Skip to main content

Tác giả: Community

Hàng loạt sản phẩm của PepsiCo bị ngừng bán tại các siêu thị ở nhiều quốc gia

Một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới cho biết sẽ loại bỏ các sản phẩm của PepsiCo khỏi kệ hàng để phản đối cái mà họ gọi là “mức tăng giá không thể chấp nhận được” của gã khổng lồ này. Đây được cho là một sự đối đầu công khai hiếm hoi giữa một hãng bán lẻ và nhà sản xuất thực phẩm lớn sau hơn hai năm liên tiếp tăng giá các sản phẩm.

Carrefour – đơn vị điều hành hàng nghìn cửa hàng tại hơn 30 quốc gia cho biết họ sẽ ngừng bán Pepsi, Doritos và các sản phẩm khác ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ. Người phát ngôn của công ty của Pháp cho biết hôm thứ năm rằng họ đã quyết định sẽ dán thêm ghi chú lên các kệ hàng để giải thích những thay đổi cho khách hàng.

Các ghi chú được phóng viên WSJ ghi lại cho biết công ty không còn bán các mặt hàng như khoai tây chiên Lay’s, Doritos và Cheetos, đồ ăn nhẹ Benenuts, Alvalle gazpacho, trà Lipton, Pepsi, nước ngọt 7 Up và thực phẩm Quaker.

Người phát ngôn của PepsiCo cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận với Carrefour trong nhiều tháng và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác một cách thiện chí để cố gắng đảm bảo rằng các sản phẩm của chúng tôi luôn có sẵn”. Người này từ chối bình luận thêm.

Vào tháng 10, giám đốc tài chính của PepsiCo là Hugh Johnston nói với The Wall Street Journal rằng mức tăng giá sản phẩm sẽ chậm lại vào năm 2024 và sẽ gần bằng với tỷ lệ lạm phát chung. Đợt giảm giá này diễn ra sau hai năm PepsiCo tăng giá mạnh các mặt hàng nước giải khát, đồ ăn nhẹ và thực phẩm đóng gói.

Công ty dự kiến sẽ báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý mới nhất vào tháng tới, dự báo tăng trưởng lợi nhuận là 13% và tăng trưởng doanh thu là 10% cho năm 2023, không bao gồm các tác động về tiền tệ.

Thông qua đại dịch Covid-19, một số công ty đã tự hào “khoe” về khả năng tăng giá mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng như một dấu hiệu của sức mạnh thương hiệu. Johnston đã nói rằng các sản phẩm của PepsiCo thu hút nhiều người mua sắm và mọi người có xu hướng yêu thích các mặt hàng như khoai tây chiên và nước ngọt như những đồ dùng xa xỉ với giá cả phải chăng ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Các nhà điều hành siêu thị ở Mỹ cũng đã phát đi tín hiệu lo ngại về việc tăng giá ở một số mặt hàng, ngay cả khi tỷ lệ lạm phát chung đã chậm lại. Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon cho biết vào tháng 11 rằng: “Chúng ta có thể phải vượt qua giai đoạn giảm phát trong những tháng tới. Mặc dù điều đó sẽ gây thêm áp lực cho Walmart nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận vì như vậy sẽ tốt hơn cho khách hàng”.

Châu Âu chiếm khoảng 14% – tương đương khoảng 9 tỷ USD doanh thu toàn cầu của PepsiCo trong 9 tháng đầu năm 2023. Nhà phân tích Callum Elliott của Bernstein ước tính rằng các cửa hàng Carrefour ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ chiếm 0,25% doanh thu toàn cầu của PepsiCo.

Tại Pháp, lạm phát giá thực phẩm tăng lên hai con số vào năm 2022 và đạt gần 16% vào tháng 3/2023. Vào tháng 12, giá thực phẩm đã tăng 7,1% trong 12 tháng qua. Chính phủ Pháp cũng chỉ trích các nhà sản xuất lớn và cho biết sẽ buộc họ phải giảm giá.

Quyết định của Carrefour đối với các sản phẩm của PepsiCo được đưa ra khoảng 4 tháng sau khi nhà bán lẻ này bắt đầu dán nhãn cho các sản phẩm mà họ tuyên bố là có thể bị Shrinkflation – khi số lượng sản phẩm trong bao bì giảm đi nhưng giá bán lẻ không thay đổi. “Mục đích của chúng tôi là khiến các nhà sản xuất xem xét lại chiến lược giá của họ”, giám đốc truyền thông Stefen Bompais của Carrefour khi ấy nhấn mạnh.

Theo Bloomberg, để khiến người tiêu dùng khó nhận ra, các hãng sản xuất rất cẩn trọng trong việc giảm đơn vị sản phẩm.

Họ có thể giữ nguyên kích cỡ nhưng chỉ giảm nhẹ về trọng lượng, qua đó khiến khách hàng không biết rằng mình đang mua cùng số tiền nhưng ít hàng hơn.

Đồng quan điểm, hãng bán hàng trực tuyến Britsuperstore dùng số liệu phân tích của “Money Saving Expert” cho biết người Anh đang phàn nàn khá nhiều về chocolate, tiếp đó là phô mai, sữa khi kích cỡ sản phẩm thay đổi, không đúng như trước nữa.

Ví dụ thanh kẹo chocolate của Cadbury Dairy Milk đã giảm từ 200gr xuống còn 180gr, hộp sữa chua Corner của hãng Muller giảm từ 130gr xuống còn 124gr, gói bánh chocolate Maryland của hãng Biscuit Company giảm từ 230gr xuống còn 200gr.

Hộp kem Tillamook giảm khối lượng từ 56oz xuống còn 48oz, trong khi gói Bim bim Doritos của Pepsi cũng giảm số lượng, còn hãng Domino’s Pizza cũng giảm bớt số cánh gà trong combo thực đơn mang về.

Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại S&P Global Market Intelligence cho biết, với chi phí ngày càng tăng, điều thường thiếu là sự minh bạch trước những thay đổi tiềm ẩn, tạo cơ hội cho cảm giác bất công khi xảy ra tình trạng Shrinkflation.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một vài chiến lược Marketing trên TikTok năm 2024 Marketers cần biết

Nếu TikTok là một phần quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp của bạn trong năm mới, hãy tham khảo ngay các chiến lược Marketing đáng tham khảo trên TikTok năm 2024 trong bài viết này.

Một vài chiến lược Marketing trên TikTok năm 2024 Marketers cần biết
Một vài chiến lược Marketing trên TikTok năm 2024 Marketers cần biết

Vào năm 2023, TikTok tiếp tục chứng minh là nền tảng của giới trẻ. Nhiều người trẻ (Gen Z) không chỉ sử dụng TikTok để giải trí mà còn coi đây là công cụ tìm kiếm, mua sắm và hơn thế nữa.

Trong khi việc sử dụng nền tảng nào cho các chiến lược marketing thậm chí còn không quan trọng bằng việc thương hiệu có thể hiểu nền tảng và người dùng trên nền tảng đó, dưới đây là một số bước tiếp cận nền tảng quan trọng có thể thúc đẩy hiệu suất marketing của doanh nghiệp.

1. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Cũng giống như trên bất cứ nền tảng nào khác, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để xây dựng các chiến lược Marketing trên TikTok.

Trong bối cảnh trạnh tranh cao, khi người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn cùng với một sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng, sự khác biệt trong mắt khách hàng trở nên vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu.

Với tư cách là người làm marketing, bạn nên kiểm tra và phân tích tài khoản TikTok của đối thủ, xem xét các loại số liệu liên quan, cũng như loại nội dung nào đối thủ đang ưu tiên sử dụng nhiều nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng TikTok Creative Center để nghiên cứu những thương hiệu hiện đang hoạt động hiệu quả nhất dựa trên danh mục thương hiệu, sản phẩm hay hashtag, v.v.

Nếu bạn không chắc chắn đối thủ của mình là ai, bạn cũng có thể tìm kiếm theo danh mục trong phần hashtag, phần này sẽ làm nổi bật các video thịnh hành nhất trong bất kỳ phân khúc cụ thể nào.

2. Nghiên cứu những mẫu quảng cáo có hiệu suất cao nhất.

Tiếp đó, bạn cũng có thể nghiên cứu cụ thể hiệu suất của các mẫu quảng cáo TikTok thông qua thư viện quảng cáo (Ad Library) của TikTok là TikTok Top Ads.

Bạn chỉ cần chọn khu vực và danh mục sản phẩm của bạn và TikTok sẽ hiển thị cho bạn các mẫu quảng cáo hoạt động hiệu quả nhất cùng các nội dung liên quan.

Bạn cần phân tích xem điều gì đang mang lại hiệu quả cho các thương hiệu khác nhau trong lĩnh vực của bạn và người dùng TikTok đang phản hồi tới điều gì.

Tất cả những hiểu biết có được chính là nền tảng để bạn có thể xây dựng chiến lược và áp dụng theo một cách riêng.

3. Nghiên cứu các thẻ hashtag.

Về mặt hiển thịhashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những thẻ hashtag.

Nhìn chung, các thẻ hashtag trên TikTok (và trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác) không còn có sức ảnh hưởng như trước đây trong việc thúc đẩy xu hướng trò chuyện và khả năng tiếp cận.

Điều này xảy ra đơn giản là bởi vì các thuật toán của các nền tảng mạng xã hội liên tục tìm cách hạn chế việc nền tảng bị lạm dụng, dù đó là thông qua các thẻ hashtag hay bất cứ thủ thuật nào.

Tuy nhiên, về mặt phân loại tìm kiếm, hashtag vẫn có thể là một yếu tố khám phá quan trọng và có thể giúp đảm bảo rằng nội dung của thương hiệu được hiển thị trong các luồng tìm kiếm có liên quan.

Như đã lưu ý ở trên, bạn có thể sử dụng yếu tố “Trend Intelligence” của TikTok để nghiên cứu các thẻ hashtag có liên quan mà bạn có thể lọc theo ngành. Bạn cũng có thể chọn bộ lọc để xem chi tiết các thẻ xu hướng mới nhất trong bất kỳ danh mục sản phẩm hay dịch vụ nào.

Cuối cùng, bạn cũng có thể truy cập các video hoạt động hiệu quả nhất trong từng danh mục, đây chính là nơi bạn khám phá cách các loại nội dung đang thúc đẩy hiệu suất nói chung.

4. Tìm kiếm những người có ảnh hưởng (Influencer) có liên quan.

Những người có ảnh hưởng (Influencer) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influencer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Theo các dự báo khác nhau, vào năm 2024, ngân sách cho Influencer Marketing sẽ tiếp tục vượt qua một số hình thức marketing truyền thống khác, điều này có nghĩa là thương hiệu cần đầu tư nhiều hơn với những người có ảnh hưởng liên quan hơn.

Về phía TikTok, vì bản thân nền tảng tự mô tả là nền tảng giải trí, thương hiệu cần ưu tiên nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung hay người có ảnh hưởng có những nội dung hấp dẫn, sáng tạo, được sản xuất lần đầu (nội dung gốc). Người dùng TikTok cũng có xu hướng tương tác và tin tưởng nhiều hơn từ các nhà sáng tạo họ yêu thích hơn là thương hiệu.

Bạn cũng có thể tìm kiếm những người có ảnh hưởng phù hợp từ công cụ Creator Marketplace của TikTok dựa trên từ khóa, ngành nghề kinh doanh và hơn thế nữa.

5. Dùng thử công cụ quảng cáo AI của TikTok.

Giống như tất cả các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng đang thử nghiệm AI tổng quát vào các sản phẩm của mình dưới nhiều hình thức khác nhau với mục tiêu cải thiện hiệu suất nội dung và quảng cáo của thương hiệu.

TikTok hiện có “Trợ lý sáng tạo” mới trong Trung tâm sáng tạo (Creative Center), đây là một chatbot AI có thể giúp thương hiệu tối đa hoá các nỗ lực Marketing trên TikTok.

Với công cụ này, nhà quảng cáo có thể yêu cầu cung cấp các ý tưởng dựa trên xu hướng, những nội dung có khả năng tạo ra được nhiều sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu.

TikTok cũng có trình xây dựng nội dung bằng AI (AI Script generator), có thể giúp thương hiệu tạo ra các video hấp dẫn hơn, đồng thời bổ sung các yếu tố AI mới vào nền tảng chỉnh sửa video CapCut.

Vào năm 2024, khi AI tiếp tục được ứng dụng nhiều hơn vào các nền tảng, marketer cần tích cực theo dõi, thử nghiệm, học hỏi và nhanh chóng có được các bài học cho riêng mình. Hy vọng với các thông tin nói trên, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để xây dựng và tối ưu hoá chiến lược marketing của mình trên TikTok trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Làm việc 4 ngày mỗi tuần được dự báo là xu hướng làm việc của tương lai

Theo nhận định của Công ty cung cấp phần mềm quản lý công việc Deskbird, người lao động trong năm 2023 xem tính linh hoạt tại nơi làm việc là ưu tiên hàng đầu.

Xu hướng làm 4 ngày/tuần.

Số liệu từ nền tảng tìm kiếm việc làm Flexa cũng cho thấy tìm kiếm cho công việc có 4 ngày làm việc/tuần tính từ tháng 2-2023 đã tăng 68%.

Không chỉ có người lao động, các bên tuyển dụng cũng đang đáp ứng với xu hướng này. Dữ liệu từ Flexa cho thấy trong quý 4-2023 lượng công việc cho phép làm 4 ngày/tuần, 4,5 ngày/tuần hay 9 ngày/2 tuần đã tăng 400% so với quý 4-2022.

“Chúng tôi tự tin cho rằng các con số này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024 để đáp ứng nhu cầu của các ứng viên”, tạp chí Fortune dẫn nhận định trong báo cáo của Flexa.

Tuần làm việc với 4 ngày đang trở nên ngày càng phổ biến, phản ánh được sự thay đổi trong tư duy của các bên tuyển dụng, cho thấy họ đang ưu tiên hơn sức khỏe và năng suất làm việc của nhân viên.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra bằng cách áp dụng tuần làm việc 4 ngày, các doanh nghiệp không chỉ giảm được tỉ lệ kiệt sức của nhân viên mà còn cho thấy sự hiệu quả trong việc nâng cao mức độ hài lòng và tối ưu trong công việc.

Theo đó, 20% công ty tại Mỹ đã triển khai mô hình tuần làm việc 4 ngày, và 41% đang lên kế hoạch thử nghiệm mô hình này.

Theo báo Euronews, các công đoàn trên khắp châu Âu cũng đang kêu gọi các chính phủ tại lục địa này triển khai mô hình tuần làm việc 4 ngày.

Trong khi mô hình tuần làm việc 4 ngày vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, mô hình làm việc “lai” (hybrid) – làm việc kết hợp giữa đến văn phòng với làm việc từ xa – vẫn là một trong những điều kiện làm việc dễ để thỏa hiệp giữa người lao động và chủ thuê.

Deskbird dẫn số liệu cho thấy 72% người lao động nói họ muốn có công việc có thể làm việc từ xa hơn là được tăng lương.

“Đối với phần lớn các công ty, chúng tôi cho rằng mô hình làm việc hybrid (làm việc kết hợp giữa tại nhà và văn phòng) sẽ chiếm ưu thế trong tương lai”, báo cáo của Flexa nhận định.

Cũng theo Flexa, nhu cầu làm việc tại bất kỳ đâu, nghĩa là người lao động không cần phải đến công sở, đã tăng đến 583% trong năm qua, cho thấy năm 2024 có thể sẽ là năm bùng nổ của sự linh hoạt về nơi chốn làm việc.

Trợ giúp từ công nghệ

Giám đốc điều hành (CEO) Jamie Dimon của JPMorgan Chase – ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ – dự đoán các thế hệ sau sẽ chỉ làm việc 3,5 ngày/tuần nhờ sự phát triển của công nghệ AI.

Cùng chia sẻ quan điểm, ông Christopher Pissarides, giáo sư chuyên về tự động hóa tại nơi làm việc của Trường Kinh tế London (Anh), tin tưởng các công cụ như ChatGPT của OpenAI sẽ giúp người lao động chỉ cần 4 ngày để đạt được năng suất của 5 ngày làm việc.

Theo ông Pissarides, điều này giúp người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi và việc chuyển đổi sang mô hình tuần làm việc 4 ngày sẽ dễ dàng hơn.

Theo trang Mint Lounge, các ông lớn công nghệ như Google và Microsoft đang chạy đua trong việc giới thiệu và cải tiến các công cụ tích hợp AI cho nhu cầu ngày càng tăng của việc sử dụng trợ lý ảo.

Công nghệ đang định hình công sở, các công cụ giúp tự động hóa và công nghệ AI tạo sinh đang đơn giản hóa nhiều tác vụ.

Theo khảo sát 2.039 nhân viên công sở tại Ấn Độ của công cụ cộng tác Slack vào năm 2023, gần 75% chuyên viên đã dùng các công cụ AI cho các phần việc viết, chỉnh sửa, tạo ảnh, video và cả lập trình. Điều này giúp họ tiết kiệm được 4,9 giờ làm việc mỗi tuần.

Báo cáo mới đây của Autonomy, tổ chức chuyên nghiên cứu về công việc và kế hoạch kinh tế, cho thấy một tương lai hứa hẹn cho tác động của AI lên đời sống công sở.

Nghiên cứu này đưa ra đề xuất cho khả năng 8,8 triệu người lao động (chiếm 28% lực lượng lao động ở Anh) có thể sẽ chỉ phải làm việc 32 giờ/tuần, nghĩa là làm việc một tuần 4 ngày, nhờ vào AI.

“AI tạo sinh đang ngày càng trở thành một ưu tiên ngang bằng và ngày càng gia tăng đối với các tổ chức toàn cầu, khi so sánh với các ưu tiên khác như mô hình làm việc hybrid hay cung cấp môi trường làm việc linh hoạt” – Hãng tin Bloomberg dẫn nhận định của ông Peter Miscovich, một lãnh đạo tại Công ty chuyên bất động sản JLL (Anh), nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lazada sẽ cắt giảm 30% nhân viên ở nhiều thị trường khác nhau

Trong những ngày đầu năm 2024, ông lớn thương mại điện tử Đông Nam Á Lazada đã thông báo sẽ tiến hành cắt giảm hàng loạt nhân sự ở nhiều thị trường khác nhau.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Đông Nam Á – Lazada dự kiến ​​sẽ sa thải tới 30% nhân sự ở nhiều thị trường khác nhau. Thông tin này được trang tin tức của Singapore là The Edge Singapore lần đầu tiên đưa tin vào ngày 3/1.

Trong khi đó, thông tin từ Tech in Asia cho rằng pháp nhân đang hoạt động tại Malaysia của Lazada là đơn vị tiếp theo có các nhân viên bị ảnh hưởng trong đợt cắt giảm lần này. Các nhân sự cấp cao của Lazada tại Malaysia đang tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác.

Mặc dù vẫn chưa rõ có bao nhiêu nhân viên đã bị sa thải nhưng đợt cắt giảm dự kiến ​​sẽ kéo dài hết tuần, vào khoảng ngày 5/1 và sẽ ảnh hưởng đến nhân viên trên tất cả các thị trường của Lazada.

Các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm chăm sóc khách hàng, Marketing và thương mại. Hiện chưa rõ Lazada Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.

Bộ phần truyền thông của Lazada đã không trả lời các câu hỏi về vấn đề này.

Quyết định cắt giảm của ông lớn thương mại điện tử xuất phát sau hàng loạt biến động nhân sự tại Singapore. Hồi tháng 8/2023, ông Loh Wee-Lee đã thôi giữ chức CEO Lazada Singapore.

TờThe Edge Singapore đưa tin Lazada Singapore đã hoạt động mà không có bộ phận truyền thông nội bộ kể từ năm ngoái. Trong khi đó, tờ Straits Times cũng đưa tin đợt sa thải trước đó đã được tiến hành vào tháng 10.

Tính đến ngày 3/1, trang web của Lazada đã liệt kê 8 vị trí đang tuyển, trong đó có 5 vị trí ở Philippines và 3 vị trí ở Malaysia. Trong khi đó, trang LinkedIn của công ty liệt kê một vị trí đang tuyển dụng ở Thái Lan.

Được thành lập vào năm 2012, Lazada hiện diện tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba đã mua lại nền tảng thương mại điện tử này vào năm 2016 để mở rộng sang Đông Nam Á.

Lazada và công ty mẹ Alibaba Group đã chứng kiến ​​hàng loạt thay đổi về lãnh đạo kể từ giữa năm 2022.

Vào tháng 6/2022, Giám đốc điều hành Lazada Li Chun được thay thế bởi James Dong, người đứng đầu bộ phận kinh doanh Alibaba tại Thái Lan và là cựu trợ lý kinh doanh của ông Daniel Zhang, cựu Giám đốc điều hành Alibaba.

Việc cắt giảm diễn ra trong bối cảnh có đồn đoán rằng Lazada đang tìm cách niêm yết tại Mỹ trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Streaming Ads có thể là xu hướng quảng cáo lớn tiếp theo

Khi các hình thức giải trí bằng video và mua hàng trực tiếp ( từ livestream) trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng, các nhà quảng cáo sẽ sớm tận dụng các phương thức quảng cáo trực tiếp (Streaming Ads) để tiếp cận khách hàng.

Theo thông tin mới đây, Group M (agency) đang có kế hoạch đơn giản hóa việc mua và đặt quảng cáo trên các dịch vụ phát trực tuyến (streaming) cho các nhà quảng cáo.

Để thực hiện chiến lược mới, GroupM đang hợp tác với BrightLine, Disney, KERV, NBCUniversal, Roku, Telly và YouTube để phát triển các định dạng quảng cáo mới cho các dịch vụ phát trực tuyến này. Định dạng này cũng hướng tới mục tiêu phục vụ những người xem vốn muốn né tránh quảng cáo.

Các mẫu quảng cáo dài 30 giây truyền thống cũng sẽ được chuyển đổi bằng cách kết hợp các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để có thể tăng cường kết nối giữa thương hiệu và người xem, đồng thời giúp quá trình đo lường hiệu suất quảng cáo cũng trở nên dễ dàng hơn.

Trong bối cảnh khi ngày có càng nhiều người xem video tìm cách chặn quảng cáo, nỗ lực này được xem là một giải pháp cứu cánh có thể giúp cho việc xem quảng cáo trở nên dễ chịu hơn.

Ông Mike Fisher, Giám đốc điều hành, Đổi mới đầu tư của GroupM U.S., cho biết trong một tuyên bố:

“Quảng cáo trên các dịch vụ phát trực tuyến có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported streaming) vốn có nhiều cơ hội để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nhưng bối cảnh truyền thông phát triển nhanh chóng đang khiến các nhà quảng cáo gặp khó khăn trong việc khởi chạy các chiến dịch quảng cáo tương tác một cách hiệu quả và tiết kiệm.”

“Khách hàng của chúng tôi cần một cách đơn giản hơn để kích hoạt các chiến dịch có thể tương tác và có thể phân bổ trên hệ sinh thái phát trực tuyến có hỗ trợ quảng cáo.”

Ads là gì?

Ads là từ viết tắt của Advertising, trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo.

Ads là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này tại đây: ads là gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Baemin lỗ hơn 4.000 tỷ trước khi rút lui khỏi thị trường Việt Nam

Chỉ trong 3 năm gần nhất, Baemin đã lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng và con số này tương đương với khoản lỗ lũy kế của Grab Việt Nam sau 9 năm hoạt động.

Baemin lỗ hơn 4000 tỷ trước khi rút lui khỏi thị trường Việt Nam
Baemin lỗ hơn 4000 tỷ trước khi rút lui khỏi thị trường Việt Nam

Ứng dụng giao đồ ăn Baemin đã chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam từ ngày 8/12/2023, khép lại gần 5 năm gia nhập thị trường. Trong thời gian ngắn, Baemin đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ giao đồ ăn từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, và nhiều nơi khác đến tận tay khách hàng.

Đây từng được xem là ứng dụng giao đồ ăn hoạt động rộng nhất ở Việt Nam khi có mặt tại 21 tỉnh, thành vào đầu năm 2022.

Theo số liệu được công bố bởi Vietdata, trước khi tuyên bố đóng cửa, Baemin đã có khoảng thời gian kinh doanh giành thị phần đầy khốc liệt khi duy trì được mức doanh thu tăng trưởng qua các năm.

Cụ thể, vào năm 2020, doanh thu của Baemin chỉ ở mức gần 441 tỷ đồng, thì đến năm 2022, doanh thu đã tăng lên 83,9% cán mốc hơn 810 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc Baemin liên tục mở rộng cũng đi kèm với những khoản lỗ tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2020 công ty lỗ sau thuế hơn 1.400 tỷ đồng, thì đến năm 2021 khoản lỗ này tăng đến 1.500 tỷ đồng và năm 2022 là khoảng 1.300 tỷ đồng, theo Vietdata.

Như vậy, chỉ trong 3 năm gần nhất, Baemin đã lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoản lỗ lũy kế của Grab Việt Nam sau 9 năm hoạt động.

Điều này phù hợp với những chia sẻ trước đây của đồng sáng lập và CEO Delivery Hero – ông Niklas Oestberg, khi cho rằng, việc kinh doanh giao đồ ăn tại Việt Nam sẽ “không bao giờ có lãi”.

Thực tế, dù có nhiều lợi thế phát triển, nhưng thị trường giao đồ ăn trực tuyến vẫn phải đối mặt với thách thức lớn nhất hiện nay, đó là sự phát triển bền vững.

Trước đây thị trường này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự cạnh tranh mã khuyến mãi giữa các ứng dụng công nghệ. Việc đầu tư vào mã khuyến mãi giúp các ứng dụng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, có lượng người sử dụng đông đảo hơn và nâng cao số lượng đơn hàng.

Tuy nhiên, điểm bất cập của cuộc đua mã khuyến mãi là tạo nên một hướng đi chiếm lĩnh thị trường không bền vững và gây nên sự mất cân bằng cho thị trường mục tiêu.

“Ứng dụng nào có nhiều ưu đãi sẽ giữ chân được người dùng. Tuy nhiên nếu người dùng gắn với ứng dụng chỉ vì có khuyến mãi tốt, thì họ sẽ quay lưng khi khuyến mãi không còn”, một chuyên gia trong lĩnh vực giao đồ ăn chia sẻ.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Statista, thị trường ứng dụng giao đồ ăn thực sự là một “sân chơi” màu mỡ, khi tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022.

Về thị phần, trước khi đóng cửa tại Việt Nam, Baemin nắm giữ 12% thị phần giao đồ ăn vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Việc Baemin rút khỏi thị trường giao đồ ăn Việt Nam đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể, và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần.

Bên cạnh lĩnh vực giao đồ ăn cốt lõi, Baemin còn cung cấp một số dịch vụ khác như đi chợ hộ, cửa hàng bách hóa trực tuyến, bán mỹ phẩm.

Xuất hiện khá muộn so với nhiều tên tuổi giao đồ ăn và giao nhận khác, nhưng Baemin đã tạo được ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý đáng kể với đông đảo người dùng thông qua các chiến dịch quảng bá, marketing ấn tượng.

Cuối tháng 9/2023, bà Cao Thị Ngọc Loan – Giám đốc điều hành tạm thời của Baemin tiết lộ kế hoạch rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

Bà Loan cho biết: “Thật không may, quyết định này đã được đẩy nhanh bởi môi trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam, cùng sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng”.

Trước động thái này, Baemin Việt Nam đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An, Bắc Ninh và tiến tới đóng cửa hoàn toàn vào đầu tháng 12/2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Nvidia khuyên người trẻ không nên đeo đồng hồ đặc biệt là trong kỷ nguyên AI

Không phải ai cũng biết vị CEO không hề đeo đồng hồ và lý do ông đưa ra vô cùng đơn giản.

Tuần trước, trong buổi trò chuyện với Hiệp hội chuyên gia bán dẫn người Mỹ gốc Hoa (CASPA), ông Jensen Huang – CEO của hãng chip Nvidia, đã chia sẻ về trải nghiệm trong sự nghiệp của ông và đưa ra một số lời khuyên đáng chú ý.

Khi được đề nghị đưa ra lời khuyên dành cho những người trẻ trong thời đại AI bùng nổ như hiện nay, CEO tỷ phú kể về một vài công việc trước đây của mình.

“Công việc đầu tiên của tôi là ở chuỗi nhà hàng Denny’s, bắt đầu bằng công việc rửa bát đĩa. Sau đó, tôi trở thành nhân viên dọn bàn và bồi bàn. Nếu còn làm việc tại đó, giờ đây tôi sẽ là CEO của Denny’s. Công việc thứ hai của tôi là ở hãng chip máy tính AMD. Tôi rất yêu thích nơi đó và đã gắn bó hai năm.

Tiếp đến, tôi làm việc cho công ty chip LSI Logic. Nếu không được đồng nghiệp thuyết phục rời công ty thì tôi vẫn làm việc tại LSI Logic cho đến nay. Trong suốt sự nghiệp, tôi yêu mọi công việc mình đảm nhiệm, kể cả đó là việc rửa bát hay dọn dẹp phòng tắm. Có lẽ không ai làm hai việc đó giỏi hơn tôi. Ý tôi là, hãy cống hiến hết mình để học hỏi mọi lúc và làm bất cứ việc gì được giao một cách tốt nhất có thể”, CEO tỷ phú chia sẻ.

Bên cạnh đó, Huang cũng tiết lộ lý do tại sao mình không đeo đồng hồ và khuyên các bạn trẻ cũng nên làm như vậy, đặc biệt là trong kỷ nguyên AI hiện nay.

“Rất ít người biết điều này nhưng tôi không đeo đồng hồ. Lý do rất đơn giản: hiện tại là thời điểm quan trọng nhất. Hãy cống hiến hết mình cho hiện tại. Tôi luôn sống ở hiện tại, tập trung vào nó và hiếm khi theo đuổi mọi thứ. Tôi đang tận hưởng công việc và tôi là CEO công nghệ có thời gian làm việc lâu nhất trên thế giới”, CEO 60 tuổi cho biết thêm.

Đến thời điểm này, Huang là người nắm giữ vị trí CEO tại một công ty công nghệ lâu nhất với 31 năm. Ông hiện sở hữu khối tài sản trị giá 44 tỷ USD. Cũng trong buổi trò chuyện, CEO Nvidia chia sẻ về một trải nghiệm khác của bản thân.

Ông từng đến thăm một ngôi chùa ở Kyoto (Nhật Bản) vào một ngày nóng bức và nhìn thấy người làm vườn đang cắt tỉa rêu bằng dụng cụ bằng tre nhỏ. Khi được hỏi làm thế nào để chăm sóc khu vườn lớn với dụng cụ nhỏ như vậy, người làm vườn nói rằng: “Vì tôi có nhiều thời gian”. Theo Huang, đây là lời khuyên tốt nhất mà ông từng nhận được.

Có thể nói, năm 2023 là một năm thành công của huang và công ty mà ông điều hành. Tháng 5/2023, Nvidia đã đạt cột mốc vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD và trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên gia nhập “câu lạc bộ nghìn tỷ USD” cùng các gã khổng lồ công nghệ Apple, Alphabet, Microsoft và Amazon. Thời điểm hiện tại, công ty có mức vốn hóa 1,22 nghìn tỷ USD.

Một yếu tố góp phần vào thành công của Nvidia là việc được đánh giá cao khi là nhà sản xuất linh kiện chip quan trọng với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), phục vụ cho các dịch vụ AI gây sốt toàn cầu như ChatGPT hay Bard của Google. AI chính là chìa khóa giúp Nvidia mở khóa thành công cột mốc vốn hóa lịch sử. Công ty thậm chí còn được gọi là “tấm gương hoàn hảo của AI ở thời điểm hiện tại”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Đại dương xanh: Khái niệm và Lý thuyết nền tảng

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng của thuật ngữ Chiến lược Đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) như: Chiến lược đại dương xanh là gì, lịch sử hình thành khái niệm Đại dương xanh và Đại dương đỏ trong bối cảnh kinh doanh, nhận diện các đặc điểm của Chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ, và hơn thế nữa.

chiến lược đại dương xanh
Chiến lược Đại dương xanh: Khái niệm và Lý thuyết nền tảng

Là một thuật ngữ được nhắc đến rộng rãi trong thế giới làm kinh doanh và marketing, chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) mô tả các không gian thị trường mới, nơi vốn không có hoặc có rất ít sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, việc thấu hiểu được khái niệm này lại không hề đơn giản như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Chiến lược đại dương xanh là gì?
  • Tóm tắt về chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.
  • Thấu hiểu về chiến lược đại dương xanh.
  • Các đặc điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh.
  • Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Chiến lược Đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh trong tiếng Anh có nghĩa là Blue Ocean Strategy, khái niệm đề cập đến cách tiếp cận vào những không gian thị trường mới (chưa tồn tại trước đây) của doanh nghiệp.

Trái ngược với chiến lược đại dương đỏ, khi doanh nghiệp phải tranh giành thị phần với nhau trong một thị trường có sẵn, chiến lược đại dương xanh tìm cách phá vỡ yếu tố cạnh tranh khi doanh nghiệp tiên phong tìm kiếm những ngách thị trường mới, rộng lớn.

Tóm tắt về chiến lược Đại dương xanh và chiến lược Đại dương đỏ.

Bất chấp sự suy giảm dài hạn của ngành xiếc hay các rạp xiếc, hãng Cirque du Soleil đã tăng doanh thu lên gấp 22 lần trong 10 năm bằng cách phát minh lại rạp xiếc.

Thay vì cạnh tranh trong giới hạn của ngành hiện tại hoặc cố gắng giành lấy khách hàng từ các đối thủ cùng ngành, Cirque đã xây dựng nên những thị trường mới, điều sau đó đã làm cho yếu tố cạnh tranh hiện tại trở nên không còn khả dụng.

Cirque đã tạo ra cái mà những người làm marketing và kinh doanh vẫn gọi là đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy), một không gian thị trường (Market Space) chưa từng tồn tại trước đó.

Trong đại dương xanh, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được tạo ra (mới) hơn là tranh giành với các đối thủ hiện có trong ngành.

Ngược lại với đại dương xanh là đại dương đỏ, doanh nghiệp thay vì tạo ra các nhu cầu mới phải liên tục “chiến đấu” để giành lấy thị phần trong một thị trường eo hẹp.

Khi không gian thị trường này trở nên đông đúc hơn, triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng sẽ giảm dần. Các sản phẩm (hay thậm chí là thương hiệu) sẽ biến thành hàng hóa (commodity), và sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Về mặt tổng thể, có 2 cách để tạo ra đại dương xanh hay xây dựng chiến lược đại dương xanh. Một là ra mắt một ngành hàng (ngành công nghiệp) hoàn toàn mới, như cách mà eBay đã từng làm với các trang đấu giá trực tuyến.

Và hai là tạo ra đại dương xanh từ chính bên trong đại dương đỏ khi một doanh nghiệp mở rộng ranh giới hay cách thức kinh doanh của một ngành hiện có (đã tồn tại).

Bằng cách phân tích hàng hoạt các chiến lược tạo ra đại dương xanh ở nhiều ngành khác nhau, người ta thấy rằng yếu tố doanh nghiệp và ngành (Industry) không phải là yếu tố duy nhất quyết định cái gọi là tạo ra đại dương xanh.

Thay vào đó, các yếu tố khác như các bước đi mang tính chiến lược, các hành động và quyết định liên quan đến việc đưa ra một đề xuất hay giải pháp kinh doanh mới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra một thị trường rộng lớn.

Tạo ra những đại dương xanh cũng là cách để xây dựng thương hiệu. Trên thực tế, chiến lược đại dương xanh (hay những dịch chuyển mang tính chiến lược khác) có sức mạnh đến mức có thể tạo ra những tài sản thương hiệu tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Nội dung chính về Chiến lược Đại dương xanh (Blue Ocean Strategy).

Từng là người chơi đàn accordion, Guy Laliberté hiện là Giám đốc điều hành của một trong những công ty xuất khẩu văn hóa lớn nhất Canada có tên là Cirque du Soleil.

Được thành lập vào năm 1984 bởi một nhóm nghệ sĩ đường phố, Cirque đã xây dựng nên hàng chục tác phẩm với hơn 40 triệu người xem tại 90 thành phố trên khắp thế giới.

Chỉ trong vòng 20 năm, Cirque đã đạt được mức doanh thu mà Ringling Bros. and Barnum & Bailey, rạp xiếc hàng đầu thế giới phải mất hơn 100 năm mới đạt được.

Điều đặc biệt hơn nữa là sự phát triển thần tốc của Cirque lại diễn ra trong một bối cảnh hết sức khó tin, đó là khi các hoạt động kinh doanh rạp xiếc đã (và vẫn đang) liên tục suy giảm trong thời gian dài. Các hình thức giải trí thay thế khác, thời thượng hơn đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Trẻ em, vốn là khán giả chính của các rạp xiếc giờ đây ưa thích PlayStation (trò chơi điện tử) hơn là các tiết mục xiếc.

Ngoài ra, khi các nhóm bảo vệ quyền động vật ngày càng trở nên có sức ảnh hưởng hơn, các điều luật hạn chế việc sử dụng động vật theo đó cũng được ủng hộ cao hơn, các rạp xiếc lại càng trở nên khó khăn hơn.

Vậy làm thế nào mà Cirque lại có thể đảo ngược hoàn toàn tình thế, tăng doanh thu lên gấp đến 22 lần trong một bối cảnh thị trường như vậy?

Bí mật thành công của Cirque sau đó đã được tiết lộ: “Chúng tôi phát minh lại rạp xiếc.”

Cirque không kiếm tiền bằng cách cạnh tranh với các đối thủ hiện có trong ngành hay cố gắng giành giành lấy khách hàng từ công ty cạnh tranh là Ringling.

Thay vào đó, Cirque đã tạo ra một không gian thị trường mới, thứ đã làm cho yếu tố cạnh tranh trở nên vô nghĩa. Cirque đã tìm cách thu hút một nhóm khách hàng hoàn toàn mới vốn không phải là khách hàng truyền thống của ngành, đó là những người lớn và khách hàng doanh nghiệp, những người sẵn sàng trả giá cao gấp nhiều lần giá vé xem xiếc thông thường cho những trải nghiệm giải trí chưa từng có, vừa xem xiếc vừa nghe hát.

Đằng sau quyết định và kết quả của Cirque chính là cái mà những người làm marketing và kinh doanh vẫn gọi là đại dương đỏ và và đại dương xanh. Đại dương đỏ đại diện cho tất cả các ngành đang tồn tại – không gian thị trường đã biết.

Trong đại dương đỏ, các ranh giới của ngành (chẳng hạn như khách hàng mục tiêu hay giá bán của các sản phẩm) được xác định và chấp nhận, đồng thời các quy tắc cạnh tranh cũng đã được phơi bày.

Với bối cảnh này, các doanh nghiệp sẽ cố gắng để trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ của họ để giành được thị phần lớn hơn trong một lượng nhu cầu hiện có.

Khi không gian này ngày càng trở nên đông đúc hơn, triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng sẽ giảm dần đi. Các sản phẩm theo đó cũng sẽ biến thành các hàng hoá thông thường (Commodity), và sự cạnh tranh hiển nhiên sẽ vô cùng khốc liệt.

Ngược lại với Đại dương đỏ là Đại dương xanh, nơi biểu thị cho những không gian thị trường mới, chưa tồn tại trước đây hoặc đã tồn tại nhưng theo một phương thức khác. Trong đại dương xanh, cái gọi là nhu cầu (Demand) sẽ được tạo ra (mới) hơn là tranh giành lẫn nhau.

Về mặt tổng thể, có 2 cách để tạo ra đại dương xanh hay xây dựng chiến lược đại dương xanh. Một là ra mắt một ngành hàng (ngành công nghiệp) hoàn toàn mới, như cách mà eBay đã từng làm với các trang đấu giá trực tuyến.

Và hai là tạo ra đại dương xanh từ chính bên trong đại dương đỏ khi một doanh nghiệp mở rộng ranh giới hay cách thức kinh doanh của một ngành hiện có (đã tồn tại).

Và đây chính xác là những gì mà Cirque đã làm, công ty này đã phá vỡ ranh giới truyền thống giữa rạp xiếc và nhà hát, Cirque đã tạo ra một đại dương xanh mới và có lợi nhuận từ chính bên trong đại dương đỏ của ngành xiếc (truyền thống).

Bằng cách phân tích vô số các doanh nghiệp thành công với chiến lược đại dương xanh, người ta thấy rằng có một mô hình tư duy chiến lược (strategic thinking) khá nhất quán đằng sau việc tạo ra các thị trường và ngành công nghiệp mới, cái mà bạn vẫn được biết đến với tên gọi là chiến lược đại dương xanh.

Trên thực tế, việc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm marketing không nhận ra được sự khác biệt giữa chiến lược đại dương đỏ và đại dương xanh đã khiến doanh nghiệp không thể thoát ra khỏi những vòng xoáy của sự cạnh tranh.

Trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ được giải thích tường tận về khái niệm chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ, mô tả các đặc điểm xác định của các loại chiến lược và hơn thế nữa về tư duy ứng dụng nó trong thực tế.

Bạn cũng sẽ hiểu về các lợi ích đặc biệt mà chiến lược đại dương xanh có thể mang lại và lý do tại sao việc tạo ra các đại dương xanh là một nhu cầu mang tính cấp thiết của các doanh nghiệp trong tương lai.

Bằng cách hiểu rõ bản chất của chiến lược đại dương xanh, bạn sẽ có nhiều cách hơn để phát triển doanh nghiệp của mình thay vì cứ mãi vật lộn với những đối thủ hiện có.

Chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Mặc dù thuật ngữ “Đại dương xanh và Đại dương đỏ” có thể mới, về bản chất chúng đã tồn tại song song với con người từ hàng trăm năm.

Bạn cứ thử nhìn lại xem, xem cách đây chừng 100 năm, ngành công nghiệp nào từng nỗi đình nỗi đám nhưng giờ đây đã không còn, ngược lại, có những ngành chưa từng được biết đến thì nay lại phát triển rất mạnh mẽ.

Nếu như xe xăng đã từng thống trị ngành công nghiệp ô tô, có lẽ giờ đây bạn nên suy nghĩ lại khi xe điện bắt đầu dần trở thành xu hướng trên phạm vi toàn cầu.

Nếu xem lịch sử là nền tảng của các dự báo về tương lai, hẳn là bạn đã có cho mình câu trả lời: vô cùng nhiều chiều hướng.

Các doanh nghiệp giờ đây có nhiều cơ hội và khả năng hơn để tạo ra các ngành (công nghiệp) mới hay đơn giản hơn là phát minh lại cách một ngành nào đó hoạt động (cung-cầu).

Trong đại dương xanh, nhu cầu mới sẽ được tạo ra thay vì là tranh giành lẫn nhau. Có rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp vừa phát triển vừa mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

Nếu nhìn về phía trước như cách bạn nhìn lại về lịch sử, đại dương xanh hay các chiến lược đại dương xanh sẽ vẫn là động cơ chính của sự tăng trưởng (bền vững).

Với phần lớn các không gian thị trường lâu đời (established market) tức đại dương đỏ, sẽ dần thu hẹp lại hoặc thậm chí là biến mất.

Ngày nay, với sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ, khi năng suất công nghiệp ngày càng được cải thiện với một tốc độ chóng mặt hơn, các nhà cung cấp có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Và khi các rào cản thương mại giữa các quốc gia và khu vực giảm xuống cùng với đó là những thông tin về sản phẩm và giá cả trở nên có sẵn (thậm chí là tức thời) trên toàn cầu, các thị trường ngách và độc quyền đang dần tiếp tục biến mất hoặc không mang đúng bản chất vốn có của nó.

Với các thị trường phát triển (developed market), những nhu cầu mới (New Demand) dường như rất hiếm xuất hiện. Kết quả là, trong phần lớn các ngành công nghiệp, cung vượt cầu (quy luật cung-cầu).

Như MarketingTrips đã đề cập trong một số phần ở trên, hệ luỵ của điều này là các sản phẩm và dịch vụ sẽ dần trở thành những hàng hoá thông thường (Commodity), các cuộc chiến về giá bán sẽ liên tiếp xảy ra và kéo theo đó là tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp.

Theo các nghiên cứu gần đây, các thương hiệu lớn của Mỹ trong nhiều danh mục sản phẩm và dịch vụ ngày càng trở nên giống nhau. Và khi các thương hiệu trở nên tương tự nhau hơn, mọi người ngày càng lựa chọn mua hàng dựa trên giá cả, nói cách khác, các doanh nghiệp đang dồn nhau đến bước chỉ cạnh tranh về giá.

Người tiêu dùng dễ dàng suy nghĩ rằng bột giặt của họ không nhất thiết phải là Tide. Họ cũng không cần phải gắn bó với Colgate khi P/S hay Crest đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn và ngược lại.

Trong các ngành hàng quá đông đúc, việc tạo ra những sự khác biệt cho thương hiệu (Brand) trở nên khó khăn hơn, dù đó là trong những thời kỳ khi nền kinh tế đi lên hay là suy thoái.

Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.

Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.
Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.

Trong khi đại dương xanh hay theo đuổi chiến lược đại dương xanh hiển nhiên là giấc mơ của hầu hết các doanh nghiệp, thật không may, phần lớn trong số đó dường như chìm trong đại dương đỏ của chính họ.

Trong một nghiên cứu phân tích hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ được ra mắt của các doanh nghiệp, người ta thấy rằng có đến 86% các “sản phẩm mới” là mở rộng dòng sản phẩm (product line extensions) hay cải tiến gia tăng đối với các ngành đã có (đã tồn tại) – và chỉ 14% là tạo ra những thị trường (Market) hay ngành công nghiệp mới.

Mặc dù phần mở rộng dòng sản phẩm chiếm đến 62% tổng doanh thu, chúng chỉ mang lại 39% tổng lợi nhuận. Ngược lại, với 14% đầu tư vào việc tạo ra các thị trường và ngành công nghiệp mới, tổng doanh thu mang lại là 38% và lợi nhuận tới 61%.

Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao lại có sự phân hoá lớn như vậy về lợi nhuận giữa đại dương xanh và đại dương đỏ?

Để dễ minh hoạ cho điều này, người ta gắn “đại dương đỏ và đại dương xanh” vào bối cảnh quân sự (chiến tranh), rõ ràng là bạn sẽ mất nhiều “quân” hơn trong một chiến trường quá hẹp với quá nhiều đối thủ (đại dương đỏ).

Ngược lại, trong đại dương xanh, khi bạn kinh doanh ở nơi không có đối thủ cạnh tranh (hoặc có rất ít). “Chiến trường” là của bạn và “quân” của bạn hiển nhiên sẽ khá thông thả.

Khi yếu tố cạnh tranh gia tăng trên phạm vi toàn cầu, một loạt các chiến lược đại dương đỏ sẽ xuất hiện, tất cả đều cho rằng cạnh tranh là cốt lõi của sự thành công và thất bại của một doanh nghiệp.

Ngày nay, khi nói đến khái niệm chiến lược (Strategy), yếu tố cạnh tranh luôn được đi kèm. Thuật ngữ tượng trưng cho điều này là “lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage).

Trong thế giới quan về lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chiến đấu với nhau để trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ của họ và giành được nhiều thị phần hơn trong một không gian thị trường sẵn có.

Mặc dù cạnh tranh là chuyện hết sức bình thường và cần thiết trong bối cảnh kinh doanh. Tuy nhiên, bằng cách chỉ tập trung vào cạnh tranh, các doanh nghiệp đã bỏ qua 2 khía cạnh rất quan trọng (và sinh lợi hơn nhiều) của chiến lược: Một là tìm kiếm và phát triển các thị trường mới nơi có ít hoặc không có sự cạnh tranh (các đại dương xanh) – và hai là khai thác và bảo vệ đại dương xanh.

Hướng tới Chiến lược Đại dương xanh.

Khi nói đến đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy), người ta thắc mắc là loại logic chiến lược nào là cần thiết trong việc tạo ra các đại dương xanh?

Để trả lời câu hỏi này, các nhà phân tích bắt đầu xem xét lại các dữ liệu lịch sử, xem cách các đại dương xanh đã được tạo ra trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Kết quả là:

Đại dương xanh không phải là sự đổi mới về công nghệ.

Trong khi yếu tố công nghệ (các công nghệ mới) cũng liên quan đến việc tạo ra các đại dương xanh, nó không phải là đặc điểm mang tính xác định. Điều này cũng đúng ngay cả trong các ngành công nghệ chuyên sâu.

Đại dương xanh hiếm khi là kết quả của sự đổi mới về công nghệ; công nghệ về cơ bản thường đã tồn tại.

Ngay cả dây chuyền lắp ráp mang tính cách mạng của hãng xe Ford cũng được bắt nguồn từ ngành công nghiệp đóng gói thịt (meatpacking industry) ở Mỹ.

Cũng tương tự như trong ngành công nghiệp ô tô, đại dương xanh trong ngành công nghiệp máy tính không chỉ xuất hiện thông qua sự đổi mới về công nghệ mà còn bằng cách liên kết yếu tố công nghệ tới những gì mà người mua đánh giá cao (người mua cho là có giá trị).

Các doanh nghiệp mới ít gặp rào cản trong việc tạo ra các đại dương xanh — và thường đó cũng chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

GM, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Chrysler là những doanh nghiệp lâu đời trong ngành khi họ tạo ra các đại dương xanh trong ngành công nghiệp ô tô.

IBM và Compaq trong ngành công nghiệp máy tính cũng vậy.

Các tên tuổi như Ford, Apple, Dell và Nickelodeon là những công ty đến sau trong ngành nhưng sau đó cũng đã trở nên vượt trội trong chính ngành của họ.

Điều này cho thấy rằng các công ty mới không gặp bất lợi hay rào cản (ít nhất là quá lớn) trong việc tạo ra những không gian thị trường mới. Các đại dương xanh được tạo ra bởi các công ty này thậm chí còn chính là các hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

Trên thực tế, hầu hết các đại dương xanh đều được tạo ra từ bên trong, chứ không phải bên ngoài, tức là đại dương đỏ của các ngành hiện có.

Điều này cũng chứng minh rằng, quan điểm cho rằng các thị trường mới thường nằm ở đâu đó rất xa xôi hay ngoài ngành là chưa chính xác. Đại dương xanh nằm ở ngay trong ngành, bên cạnh các doanh nghiệp hiện có.

Công ty (doanh nghiệp) và ngành (Industry) không phải là những đơn vị phân tích duy nhất (thậm chí là sai lầm) khi tiếp cận chiến lược đại dương xanh.

Khi tiến hành phân tích cách các đại dương xanh thực sự được tạo ra, yếu tố công ty và ngành dường như không thể giải thích được. Hiếm có một doanh nghiệp nào xuất sắc mãi mãi; cùng một công ty, họ có thể xuất sắc vào lúc này nhưng lại sai lầm vào lúc khác.

Tương tự như vậy, không có ngành nào là xuất sắc vĩnh viễn; và các đại dương xanh sẽ chủ yếu được thúc đẩy từ chính trong nội bộ ngành.

Kết quả là, yếu tố thích hợp nhất để giải thích cho việc tạo ra các đại dương xanh đó là “các bước đi mang tính chiến lược” (strategic move) – nó là tập hợp các hành động và quyết định mang tính chiến lược liên quan đến việc đưa ra các đề xuất kinh doanh (business offering) mới.

Ví dụ, Compaq đã từng bị cho là thất bại vì nó đã bị Hewlett-Packard (HP) mua lại vào năm 2001. Tuy nhiên, số phận cuối cùng của Compaq không làm mất đi hiệu lực của cái gọi là bước đi mang tính chiến lược rất thông minh mà Compaq đã thực hiện khi tạo ra thị trường máy chủ PC rộng lớn trị giá hàng tỷ đô la, công ty này sau đó cũng đã thực hiện một bước đi chiến lược khác với sự trở lại mạnh mẽ vào những năm 1990.

Tạo ra đại dương xanh mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu.

Chiến lược tạo ra đại dương xanh có sức mạnh đến mức chỉ cần một động thái hay bước đi chiến lược đại dương xanh có thể tạo ra những tài sản thương hiệu (brand equity) tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Có thể bạn hay ít người khác có mặt trong thời điểm khi chiếc Model T đầu tiên lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp của Henry Ford vào năm 1908, nhưng doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi đến hôm nay từ bước đi mang tính chiến lược đại dương xanh đó.

IBM cũng vậy, nó được coi là một tổ chức lớn hay thương hiệu mang tính biểu tượng vì nó đã tạo ra nhiều đại dương xanh trong ngành công nghiệp máy tính.

Đối với các tập đoàn hay thương hiệu lớn, đây được xem là động lực và điểm khích lệ để họ tiếp tục nghiên cứu và phát triển (R&D) ra những thứ mới thay vì là lo sợ bị copy (khi các hoạt động R&D thường rất tốn kém).

Các đặc điểm chính được sử dụng để xác định đại dương xanh (và tách biệt với đại dương đỏ).

Cũng từ việc nghiên cứu cách các đại dương xanh được tạo ra, một điểm chung giữa chúng đó là các doanh nghiệp tạo ra đại dương xanh hiếm khi lấy sự cạnh tranh làm tiêu chuẩn hay triết lý kinh doanh, nói cách khác, họ không làm theo các tiêu chuẩn truyền thống như các doanh nghiệp khác vẫn làm.

Trong mắt các doanh nghiệp này, họ không thể tạo ra những bước nhảy vọt về giá trị cho cả người mua và bản thân doanh nghiệp theo cách làm cũ.

Một số điểm nhận diện chiến lược đại dương đỏ.

  • Cạnh tranh trong một không gian thị trường sẵn có.
  • Coi cạnh tranh là nền tảng của sự phát triển.
  • Khai thác các nhu cầu đã tồn tại.
  • Cạnh tranh về giá.

