Skip to main content

Thẻ: Skills

Hybrid Workplace: Top 3 kỹ năng mềm cần có trong các môi trường làm việc kết hợp

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) cho biết những năng lực này này sẽ trở nên quan trọng hơn trong những năm tới.

Với việc ngày càng có nhiều người lao động quay trở lại làm việc, mô hình làm việc kiểu kết hợp (hybrid) đang ngày càng chứng tỏ nhiều lợi thế của nó.

Nó sẽ cho phép người sử dụng lao động xoay sở nhanh chóng hơn, nếu chúng ta buộc phải quay trở lại chế độ ‘đóng cửa’ trong tương lai.

Hơn nữa, nó cũng phù hợp với những gì mà người lao động muốn. Giờ đây, sau nhiều lần trải nghiệm chế độ làm việc kết hợp, tính linh hoạt là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều người lao động.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thực tế và thừa nhận rằng việc hướng tới một phương thức làm việc mới đồng nghĩa với việc người lao động cần phát triển một bộ kỹ năng mới.

Vậy, những kỹ năng cốt lõi nào mà người lao động cần phát triển trong một môi trường làm việc kết hợp?

Trong báo cáo Future of Jobs 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, một loạt các kỹ năng được gọi là “kỹ năng hàng đầu” mà một nhân viên cần để thành công trong tương lai tại nơi làm việc đã được chỉ ra.

Dưới đây là một số kỹ năng mềm bạn cần để bước tiếp tới tương lai.

TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC.

Trí thông minh cảm xúc (EQ) không nhất thiết phải là thứ mà bạn sinh ra đã có. Đó là một kỹ năng có thể được phát triển với những nỗ lực nhất quán. EQ là một trong những kỹ năng tuyệt vời nếu bạn không phải đối mặt với ai đó.

Khi chúng ta nói chuyện qua môi trường ảo, chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến giọng điệu của mình, giải thích ngữ cảnh và phát triển nhận thức về cách chúng ta đang thể hiện.

Có một lý do tại sao văn bản (text) và email đôi khi bị hiểu sai. Đó là bởi vì ngữ cảnh và cách chúng ta trình bày điều gì đó thường quan trọng tương đương với những gì mà chúng ta muốn nói.

Phát triển EQ của chúng ta là điều quan trọng để hiểu các hành động và hành vi của chúng ta có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Nếu chúng ta học cách hiểu cảm xúc của mình tốt hơn, chúng ta sẽ ít có nguy cơ bị ‘chiếm đoạt’ cảm xúc hơn.

Chúng ta cũng có thể cân bằng tốt hơn giữa nhận thức xã hội với quản lý mối quan hệ.

Ví dụ, chúng ta bắt đầu hiểu cách đưa sự đồng cảm của mình vào những tình huống khó khăn và chúng ta tập trung vào sự rõ ràng của giao tiếp.

Để bắt đầu xây dựng EQ của bạn, hãy chú ý đến sự tự nhận thức của bạn (self-awareness).

Những người có khả năng tự nhận thức có thể hiểu được cảm xúc của họ tốt hơn và do đó, họ có thể hiểu và quản lý trạng thái cảm xúc của người khác tốt hơn.

LÃNH ĐẠO VÀ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI.

Khi bạn là một nhà lãnh đạo thành công, bạn vượt lên trên tất cả mọi thứ như quyền lực hay các chức danh trong công việc.

Hành trình để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại thường mang tính cá nhân rất cao, trong đó bạn phát triển những điểm mạnh cốt lõi, kiểm soát điểm yếu và học cách ảnh hưởng đến người khác theo cách của riêng bạn.

Nếu bạn nghĩ về những nhà lãnh đạo vĩ đại, hoặc những người mà bạn cảm thấy được truyền cảm hứng, một phần lý do khiến bạn ngưỡng mộ họ có thể là vì họ là những người thực sự muốn tạo ra sự thay đổi tích cực.

Bạn không thể học khả năng lãnh đạo chỉ từ sách giáo khoa hoặc bằng cách đạt được một danh hiệu hoặc một chức danh nào đó.

Khả năng lãnh đạo và khả năng ảnh hưởng đến người khác là kết quả của việc thấu hiểu người khác. Nếu chúng ta dành thời gian để phát triển điều này, thì việc ảnh hưởng đến người khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Đã đến lúc các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa lãnh đạo ở tất cả các cấp của tổ chức — từ nhân viên cấp dưới đến các CEO. Là một nhà lãnh đạo, bạn không thể tự mình làm mọi thứ trong một thế giới kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.

Bạn cần một đội nhóm tự nắm quyền làm chủ, huấn luyện và giúp đỡ nhau cùng nhau vượt qua những khó khăn, duy trì năng lượng của nhau.

PHÁT TRIỂN CÁC SÁNG KIẾN TỪ BÊN TRONG.

Trong tương lai của thế giới công việc, khi tốc độ phát triển của công nghệ mới ngày càng trở nên nhanh chóng, các doanh nghiệp có nguy cơ trở nên không còn phù hợp sẽ ngày càng nhiều hơn so với trước đây.

Chúng ta phải nhận ra rằng những cách làm việc cũ và với những tư duy cũ sẽ không còn hiệu quả. Các doanh nghiệp cần đội ngũ những người có thể suy nghĩ sáng tạo và luôn chủ động đổi mới trong vai trò của chính họ.

“Intrapreneurship” hay ‘Tinh thần doanh nhân” theo đó, là một trong những kỹ năng hàng đầu của một nhân viên mà tổ chức cần.

Intrapreneurship là hệ thống các nguyên tắc khởi nghiệp, trong đó một nhân viên suy nghĩ và hành động như một doanh nhân thực thụ.

Intrapreneur là người chịu trách nhiệm đổi mới ý tưởng, sản phẩm và quy trình mới hoặc bất kỳ phát minh mới nào trong tổ chức.

Để nhân viên cảm thấy thoải mái với điều này, các doanh nghiệp cần tạo ra môi trường, nơi bất kỳ người nào trong tổ chức đều cảm thấy rằng họ có thể, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong khuôn khổ và nhân viên sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm về phần mình.

Nếu bạn nỗ lực để phát triển tất cả những kỹ năng nói trên, bạn sẽ là một phần của tương lai, nơi các chủ doanh nghiệp luôn chào đón bạn.

Bạn trở nên giỏi hơn trong việc giải quyết các vấn đề và chủ động hơn trong việc học hỏi và phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Top 6 kỹ năng có thể học được giúp xác định bạn là một nhà lãnh đạo kinh doanh

Bạn không cần phải là một nhà lãnh đạo có các tố chất bẩm sinh để thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay – vì đó là những kỹ năng có thể học được.

kỹ năng lãnh đạo
Getty Images

Trong những khoảng thời gian đầy khó khăn này, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trong kinh doanh, cũng như trong chính trị, dường như đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Theo quan điểm của các chuyên gia, đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ đầy tham vọng vươn lên dẫn đầu đám đông bằng cách thúc đẩy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề nhức nhối bằng niềm đam mê, sự kiên trì và cả đạo đức.

Một số người tin rằng khả năng lãnh đạo là một đặc điểm mà bạn phải có từ bẩm sinh, tuy nhiên sự thật thì đó là một tư duy và tập hợp các kỹ năng mà bạn có thể phát triển và học hỏi được từ kinh nghiệm và các mối quan hệ trong kinh doanh, cả tích cực và tiêu cực.

Dưới đây là danh sách hàng đầu các kỹ năng quan trọng nhất luôn có ở các doanh nhân, những người có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp và bản thân họ đi đến thành công:

1. Tập trung vào sự thay đổi và học hỏi là kỹ năng hàng đầu của các nhà lãnh đạo.

Nếu bạn để ý, khi một nhà lãnh đạo nào đó luôn nghĩ rằng họ có tất cả các câu trả lời trong tay thì họ thường thất bại trong vai trò lãnh đạo.

Tất cả chúng ta đều sống trong một thế giới luôn thay đổi và đầy những sự bất ổn, cách mà mọi thứ đã luôn hoạt động hôm nay có thể sẽ không còn bất cứ tác dụng nào vào ngày mai. Điều quan trọng nhất bạn có thể học ở trường lớp hay bất kỳ công việc nào khác, chính là học cách học.

Các nhà lãnh đạo hay các doanh nhân thành công, bao gồm Bill Gates và Elon Musk, được ghi nhận là đã đi rất sâu để tìm hiểu các công nghệ mới cũng như đọc sách mới mỗi tuần để mở rộng đầu óc, mặc dù những kiến thức của họ vốn đã vượt xa so với nhiều người.

2. Chú ý đến lời nói và hành động của đội nhóm.

Lắng nghe thực sự là một kỹ năng lãnh đạo có giá trị hơn nhiều so với việc trở thành một nhà hùng biện tài ba.

Nếu không lắng nghe, bạn không bao giờ có thể học hỏi được từ đội nhóm của mình và những người khác, và bằng cách nói quá nhanh hoặc quá nhiều, bạn cũng sẽ ngăn chặn cả những đóng góp tích cực trước khi bạn được nghe thấy chúng.

Chìa khóa để trở thành một người biết lắng nghe và quan sát tốt bao gồm việc thể hiện các dấu hiệu cho người khác biết bạn đang lắng nghe họ thực sự: thông qua nét mặt và sự thừa nhận, không ngắt lời hoặc cố gắng nói khi người khác đang nói.

3. Nói với mọi người nơi bạn muốn đến thay vì làm thế nào để đến được đó.

Trong kinh doanh, điều này được gọi là “giao tiếp” (communication), chứ không phải là ra lệnh (order). Đây không phải là một kỹ năng khó học, nhưng bạn cần thực hành và có kỷ luật để thực hiện nó một cách hiệu quả.

Thông thường, việc sử dụng thuật kể chuyện là cách tốt nhất để làm cho những thông điệp của bạn trở nên đáng nhớ hơn hoặc cho phép người khác dễ dàng liên hệ giữa nhu cầu của bạn với họ hơn. Đó chính là xây dựng mối liên kết.

Nó phải bắt đầu bằng việc mọi người hiểu được tầm nhìn và giá trị của bạn, họ nhìn thấy qua những hành động của bạn và nhận ra rằng bạn cũng cam kết với những điều đó. Sau tất cả, họ hiểu họ cần đưa bạn đến nơi bạn muốn đến một cách đồng lòng nhất.

Ngược lại, việc đưa ra các mệnh lệnh một chiều thường không tạo dựng được lòng tin hoặc sự cam kết và điều này thường dẫn đến phản tác dụng.

4. Duy trì động lực và sự trung thành bằng cách trao sự tín nhiệm cho người khác.

Việc ghi nhận những đóng góp nội bộ bằng những hành động như một lời cảm ơn công khai hay một sự chỉ định thăng tiến trong công việc được xem là cách vô cùng hiệu quả để xây dựng lòng trung thành của các cộng sự.

Nó đòi hỏi sự nhạy cảm và tương tác với những người xung quanh bạn, cũng như khách hàng của bạn. Đừng miễn cưỡng tìm kiếm và nhận ra sự giúp đỡ từ người khác.

Sự trung thành và động lực của khách hàng bên ngoài vốn từng được xây dựng thô, họ mong đợi nhiều hơn thế.

Họ tìm kiếm một trải nghiệm tổng thể đáng nhớ, từ một sản phẩm chất lượng và trải nghiệm mua sắm tích cực đến một chính sách đổi trả hàng dễ dàng và nhiều thứ khác.

5. Nhận thức rằng, đàm phán là một nghệ thuật và cũng là một kỹ năng.

Học cách làm cho mọi cuộc thương lượng hay đàm phán trở thành một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win), thay vì là một sự kiện mang tính thắng-thua.

Đảm bảo rằng cuộc đàm phán của bạn không bao giờ bị coi là thao túng, mà là để giải thích cho bên kia về lợi ích của các đề xuất của bạn cho cả hai bên. Bạn có thể học được điều này bằng cách tưởng tượng hay đặt mình vào vị trí của họ.

Trong thế giới kinh doanh, tất cả chúng ta đều có thắng thua ở các mặt trận khác nhau, thua ở trận này nhưng lại thắng ở trận khác. Bạn nên cân nhắc mọi thứ.

6. Dành nhiều thời gian hơn trong việc cố vấn và huấn luyện đội nhóm của bạn.

Nếu mọi người thực sự tin rằng thành công của bạn với tư cách là nhà lãnh đạo gắn liền với thành công của chính họ, họ sẽ theo bạn đến bất cứ đâu mà bạn muốn đến và làm bất cứ điều gì vì lợi ích chung của tổ chức.

Họ phải được truyền cảm hứng từ việc huấn luyện của bạn để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người. Huấn luyện hiệu quả luôn bao gồm việc giúp tạo ra những kết nối mới cho các mối quan hệ cũng như khả năng học tập.

Theo quan điểm của nhiều người làm kinh doanh khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp là nơi lý tưởng nhất để học hỏi và rèn luyện khả năng lãnh đạo.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhiều nhà lãnh đạo hơn và ít nhà phê bình hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Career Plan: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình

Đôi khi những kế hoạch thay đổi lại không mang lại thành công như bạn nghĩ. Dưới đây là cách để biết khi nào bạn cần một thứ gì đó mới.

Career Plan: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình

Khi nói đến sự nghiệp của mình, một số người chọn nắm ngay lấy cơ hội khi chúng xuất hiện. Một số khác có kế hoạch từ 5 đến 10 năm và cố gắng thực hiện từng bước một.

Tất nhiên, có rất nhiều lợi ích khi bạn có một mục tiêu dài hạn. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo một con đường thẳng và quá rõ ràng, con đường mà bạn nghĩ sẽ dẫn bạn đến đích có thể không phải là con đường tốt nhất để đến đó.

Dưới đây là 05 dấu hiệu mà bạn có thể cần phải rời khỏi bản kế hoạch cứng nhắc mà bạn đã đặt ra cho mình và cần một kế hoạch mới.

1. Khi công việc của bạn ảnh hưởng một cách tiêu cực đến các khía cạnh khác của cuộc sống của bạn.

Khi những căng thẳng (stress) trong công việc trở nên nghiêm trọng hơn, nó có thể bắt đầu ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn – đó có thể là về sức khỏe, các mối quan hệ hay cảm xúc của bạn.

Chuyên gia về lãnh đạo, Ông Jill Morgenthaler đã từng chia sẻ với Fast Company rằng:

“Tôi khuyên mọi người đừng nên mang những vấn đề (khủng hoảng) trong công việc về nhà vì những người ở nhà không thể giải quyết chúng”.

Nhưng đôi khi, khi tình huống trở nên nghiêm trọng, bạn không thể không để những vấn đề đó ảnh hưởng đến mình, đặc biệt là khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác để giải quyết chúng với chủ doanh nghiệp hay cấp trên của mình.

Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên rời đi và tìm kiếm một công việc mới hoặc một nghề nghiệp mới cho riêng bạn.

2. Khi công việc hoặc doanh nghiệp bạn đang làm việc không còn phù hợp với giá trị của bạn.

Mặc dù đôi khi đó là suy nghĩ xa vời khi bạn mong muốn luôn say mê với công việc của mình, nhưng ít nhất, nó cũng phải mang lại cho bạn một cảm giác tự hào và ý nghĩa.

Như tác giả và chuyên gia về trí tuệ cảm xúc (EQ) Harvey Deutschendorf đã từng nói:

“Nếu việc nói với mọi người khác về nơi bạn làm việc khiến bạn phải thu mình lại, thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn không có nhiều sự tôn trọng đối với công ty tuyển dụng bạn.

Có thể công ty đó thậm chí đang làm điều gì đó đi ngược lại với đạo đức cá nhân của bạn và khiến bạn cảm thấy không thoải mái.”

3. Khi bạn không thể xây dựng danh tiếng hay uy tín mà bạn muốn tại công ty mà bạn đang làm.

Đối với hầu hết mọi thứ, hành động của bạn sẽ thể hiện và xây dựng danh tiếng của bạn.

Chiến lược gia về nghề nghiệp, cũng là một nhân sự cấp cao về marketing cho một thương hiệu toàn cầu, Ông Joseph Liu từng viết:

“Đôi khi, tập trung vào các kế hoạch dài hạn cũng có thể đồng nghĩa với việc bạn phải chuyển đổi công ty để xây dựng danh tiếng của riêng bạn.”

4. Ngành nghề của bạn đang thay đổi và công việc hiện tại của bạn sẽ sớm ‘biến mất’.

Lực lượng lao động đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Nhiều việc làm cũng đang biến mất dần, bạn cũng phải là ngoại lệ.

Nếu bạn quá cứng nhắc trong tham vọng nghề nghiệp của mình, bạn chỉ đang tự làm hại mình bằng cách không mở ra cho mình những cơ hội mới mà nó có thể phù hợp hơn với sở thích, năng lực và kỹ năng của bạn.

Bằng cách cởi mở để thay đổi mọi thứ, bạn có thể tạo ra cơ hội cho riêng mình. Khi Kyle Walker phỏng vấn xin việc tại Amazon, ông đã trình bày một ý tưởng cho một sản phẩm mới, Amazon Exclusives, điều mà cuối cùng, ông đã được tuyển vào Amazon với vai trò lãnh đạo để điều hành công việc đó..

5. Những kỳ vọng của bạn đã không thể trở thành hiện thực.

Công việc hoặc sự nghiệp lý tưởng của bạn không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn mong đợi.

Theo tác giả Suzan Bond đã chỉ ra trước đây trong một bài báo:

“Đôi khi bạn phải trải qua một vài công việc không-quá-xuất-sắc để nhận ra rằng sự nghiệp hiện có của bạn không phải là thứ bạn muốn và điều đó không sao cả.

Với những lần khác, ở một công việc hay doanh nghiệp khác, bạn có thể ưu tiên cho những thứ hay ngành mà bạn muốn.”

Sẽ rất hữu ích nếu bạn có một chiến lược rõ ràng để tìm ra hành trình nghề nghiệp thực sự của mình. Đôi khi chúng là những trở ngại cần phải vượt qua, và những lần khác, chúng là những cơ hội dẫn bạn đến một con đường chuyên nghiệp hoàn thiện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

5 dấu hiệu của một người có kỹ năng lãnh đạo kém

Nếu bạn đang làm việc cho một người quản lý như vậy, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm cho mình một môi trường mới.

kỹ năng lãnh đạo
Getty Images

Khi nhân viên không nhận đủ các công cụ, sự đào tạo, thời gian, sự phát triển, sự kỳ vọng, tầm nhìn hoặc nguồn lực mà họ cần để làm tốt công việc của mình, họ sẽ có tinh thần rất thấp; họ ngừng quan tâm và không nỗ lực nhiều.

Dưới đây là 05 dấu hiệu của một ‘người quản lý độc hại’ phổ biến nhất.

1. Có khuynh hướng dễ bị tự ái.

Nói một cách thẳng thắn, điều này là dấu hiệu tiêu cực cho cả người quản lý lẫn nhân viên.

Đối với người quản lý, đó là một tình trạng rối loạn nhân cách tự ái.

Đối với nhân viên, những người quản lý dễ tự ái có thể hủy hoại sự nghiệp của họ.

Joseph Burgo, tác giả của cuốn sách ‘The Narcissist You Know: Defending You Know You Against Extreme Narcissists in the All-About-Me Age’ cho biết: những người quản lý kiểu này thường dựa vào sự khinh thường để khiến người khác cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, họ muốn chứng tỏ họ là người chiến thắng.

Họ sẽ coi thường giá trị làm việc của bạn hoặc chế nhạo bạn trong các cuộc họp. Ở một mức độ độc hại hơn, họ sẽ làm bạn nghi ngờ chính giá trị và khả năng của bản thân bạn.

2. Không công nhận vai trò của cấp dưới.

Trên thực tế, Gallup đã khảo sát hơn bốn triệu nhân viên trên toàn thế giới về chủ đề này.

Họ phát hiện ra rằng những người thường xuyên nhận được sự công nhận và khen ngợi sẽ:

  • Tăng năng suất cá nhân của họ.
  • Tăng sự gắn kết giữa các đồng nghiệp của họ.
  • Có khả năng ở lại với tổ chức của học cao hơn.
  • Nhận được sự hài lòng cao hơn từ khách hàng.

3. Đối xử với mọi người như những con số.

Trong các tổ chức có cơ cấu quyền lực từ trên xuống, nhân viên vốn được xem như là những ‘con ong thợ’ và được coi là chi phí hơn là tài sản.

Sẽ có rất ít mối quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên vì động cơ để tuyển dụng họ không có gì khác ngoài năng suất và lợi nhuận.

Trong những môi trường này, có rất ít bằng chứng về việc các nhà lãnh đạo sẽ thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm khi coi nhân viên là những con người có giá trị.

Như một điều tất yếu, tất cả những gì mà bạn sẽ phải đối mặt chỉ là một mức độ căng thẳng cao, chỉ nói về doanh thu và sự kiệt sức.

4. Kiểm soát quá nhiều.

Với một người quản lý theo kiểu vi mô. Môi trường làm việc mà họ tạo ra rất độc đoán và ngột ngạt bởi vì họ muốn kiểm soát mọi quyết định.

Người quản lý này không tin tưởng vào đội nhóm, vì vậy các nhiệm vụ quan trọng hiếm khi được giao cho người khác.

Thông thường, bạn sẽ thấy hầu như không có chỗ cho sự thảo luận nhóm hoặc đóng góp ý kiến ​​vì phong cách quản lý chuyên quyền và hạn chế khả năng sáng tạo của nhân viên.

Đối với những người lao động trung thành hoặc yêu lao động, ngoài vấn đề về lương ra, họ còn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong công việc của họ.

Nếu họ không tìm kiếm được bất cứ điều gì tương tự ở môi trường hiện tại, họ sẽ tự tìm cho mình một ‘lối đi mới’.

5. Không chia sẻ thông tin.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng công việc xoay vòng và rối ren là do việc tích trữ thông tin hoặc sự thiếu minh bạch của tổ chức từ phía người quản lý.

Một lần nữa, đây là hành vi của một nhà quản lý trong chuyến đi của quyền lực, và đó là kiểu người lãnh đạo mà nhân viên của họ không bao giờ tin tưởng.

Thiếu đi sự tin tưởng có nghĩa là thiếu đi sự minh bạch trong công việc.

Ngược lại, những nhân viên làm việc cho những người quản lý cởi mở trong việc chia sẻ thông tin thì họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, tôn trọng họ hơn, sáng tạo hơn và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

Thu hút và giữ chân những người giỏi nhất phụ thuộc vào cách bạn đối xử và phục vụ họ.

Để làm tốt điều này, điều quan trọng là bạn phải kết nối với họ theo kiểu qua lại, giúp họ phát triển và cung cấp cho họ những gì họ cần để thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Facebook chia sẻ mẹo để phát triển ‘kỹ năng xã hội’ mới

Nếu bạn đang tìm kiếm các kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội thì sau đây là một số quan điểm từ các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội khác bạn có thể tham khảo.

Theo đó, Facebook gần đây đã tung ra một loạt video mới nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý mạng xã hội các mẹo và thông tin chi tiết để giúp tối đa hóa hiệu suất của họ.

Một trong những video đó là sự chia sẻ từ Bà Laurise McMillan, Trưởng bộ phận mạng xã hội (Head of Social) của Unbothered, McMillan thảo luận về việc xây dựng cộng đồng như một thương hiệu và cách để có nhiều tương tác trực tuyến hơn.

Sau đây là 3 mẹo chính của McMillan để thành công trên mạng xã hội:

1. Sử dụng sự đóng góp từ cộng đồng – nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated content).

McMillan nhấn mạnh tầm quan trọng của UGC như là một công cụ xây dựng cộng đồng trực tuyến hiệu quả.

“Chúng tôi luôn kêu gọi những nội dung do người dùng tạo ra. Nếu khách hàng bình luận bằng một bức ảnh nào đó trên Instagram, chúng tôi sẽ thông báo đến người dùng và sau đó đưa nó lên Trang nội dung của mình.”

Đây có thể là một cách tuyệt vời để thiết lập sự kết nối và xây dựng sự hiện diện thương hiệu trực tuyến của bạn.

2. Duy trì sự nhất quán và cảm xúc cho thương hiệu của bạn.

McMillan gọi các nguyên tắc xây dựng thương hiệu của mình là “Kinh thánh”, thiết lập các thông số rõ ràng cho sự hiện diện cũng như cảm xúc của các bài đăng có mang hình ảnh thương hiệu của mình.

Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhận diện thương hiệu, đặc biệt là trên các nền tảng trực quan như Instagram.

3. Quản lý nội dung của bạn với Facebook Creator Studio.

McMillan hết lời ca ngợi khả năng phân tích và lập kế hoạch của công cụ Creator Studio, cũng như khả năng phản hồi tin nhắn trực tiếp từ cả Facebook và IG từ một nền tảng tích hợp duy nhất.

Trên đây là một số ghi chú và gợi ý hữu ích mà bạn có thể xem xét trong quá trình lập kế hoạch và chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

4 dấu hiệu cho thấy bạn có kỹ năng lãnh đạo tốt

Cách xây dựng một đội nhóm làm việc hiệu quả bắt đầu từ một nhà lãnh đạo hội tụ đủ kỹ năng.

Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp giờ đây cần tạo ra văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm.

Nền văn hóa mạnh mẽ này có thể tạo ra các đội nhóm làm việc hiệu quả, thu hút được những tài năng mới.

Bà Latane Conant, CMO của 6sense (một nền tảng tăng tương tác), nhận thấy mối liên hệ giữa một doanh nghiệp mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên của mình.

Bà nhận thấy sứ mệnh của mình là phát triển một cộng đồng lấy nhân viên làm trung tâm, tất cả nhân sự đều hướng tới một mục tiêu chung.

Sau đây là 04 quan điểm chính về cách các nhà lãnh đạo có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa hơn:

1. Xây dựng lòng tin thông qua sự minh bạch.

Các doanh nghiệp cần sự tin tưởng để tạo ra một cộng đồng và văn hóa làm việc hiệu quả, điều bắt nguồn từ sự trung thực và cởi mở.

Trong khi các nhà lãnh đạo thường chỉ tự minh bạch với nhau, Bà Conant nói rằng sự minh bạch nên được mở rộng ra hơn trong toàn bộ tổ chức.

Bà Conant khuyên các giám đốc điều hành nên tạo ra một tầm nhìn rõ ràng và minh bạch cùng các kế hoạch hành động chi tiết, sau đó thường xuyên xem xét và chỉnh sửa lại chiến lược của công ty mình.

Bà Conant cũng cho biết thêm là các nhóm marketing và các nhà lãnh đạo cấp cao của họ phải cùng nắm bắt và ủng hộ việc chuyển đổi chiến lược.

“Marketing phải truyền bá các chiến lược mới và tạo ra tiếng nói tới những người khác.”

“Họ phải tạo ấn tượng cho đồng nghiệp của họ và là những người cổ vũ mà doanh nghiệp của bạn cần để làm cho quá trình chuyển đổi được thành công hơn.”

2. Ưu tiên sự kết nối.

Trong các doanh nghiệp, sự kết nối diễn ra liên tục và Bà Conant nói rằng các nền văn hóa tốt thường ưu tiên cho sự giao tiếp và kết nối.

Để thúc đẩy các kết nối lành mạnh, Bà đề xuất là phía doanh nghiệp nên gửi những lời cảm ơn và phản hồi một cách công khai đến những nhân viên đang thực hiện kế hoạch chiến lược đó.

Bà nói thêm: “Đừng bỏ qua những cuộc họp ‘chung tay’ của bạn! Nó nên được coi như là một không gian thiêng liêng, nơi các nhân viên của bạn tụ họp để nói về những gì quan trọng nhất của doanh nghiệp”.

3. Dẫn dắt bằng ví dụ.

Trong khi các nhà lãnh đạo nỗ lực làm việc để thống nhất về phương hướng của doanh nghiệp, Bà Conant nói rằng họ cũng nên thu thập phản hồi về cách các đội nhóm nhận thức về khả năng lãnh đạo của họ.

Giống như những cuộc họp ‘chung tay’, bà khuyến khích các nhà lãnh đạo nên tiến hành ít nhất hai tuần một lần các cuộc họp riêng với nhân viên để trò chuyện hai chiều và giúp nhân viên đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của riêng họ.

Bà Conant cũng tin rằng các nhà lãnh đạo thể hiện sự tin tưởng bằng cách cung cấp các ví dụ về kinh nghiệm của chính họ – cả thành công lẫn thất bại khi họ nói chuyện với nhân viên thường có thể mang lại kết quả tốt hơn.

4. Có nhiều niềm vui.

Bà Conant khuyến khích các nhà lãnh đạo nên hỏi nhân viên của họ xem họ thích làm gì, sau đó kết hợp niềm vui vào công việc của họ hàng ngày.

“Hãy biến công việc trở thành nơi mà mọi người muốn trở thành”, Bà nói thêm.

Bà Conant cũng đang sử dụng nhiều dữ liệu để đánh giá “những nhân tố thú vị” tại nơi làm việc của doanh nghiệp mình. Đội nhóm của bà triển khai một cuộc khảo sát hai tuần một lần để hỏi xem nhân viên của họ có mức độ vui vẻ như thế nào.

Bà cũng đang tìm kiếm và xem xét nhiều cách hơn để mang lại nhiều niềm vui hơn trong công việc.

Bà nói, quan trọng nhất, các nhà lãnh đạo phải là người làm gương. “Nếu các nhà lãnh đạo muốn nhân viên của họ tham gia và hưởng ứng thì họ cũng phải là người ủng hộ và nhiệt tình nhất.”

Tạo không gian làm việc mở với nhiều niềm vui, có chủ đích và cam kết với cộng đồng sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra một nơi mà nhân viên của họ mong muốn làm việc hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

7 cách để gây ảnh hưởng đến người khác

Khi nói đến các nguyên tắc, kỹ năng thuyết phục hay gây ảnh hưởng đến người khác, có một lý do tại sao những công thức đã được thử và đúng này đã hoạt động tốt trong nhiều thế kỷ qua.

gây ảnh hưởng đến người khác
7 cách để gây ảnh hưởng đến người khác

Khả năng tạo ảnh hưởng của một người là một trong những kỹ năng cần thiết nhất đối với các nhà lãnh đạo ở bất kỳ cấp độ nào.

Nhiều người trong chúng ta cho rằng khả năng ảnh hưởng của một cá nhân nào đó là do sự tự tin, trí tuệ và sức thu hút của họ.

Tuy nhiên, thực tế là tất cả chúng ta đều có khả năng này. Hầu hết chúng ta không khai thác được thuộc tính này, vì tin rằng thuyết phục là một tài năng bẩm sinh.

Nếu bạn đang muốn trau dồi khả năng tạo ảnh hưởng của mình, thì đây là 07 bước quan trọng để trở thành bậc thầy về thuyết phục.

“Cách duy nhất trên trái đất để gây ảnh hưởng đến người khác là nói về điều họ muốn và chỉ cho họ cách đạt được điều đó”. – Dale Carnegie

1. Xây dựng lòng tin và nhất quán.

Một sai lầm quan trọng mà mọi người thường mắc phải là nghĩ rằng sức ảnh hưởng có thể theo từng giai đoạn.

Trong cuốn sách Psychology of Persuasion (Tâm lý học thuyết phục) của tác giả Robert Cialdini nhấn mạnh rằng bạn không thể thể hiện sự chính trực với một ai đó khi bạn đang ở trong giai đoạn thuyết phục.

Bạn phải thu hút được sự tin tưởng của họ và luôn dành lợi ích tốt nhất cho họ.

Để làm được điều này, điều cần thiết là phải xây dựng một mối quan hệ vững chắc và sự quan tâm thực sự đối với một cá nhân trước khi nỗ lực hướng họ đến một kết quả nhất định.

Bạn phải chứng tỏ rằng bạn đáng tin cậy và mục tiêu chính của bạn là giúp đỡ họ.

2. Hãy kết nối.

Bằng cách là một người lắng nghe tích cực, bạn có được cái nhìn sâu sắc về điều gì đang thúc đẩy người đối diện về mặt cảm xúc. Một khi bạn hiểu các yếu tố cảm xúc thúc đẩy suy nghĩ của họ, bạn có thể chứng minh rằng bạn hiểu họ và cuộc trò chuyện của bạn sẽ tiến triển tốt hơn.

Nếu bạn tỏ ra mất tập trung, thiếu chân thành hoặc tự lo lắng, bạn sẽ đánh mất họ ngay từ đầu và họ có thể sẽ phản kháng lại những nỗ lực của bạn.

Như Napoléon Hill đã nói rõ trong cuốn sách nổi tiếng Think and Grow Rich của ông: “Bán hàng và thuyết phục chính là sự chuyển giao của cảm xúc”.

3. Hỏi để hiểu.

Các câu hỏi có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn bất kỳ hình thức hành vi lời nói nào khác. Bạn càng hỏi nhiều thì tương tác càng thành công.

Trước khi có thể thúc đẩy ai đó, bạn cần hiểu giá trị cốt lõi và động lực của họ là gì. Họ có hy vọng tạo ra sự khác biệt trên thế giới, nhận được sự ngưỡng mộ từ đồng nghiệp của họ hoặc thăng tiến sự nghiệp của họ hay không?

Điều gì là thiết yếu cơ bản đối với họ? Họ đang trải qua những gì trong cuộc đời của họ?

Một cách tuyệt vời để làm điều này là hỏi họ một loạt các câu hỏi mở, sau đó theo dõi phần “tại sao?” thật nhiều lần. Câu trả lời gốc không bao giờ đến từ thắc mắc ban đầu, vì vậy hãy đào sâu để hiểu bản chất của nó là gì.

Hãy nhớ rằng mọi người không làm mọi việc vì lý do của bạn; họ làm điều đó vì lý do của họ. Bạn phải dành thời gian để hiểu đầy đủ về động lực của họ ở mức độ sâu sắc nhất.

Biết được bản chất của một người sẽ mang lại cho bạn nhiều ảnh hưởng hơn và nếu bạn không truyền được cảm hứng, bạn có thể không biết điều gì đã thực sự thúc đẩy họ ngay từ đầu.

4. Giáo dục và khuyến khích.

Hầu hết những người có ảnh hưởng chủ yếu thúc đẩy người khác thông qua việc hướng dẫn và dẫn dắt họ.

Mọi người lắng nghe hiệu quả hơn khi bạn dạy họ cách đưa ra lựa chọn tốt hơn, cách xử lý vấn đề và cách suy nghĩ về cuộc sống hay hoàn cảnh của họ theo hướng xây dựng và tự hỗ trợ.

Cách hấp dẫn nhất để dạy một bài học nào đó là truyền cảm hứng thông qua kể chuyện, ẩn dụ và loại suy. Hướng dẫn họ trải qua những trải nghiệm cảm xúc liên quan nhưng khuyến khích họ đi đầu trong việc định hình kết quả và tự khám phá các câu trả lời.

Cách dễ nhất để thuyết phục ai đó là giúp họ tự thuyết phục bản thân.

5. Thừa nhận sự nghi ngờ và phản đối.

Trước hết, để có thể gây ảnh hưởng đến người khác, đừng bao giờ làm cho họ nghĩ là họ đã sai. Ngay khi bạn làm tổn thương ý định của họ, họ sẽ bị ‘kích động’ và bạn sẽ thua cuộc.

Nếu có yếu tố sự thật nào khiến họ nghi ngờ, hãy đối phó trực tiếp với nó. Không ai có thể phơi bày điểm yếu của bạn dưới ánh sáng tốt hơn bạn.

Bạn làm như vậy cũng sẽ mang lại cho bạn sự tín nhiệm và cho phép bạn giải quyết mối quan tâm của họ trước khi cho họ cơ hội được phản đối.

6. Khen ngợi nhưng chân thành.

Trong cuốn How to Win Friends and Influence People, tác giả Dale Carnegie nhấn mạnh rằng khen người mà bạn đang cố gắng thuyết phục quan trọng đến như thế nào.

Hãy làm cho họ cảm thấy mình quan trọng và thể hiện sự ngưỡng mộ, nhưng hãy luôn làm điều đó một cách nghiêm túc và chân thành.

Mỗi người đều tìm kiếm những lời khen ngợi chân thành. Nhưng hãy lưu ý đến ranh giới nhỏ giữa sự tung hô và xu nịnh, vì xu nịnh có thể khiến một người nào đó tắt lịm.

7. Thách thức và khuyến khích.

Những người có khả năng gây ảnh hưởng nhất đến người khác thường là những người luôn khuyến khích chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Bằng cách thách thức, chúng ta tự nâng cao tiêu chuẩn của mình, học hỏi từ những thất bại và sai lầm. Thể hiện năng lực trước những rào cản.

Không có gì huy động sự chú ý hoặc tiếp thêm sinh lực cho chúng ta tốt hơn một thử thách đòi hỏi chúng ta mở rộng kiến ​​thức, nâng cao kỹ năng và nâng cao khả năng đạt đến một cấp độ thành công khác.

Dù mục tiêu của bạn là gì, cho dù bạn muốn người khác làm điều gì đó, thay đổi điều gì đó, trở thành thứ gì đó, mua thứ gì đó hay tin tưởng vào bạn, bạn cần phải tiếp cận cuộc trò chuyện với những bước quan trọng trên đây.

Chúng ta không phải là những nhà lãnh đạo bẩm sinh đã có khả năng thuyết phục người khác. Chúng ta phải tích cực trau dồi các kỹ năng, và bằng cách đó, chúng ta có thể phát triển chính bản thân mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Sáng tạo là kỹ năng tách biệt bạn khỏi robots trong tương lai

Các chuyên gia công nghệ cho rằng sáng tạo là rất quan trọng đối với những người lao động muốn bảo vệ mình khỏi bị thay thế bởi các công nghệ mới và sự tự động hóa từ robots.

Ông John Abel, phó chủ tịch mảng đám mây và đổi mới sáng tạo của Oracle cho biết là công ty này thường xuyên đào tạo lại nhân viên để thích ứng với các hệ thống mới khi hệ thống cũ đang trở nên kém hiệu quả hơn.

Oracle là một trong những tập đoàn lớn của Mỹ chuyên về các công nghệ và phần mềm kinh doanh mới nổi. Ông Abel nói:

“Tái trang bị kỹ năng là giải pháp để tồn tại và chúng ta phải hoàn thành nó”.

“Bạn cần phát huy các kỹ năng sáng tạo trong tất cả lực lượng lao động của mình, bởi vì như chúng ta đã biết với sự hiện đại hóa của công nghệ và đặc biệt là với A.I (trí tuệ nhân tạo) hay máy học (machine learning) thì bất cứ thứ gì miễn là công việc đó được xử lý bằng logic thì sẽ đều bị thay thế bằng công nghệ hoặc robots nào đó”.

“Vì vậy những gì chúng tôi yêu cầu nhân viên của mình làm là sử dụng các kỹ năng sáng tạo của họ dù cho họ đang ở độ tuổi nào tại nơi làm việc vì đó là lợi thế duy nhất.

Năm ngoái, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã gọi sự sáng tạo là kỹ năng quan trọng thứ ba mà nhân viên cần có để phát triển mạnh vào năm 2020 khi tự động hóa tiếp tục xâm nhập vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tiếp đó thì giải quyết các vấn đề phức tạp và tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng đầu tiên và thứ hai. Abel lưu ý rằng đối với các thế hệ trước, bộ kỹ năng mà họ đạt được trong giáo dục có thể tồn tại trong toàn bộ sự nghiệp của họ – nhưng ông kêu gọi các công ty và người lao động nhận ra rằng điều này không còn đúng nữa.

“Giờ đây, kỹ năng trung bình sẽ tồn tại không quá sáu năm, vì vậy những gì bạn cần có là sự nhanh nhẹn, linh hoạt và đa dạng”, Ông nói.

“Một chút sáng tạo đó rất quan trọng đối với thế hệ tiếp theo và thực sự đối với thế hệ hiện tại. Tuổi tác là thứ mà chúng ta cần xem xét, nhưng tôi nghĩ điều chúng ta nên làm là bắt đầu xem xét các cá nhân nào đó và suy nghĩ.

Họ có thể mang lại khả năng gì cho doanh nghiệp và làm thế nào để chúng ta khiến họ trở nên sáng tạo chứ không phải là ‘máy móc’?

Ông nói thêm: “Chúng tôi không muốn họ phải trải qua một quá trình. “Những gì chúng tôi muốn họ làm là phá vỡ khuôn mẫu đó để trở nên sáng tạo và đó là những gì khách hàng của chúng tôi muốn.

Ông John Fallon, Giám đốc điều hành của Pearson – nhà xuất bản giáo dục lớn nhất thế giới cho biết: Những khả năng cách biệt nhất với tự động hóa là “những kỹ năng độc đáo của con người” như sáng tạo, thuyết phục và sự đồng cảm.

Hội nghị của LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) định nghĩa các ngành công nghiệp sáng tạo là những ngành nghệ thuật, văn hóa, kinh doanh và công nghệ”.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, các công việc trong nền kinh tế sáng tạo có thể bao gồm các vai trò trong xuất bản, phát triển trò chơi điện tử, quảng cáo và cả thiết kế đồ họa.

Vào tháng 1 đầu năm, một báo cáo do UNCTAD công bố cho thấy nền kinh tế sáng tạo (creative economy) toàn cầu đã tăng gấp đôi giá trị từ năm 2002 đến năm 2015 với giá trị 509 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 kỹ năng mà nhân viên luôn mong muốn ở sếp của mình

Nếu bạn muốn sở hữu một “đội quân” làm việc tinh nhuệ và hiệu quả, thì những kỹ năng nhân sự sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó đấy!

Mọi người thường nói rằng, nhân viên nghỉ không phải vì họ muốn từ bỏ công việc, mà là vì họ muốn từ bỏ sếp của mình. Và thường thì, nguyên nhân cốt lõi lại bắt nguồn từ khả năng quản lý con người kém cỏi của một nhà lãnh đạo.

Mặc dù có rất nhiều công ty hiện nay đang tuyển dụng dựa trên tiêu chí kỹ năng mềm là chính, nhưng điều đó cũng không đem lại kết quả gì khả quan nếu trong công ty đang tồn tại những vị sếp thiếu sót với những kỹ năng đó.

Một trong những khó khăn trước mắt chính là sự thiếu hụt nhân tài, theo Tony Lee – Phó Chủ tịch chủ bút của Society for Human Resource Management (SHRM – Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực).

Theo ông: “Các công ty đang đẩy nhanh tiến độ hơn vì họ cần tuyển dụng đủ nhân lực cho các vị trí còn trống; và do đó, có nhiều ứng viên lần đầu tiên đã đảm nhiệm vai trò là quản lý viên.

Chỉ vì một ai đó giỏi trong công việc của họ, không có nghĩa là họ cũng giỏi trong vai trò quản lý nhân sự. Nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau. Và có rất ít trong số các nhà quản lý được đào tạo và hướng dẫn bài bản”.

Không may thay, nhân viên lại là người phải lãnh đủ hậu quả. Trong một cuộc khảo sát gần đây bởi SHRM đã tìm ra rằng, 84% nhân viên đỗ lỗi cho quản lý viên vì họ không đủ tài giỏi và gây ra nhiều áp lực không cần thiết.

Cuộc khảo sát này cũng thu thập nhiều ý kiến phản hồi về những kỹ năng mà một nhà quản lý cần có để quản trị nhân sự là gì. Và đây chính là 5 kỹ năng top đầu mà nhân viên mong muốn quản lý của mình sẽ cải thiện:

Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng được “săn đón” nhiều nhất trong cuộc khảo sát với 41%, chính là khả năng giao tiếp hiệu quả.

“Giao tiếp luôn là một yếu tố then chốt”, Lee cho hay. “Các nhà quản lý tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong tổ chức từ chính sếp của họ, hoặc từ các vị CEO của công ty.

Và nhiệm vụ của họ là truyền tải thông tin đến với nhân sự mà họ quản lý. Tuy nhiên, điều này lại không hề được diễn ra như mong muốn”.

Để là một nhà đối thoại giỏi, các quản lý viên cần phải xây dựng kỹ năng lắng nghe và thấu cảm, theo Tim Ringo – tác giả của cuốn sách Solving the Productivity Puzzle. “Điều này lại càng đặc biệt nghiêm trọng hơn trong tình thế hiện tại, khi mà mọi người đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những sự kiện không may trong năm”, ông tiếp lời.

“Các nhà quản lý sở hữu kỹ năng giao tiếp giỏi sẽ nghiễm nhên trở thành những ngôi sao sáng cho các năm tiếp theo.

Và ngược lại, nếu không có những khả năng năng này, thì đã đến lúc họ cần phải nhanh chóng phát triển và trau giồi kỹ năng cho chính bản thân mình rồi đấy!”.

Khả năng phát triển và đào tạo nhóm

Nhân viên luôn muốn vươn mình phát triển trong tiến trình sự nghiệp của mình, và 38% trong số họ mong muốn rằng quản lý của mình có thể hỗ trợ họ nhằm tiến tới mục tiêu đó.

“Chức danh quản lý có thể chưa có sẵn ngay, nhưng nhân viên nên được đào tạo để có những bước đi tiếp theo cho con đường sự nghiệp của mình”, Lee bổ sung. “Nhân viên đang hô hào rằng: “Hãy phát triển và đào tạo tôi, không thì tôi sẽ rời đi đấy!”.

Đào tạo và trang bị cho nhân viên những công cụ cần thiết để thành công thì quan trọng hơn bao giờ hết, theo Nicholas Whittall – Giám đốc Điều hành tại nhóm Talent & Organization/Human Potential (Nhân tài & Quản trị / Tiềm năng Con người) của Accenture. Ông cho hay: “Những kỹ năng mới gắn liền với sự sáng tạo, tư duy phản biện, trí thông minh xã hội và tinh thần”.

“Những nhà lãnh đạo có khả năng cân bằng giữa sự thấu hiểu nhu cầu lực lượng nhân sự đang tăng lên – và các thử thách mà doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, là những người cần được đề cao trong những vị trí chiến lược mà công ty đang hướng đến”.

Kỹ năng giao tiếp có thể bồi dưỡng khả năng phát triển của cả một đội nhóm, theo Vanessa Matsis-McCready – Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội và Giám đốc Nhân sự từ Engage PEO, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhân sự.

“Thông qua phản hồi liên tục, các nhà quản lý có thể biết được thành viên của nhóm mình đang cần hỗ trợ điều gì, và họ có thể tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp từ nơi đâu.

Từ đó, nhà quản lý có thể thiết kế các dự án và nhiệm vụ sao cho giúp cải thiện khả năng của nhân viên mình trong các lĩnh vực mà họ đang gặp khó khăn, đồng thời nhà quản lý cũng có thể trò chuyện với nhân viên về mong muốn của họ trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Quy trình đào tạo và phát triển chú trọng đến nhu cầu của từng cá nhân như thế này, sẽ giúp nhân viên cảm thấy rằng họ đang được ủng hộ và được lắng nghe từ chính cấp trên của mình”.

Thông thạo việc quản lý thời gian và ủy thác công việc

Khi quản lý không biết cách quản lý thời gian của mình, họ thường sẽ làm những việc mà đáng ra nên được ủy thác. Theo Lee, 37% nhân viên cho rằng đây chính là vấn đề, và họ muốn quản lý nên giao cho họ nhiều việc hơn.

“Nghe thì có vẻ lạ khi bạn nghe nhân viên nói rằng: “Hãy giao cho tôi thêm nhiều việc đi!”, nhưng thực chất họ lại đang hàm ý rằng: “Quản lý đang bỏ mặc tôi ngoài luồng công việc, và không giao cho tôi những việc mang tính quan trọng để làm”.

Theo Matsis-McCready, khả năng ủy thác là một trong những kỹ năng quan trọng mà các nhà quản lý thế hệ mới nên học hỏi. “Mọi người thường sa đà vào thói quen cũ – cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên nếu như vậy, thì người với vai trò quản lý đang tự hại chính mình, và cho cả chính đồng đội trong nhóm của mình nữa”. Bà bổ sung: “Nhà quản lý đang tiêu tốn nhiều thời gian làm những việc mà đáng lý ra nên được san sẻ bớt cho người khác.

Và nhân viên do đó cũng đang bị tước đi các quyền được trải nghiệm làm những công việc mang giá trị cao cho bản thân và cho cả tổ chức của mình”.

Có khả năng lan tỏa văn hóa đội nhóm một cách tổng quát

Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những mong muốn hàng đầu, và người quản lý có trách nhiệm tìm hiểu về văn hóa, vận dụng vào thực tế và đồng hành xuyên suốt với nhân viên của mình.

Tuy nhiên, 35% nhân viên cho rằng quản lý cần phải nỗ lực hơn cho việc này. Theo Lee, “Các nhà quản lý cần phải chắc chắn rằng nhân viên của mình có một tinh thần tích cực, và được tham gia vào tất cả các lĩnh vực”.

Sự thấu cảm và lòng trắc ẩn đang là những đức tính được mong đợi nhiều nhất từ các nhà lãnh đạo ngày nay, Whittall bổ sung. “Trong một thế giới nơi mà con người đang dần nhận thức hơn về việc sẻ chia, thì sự thấu cảm không còn là một lựa chọn nữa; mà đó chính là một tính cách mà mỗi nhà quản lý cần phải có cho bản thân mình”.

Để có thể xây dựng một nền văn hóa bao quát cần phải vững nền móng từ lòng trắc ẩn. Theo Whittall, “Nền văn hóa thay đổi bao quanh tính bao hàm và tính đa dạng giờ đây căn bản đến nỗi mà ta không cần phải làm nữa; mà điều đó đang tự trở nên như vậy rồi”.

“Những thẻ ghi điểm và các con số đo lường biểu hiện làm việc giờ đây không còn giá trị nữa. Mà thay vào đó, nhà lãnh đạo nên tái định hình lại cách mà họ dẫn dắt con người, và thể hiện trách nhiệm của mình ra sao đối với năng suất và tinh thần của toàn đội nhóm”.

Thành thạo kỹ năng quản trị hiệu quả nhóm

Cuối cùng, 35% nhân viên nghĩ rằng các vị sếp cần phải cải thiện khả năng quản lý nhóm của họ. Lee cho hay: “Điều này có nghĩa là nhà lãnh đạo cần phải chắc rằng mỗi một cá nhân trong nhóm nên được phát huy hết khả năng của mình”.

“Điều khiến cho nhuệ khí của một đội bị chùn bước, chính là khi có một người không thật sự hứng thú với công việc – không hoàn thành khối lượng công việc được giao – và người khác phải “thế chân” để gánh vác.

Nếu nhà quản lý không quan tâm mà phó mặc nó đi, thì điều đó sẽ tạo nên một cảm giác vô cùng khó chịu cho các thành viên toàn nhóm.

Nhóm nào cũng có những thành viên sáng giá và những thành viên trung bình – nhưng khi những thành viên yếu không có sự can thiệp, thì tinh thần của toàn nhóm sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu”.

Quan sát biểu hiện làm việc của nhóm lại càng khó khăn hơn gấp bội khi mà mọi người đang làm việc từ xa, Trodella thêm vào.

“Bạn cần phải đặt niềm tin của mình vào các thành viên, để họ được truyền năng lượng tối đa cũng như đồng nhất hơn khi thực hiện các mục tiêu và công việc quan trọng mà nhóm hướng đến”.

“Đồng thời, lòng thấu cảm lúc này cần được phát huy hơn bao giờ hết, khi mà mọi người đang phải đấu tranh với rất nhiều cơn khủng hoảng khủng khiếp hiện nay như đại dịch COVID-19, hỏa hoạn Bờ Tây Hoa Kỳ, và các trận bão lớn ở phía Nam. Có rất nhiều người còn không thể đưa con của họ quay lại trường học được nữa”.

Phát triển năm kỹ năng nhân sự như trên không phải của riêng nhà quản lý, mà là trách nhiệm của từng người, Lee nói.

“Nhân viên nhân sự chính là những người nhận thấy vấn đề nhanh nhất, vì họ lắng nghe được sự phàn nàn hay thấy được vấn đề phát sinh khi một ai đó không làm tốt các kỹ năng này”.

“Là lãnh đạo của một tổ chức, bạn cần nhanh chóng nhận ra vấn đề gì còn tồn đọng, và có những biện pháp cần thiết như tổ chức những buổi training chẳng hạn.

Nhà quản lý nếu muốn thành công trong sự nghiệp; ngược lại, cũng nên tự phát triển và cải thiện những kỹ năng cho chính bản thân mình!”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Warren Buffett: 4 sự lựa chọn tách biệt ‘người thực tế’ với ‘kẻ mơ mộng’

Mặc dù năm nay đã 90 tuổi nhưng Warren Buffett, vốn được mệnh danh là ‘Nhà tiên tri xứ Omaha’ vẫn gây ấn tượng với những bài học giá trị trong cuộc sống.

Bạn đã bao giờ đọc một điều gì đó Warren Buffett đã nói hoặc đã làm và tự lẩm bẩm với chính mình, “Tại sao tôi không nghĩ ra điều đó?”

Ngoài khả năng đầu tư thành thạo của Buffett, trí tuệ truyền kỳ của ông không chỉ là huyền thoại mà tất cả chúng ta đều gật đầu đồng ý với những tác động đơn giản nhưng sâu sắc của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

1. Chọn bạn một cách khôn ngoan.

Buffett đã dạy rất nhiều bài học hấp dẫn đối với nhận thức chung của chúng ta. Bill Gates từng nói: “Trong tất cả những điều tôi học được từ Warren, điều quan trọng nhất có thể là tình bạn“.

Warren cũng từng nói với một số sinh viên đại học, “Bạn sẽ đi theo hướng của những người mà bạn kết giao. Vì vậy, điều quan trọng là kết hợp với những người tốt hơn bạn“.

Bạn bè bạn có sẽ hình thành nên bạn khi bạn trải qua cuộc đời. Hãy kết bạn với một số người bạn tốt, giữ họ trong suốt quãng đời còn lại, nhưng hãy để họ trở thành những người mà bạn ngưỡng mộ cũng như yêu thích.”

2. Hãy đi ngủ với ‘một chút thông minh hơn’ mỗi ngày.

Theo Buffett, chìa khóa thành công của bạn là đi ngủ khi bạn cảm thấy mình thông minh hơn một chút mỗi ngày.

Buffett đã chỉ ra điểm tương đồng mạnh mẽ với đầu tư khi ông nói, “Đó là cách kiến thức hình thành. Giống như lãi suất kép”. Một trong những cách ông xây dựng kiến thức của mình là đọc. Đọc rất nhiều.

Mặc dù Buffett được biết đến là người dành 80% thời gian đọc sách hàng ngày của mình, nhưng việc bạn có thời gian cho một mục tiêu đầy tham vọng như vậy hay không cũng không quá liên quan. Điểm mấu chốt của công thức của Buffett là tạo ra bất kỳ tiến bộ nào bạn có thể và cải thiện cuộc sống của bạn hàng ngày, thậm chí hàng giờ.

3. Cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn.

Buffett nói: “Khoản đầu tư quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện là ở chính bản thân bạn. Điều đó bao gồm cả việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp để thúc đẩy bạn tiến lên trong cuộc sống và kinh doanh.

Buffett đã đầu tư vào việc cải thiện khả năng giao tiếp tốt hơn ngay từ khi còn nhỏ, điều mà theo ông sẽ làm tăng giá trị của bạn: “Một cách dễ dàng để trở nên có giá trị hơn 50% so với hiện tại ít nhất là trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn – cả bằng văn bản và lời nói .

4. Biết nói ‘không’.

Cách đây rất lâu, Buffett đã học được rằng thứ lớn nhất của mọi thứ là thời gian. Ông chỉ đơn giản là thành thạo nghệ thuật và thực hành thiết lập ranh giới cho bản thân. Đó là lý do tại sao câu nói này của Buffett vẫn là một bài học cuộc sống mạnh mẽ:

“Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công nói không với hầu hết mọi thứ”.

Là những nhà lãnh đạo và doanh nhân bận rộn, chúng ta phải biết mình phải làm gì để đơn giản hóa cuộc sống của mình.

Nó có nghĩa là hãy biết nói không với những điều không quan trọng của chúng ta mỗi ngày, và tập trung vào việc nói có với một số điều thực sự quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

CEO Google: “Đây là cách tốt nhất để đáp trả những câu hỏi khó khi phỏng vấn”

Bạn có thể chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc bằng cách nghiên cứu trước nhiều tuần, nhưng vẫn không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị hỏi một câu hỏi mà bạn không biết phải trả lời như thế nào.

Ảnh: Getty Images

Các câu hỏi khó nhất – và quan trọng nhất – được thiết kế để giúp nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về các chi tiết ngoài những gì được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bạn.

Ví dụ: một ứng viên bán hàng tiềm năng có thể được yêu cầu nói về cách họ tiếp cận một chu kỳ bán hàng ngắn khác với một chu kỳ bán hàng dài.

Một ứng viên phỏng vấn cho vai trò quản lý có thể được hỏi cách họ xử lý các phản đối của khách hàng hoặc xung đột trong đội nhóm.

Những câu hỏi này không phải lúc nào cũng dễ dàng và chúng thường khiến hầu hết mọi người căng thẳng và đơ người.

Não của bạn căng thẳng

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức độ tác động của căng thẳng lên não và có rất nhiều điều chúng ta có thể học được từ những phát hiện của họ.

Khi bạn gặp phải điều gì đó gây ra căng thẳng tức thì, lượng thông tin mà não của bạn có thể xử lý (còn gọi là khả năng ghi nhớ làm việc của bạn) sẽ giảm xuống.

Khả năng ghi nhớ làm việc của bạn rất quan trọng để giải quyết các vấn đề phức tạp, chẳng hạn như các câu hỏi phỏng vấn khó. Hãy tưởng tượng bạn mát mẻ như một quả dưa chuột trong 10 phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn.

Sau đó, bạn gặp phải một câu hỏi khiến bạn bị căng thẳng đột ngột, do đó, việc xử lý đầy đủ câu hỏi và đưa ra một câu trả lời tốt trở nên khó khăn hơn.

Hãy thở sâu

Căng thẳng khiến bạn dễ rơi vào trạng thái hoảng sợ, đây chính là điều bạn muốn tránh. Khi bạn bắt đầu hoảng sợ, khả năng ghi nhớ làm việc của bạn càng giảm sút.

Sau đó có thể là một khoảnh khắc im lặng khó xử, cuối cùng khiến cuộc phỏng vấn tạm dừng. Để ngăn điều này xảy ra, bước đầu tiên là hít thở sâu vài lần.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hít thở sâu có thể giúp bạn không rơi vào trạng thái hoảng sợ – và thay vào đó là làm dịu thần kinh của bạn.

Hỏi – Hỏi – Hỏi

‘Cách tuyệt vời nhất để trả lời một câu hỏi khó là đặt câu hỏi’ – và tiếp tục hỏi cho đến khi bạn hiểu rõ về các khía cạnh chính của câu hỏi. Ý tưởng này tương tự như quá trình giảm căng thẳng của tác giả Byron Katie.

Katie, người sáng lập ra The Work, một phương pháp hỏi đáp để xác định và làm việc với những suy nghĩ căng thẳng, phương pháp cho rằng đặt câu hỏi giúp chúng ta tìm hiểu cốt lõi của điều đang làm phiền chúng ta để chúng ta có thể giải tỏa lo lắng và suy nghĩ được rõ ràng hơn.

Biến buổi phỏng vấn thành cuộc cộng tác

Có bằng chứng cho thấy điều này có hiệu quả: Năm 2004, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của mình tại gã khổng lồ công nghệ, CEO Google Sundar Pichai đã gặp phải một câu hỏi hóc búa về một sản phẩm mà ông không quen.

Câu trả lời của ông với người phỏng vấn rất đơn giản: “Tôi không biết.” Pichai, người đã kể lại trải nghiệm này tại một cuộc nói chuyện vào năm 2017 tại Học viện Công nghệ Ấn Độ, cho biết ông tiếp tục giải thích rằng ông không thể sử dụng sản phẩm và sau đó yêu cầu thêm thông tin về sản phẩm đó.

Kết quả là, người phỏng vấn quyết định đưa ra một bản giới thiệu về sản phẩm. Như câu nói, “Hãy hỏi và bạn sẽ nhận được.” Hãy nhớ rằng, nói với người phỏng vấn rằng bạn không biết câu trả lời luôn tốt hơn là nói ra một đống những điều vô nghĩa.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có “trí tuệ khiêm tốn” (hay còn gọi là sẵn sàng thừa nhận những gì bạn không biết) là những người học tốt hơn – và đó là điều mà các nhà quản lý tuyển dụng luôn lưu ý.

Dưới đây là một số loại câu hỏi mà hầu hết các ứng cử viên băn khoăn – và cách bạn có thể đưa ra câu trả lời thông minh:

  • Các thuật ngữ không quen thuộc:

Hoàn toàn có thể chấp nhận được khi yêu cầu người phỏng vấn của bạn xác định một từ hoặc thuật ngữ mà bạn không biết.

Giả sử bạn đang phỏng vấn cho một vị trí tại P&G và người phỏng vấn hỏi bạn: “Bạn có thể trình bày chi tiết về một số ý tưởng chiến lược để cải thiện hiệu suất của [sản phẩm X] ngay thời điểm đầu tiên của sự thật không?”

Trừ khi bạn đã từng giữ các vị trí trước đây tại công ty, bạn có thể sẽ không biết trả lời câu hỏi này như thế nào bởi vì “khoảnh khắc đầu tiên của sự thật” – thuật ngữ nội bộ của Procter & Gamble cho những giây đầu tiên tương tác giữa khách hàng và một sản phẩm trên kệ hàng – là một cụm từ không được sử dụng phổ biến bên ngoài công ty.

  • Giải quyết vấn đề:

Những câu hỏi này đặc biệt phổ biến trong các lĩnh vực kỹ thuật. Người phỏng vấn của bạn có thể hỏi: “Bạn có thể hướng dẫn tôi cách bạn dẫn dắt một nhóm hoàn thành [dự án X] trong thời hạn ngắn và với [X số nhân viên] bị ốm trong một tuần không?”

Với các câu hỏi giải quyết vấn đề, người phỏng vấn của bạn không chỉ muốn hiểu cách bạn xử lý các nhiệm vụ khó khăn dưới áp lực.

Họ cũng muốn biết bạn sẽ đưa ra những đề xuất nào dựa trên kiến ​​thức của mình, chẳng hạn như dự đoán thời gian của một dự án cụ thể hoặc những kỹ năng bạn sẽ cần trong nhóm của mình.

“Nếu điều này xuất hiện, hãy hỏi những câu hỏi như công cụ nào mà công ty thường sử dụng để lập lịch dự án và số lượng nhân viên sẽ làm việc dưới quyền của bạn.

Những câu hỏi như vậy cho thấy rằng bạn đã quen thuộc với những rào cản chính của một nhiệm vụ cụ thể. Nó cũng thể hiện sự tò mò và quan tâm của bạn đến cách thức hoạt động của công ty.

Nhà tuyển dụng là bạn – Không phải ‘thù’

Nhà tuyển dụng thường bắt đầu với tư cách là người trong nhóm của bạn. Họ muốn bạn thành công. Xét cho cùng, họ lấp đầy một vị trí càng nhanh thì càng có nhiều thời gian để lấp đầy những vị trí khác.

Vào cuối ngày, họ chỉ muốn biết liệu bạn có phải là kiểu nhân viên mà họ muốn làm việc hay không. Một điều khác cần lưu ý: Bạn có thể mắc lỗi. Bạn sẽ trả lời một câu hỏi kém hơn bạn có thể có. Bạn sẽ đánh trống lảng về điều mà lẽ ra bạn phải biết.

Nhưng không có công ty nào tìm kiếm sự hoàn hảo. Điều nó muốn biết là bạn sẽ đối mặt với nghịch cảnh như thế nào. Đừng để phần còn lại của cuộc phỏng vấn mắc phải sai lầm sớm hơn.

Nhưng bạn không thể có chuyển đổi tự nhiên khi tập trung quá kỹ vào mọi khía cạnh của công việc bạn đang làm. Trước khi đến một cuộc phỏng vấn, bạn phải tin tưởng vào sự chuẩn bị của mình.

Nếu bạn rối tung lên, hãy để nó qua đi và tiếp tục tương tác bình thường với người phỏng vấn của bạn. Bạn sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ về cách cải thiện cách trả lời sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 20 Kỹ năng chuyên nghiệp phổ biến nhất năm 2020 (P2)

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi môi trường làm việc toàn cầu. Những người khôn ngoan đã tận dụng những cơ hội đó để học các kỹ năng mới và đi trước trong việc phát triển nghề nghiệp của họ.

11. YouTube

Có thể bạn thích phương tiện video hơn âm thanh. YouTube tiếp tục là một nền tảng tuyệt vời giúp bạn lắng nghe thông điệp của mình, cho dù bạn là cá nhân hay công ty. Học cách tạo nội dung video để bán hàng là một kỹ năng quan trọng cho năm 2021 và hơn thế nữa.

12. Financial Analysis

Đại dịch đã tàn phá tài chính của nhiều người. Hơn bao giờ hết, mọi người cần các chuyên gia tư vấn tài chính có năng lực để giúp họ quản lý và phát triển tài sản của mình.

13. Business Development

Đối với nhiều người, đại dịch trở thành cơ hội để đi học trở lại. Bạn có thể không có đủ tiền để lấy bằng MBA, nhưng bạn có thể tham gia khóa học ở các trường kinh doanh nào đó. Đó là điều tốt nhất có thể giúp bạn.

14. Real Estate Investment

Trong khi thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề khi bắt đầu đại dịch, thị trường bất động sản vẫn tương đối mạnh. Bất động sản luôn là một khoản đầu tư đáng giá, nhưng ngày nay thậm chí còn hơn thế nữa khi giá nhà đất tăng chóng mặt trên khắp cả nước.

15. Branding

Trong một thị trường quá bão hòa, điều quan trọng là phải đảm bảo thông điệp thương hiệu của bạn vượt qua khỏi mọi sự ồn ào ở ngoài kia. Điều đó có nghĩa là có một thương hiệu hiệu quả, gắn kết trên các nền tảng.

Bạn sẽ phải khám phá các bí quyết viết blog, copywriting, mạng xã hội và thiết kế sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn.

16. Public Speaking

Chứng sợ nói trước đám đông – chứng sợ bóng gió – ảnh hưởng đến gần 73% người dân trên toàn thế giới. Đó là một con số đáng kinh ngạc, vì vậy nếu bạn đếm mình trong số họ, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông của bạn.

17. Blockchain

Bitcoin đã tăng mạnh trong năm nay khi mọi người tìm kiếm các hình thức đầu tư thay thế sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Thời đại hiện đại tràn ngập công nghệ tài chính, bao gồm cả blockchain và tiền điện tử, có thể thay đổi cách bạn đầu tư.

18. Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ tốt nhất hiện có để phân tích lưu lượng truy cập trang web của bạn. Nếu bạn không thể hiểu những gì đang xảy ra trên trang web của mình, bạn không thể cải thiện nó, đó là lý do tại sao việc học GA lại có giá trị như vậy.

19. Foreign Languages

Học một ngôn ngữ mới chắc chắn có thể giúp bạn điều hướng đến một đất nước xa lạ, nhưng nó cũng được chứng minh là giúp tăng kỹ năng ghi nhớ và nhận thức của bạn.

20. Amazon FBA

Năm 2020 là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu một cuộc chạy đua với chính mình. Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một công việc vào năm 2021, hãy cân nhắc kiếm thu nhập thụ động thông qua dropshipping.

Các công cụ như Fulfillment By Amazon (Amazon FBA) giúp bạn dễ dàng tạo nhãn hiệu riêng và bán sản phẩm trực tuyến mà không cần giữ bất kỳ hàng tồn kho nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 20 Kỹ năng chuyên nghiệp phổ biến nhất năm 2020 (P1)

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi môi trường làm việc toàn cầu. Những người khôn ngoan đã tận dụng những cơ hội đó để học các kỹ năng mới và đi trước trong việc phát triển nghề nghiệp của họ.

Sẽ không bao giờ là quá muộn để nỗ lực và học những kỹ năng tương tự vào năm 2021.

1. SQL

SQL là một trong những bộ kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất cho cả chuyên gia kỹ thuật và phi kỹ thuật. Với SQL, bạn có thể tổ chức và quản lý dữ liệu cực kỳ hiệu quả và sử dụng nó để giúp việc vẽ ra những hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp dễ dàng hơn đáng kể.

2. Microsoft Excel

Microsoft Excel là một trong những chương trình văn phòng phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng trong khi hầu hết mọi người biết cách thực hiện một số tính toán và tổ chức cơ bản, thì ít người hiểu đầy đủ những gì Excel có thể làm.

Hãy tìm hiểu cách sử dụng Excel để thực hiện các thông tin chi tiết đáng kinh ngạc về doanh nghiệp, tự động hóa quy trình làm việc của bạn và hơn thế nữa.

3. SEO

SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một trong những cách tốt nhất để có được lưu lượng truy cập vào website của bạn mà không phải trả một xu nào. Bạn sẽ học cách ‘đại tu’ trang web của mình để xếp hạng ở đầu kết quả tìm kiếm của Google. Đó là một sự thúc đẩy rất lớn cho các trang web của bạn.

4. JavaScript

JavaScript là xương sống của internet. Nó được sử dụng trong đại đa số các trang web và rất cần thiết cho bất kỳ nhà phát triển web nào (web developer). Bạn có thể học nó trong một khóa học cơ bản.

5. Data Analysis

Dữ liệu quy định mọi thứ trong kinh doanh, nhưng nó chỉ hiệu quả khi mọi người hiểu nó. Đó là nơi các nhà phân tích dữ liệu tham gia vào. Tại đây, bạn sẽ phải học cách phân tích và trực quan hóa dữ liệu một cách thành thạo để xác định cơ hội và truyền đạt kết quả của mình cho doanh nghiệp.

6. QuickBooks (phần mềm kế toán)

Kế toán có thể khá khó khăn và tốn thời gian, đó là lý do tại sao hầu hết các doanh nhân phải trả hàng nghìn đô la cho người khác làm việc đó.

Nhưng với QuickBooks, phần mềm kế toán hàng đầu thế giới, sẽ giúp bạn làm công việc kế toán của mình rất nhiều.

7. Adobe Creative Cloud

Adobe Creative Cloud là bộ phần mềm hàng đầu dành cho các chuyên gia thiết kế. Với phần mềm này, bạn sẽ bắt kịp với Photoshop, Lightroom, After Effects, Premiere Pro và nhiều công cụ sáng tạo hàng đầu khác. Cho dù bạn đang xây dựng một trang web hay chỉnh sửa video, bạn cũng nên cần nó.

8. Python

Python là ngôn ngữ đầu tiên mà nhiều lập trình viên lựa chọn để học. Đó là bởi vì nó tương đối đơn giản và cực kỳ linh hoạt, được sử dụng trong mọi thứ từ trang web đến trò chơi điện tử.

9. Project Management

Trong một nền kinh tế khó khăn, hiệu quả là tất cả. Đó là nơi các nhà quản lý dự án tham gia vào. Trong kỹ năng này, bạn sẽ phải tìm hiểu một số phương pháp luận quản lý dự án trên thế giới, bao gồm Scrum, Agile và PMP.

10. Podcast

Mọi người đều có điều gì đó để nói. Đảm bảo bạn có đối tượng mục tiêu vào năm 2021 bằng cách tìm hiểu cách bắt đầu một podcast. Từ thiết bị bạn sẽ cần để lưu trữ đến làm marketing cho podcast của mình.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bill Gates: “mọi người đều hưởng lợi từ việc học kỹ năng này”

Bill Gates bắt đầu học lập trình từ năm 13 tuổi, khi trường của ông có thiết bị đầu cuối máy tính đầu tiên. Ông viết trên blog của mình, Gates Notes: “Chiếc máy này rất lớn và chậm chạp, thậm chí nó còn không có màn hình.”

Ảnh: Getty Images

Bill Gates dành nhiều thời gian nhất có thể để học về máy tính, hacking và viết mã (Coding). Người đồng sáng lập Microsoft cho biết: “Khoa học máy tính đã thực sự làm thay đổi cuộc đời tôi”.

Ngày nay hay nửa thế kỷ sau, Bill Gates vẫn tin rằng “mọi người đều có thể hưởng lợi từ việc học những kiến thức cơ bản của khoa học máy tính”.

“Các câu hỏi mà nó dạy bạn phải hỏi – Làm thế nào để bạn hoàn thành một nhiệm vụ? Bạn có thể tìm thấy một mô hình? Bạn cần dữ liệu gì? – rất hữu ích cho dù bạn đi đâu trong cuộc sống.”

Những người thành công khác cũng đồng ý với Bill Gates, bao gồm cả vợ ông Melinda. Như cô đã nói vào năm 2017 trong ‘Tuần lễ Giáo dục Khoa học Máy tính’ như sau:

“Trình độ tin học là một ‘kỹ năng thiết yếu’ và khoa học máy tính có sức mạnh thay đổi thế giới, khi chúng ta càng khuyến khích nhiều loại người khác nhau quan tâm đến công nghệ thì tương lai đó càng tốt.”

Nếu người đồng sáng lập Reddit, Alexis Ohanian có thể cho ‘bản thân 20 tuổi của mình’ một lời khuyên, thì đó là hãy gắn bó với khoa học máy tính.

Ông đã theo học một lớp CS được cung cấp tại trường trung học của mình ở Columbia, Maryland và nghĩ rằng ông có thể trở thành một lập trình viên. Nhưng khi đến Đại học Virginia và gặp một vài chuyên ngành khoa học máy tính, khi ấy ông đã thay đổi.

Nhìn lại, “Tôi ước mình có đủ tự tin và niềm tin để thực sự gắn bó với nó và tiếp tục với nó,” Vị CEO này cho biết.

Ông nói: “Tôi rất vui vì tôi đã trúng tuyển chuyên ngành lịch sử, nhưng tôi nghĩ nếu tôi học chuyên ngành khoa học máy tính thay vì chuyên ngành kinh doanh thì nó sẽ thực sự giúp ích cho tôi rất nhiều”.

Chuyên ngành này đã đem lại hiệu quả cho Ohanian, người đã bán Reddit trong vòng hai năm sau khi tung ra nó và trở thành triệu phú ở tuổi 23, nhưng lời khuyên của ông dành cho sinh viên ngày nay là hãy tham gia ít nhất một lớp khoa học máy tính và học thử.

Ohanian nói: “Tôi đã bắt xe buýt để đến thăm 82 trường đại học khác nhau – chỉ để truyền giáo cho nhiều sinh viên đại học nhất có thể, học cách viết mã code, đó là điều giá trị nhất bạn có thể làm cho sự nghiệp của mình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Elon Musk nhắn nhủ người trẻ và đầy tham vọng: “Kỹ năng quan trọng hơn bằng cấp”

Nếu bạn xuất thân từ một nền tảng thành tích cao nhất định, thì việc nhận được bằng cấp phù hợp từ trường phù hợp có thể là điều quan trọng nhất trên thế giới.

Nhưng ‘siêu doanh nhân’ Elon Musk có một thông điệp khác cho cả những người trẻ bị ám ảnh bởi bằng cấp và các doanh nghiệp muốn tuyển họ: hãy bình tĩnh đi.

Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 về việc tìm kiếm bằng đại học nào trong hồ sơ xin việc, Elon Musk giải thích rằng mặc dù thông tin xác thực có thể là một tín hiệu tốt về khả năng của một ai đó, nhưng chúng hoàn toàn không phải là điều kiện tiên quyết để đạt được những điều đáng kinh ngạc (hoặc được Elon Musk tuyển dụng).

Đừng quá bị ám ảnh bởi bằng cấp.

Như Elon Musk đã chỉ ra rằng một số tên tuổi nổi tiếng nhất trong ngành công nghệ – từ Bill Gates đến Larry Ellison đến Steve Jobs – đều không tốt nghiệp, thực tế là sự vĩ đại và ‘bằng cấp dát vàng’ dường như không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

Mặc dù điều này nhiều khi rất khó để tranh luận hay phân minh thực sự rõ ràng.

Và điều đó không chỉ đúng khi bạn đang nói về những thiên tài cách mạng. Một phân tích gần đây về các tin tuyển dụng cho thấy rằng, để tránh rắc rối khi phải sàng lọc nhiều hồ sơ xin việc hơn, các công ty đang ngày càng đòi hỏi bằng cấp chỉ đối với các vị trí mà những người hiện tại làm việc hoàn toàn tốt mà không cần có chúng.

Sự ‘lạm phát bằng cấp’ này có nghĩa là các công ty sẽ phải trả thêm 30% cho nhân tài so với mức họ cần.

Làm thế nào để phát triển mạnh mẽ mà không cần bằng cấp.

Bài học kinh nghiệm để tuyển dụng của các nhà quản lý khá đơn giản: vâng, sử dụng bằng cấp là một cách để tiết kiệm thời gian, nhưng nó cũng tốn kém.

Cuối cùng, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho nhân sự của mình so với mức bạn cần đồng thời sử dụng bằng cấp cũng bỏ lỡ một số tài năng đặc biệt cho doanh nghiệp.

Theo AngelList, một website dành cho người khởi nghiệp tại Mỹ đã lưu ý rằng: thái độ bác bỏ của Elon Musk đối với các giải thưởng học tập cũng sẽ là một lời nhắc nhở cho những người trẻ tuổi rằng, nếu bạn dồn hết tâm sức vào điểm số và bằng cấp, bạn gần như chắc chắn không tập trung đủ vào những gì thực sự quan trọng – kỹ năng và cả khả năng tiếp tục cập nhật chúng trong suốt sự nghiệp của bạn.

Naval Ravikant, người đồng sáng lập AngelList, đã đưa ra ba lời khuyên cho những người mới bắt đầu:

  • Học gì và học như thế nào quan trọng hơn là học ở đâu và trong bao lâu.
  • Những giáo viên tốt nhất là trên internet. Những cuốn sách hay nhất trên internet. Các đồng nghiệp tốt nhất là trên internet.
  • Công cụ học tập rất phong phú. Mong muốn được học mới là điều hiếm hoi.

Vì vậy, “hãy thôi nhớ rừng vì cây. Vâng, bằng cấp là thứ rất tốt để có, nhưng mảnh giấy đắt tiền đó không phải là tất cả và kết thúc tất cả.”

Giải thưởng thực sự trong cuộc sống không phải là những chữ cái đằng sau tên bạn, mà là khả năng hoàn thành những điều tuyệt vời. Trường học không cần thiết cho điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Warren Buffett: Những kỹ năng này có thể giúp bạn khác biệt trong năng lực kiếm tiền

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett khuyên nếu bạn muốn vượt lên dẫn đầu, hãy tập trung vào kỹ năng giao tiếp của mình.

Warren Buffett | Bloomberg | Getty Images

“Một sự cải thiện tương đối có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng kiếm tiền trong tương lai của bạn, cũng như trong nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn,” Ông nói với Gillian Zoe Segal trong một cuộc phỏng vấn cho cuốn sách năm 2015.

Theo Buffett, việc rèn giũa kỹ năng này thậm chí có thể làm tăng giá trị của bạn lên 50% (trong một video đăng trên LinkedIn vào năm ngoái).

Đó là bởi vì, “điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway nói với Segal.

“Nếu bạn là một nhân viên bán hàng, bạn muốn mọi người làm theo lời khuyên của bạn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo quản lý, bạn muốn họ theo bạn trong công việc kinh doanh ”.

Điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn.

Giao tiếp không phải là thứ tự nhiên đến với Buffett. “Cho đến năm 20 tuổi, tôi hoàn toàn không thể nói chuyện trước đám đông,” Ông nói với Segal.

“Chỉ ý nghĩ về nó đã khiến tôi ốm yếu.” Khi còn học tại Trường Kinh doanh Columbia, Ông quyết định sẽ làm một điều gì đó và đã trả 100 USD để tham gia khóa học nói trước đám đông của Dale Carnegie.

Lớp học họp mỗi tuần một lần trong vài tháng, nhưng Buffett vẫn tiếp tục luyện nói trước đám đông ngay cả khi nó đã kết thúc. “Ngay sau khi khóa học kết thúc, tôi đến Đại học Omaha và nói:“ Tôi muốn bắt đầu giảng dạy ”, Ông nhớ lại.

“Tôi biết rằng nếu tôi không nói trước mọi người một cách nhanh chóng, tôi sẽ quay trở lại nơi tôi đã bắt đầu. Tôi chỉ muốn tiếp tục làm điều đó, và bây giờ bạn không thể ngăn tôi nói chuyện! ”

Cho đến ngày nay, tỷ phú 89 tuổi này vẫn coi rằng 100 đô la đó là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà ông từng thực hiện.

Buffett nói: “Tác động của lớp học đó đối với cuộc sống của tôi là rất lớn.

Ông không có bằng tốt nghiệp của Đại học Nebraska hoặc Columbia được trưng bày trong văn phòng của mình, nhưng Ông có chứng chỉ tốt nghiệp Dale Carnegie.

Nó “đã cho tôi bằng cấp quan trọng nhất mà tôi có”, Ông nói: “Nó chắc chắn có tác động lớn nhất đến thành công sau này của tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

 

LinkedIn: 5 đặc điểm này tạo ra ‘khoảng trống kỹ năng’ lớn nhất trên toàn cầu

Tác động của công nghệ đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta là không thể phủ nhận – và nó được ứng dụng nhiều trong cách chúng ta làm việc cũng như cách chúng ta giao tiếp, mua sắm và thậm chí là đi du lịch.

Ảnh: Talking Influence

Theo nghiên cứu mới từ LinkedIn, đến năm 2022, công nghệ dự kiến ​​sẽ thay thế 75 triệu việc làm trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian đó, chính những lực lượng đó sẽ tạo ra 133 triệu lực lượng mới.

Do đó, hầu như không có gì ngạc nhiên khi 10 kỹ năng tại nơi làm việc đang gia tăng ở Châu Á Thái Bình Dương đều liên quan đến công nghệ, theo báo cáo mới LinkedIn.

Từ khả năng phát triển web front-end cho đến bí quyết marketing trên mạng xã hội, LinkedIn cho biết những kỹ năng đó “có thể mới xuất hiện ngay bây giờ nhưng có khả năng sẽ được áp dụng trên quy mô rộng trong tương lai.”

Nhưng trong khi kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ có thể hữu ích để theo đuổi những con đường sự nghiệp mới, thì những đặc điểm chuyên môn chính có khả năng tồn tại theo thời gian và trong các ngành thực sự là kỹ năng mềm, LinkedIn cho biết.

Và đây là những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng trên toàn cầu khó tìm nhất, Theo Bà Feon Ang, phó chủ tịch LinkedIn về các giải pháp học tập và tài năng ở Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Bà Ang nói: “Các kỹ năng gia tăng không gây ngạc nhiên. “Nhưng các kỹ năng mềm cũng là những kỹ năng sẽ rất quan trọng trên toàn cầu trong tương lai.”

Cụ thể, các kỹ năng mềm còn thiếu bao gồm:

  • Tư duy phản biện hoặc giải quyết vấn đề
  • Khả năng thích ứng và tính linh hoạt
  • Giao tiếp
  • Khả năng lãnh đạo
  • Đổi mới và sáng tạo

Phát biểu tại sự kiện LinkedIn’s Talent Intelligence Experience ở Singapore, Bà Ang cho biết những kỹ năng đó dễ “học được” và không phải là đặc điểm bẩm sinh.

Tuy nhiên, chúng yêu cầu sự cam kết của cả người sử dụng lao động và người lao động.

Bà Ang nói: “Đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là đầu tư vào nhân viên. Nhưng điều quan trọng không kém là nhân viên cũng phải nỗ lực không ngừng”.

Hơn hai trong năm nhân viên nói rằng họ đã rời công ty vì thiếu cơ hội học tập và phát triển, Theo báo cáo “Tương lai của các kỹ năng” của LinkedIn cho thấy.

Để vượt qua những rào cản nhận thức được về các khoảng trống của kỹ năng, Bà Ang khuyến khích nhân viên chủ động tìm kiếm cơ hội để học thêm các kỹ năng. Điều đó có thể bao gồm thực hiện các dự án mới tại nơi làm việc, tìm kiếm sự cố vấn và tham gia các khóa học giáo dục.

Bà nói tiếp. “Bạn càng làm một điều gì đó, bạn sẽ càng trở nên tốt hơn.”

“Khoảng trống kỹ năng” là một trong ba xu hướng lớn được báo cáo “Tương lai của kỹ năng” của LinkedIn xác định là ảnh hưởng đến lực lượng lao động của cả ngày hôm nay và ngày mai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Cách đây mấy ngày, mạng xã hội chuyên nghiệp này đã báo cáo rằng hiện lượng người dùng đã lên tới 722 triệu thành viên và đồng thời chứng kiến mức độ tương tác kỷ lục trong suốt vài tháng qua.

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Cũng chính điều này đã đặt LinkedIn vào vị trí duy nhất để giúp kết nối mọi người với những vai trò mới – và tuần này, nền tảng này đã công bố một loạt công cụ mới để hỗ trợ người tìm việc được đào tạo và khám phá trực tiếp trong ứng dụng.

Phần bổ sung chính là một công cụ mới có tên gọi LinkedIn Career Explorer sẽ chỉ cho bạn những con đường sự nghiệp tiềm năng dựa trên những kỹ năng bạn có.

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Theo giải thích của LinkedIn:

“Đôi khi sẽ không có một con đường rõ ràng nào ở phía trước. Công cụ Career Explorer mới của chúng tôi có thể khám phá những nghề nghiệp mà bạn có thể chuyển đổi và có thể không cân nhắc bằng cách đối chiếu các kỹ năng bạn có với hàng nghìn chức danh công việc hiện tại.

Explorer sẽ nêu bật các kỹ năng bổ sung mà bạn có thể cần và các khóa học trên LinkedIn Learning sẽ giúp bạn có được chúng”.

Công cụ này tham chiếu đến hơn 36.000 kỹ năng nghề nghiệp và 6.000 chức danh công việc khác nhau để cung cấp các kết quả phù hợp chéo có liên quan dựa trên dữ liệu hồ sơ.

Những công cụ như thế này là nơi mà tập dữ liệu chuyên nghiệp của LinkedIn thực sự trở thành một sức mạnh riêng biệt – không có nền tảng hoặc công ty nào khác có thể cung cấp cùng mức độ sâu sắc và thông tin chi tiết về tiến trình sự nghiệp dựa trên trải nghiệm và hồ sơ của người thực.

Thông tin chi tiết được cung cấp phản ánh chính xác cách mọi người phát triển sự nghiệp của họ và điều đó có thể cực kỳ có giá trị trong quá trình tìm kiếm việc làm của chính bạn – hoặc thậm chí chỉ để có được một số góc nhìn về vị trí của bạn và cách các kỹ năng của bạn liên quan đến các vai trò khác.

Nó thậm chí có thể giúp bạn trong các nỗ lực Marketing – ví dụ: nếu bạn muốn nhắm mục tiêu các chuyên gia nhân sự bằng quảng cáo của mình, bạn có thể nhập một vai trò liên quan, sau đó để công cụ hiển thị cho bạn các vai trò tương tự khác mà bạn cũng có thể thêm vào mục tiêu của mình, điều mà bạn có thể đã không xem xét đến.

Trình khám phá hướng nghiệp hay Career Explorer của LinkedIn hiện đã có trong bản thử nghiệm, bạn có thể kiểm tra nó cho chính mình ở đây: Link

Ngoài ra, LinkedIn cũng đã xuất bản một báo cáo mới về các kỹ năng đang thịnh hành nhất của các chuyên gia:

Danh sách dựa trên các kỹ năng được thêm vào hồ sơ thành viên trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 – vì vậy nó không dựa trên danh sách việc làm.

Nhưng nó cũng cung cấp một số thông tin chi tiết về nơi mọi người đang tìm cách xây dựng kỹ năng của họ để đạt được các vai trò mới trong sự nghiệp.

Theo dữ liệu của LinkedIn, 05 kỹ năng phát triển nhanh nhất hiện tại là:

  • Lập trình – Programming
  • Tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing
  • Dự báo tài chính – Financial Forecasting
  • Phân tích dữ liệu – Data Analysis
  • Quản lý dự án – Project Management

Ngoài trọng tâm về kỹ năng, LinkedIn cũng đã thêm nhiều đánh giá kỹ năng hơn để người dùng có thể thể hiện mức độ thành thạo của họ trong nhiều yếu tố hơn trên hồ sơ LinkedIn của họ.

LinkedIn đã bổ sung các bài đánh giá kỹ năng vào tháng 9 năm ngoái – quy trình kiểm tra kiến thức của bạn trong một lĩnh vực cụ thể, sau đó cung cấp cho bạn huy hiệu hồ sơ để thể hiện sự hiểu biết đã được chứng minh của bạn.

LinkedIn nói rằng các bài đánh giá kỹ năng đã được chứng minh có giá trị là:

“Những ứng viên hoàn thành đánh giá kỹ năng LinkedIn và hiển thị huy hiệu trên hồ sơ của họ có khả năng được tuyển dụng cao hơn tới 20% so với những người không làm.”

Giờ đây, có nhiều huy hiệu kỹ năng hơn được cung cấp, đây có thể là một lựa chọn khác cho những người tìm việc.

LinkedIn cũng đang tìm cách thêm nhiều tùy chọn kết nối hơn với khung hồ sơ mới sẽ cho phép các nhà tuyển dụng giới thiệu rằng họ đang tuyển dụng cho một vai trò mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips