, những tiến bộ trong công nghệ đều xoay quanh sứ mệnh giúp mọi cá nhân và tổ chức làm việc hiệu quả hơn.

Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ mỗi tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khai thác tối đa những khả năng và giá trị kinh doanh của AI để nâng cao hiệu suất, phát triển kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam”.

Được biết, kể từ khi ra mắt đầu năm 2023 đến nay, Copilot – trợ lý AI của Microsoft – đã đạt được một cột mốc quan trọng khi nhận hơn 5 tỉ cuộc trò chuyện và hơn 5 tỉ hình ảnh trên toàn thế giới. Microsoft đã nhận được những phản hồi tích cực và có giá trị của người dùng. Trong đó, nhiều khách hàng như các nhà sáng tạo nội dung, lập trình viên và nhà nghiên cứu đã bày tỏ mong muốn được truy cập nhanh hơn vào các sản phẩm AI của Microsoft.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Chất lượng kết quả tìm kiếm của Google ngày càng kém (và bị SEO Spam)

Nghiên cứu mới đây cho thấy kết quả tìm kiếm trên Google và Bing ngày càng đi xuống do chứa nội dung rác mà các website tạo ra để tối ưu SEO.

Nghiên cứu: Chất lượng kết quả tìm kiếm của Google ngày càng kém (và bị SEO Spam)
Nghiên cứu: Chất lượng kết quả tìm kiếm của Google ngày càng kém (và bị SEO Spam)

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học máy tính từ Đại học Leipzig, Đại học Bauhaus Weimar và Trung tâm Phân tích dữ liệu mở rộng và AI tại Đức trên ba công cụ tìm kiếm phổ biến là Google Search, Bing Search và DuckDuckGo.

“Phần lớn bài đánh giá sản phẩm được xếp hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm đều sử dụng tiếp thị liên kết và một lượng đáng kể nội dung rác từ SEO”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết trên 404 Media.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là thuật ngữ không còn xa lạ hiện nay. Một trong những con đường kiếm tiền của hầu hết website là đánh giá và tổng hợp sản phẩm. Các bài viết thuộc chủ đề này sẽ đính kèm liên kết và nếu người dùng click hoặc mua hàng từ liên kết này, website sẽ nhận được khoản tiền nhất định.

Website uy tín thường kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhiều trang khác lại cố tìm cách khiến người dùng bấm vào liên kết càng nhiều càng tốt, thậm chí dùng chiêu dụ click để tối ưu hóa lợi nhuận. Để thu hút sự chú ý hơn, các website này cũng sử dụng thủ thuật để kết quả tìm kiếm hiển thị cao hơn trên Google, hay còn gọi là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 7.392 từ khoá tìm kiếm đánh giá sản phẩm trong suốt một năm trên Google, Bing và DuckDuckGo. Kết quả là các website được xếp hạng cao nhất là những trang được tối ưu hóa SEO nhiều nhất. Chúng có nhiều liên kết liên kết đính kèm hơn, trong khi nội dung văn bản có chất lượng thấp.

“SEO là cuộc chiến không ngừng và chúng tôi nhận thấy những website chuyên spam nội dung lại đứng đầu trong mỗi lần tìm kiếm”, báo cáo của nhóm nghiên cứu nêu.

Trên thực tế, Google và các công ty vận hành công cụ tìm kiếm không muốn điều này xảy ra. Họ liên tiếp đưa ra thuật toán điều chỉnh để đẩy lùi, nhưng không hiệu quả. “Thay đổi chỉ mang lại hiệu ứng tích cực tạm thời. Các công cụ tìm kiếm dường như đã thua trong trò chơi mèo vờn chuột với SEO spam”, theo nhóm nghiên cứu.

Lily Ray, Giám đốc phụ trách SEO tại công ty quảng cáo Amsive Digital, đồng ý với kết luận nghiên cứu. Bà cho rằng cộng đồng SEO nói chung đang nhận thấy Google cố gắng giải quyết vấn đề nhưng không quyết liệt như trước.

Trong khi đó, Google cho rằng nghiên cứu không thể hiện được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất của Google Search. “Nghiên cứu này đã xem xét một cách hạn chế nội dung đánh giá sản phẩm. Nó không phản ánh chất lượng tổng thể cũng như sự hữu ích của công cụ đối với hàng tỷ truy vấn chúng tôi xử lý mỗi ngày”, đại diện Google nói “Chúng tôi đã đưa ra những cải tiến cụ thể để giải quyết vấn đề”.

Bing và DuckDuckGo chưa đưa ra bình luận.

Năm 2021, Google Search cũng bị phản ánh kết quả tìm kiếm ngày càng tệ do bị chi phối bởi quảng cáo thay vì hiển thị trung lập như trước đây. Theo Telegraph, công cụ cho quảng cáo xuất hiện nhiều, thậm chí hiện lên đầu và giống một kết quả trả về thông thường.

“Tiền đang chi phối kết quả tìm kiếm trên Google. Không phải lúc nào bạn cũng tìm thấy nội dung như mong muốn ở trên cùng của trang. Đó không còn là sân chơi bình đẳng”, Charlotte Sheridan, Giám đốc Viện Small Biz, công ty chuyên quảng bá thương hiệu trên Google và mạng xã hội, nói khi đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp (và các nghiên cứu đã chỉ ra lý do)

Không chỉ có Gen Z, ngày càng có nhiều người trẻ có xu hướng không muốn trở thành các nhà lãnh đạo hay làm Sếp. Các nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra nguyên nhân cho điều này.

người trẻ không muốn làm Sếp
Ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp (và các nghiên cứu đã chỉ ra lý do)

Ở khía cạnh người đi làm, việc không muốn trở thành Sếp hay thăng tiến trong công việc có thể xem là điều bình thường, ở khia cạnh nhà lãnh đạo doanh nghiệp thì đây lại là một rủi ro, rủi ro khi doanh nghiệp thiếu đi các vị trí quản lý.

Theo một khảo sát mới đây với hơn 1000 người đi làm và hiện đang không giữ vai trò quản lý, chỉ có 38% cho biết rằng họ mong muốn thăng tiến lên vị trí quản lý tại nơi làm việc hiện tại của họ.

Tại sao vai trò quản lý hay làm Sếp ngày càng kém hấp dẫn.

Trong quá khứ, chức danh hay vị trí quản lý, lãnh đạo hay thường được gọi tắt là Sếp thường gắn liền với sự uy tín, tôn trọng, thậm chí có thể là ngưỡng mộ. Một cơ hội lãnh đạo thường là khởi đầu của một con đường dẫn đến đỉnh cao. Tuy nhiên, động lực đó đã thay đổi khá nhiều trong nhiều thập kỷ.

Và có một số lý do chính cho điều này.

Thứ nhất, niềm tin vào sự lãnh đạo đã bị xói mòn đi nhiều. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Gallup, chỉ 21% nhân viên hoàn toàn đồng ý rằng họ tin tưởng vào ban lãnh đạo trong công ty của mình và con số này cũng đã giảm đi đáng kể kể từ sau đại dịch.

Tiếp đó, những “cá nhân có đóng góp cao” ngày càng có địa vị cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong cộng đồng công nghệ. Ví dụ, một nhà phát triển (developer) tài năng có thể dễ dàng thăng tiến trong công ty mà không cần có người quản lý hay họ phải quản lý con người.

Ngoài ra, mức lương và đặc quyền của người quản lý có thể không tương xứng khi so sánh với những vị trí cấp cao (Senior) khác, những vị trí này không cần phải quản lý hay đối diện với những rắc rối liên quan đến con người.

Cuối cùng, khi áp lực lên các nhà quản lý ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế bất ổn, nhu cầu trở thành Sếp theo đó cũng sẽ ngày càng giảm đi. Áp lực phải mang lại kết quả hay thúc đẩy lợi nhuận đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây cùng với đó là trách nhiệm giải trình ngày càng tăng từ các vị trí quản lý. Thậm chí đối với nhiều người, sự căng thẳng và cam kết về thời gian không đủ sức đánh đổi với các giá trị bổ sung khác.

Đối với người trẻ, khi nhu cầu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được xem là quan trọng hơn cả, việc trở thành Sếp hay thăng tiến dường như không còn là ưu tiên.

Các nghiên cứu cho thấy, 40% cho biết lo lắng lớn nhất của họ khi trở thành người quản lý là căng thẳng, áp lực và thời gian gia tăng. Trong số những người này, 67% cho biết họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình, 64% cho biết muốn dành nhiều thời gian hơn cho thể chất và tinh thần. Ưu tiên trở thành giám đốc điều hành C-Suite chỉ là 4% và trở thành người quản lý con người chỉ là 9%.

Doanh nghiệp cần làm gì trong bối cảnh mới này, khi ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp.

Bước quan trọng đầu tiên để xoay chuyển tình thế đó là xác định lại ý nghĩa của một người quản lý (Manager).

Một mặt, cần định nghĩa lại vai trò và trách nhiệm của họ. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải tìm ra những cách mới để thay đổi hoạt động quản trị. Khi McKinsey hỏi các nhà quản lý cấp trung của họ mong muốn điều gì hơn, câu trả lời hiển nhiên là tiền thưởng. Trong một thị trường cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đang đưa ra các khoản thưởng khi ký hợp đồng để thu hút nhân tài vào làm việc.

Theo một cuộc khảo sát năm 2021, 43% nhà quản lý tuyển dụng đề nghị nhiều thời gian nghỉ được trả lương hơn. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Các nhà quản lý cấp trung cũng cho biết họ muốn được khen thưởng bằng quyền tự chủ và trách nhiệm cao hơn.

Một bước quan trọng không kém khác đó là doanh nghiệp cần tăng cường việc áp dụng các công nghệ mới để khiến cho việc quản lý trở nên bớt áp lực hơn.

Có những công cụ có thể giúp thiết lập mục tiêu, lập bản đồ kỹ năng và giảm bớt gánh nặng cho việc đánh giá hiệu suất của nhân viên, đồng thời làm cho việc quản lý trở nên có ý nghĩa hơn.

Trong một thế giới có ít người quản lý hơn, doanh nghiệp cần có nhiều cách hơn để giảm căng thẳng và tiết kiệm thời gian cho mọi người.

Cuối cùng, theo nghiên cứu của Deloitte, 73% người quản lý nói rằng họ nên trở thành hình mẫu hạnh phúc cho nhân viên của mình, nhưng chỉ 35% nhân viên có thể thấy điều đó ở người quản lý của họ.

Sự trái ngược về góc nhìn giữa Sếp với nhân viên và ngược lại cũng đang là rào cản lớn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI công bố mối quan hệ đối tác đầu tiên với một trường đại học

OpenAI mới đây đã công bố mối quan hệ hợp tác đầu tiên với một tổ chức giáo dục đại học. Bắt đầu từ tháng 2, Đại học Bang Arizona (Arizona State University) sẽ có toàn quyền truy cập vào ChatGPT Enterprise (phiên bản ChatGPT dành cho doanh nghiệp lớn) và có kế hoạch sử dụng chatbot AI này cho các khóa học, dạy kèm hay nghiên cứu, v.v.

Mối quan hệ hợp tác đã diễn ra sau khi Giám đốc Thông tin (CIO) của ASU là ông Lev Gonick lần đầu tiên đến thăm trụ sở của OpenAI. Trước đó, các giảng viên và nhân viên của trường đại học cũng đã sử dụng ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo khác.

ChatGPT Enterprise được ra mắt từ tháng 8, là phiên bản ChatGPT dành cho các doanh nghiệp, người dùng ChatGPT Enterprise được cấp quyền truy cập không giới hạn vào GPT-4, công nghệ được cho là có hiệu suất nhanh hơn tới 2 lần so với các phiên bản trước đó.

Với quan hệ đối tác mới, ASU có kế hoạch xây dựng một gia sư AI được cá nhân hóa cho từng sinh viên, không chỉ cho một số khóa học nhất định mà còn cho các chủ đề học tập. CIO Gonick cho biết các môn học STEM (thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science, Technology, Engineering và Mathematics) sẽ là trọng tâm và là “những môn học quyết định sự thành bại của rất nhiều chương trình giáo dục đại học”.

ASU cũng có kế hoạch sử dụng ChatGPT Enterprise để phát triển hình đại diện AI (AI Avatar) như là một “người bạn sáng tạo” để nghiên cứu một số môn học nhất định, chẳng hạn như robot có thể hát hoặc viết thơ về sinh học.

Quyền truy cập vào ChatGPT Enterprise cũng có nghĩa là sinh viên của ASU sẽ không còn bị giới hạn bởi giới hạn sử dụng vốn thường gặp phải.

Trong một thông cáo báo chí, Giám đốc vận hành (COO) của OpenAI Brad Lightcap cho biết công ty “rất muốn học hỏi từ ASU” và mở rộng việc sử dụng ChatGPT cho các tổ chức giáo dục đại học.

Khi OpenAI bắt đầu khám phá các cách tiếp cận thị trường mới hoặc sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của mình cho các trường đại học, nhiều trường khác cũng được kỳ vọng là sẽ có hành động tương tự.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Search Featured Snippet là gì? Google tiết lộ cách thuật toán chọn Search Snippets

Google mới đây đã cập nhật một số hướng dẫn mới về cái được gọi là Search Featured Snippets (đoạn trích tìm kiếm hoặc đoạn trích nổi bật) đồng thời tiết lộ cách thuật toán tìm kiếm lựa chọn Search Snippet để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Vậy Search Featured Snippet là gì và nó hoạt động ra sao.

Search Snippet là gì
Search Snippets là gì? Google tiết lộ cách thuật toán chọn Search Snippets

Theo đó, Google mới đây đã cập nhật một số thông tin mới về cái được gọi là đoạn trích tìm kiếm (Search Featured Snippets), làm rõ cách thuật toán của Google hiển thị đoạn trích tìm kiếm này trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), cách nó ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của website, SEO và hơn thế nữa.

Đoạn trích nổi bật trên kết quả tìm kiếm của Google (Google Search Featured Result Snippet) là gì?

Theo cách định nghĩa của Google, đoạn trích tìm kiếm hay đoạn trích nổi bật (Search Snippets, Featured Snippet) là đoạn nội dung ngắn đóng vai trò mô tả về nội dung của một trang web (website, webpage) nào đó.

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên khi bạn tìm kiếm trên Google với từ khoá “thuật toán Google 2024”, website của MarketingTrips sẽ được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP) bao gồm tiêu đề (Title), đường dẫn URL và cuối cùng là một đoạn nội dung mô tả ngắn (phần được khoanh đỏ), nó chính là Search Snippets.

Google làm rõ về cách thuật toán lựa chọn Search Snippet (Featured Snippet).

Theo chia sẻ từ Google, nội dung của trang chính là nguồn gốc của các đoạn trích hay Search Snippets. Những thay đổi cũng làm rõ hơn rằng dữ liệu có cấu trúc và đoạn mô tả meta (Meta Description) không phải là nơi thuật toán của Google lấy nội dung làm đoạn trích. Điều này cũng có nghĩa là bản thân người quản trị các trang web hay người viết nội dung không thể chỉ nội dung mặc định cho các đoạn trích này.

Google đã thay đổi điều gì từ các đoạn trích nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm.

Theo chia sẻ của Google, Google sử dụng một số nguồn khác nhau để tự động xác định các đoạn trích tìm kiếm thích hợp, bao gồm cả thông tin mô tả trong thẻ mô tả meta cho mỗi trang. Google cũng có thể sử dụng những thông tin được tìm thấy trên chính trang đó.

Thay vì như trước đây, Google lấy nội dung đoạn trích từ phần mô tả (meta description) hay người làm nội dung có thể chỉ định cách nó được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm thì giờ đây các thuật toán của Google sẽ tự động lựa chọn nó.

Những thay đổi trong cách thuật toán lựa chọn đoạn trích tìm kiếm (Search Featured Snippets) có ý nghĩa gì đối với hoạt động SEO.

Nếu bạn thử tìm kiếm về cách viết nội dung cho đoạn trích hay cách tối ưu phần mô tả (Meta Description) trên Google, bạn có thể thấy có không ít những người làm SEO khuyên rằng bạn nên sử dụng từ khoá mục tiêu làm trọng tâm cho phần này.

Ý tưởng là các từ khóa được hiển thị trong đoạn trích tìm kiếm sẽ được in đậm trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), và nó có thể giúp website có được thứ hạng cao hơn và tỷ lệ nhấp chuột cao hơn.

Tuy nhiên, Google xác nhận rằng đây là lời khuyên sai lầm và lỗi thời. Việc thêm từ khóa vào thẻ mô tả meta không quan trọng và mục đích của thẻ mô tả meta không phải là để lôi kéo những lần nhấp chuột từ SERPs.

Thay vào đó, đây là cách Google khuyên nên viết nội dung cho thẻ meta (Meta Description):

“Đôi khi, Google sẽ sử dụng thẻ <meta name=”description”> từ một trang để tạo ra đoạn trích tìm kiếm (Search Snippets) trong trang kết quả tìm kiếm nếu chúng tôi cho rằng thẻ đó cung cấp cho người dùng những mô tả chính xác về nội dung của trang (phần nội dung chính). Thẻ mô tả meta thường thông báo và thu hút người dùng bằng một bản tóm tắt ngắn gọn, có liên quan về nội dung của một trang cụ thể.”

Kết luận.

Điểm đáng chú ý nhất trong cập nhật mới này của Google là loại bỏ ý tưởng cho rằng người làm nội dung hay làm SEO có thể chỉ định cho công cụ tìm kiếm về nội dung của đoạn trích (Search Featured Snippet).

Google cũng làm rõ ràng các nội dung có cấu trúc hay phần mô tả (Meta Description) cũng không phải là nơi duy nhất mà Google sử dụng để tạo ra đoạn trích.

Trong bối cảnh mới, việc chèn từ khoá (Keyword) vào các thẻ mô tả hay dữ liệu có cấu trúc dường như không làm cho nội dung của trang có giá trị hơn hay được xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Chất lượng nội dung toàn trang và trải nghiệm của người dùng mới là chìa khoá chính.

Bạn có thể xem chi tiết thông báo cập nhật từ chính Google tại: Google Search Snippets.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer