Thông tin được ông Cho Huyn-sang, Phó chủ tịch Tập đoàn Hyosung, cho biết trong tọa đàm về cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sự kiện ngày 17/1 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, nhân việc tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 2024, tại Thụy Sĩ.
Hyosung, thành lập năm 1962, là tập đoàn dẫn đầu Hàn Quốc về sản xuất máy biến áp điện đã đầu tư 3,5 tỷ USD vào Việt Nam, hiện diện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu với hơn 9.000 lao động .
Phó chủ tịch Tập đoàn Hyosung cho biết, rất nhiều công ty Hàn Quốc muốn hiện diện tại Việt Nam. Đánh giá khoản đầu tư tại Việt Nam là một trong những khoản đầu tư hiệu quả nhất, Hyosung dự kiến tăng vốn lên 5,5 tỷ USD trong năm nay.
“Điểm mạnh của Việt Nam là sự lãnh đạo, điều hành mạnh mẽ, hiệu quả của chính quyền Trung ương, sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, tinh thần làm việc chăm chỉ, nghiêm túc của người Việt”, ông Cho Huyn-sang nhận xét.
Ngoài đầu tư, các doanh nghiệp lớn cho rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm tài chính khu vực.
Ông Claudio Cisullo, đại diện Ngân hàng UBS, đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện rất tốt để phát triển trung tâm tài chính. Đây cũng là cơ hội đặc biệt để chuyển mình nhờ công nghệ và có thể tránh được những “vết xe đổ”, những lựa chọn sai của các quốc gia đi trước.
Theo lãnh đạo các bộ, ngành và TP HCM, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về tiềm năng phát triển trung tâm tài chính do kinh tế vĩ mô và chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế riêng trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi khi các trung tâm tài chính khác trong thời gian nghỉ giao dịch.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, theo kế hoạch tới năm 2030, thành phố sẽ hình thành trung tâm tài chính khu vực. Trong năm nay, TP HCM phải trình Quốc hội khung pháp lý cho trung tâm này và tiếp tục cập nhật, bổ sung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn lựa chọn mô hình phát triển, giải pháp phù hợp nhằm phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam. Cùng với đó, các tổ chức có thể nghiên cứu khả năng tham gia đầu tư, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư từ Thụy Sĩ nói riêng đầu tư kinh doanh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple chính thức chấm dứt 12 năm thống trị thị trường của Samsung Electronics với tư cách là nhà bán điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, sau khi Apple chiếm 20% thị phần vào năm 2023, theo dữ liệu từ International Data Corp.
Samsung kết thúc năm 2023 với 19,4% thị phần, tiếp theo là Xiaomi, Oppo và Transsion của Trung Quốc, trong khi Apple chiếm 20%, theo dữ liệu sơ bộ từ công cụ theo dõi doanh số bán điện thoại di động hàng quý trên toàn thế giới của IDC.
Apple và Transsion, công ty bán các nhãn hiệu Tecno, Infinix và itel, là hai trong số năm nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng trong năm 2023, mặc dù thị trường chung đã giảm 3,2% xuống còn 1,17 tỷ chiếc và chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ.
Ông Nabila Popal, giám đốc nghiên cứu tại Worldwide Tracker của IDC cho biết: “Trong khi chúng tôi chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các hãng Android cấp thấp như Transsion và Xiaomi trong nửa cuối năm 2023, xuất phát từ sự tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường mới nổi, thì người chiến thắng lớn nhất rõ ràng là Apple”.
Theo dữ liệu của IDC, doanh số bán điện thoại của Samsung đã giảm 13,6%, trong khi doanh số iPhone của Apple tăng 3,7% trong năm 2023.
Nhà phân tích từ Canalys cho biết Samsung tập trung vào phân khúc trung cấp đến cao cấp để kiếm lợi nhuận nhưng lại mất thị phần ở các phân khúc cấp thấp.
Tuy nhiên, Apple cũng đang phải đối mặt với áp lực ở Trung Quốc từ Huawei, một thương hiệu điện thoại giá rẻ của Trung Quốc. Nhà sản xuất iPhone đang giảm giá tới 5% cho một số mẫu máy trong nước để thu hút khách hàng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo các nguồn tin từ Reuters, Google Ads của Google đang sa thải khoảng 1000 nhân viên từ nhóm bán quảng cáo của nền tảng (advertising sales team).
Trong trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà quảng cáo phàn nàn về dịch vụ quảng cáo của Google (Google Ads), thì Google lại đang có kế hoạch ngược lại, sẽ sa thải khoảng 1000 nhân viên từ đội nhóm bán quảng cáo.
Theo phát ngôn từ chính đại diện của Google:
“Hàng năm, chúng tôi đều trải qua một quy trình nghiêm ngặt để tái cơ cấu đội ngũ của mình nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của Google Ads.”
“Chúng tôi liên kết khách hàng với các nhóm chuyên gia và kênh bán hàng phù hợp để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của họ. Là một phần của việc này, hàng trăm nhân viên trên toàn cầu đang bị loại bỏ và những nhân viên bị ảnh hưởng sẽ có thể đăng ký vào các vai trò còn trống hoặc ở một nơi khác tại Google.”
Nhiều phân tích cho rằng việc Google sa thải hàng loạt là kết quả của việc ứng dụng vào các sản phẩm và dịch vụ của Google. Một phần vì các công cụ AI mới có thể thay thế được nhiều nhân viên hơn, mặt khác, các sản phẩm quảng cáo dựa trên AI như Performance Max cũng khiến cho Google ngày càng cần ít nhân viên hơn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple được cho là yêu cầu 121 người thuộc bộ phận huấn luyện AI cho Siri chuyển sang nơi địa điểm làm việc mới hoặc nghỉ việc.
Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ cho biết bộ phận Data Operations Annotations (DOA) tại San Diego sẽ giải thể. Nhóm được đưa ra hai phương án, hoặc chuyển đến DOA ở Austin, Texas, hoặc xin nghỉ việc. Họ sẽ có thời hạn đến cuối tháng 2 để đưa ra lựa chọn.
DOA là bộ phận chuyên biệt của Apple, chịu trách nhiệm cải thiện trợ lý ảo Siri bằng cách lắng nghe các truy vấn tới dịch vụ thoại, xác định xem liệu nó có xử lý các câu hỏi chính xác hay không. Ngoài hai địa điểm ở Mỹ, DOA còn có văn phòng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ireland và Tây Ban Nha.
Cũng theo nguồn tin, thông báo do Christine DeFilippo và John Giannandrea, hai lãnh đạo ở mảng Học máy và Chiến lược AI của Apple, đưa ra. Hầu hết trong số 121 người không sẵn sàng rời văn phòng San Diego. Từ cuối năm ngoái, một số cũng được yêu cầu phải chuyển về trụ sở chính. Họ sau đó được Apple phát các thùng chuyển hàng.
Trả lời Fortune, phát ngôn viên Apple cho biết công ty “đang tập hợp các nhóm DOA ở Mỹ về khuôn viên Austin, nơi phần lớn nhóm khác đã hội tụ”. Với nhóm ở San Diego, người này nhấn mạnh công ty “có cam kết sâu sắc” với người đã ký hợp đồng, nhưng từ chối đề cập chi tiết.
Theo trang này, việc điều chuyển nhân viên khỏi San Diego gây bất ngờ vì Apple đã thuê văn phòng lớn cho đội ngũ AI tại đây. Động thái đưa ra phương án “ép” nhân viên lựa chọn được cho là cách Apple tránh phải sa thải trực tiếp.
Tính đến tháng 9/2023, Apple có 161.000 nhân viên. Khác với hầu hết công ty công nghệ thuộc nhóm Big Tech, Apple không tham gia làn sóng sa thải hàng loạt. Trong phỏng vấn với CNBC năm ngoái, CEO Tim Cook cho biết sa thải là “biện pháp cuối cùng” và không phải là điều mà Apple nghĩ đến khi đó.
Tuy vậy, theo Business Insider, Apple hiện đối mặt một số khó khăn. Tuần trước, Apple bị Microsoft soán ngôi công ty giá trị nhất thế giới. Hãng cũng gặp thách thức tại thị trường Trung Quốc khi doanh số iPhone đi xuống và phải hạ giá một số sản phẩm, gồm cả loạt iPhone 15 mới nhất.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang bán hàng trên các kênh mạng xã hội cũng là lúc thế hệ Gen Z trở thành nhóm dẫn đầu xu hướng trải nghiệm mua hàng trực tuyến.
Theo một báo cáo năm 2023 của Meta và Bain & Company về bối cảnh người tiêu dùng kỹ thuật số Đông Nam Á, 72% Gen Z ở Singapore thích mua sắm trực tuyến.
Những người sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2012, đang dẫn đầu các thế hệ khác trong việc khám phá, đánh giá và mua sắm trực tuyến, với tỷ lệ 45% thực hiện mua sắm thông qua mạng xã hội.
Nhiều trang mạng xã hội đã giới thiệu các tính năng thương mại điện tử trên nền tảng của họ, cung cấp lựa chọn thay thế những sàn thương mại điện tử truyền thống như Lazada và Shopee. Ví dụ, người dùng có thể mua trực tiếp từ TikTok Shop hoặc Facebook Marketplace mà không cần thoát khỏi ứng dụng.
Mua sắm trên mạng xã hội (Social Commerce) góp phần vào sự tăng trưởng của ngành thương mại xã hội, ước tính sẽ đạt 6,99 tỷ USD vào năm 2028, theo báo cáo của Research and Markets được công bố vào năm ngoái.
Một cuộc khảo sát năm 2023 của công ty phân tích YouGov cho thấy Gen Z thích mua sắm trên TikTok và Instagram thay vì Facebook, nền tảng mạng xã hội vốn phổ biến hơn với thế hệ cũ.
Tại Đông Nam Á, hơn 15 triệu doanh nghiệp sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm của họ tới 325 triệu người dùng hàng tháng. Theo báo cáo năm 2022 của TikTok, xu hướng “mua sắm giải trí”, đã tạo ra một thị trường trị giá 500 tỷ USD trên nền tảng này.
TikTok cho biết các doanh nghiệp thu hút người mua bằng cách tạo ra nội dung thú vị, truyền cảm hứng, đáp ứng nhu cầu cảm xúc của khách hàng.
Lawrence Loh, Gáo sư chiến lược và chính sách tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết, sự tương tác đầy cảm xúc của “mua sắm giải trí” thu hút Gen Z mua hàng. Những nhà sáng tạo nội dung có thể cung cấp cho người mua hàng thế hệ này nhiều góc nhìn về sản phẩm hơn cách bán hàng truyền thống.
Ông nói: “So với các thế hệ khác, họ thích tìm hiểu thực tế về những gì họ mua”.
Tracy Loh, Giảng viên cao cấp về quản lý truyền thông tại Đại học Quản lý Singapore (SMU), cho biết, trái với trải nghiệm mua sắm tĩnh của sàn thương mại điện tử truyền thống như Lazada hay Taobao, những người livestream của TikTok thường trò chuyện với khán giả của họ trong ba hoặc 4 giờ mỗi lần lên sóng.
Nữ giảng viên so sánh cách làm này tạo cảm giác giống như nhận được lời giới thiệu từ một người bạn, giúp người mua có được sự tin tưởng của người dùng nhiều hơn. “Bạn muốn ai đó có hệ số tin cậy cao, đặc biệt là khi nhắc đến các sản phẩm cá nhân như mỹ phẩm hoặc liên quan đến sức khỏe”, bà Tracy nói.
Là tín đồ mua sắm online, Wu Zu An cho biết cô đã thực hiện giao dịch mua hàng đầu tiên trên TikTok sau khi xem một người sáng tạo trải nghiệm mỹ phẩm trong buổi phát trực tiếp.
Cô gái 22 tuổi cho biết: “Tôi có thể thấy rằng sản phẩm thực sự có tác dụng khi cô ấy bôi nó lên mặt”. Wu cho biết cô dự định sẽ sử dụng TikTok để mua sắm mỹ phẩm từ bây giờ.
Theo Statista, những người có ảnh hưởng với 1.000 đến 10.000 người theo dõi, còn được gọi là nano-influencers (một loại Influencer), chiếm tỷ lệ tài khoản lớn nhất trên TikTok và Instagram.
Giáo sư Lawrence Loh cho rằng những người có ảnh hưởng quy mô nhỏ như vậy thu hút người mua sắm thuộc thế hệ Gen Z vì họ đưa ra các đề xuất thích hợp, phục vụ cho sở thích có chọn lọc của nhóm người trẻ này.
Vì Gen Z am hiểu về công nghệ nên họ phụ thuộc rất nhiều vào những người có ảnh hưởng nano trên mạng xã hội để hướng dẫn các quyết định mua hàng của họ. “Họ muốn tìm thứ gì đó phù hợp với quan điểm và sở thích của họ”, giáo sư đánh giá.
Ngược lại, thế hệ Millennials sinh từ 1981 đến 1996 thích những thương hiệu lớn hoặc những người có ảnh hưởng tầm vĩ mô như người nổi tiếng hoặc vận động viên thể thao.
Bà Tracy Loh nhận định các trang web thương mại điện tử truyền thống đã bắt đầu mô phỏng mạng xã hội bằng cách mở rộng phạm vi người có ảnh hưởng, sử dụng những người có ảnh hưởng ở quy mô nhỏ hơn để dẫn đầu các chiến dịch địa phương và thu hút Gen Z.
Bà nói: “Shopee đang sử dụng các nghệ sĩ địa phương trẻ hơn thay vì những người như Cristiano Ronaldo cho nhiều chiến dịch ở Singapore”.
Gen Z là phân khúc người tiêu dùng ngày càng quan trọng vì khả năng chi tiêu của họ đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua. Bà Tracy Loh cho biết những người mua sắm trẻ tuổi có mức thu nhập ổn định ngày càng tăng và “không ngại” khi chi tiêu vào một số mặt hàng nhất định.
Bà nói: “Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đầy đủ nhưng nhóm đối tượng này có tiềm năng rất lớn… hãy đợi thêm vài năm nữa để thu nhập của họ tăng lên”. Ngoài ra, nữ giảng viên cho rằng thế hệ Gen Z cũng đang dẫn dắt các thế hệ đi trước thay đổi hành vi tiêu dùng, nhiều người già ở Singapore đã bắt đầu thói quen mua hàng trên mạng xã hội do ảnh hưởng của con cháu.
Social Commerce là gì?
Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.
Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.
Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.
Bạn có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm này tại: Social Commerce.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhóm chuyên gia gồm Swapnil Deshmukh, Giám đốc Khu vực – Ngân hàng Số Infinity, Temenos khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đào Lưu Xuân, Giám đốc Quốc gia, Temenos Việt Nam mới đây đã chỉ ra 3 xu hướng sẽ mang đến dấu ấn mạnh mẽ với ngành ngân hàng Việt Nam trong 2024.
Những yếu tố then chốt của ngân hàng số
Trong năm 2023, ngành ngân hàng toàn cầu phải đối mặt với nhiều thử thách do biến động kinh tế vĩ mô. Bởi thế, động thái các ngân hàng bán lẻ chú trọng tới việc phục hồi và đổi mới được xem như một tín hiệu tích cực, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng Việt Nam đang đặt mục tiêu bứt phá trong năm mới Nhâm Thìn. Bước vào năm 2024, những xu hướng nào sẽ mang đến dấu ấn mạnh mẽ với ngành ngân hàng Việt Nam?
Chuyển đổi số đang trở thành ưu tiên cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, cũng như được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt trong khuôn khổ Chương trình “Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.”
Ba xu hướng lớn của ngân hàng số.
Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng Việt Nam cần phải làm gì để có thể bắt kịp và tận dụng cơ hội từ làn sóng đổi mới này, tạo bước nhảy vọt, vươn lên ngang tầm với các ngân hàng số quốc tế?
Ba xu hướng: Thanh toán, Trí tuệ nhân tạo (AI) và ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) rất có thể sẽ là những xu hướng then chốt giúp thúc đẩy quá trình phát triển của ngành ngân hàng số Việt Nam.
Xu hướng ngân hàng số thứ nhất trong năm 2024: Thanh toán không tiền mặt.
Tại Việt Nam, Samsung Pay đã được triển khai từ năm 2017 và Google Wallet ra mắt vào tháng 11 năm 2022. Năm 2023, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ ba tại khu vực Đông Nam Á hỗ trợ Apple Pay, chỉ sau Malaysia và Singapore.
Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam vừa gia hạn thời gian thí điểm tài khoản thanh toán viễn thông (telecom payment account) dùng để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ đến hết ngày 31/12/2024.
Việt Nam đã bắt đầu thí điểm hình thức thanh toán này từ ngày 9/3/2021, cho phép người dùng thực hiện nhiều giao dịch khác nhau qua tài khoản mạng viễn thông, như trả tiền hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp và rút tiền tại các điểm giao dịch của nhà mạng trên toàn quốc mà không cần sở hữu tài khoản ngân hàng, điện thoại thông minh hay kết nối internet.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt xuống còn 8% vào năm 2025. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng gia tăng doanh thu từ phí dịch vụ thông qua việc cung cấp các giải pháp thanh toán đa kênh cho khách hàng và đối tác thương mại. Các giải pháp mới này có thể đóng vai trò như một “mảnh ghép” trong các dịch vụ kỹ thuật số mà ngân hàng cung cấp.
Xu hướng ngân hàng số thứ hai trong năm 2024: Trí tuệ Nhân tạo.
Năm 2023 đánh dấu cột mốc quan trọng, khi Trí tuệ Nhân tạo (AI) trở thành tâm điểm trên quy mô toàn cầu.
Theo nghiên cứu toàn cầu gần đây mang tên “Byte-Sized Banking” (tạm dịch “Khi ngành ngân hàng được tính theo đơn vị Byte”, do Economist Impact Research và Temenos cùng thực hiện, có tới 75% người tham gia khảo sát cho rằng AI sẽ có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực ngân hàng, và hơn 70% tin rằng việc khai thác tiềm năng của AI là yếu tố cốt lõi giúp các ngân hàng tạo ra sự khác biệt quan trọng trong tương lai.
Việt Nam, đất nước Rồng Bay, nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á trong hai năm liên tục, đang sở hữu vị thế thuận lợi để nắm bắt cơ hội, tận dụng AI để cải thiện trải nghiệm thanh toán cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ đạt Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên đến 20%.
Các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể định hình lại thị trường cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính bằng cách sử dụng AI để thu hút, tăng cường kết nối với khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
AI cung cấp khả năng đánh giá tín dụng nhanh chóng hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời giúp quá trình thẩm định tín dụng và thu hồi nợ trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn.
Công nghệ này cũng tăng cường khả năng bảo vệ, phát hiện gian lận, cải thiện quy trình xử lý các khiếu nại, tranh chấp, và tự động hóa dịch vụ tư vấn tài chính. Điều này mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và giúp ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh cho khách hàng, như xây dựng các giải pháp và các ưu đãi siêu cá nhân hóa.
Xu hướng ngân hàng số thứ ba trong năm 2024: ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).
Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, với tổn thất ước tính lên tới 523 tỷ USD, tương đương 14,5% GDP vào năm 2050. Bởi thế, việc phát triển tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trên hành trình phát triển bền vững.
Theo một nghiên cứu mới đây thực hiện bởi Economist Impact Research, xu hướng lấy khách hàng làm trung tâm đang thúc đẩy ngành ngân hàng tích cực tích hợp các chỉ số ESG vào sản phẩm và dịch vụ của mình (73% ngân hàng tham gia khảo sát), đồng thời cấp vốn cho những dự án thân thiện với môi trường (74% ngân hàng tham gia khảo sát). Những con số này không chỉ phản ánh một xu hướng thị trường đang trỗi dậy, mà còn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Hòa mình cùng dòng chảy phát triển toàn cầu, Việt Nam đã đề ra khung đầu tư nhằm hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế giảm phát thải thấp.
Theo báo cáo của PWC, có tới 88% doanh nghiệp được khảo sát trong lĩnh vực tài chính đã và đang lên kế hoạch thực hiện các cam kết về ESG. Để tăng tốc, giải bài toán ESG, các tổ chức tài chính cần xây dựng kế hoạch hành động toàn diện, đồng thời tích hợp ESG vào từng khía cạnh hoạt động.
Triển vọng nào cho ngành ngân hàng Việt Nam năm 2024?
Tổng kết lại, ba xu hướng chủ đạo gồm Thanh toán không tiền mặt, Trí tuệ Nhân tạo (AI) và c) ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đang mở đường cho những đổi mới trong thời gian tới tại Việt Nam.
Năm 2024 chắc chắn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho những ngân hàng đã sẵn sàng đón đầu thay đổi.
Trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương đang bước vào giai đoạn lạm phát giảm và lãi suất thấp, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo Việt Nam có tiềm năng đạt mức tăng trưởng GDP ấn tượng 6% trong năm 2024, gấp đôi mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Với chiến lược và đối tác phù hợp, các ngân hàng Việt Nam sẽ có trong tay hàng loạt cơ hội lớn trong năm Nhâm Thìn. Điều này đồng nghĩa chiến lược chuyển đổi số trước năm 2030 có thể sẽ đạt được trước thời hạn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tòa án Mỹ từ chối kháng cáo của cả Apple và Epic Game, khép lại vụ kiện lịch sử và có thể khiến App Store mất hàng tỷ USD. Kết thúc vụ kiện, Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý.
Theo Reuters, Tòa án Tối cao Mỹ hôm 16/1 đã từ chối đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic Games và đơn kháng cáo của Apple.
Trước đó vào 12/9/2021, thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers ra phán quyết buộc Apple gỡ hạn chế trong phương thức thanh toán của các ứng dụng trên App Store, cho phép nhà phát triển dùng các công cụ khác thay thế.
Việc tính phí “hoa hồng” 30% như hiện nay đối với nhà phát triển sẽ được xem xét lại hợp lý hơn. Đồng thời, Apple phải cho phép ứng dụng iOS sử dụng “các nút, liên kết bên ngoài, hoặc quảng cáo hướng khách hàng đến phương thức mua hàng ngoài hệ thống thanh toán của Apple”.
Kết quả này không có lợi cho nhà sản xuất iPhone nhưng phía nguyên đơn cũng bị thiệt hại. The Verge cho rằng, chiến thắng chỉ dành cho các nhà phát triển trên App Store, không phải cho Epic Games.
Tòa án cho rằng Epic Games vi phạm hợp đồng với Apple khi triển khai hệ thống thanh toán thay thế cho game Fortnite. Công ty phải trả cho Apple 30% tổng doanh thu từ hệ thống thay thế với số tiền ước tính trên 3,5 triệu USD. Ngoài ra, Apple đã loại Epic khỏi cửa hàng ứng dụng khiến họ mất lượng lớn khách hàng trên iOS.
Cả Apple và Epic Games đều kháng cáo về phán quyết trên. Trong hồ sơ, nhà sản xuất iPhone cho rằng việc tuân thủ phán quyết có thể gây ra thiệt hại cho người dùng. Thanh toán qua App Store cho phép hãng bảo vệ người tiêu dùng và nền tảng của mình.
Cuộc chiến giữa hai bên bắt đầu từ tháng 8/2020, Epic Games kiện Apple sau khi nhà sản xuất iPhone loại bỏ game Fornite khỏi kho ứng dụng. Nguyên đơn cho rằng Apple vi phạm luật chống độc quyền khi cấm nhà phát triển triển sử dụng phương thức thanh toán riêng.
Theo Bloomberg, phán quyết của tòa án là đòn giáng mạnh vào Apple vì phần lớn doanh thu từ App Store đến từ mua hàng trong ứng dụng và đăng ký dịch vụ. Nhà phân tích Gene Munster của Loup Venture nhận định Apple có thể thiệt hại 1-4 tỷ USD mỗi năm, tùy vào số lượng nhà phát triển tận dụng chính sách mới.
Hơn thế, về lâu dài Apple có thể phải nhượng bộ các công ty như Epic Games, khiến hãng không chỉ mất hàng tỷ USD doanh thu, mà còn mất một số quyền kiểm soát ngay trên nền tảng App Store của mình.
Tháng trước, Epic Games cũng có chiến thắng quan trọng trước Google trong cuộc chiến pháp lý tương tự. Ngày 12/12/2023, bồi thẩm đoàn ở California (Mỹ) ra phán quyết rằng cửa hàng ứng dụng Play Store của Alphabet, công ty mẹ Google, hoạt động phản cạnh tranh khi tính phí các nhà phát triển ứng dụng quá cao, lên tới 30%.
Với kết luận này, Epic Games có thể tiếp tục gửi hồ sơ lên tòa án, yêu cầu Google khắc phục hậu quả.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Just Eat vừa công bố báo cáo số lượng đơn đặt hàng (Order), số liệu cho thấy đơn hàng giảm mạnh hơn so với dự đoán của các nhà phân tích khi khách hàng tiếp tục cắt giảm việc giao hàng (thực phẩm).
Cụ thể, lượng đơn đặt hàng đã giảm 7% xuống còn 223,1 triệu trong quý. Công ty có trụ sở tại Amsterdam này cho biết trong một tuyên bố rằng con số này thấp hơn so với dự báo trung bình là 226,1 triệu từ các nhà phân tích.
Just Eat cho biết thu nhập được điều chỉnh trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ (EBITDA) trong cả năm dự kiến sẽ vào khoảng 320 triệu euro (347 triệu USD), cao hơn mức 310 triệu euro mà công ty đã dự báo.
Just Eat, cũng giống như các công ty giao hàng khác, đã và đang phải vật lộn để quay trở lại mức tăng trưởng vượt bậc mà nền tảng đã chứng kiến trong thời gian phong tỏa vì Covid-19 khi các nhà hàng đóng cửa và nhiều người dùng bị mắc kẹt ở nhà hơn.
Giám đốc điều hành Jitse Groen của Just Eat cho biết trong một cuộc gọi với các nhà báo rằng mức tăng trưởng tổng giao dịch ở Bắc Âu, Anh và Ireland chủ yếu là do lạm phát giá thực phẩm và có nhiều khách hàng hơn tham gia vào mạng lưới giao hàng.
Tổng giá trị đơn đặt hàng trên nền tảng Just Eat trong quý trước đã giảm 5% xuống còn 6,75 tỷ euro (hơn 7 tỷ USD). Theo các nhà phân tích được khảo sát bởi Bloomberg, con số này thấp hơn so với ước tính trung bình là 6,86 tỷ euro.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi nói đến quá trình đo lường hiệu quả hay hiệu suất công việc của các cá nhân trong tổ chức (Performance Management, Performance Measurement), trong khi tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp có thể xây dựng các phương pháp đo lường hiệu quả khác nhau, việc thiết lập một phương pháp phù hợp là vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Một trong số các phương pháp đo lường hiệu suất phổ biến và lâu đời nhất đó là đo lường dựa trên các trọng số hiệu suất chính hay thường được gọi tắt là KPI. Vậy KPI là gì? Vai trò, đặc điểm, phân loại và quy trình xây dựng KPI (Key Performance Indicator) ra sao? Tất cả sẽ được MarketingTrips giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Mục lục bài viết:
KPI là gì?
Vai trò quan trọng của KPI trong việc đánh giá hiệu suất.
Các đặc điểm chính của KPI.
Những sai lầm thường gặp khi nói về khái niệm KPI.
Các loại KPI phổ biến theo từng ngành nghề khác nhau.
Các phương pháp xây dựng chỉ số hiệu suất chính KPI.
Quy trình chuẩn xây dựng chỉ số KPI
Q&A – Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về khái niệm và cách thiết lập KPI.
1. KPI là gì?
KPI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Key Performance Indicator, trong tiếng Việt có thể hiểu theo nghĩa là Chỉ số hiệu suất chính hoặc Chỉ số hiệu quả chính. Khái niệm KPI đề cập đến một tập hợp các phép đo định lượng được sử dụng để đánh giá hiệu suất hoàn thành công việc của một cá nhân, doanh nghiệp, hoặc tổ chức nào đó.
KPI đóng vai trò giúp xác định các thành tích cụ thể bằng con số (có thể đo lường được) thay vì là các nhận định chủ quan (không thể đo lường được).
KPI thường được sử dụng để theo dõi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó liệu đã hoàn thành được mục tiêu (định lượng) đã được đề ra hay chưa, các mục tiêu này thường là một phần của một mục tiêu lớn hơn. Vì là các chỉ số định lượng, KPI có thể giúp đo lường tương đối chính xác điểm mạnh, điểm yếu hay các hạn chế cụ thể của từng cá nhân hoặc đội nhóm cụ thể.
Dựa trên KPI, các tổ chức có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả hay hoàn thành công việc của bất kỳ ai, loại nhiệm vụ gì và hơn thế nữa.
Như đã đề cập ở trên, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực hay ngành nghề khác nhau mà KPI được xây dựng và đo lường theo những cách khác nhau.
2. OKR khác gì KPI?
Mặc dù cùng là các mô hình quản trị theo kết quả thường được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhân viên, bản chất của OKR và KPI lại có nhiều điểm khác nhau.
KPI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Key Performance Indicator, trong tiếng Việt có thể hiểu theo nghĩa là Chỉ số hiệu suất chính hoặc Chỉ số hiệu quả chính
OKR (Objective – Key Results) là mô hình quản trị theo mục tiêu và kết quả thường được các tổ chức hay doanh nghiệp sử dụng để thiết lập các mục tiêu cần đạt được
Nếu như với KPI, các cá nhân hoặc đội nhóm chỉ cần nỗ lực và đạt được các chỉ số (chỉ tiêu) của mình, OKR lại đặt ra câu hỏi là các KPI đó đang hướng đến mục tiêu gì và liệu đạt được KPI thì mục tiêu chung của doanh nghiệp có được hoàn thành hay không.
Trong khi cả KPI và OKR đều có các chỉ số đánh giá có thể đo lường được, OKR lại hướng đến mục tiêu chung của tổ chức nhiều hơn. Nói cách khác, với OKR, các chỉ số đo lường cần có giá trị thực sự và có tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp.
3. Vai trò và lợi ích của KPI trong việc đánh giá hiệu suất công việc là gì?
Nếu bạn đã hiểu KPI là gì, bạn thấy rằng việc sử dụng các phương pháp đo lường như KPI để đánh giá hiệu suất hay mức độ hiệu quả của một cá nhân hay đội nhóm nào đó là vô cùng cần thiết (nếu như không muốn nói là bắt buộc).
Thav vì đưa ra các đánh giá chủ quan cảm tính không thể đo lường được, KPI có thể giúp người đánh giá đo lường mọi thứ dựa trên các chỉ số có thể đo lường được, vì đo lường lược nên có thể chủ động can thiệp được, đưa ra các phương án hay quyết định kịp thời để hạn chế rủi ro và gia tăng cơ hội.
Dưới đây là những vai trò chính của KPIs.
3.1 KPI giúp người đánh giá đo lường chính xác hiệu quả công việc.
Hãy ví dụ thế này, bạn là chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp của bạn có một nhân viên Marketing, nhiệm vụ chính của nhân viên này là tìm kiếm khách hàng tiềm năng để từ đó thúc đẩy lượng khách hàng và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để bạn có thể đo lường được mức độ hiệu quả của người nhân viên này. Rõ ràng là bạn không thể nói là họ làm tốt hoặc không tốt vì nó không dựa trên bất cứ một minh chứng cụ thể nào.
Chỉ số KPI khi này xuất hiện như cách mà bạn có thể sử dụng các con số để minh chứng cho cái “hiệu quả” hay “không hiệu quả” mà bạn đã đưa ra. Ví dụ, bạn có thể đưa ra KPI cho nhân viên đó là tìm kiếm được 100 khách hàng tiềm năng mỗi tháng, hay thậm chí là bạn có thể gán luôn tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng (người mua hàng) từ các khách hàng tiềm năng có được (giả sử tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu là 20%).
Các con số như 100 khách hàng tiềm năng mỗi tháng hay tỷ lệ chuyển đổi 20% chính là KPI để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên Marketing này.
Như bạn có thể thấy, doanh nghiệp của bạn chỉ có thể phát triển được dựa trên lượng khách hàng tiềm năng và khách hàng, do đó bạn cần các chỉ số này làm KPI để đánh giá những nhân viên được giao nhiệm vụ.
3.2 Chỉ số KPI cũng giúp hạn chế các rủi ro.
Dù với tư cách là người đứng đầu của một đội nhóm hoặc bộ phận nào đó hay chủ doanh nghiệp, tổ chức của bạn luôn có thể đứng trước các rủi ro như bị giành mất thị phần, doanh số sụt giảm, mất khách hàng vào tay đối thủ hay thậm chí là rủi ro bị phá sản.
Để có thể bảo vệ được tất cả các chỉ số này và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, bạn cần thiết lập (một cách liên tục) một loạt các mục tiêu có thể đo lường được (KPI) cho các bộ phận khác nhau có liên quan như Marketing, công nghệ (IT), kế toán hay dịch vụ khách hàng. Đo lường ở đây không chỉ dừng lại ở phạm vi bộ phận mà còn cho tất cả các thành viên trong bộ phận đó.
Các mục tiêu là các chỉ số cụ thể mà từng cá nhân và đội nhóm cần hoàn thành, một khi họ hoàn thành thành mục tiêu thì về cơ bản doanh nghiệp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ các rủi ro nếu có.
3.3 KPI ngoài ra cũng có thể giúp thúc đẩy cá nhân hay doanh nghiệp phát triển.
Theo cách tương tự, một cá nhân hay doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian nhất định cần thiết lập các chỉ số mục tiêu mà họ cần hoàn thành trong tương lai (ngắn hạn hoặc dài hạn), mục tiêu mới luôn có xu hướng là cao hơn mục tiêu cũ.
Một cá nhân hay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, họ cần phải không ngừng nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra (được đo lường bằng các con số cụ thể từ KPI) và sau đó tiếp tục hướng tới các mục tiêu cao hơn.
Thay vì là những khẩu hiệu hô hào vô giá trị không thể đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, các chỉ số cụ thể có trong KPI chính là kim chỉ nam hiệu quả cho mọi nhiệm vụ và mục tiêu.
4. Các đặc điểm chính của KPI.
Mặc dù KPI không phải là khái niệm mới, có nhiều người vẫn chưa hiểu đúng thực sự về thuật ngữ này. Nói cách khác, không phải mọi phương pháp đo lường hiệu quả hay hiệu suất công việc đều được gọi là KPI.
Dưới đây các đặc điểm nhận dạng chính về chỉ số được gọi là KPI.
KPI, đúng như tên gọi của nó là Key Performance Indicator, nó phải là các chỉ số được thể hiện bằng các con số cụ thể có thể đo lường được ví dụ như: 20%, 100% hay 1000.
Các chỉ số hiệu suất chính (KPI) thường được sử dụng để đo lường sự thành công (hoàn thành công việc) của một cá nhân hoặc tổ chức. Các chỉ số này thường hướng tới các mục tiêu chung dựa trên tiêu chuẩn (Benchmark) của ngành hoặc các đối thủ tương tự.
KPI có thể là các chỉ số tài chính, bao gồm lợi nhuận ròng, doanh thu trừ đi một số loại chi phí nhất định và hơn thế nữa.
Các chỉ số KPI tập trung vào khách hàng thường tập trung vào hiệu quả của mỗi khách hàng, sự hài lòng của khách hàng hay khả năng giữ chân khách hàng.
KPI tập trung vào quy trình sẽ nhằm mục đích đo lường và giám sát hiệu suất hoạt động trong toàn tổ chức.
Các doanh nghiệp thường đo lường và theo dõi KPI thông qua các phần mềm phân tích và công cụ báo cáo.
Còn được gọi là các chỉ số thành công chính (Key Success Indicators – KSIs), KPI (KPIs) về cơ bản là khác nhau giữa các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác nhau và giữa các ngành khác nhau. Thậm chí ngay cả với 2 doanh nghiệp cùng ngành nhưng vẫn có các chỉ số KPI khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô khác nhau. Ví dụ, một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ thiết lập KPI khác so với công ty cùng ngành nhưng đã có chỗ chứng lâu năm trên thị trường.
Một doanh nghiệp phần mềm đang nỗ lực để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất có thể trong ngành của mình có thể coi tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm (YOY) là chỉ số hoạt động chính (KPI) của họ.
Ngược lại, một chuỗi bán lẻ có thể đặt nhiều giá trị hơn vào doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng làm thước đo KPI để đánh giá mức độ tăng trưởng.
Tuy nhiên, dù cho KPI đó là gì, trọng tâm của KPI là thu thập dữ liệu bằng con số, lưu trữ, làm sạch và so sánh. Mục tiêu của KPI là truyền đạt kết quả hay mức độ hoàn thành công việc một cách ngắn gọn, thứ là tiền đề để người quản lý hay nhà lãnh đạo có thể dựa vào để đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp.
6. Các danh mục (hạng mục) KPI phổ biến nhất hiện nay là gì?
Về tổng thể, KPI thường có 3 danh mục hay cấp độ dưới đây, mỗi cấp độ có các đặc điểm, khung thời gian và đối tượng (người chịu trách nhiệm hoàn thành KPI) khác nhau.
6.1 KPI chiến lược (cấp độ KPI cao nhất) – Strategic KPIs.
Cũng tương tự như khái niệm chiến lược và cấp độ chiến lược, KPI chiến lược là những KPI chung được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Các nhà điều hành hay lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng KPI chiến lược để thiết lập các chỉ số mục tiêu về lợi tức đầu tư, tỷ suất lợi nhuận và tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp.
6.2 KPI hoạt động – Operational KPIs.
Các KPI này được thiết lập để đo lường hiệu quả hoạt động của một cá nhân hoặc tổ chức trong một khoảng thời gian (ngắn) nhất định ví dụ theo ngày, tuần hay tháng.
Các KPI hoạt động này thường được các nhà quản lý sử dụng để phân tích các câu hỏi bắt nguồn từ việc phân tích các KPI chiến lược. Ví dụ: nếu một giám đốc điều hành nhận thấy rằng doanh thu toàn công ty đã giảm, họ có thể điều tra xem dòng sản phẩm nào đang gặp khó khăn và tìm cách thiết lập KPI phù hợp.
6.3 KPI chức năng – Functional KPIs.
KPI chức năng là các KPI được áp dụng riêng cho từng bộ phận hay cá nhân trong tổ chức.
Ví dụ: bộ phận tài chính có thể theo dõi số lượng nhà cung cấp mới mà họ đăng ký trong hệ thống thông tin kế toán mỗi tháng, trong khi bộ phận Marketing lại đo lường số lượng khách hàng tiềm năng có được hay bộ bán hàng cần theo dõi các đơn hàng hay tỷ lệ chuyển đổi thành công từ khách hàng tiềm năng lên thành khách hàng trả tiền.
Cả các KPI chức năng và KPI hoạt động đều dựa trên KPI chiến lược chung trước đó.
7. Các loại KPI phổ biến theo từng ngành nghề khác nhau.
Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, KPI là khái niệm rất rộng và được áp dụng linh hoạt theo từng chức năng, doanh nghiệp hay ngành nghề cụ thể.
Dưới đây là các phân loại KPI chính.
7.1 KPI cho tài chính.
KPI tài chính là các chỉ số hoạt động chính gắn liền với tình hình tài chính của doanh nghiệp. KPI tài chính thường tập trung vào tỷ suất lợi nhuận và doanh thu.
Các số liệu tài chính có thể được rút ra từ báo cáo tài chính của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, những người làm quản lý nội bộ hay lãnh đạo doanh nghiệp có thể thấy hữu ích hơn khi phân tích các con số khác nhau cụ thể hơn để phân tích các vấn đề hoặc khía cạnh của doanh nghiệp mà họ muốn phân tích.
Ví dụ về KPI tài chính bao gồm:
Tỷ lệ thanh khoản.
Tỷ lệ lợi nhuận (tức là tỷ suất lợi nhuận ròng).
Tỷ lệ khả năng thanh toán (tức là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản).
Tỷ lệ doanh thu (tức là doanh thu hàng tồn kho).
7.2 KPI cho Marketing.
Vốn được xem là chức năng chủ lực trong hầu hết các doanh nghiệp, bộ phận Marketing cần được xây dựng và đánh giá hiệu quả bằng các chỉ số KPI cụ thể. Các chỉ số KPI này có thể được chia nhỏ cho từng kênh hay nhân viên cụ thể.
Dưới đây là một số KPI ví dụ cho Marketing.
Lưu lượng truy cập vào website (Traffic): KPI này theo dõi số lượng người dùng (user) truy cập vào các trang nhất định hoặc trên tất cả các trang có trong website.
Lượng tương tác (Engagement) trên mạng xã hội: KPI này được sử dụng để theo dõi và đánh giá lượt xem, lượt theo dõi, lượt thích, lượt chia sẻ hay lượt bình luận.
Tỷ lệ chuyển đổi: KPI này thường tập trung vào số lượng khách hàng (người mua hàng) có được từ tổng số khách hàng tiềm năng.
Số lượt xem bài viết: Chính là KPI được sử dụng để đo lường số lần đọc trang (pageview) của người dùng.
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): KPI này đo lường số lượng nhấp chuột cụ thể được thực hiện trên số lần mà một nội dung nào đó được hiển thị.
7.3 KPI cho Sales (Bán hàng).
Cũng tương tự như các chỉ số đo lường hiệu suất công việc chính (KPI) khác, các bộ phận bán hàng tại các doanh nghiệp khác nhau có thể được áp dụng các bộ chỉ số KPI khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của bộ phận bán hàng là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp thông qua việc bán hàng. Mặc dù doanh thu thường được đo lường thông qua KPI tài chính, nhưng KPI bán hàng có cách tiếp cận chi tiết hơn.
Ví dụ về KPI bán hàng bao gồm:
Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV): KPI này thể hiện tổng số tiền mà khách hàng dự kiến sẽ chi trả cho sản phẩm của doanh nghiệp trong toàn bộ khoảng thời gian mà họ gắn bó với doanh nghiệp.
Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC): Chỉ số CAC có thể được áp dụng cho cả Marketing và Bán hàng. KPI này thể hiện tổng chi phí bán hàng và Marketing cần thiết để có được một khách hàng mới.
Thời gian chuyển đổi trung bình: KPI này đo lường khoảng thời gian từ lần đầu tiên liên hệ với khách hàng tiềm năng cho đến khi đạt được hợp đồng đã ký (khách hàng bắt đầu thanh toán).
Số lượng khách hàng tiềm năng: KPI này tính số lượng khách hàng tiềm năng, chính là những người dùng đã để lại thông tin hoặc các cách thức tương tự để được tư vấn về các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
8. Quy trình chuẩn xây dựng chỉ số KPI.
Một khi bạn đã có thể hiểu rõ khái niệm KPI là gì cũng như các lợi ích mà nó có thể mang lại cho cá nhân và doanh nghiệp, bước tiếp theo là bạn cần có một quy trình chuẩn để xây dựng nên các chỉ số KPI.
Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện khi xây dựng các chỉ số KPI.
Bước 1 – Thảo luận và xác định các mục tiêu của doanh nghiệp: Như đã phân tích ở trên, về bản chất thì không có bất cứ một công thức chung nào khi xây dựng các chỉ số đo lường hiệu suất KPI, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau với mô hình kinh doanh và quy mô khác nhau mà quá trình thiết lập là khác nhau. Trước khi xác định chính xác các chỉ số KPI, doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần làm rõ mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng tới, vì KPI được sinh ra để phục vụ cho việc đạt được mục tiêu, các mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến các chỉ số KPI khác nhau.
Bước 2 – Đưa ra điều kiện cho KPI. Một chỉ số KPI sẽ là hiệu quả nếu nó cụ thể, thực tế và có thể đo lường được theo từng khoảng thời gian nhất định. Tiêu chuẩn SMART (cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có giới hạn thời gian) theo đó chính là chìa khoá thành công khi xác định KPI. Ngược lại, các KPI mơ hồ, khó xác định và không thực tế hầu như không có giá trị.
Bước 3 – Tính linh hoạt của KPI: Vì KPI là công cụ phản ánh các mục tiêu mà tổ chức mong muốn đạt được, trong khi mục tiêu của tổ chức lại gắn liền với các điều kiện (chủ quan và khách quan) cụ thể, tính linh hoạt và có thể điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới cũng rất quan trọng với các chỉ số KPI. Khi nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng thay đổi, KPI cũng phải thích ứng với những số liệu và mục tiêu mới.
Bước 4 – Thiết lập các chỉ số KPI cụ thể: Bước cuối cùng của quá trình xây dựng KPI đó là đưa ra các con số cụ thể cho từng cá nhân hay bộ phận chức năng cụ thể. Vì bản chất của các chỉ số KPI là có thể đo lường được, các KPI phải được thể hiện rõ bằng các con số.
9. Sự khác biệt giữa chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) và chỉ số kinh doanh (Business Metric) là gì?
Mặc dù thuật ngữ “KPI” và “chỉ số kinh doanh” thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng chúng là những khái niệm riêng biệt. Số liệu kinh doanh là thước đo định lượng được sử dụng để theo dõi và đánh giá trạng thái của một quy trình kinh doanh cụ thể. Ví dụ: lưu lượng truy cập vào website là một số liệu kinh doanh phổ biến.
Mặt khác, KPI là một loại thước đo hiệu suất giúp hiểu rõ hơn về tổ chức, bộ phận hoặc cá nhân, xem nó đang hoạt động như thế nào so với các mục tiêu chiến lược được đề ra.
Tóm lại, mọi KPI đều là thước đo kinh doanh, nhưng không phải thước đo kinh doanh nào cũng là KPI.
10. Q&A – Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về khái niệm và cách thiết lập KPI (Key Performance Indicator).
KPI mang ý nghĩa chính là gì?
KPI được xây dựng và áp dụng với mục tiêu chính là đo lường và đánh giá. Bản thân KPI không tạo thêm bất kỳ giá trị nào cho cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, một tổ chức có thể sử dụng KPI để đưa ra các quyết định sáng suốt hơn về hoạt động và chiến lược dựa trên các điều kiện (chỉ số) cụ thể.
Điều gì tạo nên một KPI tốt?
Về bản chất, một KPI tốt là KPI có thể cung cấp thông tin khách quan, chính xác và rõ ràng về tiến độ hay hiệu quả công việc có thể đo lường được khi chúng hướng tới các mục tiêu cuối cùng. KPI tốt cũng phải là KPI gắn liền với các mục tiêu chung của tổ chức, khi các KPI này được hoàn thành, thì cơ bản mục tiêu chung cũng được hoàn thành.
Kết luận.
Trên đây là tất cả các giải đáp của MarketingTrips xoay quanh thuật ngữ KPI (Key Performance Indicator). Như bạn có thể thấy, dù là áp dụng cho cá nhân hay tổ chức thì KPI vẫn vô cùng cần thiết khi nói đến việc đánh giá mức độ hiệu quả các nhiệm vụ hay mục tiêu cụ thể. Bằng cách xây dựng một bộ chỉ số KPI phù hợp cho từng bộ phận chức năng cụ thể, doanh nghiệp có thể đánh giá đúng, hạn chế rủi ro, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vì không ngừng hoàn thành các mục tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp (hoặc cá nhân).
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Howard sinh ra trong một gia đình lao động nghèo tại tại Brooklyn, New York. Lúc Howard lên 7 tuổi, cha ông bị tai nạn nghiêm trọng, mất sức lao động và không được trợ cấp y tế.
Biến cố này đã khiến cậu bé Howard sinh ra trong khu nhà tập thể chật chội khao khát làm giàu để phụ giúp gia đình. May mắn mỉm cười với Howard khi ông giành được một suất học bổng thể thao của Đại học Northern Michigan.
Trong quãng thời gian sinh viên Howard đã làm rất nhiều các công việc lặt vặt trong trường, thậm chí để trả tiền học phí, ông còn bán cả máu. Sau khi tốt nghiệp với bằng cử nhân ngành truyền thông, Howard xin vào làm việc cho Công ty Xerox suốt 7 năm.
Tới năm 1982, cuộc đời ông thay đổi khi được nhận vào gã khổng lồ ngành F&B Starbucks và thăng chức giám đốc điều hành 5 năm sau đó. Dưới sự điều hành của Howard, Starbucks trở thành nhà bán lẻ cà phê khổng lồ với 27.000 cửa hàng bán lẻ ở 75 quốc gia, với doanh thu năm 2023 là hơn 36 tỷ USD. Hiện đã là một tỷ phú nhưng Howard vẫn giữ lối sống giản dị và lao động không mệt mỏi, với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Trong cuộc phỏng vấn với The Mirror, Schults đã từng nói: “Khi lớn lên, tôi luôn cảm thấy mình đang sống ở một phía khác của xã hội. Tôi biết những người ở phía bên kia có nhiều nguồn lực hơn, nhiều tiền hơn và hạnh phúc hơn.
Và vì vài lý do, mặc dù không biết tại sao và bằng cách nào, tôi muốn leo qua bức tường ngăn cách đó và đạt được thứ gì đó xa hơn cái mà một số người nói là có thể. Giờ tôi có thể mặc áo vest, thắt cà vạt nhưng tôi biết mình đến từ đâu và nơi đó như thế nào”.
Ngoài Howard Schultz, cũng có hàng loạt tỷ phú khác đi lên từ con số 0.
Oprah Winfrey – Nữ MC tỷ phú.
Trước khi trở thành người quản lý của một trong các talk show nổi tiếng nhất mọi thời đại và trở thành người Mỹ gốc Phi giàu nhất của thế kỷ trước, cuộc sống của bà đã trải qua không ít thăng trầm. Bà sinh ra ở vùng nông thôn nghèo khổ ở Mississippi. Khi còn nhỏ, tất cả các váy mà Oprah Winfrey mặc đều là do bà ngoại may lại từ các bao tải đựng khoai tây.
Cuộc sống chỉ thực sự thay đổi khi bà chuyển đến sống cùng cha. Sau khi chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp, bà được một đài phát thanh mời về làm việc.
Sự nghiệp truyền thông của bà bắt đầu và gặt hái được nhiều thành công khi các chương trình talk show của bà nổi tiếng khắp nước Mỹ.
Ở tuổi 32 bà trở thành một trong những triệu phú tự thân da màu đầu tiên tại Mỹ. Hiện nay, Oprah Winfrey đang nắm trong tay khối tài sản ròng 3 tỷ USD và là tấm gương truyền cảm hứng sống bền bỉ.
“Vua thép” Andrew Carnegie.
Andrew Carnegie là người đàn ông giàu thứ tư thế giới trong lịch sử (tài sản ông quản lý trong suốt cuộc đời của mình tương đương khoảng 310 tỷ USD hiện nay).
Ông là người có công phát triển mạnh ngành thép của Mỹ trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, ông cũng phải trải qua một hành trình lập nghiệp nhiều trắc trở.
Sau khi cha bị sa thải, cậu bé Andrew Carnegie không có lựa chọn nào khác là phải bắt đầu làm việc tại một nhà máy suốt 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần khi mới 13 tuổi. Trong những năm tháng này, Andrew nhớ lại rằng, ông đã phải vùi mình vào giấc ngủ để quên đi những cơn đói cồn cào.
Sau khi tiết kiệm được một số tiền, ông đã thực hiện một loạt khoản đầu tư vào các công ty đường sắt và dầu. Qua đó ông học được rất nhiều về kinh doanh để áp dụng vào xây dựng công ty thép lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Điều đặc biệt là Andrew Carnegie đã hiến tới 90% tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện.
Larry Ellison – tỷ phú giàu thứ 3 thế giới.
Nhà sáng lập kiêm chủ tịch công ty Oracle hiện là người giàu thứ 4 trên thế giới với khối tài sản trị giá 133,2 tỷ USD (theo thống kê của Forbes tính đến 15/12/2023) và là một trong những doanh nhân quyền lực nhất giới công nghệ. Trước khi có được thành công ngày này, Larry đã trải những năm tháng tuổi thơ vất vả, thiếu thốn tình cảm.
Ông sinh ra ở Brooklyn, New York bởi một người mẹ đơn thân. Khi Ellison lớn được 9 tháng tuổi thì bị viêm phổi nặng và được mẹ gửi đến ở nhờ nhà cô chú ở Chicago. Sau khi cô của ông mất, Ellison bỏ học đại học và chuyển đến California làm nhiều nghề để kiếm sống trong vòng 8 năm.
Ông tự học các kỹ năng về máy tính và lập trình, sau đó cùng với một số người bạn thành lập công ty phát triển phần mềm Oracle vào năm 1997. Hiện Oracle là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
J.K. Rowling – tác giả Harry Potter.
Trước khi nổi tiếng với bộ truyện Harry Potter, cuộc đời nữ tác gia J.K. Rowling trải qua nhiều thăng trầm. Thời niên thiếu của Rowling gặp nhiều bất hạnh khi mẹ bệnh nặng và bà thường có những trận cãi vã với cha. Tốt nghiệp trung học năm 1982, Rowling nộp đơn vào ĐH Oxford với mong muốn theo đuổi đam mê sáng tác nhưng bị từ chối.
Kết hôn ở tuổi 25 nhưng cuộc hôn nhân của Rowling không hạnh phúc bởi người chồng vũ phu, cờ bạc và không chung thủy. Hai người nhanh chóng chia tay chỉ sau một năm chung sống khi Rowling vừa sinh con được hơn 2 tháng. Sau khi ly hôn nữ tác gia rơi vào cảnh túng quẫn không nghề nghiệp, không một xu dính túi và phải chăm con gái mới sinh.
Năm 1995, Rowling hoàn thành tập đầu tiên của bộ truyện Harry Potter và gửi bản thảo đến 12 nhà xuất bản khác nhau nhưng đều bị từ chối. Họ cho rằng cuốn tiểu thuyết hư cấu dành cho thiếu nhi ấy không hấp dẫn độc giả và bà hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng. Mãi đến một năm sau nhà xuất bản Bloomsburry mới chấp nhận bản thảo của bà.
Hiện bộ truyện Harry Potter gồm 7 tập đã bán được hơn 500 triệu bản trên toàn cầu, dịch ra 73 ngôn ngữ và chuyển thể thành serie phim điện ảnh gây sốt. Rowling cũng là nhà văn duy nhất sở hữu khối tài sản 1 tỷ USD chỉ nhờ vào việc viết và bán sách.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2023 là một năm khó khăn nhưng Vinamilk và mỳ Hảo Hảo vẫn đạt được kết quả ấn tượng và duy trì vị thế của mình trong ngành FMCG.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và mỳ Hảo Hảo – thương hiệu của công ty Acecook Việt Nam đã trở thành hai đại diện của ngành FMCG lọt vào danh sách đề cử “Đơn vị vươn mình rực rỡ” của Wechoice Awards 2023. Trong khi Vinamilk gây chú ý với việc thay đổi bộ nhân diện thương hiệu, từ đó lấy lại đà tăng trưởng sau một vài năm có dấu hiệu chững lại, thì Hảo Hảo vẫn duy trì vững chắc vị trí “vua mì gói” tại Việt Nam.
Về phía Vinamilk, trong nhiều thập kỷ, đây là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi tại Việt Nam duy trì đà tăng trưởng liên tục không ngừng. Doanh nghiệp có các chỉ số kinh doanh hiệu quả, sở hữu vùng nguyên liệu rộng lớn và đầu tư những nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu. Vinamilk cũng tăng cường xuất khẩu sản phẩm sang các nước Đông Nam Á, Trung Đông… và phát triển trang trại tại các nước láng giềng.
Mặc dù vậy, khi thị trường sữa bão hòa cùng với biến động kinh tế, nguyên liệu đầu vào tăng cao… đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của Vinamilk. Chưa kể, với quy mô khổng lồ, doanh nghiệp khó có thể tạo sự tăng trưởng đột phá trở lại. Riêng năm 2022, doanh thu Vinamilk giảm 2% và lợi nhuận giảm 19% so với năm trước ghi dấu năm thứ 2 liên tiếp suy giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên, năm 2023 đã khác. Vinamilk tăng trưởng dương trở lại. Sự kiện thay đổi nhận diện thương hiệu, đồng thời công bố chiến lược chuyển đổi toàn bộ bộ máy theo hướng số hoá được đánh giá là cách Vinamilk “vượt qua cái bóng” của chính mình. Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, ưu tiên trong ngắn hạn của doanh nghiệp lớn nhất ngành sữa Việt Nam là tăng trưởng thị phần và doanh số một cách bền vững.
Đặc biệt, chiến dịch truyền thông thay đổi nhận diện thương hiệu của Vinamilk tạo được hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook khi cho phép người dùng tự tạo Avatar theo phong cách Logo Vinamilk.
Với sự tươi mới trong việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, Vinamilk đã ghi nhận kết quả tích cực trên nhiều phương diện. Đầu tiên, về kết quả kinh doanh quý 3/2023 công ty ghi nhận 2.492 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ, tăng 8,5% so với thực hiện quý 3/2022. Đây là khoản lợi nhuận lớn nhất mà công ty ghi nhận trong vòng hai năm qua, và cũng là quý thứ hai liên tiếp tăng trưởng dương.
Cũng trong năm 2023, Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050″(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050)… Chương trình này cho thấy sự tiên phong của Vinamilk hướng tới việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 (Net Zero 2050) theo tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 diễn ra tại Anh Quốc năm 2021. Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060.
Với mỳ Hảo Hảo, thương hiệu chính thức ra đời từ năm 2000 với sản phẩm mì gà nấm và sau này hãng liên tục cho ra đời rất nhiều sản phẩm mì ăn liền mang nhãn Hảo Hảo. Trải qua 23 năm, doanh nghiệp này vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với tỷ lệ nhận biết lên đến 95%.
Sản phẩm mỳ ăn liền Hảo Hảo được mệnh danh là “món ăn quốc dân” và được yêu thích trên khắp Việt Nam. Trung bình mỗi năm, Hảo Hảo bán được 1,4 tỷ gói mì bất chấp thị trường mì ăn liền cạnh tranh rất khốc liệt. Năm 2023, thương hiệu nhận thành tích “Thương hiệu mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2023”.
Năm 2023 đầy khó khăn và thử thách, ngành mì ăn liền cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng và có sự suy giảm so với năm 2022, theo đó mì gói giảm 3,9% và mì ly giảm 11,7%.
Tuy nhiên, mì Hảo Hảo gói tăng trưởng 2,4% và mì Hảo Hảo ly tăng 13,6%. Tỷ lệ nhận biết và phân phối trên 95%. Điều này cho thấy Hảo Hảo đã vươn lên mạnh mẽ với những chiến dịch gây ấn tượng tốt với người tiêu dùng, góp phần vào việc ổn định việc làm cho hơn 6.000 nhân viên của công ty trên toàn quốc cũng như hàng ngàn việc làm từ các nhà cung cấp, đối tác của công ty.
Đặc biệt trong năm 2023, Hảo Hảo lọt Top 10 Thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2023 do Decision Lab công bố. Để nằm trong bảng xếp hạng này với vị trí thứ 8, vượt 9 bậc so với năm 2022, thương hiệu mì Hảo Hảo đã được Decision Lab theo dõi trong vòng 6 tháng liên tục, đồng thời quan sát trong 18 tháng mới được gọi tên trong Top 3 thương hiệu cải tiến nhất năm 2023.
Bên cạnh đó. Mì Hảo Hảo đồng thời đứng Top 3 trong danh sách 10 thương hiệu cải thiện nhiều nhất 2023, có sức khoẻ thương hiệu vượt bậc.
Ông Shimamura Masafumi – Giám đốc khối Marketing của Acecook Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp có được kết quả này là nhờ sự ủng hộ của người tiêu dùng khắp cả nước. Đây là động lực để các thương hiệu Acecook Việt Nam nói chung và mì Hảo Hảo nói riêng luôn luôn nỗ lực cải tiến và phát triển sản phẩm, không chỉ cho khách hàng nội địa, mà còn đưa hương vị Việt vươn tầm quốc tế trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Hảo Hảo còn có nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa như giảm giá trong chương trình “Tiếp sức người tiêu dùng” vào giai đoạn kinh tế khó khăn, hay khởi động chiến dịch Tết Giáp Thìn 2024 “Tết Hảo Là Tết Đoàn Viên” trao tặng hơn 90,000 phần quà Tết Hảo thiết thực đến những người con, người lao động xa quê về nhà đón Tết Đoàn Viên ấm no sung túc.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trái ngược lại với không ít công cụ phân tích trang và từ khoá thường cho rằng có thể dự báo thứ hạng hay có các công thức cụ thể để có thể có được thứ hạng cao hơn, Google nói rằng không có bất cứ một công thức hoàn hảo nào cho xếp hạng tìm kiếm (Search Ranking).
Trong một tuyên bố được đăng tải mới đây, Google nhắc nhở rằng không có bất cứ một công thức hoàn nào mà các trang web phải tuân theo để có được vị trí xếp hạng tốt nhất trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
“Có một niềm tin cho rằng có một số loại công thức hoàn hảo có thể sử dụng để có được vị trí xếp hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm của Google.
Sự thật là, không có công thức nào ở đây cả. Đó là một niềm tin sai lầm”.
Xua tan những lầm tưởng về SEO.
Các công cụ SEO của bên thứ ba thường tư vấn (các doanh nghiệp) rằng phải tuân theo các công thức cụ thể để có thể thành công hơn trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, Google khẳng định những công cụ này không thể dự đoán được thứ hạng.
Lời khuyên của các công cụ này thường dựa trên việc tìm kiếm mức trung bình giữa các trang hàng đầu (Top Page), trong khi thuật toán của Google đánh giá cao những điểm tương đồng và sự khác biệt duy nhất.
Những dự đoán và lời khuyên như vậy thường dựa trên việc xem xét mức trung bình – điều này đã bỏ lỡ quan điểm rằng các trang hoàn toàn khác biệt và độc đáo có thể và thực sự thành công trên công cụ tìm kiếm.
Thay vì các công thức, lời khuyên của Google là hãy tập trung vào việc tạo ra những nội dung hữu ích (tham khảo thuật toán nội dung hữu ích) và phù hợp với người dùng mục tiêu của thương hiệu.
Google chia sẻ tiếp, cũng có quan điểm cho rằng việc thêm tên tác giả cuối bài viết và mô tả chân dung của tác giả đó có thể giúp nội dung xếp hạng cao hơn, sự thật là tên tác giả chỉ có mục đích giúp người đọc tìm thấy các bài viết liên quan – nó không liên quan đến việc có thể giúp tăng thứ hạng (trực tiếp). Nếu có, nó cũng chỉ là cải thiện trải nghiệm của người dùng trên trang.
“Lời khuyên quan trọng dành cho bạn là hãy tập trung vào việc làm những thứ có thể mang lại giá trị cho độc giả của bạn.
Đặt độc giả và khán giả của bạn lên hàng đầu. Hãy giúp ích cho họ. Nếu bạn làm điều này, nếu bạn đang làm mọi việc cho họ, bạn có nhiều khả năng tuân theo các tín hiệu hoàn toàn khác mà chúng tôi sử dụng để khen thưởng cho nội dung.”
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty khởi nghiệp AI Anthropic vừa thông báo ra mắt Claude 2.0, mô hình ngôn ngữ lớn thế hệ mới của công ty – Claude 2.0 được xem là đối thủ với các sản phẩm AI nổi bật khác như ChatGPT của OpenAI hay Pi của Inflection.
Theo đó, Anthropic mới đây đã chính thức cho ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn Claude 2.0, một mô hình ngôn ngữ mà công ty này cho biết đã có nhiều sự cải thiện đáng kể bao gồm kỹ năng viết mã (Coding), toán học và lý luận.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Anthropic, Dario Amodei, cho biết rằng mô hình mới đại diện cho một “bước nhảy lớn” hơn là một “bước nhảy vọt khổng lồ” so với phiên bản tiền nhiệm của nó.
Trong các thử nghiệm, Claude 2.0 vượt trội hơn hẳn phiên bản trước đó ở nhiều khía cạnh. Claude 2.0 đạt 71,2% trong bài kiểm tra khả năng code với Python, tăng từ 56%; Claude 2.0 cũng đã nâng điểm kiểm tra toán ở cấp trung học cơ sở lên 88% từ 85,2%.
Ngoài ra, trong khi phiên bản trước có thể phân tích các lời nhắc (prompt ) lên tới khoảng 75.000 từ (gần bằng độ dài của cuốn sách Harry Potter đầu tiên) – thì Claude 2.0 có thể xử lý gấp đôi con số đó.
Trong một thông báo mới đây, Anthropic đã tiết lộ khoản tài trợ mới trị giá 450 triệu USD do Spark Capital dẫn đầu, với mức định giá được báo cáo là hơn 4 tỷ USD.
Công ty này tiết lộ rằng hiện có hàng nghìn doanh nghiệp đã làm việc với API (trình tích hợp) của Claude. Anthropic cũng đang làm việc với một số khách hàng lớn hơn bao gồm Zoom, Notion và trình tạo hình ảnh hàng đầu thế giới AI Midjourney – để xây dựng các mô hình tùy chỉnh.
Nói về sự khác biệt của Claude 2.0 so với các mô hình Claude trước đây, bản phát hành mới được đào tạo bằng cách sử dụng “Constitutional AI”, một mô hình (Framework) dành cho các mô hình đào tạo mà qua đó việc giám sát AI để cải thiện kết quả của AI sẽ do chính AI thực hiện mà không cần có sự tham gia của con người.
Việc ra mắt mô hình AI mới của Anthropic diễn ra chưa đầy hai tháng sau khi Amodei cùng với Giám đốc điều hành OpenAI là Sam Altman và Giám đốc điều hành Google DeepMind Demis Hassabis và hơn 300 người khác ký vào một lá thư cảnh báo về “nguy cơ tuyệt chủng từ AI”.
Thay vì cấm vận việc phát triển các mô hình mới, CEO Amodei đề xuất rằng các đợt phát hành mô hình mới hoặc thậm chí là những chương trình đào tạo cho các mô hình mới, yêu cầu phải chứng minh rằng nó đã vượt qua được một số bài kiểm tra an toàn nhất định.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Charlie Munger, nhà đầu tư lão luyện và cũng là “bạn đời” của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett mất vào tháng 11 mới đây, trước khi mất, ông đã chia sẻ lại những suy ngẫm của mình về cuộc đời và sự nghiệp, đó cũng là bài viết cuối cùng của ông.
Dưới đây là toàn bộ câu chuyện.
Hành trình đến với sự hài lòng trong nghề nghiệp của một người không phải lúc nào cũng theo đường thẳng. Sau khi tốt nghiệp Trường Luật Harvard, tôi làm việc cho một công ty có uy tín ở California. Tôi đã xây dựng một ngôi nhà và một gia đình, và tôi đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm.
Mặc dù vậy, tôi vẫn muốn kiếm được nhiều hơn mức mà một nhân viên luật cấp cao có thể mong đợi. Tôi bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, kinh doanh và phát triển bất động sản trước khi thành lập công ty luật cùng với một số đồng nghiệp của mình.
Tôi đã trải qua nhiều năm thành công ở công ty nhưng tôi lại không hài lòng với việc hành nghề luật. Tôi thích sự độc lập của một nhà tư bản. Tôi thích tìm hiểu mọi thứ và cả những ván cược. Tôi cũng thích đưa ra quyết định và thực hiện nhiều “trò chơi” với số tiền của mình nhiều hơn.
Một buổi tối, tại một bữa tiệc tối ở Omaha, tôi được giới thiệu với một người tên là Warren Buffett. Warren và tôi đã chia sẻ nhiều ý tưởng về kinh doanh, tài chính, lịch sử và tất nhiên là cả đầu tư.
Warren thuyết phục tôi rời công ty luật vào thời điểm sớm nhất mà tôi có đủ khả năng để làm điều đó. Cuối cùng chúng tôi đã đồng ý hợp tác kinh doanh cùng nhau, và hóa ra đó lại là một quyết định cực kỳ đúng đắn.
Tôi có 3 quy tắc cơ bản để hài lòng với nghề nghiệp và tôi tin rằng chúng có thể giúp bất kỳ người trẻ nào đánh giá các quyết định nghề nghiệp của họ. Mặc dù việc đáp ứng được cả 3 điều này là rất khó nhưng bạn vẫn nên thử.
1. Đừng bán bất cứ thứ gì mà bạn sẽ không mua nó.
Cách an toàn nhất để đạt được điều bạn muốn đó là cố gắng để xứng đáng với những gì bạn muốn. Đó là một ý tưởng đơn giản. Đó là nguyên tắc vàng. Bạn muốn cung cấp cho thế giới những gì bạn sẽ mua nếu bạn là người mua.
Nhìn chung, những người có đặc tính này sẽ giành chiến thắng trong cuộc sống và họ không chỉ giành được tiền bạc và danh dự – họ còn giành được cả sự tôn trọng và sự tin tưởng của những người mà họ giao tiếp.
Thêm vào đó, họ cũng có được những niềm vui to lớn trong cuộc sống khi họ nhận được sự tin tưởng xứng đáng. Danh tiếng và tính chính trực là tài sản quý giá nhất của bạn — và nó cũng có thể mất đi trong tích tắc.
2. Đừng làm việc cho những người mà bạn không tôn trọng và ngưỡng mộ.
Tất cả chúng ta đều chịu sự kiểm soát ở một mức độ nào đó bởi những nhân vật có thẩm quyền, đặc biệt là những nhân vật có thẩm quyền đang trực tiếp trả lương hay khen thưởng cho chúng ta. Đối phó với điều này vốn đòi hỏi cả tài năng và ý chí.
Tôi đối phó bằng cách xác định những người mà tôi ngưỡng mộ và làm việc dưới quyền của những kiểu người phù hợp. Rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ cho phép điều đó nếu bạn đủ khôn ngoan để giải quyết vấn đề một cách khéo léo.
Nhìn chung, kết quả cuộc sống của bạn sẽ khả quan hơn nếu bạn làm việc dưới sự chỉ đạo của những người mà bạn thực sự ngưỡng mộ.
3. Chỉ làm việc với những người bạn thích.
Tôi nhận thấy rằng sự quan tâm sâu sắc đến bất kỳ môn học nào là điều không thể thiếu nếu bạn thực sự muốn xuất sắc. Tôi có thể buộc mình phải khá giỏi ở khá nhiều thứ, nhưng tôi không thể xuất sắc ở bất cứ thứ gì mà tôi không có hứng thú hoặc hứng thú một cách mãnh liệt.
Nếu có thể, bạn hãy tự mình làm điều gì đó mà bạn thực sự quan tâm cùng với những người mà bạn yêu thích.
Một điều nữa bạn phải làm đó là phải có rất nhiều sự kiên trì. Tôi thích từ đó vì với tôi nó có nghĩa là: “Hãy ngồi xuống cho đến khi bạn làm được điều đó.” Tôi đã có những người bạn đời tuyệt vời, đầy sự kiên trì trong suốt cuộc đời mình.
Tôi nghĩ tôi có được chúng một phần vì tôi đã cố gắng xứng đáng với chúng, một phần vì tôi đủ khôn ngoan để lựa chọn chúng, và một phần vì có chút may mắn. Tôi đã vô cùng may mắn trong đời khi áp dụng được những quy tắc cơ bản này.
Với Warren Buffett, tôi có cả 3 điều đó.”
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Restaurant Brands International Inc, công ty mẹ của gã khổng lồ ngành F&B Burger King đang mua lại Carrols Restaurant Group, đơn vị nhượng quyền Burger King lớn nhất ở Mỹ, với giá khoảng 1 tỷ USD tiền mặt.
Restaurant Brands theo đó sẽ trả 9,55 USD cho mỗi cổ phiếu để mua lại Carrols, công ty này hiện đang điều hành hơn 1.000 nhà hàng Burger King và 60 địa điểm Popeyes.
Hiện giá trị vốn hoá thị trường của Carrols Restaurant Group là khoảng 500 triệu USD (vốn hoá thị trường của Restaurant Brands International Inc khoảng 24 tỷ USD). Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 2 năm 2024.
Việc mua lại được xem là một sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của Burger King. Các nhà hàng của thương hiệu này gần như được nhượng quyền hoàn toàn trong nhiều năm qua và công ty hiện chỉ có 175 cửa hàng thuộc sở hữu của chính công ty.
Ông Tom Curtis, chủ tịch của Burger King Mỹ và Canada, cho biết Restaurant Brands có kế hoạch nhanh chóng sửa sang lại 600 địa điểm Burger King của Carols trong vòng 5 năm tới và sau đó bán lại cho những người được nhượng quyền.
Sau khi bán phần lớn các địa điểm của Carolls trong vòng 5 đến 7 năm, Burger King có kế hoạch nắm giữ vài trăm nhà hàng cho “mục đích đổi mới chiến lược, đào tạo và phát triển nhà điều hành”.
Doanh số bán hàng tại các cửa hàng Burger King của Carolls cũng báo cáo tăng hơn 7% trong quý mới đây, trong khi lượng khách đến cửa hàng tăng 2,9%.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nghiên cứu mới đây từ Adobe cho thấy, tỷ lệ Gen Z coi mạng xã hội TikTok là công cụ tìm kiếm tiếp tục tăng lên, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược tiếp cận đối với các doanh nghiệp có khách hàng là Gen Z.
Theo một nghiên cứu mới đây của Adobe, TikTok ngày càng được người tiêu dùng trẻ sử dụng như là một công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, công thức nấu ăn, âm nhạc…và hơn thế nữa.
Nghiên cứu bao gồm những cuộc khảo sát với hơn 800 người dùng và 250 chủ doanh nghiệp với mục tiêu hiểu cách TikTok đang định hình lại hành vi tìm kiếm và chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Sự trỗi dậy của TikTok như là một công cụ tìm kiếm.
Nghiên cứu cho thấy 40% người dùng hiện sử dụng TikTok để tìm kiếm những thứ họ cần hoặc muốn tìm hiểu.
Xu hướng này phổ biến ở những người trẻ tuổi, với 64% là Gen Z (những người sinh sau năm 1996) và 49% thế hệ Millennials, tức Gen Y (sinh từ 1981-1996) chuyển sang TikTok với tư cách là công cụ tìm kiếm.
Gần 10% người dùng Gen Z hiện thích sử dụng TikTok hơn các công cụ tìm kiếm lâu đời như Google khi tìm kiếm thông tin.
ChatGPT cũng đang trở nên phổ biến như một công cụ tìm kiếm, với hơn 10% số người sử dụng nó để tìm kiếm những lời khuyên về tài chính.
Tại sao TikTok thu hút được sự quan tâm của người dùng.
TikTok đã trở nên phổ biến như là một công cụ tìm kiếm vì nó cung cấp nội dung theo một cách mới được cho là độc đáo hơn, được cá nhân hóa nhiều hơn thông qua các video ngắn, theo hướng kể chuyện.
Phần lớn sức hấp dẫn của TikTok đến từ việc các thuật toán của TikTok liên tục điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với sở thích của từng người dùng. Khoảng 40% người dùng Gen Z thích cách TikTok hiển thị cho họ những video phù hợp với sở thích cá nhân của họ. Thậm chí 26% thế hệ baby boomers cũng bị thu hút bởi các nội dung theo phong cách kể chuyện của TikTok.
Hầu hết người dùng TikTok thích video hướng dẫn hơn các định dạng khác – 62% cho biết đây là lựa chọn hàng đầu của họ.
Các bài đánh giá và câu chuyện cá nhân cũng được đánh giá khá cao, với lần lượt 39% và 38% người dùng đánh giá đó là mục nội dung yêu thích.
Thương hiệu và doanh nghiệp điều hướng tới TikTok.
TikTok đang thu hút được sự chú ý của các chủ doanh nghiệp như một nền tảng để tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ có liên quan.
Hơn một nửa số chủ doanh nghiệp được khảo sát hiện đang sử dụng TikTok để quảng bá doanh nghiệp của họ, trung bình đăng khoảng 9 lần mỗi tháng. Hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok để bán hàng và khuyến mãi cũng là một chiến thuật phổ biến, với 25% chủ doanh nghiệp nhỏ đang theo đuổi hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing).
Trung bình, các doanh nghiệp dành 15% tổng ngân sách Marketing của mình cho TikTok.
Các nội dung đánh giá sản phẩm (36%) và video hướng dẫn (35%) là những định dạng nội dung phổ biến nhất.
Hơn một nửa số doanh nghiệp (53%) trong khảo sát cũng có ý định tăng cường đầu tư vào TikTok Marketing, bất chấp những thách thức đang diễn ra xung quanh việc phải thường xuyên sáng tạo những nội dung mới và hấp dẫn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo các phàn nàn từ nhiều người dùng, YouTube dường như đang tiếp tục cuộc chiến với các trình chặn quảng cáo khi bị cho rằng nền tảng đang cố gắng làm chậm trải nghiệm dịch vụ đối với những người dùng đang chạy trình chặn quảng cáo.
Hiệu suất tải trang khi sử dụng YouTube kém hơn nhiều khi có cài đặt các trình chặn quảng cáo (Adblocker) từ YouTube.
Để chứng minh xem liệu trình chặn quảng cáo có phải là nguyên nhân dẫn đến việc hiệu suất tải trang bị chậm hay không, người dùng đã thử tắt trình chặn quảng cáo và ngay lập tức thấy rằng hiệu suất được cải thiện rõ rệt.
YouTube nỗ lực xử lý các trình chặn quảng cáo trong bối cảnh thúc đẩy người dùng đăng ký YouTube Premium, gói xem YouTube không quảng cáo có trả phí của nền tảng.
Ngoài việc hạn chế người dùng, YouTube cũng hiển thị các banner (pop-up) thông báo với người dùng rằng việc sử dụng trình chặn quảng cáo là vi phạm quy tắc nội dung của YouTube.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của mình, Meta vừa đưa ra các xu hướng mua sắm và tiêu dùng mà bất kỳ ai thường xuyên tham gia thương mại điện tử nên lưu ý cho năm 2024.
Sự phát triển của thế hệ Gen Z sẽ tạo ra những xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024.
Gen Z (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2012) đang dần gia tăng sức ảnh hưởng khi họ bắt đầu có thu nhập, mở tài khoản ngân hàng và tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Hiện tại, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có hơn 500 triệu người thuộc thế hệ Gen Z. Ước tính đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm tới một phần tư dân số khu vực.
Báo cáo thường niên SYNC do Meta thực hiện cho thấy Gen Z sẽ là một phân khúc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á khi giới trẻ tại đây có lối sống gắn liền với công nghệ và các thiết bị số, với 82% người tham gia khảo sát cho biết họ đang tham gia vào các cộng đồng trực tuyến.
Nền kinh tế độc thân.
Báo cáo SYNC còn cho thấy xu hướng hộ gia đình ít thành viên hay một thành viên đang ngày càng trở nên phổ biến khi có tới 3 quốc gia Đông Nam Á nằm trong nhóm 10 quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu xu hướng chuyển đổi sang hình thức hộ gia đình độc thân.
Tại Việt Nam, hộ gia đình nhỏ và độc thân là các nhóm có mức độ tăng trưởng nhanh nhất với 1,1% tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm, từ năm 2023 đến 2030.
Xu hướng này thúc đẩy sự gia tăng của các sản phẩm dùng một lần, đồ điện gia dụng và sản phẩm thiết yếu cỡ nhỏ.
Ngoài ra, những người tiêu dùng độc thân thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử cá nhân và mạng xã hội, tham gia các cộng đồng trực tuyến và theo dõi các nhà sáng tạo nội dung.
Trí tuệ nhân tạo (AI).
Năm 2023 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của AI cũng như công nghệ Generative AI (AI tổng quát). Báo cáo cho thấy có tới 45% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử sau khi xem thông tin trên Facebook, Instagram và 20% người tiêu dùng mua hàng trực tiếp trên Facebook.
Kinh doanh hội thoại cũng được dự báo là xu hướng mua sắm và tiêu dùng đáng quan tâm trong năm 2024.
Càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tin nhắn để thực hiện các hoạt động thương mại. Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta cho thấy cứ 3 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất 1 lần/tuần.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất, khi có tới 73% người tham gia khảo sát sử dụng tính năng này để tương tác với các doanh nghiệp.
Theo ghi nhận từ các nhà quảng cáo, giải pháp kinh doanh hội thoại của Meta giúp giá trị đơn hàng tăng 22%, đem lại hiệu quả cao hơn so với các kênh truyền thống như tin nhắn SMS, email hay các ứng dụng khác.
Vào năm 2024, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và người dùng có thể thực hiện nhiều hoạt động hơn thông qua tin nhắn – như đặt chỗ khi đi du lịch, đặt lịch hẹn, nhận hỗ trợ hay mua sắm.
Video ngắn sẽ tiếp tục lên ngôi.
Các hình thức video ngắn đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và đặc biệt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Báo cáo của Meta và Factworks cho thấy thế hệ Millennial (Gen Y) gắn kết với tính năng Reels, trong khi tỉ lệ những người thuộc thế hệ Gen Z theo dõi hoạt động của doanh nghiệp trên nền tảng số, gắn thẻ thương hiệu hoặc sản phẩm trong bài đăng, và mua sản phẩm sau khi xem video ngắn cao hơn.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ video ngắn cũng trở thành cách thể hiện sự quan tâm, với 84% người được khảo sát tại châu Á – Thái Bình Dương cho biết họ thường chia sẻ video ngắn với bạn bè hoặc gia đình.
Đồng thời, nội dung từ các nhà sáng tạo cũng ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng Việt Nam mua sắm. 67% người tham gia khảo sát cho biết họ tìm ra các thương hiệu và sản phẩm phù hợp từ các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên các nền tảng của Meta ít nhất hằng tuần, cao hơn khoảng 20% so với các nền tảng khác.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tiếp tục đến cái tên Discord trong ngành công nghiệp game tuyên bố thắt chặt hoạt động bằng cách cắt giảm lao động.
Theo VGC, nền tảng trò chuyện Discord vừa đưa ra quyết định khó khăn là sa thải 17% lực lượng nhân viên, tương đương 170 người. Động thái diễn ra như một phần của nỗ lực tái cấu trúc tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động.
CEO Jason Citron cho biết trong một bản ghi chú nội bộ rằng: “Đây là một quyết định không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi tin rằng đây là điều cần thiết để phục vụ tốt hơn cho người dùng, doanh nghiệp và sứ mệnh của chúng tôi trong thời gian dài”.
Ông giải thích: “Discord đã thay đổi và phát triển đáng kể trong vài năm qua. Chúng ta đều nên tự hào về những thành quả đạt được cùng nhau, phục vụ hàng triệu người sử dụng Discord mỗi ngày để kết nối với bạn bè.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận một số thực tế khó khăn. Do phát triển quá nhanh chóng, nhân viên của công ty đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 2020. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải gồng gánh nhiều dự án hơn và hoạt động kém hiệu quả hơn”.
“Vì vậy, chúng tôi cần tăng cường sự tập trung và cải thiện cách thức làm việc, để mang lại tính linh hoạt hơn cho tổ chức. Đây chính là lý do chính dẫn đến quyết định tinh giảm đội ngũ nhân viên”.
Đây là đợt cắt giảm lớn nhất trong lịch sử Discord, sau khi công ty đã cắt giảm 4% nhân sự vào mùa hè năm ngoái. Đợt cắt giảm mới nhất này tiếp tục là một giai đoạn khó khăn cho ngành game và công nghệ nói chung. Theo ước tính, chỉ trong năm ngoái, hơn 9.000 nhân viên trong ngành game đã mất việc làm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi mở hàng chục nghìn cửa hàng tại quê nhà Trung Quốc, năm 2018, ông trùm trà sữa & kem giá rẻ Mixue đã bắt đầu tìm đường ra quốc tế. Thị trường nước ngoài đầu tiên mà thương hiệu đặt chân tới là Hà Nội – Việt Nam. Sự kiện này không chỉ là cột mốc cho hành trình bành trướng của Mixue tại Việt Nam mà còn khai màn cho làn sóng các thương hiệu Trung Quốc đổ bộ vào nước ta.
Không thuê mặt bằng tại đường lớn, không chi nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo, truyền thông nhưng số lượng cửa hàng mang biển hiệu Mixue tăng với tốc độ chóng mặt. Tháng 10/2022, theo thống kê của chúng tôi, Mixue đã có tới 600 cửa hàng ở khắp Việt Nam. Nửa năm sau, thương hiệu này công bố đạt mốc 1.000 điểm bán – điều mà chưa chuỗi trà sữa, cà phê nào ở Việt Nam làm được.
Từ tháng 1 năm 2023, người anh em đồng hương là Cooler City cũng chập chững tiến vào thị trường Việt Nam. Xuất hiện trong giai đoạn kinh tế trầm lắng, Cooler City chưa thể đạt tốc độ tăng trưởng, quy mô tương tự Mixue như các năm trước. Sau khoảng 1 năm nhượng quyền, thương hiệu này hiện có khoảng 23 cửa hàng.
Đến cuối năm 2023, làn sóng đổ bộ của các thương hiệu Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự góp mặt của Cotti Coffee chuỗi cửa hàng tập trung vào cà phê – trà.
Tháng 12/2023, thương hiệu này mở cùng lúc 3 cửa hàng tại TP.HCM. Dù là tân binh nhưng Cotti Coffee đã có những động thái cho thấy tham vọng của mình tại Việt Nam. Trong một lần hiếm hoi trả lời báo chí, đại diện chuỗi cà phê cho biết trong giai đoạn cuối tháng 12/2023 và đầu năm 2024 sẽ mở thêm 9 cửa hàng nữa.
Đồng thời, Cotti Coffee cũng bắt đầu tìm kiếm nhân sự phục vụ cho kế hoạch mở rộng, bằng cách “vợt” barista, quản lý cửa hàng có kinh nghiệm từ các chuỗi lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, Starbucks.
Chiến lược nhượng quyền và giá rẻ có đe doạ “miếng bánh” của các thương hiệu chủ nhà?
Dù là các thương hiệu độc lập nhưng chiến lược mà Mixue, Cooler City hay Cotti Coffee đang thực thi tại Việt Nam lại có nhiều nét tương đồng.
Trước tiên, cả 3 đều được hậu thuẫn bởi các tập đoàn có tiềm lực tại quê nhà Trung Quốc.
Trước khi vào Việt Nam, Mixue đã là thế lực gạo cội trong ngành F&B ở quê nhà Trung Quốc. Thành lập từ năm 1997, sau 25 năm, doanh thu của thương hiệu này đã cán mốc 10,3 tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỷ USD theo tỷ giá đầu năm 2022.
Ra đời năm 2018, Cooler City là tên tuổi tương đối trẻ, là thương hiệu thuộc Tập đoàn Boduo (Chiết Giang, Trung Quốc). Dù vậy, tập đoàn mẹ Boduo lại có thâm niên hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đồ uống và thực phẩm, sản xuất và cung cấp nguyên liệu pha chế.
Hiện nay Boduo sở hữu 4 nhà máy thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm và đồ uống. Doanh nghiệp này cho biết là đơn vị cung cấp nguyên liệu cho hơn 100.000 cửa hàng trên khắp châu Á, châu Âu.
Còn Cotti Coffee mới chỉ thành lập từ tháng 10/2022 tại Trung Quốc nhưng thực chất là cuộc “tái sinh” của hai cựu sáng lập Luckin Coffee. Sau khi thừa nhận gian lận tài chính vào tháng 4/2020, nhà sáng lập Charles Lu đã từ chức tại ban điều hành Luckin.
Sau đó, ông thành lập một thương hiệu thực phẩm đóng gói sẵn và một chuỗi mì với 6.000 cửa hàng, trước khi tái lập chỗ đứng của mình trong ngành cà phê bằng cách thành lập Cotti Coffee. Đáng nói hơn, chỉ sau chưa đầy 1 năm, Cotti Coffee đã có mặt trên 300 thành phố ở 5 quốc gia với hơn 5.000 cửa hàng và trở thành thương hiệu cà phê lớn thứ 5 thế giới.
Thứ hai, cả ba thương hiệu đều lựa chọn phân khúc bình dân, tương tự như những gì đã làm tại quê nhà. Tại Việt Nam, phân khúc này cũng chưa có nhiều đối thủ phát triển chuỗi, trong khi phân khúc tầm trung đã khá khốc liệt bởi cuộc cạnh tranh giữa Highlands Coffee, Trung Nguyên, Phúc Long, The Coffee House,…
Cây kem ốc quế 10.000 đồng/chiếc hay những ly trà sữa có giá trong khoảng 25.000-30.000 đồng/ly đã trở thành “mật ngọt” giúp Mixue và Cooler City thu hút nhóm khách hàng trẻ em học sinh, sinh viên.
Mức giá vốn đã rẻ, các thương hiệu này thậm chí còn mạnh tay giảm giá, khuyến mãi. Mới vào thị trường, Cotti Coffee giảm giá các món cà phê, trà ở mức 29.000 đồng/ly.
Tại Trung Quốc, Cotti Coffee cũng quyết “cắt máu” giành thị phần bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi sâu, với giá đồ uống trung bình khoảng 1,38 USD (khoảng 33.000 đồng) mỗi ly, rồi tiếp tục giảm thêm còn 1,22 USD (khoảng 29.000 đồng). Khách hàng mới cũng được mua ly cà phê đầu tiên từ Cotti Coffee với mức rẻ không tưởng – chỉ khoảng 0,14 USD (3.500 đồng).
Ngoài ra, cả Mixue, Cooler City hay Cotti Coffee đều chọn nhượng quyền để mở rộng chuỗi. Doanh thu của các chuỗi này vì thế chủ yếu đến từ phí nhượng quyền, phí quản lý, chi phí bán máy móc và nguyên vật liệu.
Đồng thời, thay vì chọn các mặt bằng tại các vị trí đắc địa, Mixue và Cooler City tập trung luồn lách vào các con phố đông dân cư, các thành phố, thị trấn nhỏ, với chi phí thuê mặt bằng tương đối dễ chịu. Nhờ nhượng quyền, Mixue đã nhanh chóng chạm mốc 1.000 cửa hàng, trở thành cái tên dẫn đầu chuỗi đồ uống tại Việt Nam về số lượng.
Tuy nhiên, mặt trái của chiến lược nhượng quyền ồ ạt khiến mật độ cửa hàng dày đặc, nhiều con phố có tới 2-3 địa điểm. Điều này khiến chính các cửa hàng của cùng thương hiệu phải cạnh tranh với nhau, gây bức xúc cho nhà đầu tư.
Chiến lược giá rẻ và nhiều khuyến mãi của Mixue cũng là con dao 2 lưỡi, từng vấp phải làn sóng phản đổi của các nhà đầu tư nhượng quyền – vì khiến lợi nhuận của cửa hàng bị bào mòn. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính bền vững, khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài cho người mua nhượng quyền.
Trong khi đó, Cotti Coffee cũng sẽ phải giải được bài toán văn hóa cà phê mạnh, cà phê vỉa hè tại Việt Nam. Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng, cà phê. TP.HCM là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39,78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội – tỉnh thành đứng ở vị trí thứ hai. Thị trường cà phê Việt Nam không hề dễ ăn, thực tế đã chứng kiến nhiều thương hiệu cà phê quốc tế đến rồi lại ngậm ngùi ra đi như Gloria Jean’s Coffees, NYDC, The Coffee Inn,…
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo mới nhất của Ban IV (Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân) cho thấy, nếu không được vun đắp kịp thời, sức lực của doanh nghiệp sẽ cạn kiệt. Vì thế, năm 2024 là thời điểm cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế.
Thời kỳ khó khăn vẫn đang tiếp diễn.
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố báo cáo chuyên đề khảo sát tình hình doanh nghiệp cuối năm 2023 (tháng 12/2023) và nhận định bối cảnh kinh doanh năm 2024 với chủ đề “Niềm tin đã trở lại nhưng cần vun đắp”.
Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù thời kỳ khó khăn của các doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn nhưng niềm tin đã quay trở lại. So với các con số của khảo sát tháng 4/2023, tình hình của doanh nghiệp đã lạc quan hơn, thể hiện niềm tin đã quay trở lại.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực/rất tích cực tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay gấp 2,7 lần so với khảo sát tháng 4; tỷ lệ đánh giá tích cực/rất tích cực về kinh tế ngành hiện tại gấp 2,5 lần; tỷ lệ đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô 12 tháng tới gấp gần 3 lần; tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô mạnh tăng gấp 2 lần; tỷ lệ mở rộng quy mô vừa phải tăng gấp 2,5 lần.
Các chỉ số, chỉ báo khác về triển vọng tiếp cận vốn, triển vọng thị trường, đánh giá hiệu quả hỗ trợ của chính quyền địa phương đều có tỷ lệ, điểm đánh giá cao hơn khảo sát tháng 4; phản ánh rõ nét niềm tin của doanh nghiệp đã dần quay trở lại.
Tuy nhiên, tình hình và triển vọng kinh tế qua góc nhìn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong tổng số 2.734 doanh nghiệp tham gia khảo sát, vẫn có 82,4% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023; 69,1% đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế năm 2024.
Về sức mạnh nội tại và dự kiến kinh doanh, có 72,8% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong năm 2024.
Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 11,8%; dự kiến tạm ngừng kinh doanh là 12,2%; dự kiến giảm mạnh quy mô 28,2% và dự kiến giảm nhẹ quy mô 20,6%.
Trong số các doanh nghiệp dự kiến còn hoạt động năm 2024, có 58,9% có thể giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 16,6% giảm trên 50%. Có 60,2% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu, trong đó tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 17,3%.
Đặc biệt, so với khảo sát tháng 4, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể và tạm ngừng kinh doanh trong khảo sát tháng 12 không có xu hướng giảm như hầu hết các chỉ báo khác. Thực trạng này cũng cùng xu hướng so với số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố tháng 4 và tháng 12/2023.
Số liệu khảo sát và thống kê cho thấy rằng, doanh nghiệp kiệt sức là sự thật, đặc biệt sau hậu COVID-19 khi phải đối mặt với những bất ổn của kinh tế vĩ mô toàn cầu.
Nếu không được vun đắp kịp thời, sức lực của doanh nghiệp sẽ cạn kiệt. Vì thế, năm 2024 là thời điểm cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế.
Trong bối cảnh nêu trên, nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã nhận được một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp đánh giá hiệu quả, hoạt động điều hành của chính quyền địa phương cũng đã nhận được sự đánh giá tích cực hơn so với khảo sát tháng 4 ở tất cả các khía cạnh.
Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh năm 2024 nhiều biến số, bên cạnh tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực hơn, đặc biệt trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ 5 khó khăn chính: Khó khăn về đơn hàng; Khó khăn về dòng tiền; Khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật; Nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế và khó khăn về tiếp cận vốn vay.
Đây là những khó khăn không mới, đã được doanh nghiệp phản ánh và nêu ra trong khảo sát tháng 4, giờ tiếp tục được doanh nghiệp đề cập lại ở thời điểm khảo sát tháng 12 này.
Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, Ban IV đề xuất Thủ tướng Chính phủ, thứ nhất, cần tiếp tục duy trì sự quyết liệt, kịp thời lan tỏa từ cấp trung ương đến cơ sở nhằm tiếp tục đồng hành hiệu quả, trợ lực, vun đắp niềm tin để người dân và doanh nghiệp vượt khó.
Theo ban IV, niềm tin và nội lực của doanh nghiệp vì thế đã trở lại nhưng 2024 vẫn là một năm nhiều biến số do bối cảnh toàn cầu còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới nội tại quốc gia, trong khi nội lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn.
Thứ hai, đây là “thời điểm vàng” của cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như của mô hình phát triển để tạo ra các động lực phát triển mới. Trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công để nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia và cơ sở hạ tầng kết nối nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh dài hạn.
Trọng tâm phát triển nhân lực công nghệ cao, đặc biệt nhân lực cho hệ sinh thái bán dẫn và các xu hướng công nghệ xanh (ESG), số hiện đại để tận dụng cơ hội do sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của thế giới đem lại.
Xây dựng nền hành chính, quản trị công kỷ cương, phục vụ, hiệu quả trong đó nhấn mạnh đến các cơ chế chọn lựa và sử dụng nhân tài.
Xây dựng các chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân một cách thực chất; hình thành và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt vì đây là động lực quan trọng để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045
Bên cạnh đó cần chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và tuần hoàn để hòa nhịp xu hướng phát triển bền vững của thế giới.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo đó, Uber đã quyết định đóng cửa Drizly, một dịch vụ giao đồ uống có cồn mà Uber từng mua lại cách đây 3 năm với giá 1,1 tỷ USD. Trước khi đóng cửa, Drizly từng là nền tảng (marketplace) bán rượu trực tuyến lớn nhất ở Bắc Mỹ.
Trong một tuyên bố, Ông Pierre Dimitri Gore-Coty, phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao hàng của Uber cho biết, Uber đã quyết định tập trung vào “chiến lược cốt lõi của Uber Eats nhằm giúp người tiêu dùng có được hầu hết mọi thứ – từ thực phẩm, hàng tạp hóa đến rượu – tất cả trên một ứng dụng duy nhất.”
Trong nỗ lực hợp nhất các dịch vụ giao sản phẩm của Uber vào Uber Eats, Uber cũng ngừng hoạt động ứng dụng mua sắm tạp hóa Cornershop. Hàng tạp hóa và rượu vẫn có sẵn để giao hàng trên Uber Eats.
Trước khi mua lại Drizly, trong nỗ lực nâng cao lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực giao hàng, Uber cũng từng mua lại Postmate với giá 2,65 tỷ USD.
Ở mảng gọi xe, hoạt động kinh doanh của Uber được báo cáo là đã phục hồi trở lại trong những quý gần đây. Vào tháng 11, Uber đã báo cáo rằng tổng số lượt đặt xe trong quý 3 vượt mức kỳ vọng của chính công ty.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2018, ngay sau khi Uber rút khỏi Việt Nam và nhường lại thị phần cho Grab, nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ thuần Việt đã ra đời với tham vọng cạnh tranh đối thủ đến từ Singapore. Theo thời gian, hầu hết đều lặng lẽ rút lui. Không những là cái tên duy nhất trụ lại kể từ thời điểm đó, Be thậm chí đã trở thành cái tên quen thuộc với người dùng Việt và phát triển thành nền tảng đa dịch vụ sở hữu số lượt tải lên đến 150 triệu, dựa vào đội ngũ 100% nhân sự chủ chốt là người Việt.
Ngày 8/4/2018, Uber chính thức ngừng hoạt động tại thị trường Việt Nam sau khi bán lại thị phần cho Grab. Chỉ 2 tháng sau, Aber và FastGo – hai ứng dụng gọi xe công nghệ của Việt Nam được ra mắt. Tuy nhiên, Aber thông báo ngừng hoạt động chỉ sau vài tháng, còn FastGo ngừng cập nhật từ tháng 5/2021.
Hơn 2 năm sau khi FastGo lặng lẽ rời cuộc đua, Baemin – nền tảng gọi đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc cũng chia tay Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn và áp lực cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Những diễn biến này cho thấy một thực tế rằng “miếng bánh” trên thị trường gọi xe công nghệ không hề “dễ ăn”, dẫu cho dịch vụ đặt xe hay gọi đồ ăn đã dần trở thành một phần đời sống của người dân tại các thành phố lớn.
Giờ đây, đường đua dành cho ứng dụng vận tải công nghệ tại Việt Nam chỉ còn 3 tay chơi nổi bật: Grab – “kỳ lân” công nghệ đến từ Singapore, Gojek – một “ông lớn” khác của Indonesia và Be – nền tảng thuần Việt với sắc vàng xanh nổi bật giữa “đội quân xanh lá cây”.
Từ ngày ra mắt tới cả thời điểm hiện tại, Be thường xuyên đối mặt với câu hỏi: Làm thế nào để cạnh tranh với các công ty ngoại quốc tiềm lực dồi dào?
Trả lời chúng tôi, bà Vũ Hoàng Yến, CEO Be Group – công ty sở hữu và phát triển nền tảng Be, chia sẻ rằng để tăng trưởng mạnh mẽ cấp số nhân trong thời gian ngắn và tối ưu như hiện tại, Be đã áp dụng rất nhiều chiến lược mang tính địa phương hoá và tối ưu hoá tối đa.
Đáng chú ý, mạng lưới đối tác của Be đã lên đến 80.000 doanh nghiệp, bao gồm những tên tuổi lớn như Zalo, GSM, SunWorld…, kéo theo tần suất hiện diện ngày càng gia tăng trong mọi khía cạnh đời sống người tiêu dùng. Đây là một trong những trụ cột giúp Be trở thành đối thủ đáng gờm đối với “kỳ lân” đang dẫn đầu đường đua.
Sự xuất hiện của Grab tại Việt Nam vào năm 2014 được cho là đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen gọi xe và đặt đồ ăn của người tiêu dùng tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. 4 năm sau, Grab thậm chí thâu tóm luôn đối thủ nặng ký nhất khi đó là Uber, tạo dựng vị thế “một mình một ngựa”, giữa một thị trường đầy tiềm năng có mức tăng trưởng bình quân lên tới 30-35% mỗi năm kể từ 2015 đến nay.
Với bối cảnh đó, trở nên khác biệt là con đường Be buộc phải theo đuổi do “sinh sau đẻ muộn” trong một cuộc đua không cân sức. Các đối thủ toàn cầu của họ không những có bề dày kinh nghiệm, mà còn sở hữu nguồn lực mạnh gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.
Lời giải đầu tiên của Be trước bài toán cạnh tranh đi từ yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp là đội ngũ nhân sự, với chiến lược “Ứng dụng Việt thấu hiểu khách hàng Việt”.
Chiến lược mang tính địa phương hóa này có phần quen thuộc, nhưng phát huy hiệu quả khi cạnh tranh với các tay chơi ngoại quốc. “Đòn bẩy trí tuệ” mà Be dựa vào còn là những nhân sự Việt Nam được đào tạo bài bản trong môi trường quốc tế, hiểu biết sâu sắc về địa phương và có động lực xây dựng một doanh nghiệp Việt xuất sắc.
“Nhân sự chủ chốt của Be 100% là người Việt. Ngoài việc tất cả nhân sự quản lý đều từng làm việc tại các công ty quốc tế hoặc tập đoàn lớn của Việt Nam, phần lớn họ đã trải qua những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có giai đoạn tăng trưởng nóng, nhận được nhiều bài học giá trị”, CEO Be Group Vũ Hoàng Yến cho biết.
Đội ngũ của Be được tổ chức theo mô hình “tribe-squad” (mô hình tổ chức đội ngũ nổi tiếng của các tập đoàn công nghệ lớn) để có tính độc lập tự chủ cao nhất, đáp ứng được đặc thù dải sản phẩm cực kỳ phức tạp và quy mô giao dịch rất lớn của nền tảng, đồng thời cho phép nhân viên được sáng tạo và phát triển nền tảng tần suất cao trong thời gian ngắn.
“Niềm tự hào, khát khao được cùng nhau xây dựng một công ty công nghệ Việt Nam lớn mạnh và bền vững cũng là động lực rất quan trọng trong nội bộ Be Group, giúp thúc đẩy anh em chủ động sáng tạo và liên tục đạt kết quả tối ưu hơn nữa, nhằm vượt qua những khó khăn rất lớn về công nghệ và cạnh tranh”, nữ CEO bổ sung.
Là công ty Việt Nam quy mô lớn nhất ngành, nữ CEO Vũ Hoàng Yến thừa nhận bản thân Be sẽ gặp nhiều thách thức khi phải tự nghiên cứu & phát triển các giải pháp công nghệ hay kinh doanh với yêu cầu chi phí giới hạn. Một số ví dụ bao gồm giải pháp phát chuyến linh hoạt, giải pháp bản đồ địa phương, giải pháp dự đoán cung cầu thông minh thông qua ứng dụng data, máy học, giải pháp tạo phễu thu hút khách hàng chi phí thấp…
Tuy nhiên, nhờ áp dụng nhiều chiến lược mang tính địa phương hoá và tối ưu hoá tối đa, nền tảng này nhanh chóng tăng trưởng cấp số nhân trong thời gian ngắn và tối ưu được hoạt động.
Tính đến tháng 12/2023, Be Group có khoảng 300.000 tài xế trực tuyến làm việc trên nền tảng, phục vụ hơn 15 dịch vụ khác nhau tới tập khách hơn 9 triệu người ở 40 tỉnh thành trên toàn quốc, nắm giữ 35% thị phần gọi xe.
Hiện tại mỗi tháng Be đang xử lý hơn 20 triệu giao dịch với tỷ lệ người dùng sử dụng nhiều hơn 2 dịch vụ chiếm hơn 50%. Ngoài ra, tỷ lệ đáp ứng dịch vụ đạt hơn 90%, trung bình thời gian chờ tài xế nhận chuyến chỉ dưới 3 phút. Đáng chú ý, phía Be Group từng cho biết công ty bắt đầu có lãi gộp dương từ quý 3/2022.
Trong cuộc đua trên thị trường, Be đã lần lượt vượt qua Gojek và Taxi Mai Linh để khẳng định vị trí thứ 2 trong top ứng dụng gọi xe được yêu thích nhất Việt Nam, theo báo cáo “The Connected Consumer” của Decision Lab. Xét theo độ tuổi, tỷ lệ yêu thích dành cho Be ở Gen Z tăng đều qua mỗi quý, đạt 17% vào quý 3/2023 – chỉ xếp sau Grab với 54%.
Vấn đề thị phần trên thị trường vận tải công nghệ trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào được dấy lên từ hồi tháng 3/2023.
Chỉ 15 ngày sau khi được công bố thành lập, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ký kết thoả thuận đầu tư và hợp tác với Be Group, nhằm đưa ô tô điện và xe máy điện vào hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ. Thỏa thuận này đánh dấu cú bắt tay giữa hai đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực, giúp tích hợp dịch vụ xe điện của GSM vào nền tảng Be.
Phía Be Group cho biết thông qua việc tích hợp, khách hàng Be có thể lựa chọn đi xe điện khi có nhu cầu. Mặc dù tổng số chuyến xe điện còn khiêm tốn trong tổng thể số chuyến đi, doanh nghiệp đang nỗ lực góp phần truyền đi thông điệp ủng hộ phương tiện vận tải bền vững hơn. Những lựa chọn này cũng giúp Be có thêm các ý tưởng sáng tạo sản phẩm mới trong tương lai.
Đề cập thêm về sự hợp tác với GSM, bà Vũ Hoàng Yến nhấn mạnh điều này cho thấy hai doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành vận tải công nghệ vẫn có thể hợp tác mượt mà.
“Tôi tin rằng việc này cũng thể hiện xuyên suốt chiến lược và tầm nhìn của Be: Chúng tôi tin vào việc đi cùng nhau để đi nhanh hơn, thay vì đi riêng lẻ”, bà bày tỏ.
Ngoài GSM, Be Group còn kết nối được với gần như tất cả các đối tác lớn nhất Việt Nam trong mảng vận tải như liên minh taxi EMDDI, nền tảng vé xe khách liên tỉnh Vexere, nền tảng vé xe buýt Busmap… và còn nhiều sản phẩm dự kiến ra mắt vào năm 2024.
Chiến lược hợp lực với nhiều đối tác chính là tính toán khôn ngoan tiếp theo giúp Be Group gia tăng sức mạnh trước các đối thủ. Chia sẻ tham vọng phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam trong mọi nhu cầu hàng ngày từ đi lại, ăn uống, giải trí và sức khoẻ, CEO Be Group đặc biệt xem trọng vai trò của mạng lưới đối tác bao gồm 80.000 doanh nghiệp.
“Chúng tôi đặt mục tiêu rất cụ thể: Nếu đã làm với đối tác chắc chắn sẽ muốn đi lâu dài và chia thành nhiều bước, nhiều giai đoạn. Khi tiếp cận, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ năng lực về công nghệ, số hoá, vận hành để hỗ trợ nếu đối tác cần, nhằm cùng nhau làm những việc đơn giản trước như trao đổi dịch vụ, cho tới phức tạp hơn là tạo ra những sản phẩm độc đáo độc quyền cho khách hàng hai bên đều hưởng lợi”, bà Vũ Hoàng Yến khẳng định.
Ví dụ khi bắt tay với Zalo, Be Group muốn kết hợp năng lực vận hành dịch vụ hàng ngày của họ với năng lực công nghệ và độ phủ rộng rãi của đối tác, nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Đối với SunWorld, hai bên cùng có tham vọng hợp tác về công nghệ, vận hành để đưa trải nghiệm du lịch ở Việt Nam sánh ngang các nước như Singapore, Thái Lan.
Tất cả những kế hoạch này đều mất nhiều thời gian và công sức để hiện thực hoá. Mặc dù vậy, tới nay Be Group đã xác định rõ rằng chiến lược hợp tác là hướng đi đúng đắn, đồng thời ấp ủ nhiều kế hoạch cùng đồng hành ra sản phẩm mới trong những năm tới.
10 tháng đầu năm 2023, Be đã vận hành hơn 100 triệu chuyến đi và đạt mốc 150 triệu lượt tải ứng dụng. Những số liệu này được thể hiện trực quan trên đường phố, khi màu áo vàng xanh của các tài xế Be dần trở nên quen thuộc tại các đô thị lớn.
Để đưa thương hiệu đến gần hơn với đời sống người Việt và trở nên khác biệt, bên cạnh việc đầu tư hàng nghìn điểm quảng cáo và tích cực hoạt động trên các kênh online, Be còn triển khai những chiến dịch marketing “độc lạ” trong năm 2023, thu hút hàng triệu view trên mạng xã hội. Thay vì đi xe máy hoặc taxi, các tài xế Be được bắt gặp đang… chèo thuyền chở khách hoặc gội đầu cho khách.
“Với dạng chiến dịch viral này, chúng tôi có mục tiêu rất cụ thể, chi phí đầu tư hợp lý, để thật nhiều người dùng biết tới tài xế Be với tính cách trẻ trung, văn minh, hài hước, nhẹ nhàng. Đó cũng là thông điệp về trải nghiệm dịch vụ mà chúng tôi hướng tới với khách hàng: có chút hài hước, vui tươi giúp cho sắc màu cuộc sống được tích cực bay bổng hơn, dù là những việc lặp lại hàng ngày.
Sâu xa hơn, chúng tôi hiểu công việc của bác tài Be vốn cực nhọc, vất vả. Tuy nhiên thông qua tham vọng cải thiện toàn diện cả về giao diện, chuẩn dịch vụ, cũng như thu nhập của tài xế bằng các ứng dụng công nghệ và vận hành, công việc của họ sẽ nhẹ nhàng, vui tươi và đỡ vất vả hơn vì những giây phút mới lạ, như cách mà chúng tôi làm viral marketing”, bà Vũ Hoàng Yến lý giải.
Hồi tháng 10/2022, Be thay đổi nhận diện thương hiệu sau gần 4 năm hoạt động, nhằm khẳng định rằng họ đã chuyển mình từ một ứng dụng thuần gọi xe sang một nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ. Hình ảnh thương hiệu mà Be muốn hướng tới là trở thành một “trợ thủ đắc lực mỗi ngày”, giúp người dùng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống với những trải nghiệm hài lòng nhất.
Về kế hoạch giai đoạn 2024 – 2026, Be Group đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, triển khai những dịch vụ mới “may đo” theo nhu cầu khách hàng cũng như các đối tác chiến lược, nhằm nâng cao năng lực phục vụ.
“Chúng tôi còn rất nhiều kế hoạch về sản phẩm và hợp tác, xin được giữ lại cho tới khi thành công sẽ thông báo. Đội ngũ Be nhận định thị trường Việt Nam còn quá nhiều tiềm năng và đất dụng võ để chúng tôi có thể cung cấp những dịch vụ sáng tạo, vượt trội hơn rất nhiều so với hiện tại của thị trường.
Be là công ty rất trẻ (5 năm) và còn một chặng đường phấn đấu rất dài phía trước. Trước mắt, chúng tôi hướng đến phục vụ 1 tỷ chuyến đi tới người dùng Việt Nam và phát triển mạnh mẽ theo cấp số nhân trong 3 năm tiếp theo, trở thành đối tác tin cậy hàng đầu ở Việt Nam trong ngành vận tải – tiêu dùng – dịch vụ đối với khách hàng và doanh nghiệp Việt”, CEO Vũ Hoàng Yến bày tỏ.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft vừa thông báo ra mắt Copilot Pro, gói đăng ký có trả phí với giá 20 USD mỗi tháng cho mỗi người dùng.
Copilot Pro là gì?
Kể từ cuối năm 2023, Microsoft đã đổi tên Bing Chat thành Copilot với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng AI vào chatbot và các sản phẩm của Microsoft.
Mới đây, nền tảng này thông báo chính thức ra mắt Copilot Pro, là phiên bản có trả phí Copilot tiên tiến nhất và nhanh nhất của Microsoft. Mức phí đăng ký sử dụng Copilot Pro là 20 USD mỗi tháng cho mỗi người dùng.
Các tính năng chính có trong Copilot Pro.
Theo chia sẻ, các tính năng chính hiện có trong Copilot Pro bao gồm:
Một trải nghiệm AI riêng biệt chạy xuyên các thiết bị của người dùng, hiểu ngữ cảnh của người dùng trên web, trên PC, trên các ứng dụng và hơn thế nữa.
Khả năng truy cập vào Copilot trong Word, Excel, PowerPoint, Outlook và OneNote trên PC, Mac và iPad dành cho người đăng ký Microsoft 365 Personal và Family.
Quyền ưu tiên truy cập vào các mô hình mới nhất, bao gồm cả GPT-4 Turbo mới của OpenAI. Với Copilot Pro, người dùng sẽ có quyền truy cập GPT-4 Turbo ngay cả trong thời gian cao điểm.
Tạo hình ảnh bằng AI nâng cao với Trình tạo hình ảnh (Image Creator) từ Designer (trước đây có tên là Bing Image Creator).
Khả năng xây dựng Copilot GPT được cá nhân hoá – là Copilot tùy chỉnh được thiết kế riêng cho từng chủ đề cụ thể.
Bên dưới là video giới thiệu Copilot Pro.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bài kiểm tra mà nhà đầu tư huyển thoại Warren Buffett và người bạn quá cố Charlie Munger áp dụng để lựa chọn cổ phiếu chỉ gồm hai bước.
Bài kiểm tra đơn giản
Huyền thoại Warren Buffett có một số lời khuyên hay cho những nhà đầu tư đang muốn mua thêm cổ phiếu ngay đầu năm mới 2024. Bài kiểm tra đơn giả dưới đây là một trong số đó.
Trong lá thư mà Buffett gửi cho các cổ đông của tập đoàn Berkshire Hathaway vào năm 2014, ông đã đề cập đến một bài kiểm tra mà mình và “cánh tay phải” lâu năm Charlie Munger nhiều lần áp dụng trước khi mua cổ phiếu.
Người bạn Munger đã qua đời vào tháng 11/2023 nhưng khả năng cao là Buffett vẫn sẽ áp dụng quy trình tương tự để tìm kiếm món hời trong năm 2024, tờ Motley Fool viết.
Bài kiểm tra gồm hai bước. Trước tiên, Buffett sẽ đặt câu hỏi rằng liệu ông có thể ước tính phạm vi lợi nhuận của doanh nghiệp trong 5 năm trở lên hay không.
Nếu câu trả lời là có, “nhà hiền triết xứ Omaha” sẽ chỉ mua cổ phiếu nến giá cổ phiếu hợp lý so với mức thấp nhất trong phạm vi lợi nhuận ước tính.
Đôi khi, Buffett không hoàn toàn tuân thủ quy tắc của mình. Chẳng hạn, ông vẫn sẽ mua cổ phiếu nếu nó vượt qua bài kiểm tra dù bức tranh kinh tế tổng thể có vẻ không tươi sáng hoặc dù Phố Wall không ưa thích cổ phiếu đó.
Trong thư gửi cổ đông, ông viết: “Trong 54 năm chúng tôi [Buffett và Munger] làm việc cùng nhau, chúng tôi chưa bao giờ bỏ qua một thương vụ hấp dẫn vì môi trường vĩ mô hoặc chính trị bất ổn hoặc vì quan điểm của người khác. Trên thực tế, những vấn đề đó chưa bao giờ ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi”.
Đơn giản nhưng không dễ
Theo Motley Fool, bài kiểm tra của Buffett tuy đơn giản nhưng không dễ làm. Phần khó khăn nhất là ước tính lợi nhuận của một công trong 5 năm tới.
Theo nhà đầu tư huyền thoại, ông và Munger thường không thể tính toán được lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp một cách chính xác. Ông nhấn mạnh điều này “thường hay xảy ra”. Khi gặp trở ngại, ông nói: “Chúng tôi chỉ cần chuyển sang cân nhắc những ứng viên tiềm năng khác”.
Buffett cũng lưu ý rằng ông và Munger đã có lúc mắc sai lầm khi mua cổ phiếu. Chủ tịch tập đoàn Berkshire khuyên nhà đầu tư nên tập trung vào những ngành mà họ quen thuộc vì như vậy sẽ dễ ước tính lợi nhuận hơn.
Cổ phiếu nào vượt qua bài kiểm tra trong năm 2024?
Warren Buffett không mua thêm nhiều cổ phiếu trong những quý gần đây. Đây là bằng chứng cho thấy ông không tìm thấy nhiều doanh nghiệp vượt qua bài kiểm tra của mình.
Song, có ít nhất một cổ phiếu thoả điều kiện của Buffett trong năm 2024 và đó là cổ phiếu mà ông không nắm giữ: Meta Platforms (công ty mẹ Facebook).
Trên thực tế, Meta không nằm trong lĩnh vực mà nhà đầu tư huyền thoại thông thuộc. Do vậy, có lẽ Buffett sẽ không dễ dàng ước tính lợi nhuận trong tương lai của gã khổng lồ công nghệ này.
Tuy nhiên, Phố Wall tin rằng Meta thoả bài kiểm tra. Hệ số PEG của Meta đang là 0,79, một mức khá thấp. Khi PEG dưới 1, cổ phiếu này thường được coi là một khoản đầu tư hấp dẫn.
PEG là hệ số do nhà đầu nổi tiếng Peter Lynch phát triển, dùng để so sánh giữa chỉ số P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu. PEG được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó.
Lợi nhuận của Meta tăng trung bình gần 8,5% mỗi năm trong 5 năm qua. Tình hình tài chính của công ty đang cải thiện, đặc biệt là sau khi CEO Mark Zuckerberg nỗ lực cắt giảm chi phí và quyết định nhảy vào lĩnh vực AI vào năm ngoái.
Đối với các nhà đầu tư không giỏi ước tính lợi nhuận doanh nghiệp, Warren Buffett đề xuất một phương án khác. Trong lá thư gửi cổ đông Berkshire vào năm 2014, ông viết hầu hết nhà đầu tư đều sẽ gặt hái lợi nhuận tốt hơn nếu bỏ tiền vào các quỹ chỉ số S&P 500, thay vì cố gắng lựa chọn từng cổ phiếu riêng lẻ.
Ông dự đoán rằng bất kỳ ai làm theo lời khuyên nói trên “gần như chắc chắn sẽ nhận được kết quả khả quan” trong dài hạn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo đó, Sếp của Big Four kiểm toán PwC tại Vương Quốc Anh cho biết, những nhân viên cấp dưới hay ít kinh nghiệm nên dành nhiều thời gian hơn trong văn phòng để được thăng chức nhanh hơn, vì AI đã sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ thường nhật mà những người lao động trẻ thường làm.
Ông Kevin Ellis, chủ tịch PwC Vương quốc Anh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, rằng AI tổng quát đang loại bỏ “các nhiệm vụ mà trước đây, nhiều nhân viên cấp dưới của chúng tôi đã được đào tạo và thực hiện.”
“Trong bối cảnh mới, việc có nhiều thời gian gặp mặt trực tiếp trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Mọi người trong văn phòng phải làm việc cùng nhau nhiều hơn.”
PwC cho rằng các nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ (cấp dưới) nên dành nhiều thời gian hơn ở văn phòng. Các cuộc khảo sát năm ngoái cho thấy các nhà quản lý muốn ít làm việc từ xa nhiều hơn trong khi nhân viên lại muốn duy trì những thói quen hình thành trong thời kỳ đại dịch. Những người lao động trẻ không nên theo đuổi mục tiêu làm việc tại nhà.
“Nếu bạn hỏi ý kiến của tôi về cách bạn thành công trong sự nghiệp, tôi sẽ nói rằng bạn cần ở văn phòng 4 đến 5 ngày một tuần,” ông này nói.
Chia sẻ của Kevin Ellis được đưa ra khi PwC công bố một báo cáo cho thấy các công ty tại Vương Quốc Anh đang áp dụng AI nhanh hơn so với các công ty quốc tế khác. Cuộc khảo sát với hơn 4600 CEO toàn cầu cho thấy 42% lãnh đạo ở Anh cho biết họ đã triển khai công nghệ này trong năm qua, so với mức 32% trên phạm vi toàn cầu.
Kevin Ellis nói rằng trong lĩnh vực kiểm toán, AI có thể đồng nghĩa với việc chấm dứt việc tính phí công việc của khách hàng theo giờ. Phí dựa trên kết quả, cấp phép và tính phí cho các tài sản công nghệ sẽ trở nên quan trọng hơn nhiều.
Khảo sát của PwC cũng cho thấy các CEO người Anh lạc quan hơn nhiều về nền kinh tế toàn cầu so với tốc độ tăng trưởng trong nước. 6 trong 10 người kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ được cải thiện, trong khi chưa đến 4 trên 10 người nói điều tương tự về tình hình tại Anh.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giám đốc điều hành của Adidas, Bjørn Gulden, cho biết đã chia sẻ số điện thoại di động cá nhân của mình với hơn 60.000 nhân viên và nhận hàng trăm tin nhắn mỗi tuần.
Theo chia sẻ, CEO này công khai số điện thoại với mục tiêu thúc đẩy tính minh bạch trong doanh nghiệp. Bjørn Gulden vốn là cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, và ông bắt đầu nắm quyền điều hành Adidas kể từ tháng 1 năm 2023.
Sau khi công khai số điện thoại của mình, CEO Adidas cho biết có một khoảng thời gian, một số nhân viên đã liên hệ với ông khoảng 200 lần mỗi tuần để yêu cầu ông thực hiện những thay đổi cần thiết đối với công ty.
“Một số người nghĩ rằng tôi điên”, CEO này nói trong một buổi trao đổi với các lãnh đạo.
Trước khi làm CEO Adidas, Gulden đã làm việc 9 năm tại Puma, nơi mà ông được ghi nhận là người đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong doanh số bán hàng.
Sau hàng loạt tranh cãi liên quan đến bình luận chống Do Thái của ngôi sao nhạc Rap Kanye West (đối tác của Adidas), cùng với đó là mức doanh số bán hàng sụt giảm kèm thêm sự bất mãn của nhiều nhân viên, Gulden cho biết ông nhận thức được rằng việc xoay chuyển tình thế của Adidas sẽ là một thách thức lớn.
Giống như đã làm ở Puma, Gulden đã nhanh chóng tạo được ảnh hưởng tại Adidas, bắt đầu bằng việc sa thải các nhà tư vấn mà ông cho rằng đã đưa ra những quyết định mà các chuyên gia thực sự sẽ không làm như vậy.
Một số thay đổi khác của Gulden bao gồm việc tìm kiếm các thị trường mới, thống nhất hoạt động truyền thông ở cấp cao nhất của doanh nghiệp để ông có nhiều báo cáo trực tiếp hơn từ các trưởng bộ phận.
CEO này cho rằng Adidas hiện đang trên đà đạt được lợi nhuận trở lại trong năm nay.
Trong nhiều thập kỷ, đối thủ cạnh tranh chính của Adidas là Nike luôn là công ty số một trong ngành. Nike gần đây cũng đã chấm dứt mối quan hệ hợp tác mang tính biểu tượng với Tiger Woods, mối quan hệ này bắt đầu từ năm 1996.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
FedEx vừa thông báo rằng doanh nghiệp sẽ ra mắt một “nền tảng thương mại dựa trên dữ liệu” (data-driven commerce platform) mới có tên là fdx, nền tảng sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến “các giải pháp thương mại điện tử toàn diện”.
Nền tảng mới của FedEx cũng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng, bán hàng cho khách hàng và quản lý việc giao hàng.
Theo chia sẻ của FedEx, fdx sẽ kết hợp các công cụ thương mại hiện có của FedEx, chẳng hạn như quyền truy cập vào các thành viên của ShopRunner, một nền tảng thương mại điện tử (marketplace) mà FedEx mua lại vào năm 2020, với các tính năng sẽ sớm được ra mắt như khả năng tạo ra những “trải nghiệm tùy chỉnh sau mua hàng”.
Christina Meek, giám đốc quan hệ toàn cầu của FedEx, cho biết trong một email rằng FedEx không phải là một doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nền tảng (marketplace), doanh nghiệp chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp “khả năng kỹ thuật số và hiểu biết sâu sắc” trong khi các doanh nghiệp tự kiểm soát trải nghiệm khách hàng của họ.
Nền tảng mới được ra mắt trong bối cảnh khi FedEx đang cạnh tranh trong lĩnh vực giao vận với Amazon, một công ty mà FedEx coi là mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều năm.
Năm 2019, FedEx đã từ chối gia hạn hợp đồng vận chuyển hàng hóa của Amazon thông qua FedEx Express. Cuối năm đó, Amazon cấm người bán sử dụng FedEx để giao hàng Prime.
FedEx đã và đang mất vị thế trước Amazon, cũng như UPS, vào năm 2022, Amazon đã thực hiện nhiều chuyến giao hàng tận nhà ở Mỹ hơn cả hai công ty này.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu đồng hành và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (Start-up) xây dựng nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa. MarketingTrips giới thiệu giải pháp Branding for Startup – đăng bài không giới hạn lên website MarketingTrips.com đồng thời còn được hỗ trợ chia sẻ bài viết lên các hệ thống fanpage của MarketingTrips.
Với cơ hội tiếp cận hàng trăm ngàn người dùng mỗi tháng trên website và fanpage, các công ty khởi nghiệp có nhiều cơ hội hơn để xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững trong dài hạn.
Tại sao lại là giải pháp đăng bài không giới hạn (mà không phải là Booking ngẫu nhiên theo từng bài viết)?
Theo quan sát và phân tích của MarketingTrips, trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi mỗi ngành hàng có vô số các đối thủ kinh doanh đang không ngừng tiếp cận khách hàng từng giờ, từng ngày trên nhiều điểm chạm khác nhau.
Khi mỗi ngày mỗi khách hàng “lướt” qua vô số các tin tức khác nhau, một bài đăng ngẫu nhiên dường như rất ít có tác động thực sự đến hành vi của họ trong tương lai. Việc biết và nhớ đến thương hiệu thậm chí còn là thứ rất khó khăn.
Dù với tư cách là người làm marketing hay chủ doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng thấy rằng, ngay cả đối với các trang tin tức lớn, mỗi bài đăng cũng có rất ít lượt tương tác, nếu mỗi ngày website đăng vô số các bài đăng (tin tức) khác nhau, sức ảnh hưởng của từng bài riêng lẻ càng trở nên vô cùng nhỏ.
Với các công ty khởi nghiệp, khi mọi thứ đều còn rất mới, nhận diện thương hiệu chưa có, việc để được khách hàng tiềm năng biết tới đã vô cùng khó khăn, chưa kể để trở thành Top of Mind trong tâm trí của họ dường như càng không thể.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi mức độ thành công của thương hiệu phụ thuộc vào mức độ thành công trên từng điểm chạm của thương hiệu với khách hàng trên từng kênh (nền tảng), việc liên tục tiếp cận và chia sẻ thông tin tới họ chính là chìa khoá.
Có gì trong giải pháp Branding for Startup của MarketingTrips.
Như đã đề cập ở trên, một trong những điểm khác biệt và có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất của giải pháp này là doanh nghiệp có thể đăng bài và tiếp cận khách hàng không giới hạn trên website MarketingTrips. Thay vì booking ngẫu nghiên theo từng bài đăng vốn mang lại ít sức ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể chủ động đăng bất cứ khi nào mà doanh nghiệp có nội dung cần chia sẻ.
Từ các câu chuyện thương hiệu, case study thành công của khách hàng tới thương hiệu, đến các tính năng mới của sản phẩm, mọi bài đăng đều có thể được chia sẻ tới khách hàng, chính là độc giả của MarketingTrips.
Ngoài việc đăng bài không giới hạn, MarketingTrips còn sẽ hỗ trợ chia sẻ tối thiểu (cam kết) 4 bài mỗi tháng lên hệ thống fanpage hiện có hàng triệu người tiếp cận tiềm năng mỗi tháng.
Đăng ký và triển khai.
Cách thức đăng ký và triển khai hết sức đơn giản, nếu nhận thấy giải pháp trên phù hợp với doanh nghiệp của mình, doanh nghiệp có thể bắt đầu đăng ký tại đây, sau khi đăng ký và hoàn tất thủ tục (MarketingTrips sẽ liên hệ hỗ trợ hoàn tất khi doanh nghiệp đăng ký), doanh nghiệp có thể bắt đầu đăng bài và bài viết sẽ được hiển thị tại mạng lưới đối tác nội dung của MarketingTrips tại đây.
Hãy hình dung thế này, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các giải pháp về CRM, và đối tượng độc giả của MarketingTrips hiện có hàng trăm ngàn người làm Marketing cũng như chủ doanh nghiệp, họ là những người có khả năng cần CRM để quản trị khách hàng và vận hành doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiếp cận họ chính là thứ mà doanh nghiệp có thể làm.
Mức phí khi đăng ký dịch vụ là 5 triệu/tháng (không bao gồm thêm bất cứ chi phí phát sinh nào).
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ, doanh nghiệp có thể liên hệ theo các thông tin được công bố trên website hoặc nhắn tin tực tiếp vào hệ thống fanpage của MarketingTrips.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bài chia sẻ tại “Ngày hội khoa học công nghệ 2024”, diễn ra ngày 14/1 tại Hà Nam, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT, người từng có nhiều phát ngôn nổi tiếng trên mạng xã hội, cho rằng: “Thế hệ không khiếp sợ trí tuệ nhân tạo sẽ làm chủ thế giới”.
Ông này dự đoán xu hướng nghề nghiệp trong năm 2030 bao gồm các ngành như khoa học máy tính, marketing (tiếp thị), AI (trí tuệ nhân tạo), big data (dữ liệu lớn) và sản xuất nội dung.
Đồng thời, theo chia sẻ, trước sự phát triển không ngừng của AI, trong tương lai sẽ xuất hiện “tầng lớp vô dụng” – bao gồm những người bị thay thế bởi robot do AI điều khiển, trong đó có lao động phổ thông, công nhân nhà máy, thậm chí nhân viên văn phòng.
“Thế giới đang thay đổi rất nhanh, nếu chúng ta không tự hoàn thiện bản thân, học tập suốt đời để trở thành phiên bản tốt nhất thì sẽ sớm trở thành những người bình thường và rất có thể trở thành người tầm thường, không được xã hội trọng dụng”, ông này nói.
Nếu trước đây, mọi người sử dụng câu chuyện này để nói với người thất nghiệp, thì ngày nay chúng lại được sử dụng để nói với những người vô dụng (hay còn gọi là tầng lớp vô dụng).
Đây là những người được đào tạo, học hành tử tế, từng làm việc nhiều năm kinh nghiệm, có tinh thần rất tốt, nhưng nếu không cố gắng thì trong tương lai 5-6 năm nữa họ sẽ bị robot trí tuệ tạo thay thế.
Nhiều người nghĩ tương lai robot thay thế con người sẽ còn rất xa, nhưng khi xem những hình ảnh về robot được Erobos nghiên cứu và tạo ra thì câu chuyện lại hoàn khác. Những con robot ngày xưa phải huấn luyện rất cẩn thận mới làm được việc, còn robot ngày nay của Erobos có khả năng tự học rất đặc biệt.
Các robot này được huấn luận để quan sát và học được tất cả mọi thứ tốt đẹp nhất của con người. “Những con robot này có thể làm tốt hơn con người rất nhiều lần, làm việc 24/24h, 7 ngày/tuần”, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT nói.
Ông này cũng đưa ra dự báo 6 nhóm ngành nghề gồm giáo viên; chăm sóc khách hàng; bác sĩ, dược sĩ; kiểm toán, kế toán; bảo vệ, cảnh sát; chuyên gia sẽ bị được robot thay thế trong 5 năm tới.
Lấy dẫn chứng thêm cho sự thay đổi này, ông chỉ ra thực tế tại nhiều khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, robot đang dần được sử dụng để thay thế sức lao động của con người. Thậm chí, có nhà máy tại Việt Nam sử dụng hơn 1.000 robot để lắp ráp, số công nhân tại nhà máy này ít hơn số robot rất nhiều.
“Sắp tới, có khoảng 2,7 triệu công nhân Việt Nam tại các nhà máy về dệt may, da giày, lắp ráp sẽ mất việc. Các bạn khi mất việc vô cùng trẻ, thậm chí dưới 25 tuổi. Số công nhân này trong vòng 5-7 năm tới sẽ phải đào tạo lại từ đầu”, ông cảnh báo.
Trong bối cảnh hầu hết các tỉnh thành đang chuyển đổi số, không dùng đến giấy tờ, trí tuệ nhân tạo, điển hình là ChatGPT đang dần thay thế khoảng 40% người hiện đang làm công tác văn phòng, hành chính nhân sự. 85% người làm kế toán có thể mất việc trong tương lai, kể cả những người đã làm việc lâu năm.
Ngay cả nghề về lập trình và kiểm thử, có khoảng 40% các dòng lệnh phần mềm máy tính đang được trí tuệ nhân tạo tự động điều chỉnh không cần dùng đến con người. Do vậy ông cho rằng, việc trở thành phiên bản tốt hơn qua mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết, giúp đảm bảo sự tồn tại lâu dài.
Với câu hỏi nghề nào sẽ giảm sút nhanh nhất trong tương lai? Ông này cho rằng, ngành nghề sớm biến mất là kế toán, tiếp theo là giáo viên. Trong vòng khoảng 7 năm nữa, giáo viên sẽ chịu áp lực rất lớn vì bị trí tuệ nhân tạo và người máy thay thế. Do vậy, theo chuyên gia này, việc thực học mới là nền tảng của thành công.
“Đây chính là điều chúng tôi rút ra từ kinh nghiệm bản thân. Đặc biệt, trong nền giáo dục hiện nay, điều này rất quan trọng”, ông Hoàng Nam Tiến nói.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tác động đến 60% việc làm ở các nền kinh tế phát triển.
Trong một buổi phỏng vấn tại Washington trước khi lên đường đến Davos, Thụy Sỹ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), bà Georgieva dẫn báo cáo ngày 14/1 của IMF về chủ đề này, cho biết nhìn chung, gần 40% việc làm trên toàn cầu sẽ chịu tác động của AI, trong đó các nền kinh tế phát triển và một số thị trường mới nổi sẽ chứng kiến 60% việc làm bị ảnh hưởng. Bà cho hay con số này sau đó sẽ giảm xuống 40% với các thị trường mới nổi (bao gồm Việt Nam), và 26% với các nước có thu nhập thấp.
Theo báo cáo của IMF, một nửa trong số các việc làm chịu ảnh hưởng của AI sẽ bị tác động tiêu cực, trong khi số còn lại có thể thực sự được hưởng lợi từ sự cải thiện trong năng suất lao động nhờ AI.
Báo cáo của IMF cho hay AI ban đầu có ít tác động đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, và khả năng được hưởng lợi từ AI của các đối tượng này cũng thấp hơn.
Điều này có thể làm gia tăng sự chênh lệch về kỹ thuật số và sự cách biệt về thu nhập giữa các nước. Cũng theo báo cáo trên, những người lao động lớn tuổi hơn sẽ có khả năng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi những thay đổi mà AI mang lại cao hơn.
Bà Georgieva cho biết IMF nhận thấy có một cơ hội quan trọng về mặt chính sách để có thể giúp giải quyết những lo ngại này. Theo quan chức này, “chúng ta phải tập trung hỗ trợ các nước có thu nhập thấp để có thể nắm bắt được những cơ hội mà AI sẽ mang lại”. Bà khẳng định dù có rủi ro, nhưng AI là một cơ hội lớn cho tất cả mọi người.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ Techinasia mở đầu bài viết cho biết, nền tảng thương mại điện tử Lazada chào năm 2024 bằng việc cắt giảm nhân sự ở tất cả các quốc gia mà họ có mặt. Theo nguồn tin của Techinasia thì có khoảng 30% tổng số nhân viên đã bị sa thải, trong tổng số 8.000 đến 10.000 nhân sự.
Chiến lược tiếp theo của Lazada là gì?
Các nguồn tin của Tech in Asia biết ba điều sẽ xảy ra trước mắt. Đầu tiên là sự hợp nhất giữa LazMall và Marketplace của Lazada. LazMall là một nền tảng được tuyển chọn dành cho các thương hiệu đã được xác minh, trong khi Marketplace là nền tảng miễn phí cho tất cả mọi người.
Các nguồn tin giấu tên cho biết họ không thể nói chi tiết, chính xác kết quả cuối cùng sẽ như thế nào, nhưng việc bổ nhiệm Jason Chen làm giám đốc kinh doanh của tập đoàn vào tháng 8 năm ngoái là để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch này.
Thứ hai, một cuộc cải tổ lãnh đạo đang được thực hiện. Theo nguồn tin của Techinasia, Kaya Qin sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Lazada Malaysia để thay thế Alan Chin, người đã bị sa thải. Qin vốn là COO của tập đoàn và Giám đốc điều hành của chi nhánh tại Việt Nam.
Động thái thứ ba là tập trung hóa. Các nguồn tin nói thêm rằng Lazada sẽ giảm số lượng nhân viên tại mỗi thị trường và số nhân viên còn lại sẽ báo cáo trực tiếp cho văn phòng Singapore và “có trách nhiệm nhiều hơn với Trung Quốc”. Cấu trúc cuối cùng của Lazada vẫn chưa rõ vì các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra.
Tại sao Lazada lại thực hiện những động thái này?
Trên sân nhà, Alibaba nhanh chóng mất chỗ đứng trước đối thủ PDD Holdings, công ty đã vượt qua Alibaba về giá trị thị trường.
Ở nước ngoài, Lazada vẫn chưa chiếm được vị trí dẫn đầu thị trường ở Đông Nam Á mặc dù đã nhận được khoản đầu tư 7,4 tỷ USD từ Tập đoàn mẹ Alibaba. Với việc thị trường thương mại điện tử khu vực đạt mức bão hòa, động lực đó khó có thể thay đổi.
Những xu hướng này có thể đã buộc Alibaba phải cắt lỗ và từ bỏ nỗ lực kiếm lợi nhuận ở Đông Nam Á, bảo toàn nguồn lực để bảo vệ sân nhà của mình.
Các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm có thể nhằm mục đích đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh tốt hơn, trước thềm đợt IPO.
“Từ tháng 8 năm ngoái”
Được thành lập vào năm 2012 bởi Rocket Internet, Lazada có mặt tại 6 quốc gia gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
Dù khởi đầu sớm nhưng Lazada đã bị Shopee vượt mặt với hàng loạt ưu đãi, giảm giá. Các nhà phân tích cũng dự đoán TikTok Shop sẽ gia tăng sự cạnh tranh sau khi gã khổng lồ truyền thông xã hội Trung Quốc mua lại cổ phần kiểm soát tại Tokopedia của Indonesia.
Các cựu giám đốc điều hành của Lazada đã nói với Techinasia rằng “kể từ tháng 8 năm ngoái”, công ty đã tiến hành tái cơ cấu, luân chuyển nhân viên đến các phòng ban khác nhau.
Trong mỗi đợt, một số ít người đã bị sa thải. Loh Wee Lee cũng thôi giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Lazada Singapore vào tháng 8/2023.
Sau đó xuất hiện một làn sóng cắt giảm lớn vào tháng 10/2023. The Edge Singapore đưa tin rằng Lazada Singapore đã hoạt động mà không có bộ phận truyền thông nội bộ kể từ năm ngoái.
Một số người cho biết, dấu hiệu rõ ràng nhất là việc Lazada chấm dứt các chứng từ đồng tài trợ hoặc trợ cấp cho khách hàng. Nguồn tin cho biết thêm, điều này khiến nhiều nhóm thị trường địa phương gặp khó khăn vì họ không thể đưa ra các ưu đãi để lôi kéo khách hàng mua sắm tại Lazada.
Đổi lãnh đạo liên tục
Đây không phải là lần đầu tiên Lazada trải qua những thay đổi về lãnh đạo sau khi được gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba mua lại vào năm 2016. Đồng sáng lập Lazada Maximilian Bittner đã từ chức vào năm 2018 để nhường chỗ cho tỷ phú Trung Quốc Lucy Peng, còn được gọi là Peng Lei. Bà cũng chính là một trong những người sáng lập Alibaba.
Peng giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Lazada trong 8 tháng và được kế nhiệm bởi người đồng sáng lập Lazada và cựu COO Pierre Poignant từ tháng 12/2018, trước khi Li Chun, cựu sếp tại PayPal và Alibaba tiếp quản vào tháng 6/2020. James Dong sau đó đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành tập đoàn vào tháng 6/2022.
Việc cắt giảm diễn ra trong bối cảnh có suy đoán rằng chi nhánh thương mại điện tử quốc tế của Alibaba, bao gồm cả Lazada, đang tìm cách niêm yết tại Mỹ trong năm nay. Kế hoạch này được đưa tin lần đầu tiên vào tháng 5/2023.
Hiện không rõ, kế hoạch kể trên có còn tồn tại hay không. Bản thân công ty mẹ Alibaba cũng đã trải qua thời kỳ khó khăn khi giá cổ phiếu của công ty này đã giảm 75% trong 3 năm qua.
Vào tháng 12/2023, PDD Holdings, công ty điều hành trang thương mại điện tử Temu, đã chính thức vượt Alibaba về vốn hóa thị trường.
Một nguồn tin thân cận với ban lãnh đạo của Alibaba gần đây đã nói với The Financial Times rằng việc PDD vượt qua Alibaba “là một lời cảnh tỉnh thực sự cho công ty”. Những người trong nội bộ công ty và các nhà phân tích nói thêm rằng Alibaba cho đến nay đã thất bại trong việc tích cực đối đầu các đối thủ mới.
Theo những người trong nội bộ Lazada mà Techinasia trò chuyện, những trở ngại kinh tế ở Đông Nam Á đã góp phần khiến mức chi tiêu của người tiêu dùng trên nền tảng này giảm đi.
Bản thân đối thủ Shopee cũng cắt giảm nhân sự từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023, ảnh hưởng đến 7.000 việc làm trên toàn thế giới.
Điều đó đã giúp Tập đoàn mẹ Sea Group tạm thời rơi vào tình trạng lãi trước khi báo lỗ vào quý 3 năm 2023 sau khi tích cực quay trở lại lĩnh vực thương mại điện tử. Shopee đã phải ngừng chương trình liên kết với người bán vào tháng 3 năm ngoái.
Tuy nhiên, các nhà phân tích công nghệ phụ trách các công ty thương mại điện tử trong khu vực cho Techinasia biết rằng việc củng cố tại Lazada có thể chỉ là tạm thời. Họ tin rằng Alibaba chỉ đang hạn chế thua lỗ để đưa ra bảng cân đối kế toán “đẹp” trước thềm IPO.
Sớm hay muộn, Lazada cũng sẽ quay trở lại cuộc đua. Trong khi đó nhân viên của Lazada vẫn đang trong tình trạng lấp lửng. Các nguồn tin cho biết một số người bị sa thải vẫn tiếp tục làm việc trong khi những người còn lại không chắc chắn về những gì diễn ra tiếp theo.
Chưa kể, theo Techinasia, hầu hết các C-Suite (lãnh đạo cấp cao nhất gồm những vị trí như giám đốc điều hành (CEO), giám đốc điều hành (COO), giám đốc tài chính (CFO) và giám đốc thông tin (CIO)) ở mỗi quốc gia đều đã ra đi. Ở một số nước, chẳng hạn như Malaysia, người lãnh đạo cao nhất đang là… giám đốc kinh doanh.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong kinh doanh và marketing, dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh sản phẩm gì và nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu nào, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng, đối với các phân khúc khách hàng khác nhau, điều này cũng khác nhau.
Để có thể thành công, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, một chiến lược định giá phù hợp cũng là chìa khoá để thương hiệu có thể chinh phục được khách hàng của mình. Nếu định giá quá thấp, doanh nghiệp để mất doanh thu, nếu định giá quá cao, doanh nghiệp có thể đẩy khách hàng vào tay đối thủ.
Với tư cách là một người làm marketing chuyên nghiệp, bạn cần hiểu và đánh giá được các yếu tố tiềm năng có thể ảnh hưởng đến cách khách hàng ra quyết định mua hàng, nói cách khác, khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền (mức độ sẵn sàng chi trả) khi nào, những thứ mà khách hàng có thể coi là rào cản chính là những gì mà Marketer cần giải quyết.
Mức độ sẵn sàng chi trả (sẵn lòng chi trả) là gì?
Trong ngành marketing, có một khái niệm dù không mới nhưng không phải marketer nào cũng có thể hiểu đó là “mức độ sẵn sàng chi trả” hay “ý định chi trả” hoặc “mức sẵn lòng chi trả”, nó chính là mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Đối với từng phân khúc thị trường khác nhau, chỉ số này cũng sẽ khác nhau.
Mặc dù khách hàng tiềm năng có thể sẵn sàng trả ít hơn ngưỡng này nhưng điều quan trọng là marketer phải hiểu rằng, trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ không trả ở mức giá cao hơn.
Theo nhận định từ một giáo sư kinh tế của Trường Kinh doanh Harvard, khái niệm “sẵn sàng chi trả” (Willingness to Pay – WTP) cho doanh nghiệp biết rằng dù khách hàng có sẵn lòng trả tiền cho một sản phẩm ra sao và sản phẩm đó đến từ đâu, họ sẽ không trả nhiều hơn số tiền mà họ đã định sẵn”. (số tiền họ cho là ngưỡng phù hợp).
Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, cái gọi là “ngưỡng” nói trên cũng sẽ khác nhau.
Danh sách các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.
Khi nói đến thuật ngữ “mức độ sẵn sàng chi trả” (WTP), các yếu tố ảnh hưởng không phải là những hằng số cố định, tuỳ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố bên trong (ví dụ tâm lý khách hàng) và bên ngoài (ví dụ bối cảnh thị trường), mà các chỉ số này có thể khác nhau, dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.
Như bạn có thể thấy, giá cả không phải là đặc điểm duy nhất quan trọng đối với khách hàng. Ví dụ: kỳ vọng của khách hàng, thiết kế bao bì hay thương hiệu cũng ảnh hưởng lớn đến cách khách hàng sẵn sàng chi trả.
Về tổng thể, khi khách hàng có nhu cầu cấp thiết đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp, họ có thể sẵn sàng trả giá cao hơn so với khi nhu cầu của họ ít khẩn cấp hơn. Tương tự, sự thiếu hụt về nguồn cung thực tế hoặc nhận thức được có thể khiến họ sẵn sàng trả giá cao hơn.
Ngược lại, mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng có thể giảm xuống do sự xuất hiện của một số đối thủ cạnh tranh mới có mức độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) mạnh hơn hoặc nhận thức rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó đã lỗi thời (đặc biệt đúng với các sản phẩm liên quan đến công nghệ).
Cách xác định mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.
Bằng cách xác định đúng mức độ sẵn sàng (sẵn lòng) chi trả của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng nên những chiến lược giá bán phù hợp, cho phép tối đa hóa lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.
Dưới đây là các phương pháp chính bạn có thể sử dụng để ước tính và tính toán mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
1. Khảo sát và Nhóm tập trung (Focus Groups).
Một trong những cách chắc chắn nhất để xác định mức độ sẵn sàng chi trả (trả tiền) của khách hàng là hỏi chính họ. Mặc dù các cuộc khảo sát có xu hướng có chi phí tiết kiệm hơn so với các cuộc khảo sát nhóm tập trung nhưng cả hai đều là những cách thức hiệu quả để thực hiện điều đó. Các cuộc khảo sát thường thu thập một lượng lớn dữ liệu có thể định lượng được, trong khi các nhóm tập trung thường mang lại thông tin có nhiều sắc thái và chất lượng hơn.
2. Phân tích kết hợp.
Phân tích kết hợp là một loại khảo sát chuyên biệt, trong đó người trả lời được yêu cầu xếp hạng các tính năng đi kèm khác nhau. Sau đó, các phản hồi này được thương hiệu sử dụng để gán một giá trị bằng số cho từng đặc điểm (được gọi là “giá trị một phần”) nhằm xác định sở thích của người tiêu dùng.
Các giá trị này có thể được sử dụng để dự đoán cách người tiêu dùng sẽ phản ứng với một sản phẩm nhất định và giúp xác định những tính năng nào sẽ tạo nên kết quả mong đợi cuối cùng.
3. Thử nghiệm và lựa chọn dựa trên dữ liệu lịch sử.
Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp ngày càng có thể sử dụng dữ liệu về những lựa chọn trong quá khứ của người tiêu dùng để xác định mức độ sẵn sàng chi trả thực sự của họ. Đây được xem là phương pháp hiệu quả vì những hiểu biết (insights) có được hoàn toàn dựa trên những gì người tiêu dùng làm thay vì những gì họ nói.
Tầm quan trọng của việc xác định đúng mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng ngay từ đầu.
Bằng cách ước tính mức độ sẵn sàng chi trả và thực hiện ngược lại để xác định giá, các doanh nghiệp có thể tự tin tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trong khi thu được càng nhiều giá trị càng tốt từ người tiêu dùng.
Trong khi định giá cao có thể khiến doanh nghiệp để mất khách hàng vào tay đối thủ, định giá thấp lại khiến doanh nghiệp không thể tồn tại được, định giá dựa trên mức độ chấp nhận của khách hàng được xem là chiến lược lý tưởng nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới, chưa có thương hiệu và lợi thế trên thị trường.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo mới đây của Nielsen, có đến 78% người mua hàng trên các nền tảng số tại Việt Nam là nhân viên văn phòng và trong đó đa số là nữ.
Tại sự kiện thương mại điện tử do TikTok tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, bà Lê Minh Trang, đại diện công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, đánh giá nền kinh tế số có thể coi là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam.
Trong số này, thương mại điện tử (eCommerce) là một trong những mảng lớn nhất. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2023 của Bộ Công Thương, từ 2018 đến 2023, tăng trưởng của quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử liên tục ở mức hai con số, từ 16% đến 25%, trong đó năm 2023 có thể đạt quy mô 20,5 tỷ USD.
Để làm rõ hơn chân dung người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam, Nielsen năm 2023 cũng đã khảo sát người tiêu dùng tại bốn thành phố lớn gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. Kết quả cho thấy, người mua hàng online đa phần là người trẻ, tuổi trung bình 31, trong đó 58% là nữ, 83% có trình độ đại học trở lên.
Về nghề nghiệp, 78% người mua hàng trực tuyến là nhân viên văn phòng, trong khi chỉ 12% là lao động tự do, 6% là sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn người mua hàng online đã kết hôn, với tỷ lên 71%, và 68% có thu nhập hộ gia đình trên 15 triệu đồng.
Một xu hướng lớn cũng được Nielsen chỉ ra là Shoppertainment, tức giải trí kết hợp mua sắm, điển hình là phát trực tiếp (livestream) trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Hình thức này nở rộ thời gian qua, thu hút người dùng bởi khả năng dễ tương tác với bên bán, xem sản phẩm chi tiết và có nhiều phiên mang tính giải trí cao. 64% người được hỏi nói đã mua hàng “vô thức” khi xem livestream.
Tại sự kiện, đại diện TikTok đánh giá xu hướng mua sắm kết hợp giải trí, cùng video ngắn có tác động đến hành vi mua hàng của người dùng. Theo thống kê của đơn vị này đến hết tháng 11/2023, có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng.
Dc dù sự tiện lợi khi mua sắm cùng sự phong phú của sản phẩm là yếu tố chính thúc đẩy mua hàng trực tuyến, người dùng trong nước cũng có nhiều lo ngại, đặc biệt về chất lượng sản phẩm.
84% người được khảo sát lo ngại chất lượng hàng hóa cũng như việc không thể kiểm tra sản phẩm, trong khi 68% lo ngại yếu tố về giao hàng như chi phí cao, thời gian kéo dài. 59% cho biết họ không tin tưởng người bán hàng trực tuyến hoặc từng có trải nghiệm không tốt.
Ngành hàng công nghệ là một trong những ngành có mức giảm lớn nhất, do người dùng hiện có thể dễ dàng ra cửa hàng để trải nghiệm thực tế và xem kỹ hơn sản phẩm trước khi mua.
Xem thêm:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong tháng 11/2023, trong tám dịch vụ streaming lớn tại Mỹ, bao gồm AppleTV+, Prime Video của Amazon, Max, Peacock, Paramount+, Netflix, Hulu và Disney+, tỷ lệ người dùng hủy đăng ký đã tăng lên 6,3%, cao hơn mức 5,1% cùng kỳ năm ngoái, theo công ty phân tích Antenna.
Trong hai năm qua, khoảng 25% tài khoản đăng ký trả phí tại Mỹ với tám dịch vụ streaming lớn nói trên đã hủy ít nhất ba dịch vụ trong số này. Tỷ lệ này ở thời điểm tháng 1/2021 còn chưa đến 10%, nhưng đã tăng dần đều trong khoảng thời gian sau đó, cùng thời điểm mà hầu hết các dịch vụ streaming đều tăng giá.
Một phân tích mới đây của tờ DailyMail.com chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ hiện phải mất 121,41 USD/tháng để mua các gói không quảng cáo của tám dịch vụ nói trên, cũng như dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tuyến BritBox.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều dịch vụ, các công ty đã tăng giá những gói dịch vụ streaming của mình thêm 43% trong năm qua để nâng cao khả năng sinh lời, từ đó gia tăng áp lực lên ngân sách của khách hàng.
Giá dịch vụ tăng là nguyên nhân chính khiến các nền tảng streaming ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ chân người dùng. Hiện phải mất hơn 120 USD để đăng ký chín dịch vụ streaming lớn ở Mỹ, trong khi chi phí này một năm trước chỉ hơn 100 USD.
Trước đây, đăng ký một loạt dịch vụ streaming được xem là phương án có hiệu quả về mặt chi phí hơn so với dịch vụ truyền hình cáp. Nhưng giờ đây việc bỏ hoàn toàn truyền hình cáp không còn là phương án tiết kiệm nữa.
Dù giá dịch vụ truyền hình cáp ở mỗi bang có sự khác nhau, nhưng chi phí dịch vụ truyền hình trung bình vào khoảng 83 USD/tháng, theo số liệu mới nhất từ trang CableTV.com.
Trong khi đó, tám trong chín dịch vụ streaming lớn tại Mỹ đã tăng giá trong năm ngoái. Chẳng hạn như Apple TV+ đã tăng giá gói không quảng cáo đến 43%, từ 6,99 USD lên 9,99 USD. Còn Disney+ tăng giá dịch vụ thêm 27% từ 10,99 USD lên 13,99 USD. Britbox, dịch vụ có các chương trình truyền hình của Anh, cũng tăng giá gói không quảng cáo thêm 1 USD lên 8,99 USD.
Bên cạnh việc kiểm soát việc chia sẽ mật khẩu, Netflix đã bỏ gói dịch vụ không quảng cáo cho thành viên mới với giá 9,99 USD/tháng, có nghĩa là giờ đây gói dịch vụ không quảng cáo rẻ nhất của Netflix có giá đến 15,49 USD/tháng. Nền tảng này cũng tăng giá gói không quảng cáo cao cấp từ 19,99 USD/tháng lên 22,99 USD/tháng.
Gói này cho phép người dùng thêm hai thành viên nữa từ các hộ gia đình khác.
Cuối năm ngoái, Amazon đã khiến người dùng không hài lòng với thông báo sẽ phát quảng cáo trên dịch vụ Prime Video từ ngày 29/1, và người dùng sẽ phải trả thêm 2,99 USD/tháng để tránh bị gián đoạn dịch vụ do quảng cáo.
Trước xu hướng người dùng bỏ đăng ký các dịch vụ streaming, các công ty trong lĩnh vực này đang thực hiện nhiều chiến thuật để thu hút người dùng mới và cả những khách hàng đã bỏ đăng ký, trong đó có phương án cung cấp các gói dịch vụ có quảng cáo với giá rẻ hơn, hay đưa ra các gói dịch vụ kết hợp.
Netflix, Max, Peacock, Paramount+, Disney+ và Hulu đều đang bán các gói dịch vụ có quảng cáo với giá thấp hơn. Trong đó, Peacock và Paramount+ có các gói rẻ nhất thị trường ở mức giá 5,99 USD/tháng. Đáng chú ý, với giá 6,99 USD/tháng, gói có quảng cáo của Netflix đã thu hút được 15 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu trong tháng 11 năm ngoái.
Trong khi đó, Disney+ và Hulu, cùng với ESPN+, đang cung cấp nhiều gói dịch vụ kết hợp khác nhau. Ví dụ như người dùng có thể mua gói Disney Bundle Duo Premium, bao gồm Disney+ không quảng cáo và Hulu không quảng cáo, với giá chỉ 19,99 USD/tháng, tức tiết kiệm được 11,99 USD so với khi mua riêng từng gói. Hay gói Disney Bundle Trio Premium, có giá 24,99 USD/tháng, bao gồm Disney+ không quảng cáo, Hulu không quảng cáo và ESPN+ có quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.
Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.
Cụ thể, lợi nhuận của Fast Retailing trong quý I vừa qua là 146,7 tỷ yen (1,01 tỷ USD), so với mức tương ứng 117,1 tỷ yen của cùng kỳ năm tài chính trước đó. Trong khi theo ước tính trung bình của 5 nhà phân tích được LSEG khảo sát, lợi nhuận của Fast Retailing chỉ đạt 137,9 tỷ yen trong quý I.
Fast Retailing giữ nguyên dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm tài chính 2023-2024 (kết thúc vào tháng 8/2024) là 450 tỷ yen, sau khi ghi nhận mức thu nhập kỷ lục 381,1 tỷ yen trong năm tài chính 2022-2023.
Tính theo khu vực, hoạt động kinh doanh của Uniqlo tại Trung Quốc đại lục báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý đầu tiên, công ty cho biết.
Công ty đã đạt được mức doanh thu kỷ lục liên tiếp trong hai năm qua khi thực hiện chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ ở nước ngoài.
Hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đại lục, thị trường nước ngoài lớn nhất của Fast Retailing, đã sôi động trở lại vào năm tài chính 2023-2024 (bắt đầu từ ngày 1/9/2023), sau hơn hai năm trì trệ do chính sách “Zero COVID” nghiêm ngặt dẫn đến việc phong tỏa các thành phố của Trung Quốc.
Giám đốc tài chính của Fast Retailing, Takeshi Okazaki nói với các phóng viên rằng người tiêu dùng Trung Quốc đang trở nên chọn lọc hơn khi lựa chọn sản phẩm và giá cả. Mặc dù vậy, ông không hề bi quan về triển vọng kinh doanh tại đây, với dự báo doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
Fast Retailing cho biết vào tháng 10/2023 rằng họ có kế hoạch mở 80 cửa hàng mới mỗi năm tại Trung Quốc, bao gồm tại khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Công ty này hiện đã có 931 cửa hàng Uniqlo ở Trung Quốc đại lục – nhiều hơn ở Nhật Bản – khiến nó trở thành điểm nhấn cho các nhà bán lẻ hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Công ty cũng đã thực hiện một nỗ lực mới ở thị trường Bắc Mỹ, nơi thu nhập hoạt động tăng gần gấp đôi vào năm ngoái. Fast Retailing có kế hoạch mở 20 cửa hàng mới tại Mỹ và Canada vào năm 2024, tăng thêm 72 cửa hàng vào cuối tháng 12/2023.
Fast Retailing dự kiến công ty sẽ tiếp tục đạt mức lợi nhuận kỷ lục vào năm 2024, nhưng biến đổi khí hậu có thể gây trở ngại cho một công ty vốn nổi tiếng với việc tung ra nhanh chóng các mặt hàng theo mùa như áo khoác lông cừu và quần áo giữ nhiệt.
Ông Okazaki cho biết: “Ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng vậy, nhiệt độ có xu hướng biến đổi mạnh trong năm nay, vì vậy câu hỏi cơ bản là làm thế nào để cơ cấu các dòng sản phẩm”.
Cổ phiếu của Fast Retailing đã tăng 32% vào năm 2023, vượt xa mức tăng 30% của chỉ số chứng khoán chủ chốt Nikkei 225 của Nhật Bản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo của Oxfam, 5 người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều trong những năm gần đây trong khi đó có 5 tỷ người đang nghèo đi.
Theo báo cáo Oxfam công bố cuối tuần trước, sau khi tính đến lạm phát, giá trị tài sản ròng của nhóm 5 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng vọt 114% lên tổng cộng 869 tỷ USD kể từ năm 2020.
Nếu xu hướng này tiếp tục, thế giới có thể xuất hiện tỷ phú sở hữu tài sản lên tới nghìn tỷ USD đầu tiên trong vòng một thập kỷ tới, theo CNN.
Cùng lúc đó, gần 5 tỷ người trên toàn cầu trở nên nghèo đi, do phải đối mặt với lạm phát, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu. Và phải mất gần 230 năm để xóa bỏ nghèo đói dựa trên tình hình hiện tại.
Báo cáo của Oxfam dựa trên dữ liệu do Forbes tổng hợp, được tính toán để trùng với thời điểm khai mạc hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos, Thụy Sĩ – một cuộc họp thượng đỉnh của nhóm những người giàu nhất cùng các nhà lãnh đạo thế giới.
Elon Musk, ông chủ hãng xe điện Tesla và nhiều công ty khác là người chiến thắng trong những năm gần đây. Tài sản của Elon Musk đã tăng vọt lên 245,5 tỷ USD vào cuối tháng 11/2023, tăng 737% so với tháng 3/2020.
Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn bán lẻ hàng xa xỉ LVMH của Pháp, cùng gia đình có giá trị tài sản ròng là 191,3 tỷ USD, tăng 111%.
Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có khối tài sản 167,4 tỷ USD, tăng 24%; trong khi tài sản nhà sáng lập Oracle, Larry Ellison đạt tổng cộng 145,5 tỷ USD, tăng 107%.
Cái tên cuối cùng trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới là Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway Warren Buffett, người có giá trị tài sản ròng tăng 48% lên 119,2 tỷ USD.
Nhìn chung, từ năm 2020, tài sản của các tỷ phú đã tăng 34% lên 3.300 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh gấp ba lần so với tốc độ lạm phát .
Nhiều tỷ phú trở nên giàu có nhờ cổ phần trong các công ty họ lãnh đạo, đã gia tăng hơn 1.600 tỷ USD giá trị tài sản.
Trong báo cáo năm nay, Oxfam cho rằng các doanh nghiệp đang thu về lợi nhuận lớn, góp phần thúc đẩy sự giàu có của các ông chủ. 7 trong số 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới có CEO là tỷ phú hoặc có tỷ phú là cổ đông chính.
Dựa trên dữ liệu từ Wealth X, 1% người giàu nhất nắm giữ 43% tài sản tài của thế giới. Ở Mỹ, nhóm này sở hữu 32%, con số này là 50% tại châu Á. Ở Trung Đông, 1% người giàu nhất nắm giữ 48% tài sản tài chính, trong khi ở châu Âu là 47%.
Oxfam cho biết, khoảng 148 các công ty lớn nhất thế giới đã thu về gần 1.800 tỷ USD lợi nhuận trong 12 tháng tính đến tháng 6/2023. Con số này cao hơn 52,5% so với mức trung bình của họ trong giai đoạn 2018 đến 2021.
Oxfam chỉ ra rằng ngành dầu khí, các công ty dược phẩm và ngành tài chính thu về lợi nhuận cao hơn trong một hoặc hai năm qua so với mức trung bình của họ trong những năm trước.
“Chúng ta đang phớt lờ vai trò của sức mạnh độc quyền trong việc phân phối lại tài sản cho tầng lớp thượng lưu”, ông Nabil Ahmed, Giám đốc Kinh tế và Công bằng chủng tộc tại Oxfam America nói.
Oxfam đang kêu gọi các chính phủ can thiệp.
“Quyền lực công có thể kiềm chế sức mạnh doanh nghiệp và bất bình đẳng – định hình thị trường công bằng hơn và thoát khỏi sự kiểm soát của các tỷ phú,”, Amitabh Behar, Giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam International, cho biết trong một tuyên bố.
“Các chính phủ phải can thiệp để phá vỡ các độc quyền, trao quyền cho người lao động, đánh thuế những lợi nhuận khổng lồ của các doanh nghiệp này và quan trọng nhất, đầu tư vào một kỷ nguyên mới của hàng hóa và dịch vụ công”, vị này nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Nếu như trước đây, FPT luôn phải chủ động đi tìm đối tác, khách hàng thì nay rất nhiều khách hàng, đối tác lớn lại chủ động tìm đến Việt Nam và FPT. Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam.
Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của thế giới, đã vươn lên số hai thế giới về phần mềm, chỉ sau Ấn Độ”, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT, nhấn mạnh trong sự kiện diễn ra ngày 11/1 tại Hoà Lạc, Hà Nội.
Theo chia sẻ, trong quá khứ FPT liên tục bắt chước Ấn Độ. Nhưng từ năm 2013, tập đoàn đã rẽ nhánh sang chuyển đổi số – công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ.
Hiện, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số đã chiếm gần 50% tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài của FPT. Trong đó mảng cloud chiếm 40% doanh thu, AI và phân tích dữ liệu chiếm 12%,…
“Năng lực trong những mảng công nghệ mới cũng là vũ khí để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn”, người đứng đầu tập đoàn công nghệ Việt Nam khẳng định.
Trong những lĩnh vực tiềm năng như năng lượng, dầu khí, công nghệ ô tô (automotive), FPT đã có những hợp đồng trăm triệu USD.
Năm 2023, lần đầu tiên FPT có khách hàng đạt quy mô doanh thu trên 200 triệu USD. Đây là công ty có trụ sở tại Mỹ cung cấp bộ giải pháp cho nhà phân phối ô tô, trong đó khách hàng bán hơn 5 triệu xe mỗi năm trên thị trường.
Một thập kỷ làm phần mềm trong ngành ô tô, hiện FPT đang sở hữu 4.000 kỹ sư và chuyên gia, với 150 khách hàng là những tên tuổi như: Honda, Hyundai, Volvo, VinFast, Ford, Yazaki, LG, Panasonic, NXP…
Mới đây, theo công bố của Everest Group về ACES (Automated, Connected, Electric, and Share Vehicles) đối với 26 nhà cung cấp phần mềm ô tô trên toàn cầu, FPT được định vị trong nhóm đối thủ chính cùng với những cái tên như Infosys, Tata Technologies, Cognizant, NTT DATA….
Cuối năm ngoái, FPT Automotive được thành lập tại Mỹ với tham vọng chinh phục thị trường phần mềm ô tô quy mô hàng trăm tỷ USD.
Theo ông Tạ Trần Minh, Giám đốc điều hành FPT Automotive, FPT tiến vào lĩnh vực này từ năm 2006, khi rất ít công ty Việt Nam làm phần mềm nhúng, phần mềm cho ô tô. Ban đầu, tập đoàn hợp tác với khách hàng Nhật Bản.
Đến nay, quy mô ngành tăng trưởng nhanh chóng, dự kiến đạt 116 tỷ USD vào 2032, tăng 16% trong giai đoạn 2023- 2032. Đến năm 2030 mức đầu tư trong ngành ước đạt 238 tỷ USD/năm.
Theo ông Minh, sự tăng trưởng lớn của ngành này đến từ cuộc cách mạng xe điện, xe tự hành và kết nối trong xe ô tô. Qua đó, tạo ra động lực lớn và mục tiêu sống còn của ngành như cuộc chạy đua smartphone.
“Thế giới có bài toán lớn là chống lại biến đổi khí hậu. Xe điện là lời giải khả thi nhất. Nhưng làm ra xe điện với tốc độ sạc nhanh, quãng đường di chuyển xa, đầu ra hạ tầng là bài toán khó. Những đòi hỏi này yêu cầu kỹ sư chất lượng cao.
Với xe tự hành, cách đây 10 năm nhiều người nói rằng 2020 có xe tự hành chạy đầy đường. Nhưng đến nay xe tự hành chỉ tiệm cận cấp độ 3, theo đuổi mục tiêu cấp độ 4. Vì vậy, cuộc đua xe tự hành còn dài và nhiều cơ hội cho công ty công nghệ”, CEO FPT Automotive nhận định về cơ hội trong ngành.
“5 năm trở lại đây ngành này thiếu hụt nguồn lực quan trọng. Ấn Độ khát khao đội ngũ năng lực như Việt Nam nên cơ hội của FPT rất lớn. Khi phát triển chuyên ngành tỷ đô thì đây là bước đi đúng đắn. Hiện chúng tôi có 4.000 kỹ sư liên quan đến ngành và có tập khách hàng chắc chắn ở thị trường Nhật Bản”, ông Minh nói thêm.
Trong khi đó với lĩnh vực hàng không, lãnh đạo FPT thừa nhận từng “không dám mơ” có ngày đứng trong top các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới.
Trong quá khứ, FPT đã mất 5 năm để thuyết phục một công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới đồng ý hợp tác triển khai dự án chuyển đổi số cho họ.
“Và hiện nay, cả hai tập đoàn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này đều có tên trong danh sách khách hàng của FPT. Mỗi chuyến bay trên bất kì hãng máy bay nào đều có dòng code của FPT”, phía doanh nghiệp cho hay.
Nói thêm về lĩnh vực mới này, ông Đặng Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT Software phụ trách khối châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông chia sẻ hành trình thuyết phục một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đồng ý hợp tác với FPT:
“Khi đến trình bày với họ tôi nói: Trong mơ cũng không nghĩ có ngày được bàn về việc lập trình cho công ty này. Nhưng sau 10 năm, mọi chuyến bay mà các anh chị ngồi đây từng bay đều có dòng code của người FPT bảo vệ cho các anh chị.
Không nhiều công ty trên thế giới có thể cung cấp dịch vụ công ngệh thông tin cho cả hai công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới”.
Hiện FPT đã xây dựng được nền tảng Blockchain, là nền tảng quan trọng cho hệ thống bảo mật hàng không của châu Âu.
Năm ngoái, FPT sau 25 năm thành lập, lần đầu tiên cán mốc doanh thu 1 tỷ USD từ cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài.
Hiện tại, tập đoàn tiếp tục công bố mục tiêu dài hạn của chiến lược toàn cầu là “bước lên đẳng cấp cao hơn trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin tỷ USD”, đạt 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.
Đây được đánh giá là mục tiêu đầy tham vọng của tập đoàn công nghệ Việt Nam, bởi thời gian thực hiện trong vòng 5-7 năm tới, trong khi FPT mất 25 năm để cán mốc 1 tỷ USD.
Ông Phạm Minh Tuấn, CEO FPT Software, cho biết mục tiêu tăng từ 1 tỷ USD doanh thu lên 5 tỷ USD trong vòng 7 năm tới là có cơ sở.
Thứ nhất, hiện tại thị phần FPT tại Mỹ và châu Âu đang quá thấp, dư địa còn rất lớn. Châu Âu hiện đóng góp 7% doanh thu, kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng trong thời gian tới.
Thứ hai, thường các công ty công nghệ hàng đầu chỉ mạnh ở một thị trường, nhưng FPT hiện diện được cả tại Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và châu Âu.
Thứ ba, khi nói về chuyển đổi số, ý tưởng có thể xuất phát từ Mỹ hay châu Âu nhưng việc triển khai thường diễn ra tại châu Á đầu tiên, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ý định mua hàng (Buying Intent hoặc Purchase Intent) là khái niệm đề cập đến mức độ sẵn sàng mua hàng của một khách hàng hay người tiêu dùng đối với một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Hiểu được ý định mua hàng là chìa khoá để thúc đẩy bán hàng của người làm Marketing. Vậy thực chất thì Ý định mua hàng là gì, Ý định mua hàng được phân loại, xác định và đo lường ra sao, các lý thuyết cơ bản cần biết về Ý định mua hàng là gì, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu rõ trong bài viết này.
Nằm trong bối cảnh ngành Marketing, ý định mua hàng (tiếng Anh là Buying Intent hoặc Purchase Intent) là thước đo hữu ích để xác định những khách hàng tiềm năng có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Hiểu được ý định mua hàng của khách hàng là gì có thể giúp thương hiệu hay Marketer đào sâu tìm hiểu về cách tận dụng nó tốt hơn để tăng doanh số bán hàng.
Mục lục bài viết:
Ý định mua hàng (Buying Intent) là gì?
Tại sao việc hiểu được ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng lại quan trọng.
Cách doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng.
Các loại ý định mua hàng (Buying Intent) phổ biến nhất hiện nay là gì?
Một số lời khuyên khi tìm hiểu và tận dụng ý định mua hàng (Buying Intent) vào chiến lược Marketing.
Ý định mua hàng là gì?
Ý định mua hàng hay còn được gọi tắt là Ý định mua, trong tiếng Anh có nghĩa là Buying Intent hoặc Purchase Intent, được định nghĩa là xác suất cho thấy mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc hoàn tất việc mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể từ doanh nghiệp.
Về tổng thể, người làm marketing và bán hàng thường sử dụng ý định mua hàng để nhắm mục tiêu chính xác tới các (nhóm) khách hàng tiềm năng cụ thể có khả năng tạo ra chuyển đổi cao.
Trong khi khái niệm khách hàng tiềm năng dùng để chỉ những người tiêu dùng có tiềm năng mua hàng, những người có ý định mua hàng là những khách hàng có mức độ sẵn sàng mua hàng cao hơn.
Tuỳ thuộc vào từng nhóm người mua khác nhau, họ có thể thể hiện ý định mua hàng theo nhiều cách khác nhau mà thương hiệu có thể theo dõi. Có 2 loại ý định mua hàng chính đó là:
Ý định mua tích cực (Active Buying Intent): Ý định mua tích cực là khi người tiêu dùng thực hiện hành động nghiên cứu một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Ví dụ: nếu người tiêu dùng đang tìm kiếm một đôi giày cụ thể thông qua các cửa hàng trực tuyến hoặc mạng xã hội, họ có nhiều khả năng mua đôi giày đó trong những ngày hoặc tuần tới nhiều hơn so với những người không thực hiện hành động này.
Ý định mua thụ động (Passive Buying Intent): Ý định mua thụ động là khi người tiêu dùng đang sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể không làm họ hài lòng nhưng họ không biết rằng hiện trên thị trường đang có những lựa chọn thay thế khác tốt hơn. Nếu họ biết đến một sản phẩm mới có thể đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của họ, họ có nhiều khả năng mua sản phẩm đó nhanh hơn những người có ý định mua tích cực.
Tại sao việc hiểu được ý định mua hàng của khách hàng lại quan trọng?
Với tư cách là người làm marketing, bạn có thể hiểu rằng, thấu hiểu khách hàng và đáp ứng vượt kỳ vọng của họ là nền tảng của mọi chiến lược thành công.
Các nghiên cứu từ Google cũng nhận định rằng hiểu được ý định của người tiêu dùng quan trọng hơn nhiều so với việc nắm bắt các chỉ số như giới tính hay độ tuổi. Google còn lấy ví dụ rằng có đến 40% những người mua sắm các sản phẩm liên quan đến trẻ em sống trong các hộ gia đình không có trẻ em.
Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp hay người làm marketing có thể bỏ lỡ vô số các khách hàng tiềm năng nếu chỉ nhắm mục tiêu thẳng đến các chỉ số hay dấu hiệu mà doanh nghiệp cho rằng là có liên quan. Thay vào đó, bằng cách mở rộng tìm hiểu danh sách các ý định mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để chuyển đổi các khách hàng thực sự có nhu cầu.
Cách doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng của khách hàng.
Khái niệm ý định mua hàng chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh kỹ thuật số, khi doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ khác nhau để theo dõi hành vi của khách hàng trên các nền tảng.
Doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng bằng cách phân tích một số loại dữ liệu khác nhau. Các loại dữ liệu này cũng có thể cho biết liệu các chiến dịch Marketing hiện tại có hiệu quả hay không, hay nói cách khác, nó có khả năng thúc đẩy khách hành mua hàng hay không và mua như thế nào.
Về tổng thể, doanh nghiệp có thể thu thập và theo dõi dữ liệu dựa trên 3 nguồn khác nhau được gọi dữ liệu của bên thứ nhất (First-party Data), Dữ liệu của bên thứ hai (Second-party Data) và Dữ liệu của bên thứ ba (Third-party Data).
Dữ liệu của bên thứ nhất là loại dữ liệu được thu thập từ chính các nền tảng do doanh nghiệp sở hữu ví dụ như website.
Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data là những dữ liệu mà bạn không tự thu thập trực tiếp – nói cách khác, bạn đang sử dụng nó thông qua một bên thứ hai. Ví dụ: nếu một doanh nghiệp phần mềm hợp tác với một Agency để bán lại các sản phẩm của mình, thì doanh nghiệp này có thể chia sẻ dữ liệu của bên thứ nhất của mình với Agency đó để sử dụng làm dữ liệu của bên thứ hai nhằm nhắm mục tiêu và thu hút thêm khách hàng mới.
Dữ liệu của bên thứ ba hay Third-Party Data là bất kỳ dữ liệu nào được thu thập bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác mà không có bất kỳ mối liên kết hay chia sẻ trực tiếp nào đến người dùng truy cập hoặc khách hàng của bạn.
Dữ liệu của bên thứ ba thường được thu thập, tổng hợp và bán cho các doanh nghiệp để giúp họ xây dựng chiến lược quảng cáo và nhắm mục tiêu lại hiệu quả hơn.
Tuỳ vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để thấu hiểu ý định mua hàng của khách hàng, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.
Phạm vi: Phạm vi thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, thứ hai và bên thứ ba, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ cách khách hàng tiềm năng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Điều này có thể cho doanh nghiệp biết khách hàng đang ở đâu trong quá trình mua hàng (Customer Journey) và liệu họ có thể mua hàng hay không.
Độ chính xác của dữ liệu: Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ đo lường để xác định chính xác các hành động của khách hàng.
Insights: Phân tích các insights của khách hàng có thể cho thấy các dấu hiệu về ý định của người mua, theo dõi loại công nghệ mà người tiêu dùng đang sử dụng để tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ hay theo dõi từng dữ liệu riêng lẻ trên mỗi sản phẩm trên website của doanh nghiệp. Điều này có thể cho doanh nghiệp biết sản phẩm nào đang được khách hàng quan tâm nhiều nhất hoặc liệu họ có tiếp tục quay lại để đánh giá sản phẩm hay không.
Thông tin liên hệ: Một hành động khác thể hiện rõ nét nhất ý định mua hàng của khách hàng đó là việc khách hàng để lại các thông tin liên hệ.
Lý thuyết cơ bản về ý định mua hàng (các loại ý định mua hàng phổ biến).
Về tổng thể, có 4 loại ý định mua hàng chính gắn liền với từng giai đoạn tìm hiểu sản phẩm trong hành trình mua hàng của khách hàng bao gồm: Ý định về thông tin (Giai đoạn nhận biết), Ý định tìm hiểu (Giai đoạn quan tâm), Ý định điều hướng và so sánh (Giai đoạn cân nhắc và lựa chọn) và Ý định mua hàng (Giai đoạn chuyển đổi).
Ý định về thông tin (Giai đoạn nhận biết).
Là khi khách hàng bắt đầu biết và tìm kiếm các câu trả lời, các băn khoăn của họ. Thứ mà khách hàng cần nhất lúc này là thông tin, nội dung hay các dữ liệu minh chứng có liên quan.
Ý định tìm hiểu (Giai đoạn quan tâm).
Là khi khách hàng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về các sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Mặc dù họ chưa hoàn toàn sẵn sàng để mua hàng nhưng họ đang khám phá các lựa chọn khác nhau, nghiên cứu các lựa chọn, đọc các bài đánh giá về sản phẩm và thương hiệu cũng như lắng nghe trên mạng xã hội.
Ý định điều hướng và so sánh (Giai đoạn cân nhắc và lựa chọn).
Là khi khách hàng bắt đầu truy cập các trang sản phẩm cụ thể (với các thương hiệu cụ thể). Giai đoạn này cũng gắn liền với khái niệm ý định tìm kiếm (Search Intent).
Ý định mua hàng (Giai đoạn chuyển đổi).
Là ý định có cấp độ cao nhất, những khách hàng có ý định này đã thực sự sẵn sàng cho việc mua hàng. Họ có thể cân nhắc thêm các yếu tố khác như khuyến mãi hay các chương trình hậu mãi sau khi họ mua và sử dụng sản phẩm.
Một số lời khuyên khi tìm hiểu và tận dụng ý định mua hàng vào chiến lược Marketing.
Nếu bạn đã có thể hiểu được ý định mua hàng hay Buying Intent là gì, bạn thấy rằng nó có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến các chiến lược marketing của doanh nghiệp, bằng cách hiểu được các ý định của khách hàng trong từng giai đoạn, doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch đáp ứng khác nhau phù hợp với kỳ vọng của họ.
Để có thể tận dụng được nhiều giá trị hơn khi khai thác Ý định mua hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng, dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể tham khảo.
Tối ưu hóa từ khóa.
Ở góc độ của người tìm kiếm hay khách hàng, từ khoá chính là những băn khoăn của khách hàng cần được thương hiệu hay doanh nghệp làm sáng tỏ. Ở khía cạnh doanh nghiệp, từ khoá chính là những gì cần thiết để thấu hiểu kỳ vọng của khách hàng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá hoặc thậm chí là sử dụng các công cụ có sẵn như Google Analytics để hiểu rõ những gì người mua đang tìm kiếm, xác định ý định và sau đó đáp ứng nhu cầu của họ.
Khảo sát khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
Để cải thiện ý định mua hàng, người làm marketing cũng có thể khảo sát khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Có thể gửi khảo sát qua email cho khách hàng sau khi họ mua sản phẩm. Trong cuộc khảo sát, có thể hỏi họ làm cách nào họ tìm thấy thương hiệu, họ đánh giá sản phẩm như thế nào và họ có thể muốn thấy điều gì từ sản phẩm trong tương lai.
Nếu doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng của mình, hãy hỏi trực tiếp họ xem có điều gì có thể khiến họ mua hàng ngay lập tức hay điều gì có thể cản trở họ hoàn tất việc mua hàng.
Với các dữ liệu có được, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược Marketing và kinh doanh của mình sao cho phù hợp.
Sử dụng các công cụ công nghệ quảng cáo (Adtech).
Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hay nền tảng công nghệ quảng cáo để nhắm mục tiêu (chính xác) đến các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp (có ý định mua hàng) thay vì là nhắm tới tất cả những ai từng tương tác với thương hiệu trên các điểm chạm hay nền tảng.
Thương hiệu cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích và lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) để có thêm nhiều góc nhìn và hiểu biết hơn về khách hàng. Một khi khách hàng đã được phân khúc thành các nhóm khác nhau với các loại ý định mua hàng khác nhau, doanh nghiệp đã thực sự sẵn sàng tiếp cận và chuyển đổi họ.
Kết luận.
Trên đây là tất cả các giải đáp cho câu hỏi Buying Intent hay Ý định mua hàng là gì. Bằng cách thấu hiểu khái niệm, cách xác định ý định mua hàng và các loại ý định mua khác nhau, doanh nghiệp giờ đây có nhiều cách hơn để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, xây dựng các chiến dịch tiếp cận được nhắm mục tiêu và hơn thế nữa để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Riêng lĩnh vực dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có doanh thu đạt gần 10.500 tỷ đồng (tăng trên 3% so với năm 2022), thuê bao đạt gần 22 triệu (tăng hơn 19% so với năm 2022), đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng.
Trong mảng dịch vụ truyền hình trả tiền, truyền hình OTT được xem là tâm điểm đáng chú ý của thị trường trong thời gian qua. Trước đó, số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết năm 2021 doanh thu truyền hình OTT mới đạt khoảng 200 tỷ đồng, năm 2022 lên đến 740 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 1.550 tỷ đồng.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết năm 2023 là năm đầu tiên các văn bản quy phạm pháp luật về điện ảnh và truyền hình điều chỉnh đến hoạt động quản lý nội dung trên dịch vụ trên dịch vụ phát thanh, truyền hình đi vào thực tiễn.
Đối với nội dung về phim, Luật Điện ảnh 2022, Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ, Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL ngày 05/4/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng, làm căn cứ để các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh phổ biến phim trên Internet theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường phổ biến phim tại Việt Nam.
Ở lĩnh vực dịch vụ phát thanh, truyền hình, Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01/10/2022 của Chính phủ, Thông tư số 05/2023/TT-BTTTT và Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT ngày 30/6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung các quy định để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, loại hình cung cấp dịch vụ nội dung truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet.
Các quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên đã làm rõ các yêu cầu, điều kiện kinh doanh dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet, cho phép các doanh nghiệp gồm cả các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tham gia thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền để kinh doanh dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet với cùng mặt bằng pháp lý, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Trước năm 2023, tại Việt Nam có 6 doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền bằng cách cung cấp dịch vụ nội dung truyền hình theo yêu cầu xuyên biên giới qua mạng Internet vào Việt Nam.
Đây đều là các doanh nghiệp quy mô khu vực và toàn cầu, đã và đang cung cấp dịch vụ trên nhiều nước với tiềm lực và kinh nghiệm phong phú, điển hình là dịch vụ của các doanh nghiệp đến từ Mỹ, như: Netflix, Amazon Prime Video, AppleTV và các dịch vụ của doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, như: WeTV, iQIYI, MangoTV.
Nội dung dịch vụ của các doanh nghiệp kể trên tập trung vào giải trí với các tuyến phim truyền hình, phim điện ảnh, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế, ký sự truyền hình,…khá phong phú về thể loại, hấp dẫn về nội dung và đã thu hút được một lượng thuê bao không nhỏ thuộc nhiều lứa tuổi tại Việt Nam.
Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan liên quan đã tổ chức phổ biến, hướng dẫn và thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ các dịch vụ này nhằm đảm bảo các dịch vụ của doanh nghiệp nước ngoài không vi phạm các điều cấm của pháp luật Việt Nam, phải tuân thủ các quy định mới ban hành giống như các doanh nghiệp trong nước đang thực hiện.
Đồng thời bộ có nhiều văn bản yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải loại bỏ các nội dung truyền hình vi phạm pháp luật Việt Nam và ban hành các văn bản cho ý kiến đối với các đề xuất đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu tham gia thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền của Việt Nam.
Đến thời điểm tháng 12/2023, cả 6 doanh nghiệp nước ngoài đang cung cấp dịch vụ nội dung theo yêu cầu, như: Netflix, Amazon Prime Video, AppleTV, WeTV, iQIYI, MangoTV đều đã có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông việc tạm thời chỉ duy trì phổ biến phim theo quy định của Luật Điện ảnh và sẽ tiếp tục triển khai các bước chuẩn bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer