‘Ông lớn’ bán lẻ đến từ Nam Hàn E-Mart sẽ rời khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm vận hành. Thông tin được tiết lộ trong một buổi họp cổ đông hôm 17.5
Tờ The Korea Times cho biết thỏa thuận giữa nhà bán lẻ đến từ Hàn Quốc và doanh nghiệp Việt Nam do chính E-Mart tiết lộ trong một bản công bố hôm 17-5 vừa qua.
E-Mart sẽ bán mảng kinh doanh cửa hàng bán lẻ của mình tại Việt Nam cho một công ty địa phương sau khi gặp nhiều trở ngại trong việc mở rộng hoạt động tại đây dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Theo đó, nhà đầu tư Hàn Quốc E-Mart đã quyết định bán 100% cổ phần tại Công ty E-Mart Việt Nam cho Tập đoàn ô tô Trường Hải (Thaco), một trong những nhà sản xuất ô tô lớn của Việt Nam và đang ‘lấn sân’ qua nhiều mảng kinh doanh khác như bất động sản, bán lẻ, vận tải, nông nghiệp…
Nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc sẽ nhận tiền bản quyền từ người mua Việt Nam. Điều này có thể hiểu thương hiệu E-Mart vẫn hiện diện ở thị trường Việt Nam nhưng sẽ do doanh nghiệp Việt Nam điều hành.
Như vậy, chuỗi siêu thị với chiến lược giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc sẽ “ở lại” Việt Nam và được vận hành dưới dạng nhượng quyền thương mại, Thaco sẽ trả phí bản quyền cho E-Mart.
Bản tin cũng cho biết thương vụ này đi cùng kỳ vọng của E-mart là tập đoàn sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ mở được 10 siêu thị E-Mart đến năm 2025.
“Hợp tác chiến lược của chúng tôi với Thaco không chỉ mang lại tiền bản quyền mà còn tạo cơ hội cho chúng tôi xuất khẩu các sản phẩm hàng nhãn riêng của chúng tôi”, The Korea Times dẫn lời một đại diện của E-Mart.
Thông tin cho thấy số lượng hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc liên tục tăng tại E-Mart Việt Nam từ năm 2015 đến nay, lần lượt từ 170 mặt hàng vào năm 2015 lên con số 1.000 trong năm 2019 và đạt 1.200 mặt hàng của năm 2020. Trong đó 85% các sản phẩm là hàng nhãn riêng ‘No Brand’.
Cuối năm ngoái, thông tin “E-Mart rút khỏi thị trường Việt Nam” được rộ lên sau một bản tin quốc tế.
Ngay sau đó, đại diện E-Mart Việt Nam lên tiếng phủ nhận, tuy nhiên, vẫn thừa nhận họ gặp khó khăn trong quá trình triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh trong tìm kiếm mặt bằng và các giấy phép.
Do đó, tập đoàn E-Mart quyết định thay đổi chiến lược bằng cách tìm kiếm đối tác có năng lực ngay tại Việt Nam để cùng nhau mở rộng mô hình kinh doanh đang rất thành công của E-Mart.
Trong các nhà bán lẻ ngoại vào Việt Nam, E-Mart là một trường hợp khác lạ… vì sau 5 năm được đánh giá kinh doanh rất thành công và được người tiêu dùng đón nhận, nhưng nhà đầu tư Hàn Quốc không thể mở thêm được địa điểm mới nào.
Siêu thị E-Mart Gò Vấp được đầu tư 60 triệu USD, từ khi mở cửa năm 2015 đến nay luôn đón một lượng khách đông đúc và trở thành điểm mua sắm ưa thích của người dân TP.HCM với những trải nghiệm bán lẻ mới mẻ, hàng hóa chất lượng, giá tốt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Sales Funnel (Phễu bán hàng) như: sales funnel là gì, các mô hình sales funnel phổ biến, những giai đoạn có trong một sales funnel điển hình theo hàng trình của khách hàng (customer journey) là gì và hơn thế nữa.
Sales Funnel có nghĩa là phễu bán hàng, khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm đến lúc mua hàng. Khi xây dựng được một Sales Funnel phù hợp, doanh nghiệp có thể tự động hóa hoạt động Marketing của mình đồng thời giúp mở rộng quy mô khi cần thiết.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.
Sales Funnel là gì?
Các mô hình Sales Funnel phổ biến.
Các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Sales Funnel là gì?
Sales Funnel trong tiếng Việt có nghĩa là Phễu bán hàng.
Một trong những khái niệm cốt lõi trong ngành tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) là phễu bán hàng hay còn gọi là Sales Funnel.
Sales Funnel có nghĩa là phễu bán hàng, khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm (Awareness), thích thú sản phẩm (Interest), khao khát sản phẩm (Desire) đến lúc ra quyết định mua hàng (Action).
Khái niệm cốt lõi duy nhất này có thể đưa một doanh nghiệp từ gần như không tồn tại và chưa được biết đến thành một cỗ máy tiếp thị trị giá hàng triệu đô la dường như chỉ sau một đêm.
Nếu bạn đang tự hỏi Sales Funnel là gì, hãy đơn giản hình dung một cái phễu trong thế giới thực. Ở đầu phễu, khi bạn đổ vào một thứ gì đó, chất này sẽ tiếp tục chảy xuống những phần tiếp theo.
Trong bán hàng, điều này cũng xảy ra tương tự.
Ở trên cùng, rất nhiều người dùng có thể truy cập kênh của bạn. Tuy nhiên, không giống như phễu trong thế giới thực, không phải tất cả những người từng truy cập vào đầu phễu trên cùng thì cũng sẽ xuất hiện ở phần cuối cùng của phễu.
Trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị (marketing automation), phễu bán hàng được mô tả là một quy trình đa phương thức gồm nhiều bước để chuyển người dùng từ một khách hàng tiềm năng (Potential/Lead) thành người mua hàng (Customer/Buyer).
Có một sự thật là hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng từ các kênh bán hàng của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, đặc biệt nếu họ chỉ mới biết đến bạn.
Do đó, phễu là một quá trình đa phương thức, có nhiều trải nghiệm xảy ra (touch point) qua nhiều giai đoạn trong suốt hành trình.
Phần lớn điều này nằm trong tâm lý mua hàng. Các nhà marketer giỏi nhất trên thế giới biết rằng có một quá trình tâm lý phức tạp phải xảy ra để một khách hàng tiềm năng có thể biến thành người mua hoặc thậm chí là người mua trung thành.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm phễu bán hàng và cách bạn có thể triển khai nó trong công việc kinh doanh của riêng mình, hãy cùng xem hình ảnh trên đây.
Ở phía bên trái của hình ảnh, bạn thấy một nam châm.
Nam châm đó đang thu hút khách hàng.
Từ viết blog trên website, sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội đến quảng cáo có trả phí và mọi thứ khác, cách người dùng truy cập đến website của bạn sẽ có một số tác động nhất định đến sự thành công của kênh của bạn.
Các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình là gì?
Điều quan trọng nhất về phễu bán hàng là điều gì sẽ xảy ra sau khi những khách truy cập đó (chúng ta có thể gọi họ là khách hàng tiềm năng) đến.
Thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như đăng ký bản tin qua email, tải xuống một tài liệu, để lại thông tin tư vấn…, những khách hàng tiềm năng đó sẽ tham gia vào phễu bán hàng của bạn.
Mục tiêu của toàn bộ kênh truyền thông và nền tảng bán hàng của bạn là giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.
Khi bạn biết vấn đề của họ và bạn xây dựng nội dung để thu hút họ, sau đó cung cấp cho họ một sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để giải quyết các vấn đề đó, đó là lúc điều kỳ diệu thực sự sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, để đến được giai đoạn đó bạn cần phải nỗ lực và thu hút được sự chú ý từ họ, họ cần nhận biết được thương hiệu của bạn trước khi hành động bất cứ điều gì.
Khi khách hàng tiềm năng đã ở trong phễu, bạn đã nâng cao nhận thức của họ. Đó là giai đoạn đầu tiên của phễu. Tuy nhiên, để một khách hàng tiềm năng biết đến bạn không phải là điều đơn giản.
Tùy thuộc vào cách họ đến website của bạn (tự nhiên hoặc có trả phí), những khách hàng đó có thể xem kênh của bạn theo các cách khác nhau và tỷ lệ chuyển đổi khi này cũng khác nhau.
Ví dụ: khi khách hàng tìm thấy bạn một cách tự nhiên thông qua tìm kiếm trên Google chẳng hạn, điều đó có nghĩa là bạn rất có thể được chọn. Khi này bạn thực sự xây dựng được niềm tin ở họ.
Khi bạn có được niềm tin từ họ, khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng sẽ tham gia vào phễu của bạn hơn vì họ biết rằng nếu họ thấy bạn một cách tự nhiên và phù hợp, thì bất cứ thứ gì bạn đang cung cấp đều phải có giá trị lớn.
Đây là bản chất của SEO và tìm kiếm tự nhiên.
Tất nhiên, bất kể họ tham gia vào phễu của bạn bằng cách nào, mục tiêu của bạn với tư cách là người làm marketing là chuyển họ qua nhiều giai đoạn để đưa họ từ khách hàng tiềm năng sang người mua.
Để làm được điều này, bạn cần thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể đã lôi kéo họ bằng một lời đề nghị tuyệt vời (cục nam châm) để có được thông tin của họ, nhưng thực sự việc chuyển họ qua các bước khác nhau là một thách thức lớn hơn nhiều.
Sự thật? Con người rất thông minh. Họ không chỉ đơn giản là sẽ mua bất cứ thứ gì từ bất kỳ ai trừ khi họ cảm thấy có đủ một lượng lớn giá trị ở đó.
Do đó, phễu bán hàng của bạn cần phải xây dựng và cộng hưởng giá trị đó, sử dụng nó thông qua nhiều phương tiện khác nhau.
Giai đoạn 2: Thích thú – Brand Interest.
Bạn xác định vị trí của mình như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, nhưng thông điệp của bạn cần phải nhất quán trong toàn bộ quảng cáo của bạn và nó cần phải đi sâu vào các sự thật.
Câu chuyện của bạn, và cách bạn truyền tải điều đó qua các phương thức marketing khác nhau là điều quyết định.
Trước tiên, bạn cần phát triển những câu chuyện của mình, sau đó quyết định xem bạn sẽ truyền tải những câu chuyện đó như thế nào và với tốc độ ra sao.
Ví dụ: một hoặc hai email đầu tiên của bạn có thể được gửi đi vào ngày họ đăng ký lần đầu tiên, sau đó một email mỗi ngày có thể được gửi đi sau đó.
Bao nhiêu trong số đó sẽ dựa trên câu chuyện và bao nhiêu sẽ là quảng cáo?
Trong một cuộc trò chuyện với Perry Belcher, đồng sáng lập của Native Commerce Media, ông nói: “Bạn cũng cần đào tạo những khách hàng tiềm năng của mình để họ nhấp vào các liên kết, bạn cần làm họ hứng thú với nó”.
Ví dụ: bạn có thể yêu cầu họ nhấp vào liên kết mà họ quan tâm hoặc liên kết họ với một bài đăng trên blog hoặc cuối cùng dẫn họ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán, nhưng bạn cần huấn luyện họ xây dựng thói quen nhấp vào những liên kết đó ngay từ những ngày đầu.
Giai đoạn 3: Ra quyết định – Brand Decision.
Giai đoạn tiếp theo là quyết định. Để khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định của mình thực sự không dễ dàng. Cách tốt nhất để bạn có thể đưa họ đến đó là gì?
Ngoài nghệ thuật kể chuyện, viết quảng cáo và xây dựng thói quen nhấp vào liên kết, bạn cần có rất nhiều đánh giá và lời chứng thực của khách hàng.
Đây là một trong những cách hiệu quả nhất mà bạn có thể khiến mọi người khác cũng hành động theo.
Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí, bạn cũng có thể sử dụng nhắm mục tiêu lại trên Facebook và Google để giữ mức độ nhận biết và mức độ quan tâm cao của họ.
Đặc biệt nếu họ đã vào phễu bán hàng của bạn, thì đây là một cách rất hiệu quả để khiến họ hành động.
Ví dụ: bạn có thể hiển thị cho họ những quảng cáo nhắm mục tiêu lại có video chứng thực hoặc đánh giá của những khách hàng khác chẳng hạn.
Nếu bạn có các bài báo, các bên thứ 3 đã viết về bạn, bạn có thể tận dụng cơ hội đó để làm nổi bật những gì bạn muốn nói.
Bạn cũng có thể sử dụng 6 nguyên tắc sau của Robert Cialdini để đưa họ vượt qua giai đoạn này:
Nguyên tắc có đi có lại – Điều này đạt được bằng cách cung cấp rất nhiều giá trị, thông qua bất cứ điều gì mà bạn đã cung cấp cho họ dưới dạng đề nghị miễn phí (cục nam châm) ngay từ đầu.
Nguyên tắc cam kết & nhất quán – Khi mọi người cam kết với điều gì đó, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần khiến họ đồng ý với điều gì đó chẳng hạn như ưu đãi hoặc miễn phí giao hàng.
Nguyên tắc ‘Thích’ – Khi mọi người thích bạn (tức là họ liên quan đến câu chuyện của bạn), họ có nhiều khả năng mua thứ gì đó từ bạn. Việc bạn xây dựng câu chuyện của mình và truyền tải điều đó đến khách hàng tiềm năng tốt như thế nào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc họ có quyết định hành động hay không.
Nguyên tắc về tính có thẩm quyền – Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng hoặc những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực đó không?Các nghiên cứu khoa học có đang ủng hộ nó? Bạn có phải là một chuyên gia với nó?
Nguyên tắc bằng chứng xã hội – Bạn có bằng chứng xã hội nào không? Mọi người trên mạng xã hội có đang tán dương hoặc nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tuyệt vời như thế nào không? Bạn có một số loại bằng chứng xã hội nào khác không? Bạn nên trình bày điều này với khách hàng tiềm năng nếu bạn có họ.
Nguyên tắc về sự khan hiếm – Một lần nữa, mọi người đều thông minh, nhưng khi bạn áp dụng nguyên tắc khan hiếm, chẳng hạn như chỉ có một số lượng giới hạn nhất định, nó sẽ lôi kéo mọi người hành động.
Giai đoạn 4: Hành động – Brand Action.
Giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng là hành động mà bạn đang dự định họ sẽ thực hiện.
Trong hầu hết các trường hợp, đây chính là giao dịch mua hàng.
Ví dụ: nếu 100 người nhấp vào phiếu mua hàng của bạn và 10 người vào phễu bán hàng của bạn nhưng chỉ có một người mua, thì bạn có 1% chuyển đổi.
Bạn cần biết giá trị của các chuyển đổi và điều chỉnh kênh bán hàng của mình.
Nếu bạn biết rằng, bằng cách đầu tư 1 USD, bạn sẽ nhận lại được 3 USD, bạn sẽ đầu tư 1 USD này với vòng xoay vô thời hạn.
Tuy nhiên, để đến được giai đoạn này không hề đơn giản. Nó cần một lượng lớn công việc và nỗ lực trong việc tối ưu và đo lường.
Bằng cách triển khai các phần mềm phễu bán hàng, bạn chắc chắn có thể giảm bớt sự căng thẳng, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Bạn vẫn phải tối ưu từng giai đoạn trong suốt hành trình, đừng cố gắng đi tắt hoặc cắt bỏ bất cứ giai đoạn nào, hãy dành thời gian nếu bạn muốn gặt hái được những lợi ích.
Kết luận.
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, việc hiểu các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng được xem là ưu tiên hàng đầu.
Bằng cách thấu hiểu khái niệm Sales Funnel là gì, các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình hay các mô hình Sales Funnel phổ biến, người làm marketing hay doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược đáp ứng phù hợp để từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khái niệm mà người ta thường gọi là ‘sau này’ thường có nghĩa là không bao giờ. Đừng trì hoãn bất cứ điều gì trong cuộc sống cả. Hãy sống từng ngày!
1. Cuộc sống vốn đã bắt đầu lâu rồi. Không có sự bắt đầu lại. Cũng không có phiên bản dùng thử. Mọi quyết định của bạn đều rất quan trọng.
2. Bạn bè trực tuyến của bạn chỉ là bạn bè ‘hư vô’. Thật không may, đó là sự thật. Hầu hết họ không quan tâm đến bạn và sẽ không bao giờ đến vào thời điểm bạn cần họ.
3. Nếu bạn đã yêu, bạn hãy sẵn sàng để khiến trái tim mình tan vỡ. Nó thực sự khó khăn và đau đớn.
4. Sự nghiệp học tập của bạn không kết thúc sau mỗi ‘trận đấu’. Kiến thức là thứ tối quan trọng. Nếu bạn không muốn bị bỏ lại phía sau, hãy tiếp tục học tập mọi lúc mọi nơi.
5. Các thành viên trong gia đình bạn là những người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Họ là những người duy nhất quan tâm đến bạn mà không cần nhận lại bất cứ điều gì từ bạn. Hãy đối xử tốt và đánh giá cao họ.
6. Điểm yếu của bạn không quan trọng. Bạn nên học cách chấp nhận điều này. Điều duy nhất quan trọng là điểm mạnh của bạn. Hãy cải thiện chúng.
7. Mọi thứ đáng giá đều phải mất nhiều năm mới có thể thực hiện. Đừng mong đợi để đạt được mục tiêu của bạn quá nhanh. Bởi vì nó có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn tưởng tượng.
8. Tất cả các cơ hội thăng tiến đều nằm ngoài vùng an toàn của bạn. Hãy biến nó thành một thói quen. Tìm ‘vùng khó chịu’ nhất của bạn và làm quen với nó.
9. Những mối quan hệ đã tan vỡ thì không đáng để níu kéo. Đừng lãng phí thời gian của bạn vào những thứ bạn không thể sửa chữa được nữa. Hãy để họ đi và tiến lên phía trước.
10. Thế giới đầy rẫy những bất công. Có rất nhiều điều bất công mà bạn có thể phải đối mặt trong cuộc đời của mình. Hãy sẵn sàng và chấp nhận nó.
11. May mắn chỉ đến với những ai làm việc chăm chỉ. Những điều tốt đẹp không đến với những người biết chờ đợi. Sự bền bỉ và chăm chỉ là điều kiện tiên quyết duy nhất cho sự may mắn này.
12. Không có thời điểm nào là hoàn hảo để bắt đầu. Nếu bạn muốn bắt đầu làm một điều gì đó, hãy hành động ngay bây giờ. Đừng chờ đợi một thời điểm tốt hơn. Bởi vì nó sẽ không bao giờ đến.
13. Bạn không thể ở khắp mọi nơi và có tất cả mọi thứ. Học cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn và cam kết thực hiện những điều quan trọng nhất.
14. Mỗi người trong cuộc sống của bạn nên được đánh giá cao. Đừng coi mọi người là những thứ gì đó hiển nhiên.
15. Kinh nghiệm và cảm xúc là những khoản đầu tư tốt nhất của bạn. Các thước đo thành công truyền thống – ô tô và nhà lầu sang trọng – không còn phù hợp nữa. Cảm xúc, ký ức, kinh nghiệm, kiến thức… Đây mới là những điều quan trọng.
16. Sau này thường có nghĩa là không bao giờ. Đừng trì hoãn bất cứ điều gì trong cuộc sống cả. Hãy sống từng ngày!
17. Thành công tương đương với sự kiên trì. Đừng bỏ cuộc. Hãy tận tâm với giấc mơ của chính bạn. Đuổi theo chúng vốn rất khó, nhưng rất đáng để đấu tranh.
18. Tập luyện thường xuyên là rất quan trọng. Hãy chăm sóc sức khỏe và cơ thể của bạn. Tập thể dục thường xuyên và đảm bảo rằng bạn có một thân hình cân đối.
19. Những thất bại của bạn không thành vấn đề. Chỉ tính chiến thắng thôi. Do đó, đừng sợ thất bại.
20. Không có ai luôn sẵn sàng để giúp bạn cả. Bạn phải tự giúp chính mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về một trong những khía cạnh quan trọng nhất của người làm marketing nói chung đó là đối tượng mục tiêu: đối tượng mục tiêu là gì, ví dụ về đối tượng mục tiêu, làm thế nào để xác định đúng đối tượng mục tiêu (Target Audience) và hơn thế nữa.
Đối tượng mục tiêu là gì? Đối tượng mục tiêu là khái niệm mô tả những đối tượng hay khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, họ có thể định nghĩa khái niệm đối tượng mục tiêu theo những cách khác nhau tới những nhóm người tiêu dùng khác nhau.
Với tư cách là một marketer, mục tiêu của bạn hiếm khi là tiếp cận toàn bộ thị trường (hay thị trường mục tiêu), thay vào đó phải luôn là tiếp cận những người có ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng từ doanh nghiệp đúng thời điểm và đúng thông điệp.
Tùy thuộc vào từng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, đối tượng mục tiêu của bạn có thể hiện đang đảm nhận các vai trò khác nhau.
Họ có thể là các thành viên C-suite, những người có ảnh hưởng, những người ra quyết định mua hàng, những người trực tiếp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ hoặc chính là những người mua hàng với các nhu cầu tiêu thụ cụ thể.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Đối tượng mục tiêu là gì?
Sự khác biệt giữa đối tượng mục tiêu và thị trường mục tiêu là gì?
Đối tượng mục tiêu và khách hàng mục tiêu.
Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về đối tượng mục tiêu.
Các loại đối tượng mục tiêu chính hiện có là gì?
Cách xác định và kết nối với đối tượng mục tiêu.
Ví dụ về đối tượng mục tiêu.
Hiểu về đối tượng mục tiêu với một số cách đơn giản.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Đối tượng mục tiêu là gì?
Đối tượng mục tiêu thường được định nghĩa là một nhóm người cụ thể (với các đặc điểm về nhân khẩu học và hành vi cụ thể) có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu là nền tảng của mọi quyết định marketing, từ phương thức tiếp cận đến thông điệp truyền thông và hơn thế nữa.
Đối tượng mục tiêu trong tiếng Anh có nghĩa là Target Audience.
Sự khác biệt giữa đối tượng mục tiêu và thị trường mục tiêu là gì?
Liên quan đến khái niệm đối tượng mục tiêu, bạn cũng nên phân biệt nó với thị trường mục tiêu, được định nghĩa là nơi có chứa nhiều các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.
Về bản chất, thị trường mục tiêu là khái niệm rộng hơn được người làm marketing xác định sau quá trình phân khúc thị trường (Market Segmentation), từ các thị trường mục tiêu có được, người làm marketing sẽ tiếp tục phân chia nó thành các đối tượng mục tiêu khác nhau để phục vụ cho các chiến lược marketing khác nhau.
Nếu thị trường mục tiêu bao gồm tất cả những người có thể quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đối tượng mục tiêu là những nhóm người cụ thể, những người có nhiều khả năng nhất để mua các sản phẩm hoặc dịch vụ.
Phân biệt Đối tượng mục tiêu (Target Audience) và Khách hàng mục tiêu (Target Customer/Consumer).
Mặc dù nghe có vẻ tương tự nhau, nhưng về bản chất đây lại là 2 thuật ngữ khác nhau.
Trong khi đối tượng mục tiêu như đã phân tích ở trên cũng là một khái niệm tương đối rộng, bao gồm tất cả những ai ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng, khách hàng mục tiêu chỉ đề cập đến những người có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về đối tượng mục tiêu.
Như đã đề cập ở trên, với bất cứ chiến dịch marketing nào, dù đó là trên mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, bạn cũng cần hướng đến một nhóm người cụ thể với các mục tiêu cụ thể – đó chính là những đối tượng mục tiêu của bạn.
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu bạn đang tiếp cận không chỉ đề cập đến việc hiểu nhu cầu hay nỗi đau của họ mà còn hiểu những gì họ kỳ vọng và cách họ muốn tương tác với thương hiệu.
Đối với các thương hiệu trực tuyến, nơi mọi doanh nghiệp đều đang cố gắng để đảm bảo rằng thương hiệu của họ có thể được khám phá, nội dung của họ được các đối tượng khách hàng tiềm năng yêu thích, việc thu thập dữ liệu và hiểu về đối tượng mục tiêu lại càng trở nên quan trọng hơn.
Đối tượng mục tiêu là trung tâm của bất kỳ chiến dịch marketing hay quảng cáo nào và đóng vai trò quyết định đến mức độ thành công của các chiến dịch đó.
Các loại đối tượng mục tiêu chính hiện có là gì?
Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực B2B hoặc B2C hay tuỳ thuộc vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh cụ thể, mà sẽ có những kiểu đối tượng mục tiêu khác nhau.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các sản phẩm B2B, đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, tức những người bạn cần tiếp cận có thể là người ra quyết định cuối cùng (Giám đốc), người phụ trách bộ phận kỹ thuật (IT, Technical), tức là người sẽ chịu trách nhiệm đánh giá trực tiếp chất lượng của sản phẩm, bộ phận Marketing (ví dụ marketing là bộ phận sẽ sử dụng sản phẩm).
Khi này để có thể bán được sản phẩm của mình, bạn có thể cần phải thuyết phục được cả 2 nhóm đối tượng mục tiêu nói trên.
Nếu doanh nghiệp của bạn bán các sản phẩm B2C chẳng hạn như thời trang, đối tượng mục tiêu của bạn có thể đơn giản hơn vì người mua (Buyer) thường là người quyết định duy nhất và cuối cùng.
Tuy nhiên, dù cho doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau thì mục tiêu cuối cùng của việc xác định các tệp đối tượng mục tiêu là cung cấp những nội dung liên quan và có giá trị nhất đối với họ.
Bạn có thể sẽ cần xem xét các yếu tố như:
Nghề nghiệp và sự nghiệp.
Ý kiến và quan điểm chính trị.
ý định.
Sở thích và Phong cách sống.
Ví dụ về đối tượng mục tiêu.
Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn đang tiếp cận những người có nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng (người mua hàng hoá và dịch vụ) nhất.
Hãy lấy ví dụ về thương hiệu ô tô BMW đến từ Đức, với định vị thương hiệu là “The Ultimate Driving Machine” (Tạm dịch: Cỗ máy di chuyển đổi tối thượng), BMW hướng tới những người yêu thích những chiếc xe hơi thể thao, mạnh mẽ.
Và trong khi đối tượng mục tiêu của BMW là những người “giàu có”, thương hiệu này cũng ngày càng mở rộng tệp đối tượng mục tiêu của mình để có thể bán cho nhiều người hơn.
Thương hiệu đồ chơi cho trẻ em Lego là một ví dụ tuyệt vời khác về đối tượng mục tiêu.
Cũng tương tự như BMW, Lego có nhiều thị trường mục tiêu và tệp đối tượng mục tiêu khác nhau, nhưng nhóm đối tượng mục tiêu chính của thương hiệu là trẻ em từ 1-15 tuổi.
Lego cũng hiểu rằng vì cha mẹ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua sắm, họ cũng là một tệp đối tượng mục tiêu chính cần tiếp cận và thuyết phục trong các chương trình marketing của lego.
Cách xác định định và kết nối với đối tượng mục tiêu.
Ở khía cạnh tổng thể, bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu của mình, bạn càng dễ dàng nói theo ngôn ngữ của họ và tiếp cận họ.
Các nỗ lực marketing của doanh nghiệp phải hướng đến khách hàng tiềm năng ngay từ đầu thay vì đoán xem ai đó có thể thích các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và kết nối với đối tượng mục tiêu và phân khúc đối tượng mục tiêu của mình.
1. Tìm và hiểu đối tượng mục tiêu.
Hoạt động đầu tiên bạn cần làm đó là tìm và hiểu về đối tượng mục tiêu của mình.
Từ việc thực hiện các cuộc khảo sát bên ngoài đến tận dụng các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu (data driven insight), việc tìm thấy các hình mẫu mua hàng dựa trên ý định là chìa khóa thành công.
Bắt đầu với những gì bạn biết.
Hãy liệt kê ra tất cả những gì tạo nên một chân dung đối tượng mục tiêu tiêu chuẩn:
Họ bao nhiêu tuổi?
Họ là nam hay nữ?
Họ làm việc hay sinh sống ở đâu?
Thu nhập của họ như thế nào?
…
Sử dụng thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu.
Trong khi doanh nghiệp có vô số cách để tìm hiểu về đối tượng mục tiêu thông qua dữ liệu, sử dụng các dữ liệu tìm kiếm là một cách làm ít tốn kém và hiệu quả. Nếu bạn biết đối tượng mục tiêu của mình muốn gì, bạn có thể kết nối với họ theo cách thấu hiểu nhiều hơn.
Hiểu về đối tượng mục tiêu trên Social Media.
Ai là người theo dõi thương hiệu của bạn? Họ muốn thấy gì từ bạn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram? Tất cả những dữ liệu này đều có thể được khám phá thông qua các công cụ hỗ trợ trên từng nền tảng.
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội lớn đều cung cấp thông tin về những đối tượng truy cập như độ tuổi, giới tính, hay khu vực, bên cạnh đó là dữ liệu tương tác từ các bài đăng khác nhau, bạn có thể hiểu hơn về những gì đối tượng mục tiêu của bạn đang mong đợi từ những thông tin này.
Như đã phân tích ở trên, nằm trong khái niệm thị trường mục tiêu rộng lớn, để có thể tiếp cận sâu hơn các khách hàng tiềm năng, bạn có thể cần phải phân chia thị trường mục tiêu đó thành khác phân khúc mục tiêu chi tiết hơn.
Về bản chất, phân khúc đối tượng mục tiêu có nghĩa là bạn sẽ xác định và phân chia thị trường mục tiêu dựa trên các tiêu chí cụ thể hoặc các đặc điểm tương tự của đối tượng mục tiêu, những đối tượng tương tự nhau sẽ có những nhu cầu và kỳ vọng tương tự nhau từ những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
Hãy lấy ví dụ về Nike, thương hiệu này phân khúc đối tượng mục tiêu thành 3 nhóm chính là – nam giới, phụ nữ và trẻ em. Nike hiện cũng đã nhắm mục tiêu vào thế hệ millennials (Gen Y) và Gen Z.
Xây dựng chân dung đối tượng mục tiêu (Personas).
Từ góc nhìn marketing, Personas hay chân dung khách hàng mục tiêu là “một hình mẫu đại diện” cho người có cùng sở thích, mục tiêu và mong muốn.
Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, điều cần thiết là bạn phải tập trung vào cả tính cách (personalities) và câu chuyện (Stories) của họ.
Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến các tính năng hay lợi ích từ các sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu cung cấp, họ cũng quan tâm (nhiều hơn) đến cách mà các thương hiệu có thể truyền cảm hứng đến họ, kết nối các câu chuyện của thương hiệu với câu chuyện cá nhân của họ.
3. Tương tác với đối tượng mục tiêu.
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình chinh phục đối tượng mục tiêu đó là tương tác và giữ chân họ.
Trong khi bạn có thể xuất sắc trong việc lựa chọn đối tượng mục tiêu (hay các kiểu đối tượng mục tiêu), mọi thứ về cơ bản sẽ không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng bạn không thể tương tác và giữ chân họ ở lại với thương hiệu.
Dù cho đối tượng mục tiêu của bạn là ai và họ đang ưu tiên tương tác với bạn ở đâu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là không ngừng tìm hiểu và đáp ứng các kỳ vọng của họ.
Bạn phải tìm hiểu xem, khách hàng mục tiêu của mình đang ưu tiên cho điều gì hay nói cách khác, họ kỳ vọng gì từ các nội dung của thương hiệu.
Có thể họ sẽ ưu tiên tương tác với những thương hiệu mà họ tin tưởng, những thương hiệu luôn cho họ hiểu rằng bạn là “người dẫn đầu” trong ngành, hay đơn giản vì thương hiệu của bạn có thể hiểu nhiều nhất về họ.
Khi nói đến việc tương tác với đối tượng mục tiêu, bạn cần hiểu rằng, họ không chỉ cần sản phẩm, họ cũng không chỉ cần một “người bán” luôn tìm đủ mọi cách để bán hàng cho họ, thứ mà họ thực sự cần là một “người bạn”, người có thể đồng cảm, chia sẻ, am hiểu và luôn tìm cách để khiến cho cuộc sống của họ trở nên tốt hơn.
Hiểu về đối tượng mục tiêu với 10 cách đơn giản.
1. Đừng giả định.
Bước đầu tiên là quan trọng nhất, vì nó thậm chí có thể giúp bạn xác định lại đối tượng mục tiêu của mình. Đừng giả định bất cứ điều gì cả.
Ví dụ: Nếu bạn đã quyết định thị trường mục tiêu của mình là phụ nữ trung niên. Bạn cần giải thích được lý do tại sao?
Đừng nghĩ là, bởi vì bạn muốn bán nó cho nhóm mục tiêu đó nên bạn mặc định coi đó là thị trường mục tiêu. Bạn cần dữ liệu, bạn cần thông tin chính xác từ thị trường hiện tại thay vì chỉ giả định.
2. Học hỏi từ những gì người khác đã tìm thấy.
Hãy thu thập những thông tin thứ cấp sẵn có. Đọc một số nghiên cứu điển hình (case study), một số ví dụ hay bài học được phân tích từ những người đi trước.
Hãy lọc dữ liệu của bạn để đảm bảo những thông tin nghiên cứu đó liên quan đến ngành kinh doanh của bạn và gần đây nhất có thể.
3. Xây dựng chân dung khách hàng (customer persona).
Khi bạn đã thu thập đủ dữ liệu khách quan để bắt đầu hình thành các kết luận của mình một cách có căn cứ hơn, bạn có thể bắt đầu xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.
Chân dung khách hàng về cơ bản đó là một nhân vật hư cấu thể hiện tất cả các đặc điểm mà mỗi người trong số những đối tượng mục tiêu của bạn có.
Nó có thể bao gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập, cũng như các yếu tố khác như tính khí, sự nhạy cảm hoặc sự tò mò.
4. Thực hiện các cuộc khảo sát định lượng quy mô lớn.
Bây giờ đã đến lúc bạn kiểm tra các giả định của bạn bằng cách tiến hành một số nghiên cứu sơ cấp chính (thay vì là nghiên cứu thứ cấp được mô tả như ở trên).
Với một cuộc khảo sát định lượng quy mô lớn, bạn cần bao gồm nhiều đối tượng nhất có thể. Các câu hỏi của bạn nên ở dạng có nhiều sự lựa chọn trả lời, điều này sẽ cung cấp cho bạn nhiều số liệu thống kê hơn đồng thời giúp bạn hiểu thêm về thói quen của đối tượng mục tiêu của bạn.
Bạn nên đặt các câu hỏi liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn, chẳng hạn như “X quan trọng như thế nào đối với bạn?” hoặc “Cân nhắc lớn nhất của bạn khi mua X là gì?”
5. Thực hiện các cuộc khảo sát định tính quy mô nhỏ.
Bạn nên bổ sung nghiên cứu định lượng của bạn bằng các nghiên cứu định tính nhỏ – dữ liệu có thể sẽ không khách quan bằng, nhưng bạn sẽ học được những hiểu biết chi tiết (insights) hơn về cấu trúc tâm lý của đối tượng mục tiêu.
Bạn có thể nhắm mục tiêu tới một nhóm nhỏ đối tượng và sử dụng các câu hỏi mở để nhận được các câu trả lời dài hơn.
Một lần nữa, hãy đặt những câu hỏi liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn như “Cụm từ sau có ý nghĩa gì đối với bạn?” hoặc “Bạn cảm thấy gì khi nhìn thấy hình ảnh này…?”
6. Nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn.
Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể đã thực hiện những nghiên cứu thị trường tương tự và đưa nó vào hành động.
Nếu họ nhắm đến tệp đối tượng tương tự như bạn, hãy quan sát và học hỏi từ cách họ viết và quảng cáo cho khách hàng tiềm năng của họ.
7. Hãy xem xét đến các sản phẩm và dịch vụ phổ biến khác.
Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà đối tượng mục tiêu của bạn đã và đang sử dụng – những thông liên quan đến ngành của bạn. Các thương hiệu này đã định vị họ như thế nào? Họ sử dụng những loại thông điệp nào…?
8. Lắng nghe các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội.
Hãy sử dụng các phần mềm lắng nghe mạng xã hội (social listening) để làm rõ hơn về những gì khách hàng của bạn đang trò chuyện trên môi trường trực tuyến.
Họ đang thích thú với các chủ đề nào nhất? Họ thường tương tác với ai và tại sao?
9. Kiểm tra các tương tác với thương hiệu của bạn.
Bạn có thể sử dụng lại phần mềm lắng nghe mạng xã hội và truy cập vào Google Analytics để kiểm tra hành vi của người dùng trên website của bạn.
Bạn có nhận được nhiều bình luận trên blog và lượt chia sẻ trên mạng xã hội không? Hãy sử dụng dữ liệu này để tối ưu cách tiếp cận của bạn.
10. Trừa chỗ cho sự tăng trưởng.
Bạn sẽ không bao giờ có được một sự hiểu biết hoàn hảo về đối tượng mục tiêu của mình.
Ngay cả khi bạn đã từng rất hiểu khách hàng của mình thì họ vẫn phát triển và thay đổi.
Bằng cách cho phép có một số khoảng trống trong chiến lược và luôn cố gắng để hiểu và lấp đầy những khoảng trống đó, bạn có thể có nhiều khả năng cập nhật và bám sát hơn với sự thay đổi của khách hàng của mình.
Không có phương pháp nào có thể tự nó mang lại cho bạn một bức chân dung hoàn hảo về khách hàng mục tiêu của bạn; dân số vốn quá đa dạng và quá khó đoán để bất kỳ giả định nào của bạn cũng có thể đúng.
Thay vào đó, bạn cần thu thập những phát hiện của mình từ nhiều nguồn và hợp nhất chúng thành một tầm nhìn đa diện hơn.
Từ đó, bạn sẽ có thể định hình tốt hơn mọi thứ bạn tạo ra cho đối tượng mục tiêu của mình, từ thông điệp, bài viết tới tiêu đề cho đến lời kêu gọi hành động (CTA).
Kết luận: Hãy tìm kiếm sự cân bằng.
Dù cho bất cứ trường hợp nào, thấu hiểu luôn là nền tảng của mọi giao tiếp, dù là giao tiếp giữa những người bạn với nhau hay giữa thương hiệu với khách hàng.
Bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu của mình, hiểu đối tượng mục tiêu là gì, bạn càng có nhiều cơ hội để đạt được các mục tiêu của mình.
Cá nhân hoá khi giao tiếp là cần thiết nhưng khách hàng của bạn cũng cần một cộng đồng, nơi họ có thể chia sẻ tiếng nói của mình cũng như kết nối với những người khác tương tự như họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố chính trong bất kỳ phương phức tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả nào, nó cung cấp thông tin chi tiết về cách đối thủ cạnh tranh của bạn đã giải quyết những thách thức của thị trường, những gì đã hiệu quả và những gì chưa.
Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn định vị tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình trong một thị trường ngách cụ thể hoặc cạnh tranh trực tiếp với những thông điệp phù hợp với thế mạnh của bạn.
Nếu bạn muốn tối đa hóa hoạt động marketing của mình, thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là khi bạn sắp tung ra một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị trường mới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 06 yếu tố chính của hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp tối ưu các nỗ lực marketing của bạn.
Một vài thông tin và các công cụ để bạn sử dụng.
Để phân tích hiệu quả hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh, bạn cần có các công cụ phù hợp.
Các công cụ đó sẽ phải:
Kiểm tra lưu lượng truy cập website, mức tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), backlink và trang nào được xem nhiều nhất.
Phân tích nội dung trên website, blog của họ cũng như những gì họ xuất bản trên các kênh mạng xã hội.
Xem xét tổng quan về nội dung quảng cáo của họ trên cả công cụ tìm kiếm lẫn các trang mạng xã hội.
Kiểm tra các từ khoá chính trên website của họ, nội dung và các chiến dịch của họ
Một số công cụ bạn có thể tham khảo:
– SEMRush.
Để kiểm tra SEO và website, backlink và nghiên cứu từ khóa.
SEMRush cũng cung cấp phân tích lưu lượng truy cập và các tiện ích bổ sung thông minh cho phép bạn thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhiều.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng Ahrefs và Raven Tools.
– BuzzSumo.
Công cụ này dùng để nghiên cứu nội dung. BuzzSumo có thể giúp bạn xác định nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn đã hoạt động như thế nào và hơn thế nữa.
– FanPage Karma.
Để tìm kiếm nội dung và thông tin về lượng tương tác của đối thủ cạnh tranh của bạn, bao gồm nội dung nào phổ biến nhất với đối tượng mục tiêu của họ, kênh và thời gian đăng bài nào nhận được nhiều tương tác nhất, chủ đề nào phổ biến nhất và vấn đề nào đang được đối tượng mục tiêu của họ quan tâm nhất.
Và dưới đây là 6 ‘yếu tố lõi’ của phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.
Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể học hỏi từ đối thủ cạnh tranh của mình thông qua phân tích từ khoá là họ đang sử dụng những từ khóa nào và họ đang được xếp hạng cao cho từ khóa nào.
Nội dung website và chiến dịch của bạn nên tập trung vào một bộ từ khóa cốt lõi nhất định, điều sẽ giúp khách hàng mục tiêu tìm thấy website và nội dung của bạn khi tìm kiếm các giải pháp mà bạn đang cung cấp.
Đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sẽ làm tương tự, họ sử dụng và cố gắng xếp hạng cao cho các từ khóa có liên quan đó.
MẸO DÀNH CHO BẠN:
Kiểm tra các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng để tìm kiếm các từ khóa theo ngành cụ thể khác mà bạn có thể xếp hạng cao hơn trong nội dung website và chiến dịch của mình.
Đồng thời để hình thành các biến thể từ khóa dài (long-tail keyword) mà bạn có thể xếp hạng cao hơn, phân biệt sản phẩm và các dịch vụ của bạn so với đối thủ.
SEMRush có thể là công cụ tuyệt vời để giúp bạn thực hiện những điều này.
5. Thông tin quảng cáo.
Phân tích thông tin quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian nghiên cứu và xây dựng các yếu tố quan trọng của chiến dịch như từ khóa và nội dung quảng cáo, đồng thời giúp bạn định vị sản phẩm và dịch vụ của mình hiệu quả hơn.
SEMRush có thể hiển thị cho bạn ước tính lưu lượng truy cập, từ khóa và ước tính chi phí cho lưu lượng truy cập tìm kiếm có trả phí đó.
MẸO DÀNH CHO BẠN:
Các từ khóa được đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng là điểm khởi đầu tuyệt vời cho các từ khóa bạn có thể sử dụng cho thương hiệu và chiến dịch của mình.
Ngoài việc bạn có thể cạnh tranh trực tiếp với các từ khóa chính, bạn chắc chắn có thể sử dụng những thông tin này để lựa chọn các biến thể từ khóa dài phù hợp với giá trị của thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.
6. Phân tích nội dung.
Khi phân tích những mẫu nội dung tốt nhất của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xem xét liệu các chủ đề tương tự có phù hợp với thương hiệu của mình hay không và đánh giá loại nội dung nào mà đối tượng mục tiêu của họ thích sử dụng nhất.
Bạn cũng có thể phát hiện ra những lỗ hổng trong nội dung của đối thủ, điều mà sau đó thương hiệu của bạn có thể giải quyết một cách tốt hơn trong các chiến dịch nội dung của mình.
Hãy xem xét những nội dung hiệu quả và kém hiệu quả của họ và thử xác định lý do tại sao điều đó lại xảy ra.
MẸO DÀNH CHO BẠN:
Khi phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh, bạn nên đặt ra mục tiêu là tìm kiếm sự khác biệt trong nội dung và thông điệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh, điều cuối cùng sẽ là khiến khách hàng mục tiêu của bạn muốn ‘đứng về phía bạn’ hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với độ nhận diện công chúng cùng doanh số bán sản phẩm tốt, Apple đang là ông lớn công nghệ thành công nhất trên thế giới.
Logo trái táo khuyết xuất hiện ở mọi nơi, từ thành thị đông đúc cho đến các vùng nông thôn chưa phát triển. Khi nhìn vào một thiết bị iPhone hoặc Macbook, bạn biết ngay chúng được sản xuất bởi công ty nào.
Vậy điều gì đã khiến Apple gặt hái được nhiều thành công đến vậy? Theo Make Use Of, có một vài lý do sau:
Mục tiêu rõ ràng.
Từ ngày đầu tiên, các CEO của nhà táo khuyết đã vạch ra một đích đến rành mạch cho công ty.
Theo David Andrew, một chuyên gia marketing, chiến lược của Apple xoay quanh việc đem lại công nghệ kỹ thuật số cho mọi người cũng như thay đổi cách chúng ta nghĩ, làm, học hỏi và giao tiếp. Cho đến nay, họ vẫn giữ vững nguyên tắc này.
Ngoài ra, huyền thoại Steve Jobs cho rằng việc chỉ tập trung công sức vào một vài dự án có ý nghĩa cũng rất quan trọng. Điều này mang lại tính hiệu quả cao cũng như tiết kiệm được nhiều công sức và chất xám.
Họ là những người tiên phong trong việc đem lại cho chúng ta những thiết bị di động tiện lợi và hữu ích. Apple xem như đã hoàn thành được sứ mệnh của mình.
Làm tốt hơn đối thủ.
Có một sự thật đó là iPhone không phải chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng hay kết nối được với mạng không dây. Những công nghệ này đã ra đời từ trước đó.
Điều thật sự khiến Apple khác biệt đó là họ không ngại sử dụng ý tưởng của đối thủ và làm nó trở nên tốt hơn.
“Chúng tôi không làm ra những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên. Thứ Apple tạo ra là những chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất”, Tim Cook, CEO của công ty, chia sẻ với Fast Company.
Nếu không có họ, có lẽ chúng ta đã không có những chiếc iPhone hay iPad có chất lượng tốt như hiện nay.
Đãi ngộ khách hàng.
Thành công của Apple không chỉ nhờ vào chất lượng sản phẩm. Họ là chuyên gia trong việc thấu hiểu và chăm sóc người dùng.
Ngoài giao diện dễ sử dụng, công ty thường xuyên cho ra các bản cập nhật mới kể cả cho các dòng thiết bị đã ra mắt từ lâu.
Điều này rất thích hợp với người dùng có ý định sử dụng điện thoại lâu dài. Apple còn có nhiều ưu đãi giảm giá cho khách hàng nhỏ tuổi.
Nhưng điều khiến họ tự hào nhất có lẽ là khoản chăm sóc người dùng. Mỗi khi gặp sự cố, bạn có thể tin tưởng giao máy của mình cho bất kỳ trung tâm bảo hành uy tín nào.
Các nhân viên đã qua huấn luyện của họ sẽ xử lý vấn đề một cách tận tâm và đôi khi, họ sẽ đổi lại cho bạn một thiết bị hoàn toàn mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Và thật kỳ lạ, sự khác biệt nằm ở những gì người quản lý làm – chứ không phải ở nhân viên mới.
Những doanh nghiệp vĩ đại được xây dựng bởi những con người vĩ đại; đó là lý do tại sao khả năng xác định và thu hút nhân tài gần như là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của doanh nghiệp.
Nhưng tại sao một số nhân viên mới lại đạt được tốc độ nhanh hơn những người khác?
Đây là một câu hỏi hay, một câu hỏi mà Google đã dành rất nhiều thời gian và công sức để cố gắng trả lời.
Sau khi thực hiện một số cuộc khảo sát và thử nghiệm khác nhau, Google đã phát triển danh sách 05 mẹo đơn giản để người quản lý có thể sử dụng với nhân viên của họ.
Được xem như một lời nhắc nhở hữu ích – Google sẽ gửi email những mẹo này cho các nhà quản lý vào đêm trước khi một nhân viên mới bắt đầu nhận việc.
Và đây là danh sách:
1. Kết hợp người mới tuyển với một người đồng nghiệp đồng trang lứa;
2. Giúp người mới tuyển xây dựng một mạng lưới trên mạng xã hội;
3. Đào tạo và định hướng nhân viên mỗi tháng một lần trong sáu tháng đầu tiên.
4. Khuyến khích đối thoại một cách cởi mở.
5. Gặp những nhân viên mới của bạn vào ngày đầu tiên nhân việc của họ.
Gặp gỡ nhân viên mới vào ngày đầu tiên của họ để nói về vai trò và trách nhiệm của họ trong tổ chức. Lên lịch gặp gỡ thường xuyên. Giúp người đó cảm thấy được chào đón và quý trọng.
Mặc dù, điều này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng theo Google, nó đã làm tăng tốc độ tuyển dụng mới của họ nhanh hơn một tháng (theo thuật ngữ của Google, nó nhanh hơn khoảng 25% so với những doanh nghiệp không làm).
Google nói gì vào ngày đầu tiên của một nhân viên.
Google chia nó thành 4 phần chính.
1. Mô tả cách mà công việc của nhân viên mới đó tạo ra giá trị trong tổ chức.
Bất kể ngành nghề hay công việc kinh doanh của bạn là gì, chỉ một hoặc hai điều thực sự có thể giúp bạn thúc đẩy kết quả. Đó có thể là chất lượng. Hoặc có thể là dịch vụ.
Mặc dù các khía cạnh khác đều quan trọng, nhưng đối với mọi doanh nghiệp, một hoặc hai khía cạnh chính hoàn toàn là yếu tố quyết định.
Google giải thích công việc của nhân viên trực tiếp tạo ra giá trị như thế nào. Giải thích công việc của nhân viên trực tiếp giúp doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của họ như thế nào.
Họ vẽ ra mối liên hệ rõ ràng và trực tiếp giữa nỗ lực của nhân viên và mục đích chính của doanh nghiệp.
Có một sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi trao đổi với một nhân viên mới: Họ nói với nhân viên mới cần phải làm gì. Nhưng rất ít trong số họ giải thích tại sao nhân viên mới phải làm những điều đó.
2. Chỉ rõ khách hàng bên trong và bên ngoài của nhân viên.
Không có công việc nào trong doanh nghiệp tồn tại một cách biệt lập. Hiểu được nhu cầu của mọi công việc khác giúp xác định không chỉ công việc cần làm mà còn cả cách thức công việc đó nên được hoàn thành.
Hãy dành thời gian để giải thích cách nhân viên sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp trong khi họ vẫn đảm bảo phục vụ cả khách hàng bên trong lẫn bên ngoài của họ.
Để đạt được sự cân bằng này thường rất khó – vì vậy đừng cho rằng nhân viên mới sẽ tự tìm ra điều đó.
3. Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và xây dựng vòng phản hồi.
Người quản lý làm điều này càng sớm càng tốt. Bằng cách đó, nhân viên có thể bắt đầu xây dựng động lực làm việc một cách sớm nhất.
Bằng cách đó, họ có thể cảm thấy rằng họ đang được ‘lấp’ vào một khoảng trống có giá trị, họ đang ở trong một guồng quay.
Bằng cách đó, họ có thể nhận thấy một cách hữu hình rằng công việc của họ đang tạo ra giá trị như thế nào và công việc của họ ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng bên ngoài và bên trong của tổ chức.
Và bằng cách đó, bạn có thể bắt đầu đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng ngay lập tức với họ khi có thể.
4. Tóm tắt lý do tại sao người đó được tuyển.
Mỗi nhân viên được tuyển dụng vì một hoặc vài lý do cụ thể nào đó, nhưng thường những lý do đó sẽ bị lãng quên bởi những quy trình tuyển dụng.
Hãy dành thời gian để nói với nhân viên mới lý do tại sao họ được tuyển. Không chỉ để bổ sung vào một vai trò hay vị trí. Không chỉ để đáp ứng một nhu cầu của doanh nghiệp.
Mà là vì những kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và đạo đức làm việc cụ thể của người đó mang lại cho đội nhóm của bạn.
Nếu làm được điều này, bạn đang ngầm xây dựng một kết nối mạnh mẽ giữa các nhân viên và tổ chức, công việc của người đó và cách công việc đó tạo ra giá trị.
Làm điều đó và bạn đã ngầm xây dựng kết nối giữa khách hàng nội bộ và bên ngoài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube bắt đầu trả phí hàng tháng cho nhà sáng tạo với các video hay nhất trên nền tảng Shorts.
YouTube thành lập quỹ 100 triệu USD để trả phí cho những nhà sáng tạo sản xuất video ngắn hàng đầu trên YouTube Shorts trong tháng.
Quỹ YouTube Shorts sẽ được chi trả hàng tháng cho đến cuối năm 2022 và đây cũng là cách đầu tiên để người dùng có thể kiếm tiền từ việc sản xuất nội dung trên Shorts.
Hiện tại, YouTube không cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ Shorts thông qua quảng cáo như các video khác trên nền tảng YouTube.
Giờ đây, tất cả mọi người dùng đều đủ điều kiện nhận tiền khi tạo YouTube Shorts, cho dù họ có tài khoản thông thường hay họ tham gia ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YPP).
Hiện tại, tiêu chí để xác định video nào xứng đáng nhận được tiền vẫn chưa rõ ràng. Dưới đây là tất cả những gì bạn có thể tham khảo về quỹ dành riêng cho YouTube Shorts.
Giới thiệu về quỹ dành cho YouTube Shorts.
Quỹ dành cho YouTube Shorts (YouTube Shorts Fund) là cơ hội để tất cả người dùng có thể kiếm tiền từ việc tạo ra những video ngắn có hiệu suất cao nhất trong tháng từ Shorts.
Người dùng không cần phải đăng ký chương trình đối tác hoặc đăng ký để xem xét tính đủ điều kiện. YouTube sẽ tự liên hệ với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nhận được nhiều lượt tương tác và lượt xem nhất mỗi tháng để trả phí cho họ về nội dung đó.
Tiêu chí duy nhất cần thiết để xem xét ở đây là nội dung phải nguyên bản (bản gốc) và tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng của YouTube.
YouTube cho biết họ sẽ trả tiền cho hàng nghìn nhà sáng tạo mỗi tháng. Quỹ 100 triệu USD này sẽ được trả đến hết năm 2022 và theo ước tính, có ít nhất là 1.000 USD sẽ được trả cho mỗi video được chọn.
YouTube Shorts Fund sẽ chính thức được ra mắt trong những tháng tới.
Kế hoạch kiếm tiền trong tương lai từ YouTube Shorts.
YouTube cho biết rằng quỹ ngắn hạn này là bước đầu tiên liên quan đến việc kiếm tiền từ định dạng nội dung mới. Kiếm tiền từ Shorts là ưu tiên hàng đầu của YouTube và là điều mà YouTube đang tích cực thực hiện.
Khi chương trình kiếm tiền cuối cùng ra mắt, chương trình đó sẽ được thiết kế dành riêng cho YouTube Shorts.
YouTube cũng đảm bảo với người dùng rằng họ vẫn luôn cam kết trả tiền cho nhà sáng tạo nội dung, hơn 30 tỷ USD là số tiền mà YouTube đã trả cho nhà sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông trong 3 năm qua.
Tính năng mới của YouTube Shorts.
Tất cả những người có quyền truy cập vào các công cụ tạo nội dung trên Shorts hiện có thể phối lại âm thanh từ các video trên YouTube, bao gồm hàng tỷ video có sẵn.
Điều này tạo ra tiềm năng vô cùng lớn cho nội dung mới vì nhà sáng tạo có thể lấy lời thoại hoặc âm thanh từ các video hiện có và cập nhật thêm mới.
Video được phối lại là môt trong những tính năng hàng đầu ở các nền tảng như TikTok và đây cũng là một cách hiệu quả để các nền tảng tăng lượng người dùng mới.
Tuy nhiên, với những nội dung được phối lại có thể sẽ không đủ điều kiện để nhận tiền từ quỹ YouTube Shorts vì nó không phải là nội dung gốc 100%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chuyên gia nổi tiếng thế giới về lãnh đạo John C. Maxwell từng viết: “Một nhà lãnh đạo giỏi, không phải nhờ quyền lực người đó nắm trong tay, mà ở chỗ có khả năng phát huy tài năng của người khác. Sự thành công mà không có người kế thừa thì đó là sự thất bại”.
Dựa trên quan điểm này, nhiều nhà quản trị ngày nay lựa chọn phong cách quản lý vĩ mô (macromanagement) – đứng sau và trao quyền, cho phép nhân viên tự do làm việc một cách độc lập, miễn đạt kết quả, trong khi tin rằng phong cách quản lý xem trọng sự tự chủ này sẽ giúp họ phát huy hết tài năng.
Song cần biết rằng, quản lý vĩ mô không phải “chìa khóa” vạn năng, có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Và sự khác biệt giữa trao quyền với bỏ mặc, đôi khi chỉ cách nhau một lằn ranh.
Trên thực tế, quản lý vĩ mô chỉ phát huy tối đa hiệu quả, khi sự chỉ đạo và sức ảnh hưởng lên cấp dưới của nhà quản trị đã dễ dàng và đủ lớn.
Đó là khi nhân viên theo bạn vì họ muốn thế và vì những gì bạn đã làm cho tổ chức, chứ không bị buộc phải theo vì chức vị của bạn.
Maxwell gọi cấp độ lãnh đạo này là “định hướng kết quả” – cấp độ mà những người khác biệt đến với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu, bởi đã thấu hiểu được chiến lược lẫn tầm nhìn của tổ chức.
Nếu chưa đạt tới cấp độ này, việc chọn đứng sau và trao quyền nhiều khả năng chỉ mang lại kết quả xấu.
Đơn cử, môi trường làm việc thoải mái, không có sự giám sát của quản lý có thể trở thành “chất xúc tác” cho hàng loạt hành vi thiếu ý thức, như đến văn phòng rồi đi cà phê, đi muộn – về sớm, buôn chuyện, lướt web thay vì làm việc…
Việc quản lý từ xa cũng có thể làm nhân viên mất kết nối với nhà quản trị, khiến họ cảm thấy bị bỏ mặc, phải “tự bơi” trong khối công việc được giao mà vẫn bị đánh giá kết quả không tốt, rốt cục dẫn đến tổn thương khó lành.
Và khi sự kết nối giữa hai bên đã về 0, nhà quản trị sẽ mất hoàn toàn khả năng kiểm soát tình hình, cả về công việc lẫn tâm lý của nhân viên.
Do đó, để trao quyền hiệu quả, cần “chọn đúng người”, trong khi tuân thủ quy tắc rõ ràng và tôn trọng, với nền tảng vững chắc đã xây dựng từ trước.
Thứ nhất, để tạo tiền đề cho quản lý vĩ mô, khâu tuyển dụng và đào tạo phải được thực hiện chỉn chu, đến mức nhân viên đủ sức xử lý tình huống phát sinh cả khi quản lý vắng mặt và không còn cần được “cầm tay chỉ việc”.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên cần thực sự gắn kết và cấp dưới phải có sự tự giác cao, trước khi cấp trên có thể lùi lại.
Thứ hai, cần nhớ rằng, quản lý vĩ mô vẫn là quản lý; điểm đặc biệt là phong cách này không đặt trọng tâm vào “thứ hữu hình” như quy định, máy chấm công, hay sự hiện diện của sếp nữa, mà bằng “thứ vô hình” – sức ảnh hưởng của nhà quản trị lên nhân viên.
Và điều này có được nhờ mối quan hệ tốt, chứ không phải nhờ quy định; nói cách khác, lãnh đạo tốt phải xuất phát từ trái tim chứ không phải cái đầu.
Để làm tốt điều này, nhà quản trị cần hiểu và gắn kết lịch sử của tổ chức với con người; truyền đạt chiến lược và tầm nhìn của tổ chức tới nhân viên rõ ràng; có sự chân thành, quan tâm và thấu hiểu nội tâm của họ, hơn là chỉ để ý đến quy trình.
Chỉ khi nhân viên cảm thấy cấp trên là người có thể tiếp cận được và họ có thể tranh luận, đưa ra quan điểm khác với cấp trên mà vẫn được lắng nghe, thì sự trao quyền mới thực chất, chứ không còn là khẩu hiệu.
Cuối cùng, hãy sáng suốt khi chọn người để trao quyền và tùy theo khả năng mà đề ra giới hạn.
Đồng thời, nhà quản trị hãy giải thích rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cho nhân viên và để họ mô tả lại công việc cùng các yêu cầu cơ bản của nó dưới góc nhìn của họ.
Điều này nhằm đảm bảo khi kế hoạch triển khai, nó sẽ không đi chệch so với kỳ vọng lẫn mục tiêu ban đầu, giúp nhà quản trị có đánh giá sơ bộ về điểm mạnh – yếu của nhân viên để hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, nhà quản trị hãy cho biết mình có thể sẽ tham gia vào các thời điểm quan trọng của công việc, để giúp nhân viên tháo gỡ khó khăn và chỉ nên can thiệp khi quyết định của nhân viên mâu thuẫn hoặc xung đột với tầm nhìn, cũng như đừng vội rút lại quyền hạn khi họ làm chưa tốt.
Thay vào đó, hãy cùng họ tìm ra các điểm yếu để sửa chữa và thiết lập các cột mốc đánh giá định kỳ để tạo thêm động lực hoặc công nhận, khích lệ kịp thời.
Đó mới là cách giúp nhà quản trị trao quyền hiệu quả và gắn kết với nhân viên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021” của Appota phát hành, người Việt đang có xu hướng tải và sử dụng nhiều ứng dụng di động hơn sau đại dịch. Trong đó, sôi động nhất là các ứng dụng giao đồ ăn và OTT với tốc độ tăng trưởng chóng mặt.
Ứng dụng giao đồ ăn trở thành khái niệm quen thuộc.
Trước khi đại dịch bùng phát, dịch vụ giao đồ ăn qua ứng dụng thứ 3 là một khái niệm chưa phổ biến với người Việt.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi trong năm 2020 lượng người sử dụng dịch vụ này thường xuyên đã đạt đến 80% trong khi năm 2016 chỉ có 20% lượng người sử dụng theo như khảo sát.
Điều đặc biệt đó là sự xuất hiện dày đặc của các ứng dụng đặt đồ ăn trên smartphone đã khiến cách sử dụng dịch vụ này có sự thay đổi.
Cụ thể, trong khảo sát năm 2020 của QandMe, tỷ lệ đặt đồ ăn qua bên ứng dụng thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%.
Hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã không còn phổ biến khi sụt giảm từ 71% xuống còn 23%.
Thị trường giao đồ ăn cũng trở nên sôi động với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn như: Now.vn, LoShip, BaeMin…đến cả 2 ông lớn mảng đặt xe trực tuyến như Grab, Go-jek năm 2020 cũng mở rộng mảng dịch vụ sang giao nhận đồ ăn với tiện ích GrabFood và Go-Food.
Chính vì quy mô thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh được xem là một thị trường “nóng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần này.
OTT “xu hướng mới” không thể tránh khỏi.
OTT là viết tắt của Over The Top, đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tận dụng không gian rộng lớn Internet nhằm cung cấp cho người dùng các nội dung như hình ảnh, âm thanh, tin nhắn, gọi điện.
Hiện nay, xem phim và các nội dung VOD đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong thời kì dịch bệnh.
Tại Việt Nam, OTT đã phát triển nhanh chóng và trở thành 1 xu hướng mới trong giai đoạn giãn cách xã hội, theo đó tỷ lệ xem OTT trên smartphone chiếm tới 67%, 86% người dùng sẵn sàng xem quảng cáo để đổi lại các nội dung miễn phí, 35% tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo mua hàng trên các nền tảng OTT tại Việt Nam.
Nhờ sự phổ biến và nở rộ trong năm 2020, các ứng dụng OTT ngày càng thu hút thêm người dùng mới, với phần lớn tập người dùng đang ưa chuộng các nền tảng OTT miễn phí nhưng có chứa quảng cáo khiến đây dần trở thành một kênh quảng cáo đầy tiềm năng cho các nhà phát triển thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mặc dù việc xây dựng nhận thức về thương hiệu và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của website là những điều hết sức thiết yếu. Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh nỗ lực marketing của mình như thế nào khi hai phương thức này không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau?
Nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nhỏ và có độ nhận biết thương hiệu trực tuyến thấp, việc tối ưu hóa website của bạn để có xếp hạng tốt hơn cho các từ khóa thương hiệu trong kết quả tìm kiếm thực sự không mấy hiệu quả.
Rất ít người có khả năng tìm kiếm những cụm từ cụ thể liên quan đến thương hiệu đó của bạn nếu họ không quen thuộc với công ty của bạn ngay từ đầu.
Nếu bạn đang tìm cách xây dựng một doanh nghiệp thành công về lâu dài, bạn cần một thương hiệu dễ nhận biết chứ không chỉ là một vài thứ hạng cao cho các cụm từ tìm kiếm chung chung.
Dưới đây là cách bạn có thể cân bằng các cơ hội cạnh tranh để xây dựng thương hiệu của bạn và có thứ hạng tốt hơn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm:
Phân tích tiềm năng của thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn quyết định xem nên tập trung vào xây dựng thương hiệu hay SEO bằng cách phân tích mô hình kinh doanh (business model) và các mục tiêu dài hạn của bạn.
Nếu đó là mô hình nhỏ với tiềm năng doanh thu thấp, bạn không có lý do gì để xây dựng lưu lượng truy cập (traffic) chỉ cho các từ khóa thương hiệu cả.
Thay vào đó, hãy tập trung vào các cụm từ hướng đến người mua mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ tìm kiếm trong các công cụ tìm kiếm cũng như các từ khóa tìm kiếm được tìm thấy trong các công cụ phân tích website của bạn.
Ngược lại, xây dựng thương hiệu có thể là điều bắt buộc nếu bạn muốn mở rộng sự hiện diện website của công ty mình hay trở thành người dẫn đầu (Leader) trong ngành của bạn.
Trong trường hợp này, bạn hãy cân nhắc về việc chia nhỏ nỗ lực marketing của bạn.
Bạn có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu bằng cách tích cực bình luận và đóng góp trên các trang mạng xã hội, xây dựng nội dung chuyên sâu về ngành kinh doanh của bạn trên website.
Bạn có thể nhắm mục tiêu các từ khóa chung chung trong nỗ lực SEO của bạn để tăng lượng truy cập – ít nhất là cho đến khi lưu lượng truy cập từ các từ khoá thương hiệu đủ lớn để duy trì website của bạn.
Xem xét vai trò mới của tìm kiếm được cá nhân hóa.
Gần đây, Google đã ra mắt “Search, Plus Your World” giúp hiển thị các mục mà một doanh nghiệp xác định sẽ có liên quan đến doanh nghiệp dựa trên các kết nối cá nhân của doanh nghiệp.
Chúng xuất hiện cùng với các kết quả tự nhiên dựa trên SEO truyền thống.
Khi bạn tìm kiếm bằng các từ khóa liên quan đến thể hình, bạn có thể nhận được kết quả từ các blog nhất định vì bạn đã theo dõi chúng.
Do sự phát triển mới này, bạn có thể tạo ra nhiều cách hơn để xây dựng sức mạnh của thương hiệu.
Các công ty có thương hiệu lâu đời thường có nhiều khả năng được nhắc đến trên các blog và trên các trang mạng xã hội hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, vốn thiếu nội dung và hình ảnh mang tính đại chúng.
Liên quan đến vấn đề này, xây dựng thương hiệu có thể là một cách quan trọng để đi trước cả việc xây dựng thứ hạng SEO truyền thống và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn đến website của bạn.
Xác định sự kết hợp lý tưởng.
Bất kể bạn đang ở trong ngành nào hoặc loại hình kinh doanh bạn đang cố gắng xây dựng là gì, hãy cân nhắc đưa cả việc xây dựng thương hiệu và SEO vào chiến lược marketing hỗn hợp (Marketing Mix) của mình.
Bạn không cần phải tập trung hoàn toàn vào một phương thức và so sánh chi phí của nó với chi phí của phương thức kia.
Nếu bạn xác định rằng việc xây dựng thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, hãy tập trung vào việc xây dựng các liên kết (backlink) từ các website khác trỏ về website của bạn, bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa thương hiệu làm văn bản neo (anchor text) để nội dung được tự nhiên và liên quan hơn.
Đề cập đến thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng có khả năng dẫn đến tăng khả năng hiển thị và nhận thức rõ hơn về thương hiệu.
Tuy nhiên, vì bạn sẽ phải mất không ít thời gian để thương hiệu của bạn có thể thâm nhập vào thế giới kỹ thuật số, bạn cần cân nhắc việc đầu tư thời gian vào các cụm từ tìm kiếm chung chung (generic keywords) liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Khi độ nhận biết về thương hiệu của bạn tăng lên, bạn có thể giảm lượng thời gian dành cho các từ khóa chung chung này.
Ngay cả khi bạn định dựa vào các kết quả tìm kiếm từ khóa chung chung cho phần lớn lưu lượng truy cập website của mình, thì việc thực hiện một số hoạt động xây dựng thương hiệu vẫn có giá trị.
Hãy nhớ bao gồm ít nhất một vài từ khóa thương hiệu (Branded Keyword) trong các hoạt động SEO từ khoá của bạn để đảm bảo bạn có thể gặt hái được những lợi ích mà chúng có thể mang lại cho website và thương hiệu tổng thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bước qua giai đoạn giãn cách xã hội cho đến thời điểm hiện tại với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường ứng dụng di động Việt đã và đang hình thành nên nhiều xu hướng mới trong đó có sự trỗi dậy của TikTok và ứng dụng video ngắn.
Chính thức ra mắt tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2019, TikTok nhanh chóng trở thành một trong những mạng xã hội được người dùng đặc biệt ưa chuộng.
Theo báo cáo Ứng dụng di động 2021 do Appota vừa phát hành, TikTok Việt đã chứng tỏ sức hút khi ghi nhận 16 triệu lượt tải và đạt mức tăng trưởng 160% lượt tải trên iOS trong năm 2020.
Xét trên bảng xếp hạng ứng dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam vừa qua, TikTok đã nhanh chóng chiếm ngôi thứ tư ngay sau Facebook, Zalo và Instagram.
15 giây video ngắn của TikTok đã thực sự làm nên cuộc cách mạng sáng tạo nội dung trên toàn cầu. Tại đây, người dùng có thể thỏa thích thể hiện và tìm kiếm mọi nội dung từ giải trí, học tập cho đến các chiến dịch, xu hướng “viral”.
Năm 2020, TikTok Việt bùng nổ kéo theo sự lên ngôi của video ngắn và tạo ra một sân chơi sáng tạo không giới hạn cho người dùng.
Theo thống kê từ We Are Social, các ứng dụng mạng xã hội và xem video là những ứng dụng phổ biến nhất trong tập người dùng từ 16-64 tuổi tại Việt Nam.
Nhận thấy tiềm năng siêu khủng từ TikTok, cuộc đua gắt gao của các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới trong mảng video giải trí ngắn chính thức khởi xướng.
Theo đó, Instagram và YouTube cũng lần lượt ra mắt các tính năng tương tự như TikTok. Hiện nay, Instagram Reels đã chính thức update tính năng video ngắn tại Việt Nam, còn YouTube Shorts đang trong quá trình thử nghiệm.
Với lợi thế tích hợp sẵn trên nền tảng vốn đã nổi tiếng và sở hữu tập người dùng đông đảo cùng số lượng nhà sáng tạo nội dung lớn, tính năng video ngắn của YouTube và Instagram dù gia nhập thị trường muộn nhưng chắc chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với TikTok.
Với tốc độ phát triển vũ bão, TikTok trở thành một miếng bánh quảng cáo hấp dẫn đối với các thương hiệu, nhãn hàng.
Thay vì những cách tiếp cận truyền thống, các chiến dịch quảng cáo dưới hình thức video ngắn ngay trên TikTok kết hợp tính năng hashtag challenge và kho hiệu ứng phong phú để tương tác trực tiếp với khách hàng.
Nhờ đó lôi cuốn người dùng trở thành một phần trong câu chuyện của thương hiệu, góp phần tạo nên hiệu ứng truyền thông lâu dài với tỉ lệ chuyển đổi thực tốt hơn.
Theo khảo sát của Statista năm 2020 về độ hiệu quả của quảng cáo trên mạng xã hội, TikTok lọt top 3 mạng xã hội có hiệu quả quảng cáo cao nhất Việt Nam, sau Facebook và YouTube.
Bên cạnh đó, TikTok Ads cũng là mạng quảng cáo nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nửa đầu năm 2020.
Số tỷ lệ lượt tải chuyển đổi qua nền tảng TikTok Ads đã gia tăng 175% trong năm vừa qua và đặc biệt dẫn đầu về tỷ lệ chuyển đổi cho nhóm ứng dụng game và non-game.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Điều gì đang hoạt động hiệu quả trên Instagram vào năm 2021 và bạn nên thêm những yếu tố nào vào phương thức marketing trên Instagram của mình?
Đây là điều mà Mention, một nền tảng ‘lắng nghe mạng xã hội’ (social Listening) đã tìm kiếm và chia sẻ trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình.
Bằng cách hợp tác với Hubspot để phân tích hơn 100 triệu bài đăng công khai, từ một triệu người dùng, Mention đã tìm hiểu các xu hướng và thay đổi chính trong mức độ tương tác của người dùng trên Instagram.
Các xu hướng tương tác là khác nhau tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể, vì vậy không phải mọi xu hướng này đều sẽ phù hợp với những gì mà bạn đang nhìn thấy.
Nhưng bằng cách hiểu những thay đổi mới nhất này, bạn có thể cập nhật chiến lược của mình – hoặc ít nhất, bạn có thể thử nghiệm với các tùy chọn mới để xem liệu chúng có cải thiện kết quả của bạn hay không.
Dưới đây là một vài phát hiện chính:
Các bài đăng dạng băng chuyền (Carousel posts) là loại bài đăng có mức độ hấp dẫn và tương tác cao nhất.
Độ dài của đoạn chú thích (caption) có mức độ tương tác nhiều nhất nằm trong khoảng từ 1.000 đến 2.000 ký tự.
Trung bình, các tài khoản liên quan đến lĩnh vực làm đẹp và mỹ phẩm nhận được nhiều lượng tương tác nhất.
Một số xu hướng trong số này có thể đúng như những gì bạn mong đợi, nhưng không ít trong số đó có thể tạo ra những ý tưởng mới cho cách tiếp cận của bạn.
Bạn có thể tải xuống đầy đủ báo cáo tương tác trên Instagram của Mention x Hubspot năm 2021 tại đây.
Dưới đây là tóm tắt những xu hướng và thông tin mà bạn có thể tham khảo.
Tỷ lệ tương tác trung bình của tất cả các kiểu bài đăng trong năm 2021 giảm 0.84% xuống còn 1.42%.
Bài đăng dạng băng chuyền (Carousel posts) có lương tương tác lớn nhất trên nền tảng với trung bình là 62 lượt thích và 5 lượt bình luận trên mỗi bài đăng. Trong năm 2020, định dạng có lượng tương tác lớn nhất thuộc về bài đăng dạng video.
Những tài khoản Instagram nhỏ đang phát triển nhanh chóng. Tổng số tài khoản có lượng theo dõi (followers) dưới 1.000 chiếm 53.6%.
Độ dài của đoạn chú thích (Caption) có lượng tương tác tốt nhất nằm trong khoảng từ 1.000 đến 2.000 ký tự. Điều này có nghĩa là kể chuyện (story-telling) có thể thúc đẩy nhiều lượng tương tác hơn với các hình thức khác.
Cách cải thiện sự hiện diện của bạn trên Instagram.
Đảm bảo tài khoản Instagram của bạn được bổ sung đầy đủ các thông tin, kèm các từ khoá liên quan đến ngành nghề kinh doanh của bạn.
Sử dụng Stories một cách thường xuyên.
Tương tác nhanh với cộng đồng: Đảm bảo bạn phản hồi đầy đủ các thắc mắc, bình luận, tin nhắn của khách hàng.
Đăng nhiều định dạng bài viết khác nhau (Video, Hình ảnh, Carousel…) để đa dạng hoá nội dung của bạn với khách hàng mục tiêu. Tránh việc khách hàng mục tiêu trở nên quá nhàm chán với những gì bạn chia sẻ.
Bạn có thể tải xuống đầy đủ báo cáo tương tác trên Instagram năm 2021 do Mention và Hubspot thực hiện tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Phát triển bản sắc thương hiệu của bạn không chỉ đơn thuần là một logo.
Bản sắc hay nhận diện thương hiệu bao gồm các giá trị kinh doanh và cách thương hiệu truyền đạt những giá trị đó thông qua các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Đó là những gì thương hiệu nói, cách thương hiệu được thể hiện một cách trực quan bằng hình ảnh và thiết kế cũng như những gì thương hiệu muốn khách hàng của họ cảm nhận khi họ tương tác với sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Về cơ bản, bản sắc thương hiệu là thể chất (physicality) lẫn nhân cách (personality) của doanh nghiệp của bạn.
Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để bắt đầu xây dựng bản sắc thương hiệu của mình.
Xây dựng thương hiệu bắt đầu với yếu tố con người.
Xây dựng thương hiệu nên được bắt đầu từ khách hàng. Khách hàng tìm hiểu về thương hiệu của bạn cũng giống như cách họ làm quen với một ai đó.
Đó là về những ấn tượng đầu tiên, sau đó qua một vài cuộc trò chuyện khiến họ bị hấp dẫn bởi thương hiệu.
Khi họ hào hứng muốn biết thêm về thương hiệu của bạn, khi ấy – họ đã sẵn sàng để trở thành khách hàng, họ cảm thấy thân thuộc với những gì vốn là bản sắc của thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu cũng nên bắt đầu với nhân viên của bạn. Họ là những đại sứ thương hiệu đầu tiên của công ty bạn.
Tất cả những hoạt động xây dựng thương hiệu nội bộ, từ việc thiết kế cấu trúc đội ngũ đến đào tạo đội ngũ, cũng là một phần việc của hoạt động xây dựng bản sắc thương hiệu.
Xây dựng bản sắc thương hiệu là để duy trì các giá trị nội tại của nó.
Nhận diện hay bản sắc thương hiệu được liên kết trực tiếp với các giá trị của doanh nghiệp và nó phải góp phần duy trì các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó.
Logo và Slogan của một thương hiệu có thể phát triển theo thời gian, nhưng chúng phải phát triển cùng với sự nhất quán của bản sắc thương hiệu và các giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại.
Bản sắc thương hiệu phải được truyền đạt thông qua logo, kiểu chữ, slogan, màu sắc, bao bì và các thông điệp của thương hiệu.
Hãy để khách hàng của bạn trải nghiệm bản sắc thương hiệu của bạn từ đầu đến cuối trong suốt hành trình mua hàng của họ cũng như sau khi sử dụng.
Xây dựng một bản sắc thương hiệu nhất quán là bước đệm quan trọng để thương hiệu xây dựng nhận thức, phát triển lòng tin cũng như lòng trung thành với khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhà mạng Telkomsel thông báo đầu tư 300 triệu USD vào Gojek, công ty tư nhân lớn nhất Indonesia.
Gojek nhận khoản đầu tư mới trong bối cảnh “siêu ứng dụng” chuẩn bị cho vụ sáp nhập lịch sử với sàn thương mại điện tử đồng hương Tokopedia.
Cả hai đang bước vào giai đoạn cuối cùng của thương vụ và đã thông báo cho nhân viên về thay đổi sắp tới. Dự kiến, muộn nhất vào cuối tháng 6, vụ sáp nhập sẽ hoàn tất, theo nguồn tin của Nikkei.
Đây sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất từng xảy ra giữa các startup Indonesia, tạo ra một gã khổng lồ bao trùm mọi thứ, từ gọi xe, giao đồ ăn đến thanh toán điện tử, thương mại điện tử.
Phân khúc giao đồ ăn và thương mại điện tử ghi nhận tăng trưởng thần tốc trong thời gian Covid-19 do mọi người có xu hướng ở nhà nhiều hơn.
300 triệu USD nằm trong thỏa thuận của Telkomsel với Gojek khi nhà mạng đầu tư 150 triệu USD vào ứng dụng hồi tháng 11/2020.
Thỏa thuận bao gồm tùy chọn “bơm” thêm tiền trong tương lai. Telkomsel là liên doanh giữa Telkom Indonesia và SingTel.
Sau khoản đầu tư ban đầu của Telkomsel, hai công ty bắt đầu tích hợp dịch vụ của nhau, trong đó có đưa dịch vụ trả tiền của nhà mạng lên ứng dụng Gojek cho người bán để gửi tin nhắn quảng cáo đến người dùng khác.
Số tiền 300 triệu USD mới sẽ củng cố quan hệ giữa hai bên, giúp tận dụng tài nguyên công nghệ để mang lại lợi ích của nền kinh tế số tới người dùng, đối tác và doanh nghiệp nhỏ trong nước.
Gojek và Tokopedia lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) sau khi sáp nhập với mục tiêu nâng định giá lên gần 40 tỷ USD, tương đương đối thủ Grab.
Hai kỳ lân công nghệ Indonesia cũng đang cạnh tranh gay gắt với Sea, công ty mẹ Shopee, vốn đang mở rộng thị phần nhanh chóng thông qua các chương trình khuyến mãi bạo tay.
Ngoài Telkomsel, Gojek còn được Facebook, KKR và Astra International hậu thuẫn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google bị phạt 123 triệu USD vì lạm dụng vị trí thống lĩnh của Android và cửa hàng ứng dụng CH Play.
Cơ quan Giám sát cạnh tranh của Italy phạt Google 123 triệu USD vì lạm dụng vị trí thống lĩnh của Android và cửa hàng ứng dụng CH Play.
“Thông qua Android và Google Play Store, Google đã tìm cách kiểm soát khả năng tiếp cận của nhà phát triển ứng dụng đối với người dùng cuối”, Cơ quan Giám sát cạnh tranh của Italy cho biết trong một tuyên bố.
Theo cơ quan này, hiện 3/4 người dùng smartphone tại Italy sử dụng nền tảng Android. Việc kiểm soát và độc quyền nền tảng khiến người dùng không thể sử dụng các dịch vụ mà họ yêu thích.
Trong tuyên bố, Cơ quan Giám sát cạnh tranh của Italy cho biết Google đã không cho phép JuicePass – một ứng dụng dịch vụ xe điện của Enel X, cho phép người dùng tìm và xem chi tiết các trạm sạc trên bản đồ – hoạt động trên Android Auto.
Thay vào đó, Google ưu tiên Google Maps, ứng dụng bản đồ của hãng.
“Google đã không cho phép ứng dụng JuicePass hoạt động trên Android Auto trong hai năm qua.
Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng xây dựng cơ sở người dùng của Enel X”, cơ quan giám sát Italy cho biết. “Hành vi gây tranh cãi này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ứng dụng di động điện tử trong tương lai”.
Ngoài khoản tiền phạt 123 triệu USD, Cơ quan Giám sát cạnh tranh của Italy còn yêu cầu Google cung cấp JuicePass trên Android Auto. Google chưa đưa ra bình luận.
Google nhiều lần bị các nước phạt vì hành vi độc quyền. Trước đó, Liên minh châu Âu đã đưa ra án phạt lần ba với Google vì tội lạm dụng vị trí để độc quyền trong quảng cáo tìm kiếm trực tuyến. Công ty cũng bị Ủy ban châu Âu phạt 5 tỷ USD vì độc quyền trên Android.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mọi người đều muốn được hạnh phúc. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu vốn rất khó nắm bắt đó?
Đối với nhiều người, nghe một đồng nghiệp nói: “Cảm ơn rất nhiều” hoặc một người quản lý nói với bạn “Làm tốt lắm” là một điều gì đó thực sự truyền cảm hứng.
Nếu không có chúng, chúng ta có thể khó tìm thấy được niềm vui trong công việc hơn rất nhiều. Vậy chúng ta nên làm thế nào để có được điều đó đây?
Một khái niệm được đưa ra ở đây là: Sự tử tế.
Thực hành sự tử tế bằng cách khen ngợi và công nhận giúp tạo ra sức mạnh để thay đổi mọi thứ, từ hiệu suất trong công việc, đến niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.
Lợi ích của sự tử tế.
Cam kết trở nên tử tế có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn bạn nghĩ.
Đầu tiên, và cũng có lẽ là rõ ràng nhất, thực hành sự tử tế sẽ vô cùng hữu ích đối với đồng nghiệp của chúng ta.
Đơn vị chuyên về tư vấn tuyển dụng Gallup phát hiện ra từ các cuộc khảo sát về người lao động tại Mỹ rằng:
“Được công nhận tại nơi làm việc giúp giảm thiểu tình trạng kiệt sức đồng thời cải thiện hạnh phúc của nhân viên. Nhận được một lời khen, những lời công nhận có thể giúp các cá nhân cảm thấy mãn nguyện hơn, nâng cao lòng tự trọng, cải thiện khả năng tự đánh giá và kích hoạt những cảm xúc tích cực.”
Thứ hai, thực hành sự tử tế giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn. Ví dụ, tiêu tiền cho người khác và dành thời gian làm tình nguyện sẽ cải thiện sức khỏe, mang lại hạnh phúc và cảm giác ý nghĩa hơn trong cuộc sống, nghiên cứu cho thấy.
Sự tử tế mang lại một cảm giác ý nghĩa bởi vì nó liên quan đến việc đầu tư vào thứ gì đó lớn hơn bản thân chúng ta.
Nó định hình cả cách người khác nhìn nhận về chúng ta – điều này giúp cải thiện danh tiếng của chính chúng ta – và cách chúng ta nhìn nhận về bản thân mình.
Thứ ba, theo một nghiên cứu, việc cho đi lời khen có thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn cả việc nhận chúng.
Tại sao việc khen ngợi lại làm tăng hạnh phúc của chúng ta đến như vậy? Một thành phần quan trọng của hạnh phúc mà chúng ta đã vô cùng thiếu trong thời kỳ đại dịch.
Trong các nghiên cứu của mình, Gallup nhận thấy rằng việc khen ngợi tạo ra mối liên kết xã hội mạnh mẽ hơn là nhận được lời khen bởi vì lời khen đó dành cho người khác sẽ khuyến khích mọi người tập trung vào người kia.
Chắc chắn, nhận được một lời khen là cảm giác tuyệt vời, nhưng việc cho đi một lời khen chân thành và chu đáo đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ về người khác – trạng thái tinh thần, hành vi, tính cách, suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Nghĩ về người khác thường là điều kiện tiên quyết để có cảm giác được kết nối với họ.
Bằng cách này, lời khen có thể trở thành một chất kết dính xã hội, tăng cường kết nối và tính tích cực trong các mối quan hệ, đồng thời khiến chúng ta hạnh phúc hơn.
Trong một nghiên cứu phân tích hơn 3.500 đơn vị kinh doanh với hơn 50.000 cá nhân, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các hành vi lịch sự, giúp đỡ và khen ngợi có liên quan đến các mục tiêu cốt lõi của tổ chức.
Các tổ chức có sự tử tế cao hơn có năng suất, hiệu quả và tỷ lệ doanh thu cao hơn.
Khi các nhà lãnh đạo và nhân viên cư xử tử tế với nhau, họ tạo điều kiện cho một nền văn hóa hợp tác và đổi mới trong tổ chức đó.
Mang sự tử tế vào công việc.
Làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy sự tử tế ở nơi làm việc?
Đầu tiên, có một sự thật là. Mọi người rất nhạy cảm với hành vi của các thành viên trong ‘nhóm có địa vị cao’ hay đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Bằng cách khen ngợi và tán dương nhân viên của họ, các nhà lãnh đạo có khả năng thúc đẩy các thành viên trong nhóm ‘sao chép’ các hành vi của họ và tạo ra các chuẩn mực về sự tử tế trong các đội nhóm.
Thứ hai, các nhà lãnh đạo có thể dành thời gian trong các cuộc họp để cho các thành viên trong đội nhóm có thể tự do thừa nhận công việc của nhau.
Việc này không cần nhiều thời gian – thậm chí chỉ vài phút mỗi tuần là đủ. Nhưng vài phút ít ỏi này có thể thúc đẩy tinh thần và kết nối tốt hơn rất nhiều trong tổ chức.
Thứ ba, hãy xem xét các khoản thưởng dù chỉ là nhỏ. Các công ty như Google đã sử dụng hệ thống “tiền thưởng ngang hàng” để khuyến khích các nhân viên của mình gửi những khoản tiền nhỏ (từ một quỹ trong tổ chức) cho nhau để thể hiện sự đánh giá cao đối với công việc của nhau.
Ngay cả một vài đô la cũng có thể có tác động tích cực; nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người đánh giá rất cao những hành động tử tế ngay cả khi đó chỉ là một chuyện nhỏ.
Một thẻ quà tặng hoặc một món quà nhỏ cũng có thể hiệu quả.
Sức mạnh của sự tử tế có thể giảm thiểu những tác động xấu của một cá nhân hoặc tổ chức khi mà trực tuyến và mạng xã hội đang là những kênh giao tiếp chính.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với hơn 50 triệu USD doanh thu hằng năm, 0 USD từ quỹ đầu tư, tăng trưởng hàng năm 65% (YoY), 3200+ khách hàng mới mỗi tuần, 695.000+ người ghé thăm website hàng tháng qua công cụ tìm kiếm, hơn 50 nhân sự với 10 nhân sự làm Marketing, 0 nhân viên sales. Ahrefs là một trong những mô hình SaaS ‘đáng ngưỡng mộ’ của nhiều Startup khác.
Tại sao Ahrefs lại có được những sự tăng trưởng đầy mạnh mẽ đó, sau đây là những gì mà Giám đốc Marketing (CMO) Tim Soulo của Ahrefs chia sẻ. Hai ‘từ khoá’ lớn nhất đóng góp đến thành công này của Ahrefs là Content Marketing và SEO.
Bài học số 6: Chọn chất lượng hơn là số lượng.
Bạn biết rằng Ahrefs bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 2010 và biết rằng họ đã đặt rất nhiều quả trứng của mình vào giỏ nội dung và SEO, bạn sẽ nghĩ rằng blog của họ sẽ tràn ngập hàng nghìn bài viết về các chủ đề này.
Tuy nhiên, mọi thứ không như chúng ta nghĩ, họ chỉ xây dựng mọi thứ dựa trên khoảng 250 bài viết dài, chất lượng cao trong blog tiếng Anh của họ (và được dịch trực tiếp sang các ngôn ngữ khác).
Thay vì tập trung vào sản xuất nội dung mới thay cho nội dung cũ, họ liên tục cập nhật những nội dung cũ với thông tin và quan điểm mới.
Họ nhận ra rằng vì Google là nguồn lưu lượng truy cập chính trên blog của họ, họ sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc tối ưu hóa các bài viết cũ hơn là tạo các bài viết mới.
CMO Tim nói:
“Khi chúng tôi nhận thấy rằng một bài đăng đang giảm lưu lượng truy cập, đó là một dấu hiệu cho thấy chúng tôi cần phải làm mới nó.
Hoặc ngay cả khi bài viết đang hoạt động rất tốt, nhưng chúng tôi cảm thấy nó có một số thông tin đã lỗi thời, chúng tôi sẽ sửa chữa nó. Không có số lượng bài viết cố định mà chúng tôi muốn cập nhật mỗi tháng.”
Kết quả cuối cùng của việc làm tất cả những công việc khó khăn này là xây dựng một thư viện nội dung chất lượng cao mà người đọc có thể tin tưởng – bất kể là bài viết đó được xuất bản từ năm nào.
Nếu bạn có chiến lược phát triển nội dung theo hướng tìm kiếm, bạn cần đảm bảo rằng tất cả những thứ mọi người có thể tìm thấy bạn thông qua Google đều được cập nhật.
Bài học số 7: Đừng sợ hãi khi đại diện cho một thứ gì đó.
Là một công ty định hướng sản phẩm (product-led), bạn sẽ nghĩ rằng tất cả những gì Ahrefs từng nói đến đều là sản phẩm của họ. Tuy nhiên, có thể bạn đã sai.
Một trong những điểm khác biệt của Ahrefs là họ không ngại đứng về một điều gì đó mà họ tin tưởng ngay cả khi những điều đó có rủi ro hoặc tranh cãi.
Ví dụ: nhóm marketing của Ahrefs cam kết thực hiện những gì phù hợp với đối tượng mục tiêu của họ đến mức họ sẵn sàng từ bỏ rất nhiều phương pháp marketing hay nhất của ngành SaaS, bao gồm:
Thử nghiệm A/B (A/B Testing).
Google Ads.
Pop-up.
Lead Forms.
Nhắm mục tiêu lại.
…
CMO Tim giải thích:
“Rất nhiều hoạt động như pop-up, nhắm mục tiêu lại, giảm giá và khuyến mại… đã bị CEO và Nhà sáng lập Dmitry của chúng tôi cấm, vì anh ấy không thích chúng.
Rất nhiều người chế giễu chúng tôi vì đã không sử dụng A/B Testing.
Nhưng bởi vì chúng tôi biết rằng công việc kinh doanh của mình đang hoạt động rất tốt mà không cần thử nghiệm nó hoặc nhắm mục tiêu lại, chúng tôi không ngại công khai nói về điều đó – mặc dù theo cách này, chúng tôi nhận được không ít những phản hồi trái chiều.”
Đừng ngại nói về cách bạn đang làm mọi việc – ngay cả khi những điều bạn làm là khác thường so với những người khác.
Hãy giữ vững lập trường, kiên định với nó, nói về nó và nếu mọi người sẵn sàng bắt đầu ‘bàn tán’ về triết lý và niềm tin kinh doanh của bạn (giống như Ahrefs bây giờ)…, đây có lẽ là một trong những cách xây dựng thương hiệu tốt nhất mà bạn có.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến thị trường và khiến nhu cầu chơi game di động tăng trưởng mạnh trên toàn cầu.
Việt Nam cũng có chung xu hướng này khi mọi chỉ số về lượt tải, số lượng game đều tăng trưởng mạnh so với năm 2019.
Doanh thu qua kho tải của thị trường game đạt mức tăng trưởng vượt bậc.
Theo báo cáo: “Ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, trong năm 2020 các khách hàng đã giành tổng cộng 168 triệu USD cho việc trả phí mua các ứng dụng game di động trên kho tải CH Play và App Store.
So với năm 2019, doanh thu qua kho tải của thị trường này đã chứng kiến mức tăng vượt bậc 40% và dự báo đạt 205 triệu USD vào năm 2021.
Theo đó, smartphone là thiết bị chơi game phổ biến nhất tại Việt Nam với tỷ lệ 85%, trong khi laptop/PC chỉ chiếm 45%.
Trong đó, có tới 87% các trò chơi di động tại Việt Nam sử dụng có chứa quảng cáo khiến đây vẫn là hình thức thương mại hóa phổ biến nhất.
Ngoài ra, việc trả phí cho các nội dung trong ứng dụng cũng là một hình thức thương mại hóa được áp dụng phổ biến và chiếm đến 40% số lượng ứng dụng, do việc phân phối và bán các sản phẩm, dịch vụ ảo trong trò chơi đã trở thành một hình thức đem lại doanh thu đặc trưng của các trò chơi điện tử.
eSport trên di động cũng tăng trưởng “đột biến” sau đại dịch.
Thể thao điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong năm 2020 và trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Theo cuộc khảo sát của Appota cho thấy có tới 80% người chơi cho rằng họ đã giành thêm nhiều thời gian tiếp xúc với các nội dung eSports trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Cụ thể, trung bình người chơi dành 2 giờ 55 phút mỗi ngày để chơi các trò chơi eSports, số thời gian trung bình để xem livestream hoặc các giải đấu eSport là 2 giờ 10 phút.
Cũng theo thống kê từ Appota, trong nửa cuối năm 2020, các trò chơi di động được tải nhiều nhất trên iOS là các trò chơi eSports nổi tiếng, còn các trò chơi được tải nhiều nhất trên Android là những trò chơi casual, nhập vai với quy mô nhỏ.
Vì vậy, các trò chơi eSports được đầu tư về nội dung và có nhà phát hành chính thức tại Việt Nam sẽ dễ dàng giữ chân được người dùng hơn so với các trò chơi casual khác.
Các nền tảng phát sóng trong nước ghi nhận sự tăng trưởng đột biến đối với các nội dung eSports, điển hình như số lượt xem trên Facebook Gaming đã tăng 81,37% trong giai đoạn đại dịch Covid-19, lượt tương tác và độ phủ cũng tăng lần lượt 50% và 79,6%.
Có thể thấy rằng, nhờ đặc tính vận hành trực tuyến, thể thao điện tử vẫn trụ vững trước làn sóng Covid-19 và tiếp tục vận hành thay vì phải đóng băng như thể thao truyền thống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố chính trong bất kỳ phương phức tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả nào, nó cung cấp thông tin chi tiết về cách đối thủ cạnh tranh của bạn đã giải quyết những thách thức của thị trường, những gì đã hiệu quả và những gì chưa.
Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn định vị tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình trong một thị trường ngách cụ thể hoặc cạnh tranh trực tiếp với những thông điệp phù hợp với thế mạnh của bạn.
Nếu bạn muốn tối đa hóa hoạt động marketing của mình, thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là khi bạn sắp tung ra một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị trường mới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 06 yếu tố chính của hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp tối ưu các nỗ lực marketing của bạn.
Một vài thông tin và các công cụ để bạn sử dụng.
Để phân tích hiệu quả hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh, bạn cần có các công cụ phù hợp.
Các công cụ đó sẽ phải:
Kiểm tra lưu lượng truy cập website, mức tăng trưởng lưu lượng truy cập, backlinks và trang nào được xem nhiều nhất.
Phân tích nội dung trên website, blog của họ cũng như những gì họ xuất bản trên các kênh mạng xã hội.
Xem xét tổng quan về nội dung quảng cáo của họ trên cả công cụ tìm kiếm lẫn các trang mạng xã hội.
Kiểm tra các từ khoá chính trên website của họ, nội dung và các chiến dịch của họ
Một số công cụ bạn có thể tham khảo:
– SEMRush.
Để kiểm tra SEO và website, backlink và nghiên cứu từ khóa.
SEMRush cũng cung cấp phân tích lưu lượng truy cập và các tiện ích bổ sung thông minh cho phép bạn thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhiều.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng Ahrefs và Raven Tools.
– BuzzSumo.
Công cụ này dùng để nghiên cứu nội dung. BuzzSumo có thể giúp bạn xác định nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn đã hoạt động như thế nào và hơn thế nữa.
– FanPage Karma.
Để tìm kiếm nội dung và thông tin về lượng tương tác của đối thủ cạnh tranh của bạn, bao gồm nội dung nào phổ biến nhất với đối tượng mục tiêu của họ, kênh và thời gian đăng bài nào nhận được nhiều tương tác nhất, chủ đề nào phổ biến nhất và vấn đề nào đang được đối tượng mục tiêu của họ quan tâm nhất.
Và dưới đây là 6 ‘yếu tố lõi’ của phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.
1. Insights từ phân tích lưu lượng truy cập (traffic).
Yếu tố đầu tiên bạn cần nghiên cứu là lưu lượng truy cập website và cách mọi người khám phá các website của đối thủ cạnh tranh của bạn – SEMRush có thể giúp bạn điều này.
Bạn nên phân tích lưu lượng truy cập đến các website của đối thủ cạnh tranh để khám phá xem họ có bao nhiêu khách truy cập, số trang trên mỗi lượt truy cập, thời lượng truy cập và cả tỷ lệ thoát.
Bạn cũng có thể xem nguồn khách hàng truy cập các website của đối thủ cạnh tranh.
MẸO HAY DÀNH CHO BẠN: Xác định nguồn truy cập là để cung cấp thông tin cho các quyết định về việc đầu tư vào công cụ tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, cũng như tiếp cận những người ảnh hưởng dựa trên những gì đang hiệu quả với đối thủ cạnh tranh của bạn.
Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể nghiên cứu ở đây là trang nào trong số các trang của website của đối thủ cạnh tranh của bạn được xem nhiều nhất.
Việc xem trang đích (landing page) nào đang hoạt động tốt nhất của đối thủ cạnh tranh có thể cho bạn biết sản phẩm và dịch vụ nào của họ đang có sự hiện diện trực tuyến thành công nhất và ngược lại.
2. Backlinks.
Backlink giúp bạn xây dựng điểm uy tín của tên miền (domain authority – DA) và cải thiện thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm cho các chủ đề mà các website khác liên kết đến bạn.
Các nỗ lực SEO cho thương hiệu của bạn nên bao gồm số liệu về backlinks và các công cụ như SEMRush và Ahrefs sẽ cho phép bạn thực hiện phân tích các hoạt động liên quan đến backlinks của đối thủ cạnh tranh của bạn.
3. Truyền thông mạng xã hội.
Phân tích các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh có thể cho bạn biết họ đang sử dụng những kênh nào để quảng cáo, cách họ định vị sản phẩm và dịch vụ của mình trên các kênh đó cũng như nội dung và thông điệp nào đã nhận được sự đón nhận tốt nhất từ phía khách hàng mục tiêu.
Nó cũng có thể giúp bạn tìm ra những lỗ hổng trong chiến lược quảng cáo của đối thủ, từ đó bạn có thể tạo ra các cơ hội mới cho thương hiệu của bạn.
FanPage Karma có lẽ là công cụ bạn không thể bỏ qua trong việc phân tích cạnh tranh và khám phá các nội dung của đối thủ trên mạng xã hội.
Bạn có thể xem các kênh mà họ đang sử dụng để quảng cáo, mức độ hiệu quả của chúng và mức độ tương tác của khách hàng đối với các kênh đó.
MẸO: Nếu bạn đang nhắm mục tiêu cùng một đối tượng như đối thủ cạnh tranh của mình, hãy cân nhắc tập trung các hoạt động của bạn vào các kênh đã hoạt động tốt với họ.
Bạn cũng có thể xem những nội dung họ đang xuất bản, chủ đề họ đang nói và chủ đề nào trong số đó được khách hàng mục tiêu quan tâm nhất.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mọi người mong đợi nhiều hơn từ các CEO vào năm 2021. Hãy nâng cao năng lực lãnh đạo của bạn với 4 lời khuyên sau đây.
Bối cảnh của năng lực lãnh đạo đang thay đổi đáng kể từ khi Covid-19 xảy ra.
Sự thay đổi đầy năng động này đòi hỏi một chỉ số IQ lãnh đạo cao hơn và sự hiểu biết sâu sắc hơn về những gì được coi là các quy tắc lãnh đạo mới.
Một cuộc khảo sát về độ tin cậy và uy tín được thực hiện bởi Edelman Data & Intelligence, cho thấy rằng người tiêu dùng, nhân viên và cả công chúng đang mong đợi nhiều hơn từ các công ty và các nhà lãnh đạo của họ.
Dưới đây là 04 quy tắc mới mà các nhà lãnh đạo cần xem xét nếu họ muốn vượt qua những thách thức và sự bất ổn trong tương lai.
Quy tắc 1: Phát triển khả năng thấu cảm.
Trong các khái niệm về lãnh đạo, có một thuật ngữ gọi là độ chính xác thấu cảm (Empathic Accuracy – EA) là khả năng hiểu chính xác suy nghĩ và cảm xúc của người khác.
Thật khó để có thể phục vụ những người bạn không hiểu. Có hai câu hỏi mà mọi nhà lãnh đạo đầu nên tự hỏi: Bạn có hiểu thị trường của mình không? Bạn có đang mở rộng phạm vi hiểu biết của mình không?
Có một số bẫy lãnh đạo mà các nhà lãnh đạo mới và cũ đều có thể mắc phải, chẳng hạn như việc họ đối xử với mọi người hay khách hàng như thể họ chỉ gặp nhau hoặc sử dụng sản phẩm một lần duy nhất trong đời.
Bạn càng hiểu rõ mọi người, quan điểm và giá trị mà họ mang lại, bạn càng có thể tránh được những vấp ngã không cần thiết khi lãnh đạo.
Quy tắc 2: Tăng cường trí tò mò.
Thông minh là quan trọng nhưng nó không nên ‘qua mặt’ kinh nghiệm, vì kinh nghiệm cung cấp cho trí thông minh, và năng khiếu cho phép bạn áp dụng những kiến thức đó.
Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo lại nghĩ rằng sự thành thạo của họ trong một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác.
Ví dụ, khi bạn giỏi viết code không có nghĩa là bạn cũng sẽ giỏi khi phát triển kinh doanh.
Các nhà lãnh đạo thường dựa vào trí thông minh của họ mà không tính đến chuyên môn và kinh nghiệm của các vấn đề.
Đây cũng có thể coi là sự kiêu ngạo về trí tuệ (intellectual arrogance). Nếu bạn làm việc đủ lâu, bạn sẽ thấy sai lầm của việc coi trọng trí tuệ hơn kinh nghiệm.
Để chống lại sự kiêu ngạo về trí tuệ, các nhà lãnh đạo cần không ngừng nỗ lực phát triển về tính tò mò.
Học hỏi, đặt câu hỏi và nhận thêm thông tin là cách tốt nhất để ngăn chặn việc đánh giá quá cao sự hiểu biết của bản thân.
Chúng ta phải thừa nhận rằng một người không thể biết hết tất cả mọi thứ.
Quy tắc 3: ‘Connecting the Dots’.
Trong kinh doanh, có một khái niệm được gọi là hội chứng tháp ngà (ivory tower syndrome – ITS), nơi các nhà lãnh đạo trở nên ‘mất liên lạc’ với những người mà họ quản lý và khách hàng mà họ phục vụ.
Đôi khi, chúng ta có thể nghĩ rằng kinh nghiệm sống của chúng ta đồng nghĩa với tất cả mọi người. Nhưng điều đó lại là một sai lầm.
Hãy tự hỏi bản thân, khi bạn lập chiến lược, quá trình lập kế hoạch có tính đến toàn bộ các tài năng hay nhân lực của tổ chức bạn không?
Bạn có đang đưa ra quyết định dựa trên các quan điểm của các cá nhân khác trong tổ chức không? và bạn có đang lắng nghe họ không?
Nếu bạn tách biệt mình cũng như doanh nghiệp ra khỏi những người khác, bạn có thể không phát huy hết tài năng của các nhân lực trong công ty của mình đồng thời bạn đang hạn chế sự phát triển vì tính chuyên quyền trong lãnh đạo.
Quy tắc 4: Tránh bị bẩy của ‘suy nghĩ nhóm’.
Theo luật hấp dẫn, những người có xu hướng gần gũi hơn với mình là những người có cùng nguồn gốc, niềm tin, suy nghĩ và hệ giá trị.
Mặc dù bạn có thể rất thoải mái khi ở bên những người giống mình, nhưng nó có thể dẫn đến một cái bẫy – bẫy ‘suy nghĩ nhóm’. Vấn đề lớn nhất với ‘suy nghĩ nhóm’ là nó áp đảo ý kiến của các cá nhân để có lợi cho một nhóm nào đó.
Việc ra quyết định của bạn phải dựa trên một cuộc tranh luận trên nguyên tắc tôn trọng với mục tiêu cuối cùng là đi đến giải pháp tốt nhất.
Các quyết định tốt nhất là các quyết định dựa trên dữ liệu và ý kiến đóng góp từ nhiều cá nhân khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Video marketing là một trong những hình thức marketing hàng đầu hiện nay. Nếu bạn không tạo video, có thể bạn đang mất đi nhiều cơ hội lớn.
Các thương hiệu đang bắt kịp và hiện đang sử dụng video làm hình thức marketing chính của họ. Các báo cáo cho thấy rằng các nhà tiếp thị sử dụng video sẽ giúp tăng trưởng doanh thu nhanh hơn 49% so với những người không sử dụng.
Dưới đây là 05 cách để củng cố thêm cho chiến lược video marketing của bạn.
Xác định đối tượng mục tiêu của bạn.
Khi nói đến video marketing, nó không chỉ là về việc tạo video; cũng không phải chỉ là tiếp cận được nhiều người – đó phải là tiếp cận đúng nhóm đối tượng tiềm năng nhất của bạn?
Mọi người đã xem video của bạn, nhưng liệu họ có tiềm năng mua hàng hay ảnh hưởng đến quá trình mua hàng của bạn không?
Bằng cách xác định đúng đối tượng mục tiêu của mình, giờ đây bạn có thể tập trung vào những người thực sự cần những gì bạn đang cung cấp.
Vậy làm cách nào để bạn xác định đối tượng mục tiêu cho video marketing của mình?
Tìm hiểu nhân khẩu học của họ (giới tính, tuổi, vị trí, ngôn ngữ, mức thu nhập, học vấn…)
Bạn đang cố gắng đạt được điều gì với video đó? Nó dành cho nhận thức về thương hiệu, bán hàng, ‘nuôi dưỡng’ khách hàng tiềm năng hay tạo ra khách hàng tiềm năng?
Những kênh nào họ đang tiêu thụ video của họ?
Mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu là ROI, nhưng sẽ không có doanh nghiệp nào đạt được điều này nếu những người phù hợp không đến với họ.
Vì vậy, khi bạn có thể xác định đúng đối tượng mục tiêu của mình là ai và theo đuổi họ, quá trình này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hãy kể câu chuyện thương hiệu của bạn.
Sẽ chẳng có ích gì khi tạo nội dung video nếu bạn không kể câu chuyện của mình. Nội dung video cho phép bạn thể hiện nhiều hơn, vì vậy bạn không nên kiềm chế nó.
Kể chuyện sẽ giúp đưa sự kết nối giữa hai bên lên một cấp độ khác. Nó giống như việc bạn đi ‘hẹn hò’ với khách hàng của bạn và chia sẻ kinh nghiệm của bạn với họ.
Khi nói đến kể chuyện? Bạn có nhiều cách khác nhau để làm, dưới đây là một số cách kể chuyện mà bạn có thể tham khảo:
Một thông điệp đầy cảm hứng ghi lại cảm xúc tích cực trong họ.
Câu chuyện thành công của khách hàng.
Một kinh nghiệm cá nhân.
Hiển thị bối cảnh hậu trường của một quá trình nào đó.
Một xu hướng mới đang diễn ra.
…
Spotify là một trong những công ty thành công nhất trong việc tận dụng dữ liệu để kể những câu chuyện.
Vào năm 2017, họ đã xây dựng nội dung “cách sinh viên nghe” (how students listen) nêu bật cách sinh viên từ các trường cao đẳng và đại học khác nhau nghe nhạc ở Mỹ.
Nỗ lực này đã khiến mọi người bàn tán về thương hiệu một cách tự nhiên và đó cũng là cách để xây dựng nhận thức thương hiệu, điều mà mọi thương hiệu đều tìm kiếm.
Tối ưu hóa video của bạn.
Bạn cần tối ưu hóa video của bạn vì mọi nền tảng đều có quy tắc riêng của nó. Vì vậy, để mở rộng quy mô trên các nền tảng khác nhau, bạn cần hiểu các thuật toán và quy tắc khác nhau trước khi xây dựng video.
Tốt nhất là bạn nên giữ cho mọi thứ được ngắn gọn với các phương tiện truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram.
Sau đó, đối với Youtube, bạn có thể tự do tạo video dài hơn và nhắm mục tiêu phù hợp.
Để cải thiện SEO cho video của bạn, bạn có thể làm theo các mẹo sau.
Thực hiện nghiên cứu từ khóa của bạn.
Giữ tiêu đề của bạn ngắn gọn – dưới 60 ký tự.
Thêm liên kết đổ về website của bạn.
Bao gồm các thẻ (tags) cho các từ khóa khác nhau.
Tối ưu hóa video của bạn cho người dùng di động.
Thêm phụ đề.
Phụ đề có thể cải thiện khả năng tiếp cận, mức độ tương tác và SEO cho video của bạn.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người xem có khả năng xem video đến cuối video khi có phụ đề cao hơn 80% so với các video không có phụ đề. Và đây là điều mà mọi người làm marketing đều mong muốn có được.
Facebook cho biết việc thêm phụ đề vào video của bạn có thể tăng thời gian xem lên 12%.
Quảng cáo trên các kênh phù hợp.
Với video của mình, bạn phải quảng cáo nó trên các kênh phù hợp để có thể có được kết quả như mong muốn.
Để chứng minh cho tuyên bố này, Simon Brisk, Giám đốc điều hành của công ty tiếp thị kỹ thuật số ClickIntelligence cho biết:
“Điều khó cưỡng nhất của nội dung video là nó không chỉ cung cấp một loại nội dung hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh mà còn cho phép doanh nghiệp của bạn tiếp cận với nhiều hơn khách hàng và mở rộng sự hiện diện trực tuyến của bạn nhiều hơn.”
Và việc sử dụng video trên các kênh phù hợp sẽ giúp bạn đạt được những điều này.
Bạn có thể chọn YouTube, công cụ tìm kiếm, blog, email và phương tiện truyền thông mạng xã hội. Nhưng bạn phải chọn kênh dựa trên hành vi của người dùng và nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu của bạn.
Luôn bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA).
Marketing có ích gì nếu bạn không biến người xem thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng có trả phí của mình?
Khách hàng của bạn luôn cần một hành động thúc đẩy và lời kêu gọi để hành động. Nó hướng dẫn họ những gì cần làm và cũng thúc đẩy họ làm những gì bạn đã yêu cầu.
Vậy làm cách nào để bạn tối ưu lời kêu gọi hành động của mình để thu hút mọi người hành động với bạn?
Sử dụng CTA ở đầu video.
Đề xuất video liên quan đến video họ vừa xem.
Sử dụng form để lấy thông tin của họ (ebook miễn phí hoặc bản dùng thử miễn phí).
Hướng họ đến trang đích hoặc website của bạn.
Đảm bảo CTA luôn dễ tìm và nhấp vào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là với một nhân viên xuất sắc. Điều này vô tình tạo ra một rào cản và khiến cả nhân viên lẫn sếp đều mang tâm lý phòng thủ. Liệu có nên tiếp tục câu chuyện này hay dứt áo ra đi tìm người sếp mới?
Tình huống nhân viên nổi bật hơn cấp trên trong việc lên kế hoạch, chiến lược trong công việc không phải là hiếm gặp. Thậm chí, có nhiều trường hợp nhân viên còn là người vạch ra đường hướng, kế hoạch cho cấp trên.
Thế nên chuyện bạn nhìn xa trông rộng, lường trước về những thất bại mà cấp trên không thể thấy cũng là chuyện dễ hiểu.
Nhưng trước khi phản ứng hay có những hành động để thể hiện bản thân, bạn hãy công tâm để trả lời câu hỏi:
“Tại sao cấp trên lại ngồi ở vị trí sếp của bạn? Có phải do yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm làm việc lâu năm hơn không?”
Tài năng như Gia Cát Lượng cả đời vẫn là quân sư cho Lưu Bị. Câu chuyện người tài làm dưới trướng người thường không phải là xa lạ bởi mỗi người sẽ nổi bật ở một điểm khác nhau.
Cấp trên của bạn có thể không phải là người tài năng hơn bạn trong công việc phân tích, am hiểu thị trường nhưng họ sẽ nhỉnh hơn bạn trong việc thu phục và quản lý nhân tài.
Vậy nên, nếu bạn đã đặt ra câu hỏi: “Khác biệt với sếp về định hướng, chiến lược thì có nên ra đi hay không? thì rõ ràng là bạn đang phân vân chưa quyết định được câu trả lời và trong thâm tâm, có lẽ bạn vẫn chưa muốn rời đi.
Vậy thì tại sao không cho bản thân một cơ hội để thử?
Sếp không phải là người tài năng nhưng liệu trở thành cánh tay mặt của sếp có đem đến lợi ích nào cho bạn không?
Và lúc ấy, phải chăng là bạn có cơ hội thực hiện kế hoạch, chiến lược mà mình đã ấp ủ lâu nay thay vì ra đi khi chưa đạt được một thành tựu nào khiến bản thân thỏa mãn?
Và nếu vẫn còn hy vọng về một mối quan hệ tương lai hòa hợp với sếp của mình, bạn có thể thử những cách tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng khó thực hiện sau đây:
Bắt đầu bằng những lập luận vững chắc.
Nếu bạn tự tin vào khả năng hoạch định chiến lược của mình, hãy cố gắng truyền tải nó một cách chi tiết nhất đến cấp trên trực tiếp và cả người lãnh đạo, để thuyết phục họ rằng, phương pháp của bạn tốt hơn họ.
Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ dùng từ ngữ nặng nề để lên án hay chỉ trích chiến lược của sếp, mà bạn cần tôn trọng họ, giải thích rõ ràng vì sao bạn nghĩ đó là điều không nên làm và vì sao họ nên tin vào bạn.
Bởi bác bỏ sẽ dễ nhưng bác bỏ có cơ sở mới là điều khó thực hiện.
Có thể những điều bạn trình bày sẽ không được thông qua, nhưng hãy luôn làm đúng công việc, trách nhiệm và luôn nỗ lực hết mình.
Thông qua lần này, bạn cũng đã thể hiện rằng bạn là một nhân viên có lý tưởng, chính kiến và đáng tin cậy của công ty.
Và tuyệt đối, đừng dùng những cụm từ như “em nghĩ, em cho rằng,..” bởi rất khó một nhà lãnh đạo nào dám đặt niềm tin vào suy nghĩ của một nhân viên còn non trẻ nhưng lại “hiếu thắng” cả!
Đừng để việc tư ảnh hưởng đến việc công.
Bạn là nhân viên, sếp là sếp, cả hai có những vai trò, trách nhiệm khác nhau. Đứng ở lập trường của mỗi người, sẽ có cách giải quyết công việc khác biệt, nên nếu bạn và sếp có bất đồng, vẫn hãy tôn trọng công việc và đời sống riêng tư của nhau.
Đừng vì chuyện công mà ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp hay nói xấu lẫn nhau, cũng đừng nuông chiều cảm xúc mà có lời lẽ khiếm nhã hay hiếu thắng gây sự trong công ty.
Điều đó chỉ thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp và để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp.
Nắm bắt thời cơ và khéo léo trình bày.
Thông thường, chúng ta rất ngại hoặc khó thể hiện sự bất đồng ý kiến với cấp trên, dù bạn cảm nhận rất rõ điều ấy.
Nhưng sự im lặng không phải là cách lựa chọn tốt trong trường hợp này. Bạn cần nói lên tất cả quan điểm của bạn và khéo léo để thuyết phục được sếp.
Thời điểm cũng góp phần khiến cuộc hội thoại thêm phần thành công nếu bạn biết tận dụng. Chẳng hạn, bạn cần trao đổi những lúc sếp ít việc, ở nơi ít người, những lúc sếp có tâm lý tươi vui…
Vì họ đứng ở cương vị là sếp nên họ sẽ rất sẵn lòng lắng nghe ý kiến chân thành của nhân viên mình, để đưa ra giải pháp toàn diện nhất. Vậy nên hãy mạnh dạn và quyết đoán nhé!
Dù có bất đồng ra sao, hãy cư xử với đồng nghiệp và sếp theo cách bạn muốn người khác cư xử với mình. Nếu bạn đang gặp trở ngại với sếp trong công việc, đừng để những cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng, hãy kiềm chế cảm xúc và tôn trọng nhau.
Có thể kết quả sẽ không như mong đợi, nhưng bạn hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để giành được niềm tin tuyệt đối từ sếp. Và lời nói của bạn trong những lần sau chắc chắn sẽ được quan tâm và lắng nghe hơn rất nhiều!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thương hiệu cá nhân thực sự đã vượt ra ngoài cái gọi là “cá nhân”. Dưới đây là những gì công ty của bạn có thể học hỏi từ các thương hiệu lớn hơn.
Khi bạn nghĩ đến Tesla, bạn không thể không nghĩ đến Elon Musk. Tương tự với Apple, ‘gã khổng lồ’ công nghệ là hiện thân của người đồng sáng lập Steve Jobs. Microsoft là Bill Gates. Amazon là Jeff Bezos.
Bằng nhiều cách khác nhau, những vị doanh nhân này đồng nghĩa với công ty của họ, gắn liền với thương hiệu của họ một cách bền chặt.
Trong bài đăng này, chúng ta sẽ thảo luận về thương hiệu cá nhân, cấu trúc ý nghĩa của các ‘Big Brand’ và sau đó xem xét 05 cách mà chúng ta có thể tận dụng thương hiệu cá nhân để tạo nhiều sự đột phá hơn cho doanh nghiệp của mình.
Thương hiệu cá nhân là gì?
Khi nghĩ về các hoạt động xây dựng thương hiệu, hãy nghĩ về các thuật kể chuyện. Ở cấp độ doanh nghiệp: công ty đó là ai? công ty đó khác biệt với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? và giá trị mà công ty đó mang lại cho người tiêu dùng là gì?
Thương hiệu cá nhân cũng tương tự như vậy. Bạn là ai? Bạn là người độc nhất hay khác biệt như thế nào? Bạn cung cấp giá trị gì?… Hãy kể câu chuyện của chính bạn.
Điều bí mật khi xây dựng các thương hiệu lớn.
Xây dựng thương hiệu “lớn” thực sự là câu chuyện về tính tổng thể. Hãy xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn, xây dựng thương hiệu cho chính bạn, sau đó hãy kết hợp cả hai với nhau trong một trạng thái cộng sinh hoàn hảo.
Điều này là bởi vì doanh nghiệp của bạn là một phần mở rộng của bản thân bạn, giá trị và tham vọng của chính bạn.
Với những doanh nghiệp mà một nhà lãnh đạo hoàn toàn phù hợp với thương hiệu, họ không nhất thiết phải xây dựng thương hiệu theo một cách khác. Họ chỉ cần làm đúng.
Những thương hiệu này nhất quán về ‘giọng nói’, quan điểm và giọng điệu. Đầu ra của họ là sản phẩm của các giá trị và mục tiêu của công ty. Chúng là một câu chuyện với nhiều chương, thay vì một chương với nhiều câu chuyện.
Hãy xem xét 05 yếu tố khác nhau của thương hiệu cá nhân có thể được sử dụng để hợp nhất giữa con người và doanh nghiệp.
1. Kể một câu chuyện gốc đa liên kết nói lên công ty của bạn.
Bạn không cần một bộ phim hay một tính cách lập dị để xây dựng thương hiệu cá nhân của bản thân và công ty của bạn.
Trên thực tế, một câu chuyện (Storytelling) cá nhân mạnh mẽ là một trụ cột của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào.
Là người lãnh đạo, bạn muốn ghi dấu ấn của bản thân vào nhận diện của doanh nghiệp mình. Bạn muốn trở thành một mắt xích quan trọng trong công ty của bạn.
Nếu bạn nghĩ về “câu chuyện” của mình và nó liên quan đến câu chuyện của công ty bạn, bạn cần tạo ra cảm hứng và sự chia sẻ.
Làm nổi bật điều này. Thương hiệu cá nhân của bản thân bạn với công ty của bạn sẽ là một.
Ngược lại, nếu bạn không có câu chuyện của chính mình, thì công ty của bạn cũng có thể sẽ không tồn tại và ngay chính cá nhân bạn cũng vậy.
Hãy xem xét, hãy sáng tạo vì bạn vốn là một phần mở rộng của chính doanh nghiệp.
2. Nâng cao tính xác thực.
Như chuyên gia thương hiệu Seth Godin đã nói rất rõ, “Đối với tôi, tính xác thực là thực hiện những gì bạn hứa chứ không phải bạn là ai. Điều quan trọng là phải thực hiện những gì bạn nói, vì bạn và công ty của bạn sẽ được biết đến với điều đó.
Bất kể bạn làm gì, hãy xác thực trong việc làm đó. Hãy là chính hãng. Hãy chân thật, bởi vì tính xác thực sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài.”
Liên quan đến thương hiệu của bạn, không ai muốn kết thân với bất kỳ ai hoặc bất cứ thứ gì mang tính bề ngoài cả.
Thứ gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến được trái tim và ngược lại.
3. Xây dựng một lượng đối tượng mục tiêu là những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Không có gì phải bàn cãi về tính xác thực hay đáng tin cậy của Elon Musk.
Ông nói những gì muốn nói. Ông tin những gì ông muốn tin và không bao giờ ngại nói lên ý kiến của mình.
Elon Musk thường xuyên sử dụng Twitter và tích lũy hàng trăm nghìn lượt thích và bình luận. Sự hiện diện của ông trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội một cách chân thực và dễ thương đã biến ông đồng nghĩa với Tesla một cách hiệu quả.
Hãy xây dựng đối tượng mục tiêu của bạn, một đối tượng phù hợp với bạn là ai và bạn muốn trở thành người như thế nào.
4. Xây dựng danh tiếng.
Danh tiếng là tất cả. Đó là nền tảng ngầm của việc kể câu chuyện của bạn, chân thực và xây dựng đối tượng mục tiêu của bạn.
Bạn phải quyết định bạn muốn được nhìn nhận như thế nào, và sau đó nỗ lực để đảm bảo rằng nó là như vậy và phải diễn ra như vậy.
Mọi ‘di sản’ đều đến từ danh tiếng. Hãy xây dựng thương hiệu cá nhân bằng một danh tiếng được tôn trọng, phát triển lượng người theo dõi bạn và tập trung vào hành động tích cực.
5. Từ chối sự bất khả thi.
Bạn muốn thương hiệu của mình có thể truyền cảm hứng.
Điều này bắt đầu với tư duy của bạn; niềm tin rằng bạn có thể hoàn thành bất cứ điều gì bạn đặt tâm trí của bạn. Ngay cả chúng là bất khả thi.
Hãy ‘mong đợi’ những thất bại và học hỏi từ chúng. Sử dụng chúng để phát triển bản thân và bạn sẽ được trang bị tốt hơn để phát triển công ty của mình.
Đây là cách bạn đưa thương hiệu cá nhân của mình lên một tầm cao mới và hợp nhất chiến lược dường như là vi mô của nó với chiến lược vĩ mô của bản sắc công ty.
Hãy đối xử với thương hiệu cá nhân của bạn một cách nghiêm túc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thị trường mục tiêu của bạn được xác định dựa trên nghiên cứu hay cảm giác trực quan? Nếu là trực quan, bạn nên thay đổi.
Bạn đã quyết định như thế nào về đối tượng mục tiêu chính của mình? Câu trả lời cho điều này của bạn có thể là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp của bạn – hoặc cũng có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp.
Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có những thách thức và tính khác biệt (USP) theo cách riêng của mình, nhưng lại có rất nhiều điểm tương đồng giữa các ngành hàng.
Bây giờ, tùy thuộc vào ngành hàng và câu trả lời của bạn, những điều diễn ra tiếp theo có thể khác nhau.
Bạn đã xác định đối tượng mục tiêu của mình như thế nào? Bao gồm cả khách hàng lẫn thị trường?
Bạn dựa trên những nghiên cứu thị trường với định lượng cụ thể hay đây chỉ là từ một cảm nhận cá nhân? Bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp hoặc người làm marketing, bạn có nằm trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu của doanh nghiệp mình không? và bạn có những định kiến và quan điểm cá nhân của riêng bạn không?
Nếu bạn không thuộc nhóm khách hàng mục tiêu và bạn có những định kiến cá nhân riêng, bạn có thể không hiểu về khách hàng của mình như bạn nghĩ.
Bạn có thể thấy, rất nhiều doanh nghiệp được ‘sinh ra’ từ nhu cầu. Một người doanh nhân thường thấy nhu cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong cuộc sống hàng ngày của họ và họ quyết định đưa nó ra thị trường.
Vì họ có mong muốn về sản phẩm, nên họ mặc nhiên cho rằng những người có cùng đặc điểm với họ cũng sẽ thích sản phẩm này.
Tuy nhiên, sau đó mọi thứ lại không diễn ra đúng như họ nghĩ.
Khi cần mở rộng quy mô, nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp thường nhận thấy việc tiếp cận khách hàng mới là một trở ngại bất khả thi.
Họ thực sự nổi tiếng trong thị trường mục tiêu của họ, nhưng làm thế nào để họ có thể tăng trưởng 10X, 20X, 30X?
Câu trả lời là họ phải tận dụng các thị trường ngách và nhóm đối tượng mục tiêu khác. Họ phải vượt qua những định kiến cá nhân để mở rộng những tệp khách hàng mới và họ phải chú ý đến những gì đối thủ cạnh tranh của họ đang làm.
Cho dù bạn đang kinh trong thị trường nào, đừng bao giờ để những định kiến hoặc quan điểm cá nhân làm hạn chế hoạt động kinh doanh của chính mình. Và dưới đây là môt vài câu hỏi có thể giúp bạn vượt qua rào cản đó.
Ai thực sự đang mua sản phẩm của tôi?
Có thực sự là đàn ông ở độ tuổi 40 đến 60 hay vợ/chồng của họ là những người đang mua hàng không? Thị trường mục tiêu của bạn thực sự là sinh viên trong độ tuổi đại học, hay đó là cha mẹ của họ?
Làm sao bạn có thể biết điều này? Hãy nhìn vào dữ liệu bán hàng để giúp bạn có được câu trả lời chính xác.
Thông điệp của tôi hướng đến ai?
Tiếp thị (marketing) và nội dung (content) của bạn có đang ‘vô tình’ loại trừ các thị trường mục tiêu khác không?
Bạn có thực sự nhận được một bức tranh chính xác về đối tượng mục tiêu của mình hay bạn có những định kiến chỉ cho phép thông điệp của bạn cộng hưởng với những người trong mục tiêu tiềm thức của bạn?
Đối thủ cạnh tranh của bạn có cùng tệp khách hàng mục tiêu với bạn không? Hãy xem xét thông điệp, nội dung sáng tạo và website của họ để xem bạn có thể làm gì khác đi không.
Làm thế nào tôi có thể kiểm tra điều này?
Giả sử rằng sau một nghiên cứu nhỏ, bạn nhận ra rằng nhân khẩu học mục tiêu của bạn không phải là nam giới từ 40 đến 60 tuổi thích chơi golf mà là phụ nữ ở độ tuổi 40 đến 50 đang mua quà để tặng cho chồng của họ.
Làm cách nào để bạn có thể thử nghiệm thông điệp mới để tiếp cận nhóm đối tượng đó?
Một thử nghiệm phân tách có giúp bạn thu được thông tin về đối tượng của mình không?
Bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến nhóm nhân khẩu học đó và xem phản hồi không?
Bạn càng biết nhiều về khách hàng và càng nhìn nhận một cách sâu sắc về chiến lược marketing của mình, bạn sẽ càng thành công về lâu dài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhà sản xuất hành lý Calego chia sẻ cách đã giúp họ thành công nhờ ứng dụng UGC (user-generated content) vào các chiến dịch.
Thúc đẩy độ nhận biết thương hiệu (Brand Awarenes) và chuyển đổi thông qua nội dung do người dùng tạo ra không phải là một chiến thuật mới đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số, tuy nhiên, những phương pháp này đang đòi hỏi những cách mới sau đại dịch COVID-19.
Ví dụ, nhà sản xuất hành lý của Canada, Calego, với thương hiệu iFLY, đã tận dụng UGC để giúp họ bán được hơn 250 triệu chiếc khẩu trang trong thời kỳ đại dịch.
Thành công của họ trong việc nắm bắt và phân phối các đánh giá (review) của khách hàng cũng đã dẫn đến việc họ bán được khoảng 8 triệu bộ dụng cụ thông minh iFLY – những gói dụng cụ giá rẻ chứa găng tay cao su, khăn lau và các vật dụng hỗ trợ sự an toàn khác.
Ông David Rapps, Chủ tịch của Calego cho biết:
“Trước COVID-19. Nó thực sự không bán chạy. Chúng tôi biết không có gì sai với sản phẩm cả và nó cũng đã nhận được sự đánh giá rất cao từ bất kỳ ai đã mua nó.
Mặc dù không được bán trước COVID-19, nhưng các bài đánh giá do người dùng tạo ra đã cho Calego biết những gì khách hàng thích và không thích.”
Rõ ràng, Calego đã có đủ phản hồi tích cực để biết rằng sẽ phải đầu tư để cung cấp nhiều bộ dụng cụ thông minh iFLY hơn trong những thời điểm nhu cầu cao về thiết bị bảo vệ và phụ kiện.
Google và Amazon là những gã khổng lồ nhưng các nhà bán lẻ lớn khác như Walmart và Target đang thúc đẩy nhiều đánh giá đáng kể cho các thương hiệu như Calego.
Các nền tảng truyền thông mạng xã hội đang tạo ra một luồng UGC liên tục về sản phẩm và thương hiệu, đồng thời các nền tảng mới như TikTok cũng đang tạo ra nhiều tùy chọn hơn mà người dùng có thể tận dụng.
Một thế giới trực tuyến.
Các nền tảng truyền thông mạng xã hội không phải là mới, nhưng đại dịch toàn cầu đã khiến môi trường trực tuyến trở thành lối thoát duy nhất cho những phân khúc quan trọng đối với các nhà tiếp thị.
Khi người dùng dành nhiều thời gian trực tuyến hơn, người dùng sẽ tương tác nhiều hơn với UGC chẳng hạn như những bài đánh giá.
Trên thực tế, theo phân tích của Power Reviews, mức độ tương tác vào năm 2020 với các bài đánh giá, bao gồm tìm kiếm, lọc và nhấp chuột để mở rộng và đọc các bài đánh giá, đã tăng trung bình khoảng 50%.
Cũng theo Power Reviews, sự gia tăng mức độ tương tác với UGC cũng đang thúc đẩy chuyển đổi cao hơn.
Khoảng 5,3% người mua sắm tương tác với các bài đánh giá đã tạo ra ít nhất một chuyển đổi, so với mức 4,25% trước đại dịch. Tại một thời điểm trong năm, tỷ lệ chuyển đổi này đạt mức cao nhất là 7%.
Tận dụng những gì họ đã xây dựng.
Với việc tỷ lệ quảng cáo của Google và Facebook tăng cao, Ông Rapps đã quyết tâm xây dựng độ nhận biết thương hiệu với chi phí thấp nhất bằng cách khai thác các bài đánh giá, xếp hạng và nội dung khác mà khách hàng của iFLY đã chia sẻ.
Ông giải thích:
“Chúng tôi có rất nhiều người mua sắm và khách hàng mua hàng tại các cửa hàng hoặc trên walmart.com, vậy tại sao chúng tôi lại không tìm một cách nào đó để giao tiếp với họ?
Chúng tôi đã mời họ xếp hạng và đánh giá. Đến năm 2016, iFLY trở thành thương hiệu hành lý được xếp hạng và đánh giá số một trên thị trường.”
Theo Ông Rapps, Calego đang tận dụng rất hiệu quả trong việc thu thập xếp hạng và đánh giá. Hiện tại, họ đã có khoảng 250.000 bài đánh giá chỉ tính riêng cho sản phẩm hành lý của họ.
Chiến lược đa kênh.
Ông Keith Nealon, Giám đốc điều hành của Bazaarvoice (một nền tảng kết nối với người tiêu dùng) cho biết: “Nếu bạn nhìn lại thương mại điện tử vào năm 2005, tất cả các trang chi tiết của sản phẩm đều chứa đầy nội dung được biên tập từ các thương hiệu.“
Và mãi đến sau này, UGC mới bắt đầu xuất hiện trên trang chi tiết của sản phẩm dưới dạng xếp hạng và đánh giá.
Người tiêu dùng tin tưởng những gì người tiêu dùng nói hơn bất cứ điều gì khác. Mọi người muốn biết những gì người khác đang cảm nhận và trải nghiệm về một sản phẩm.
Ngày nay, các thương hiệu cũng đã chuyển đổi trải nghiệm trang sản phẩm của họ sang các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook, Pinterest hay Instagram, nơi việc mua hàng đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Về cơ bản, chu kỳ mua hàng đã được rút ngắn hơn vì phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đưa người tiêu dùng đến với các sản phẩm mà họ có thể mua trực tuyến một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ông Nealon nói thêm: “Tất cả những nơi mà người tiêu dùng ghé thăm, các thương hiệu nên hiển thị nội dung đúng với vị trí của họ. Đây là cách bạn quản lý hành trình của người tiêu dùng và điều hướng họ thông qua sự thay đổi trong hành vi.”
Một phần của thành công đó đến từ việc có chiến lược và công cụ phù hợp để tận dụng UGC. Bạn phải có một hệ thống công nghệ hỗ trợ chuyển đổi qua tất cả các giai đoạn đó, cho các giai đoạn nhận biết, chuyển đổi và mua hàng.
Đối với Calego và thương hiệu iFLY, UGC luôn tập trung vào tính xác thực.
Ông David Rapps nói:
“UGC ngày nay có sức ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Việc bán lẻ được chú trọng rất nhiều để có được nội dung tốt hơn. Lý do khiến các nhà bán lẻ yêu thích ‘nội dung của bên thứ nhất’ đến như vậy là bởi vì nội dung đó là tự nhiên, không phải mất phí”.
Bạn nên đặc biệt quan tâm đến các bài đăng được gắn thẻ của khách hàng thể hiện những câu chuyện trải nghiệm thú vị khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu cách các chiến dịch PR thành công nhất mọi thời đại được xây dựng và phát triển cùng các bài học rút ra được.
Khi những nhà lãnh đạo hay những người làm marketing ngồi xuống để lập chiến lược cho một chiến dịch PR thành công, họ thường hình dung ra một viễn cảnh tốt nhất cho doanh nghiệp của họ.
PR là gì?
PR là từ viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng, PR đề cập đến các hoạt động truyền thông chiến lược từ một tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu…) tới công chúng (khách hàng, người đọc, người dân…) nhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.
Có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ, thuật ngữ PR đã bắt đầu với rất nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau trước khi đi đến khái niệm cuối cùng như ở trên vào năm 2012 do Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ (PRSA) bình chọn.
Góc nhìn nào của câu chuyện sẽ định vị họ trong những vị trí tốt nhất, bao nhiêu khách hàng sẽ chuyển đổi sau những chương trình truyền thông và kết quả là họ sẽ có được niềm tin nào từ đối tượng mục tiêu.
Có một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của các chiến dịch PR và kế hoạch chi tiết đó được thể hiện rõ ràng trong các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể xem.
Sau đây là vài ví dụ về các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể học hỏi.
Mỗi chiến dịch này thành công vì những lý do khác nhau nhưng điều cốt lõi của nó là tính tương đối, sức ảnh hưởng và khả năng giải quyết vấn đề.
Những thành công này có thể khơi dậy những ý tưởng liên quan đến công việc kinh doanh trong quá trình lập chiến lược của riêng bạn.
1. Gây ‘sốc’ với một thông điệp chân thành.
Khi công ty xà phòng Dove quyết định rằng họ muốn xây dựng thương hiệu của mình dựa trên tình yêu bản thân và sự tự tin, họ đã tạo ra một chiến dịch mang tên “Real Beauty” (Vẻ đẹp thực sự).
Đầu tiên của chiến dịch là một đoạn quảng cáo ngắn cho thấy nhận thức về cái đẹp hiện đang bị bóp méo như thế nào.
Một người phụ nữ “bình thường” bước vào studio, làm tóc và trang điểm và sau đó bức ảnh của cô ấy được chỉnh sửa một cách ‘ngoạn mục’ trước khi nó được đưa lên bảng quảng cáo.
Video này của Dove đánh vào rất nhiều điểm: giá trị gây sốc, sự thật ‘chưa từng hé hộ’ và một thông điệp mạnh mẽ là “hãy đẹp như bạn vốn có, những hình ảnh tiếp thị mà chúng ta thường thấy chỉ là giả mạo”.
Một điều khác biệt ở đây nữa là, thay vì thuê người mẫu để làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của họ hay xuất bản trên các tạp chí lớn, Dove đã thuê những người phụ nữ hết thức ‘bình thường’ để ‘chạy’ cho các chiến dịch của mình qua đó thể hiện sự đồng cảm và chân thành mạnh mẽ từ phía thương hiệu.
Và kết quả là, chiến dịch đã rất thành công. Một báo cáo từ PR Week chia sẻ rằng doanh thu hàng năm của thương hiệu đã tăng gần gấp đôi trong suốt một thập kỷ sau chiến dịch, từ 2,5 tỷ USD lên 4 tỷ USD.
2. Tính kịp thời và giải quyết vấn đề.
Một ví dụ quan trọng cho điều này là Shopping Slot, một doanh nghiệp tập trung tất cả thời gian giao hàng có sẵn của các siêu thị hay cửa hàng ở cùng một nơi, đây là một giải pháp khác biệt khi hầu hết các điểm giao hàng dường như hiếm khi có sẵn và tách rời.
Chiến dịch PR của họ bắt đầu chỉ với một bài báo nhưng đã dẫn đến một sự tăng trưởng ‘ngoài sức tưởng tượng’, 3 triệu người xem website và nửa triệu người dùng.
Điều gì đã làm cho Shopping Slot trở nên đặc biệt như vậy?
Sabrina Stocker, người đồng sáng lập của Shopping Slot và hiện là người sáng lập Two Comma PR, giải thích:
“Ngoài tính hợp thời, chúng tôi còn tạo ra một loạt các động lực mang tính khích lệ (tiền và phần thưởng) cho cộng đồng.
Đối với bản thân những câu chuyện được kể trong các chiến dịch, chúng tôi đã sử dụng các nghiên cứu điển hình thực tế (case study storytelling) và những câu chuyện về cách dịch vụ này đã cải thiện cuộc sống của mọi người – đây thực sự là những câu chuyện mang tính gắn kết cao.”
3. Hài hước và lan truyền với tác động của các nền tảng mạng xã hội.
Giờ đây, các phương tiện truyền thông mạng xã hội đang quyết định điều gì là quan trọng đối với chúng ta với tư cách là ‘một xã hội’, nó nên được coi như là một nguồn tài nguyên để hiển thị các chiến dịch của bạn.
Không có gì lây lan nhanh hơn một thử thách đủ mạnh.
Chắc bạn sẽ nhớ đến thử thách xô nước đá với hashtag #ALS nổi tiếng.
Trước hết, nó rất vui và đủ hài hước khi xem. Không quan trọng là thử thách đó đến từ những người nổi tiếng như Lady Gaga hay chỉ là một người bình thường. Khi nhìn một ai đó bị dội một xô nước lạnh vào người, tất cả đều chỉ là giải trí và tạo ra sự lan truyền.
Tất nhiên, niềm vui đó sẽ trở nên lan truyền nhanh hơn nếu nó được xuất phát từ một mục đích tốt: nâng cao nhận thức về sức khoẻ và tiền cho Hiệp hội ALS (Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên).
Và chiến dịch đã thành công vang dội, chiến dịch đã quyên góp được con số khổng lồ 115 triệu USD cho hiệp hội với hơn 2,4 triệu video trực tuyến được tham gia.
Bài học thành công của chiến dịch PR.
Nói điều gì đó đáng nghe.
Nhiều người nghĩ rằng các chiến dịch PR chỉ dành cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thu hút đối tượng mục tiêu dựa trên một thông điệp đủ hấp dẫn thì quảng cáo cũng sẽ chỉ là ‘mục tiêu ngầm’ mà thôi.
Hãy làm điều gì đó về thương hiệu thay vì về bán hàng. Bạn đang đại diện cho điều gì? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của khách hàng mục tiêu của bạn?
Không phải một công ty về xà phòng nào cũng phải suy nghĩ về việc giúp phụ nữ nắm lấy vẻ đẹp thực sự của họ. Nhưng, khi nhìn từ một góc độ giá trị và ý nghĩa. Bạn có thể ‘chạm’ được đến trái tim của khách hàng mục tiêu của mình.
Hãy hướng đến khách hàng của bạn.
Thay vì tuyên bố về doanh nghiệp của bạn, hãy dựa vào các khía cạnh của khách hàng để kể chuyện. Ai sẽ được lợi sau chiến dịch đó, là doanh nghiệp của bạn hay cộng đồng?
Xuất phát từ những khía cạnh hỗ trợ xã hội, những chiến dịch PR tốt nhất thế giới đã được chứng tỏ được sự thành công của nó.
Cũng giống như cách Shopping Slot phân bổ lợi nhuận của chiến dịch cho NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) và hashtag #icebucketchallenge dành cho Hiệp hội ALS, mọi người thích ủng hộ những điều gì đó mà họ có thể cảm thấy hài lòng.
Mời gọi sự tham gia của xã hội.
Có rất nhiều ý tưởng #challenge thú vị và hài hước mà đội nhóm của bạn có thể ‘brainstom’ – từ những ý tưởng “dám” hài hước đến việc chia sẻ câu chuyện của một người nào đó nhằm mục đích mang lại tiếng cười hoặc nguồn cảm hứng gắn liền với sứ mệnh thương hiệu của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trước tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hàng loạt nhãn hiệu, cửa hàng tại các thành phố đã phải di dời hay trả lại mặt bằng và buộc hàng loạt doanh nghiệp (DN) phải thay đổi mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, “nguy cơ” của người này lại là “cơ hội” của người khác, khi dịch bệnh đồng thời mang đến cơ hội để tìm được mặt bằng vừa rẻ, vừa đẹp, hỗ trợ đắc lực cho DN kinh doanh chuỗi và tăng nhận diện thương hiệu.
Covid-19 đã khiến nhiều DN ngành đồ uống “xoay trục” sang mô hình kinh doanh cửa hàng lưu động, kiốt bán hàng với không gian nhỏ, nhằm cắt giảm chi phí và tăng nhận diện thương hiệu.
Đơn cử, ở thị trường cà phê, từ Highlands Coffee, Laha Café, cho đến gần đây là Ông Bầu, thay vì chỉ “chơi cửa hàng lớn”, đã triển khai kiốt nhỏ, điểm bán take-away, xe lưu động, hoặc kêu gọi nhượng quyền thương hiệu quầy di động để có thể tận dụng nguồn khách hàng trẻ dồi dào.
Hơn nữa, do dịch bệnh nên phải đẩy nhanh số hóa mô hình kinh doanh, song một DN không thể tồn tại hai mảng online hay offline riêng biệt, hoặc chỉ một trong hai, mà phải gộp thành một với quan hệ tương hỗ.
Cụ thể, khi DN mở nhiều cửa hàng offline thì mới có độ phủ, nhận diện thương hiệu và tệp khách hàng trung thành, “dọn đường” tốt cho mảng online.
Ngược lại, khi chuỗi làm tốt mặt online và hiểu người dùng, mảng offline sẽ trở thành một kênh mua hàng cộng thêm hiệu quả
Loại hình DN nào nên chớp thời cơ?
Trước tiên, DN dựa vào bán sỉ và chỉ có ít cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là DN kinh doanh thực phẩm, có thể tận dụng cơ hội thâu tóm mặt bằng ở vị trí thuận tiện với mức giá rẻ để giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu tốt hơn.
Thêm vào đó, việc chuyển sang bán lẻ từ bán sỉ, trong lúc công nợ chưa thu hồi được, mà mặt bằng lại rẻ, thuận tiện mua bán, đương nhiên là lời giải hợp lý cho bài toán đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp DN sống sót qua giai đoạn khó khăn.
Các điểm bán hàng cũng có thể đóng vai trò là nơi tập kết hàng để giao cho khách mua trực tuyến nhanh nhất.
Thứ hai, DN bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu, hoặc cung cấp sản phẩm mà vốn thường được xem là hàng xách tay.
Thời gian qua, giới đầu tư đã chứng kiến giá cổ phiếu của hàng loạt tập đoàn bán lẻ lớn như Walmart, Costco, Kroger, Target… đi lên.
Riêng Amazon đã mở tới 11 cửa hàng bách hóa Amazon Fresh trên khắp nước Mỹ, với kế hoạch mở thêm ít nhất 28 cửa hàng nữa, để thu hút người mua sắm truyền thống.
Theo Bloomberg, chuỗi Amazon Fresh là cách để gã khổng lồ này gắn bó hơn nữa với các khách hàng trung thành của Prime, đồng thời là cách để tăng mức độ hiện diện và thu hút của Amazon đối với một bộ phận không nhỏ người mua sắm có thu nhập thấp, cho đến các khách hàng giàu có hơn thường xuyên đặt hàng qua mạng.
Đó là bài học cho DN Việt Nam. Riêng với ngành mỹ phẩm – thị trường với hàng loạt loại hàng giả núp bóng “xách tay” bán tràn lan trên mạng, mở chuỗi cửa hàng vừa là cách tăng độ nhận diện, vừa là cách để tạo uy tín với các thương hiệu lớn thông qua sức mạnh của hệ thống kênh bán hàng truyền thống.
Dù vậy, cần biết rằng, vận hành chuỗi không hề dễ, khi công việc này đòi hỏi nền tảng quản trị tốt, nếu không sẽ “đứt gánh” rất nhanh.
Từ hệ thống quản trị tài chính, hàng hóa cho đến chăm sóc khách hàng và nhân sự, tất thảy đều cần sự chỉn chu, song song với đó là chiến lược quản trị nội bộ tốt, để có thể thích ứng nhanh với tình hình dịch bệnh thay đổi đột ngột.
Do đó, nếu mở cửa hàng nhanh, nhiều với mong muốn giành vị trí đắc địa, tăng độ nhận diện, nhưng lại không sở hữu nền tảng quản trị tốt và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì rất dễ rơi vào khủng hoảng.
Chuẩn bị thế nào?
Trước khi quyết định mở mới hay mở rộng cửa hàng, nhà quản trị phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bài bản, bắt đầu từ việc nghiên cứu, phân tích và lập chiến lược thương hiệu, cho đến thiết kế, đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện, cuối cùng là áp dụng vào thực tế.
Có thể nói, hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng, là “dấu ấn” hiện hữu ở mọi nơi của DN. Thế nên, nó cần được thể hiện mạnh mẽ về mặt hình ảnh.
Một hệ thống nhận diện thương hiệu có thể gồm tên gọi, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì, nhãn mác, màu sắc chủ đạo, hình ảnh đồ họa, tài liệu giới thiệu, tài liệu bán hàng, tài liệu đào tạo, ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo, danh thiếp, ấn phẩm văn phòng (mẫu thư, giấy viết, sổ tay, bút, cốc…), chữ ký email, hình ảnh trên các tài khoản mạng xã hội; chuỗi cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác…
Nếu mở cửa hàng nhanh, nhiều với mong muốn giành vị trí đắc địa, tăng độ nhận diện, nhưng lại không sở hữu nền tảng quản trị tốt và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì rất dễ rơi vào khủng hoảng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là thứ “đập vào mắt” người tiêu dùng, để họ nhìn thấy và nhận ra thương hiệu của bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện đặc thù DN mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô, tính chuyên nghiệp của DN với khách hàng và công chúng, tăng khả năng cạnh tranh.
Để tăng hiệu quả, nhà quản trị cần chú ý đến hạng mục nhận diện tại cửa hàng, khi đây là nơi các nhân viên bán hàng đón tiếp và phục vụ khách hàng.
Đây là một trong các địa điểm quan trọng, giúp truyền tải hình ảnh và thông điệp của thương hiệu, do đó, các ứng dụng trong hạng mục này nhất định phải đồng bộ với nhận diện cốt lõi đã nêu.
Một số yếu tố thuộc hạng mục này có thể kể tới là biển hiệu cửa hàng, biển hiệu đại lý, Poster, Banner, Standee, POSM (point of sales material – các vật dụng khác hỗ trợ cho việc bán hàng).
Cuối cùng, không thể không kể đến việc duy trì truyền thông. Trong thời điểm thuận lợi, DN nên truyền thông và trong thời điểm không thuận lợi, DN càng phải truyền thông.
Theo một nghiên cứu về suy thoái kinh tế Mỹ từ năm 1980-1985, McGraw-Hill Research từng phân tích 600 DN thuộc 16 nhóm ngành, kết quả cho thấy, DN tiếp tục duy trì hoặc tăng ngân sách truyền thông trong giai đoạn suy thoái có mức tăng doanh số gấp nhiều lần so với DN loại trừ hoặc giảm ngân sách truyền thông trong cả thời điểm giảm phát và tăng trưởng sau đó.
Trong bối cảnh dịch bệnh, một số DN lớn đã truyền thông thương hiệu bằng các chiến dịch CSR (trách nhiệm xã hội). Đơn cử như Coca-Cola hỗ trợ 7,2 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam.
Hay như việc tập đoàn thời trang LVMH của Pháp sử dụng nhà máy nước hoa để sản xuất nước rửa tay sát khuẩn, song không quên đựng chúng trong các lọ mỹ phẩm có gắn logo Dior, Givenchy và Guerlain.
Đây có thể được xem là một điểm chạm hiệu quả, vừa gửi thông điệp nhân văn đến cộng đồng, vừa liên kết trải nghiệm rửa tay với hình ảnh của nhãn hàng, hứa hẹn mở ra một tương lai chuyển người dùng nước rửa tay sang người ủng hộ thương hiệu, và xa hơn nữa là ủng hộ sản phẩm của LVMH.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang làm việc cho một người quản lý như vậy, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm cho mình một môi trường mới.
Khi nhân viên không nhận đủ các công cụ, sự đào tạo, thời gian, sự phát triển, sự kỳ vọng, tầm nhìn hoặc nguồn lực mà họ cần để làm tốt công việc của mình, họ sẽ có tinh thần rất thấp; họ ngừng quan tâm và không nỗ lực nhiều.
Dưới đây là 05 dấu hiệu của một ‘người quản lý độc hại’ phổ biến nhất.
1. Có khuynh hướng dễ bị tự ái.
Nói một cách thẳng thắn, điều này là dấu hiệu tiêu cực cho cả người quản lý lẫn nhân viên.
Đối với người quản lý, đó là một tình trạng rối loạn nhân cách tự ái.
Đối với nhân viên, những người quản lý dễ tự ái có thể hủy hoại sự nghiệp của họ.
Joseph Burgo, tác giả của cuốn sách ‘The Narcissist You Know: Defending You Know You Against Extreme Narcissists in the All-About-Me Age’ cho biết: những người quản lý kiểu này thường dựa vào sự khinh thường để khiến người khác cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, họ muốn chứng tỏ họ là người chiến thắng.
Họ sẽ coi thường giá trị làm việc của bạn hoặc chế nhạo bạn trong các cuộc họp. Ở một mức độ độc hại hơn, họ sẽ làm bạn nghi ngờ chính giá trị và khả năng của bản thân bạn.
2. Không công nhận vai trò của cấp dưới.
Trên thực tế, Gallup đã khảo sát hơn bốn triệu nhân viên trên toàn thế giới về chủ đề này.
Họ phát hiện ra rằng những người thường xuyên nhận được sự công nhận và khen ngợi sẽ:
Tăng năng suất cá nhân của họ.
Tăng sự gắn kết giữa các đồng nghiệp của họ.
Có khả năng ở lại với tổ chức của học cao hơn.
Nhận được sự hài lòng cao hơn từ khách hàng.
3. Đối xử với mọi người như những con số.
Trong các tổ chức có cơ cấu quyền lực từ trên xuống, nhân viên vốn được xem như là những ‘con ong thợ’ và được coi là chi phí hơn là tài sản.
Sẽ có rất ít mối quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên vì động cơ để tuyển dụng họ không có gì khác ngoài năng suất và lợi nhuận.
Trong những môi trường này, có rất ít bằng chứng về việc các nhà lãnh đạo sẽ thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm khi coi nhân viên là những con người có giá trị.
Như một điều tất yếu, tất cả những gì mà bạn sẽ phải đối mặt chỉ là một mức độ căng thẳng cao, chỉ nói về doanh thu và sự kiệt sức.
4. Kiểm soát quá nhiều.
Với một người quản lý theo kiểu vi mô. Môi trường làm việc mà họ tạo ra rất độc đoán và ngột ngạt bởi vì họ muốn kiểm soát mọi quyết định.
Người quản lý này không tin tưởng vào đội nhóm, vì vậy các nhiệm vụ quan trọng hiếm khi được giao cho người khác.
Thông thường, bạn sẽ thấy hầu như không có chỗ cho sự thảo luận nhóm hoặc đóng góp ý kiến vì phong cách quản lý chuyên quyền và hạn chế khả năng sáng tạo của nhân viên.
Đối với những người lao động trung thành hoặc yêu lao động, ngoài vấn đề về lương ra, họ còn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong công việc của họ.
Nếu họ không tìm kiếm được bất cứ điều gì tương tự ở môi trường hiện tại, họ sẽ tự tìm cho mình một ‘lối đi mới’.
5. Không chia sẻ thông tin.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng công việc xoay vòng và rối ren là do việc tích trữ thông tin hoặc sự thiếu minh bạch của tổ chức từ phía người quản lý.
Một lần nữa, đây là hành vi của một nhà quản lý trong chuyến đi của quyền lực, và đó là kiểu người lãnh đạo mà nhân viên của họ không bao giờ tin tưởng.
Thiếu đi sự tin tưởng có nghĩa là thiếu đi sự minh bạch trong công việc.
Ngược lại, những nhân viên làm việc cho những người quản lý cởi mở trong việc chia sẻ thông tin thì họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, tôn trọng họ hơn, sáng tạo hơn và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.
Thu hút và giữ chân những người giỏi nhất phụ thuộc vào cách bạn đối xử và phục vụ họ.
Để làm tốt điều này, điều quan trọng là bạn phải kết nối với họ theo kiểu qua lại, giúp họ phát triển và cung cấp cho họ những gì họ cần để thành công.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
adidas cho biết doanh số bán hàng của thương hiệu tại Trung Quốc đã tăng 156% trong ba tháng đầu năm 2021.
adidas đang rất tự tin về doanh số bán hàng của mình trong năm nay khi ghi nhận mức nhu cầu cao hơn mong đợi đối với các sản phẩm trên toàn thế giới, bất chấp nạn tẩy chay của người tiêu dùng ở Trung Quốc.
Nhà bán lẻ đồ thể thao đến từ Đức này hy vọng doanh số bán hàng sẽ tăng khi tỷ lệ “người thanh thiếu niên” tăng cao trong năm nay, với sự tăng tốc “đáng kể” đã được chứng kiến trong quý thứ hai.
adidas cho biết trong một tuyên bố:
“Sự tăng tốc này sẽ được thúc đẩy bởi một loạt các sản phẩm sáng tạo sẽ được ra mắt.”
Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn, chẳng hạn như UEFA Euro và Copa America cũng sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh của adidas.
Công ty này cho biết, 502 triệu euro (605 triệu USD) là thu nhập ròng (net income) trong quý đầu tiên của năm nay, tăng từ mức 26 triệu euro vào năm 2020. Doanh số bán hàng cũng đã tăng 27% trong giai đoạn này.
Sự kiện tẩy chay tại thị trường Trung Quốc.
Công ty cho biết doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc đã tăng 156% trong ba tháng đầu năm 2021.
Điều này diễn ra bất chấp nạn tẩy chay của một số người tiêu dùng Trung Quốc đối với các thương hiệu quốc tế liên quan đến cách đối xử với một trong những dân tộc thiểu số của Trung Quốc ở vùng Tân Cương, nơi hiện đang có nhiều đồn điền trồng bông.
Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs) là một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở phía tây Trung Quốc, tộc người này đã được Liên hợp quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh xác định là ‘một nhóm người đang bị đàn áp’.
Vào tháng 3, Canada, Anh và Mỹ đã ban hành một tuyên bố chung bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc và liên tục” về nạn cưỡng ép lao động và các hành vi ngược đãi khác đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Cũng vào tháng 3, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc mà họ cho là chịu trách nhiệm chính về các hành vi ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ.
adidas trước đây cũng đã nói rằng họ có “cách tiếp cận không khoan nhượng đối với chế độ nô lệ và nạn buôn bán người”.
Trong một tuyên bố từ tháng 10 năm 2019, Adidas nói rằng: “khi biết được các cáo buộc chống lại một số công ty tìm nguồn cung ứng từ Tân Cương, Trung Quốc, nơi người dân tộc thiểu số bị cho là bị cưỡng ép lao động trong các nhà máy kéo sợi, chúng tôi đã yêu cầu rõ ràng với các nhà cung cấp vải của mình không được lấy bất kỳ loại sợi nào từ Tân Cương.”
adidas nói thêm: “Adidas chưa bao giờ sản xuất hàng hóa ở Tân Cương và không có quan hệ hợp đồng với bất kỳ nhà cung cấp Tân Cương nào cả.”
adidas và các thương hiệu phương Tây khác, bao gồm Nike và H&M, đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc sau những bình luận của họ về tình hình ở Tân Cương.
Một số người tiêu dùng Trung Quốc đã tẩy chay các thương hiệu và thay vào đó chọn mua sản phẩm từ các công ty trong nước.
Tuy nhiên trái ngược lại với những điều này.
Ông Kasper Rorsted, Giám đốc điều hành của adidas, nói với CNBC rằng ông vẫn kỳ vọng “tăng trưởng rất mạnh” từ Trung Quốc trong năm nay.
“Vì vậy, chúng tôi vẫn rất tự tin sẽ tiếp tục xây dựng vị thế của mình tại Trung Quốc, vốn là thị trường lớn nhất đối với chúng tôi.
Tất nhiên đây là một chủ đề nhạy cảm và chúng tôi đang làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo quyền con người sẽ được bảo vệ.”
Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi, Ông Rorsted cho biết ông không nghĩ rằng sẽ có một sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng của công ty.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.
Trình tự quảng cáo video là gì?
Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.
Bạn có thể sử dụng chiến dịch quảng cáo dạng video theo trình tự để thu hút sự quan tâm, củng cố thông điệp hoặc tạo một chủ đề thống nhất.
Bài viết này giải thích cách thức sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, loại chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo mà bạn có thể sử dụng, cũng như cách để xem kết quả chiến dịch.
Cách hoạt động của trình tự quảng cáo video.
Quảng cáo dạng video theo trình tự bao gồm một chuỗi quảng cáo dạng video mà bạn muốn hiển thị cho một người. Mỗi chiến dịch theo trình tự bao gồm một chuỗi “các bước”.
Trong đó, mỗi bước của trình tự bao gồm một nhóm quảng cáo và một quảng cáo dạng video.
Hầu hết các tùy chọn cài đặt (chẳng hạn như chiến lược đặt giá thầu và tiêu chí nhắm mục tiêu) cho một trình tự đều được chọn ở cấp chiến dịch, nhưng bạn sẽ chọn các quy tắc sắp xếp theo trình tự, định dạng quảng cáo và giá thầu ở mỗi bước trong trình tự của bạn.
Người xem sẽ thấy chiến dịch theo trình tự của bạn khi chiến dịch đó đã khởi động và các quảng cáo sẽ hiển thị theo thứ tự mà bạn đã xác định.
Các bước mà người dùng trải qua trong trình tự sẽ dựa trên lượt hiển thị, lượt xem hoặc lượt bỏ qua, tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt mà bạn chọn khi thêm các bước trong trình tự.
Ví dụ: để một người chuyển sang bước thứ hai trong trình tự của bạn, video trong bước đầu tiên phải có một lượt hiển thị được tính (nếu bạn chọn lượt hiển thị là điều kiện để chuyển sang bước tiếp theo).
Các mẫu sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự.
Các mẫu trình tự sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một trình tự quảng cáo dạng video.
Sau khi bạn chọn một mẫu trong Google Ads, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo trình tự (đồng thời đưa ra hướng dẫn về các định dạng quảng cáo và thời lượng quảng cáo bạn có thể đưa vào trình tự đó).
Cách hoạt động của các mẫu trình tự.
Bạn có thể sử dụng 4 mẫu sau:
“Giới thiệu và củng cố”: Giới thiệu thương hiệu của bạn bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó củng cố thông điệp của bạn bằng một quảng cáo dạng video ngắn.
“Nhắc nhở và truyền cảm hứng”: Gợi nhắc người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, sau đó truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài.
“Thu hút và định hướng”: Thu hút người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó thúc đẩy họ hành động bằng một quảng cáo dạng video ngắn khác.
“Tương tác và phân biệt”: Chia câu chuyện về thương hiệu của bạn thành nhiều phần hoặc kể cùng một câu chuyện từ nhiều góc độ bằng 4 quảng cáo dạng video ngắn.
Các chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo có thể sử dụng.
Chiến lược đặt giá thầu
CPM mục tiêu (Nên dùng)
Với chiến lược CPM mục tiêu, chúng tôi tối ưu hóa giá thầu để hiển thị toàn bộ chiến dịch theo trình tự cho đối tượng của bạn. Nhờ đó, bạn có thể đạt được tỷ lệ xem hết cao hơn trong trình tự.
CPV tối đa
Định dạng quảng cáo
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
Quảng cáo đệm
Quảng cáo kết hợp các định dạng trên
Chiến lược đặt giá thầu mà bạn chọn sẽ xác định các định dạng quảng cáo có thể sử dụng. Hãy xem bảng dưới đây để biết bạn có thể sử dụng những định dạng nào cho từng loại chiến lược đặt giá thầu.
Cách người dùng di chuyển qua trình tự quảng cáo video.
Thông thường, khách hàng tiềm năng sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự, xem quảng cáo dạng video đầu tiên trong trình tự, sau đó xem quảng cáo dạng video cho bước tiếp theo dựa trên lượt hiển thị hoặc hành động tương tác trước đó với bước đầu tiên, và tiếp tục như vậy cho đến khi hết trình tự.
Trong một số trường hợp, mọi người sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự bằng cách xem video tiếp theo trong một bước của trình tự khi video này nằm trong một chiến dịch khác.
Bằng cách theo trình tự của quảng cáo dạng video, sẽ có thêm nhiều người hoàn thành trình tự với chi phí thấp hơn, bất kể chiến dịch nào đang phân phát quảng cáo dạng video này.
Hãy nhớ rằng để phân phát quảng cáo dạng video như một phần của chiến dịch theo trình tự, tiêu chí nhắm mục tiêu của quảng cáo dạng video đó trong cả hai chiến dịch phải giống nhau.
Xin lưu ý rằng bạn có thể đặt giới hạn tần suất cho quảng cáo dạng video theo trình tự để giới hạn số lần mọi người nhìn thấy trình tự đó.
Theo mặc định, hệ thống đặt giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 30 ngày.
Bạn có thể xem cách tạo một chiến dịch theo trình tự quảng cáo video tại: Google Video Campaign
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong một thế giới mà hầu hết mọi người đều xem quảng cáo như là một nhu cầu, rõ ràng rằng với một lần hiển thị quảng cáo, bạn sẽ có thêm môt cơ hội.
Tuy nhiên, các thương hiệu cũng cần phải hiểu rằng. Khi mọi người xem đi xem lại cùng một mẫu quảng cáo, điều đó có thể dẫn đến thất vọng và làm giảm giá trị thương hiệu.
Và đây cũng là chính là một thách thức tại Google Media Lab, đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả hoạt động tiếp thị kỹ thuật số của Google, vốn đã dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm, thử nghiệm và lựa chọn các phương án tối ưu.
Khi nói đến tần suất tối ưu (ad frequency) và cách kể chuyện đầy ‘mê hoặc’, chúng tôi đã tìm ra một giải pháp ngoài mong đợi trong việc sắp xếp trình tự hiển thị quảng cáo video trên YouTube.
Ngoài việc cải thiện mức độ cân nhắc và ý định mua hàng, chúng tôi còn nhận thấy một kết quả rất ấn tượng khi phân phối tần suất quảng cáo ở một mức phù hợp đối với mỗi người xem video.
Trong hàng chục chiến dịch trên khắp nước Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản cho các thương hiệu của Google, bao gồm Stadia và Chromebook.
Trình tự quảng cáo video đã thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) cao hơn 80% đến 110% đồng thời chi phí cho mỗi người dùng thấp hơn từ 50% đến 70% so với các chiến dịch không sắp xếp theo trình tự quảng cáo.
Và dưới đây là những gì chúng tôi đã học được trong suốt quá trình thử nghiệm.
Tìm kiếm điểm tối ưu của tần suất.
Khi người tiêu dùng chuyển đổi liên tục giữa các thiết bị và kênh tiêu thụ nội dung, một trong những điều không thể tránh khỏi đó là họ có thể ‘thừa’ hoặc ‘thiếu’ đối với tần suất quảng cáo, tùy thuộc vào thói quen xem của họ.
Khi một người tiêu dùng nhận được quá nhiều quảng cáo, họ sẽ rất khó chịu.
Những người khác nhận được rất ít nên có tác động rất nhỏ.
Phần lớn điều này không được nhìn thấy bởi những người làm marketing vì các công cụ và việc nhắm mục tiêu thường dựa trên tần suất trung bình giữa các người dùng chứ không tính đến lượng nhỏ nhất và lớn nhất.
Khi nói đến tần suất, không có bất kỳ một con số nào được coi là kỳ diệu; độ nhận biết của một thương hiệu, mức độ phát triển của sản phẩm và mục tiêu chiến dịch đều đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến con số này.
Hầu hết các giải pháp tần suất đều hiển thị thông qua các công cụ giới hạn chung mà không có bất cứ tùy chọn kiểm soát nào ở cấp độ người xem.
Với trình tự quảng cáo video, các chiến dịch có thể được tối ưu hóa để thúc đẩy tần suất cao hơn, đặc biệt là với khách hàng mục tiêu của bạn trên YouTube để có tác động tối đa.
Chúng tôi nhận thấy rằng chạy các thử nghiệm đối tượng và quảng cáo đơn giản là một cách hợp lý để tìm ra điểm tần suất cho các thị trường và thương hiệu khác nhau.
Trên tất cả các chiến dịch sử dụng trình tự quảng cáo video của chúng tôi từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, tần suất cao hơn sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu tuyệt đối cao hơn.
Trung bình, quảng cáo được hiển thị với tần suất từ 03 lần trở lên giúp thúc đẩy chỉ số này cao hơn 61% so với tần suất là 01 và 02 lần.
Mở rộng tiềm năng của thuật kể chuyện.
Tất cả chúng ta đều có khả năng ghi nhớ những câu chuyện và việc sắp xếp theo trình tự quảng cáo video (video ad sequencing) sẽ cho phép chúng ta kể những câu chuyện cho khách hàng trong suốt hành trình mua hàng của họ.
Tạ Google Media Lab, chúng tôi thích thử nghiệm tiềm năng của thuật kể chuyện (storytelling) trong việc sắp xếp quảng cáo theo trình tự.
Trong một thử nghiệm với năm chuỗi câu chuyện, chúng tôi nhận thấy rằng việc tạo ra một cấu trúc tường thuật dựa trên những gì mọi người đã xem hoặc tương tác trước đó sẽ hoạt động hiệu quả nhất, giúp thúc đẩy độ nhận biết của thương hiệu, khả năng ghi nhớ quảng cáo và ý định mua hàng là tốt nhất.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các phương pháp kể chuyện và dàn dựng các bố cục sắp xếp sáng tạo để có tác động tối đa đến thương hiệu.
Trong chiến dịch ‘Brand Helpfulness’ năm 2020, chúng tôi đã chạy hai chiến dịch theo trình tự quảng cáo video.
Một chiến dịch đã chiếu cùng một bộ phim dài 60 giây trong 3 lần.
Chiến dịch còn lại sử dụng ba biến thể sáng tạo quảng cáo khác nhau.
Và kết quả là gì?
Chiến dịch có nhiều biến thể sáng tạo hơn không chỉ thúc đẩy khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn mà còn tăng tỷ lệ hoàn thành xem video cao hơn 60%; CPM thấp hơn 9%; tỷ lệ xem cao hơn 16%.
Chúng tôi tiếp tục thấy những kết quả video tương tự này xảy ra trên các thương hiệu và thị trường khác nhau. Đa dạng là chiến thắng.
Áp dụng phương pháp thử nghiệm và học hỏi để đo lường hiệu quả.
Tại Google Media Lab, chúng tôi tự hào là những nhà tiếp thị luôn ưu tiên kỹ thuật số, những người muốn thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.
Có tư duy thử nghiệm và học hỏi là niềm tin mà chúng tôi rất tin tưởng, chúng tôi dành 20% đến 30% ngân sách chiến dịch cho việc thử nghiệm.
YouTube là một trong những nền tảng nhanh chóng và giàu dữ liệu nhất. Các cuộc khảo sát về tác động của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) của chúng tôi nhận được hàng nghìn người trả lời, cho phép chúng tôi chia nhỏ nhiều dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.
Và bởi vì các cuộc khảo sát được hoàn thành nhanh chóng, chúng tôi được cung cấp các kết quả nhanh chóng, hiệu quả, có ý nghĩa thống kê rất lớn.
Điều này cũng có nghĩa là chúng tôi có thể kiểm tra rất nhiều lý thuyết và ý tưởng với chi phí thấp trên YouTube, sau đó mở rộng quy mô những kiến thức đó để đảm bảo tác động tối đa và quản lý ngân sách tốt nhất.
Chúng tôi liên tục mày mò và tinh chỉnh trong suốt thời gian của chiến dịch, điều này giúp chúng tôi tối ưu hóa được kết quả video.
Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ những phát hiện của mình và liên tục điều chỉnh, thích ứng và học hỏi mọi thứ từ các công cụ chúng tôi sử dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mối quan hệ của sếp và nhân viên luôn là câu chuyện muôn thuở. Nếu may mắn gặp được sếp tốt bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm và truyền động lực từ sếp. Còn nếu chẳng may gặp sếp khó tính, mỗi ngày đi làm trở nên nặng nề.
Nếu mối quan hệ của sếp và nhân viên tốt có thể giúp nhân viên vui vẻ làm việc dẫn đến hiệu suất công việc cao.
Tuy nhiên, nếu mối quan hệ đó tồi tệ thì không khí chỗ làm thật nặng nề khiến tâm lí nhân viên mệt mỏi dẫn đến họ chán nản công việc.
Bên cạnh lương, thưởng hay phúc lợi thì sếp cũng là nguyên nhân đi đến quyết định Đi hay Ở của nhân viên. Dưới đây là bức thư từ chức của một nhân viên gửi đến sếp và nó đã khiến người sếp khó tính phải suy ngẫm.
Hai năm trước, một đồng nghiệp của tôi đã viết một bức thư cho lãnh đạo. Sau khi xem nó xong, sếp đã nói với anh ấy: “Cả đêm tôi không ngủ được, bức thư của bạn khiến tôi phải suy ngẫm thật lâu!“
Nội dung bức thư thế này
Trong hai năm, tôi đã thay đổi công việc nhiều lần, từ nhà phát triển WAP chuyển sang làm quản lý mạng. Nơi làm có thời gian ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất thì làm tới bây giờ.
Vào thời điểm đó, tôi còn khá hoang mang, không biết mình nên làm gì. Và nhảy việc là cách để tôi tiếp thu kiến thức mới, nhưng nhảy việc cũng khiến tôi trở nên dễ nóng nảy hơn rất nhiều.
Khi đến với môi trường mới này, tôi cảm thấy khá tốt. Lúc đầu, tôi đã quyết tâm sẽ làm việc thật chăm chỉ. Trong đầu tôi nghĩ ra rất nhiều dự án, và tôi muốn công ty có thể thực hiện nó. Nhưng cách cư xử của bạn và nhiều việc xảy ra trong công ty khiến tôi thấy rất thất vọng.
Tôi nghĩ rằng chỉ khi làm việc với một nhà lãnh đạo khôn ngoan, quyết đoán và sáng suốt, thì tôi mới có thể phát triển con đường tương lai của mình ở đây.
Đã từng làm việc với nhiều công ty tư nhân, nên tôi hiểu nỗi khó khăn của ông chủ, vì vậy trong quá trình làm việc tôi hiếm khi bày tỏ sự không hài lòng của mình. Nhưng nay tôi không thể chịu đựng được nữa, vì thế muốn xin từ chức.
Chỉ là có một số điều, tôi nghĩ vẫn nên nói với sếp:
1. Là một ông chủ, có vài điều nhỏ nhặt anh không nên quá bận tâm.
Người làm sếp thì nên làm những việc có trình độ tương đương, những việc lớn, chứ không phải suốt ngày nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của nhân viên, việc này sẽ khiến người ta cảm thấy rất khó chịu.
Ví dụ: Máy tính kia nên để ai sử dụng, tại sao nhân viên kia lại hay đi muộn về sớm, hoặc những việc thanh toán… Những chuyện đó đã có bộ phận nhân sự và kế toán lo, sếp không nên tự làm hỏng hình ảnh của mình.
Tôi chưa bao giờ thấy có vị lãnh đạo nào đích thân tính tiền lương hàng năm cho nhân viên, rồi lại đích thân gửi đi? Bạn làm như vậy, chẳng phải đang tự tạo thêm lượng công việc cho mình hay sao?
2. Tiết kiệm chi phí văn phòng là tốt, nhưng bạn lại đề nghị nhân viên sử dụng Internet trong tầm giới hạn.
Không được sử dụng quá nhiều bút viết, gọi điện cho khách hàng cũng không được vượt quá số tiền điện thoại, tiền xăng cộ cho nhân viên thì không nhiều… Làm như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy bạn keo kiệt, vì phàn nàn về bạn mà tiến độ công việc cũng giảm đi rất nhiều.
3. Làm việc gì cũng phải công bằng. Về việc tăng ca, nên có quy định cụ thể.
Nhân viên phải làm việc hiệu quả chứ không nên chỉ chơi trong giờ hành chính rồi đăng kí làm thêm giờ để kiếm lương gấp đôi.
Công việc có hoàn thành xong đúng giờ hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức cá nhân. Tại sao anh lại có cách đối xử với mỗi người khác nhau? Điều này sẽ rất bất công với người khác, làm như vậy sao giữ được lòng người?
4. Nói chuyện nên có giới hạn, đừng vì bản thân có chức quyền mà nói nặng người khác.
Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để lấy hợp đồng mới về cho công ty. Tuy dự án này có mức lương hàng năm không cao, nhưng bạn cũng không cần trừ tiền và phê bình tôi trước mọi người chứ?
5. Đừng bao giờ dùng hành vi cá nhân để quản lý công ty, và cho rằng công ty là của mình.
Tâm lý hẹp hòi sẽ khiến việc quản lý công ty trở nên lộn xộn, không theo hệ thống.
6. Tôi thích làm việc tự do, không thích bị ràng buộc và thích có không gian thể hiện khả năng của mình.
Nhưng những điều này công ty đều không thể đáp ứng, nhận rõ công ty không phù hợp với mình, vì thế tôi đã xin từ chức.
7. Công ty chính là một khu tập thể xã hội thu nhỏ, dù công ty trước kia từng thành công rực rỡ thế nào, thì hiện tại nó đang thiếu đi bầu không khí đoàn kết, mỗi nhân viên đều không có cảm giác an toàn.
Đã nhiều năm, nhưng những nhân viên kì cựu đều không được thăng chức, tăng lương hay tổ chức tham gia bất kì khóa học nâng cao kĩ năng nào cả.
Thưa sếp, anh có thể tìm được một nhân viên giỏi hơn tôi, nhưng không thể chỉ dựa vào tiền để giữ trái tim nhân viên mãi trung thành.
Việc từ chức của tôi sẽ không làm ảnh hưởng đến công ty, nhưng mong rằng sếp có thể thay đổi vài thói quen trong quá trình quản lý của mình. Chúc công ty ngày một phát triển thịnh vượng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Công ty giải trí kỹ thuật số Pops Worldwide sẽ kết thúc vòng gọi vốn series D trị giá 50 triệu USD vào quý 3 năm nay, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Esther Nguyen trao đổi với Tech in Asia.
Đến thời điểm hiện tại, Pops Worldwide đã huy động được tổng cộng 37 triệu USD, bao gồm 30 triệu USD ở series C năm 2019 do Eastbridge Partners và Mirae Asset-Naver Asia Growth Fund dẫn dắt.
CEO Esther Nguyen nói rằng công ty đang muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của mình, đặc biệt là ở thị trường Indonesia, đã được ra mắt vào tháng 9 năm 2020.
Quỹ đầu tư mới từ các vòng gọi vốn dự kiến sẽ cho phép Pops mở văn phòng tại Nhật Bản và có khả năng mở rộng sang Philippines vào năm 2022.
Được thành lập vào năm 2007, hiện Pops Worldwide đã có mặt tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Theo một thông cáo báo chí, hiện Pops đạt 52 tỷ lượt xem mỗi năm với hơn 407 triệu người hâm mộ (Fans) cho đến nay.
Theo CEO Esther Nguyen, Pops có ba nguồn doanh thu: quản lý nội dung cho các nền tảng của bên thứ ba như YouTube, Facebook và Apple Music; làm việc trực tiếp với các nhãn hàng và agency và cung cấp nội dung trực tiếp đến người dùng (D2C) trên các nền tảng phát trực tuyến của mình.
Vào năm 2019, Pops đã ra mắt ứng dụng Pops App, ứng dụng cho phép người dùng có thể phát trực tuyến nội dung miễn phí như các shows truyền hình, âm nhạc video, giải trí.
Vị CEO này cũng trao đổi thêm rằng Pops không đi theo mô hình đăng ký có trả phí (subscription model) mà thay vào đó là tập trung vào việc cung cấp nội dung miễn phí cho người dùng và kiếm tiền từ nội dung bằng quảng cáo.
“Nếu bạn nhìn vào đa số người dùng ở Đông Nam Á, họ không quen trả tiền cho nội dung, đặc biệt là nhóm đối tượng mục tiêu chính của chúng tôi: Thế hệ Z-ers và những người trẻ thuộc thế hệ millennials (Gen Y)”.
Tuy nhiên, Pops có kế hoạch sẽ ra mắt chương trình thành viên POPS Kids Club trong những tháng tới, cho phép các thành viên tiếp cận với nội dung và chương trình giáo dục độc quyền dành cho cha mẹ và trẻ em.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
44% thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đến từ các mạng xã hội như Facebook, WhatsApp, Line hay Instagram.
Thương mại điện tử đã trở thành cứu cánh cho các nền kinh tế khi duy trì tiêu dùng không bị gián đoạn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và các lệnh giãn cách xã hội.
Hoạt động thương mại điện tử diễn ra đặc biệt mạnh mẽ ở những nền kinh tế năng động như Trung Quốc hay khu vực Đông Nam Á.
Nhiều doanh nghiệp cũng gặp hái được thành công lớn nhờ vào khởi nghiệp trong lĩnh vực cung ứng kênh thương mại điện tử, từ 2 ông lớn toàn cầu là Amazon và Alibaba cho tới những ông trùm khu vực như Shopee, Tiki, Tokopedia…
Tuy nhiên, theo Bloomberg, thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á diễn ra tương đối khác biệt so với Mỹ và Trung Quốc, khi 44% hoạt động diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.
Trong đó, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu xu thế với tỷ trọng thương mại điện tử trên mạng xã hội chiếm 65%, tiếp sau là Thái Lan với khoảng 50%.
Xu thế thương mại ở Đông Nam Á này khiến không chỉ những cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà cả nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua mạng xã hội.
Bloomberg bình luận, sự phổ biến của các mạng xã hội trong thương mại điện tử có thể được giải thích bởi trải nghiệm mua hàng mang tính cá nhân hóa, được xây dựng từ những cuộc giao tiếp và tương tác giữa người với người.
Mặt khác, người bán hàng được đánh giá là đáng tin cậy hơn khi nói chuyện trực tiếp với khách hàng thay vì sử dụng các công cụ trả lời tự động, theo bà Pimnara Hirankasi, Quyền trưởng phòng Phân tích và nghiên cứu Ngân hàng Ayudhya.
Trang web của doanh nghiệp đầy đủ thông tin cũng góp phần tạo ra niềm tin cho khách hàng trên mạng xã hội.
Ông Alessandro, đối tác của Bain&Co tại Singapore cho biết, các quốc gia Đông Nam Á rất phù hợp với mô hình thương mại điện tử như vậy, với nhóm dân số trẻ, biết sử dụng công nghệ và có tinh thần kinh doanh cao.
Tuy nhiên, các mạng xã hội chưa quá tập trung vào phát triển công cụ hỗ trợ thương mại điện tử, đặc biệt là về phương thức thanh toán, do đó người tiêu dùng phải sử dụng các nền tảng thanh toán qua ngân hàng, ví điện tử hoặc thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.
Những góc khuất còn tồn tại.
Dẫn đầu xu thế khu vực với 65% thị phần thương mại điện tử được thực hiện thông qua mạng xã hội, tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa thực sự có cách quản lý hiệu quả cho thị trường này.
Cụ thể, các cơ quan chức năng khó có thể xác định được người nộp thuế, doanh thu cũng như quy mô hoạt động. Điều này không chỉ làm thất thu thuế của Nhà nước mà còn gây ra sự thiếu công bằng giữa các loại hình kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhiều đối tượng xấu cũng lợi dụng tính dễ lan truyền của mạng xã hội để tổ chức các hoạt động buôn bán lừa đảo với quy mô lớn, gây hại cho người tiêu dùng.
Mới đây, sau phản ánh của một số cơ quan báo chí, cơ quan chức năng đã tiến hành vào cuộc xử lý một nhóm các công ty với quy mô lên tới hàng trăm người, mạo danh bệnh viện, phòng khám, y bác sĩ để bán thực phẩm chức năng.
Nhiều khách hàng đã bị sập bẫy, mua thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh nhưng không có tác dụng, lại làm trễ quá trình điều trị bệnh, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.
Một trong những hiện tượng tiêu cực nữa là mạng xã hội trở thành kênh phân phối công khai cho hàng giả, hàng nhái.
Tháng 3 vừa qua, lực lượng quản lý thị trường đã triệt phá một kho hàng giả tại Ninh Bình, chuyên phân phối qua hình thức phát trực tiếp (livestream) qua Facebook, với khoảng 1.000 đơn hàng mỗi ngày.
Những hoạt động kinh doanh phi pháp, trái lương tâm như vậy khiến không chỉ người tiêu dùng mà cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chân chính cũng chịu nhiều thiệt hại.
Bình luận về các hiện tượng tiêu cực, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử, Bộ Công thương thừa nhận, vấn đề nổi cộm đặt ra là làm sao để thúc đẩy thương mại điện tử trên mạng xã hội nhưng cũng phải quản lý hiệu quả, đặc biệt trong công tác chống lừa đảo, bảo vệ quyền khiếu nại của người mua hàng.
Trong giai đoạn 2021 – 2025 là giai đoạn bước ngoặt để phát triển ngành thương mại điện tử, Bộ Công thương sẽ chủ trì đề xuất và thực thi nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng thị trường thay vì mở rộng quy mô như trước đây, đồng thời ứng dụng nền tảng tín nhiệm để bảo vệ quyền lợi của cả người mua và người bán.
Tuy nhiên, khi các thủ đoạn bán hàng lừa đảo trên mạng ngày càng trở nên tinh vi, người tiêu dùng cũng cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động tham khảo kỹ thông tin để tránh “tiền mất tật mang”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi các hành vi tiêu dùng kỹ thuật số phát triển và các thói quen mới được hình thành, các phương pháp tiếp cận quảng cáo truyền thống cũng đang được chuyển đổi – và trong nhiều trường hợp, chúng bị ‘loại bỏ’ hoàn toàn.
Một trong những sự thay đổi này có thể kể đến với cái tên YouTube, nền tảng đang ‘chiếm’ ngày càng nhiều doanh thu quảng cáo truyền hình (TV).
Tuần này, công ty mẹ của YouTube, Alphabet, đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm 2021, cho thấy YouTube đã mang lại 6 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với kết quả kinh doanh đầy ‘cảm hứng’ này, hiện YouTube đang dần bắt kịp tốc độ để đánh bại đối thủ video kỹ thuật số Netflix về thu nhập hàng năm.
Ông Neal Mohan, giám đốc sản phẩm của YouTube lưu ý rằng:
“Mặc dù thiết bị di động vẫn chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong cách tiêu thụ nội dung trên nền tảng, trải nghiệm xem video phát triển nhanh nhất của chúng tôi là trên màn hình TV.
Tháng 12 năm ngoái, hơn 120 triệu người dùng ở Mỹ đã phát trực tuyến YouTube hoặc YouTube TV trên màn hình TV của họ.”
Khi những khán giả trẻ dần quen với việc xem TV được kết nối, YouTube đang dần ‘lấn át’ các kênh truyền hình truyền thống khác, điều này mang đến các cơ hội mới cho các nhà quảng cáo tiếp cận nhóm khán giả ngày càng quan trọng này thông qua các chiến dịch quảng cáo hợp lý hơn, nhắm mục tiêu hơn và hiệu quả hơn.
Theo lưu ý từ CNBC:
“Bất kể đó là YouTube hay Netflix, cả hai đều đang ‘đánh cắp’ sự chú ý và đô la quảng cáo từ các kênh truyền hình truyền thống.”
Theo Ông Philipp Schindler, hiện là giám đốc kinh doanh của Google:
“Các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng YouTube để tiếp cận những khán giả mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Và hãy nhớ rằng, số người từ 18 đến 49 tuổi đang xem YouTube nhiều hơn tất cả các kênh TV truyền thống cộng lại. ”
Hành vi tiêu thụ video ngày càng phát triển khiến người xem trẻ tuổi ngày càng rời xa TV truyền thống và hướng tới việc xem được kết nối nhiều hơn.
Con bạn có thể thần tượng người dùng nào đó trên YouTube hơn là người dẫn chương trình truyền hình hoặc diễn viên.
Với người làm marketing, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ‘mua sắm’ phương tiện truyền thông trong nhiều thập kỷ tới.
Tất nhiên, một yếu tố khác dẫn đến việc tăng doanh thu quảng cáo của YouTube là động thái đưa quảng cáo vào tất cả các video ngay cả những video không thuộc “Chương trình Đối tác của YouTube”.
Trong các ghi chú khác của YouTube, Alphabet cũng báo cáo rằng ứng dụng video dạng ngắn của mình, ‘Shorts’ hiện đạt 6,5 tỷ lượt xem hàng ngày, tăng từ mức 3,5 tỷ vào cuối năm 2020.
Về quảng cáo, Alphabet cũng báo cáo rằng họ đang chứng kiến một ”động lực lớn” với quảng cáo TrueView cho hành động (TrueView for Action) trên YouTube, với số lượng nhà quảng cáo sử dụng định dạng này đã tăng gấp đôi trong năm qua.
Alphabet cũng chỉ ra các cơ hội thương mại điện tử mới nổi trên YouTube như là một trọng tâm chính trong tương lai:
“Như bạn đã biết, mọi người đã truy cập YouTube để quyết định những gì họ muốn mua. Về phần chúng tôi, chúng tôi muốn giúp họ mua hàng và làm cho quá trình khám phá nói chung trở nên dễ dàng hơn.”
Với hơn 2 tỷ người dùng đăng nhập hàng tháng và hơn một tỷ giờ video được xem mỗi ngày, YouTube vẫn là nền tảng dẫn đầu về video kỹ thuật số.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram.
Thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.
TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng
Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram, thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.
Như bạn có thể thấy ở trên, TikTok đã tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng tải xuống trong ứng dụng về tổng thể.
Mặc dù đang bị cấm ở Ấn Độ, vốn là thị trường người dùng lớn nhất của nó tại thời điểm nó bị loại bỏ và một lượng lớn những đối thủ đã nhanh chóng phát triển ứng dụng để thay thế, ngày càng nhiều người dùng vẫn tiếp tục sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này.
Theo giải thích của Sensor Tower:
“TikTok là ứng dụng (Không bao gồm ứng dụng Game) được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào tháng 4 năm 2021 với hơn 59 triệu lượt cài đặt. Các quốc gia có số lượt cài đặt TikTok lớn nhất là Brazil với 13%, tiếp theo là Douyin ở Trung Quốc với 12%.”
Sự phát triển của TikTok là đáng kể, đặc biệt là khi đang phải đối mặt với hàng loạt mối ‘quan ngại’ và tranh cãi đang diễn ra, và như đã lưu ý, nhiều đối thủ hơn cũng đang nhanh chóng phát triển các ứng dụng video dạng ngắn tương tự.
Đầu tiên có lẽ là YouTube, gần đây đã báo cáo rằng Shorts (phiên bản ứng dụng video dạng ngắn của YouTube) của họ hiện đang tạo ra 6,5 tỷ lượt xem mỗi tháng.
Tiếp đó, Spotlight của Snapchat hiện đã có được khoảng 125 triệu người dùng hàng tháng và Instagram Reels vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý.
Tuy nhiên, ngay cả khi các video dạng ngắn khác đang phát triển, động lực của TikTok vẫn được duy trì, đây là một dấu hiệu tích cực cho nền tảng khi nó liên tục cập nhật tính năng để phát triển sang giai đoạn tiếp theo, bao gồm nhiều công cụ tạo doanh thu và kinh doanh hơn cho nhà sáng tạo.
Danh sách các ứng dụng hàng đầu của Sensor Tower hầu như không thay đổi so với tháng trước, với sự bổ sung đáng chú ý duy nhất là ứng dụng phát trực tuyến (Streaming) của Ấn Độ ‘Hotstar’ lọt top 10 ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất của Google Play.
Với Facebook, vẫn thống trị bảng xếp hạng tổng thể với việc sở hữu 4 trong số 10 ứng dụng hàng đầu ở tất cả các hạng mục.
Nếu trước đây bạn không coi trọng TikTok, thì có lẽ giờ đây đã đến lúc bạn nên đánh giá và xem xét lại các tùy chọn quảng cáo của nó trong chiến lược truyền thông tiếp thị mạng xã hội của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mạng lưới chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc xác định những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của bạn – điều vốn ngày càng trở nên quan trọng trong 12 tháng qua?
LinkedIn chia sẻ mẹo để tối đa hoá cơ hội nghề nghiệp trên nền tảng
Mạng lưới chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc xác định những cơ hội sự nghiệp trong tương lai của bạn – điều vốn ngày càng trở nên quan trọng trong 12 tháng qua?
Để thu thập những thông tin chi tiết về vấn đề này, LinkedIn gần đây đã phân tích một mẫu ngẫu nhiên gồm 03 triệu thành viên LinkedIn từ khắp nơi trên thế giới để xác định xem các kết nối và mạng lưới hoạt động trên LinkedIn của họ đã tạo điều kiện cho việc chuyển đổi và phát triển nghề nghiệp như thế nào.
Nghiên cứu của LinkedIn tập trung vào mối quan hệ giữa biểu đồ kết nối trên LinkedIn của người dùng và khả năng chuyển đổi trong nghề nghiệp – tức là ai đó đang chuyển sang công việc tiếp theo của họ nhanh như thế nào.
Được tính toán bởi một loạt các biến số, LinkedIn nhận thấy rằng trong số những người dùng có chung nhân khẩu học, nền tảng giáo dục và kinh nghiệm nghề nghiệp thì:
Các thành viên có ít nhất 13 mối quan hệ từ các công ty khác với công ty hiện tại của họ có khả năng chuyển sang công việc tiếp theo nhanh hơn 22,9% so với những người không có.
Các người dùng là thành viên của ít nhất một nhóm trên LinkedIn sẽ nhanh hơn 8,6% trong việc chuyển đổi sang công việc tiếp theo của họ so với những người không phải là thành viên của bất kỳ nhóm nào.
Các thành viên theo dõi ít nhất 5 tổ chức trên LinkedIn sẽ nhanh hơn 7,1% trong việc chuyển đổi sang công việc tiếp theo của họ so với những người không theo dõi.
Theo nhiều cách cảm nhận khác nhau, điều này là hoàn toàn hợp lý.
Nếu bạn tích cực tham gia hơn vào việc thiết lập các kết nối thì bạn sẽ có nhiều khả năng tìm thấy các cơ hội mới hơn và kết quả dịch chuyển là nhanh hơn.
Nhưng nó cũng có thể phản ánh cách các nhà quản lý tuyển dụng đánh giá mọi người dựa trên sự hiện diện của họ trên LinkedIn, điều vốn có thể phản ánh sự tham gia tương tác và tập trung vào ngành của họ đang làm việc.
LinkedIn cho biết:
“… nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp ‘đa dạng’ và chứng minh chúng không bị giới hạn đối với các kết nối trực tiếp với các cá nhân.
LinkedIn cung cấp cho các thành viên một số công cụ như kết nối, nhóm, theo dõi để qua đó họ có thể tối ưu nhằm thúc đẩy sự nghiệp của họ.”
Về cơ bản, chia sẻ của LinkedIn ý nói rằng những số liệu thống kê này cho thấy bạn nên tích cực phát triển mạng lưới LinkedIn của mình nhiều hơn nếu bạn muốn xây dựng sự linh hoạt và phát triển hơn trong sự nghiệp của mình.
Điều này, một lần nữa, muốn nhấn mạnh rằng kết nối (connections) luôn là một phần của việc tìm kiếm các cơ hội. Khi bạn càng năng động và cởi mở, bạn càng có nhiều cơ hội tìm thấy các mối quan hệ và vị trí phù hợp với chuyên môn và sở thích của bạn.
Việc xây dựng những kết nối đó trên các mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn có thể rất đáng để bạn tìm kiếm và theo đuổi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kỳ lân du lịch Indonesia giới thiệu các nhà hàng mới trên nền tảng Traveloka Eats, đồng thời thuê người giao hàng tận nơi.
Traveloka Eats ban đầu là một nền tảng đánh giá và gợi ý nhà hàng.
Nền tảng này âm thầm cung cấp dịch vụ giao hàng vào cuối năm ngoái thông qua quan hệ hợp tác với công ty hậu cần Lalamove. Cả hai công ty đều có chung một nhà đầu tư vào Hillhouse Capital.
Mảng kinh doanh mới mẻ này giúp Traveloka phần nào tìm thấy động lực trong khi chờ mảng du lịch phục hồi.
Giao đồ ăn hiện còn là doanh thu chính cho Gojek và Grab khi các hoạt động kinh doanh gọi xe cũng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.
Tuy nhiên, miếng bánh giao đồ ăn mà Traveloka đang tham gia ngày càng có sự góp mặt của nhiều cái tên.
Bên cạnh các ông lớn là GoFood và GrabFood, ShopeeFood gần đây cũng nhảy vào vào cuộc cạnh tranh với mục tiêu củng cố mảng kinh doanh ví điện tử.
Theo TechInAsia, kỳ lân du lịch này đang tính phí 15% cho mỗi đơn đặt hàng. Tỷ lệ này thấp hơn GoFood và GrabFood, cả hai đều tính phí 20%.
Đối với Traveloka, giao đồ ăn là một cách để tăng số lượng người dùng và định giá nhiều hơn khi công ty chuẩn bị niêm yết tại Mỹ .
So với các chuyến bay hoặc đặt phòng khách sạn, giao đồ ăn có tần suất đặt hàng cao hơn dù biên lợi nhuận thấp hơn.
Traveloka được cho là đang trong các cuộc đàm phán để ra mắt công chúng bằng cách hợp nhất với Bridgetown Holdings, một SPAC của tỷ phú Richard Li và Peter Thiel. Thương vụ này có thể nâng mức định giá của Traveloka lên 5 tỷ USD.
Hơn một năm qua khủng hoảng do Covid-19 toàn cầu giáng xuống Traveloka cũng như ngành du lịch thế giới một đòn nặng nề.
Lượng đặt phòng và doanh thu gần như bằng 0 do khách hàng hủy chuyến bay và kế hoạch kỳ nghỉ.
Công ty đã hoàn lại tổng cộng khoảng 100 triệu USD cho 150.000 vé máy bay, đồng thời cũng cắt giảm nhân sự, giải thể chi nhánh, tái cấu trúc lại các hoạt động kinh doanh chính.
Du lịch quốc tế vẫn bị cấm, nhưng du lịch nội địa có phần phục hồi là tín hiệu tốt cho startup này.
Tháng 7 năm ngoái, Traveloka thông báo gọi thành công 250 triệu USD để củng cố hoạt động giữa khủng hoảng Covid-19.
Số tiền này đổ vào những dự án mới như mở rộng các hoạt động hỗ trợ khách du lịch, Traveloka Xperience và thanh toán số Traveloka PayLate.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách xây dựng bộ sản phẩm phần mềm mới và tính phí nhiều hơn cho iPhone, Apple đang thu được nhiều lợi nhuận hơn từ khách hàng của mình.
Trong báo cáo thu nhập hàng quý, Apple cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp của họ (tỷ lệ phần trăm doanh thu còn lại sau khi tính giá vốn hàng đã bán) đã tăng lên mức 42,5%. So với mức là 40% cùng kỳ.
Đây là mức lợi nhuận cao nhất của Apple kể từ năm 2012, trong khi quy mô công ty ở hiện tại đã gấp đôi lúc bấy giờ.
Từ năm 2013 đến năm 2020, con số này luôn dao động trong khoảng 37% đến 39%, theo FactSet.
Ở thời điểm hiện tại, với giá trị vốn hoá lên đến 2000 tỷ USD, Apple là công ty có giá trị lớn nhất ở Mỹ và cả thế giới.
Apple cho biết mảng kinh doanh dịch vụ đã tăng 27% so với một năm trước đó, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của họ tăng lên 70% từ mức 65% ở cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích của Canaccord Genuity cho biết trong một báo cáo rằng Apple sẽ tạo ra biên lợi nhuận cao hơn khi người dùng trong 1,65 tỷ thiết bị đang hoạt động của họ sử dụng các sản phẩm phần mềm bổ trợ.
Các nhà phân tích viết: “Các mảng dịch vụ của Apple đang thúc đẩy tăng trưởng và biên lợi nhuận cao hơn so với mảng kinh doanh phần cứng nói chung.”
Ít nhất một phần trong số đó đến từ việc tăng giá bán sản phẩm. iPhone 12, được công bố vào tháng 10, bán đắt hơn 100 USD so với mẫu cơ bản của năm trước.
Các nhà phân tích tại Wedbush cho biết giá bán trung bình của iPhone cũng tăng cao hơn đối với các phiên bản iPhone Pro và Pro Max.
Trong khi doanh số bán iPhone đang di chuyển đều theo chu kỳ thì mảng phần mềm và dịch vụ đã cho phép Apple tìm ra một con đường tăng trưởng nhanh hơn bất kể mọi người có đang nâng cấp thiết bị của họ trong bất kỳ giai đoạn cụ thể nào hay không.
Tháng này, Apple cho biết họ đang thiết kế lại ứng dụng podcast của mình và sẽ có những cập nhật mới trong thời gian tới.
Về Spotify, đối thủ hàng đầu của Apple trong lĩnh vực âm nhạc và âm thanh cũng vừa tung ra dịch vụ đăng ký podcast của riêng mình.
Spotify cũng sẽ không cắt giảm doanh thu của dịch vụ đăng ký trong hai năm tới vì họ đang cố gắng thu hút các nhà phát triển nội dung mới đồng thời cho biết những nhà sáng tạo sẽ nhận được 100% doanh thu của họ mà không cần phải chia sẻ với Spotify, doanh thu này không bao gồm các phí giao dịch thanh toán.
Bắt đầu từ năm 2023, Spotify sẽ tính phí 5% cho dịch vụ này. Còn với Apple, họ cắt giảm 30% trong năm đầu tiên và sau đó sẽ giảm phí xuống còn 15% từ năm thứ hai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link