Skip to main content

Thẻ: Insights

Để thấu hiểu được khách hàng, người làm Marketing cần nhiều thứ hơn chỉ là dữ liệu

Người làm Marketing đang sống trong một thời đại nơi có nhiều dữ liệu về khách hàng hơn bao giờ hết, tuy nhiên, điều này cũng không thể giúp Marketer thực sự hiểu được khách hàng hay người tiêu dùng của mình. Một trong số các nguyên chính dẫn đến điều này đó là Marketer đang nhầm lẫn giữa thông tin hay dữ liệu của khách hàng với sự gần gũi cần có.

Để thấu hiểu được khách hàng, người làm Marketing cần nhiều thứ hơn chỉ là dữ liệu
Để thấu hiểu được khách hàng, người làm Marketing cần nhiều thứ hơn chỉ là dữ liệu

Với tư cách là người làm marketing, hơn ai hết bạn muốn hiểu rõ về khách hàng của mình – về sở thích, nhu cầu, quan điểm hay tâm lý mua sắm của họ – để thiết kế các sản phẩm hay chương trình marketing phù hợp. Người làm marketing cũng đang sống trong một kỷ nguyên có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết về khách hàng hay cả đối thủ của mình.

Tuy nhiên, sự thật là, có nhiều dữ liệu hơn không đồng nghĩa với việc marketer có thể thấu hiểu khách hàng của mình nhiều hơn, và một trong những lý do dẫn đến điều này là marketer đang hiểu nhầm giữa thông tin hay dữ liệu với sự gần gũi hay thân thiết với khách hàng.

Nhiều dữ liệu hơn là nền tảng để có được sự hiểu biết tốt hơn; tuy nhiên, nhiều marketer lại chỉ có thể rút ra được những hiểu biết (insights) tương đối hạn hẹp về con người thực sự của khách hàng.

Lý do đằng sau điều này là marketer chưa phân biệt được cái gọi là thông tin với sự gẫn gũi hay thân thiết với khách hàng. Thông tin là tất cả những thứ như lưu lượng truy cập vào website, mức độ tương tác trên nền tảng mạng xã hội, ý định mua hàng hay từ khoá tìm kiếm – bao gồm cả các sự kiện hay hành động mà khách hàng từng có với thương hiệu.

Các dữ liệu này có thể tiết lộ rất nhiều điều về sở thích, ý định và mong muốn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự thật là tất cả những điều này không phải là về một con người thực sự, chúng chỉ đơn thuần là sản phẩm phụ của những gì mọi người vẫn làm để mô tả chính họ, cách họ làm thể hiện họ là ai và ngược lại.

Để hiểu mọi người hay khách hàng của bạn thực sự là ai, bạn cần nhiều thứ hơn chỉ là các điểm dữ liệu, bạn cần phải gần gũi hơn với khách hàng của mình, thiết lập một sự thân thiết nhất định và từ đó tạo ra các kết nối có ý nghĩa thực sự.

Xây dựng sự gần gũi hay thân thiết với khách hàng.

McDonald’s là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh (ngành F&B) lớn nhất toàn cầu, trong nhiều năm, thương hiệu này là mục tiêu của nhiều nhà phê bình quan đến sức khoẻ, để có thể xoa dịu vấn đề, thương hiệu này không chỉ liên tục tìm cách để xây dựng các thực đơn lành mạnh hơn mà còn chạy các chiến dịch marketing nhằm xây dựng hình ảnh “đẹp” trong mắt người tiêu dùng.

Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích, sự thật là vẫn có hàng chục triệu người vẫn ăn ở McDonald’s mỗi ngày. Một câu hỏi đặt ra là, tại sao McDonald’s không tập trung vào những khách hàng thực sự ủng hộ thương hiệu của họ mà phải tìm cách đối phó với những ý kiến trái chiều (và McDonald’s cũng biết rằng nếu họ có tiếp tục thì cũng không thể xoa dịu hay xoá bỏ được các thành kiến về thức ăn nhanh).

Trên thực tế, McDonald’s thực sự rất muốn giao tiếp gần gũi hơn với những khách hàng thực sự yêu thích thương hiệu của mình, tuy nhiên thương hiệu lại không có sự hiểu biết đủ sâu về những con người này ngoài các giao dịch đơn thuần.

Để có thể có được sự thân thiết, McDonald’s đã kết hợp với một Agency thực hiện một nghiên cứu dân tộc học để hiểu các đặc điểm văn hóa của việc trở thành một người hâm mộ hay người ủng hộ McDonald’s.

Hàng loạt cuộc nói chuyện thân mật sau đó đã được agency thực hiện với hàng loạt khách hàng tại nhiều khu vực khác nhau với hy vọng tiết lộ những sự thật thực sự về người hâm mộ thương hiệu.

Bất chấp tất cả các dữ liệu mà McDonald’s từng có về khách hàng, những sự thật đằng sau dữ liệu vẫn chưa được biết đến cho đến khi thương hiệu thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu với khách hàng của họ. Khi sự thật về những con người thực được xác định và tiết lộ cho các thành viên trong một cộng đồng, mọi người sẽ cảm thấy được nhìn thấy, đặc biệt là khi những hoạt động này diễn ra trong tiềm thức đến mức chính các thành viên cũng không hề hay biết.

Với McDonald’s, có được những sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng hay nói đúng hơn là khi thương hiệu có thể giao tiếp với khách hàng một cách thân mật và gần gũi như là một cộng đồng chung thực sự, điều này đã mở ra những cơ hội mà McDonald’s không thể hình dung được trước đó.

Theo báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023, McDonald’s đã đạt mức tăng trưởng doanh số bán hàng 10,3% ở Mỹ và 11,7% trên toàn cầu. Trong 2 năm qua, McDonald’s đã được công nhận là Thương hiệu hiệu quả số 1 và Nhà tiếp thị hiệu quả số 2 theo Chỉ số Effie toàn cầu (chỉ số chuyên xếp hạng các công ty đứng sau các chiến dịch Marketing hiệu quả nhất trên thế giới).

Cách thiết lập sự gần gũi với khách hàng.

Việc thiết lập sự gần gũi hay thậm chí là đồng cảm với người tiêu dùng đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ quan sát và nói chuyện với họ. Người làm marketing phải nhìn thế giới qua lăng kính của họ. Điều này đòi hỏi các marketer phải gạt bỏ đi những thành kiến và chủ nghĩa cá nhân sang một bên.

Đối với trường hợp của McDonald’s, trong khi ý tưởng kết hợp nhiều chiếc bánh sandwich thành một có thể không hấp dẫn, nhưng với những người khác, nó hoàn toàn có ý nghĩa, thậm chí là vô cùng thích thú. Tiếp cận các nghiên cứu với mức độ đồng cảm cao về mặt văn hóa đối với người tiêu dùng có thể giúp marketer coi họ như những con người thực sự và hiểu rõ hơn về họ với tư cách là những con người xã hội.

Trong quá trình thiết lập sự gần gũi và đồng cảm với khách hàng, dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tham khảo sử dụng:

Câu hỏi đầu tiên bạn có thể hỏi là: Tại sao? Tại sao những người này lại cư xử theo cách này hoặc tại sao họ lại nhìn nhận mọi thứ theo một cách nhất định nào đó? Khi bạn hỏi tại sao, câu trả lời thường làm lộ rõ những thành kiến của bạn. Điều quan trọng là phải làm rõ những điều đó, có làm rõ thì bạn mới có thể vượt qua nó.

Để vượt qua những thành kiến của mình, hãy cân nhắc việc tự hỏi bản thân câu hỏi thứ hai: Cái gì? Những người này đang cảm thấy điều gì khiến họ hành động theo cách này hoặc nhìn mọi thứ theo một cách nhất định nào đó? Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu bước ra ngoài chính mình và đứng vào vị trí của khách hàng.

Cuối cùng, hãy tự hỏi: Làm thế nào? Họ nhìn thấy mình như thế nào trong câu chuyện cuộc sống? Họ nhìn thế giới xung quanh như thế nào?. Điều này sẽ giúp bạn nhìn thế giới qua con mắt của khách hàng của mình. Bạn không cần phải đồng ý với nó hay tán dương nó; Mục đích chính của bạn là để hiểu nó bởi vì bạn càng hiểu rõ về nó, bạn càng được trang bị tốt hơn để tối ưu hoạt động Marketing của mình.

. . .
Tóm lại, như bạn có thể thấy, sự gần gũi hay thậm chí là thân mật và đồng cảm là nền tảng để xây dựng và thúc đẩy các kết nối, và các kết nối là nền tảng để thúc đẩy hành vi. Quan điểm này đã làm thay đổi hoàn toàn hoạt động Marketing của McDonald’s và vị trí của thương hiệu này trong các hệ tư tưởng về văn hóa.

Nếu những người làm marketing có thể đầu tư nhiều thời gian vào việc tìm hiểu mọi người như cách họ dành thời gian cho việc thu thập dữ liệu, hiệu quả marketing của doanh nghiệp sẽ sớm chạm đến một đỉnh cao mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Khi năm mới 2024 chính thức đã bắt đầu, mặc dù tìm kiếm các chiến lược mới là rất cần thiết, nhìn lại những gì đã qua và coi đó là nền tảng cũng không kém phần quan trọng. Tìm hiểu top 5 insight của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 trong bài viết này.

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023
Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Bằng cách xem xét và đánh giá thật kỹ các sở thích và xu hướng ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng, các thương hiệu không chỉ có thêm sự hiểu biết về người tiêu dùng của mình mà còn có thêm nhiều định hướng cho các hành động trong tương lai.

Dưới đây là Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 mà bạn có thể tham khảo.

Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mua sắm giải trí (shoppertainment).

Shoppertainment hay Mua sắm giải trí là khái niệm đề cập đến phương thức mua sắm kết hợp yếu tố giải trí, thuật ngữ được nổi lên từ sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như TikTok.

Trong năm 2023, trong khi mức độ sử dụng của tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn đều giảm, TikTok Shop đã tăng trưởng ấn tượng 5% theo quý.

Mẹo: Người mua sắm ở Việt Nam đang tìm kiếm các trải nghiệm mua sắm trực tuyến năng động và thú vị hơn, các thương hiệu hay doanh nghiệp theo đó cần thu hút khách hàng của mình một cách thức sáng tạo hơn, đặc biệt là khi khách hàng của doanh nghiệp là người trẻ (Gen Z).

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Theo Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của Decision Lab, khoảng 50% số người được hỏi cho biết tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ, con số này trước đó chỉ khoảng 10-20%.

Trong khi lượng người sử dụng sản phẩm đầu tư để đảm bảo an ninh tài chính có tăng nhẹ, tuy nhiên mức độ chấp nhận rủi ro lại giảm. Các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như tài khoản tiết kiệm và chứng khoán đã tăng mạnh.

Mẹo: Các ngân hàng và tổ chức tài chính muốn thu hút khách hàng cần cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư mang lại sự tin cậy, minh bạch và bảo mật, đồng thời thể hiện những giá trị này thông qua các thông điệp Marketing và chiến dịch thương hiệu (Brand Marketing).

Người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (Hybrid).

62% người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (theo Báo cáo Tư duy Lãnh đạo “Tương lai của Công việc” của The Sentry và Decision Lab). Tuy nhiên, chỉ có 9% người lao động cho biết họ chỉ thích làm việc từ xa, điều này cho thấy mọi người vẫn coi trọng lợi ích xã hội và nghề nghiệp của việc đến văn phòng.

“Cơ hội học tập” là ưu tiên hàng đầu của 47% nhân viên khi lựa chọn nơi làm việc, tiếp theo là “văn hóa doanh nghiệp” và sau đó là “thu nhập & phúc lợi” với 46%.

Mẹo: Hiểu được điều gì thúc đẩy sự lựa chọn nơi làm việc của nhân viên, định nghĩa của họ về nơi làm việc lý tưởng, nhận thức của họ về xu hướng nơi làm việc mới là nền tảng để xây dựng một doanh nghiệp bền vững.

Họ thích những bữa ăn đắt tiền.

Theo báo cáo Xu hướng F&B Việt Nam 2023, mức giá trung bình hợp lý cho một bữa ăn bên ngoài bình thường là 56.000 đồng một người. Đối với một bữa ăn sang trọng, chi phí trung bình hợp lý có thể lên tới 331.000 đồng/người, đắt gấp khoảng 6 lần so với một bữa ăn thông thường.

Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho ngành F&B. Việc đưa ra các chương trình giảm giá/khuyến mãi có thể giúp giữ chân khách hàng tại các nhà hàng/quán cà phê một cách hiệu quả hơn.

Gen Z Việt muốn ngắt kết nối.

Theo Báo cáo Người tiêu dùng Kết nối Quý 3 năm 2023, gần 8/10 (76%) Gen Z muốn rời bỏ ít nhất một nền tảng mạng xã hội.

Khi Gen Z bắt đầu sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức hơn, tính xác thực, mức độ phù hợp và trách nhiệm sẽ là nền tảng của các chiến lược thương hiệu trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

[Insights Download] Báo cáo cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng

Thông qua một báo cáo mới đây, nền tảng quản trị cộng đồng và mạng xã hội Khoros đã chia sẻ vô số insights về cách thương hiệu có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Báo cáo cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng
Báo cáo cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng

Theo đó, nếu bạn là một marketer và bạn đang thắc mắc điều gì thực sự có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty) trong thời đại truyền thông mạng xã hội (Social Media) và bạn nên tập trung vào điều gì để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình, báo cáo mới đây từ nền tảng quản trị cộng đồng và mạng xã hội Khoros sẽ thực sự hữu ích.

Trước hết, Khoros nhận thấy rằng chỉ 1/5 người tiêu dùng tự coi mình là “người trung thành với thương hiệu”, với hơn 59% người tiêu dùng có thể hiện các mức độ yêu thích thương hiệu nhất định (mặc dù họ cũng khá cởi mở với các mức độ khác).

Trong thế giới mới, nhờ sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ, khi khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn hay truy cập chúng một cách dễ dàng hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu ngày càng khó duy trì hơn.

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là thương hiệu không có bất cứ một phương thức nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo số liệu khảo sát, dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cái gọi là lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu:

  • Một sản phẩm tuyệt vời (80%).
  • Giảm giá (có thể tin tưởng được) – 53%.
  • Các chương trình phần thưởng cho khách hàng (39%).
  • Khách hàng được phản hồi và ý kiến phản hồi đó được doanh nghiệp ghi nhận (27%).
  • Tính bền vững hay CSR (19%).

Tiếp đó, báo cáo cũng nêu bật tầm quan trọng của các điểm chạm của khách hàng với thương hiệu:

“Các thương hiệu nên gặp gỡ khách hàng ở bất kỳ đâu và truyền tải các thông điệp phù hợp. Ví dụ: 42% người tiêu dùng thuộc Gen Z sử dụng Instagram để kết nối với các thương hiệu, so với 33% người tiêu dùng không thuộc Gen Z. Tuy nhiên, 63% Gen X lại thích giao tiếp trên Facebook hơn.”

Báo cáo của Khoros cũng xem xét giá trị của cộng đồng thương hiệu (brand communities) và cách một cộng đồng tích cực, gắn bó có thể giúp nâng cao lòng trung thành.

Các nhóm có thương hiệu (Branded Group) trên FacebookLinkedIn là những ví dụ cụ thể về một cộng đồng thương hiệu, nơi khách hàng được tương tác, chia sẻ và nhận được phản hồi.

Thương hiệu càng tích cực tương tác với khách hàng thì lòng trung thành và sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu càng cao và ngược lại.

Trên đây là một số ý chính có trong báo cáo, bạn có thể tải xuống toàn bộ báo cáo tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Insight là gì? Hiểu về Insights khách hàng trong Marketing

Insight là gì? Thấu hiểu khái niệm Insight trong ngành Marketing, Consumer hay customer Insight là gì? Cách tìm kiếm và xác định đúng insights của khách hàng? Các loại insight thường gặp khi nghiên cứu thị trường và khách hàng? 

Insight hay insights về mặt tổng thể là khái niệm đề cập đến một kiểu kiến thức dưới dạng quan điểm, hiểu biết về một ai hoặc một thứ gì đó hoặc một sự suy luận có logic về một chủ đề gì đó. Trong Marketing, Insight có nghĩa là “sự thật ngầm hiểu”.

Insight là gì
Insight là gì? Hiểu về Insights khách hàng trong Marketing

Insight (Insights) trong tiếng Việt tạm được dịch là “Sự thật ngầm hiểu“. Với phần lớn những người làm marketing chuyên nghiệp, thấu hiểu khái niệm về insight của khách hàng là một trong những thứ được quan tâm nhất kể từ khi họ gia nhập ngành. Từ việc làm sao để thấu hiểu khách hàng mục tiêu đến việc đâu là cách có thể đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng “thầm kín” của họ. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ phân tích và giải đáp toàn bộ các nội dung xoay quanh thuật ngữ Insight khách hàng.

Các nội dung sẽ MarketingTrips được phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Insight là gì?
  • Insight là gì trong Marketing?
  • Thấu hiểu về khái niệm Insight.
  • Sự khác biệt giữa Customer Insight và Consumer Insight là gì?
  • Vai trò của việc thấu hiểu Customer Insight trong Marketing và Kinh doanh.
  • Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?
  • Những nguyên tắc Marketer cần hiểu về khái niệm insight là gì?
  • Cách tìm kiếm và xây dựng insight của khách hàng hay Customer Insights.
  • Chiến lược áp dụng customer insights để xây dựng lợi thế cạnh tranh.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Insight.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Insight là gì?

Insight (insights) là khái niệm đề cập đến một kiểu kiến thức dưới dạng quan điểm, hiểu biết (về một ai hoặc một điều gì đó) hoặc sự suy luận có logic.

Một người nào đó có thể có được những ý tưởng hay phát hiện mới, hay những sự hiểu biết bất ngờ sau một quá trình (dài) tư duy và tìm hiểu về một chủ đề nhất định, những gì tìm kiếm được cũng có thể được gọi là insight.

Insight là một cách nghĩ được kết hợp với các dữ kiện (fact), dữ liệu (data) hoặc quá trình phân tích dữ liệu nhằm mục tiêu thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về một điều gì đó (chẳng hạn như về nhu cầu khách hàng mục tiêu) hay định hình lại những thứ tưởng chừng như là hiển nhiên.

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm insight, dưới đây là một số định nghĩa về thuật ngữ này từ góc nhìn ngôn ngữ học thuật.

Theo từ điển Vocabulary, khi bạn có một insight, bạn có một cảm giác hoặc cảm xúc hoặc suy nghĩ, những thứ giúp bạn biết những điều gì đó rất thiết yếu về một sự vật hoặc con người cụ thể.

Còn theo từ điển Cambridge, Insight là một sự hiểu biết rõ ràng, sâu sắc hay đôi khi là bất ngờ về một tình huống hay vấn đề phức tạp nào đó.

Ví dụ, wow, đây thực sự là một cuốn sách hay, nó chứa đầy những hiểu biết hấp dẫn (insight) về mối quan hệ giữa ngành marketing và tâm lý học.

Insights trong tiếng Việt cũng có nghĩa là Sự hiểu biết sâu sắc hoặc Sự thấu hiểu.

Insight là gì trong Marketing?

Trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh nói chung, insight là tất cả những gì mà thương hiệu hay người làm marketing hiểu về khách hàng (mục tiêu) của họ.

Thuật ngữ insight trong marketing theo đó gắn liền với Customer Insight hoặc Consumer Insight tức là sự thấu hiểu về khách hàng (hoặc người tiêu dùng), hay nói cách khác đó chính là thứ mà thương hiệu phát hiện ra được trong khi khách hàng có thể chưa từng chia sẻ hay tiết lộ.

Vai trò của các Marketer khi phân tích Customer Insights là diễn giải các hành vi và xu hướng của khách hàng dựa trên các dữ liệu thu thập được để qua đó có thể thực hiện các hành động cụ thể nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cách thức làm Marketing, và tăng doanh số bán hàng.

Về bản chất, việc hiểu được insight của khách hàng sẽ có lợi cho cả khách hàng mục tiêu lẫn thương hiệu khi khách hàng được “nhìn thấy” những thứ họ muốn và thương hiệu thì bán được nhiều hàng hơn.

Business Insight (Business Insights) là gì?

Business Insight là sự kết hợp giữa dữ liệu (Data) và hoạt động phân tích để tìm ra ý nghĩa và tăng cường sự hiểu biết về một tình huống kinh doanh cụ thể nào đó, sự hiểu biết này có thể dẫn đến một số lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Business Insights cung cấp nhiều hơn sự hiểu biết về một vấn đề nào đó chẳng hạn như thị trường, thứ có thể giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về bối cảnh kinh doanh hiện tại.

Thấu hiểu về khái niệm Insight.

Cũng tương tự như nhiều thuật ngữ khác trong ngành marketing, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về insight, tuy nhiên dù cho cách định nghĩa đó là gì, dưới đây là những thứ bạn cần hiểu về thuật ngữ này.

  • Insight là một chân lý cơ bản chưa được ghi nhận của con người hay hiện tượng, nó tiết lộ bản chất bên trong của các sự vật và hiện tượng đó.
  • Insight là một cách nhìn hay phát hiện mới dựa trên những gì đang có hay đang thấy (các dữ liệu thu thập được).
  • Insight là kết quả của một quá trình nghiên cứu có chủ đích với mục tiêu là nhìn nhận người đối diện (khách hàng) hay vấn đề theo một góc nhìn mới.
  • Khám phá insight chính là khám khá những động cơ thúc đẩy đối tượng có các hành vi phản ứng tương ứng.

Sự khác biệt giữa Customer Insight và Consumer Insight là gì?

Với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, bạn cần phân biệt những cái mà người làm marketing vẫn thường gọi chung chung là đối tượng mục tiêu (target audience), khái niệm Customer và Consumer trong đó cũng mang những ý nghĩa khác nhau.

Trong khi Customer đề cập đến “khách hàng” nói chung bao gồm người mua sản phẩm (Buyer) hay cả người sử dụng sản phẩm (user/consumer), thuật ngữ Consumer chủ yếu hướng đến những người tiêu dùng, cụ thể là những người mua và sử dụng sản phẩm.

Customer Insight theo đó là insight của khách hàng nói chung (không nhất thiết là người tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm), còn Consumer Insight là insight của người tiêu dùng sản phẩm.

Mặc dù trong thực tế vẫn có những sự giao thoa giữa 2 thuật ngữ này, tức sử dụng Consumer Insight hàm ý cho Customer Insight và ngược lại, việc hiểu rõ từng insight của từng cá nhân tham gia vào quá trình mua hàng có thể giúp người làm marketing có nhiều cơ hội bán hàng hơn.

Vai trò của việc thấu hiểu Insight hay Customer Insights trong Marketing và Kinh doanh.

Với tư cách là những người làm marketing chuyên nghiệp, bạn hiểu rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trên lĩnh vực gì, hay bạn làm marketing trên kênh nào thì khách hàng vẫn là mục tiêu cuối cùng, bạn cần bán được hàng.

Trong khi thành công của doanh nghiệp đến từ rất nhiều con đường khác nhau và cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, việc có thể hiểu và đáp ứng tốt kỳ vọng của họ là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Và insight chính là chìa khoá cho điều này.

Dưới đây là những gì mà doanh nghiệp hay thương hiệu có thể có được khi hiểu đúng về insight hay customer insights.

Insight giúp thương hiệu hiểu về đối tượng mà họ đang cố gắng tiếp cận và bán hàng.

Trong thế giới kinh doanh và làm marketing hiện tại, khi có vô số các đối thủ đang cùng cạnh tranh về một dòng sản phẩm tương tự nhau, cùng tiếp cận một nhóm khách hàng giống nhau, việc có được các thông tin cơ bản về khách hàng như khu vực, độ tuổi hay giới tính không còn mấy giá trị.

Để có thể khiến khách hàng tương tác với thương hiệu, doanh nghiệp cần nhiều sự hiểu hơn về họ, ví dụ như, điều gì đang thúc đẩy họ mua hàng (động cơ), họ cảm nhận về thương hiệu như thế nào, họ coi trọng điều gì khi mua sắm và hơn thế nữa.

Đây chính là lúc bạn cần tìm kiếm nhiều hơn các insights.

Insight giúp thương hiệu xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), là khái niệm mô tả mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng của họ.

Mối quan hệ này là tốt khi cả 2 “hợp” nhau, nói cách khác, thương hiệu nói những thứ mà khách hàng muốn nghe, bán những thứ mà khách hàng muốn mua (và mua lặp lại nhiều lần), và thương hiệu chính xác là một phần “con người thực” của khách hàng.

Ngược lại, mối quan hệ sẽ “đổ vỡ” nếu tất cả những thứ nói trên trái ngược nhau.

Bạn thử hình dung xem, bằng cách nào bạn có thể đáp ứng những thứ mà khách hàng đang mong đợi nếu trong tay của bạn chỉ có các thông tin cơ bản về nhân khẩu học của họ, hay làm sao bạn có thể bán những thứ khách hàng cần.

Nhiệm vụ ưu tiên của bạn khi này là cần tìm ra các phát hiện mới, những hiểu biết mới ẩn đằng sau con người của khách hàng, những thứ mà thường họ sẽ không nói trực tiếp cho thương hiệu.

Đây cũng giải thích lý do tại sao nhiều người vẫn định nghĩa “insight là sự thật ngầm hiểu” (mặc dù thuật ngữ này cũng chưa rõ nghĩa lắm và sẽ được MarketingTrips phân tích trong các phần nội dung tiếp theo).

Insight giúp thương hiệu bán được nhiều hàng hơn.

Như là điều hiển nhiên, một khi bạn có thể thấu hiểu người mà bạn đang cố gắng đối thoại, hiểu nhu cầu sâu xa của họ, những thứ họ thực sự cần đằng sau các sản phẩm và dịch vụ “vô hồn” mà thương hiệu bán cho họ, cơ hội để bán được hàng sẽ là vô cùng lớn.

Lấy ví dụ thế này, bạn đang là người phụ trách Marketing cho thương hiệu xe hơi cao cấp Mercedes, bạn thử nghĩ xem, người người mua xe cần gì từ thương hiệu.

Có phải là họ cần một phương tiện để di chuyển không, có phải họ sẽ quan tâm rất nhiều về giá bán không, hay đâu là lý do thực đằng sau việc họ quyết định mua thương hiệu này.

Sự thật là phần lớn những động cơ mua hàng của họ hay insights của họ không phải là điều hiển nhiên như bạn có thể nghĩ.

Nếu bạn không có được các insight của họ, mục tiêu bán hàng gần như là bằng không.

Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?

Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?
Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?

Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến hay thậm chí là “tuỳ tiện” trong ngành marketing, insight không như nhiều người vẫn tưởng.

Dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy với khái niệm insight, có nghĩa là nó vốn không phải là insights.

Insight là dữ liệu.

Nghe qua thì khá là liên quan, tuy nhiên, sự thật là, dữ liệu (data) thường không phải là insight.

Trong khi dữ liệu là tất cả những gì bạn thu thập được chẳng hạn như tên tuổi hay số điện thoại của khách hàng, đây chỉ là những thông tin (infomation) về khách hàng.

Những thông tn hay dữ liệu này giúp bạn phát hiện ra được điều gì về khách hàng thì đó mới thực sự là insight.

Ví dụ, sau quá trình phân tích, bạn có được dữ liệu là 90% khách hàng mua hàng của bạn là Gen Z, những dữ liệu này cuối cùng giúp bạn phát hiện ra một insight là vì Gen Z thích những thương hiệu đại diện cho con người họ, và vì thương hiệu thể hiện được điều đó qua các hoạt động marketing, họ quyết định chọn mua sản phẩm của thương hiệu.

Insight là sự quan sát.

Nếu bạn làm việc trong ngành marketing đủ lâu, bạn sẽ thấy rằng, việc quan sát các hành động hay hành vi của khách hàng với thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Từ việc khách hàng có thái độ không hài lòng với thương hiệu, hay thậm chí là có những hành động quá mức với nhân viên bán hàng, tất cả đều ẩn chứa một sự thật đằng sau nào đó, nó là chính là nguyên nhân, là động cơ thúc đẩy họ có các hành vi tương ứng.

Về bản chất, trong khi quan sát có thể giúp người làm marketing xây dựng và phát hiện insight, nó vẫn chỉ là môt điểm dữ liệu rời rạc mà nếu không được kết hợp với các điểm dữ liệu khác thì các thông tin có được cũng sẽ là vô nghĩa.

Những dữ liệu có được này không giải thích được lý do tại sao và động cơ thực sự đằng sau hành vi của người tiêu dùng, những thứ được xem là insight.

Insight được xây dựng từ các dữ liệu riêng lẻ.

Cuối cùng, nếu bạn đã có thể hiểu bản chất của insight là gì, bạn thấy rằng, insight hiếm khi được phát hiện từ một hoặc một số ít điểm dữ liệu hoặc các dữ liệu rời rạc.

Vì insight là kết quả hay là hiểu biết được rút ra sau quá trình nghiên cứu, nó bị ảnh hưởng hay có liên quan đến rất nhiều yếu tố tác động khác nhau liên quan đến từng bối cảnh khác nhau thay vì là từ một dữ liệu riêng lẻ nào đó.

Ví dụ, nếu bạn là người phụ trách các hoạt động quảng cáo cho thương hiệu, sau một thời gian quảng cáo được phân phối, dữ liệu cho thấy rằng có rất ít người quan tâm hay bình luận về nội dung.

Thông thường, bạn có thể rút ra kết luận là quảng cáo của bạn không nhắm đúng đối tượng mục tiêu hay đại loại những kết luận tương tự, sự thật ở đây hay chính là insight, đó là, nó là kết quả của rất nhiều điểm dữ liệu khác như chất lượng nội dung, khả năng thử nghiệm theo thời gian, cảm nhận (tiềm thức) có được (trước đó) của khách hàng về thương hiệu và hơn thế nữa.

Những nguyên tắc Marketer cần hiểu khi tìm kiếm insight khách hàng là gì?

Những nguyên tắc Marketer cần hiểu khi tìm kiếm insight khách hàng là gì?
Những nguyên tắc Marketer cần hiểu khi tìm kiếm insight khách hàng là gì?

Trong quá trình tìm kiếm insight của khách hàng, người làm marketing nói chung cần phải đặt cho cho mình những nguyên tắc hay nguyên lý chung với mục tiêu là đảm bảo các insight đang được tìm kiếm theo cách hợp lệ.

Dưới đây là các nguyên tắc bạn có thể tham khảo để có thể có được các insight tốt.

1. Hãy đặt ra một bối cảnh cụ thể.

Dù là một con người bình thường, hay là khách hàng, từng hành động hay suy nghĩ được đưa ra thường gắn liền với một bối cảnh cụ thể nào đó.

Điều này có nghĩa là tuỳ thuộc vào từng bối cảnh (context) phân tích khác nhau, bạn nên nhìn nhận và khai thác insight theo những cách khác nhau.

Bạn cần theo dõi, quan sát, phân tích hay đánh giá dữ liệu trong từng tình huống nhất định, những gì khách hàng nghĩ, những gì họ cảm thấy, những gì họ đang cố gắng làm và có được trong bối cảnh đó.

2. Xem xét các rào cản hay nhìn vào các tình huống khó xử cụ thể.

Một phần quan trọng khác trong quá trình tìm kiếm insight đó là bạn phải hiểu được những rào cản đang ngăn cản người tiêu dùng hay khách hàng của bạn đạt được những gì họ muốn với một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm nhất định.

Vì mục tiêu cuối cùng của bất kỳ quá trình tìm kiếm insight nào cũng đều là đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu, thông qua từng tình huống khó xử hay những cảm xúc khó chịu của họ, bạn có thể tìm kiếm các insight cụ thể, nó chính là các cơ hội để thương hiệu kết nối tốt hơn với họ.

Để có thể hình dung rõ hơn về điều này, hãy nhìn vào ví dụ của OMO với chiến dịch “Dirt is Good” đình đám một thời.

Vì nhãn hàng OMO quan sát và hiểu rằng, khách hàng của họ, mà cụ thể ở đây chính các bậc làm cha mẹ, tỏ ra rất khó chịu khi phải chứng kiến cảnh con cái của họ lấm lem bụi bẩn khi chơi các trò chơi ngoài trời.

Và cha mẹ cũng hiểu rằng, để có thể khiến các con được khoẻ mạnh hơn và sáng tạo hơn thì không thể không để chúng chơi theo cách như vậy.

Nắm bắt được tình huống khó xử này, OMO sau đó đã ra mắt chiến dịch “Dirt is Good” với ý tưởng rằng, Cứ chơi đi – Ngại gì vết bẩn khi đã có OMO.

Dirt is Good là một trong những case study điển hình nhất về thành công của thương hiệu thông qua việc tìm kiếm insights và đáp ứng kỳ vọng “thầm kín” của khách hàng.

3. Nghiền ngẫm từ “WHY”.

Một insight tốt phải là một khám phá về sự hiểu biết và xác định những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng để từ đó có thể giải thích tại sao (Why) một điều gì đó lại xảy ra theo cách mà nó đang xảy ra.

Là một nhà Marketer, bạn phải biết lý do người tiêu dùng của bạn hành xử theo cách hiện tại và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn phát triển một sản phẩm hay giải pháp mới hướng tới việc làm thay đổi nó hay tối ưu nó (theo cách tốt hơn).

4. Nắm bắt các động cơ.

Như đã phân tích ở trên, đằng sau mỗi phản ứng hay hành vi của khách hàng là những động cơ, thứ đang thôi thúc họ hành động như vậy.

Khi người tiêu dùng chọn một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, không đơn thuần là vì sản phẩm có tính năng abc hay giá bán xyz, họ mua nó để giải quyết các vấn đề (nỗi đau) mà họ đang phải đối diện trong cuộc sống.

Để có thể tìm kiếm được các insight tốt hay tối đa hoá những giá trị mà insight có thể mang lại, bạn cần phân tích 4 khía cạnh của động cơ bao gồm: tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức và môi trường (xung quanh).

5. Suy nghĩ về hình ảnh lý tưởng.

Cuối cùng, có bao giờ bạn tự hỏi, rốt cuộc, sau khi tìm kiếm được insight và chuyển hoá nó vào các chiến dịch marketing thì điều gì sẽ xảy ra, hay khách hàng sẽ nhận được điều gì?

Với tư cách là một khách hàng, bạn hiểu rằng, khách hàng vốn không quan tâm đến insight hay nó có nghĩa là gì, cái mà họ cần và quan tâm là, với mỗi chiến dịch, thông điệp hay giải pháp mà bạn cung cấp, họ sẽ nhận lại được điều gì (nếu họ hành động).

Chìa khóa chính ở đây là giúp khách hàng hình dung nên những thứ họ có thể có được, đó có thể là những hình mẫu lý tưởng, “những điều ước” hay bất cứ thứ gì mà khách hàng sẽ có được sau khi trải nghiệm thứ mà thương hiệu đề xuất.

Cách tìm kiếm và xây dựng insight của khách hàng hay Consumer Insights.

Việc tìm kiếm insight khách hàng hay xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về người tiêu dùng nên được bắt đầu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

Từ các dữ liệu định tính có được từ nghiên cứu thị trường đến những gì có thể quan sát được từ hành vi của khách hàng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.

  • Tìm kiếm insight từ những gì có thể đọc được (Data).

Sử dụng các dữ liệu có sẵn như kết quả thị phần, các nghiên cứu hoặc các xu hướng ngành. Tìm kiếm những gì có thể thúc đẩy hay cản trở người tiêu dùng, nghiên cứu kênh, đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

  • Tìm kiếm insight từ những gì có thể thấy.

Là khi thương hiệu quan sát các hành vi hay phản ứng của người tiêu dùng. Hãy xem xét đến các nhóm khách hàng, các thử nghiệm sản phẩm, thử nghiệm quảng cáo hay những tương tác (phản hồi) trực tiếp với người tiêu dùng để có thêm thông tin về insights.

  • Tìm kiếm insight từ những gì có thể cảm nhận được.

Hãy lắng nghe tiếng nói của người tiêu dùng (VOC). Đánh giá các nhận xét hay bình luận của người tiêu dùng trên mạng xã hội, đánh giá thương hiệu và nghiên cứu thị trường. Tìm kiếm tất cả những cụm từ hay giọng điệu mà khách hàng dành cho thương hiệu.

  • Tìm kiếm insight từ các khoảnh khắc hàng ngày.

Hãy xây dựng một bản đồ về người tiêu dùng gắn liền với các hành vi, động cơ, nỗi đau hay cảm xúc vào bất cứ thời điểm nào (trong ngày, tuần, tháng…).

Kết luận xem những phần có thể tác động đến hành trình khách hàng, tức quá trình khách hàng ra quyết định mua hàng.

  • Tóm tắt những gì có thể quan sát được.

Cuối cùng, khi đã áp dụng tất cả những cách thức nói trên, bạn có thể thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận về những gì có thể diễn ra.

Hãy quan sát, lắng nghe và hiểu cách khách hàng suy nghĩ, hành động, cảm nhận và cư xử. Hãy đồng cảm với những nỗi sợ hãi, động lực, sự thất vọng và mong muốn của họ, học cách sử dụng ngôn ngữ và giọng nói của họ.

Suy cho cùng, hiểu về insight là một cách khác để chứng minh rằng “Chúng tôi hiểu bạn”, “thương hiệu của chúng tôi là dành cho bạn” hay “bạn là một phần của thương hiệu”.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Insight.

  • Lập insight khách hàng là gì?

Là quá trình giả định, tìm kiếm, thử nghiệm và xác định insight của khách hàng. Thông thường quá trình này cần khá nhiều thời gian và công sức.

  • Insight khách hàng là gì?

Insight khách hàng chính là Customer Insight, khái niệm đề cập đến một kiểu kiến thức dưới dạng quan điểm, hiểu biết về khách hàng hoặc sự suy luận có logic về nhu cầu và mong muốn cần được đáp ứng của khách hàng.

  • Brand insight là gì?

Brand Insight là insight của thương hiệu hay thông tin chi tiết về thương hiệu, khái niệm đề cập đến mức độ am hiểu của bạn về một thương hiệu nào đó hoặc thương hiệu của chính mình cũng như cách nó phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

  • Consumer insight là gì?

Là insight của người tiêu dùng (consumer). Chính là thứ mà bạn cần phải tìm ra sau quá trình quan sát, thu thập và phân tích dữ liệu về họ.

  • Insight into là gì?

Đứng ở góc độ ngữ pháp, Insight into có nghĩa là thấu hiểu hay có những cái nhìn sâu sắc về một vấn đề gì đó. Ví dụ: Sau khi nghiên cứu báo cáo này trong nhiều ngày, hiện tôi đã có một số sự thấu hiểu nhất định về (insight into) vấn đề phức tạp này của khách hàng.

  • Privileged insights là gì?

Là những insight độc quyền, những thứ hiểu biết về khách hàng mà chỉ một thương hiệu nào đó là có còn các đối thủ khác thì không.

  • Deep insight hay Deep insights là gì?

Cũng là insight, Deep insights mang ý nghĩa sâu hơn, đó chính là những góc nhìn hay những sự thấu hiểu sâu sắc về một thứ hay một ai đó.

  • Product Insight là gì?

Product Insights hiểu đơn giản là những gì mà khách hàng nghĩ và cảm nhận về sản phẩm khi sử dụng nó. Để có được Product Insight, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm với mục tiêu là có thể cung cấp các giải pháp tốt nhất có thể giải quyết tối ưu các nỗi đau của khách hàng.

Phân tích Product Insight có thể giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm tốt hơn để từ đó có vị thế tốt hơn trên thị trường và so với đối thủ.

  • Actionable insights là gì?

Cũng là khái niệm Insights, Actionable Insights mô tả các Insights có thể hành động được, tức người làm marketing có thể chuyển các insights có được thành các chiến dịch quảng cáo hay marketing cụ thể tới người tiêu dùng của mình.

  • Data insight (insights) là gì?

Data Insight là khái niệm mô tả phương pháp thu thập và phân tích insights dựa trên dữ liệu, tức là Data. Thay vì sử dụng các phương pháp khác như quan sát hay dự báo, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu làm “nguyên liệu” đầu vào chính.

  • Third party insight (insights) là gì?

Là những insight mà doanh nghiệp có được từ các nền tảng hay công nghệ của bên thứ 3 (chẳng hạn như từ Agency). Khác với các First-party Insights, khi insights được thương hiệu thu thập trực tiếp từ khách hàng của mình, những insights từ Third party Insights lại đến từ các nguồn thứ 3.

  • Industry insight là gì?

Industry Insights là Insights ngành, khái niệm đề cập đến các insight liên quan đến một ngành nghề hay ngành công nghiệp cụ thể nào đó ví dụ F&B hay thương mại điện tử.

  • Observation insight là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, người làm marketing có nhiều cách để tìm kiếm insight của khách hàng và một trong số đó là quan sát các hành vi và phản ứng của khách hàng với thương hiệu, và phương thức này chính là Observation Insight.

  • Data driven insight (s) là gì?

Là những insights được xây dựng thông qua quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu (data), thay vì đưa ra insight dựa trên cảm tính, thương hiệu tận dụng sức mạnh của yếu tố công nghệ để thu thập dữ liệu và từ đó xây dựng nên các insight của khách hàng.

  • Human insight là gì?

Là những hiểu biết sâu sắc về con người, bao gồm những yếu tố về hành vi, động cơ, tâm lý học, xã hội học và hơn thế nữa.

  • Competitive Insight là gì?

Competitive Insight là khả năng hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, là việc phân tích đối thủ một cách tường tận để doanh nghiệp không bị mất cảnh giác trước bất cứ hành động nào của đối thủ.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản mà MarketingTrips thông tin đến bạn xoay quanh thuật ngữ Insight (Insights) trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, hay chính xác là trả lời cho câu hỏi insight là gì.

Dù là người làm marketing, người xây dựng thương hiệu hay thậm chí là chủ doanh nghiệp, khách hàng là mục tiêu bạn cần chinh phục. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ, ngoài các thông tin cơ bản, bạn cần tiến hành đào sâu phân tích những thứ còn được dấu kín.

Nếu bạn có thể hiểu rõ khái niệm insight và cách tiến hành tìm kiếm cũng như xác định insights của khách hàng như thế nào, mục tiêu nói trên của bạn sớm muộn cũng sẽ trở thành hiện thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

TikTok cung cấp những insights và mẹo mới cho các thương hiệu

Những insight lần này của TikTok tập trung vào việc làm thế nào thương hiệu có thể kết nối tốt hơn với phụ nữ trên nền tảng.

TikTok cung cấp những insights và mẹo mới cho các thương hiệu
Source: BBC

Theo dữ liệu khảo sát từ WARC, trong khi phụ nữ chiếm giữ hơn 2/3 chi tiêu tiêu dùng toàn cầu, chỉ 9% trong số họ cảm thấy rằng các sáng kiến marketing là phù hợp với giá trị và quan điểm của họ.

Liên quan đến vấn đề này, TikTok nói rằng nền tảng của họ mang đến những cơ hội đáng kể để các thương hiệu kết nối với những người tiêu dùng là nữ giới, cụ thể là.

Theo TikTok:

“Để gắn kết nhiều hơn với phụ nữ hiện đại, các thương hiệu cần phải chân thực, dễ tiếp cận, mang tính giải trí, đa dạng, lấy cộng đồng làm trọng tâm và có trách nhiệm với xã hội. Và để thúc đẩy điều này, TikTok đã tạo ra một hệ sinh thái hoàn toàn mới nhằm giúp tất cả các mục tiêu đó trở thành hiện thực.”

TikTok cho biết, để có thể kết nối nhiều và sâu hơn với phụ nữ, các thương hiệu nên sản xuất những nội dung ít được trau chuốt hơn, ít mang tính chất quảng cáo hơn.

“Không giống như các nền tảng khác vốn ưu tiên sự chọn lọc và hoàn hảo trong nội dung, TikTok tiếp cận theo hướng ngược lại, luôn coi sự chân thật và gẫn gũi là chìa khoá hàng đầu. Phụ nữ trên TikTok muốn cảm thấy được trao quyền sáng tạo và thể hiện bản thân theo cách họ chọn.”

TikTok nói rằng 50% người dùng nữ tìm kiếm các sản phẩm và mua sắm trên TikTok, trong khi 39% nói rằng video trên TikTok là một trong những yếu tố có khả năng ảnh hưởng nhất đến việc khiến họ mua hàng.

Ngoài ra, 53% người dùng TikTok nữ luôn có sẵn động cơ quảng bá cho các thương hiệu mà họ yêu thích thông qua các video và bình luận trong ứng dụng.

Để nâng cao hiệu suất các hoạt động marketing của thương hiệu, TikTok khuyên rằng các thương hiệu nên:

  • Hãy hoà nhập vào nền tảng – Một mẹo rất quan trọng cho tất cả các nhà quảng cáo TikTok là nên dần tự làm quen với ứng dụng và tối đa hóa sự hiểu biết của họ về những gì đang hiệu quả và những gì đang được người dùng TikTok hưởng ứng. Như TikTok nói: “Hãy lắng nghe, tương tác và tạo ra sự thoải mái trên nền tảng.”
  • Cần có quan điểm riêng – Hãy đảm bảo rằng bạn luôn trung thực với cách tiếp cận và thương hiệu của mình, đồng thời truyền tải được các giá trị của thương hiệu thông qua các video theo những cách cởi mở nhất.
  • Hợp tác với các nhà sáng tạo trên TikTok nên được xem là một phần cốt lõi trong chiến lược của thương hiệu – Những gì hiệu quả trên TikTok sẽ không giống với những gì đang hoạt động trên các nền tảng khác cũng như các phương pháp marketing khác. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo thương hiệu luôn phù hợp với các xu hướng trong ứng dụng đó là hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) vốn đã rất quen thuộc trên nền tảng.
  • Sử dụng âm thanh để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu – Cuối cùng, TikTok nói rằng việc tạo ra những âm thanh phù hợp là chìa khóa để tối đa hóa tiềm năng của bạn trong ứng dụng.

Trong khi TikTok vẫn đang trên đà tăng trưởng đến cột mốc 1.5 tỷ người dùng, việc tận dụng các insights mới để gia tăng mức độ hiệu quả là điều mà các thương hiệu nên làm cho chiến lược marketing của mình trong năm mới 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook thêm ‘Inspiration Hub’ mới vào Creator Studio

Với ‘Inspiration Hub’ người làm marketing có thêm nhiều insights mới thông qua các xu hướng nội dung và hashtags có liên quan đến Trang của họ.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, từ chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, khi tính năng này được áp dụng với tài khoản của bạn, bạn sẽ có thể thấy nó từ Trang chủ (Home) trong Facebook Creator Studio.

Ở bên phải của giao diện màn hình, bạn có thể xem những insights hàng đầu như các video và hashtags thịnh hành (trending) trong 24 giờ qua, được đăng bởi các Trang (Page) tương tự như Trang của bạn.

Cũng từ đây, bạn sẽ có một loạt các bộ lọc bổ sung để xem thêm các nội dung đang thịnh hành trên Facebook, bao gồm danh mục Trang, kiểu nội dung, khu vực, v.v.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Inspiration Hub cũng bao gồm nhiều thông tin chi tiết về các thẻ hashtags đang thịnh hành trong khung thời gian bạn đã chọn như bạn có thể xem ở hình bên dưới.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Liên quan đến tính năng mới này, hầu hết các dữ liệu mới bổ sung hiện đều đã có sẵn trong nền tảng CrowdTangle, một nền tảng phân tích của Facebook dành riêng cho các nhà báo, và tất nhiên rất ít người có thể truy cập được tính năng này.

Hiện tính năng đang được thử nghiệm và sẽ sớm có sẵn trong tài khoản của các chủ sở hữu Trang trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Trước những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu sau chính sách ATT của Apple, Facebook gần đây đã tiếp tục công bố những nghiên cứu dữ liệu mới.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng
Source: Pexels

Meta (Facebook cũ) vừa xuất bản một báo cáo mới xem xét về tác động của việc nhắm mục tiêu dựa trên nhân khẩu học và rộng, so với việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích và đối tượng mục tiêu đến hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trong ngành hàng CPGs (hàng đóng gói tiêu dùng).

Theo Meta, việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích của người dùng có thể cản trở đáng kể hiệu suất của các chiến dịch.

Điều này là do, khi các nhà quảng cáo chọn cách tiếp cận này, họ có ít tùy chọn dữ liệu hơn, và từ đó họ tiếp cận ít người dùng tiềm năng hơn.

Để có thể rút ra được kết luận về sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận nhắm mục tiêu quảng cáo này trên Facebook Ads, Meta đã phân tích 50 chiến dịch của các nhãn hàng CPGs tại khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi).

* Lưu ý: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực ngoài Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nên dữ liệu chỉ mang tính chất học hỏi, thử nghiệm và suy luận.

Theo giải thích của Meta:

“Phân tích cho thấy rằng trong khoảng một nửa số chiến dịch, đối tượng được chọn theo sở thích quá hẹp và do đó, phạm vi tiếp cận bị hạn chế đáng kể so với các chiến dịch tiếp cận rộng theo nhân khẩu học (demographic-based).

Trong trường hợp này (khi đối tượng được chọn quá hẹp), các chiến dịch nhắm mục tiêu đối tượng theo nhân khẩu học đã phân phối gần như gấp đôi phạm vi tiếp cận (Reach + 99%) so với cùng một lượng ngân sách khi chọn nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích.”

Do đó, về cơ bản, việc nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học (demographic targeting) dường như không bị ảnh hưởng bởi chính sách ATT của Apple. Điều ngược lại xảy ra với cách tiếp cận theo đối tượng hẹp.

Theo số liệu nghiên cứu: các chiến dịch phân phối theo nhân khẩu học có chi phí rẻ hơn đến 1.6 lần so với các chiến dịch phân phối theo sở thích về tổng thể.

Trong khi việc tập trung vào các đối tượng cụ thể hơn và hẹp hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn vào những thời điểm cụ thể, phạm vi tiếp cận rộng hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn về lâu dài, điều này đơn giản là bởi vì khi tiếp cận nhiều người hơn, thông qua nhắm mục tiêu chung và rộng hơn, thông điệp của thương hiệu được mở rộng và giúp tiếp cận nhiều người dùng tiềm năng hơn.

Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ người làm marketing có thể hiểu biết sâu sắc về đối tượng của họ cũng như các sở thích cụ thể mà người tiêu dùng có.

Đối với các thương hiệu hiểu biết sâu sắc về các sở thích của người dùng của họ, họ thực sự có thể thúc những đẩy kết quả tốt hơn thông qua các trọng tâm cụ thể hơn.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Như hình ảnh bạn có thể xem ở bên trên, khi so sánh hiệu suất là kết quả đầu ra của thương hiệu, các chiến dịch nhắm mục tiêu dựa theo sở thích có hiệu suất tốt hơn so với các chiến dịch nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học.

Các chiến dịch nhắm mục tiêp hẹp tỏ ra hiệu quả hơn với người dùng ở các phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel) trong khi các chiến dịch nhắm mục tiêu rộng hiệu quả hơn ở các phần trên của phễu (ToFu).

Nếu thương hiệu có các mục tiêu cụ thể và có nhiều insights về người dùng, tập trung vào các chiến dịch theo sở thích có thể thúc đẩy nhiều phản hồi hơn.

Điều này có nghĩa là gì? Trong giai đoạn đầu, các thương hiệu nên tiếp cận càng nhiều người càng tốt để tối đa hóa nhận thức và hiểu hơn về người dùng, thông qua các chiến dịch phân phối rộng theo nhân khẩu học.

Sau đó, họ có thể sử dụng các chiến dịch nhắm mục tiêu hẹp hơn hoặc sử dụng kết hợp song song cả hai kiểu tiếp cận để tối đa hoá hiệu suất về lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt ‘Culture Driver’ – Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu

Thông qua mini-site Culture Driver TikTok muốn chia sẻ những nhà sáng tạo và thương hiệu hàng đầu trên nền tảng, cùng với đó là nhiều ý tưởng sáng tạo mà người làm marketing có thể ứng dụng cho thương hiệu của họ.

TikTok ra mắt 'Culture Driver' - Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu
Image by Carlos “Kaito” Araujo

Theo giải thích của TikTok:

“Không có nền tảng nào khác có tác động đến văn hóa nhiều hơn TikTok vào năm 2021, các cộng đồng đa dạng gồm hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu đang mang đến cho các thương hiệu những cơ hội chưa từng có.

Từ chiến dịch #zithappens của Clinique (9,6 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Jasmine Sullivan đến #JifRapChallenge (6,9 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Chakira Clark, sự thành công của các chiến dịch đã chứng minh rằng bằng cách cộng tác với các nhà sáng tạo phù hợp, bất kỳ thương hiệu nào – bất kể ngành nghề nào đều có khả năng tạo nên một hiện tượng văn hóa mới trên TikTok.”

Mini-site Culture Driver bao gồm các thông tin tổng quan về các nhà sáng tạo nổi bật và các đối tác marketing của họ, cũng như các xu hướng trên TikTok được sắp xếp theo các chữ cái từ A đến Z.

Mỗi chữ cái với một đoạn video ngắn sẽ làm nổi bật một yếu tố cụ thể đã làm thúc đẩy sự tương tác trong ứng dụng.

Thông qua những nội dung này, các marketer có thể có nhiều ý tưởng tốt hơn về chiến lược nội dung của họ và hình thành nên các phương pháp tiếp cận marketing hiệu quả hơn trên TikTok. Mini-site cũng bao gồm danh sách những nhà sáng tạo hàng đầu trên nhiều danh mục khác nhau.

 

Với từng phần nội dung, ngoài việc bạn sẽ thấy được mối quan hệ đối tác giữa các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu, bạn cũng có thể xem thêm các liên kết đến các video liên quan, hay cách mà nhà sáng tạo đã thực hiện chiến dịch của họ.

Bạn có thể truy cập ngay mini-site tại: Culture Driver 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tận dụng Small Data để khai thác insights trong thế giới tập trung vào quyền riêng tư

Bên cạnh Big Data (dữ liệu lớn), Small Data (dữ liệu nhỏ) đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi nói đến việc phân tích dữ liệu người dùng, đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tận dụng Small Data để khai thác insights trong thế giới tập trung vào quyền riêng tư
Source: iStock

Khi chúng ta nghe đến thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” (AI), chúng ta sẽ nghĩ ngay đến dữ liệu lớn (big data) và hàng loạt các nhiệm vụ sàng lọc khối lượng thông tin khổng lồ để có được các thông tin chi tiết chất lượng. Nhiều đột phá về AI trong vài năm qua cũng phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu lớn.

Tuy nhiên, một điều quan trọng khác là các doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá cao sức mạnh của dữ liệu nhỏ (small data). Phần dữ liệu thường bị “lãng quên” này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn bởi GDPR (các quy định về bảo vệ dữ liệu) và kiểm soát quyền riêng tư.

Khi Ông Christian Nielsen và Morten Lund của Đại học California thực hiện một nghiên cứu về cách Sokkelund, một nhà hàng ở Copenhagen đã tăng doanh thu từ 1,1 triệu USD lên 6,1 triệu USD trong vòng hai năm nhờ vào những insight từ dữ liệu nhỏ, họ thấy rằng nhà hàng này đã sắp xếp hợp lý của các luồng dữ liệu hiện có và loại bỏ các quy trình kém hiệu quả trong vô số các hiểu biết sâu sắc (insights) mà họ có được.

Khi số hóa các hoạt động kinh doanh của mình, Sokkelund đã chọn cách dựa vào các dữ liệu nhỏ hơn, dễ quản lý hơn mà nhà hàng đang tạo ra.

  • Những dữ liệu khách hàng, chẳng hạn như thông tin đặt chỗ, suất ăn đã mua, doanh thu trên mỗi chỗ ngồi và sự thay đổi theo mùa trong từng tệp khách hàng – tất cả những thông tin này về cơ bản đều có sẵn và dễ truy cập.
  • Thông tin chuỗi cung ứng cũng được sắp xếp hợp lý để có thể dễ quản lý hơn.
  • Lượng tiêu thụ năng lượng và nước.
  • Số hóa quy hoạch nhân viên.
  • Tận dụng dữ liệu từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số.

Bằng cách theo dõi chi tiết từ các dữ liệu được liệt kê ở trên – tất cả bộ phận quản lý của nhà hàng đều có thể dễ dàng truy cập, quản lý và có thể hành động mà không cần đến các dữ liệu lớn hay công nghệ AI tốn kém, Sokkelund có thể đưa ra các quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà hàng rất kịp thời.

Dữ liệu nhỏ về cơ bản có thể thiết thực hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ hay thậm chí là vừa do tính hiệu quả của nó về mặt chi phí, trong khi vẫn đủ dữ liệu để phân tích.

Trong thời đại GDPR và nhận thức về quyền riêng tư của người tiêu dùng dần được nâng cao, dữ liệu lớn có thể khó tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp, nhưng những thông tin chi tiết từ dữ liệu nhỏ lại có thể thể hiện được sức mạnh của mình.

Dữ liệu nhỏ hay small data là gì?

Trong khi dữ liệu lớn (big data) tập trung vào khối lượng thông tin khổng lồ mà các cá nhân và người tiêu dùng đã tạo ra để sau đó doanh nghiệp sử dụng AI để sàng lọc, dữ liệu nhỏ được tạo thành từ các khối thông tin có kích thước nhỏ, dễ tiếp cận hơn, điều mà doanh nghiệp có thể chuyển tải nhanh nó thành các insights có thể hành động được.

Trong khi dữ liệu lớn có thể là trở ngại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do tính chất phi cấu trúc của nó cũng như yêu cầu một khối lượng lớn không gian lưu trữ cần thiết, dữ liệu nhỏ có nhiều sức hấp dẫn ở chỗ nó có thể sẵn sàng được sử dụng ngay mà không cần qua quá nhiều bước xử lý phức tạp.

Tuy nhiên, vì dữ liệu nhỏ thường được lưu trữ trong một công ty, điều cần thiết là các doanh nghiệp phải sử dụng các cấp độ an ninh mạng thích hợp để bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng và giữ an toàn cho dữ liệu của họ.

Vì các dữ liệu nhỏ được lưu trữ tập trung (tại doanh nghiệp) nên nó có thể dễ bị tin tặc đánh cắp hơn – trong khi dữ liệu lớn được lưu trữ trên các máy chủ bên ngoài.

Do quy mô dữ liệu bạn đang thu thập là tương đối nhỏ và cụ thể, bạn có thể sử dụng chúng để trả lời các câu hỏi cụ thể hoặc giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong doanh nghiệp.

Dữ liệu này có thể bao gồm bất kỳ thứ gì từ dữ liệu bán hàng, lượt truy cập website, báo cáo hàng tồn kho, dự báo thời tiết, cảnh báo sử dụng hay bất kỳ thứ gì con người có thể truy cập và dễ dàng tìm nạp (lấy dữ liệu về).

Thách thức của dữ liệu nhỏ.

Source: Data Science

Theo các nhà phân tích của Gartner, có tới 70% doanh nghiệp sẽ chuyển trọng tâm từ dữ liệu lớn sang dữ liệu nhỏ và rộng vào năm 2025.

Cũng giống như dữ liệu nhỏ, dữ liệu rộng (wide data) dựa vào việc các doanh nghiệp liên kết các dữ liệu được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như lưu lượng truy cập website, lượt ghé qua cửa hàng (offline), các tương tác trên mạng xã hội hay các yêu cầu tư vấn qua điện thoại.

Có một số thách thức đi kèm khi sử dụng các dữ liệu nhỏ, đặc biệt là khi liên quan đến việc quản lý sự mất cân bằng về dữ liệu và khó khăn trong việc tối ưu hóa tập dữ liệu nhỏ hơn.

Với suy nghĩ này, những người ra quyết định nên dành nhiều thời gian hơn để xem xét khối lượng dữ liệu mà họ có thể thu thập từ khách hàng trước khi áp dụng các thuật toán máy học phức tạp hơn để sàng lọc dữ liệu.

Công nghệ One-shot learning (học một lần).

Trong khi con người thường có khả năng học hỏi từ một ví dụ duy nhất và có khả năng phân biệt nó với các sự kiện mới một cách chính xác, thì điều này lại rất khó khăn với các máy móc.

Các máy móc hay hệ thống máy học yêu cầu khối lượng lớn dữ liệu được lặp lại để đào tạo chúng và từ đó chúng dần có thể học và phân biệt được.

Tuy nhiên, với công nghệ học một lần (one-shot learning), máy tính có thể học chỉ thông qua một lần duy nhất từ các dữ liệu nhỏ.

Điều này có nghĩa là bằng cách phân tích một tập dữ liệu lớn, công nghệ one-shot learning sẽ học hỏi từ các quy trình của nó và lặp lại chúng trên các tập dữ liệu nhỏ hơn.

Điều này chắc chắn có thể hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ vốn không có quá nhiều dữ liệu để đào tạo máy móc hay AI.

Nói một cách đơn giản, “học một lần” chỉ yêu cầu một tập dữ liệu lớn ban đầu để áp dụng các quy trình của nó cho các tập dữ liệu nhỏ tiếp theo.

Tận dụng các công cụ phân tích để có được các insights từ các dữ liệu nhỏ.

Tận dụng dữ liệu nhỏ có nghĩa là các doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn dữ liệu dễ tiếp cận và quản lý hơn như Google Analytics hay Hotjar – cả hai nền tảng đều cung cấp những thông tin chi tiết toàn diện về cách người dùng tương tác với website.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, những thông tin chi tiết từ các dữ liệu nhỏ mà các công cụ phân tích có thể cung cấp có khả năng thúc đẩy mức độ tương tác lớn hơn rất nhiều và các chiến dịch marketing từ đây cũng mang tính chiến lược hơn.

Học hỏi từ AI.

Về mặt kỹ thuật, các mô hình AI có thể học hỏi từ các điểm dữ liệu nhỏ nhờ các thuật toán khám phá dữ liệu (discovery algorithms), đây là một loại thuật toán mới được thiết kế để xác định các thông tin quan trọng của người dùng.

Về mặt kinh doanh, điều này có nghĩa là các thuật toán AI thông thường có thể được “nuôi dưỡng” bởi các dữ liệu nhỏ trên nhiều nguồn khác nhau để xác định các sự kiện được lặp lại hay các insights hữu ích khác.

Khi công nghệ phát triển, AI có thể xác định thêm thông tin chi tiết về người tiêu dùng cho những người làm marketing qua vô số thông tin mà người tiêu dùng đã tạo ra thông qua các điểm tiếp xúc khác nhau trên các kênh.

Mặc dù dữ liệu lớn (big data) đang được nhiều người biết đến, nhưng dữ liệu nhỏ (small data) có thể sẽ nổi lên như một phần thiết yếu của một tương lai bị ràng buộc bởi chính sách GDPR và quyền riêng tư của người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

YouTube thử nghiệm insights mới với video ‘Evergreen’ trong Studio Analytics

YouTube đang thử nghiệm một yếu tố mới trong Studio Analytics, yếu tố này sẽ cung cấp những insights cụ thể về cách các video cũ của bạn đang đóng góp vào sự phát triển của kênh, điều có thể hỗ trợ bạn lập kế hoạch trong tương lai.

Theo giải thích của Ông Conor Kavanagh, Trưởng bộ phận chính sách quảng cáo của YouTube, insights mới nhằm cung cấp:

“Những thông tin chi tiết xung quanh các evergreen video (các video cũ hoạt động hiệu quả theo thời gian) hoạt động như là những động lực bổ sung để giúp bạn hiểu hiệu suất tổng thể của kênh, cụ thể là lượt xem, đang thay đổi như thế nào theo thời gian.”

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, tùy chọn mới sẽ cung cấp các ghi chú hoạch phát triển kênh tốt hơn dựa trên những video nào đang tạo ra sự tương tác lớn.

Ngoài việc bạn cần phải hiểu các video mới nhất của mình đang diễn ra như thế nào thì các video cũ hơn của bạn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng dòng doanh thu bền vững của mình.

Do đó, việc hiểu thêm số liệu từ các loạt video cũ này có thể giúp bạn xây dựng và tối ưu thêm nội dung của kênh ở các video mới trong tương lai.

Đôi khi một nội dung nào đó được tải lên từ một thời gian trước có thể đột nhiên thu hút được sự chú ý lớn của khán giả hoặc nội dung bạn đang liên quan đến một truy vấn đang gia tăng nào đó chẳng hạn.

Và bằng cách duy trì nhận thức về những sự thay đổi này, bạn có thể có được cái nhìn toàn diện hơn về những gì thực sự đang giúp xây dựng sự hiện diện của bạn trên YouTube.

Hiện cập nhật mới này chỉ dành cho những nhà sáng tạo được chọn, bạn có thể kiểm tra tài khoản của mình trong thời gian tới để xem khi nào nó được áp dụng tới bạn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt ‘Small Biz Block Party’ nhằm cung cấp insights và mẹo marketing mới

TikTok đang tìm cách giúp các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ sử dụng tốt nhất nền tảng của mình cho các chương trình marketing của họ thông qua chuỗi sự kiện mang tên ‘Small Biz Block Party’.

‘Small Biz Block Party’ là một chuỗi sự kiện ảo gồm 20 sự kiện sẽ quy tụ các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia TikTok để chia sẻ kiến thức, thủ thuật và cả những insights mới.

Theo giải thích của TikTok:

“Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đang sử dụng cộng đồng TikTok để tiếp cận những nhóm đối tượng mới và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ – cho dù đó là một công ty khởi nghiệp hay một thương hiệu mang tính biểu tượng của địa phương.

Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho mọi chủ doanh nghiệp ở Mỹ những cơ hội để giúp họ biến những ước mơ thành hiện thực.”

TikTok đã lên lịch cho 20 sự kiện ‘Small Biz Block Party’ trên khắp nước Mỹ, diễn ra từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 18 tháng 11.

Mỗi sự kiện sẽ diễn ra trong một giờ và tất cả các chủ doanh nghiệp nhỏ và đội nhóm của họ đều được mời tham dự – mặc dù họ cần phải đặt trước thông qua website của sự kiện tại Small Biz Block Party.

Các nhân viên và chuyên gia marketing của TikTok sẽ tham gia vào mỗi phiên, cũng như những người nổi tiếng khác trên TikTok tại địa phương, những người sẽ chia sẻ những hiểu biết của họ về cách sử dụng TikTok một cách tốt nhất.

Đây có thể là một cơ hội rất tốt để thu thập thêm những insights mới về cách tiếp cận marketing trên TikTok, điều sẽ rất có lợi cho việc xây dựng các chiến lược digital marketing sau này của doanh nghiệp.

Phiên ‘Block Party’ đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 với một sự kiện do Main Street America đồng tổ chức.

Bạn có thể xem đầy đủ thông tin về chuỗi sự kiện tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok chia sẻ mẹo chiến lược quảng cáo mới

Với sự phát triển ngày càng mạnh và hướng tới đạt 1 tỷ người dùng, TikTok là nền tảng được ngày càng nhiều người làm marketing tìm kiếm và tích hợp vào các nỗ lực quảng cáo của họ.

quảng cáo tiktok

Để thu thập thêm Insights về vấn đề này, TikTok gần đây đã ủy quyền cho Kantar (công ty nghiên cứu thị trường của Anh) thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá cách quảng cáo trên TikTok được cảm nhận so với các nền tảng quảng cáo khác.

Để cung cấp đủ thông tin về điều này, Kantar đã phỏng vấn hơn 25.000 người tham gia, trên 20 quốc gia khác nhau, từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.

Và sau đây là những gì nghiên cứu có được:

1. Quảng cáo trên TikTok đang truyền cảm hứng.

Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi nhận thấy quảng cáo trên TikTok là nguồn ‘truyền cảm hứng’, chỉ số này cao nhất trên tất cả các nền tảng.

“Người dùng TikTok có tư duy khám phá khi cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của phần ‘For You’, đồng thời họ cũng đang hài lòng khi tiếp nhận những video mới và đầy cảm hứng từ những nhà sáng tạo cũng như thương hiệu”.

Tất nhiên, điều đó sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố sáng tạo của chính quảng cáo đó của nhà quảng cáo – nếu quảng cáo của bạn phù hợp với các đặc tính của TikTok và trông có vẻ tự nhiên trong nguồn cấp dữ liệu, điều đó cũng có thể dẫn đến việc mua hàng.

TikTok đã nhiều lần lưu ý rằng các nhà quảng cáo không nên tạo quảng cáo mà thay vào đó hãy tạo TikTok, tức hãy truyền cảm hứng cho người dùng.

Hiển thị sản phẩm với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn có thể dẫn đến những phản hồi mua hàng mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mãi trên TikTok.

2. Quảng cáo trên TikTok đang thiết lập xu hướng.

Theo báo cáo:

“So với quảng cáo trên các nền tảng khác, mọi người coi những quảng cáo trên TikTok có khả năng thiết lập xu hướng nhiều hơn đến 21%.

Với các định dạng quảng cáo sáng tạo như ‘thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge), các thương hiệu trên TikTok hiện có nhiều công cụ để trở thành một phần của văn hóa, cho phép đối tượng mục tiêu của họ tạo ra các xu hướng dựa trên âm thanh của thương hiệu (Branded Sounds), hành động, hiệu ứng hoặc câu chuyện liên quan đến thương hiệu và hơn thế nữa.”

Một lần nữa, điều này lại nhắc nhở các nhà quảng cáo hãy ‘make TikToks – not make Ads‘ – tập trung vào sự tương tác được đơn giản hóa với các xu hướng phổ biến giúp thương hiệu và người dùng cá nhân dễ dàng tiếp cận những thứ mới nhất.

Bằng cách tập trung vào các yếu tố phổ biến trong các video trên TikTok, bạn có thể trở thành một phần của văn hóa, có thể có tác động tích cực đến thương hiệu của mình.

3. Sự hài hước và lạc quan là chìa khóa.

TikTok nói rằng người dùng đến với nền tảng của mình để khám phá những nội dung nâng cao tinh thần từ cộng đồng TikTok, điều này rất có ý nghĩa với các nhà quảng cáo.

“8 trong số 10 người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng TikTok rất thú vị, hài hước.”

Điều này cũng đã ‘vô tình’ chỉ ra trọng tâm của cách tiếp cận chiến dịch TikTok của bạn và những gì người dùng mong đợi trên nền tảng.

4. Quảng cáo TikTok thu hút được sự chú ý.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quảng cáo TikTok rất tốt trong việc thu hút sự chú ý, với 67% người được hỏi đồng ý rằng quảng cáo trên nền tảng này sẽ thu hút được sự tập trung của họ – chỉ số này cao hơn 7% so với các nền tảng khác.

TikTok cũng lưu ý rằng các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo như ‘TopView’ hoặc video đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng sẽ giải quyết được vấn đề “ngay tại thời điểm họ dễ tiếp thu và chú ý nhất” cho thương hiệu.

5. Người dùng TikTok dễ xem quảng cáo hơn.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dùng TikTok xem quảng cáo trong ứng dụng một cách thuận lợi hơn so với các nền tảng quảng cáo khác.

“Kết hợp nhiều yếu tố, quảng cáo trên TikTok cho thấy khả năng tiếp nhận quảng cáo trung bình tốt hơn 10% so với các nền tảng khác được thử nghiệm.

Hơn nữa, nhiều thuộc tính quảng cáo được thử nghiệm cho thấy rằng quảng cáo trên TikTok đã tìm ra những cách để trở thành một phần của cộng đồng với những điều chân thực và mới mẻ.”

Trên đây là một số lưu ý tốt mà bạn có thể cân nhắc trong các chiến lược quảng cáo của mình, giờ đây bạn có nhiều cách hơn để hiểu và thử nghiệm nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Lượt hiển thị (impressions) trên Instagram là gì? Cách hiểu số liệu, đo lường và cải thiện các chỉ số trên Instagram như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết này.

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất
Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Phương tiện truyền thông mạng xã hội, nghe thì có vẻ đơn giản, đặc biệt là khi bạn cuộn qua các bài đăng, nhưng với bất kỳ ai đã dành thời gian để nghiên cứu backend của các nền tảng đó (code, thuật toán…) đều biết nó không dễ như bạn nghĩ.

Khi các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia truyền thông mạng xã hội có rất nhiều dữ liệu có thể tuỳ chỉnh thì đối với những người chưa quen, nó có thể giống như việc đang cố gắng để đọc một ngôn ngữ mới.

Để giúp bạn chia nhỏ mọi thứ cần biết trên nền tảng, dưới đây là những điều bạn cần biết về số lần hiển thị trên Instagram, cũng như sự khác biệt của nó với phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác.

Số lần hiển thị (impressions) trên Instagram là gì và chúng được tính như thế nào?

Số lần hiển thị theo dõi số lần nội dung của bạn (bao gồm các ‘câu chuyện’ và bài đăng) được hiển thị cho người dùng trên nền tảng.

Nói cách khác, nếu ai đó đang cuộn nguồn cấp dữ liệu (feed) của họ và lướt qua bài đăng của bạn, đó là một lần hiển thị.

Lượt hiển thị không tính cho những người xem duy nhất (unique viewer) mà chỉ đơn giản là những người xem (viewer). Do đó, nếu cùng một người dùng cuộn qua bài đăng của bạn hai lần, thì đó là hai lần hiển thị – nhưng chỉ có một “phạm vi tiếp cận” hay một người xem duy nhất.

Số lần hiển thị nhằm theo dõi mức độ nhận biết và về lý thuyết, bạn càng tạo được nhiều lần hiển thị theo thời gian, thì người dùng duy nhất sẽ càng quen thuộc với thương hiệu của bạn.

Khi đó, sự quen thuộc này hy vọng sẽ dẫn đến việc người dùng đó mua sản phẩm hoặc xem thêm nội dung của bạn trong tương lai.

Số lần hiển thị trên Instagram khác như thế nào với phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và tỷ lệ tương tác.

  • Phạm vi tiếp cận (Reach): đề cập đến số lượng người dùng duy nhất đã xem nội dung của bạn.
  • Tương tác (engagement): đề cập đến bất kỳ lúc nào có ai đó (bao gồm cả bạn) tương tác với nội dung của bạn. Điều này bao gồm các hành động như:
    – Bình luận
    – Chia sẻ hoặc lưu
    – Thích
    – Theo dõi
    – Đề cập đến tài khoản của bạn (có hoặc không gắn thẻ bạn)
    – Sử dụng thẻ hashtag (#) có thương hiệu
    – Nhấp chuột vào một câu chuyện hoặc liên kết
    – Nhắn tin trực tiếp cho bạn
  • Tỷ lệ tương tác (engagement rate): đo lường số người đã xem nội dung của bạn so với số người đã tương tác với nội dung đó. ví dụ: nếu 10 người xem bài đăng của bạn, nhưng chỉ có 5 người thích bài đăng đó thì bạn có tỷ lệ tương tác là 50% (hoặc 0,5).

Bạn có thể tính tỷ lệ tương tác của mình bằng cách chia tổng mức tương tác (trên một bài đăng hoặc trên toàn bộ tài khoản của bạn) cho lượng người theo dõi, phạm vi tiếp cận hoặc số lần hiển thị.

Cách bạn tính toán chính xác sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông trên các trang mạng xã hội của cá nhân hay doanh nghiệp bạn.

Làm cách nào để bạn cải thiện tỷ lệ tương tác của mình?

Về cơ bản, sẽ không có cách nào chắc chắn sẽ tăng cường tương tác của bạn. Nhưng nói chung, bạn càng năng động trên nền tảng bao nhiêu thì bạn càng có nhiều cơ hội để mọi người tham gia tương tác bấy nhiêu.

Điều này có nghĩa là bạn cần đăng thường xuyên, thêm câu hỏi vào bài đăng của bạn, “phát trực tiếp”, đăng video hoặc sử dụng tính năng băng chuyền (carousel), thường xuyên viết phụ đề dài hơn, đăng vào thời điểm thích hợp nhất cho đối tượng mục tiêu của bạn và nhiều hơn thế nữa.

Tuy nhiên tất cả những điều này cũng cần có chút may mắn nữa, vì suy cho cùng, chính các thuật toán của Instagram sẽ quyết định ai sẽ nhìn thấy những gì.

Làm cách nào để bạn theo dõi phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị và mức độ tương tác?

Bạn có thể có quyền truy cập vào mục phân tích tài khoản của mình nếu bạn có ‘Tài khoản doanh nghiệp Instagram’ (Instagram Business Account), tài khoản này bạn cũng có thể liên kết với trang doanh nghiệp Facebook của mình nếu có.

Sau khi thiết lập, hãy chuyển đến phần “Thông tin chi tiết” (Insight) trong tài khoản cá nhân của bạn để xem phân tích tài khoản của bạn.

Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin và dữ liệu có thể giúp bạn cải thiện chiến lược nội dung của mình cũng như việc đánh giá hay điều chỉnh những gì bạn muốn.

Ngoài công cụ phân tích của mạng xã hội Instagram, bạn có thể tải xuống ứng dụng của những bên thứ ba như Hootsuite hoặc Sprout để xem dữ liệu chi tiết hơn ngoài những gì đã phân tích của Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nghiên cứu thị trường: Chìa khoá cho những chiến dịch Marketing thành công

Bạn không thể kiểm soát những gì bạn không thể thấy, các phương pháp hay ho nhất của nghiên cứu marketing toàn diện sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Nghiên cứu thị trường: Chìa khoá cho những chiến dịch Marketing thành công
Nghiên cứu thị trường: Chìa khoá cho những chiến dịch Marketing thành công

Nền tảng của tất cả các chiến dịch marketing thành công là nghiên cứu thị trường.

Biết đối tượng mục tiêu là ai, đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, các mối đe dọa lớn nhất và cơ hội lớn nhất của bạn là gì… chỉ là một số thành phần cơ bản bạn cần biết để marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, mặc dù nghiên cứu thị trường có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, nhưng những điều cơ bản để đảm bảo các mẫu đại diện có thể phản ảnh một cách chính xác đối tượng mục tiêu của bạn lại thường bị bỏ qua.

Dưới đây là một số phương pháp cơ bản hay nhất bạn cần xem xét trước khi bắt đầu nghiên cứu:

1. Bạn đã xác định được thách thức cũng như cơ hội của mình và bây giờ bạn muốn hiểu rõ hơn về nó. Bạn nên làm gì?

Hãy xây dựng sự đa dạng dựa trên những câu trả lời với nghiên cứu của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng hơn khi xác định những insights tiềm năng mà bạn có thể mở rộng sức ảnh hưởng của thương hiệu.

Bạn có biết là liệu những chủ đề theo sở thích của bạn ảnh hưởng một cách không tương xứng đến các nhóm được phỏng vấn về mặt lịch sử hành vi hay không?

Bằng cách thêm các câu hỏi bổ sung hoặc đa dạng hóa mẫu nghiên cứu của mình, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về khách hàng hiện tại của mình, có khả năng mở rộng nghiên cứu đối tượng để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới trong tương lai.

Bằng cách sử dụng các câu hỏi về giới tính, chủng tộc, dân tộc học, khuynh hướng giới tính, thu nhập, khả năng hoặc giáo dục có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm hoặc hoạt động marketing của bạn, bạn có khả năng khám phá những hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu và trải nghiệm đa dạng của khách hàng.

Ví dụ: ở Ấn Độ, ước tính có khoảng 20 triệu người bị điếc – con số này gần gấp đôi so với toàn bộ dân số của Thụy Điển.

2. Bạn muốn làm việc với các công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường hoặc đơn vị cung cấp mẫu cho một nghiên cứu mới. Bạn nên xem xét điều gì?

Ngày nay, nhiều công ty đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận của họ với hàng triệu người dùng trực tuyến.

Nhưng trong khi các cuộc khảo sát trực tuyến có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn, bạn cũng có thể vô tình loại trừ đi một dữ liệu quan trọng từ những nhóm người vốn bị hạn chế về internet.

Hãy tính đến khả năng là các thiết bị có thể không ngang bằng với số lượng người, đặc biệt là ở các thị trường như Ấn Độ, nơi phổ biến việc chia sẻ thiết bị giữa tất cả các thành viên trong gia đình.

Suy nghĩ về nơi đối tượng mục tiêu của bạn dành thời gian của họ đồng thời khám phá các phương pháp thay thế để thu thập dữ liệu – chẳng hạn như phỏng vấn trực tiếp – gặp gỡ khách hàng mục tiêu của bạn ở vị trí họ đang ở.

3. Bạn đang viết kịch bản cho một cuộc khảo sát để tìm hiểu thêm từ người dùng của mình, nhưng bạn không biết phải hỏi gì.

Hãy xem xét nhu cầu của khách hàng mà bạn muốn nghe nhất và tối ưu hóa nghiên cứu của bạn cho phù hợp với nhu cầu của họ. Những định kiến ​​tiềm ẩn có thể cản trở cách chúng ta tương tác hoặc suy nghĩ về những người khác.

Có một số bài kiểm tra cơ bản mà bạn có thể thực hiện trước khi bắt đầu nghiên cứu để xác thực các giả định của riêng bạn đồng thời giúp người trả lời cảm thấy thoải mái hơn khi họ được là con người thật của chính họ.

Đảm bảo sự thoải mái của người dùng cuối cùng sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về những gì họ cần và cách họ suy nghĩ.
Dưới đây là một số câu hỏi mẫu để tự hỏi bản thân trước khi thực hiện một cuộc khảo sát:

1. Nếu bạn đang đo lường hiệu suất, bạn có đang kết hợp phản hồi từ những nhóm khách hàng khác nhau, những người đã tiếp xúc với hoạt động marketing hoặc sản phẩm của bạn không?

Bạn có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng nếu chỉ thu thập dữ liệu từ một bộ phận dân số cụ thể.

2. Bản khảo sát của bạn có sử dụng cỡ chữ và màu sắc mà tất cả người trả lời đều có thể đọc và cảm thấy thoải mái không?

Hãy trao đổi với các đơn vị cung cấp dịch vụ khảo sát của bạn (hoặc bạn tự nghiên cứu) về cách làm cho nền tảng hay bản khảo sát của bạn có thể truy cập được đối với cả những người có thể bị mù màu, bị hạn chế về khả năng nhìn…

3. Ngôn ngữ trong các cuộc khảo sát hoặc hướng dẫn thảo luận của bạn có đưa ra giả định về sở thích lối sống hoặc cấu trúc gia đình không?

Nếu bạn đang sử dụng câu hỏi có thể chọn nhiều phương án trả lời (multiple-choice), bạn hãy xem xét thêm các tùy chọn phản ánh cấu trúc gia đình của họ.

4. Bạn có biết liệu người được hỏi có cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với những người có nền tảng kiến thức khác nhau không?

Suy nghĩ về các câu hỏi trong nghiên cứu của bạn và thử cảm nhận cảm giác của bạn khi trả lời một người phỏng vấn ở độ tuổi, giới tính, chủng tộc hoặc văn hóa khác bạn.

5. Các mẫu câu hỏi có được viết và chia sẻ theo cách mà tất cả người được hỏi có thể dễ dàng hiểu được không?

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang thực hiện nghiên cứu với những người trả lời có trình độ đọc viết thấp hơn. Có nhiều yếu tố sẽ tác động đến tỷ lệ hoàn thành bản khảo sát của bạn, từ thiết kế khảo sát đến độ dài từng câu hỏi đến việc tối ưu hóa thiết bị di động.

Bạn đã hoàn thành nghiên cứu của mình và đang viết báo cáo để lưu hành nội bộ hoặc gửi sang một bên thứ ba nào đó. Khi này, vai trò của nhà nghiên cứu trong việc giải thích dữ liệu và cung cấp bối cảnh về khách hàng của bạn là rất quan trọng.

Việc tìm kiếm insight về một nhóm đối tượng ngách từ tệp khách hàng rộng lớn của bạn nhưng cũng có thể có tác động lớn đến sự phát triển trong tương lai của thương hiệu.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách Giám đốc marketing giành được ‘chỗ đứng’ trong doanh nghiệp

Các giám đốc marketing ngày nay đang có những cơ hội tuyệt vời hơn bao giờ hết. Vốn được trang bị bằng những nguồn dữ liệu dồi dào và công nghệ mạnh mẽ, họ đang ở vị trí tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng, giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội hơn cho doanh nghiệp của họ.

Theo Deloitte, hiện chỉ có khoảng 26% CMO (giám đốc marketing) thường xuyên tham dự các cuộc họp với hội đồng quản trị của công ty họ.

Với những lần tham dự, có lẽ những CMO này đang phải cố gắng chứng minh cho các CEO và hội đồng quản trị của họ thấy về cách marketing có thể thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp thay vì chỉ là trung tâm của chi phí.

Thông qua những cuộc khảo sát với các CMO khác nhau từ các công ty hàng đầu trên thế giới, nhiều người trong số 26% này đã giành được chiến thắng trước CEO và hội đồng quản trị của họ.

Và sau đây là cách họ đã làm điều đó.

Chứng minh marketing đang thúc đẩy tăng trưởng.

Khi hầu hết các quảng cáo trên thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số – khoảng 60% chi tiêu quảng cáo toàn cầu sẽ dành cho kỹ thuật số (digital) vào năm 2024, các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng đo lường và có trách nhiệm hơn với ngân sách chi tiêu của mình.

Các nhà marketer có thể đo lường tác động đến kinh doanh của các chiến dịch của họ chính xác hơn nhiều, cho phép họ tính toán được mức lợi nhuận trực tiếp từ các chi phí đầu tư vào marketing.

Điều này có nghĩa là các CMO có thể chứng minh cho hội đồng quản trị của họ cách các khoản đầu tư mà họ được giao đã biến thành sự tăng trưởng có lợi nhuận, các CMO sẽ có sức mạnh hơn khi họ đưa ra các yêu cầu ngược lại.

Bước đầu tiên của các CMO là đặt ra kỳ vọng, với nhóm marketing và với các đối tác, rằng các chiến dịch phải được đo lường về tác động kinh doanh (chẳng hạn như doanh thu và lợi nhuận) chứ không phải chỉ là những số liệu ‘khô khan’ về marketing như là phạm vi tiếp cận hay số lượng người truy cập.

Sau đó, sử dụng các số liệu có được để liên tục tinh chỉnh và tối ưu các khoản đầu tư, họ cần đầu tư nhiều tiền hơn vào các chương trình hiệu quả hơn, tức chương trình có kết quả đã được chứng minh.

Sử dụng những insights thông minh để tạo ra các chiến lược thông minh.

Vì các CMO là những nhà lãnh đạo đại diện cho doanh nghiệp có thể gần gũi nhất với khách hàng, trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, họ đang có vị trí tốt nhất để thúc đẩy những thay đổi chiến lược quan trọng.

Bạn có thể làm điều này bằng cách khám phá những dữ liệu phù hợp từ đó làm sáng tỏ xu hướng của khách hàng.

Trong khi nhiều doanh nghiệp hiện đang thực hiện việc tích hợp dữ liệu để có được cái nhìn 360 độ về khách hàng của mình, thì các CMO có thể sử dụng những dữ liệu có sẵn để tìm ra một thông tin chi tiết quan trọng (key insight) có thể mang lại lợi nhuận đáng kể.

Một ví dụ về điều này có thể lấy ra từ Pamela Moy, cựu Phó Giám đốc marketing tại Allstate và hiện là chủ tịch của AMA Insurance.

Khi ở Allstate, cô và đội nhóm của mình đã sử dụng dữ liệu để tìm hiểu rằng, trong khi 70% khách hàng đang nghiên cứu chính sách của họ trực tuyến, chỉ 1/5 biết rằng Allstate cung cấp các loại chính sách (gói và giá) khác nhau và chỉ 1/3 hiểu được mức tiết kiệm chi phí thông qua các chính sách đóng gói (giá).

Pamela và nhóm của cô đã áp dụng thông tin chi tiết này để thay đổi chiến lược bán hàng của Allstate, và kết quả là tăng lên gấp bốn lần số lượng sản phẩm bán chéo (cross-selling) của công ty.

Thay đổi trải nghiệm của khách hàng.

Mặc dù CMO không nhất thiết phải phụ trách tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng, chẳng hạn như website, ứng dụng hoặc cửa hàng thực tế, nhưng họ đang ở vị trí tốt nhất để trở thành tiếng nói của khách hàng và trong việc không ngừng cải thiện các điểm tiếp xúc đó.

Nó bắt đầu bằng cách đầu tư thêm thời gian để hiểu đầy đủ cách ‘người dùng số’ tiếp cận thương hiệu của bạn.

Hãy dành thời gian nghiên cứu, mua và sử dụng thử sản phẩm của riêng bạn thông qua các kênh trực tuyến khi đó là cách mà hầu hết khách hàng tương tác với bạn.

Tiếp đó là bạn nên đi sâu vào website dành cho thiết bị di động của bạn và so sánh trải nghiệm đó với trải nghiệm của các đối thủ cạnh tranh. Kiểm tra các trải nghiệm từ trực tuyến đến ngoại tuyến khác nhau của bạn.

Chúng có liền mạch và dễ điều hướng không? Tốc độ website có nhanh không (dưới 3s)?

Chứng minh giá trị của marketing.

Tất cả các nguyên tắc và ví dụ này đều thể hiện những bước thay đổi trong hoạt động marketing nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng có lợi nhuận, áp dụng các chiến lược mới và tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Và tất nhiên, điều này cũng sẽ mang đến cho tất cả các CMO nhiều giá trị và sức ảnh hưởng hơn, ít nhất là với CEO và hội đồng quản trị của doanh nghiệp họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Google

Giám đốc Marketing Pinterest: “Marketer đang hiểu sai giá trị của insight”

CMO Pinterest, Bà Andréa Mallard lập luận rằng insights và dữ liệu (data) nên được sử dụng để cung cấp thông tin cho các ý tưởng, chứ không phải là để cung cấp câu trả lời.

CMO Pinterest | Andréa Mallard

Khi nói đến những công việc liên quan đến insights (tạm dịch: sự thấu hiểu người tiêu dùng), một số người làm marketing đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thông qua việc thu thập một lượng lớn dữ liệu và mong đợi tìm ra một chiến lược mới từ những cơ hội đó.

Các nhà tiếp thị nên coi dữ liệu như là một công cụ để chứng minh hoặc bác bỏ tính hợp lệ của các ý tưởng sáng tạo và chiến lược của riêng họ.

Bà Mallard nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang hiểu lầm về insights.”

“Tôi luôn coi insights là thứ mà chúng ta sử dụng để cung cấp thông tin đến trực giác hay một ý tưởng nào đó, và chúng không thể cho bạn biết doanh nghiệp của bạn cần phải làm gì để thành công hơn.”

Để minh họa cho quan điểm của mình, Mallard đã dựa trên một câu nói nổi tiếng của Henry Ford, nhà sáng lập Ford Motor vào năm 1903: “Nếu tôi hỏi mọi người họ muốn gì, họ sẽ nói họ muốn những con ngựa nhanh hơn”.

Bà Mallard nói: “Tôi luôn nói với mọi người, người tiêu dùng nói với bạn chính xác những gì họ muốn. Họ nói là phải nhanh hơn.

Họ đã đưa cho bạn một giải pháp – ở đây là một con ngựa – nhưng bạn không nên lắng nghe giải pháp của họ. Thay vào đó, bạn nên lắng nghe nhu cầu của họ là gì và nhu cầu của họ sẽ nhanh hơn như thế nào.

Vì vậy, đối với chúng tôi, chúng tôi cố gắng lắng nghe rất kỹ những gì người tiêu dùng yêu cầu chứ không phải cách họ yêu cầu.

Họ muốn có một kết quả nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là phát triển một giải pháp tốt nhất – chúng tôi không thể mong đợi họ biết thực chất giải pháp đó là gì ”.

Bà Mallard có hơn 20 năm kinh nghiệm làm marketing với nhiều ngành hàng khác nhau, bà tham gia Pinterest với tư cách là CMO vào cuối năm 2018.

“Bạn nên đi câu cá bằng dữ liệu. Bạn không nên ném lưới ra biển, kéo mọi thứ vào và hy vọng câu trả lời của bạn nằm sẵn trong lưới”, CMO Pinterest.

Bà Mallard tuyên bố bà đã quan sát và nhận thấy hầu hết các công ty đang bỏ qua những gì người tiêu dùng yêu cầu từ họ hoặc họ đang tìm kiếm dữ liệu và hy vọng chúng sẽ cho họ biết phải làm gì tiếp theo.

“Và cả hai cách đó đều là sai lầm,” bà tiếp tục. “Bạn nên đi câu cá bằng dữ liệu. Bạn không nên ném lưới ra biển, kéo mọi thứ vào và hy vọng câu trả lời của bạn nằm sẵn trong lưới.”

“Bạn phải có một ý tưởng và sau đó bạn đi tìm thông tin để chứng minh và đánh giá những ý tưởng hay chiến lược đó.”

Bà Mallard chia sẻ thêm rằng Pinterest có một nhóm insight đủ tốt, nhóm này đã xác định cách các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để “chuyển mình về phía trước”.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng được lấy trực tiếp từ nền tảng với dữ liệu định tính được thu thập thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp với người dùng để thông tin đến chiến lược marketing và phát triển sản phẩm của nó.

Bà Mallard nói:

“Chúng tôi luôn cố gắng để cân bằng và kết hợp giữa hai nguồn dữ liệu này để thông tin đến trực giác của chúng tôi về những gì chúng tôi cần làm tiếp theo”.

Chúng tôi cần biết “lý do” (why) đằng sau “cái gì” (what) của những gì đang xảy ra trên nền tảng của chúng tôi.”

Bà Mallard tiếp tục lập luận rằng CMO hiện đại cần phải hiểu biết về dữ liệu và phải hiểu cách sử dụng dữ liệu để chứng minh tính hiệu quả và tính toàn vẹn của các quyết định của họ. “Nhưng họ cũng cần một tầm nhìn sáng tạo – họ phải có tính bản năng”.

Đối với những người làm marketing nói chung, kiến ​​thức về dữ liệu là “hoàn toàn có thể dạy được, các ‘junior marketer‘ nên tò mò và phát triển với các kỹ năng và chuyên môn khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

INSIGHTS & TRENDS: Thấy gì từ báo cáo xu hướng tìm kiếm tại APAC 2020

Để có thể chắc chắn hơn khi tiến về phía trước, bạn không thể không nhìn lại về những gì đã trải qua. Báo cáo tìm kiếm hàng năm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương APAC 2020 từ Google giúp bạn thấy được điều gì?

INSIGHT & TRENDS:

Việc quan sát cách mọi người đang tìm kiếm cung cấp cho người làm marketing một cái nhìn sâu hơn về những gì quan trọng nhất.

Tất cả chúng ta đều tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi, thậm chí là một số câu hỏi mà trước đây chúng ta chưa bao giờ phải hỏi.

Báo cáo tìm kiếm hàng năm của Google phát hiện ra 05 xu hướng tiêu dùng chính phản ánh thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng đã phát triển như thế nào trong năm qua, điều có thể giúp trả lời câu hỏi “bây giờ thì sao?” cho các thương hiệu.

Những thông tin chi tiết cho thấy một con đường phía trước với các cơ hội truyền cảm hứng, tương tác và kết nối với người tiêu dùng, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho chúng ta trong những giai đoạn tiếp theo.

1. Tính cá nhân rất quan trọng.

Người tiêu dùng đang đặt nhiều giá trị hơn vào nhu cầu và quan điểm cá nhân của họ, ngay cả khi chúng nằm ngoài những quy chuẩn vốn có.

Ấn Độ, Philippines, Singapore và Indonesia đều chứng kiến sự tăng trưởng hơn 40% về các tìm kiếm liên quan đến sức khỏe tinh thần.

Với chỉ 1/5 người ở khu vực APAC cảm thấy họ được thể hiện trong các quảng cáo mà họ nhìn thấy, với tư cách là những người làm marketing, liệu chúng ta đã làm đủ để xem xét những trải nghiệm khác nhau của người tiêu dùng và hành trình cá nhân của họ không?

2. Mục đích cao hơn.

Đối mặt với đại dịch toàn cầu thôi thúc nhiều người trong chúng ta đánh giá lại lối sống cá nhân và thói quen tiêu dùng của mình.

Philippines đã chứng kiến sự tăng trưởng hơn 125% về lượt tìm kiếm các từ khoá liên quan đến “bao bì thân thiện với môi trường”, trong khi đó ở Malaysia thì chứng kiến mức tăng 65% với các lượt tìm kiếm về “có thể tái sử dụng”.

Vào năm 2021, người tiêu dùng sẽ yêu thích hơn các doanh nghiệp có thể vượt ra ngoài phạm vi trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp truyền thống và có thể thực sự tích hợp tính bền vững cũng như mục đích nhân văn cao hơn trong suốt chuỗi giá trị của họ.

3. Tính thích ứng.

Vai trò hàng ngày của mọi người hiện đang thay đổi và họ đang mong đợi những nhu cầu cụ thể được đáp ứng bất kỳ lúc nào.

Tại Ấn Độ, lượng tìm kiếm về “dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hindi” tăng 90% khi mọi người tìm cách sử dụng nội dung theo những cách phù hợp nhất với họ.

Cách bạn đáp ứng người tiêu dùng có thể đồng nghĩa với việc phá bỏ các bức tường của các tiêu chuẩn công nghiệp truyền thống hoặc thậm chí là xây dựng lại dựa trên những đổi mới từ các ngành công nghiệp khác.

4. Cảm xúc dâng cao.

Giữa những thách thức của đại dịch, người tiêu dùng đang hoan nghênh các thương hiệu có thể mang lại cảm xúc hạnh phúc cho cuộc sống của họ và tạo ra một không gian an toàn để họ có thể nghỉ ngơi.

Các tìm kiếm cho ‘ghế chơi game’ đã tăng 125% ở Thái Lan. Giờ đây, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi hoàn toàn, chính những thương hiệu có thể gây ngạc nhiên và thích thú sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn từ phía người tiêu dùng.

5. Minh chứng trong tương lai.

Trong một năm mà không ai có thể dự đoán hoặc lên kế hoạch cho bất cứ điều gì, cũng có một làn sóng mới quan tâm mới đến các hoạt động có thể bảo vệ cho tương lai.

Các tìm kiếm cho ‘điều khiển từ xa cho doanh nghiệp’ đã tăng + 215% ở Nhật Bản khi mọi người tìm cách thúc đẩy sự chuyển đổi nhanh hơn.

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh và truyền thông của bạn, hãy tính đến mong muốn của người tiêu dùng về sự an tâm, giảm ham muốn rủi ro và tư duy hoạch định tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ Insights mới về cách tối đa hóa phạm vi tiếp cận của video

Facebook đã chia sẻ một số insights mới về cách thức hoạt động của các thuật toán nội dung video, điều vốn ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận của các video được tải lên trên nền tảng.

Các mẹo này được chia sẻ từ Bà Mahncy Mehrotra, trưởng nhóm sản phẩm của Facebook, người đã tham gia một buổi phát trực tiếp gần đây trên Facebook Media Page.

Chia sẻ của Bà Mehrotra là một loạt các mẹo và một số lưu ý liên quan có thể giúp các nhà làm video marketing tối ưu hóa cách tiếp cận Facebook của họ.

Trước hết, khi giải thích thuật toán của Facebook được thiết kế để tối ưu hóa cho mục đích gì, Bà Mehrotra giải thích rằng tương tác vẫn là chìa khóa chính:

“Điều chúng tôi thực sự quan tâm là chúng tôi muốn đảm bảo rằng người dùng của chúng tôi đang có những khoảng thời gian vui vẻ, quý giá khi họ ở trên Facebook và xem video, vì vậy thực sự những gì thuật toán đang cố gắng làm là sự phù hợp với những gì người dùng quan tâm, đến nội dung họ sẽ thích, nội dung họ thực sự sẽ xem.”

Điều này nó phụ thuộc vào việc khán giả của bạn và những gì họ muốn xem, điều sẽ khác nhau trên từng thương hiệu và Trang.

Để hiểu khán giả của bạn – thông qua các công cụ Audience Insights của Facebook và các phương tiện khác – bạn cần đảm bảo rằng bạn đang tạo video gây được tiếng vang với người hâm mộ và sau đó, mức độ tương tác sẽ quyết định thêm phạm vi tiếp cận bài đăng video mở rộng của bạn.

Về các chi tiết cụ thể của thuật toán phân phối của Facebook, Bà Mehrotra nói rằng giữ cho người xem của bạn theo dõi xuyên suốt vẫn là chìa khóa:

“Có rất nhiều yếu tố, vì vậy thật khó để đi vào tất cả chúng, nhưng tôi nghĩ ở cấp độ cao hơn, điều tôi muốn nói là chúng tôi xem xét khả năng người dùng sẽ xem nội dung, vì vậy yếu tố chính thực sự vấn đề là xác suất người dùng tương tác với nội dung này và xem nội dung đó trong một khoảng thời gian dài hơn.

Và sau đó, chúng tôi cũng tính đến điều thứ hai, khả năng người dùng thực sự tương tác với nội dung này là bao nhiêu, nghĩa là họ có ‘Thích’ nội dung đó không, có chia sẻ nội dung đó không, có nhận xét về nội dung đó hay nói với bạn bè của họ không.”

Khả năng chia sẻ mở rộng đó là yếu tố giúp tối đa hóa phạm vi tiếp cận, do đó, việc tạo các bài đăng video hấp dẫn, có thể chia sẻ là chìa khóa.

Như đã lưu ý, có lẽ không đủ cụ thể để thúc đẩy hành động thực sự – nhưng nếu bạn muốn thấy hiệu suất tốt hơn, hãy tạo nội dung tốt hơn. Tuy nhiên, hiểu được các nguyên tắc chính có thể giúp ích trong cách tiếp cận của bạn.

Bà Mehrotra cũng chia sẻ cụ thể về các video lan truyền (viral video) và điều gì khiến video trở nên ‘lan truyền’ trên Facebook:

“Điều mở ra tính lan truyền quay trở lại cốt lõi của việc chúng tôi muốn người dùng thưởng thức nội dung mà họ đang xem và vì vậy, nếu có một video mà người dùng liên tục xem nội dung đó, tương tác với nó trong suốt thời gian đó, họ chia sẻ lại và lan truyền nó với bạn bè của họ, chúng tôi thu nhận tất cả những tín hiệu đó xung quanh video khi xem video đó và điều đó về cơ bản đã kích hoạt tính lan truyền.”

Vì vậy, các chìa khóa tương tự như chia sẻ video – giữ chân người xem của bạn trong suốt quá trình và thúc đẩy chia sẻ.

Về những điều không nên làm, Bà Mehrotra lưu ý rằng người sáng tạo cần đảm bảo rằng họ tuân thủ các nguyên tắc về tính toàn vẹn của nền tảng và các tiêu chuẩn cộng đồng.

Nếu nội dung của bạn không tuân thủ các quy tắc đó, nó sẽ bị giảm phân phối.

Bà Mehrotra cung cấp 05 bí quyết chính để tối đa hóa hiệu suất video trên Facebook:

  • Tạo Video thúc đẩy lượt xem có chủ định và trung thành – Một lần nữa, giữ chân người xem vẫn là điều quan trọng, đó không chỉ là trong mỗi video được tải lên, mà còn đối với nội dung Trang của bạn nói chung, đưa người dùng quay lại xem video tải lên tiếp theo của bạn và tiếp tục sau đó. “Nội dung đưa người dùng trở lại nền tảng là nội dung mà chúng tôi muốn tiếp tục phát triển trên nền tảng của mình”.
  • Tạo video xây dựng các tương tác có ý nghĩa và thúc đẩy chia sẻ chân thực – Không chỉ để giải trí, bạn cũng nên xem xét điều gì thúc đẩy mọi người chia sẻ video và tại sao họ có thể muốn nói với bạn bè họ về nội dung của bạn.
  • Tạo video có nội dung gốc của bạn – Bà Mehrotra lưu ý rằng Facebook rất quan tâm đến việc quảng bá tác phẩm gốc của Facebook. “Nội dung nguyên bản mà bạn đang tạo ra càng mang lại giá trị độc đáo cho Facebook và người dùng của chúng tôi là nội dung mà chúng tôi mong muốn.”
  • Tải lên các video sẽ khiến khán giả quay lại Trang của bạn – Duy trì kết nối đó là chìa khóa quan trọng, vì vậy các câu chuyện liên tục, nhiều tập có thể tốt cho việc xây dựng phạm vi tiếp cận video trên Facebook của bạn.
  • Tạo video dài hơn, chất lượng cao giúp người dùng luôn xem và tương tác – Đây là một lưu ý thiết thực hơn – theo Bà Mehrotra: “Nếu đó là nội dung chất lượng cao dài hơn ba phút và mọi người đang xem cũng như thu hút trong 60 giây cộng thêm”, đó là những gì Facebook đang tìm kiếm trong các video được tải lên.

Như đã lưu ý, một số mẹo ở đây hơi quá chung chung để có thể đưa ra định hướng thực sự, nhưng chúng đáng lưu ý khi bạn lập kế hoạch chiến lược video trên Facebook của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google: 5 ‘sự thật’ về người tiêu dùng bạn không thể không biết trong 2021

Để lập kế hoạch cho năm mới, các nhà marketer thường sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết của năm gần đây nhất để xác định các xu hướng mới nổi và tìm ra hành vi nào của người tiêu dùng có khả năng xảy ra nhất.

Với một đại dịch đang tạo ra những thay đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế và công nghệ, việc đưa ra ý nghĩa về năm 2020 dường như là một nhiệm vụ gần như bất khả thi.

Nhưng nhiều thay đổi diễn ra vào năm ngoái về cơ bản không phải là mới. Thay vào đó, đại dịch hoạt động như một chất xúc tác để thúc đẩy các hành vi đã và đang được thực hiện.

Có lẽ không ở đâu điều này rõ ràng hơn việc người tiêu dùng ngày càng tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi khía cạnh cuộc sống của họ – bao gồm thương mại điện tử, giải trí, giáo dục và cả y tế từ xa.

Năm vừa qua cũng chứng kiến ​​sự thúc đẩy trên toàn thế giới về sự công bằng xã hội, một công bằng có ý nghĩa đối với các thương hiệu trên toàn cầu.

Tác động của những chất xúc tác bên ngoài này sẽ không chỉ biến mất vào cuối năm. Để sẵn sàng cho năm 2021 và hơn thế nữa, các nhà làm marketing sẽ cần phải nắm bắt sự nhanh nhẹn hơn là chắc chắn.

Biến dữ liệu và phân tích thành một phần trong quy trình kinh doanh của họ và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cá nhân và liền mạch hơn – đồng thời trấn an và nhắc nhở mọi người rằng doanh nghiệp bạn luôn hiểu khách hàng của mình.

Làm sao chúng ta biết được điều này? Google đã xem xét lại hàng tỷ truy vấn tìm kiếm từ năm 2020, cũng như các hành vi, khảo sát và phỏng vấn của người tiêu dùng từ đó đưa ra 05 thông tin chi tiết chính mà bạn có thể cần nắm bắt.

1. Tạo sự kiểm soát

Trong 2021, mọi người vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với sự không chắc chắn. Với sự biến đổi này, người tiêu dùng của chúng ta càng tìm kiếm nhiều hơn về sự trấn an và an toàn với mục tiêu bảo vệ và cải thiện cuộc sống của họ.

Bằng cách nào người làm marketing giúp khách hàng của mình tồn tại và còn trở nên thịnh vượng hơn? Hãy tự trả lời cho chính mình.

2. Mặc cả để cân bằng

Không có thời điểm nào mà sự khao khát được cân bằng trong cuộc sống lại trở nên quan trọng như bây giờ, trong thời buổi đầy biến động và bất trắc từ đại dịch.

Người tiêu dùng sẽ tiếp tục đàm phán, thoả thuận và mặc cả với chính họ và với những người khác để thiết lập một ‘biên giới’ từ đó khôi phục lại cảm giác của sự cân bằng thông qua cảm xúc lẫn các yếu tố lý tính.

Với tư cách là một marketer, bạn sẽ làm gì để giúp khách hàng của mình đạt được sự cân bằng đó?

3. Hướng tới sự kết nối

Đại dịch đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng xây dựng và duy trì mối quan hệ trong một thế giới thực nhiều hơn. Người tiêu cũng thấy rất nhiều cách mới để kết nối, họ sẽ tìm ra môt phương pháp tiếp cận phù hợp nhất với họ để kết nối với chính cộng đồng của họ.

Bằng cách nào người làm marketing có thể kích hoạt người tiêu dùng vừa duy trì được các mối quan hệ hiện hữu trong khi vẫn cung cấp cho họ những cơ hội để tiếp cận các mối quan hệ mới? Phần này dành cho bạn !

4. Sắp xếp lại không gian

Khi đại dịch đã buộc người tiêu dùng phải đa dạng hoá chức năng các không gian cá nhân của họ càng nhiều càng tốt. Người tiêu dùng đang tìm cách để ra khỏi nhà và muốn trở về với thế giới rộng lớn hơn.

Là Marketer, bạn sẽ làm gì để giảm nhẹ sự căng thẳng đó trong tâm trí người tiêu dùng.

5. Nhu cầu của sự thay đổi

Trong nhiều phần trên thế giới, đại dịch đã cho thấy sự biến động rất lớn trong xã hội. Sự tăng cường của phong trào Black Lives Matter là môt ví dụ.

Mọi người đang có nhu cầu thay đổi, 68% người Mỹ cho rằng danh tiếng trách nhiệm xã hội của thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng.

Sự ảnh hưởng này đến cách người tiêu dùng chọn một thương hiệu vẫn sẽ tiếp diễn trong 2021. Là một nhà marketer bạn sẽ làm gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Xu hướng tìm kiếm đã giúp Mitsubishi thành công trong Marketing như thế nào

Khi nhiều quốc gia ở EMEA rơi vào tình trạng ‘Lockdown 2.0’, ngành du lịch một lần nữa đang đối mặt với thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, điều đã thay đổi kể từ làn sóng của những hạn chế đầu tiên là mọi người đã trở nên nhanh hơn để thích ứng với các quy định mới.

Và trong khi các nhà marketer giỏi luôn nắm rõ những thay đổi trong hành vi, thì các nhà marketer xuất chúng sẽ thích ứng cùng với người tiêu dùng, định hình thông điệp của họ cho phù hợp với bối cảnh và tư duy hiện tại.

Khi các hạn chế đi lại quốc tế lần đầu tiên được áp dụng, mọi người trên khắp thế giới đã chuyển trọng tâm sang việc du lịch ở các khu vực lân cận.

Trong những tháng đầu tiên đó, 87% người Ba Lan dự định đi nghỉ tại địa phương và các tìm kiếm trên toàn cầu cho “chuyến đi địa phương” đã tăng đột biến.

Và vì các điểm đến gần đó thường được đến bằng đường bộ, với các phương tiện cá nhân cung cấp phương tiện an toàn để đi từ A đến B, điều đó có nghĩa là nhiều người đang tìm mua một chiếc ô tô hơn.

Sau khi nhận thấy lưu lượng truy cập showroom trưng bày sụt giảm do các hạn chế mới tại địa phương, Mitsubishi và Agency chuyên về Digital Marketing Bluerank của họ đã thiết lập một chiến dịch marketing bằng cách sử dụng thông tin chi tiết mới này.

Họ tập trung vào cách kể chuyện đầy cảm xúc bằng cách sử dụng lời kể để kết nối với khách hàng đang tìm kiếm hương vị của không gian tuyệt vời ngoài trời, gần nhà hơn, sau khi lệnh đóng cửa được dỡ bỏ.

Bắt đầu với việc hiểu customer insight

Trong khi đại dịch hạn chế việc đi lại quốc tế, mọi người háo hức thoát ra khỏi sự gò bó của ngôi nhà của họ ⁠— và tìm kiếm những cuộc phiêu lưu trong sân sau nhà của chính họ.

Các tìm kiếm về “cắm trại” (“kemping”), “kỳ nghỉ” (“wakacje”) và “phương tiện giải trí” (“camper”) tăng đều đặn ở Ba Lan từ tháng 4 đến tháng 8.

Tìm kiếm “Camper” và “Kemping” ở Ba Lan

Ông Lukasz Wojcik, Giám đốc Marketing & PR tại Mitsubishi Motors Ba Lan cho biết: “Ý tưởng xoay chuyển các chiến dịch trực tuyến của chúng tôi là để kết nối với người tiêu dùng trong khi các showroom đóng cửa”.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, các nhóm đã triển khai chiến dịch kỳ nghỉ hè có tên là “Ngày lễ cùng Mitsubishi” (Holidays with Mitsubishi), để kết nối với những người tiêu dùng đang tìm kiếm một ‘lối thoát’ sau lệnh đóng cửa tại địa phương.

Trong chiến dịch, Mitsubishi và Bluerank đã quảng bá đồng thời ba mẫu xe khác nhau – Space Star, Eclipse Cross và Outlander PHEV ⁠— mỗi mẫu trưng bày các phụ kiện khác nhau, đặt trên các phông nền cảnh quan khác nhau.

“Vì những hạn chế đi lại quốc tế, đối với nhiều người trong chúng tôi, chiếc xe đã trở thành nhà nghỉ, một người bạn đồng hành không thể tách rời trong những chuyến phiêu lưu và giải trí” Ông Lukasz Wojcik chia sẻ.

Đó là lý do tại sao nhà sản xuất ô tô tập trung vào nội dung thu hút những người hâm mộ hoạt động ngoài trời, với các video có cảnh người lướt ván diều, lều trên nóc ô tô và các gia đình khám phá bờ biển trên xe của họ.

Tương tác với người tiêu dùng đúng lúc và đúng thông điệp

Đối với Mitsubishi, xác định thời gian quảng cáo với các tháng nghỉ hè là một cách tuyệt vời để khiến người Ba Lan hào hứng với khả năng du lịch địa phương khi các hạn chế đã được nới lỏng.

Các nhóm Marketing của Mitsubishi đã thay đổi chiến lược của mình bằng cách chuyển ngân sách quảng cáo sang mạng hiển thị toàn cầu (GDN) và YouTube để tiếp cận người dùng mới.

“Chúng tôi chạy các chiến dịch GDN tiềm năng bằng cách sử dụng nhắm mục tiêu tùy chỉnh được chứng minh là rất hiệu quả. Chúng tôi cũng đã sử dụng phân đoạn đối tượng nâng cao.

Đó là điểm đặc biệt dựa trên hành vi của người dùng trên website và vị trí của nó trên hành trình của khách hàng“, Ông Bartlomiej Majas, Chuyên gia tìm kiếm tại Bluerank cho biết.

Bằng cách dành ngân sách cho các kênh mới và cải tiến quảng cáo của họ, Mitsubishi đã có thể giữ chân khách hàng tương tác và thu hút mọi người trở lại showroom khi các hạn chế về các cửa hàng không thiết yếu được dỡ bỏ.

Kết quả thật khó để bỏ lỡ. Trong tháng 7, lượt lái thử tăng 64% và lượt truy cập website tăng 34% so với cùng thời điểm năm 2019.

Mitsubishi cũng chứng kiến ​​lượng xe giao cho khách hàng tăng 37%, vì ‘giao xe tận nhà’ đã trở thành một hành vi được người tiêu dùng quan tâm hơn trong đại dịch.

Ông Majas kết luận: “Thời điểm những người khác cắt giảm ngân sách là lý tưởng để tăng khả năng hiển thị của bạn”.

Marketer có thể học được gì

  • Sử dụng các công cụ như Google Trends có thể giúp các thương hiệu hiểu hành vi thay đổi của người tiêu dùng tốt hơn và nhanh hơn.
  • Mọi người phản hồi những thương hiệu thực sự hiểu nhu cầu của họ vào bất kỳ thời điểm nào. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải tối ưu hóa các chiến dịch để có mức độ liên quan đến người tiêu dùng ở đúng nơi, chẳng hạn như trực tuyến vì sự tăng tốc của việc áp dụng kỹ thuật số và vào đúng thời điểm.
  • Cách kể chuyện đầy cảm xúc giúp thương hiệu kết nối với khách hàng một cách mạnh mẽ. Hiểu những gì quan trọng đối với mọi người ngày nay – và tạo ra các thông điệp có ý nghĩa phù hợp để thúc đẩy các chiến dịch thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

LinkedIn chia sẻ những insights mới cho bạn trong năm 2021

LinkedIn có trở thành nền tảng trọng tâm cho doanh nghiệp của bạn vào năm 2021 không? Nếu có hoặc không thì bạn vẫn nên tham khảo nhé.

Giống như tất cả các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn đã chứng kiến mức sử dụng tăng mạnh vào năm 2020, đặc biệt là nội dung video, tạo đà và thúc đẩy nhiều cuộc trò chuyện hơn trong ứng dụng.

Và trong khi trọng tâm của LinkedIn từ lâu là B2B, nền tảng này cũng đang phát triển ở các lĩnh vực khác, điều này có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc tiếp cận và kết nối của thương hiệu trong những thời gian tới.

Khi bạn vạch ra phương pháp tiếp cận của mình cho năm 2021, LinkedIn đã cung cấp một số insight mới trong tuần này:

Trong số các điểm lưu ý chính:

  • Các chuyên gia đang đăng ký tham gia LinkedIn với tốc độ gần 3 thành viên mới mỗi giây.
  • Có 2,9 triệu nhóm (groups) trên LinkedIn, bao gồm các cộng đồng trong ngành và cộng đồng theo sở thích, các nhóm công ty, nhóm cựu sinh viên đại học, và cả các hiệp hội nghề nghiệp khác.
  • Các luồng trực tiếp trên LinkedIn đã tăng 89% kể từ tháng 3.
  • Có nhiều điểm dữ liệu và ghi chú hơn trong infographics thông tin dưới đây, có thể cung cấp thêm bối cảnh về tiềm năng của LinkedIn trong chiến lược năm 2021 của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo LinkedIn

Google ra mắt ‘Travel Insights’ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam

Google vừa chính thức ra mắt Travel Insights with Google, website cung cấp dữ liệu và thông tin chuyên sâu về ngành du lịch, hướng tới hỗ trợ ngành du lịch nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực.

Website với ba công cụ chính cung cấp dữ liệu và thông tin thị hiếu về ngành du lịch.

 Destination Insights

Cung cấp một bức tranh rõ nét về nguồn tìm kiếm nhu cầu du lịch cho từng điểm đến, cũng như các địa điểm du lịch trong nước mà du khách quan tâm nhất.

Công cụ này hỗ trợ ngành du lịch vạch ra lộ trình khả thi cho sự hồi phục với những tuyến du lịch cụ thể và lựa chọn điểm du lịch phù hợp để lên kế hoạch truyền thông cho đối tượng du khách tiềm năng trong tương lai.

Hotel Insights 

Giúp các khách sạn thuộc mọi quy mô, đặc biệt là các khách sạn nhỏ và độc lập hiểu được nhu cầu của khách hàng của mình đến từ phân khúc hay thị trường nào và cách đặt mục tiêu marketing khi lập kế hoạch phục hồi.

Travel Analytics Center

Dành cho các đối tác thương mại của Google trong lĩnh vực du lịch. Công cụ này cho phép kết hợp dữ liệu riêng từ tài khoản Google của doanh nghiệp với kho dữ liệu rộng hơn về nhu cầu khách hàng của Google, cung cấp bức tranh tổng quan rõ ràng hơn về cách quản lý vận hành doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội tiếp cận du khách tiềm năng.

Travel Insights được ra mắt tại Việt Nam như một phần trong chuỗi sáng kiến của Google, hướng đến mục tiêu quảng bá và hỗ trợ phục hồi ngành du lịch địa phương trong thời gian đại dịch vừa qua.

Công cụ này sẽ hỗ trợ tốt cho các điểm đến, các doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý du lịch trong bối cảnh vừa phải cẩn trọng phòng chống dịch Covid-19 vừa nỗ lực tìm kiếm giải pháp phục hồi ngành du lịch, định hình những sản phẩm mới, dịch vụ mới thích ứng với thị hiếu, nhu cầu, sự quan tâm của du khách.

Bạn có thể xem chi tiết về công cụ tại: Travel Insights

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook chia sẻ thông tin chi tiết về các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên Facebook và Instagram 2020

Facebook đã phát hành báo cáo ‘Chủ đề và xu hướng’ hàng năm, trong đó phác thảo các chủ đề chính khiến lượng thảo luận gia tăng trên cả Facebook và Instagram vào năm 2020.

Việc bổ sung dữ liệu Instagram là điểm mới cho báo cáo năm nay – như Facebook giải thích:

“Chúng tôi đã khám phá hàng nghìn chủ đề phát triển trên Facebook và – lần đầu tiên trong chuỗi báo cáo này – trên Instagram.

Trong ấn bản năm 2020 của ‘Báo cáo Chủ đề và Xu hướng’, chúng tôi đã xem xét dữ liệu từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019; cho ấn bản năm 2021 của chúng tôi, chúng tôi đã thay đổi phạm vi ngày của mình trong ba tháng (từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020) để nắm bắt một số thay đổi lớn trong cuộc sống của mọi người trong thời kỳ đại dịch Covid-19”.

Vì vậy, giống như một báo cáo về xu hướng đại dịch hơn là một bản tóm tắt tổng thể năm 2020, nhưng thực sự, với các tháng trong năm dường như nén càng lâu thì các nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu càng kéo dài, thật khó để biết năm 2020 bắt đầu và kết thúc theo cách nào.

Báo cáo dài 40 trang xem xét các xu hướng trên tám thị trường khác nhau, cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc thảo luận chính trong nhiều lĩnh vực.

Mỗi chủ đề bao gồm phân tích khu vực, cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách cuộc thảo luận đã phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Như bạn có thể thấy ở trên cùng bên phải của ảnh chụp màn hình, bản tóm tắt này liên quan đến người dùng Hoa Kỳ, cung cấp cái nhìn tổng quan về cách các chủ đề này đã phát triển theo thời gian.

Các biểu đồ khác xem xét sự phát triển của các chủ đề chính ở các khu vực khác nhau.

Thông tin chi tiết cung cấp nhiều góc nhìn hơn về cách mỗi cuộc thảo luận này đã phát triển và những gì người dùng Facebook và Instagram quan tâm nhất.

Bạn cũng có thể chia từng khu vực thành khu vực bạn chọn – với công cụ ‘Chủ đề nóng’ tương tác của Facebook, bạn có thể kiểm tra sự phát triển so sánh cho các chủ đề chính khác nhau theo khu vực bằng cách sử dụng các tùy chọn thả xuống.

Sau đó, điều đó sẽ cung cấp cho bạn bảng phân tích hiệu suất của chủ đề đó so với thị trường bạn đã chọn.

Tuy nhiên, báo cáo ‘Chủ đề và xu hướng’ rộng hơn là nhằm làm nổi bật các chủ đề chính về tăng trưởng nói chung và thông tin chi tiết về khu vực cung cấp quan điểm bổ sung về những chủ đề đang thu hút được nhiều sự chú ý nhất – bao gồm chuyển đổi kỹ thuật số ở Ấn Độ:

Có một đống thông tin chi tiết thú vị ở đây, có thể liên quan đến thương hiệu của bạn và có thể giúp định hình cách tiếp cận của bạn dựa trên các chủ đề đang thu hút được sự chú ý liên quan đến thị trường ngách của bạn.

Bạn có thể tải xuống toàn bộ ‘Báo cáo chủ đề và xu hướng’ của Facebook cho năm 2021 tại đây: Facebook ‘Topics and Trends Report’

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

‘Bật mí’ 21 nguồn tìm kiếm thông tin Insights Report

Tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nơi những người làm digital marketing có thể tìm kiếm các báo cáo, insights khách hàng, các bản phân tích hay dữ liệu về thị trường.

'Bật mí' 21 nguồn tìm kiếm thông tin Insights Report
‘Bật mí’ 21 nguồn tìm kiếm thông tin Insights Report

1. GLOBAL WEB INDEX

(Highly recommend)
Là một platform “cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về người tiêu dùng của bạn hơn bất kỳ công ty nghiên cứu nào khác.” Trang thông tin Resources của Global Web Index là một trong những nguồn mà DAM rất thường xuyên sử dụng để tham khảo những thông tin về Insight hay Media.

2. MERKLE

(Highly recommend)
Là một trang web bạn không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu tổng thể về Data Driven Marketing từ data, technology, đến analytics với ecosystem các sản phẩm, dịch vụ của Markle. Bên cạnh đó trang web của Markle thường xuyên public các tài liệu và những Case study thực tế ứng dụng các báo cáo nghiên cứu, solution vào triển khai các hoạt động của doanh nghiệp mà marketing là một trong những trọng tâm.

3. COMSCORE

(Highly recommend)
https://www.comscore.com/Insi…/Presentations-and-Whitepapers
Khá quen thuộc với những người trong ngành. Trang insights của Comscore cũng thường xuyên release các report về khu vực và riêng Việt Nam với nhiều chủ đề khác nhau sẽ là nơi bạn muốn cập nhật đến. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

4. HOOTSUITE

(Highly recommend)
Nói đến Social Media thì không thể bỏ qua Hootsuite, thông tin cô động và có tính ứng dụng cao dành cho các bạn triển khai trên các kênh mạng xã hội. Từ các Research và Trends mới nhất đến các Case study rất hữu ích cho bạn.

5. WE ARE SOCIAL

(Highly recommend)
Một global agency chuyên triển khai các ý tưởng, chiến dịch trên các social platform. Với thông điệp “tin tưởng vào Social Insights sẽ mang đến Business Value”.
Đây là một trang bạn có thể tham khảo thêm các idea triển khai các chiến dịch trên social và những insights trên các nền tảng mạng xã hội. Khuyên bạn nên subscribe newsletter của We Are Social để có thêm nhiều thông tin gửi về mail nhé.

6. STATISTA

(Highly recommend)
Dành cho các bạn làm research, nghiên cứu và tìm kiếm số liệu để lên kế hoạch, chiến lược hay làm presentation pitching cho khách hàng. Nền tảng trả phí phải gọi là đáng đồng tiền cho các bạn. Bên cạnh đó thì cũng có những research được public free nhé các bạn. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

7. JUNIPER RESEARCH

(Highly recommend)
Chỉ riêng trang Whitepapers (miễn phí) sẽ khiến bạn mất thời gian để nghiền ngẫm và đọc hết đấy. Bên cạnh đó cũng check qua phần Blog nữa nhé.

8. GARTNER

(Highly recommend)
Trang tổng hợp báo cáo, phân tích về rất nhiều ngành lĩnh vực, bao gồm các báo cáo chi tiết và các bài phân tích về những nội dung cụ thể. Thông tin khá sâu và phân tích chi tiết ở cấp độ chiến lược và thực thi cho từng ngành. Link ad để đây là cho Marketing nhé.

9. MARKETINGCHARTS

(Highly recommend)
Cái tên nói lên tất cả, trang này cung cấp các bạn các số liệu phân tích tổng hợp từ các nguồn khác nhưng dưới dạng chart. Nếu bạn không muốn tìm đâu xa từ nhiều nguồn thì đây là nơi bạn có thể tham khảo. Cũng tương tự Data Analysis for Marketing nhé.

10. NRF

(Highly recommend)
Tất tần tật những gì liên quan đến Retail. Để bạn tự khám phá nhé. Cho ngay cái Highly recommend ngay và luôn.

11. THE CMO SURVEY

(Highly recommend)
Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm những thông tin từ chính các CMO trên toàn thế giới về các chủ đề. Knowhow bạn get được từ đây là rất nhiều nhé. Về tất cả những khía cạch trong ngành được khảo sát ý kiến của các CMO. Vẫn là khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

12. DATA REPORTAL

(Highly recommend)
Nơi tổng hợp tất cả report được phối hợp giữa Hootsuite và We Are Social. Rất dễ tìm kiếm theo khu vực và lĩnh vực, cực chất cho các bạn đang tìm các research và report nhé. Trang này cung cấp Digital Report hằng năm nổi tiếng mà các bạn luôn ngóng mỗi năm đây.

13. Q&Me

(Highly recommend)
Là một research agency tại Việt Nam, thường xuyên có public những báo cáo nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, trends, platform,… bạn có thể tham khảo đấy. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Trang web dạng blog cung cấp cho bạn nhiều thông tin về Social Media từ tương tác với khách hàng, hành vi trên social media đến social commerce và những thông tin khác. Bạn sẽ tìm thấy các bài viết phân tích sâu và cung cấp nhiều knowhow cho bạn trong quá trình triển khai trên các kênh mạng xã hội.

15. IDC – International Data Corporation

Là nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu về thông tin thị trường, dịch vụ tư vấn với những thông tin bổ ích từ kinh nghiệm triển khai cho các khách hàng trên toàn thế giới, trang blog của IDC sẽ là nơi bạn tìm thấy rất nhiều bài học có thể ứng dụng vào những hoạt động Data-Driven Marketing của mình đấy.
Cung cấp các report (có phí) các ngành và bao gồm nhiều quốc gia có cả Việt Nam. Report và Webinar là điều mà bạn cần follow ở trang web này. Thường xuyên cung cấp những webinar về nhiều nội dung hay và kiến thức bổ ích dành riêng cho các Marketer.

17. OUR WORLD in DATA

Trang này khá to và nhiều thông tin ở tất cả các ngành, xã hội, chính trị,… Như quyển từ điển toàn thư số liệu toàn thế giới. Thích hợp cho bạn tìm kiến những thông tin chung nhất. Nhưng nếu có kỹ năng research và sử dụng web này bạn có thể tìm được những thông tin mình cần đấy.

18. REPORT LINKER

“Công nghệ và dữ liệu ngày nay sẽ giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong ngành của họ” Trang này có phí bạn nhé. 89$/ tháng. Cung cấp những số liệu report data cho bạn về từng ngành chi tiết. Nếu bạn thật sự cần thì đây là nơi bạn tìm và mua những data online nhé.
Tổ chức các khóa học chuyên về Data Science, bạn có thể tìm những thông tin chuyên sâu về Data-Driven tại đây. Chuyên sâu về Code và ứng dụng Data.

20. CBRE – Trang thông tin thị trường Bất động sản.

Digital Marketing & PR Agency tại Đông Nam Á. Vero thường xuyên cung cấp những tin tức, insights, whitepapers cập nhật mới nhất về lĩnh vực MarCom. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Content Marketing – Hãy ‘thôi miên’ khách hàng bằng cảm xúc

Cảm xúc hiện tại của khách hàng của bạn là như thế nào? Với tư cách là một content marketer bạn hiểu cảm xúc đó chứ? Bạn xử lý và ‘thôi miên’ những cảm xúc đó như thế nào?

Bạn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về đối tượng khách hàng của mình, sở thích, nhu cầu và hành vi giao dịch của họ. Nhưng cảm xúc của họ thì sao? Đó là một thứ gì đó mà bạn có thể hơi khó để có thể nhận định.

Tuy nhiên, với tất cả những gì đang xảy ra thì có lẽ đây là điều mà tất cả chúng ta, những người làm tiếp thị nội dung cần tập trung vào nhiều nhất trong chiến lược nội dung của mình.

Chuyên gia Ardath Albee của Marketing Interactions kết hợp với Ông Gurdeep Dhillon, Trưởng bộ phận Marketing thương mại toàn cầu của Adobe Digital Experience đã nói về cách kết hợp cảm xúc vào B2B content marketing.

“Chúng ta có cơ hội để suy nghĩ lại về cách chúng ta giới thiệu các sản phẩm của mình đến khách hàng – để làm cho chúng thú vị hơn và làm thay đổi toàn bộ cuộc trò chuyện cũng như đối thoại xung quanh chúng”. Chuyên gia Ardath Albee cho biết.

Cách tốt nhất để các content marketer xây dựng niềm tin đó là thể hiện nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về những kết quả và trải nghiệm tích cực mà khách hàng của chúng ta muốn đạt được chứ không phải tập trung vào các hành vi giao dịch ‘bán hàng’ đơn thuần mà chúng ta muốn đạt được.

Khách hàng của bạn đang thắc mắc điều gì.

Ông Ardath chỉ ra rằng những người làm marketing đã phát triển các nhóm chân dung khách hàng (personas) khác nhau tức là đã thực hiện những bước đầu tiên và quan trọng nhất để có được sự hiểu biết cần thiết để xây dựng sự đồng cảm với khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, khi đại dịch đến, các tình huống có thể thay đổi bất ngờ, cả việc khuếch đại cảm xúc hiện có và nổi lên những cảm xúc mới tác động đến việc ra quyết định mua hàng.

Khi này, Các marketer cần điều chỉnh mức độ ưu tiên nội dung của mình để có thể trả lời các câu hỏi mới và ‘lấp đầy’ những nhu cầu cảm xúc hiện thời của khách hàng, không chỉ là những khách hàng mà bạn nghĩ họ sẽ mua hàng.

Hiểu cách khách hàng đưa ra quyết định.

Xác định các mối quan tâm và kết quả mà khách hàng của chúng ta sẽ xem xét các ưu tiên hiện tại: hãy lắng nghe khách hàng, phân tích số liệu và dữ liệu và theo dõi hiệu suất để đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, khi nói đến cách thức nội dung của chúng ta nên truyền đạt xung quanh những kết quả ưu tiên đó, những người làm marketing cũng cần xem xét một ‘sự thật ngầm hiểu’ khác (insight) đó chính là sự đồng cảm.

Sự đồng cảm thương hiệu thực sự khác với việc chỉ xác định nhu cầu, cung cấp thông tin hữu ích hoặc thậm chí nhận thức được các động lực cá nhân có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng.

Sự đồng cảm thương hiệu là việc tạo ra một hành trình chia sẻ giữa thương hiệu của chúng ta và đối tượng của nó, đó không phải là điều mà chúng ta có thể nhờ hay thuê bất cứ ai khác làm hay chỉ cần ‘chi tiền’ là xong mà “Tất cả chúng ta phải cùng nhau trải qua những điều này, khách hàng và thương hiệu”.

Hãy bắt đầu với sự thật

Ardath đề xuất những suy nghĩ khác nhau về cách chúng ta nói về các sản phẩm của mình, các chủ đề trong các cuộc trò chuyện đó và bối cảnh xung quanh trải nghiệm của khách hàng.

Hãy suy nghĩ về lợi ích của thương hiệu từ một nơi có thể chia sẻ sự thật với khách hàng và tạo ra những câu chuyện mà khách hàng – (không phải thương hiệu) – thực sự là người hùng. Khi ấy, khách hàng sẽ xem doanh nghiệp là một đối tác đồng cảm, hiểu mục tiêu của họ và cung cấp các công cụ để tiếp cận họ.

Điều hướng giá trị của trải nghiệm thương hiệu của bạn

Xem xét những gì có thể làm cho doanh nghiệp của bạn có giá trị và phù hợp hơn trong từng thời điểm – và những thông điệp nào nên truyền thông tới khách hàng của bạn theo các ưu tiên hiện tại.

Hãy thử nhìn vào ví dụ của McDonald’s, thương hiệu này điều hướng dòng đồ uống McCafe của mình như một cách để giảm bớt sự căng thẳng rất cần thiết trong một ngày bận rộn thay vì những thông điệp kiểu như “Nhanh và rẻ”.

Có lập trường tích cực

Sau vài tháng đối phó với tác động ban đầu của COVID-19, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự mệt mỏi và khủng hoảng đang diễn ra. Khách hàng bây giờ tìm kiếm dấu hiệu của sự hy vọng và một con đường rõ ràng để phục hồi.

Họ đang tìm kiếm sự tự tin, sự yên tâm và hướng dẫn để theo đuổi các cơ hội thay vì phải chịu đựng những căng thẳng và thách thức.

Tập trung vào các cải tiến giúp gia tăng động lực

Mọi người thường dễ dàng hơn để nắm lấy các bước nhỏ hơn, đơn giản hơn so với các thay đổi lớn, sâu rộng. Hãy chia nhỏ trải nghiệm của thương hiệu thành các giai đoạn và tạo nội dung xung quanh những điều khách hàng của bạn có thể đạt được càng sớm càng tốt.

Cho họ thấy những khả năng lớn hơn mà những cải tiến nhỏ có thể dẫn đến. Điều này có thể truyền cảm hứng cho họ thực hiện các bước nhỏ hơn để hướng tới kết quả lớn hơn mà họ muốn đạt được.

Giải quyết các ưu tiên cá nhân của khách hàng chứ không phải là doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Google và CEB thì khách hàng có khả năng mua cao hơn 50% khi họ thấy giá trị cá nhân trong việc lựa chọn một thương hiệu.

Bạn có thể truyền đạt giá trị này bằng cách tạo ra những khoảnh khắc ‘có thể nói chuyện’ được với nhau xung quanh các mục tiêu chuyên nghiệp, chẳng hạn như thăng tiến trong sự nghiệp, tăng niềm tự hào trong công việc của họ hoặc có thể chứng minh tốt hơn giá trị mà đội nhóm của họ có thể đóng góp cho các mục tiêu kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Nghề Marketing: Team Insights phải xem bản thân mình như là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Ngành công nghiệp về Insights đang cần đổi mới để chính bản thân nó phải trở thành một yếu tố cốt lõi trong doanh nghiệp giúp phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng lấy người tiêu dùng làm trung tâm (Customer Centric).

Lắng nghe chia sẻ sau đây từ một nhà lãnh đạo về Insights tại Diageo.

Tôi nghi ngờ bất kỳ nhà lãnh đạo marketing nào đọc điều này sẽ không đồng ý rằng, để thành công, các doanh nghiệp của chúng ta cần phải lấy người tiêu dùng làm trung tâm một cách sâu sắc nhất.

Tôi nghi ngờ các CEO và đội ngũ lãnh đạo của chúng ta cũng sẽ như vậy, họ có thể không tin khách hàng là trọng tâm để thành công cho doanh nghiệp.

Có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ đồng ý rằng việc tập trung vào người tiêu dùng tăng lên sẽ dẫn đến tăng trưởng tốt hơn?

Hiểu người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi để định hình tương lai – điều này có ý nghĩa vô cùng kinh điển trong việc phải giải mã các động lực, thái độ và hành vi của người tiêu dùng.

Và bây giờ đây là yếu tố công nghệ cùng các yếu tố khác đang tác động đến các điều này cũng như các văn hoá mới xung quanh họ.

Là một phần trong vai trò của tôi tại Diageo, tôi chịu trách nhiệm về việc chúng tôi cần phải tập trung vào người tiêu dùng như thế nào nhưng cũng từ đây tôi nhận ra rằng, văn hoá tập trung vào người tiêu dùng (customer-centric) phải ăn sâu vào tất cả các bộ phận của doanh nghiệp chứ không phải mỗi Team Insights chúng tôi.

Chúng tôi liên tục thử thách bản thân về việc liệu chúng tôi có thực sự đang lấy người tiêu dùng làm trung tâm trong mọi quyết định hay không.

Để trở thành một thành viên trong tổ chức lấy người tiêu dùng làm trung tâm, bạn cần phải giải quyết các cơ hội từ hai góc độ.

Điều đầu tiên là thúc đẩy sự thay đổi văn hóa này diễn ra trong toàn bộ doanh nghiệp.

Thứ hai, bạn cần một lượng kiến thức tốt hơn về Insights hoặc thành lập một bộ phận hoạch định chuyên trách để nuôi dưỡng văn hoá tập trung vào người tiêu dùng.

Ngay cả các tổ chức lấy người tiêu dùng làm trung tâm nhất cũng không nên có sự tự mãn.

Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta cần nhận ra vai trò và vị trí của Insights trong các doanh nghiệp, cần phải liên tục nghiên cứu thị trường, liên tục cống hiến trong các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh thực sự cho doanh nghiệp. Đây là những gì tôi đã học được:

Thay đổi văn hoá đòi hỏi sự nỗ lực.

Để đạt được sự thay đổi văn hóa trên phạm vi rộng lớn, cần có môt sự thay đổi trên tất cả các bộ phận chức năng chứ không chỉ là bộ phận Marketing.

Phải có một sự thay đổi, theo đó, ý nghĩa của việc nghiên cứu người tiêu dùng phải được xem xét trong các quyết định quan trọng, và các cuộc hội thoại phải chuyển từ tập trung chủ yếu vào nội bộ sang quan điểm của người tiêu dùng.

Mỗi cá nhân trong tổ chức cần đảm bảo họ nhận thức được những thay đổi của môi trường bên ngoài như: đối thủ cạnh tranh, môi trường của thị trường, đổi mới và công nghệ, xu hướng và động cơ của người tiêu dùng.

Nếu doanh nghiệp không yêu cầu dữ liệu đầu vào là người tiêu dùng ở các quyết định quan trọng, thay đổi sẽ không xảy ra.

Ngoài ra, bạn cần một đội ngũ chuyên gia táo bạo hơn để truyền cảm hứng và duy trì sự thay đổi này trong doanh nghiệp.

Một nhiệm vụ và mục đích khác biệt.

Theo truyền thống, các nhóm lập kế hoạch (Planning Team) và insights (Insights Team) thường quan tâm đến việc nghiên cứu và dữ liệu của người tiêu dùng. Thông thường, họ mô tả mình là tiếng nói của người tiêu dùng, điều này là hoàn toàn sai lầm.

Một nhóm lập kế hoạch tuyệt vời phải liên kết với tham vọng dài hạn của doanh nghiệp. Tại Diageo, chúng tôi đưa ra kế hoạch cho mục đích là “Dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp với những ý tưởng và insights để bán được nhiều hơn nữa”.

Không phải quy mô ngân sách mà là sự tập trung.

Tôi thường nghe các đồng nghiệp trong ngành cho rằng, thiếu ngân sách là vấn đề chính của Marketing.

Trong thực tế, tôi không nghĩ rằng đó là vấn đề về tiền mà là vấn đề về mức độ tập trung trong việc bạn chi tiêu cũng như tỉ suất lợi nhuận mà sự chi tiêu đó mang lại.

Một tỷ lệ cao được chi tiêu cho việc theo dõi tiêu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm.

Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sai lầm, nhưng không hiệu quả bằng việc tập trung vào những gì quan trọng với CEO của bạn như: lập kế hoạch chiến lược dài hạn, phát triển danh mục đầu tư, chẩn đoán hiệu suất, hiểu giá trị của các cơ hội sáp nhập và đầu tư vốn.

Không thiếu nguồn nhân lực mà là thiếu tài năng.

Tương tự, tôi nghe thấy mối quan tâm về mức độ nguồn nhân lực, nhưng tôi tin rằng đó không phải là vấn đề về số lượng mà nhiều hơn về việc có một nhóm đa dạng, tài năng được thúc đẩy bởi tác động kinh doanh.

Chúng ta nên tuyển dụng nhân lực có các tiêu chí tư duy như: tò mò, kết nối văn hóa, táo bạo, sáng tạo, khách quan và hợp tác.

Độc lập nhưng tích hợp.

Có được sự cân bằng này là rất quan trọng – bạn muốn các nhà hoạch định của bạn hành động với tính khách quan nhưng được tích hợp vào việc ra quyết định.

Bạn cần họ hành động như chủ sở hữu và chịu trách nhiệm. ’Độc lập không có nghĩa là ở trong một cấu trúc bình chứa (silo), hành động như một nhà tư vấn hoặc được tổ chức xoay quanh các chuyên môn về insights, thay vì chỉ là nhu cầu kinh doanh.

Đổi mới để có câu trả lời tốt hơn.

Vấn đề là các Team Insights của bạn tập trung vào việc phát triển các công cụ và phương pháp tiếp cận thế hệ tiếp theo để thu thập thêm insights.

Trong khi trước đây họ cần phải là chuyên gia nghiên cứu, thì bây giờ họ cần nắm lấy khoa học hành vi, dữ liệu, công nghệ và các kỹ thuật mới nổi khác.

Tầm quan trọng của đối tác.

Cần có suy nghĩ mới về đối tác – họ là ai và hãy làm việc theo cách tập trung vào kinh doanh, thay vì trong mối quan hệ khách hàng – đại lý thông thường.

Toàn bộ ngành công nghiệp về Insights rất cần được đổi mới và phải khẳng định giá trị tiềm năng mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Nếu các nhà lãnh đạo về Insights và các agency của họ nhìn thấy chính họ trước hết phải là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng lấy người tiêu dùng làm trung tâm, tốc độ thay đổi sẽ tăng tốc theo cấp số nhân.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường ‘chợ đen’ và ‘Dark Web’

Rất nhiều chủ kênh YouTube đang trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ xấu tấn công, chiếm đoạt và bán tài khoản YouTube trên thị trường chợ đen để kiếm lời.

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường 'chợ đen' và 'Dark Web'

Theo TechRadar, các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật và an ninh mạng IntSights tiết lộ, hiện có rất nhiều tài khoản YouTube đang bị đánh cắp và bán ở các chợ đen trực tuyến hoặc các diễn đàn Dark Web.

Các kênh YouTube từ lâu luôn được coi là miếng mồi béo bở của những kẻ tội phạm mạng. Chúng lợi dụng việc buôn bán các tài khoản YouTube để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc phát tán mã độc.

Tuy nhiên, tài khoản YouTube bị đánh cắp từ những chiếc máy tính bị xâm nhập trái phép hoặc từ nhật ký đăng nhập của nạn nhân thường đem lại nhiều tiền hơn cho tội phạm mạng khi rao bán trực tuyến. Mặc dù các kênh ít người theo dõi hơn có thể không sinh lợi như các kênh có nhiều người đăng ký.

Nhưng các chủ kênh YouTube khác hoàn toàn có dùng các tài khoản mua trên thị trường chợ đen để tăng doanh thu cho chính họ. Nói cách khác, họ có thể mua các tài khoản YouTube bị rao bán trái phép để làm công cụ phát triển kênh nhờ lượt đăng ký của họ.

Để đánh giá sự quan tâm của tội phạm mạng đối với các tài khoản YouTube bị đánh cắp, một diễn đàn chuyên về hack gần đây đã tiến hành một cuộc thăm dò đặc biệt. Kết quả cho thấy 80% thành viên xem xét có thể mua các thông tin bị đánh cắp này phục vụ cho mục đích cá nhân.

Khi các nhóm mã độc tống tiền bắt đầu bán đấu giá các dữ liệu bị đánh cắp, đó sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho những kẻ tội phạm mạng có được thông tin đăng nhập tài khoản YouTube của nạn nhân.

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường 'chợ đen' và 'Dark Web'

IntSights lấy ví dụ về một cuộc đấu giá khi một người rao bán 687 tài khoản YouTube với giá 400 USD. Và một cuộc đấu giá như vậy thường kết thúc sau 24 giờ kể từ lần trả giá cuối cùng. Sở dĩ mọi giao dịch phải nhanh gọn như vậy vì người bán có lẽ muốn bán thông tin nhanh nhất có thể trước khi nạn nhân kịp liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Google để nhờ giải quyết.

Mặc dù có nhiều cách đánh cắp các tài khoản YouTube nhưng có vẻ một số tài khoản được rao bán lấy từ chính cơ sở dữ liệu chứa thông tin đăng nhập của Google và từ các máy tính bị nhiễm mã độc.

IntSights khuyến nghị tất cả các chủ kênh YouTube cần phải nâng cao mức độ cảnh giác trước các mối nguy hiểm, đồng thời phải kích hoạt xác thực hai yếu tố để bảo vệ tài khoản. Bởi lẽ cách thức bảo mật hai lớp này sẽ phần nào khiến những kẻ xấu nhụt chí ngay từ đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Vnreview