Nếu bạn đang tìm cách phát triển thương hiệu, có thêm nhiều người dùng và khách hàng tiềm năng, xây dựng và tối ưu nội dung là chiến thuật cần có trong chiến lược của bạn.
Trước hết, để có thể hiểu đầy đủ nhất về khái niệm Content hay Content Gaps, bạn có thể xem chi tiết tại content là gì
Bên dưới là những gì bạn cần nắm để có thể tận dụng Content Gaps, tức các khoảng trống về nội dung cho chiến lược tổng thể của thương hiệu.
Cách một chiến lược nội dung hiệu quả có thể giúp thương hiệu đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Nếu bạn đã đọc bài viết ở trên của MarketingTrips về chủ đề nội dung và bạn đã có được những thông tin toàn diện nhất về khái niệm Nội dung hay Content, bạn thấy rằng, bất cứ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều cần một chiến lược nội dung.
Nội dung là cách khách hàng tiềm năng của bạn sẽ tìm thấy website của bạn trên trang tìm kiếm của Google, trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế nữa.
Mục tiêu đầu tiên và cần ưu tiên nhất của bạn không phải là có nội dung mà là có những nội dung có chất lượng cao, những thứ có thể giúp bạn tách biệt với đối thủ đồng thời giúp bạn có được thứ hạng bền vững hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).
Nội dung chất lượng cao còn là những nội dung giúp bạn:
Xây dựng niềm tin giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu.
Phát triển và mở rộng sự hiện diện hay mức độ tiếp cận của thương hiệu.
Tăng mức độ tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media).
Tăng khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên của website.
Chiến lược nội dung của thương hiệu nên xem xét đến từng giai đoạn của khách hàng mục tiêu (Content Mapping) để từ đó có thể đạt được mục tiêu cuối cùng.
Khi khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy họ đã có được mọi thứ họ cần biết, họ đã sẵn sàng để chuyển đổi – nội dung là thứ sẽ giúp họ ở đó tại thời điểm ra quyết định.
Về bản chất, hoạt động sáng tạo nội dung nên là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị tìm kiếm (Search Marketing) của doanh nghiệp.
Làm sao để lấp đầy các khoảng trống nội dung một cách nhanh nhất.
Như đã đề cập ở trên, với tư cách mà một Content Marketer hay Content Creator, nhiệm vụ hàng đầu của bạn trong khi lấp đầy các khoảng trống nội dung không phải là vấn đề về số lượng mà là chất lượng của nó và tốc độ lấp đầy.
Bạn có thể tăng lượng nội dung trên website của mình càng nhanh thì bạn càng có cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Bạn càng tạo nhiều nội dung chất lượng, bạn càng có nhiều cơ hội thống trị SERPs một cách bền vững (thay vì cố gắng buff SEO).
Để hoàn thành nhiệm vụ lấp đầy nội dung, bạn có thể có 2 lựa chọn.
Lựa chọn 1: Xây dựng một đội nhóm nội dung chuyên nghiệp (inhouse).
Dựa trên nhu cầu nội dung được tính toán của thương hiệu, bạn có thể xác định số lượng các thành viên cũng như cấp độ (level) của họ để có thể đáp ứng được mục tiêu.
Vì là bạn cần người làm nội dung cho khách hàng, số lượng nhân viên nhiều hay ít cũng không quyết định liệu nội dung đó có chất lượng hay không, cái bạn cần tập trung là đầu ra nội dung của nhân viên đó.
Lựa chọn 2: Thuê Freelancer hoặc Agency về nội dung.
Trong trường nếu bạn muốn đi nhanh hơn và cũng chỉ muốn trả phí cho những gì cụ thể được tạo ra (số lượng hoặc chất lượng), bạn có thể sử dụng đến các đơn vị bên ngoài chẳng hạn như những người viết nội dung tự do (Content Freelancer) hay Content Agency.
Khi tiến hành lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ, bạn có tự hỏi các câu hỏi sau để kiểm tra mức độ phù hợp của họ với bạn:
Đâu là những bằng chứng (số liệu) cho thấy họ là người có chuyên môn và có thể mang lại giá trị cho khách hàng (người mua hàng) của bạn?
Những khách hàng mà họ từng cung cấp dịch vụ là ai, những nội dung đó là gì?
Trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội là nơi thể hiện cách khách hàng “phản ứng” với một thương hiệu nhất định, bạn có thể coi đây là nơi để đánh giá chất lượng của các bên cung cấp dịch vụ. (Social Proof).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau GXS Bank – ngân hàng số được thành lập với sự hợp tác của Singtel, tại Singapore, Grab tham vọng đặt chân tới cả Malaysia và Indonesia trong lĩnh vực mới mẻ này.
Grab đặt mục tiêu triển khai dịch vụ ngân hàng số tại Malaysia và Indonesia vào năm tới, theo Tech in Asia. Thông báo này được đưa ra sau sự kiện ra mắt của GXS Bank – ngân hàng số được thành lập với sự hợp tác của Singtel, tại Singapore vào tháng trước.
Theo đó, Bank Fama International sẽ đóng vai trò là nền tảng cho ngân hàng số mà Grab dự định thành lập tại Indonesia. Grab sẽ xây dựng dịch vụ ngân hàng số thông qua sự hợp tác của Singtel và Emtek Group.
Grab và Singtel trước đó đã đầu tư 70 triệu USD vào Bank Fama, mỗi bên nhận 16,26% cổ phần của ngân hàng này. Ngoài ra, tập đoàn Emtek Group của Indonesia cũng kiểm soát 62,8% cổ phần của Bank Fama.
Trong khi đó tại Malaysia, GXS Bank – liên doanh giữa Grab và Singtel – đã giành được giấy phép triển khai dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số từ Bank Negara Malaysia vào tháng 4.
Liên doanh sẽ sở hữu 55,5% cổ phần của ngân hàng kỹ thuật số được đề xuất, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, Grab cũng được cho là đang đàm phán để mua phần lớn cổ phần của ngân hàng Malaysia AMMB Holdings (AmBank). Tuy nhiên, phía siêu ứng dụng hiện chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Với GXS Bank trước đó, liên doanh Grab – Singtel là một trong hai nhóm, cùng với Sea, có được giấy phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ vào năm 2020, cho phép nhận tiền gửi và phục vụ cả khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp. Giấy phép yêu cầu 1,5 tỷ SGD (1,1 tỷ USD) vốn, cũng như sự kiểm soát của địa phương.
Singapore cùng với Anh và Hong Kong hiện là những khu vực đang mở cửa cho các dịch vụ tài chính chỉ sử dụng kỹ thuật số, nổi lên như một trung tâm khu vực về công nghệ tài chính và quản lý tài sản.
Grab hy vọng sẽ thu được lợi nhuận bằng cách cung cấp một bộ dịch vụ trên nền tảng của mình tại nước sở tại, nơi những người sử dụng Grab để gọi xe hoặc đặt đồ ăn giờ đây cũng có thể truy cập các dịch vụ ngân hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi tăng giá ứng dụng trên App Store, lợi nhuận của Apple trong mảng kinh doanh dịch vụ đã lao dốc nặng nề.
Theo số liệu từ Morgan Stanley, lợi nhuận ròng của App Store trong tháng 9 đã giảm 5%. Đây là mức sụt giảm lớn nhất của kho ứng dụng kể từ năm 2015, CNBC nhận định.
Cụ thể, dựa trên dữ liệu của Sensor Tower, công ty chuyên theo dõi lượt download và doanh thu của các app, kho ứng dụng của Apple đã sụt giảm ở thị trường Mỹ, Canada và Nhật Bản.
Trong đó, mảng dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều nhất là doanh thu đến từ game, giảm mạnh 14% chỉ trong tháng 9, nhà phân tích Erik Woodring của Morgan Stanley cho biết.
Điều này có thể là vì khách hàng Apple đang phải “thắt lưng buộc bụng” vì suy thoái tăng cao và kinh tế lao dốc.
“Doanh thu ảm đạm của App Store đã cho thấy người dùng toàn cầu gần đây đang có xu hướng giảm chi tiêu trên kho ứng dụng. Thay vào đó, họ sẽ chi tiêu vào những nhu cầu cấp thiết hơn”, nhà phân tích cho biết.
Bên cạnh đó, Morgan Stanley dự đoán Google Play Store cũng sẽ phải chịu tình cảnh tương tự với mức giảm 9% vào tháng 9.
Theo CNBC, Apple sẽ thu về khoảng 15-30% tổng doanh thu từ các ứng dụng trên iPhone và các thiết bị khác.
Mặc dù không công bố cụ thể con số, đây vẫn là mảng dịch vụ quan trọng của Táo khuyết với hàng loạt các gói thuê bao như Apple One. Do đó, Morgan Stanley kỳ vọng lợi nhuận trong tổng ngành dịch vụ của Apple sẽ tăng 8% trong quý III.
Ngành dịch vụ là một trong những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm. Họ mong muốn người dùng sẽ phải chi thêm nhiều tiền cho Apple sau khi mua iPhone hay MacBook. Nhờ đó, trong quý II, Táo khuyết đã thu về 19,6 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, hồi tháng 7, Luca Maestri, Giám đốc tài chính của tập đoàn, lại cho rằng mức tăng trưởng của mảng kinh doanh này sẽ thấp hơn 12% trong quý III vì lạm phát và tình trạng đồng USD tăng giá.
Bên cạnh đó, rất khó để so sánh doanh thu với các giai đoạn trước vì nhu cầu cho App Store đã đặc biệt tăng cao khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Cụ thể, Táo khuyết cho biết các yếu tố như nhu cầu giải trí tại nhà tăng cao sẽ ảnh hưởng đến số liệu.
Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, nhu cầu này có xu hướng giảm sút vì người dùng đã có thể tiếp cận lại với các dịch vụ khác như nhà hàng, rạp chiếu phim tương tự trước đây.
“Một năm trước, mảng dịch vụ của chúng tôi tăng trưởng rất nhanh nhưng nếu đem ra so sánh với thời điểm hiện tại thì sẽ không hợp lý”, ông nói.
Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt của Mỹ lên Nga cùng với thiếu nguồn cung khí đốt cũng khiến giá năng lượng tăng cao, gây lạm phát chưa từng có.
Điều này đã ảnh hưởng đến túi tiền của không ít người dùng có thu nhập thấp. Không chỉ thế, những khách hàng không bị ảnh hưởng bởi lạm phát cũng trở nên cảnh giác hơn và giảm chi tiêu vì lo ngại kinh tế lao dốc trong tương lai tới.
Theo 9to5mac, doanh thu của App Store trong tháng tiếp theo có thể sẽ còn giảm xuống vì Apple sẽ tăng giá dịch vụ ở châu Âu và một số khu vực khác trên thế giới. Cụ thể, hãng công nghệ sẽ tăng 20% giá bán các ứng dụng và dịch vụ mua hàng trong app.
Tại Việt Nam, các ứng dụng trên App Store Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng bậc giá mới từ ngày 5/10, gồm 87 cấp bậc giá dao động từ 25.000 đồng đến gần 25 triệu đồng.
Mức điều chỉnh này nhằm đáp ứng những quy định mới của Apple trong việc thu và nộp các loại thuế hiện hành. Nhóm này bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất đều ở mức 5%.
Theo số liệu từ Statista cập nhật đến 2022, App Store của Apple chiếm khoảng 36% thị phần toàn cầu, thấp hơn nhiều so với Google Play của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về một trong những mạng xã hội chia sẻ hình ảnh lớn nhất toàn cầu Instagram: Instagram là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram, những tính năng chính của Instagram là gì, cách đăng ký tài khoản và sử dụng Instagram cho người mới, lượng người dùng Instagram và hơn thế nữa.
Cùng với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, LinkedIn, TikTok hay Twitter, Instagram là mạng xã hội lớn thứ 3 toàn cầu với hơn 1.5 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Instagram nằm trong bức tranh tổng thể là mạng xã hội (Social Networks) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 2 năm 2022.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Instagram là gì?
Mạng xã hội là gì?
Lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram.
Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
Instagram hoạt động như thế nào hay cách sử dụng instagram ra sao.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Instagram.
Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
Instagram for Business là gì?
Instagram Ads là gì?
Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản Instagram.
Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Instagram là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Instagram là gì?
Instagram là mạng xã hội (Social Network) thuộc Meta Platforms Inc (trước đây là Facebook Platforms Inc), là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại Menlo Park, California, Mỹ.
Về bản chất, Instagram không giống như Facebook hay TikTok, Instagram là mạng xã hội tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh (Photo Social Networks), trong khi người dùng vẫn có thể nhắn tin trực tiếo cho nhau (DM), họ chủ yếu trải nghiệm hình ảnh trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed).
Ngoài các nội dung là hình ảnh, người dùng Instagram giờ đây cũng có thể trải nghiệm video ngắn thông qua tính năng Reels.
Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, Instagram có khoảng gần 1.5 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.6 tỷ người dùng trong năm 2022.
Cuối cùng, Instagram là một phần của không gian mạng xã hội bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì
Mạng xã hội là gì?
Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web hay ứng dụng truyền thông xã hội (Social Media Sites, platforms) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).
Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, giải trí, mục đích kinh doanh và hơn thế nữa tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.
Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.
Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
Lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram.
Theo Wikipedia, lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram có thể được chia thành 5 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn tượng trưng cho những gì mà Instagram đã làm được, là những cột mốc phát triển đáng nhớ của nền tảng.
Trước hết, Instagram ban đầu được phát triển ở San Francisco, Mỹ với tên gọi là Burbn, một ứng dụng “check-in” trên thiết bị di động được xây dựng bởi 2 nhà sáng lập là Kevin Systrom và Mike Krieger.
Nhận thấy rằng Burbn quá giống với Foursquare, một nền tảng dữ liệu theo khu vực (location data platform), họ đã định hướng lại ứng dụng của mình bằng cách tập trung vào tính năng chia sẻ ảnh (Photo Sharing), vốn đã là một tính năng quen thuộc với phần lớn người dùng của nền tảng.
Burbn sau đó được đổi tên thành Instagram, chính là từ ghép của “Instant camera” (máy ảnh chụp lấy liền) và “Telegram” (chức năng điện tính).
Dưới đây là 5 giai đoạn hình thành và phát triển của mạng xã hội Instagram.
Giai đoạn 1 từ 2010–2011: Sự khởi đầu và những khoản vốn đầu tư.
Vào ngày 5 tháng 3 năm 2010, nhà sáng lập Systrom hoàn thành vòng tài trợ hạt giống (seed funding) với giá trị 500.000 USD từ Baseline Ventures và Andreessen Horowitz trong khi vẫn nỗ lực xây dựng Burbn.
Sau khi có được nguồn vốn đầu tư, Burbn cũng đã bắt đầu tuyển dụng một số vị trí quan trọng như người phụ trách về cộng đồng hay các kỹ sư công nghệ.
Bài đăng đầu tiên trên Instagram là một bức ảnh về Bến cảng South Beach tại Pier 38, được đăng bởi nhà sáng lập Mike Krieger lúc 5:26 chiều ngày 16 tháng 7 năm 2010.
Vào ngày 6 tháng 10 năm 2010, ứng dụng Instagram dành cho iOS đã chính thức được phát hành thông qua App Store (cửa hàng ứng dụng của Apple).
Vào tháng 2 năm 2011, một số thông tin cho rằng Instagram đã huy động được thêm 7 triệu USD trong vòng Series A từ nhiều nhà đầu tư khác nhau, bao gồm Benchmark Capital, Jack Dorsey (chính là người được nhắc đến nhiều nhất ngày nay với tư cách là CEO của Instagram), Chris Sacca (thông qua quỹ Capital) và Adam D’Angelo.
Vào tháng 4 năm 2012, Instagram đã huy động được thêm 50 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm với mức định giá mạng xã hội này là 500 triệu USD.
Joshua Kushner là nhà đầu tư lớn thứ hai trong vòng gọi vốn Series B của Instagram.
Giai đoạn 2 từ 2012–2014: Phát triển nền tảng và được Facebook mua lại.
Vào ngày 3 tháng 4 năm 2012, Instagram đã phát hành một phiên bản ứng dụng mới dành cho điện thoại Android (CH Play), và ngay sau đó chưa đầy 1 ngày, ứng dụng đã được tải xuống hơn 1 triệu lần.
Kể từ lần ra mắt đầu tiên này, ứng dụng Instagram dành cho Android đã trải qua 2 lần cập nhật quan trọng: Đầu tiên, vào tháng 3 năm 2014, Instagram được cắt giảm một nửa dung lượng của ứng dụng và sau đó vào tháng 4 năm 2017, ứng này thêm tính năng truy cập ngoại tuyến cho phép người dùng xem và tương tác với nội dung trên nền tảng mà không cần kết nối internet.
Vào ngày 9 tháng 4 năm 2012, Facebook, Inc. đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu, với kế hoạch là giữ cho Instagram được quản lý độc lập.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2012, thỏa thuận giữa Instagram và Facebook chính thức hoàn thành với giá mua 300 triệu USD tiền mặt và 23 triệu cổ phiếu.
Vào tháng 11 năm 2012, Instagram ra mắt nền tảng website, cho phép người dùng trải nghiệm ứng dụng từ trình duyệt web nhưng với các tính năng bị hạn chế.
Giai đoạn 3 từ 2015–2017: Thiết kế lại ứng dụng và ứng dụng Windows.
Vào tháng 6 năm 2015, giao diện người dùng (UI) trên nền tảng web trên máy tính để bàn (Desktop) đã được thiết kế lại để trở nên mượt mà và tối giản hơn.
Sau nhiều năm nhận yêu cầu từ Microsoft, vào tháng 4 năm 2016, Instagram đã phát hành ứng dụng Windows 10 Mobile dành cho thiết bị di động.
Tương tự, vào tháng 10 năm 2016, ứng dụng dành cho máy tính cá nhân và máy tính bảng Windows 10 cũng đã được ra mắt.
Vào tháng 5, Instagram đã cập nhật phiên bản web dành cho thiết bị di động cho phép người dùng tải ảnh lên và bắt đầu ra mắt tab Khám phá (Explore).
Vào ngày 6 tháng 12 năm 2016, Instagram giới thiệu tính năng thích (Like) trong phần bình luận. Tuy nhiên, không giống như các lượt thích bài đăng, người dùng không nhận được bất cứ thông báo nào nếu có ai đó “Thích” bình luận của họ.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, ứng dụng Windows 10 Mobile đã bị loại bỏ.
Giai đoạn 4 từ 2018–2019: Xóa bộ đếm lượt thích và hơn thế nữa.
Để tuân thủ các quy định GDPR về khả năng di chuyển dữ liệu, Instagram đã giới thiệu tính năng mới cho người dùng tải xuống dữ liệu người dùng của họ vào tháng 4 năm 2018.
IGTV (ứng dụng xem video) được ra mắt vào ngày 20 tháng 6 năm 2018, dưới dạng một ứng dụng video độc lập.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 2018, 2 nhà sáng lập đầu tiên của Instagram là Krieger và Systrom đã thông báo trong một tuyên bố rằng họ sẽ rời khỏi Instagram.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, Adam Mosseri là CEO mới của Instagram.
Với vai trò mới, Adam Mosseri sau đó đã loại bỏ tính năng đếm lượt thích, số lượt thích chỉ khả dụng với người đăng bài.
Vào tháng 8 năm 2019, Instagram cũng bắt đầu thử nghiệm việc xóa tab “Đang theo dõi” (Following) khỏi ứng dụng, tính năng cho phép người dùng xem nguồn cấp dữ liệu về lượt thích và nhận xét của những người dùng mà họ theo dõi.
Giai đoạn 5 Từ 2020 – nay: Các tính năng mới.
Vào tháng 3 năm 2020, Instagram đã tung ra một tính năng mới có tên là “Co-Watching”. Tính năng mới này cho phép người dùng chia sẻ bài đăng với nhau qua cuộc gọi điện video (video call).
Vào tháng 8 năm 2020, Instagram bắt đầu chuyển hướng sang video, cụ thể là định dạng video ngắn, giới thiệu một tính năng mới gọi là “Reels”. Reels là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TikTok của ByteDance và Shorts của Google.
Vào tháng 2 năm 2021, Instagram bắt đầu thử nghiệm một tính năng mới có tên là Vertical Stories, cùng thời điểm này, nền tảng cũng bắt đầu thử nghiệm việc loại bỏ khả năng chia sẻ các bài đăng từ nguồn cấp dữ liệu (News Feed) lên các Câu chuyện (Stories).
Vào ngày 17 tháng 3 năm 2022, CEO Meta Mark Zuckerberg đã xác nhận kế hoạch thêm các mã thông báo không thể thay thế (NFTs) vào nền tảng nhằm mục tiêu hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.
Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, bên cạnh các tính năng cơ bản của một nền tảng mạng xã hội, Instagram cũng có nhiều tính năng mà các nền tảng khác không có.
Dưới đây là các tính năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên mạng xã hội Instagram (có thể hành động sau khi đăng ký tài khoản).
Post – Đăng bài.
Cũng tương tự tính năng Tweet trên Twitter hay Create Post trên Facebook, đây là tính năng cho phép người dùng tạo mới các bài đăng trên Instagram.
Vào tháng 1 năm 2011, Instagram đã bắt đầu giới thiệu thẻ hashtag, tức ký hiệu bắt đầu bằng dấu # để giúp người dùng khám phá các nội dung trên nền tảng.
Instagram khuyến khích người dùng tạo các thẻ cụ thể và phù hợp, thay vì gắn các thẻ xu hướng (trending hashtag) với mục đích được khám phá và có lượng tiếp cận cao hơn.
Để sử dụng hay tìm kiếm các thẻ hashtag, người dùng chỉ cần thêm dấu thăng # vào ngay trước cụm từ, ví dụ #marketingtrips hay #marketing, lưu ý không sử dụng khoảng trắng.
Instagram Explore (Search) – Khám phá.
Vào tháng 6 năm 2012, Instagram đã giới thiệu tính năng “Khám phá”, một tab bên trong ứng dụng giúp hiển thị các hình ảnh phổ biến hoặc những hình ảnh gần nơi người dùng đang sinh sống.
Như bạn có thể thấy ở trên, Instagram Explore chính là phần Search, nơi người dùng có thể khám phá các nội dung mới được nền tảng đề xuất dựa trên ở thích và hành vi.
Từ đây, người dùng có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì thông qua các từ khoá cụ thể.
Instagram Reels – video ngắn.
Là một trong những tính năng HOT nhất của Instagram, Reels là nơi người dùng có thể khám phá các video dặng ngắn cũng như xây dựng các video cho riêng mình.
Instagram Direct Messaging (DM).
Vào tháng 12 năm 2013, Instagram chính thức ra mắt tính năng giúp người có thể nhắn tin trực tiếp với nhau thông qua hộp thư cá nhân.
Người dùng chỉ có thể gửi tin nhắn cho nhau khi đã “kết bạn” với nhau.
Instagram Stories.
Cũng tương tự Facebook Stories, Instagram Stories là phần mà người dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng. Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng.
Cách sử dụng Instagram như thế nào hay Instagram hoạt động ra sao.
Instagram hoạt động hết sức đơn giản.
Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu đăng bài, kết bạn, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.
Về bản chất, vì là mạng xã hội, ứng dụng Instagram hoạt động tương tự các nền tảng khác như Facebook hay TikTok, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của nó sẽ đề xuất những nội dung khác nhau.
Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội Instagram để tương tác với bạn bè, để tìm kiếm thông tin, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để kinh doanh và hơn thế nữa.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Instagram.
Một khi đã có thể thấu hiểu Instagram là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 1.4 tỷ người dùng này thông qua các bước đơn giản bên dưới.
Bước 1: Truy cập https://www.instagram.com/accounts/emailsignup/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
Bước 2: Điền các thông tin như email, số điện thoại, tên người dùng và mật khẩu.
Bước 3: Bấm chọn “Đăng ký”.
Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email hoặc số điện thoại.
Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.
Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Cũng giống như với hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, thuật toán xếp hạng nội dung của Instagram cũng là một câu hỏi lớn đối với người dùng.
Theo đó, Instagram sẽ xếp hạng nội dung dựa vào các yếu tố chính sau (cập nhật đến 2022).
Những thông tin cụ thể về bài đăng – Đây là những tín hiệu thể hiện mức độ phổ biến của một bài đăng nhất định – Có bao nhiêu người đã thích, bình luận hay chia sẻ bài đăng đó, nó được đăng khi nào, nếu nó là video thì thời lượng của nó là bao lâu, người dùng xem hết bao nhiêu phần trăm nội dung. Theo thuật toán mới của Instagram thì lượng tương tác có được càng cao, bài đăng càng được ưu tiên hiển thị và đề xuất.
Thông tin về người đăng bài – Để giúp người dùng có được những thông tin có giá trị và hữu ích nhất, Instagram xem xết mức độ thú vị của người đăng bài với người dùng tiềm năng của họ, các tín hiệu như số lần mọi người đã tương tác với người đó trong vài tuần qua, hay mức độ phổ biến của người đó với cộng đồng của họ là những yếu tố xếp hạng chính.
Các hoạt động gần đây của người dùng – Instagram căn cứ vào những gì mà người dùng đã quan tâm trước đó (số lượng bài đã thích, các nội dung đã thích…) để đề xuất những nội dung phù hợp nhất.
Lịch sử tương tác của người dùng với một tài khoản cụ thể – Ngoài việc thể hiện mức độ quan tâm đến một số tài khoản hay nội dung cụ thể, thuật toán của Instagram còn căn cứ vào các mức độ tương tác cụ thể như bình luận hay chia sẻ, khi người dùng càng tương tác nhiều với một tài khoản nào đó, những nội dung mới nhất từ tài khoản đó sẽ xuất hiện sớm nhất trên Bảng tin của họ.
Ưu tiên Reels – Khi Instagram Reels là một trong những ưu tiên hàng đầu của Instagram và Facebook trong 2022, Instagram sử dụng các tín hiệu như các reel (thước phim) người dùng đã thích hay reel người dùng đã nhận xét và đã tương tác gần đây để xếp hạng và cung cấp những nội dung có liên quan.
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.
Instagram for Business là gì?
Instagram for Business chính là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên Instagram, cụ thể, Instagram cung cấp tất cả các giải pháp quảng cáo cho thương hiệu muốn tiếp cận người dùng trên mạng xã hội Instagram.
Ngoài ra, Instagram for Business cũng là nền tảng mà các thương hiệu hay nhà sáng tạo có thể tìm cảm hứng cho các chiến dịch của mình trên Instagram.
Tất cả các sản phẩm của Instagram bao gồm quảng cáo, video, giải pháp mua sắm, nhắn tin và hơn thế nữa đều có sẵn ở đây, tuỳ từng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể lựa chọn các sản phẩm khác nhau.
Instagram Ads là gì?
Tương tự Facebook Ads hay Google Ads, Instagram Ads là giải pháp quảng cáo trên nền tảng Instagram.
Bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch quảng cáo trên Instagram tại https://business.instagram.com/advertising, tuy nhiên, vì hiện Instagram Ads và Facebook Ads cùng sử dụng chung một trình quản lý quảng cáo thuộc Meta, nên việc bạn cần làm là đăng ký tài khoản quảng cáo trên Facebook.
Bạn có thể tìm hiểu về cách đăng ký tài khoản quảng cáo này (cả tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân) tại trình quản lý quảng cáo Facebook.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Instagram là gì?
Mạng xã hội Instagram là gì?
Instagram đơn giản là một nền tảng mạng xã hội chuyên về chia sẻ hình ảnh và video ngắn. Người dùng có thể sử dụng nó để giải trí, kinh doanh, đọc tin tức và nhiều thứ khác.
Instagram là mạng xã hội của nước nào?
Như MarketingTrips đã đề cập ở các phần đầu của bài viết, Instagram được phát triển bởi 2 nhà sáng lập là Kevin Systrom và Mike Krieger ở San Francisco, Mỹ với tên gọi ban đầu là Burbn.
Instagram Explore là gì?
Còn được gọi là Instagram Search, đây là tính năng giúp người dùng khám phá các nội dung (hình ảnh video, stories) mới trên nền tảng, các nội dung này được đề xuất dựa trên hành vi của từng người dùng.
Instagram có ý nghĩa là gì?
Instagram là từ ghép của “Instant camera” (máy ảnh chụp lấy liền) và “Telegram” (chức năng điện tính). Ý nghĩa đằng sau điều này là, Instagram là nền tảng chia sẻ hình ảnh tức thời, giúp người dùng lưu lại và chia sẻ các khoảnh khắc trong cuộc sống bất cứ lúc nào.
Instagram Username là gì?
Tương tự tính năng Twitter Handle trên Twitter, Instagram Username là phần ký tự xuất hiện cuối mỗi URL, là điểm phân biệt giữa các tài khoản khác nhau.
Trong khi Instagram Name có thể trùng nhau, Instagram Username là duy nhất cho từng người dùng.
ID Instagram là gì?
Chính là phần Instagram username đã được đề cập ở trên. Đây chính là phần nhận diện hay tìm kiếm các tài khoản khác nhau trên Instagram.
Trang cá nhân Instagram gọi là gì?
Theo mặc định, tài khoản Instagram được đăng ký mới sẽ là tài khoản cá nhân hay còn gọi là Trang cá nhân, trong tiếng Anh có nghĩa là Profile.
Tuy nhiên, bạn có thể chuyển đổi sang tài khoản kinh doanh để dùng các tính năng bổ sung nhằm củng cố sự hiện diện của doanh nghiệp trên Instagram. Tài khoản kinh doanh còn được gọi là tài khoản doanh nghiệp, tức Business Account.
Instagram Marketing là gì?
Là toàn bộ các hoạt động liên quan đến marketing được thực hiện trên nền tảng Instagram. Từ các hoạt động quảng cáo đến đến việc xây dựng nội dung.
Người dùng Instagram là gì?
Là những người sử dụng (user) nền tảng Instagram, khi bạn đăng ký tài khoản và bắt trải nghiệm ứng dụng, bạn trở thành một người dùng của mạng xã hội này.
Kết luận.
Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng như Instagram hay Facebook sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.
Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của mạng xã hội Instagram hay những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó như là một kênh để giao tiếp, bán hàng, làm marketing và nhiều hoạt động khác một cách hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKVN) cảnh báo về các dịch vụ huy động vốn khi chưa được cấp phép như Finhay, Infina hay Tikop.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cảnh báo, một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch như Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow, BUFF,… sử dụng công cụ truyền thông, báo chí để quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Hoạt động này không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh: Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.
Theo tìm hiểu, Passion Invest hoạt động từ năm 2016, cung cấp sản phẩm hợp tác kinh doanh với mức vốn tối thiểu từ 300 triệu đồng dành cho các khách hàng cá nhân.
Cập nhất số liệu trên trang chủ của web này cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của Passion Investment trong năm 2016 là 95,4%. Năm 2021 vừa qua có tỷ suất là cao nhất với mức 101,8%.
Trong khi đó, Finhay được giới thiệu là một ứng dụng tài chính cá nhân và mới mua lại Công ty CP chứng khoán Vina.
Tài sản của người dùng ứng dụng sẽ được chuyển tới Công ty CP quản lý Quỹ Thiên Việt thông qua Finhay theo hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Các sản phẩm gồm có quản lý quỹ, chứng khoán, vàng…
Tương tự Finhay, Tikop một nền tảng công nghệ tài chính cung cấp các gói tích luỹ với lợi nhuận từ 5,5%-8,6%/năm.
Website đơn vị này giới thiệu, sau khi nạp tiền và lựa chọn gói đầu tư, tiền của nhà đầu tư sẽ tự động tới các quỹ đầu tư tài chính hàng đầu Việt Nam, theo đúng tỷ lệ của cấu trúc đầu tư được chọn.
Các quỹ này sẽ thực hiện việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu và trả về cho nhà đầu tư một số chứng chỉ quỹ tương ứng với số tiền đã đầu tư. Khi quỹ hoạt động tốt, số chứng chỉ quỹ của bạn sẽ có giá trị cao hơn và ngược lại….
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi vũ trụ ảo Metaverse đang tiếp tục phát triển, nhiều dự báo cho thấy công nghệ này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành Marketing nói riêng và những người làm truyền thông nói chung. Từ các hoạt động SEO, Quảng cáo, Content Marketing, PR đến Social Media.
Để có thể có được những góc nhìn rõ ràng nhất về Metaverse Marketing hay cách Metaverse sẽ ảnh hưởng đến ngành Marketing cũng như các hoạt động cụ thể có trong Marketing, bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chủ đề này.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.
Ngành SEO và Metaverse.
Social Media Marketing và Metaverse.
Ngành PR – Marketing và Metaverse.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Metaverse Marketing là gì?
Cũng tương tự như Digital Marketing hay Performance Marketing, Metaverse Marketing là khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ tiến hành làm Marketing trong vũ trụ ảo Metaverse.
Từ các hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa, tất cả các hoạt động này đều có thể diễn ra trong Metaverse.
Metaverse là gì?
Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là Vũ trụ ảo hoặc Siêu vũ trụ, khái niệm dùng để chỉ một vũ trụ (Universe) 3D (không gian đa chiều) trực tuyến nơi kết hợp nhiều không gian khảo (Virtual Spaces) khác nhau.
Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.
Theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.
Để có thể hiểu chi tiết về thuật ngữ Metaverse, bạn có thể xem tại: metaverse là gì
Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.
Theo số liệu từ Google, lưu lượng tìm kiếm các từ khoá về “Metaverse” mỗi tháng là gần 3 triệu lượt trên phạm vi toàn cầu, một con số khổng lồ.
Metaverse là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các trang báo chí lớn như Reuters, Forbes hay New York Times.
Nếu bạn thử tìm kiếm từ khoá Metaverse trên mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn, có hàng ngàn kết quả trả về là những người đã sử dụng từ khoá này trong hồ sơ cá nhân của họ. CMO giờ đây không chỉ là Chef Marketing Officer nữa mà còn là Chef Metaverse Officer .
Theo số liệu từ Google News, có hơn 20 triệu kết quả trả về với từ khoá “Metaverse News”.
Trên mạng xã hội Twitter, các bài đăng có hashtag #Metaverse vẫn đang ở con số khổng lồ.
Trên mạng xã hội Instagram cũng không phải là ngoại lệ, hàng trăm ngàn bài đăng có sử dụng hashtag Metaverse.
Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm MarketingTrips đăng bài viết này.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Theo Wikipedia, Metaverse là tổng thể của tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường (AR) và môi trường Internet.
Đó là một không gian chia sẻ ảo tập trung được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế vật lý ảo tăng cường (virtually enhanced physical reality) và không gian ảo bền vững về mặt vật lý (physically persistent virtual space), bao gồm tổng thể tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet.
Metaverse là nơi mọi người sẽ có hình đại diện của riêng mình (Avatar). Đó là một trải nghiệm ảo ở chế độ 3D khi bạn đang chơi game, sáng tạo, hay khám phá.
Nhờ sự thúc đẩy của đại dịch và sự ra đời của các công nghệ mới, VR đang nhanh chóng thoát khỏi sự kỳ thị truyền thống là lãng phí thời gian để đến với một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo – giống như các cuộc cách mạng thiết bị di động hay internet trước đây.
Các thương hiệu lớn toàn cầu như Gucci, Nike, Disney, Snap và Meta đang trong quá trình tạo ra các cộng đồng ảo, nội dung kỹ thuật số (digital content), tài sản số, thời trang số, nghệ thuật và trải nghiệm số, và hơn thế nữa.
Metaverse sẽ tạo ra một nền kinh tế, nền kinh tế kỹ thuật số kiểu mới.
Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.
Trong thế giới mới với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, cụ thể là Metaverse, việc sử dụng các công nghệ mới xoay quanh thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần của các chiến lược Digital Marketing tổng thể.
Cũng giống như sự phát triển của Internet và tác động của cuộc cách mạng công nghệ di động trước đây, những người làm marketing sẽ cần phải thay đổi (nhanh hơn) để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới, nơi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi.
Các thương hiệu sẽ cần phải suy nghĩ lại câu chuyện thương hiệu của họ theo không gian ba chiều và các nhà Digital Marketer sẽ cần phải nắm bắt các công nghệ mới nổi với tốc độ nhanh hơn.
Trong thế giới Metaverse, mọi người đều là những người xây dựng thế giới, bao gồm cả các cá nhân và thương hiệu.
Vậy làm thế nào để các thương hiệu và người làm marketing có thể bắt kịp được xu hướng mới này?
Đối với các thương hiệu và người làm marketing, điều quan trọng là phải thấu hiểu được Gen Z và Gen Y, những thế hệ đang “chế ngự” nền kinh tế hiện tại.
Hãy xem xét đến tất cả các hành vi của họ, việc họ làm thường xuyên, cách họ mua sắm và giải trí, cách họ tương tác với bạn bè trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế hữa.
Các nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu toàn cầu của Gen Z đã chạm mốc hơn 4000 tỷ USD vào năm 2021, và họ cũng là thế hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định chi tiêu trong gia đình (hơn 80% cha mẹ của Gen Z báo cáo rằng thế hệ này ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình).
Khi Gen Z tiếp tục phát triển và mua sắm nhiều hơn (cả trong Metaverse), làm Marketing hay bán hàng cho Gen Z sẽ mang đến cho thương hiệu những cơ hội khổng lồ.
Ngành SEO và Metaverse.
Khi nói đến ảnh hưởng của Metaverse trong Marketing nói chung mà cụ thể ở đây là ngành SEO, tức tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, về bản chất nó cũng tương tự như các cách làm truyền thống trước đây.
Nếu bạn đã từng tham gia vào việc tối ưu hoá thứ hạng website hay ứng dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo với mục tiêu là khiến nhiều người dùng hơn “nhìn thấy” bạn, đã đến lúc bạn cần bắt đầu tìm cách để được tìm thấy trong Metaverse.
Một câu hỏi được đặt ra khi này là, liệu các công cụ tìm kiếm có phải là cửa ngõ (gateway) để thương hiệu của bạn được tìm thấy trong Metaverse hay không không?
Hay liệu các từ khoá có liên quan đến “metaverse” có giúp thương hiệu được tìm thấy một cách dễ dàng hơn hay không?
Chiến lược nội dung AR, Local SEO và hơn thế nữa.
Nếu bạn là chủ của các cửa hàng địa phương? Công nghệ AR và VR của Google sẽ giúp tạo ra các trải nghiệm 3D trực tiếp từ danh sách địa phương của bạn.
Theo Google:
“Thực tế tăng cường (AR) đóng vai trò phủ nội dung kỹ thuật số và thông tin lên thế giới thực – như thể chúng thực sự đang ở đó với bạn.”
Từ việc sử dụng AR để thử giày, mua hàng (chẳng hạn như Ikea đã làm) hay đào tạo ai đó về một trình nào đó đều là những ví dụ về cách chiến lược nội dung của thương hiệu có thể tác động đến kết quả tìm kiếm.
Một trong những khía cạnh quan trọng của Metaverse mà người làm marketing cần hiểu đó là hình ảnh (trực quan) sẽ đóng vai trò lớn hơn, các tìm kiếm sử dụng AR cũng hoạt động theo cách tương tự, giúp người dùng khám phá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực hơn và trực quan hơn.
Tìm kiếm trực quan (Visual Search) đóng một vai trò quan trọng.
Chất lượng hay giá trị của nội dung là trọng tâm của bất kỳ chiến lược SEO bền vững nào.
Nội dung đó càng có thể phục vụ nhiều nhu cầu của người dùng, thì càng tốt hơn về mặt thúc đẩy xếp hạng tìm kiếm và lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên (organic traffic).
Hình ảnh (hay nội dung trực quan) là một định dạng nội dung (content format) có hiệu quả cao. Khi Google ngày càng hiểu rõ hơn về nội dung và chất lượng của hình ảnh, thì yếu tố này càng trở nên lớn hơn.
Social Media Marketing và Metaverse.
Nếu bạn quan tâm đến các tin tức về kinh doanh, bạn thấy rằng, việc Facebook đổi tên thành Meta là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện tham vọng của nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này với vũ trụ ảo Metaverse.
Với tên gọi tiền thân hiện tại là Horizon Worlds, đây được xem là ý tưởng đầu tiên của Meta với Metaverse, nơi người dùng có thể gia nhập và trải nghiệm các không gian 3D thông qua các thiết bị hỗ trợ (như tai nghe thực tế ảo).
Một nhà sáng tạo hiện đã gia nhập Horizon Worlds cho biết:
“Kết nối nguồn cấp dữ liệu 2D với cộng đồng 3D trong Horizon, nơi xây dựng thế giới với những người khác thực sự là một trải nghiệm xây dựng mang tính cộng đồng. Horizon là trung tâm của khái niệm Metaverse xã hội, Social Metaverse.”
Khi ở trong Horizon, bạn có thể thực hiện những việc như ghé thăm các thế giới khác nhau xoay quanh các sở thích và chủ đề cụ thể. Bạn sẽ tìm thấy mọi thứ từ việc làm vườn đến chơi game và thậm chí là gia nhập các nhóm cộng đồng tương tự Facebook Groups.
Facebook cho phép bạn chia sẻ những khoảnh khắc trong Horizon thông qua Facebook Groups chẳng hạn như chia sẻ ảnh tự chụp, chia sẻ thế giới từ thế giới 3D của bạn với các nhóm đối tượng 2D.
Bạn cũng có thể tạo ra các thế giới mới, cộng tác với những người khác, tổ chức sự kiện, gặp mặt, chụp ảnh tự sướng cũng như xây dựng nên các mối quan hệ có ý nghĩa, thông qua các hình ảnh đại diện (Avatar).
Bắt đầu với Snapchat Metaverse.
Hiện tại, các thương hiệu đã có thể bắt đầu trải nghiệm với công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên Snapchat.
Snapchat Metaverse AR cung cấp một cách dễ dàng và nhanh chóng cho bất kỳ ai để tạo nên những nội dung AR chuyên nghiệp, hấp dẫn thông qua các mẫu có sẵn kết hợp với các tài sản 3D khác.
Vừa mới được phát hành không lâu, Snapchat Trends là một công cụ dựa trên nền tảng web dành cho các nhà quảng cáo, đối tác và hơn thế nữa để tìm hiểu những từ và cụm từ đang thịnh hành (Trending) trên Snapchat và điều gì đang thúc đẩy cộng đồng mạng xã hội với hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng này.
Ngành PR – Marketing và Metaverse.
Khi Metaverse là một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành marketing, dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm bằng cách ứng dụng công nghệ VR và AR.
Bắt đầu tạo nội dung bằng AR.
Tổ chức hoặc tham dự một sự kiện trong VR trên các nền tảng như AltSpace VR hoặc Facebook Horizon Worlds.
Hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người có ảnh hưởng (Influencer) hay những người đã có mặt trong không gian Metaverse.
Tạo nội dung PR bằng AR như một cách để trở nên nổi bật hơn khi giới thiệu trực tiếp các câu chuyện đến với khán giả mục tiêu hoặc các nhà báo.
Bắt đầu tương tác và theo dõi các nhà báo, phóng viên và nhà phân tích, những người đang nói về AR, VR và Metaverse.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.
Metaverse có ảnh hưởng đến cách các thương hiệu làm Marketing hay không?
Hiển nhiên là có, chỉ là ảnh hưởng theo cách nào và cấp độ bao nhiêu, điều này còn phụ thuộc vào cách mà Metaverse được xây dựng trong tương lai.
Quảng cáo trên Metaverse sẽ được thể hiện như thế nào?
Nếu bạn đã tìm hiểu đầy đủ khái niệm Metaverse, bạn hiểu rằng, bản chất của Metaverse là một thế giới ảo đa chiều, điều này có nghĩa là khi người dùng truy cập vào Metaverse, thương hiệu của bạn hoàn có thể tiếp cận họ ở đó, như cách bạn tiếp cận người dùng thông qua quảng cáo Facebook hay quảng cáo tìm kiếm trên Google.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, khi thế giới và hành vi của người tiêu dùng thay đổi, điều cuối cùng sẽ khiến các thương hiệu phải thay đổi, bằng cách thích ứng nhanh hơn, thương hiệu có nhiều cách hơn để xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
Với tư cách là những người làm Marketing, những người luôn cần đi đầu trong việc nắm bắt và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng mục tiêu, sớm gia nhập Metaverse là con đường mà bạn cần nên làm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube đang cho phép các nhà sáng tạo trên nền tảng thêm tính năng lồng tiếng (voiceover narration) vào Shorts, định dạng video ngắn của YouTube.
YouTube Shorts đang áp dụng một tính năng khá phổ biến của TikTok đó là cho phép nhà sáng tạo (Creator) tường thuật lại câu chuyện (lồng tiếng) qua video.
Bạn có thể sử dụng tính năng mới này để cải thiện Shorts, chẳng hạn như giải thích cách để làm một điều gì đó, thêm các quan điểm mới vào và hơn thế nữa.
Trước bản cập nhật này, YouTube không cho phép người dùng thêm giọng nói của họ vào các video đã quay mà họ sẽ phải ghi lại giọng nói trong khi đang quay video.
Giờ đây, bạn đã có thể thêm phần lồng tiếng cho YouTube Shorts sau khi quay.
Cách thêm phần lồng tiếng vào Shorts trên YouTube.
Sau khi hoàn tất việc quay Shorts, bạn có thể thêm phần lồng tiếng bằng cách làm theo các bước sau:
Nhấn vào nút dấu kiểm ở dưới cùng bên phải của màn hình máy ảnh.
Nhấn vào nút “Lồng tiếng” (Voiceover).
Di chuyển đến vị trí bạn muốn bắt đầu thêm phần lồng tiếng.
Nhấn vào nút ghi màu đỏ để bắt đầu ghi và nhấn lại vào nút đó để dừng ghi.
Bạn sẽ có thể xem lại bản lồng tiếng của mình trước khi xuất bản video. Nếu không hài lòng với phiên bản hiện tại, bạn có thể nhấn vào nút hoàn tác (undo) và ghi âm lại.
Bước cuối cùng trước khi xuất bản video, bạn sẽ có tùy chọn điều chỉnh các mức âm thanh phù hợp, âm thanh của video gốc và cả phần lồng tiếng của bạn.
Tính năng này hiện đang được ra mắt trên iOS.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
MIT vừa công bố báo cáo nền tảng 2022, trong đó nêu bật vai trò của các công nghệ mới như Web3 và Metaverse, tầm quan trọng của dữ liệu và hơn thế nữa.
Trong 10 năm qua, các nền tảng (platforms) đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) nói riêng.
Vào những thời điểm bắt đầu, trong khi một số ngành đi tiên phong và nhanh chóng áp dụng chiến lược nền tảng, một số ngành khác, như chăm sóc sức khỏe lại chỉ mới bắt đầu tham gia.
Trong một hội nghị mới đây liên quan đến chủ đề Nền kinh tế kỹ thuật số được tổ chức bởi Trường quản trị MIT, các chuyên ga đã đưa ra những dự báo về tương lai của các nền tảng trong ít nhất 10 năm tới.
Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Sức mạnh của việc chia sẻ dữ liệu.
Trong bối cảnh hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp thường tỏ ra rất miễn cưỡng khi chia sẻ dữ liệu của họ. Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi, khi các tổ chức bắt đầu sử dụng API mở và các ứng dụng khác để chia sẻ dữ liệu cả trong hệ sinh thái nội bộ lẫn với các hệ sinh thái bên ngoài.
Chia sẻ dữ liệu cho phép các tổ chức hưởng lợi từ hiệu ứng mạng lưới (networks effects) – nơi một sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên có giá trị hơn khi được nhiều người sử dụng hơn.
Đây thực sự là một cuộc cách mạng hóa các thị trường bao gồm các nền tảng mạng xã hội, xe điện (EV) và chăm sóc sức khỏe.
Bà Svenja Falk, CEO của Accenture Research cho biết: “Trong một môi trường đang thay đổi ở mức độ chưa từng có này (VUCA), sự nhanh nhạy và sử dụng dữ liệu hiệu quả trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.”
Về mặt tổng thể, các ngành nghề khác nhau đang thu thập và sử dụng dữ liệu theo những cách khác nhau.
Trong khi Schneider Electric đang thử nghiệm một số dự án mới cho phép họ chia sẻ dữ liệu, nghĩa là nhiều các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo IT khác cũng có thể truy cập và hưởng lợi từ dữ liệu được chia sẻ.
Các doanh nghiệp thuộc ngành hàng bán lẻ đang “ôm chặt” nền kinh tế trải nghiệm và các nền tảng trải nghiệm (Experience Economy), cho phép họ không chỉ tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành mà còn có thêm nhiều dữ liệu hơn về khách hàng.
Một số doanh nghiệp khác lại sử dụng dữ liệu để cá nhân hoá thông điệp hay các chiến dịch Marketing tới khách hàng.
Sự gia tăng của các nền tảng chăm sóc sức khỏe (health care platforms).
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe là một trong số nhiều ngành đã khá “tụt hậu” trong việc áp dụng các chiến lược nền tảng.
Nhưng các xu hướng mới đang bắt đầu thay đổi.
Ông Randall Williams, CEO của công ty tư vấn Digital Care Advisors cho biết: “Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang bắt đầu hiểu được sức mạnh kinh tế và giá trị to lớn của việc trao đổi dữ liệu.”
Một số quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đã bắt đầu yêu cầu các tổ chức chăm sóc sức khoẻ cung cấp API dữ liệu của họ.
Tương lai của các nền tảng với Web3 và Metaverse.
Web3 và Metaverse vẫn đang trong quá trình phát triển và hiện cũng chưa có một tổ chức nào có thể xác định chính xác việc nó sẽ diễn ra theo cách nào.
Web3 được dự báo là sẽ thay đổi cách người dùng trải nghiệm thế giới internet, cách họ quản lý dữ liệu cá nhân của mình, thay đổi thế giới quảng cáo và hơn thế nữa, nó là một phần không thể thiếu trong thế giới Metaverse.
Nó cũng có thể định hình lại cách các thương hiệu kết nối với khách hàng. Cửa hàng Nikeland của Nike trong Roblox đã có hơn 6,7 triệu lượt khách trong 4 tháng đầu tiên ra mắt và các công nghệ thực tế tăng cường (AR) cũng đã giúp truyền cảm hứng cho khách hàng của họ tại các cửa hàng của Nike ở New York.
Giám đốc chiến lược tại Monitor Deloitte cho biết: “Hơn 120 tỷ USD đã được đầu tư vào Web3 và Metaverse trong năm nay, con số này cao hơn gấp đôi so với những gì chúng tôi đã thấy vào năm ngoái.”
Theo thông tin mới đây từ Financial Times, CEO Tesla Elon Musk đã đồng ý mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD.
Thay vì “quay xe” như trước đây, trong một lá thư gửi tới mạng xã hội Twitter, Elon Musk vừa nghị mua lại Twitter với giá thỏa thuận ban đầu là 44 tỷ USD.
Theo thông tin được ghi nhận, nhóm pháp lý của Twitter đang xem xét bức thư do Elon Musk gửi, những người này cũng nói thêm rằng sẽ không có chuyện mạng xã hội này đồng ý tiến hành tiếp thương vụ mà không có bất cứ đảm bảo nào về thời gian hoàn tất việc mua bán.
Một phiên tòa khẩn cấp về vấn đề này dự kiến sẽ được diễn ra trong thời gian sớm nhất kể từ khi thông tin được xác nhận.
