Skip to main content

Thẻ: SpaceX

Năm 2021 đáng nhớ của Elon Musk

Trong năm nay, Elon Musk trở thành người đầu tiên sở hữu 300 tỷ USD và là tâm điểm truyền thông với những phát ngôn sốc trên mạng xã hội.

Năm 2021 đáng nhớ của Elon Musk

Được tạp chí Time bình chọn là “nhân vật của năm”, Elon Musk đã có một năm 2021 đáng nhớ. “Rất ít người có sức ảnh hưởng với sự sống trên Trái Đất, thậm chí là ngoài Trái Đất, hơn Elon Musk.

Trong năm nay, ông không chỉ là người giàu nhất thế giới, mà có thể còn là ví dụ rõ nét nhất về sự chuyển dịch trong xã hội của chúng ta”, Tổng biên tập Edward Felsenthal nhận xét.

Năm 2021 đáng nhớ với Elon Musk trước hết vì hàng loạt biến động tài sản. Túi tiền của tỷ phú không phải là chủ đề xa lạ với báo giới và nhà quan sát thị trường. Nhưng có thể nói, diễn biến “núi tiền” của người đàn ông giàu nhất hành tinh trong năm nay trở thành đề tài sôi nổi bậc nhất.

Cuối tháng 10, thị giá cổ phiếu của hãng xe điện Tesla bức tốc giúp tỷ phú 50 tuổi trở thành người đầu tiên sở hữu 300 tỷ USD. Đà tăng của cổ phiếu Tesla tiếp diễn trong đầu tháng 11, startup này tiến vào câu lạc bộ vốn hoá nghìn tỷ USD.

heo đó, tài sản của Elon Musk ngày càng dâng cao. Có thời điểm, tài sản của CEO Tesla vượt Jeff Bezos khoảng 143 tỷ USD và giàu gấp ba lần Warren Buffett.

“Cây thông Noel” cho thị giá cổ phiếu Tesla vào đầu tháng 11 không vươn được quá cao khi trung tuần cùng tháng, vốn hóa công ty mất đi 12%. Nguyên nhân là Elon Musk mở cuộc thăm dò ý kiến trên Twitter về việc có nên bán 10% cổ phiếu hay không.

Sự vụ khiến tổng tài sản của ông vơi đi 50 tỷ USD trong hai phiên đầu tuần, trở thành mức giảm hai ngày mạnh nhất từng được Bloomberg Billionaires Index ghi nhận.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, tỷ phú Elon Musk đã bán 6,4 triệu đơn vị, thu về hơn 6,9 tỷ USD. Con số này chỉ chiếm dưới 4% số cổ phiếu mà ông trực tiếp nắm giữ tại Tesla, hoặc ít hơn 3% nếu tính tất cả quyền chọn mà CEO sở hữu để mua thêm cổ phiếu. Động thái này trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của giới kinh doanh đến tận hôm nay.

Dù vậy, tính chung cả năm, tài sản của người giàu nhất hành tinh vẫn tăng 70%. Chia sẻ trên Bloomberg, nhà phân tích từ Morgan Stanley dự báo Elon Musk sẽ trở thành người đầu tiên trên thế giới sở hữu khối tài sản 1.000 tỷ USD nhờ tiềm năng của SpaceX.

Công ty do ông thành lập đã lần đầu thực hiện chuyến bay đầu tiên đưa du khách và không có phi hành gia chuyên nghiệp lên quỹ đạo quanh Trái Đất.

Khối tài sản khổng lồ của người giàu nhất hành tinh không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà quan sát và truyền thông. Cuối tháng 10, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) kêu gọi các tỷ phú giàu nhất thế giới ủng hộ tiền nhằm ứng phó với nạn đói toàn cầu.

Giám đốc David Beasley cho rằng, 6 tỷ USD có thể giúp 42 triệu người thoát nguy cơ chết đói. Khoản tiền này chỉ chiếm khoảng 2% trong giá trị tài sản ròng của CEO Tesla.

Ông sau đó yêu cầu WFP đưa bằng chứng rõ rằng 2% tài sản của ông được sử dụng thế nào cho mục đích trên. Nếu chính xác, ông sẽ bán cổ phiếu ngay lập tức.

WFP đã giải trình công khai trên Twitter và Elon Musk cũng đã bán cổ phiếu. Nhưng đến nay vẫn chưa rõ tỷ phú này có thật sự giữ lời hứa hay không.

Twitter không chỉ tạo ra sự biến động cho giá trị tài sản ròng của Elon Musk, mà còn trở thành nơi “gây bão” của tỷ phú Mỹ – vốn là một người hoạt động khá năng nổ trên không gian ảo. Trong bài viết về ông, Tổng biên tập tạp chí Time cũng đề cập đến 66,5 triệu người theo dõi Elon Musk. Felsenthal nhấn mạnh vào tính “thích tìm niềm vui từ chia rẽ và chế nhạo” của tỷ phú này.

Trong số vô vàn dòng tweet gây tranh cãi của CEO Tesla, người ta chú ý nhiều hơn cả đến những lần chạm trán của ông với các doanh nhân và doanh nghiệp lớn. Elon Musk từng chế nhạo Jeff Bezos chỉ là “kẻ về nhì” về độ giàu có, bên dưới bài đăng của ông chủ Amazon về sự thành công của nền tảng thương mại điện tử này.

Tỷ phú Mỹ còn có màn khẩu chiến trực diện với ông chủ sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới Binance về lệnh ngừng rút tiền Dogecoin “mờ ám” trong suốt nửa cuối tháng 11.

Gần đây, Elon Musk tiếp tục làm dậy sóng dư luận khi khuyên người dùng đừng chi 19 USD cho miếng vải lau của Apple và cáo buộc App Store đang đánh thuế toàn cầu với Internet.

Bên cạnh những dòng tweet gây tranh cãi, tài khoản mạng xã hội của ông không ít lần trở thành động lực chính cho diễn biến giá cả của các đồng tiền số.

Hồi đầu tháng 10, nhờ Elon Musk đăng tấm ảnh về chú cún cưng, giá trị Shiba Inu tăng vọt khoảng 367% trong bảy ngày. Tỷ phú Mỹ cũng từng khiến các loại tiền số tương tự tăng giá khi đặt tên cho chó cưng là “Floki” trùng với tên của đồng Shiba Floki, hay ông từng đề cập tới Dogecoin trên các bài đăng của mình.

Nhiều người cho rằng Elon Musk đã cố tình “lái” giá các tiền số và dần không còn tin tưởng vào những tweet của ông.

Nhưng trong một lần hiếm hoi, tỷ phú này đã khiến thị giá một đồng tiền mất đà tăng trưởng nóng. Hồi tháng 5, ông viết trên Twitter rằng Tesla sẽ tạm dừng mua xe bằng Bitcoin, vì lo ngại việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác đồng tiền số này đang gia tăng nhanh chóng.

Trong 24 giờ, thị giá Bitcoin mất hơn 12%, có thời điểm lùi về dưới ngưỡng 50.000 USD. Dẫu vậy, đến giữa tháng 6, Elon Musk lại tuyên bố hãng xe điện có thể chấp nhận lại Bitcoin khiến thị giá tiền số này tăng gần 17%.

Có nhiều tranh cãi quanh việc Elon Musk sử dụng mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng người đàn ông 50 tuổi này vẫn còn rất trẻ con với lối hành xử bốc đồng.

Chính vì thế, danh hiệu “nhân vật của năm” xướng tên CEO Tesla cũng nhận về nhiều bình luận trái chiều. The Guardian thậm chí còn dẫn lời các nhà phê bình cho rằng, đây là “lựa chọn tồi tệ nhất từ trước đến nay” của Time.

Tất Đạt

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Học được gì từ chính sách tuyển dụng và sa thải của Elon Musk

Phát hiện những hành vi độc hại này từ các nhân viên có thể bảo vệ doanh nghiệp chống lại một môi trường làm việc với nhiều mâu thuẫn.

Học được gì từ chính sách tuyển dụng và sa thải của Elon Musk
Elon Musk. Getty Images

Năm 2007, vị giáo sư danh tiếng Robert Sutton của Stanford đã viết cuốn sách The No A-hole Rule, một cuốn sách được xuất phát từ một bài luận mà ông từng viết cho Harvard Business Review ba năm trước đó.

Nội dung của Sutton nói về sự xuất hiện của các “quy tắc không lỗ hổng” liên quan đến những hành vi độc hại tại nơi làm việc vốn đang làm hủy hoại tinh thần, năng suất và sự cộng tác của nhân viên. Ông viết:

“Khi nói đến việc tuyển dụng và thăng chức cho nhân viên nói chung, một ý tưởng tuy đơn giản nhưng lại mang tính cách mạng đang được áp dụng trong hàng ngũ quản lý: “quy tắc không lỗ hổng. Các tổ chức không nên tha thứ cho những kẻ đang mang lại sự sợ hãi và xấu xí trong tổ chức.”

Quy tắc không lỗ hổng của Elon Musk.

Với những gì mà quy tắc này có thể mang lại, nó đang dần trở nên thịnh hành đối với những người sáng lập của các công ty khởi nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo sự phù hợp về văn hóa của tổ chức. Elon Musk, CEO của SpaceX và Tesla, là một trong số đó.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008 về quốc gia đổi mới của Henry Ford, người phỏng vấn Barry Hurd đã hỏi Elon Musk rằng: “Bạn sẽ tìm kiếm điều gì ở một người hay nhân viên nào đó?” và đây là những gì mà Elon Musk đã trả lời:

“Nói chung, tôi tìm kiếm một người có thái độ tích cực, dễ dàng khi làm việc với họ và cũng tự hỏi mọi người có muốn làm việc với người đó không?

Điều rất quan trọng là bạn phải thích những người bạn làm việc cùng, nếu không thì công việc và cuộc sống của bạn sẽ khá khốn khổ.

Và trên thực tế, chúng tôi áp dụng chính sách không lỗ hổng một cách nghiêm ngặt tại SpaceX. Chúng tôi sa thải mọi người nếu họ vi phạm. Tất nhiên, trước đó chúng tôi sẽ đưa ra một ít cảnh báo cho họ. Nhưng nếu họ tiếp tục là một lỗ hổng, thì họ sẽ bị sa thải.”

Elon Musk nổi tiếng là người có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ với khả năng đánh giá tài năng và tuyển chọn người phù hợp để làm việc cho mình. Và chính sách không có bất cứ lỗ hổng nào trong tổ chức của ông vẫn là một khía cạnh quan trọng mà ông dựa vào để tuyển dụng, thăng tiến và sa thải nhân viên.

Chủ tịch của SpaceX, Bà Gwynne Shotwell, người đã tham gia cùng Elon Musk từ những năng 2002 nói: “Những loại người này – một lỗ hổng – sẽ làm gián đoạn những người khác, họ tạo ra một môi trường với nhiều mâu thuẫn và sự thù hận, nơi mà sẽ không ai muốn đóng góp cho tổ chức.”

Dưới đây là những dấu hiệu của “một lỗ hổng”.

1. Chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi.

Một câu nói phổ biến thoát ra từ một nhân viên độc hại hay một lỗ hổng có thể là: “Đó không phải là trách nhiệm của tôi…hay Tôi không có trách nhiệm…” Họ muốn tách mình ra khỏi cụm từ trách nhiệm và đổ lỗi cho nơi khác để bảo vệ mình bằng mọi giá.

Việc thừa nhận những sai lầm, điều thực sự có lợi cho họ trong việc xây dựng sự kết nối và tăng cường lòng tin với các đồng nghiệp, là một khái niệm rất xa lạ.

2. Chần chừ.

Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng sự trì hoãn hay chần chừ dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng theo nhiều nghiên cứu, những người hay trì hoãn thường nói dối với chính bản thân họ để né tránh trách nhiệm, điều này làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

3. Người thích nói chuyện phiếm.

Những câu chuyện phiếm mang tính xã hội được truyền tải một cách thân thiện ở nơi làm việc là điều hết sức bình thường, nhưng có quá nhiều câu chuyện phiếm sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả những cá nhân có liên quan lẫn tổ chức nói chung.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đang nỗ lực để hạn chế những lỗ hổng này trong tổ chức của họ. Bạn cần để ý tới những nhóm nhân viên bất mãn đang tích cực giải quyết những nỗi bất hạnh đầy độc hại của họ.

4. Những hành vi đáng xấu hổ.

Trong cuốn Toxic Workplace, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng, những hành vi xấu hổ đang mang lại nhiều sự độc hại tại nơi làm việc.

Những hành vi xấu hổ bao gồm sự sỉ nhục, mỉa mai, nói xấu và móc lỗi. Những hành vi được xem là các lỗ hổng này được xem là những rào cản làm cản trở các doanh nghiệp trong việc tạo ra một môi trường tôn trọng lẫn nhau, một môi trường mà ở đó mọi người luôn nỗ lực để tạo ra những kết quả kinh doanh tích cực.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần nâng cao nhận thức về vấn đề, chủ động lên tiếng để xử lý những ai vi phạm, tạo ra một nền văn hóa tích cực và bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Elon Musk hợp tác với Netflix để phát trực tuyến sự kiện bay vào không gian của SpaceX

Nền tảng phát trực tuyến Netflix sẽ cung cấp “quyền truy cập chưa từng có” và phát sóng trong “thời gian gần thực” sự kiện không gian mang tầm sứ mệnh của SpaceX, công ty hàng không vũ trụ của Elon Musk.

Theo đó, Ngày 15 tháng 9 năm 2021 sẽ là ngày dự kiến ​​khởi động sứ mệnh Inspiration4 (The Inspiration4 Mission), sứ mệnh đầu tiên trong việc đưa một con tàu vũ trụ vào không gian mà không có bất cứ phi hành gia chuyên nghiệp nào trên tàu.

Sự kiện này của SpaceX sẽ được cập nhật và phát sóng trực tuyến trên nền tảng Netflix trong “thời gian gần thực”.

Vào ngày 19.8 vừa qua, Netflix đã công bố ra mắt loạt phim tài liệu mang tên Countdown: The Inspiration4 Mission to Space.

Loạt phim sẽ diễn ra trong 5 phân đoạn, nền tảng này sẽ cung cấp “quyền truy cập chưa từng có” về các chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên với phi hành đoàn chỉ gồm những hành khách không chuyên nghiệp, tức không có sự xuất hiện của phi hành gia.

Hai phân đoạn đầu tiên sẽ khởi chiếu vào thứ Sáu, ngày 6 tháng 9 và sẽ tập trung giới thiệu bốn thành viên của đoàn.

Vào ngày 13 tháng 9, hai phân đoạn tiếp theo sẽ ra mắt và chủ yếu đề cập đến những thời gian dài tập luyện và những bước chuẩn bị cuối cùng trước chuyến bay. Buổi ra mắt sẽ được phát trực tiếp từ kênh YouTube của Netflix.

“Phân đoạn cuối cùng sẽ ra mắt vào cuối tháng 9, “chỉ vài ngày sau khi” nhiệm vụ kết thúc”, Netflix cho biết trong một tuyên bố.

Phân đoạn cuối cùng này sẽ theo dõi hành trình “gần như trong thời gian thực” từ khi phóng tàu vũ trụ đến khi nó trở về Trái đất.

Nền tảng hứa hẹn sẽ cung cấp “quyền truy cập chưa từng có” vì nó sẽ bao gồm các hình ảnh từ bên trong tàu vũ trụ trong cuộc hành trình kéo dài ba ngày này.

Những điều bạn cần biết về sứ mệnh Inspiration4.

Vào ngày 15 tháng 9, SpaceX Dragon sẽ được phóng bằng tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ.

Tỷ phú người Mỹ Jared Isaacman, 38 tuổi, là người đã tài trợ cho dự án. Ngoài việc sở hữu một công ty tài chính, “ông trùm” này còn là một phi công và nhà thám hiểm vũ trụ.

Những người được chọn để đi cùng Isaacman vào vũ trụ là Hayley Arceneaux, 29 tuổi, một người sống sót sau căn bệnh ung thư nhi; Chris Sembroski, 41 tuổi, cựu sĩ quan Không quân Mỹ; và Sian Proctor, một giáo viên 51 tuổi.

Bốn thành viên trong phi hành đoàn không chuyên sẽ cất cánh trong tàu vũ trụ của Elon Musk, dành ba ngày bay quanh Trái đất ngoài độ cao của ISS và quay trở lại Trái đất.

Tàu vũ trụ của SpaceX cũng đã từng vận chuyển các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cho NASA.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Học cách xây dựng một đế chế riêng như Elon Musk

Sức ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk được thể hiện qua những yếu tố chính dưới đây. Nếu bạn cũng muốn xây dựng một sự nghiệp cho riêng mình. Bạn có thể ‘đánh cắp’ nó.

Elon Musk, từ một người tương đối ít tên tuổi trong ngành công nghệ trở thành một cái tên nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới với gần 60 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Twitter.

Musk từng tweet “Use Signal” và hàng triệu người sau đó đã chuyển từ ứng dụng nhắn tin phổ biến WhatsApp sang Signal. Signal Advance, một công ty hoàn toàn không liên quan đến những gì ông đang đề cập cũng chứng kiến ​​mức giá cổ phiếu của mình tăng vọt.

Khả năng gây ảnh hưởng tương tự như Elon Musk, có thể coi là một dạng quyền lực cao nhất trong thời kỳ số. Vậy làm thế nào ông có được sức mạnh đó – và chúng ta có thể học hỏi được gì từ ông?

Sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của Elon Musk.

Musk nổi tiếng trong nhiều năm qua nhờ nhiều sản phẩm và thành tựu khác nhau. Ông đã trở thành một triệu phú USD với việc bán công ty khởi nghiệp của mình, Zip2 khi chỉ mới 20 tuổi. Ông tiếp tục đồng sáng lập X.com và sau này trở thành Paypal.

Mặc dù thành lập SpaceX vào năm 2002, nhưng ông thực sự chỉ gây được sự chú ý lớn từ năm 2012. Vào tháng 5 năm đó, SpaceX đã phóng thành công tàu vũ trụ thương mại đầu tiên vào không gian, chính sự kiện này đã đưa ông trở thành tâm điểm của cả giới truyền thông và công nghệ.

Dưới đây là những gì đã khiến Elon Musk có ảnh hưởng lớn như vậy.

Elon Musk có tầm nhìn xa trông rộng.

Elon Musk được biết đến là người luôn có và đạt được những mục tiêu cao cả. Với công ty đầu tiên của mình, Zip2, ông và anh trai Kimball của mình đã tạo ra một bản đồ trực tuyến có thể giới thiệu các doanh nghiệp lân cận.

Đó là một khái niệm mà nhiều người trong chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình hôm nay, nhưng vào thời điểm đó, nó là một cái gì đó thực sự đột phá.

Với công ty tiếp theo, X.com, lần đầu tiên trong lịch sử, Elon Musk mang đến cho mọi người khả năng chuyển tiền trực tuyến.

Những thành tích đã được chứng minh này mang lại cho ông không chỉ danh tiếng mà còn là khả năng hiện thực hoá các mục tiêu của mình.

Vì vậy, khi ông nói rằng SpaceX sẽ hạ cánh trên sao Hỏa trong 15 năm tới hoặc Tesla sẽ cho ra đời một chiếc ô tô bay, không ít người trong chúng ta đều tin tưởng.

Bất kể ngành nghề của bạn là gì, bạn phải khác biệt hóa bản thân. Bạn nên mang lại những ý tưởng mới cho công việc của mình. Đặt mục tiêu, đạt được chúng và chứng minh rằng bạn là người có tầm nhìn xa trong lĩnh vực đó.

Elon Musk là một bậc thầy về công nghệ.

Không có gì ngạc nhiên khi Elon Musk có thể hoàn thành các mục tiêu của mình: ông đã dành phần lớn thời gian và cuộc sống của mình chỉ để làm và làm chủ công nghệ.

Năm 10 tuổi, ông bắt đầu nghiên cứu về máy tính, và đến năm 12 tuổi, ông đã có thể tạo ra và bán một trò chơi trên máy tính. Ở trường đại học, ông học kinh doanh, vật lý, vật lý năng lượng và kinh tế.

Với những kiến ​​thức nền tảng đó, ông đã không ngừng học hỏi và trưởng thành trong suốt nhiều vai trò của mình. Musk đã dành cả cuộc đời của mình chỉ để học về công nghệ và để có thể tạo ra những phát minh tốt hơn.

Quyết định đầu tư vào bản thân chưa bao giờ là một khoản đầu tư hoang phí. Mọi người đều muốn lắng nghe từ các chuyên gia. Khi bạn thể hiện rằng bạn nghiêm túc với chuyên môn của mình, mọi người sẽ coi trọng bạn.

Elon Musk luôn chia sẻ hành trình của mình.

Một phần vì ông đang tham gia vào lĩnh vực công nghệ, một lĩnh vực hiện được xem là xu hướng của tương lai, nên các dự án và tiến bộ mới của ông có nhiều khả năng được lan toả nhiều hơn. Tuy nhiên, về phần mình, mạng xã hội Twitter luôn là kênh chính để ông liên tục cập nhật những thông tin về hành trình phát triển của các dự án mà ông triển khai.

Trong một nghiên cứu, 65% người tham gia khảo sát nói rằng họ cảm thấy muốn gắn bó hơn với nhiều người nổi tiếng.

Mọi người muốn cảm thấy như họ luôn biết về một người nổi tiếng nào đó – giống như đó là một mối liên hệ cá nhân.

Nếu bạn ngại chia sẻ trên mạng xã hội, bây giờ là lúc để bạn vượt qua điều đó. Hãy chia sẻ hành trình của bạn và giúp bạn tiếp cận được với nhiều người hơn.

Elon Musk khá kỳ quặc.

Elon Musk là một người khá kỳ quặc – và đó là điều khiến ông trở nên đặc biệt hơn. Ông đã gây được sự chú ý khi giúp hình tượng của một chú cừu được lan truyền mạnh mẽ.

Điều này cho chúng ta thấy hai điều: ông không hoàn hảo và cũng không bị ảnh hưởng bởi văn hóa internet. Tiết lộ những điều kỳ quặc và khiếm khuyết của mình khiến ông dễ được công chúng quan tâm và tin tưởng hơn.

Khi bạn chia sẻ hành trình của mình trên các nền tảng trực tuyến, hãy trung thực. Không ai muốn xem một bộ phim với đầy rẫy những sự lừa dối và nghi ngờ cả.

Khi bạn thể hiện rằng bạn là một con người chứ không chỉ là một thương hiệu, mọi người sẽ có nhiều khả năng quan tâm hơn vào những gì bạn nói.

Elon Musk có ý niệm tốt.

Từ thời còn học đại học, ông đã suy nghĩ về những gì ông thực sự muốn cống hiến trong cả cuộc đời mình.

Cuối cùng, tầm nhìn mà ông có cho bản thân là “tạo điều kiện cho tương lai của nhân loại”.

Đó là một ý niệm cao cả và còn hơn thế nữa.

Từ công ty năng lượng mặt trời đến ô tô chạy bằng điện Tesla, Elon Musk đang nỗ lực hết mình để cung cấp cho mọi người các cách mới, bảo vệ môi trường và nhân loại.

Những gì bạn đang làm hôm nay sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn như thế nào trong tương lai? Khi bạn có câu trả lời, hãy chia sẻ nó.

Năng lực gây ảnh hưởng của Elon Musk là đỉnh cao của một số điều: kiến ​​thức chuyên sâu với những mục tiêu lớn hơn cả cuộc đời, sự sẵn sàng chia sẻ và cởi mở ngay cả khi nói về những sai sót của bản thân.

Bạn cũng hoàn toàn có thể làm điều gì đó tương tự !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Steve Jobs và SpaceX tiết lộ số lượng người nên có trong một cuộc họp – nó có thể không như bạn nghĩ

Quy tắc vàng của việc nên có tối đa tám người tham gia trong một cuộc họp đã quá lỗi thời. Tại sao nó đang bóp nghẹt sự sáng tạo của doanh nghiệp?

Steve Jobs Credit: Getty Images

Các cuộc họp kéo dài mà không có kết quả hoặc rất mất thời gian của nhiều người là một kết quả thường thấy khi có quá nhiều người tham gia, hoặc tệ hơn, quá nhiều người tham dự thụ động và không đủ người tham dự tích cực.

Lý thuyết về các nhóm nhỏ hơn để sáng tạo hơn và nhóm lớn hơn để tăng năng suất nhiều hơn không phải là mới. Steve Jobs là người ủng hộ cho các cuộc họp với các nhóm nhỏ.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít các doanh nghiệp vẫn đang phải vật lộn để thực hiện phương pháp đơn giản này.

Bản chất con người là thích được nhiều hơn. Về mặt tâm lý, bất cứ thứ gì ít hơn đều có thể bị cảm thấy là thiếu thốn hơn.

Nhưng khi nói đến sự đổi mới, sự dư thừa của những người tham gia thường sẽ dẫn đến sự thiếu sáng tạo và không mang lại kết quả.

Một cuộc họp kéo dài một giờ với tám người tức là chỉ có bảy phút rưỡi cho mỗi người. Và nếu cuộc họp đó chỉ kéo dài 30 phút, thì mỗi người tham gia chỉ có khoảng ba phút rưỡi.

Vì vậy, về cơ bản, bạn càng có nhiều người trong một cuộc họp, bạn càng làm loãng thời gian của mỗi người tham gia.

Đối với một công ty khởi nghiệp, đổi mới và hợp tác là điều tối quan trọng. Một cuộc họp đông đúc không chỉ dẫn đến ít khả năng sáng tạo, động não và ra ý tưởng hơn, mà còn ít có khả năng được ra quyết định hơn và thậm chí là còn có ít động lực hơn.

Người sáng tạo họ có ý tưởng và họ muốn được lắng nghe, nhưng nếu mọi cuộc họp đều bỏ lỡ những cơ hội để chia sẻ các ý tưởng – hoặc sự ra đời của một ý tưởng mới – thì đội nhóm hay cả sếp của bạn đều có thể tỏ ra không hài lòng.

Những ý tưởng tuyệt vời chỉ trở nên được truyền cảm hứng khi mọi người cảm thấy như thể họ có thể được lắng nghe và có khả năng được theo đuổi nhất.

Mặc dù tất cả mọi người trong nhóm đều có lý do và do đó họ cần một chỗ ngồi trong cuộc họp, nhưng nếu họ tham gia ‘chỉ để có mặt’ thì đó không phải là cách để xây dựng và phát triển sự hợp tác.

Trong khi việc Steve Jobs đảm nhận vai trò của những người tham gia cần thiết trong một cuộc họp có vẻ khắc nghiệt, nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc nắm giữ một vai trò cần thiết trong một cuộc họp cụ thể với một vai trò cần thiết trong một đội nhóm cụ thể.

Ví dụ như Dragon Crew-1 của SpaceX. Trong khi con tàu vũ trụ này có sức chứa tám người, nó chỉ hoạt động với một nửa công suất, tức chỉ với bốn phi hành gia tham gia.

Điều này xảy ra không phải là vì SpaceX đang thiếu nguồn nhân lực để lấp đầy những chiếc ghế trống đó, mà vì những người không cần thiết cho nhiệm vụ thì không cần tham gia.

Và mặc dù chỉ có bốn phi hành gia cần thiết trên tàu, nhưng toàn bộ nhiệm vụ đó, có sự tham gia của hàng chục thành viên cần thiết khác trong nhóm SpaceX.

Mặc dù quy mô của các cuộc họp phù hợp sẽ phụ thuộc vào đội nhóm của bạn, mục tiêu và doanh nghiệp của bạn, nhưng hãy tận dụng tối đa các cuộc họp sáng tạo của bạn bằng cách giới hạn số lượng người tham gia để đảm bảo mọi người trong cuộc họp thực sự là một người tham gia chủ động chứ không phải là khán giả.

Nó không nhất thiết phải là con số tám, tuy nhiên, ít hơn luôn tốt hơn.

Trong tất cả các cuộc họp bạn nên cung cấp cho nhân viên của bạn đủ không gian để khởi động cho sự sáng tạo của họ, tận dụng các ý kiến của họ thay vì chỉ ngồi nghe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Học được gì từ những ‘siêu năng lực’ như Elon Musk, Jeff Bezos và những doanh nhân khác

Có vẻ như hầu hết những doanh nhân thành công nhất đều có những ‘siêu năng lực’ nào đó. Tuy nhiên, bạn cũng có thể học hỏi từ những thành công và thất bại của họ để đưa công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Elon Musk | CEO at Tesla & SpaceX

Hẳn là đa số chúng ta không xa lạ gì với những cái tên như Elon Musk, Jeff Bezos, Branson, Bill Gates hay cả nhiều doanh nhân nổi tiếng khác.

Vậy điều gì làm cho những nhà lãnh đạo hay doanh nhân này thành công đến như vậy?

Đằng sau mỗi doanh nhân, có nhiều câu chuyện với nhiều sắc thái thành công và thất bại khác nhau. Những bài học kinh nghiệm đó là yếu tố chính đã giúp họ trở thành những người quyền lực nhất hiện nay.

Bằng cách đi sâu vào lịch sử của họ, bạn cũng có thể ‘đánh cắp’ những ‘siêu năng lực’ của họ và áp dụng chúng vào cuộc sống cũng như sự nghiệp của chính bạn.

1. Travis Kalanick: Uber.

Travis Kalanick, nhà đồng sáng lập Uber, từng được biết đến là người thất bại. Ông theo học Đại học California ở Los Angeles, nhưng sau đó bỏ học mà không có bằng cấp.

Ông là đồng sáng lập với hai công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ khác trước khi gia nhập Uber đó là Scour và RedSwoosh. Khi Scour bị kiện vì vi phạm bản quyền, ông đã phải nộp đơn xin phá sản.

‘Siêu năng lực’ của Kalanick là sự bền bỉ: Bất chấp những gì có thể sẽ là thất bại phía trước, Kalanick vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Ông đã không để sự thất bại trong sự nghiệp đại học hay sự phá sản của công ty đầu tiên ngăn cản mình.

Trong khi những người khác có thể sẽ từ bỏ, Kalanick biết rõ ông đang cần một điều gì đó lớn lao hơn, điều này cuối cùng đã khiến ông thành lập Uber, nền tảng sau đó đã góp phần phá vỡ mô hình taxi truyền thống trên thế giới.

Tại thời điểm tháng 7 năm 2021, Uber có giá trị thị trường gần 100 tỷ USD.

2. Elon Musk: SpaceX và Tesla.

Elon Musk có một lịch sử làm kinh doanh từ rất sớm. Ông là đồng sáng lập một công ty dịch vụ ngân hàng trưc tuyến (X.com) mà sau này trở thành PayPal. Sau đó, ông thành lập Zip2, đồng sáng lập Tesla, sáng lập SpaceX và mua lại SolarCity.

Đối với Elon Musk, vấn đề chính không phải chỉ là tiền. Ông từng đã tự hỏi bản thân: “Tôi muốn cống hiến công việc của cuộc đời mình cho điều gì?” và câu trả lời sau đó là “để tạo ra tương lai của nhân loại.”

Trong suốt tất cả những nỗ lực của ông, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu cuối cùng này – từ việc khởi động chuyến bay thương mại đầu tiên lên vũ trụ, cho phép mọi người chuyển sang ô tô điện đến việc phát triển SolarCity thành doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất ở Mỹ nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

Chắc chắn, tiền là một phần trong các dự án kinh doanh của ông, nhưng chúng được sử dụng cho mục đích cốt lõi lớn hơn, và điều đó đã tạo nên sự khác biệt.

3. Brene Brown: Giáo sư nghiên cứu, tác giả và CEO.

Brene Brown, một giáo sư nghiên cứu tại Trường công tác xã hội của Đại học Houston, chưa bao giờ đặt mục tiêu để trở thành một doanh nhân.

Công việc của bà là nghiên cứu về sự hổ thẹn (xấu hổ), tính dễ bị tổn thương, sự xứng đáng và lòng dũng cảm, điều đã giúp bà xây dựng nên hai cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.

Và cũng từ đó, công việc kinh doanh của bà đã bước sang một trang mới.

Bà hiện là giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc học tập (CLO) của The Daring Way.

Nếu suy nghĩ xa hơn. Nhiều doanh nhân thành công là bởi vì họ đã dám đi đến những nơi mà những người khác chưa từng đi.

Họ nghĩ xa hơn hiện những thứ ở thực tại. Brown chuyên nghiên cứu về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến tâm lý bởi vì bà biết rằng có những bài học cuộc sống rất lớn cần phải học, những bài học ấy đã biến bà từ một nhà giáo sư và tác giả thành một doanh nhân.

4. Jeff Bezos: Amazon.

Jeff Bezos hiện giữ vị trí số 1 trong danh sách những người có tải sản ròng lớn nhất hành tinh của Forbes với giá trị gần 200 tỷ USD.

Nhà sáng lập Amazon không phải lúc nào cũng có được thành công như hình ảnh mà nhiều người vẫn thấy; ông đã chứng kiến ​​rất nhiều thất bại trong các dự án kinh doanh của mình.

Ông bắt đầu công việc kinh doanh của mình trong nhà để xe tồi tàn của một ngôi nhà ở Seattle vào năm 1994, là nơi ông trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại.

Tuy vậy, Jeff Bezos luôn có tầm nhìn rõ ràng, có kế hoạch cho những tham vọng của mình.

Ông đã từng tuyên bố rằng một ngày nào đó ông sẽ cung cấp mọi cuốn sách đến trong tầm tay của bạn chỉ trong vòng 60 giây.

Giờ đây, Amazon Kindle là một trong những thiết bị đọc sách điện tử phổ biến nhất trên thị trường và dĩ nhiên, ông đã thực hiện tốt lời hứa của mình.

Từ nhà để xe vào năm 1994 cho đến một trong những người thành công nhất trên thế giới, Jeff Bezos đang ở được nơi mà ông muốn bởi vì ông rất rõ ràng về mục tiêu và kiên định với tầm nhìn của chính mình.

Với bạn thì sao? ‘siêu năng lực’ mà bạn đang xây dựng là gì? Có một điều mà cả bạn và tôi đều cần phải biết đó là: Chấp nhận thất bại và kiên định với mục tiêu dài hạn của mình là một trong những thành phần không thể thiếu để thành công !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Elon Musk: “Đôi khi làm nhiều việc tốt hơn là chỉ có duy nhất một công việc”

Đối với tỷ phú Elon Musk, mỗi công việc chính là mỗi dự án phụ. Ông là một trong số ít những người cho rằng làm nhiều việc khác nhau sẽ tốt hơn là chỉ làm duy nhất một công việc (fulltime). 

Elon Musk: "Đôi khi làm nhiều việc tốt hơn là chỉ có duy nhất một công việc"
Elon Musk | CEO Tesla & SpaceX

Trong một cuộc phỏng vấn tại Mobile World Congress ở Barcelona. Elon Musk đã nói về sự phát triển và triển khai Starlink.

Nếu bạn chưa biết, Starlink là một kế hoạch lớn của Elon Musk để ‘trải thảm bầu trời’ bằng các vệ tinh quỹ đạo thấp để tiếp cận các khu vực dân cư thưa thớt với Internet tốc độ cao.

Trong buổi phỏng vấn, Elon Musk nói:

“Cần có kết nối ở những nơi không có ngay bây giờ, hoặc những nơi mà các kết nối đang rất hạn chế và tốn kém.”

Đó có thể là một phát biểu khá nhẹ nhàng, tuy nhiên, rõ ràng là Elon Musk có những kế hoạch đầy tham vọng cho công ty của mình đằng sau các ý định đó.

Ông nói tiếp:

“Chúng tôi đang trên đường đạt được vài trăm nghìn người dùng – và có thể hơn 500.000 người dùng trong vòng 12 tháng”.

Khi nghe phát biểu này, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc quyết tâm của Elon Musk lớn đến như thế nào, chúng ta có thể nghĩ đây là một dự án chính và nó sẽ chiếm hầu hết thời gian của ông.

Nhưng trên thực tế, chính xác mà nói, đó chỉ là một dự án phụ nằm trong một dự án phụ khác của Elon Musk – SpaceX, công ty về không gian mà Elon Musk làm CEO.

Chắc chắn, SpaceX và Starlink đều mang những sứ mệnh thú vị và to lớn, tuy nhiên điều đó không thay đổi một thực tế rằng về cơ bản đó là những công việc phụ.

Đến đây, nhiều người lại có thể nghĩ đến Tesla, nhà sản xuất xe điện và năng lượng mặt trời này là công việc chính của ông. Nhưng một lần nữa, Elon Musk không phải là CEO toàn thời gian (fulltime) tại Tesla.

Đôi khi làm nhiều việc lại tốt hơn rất nhiều so với chỉ làm duy nhất một công việc.

Một số người có thể cống hiến hoàn toàn cho một sự nghiệp hoặc công việc nào đó. Điều đó thật cao quý, nhưng nó chắc chắn không phải là cách mà tất cả mọi người đều áp dụng và thậm chí nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho nhiều người.

Đặc biệt là đối với các doanh nhân hay những người có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao.

Các doanh nhân có xu hướng có nhiều ý tưởng lớn hơn là những gì họ có thể phù hợp với một công ty hoặc một dự án nhất định. Nó thường đi kèm với những sự sáng tạo và động lực để đưa các ý tưởng ra khỏi đầu của họ và chạm vào thế giới thực.

Rất nhiều điều thực sự tuyệt vời đã xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới dưới dạng các dự án phụ như: Gmail, Pixar, Slack và ngay cả Nike.

Bây giờ, hãy thử nhìn đối thủ chính của Elon Musk cho danh hiệu “người đàn ông giàu nhất thế giới”, Jeff Bezos.

Chắc chắn, Bezos được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhà sáng lập và và CEO của Amazon, nhưng ông cũng là chủ sở hữu của Blue Origin, một nỗ lực khác tập trung vào không gian, cũng như The Washington Post, một trong những trang tin hàng đầu.

Một trong những lý do chính mà Jeff Bezos rời bỏ vị trí CEO là để ông có thể dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích khác.

Chắc chắn, bạn có thể tranh luận rằng các tỷ phú như Elon Musk hay Jeff Bezos có lợi thế hơn hẳn mọi người khác vì họ có đủ sự giàu có để lựa chọn, nhưng nhiều người lại cho rằng chính sự lựa chọn của họ đã khiến họ có thể thành công ngay từ đầu.

Các dự án phụ và trí tuệ xảm xúc.

Khi xem các công việc nào đó chỉ là các dự án phụ, bạn có những lợi thế nhất định. Trong trường hợp của Elon Musk, ông sẵn sằng thử tất cả mọi thứ vì ông vốn coi nó hay những công việc khác chỉ là những dự án phụ.

Đây chính là một phần của người có trí tuệ cảm xúc cao. Khi một cái gì đó là dự án phụ của bạn, bạn xử lý nó khác rất nhiều so với các công việc toàn thời gian hàng ngày của bạn.

Điều quan trọng ở đây là vì các công việc hay dự án đó không phải là công việc (được giao) đơn thuần, mà vì đó là thứ bạn yêu thích (để làm).

Khi bạn làm điều gì đó vì bạn yêu thích nó, nó sẽ giúp bạn nỗ lực hết mình. Bạn sẵn sàng hy sinh và chấp nhận mọi rủi ro nếu có thay vì đổ lỗi cho người khác vì những áp đặt.

Tất nhiên, thật tuyệt vời nếu các dự án phụ của bạn kiếm được tiền.

Điều tuyệt vời khi có một dự án phụ là nó cung cấp cho bạn một lối thoát để bạn tự thôi thúc chính bản thân mình làm một điều gì đó khác biệt.

Nó cung cấp cho bạn một nơi để định hướng lại năng lực sáng tạo của bạn, giúp bạn dễ dàng tập trung vào những việc bạn phải làm hơn.

Điều này đưa chúng ta quay trở lại với Elon Musk, người rõ ràng là một trong những doanh nhân sáng tạo nhất trong thế hệ của mình.

Trong cuôc sống, chắn chắn không ai có thể biết được ‘chắc chắn mình là ai’ ngay từ đầu.

Thế nên, đừng hạn chế bản thân mình thử bất cứ điều gì mới, miễn là bạn yêu thích nó !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Elon Musk khuyên CEO: “Hãy tập trung để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời và đừng họp hành quá nhiều”

Elon Musk, nhà sáng lập Tesla và SpaceX khuyên các CEO: Hãy tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất có thể, tìm kiếm những phản hồi tiêu cực của khách hàng và bớt họp hành hoặc trình chiếu PowerPoints.

Elon Musk, CEO of Tesla

Tại buổi hội nghị dành cho các CEO, WSJ CEO Summit. Khi được hỏi rằng “Các CEO từ các tập đoàn ở Mỹ có đủ tập trung vào việc cải tiến sản phẩm không?” Elon Musk trả lời: “Tôi nghĩ là không”.

Theo Elon Musk, các CEO nên dành ít thời gian hơn vào những thứ như tài chính và dành nhiều thời gian hơn để “cố gắng làm cho các sản phẩm của bạn tuyệt vời nhất có thể”.

Musk kêu gọi các CEO nên tự hỏi: “Sản phẩm của chúng ta có tuyệt vời như vậy không?” “Chắc có lẽ là không? Chúng ta nên làm gì để biến nó trở nên tuyệt vời hơn?”

Tại hội nghị WSJ CEO Summit, Elon Musk nói:

“Tôi thực lòng muốn nói cho bất kỳ ai đang lắng nghe … hãy dành ít thời gian hơn trong các cuộc họp, ít thời gian hơn trên các bài thuyết trình PowerPoint, ít thời gian hơn trên bảng tính và nhiều thời gian hơn tại các nhà máy hoặc thời gian với khách hàng.”

“Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là nên trở thành một ‘người hoàn hảo tuyệt đối nhất về các sản phẩm hoặc dịch vụ chúng ta tạo ra’, tìm kiếm những phản hồi tiêu cực từ mọi góc độ … từ khách hàng … thậm chí là từ những người không phải là khách hàng.”

“Ngay cả khi một giám đốc điều hành không chuyên về đổi mới sản phẩm, Elon Musk cho biết kỹ năng này ‘có thể học được’. Đó không phải là điều gì đó quá bí ẩn.”

Elon Musk nói tiếp:

“Trên thực tế, vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ ngày nay có thể là có ‘quá nhiều doanh nghiệp đang được điều hành bởi những người có bằng MBA'”.

* MBA: viết tắt của Master of Business Administration, Bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bí quyết giúp Stripe vượt qua SpaceX để trở thành ‘kỳ lân công nghệ’ lớn thứ 3 thế giới

Với định giá 95 tỷ USD, Stripe đã vượt lên SpaceX của tỷ phú Elon Musk để trở thành kỳ lân công nghệ lớn thứ 3 thế giới.

Co-founder Stripe | John Collison

Công ty công nghệ tài chính Stripe đã công bố khoản tài trợ 600 triệu USD, đồng thời nâng mức định giá lên tới 95 tỷ USD. Đây là công ty Unicorn được định giá cao thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Bytedance và Ant Group.

Các nhà đầu tư tham gia tài trợ bao gồm Allianz SE, AXA SA, Baillie Gifford, Fidelity Management & Research Co, Sequoia Capital và Cơ quan Quản lý Kho bạc Quốc gia Ireland (NTMA). Kể từ khi được cấp vốn Series A của công ty, Sequoia Capital đã tiếp tục tăng cường đầu tư.

Theo đó, Stripe sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào các hoạt động ở châu Âu, đặc biệt là trụ sở chính ở Dublin (Ireland), để hỗ trợ nhu cầu tăng cao của các công ty khổng lồ trên khắp châu Âu và mở rộng mạng lưới thanh toán, tài chính toàn cầu.

Chúng tôi đang đầu tư nhiều hơn vào châu Âu trong năm nay, đặc biệt là ở Ireland”, John Collison, chủ tịch và đồng sáng lập của Stripe nói.

Phó thủ tướng Ireland, Leo Varadkar, cho biết trong một tuyên bố, mối quan hệ đối tác giữa nhà nước Ireland và Stripe sẽ tạo ra hơn 1.000 việc làm trong 5 năm và thúc đẩy nền kinh tế nước này.

Mặc dù Stripe đã xử lý hàng trăm tỷ USD mỗi năm cho hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới, nhưng cơ hội phía trước còn lớn hơn nhiều … so với khi công ty được thành lập 10 năm trước”, Dhivya Suryadevara, Giám đốc tài chính của Stripe chia sẻ.

Đối với nhiều người, Stripe không phải là một cái tên quen thuộc. Công ty này được thành lập từ năm 2010, tuy muộn nhưng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Paypal.

Những người sáng lập công ty là cặp anh em người Ireland – Patrick Collison và John Collison, mục đích ban đầu nhằm bỏ qua hệ thống tài chính truyền thống và cho phép các cá nhân, doanh nghiệp thanh toán qua Internet.

Vào tháng 6/2010, Stripe nhận được quỹ hạt giống từ Y. Combinator. Đến tháng 5/2011 tiếp tục nhận được 2 triệu USD từ Sequoia Capital và một số quỹ đầu tư mạo hiểm khác.

Năm 2012, một tập đoàn do Sequoia Capital dẫn đầu đã đầu tư thêm 18 triệu USD. Năm 2016, định giá tài chính công ty này đã đạt 9 tỷ USD và lên tới 20 tỷ USD vào năm 2018.

Tính đến tháng 4 năm ngoái, Stripe đã được định giá 36 tỷ USD, đứng sau SpaceX của Elon Musk. Theo vòng tài trợ mới nhất, trong chưa đầy một năm, định giá của Stripe đã tăng gần hai lần và giành lấy vị trí thứ 3 của SpaceX trên bảng xếp hạng các công ty kỳ lân công nghệ hiện tại.

Stripe hiện đang hoạt động tại 42 quốc gia, 31 trong số đó là ở Châu Âu. Hoạt động kinh doanh tại nơi này rất quan trọng đối với sự phát triển gần đây của công ty, vì vậy Stripe (có trụ sở tại San Francisco) đã thành lập trụ sở thứ hai tại Dublin, Ireland và đầu tư một lượng lớn vốn từ vòng tài trợ này ở châu Âu.

Ngoài thị trường châu Âu và châu Mỹ, nhiều công ty lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên lục địa châu Phi cũng đang hợp tác với nền tảng này.

Sự nổi lên của Stripe không thể tách rời thương mại điện tử. Thanh toán TMĐT xuyên biên giới đã trở thành một trong những trở ngại đối với nhiều người bán vừa và nhỏ, trong việc thiết lập các trang web thương mại điện tử độc lập.

Stripe cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Internet và tất cả các công ty đều có thể sử dụng Stripe để thu tiền thanh toán, cũng như quản lý các hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Người mua trực tuyến có thể sử dụng thẻ tín dụng phổ thông của phương Tây, chẳng hạn như MasterCard, VISA, American Express…hoặc sử dụng Alipay và WeChat, những thứ mà người dùng Trung Quốc quen dùng để thực hiện thanh toán mua sắm trực tuyến.

Stripe thu hoa hồng từ mỗi giao dịch và tính phí “2,9% + 0,3 USD” cho mỗi giao dịch thành công. Các công ty đối tác của kỳ lân công nghệ này đông đảo và đa dạng về quy mô, trong đó bao gồm Amazon, Google, Microsoft hay các ứng dụng gọi xe như Didi của Trung Quốc và Grab tại ĐNÁ.

Gần đây, Stripe cũng đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang tài chính ngân hành khi hợp tác với Citigroup, Goldman Sachs, Barclays Investment Bank để cung cấp dịch vụ tài khoản séc thông qua các công ty thương mại điện tử.

Đại dịch bắt đầu vào năm ngoái đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử toàn cầu, khiến các nền tảng thanh toán kỹ thuật số thậm chí còn được ưa chuộng đầu tư hơn. Thống kê cho thấy kể từ khi xảy ra dịch bệnh, hơn 200.000 công ty mới ở châu Âu đã đăng ký trên nền tảng Stripe.

Mặc dù định giá của Stripe gia tăng nhanh chóng, nhưng công ty hiện không muốn bước chân vào thị trường vốn.

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, các giám đốc điều hành công ty cho biết, trọng tâm của hoạt động tài trợ ngắn hạn cho Stripe không phải là IPO và hợp tác với các nhà đầu tư dài hạn có cùng chí hướng. “Trong 10 năm tới hoặc thậm chí lâu hơn, sẽ còn rất nhiều điều thú vị”, Dhivya Suryadevara hé lộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Elon Musk: Cách để trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào

Elon Musk – Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tesla có một điểm mạnh chính yếu mà hầu hết chúng ta nên áp dụng.

Elon Musk là một trong những người thông minh nhất, giàu có nhất và quyền lực nhất thế giới, và ông cũng không ngại ngùng thể hiện năng khiếu bẩm sinh của mình khi tham gia các dự án mới.

Người đứng sau những cái tên như SpaceX, Tesla và Boring Company nổi tiếng này là một người làm việc chăm chỉ, dành 85 giờ mỗi tuần làm việc cho các dự án và doanh nghiệp mà mình đam mê.

Elon Musk có một sự theo đuổi không ngừng nghỉ về kiến ​​thức và tài năng trong việc áp dụng việc học của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông vốn được mệnh danh là một ‘đa tài năng tinh túy hiện đại’.

Khi nói về việc truyền cảm hứng cho bạn khi theo đuổi những tham vọng của riêng mình.

Đây là chìa khoá mà Elon Musk đưa ra để học hỏi và lưu giữ thông tin mới:

“Điều quan trọng là phải xem kiến ​​thức như một loại cây ngữ nghĩa – hãy đảm bảo rằng bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản, tức là xây dựng phần thân và cành lớn trước khi bạn đi sâu vào các chi tiết hay lá cây nếu không chúng sẽ không có gì để bám vào.”

Một ‘người đa năng‘ chuyên nghiệp.

Tuyên bố của Elon Musk đi ngược lại với nhiều lời khuyên truyền thống rằng để trở nên thành công, bạn phải chuyên môn hóa và trở nên thành thạo trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó.

Tuy nhiên, Elon Musk đã nhiều lần chứng minh rằng việc khái quát hóa kiến thức hay trở thành một người đa năng không chỉ khả thi mà còn giúp mang lại lợi thế cao hơn.

Theo định nghĩa, một ‘người đa năng’ là người có khả năng đạt được kiến ​​thức chuyên môn trong các lĩnh vực, ngành, kỹ năng và chủ đề khác nhau.

Những người đa năng ​​trong suốt lịch sử, chẳng hạn như Leonardo da Vinci, Thomas Edison và Nikola Tesla, đã tạo ra sự đổi mới thông qua những kiến ​​thức rộng lớn như vậy.

Là một người đa kiến ​​thức hiện đại, Elon Musk chứng minh rằng việc nghiên cứu rộng rãi trên nhiều lĩnh vực kiến ​​thức khác nhau có thể mang lại cho bạn lợi thế rất lớn để thúc đẩy sự đổi mới.

Elon Musk có thể tích hợp sự kết hợp độc đáo giữa các kỹ năng và kiến ​​thức và chuyển giao việc học tập của mình qua các lĩnh vực khác nhau.

Bạn có thể không có thời gian và năng lượng để dành 85 giờ mỗi tuần để trau dồi kỹ năng và kiến ​​thức, nhưng bạn vẫn nên đầu tư một chút nỗ lực để phát triển hay thăng tiến.

Khái niệm “cây ngữ nghĩa” của Elon Musk.

Khái niệm “cây ngữ nghĩa” là tất cả những thứ về việc giải mã kiến ​​thức thành các nguyên tắc cơ bản để bạn có thể xây dựng việc học của mình trên một nền tảng vững chắc hơn.

Elon Musk đã đọc rất nhiều từ thời còn niên thiếu để thỏa mãn ‘cơn khát’ kiến ​​thức cũng như tham vọng của mình.

Sau đây là quy trình 04 bước đơn giản để bạn tiếp cận một chủ đề mới:

  1. Xác định chủ đề của bạn. Tìm một số bài học giới thiệu hoặc nguồn của một số bài luận cơ bản như sách giáo khoa đại học hoặc các bài báo trên tạp chí có uy tín, để bạn có thể có được cái nhìn tổng quan đáng tin cậy về các nguyên tắc cơ bản.
  2. Ghi chép. Tóm tắt các sự kiện và ý tưởng chính bằng lời lẽ của riêng bạn để đảm bảo rằng bạn hiểu những gì bạn đã đọc. Đọc lại ghi chú của bạn nhiều lần cho đến khi chúng thực sự có ý nghĩa với bạn.
  3. Mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn. Khi bạn đã nắm vững được các nguyên tắc cơ bản, hãy tìm kiếm các nguồn bổ sung cao hơn bằng cách kiểm tra các tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn từ tài liệu gốc của bạn (nếu có).
  4. Tự kiểm tra. Nếu thông tin bạn đã học là thực tế, hãy thử nó trong cuộc sống thực. Nếu nó là lý thuyết, hãy cố gắng giải thích nó bằng những thuật ngữ đơn giản cho bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình để kiểm tra sự hiểu biết của bạn.

Mở rộng sự hiểu biết của bạn về các lĩnh vực khác nhau có thể là phần thưởng cá nhân lẫn nghề nghiệp lớn nhất bạn nên có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Elon Musk quyên góp 5 triệu USD để cung cấp giáo dục miễn phí cho sinh viên

Người giàu nhất thế giới mới vừa có kế hoạch giúp đỡ sinh viên trên toàn cầu.

Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, Elon Musk, đã quyên góp 5 triệu USD cho Học viện Khan, một tổ chức phi lợi nhuận sử dụng nội dung kỹ thuật số từ YouTube, các ứng dụng di động và trang web để theo dõi tiến độ và đưa ra các bài tập thực hành.

Khoảng 20 đến 30 triệu sinh viên trên toàn thế giới sử dụng Học viện Khan mỗi tháng và người sáng lập công ty, Ôn Salman Khan, đã cảm ơn Elon Musk trong một video trên YouTube, nói rằng:

“Điều này sẽ thúc đẩy nội dung khoa học của chúng tôi, cho phép chúng tôi làm được nhiều hơn khi học sớm hơn, cho phép chúng tôi làm cho phần mềm và bài tập thực hành trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với hàng triệu sinh viên và giáo viên trên khắp thế giới”.

Bản thân Ông Khan đã được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất do Tạp chí TIME bình chọn vào năm 2012 do các mục tiêu rộng lớn của học viện.

Nền tảng này có sẵn bằng tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Trong khi đó, Elon Musk đã gây chú ý khi vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới theo Bloomberg, tăng tài sản của ông thêm 166 tỷ USD chỉ trong một năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Ứng dụng nhắn tin của người giàu nhất thế giới

Sau khi đóng tài khoản Facebook, giờ đây Elon Musk bỏ cả WhatsApp và chuyển sang Signal, một ứng dụng nhắn tin có tính bảo mật cao hơn.

Hôm 7/1, nhà sáng lập Tesla công khai chỉ trích Facebook trong việc thay đổi chính sách về quyền riêng tư trên WhatsApp và kêu gọi mọi người chuyển sang dùng Signal. Bài viết này đã được CEO Twitter Jack Dorsey đăng lại.

Không lâu sau đó, Signal thông báo họ đang làm việc tích cực để giải quyết tình trạng gia tăng đột ngột số lượng người dùng đăng ký mới, động thái cho thấy lời kêu gọi của Elon Musk đã có ảnh hưởng nhất định.

Đây không phải là lần đầu tiên CEO Tesla lời qua tiếng lại với Facebook về vấn đề quyền riêng tư. Năm 2018, Musk không chỉ xóa Facebook cá nhân mà còn đóng trang của các công ty Tesla và SpaceX.

Cả 2 ứng dụng nhắn tin WhatsApp và Signal đều từng có những vấn đề về bảo mật. Tuy nhiên, nền tảng thuộc sở hữu của Facebook công khai thu thập thông tin cá nhân của người dùng để chia sẻ với tập đoàn mẹ, trong khi Signal lại phản đối việc này, thậm chí cho phép nhắn tin ẩn danh.

Signal là ứng dụng mã nguồn mở được cung cấp miễn phí bởi tổ chức phi lợi nhuận Signal Foundation. Nền tảng này có tính bảo mật chặt chẽ, được những người đề cao về quyền riêng tư như Edward Snowden tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.

Signal sử dụng số điện thoại để định danh và mã hóa đầu cuối mọi thông tin nhằm bảo mật khi liên lạc. Theo công bố của đơn vị phát triển, họ không lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào của người dùng trên máy chủ.

Chức năng chính của Signal là gửi tin nhắn văn bản, video, âm thanh và hình ảnh được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối. Người dùng cũng có thể sử dụng Signal để thực hiện các cuộc gọi thoại và video, một với một hoặc nhiều người.

Ngoài ra, Signal còn hỗ trợ đặt mật khẩu truy cập ứng dụng, không hiển thị nội dung trong thông báo tin nhắn đến trên màn hình, tự động xóa tin nhắn.

Với sự xác nhận của Musk và Dorsey, sẽ có thêm nhiều người dùng “dọn nhà” từ các ứng dụng khác (như WhatsApp) sang nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Elon Musk vượt Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất hành tinh

Elon Musk đã trở thành người giàu nhất hành tinh, vượt qua Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos, nhờ giá cổ phiếu Tesla tiếp tục tăng. Elon Musk hiện có giá trị khoảng 188 tỷ USD, theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg.

“Thật kỳ lạ,” Musk đã tweet hôm thứ Năm. “Chà, quay lại làm việc thôi …”

Việc Elon Musk làm lu mờ khối tài sản khoảng 187 tỷ USD của chính Jeff Bezos, đánh dấu bước phát triển mới nhất trong cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều năm giữa hai ông trùm công nghệ – một cuộc chiến thường tập trung vào thành tựu của các doanh nghiệp tương ứng.

Jeff Bezos được cho là rất ghen tị với thành công của Elon Musk trong việc đảm bảo gói ưu đãi trị giá 1,3 tỷ USD cho Tesla’s Gigafactory ở Nevada.

Bezos có một công ty bay vũ trụ ở Blue Origin cũng giống như Musk làm với SpaceX. Hai ‘ông trùm’ cũng đã trao đổi ngớ ngẩn về tên lửa của họ và thậm chí tranh giành bất động sản của NASA.

Musk chỉ mới vượt qua Bill Gates vào tháng 11 để trở thành người giàu thứ hai thế giới. CEO Tesla đã chứng kiến ​​khối tài sản cá nhân của mình tăng vọt vào năm 2020 lên tới hơn 150 tỷ USD, một phần lớn là do Musk sở hữu rất nhiều cổ phiếu Tesla – thực tế là khoảng 20% ​​công ty.

Với việc cổ phiếu của Tesla cũng đã tăng vượt ngưỡng trong khoảng năm ngoái, khi Musk đưa công ty thoát khỏi cái gọi là “địa ngục sản xuất” và tăng đáng kể doanh số bán xe điện của mình, nhờ vào mẫu sedan Model 3 và Model Y giá cả phải chăng hơn SUV.

Điều đó trùng hợp với sự gia tăng đáng kinh ngạc của các nhà đầu tư bán lẻ, những người sẵn sàng mua toàn bộ ‘câu chuyện’ của Tesla hơn nhiều người ở Phố Wall trước đây.

Lượng cổ phiếu của vị CEO tỷ phú này tiếp tục tăng, đặc biệt là sau khi ông ký một gói bồi thường 10 năm với công ty vào năm 2018, điều này giúp gắn chặt hơn nữa thu nhập của ông với giá cổ phiếu và mục tiêu doanh thu của Tesla.

Ông được trao một loạt các ‘quyền chọn mua’ cổ phiếu của công ty mỗi khi đạt được một cột mốc quan trọng mới; đợt đầu tiên mà Ông nhận được vào đầu năm nay, trị giá khoảng 800 triệu USD.

Giống như hầu hết các tỷ phú, Musk chỉ thấy khối tài sản tổng thể của mình tăng lên trong thời kỳ đại dịch coronavirus.

Nhưng không giống như nhóm đồng nghiệp đó, Musk tuyên bố trước tòa là “nghèo tiền mặt” và “kém thanh khoản về tài chính” vào năm 2019 và nói năm ngoái rằng ông sẽ bán “hầu hết tất cả tài sản vật chất”, bao gồm cả các biệt thự của mình.

Ông nhận các khoản vay đối với cổ phiếu khiến Ông trở nên giàu có và đổ lại số tiền đó vào các công ty của mình, như khi Ông đã từng đổ khoảng 100 triệu USD vào The Boring Company vào năm 2018.

Musk có một lịch sử lâu dài trong việc sử dụng tài sản cá nhân của mình để hỗ trợ cho những nỗ lực mới, cũng như Ông đã tài trợ cho Tesla và SpaceX sau khi trở thành triệu phú điều hành Zip2 và PayPal.

Musk hiện có thể nói là người giàu nhất hành tinh theo tiêu chuẩn của các trang web tập trung vào tiền như Bloomberg và Forbes, mặc dù họ có xu hướng tập trung vào việc tính toán các tài sản có thể nhận biết được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Elon Musk: “Muốn thành công bạn cần có được cảm hứng mạnh”

Mỗi người trong chúng ta đều thành công dựa trên những con đường khác nhau, những thứ năng lực và kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên với Elon Musk, thành công chỉ xảy ra khi bạn có cảm hứng đủ mạnh với những gì bạn làm.

Khi nhà thám hiểm nổi tiếng Ernest Shackleton đang tuyển dụng những người đàn ông đi cùng trong chuyến thám hiểm hoàng gia xuyên Nam Cực năm 1914 của mình, câu chuyện kể rằng ông đã xuất bản quảng cáo này cho việc tìm ứng viên: “Những người đàn ông muốn có những hành trình nguy hiểm. Lương ít, giá lạnh cay đắng, hàng tháng dài chìm trong bóng tối, nguy hiểm triền miên, không mấy an toàn.

“Mặt Trăng và Sao Hỏa thường được coi là ‘lối thoát’ cho những người giàu có, nhưng hoàn toàn không phải như vậy”, ông nói tại hội nghị âm nhạc và công nghệ South by Southwest.

“Đối với những người đầu tiên lên sao Hỏa, điều đó sẽ nguy hiểm hơn nhiều,

Nó giống như quảng cáo của Shackleton dành cho những người muốn khám phá Bắc Cực: khó khăn, nguy hiểm, khốc liệt, sự phấn khích cho những người sống sót”.

Nhưng điều này đối với nhiều người lại là cơ hội đang chờ đợi. Elon Musk nói: “Sẽ có một sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh, bởi vì Sao Hỏa sẽ cần mọi thứ, từ xưởng đúc sắt đến bánh pizza”.

Đối với bản thân tỷ phú này, tầm nhìn về việc tạo ra một biên giới mới với tư cách là một nhà thám hiểm là một phần trong tư duy đã thúc đẩy thành công của ông: tập trung vào sự lạc quan và từ chối những hạn chế.

“Bạn muốn thức dậy vào buổi sáng và nghĩ rằng tương lai sẽ trở nên tuyệt vời, và đó là tất cả những gì của một nền văn minh du hành vũ trụ,” Musk nói tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế năm 2017.

“Đó là về việc tin tưởng vào tương lai và suy nghĩ rằng tương lai sẽ tốt hơn quá khứ. Và tôi không thể nghĩ ra điều gì thú vị hơn việc được ra ngoài đó và trở thành một trong những ngôi sao của vũ trụ”.

Cuộc sống trên sao Hỏa là mục tiêu của SpaceX và Elon Musk, nhằm mục đích sử dụng tên lửa tái sử dụng để cuối cùng tạo ra “một nền văn minh tự duy trì” ở đó. Tại South by Southwest vào năm 2013, Musk cho biết ông sẽ đích thân lên Sao Hỏa khi công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi ông vắng mặt.

“Tôi sẽ đi nếu tôi có thể yên tâm rằng SpaceX sẽ tiếp tục mà không có tôi,” Ông nói. “Tôi đã nói rằng tôi muốn chết trên Sao Hỏa, chỉ cần không bị va chạm.”

Mặc dù Elon Musk có rất nhiều điều để nói về ngày tận thế trên Trái đất – dự đoán trí thông minh nhân tạo và chiến tranh thế giới thứ 3 sắp xảy ra có thể hủy diệt nền văn minh – việc tập trung vào cải tiến chính là động lực chính cho Ông.

“Có rất nhiều điều tiêu cực trên thế giới. Có rất nhiều điều khủng khiếp đang xảy ra khắp nơi trên thế giới” Musk nói trong lần xuất hiện tại South by Southwest. “Có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, có rất nhiều thứ đau khổ và khiến bạn thất vọng.”

Elon Musk khuyên bạn nên tìm công việc có mục đích và tập trung vào những thay đổi tích cực mà bạn có thể có sức ảnh hưởng.

“Cuộc sống không thể chỉ là giải quyết hết những vấn đề đau khổ này đến vấn đề khác, đó không thể là điều duy nhất,” Ông nói. “Cần có những thứ truyền cảm hứng cho bạn, khiến bạn vui khi thức dậy vào buổi sáng và trở thành một phần của nhân loại”.

Đối với Ông, đó là những gì làm cho việc giải quyết những chuyến bay xuyên vũ trụ, xe điện, đường hầm, trí tuệ nhân tạo và có lẽ là một dự án truyền thông mới, là những mục tiêu đáng giá.

“Điều thúc đẩy tôi là tôi muốn có thể suy nghĩ về tương lai và cảm thấy hài lòng về điều đó” Musk nói vào năm 2017 với Hiệp hội Thống đốc Quốc gia.

“Rằng chúng tôi đang làm những gì có thể để có một tương lai tốt nhất có thể, được truyền cảm hứng từ những gì có thể xảy ra và hướng tới những ngày tiếp theo của nhân loại”.

“Đó là điều thực sự đã thúc đẩy tôi, tôi đang cố gắng tìm ra các cách để đảm bảo mọi thứ trở nên tuyệt vời”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cẩm Tú | MarketingTrips 

Khám phá CV của Elon Musk xem có gì

Elon Musk gắn liền với những cái tên như SpaceX, Tesla, PayPal, eBay, Boring Company và nhiều thương hiệu khác. CV (Curriculum Vitae) của ông cũng chứa đựng nhiều thứ thú vị.

Elon Musk được cho là một trong số ít người trên trái đất có tác động to lớn đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta.

Có thể là công nghệ vũ trụ, giao thông vận tải, hay thậm chí là thanh toán trực tuyến, Musk đã hình dung và sau đó thực hiện tất cả.

Ngày nay, Elon Musk được kết hợp với những cái tên như SpaceX, Twitter, Tesla, PayPal, eBay, Boring Company và nhiều thương hiệu khác đã thu hút sự quan tâm của Ông trước đây.

Bản sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc (CV) nêu bật Elon Musk là ứng cử viên cho một công ty tương lai nào đó mà có lẽ chính ông sẽ xây dựng, hiện đang trở thành nguồn cảm hứng cho những người tìm việc trên khắp thế giới.

Tóm tắt kinh nghiệm làm việc trong sơ yếu lý lịch không phải là thứ chúng ta chưa biết, nhưng điều khiến người ta chú ý ở đây là phần ‘Thành tích & Chứng chỉ’, Elon Musk mô tả Ông là “Người giàu thứ 53 trên thế giới”.

Elon Musk cũng được phong tặng tư cách thành viên danh dự của IEEE (Hội Kỹ sư Điện và Điện tử) dành riêng cho những người đã đóng góp vào lĩnh vực mà IEEE quan tâm. Ông cũng được tạp chí Fortune trao giải ‘Doanh nhân của năm’ vào năm 2013.

Đối với những người muốn nói chuyện riêng với Ông, thậm chí có thể quay số được đề cập ở góc trên bên phải.

Mặc dù thành tích công việc, học tập và thậm chí phi học tập quan trọng trong sơ yếu lý lịch, nhưng sở thích cá nhân của một ứng viên cho biết về các phân khúc khác nhau mà bạn có thể có năng lực và làm tốt.

Sở thích của Elon Musk bao gồm vật lý, năng lượng thay thế, tính bền vững, không gian kỹ thuật, hoạt động từ thiện, đọc sách, trò chơi điện tử, AI, cuộc sống ngoài trái đất (vì Ông hy vọng một ngày nào đó sẽ di cư con người lên sao Hỏa).

Tuy vậy, bản sơ yếu lý lịch này không liên quan đến cuộc sống ban đầu của ông, vốn đã gây xôn xao như trước. Điều này là do Novoresume đã cập nhật lý lịch của Musk để lọc những chi tiết không còn liên quan nhiều như những chi tiết hiện được đề cập.

Bản CV trước đó cũng đề cập đến thời gian làm việc của Elon Musk tại Zip2, X.com và PayPal. Dưới đây là sơ lược về bản CV cũ:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Elon Musk: Thời sinh viên nợ ‘bao vây’ và không mua nổi một chiếc máy tính ‘Second Hand’

Elon Musk, Giám đốc điều hành của SpaceX và Tesla, cho biết ông đã kết thúc thời sinh viên với khoản nợ lên đến 6 con số sau khi học đại học.

Ông đã bày tỏ về quá khứ đầy gian khó của mình để đáp lại một số người dùng Twitter cho rằng cha của ông sở hữu một ‘mỏ ngọc lục bảo’ và Elon Musk ‘đi lên’ từ một gia đình tài phiệt giàu có.

Elon Musk đã tweet trên Twitter của mình: “Đây là một lời nói dối khá tệ hại. Gia đình tôi không hề sở hữu một ‘mỏ ngọc lục bảo’ nào cả và chính tôi đã phải tự làm việc, kiếm sống trong suốt thời gian học đai học và kết thúc với khoản nợ sinh viên ~ 100.000 USD.

Tôi thậm chí còn không thể mua được một cái máy tính để bàn ‘second hand’ đủ mạnh để làm việc.

Elon Musk: Thời sinh viên nợ 'bao vây' và không mua nổi một chiếc máy tính 'Second Hand'
Ảnh: Chụp từ Twitter của Elon Musk

“Tôi đã rời Nam Phi một mình khi tôi 17 tuổi chỉ với một chiếc ba lô và vali sách. Làm việc tại một trang trại của họ hàng tôi ở Saskatchewan và một xưởng gỗ ở Vancouver.

Sau đó tôi đã đến đại học Queens với một khoản học bổng và nợ, rồi tiếp đó là đại học Pennsylvania và trường kinh doanh Wharton & Stanford”. Elon Musk cho biết thêm.

Ngay sau khi Elon Musk rời Canada, mẹ của anh, Bà Maye, cũng chuyển đến Canada, cùng với anh trai của Ông là Kimbal và em gái Tosca.

Cha mẹ của Elon Musk đã ly dị. Ông Errol, cha của Elon Musk là một kỹ sư, kết hôn với Maye khi cô 22 tuổi và Elon Musk được sinh ra ngay sau đó. Errol và Maye ly dị khoảng chín năm sau đó.

Musk đăng ký vào Đại học Queen, ở Ontario, Canada, vào năm 1989. Ông chuyển đến Đại học Pennsylvania bằng học bổng năm 1992 và tốt nghiệp năm 1997. Sau khi tốt nghiệp, ông thành lập công ty khởi nghiệp đầu tiên của mình, một công ty phần mềm hướng dẫn thành phố có tên là Zip2.

Elon Musk: Thời sinh viên nợ 'bao vây' và không mua nổi một chiếc máy tính 'Second Hand'
Ảnh: Chụp từ Twitter của Elon Musk

Chúng tôi đã bắt đầu Zip2 với khoảng 2000 USD từ tôi cộng với khoảng 5000 USD từ một người bạn và khoảng 8000 USD từ Greg Kouri (một người tốt đã giúp đỡ ông). Bố tôi đã cung cấp 10.000 USD cho một vòng gọi vốn thiên thần (angel funding).

Năm 1999, Musk đã bán Zip2 cho Compaq (Hãng máy tính hàng đầu tại Mỹ lúc bấy giờ) với giá khoảng 300 triệu USD. Elon Musk đã sử dụng số tiền này để thành lập X.com, một nền tảng dịch vụ tài chính trực tuyến sau đó được sáp nhập với Confinity vào năm 2000, và sau đó trở thành PayPal. Năm 2002, eBay đã mua PayPal với giá 1.5 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo CNBC