Skip to main content

Mục tiêu đứng thứ 2 chuỗi F&B Việt Nam của Phúc Long bây giờ ra sao

Thị trường chuỗi đồ uống (F&B) tại Việt Nam chứng kiến sự bám đuổi quyết liệt của ba cái tên lớn gồm Phúc Long được Masan Group hậu thuẫn, The Coffee House dưới trướng của Seedcom và Highlands Coffee được tập đoàn Philippines Jollibee mua lại từ năm 2011.

Mục tiêu đứng thứ 2 ngành F&B của Phúc Long bây giờ ra sao
Mục tiêu đứng thứ 2 ngành F&B của Phúc Long bây giờ ra sao

Trong những năm qua, thị trường này còn có nhiều cái tên khác đến và đi, cả doanh nghiệp nội lẫn ông lớn ngoại. Đến nay, Highlands Coffee đang là chuỗi đồ uống lớn nhất tại Việt Nam, xét theo quy mô. Vị trí này được duy trì trong suốt nhiều năm liền.

Khảo sát của người viết cho thấy hồi đầu tháng 2 năm nay, Highlands Coffee có 597 cửa hàng thì đến cuối tháng 7, con số này đã tăng lên 674 cửa hàng. Tức trong 6 tháng qua, Highlands Coffee mở mới 77 cửa hàng, trung bình mỗi tháng có thêm 12 cửa hàng mới.

Con số này tốt hơn cả Phúc Long – vốn được coi là “ngựa ô” trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi đồ uống. Kể từ khi về tay Masan Group, giai đoạn 2021 – 2022, trung bình mỗi năm Phúc Long mở thêm 26 cửa hàng mới (không tính các điểm bán kiosk).

Trong cùng khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, Phúc Long mở mới được 15 cửa hàng, đưa tổng số cửa hàng chuỗi sở hữu lên 147. Trong khi đối thủ The Coffee House giảm 7 điểm bán, đang có 150 cửa hàng.

Cuối năm ngoái, ban lãnh đạo Masan đặt mục tiêu đưa Phúc Long trở thành chuỗi đồ uống có số lượng cửa hàng lớn thứ hai tại Việt Nam, chậm nhất vào quý II/2023. Như vậy với con số trên có thể thấy mục tiêu của Masan chưa thực hiện được.

Chúng tôi đã liên hệ với phía Phúc Long để bình luận về mục tiêu này, nhưng chưa nhận được câu trả lời ngay lập tức.

Thực tế, báo cáo tài chính mới đây của Masan thừa nhận nửa đầu năm nay việc mở cửa hàng mới chậm hơn trong bối cảnh ngành F&B gặp khó khăn đã khiến doanh thu Phúc Long giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 783 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Phúc Long vẫn đang bám đuổi rất sít sao hai đối thủ đầu bảng về biên lãi gộp. Năm 2019, biên lãi gộp của Phúc Long rơi quanh mức 35%, trong khi Highlands Coffee và The Coffee House lần lượt đạt 68% và 70%.

Đến thời điểm hiện tại, kết thúc quý II, con số này ở Phúc Long đang là 64,4% – tốt nhất trong số các mảng kinh doanh của Masan.

Cuối năm 2022, Masan cho biết trên cơ sở hiệu quả tính theo đơn vị cửa hàng, ước tính các cửa hàng flagship của Phúc Long mang lại doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp đôi so với doanh thu của cửa hàng tương tự trong ngành, biên EBITDA của cửa hàng là trên 35%, cao hơn hẳn so với các chuỗi F&B thuộc top đầu thế giới.

Tương tự dựa vào kết quả kinh doanh năm 2022, báo cáo của Q&me cũng ghi nhận doanh thu hàng ngày trên mỗi cửa hàng của Phúc Long đang cao gấp đối so với đối thủ Highlands Coffee. Năm ngoái, doanh thu mỗi tháng trên từng cửa hàng của Highlands Coffee đạt 516,89 triệu đồng và con số này ở Phúc Long là 986,79 triệu đồng.

Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, 147 cửa hàng flagship đã mang về cho Phúc Long 581 tỷ đồng, chiếm 74% tổng doanh thu. Tức trung bình, mỗi cửa hàng Phúc Long đạt 659 triệu đồng/tháng, giảm so với năm ngoái do khó khăn chung của ngành F&B như đã nói ở trên.

Để tiếp tục bám đuổi đường đua, ban lãnh đạo Phúc Long cho biết từ giờ tới cuối năm, Phúc Long sẽ mở thêm 25 cửa hàng mới, đồng thời cải thiện doanh thu trên mỗi cửa hàng tiệm cận mức của nửa cuối năm ngoái.

Ngoài ra, Phúc Long sẽ tiếp tục triển khai mô hình Hubs & Spokes, và cải thiện doanh số B2B. Hubs & Spokes được định nghĩa là mô hình chuyển khách hàng online từ cửa hàng flagship sang kiosk xung quanh đó vào giờ cao điểm. Động thái này giúp các cửa hàng flagship phục vụ khách hàng tại cửa hàng tốt hơn.

Hồi đầu năm nay, trong giai đoạn thử nghiệm mô hình Hubs & Spokes cho thấy doanh thu hàng ngày của các kiosk đã tăng lên 2,8 lần. Đến quý II, mô hình này đã giúp nâng doanh thu trung bình ngày của các kiosk Phúc Long lên 40% so với trước khi chuyển đổi mô hình trong nửa đầu năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy

Động lực nào giúp chuỗi cà phê Katinat tăng trưởng thần tốc

Đến nay, chuỗi cà phê Katinat đã liên tục mở rộng và đạt mốc 50 cửa hàng, chủ yếu tại TP. HCM, các tỉnh lân cận phía Nam như: Đồng Nai, F&Bình Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt và gần đây là thị trường Hà Nội.

Động lực nào giúp chuỗi cà phê Katinat tăng trưởng thần tốc
Động lực nào giúp chuỗi cà phê Katinat tăng trưởng thần tốc

Thành lập từ năm 2016, chuỗi Katinat Saigon Káfe ban đầu có khoảng 9 cửa hàng tập trung tại khu vực quận 1 và quận 3, TP. HCM và một quán nằm tại Biên Hòa.

Katinat Saigon Káfe có cổ đông là D1-ConCepts. Ngoài thương hiệu Katinat, D1-ConCepts còn vận hành các thương hiệu lớn trong ngành F&B như: Sorae Sushi Sake Grill, San Fu Lou, Dì Mai và cà phê CAFEDA.

Tới tháng 10/2021, Katinat quyết định tăng tốc và mở rộng quy mô. Nhớ lại thời điểm đó, ông Lưu Vũ Cường – Quản lý thương hiệu Katinat Saigon Káfe cho biết, chưa bao giờ thị trường F&B Việt Nam chao đảo và thiếu ổn định như vậy.

“Trong khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao cho hoạt động giải trí, cà phê, thì chúng tôi lại nhận thấy đây là cơ hội để đầu tư vào sự tăng trưởng của Katinat”, ông Cường nói.

Theo lãnh đạo Katinat Saigon Káfe, cơ hội dễ nhận thấy nhất chính là việc mở rộng mặt bằng của chuỗi. Để có được các mặt bằng đẹp và trung tâm như hiện tại, Katinat đã thừa hưởng sự để lại từ các thương hiệu không còn trụ vững giai đoạn hậu Covid-19.

Đến nay, chuỗi cà phê Katinat đã liên tục mở rộng và đạt mốc 50 cửa hàng, chủ yếu tại TP. HCM, các tỉnh lân cận phía Nam như: Đồng Nai, Bình Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt và gần đây là thị trường Hà Nội.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng thần tốc của Katinat còn đến từ việc chuỗi này tập trung vào ba thế mạnh cốt lõi là: sản phẩm, không gian và tiếng nói thương hiệu.

Về mặt sản phẩm, Katinat Saigon Káfe đầu tư vào đội ngũ phát triển sản phẩm bền vững nhằm mang đến người tiêu dùng hương vị ngon, mới lạ và đồng thời liên tục cải tiến để phù hợp khẩu vị khách hàng. Đơn cử như các sản phẩm Trà Oolong Tứ Quý, Trà Oolong Dâu Mai Sơn, Trà Sữa Hồng D’Ran,… và mới đây nhất là Cà Phê Phin Mê.

Về mặt không gian, khi nhắc đến sự tăng trưởng thần tốc của Katinat, không thể không nhắc đến thiết kế định vị thương hiệu. Mang phong cách sang trọng, tinh tế, các cửa hàng Katinat thường đặt tại các mặt bằng lớn, các nút giao nhận diện tốt như phố Quang Trung, Nguyễn Siêu, Phan Văn Trị,… đã tạo được dấu ấn với người tiêu dùng trẻ.

“Không gian tại các cửa hàng Katinat được lấy cảm hứng từ nhiều vùng đất, quốc gia khác nhau, kéo Katinat ra khỏi định vị “Cà Phê Sài Gòn” như thuở ban đầu, thể hiện một trong những bước đầu tiên về thay đổi định vị của thương hiệu”, ông Lưu Vũ Cường nói.

Ngoài ra, với việc tập trung phục vụ đối tượng khách hàng trẻ, Katinat cũng luôn linh hoạt theo các xu hướng, thể hiện qua các nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok. Katinat nói những gì rất gần với người trẻ, với phong cách dễ mến và hiện đại.

“Với sứ mệnh mang phong vị mới lạ trên toàn cầu đến với khách hàng, chúng tôi khẳng định hành trình tiếp theo của Katinat sẽ tập trung rất mạnh về việc phát triển và đổi mới sản phẩm”, Quản lý thương hiệu Katinat Saigon Káfe nhấn mạnh.

Katinat hướng đến phân khúc (segment) phổ thông, với giá trị sản phẩm rơi vào từ 39.000 – 65.000 đồng, tập trung vào các sản phẩm cà phê, trà trái cây và trà sữa. Chiến lược của Katinat được đánh giá là phù hợp với xu hướng tiêu dùng gần đây của thực khách Việt Nam.

Số liệu từ báo cáo “Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022” thực hiện bởi iPos.vn, VIRAC, khoảng 44% khách hàng sẵn sàng chi tiêu từ 41.000 – 70.000 đồng.

Theo đó, các thương hiệu lớn đặc biệt là thương hiệu chuỗi, bằng nguồn vốn tích lũy của mình đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần khi các đối thủ khác suy yếu.

Các thương hiệu lớn như Highlands Coffee, The Coffee House vẫn bền bỉ mở rộng chuỗi, tuy nhiên cạnh tranh ngày một tăng đến từ các thương hiệu mới, đang tạo nên tiếng vang như Phê La, Katinat…

Hiện tại, ngoài chiến lược tăng trưởng thần tốc, ông Lưu Vũ Cường cho biết Katinat còn đang hướng đến mô hình kinh doanh phát triển bền vững.

“Khi một doanh nghiệp khi đã phát triển thì cũng cần có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng (CSR). Katinat mong muốn là doanh nghiệp tiên phong tạo xu hướng, dẫn dắt thay đổi trong việc thực hiện các chương trình CSR”, ông Cường nói.

Gần đây, Katinat Saigon Káfe cùng với MoMo thực hiện dự án cộng đồng “Sống tốt cùng Katinat” trích 1.000 đồng đóng góp vào dự án để xây trường mới, dựng tương lai cho các em nhỏ vùng cao. Số tiền gây quỹ sẽ được tự động chuyển đến dự án ngay khi khách hàng thanh toán bằng MoMo tại cửa hàng Katinat.

Dự án không chỉ truyền cảm hứng đến giới trẻ khi biến 1.000 đồng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết, mà còn tái định nghĩa khái niệm “thiện nguyện” không phải là điều gì to tát, mà là hoạt động đơn giản hàng ngày, ai cũng có thể dễ dàng góp sức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mô hình Marketing Mix: Tiêu chuẩn mới trong việc đo lường quảng cáo kỹ thuật số

Marketing Mix kể từ lúc được ra đời là mô hình làm Marketing hướng tới mục tiêu sử dụng hỗn hợp các kênh hay chiến thuật truyền thông khác nhau để tiếp cận khách hàng. Các mô hình Marketing Mix theo đó sử dụng hỗn hợp các dữ liệu từ Marketing và Bán hàng để tối ưu hoá nỗ lực và chiến lược Marketing.

Mô hình Marketing Mix
Mô hình Marketing Mix

Xét về khía cạnh tổng thể, với những thay đổi gần đây chẳng hạn như việc Apple đang cố gắng hạn chế việc để các nền tảng quảng cáo thu thập và theo dõi dữ liệu người dùng, hay việc các cơ quan chính phủ của các quốc gia đang ngày càng coi trọng việc bảo vệ dữ liệu người dùng trực tuyến, việc đo lường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) ở cấp độ người dùng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Khi dữ liệu người dùng càng ít đi, các doanh nghiệp hay thương hiệu càng có ít cách hơn để hiểu người dùng và tối ưu hoá quảng cáo. Trong bối cảnh mới này, các mô hình Marketing Mix (Marketing Mix Models – MMM) được chứng minh là mang lại nhiều lợi thế đáng kể, từ sự đáng tin cậy của dữ liệu đến việc không yêu cầu dữ liệu ở cấp độ người dùng.

Kể từ khi được xuất hiện lần đầu vào năm 1949, thuật ngữ “Marketing Mix” đã được các doanh nghiệp sử dụng với mục tiêu phân tích và tinh chỉnh cách tiếp cận thị trường (Market) và quảng bá sản phẩm.

Trong một thời gian dài, cách tiếp cận phổ biến nhất đó là mô hình hoá (Marketing Mix Modelling) các hoạt động marketing hỗn hợp hay còn được gọi là Tiếp thị hỗn hợp, là khi doanh nghiệp hay marketer sử dụng dữ liệu marketing và bán hàng tổng hợp để đề xuất các điều chỉnh chiến lược cho các nỗ lực marketing của doanh nghiệp.

Nhưng trong thế giới đo lường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising), với những công nghệ mới cho phép khả năng phân bổ tức thì và chính xác, cách thức đo lường theo mô hình Marketing Mix đã trở nên không còn phù hợp hay nói cách khác là “lỗi thời”.

Tuy nhiên, giờ đây, các mô hình Marketing Mix đang được cho là trở nên khả dụng và có giá trị trở lại.

Trước hết, với những thay đổi gần đây chẳng hạn như việc Apple đang cố gắng hạn chế việc để các nền tảng quảng cáo thu thập và theo dõi dữ liệu người dùng, hay việc các cơ quan chính phủ của các quốc gia đang ngày càng coi trọng việc bảo vệ dữ liệu người dùng trực tuyến, việc đo lường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) ở cấp độ người dùng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Dù vậy, việc biến các mô hình Marketing Mix thành một phần trong bộ công cụ phân tích Marketing của doanh nghiệp lại không hề dễ dàng. Dưới những điều kiện không phù hợp và không có các định hướng hay hướng dẫn cụ thể, dữ liệu có được có thể không chính xác và từ đó cung cấp những thông tin sai lệch cho các quyết định Marketing.

Để khiến mọi thứ trở nên phù hợp hơn — việc sử dụng các mô hình Marketing Mix đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng các phương pháp thử nghiệm quảng cáo trong cách tiếp cận Digital Marketing tổng thể.

Trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ thấu hiểu lý do tại sao bạn phải làm như vậy, cách bạn có thể thực hiện nó — và trở nên phù hợp hơn trong bối cảnh mới của thế giới đo lường quảng cáo kỹ thuật số.

Tại sao thử nghiệm lại quan trọng với các mô hình Marketing Mix.

Các mô hình Marketing Mix vốn hiệu quả vì chúng sử dụng và được tối ưu dựa trên các dữ liệu tổng hợp (từ cả Marketing và Bán hàng). Tuy nhiên, nó lại đối diện với những trở ngại khi các chiến lược quảng cáo và yếu tố cạnh tranh lại diễn ra theo những cách khác nhau trên các kênh hay nền tảng quảng cáo khác nhau.

Để giải quyết vấn đề này, bằng cách tinh chỉnh mô hình Marketing Mix thông qua các hiệu chuẩn thử nghiệm, được định hướng và hướng dẫn bởi một kế hoạch đo lường rõ ràng, marketer có thể cảm thấy tự tin hơn với những thông tin mà nó cung cấp.

Để thấy được giá trị, một loạt các nghiên cứu đã được thực hiện với hàng loạt nhà quảng cáo, so sánh phương thức đo lường dựa trên mô hình Marketing Mix (MMM-based) và đo lường dựa trên thử nghiệm (experiment-based), dưới đây là một số kết luận quan trọng:

Đầu tiên, hiệu chuẩn thông qua thử nghiệm quảng cáo thực sự mang lại hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) tăng thêm 15%.

Thứ hai, các quảng cáo kỹ thuật số được nhắm mục tiêu (Targeting) hẹp hơn dường như yêu cầu hiệu chuẩn nhiều hơn.

Điều này cho thấy rằng, nếu doanh nghiệp chỉ dựa vào một vài kênh nhất định hoặc các thương hiệu nhỏ vốn có các phân khúc thị trường hẹp (Niche Market), họ có thể phải chạy thử nghiệm nhiều hơn để tinh chỉnh mô hình của họ thường xuyên hơn.

Loại thử nghiệm quảng cáo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng trong tương lai.

Như đã phân tích ở trên, trong bối cảnh đo lường mới, các thử nghiệm quảng cáo ở cấp độ người dùng hay đo lường quảng cáo ở cấp độ người dùng dường như sẽ không còn khả dụng.

Vì khả năng quan sát một cách chính xác về hành vi của người dùng trên các trang web hay ứng dụng (app) giảm đi, các thử nghiệm quảng cáo sẽ cần phải tập trung vào các kết quả tại chỗ (on-site) chẳng hạn như lượt xem, số lần nhấp chuột (click) hay các chỉ số khác trên trang web hoặc sử dụng cái gọi là phân nhóm ngẫu nhiên (clustered randomization).

Với tính năng ngẫu nhiên theo nhóm, việc chỉ định các quảng cáo được thử nghiệm không còn được kiểm soát ở cấp người dùng mà ở quy mô ít chi tiết hơn, chẳng hạn như vùng địa lý.

Ví dụ: với thử nghiệm quảng cáo theo địa lý, người tiêu dùng ở một số khu vực thị trường được chỉ định sẽ thấy các chiến dịch quảng cáo đang được chạy thử nghiệm còn người tiêu dùng ở các vùng khác thì không.

Sự khác biệt về doanh số bán hàng (sales) hay nhận hiện thương hiệu (brand awareness) giữa các khu vực địa lý được chạy thử nghiệm với khu vực không chạy được sử dụng để đo lường tác động gia tăng của các quảng cáo thử nghiệm.

Các thử nghiệm quảng cáo theo khu vực địa lý này có thể cung cấp những sự thật mang tính nền tảng để hiệu chỉnh mô hình Marketing Mix. Cách tiếp cận này vốn đã được cung cấp sẵn trong bộ đo lường hiệu suất quảng cáo của các nền tảng lớn như GoogleMeta.

Cách hiệu chuẩn một mô hình Marketing Mix.

Như bạn có thể thấy, về bản chất không có bất cứ một mô hình Marketing Mix nào là tiêu chuẩn hay đúng cho các ngành hàng khác nhau (và ở các thời điểm khác nhau).

Với tư cách là người làm marketing, nhiệm vụ của bạn là sử dụng các thử nghiệm quảng cáo để hiệu chuẩn (hiệu chỉnh) mô hình Marketing Mix của mình.

Dưới đây là một số cách để bạn có thể làm điều này.

  • So sánh kết quả của mô hình Marketing Mix và thử nghiệm quảng cáo để đảm bảo rằng chúng là tương tự (gần giống nhất) nhau. Cách tiếp cận này là định tính và khá dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chọn cùng một biến thể hoặc chiến lược quảng cáo và sau đó so sánh kết quả. Nếu kết quả không giống nhau, hãy điều chỉnh cho đến khi chúng trở nên giống hoặc tương tự nhau.
  • Sử dụng các kết quả từ thử nghiệm để lựa chọn giữa các mô hình khác nhau. Với cách tiếp cận này, đội ngũ phân tích marketing có thể xây dựng một tập hợp các mô hình Marketing Mix khác nhau, sau đó có thể chọn một mô hình phù hợp nhất dựa trên kết quả của thử nghiệm quảng cáo cho chỉ số quan trọng nhất (ví dụ: chi phí trên mỗi chuyển đổi gia tăng – CPIC).

Khi hiệu chỉnh các mô hình Marketing Mix, bạn hãy lưu ý rằng mô hình Marketing Mix và chạy thử nghiệm có thể khác nhau về phạm vi — ví dụ: là tất cả quảng cáo so với chỉ các quảng cáo được chạy trực tuyến — và nó cũng có thể có các hiệu ứng tương tác — ví dụ: giữa quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến, và bán hàng hoặc ngược lại.

Tần suất mà nhà quảng cáo nên hiệu chỉnh mô hình?

Dựa trên dữ liệu từ nhiều nhà quảng cáo với nhiều thử nghiệm khác nhau, dưới đây là sơ đồ hướng dẫn về tần suất hay mức độ thường xuyên mà nhà quảng cáo hay marketer cần thực hiện việc thử nghiệm và hiệu chỉnh mô hình.

Bảng này nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn sơ bộ cho những người làm marketing mới làm quen với thuật ngữ hay kỹ thuật hiệu chuẩn thử nghiệm với mô hình Marketing Mix và đo lường mức độ gia tăng dựa trên mô hình Marketing Mix (số liệu mang tính tham khảo cho các thị trường khác nhau).

Về tổng thể, các quảng cáo càng được nhắm mục tiêu cụ thể và chiến lược quảng cáo càng hẹp, bạn càng nên hiệu chỉnh mô hình Marketing Mix bằng các thử nghiệm để hỗ trợ các quyết định Marketing trên từng kênh.

Tiếp đó, nếu bạn càng chi nhiều tiền cho một kênh, bạn càng gặp nhiều rủi ro và do đó, đối với những kênh có mức chi tiêu cho quảng cáo cao hơn, bạn sẽ cần hiệu chỉnh mô hình Marketing Mix của mình một cách thường xuyên hơn.

Dù bạn đang kinh doanh với ngành hàng gì và thử nghiệm ra sao, bạn nên chạy thử nghiệm trong những thời điểm ít cấp bách hơn (ví dụ ngoài các mùa bán hàng cao điểm) hay ở các khu vực ít trọng điểm hơn trong chiến lược quảng cáo của thương hiệu.

Kết luận.

Khi việc thu thập dữ liệu khách hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là dữ liệu ở cấp độ người dùng, các thương hiệu hay người làm marketing nên sử dụng các mô hình Marketing Mix như là một phần quan trọng trong bộ công cụ phân tích hiệu suất Marketing.

Trong khi với các doanh nghiệp hay marketer mới vốn chưa quen thuộc với cách tiếp cận này, việc thực thi có thể gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, bằng cách bắt đầu với từng bước nhỏ, mọi thứ sẽ sớm trở nên hiệu quả hơn.

Với các doanh nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào quảng cáo trực tuyến, hãy thường xuyên hiệu chỉnh mô hình Marketing Mix của mình bằng cách sử dụng các thử nghiệm quảng cáo để đảm bảo rằng các phép đo đang sử dụng là chính xác và các quyết định Marketing hiện đang dựa trên các thông tin phù hợp.

Sự kết hợp giữa mô hình Marketing Mix và quá trình hiệu chuẩn thử nghiệm theo đó có thể sẽ trở thành “tiêu chuẩn vàng mới” trong việc đo lường quảng cáo trong một thế giới quảng cáo bị hạn chế về dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple không chấp nhận tên mới của Twitter là X trên App Store

Biểu tượng ứng dụng Twitter trên iOS đã đổi thành X nhưng vẫn phải giữ tên ban đầu vì Apple không cho phép.

Apple không chấp nhận tên mới của Twitter là X trên App Store
Apple không chấp nhận tên mới của Twitter là X trên App Store

Tỷ phú Elon Musk đã thay nhận diện thương hiệu của toàn bộ mạng xã hội Twitter thành X bao gồm tên, logo cũng như chuyển sang tên miền mới x.com.

Phiên bản cập nhật của ứng dụng Twitter đã có mặt trên cả hai kho Play Store và App Store, thay ảnh logo chim xanh nổi tiếng thành chữ X. Tuy nhiên, việc đổi tên mới chỉ áp dụng với nền tảng Android.

Với hệ điều hành của Google, tên thay đổi nhưng trong danh sách ứng dụng đã cài đặt, phần mềm vẫn hiện là Twitter và gói cài đặt (APK) giữ tên com.twitter.android.

Trên iOS, dù đã đổi logo, tên gọi Twitter không thay đổi. Nguyên nhân bắt nguồn từ yêu cầu số ký tự tối thiểu đặt cho tên ứng dụng do Apple quy định.

“Với iOS, Apple không cho phép ứng dụng có tên chỉ bằng 1 ký tự”, chuyên gia phân tích dữ liệu Nick Sheriff của công ty Next giải thích. Apple yêu cầu độ dài tên phải có tối thiểu 2 và tối đa 30 ký tự. Một số người dùng cho biết tên ứng dụng cài trên iPhone, iPad hiện là X (thay vì Twitter), nhưng giới hạn đã nêu vẫn áp dụng trên App Store.

Không chỉ đổi trong ứng dụng, ông chủ Twitter mới đây đã chia sẻ video cho thấy trụ sở công ty tại San Francisco đã dựng dấu X cỡ lớn trên nóc nhà.

Nội dung được Elon Musk đăng lên trong bối cảnh chính quyền thành phố đang tiến hành điều tra việc tự ý thi công, lắp đặt của hãng. AP dẫn lời một quan chức địa phương cho biết theo quy định của thành phố, cá nhân hoặc doanh nghiệp phải xin phép trước khi thay đổi bảng hiệu, logo liên quan đến các công trình.

“Bất kỳ thay đổi về chữ hay biểu tượng đều phải được sự đồng ý từ chính quyền nhằm đảm bảo tính nhất quán, đồng thời đảm bảo biện pháp an toàn đã được lắp đặt bổ sung vào bảng hiệu. Việc xem xét và phê duyệt quy hoạch cũng cần thiết. Hiện thành phố bắt đầu điều tra về vấn đề này”, một quan chức giấu tên cho hay.

Theo NDTV, việc đổi tên và logo mạng xã hội Twitter thành X có phần vội vã của Musk còn gây phiền toái ở một số lĩnh vực khác, cả về pháp lý lẫn kỹ thuật. Ngay sau khi ứng dụng đổi biểu tượng sang X, trình duyệt Microsoft đã phát đi cảnh báo bảo mật tới người dùng.

Trong khi đó, các bộ lọc nội dung Internet tại một số khu vực trên thế giới, ví dụ Indonesia, tự động chặn tên miền x.com vì nhầm lẫn với nội dung dành cho người lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin

Theo thông báo mới đây từ CEO Mark Zuckerberg, ứng dụng nhắn tin WhatsApp hiện đã thêm tính năng ghi âm và gửi video trong khi nhắn tin (chat).

WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin
WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin

Với tính năng “tin nhắn video” mới, người dùng WhatsApp giờ đây có thể gửi video cho nhau trong khi trò chuyện (chat) với nhau trong ứng dụng.

WhatsApp là gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

Cũng tượng tự các nền tảng mạng xã hội khác, để sử dụng WhatsApp, người dùng cần có kết nối internet (3G, Wifi).

Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng (MAU), WhatsApp là nền tảng nhắn tin kỹ thuật số lớn nhất toàn cầu. Về khía cạnh mạng xã hội, lượng người dùng của WhatsApp xếp thứ 3 chỉ sau Facebook và YouTube, cao hơn cả Instagram, TikTok hay Twitter.

Về mặt tổng thể, ứng dụng nhắn tin WhatsApp trở nên phổ biến toàn cầu vì dễ đăng ký và sử dụng, được liên kết và tích hợp đa nền tảng, cùng với đó là nhiều tính năng khác nhau.

WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin – WhatsApp Instant Video Messages.

Theo giải thích của WhatsApp:

“Tin nhắn video là một cách trò chuyện theo thời gian thực, người dùng có thể trả lời các cuộc trò chuyện bằng bất cứ điều gì mà họ muốn nói và thể hiện trong 60 giây.

Chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cách thú vị để chia sẻ những khoảnh khắc tức thời với tất cả cảm xúc đến từ video, cho dù đó là để chúc mừng sinh nhật một ai đó, cười vì một câu chuyện cười hay mang đến một tin tốt lành.”

WhatsApp ra mắt tính năng gửi tin nhắn bằng video trong bối cảnh video là định dạng nội dung được tương tác nhiều nhất trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram Reels, TikTok hay Shorts.

Để ghi âm tin nhắn video, người dùng phải chạm vào màn hình để chuyển sang chế độ video, sau đó giữ để quay video và bấm gửi.

“Bạn cũng có thể vuốt lên để khóa và quay video. Video sẽ tự động phát ở chế độ tắt tiếng khi được mở trong cuộc trò chuyện và khi nhấn vào video nó sẽ bắt đầu phát âm thanh. Tin nhắn video được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối để giữ an toàn cho nội dung tin nhắn.”

WhatsApp cũng gợi ý cho các tài khoản thương hiệu (tài khoản doanh nghiệp) là tính năng tin nhắn video mới có thể được sử dụng gửi các ví dụ hay mô tả ngắn về sản phẩm, các bản xem trước, v.v., đây có thể là một cách khác để tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng thông qua WhatsApp.

WhatsApp cho biết tính năng tin nhắn video sẽ được triển khai từ hôm nay và sẽ khả dụng cho người dùng toàn cầu trong vài tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tham vọng biến X thành siêu ứng dụng như WeChat được dự báo là khó thành

Khi đổi tên Twitter, Elon Musk muốn biến X thành “ứng dụng của mọi thứ” tương tự WeChat của Trung Quốc, nhưng được đánh giá là khó thành công.

Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành
Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành

Elon Musk nhiều lần nói ông ngưỡng mộ WeChat và muốn tạo một ứng dụng tương tự. Ngày 24/7, khi chuyển Twitter thành X, ông lặp lại mục tiêu đó: “Đây không đơn giản là một công ty đổi tên, mà là sứ mệnh phải tiếp bước.

Cái tên Twitter chỉ có nghĩa khi là những dòng tin dài tối đa 140 ký tự được gửi qua lại – như tiếng chim hót. Nhưng những tháng tới, ứng dụng sẽ trở thành trung tâm tài chính cá nhân của người dùng. Khi đó, tên gọi Twitter không còn ý nghĩa gì nữa, đã đến lúc phải tạm biệt con chim”.

Linda Yaccarino, CEO Twitter, cũng mô tả nền tảng mới sẽ tập trung vào âm thanh, video, tin nhắn và thanh toán, giúp người dùng “kết nối với nhau theo những cách chúng ta mới chỉ tưởng tượng về nó”.

Theo giới phân tích, Elon Musk đang muốn biến nền tảng X thành một WeChat của phương Tây, nhưng tham vọng này khó trở thành hiện thực.

Môi trường khác biệt.

WeChat được Tencent Holdings ra mắt năm 2011 để thay thế phần mềm chat cho PC trước đó có tên QQ. Ban đầu, nó được gọi là Weixin, nhưng đổi thành WeChat năm 2012, khi số lượng người dùng đạt 100 triệu.

Theo thời gian, ứng dụng tích hợp hàng loạt chương trình con bên trong. Người dùng có thể sử dụng kết hợp để nhắn tin, gọi thoại và video, mạng xã hội, thanh toán di động, trò chơi, tin tức, đặt phòng trực tuyến và các dịch vụ khác. Năm 2018, WeChat lần đầu vượt một tỷ tài khoản hoạt động mỗi tháng, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Trong khi đó, mạng xã hội Twitter, tên mới là X, có cơ sở dữ liệu người dùng nhỏ hơn nhiều cũng như tính năng hạn chế. Tại Trung Quốc, có một ứng dụng với chức năng tương tự X là Sina Weibo.

“Sina Weibo cũng là một trong những mạng xã hội lớn ở Trung Quốc, nhưng nó phục vụ người dùng bằng chức năng rất khác so với WeChat”, Kendra Schaefer, trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách công nghệ tại Trivium China, nhận xét.

“Weibo không quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như WeChat. Người dùng chỉ sử dụng để kết nối và theo dõi thông tin”.

Quay trở lại những năm 2000, trước thời đại của smartphone, lĩnh vực Internet tại Trung Quốc được xem là “nơi thử nghiệm các xu hướng mới” do có rất ít quy định.

“Một sự tự do như miền tây hoang dã”, Kai von Carnap, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của tổ chức phi lợi nhuận Merics, nói. “Hoàn toàn không có biện pháp bảo vệ người lao động, bảo vệ dữ liệu hoặc quy định cạnh tranh”.

Tencent là một trong những công ty đi đầu thử nghiệm các nền tảng cho người dùng và “hái quả ngọt”, nhưng hầu hết công ty khác thất bại. Quan trọng hơn, Tencent tích hợp thành công hệ thống thanh toán vào QQ, làm cơ sở xây dựng WeChat sau này – yếu tố theo giới chuyên gia là đặc biệt quan trọng đối với một siêu ứng dụng.

Đây cũng là lý do Elon Musk nhiều lần nói về việc bổ sung chức năng thanh toán cho Twitter, thậm chí đặt mục tiêu nền tảng “có thể trở thành một nửa hệ thống tài chính toàn cầu”.

Tại Trung Quốc, khi WeChat phát triển, nhiều người không có tài khoản ngân hàng hay thẻ ngân hàng. Đây là môi trường không thể tốt hơn cho ứng dụng của Tencent phát triển. “Người dân nhanh chóng sử dụng điện thoại để thanh toán. Và rồi, những chiếc smartphone đó nhanh chóng trở thành ví tiền của chính họ”, Schaefer giải thích.

Nhưng ở Mỹ và các nước phương Tây lại khác. “Không có tài khoản ngân hàng” gần như không có trong khái niệm của người dân ở đây.

Đa số đều sử dụng thẻ tín dụng và phương thức thanh toán này phổ biến ở mọi nơi. “Tại sao mọi người lại cần chuyển sang ứng dụng của Elon Musk để thanh toán một thứ gì đó?”, Schaefer nói.

Thanh toán qua app trên smartphone ở Mỹ tương đối hiếm. Theo nghiên cứu của eMarketer, một nửa số người dùng điện thoại ở Mỹ có thể sẽ chấp nhận thanh toán di động vào cuối 2025. Trong khi đó, 64% dân số Trung Quốc đã làm điều này từ 2021, theo China UnionPay.

Vấn đề quản lý cũng là một rào cản khác. Khác với Trung Quốc, Mỹ và châu Âu có luật chặt chẽ về tài chính và nền tảng hoạt động đa lĩnh vực. Chính các quy định đã khiến dự án tiền số của Facebook không thể thành hiện thực. Những dự án tài chính khác cũng phải tuân thủ hàng loạt quy định khiến họ nản lòng và bỏ cuộc.

“WeChat phát triển trong một môi trường không có hoặc rất ít quy định. Đây là điều kiện cần, nhưng Elon Musk không làm được cho X”, Kai von Carnap nhận định.

Tên miền X.com đã ra đời trước năm 2000, khi Elon Musk muốn tạo ra “một siêu thị tài chính” để phá vỡ ngành ngân hàng, nhưng sau đó được sáp nhập và trở thành PayPal.

“Elon Musk như đang cố xây lại kế hoạch công ty tài chính cũ bằng cách ghép nó vào một doanh nghiệp hoàn toàn không liên quan”, nhà phê bình Paris Marx viết trên blog.

“Ông ấy đang lặp lại sai lầm trong quá khứ bằng cách tham gia một lĩnh vực mà bản thân không hiểu những ý tưởng lớn, không lắng nghe phản hồi, nắm giữ những chiến lược không hiệu quả và đối xử với nhân viên của mình như rác”.

Trong khi đó, Schaefer cho rằng Elon Musk vẫn có thể thành công với X dưới vai trò siêu ứng dụng, nhưng tỷ lệ thấp. “Nếu Elon Musk muốn thêm cơ chế thanh toán vào mạng xã hội (Social Network) và xem nó là chìa khóa để mở ra siêu ứng dụng, tôi nghĩ ông ấy đã đúng”, Schaefer nói. “Nó không phải ý tưởng tồi, nhưng cần xem nó vận hành trong tương lai thế nào”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ với mức định giá kỳ vọng là 27 tỷ USD

Black Spade dự kiến sẽ tổ chức Đại hội cổ đông Đặc biệt (EGM) để thông qua giao dịch hợp nhất với VinFast vào ngày 10/08/2023. Trong giao dịch này, VinFast được định giá với giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD và giá trị vốn chủ sở hữu 23 tỷ USD. Giao dịch dự kiến sẽ hoàn tất và VinFast sẽ niêm yết vào tháng 08/2023, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cổ đông, cũng như các điều kiện thông thường khác.

VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ với mức định giá kỳ vọng là 27 tỷ USD
VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ với mức định giá kỳ vọng là 27 tỷ USD

Cũng trong ngày 28/7, VinFast chính thức khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện tại hạt Chatham, Bắc Carolina, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu xe điện toàn cầu và tự chủ nguồn cung của hãng tại khu vực Bắc Mỹ.

Dự án nhà máy của VinFast là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đồng thời là dự án phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử bang cho đến thời điểm hiện tại.

Nhà máy VinFast tại Bắc Carolina có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2 tỷ USD, trên quy mô 733 ha và được chia thành 5 phân khu sản xuất chính, bao gồm: xưởng hàn thân vỏ, xưởng lắp ráp, xưởng dập, xưởng sơn và trung tâm năng lượng.

Ngoài ra, trong khuôn viên nhà máy sẽ có các công trình chức năng khác như nhà bảo vệ, nhà máy bơm, và nhà tập trung rác thải….

Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung sản xuất các mẫu xe điện VF 7, VF 8 và VF 9 để đáp ứng nhu cầu thị trường với công suất dự kiến là 150.000 xe/năm.

Nguồn cung linh kiện phục vụ sản xuất sẽ được ưu tiên mua tại Mỹ, Việt Nam và một số nước trong khu vực. Việc mở rộng sản xuất và tăng quy mô nhà máy sẽ được VinFast xem xét và cân nhắc trên nhu cầu thực tế trong các giai đoạn tiếp theo.

Hiện tại, VinFast đã chỉ định Clayco là Tổng thầu và là đơn vị quản lý xây dựng cho dự án, đồng thời sẽ tiến hành đấu thầu để chọn các nhà thầu khác trong thời gian tới.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup kiêm Tổng Giám Đốc VinFast toàn cầu, cho biết, ngày 28/7 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình nâng cao sự hiện diện của VinFast tại Mỹ, khi công ty đang tiến gần mục tiêu niêm yết.

Cùng với việc khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại bang Bắc Carolina, những bước tiến này sẽ giúp củng cố cam kết của VinFast trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng di chuyển xanh và mở ra cơ hội gọi vốn mới để thực hiện tham vọng toàn cầu của thương hiệu.

Sau 6 năm thành lập, VinFast đã phát triển thành công hệ sinh thái xe điện toàn diện gồm các dòng xe SUV điện (từ minicar đến 5 phân khúc cơ bản: A-B-C-D-E); dải sản phẩm xe máy điện đa dạng gồm 7 dòng và xe buýt điện.

Công ty đã bàn giao cho khách hàng tại Việt Nam các dòng ô tô điện gồm: VF e34, VF 8, VF 9 và VF 5; đồng thời xuất khẩu 2 lô xe VF8 đầu tiên tới Bắc Mỹ vào đầu năm nay và dự kiến, xe VinFast sẽ sớm có mặt tại châu Âu.

Công ty vận hành nhà máy sản xuất ô tô hiện đại tại Hải Phòng, Việt Nam với tỷ lệ tự động hóa sản xuất lên tới 90% và công suất sản xuất hàng năm lên đến 300.000 xe trong giai đoạn 1.

Black Spade niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE American. Công ty được thành lập bởi Black Spade Capital hiện đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà My | Markettimes

Quý 2 năm 2023: Doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại

Vinamilk vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023 ghi nhận tăng trưởng ở cả doanh thu và lợi nhuận. Trước đó, công ty đã cho ra mắt nhận diện thương hiệu mới và công bố lộ trình hướng đến Net Zero 2050.

Quý 2 năm 2023: Doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại
Quý 2 năm 2023: Doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại

Các kênh phân phối chủ đạo tăng trưởng thúc đẩy doanh thu Quý II năm 2023.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố báo cáo tài chính Quý II/2023 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 15.213 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thuần nội địa đạt 12.789 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ 2,5% so với cùng kỳ.

Động lực tăng trưởng đến từ các ngành hàng chính như Sữa đặc, Sữa tươi 100%, Sữa thực vật và Sữa chua ăn nhờ các nỗ lực tối ưu hệ thống phân phối và giới thiệu bao bì mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Các kênh phân phối chủ đạo đều ghi nhận tăng trưởng dương trong Quý II/2023 so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, điểm nhấn là kênh cửa hàng và thương mại điện tử với mức tăng trưởng cao 16% nhờ sự chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng và sự đầu tư bài bản của Vinamilk cho các nền tảng bán hàng trực tuyến. Tính đến ngày 30/6, Công ty đang vận hành 654 cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt, tăng 8 cửa hàng so với đầu năm.

Song song với phát triển kênh phân phối, Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động marketing nhằm tăng hiệu quả tiếp thị như ngày hội “Bò vui – Sữa ngon”, chiến dịch truyền thông “Bảo tàng tuổi thơ” của sữa đặc Ông Thọ và “Vị ngon tinh khiết từ thiên nhiên” từ sữa tươi Green Farm.

Các thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu đạt 2.406 tỷ đồng. Đối với hoạt động xuất khẩu, tuy tình hình chung vẫn được đánh giá là khó khăn trong 6 tháng đầu năm, Vinamilk tiếp tục duy trì sự hiện diện tại các thị trường truyền thống song song tích cực gia tăng độ phủ kênh phân phối, nhận diện thương hiệu, nghiên cứu phát triển sản phẩm… tại các thị trường xuất khẩu mới.

Đối với các chi nhánh nước ngoài, AngkorMilk tại Campuchia vẫn duy trì tăng trưởng trên 10%. Trong các quý tiếp theo, các chi nhánh nước ngoài sẽ tăng cường các hoạt động marketing và đầu tư vào hệ thống bán hàng.

Lợi nhuận cũng tăng trưởng trở lại.

Một điểm sáng khác trong bức tranh kinh doanh của Vinamilk là sự cải thiện về biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp (“LNG”) hợp nhất Quý II/2023 đạt 40,5%, tăng 170 điểm cơ bản so với quý trước và tương đương với cùng kỳ 2022.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hợp nhất Quý II/2023 là 3.630 tỷ đồng, tương đương 23,9% trên doanh thu thuần. Chi phí này xấp xỉ bằng với cùng kỳ 2022, trong khi doanh thu có sự tăng trưởng, cho thấy hiệu quả đầu tư trong các hoạt động bán hàng và các hoạt động khác.

Doanh thu tài chính hợp nhất Quý II/2023 đạt 384 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Các biến động thu nhập trong hoạt động tài chính chủ yếu đến từ lãi tiền gửi và chi phí lãi vay cao hơn so với cùng kỳ.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.229 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2022 và tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu nhờ biên LNG cải thiện đáng kể và các chi phí được quản lý hiệu quả. Theo đó, biên lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,7%, tăng 100 điểm cơ bản so với quý trước và tăng 60 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2022.

Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 29.167 tỷ đồng và 4.135 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 46% và 48% kế hoạch cả năm.

Tại ngày 30/06, các chỉ số thanh khoản cho giai đoạn nửa đầu năm đều cải thiện, trong đó chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đạt lần lượt 2,4 lần và 2,0 lần (2,0 lần và 1,7 lần vào thời điểm cuối năm 2022).

Thay đổi nhận diện thương hiệu – Bước đi đầu tiên trong chiến lược chuyển đổi toàn diện.

Tháng 7 vừa qua, Vinamilk đã thay đổi nhận diện thương hiệu (Branding) để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Thương hiệu mới thể hiện tính cách “táo bạo, quyết tâm, luôn là chính mình” với thông điệp được Vinamilk gửi đến người tiêu dùng là “chúng tôi thay đổi vì bạn!”. Bộ nhận diện mới được doanh nghiệp hợp tác cùng đội ngũ hơn 55 chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước để xây dựng.

Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết thêm, thay đổi nhận diện thương hiệu là nỗ lực tái định vị, đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm cho người dùng và tạo đà bứt phá trong tương lai, từ đó, gia tăng giá trị thương hiệu, kết nối tốt hơn với nhóm khách hàng trẻ và tạo ra nhận định mới về một Vinamilk có chất lượng và giá trị đẳng cấp quốc tế dành cho người Việt.

Sau khi ra mắt nhận diện thương hiệu mới, Vinamilk sẽ tiến hành hàng loạt thay đổi trong chuyển đổi số, tuyển dụng nhân sự, quy trình quản trị,… với mục tiêu tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Trong Quý II, Vinamilk cũng công bố thông tin mang tính điểm nhấn trong chiến lược phát triển bền vững khi có Nhà máy sữa và Trang trại bò sữa đầu tiên đạt trung hòa Carbon tại Việt Nam, đồng thời công bố lộ trình để đạt Net Zero vào năm 2050.

Đây cũng là một mũi nhọn chiến lược được ban lãnh đạo công ty xác định đẩy mạnh trong thời gian tới và sẽ tạo ra nhiều chuyển đổi lớn trong sản xuất, kinh doanh theo hướng ưu tiên tính bền vững.

Theo số liệu mới đây nhất mà MarketingTrips cập nhật được, Vinamilk hiện chiếm hơn 55% thị phần sữa tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Markettimes

Chuyên gia Harvard: Tôi không nghĩ Elon Musk hiểu Mạng xã hội (Social Media)

Trong khi việc đổi tên từ Twitter thành X của Elon Musk có mang lại hiệu quả hay không vẫn còn là một ẩn số, nhiều chuyên gia đang bày tỏ các quan điểm tiêu cực.

Chuyên gia Harvard: Bill George
Chuyên gia Harvard: Bill George

Theo đó, Bill George, một chuyên gia lãnh đạo của Harvard cho biết: “Việc đổi thương hiệu Twitter của Elon Musk cho thấy rằng anh ấy đang làm những việc vượt ra ngoài khả năng của mình.”

“Nếu bạn phải viết một nghiên cứu điển hình (Case Study) về một ví dụ liên quan đến việc tiếp quản tổ chức một cách thất bại, thì việc Elon Musk tiếp quản Twitter sẽ hoàn toàn phù hợp với điều đó. Tôi không nghĩ anh ấy hiểu cái gọi là mạng xã hội.”

Chủ tịch Elon Musk đã công bố quyết định từ bỏ thương hiệu Twitter sau 16 năm xây dựng vào Chủ nhật vừa rồi và chọn tên cũng như logo mới là “X”.

Sau khi mua lại nền tảng xã hội này với giá 44 tỷ USD vào năm ngoái, Elon Musk đã sa thải cựu CEO Parag Agrawal và một số giám đốc điều hành quan trọng, cùng với đó là sa thải hàng nghìn nhân viên khác, khôi phục một số tài khoản bị cấm, tính phí người dùng 7,99 USD mỗi tháng để được cấp tick xanh, giới hạn số lượng số bài đăng mà người dùng có thể xem mỗi ngày, đổi CEO mới và hàng loạt các thay đổi khác.

Chuyên gia Harvard cho biết những sửa đổi của Elon Musk đối với nền tảng này là một sai lầm lớn. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng quảng cáo trên nền tảng này và dòng tiền của Twitter đang bị âm do doanh thu từ quảng cáo giảm đến 50%.

Mặc dù là người giàu nhất thế giới với nhiều thành tích kinh doanh vượt bậc. Từ việc giúp phát triển Tesla thành một trong những nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới (hiện Tesla có vốn hoá lớn nhất ngành xe điện với hơn 800 tỷ USD), đến giúp SpaceX đã ký hợp đồng với NASA và thống trị thị trường phóng vệ tinh của Mỹ. Elon Musk được chuyên gia nhận định là không có kỹ năng và năng lực dẫn dắt mạng xã hội.

“Tôi phải nói rằng, anh ấy đã làm một người rất thông minh. Và anh ấy cũng đã làm được rất nhiều điều tốt đẹp tại nhiều doanh nghiệp.”

“Tuy nhiên, khác với các kiểu doanh nghiệp thông thường, ngược lại, điều hành một công ty truyền thông mạng xã hội yêu cầu những kỹ năng giao tiếp cao, giữa các cá nhân với nhau, điều mà chính anh trai của Elon Musk thừa nhận rằng anh ấy đang thiếu.”

“Ví dụ: khi nới lỏng các tiêu chuẩn kiểm duyệt nội dung của nền tảng, Elon Musk đã khiến rất nhiều người dùng thất vọng khi để hàng loạt chủ đề về phân biệt chủng tộc, bài trừ người Do Thái, kỳ thị phụ nữ và chống LGBTQ+ xuất hiện trên nền tảng.”

Nếu không chia sẻ lộ trình cụ thể hơn cho tương lai của mạng xã hội Twitter, việc đổi tên thành X với tham vọng “trở thành ứng dụng của mọi thứ” có vẻ không rõ ràng và hơi bốc đồng.

Lời khuyên của vị chuyên gia Harvard dành cho Elon Musk là hãy lùi lại một bước khỏi các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp truyền thông mạng xã hội này và để CEO mới là bà Linda Yaccarino nắm quyền lãnh đạo một cách công khai và toàn diện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips 

Elevator Pitch là gì? Thuyết trình trong thang máy có gì thú vị

Từ người làm marketing, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp, đến nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, Elevator Pitch (Tiếng Việt có nghiĩa là “Thuyết trình trong thang máy” hoặc “Lời quảng cáo trong thang máy”) có lẽ không còn là một thuật ngữ mới, vậy thì thực chất Elevator Pitch là gì và tính nghệ thuật của nó được thể hiện ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Elevator Pitch là gì?
Elevator Pitch là gì? Tính nghệ thuật của Elevator Pitch

Nếu bạn là người làm marketing (dù là bạn đang ở client side hay agency side), các nhà đầu tư, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hay bất cứ ai có liên quan đến việc trình bày các ý tưởng hay kế hoạch, hẳn là bạn đã từng nghe ít nhất là 1 lần về thuật ngữ Elevator Pitch hay còn được gọi là “lời chào hàng nhanh trong thang máy” (MarketingTrips).

Elevator Pitch là gì?

Elevator Pitch (Thuyết trình trong thang máy) là thuật ngữ được ghép từ 2 chữ cái là Elevator, trong tiếng Việt có nghĩa là Thang máy và Pitch, thường có nghĩa là trình bày ý tưởng, phương án hay kế hoạch làm một thứ gì đó (về một chiến lược marketing chẳng hạn).

Khái niệm Elevator Pitch theo đó dùng để chỉ việc một cá nhân hoặc tổ chức trình bày (thuyết trình) NHANH một ý tưởng, đề xuất hay phương án triển khai với một bên (đối diện) khác, khoảng thời gian thường được sử dụng là khoảng 30s (nhanh như việc bạn bấm và di chuyển trong Thang máy).

Với những ai làm marketing, đặc biệt là làm trong các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ngành marketing nói chung (Agency Side), thuật ngữ Pitch hay Pitching vốn được sử dụng để mô tả việc họ sẽ bắt đầu trình bày ý tưởng hay kế hoạch triển khai tới một yêu cầu hay mục tiêu nào đó (Brief) từ phía thương hiệu (Client Side).

Mục tiêu cuối cùng khi Pitching đó là có được hợp đồng từ phía khách hàng (Client).

Trong thực tế, Pitch hay Pitching được sử dụng rất rộng rãi, không chỉ giới hạn ở ngành marketing, mà còn cả các lĩnh vực khác như đầu tư, gọi vốn, và hơn thế nữa.

Tương tự, mục tiêu của Elevator Pitch thường là nhận được “cái gật đầu” của người đối diện (cá nhân hoặc tổ chức), chẳng hạn như việc startup nhận được sự đồng ý đầu tư từ một nhà đầu tư hay quỹ đầu tư nào đó.

Elevator Pitch trong tiếng Việt còn được gọi với cái tên là Lời quảng cáo trong thang máy hoặc Bài thuyết trình trong thang máy.

Tính nghệ thuật của Elevator Pitch.

Như đã đề cập ở trên, khái niệm Elevator Pitch được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều bối cảnh khác nhau trong thực tế, mặc dù chúng thường có một điểm chung đó là nhận được sự quan tâm của người đối diện.

Bạn hãy hình dung qua những câu chuyện thế này, trước khi một bộ phim nào đó mà bạn yêu thích có mặt ở rạp chiếu phim, nó có thể đã được trình bày nhanh ở một buổi thuyết trình (Pitching, Pitch Meeting).

Trong khi các nhà biên kịch thường có từ 3 đến 5 phút để đề xuất một ý tưởng, nhưng chỉ mất khoảng 45 giây để các nhà sản xuất biết rằng họ có muốn đầu tư hay không. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, các nhà sản xuất sẽ dựa vào một vài thông tin quan trọng nhất để đánh giá mức độ tiềm năng của ý tưởng và nhanh chóng đưa ra quyết định.

Một bài thuyết trình (Pitch) thành công thường bắt đầu bằng một bản tóm tắt thành công, để có thể tạo nên các bản tóm tắt thành công, bạn cần đóng vai trò như những nhà đổi mới – người luôn tìm cách đưa ra các giải pháp mới nhất và giá trị nhất cho các vấn đề thách thức nhất.

Tuy nhiên, dù bạn có là một nhà đổi mới hay ý tưởng của bạn có xuất sắc đến đâu, thì nó vẫn sẽ khó có thể trở thành hiện thực nếu thiếu vắng đi yếu tố nguồn lực mà cụ thể ở đây chính là các nhà sản xuất hay nhà đầu tư.

Để gây ảnh hưởng đến những người có thể biến ý tưởng của bạn thành hiện thực, bạn cần trình bày “Elevator Pitch” của mình một cách thú vị và đơn giản. Tất cả điều này bắt đầu với cái được gọi là dòng nhật ký (logline), thuật ngữ “nằm lòng” của các nhà biên kịch.

(* Logline hay Một dòng nhật ký hoặc dòng nhật ký là một bản tóm tắt ngắn gọn của một chương trình truyền hình, phim, phim ngắn hoặc sách, nêu xung đột trọng tâm của câu chuyện, thường cung cấp cả tóm tắt về cốt truyện của câu chuyện và một “móc nối” cảm xúc để kích thích sự quan tâm của người đối diện hoặc công chúng.)

Khi được hỏi bộ phim của họ nói về điều gì, các nhà biên kịch thành công đều có sẵn câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp hay người làm marketing cũng có thể tiếp cận theo cách tương tự.

Một số câu hỏi chính được sử dụng là:

  • Bài thuyết trình của bạn nói về cái gì?
  • Công ty khởi nghiệp hoặc sản phẩm của bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề gì?
  • Ý tưởng của bạn là gì?

Nếu bạn có thể trả lời các câu hỏi trên bằng những câu ngắn gọn, hấp dẫn và có ý nghĩa (sức ảnh hưởng), bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để thu hút các đối tượng mục tiêu của mình. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, bộ não con người thường cố gắng tìm kiếm những thứ ý nghĩa trước khi đi vào các chi tiết cụ thể.

Điều này có nghĩa là, một khi người nghe không thể hiểu được ý nghĩa hay ý tưởng mang tính bao quát được trình bày trong một bài thuyết trình, các thông tin hay số liệu chi tiết được đề cập sau đó sẽ không có mấy ý nghĩa.

Trong bối cảnh này, những dòng nhật ký, những câu chuyện hay những bản tóm tắt thú vị sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn cảnh cho người nghe của mình.

Trong điện ảnh Hollywood, một trong những câu chuyện hay nhất mọi thời đại thuộc về bộ phim kinh dị mang tính biểu tượng có tên là Jaws (Hàm cá mập), bộ phim sau đó ám ảnh đến nỗi nhiều đứa trẻ không dám ra biển trong suốt mùa hè năm 1975.

Một cảnh sát trưởng, mắc chứng sợ vùng nước mở, chiến đấu với một con cá mập khổng lồ vốn thèm ăn những người bơi lội và cả thuyền trưởng. Cùng với đó là những người quản lý thành phố tham lam, yêu cầu bãi biển phải mở cửa bất chấp mọi nguy hiểm.

Một câu hỏi được đặt ra là, điều gì đã làm cho bộ phim trở nên thành công và có sức ảnh hưởng đến vậy?

Câu trả lời sau đó đã được đưa ra là, câu chuyện hay bản tóm tắt của Jaws đã tận dụng các yếu tố chính của một câu chuyện có sức ảnh hưởng (nghệ thuật kể chuyện Storytelling) bao gồm: anh hùng, điểm yếu (của diễn viên chính), xung đột và những rào cản mà nhân vật phải vượt qua – tất cả đều được thể hiện trong một câu ngắn gọn.

Như bạn có thể thấy, thay vì đề cập đến các chi tiết nhỏ hơn, câu chuyện lại mô tả khái quát theo một cách thú vị, gay cấn và khá đơn giản. Câu chuyện tập trung vào yếu tố bối cảnh của một bức tranh lớn hơn là từng phần của bức tranh.

Công thức xây dựng nội dung và câu chuyện cho Elevator Pitch.

Ở khía cạnh kinh doanh, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm marketing nói chung cũng có thể sử dụng các câu chuyện theo cách tương tự để giải thích rõ ràng cho một ý tưởng hay đề xuất phức tạp nào đó.

Dưới đây là một số nguyên tắc bạn có thể tham khảo khi xây dựng các câu chuyện, các bản tóm tắt hay nội dung cho Elevator Pitch.

Câu chuyện trong Elevator Pitch cần ngắn gọn.

Hai nhà đồng sáng lập của gã khổng lồ tìm kiếm Google là Sergey Brin và Larry Page, trong một buổi trình bày ý tưởng kinh doanh của mình với sản phẩm là công cụ tìm Google tới các nhà đầu tư, 2 nhà đồng sáng lập này nói: “Google là công cụ giúp sắp xếp thông tin của toàn thế giới và tất cả mọi người dùng toàn cầu đều có thể truy cập nó.”

Đoạn giới thiệu ngắn gọn này sau đó đã mang về vòng tài trợ lớn đầu tiên cho Google.

Câu chuyện phải dễ nói và dễ nhớ.

Bạn hãy xem việc chuẩn bị nội dung cho Elevator Pitch như là các bài tập về nhà, hãy thử thách bản thân bằng cách giữ cho nó dễ nói và dễ nhớ nhất, 100 ký tự có thể là quá đủ để bạn thể hiện.

Câu chuyện phải xác định “một điều” mà bạn muốn người nghe (đối tượng mục tiêu) ghi nhớ nhất.

Nói đến chiến lược này, cố nhà sáng lập Apple, Steve Jobs là một thiên tài.

Vào năm 2001, khi chiếc iPod đầu tiên được ra mắt, ông nói: “Nó cho phép bạn mang theo 1.000 bài hát trong túi của mình.”

Cũng theo cách tiếp cận tương tự vào năm 2008, MacBook Air là “máy tính xách tay mỏng nhất thế giới”. Apple vẫn sử dụng chiến lược này cho đến ngày nay.

Ở khía cạnh bán hàng (Sales), với tư cách là khách hàng (người mua), họ cũng cần “một điều” này. Ví dụ nếu bạn là nhân viên bán hàng, thay vì đề cập đến chi tiết các tính năng của sản phẩm vốn rất dài và khó nhớ, bạn có thể nói: Sản phẩm của chúng tôi sẽ giảm 80% hóa đơn điện thoại di động của công ty bạn.”

Kết luận.

Trên đây là những kiến thức quan trọng nhất cần biết về thuật ngữ Elevator Pitch. Bằng cách hiểu được bản chất thực sự của Elevator Pitch là gì, cách xây dựng một câu chuyện thành công cho Elevator Pitch và hơn thế nữa, bạn có nhiều cơ hội hơn để giành được hợp đồng từ khách hàng, cơ hội được đầu tư từ nhà đầu tư hay đơn giản là có được sự quan tâm từ đối tượng mục tiêu với các bài truyết trình nhanh của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Steve Jobs: Phần lớn mọi người đều coi sai lầm là thất bại là kết thúc thay vì là cơ hội

Khi được hỏi về một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một người nào đó có khả năng thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, cố nhà sáng lập Apple, Steve Jobs cho rằng đó chính cách họ nhìn nhận về sai lầm (mistakes). Thành công là thứ vốn được ẩn dấu trong tất cả những sự tiến bộ mà bạn đã thực hiện được trong suốt hành trình.

Steve Jobs: Phần lớn mọi người đều coi sai lầm là thất bại là kết thúc thay vì là cơ hội
Steve Jobs: Phần lớn mọi người đều coi sai lầm là thất bại là kết thúc thay vì là cơ hội

Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với Tạp chí Time (Time Magazine), Steve Jobs đã đưa ra những gì có thể coi là dấu hiệu quan trọng nhất của những người thành công.

Cố nhà sáng lập Apple nói: “Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn phạm phải sai lầm và thực hiện chúng, tôi đã có cơ hội để mắc rất nhiều sai lầm. Tính thẩm mỹ của bạn cũng trở nên tốt hơn khi bạn mắc sai lầm.”

Mặc dù là được hỏi về dấu hiệu của người thành công, Steve Jobs dường như không nói về nó, thay vào đó, ông nói về một thứ khác, đó chính là những sai lầm.

“Hầu hết mọi người không coi sai lầm như là một cơ hội. Họ nghĩ về việc có cơ hội để xây dựng một thứ gì đó, để lãnh đạo hay dẫn dắt một thứ gì đó, hoặc họ có thể nghĩ về việc sẽ có được cái gọi là cơ hội vào đúng thời điểm. Sự thật là, sai lầm chính là các cơ hội.”

“Đối với hầu hết mọi doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm, thành công không xảy ra như một sự kiện mà là một quá trình. Nó là một cái gì đó đi kèm với sự tiến bộ trong một khoảng thời gian nhất định. Và, sự tiến bộ đó đến từ việc phạm phải sai lầm.”

Mỗi khi bạn thử làm một điều gì đó và thất bại, đó chính là lúc bạn sẽ học được cái gì là hiệu quả và cái gì không. Theo thời gian, nếu bạn thử đủ thứ, bạn sẽ tìm thấy hình dạng của cái gọi là thành công, chúng vốn ẩn dấu trong tất cả những sự tiến bộ mà bạn đã tạo ra trên suốt chặng đường.

Vấn đề lớn ở đây là, đối với hầu hết mọi người, họ coi sai lầm giống như thất bại, và thất bại giống như là dấu chấm hết của mọi thứ. Họ nghĩ rằng nếu họ thử thứ gì đó và nó không hiệu quả, họ nên dừng lại.

Có một sự thật dường như là hiển nhiên nhưng mọi người lại cố tình hiểu khác đi (hoặc không muốn hiểu) đó là không ai từng đạt được một điều gì đó tuyệt vời mà không mắc phải một số sai lầm nào đó (thậm chí là rất nhiều sai lầm).

Sự khác biệt ở đây chính là họ coi những sai lầm đó không phải là thất bại mà là cơ hội. Steve Jobs luôn coi sai lầmcơ hội.

“Nếu bạn định làm một thứ gì đó, và muốn nó thực sự tuyệt vời. Tất cả những gì cần làm là hãy cho nó thêm một chút thời gian, sẵn sàng đón nhận và mắc phải sai lầm, sau đó là kiên trì cho đến khi nó thực sự trở nên tuyệt vời.”

Tuy nhiên, một lần nữa, đối với nhiều người, điều khó khăn nhất là chấp nhận việc phạm sai lầm. Nếu suy nghĩ của bạn là sai lầm đồng nghĩa với thất bại, thì bạn sẽ ít có khả năng thử mọi thứ hơn. Nếu bạn ngừng thử và cố gắng, bạn sẽ không thể tạo ra bất cứ thứ gì đó mới cả, đó mới là sai lầm lớn nhất.

Khi bạn mắc sai lầm, bạn bắt đầu xác định ranh giới của những gì là hiệu quả và những gì không. Bạn cũng trực tiếp trải nghiệm những cảm xúc khi một thứ gì đó không như ý muốn. Theo thời gian, cảm giác đó sẽ bớt đáng sợ hơn rất nhiều, nó giúp bạn tự tin và có nhiều động lực hơn để tiếp tục.

Điều khiến mọi người thường không đạt được thành công đó là họ bắt đầu bỏ cuộc khi phạm phải sai lầm hoặc nếu họ thấy thứ họ đang làm không hiệu quả.

Theo góc nhìn của Steve Jobs, dấu hiệu chính để nhận ra người thành công là họ không coi sai lầm là thất bại, là kết thúc. Họ chấp nhận phạm nhiều sai lầm nhưng sau đó là cố gắng vượt qua cho đến khi họ tìm thấy được điều gì đó hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter yêu cầu nhà quảng cáo phải chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh

Theo thông báo mới đây, X (Twitter cũ) yêu cầu các nhà quảng cáo trên nền tảng phải chi tiêu tối thiểu là 1000 USD để có thể duy trì trạng thái được xác minh (verified – tick xanh).

Twitter yêu cầu nhà quảng cáo chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh
Twitter yêu cầu nhà quảng cáo chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh

Trong bối cảnh khi việc đổi tên thương hiệu từ Twitter thành X vẫn còn là chủ đề đang gây tranh cãi, Twitter được cho là đang tiếp tục làm khó các nhà quảng cáo với mục tiêu tăng lợi nhuận. Các báo cáo đầu tháng này cho thấy doanh thu quảng cáo của Twitter đã giảm ít nhất là 50%.

Theo đó, Twitter hiện yêu cầu các thương hiệu hay nhà quảng cáo phải chi ít nhất là 1.000 USD mỗi tháng cho quảng cáo để duy trì trạng thái đã được xác minh của họ trên nền tảng.

Trả lời thông tin này với tờ The Wall Street Journal, Elon Musk cho biết rằng chi phí “cao vừa phải” là một biện pháp phòng ngừa để giúp giảm số lượng những kẻ lừa đảo đang tạo ra “hàng triệu tài khoản” trên nền tảng.

Elon Musk nói thêm rằng thay vào đó, các thương hiệu có thể chọn trả 1.000 USD mỗi tháng cho huy hiệu tổ chức đã được xác minh (verified organization badge) của doanh nghiệp.

Trong khi chưa biết lý do chính đằng sau quyết định này của Twitter là gì, tuy nhiên rõ ràng là điều này cũng có thể giúp doanh thu quảng cáo của Twitter tăng lên.

Ở một nỗ lực khác, Twitter hiện cũng đang giảm giá 50% cho tất cả các đơn quảng cáo mới cho đến hết ngày 31 tháng 7. Twitter tuyên bố rằng mục đích chính của đợt giảm giá này là cho phép các nhà quảng cáo “đạt được phạm vi tiếp cận trong những thời điểm quan trọng” chẳng hạn như các sự kiện thể thao lớn đang diễn ra.

Mặc dù con số 1.000 USD hàng tháng dường như không phải là vấn đề đối với các thương hiệu lớn, tuy nhiên nó cũng có thể là trở ngại với các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Meta chia sẻ một số mẹo nhỏ về Facebook Ads Manager

Bằng cách thành thạo với những thứ tưởng chừng rất là đơn giản như trình quản lý quảng cáo Facebook (Facebook Ads Manager), người làm quảng cáo có thêm những nền tảng vững chắc cho các chiến lược sau này.

Meta chia sẻ một số mẹo nhỏ về Facebook Ads Manager
Meta chia sẻ một số mẹo nhỏ về Facebook Ads Manager

Trong bối cảnh hiện tại, với phần lớn các marketer, việc chạy quảng cáo và tối đa hóa phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu, hay thậm chí là bán hàng trực tiếp trên các nền tảng xã hội là một trong những nhiệm vụ chính.

Để làm được điều này, thay vì phải theo đuổi các xu hướng hay thuật toán mới nhất, các nhà quảng cáo cần phải biết đối tượng cụ thể của thương hiệu hoạt động tích cực nhất ở đâu, một khi người dùng thay đổi hành vi và trải nghiệm, các marketer cũng cần nghiên cứu các công cụ và cơ hội quảng cáo mới.

Đặc biệt, trong những thời điểm khi nền kinh tế khó khăn, điều này càng trở nên quan trọng hơn, thương hiệu phải tập trung vào các nền tảng hoạt động tốt nhất và tạo ra phản hồi tốt nhất cho doanh nghiệp.

Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhà quảng cáo từ những thứ căn bản này, Meta vừa chia sẻ một số mẹo để làm việc và tối ưu hoá hiệu quả quảng cáo với Facebook Ads Manager.

Facebook Ads Manager là gì?

Facebook Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy tất cả các chiến dịch quảng cáo trên tất cả các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, Messenger hay Audience Network.

Từ đây, các nhà quản lý quảng cáo có thể bắt đầu tạo quảng cáo, tuỳ chỉnh các tính năng liên quan và sau đó theo dõi hiệu suất quảng cáo sau khi chúng được khởi chạy.

Ngoài việc có thể truy cập Ads Manager này từ trình duyệt web, bạn cũng có thể tải xuống ứng dụng Facebook Ads Manager (Facebook Ads Manager app) dành cho điện thoại di động (iOS và Android).

Bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại, bạn có thể tạo, chỉnh sửa và theo dõi hiệu suất quảng cáo ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.

Những mẹo chính để làm việc với Facebook Ads Manager.

  • Hãy chuẩn bị quảng cáo (Ads) môt vài ngày trước khi xuất bản nó, đây là khoảng thời gian cho quy trình đánh giá quảng cáo của Meta.
  • Hãy để các quảng cáo thoát khỏi giai đoạn học hỏi (Learning Phase – phần được Facebook hiển thị trên từng mẫu quảng cáo) trước khi sửa nó nếu có. Điều này cho phép hệ thống quảng cáo tìm thấy những đối tượng phù hợp nhất với quảng cáo.
  • Hãy phân tích và chọn đúng mục tiêu của chiến dịch. Bạn không thể lấy mục tiêu là tối đa hoá lượt hiển thị (Impressions) để tối đa hoá chuyển đổi (Conversions).
  •  Hãy sử dụng các công cụ đo lường để đánh giá xem loại sản phẩm hay thông điệp nào có sức ảnh hưởng đến họ.
  • Hãy thử nghiệm nhiều định dạng, nội dung quảng cáo, nhóm đối tượng hay vị trí hiển thị quảng cáo (Feed, Message…) nhất có thể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Trình quản lý quảng cáo Facebook tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quý 2 năm 2023: Lượng người dùng của Spotify vượt mức mong đợi

Báo cáo kết quả quý 2 năm 2023 của Spotify, nền tảng streaming nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới cho thấy số người dùng và đăng ký Spotify hằng tháng vượt qua mong đợi, đồng thời dự báo số lượng người nghe mỗi tháng sẽ đạt 572 triệu trong quý 3.

Quý 2 năm 2023: Lượng người dùng của Spotify vượt mức mong đợi
Quý 2 năm 2023: Lượng người dùng của Spotify vượt mức mong đợi

Số lượng người dùng hoạt động hằng tháng (MAU) đã tăng lên 551 triệu trong quý 2 của năm 2023, vượt qua con số 526,8 triệu của các nhà phân tích Spotify dự báo.

Theo dữ liệu của IBES từ Refinitiv, những thuê bao đăng ký trả phí, chiếm phần lớn doanh thu của công ty, đã tăng 17% lên 220 triệu, cao hơn ước tính trước đó là 216,6 triệu.

Giám đốc điều hành Spotify Daniel Ek cho biết đây là quý thứ 6 liên tiếp nền tảng này có sự tăng trưởng về số lượng người dùng.

Tuy nhiên, “gã khổng lồ” phát trực tuyến vẫn ghi nhận khoản lỗ ngày càng lớn do số tiền đầu tư vào mảng podcast và chi phí bản quyền âm nhạc ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Doanh thu quý 2 của Spotify chỉ đạt 3,51 tỉ USD, thấp hơn ước tính của các nhà phân tích là 3,54 tỉ USD. Dù vậy, CEO Spotify vẫn thể hiện sự lạc quan, vị này cho biết số lượng người dùng tăng lên sẽ đem đến sự tăng trưởng về doanh thu, đó là bài học được rút ra ở Spotify và công ty đã chứng kiến điều đó nhiều lần.

Vào hôm 24.7, Spotify công bố đợt tăng giá đầu tiên tại thị trường Mỹ, với gói trả phí cá nhân tăng 1 USD/tháng, động thái này diễn ra sau khi các đối thủ như Apple Music, YouTube và Amazon cập nhật tăng giá.

Công ty dự kiến sẽ tăng giá ở khoảng 50 thị trường (Market) khác, bao gồm Vương quốc Anh, Ireland, Úc, New Zealand, Brazil, Tây Ban Nha, Pháp, Hồng Kông, Israel, Ý, Mexico, Hà Lan, Thụy Điển và Canada.

Spotify tăng mức giá ở một số thị trường để nền tảng có thể tiếp tục đổi mới và đảm bảo lợi nhuận, những cập nhật này sẽ giúp Spotify mang lại giá trị cho người hâm mộ và nghệ sĩ trên nền tảng.

Spotify dự kiến số lượng thuê bao có trả phí (subscriber) sẽ đạt 224 triệu trong quý 4/2023 và doanh thu là 3,64 tỉ USD, trong khi đó, các nhà phân tích kỳ vọng số lượng người đăng ký là 222,4 triệu và doanh thu là 3,75 tỉ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Heineken: Không bán bia mà chỉ bán các khoảnh khắc

Cũng như nhiều thương hiệu lớn khác, Heineken không bán sản phẩm mà bán những cảm xúc và khoảnh khắc, thứ người tiêu dùng mong muốn được cảm nhận.

Heineken: Không bán bia mà chỉ bán các khoảnh khắc
Heineken: Không bán bia mà chỉ bán các khoảnh khắc

Freddy Heineken, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO tập đoàn Heineken từ 1971-1989 cho rằng “không bán bia mà bán những khoảnh khắc tuyệt vời” chính là bí quyết thành công của doanh nghiệp.

Trong lịch sử hơn 150 năm của Heineken, Freddy Heineken là người đã đưa thương hiệu vươn xa tầm thế giới. Làm việc cho công ty sản xuất bia được ông nội mình thành lập, Freddy Heineken nhận định rằng những khoảnh khắc tuyệt vời cùng trải nghiệm ấn tượng là điều đã giúp Heineken gắn kết cùng người tiêu dùng trên khắp toàn cầu.

Tại những nơi thương hiệu đặt chân đến, khoảng 190 quốc gia khác nhau, Heineken đã có những cái tên được địa phương hóa.

Nổi bật có thể kể đến Jaineken ở Mexico, Henikeno ở Nhật, Chairman ở Nigeria… Và ở Việt Nam, Heineken được gọi với cái tên thân thuộc Ken. Không chỉ thu gom vô số biệt danh từ người yêu bia, Heineken còn cùng họ tạo nên những biến tấu độc đáo trong cách thưởng thức.

Riêng tại Việt Nam, Heineken tiên phong tạo ra sự kiện đếm ngược đón năm mới với Heineken Countdown, những đại tiệc âm nhạc cùng loạt ngôi sao hàng đầu quốc tế, giải đua xe F1, trình diễn 3D tại dinh Độc Lập (TP HCM)…

Theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, Heineken triển khai nhiều hoạt động bám sát lộ trình này. Đơn cử, sáng kiến Greener Bar – mô hình quầy bar thân thiện với môi trường, nơi người tiêu dùng có thể cùng Heineken thu gom lon bia sau khi sử dụng, cùng toàn bộ nguyên vật liệu được tái sử dụng sau khi kết thúc sự kiện.

Heineken cũng không ngừng ủng hộ và nâng cao tinh thần “Uống có trách nhiệm”, đưa ra những giải pháp thay thế thức uống có cồn bằng thức uống đại mạch Heineken 0.0.

Trong khi đó, Heineken Silver “nhẹ êm mà đậm chất” được sáng tạo bởi nghệ nhân Việt, giúp Gen Z toàn thế giới có thêm nhiều hứng khởi khi thưởng thức.

Đại diện thương hiệu cho biết, tất cả những hoạt động này đã khẳng định câu nói của Freddy Heineken:

“Chúng tôi không bán bia, chúng tôi bán gezelligheid, hay những khoảnh khắc tuyệt vời”. Không chỉ đơn thuần tạo nên một hương vị bia trứ danh, Heineken còn cùng người yêu bia tận hưởng giây phút không thể quên cùng “những khoảnh khắc tuyệt vời”.

Hướng tới kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150, Heineken đã thực hiện một nghiên cứu để hiểu hơn về những thành phần cần thiết cho “gezelligheid” nhằm áp dụng cho các hoạt động của chiến dịch.

Ông Bram Westenbrink, Giám đốc Toàn cầu của thương hiệu Heineken chia sẻ: “Mang đến những khoảnh khắc tuyệt vời cho người tiêu dùng là một phần trong DNA của chúng tôi trong 150 năm qua. Khi hiểu rõ hơn những yếu tố tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo ra trải nghiệm không thể quên cho người tiêu dùng”.

Với thông điệp “Tưng bừng 150 năm – Đại tiệc của thế giới”, bên cột mốc đáng nhớ của mình, Heineken cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm mang đến người tiêu dùng Việt Nam “những khoảnh khắc tuyệt vời”.

Thương hiệu cho ra mắt bộ sưu tập gồm 4 lon phiên bản giới hạn “Tưng bừng 150 năm”, nổi bật trên những lon bia là hàng loạt cái tên khác nhau của Heineken trên khắp thế giới và chương trình quay số trúng thưởng hàng tuần.

“Hướng tới lễ kỷ niệm 150 năm, chúng tôi cũng đang lên kế hoạch thổi bùng không khí lễ hội với những hoạt động mang tinh thần ‘chỉ có thể là Ken”, đại diện Heineken Việt Nam cho biết.

Vào năm 2022, doanh thu toàn cầu của Heineken đạt mức hơn 38 tỷ USD và hiện chiếm hơn 40% thị phần bia tại thị trường Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam 2022

Nhờ đà phục hồi nửa cuối năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu của thị trường quảng cáo Việt Nam năm 2022 đạt hai con số (12,7%) và đứng thứ 2 khu vực ASEA. Cùng xem tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam 2022.

Tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam 2022
Tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam 2022

Chia sẻ tại Tọa đàm “Xu hướng đổi mới sáng tạo – Chuyển đổi số cho ngành truyền thông quảng cáo Việt Nam” do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì, phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) tổ chức, Chủ tịch VAA cho biết sau đại dịch Covid-19, ngành quảng cáo Việt Nam đã có sự phục hồi trở lại.

Số liệu của Statista cho thấy, tổng doanh thu ngành quảng cáo thế giới năm 2022 dự kiến đạt hơn 910 tỷ USD, trong đó Mỹ là thị trường đứng đầu với 365,6 tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng doanh thu toàn ngành quảng cáo thế giới.

Tại khu vực ASEAN, Indonesia, Thái Lan và Singapore tiếp tục là những thị trường đứng đầu với mức doanh thu dự báo năm 2022 lần lượt là 5,56 tỷ USD, 4,301 tỷ USD và 2,578 tỷ USD.

Riêng thị trường Việt Nam, Statista dự báo doanh thu quảng cáo năm 2022 đạt khoảng 2,192 tỷ USD, đứng thứ 5/11 quốc gia ASEAN.

Tuy nhiên, Việt Nam lại xếp thứ 2/11 quốc gia về tốc độ tăng trưởng12,7%), chỉ sau Malaysia (18,9%) và hơn Indonesia (8,1%), Thái Lan (3,9%) và Singapore (8,4%).

Tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam 2022
Tổng quan về thị trường quảng cáo Việt Nam 2022

Dù vậy, khi so sánh với tốc độ phục hồi của thế giới, đại diện VAA cho rằng ngành quảng cáo Việt Nam vẫn chậm nhịp. Trong lúc ngành quảng cáo thế giới phục hồi vào năm 2021 thì quảng cáo Việt Nam phục hồi chậm trong năm 2022.

Theo ghi nhận của Kantar Media Việt Nam, doanh thu quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, YouTube và TikTok trong năm 2022 (số liệu từ tháng 3/2022) là khoảng 2,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với quảng cáo trên truyền hình (TV). Năm 2023, dự kiến con số này là 3,4 tỷ USD, tương đường 80 nghìn tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mùa đông của ngành quảng cáo dường như đang tan băng

Theo các số liệu báo cáo quý 2 mới đây, khi doanh thu từ quảng cáo của hầu hết các nền tảng như Google, Meta, hay Microsoft đều có xu hướng tăng, mùa đông của ngành quảng cáo dường như đang tan băng.

Mùa đông quảng cáo dường như đang tan băng
Mùa đông quảng cáo dường như đang tan băng

Về tổng thể, hiện có nhiều dấu hiệu dự kiến cho thấy mùa đông của ngành quảng cáo đang bắt đầu tan băng.

Kể từ cuối năm 2021, trước những lo ngại về nền kinh tế, lãi suất và lạm phát cao hơn, nhiều thương hiệu đã bắt đầu thắt chặt các hoạt động quảng cáo, ngành quảng cáo theo đó bước vào mùa đông với nhiều dấu hiệu tiêu cực.

Việc các nhà quảng cáo giảm chi tiêu cũng có nghĩa là doanh số của các nền tảng quảng cáo sẽ bắt đầu xuống dốc, kéo theo đó là hàng loạt hệ luỵ như sa thải nhân sự quy mô lớn hay không ít các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan (Agency) phải đóng cửa.

Tuy nhiên, theo báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023 mới đây của Meta, Google, Microsoft, khi hầu hết các nền tảng đều chứng kiến mức doanh thu quảng cáo tăng (dù không nhiều), điều này cho thấy mùa đông quảng cáo dường như đang bước vào những ngày tan băng.

Meta, doanh nghiệp vốn có hơn 98% doanh thu là đến từ quảng cáo, đã báo cáo doanh thu vượt xa mức dự kiến, dự báo tổng doanh thu vào năm 2023 sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái.

Công ty mẹ của Google là Alphabet, hiện là doanh nghiệp bán quảng cáo lớn nhất thế giới (cao gấp khoảng 2 lần so với nền tảng đứng thứ 2 là Meta) cũng báo cáo mức tăng trưởng trở lại sau hai quý sụt giảm liên tiếp.

Trong khi đó, một số thương hiệu có mức chi tiêu quảng cáo lớn nhất thế giới cũng đã cho biết rằng họ có kế hoạch tăng chi tiêu cho ngân sách Marketing trong thời gian tới.

Gã khổng lồ ngành hàng FMCG, Nestlé, lần đầu tiên công khai chi phí quảng cáo và tiếp thị trong quý này, cho biết họ có kế hoạch “tăng đáng kể đầu tư tiếp thị” trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023. Chi phí quảng cáo và tiếp thị của Nestlé hiện chiếm 7,1% doanh số bán hàng của doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2023.

Tiếp đó, Kimberly-Clark, tập đoàn toàn cầu chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cho biết doanh nghiệp kỳ vọng mức chi tiêu quảng cáo sẽ tăng khoảng 20% vào năm 2023.

Gã khổng lồ ngành F&B, PepsiCo (vừa công bố báo cáo doanh thu quý 2 đạt hơn 22 tỷ USD) cũng thông báo đã tăng ngân sách cho quảng cáo và tiếp thị thêm 100 triệu USD trong quý 2 và sẽ tiếp tục tăng trong các quý còn lại của năm 2023.

Với hầu hết các thương hiệu ở các ngành hàng, suy thoái và lạm phát cũng buộc doanh nghiệp tăng giá bán trong 2022 và 2023, điều này cũng góp phần vào việc tăng trưởng doanh số bán hàng trong nửa đầu năm 2023.

Nhìn chung, tổng chi tiêu quảng cáo toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 2,9% trong năm nay 2023 lên mức 907,2 tỷ USD, theo công ty nghiên cứu quảng cáo Warc. Người phát ngôn của Warc cho biết những con số đó được kỳ vọng sẽ cao hơn.

Ở khía cạnh các agency, các kết quả cũng đang diễn ra theo những chiều hướng khác nhau. Trong khi Publicis Groupe được xem là ngôi sao về doanh thu, Omnicom và IPG lại phải chứng kiến mức tăng trưởng không như kỳ vọng.

Một trong những lý do khiến các marketer vẫn tỏ ra e ngại với việc chi tiêu đó là họ cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn có thể bị rơi vào suy thoái (recession), bất chấp những thông tin từ chính phủ Mỹ cho biết rằng nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,4% trong quý hai, tăng từ mức 2% trong quý đầu tiên của năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Khung giờ vàng để đăng bài Instagram 2024

Khám phá cách các thương hiệu hay người làm marketing có thể thúc đẩy lượt tiếp cận và tương tác nhờ việc chọn và tối ưu thời điểm đăng bài. Khung giờ vàng để đăng bài trên Instagram 2024.

Thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2023
Thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2024

Dựa trên hàng triệu dữ liệu về hiệu suất của các bài đăng trên Instagram, dưới đây là những gì mà marketer có thể tham khảo về thời gian đăng bài tốt nhất trên mạng xã hội Instagram và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên một lần nữa, mọi dữ liệu đều mang tính tham khảo, người làm marketing cần liên tục thử nghiệm để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Với 500 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và hơn 1.5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Instagram là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại (cao hơn nhiều so với khoảng 1 tỷ người dùng của TikTok).

Trong khi tuỳ thuộc vào từng thương hiệu với các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu (Target Audience) khác nhau, nhu cầu khai thác mạng xã hội có thể khác nhau, bằng cách có được nhiều hiểu biết hơn về cách người dùng đang tương tác với nền tảng, người làm marketing có nhiều cách hơn để tối ưu hoá chiến lược của mình.

Ngoài ra, khi nắm bắt được cách thuật toán của Instagram phân phối nội dung, marketer cũng có thể có được những định hướng tốt hơn cho chiến lược nội dung trên nền tảng.

Thời gian tốt nhất hay khung giờ vàng để đăng bài lên Instagram 2024.

Trước khi xem xét chi tiết về thời gian đăng bài gắn liền với các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể, việc có được các ý tưởng về xu hướng chung về thời điểm người dùng Instagram đăng bài là điểm khởi đầu hữu ích.

Thông qua dữ liệu từ các công cụ truyền thông mạng xã hội như Hootsuite, Sprout Social, HubSpot và Later, các nền tảng này đã phân tích hàng triệu bài đăng để tìm ra thời điểm nào người dùng Instagram hoạt động tích cực nhất, trong cả các ngày lẫn qua các múi giờ khác nhau.

Như đã đề cập ở trên, mọi dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo, do đó các marketer thay vì áp dụng theo, hãy sử dụng nó để lên ý tưởng thử nghiệm và tối ưu cho riêng thương hiệu của mình.

Khung giờ vàng để đăng bài trên Instagram – Dữ liệu so sánh giữa các công cụ phân tích.

Nguồn dữ liệu cập nhật mới 2024 từ:

  • 110 triệu bài đăng trên 1 triệu người dùng Instagram của HubSpot.
  • 11 triệu bài đăng Instagram của Later.
  • Hơn 30.000 bài đăng trên Instagram của Hootsuite.
  • Dữ liệu từ hơn 2 tỷ lượt tương tác từ trên 400.000 tài khoản của Sprout Social .

Khung giờ tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2024.

Thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2023.
Thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2024.

Nếu thương hiệu của bạn là thương hiệu toàn cầu, khi khách hàng của bạn có mặt ở nhiều khu vực hay quốc gia khác nhau, dữ liệu về sự khác biệt giữa các khu vực cũng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của chiến dịch.

Dưới đây là chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.

Chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.
Chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.

Ngày tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2024.

Theo dữ liệu từ Hootsuite, ngày tồi tệ nhất để đăng bài lên Instagram là ngày Chủ nhật.

Later và Sprout cho thấy Thứ Tư là một trong những ngày tốt nhất để đăng bài lên Instagram.

Later cũng cho rằng sáng sớm thứ Hai cũng là thời điểm “vàng” để các thương hiệu đăng bài lên Instagram, lượng xem và tương tác có được là rất đáng để thử.

Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2024.

Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2023.
Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2024.

Về tổng thể, video ngắn đang là đinh dạng nội dung tạo ra nhiều tương tác nhất và mang tính xu hướng ở thời điểm hiện tại trên phạm vi toàn cầu. Từ Reels, TikTok đến Shorts của YouTube đều chứng kiến bối cảnh này.

Nếu bạn đang thử nghiệm với Instagram Reels, thì:

  • Hootsuite: thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram Reels là 9 giờ sáng và 12 giờ trưa, từ Thứ Hai đến Thứ Năm.
  • SocialPilot, thời gian tốt nhất để đăng bài là từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, từ thứ Hai đến thứ năm.

Thời gian nào người dùng Instagram hoạt động tích cực nhất?

Trong khi tuỳ thuộc vào từng độ tuổi với các hành vi và sở thích khác nhau, thời điểm người dùng “Active” nhiều nhất cũng khác nhau, từ 7 – 8 giờ sáng (giờ địa phương) thường là thời điểm tốt cho một bài đăng trên Instagram vào buổi sáng.

Như một thói quen thông thường, người dùng thường kiểm tra mạng xã hội, dành vài phút hoặc hơn để cuộn qua các nguồn cấp tin tức hoặc xem Instagram Reels.

Một thời điểm khác mà mọi người thường xuyên sử dụng điện thoại để “lướt” Instagram (và các nền tảng khác) là khi họ nghỉ trưa. Đăng vào khoảng từ 11 – 1 giờ chiều, khi mọi người có thể đang nghỉ trưa, có thể giúp đảm bảo rằng bài đăng của thương hiệu sẽ có cơ hội được tiếp cận (Reach) với nhiều người hơn.

Mọi người cũng có xu hướng lướt mạng xã hội ngay sau giờ làm việc hoặc trước khi đi ngủ.

Một lần nữa, đừng quên thử nghiệm và tìm ra thời gian tốt nhất cho thương hiệu của mình.

Thời điểm tốt nhất KHÔNG nên đăng bài trên Instagram 2024.

Ngược lại với các thời điểm đăng bài tốt nhất, thời điểm xấu nhất không nên đăng cũng quan trọng không kém.

Cuối tuần thường là thời điểm có xu hướng thấy mức độ tương tác thấp hơn. Thứ bảy có thể là thời điểm thích hợp để đăng nếu bạn đăng vào đúng thời điểm.

Các thương hiệu cung cấp hàng tiêu dùng (FMCG) có xu hướng có được mức độ tương tác cao hơn vào tối Chủ nhật.

Dữ liệu từ các nền tảng đều chứng minh rằng Chủ nhật nói chung là ngày tồi tệ nhất để đăng trên Instagram, vì thời điểm này mọi người đang giải tỏa căng thẳng hoặc chuẩn bị cho tuần tới.

Vì vậy, thông thường, họ sẽ dành ít thời gian hơn để lướt mạng xã hội.

Cách tìm thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram.

Về bản chất, tất cả các dữ liệu nghiên cứu hay các lời khuyên khác đều chỉ mang tính tham khảo, marketer nên xem đó là benchmark và điểm khởi đầu để thử nghiệm với các bài đăng của mình hơn là công thức cuối cùng.
Để tìm thấy thời điểm phù hợp nhất để đăng lên Instagram (hay các mạng xã hội khác), hãy thử nghiệm và kiểm tra các thời điểm khác nhau để biết thời điểm nào thương hiệu nhận được phản hồi tốt nhất.
Rất có thể bạn sẽ thấy rằng các loại bài đăng (nội dung và định dạng) khác nhau sẽ nhận được phản ứng khác nhau vào những thời điểm khác nhau và bạn cũng sẽ muốn thử nghiệm trên nhiều loại bài đăng có liên quan đến khách hàng và thương hiệu của mình.
Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo khi phân tích.
  • Đánh giá các bài đăng hoạt động hiệu quả nhất, đo lường thời điểm chúng được đăng và nội dung của bài đăng.
  • Kiểm tra thời điểm đối tượng mục tiêu của thương hiệu trực tuyến nhiều nhất để xem họ trực tuyến nhiều nhất khi nào và ở đâu.
Để có thể đo lường những thông tin này, bạn có thể sử dụng phần Instagram Insights hoặc các công cụ của bên thứ 3 khác.

Kiểm tra nội dung của đối thủ cạnh tranh.

Ngoài việc phân tích các dữ liệu trên chính các kênh của thương hiệu của mình, người làm marketing cũng có thể tìm thấy thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram bằng cách quan sát dữ liệu của đối thủ.

Công việc hết sức đơn giản, bạn chỉ cần xem thời điểm nào đối thủ đăng bài và nhận được nhiều tương tác nhất, sau đó thử nghiệm cho thương hiệu của mình. Cách làm này tương tự như cách bạn sử dụng Ads Library để phân tích quảng cáo của đối thủ.

Liên tục thử nghiệm để tìm thấy thời điểm tốt nhất nên đăng bài trên Instagram.

Bạn cứ hình dung thế này, một nội dung được đăng vào thời điểm này có thể hiệu quả, tuy nhiên, vào một thời điểm tương tự trong tương lai mọi thứ lại hoàn toàn khác.

Về bản chất, sẽ không có bất cứ một công thức thành công nào cố định theo thời gian, thay vào đó, chúng liên tục biến đổi cả về nội dung lẫn thời gian.

Mục tiêu của bạn nên là thường xuyên theo dõi phản ứng của khách hàng với các loại nội dung (content) khác nhau vào từng thời điểm khác nhau.

Ngoài ra, bằng cách sử dụng các tính năng hỗ trợ khác như các thẻ hashtag cũng có thể giúp thuật toán của các nền tảng nhận diện và phân phối nội dung tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng nhẹ nhưng không đạt kỳ vọng

Theo báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023 mới được công bố gần đây, doanh thu tổng của Microsoft là 56.2 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2022, tuy nhiên lại không như kỳ vọng của năm 2023.

Doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng nhẹ nhưng không đạt kỳ vọng
Doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng nhẹ nhưng không đạt kỳ vọng

Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Microsoft không đạt hiệu quả như mong đợi trong quý 2 năm 2023 (so với chỉ tiêu đưa ra trước đó).

Doanh thu từ quảng cáo (advertising) và tìm kiếm tin tức tăng 86 triệu USD – tăng 3% – bao gồm cả chi phí mua lại lưu lượng truy cập (traffic) mà Microsoft trả cho các nhà xuất bản.

Trong khi đó, doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm và tin tức – không bao gồm chi phí mua lại lưu lượng truy cập – tăng 8%.

Tuy nhiên, bất chấp những dấu hiệu tăng trưởng, Microsoft lưu ý rằng những con số này “chậm hơn một chút so với kỳ vọng” do chi tiêu quảng cáo của các nhà quảng cáo diễn ra không như kỳ vọng.

Microsoft cũng xác nhận rằng doanh thu của mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn lần đầu tiên vượt qua mức 15 tỷ USD trong năm tài chính 2023 của Microsoft.

Một phần của sự tăng trưởng này của LinkedIn là nhờ vào Giải pháp Nhân tài (LinkedIn Talent Solutions), nền tảng tuyển dụng của mạng xã hội LinkedIn.

Ở khía cạnh tương tự, giải pháp LinkedIn Marketing Solutions lại chứng kiến mức giảm khi chi tiêu của các nhà quảng cáo có phần chậm lại.

“Chi tiêu quảng cáo thấp hơn một chút so với dự đoán, điều này đã ảnh hưởng đến cả quảng cáo tìm kiếm, tin tức cũng như giải pháp Marketing trên LinkedIn.”

Ông Amy Hood, phó chủ tịch điều hành kiêm giám đốc tài chính của Microsoft cho biết rằng tốc độ tăng trưởng của LinkedIn và Microsoft sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thị trường tuyển dụng và quảng cáo nói chung, đặc biệt là trong ngành công nghệ, vốn là thế mạnh của nền tảng.

Mặc dù nhu cầu với quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) đã bắt đầu sụt giảm từ đầu năm, các nhà phân tích đã dự đoán rằng quý 2 sẽ là một quý thành công hơn khi nền kinh tế ổn định hơn và nền tảng cũng đầu tư nhiều hơn vào AI để hỗ trợ nhà quảng cáo.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh này lại cho thấy tốc độ tăng trưởng đang không như kỳ vọng. Nền kinh tế và cả AI (trí tuệ nhân tạo) không đáp ứng kỳ vọng nhanh như những gì mà doanh nghiệp dự báo.

Bạn có thể xem chi tiết về báo cáo doanh thu của Microsoft tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook vượt ngưỡng 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

Trên toàn bộ ứng dụng của Meta — bao gồm WhatsApp, Instagram, Facebook Messenger và cả Instagram Threads — hiện đã có 3,88 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users – MAU).

Facebook vượt ngưỡng 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)
Facebook vượt ngưỡng 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

Theo báo cáo quý mới nhất, Facebook hiện có hơn 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), trong khi nhiều ý kiến cho rằng Facebook không còn là mạng xã hội của người trẻ (Gen Z), mức độ tăng trưởng của nền tảng lại đi theo chiều ngược lại.

Cụ thể, trên toàn bộ ứng dụng của Meta — bao gồm WhatsApp, Instagram, Facebook Messenger và cả Instagram Threads — hiện đã có 3,88 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users – MAU).

Tiếp đó, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của Facebook cũng chứng kiến mức tăng lên 2,064 tỷ người, từ mức 2,037 tỷ trong quý 1 vừa rồi.

Một phần sự tăng trưởng của Meta được thúc đẩy bởi định dạng video ngắn Reels, tính năng tương tự như TikTok hay Shorts của YouTube.

Theo CEO Meta Mark Zuckerberg, Reels nhận được hơn 200 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn bộ nhóm ứng dụng. Mạng xã hội văn bản tương tự Twitter mới là Threads cũng tăng trưởng với mức độ chưa từng có, đạt hơn 100 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày ra mắt, cao hơn cả mức của ChatGPT của OpenAI.

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng chưa từng có và quan trọng hơn, chúng tôi thấy nhiều người dùng hơn đang quay lại sử dụng hàng ngày.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng nhẹ trong quý 2 năm 2023

Google vừa công bố báo cáo kinh doanh quý 2 năm 2023, doanh thu từ mảng tìm kiếm tăng 5%, doanh thu quảng cáo tổng thể của Google cũng tăng trưởng nhẹ.

Doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng nhẹ
Doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng nhẹ

Theo báo cáo của công ty mẹ Alphabet Inc, doanh thu quảng cáo quý 2 năm 2023 của Google đạt mức hơn 58 tỷ USD, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi doanh thu quảng cáo từ YouTube và tìm kiếm (Search) tăng nhẹ khoảng hơn 4%, doanh số của mạng lưới quảng cáo Google (Google network) lại giảm 5%.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù về tổng thể, doanh thu của Google vẫn tăng, tuy nhiên con số khiêm tốn chỉ hơn 3% cho thấy bối cảnh quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) vẫn khá ảm đạm.

Các nhà phân tích dự đoán rằng điều này sẽ tiếp tục xảy ra đến quý 4 năm 2023.

Giám đốc kinh doanh của Google, Philipp Schindler, cho biết rằng Google sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào AI (trí tuệ nhân tạo), nâng cấp các sản phẩm quảng cáo của mình dựa trên sức mạnh của AI, ví dụ như Performance Max trong thời gian tới.

“Generative AI đang thúc đẩy mạnh mẽ các sản phẩm quảng cáo mới và hiện có của Google. Chúng tôi đang giúp các nhà quảng cáo đưa ra quyết định tốt hơn, giải quyết vấn đề và nâng cao khả năng sáng tạo. Tôi rất hào hứng với AI.”

Bạn có thể xem chi tiết về báo cáo của Google tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Meta tăng trưởng vượt kỳ vọng

Theo báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023 mới được công bố, doanh thu quảng cáo của Meta tiếp tục tăng trưởng vượt mức kỳ vọng với gần 32 tỷ USD.

Doanh thu quảng cáo của Meta tăng trưởng vượt kỳ vọng
Doanh thu quảng cáo của Meta tăng trưởng vượt kỳ vọng

Theo đó, trong báo cáo quý 2 năm 2023 mới được công bố, doanh thu của Meta là hơn 32 tỷ USD so với mức kỳ vọng ban đầu là hơn 31 tỷ USD. Meta cũng kỳ vọng doanh số sẽ tiếp tục tăng lên mức khoảng 34 tỷ USD trong quý 3.

CEO Meta cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy mức độ tương tác mạnh mẽ trên các ứng dụng và sản phẩm của mình như Llama 2, Instagram Threads, Reels, các sản phẩm AI khác hiện cũng đang được triển khai và sẽ sớm ra mắt trong quý tới.”

Công ty mẹ của FacebookInstagram cũng báo cáo doanh thu quảng cáo là 31,5 tỷ USD, cao hơn mức 30,43 tỷ như dự kiến.

Về tổng thể, số lần hiển thị quảng cáo (Ad Impressions) hay còn được Ad Inventory là chìa khóa của mọi nền tảng bao gồm cả Meta, đã tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái khi giá quảng cáo giảm 16% trong cùng thời kỳ đó.

Số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook cũng tăng trưởng vượt kỳ vọng, con số này hiện là 2,06 tỷ so với ước tính là 2,03 tỷ.

Mặc dù tình hình kinh doanh chung của Meta là rất tích cực, riêng mảng thực tế ảo VR và AR lại không như kỳ vọng, vào năm 2022, Reality Labs (đơn vị chuyên phát triển mảng thực tế ảo của Meta) lỗ hơn 13 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Shop vượt Lazada là vì người Việt thích xem và mua hàng qua livestream

Báo cáo mới đây của Metric cho thấy TikTok Shop đã vượt Lazada về thị phần doanh thu quý II/2023, trong bối cảnh 38% người tiêu dùng Việt dành 1-3 giờ mỗi tuần để xem livestream.

TikTok Shop vượt Lazada là vì người Việt thích xem và mua hàng qua livestream
TikTok Shop vượt Lazada là vì người Việt thích xem và mua hàng qua livestream

Nền tảng phân tích dữ liệu E-commerce Metric mới đây công bố “Báo cáo tổng quan thị trường các sàn thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2023 và dự báo quý III/2023”, cho thấy những kết quả khả quan.

Tổng giá trị của toàn bộ đơn hàng giao thành công (NMV) trên các sàn thương mại điện tử (eCommerce) đạt gần 93.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 46% so với doanh thu cùng kỳ năm 2022.

Một xu hướng nổi bật trên các sàn thương mại điện tử được Metric chỉ ra là shopping livestream, hay còn được gọi là mua sắm qua video trực tiếp, xuất phát từ mạng xã hội ở Trung Quốc.

Theo thống kê của Metric, shopping livestream là loại hình phổ biến nhất của hoạt động livestream tại Việt Nam, với 62% số người được khảo sát cho biết mục tiêu xem livestream của họ là mua sắm. Ngoài ra có 49% xem để giải trí.

Khi được hỏi về thời gian trung bình xem livestream mỗi tuần, 1-3 giờ là câu trả lời phổ biến nhất với 38% đáp viên lựa chọn. Tiếp đó, 33% cho biết họ dành dưới 1 giờ mỗi tuần để xem livestream. Đáng chú ý, có tới 18% nói rằng họ dành 3-5 giờ và 7% dành 5-7 giờ.

Về thời gian trung bình xem livestream mỗi phiên, 34% đáp viên cho biết họ thường xem 15-30 phút, 27% xem 5-15 phút và 25% xem 30 phút-1 giờ.

Để thể hiện rõ hơn lượng thời gian mà người tiêu dùng dành để xem livestream, Metric trích dẫn thống kê của Statista cho biết thời gian online trung bình của người Việt Nam là hơn 6 giờ mỗi ngày.

Theo báo cáo hồi đầu tháng 6 từ công ty Nghiên cứu thị trường Coresight Research, shopping livestream đã phát triển thần tốc thành thị trường trị giá 512 tỷ USD.

Chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh thu bán hàng livestream có thể dễ dàng đạt 50 tỷ USD trong năm 2023.

Nhắc tới bán hàng qua livestream, TikTok Shop của mạng xã hội TikTok có lẽ là cái tên đầu tiên được nhớ đến. Trước xu hướng mới, Shopee hay Lazada cũng đẩy mạnh hình thức livestream. Tuy nhiên, nhờ xuất phát điểm là một nền tảng chia sẻ video, TikTok Shop rõ ràng chiếm ưu thế.

Trong lúc lướt video để giải trí, người dùng sẽ bắt gặp các phiên livestream và có thể “cao hứng” bấm vào xem ngay lập tức. Đặc điểm này hoàn toàn khác với Shopee hay Lazada – ứng dụng mà người dùng thường chỉ vào khi có nhu cầu mua sắm.

Quý IV/2022, chỉ 4 tháng sau khi ra mắt thị trường Việt Nam, TikTok Shop đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada, đến quý I/2023 chỉ còn kém Lazada 3,5% thị phần doanh thu.

Sau quý II/2023, TikTok Shop chính thức vượt qua Lazada vươn lên là sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Theo số liệu của Metric, thị phần doanh thu quý này của TikTok Shop và Lazada lần lượt là 20% và 16%. Shopee chiếm 63%.

Metric cho biết thị phần của Shopee từ đầu năm tới nay gần như không thay đổi, đồng nghĩa với việc TikTok Shop đang thực sự lấy đi thị phần (market share) từ các sàn thương mại điện tử còn lại.

Ngay từ đầu tháng 6, công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI cũng cho biết TikTok Shop đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ 2 thị trường, chỉ sau Shopee.

Theo YouNet ECI, lực lượng influencer (những người có tầm ảnh hưởng sở hữu trên 20.000 follower) đã góp phần làm nên một năm tăng trưởng nóng cho TikTok Shop. Họ chính là những người thực hiện các phiên livestream thu hút đông đảo người tiêu dùng.

Trong một báo cáo hồi quý I/2023, Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam chỉ ra rằng mô hình Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) mà TikTok Shop theo đuổi đã trở thành xu thế không thể phủ nhận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Markettimes

Doanh số của PepsiCo cao hơn gấp đôi so với Coca-Cola trong năm 2022

Mặc dù được xem là đối thủ truyền kiếp với nhau trong ngành F&B, doanh số của PepsiCo lại cao hơn nhiều so với Coca-Cola. Doanh số của PepsiCo cao hơn gấp 2 lần so với Coca-Cola trong năm 2022.

Doanh số của PepsiCo cao hơn gấp đôi so với Coca-Cola trong năm 2022
Doanh số của PepsiCo cao hơn gấp đôi so với Coca-Cola trong năm 2022

Cụ thể doanh số của PepsiCo trong năm 2022 là hơn 86 tỷ USD, trong khi đó của đối thủ Coca-Cola chỉ là 43 tỷ USD.

Dù vậy, doanh số của Coca-Cola cũng tăng trưởng khá tích cực trong thời gian gần đây.

CEO của Coca-Cola, James Quincey cho biết: “Về mặt tích cực, nhiều áp lực trong chuỗi cung ứng đã giảm bớt, mối lo ngại xung quanh lĩnh vực ngân hàng suy giảm và giá năng lượng cũng tiếp tục giảm từ mức cao kỷ lục.”

Trong khi bức tranh chung của Cola-Cola rất khả quan, có không ít khách hàng đã rời bỏ thương hiệu để chuyển sang các nhãn hàng riêng (private label) có giá rẻ hơn trong suốt thời kỳ khi nền kinh tế khó khăn.

Doanh thu quý 2 của Coca-Cola đạt mức 11,97 tỷ USD so với mức dự báo là 11,75 tỷ USD.

Ở phía đối thủ là PepsiCo, theo số liệu từ Yahoo Finance, doanh thu quý 2 năm 2023 của PepsiCo đạt mức hơn 22 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022, tức vẫn giữ mức gấp đôi doanh thu của Coca-Cola của năm 2022.

Cũng giống như nhiều công ty thực phẩm và đồ uống (Food and Beverage) khác, Coca-Cola đã tăng giá sản phẩm của mình để đối phó với việc chi phí hàng hóa tăng cao trong suốt giai đoạn khi kinh tế rơi vào lạm phát và suy thoái.

Chiến lược định giá của Coca-Cola mặc dù chưa gây ra các phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng, tuy nhiên có không ít khách hàng đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khác với giá rẻ hơn ví dụ như các nhãn hàng riêng (không có thương hiệu).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google Display Ads và Dynamic Search Ads đã được tích hợp vào Performance Max

Việc đưa Google Display Ads (GDN) và Dynamic Search Ads (DSA) vào Performance Max (PMax) có thể giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá hiệu suất một cách toàn diện hơn trên tất cả các điểm chạm của Google.

Google Display Ads và Dynamic Search Ads đã được tích hợp vào PMax
Google Display Ads và Dynamic Search Ads đã được tích hợp vào PMax

Theo đó, Google vừa tích hợp kiểu chiến dịch quảng cáo hiển thị (Display Ads) và quảng tìm kiếm động (Dynamic Search Ads) vào kiểu chiến dịch quảng cáo hiệu suất tối đa Performance Max (PMax) trong Google Ads.

Trong khi loại chiến dịch mới đã có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu, nhà quảng cáo cũng có thể chọn sử dụng hoặc không sử dụng kiểu chiến dịch này.

(Thông báo về tuỳ chọn mới đã được thông báo trong tài khoản quảng cáo).

Google Ads Performance Max là gì?

Performance Max hay Google Ads Performance Max (viết tắt là PMax) là một cách mới để các nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu hóa quảng cáo trên các sản phẩm của Google như YouTube, Hiển thị, Tìm kiếm, Khám phá, Gmail và cả Google Maps.

Loại chiến dịch này đã được ra mắt và chạy thử nghiệm (beta) từ năm ngoái với mục tiêu tối ưu các chiến dịch tìm kiếm dựa trên từ khoá (keyword-based).

Sau thành công của phiên bản beta, hiện Google đang mở rộng tính năng này cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn thế giới.

Kiểu chiến dịch Google Display Ads và Dynamic Search Ads hiện đã được tích hợp vào Performance Max trong Google Ads.

Google cho biết, một kiểu chiến dịch PMax tách biệt mới có thể giúp nhà quảng cáo sử dụng kết hợp cài đặt và học hỏi từ các chiến dịch hiện tại để duy trì hiệu suất của chiến dịch một cách nhất quán từ một nơi duy nhất.

Bằng cách tận dụng cả kiểu chiến dịch GDN và DSA trong PMax, người làm marketing có thể cải thiện ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) trên tất cả các kênh hiện có của Google.

Một khi đã chọn sử dụng kiểu chiến dịch tích hợp mới, dưới đây là một số tính năng nhà quảng cáo có thể sử dụng:

  • Quảng cáo được phân phối dựa trên khả năng kiểm soát hàng tồn kho: Tính năng này giúp thương hiệu đảm bảo rằng các trang sản phẩm hết hàng sẽ không được xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm, hệ thống sẽ tự động phân tích hàng tồn kho của sản phẩm (product inventory).
  • Nhiều từ khoá tìm kiếm chuyển đổi hơn: AI (trí tuệ nhân tạo) của PMax sẽ sử dụng nội dung quảng cáo của chiến dịch như là một tín hiệu hữu ích để phát hiện thêm nhiều từ khoá hay truy vấn tìm kiếm có thể mang lại chuyển đổi cao hơn. Điều này đặc biệt có lợi cho các thương hiệu vốn sử dụng các trang đích (landing page) đơn giản với ít nội dung hoặc nội dung (content) không chất lượng.
  • Phục vụ mục đích của người dùng một cách hiệu quả hơn: Bằng cách sử dụng các nội dung được tạo tự động, PMax có thể tùy chỉnh nội dung quảng cáo sao cho phù hợp hơn với mục đích tìm kiếm của người dùng (Search Intent).
  • Nhiều Insights hơn: Google đang giới thiệu nhiều danh mục tìm kiếm hơn và khả năng áp dụng phạm vi theo ngày. Nhà quảng cáo cũng sẽ sớm có thể tải xuống những insights này thông qua Google Ads API.

Khi so sánh sự khác biệt giữa DSA và Performance Max, Google cho biết sự khác biệt chính giữa kiểu chiến dịch hiệu suất tối đa và tìm kiếm động là cách tối ưu hóa dựa trên thuật toán nhiều hơn.

Với Performance Max, không có các từ khóa phủ định hoặc nhắm mục tiêu (Targeting) theo đối tượng trực tiếp mà thay vào đó, thuật toán sẽ tự động tối ưu hóa dựa trên chiến lược giá thầu và tín hiệu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Google cho biết, những nhà quảng cáo nâng cấp các kiểu chiến dịch hiện có như GDN và DSA lên PMax sẽ thấy số lượt chuyển đổi tăng trung bình từ khoảng 20%. Hiệu suất này vẫn giữ nguyên ngay cả khi một thương hiệu đã có sẵn chiến dịch PMax.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Download] Báo cáo xu hướng tài chính tiêu dùng tháng 6 năm 2023

Báo cáo tài chính tiêu dùng (Financial Consumers Trends Report 2023) là báo cáo phân tích định kỳ về xu hướng chi tiêu tài chính của người tiêu dùng Việt Nam.

[Download] Báo cáo xu hướng tài chính tiêu dùng tháng 6 năm 2023
[Download] Báo cáo xu hướng tài chính tiêu dùng tháng 6 năm 2023
Báo cáo xu hướng tài chính tiêu dùng (Financial Consumers Trends Report) sẽ khám phá các ưu tiên tài chính, động cơ chi tiêu và cả kỳ vọng của người tiêu dùng về các thương hiệu tài chính mà họ sẽ lựa chọn.

Báo cáo lần này sẽ phân tích các thông tin chính dưới đây.

1. Sự gia tăng về lượng người tìm kiếm các cơ hội một cách thận trọng.

  • Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên an toàn tài chính nhưng vẫn muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời cao.
  • Các cản phẩm tài chính cân bằng được các yếu tố này sẽ thắng thế trong năm 2023.

2. Ranh giới giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đang bị xóa nhòa.

  • Người tiêu dùng sẽ xem xét các nhà cung cấp tài chính trên các phân khúc khác nhau để có thể tìm thấy cơ hội tốt nhất hiện có.
  • Các thương hiệu tài chính không nên bị giới hạn bởi các danh mục sản phẩm cụ thể mà thay vào đó cần cung cấp các giải pháp tốt nhất nhắm trực tiếp vào nhu cầu hiện tại của thị trường.

3. Việc thu hút khách hàng ngày càng khó.

  • Người tiêu dùng đang đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn khi đánh giá thương hiệu.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải sử dụng tư duy lấy khách hàng làm trung tâm (Customer Centric) để cung cấp cho khách hàng những giải pháp thương hiệu toàn diện cho nhu cầu của họ.

Bạn có thể tải xuống báo cáo đầy đủ tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Quý 2 năm 2023: TikTok Shop vượt Lazada về doanh thu thương mại điện tử

Theo báo cáo thương mại điện tử nửa đầu năm 2023 vừa được Metric công bố, doanh thu (NMV) của TikTok Shop chính thức vượt Lazada và trở thành sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam.

Quý 2 năm 2023: TikTok Shop vượt Lazada về doanh thu thương mại điện tử
Quý 2 năm 2023: TikTok Shop vượt Lazada về doanh thu thương mại điện tử

Theo báo cáo thương mại điện tử (eCommerce) nửa đầu năm 2023 vừa được Metric công bố, doanh thu NMV (Net Merchandised Value/Tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công) toàn thị trường đạt khoảng 93.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đó, doanh thu NMV Quý 1 và Quý 2/2023 lần lượt ghi nhận 43.000 và 50.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, bảng xếp hạng thị phần doanh thu NMV sau nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa Lazada và TikTok Shop của TikTok. Theo Metric, ở Quý 4/2022, thời điểm TikTok Shop mới ra mắt được 4 tháng đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada.

Đến Quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu và nhanh chóng vượt qua Lazada vào Quý 2.

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ rằng ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần quy mô tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trên toàn cầu của TikTok Shop, lên mức 20 tỷ USD riêng trong năm 2023.

Điều này đồng nghĩa vơi việc TikTok Shop đã vươn lên là sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Trong khi thị phần của Shopee từ đầu năm tới nay gần như không thay đổi, điều này có nghĩa là TikTok Shop đang thực sự lấy đi thị phần từ các sàn thương mại điện tử còn lại như Tiki và Sendo (thuộc FPT).

Cụ thể, Shopee ghi nhận tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công đạt 59.000 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2023, với 667 triệu sản phẩm được bán ra.

TikTok Shop đạt doanh thu 16.300 tỷ đồng – bằng 27% so với thành tích của Shopee, với 117 triệu sản phẩm bán ra. Trong khi đó, Lazada đạt 15.700 tỷ đồng doanh thu NMV với 117,5 triệu sản phẩm.

Trong khi đó, Tiki và Sendo vẫn chưa thể tạo được bất ngờ khi tiếp tục đuối sức trước các đối thủ, NMV lần lượt chỉ đạt 1.600 tỷ đồng và 112,3 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2023, thị trường thương mại điện tử vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các ngành hàng như nhà cửa – đời sống, làm đẹp, hay ngành bán lẻ như thời trang nữ, mẹ & bé, bách hóa. Các phân khúc giá được ưa chuộng nhất trên thương mại điện tử bao gồm 100.000 – 150.000 đồng, 150.000 – 200.000 đồng, 200.000₫ – 350.000 đồng.

Bên cạnh đó, Shopping livestreams hay Shoppertainment là loại hình phổ biến được các nền tảng thương mại điện tử chú trọng phát triển. Đây cũng là lợi thế của TikTok Shop khi xuất phát từ nền tảng giải trí video ngắn, sở hữu sẵn lượng người dùng khổng lồ.

Hầu hết người tiêu dùng dành tối đa 3 giờ hàng tuần để xem các buổi phát trực tiếp, hầu hết các phiên đều dưới 1 giờ.

Theo công ty Nghiên cứu thị trường Coresight Research, hình thức mua sắm qua livestream đã phát triển thần tốc thành thị trường có giá trị 512 tỷ đô la Mỹ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh thu bán hàng livestreaming có thể dễ dàng đạt 50 tỷ USD trong năm 2023 này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hoàng Thuỳ | Markettimes

Trà sữa Mixue của Trung Quốc đang lên kế hoạch IPO

Theo đó, chuỗi trà sữa trân châu Mixue của Trung Quốc đang có kế hoạch IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng).

Trà sữa Mixue lên kế hoạch IPO
Trà sữa Mixue lên kế hoạch IPO

Theo nguồn tin của Bloomberg, ít nhất 6 tên tuổi trà sữa của Trung Quốc đang cân nhắc các đợt niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó bao gồm Mixue Bingcheng – chuỗi cửa hàng trà sữa trân châu lớn nhất Trung Quốc hay XSQ Tea có trụ sở tại Chiết Giang với 1.600 cửa hàng.

Chuyên viên phân tích Shen Meng của Chanson & Co cho biết các chuỗi cửa hàng F&B này nằm trong số các công ty bị cấm niêm yết trên các sàn giao dịch chính của Trung Quốc, đặc biệt là các dự án đang đốt tiền để tăng quy mô.

“Thật không may, hầu hết các chuỗi cửa hàng trà sữa trân châu đều áp dụng mô hình kinh doanh này. Hầu như tất cả các chuỗi này đều thua lỗ, vì vậy họ khó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của một đợt IPO trên thị trường cổ phiếu A”, vị này nói thêm.

Do đó, thay vì theo đuổi IPO ở đại lục, 6 chuỗi trà sữa gồm Auntea Jenny, ChaDaiBao, Chagee, GoodMe, Mixue và XSQ Tea đang cân nhắc IPO tại nước ngoài.

Mixue dẫn đầu nhóm những doanh nghiệp khao khát IPO với 25.000 cửa hàng ở Trung Quốc và 3.000 cửa hàng ở nước ngoài. Năm ngoái, Mixue đã nộp hồ sơ IPO tại Thâm Quyến, kỳ vọng huy động được 918 triệu USD nhưng đã bị hoãn lại.

Thời gian qua, nhiều chủ ngân hàng đã chào mời Mixue để niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc) khi cánh cửa tại Thâm Quyến dường như đã đóng lại, nhưng công ty vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Ngoài Mixue, các chuỗi trà sữa khác có khả năng huy động được ít hơn 500 triệu USD mỗi công ty.

Cho đến nay, giá trị các đợt IPO toàn cầu vẫn còn rất xa so với thời điểm huy hoàng năm 2021. Tại Hong Kong, tính đến hiện tại, thương vụ niêm yết lớn nhất trong năm nay thuộc về nhà sản xuất rượu ZJLD Group, khi công ty đã huy động được 676 triệu USD.

Chuỗi trà trái cây ChaBaiDao có sự hậu thuẫn của China International Capital Corp (CICC) đã nộp hồ sơ niêm yết tại Hong Kong và dự kiến có thể diễn ra vào đầu năm tới. Nhà bán lẻ đồ uống có trụ sở tại Thành Đô đã mở hơn 6.000 cửa hàng tại hơn 250 thành phố của Trung Quốc và thu về gần 36 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ USD) doanh thu hàng năm.

Trong khi đó, trà sữa GoodMe có thể huy động được khoảng 300 triệu USD trong một đợt chào bán ở Hong Kong ngay trong năm tới, theo Bloomberg. XSQ Tea, chuỗi trà trái cây, gần đây cũng đã gặp gỡ các cố vấn tiềm năng để lên kế hoạch niêm yết tại Hong Kong.

Từ thất bại của Didi Global vào năm 2021, rất ít công ty Trung Quốc nghĩ tới việc niêm yết tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, có hai thương hiệu trà sữa trân châu vẫn đang tìm cách IPO tại thị trường này.

Trong đó có Chagee Enterprise Management với chuỗi Chagee sở hữu hơn 1.860 cửa hàng, gồm hơn 70 cửa hàng ở Malaysia, Thái Lan và Singapore. Theo Natixis SA, ngay cả ở nước ngoài, các chuỗi trà sữa trân châu Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng câu chuyện tăng trưởng của họ là có thật.

Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao của Natixis tại Hong Kong, cho biết: “Các chuỗi thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc thường dựa vào việc mở rộng nhanh chóng để đạt được thị phần lớn và tiếp thị câu chuyện này với các nhà đầu tư.

Điều đó cũng có nghĩa là có thể bức tranh tài chính của các doanh nghiệp này không tốt và thường có khả năng bị thay thế cao nếu xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, tốt hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

TikTok cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản để đối đầu với Twitter và Threads

Theo thông báo mới đây từ TikTok, mạng xã hội viddeo ngắn này bắt đầu cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản (text), động thái nhằm đối đầu trực tiếp với Twitter và Instagram Threads của Meta.

TikTok cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản để đối đầu với Twitter và Threads
TikTok cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản để đối đầu với Twitter và Threads

Trong một thông cáo báo chí (PR) mới đây, TikTok cho biết người dùng hiện có thể đăng bài bằng văn bản (text) thay vì chỉ là video ngắn như trước đây. Kiểu bài đăng mới này về cơ bản là tương tự như phần ‘Câu chuyện’ trên Instagram của Meta.

Với định dạng mới, người dùng TikTok có thể thay đổi phông chữ (Font), màu nền và hơn thế nữa để khiến cho bài đăng của họ trở nên thu hút hơn.

Động thái mới của TikTok được thực hiện trong bối cảnh mạng xã hội văn bản Twitter đang đối mặt với vô số thách thức, Instagram Threads mới của Meta thì nhanh chóng đạt mốc hơn 100 triệu người dùng chỉ sau hơn 5 ngày ra mắt tại Mỹ.

Về phần TikTok, tính đến tháng 3 năm 2023, TikTok có hơn 150 triệu người dùng tại Mỹ và Mỹ cũng là một trong những thị trường trọng tâm của TikTok.

Mặc dù là thị trường lớn, TikTok đang đối mặt với khá nhiều thách thức tại đây liên quan đến các vấn đề về bảo mật dữ liệu khi chính phủ Mỹ lo ngại việc TikTok chuyển dữ liệu của người dùng Mỹ về công ty mẹ là ByteDance tại Trung Quốc, một số bang của Mỹ như Montana cũng đã cấm TikTok.

Ở một khía cạnh khác, theo ghi nhận của MarketingTrips, Twitter mới đây cũng đã thay đổi logo mang tính biểu tượng là “chú chim màu xanh” thành ‘X’, hướng tới mục tiêu đưa mạng xã hội này trở thành một siêu ứng dụng (super app) được tích hợp các tính năng như thanh toán, thương mại điện tử (eCommerce) hay đặt xe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook, TikTok, Netflix…nộp gần 4.000 tỷ tiền thuế trong 6 tháng đầu năm 2023

Hiện tại, 6 nhà cung cấp lớn là Meta (Facebook), Google, TikTok, Netflix, Apple và Microsoft chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại thị trường Việt Nam.

Facebook, TikTok, Netflix...nộp gần 4.000 tỷ tiền thuế trong 6 tháng đầu năm 2023
Facebook, TikTok, Netflix…nộp gần 4.000 tỷ tiền thuế trong 6 tháng đầu năm 2023

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023 đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (eCommerce), kinh doanh trên nền tảng số.

Tính đến nay đã có 57 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (bắt đầu triển khai từ tháng 3/2022) của ngành thuế, trong đó có nhiều đơn vị lớn như: Google, Apple, Facebook, Netflix, TikTok, Microsoft…

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp ngân sách Nhà nước là 3.944 tỷ đồng. Trong đó khai và nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử là 3.405 tỷ đồng, các đơn vị của Việt Nam khấu trừ nộp thay là 539 tỷ đồng.

Hiện tại, 6 nhà cung cấp lớn là Meta (Facebook), Google, TikTok, Netflix, Apple và Microsoft chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tương lai của mạng xã hội: Các nền tảng cần trở nên an toàn hơn

Với các nghiên cứu cho thấy mức độ độc hại của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là những tác động đến trẻ em và người trẻ, tương lai của mạng xã hội cần trở nên an toàn hơn, chủ sở hữu các nền tảng cần có trách nhiệm nhiều hơn.

Tương lai của mạng xã hội
Tương lai của các nền tảng mạng xã hội cần trở nên an toàn hơn

Theo nhận định mới đây của ông Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ (U.S. Surgeon General), mạng xã hội (Social Network / Social Media) có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên.

Nhận định này cùng với nhiều dữ liệu nghiên cứu khác về sức ảnh hưởng của mạng xã hội tới người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ, là những đóng góp có ý nghĩa về cách các nền tảng mạng xã hội nên được thay đổi trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý của chính phủ, họ cũng cần phải có các biện pháp nhằm định hình trách nhiệm của các chủ sở hữu của các nền tảng mạng xã hội nói riêng và thế giới internet nói chung.

Trong khi trong thế giới thực, mọi thứ dường như khá rõ ràng và dễ kiểm soát hơn, với thế giới ảo, những vấn đề liên quan đến tính phù hợp của nội dung, về quyền riêng tư hay cả câu chuyện về đạo đức vẫn là một thách thức lớn.

Những phát hiện của Tổng Y sĩ Mỹ về việc sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội của giới trẻ.

Theo ông Murthy, khi nói đến việc hiện có đến 95% thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội, ông cho biết rằng trong khi các phương tiện này cũng đóng góp một phần tích cực vào những tác động có ý nghĩa.

Chúng bao gồm các kết nối và hỗ trợ xã hội, sự công nhận đối với các nhóm yếu thế, bao gồm cả những dân tộc thiểu số hay cộng đồng nhỏ.

Đây thực sự là một điểm tích cực trong bối cảnh khi ngày càng có nhiều “sự tấn công” nhắm trực tiếp vào các cộng đồng này.

Tuy nhiên, bên cạnh những gì mà nó có thể mang lại, mạng xã hội cũng đang tạo ra nhiều tác hại đối với người dùng nói chung và người dùng trẻ nói riêng.

Theo báo cáo được trích dẫn, gần 40% trẻ em ở độ tuổi từ 8-12 (thời kỳ được cho là khá nhạy cảm với não bộ) sử dụng mạng xã hội, và việc sử dụng thường xuyên có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi về yếu tố cảm xúc và kiểm soát của trẻ (nghiên cứu chỉ ra).

Bắt nạt trên mạng cũng là một vấn đề lớn, khi số liệu cho thấy có gần 20% thanh thiếu niên báo cáo rằng họ đã bị bắt nạt trên mạng. Những người dùng sử dụng mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng hơn.

Một cuộc khảo sát tại Mỹ (đi kèm với báo cáo) với đối tượng là các bé gái từ 11–15 tuổi cũng cho thấy 1/3 trong số đó hoặc nhiều hơn nói rằng họ cảm thấy nghiện mạng xã hội.

Các biện pháp như cấm hoặc hạn chế là cần thiết nhưng cũng cần khách quan.

Trong khi với những gì mà số liệu đã chứng minh, rõ ràng là mạng xã hội cũng như internet nói chung luôn tồn tại 2 mặt “tốt” và “xấu” và mặt “xấu” dường như đang lấn át, bản thân các bên liên quan như cơ quan quản lý và chính chủ sở hữu các nền tảng cần phải có biện pháp phù hợp.

Việc hạn chế hay thậm chí là cấm sử dụng mạng xã hội (Social Network) đối với một số độ tuổi nhất định có thể là giải pháp hữu hiệu, tuy nhiên làm thế nào để vừa xác minh được danh tính của người dùng vừa đảm bảo tính bảo mật về dữ liệu hay quyền riêng tư?

Đây là lúc các khung bảo mật dữ liệu quốc gia trở nên có giá trị, vừa để tăng thêm sức nặng pháp lý đối với việc chia sẻ dữ liệu trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội, vừa để khuyến khích một cách tiếp cận mang tính phối hợp và cộng tác nhiều hơn từ các doanh nghiệp sở hữu nền tảng.

Tuy nhiên, dù các quy định được đưa ra có thể là gì, việc để các bên liên quan như các bậc cha mẹ hay thậm chí là bản thân trẻ em (người dùng) tham gia vào và có ý kiến là rất cần thiết.

Một khảo sát gần đây của Pew chỉ ra rằng có đến 54% người Mỹ ở độ tuổi 50–64 ủng hộ việc cấm TikTok, so với 29% ở những người dưới 50 tuổi.

Tóm lại, dù là cấm hay hạn chế thì việc thực thi một cách ép buộc mà không có sự đồng ý của người dùng và bậc cha mẹ sẽ có thể mang lại nhiều tác dụng ngược.

Dữ liệu người dùng cần được kiểm soát một cách chặt chẽ hơn.

Liên quan đến việc giảm sự tác động tiêu cực của mạng xã hội đến người dùng, cách dữ liệu của người dùng được thu thập, lưu trữ và sử dụng là một trong những yếu tố cốt lõi.

Các nền tảng mạng xã hội cần minh bạch nhiều hơn, cho phép các bên thứ ba (nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý) truy cập và theo dõi, có như thế thì các giải pháp được đưa ra mới sát với thực tế.

Các quy định mới về minh bạch dữ liệu, chẳng hạn như Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của liên minh châu Âu (EU) gần đây theo đó là một bước đi đúng hướng.

Không chỉ ở châu Âu mà nhiều khu vực khác trên toàn cầu cũng nên tiếp cận theo cách tương tự nếu muốn tương lai của các nền tảng mạng xã hội trở nên an toàn và hữu ích hơn.

Chủ sở hữu của các nền tảng mạng xã hội cần có trách nhiệm nhiều hơn.

Cuối cùng, để mạng xã hội thực là một nơi an toàn không chỉ cho trẻ em mà còn với tất cả người dùng, bản thân các doanh nghiệp sở hữu nền tảng cần có trách nhiệm nhiều hơn với người dùng và cộng đồng.

Các tiêu chuẩn mới về sự an toàn và sức khỏe tâm thần cần được đưa ra, các dữ liệu về trẻ em phải được kiểm soát chặt hơn, cũng như các thuật toán cần minh bạch nhiều hơn.

Trong khi các tiêu chuẩn pháp lý mới và quản trị rủi ro với mạng xã hội còn khá non trẻ, đây là cơ hội lớn để xem xét về mặt ý nghĩa xã hội và triển vọng đầu tư, đến cả sự tin cậy và an toàn trực tuyến.

Từ người dùng, bậc cha mẹ, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hay các tổ chức liên quan khác đều cần phải có trách nhiệm trong việc định hình tương lai của mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

AI sẽ khó có thể biên tập nội dung hay làm quảng cáo trong tương lai gần

Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) hứa hẹn sẽ tăng tốc quá trình soạn thảo và xuất bản, quảng cáo và biên tập nội dung, nhưng hàng loạt sự việc cho thấy điều này khó diễn ra trong tương lai gần.

AI sẽ khó có thể biên tập nội dung hay làm quảng cáo trong tương lai gần
AI sẽ khó có thể biên tập nội dung hay làm quảng cáo trong tương lai gần

Neil Clarke, chủ của tạp chí truyện viễn tưởng Clarkesworld, phải ngừng nhận tác phẩm qua mạng sau khi ngập trong hàng loạt “bài viết tồi tệ do AI tạo ra”.

“Thực sự là những câu chuyện tồi nhất tôi từng thấy. Vấn đề không chỉ nằm ở chất lượng, mà cả số lượng. Các bộ công cụ AI giống như cái gai trong mắt chúng tôi nhiều tháng qua. Chúng tăng gấp đôi gánh nặng công việc của nhóm biên tập, không thể quản lý nổi”. Clarke nói.

Kể từ khi ChatGPT được tung ra cuối năm ngoái hay Google Bard trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia công nghệ ca ngợi AI có tiềm năng tăng hiệu quả và sản lượng, tạo ra nhiều nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế không giống nhau giữa các lĩnh vực.

Các công ty Big Tech đang đầu tư mạnh vào AI với cam kết đơn giản hóa công việc, giúp người dùng nhanh chóng soạn thảo email, tổng hợp lượng lớn dữ liệu, tạo báo cáo, sáng tác truyện, viết báo.

“Công nghệ này có những ứng dụng quan trọng với người làm văn phòng, nhưng còn quá sớm để kết luận là tốt hay xấu, cũng như liệu sẽ thay đổi xã hội thế nào”, Shakked Noy, nghiên cứu sinh tại khoa Kinh tế của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho biết.

Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nói các tổ chức liên chính phủ đánh giá AI có thể cải thiện một số mặt trong chất lượng công việc, nhưng cũng có những cái giá phải đánh đổi.

“Nhiều người lao động nói cường độ làm việc của họ tăng lên sau khi AI được ứng dụng. Nói cách khác, lượng công việc tăng lên nhưng mức lương họ nhận được vẫn giữ nguyên”, Cormann nói.

AI chưa thực sự sẵn sàng.

Ivana Saula, Giám đốc nghiên cứu thuộc Tổ chức Quốc tế của Thợ cơ khí và Công nhân Hàng không, cho biết nhiều người lao động cảm thấy họ giống như “chuột bạch” khi các công ty vội vã triển khai công cụ AI tại nơi làm việc.

Quá trình này cũng không diễn ra suôn sẻ. “Việc ứng dụng công cụ mới thường làm phát sinh những việc dư thừa đòi hỏi con người can thiệp. Trong số này có hoạt động hậu cần mà máy móc không thể thực hiện, làm tăng áp lực và tiêu tốn thời gian so với mạch làm việc thông thường”, bà nói.

“Nhiều nhân lực nói gánh nặng công việc của họ tăng lên, cường độ cũng lớn hơn vì nó được quyết định bởi máy móc.

Quan trọng là quá trình ứng dụng AI cần có ý kiến của những người làm việc trực tiếp với chúng, thay vì chỉ có giới lãnh đạo”, Saula nêu quan điểm.

Một trong những lĩnh vực chứng kiến rõ ràng ưu và nhược điểm của AI là ngành truyền thông và marketing nói chung. Công cụ trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ tăng tốc quá trình soạn thảo và xuất bản, quảng cáo và biên tập nội dung, nhưng hàng loạt sự việc cho thấy điều này khó diễn ra trong tương lai gần.

Trang tin CNet từng phải đăng nhiều bài đính chính đầu năm nay sau khi thử nghiệm dùng AI để viết báo. Một bài đơn giản về phim Star Wars được AI viết và đăng trên Gizmodo đầu tháng 7 sau đó cũng phải đính chính, thậm chí dẫn tới sự phản ứng dữ dội của nhân viên.

Những người như Clarke đang đối phó với AI bằng cách sử dụng AI. Ông và nhóm biên tập tìm đến phần mềm AI chuyên phát hiện tác phẩm do AI tạo ra, nhưng rồi nhận ra chúng cũng không có tác dụng vì thường xuyên đưa ra kết luận sai lệch, đặc biệt là với những tác giả sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ.

“Các chuyên gia sẽ luôn nói về những thứ tuyệt vời mà AI có thể đóng góp cho hàng loạt lĩnh vực khác nhau. Nhưng họ đâu có làm trong lĩnh vực đó”. Clarke nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Điệp Anh (theo CNN/VnExpress)

[Download] Meta chia sẻ hướng dẫn mới về cách sử dụng First Party Data

Thông qua báo cáo mới đây, Meta chia sẻ cách các thương hiệu, nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể tận dụng các dữ liệu do thương hiệu thu thập được (Dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data) để tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo và marketing.

[Download] Meta chia sẻ hướng dẫn mới về cách sử dụng First Party Data
[Download] Meta chia sẻ hướng dẫn mới về cách sử dụng First Party Data
Từ bản hướng dẫn, các marketer có thể tìm thấy nhiều cách hơn để tận dụng các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ khách hàng và tích hợp dữ liệu này vào chiến lược làm Marketing Mix tổng thể.

Báo cáo cũng chia sẻ nhiều insights mới về cách các thương hiệu nên tiếp cận dữ liệu (Data), vốn là điểm quan trọng hàng đầu quyết định đến hiệu quả của chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) và hơn thế nữa.

Tiếp đó, báo cáo cũng chia sẻ cách thương hiệu có thể tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất vào hỗn hợp quảng cáo, thứ có thể giúp cho hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo trở nên hiệu quả hơn thông qua việc phân khúc khách hàng (Segmentation).

Các nền tảng như CDP hay CRM được cũng khuyến nghị sử dụng.

Meta cũng chia sẻ về công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Generation), cách người làm marketing có thể có được nhiều dữ liệu trực tiếp hơn từ công cụ này.

Cuối cùng, Meta cũng chia sẻ nhiều mẹo liên quan đến bộ công cụ quảng cáo được hỗ trợ bởi AI Advantage+ và mô hình Marketing Mix, cách khai thác dữ liệu từ phễu marketing, và nhiều nội dung khác.

Bạn có thể tải xuống toàn bộ báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter sẽ thay logo từ biểu tượng “chú chim xanh” sang X

Theo thông tin mới đây từ chính Elon Musk, mạng xã hội Twitter với logo biểu tượng là “chú chim xanh” sẽ được thay đổi sang X.

Twitter sẽ thay logo từ biểu tượng "chú chim xanh" sang X
Twitter sẽ thay logo từ biểu tượng “chú chim xanh” sang X

Trên trang Twitter cá nhân, Elon Musk thông báo rằng logo của Twitter sẽ sớm được đổi thành “X” từ biểu tượng hiện tại là chú chim màu xanh.

Liên quan đến cái tên X, sau khi mua lại Twitter không lâu, tên công ty đã được đổi thành X Corp với tầm nhìn biến mạng xã hội này thành một “siêu ứng dụng” (Super App) như WeChat của Trung Quốc, nơi người dùng có thể không chỉ trải nghiệm mạng xã hội mà còn mua sắm, đặt xe và cả thanh toán.

Kể từ khi được mua lại với giá 44 tỷ USD, Twitter liên tục đối mặt với những thách thức, từ việc các nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng, bị người dùng tẩy chay vì các quy định mới trên ứng dụng hay nhiều công ty kiện vì chậm thanh toán hoá đơn.

Twitter sau đó cũng đã bổ nhiệm CEO mới với mục tiêu “phục hồi” lại ứng dụng. Tuy nhiên, mới đây khi Meta tiếp tục ra mắt ứng dụng đối thủ là Instagram Threads và nhanh chóng đạt mức hơn 100 triệu người dùng, thách thức với Twitter lại càng trở nên lớn hơn.

Động thái mới của Elon Musk được cho là tiếp tục “cứu” Twitter trong bối cảnh này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Các nội dung do AI tạo ra sẽ được đánh dấu watermark

OpenAI, Google, Meta, Microsoft vừa cam kết với chính phủ Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp như đánh dấu những nội dung do AI tạo ra để đảm bảo tính an toàn.

Việc các nền tảng lớn như OpenAI (sở hữu ChatGPT), Google (Sở hữu Google Bard) hay Microsoft (sở hữu Bing AI) chấp thuận việc sẽ gắn nhãn hay đánh dấu các nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra được cho là động thái quan trọng trong việc nỗ lực phân biệt các nội dung không phải do con người tạo ta.

“Cam kết này là một bước đi đầy hứa hẹn, nhưng sẽ còn rất nhiều việc phải làm cùng nhau”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 21/7.

Sự kiện có sự tham gia của đại diện những công ty lớn về trí tuệ nhân tạo như OpenAI, Google, Meta, Anthropic, Inflection, Amazon, Microsoft.

Các nền tảng này sẽ cùng phát triển một công cụ đánh dấu watermark tự động cho tất cả định dạng từ văn bản, âm thanh đến ảnh, video để người dùng có thể phân biệt được những nội dung do con người hay AI tạo ra một cách dễ dàng hơn.

Hiện các bên chưa bàn về cách watermark sẽ được hiển thị thế nào.

Ngoài ra, các công ty cũng hứa sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống AI trước khi phát hành, chia sẻ thông tin về cách giảm thiểu rủi ro cũng như sẽ đầu tư mạnh vào an ninh mạng.

Họ cũng khẳng định tập trung vào việc bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo trí tuệ nhân tạo không thiên vị, phân biệt đối xử người dùng. Các cam kết khác gồm phát triển giải pháp AI hỗ trợ cho khoa học như nghiên cứu y tế hay giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Động thái trên được coi là một chiến thắng cho nỗ lực của chính quyền ông Biden trong việc kiểm soát AI tổng quát (Generative AI), công nghệ đang bùng nổ cả về mức độ đầu tư và sự phổ biến với người dùng.

Kể từ khi AI tạo sinh như ChatGPT, Bard xuất hiện và gây sốt, các nhà lập pháp trên khắp thế giới đã bắt đầu xem xét các biện pháp để giảm nguy cơ của công nghệ mới này đối với an ninh cũng như nền kinh tế quốc gia

Ông Biden cho biết đang nghiên cứu xây dựng một sắc lệnh hành pháp về AI sau khi tiếp đón đại diện của 7 công ty công nghệ. Mỹ được đánh giá đang chậm trễ so với châu Âu trong việc đưa ra quy định AI.

Vào tháng 6, các nhà lập pháp châu Âu đã ra bộ quy tắc dự thảo, yêu cầu các hệ thống như ChatGPT phải phân biệt các nội dung (Content) do AI tạo ra với nội dung thật và đảm bảo có biện pháp bảo vệ chống lại nội dung độc hại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Trung Quốc: Nhà tuyển dụng công nghệ cho rằng nhân viên trên 35 tuổi không còn hữu dụng

Những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, thị hiếu tiêu dùng và tỉ lệ thất nghiệp cao ở người trẻ khiến rất nhiều người lao động Trung Quốc lâm vào cảnh “30 tuổi đã toan về già”.

Trung Quốc: Nhà tuyển dụng công nghệ cho rằng nhân viên trên 35 tuổi không còn hữu dụng
Trung Quốc: Nhà tuyển dụng công nghệ cho rằng nhân viên trên 35 tuổi không còn hữu dụng
Cách đây mấy ngày trong lúc hàn huyên sau một workshop tại Singapore, giáo sư kinh tế Trung Quốc tại một trường đại học hàng đầu nước này than với tôi rằng kinh tế Trung Quốc có vẻ không ổn, khi thị trường bất động sản vẫn không có gì khởi sắc và tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ hiện rất cao.

Còn những người đang có công ăn việc làm nhưng chuẩn bị bước qua tuổi 35 thì đang lo sợ bị công ty kiếm cớ cho nghỉ việc, đặc biệt trong ngành công nghệ và tài chính.

Vị giáo sư giải thích thêm rằng các công ty Trung Quốc hiện đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận trong giai đoạn kinh tế khó khăn bằng cách thay dần những người đang hưởng lương cao và trong giai đoạn sự nghiệp không còn nhiều động lực sáng tạo.

Những người trẻ mới tốt nghiệp ra trường được đánh giá là nhiều ý tưởng mới, sẵn sàng làm việc quá giờ và cống hiến cho công ty để thể hiện, và quan trọng là chịu nhận mức lương khởi điểm thấp. Kinh nghiệm và chuyên môn lâu năm không phải là những phẩm chất mà các công ty này đánh giá cao nhất trong giai đoạn hiện thời.

Phân biệt tuổi tác gần như công khai

Chính sách phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng và thuê nhân sự ở Trung Quốc không mới, nhưng kinh tế phục hồi chậm chạp sau COVID-19 đã khiến tình hình xấu hơn với người lao động hơi lớn tuổi.

Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 16-24 ở Trung Quốc lên đến khoảng 20% trong tháng 6-2023, khiến giới chủ có nhiều cơ hội chọn lựa ứng viên trẻ với mức lương thấp hơn, và sẵn sàng làm ngoài giờ nhiều hơn, góp phần mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Hiện nay, các nhà tuyển dụng trong ngành công nghệ Trung Quốc cho rằng nhân viên trên 35 tuổi không còn hữu dụng, nhất là khi họ là nhóm lao động cơ bản có năng lực, kinh nghiệm, và đều yêu cầu mức lương cao hơn. Điều đó đồng nghĩa khi họ mất việc thì rất khó tìm được việc làm mới.

Từ giữa năm 2018, Bloomberg đã có bài về văn hóa làm việc phân biệt tuổi tác ở Trung Quốc. Hãng tin này dẫn lời Helen He, nhà tuyển dụng nhân sự cho mảng công nghệ ở Thượng Hải, nói các thân chủ bí mật chỉ thị cho cô không thuê những người trên 35 tuổi.

He nói: “Hầu hết những người ở độ tuổi 30 đều đã kết hôn và phải chăm sóc gia đình, họ không thể tập trung vào công việc với cường độ cao. Nếu một ứng viên 35 tuổi không muốn trở thành quản lý, công ty tuyển dụng thậm chí còn không xem CV của ứng viên đó”.

Một bài báo khác, trên tờ báo Hong Kong South China Morning Post tháng 3-2022, tường thuật rằng tình trạng này đã trở thành vấn đề quốc gia khi trong làn sóng già hóa dân số, Chính phủ Trung Quốc muốn người dân làm việc lâu hơn, nhưng người trên 35 tuổi hầu như không thể được tuyển dụng mới. Ngay cả các công việc trong cơ quan công quyền cũng có giới hạn tuổi 35 đối với những người lần đầu được tuyển dụng.

Bloomberg xem xét kết quả tìm kiếm việc làm trên trang tuyển dụng nổi tiếng của Trung Quốc zhaopin.com thì thấy có hơn 10.000 tin tuyển dụng chỉ dành cho ứng viên dưới 35 tuổi. Kết quả này tương ứng với một nghiên cứu khảo sát 550.000 lập trình viên ở Trung Quốc vào năm 2021 cho thấy những người dưới 35 tuổi chiếm hơn 90%. Một con số đáng giật mình.

Nhìn từ khía cạnh xã hội, chính sách phân biệt tuổi tác bất thành văn không chỉ ảnh hưởng đến người lao động ở độ tuổi sau 30, mà còn có tác động tâm lý tới những người đã không còn trẻ và đang có việc làm.

Nhóm người này cảm thấy vị trí công việc của họ lung lay và lo sợ bị mất việc. Bloomberg nhận xét rằng “cuộc khủng hoảng tuổi trung niên trên 30” đang lan tràn ở Trung Quốc. Gần 3/4 công nhân ở Trung Quốc là dưới 30 tuổi và các nhà tuyển dụng tiếp tục thúc đẩy xu hướng này.

Những công ty lớn nhất khi tuyển dụng mới đều ưu tiên nhân viên trẻ, không chỉ bởi mức lương thấp, khả năng làm việc ở cường độ cao hơn, mà còn do họ hiểu được thị hiếu của nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, điều đang thay đổi nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước.

Từ kỹ sư phần mềm tới công nhân nhà máy

Theo báo chuyên về tài chính của Trung Quốc Nhất Tài tháng 4-2023, dữ liệu công khai với tất cả người làm công ăn lương ở nước này cho thấy không tới 33% là dưới 35 tuổi, nhưng gần 65% số đó đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông, phần mềm và công nghệ thông tin, tức 7/10 nhân viên ngành công nghệ là dưới 35 tuổi.

Và xu hướng đó không chỉ dừng lại ở những lĩnh vực thời thượng như công nghệ. Đầu năm 2023, một khảo sát của zhaopin.com cho thấy 85% nhân viên văn phòng nói 35 là ngưỡng tuổi tuyển dụng quan trọng.

Khoảng 47% tin rằng rất khó tìm được việc làm sau 35 tuổi. Một số ngành dễ bị phân biệt tuổi tác nhất là Internet với chu kỳ đổi mới nhanh, ngành tài chính có tính cạnh tranh cao và các ngành văn hóa, giải trí đòi hỏi sáng tạo.

Khoảng 53% nhân viên Internet cho biết “rất khó tìm việc sau 35 tuổi” và tỉ lệ này là 52% đối với những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, giải trí và thể thao.

Và đây không chỉ là vấn đề của nhân sự trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao. Trong các công việc cần ít kỹ năng thì người lớn tuổi càng gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm việc mới. Các nhà tuyển dụng hiện ưu tiên lao động trẻ và có nhiều sức khỏe hơn cho hầu hết các công việc sản xuất chế tạo không yêu cầu nhiều kỹ năng, trong khi các vị trí được trả lương cao hơn thì ngoài tầm với của những công nhân bình thường.

Nhìn từ góc nhìn nhân khẩu học rộng lớn hơn ở Trung Quốc, theo dữ liệu điều tra dân số mới nhất của nước này, quá trình già hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.

Gần 1/5 dân số Trung Quốc vào năm 2020 là những người từ 60 tuổi trở lên, tăng 5,4 điểm phần trăm so với một thập kỷ trước. Trong khi đó, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15 – 59) tiếp tục giảm, khiến độ tuổi trung bình của lực lượng lao động đang tăng nhanh. Độ tuổi trung bình này là 38,8 tuổi vào năm 2019.

Để chống lại tác động tiêu cực của tình trạng già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch tăng dần tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, việc phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác phổ biến ở nơi làm việc gây ra chi phí lớn cho hiệu quả của thị trường lao động và xã hội khi các nhân viên không thể đoan chắc về tương lai.

Cuối tháng 6-3023, tờ New York Times chạy bài: “Thất nghiệp, không vợ không con: ‘Lời nguyền tuổi 35’ của dân công sở Trung Quốc” phân tích tác động lớn của vấn đề phân biệt tuổi tác trong công việc với xã hội và kinh tế Trung Quốc và cả thế giới.

Ám ảnh về tình trạng thất nghiệp có thể xảy đến bất kỳ lúc nào sau độ tuổi 35 khiến nhiều người không dám lập gia đình, sinh con hay mua nhà trả góp. Năm 2022, số lượng đăng ký kết hôn ở Trung Quốc giảm 10,5% so với năm trước và ở mức thấp nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu công bố dữ liệu này năm 1986.

Tỉ lệ sinh của Trung Quốc cũng đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên dân số Trung Quốc giảm kể từ khi kết thúc nạn đói lớn vào năm 1961 sau thảm họa Đại nhảy vọt.

Theo New York Times thì trong ba tháng đầu năm 2023, Alibaba, Tencent và Baidu, ba gã khổng lồ trong số những công ty Internet lớn nhất và nhà tuyển dụng trả lương cao nhất Trung Quốc, đã tuyển dụng ít hơn khoảng 9% số nhân lực so với thời kỳ tuyển dụng cao điểm trong đại dịch. Một số nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã cắt giảm 30%, 50%, thậm chí 70% nhân viên vào năm 2022.■

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | Theo Báo Tuổi Trẻ

TikTok ra mắt thư viện quảng cáo (Ads Library) mới tại Châu Âu

TikTok vừa thông báo ra mắt thư viện quảng cáo (Ads Library) mới tại Châu Âu, thư viện quảng cáo của TikTok là nơi nhà quảng cáo có thể theo dõi tất cả các mẫu quảng cáo của các thương hiệu đang chạy trên nền tảng.

TikTok ra mắt thư viện quảng cáo (Ads Library) mới tại Châu Âu
TikTok ra mắt thư viện quảng cáo (Ads Library) mới tại Châu Âu

Theo đó, mạng xã hội video ngắn TikTok đã phát hành một phiên bản thư viện quảng cáo mới nhằm mục tiêu cung cấp nhiều thông tin chi tiết về tất cả các chiến dịch quảng cáo đang chạy trong ứng dụng, dữ liệu bao gồm hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting), phạm vi tiếp cận theo khu vực, tên nhà quảng cáo, v.v.

Thư viện quảng cáo là gì?

Thư viện quảng cáo (Ads Library) là công cụ thường được sử dụng và giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube, Google hay LinkedIn, nơi những người làm digital marketing hay các nhà quảng cáo có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo đang chạy của các đối thủ hay thương hiệu khác trên nền tảng.

Dựa vào Ad Library, các nhà quảng cáo có thể học hỏi, tìm hiểu, phân tích hay tối ưu hoá các mẫu quảng cáo, cách tiếp cận quảng cáo của thương hiệu của mình.

Bạn có thể xem Ads Library là gì để tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ này.

Thư viện quảng cáo mới của TikTok có gì?

Thư viện quảng cáo mới của TikTok có gì?
Thư viện quảng cáo mới của TikTok có gì?

Cũng tương tự như các thư viện quảng cáo của các nền tảng khác, thư viện quảng cáo của TikTok (TikTok Ads Library) là nơi nhà quảng cáo có thể tìm kiếm và học hỏi từ các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác đang chạy trên nền tảng.

Với thư viện quảng cáo mới, nhà quảng cáo TikTok có thể nhập quốc gia mục tiêu của mình, loại hình quảng cáo, phạm vi ngày, v.v. và TikTok sau đó sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về tất cả các mẫu quảng cáo đang được chạy với các thông số được chọn.

Khi nhấp vào bất kỳ chiến dịch nào được liệt kê, nền tảng sẽ cung cấp cho nhà quảng cáo một bản tóm tắt chi tiết về các chi tiết cụ thể liên quan đến mẫu quảng cáo.

Về bản chất, TikTok đã bắt đầu ra mắt thư viện quảng cáo từ năm 2021, tuy nhiên theo thời gian nền tảng này đã không ngừng cập nhật thêm các tính năng mới cho công cụ.

Bạn có thể truy cập Thư viện quảng cáo mới của TikTok (hiện đang khả dụng tại Châu Âu) tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thụy Điển cấm sử dụng Google Analytics của Google

Google Analytics là công cụ không còn xa lạ với hầu hết người làm marketing. Cơ quan chức năng Thụy Điển cho rằng công cụ này đã gián tiếp chuyển thông tin cá nhân người dùng sang Mỹ.

Thụy Điển cấm dùng Google Analytics
Thụy Điển cấm dùng Google Analytics

Ngày 3-7, Cơ quan bảo vệ quyền riêng tư (IMY) của Thụy Điển đã yêu cầu 4 công ty ngừng sử dụng Google Analytics, một công cụ đo lường và phân tích lưu lượng truy cập website (web traffic) nhưng gián tiếp chuyển thông tin cá nhân người dùng sang Mỹ.

Trước đó IMY đã tiến hành kiểm tra việc các công ty của Thụy Điển sử dụng Google Analytics, sau khi tổ chức bảo vệ dữ liệu NOYB của Áo gửi hàng chục đơn khiếu nại tới nhiều quốc gia châu Âu về vấn đề bảo mật của Google.

NOYB đã đánh giá rằng việc các công ty sử dụng Google Analytics để thống kê lượng truy cập đã dẫn tới hậu quả là các dữ liệu của châu Âu bị chuyển sang Mỹ, vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU).

Sau khi kiểm tra, IMY kết luận rằng dữ liệu 4 công ty sử dụng công cụ kể trên (gồm chuỗi siêu thị Coop, tờ báo Dagens Industri, Tập đoàn viễn thông Tele2 và trang thương mại trực tuyến CDON) gửi tới máy chủ của Google Analytics ở Mỹ là dữ liệu cá nhân, và 4 công ty này đã “không thực hiện các biện pháp an ninh kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người dùng đúng theo tiêu chuẩn trong EU”.

 

IMY tuyên phạt Tele2 và CDON lần lượt 12 triệu kronor (1,1 triệu USD) và 300.000 kronor, đồng thời cấm các công ty này sử dụng Google Analytics. Riêng Coop và báo Dagens Industri đã có các biện pháp bảo vệ dữ liệu được chuyển đi nên không bi phạt.

NOYB hoan nghênh phán quyết của IMY, khẳng định dù nhiều nước châu Âu khác như Áo, Pháp và Ý đã phát hiện công cụ này vi phạm luật GDPR, nhưng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên phạt tài chính đối với hành vi sử dụng Google Analytics.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips