TikTok Storytelling: 6 mô hình kể chuyện hiệu quả cho thương hiệu
Nếu bạn đang tìm cách thêm TikTok vào chiến lược digital marketing của mình nhưng không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu và những kiểu phương pháp tiếp cận nội dung nào sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của bạn?
Chìa khóa để thành công trên TikTok nằm ở việc tạo ra những nội dung giống các video khác trên TikTok. Các quảng cáo được ‘trau chuốt’ quá mức sẽ bị bỏ qua nhiều hơn trong ứng dụng.
Lời khuyên chung khi bạn tiếp cận nền tảng này đó là bạn nên phù hợp nội dung của mình với các nội dung khác xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng để nó được cảm thấy tự nhiên và hấp dẫn hơn.
Vậy làm cách nào để bạn có thể làm được điều đó trong khi vẫn có thể tối đa hóa được giá trị của yếu tố quảng cáo? Chìa khoá ở đây chính là sử dụng các mô hình kể chuyện hay còn được gọi là Storytelling.
Trước hết, bạn có thể xem storytelling là gì để hiểu một cách toàn diện nhất về khái niệm cũng như các lý thuyết khác về thuật kể chuyện.
Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ TikTok về các mô hình kể chuyện (Storytelling Frameworks) hiệu quả mà bạn có thể ứng dụng cho thương hiệu của mình.
Mô hình Storytelling 1: Câu chuyện sản phẩm của bạn.
Bạn hãy tự hỏi bản thân mình: câu chuyện sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn là gì? Tại sao hay điều gì là cảm hứng để bạn bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của mình? Đâu là những giá trị của bạn?
Bằng cách trả lời các câu hỏi này bạn có thể xây dựng những câu chuyện có thể kết nối khách hàng với doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho họ những thông tin về thương hiệu và cách nó quan trọng đối với họ.
Một số mẹo dành cho bạn:
- Tận dụng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC) hoặc tự làm các video theo các phong cách gần gũi nhất với đối tượng mục tiêu.
- Truyền tải các thông điệp của thương hiệu một cách rõ ràng nhất có thể.
- Kết nối người dùng thông qua nội dung liên quan đến họ.
- Xây dựng CTA rõ ràng, cho người dùng biết họ nên làm gì tiếp theo.
Mô hình Storytelling 2: Đặt kết quả lên đầu tiên.
Người dùng muốn biết và thấy những gì họ kỳ vọng. Do đó, hãy cho khách hàng của bạn thấy đâu là kết quả cuối cùng ngay từ những bước đầu tiên, sau đó, bạn có thể quay lại việc kể câu chuyện về việc bằng cách nào để xảy ra kết quả đó.
Hãy nghĩ về mô hình này khi bạn muốn kể một câu chuyện mang tính phiêu lưu hay khám phá. Nó cho phép tạo ra những sự phấn khích từ những giây ban đầu và nhận được nhiều sự tương tác thông qua nội dung.
Mẹo dành cho bạn khi sử dụng chiến lược marketing này.
- Sử dụng những vật liệu, tài sản… thể hiện được kết quả của việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn.
- Tách nhỏ các bước về cách người dùng có thể đạt được điều đó thông qua chú thích.
- Thể hiện môt phiên bản khác biệt của kết quả cuối cùng, đính kèm một CTA rõ ràng.
Mô hình Storytelling 3: Kể một câu chuyện ngắn gọn.
Hãy truyền tải thương hiệu đến khách hàng của bạn một cách ngắn gọn, đơn giản và chính xác nhất. Giới thiệu thương hiệu của bạn giống như đó là lần đầu tiên người dùng nhìn thấy và kết nối với bạn.
Tập trung vào những gì bạn đang bán, hoặc cách sử dụng nó, hoặc cách nó liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn.
Mẹo dành cho bạn:
- Sử dụng chú thích (Captions) để giới thiệu thông điệp hoặc tagline của bạn.
- Hãy cho khách hàng thấy những trải nghiệm thực tế của việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Hãy cho đối tượng mục tiêu thấy được yếu tố cảm xúc của người dùng sản phẩm của bạn với các CTA rõ ràng.
Mô hình Storytelling 4: Từng bước một.
Hãy cho khách hàng thấy cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn từng bước một. Thể hiện nó một cách chi tiết thông qua chú thích và hình ảnh với thông điệp rõ ràng.
Mẹo dành cho bạn:
- Xây dựng các bước cụ thể để hướng dẫn khách hàng của mình thông qua chú thích hoặc sử dụng những hình ảnh chính của sản phẩm.
- Kết thúc video với những bình luận hoặc phản ứng theo phong cách nội dung do người dùng tạo ra, thể hiện được yếu tố cảm xúc mà sản phẩm có thể cung cấp.
Mô hình Storytelling 5: Xây dựng thói quen.
Hãy thể hiện cách thương hiệu của bạn có thể trở thành một thứ gì đó trong phong cách sống của khách hàng.
Làm nổi bật cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua một lăng kính chân thật của cuộc sống hàng ngày. Xem nó như là một thói quen thông thường.
Mẹo dành cho bạn:
- Giới thiệu sản phẩm của bạn thông qua nội dung do người dùng tạo ra hoặc sử dụng các nội dung liên quan trực tiếp đến khách hàng.
- Sử dụng những bình luận và phản hồi của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để tăng sức ảnh hưởng.
- Sử dụng ít nhất là 3 kiểu thói quen hằng ngày khác nhau.
- Kết thúc bằng một CTA rõ ràng.
Mô hình Storytelling 6: Dễ dàng, nhanh chóng và đáng tin cậy.
Hãy làm cho sản phẩm của bạn có thể mua và sử dụng một cách dễ dàng. Làm nổi bật việc khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của bạn ở bất cứ nơi đâu bất cứ khi nào. Hãy cho khách hàng thấy những điều này thông qua những tình huống cụ thể.
Mẹo dành cho bạn:
- Cho khách hàng thấy cách sản phẩm của bạn được sử dụng.
- Cho khách hàng của bạn thấy rằng họ có thể sử dụng nó một cách đơn giản trong khi họ vẫn có thể làm những việc khác.
- Sử dụng chú thích để làm rõ thông điệp kêu gọi hành động (CTA) của bạn.
Xem thêm:
ham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips