Skip to main content

Thẻ: ByteDance

Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok năm 2023 vượt xa Tencent và Alibaba

Lợi nhuận trước thuế, lãi trước khấu hao và lãi sau khấu hao của ByteDance trong năm 2023 đã tăng lên mức hơn 40 tỷ USD từ khoảng 25 tỷ USD vào 2022, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Nguồn tin của Bloomberg cho biết doanh thu của ByteDance, công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, cũng tăng lên gần 120 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 80 tỷ USD trong 2022.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok vượt xa Tencent và Alibaba
Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok vượt xa Tencent và Alibaba

Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên ByteDance vượt qua đối thủ truyền kiếp Tencent cả về doanh thu và lợi nhuận trong một năm khi tận dụng nền tảng video ngắn phổ biến của mình để mở rộng sang thương mại điện tử quốc tế.

Dù chưa được kiểm toán độc lập, các số liệu nội bộ này của ByteDance cho thấy tập đoàn có trụ sở ở Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc) là một trong những hãng công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2023.

Người phát ngôn của ByteDance không trả lời khi được Bloomberg đề nghị bình luận.

ByteDance với Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) vào năm ngoái đã củng cố vị thế hàng đầu về internet ở cường quốc châu Á, cùng Tencent và Alibaba. Tuy nhiên, cả Tencent và Alibaba đều đang phải vật lộn để kích thích tăng trưởng vào thời điểm kinh tế bất ổn và sự thận trọng của người tiêu dùng trong nước.

Tại thị trường nội địa, Douyin đang chuyển mình trở thành nền tảng đa năng giống WeChat của Tencent, với các tính năng bổ sung nhằm lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử của Alibaba và cạnh tranh với Meituan về các đơn đặt hàng giao đồ ăn.

Ngay cả với kết quả khả quan, ByteDance vẫn quyết định đại tu việc quản lý các hoạt động tại Trung Quốc vào tháng 2, với việc Kelly Zhang Nan từ chức Giám đốc điều hành đơn vị Douyin mà không có kế hoạch bổ nhiệm người kế nhiệm.

Việc triển khai thành công TikTok Shop tại các thị trường như Mỹ và Đông Nam Á đã mở ra những nguồn doanh thu mới ngoài hoạt động tiếp thị kỹ thuật số. TikTok đang tìm cách tăng quy mô kinh doanh thương mại điện tử của mình lên gấp 10 lần trong năm 2024 tại Mỹ, nơi có 170 triệu người dùng. Động thái này diễn ra bất chấp cuộc khủng hoảng hiện hữu của TikTok tại thị trường sinh lợi nhất.

Hôm 13.3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok, hoặc ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng đối mặt với lệnh cấm hoạt động ở Mỹ.

Dự luật cho ByteDance khoảng 6 tháng để thoái vốn, hiện được chuyển đến Thượng viện, nơi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã gửi những tín hiệu trái chiều về việc liệu họ có ủng hộ nó hay không.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ ký dự luật thành luật nếu nó được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua. Tuy nhiên, dự luật này có thể sẽ phải đối mặt với kiện tụng ngay cả khi trở thành luật. Những nỗ lực trước đây nhằm chặn TikTok, từ năm 2020, đã bị đình trệ hoặc bị tòa án chặn lại.

Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ giữa ông Joe Biden và Donald Trump vào cuối năm 2024, cùng với phản ứng của Trung Quốc, cũng có thể làm phức tạp vấn đề.

Giống như các công ty cùng ngành Trung Quốc, ByteDance đã bắt đầu loại bỏ các khoản đặt cược rủi ro trong những tháng gần đây. ByteDance đã cắt giảm hàng trăm nhân viên tại các đơn vị phát triển game và phần mềm doanh nghiệp, vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận và phần lớn không đáp ứng được kỳ vọng. Thay vào đó, tập đoàn này đang cố gắng bắt kịp với lĩnh vực AI tổng quát, xây dựng chatbot và mô hình ngôn ngữ lớn của riêng mình.

Khả năng ByteDance chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vẫn còn xa vời, vì đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn ở Mỹ.

Hồi tháng 12.2023, ByteDance đã đề nghị mua lại số cổ phiếu trị giá 5 tỷ USD từ các nhà đầu tư, với mức định giá công ty là 268 tỷ USD. Vào thời kỳ đỉnh cao, ByteDance được định giá hơn 400 tỷ USD trong một số giao dịch tư nhân.

ByteDance tập trung nguồn lực vào AI tổng quát sau khi Sora làm đảo lộn tương lai việc tạo video

ByteDance đang huy động nguồn lực cho các dự án AI tổng quát khi tăng gấp đôi nỗ lực để cố bắt kịp chabot AI ChatGPT và mô hình chuyển văn bản thành video Sora của OpenAI.

Đảm nhận vị trí giám đốc điều hành từ nhà đồng sáng lập Zhang Yiming vào năm 2021, Liang Rubo đã đặt ra ba mục tiêu cho ByteDance liên quan đến AI tổng quát trong quý 1/2024: Tăng cường tuyển dụng nhân tài AI, nâng cao cơ cấu tổ chức và cải thiện nghiên cứu cơ bản, theo nguồn tin của trang SCMP.

Trang web của ByteDance liệt kê hơn 300 cơ hội việc làm liên quan đến AI tổng quát, hơn 100 trong số đó liên quan đến mô hình ngôn ngữ lớn – công nghệ được sử dụng để đào tạo ChatGPT và các chatbot AI tương tự.

ByteDance gần đây đã thuê Jiang Lu, người từng đóng góp chính cho VideoPoet, mô hình ngôn ngữ lớn được Google thiết kế để tạo video, ra mắt cuối năm ngoái.

Theo hãng truyền thông Jiemian (Trung Quốc), ByteDance đang bí mật làm việc trên nhiều sản phẩm AI, gồm cả công nghệ chuyển văn bản thành hình ảnh và tạo video từ văn bản.

Nhóm chịu trách nhiệm về ứng dụng chỉnh sửa video CapCut, do Kelly Zhang Nan (cựu Giám đốc điều hành đơn vị Douyin) quản lý, cũng đang làm việc bí mật trên các sản phẩm AI.

Một nguồn tin thân cận với ByteDance nói rằng những người có ảnh hưởng lớn tại công ty, gồm cả người sáng lập Zhang Yiming, hiện coi AI là một trận chiến mà công ty không thể thua. Nguồn tin cho biết đó là tinh thần “hết mình”.

ByteDance được nhiều người coi là trường hợp thành công của một doanh nghiệp sử dụng thuật toán học máy để giới thiệu nội dung cho người xem.

Một ngôi làng ở quê hương của Zhang Yiming thậm chí còn dựng bia đá để vinh danh tỷ phú này, ca ngợi ByteDance là hãng công nghệ đầu tiên ứng dụng AI vào internet di động và Douyin đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử phát trực tiếp (livestream). Chiếc bia đá vinh danh Zhang Yiming sau đó đã bị dỡ bỏ.

Dù sớm áp dụng AI trong đề xuất nội dung nhưng ByteDance lại khám phá mô hình ngôn ngữ lớn tương đối muộn. Công ty đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI nửa cuối 2023, sau khi đối thủ Baidu và Alibaba triển khai dịch vụ của họ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.

Sau khi OpenAI ra mắt Sora vào giữa tháng 2, ByteDance cho biết công cụ điều khiển chuyển động video nội bộ Boximator, được thiết kế để giúp tạo video, vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và chưa sẵn sàng để phát hành rộng rãi. Tập đoàn Trung Quốc tiết lộ: “Nó vẫn có khoảng cách lớn với các mô hình sản xuất video hàng đầu về chất lượng hình ảnh, độ trung thực và thời lượng”.

Tuy nhiênua, ByteDance đang âm thầm cố gắng bắt kịp OpenAI. Theo bản tin của Jiemian, Zhang Yiming, người ít nổi tiếng nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn đến định hướng chiến lược của ByteDance, năm ngoái đã dành phần lớn sức lực cho AI. Tạp chí China Entrepreneur cho biết Zhang Yiming thường đọc các tài liệu nghiên cứu OpenAI đến đêm khuya.

Đầu tháng 2, Kelly Zhang Nan đã từ bỏ vai trò Giám đốc điều hành Douyin để dành nhiều thời gian hơn cho CapCut, nói rằng “công nghệ AI sẽ gây ra sự đảo lộn đáng kể trong việc tạo nội dung và thậm chí sinh ra các nền tảng tạo nội dung mới”.

Alex Zhu (người đồng sáng lập công ty cung cấp ứng dụng video ngắn Musical.ly sau này sáp nhập với TikTok) và Zhu Wenjia (trưởng nhóm công nghệ tại TikTok) cũng đã điều chỉnh trách nhiệm của mình để tập trung vào AI.

Cảm giác cấp bách đã tràn ngập ByteDance sau khi Giám đốc điều hành Liang Rubo chỉ trích nhân viên vào tháng 1 vì phản ứng quá chậm trước sự xuất hiện của các công nghệ mới, cụ thể là AI tổng quát.

Tại một cuộc họp nội bộ, ông cho biết các nhân viên ByteDance đã không nói gì về ChatGPT, được phát hành vào tháng 11.2022, cho đến vài tháng sau đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách công ty mẹ TikTok giữ chân nhân tài (dựa trên cách xếp loại nhân viên)

Công ty mẹ của ứng dụng TikTok – ByteDance đã cam kết tăng tiền thưởng hàng năm cho những nhân viên có thành tích cao, theo South China Morning Post.

ByteDance đã buộc phải cắt giảm hàng nghìn lao động  ở nhiều bộ phận khác nhau trong thời gian vừa qua, đồng thời công ty đang chạy đua để cứu lấy hoạt động của ứng dụng TikTok tại Mỹ.

Trong một email nội bộ hôm 28/3, Giám đốc nhân sự ByteDance là Hue Wei thông báo những nhân viên được xếp loại “M” trở lên sẽ lên sẽ được thưởng thêm 5% đến 15% trên tổng số tiền thưởng đã được thông báo trước đó.

Xếp loại “M” tương đương với “đáp ứng kỳ vọng”, là xếp loại cao thứ 5 trong 8 xếp loại của ByteDance. Theo hai nhân viên của ByteDance không tiết lộ danh tính, xếp loại này thường đi kèm với khoản tiền thưởng bằng ba tháng lương của nhân viên.

Song khoản thưởng bổ sung sẽ được mặc định cung cấp dưới dạng quyền chọn mua cổ phiếu. Theo email của Hua, tiền mặt sẽ được cung cấp trong một số trường hợp nhất định. Email này cũng nói rằng khoản khuyến khích tài chính này nhằm mục đích phân loại những nhân viên “có thành tích tốt hơn”.

ByteDance chưa trả lời ngay lập tức cho yêu cầu bình luận.

Chương trình tăng tiền thưởng mới cho thấy những nỗ lực của ByteDance nhằm giữ chân và thu hút nhân tài, ngay cả khi công ty tiếp tục tái cấu trúc hoạt động trong năm nay.

Ngoài ByteDance, công ty logistic thuộc sở hữu của Alibaba là Cainiao vừa cho biết sẽ tăng gấp đôi tiền thưởng cuối năm cho tất cả nhân viên trong năm tài chính tới, một động thái dự kiến sẽ giúp nâng cao tinh thần của nhân viên sau khi công ty mẹ Alibaba hủy bỏ kế hoạch IPO của Cainiao.

Tháng 1, ByteDance đã điều chỉnh chính sách tiền lương để cho phép nhân viên bán quyền chọn mua cổ phiếu nhanh hơn, vì kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty vẫn đang bị đình trệ. Theo hai nguồn tin được biết về vấn đề này, nhân viên sẽ nhận được 20% tổng số quyền chọn mua cổ phiếu của họ sau năm đầu tiên làm việc, tăng từ 15% trước đó.

Tuy nhiên, ByteDance đã bắt đầu cắt giảm việc làm tại đơn vị Feishu, ảnh hưởng đến khoảng 1.000 nhân viên. Công ty dự kiến sẽ cắt giảm tới 20% tổng số nhân viên của Feishu, hiện có hơn 5.000 người, với hầu hết các đợt sa thải diễn ra ở Trung Quốc đại lục.

Việc cắt giảm nhân sự đó diễn ra sau quyết định rút lui khỏi ngành công nghiệp trò chơi điện tử của ByteDance vào tháng 11 năm ngoái, động thái này liên quan đến việc sa thải hàng trăm nhân viên tại Nuverse – studio phát triển game hàng đầu của công ty.

Cũng trong tháng đó, ByteDance đã tiến hành một vòng cắt giảm việc làm mới tại Pico, đơn vị sản xuất tai nghe thực tế ảo của công ty và số lượng nhân viên bị sa thải được cho lên tới con số hàng trăm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Công ty mẹ của mạng xã hội TikTok là ByteDance đang trên đường trở thành tập đoàn truyền thông xã hội lớn nhất thế giới với doanh thu toàn cầu 120 tỷ USD. Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD.

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD
Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Dữ liệu báo cáo kinh doanh từ công ty mẹ TikTok ByteDance cho thấy vào năm 2023 doanh thu của TikTok đạt hơn 16 tỷ USD, và đây cũng là năm TikTok có doanh thu kỷ lục tại Mỹ.

Với số liệu hiện tại, ByteDance nói chung đang trên đà vượt qua chủ sở hữu FacebookInstagram là Meta để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng.

Dữ liệu cũng cho biết ByteDance đạt doanh thu 120 tỷ USD vào năm 2023, tăng khoảng 40% so với một năm trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng bùng nổ của TikTok, mặc dù công ty này kiếm được phần lớn doanh thu từ Trung Quốc.

Meta báo cáo doanh thu đạt 135 tỷ USD vào năm 2023, tăng 16% so với năm 2022.

Mặc dù đang ở một vị thế rất thuận lợi, diễn biến mới đây tại Mỹ có thể khiến TikTok đối mặt với nhiều mất mát hoặc có thể là phải bán lại TikTok tại Mỹ.

Hạ viện Mỹ vừa thông qua đạo luật cấm TikTok trên toàn nước Mỹ, và đạo luật mới này cũng đã được chuyển tới Thượng viện cho đánh giá và xem xét tiếp theo. TikTok Mỹ hiện có 2 lựa chọn, một là bán lại TikTok hoặc chuyển nhượng lại cổ phần cho một doanh nghiệp không liên quan đến Trung Quốc, và hai là bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Việc mất thị trường Mỹ có thể gây ra hậu quả rộng lớn hơn cho TikTok trên toàn cầu, khi cuộc rút lui của những người có ảnh hưởng và người nổi tiếng ở Mỹ có thể hạn chế sức hấp dẫn của ứng dụng (đối với cả những người dùng ngoài Mỹ).

Trung Quốc cho biết họ “kiên quyết phản đối” bất kỳ hành động ép buộc bán TikTok nào và vào năm 2020 đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm trao cho Bắc Kinh quyền ký kết bất kỳ hoạt động bán hoặc thoái vốn nào.

CEO TikTok Shou Zi Chew cũng nói với người dùng ứng dụng rằng, nếu được thông qua, luật “sẽ dẫn đến lệnh cấm TikTok ở Mỹ”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các mục đích cụ thể

ByteDance, công ty mẹ TikTok đã ra mắt Coze, nền tảng tương tự GPT của OpenAI, cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các công việc cụ thể.

Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze
Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các mục đích cụ thể

Coze ra mắt hôm 1/2 tại Trung Quốc, nơi các dịch vụ của OpenAI chưa chính thức có mặt. ByteDance mô tả Coze là “nền tảng phát triển AI một cửa”, cho phép người dùng nhanh chóng “tạo ra một con bot mà không cần lập trình”.

Sau khi tạo bot, người dùng có thể chia sẻ nó qua các ứng dụng của ByteDance như công cụ làm việc Feishu hay thậm chí siêu ứng dụng WeChat.

Website của Coze do Beijing Chuntian Zhiyun Technology trực thuộc Beijing Douyin Information Service vận hành.

Gần đây, ByteDance đã đóng cửa nền tảng game Momoyu và bách khoa toàn thư y tế Baikemy, nhấn mạnh trọng tâm mới vào AI trong bối cảnh ChatGPT và các công cụ AI tạo sinh khác ngày càng phổ biến.

ByteDance mua Baikemy với giá 500 triệu NDT (70 triệu USD) năm 2020 khi nhu cầu chăm sóc y tế tăng vọt giữa dịch Covid-19, theo trang tin Yicai.

CEO ByteDance Liang Rubo đầu tuần này đã mắng nhân viên vì “không đủ nhạy cảm” trước sự xuất hiện của các công nghệ mới như ChatGPT. Theo bản ghi chép một cuộc họp nội bộ được công bố trên website công ty, Liang cho biết nhân viên chỉ bắt đầu nói về ChatGPT năm 2023 dù chatbot phát hành cho công chúng từ tháng 11/2022.

Theo người đứng đầu ByteDance, các startup mô hình ngôn ngữ lớn đang hoạt động tốt về cơ bản được thành lập từ năm 2018 đến 2020. Công ty mẹ TikTok đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI vào nửa sau năm 2023 sau khi các đối thủ Baidu và Alibaba công bố dịch vụ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.

Ngoài ra, ông còn chỉ trích nhân viên thiếu “cảm giác khủng hoảng”. Ông nói một trong những ưu tiên của họ năm nay sẽ là luôn duy trì trạng thái “như ngày đầu”, liên quan đến tinh thần khởi nghiệp.

Hệ thống đề xuất nội dung dựa trên AI của ByteDance, cung cấp nội dung được cá nhân hóa cho người dùng dựa trên sở thích và hoạt động xem của họ trong các ứng dụng như TikTok và công cụ tổng hợp tin tức Jinri Toutiao, từ lâu đã được xem là một trường hợp sử dụng AI rất thành công trong ngành.

Công nghệ đã biến Musical.ly – dịch vụ được ByteDance mua lại năm 2017 và sau đó nhập với TikTok – thành ứng dụng phổ biến nhất thế giới của một công ty Trung Quốc.

CEO Liang nhận xét ByteDance phản ứng chậm chạp với các xu hướng công nghệ mới hơn so với một số startup đã “ngay lập tức phát hiện các dự án mới trên GitHub, sau đó mua lại hoặc bắt tay với họ”. Ông bổ sung công ty sẽ tiếp tục nới rộng khoảng cách thưởng giữa những người làm việc hiệu quả nhất và kém nhất để giữ chân nhân tài.

Đầu tháng 1, ByteDance cập nhật chính sách tiền lương, công bố mức thưởng hằng năm tương ứng ba tháng lương. Thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân viên vẫn thường nhận thưởng cao hơn, chẳng hạn các nhân viên tối ưu hóa và thiết kế sản phẩm được thưởng tối đa 6 tháng lương.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược kinh doanh đa ngành của ByteDance (TikTok) phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk

ByteDance – công ty mẹ của mạng xã hội TikTok đang phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk của riêng họ – thuật ngữ mô tả tình huống khó khăn, buộc phải đưa ra quyết định quan trọng.

Chiến lược kinh doanh đa ngành của ByteDance (TikTok) phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk
Chiến lược kinh doanh đa ngành của ByteDance (TikTok) phải đối mặt với khoảnh khắc Dunkirk

Trong một năm đầy biến động đối với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc, ByteDance có thể vừa phải đối mặt với những quyết định vô cùng khó khăn, theo South China Morning Post.

Là “kỳ lân” giá trị nhất Trung Quốc, ByteDance không chỉ sở hữu nền tảng video ngắn nổi tiếng TikTok và công ty này cũng đã gây dựng được hệ sinh thái rộng lớn với trò chơi và thực tế ảo (VR), thương mại điện tử và các kênh tin tức xã hội. Tuy vậy, kinh doanh đa mảng chưa hẳn là một điều hay.

Tháng 11, Nuverse, studio chơi game hàng đầu của ByteDance, đã dừng hầu hết các dự án đang phát triển, đồng thời bán bản quyền của ít nhất hai tựa game. Nuverse cũng được cho là đã sa thải hàng trăm nhân viên tại bộ phận VR Pico của mình và hủy bỏ dự án phát triển tiện ích VR thế hệ tiếp theo.

Nói cách khác, ByteDance đã thu hẹp đáng kể hai hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi đó, mảng giáo dục hầu như không thu hút được sự chú ý kể từ khi cơ quan chức năng siết chặt hoạt động dạy thêm vào năm 2021.

Những động thái trên khác hẳn với thành tích của ByteDance khi phá vỡ thế thống trị của BAT (bộ ba big tech Trung Quốc gồm Baidu, Alibaba, Tencent) kéo dài hàng thập kỷ.

ByteDance cũng là một trong số ít công ty công nghệ Trung Quốc thâm nhập thị trường nước ngoài với thành công của TikTok, nền tảng có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu.

Trong công cuộc đa dạng hóa nguồn doanh thu từ video ngắn – thứ mà công ty đã chi hàng tỷ đô la vào đó, ByteDance đã gặp phải những trắc trở nhất định.

Chẳng hạn, công ty đã chi khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (4,2 tỷ USD) cho việc đầu tư mảng trò chơi điện tử, mua hơn 20 studio từ năm 2019 đến năm 2022, theo hãng truyền thông địa phương DingjiaoOne. Nhưng hiệu quả lợi nhuận vẫn còn rất mịt mù.

Lisa Hanson, Giám đốc điều hành công ty tư vấn ngành trò chơi Niko Partners cho biết: “Mặc dù ByteDance thu được 54 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, nhưng chưa đến 1% trong số đó đến từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử của họ”.

Drew Bernstein, Chủ tịch của công ty kế toán Marcum Asia, cho biết: “So với những thời kỳ trước đây, các công ty Trung Quốc chủ yếu tập trung vào vào lợi nhuận. Họ dường như đang chú trọng lĩnh vực kinh doanh mà họ có thể đứng đầu”.

Ông nói thêm rằng sự thay đổi chiến lược hiện tại là một điều tốt.

Một số nhà quan sát không ngạc nhiên trước bước rút lui khỏi mảng trò chơi của ByteDance, chỉ ra rằng nhà sáng lập Zhang Yiming chưa bao giờ là người đam mê chơi game trước khi bước chân vào lĩnh vực này.

Theo bà Lisa Hanson, ByteDance được biết đến nhiều nhất nhờ TikTok/Douyin, không phải nhờ phát triển hay phát hành trò chơi điện tử.

Trong khi đó, ban lãnh đạo của ByteDance cũng đang dần mất kiên nhẫn với mảng trò chơi do sự phát triển chậm chạp, thiếu tiến bộ ở bộ phận trò chơi trong. Nhà sáng lập Yang Yiming cho rằng studio Moonton của họ đã không phát triển mặc dù số lượng nhân viên đã tăng gấp đôi. Hồi tháng 11, ByteDance đã có kế hoạch đàm phán để bán Moonton, theo Reuters.

Liang Rubo, CEO ByteDance đã nói với các nhân viên vào năm ngoái rằng công ty cần phải “có vóc dáng cân đối và tăng cường sức mạnh”, ngụ ý rằng sẽ có một giai đoạn thắt lưng buộc bụng và có thể cắt giảm việc làm trong tương lai.

Trong một bức thư nội bộ vào tháng 3/2023, Liang nói rằng công ty nên tập trung vào các ứng dụng video ngắn, công cụ tổng hợp tin tức Jinri Toutiao và dịch vụ thương mại điện tử. Đây là những hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Daniel Konstantinovic, nhà phân tích của Insider Intelligence, đã dự báo rằng Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) sẽ kiếm được gần 21 tỷ USD doanh thu quảng cáo ở Trung Quốc vào năm 2023. Năm ngoái, Weibo, một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất trong nước đạt doanh thu quảng cáo khoảng 1,8 tỷ USD.

ByteDance dự kiến ​​sẽ đạt doanh thu hơn 110 tỷ USD trong năm nay, có khả năng vượt qua Tencent Holdings.

Công ty cũng đã nhảy vào cuộc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). ByteDance đã nhúng bot trò chuyện hỗ trợ AI của riêng mình vào Douyin và TikTok, thêm trợ lý AI vào công cụ văn phòng Feishu. Ngoài ra, họ đang làm việc trên nền tảng phát triển chatbot trò chuyện.

Nhưng nếu việc rút lui chiến thuật và tái cơ cấu này được coi là động thái kinh doanh thông minh trong điều kiện thị trường khó khăn, thì tại sao ByteDance lại không thể ngăn chặn sự sụt giảm định giá của mình dù họ từng được định giá 300 tỷ USD?

Theo SCMP, chương trình mua lại cổ phiếu mới nhất dành cho các nhà đầu tư vào tháng 12/2023 đã định giá công ty chỉ ở mức 268 tỷ USD.

Trong một số lĩnh vực quan trọng, công ty đã trở thành nạn nhân của sự thành công của chính mình trong bối cảnh môi trường địa chính trị đang xấu đi.

Sau khi khởi đầu mạnh mẽ, TikTok buộc phải đóng cửa dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop ở Indonesia sau khi Jakarta cấm mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Động thái này buộc TikTok phải bắt tay cùng GoTo, đầu tư 1,5 tỷ USD để mua đa số cổ phần của mảng thương mại điện tử Tokopedia.

Đây là nỗ lực khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến của ByteDance tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Marcum mô tả chính sách mới của Jakarta là “bảo hộ”. Ông nói: “Nếu bạn muốn thành công ở một số quốc gia này, bạn cần phải lập liên doanh để có thể giúp bạn quản lý các mối quan hệ kinh doanh địa phương và các mối quan hệ với chính phủ”.

Trong khi đó, TikTok đang phải đối mặt với nhiều phản kháng hơn ở phương Tây do lo ngại về sự gia tăng của các phát ngôn thù hận trên nền tảng mạng xã hội trong bối cảnh xung đột Israel-Hamas.

Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley, Marco Rubio và Đại diện Hạ viện Mike Gallagher đã nhắc lại lời kêu gọi cấm TikTok, với lý do an ninh mạng và ứng dụng này bị cáo buộc thiên vị đối với nội dung chống Israel và chống Do Thái.

Trong khi đó, Liên minh Châu Âu đã thăm dò các nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm cả TikTok, về chính sách kiểm duyệt nội dung của họ trong bối cảnh xung đột.

Bernstein cho biết: “Sẽ rất khó để họ TikTok để giải quyết những lo ngại này trong tương lai gần. Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn trong năm bầu cử của Mỹ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của công ty mẹ TikTok đạt mức hơn 110 tỷ USD năm 2023 (và có thể vượt Tencent)

Theo số liệu mới đây từ Bloomberg đưa tin, gã khổng lồ internet Trung Quốc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã thu về hơn 110 tỷ USD doanh thu trong năm 2023. Điều này có nghĩa là ByteDance có khả năng vượt qua Tencent (công ty mẹ của WeChat), hiện chỉ mới đạt doanh thu khoảng 86 tỷ USD trong năm nay.

Doanh thu của công ty mẹ TikTok
Doanh thu của công ty mẹ TikTok đạt mức hơn 110 tỷ USD năm 2023 (và có thể sẽ vượt Tencent)

Theo đó, ByteDance – công ty sở hữu mạng xã hội TikTok và Douyin – được cho là đã có thể thu hẹp khoảng cách doanh thu với Meta (công ty mẹ của FacebookInstagram) từ quý 2 năm nay, đạt doanh thu khoảng 29 tỷ USD và tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước trong quý.

Theo nghiên cứu của CB Insights, ByteDance hiện được định giá 225 tỷ USD và cũng là công ty khởi nghiệp thuộc sở hữu tư nhân có giá trị nhất trên toàn cầu.

Mặc dù ByteDance không tiết lộ số liệu lợi nhuận nhưng Financial Times trước đó đã đưa tin rằng EBITDA của ByteDance đã tăng 79% lên 25 tỷ USD vào năm 2022.

Theo The Information, 80% doanh thu của ByteDance đến từ thị trường nội địa, phần còn lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, TikTok đặt mục tiêu là hợp nhất yếu tố nội dung của mạng xã hội với thương mại điện tử tại các thị trường như Indonesia.

Đáng chú ý, TikTok mới đây cũng đã công bố khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Tokopedia, mua lại 75% cổ phần của công ty thương mại điện tử này. Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc TikTok có thể tiếp tục bán hàng qua TikTok Shop.

Mặc dù ByteDance dường như đang khá thuận với mạng xã hội, những mảng khác như game lại hoạt động theo cách ngược lại, công ty mới đây thông báo tạm dừng một số studio game và sa thải nhiều nhân viên liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty mẹ của TikTok gia nhập cuộc đua AI với công cụ tạo chatbot AI

ByteDance, Công ty mẹ của TikTok chính thức gia nhập cuộc đua Generative AI với công cụ tạo chatbot AI mới.

Khi AI mà chính xác là Generative AI đang là làn sóng phát triển không thể kìm lại, nhiều công ty công nghệ và thương hiệu đang tìm cách hoặc là gia nhập cuộc đua xây dựng hoặc là ứng dụng AI vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối ưu hoá hiệu suất.

Với ByteDance, công ty mẹ của mạng xã hội TikTok, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo chatbot, mang đến cho người dùng (doanh nghiệp) khả năng tạo ra các bot AI tùy chỉnh của riêng họ có thể trả lời các truy vấn bằng văn bản trong luồng (in-stream) hiện là ưu tiên hàng đầu,

Trong khi điều này có thể không có nhiều giá trị đối với người dùng (cá nhân), đối với các doanh nghiệp hay thương hiệu vốn không có thế mạnh về công nghệ thì là điều ngược lại.

ByteDance cho biết hiện đang thử nghiệm và sẽ sớm ra mắt công cụ tạo chatbot AI tuỳ chỉnh, cho phép doanh nghiệp xây dựng các chatbot theo các mục đích khác nhau.

Không chỉ ByteDance, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu cũng đang tung ra hệ thống phát triển chatbot, cung cấp các công cụ để doanh nghiệp có thể xây dựng các mô hình chatbot phản hồi nhanh, dựa trên các sản phẩm và dịch vụ của riêng doanh nghiệp.

Meta, công ty mẹ của Facebook hay Instagram, hiện cũng đang phát triển các công cụ tạo chatbot AI, trong khi OpenAI gần đây cũng đã rò rỉ công cụ “GPT Store”, nền tảng cho phép tùy chỉnh chatbot trong nhiều danh mục kinh doanh khác nhau.

TikTok cũng đang khám phá tính năng tạo hình ảnh bằng AI, thông qua các bộ lọc trong ứng dụng và nền tảng mới tương tự như Midjourney, đồng thời cũng đang thử nghiệm một chatbot trong luồng ở Philippines, cũng như các lời nhắc trong cuộc trò chuyện nhằm giúp tinh chỉnh nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) của người dùng.

Công cụ tạo chatbot AI tuỳ chỉnh có thể là làn sóng AI tiếp theo trong 2024 và xa hơn nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty mẹ của TikTok đóng cửa mảng game sau thất bại trước đối thủ Tencent

Các nguồn tin cho biết, ByteDance, công ty mẹ của mạng xã hội TikTok đã có kế hoạch đóng cửa thương hiệu trò chơi chính là Nuverse, quyết định được đưa ra trong bối cảnh ByteDance không thể cạnh tranh trước các đối thủ như Tencent (Trung Quốc).

Công ty mẹ của TikTok đóng cửa mảng game sau thất bại trước đối thủ Tencent
Công ty mẹ của TikTok đóng cửa mảng game sau thất bại trước đối thủ Tencent

Quyết định của ByteDance cho thấy công ty này đang muốn rút lui khỏi lĩnh vực trò chơi (game) vốn vô cùng cạnh tranh, hiện Tencent Holdings Ltd (Tencent), công ty mẹ của ứng dụng WeChat là đối thủ lớn trong ngành.

Trước khi đóng cửa hoàn toàn, hiện ByteDance đang sa thải nhiều vị trí có liên quan, đồng thời tạm dừng các dự án đang xây dựng và phát triển.

ByteDance vốn được biết đến là công ty mẹ của mạng xã hội đình đám TikTok với khoảng 1 tỷ người dùng toàn cầu, và phiên bản TikTok dành riêng cho thị trường Trung Quốc là Douyin.

Theo Bloomberg, ByteDance quyết định dừng cuộc chơi sau khi không thể dành lấy thị phần từ tay Tencent. Hiện ByteDance đang xem xét bán lại Shanghai Moonton Technology Co., một studio có tiếng mà công ty đã từng mua lại với giá 4 tỷ USD vào năm 2021.

ByteDance được thành lập cách đây hơn một thập kỷ bởi Zhang Yiming và Liang Rubo, công ty hiện có giá trị hơn 200 tỷ USD chủ yếu nhờ vào thành công của TikTok và Douyin.

Bất chấp những nỗ lực của ByteDance, Tencent vẫn là “Market Leader” với lượng người dùng khổng lồ vốn hưởng lợi từ ứng dụng nhắn tin WeChat, chính Elon Musk cũng từng phát biểu muốn X (Twitter) trở thành “WeChat của Mỹ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty mẹ TikTok ra mắt CapCut for Business cho thương hiệu

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, vừa công bố ra mắt CapCut for Business, một phiên bản sửa và tạo video mới tập trung vào doanh nghiệp.

Công ty mẹ TikTok ra mắt CapCut for Business cho thương hiệu
Công ty mẹ TikTok ra mắt CapCut for Business cho thương hiệu

Theo chia sẻ từ chính ByteDance, CapCut for Business là công cụ chỉnh sửa video cung cấp nhiều chức năng sáng tạo với mục tiêu giúp thương hiệu hay doanh nghiệp tạo ra những nội dung quảng cáo tốt hơn, xây dựng các video khuyến mãi, hoặc đơn giản là các video được tải lên tự nhiên một cách hiệu quả hơn v.v.

CapCut for Business là gì?

“Với CapCut for Business, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể khai thác các giải pháp sáng tạo ở cấp doanh nghiệp để xây dựng, chỉnh sửa và mở rộng quy mô nội dung. Nó có thể tạo ra nhiều sự khác biệt cho thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số.

Cho dù bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ hay là một người sáng tạo nội dung đang làm việc với các thương hiệu, CapCut for Business đều nhằm mục đích xóa bỏ các rào cản trong việc tạo ra những nội dung chất lượng cao.”

CapCut for Business theo đó có các tính năng sáng tạo nổi bật dưới đây:

  • Nội dung phác thảo về quảng cáo (Ad Script) – Hiện đã có sẵn trong TikTok Creative Center, trình tạo nội dung quảng cáo sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để đề xuất các ý niệm nội dung video dựa trên lời nhắc (yêu cầu được nhập vào hệ thống) của thương hiệu.
  • Mẫu doanh nghiệp – CapCut đã thêm một loạt các mẫu, bao gồm nhiều yếu tố được cấp phép thương mại khác nhau, để thương hiệu hay nhà sáng tạo có thể sử dụng.
  • Công cụ chuyển từ đường dẫn (URL) sản phẩm thành các nội dung quảng cáo – CapCut cho biết công cụ này có khả năng chuyển đổi các URL của sản phẩm hoặc trang đích của thương hiệu (Landing Page) thành các video quảng cáo hấp dẫn.
  • Các nhân vật AI – Thay vì sử dụng các nhân vật là con người thật, CapCut cũng cho phép doanh nghiệp tận dụng các nhân vật ảo được tạo ra bởi AI.

CapCut for Business cũng bao gồm các công cụ cộng tác để doanh nghiệp có thể chia sẻ ý tưởng với các thành viên khác một cách liền mạch và đơn giản hơn.

Trong khi CapCut vốn là một công cụ sáng tạo khá quen thuộc, các tùy chọn chỉnh sửa và tùy chỉnh nâng cao trong CapCut for Business sẽ giúp tạo ra những nội dung sinh động và có khả năng tương tác cao hơn nhiều.

Bạn có thể truy cập CapCut for Business mới thông qua ứng dụng CapCut trên máy tính để bàn, thiết bị di động hoặc máy tính bảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Công ty mẹ TikTok: Doanh thu đạt gần 24.5 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2023

Công ty mẹ TikTok là ByteDance đã có lãi gần 6 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2023, gần gấp đôi so với năm trước khi công ty mạnh tay cắt giảm chi phí.

Công ty mẹ TikTok: Doanh thu đạt gần 24,5 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2023
Công ty mẹ TikTok: Doanh thu đạt gần 24,5 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2023

Những nguồn tin có được về tình hình tài chính của ByteDance cho thấy, công ty đã xoay chuyển hoạt động kinh doanh theo hướng tốt hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2021 khi họ thua lỗ 7 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong khi doanh thu của ByteDance tiếp tục mở rộng, tăng hơn 38% lên 85,2 tỷ USD trong năm 2022 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty lại giảm so với cùng kỳ năm trước – thời điểm tăng tới gần 80%. Công ty tạo ra hơn 20 tỷ USD lợi nhuận hoạt động vào năm ngoái.

Cũng theo nguồn tin, cùng với tài liệu tài chính được gửi cho các nhân viên hiện tại và trước đây, Bytedance cũng đề nghị mua lại cổ phiếu từ các nhân viên hiện tại với giá 160 USD/cổ phiếu. Công ty cũng lưu ý rằng họ có 1,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ngụ ý định giá công ty ở mức 223,5 tỷ USD.

Con số này giảm gần 26% so với mức 300 tỷ USD từ một năm trước. “Chúng tôi có thể tự tin nói rằng công ty vẫn đang liên tục phát triển”, một người phát ngôn của ByteDance nói.

Là một công ty tư nhân có trụ sở tại Bắc Kinh, ByteDance luôn bảo mật tình hình tài chính của mình một cách thận trọng và không tiết lộ công khai.

Những con số kể trên được WSJ tìm hiểu được có con số cả năm 2021 và 2022 cũng như quý đầu tiên của năm 2023 chỉ cung cấp một phần nhỏ kết quả kinh doanh và kế hoạch của công ty trong tương lai.

Báo cáo cho thấy rằng ByteDance là một công ty đang tăng doanh thu nhanh chóng nhưng đồng thời cũng thực hiện những cắt giảm đáng kể trong chi phí marketing, quản trị và nghiên cứu.

Chi nhánh TikTok vào tháng 8 đã ra mắt TikTok Shop tại Mỹ. Một nguồn tin thân cận cho biết công ty hy vọng rằng những nỗ lực này có thể mang về nhiều doanh thu hơn.

ByteDance cũng đối mặt với hàng loạt những khó khăn khi đang tìm cách lôi kéo nhà đầu tư trở lại. Ngoài việc cạnh tranh với những công ty mạng xã hội ở Mỹ, tình hình chính trị không chắc chắn đã ngày một trở thành rủi ro chính trị lớn với họ.

Công ty vẫn đang cố gắng thuyết phục các nhà chức trách và cơ quan quản lý Mỹ cũng như ở các quốc gia khác rằng ứng dụng chia sẻ video TikTok của họ an toàn cho người dùng.

Các cơ quan quản lý đã bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể gây áp lực buộc TikTok phải cung cấp dữ liệu về người dùng hoặc sử dụng ứng dụng này để tuyên truyền, những lo ngại mà TikTok đã nhiều lần phủ nhận.

Chính trị gia và cũng là chuyên gia tài chính Jeff Yass – người thông qua công ty Susqehanna International Group cũng sở hữu một lượng cổ phần lớn ở ByteDace cũng nằm trong lực lượng yêu cầu ban hành lệnh cấm TikTok ở Mỹ.

TikTok cũng đang ngày một phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những đối thủ Mỹ. CEO Meta là Mark Zuckerberg nói vào tháng 7 rằng sản phẩm Reels của công ty cho tới nay đã thu về hơn 10 tỷ USD doanh thu, tăng từ mức 3 tỷ USD vào năm 2022.

Alphabet – công ty sở hữu Google thì nói vào tháng 7 rằng chi nhánh YouTube của họ hiện đang được xem bởi 2 tỷ người dùng mỗi tháng, tăng từ mức 1,5 tỷ USD 1 năm trước.

Doanh số đạt 85,2 tỷ USD vào năm 2022 của ByteDance ít hơn một chút so với mức 116,6 tỷ USD của Meta trong cùng giai đoạn. Snapchat báo cáo doanh thu 4,6 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12% so với năm 2021. Pinterest thì báo cáo doanh thu 2,8 tỷ USD trong năm 2022, tăng 9% so với năm 2021.

Chi phí bán hàng của ByteDance trong năm 2022 đạt 37,7 tỷ USD, tăng hơn 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các chi phí tiến hành cách giảm của Bytedance có 14,8 tỷ USD chi phí bán hàng và tiếp thị, giảm so với mức 19,2 tỷ USD vào năm 2021; 8,7 tỷ USD chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, giảm từ 14,6 tỷ USD một năm trước và 4,5 tỷ USD chi phí chung và chi phí hành chính, giảm so với 8,3 tỷ USD vào năm 2021.

Doanh thu của ByteDance đạt gần 24,5 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2023, tăng gần 34% so với một năm trước đó. Tổng tài sản của công ty ở mức 95,5 tỷ USD vào tháng 3, tăng từ 87,6 tỷ USD vào tháng 12 và tăng từ mức 64,3 tỷ USD vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Công ty mẹ của TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trái phép

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể cáo buộc rằng ứng dụng chỉnh sửa video CapCut của ByteDance đang thu thập dữ liệu từ hơn 200 triệu người dùng đang hoạt động mà không có sự đồng ý.

Công ty mẹ của TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trái phép
Công ty mẹ của TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trái phép

Theo đó, vụ kiện được đệ trình ở Illinois, Mỹ, tuyên bố rằng CapCut thuộc ByteDance vi phạm Đạo luật bảo mật thông tin sinh trắc học (BIPA) khi ứng dụng chỉnh sửa video này thu thập các dữ liệu của người dùng bằng cách quét qua khuôn mặt và dấu vân tay mà không thông báo cho người dùng hoặc được người dùng chấp thuận.

Ứng dụng này cũng bị cáo buộc thu thập thông tin chi tiết về vị trí, ngày sinh và giới tính của người dùng cũng như hình ảnh và video cá nhân của họ. Phần lớn dữ liệu trong số này được cho là phục vụ cho việc phân phối các quảng cáo được nhắm mục tiêu (ad targeting).

Hơn nữa, vụ kiện chỉ ra rằng, vì ByteDance có trụ sở chính tại Bắc Kinh nên nền tảng có thể buộc phải chia sẻ dữ liệu CapCut với chính phủ Trung Quốc, điều này một lần nữa lại dấy lên những lo ngại khác về bảo mật dữ liệu.

Mặc dù kể từ năm ngoái, TikTok đã bắt đầu chuyển tất cả các dữ liệu của người dùng Mỹ đến các máy chủ của Oracle tại Mỹ, tuy nhiên, một số tiểu Bang tại Mỹ ví dụ như Montana cũng đã ra quyết định cấm TikTok vĩnh viễn.

Các nguyên đơn đã yêu cầu tòa án buộc ByteDance phải xóa mọi dữ liệu người dùng và nội dung mà ứng dụng đã thu thập được một cách bất hợp pháp thông qua CapCut.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance cho biết sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á trong vài năm tới để mở rộng thị trường. Sự phát triển diễn ra trong bối cảnh toàn cầu tăng cường giám sát an ninh dữ liệu.

TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường
TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường

Đông Nam Á là khu vực đông dân với 630 triệu người. Trong đó, khoảng một nửa trong số đó dưới 30 tuổi, độ tuổi mục tiêu của TikTok thuộc sở hữu của ByteDance.

Đông Nam Á cũng là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok về số lượng người dùng, tạo ra hơn 325 triệu lượng truy cập ứng dụng mỗi tháng.

Trong khi nền tảng có trụ sở tại Shenzen này tiếp tục cạnh tranh để chuyển lượng người dùng khổng lồ của mình thành nguồn doanh thu thương mại điện tử (eCommerce) thì doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Shopee của Sea, Lazada của Alibaba và Tokopedia của GoTo.

ĐÔNG NAM Á LÀ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CỦA TIKTOK.

Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết tại một diễn đàn được tổ chức ở Jakarta để nêu bật tác động kinh tế và xã hội của ứng dụng trong khu vực “Chúng tôi sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và Đông Nam Á trong vài năm tới để mở rộng thị trường”.

TikTok không chỉ là một nền tảng truyền thông mạng xã hội, ứng dụng cũng đã phát triển để trở thành một “marketplace” đầy hứa hẹn.

Chỉ riêng với hai triệu nhà cung cấp nhỏ ở Indonesia, ứng dụng này đã đa dạng hóa nội dung và mở rộng ra ngoài quảng cáo sang ngành thương mại điện tử.

TikTok không cung cấp bảng phân tích chi tiết về cách họ dự định chi tiêu các khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, công ty chia sẻ rằng họ sẽ đầu tư vào đào tạo, quảng cáo và hỗ trợ các nhà cung cấp nhỏ muốn tham gia nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop của mình.

Chew cho biết nội dung trên nền tảng của họ đang trở nên đa dạng hơn khi có thêm nhiều người dùng hơn và mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử, cho phép người tiêu dùng mua hàng thông qua các liên kết trên ứng dụng trong khi phát trực tiếp (streaming).

Ông nói thêm, TikTok có 8.000 nhân viên ở Đông Nam Á và hai triệu nhà cung cấp nhỏ bán sản phẩm của họ trên nền tảng của họ ở Indonesia – nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, các giao dịch thương mại điện tử trên khắp Đông Nam Á đạt gần 100 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó Indonesia chiếm 52 tỷ USD.

TikTok đã tạo ra 4,4 tỷ USD giao dịch trên khắp Đông Nam Á vào năm ngoái, tăng từ 600 triệu USD vào năm 2021. Tuy nhiên những con số này vẫn kém xa doanh số bán hàng hóa (GMV) trong khu vực của Shopee 48 tỷ USD vào năm 2022, theo Momentum Works.

MỐI QUAN TÂM VỀ BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ LỆNH CẤM ỨNG DỤNG

Bất chấp những thành công tại Đông Nam Á, kế hoạch đầu tư được đưa ra khi công ty tiếp tục phải đối mặt với sự giám sát từ các chính phủ và cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Họ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng này để thu thập dữ liệu người dùng nhằm thúc đẩy lợi ích của mình.

Vào tháng 5, Montana đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ cấm TikTok. Các nhà khai thác di động, nhà mạng và chủ cửa hàng ứng dụng sẽ có nguy cơ bị phạt hàng ngày vì vi phạm các quy tắc sử dụng TikTok ở Montana. TikTok hiện đang kiện Montana để hủy bỏ lệnh cấm.

Các quốc gia bao gồm Anh và New Zealand đã cấm ứng dụng này trên điện thoại của chính phủ. Ngoài ra, vào năm 2020, Ấn Độ cũng đã cấm ứng dụng này với lý do lo ngại về bảo mật dữ liệu.

TikTok đã phủ nhận rằng họ đã từng chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và cho biết công ty sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu, theo tờ báo Reuters đã đưa tin trước đây.

Ứng dụng đã không phải đối mặt với lệnh cấm lớn của chính phủ ở Đông Nam Á. Nhưng ứng dụng vẫn được chính phủ xem xét xem xét kỹ lưỡng về nội dung được đưa lên.

Indonesia đã đưa ra một trong những thách thức chính sách toàn cầu lớn đầu tiên vào năm 2018 sau khi chính quyền cấm TikTok trong một thời gian ngắn vì các bài đăng mà họ cho là có “nội dung dành cho người lớn, nội dung không phù hợp và báng bổ”.

Tại Việt Nam, các nhà quản lý cho biết họ sẽ điều tra các hoạt động của TikTok tại quốc gia vì nội dung “độc hại” trên nền tảng này gây ra mối đe dọa đối với độ tuổi tuổi trẻ, văn hóa và truyền thống của đất nước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CTO của công ty mẹ TikTok bị sa thải vì tiết lộ việc TikTok ăn cắp nội dung bản quyền

Một cựu giám đốc kỹ thuật khởi kiện ByteDance vì bị chấm dứt hợp đồng sau khi lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc TikTok ăn cắp nội dung có bản quyền từ các nền tảng khác như Instagram hay Snapchat.

CTO của công ty mẹ TikTok bị sa thải vì tiết lộ việc TikTok ăn cắp nội dung bản quyền
CTO của công ty mẹ TikTok bị sa thải vì tiết lộ việc TikTok ăn cắp nội dung bản quyền

Yintao “Roger” Yu nói rằng, đã phát hiện ByteDance đang thực hiện một “kế hoạch toàn cầu” trong nhiều năm nhằm đánh cắp và hưởng lợi từ “các tác phẩm có bản quyền của người khác”, sau khi gia nhập công ty vào năm 2017 – trích đơn khiếu nại của cựu lãnh đạo công ty trụ sở Trung Quốc gửi lên toà án bang ở San Francisco vào tuần trước.

Ngoài ra, công ty mẹ mạng xã hội TikTok cũng bị cáo buộc tạo tài khoản ảo để “thích” và “theo dõi” tài khoản thực nhằm nguỵ tạo số liệu đánh lừa các nhà đầu tư tiềm năng.

Yu cho hay công ty có văn hoá “không tuân thủ pháp luật” khi tập trung tăng trưởng bằng mọi giá và bao biện một cách hoa mỹ với cái được gọi là “tinh thần kinh doanh”.

Sau khi Yu báo cáo lo ngại với cấp trên, họ đã bác bỏ và yêu cầu che giấu hoạt động bất hợp pháp trước khi chấm dứt hợp đồng với cựu giám đốc này vào năm 2018. Theo đơn khiếu nại, Kelly Zhang, giám đốc điều hành ByteDance Trung Quốc, là người đứng sau “hành vi trả đũa” nêu trên.

TikTok đang chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều nước do lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu công ty này giao nộp dữ liệu người dùng.

Nền tảng chia sẻ video ngắn đã gửi thư tới Quốc hội Mỹ, tái khẳng định “chưa bao giờ chia sẻ” dữ liệu người dùng Mỹ cho chính phủ Trung Quốc và cũng sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu.

Trong khi đó, đơn khiếu nại cũng nêu rõ, ByteDance đã sử dụng phần mềm loại bỏ video khỏi các website đối thủ cạnh tranh để dịch vụ của họ trở nên phổ biến hơn với người dùng.

“Những hành động này được thực hiện mà không có sự đồng ý của các nhà sáng tạo nội dung và thể hiện nỗ lực bất hợp pháp nhằm giành lợi thế trước các website lưu trữ video trực tuyến khác”.

Yu, đang cư trú tại California, được thuê với quyền chọn cổ phiếu và khoản thanh toán đảm bảo trị giá 600.000 USD cho tài sản trí tuệ của Tank Exchange (công ty riêng do Yu sáng lập) với điều kiện phải gắn bó với ByteDance trong hai năm.

Công ty mẹ TikTok nói rằng việc sa thải Yu nằm trong kế hoạch cắt giảm nhân sự nhưng nguyên đơn cho biết chưa từng nhận được bất kỳ thông báo cụ thể nào.

Tháng 11/2018, Yu bị chấm dứt hợp đồng mà không có phần cổ phiếu thưởng như thoả thuận. Năm 2019, cựu lãnh đạo này đệ đơn kiện phân biệt đối xử lên cơ quan Nhà ở và Việc làm công bằng của California.

Tại Việt Nam, TikTok hiện đang được chính phủ thanh tra toàn diện vì những lo ngại liên quan đến việc thuật toán của TikTok đề xuất các nội dung độc hại cho người dùng.

(Theo Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Công ty mẹ TikTok, ByteDance thu hơn 80 tỷ USD trong năm 2022

Nhờ sức hút của TikTok và Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc), doanh thu của công ty mẹ ByteDance năm 2022 đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ, lên mức 80 tỷ USD.

Công ty mẹ TikTok, ByteDance thu hơn 80 tỷ USD trong năm 2022
Công ty mẹ TikTok, ByteDance thu hơn 80 tỷ USD trong năm 2022

Theo đó, mức tăng trưởng mạnh đã giúp ByteDance so kè sát sao về doanh thu với gã khổng lồ Tencent, công ty mẹ của WeChat.

Nguồn tin của Bloomberg đã được tiếp cận với báo cáo mà ByteDance gửi tới các nhà đầu tư. Theo đó, công ty mẹ của TikTok ghi nhận doanh thu ở mức 60 tỷ USD vào năm 2021 và tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ByteDance đã vượt mặt nhiều ông lớn công nghệ khác như Meta – công ty mẹ của Facebook và Instagram – hay ông lớn thương mại điện tử Amazon.

TikTok và Douyin được cho là đang hút lượng lớn ngân sách quảng cáo của các doanh nghiệp khỏi những nền tảng mạng xã hội khác khi video ngắn đang là xu hướng tiêu thụ nội dung mới của người dùng toàn cầu.

Tuy đang tăng trưởng nhanh, ByteDance cũng đối mặt với tình trạng ngày càng nhiều quốc gia đưa ra các quy định về cấm sử dụng TikTok, ít nhất là trên các thiết bị thuộc sở hữu chính phủ.

Hiện công ty mẹ của TikTok được định giá khoảng 220 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần nhất từ quỹ đầu tư G42. Định giá này giảm mạnh so với mức 300 tỷ USD mà giới chủ TikTok đưa ra trong chương trình mua lại cổ phần hồi tháng 9/2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Công ty mẹ TikTok đẩy mạnh mạng xã hội Lemon8

Trước làn sóng bị cấm tại nhiều quốc gia, công ty mẹ của TikTok, ByteDance đang đẩy mạnh mạng xã hội Lemon8 hướng thẳng tới đối thủ Instagram của Meta.

Công ty mẹ TikTok đẩy mạnh mạng xã hội Lemon8
Công ty mẹ TikTok đẩy mạnh mạng xã hội Lemon8

Theo đó, để đối phó với việc Quốc hội Mỹ cùng nhiều quốc gia khác sẽ cấm TikTok, công ty mẹ ByteDance vừa thúc đẩy một mạng xã hội chia sẻ nội dung “mới” có tên là Lemon8.

Mạng xã hội Lemon8 là gì?

Theo cách mô tả của ByteDance, ứng dụng Lemon8 được xây dựng theo hướng đối đầu với mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram của Meta. “Lemon8 là một cộng đồng theo phong cách sống”.

Dù mới được đẩy mạnh, Lemon8 đã lọt vào Bảng xếp hạng các ứng dụng hàng đầu của App Store tại Mỹ với vị trí số 9.

Theo số liệu từ data.ai, trước ngày 28/3, Lemon8 còn chưa thể xuất hiện trong Top 200 ứng dụng hàng đầu, tuy nhiên, chỉ sau vài ngày nó đã lọt vào Top 9.

Dù vậy, vì ứng dụng hiện vẫn mới và chưa được các nền tảng phân tích ứng dụng của bên thứ ba cập nhật, các dữ liệu chính xác về số lượt cài đặt của mạng xã hội Lemon8 hay xu hướng biến động cài đặt vẫn chưa được công bố.

Cũng theo dữ liệu, Lemon8 được ra mắt lần đầu trên App Store vào tháng 3 năm 2020 và không có bất cứ thông báo hay kế hoạch phát triển nào, tuy nhiên, trước các làn sóng bị cấm gần đây, ByteDance đã bắt đầu đẩy mạnh hơn.

Theo dữ liệu của nhà cung cấp thông tin ứng dụng Apptopia, Lemon8 đã được ra mắt trên cả iOS và Android vào tháng 3 năm 2020 và kể từ đó đã đạt được 16 triệu lượt tải xuống toàn cầu, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất, chiếm 38% tổng số lượt cài đặt.

Mặc dù nền tảng phân tích cũng không có số liệu chính xác về số lượt cài đặt tại Mỹ, nhưng họ có thể ước tính ứng dụng hiện có 4,25 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Hiện tại, hashtag #Lemon8 có hơn 2,3 tỷ lượt xem trên TikTok, trong khi đó một hashtag khác là #TikTokBan đã tăng lên 1,7 tỷ lượt xem cũng trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mạng xã hội video ngắn TikTok rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan

Sự lớn mạnh quá nhanh khiến TikTok phải đối mặt với áp lực từ phía lập pháp phương Tây, quy định của Trung Quốc và nhiều nhà đầu tư lớn đằng sau.

Không thể phủ nhận TikTok là ứng dụng thành công nhất bên ngoài biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, sự vươn mình quá nhanh của mạng xã hội video lại làm gia tăng những lo ngại từ Mỹ và các đồng minh về tính bảo mật của lượng dữ liệu người dùng.

TikTok đóng vai trò tiên phong, bởi đây là công ty Internet Trung Quốc đầu tiên đạt được thành công toàn cầu trên quy mô này. Tuy nhiên, điều đó khiến nó phải đối mặt với nhiều áp lực.

Cái khó của TikTok.

Trả lời SCMP, nhiều nhân viên và nhà phân tích cho rằng sự phát triển của TikTok vẫn chịu ảnh hưởng theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhiều cá nhân quyền lực và chính phủ ở một số quốc gia.

Điều này khiến ứng dụng có hơn 1 tỷ người dùng bị cuốn vào một mạng lưới phức tạp của công nghệ, tiền bạc và quyền lực.

Thêm vào đó, ByteDance vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ quyền sở hữu ứng dụng này. Mỹ không ngừng cố gắng cắt đứt liên hệ giữa TikTok với Trung Quốc, động thái biến tương lai của ứng dụng trở nên vô định.

Hai năm trước, cựu tổng thống Donald Trump thất bại trong nỗ lực ép ByteDance bán ứng dụng cho các nhà đầu tư Mỹ.

Giờ đây, đến lượt chính quyền ông Biden thực hiện một kế hoạch sửa đổi để giải quyết những gì họ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia từ ứng dụng này.

“Các cuộc thảo luận hiện tại dường như là sự tiếp nối của những gì chúng ta đã thấy dưới thời ông Trump”, Emily Weinstein, thành viên nghiên cứu tại Đại học Georgetown nhận định.

Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng gia tăng sự giám sát với TikTok do lo ngại về vấn đề an ninh. Ấn Độ đã chặn TikTok cùng với nhiều ứng dụng khác của Trung Quốc sau cuộc đụng độ tại biên giới năm 2020 giữa hai nước.

Australia, EU và Anh cũng không phải ngoại lệ. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Australian, Thượng nghị sĩ James Paterson nhấn mạnh “một lệnh cấm nên được xem xét” nếu chính phủ Australia không thể giải quyết các lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến TikTok.

Thủ tướng Anh Liz Truss trước khi đắc cử cũng từng nhấn mạnh sẽ đàn áp các doanh nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc như TikTok.

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy cho biết TikTok có thể đã vi phạm các quy tắc của EU khi tiến hành phân phối quảng cáo theo hướng đối tượng (User-driven Ad Targeting) mà không có sự đồng ý từ người dùng.

Mối liên hệ giữa TikTok và Trung Quốc.

Sự nghi ngờ của phương Tây đối với TikTok phần lớn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi về việc chính phủ Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng thông qua ByteDance.

Luật Tình báo Quốc gia được Trung Quốc thông qua năm 2017, cho phép chính phủ yêu cầu các công ty Trung Quốc cung cấp bất cứ thông tin, kể cả dữ liệu người dùng nước ngoài.

Nội dung này nhiều lần bị giới lập pháp Mỹ đưa ra trong các phiên chất vấn về mối liên hệ của TikTok với Trung Quốc, dù ByteDance nhiều lần khẳng định chưa bao giờ thực hiện.

TikTok hứa rằng dữ liệu người dùng Mỹ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ thuộc sở hữu của Oracle có trụ sở tại Texas. Bất kỳ quyền truy cập dữ liệu TikTok nào của các nhà điều hành ByteDance đều phải trải qua một quy trình nội bộ nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, nguồn tin của BuzzFeed News về âm thanh bị rò rỉ từ các cuộc họp nội bộ cho thấy nhân viên ở Trung Quốc đã nhiều lần truy cập vào kho dữ liệu đó. TikTok được phát triển từ công nghệ cốt lõi tương tự như Douyin, phiên bản tiếng Trung của nó.

Có một số dẫn chứng cho thấy ByteDance đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc để tăng cường kiểm duyệt nội dung.

Năm 2018, công ty này đã đóng cửa Neihan Duanzi, mạng xã hội chia sẻ các nội dung hài hước sau khi chính quyền phát hiện nền tảng này chứa “nội dung thô tục”.

Chia sẻ với Washington Post, các nhân viên TikTok tại Mỹ nói rằng họ bị hội đồng quản trị tại Bắc Kinh gây áp lực để hạn chế nội dung chính trị xuất hiện trên nền tảng.

Cuối năm 2019, The Guardian tiết lộ TikTok từng yêu cầu kiểm duyệt viên xóa video có nội dung “xuyên tạc” các sự kiện lịch sử.

“Chúng tôi khuyên mọi người cẩn thận khi sử dụng TikTok, đặc biệt khi tồn tại mối đe dọa về dữ liệu cá nhân bị thu thập hoặc giám sát bởi chính phủ Trung Quốc”, báo cáo cho biết.

Ông chủ thật sự của TikTok.

Theo SCMP, cấu trúc thượng tầng không rõ ràng của công ty mẹ ByteDance cho thấy ít nhất một số quyết định hàng đầu vẫn đến từ phía Bắc Kinh.

Câu hỏi về người thật sự nắm quyền mạng xã hội TikTok vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Trên giấy tờ, TikTok được đăng ký tại Quần đảo Cayman và có nhân viên ở Trung Quốc.

CEO hiện nay là Shou Zi Chew, người tự nhận bản thân “một người Singapore chính gốc” trong bức thư gửi tới cho các nhà lập pháp Mỹ.

Thực tế, ông Chew chỉ đảm nhận vai trò này kể từ tháng 4/2021, vài tháng trước khi TikTok trở thành một trong sáu nhóm kinh doanh riêng biệt thuộc ByteDance trong bối cảnh công ty đang tái cơ cấu.

Cũng trong bức thư gửi tới cho các nhà lập pháp Mỹ hồi tháng 6, CEO Chew thừa nhận ByteDance “đóng một vai trò trong việc tuyển dụng nhân sự chủ chốt tại TikTok”.

ByteDance được thành lập vào năm 2012 bởi Zhang Yiming. Năm ngoái, ông Yiming rời bỏ ghế chủ tịch, chỉ vài tháng sau khi từ chức CEO.

Tuy nhiên, theo một nhà đầu tư lâu năm của ByteDance, người từ chối nêu tên vì vấn đề riêng tư tiết lộ các nhà đầu tư và CEO ByteDance đều thừa nhận Yiming vẫn duy trì tiếng nói cuối cùng về các quyết định lớn của TikTok.

“Có một sự nhận biết cơ bản về ai là người được thuê và ai là ông chủ thực sự”, người giấu tên này ám chỉ về ông chủ thật sự của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Công ty mẹ TikTok lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2021

ByteDance – công ty mẹ TikTok ghi nhận khoản lỗ hoạt động năm 2021 tăng hơn 3 lần, lên 7 tỷ USD do chi mạnh tay để tăng trưởng và chiếm thị phần.

Công ty mẹ TikTok lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2021
Công ty mẹ TikTok lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2021

Wall Street Journal trích một báo cáo tài chính nội bộ của ByteDance cho thấy năm ngoái, khoản lỗ hoạt động của công ty này là 7,15 tỷ USD, tăng so với 2,14 tỷ USD năm 2020.

Dù vậy, họ đã có lợi nhuận hoạt động trong quý đầu năm 2022. Đây là tín hiệu startup này sắp đến giai đoạn bước ngoặt sau nhiều năm lỗ lớn.

ByteDance hiếm khi chia sẻ các thông tin tài chính. Báo cáo này được gửi cho các nhân viên hồi tháng 8, gồm số liệu năm 2020, 2021 và quý đầu 2022.

Đây là một trong những báo cáo cung cấp cái nhìn chi tiết nhất về tình hình hoạt động và kế hoạch trong tương lai của ByteDance.

Báo cáo cho thấy công ty này tăng doanh thu rất nhanh, tích lũy được khối tiền mặt lớn và có nhiều khoản đầu tư khổng lồ. Doanh thu của ByteDance tăng gần 80% lên 61,7 tỷ USD năm 2021. Tuy nhiên, chi phí của họ cũng tăng mạnh, do tập trung vào tăng trưởng.

Chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) là 14,6 tỷ USD. Chi phí marketing và bán hàng là 19,2 tỷ USD. Chi phí kinh doanh khác là 27,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, giá trị thị trường của các khoản đầu tư lao dốc cũng khiến ByteDance phải ghi nhận khoản giảm trừ lên tới 75,6 tỷ USD. Việc này góp phần khiến lỗ ròng của ByteDance tăng hơn 87% lên 84,9 tỷ USD năm ngoái.

Quý đầu năm nay, doanh thu của họ đạt 18,3 tỷ USD, tăng 54% so với năm ngoái. Chi phí cũng được ghìm lại, giúp họ có lợi nhuận hoạt động.
Lỗ ròng cũng giảm, còn 4,7 tỷ USD.

Tiền và các khoản tương đương tiền trong quý I là 42,6 tỷ USD, tăng so với cuối năm 2021. Tổng tài sản quý I là 74 tỷ USD. Công ty này hiện có hơn 130.000 nhân viên trên toàn cầu.

ByteDance được Zhang Yiming thành lập năm 2012. Họ đã huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư toàn cầu như KKR & Co, Sequoia Capital và General Atlantic. Cuối năm 2020, ByteDance được định giá 180 tỷ USD.

Công ty này vẫn đang trì hoãn kế hoạch IPO. Tháng trước, WSJ đưa tin ByteDance đề xuất mua lại cổ phiếu từ các nhà đầu tư, định giá công ty này tại 300 tỷ USD.

Năm ngoái, ByteDance mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, như videogame. Họ cũng tăng tốc tuyển dụng và phát triển chip tiên tiến hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy chủ (server).

Trong một cuộc họp hồi tháng 8, CEO ByteDance Liang Rubo cho biết ông sẽ nỗ lực giảm chi phí và cải thiện hiệu suất công ty. Ông cũng nhận định nhiều mảng kinh doanh của ByteDance năm ngoái không đạt kỳ vọng.

Với khoản doanh thu khá “khiêm tốn” chưa đầy 5 tỷ USD (Facebook khoảng hơn 100 tỷ USD), TikTok sẽ phải sớm tìm cách để gia tăng doanh thu trong bối cảnh này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Công ty mẹ TikTok ByteDance tạm dừng kế hoạch IPO

Theo thông tin mới đây từ Bloomberg, Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đang mua lại 3 tỷ USD cổ phần từ các nhà đầu tư khi kế hoạch IPO (ra mắt cổ phiếu lần đầu) của công ty này tạm dừng.

Công ty mẹ TikTok ByteDance tạm dừng kế hoạch IPO
Công ty mẹ TikTok ByteDance tạm dừng kế hoạch IPO

Với khoản mua lại, ByteDance được định giá vào khoảng 300 tỷ USD và 177 USD/cổ phần, mức giá trị giảm mạnh so với mức đỉnh gần 400 tỷ USD.

Trong một thông báo gửi tới các cổ đông, ByteDance cũng thông báo rằng công ty này đang tìm cách khuyến khích nhân viên sử dụng quyền mua cổ phần với nhiều ưu đãi.

Giám đốc tài chính của ByteDance, Julie Gao thông báo với nhân viên của mình rằng công ty không có kế hoạch sớm ra mắt công chúng (IPO).

Về khía cạnh kinh doanh, ByteDance hiện đang mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang các ngành công nghiệp khác nhau.

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư mạnh hơn mảng thương mại điện tử TikTok Shop Seller trên TikTok trên khắp Đông Nam Á, nền tảng này còn thử nghiệm dịch vụ giao đồ ăn (Delivery) ở Trung Quốc thông qua Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc), cùng một số dịch vụ khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Công ty mẹ TikTok ‘vỡ mộng’ làm game

ByteDance đã đóng cửa xưởng phát triển game mua lại 3 năm trước, cắt giảm hơn 100 nhân sự dù từng đặt tham vọng thách thức Tencent trên thị trường game di động.

ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã giải thể 101 Studio tại Thượng Hải, sa thải khoảng một nửa trong số hơn 300 nhân sự và thuyên chuyển công việc cho những người còn lại, theo nguồn tin riêng của Bloomberg.

101 Studio là một trong số các xưởng game quan trọng mà ByteDance đã đầu tư để mở rộng mảng kinh doanh ngoài ứng dụng chia sẻ video dạng ngắn.

Sự kiện đánh dấu bước lùi đáng kể với ngành công nghiệp game bùng nổ một thời, cũng là lần đầu tiên ByteDance phải đóng cửa hoàn toàn một bộ phận.

Công ty cũng sở hữu một nhóm làm game khác nhưng đã thu hẹp quy mô trong suốt nhiều tháng Trung Quốc đóng băng hoạt động phát hành game, tính từ mùa hè năm 2021.

Sau khi tạo đột phá trên thị trường mạng xã hội với TikTok và Douyin, ByteDance tìm cách đi theo con đường của Tencent nhờ game di động (mobile game).

Game chiếm phần lớn trong doanh thu của ứng dụng di động nói chung, mang đến nhiều người dùng hơn cho các dịch vụ liên quan như thanh toán, mạng xã hội.

Siêu ứng dụng WeChat của Tencent đã hướng người dùng đến danh mục game khổng lồ của mình và giúp công ty hưởng lợi từ mua sắm trong game.

Bộ phận game Nuverse của ByteDance được thành lập năm 2019, ưu tiên các game “nặng đô”. Nó không ngừng lớn mạnh thông qua mua lại bản quyền phát hành và các studio phát triển game, bao gồm 101 Studio.

Dưới trướng ByteDance, nhóm cho ra đời một số tựa game chiến đấu và chơi bài. Tuy nhiên, không sản phẩm nào của ByteDance thành công và gây tiếng vang trên thị trường game Trung Quốc, vốn đang bị Tencent và NetEase thống trị.

Theo nguồn tin, vài nhân viên 101 Studio sẽ chuyển sang bộ phận phát hành của Nuverse để làm việc với các dự án game có sẵn.

Trong khi đó, ByteDance dự định để Pico – nhà sản xuất thiết bị đeo thực tế ảo mà hãng mua lại năm ngoái – tiếp quản game VR do 101 Studio phát triển.

Bất chấp những tham vọng lớn lao trên thị trường game, đợt kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc với nhóm Big Tech (các công ty công nghệ lớn) và các doanh nghiệp Internet trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến ByteDance, trong khi suy thoái kinh tế cũng đã tác động không nhỏ đến mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi.

Cũng trong năm 2021, ByteDance đã phải đóng cửa hầu hết hoạt động gia sư trên mạng, giải thể một nhóm đầu tư mạo hiểm và rao bán một ứng dụng giao dịch cổ phiếu nhằm tinh giản hoạt động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

(Theo ICT News)

Qualcomm hợp tác với ByteDance phát triển Metaverse

Hai công ty sẽ hợp tác về phần cứng, phần mềm và bản đồ công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái toàn cầu cho các công nghệ thực tế mở rộng.

Qualcomm hợp tác với ByteDance phát triển Metaverse

Theo South China Morning Post, hãng bán dẫn Mỹ Qualcomm đã hợp tác với kỳ lân công nghệ Trung Quốc ByteDance để theo đuổi tiến bộ trong công nghệ thực tế mở rộng (XR) sẵn sàng cho siêu vũ trụ ảo – metaverse.

“Chúng tôi đang hợp tác về phần cứng và phần mềm để tạo ra hệ sinh thái XR toàn cầu”, ông Cristiano Amon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Qualcomm, nói trong cuộc họp báo diễn ra bên lề triển lãm thương mại MWC Barcelona 2022 ở Tây Ban Nha hồi đầu tuần này.

XR là thuật ngữ bao trùm cho các công nghệ nhập vai như VR và thực tế tăng cường (AR). Cả VR và AR đều được coi là nền tảng để phát triển metaverse.

Giám đốc điều hành ByteDance Liang Rubo đã xuất hiện trong thông báo của Qualcomm để bày tỏ “cam kết xây dựng giải pháp trao quyền cho các nhà phát triển và người sáng tạo với Qualcomm”.

Ngoài hợp tác phần cứng và phần mềm, ông Liang cho biết ByteDance và Qualcomm sẽ làm việc về “bản đồ công nghệ để kích hoạt hệ sinh thái cho Pico”.

“Chúng tôi mong đợi thiết bị Pico trong tương lai được hỗ trợ bởi nền tảng phát triển Snapdragon Spaces XR”, ông Liang đề cập đến chương trình dành cho nhà phát triển của Qualcomm đối với các ứng dụng hỗ trợ XR.

Được biết, chủ sở hữu của ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok hiện sản xuất kính thực tế ảo (VR) Pico Interactive. Quan hệ đối tác với Qualcomm nhiều khả năng sẽ giúp ByteDance bắt kịp với các đối tác internet lớn khác trong những phát triển liên quan đến metaverse.

Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, dẫn đầu bởi gã khổng lồ internet Tencent Holdings và Baidu, chiếm hơn một nửa trong số 10 công ty nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho công nghệ VR và AR hàng đầu thế giới trong hai năm qua, theo báo cáo tháng 1.2022 của cổng thông tin IPRdaily, trích dẫn dữ liệu từ nhà cung cấp phân tích nghiên cứu và phát triển PatSnap.

Các công ty công nghệ Trung Quốc khác lọt vào top 10 bao gồm Oppo, Ping An Insurance, Huawei Technologies và công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime.

Việc ByteDance mua lại Pico vào tháng 8.2021 được nhiều người xem là bước tiến quan trọng vào metaverse, nhưng hãng công nghệ Trung Quốc đã cố gắng tránh xa những lời quảng cáo thổi phồng.

Sau khi kết thúc thương vụ đó, ông Alex Zhu, người đứng đầu sản phẩm và chiến lược của ByteDance, cho biết công ty chỉ đơn giản là nhận ra giá trị của công nghệ VR và AR.

Tháng 1.2022, Douyin, phiên bản TikTok ở đại lục, đã tung ra ứng dụng xã hội Paiduidao, cho phép người dùng tương tác trong một cộng đồng ảo thông qua ảnh đại diện.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Douyin vào thời điểm đó nói rằng ứng dụng này “không liên quan gì đến metaverse”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Thanh Niên)

Các nhà sáng lập Big Tech lần lượt rời “sân khấu”

Nhà sáng lập của các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Amazon, Microsoft… đang dần rút lui, nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn.

Source: CNBC

Chỉ riêng tuần này, người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã từ chức CEO và chuyển giao trọng trách cho nhân vật trẻ hơn là Parag Agrawal.

Marc Benioff, đồng sáng lập kiêm CEO của Salesforce – một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới – cũng chia sẻ quyền lực khi bổ nhiệm Bret Taylor ngang cấp với mình.

Trong một thập kỷ gần đây, làn sóng từ chức của những người sáng lập trong các công ty công nghệ diễn ra ngày một nhiều.

Từ tháng 7, Jeff Bezos chính thức trao vị trí CEO Amazon cho Andy Jassy để tập trung cho các sứ mệnh khác, gồm công ty hàng không vũ trụ Blue Origin và các công việc từ thiện.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc ByteDance – công ty mẹ của TikTok – cũng chia tay người sáng lập. Trong thông báo vào tháng 5, Zhang Yiming cho biết đã từ chức CEO với lý do “lo lắng về việc công ty phụ thuộc quá nhiều vào những ý tưởng có từ khi thành lập”.

Đầu tháng 11, Bloomberg đưa tin Yiming cũng đã rời ghế chủ tịch và người thay ông là Liang Rubo cùng đội ngũ quản trị mới với 5 thành viên.

Trong khi đó, tỷ phú Bill Gates đã giữ vai trò CEO từ khi thành lập Microsoft năm 1975 và từ chức vào năm 2000. Tuy nhiên, ông vẫn đóng vai trò quan trọng tại công ty trong suốt nhiều năm, trước khi chính thức rời khỏi hội đồng quản trị vào tháng 3/2020. Hiện tại, Microsoft được điều hành bởi Satya Nadella với vai trò Chủ tịch kiêm CEO.

Tương tự, Jack Ma, người tạo ra Alibaba vào năm 2013, thôi chức Giám đốc điều hành vào năm 2019. Lúc đó, ông vẫn nắm quyền lực đáng kể trong công ty. Dù vậy, khi Ant Group không thể IPO do bất đồng với chính phủ Trung Quốc, ông chọn cách rút lui.

Trước đó, vào tháng 9/2018, hai nhà đồng sáng lập Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger thông báo từ chức và rời công ty. Hành động này được cho là xảy ra sau những bất đồng lớn của cả hai với Facebook và Mark Zuckerberg.

Tháng 8/2015, Larry Page và Sergey Brin, cùng sáng lập Google, chuyển sang vai trò giám sát tập đoàn Alphabet. Người được chọn cho vị trí CEO Google là Sundar Pichai. Đến năm 2019, Pichai cũng tiếp quản vị trí CEO Alphabet.

Riêng Apple là một trường hợp đặc biệt. Năm 2009, Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, rời vị trí lãnh đạo để đi chữa bệnh và quay lại vào 2011.

Cùng năm này, ông mất và người kế nhiệm là Tim Cook. Gần đây, Cook cũng chia sẻ ý định rút khỏi vai trò điều hành Apple trong một thập kỷ nữa.

Ngược lại, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook, hiện vẫn kiểm soát hoàn toàn công ty Meta và chưa có ý định chuyển giao bớt quyền lực.

Ngoài ra, một số nhà sáng lập khác cũng vẫn điều hành công ty là Jensen Huang của Nvidia, Ma Huateng của Tencent hay Evan Spiegel của Snapchat.

“Rõ ràng, các công ty công nghệ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mà không cần đến người sáng lập. Microsoft và Apple – hai công ty đại chúng có giá trị nhất trên thế giới – là minh chứng”, The Verge bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Verge

Công ty mẹ của TikTok đầu tư vào xe tự lái

ByteDance đầu tư 25 triệu USD vào công ty xe tự lái QCraft, mở đường phát triển mới sau thành công của TikTok.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết, ByteDance quyết định đầu tư trong vòng gọi vốn mới của QCraft với số tiền ít nhất 25 triệu USD. Thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố trong tuần tới.

QCraft là công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực xe tự lái, được thành lập vào năm 2019, với đội ngũ sáng lập và điều hành từng làm việc tại các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này, như Waymo, Tesla và Uber Technologies.

Công ty này sử dụng hệ thống mô phỏng thông minh quy mô lớn cùng các framework có khả năng “tự học”, giúp giảm chi phí phát triển công nghệ.

Giải pháp của QCraft đang được ứng dụng trên một số xe buýt nhỏ hoạt động tại Trung Quốc, ở một số địa phương như Tô Châu, Thâm Quyến, Vũ Hán.

Trước đó, công ty khởi nghiệp này cũng nhận đầu tư từ IDG Capital và Lenovo Capital.

Cả ByteDance và QCraft đều chưa bình luận gì về thông tin này.

Khoản đầu tư trên được đánh giá là không lớn, nhưng có vai trò quan trọng khi đánh dấu lần đầu tiên ByeDance đánh cược vào một lĩnh vực mới như xe tự lái.

Trước đây, lĩnh vực chính mà công ty này quan tâm là trí tuệ nhân tạo và truyền thông xã hội, với sản phẩm nổi tiếng nhất là TikTok.

Các dịch vụ về AI và giải trí mà TikTok đang sở hữu, được nhận định là hoàn toàn có thể được ứng dụng trong các dòng xe thế hệ mới.

Cách đây không lâu, ByteDance cũng đầu tư vào một công ty thuộc lĩnh vực công nghệ giáo dục và dự kiến tuyển thêm khoảng 13 nghìn nhân viên để phát triển mảng này.

Theo các chuyên gia, chủ sở hữu của TikTok đang tham vọng phát triển theo những con đường mới bên ngoài ứng dụng video ngắn được trăm triệu người trên thế giới sử dụng.

Trong công bố hồi tháng 8/2020, ByteDance cho biết TikTok có khoảng 700 triệu người dùng hàng tháng, trong đó hơn 100 triệu người ở thị trường Mỹ.

Việc đầu tư vào lĩnh vực xe công nghệ cũng là xu hướng chung của các công ty công nghệ lớn. Baidu và Tencent Holdings cũng đang lấn sân sang lĩnh vực xe thông minh. Nhiều tin đồn cũng cho rằng Apple đang làm xe tự lái, với sự kết hợp cùng Hyundai và KIA.

Các công ty có tiếng trong lĩnh vực xe điện, xe tự lái như Tesla, Nio được định giá ngày càng cao nhờ xu hướng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Ông chủ TikTok đệ đơn kiện gã khổng lồ công nghệ Tencent

Hai tập đoàn Tencent và ByteDance đã ở trong trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua vì các cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. 

Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường kiểm soát chống độc quyền nhằm vào với các gã khổng lồ công nghệ tại nước này, hai ông lớn trong ngành công nghiệp Internet tiếp tục tranh cãi nảy lửa, cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các “con cá voi” trong ngành.

Theo CNN, Douyin – phiên bản Trung Quốc của ứng dụng video TikTok – đã đệ đơn kiện tập đoàn Tencent vào ngày 2/2.

Trong tuyên bố của mình, Douyin khẳng định gã khổng lồ truyền thông xã hội có trụ sở tại Thâm Quyến đã lạm dụng “sự độc quyền thị trường” của mình để cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ.

Theo đó, Douyin cáo buộc các ứng dụng nhắn tin WeChat và QQ của Tencent cấm người dùng chia sẻ các nội dung từ Douyin trong vòng ba năm.

Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lan tỏa danh tiếng của Douyin khi WeChat và QQ là hai kênh nhắn tin phổ biến bậc nhất ở Trung Quốc.

Một số nguồn tin cho biết đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh. Các hãng truyền thông lớn tại Trung Quốc, bao gồm Nhật báo Bắc Kinh, đưa tin Douyin yêu cầu Tencent dỡ bỏ các hạn chế này và bồi thường thiệt hại kinh tế 90 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD) cùng phí tòa án đi kèm.

“Sự cạnh tranh trong ngành sẽ thúc đẩy sự đổi mới và có nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng”, người phát ngôn của Douyin nói với CNN Business. “Douyin đệ đơn kiện này để bảo vệ quyền lợi của riêng chúng tôi và cả những người dùng của chúng tôi”.

Đáp trả thông tin này, đại diện Tencent phản đối: “Các cáo buộc ác ý từ ByteDance là hoàn toàn sai sự thật. Douyin đã lấy thông tin người dùng WeChat một cách bất hợp pháp và vi phạm quyền riêng tư người dùng của chúng tôi”.

Người phát ngôn của Tencent cũng cho biết trong tuyên bố riêng rằng công ty đang có kế hoạch kiện ngược lại ByteDance – công ty mẹ của Douyin và TikTok.

ByteDance và Tencent là hai trong số các tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực mạng xã hội tại Trung Quốc.

Ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent có hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, trong khi ứng dụng QQ có gần 700 triệu người dùng. Tháng trước, Douyin của ByteDance cũng cho biết nền tảng có trung bình 600 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày.

Hai công ty bất đầu trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua. Từ năm 2018, cả hai thường xuyên cáo buộc nhau hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có khi phải đưa nhau lên tòa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo Zing