Một người quen thuộc với Twitter cho biết nền tảng này đang lo ngại rằng Elon Musk có thể đề nghị tiến hành thỏa thuận mua bán nhằm mục tiêu trì hoãn một vài thứ đang liên quan khác (vẫn chưa giải quyết xong giữa Elon Musk và Twitter).
Cổ phiếu của Twitter đã tăng khoảng 13% lên 48 USD sau khi Bloomberg công bố rằng Elon Musk đã đồng ý mua lại Twitter.
Về thương vụ mua bán giữa Elon Musk và Twitter, CEO Tesla ban đầu đã đồng ý mua lại Twitter với giá 54,20 USD/cổ phiếu vào tháng 4.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, vào tháng 7, vị CEO này thông báo rằng muốn rút khỏi thương vụ với lý do Twitter hiện có quá nhiều tài khoản giả (tài khoản ảo).
Twitter sau đó đã kiện Elon Musk vì đơn phương thông báo và rồi chấm dứt thương vụ, cáo buộc rằng việc chấm dứt thương vụ đã khiến cổ phiếu của Twitter lao dốc.
Tính đến thời điểm hiện tại, các vụ kiện cáo qua lại giữa Elon Musk và Twitter vẫn chưa chấm dứt.
Trong khi hầu hết các nhà quan sát tin rằng Elon Musk sẽ gần như không thể rút khỏi thỏa thuận vì trong lịch sử, sẽ rất khó để những người mua một khi đã đồng ý với một thỏa thuận nào đó được phép đơn phương từ chối thoả thuận trừ khi có những vi phạm bất thường nào đó xảy ra.
Twitter hiện chưa trả lời bình luận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Apple đánh giá cao công nghệ thực tế ảo, nhưng không tin Metaverse có thể thay thế cho cuộc sống thực.
Trong cuộc phỏng vấn với Bright (Hà Lan) nhân chuyến thăm châu Âu tuần trước, Tim Cook chia sẻ quan điểm của mình về các công nghệ mới, đặc biệt về VR, AR và Metaverse.
Trong khi nhiều công ty coi vũ trụ ảo là tương lai của con người và “Metaverse” trở thành từ khoá ngày càng phổ biến, Apple là hãng công nghệ hiếm hoi chưa từng sử dụng khái niệm trên.
CEO Apple cho rằng điều quan trọng là mọi người phải hiểu về nó. “Và tôi thực sự không chắc rằng một người bình thường nào đó có thể cho bạn biết metaverse là gì“, ông nói.
“Thực tế ảo là thứ mà bạn có thể đắm mình trong đó. Nhưng tôi không nghĩ bạn sẽ muốn sống cả đời theo cách đó. Chúng chỉ nên dành những khoảng thời gian nhất định và đó cũng không phải là một cách tốt để giao tiếp”.
Quan điểm của Cook được cho là đi ngược với CEO Meta Mark Zuckerberg. Nhà sáng lập mạng xã hội Facebook gần như đặt cược toàn bộ vào thế giới ảo và đổi tên công ty thành Meta vào năm ngoái.
Dù không đánh giá cao Metaverse, Tim Cook lại có niềm tin lớn vào các công nghệ giúp tương tác thế giới ảo với thế giới thực.
Ví dụ công nghệ AR có thể đưa các vật thể ảo hiển thị trong thế giới thực thông qua camera điện thoại hoặc kính thông minh. Trong chia sẻ với Bright, Cook cho biết nhiều ứng dụng AR hiện đã có trên App Store và còn tiến xa trong tương lai.
“AR sẽ là một công nghệ ảnh hưởng tới mọi thứ. Chúng ta rồi sẽ nhìn lại và suy nghĩ về việc chúng ta đã sống như thế nào khi không có AR”, ông nói.
Trước đó, trong cuộc trò chuyện với sinh viên một số trường đại học tại châu Âu, CEO Apple nhận định trong tương lai, việc thiếu AR cũng giống như cuộc sống hiện nay thiếu Internet hoặc smartphone.
Đồng thời, ông khẳng định tương lai này “sẽ không lâu nữa”.
Cook cũng nói về tầm quan trọng của việc học lập trình, rằng ngôn ngữ lập trình “sẽ là ngôn ngữ chung duy nhất và quan trọng nhất bạn có thể học”, bên cạnh tiếng mẹ đẻ dùng trong giao tiếp.
“Tôi nghĩ mọi người nên học lập trình trước khi tốt nghiệp trung học và tốt nhất nó nên được dạy từ trường tiểu học”, ông cho hay.
Trong thông điệp gửi các nhà đầu tư đầu năm nay, CEO Apple cũng khẳng định doanh nghiệp của mình luôn “ưu tiên sự đổi mới, luôn khám phá các công nghệ mới đang phát triển” và vũ trụ ảo metaverse cũng là một lĩnh vực thú vị.
Theo một số nguồn tin rò rỉ, Apple có thể cho ra mắt tai nghe hỗ trợ AR, VR vào năm 2023, trước khi tung ra kính Apple Glasses vào năm 2024.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi việc sản xuất và tối ưu nội dung là hết sức quan trọng, quá trình phân phối các nội dung cũng là yếu tố quyết định sự thành công của các hoạt động Content Marketing. Cùng tìm hiểu về cách lựa chọn các nền tảng phân phối nội dung phổ biến trên thế giới trong bài viết này.
Dù bạn là một Content Marketer hay một Marketer đơn thuần, có thể bạn đã quá quen thuộc với các cụm từ kiểu như “Content is King” hay “Content is everything”.
Content hay Nội dung là một trong những thành phần quan trọng nhất và cũng là thiết yếu nhất của bất cứ chiến dịch marketing nào.
Và khi bạn biết rằng có đến hơn 50% các doanh nghiệp ngày nay có đội ngũ phát triển nội dung riêng trong doanh nghiệp, bạn càng thấy nó quan trọng và mức độ cạnh cao đến như thế nào.
Trong bối cảnh này, vai trò của các nhà phát triển nội dung không chỉ là sản xuất và tối ưu nội dung mà còn là phân phối các nội dung đó (trên các nền tảng Content Marketing).
Trước khi khám phá các nền tảng nơi bạn có thể phát triển công việc Content Marketing của mình bên dưới, bạn cũng cần tìm hiểu về khái niệm Nội dung hay Content trong Marketing, bạn có thể xem chi tiết nội dung tại: content là gì
Và đây là các nền tảng phân phối nội dung phổ biến trên thế giới mà bạn có thể tham khảo.
1. Exploding Topics.
Exploding Topics là nền tảng tổng hợp dữ liệu và sử dụng thuật toán nâng cao để có thể cung cấp tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của các chủ đề cụ thể được lựa chọn.
Với các dữ liệu này, bạn có thể bắt đầu viết trước nội dung để xây dựng lợi thế của mình so với đối thủ.
2. BuzzSumo.
BuzzSumo là nền tảng đã bắt đầu bùng nổ từ năm 2013.
Kể từ đó, nơi đây là địa chỉ dành cho các Content Marketer thực thụ, những người muốn xây dựng nội dung một cách tử tế và có giá trị cho khách hàng.
BuzzSumo cung cấp khả năng khám phá, nghiên cứu, theo dõi nội dung và một số tuỳ chọn liên quan đến người có ảnh hưởng (Influencer Insights).
3. Outbrain.
Outbrain là một trong những nền tảng tiên phong hàng đầu về nội dung tự nhiên (native content) và cũng là nền tảng có thị phần lớn nhất so với các đối thủ cùng ngành.
Hiện Outbrain cung cấp khoảng 344 tỷ đề xuất nội dung (content recommendations) hàng tháng ở hơn 55 quốc gia khác nhau.
4. Patreon.
Patreon cung cấp mô hình thành viên có trả phí (premium membership) cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).
Được thành lập vào năm 2013, Patreon nhanh chóng trở thành nền tảng phù hợp cho những nhà sáng tạo muốn xây dựng một mạng lưới khách hàng trung thành.
Nếu bạn là nhà sáng tạo nội dung muốn kiếm thêm thu nhập mà không cần bắt đầu với việc viết blog thì Patreon là lựa chọn phù hợp.
5. Contently.
Contently là nền tảng chuyên dành để lập kế hoạch phân phối nội dung.
Với Contently, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch theo thời gian và ngày tháng để phân phối nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau. Ngoài ra, Contently cũng cung cấp các đề xuất SEO và kiểm tra nội dung.
Một tính năng đáng chú ý khác của Contently đó là cung cấp tuỳ chọn truy cập vào mạng lưới sáng tạo nội dung có trả phí, nơi bạn có thể tiếp cận với nhiều nhà sáng tạo nổi tiếng trên nền tảng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng Content Marketing cho doanh nghiệp thì Contently là ứng cử viên hàng đầu.
6. Scoop.it.
Scoop.it là một nền tảng quản lý nội dung dựa trên công nghệ đám mây giúp bạn khám phá và nghiên cứu nội dung thông qua nền tảng web và mạng xã hội. Hơn 30 triệu website được thu thập thông tin từ Scoop.it.
7. Uberflip.
Uberflip cung cấp một số tùy chọn khác nhau cho các nhà tiếp thị nội dung, nhưng một trong những tính năng đáng giá nhất mà Uberflip cung cấp là khả năng cá nhân hóa nội dung cho đối tượng mục tiêu.
Từ tính năng này, những người làm marketing có thể khởi chạy các chiến dịch cá nhân hoá cho từng khách hàng khác nhau.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, trong khi sản xuất nội dung là công việc hết sức quan trọng, việc lựa chọn các nền tảng hỗ trợ phù hợp cũng có vai trò tương ứng, bằng cách bắt đầu thử nghiệm hoạt động phân phối nội dung với một số nền tảng phù hợp, bạn đang cho mình nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy hiệu suất của hoạt động Content Marketing của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với hầu hết các doanh nghiệp đang phải thắt chặt chi tiêu hay vốn bị hạn chế về ngân sách quảng cáo, đổi mới, sáng tạo và bắp kịp xu hướng chính là chìa khoá. Cùng tìm hiểu các xu hướng quảng cáo mới nhất trong 2022.
Từ quảng cáo video, đến sử dụng người có ảnh hưởng và cá nhân hoá thông điệp quảng cáo. Trước hết, để có thể thấu hiểu về thuật ngữ quảng cáo hay có những góc nhìn toàn diện nhất về ngành quảng cáo, bạn có thể xem tại: quảng cáo là gì
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Theo báo cáo thu nhập quý 2 mới đây của các nền tảng quảng cáo lớn như Facebook, Google hay TikTok, doanh thu quảng cáo của các nền tảng này đều sụt giảm, các doanh nghiệp hay nhà quảng cáo đang tìm cách giảm thiểu và thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và suy thoái toàn cầu.
Trong khi hàng loạt các doanh nghiệp liên tục cắt giảm nhân sự, hạn chế dự báo tăng trưởng, nhiều thương hiệu chọn cách cắt giảm quảng cáo để giảm thiểu chi phí vận hành.
Trong một thị trường đã có phần bão hòa, quảng cáo kỹ thuật số truyền thống ngày càng trở nên đắt đỏ hơn khi tính đến tỷ lệ chuyển đổi bán hàng đến người dùng cuối.
Tuy nhiên, trong một thị trường tự do, sự cạnh tranh để tồn tại cuối cùng sẽ làm thúc đẩy chi tiêu đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh hơn. Chi tiêu càng nhiều, họ càng có cơ hội bán được nhiều hàng hơn, những thương hiệu lớn như Apple hay Coca-Cola luôn nằm trong TOP những thương hiệu chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo.
Trong bối cảnh hiện tại, khi phần lớn các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái, những người làm marketing nói chung và quảng cáo nói riêng cần phản ứng nhanh hơn, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn để thúc đẩy doanh nghiệp.
Dưới đây là một số dự đoán về các xu hướng quảng cáo 2022 có thể phát triển mạnh hơn trong những năm tới.
Quảng cáo video sẽ thống trị ngành quảng cáo là xu hướng đầu tiên trong 2022.
Quảng cáo video được xây dựng dựa trên nội dung (Content-connected video advertising) đã được chứng minh là một trong những phương thức làm marketing hiệu quả khi người xem video kỹ thuật số có thể ghi nhớ đến 95% thông điệp quảng cáo so với các quảng cáo bằng hình ảnh hay văn bản (text).
Khi trung bình mỗi người dùng dành hơn 100 phút mỗi ngày để xem video kỹ thuật số và 92,6% người dùng internet trên toàn thế giới xem một số dạng video kỹ thuật số hàng tuần, thị trường video kỹ thuật số đang trở nên tiềm năng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, khi các nền tảng video ngắn như TikTok, Reels hay Shorts tiếp tục tăng trưởng ấn tượng về lượng người xem, các nhà marketer nói chung cần quan tâm đến xu hướng này nhiều hơn.
Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào những người có ảnh hưởng (Influencer).
Khi nói đến các định dạng nội dung (content format) được tiêu thụ nhiều nhất, nội dung video ca nhạc, hài kịch (giải trí) và bình luận xã hội được nhắc đến đầu tiên.
Nguồn gốc hay cảm hứng chính của các chủ đề nội dung này phần lớn đến từ những người có ảnh hưởng trên các nền tảng. Tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) đã là tiêu chuẩn và mục tiêu mà các thương hiệu lớn hướng tới.
Bằng cách lựa chọn, hỗ trợ hay thậm chí là “xây dựng hình ảnh” cho những người có ảnh hưởng, sau đó thúc đẩy khả năng hiển thị của họ, các thương hiệu có thể coi họ là một phần bản sắc của thương hiệu, giúp thương hiệu kết nối mạnh hơn với đối tượng mục tiêu.
Trong trường hợp này, các nhà quảng cáo sẽ tiến hành hợp tác với những người có ảnh hưởng để tạo ra những nội dung phù hợp sau đó kết hợp nó vào video của người có ảnh hưởng một cách chân thực nhất (Authentic Marketing).
Thay vì cố gắng hay bất chấp để chứng minh giá trị của sản phẩm hay nói về sản phẩm, những người làm marketing nên giúp khách hàng “thấy được hình ảnh của chính họ” trong sản phẩm, thừa nhận nó và sau đó mua nó.
Các dịch vụ phát trực tuyến sẽ tiếp tục nổi lên như là những nền tảng được đầu tư nhiều nhất.
Trong những năm gần đây, thị trường phát trực tuyến (streaming market) đã phát triển một cách mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng công nghệ mà đặc biệt là các thiết bị di động thông minh, người dùng đang tương tác với các nền tảng này mỗi ngày.
Vào năm 2021, 78% người tiêu dùng tại thị trường Mỹ đã sử dụng dịch vụ phát trực tuyến có trả phí (subscription streaming service).
Với khả năng tiếp cận cao cũng như việc có thể thu thập dữ liệu của khách hàng thông qua các buổi phát, các thương hiệu có thể chọn cách sử dụng từng chương trình khác nhau cho từng phân khúc khác nhau.
Thông điệp cá nhân sẽ được ưu tiên nhiều hơn khi doanh nghiệp có nhiều năng lực dữ liệu hơn cũng là xu hướng quảng cáo đáng theo dõi trong 2022.
Cá nhân hoá hay nhắm mục tiêu là những từ khoá mà những người làm marketing nói chung và performace marketing nói riêng thường nói đến khi tìm cách tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Mặc dù việc thu thập dữ liệu, phân tích và tổ chức dữ liệu có thể khó khăn hơn với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn hơn lại có thể tận dụng điều này để thúc đẩy doanh nghiệp của họ. Các thuật ngữ như CDP hay CRM không còn là thứ mới mẻ.
Ngoài ra, với các doanh nghiệp lớn hơn, khi họ có thể áp dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình thấu hiểu hành trình của khách hàng, phân tích chân dung khách hàng, họ lại một lần nữa có nhiều cơ hội hơn để cá nhân hoá nội dung đến từng nhóm khách hàng khác nhau.
Trong bối cảnh kinh doanh kỹ thuật số, “Digital Profiles” hay “Digital Personas” là tài sản, là sức mạnh của các doanh nghiệp, thứ có thể giúp họ cá nhân hoá các câu chuyện (personalized storytelling) tới khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều người dùng đã chia sẻ thông báo của YouTube khi ứng dụng này yêu cầu người dùng trên điện thoại cần đăng ký phiên bản Premium (có trả phí) để xem được các video độ phân giải 4K (chất lượng cao).
Mới đây trên nền tảng mạng xã hội Reddit, tài khoản có tên @ihatesmokealarms đã đăng tải hình ảnh về việc YouTube đang giới hạn chất lượng video cho phiên bản miễn phí chỉ còn dưới 1440p.
Người dùng này cho biết khi đang sử dụng YouTube trên điện thoại thông minh, anh nhận được thông báo không thể xem video với độ phân giải 4K (2160p) như trước.
Dưới phần bình luận của bài viết, nhiều tài khoản cũng chia sẻ đã gặp phải tình trạng tương tự chủ bài viết, đồng nghĩa việc bức ảnh phản không phải bị cắt ghép hay chỉnh sửa.
Chủ tài khoản có tên @Im__questionable đã chia sẻ ý kiến về vấn đề trên ở dưới phần bình luận. Theo người này, rất có khả năng trong tương lai YouTube sẽ cố giới hạn độ phân giải xuống thấp hơn nhằm thúc đẩy người dùng đăng ký YouTube Premium.
“Hãy tưởng tượng trong tương lai họ sẽ giới hạn chất lượng của video càng ngày càng thấp. Đến một lúc nào đó người dùng miễn phí chỉ có thể xem video ở định dạng 144p như cách đây vài chục năm”, @Im__questionable bình luận.
Một vài bình luận cũng cho rằng việc giới hạn độ phân giải có thể bắt nguồn từ thiết bị đang sử dụng. Đối với điện thoại hoặc máy tính bảng, độ phân giải 2K đã đủ để tạo ra hình ảnh sống động và sắc nét cho người xem.
“Đây là YouTube trên điện thoại, tôi chắc rằng hiếm có điện thoại nào đủ tính năng để chạy video 4K nên họ mới khóa”, chủ tài khoản @fatogato bình luận phía dưới bài viết.
Ngoài ra, nhiều bình luận phía bên dưới bài viết cũng gợi ý các ứng dụng nhằm tắt quảng cáo, sử dụng 4K mà không cần Premium.
Tuy nhiên vấn đề giới hạn độ phân giải video này hiện chưa diễn ra với rộng rãi người dùng, chỉ số ít nhận được thông báo trên. YouTube hiện vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về khóa độ phân giải 4K nếu người dùng không mua YouTube Premium.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau một khoảng thời gian thử nghiệm, Instagram vừa thông báo mở rộng thử nghiệm tới nhiều người dùng hơn tính năng cho phép họ sử dụng nhiều liên kết (Links) trong phần tiểu sử (Bio).
Như bạn có thể thấy trong ví dụ này ở trên, tùy chọn mới trong Instagram sẽ cho phép người dùng thêm nhiều liên kết (Links) hơn vào phần tiểu sử giới thiệu tài khoản.
Bạn có thể thêm các liên kết nội bộ, các liên kết nhóm từ Facebook Group, các liên kết Facebook, liên kets về website và hơn thế nữa.
Ở giai đoạn hiện tại, Instagram chưa có thông báo chính thức về việc liệu người dùng Instagram có thể thêm tối đa bao nhiêu liên kết vào mỗi tài khoản, nhưng về cơ bản, tính năng mới này dường như làm mất đi giá trị của các công cụ của bên thứ ba như Linktree, mà hiện nhiều người dùng Instagram đang sử dụng để thêm liên kết bổ sung vào phần tiểu sử của họ trong ứng dụng.
Theo Insider, công ty mẹ Meta đã xác nhận rằng họ đang thử nghiệm các tùy chọn đa liên kết mới này, tuy nhiên, nền tảng lại chưa cung cấp chi tiết về kế hoạch triển khai hoặc các thông số kỹ thuật liên quan.
Với những người làm marketing thì tính năng mới sẽ cung cấp thêm nhiều cách hơn để thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) đến các nền tảng của thương hiệu, hay thậm chí là để bán hàng thông qua mạng xã hội.
Tính năng mới hiện đã khả dụng cho hầu hết tài khoản trên toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Apple vừa thông báo Apple Music hiện có hơn 100 triệu bài hát, đồng thời cho biết 20.000 bài hát đang được các nghệ sĩ thêm vào mỗi ngày.
Theo AppleInsider, Apple Music được ra mắt vào năm 2015, tuy nhiên Apple cho biết cột mốc 100 triệu bài hát trên dịch vụ này bao gồm cả các bản nhạc mà công ty cung cấp trong quá khứ qua iTunes và iPod.
Về cơ bản, điều này bao gồm 21 năm kể từ ngày iTunes được phát minh và sự xuất hiện của iPod gốc.
Apple cho biết, Apple Music đơn giản là một bộ sưu tập âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay với mọi định dạng hỗ trợ. Dịch vụ hiện có sẵn ở 167 quốc gia và khu vực, và bất kỳ nghệ sĩ nào cũng có thể phát hành tác phẩm của mình qua Apple Music.
“Trở lại những năm 1960, chỉ có 5.000 album mới được phát hành mỗi năm. Giờ đây, mỗi ngày, hơn 20.000 ca sĩ và nhạc sĩ đang cung cấp các bài hát mới cho Apple Music – những bài hát làm cho danh mục của chúng tôi thậm chí còn tốt hơn ngày trước.
100 triệu bài hát là bằng chứng về không gian dân chủ hơn, nơi bất kỳ ai, ngay cả một nghệ sĩ mới sáng tác nhạc từ phòng ngủ của họ đều có thể mang đến những bản hit lớn”, Apple cho biết.
Công ty cũng chỉ ra rằng 100 triệu bài hát là “nhiều hơn những gì mà người dùng có thể nghe trong một đời hoặc vài kiếp. Do đó, thay vì nghe những bản nhạc ngẫu nhiên trong thư viện, Apple Music giờ đây sẽ giúp mọi người có thể khám phá các mục yêu thích mới.
Để đánh dấu cột mốc 100 triệu bài hát, Apple đã tung ra Apple Music Today cho dịch vụ. Tính năng này cung cấp bài hát duy nhất mỗi ngày, nhưng mang đến ngữ cảnh và thông tin khi Apple Music đi sâu vào lịch sử của nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Dịch đã không còn khả dụng đối với hàng chục triệu người dùng trên khắp Trung Quốc kể từ cuối tuần qua.
Theo South China Morning Post, Google Dịch (Google Translate), một trong số ít các dịch vụ ứng dụng còn sót lại của Google ở đại lục, đã không còn truy cập được, đánh dấu lần rút lui mới nhất của gã khổng lồ công nghệ Mỹ khỏi thị trường internet lớn nhất thế giới.
Người dùng Trung Quốc chính thức không thể sử dụng Google Dịch kể từ hôm 1.10. Thay vào đó, họ được chuyển hướng đến một thanh tìm kiếm chung.
Chức năng dịch tích hợp trên trình duyệt Chrome của Google cũng không còn hoạt động ở nước này, theo nhiều bài đăng của người dùng trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với TechCrunch, Google cho biết nguyên nhân khiến công ty quyết định ngưng ứng dụng dịch thuật là “do lượng sử dụng thấp” ở đại lục.
Tuy nhiên, trên thực tế dù một số công ty công nghệ Trung Quốc cung cấp hàng loạt dịch vụ dịch thuật, nhưng ứng dụng Google Dịch lại chiếm phần lớn lượng người dùng.
Theo dữ liệu trên nền tảng phân tích web Similarweb, trang Google Dịch ở Trung Quốc trong tháng 8.2022 đã ghi nhận 53,5 triệu lượt truy cập từ người dùng máy tính để bàn và thiết bị di động kết hợp.
Động thái ngừng hoạt động Google Dịch phản ánh lịch sử phức tạp của gã khổng lồ công nghệ Mỹ với chính phủ Trung Quốc.
Google tuyên bố rút khỏi thị trường internet lớn nhất thế giới vào tháng 1.2010, với lý do các cuộc tấn công mạng có chủ đích xuất phát từ nước này và đụng độ giữa công ty với Bắc Kinh về việc thắt chặt kiểm soát phát ngôn trực tuyến.
Chính phủ Trung Quốc sau đó đã chặn các dịch vụ của Google. Nhưng Google Dịch lại được giới thiệu trở lại tại đại lục vào tháng 3.2017 mà không có nhiều sự phô trương sau 7 năm vắng bóng.
Trên mạng xã hội Trung Quốc cuối tuần qua, nhiều người dùng than thở về việc Google Dịch bị mất. “Bạn không thể sử dụng cái này và cũng không thể dùng cái kia.
Tôi phải đọc tài liệu nước ngoài hằng ngày, bây giờ tôi không biết phải làm gì nữa”, một người dùng viết trên trang hỏi đáp Zhihu.
Trong những năm qua, Google đã thực hiện một số nỗ lực để khôi phục sự hiện diện của mình ở Trung Quốc. Hiện công ty điều hành các hoạt động khiêm tốn bên ngoài việc kinh doanh công cụ tìm kiếm cốt lõi.
Chúng bao gồm dịch vụ dành cho các nhà phát triển, hỗ trợ các công ty Trung Quốc quảng cáo trực tuyến ở nước ngoài và ứng dụng quản lý lưu trữ Files Go.
Tháng 7.2018, Google tung ra một game nhỏ và ngay lập tức trở nên phổ biến trên ứng dụng WeChat của Tencent Holdings. Ngoài ra, Google còn đầu tư 550 triệu USD vào nhà sản xuất thương mại điện tử Trung Quốc JD.com.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một số nghiên cứu gần đây đã tiết lộ một số thông tin thú vị về quá trình mua hàng của khách hàng B2B (B2B Buyer), đó là những insight có giá trị cho các Marketer.
Một cuộc khảo sát mới đây của Bain và Google với 1.208 người tại các doanh nghiệp ở Mỹ có liên quan đến việc mua phần mềm, dịch vụ lưu trữ đám mây, phần cứng, viễn thông, vận tải, marketing và thiết bị công nghiệp đã cho thấy một loạt các quan niệm sai lầm của người bán (B2B Seller) về hành vi hay quá trình mua hàng của người mua hàng B2B (B2B Buyer).
Người bán không nhận ra rằng 90% người mua chọn một nhà cung cấp nằm trong danh sách đã có trước đó; họ tập trung quá nhiều vào những người ra quyết định cấp cao (high-level decision-makers), đánh giá thấp vai trò và sức ảnh hưởng của những người khác trong doanh nghiệp mua hàng; họ phụ thuộc quá nhiều vào các kênh kỹ thuật số và bỏ qua việc bán hàng vật lý; và họ cũng không nhận ra việc thể hiện sản phẩm của họ ảnh hưởng đến quyết định hay quy trình của người mua như thế nào.
Hiển nhiên, hợp đồng đó…khó thành!
Một công ty phần mềm gần đây đang muốn giành được hợp đồng với một khách hàng B2B, khách hàng này, cũng tương tự như các khách hàng doanh nghiệp khác, họ chuẩn bị một danh sách các nhà cung cấp (Seller) tiềm năng nhất.
Tuy nhiên, khi đến giai đoạn trình giới thiệu sản phẩm, nhân viên bán hàng đã không chuẩn bị đầy đủ, giao diện của sản phẩm không phù hợp, lộ trình lộ trình đổi mới sản phẩm không rõ ràng và từ đó không phù hợp với nhu cầu của người mua.
Cuối dùng, doanh nghiệp mua hàng đã chọn một khách hàng khác có trong danh sách lựa chọn trước đó.
Cũng tương tự như khách hàng bán phần mềm trong câu chuyện này, nhiều nhà cung cấp sản phẩm B2B (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) dành phần lớn nguồn lực Marketing và bán hàng của họ không đúng chỗ (và không đúng cái cần làm).
Ví dụ: các doanh nghiệp này thường không nhận ra rằng người mua (B2B Buyer) đã có sẵn danh sách các nhà cung cấp tiềm năng (B2B Seller) trước khi bắt đầu quá trình đánh giá và dành phần lớn thời gian để tìm hiểu sâu danh sách này.
Người bán có xu hướng chỉ quan tâm (hoặc quan tâm quá mức) đến những người có ảnh hưởng cao nhất trong quá trình ra quyết định mua hàng và ít chú ý hơn đến nhóm người có ảnh hưởng khác cũng tham gia vào quá trình lựa chọn.
Hơn nữa, họ phụ thuộc quá nhiều vào các kênh kỹ thuật số, đồng thời ít đầu tư vào các hoạt động bán thực tế bao gồm việc làm sao để có thể giới sản phẩm một cách tường tận nhất và chia sẻ về tầm nhìn của sản hay của doanh nghiệp với người mua.
Kết quả tất yếu là gì, họ đã thất bại.
Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy trình mua hàng (B2B), Bain & Co. đã khảo sát 1.208 người tại các doanh nghiệp tại Mỹ hiện có liên quan đến hoạt động mua phần mềm, dịch vụ lưu trữ đám mây, phần cứng, viễn thông, Marketing và thiết bị công nghiệp.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với những người mua, kiểm tra thói quen của họ ở mỗi giai đoạn của hành trình mua hàng (Customer Journey) – từ giai đoạn nhận thức về các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu (Brand Awareness), đến giai đoạn khám phá xem nhà cung cấp nào đủ điều kiện và xem xét các nhà cung cấp cạnh tranh (Brand Consideration), đến quyết định cuối cùng là mua hàng (Action).
Cuộc khảo sát và phỏng vấn cho thấy các hành vi của người mua là tương đối phổ biến trong tất cả các ngành hàng được phân tích.
Dưới đây là những gì mà người làm Marketing hay kinh doanh có thể tham khảo.
Người mua hàng B2B lập một danh sách các nhà cung cấp để xem xét trước khi bắt đầu quá trình đánh giá.
80% –90% số người được hỏi cho biết dù sản phẩm họ mua là gì, việc đầu tiên họ cần làm là xây dựng một danh sách bao gồm các nhà cung cấp tiềm năng nhất.
90% trong số này cuối cùng sẽ chọn một nhà cung cấp từ danh sách đã chuẩn bị ban đầu.
Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các bên bán hay nhà cung cấp có thể “ghi danh” trong danh sách đó.
Người mua hàng B2B sẽ ủng hộ hay dựa vào các thông tin dưới đây:
Những trải nghiệm đã có trước đó với một nhà cung cấp đóng vai trò rất lớn.
Với các doanh nghiệp bán hàng B2B thành công, họ nhận ra rằng, họ không chỉ cần bán hàng một lần cho khách hàng của họ (là các doanh nghiệp) mà cần phải bán nhiều lần.
Họ hiểu rằng việc bán hàng của họ là một chặng đường dài hướng tới việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng ngay cả khi khách hàng đã chuyển sang một công ty khác.
Người mua hàng muốn nghe lời giới thiệu hay ý kiến của các đồng nghiệp.
Những đồng nghiệp đáng tin cậy có sức ảnh hưởng không hề nhỏ tới hành vi mua hàng của người mua. Tại một doanh nghiệp có trong nghiên cứu, người mua đã hỏi ý kiến của các đồng nghiệp của họ.
Sau một quá trình nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng, quyết định cuối cùng thuộc về hai nhà cung cấp chính là những doanh nghiệp đã được các đồng nghiệp này giới thiệu.
Website của nhà cung cấp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tìm kiếm và đánh giá trong quy trình mua hàng B2B.
Người mua ở giai đoạn nghiên cứu sản phẩm muốn xem liệu website của các nhà cung cấp hay người bán có nhiều thông tin liên quan hay không, có dễ điều hướng không và họ có ấn tượng rất xấu với các doanh nghiệp có website cẩu thả, thiếu thông tin.
Trong các doanh nghiệp được nghiên cứu, có một người mua thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã sử dụng website của nhà cung cấp để thu thập thông và ra quyết định, xóa hết các doanh nghiệp có website không đạt yêu cầu.
Sự hiện diện kỹ thuật số không chỉ nằm gói gọn trong các website.
Khi nghiên cứu các giải pháp tiềm năng, nhiều người mua sử dụng một loạt các nguồn kỹ thuật số khác nhau để thu thập thông tin.
Bên cạnh website của nhà cung cấp, người mua cũng chuyển hướng sang các ấn phẩm trong ngành, những người có ảnh hưởng (Industry Influencer) trong ngành (chẳng hạn như Gartner) và các nguồn tin uy tín khác.
Việc thể hiện sản phẩm và dùng thử sản phẩm (nếu có) có thể tạo ra hoặc phá vỡ một thoả thuận (hợp đồng).
Các nhà cung cấp không đầu tư vào giai đoạn giới thiệu và dùng thử sản phẩm sẽ rất khó để đi tiếp vào các vòng sau, vì đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất để người mua quyết định liệu có nên đi tiếp với nhà cung cấp hay không.
Khoảng 72% số người được hỏi cho biết các nhà cung cấp cuối cùng họ chọn là những doanh nghiệp có phần giới thiệu và dùng thử sản phẩm (demo) tốt nhất.
Tiếp đó, người mua không chỉ đánh giá sản phẩm hiện tại mà còn đánh giá những tầm nhìn và sự đổi mới của sản phẩm trong tương lai.
“Chúng tôi xem xét đến việc liệu họ có bất cứ kế hoạch hợp lý nào để phát triển sản phẩm của họ hay không. Liệu trong tương lai các sản phẩm của họ có gặp phải bất cứ rủi ro nào hay không”. Một người mua cho hay.
Thấu hiểu người ra quyết định trong quá trình mua hàng B2B.
Hầu hết những người mua hàng B2B bắt đầu quá trình tìm kiếm đối tác của họ bằng cách tập hợp một danh sách bao gồm nhiều người khác nhau (các bộ phận khác nhau) cùng tham gia vào quá trình mua hàng.
Danh sách này thường có 3 cấp: Người ra quyết định cuối cùng; những người tham gia vào quá trình nghiên cứu sản phẩm; và những người có ảnh hưởng nội bộ, bao gồm cả người dùng cuối (end-users), những người sẽ cung cấp ý kiến của họ về nhà cung cấp và sản phẩm.
Trong khi 3 cấp này sẽ liên tục tương tác trong suốt quá trình mua hàng và mỗi cấp đều có sự ảnh hưởng riêng, những người phụ trách nghiên cứu sản phẩm luôn có ảnh hưởng lớn nhất và mang lại cơ hội lớn nhất cho các nhà cung cấp tức là bên bán.
Từ góc nhìn này, nhiệm vụ đầu tiên của nhà cung cấp là xác định các thành viên có trong vòng kết nối mua hàng ở mỗi cấp.
Những người làm marketing phải hiểu rằng, tuỳ vào đối tượng họ muốn tiếp cận là ai mà họ cần cung cấp các nội dung hay thông điệp (Content) liên quan và phù hợp nhất.
Ví dụ, nếu bạn muốn tiếp cận các giám đốc tài chính, bạn cần tập trung vào ROI và nếu muốn tiếp cận các giám đốc sản phẩm, bạn nên coi trọng các phần về tính năng.
Trừ khi một doanh nghiệp thực sự hiểu những gì người mua đánh giá, cách họ thu thập thông tin và cách các quyết định mua hàng thực sự được đưa ra, các nỗ lực bán hàng của họ sẽ trở nên vô ích.
Hơn nữa, hành vi của người mua đã thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây, khi nhiều người hơn và nhiều điểm tiếp xúc kỹ thuật số (digital touchpoints) hơn đang ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng.
Bằng cách thấu hiểu chân dung người mua ở từng giai đoạn khác nhau trong suốt hành trình mua hàng hay trong trường hợp này là quá trình mua hàng của khách hàng B2B, các doanh nghiệp có nhiều cách hơn để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới internet đó là mạng xã hội (Social Network): mạng xã hội là gì, Tác hại, mục đích và lợi ích khi sử dụng mạng xã hội, tổng quan về các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, và nhiều nội dung khác.
Trong thế giới internet ngày nay, thuật ngữ “Mạng xã hội” vốn đã rất quen thuộc với phần đông mọi người. Từ việc sử dụng Mạng xã hội để giải trí và tìm kiếm thông tin, để kết nối với bạn bè, đến các hoạt động mua sắm và hơn thế nữa. Bên cạnh nhiều lợi ích, mạng xã hội cũng đi kèm với nhiều tác hại nếu không sử dụng đúng cách. Vậy thực chất thì Mạng xã hội là gì và nên sử dụng Mạng xã hội như thế nào.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội hoạt động như thế nào.
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
Lịch sử hình thành mạng xã hội.
Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?
Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.
Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội là khái niệm đề cập đến việc người dùng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platform) để kết nối với bạn bè, gia đình, thương hiệu và hơn thế nữa.
Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thông tin, để kinh doanh, để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác.
Trong thế giới ngay nay, mạng xã hội còn là công cụ của những người làm Marketing để tương tác với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay bán hàng.
Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là nền tảng mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, LinkedIn, TikTok, Pinterest hay Twitter.
Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là Social Network (Social Networks).
Mạng xã hội hoạt động như thế nào.
Đúng với bản chất tên gọi của nó, mạng xã hội hoạt động dựa trên mô hình “mạng” (chính là Network hay Networking), tức nó được liên kết theo hình thức “mạng nhện”, mọi thứ được liên kết hay kết nối chặt chẽ với nhau.
Mạng xã hội liên quan đến việc xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc cũng có thể là giữa các tổ chức với nhau.
Bản chất đằng sau của các nền tảng mạng xã hội và cũng là yếu tố quyết định liệu một mạng xã hội nào đó có tồn tại được hay không đó là lượng người dùng sử dụng.
Vì là “mạng” nên nếu một nền tảng nào đó sau khi được ra mắt một thời gian nhất định mà có rất ít người dùng sử dụng, các nền tảng này hoặc là thúc đẩy thật nhanh (scale) lượng người dùng sử dụng nền tảng (Active) hoặc là chọn cách “rời bỏ cuộc chơi”.
Trợ thủ đắc lực cho các mạng xã hội là nền tảng công nghệ, những công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data hay Machine Learning (ML) là yếu tố mang tính sống còn hay bắt buộc quyết định sự tồn tại của bất cứ mạng xã hội nào.
Cuối cùng, hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram hoạt động dựa trên cơ chế lan truyền (Viral).
Nghĩa là, một khi một người dùng nào đó gia nhập vào các nền tảng mạng xã hội, các công nghệ đằng sau các nền tảng này có nhiệm vụ đề xuất, hướng dẫn, thúc đẩy họ “hoạt động” nhiều hơn trên nền tảng, đề xuất bạn bè mới để họ có thể kết nối (Add, Connections) là một ví dụ điển hình cho điều này.
Mục tiêu cuối cùng là “mọi thứ cứ thế được lây lan và không ngừng mở rộng.”
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platforms/sites) dựa trên internet để có thể kết nối. Không có internet thì không có mạng xã hội.
Theo số liệu từ Statista, Facebook, YouTube và Instagram là 3 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022.
Những người dùng bình thường sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, người thân, hay với các thương hiệu họ yêu thích.
Trong khi các nhà marketer sử dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng bán hàng và hơn thế nữa.
Tuỳ vào từng nhu cầu hay đối tượng khác nhau, các nền tảng mạng xã hội sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau.
Một nền tảng mạng xã hội sẽ không tồn tại nếu nó chỉ có một số lượng ít người dùng.
Mạng xã hội có thể mang lại nhiều lợi ích hay cả những bất cập tuỳ thuộc vào cách các nền tảng được xây dựng và cách những người dùng sử dụng nó.
Lịch sử hình thành mạng xã hội.
Theo Wikipedia, dưới đây là sơ lược về lịch sử hình thành của khái niệm mạng xã hội, là những gì mà thuật ngữ này từng trải qua.
Vào cuối những năm 1890, Émile Durkheim và Ferdinand Tönnies là 2 người đầu tiên đã tiên đoán về ý tưởng của mạng xã hội trong các lý thuyết và nghiên cứu của họ về các nhóm xã hội (social groups).
Tönnies lập luận rằng các nhóm xã hội này có thể tồn tại dưới dạng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và cá nhân, liên kết các cá nhân muốn chia sẻ các giá trị và niềm tin với nhau, hoặc các liên kết xã hội (social links) và phi cá nhân.
Durkheim tiếp đó lại đưa ra một cách giải thích phi cá nhân về các dữ kiện xã hội, lập luận rằng các hiện tượng xã hội (social phenomena) nảy sinh khi các cá nhân tương tác với nhau tạo thành một thực tại không còn có thể được giải thích về mặt thuộc tính thông qua các chủ thể cá nhân riêng lẻ.
Những phát triển lớn nhất với mạng xã hội được hình thành vào những năm 1930 bởi một số nhóm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học, nhân chủng học và toán học.
Về tâm lý học, vào những năm 1930, Jacob L. Moreno bắt đầu ghi chép và phân tích có hệ thống về các tương tác xã hội (social interaction) trong các nhóm nhỏ, đặc biệt là lớp học và đội nhóm làm việc.
Trong bối cảnh nhân học, nền tảng cho các lý thuyết về mạng xã hội là công trình lý thuyết và dân tộc học của Bronislaw Malinowski, Alfred Radcliffe-Brown, và Claude Lévi-Strauss.
Về mặt xã hội học, công trình đầu tiên (được công bố vào những năm 1930) của Talcott Parsons đã tạo tiền đề cho việc áp dụng cách tiếp cận theo kiểu mối quan hệ để hiểu về cấu trúc xã hội (social structure).
Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các phân tích mạng xã hội do các nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và vật lý học như Duncan J. Watts, Albert-László Barabási, Peter Bearman, Nicholas A. Christakis, James H. Fowler, và những người khác thực hiện.
Mục tiêu chính là phát triển và áp dụng các mô hình cũng như phương pháp mới đối với những dữ liệu mới nổi có sẵn về mạng xã hội trực tuyến và các “dấu vết kỹ thuật số” đầu tiên liên quan đến khái niệm mạng trực tiếp (face-to-face networks).
Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?
Trong phạm vi không gian mạng xã hội, các nền tảng cũng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau bao gồm:
Mạng xã hội theo hình thức đăng các nội dung ngắn (miniblog) như Twitter.
Mạng xã hội việc làm như LinkedIn.
Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.
Kể từ lúc ra đời và phát triển đến hiện tại, mạng xã hội cũng như các nền tảng (Socia Media Platforms) đi cùng với nó đã trải qua một chặng đường khá dài, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Vào năm 1997, các trang mạng xã hội (social media site) đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là SixDegrees.com, nền tảng cho phép người dùng tạo hồ sơ, tạo kết nối, nhắn tin…với những người khác trong mạng lưới (networks).
Vào năm 2003, mạng xã hội Myspace ra đời. Myspace là một trang mạng xã hội cung cấp mạng lưới thông tin tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, viết blog, lập nhóm, tải hình ảnh lên hay lưu trữ nhạc. Nền tảng đạt hơn 25 triệu người dùng vào năm 2005.
Cũng vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội lớn nhất thế giới ngày nay là Facebook chính thức ra đời với tên gọi FaceMash và sau đó đổi tên thành TheFacebook vào 2004. Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn cũng ra đời vào năm này.
Vào năm 2005, mạng xã hội video YouTube thuộc Google (Alphabet) ra đời.
Vào năm 2006, mạng xã hội Twitter ra đời. Mặc dù được khai sinh vào 2004, nhưng 2006 mới là năm chính thức Twitter công bố ra mắt.
Vào năm 2010, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram và Pinterest chính thức ra mắt.
Vào năm 2016, mạng xã hội video ngắn đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là TikTok thuộc công ty mẹ ByteDance.
Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
Đến đây, hẳn là bạn đã có được những góc nhìn tổng quan nhất về khái niệm mạng xã hội, hiểu mạng xã hội là gì và nó được hình thành như thế nào.
Dưới đây là một số vai trò hay lợi ích mà các nền tảng mạng xã hội nói chung có thể mang lại cho xã hội nói chung và người dùng nói riêng.
Công cụ kết nối và giao tiếp tức thời.
Khi nói đến vai trò của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, khả năng giao tiếp tức thời (và cũng miễn phí) là lợi ích đầu tiên phải kể đến.
Bạn thử hình dung lại thời điểm trước khi các nền tảng mạng xã hội ra đời, khi bạn phải liên hệ với nhau qua điện thoại và hiện tại, bạn hình dung ngay ra điều này.
Chỉ cần có kết nối internet, giờ đây bạn có thể trò chuyện cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay bất cứ ai ở bất cứ lúc nào với mạng xã hội, qua cả âm thanh lẫn video trực tiếp.
Mạng xã hội là công cụ đắc lực để tìm kiếm thông tin.
Nếu như trước đây, bạn có thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để tìm kiếm thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm điều này trên các nền tảng mạng xã hội. Facebook, YouTube hay TikTok là những nơi mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn.
Mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể tương tác với các thương hiệu hay những người có ảnh hưởng (Influencer) mà bạn thích.
Ngoài việc được sử dụng để giao tiếp và kết nối cá nhân, mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể chọn để tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp mà mình yêu thích. Với những người có ảnh hưởng cũng vậy, bạn hoàn toàn có thể theo dõi họ từ đây.
Mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh và Marketing.
Cuối cùng, một trong những vai trò không thể thiếu của các nền tảng mạng xã hội đó là được các doanh nghiệp hay người làm marketing sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và bán hàng.
Với hơn 5 tỷ người dùng (DAU) hoạt động toàn cầu tính đến năm 2022, mạng xã hội thực sự mang đến cho các thương hiệu những cơ hội khổng lồ để bán hàng, kinh doanh và hơn thế nữa.
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.
Tính đến năm 2022, dưới đây là một số nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu.
Mạng xã hội chia sẻ video YouTube – hơn 2.5 tỷ người dùng.
Mạng giao tiếp xã hội WhatsApp – hơn 2 tỷ người dùng.
Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram – gần 1.5 tỷ người dùng.
Mạng xã hội video ngắn TikTok – hơn 1 tỷ người dùng.
Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn – gần 800 triệu người dùng.
Mạng xã hội Snapchat – hơn 500 triệu người dùng.
Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest – gần 500 triệu người dùng.
Mạng xã hội theo kiểu miniblog Twitter – hơn 400 triệu người dùng.
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng mạng xã hội là gì?
Trong khi mạng xã hội là “miếng bánh” mà hầu hết các công ty công nghệ đều “thèm khát” vì những những gì mà nó có thể mang lại, chỉ một số rất ít các doanh nghiệp dám theo đuổi con đường này.
Vậy lý do chính ở đây là gì? Câu trả lời là, để có thể xây dựng nên một nền tảng mạng xã hội thành công, doanh nghiệp cần rất rất nhiều nguồn lực, dưới đây là một số yếu tố quyết định chính mà doanh nghiệp cần có.
Nguồn lực mạnh về tài chính và con người.
Bởi độ lớn về người dùng mà các nền tảng mạng xã hội cần để tồn tại, hệ thống của họ phải có khả năng xử lý hàng trăm triệu hay hàng tỷ người dùng khác nhau (thậm chí là trong cùng một thời điểm), cũng tương tự nhưng lớn hơn rất nhiều lần so với các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần rất nhiều tiền để xây dựng nền tảng công nghệ, tuyển dụng nhân tài và cả thu hút một lượng lớn người dùng mới.
Để mạng xã hội có thể tồn tại được, nó cần phải có một lượng lớn người dùng.
Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có rất nhiều vốn và cũng đã thu hút được rất nhiều nhân tài, tất cả những điều này sẽ không có ý nghĩa gì nếu nền tảng bạn xây dựng không thể thu hút và giữ chân được một lượng lớn (rất lớn) người dùng tham gia.
Như đã phân tích trong các phần ở trên, bởi bản chất vốn có của mạng xã hội là tính có mạng lưới (networks), điều này có nghĩa là nó chỉ có ý nghĩa khi mỗi người tham gia dù là cá nhân hay doanh nghiệp, họ phải có thể xây dựng được một mạng lưới cho riêng họ.
Bạn cứ thử hình dung thế này, một mạng xã hội A nào đó ra đời và bạn tò mò nên đã đăng ký dùng thử, sau đó bạn phát hiện ra rằng xung quanh bạn, từ bạn bè, đồng nghiệp hay cả các thương hiệu bạn yêu thích đều không có ở trên nền tảng đó, điều gì sẽ xảy ra?
Hiển nhiên là, bạn cũng sẽ dần “lãng quên” mạng xã hội đó.
Ngược lại, nếu mạng xã hội có thể thu hút được tất cả các bên này tham gia, như một vòng xoáy liên tục, “mạng” liên tục được xây dựng, kết nối và phát triển, “mạng xã hội” dần dần hình thành.
Điều này cũng giải thích lý do tại sao một số mạng xã hội tại Việt Nam như Lotus (VCCorp) hay Gapo (Gapo) dần biến mất khi nó chỉ có thể thu hút được một lượng nhỏ người dùng.
Mặc dù không có một con số cụ thể để quyết định một nền tảng mạng xã hội có thể “trụ” được, nhưng ít nhất con số đó phải là hàng trăm triệu người dùng trở lên.
Gapo hay Lotus có khoảng dưới 10 triệu người dùng (chỉ bằng 1/10 dân số Việt Nam) nên việc các nền tảng này khó duy trì được cũng là điều dễ hiểu.
Nền tảng công nghệ (sản phẩm) cũng là điều kiện mang tính sống còn với các nền tảng mạng xã hội.
Tới đây, bạn lại tiếp tục cứ giả sử rằng, doanh nghiệp của bạn có vốn khá mạnh, bên cạnh đó, vì các chương trình marketing đang tỏ ra rất hiệu quả, bạn lôi kéo rất nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) tham gia vào nền tảng nên từ đó bạn cũng có một lượng người dùng khá lớn (giả sử đủ để bạn có thể đi tiếp).
Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).
Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như thuật toán không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Mạng xã hội có thể rơi vào thất bại.
Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một mạng xã hội nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.
Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.
Nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, một trong những điểm cốt lõi quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok là thuật toán, mà cụ thể đằng sau nó là AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (công nghệ máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và hơn thế nữa.
Không có thuật toán tốt (“chiều” người dùng) thì không có mạng xã hội.
Khi nói đến các thuật toán của mạng xã hội, thuật toán của TikTok là một trong những thứ đáng tham khảo nhất, nó cũng là thứ giúp TikTok có hơn 1 tỷ người dùng nhanh nhất trong không gian các nền tảng mạng xã hội.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.
Nền tảng mạng xã hội là gì?
Là khái niệm đề cập đến các nền tảng (Platforms, sites) cụ thể, nơi mà người dùng có thể truy cập và tương tác với nhiều các mục đích khác nhau. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến có thể kể đến như Facebook hay Instagram.
Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, mạng xã hội có nghĩa là Social Networks, khái niệm đề cập đến cách thức tương tác xã hội (là social và networks) hơn là các nền tảng hay yếu tố công nghệ (là platforms hay technology).
Mạng xã hội được sử dụng để làm gì?
Như đã phân tích ở đầu bài, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để giao tiếp, tìm kiếm thông tin hay bán hàng.
Sự khác biệt giữa khái niệm mạng xã hội và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) là gì?
Trong khi vẫn thường được sử dụng với tên gọi chung là “mạng xã hội” hay nền tảng mạng xã hội, social network và social media là hai khái niệm khác nhau.
Social Network đề cập đến yếu tố môi trường (mạng lưới – network), tức cách mà người dùng tương tác với nhau, còn Social Media lại đề cập đến nền tảng hay phương tiện (về mặt công nghệ), là nơi cho phép các mạng lưới được hình hành và kết nối.
Phân tích mạng xã hội là gì?
Là hoạt động tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, có thể là để kinh doanh, nghiên cứu hay vì bất cứ mục đích gì khác.
Lạm dụng mạng xã hội là gì?
Lạm dụng mạng xã hội có thể được hiểu là cách mà cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng mạng xã hội với mục đích sai trái, hoặc khái niệm lạm dụng mạng xã hội cũng có thể được dùng để chỉ một cá nhân nào đó sử dụng mạng xã hội nhiều quá mức.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về Mạng xã hội, từ khái niệm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến, cách sử dụng mạng xã hội đến những tác hại và lợi ích mà mạng xã hội có thể mang lại.
Dù với tư cách là người dùng sử dụng mạng xã hội với mục tiêu giao tiếp hay tìm kiếm thông tin, hay với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng tiềm năng, việc hiểu bản chất của các nền tảng mạng xã hội là điều hết sức cần thiết.
Bằng cách hiểu bản chất của mạng xã hội là gì và tất cả những lợi ích mà nó có thể mang lại, bạn đang giúp chính bản thân mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và trên nữa là phát triển doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin mới đây từ TechinAsia, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) Shopee tiếp tục sa thải nhân viên tại Đài Loan và Philippines.
Sau một loạt các đợt cắt giảm nhân sự mới đây tại thị trường Indonesia và Việt Nam, Shopee tiếp tục sa thải nhân viên tại Đài Loan và Philippines.
Một trang tin tức của Đài Loan, Taiwan News, đưa tin xác nhận từ Shopee rằng họ đã sa thải nhiều nhân viên tại các văn phòng của mình ở quốc gia này.
Trang tin này cũng cho biết hàng loạt nhân viên đã được yêu cầu thu dọn đồ đạc và rời đi từ thứ 2 – cùng ngày họ nhận được thông báo sa thải.
Tiếp đó, trang tin địa phương Inquirer của Philippines cho biết rằng việc sa thải cũng đang diễn ra ở thị trường này, Shopee đã cắt giảm nhân viên với tỷ lệ phần trăm “khoảng một con số”.
Một đại diện từ Shopee Philippines đã xác nhận việc sa thải với Inquirer, cho biết những thay đổi này là một phần trong nỗ lực của công ty nhằm mục tiêu “đạt được khả năng tự chủ” và sẽ hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi.
Đài Loan và Philippines là hai thị trường nằm trong chuỗi cắt giảm nhân sự liên hoàn của Shopee trên phạm vi toàn cầu – từ trụ sở chính ở Singapore, các văn phòng ở Trung Quốc đến Indonesia và Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee đã sa thải khoảng 3% nhân viên.
Ngoài việc cắt giảm nhân sự, Shopee gần đây cũng đã phải hứng chịu nhiều dấu hiệu bất lợi như việc rút khỏi thị trường Argentina, đóng cửa các hoạt động tại Chile, Colombia và Mexico.
Vào tháng 3, Shopee cũng đã rời khỏi Pháp và Ấn Độ chỉ sau khoảng 1 năm thâm nhập.
Trong báo cáo tài chính quý 2 mới đây, Công ty mẹ Sea Group thông báo họ sẽ tạm dừng dự báo doanh thu năm 2022 cho Shopee, nền tảng hiện đóng góp khoảng 60% tổng doanh thu trong quý trước của Sea.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bối cảnh kinh doanh, thất bại không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp nhỏ hay ít danh tiếng trên thị trường, các thương hiệu lớn như Coca-Cola hay Amazon cũng không thể tránh khỏi điều này.
Nếu bạn theo dõi những thương hiệu hay doanh nhân thành công, những người từng mắc phải rất nhiều sai lầm và thất bại, một quan điểm chung từ tất cả những người đó là “không ngại thất bại và thậm chí là còn khuyến khích nhân viên của họ mắc phải sai lầm.”
Ngay sau khi trở thành Giám đốc điều hành của Coca-Cola Co., James Quincey đã kêu gọi các nhà quản lý vượt qua nỗi sợ thất bại, những đã đeo bám công ty này kể từ sau thất bại “New Coke” nhiều năm trước. “Nếu chúng ta không mắc sai lầm, có lẽ là chúng ta chưa cố gắng đủ nhiều hay làm đủ nhiều.” Ông nói.
Với tư cách là CEO của Netflix, nền tảng streaming với hơn 200 triệu người dùng có trả phí (paid subscriptions), Ông Reed Hastings lại luôn tỏ ra lo lắng khi nền tảng này có quá nhiều “chương trình ăn khách”.
Ông nói: “Tỷ lệ các chương trình ăn khách hiện quá cao. Chúng ta cần phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn… để thử những điều điên rồ hơn… chúng ta nên có tỷ lệ hủy bỏ các chương trình cao hơn.”
Ngay cả với Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, Jeff Bezos, là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới (và cũng từng là người giàu nhất thế giới), cũng đưa ra quan điểm rằng sự phát triển và đổi mới không ngừng của Amazon được xây dựng dựa trên những thất bại mà công ty đã có.
Ngay sau khi Amazon mua lại Whole Foods. Ông nói: “Nếu chúng là thử nghiệm, bạn không thể biết trước liệu chúng có thành công hay không.
Các thử nghiệm về bản chất là dễ bị thất bại. Nhưng một vài thành công lớn lại có thể bù đắp cho hàng tá thứ thất bại hay kém hiệu quả.”
Với tư cách là những doanh nhân thành công từng đi lên từ thất bại, thông điệp của họ đã quá rõ ràng, tuy nhiên, trong thực tế, quá trình áp dụng nó tại doanh nghiệp vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải.
Có vô số các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp luôn bị ám ảnh bởi việc họ phải thành công, họ tỏ ra sợ hãi với những thất bại, và đó cũng là lý do chính giải thích tại sao doanh nghiệp của họ có rất ít sự đổi mới và sáng tạo.
Nếu bạn không chuẩn bị bất cứ thứ gì để mạo hiểm hay để thất bại, bạn không thực sự sẵn sàng để thoát ra khỏi vùng an toàn và học hỏi những thứ mới.
Và trừ khi mọi nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp tiếp tục học hỏi nhanh như cách thế giới đang thay đổi, họ sẽ không bao giờ tiếp tục tồn tại, phát triển và hơn thế nữa.
Hy vọng khi nói đến đây, bạn đang có thể ngay lập tức nghĩ lại câu chuyện của Nokia hay Yahoo trong quá khứ.
Ở một khía cạnh khác, có một câu hỏi đặt ra là, thực tế cho thấy rằng có phải là cứ thất bại là có thể thành công hơn đâu? hay đâu phải ai cũng có thể học hỏi được từ thất bại?
Vậy liệu có bất cứ kỹ thuật nào cho phép các tổ chức và cá nhân nắm lấy mối liên hệ cần thiết giữa những thất bại nhỏ và thành công lớn hay không?
Tại một trường đại học (trong thực nghiệm), các sinh viên được dạy rằng, thất bại không phải là lỗi hay hệ quả của việc học hỏi, nó đơn giản chỉ là một dấu hiệu.
Các sinh viên sau đó “được phép thất bại, được phép mắc sai lầm.”
Kết quả cho thấy rằng, những sinh viên được chuẩn bị để sẵn sàng xử lý những thất bại tỏ ra chủ động và táo bạo hơn những sinh viên luôn mong đợi sự hoàn hảo.
Đây cũng là bài học kinh doanh của Ông Patrick Doyle, CEO của Domino’s Pizza, một trong những thương hiệu F&B nổi tiếng toàn cầu.
Trong một bài thuyết trình, ông này cho rằng có 2 thách thức lớn mà các cá nhân hay doanh nghiệp cần vượt qua để có thể học hỏi được (nhiều) từ thất bại.
Thách thức đầu tiên là cái mà ông gọi là “thành kiến thiếu sót” (omission bias) – thực tế là hầu hết những người có ý tưởng mới chọn không theo đuổi ý tưởng đó bởi vì nếu họ thử điều gì đó mới và nó không hiệu quả, sự thất bại đó có thể làm hỏng sự nghiệp của họ.
Thách thức thứ hai là vượt qua cái mà ông này gọi là “chán ghét sự thua cuộc” (loss aversion) – xu hướng này giải thích rằng có rất nhiều người “muốn chơi là phải thắng”, về cơ bản họ không được phép thất bại vì nó là thứ gì đó rất tồi tệ.
Ông này nói tiếp “sự cho phép hay sẵn sàng đối đầu với thất bại có thể giúp bạn tiếp thêm được sinh lực, và nó là điều kiện cần thiết để thành công.”
Không có bài học mới nào mà không thất bại hay đôi lần bỡ ngỡ, không có thành công lớn lao nào mà không dựa trên các thất bại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon vừa thông báo đã ra mắt dịch vụ mua sắm trực tiếp (livestream shopping) mới tại Ấn Độ, tiếp tục chiến lược mở rộng các dịch vụ của mình ra nước ngoài.
Với tên gọi là Amazon Live, Amazon sẽ tổ chức các buổi phát trực tiếp (livestreams) và đưa sản phẩm vào video thông qua một đội ngũ các nhà sáng tạo (Creator) hùng hậu.
Ý tưởng chính của Amazon đằng sau tính năng mới này là, thông qua những những người có ảnh hưởng (Influencer), với một lượng lớn người theo dõi, họ sẽ có nhiệm vụ hướng người hâm mộ của họ đến với ứng dụng mua sắm và mua sản phẩm.
Amazon Live hiện đang tổ chức các buổi phát trực tiếp và bán một loạt các danh mục sản phẩm khác nhau như: hàng điện tử, thời trang, làm đẹp và cả trang trí nhà cửa. Các video trung bình nhận được từ 30 đến 600 lượt xem đồng thời tại thời điểm phát.
Ngoài việc cung cấp các buổi phát trực tiếp, Amazon Live cũng sẽ cho phép khách hàng giao tiếp trực tiếp với những người có ảnh hưởng thông qua phần bình luận.
Ông Kishore Thota, Giám đốc Marketing & Trải nghiệm Khách hàng (CX) của Amazon Ấn Độ cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty này muốn mang đến những “nhà lãnh đạo tư tưởng” khác nhau trong các không gian cụ thể.
“Ngay cả khi chúng tôi coi họ là những người nổi tiếng (celebrities), chúng tôi vẫn xem xét các chủ đề nội dung mà họ được tôn trọng vì khả năng lãnh đạo tư tưởng của họ trong không gian đó.”
Theo thông tin trực tiếp từ Amazon, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) này luôn coi các chương trình người có ảnh hưởng là một phần mở rộng của chương trình Amazon Associates (Affiliate Marketing) của doanh nghiệp.
Amazon yêu cầu những người có ảnh hưởng này phải có tài khoản YouTube, Instagram, TikTok hoặc Facebook mới đủ điều kiện đăng ký tham dự.
Ông Thota nói tiếp:
“Những người có ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng với những gì họ muốn nói trong các buổi phát của họ. Tuy nhiên, theo thời gian, những người bán trên nền tảng cũng có thể trở thành một người có ảnh hưởng.”
“Chúng tôi sẽ nỗ lực để khiến nó trở nên phổ biến với các doanh nghiệp nhỏ, người bán cá nhân và thực sự trao quyền cho những cá nhân có kiến thức tốt nhất về sản phẩm, họ sẽ trở thành những người có ảnh hưởng thực sự.”
Ấn Độ là thị trường internet lớn thứ hai thế giới có giá trị dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2025 với 130 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc mua lại Activisioin Blizzard thể hiện tham vọng của Microsoft trong việc chiếm lĩnh Metaverse. Dù không quan tâm đến blockchain, tỷ phú Warren Buffett lại tin tưởng tiềm năng này của không gian ảo này.
Vào tháng 1, Microsoft đã công bố thỏa thuận mua lại Activision Blizzard, nhà phát hành trò chơi điện tử hàng đầu thế giới, với giá 68,7 tỷ USD. Tùy thuộc vào các cơ quan quản lý, thương vụ có thể kéo dài tới tháng 6/2023 mới hoàn thành.
Theo CNBC, từ khi thương vụ được công bố, cổ phiếu Activision Blizzard đi xuống như dự đoán việc các cơ quan quản lý sẽ can thiệp vì lo ngại độc quyền.
Tuy nhiên, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett lại tranh thủ “bắt đáy” trong khoảng thời gian này. Công ty Berkshire Hathaway của ông hiện sở hữu 9,5% cổ phần Activision Blizzard.
Là người thường không quan tâm đến blockchain, Buffett có lẽ là cái tên ít tin tưởng vào metaverse nhất.
Dù vậy, CNBC nhận định hành động của ông như một ván cược rằng Microsoft có đủ khả năng để hoàn tất thương vụ kỷ lục, đem lại lợi nhuận cho Berkshire Hathaway.
Tham vọng dẫn đầu thị trường.
Theo nhà phân tích Mark Moerdler của công ty Bernstein, Microsoft đang có vị thế tốt để trở thành công ty dẫn đầu trong cả lĩnh vực metaverse và game.
“Microsoft đang sở hữu nhiều thuận lợi với metaverse. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng việc công ty mua lại Activision Blizzard chỉ để tập trung vào thị trường này.
Họ cũng đang tìm kiếm những giải pháp tốt hơn để đạt được mục đích trong mảng trò chơi điện tử”, ông Mark Moerdler chia sẻ với CNBC.
Moerdler cũng nhận định rằng Microsoft thừa khả năng mua các nhà phát hành game nhỏ hơn. Việc mua lại một công ty lớn là quyết định đúng đắn, nhưng thương vụ có thể phải chờ tới hơn một năm để được thông qua, với sự chấp thuận của các cổ đông và cơ quan quản lý.
“Chúng ta không thể biết Bộ Tư pháp, EU hay khoảng 30 cơ quan quản lý khác sẽ quyết định thế nào. Nếu có điều gì chúng ta đều biết, thì đó là Microsoft có sẵn tiền”, CNBC trích lời Warren Buffett ở đại hội cổ đông Berkshire Hathaway vào cuối tháng 4.
Microsoft đã đưa ra tầm nhìn phát triển lĩnh vực vũ trụ ảo metaverse trong thỏa thuận mua lại Activision Blizzard. Theo CNBC, công ty mong muốn kết hợp cả game và metaverse thành một mô hình kép.
“Ngày nay, game đã trở thành hình thức giải trí lớn nhất và phát triển nhanh nhất. Do đó, khi thế giới kỹ thuật số và vật lý kết hợp với nhau, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền tảng metaverse”, CEO Satya Nadella cho biết trong một email gửi cho các nhân viên của Microsoft.
Game là một lĩnh vực rất hấp dẫn và đầy tiềm năng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Newzoo, thị trường trò chơi điện tử toàn cầu đã tạo ra 180,3 tỷ USD vào năm 2021. Tới năm 2024, Newzoo dự đoán doanh thu từ lĩnh vực này sẽ tăng lên 218,8 tỷ USD.
Trong khi đó, eMarketer ước tính rằng 2,96 tỷ người trên toàn thế giới đã chơi trò chơi điện tử vào năm ngoái, bao gồm tất cả hình thức. Ngoài ra, con số này sẽ đạt 3,09 tỷ người vào năm 2022, tức khoảng một phần ba dân số hành tinh.
Đòn bẩy của Microsoft.
Trong quá khứ, Berkshire Hathaway chưa từng đầu tư vào Microsoft. Buffett giải thích mình là bạn của Bill Gates, nên không muốn đầu tư vào công ty của bạn. Việc mua cổ phiếu Activision Blizzard như một cách gián tiếp để Buffett đầu tư vào Microsoft và lĩnh vực game.
Vào năm 2001, Microsoft lần đầu bước chân vào lĩnh vực game với việc phát hành máy chơi game Xbox. Hiện tại, dòng máy này đã ở thế hệ thứ 4 và đạt doanh số bán hàng tăng vọt 14% trong quý thứ I/2022.
Ngoài ra, bộ phận Microsoft Gaming do Giám đốc Phil Spencer điều hành, đang sở hữu 23 studio thiết kế trò chơi, phần mềm cùng hàng trăm trò chơi.
“Khi thương vụ với Activision Blizzard kết thúc, Microsoft Gaming sẽ là công ty trò chơi đứng thứ 3 thế giới về doanh thu, sau Tencent và Sony”, CEO Microsoft Gaming Phil Spencer cho biết.
Trong khi tình hình tài chính của các công ty công nghệ đang không ổn định, Microsoft vẫn duy trì vị thế của mình với doanh thu tăng mạnh trong quý I/2022 nhờ nhu cầu từ các dịch vụ đám mây và phần mềm. Đây là 2 thành phần cốt lõi của mảng kinh doanh trò chơi và metaverse.
Về lâu dài, Gen Z (người sinh sau năm 1995) và các thế hệ tiếp theo là những nhóm người dùng chính của metaverse. Theo một nghiên cứu gần đây của Razorfish và Vice Media Group, Gen Z dành thời gian giao lưu với bạn bè trong metaverse nhiều hơn gấp đôi so với ngoài đời. Do đó, metaverse đang sở hữu rất nhiều tiềm năng trong tương lai.
“Đó là một thế giới ảo, nơi bạn có thể dạo chơi cùng bạn bè, xây dựng một bộ lạc và cùng nhau đi săn. Đây chính là metaverse”, Mike Sepso, CEO của Vindex, một công ty hoạt động trong lĩnh vực thể thao điện tử, cho biết.
Ngoài ra, ông Sepso cũng nhận định rằng thỏa thuận sáp nhập Activision Blizzard có thể giải quyết một số vấn đề trong mảng game của Microsoft.
“Đầu tiên, thỏa thuận giúp Microsoft bổ sung rất nhiều địa chỉ IP và lượng người chơi tuyệt vời cho dịch vụ Game Pass của công ty game trong ngắn hạn.
Về lâu dài, IP đó có thể được mở rộng để phát triển metaverse khi còn sơ khai. Tóm lại, thỏa thuận này đã đặt Microsoft vào vị trí thuận lợi cho việc phát triển metaverse trong tương lai”, Mike Sepso cho biết thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tencent không còn là công ty giá trị nhất Trung Quốc. Những chính sách khắc nghiệt của chính phủ Trung Quốc khiến công ty này chật vật kiếm doanh thu.
Theo Bloomberg, so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 1/2021, cổ phiếu của Tencent Holding niêm yết trên sàn Hong Kong đã giảm khoảng 64%. Điều này đồng nghĩa vốn hóa thị trường của công ty trò chơi trực tuyến đã bốc hơi 623 tỷ USD.
Sau phiên giao dịch đóng cửa hôm 30/9, vốn hóa của Tencent đã bị nhà sản xuất rượu Kweichow Moutai qua mặt. Tencent nay không còn là công ty giá trị nhất Trung Quốc.
Tencent từng có giai đoạn hoàng kim trên đà trở thành công ty trị giá nghìn tỷ USD thứ 2 tại châu Á. Tuy nhiên, việc giới chức Bắc Kinh siết chặt môi trường kinh doanh trực tuyến đi cùng tình trạng kinh tế Trung Quốc tăng trường chậm lại đã ngăn cản khả năng phát triển của công ty.
“Tencent không có bất cứ chất xúc tác tích cực nào trong nửa cuối năm. Doanh thu công ty thậm chí tiếp tục chịu áp lực từ môi trường vĩ mô kém triển vọng.
Chúng ta đang đứng trong thời đại thắt chặt tiền tệ, vì vậy công ty khó quay trở lại giai đoạn các ngân hàng trung ương nới lỏng”, Kenny Wen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư tại KGI Asia, chia sẻ.
Mặt khác, Kweichow Moutai vẫn đẩy mạnh bán rượu, đặc biệt khi Bắc Kinh cam kết hỗ trợ chính sách cho lĩnh vực tiêu dùng.
Cực cảnh của Tencent bắt nguồn từ các thách thức trong hoạt động phát hành trò chơi mới cũng như chính sách giới hạn thời gian chơi cho trẻ vị thành niên của Bắc Kinh.
Đồng thời, chính sách Zero Covid nghiêm ngặt và các đợt phong tỏa đã cản trở tăng trường kinh tế và doanh thu quảng cáo của công ty.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ cũng đè nặng áp lực lên giá cổ phiếu.
Theo Morgan Stanley, không chỉ một số quỹ, các nhà đầu tư cá nhân đã bán ròng khoảng 30 tỷ USD giá trị cổ phiếu của công ty trong năm nay tính đến ngày 20/9 trong bối cảnh lạm phát và suy thoái toàn cầu.
Con số này nhiều hơn bất cứ công ty nào ghi nhận trước đó. Giới cổ đông của Tencent cũng bán tháo cổ phiếu.
Các nhà đầu tư đang chia rẽ lập trường về triển vọng của Tencent. Theo Jian Shi Cortesi – Giám đốc đầu tư tại GAM Investment Management – cổ phiếu công ty được “định giá quá rẻ” và rủi ro chính sách đã lên đến đỉnh điểm.
Nhưng những người khác không bị thuyết phục bởi lập luận này, đồng thời cho rằng triển vọng về lợi nhuận trong tương lai có vẻ hạn chế.
“Khi một ngành cần phải dựa vào việc cắt giảm chi phí để duy trì tỷ suất lợi nhuận, điều đó có nghĩa là họ đang ở giai đoạn cuối trưởng thành. Tencent là một ví dụ điển hình”, Sun Jianbo, Chủ tịch tại China Vision Capital, nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok mới đây đã công bố báo cáo Thực thi Nguyên tắc Cộng đồng quý 2 năm 2022, trong đó nêu ra nhiều số liệu đáng chú trên nền tảng.
Nhiều người dùng, nhiều vấn đề.
Đầu tiên, liên quan đến các video bị xoá – TikTok đã gỡ xuống hơn 113 triệu video từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay do vi phạm chính sách – tăng 11% so với quý trước.
Như bạn có thể thấy ở trên, số lượt xóa các video liên tục tăng lên, theo đúng mức tăng số lượng người dùng của TikTok.
TikTok cho biết:
“Việc chủ động xóa video đã cải thiện từ mức 83,6% trong Q1 lên 89,1% trong Q2; tỷ lệ xoá các video có 0 lượt xem được cải thiện từ 60,8% trong Q1 lên 74,7% trong Q2; và số các video bị xoá trong vòng dưới 24 giờ đã cải thiện từ 71,9% lên 83,9%.”
Theo một nghiên cứu gần đây do NewsGuard thực hiện, có đến 1/5 kết quả tìm kiếm trên TikTok chứa các thông tin sai lệch, bao gồm các từ khoá tìm kiếm liên quan đến các chủ đề nhạy cảm như bầu cử hay vaccine.
Về số lần xóa tài khoản, các tài khoản giả (fake accounts) vẫn đóng tỷ trọng nhiều nhất, với hơn 33 triệu tài khoản giả (tài khoản ảo), tăng 62% so với cùng kỳ quý trước.
Một lần nữa, số lượng người dùng tăng lên đồng nghĩa với việc nền tảng này có nhiều nội dung “rác” hơn, các xu hướng trên nền tảng mang tính thiên vị (bias) cao hơn.
Số liệu thực tế cho thấy, nhiều tài khoản TikTok giả đang được tạo ra có liên quan chặt chẽ đến những người có ảnh hưởng (Influencer) trên nền tảng, mục tiêu chủ yếu là gia tăng số người theo dõi và tương tác ảo cho những người này.
Khi nhu cầu với tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) ngày càng tăng lên, xu hướng này được dự báo là sẽ tiếp tục tăng lên tương ứng, đối với các thương hiệu, điều này cũng có nghĩa là họ cần chú ý nhiều hơn đến việc lựa chọn và đánh giá chất lượng cũng như giá trị thực sự của những người có ảnh hưởng trên TikTok.
Phía TikTok cho biết:
“Chúng tôi có hàng tá đối tác kiểm tra và xem xét nội dung (fact-checking partners) trên khắp thế giới với hơn 30 ngôn ngữ.
Tất cả các đối tác này đều được Mạng lưới Kiểm tra Dữ liệu Quốc tế (International Fact-Checking Network) công nhận.”
Nhìn chung, trong khi số lượng người dùng của TikTok vẫn không ngừng tăng mạnh trên các cửa hàng ứng dụng, số lượng các vấn đề trên nền tảng này cũng là một dấu hiệu không mấy tích cực.
Doanh thu toàn ngành smartphone đi xuống liên tiếp trong hai quý do suy thoái, tuy nhiên cả Apple và Samsung vẫn tăng trưởng bất chấp.
Doanh thu và lợi nhuận smartphone toàn cầu tiếp tục giảm sút hai quý liên tiếp. Dù vậy, các hãng hàng đầu vẫn giữ được đà tăng trưởng, theo báo cáo của Counterpoint. Trong đó, Apple tiếp tục tạo khoảng cách lớn với các đối thủ.
Số liệu mới nhất của hãng Counterpoint cho thấy doanh thu mảng smartphone toàn cầu trong quý 2/2022 đạt 95,8 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ, giảm tới 15% so với quý trước. Đây là quý thứ hai liên tiếp ngành smartphone tăng trưởng âm.
Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu, Trung Quốc đóng cửa nhiều nơi do Covid-19, lạm phát, và bất ổn địa chính trị là những yếu tố khiến lượng smartphone sản xuất bị giảm sút, người dân cũng bớt chi tiêu hơn.
Samsung, Apple, Xiaomi, Vivo, Oppo tiếp tục là 5 hãng smartphone lớn nhất thế giới về doanh số, đóng góp 80% doanh thu toàn ngành.
Đáng chú ý, trong khi cả 4 hãng trong top đầu đều suy giảm lượng smartphone xuất xưởng thì Xiaomi lại tăng trưởng. Mặc dù vậy, cả 3 hãng Trung Quốc đều chứng kiến mức giảm doanh thu 2 con số, chỉ có Samsung và Apple gia tăng doanh thu so với cùng kỳ.
Theo đó, Samsung có mức doanh thu tăng vọt 25%, trong khi Apple tăng 3%. Điều này là do cả hai hãng đều có các sản phẩm smartphone cao cấp được tiêu thụ tốt trên toàn cầu.
Các báo cáo trước đó cho hay, trong khi lượng smartphone nói chung bị giảm sút nhu cầu thì mảng smartphone cao cấp lại được mua nhiều hơn trước ở mức tăng hai con số.
Apple tiếp tục chiếm giữ phần lớn doanh thu và lợi nhuận của toàn ngành. Hãng này cách khá xa đối thủ gần nhất là Samsung, dù lượng bán iPhone liên tục trồi sụt, luôn đứng sau Samsung và có khi bị Xiaomi chiếm vị trí thứ 2.
Trong quý 2, dù bị Samsung tạo khoảng cách 5% về sản lượng smartphone xuất xưởng, nhưng Apple bỏ xa đối thủ về doanh thu (24%) và lợi nhuận (lên tới 66%).
Trong một báo cáo trước đây của Counterpoint, Apple chiếm tới 75% lợi nhuận hoạt động của toàn bộ mảng smartphone toàn cầu vào quý 2/2021.
Tại thời điểm đó, Apple chiếm 40% doanh thu toàn ngành dù chỉ đạt 13% thị phần (market share) smartphone xuất xưởng.
Dòng iPhone 14 được dự báo tiếp tục mang về doanh thu khủng cho Apple. Tại Việt Nam, hiện có hơn 150 ngàn lượt đăng ký mua iPhone 14 – sẽ bán ra vào ngày 14/10 sắp tới.
Trong đó, hầu hết người Việt (60%-80%) chọn mua phiên bản cao cấp nhất – iPhone 14 Pro Max.
Theo ước tính của các nhà bán lẻ, sẽ có khoảng 50.000 máy iPhone 14 được bán ra trong đợt mở bán đầu tiên tại Việt Nam, có thể thu về hơn 1.000 tỷ đồng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các thông tin về thuật ngữ Thị phần (tiếng Anh là Market Share) trong bối cảnh ngành marketing và kinh doanh như: Thị phần là gì? Cách thức tính thị phần tăng trưởng cho doanh nghiệp? Thị phần tương đối là gì? Vai trò của thị phần đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị phần của một thương hiệu? và hơn thế nữa.
Thị phần (Market Share) là khái niệm mô tả độ lớn hay mức độ bao phủ của một thương hiệu, một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trên từng thị trường nhất định. Thị phần là số phần trăm mà thương hiệu có trên thị trường. Với những người làm marketing và kinh doanh thì mở rộng thị phần là mục tiêu hàng đầu kể từ khi xuất hiện trên thị trường.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài về chủ đề thị phần bao gồm:
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.
Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu?
Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.
Các công thức hay cách tính thị phần là gì?
Sự khác biệt giữa khái niệm Thị phần và Thị trường.
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Thị phần là gì?
Trong phạm vi marketing và kinh doanh, Thị phần là khái niệm đề cập đến tỷ lệ phần trăm tổng doanh số (hay sản lượng) bán hàng của một sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể trong một ngành hàng (ngành công nghiệp) cụ thể.
Thị phần được tính bằng cách lấy toàn bộ doanh số bán hàng của một sản phẩm hay doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho tổng doanh số bán hàng của toàn ngành trong cùng một thời kỳ tính toán.
Ví dụ, nếu Apple bán 50% số lượng iPhone ra thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021 so với tổng toàn bộ số lượng điện thoại thông minh được tiêu thụ trên cùng thị trường, có thể nói rằng iPhone chiếm 50% thị phần của thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021.
Trong thực tế, thị phần của iPhone chiếm trung bình khoảng 15% thị trường điện thoại thông minh (smart phone) toàn cầu.
Khái niệm thị phần được sử dụng để biểu thị quy mô hay độ lớn của một thương hiệu hay doanh nghiệp trong mối quan hệ với toàn thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có trong thị trường đó.
Thương hiệu hay doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành được gọi là “Market Leader”, có nghĩa là “Thương hiệu dẫn đầu thị trường”.
Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là Market Share.
Thị phần tương đối là gì?
Thị phần tương đối là khái niệm mô tả thị phần của một doanh nghiệp nào đó so với một doanh nghiệp khác lớn hơn (lớn nhất) cùng ngành.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi tính toán thị phần tương đối đó là họ muốn biết xem so với đối thủ hàng đầu thì họ đang ở đâu.
Thấu hiểu khái niệm Thị phần.
Thị phần của một doanh nghiệp, đúng như thuật ngữ hay tên gọi của nó, là một phần trong toàn bộ tổng doanh số bán hàng (sản lượng) trong thị trường hoặc ngành hàng mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Để tính toán thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm, điều đầu tiên cần làm là hãy xác định khoảng thời gian hay thời kì mà bạn muốn kiểm tra. Nó có thể là một quý, một năm hoặc nhiều năm tuỳ thuộc vào nhu cầu đo lường của từng doanh nghiệp.
Tiếp theo, hãy tính tổng doanh thu hay sản lượng bán hàng của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Sau đó, hãy tìm hiểu tổng doanh thu của cả ngành hàng mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Cuối cùng, lấy tổng doanh thu của riêng doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu của toàn bộ ngành (bao gồm các công ty đối thủ cùng ngành).
Ví dụ: nếu một doanh nghiệp F&B nào đó đã bán được 100 triệu USD doanh thu là sản phẩm nước giải khát (nước ngọt) có ga vào năm 2021 và tổng doanh số của toàn bộ ngành nước giải khát trong năm này tại Việt Nam là 1 tỷ USD, thị phần của doanh nghiệp này sẽ là 100.000.000/1.000.000.000 = 10%.
Trong thực tế, khái niệm thị phần thường chỉ được quan tâm hay tính toán bởi các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp toàn cầu kinh doanh trên nhiều thị trường hay khu vực địa lý khác nhau.
Các doanh nghiệp nhỏ ít khi quan tâm đến thị phần mà chỉ là quan tâm đến sự tăng giảm của doanh số bán hàng (so với chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoặc so với một đối thủ bán hàng tương tự nào đó.)
Bạn có thể lấy dữ liệu về thị phần từ nhiều nguồn độc lập khác nhau, chẳng hạn như từ các tổ chức thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường, các cơ quan quản lý, hay từ chính các doanh nghiệp; tuy nhiên, một số ngành hàng nhất định sẽ khó đo lường chính xác về thị phần hơn những ngành khác.
Phân biệt khái niệm Thị phần và Thị trường.
Như bạn có thể thấy, ngay bản chất câu từ cũng đã khác nhau. Thị phần là Market Share còn Thị trường là Market.
Trong khi thị phần đề cập đến độ lớn của một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó cụ thể, nó là con số phần trăm, thuật ngữ thị trường mang ý nghĩa chung chung.
Thị trường là khái niệm lớn bao gồm nhiều doanh nghiệp có từng mức thị phần khác nhau, họ là những phần tử tồn tại trên thị trường.
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.
Thị phần thể hiện tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh số bán hàng của một ngành hoặc thị trường mà một doanh nghiệp cụ thể đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.
Thị phần được tính bằng cách lấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số bán hàng của cả ngành trong cùng thời kỳ.
Thị phần được sử dụng để mô tả về quy mô của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ với toàn bộ thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có.
Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất và thường có sức ảnh hưởng lớn nhất.
Tuỳ vào từng ngành hàng khác nhau, các doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược khác nhau để thúc đẩy hay gia tăng thị phần của mình.
Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?
Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu được bản chất của thị phần là gì hay bạn có thể tính toán nó như thế nào, một câu hỏi được đặt ra là vậy thị phần quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của một doanh nghiệp hay thương hiệu trên thị trường.
Ở góc nhìn của các nhà đầu tư, bạn muốn biết chính xác thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể nào đó trên thị trường để bạn có thể quyết định liệu bạn có nên đầu tư vào nó hay không.
Hay bằng cách theo dõi sự tăng giảm của thị phần qua các thời kỳ, bạn có thể biết được tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp là như thế nào.
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, và bạn cũng có thể cần các cơ hội nhận được đầu tư, khi này, rõ ràng là bạn sẽ có lợi nhiều hơn nếu bạn có thị phần cao hơn.
Ở góc nhìn quy mô của thị trường, khi tổng (cầu) của thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó tăng lên, một doanh nghiệp có thể duy trì được thị phần của mình đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đang có mức doanh thu tăng lên tương ứng với mức tăng của toàn bộ sản lượng của thị trường.
Một doanh nghiệp có thị phần tăng sẽ tăng doanh thu nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành còn lại.
Việc gia tăng thị phần cũng cho phép một doanh nghiệp đạt được quy mô lớn hơn với các hoạt động của mình và mức độ lợi nhuận theo đó cũng tốt hơn.
Ngoài ra, thông qua chỉ số thị phần, một doanh nghiệp có thể xác định mức độ cạnh tranh của ngành, hay cụ thể là với các đối thủ còn lại trên thị trường.
Đây chính là động lực thiết thực nhất để doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, thay đổi cách thức marketing, bán hàng và hơn thế nữa để không ngừng gia tăng thị phần.
Khi theo đuổi hay tính toán thị phần, có một điều mà bạn cần hiểu đó là, thị phần giảm không có nghĩa là doanh số sẽ giảm và ngược lại.
Ví dụ, nếu thị phần của doanh nghiệp của bạn giảm tuy nhiên tổng cầu hay dung lượng của toàn ngành tăng lên, khi này doanh số của bạn vẫn có thể tăng bình thường.
Ngược lại, nếu thị phần của bạn tăng lên, tuy nhiên, dung lượng toàn ngành lại giảm, khi này việc tăng lên về thị phần có thể không giúp bạn có nhiều doanh số hơn.
Cuối cùng, việc một doanh nghiệp hay đối thủ nào đó có thị phần rất cao, tăng rất nhanh hay thậm chí là Market Leader, điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đó đang “ăn nên làm ra” hay có lợi nhuận cao.
Thử nhìn vào thực tế các chiến lược “đốt tiền chiếm thị phần“, bạn có thể hiểu được ẩn ý đằng sau điều này.
Cách thức tính thị phần (công thức tính thị phần) là gì?
Như đã đề cập ở trên, cách tính thị phần, công thức tính toán hay đo lường thị phần khá đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay công thức bên dưới.
Thị phần = Doanh thu thực của doanh nghiệp / Tổng doanh thu toàn bộ ngành (thị trường) * 100.
Ngoài ra, như đã đề cập ở trên về khái niệm thị phần tương đối, bạn cũng có thể tính toán chỉ số này thông qua công thức bên dưới.
Thị phần tương đối = Thị phần của doanh nghiệp / Thị phần của đối thủ (thường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất ngành) * 100.
Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại hay tăng trưởng của doanh nghiệp.
Thị phần có thể có tác động hay ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn trưởng thành của chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp bán các sản phẩm có vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) ngắn hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành có tốc độ tăng trưởng chậm (hay thậm chí là không tăng).
Trong các ngành kinh doanh có tính chu kỳ, hoặc ngành nhạy cảm cao với chu kỳ kinh doanh tổng thể, thị phần thường có tác động mạnh nhất và có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với các doanh nghiệp không chiếm được thị phần lớn.
Trong các ngành tăng trưởng mạnh, hoặc các ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các ngành khác, thị phần có ít ảnh hưởng hơn vì nó liên tục thay đổi (thời gian dài hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn).
Sự thay đổi của thị phần theo đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận, thu nhập và doanh số bán hàng hay thậm chí là quyết định việc một doanh nghiệp nào đó có thể “tiếp tục ở lại” trên thị trường nữa hay không.
Trong các ngành có tính chu kỳ hay “winner takes all” (người chiến thắng sẽ lấy hết), các doanh nghiệp có thể sẵn sàng “đốt tiền” để chiếm thị phần bằng mọi giá, buộc các đối thủ cạnh tranh còn lại phải từ bỏ cuộc chơi hoặc chuyển sang một thị trường khác.
Theo quan sát của MarketingTrips tại thị trường Việt Nam, việc Grab khiến Uber rời khỏi thị trường hay cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee, Tiki và Lazada (Adayroi thuộc Vingroup đã từ dã cuộc chơi từ sớm) là những ví dụ điển hình nhất cho điều này.
Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp nào có doanh số và lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó càng có nhiều thị phần trong ngành của mình.
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
Thị phần như bạn thấy, hiển nhiên là quá quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, hay doanh nghiệp đó đang kinh doanh ngành hàng gì.
Dưới đây là một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng để mở rộng thị phần và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trên thị trường.
1. Chiến lược định giá bán.
Khi nói đến các chiến lược có thể xây dựng hay thúc đẩy thị phần cho doanh nghiệp, bán giá thấp sẽ là chiến lược nên được nhắc tới đầu tiên.
Nằm trong tổng thể các chiến lược định giá trong marketing và kinh doanh, chiến lược bán giá thấp hướng đến mục tiêu bán được nhiều hàng hơn cho nhiều khách hàng có nhu cầu mua hàng giá thấp (hoặc khách hàng nhạy cảm về giá).
Để có thể xem toàn bộ các chiến lược định giá, bạn có thể xem thêm tại: chiến lược giá là gì
Khi thực hiện chiến lược này, điều quan trọng bạn cần lưu ý là, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công khi bán giá thấp, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì mà bạn nên chọn các chiến lược giá bán phù hợp.
2. Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm (R&D) ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu càng nỗ lực đổi mới sản phẩm và cải tiến về công nghệ thì càng có được thị phần tốt hơn trên thị trường.
Từ việc iPhone vươn lên trên thị trường điện thoại thông minh, sự ra đi của đế chế Nokia, sự trỗi dậy của TikTok đến việc các nền tảng mạng xã hội lớn khác dù có hàng tỷ người dùng vẫn không ngừng cập nhật và thay đổi. Mọi thứ đã quá rõ ràng.
Trong tương lai, khi thế giới dần chuyển sang nền kinh tế trải nghiệm (experience economy), metaverse và hơn thế nữa, “đổi mới hay là chết” sẽ vẫn là chìa khoá.
3. Làm hài lòng và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.
Một trong những cách tốt nhất để gia tăng thị phần của doanh nghiệp là không ngừng nỗ lực dựa trên các mối quan hệ hiện có với khách hàng.
Bằng cách làm hài lòng khách hàng hiện tại thông qua các trải nghiệm đặc biệt, bạn có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành của họ tới thương hiệu (Brand Loyalty).
Một khi khách hàng trung thành nhiều hơn và có những điểm chạm tốt hơn với thương hiệu, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có nhiều doanh thu hơn, và thị phần dần tăng lên.
Nhận thức về thương hiệu và Marketing đóng một vai trò rất lớn trong việc gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và chiếm thị phần.
Điều quan trọng bạn cần làm khi bắt đầu là cần phải cho phần lớn các khách hàng mục tiêu ngoài kia biết bạn là ai và bạn đang có những cái gì.
Trở thành một cái tên thông dụng và thương hiệu được ưa thích trong ngành là động lực vô cùng lớn để giúp bạn xây dựng thị phần.
Như bạn thấy, thương hiệu có thị phần cao nhất hiếm khi là thương hiệu ít phổ biến nhất.
Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.
Thị phần của Nike.
Nike là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc và giày dép thể thao, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.
Riêng với thị trường giày dép, thị phần toàn cầu của Nike ước tính là 29,25%. Nike là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Adidas và Under Armour.
Thị phần của Tesla.
Tesla là một phần của ngành công nghiệp ô tô và hãng xe này chỉ tập trung sản xuất xe điện (EV). Trong ngành công nghiệp xe điện, Tesla chiếm 18% thị phần.
Thị phần của gã khổng lồ tìm kiếm Google.
Google hiện chiếm hơn 91,86% thị phần tìm kiếm toàn cầu và là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới tính đến 2022.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.
Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, thị phần có nghĩa là Market Share hoặc Share of Market.
Mục tiêu của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi muốn mở rộng thị phần là gì?
Đơn giản là các doanh nghiệp này muốn hướng tới doanh số bán hàng, lợi nhuận, khả năng ở lại lâu hơn trên thị trường và sự phát triển bền vững.
Bảo vệ thị phần là gì?
Là khái niệm đề cập đến các hoạt động của doanh nghiệp được đưa ra với mục tiêu duy trì thị phần của họ trên thị trường. Như đã phân tích trong bài, duy trì ở đây mang ý nghĩa là tương đối so với bình diện toàn dung lượng của thị trường.
Thị phần kết hợp là gì?
Nhằm hướng tới mục tiêu chính là chiếm lĩnh lợi thế trên thị trường, gia tăng rào cản cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, hạn chế sự cạnh tranh mới hay thậm chí là đạt được mục tiêu độc quyền nhóm, một số các doanh nghiệp đã quyết định kết hợp thị phần với nhau, thị phần khi này chính là tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia kết hợp.
Mở rộng thị phần là gì?
Là chiến lược mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, bành trướng thị phần của mình trên thị trường với mục tiêu là bán hàng được nhiều hơn.
Dung lượng thị trường (Market size) là gì?
Là khái niệm đề cập đến giá trị tính bằng tiền của một thị trường (Market, Marketplace) cụ thể nào đó, ví dụ, theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, vũ trụ ảo Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.
Thị phần thương hiệu là gì?
Thị phần thương hiệu hay thị phần của thương hiệu là doanh số bán hàng của một thương hiệu nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.
Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của thương hiệu giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, Brand Share của A khi này là 1/10 = 10%.
Mục tiêu thị phần là gì?
Là con số thị phần mà doanh nghiệp muốn có được, ví dụ là 5%.
Phần trăm thị phần là gì?
Như đã phân tích ở trên, khái niệm thị phần vốn được tính bằng công thức phần trăm, tức tính tương quan giữa một thương hiệu nào đó so với toàn bộ các đối thủ trên thị trường.
Phần trăm thị phần theo đó là số lượng thị phần tính theo phần trăm ví dụ 1/10 sẽ là 10% thị phần chẳng hạn.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng cần biết về khái niệm thị phần. Dù với tư cách là một Marketer, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm kinh doanh, việc tìm kiếm các cơ hội để xây dựng và phát triển thị phần là mục tiêu hàng đầu.
Bằng cách hiểu rõ thị phần là gì, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ thị phần, cũng như các chiến lược có thể thực thi để mở rộng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để hiện thực hoá mục tiêu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các công nghệ mới như Web3 hay Metaverse sẽ đóng những vai trò thiết yếu trong nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) nói chung và nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy) nói riêng.
Cũng như với bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ mang tính bùng nổ nào, chẳng hạn như internet hay eCommerce ở những năm 90, sự phấn khích, sự nghi ngờ, nhiều suy đoán hay thậm chí là các nhầm lẫn là những từ khoá cảm xúc chính.
Đối với những công nghệ mới nổi như Web3 hay vũ trụ ảo Metaverse, dường như cũng không nằm ngoài các xu hướng này, công nghệ mới đến, bên cạnh nhiều tổ chức tỏ ra hoài nghi hay hờ hững, một số khác không ngừng nỗ lực để trở thành các “Game-Changer”, những người đi đầu thực sự.
Bên cạnh các khoản đầu tư khổng lồ vào các công nghệ mới, vô số các công ty khởi nghiệp đang tìm cách gia nhập trị trường đáng giá hàng ngàn tỷ đô, đối với những nhà sáng tạo (Content Creator), quy mô và tiềm năng của Web3 mới là những điều hấp dẫn nhất.
Web3 là gì?
Trước khi tìm hiểu về tiềm năng của Web3 đối với nền kinh tế nhà sáng tạo hay với các nhà sáng tạo, bạn nên có những thông tin cơ bản nhất về Web3.
Theo định nghĩa từ IDC, Web3 là “một tập hợp các giao thức và công nghệ mở, bao gồm cả blockchain, nền tảng công nghệ đóng vai trò hỗ trợ việc sử dụng và lưu trữ những giá trị, tri thức và dữ liệu phi tập trung (decentralized) đáng tin cậy.”
Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung thông thường, định nghĩa này nghe có vẻ hơi “mơ hồ” vì nó mang tính kỹ thuật.
Bạn hiểu đơn giản là, Web3 sẽ mang đến cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn, mọi thứ sẽ minh bạch hơn, bạn có quyền riêng tư cao hơn, có quyền bảo mật, quyền sở hữu và sự tin tưởng tốt hơn trên không gian internet.
Cũng theo định nghĩa từ IDC, Web3 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mối liên kết những “người tạo ra” và những “người tiêu thụ”.
Nó sẽ cho phép các tương tác và giao dịch (mua bán) được diễn ra một cách liền mạch hơn, minh bạch và tiết kiệm chi phí hơn, tất cả những điều này đều là những yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nhà sáng tạo.
Vấn đề lớn với các nền tảng tập trung (centralized platforms).
Ở bối cảnh hiện tại, tất cả các hệ sinh thái mà những nhà sáng tạo đang sử dụng đều hoàn toàn là tập trung.
Trong khi đối với một số nhà sáng tạo, họ cũng có thể kiếm được nhiều tiền nhờ các nền tảng này, cuối cùng, chính các nền tảng đó mới là bên được hưởng lợi thực sự.
YouTube là một ví dụ.
Theo dữ liệu từ Statista, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh thu quảng cáo trên toàn thế giới của YouTube đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, bất chấp những thành công này từ phía nền tảng, nhiều nhà sáng tạo trên YouTube không thể “trang trải” cho cuộc sống của họ.
Theo một báo cáo tháng 8 năm 2022, 97,5% YouTubers không kiếm được 12.140 USD, mức được cho là chạm mức nghèo tại Mỹ.
Công bằng mà nói, YouTube không phải là nền tảng duy nhất đang hiện hữu những điều này. Với hầu hết các nền tảng khác, phần lớn nhà sáng tạo phải vật lộn để kiếm sống.
Dữ liệu của Linktree tiết lộ rằng trong số 200 triệu người tham gia vào nền kinh tế nhà sáng tạo, chỉ 12% những người làm việc này toàn thời gian kiếm được hơn 50.000 USD mỗi năm. Dữ liệu cũng cho thấy rằng 46% nhà sáng tạo toàn thời gian kiếm được ít hơn 1.000 USD mỗi năm.
Trong khi toàn bộ các nội dung được tải lên nền tảng là từ người dùng và nhà sáng tạo, tất cả dữ liệu, doanh thu hay quyền lợi đều thuộc về phía doanh nghiệp sở hữu nền tảng.
Ở mặt ngược lại, Web3 cắt bỏ gần như toàn bộ những thứ trung gian và cho phép nhà sáng tạo kết nối trực tiếp với khán giả của họ, những người hâm mộ họ và phần lớn doanh thu có được sẽ thuộc về chính họ.
Về bản chất, ý nghĩa thực sự đằng sau các hệ sinh thái tập trung hiện tại là “nhà sáng tạo cứ thế nỗ lực tạo ra nội dung (Content) và nền tảng sẽ có thêm nhiều doanh thu”.
Web3 được thiết lập để thay đổi động lực internet hiện tại bằng cách cho phép nhà sáng tạo trực tiếp kiếm tiền từ các sản phẩm của họ mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.
Thúc đẩy Web3 cho nhà sáng tạo.
Chìa khóa chính để tận dụng Web3 với tư cách là nhà sáng tạo đó là bạn nên bắt đầu bằng việc tìm ra các nền tảng phù hợp. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải kiểm soát hoàn toàn các nội dung của bạn và doanh thu bạn kiếm được.
Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung như Mastodon và Diaspora cho phép nhà sáng tạo có toàn quyền sở hữu nội dung và danh tính của họ, đồng thời họ có thể kiếm tiền thông qua người hâm mộ chứ không phải là chỉ từ nhà quảng cáo.
Một đặc điểm khác của các nền tảng mạng xã hộikiểu mới này là nhà sáng tạo có thể sở hữu và mua bán xuyên nền tảng thay vì chỉ trên một nền tảng duy nhất.
Chúng ta đang ở những giai đoạn đầu của Web3. Và cũng như mọi công nghệ mới khác, nếu không có sự thích nghi sớm của các nhà sáng tạo và người hâm mộ của họ, mọi thứ có thể sẽ trở nên chậm hơn (và ít hưởng lợi hơn).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook vừa cập nhật một số tính năng nâng cao mới cho tuỳ chọn quảng cáo cuộc gọi Call Ads.
Call Ads (Call Advertising) là một tuỳ chọn quảng cáo hiện có trong trình quản lý quảng cáo của Facebook, cho phép nhà quảng cáo chạy các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu là thúc đẩy người dùng liên hệ (gọi điện) với doanh nghiệp.
Facebook vừa cập nhật một số tính năng nâng cao cho tuỳ chọn này.
Trước hết, Facebook đang thử nghiệm tuỳ chọn gọi lại (callback) mới, tính năng cho phép người dùng yêu cầu nhận cuộc gọi lại từ doanh nghiệp nếu cuộc gọi ban đầu của họ là “không liên lạc được.”
Theo giải thích của công ty mẹ Meta:
“Điều hành một doanh nghiệp có nghĩa là bạn phải làm rất nhiều thứ, và đôi khi điều đó có nghĩa là bạn không thể trả lời tức thời một cuộc gọi nào đó từ khách hàng.
Khách hàng tiềm năng có thể mất hứng thú nếu cuộc gọi của họ không được trả lời, vì vậy, chúng tôi đang thử nghiệm một tính năng mới trên Messenger cho phép người dùng chọn yêu cầu được gọi lại từ doanh nghiệp.
Điều này có thể cho khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn coi trọng thời gian và công việc kinh doanh của họ, đồng thời mang lại sự linh hoạt cho chủ sở hữu doanh nghiệp khi có bất cứ khách hàng nào liên hệ đến.”
Tiếp đó, Facebook cũng đang thử nghiệm nhiều cách hơn để đo lường hiệu suất của các Quảng cáo cuộc gọi (Call Ads) trong Trình quản lý quảng cáo Facebook, bằng cách thêm các tùy chọn mục tiêu mới.
Facebook cũng đang thử nghiệm tính năng ‘gọi trước’ (pre-call) mới, cho phép các nhà quảng cáo cung cấp ngữ cảnh bổ sung trong Quảng cáo cuộc gọi (chẳng hạn như liên kết đến website của thương hiệu) để cung cấp thêm thông tin cho khách hàng trước khi họ tiến hành cuộc gọi.
Facebook cũng bổ sung tùy chọn tối ưu hóa cuộc gọi 60 giây trong các mục tiêu khác nhau, cho phép các doanh nghiệp ‘tối ưu hóa quảng cáo của họ để tiếp cận những người có nhiều khả năng mua hàng hơn’.
Ngoài ra, Facebook hiện đang thử nghiệm một tùy chọn gọi điện trong ứng dụng mới cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi âm thanh (audio call) qua các ứng dụng của Meta và trực tiếp từ Quảng cáo cuộc gọi, trong khi vẫn cho phép người dùng tiếp tục trải nghiệm mạng xã hội một cách liền mạch.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi BankMyCell cho thấy 75% Millennials (Gen Y) sẽ muốn tránh hoàn toàn các cuộc gọi điện thoại, với 80% cho thấy rằng các cuộc gọi thoại khiến họ lo lắng.
Điều này có nghĩa là các quảng cáo cuộc gọi có thể không mấy hiệu quả với những người dùng trẻ, bên cạnh việc thử nghiệm, nhà quảng cáo có thể chuyển hướng ưu tiên sang các nhóm đối tượng lớn hơn như Baby Boomers và Gen X.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo mới đây từ Google Ads, nền tảng quảng cáo của Google, Google Ads sẽ bắt đầu thu thêm 5% thuế đối với các nhà quảng cáo tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 11 năm 2022 tới.
Dưới đây là nội dung từ Google.
[Thông báo pháp lý] Những thay đổi về thuế đối với tài khoản Google Ads (GG Ads) tại Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2022.
Do luật thuế mới tại Việt Nam, Google sẽ bắt đầu thu 5% thuế đối với các dịch vụ tính phí cho khách hàng tại Việt Nam, kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2022.
Nếu không có mã số thuế tại Việt Nam, bạn không cần làm gì cả.
Nếu bạn có mã số thuế tại Việt Nam và muốn in nó lên hoá đơn của mình, vui lòng làm theo các hướng dẫn bên dưới để nhập mã số thuế của bạn vào hệ thống.
Hơn 30 thương hiệu hiện đã tạm dừng các chiến dịch Marketing của họ trên mạng xã hội Twitter khi phát hiện các quảng cáo được hiển thị cạnh những tài khoản có nội dung người lớn.
Theo đó, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng đã tạm dừng chiến dịch Marketing trên Twitter sau khi phát hiện ra rằng các mẫu quảng cáo của họ đã xuất hiện cạnh các tài khoản nội dung người lớn liên quan đến trẻ em.
Theo báo cáo, hiện đã có hơn 30 thương hiệu bị ảnh hưởng bao gồm:
Dyson
Mazda
Forbes
Walt Disney
NBC Universal
Coca-Cola
Cole Haan
Trong khi phía Twitter chưa có phản hồi gì thì Reuters cho biết, các khảo sát của họ phát hiện ra rằng các mẫu quảng cáo từ các doanh nghiệp lớn đã hiển thị cạnh các nội dung (Tweet) có chứa nhiều từ khoá nhạy cảm.
Ông David Maddocks, hiện là Chủ tịch Thương hiệu (Brand President) tại Cole Haan cho biết:
“Chúng tôi thực sự sợ hãi. Twitter sẽ phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này hoặc chúng tôi sẽ tìm bất cứ cách nào có thể để khắc phục hậu quả, bao gồm cả việc không quảng cáo trên Twitter.”
Một người phát ngôn của Forbes cho biết: “Twitter cần phải khắc phục sự cố này càng sớm càng tốt, và cho đến khi họ làm như vậy, chúng tôi sẽ tạm dừng tất cả các hoạt động quảng cáo trên nền tảng này.”
Đại diện của thương hiệu xe hơi đến từ Nhật Bản Mazda nói:
“Không có chỗ cho loại nội dung này trên internet”. Ông này cũng cho biết hiện Mazda đã dừng chạy quảng cáo trên Twitter.
Người phát ngôn của Disney cũng cho hay: “Chúng tôi đang nỗ lực gấp đôi để đảm bảo rằng các quảng cáo mà chúng tôi đang chạy sẽ được hiển thị ở những nơi an toàn.”
Phía Twitter nói gì?
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Twitter cho biết mạng xã hội này nói không với các nội dung người lớn trên nền tảng và đang đầu tư nhiều nguồn lực hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Các báo cáo về tính minh bạch của Twitter cho thấy nền tảng này đã xoá hơn 1 triệu tài khoản vào năm ngoái vì liên quan đến các nội dung trẻ em.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Human Security vừa công bố phát hiện mã độc trên 75 ứng dụng CH Play và 10 ứng dụng App Store. Nguy hiểm hơn, những ứng dụng này hiện đã có hơn 13 triệu lượt tải về.
Các nhà nghiên cứu Human Security cho biết, chiến dịch gian lận quảng cáo này đã bắt đầu từ tháng 8/2019 đến cuối năm 2020 với tên gọi lần lượt là Poseidon và Charybdis.
Trong đó, chiến dịch Poseidon bao gồm hơn 40 ứng dụng Android giả mạo, chạy ngầm bên dưới và được thiết kế để gian lận quảng cáo.
Charybdis lại được biết đến như một chiến dịch được nâng cấp, với chiến thuật xáo trộn mã, nhắm đến nhiều nền tảng quảng cáo hơn.
Đợt tấn công mới nhất vừa bị phát hiện được các nhà nghiên cứu đặt tên là Scylla. Scylla có nhiều điểm khác biệt so với 2 đợt tấn công trước đó, mở rộng mục tiêu tấn công ra ngoài Android, cụ thể là xâm nhập vào các thiết bị iOS, bên cạnh việc dựa vào các lớp mã bổ sung bằng công cụ Allatori.
Sau khi người dùng cài đặt nhầm các ứng dụng độc hại, những app này bắt đầu thực hiện các hành vi gian lận và hiển thị nhiều loại quảng cáo, đánh dấu một bước tiến đáng kể về mức độ tinh vi so với các biến thể trước đó.
“Ứng dụng độc hại sẽ giả mạo các dịch vụ phát trực tuyến phổ biến để lừa SDK quảng cáo đặt quảng cáo, phân phối quảng cáo ẩn thông qua WebView, và gian lận nhấp chuột quảng cáo để thu lợi nhuận”, chuyên gia Nico Agnese chia sẻ trên Human Security.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, một số quy tắc cần nhớ khi tải xuống ứng dụng như đọc kĩ thông tin nhà phát triển, các đánh giá, người dùng nên hạn chế cấp quyền không cần thiết cho ứng dụng.
Hiện tại, tất cả những ứng dụng này đã được gỡ bỏ khỏi Google Play, tuy nhiên, nếu đã lỡ cài đặt trước đó, người dùng nên xóa ứng dụng khỏi điện thoại ngay lập tức.
Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky đã phát hiện ra phần mềm độc hại NullMixer, được thiết kế để đánh cắp tài khoản Facebook, thông tin ngân hàng của người dùng.
Theo đó, chuỗi tấn công thường bắt đầu khi người dùng cố gắng tải xuống phần mềm “bẻ khóa” từ các trang web lừa đảo. Khi họ giải nén và chạy các tệp được tải về, phần mềm độc hại NullMixer sẽ bắt đầu xâm nhập vào máy tính.
10 ứng dụng bị gỡ khỏi App Store:
– Loot the Castle (com.loot.rcastle.fight.battle)
– Run Bridge (com.run.bridge.race)
– Shinning Gun (com.shinning.gun.ios)
– Racing Legend 3D (com.racing.legend.like)
– Rope Runner (com.rope.runner.family)
– Wood Sculpter (com.wood.sculptor.cutter)
– Fire-Wall (com.fire.wall.poptit)-
– Ninja Critical Hit (wger.ninjacriticalhit.ios)
– com.TonyRuns.game
75 ứng dụng bị gỡ khỏi Google Play
– Roll Turn (com.roll.turn.song.wusi.pt)
– Crush Car (com.crush.car.fly.delivery.lingjiu)
– Super Hero-Save the world! (com.asuper.man.playmilk)
– Spot 10 Differences (com.different.ten.spotgames)
– Dinosaur Legend (com.huluwagames.dinosaur.legend.play)
– One Line Drawing (com.one.line.drawing.stroke.yuxi)
– Shoot Master (com.shooter.master.bullet.puzzle.huahong)
– Talent Trap – NEW (com.talent.trap.stop.all)
– Find 5 Differences – New (com.find.five.subtle.differences.spot.new)
– Helicopter Attack – NEW (com.helicopter.attack.shoot.sanba)
– Arrow Coins (com.helicopter.attack.shoot.sanba)
– Parking Master (com.ekfnv.docjfltc.parking.master)
– Shoot it: Using Gun (com.bullet.shoot.fight.gtommm.tom)
– Super Flake (com.chop.slice.flake2020)
– Five-Star Slice (com.five.star.slice)
– Sand Drawing (com.sand.drawing.newfight)
– Mr Dinosaur: Play your Dino (com.topggame.facego.finger.crazy.dino)
– Track Sliding New (com.track3d.sliding.new)
– Peter Shoot (com.ltc.peter.shoot.tslgame)
– Thief King (com.ltcking.thief.game.tsl)
– Spin: Letter Roll (come.letter.roll.race)
– Relx cash (com.tycmrelx.cash)
– Lady Run (com.lady.dress.run.sexylady)
– Magic Brush 3D (com.magic.brush.gamesly)
– Shake Shake Sheep (com.ldle.merge.free.coinspiggy)
– Number Combination: Colored Chips (com.yigegame.jyfsmnq.gg)
– Ztime: Earn cash rewards easily (com.pocky.ztime)
– Lucky Wings – Lotto Scratchers (com.free.scratchers.luckywings)
– Shake Shake Pig (com.ldle.merge.free.coinspiggy)
– Lucky Money Tree (com.ldle.merge.lucky.moneytree)
– Run And Dance (com.tap.run.and.dance)
– Beat Kicker New (com.beat.kicker.two.game)
– Fill Color 3D (com.cube.fill.color.paint.turn.fei)
– Draw Live (com.draw.live.milipop)
– Draw 1 Stroke (com.draw.one.line.stroke.xipi)
– Fidget Cubes (com.fidget.cubes.feel.like)
– Girls Fight (com.girls.fight.fly)
– Ninja Assassin (com.knifeninja.assassin.dltc)
– Puzzle 2020 (com.my.bullet.shooting.man.hunter.youxi)
– Pulley Parkour (com.pul.parkour.bbroller)
– Chop Flake 3D (com.slice.chop.superslice3d)
– Weapon Fantasy (com.weapon.fantasy.games)
– Bike Extreme Racing (com.bike.extreme.raceing.bikegames)
– Player Spiral Maker 3D (com.player.spiral.maker.d3)
– Scratch Carnival (com.scratchers.jackpot.luckypiggy)
– Billionaire Scratch (com.free.tickets.scratchers.Billionaire)
– Lucky Star: Lotto Scratch (com.free.tickets.scratchers.LuckyLotto)
– Balloon Shooter (com.balloon.shooter.play)
– Musical Shoot (com.ltcmusical.fun2021)
– Chop Slices (com.lvdiao.chop.slices.chef)
– Ninja Slice (com.slice.masked.games)
– Work Now! (com.work.now.slack)
– Draw Complete (com.ltcdraw.complete.fly)
– Draw a War (com.draw.war.army)
– Match 3 Tiles (com.blocks.tile.matching)
– 2048 Merge Cube – Win Cash (com.cube.merge.shooter)
– Pull Worm (com.pull.bugs.worm)
– Shoot Dummy
– Win Rewards & Paypal Cash (com.shoot.dummy.fast.speed.linger)
– Bottle Jump (com.bottle.jump.flip.challenge.fun)
– Corn Scraper (com.corn.scraper.cut.pipe.siling)
– Idle Wood Maker (com.idle.wood.maker.gametwo)
– Pop Girls Schooler (com.pop.girls.schooler)
– Romy Rush (com.romy.rushrun)
– Spear Hero (com.spear.super.man.hero)
– Hiding Draw (com.hiding.drawltc.games)
– Downhill Race (com.downhill.race.redbull)
– Jackpot Scratcher-Win Real (com.physicswingsstudio.JackpotScratchers)
– Dig Road Balls (com.dig.road.balls.play.games.ygygame)
– Crowd Battle: Fight the bad guys (com.crowd.battle.goamy)
– Design n Road (com.ltcdesign.nroad)
– Rescue Master (com.rescue.master.gear.mechanics.wushi)
– Lucky Scratchers: Lotto Card (com.lotto.bingo.lucky.scratchcard)
– BOO Popstar (com.boostar.boo.popstar)
– Draw Complete A (com.darwa.completea.ltca)
– War in Painting (com.painting.war.inpaper)
– Rush 2048: 3D Shoot Cubes (com.rushcube.puzzle.block)
– Auto Stamp Camera (com.stac.amper.qweaf)
– Meet Camera (com.magicvcam.hdmeet.cam008)
– com.find.five.differences.lvye.xsl, n/a
– com.mufc.zwxfb, n/a
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo mới đây của mạng xã hội hình ảnh Instagram thuộc Meta, nền tảng này đã chính thức xoá vĩnh viễn tài khoản của Pornhub.
Theo đó, sau một vài tuần tạm khoá để xem xét nội dung và mức độ vi phạm, Instagram đã chính thức xoá tài khoản Instagram của Pornhub, một nền tảng về nội dung người lớn.
Trong khi đó, trên tài khoản Twitter chính thức của mình, Pornhub tuyên bố rằng hành động của Instagram là “không rõ ràng, phân biệt đối xử và đạo đức giả.”
Trước khi có lệnh cấm vĩnh viễn và bị xoá, tài khoản Instagram của Pornhub đã bị đình chỉ khoảng ba tuần.
Trong khi nguyên tắc nội dung của Instagram là cấm sử dụng hình ảnh “người lớn” và nội dung nhạy cảm, Pornhub được cho là đã vi phạm nguyên tắc này.
Nguyên tắc cộng đồng của Instagram cho biết:
“Chúng tôi biết rằng đôi khi mọi người có thể muốn chia sẻ hình ảnh nhạy cảm mang tính chất nghệ thuật hoặc sáng tạo, nhưng vì nhiều lý do, chúng tôi không cho phép những kiểu hình ảnh như thế này trên Instagram.”
Có không ít “nhà sáng tạo” người lớn sử dụng các nền tảng như Instagram để xây dựng lượng người theo dõi và quảng bá các “sản phẩm” của họ, và cũng có những nội dung mà họ đăng không phải là nội dung người lớn.
Một số “nhà sáng tạo” cho rằng Instagram xoá tài khoản của họ là vì phân biệt đối xử hay vì biết chúng là tài khoản của những “nhà sáng tạo nội dung người lớn”.
“Chúng tôi không có chính sách nhắm mục tiêu đến từng nhà sáng tạo (Content Creator) là nhà sáng tạo người lớn và chúng tôi cũng sẽ không bao giờ vô hiệu hóa một tài khoản nào đó chỉ vì tài khoản đó là do nhà sáng tạo người lớn sở hữu – chúng tôi không phân loại tài khoản theo cách này, chúng tôi đánh giá mọi thứ dựa trên những nội dung được đăng.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng với lượng người dùng ngày một tăng, các video độc hại và tài khoản giả cũng xuất hiện tràn lan trên TikTok, buộc mạng xã hội phải mạnh tay xử lý.
Báo cáo minh bạch quý II/2022 mà TikTok vừa công bố cho thấy nền tảng này đã xóa 113 triệu video chủ yếu là do vi phạm chính sách chỉ trong vòng 3 tháng.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là con số 113 triệu chỉ chiếm 1% tổng số video được đăng tải trên TikTok trong quý II.
Theo The Verge, mặc dù số lượng video bị gỡ do vi phạm chính sách tăng 11% so với quý trước nhưng chỉ là “muối bỏ bể” nếu so với lượng nội dung được đăng tải trên nền tảng này.
Chỉ như “muối bỏ bể”.
Cụ thể, 44% video bị xóa vì vi phạm chính sách liên quan đến an toàn dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, một nguyên nhân phổ biến khác là những hành vi phạm pháp, buôn lậu hàng cấm hay nội dung đồi trụy và khiêu dâm, theo báo cáo của TikTok.
Cũng trong quý II, 48 triệu video đã bị hệ thống tự động của TikTok gỡ bỏ, tăng cao so với các quý trước.
Nhưng đa số nội dung bị gỡ là vì người dùng báo cáo lên nền tảng, chiếm 96%. TikTok cho biết hãng đã kết hợp các công cụ tự động và đánh giá của người dùng để nhận diện những nội dung vi phạm quy định.
Có thể thấy, số lượng video TikTok bị gỡ bỏ ngày càng tăng. Điều này cho thấy mạng xã hội này có xu hướng bị lợi dụng cho những mục đích sai lệch, The Verge nhận định.
Tuy nhiên, về phía TikTok, hãng công nghệ cũng đã nỗ lực chủ động xóa sạch những nội dung tiêu cực từ sớm, ngăn người dùng tiếp cận.
Cụ thể, theo báo cáo, các video được TikTok chủ động xóa đạt 89,1%, tăng 5,5% so với quý trước. Lượng nội dung không có lượt xem bị gỡ cũng tăng từ 60,8% lên 74,7% trong quý II.
“Tận dụng công nghệ máy học đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc nhận diện những thông tin sai trái, độc hại”, báo cáo viết.
Công ty mạng xã hội cũng khẳng định sẽ tiếp tục phát triển hệ thống của mình để đối phó với nạn tin giả ngày càng hoành hành, đặc biệt là trong những sự kiện quan trọng như bầu cử hay chiến sự.
Vấn đề lớn của TikTok.
Bên cạnh đó, tính an toàn dành cho trẻ em cũng là một trong những vấn đề người dùng quan ngại nhất trên TikTok. Nhiều người cho rằng mạng xã hội video đang lan truyền những nội dung khiếm nhã nhằm lôi kéo người dùng liên tục sử dụng trang “For You”.
Mặc dù TikTok đã nỗ lực gỡ bỏ lượng lớn video tương tự, người dùng vẫn tiếp tục lan truyền và tiếp cận với những nội dung nhạy cảm. Điều này cho thấy thuật toán của TikTok cũng đang tạo điều kiện cho những video này ngày một phổ biến.
Ngoài ra, không chỉ xóa 113 triệu video, TikTok còn mạnh tay gỡ bỏ gần 60 triệu tài khoản trên nền tảng. Trong đó, 33 triệu tài khoản là giả mạo, tăng 62% so với quý trước.
Nguyên nhân của hiện tượng này là lượng người dùng TikTok đang có xu hướng tăng nhanh. Vì ngày càng nhiều người đăng ký mới, các tài khoản giả cũng theo đó mọc lên nhan nhản chỉ để “like ảo”, “view ảo” hoặc cho những hành vi bất chính khác.
Trước đó, TikTok cũng vướng phải rất nhiều chỉ trích khi bị tố cáo vì chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ cho trụ sở Trung Quốc hồi tháng 7.
Vào thời điểm đó, 9 nghị sĩ đã yêu cầu điều tra TikTok về quyền riêng tư của người dùng trên nền tảng.
Thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang (Mỹ) còn kêu gọi Google và Apple xóa TikTok khỏi kho ứng dụng. Ví nền tảng này là “sói đội lốt cừu”, họ cho rằng đây là mối họa cho an ninh quốc gia khi thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng nước này gửi về Trung Quốc.
Không những thế, 5 thành viên trong Quốc hội còn đề xuất dự luật cấm nhân viên TikTok Trung Quốc truy cập vào thông tin người dùng Mỹ, đồng thời cấm tải TikTok trên các thiết bị dùng trong văn phòng chính phủ.
“Chính quyền Trung Quốc sử dụng dữ liệu người dùng TikTok Mỹ cho những mục đích bất chính. Vì thế, hành động cấm nền tảng này sẽ khiến người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn khi sử dụng”, Dusty Johnson, người ủng hộ dự luật, cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu hỗ trợ các thương hiệu có thể thúc đẩy nhanh hơn với tính năng video dạng ngắn Reels, Instagram vừa chia sẻ một số mẹo làm Marketing mới.
Thông qua một bản hướng dẫn mới, Instagram chia sẻ cách các thương hiệu có thể tận dụng để quảng cáo, làm marketing, xây dựng cộng đồng thương hiệu và hơn thế nữa.
Trước hết, Instagram cung cấp một số lý do chính trả lời câu hỏi tại sao các thương hiệu nhanh chóng tiếp cận Reels.
Reels là tương lai của Video Storytelling, một trong những phương thức xây dựng thương hiệu hiệu quả thông qua thuật kể chuyện. Reels hiện chiếm hơn 20% lượng thời gian mà người dùng sử dụng trên Instagram.
Bằng cách tích hợp Reels vào chiến lược sáng tạo của thương hiệu, bạn có thể:
Thúc đẩy lượng tương tác: Thương hiệu có thể thúc đẩy tương tác với người dùng thông qua những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, hài hoà giữa yếu tố giải trí và kết nối cá nhân.
Tiếp cận đối tượng mục tiêu theo những cách có ý nghĩa nhất: Tiếp cận mọi người xoay quanh các video mà họ yêu thích.
Xây dựng tính liên quan: Bằng cách hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng, thương hiệu có thể coi họ như là một “người kể chuyện” (Storyteller) đáng tin cậy.
Tiếp đó, Instagram cũng gợi ý một số mẹo mà thương hiệu có thể sử dụng khi xây dựng Reels.
Reels nên có âm thanh: 80% người xem Reels có âm thanh, âm nhạc có thể là một chiến lược âm thanh hiệu quả để thu hút sự chú ý của người dùng Instagram.
Tận dụng các hiệu ứng trực quan: Sử dụng các hiệu ứng là một cách hay để khiến Reels của bạn trở nên giải trí hơn và câu chuyện có phần hấp dẫn hơn. 40% thương hiệu trên Reels sử dụng hiệu ứng trực quan cho video của họ.
Truyền cảm hứng phản hồi cho khách hàng: Thông qua các quảng cáo giải trí, thương hiệu có thể truyền cảm hứng cho khách hàng, giải trí họ, giúp họ hạnh phúc, giúp họ học những thứ mới mà họ có thể yêu thích, và hơn thế nữa.
Instagram cũng chia sẻ về một số định dạng nội dung khi sử dụng quảng cáo trên Reels, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Nếu bạn đang cân nhắc đưa Instagram Reels vào chiến lược Marketing tổng thể của mình, những gợi ý mới này sẽ rất hữu ích.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hàng loạt nhân viên TikTok tại Mỹ đã từ chức vì bất mãn với cách lãnh đạo của công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc.
Theo nguồn tin nội bộ của Forbes, trong vòng 2 năm trở lại, ít nhất 5 lãnh đạo cấp cao đã rời khỏi cơ sở của TikTok ở Mỹ vì họ nhận ra rằng mình không hề có quyền lực thực sự tại công ty.
Trong đó, 3 người cho biết sau khi nhậm chức, họ bị ép phải làm theo lời của trụ sở ByteDance, công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc, thay vì được quyền tự quyết.
Làm theo lệnh trụ sở ở Trung Quốc.
“Trụ sở đã đưa ra rất nhiều chỉ thị buộc chúng tôi phải làm theo, nên vai trò lãnh đạo của chúng tôi dần trở nên thừa thãi”, một cựu giám đốc nói.
Bên cạnh đó, vì đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành nên người này cũng không muốn bị ra lệnh như vậy.
Một cựu nhân viên khác, từng đảm nhiệm mảng kế hoạch chiến lược, cho biết 4 trưởng ban ở trụ sở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng nộp đơn xin nghỉ việc sau đợt cải tổ ở TikTok. Những người này tỏ ra bất mãn về cách lãnh đạo của công ty mẹ ByteDance.
Cựu nhân viên này còn nói rằng những đợt từ chức gần đây đều có chung một kịch bản giống hệt nhau. “Họ được tuyển dụng vào chức trưởng nhóm ở Mỹ nhưng sau đó lại bị sa thải hoặc cắt giảm do ban quản lý ở Trung Quốc”, người này cho biết.
Trong đó, Roland Cloutier, Giám đốc An ninh toàn cầu, đã nghỉ việc hồi tháng 7. Là nhân sự quan trọng của công ty nhưng Cloutier đã từ bỏ chức vụ này vì không hài lòng với cách lãnh đạo của TikTok.
Cụ thể, công ty này có ý định thành lập một ban mới để quản lý dữ liệu người dùng ở Mỹ nhằm “giảm sức ảnh hưởng của Giám đốc An ninh toàn cầu”, theo lời của CEO Shou Zi Chew.
Không chỉ Roland Cloutier, nhiều nhân viên khác cũng bất mãn khi không thể ảnh hưởng lên bất cứ quyết định quan trọng nào của TikTok.
Một cựu giám đốc chia sẻ rằng ông từ chức vì không có quyền thay đổi các chiến lược quan trọng trong công ty. Cấp trên ở Trung Quốc không tin tưởng ông và cách làm việc giữa họ cũng có nhiều bất đồng.
“Họ cần một người luôn nghe lời và làm chân chạy việc sai vặt cho mình, thay vì một quản lý thực thụ”, người này tỏ ra phẫn nộ.
Làn sóng nghỉ việc đã khiến nhiều nhân viên nghi ngờ về định hướng của TikTok. Nếu cách thức lãnh đạo không thích hợp với văn hóa Mỹ, công ty mạng xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn trước mắt. “Họ sẽ không thể chống chọi nổi với xu hướng nghỉ việc hàng loạt vì thiếu người lãnh đạo và bất đồng văn hóa”, một cựu nhân viên nhận định.
Theo Forbes, xu hướng nghỉ việc xảy ra ngay đúng vào thời điểm nhạy cảm của TikTok khi tập đoàn ByteDance bị tố cáo vì chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ cho trụ sở Trung Quốc hồi tháng 7.
Mặt khác, nhân sự công ty cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh khi có kế hoạch chiêu mộ thêm 10.000 nhân viên ở cơ sở Mỹ. Một nguồn tin nội bộ cũng chỉ ra quy mô nhân sự của TikTok Mỹ đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 10 tháng và tuyển dụng thêm 3.700 người kể từ đầu năm 2021.
Sức ép đang đè nặng TikTok.
Một số nhân viên trong số đó được thuê để tham gia dự án Project Texas, giúp bảo vệ một số dữ liệu mật không thể di chuyển ra bên ngoài nước Mỹ và đến Trung Quốc.
Đây là một trong những nỗ lực của TikTok Mỹ nhằm trấn an những lo ngại về dữ liệu người dùng Mỹ có thể bị truy cập dễ dàng tại Trung Quốc.
Trước đó, năm 2019, công ty mạng xã hội này đã khẳng định rằng không lưu thông tin người dùng Mỹ ở trụ sở Trung Quốc.
Nhưng một báo cáo của BuzzFeed News đã tiết lộ rằng các nhân viên của ByteDance tại trụ sở Trung Quốc đã nhiều lần truy cập vào dữ liệu nhạy cảm về người dùng TikTok ở Mỹ.
“Mọi thứ đều được giám sát từ Trung Quốc,” một thành viên của bộ phận An toàn và Tin cậy của TikTok cho biết trong một cuộc họp vào tháng 9/2021.
Trong một cuộc họp khác, một kỹ sư ở Bắc Kinh được gọi là “Quản trị viên tổng” (Master Admin), người “có quyền truy cập vào mọi thứ”.
Ngay sau đó, 9 nghị sĩ đã yêu cầu điều tra TikTok về quyền riêng tư của người dùng trên nền tảng. Thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang (Mỹ) còn kêu gọi Google và Apple xóa TikTok khỏi kho ứng dụng.
Ví nền tảng này là “sói đội lốt cừu”, họ cho rằng đây là mối họa cho an ninh quốc gia khi thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng nước này gửi về Trung Quốc.
Không những thế, 5 thành viên trong Quốc hội còn đề xuất dự luật cấm nhân viên TikTok Trung Quốc truy cập vào thông tin người dùng Mỹ, đồng thời cấm tải TikTok trên các thiết bị dùng trong văn phòng chính phủ.
“Chính quyền Trung Quốc sử dụng dữ liệu người dùng TikTok Mỹ cho những mục đích bất chính. Vì thế, hành động cấm nền tảng này sẽ khiến người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn khi sử dụng”, Dusty Johnson, người ủng hộ dự luật, cho biết.
Dưới sức ép của chính quyền, TikTok cam kết sẽ hạn chế tiếp xúc công ty mẹ tại Trung Quốc. Nhưng nhiều nhân viên nói rằng ByteDance vẫn có quyền kiểm soát công ty mạng xã hội tại Mỹ và hai bên vẫn tiếp tục trao đổi và làm việc với nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến hàng loạt nhân sự cấp cao của công ty nghỉ việc.
Tuy nhiên, chia sẻ với Forbes, một cựu nhân viên TikTok cho biết họ nhận lương từ ByteDance chứ không phải TikTok.
Một người khác còn nói rằng trong hợp đồng viết người sử dụng lao động là TikTok nhưng tờ khai thuế lại do ByteDance đại diện.
Những nhân viên làm ở mảng sản phẩm, kỹ sư và chiến lược ở TikTok cũng cho biết họ phải báo cáo công việc trực tiếp với lãnh đạo ByteDance ở Trung Quốc, đồng thời các quyết định quan trọng về sản phẩm thường phải do tập đoàn mẹ phê duyệt, thay vì ban giám đốc của TikTok Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo mới nhất của Google, công cụ tìm kiếm này sẽ sớm ra mắt 5 thay đổi mới với các tìm kiếm qua thiết bị di động, Mobile Search.
Nếu bạn là một Marketer hay một người chuyên làm về SEO, việc cập nhật các xu hướng thay đổi hay các ưu tiên của các công cụ tìm kiếm là yêu cầu bắt buộc.
Trước hết, để có thể hiểu chi tiết về ngành SEO, bạn có thể xem tại: seo là gì
Theo đó, nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động, Google vừa công bố 5 thay đổi mới bao gồm:
1. Phím tắt tìm kiếm (Google Search Shortcuts).
Nếu bạn là người thường xuyên tìm kiếm trên Google, bạn thấy rằng, bạn có nhiều cách khác nhau để tìm kiếm thông tin về một thứ gì đó.
Ngoài cách làm truyền thống là bạn nhập một từ khoá lên thanh tìm kiếm, bạn cũng có thể tìm sản phẩm bằng cách tải lên ảnh chụp màn hình, dịch văn bản bằng Google Lens hoặc thậm chí tìm một bài hát nào đó bằng cách sử dụng âm thanh.
Giờ đây, trên ứng dụng Google dành cho iOS, tất cả các phương pháp tìm kiếm nâng cao của Google sẽ dễ điều hướng và sử dụng hơn.
Đây là một ví dụ về phím tắt mới của Google:
2. Kết quả trên thanh tìm kiếm.
Google đang khiến cho các kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm (SERPs) trở nên linh hoạt và nhanh hơn bằng cách hiển thị các liên kết đến kết quả ngay trong thanh tìm kiếm.
Khi bạn bắt đầu nhập một truy vấn (từ khoá) tìm kiếm, Google sẽ bắt đầu đề xuất các kết quả trước khi bạn gửi đi truy vấn đó.
Bạn có thể xem qua ví dụ bên dưới.
3. Sàng lọc các truy vấn nâng cao.
Google đang cố gắng để khiến cho việc tìm kiếm các kết quả trở nên phù hợp nhất hay có liên quan nhất bằng cách hiển thị một loạt các sàng lọc từ khoá tìm kiếm.
Khi bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào thanh tìm kiếm trên điện thoại di động, Google sẽ đưa ra các ý tưởng đóng vai trò sàng lọc kết quả để làm cho câu hỏi của bạn trở nên cụ thể hơn.
Trong ví dụ bên dưới, khi bạn nhập “thành phố tốt nhất ở mexico”, Google làm cụ thể thắc mắc này bằng các từ khoá sàng lọc kiểu như: thành phố tốt nhất…nhưng là về cái gì, tốt để sống, du lịch hay gì nữa.
4. Câu chuyện trên web của Google (Google Web Stories).
Google đang làm cho các tìm kiếm trên thiết bị di động trở nên trực quan hơn với việc tích hợp sâu hơn các câu chuyện trên web của Google.
Google tuyên bố trong một thông báo:
“Chúng tôi cũng đang giúp bạn khám phá một chủ đề một cách dễ dàng hơn bằng cách nêu bật những thông tin hữu ích và có liên quan nhất, bao gồm cả nội dung từ những nhà sáng tạo nội dung trên web (Web Content Creator).
Đối với các chủ đề như thành phố (city), bạn có thể xem các câu chuyện trực quan và video ngắn từ những người đã ghé thăm thành phố đó, cách họ đã khám phá thành phố, và nhiều nội dung khác, những thứ mà bạn có thể rất muốn biết trước chuyến đi của mình.”
5. Kết quả tìm kiếm kết hợp cả văn bản (Text), hình ảnh (Photo) và Video.
Google đang biến các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) trên thiết bị di động thành một nguồn cấp dữ liệu (News Feed) khám phá vô tận (cũng giống như nguồn cấp dữ liệu của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok).
Người dùng sẽ không còn phải chuyển đổi giữa các tab như Web, Hình ảnh và Video nữa vì Google sẽ hiển thị tất cả các nội dung đó trên một trang duy nhất.
Google cho biết:
“Chúng tôi cũng đang hình dung lại cách chúng tôi hiển thị kết quả tìm kiếm để phản ánh tốt hơn cách mọi người muốn khám phá về các chủ đề hay kiểu nội dung mà họ cần.
Bạn sẽ thấy những nội dung có liên quan nhất, từ nhiều nguồn khác nhau, bất kể thông tin có ở định dạng nào (Content Type) – cho dù đó là văn bản, hình ảnh hay video.”
Ngoài ra, bạn cũng sẽ có tùy chọn tiếp tục cuộn để khám phá các từ khoá có liên quan khác.
Theo nhận định của MarketingTrips, Google đang muốn biến nền tảng tìm kiếm của mình hay cụ thể hơn là trang kết quả tìm kiếm thành “một nền tảng mạng xã hội kiểu mới”, nơi người dùng thoả sức ‘cuộn để xem’ liên tục các nội dung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dù không còn ‘hot’ như thời gian đầu, game tương tác Pokemon Go vẫn đủ sức mang về hàng tỷ USD doanh thu cho công ty phát triển.
Mùa hè năm 2016, Niantic ra mắt game thực tế tăng cường Pokemon Go cho di động. Ngay lập tức, Pokemon Go trở thành “cơn sốt” với mọi người, không kể già trẻ, trai gái.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp những người đi khắp các ngóc ngách trên đường, trên tay “lăm lăm” smartphone để “săn” Pokemon.
Mục đích của game là bắt được nhiều Pokemon nhất có thể, mỗi con lại có sức mạnh khác nhau, đào tạo chúng và thi đấu với Pokemon của người khác.
Chỉ trong tháng đầu ra mắt, Pokemon Go đã mang về 200 triệu USD doanh thu cho nhà phát triển. Để so sánh, doanh thu tháng đầu của game Fortnite là 25 triệu USD và mất 90 ngày để đạt 100 triệu USD.
Hơn 6 năm sau, SafeBettingsSites.com ước tính Pokemon Go giúp Niantic có thêm 4,5 tỷ USD doanh thu.
Theo website này, năm thành công nhất của game là 2020, khi người chơi chi 915,2 triệu USD cho các mặt hàng trong ứng dụng. Năm 2021, doanh số giảm 3% còn 887,5 triệu USD.
Pokemon Go đặc biệt phổ biến tại Mỹ khi khu vực này bỏ ra 1,86 tỷ USD mua vật phẩm game trong hơn 6 năm. Đứng thứ hai là Châu Á – Thái Bình Dương với 1,84 tỷ USD. Châu Âu – Trung Đông và châu Phi chi 792 triệu USD.
Dù khá lâu đời, game vẫn “làm ăn” khá tốt khi là game di động ăn khách thứ 7 thế giới. Các game xếp trên Pokemon Go là Honor of Kings, PUBG Mobile, Genshin Impact, Candy Crush Saga, Roblox và Coin Master.
Trong 8 tháng đầu năm, game thủ Pokemon Go đã tiêu 430,6 triệu USD. Với tốc độ này, doanh thu cả năm có thể đạt 646 triệu USD, thấp hơn hẳn các năm trước.
Ngoài ra, theo dữ liệu của Statista và App Magic, game đã được tải 590 triệu lượt, hơn một nửa diễn ra trong năm đầu tiên phát hành.
Năm 2020, Pokemon Go được tải hơn 60 triệu lượt do nhiều người giải trí bằng game di động trong thời gian dịch bệnh. Năm 2021, số lượt tải là 56 triệu lượt. Số lượt tải của 8 tháng năm nay là 23 triệu lượt.
Có thể nói, Pokemon Go đã giúp công nghệ thực tế tăng cường đến gần hơn với người dùng phổ thông. Game hiển thị các nhân vật Pokemon ngay trước mắt mọi người.
Pokemon có mặt ở khắp nơi, từ trường học đến cửa hàng, cửa hiệu. Từ năm 2016 tới nay, đã có nhiều game sử dụng công nghệ ra đời song Pokemon Go vẫn chứng tỏ sức hút mãnh liệt của mình, thể hiện qua các số liệu nói trên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi được hỏi về chân dung của một nhà lãnh đạo thực sự, Dalai Lama cho rằng một nhà lãnh đạo thực thụ là người không chỉ coi trọng tiền bạc hay vật chất, họ cũng cần tỉnh thức, giàu lòng vị tha và đầy lòng trắc ẩn.
Các nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp, dù họ là ai, và hiện đang làm việc trong lĩnh vực nào, họ đều có những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mọi người và đến cách thế giới được phát triển.
Chúng ta nên nhớ rằng, chúng ta về cơ bản cũng chỉ là những “du khách” trên hành tinh này. Chúng ta ở đây cùng lắm là 90 hoặc 100 năm.
Trong khoảng thời gian đó, chúng ta nên nỗ lực để thế giới có thể trở thành một nơi tốt đẹp hơn và đáng sống hơn.
Một thế giới tốt đẹp hơn là thế giới như thế nào? Tôi tin rằng câu trả lời rất đơn giản: Một thế giới tốt đẹp hơn là một nơi mà mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên, có một thực tế là, thế giới ngày nay dường như đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cảm xúc trầm trọng. Tỷ lệ căng thẳng (Stress) ngày một tăng lên, mọi người lo lắng và trầm cảm nhiều hơn.
Khoảng cách giàu – nghèo và giữa CEO với nhân viên cũng đang ở mức cao trong lịch sử.
Bên cạnh đó, sự tập trung quá mức vào việc tạo ra lợi nhuận thường sẽ gây hại cho con người, môi trường và xã hội.
Tôi cho rằng khuynh hướng nhìn nhận lẫn nhau của chúng ta về cụm từ “chúng ta” và “họ” là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về sự phụ thuộc lẫn nhau của con người.
Đều là những người tham gia vào cùng một nền kinh tế toàn cầu, chúng ta vốn dĩ phụ thuộc vào nhau, trong khi những biến đổi của khí hậu và môi trường toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả chúng ta. Hơn thế nữa, là con người, chúng ta giống nhau về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Hãy nhìn những con Ong. Chúng không có hiến pháp, cảnh sát hay được đào tạo về đạo đức, nhưng chúng vẫn luôn làm việc cùng nhau để tồn tại. Mặc dù đôi khi chúng cũng có thể cãi vã, nhưng chúng vẫn sống trên cơ sở hợp tác.
Mặt khác, con người chúng ta có hiến pháp, có hệ thống pháp luật phức tạp và cả một lực lượng cảnh sát đông đúc; chúng ta có trí thông minh vượt trội, khả năng yêu thương và sự cảm mến tuyệt vời.
Mặc dù vậy, chúng ta dường như ít có khả năng hợp tác hơn.
Trong hầu hết các tổ chức, mọi người làm việc cùng nhau mỗi ngày. Nhưng dù là thế, nhiều người vẫn cảm thấy cô đơn và căng thẳng.
Mặc dù chúng ta là động vật xã hội, có tập tính xã hội (Social Animals) nhưng chúng ta lại thiếu trách nhiệm đối với nhau.
Tôi tin rằng sự tập trung mạnh mẽ của chúng ta vào việc phát triển vật chất và tích lũy của cải đã khiến chúng ta bỏ qua những nhu cầu cơ bản của con người về sự tử tế và chăm sóc.
Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm làm cho điều này xảy ra.
Với tư cách là những nhà lãnh đạo, dưới đây là những gì mà bạn nên làm.
Hãy tỉnh thức (Mindfulness).
Các nhà lãnh đạo cần không ngừng trau dồi sự an tâm trong tâm trí. Là con người, chúng ta có một trí thông minh vượt trội cho phép chúng ta phân tích và lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta có ngôn ngữ cho phép chúng ta truyền đạt những gì chúng ta đã hiểu cho người khác.
Vì những cảm xúc mang tính phá hoại như giận dữ hay cố chấp sẽ làm mờ đi khả năng sử dụng trí thông minh của chúng ta, chúng ta cần phải giải quyết chúng.
Sự sợ hãi và lo lắng sẽ dễ dàng nhường chỗ cho sự tức giận và bạo lực. Ngược lại với nỗi sợ hãi là sự tin tưởng, chúng liên quan đến lòng nhân ái, thứ sẽ giúp chúng ta tự tin hơn. Lòng trắc ẩn cũng sẽ làm giảm đi sự sợ hãi, chúng phản ánh sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
Khi tức giận, chúng ta bị hạn chế khả năng nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan nhất về vấn đề. Khi tâm trí được bao quanh bởi sự bình an và tỉnh thức, chúng ta có thể sử dụng lý trí của mình một cách thực tế và đầy quyết tâm.
Giàu lòng vị tha.
Con người chúng ta về bản chất là sẽ tự tìm cách để tư lợi cá nhân; nó là cần thiết để tồn tại. Nhưng chúng ta cần tìm kiếm lợi ích cho bản thân một cách rộng lượng và hợp tác, chúng ta cần tính đến lợi ích của người khác. Sự hợp tác đến từ tình bạn, tình bạn đến từ sự tin tưởng và sự tin tưởng đến từ sự tử tế.
Một khi bạn thực sự biết quan tâm đến người khác, gian lận sẽ không còn chỗ để tồn tại, tình trạng bắt nạt hay lạm dụng cũng vậy; thay vào đó, bạn có thể trung thực, chính trực và minh bạch trong hành vi của mình.
Đầy lòng trắc ẩn.
Nguồn gốc cuối cùng của một cuộc sống hạnh phúc thực sự là lòng nhân hậu hay sự ấm áp.
Ngay cả những loài động vật bình thường cũng thể hiện lòng trắc ẩn.
Khi nói đến con người, lòng trắc ẩn có thể được kết hợp với trí thông minh. Thông qua việc áp dụng yếu tố lý trí, lòng trắc ẩn có thể được mở rộng cho tất cả hơn 7 tỷ con người trên toàn cầu.
Trong khi lòng trắc ẩn là một cảm xúc mang tính xây dựng liên quan đến trí thông minh, những cảm xúc mang tính phá hoại thường đến từ sự ngu dốt.
Nguồn gốc của một cuộc sống hạnh phúc nằm ở trong chúng ta. Những kẻ gây rối ở nhiều nơi trên thế giới thường là những người được giáo dục khá tốt, vì vậy, điều cốt lõi là chúng ta không chỉ cần được giáo dục. Chúng ta cần chú ý đến những giá trị bên trong.
Điểm khác biệt chính yếu giữa bạo lực và phi bạo lực ít nằm ở bản chất của một hành động cụ thể mà nằm nhiều hơn ở những động cơ đằng sau các hành động đó.
Những hành động được thúc đẩy bởi sự tức giận và tham lam thường có xu hướng bạo lực, trong khi những hành động được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn và quan tâm đến người khác lại hướng tới sự hoà bình.
Chúng ta sẽ không mang lại hòa bình trên thế giới chỉ bằng cách cầu nguyện; chúng ta phải thực hiện từng bước để giải quyết nạn bạo lực và tham lam hiện đang phá vỡ hòa bình. Chúng ta không thể mong đợi sự thay đổi nếu chúng ta không hành động.
Bình yên cũng có nghĩa là không bị quấy rầy, không bị nguy hiểm. Nó liên quan đến thái độ tinh thần của chúng ta và liệu chúng ta đang có một tâm trí bình an hay không.
Cuối cùng, sự bình an nằm trong chính mỗi chúng ta; nó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nên một trái tim biết sưởi ấm và sử dụng trí thông minh của mình.
Mọi người thường không nhận ra rằng chính lòng nhân ái, lòng trắc ẩn và tình yêu thương thực sự mới là những yếu tố giúp chúng ta tồn tại (một cách có ý nghĩa).
Một lần nữa, với tư cách là những nhà lãnh đạo, “chúng ta” là tất cả, và sự quan tâm đến người khác nên được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đã được thử nghiệm trong thời gian gần đây với một số ít người dùng, TikTok hiện thông báo đã mở rộng tính năng mời người dùng tham dự live-streams tới nhiều người dùng hơn.
Cụ thể, người dùng phát trực tiếp (live-streams) giờ đây có thể thêm tối đa tới 5 người (khách mời) vào buổi phát của họ.
TikTok lần đầu ra mắt tính năng mời khách mời tham dự buổi phát trực tiếp vào tháng 7 năm ngoái, khi đó, người phát chỉ có thể mời 1 khách mời duy nhất.
Giờ đây, người dùng sẽ có nhiều khả năng hơn để tổ chức các buổi thảo luận trực tiếp trong ứng dụng, tính năng này về cơ bản sẽ phù hợp với các cuộc trò chuyện nhóm, các phiên xem truyền hình trực tiếp và hơn thế nữa.
Đối với các thương hiệu, tính năng mới cũng có thể được sử dụng để giới thiệu hoặc cho khách hàng xem trước các sản phẩm mới nhất của doanh nghiệp, có nhiều cách hơn để cộng tác với các nhà sáng tạo (Content Creator), chạy các chương trình hỏi đáp với khách hàng mục tiêu, …v.v.
Tính năng phát trực tiếp trên TikTok, TikTok Live, hiện có sẵn cho tất cả người dùng có hơn 1.000 người theo dõi, trong khi tính năng mời khách mời tham dự buổi phát (TikTok Live Guests) chỉ dành cho những người có hơn 5.000 người theo dõi.
Ngoài ra, để có thể tối đa hoá mức độ hiệu quả của tính năng mới, thương hiệu có thể kết hợp với các tính năng hiện có trên TikTok như tính năng mua sắm trực tiếp trong ứng dụng (Live-shopping), TikTok Seller và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh nền kinh tế trải nghiệm như: Experience Economy là gì, có những kiểu trải nghiệm nào mà các thương hiệu có thể ứng dụng và hơn thế nữa.
Trong Experience Economy hay nền kinh tế trải nghiệm, trải nghiệm khách hàng với thương hiệu là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế trải nghiệm mang đến cho người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp một phương thức mới để hiểu về khách hàng, cách tiếp thêm sinh lực cho họ thông qua các dịch vụ trải nghiệm chất lượng cao và hơn thế nữa.
Experience Economy hay Nền kinh tế trải nghiệm là gì?
Liên quan đến khái niệm nền kinh tế trải nghiệm, dù bản chất là giống nhau, cũng có một số cách nhìn khác nhau về cách ứng dụng và thực hiện.
Nhà kinh tế học James H. Gilmore cho biết:
“Nền kinh tế trải nghiệm (Experience Economy) đơn giản là việc bán những trải nghiệm đáng nhớ hay có ý nghĩa cho khách hàng.”
Ông Gilmore đã đặt ra thuật ngữ Experience Economy hay Nền kinh tế trải nghiệm trong một bài báo năm 1998 về cách thế hệ người tiêu dùng tiếp theo – là Gen Y (millennials) – sẽ mong đợi nhiều hơn các trải nghiệm hấp dẫn với thương hiệu và sản phẩm.
Cũng từ lý do này, khái niệm Experience Economy cũng được gọi là Millennials Economy, tức là nền kinh tế gắn liền với những người tiêu dùng Gen Y.
Nền kinh tế trải nghiệm theo đó liên quan đến cách các mô hình kinh doanh đang phải thay đổi để ưu tiên nhiều hơn những trải nghiệm trực tiếp và trải nghiệm kỹ thuật số thú vị.
Các nhà kinh tế học tin rằng các công ty khởi nghiệp và thương hiệu trong tương lai có thể thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn nếu họ mang đến cho khách hàng của họ những trải nghiệm khơi dậy cảm xúc mạnh mẽ và ký ức sống động hơn.
5 kiểu trải nghiệm chính có trong Nền kinh tế trải nghiệm (Experience Economy).
Nằm trong bối cảnh của nền kinh tế trải nghiệm, sẽ có nhiều kiểu trải nghiệm khác nhau mà thương hiệu có thể áp dụng, dưới đây là một số kiểu trải nghiệm chính.
1. Pop-ups Experience.
Là các trải nghiệm trực tiếp được cung cấp cho khách hàng thông qua các sự kiện trực tiếp. Việc dàn dựng các trải nghiệm tại các sự kiện và triển lãm thương mại đáng nhớ có thể tạo nên nhiều hứng thú cho những người qua đường và những người tham dự.
Trong thế giới ngày nay, khả năng nắm bắt những trải nghiệm này và chia sẻ chúng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) cho phép các khách hàng, những người không thể tham dự sự kiện nhưng vẫn có thể trải nghiệm một phần của sự kiện đó.
2. In-store Experience.
Là những trải nghiệm tại cửa hàng (vật lý) khi khách hàng mua hàng trực tiếp, những không gian và trải nghiệm tại cửa hàng có thể dẫn đến những cảm nhận tích cực hơn về thương hiệu, giúp nhận biết thương hiệu cao hơn và khả năng kết nối mạnh hơn.
3. Travel Experience.
Các công ty du lịch cung cấp chỗ ở và trải nghiệm thực tế với các tour du lịch tại các điểm đến khác nhau trên thế giới là một phần của nền kinh tế trải nghiệm (experience economy).
4. Theme parks Experience.
Là những trải nghiệm mà khách hàng có được với thương hiệu thông qua các công viên giải trí vốn dĩ mang đến các cảm giác mạnh hơn và những trải nghiệm đáng nhớ hơn, đó là lý do tại sao, trong số những lý do khác, các thương hiệu như Disney tiếp tục phát triển mạnh hàng thập kỷ sau khi thành lập.
5. VR Experience.
Kiểu trải nghiệm cuối cùng có lẽ là kiểu trải nghiệm đáng mong đợi nhất khi thế giới đang bước vào những giai đoạn ứng dụng công nghệ mới, khi nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, đó là trải nghiệm thực tế ảo (VR – Virtual Reality).
Khi nhiều doanh nghiệp và thương hiệu đang từng bước tiến vào Metaverse và Web3, các nền tảng công nghệ này sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa các trải nghiệm thực tế ảo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link