Một số điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh.

  • Tạo ra các không gian thị trường mới.
  • Khiến yếu tố cạnh tranh trở nên mất khả dụng.
  • Nắm bắt và xây dựng các nhu cầu mới.
  • Phá vỡ sự cạnh tranh về giá (có quyền định giá).

Trong các đặc điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh, có lẽ đặc điểm quan trọng nhất là nó bác bỏ đi nguyên lý cơ bản của các chiến lược thông thường: có một sự đánh đổi giữa giá trị (value) và chi phí (cost).

Theo luận điểm này, các doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng với chi phí cao hơn hoặc tạo ra giá trị hợp lý hơn với chi phí thấp hơn. Nói cách khác, chiến lược thực chất là sự lựa chọn giữa yếu tố khác biệt hóa (differentiation) và chi phí thấp (low cost).

Tuy nhiên, như bạn thấy với các chiến lược đại dương xanh, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo đuổi và thành công đồng thời vừa có sự khác biệt hóa vừa chi phí thấp.

Bằng cách cắt giảm chi phí đồng thời tăng giá trị cho người mua, một doanh nghiệp có thể đạt được những bước nhảy vọt về giá trị cho cả bản thân doanh nghiệp lẫn khách hàng của họ.

Vì giá trị của người mua (buyer value) đến từ những lợi ích và giá cả mà doanh nghiệp cung cấp, và doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra giá trị cho chính họ thông qua cấu trúc chi phí và giá cả, chiến lược đại dương xanh chỉ đạt được khi toàn bộ hệ thống các yếu tố như lợi ích, giá cả và chi phí được điều chỉnh phù hợp.

Chính cách tiếp cận toàn hệ thống (whole-system approach) này đã làm cho việc hình thành các đại dương xanh trở thành một chiến lược bền vững.

Kết luận.

Trong khi việc theo đuổi chiến lược đại dương xanh hay đại dương đỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã phân tích, từ bối cảnh kinh doanh, nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp đến cả nhận thức về tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (và người làm marketing).

Bằng cách hiểu rõ tường tận các lý thuyết nền tảng của cái gọi là chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ, bạn có thể bắt đầu đưa ra những quyết định và bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gen Z tin tưởng YouTube hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy YouTube là nền tảng truyền thông xã hội chiếm vị trí cao nhất đối với Gen Z khi so sánh với bất kỳ nền tảng nào khác.

Cuộc khảo sát được thực hiện dưới sự phối hợp của Business Insider và YouGov đối với hơn 1.800 người Mỹ thuộc 5 thế hệ (Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha).

Hơn 600 người được hỏi thuộc Gen Z, được định nghĩa là những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012, tuy nhiên Business Insider chỉ khảo sát những người trên 18 tuổi.

Một câu hỏi với những Gen Z trưởng thành này là về nhận thức của họ đối với độ tin cậy của một số công ty truyền thông xã hội. Trong số này, YouTube đứng đầu với 59% Gen Z từ 18 đến 26 tuổi cho rằng YouTube có phần đáng tin cậy hoặc rất đáng tin cậy. Chỉ có 28% số người thấy nó hơi hoặc rất không đáng tin cậy.

Đứng thứ hai là Instagram, với 40% số thành viên Gen Z cho rằng nó đáng tin cậy, trong khi 45% người tin rằng nó không đáng tin cậy. 15% trong số những người được hỏi cho biết họ chưa quyết định.

Câu hỏi đặt ra là đâu là nền tảng có tỷ lệ người nói rằng không đáng tin cậy cao nhất? Đó chính là Facebook với 60% Gen Z trưởng thành gọi nó không đáng tin cậy hoặc rất không đáng tin cậy. Chỉ 28% Gen Z cho rằng nền tảng này đáng tin cậy.

Theo sát phía sau là TikTok, với 57% Gen Z cho rằng nó không đáng tin cậy. Nền tảng này cũng hoạt động tốt hơn một chút so với Facebook về xếp hạng đáng tin cậy, với 30% Gen Z cho biết TikTok có phần đáng tin cậy hoặc rất đáng tin cậy.

Không khó để tưởng tượng tại sao một số nền tảng khác trong danh sách lại xếp hạng thấp hơn YouTube về độ tin cậy. Trong số này, Facebook gây ra nhiều tranh cãi, chưa kể nhiều Gen Z ngay từ đầu đã không sử dụng Facebook. Còn với X (trước đây gọi là Twitter) ngày càng gây tranh cãi kể từ khi tỉ phú Elon Musk mua dịch vụ này vào năm 2022.

Đối với TikTok, một trong những nền tảng được sử dụng thường xuyên nhất của Gen Z, đã phải chịu nhiều sự giám sát kỹ lưỡng khi các nhà lập pháp nêu lên mối lo ngại về bảo mật đối với công ty mẹ ByteDance có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược kinh doanh đa ngành của ByteDance (TikTok) phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk

ByteDance – công ty mẹ của mạng xã hội TikTok đang phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk của riêng họ – thuật ngữ mô tả tình huống khó khăn, buộc phải đưa ra quyết định quan trọng.

Chiến lược kinh doanh đa ngành của ByteDance (TikTok) phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk
Chiến lược kinh doanh đa ngành của ByteDance (TikTok) phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk

Trong một năm đầy biến động đối với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc, ByteDance có thể vừa phải đối mặt với những quyết định vô cùng khó khăn, theo South China Morning Post.

Là “kỳ lân” giá trị nhất Trung Quốc, ByteDance không chỉ sở hữu nền tảng video ngắn nổi tiếng TikTok và công ty này cũng đã gây dựng được hệ sinh thái rộng lớn với trò chơi và thực tế ảo (VR), thương mại điện tử và các kênh tin tức xã hội. Tuy vậy, kinh doanh đa mảng chưa hẳn là một điều hay.

Tháng 11, Nuverse, studio chơi game hàng đầu của ByteDance, đã dừng hầu hết các dự án đang phát triển, đồng thời bán bản quyền của ít nhất hai tựa game. Nuverse cũng được cho là đã sa thải hàng trăm nhân viên tại bộ phận VR Pico của mình và hủy bỏ dự án phát triển tiện ích VR thế hệ tiếp theo.

Nói cách khác, ByteDance đã thu hẹp đáng kể hai hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi đó, mảng giáo dục hầu như không thu hút được sự chú ý kể từ khi cơ quan chức năng siết chặt hoạt động dạy thêm vào năm 2021.

Những động thái trên khác hẳn với thành tích của ByteDance khi phá vỡ thế thống trị của BAT (bộ ba big tech Trung Quốc gồm Baidu, Alibaba, Tencent) kéo dài hàng thập kỷ.

ByteDance cũng là một trong số ít công ty công nghệ Trung Quốc thâm nhập thị trường nước ngoài với thành công của TikTok, nền tảng có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu.

Trong công cuộc đa dạng hóa nguồn doanh thu từ video ngắn – thứ mà công ty đã chi hàng tỷ đô la vào đó, ByteDance đã gặp phải những trắc trở nhất định.

Chẳng hạn, công ty đã chi khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (4,2 tỷ USD) cho việc đầu tư mảng trò chơi điện tử, mua hơn 20 studio từ năm 2019 đến năm 2022, theo hãng truyền thông địa phương DingjiaoOne. Nhưng hiệu quả lợi nhuận vẫn còn rất mịt mù.

Lisa Hanson, Giám đốc điều hành công ty tư vấn ngành trò chơi Niko Partners cho biết: “Mặc dù ByteDance thu được 54 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, nhưng chưa đến 1% trong số đó đến từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử của họ”.

Drew Bernstein, Chủ tịch của công ty kế toán Marcum Asia, cho biết: “So với những thời kỳ trước đây, các công ty Trung Quốc chủ yếu tập trung vào vào lợi nhuận. Họ dường như đang chú trọng lĩnh vực kinh doanh mà họ có thể đứng đầu”.

Ông nói thêm rằng sự thay đổi chiến lược hiện tại là một điều tốt.

Một số nhà quan sát không ngạc nhiên trước bước rút lui khỏi mảng trò chơi của ByteDance, chỉ ra rằng nhà sáng lập Zhang Yiming chưa bao giờ là người đam mê chơi game trước khi bước chân vào lĩnh vực này.

Theo bà Lisa Hanson, ByteDance được biết đến nhiều nhất nhờ TikTok/Douyin, không phải nhờ phát triển hay phát hành trò chơi điện tử.

Trong khi đó, ban lãnh đạo của ByteDance cũng đang dần mất kiên nhẫn với mảng trò chơi do sự phát triển chậm chạp, thiếu tiến bộ ở bộ phận trò chơi trong. Nhà sáng lập Yang Yiming cho rằng studio Moonton của họ đã không phát triển mặc dù số lượng nhân viên đã tăng gấp đôi. Hồi tháng 11, ByteDance đã có kế hoạch đàm phán để bán Moonton, theo Reuters.

Liang Rubo, CEO ByteDance đã nói với các nhân viên vào năm ngoái rằng công ty cần phải “có vóc dáng cân đối và tăng cường sức mạnh”, ngụ ý rằng sẽ có một giai đoạn thắt lưng buộc bụng và có thể cắt giảm việc làm trong tương lai.

Trong một bức thư nội bộ vào tháng 3/2023, Liang nói rằng công ty nên tập trung vào các ứng dụng video ngắn, công cụ tổng hợp tin tức Jinri Toutiao và dịch vụ thương mại điện tử. Đây là những hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Daniel Konstantinovic, nhà phân tích của Insider Intelligence, đã dự báo rằng Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) sẽ kiếm được gần 21 tỷ USD doanh thu quảng cáo ở Trung Quốc vào năm 2023. Năm ngoái, Weibo, một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất trong nước đạt doanh thu quảng cáo khoảng 1,8 tỷ USD.

ByteDance dự kiến ​​sẽ đạt doanh thu hơn 110 tỷ USD trong năm nay, có khả năng vượt qua Tencent Holdings.

Công ty cũng đã nhảy vào cuộc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). ByteDance đã nhúng bot trò chuyện hỗ trợ AI của riêng mình vào Douyin và TikTok, thêm trợ lý AI vào công cụ văn phòng Feishu. Ngoài ra, họ đang làm việc trên nền tảng phát triển chatbot trò chuyện.

Nhưng nếu việc rút lui chiến thuật và tái cơ cấu này được coi là động thái kinh doanh thông minh trong điều kiện thị trường khó khăn, thì tại sao ByteDance lại không thể ngăn chặn sự sụt giảm định giá của mình dù họ từng được định giá 300 tỷ USD?

Theo SCMP, chương trình mua lại cổ phiếu mới nhất dành cho các nhà đầu tư vào tháng 12/2023 đã định giá công ty chỉ ở mức 268 tỷ USD.

Trong một số lĩnh vực quan trọng, công ty đã trở thành nạn nhân của sự thành công của chính mình trong bối cảnh môi trường địa chính trị đang xấu đi.

Sau khi khởi đầu mạnh mẽ, TikTok buộc phải đóng cửa dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop ở Indonesia sau khi Jakarta cấm mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Động thái này buộc TikTok phải bắt tay cùng GoTo, đầu tư 1,5 tỷ USD để mua đa số cổ phần của mảng thương mại điện tử Tokopedia.

Đây là nỗ lực khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến của ByteDance tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Marcum mô tả chính sách mới của Jakarta là “bảo hộ”. Ông nói: “Nếu bạn muốn thành công ở một số quốc gia này, bạn cần phải lập liên doanh để có thể giúp bạn quản lý các mối quan hệ kinh doanh địa phương và các mối quan hệ với chính phủ”.

Trong khi đó, TikTok đang phải đối mặt với nhiều phản kháng hơn ở phương Tây do lo ngại về sự gia tăng của các phát ngôn thù hận trên nền tảng mạng xã hội trong bối cảnh xung đột Israel-Hamas.

Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley, Marco Rubio và Đại diện Hạ viện Mike Gallagher đã nhắc lại lời kêu gọi cấm TikTok, với lý do an ninh mạng và ứng dụng này bị cáo buộc thiên vị đối với nội dung chống Israel và chống Do Thái.

Trong khi đó, Liên minh Châu Âu đã thăm dò các nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm cả TikTok, về chính sách kiểm duyệt nội dung của họ trong bối cảnh xung đột.

Bernstein cho biết: “Sẽ rất khó để họ TikTok để giải quyết những lo ngại này trong tương lai gần. Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn trong năm bầu cử của Mỹ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tikok Shop đang giành thị phần với Amazon tại Mỹ và muốn GMV đạt hơn 17 tỷ USD năm 2024

Nguồn tin cho biết TikTok Shop đang đặt mục tiêu tăng tổng giá trị hàng hoá (GMV) trong mảng thương mại điện tử tại Mỹ gấp 10 lần lên 17,5 tỷ USD trong năm 2024 và điều này sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn cho Amazon.

Mục tiêu về tổng giao dịch hàng hoá trong năm nay của TikTok Shop ở Mỹ được thảo luận trong các cuộc họp nội bộ. Hiện chưa có con số chính thức và kế hoạch vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh doanh.

Mục tiêu đầy tham vọng của TikTok lại càng phả thêm hơi nóng cho cuộc chơi thương mại điện tử ở Mỹ, nơi  mà hiện Amazon và cả các nền tảng đến từ Trung Quốc là Temu và Shein vẫn đang làm mưa làm gió.

Không giống những người “đồng hương”, TikTok đang dựa vào khả năng tiếp cận trên mạng xã hội và sức hấp dẫn của các video dễ thành xu hướng để thu hút người mua.

Năm ngoái, tổng giá trị hàng hoá của TikTok Shop trên toàn cầu ước đạt 20 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á đóng góp phần lớn doanh thu.

Hiện, công ty đang tìm cách mở rộng doanh số bán hàng ở Mỹ và châu Mỹ Latinh, nơi họ dự định triển khai hoạt động thương mại điện tử trong những tháng tới.

TikTok đã phủ nhận số liệu mục tiêu kể trên.

TikTok Shop là một trong những mảng kinh doanh phát triển nhanh nhất của ByteDance. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới ngoài quảng cáo trên mạng xã hội.

Doanh thu ByteDance đã tăng khoảng 30% vào năm ngoái lên hơn 110 tỷ USD, vượt xa mức tăng trưởng dự kiến ​​của các đối thủ mạng xã hội tên tuổi như Meta Platforms (Facebook, Instagram, WhatsApp…) và Tencent Holdings (WeChat).

TikTok Shop cho phép người dùng mua hàng khi đang lướt xem video ngắn trên nền tảng TikTok. Đây là một trong những nỗ lực thay thế cách mua sắm truyền thống mà Shopee của Sea hay Amazon thiết lập trước đó.

Mô hình này đã giúp Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) chiếm một phần đáng kể trong ví tiền của người tiêu dùng trong nước, cạnh tranh với Alibaba Group Holding và JD.com.

Tại Mỹ, TikTok đang cung cấp dịch vụ vận chuyển và hỗ trợ cho những người có ảnh hưởng (KoL) bán hàng trong video và các buổi phát trực tiếp.

Theo công bố hồi tháng 11/2023, hơn 5 triệu khách hàng mới ở Mỹ đã mua hàng trên TikTok. Ứng dụng này có khoảng 150 triệu người dùng tại đây.

Mới đây, TikTok thông báo rằng họ sẽ tăng phí áp dụng cho người bán lên 6%, bắt đầu vào tháng 4 và lên 8% vào tháng 7 đối với hầu hết các danh mục sản phẩm, đánh dấu sự kết thúc của các chương trình khuyến mãi được sử dụng để lôi kéo người bán.

Tuy vậy, khoản phí đó vẫn thấp hơn đáng kể so với phí người bán trên Amazon, thường khoảng 15%.

Người Mỹ ngày càng thoải mái mua sắm trên các ứng dụng thương mại điện tử của Trung Quốc, như hàng thời trang nhanh Shein và ứng dụng mua sắm giá rẻ Temu của PDD Holdings.

Không rõ mục tiêu bán hàng mà TikTok Shop đặt ra trên toàn cầu hoặc cho các thị trường khác là gì.

Tại Indonesia, TikTok đã nắm quyền kiểm soát đơn vị thương mại điện tử Tokopedia của GoTo Group trong một thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD, cho phép công ty khởi động lại dịch vụ bán lẻ trực tuyến của mình sau nhiều tháng bị chính quyền nước này buộc đóng cửa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Starbucks bị cáo buộc lợi dụng tiền thừa của khách hàng trong ứng dụng (Starbucks app)

Theo đó, một nhóm người hành động vì người tiêu dùng đang cáo buộc gã khổng lồ ngành F&B Starbucks lợi dụng tiền của khách hàng thông qua hình thức thanh toán trong ứng dụng và thẻ quà tặng, buộc khách hàng không thể chi tiêu hết số dư còn lại trong tài khoản.

Liên minh Bảo vệ Người tiêu dùng Washington hiện đang kêu gọi tiểu bang liên quan điều tra xem liệu các chính sách của Starbucks có vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng hay không.

Theo lập luận, “Một vài đô la còn sót lại trên nền tảng thanh toán nghe có vẻ không nhiều nhưng khi cộng lại của hàng triệu người tiêu dùng thì con số lại không hề nhỏ.

Trong 5 năm qua, Starbucks đã tuyên bố doanh thu của công ty là gần 900 triệu USD từ thẻ quà tặng và tiền trong ứng dụng chưa chi tiêu, điều này có thể thúc đẩy lợi nhuận của công ty và làm tăng các khoản tiền thưởng của các nhà điều hành.”

Starbucks hiện chưa có trả lời về cáo buộc.

Trong một đơn khiếu nại dài 15 trang, cáo buộc cho rằng khách hàng chỉ có thể nạp tiền với số tiền tăng dần là 5 USD, với mức mua tối thiểu là 10 USD.

Điều này ngăn cản khách hàng đạt đến số dư bằng 0 trong tài khoản, nghĩa là Starbucks bỏ túi nhiều tiền hơn của khách hàng.

Ứng dụng Starbucks (Starbucks app) ngày càng trở nên quan trọng đối với công ty. Hiện tại, các đơn đặt hàng qua ứng dụng và drive-through (nhận hàng mà khách hàng không cần phải xuống khỏi xe) chiếm phần lớn giao dịch mua hàng của Starbucks.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 10 công cụ AI được sử dụng nhiều nhất thế giới năm 2023

Writterbudy.ai đã tiến hành khảo sát đối với 3.000 công cụ AI sử dụng SEMrush, một phần mềm SEO phổ biến, qua đó có thể xác định những công cụ AI được sử dụng nhiều nhất năm 2023.

Đứng đầu danh sách là ChatGPT với 14,6 tỷ lượt sử dụng trong khoảng thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 8/2023.

Cũng theo khảo sát của Writterbudy.ai, 50 công cụ AI được sử dụng nhiều nhất đã ghi nhận hơn 24 tỷ lượt sử dụng, trong đó phần lớn người sử dụng là nam giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Top 5 CEO của năm 2023 (cùng các chỉ số đánh giá đi kèm)

Chủ hãng chip Nvidia Jensen Huang và Mark Zuckerberg vào top 5 CEO giỏi nhất thế giới 2023 – không gồm Trung Quốc và Ấn Độ – của Economist.

2023 không phải là một năm dễ chèo lái với các vị thuyền trưởng doanh nghiệp. Tăng trưởng chậm ở nhiều thị trường khiến các CEO phải nỗ lực hạn chế chi phí, trong khi lạm phát thúc đẩy người lao động yêu cầu tăng lương.

Đó là chưa kể tác động địa chính trị, các làn sóng văn hóa doanh nghiệp và cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) khiến các “ghế nóng” thực sự khó ngồi.

Để xác định các CEO điều hành giỏi nhất năm qua, Economist tra soát các công ty niêm yết ở hầu hết nền kinh tế lớn, không gồm Trung Quốc và Ấn Độ. Họ loại trừ các CEO nhậm chức dưới 3 năm để tránh kết quả hoặc hậu quả của tiền nhiệm ảnh hưởng đến thành tích.

Điểm thành tích dựa vào lợi nhuận cho cổ đông, độ tán thành và hài lòng của nhân viên với CEO – dựa vào số liệu của nền tảng đánh giá của người lao động Glassdoor. Sau đây là 5 CEO được vinh danh năm nay.

Jensen Huang, Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO Nvidia

Thành tích:

– Lợi nhuận cho cổ đông (giai đoạn 15/12/2022 – 15/12/2023): 172,9%

– Tỷ lệ tín nhiệm: 98%

– Điểm hài lòng: 4,6/5

Jensen Huang (60 tuổi), sinh ra ở Đài Loan và chuyển đến Thái Lan khi còn nhỏ trước khi sang Mỹ định cư. Ông đồng sáng lập nhà sản xuất chip đồ họa Nvidia năm 1993 và giữ chức Chủ tịch kiêm CEO kể từ khi thành lập. Huang nắm giữ khoảng 3% Nvidia, được IPO năm 1999.

Rất ít ông chủ có tầm nhìn xa trông rộng trong việc đặt cược vào AI như Huang, theo nhận xét của Economist. Dưới sự dẫn dắt của ông, Nvidia trở thành thế lực thống trị về chip chơi game trên máy tính và mở rộng sang chip cho trung tâm dữ liệu và ôtô tự lái.

Hơn một thập kỷ trước, Huang nhận ra các bộ xử lý đồ họa của công ty ông rất hữu ích trong việc đào tạo các mô hình AI nên đã liên tục đầu tư phát triển. Đến 2023, Nvidia hái quả ngọt khi chính thức bước vào top 5 công ty Mỹ vốn hóa trên 1.000 tỷ USD. Đến 29/12, vốn hóa của hãng chip này đã đạt 1.220 tỷ USD, giúp Huang sở hữu khối tài sản 44,1 tỷ USD.

Đến nay Nvidia đang kiểm soát hơn 80% thị trường chip AI chuyên dụng. Trong công ty, tỷ lệ tín nhiệm của nhân viên với Huang rất cao, đến 98%. Xét trên mọi khía cạnh, CEO này đã có năm 2023 tuyệt vời nhất, theo Economist.

Mark Zuckerberg, Nhà sáng lập kiêm CEO Meta

Thành tích:

– Lợi nhuận cho cổ đông (giai đoạn 15/12/2022 – 15/12/2023): 172,7%

– Tỷ lệ tín nhiệm: 62%

– Điểm hài lòng: 3,9/5

Mark Zuckerberg (39 tuổi) thành lập Facebook tại Harvard năm 2004 khi mới 19 tuổi. Ông đưa Facebook lên sàn tháng 5/2012. Facebook đổi tên thành Meta Platforms vào tháng 11/2021 nhằm cho thấy công ty chuyển trọng tâm sang vũ trụ ảo (metaverse).

Tuy nhiên, đầu tư vào vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg chưa thành công, thậm chí khiến các nhà đầu tư “khiếp sợ” năm ngoái. Đến 2023, Mark đã quay lại chấn chỉnh hoạt động công ty và có những bước đột phá trong lĩnh vực AI. Tính đến 29/12, công ty đạt vốn hóa 920,83 tỷ USD. Mark hiện sở hữu khoảng 13% cổ phần của Meta, có tổng tài sản 126,8 tỷ USD.

Dù vậy, Mark là trường hợp ngoại lệ trong top 5 khi tỷ lệ tín nhiệm của nhân viên chỉ 62%. Dù được đánh giá là năm làm việc hiệu quả nhưng với nhân viên Meta thì vẫn “khủng khiếp”, theo Economist.

Kazuma Sekiya, Chủ tịch kiêm CEO Disco

Thành tích:

– Lợi nhuận cho cổ đông (giai đoạn 15/12/2022 – 15/12/2023): 150,1%

– Tỷ lệ tín nhiệm: 81%

– Điểm hài lòng: 3,5/5

Kazuma Sekiya (57 tuổi) là cháu trai của Mitsuo Sekiya – nhà sáng lập Disco. Công ty này ra đời tại Hiroshima, Nhật Bản vào 1937. Ngoài là CEO công ty từ 2017, ông cũng là COO (giám đốc vận hành) và CIO (giám đốc công nghệ thông tin). Ông Kazuma trở thành Chủ tịch Disco tháng 6/2019.

Disco chế tạo thiết bị cắt chất bán dẫn thành những hình vuông và hình chữ nhật nhỏ để sử dụng trong các sản phẩm như điện thoại di động. Họ bắt đầu tự chế tạo các dòng thiết bị này từ năm 1970.

Ông Kazuma cũng điều hành bộ phận nghiên cứu và phát triển của Disco, giúp công ty luôn dẫn đầu trong lĩnh vực mài và cắt chất bán dẫn trong nhiều năm. Đến ngày 29/12, vốn hóa công ty đạt 3.790 tỷ yen, tương đương 26,8 tỷ USD. Gia đình Sekiya hiện có tổng tài sản khoảng 3 tỷ USD.

Theo đánh giá của Economist, sự hài lòng của người lao động tại Disco cũng không cao. Một lý giải có thể là do cơ chế kỳ lạ mà công ty sử dụng để điều phối công việc. Các phòng ban tại đây sử dụng một loại tiền ảo gọi là Will để thanh toán lẫn nhau khi cung cấp dịch vụ. Sau đó, quản lý phân phối loại tiền này cho nhân viên để thực hiện các nhiệm vụ, từ đó xác định các khoản thưởng.

David Vélez Osorno, Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO Nubank

Thành tích:

– Lợi nhuận cho cổ đông (giai đoạn 15/12/2022 – 15/12/2023): 122,3%

– Tỷ lệ tín nhiệm: 93%

– Điểm hài lòng: 4,2/5

Là cử nhân ngành quản lý và kỹ thuật tại Đại học Stanford, David Vélez Osorno cùng với Cristina Junqueira và Edward Wible sáng lập ngân hàng kỹ thuật số Nubank vào 2013. Công ty có trụ sở tại Sao Paulo (Brazil), cung cấp thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng kỹ thuật số và bảo hiểm nhân thọ.

Rất ít neobank (ngân hàng kỹ thuật số) có thể cạnh tranh với Nubank ở Mỹ Latinh. Họ hoạt động ở Brazil, Mexico và Colombia, có khoảng 90 triệu người dùng, là tổ chức tài chính lớn thứ năm ở Mỹ Latinh tính theo số lượng khách hàng.

Theo Bloomberg News, đây là startup giá trị nhất Mỹ Latinh năm 2021. Các nhà đầu tư rót vốn vào gồm Berkshire Hathaway, Sequoia Capital và các quỹ châu Mỹ Latinh của SoftBank. Tính đến ngày 29/12, công ty đạt vốn hóa 39,7 tỷ USD.

Ông Velez sở hữu 21% cổ phần tại Nubank nhưng nắm 76% quyền biểu quyết. Dù trong top CEO giỏi nhưng không phải tất cả chiến lược của ông đều mang lại kết quả tốt. Nubank nhìn chung có lãi nhưng đang thua lỗ ở Mexico, nơi việc nhắm mục tiêu vào những người không có tài khoản ngân hàng truyền thống đang đốt rất nhiều tiền. Nếu ông thoát lỗ thành công ở thị trường này năm sau có thể tiếp tục được xướng danh là CEO giỏi 2024, theo Economist.

David Ricks, CEO Eli Lilly

Thành tích:

– Lợi nhuận cho cổ đông (giai đoạn 15/12/2022 – 15/12/2023): 59,9%

– Tỷ lệ tín nhiệm: 90%

– Điểm hài lòng: 4,1/5

David Ricks có bằng Cử nhân Khoa học của Đại học Purdue và bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Indiana. Ông gia nhập Eli Lilly năm 1996 với tư cách cộng tác viên phát triển kinh doanh và giữ một số vai trò quản lý trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng ở Mỹ trước khi chuyển sang các vị trí lãnh đạo quốc tế.

Năm 2012, Dave thăng chức làm Chủ tịch Lilly Bio-Medicines, khi đó là đơn vị kinh doanh lớn nhất của công ty, giám sát việc phát triển thuốc và hoạt động thương mại trong lĩnh vực khoa học thần kinh, giảm đau và miễn dịch học.

Hiện ông là Chủ tịch kiêm CEO Eli Lilly, chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh dược phẩm cho con người và động vật. Các sản phẩm của họ tập trung vào khoa học thần kinh, nội tiết, chống nhiễm trùng, tim mạch, ung thư và thú y.

Eli Lilly đang là công ty dược phẩm giá trị nhất thế giới với vốn hóa 551,4 tỷ USD, tính đến 29/12. Năm nay, Ricks đã đưa Eli Lilly theo sát đối thủ Đan Mạch Novo Nordisk trong thị trường thuốc chống béo phì.

Tuy nhiên, công ty cũng gặp rắc rối khi một số bang Mỹ, trong đó có California, khởi kiện vì cáo buộc tính giá quá cao cho insulin – loại thuốc thiết yếu cho bệnh nhân tiểu đường. Công ty đã bác bỏ những gì họ mô tả là “cáo buộc sai trái” trong vụ kiện ở California. Tháng 3, họ quyết định giảm 70% giá insulin nhưng không dập tắt được bất bình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook giới thiệu Link History: Theo dõi tất cả các website mà người dùng truy cập

Facebook vừa triển khai tính năng Link History (lịch sử liên kết), giúp lưu lại tất cả các liên kết mà người dùng đã truy cập trên Facebook. Nền tảng sẽ sử dụng dữ liệu này để nhắm mục tiêu quảng cáo.

Facebook Link History (lịch sử liên kết) là gì?

Khi các nhà lập pháp đưa ra những quy định mới để siết chặt quyền riêng tư, Meta (công ty mẹ của Facebook) đã nỗ lực tìm kiếm những cách mới để tiếp tục thu thập dữ liệu và theo dõi người dùng.

Meta cho biết, Link History (lịch sử liên kết) là một công cụ hữu ích, giúp người dùng không bao giờ mất các liên kết chứ không phải là cách mới để theo dõi hành vi. Mặc dù vậy, công ty tiếp tục đề cập rằng khi bạn kích hoạt Link History (lịch sử liên kết), họ có thể sử dụng thông tin của bạn để cải thiện quảng cáo.

Tất nhiên, bạn có thể chọn không sử dụng Link History (lịch sử liên kết), nhưng tính năng này hiện đang được bật theo mặc định và dữ liệu được sử dụng để quảng cáo nhắm mục tiêu.

Facebook hứa sẽ xóa dữ liệu trong Link History (lịch sử liên kết) trong vòng 90 ngày nếu bạn tắt tính năng này. Lưu ý, hiện tại tính năng này đang được triển khai theo từng khu vực ở các mốc thời gian khác nhau.

Khi bạn nhấp vào một liên kết trên ứng dụng Facebook hoặc Instagram, trang web sẽ được tải bằng một trình duyệt đặc biệt được tích hợp trong ứng dụng chứ không phải trình duyệt mặc định trên điện thoại.

Vào năm 2022, nhà nghiên cứu về quyền riêng tư – Felix Krause phát hiện ra rằng Meta đưa JavaScript “keylogging” đặc biệt vào trang web bạn đang truy cập để cho phép công ty giám sát mọi thứ bạn nhập và nhấn vào, bao gồm cả mật khẩu. Lưu ý, các ứng dụng khác như TikTok cũng làm điều tương tự.

Truy cập Facebook Link History (lịch sử liên kết) bằng cách nào?

– Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cập nhật ứng dụng Facebook trên điện thoại lên phiên bản mới nhất thông qua App Store hoặc Google Play.

– Bước 2: Mở ứng dụng Facebook và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Lưu ý, trong bài viết này, Kỷ Nguyên Số sẽ hướng dẫn các thao tác trên điện thoại Android, nếu đang sử dụng iPhone, bạn chỉ cần thực hiện tương tự.

– Bước 3: Tiếp theo, người dùng chỉ cần bấm vào biểu tượng menu ở góc phải, chọn Settings and Privacy (cài đặt và quyền riêng tư) – Link History (lịch sử liên kết). Tại đây, bạn có thể xem lại toàn bộ các liên kết mà bạn đã truy cập trước đó.

Cách tắt tính năng Facebook Link History (lịch sử liên kết)

Trong trường hợp cảm thấy lo ngại bị Facebook theo dõi, người dùng có thể tắt tính năng Link History (lịch sử liên kết) theo cách sau.

– Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở ứng dụng Facebook (Facebook app) trên điện thoại, bấm vào biểu tượng menu ở góc phải và chọn Settings and Privacy (cài đặt và quyền riêng tư) – Settings (cài đặt).

– Bước 2: Tiếp theo, người dùng chỉ cần tìm đến mục Browser (trình duyệt), sau đó vô hiệu hóa tùy chọn Link History (lịch sử liên kết), đồng thời xóa toàn bộ dữ liệu liên quan đến tính năng này.

Người dùng Facebook và Instagram chỉ có một ít quyền kiểm soát đối với dữ liệu thông qua cài đặt Off-Facebook Activity (hoạt động ngoài Facebook), cũng như một cài đặt khác có tên gọi dễ gây nhầm lẫn là Clear History (xóa lịch sử) nhưng thực tế không xóa bất cứ điều gì.

Trước đó vào năm 2020, Apple đã giới thiệu một biện pháp kiểm soát quyền riêng tư là App Tracking Transparency dành cho người dùng iPhone. Điều này đã giáng một đòn nghiêm trọng vào hoạt động kinh doanh dữ liệu của Meta.

Hiện tại Google cũng đang tiến hành kế hoạch loại bỏ cookies trên trình duyệt Chrome.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mạng xã hội X (Twitter) mất hơn 70% giá trị kể từ lúc Elon Musk mua lại

Theo số liệu phân tích từ Fidelity Investments, hiện ước tính Mạng xã hội X (Twitter) mất hơn 71.5% giá trị kể từ lúc Elon Musk mua lại.

Mạng xã hội X (Twitter) mất hơn 70% giá trị kể từ lúc Elon Musk mua lại
Mạng xã hội X (Twitter) mất hơn 70% giá trị kể từ lúc Elon Musk mua lại

Elon Musk đã mua lại mạng xã hội Twitter (hiện là X) với giá 44 tỷ USD và kể từ đó, sau nhiều các thay đổi và tranh cãi khiến hàng loạt nhà quảng cáo và người dùng rời bỏ nền tảng, giá trị của mạng xã hội có mức giảm kỷ lục.

Điều đáng nói là, trong khi mạng xã hội X của Elon Musk liên tục mất dần giá trị, các nền tảng mạng xã hội đối thủ khác vẫn không ngừng tăng trưởng, ví dụ mạng xã hội Threads của Meta chạm mốc hơn 100 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày hay mạng xã hội BlueSky của cựu nhà sáng lập Twitter cũng cho biết nền tảng đang chứng kiến mức tăng trưởng hiệu quả và đã sẵn sàng để mở rộng.

Trước đó, công ty này cũng thường xuyên định giá X với chiều hướng giảm giá trị, theo Reuters. Tháng 5 năm ngoái, tức chỉ khoảng hơn nửa năm sau khi Musk tiếp quản X, Fidelity ước tính giá trị mạng xã hội này chỉ khoảng 15 tỷ USD.

Cuối tháng 10, Fortune dẫn thông báo nội bộ cho biết, Musk dự định trao cổ phần và cổ phiếu hạn chế của X cho các nhân viên có đóng góp lớn với mức 45 USD mỗi cổ phiếu. Dựa trên kế hoạch vốn cổ phần này, X được định giá khoảng 19 tỷ USD.

Năm 2023 được đánh giá là năm sóng gió với X, khi hàng loạt nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng, còn người dùng cũng không mặn mà với các gói trả phí mà mạng xã hội triển khai. Vào tháng 7, khi đổi tên từ Twitter thành X, Musk nói công ty đang gặp khó khăn về tài chính vì quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng.

“Dòng tiền của chúng tôi vẫn âm do doanh thu quảng cáo giảm gần 50% cộng với gánh nặng nợ nần chồng chất”, ông viết trên X khi đó.

Đỉnh điểm là vào tháng 11, khi các công ty lớn như Disney và IBM hủy hợp đồng do Musk đã tán thành một bài đăng chống Do Thái. Tỷ phú sau đó xin lỗi, nhưng cũng chỉ trích các nhà quảng cáo tẩy chay công ty của ông với lời lẽ tục tĩu.

Một số chuyên gia cho rằng việc Twitter đổi tên thành X cũng là lý do mạng xã hội đi xuống. “Họ mất hơn 15 năm để phổ biến trên toàn cầu. Xóa bỏ thương hiệu Twitter sẽ là cú sốc tài chính lớn”, Steve Susi, Giám đốc Thương hiệu tại Siegel & Gale, nói với Bloomberg hồi tháng 7.

“Dù có chữ X hay không, thương hiệu Twitter giờ phụ thuộc lớn vào thương hiệu cá nhân của Musk. Trong mắt nhiều người dùng và khách hàng quảng cáo, phần lớn giá trị của Twitter đã bốc hơi”, Jasmine Enberg, nhà phân tích tại Insider Intelligence, cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Khi năm mới 2024 chính thức đã bắt đầu, mặc dù tìm kiếm các chiến lược mới là rất cần thiết, nhìn lại những gì đã qua và coi đó là nền tảng cũng không kém phần quan trọng. Tìm hiểu top 5 insight của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 trong bài viết này.

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023
Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Bằng cách xem xét và đánh giá thật kỹ các sở thích và xu hướng ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng, các thương hiệu không chỉ có thêm sự hiểu biết về người tiêu dùng của mình mà còn có thêm nhiều định hướng cho các hành động trong tương lai.

Dưới đây là Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 mà bạn có thể tham khảo.

Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mua sắm giải trí (shoppertainment).

Shoppertainment hay Mua sắm giải trí là khái niệm đề cập đến phương thức mua sắm kết hợp yếu tố giải trí, thuật ngữ được nổi lên từ sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như TikTok.

Trong năm 2023, trong khi mức độ sử dụng của tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn đều giảm, TikTok Shop đã tăng trưởng ấn tượng 5% theo quý.

Mẹo: Người mua sắm ở Việt Nam đang tìm kiếm các trải nghiệm mua sắm trực tuyến năng động và thú vị hơn, các thương hiệu hay doanh nghiệp theo đó cần thu hút khách hàng của mình một cách thức sáng tạo hơn, đặc biệt là khi khách hàng của doanh nghiệp là người trẻ (Gen Z).

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Theo Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của Decision Lab, khoảng 50% số người được hỏi cho biết tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ, con số này trước đó chỉ khoảng 10-20%.

Trong khi lượng người sử dụng sản phẩm đầu tư để đảm bảo an ninh tài chính có tăng nhẹ, tuy nhiên mức độ chấp nhận rủi ro lại giảm. Các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như tài khoản tiết kiệm và chứng khoán đã tăng mạnh.

Mẹo: Các ngân hàng và tổ chức tài chính muốn thu hút khách hàng cần cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư mang lại sự tin cậy, minh bạch và bảo mật, đồng thời thể hiện những giá trị này thông qua các thông điệp Marketing và chiến dịch thương hiệu (Brand Marketing).

Người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (Hybrid).

62% người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (theo Báo cáo Tư duy Lãnh đạo “Tương lai của Công việc” của The Sentry và Decision Lab). Tuy nhiên, chỉ có 9% người lao động cho biết họ chỉ thích làm việc từ xa, điều này cho thấy mọi người vẫn coi trọng lợi ích xã hội và nghề nghiệp của việc đến văn phòng.

“Cơ hội học tập” là ưu tiên hàng đầu của 47% nhân viên khi lựa chọn nơi làm việc, tiếp theo là “văn hóa doanh nghiệp” và sau đó là “thu nhập & phúc lợi” với 46%.

Mẹo: Hiểu được điều gì thúc đẩy sự lựa chọn nơi làm việc của nhân viên, định nghĩa của họ về nơi làm việc lý tưởng, nhận thức của họ về xu hướng nơi làm việc mới là nền tảng để xây dựng một doanh nghiệp bền vững.

Họ thích những bữa ăn đắt tiền.

Theo báo cáo Xu hướng F&B Việt Nam 2023, mức giá trung bình hợp lý cho một bữa ăn bên ngoài bình thường là 56.000 đồng một người. Đối với một bữa ăn sang trọng, chi phí trung bình hợp lý có thể lên tới 331.000 đồng/người, đắt gấp khoảng 6 lần so với một bữa ăn thông thường.

Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho ngành F&B. Việc đưa ra các chương trình giảm giá/khuyến mãi có thể giúp giữ chân khách hàng tại các nhà hàng/quán cà phê một cách hiệu quả hơn.

Gen Z Việt muốn ngắt kết nối.

Theo Báo cáo Người tiêu dùng Kết nối Quý 3 năm 2023, gần 8/10 (76%) Gen Z muốn rời bỏ ít nhất một nền tảng mạng xã hội.

Khi Gen Z bắt đầu sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức hơn, tính xác thực, mức độ phù hợp và trách nhiệm sẽ là nền tảng của các chiến lược thương hiệu trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thương mại điện tử tháng 11/2023: Mang về hơn 30.000 tỷ đến từ 405.000 nhà bán

Thương mại điện tử Việt Nam là một trong số ít các ngành nghề vẫn duy trì được đà tăng trưởng, sự sôi động trong bối cảnh nền kinh tế gặp thách thức. Cũng vì điều này mà đây tiếp tục là “miếng bánh” hấp dẫn, đồng thời là “chiến trường” khắc nghiệt của các tay chơi lớn, bao gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki,… Dù vậy, nhiều năm qua, Shopee đã chiếm lĩnh được thị phần áp đảo và duy trì vị trí dẫn đầu thị trường.

Báo cáo do công ty dữ liệu YouNet ECI cập nhật đến ngày 25/12 cho thấy, tháng 11/2023, 4 sàn thương mại điện tử mang về tổng cộng 31,195 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) đến từ 405 nghìn nhà bán. Như vậy, doanh thu tháng 11 này tăng 9,3% so với tháng 10.

Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7% (tương đương 22,674 nghìn tỷ đồng). Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17,2% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

Không chỉ vậy, Shopee đều đứng đầu về doanh thu trong tất cả các nhóm ngành hàng, bỏ xa các sàn đối thủ. Cụ thể, Shopee chiếm 64,4% thị phần GMV ngành thời trang & phụ kiện, 71,4% ngành hàng sắc đẹp, 81,2% thị phần GMV ngành hàng nhà cửa & đời sống, 80,9% đối với ngành hàng công nghệ,…

Từ đây, không bất ngờ khi nền tảng này đem lại nguồn doanh thu trung bình cho các gian hàng vượt trội hơn hẳn so với các sàn còn lại trên thị trường, đạt 112,68 triệu đồng vào tháng 11/2023. Đồng thời, Shopee trở thành “miền đất hứa” thu hút nhiều nhà bán hàng nhất, với 201.230 gian hàng có doanh thu, gấp đôi Lazada, TikTok Shop và gấp gần… 20 lần Tiki.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ấn tượng của TikTok Shop của TikTok cũng đang trở thành “mối nguy”, đe dọa vị trí độc tôn của Shopee. Chỉ mới chính thức ra mắt từ năm 2022 nhưng đã nhanh chóng vượt mặt Lazada về thị phần GMV, đồng thời có thị phần đáng kể ở một số ngành hàng.

Chỉ mất chưa đến 2 năm, theo số liệu tháng của YouNet ECI, TikTok Shop chiếm 20,1% thị phần GMV ngành hàng sắc đẹp, chiếm 30,9% ngành hàng thời trang & phụ kiến – tức bằng gần một nửa Shopee. 

Thời gian gần đây, Shopee hay Lazada đều đang đẩy mạnh hình thức livestream bán hàng, tung nhiều khuyến mãi như một cách để cạnh tranh với TikTok Shop. Shopee cũng liên tục mới người nổi tiếng như MC Thanh Thanh Huyền,… đến tham gia các buổi livestream, cùng tung voucher hoặc bán hàng trên nền tảng.

Từ ngày 26/122, chính sách mới về chống hành vi gian lận của Shopee còn đối mặt với luồng ý kiến trái chiều từ nhiều nhà bán hàng. Shopee đã mạnh tay trừ hàng trục chiệu, thậm chí vài trăm triệu đồng trong tài khoản của các gian hàng mà sàn này cho là vi phạm. Tuy nhiên, một số nhà bán hàng đã cầm theo biển hiệu, tập trung tại văn phòng Shopee tại TP.HCM, yêu cầu trả lại tiền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Jeff Bezos: Xây dựng văn hóa chấp nhận rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp

Theo nhà sáng lập Amazon, con người từ 10.000 năm trước đã phải biết từ chối sự thật để có thể sống sót hòa nhập cùng cộng đồng. Đây chính là lý do mà xây dựng văn hóa chấp nhận sự thật cực kỳ quan trọng cho thành công của doanh nghiệp.

Jeff Bezos: Xây dựng văn hóa chấp nhận rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp
Jeff Bezos: Xây dựng văn hóa chấp nhận rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp

Theo đó, Jeff Bezos, nhà sáng lập của Amazon đã chia sẻ một số quan điểm và văn hóa doanh nghiệp khi ông xây dựng thành công đế chế 1,5 nghìn tỷ USD suốt gần 30 năm qua.

Theo đó, Bezos cho rằng xã hội loài người không phải là “giống loài thích tìm kiếm sự thật” mà là một tập thể xã hội đầy phức tạp. Bởi vậy việc xây dựng một văn hóa làm việc đúng đắn là nền tảng quan trọng dẫn đến sự thành công cho bất kỳ tổ chức nào.

“Hãy quay ngược về 10.000 năm trước và giả sử bạn đang sống trong một cộng đồng nhỏ. Nếu bạn biết biến báo thì có thể sống sót, còn nếu bạn cứ thích nói thật thì rất có thể sẽ bị giết vào lúc giữa đêm khuya…Nguyên nhân ư, chính vì sự thật thì chẳng hề dễ nghe tý nào, chúng có thể gây nên sự lúng túng, khó chịu và hận thù. Thậm chí sự thật sẽ thôi thúc người khác tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình theo bản năng”, Jeff Bezos nói.

Theo nhà sáng lập Amazon, chính điều này có thể tạo nên sự khác biệt giữa một công ty thành công và một startup thất bại. Jeff Bezos tin rằng bất kỳ tổ chức hiệu quả nào cũng sẽ xây dựng, thúc đẩy một văn hóa coi trọng sự thật hơn là sự giả dối.

Đây chính là bài học đắt giá mà Bezos đã lĩnh ngộ từ Amazon để áp dụng vào dự án Blue Origin của mình.

Cụ thể trong mỗi cuộc họp, nhà sáng lập này thường yêu cầu những nhân viên trẻ nói trước và tất cả các giám đốc hay quản lý sẽ phải nhận xét sau cùng.

“Từ kinh nghiệm bản thân mà tôi hiểu rằng nếu nói trước thì nhiều khả năng nhân viên cấp dưới sẽ e ngại với suy nghĩ: ‘Liệu mình có sai không khi sếp nghĩ theo hướng khác’”, Jeff Bezos cho biết.

Nhà sáng lập Amazon cũng tin rằng các lãnh đạo nên tạo một môi trường cởi mở để các nhóm và nhân viên tự do nói ra suy nghĩ của mình, bày tỏ các quan điểm khác nhau.

“Bạn nên nhắc nhở mọi người rằng việc cảm thấy không thoải mái với những ý kiến khác là điều bình thường. Con người không quen với sự thật là điều hiển nhiên…Chúng ta từ xa xưa đã quen với một xã hội phức tạp, nơi con người phải biết hợp tác với nhau và từ chối sự thật để sinh tồn”, Jeff Bezos cho hay.

Chấp nhận sự thật.

Ngay cả trong mảng khoa học nơi sự thật là nền tảng mấu chốt với các cơ chế cực kỳ khắt khe thì vẫn có sự phân cấp. Bởi vậy theo Jeff Bezos, ảnh hưởng từ ý kiến của cấp trên với cấp dưới là cực kỳ lớn, qua đó hạn chế khả năng phát huy sáng tạo cũng như kiềm chế hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chính Bezos đã lấy một ví dụ điển hình ở Amazon khi khách hàng than phiền việc phải chờ đợi quá lâu trong khi gọi vào số hỗ trợ tổng đài 1800 của hãng. Thế nhưng thông số báo cáo lại cho thấy mức thời gian chờ bình quân của khách hàng khi gọi hỗ trợ chỉ là chưa đến 60 giây.

Bởi vậy trong 1 cuộc họp, đích thân Bezos đã gọi vào tổng đài hỗ trợ trước sự có mặt của trưởng bộ phận này. Kết quả là nhà sáng lập Amazon đã phải đợi hơn 10 phút.

Vậy là sự thật đã quá rõ ràng dù chúng chẳng hề dễ chịu chút nào, rằng than phiền của khách hàng đã đúng và việc đo lường số liệu của hãng đã sai sót ở chỗ nào đó.

Ngoài ra theo Bezos, việc giải quyết những sự thật này cũng không đơn giản khi ông chủ sẽ phải đối mặt với 2 kịch bản. Trong trường hợp đầu, những người nói thật sẽ buộc phải thỏa hiệp vào lời nói nối để công việc có thể tiến hành tiếp. Trường hợp thứ 2 là cuộc cãi vã sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi một bên quá mệt mỏi và buông xuôi.

Để giải quyết được những vấn đề này thì cần các cách thức phù hợp khác nhau tùy phong cách quản lý của từng ông chủ.

“Cho dù thế nào thì bạn cũng phải tìm kiếm sự thật dù chúng có thể chẳng dễ nghe chút nào. Bạn sẽ phải khiến nhân viên chú ý tập trung tìm kiếm sự thật và tích cực đưa ra những ý kiến khác nhau để khắc phục vấn đề nếu muốn công việc hiệu quả”, Jeff Bezos nói.

*Nguồn: Fortune

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thế Giới Di Động (MWG) cho biết sẽ sớm tái cấu trúc doanh nghiệp

“Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần (Market Share) và cải thiện lợi nhuận”, đại diện Thế Giới Di Động cho biết.

Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động ghi nhận tổng doanh thu 9.900 tỷ đồng trong tháng 11, tương đương cùng kỳ.

Lũy kế 11 tháng, chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh có tổng doanh thu đạt 76.700 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ.

Riêng tháng 11, doanh thu thegioididong.com và Điện Máy Xanh đạt hơn 6.500 tỷ đồng, giảm so với tháng 10 chủ yếu do nhu cầu iPhone hạ nhiệt sau đợt cao điểm ra mắt sản phẩm.

Mặc dù thị trường kém khả quan, thegioididong.com và Điện Máy Xanh vẫn ghi nhận sản lượng bán ra và doanh thu tăng trưởng dương đối với điện thoại iPhone trong 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ nhờ gia tăng thị phần hàng Apple từ đầu năm đến nay.

Về chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu lũy kế trong 11 tháng đầu năm đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Doanh thu Bách Hóa Xanh riêng tháng 11 là hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Doanh thu bình quân cửa hàng đạt 1,75 tỷ đồng.

Phía Thế Giới Di Động cho biết, công ty đang thực hiện quá trình tái cấu trúc toàn diện từ khối cửa hàng, khối mua hàng, kho vận đến các phòng ban hỗ trợ.

“Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện lợi nhuận”, đại diện công ty thông tin.

Theo đó, Thế Giới Di Động sẽ tập trung giữ vững các hoạt động cốt lõi, các chuỗi, cửa hàng, ngành hàng tạo ra giá trị cho công ty ở hiện tại hoặc trong tương lai gần.

Ngoài việc rà soát loại bỏ lãng phí, công ty sẽ ngừng các hoạt động chưa thực sự cần thiết, tạm hoãn đầu tư cho các dự án R&D trung và dài hạn trong giai đoạn này.

Thế Giới Di Động cũng phân bổ lại mọi nguồn lực lãnh đạo, cửa hàng, nhân viên, tài chính… để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả kinh doanh, giải quyết các vấn đề dôi dư nguồn lực phát sinh do tái cấu trúc một cách hợp lý.

Đặc biệt, công ty cũng sẵn sàng tái sáng tạo, thay đổi cách thức kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng trong bối cảnh kinh doanh mới.

Các chuỗi Bách Hóa Xanh, An Khang và AVAKids đã hoàn tất việc rà soát đóng cửa hàng trong tháng 11. Như vậy, số cửa hàng cuối tháng 11 của các chuỗi này sẽ được duy trì ổn định kể từ tháng 12/2023.

Với các chuỗi thegioididong.com, Điện Máy Xanh và Topzone, công ty đã đóng gần 150 cửa hàng trong tháng 10 và 11 và sẽ tiếp tục đóng một số cửa hàng kém hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận trong tháng 12 để ổn định hoạt động.

Về chi phí liên quan đến việc đóng cửa hàng trong quý 4/2023, đại diện công ty cho biết chi phi này sẽ được phản ánh đầy đủ trong kết quả của năm 2023, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok trên iPhone yêu cầu người dùng cấp quyền xem mật khẩu

Ứng dụng TikTok trên iPhone yêu cầu người dùng cấp quyền “xem” mật khẩu mở máy mới được sử dụng.

Ứng dụng TikTok trên iPhone yêu cầu người dùng cấp quyền "xem" mật khẩu
Ứng dụng TikTok trên iPhone yêu cầu người dùng cấp quyền “xem” mật khẩu

Theo đó, một bài đăng trên diễn đàn Reddit đã có nhiều người “tố” mạng xã hội TikTok đòi người dùng iPhone phải cung cấp mã mở máy (chuỗi số để vượt qua màn hình khóa) mới được tiếp tục sử dụng chương trình. Các chuyên gia công nghệ cho rằng hành động này là không bình thường, đặc biệt đối với một công ty từng vướng cáo buộc lấy cắp dữ liệu người dùng.

TikTok không giải thích vì sao ứng dụng cần biết mã mở khóa iPhone, nhưng không loại trừ khả năng đây là lỗi (bug). Theo đó, một vài trường hợp cho biết liên tục bị yêu cầu nhập mã khóa mỗi lần sử dụng ứng dụng.

Phiên bản TikTok người này cài trên iPhone mang số 32.5.0. Ngoài ra, những người chọn nhấn Cancel (Hủy bỏ) khi bị yêu cầu nhập mật khẩu vẫn có thể tiếp tục phiên truy cập trên ứng dụng.

Nhưng việc cập nhật phần mềm mới hơn cũng không giải quyết được vấn đề trên. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi không thể tìm được cách xử lý khiến một số người tỏ ra lo lắng và bắt đầu đổi mật khẩu của những phần mềm quan trọng trên máy, trong đó có ứng dụng ngân hàng và các chương trình liên quan đến tài chính.

Xóa ứng dụng TikTok là một lựa chọn dễ thực hiện, nhưng nhiều người không muốn làm vì sợ sẽ mất luôn các clip đã lưu trên nền tảng này. Vài trường hợp đã thử xóa và cài lại TikTok trên máy cho biết không còn gặp tình trạng trên.

Phía công ty chủ quản mạng xã hội chia sẻ video vẫn chưa lên tiếng về vấn đề. Do vậy trong trường hợp gặp tình trạng tương tự trên thiết bị của mình, người dùng có thể bấm nút Cancel để hủy yêu cầu nhập mật khẩu mở khóa máy, hoặc cài lại phiên bản ứng dụng mới từ kho App Store trên điện thoại, không nên nhập thông tin nhạy cảm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Giữa thị trường đồ uống đang phát triển mạnh mẽ với nhiều chuỗi (ngành F&B) lớn như Phúc Long, The Coffee House, Trung Nguyên Legend,… Highlands Coffee và Starbucks vẫn tìm ra chiến lược để trở nên nổi bật hơn tất cả, thu hút lượng thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội.

Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội
Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Buzzmetrics mới đây đã công bố bài phân tích về cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi đồ uống tại Việt Nam trên mạng xã hội. Theo nền tảng nghiên cứu dữ liệu này, việc đo lường sức hút của mỗi thương hiệu không chỉ dựa vào số lượng cửa hàng, mà còn chủ yếu là độ tương tác của người dùng trên mạng xã hội

Trong 3 tháng gần nhất (từ 1/9-30/11/2023), Highlands Coffee và Starbucks dẫn đầu với tổng lượng thảo luận trên mạng xã hội lần lượt là hơn 157.000 và hơn 139.000. Hồi tháng 10/2023, Starbucks vượt lên trên Highlands Coffee để giành vị trí số 1 về lượng thảo luận trong các chuỗi đồ uống. Tuy nhiên, trong tháng 9 và tháng 11, thương hiệu đình đám đến từ Mỹ đều dừng ở vị trí thứ 2.

Một cái tên đáng chú ý khác trong cuộc đua “lấy lòng” người dùng mạng xã hội là Katinat. Tháng 9/2023, thương hiệu nổi tiếng với món trà sữa chôm chôm này chỉ đứng thứ 6 giữa những tên tuổi lớn.

Tuy nhiên, 1 tháng sau Katinat đã “vượt mặt” The Coffee House và Trung Nguyên Legend, tiếp đó vượt qua cả Phúc Long để đứng ở vị trí thứ 3 trong số các chuỗi đồ uống được thảo luận nhiều nhất mạng xã hội tháng 11/2023.

Mặc dù vậy, cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi đồ uống trên mạng xã hội nhìn chung vẫn là cuộc đua “song mã” giữa Highlands Coffee và Starbucks. Buzzmetrics đã phân tích sâu về sự so kè giữa hai đối thủ nổi bật trong ngành hàng này.

Xét về mức độ thảo luận trên mạng xã hội, nếu Highlands Coffee dẫn đầu về tổng thảo luận thì Starbucks có ưu thế hơn về độ đa dạng nền tảng.

Về hoạt động ra mắt sản phẩm, mỗi tháng các thương hiệu đều làm mới bản thân bằng cách giới thiệu những sản phẩm mới phù hợp với các lễ hội theo mùa. Cụ thể, hồi tháng 11 cả Starbucks và Highlands Coffee đều triển khai chiến dịch quảng bá cho cà phê sữa đá.

Xét trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, Starbucks tuy không tung quá nhiều sản phẩm nước uống mới, nhưng để lại ấn tượng không nhỏ với chiến dịch ra mắt trở lại sản phẩm cà phê sữa đá Dolce Misto. Minh chứng là số điểm Sentiment score đạt 0,97 cùng 29.039 thảo luận, đứng số 1 trong các sản phẩm đồ uống được tất cả các chuỗi ra mắt trong 3 tháng qua.

Ở phía bên kia, Highlands Coffee liên tục ra mắt các sản phẩm nước uống mới như Kemdi, Freeze quả mọng anh đào hay Trà quả mọng anh đào, nhận được luồng phản hồi tích cực với điểm số Sentiment Score trung bình lên tới 0,96.

Buzzmetrics còn chỉ ra rằng trong cuộc cạnh tranh thu hút thảo luận, Starbucks và Highlands Coffee không chỉ khác biệt về chiến lược mà còn là sự tương tác từ 2 nhóm đối tượng chủ lực: Consumer Voice (nhóm người dùng) của Highlands Coffee và Online Seller (bán hàng online) của Starbucks.

Consumer Voice của Highlands Coffee không chỉ đơn thuần là một nhóm thảo luận, mà còn là một động lực tích cực cho thương hiệu với con số lên tới 62.553 thảo luận.

Nhóm này thường xuyên tạo ra những bài đăng check-in, chia sẻ thông tin mới về các cửa hàng trên các trang cộng đồng, và đặc biệt là nhận xét về những sản phẩm mới của thương hiệu. Cộng đồng khách hàng trung thành đã góp phần tăng cường hình ảnh tích cực của Highlands Coffee trên mạng xã hội.

Đối với Starbucks, nhờ sức hút của các vật phẩm thương hiệu đặc trưng và sở hữu cộng đồng người hâm mộ vững mạnh, nhóm Online Seller trở thành lực lượng quảng bá thương hiệu tích cực, kéo về hơn 49.191 thảo luận trên Facebook.

Nhóm này không chỉ giới thiệu sản phẩm, mà còn sử dụng nhiều kênh khác nhau như Facebook Profile, Group, và định dạng Facebook Reels để đẩy mạnh các sản phẩm thương hiệu độc đáo của Starbucks như ly cà phê, túi xách, và các mặt hàng merchandise khác.

Kết lại, Buzzmetrics đánh giá rằng tuy lựa chọn những chiến lược khác nhau, nhưng có thể thấy Starbucks và Highlands Coffee đều đang gặt hái được những thành công trên mạng xã hội ở vị trí dẫn đầu xuyên suốt 3 tháng 9, 10 và 11 năm 2023.

Thảo luận (Mentions) là một trong các chỉ số đo lường mức độ tương tác (Engagement) của khách hàng trên mạng xã hội với nội dung của thương hiệu, để có thể tìm hiểu toàn bộ các kiến thức cơ bản về thuật ngữ này, bạn có thể xem thêm tại Engagement là gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

KIDO tham vọng thị trường mới với mục tiêu trở thành “Market Leader” trong ngành FMCG

Nằm trong chiến lược xây dựng và trở thành tập đoàn số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu (FMCG), sau khi mua lại 68% cổ phần Thọ Phát, KIDO tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook, hiện thực hóa mục tiêu “Lấp đầy gian bếp Việt” thông qua những sản phẩm dinh dưỡng, tiện lợi, an toàn, độc đáo.

Tại Việt Nam, hầu hết các món ăn từ xưa đến nay, từ truyền thống đến hiện đại của người Việt đều không thể thiếu gia vị đi kèm. Hay trong thói quen nấu nướng của người Việt, những loại gia vị như dầu ăn, nước mắm, nước tương, hạt nêm… những loại gia vị đóng gói sẵn tiện lợi khác… đã trở thành một phần không thể thiếu để chế biến các món ăn.

Mặt khác, Việt Nam với gần 100 triệu dân, diện tích đất trồng lớn, cùng nghề đánh bắt hải sản làm nước mắm đã tạo nên sự đa dạng cho gia vị Việt, đưa gia vị trở thành một ngành hàng đầy tiềm năng với nhiều dư địa phát triển.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi Euromonitor International, quy mô thị trường ngành hàng gia vị năm 2022 của Việt Nam đạt 35,707 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng quy mô đạt 15,214 tỷ đồng. Cũng trong báo cáo này, ngành hàng gia vị được dự báo sẽ đạt 40,812 nghìn tỷ vào năm 2026.

Là tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với 30 năm trên thị trường, dẫn đầu nhiều ngành hàng nhờ sự am hiểu khẩu vị người Việt, KIDO chính thức cho ra mắt ngành hàng mới: ngành hàng gia vị, bao gồm hạt nêm và nước mắm. Mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những loại gia vị tiện lợi, được đóng gói sẵn với nguồn nguyên liệu tươi, hương vị hài hòa cho món ăn tròn vị.

Bốn sản phẩm của ngành hàng gia vị Tường An sẽ chính thức ra mắt người tiêu dùng là: nước mắm cá cơm Tường An 40 độ đạm – đậm đà; nước mắm cá cơm Tường An 32 độ đạm – hài hòa; hạt nêm Tường An Unicook sườn non, xương ống và nước cốt thịt hầm; hạt nêm Tường An Unicook nấm hương và 3 loại rau củ.

Qua đó, KIDO hiện thực hóa mục tiêu “Lấp đầy gian bếp Việt” mà tập đoàn theo đuổi trong suốt 30 năm hoạt động.

Ông Trần Lệ Nguyên – Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An cho biết: “Ngành hàng gia vị là một chiến lược quan trọng của KIDO trong việc mở rộng trong ngành hàng thực phẩm thiết yếu, “Lấp đầy gian bếp Việt” đã được KIDO đã đặt ra”.

Ra mắt thị trường trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng lợi thế về thương hiệu Tường An để thâm nhập tại từng khu vực/ thị trường, cùng với đó là đội ngũ nhân sự, hệ thống logistics, kênh phân phối bao gồm hệ thống 450.000 điểm bán ngành hàng thiết yếu sẵn có, kênh MT, cùng với các kênh mua sắm hiện đại, nền tảng thương mại điện tử để lan tỏa hình ảnh và mang những sản phẩm mới của tập đoàn đến gần hơn với người tiêu dùng, phát triển ngành nhanh chóng, CEO KIDO cho biết thêm.

Song song đó, trong thời điểm Tết Nguyên Đán đang đến gần, KIDO sẽ phát triển những bộ sản phẩm thiết yếu đi cùng nhau gồm dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, bơ thực vật… giúp các điểm bán và người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, đa dạng hóa việc trải nghiệm sản phẩm.

“Tập đoàn KIDO có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, am hiểu sâu sắc thị trường Việt Nam cùng nền tảng vững chắc về hệ thống, tài chính, marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mạng lưới phân phối rộng khắp, đồng thời dẫn đầu nhiều ngành hàng tại Việt Nam.

Ngoài ra, Tường An với 46 năm khẳng định uy tín trên thị trường, là thương hiệu đã đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng Việt sau hơn 4 thập kỉ. Cộng hưởng thế mạnh thương hiệu cùng nền tảng sẵn có sẽ là “bệ phóng” giúp ngành hàng gia vị mang thương hiệu Tường An, không phải chịu áp lực nhiều trong lần thâm nhập vào thị trường lần này”, ông Trần Lệ Nguyên nhấn mạnh.

Các sản phẩm nước mắm và hạt nêm của Tường An được sản xuất từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên, được tuyển chọn kỹ lưỡng thông qua quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào, đến khâu thành phẩm cuối cùng, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Theo đó, dòng nước mắm cao đạm cá cơm Tường An được ủ chượp theo phương pháp truyền thống từ 100% cá cơm tươi Phú Quốc, giúp lưu giữ lượng đạm tự nhiên cao với hương thơm đặc trưng, hậu vị ngọt cá đậm đà từ mắm cốt đặc biệt.

Ngoài ra, nhà máy sản xuất nước mắm Tường An đạt chứng nhận FSSC 22000 và đặc biệt là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ. Mặt khác, nhà máy sản xuất hạt nêm Tường An Unicook được đánh giá cao về mặt chất lượng, sản xuất trên dây chuyền hiện đại Nhật Bản, với các chứng nhận ISO 22000, GMP,…

Dựa trên kết quả khảo sát từ công ty nghiên cứu thị trường Intage VietNam vào tháng 9/2023 cho thấy trên 90% người tiêu dùng cho rằng họ yêu thích sản phẩm nước mắm cá cơm Tường An ngay từ lần thử đầu tiên bởi độ hài hòa và đậm đà của sản phẩm với 100% cá cơm tự nhiên.

Song song đó, kết quả nghiên cứu từ Công ty Intage VietNam vào tháng 7/2023 cũng chỉ ra rằng hơn 90% người tiêu dùng yêu thích sản phẩm Hạt nêm Tường An Unicook ngay từ lần thử đầu tiên bởi nước dùng trong, ngon ngọt tự nhiên và không chứa chất bảo quản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Giám đốc AI của IBM: Nhờ vào AI mà kỹ năng mềm sẽ trở nên quan trọng hơn cả kiến thức chuyên môn

Giám đốc AI của IBM cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp người không có kỹ năng máy tính cũng có thể tự phát triển sản phẩm phần mềm.

Theo Matthew Candy, Giám đốc AI của IBM, nếu muốn tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực công nghệ, bằng cấp khoa học máy tính có thể không còn cần thiết. Lý do là trong tương lai, mọi người chỉ cần mô tả ý tưởng về sản phẩm, AI sẽ nhanh chóng lập trình, tạo và thử nghiệm sản phẩm đó.

“Với sự phát triển của AI tổng quát, trong tương lai, kỹ năng mềm quan trọng hơn kiến thức chuyên môn”, ông nói với Fortune. “Kỹ năng đặt câu hỏi, sự sáng tạo và đổi mới sẽ cực kỳ cần thiết”.

Ngoài ra, ông nhận định điều này không giới hạn chỉ trong lĩnh vực công nghệ vì những tiến bộ của AI tổng quát sẽ ảnh hưởng đến người làm trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, khả năng sáng tác ảnh bằng AI có thể giúp bất cứ ai cũng có thể đảm nhận vai trò của một nhà thiết kế đồ họa hay sáng tạo nghệ thuật.

Nhận xét của Matthew Candy tương đồng với những gì Aneesh Raman, Phó chủ tịch LinkedIn, từng nói trong cuộc phỏng vấn với Microsoft tháng 11/2023. Ông cho rằng thời hạn sử dụng của các bằng cấp đang bị giảm đi đáng kể. Với sự trỗi dậy của AI, nhiều người sẽ phải tập trung vào kỹ năng mềm thay vì các kỹ năng chuyên môn.

Tuần trước, Logan Kilpatrick, kỹ sư OpenAI, cũng viết trên X rằng con người sẽ cần trau dồi kỹ năng nói, đọc, viết để giao tiếp hiệu quả và chứng minh họ không phải robot trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.

Theo báo cáo của Goldman Sachs vào tháng 3/2023, hơn 300 triệu việc làm có thể bị cắt giảm bởi AI. Sau đó, CEO IBM Arvind Krishna cũng nói 30% số công việc văn phòng của hãng sẽ được thay thế bằng AI và tự động hóa trong vòng 5 năm tới.

Tại sự kiện AI Safety Summit đầu tháng 11/2023, Elon Musk cũng cho rằng AI có tiềm năng trở thành “lực lượng đột phá nhất trong lịch sử” khi có thể làm mọi thứ. Con người lúc đó chỉ tìm một việc làm để thỏa mãn cá nhân. Ông ví von điều này giống như con người có được những điều ước không giới hạn, và viễn cảnh đó “vừa tốt vừa xấu”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách Coca-Cola sử dụng AI cho Marketing và Quảng cáo

Cùng khám phá cách gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola sử dụng Generative AI (trí tuệ nhân tạo tổng hợp) cho các hoạt động marketing và quảng cáo của thương hiệu.

Cách Coca-Cola sử dụng AI cho Marketing và Quảng cáo
Cách Coca-Cola sử dụng AI cho Marketing và Quảng cáo

Trong làn sóng ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp năm 2023, gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola đã sử dụng các công nghệ AI từ OpenAI (ChatGPT) và Stable Diffusion để xây dựng từ các chiến dịch quảng cáo, content marketing, video marketing và hơn thế nữa.

Các chiến dịch này được chứng minh là vừa có tác động mạnh mẽ đến hiệu suất marketing nói chung của Coca-Cola, vừa mang lại những trải nghiệm mới mẻ của thương hiệu với khách hàng.

Cùng khám phá cách gã khổng lồ ngành F&B sử dụng Generative AI (trí tuệ nhân tạo tổng hợp) cho các hoạt động marketing và quảng cáo của thương hiệu qua phân tích dưới đây.

1. Coca-Cola sử dụng chatbot AI từ các quảng cáo tìm kiếm địa phương để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Chatbot AI của Coca-Cola được quảng cáo thông qua các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội Instagram, kết nối khách hàng tiềm năng với các nhà hàng địa phương, khách hàng có thể gửi tin nhắn trực tiếp hay tương tác với các chatbot nếu có yêu cầu thêm.

Sau khi tìm được nhà hàng phù hợp, khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào OpenTable (nền tảng đặt chỗ) để tìm hiểu thêm về nhà hàng đó hoặc đặt chỗ.

Coca-Cola sử dụng công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft cho các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu:

  • Sử dụng công nghệ của OpenAI cho một số trải nghiệm AI tổng quát của thương hiệu.
  • Microsoft giới thiệu OpenTable trong trò chuyện Bing AI để kết nối người dùng với các nhà hàng lân cận.
  • Microsoft đã hợp tác với Meta để đưa tính năng tìm kiếm Bing vào các chatbot Meta AI.

Một quảng cáo tương tự trên Facebook sẽ dẫn khách hàng đến phần tin nhắn trực tiếp trên Messenger.

Để khiến cho quá trình đặt chỗ trở nên thuận tiện hơn, chatbot đã sử dụng địa chỉ email chính là email của tài khoản của người dùng làm mặc định (tương tự như cách người dùng đăng ký mẫu khách hàng tiềm năng từ quảng cáo khách hàng tiềm năng trên Facebook).

2. Coca-Cola sử dụng trình tạo hình ảnh bằng AI được hỗ trợ bởi công nghệ GPT-4 và DALL·E để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Vào đầu năm 2023, Bain & Company đã công bố hợp tác với OpenAI để cung cấp cho các doanh nghiệp như Coca-Cola những cách thức nâng cao khi sử dụng GPT-4 và DALL·E.

Với công nghệ AI riêng biệt này, Coca-Cola đã tạo ra nền tảng Real Magic, cho phép người dùng tự tạo ra các tác phẩm nghệ thuật gốc bằng cách sử dụng nội dung từ kho lưu trữ của Coca-Cola.

Vào những ngày lễ, người dùng có thể tạo ra các tấm thiệp chúc mừng để gửi cho gia đình và bạn bè.

Một loạt các chiến dịch quảng cáo đã được chạy để quảng bá cho ứng dụng mới này.

3. Coca-Cola sử dụng AI để xây dựng các cuộc thi về nội dung do người dùng tạo (UGC).

Đầu năm nay, sau khi tuyên bố hợp tác với OpenAI, Coca-Cola đã mời những nhà sáng tạo nội dung tham gia cuộc thi Create Real Magic để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật gốc với nội dung mang thương hiệu Coca-Cola, GPT-4 và DALL·E.

Chiến dịch đã chứng minh cách một thương hiệu có thể truyền cảm hứng cho người hâm mộ hay khách hàng bằng các nội dung do người dùng tạo ra từ việc sử dụng các đồ hoạ đơn giản.

4. Coca-Cola sử dụng AI cho Video Marketing.

Coca-Cola tiếp tục quảng bá Real Magic trong Masterpiece, một video tái tưởng tượng điển hình của Coca-Cola.

Các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra có nội dung mang thương hiệu Coca-Cola cũng có sẵn dưới dạng nội dung kỹ thuật số có thể sưu tầm được.

5. Coca-Cola sử dụng AI cho trải nghiệm quảng cáo ngoài trời (OOH).

Coca-Cola Creations chọn cách kết thúc một năm phát hành phiên bản giới hạn với trải nghiệm quảng cáo OOH kéo dài một tuần mang tên “Destination Y3000” ở Las Vegas, Mỹ.

Chiến dịch được sử dụng để quảng bá Y3000 mới của Coca-Cola, loại hương vị đầu tiên được tạo ra bởi sự phối hợp giữa con người và trí tuệ nhân tạo (AI).

6. Coca-Cola sử dụng Stable Diffusion để thúc đẩy trải nghiệm sản phẩm.

Với hoạt động Product Marketing, Coca-Cola đã tận dụng các công nghệ AI từ công cụ Stable Diffusion để thúc đẩy trải nghiệm hương vị mới của sản phẩm thông qua công nghệ thực tế tăng cường (AR).

Sau khi quét mã QR và truy cập ứng dụng, công cụ sẽ chuyển bất cứ hình ảnh nào do người dùng cung cấp thành các “hình ảnh của tương lai” được tưởng tượng bởi AI.

Kết luận.

Trong suốt năm 2023, khi các thương hiệu và doanh nghiệp không ngừng nói về AI cũng như các ứng dụng của nó, Coca-Cola cũng liên tục áp dụng các công nghệ AI từ OpenAI và Stable Diffusion vào hoạt động marketing và quảng cáo nhằm mục tiêu vừa gia tăng mức độ kết nối với khách hàng, vừa thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung.

Từ các chatbot AI có khả năng tương tác, các cuộc thi nội dung do người dùng tạo ra, những trải nghiệm thực tế tăng cường sống động đến các mẫu quảng cáo OOH kiểu mới, Coca-Cola thể hiện rõ tham vọng theo đuổi việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động marketing để thu hút khách hàng theo những cách mới lạ và sáng tạo nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người Việt chi tiêu khoảng 25.000 tỷ mỗi năm cho các mặt hàng xa xỉ

Louis Vuitton, Chanel, Dior, Hermes và các doanh nghiệp hàng xa xỉ khác lãi tổng cộng hơn 3.800 tỷ đồng năm 2022, tăng mạnh so với giai đoạn trước.

Theo số liệu từ Vietdata – nền tảng cung cấp dữ liệu vĩ mô, doanh nghiệp và nghiên cứu về nhiều lĩnh vực – các doanh nghiệp đang phân phối và trực tiếp kinh doanh hàng xa xỉ tại Việt Nam có tổng doanh thu gần 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 3.825 tỷ đồng năm 2022. Hai con số này lần lượt tăng 67% và 2,7 lần so với năm 2021.

Kết quả kinh doanh của nhóm này trong năm ngoái đã tăng rất mạnh so với giai đoạn trước, các doanh nghiệp đều ghi nhận doanh thu nghìn tỷ đồng.

Các con số trên được thống kê từ 12 doanh nghiệp đang phân phối và trực tiếp kinh doanh khoảng 34 thương hiệu hàng xa xỉ như Louis Vuitton, Chanel, Dior, Hermes, Rolex, Calvin Klein, Charles & Keith, Zara…

Trong nhóm các doanh nghiệp phân phối nhiều thương hiệu gồm Mitra Adiperkasa, DAFC và ACFC (thuộc IPPG), Tam Sơn, Maison, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao nhất là Tam Sơn với doanh thu hơn 4.745 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 849 tỷ đồng năm 2022. Đây cũng là đơn vị phân phối nhiều thương hiệu nhất gồm Hermes, Kenzo, Boss, Patek Philippe, Vacheron Constantin, Chopard, Bang & Olufsen, Lalique, Diptyque…

Còn lại các thương hiệu H&M, Gucci, Louis Vuitton, Chanel, Dior và Adidas đều có pháp nhân kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam. Trong số này, Louis Vuitton là đơn vị có doanh thu cao nhất, đạt hơn 2.360 tỷ đồng. Nhưng quán quân về lợi nhuận là Dior với hơn 558 tỷ đồng.

Theo Vietdata, giai đoạn 2017-2022 số lượng người siêu giàu tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng, số lượng người sở hữu khối tài sản ròng trên 30 triệu USD đã lên đến 1.059 người (số liệu mới nhất từ Knight Frank – tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh).

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có dân số tương đối trẻ với độ tuổi trung bình là 32, được xem là độ tuổi tiềm năng trong phân khúc tiêu dùng sản phẩm xa xỉ. Ngoài nguồn cầu mạnh mẽ, khó khăn trong việc di chuyển ra nước ngoài cũng phần nào tác động đến nhu cầu mua sắm trong nước của người tiêu dùng Việt hiện nay.

“Mặc dù thời trang xa xỉ không nhắm vào số đông, chỉ một phân khúc khách hàng (Segment) nhỏ sẵn sàng chi trả, doanh thu của các mặt hàng này luôn ở mức cực kỳ cao”, Vietdata phân tích.

Số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường của Đức Statista, cũng cho thấy doanh thu thị trường xa xỉ của Việt Nam ước tính đạt hơn 957 triệu USD năm 2023. Cho đến năm 2028, tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự đoán ở mức 3,23%.

Trong báo cáo thị trường thương hiệu xa xỉ tại Đông Nam Á, ông Nick Bradstreet – Giám đốc Bán lẻ châu Á Thái Bình Dương của Savills, cho rằng suy thoái kinh tế ở Trung Quốc khiến các thương hiệu nhận ra rằng họ không thể chỉ dựa vào một quốc gia mà cần đa dạng hóa. “Đông Nam Á là lựa chọn đương nhiên với các thị trường nổi bật gồm Singapore, Thái Lan và Việt Nam”, ông nhận định.

Trên thế giới, hai năm 2021 và 2022, các thương hiệu bán hàng xa xỉ hàng đầu thế giới như LVMH, Hermes… công bố doanh thu tăng vọt bất chấp rủi ro suy thoái, nhờ trào lưu mua sắm bù và hành vi của người giàu không tuân quy luật theo kinh tế học.

Tuy nhiên, sức cầu về tiêu dùng nhóm hàng xa xỉ bắt đầu chững lại khi sang năm 2023. Trong quý III, doanh số của Louis Vuitton, Dior chậm lại trong khi Gucci, Yves Saint-Laurent thậm chí còn giảm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xu hướng thưởng thức cà phê kiểu mới có thể sẽ phát triển mạnh

Thay vì chỉ cần nạp caffein vào người thì người uống cà phê đã có nhiều yêu cầu hơn cho thức uống này.

Xu hướng thưởng thức cà phê kiểu mới có thể sẽ phát triển mạnh
Xu hướng thưởng thức cà phê kiểu mới có thể sẽ phát triển mạnh

Ắt hẳn nhiều người đã từng bắt gặp đồng nghiệp tự pha cà phê với những công cụ lạ mắt trong văn phòng thay vì dùng máy pha. Đó là những cách thức pha chế cà phê đặc sản nổi lên từ sau đại dịch.

Bà Claire Lancaster, Trưởng ngành hàng F&B tại WGSN, một công ty dự báo sản phẩm và người tiêu dùng, nói với CNBC: “Khi đồ uống và đồ ăn nhẹ trở thành những mặt hàng phải có giá cả phải chăng, cà phê đã trở thành một lựa chọn sự sang trọng và thể hiện phong cách sống nhưng vẫn có giá tiền thấp”.

Tuy nhiên, “chúng tôi đã nhận thấy xu hướng cao cấp hóa theo thời gian”, bà nói thêm.

Điều này được phản ánh trong xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng đối với cà phê chất lượng cao, cả về cách pha chế và nguồn gốc xuất xứ, cũng như các loại và hương vị khác nhau.

The Bean Shop, một xưởng rang cà phê thủ công ở Scotland có dịch vụ đặt hàng trực tuyến, đã nhận thấy sự gia tăng đột biến về lượng khách hàng. Đồng sở hữu The Bean Shop, Lorna Bruce nói: “Lượng người pha cà phê đặc biệt tại nhà đang ngày càng gia tăng. Mọi người thích thử những thứ mới.”

Ở một diễn biến khác, AeroPress, công ty sản xuất dụng cụ pha cà phê nổi tiếng, chia sẻ rằng họ đã chứng kiến doanh số tăng cao, cũng như sự quan tâm lớn từ các nhà bán lẻ bên thứ ba. Giám đốc Marketing David Cole cho biết, trong năm qua, công ty đã hợp tác với hai đối tác bán lẻ lớn, bao gồm cả chuỗi bán lẻ lớn nhất nước Mỹ là Walmart.

Giám đốc Cole nói thêm, khi người tiêu dùng khám phá những cách pha chế mới, họ cũng tiếp tục mua các phụ kiện cần thiết như phin lọc.

Tại Anh, doanh số bán AeroPress từ tháng 12/2022 đến tháng 12/2023 tăng 40%, và giờ đây công ty phân phối sản phẩm của mình đến hơn 400 nhà bán lẻ như các nhà rang xay và quán cà phê nhỏ.

Ngoài phương pháp pha cà phê bằng chiết suất áp lực cao như AeroPress, các phương pháp pha cà phê khác cũng trở thành xu hướng, có thể kể đến phương pháp pha pour over như V60 hoặc Chemex, đun sôi trên bếp với moka pot.

Nhiều phương pháp trong số này vốn đã phổ biến từ lâu ở một số quốc gia, như cafetière ở Pháp và moka pot ở Italia, nhưng gần đây nó đã lan rộng ra toàn cầu.

Nhưng làm thế nào cà phê lại chuyển từ một loại thức uống chứa caffeine dễ dàng tiếp cận thành một xu hướng cầu kỳ? Đại dịch COVID-19 và các lệnh phong tỏa là một trong những lý do.

Bruce, chủ Bean Shop, cho biết: “Phong tỏa trong đại dịch giúp mọi người dành thời gian để pha chế những thức uống mà họ thường tiện mua qua đường. Khách hàng nói với chúng tôi rằng họ ‘không thể uống cà phê siêu thị nữa’ và họ đã quen với hương vị và mùi thơm rang tươi mới nhận được của cà phê được pha trong vòng vài tuần sau khi rang”.

Người tiêu dùng ngày nay dường như coi trọng hơn những điều nhỏ bé như uống cà phê. Đây là nhận định của Melanie Birnbaum, Giám đốc thương hiệu của Nespresso.

“Những năm gần đây đã khẳng định lại giá trị của những niềm vui đơn giản như một tách cà phê vừa mới pha, điều này đã thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm chất lượng cao hơn. Đồng thời, một phần sự sáng tạo và tinh thần khám phá được thúc đẩy bởi mạng xã hội, nơi những công thức mới lạ và sáng tạo được chia sẻ trên TikTok”, bà nói.

Theo bà Lancaster, mạng xã hội là một nhân tố chính thúc đẩy sự hấp dẫn của cà phê. Vị này nói: “Gen Z và TikTok đang định hình văn hóa cà phê, một số hashtag như #CoffeeTok đã tăng trưởng đáng kể trong năm qua”.

Cà phê Dalgona (pha bằng cách đánh bột cà phê, nước và đường thành dạng kem trước khi thêm sữa) từng lan truyền trên mạng xã hội vào năm 2020 – khi đại dịch bùng phát và mọi người phải ở nhà.

Lancaster cho rằng mạng xã hội cũng là động lực thúc đẩy một số xu hướng sắp tới của cà phê, vì các thương hiệu có thể thu hút nhiều người hơn nếu mang yếu tố “nghệ” cùng các phương pháp pha cà phê mới được chia sẻ thường xuyên.

Ngoài ra, cà phê với các chất phụ gia được bổ sung để tăng cường sức khỏe và tinh thần, cũng là một xu hướng đáng chú ý sắp tới. Điều này thậm chí đã lan đến các công ty lớn như Nespresso, nơi đã tung ra các loại cà phê pha trộn với nhân sâm hoặc vitamin B12.

“Một số người đang tìm kiếm thứ gì đó bổ sung cho ngày của họ. Những loại cà phê pha trộn này có thêm lợi ích cho sức khỏe như vitamin hoặc thêm caffein”, trưởng phòng của WGSN nhận định.

Hai đất nước xuất khẩu  cà phê lớn của Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia được dự báo sẽ tiếp tục thể hiện phong cách thưởng thức cà phê đặc trưng của mình ở thị trường toàn cầu. Đó là cà phê sữa đặc của Việt Nam và cà phê Kopi của Indonesia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Chứng khoán DNSE chính thức được cấp phép IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng)

Chứng khoán DNSE sẽ chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhằm huy động 900 tỷ đồng. DNSE là công ty chứng khoán đầu tiên IPO trong vòng 5 năm trở lại đây.

Chứng khoán DNSE chính thức được cấp phép IPO
Chứng khoán DNSE chính thức được cấp phép IPO

Ngày 27/12/2023, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho CTCP Chứng khoán DNSE.

Cụ thể, DNSE sẽ chào bán 30 triệu cổ phiếu với giá chào bán không thấp hơn 30.000 đồng/cổ phiếu. Mỗi nhà đầu tư được đăng ký mua tối thiểu 1.000 cổ phiếu, tối đa 16.499.900 cổ phiếu (không quá 5% sau IPO). Tổng giá trị vốn huy động của đợt chào bán tối thiểu 900 tỷ đồng.

Về cách thức phân phối, nhà đầu tư có thể đăng ký và mua cổ phiếu 100% bằng hình thức trực tuyến (online). Thời gian nhận đăng ký đặt mua và nhà đầu tư nộp tiền đặt cọc cho đăng ký đặt mua cổ phiếu từ 8h ngày 4/1/2024 đến 16h ngày 24/1/2024 (số tiền đặt cọc tối thiểu bằng 10% của tổng giá trị cổ phiếu đặt mua tính theo giá đặt mua).

CTCP Chứng khoán DNSE tiền thân là Chứng khoán Đại Nam, được thành lập vào năm 2007 và trở thành công ty đại chúng vào năm 2017. Năm 2021, Chứng khoán Đại Nam trở thành thành viên của CTCP Công nghệ Tài chính Encapital và đổi tên thành Chứng khoán DNSE.

Sau bước ngoặt này, DNSE chuyển hướng theo mô hình fintech, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên trên thị trường, cho ra mắt hàng loạt sản phẩm chứng khoán số tiên phong và ghi nhận những bước tăng trưởng đột phá những năm gần đây.

Sau 2 năm về với Encapital, từ một công ty chứng khoán truyền thống nhỏ, DNSE đã lọt top 10 công ty có vốn điều lệ lớn nhất thị trường vào năm 2022, đạt mức 3.000 tỷ đồng. Như vậy, sau đợt IPO lần này, vốn điều lệ của DNSE sẽ đạt mức 3.300 tỷ đồng.

Song song với việc tăng quy mô nguồn vốn, DNSE thể hiện sự bứt phá về công nghệ với nhiều sản phẩm, mô hình “độc bản”, lần đầu tiên được áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mang đến giao dịch tiện lợi, hiệu quả cho nhà đầu tư.

Tiểu biểu trong đó có Margin Deal, hệ thống tiên phong hiện nay quản trị và cho vay theo từng giao dịch, từng lệnh mua bán tách biệt. Giải quyết những điểm yếu của mô hình cho vay theo tổng tài khoản như truyền thống, Margin Deal của DNSE mang đến sự linh hoạt về lãi suất và tỷ lệ vay; sự minh bạch trong hiển thị lãi lỗ, thuế phí, tránh tối đa rủi ro bán chéo cổ phiếu trong danh mục.

Nhờ vậy, từ khi áp dụng, hệ thống này giúp DNSE ghi nhận dư nợ margin liên tục khởi sắc, đóng góp vào kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định và tích cực trong bối cảnh thị trường không mấy thuận lợi. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2023 của DNSE tăng 334% so với cùng kỳ.

DNSE cũng là công ty chứng khoán duy nhất hiện nay triển khai mô hình chăm sóc khách hàng thông qua môi giới ảo. Môi giới ảo (AI Broker) của DNSE có thể phân tích thị trường, phân tích cơ bản hoặc kỹ thuật các mã cổ phiếu, tư vấn cổ phiếu tiềm năng theo những bộ chỉ báo khách quan… ngay trên nền tảng giao dịch Entrade X của DNSE.

Thông qua chatbot tự động, “Chat GPT của ngành chứng khoán” này đã giải đáp và hỗ trợ hàng chục nghìn câu hỏi từ nhà đầu tư ngay từ khi ra mắt thử nghiệm, với tốc độ xử lý và cập nhật nhanh nhạy, theo sát thị trường, gợi ý đầu tư khách quan.

Nhìn thấy dư địa phát triển khách hàng mới rộng mở, DNSE đã tận dụng ngay lợi thế công nghệ của một công ty chứng khoán fintech để tiên phong dẫn dắt xu hướng kết nối API, và ngay lập tức đón nhận thành quả.

Với việc bắt tay cùng các đối tác tài chính, đào tạo, phân tích dữ liệu, ngân hàng,…, DNSE tạo ra trải nghiệm “một chạm”, gói trọn việc học tập kiến thức, phân tích dữ liệu và giao dịch chứng khoán trên cùng một nền tảng, đón đầu xu thế thế giới và nhu cầu nhà đầu tư.

Gần nhất, cùng với ZaloPay, DNSE đã ra mắt sản phẩm tài khoản chứng khoán đầu tiên trên ví điện tử, cho phép đầu tư chỉ từ một cổ phiếu. Bước đi này giúp DNSE thu hút thêm hơn 350.000 tài khoản mở mới, đứng top đầu thị phần tài khoản mở mới. Cụ thể, 3 tháng liên tiếp trong quý III/2023, DNSE sở hữu số tài khoản chiếm 32,95% toàn thị trường.

Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT DNSE, thời gian qua, DNSE kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành công ty chứng khoán công nghệ dẫn đầu thị trường bằng những bước đi hoàn toàn khác biệt và chiến lược linh hoạt, sáng tạo. Thực tế, chiến lược này đã giúp DNSE vượt qua trở ngại của thị trường và bứt phá.

“Công nghệ là chìa khoá phát triển, điều này chúng ta đã chứng kiến ở rất nhiều doanh nghiệp “kỳ lân” quốc tế, đặc biệt là ngành tài chính. Chúng tôi kỳ vọng rằng thông qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần này, DNSE sẽ có thêm nguồn lực để nâng cao năng lực vốn, đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghệ, hiện thực hoá chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, tăng sức bật để “dẫn sóng” trong ngành chứng khoán”, ông Giang chia sẻ.

Bên cạnh lợi thế là doanh nghiệp tài chính sở hữu sức mạnh về công nghệ, có tiềm năng phát triển dài hạn, DNSE cũng là công ty chứng khoán đầu tiên thực hiện IPO trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nhìn vào xu thế thị trường và tiềm năng của mô hình tài chính – chứng khoán công nghệ trên thế giới, cùng với triển vọng kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của DNSE, sau khi hoàn thành niêm yết, cổ phiếu DNSE được kỳ vọng mở ra cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư nắm bắt ở giai đoạn khởi điểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Theo Dòng Vốn Kinh Doanh

[Dự báo] Những triển vọng chính về nền kinh tế châu Á năm 2024

Bước sang năm 2024, giới đầu tư châu Á chú ý tới những nỗ lực của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế đang giảm tốc, khả năng cắt giảm lãi suất trong khu vực và thị trường chứng khoán Nhật Bản tiếp tục hồi phục.

Trong báo cáo triển vọng thị trường năm 2024, công ty tài chính Nomura dự báo châu Á sẽ bước vào một giai đoạn “khởi sắc” đầu năm tới, với mức tăng trưởng vượt trội nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất chip bán dẫn.

Trong một báo cáo nghiên cứu công bố tháng 12, Goldman Sachs nói rằng các nước châu Á dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ ít nhất tới tháng 3/2024, sau đó Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc) sẽ hạ lãi suất trong quý II.

Đây là những gì đang chờ đợi thị trường châu Á trong năm 2024 được Nikkei Asia tổng hợp:

Thị trường chứng khoán Nhật Bản tiếp tục phục hồi.

Năm ngoái, thị trường chứng khoán Nhật Bản bùng nổ trở lại với chỉ số Nikkei Stock Average tăng lên mức cao nhất mới trong 33 năm. Năm nay, đà tăng dự kiến sẽ tiếp tục nhờ lạm phát  vừa phải, tăng tiền lương, dòng vốn nước ngoài ổn định, lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ và cải cách quản trị.

Các nhà phân tích đang chờ đợi cuộc đàm phán lương mùa xuân thường niên, vì mức lương cao hơn sẽ cho phép các công ty tăng giá, dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng đang theo dõi xem liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thoát khỏi chính sách lãi suất âm trong năm nay hay không.

Trong một báo cáo ra tháng 12, các nhà phân tích tại JP Morgan viết: “Việc chấm dứt chính sách lãi suất âm do tình trạng giảm phát sẽ là điều tích cực đối với chứng khoán Nhật Bản”.

Các chiến lược gia ước tính Chỉ số giá chứng khoán Tokyo nói chung sẽ đạt 2.500 vào cuối năm và Chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei sẽ đạt 35.000. Goldman Sachs kỳ vọng Chỉ số giá chứng khoán Tokyo sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 2.650.

Lãi suất cao thường dẫn đến đồng tiền mạnh hơn, điều này khiến một số nhà đầu tư băn khoăn về việc liệu thị trường chứng khoán Nhật Bản sẽ ra sao khi cổ phiếu các công ty xuất khẩu  của nước này đã hưởng lợi từ đồng yên yếu hơn trong năm ngoái.

MUFG Morgan Stanley dự báo dựa trên diễn biến trong quá khứ, đồng yên mạnh lên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cổ phiếu Nhật Bản. Trước đây, cổ phiếu Nhật Bản từng tăng giá khi đồng yên mạnh so với USD, và tỷ giá yên-đô không tác động mạnh đến chỉ số Nikkei 225 (chỉ số chứng khoán quan trọng của Nhật Bản).

Sau khi các nhà xuất khẩu hưởng lợi từ đồng yên yếu hơn vào năm 2023, MUFG Morgan Stanley cho biết họ ưu tiên cổ phiếu của các công ty phụ thuộc vào thị trường nội địa.

Các nước châu Á kỳ vọng giảm lãi suất.

Trong khi Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính, các nền kinh tế châu Á khác dự kiến sẽ hành động tương tự trong việc giảm lãi suất.

Goldman Sachs kỳ vọng các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi ở châu Á sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ của họ sớm hơn dự báo trước đó. Đồng thời kỳ vọng rằng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất liên bang “tương đối sớm” trong năm nay.

Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc dự kiến sẽ bắt đầu giảm lãi suất trong quý II, tiếp theo là Ấn Độ, Australia và New Zealand trong các quý tiếp theo.

Trong một báo cáo riêng, Goldman Sachs dự báo Ngân hàng Nhật Bản có vẻ sẽ chính thức chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 10.

Invesco ước tính Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất chính sách  10 điểm cơ bản và chính phủ sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích tài khóa hơn trong vài tháng tới.

Báo cáo triển vọng của Nikko Asset Management dự báo thị trường trái phiếu khu vực sẵn sàng thu hút dòng vốn mới.

“Nhìn chung, 2024 có thể là một năm có lợi nhuận cao hơn và biến động thấp hơn đối với trái phiếu chính phủ ở châu Á khi lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ dự kiến sẽ ổn định”, báo cáo cho hay.

Nikko Asset Management dự báo trái phiếu chính phủ Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ việc được đưa vào chỉ số JP Morgan – chỉ số trái phiếu chính phủ – thị trường mới nổi, vào tháng 6.

Goldman Sachs cho biết sau sự thay đổi này, trong một năm rưỡi tới, thị trường trái phiếu Ấn Độ sẽ thu hút dòng vốn hơn 40 tỷ USD, bao gồm cả dòng vốn thụ động khoảng 30 tỷ USD.

Trong khi trái phiếu chính phủ Hàn Quốc có vẻ sẽ được đưa vào chỉ số trái phiếu chính phủ toàn cầu FTSE Russell trong đợt đánh giá vào tháng 9 và thông tin này sẽ thu hút dòng vốn hơn 60 tỷ USD.

Sự phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc.

Con đường phục hồi kinh tế của Trung Quốc có vẻ khó khăn trong năm mới mặc dù chính phủ nước này đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang giảm tốc, khiến các nhà đầu tư phải chuẩn bị cho những tác động tiếp theo, tờ Nikkei viết.

25 nhà kinh tế được Nikkei khảo sát dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ đạt 4,6% trong năm nay, tương tự dự báo của quỹ Tiền tệ quốc tế, sau mức tăng trưởng dự kiến 5,2% vào năm 2023.

Morgan Stanley cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa của Trung Quốc sẽ bị “chậm lại đáng kể”.

Nhà kinh tế trưởng châu Á Chetan Ahya tại Morgan Stanley, nói trong một podcast vào tháng 12: “Trước hết, chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức trong việc quản lý tổng cầu và áp lực lạm phát từ việc giảm đòn bẩy tài chính của chính quyền địa phương và các công ty bất động sản”.

Mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) vào cuối tháng 10, nhà phân tích Ahya cho biết những thách thức giảm đòn bẩy là “rất khốc liệt và vì vậy con đường phía trước vẫn sẽ gập ghềnh”.

Invesco nói rằng chưa thấy yếu tố nào cho thấy thị trường bất động sản Trung Quốc đang ấm lên.

“Chúng tôi tiếp tục mong đợi một con đường phục hồi ‘hình chữ L’ (vẫn đi ngang) cho lĩnh vực bất động sản vào năm tới, do tình trạng suy yếu kéo dài và lượng tồn kho nhà ở cao kỷ lục ở các thành phố cấp thấp, chưa kể các kênh tái cấp vốn vẫn còn chặt chẽ cho khu vực tư nhân”, Invesco viết trong báo cáo triển vọng đầu tư năm 2024.

Nomura dự báo: “Doanh số bán nhà mới vẫn yếu và chúng tôi cho rằng sau mùa xuân năm 2024, Bắc Kinh có thể tài trợ cho các nhà phát triển bất động sản lớn để giao những căn nhà chưa hoàn thiện đã bán trước, đánh dấu một bước ngoặt thực sự cho lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc”.

Chỉ số giá hàng hóa sẽ giảm.

Mặc dù rủi ro địa chính trị vẫn ở mức cao nhưng cuộc chiến Israel-Hamas có thể chỉ tác động hạn chế đến giá hàng hóa và Ngân hàng Thế giới dự đoán chỉ số giá hàng hóa sẽ giảm 4% trong năm nay, sau mức giảm dự kiến là 24% vào năm 2023.

Ngân hàng Thế giới dự đoán giá năng lượng sẽ giảm 5% và giá nông sản lẫn kim loại cũng sẽ giảm.

JP Morgan Research viết trong triển vọng thị trường toàn cầu rằng giá dầu Brent sẽ “gần như đi ngang” trong năm nay và trung bình ở mức 83 USD/thùng.

Các nhà phân tích nhận thấy nhu cầu dầu sẽ tăng 1,6 triệu thùng mỗi ngày do “các thị trường mới nổi mạnh mẽ, kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và nhu cầu yếu nhưng ổn định tại châu Âu”.

JP Morgan Research lạc quan về vàng và bạc vì lãi suất thấp hơn của Mỹ và lợi suất thực tế sẽ đẩy giá vàng  danh nghĩa lên mức cao mới vào giữa năm 2024 và trung bình là 2.175 USD/ounce vào quý IV.

Giá quặng sắt  dự kiến sẽ tiếp tục tăng sau khi kim loại này tăng giá hơn 17% trong năm ngoái do các biện pháp kích thích của Trung Quốc.

Tuy nhiên, chuyên gia cho biết có những lo ngại về lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc, vốn chiếm 40% nhu cầu quặng sắt, khi số lượng nhà mới xây dựng giảm 23% trong cùng giai đoạn.

Đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng, nhu cầu thấp từ Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm ngoái dự kiến sẽ duy trì trong năm nay do các nước này đã cải thiện khả năng năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.

Ngược lại, nhu cầu từ Trung Quốc đang tăng trưởng “với tốc độ lành mạnh trong những năm tới” do nước này “rất tích cực” trong việc đảm bảo các hợp đồng dài hạn. Họ cũng dự đoán nhu cầu sẽ tăng từ Pakistan và Bangladesh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đức Huy

Nguyên kinh tế trưởng của ADB Việt Nam: 2024 là năm bản lề để xoay trục tăng trưởng

Có thể thấy rất rõ, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm nhưng chất lượng tăng trưởng dường như không được cải thiện nhiều.

Lấy ví dụ Hà Nội và TP HCM, hai siêu đô thị đóng góp 34,8% GDP của cả nước vào năm 2022. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không khí, rác thải và nạn tắc đường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mức độ bụi mịn của Hà Nội từ năm 2017 – 2022 luôn ở gấp 7 đến 10 lần mức độ cho phép.

Rác thải vẫn là vấn nạn triền miên của Hà Nội. Nhiều nhà máy xử lý quá tải, xảy ra ùn ứ cục bộ, gây ô nhiễm môi trường, mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân. Trong khi đó, những dự án nhà máy xử lý rác thải hoặc bị chậm tiến độ, hoặc chết yểu.

Ô nhiễm nguồn nước cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê năm 2022, lượng chất hữu cơ xả thẳng ra môi trường ở Hà Nội là 3.600 tấn/năm, dầu mỡ là 317 tấn cùng hàng chục tấn các kim loại nặng độc hại như chì, thủy ngân, sắt…Các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu bị ô nhiễm nặng nề, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân hai bên sông. Các nguồn nước ngầm cũng càng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng với hàm lượng mangan cao.

Về ùn tắc giao thông, theo khảo sát của ADB năm 2019, trong 278 thành phố của 28 nước thì cả Hà Nội và TP HCM đều nằm trong top 10 các thành phố ách tắc nhất châu Á.

Về y tế, cho dù đã có những thành quả đáng khích lệ, hệ thống y tế ở các tuyến Trung ương và tuyến tỉnh đều trong tình trạng quá tải. Trước COVID-19, tỷ lệ sử dụng giường nội trú thường xuyên năm 2018 luôn trên 100% và dao động từ 120% đến 150% ở một số bệnh viện lớn.

Tình trạng quá tải có thể thấy rất rõ ở các bệnh viện lớn với hàng nghìn lượt thăm khám mỗi ngày. Đấu thầu thuốc đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn tình trạng bệnh nhân phải tự mua thuốc chữa bệnh, một thực tế khó chấp nhận được.

Về kinh tế, đằng sau con số tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế thâm dụng vốn và nhân công rẻ. Tỷ lệ tín dụng trên GDP của nền kinh tế vẫn rất cao, gần 125%/GDP, tạo ra những bất ổn vĩ mô lớn, trong khi hiệu quả sử dụng vốn vẫn thấp.

Về chất lượng lao động, Việt Nam có 70% lao động qua đào tạo nhưng chỉ có 24,5% có bằng cấp, chứng chỉ. Theo Ngân hàng Thế giới, trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, 70% vẫn sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như robot.

Theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp liên bang (CSIRO) của Australia, tháng 11/2021, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có nghiên cứu và phát triển trong các ngành sản xuất còn rất thấp, như sản xuất thiết bị điện là 17%, hóa chất là 15%, thực phẩm 9%, và dệt may là 5%.

Tính theo PPP 2017, năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 đạt 20,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,4% mức năng suất lao động của Singapore; 35,4% của Malaysia; 64,8% của Thái Lan; 79% của Indonesia và bằng 94,5% của Philippines; tương đương mức năng suất lao động của Lào (20 nghìn USD).

Với thâm dụng vốn lớn và chất lượng lao động thấp, hiệu quả của nền kinh tế không được cải thiện nhiều. Chỉ số ICOR (được dùng để đánh giá một nền kinh tế cần bao nhiêu vốn đầu tư để tạo ra được một đồng tăng trưởng GDP) của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2019 là 6,1 cao hơn nhiều so với các nền kinh tế khác trong khu vực, đặc biệt so với giai đoạn đầu của công nghiệp hóa của Hàn Quốc là 3 trong 1961 – 1980, Đài Loan là 2,7. Cùng thời điểm, ICOR của Thái Lan là 4,1 và Indonesia là 3,7.

Câu chuyện tương tự với thị trường tài chính khi từng cấu phần của thị trường chưa thực sự có chất lượng cao. Thị trường tín dụng ngân hàng chiếm 47% trong tổng vốn đầu tư trên thị trường tài chính, làm tăng rủi ro tín dụng và là một trong những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, có nguy cơ gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng chất lượng thấp, dẫn đến những bất ổn trong thị trường trái phiếu riêng lẻ trong năm 2020 và hậu quả vẫn chưa thực sự được giải quyết. Thị trường bảo hiểm trong toàn bộ thị trường tài chính còn quá nhỏ.

Với thị trường xuất nhập khẩu, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Trong 10 năm kể từ 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng dần qua các năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 gấp 3 lần so với 10 năm trước, đạt 668,54 tỷ USD.

Tuy nhiên, cho dù với quy mô thương mại lớn như vậy, sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn ở mức độ thấp. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm tới 98% trong tổng số các doanh nghiệp  có đăng ký, nhưng chỉ có 21% số này liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài.

So sánh tỷ lệ này thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan là 30%, Malaysia 46%. Ngoài ra, nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Ngành may mặc nhập khẩu 70 – 80% nguyên vật liệu từ Trung Quốc, công nghiệp điện tử nhập khẩu sản phẩm đầu vào lên tới 77% tổng giá trị sản phẩm, dược phẩm nhập 85 – 90%. Ngành nhựa nhập khẩu các sản phẩm đầu vào chiếm đến 70 – 80% chi phí sản xuất.

Về đầu tư công, gần như năm nào câu chuyện cũng xoay quanh việc giải ngân đầu tư công được bao nhiêu phần trăm của kế hoạch. Tuy nhiên, hầu như rất ít sự chú ý vào chất lượng của các dự án đầu tư công, và cũng rất ít ai biết danh mục của các dự án đầu tư công.

Trên thực tế, có khi chỉ để đạt kế hoạch giải ngân, mà danh mục dự án có thể sẽ manh mún, thiếu đi tính lan tỏa và tính liên kết vùng. Có lẽ chất lượng cơ sở hạ tầng là thước đo rõ nhất chất lượng đầu tư công.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam dành trung bình 6% ngân sách hàng năm để phát triển cơ sở hạ tầng, cao hơn nhiều mức 2,3% của các nước trong khu vực, đưa Việt Nam lên thứ 47 trong số 160 nền kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chất lượng đường của Việt Nam chỉ đứng thứ 103/160 và chỉ có 20% đường của Việt Nam được thảm nhựa ở mức độ trung bình hoặc thấp.

Hệ thống đường sắt vẫn đang trong tình trạng lạc hậu cả về hạ tầng, thông tin tín hiệu và đầu máy toa xe. Nhiều tuyến đường sắt được xây dựng từ 50 đến trên 100 năm, khổ 1.000 mm vẫn chiếm hơn 80% tổng chiều dài trong khi hầu hết các nước trên thế giới không còn dùng nữa.

Sự thiếu vắng của giao thông đa phương thức đã đẩy chi phí logistics lên cao từ 15% – 18% GDP, tăng chi phí sản xuất và giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. Ngoài ra, trong vòng 15 năm, Hà Nội mới xây xong một tuyến metro. Đây cũng là tốc độ xây metro chậm nhất trên thế giới, với chi phí vốn cao.

Cuối cũng là chất lượng thể chế. Vào thời điểm nền kinh tế gặp nhiều thách thức như hiện nay, trong khi các dư địa như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa còn rất ít thì dư địa thể chế của Việt Nam còn rất nhiều để có thể cải cách hỗ trợ nền kinh tế.

Sau hàng chục năm, Việt Nam đã xây dựng được rất nhiều “hành lang pháp lý”, tuy nhiên vẫn thiếu vắng một môi trường pháp lý chất lượng. Thậm chí các hành lang pháp lý đang tạo ra một “ma trận” với người dân và doanh nghiệp, tăng chi phí sản xuất, và làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, câu chuyện chất lượng sẽ là trọng tâm trong xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam, hơn là số lượng luật được thông qua và sửa đổi.

Qua một số nét chấm phá của nền kinh tế Việt Nam có thể thấy con số tăng trưởng sẽ không còn nhiều ý nghĩa, nếu chất lượng tăng trưởng không được bảo đảm. Thậm chí, nếu chỉ quá tập trung vào đạt thành tích tăng trưởng trong ngắn hạn, có thể gây ra những hệ lụy đến chất lượng tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy những nền kinh tế thành công như Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc đều giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Điển hình là Trung Quốc.

Giai đoạn 1990–2008 là giai đoạn tăng trưởng nóng của Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%, ít tập trung vào chất lượng.  Đây cũng là giai đoạn mà các vấn đề về môi trường và xã hội trở ngày càng trở nên thách thức lớn với nền kinh tế. Năm 2008. khi đăng cai thế vận hội Olympic, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Sau 15 năm quyết tâm tập trung vào chất lượng tăng trưởng, cho dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại trong giai đoạn 2008 đến nay. Nhưng cũng chính trong thời gian này, Trung Quốc đã giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước ở các thành phố lớn.

Có lẽ ấn tượng nhất là chỉ trong vòng 15 năm, Trung Quốc đã thực sự bứt phá về chất lượng cũng như số lượng của cơ sở hạ tầng, với sự hoàn thiện của tuyến đường sắt cao tốc với tổng chiều dài 37,900 km, tốc độ trung bình là 300 km/h.  Nói cách khác, năm 2008 là năm Trung Quốc đột phá chất lượng tăng trưởng, thay vì tập trung vào tốc độ tăng trưởng, và họ đã làm được nhiều kỳ tích trong thời gian này.

Năm 2024 sẽ là năm thứ tư của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Những thách thức bên ngoài như các nền kinh tế phát triển giảm tốc, thương mại toàn cầu suy giảm, rủi ro vĩ mô toàn cầu, căng thẳng địa chính trị….vẫn sẽ tác động tiêu cực đến Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng của năm 2024, đã đến lúc Việt Nam phải đặt chất lượng tăng trưởng lên là ưu tiên trọng yếu.

Cũng như Trung Quốc năm 2008, Việt Nam cần xác định ngay năm 2024 là năm đột phá cho chất lượng tăng trưởng trong trung và dài hạn, nếu Việt Nam thực sự muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nền kinh tế không những chỉ có thu nhập cao, mà còn có chất lượng cao vào năm 2045.

Ông Nguyễn Minh Cường, Nguyên kinh tế trưởng quốc gia của ADB ở Việt Nam 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Marketing mới của McDonald’s: Tập trung vào văn hoá đại chúng

Gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald’s đã vượt qua những trở ngại kinh tế bằng những chiến lược Marketing sáng tạo (Creative Marketing), kết hợp cùng nhiều thương hiệu mang hơi thở văn hoá đại chúng nhiều hơn để duy trì hình ảnh năng động trong mắt khách hàng. Cùng khám phá các chiến lược Marketing của McDonald’s trong bài viết này.

Chiến lược Marketing của McDonald's
Chiến lược Marketing mới của McDonald’s: Tập trung vào văn hoá đại chúng

Ở bối cảnh mới này, gã khổng lồ ngành F&B McDonald’s có khả năng sẽ bắt tay với những tên tuổi lớn khác để tung ra một loại hamburger mới.

Trong vài năm qua, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ đã cải thiện hình ảnh của thương hiệu nhằm kết nối lại với những người hâm mộ trẻ tuổi và tăng cường các yếu tố liên quan tới văn hóa. Hãng đã hợp tác với các nghệ sĩ như Cardi B và BTS cũng như các thương hiệu thời trang đường phố Palace và Cactus Plant Flea Market.

Ông Tariq Hassan, Giám đốc Marketing và trải nghiệm khách hàng (CX) của chuỗi nhà hàng, cho biết nỗ lực này đã diễn ra trong suốt 5 năm qua.

Ông Hassan đánh giá về sự thất thế của thương hiệu McDonald’s trong văn hóa đại chúng: “Chúng tôi đã mất kết nối với khách hàng của mình. Cuối cùng, chúng tôi đã đánh mất ý nghĩa của câu slogan ‘I’m loving it.'”

McDonald’s đã thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ để hiểu rõ hơn mong muốn của người hâm mộ. Từ đó, hãng đã tung ra nhiều chiến dịch đơn hàng yêu thích dựa trên khẩu vị của những người nổi tiếng.

Nổi bật vào năm 2019 là màn kết hợp cùng rapper Travis Scott. Chiến dịch này đã trở nên nổi tiếng đến mức gây ra tình trạng thiếu bánh kẹp Quarter Pounder nổi tiếng của McDonald’s.

Khi Hassan gia nhập McDonald’s, ông đã thúc đẩy thương hiệu kết nối sâu hơn với văn hóa đại chúng. Vị giám đốc nói: “Bạn có thể mang tính biểu tượng, nhưng không còn phù hợp với văn hóa nữa. Đã có rất nhiều biểu tượng bị hoà tan như vậy”.

Vị giám đốc nói về sự thay đổi thói quen nhanh chóng của người tiêu dùng sẽ khiến nhiều thương hiệu có tên tuổi đối mặt với nguy cơ bị nhạt nhoà so với văn hoá đại chúng. Do đó, McDonald’s liên tục thúc đẩy nhiều chiến dịch kết hợp với các nhãn hàng mang hơi thở đương đại.

Có thể kể đến màn kết hơp deal “Happy Meal dành cho người lớn” với thương hiệu thời trang đường phố Cactus Plant Flea Market. Mặc dù không có món mới nào trong combo, vẫn chỉ là một Big Mac hoặc 10 miếng Chicken McNuggets với một phần nước ngọt và khoai tây chiên, nhưng chiếc hộp theo phong cách Happy Meal tặng kèm tượng những linh vật cổ điển của McDonald’s là Grimace, Hamburglar và Birdie đã gây ra cơn sốt.

Chiếc hộp này nhanh chóng bán hết ở nhiều địa điểm trên khắp đất nước. Thậm chí, một số kẻ đầu cơ bắt đầu niêm yết những món đồ chơi bằng nhựa này trên eBay với giá hàng nghìn đô la.

“Đó là một bước ngoặt văn hóa đối với chúng tôi. Hãy tưởng tượng bạn tung ra một thứ như Cactus Plant Flea Market và bán hết trong 12 ngày dù chương trình khuyến mãi dự kiến kéo dài 30 ngày. Khi đó, chúng tôi phải dành thời gian làm việc với các bên nhượng quyền để giúp họ làm quen với việc bán hết hàng sớm quá.”

Kể từ đó, McDonald’s đã đầu tư nhiều hơn cho các sản phẩm kết hợp với văn hoá thời trang đường phố. Trong suốt mùa hè, McDonald’s phát hành một dòng quần áo phiên bản giới hạn kết hợp thương hiệu trượt ván PALACE của Anh.

Tháng này, thương hiệu đồ ăn nhanh hợp tác với họa sĩ Kerwin Frost đến từ New York, để tạo ra combo Happy Meal với những món đồ sưu tầm phiên bản giới hạn.

Cách tiếp cận của McDonald’s thông qua các mặt hàng sưu tầm phiên bản giới hạn là xu hướng quảng bá thường gặp trong ngành giày thể thao.

Hassan nói: “Chúng tôi phát triển những chiến dịch này với mục đích mang đến một chương trình khuyến mãi hiện đại, mới mẻ hơn so với cách làm truyền thống, nó giống như cách các thương hiệu giày vẫn làm. Chúng tôi đã trở nên giống với StockX (sàn giao dịch giày thể thao trực tuyến) hơn là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh (F&B) thông thường.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Alibaba thua kiện trước JD.com và sẽ bồi thường 141 triệu USD vì lạm dụng vị thế độc quyền

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc – JD.com tuyên bố họ đã thắng vụ kiện chống độc quyền trước đối thủ chính, Alibaba Group Holding. Tòa án Bắc Kinh đã ra phán quyết buộc Alibaba phải bồi thường một tỷ nhân dân tệ (khoảng 141 triệu USD), theo South China Morning Post.

Hôm 29/12, Tòa án Nhân dân Tối cao Bắc Kinh đưa ra phán quyết Alibaba lạm dụng vị thế thống trị thị trường và sử dụng chiến thuật độc quyền được gọi là “chọn một trong hai”, gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của JD.com.

“JD.com hoan nghênh phán quyết của tòa án, khẳng định rằng các hành vi độc quyền như “chọn một trong hai” đã cản trở sự cạnh tranh thị trường và xâm phạm quyền lợi của các thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng”, phía JD.com cho biết.

Chiến thuật “chọn một trong hai” (pick one from two) là một phương pháp mà các công ty thương mại điện tử lớn như Alibaba sử dụng để buộc các nhà bán hàng trực tuyến phải độc quyền mở gian hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi trên nền tảng của họ.

Chiến thuật này có thể gây hại cho cạnh tranh và người tiêu dùng. Đối với các nhà bán hàng, việc bị buộc phải độc quyền mở cửa hàng trên một nền tảng có thể hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng của họ và làm giảm cạnh tranh giữa các nền tảng thương mại điện tử. Đối với người tiêu dùng, việc có ít lựa chọn hơn có thể dẫn đến giá cả cao hơn và dịch vụ kém hơn.

Chính sách “chọn một trong hai” dường như là một luật ngầm tồn tại nhiều năm trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc cho tới khi một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba diễn ra vào tháng 12/2020.

Phát ngôn viên của Alibaba cho biết công ty đã nhận được thông báo về phán quyết và tôn trọng phán quyết của tòa án.

Kết quả của vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa JD.com và Alibaba trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc – nơi mà cả hai phải đối mặt với những thách thức từ các đối thủ đang lên như nhà bán lẻ trực tuyến giá rẻ Pinduoduo do PDD Holdings vận hành và nền tảng mua sắm livestream Douyin, thuộc sở hữu của ByteDance.

JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc, đã đệ đơn kiện vào năm 2017, khoảng hai năm sau khi họ chính thức nộp đơn khiếu nại lên Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Nhà nước Trung Quốc cáo buộc Alibaba cạnh tranh không lành mạnh và yêu cầu điều tra.

Năm 2021, cuộc điều tra của Cục Quản lý Điều tiết Thị trường (SAMR) về các hoạt động của Alibaba đã kết thúc. Kết quả là Alibaba bị phạt kỷ lục 18,2 tỷ nhân dân tệ và bị yêu cầu khắc phục hành vi sai trái.

Vào thời điểm đó, SAMR cho biết Alibaba đã “lạm dụng vị thế thống trị thị trường trong mảng dịch vụ nền tảng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc kể từ năm 2015″ bằng cách buộc các nhà bán hàng trực tuyến phải độc quyền mở gian hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi trên các nền tảng mua sắm trong nước của Alibaba.

Đầu tuần này, cả JD.com và nền tảng Taobao của Alibaba đã triển khai chính sách hoàn tiền không cần trả hàng, cho phép người tiêu dùng giữ lại hàng hóa đã mua rồi đưa ra khiếu nại sau. Đây là chính sách mà Pinduoduo đã áp dụng từ năm 2021.

JD.com thông báo hồi giữa tuần trước rằng họ sẽ tăng gần gấp đôi mức lương cho nhân viên tuyến đầu, bao gồm cả nhân viên mua sắm và bán hàng, từ ngày 1/1/2024. Nhân viên tại bộ phận bán lẻ của họ sẽ được tăng lương trung bình 20% trở lên vào đầu năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Toàn cảnh ngành game năm 2023

Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cung bậc cảm xúc của ngành game. Sa thải và thâu tóm là 2 từ khoá đại diện cho năm.

Year in Review: Toàn cảnh ngành game trong năm 2023
Year in Review: Toàn cảnh ngành game trong năm 2023

Hiện đã bước vào những ngày cuối cùng của năm 2023, đánh dấu sự khép lại của một năm đầy sóng gió cho ngành game, với hàng loạt những động thái thâu tóm, sa thải và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công đoàn.

Thâu tóm: Trò chơi vương quyền.

Sự kiện thâu tóm lớn nhất phải kể đến thỏa thuận sáp nhập trị giá 69 tỉ USD giữa Microsoft và Activision Blizzard, đưa Microsoft trở thành doanh nghiệp game lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Sony và Tencent. Giờ đây, gã khổng lồ Redmond đang sở hữu gần 40 studio phát triển trò chơi, với những cái tên tiêu biểu như Arkane, Mojang, Ninja Theory và Turn 10.

Về phía Sony, công ty Nhật Bản có phần kín kẽ hơn nhưng cũng sở hữu đến 21 studio, bao gồm Bungie, Insomniac, Naughty Dog và Sucker Punch Productions. Trong 3 năm qua, Sony đã liên tục đẩy mạnh việc mua lại các công ty nhỏ hơn và đầu tư mạnh vào Epic Games, FromSoftware…

Nhưng ‘ông trùm cuối’ vẫn là Tencent, với hàng nghìn ‘vòi bạch tuộc’ bao phủ khắp ngành công nghiệp trò chơi. Công ty Trung Quốc hiện nắm giữ cổ phần của các công ty lớn như Bloober Team, Paradox Interactive, PlatinumGames, Remedy, Roblox, Ubisoft… thậm chí nắm toàn quyền Riot Games, Funcom và nhiều hãng khác. Có thể nói rằng, cứ một người chơi trải nghiệm sản phẩm phát triển bằng Unreal Engine, Tencent đều thu về lợi nhuận.

Sa thải: Mặt tối của đồng tiền.

Mặt trái của việc thâu tóm là làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt trong ngành. Ước tính có đến 9.000 người đã mất việc trong năm 2023, so với chỉ 1.000 người vào năm 2022.

Trong đó, Embracer Group sa thải hơn 900 người và đóng cửa nhiều studio, Unity cũng chấm dứt lao động với 900 nhân sự. Ngoài ra, Epic Games sa thải 830 người, EA hơn 1.000 người, cả CD Projekt RED, Sega, Ubisoft, Microsoft cũng đều có động thái cắt giảm nhân sự trong năm.

Đây cũng được coi là một hồi chuông cảnh báo cho ngành công nghiệp trò chơi. Khi càng thâu tóm, sẽ càng có ít studio độc lập, từ đó sự phụ thuộc càng lớn và nguy cơ đào thải nhân viên càng cao. Có thể thấy, ngành game đang thu hẹp và trở nên thiếu màu sắc hơn trong năm 2023. Và đặt câu hỏi lớn trong vòng 5 năm nữa, liệu các studio đã bị thâu tóm sẽ ra sao?

Công đoàn: Tia hy vọng giữa cơn bão.

Trong bức tranh ảm đạm, đã có tia hy vọng le lói từ sự trỗi dậy của các công đoàn game. Từ studio nhỏ các ‘ông lớn’ AAA, ngày càng nhiều nhà phát triển tìm thấy chỗ dựa nơi các công đoàn, đấu tranh cho môi trường làm việc lành mạnh và mức lương xứng đáng. Microsoft hiện sở hữu công đoàn game lớn nhất với hơn 300 nhân viên kiểm tra chất lượng tại ZeniMax Media.

Avalanche Studios, Anemone Hug, CD Projekt RED, Experis Game Solutions, Keywords Studios, Sega of America, Tender Claws và Workinman Interactive cũng là những cái tên đáng ghi nhận. Đây là điều đáng mừng và cần được nhân rộng để đảm bảo sự ổn định của ngành game.

Năm 2023 khép lại, mở ra một tương lai đầy lo ngại nhưng cũng không kém hy vọng. Liệu năm 2024 sẽ ra sao? Việc thâu tóm sẽ tiếp tục bành trướng? Hay công đoàn sẽ là lá chắn bảo vệ những người làm game? Hãy cùng để thời gian trả lời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty con của Toyota có thể mất đến 700 triệu USD vì bê bối gian lận mới đây

Theo một ước tính, Daihatsu Motor có thể chịu tổn thất hơn 100 tỷ yen (700 triệu USD) do vụ bê bối liên quan đến chất lượng sản phẩm. Công ty con của Toyota Motor phải đối mặt với việc đóng cửa nhà máy và bồi thường cho các nhà cung cấp.

Công ty con của Toyota có thể mất đến 700 triệu USD vì bê bối gian lận
Công ty con của Toyota có thể mất đến 700 triệu USD vì bê bối gian lận

Nhà sản xuất ô tô này đã tạm dừng toàn bộ hoạt động sản xuất tại Nhật Bản, chưa đưa ra mốc thời gian trở lại dù hầu hết lô hàng ở Indonesia và Malaysia đã tiếp tục được bàn giao trở lại.

Ngoài doanh số bán hàng bị mất, Daihatsu sẽ đàm phán riêng với các nhà cung cấp về việc bồi thường cho họ phần doanh thu bị mất do ngừng sản xuất. Họ cũng xem xét hỗ trợ cho các đại lý nhỏ không thể bán xe Daihatsu.

Khoản bồi thường này dự kiến sẽ rất tốn kém, đi kèm các chi phí phát sinh từ việc điều tra và kiểm tra an toàn bổ sung.

“Tùy thuộc vào quy mô bồi thường. Thiệt hại của Daihatsu có thể lên tới 100 tỷ yen hoặc hơn”, Seiji Sugiura thuộc Viện nghiên cứu Tokai Tokyo cho biết. Daihatsu báo cáo lợi nhuận hoạt động hợp nhất là 141,8 tỷ yen và lợi nhuận ròng là 102,2 tỷ yen trong năm tài chính 2022.

Khoảng 60% trong số 1,42 triệu xe được sản xuất trong năm tài chính vừa qua của Daihasu dành cho thị trường Nhật Bản. Ngoài tự bán xe, Daihasu cũng sản xuất xe ở Nhật Bản và nước ngoài cho Toyota, Subaru và Mazda với tư cách là nhà sản xuất thiết bị gốc. Công ty này có vai trò quan trọng trong chiến lược của Toyota với thị trường xe điện mini ở Nhật và xe cỡ nhỏ tại các thị trường mới nổi.

Thuộc quyền sở hữu của Toyota từ năm 2016, Daihatsu hiện chỉ chiếm khoảng 3% tổng lợi nhuận hoạt động của công ty mẹ. Nếu Daihatsu bị lỗ hơn 100 tỷ yen, lợi nhuận của Toyota vẫn có thể bị ảnh hưởng.

Theo các nhà phân tích, Daihatsu có thể không gặp vấn đề về dòng tiền ngay lập tức nhưng rắc rối liên quan đến pháp lý mới chỉ bắt đầu.

Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản đang tiến hành cuộc điều tra riêng và chỉ đạo Daihasu tạm dừng sản xuất cho đến khi có thể xác minh được độ an toàn trên các phương tiện của họ. Quá trình này đã mất đến 2 tháng rưỡi đối với Mitsubishi dù quy mô bê bối nhỏ hơn nhiều. Công ty có thể phải đối mặt các hình phạt khác, bao gồm cả việc thu hồi các chứng nhận cần thiết để sản xuất xe hàng loạt.

Mối quan hệ Toyota – Daihatsu

Toyota và Daihatsu bắt đầu quan hệ hợp tác từ năm 1967. Năm 2016, Toyota nắm toàn quyền sở hữu Daihatsu. Mối quan hệ này rất quan trọng trong việc phát triển các xe cỡ nhỏ cho những thị trường mới nổi.

Tháng 4-2023, xuất hiện báo cáo tố Daihatsu đã gian lận thử nghiệm trên Toyota Vios và Perodua Axia. Toyota đã yêu cầu bên thứ ba vào cuộc. Một tháng sau, xuất hiện thêm bằng chứng về gian lận trên các biến thể hybrid của Toyota Raize và Daihatsu Rocky.

Với 64 mẫu xe bị ảnh hưởng, Toyota không liệt kê chi tiết từng vấn đề. Nhưng một số ví dụ được đưa ra có:

– Hộp điều khiển túi khí (ECU) được sử dụng trên xe thử nghiệm khác so với xe bán cho khách. Mẫu bị ảnh hưởng có: Daihatsu Move, Subaru Stella, Daihatsu Cast, Toyota Pixis Joy, Daihatsu Gran Max, Toyota Town Ace, Mazda Bongo;

– Áp suất lốp được sử dụng để chứng nhận đồng hồ tốc độ có sự khác biệt giữa hai bản;

– Dữ liệu thử nghiệm va chạm “diễn tập” nhưng được ghi nhận là “thử nghiệm thực tế”;

– Cửa vẫn khóa sau khi có va chạm bên hông. Mẫu bị ảnh hưởng: Daihatsu Cast, Toyota Pixis Joy.

Vì sao Daihatsu gian lận?

Trong cuộc họp báo chung Toyota – Daihatsu, chủ tịch Daihatsu Soichiro Okudaira thừa nhận có sai sót trong quản lý.

Theo đó, về cơ bản, ban quản lý Daihatsu đã theo đuổi mục tiêu ngắn hạn, do đó lược bớt nhiều quy tắc để đảm bảo “genba” như tôn chỉ Toyota đề ra.

“Genba” trong tiếng Nhật là hiện trường, trong kinh doanh chỉ công xưởng, nơi sản phẩm thực sự được tạo ra. Đó là khái niệm trọng tâm trong triết lý của Toyota, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Chẳng hạn, khi có vấn đề xảy ra, phải đến tận nơi sản xuất để xem lỗi phát sinh ở đâu, chứ không chỉ nhìn báo cáo trên giấy. Có hướng giải quyết tạm thời, sau đó sẽ đưa ra kế hoạch dài hạn, cuối cùng tiêu chuẩn hóa để tránh lặp lại sai lầm đó.

Ông Okudaira hứa hẹn cải tổ lại Daihatsu, tạo ra một hệ thống phù hợp để ngăn chặn trường hợp tương tự tái diễn.

Khi được giới truyền thông Nhật Bản hỏi liệu ông có từ chức hay không, ông Okudaira nói: “Tại thời điểm này, tôi chưa thể nói gì về thời điểm hay cách tôi sẽ từ chức”.

Ngoài ra, ông Okudaira cũng cho rằng việc thiếu nhân viên kỹ thuật, không đủ xe thử nghiệm và thời gian phát triển ngắn (do lịch ra mắt dồn dập) đã buộc các nhóm phát triển bỏ qua một số thủ tục nhất định.

Bên ngoài Nhật Bản, Daihatsu có trọng trách phát triển xe dành riêng cho thị trường mới nổi như Đông Nam Á và châu Mỹ Latin. Tổng số dự án Daihatsu phụ trách đã tăng lên nhưng năng lực phát triển vẫn như cũ.

Phó chủ tịch điều hành Toyota Hiroki Nakajima cho biết hãng “sẽ hỗ trợ Daihatsu cải tổ thành một công ty đúng mục tiêu ban đầu khi Toyota và Daihatsu bắt đầu hợp tác cùng nhau”.

Từ “ban đầu” có vẻ ngụ ý Daihatsu đã đi chệch hướng. Trong khi Toyota liên tục nhấn mạnh “genba” thì Daihatsu quên mất lời hứa của người Nhật – luôn mang đến sản phẩm chất lượng và sự yên tâm khi sở hữu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023

Doanh thu của Huawei tăng 9% vào năm 2023 và gần chạm mốc 100 tỷ USD nhờ đột phá của công nghệ chip, trong bối cảnh một năm đầy khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.

Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023
Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023

Theo Bloomberg, doanh thu Huawei đạt 98,7 tỉ USD trong năm 2023. Hoạt động kinh doanh smartphone hồi sinh và doanh số bán thiết bị 5G giúp Huawei đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều năm qua.

Đột phá nổi bật nhất của Huawei trong năm 2023 chính là ra mắt dòng smartphone Mate 60, được hỗ trợ 5G và trang bị chip tự sản xuất tại Trung Quốc. Con chip này nhanh chóng dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi tại Mỹ. Một số người cho rằng chính phủ Mỹ đã thất bại trong việc kìm hãm Huawei và lệnh trừng phạt cần được siết chặt hơn nữa.

Trước đây, Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2019, doanh số bán hàng và giá cổ phiếu của công ty nhanh chóng lao dốc. Tuy nhiên, Huawei đang hồi phục mạnh mẽ và trở thành biểu tượng cho sự quyết tâm của Trung Quốc trong việc vượt qua lệnh cấm từ Mỹ.

Ken Hu – Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, công ty đã vượt qua được “cơn bão” và bây giờ gần như trở lại đúng hướng. Ông Hu nhấn mạnh những thay đổi trong môi trường kinh doanh không chỉ do vấn đề địa chính trị gây ra mà còn do sự biến động của chu kỳ kinh tế toàn cầu.

Chính phủ Trung Quốc và các nhà mạng viễn thông thuộc sở hữu nhà nước đã tích cực hỗ trợ cho Huawei sau lệnh cấm. “Gã khổng lồ” công nghệ nhận được nhiều hợp đồng béo bở trong mảng 5G và điện toán đám mây. Ngoài ra, các tổ chức khác cũng mua lại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả của Huawei.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) , Huawei đang thiết lập mạng lưới các nhà máy sản xuất chip và nhận được khoản tài trợ ước tính khoảng 30 tỉ USD từ chính phủ Trung Quốc và thành phố Thâm Quyến – nơi công ty đặt trụ sở chính.

Dù vậy, thách thức dành cho Huawei vẫn chưa dừng lại. Bước sang năm 2024, Huawei sẽ tiếp tục đối mặt với chiến dịch kiềm chế Trung Quốc dai dẳng của Mỹ.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhất có thể để bảo vệ an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, việc duy trì đà phát triển công nghệ của Huawei cũng trở nên khó khăn hơn khi các linh kiện quan trọng trong quy trình sản xuất chip ngày càng trở nên khan hiếm.

Để đảm bảo vị trí dẫn đầu về công nghệ của mình, Huawei đặt mục tiêu mở rộng đầu tư vào các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI). Ông Hu cho biết Huawei cần chủ động nắm bắt cơ hội này và đầu tư nguồn lực vào các lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất.

Định hướng chiến lược tổng thể của Huawei là tiếp tục đơn giản hóa việc quản lý và đảm bảo chính sách nhất quán, đồng thời thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thứ tự các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam tính theo GMV

Sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu về doanh thu, bỏ xa các đối thủ khác, theo báo cáo từ công ty dữ liệu YouNet ECI.

YouNet ECI trong công bố mới nhất cho biết, bốn sàn thương mại điện tử, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki, ghi nhận hơn 31 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) trong tháng 11, tăng hơn 9% so với tháng trước.

Trong đó, đáng chú ý, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với gần 73% (tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng).

Trong tất cả nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ khác.

Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

YouNet ECI trong công bố mới nhất cho biết, bốn sàn thương mại điện tử, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki, ghi nhận hơn 31 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hoá (Gross Merchandise Value) trong tháng 11, tăng hơn 9% so với tháng trước.

Trong đó, đáng chú ý, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với gần 73% (tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng).

Trong tất cả nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ khác.

Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

Nhìn vào cụ thể từng nhóm ngành hàng, báo cáo của YouNet ECI chỉ ra rằng, Lazada và TikTok Shop đang đi theo hai hướng riêng và mỗi sàn chiếm thị phần (Market Share) cao hơn trong các nhóm ngành hàng khác nhau.

Cụ thể, TikTok Shop thể hiện rõ thế mạnh trong các nhóm ngành hàng dễ mua, dễ dùng.

Đơn cử với nhóm ngành hàng thời trang & phụ kiện, TikTok Shop hiện đã chiếm gần 1/3 thị phần. Đây cũng là nhóm ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng này trong tháng trước.

TikTok Shop cũng nằm trong top đầu thị trường về ngành hàng sắc đẹp, thực phẩm và đồ uống, sức khỏe.

Trong khi đó, Lazada lại cho thấy thế mạnh nằm ở những ngành hàng có giá trị sản phẩm cao.

Nền tảng này đã vượt trên TikTok Shop trong các nhóm ngành hàng công nghệ, điện gia dụng, thiết bị âm thanh.

Với khoảng 385 tỷ đồng, công nghệ là nhóm ngành hàng mang lại nhiều doanh thu nhất cho Lazada trong tháng trước.

Báo cáo còn chỉ ra rằng, TikTok Shop hiện đang đứng nhất nhất về giá trị trung bình trên mỗi sản phẩm, theo sau là Shopee và đứng đầu là Tiki. Điều này cho thấy nền tảng TikTok phù hợp nhiều hơn với kinh doanh các sản phẩm có mức giá mềm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche

Nhà sáng lập Tập đoàn Xiaomi, tỷ phú Lei Jun đã tiết lộ chiếc xe điện đầu tiên của công ty, trực tiếp thể hiện tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu toàn cầu trong 15 đến 20 năm và cạnh tranh với Tesla và Porsche, theo Bloomberg.

Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche
Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche

Mẫu xe SU7, viết tắt của Speed ​​Ultra, đã lăn bánh lên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh sau bài khi bài thuyết trình của CEO Lei Jun kết thúc.

Trước đó, vị tỷ phú đã dành hàng giờ để trình bày chi tiết các tính năng của chiếc xe, trong đó có phạm vi di chuyển lên tới 800 km trong một lần sạc, các cánh gió có thể điều chỉnh, dải màu đa dạng và tốc độ tối đa 265 km/h.

Chiếc sedan 5 chỗ sẽ được sử dụng pin từ các công ty dẫn đầu thị trường Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology và BYD, tùy thuộc vào cấu hình động cơ đơn hay kép.

Màn ra mắt xe điện của Xiaomi là một cuộc đánh cược trị giá 10 tỷ USD của tỷ phú Lei Jun vào ngành ô tô. Ông có niềm tin rằng công ty sẽ tiếp tục tạo ra tiếng vang như cách họ đã làm với điện thoại thông minh một thập kỷ trước. Nhà sáng lập Xiaomi đã coi đây là lần mạo hiểm cuối cùng trên hành trình kinh doanh của ông.

“Mục tiêu của Xiaomi là tạo ra một chiếc ô tô mơ ước, tốt như Porsche và Tesla”, ông Lei Jun nói.

Tờ Bloomberg  nhận định hành trình xe điện của Xiaomi sẽ có một vài trở ngại. Trong bối cảnh pháp lý và sự cạnh tranh ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể.

Theo đó, chính quyền Bắc Kinh đã hạn chế giấy phép sản xuất đối với những đơn vị mới tham gia thị trường, điều đó có nghĩa là Xiaomi phải hợp tác với công ty thuộc sở hữu nhà nước là Beijing Automotive Group, để sản xuất xe điện của mình.

Năm ngoái, chính quyền cũng đã ngừng các khoản trợ cấp hoàn lại cho người tiêu dùng số tiền lên tới 60.000 nhân dân tệ (8.440 USD) khi mua xe điện.

SU7 của Xiaomi cũng đang phải cạnh tranh để giành được sự chú ý trong một thị trường có hàng trăm mẫu xe điện đến từ hàng chục thương hiệu khác nhau.

Tuy vậy, CEO Xiaomi vẫn giữ vững quan điểm SU7 sẽ cạnh tranh với Taycan Turbo của Porsche về hiệu suất và Model S của Tesla về tính năng công nghệ. Model S có giá khởi điểm 698.900 nhân dân tệ và Taycan ở mức 898.000 nhân dân tệ, cao hơn nhiều so với khung giá trung bình từ 200.000 nhân dân tệ đến 300.000 nhân dân tệ mà nhiều người kỳ vọng ở SU7.

Xiaomi vẫn chưa công bố giá của SU7. Tuy vậy, tỷ phú Lei Jun úp mở rằng những chiếc xe có cùng thông số kỹ thuật thường có giá từ 400.000 nhân dân tệ trở lên.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Ô tô Trung Quốc, Tesla đã bán được chưa đến 200 chiếc xe Model S tại Trung Quốc kể từ khi tân trang lại trong năm nay, trong khi Porsche đã giao khoảng 3.600 chiếc xe điện dòng Taycan vào năm 2023.

Theo công bố, SU7 sẽ được bán ra vào năm 2024. Chiếc xe này có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 2,78 giây với một động cơ có tốc độ 21.000 vòng quay một phút. Tỷ phú Lei Jun tin rằng thông số này cao hơn Model S và Taycan Turbo. Nhà máy của Xiaomi cũng sử dụng phương pháp sản xuất gigacasting do Tesla tiên phong và phát triển.

Xiaomi, từng được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đang nỗ lực duy trì tăng trưởng trong một thị trường toàn cầu ngày càng bão hòa và ổn định. Giờ đây, họ đang tìm cách thách thức không chỉ các nhà sản xuất xe điện khác mà còn cả những đối thủ mới hơn như Huawei Technologies.

CEO Lei Jun cho biết ông đã lái 150 chiếc xe khác nhau kể từ khi cam kết sản xuất SU7. Ngoài ra, vị tỷ phú tiết lộ Xiaomi sẽ không theo đuổi chiến lược cạnh tranh giá. Ông cho biết, chiếc xe này hướng tới những người có thiên hướng về công nghệ, hiệu suất và gu thẩm mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia vượt mốc 1200 tỷ USD

Theo cập nhật số liệu mới nhất, giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia vượt mốc 1200 tỷ USD, gia nhập câu lạc bộ công nghệ tỷ USD và vượt xa vốn hoá của Meta (Công ty mẹ Facebook và Instagram).

Một buổi tối tháng 4/1993 tại quán rượu tồi tàn Denny, San Jose (Mỹ), 3 chàng kỹ sư trẻ Chris Malachowsky, Curtis Priem và Jen-Hsun Huang cùng nhau thành lập nên Nvidia – trung tâm cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Phía Đông San Jose ngày đó còn hoang sơ và không ai ngờ được rằng 3 chàng trai trẻ năm ấy có thể định nghĩa lại điện toán đầu thế kỷ 20, giống như cách Intel đã làm trong thập niên 90.

Chỉ trong vài năm, Nvidia, từ một công ty chủ yếu tập trung vào phân khúc chip trò chơi điện tử cao cấp, đã trở thành ‘đế chế’ AI trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD, sau đó gia nhập hàng ngũ những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Microsoft, Amazon hay Alphabet. Doanh thu được cho là sẽ chạm mốc 54,5 tỷ USD trong năm tài khoá, tức vượt qua cả Intel, Qualcomm và Broadcom với tốc độ chưa từng được ghi nhận.

Cách đây 30 năm, điều đó gần như là không thể bởi chỉ khi AI bùng nổ, Nvidia mới thực sự tỏa sáng dưới thời ông Jensen Huang. Vị CEO này đã điều hành công ty kể từ khi mái đầu chưa bạc và sau 3 thập kỷ vẫn tích cực tham gia vào hoạt động nội bộ, quản lý 50 giám đốc điều hành cấp cao và họp hành cùng nhân viên cấp dưới.

“Công ty chính là hiện thân của ông ấy. Ông ấy làm mọi thứ, thậm chí có khi là quét sàn”, một nhân viên cho biết.

Với năng lực định nghĩa lại lĩnh vực điện toán đầu thế kỷ 20 giống như cách Intel đã làm trong thập niên 90, Nvidia bùng nổ trước nhu cầu của GPU – những con chip tiên tiến cung cấp ‘oxy’ cho trí tuệ nhân tạo cũng như hầu hết những loại công nghệ khác. Mô hình AI yêu cầu hàng chục nghìn đơn vị xử lý đồ họa này có thể xử lý nhiều tác vụ tính toán cùng lúc và ông Huang đã đầu tư lớn vào GPU trước khi thị trường bùng nổ. Vai trò trung tâm của Nvidia trong nền kinh tế AI cũng được coi là động lực giúp cổ phiếu tập đoàn đánh bại mọi công ty khác trong rổ chỉ số S&P 500 năm nay.

Chip Nvidia đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ sở hạ tầng đám mây. Các nhà khai thác trung tâm dữ liệu đã cùng nhau chi 15 tỷ USD vào năm ngoái cho các đơn đặt hàng số lượng lớn. Doanh thu hàng quý từ các trung tâm dữ liệu, thứ mà Nvidia hiện gọi là “nhà máy AI”, đã tăng 14% lên mức kỷ lục.

Theo Bloomberg, Nvidia bất ngờ trở thành “người khổng lồ” quan trọng cho công nghệ chip nhớ. Công ty sở hữu 80% thị trường chip cao cấp và thời gian chờ cho một trong những bộ xử lý AI này đã lên tới 8 tháng. Một số khách hàng lớn của Huang đã phải thiết kế chip tùy chỉnh của riêng mình để giảm sự phụ thuộc vào Nvidia.

“Nvidia phải vấp ngã vì một lý do nào đó thì các đối thủ cạnh tranh mới có cơ hội”, Chris Mack, nhà phân tích tại Harding Loevner LP, một công ty đầu tư sở hữu khoảng 160 triệu USD cổ phiếu Nvidia, cho biết.

Theo các chuyên gia, có 2 động lực giúp Nvidia đạt được thành tựu như hiện tại. Đầu tiên là GPU.

Nvidia chuyên về các bộ xử lý đồ họa GPU – phân khúc từ lâu đã được coi là hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh thu hàng năm từ mảng trò chơi điện tử đã tăng từ mức 3 tỷ USD trong năm tài chính 2016 lên hơn 12 tỷ USD chỉ trong vòng 6 năm.

Trong khoảng thời gian đó, Nvidia đã phát hiện ra GPU, sử dụng nhiều lõi chip nhỏ hoạt động song song, rất hữu ích cho các tác vụ đòi hỏi tính khắt khe cao như tăng tốc hiệu suất tính toán của các bộ xử lý trung tâm. Doanh thu hàng năm ở phân khúc trung tâm dữ liệu bùng nổ, từ mức chỉ 339 triệu USD trong năm 2016 lên hơn 15 tỷ USD vào năm ngoái.

Việc OpenAI ra mắt ChatGPT vào cuối năm ngoái đã biến trí tuệ nhân tạo trở thành ‘cơn sốt’. Nvidia, với những con chip tối tân phù hợp với nhiệm vụ đào tạo mô hình AI và tăng cường khả năng suy luận của chatbot, nghiễm nhiên được hưởng lợi.

“Với sức mạnh AI, công ty đã vượt qua được giới hạn của công nghệ”, ông Jensen Huang nói.

CUDA cũng là một trong số những thành tựu đưa Nvidia gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ USD.

Nvidia đặt cược vào AI từ rất sớm. Vào năm 2006, công ty giới thiệu CUDA—ngôn ngữ lập trình mới cho phép các nhà phát triển viết ứng dụng cho GPU. Nó sau này đã trở thành nền tảng quan trọng cho hoạt động kinh doanh AI cốt lõi của Nvidia.

Theo thời gian, CUDA ngày càng phát triển. Trong bài phát biểu tại hội nghị Computerx vào tháng 5, CEO Huang cho biết ngôn ngữ lập trình này đã được tải xuống 25 triệu lần vào năm 2022.

Trong một hội nghị do Bernstein Research tài trợ vào tháng 7, cựu Phó Chủ tịch Nvidia, Michael Douglas, gọi phần mềm trên là “mũi nhọn then chốt” giúp Nvidia trở nên khác biệt so với đối thủ. Ông dự đoán thêm rằng hầu hết các cải tiến về hiệu suất trong vài năm tới “sẽ được điều khiển bằng phần mềm thay vì phần cứng”.

Ngoài ra, bí quyết thành công ban đầu của Nvidia cũng nằm ở cách phân chia ‘vai vế’ trong tập đoàn. Huang luôn là người nắm quyền, song đồng sáng lập Malachowsky và Priem thỏa thuận rằng mỗi lãnh đạo đều sẽ có thẩm quyền riêng trong bộ phận mình phụ trách.

“Chúng tôi cùng thảo luận nhưng sẽ mặc định để người có chuyên môn nhất đưa ra quyết định cuối cùng”, Priem nói và cho biết ông Huang chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh và tìm kiếm đối tác sản xuất chip. “Ông ấy đã rất cô đơn trong trọng trách nặng nề này”.

Sau khi tung ra sản phẩm đầu tiên và thất bại, Huang sa thải một nửa lực lượng lao động. Hết tiền, đứng bên bờ vực phá sản, ông đặt cược vào con chip hồi năm 1997 và 2 năm sau quyết định ra mắt công chúng. Tuy nhiên, ngày thị trường phục hồi sau khủng hoảng dotcom và tài chính toàn cầu, Nvidia vẫn lao dốc 50%.

Nhận thấy công ty quá trì trệ, Huang rót tiền vào một nền tảng mới cho phép các nhà phát triển làm bất cứ điều gì họ muốn với GPU. Phố Wall hoài nghi về tầm nhìn này song các nhà nghiên cứu AI lại không nghĩ vậy. Họ bắt đầu sử dụng chip của Nvidia để huấn luyện mạng lưới thần kinh, sau đó nhận ra tiềm năng của sản phẩm.

Tuy nhiên, ‘miếng bánh’ AI quá ngon để các tập đoàn khác bỏ lỡ. Ngoài Nvidia, rất nhiều các ‘gã khổng lồ’ khác cũng đang tăng tốc giành giật vị thế trong một thị trường chip đồ hoạ quá cạnh tranh như hiện tại.

Đơn cử, AMD, được biết đến với tư cách đối thủ lâu năm của Intel trên thị trường bộ vi xử lý máy tính và máy chủ, đang đặt mục tiêu chiếm lĩnh phần lớn thị trường chip AI, thậm chí thay thế Nvidia nắm vị trí dẫn đầu. Theo Gregory Diamos, đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp AI Lamini kiêm cựu kiến trúc sư CUDA tại Nvidia, AMD đang dần thu hẹp khoảng cách với đối thủ nặng ký nhất.

“Phần cứng của chúng tôi rất xuất sắc. Phần mềm cũng đang tiếp tục hoàn thiện hơn theo thời gian”, CEO Lisa Su nói và kỳ vọng cơ hội lớn của AMD có thể đến cùng với sự phát triển tự nhiên của AI.

Theo các chuyên gia, giá chip Nvidia đắt đỏ có thể khiến nhiều khách hàng quay sang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Mercury Research ước tính một hệ thống với 8 GPU mới nhất của Nvidia có giá khoảng 200.000 USD, tức gấp khoảng 40 lần chi phí của một máy chủ chung được thiết kế cho trung tâm dữ liệu đám mây.

Lịch sử phát triển của chính Nvidia cho thấy không một công ty công nghệ nào thực sự bất khả xâm phạm. Bản thân ‘ông vua chip’ này cũng từng phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu khi Intel và AMD bắt đầu tích hợp công nghệ GPU với chip CPU.

“Có một kịch bản rằng vào năm 2024, khi GPU Nvidia đã được bán hết, khách hàng lúc này chỉ có thể trông cậy vào AMD. AMD sẽ giành được thị phần theo cách này”, Brian Colello, giám đốc lĩnh vực công nghệ của Morningstar, cho biết.

Dẫu vậy, Nvidia vẫn có cơ sở để duy trì vị thế dẫn đầu với ‘át chủ bài’ A100. Theo nhà đầu tư Nathan Benaich, A100 là “con ngựa đầu tàu” vào thời điểm hiện tại, rất lý tưởng cho loại mô hình máy học hỗ trợ ChatGPT hoặc Bing AI. Việc nó có thể thực hiện đồng thời nhiều phép tính đơn giản cũng được cho sẽ giúp ích cho hoạt động đào tạo và sử dụng mô hình mạng lưới thần kinh.

Công nghệ đằng sau A100 ban đầu được sử dụng để hiển thị đồ họa 3D phức tạp trong trò chơi. Nó thường được gọi là bộ xử lý đồ họa hoặc GPU, song ngày nay, A100 của Nvidia nhắm mục tiêu sang các tác vụ học máy và trung tâm dữ liệu chứ không đơn thuần chỉ là các PC trò chơi nữa. Các công ty lớn hoặc startup làm việc dựa trên chatbot và trình tạo hình ảnh sẽ cần hàng trăm hoặc hàng nghìn con chip trên của Nvidia.

Theo: Bloomberg, WSJ

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Huệ Anh | Nhịp sống thị trường

Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam

Dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam là Louis Vuitton. Năm 2022, doanh thu thuần của Louis Vuitton đạt gần 2.400 tỷ, tăng 50% so với năm trước.

Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam
Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam

Theo Báo cáo Thịnh vượng của Knight Frank (Anh), số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng từ 583 người trong năm 2017 lên 1.059 người vào cuối năm 2022, tức tăng gần gấp đôi trong 5 năm.

Để được tổ chức này xếp vào nhóm người siêu giàu, cá nhân phải sở hữu khối tài sản ròng (đã trừ các khoản vay) từ 30 triệu USD trở lên, bao gồm cả bất động sản mà họ đang cư trú.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 32,5 tuổi, đây được xem là độ tuổi tiềm năng trong phân khúc tiêu dùng sản phẩm xa xỉ.

Thực tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các thương hiệu quốc tế, từ thời trang nhanh đến phân khúc bán lẻ xa xỉ và cao cấp. Các thương hiệu lớn như Dior, Louis Vuitton, Chanel… đã mở các cửa hàng tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

Báo cáo của Statista cho thấy thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam trong năm 2022 tăng 34% theo năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng 4% mỗi năm tới năm 2025. Bên cạnh việc mở cửa hàng tại Việt Nam, nhiều thương hiệu lớn ở châu Âu đã hợp tác với các doanh nghiệp phân phối chính cho nhiều thương hiệu cao cấp trong nước.

Và mặc dù chỉ bán cho một phân khúc khách hàng nhỏ, nhưng doanh thu của các mặt hàng xa xỉ này rất lớn. Thậm chí, giai đoạn 2019-2022, loạt thương hiệu xa xỉ như Gucci, Channel, Dior… tăng trưởng bằng lần mỗi năm.

Dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc (Segment) ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam phải kể đến Louis Vuitton. Louis Vuitton chính thức đặt chân đến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên nằm trong khách sạn Metropole Hanoi từ năm 1997 và vẫn luôn là điểm đến quen thuộc của các tín đồ thời trang.

Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Louis Vuitton giai đoạn 2020-2022 khá ổn với mức doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng qua từng năm. Năm 2022, doanh thu thuần của Louis Vuitton đạt gần 2.400 tỷ, tăng 50% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của thương hiệu này cũng tăng trưởng cao và đạt 330 tỷ đồng.

Kế đến là Chanel, cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng đến từ Pháp với các dòng sản phẩm thời trang, nước hoa, mỹ phẩm cao cấp bậc nhất. Gia nhập thị trường Việt Nam năm 2011, Chanel đã phát triển mạnh mẽ, trở thành thương hiệu cao cấp uy tín và được lòng người tiêu dùng Việt Nam.

2 năm đầu trong giai đoạn 2020-2022 tình hình kinh doanh của Chanel không có quá nhiều thay đổi. Đến năm 2022, khi thị trường các sản phẩm xa xỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ doanh thu của Chanel tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

Cụ thể, doanh thu của thương hiệu này đạt 2.186 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 57% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Chanel cũng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cũng nằm phân khúc xa xỉ, Christian Dior được biết đến là thương hiệu thời trang và làm đẹp sang trọng, xa xỉ, uy tín, cao cấp nhất thế giới được thành lập năm 1946. Dior được ưa chuộng bởi rất nhiều người yêu thời trang bởi sự tinh tế, độc đáo trong từng mẫu thiết kế sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh của Dior tại Việt Nam đang phát triển rất tốt. Doanh thu của thương hiệu có xu hướng tăng dần qua từng năm. Đến năm 2022, doanh thu của thương hiệu này đã đạt mức 1.718 tỷ, tăng 833 tỷ so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của Dior trong năm 2022 cũng tăng mạnh, cao gấp đôi so với năm 2021.

Hay Gucci, thương hiệu thời trang được thành lập tại Ý vào năm 1921 chuyên về các mặt hàng quần áo, phụ kiện và các sản phẩm bằng da cao cấp. Tham gia vào thị trường Việt Nam năm 2007, Gucci đã tạo tiếng vang lớn trong thị trường hàng xa xỉ của Việt Nam.

Dù doanh số thấp hơn so với các thương hiệu khác, song Gucci lại dẫn đầu về tăng trưởng. Năm 2022, doanh thu của Gucci tại Việt Nam đã đạt mức hơn 1.000 tỷ, trong khi con số này ở những năm trước chỉ trong khoảng vài trăm tỷ. Lợi nhuận sau thuế của Gucci cũng tăng trưởng cực kỳ tốt, đạt 282 tỷ đồng trong năm 2022, tăng hơn 239% so với năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Túc | Markettimes

Lượng người dùng của chatbot AI Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu

Sau 4 tháng công bố phiên bản chính thức, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc tuyên bố Ernie đạt mốc phát triển quan trọng với 100 triệu người sử dụng.

Lượng người dùng của chatbot Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu
Lượng người dùng của chatbot Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu

Con số này được Wang Haifeng, Giám đốc công nghệ Baidu – hãng dịch vụ tìm kiếm Internet lớn nhất Trung Quốc, nhắc đến tại hội nghị về công nghệ học sâu (deep learning) ở Bắc Kinh ngày 28/12.

Chatbot Ernie bắt đầu triển khai bản thử nghiệm vào tháng 3 và chính thức mở rộng cho công chúng từ cuối tháng 8, sau khi được chính phủ Trung Quốc cấp phép hoạt động.

Tốc độ gia tăng người sử dụng Ernie chậm hơn đối thủ ChatGPT. Đầu năm nay, AI của OpenAI chỉ cần hai tháng để đạt cột mốc tương tự. Tuy nhiên, thống kê của công ty phân tích Sensor Tower cho thấy sản phẩm của Baidu vẫn có thành tích tốt nếu so trong ngành công nghệ.

Ví dụ, TikTok cần 9 tháng sau khi phát hành toàn cầu mới đạt 100 triệu người dùng, trong khi Instagram mất 2,5 năm và ứng dụng Google Translate cần 6,5 năm.

Màn ra mắt hồi đầu năm của chatbot Ernie không quá ấn tượng, nhưng vẫn giúp Baidu giành được vị thế của một công ty đi đầu lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn nhiều đối thủ tại Trung Quốc và quốc tế tìm cách phát triển thị trường riêng. Gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc sau đó cũng tiến hành nhiều nâng cấp giúp Ernie có lợi thế trong cuộc đua AI.

Vào tháng 6, đại diện Baidu giới thiệu mô hình Ernie bot 3.5, khẳng định nó có khả năng suy luật gấp 17 lần bản 3.0 và đủ sức cạnh tranh với ChatGPT ở một số thử nghiệm.

Cụ thể, trong bài kiểm tra AGIEval do Microsoft phát hành bằng tiếng Trung với hơn 13.000 câu trắc nghiệm thuộc 50 chủ đề khác nhau, Ernie 3.5 đạt 64,37 điểm, cao hơn ChatGPT 24 điểm. Khi chuyển sang chủ đề tiếng Anh, AI của Baidu được 50,59 điểm, kém 15 điểm so với ChatGPT.

“Bản nâng cấp giúp tăng tốc đáng kể những cải tiến tiếp theo của mô hình Ernie. Siêu AI sẽ giảm chi phí đào tạo nhưng vẫn có thể nâng cao trải nghiệm người dùng”, ông Wang Haifeng nói.

Đến tháng 10, Baidu tiếp tục giới thiệu Ernie Bot 4, mô hình được cho là mạnh ngang GPT-4. Theo CEO Robin Li, sản phẩm thể hiện khả năng ấn tượng trong việc hiểu, trả lời câu hỏi phức tạp trong nhiều lĩnh vực, gồm cả toán học và tạo ảnh.

Dù vậy, ông đánh giá việc chạy đua AI đang gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thay vì những mô hình ngôn ngữ lớn, thứ người dùng thực sự quan tâm là các ứng dụng AI hữu ích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer