Skip to main content

Thẻ: Creator

Facebook ra mắt tuỳ chọn cộng tác với nhà sáng tạo mới

Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng (Content Creator), Facebook vừa ra mắt tuỳ chọn cộng tác nhà sáng tạo mới.

Tuỳ chọn mới sẽ cho phép các nhà sáng tạo nội dung hợp tác với các nhà sáng tạo khác để có thể thúc đẩy khả năng tiếp cận của nội dung (Content) trên nền tảng.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ ở trên, tuỳ chọn cộng tác với nhà sáng tạo sẽ cho phép nhiều nhà sáng tạo hơn được liệt kê trên cùng một bài đăng Facebook, điều này vừa giúp cho các nội dung được tiếp cận nhiều hơn vừa giúp xây dựng thương hiệu cho từng nhà sáng tạo dựa trên nguyên tắc cộng hưởng giá trị.

Theo giải thích của Facebook:

“Với công cụ này, nhà sáng tạo có thể mời những nhà sáng tạo thứ khác cùng xuất bản một phần nội dung. Nếu nhà sáng tạo thứ hai chấp nhận, bài đăng sẽ được xuất bản trên cả hai trang của mỗi nhà sáng tạo.

Các nhà sáng tạo sẽ chia sẻ cùng một bản phân phối nội dung và có thể xem thông tin chi tiết được chia sẻ trên từng tài khoản chẳng hạn như phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác, trong Creator Studio.”

Về bản chất, tính năng mới này tương tự như tính năng gắn thẻ nội dung có thương hiệu (Branded Content) hiện đã có trên Facebook, khi các thương hiệu cùng gắn thẻ nội dung với các nhà sáng tạo hay những người có ảnh hưởng (Influencer) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tiếp cận và niềm tin với thương hiệu.

Facebook cho biết hiện tùy chọn này chỉ khả dụng cho các bài đăng video.

Theo quan điểm của MarketingTrips, mục tiêu của tuỳ chọn mới của Facebook có thể là giúp những nhà sáng tạo mới tăng cường khả năng tiếp cận và xây dựng thương hiệu khi được kết hợp với những nhà sáng tạo vốn đã thành công trước đó.

Tiếp nữa, khi Reels và video tiếp tục là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Meta, việc ra mắt các tính năng mới nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của video sẽ không chỉ dừng lại ở đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Giám đốc cấp cao của YouTube nói về ‘Cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo’

Cùng lắng nghe chia sẻ của Ông amie Byrne, Giám đốc cấp cao phụ trách mảng nhà sáng tạo (Senior Director of Creator Partnerships) của YouTube về cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo.

nhà sáng tạo youtube

Cũng giống như hầu hết những doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội, chúng tôi luôn theo dõi sát sao nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).

Trên thực tế, chúng tôi đã đưa nó trở thành một trong những xu hướng hàng đầu trong Báo cáo các xu hướng Mạng xã hội năm 2022 trong thời gian vừa qua.

Với khoảng thời gian hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý về đối tác và nhà sáng tạo, dưới đây là những góc nhìn của Byrne về nền kinh tế nhà sáng tạo và các xu hướng phát triển chính của nó trong tương lai.

Sự biến mất của những nhà sáng tạo trên một nền tảng duy nhất.

Đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một nhà sáng tạo nội dung (content creator).

Byrne giải thích: “Những nhà sáng tạo đã được nâng lên một tầm ảnh hưởng và quyền lực mới. Nhưng sự gia tăng này cũng kéo theo không ít các thách thức đi kèm”.

Thách thức lớn nhất của họ là, thời kỳ của những nhà sáng tạo chỉ xuất hiện trên một nền tảng duy nhất (single-platform creator) đang dần mất đi và thay vào đó là những nhà sáng tạo có thể sản xuất nội dung và gây sự ảnh hưởng trên nhiều nền tảng (multi-platform creator) khác nhau.

“Nếu bạn quay lại khoảng vài năm về trước… bạn có thể rất nổi tiếng nếu bạn là một YouTuber hoặc một Instagrammer. Tuy nhiên, ngày nay, với tư cách là một nhà sáng tạo, bạn phải là người có được sức ảnh hưởng trên nhiều nền tảng.”

Ông nói tiếp, “Đây thực sự là một thách thức lớn đối với những nhà sáng tạo vì họ phải tìm ra cách mở rộng quy mô của họ, cả sản xuất nội dung và mức độ tương tác.”

Cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo trên nền tảng YouTube.

Với hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý các nhà sáng tạo, Byrne hiểu rõ những gì đang diễn ra với nền kinh tế này và nó sẽ đi về đâu trong tương lai.

Ông nói: “Sự gia tăng của những người dùng Gen Z trên thiết bị di động và những ảnh hưởng của nhóm người dùng này đến nền kinh tế nhà sáng tạo là một trong những điểm đáng chú ý nhất.”

Ông cũng cho biết hệ sinh thái nhà sáng tạo (creator ecosystem) của YouTube sẽ phát triển dựa trên 4 kiểu nhà sáng tạo chính:

  • Nhà sáng tạo thông thường trên các thiết bị di động.
  • Nhà sáng tạo chuyên về nội dung dạng ngắn (short-form creators).
  • Nhà sáng tạo kết hợp (Hybrid creators).
  • Nhà sáng tạo nội dung dạng dài (long-form creators).

Byrne cho rằng YouTube Shorts hiện đang đóng vai trò tương tự như Vine (môt ứng dụng video dạng ngắn ra mắt trước cả TikTok) trong việc phát triển các nội dung dạng ngắn và YouTube cũng đặc biệt quan tâm đến định dạng nội dung này trong những năm tới.

Ông nói: “Bạn sẽ thấy những nhà sáng tạo kết hợp trong những năm tới, những người vừa có thể tạo ra những nội dung dạng ngắn hấp dẫn và lôi cuốn, vừa có thể xây dựng những nội dung dài hơn và nhiều ý nghĩa hơn”.

YouTube đang làm gì với nền kinh tế nhà sáng tạo?

Byrne cho biết nhóm của ông hiện đang tập trung cao độ vào việc trở thành tiếng nói của những nhà sáng tạo trên nền tảng và trong toàn tổ chức.

Nền tảng này liên tục khám phá nhu cầu của nhà sáng tạo và chia sẻ lại nhu cầu để đảm bảo những nhu cầu đó luôn được đáp ứng.

Với hơn 2 triệu nhà sáng tạo trong ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YPP), YouTube đang định hướng trở thành nền tảng đi đầu trong nền kinh tế nhà sáng tạo.

Ông nói: “Chúng tôi thực sự đang rất tập trung vào việc đảm bảo rằng chúng tôi có một bộ công cụ kiếm tiền mạnh mẽ để giúp nhà sáng tạo thành công. Chúng tôi đang cố gắng trao quyền cho họ và cung cấp cho họ nhiều thứ hơn.”

Hiện YouTube có hơn 10 cách kiếm tiền trên YouTube (bao gồm cả các quảng cáo), nền tảng đã chi trả hơn 30 tỷ USD cho các nhà sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông trong vòng ba năm qua.

Nền kinh tế nhà sáng tạo sẽ không tồn tại nếu thiếu đi các nhà tiếp thị (marketers).

Byrne cho rằng những người làm marketing thực sự là một phần quan trọng của hệ sinh thái YouTube và nền kinh tế nhà sáng tạo nói chung.

Ông nói: “Sẽ có 3 nhóm đối tượng chính trong nền kinh tế nhà sáng tạo đó là nhà sáng tạo, người hâm mộ (fans) và cả các nhà tiếp thị nói chung.”

Ông giải thích: “Đây là một hệ sinh thái các bên cùng có lợi. Các nhà quảng cáo trả tiền cho những nhà sáng tạo và họ sẽ có lợi từ những người hâm mộ thông qua sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo.”

Chìa khóa ở đây là các thương hiệu cần hợp tác với nhà sáng tạo theo đúng cách để đảm bảo ngay từ đầu rằng, những nội dung của nhà sáng tạo với thương hiệu có thể tạo ra những sự cộng hưởng giá trị.

Việc cho phép nhà sáng tạo tự do kết hợp sản phẩm hoặc dịch vụ vào nội dung của họ theo cách vừa chân thực vừa tự nhiên không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho những người theo dõi họ mà còn tạo ra những kết quả kinh doanh tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Instagram ra mắt Creator Lab mới cho các nhà sáng tạo nội dung

Creator Lab được Instagram ra mắt với mục tiêu giúp các nhà sáng tạo nội dung (content creator) kiếm thêm thu nhập trên nền tảng.

Instagram ra mắt Creator Lab
Instagram ra mắt Creator Lab mới cho các nhà sáng tạo nội dung

Nằm trong chiến lược phát triển mới của Instagram trong 2022, Creator Lab là cộng cụ giúp hướng dẫn nhà sáng tạo gia tăng thu nhập của mình trên nền tảng.

Theo CEO Adam Mosseri, Creator Lab “được xây dựng cho nhà sáng tạo và bởi nhà sáng tạo”, nó là một trung tâm tài nguyên với nhiều các video hướng dẫn khác nhau.”

Với những video hiện có, những nhà sáng tạo thành công sẽ chia sẻ những bài học mà họ đã có được trong suốt sự nghiệp làm nội dung của họ, điều mà các nhà sáng tạo khác (mới) có thể tham khảo và học hỏi.

Liênq quan đến khái niệm nhà sáng tạo (Creator), theo số liệu từ SignalFire, hiện có khoảng 50 triệu nhà sáng tạo ở các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới và ngành công nghiệp sáng tạo (creativity industry) có giá trị ước tính hơn 100 tỷ USD.

Cũng theo Instagram, nhằm mục tiêu hướng tới nền kinh tế sáng tạo đầy tiềm năng trong tương lai, Instagram sẽ không ngừng cập nhật các công cụ và tính năng mới cho Instagram, và việc ra mắt Creator Lab chỉ là một trong số các hoạt động đó.

CEO Mosseri cho biết: Chúng tôi luôn tin vào tầm quan trọng của cộng đồng nhà sáng tạo. Chúng tôi tin rằng họ đang thúc đẩy các nền văn hóa tiến lên, thiết lập các xu hướng mới và đặt ra các chuẩn mực mới.”

Bạn có thể theo dõi Creator Lab ngay tại đây: Creator Lab

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Snapchat sẽ hiển thị quảng cáo trong stories và chia sẻ doanh số với nhà sáng tạo

Tính năng hiển thị quảng cáo mới trong mục câu chuyện (stories) hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ sớm ra mắt với người dùng và nhà sáng tạo.

Snapchat sẽ hiển thị quảng cáo trong stories và chia sẻ doanh số với nhà sáng tạo

Theo đó, Snapchat đang giới thiệu một cách mới để các nhà sáng tạo trên ứng dụng có thể kiếm tiền. Các quảng cáo hiện đang xuất hiện giữa các video trong mục Câu chuyện của một nhóm nhỏ nhà sáng tạo nội dung ở Mỹ, sau giai đoạn thử nghiệm, nền tảng này hy vọng sẽ sớm áp dụng cho các nhà sáng tạo và thị trường khác trên toàn cầu.

Theo Snap, khi một quảng cáo được hiển thị trong Câu chuyện của các nhà sáng tạo, Snapchat sẽ chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo đó.

Công ty cho biết hoạt động chia sẻ doanh thu sẽ dựa trên một công thức có tính đến các chỉ số như tần suất đăng bài và mức độ tương tác của các bài đăng.

Tính năng này hiện chỉ dành cho các Snap Stars (những người có ảnh hưởng lớn trên nền tảng), những nhà sáng tạo hoặc nhân vật của công chúng có lượng người theo dõi lớn và tài khoản đã được xác minh trên Snapchat (được biểu thị bằng một ngôi sao màu vàng).

Tính năng mới của Snapchat được ra mắt trong bối cảnh nền tảng này đang tìm nhiều cách hơn để thu hút nhà sáng tạo và người dùng đến với nền tảng, đồng thời khi ngày càng nhiều người dùng trẻ tuổi chuyển sang TikTok hay Reels, áp lực tăng trưởng của Snapchat cũng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Công ty cho biết họ đã trả hơn 250 triệu USD cho những nhà sáng tạo vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Content Creator là gì? Kỹ năng cần có của Content Creator

Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức cơ bản xoay quanh thuật ngữ Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) như: Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

content creator là gì
Content Creator là gì?

Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung, khái niệm dùng để chỉ những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (Content) cho thương hiệu. Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn cầu, Content Creator nên là vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Content Creator là gì?
  • Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một Content Creator thành công là gì?
  • Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh.
  • Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.
  • Các câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Creator là gì?

Content Creator còn được gọi là những Nhà sáng tạo nội dung hoặc Người sáng tạo nội dung.

Content Creator là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà Content Creator tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các Content Creator đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để trở thành một Content Creator giỏi, họ làm những công việc gì hay cần có những kỹ năng nào?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì
Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì

Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành Content Marketing nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì, dưới đây là những kỹ năng chính mà một Content Creator nên có.

  • Đọc tin tức về ngành hàng ngày.
  • Viết nhiều và thường xuyên.
  • Học hỏi và nghiên cứu các đối tượng mục tiêu trong ngành.
  • Xây dựng giọng điệu hay cá tính riêng.
  • Học hỏi từ nội dung của người khác.
  • Thấu hiểu KPIs.
  • Xây dựng các mối quan hệ với bạn cùng ngành.
  • Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
  • Đặt câu hỏi về mọi thứ.

1. Một Content Creator giỏi luôn đọc tin tức về ngành hàng ngày.

Để có thể trở thành một Content Creator giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.

Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.

Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.

2. Viết nhiều và thường xuyên cũng là những gì các Content Creator nên làm.

Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.

Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các Content Creator phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.

Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.

Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.

3. Họ cũng liên tục học hỏi và nghiên cứu về các nhóm đối tượng mục tiêu.

Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các Content Creator là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ – và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.

Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.

Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các Content Creator đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Giới tính của họ là gì?
  • Vị trí địa lý của họ ra sao?
  • Họ làm công việc gì?
  • Quan điểm sống của họ thế nào
  • Sở thích cá nhân của họ là gì?
  • Họ có xu hướng thích những nội dung nào?

Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các Content Creator.

4. Xây dựng những giọng điệu hay cá tính riêng cũng là kỹ năng quan trọng khác mà một Content Creator cần.

Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.

Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.

Các Content Creator cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.

5. Học hỏi từ nội dung của đối thủ.

Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.

Những Content Creator thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.

Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các Content Creator cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”

Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.

6. Thấu hiểu KPIs hay những gì thương hiệu cần.

Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.

Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.

Một số KPIs có thể là:

  • Lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Chính là số lượng người tiếp cận, lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhấp chuột từ các bài đăng.
  • Lưu lượng truy cập đến website (traffic): Chính là số lượng người sau khi xem nội dung của bạn sau đó nhấp chuột và đến website.
  • Lưu lượng tự nhiên (organic traffic): số lượng người dùng truy cập website từ các liên kết được hiển thị tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
  • Số lượt đăng ký, để lại thông tin, mua hàng…cũng là những KPIs bạn có thể theo dõi.
content creator là gì
Content Creator là gì? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

7. Content Creator tích cực xây dựng các mối quan hệ với bạn bè cùng ngành.

Những Content Creator giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.

Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.

Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.

8. Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.

Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những Content Creator thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết – thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.

Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.

Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.

9. Content Creator giỏi đặt câu hỏi về mọi thứ.

Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các Content Creator cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.

Có rất nhiều áp lực đối với các Content Creator – và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.

Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.

Quá trình trở thành một Content Creator thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.

Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?

Content Creator
Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?
  • Thích thử nghiệm: Thay vì sợ sai, những Content Creator này lại cảm thấy khá thoải mái khi gặp phải thất bại hay khó khăn, điều quan trọng họ cần không phải là họ sẽ mất gì mà là họ sẽ được gì sau mỗi lần mất đó.
  • Sáng tạo: Thay vì ngày qua ngày làm những công việc quá quen thuộc, những Content Creator này chọn cách làm mới mình, đó có thể là những định dạng nội dung mới, những bố cục thể hiện mới, những màu sắc mới hay bất cứ thứ gì họ chưa từng làm trước đó.
  • Thích yên tĩnh: Một trong những quan điểm thú vị khác là thường những người hướng nội (introvert) có khả năng sáng tạo rất cao. Và vì họ có khả năng thấu hiểu người đối diện tốt hơn, họ có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những gì khách hàng muốn đọc và muốn nghe.

Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các Content Creator, tương lai thuộc về những Content Creator đa nền tảng (multi-platform content creator), điều này có nghĩa là gì?

Để có thể thành công hơn, các Creator cần hoạt động và chia sẻ nội dung hay Content trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.

Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:

  • Facebook
  • TikTok
  • Instagram
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • Và nhiều nền tảng khác.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

  • Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Content Creator có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung. Trong khi thuật ngữ này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, giải trí hay nghệ thuật, nó được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực truyền thông Marketing.

  • Content Creator làm những công việc chính là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các Content Creator có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.

  • Web Content Creator là gì?

Là những Content Creator trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.

  • Digital Content Creator là gì hay họ là ai?

Digital Content Creator là những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng hay môi trường kỹ thuật số (Digital) như mạng xã hội, web hay blog. Web Content Creator là 1 phần của Digital Content Creator.

  • Content Creator trên Facebook là gì?

Cũng tương tự như các Content Creator trên TikTok hay Instagram, Content Creator trên Facebook là những người làm những công việc liên quan đến sản xuất, sáng tạo và phân phối nội dung (Content). Thu nhập của những người này thường đến từ doanh thu trực tiếp từ các nền tảng (chia sẻ doanh thu) hoặc hợp tác với các nhãn hàng.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của MarketingTrips về câu hỏi Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Một khi bạn có thể hiểu bản chất của khái niệm cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung, trở thành một nhà sáng tạo nội dung giỏi và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo

Thông qua cổng thông tin mới TikTok Creator Next, TikTok cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà sáng tạo có thể thành công trên nền tảng.

TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo
TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo. Source: HubSpot

TikTok vừa thông báo ra mắt Creator Next, một cổng thông tin tập trung cho tất cả những thứ liên quan đến việc kiếm tiền trên nền tảng đồng thời cũng cung cấp nhiều mẹo và cập nhật của các công cụ mới cho nhà sáng tạo. (Theo TechCrunch).

Trong một bài đăng của TikTok, nền tảng video dạng ngắn với hơn 1 tỷ người dùng này giải thích rằng cùng với Creator Next, nền tảng cũng giới thiệu một công cụ mới cho phép người dùng có thể gửi tiền trực tiếp đến các nhà sáng tạo yêu thích của họ.

Việc tăng thêm cơ hội kiếm tiền cho nhà sáng tạo từ lâu đã trở thành chiến lược sống còn của các nền tảng mạng xã hội, khi yếu tố giữ chân nhà sáng tạo ngày càng trở nên mong manh hơn.

Trước các đối thủ mạnh như Reels của Instagram, Facebook, Shorts của YouTube hay Snapchat, TikTok vẫn không ngừng cải thiện và giúp đỡ nhà sáng tạo của mình.

Quay trở lại vào năm 2019, người dùng hay nhà sáng tạo TikTok đã phải vật lộn để tìm cách kiếm tiền thông qua ứng dụng, vì họ chủ yếu chỉ có thể kiếm tiền từ các hoạt động kinh doanh bên ngoài ứng dụng.

Để giúp khắc phục điều này, TikTok sau đó đã công bố quỹ dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trị giá 200 triệu USD vào năm 2020, nguồn tiền này được dùng để thưởng cho những nhà sáng tạo có nhiều thành tích nhất trên nền tảng.

Đến thời điểm hiện tại, sau một loạt các cập nhật và hợp tác khác nhau, nhà sáng tạo hiện có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền trực tiếp trong ứng dụng (thông qua bán hàng trực tiếp, bán hàng qua nền tảng thứ ba, được người dùng ủng hộ…)

Ngoài ra, TikTok còn đang cho nhiều nhà sáng tạo hơn có quyền truy cập vào Creator Marketplace, một cổng thông tin nơi nhà sáng tạo có thể tìm và cộng tác với các đối tác kinh doanh để kiếm tiền thông qua các video được tài trợ.

Theo yêu cầu của TikTok, nhà sáng tạo hiện chỉ cần có tối thiểu 10.000 người theo dõi để truy cập tính năng này, thay vì phải có 100.000 người theo dõi như trước đây.

Tất cả các công cụ như Creator Fund, Creator Marketplace, Live Gifts, Video Gifts và Tips, sẽ có sẵn trong Creator Next.

TikTok cũng lưu ý rằng để sử dụng Creator Next, nhà sáng tạo phải “đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về số lượng người theo dõi” và con số này có thể khác nhau tùy theo từng khu vực, bên canh đó, nhà sáng tạo phải có ít nhất 1.000 lượt xem video trong vòng 30 ngày gần nhất.

Creator Next hiện chỉ khả dụng ở Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, và sẽ mở rộng sang các khu vực khác trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

YouTube đang thử nghiệm ‘Search Insights’ mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Những tính năng mới trên YouTube Studio sẽ giúp chủ kênh hay nhà sáng tạo có thêm thông tin về những gì mà người dùng đã tìm kiếm, cả những thứ liên quan đến kênh và những nội dung cụ thể khác.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Được gọi là ‘Search Insights’, tính năng mới hiện đang trong quá trình thử nghiệm sẽ vô cùng có giá trị với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong việc hiểu người dùng và lập kế hoạch nội dung của họ.

Tính năng mới sẽ sớm có sẵn trong tab Phân tích (Analytics) và sẽ đi kèm với hai tab riêng biệt để nghiên cứu các truy vấn tìm kiếm (search query).

Tab đầu tiên như bạn có thể thấy ở hình bên dưới sẽ cung cấp danh sách những gì mà người xem trên kênh đang tìm kiếm – tức là ngoài việc xem nội dung của kênh, họ còn tìm kiếm gì trên YouTube.

Tab này cũng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề chính mà người xem quan tâm, cùng với khối lượng tìm kiếm tổng thể của từng chủ đề và lưu lượng truy cập (traffic) mà kênh của bạn có được dựa trên từng truy vấn.

Bên cạnh đó với ‘content gaps’ – YouTube sẽ lọc ra các truy vấn tìm kiếm vốn không liên quan đến nội dung hiện có trên kênh, tức là không có bất cứ kết quả tìm kiếm phù hợp nào hiện được trả về với các truy vấn đó.

Về cơ bản, với tính năng này, YouTube cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung một cách mới để khám phá các nội dung có thể cần phát triển để có thêm người dùng mới.

Trên tab thứ hai, ‘Searches Across YouTube’, nhà sáng tạo sẽ có thể thu thập thêm thông tin chi tiết về các truy vấn tìm kiếm phổ biến nhất với bất kỳ từ khóa nào.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Như hình bên dưới, khi bạn chọn ‘Content Gaps only’, tức chỉ lọc những truy vấn hiện chưa trả về traffic trên kênh, bạn có thể khám phá các cụ từ tìm kiếm đang rất phổ biến mà bạn chưa có các nội dung (video) liên quan.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Tương tự như Search Console của Google hay Google Trends, Search Insights trên YouTube cũng cung cấp thông tin chi tiết về điều gì đang thúc đẩy lưu lượng truy cập trên kênh YouTube của nhà sáng tạo, để từ đó các nhà sáng tạo có thể tối đa hoá nỗ lực và hiểu sâu hơn về người dùng của họ.

YouTube cho biết, hiện tính năng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm (Beta) và sẽ sớm có sẵn trên các kênh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt ‘Culture Driver’ – Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu

Thông qua mini-site Culture Driver TikTok muốn chia sẻ những nhà sáng tạo và thương hiệu hàng đầu trên nền tảng, cùng với đó là nhiều ý tưởng sáng tạo mà người làm marketing có thể ứng dụng cho thương hiệu của họ.

TikTok ra mắt 'Culture Driver' - Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu
Image by Carlos “Kaito” Araujo

Theo giải thích của TikTok:

“Không có nền tảng nào khác có tác động đến văn hóa nhiều hơn TikTok vào năm 2021, các cộng đồng đa dạng gồm hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu đang mang đến cho các thương hiệu những cơ hội chưa từng có.

Từ chiến dịch #zithappens của Clinique (9,6 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Jasmine Sullivan đến #JifRapChallenge (6,9 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Chakira Clark, sự thành công của các chiến dịch đã chứng minh rằng bằng cách cộng tác với các nhà sáng tạo phù hợp, bất kỳ thương hiệu nào – bất kể ngành nghề nào đều có khả năng tạo nên một hiện tượng văn hóa mới trên TikTok.”

Mini-site Culture Driver bao gồm các thông tin tổng quan về các nhà sáng tạo nổi bật và các đối tác marketing của họ, cũng như các xu hướng trên TikTok được sắp xếp theo các chữ cái từ A đến Z.

Mỗi chữ cái với một đoạn video ngắn sẽ làm nổi bật một yếu tố cụ thể đã làm thúc đẩy sự tương tác trong ứng dụng.

Thông qua những nội dung này, các marketer có thể có nhiều ý tưởng tốt hơn về chiến lược nội dung của họ và hình thành nên các phương pháp tiếp cận marketing hiệu quả hơn trên TikTok. Mini-site cũng bao gồm danh sách những nhà sáng tạo hàng đầu trên nhiều danh mục khác nhau.

 

Với từng phần nội dung, ngoài việc bạn sẽ thấy được mối quan hệ đối tác giữa các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu, bạn cũng có thể xem thêm các liên kết đến các video liên quan, hay cách mà nhà sáng tạo đã thực hiện chiến dịch của họ.

Bạn có thể truy cập ngay mini-site tại: Culture Driver 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Instagram thêm công cụ mới để giúp nhà sáng tạo tối đa hoá nội dung có thương hiệu

Instagram đang thử nghiệm một số tùy chọn kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm mục tiêu tối đa hóa thu nhập tiềm năng của họ thông qua việc tối ưu những nội dung có thương hiệu.

Instagram thêm công cụ mới để giúp nhà sáng tạo tối đa hoá nội dung có thương hiệu

Đầu tiên, Instagram đang thử nghiệm thư mục nhắn tin ‘Partnerships’ mới trong phần nhắn tin trực tiếp của Instagram, đây sẽ là không gian dành riêng để theo dõi các hoạt động truyền thông và cơ hội của các nội dung được tài trợ.

Như bạn có thể thấy ở trên, ngoài các tab ‘primary’, ‘General’ và ‘Request’ hiện có của bạn, Instagram cũng đang thử nghiệm thêm phần ‘Partnership messages’ mới trong hộp thư đến, nơi các thông báo về các đối tác sẽ được hiển thị.

Những thông báo hay tin nhắn này sẽ được lọc thông qua nền tảng quản lý cộng tác thương hiệu của Facebook (Facebook BCM) hoặc thông qua tùy chọn tìm kiếm thương hiệu mới, tuỳ chọn sẽ tạo điều kiện để kết nối với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang theo dõi hồ sơ thương hiệu hoặc họ thông báo rằng hiện đã sẵn sàng để hợp tác với thương hiệu. (xem hình bên dưới).

Instagram cũng đang thử nghiệm một tùy chọn cửa hàng kỹ thuật số mới cho những nhà sáng tạo đang tham gia vào chương trình liên kết của nền tảng (affiliate program), tuỳ chọn cung cấp một cách khác để từng nhà sáng tạo quảng bá các sản phẩm được tài trợ của họ tới những người hâm mộ.

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, nhà sáng tạo giờ đây về cơ bản có thể tạo cửa hàng để bán các sản phẩm của riêng họ, điều này vừa mang lại tiềm năng hiển thị nhiều hơn cho các thương hiệu vừa mang lại doanh thu tốt hơn cho chính nhà sáng tạo.

Tùy chọn này hiện đang được thử nghiệm với những nhà sáng tạo ở Mỹ đang tham gia chương trình liên kết của Instagram.

Và cuối cùng, Instagram cũng đang ra mắt quảng cáo nội dung có thương hiệu (branded content ads) mới trong Reels, một cách khác để kiếm tiền từ định dạng video ngắn.

Theo Instagram:

“Chúng tôi đã đưa những nội dung có thương hiệu vào Reels từ đầu năm nay và bây giờ chúng tôi đang giới thiệu quảng cáo nội dung có thương hiệu đến nó”.

Điều này sẽ mang lại cho các thương hiệu nhiều khả năng hơn để thúc đẩy sự cộng tác với những nhà sáng tạo thông qua Reels của họ. Đối chiếu với thành công của TikTok thì đây thực sự là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường sức hút trên nền tảng.

Về cơ bản, việc kiếm tiền từ các định dạng video ngắn vẫn còn là một thách thức lớn với các nền tảng khi các nhà quảng cáo không thể chèn quảng cáo ở đầu hoặc giữa hay cuối các video chỉ có độ dài tính bằng giây.

Điều này cũng giải thích tại sao các định dạng nội dung có thương hiệu sẽ là cách chính để các nền tảng cũng như nhà sáng tạo nội dung có thêm thu nhập.

Instagram cũng đang bổ sung khả năng thúc đẩy các bài đăng tự nhiên trên nguồn cấp dữ liệu và Stories trở thành bài quảng cáo với tùy chọn Boost for Branded Content mới.

Trên đây là những cập nhật quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kiếm tiền cho nhà sáng tạo của Instagram, điều mà nền tảng này đang coi như là một cách trọng yếu để phát triển ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Google ra mắt nền tảng ‘Google for Creators’ nhằm thúc đẩy nội dung số

Google đang tìm kiếm những vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy nền kinh tế nhà sáng tạo thông qua nền tảng mới được thiết kế để giúp các nhà sáng tạo tối đa hóa nỗ lực của họ.

Như bạn có thể xem qua trong video giới thiệu ở trên, tài nguyên ‘Google for Creators’ mới của Google cung cấp một loạt mẹo, hướng dẫn và thông tin chi tiết nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển chiến lược cho những ai muốn xây dựng một doanh nghiệp nội dung trực tuyến.

Nền tảng bao gồm các gợi ý hữu ích khác nhau, các bí quyết từ những người đã thành công trên nền tảng cũng như các thông tin cập nhật về các sản phẩm của Google.

Nền tảng này cũng được liên kết đến một loạt các hướng dẫn về chiến lược nội dung, xây dựng đối tượng mục tiêu, kiếm tiền và nhiều hơn thế nữa.

google ra mắt google for creators

Và nếu bạn không biết mình nên bắt đầu từ đâu, nền tảng cũng cung cấp các bài kiểm tra bạn có thể thực hiện để giúp bạn đi đúng hướng.

google ra mắt google for creators

Mặc dù tài nguyên cơ bản là không quá chuyên sâu, tuy nhiên cũng cung cấp cho bạn không ít các ý tưởng về cách bạn có thể xây dựng một chiến lược nội dung hiệu quả và những gì bạn cần cân nhắc trong cách tiếp cận của mình.

Ngoài ra nền tảng còn liên kết đến các sản phẩm khác nhau của Google như Google Search ConsoleGoogle Analytics, trong khi cũng có tab “Community” (cộng đồng) cũng sẽ thông báo các sự kiện sắp tới của Google.

Nếu bạn đang tìm cách để tối ưu hóa chiến lược nội dung của mình thì nền tảng thực sự là những hướng dẫn chiến lược có thể giúp bạn lập kế hoạch một cách hiệu quả.

Bạn có thể xem chi tiết nội dung của nền tảng tại: Google for Creators

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

  • 1
  • 2