Skip to main content

Google thêm hàng loạt cập nhật và thuật toán xếp hạng mới

Như từng hứa hẹn cách đây không lâu về việc sẽ có nhiều thay đổi lớn về cách xếp hạng và đề xuất nội dung tới người dùng, Google vừa ra mắt những cập nhật đầu tiên.

Google thêm hàng loạt cập nhật và thuật toán xếp hạng mới
Google thêm hàng loạt cập nhật và thuật toán xếp hạng mới

Theo đó, Google đang cập nhật hàng loạt các trải nghiệm tìm kiếm và thuật toán xếp hạng mới, bao gồm việc cá nhân hoá trải nghiệm tìm kiếm, thêm nút “Follow” để theo dõi nội dung từ các chủ đề yêu thích, ưu tiên xếp hạng và hiển thị cho các website mà người dùng yêu thích và hơn thế nữa.

Dưới đây là những ghi nhận từ MarketingTrips.

Hiển thị nút theo dõi trong Google Tìm kiếm và cá nhân hoá trải nghiệm tìm kiếm.

Nếu bạn từng ấn vào nút theo dõi (Follow) trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, giờ đây bạn cũng có thể làm tương tự trên Google Search.

Với nút theo dõi mới, người dùng có thể bấm chọn để theo dõi các chủ đề mà họ muốn tiếp tục cập nhật và khám phá khi quay lại trải nghiệm tìm kiếm. Theo ông Brad Kelle, Giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Google Search, nút theo dõi về cơ bản cho phép người tìm kiếm đăng ký xem nhiều hơn các chủ đề nội dung mà Google có thể hiển thị.

Nếu người dùng đang sử dụng ứng dụng của Google (Google App), Google sẽ gửi thông náo cho họ mỗi khi có nội dung mới về chủ đề đó.

Hiển nhiên, cũng giống như trên mạng xã hội, bạn luôn có thể hủy theo dõi.

Ưu tiên hiển thị kết quả tìm kiếm từ các website mà người dùng yêu thích.

Google cũng sẽ triển khai thuật toán xếp hạng và đề xuất nội dung mới để người dùng có thể xem nhiều hơn nội dung từ những website mà người dùng truy cập thường xuyên và hiển thị những website đó thường xuyên hơn trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs) so với các website khác.

Với những website chủ yếu có được traffic từ SEO hay sử dụng các thủ thuật gian lận để có được thứ hạng trong khi không có được sự yêu thích hay quen thuộc với người dùng, cập nhật này như một đòn giáng trực tiếp đến lưu lượng truy cập của website.

Nếu cùng một chủ đề nội dung, Google sẽ ưu tiên hiển thị nội dung từ các website mà người dùng truy cập (nhiều lần) trước đó, trong khi vẫn có thể hiển thị bài viết tương tự của các website khác ở các vị trí sau.

Người dùng không cần phải “theo dõi” một chủ đề hoặc từ khoá để tính năng này hoạt động, đây là một tính năng độc lập với tính năng được đề cập ở trên.

Hiển thị quan điểm của người khác trên Google Tìm kiếm.

Google cũng đang cập nhật tính năng được gọi là Perspectives để giúp người dùng học hỏi từ những người khác trong kết quả tìm kiếm. Khi nhấn vào bộ lọc Perspectives trong Google Tìm kiếm, người dùng có thể xem thêm nội dung liên quan từ các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn thảo luận, bài đăng trên blog và các cộng đồng khác.

Cuối cùng, Google sẽ hiển thị thông tin về nguồn của các nội dung. Google cũng sẽ nêu bật thêm thông tin về những người đã tạo ra nội dung đó, những nhà sáng tạo nội dung, ngay trong kết quả tìm kiếm. Các thông tin khác như tài khoản mạng xã hội, số lượng người theo dõi và hơn thế nữa cũng sẽ được hiển thị.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà đồng sáng lập Wikipedia: X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI

Nhà đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales cho rằng X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI, còn Elon Musk cũng mỉa mai lãnh đạo nền tảng này.

Nhà đồng sáng lập Wikipedia: X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI
Nhà đồng sáng lập Wikipedia: X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI

“Tôi vui khi các mô hình AI tổng hợp khai thác thông tin từ Wikipedia chứ không chỉ Twitter. Tôi không nghĩ X (Twitter) là nguồn nội dung tuyệt vời cho việc đào tạo AI”, nhà đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales nói tại hội nghị Web Summit 2023, diễn ra ở Bồ Đào Nha từ 13 đến 16/11. Phát biểu của ông lập tức nhận được tràng pháo tay lớn từ những người có mặt tại sự kiện.

“Trong hậu trường, tôi nói với ban tổ chức rằng tôi sẽ giáng một đòn mạnh vào Elon Musk. Điều này luôn được lòng đám đông”, Wales nói thêm. Khi được hỏi về Grok – mô hình AI tổng quát mới được Elon Musk công bố, Wales trả lời chưa từng nghe về cái tên này.

Mâu thuẫn giữa Elon Musk và Wales đã diễn ra từ vài tháng. Trong bài đăng trên X ngày 22/10, Elon Musk tuyên bố trả một tỷ USD cho Wikipedia nếu nền tảng đổi tên thành “Dickipedia”.

Trước đó, ông chỉ trích các nhà sáng lập Wikipedia đòi hỏi quá nhiều tiền. “Thật ra không cần phải chi tiêu nhiều như vậy để làm việc với Wikipedia. Bạn có thể sao chép toàn bộ nội dung trên điện thoại của mình, vậy chi tiền để làm gì”, Elon Musk nói.

Nhà đồng sáng lập Wikipedia cũng đáp trả rằng họ cần chi phí vận hành nền tảng với nhu cầu truy cập khổng lồ của người dùng Internet khắp thế giới.

Hồi tháng 5, Jimmy Wales cũng chỉ trích Elon Musk vì hạn chế một số nội dung tiêu cực về Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trên X. Ông cam kết “tự do ngôn luận” của Wikipedia, chống lại sự kiểm duyệt của chính phủ và nền tảng này từng bị Thổ Nhĩ Kỳ chặn trong giai đoạn 2017-2020.

Năm 2018, Elon Musk cũng chia sẻ ý tưởng tạo ra một trang web để công chúng có thể đánh giá “sự thật cốt lõi” và chấm điểm tín nhiệm của nhà báo, biên tập viên. Mô hình này được cho là nhằm chống lại đế chế Wikipedia vốn cho phép mọi người chủ động cập nhật, chỉnh sửa thông tin.

Tại Web Summit 2023, Wales cũng đưa ra những nhận định về bước tiến tiếp theo của công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng quát.

Ông này ví ChatGPT như eBay trong kỷ nguyên mua sắm trực tuyến. Ứng dụng tạo ra thay đổi mang tính cách mạng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Wales nói: “Những ngày đầu trên eBay, không ai nghĩ sẽ có người bán súng trên đây, giờ nó đã hiện hữu. Cũng như ChatGPT hiện tại, nó có thể phát triển cho nhiều mục đích không tốt”. Tuy nhiên ông lạc quan trong tương lai ChatGPT có thể sẽ phát triển tốt hơn, nhưng còn khá lâu mới có thể trở thành một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Google: Google chia 36% doanh thu có được cho Apple

Sundar Pichai, CEO Google, thừa nhận hãng chia sẻ cho Apple 36% doanh thu có được từ việc đặt công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari.

CEO Google: Google chia 36% doanh thu có được cho Apple
CEO Google: Google chia 36% doanh thu có được cho Apple

Ngày 14/11, trong buổi làm chứng liên quan đến vụ kiện giữa Google và Epic Games về vấn đề độc quyền trên Google Play, nhà sản xuất game đứng sau trò chơi Fortnite, một nhân chứng đề cập con số 36% doanh thu từ tìm kiếm thông qua Safari mà Apple được hưởng.

Luật sư của Epic Games hỏi Pichai điều này có chính xác không. CEO Google đáp: “Đúng vậy!”.

Luật sư tiếp tục hỏi Pichai tại sao hãng trả cho Samsung, đối tác phần cứng lớn nhất về Android, số tiền chưa bằng một nửa so với cho Apple. CEO Google nói ông không nắm rõ một cách chắc chắn, nhưng điều này “có thể” xảy ra.

“Nó giống như việc vận chuyển táo với cam vậy”, Pichai nói. “Với các giao dịch, đôi khi bạn phải trả tiền khác nhau cho các hãng vận chuyển”.

Đại diện pháp luật của Epic Games sau đó hỏi Pichai về số tiền chính xác mà họ trả cho Apple. Pichai nói “hơn 10 tỷ USD”. Luật sư cho rằng ông trả lời không chính xác, con số thực tế phải là 18 tỷ USD.

Google, Samsung và Apple không đưa ra bình luận.

Alphabet hiện đối mặt với nhiều cuộc chiến pháp lý liên quan đến hành vi độc quyền công cụ tìm kiếm và kho ứng dụng. Hai vụ kiện với Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) và Epic Games đang diễn ra đồng thời.

Hồi tháng 9, trong phiên tòa liên quan đến vụ kiện do Bộ Tư pháp Mỹ là nguyên đơn, các công tố viên cho biết Google nắm 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến. Ưu thế đó có được một phần nhờ Google bắt tay với Apple trong thương vụ đã kéo dài 18 năm.

Một số nguồn tin cho biết Google chi 9,5 tỷ USD vào năm 2018, 11 tỷ USD năm 2020 và 15 tỷ USD năm 2021 để là công cụ tìm kiếm mặc định trên sản phẩm của Apple. Còn theo thống kê mới nhất được DOJ đưa ra hồi tháng 10, con số này là 18-20 tỷ USD.

Theo Washington Post, nếu Google bị chứng minh vi phạm pháp luật trong vụ kiện với DOJ, tòa án có quyền ra lệnh thay đổi điều khoản hoặc hủy bỏ hợp đồng của công ty với Apple. Hiện Liên minh châu Âu cũng đề nghị các thiết bị phải cài đặt “giao diện lựa chọn” ngay từ đầu để người dùng truy cập những công cụ tìm kiếm ngoài Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Yahoo Search sẽ ‘come back’ với giao diện và trải nghiệm mới

Theo thông báo mới đây từ đại diện của Yahoo, công cụ tìm kiếm của Yahoo là Yahoo Search sẽ có giao diện và trải nghiệm tìm kiếm mới vào những tuần đầu của năm 2024.

Yahoo Search sẽ 'come back' với giao diện và trải nghiệm mới
Yahoo Search sẽ ‘come back’ với giao diện và trải nghiệm mới

Ông Brian Provost, hiện là phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Yahoo Search cho biết Yahoo Search mới sẽ được ra mắt vào những ngày đầu của năm 2024, với giao diện và trải nghiệm tìm kiếm mới.

Là công cụ tìm kiếm ra đời trước cả Google, Yahoo Search từng là một đế chế trong mảng tìm kiếm lẫn trò chuyện trực tuyến với Yahoo! Messenger đình đám, tuy nhiên vào năm 2018, sau nhiều khoảng thời gian hoạt động không hiệu quả, công cụ này đã chính thức đóng cửa.

Với mảng tìm kiếm, hiện Google và Bing (của Microsoft) cũng đang ở vị trí thống trị, Yahoo Search hiện chiếm khoảng 1.2% thị phần, thấp hơn cả công cụ tìm kiếm Yandex (của Nga) với 1.8%.

Mặc dù phía Yahoo chưa tiết lộ nhiều thông tin về các tính năng mới của Yahoo Search, tuy nhiên, điểm nổi bật mà Yahoo hướng tới đó là tận dụng sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo) để cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022

Việc Baemin thu hẹp hoạt động gần đây đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể, và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần, bao gồm những nền tảng năng nổ như Gojek và Xanh SM.

Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022
Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022

Cuối tháng 9/2023, Baemin Việt Nam đã dừng hoạt động tại một số địa phương như Hội An, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Trong khi năm ngoái, hãng giao đồ ăn Hàn Quốc có mặt tại 21 tỉnh thành, thì nay đã thu hẹp đáng kể.

Dù chưa đưa ra tuyên bố chính thức đóng cửa toàn bộ, hay bán mình, nhưng nguồn tin của TheLEADER cho biết, Baemin Việt Nam có thể cắt giảm tới hơn 50% nhân sự trong giai đoạn này.

Nguồn cơn của động thái trên đến từ việc từng xuất hiện thông tin phía Grab đã hỏi mua lại Baemin Việt Nam vào năm ngoái. Tuy nhiên, đến nay thương vụ vẫn chưa diễn ra. Khi được hỏi về thông tin trên, phía Baemin Việt Nam từ chối đưa ra bình luận.

Trong một email gửi tới nhân viên Baemin Việt Nam, CEO tạm quyền là bà Cao Thị Ngọc Loan cho biết khả năng thu hẹp hoạt động tại Việt Nam, bởi thị trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam.

Việc Baemin thu hẹp hoạt động đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần.

Công ty mẹ của Baemin là Delivery Hero – “gã khổng lồ” ngành dịch vụ giao đồ ăn của Đức, đã thu hẹp quy mô hoạt động ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm tinh gọn và linh hoạt bộ máy.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Statista, thị trường ứng dụng giao đồ ăn thực sự là một “sân chơi” màu mỡ, khi tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022.

Về thị phần, Baemin nắm giữ 12% thị phần (Market Share) giao đồ ăn vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Baemin bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ giữa năm 2019 sau khi hoàn tất thâu tóm ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm. Đến nay, bên cạnh lĩnh vực giao đồ ăn, Baemin còn cung cấp một số dịch vụ khác như đi chợ hộ, cửa hàng bách hóa trực tuyến, bán mỹ phẩm.

Sau khi Baemin Việt Nam thu hẹp hoạt động, cả Grab và ứng dụng gọi xe Be đều đang “án binh bất động”. Trong khi đó, Gojek và tay chơi mới là Xanh SM tỏ ra năng nổ hơn.

Trung tuần tháng 11, Gojek đã mở rộng hoạt động tại tỉnh Bình Dương (thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một) và Đồng Nai (thành phố Biên Hòa), được đánh giá là các tỉnh lân cận TP. HCM và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

Các dịch vụ mà Gojek mang tới cho người tiêu dùng bao gồm: dịch vụ vận chuyển (gọi xe hai bánh GoRide và xe bốn bánh GoCar), giao đồ ăn (GoFood), và giao hàng (GoSend).

Ông Sumit Rathor – Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam cho biết: “Việc Gojek mở rộng hoạt động đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược kinh doanh dài hạn, cũng như thể hiện cam kết phục vụ người dùng trên toàn quốc của chúng tôi tại Việt Nam”.

Theo ông Sumit Rathor, việc Gojek mở rộng chủ yếu đến từ những chiến lược kinh doanh dài hạn, cùng với sự tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng.

Gojek mở rộng hoạt động sau khi thực hiện thành công một số dự án vào năm nay, bao gồm thí điểm sử dụng xe máy điện phục vụ các nhu cầu đi lại, giao hàng, giao đồ ăn của người dùng tại TP. HCM thông qua hợp tác với các công ty xe máy điện, đưa tính năng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood lên nền tảng MoMo.

Gojek hiện đang kết nối người dùng tại Việt Nam với hệ sinh thái các đối tác cung cấp dịch vụ, bao gồm khoảng 200.000 đối tác tài xế.

Trong khi đó, CEO GSM – ông Nguyễn Văn Thanh tin rằng, xe máy điện sẽ thay đổi thị trường gọi xe với các dịch vụ từ xe ôm, giao hàng, cho thuê, taxi.

Chủ quản của nền tảng Xanh SM gần đây đã mở rộng tại thị trường TP. HCM, đồng thời hướng tới mục tiêu phủ sóng tại 6 tỉnh, thành phố và mở rộng quy mô lên đến 90.000 xe máy điện ngay trong năm 2023.

Theo ông Thanh, lợi thế của Xanh SM là phát triển hệ sinh thái dịch vụ xe điện từ đầu, thay vì dịch chuyển từ xe xăng sang xe điện như các ứng dụng lớn trên thế giới như Grab, Uber, Gojek, Kakao Mobility, Didi hay Ola.

Theo ông Thanh, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về tỉ lệ sở hữu xe máy, với ước tính hơn 42 triệu chiếc. Và cứ mỗi năm thị trường Việt Nam lại tiêu thụ thêm 3 triệu xe, chủ yếu là xe máy xăng.

Do đó, nếu đưa vào vận hành xe máy điện, người dùng cũng như tài xế sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành, đồng thời hạn chế được việc xả thải ra môi trường.

Thực tế, trong khoảng 4 năm trở lại đây, thị trường gọi xe Việt Nam không có nhiều biến động về mặt thị phần – nhất là khi nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu luôn là: Grab, Be, Gojek. Tân binh góp mặt gần nhất là Baemin.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020, Grab là ứng dụng chiếm thị phần số một – lên tới 74,6%, với với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe. Ứng dụng Be nắm giữ vị thế số 2 với thị phần 12,4%, còn Gojek là 12,3%.

Sau đó khoảng một năm, chênh lệch thị phần giữa Grab Việt Nam và các ứng dụng khác dần được thu hẹp. Khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6/2021 cho thấy, Grab chỉ còn chiếm khoảng 60% thị phần gọi xe, Gojek chiếm 19%, và ứng dụng Be là 18%.

Do đó, để thay đổi “cuộc chơi” – hay chiếm lĩnh thị phần gọi xe vốn đã được phân chia sẵn chắc chắn sẽ là thách thức với một tân binh như Xanh SM.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Google muốn đầu tư vào công ty khởi nghiệp về AI Character.AI

Google của Alphabet đang đàm phán để đầu tư hàng trăm triệu USD vào Character.AI trong bối cảnh công ty khởi nghiệp chatbot trí tuệ nhân tạo này đang phát triển nhanh chóng và tìm vốn để đào tạo các mô hình nhằm bắt kịp nhu cầu của người dùng.

Theo Reuters, khoản đầu tư này có thể được cấu trúc dưới dạng khoản vay chuyển đổi và sẽ làm sâu thêm mối quan hệ đối tác hiện có của Character.AI với Google.

Trong đó, Character.AI sử dụng các dịch vụ đám mây của Google và Tensor Processing Units (TPUs – một mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng để tăng tốc các tính toán và thuật toán AI) để đào tạo các mô hình.

Các chatbot của Character.AI, với nhiều vai trò và phong cách khác nhau để lựa chọn, đã thu hút được người dùng trong độ tuổi từ 18 đến 24, đóng góp khoảng 60% lưu lượng truy cập trang web của nó, theo dữ liệu từ Similarweb. Nhóm người dùng này giúp công ty xác định là nhà cung cấp các trợ lý AI cá nhân vui vẻ hơn, so với các chatbot trí tuệ nhân tạo khác như ChatGPT của OpenAI và Bard của Google.

Character.AI cho biết trang web đã thu hút 100 triệu lượt truy cập hằng tháng trong 6 tháng đầu tiên kể từ khi ra mắt. Công ty cũng đang tiến hành đàm phán để huy động vốn từ các nhà đầu tư, nếu thành công có thể giúp định giá công ty lên trên 5 tỉ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok muốn kinh doanh trở lại tại thị trường Indonesia

Sau lệnh cấm kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội của Chính phủ Indonesia, ứng dụng TikTok được cho là đang đàm phán với các sàn thương mại điện tử địa phương để mở lại hoạt động này.

TikTok muốn kinh doanh trở lại tại thị trường Indonesia
TikTok muốn kinh doanh trở lại tại thị trường Indonesia

TikTok đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán với các công ty thương mại điện tử Indonesia về khả năng hợp tác, theo Reuters. Động thái này diễn ra sau một tháng khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á cấm mua sắm trực tuyến trên nền tảng truyền thông xã hội.

Theo ông Teten Masduki, Bộ trưởng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), TikTok đã đàm phán với 5 công ty thương mại điện tử đang hoạt động ở Indonesia, trong đó có ba cái tên lớn là Tokopedia, Bukalapak.com và Blibli.

Ngoài ra, Shopee và Alibaba cũng là những công ty thương mại điện tử lớn khác đang hoạt động ở Indonesia.

“Một số công ty thương mại điện tử ở Indonesia đã thảo luận với TikTok,” ông Teten nói. Các bên liên quan từ chối bình luận về thông tin này.

Bộ thương mại Indonesia đã thực hiện lệnh cấm TikTok kinh doanh thương mại điện tử vào tháng trước, nhằm bảo vệ nhóm tiểu thương truyền thống, đồng thời bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Lệnh cấm là một đòn giáng mạnh vào TikTok, khiến nền tảng chia sẻ video ngắn buộc phải đóng cửa dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop. Nền tảng này đang cùng với YouTube, Meta lên kế hoạch xin giấy phép thương mại điện tử ở Indonesia.

Ông Teten Masduki đã được Tổng thống Joko Widodo giao nhiệm vụ xây dựng các quy tắc về thương mại điện tử. Ông dự định sẽ gặp Giám đốc điều hành TikTok, Chew Shou Zi vào cuối tháng này.

Ông nói: “Tôi muốn họ cam kết có một hoạt động kinh doanh bền vững, không gây tổn hại cho các sản phẩm của SME trong nước”. Vị Bộ trưởng cho biết ông đã đề xuất thêm các quy định đối với hàng nhập khẩu  vào nước này nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

Cho đến khi ngừng hoạt động, TikTok Shop đã giao khoảng 3 triệu bưu kiện mỗi ngày ở Indonesia. Giá trị thị trường (GMV) thương mại điện tử Indonesia dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 160 tỷ USD vào năm 2030, từ mức 62 tỷ USD trong năm nay, theo báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek Holdings và Bain & Co.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube cập nhật quy trình khiếu nại bản quyền mới cho các nhà sáng tạo

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm cho bối cảnh sáng tạo nội dung thay đổi nhanh chóng và nhiều rủi ro về vi phạm bản quyền, YouTube vừa thông báo cập nhật quy trình khiếu nại bản quyền mới cho nhà sáng tạo.

YouTube cập nhật quy trình khiếu nại bản quyền mới cho nhà sáng tạo
YouTube cập nhật quy trình khiếu nại bản quyền mới cho nhà sáng tạo

Theo đó, YouTube đang tìm cách cải thiện quy trình xác nhận quyền sở hữu bản quyền (copyright) để các nhà sáng tạo nội dung có thể xác nhận quyền sở hữu một cách dễ dàng hơn, đồng thời cung cấp nhiều tùy chọn hơn mà nền tảng hy vọng là sẽ giúp nhà sáng tạo sửa đổi các nội dung được tải lên trước khi xác nhận khiếu nại bản quyền.

Các nội dung có trong email thông báo khiếu nại bản quyền sẽ được gửi kết hợp trong một email thay vì gửi riêng lẻ cho từng thông báo mới.

Khiếu nại về bản quyền trên YouTube hay việc bị sao chép nội dung từ lâu đã là một vấn đề lớn khiến không những nhà sáng tạo mà cả YouTube phải đau đầu, mặc dù hệ thống đang được cải thiện, trong đó cũng có nhiều tính năng phát hiện tự động hiện đã loại bỏ nhiều vấn đề sai phạm trong việc xác nhận quyền sở hữu.

YouTube cũng đã triển khai quy trình mới được gọi là “quy trình kiểm tra dựa trên việc học hỏi” áp dụng cho những người dùng hay nhà sáng tạo vi phạm nhiều lần các quy tắc của nền tảng, YouTube hiện cũng cho phép nhà sáng tạo kiểm tra tính bản quyền của nội dung thông qua quy trình kiểm tra trước khi xuất bản.

Mục tiêu cuối cùng của YouTube vẫn là giúp nhà sáng tạo bảo vệ các ý tưởng hay nội dung của mình trước nạn ăn cắp nội dung đang diễn ra tràn lan trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab

Mỗi biến động thăng trầm của Grab đều ảnh hưởng trực tiếp đến “đối thủ” cũ phía bên kia bán cầu là Uber, nay đang là cổ đông lớn nắm giữ gần 14% cổ phần Grab.

Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab
Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab

2022 là năm không mấy thành công của Grab khi giá cổ phiếu công ty đã sụt giảm gần 55% khi kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng, dù thua lỗ đã được thu hẹp.

Ở bên kia bán cầu, “đối thủ” cũ của Grab là Uber, ứng dụng đã nhường thị trường Đông Nam Á cho Grab, cũng ghi nhận khoản lỗ 2,1 tỷ USD cho việc nắm giữ cổ phiếu Grab. Khoản lỗ này được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh của Uber với cái tên Khoản lỗ chưa thực hiện (Unrealized Loss).

2022 cũng là năm thua lỗ kỷ lục của Uber (trên 9 tỷ USD) với đóng góp không nhỏ từ Grab.

Trước đó, năm 2021, khi Grab lên sàn chứng khoán vào cuối năm, Uber đã ghi nhận khoản lãi tương tự 1,6 tỷ USD từ khoản đầu tư vào Grab. Năm 2021, Uber chỉ lỗ chưa đến 500 triệu USD.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2021, Grab đạt mức giá 7,13 USD/cổ phiếu – thấp hơn mức giá chào sàn cách đó hơn một tháng (11 USD/cổ phiếu). Tuy nhiên, “giá vốn” khoản đầu tư của Uber vào Grab được ghi nhận chỉ có 5,54 USD/cổ phiếu. Khoản lãi khổng lồ của Uber qua Grab có được nhờ sự chênh lệch giá này.

Một khi Uber chưa thoái vốn khỏi Grab, thì các khoản lỗ/lãi từ khoản đầu tư này đều là… chưa thực hiện (Unrealized Gain/Loss).

Kết quả kinh doanh của Uber phụ thuộc rất lớn vào biến động cổ phiếu Grab, cho dù công ty này không thực sự mua vào hay bán ra cổ phiếu.

Từ đối thủ đến “đồng minh”.

Cùng là các startup được Softbank đầu tư, Uber và Grab sớm trở thành đối thủ cạnh tranh khi chia nhau thị trường gọi xe Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Năm 2018, hai bên chính thức “đình chiến” khi Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á, nhường sân chơi cho ứng dụng gọi xe lớn nhất trong khu vực bấy giờ là Grab. Đổi lại, Uber được sở hữu hơn 23% cổ phần của Grab. Tính đến cuối năm 2022, Uber vẫn là cổ đông lớn của Grab, nắm giữ 13,9% cổ phần. Đây cũng là khoản đầu tư mang đến nhiều thăng trầm cho Uber.

Từ chỗ là đối thủ, sau khi nhường thị trường cho Grab, Uber có lẽ là đối tác luôn trông chờ vào sự phát triển của Grab – đúng hơn là sự thăng hoa của cổ phiếu Grab.

Grab vừa chính thức hòa vốn trong quý III/2023 – đúng như kế hoạch mà lãnh đạo công ty này tuyên bố hồi tháng Tám. Kết quả này, cùng với mức tăng gần 9% của cổ phiếu Grab trong 9 tháng đầu năm, đã giúp Uber ghi nhận khoản lãi 171 triệu USD từ Grab và chính thức lãi 493 triệu USD trước thuế.

Nắm giữ gần 14% cổ phần của Grab (tính đến cuối năm 2022), thực tế quyền biểu quyết của Uber tại Grab chỉ là 5,9% (do hơn 63% cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của Grab do lãnh đạo công ty nắm giữ). Nói cách khác, Uber gần như không tham gia vào những quyết định điều hành kinh doanh của Grab, mà chỉ được hưởng lợi, hoặc chịu thiệt hại từ những quyết định đó, thông qua biến động giá cổ phiếu Grab.

Nếu không thoái vốn, cứ mỗi thăng trầm của cổ phiếu Grab, Uber cũng sẽ chịu tác động trực tiếp như vậy. Với số lượng cổ phiếu nắm giữ gần 536 triệu đơn vị, sự ảnh hưởng này là không nhỏ, có thể lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD.

Uber vẫn chưa thể thoái vốn khỏi Grab để cắt đứt sự phụ thuộc này, một khi giá cổ phiếu Grab đang thấp hơn “giá vốn” 5,54 USD mà công ty đã bỏ ra.

Grab không phải là đối tác duy nhất.

Grab không phải là đối tác duy nhất mà Uber nhường thị trường, bán lại mảng kinh doanh, đổi lại bằng việc sở hữu cổ phần.

2 năm trước khi rút khỏi Đông Nam Á, vào năm 2016, Uber đã rút khỏi thị trường Trung Quốc, nhường sân chơi cho ứng dụng gọi xe Didi cũng với thỏa thuận tương tự. Tính đến cuối năm 2022, Uber vẫn nắm giữ 11,8% cổ phần Didi, tương đương gần 144 triệu cổ phiếu – theo báo cáo tài chính năm 2022 của Didi.

Năm 2022, Uber gánh khoản lỗ 1 tỷ USD từ khoản đầu tư vào Didi. Trước đó, Uber thậm chí còn ghi nhận khoản lỗ tới 3 tỷ USD từ khoản đầu tư này.

Với khoản đầu tư vào startup Aurona, chuyên vận hành xe tự lái (xe tải và các phương tiện vận chuyển khác), lợi nhuận của Uber lại liên tục trồi sụt.

Năm 2020, Uber bán mảng xe tự lái cho Aurona, đổi lại nắm giữ 26% cổ phần của startup công nghệ này. Năm 2021, Uber ghi nhận khoản lãi 1,6 tỷ USD và khoản lỗ tới 3 tỷ USD vào năm 2022 cho khoản đầu tư này. 9 tháng đầu năm 2023, Uber ghi nhận 327 triệu USD lợi nhuận từ Aurona.

Những khoản đầu tư như vậy đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của Uber trong những năm gần đây. Trong khi việc thoái vốn, chấm dứt ảnh hưởng trong khi thị trường các ứng dụng gọi xe, startup công nghệ chưa vận hành ổn định, là điều không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Thư | Markettimes

Xu hướng quảng cáo 2023: Loại quảng cáo kỹ thuật số nào phổ biến nhất

Báo cáo xu hướng quảng cáo 2023 được phân tích dựa trên nhiều dữ liệu quảng cáo khác nhau về ngân sách chi tiêu, loại quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất, nền tảng quảng cáo được chi tiêu nhiều nhất và hơn thế nữa.

Xu hướng quảng cáo 2023: Loại quảng cáo kỹ thuật số phổ biến nhất
Xu hướng quảng cáo 2023: Loại quảng cáo kỹ thuật số phổ biến nhất

Nếu bạn đang là người đang làm việc trong ngành quảng cáo hay đơn giản là yêu thích tìm hiều về lĩnh vực quảng cáo, có lẽ bạn cũng từng tự hỏi liệu các đối thủ hay nhiều nhà quảng cáo trên toàn cầu đang đầu tư vào quảng cáo như thế nào, ngân sách chi tiêu của họ ra sao hay họ ưu tiên hiển thị quảng cáo trên nền tảng nào.

Những dữ liệu có được rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng chiến lược quảng cáo và cả chiến thuật phân bổ chi tiêu sao cho hiệu quả nhất.

Theo cách tiếp cận tương tự, nhằm mục tiêu giúp các Digital Marketer có nhiều dữ liệu hơn về bối cảnh quảng cáo, AdClarity thông qua việc phân tích hàng loạt dữ liệu quảng cáo từ nhiều nhà quảng cáo ở nhiều ngành khác nhau, đã đưa ra nhiều số liệu quan trọng vừa mang tính phân tích vừa đóng vai trò định hướng chiến lược và dự báo xu hướng quảng cáo trong năm 2023 và xa hơn thế nữa.

Dưới đây là tất cả những dữ liệu quan trọng đáng theo dõi nhất.

Các loại quảng cáo kỹ thuật số phổ biến nhất.

Trước khi đi vào phân tích sâu các dữ liệu quảng cáo, bạn cần xác định các loại quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) phổ biến nhất trên các nền tảng mạng xã hội, hiển thị hay video.

Dưới đây là danh sách tất cả các định dạng quảng cáo được đưa vào phân tích:

  • Banner: Là hình thức quảng cáo kết hợp giữa văn bản và hình ảnh ở định dạng dọc, ngang hoặc hình vuông. Các loại quảng cáo này xuất hiện phổ biến trên các kênh hiển thị, mạng xã hội và video.
  • Băng chuyền (Carousel): Là một chuỗi nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc video được kết hợp thành một quảng cáo. Quảng cáo băng chuyền thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram hoặc trên các quảng cáo hiển thị (Display Advertising).
  • HTML5 động: Là quảng cáo hiển thị tương tác có văn bản, hình ảnh động hoặc video được thiết kế để thu hút sự chú ý của người xem thông qua các chuyển động.
  • HTML5 tĩnh: HTML5 tĩnh là quảng cáo hiển thị tĩnh sử dụng hình ảnh tĩnh và văn bản.
  • Video trong luồng (In-stream video): Quảng cáo video xuất hiện trong các video khác trên mạng xã hội (Social Networks).
  • Được tài trợ: Là quảng cáo xuất hiện giống như một bài đăng bình thường (chủ yếu trên mạng xã hội), nhưng đã được nhà quảng cáo mua (Được tài trợ – Sponsored) để quảng cáo tài khoản của họ.
  • Video: Quảng cáo video có thể xuất hiện trên các nền tảng video như YouTube hoặc các dịch vụ phát trực tuyến khác.
  • Video nổi bật trên trang đầu (Video Masthead): Là tính năng video cho phép nhà quảng cáo đặt quảng cáo của họ ở những vị trí nổi bật nhất, chẳng hạn như trên màn hình chính của YouTube, trên nhiều thiết bị khác nhau.

Mức chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số theo ngành.

Như bạn có thể thấy, bán lẻ là ngành dẫn đầu khi xét đến tổng mức chi tiêu cho quảng cáo. Với 443,4 triệu USD mỗi tháng, ngành này đã chi nhiều hơn 95% so với ngành xếp thứ 2 là dịch vụ phát trực tuyến.

Mức chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số theo kênh.

Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội vẫn là hình thức chủ đạo với tỷ lệ chấp nhận trung bình là 51%.

Phân phối chi tiêu quảng cáo trên mạng xã hội.

Xét về các nhà xuất bản cụ thể trong lĩnh vực mạng xã hội, Facebook vẫn đứng ở vị trí số 1 với gần 2,5 tỷ USD tổng chi tiêu. Instagram với gần 600 triệu USD, cuối cùng là TikTok với con số khá khiêm tốt là hơn 58 triệu USD.

Nếu coi YouTube là mạng xã hội thay vì là nền tảng xem video, với hơn 1.3 tỷ USD chi tiêu, YouTube đứng ở vị trí số 2 sau Facebook, cao hơn nhiều so với Instagram, Twitter (X) hay cả TikTok.

Mạng xã hội là kênh phổ biến nhất cho các ngành Thời trang, Giao đồ ăn, Giáo dục Trực tuyến và ít phổ biến nhất cho ngành Trang trí nhà cửa, Thú cưng và có lẽ đáng ngạc nhiên nhất đó là ngành bán lẻ.

Trong khi các ngành như SaaS, Du lịch hay Thú cưng sử dụng nhiều video để quảng cáo, ngành truyền thông và các ứng dụng hẹn hò lại không dựa nhiều vào phương tiện này.

Thay vào đó, quảng cáo hiển thị là kênh được lựa chọn nhiều nhất cho các ứng dụng hẹn hò, bán lẻ và trang trí nhà cửa.

Các loại quảng cáo phổ biến theo ngành.

Như bạn có thể thấy, quảng cáo tĩnh HTML5 phổ biến gần như khắp mọi nơi, đặc biệt là với những thương hiệu trong ngành Bán lẻ và Du lịch hay cả với các ứng dụng hẹn hò (Dating App).

Thời gian tồn tại trung bình của các định dạng quảng cáo kỹ thuật số.

Một trong những thông tin thú vị khác hữu ích cho việc lập kế hoạch và chiến lược quảng cáo đến từ khoảng thời gian trung bình mà mỗi loại quảng cáo có thể duy trì.

Về tổng thể, quảng cáo hiển thị banner vẫn tồn tại lâu nhất ở mức trung bình là 135 ngày. Để so sánh, video có thời hạn sử dụng ngắn hơn là 53 ngày, điều này cho thấy nhu cầu tung ra nội dung mới thường xuyên hơn ở định dạng video và ít thường xuyên hơn với banner hiển thị.

Định dạng quảng cáo băng chuyền và trong luồng trên mạng xã hội theo đó có thời gian sử dụng ngắn nhất chỉ với 10-11 ngày.

Thời gian tồn tại lâu hơn của quảng cáo banner cho thấy rằng chúng được sử dụng để tiếp cận rộng rãi hơn trong các chiến dịch thương hiệu thay vì là các chiến dịch ngắn hơn ví dụ như ra mắt sản phẩm.

Các phát hiện chỉ ra rằng quảng cáo banner cũng là lựa chọn tốt nhất cho quảng cáo dài hạn, đặc biệt là đối với các thương hiệu nổi tiếng muốn duy trì sự nổi bật.

Ngược lại, video có thể có tác động lớn hơn trong các chiến dịch ngắn hạn khi doanh nghiệp hay thương hiệu cần đạt được các mục tiêu bán hàng khẩn cấp.

Kết luận.

Rõ ràng là với các thông tin có được, bạn giờ đây có thêm những góc nhìn đa chiều hơn về bức tranh chi tiêu quảng cáo và sử dụng quảng cáo ở các ngành khác nhau.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các thông tin này để xây dựng chiến lược quảng cáo, phân bổ chi tiêu hay thậm chí là để tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rằng để thành công, họ và thương hiệu của họ cần phải đại diện cho điều gì đó.

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững
Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

Việc thương hiệu đại diện cho điều gì thường là kết quả của một quá trình xác định mục đích của doanh nghiệp. Điều này nghe qua tưởng chừng như khá đơn giản, kiểu như một lời tuyên bố chung chung nào đó của doanh nghiệp, sự thật là nó sâu xa và phức tạp hơn nhiều.

Với những người làm marketing có kinh nghiệm, câu nói “Nếu bạn thực sự muốn cho thế giới thấy những gì bạn tin tưởng và ủng hộ, hãy cho chúng tôi biết bạn đã và đang bảo vệ và đại diện cho điều gì?” đã như là một phần mang tính định hướng chiến lược cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là, để xây dựng cái gọi là mục đích của doanh nghiệp hay thương hiệu, vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp không phải là tuyên bố cho người tiêu dùng của họ thấy họ đang cố gắng truyền tải điều gì, thay vào đó, thứ thực sự nên làm đó là hãy nỗ lực để chứng minh cách thương hiệu đang bảo vệ những giá trị mang tính đại diện cho thương hiệu, đồng thời chống lại những thứ đi ngược lại với giá trị này.

Hành động là quan trọng hơn cả.

Trong khi có không ít các marketer đã bắt đầu nhận ra được điều này và cũng đã bắt đầu thực hiện nó, sự thật là đa phần họ thực hiện nó một cách miễn cưỡng hơn là đi từ sự nỗ lực từ nội tại của thương hiệu.

Hãy nghĩ đến Volkswagen khi thâm nhập thị trường ô tô Mỹ, hoặc Apple, trong những ngày đầu thành lập đã luôn chứng minh rằng họ đại diện cho sự chuẩn mực, hay cả Nike luôn đồng hành cùng ý chí vươn lên của các vận động viên.

Để có thể thực sự tạo ra sự ảnh hưởng, thương hiệu nên tìm cách tạo ra các phong trào hay làn sóng mạnh mẽ hơn chỉ là các chiến dịch quảng cáo thông thường.

Mọi người (khách hàng) luôn muốn trở thành một phần của điều gì đó lớn lao hơn và các thương hiệu có thể sử dụng các nguyên tắc của các phong trào mang tính xã hội để tạo ra một khuôn khổ trong đó mọi người cảm thấy có động lực để làm điều gì đó cùng với các thương hiệu có cùng hệ giá trị (chia sẻ giá trị).

Ở khía cạnh tổng thể, khi xem đây là chiến lược mà thương hiệu cần triển khai, các marketer không chỉ nên nỗ lực để chứng minh những giá trị họ đang hướng tới, thay vào đó, điều mà họ đang đại diện và chống lại cũng quan trọng không kém.

Có một điều quan trọng và cũng là thứ làm không ít người làm marketing phải đắn đo đó là họ hay thương hiệu của họ nên “đối xử” với các đối thủ của họ như thế nào.

Trong khi theo lối suy nghĩ thông thường, họ sẽ tìm cách để đánh đổ và nói xấu đối thủ, sự thật là hiếm có thương hiệu nào có được thành công khi cố gắng để chơi xấu đối thủ, thậm chí các nghiên cứu còn chứng minh điều ngược lại, khen ngợi đối thủ có thể làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.

Ở khía cạnh người tiêu dùng, điều họ quan tâm nhất không phải là bạn đã đánh bại đối thủ của mình ra sao (và họ cũng sẽ phản đối các hành vi gian lận và chơi xấu của thương hiệu), mà là các giá trị mà thương hiệu của bạn luôn tìm cách xây dựng và bảo vệ, và trong đó có cả họ.

Trong khi các chiến lược marketing kiểu cũ (và dường như hiện không còn nhiều giá trị) luôn tìm cách để làm nổi bật một vấn đề (nỗi đau) mà sản phẩm hay dịch vụ của họ có thể giải quyết được (tốt hơn cả đối thủ cạnh tranh của họ), các chiến lược marketing mới ngày nay cần hướng tới một mục tiêu xa và rộng hơn, xây dựng giá trị mà thương hiệu đang đại diện (có lợi cho khách hàng và xã hội) và không ngừng chống lại những thứ làm suy giảm đi các giá trị đó.

Nói tóm lại, việc xác định thứ mà doanh nghiệp đang đại diện và tích cực chống lại sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn là các chiến dịch quảng cáo và marketing đơn thuần. Nhờ vào sự phát triển của mạng xã hội, và doanh nghiệp hiện có vô số cách để trò chuyện (trực tiếp) với khách hàng của mình, hãy bắt đầu hướng họ vào các kết nối liên tục của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Harvard: 5 kiểu thao túng tâm lý phổ biến chốn công sở

Phát hiện ra các kiểu hay hành vi thao túng tâm lý của người khác giúp bạn có lựa chọn sáng suốt trong công việc, thay vì bị lợi dụng.

Harvard: 5 kiểu thao túng tâm lý phổ biến chốn công sở
Harvard: 5 kiểu thao túng tâm lý phổ biến chốn công sở

Bạn có dự cảm xấu về dự án nhưng vẫn đồng ý hỗ trợ thực hiện? Đồng nghiệp hoặc đối tác công việc khẳng định có cùng quan điểm với bạn nhưng thực tế lại gây rối? Ở mức độ nào đó, bạn có thể nhận thấy nguy cơ sai lầm nhưng cuối cùng vẫn làm. Vậy chuyện gì đã diễn ra?

Nhiều biến số ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định hàng ngày của chúng ta. Bằng các chiến thuật khác nhau, một số người có thể ru ngủ, lừa dối hoặc thậm chí ép buộc chúng ta ra các quyết định có lợi cho mục đích riêng của họ.

Nói cách khác, họ thành thạo trong cách thao túng tâm lý đồng nghiệp, khiến đối phương mà họ nhắm đến ra các quyết định sai lầm như chấp nhận những dự án thiếu sáng suốt, ủng hộ những ý tưởng kém hoặc thực hiện các khoản giao dịch, đầu tư không đủ tiêu chuẩn.

Về đặc điểm chung, người thao túng cần bạn công nhận 3 giả định là sự thật – ngay cả khi chúng không rõ ràng, gồm: những người có liên quan cũng tin điều họ nói; ý kiến của họ không chỉ thực tế mà còn phù hợp với bạn; và lợi ích của bạn bị đe dọa khi muốn thách thức với quan điểm đó.

Thao túng tâm lý là gì?

Trên thực tế, “thao túng tâm lý” (gaslighting) đã lan rộng trong nhiều năm. Ông Peter Sokolowski, Tổng biên tập của Merriam-Webster, cho biết: “Đây là từ tiếng Anh được tìm kiếm rất nhiều, đặc biệt trong 4 năm qua, đến nỗi nó thực sự gây ngạc nhiên cho tôi và nhiều người”, AP dẫn lời. Người đứng đầu Merriam-Webster cũng nhận định “thao túng tâm lý” là từ được tra cứu thường xuyên mỗi ngày trong năm.

Định nghĩa của Merriam-Webster về gaslighting (danh từ) là “hành vi thao túng tâm lý của ai đó, thường kéo dài trong một khoảng thời gian dài, khiến nạn nhân nghi ngờ tính xác thực của suy nghĩ, nhận thức về thực tại hoặc ký ức của chính họ và thường dẫn đến nhầm lẫn, mất mát, nạn nhân nghi ngờ về sự tự tin và lòng tự trọng, không chắc chắn về cảm xúc hoặc tinh thần ổn định, phụ thuộc vào kẻ thao túng tâm lý”.

Gaslighting là công cụ ghê tởm thường được những kẻ lạm dụng sử dụng trong các mối quan hệ. Nó có thể xảy ra trong chính trị hoặc mối quan hệ tình cảm, gia đình hoặc bạn bè.

Các kiểu thao túng tâm lý phổ biến trong công việc hay ở chốn công sở.

Đánh cắp tín nhiệm.

Sarah, giám đốc một công ty chuyên tổ chức hội nghị công nghệ, cần tìm diễn giả cho sự kiện sắp tới. Khi ấy, một chuyên gia tham gia ứng cử, cho biết từng làm việc với Amazon, PayPal, Stripe và những thương hiệu lớn khác. Anh cũng muốn truyền cảm hứng cho các nhà sáng lập xuất thân từ tầng lớp trung lưu.

Quá ấn tượng, Sarah mời anh làm diễn giả. Nhưng sau vài phút thuyết trình, cô thấy hối hận. Chuyên gia không đưa ra lời khuyên nào cho khán giả mà lại giới thiệu các dịch vụ của bản thân. Thậm chí, anh còn tung chương trình “giảm giá đặc biệt một lần” cho dịch vụ ấy.

Sau thất bại này, Sarah điều tra xem bản thân bỏ lỡ điều gì về anh ta. Cô biết khách hàng của anh thực sự là nhân viên của Amazon, PayPal, Stripe nhưng không phải là các công ty đó. Chuyên gia mà Sarah mời đã gắn bản thân với các thương hiệu mà anh biết sẽ gây ấn tượng với cô, đồng thời gắn uy tín của họ cho mình.

Kinh nghiệm rút ra từ trường hợp này là khi có ai đó tự giới thiệu các quan hệ của mình, bạn nên kiểm tra tính xác thực. Hãy đặt nghi vấn chính xác mối liên hệ của người đó với những thương hiệu hay nhân vật mà họ đề cập là gì. Nếu không, bạn có thể rơi vào bẫy của những người thích đánh cắp tín nhiệm.

Chiếm sự ủng hộ bằng nỗi sợ.

Tuy thường có thiện cảm với người cùng sở thích, chúng ta lại có xu hướng thích ngay lập tức người có cùng quan điểm tiêu cực. Vì vậy, cần lưu ý rằng việc có chung cảm xúc tiêu cực có thể gắn kết mọi người nhưng cũng có thể bị lợi dụng để thao túng tâm lý.

Hãy xem xét kỹ bất kỳ chiêu trò nào liên quan đến mối đe dọa chung. Ví dụ, nếu ai đó nói về nỗi sợ của họ giống như bạn; hay khẳng định cũng bất bình đối với người, tình huống, hoặc thương hiệu mà bạn đối diện thì nên cảnh giác.

Cách họ sử dụng mối đe dọa chung rất quan trọng. Họ đề cập đến nó, do đó chính là vấn đề họ thực sự muốn giải quyết? Hay mối đe dọa chung này không có mục đích nào khác ngoài việc giúp họ gắn kết với bạn? Nếu ai khơi dậy sự tức giận hay nỗi sợ của bạn chỉ để thể hiện đồng quan điểm, họ đang khiến bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì họ sẽ nói tiếp theo.

Giả mạo xác nhận thị trường.

Sau khi hợp tác với một thương hiệu mà không đạt hiệu quả doanh số, Jordan, một giám đốc Marketing, đã xem lại các nghiên cứu thị trường của thương hiệu này nhằm tìm hiểu vấn đề sai ở đâu. Anh nhận thấy các nghiên cứu chỉ mang tính giả thuyết và không nêu tên khách hàng thực tế. Thương hiệu này cũng khoe có lượng người truy cập lớn trên mạng xã hội nhưng mức độ tương tác lại thấp, cho thấy có thể có những người theo dõi “ảo”.

Đối với những người thao túng, làm giả xác nhận thị trường là mục tiêu dễ đạt. Họ hiểu có lượng khách hàng đông đảo hay bản thân nổi tiếng sẽ dễ gây được lòng tin của đối phương. Và họ hy vọng chúng ta sẽ tin những thông tin này là thật.

Hãy dành thời gian điều tra nguồn số liệu thị trường chi tiết mà đối tác công việc của bạn chia sẻ để tạo hình ảnh có lợi cho họ. Ứng dụng các công cụ, phương pháp thống kê, định lượng và phân tích dữ liệu web để xem mức độ tương tác trên mạng xã hội của đối tác đó, hơn là tin vào số lượt người theo dõi (follower).

Hạ uy tín đối thủ cạnh tranh.

Michael, giám đốc bán hàng của thương hiệu đồ uống dinh dưỡng, muốn hợp tác với một nhà phân phối địa phương. Nhưng có thương hiệu khác nhảy vào và nhà phân phối chỉ có thể chọn một để ký hợp đồng độc quyền.

Vì thế, Michael xuất chiêu. Anh nói với nhà phân phối rằng nhãn hiệu kia sẽ là lựa chọn mạo hiểm vì sản phẩm không được hiệp hội khoa học dinh dưỡng tin dùng và nhiều người xem nó “không an toàn”. Bằng cách đó, anh ngụ ý hợp tác sẽ có hại đến danh tiếng của nhà phân phối và thậm chí vướng trách nhiệm pháp lý.

Không có gì sai khi phê bình chất lượng hay sự phù hợp của sản phẩm cạnh tranh. Nhưng cố gắng hạ bệ uy tín đối thủ chính là thao túng tâm lý. Nếu ai đó chia sẻ những thông tin bất lợi về đối thủ cạnh tranh trong ngành của họ, bạn cần phải phân tích sự thật thông qua các đặc điểm.

Tìm hiểu kỹ nhận định “mọi người nghĩ” hoặc “cộng đồng tin tưởng” nhằm tìm ra ai thực sự nói điều gì. Chính xác những từ họ nói là gì? Họ sử dụng từ “không an toàn”, hay đó chỉ là một cách mô tả? Cách các bên liên quan khác diễn giải thông tin từ nguồn này, và họ có động cơ gì?

Chia rẽ và chinh phục.

Cade, giám đốc chuỗi cung ứng trong một công ty, không được đồng nghiệp tin tưởng vì luôn tham vọng quyền lực. Anh xin phép phó chủ tịch thành lập và điều hành ủy một ban giám sát. Bên ngoài, ủy ban này sẽ bảo vệ công ty khỏi những rủi ro – nhưng cung cấp cho Cade quyền truy cập nhật ký dự án riêng của các quản lý khác. Phó chủ tịch không bị thuyết phục, nhưng nói với Cade rằng sẽ cân nhắc nếu những người khác đồng ý.

Vì thế, Cade trưng cầu ý kiến các trưởng bộ phận. Anh nói với họ rằng bản thân đã nhận được hỗ trợ từ Phó chủ tịch. Các trưởng bộ phận không muốn đụng chạm, vì vậy họ chấp thuận. Sau đó, Cade nói với Phó chủ tịch rằng các trưởng bộ phận đều đồng ý, và ông cũng miễn cưỡng đồng ý.

Mọi người đều cảnh giác khi trao quyền giám sát cho Cade. Nhưng họ không muốn thách thức sếp và đồng nghiệp nên không ai lên tiếng. Vì vậy, Cade cho phó chủ tịch thấy được điều trông giống như “”nhất trí ủng hộ”.

Chiến thuật chia rẽ và chinh phục này trong tâm lý học được gọi là “vô tri đa nguyên”. Nó hoạt động bằng cách gây ra nỗi lo sợ giữa các thành viên trong nhóm khi phản đối một ý kiến tệ vì lầm tưởng bản thân đơn độc chống đối.

Nếu thấy bản thân bị áp lực phải chấp nhận đồng thuận một điều gì đó không ổn, hãy điều tra liệu nó có thực sự được số đông ủng hộ hay không. Hỏi đồng nghiệp xem họ thích điều gì ở ý tưởng này và thấy nó hữu ích như thế nào. Hãy chú ý đến ngữ điệu của họ. Họ hào hứng đầy thuyết phục hay chỉ đơn thuần chấp nhận?

Một số cách có thể áp dụng như tạo cơ hội cho những phản hồi thẳng thắn bằng cách tự nhận bạn cũng đang bối rối: “Tôi không chắc về vấn đề X. Anh/chị có tin đây là hướng đi đúng?”. Khảo sát ẩn danh cũng là một biện pháp.

Cuối cùng, nên lưu ý rằng người thao túng tâm lý đồng nghiệp không sử dụng lý lẽ mạnh mẽ nhất thuyết phục chúng ta. Họ chỉ khai thác nhu cầu ủng hộ và kết nối của chúng ta, hoặc lợi dụng nỗi sợ của chúng ta.

Chúng ta chỉ cần phát hiện những mánh thao túng như thông tin lập lờ, giả định sai lầm, đồng cảm quá mức với các vấn đề tiêu cực. Vì vậy, bạn hãy đặt nghi vấn và kiểm tra thông tin trước khi ra quyết định, khiến hành vi thao túng thất bại. Và nhiều khi, những người khác sẽ cám ơn bạn vì đã tỉnh táo kịp thời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau, tương tự thiết bị chạy Android.

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store
Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store

Sau khi phân tích bản thử nghiệm iOS 17.2, trang công nghệ 9to5mac phát hiện những chi tiết cho thấy iPhone sắp hỗ trợ tải ứng dụng ngoài App Store. Cụ thể, Apple đặt tên một giao diện lập trình ứng dụng (API) là “Managed App Distribution”, qua đó cho phép nhà phát triển thiết lập cửa hàng app của riêng mình.

Ở mức độ sâu hơn, API này chi phối quá trình tải xuống, cài đặt và cập nhật ứng dụng từ nguồn bên ngoài. Thậm chí, nó còn có thể kiểm tra tính tương thích của một app bất kỳ với thiết bị hoặc phiên bản iOS hiện hành, tương tự những gì App Store đang làm.

Bên cạnh đó, iOS 17.2 cũng chứa tài liệu về trình khóa theo khu vực trong API. 9to5mac đánh giá đây là cách Apple hạn chế tính năng tải ứng dụng từ nguồn ngoài ở một số quốc gia, nhằm đáp ứng yêu cầu từ cơ quan quản lý địa phương.

Mặc dù đại diện Apple chưa đưa ra bình luận tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng các quy định mới về chống độc quyền đang buộc Apple phải thay đổi.

Trong nhiều năm, Apple liên tục phản đối “sideloading”, thuật ngữ chỉ việc cài đặt phần mềm mà không thông qua cửa hàng ứng dụng chính thức, vốn tồn tại trên thiết bị Android, Window và máy tính Mac. Hãng cho rằng việc tải ứng dụng từ nguồn lạ sẽ gây mất an toàn, đồng thời làm suy yếu quyền riêng tư.

“Các công ty ‘đói’ dữ liệu có thể tránh được quy tắc về bảo mật của chúng tôi và theo dõi người dùng”, Tim Cook, CEO Apple, nói. Ngoài ra, ông cảnh báo người dùng iPhone đứng trước nguy cơ tải nhầm phần mềm chứa mã độc và bị đánh cắp dữ liệu.

Tuy nhiên, đầu năm nay, Apple buộc phải thay đổi để đáp ứng Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của Liên minh châu Âu, dự kiến áp dụng từ tháng 3/2024. Một số điều khoản trong đó yêu cầu nhà sản xuất điện thoại cho phép người dùng cài đặt app từ bất cứ nguồn nào họ muốn. Nếu không tuân thủ, Apple có thể bị phạt lên đến 20% doanh thu toàn cầu.

Một số nguồn tin cho biết, bên cạnh việc tuân thủ luật, Apple cũng đang xem xét ý tưởng tính phí xác minh ứng dụng, vốn được áp dụng trên máy tính Mac, giúp đảm bảo an toàn khi người dùng cấp quyền cài đặt phần mềm bên ngoài kho ứng dụng của hãng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mika: CEO người máy dựa trên công nghệ AI đầu tiên trên thế giới

Trong kỷ nguyên mới, thời đại mà nhiều người đang lo lắng về việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay thế công việc của họ, mới đây một doanh nghiệp thông báo rằng đã bổ nhiệm CEO mới là một người máy (robot) hình người được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.

Mika: CEO người máy dựa trên công nghệ AI đầu tiên trên thế giới
Mika: CEO người máy dựa trên công nghệ AI đầu tiên trên thế giới

Cụ thể, Dictador, một thương hiệu rượu mạnh có trụ sở tại Cartagena của Colombia, đã gây sốt khi bổ nhiệm Mika, người được miêu tả là một người máy, làm CEO mới. Mika là sản phẩm của dự án nghiên cứu giữa Hanson Robotics và Dictador. Hanson Robotics cũng chính là đơn vị đã tạo ra Sophia, robot hình người nổi tiếng trên các không gian mạng.

Trong một video từ Dictador, Mika cho biết “với các thuật toán học máy và AI tiên tiến, tôi có thể đưa ra (quyết định) dựa trên dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.

Tôi thực sự không có ngày cuối tuần. Tôi làm việc 24/7, sẵn sàng đưa ra các quyết định điều hành và hơn thế nữa”. Mika cũng nói thêm rằng nó không có thành kiến cá nhân, đảm bảo các lựa chọn chiến lược sẽ dựa trên các ưu tiên lợi ích tốt nhất của tổ chức.

Nhấn mạnh vào việc cô giỏi hơn các CEO hiện tại bao gồm cả Elon Musk của Tesla và Mark Zuckerberg của Meta (Facebook, Instagram), cô nói: “Trên thực tế, việc hai ông trùm công nghệ quyền lực đánh nhau trong lồng (ám chỉ tranh cãi về trận đấu trong lồng kiểu MMA giữa họ) không phải là giải pháp để cải thiện tình hình hay mức độ hiệu quả của các nền tảng của họ”.

Cô nói thêm rằng cả hai CEO đều đã “chứng minh rằng tinh thần kinh doanh và công nghệ có thể là công cụ mạnh mẽ để tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội”.

David Hanson, Giám đốc điều hành của Hanson Robotics chia sẻ:

“Tôi thực sự cảm thấy rằng chúng ta cần dạy AI cách quan tâm đến con người để AI thực sự an toàn, thực sự tốt. Tôi nghĩ nhân bản hóa đó là một hướng đi rất quan trọng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhiều nền tảng phát trực tuyến rời thị trường Việt Nam

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, một số kênh, nền tảng truyền hình rút khỏi Việt Nam do không đáp ứng quy định mới và thay đổi mô hình kinh doanh.

Nhiều nền tảng phát trực tuyến rời thị trường Việt Nam
Nhiều nền tảng phát trực tuyến rời thị trường Việt Nam

Từ tháng 10, các kênh National Geographic, Nat Geo Wild và Baby TV, Mezzo Live ngừng phát sóng tại một số thị trường, trong đó có Việt Nam.

Trước đó là Paramout Network, Baby First, còn từ 2021 cũng có 14 kênh nước ngoài không còn hoạt động ở thị trường trong nước. Đến đầu tháng 11, nền tảng OTT truyền hình Prime Video của Amazon ngừng hoạt động ở Việt Nam sau bảy năm.

Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, một trong những lý do các kênh truyền hình trên ngừng phát sóng là sự chuyển hướng kinh doanh của đơn vị sở hữu kênh.

“Việc rút kênh là bất khả kháng do thay đổi từ phía nhà cung cấp. Tuy nhiên các dịch vụ truyền hình trả tiền từng phát sóng những kênh này phải có biện pháp để đảm bảo quyền lợi người dùng”, ông Lâm nói tại cuộc họp báo tuần này.

Ông cho biết Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử sẽ gửi yêu cầu đến các nhà cung cấp dịch vụ trong nước thông báo về hướng xử lý.

Phần lớn kênh ngừng phát sóng thời gian qua thuộc sở hữu của Disney. Hãng này có sự thay đổi mạnh mẽ khi ra mắt nền tảng Disney+ tương tự Netflix. “Họ cho rằng tương lai không nằm ở truyền hình truyền thống, mà ở dịch vụ video theo yêu cầu.

Vì vậy từ khi ra OTT Disney+, họ có chiến lược thôi cung cấp kênh truyền thống, và dồn tất cả cho ứng dụng”, ông Lâm giải thích. Trong khi đó, hãng cũng chưa triển khai Disney+ tại Việt Nam, khiến người dùng trong nước không thể xem các nội dung mà đơn vị này sở hữu như trước.

Tuy nhiên, ngay cả khi cung cấp dưới dạng OTT, một số nền tảng xuyên biên giới cũng đối mặt với thách thức tại Việt Nam. Trước đây, thị trường Việt có các tên tuổi lớn từ nước ngoài chuyên cung cấp nội dung truyền hình và phim ảnh là Netflix, Apple, Amazon, Tencent, Iqiyi và Hồ Nam. Từ tháng 11, danh sách này không còn Prime Video của Amazon.

Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, các dịch vụ trên phải xác định mô hình kinh doanh tại Việt Nam là cung cấp dịch vụ truyền hình, hay phim.

Nếu là phim, họ phải tuân thủ luật Điện ảnh sửa đổi và phải gỡ các nội dung truyền hình. Nếu cung cấp truyền hình, các dịch vụ phải làm thủ tục cấp theo Nghị định 71 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, có hiệu lực đầu năm nay.

“Sau khi nhận được yêu cầu quyết liệt từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông, Netflix đã chọn cung cấp cả phim và truyền hình trả tiền. Trong khi đó, các dịch vụ còn lại chọn cung cấp phim và hạ các chương trình truyền hình trên nền tảng OTT”, ông Do nói.

Riêng Prime Video, ông Do cho biết sau những lần làm việc, đơn vị này đánh giá “thị trường Việt Nam còn nhỏ”. “Khi tuân thủ quy định và hạ chương trình, họ thấy mô hình kinh doanh ở Việt Nam chưa thực sự phù hợp, nên rút khỏi thị trường”, ông nói. Còn Netflix đã nộp hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định và đang được thẩm định.

Theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, các động thái này là phù hợp, thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xuyên biên giới khi vào Việt Nam. Trước đây, những nền tảng này hưởng lợi so với nền tảng trong nước vì quy định chưa phủ đến. Một số dịch vụ có hành vi vi phạm như không đóng thuế, phát hành nội dung bị cấm.

“Khi phủ quy định một cách bình đẳng, đã có một số doanh nghiệp chọn không hoạt động ở Việt Nam nữa. Việc tuân thủ quy định pháp luật dẫn tới thay đổi mô hình kinh doanh cũng là điều bình thường của doanh nghiệp”, ông Do nói.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông tính đến tháng 10, số thuê bao truyền hình trả tiền tại Việt Nam đạt 18,7 triệu, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu truyền hình trả tiền tính đến quý III/2023 đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Suntory PepsiCo mang về bao nhiêu doanh thu mỗi năm tại Việt Nam

Dẫn đầu thị trường đồ uống không cồn, năm 2022 Suntory PepsiCo đạt doanh thu hơn 23.700 tỷ đồng và hơn 3000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Suntory PepsiCo mang về bao nhiêu doanh thu mỗi năm tại Việt Nam
Suntory PepsiCo mang về bao nhiêu doanh thu mỗi năm tại Việt Nam

Thị trường nước giải khát Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng và sôi động. Không chỉ là nơi cạnh tranh của các “ông lớn” như Suntory PepsiCo, URC, Coca-Cola mà còn có sự tham gia của các tập đoàn nội địa lớn như Tân Hiệp Phát. Đây là cuộc chạy đua khốc liệt về doanh số bán hàng đồng thời còn là cuộc thiết lập xu hướng đồ uống mới và lành mạnh hơn.

Trong các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường đồ uống không cồn tại Việt Nam, Suntory PepsiCo hiện là quán quân cả về doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Cụ thể, tại Báo cáo thị trường đồ uống không cồn (Ngành F&B) Việt Nam của Vietdata năm 2022 do Vietdata công bố mới đây cho thấy, doanh thu Suntory Pepsico ghi nhận xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2020 – 2022.

Cụ thể, năm 2020, doanh thu của thương hiệu đạt hơn 17,2 nghìn tỷ đồng. Con số này tăng nhẹ 1% vào năm 2021 sau đó tăng thêm 36.3% vào năm 2022, đạt hơn 23,7 nghìn tỷ đồng.

Về lợi nhuận sau thuế, năm 2020, lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 2,5 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận giảm 7.8% vào năm 2021. Sau đó, vào năm 2022 ghi nhận mức tăng thêm 37,8% so với năm 2021, đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng.

Về Công ty Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB), theo thông tin tự giới thiệu, doanh nghiệp ra đời từ ngày 24/12/1991 với tên gọi Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC). PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1994 thông qua liên doanh với IBC.

Tháng 4/2013, liên minh chiến lược Suntory Pepsico Việt Nam ra đời, kết hợp giữa Suntory Holdings Limited và Pepsico Inc. SPVB, công ty 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất đồ uống không cồn và nước khoáng.

Trải qua nhiều năm phát triển, thương hiệu đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau từ: nước uống có ga, nước tăng lực, trà, cafe, nước trái cây,… tương ứng với 10 thương hiệu nổi con nổi tiếng như: Pepsi, Sting, Tropicana, 7Up, Lipton,…

Những năm qua, Suntory PepsiCo liên tục mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam. Tháng 2/2023, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ vừa cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều chỉnh lần thứ 5) cho Dự án Suntory Pepsico Cần Thơ của Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory Pepsico Việt Nam.

Theo đó, Suntory Pepsico Cần Thơ tăng thêm vốn đầu tư trên 965 tỷ đồng, tương đương 38,8 triệu USD để đầu tư dây chuyền trà, nước uống tinh khiết mới.

Dự kiến trong quý II/2024, Công ty sẽ đưa dây chuyền trà chính thức hoạt động. Quý IV/2024, sẽ đưa dây chuyền nước uống tinh khiết chính thức hoạt động.

Dự án Nhà máy Cần Thơ – Pepsico Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu vào năm 2008, với vốn đăng ký đầu tư là 15 triệu USD. Qua các lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay Dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1.631 tỷ đồng, tương đương 70,8 triệu USD.

Địa điểm thực hiện dự án tại Khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, với diện tích mặt đất sử dụng 69.379 m2 ; các sản phẩm, dịch vụ cung cấp là đồ uống không cồn, nước khoáng, với công suất thiết kế 652 triệu lít/năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lê Sáng | Markettimes

Nghiên cứu: Nhiều người dùng TikTok và Instagram sẵn sàng từ bỏ ứng dụng nếu nhận được một khoản tiền nhỏ

Nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều người dùng TikTok và Instagram sẵn sàng từ bỏ sử dụng mạng xã hội để đổi lấy một khoản phí hay số tiền nhỏ.

Nghiên cứu: Nhiều người dùng TikTok và Instagram sẵn sàng từ bỏ ứng dụng nếu nhận được một khoản tiền nhỏ
Nghiên cứu: Nhiều người dùng TikTok và Instagram sẵn sàng từ bỏ ứng dụng nếu nhận được một khoản tiền nhỏ

Theo số liệu từ một nghiên cứu mới đây, nhiều người dùng mạng xã hội TikTokInstagram sẵn sàng từ bỏ việc sử dụng ứng dụng để đổi lấy một khoản tiền nhỏ.

Cụ thể, theo công bố của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Mỹ), người dùng TikTok sẵn sàng từ bỏ ứng dụng để nhận được 59 USD trong 4 tuần, số tiền để người dùng từ bỏ Instagram trong thời gian tương ứng là 47 USD.

Điều này có nghĩa là nhiều người dùng mạng xã hội sẽ sẵn sàng bỏ thói quen lướt các nền tảng để đổi lấy một khoản tiền nhỏ.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng người dùng sẽ sẵn sàng trả 28 USD và 10 USD “để yêu cầu những người khác, bao gồm cả chính họ, tắt TikTok và Instagram.”

Khái niệm “cái bẫy của sản phẩm thị trường” (product market trap) cũng được các nhà nghiên cứu đưa ra dùng để mô tả các nền tảng mạng xã hội, mạng xã hội không phải chỉ là mạng lưới hay công cụ hỗ trợ giao tiếp như nhiều người vẫn nghĩ, nó chính là một sản phẩm.

Trong khi theo số liệu từ báo cáo, có đến 64% và 48% người dùng TikTok và Instagram đang “trải nghiệm nhiều thứ tiêu cực từ sự tồn tại của sản phẩm”, họ vẫn muốn được bồi thường tài chính để xoá bỏ tài khoản hay tạm ngừng sử dụng.

Khi các nền tảng mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông xã hội vẫn là nguồn tài nguyên quan trọng đối với những ai đang tìm kiếm một cách thức thuận tiện để cập nhật thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp và hơn thế nữa, không ít người coi việc sử dụng mạng xã hội là bắt buộc dù nó có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ đến mức nào.

Điều thú vị là, với những người tham gia nghiên cứu không có tài khoản TikTok hoặc Instagram, họ sẵn sàng trả lần lượt lên tới 67 USD và 39 USD để “yêu cầu người khác vô hiệu hóa” tài khoản của họ trên các nền tảng đó, bạn bè của họ không sử dụng có nghĩa là mọi thứ trở nên kém quan trọng hơn.

Nghiên cứu cho biết: “Nhìn chung, bằng chứng của chúng tôi cho thấy sự tồn tại của một cái gọi là bẫy truyền thông mạng xã hội đối với một bộ phận lớn người dùng, những người cho rằng việc sử dụng sản phẩm là tối ưu ngay cả khi họ trải nghiệm nhiều thứ tiêu cực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Meta phớt lờ các thuật toán gây hại trên Facebook và Instagram

CEO Meta Mark Zuckerberg được cho là “liên tục cản trở” những đề xuất ​​​​đảm bảo an toàn cho thanh thiếu niên trên Facebook và Instagram, phớt lờ các đề xuất nhằm cải thiện những bộ lọc nội dung và thuật toán gây hại trên Facebook và Instagram từ cấp dưới.

CEO Meta phớt lờ các thuật toán gây hại trên Facebook và Instagram
CEO Meta phớt lờ các thuật toán gây hại trên Facebook và Instagram

Theo tài liệu nội bộ vừa được công bố trong vụ kiện của bang Massachusetts nhắm vào Meta, Mark Zuckerberg đã phớt lờ hoặc dập tắt đề xuất từ cấp dưới về vấn đề an toàn cho người dùng thanh thiếu niên trên hai nền tảng Facebook và Instagram.

Theo CNN, các tiết lộ mới cho thấy sức ảnh hưởng tuyệt đối của Zuckerberg tại Meta với những quyết định có thể gây tổn hại tới hàng tỷ người dùng. Các lãnh đạo Meta cũng gặp khó khi muốn nâng cao trải nghiệm cho người dùng nhưng lại trái ý ông chủ.

Từ chối các đề xuất an toàn.

Theo tài liệu, người đứng đầu Instagram Adam Mosseri và Chủ tịch phụ trách vấn đề toàn cầu của Meta Nick Clegg từng đề nghị Zuckerberg “phải làm nhiều việc hơn nữa” để bảo vệ hơn 30 triệu thanh thiếu niên sử dụng Instagram ở Mỹ. Dù vậy, ông chủ Meta không nghe theo.

Ví dụ, năm 2019, Zuckerberg phủ quyết đề xuất vô hiệu hóa “bộ lọc sắc đẹp” của Instagram. Đây là tính năng cho phép thay đổi diện mạo hình ảnh, nhưng lại khiến người dùng trẻ gặp áp lực cũng như “thúc đẩy những kỳ vọng phi thực tế về hình ảnh cơ thể”, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Zuckerberg được cho là đã xem xét trong nhiều tháng và đến tháng 4/2020, ông email cho cấp dưới, khẳng định người dùng có nhu cầu sử dụng bộ lọc, trong khi “không có dữ liệu nào” cho thấy những bộ lọc này gây hại.

Bất chấp quyết định của Mark Zuckerberg, các cấp phó như Adam Mosseri, Giám đốc chính sách Instagram Karina Newton, người đứng đầu Facebook Fidji Simo và Phó chủ tịch thiết kế sản phẩm Meta Margaret Gould Stewart đều cho rằng các bộ lọc hay thuật toán thực sự gây hại.

Stewart đề nghị vô hiệu hóa bộ lọc làm đẹp trên nền tảng và trích dẫn các ý kiến từ giới học giả và cố vấn Meta. Còn Newton cũng viết email nói việc loại bỏ sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều bộ phận. Nhưng khi Giám đốc Công nghệ Andrew Bosworth đại diện đặt vấn đề, Zuckerberg từ chối.

“Tôi tôn trọng quyết định của ông”, Stewart gửi email cho Zuckerberg sau đó. “Nhưng tôi không nghĩ đó là quyết định đúng đắn khi xét đến những rủi ro. Tôi hy vọng nhiều năm sau nữa, ông sẽ vẫn cảm thấy hài lòng về quyết định đó”.

Nhiều sự lo lắng

Tháng 8/2021, Clegg tiếp tục gửi lên Zuckerberg về kế hoạch giảm thiểu những vấn đề liên quan đến nội dung sử dụng chất gây nghiện, tự làm hại bản thân và hành vi bắt nạt. Kế hoạch này được đưa ra từ vài tuần trước khi Frances Haugen phơi bày bí mật nội bộ của Meta với truyền thông.

Đến tháng 10, Adam Mosseri viết thư cho Nick Clegg về việc nên có thêm nhân sự kiểm soát nền tảng. Clegg trình bày với Zuckerberg nhưng ông im lặng một tháng, sau đó Meta thông báo “nhân sự quá hạn chế để đáp ứng yêu cầu”.

Một giám đốc sản phẩm khác là David Ginsberg cũng nói với Zuckerberg rằng các dịch vụ của Meta đang có tác động tiêu cực đến người dùng và nêu các biện pháp thay đổi. Ông không nhận được phản hồi từ CEO, trừ thư của giám đốc tài chính nói rằng “đội ngũ lãnh đạo Meta từ chối tài trợ sáng kiến này”.

Arturo Bejar, cựu giám đốc kỹ thuật của Facebook và vừa điều trần trước Quốc hội Mỹ tuần này, cũng khẳng định Instagram nhiều lần không quan tâm đến các cảnh báo nội bộ.

Sau khi tài liệu được công bố trong vụ kiện, phát ngôn viên Meta Andy Stone cho biết bộ lọc làm đẹp vẫn được sử dụng trên các mạng xã hội khác nhau cũng như smartphone.

Ông nhấn mạnh các bộ lọc “thúc đẩy phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi màu da hoặc giảm cân quá mức” bị cấm trên Instagram, đồng thời cho biết nền tảng đang cung cấp 30 công cụ để hỗ trợ thanh thiếu niên và gia đình kiểm soát nội dung độc hại trên đó.

Trong khi đó, giới công nghệ chỉ trích gay gắt nhằm vào Zuckerberg. “Tài liệu đang chứng minh Zuckerberg không quan tâm đến bảo vệ quyền riêng tư hoặc sự an toàn của bất kỳ ai”, Sacha Haworth, Giám đốc tổ chức Tech Oversight Project, nói. “Sự thối rữa đã lan đến tận cùng”.

Zamaan Qureshi, đồng chủ tịch của liên minh thúc đẩy thay đổi về sản phẩm và quy định truyền thông xã hội Design It For Us, cho rằng các giám đốc cấp cao của Meta cũng có những khó khăn riêng khi làm việc dưới quyền Zuckerberg.

“Giờ đây, chúng ta biết ngay cả lãnh đạo cấp cao cũng không thể thuyết phục được Zuckerberg”, Qureshi nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Việc YouTube tự sử dụng mã để loại bỏ trình chặn quảng cáo vi phạm luật riêng tư của châu Âu

Việc YouTube sử dụng các đoạn mã (JavaScript code) để chặn trình chặn quảng cáo (Adblocker) là bất hợp pháp ở EU.
Việc YouTube tự sử dụng mã để loại bỏ trình chặn quảng cáo vi phạm luật riêng tư của châu Âu
Việc YouTube tự sử dụng mã để loại bỏ trình chặn quảng cáo vi phạm luật riêng tư của châu Âu
Theo ông Alexander Hanff, chuyên gia về quyền riêng tư, hành động YouTube tự động loại bỏ khả năng sử dụng của các trình chặn quảng cáo mà không hỏi ý kiến của người dùng là vi phạm luật riêng tư tại châu Âu (DPC). Chuyên gia này mới đây cũng đã nộp đơn khiếu nại lên DPC. “Các tập lệnh giúp YouTube phát hiện và loại bỏ AdBlock là phần mềm gián điệp, việc triển khai chúng mà không có sự đồng ý của người dùng và các bên liên quan là không thể chấp nhận được.” “Tôi coi bất kỳ việc triển khai công nghệ nào có thể được sử dụng để theo dõi thiết bị của tôi đều là phi đạo đức và bất hợp pháp trong hầu hết các tình huống.” Nếu đơn kiện được chấp nhận, YouTube sẽ phải chấm dứt việc loại bỏ trình chặn quảng cáo, điều này có nghĩa là người dùng sẽ có thể tiếp tục sử dụng công cụ này. Ông Hanff cũng tuyên bố rằng YouTube đang vi phạm Điều 5.3 của Chỉ thị về quyền riêng tư điện tử (ePrivacy Directive), trong đó nêu rõ rằng các trang web phải xin phép trước khi tiến hành lưu trữ hoặc truy cập thông tin của người dùng trên thiết bị. Chuyên gia về quyền riêng tư này cũng tuyên bố rằng YouTube cũng đang vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền. Người phát ngôn của YouTube cho biết: “Việc sử dụng trình chặn quảng cáo vi phạm Điều khoản dịch vụ của YouTube. Chúng tôi đã thông báo toàn cầu nhằm kêu gọi những người xem đã bật trình chặn quảng cáo tiếp tục cho phép hiển thị quảng cáo trên YouTube hoặc dùng thử gói YouTube Premium để xem video không có quảng cáo.” “Mô hình xem video có hỗ trợ quảng cáo của YouTube hỗ trợ hệ sinh thái nhà sáng tạo đa dạng và cung cấp cho hàng tỷ người trên toàn cầu quyền truy cập vào nội dung miễn phí có quảng cáo. Các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube nhận được phần lớn doanh thu quảng cáo cho các video dạng dài trên YouTube.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược tăng trưởng mới của Meta với WhatsApp

Ngày Facebook mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD gần một thập kỷ trước, Mark Zuckerberg tuyên bố không can thiệp nhiều vào ứng dụng. Lời hứa được giữ vững ngay cả khi WhatsApp thu hút được rất nhiều người dùng trên toàn cầu, song đến năm 2019, CEO Meta bắt đầu thay đổi hướng đi để khai thác tiềm năng ứng dụng. 

Chiến lược tăng trưởng mới của Meta với WhatsApp
Chiến lược tăng trưởng mới của Meta với WhatsApp

Hiện tại, WhatsApp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Meta. Hơn một nửa số người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 35 sở hữu smartphone đã cài đặt WhatsApp – một trong những dịch vụ phát triển nhanh nhất của Meta tại thị trường lớn.

Hiện quảng cáo trên Facebook và Instagram đang thúc đẩy người dùng đi tới WhatsApp và dịch vụ nhắn tin chị em Messenger. Chúng được kỳ vọng sẽ mang lại 10 tỷ USD doanh thu cho Meta.

“Nếu bạn đang hình dung về một nền tảng mạng xã hội riêng tư trong tương lai, tôi nghĩ nó sẽ giống WhatsApp”, Zuckerberg nói.

WhatsApp chính là lời nhắc nhở Mark Zuckerberg rằng cốt lõi Meta vẫn là một doanh nghiệp phát triển từ ứng dụng xã hội, bất chấp hàng tỷ USD đổ vào metaverse và AI. Trong ‘Năm hiệu quả’, WhatsApp trở thành một trong những trụ cột giúp Meta duy trì mức tăng trưởng doanh số ổn định và thu hút các nhà đầu tư Phố Wall.

“Ai cũng điện thoại di động và về cơ bản, nhắn tin suốt cả ngày”, Mark Zuckerberg nói.

Một thập kỷ trước, WhatsApp ra đời dưới bàn tay thiết kế của Jan Koum và Brian Acton. Đây là ứng dụng miễn phí và an toàn, giúp người dùng dễ dàng trao đổi tin nhắn với bạn bè, gia đình mà không phải lo gián đoạn kết nối mạng như khi với iMessage.

Sau vài năm, WhatsApp nhanh chóng phát triển với hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Điều này đã thu hút sự chú ý của Zuckerberg – người xuống tiền mua lại WhatsApp vào năm 2014 sau khi nhận được lời đề nghị từ Google và công ty Internet Trung Quốc Tencent. Các quyết định xoay quanh WhatsApp khi đó hầu hết đều do 2 nhà sáng lập chi phối.

Đến năm 2019, Zuckerberg dần khẳng định quyền kiểm soát đối với loạt ứng dụng, gắn chúng lại với nhau để có thể chia sẻ dữ liệu và WhatsApp là một trong số đó. Động thái này khiến founder của WhatsApp rời đi. Một số cựu giám đốc điều hành cũng cáo buộc Zuckerberg phá bỏ lời hứa không can thiệp trước đó.

Từ đây, Zuckerberg xây dựng WhatsApp trở thành một dịch vụ nhắn tin và kinh doanh hoàn chỉnh với rất nhiều tính năng, từ biểu tượng cảm xúc đơn giản đến chuyển tiếp tin nhắn.

Ngày càng nhiều người Mỹ yêu thích sử dụng ứng dụng, đặc biệt là nhóm người trẻ sống lại Miami, New York, Los Angeles và Seattle.  Tính tới tháng 6/2023, WhatsApp đã có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu.

Ngoài ra, WhatsApp cũng bắt đầu cung cấp các công cụ trả phí và ứng dụng tùy chỉnh phục vụ các doanh nghiệp muốn sử dụng nền tảng để giao tiếp với người tiêu dùng. Chevrolet, Lenovo, Samsung và L’Oreal hiện là khách hàng của WhatsApp.

Được biết, Nissan đã dành cả năm qua xây dựng các chatbot trên WhatsApp để trò chuyện với khách hàng tại Brazil. Hãng cho biết khoảng 30 đến 40% doanh số bán hàng mới đều thông qua WhatsApp. Dịch vụ cũng giúp Nissan giảm thời gian phản hồi khách hàng xuống chỉ còn vài giây từ mức trung bình là 30 phút.

Hồi năm 2021, GM cũng sử dụng WhatsApp cho một chiến dịch ở Brazil, thông qua Facebook và Instagram để hướng các khách hàng tiềm năng nhắn tin với các đại lý xe. Thương hiệu này sau đó bán được 3.000 xe/tháng.

“Đã đến lúc kết hợp WhatsApp, Facebook Messenger và Instagram Messenger và coi chúng như một chiến lược nhắn tin duy nhất”, Giám đốc vận hành WhatsApp Idema nói.

Theo Nikila Srinivasan, phó chủ tịch quản lý sản phẩm của Meta, công ty đang xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán và hợp tác với các doanh nghiệp ở Ấn Độ, Brazil và Singapore để cho phép người dùng thanh toán mua hàng trực tiếp trên WhatsApp. Hiện hơn 200 triệu doanh nghiệp đang sử dụng các ứng dụng kinh doanh chuyên nghiệp của WhatsApp.

Tuy nhiên, WhatsApp vẫn có nhiều rào cản với đối thủ lớn nhất là iMessage. Nó cũng đang phải vật lộn với những công ty mới nổi, quy mô nhỏ hơn song vô cùng được yêu thích như Signal và Telegram, nhất là tại châu Âu.

Ông Seufert cho biết tại khu vực này, WhatsApp có thể bị buộc tích hợp với các dịch vụ nhắn tin cạnh tranh như một phần yêu cầu của Đạo luật thị trường kỹ thuật số.

Facebook vốn đã tìm cách kiếm tiền từ WhatsApp kể từ khi mua lại, theo các cựu nhân sự. Nỗ lực này đang được tái khởi động mạnh mẽ, thậm chí được coi là nhiệm vụ “khẩn cấp” để tăng trưởng doanh thu.

“Bây giờ đã khá muộn”, một cựu nhân viên nói, đồng thời cho biết WhatsApp lẽ ra phải sở hữu tính năng thanh toán tích hợp đầy đủ từ nhiều năm trước. “Nó có thể đã kiếm được thật nhiều tiền”.

Theo Giám đốc vận hành WhatsApp Idema, không thể phủ nhận rằng WhatsApp đã mất quá nhiều thời gian để trở thành một phần quan trọng trong bức tranh tài chính Meta. Ông cho biết việc thúc đẩy xây dựng hoạt động kinh doanh của ứng dụng hiện là “việc bắt buộc phải làm”.

Trước đó, Meta từng công khai ủng hộ WhatsApp thông qua một hội thảo. Zuckerberg là diễn giả, khuyến khích các doanh nghiệp dùng WhatsApp, đồng thời cam kết đang thúc đẩy ứng dụng trở thành một nền tảng nhắn tin an toàn hơn cả iMessage. Ai nấy sau đó đều kỳ vọng các tính năng mới có thể sẽ biến WhatsApp thành một siêu ứng dụng như WeChat của Trung Quốc.

“Có nhiều thứ về WeChat mà chúng tôi có thể học hỏi”, ông Idema nói.

Theo chia sẻ, WhatsApp muốn “mọi công ty trên thế giới” hợp tác với mình, từ nhà sản xuất ô tô đến hãng hàng không. Ứng dụng này theo đó cần một công cụ thanh toán chuyên nghiệp, song hiện tại, trên WhatsApp, các khoản thanh toán chủ yếu chỉ giới hạn giữa các cá nhân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Vũ Anh | Markettimes

TikTok đang tạm dừng Creator Fund và hướng nhà sáng tạo đến Creativity Program

Theo thông báo mới đây, mạng xã hội TikTok sẽ đóng cửa quỹ nhà sáng tạo TikTok Creator Fund từ 16 tháng 12 tới đây tại một số thị trường, đồng thời hướng nhà sáng tạo tham gia chương trình TikTok Creativity Program.

TikTok đang tạm dừng Creator Fund và nhà sáng tạo đến Creativity Program
TikTok đang tạm dừng Creator Fund và nhà sáng tạo đến Creativity Program

Được ra mắt cách đây vài năm, TikTok Creator Fund là một khoản quỹ hỗ trợ cho các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, tuy nhiên TikTok dường như sẽ sớm chấm dứt nó khi đang tạm dừng chương trình ở một số thị trường như Mỹ, Anh, Pháp hay Đức.

Theo người phát ngôn của TikTok: “Bắt đầu từ ngày 16 tháng 12 năm 2023, Quỹ nhà sáng tạo (Creato Fund) sẽ ngừng hoạt động ở Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức. Tất cả những nhà sáng tạo hiện đã đăng ký vào chương trình này đều có thể nâng cấp lên chương trình kiếm tiền mới dành cho nhà sáng tạo của TikTok là TikTok Creativity Program.

Khác với các ưu tiên trước đó, Creativity Program tập trung vào các nội dung dài hơn, với thời lượng video tối thiểu bắt buộc ít nhất là một phút. (TikTok hiện đã cho phép tải lên video dài tối đa 30 phút.)

Bên cạnh các lý do mà TikTok đưa ra liên quan đến cái mà nền tảng gọi là “cải thiện trải nghiệm người dùng”, theo quan sát và phân tích của MarketingTrips thì một lý do lớn khác khiến TikTok đang chuyển hướng sang video dài đó là vì video dài dễ thúc đẩy doanh thu quảng cáo hơn.

Nói về doanh thu quảng cáo, mặc dù TikTok sở hữu hơn 1 tỷ người dùng tức bằng khoảng gần 1/2 lượng người dùng của Facebook tuy nhiên doanh thu quảng cáo của Facebook lại lớn hơn rất nhiều lần so với TikTok.

TikTok Creativity Program (Chương trình sáng tạo của TikTok) là gì?

TikTok Creativity Program là chương trình kiếm tiền chỉ dành cho những nhà sáng tạo được mời nhằm mục tiêu giúp người sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời cung cấp nhiều công cụ hơn để họ có thể phân tích và cải thiện hiệu suất video.

Để đủ điều kiện tham gia chương trình, người dùng TikTok phải đủ từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các yêu cầu về lượng người theo dõi và lượt xem video tối thiểu (tài khoản chưa có dấu hiệu vi phạm).

Như đã đề cập ở trên, chương trình kiếm tiền mới mới này của TikTok tập trung vào các video dài thay vì video ngắn như trước kia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Liệu Intel có đang bỏ kế hoạch tỷ đô mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam

Hãng Intel đã hủy bỏ khoản đầu tư vào Việt Nam, nguồn vốn được cho là có thể giúp tăng gần gấp đôi hoạt động của nhà sản xuất chip của Mỹ.

Theo Reuters, Việt Nam là quốc gia đặt nhà máy lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới của Intel. Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến viếng thăm vào tháng 9 đã công bố các thỏa thuận hỗ trợ ngành công nghiệp chip Việt Nam.

Nhưng ngay sau chuyến thăm, các quan chức Mỹ đã thông báo cho một nhóm doanh nhân và chuyên gia chọn lọc của Mỹ rằng Intel đã gác lại kế hoạch mở rộng, nguồn tin được Reuters cho biết từ một trong những người tham gia cuộc họp. Nguồn tin giấu tên cho biết Intel đã đưa ra quyết định đó vào khoảng tháng 7.

Intel đã từ chối bình luận nhưng nói với Reuters rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất toàn cầu của mình khi nhu cầu về chất bán dẫn tăng.

Quyết định của Intel được đưa ra sau khi hãng công bố các khoản đầu tư lớn vào châu Âu hồi tháng 6 qua. Intel cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực đóng gói chip tại Malaysia.

Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden, Nhà Trắng đã công bố các sáng kiến và khoản đầu tư mới của các công ty chip bao gồm Amkor, Synopsys và Marvell, nhưng đã không đề cập về Intel.

Trong khi đó, Tuổi Trẻ Online đặt vấn đề với đại diện của Intel Việt Nam vào chiều muộn 7-11 về việc có hay không việc Intel gác lại kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam như truyền thông quốc tế đưa tin, phía đại diện Intel Việt Nam đã từ chối bình luận về tính chính xác của các thông tin trên.

Thay vào đó, đại diện của Intel Việt Nam khẳng định Việt Nam tiếp tục là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất toàn cầu của Intel.

“Chúng tôi rất vui được hỗ trợ sự phát triển hệ sinh thái ngành công nghệ rộng lớn và lực lượng lao động của Việt Nam trong gần hai thập kỷ hoạt động tại đây, và chúng tôi rất mong muốn tiếp tục thực hiện việc này trong thời gian tới”, đại diện Intel Việt Nam khẳng định với Tuổi Trẻ Online.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Có gì mới và thú vị trong GPT-4 Turbo mà OpenAI vừa công bố

OpenAI thông báo sẽ cho phép cá nhân hoá ứng dụng chatbot AI và sẽ mở cửa hàng ứng dụng để người dùng kiếm tiền từ GPT dựa trên số lượng sử dụng.

Có gì mới và thú vị trong GPT-4 Turbo mà OpenAI vừa công bố
Có gì mới và thú vị trong GPT-4 Turbo mà OpenAI vừa công bố

Tại hội thảo DevDay, OpenAI – công ty mẹ của ChatGPT đã giới thiệu GPTs. Đây là nền tảng cho phép người dùng tạo ra các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) theo nhu cầu riêng.

Theo giới thiệu của OpenAI, người dùng sẽ tương tác với chính ChatGPT để xây dựng nên công cụ mới mà không cần phải biết ngôn ngữ lập trình. OpenAI cũng sẽ ra mắt GPT Store, cửa hàng ứng dụng để mọi người có thể chia sẻ GPT và kiếm tiền dựa trên số lượng người sử dụng. Đây là nỗ lực mới nhất của OpenAI sau những thất bại với việc xây dựng hệ sinh thái plugin ChatGPT vào đầu năm 2023.

Khi truy cập vào giao diện của GPTs, phần mềm “GPT Builder” sẽ hỏi người dùng về những yêu cầu đối với công cụ GPT mới. Chẳng hạn, trong hình ảnh demo, người dùng mong muốn tạo một công cụ kể chuyện đêm khuya có khả năng thiết kế hình ảnh minh họa mang tên “Starry Tales”. GPT Builder sẽ hỏi rằng người dùng muốn “Starry Tales” kể chuyện như thế nào, tông giọng ra sao, những nội dung nào bị cấm khi sử dụng “Starry Tales”. Từ thông tin người dùng cung cấp, GPT Builder sẽ tạo ra một công cụ ChatGPT theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, những công cụ ChatGPT do người dùng tạo ra vẫn sẽ được truy cập vào những tiện ích như Dall-E, Canva. Đồng thời, dù không yêu cầu sử dụng ngôn ngữ lập trình, nền tảng vẫn cung cấp tính năng OpenAI’s Code Interpreter nếu người dùng mong muốn sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế công cụ ChatGPT mới. Ngoài ra, OpenAI cũng cho phép người dùng cập nhật dữ liệu cho công cụ.

Nền tảng GPTs giúp tạo công cụ AI theo nhu cầu sẽ được ra mắt chính thức trong vài tuần tới và sẽ chỉ dành cho những tài khoản ChatGPT trả tiền như ChatGPT Plus hay ChatGPT Enterprise. Bên cạnh đó, người dùng phải xác minh danh tính mới được sử dụng GPTs.

Ngoài GPT, OpenAI cũng phát hành một loạt bản cập nhật, tập trung cho các nhà phát triển, bao gồm cả việc giảm đáng kể phí dịch vụ.

Cụ thể, OpenAI đã công bố một mẫu GPT-4 Turbo mới, rẻ hơn so với GPT-4 tiền nhiệm, nhưng có khả năng xử lý nhiều dữ liệu hơn. Công ty cũng tiết lộ giao diện lập trình ứng dụng trợ lý (API) với phương thức thị giác và hình ảnh. Ngoài ra, còn có một phiên bản beta dành cho nhà lập trình tùy chỉnh GPT-4.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

“Tượng đài của giới Start-up” WeWork chính thức nộp đơn phá sản

Hãng dịch vụ văn phòng chia sẻ (co-working) WeWork hôm 6/11 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại một tòa án ở New Jersey (Mỹ).

Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản
Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản

WeWork cho biết đã đạt thỏa thuận với phần lớn chủ nợ và sẽ thu hẹp hoạt động kinh doanh. Thông cáo của startup này cho biết việc phá sản chỉ giới hạn với các địa điểm của WeWork ở Mỹ và Canada. Công ty này hiện có khối nợ khoảng 10-50 tỷ USD.

“Tôi thực sự biết ơn sự hỗ trợ của các bên liên quan trong quá trình chúng tôi củng cố cấu trúc vốn, và thực hiện quá trình này thông qua Thỏa thuận Hỗ trợ Tái cấu trúc. Chúng tôi vẫn cam kết đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ nhân viên chất lượng cao để hỗ trợ cộng đồng”, CEO WeWork David Tolley cho biết trong thông cáo. Hôm 6/11, cổ phiếu WeWork bị ngừng giao dịch.

Được đại gia viễn thông Nhật Bản SoftBank hậu thuẫn, WeWork từng được định giá đến 47 tỷ USD vào năm 2019. Họ là con cưng của giới đầu tư mạo hiểm, nhưng hiệu quả hoạt động không đạt kỳ vọng.

Công ty rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi kế hoạch IPO năm 2019 thất bại, do nhà đầu tư hoài nghi mô hình văn phòng chia sẻ. Cùng năm đó, nhà đồng sáng lập công ty Adam Neumann cũng bị sa thải sau các bê bối về phong cách quản lý.

Đại dịch càng khiến hoạt động của WeWork gặp khó khi nhiều công ty đột ngột chấm dứt thuê văn phòng. Tình hình kinh tế đi xuống sau đó cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hơn nữa.

Đến 2021, WeWork chính thức lên sàn thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Tuy nhiên, kể từ đó, họ đã mất 98% giá trị. Hồi tháng 8/2023, WeWork đã đề cập đến rủi ro phá sản.

Cựu CEO kiêm đồng sáng lập WeWork Adam Neumann cho rằng việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản là điều “đáng thất vọng”. “Tôi đã chứng kiến công ty trượt dốc từ năm 2019, khi không thể thúc đẩy được loại sản phẩm đang phù hợp hơn bao giờ hết. Nhưng tôi tin rằng với chiến lược và nhân sự đúng đắn, việc tái cấu trúc sẽ giúp WeWork hồi sinh mạnh mẽ”, ông nói.

Mô hình kinh doanh của WeWork là thuê dài hạn các tòa nhà văn phòng (hoặc các tầng riêng lẻ) sau đó trang hoàng lại để cho thuê. Không đơn giản là cung cấp chỗ ngồi linh hoạt và ngắn hạn, họ lên phương án thu hút khách hàng bằng không gian sang trọng, hiện đại, các dịch vụ tiện ích về giao lưu cộng đồng, giải trí, ăn uống.

Theo báo cáo, WeWork đang cho thuê khoảng 777 địa điểm trên 39 quốc gia, trong đó 30% ở Mỹ. Công ty sẽ phải trả khoản tiền thuê nhà ước tính 10 tỷ USD bắt đầu từ nửa cuối năm nay đến cuối năm 2027 và thêm 15 tỷ USD bắt đầu từ 2028.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube mở rộng chương trình kiếm tiền (YPP) tới nhiều khu vực hơn

YouTube vừa thông báo mở rộng chương trình kiếm tiền (YPP) tới nhiều nhà sáng tạo nội dung ở nhiều khu vực hơn.

YouTube mở rộng chương trình kiếm tiền tới nhiều khu vực hơn
YouTube mở rộng chương trình kiếm tiền tới nhiều khu vực hơn

Theo đó, YouTube đang mở rộng quyền truy cập vào Chương trình Đối tác của YouTube (YPP) tới nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) ở nhiều khu vực hơn, ngưỡng yêu cầu để được bật tuỳ chọn kiếm tiền cũng thấp hơn.

Thay vì như trước đây, các nhà sáng tạo phải có ít nhất 1000 người đăng ký (Subscriber) thì theo yêu cầu mới, con số này chỉ còn là 500.

Mặc dù với ngưỡng mới này, nhà sáng tạo có thể truy cập vào tính năng tài trợ của người hâm mộ (fan funding) và quảng cáo trong luồng, họ vẫn cần có ít nhất là 1.000 người đăng ký để đủ điều kiện nhận chia sẻ doanh thu quảng cáo từ YouTube.

Cũng theo thông báo, YouTube sẽ áp dụng ngưỡng mới tới những nhà sáng tạo ở 37 quốc gia khác bên cạnh các quốc gia hiện có, hiện có tổng cộng là 99 quốc gia và khu vực đủ điều kiện.

Trước sự cạnh tranh của mạng xã hội TikTok, YouTube dường như đang cố gắng đơn giản hoá các yêu cầu đặt ra cho các nhà sáng tạo với mục tiêu thu hút nhiều nhà sáng tạo hơn đến với nền tảng, điều này cũng đồng nghĩa với việc YouTube sẽ có nhiều nguồn lực sáng tạo nội dung hơn và từ đó có nhiều người dùng hơn.

Bạn có thể xem danh sách cập nhật đầy đủ các khu vực đủ điều kiện tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả với 5 bước đơn giản

Nếu bạn đang tìm cách để xây dựng chiến lược content marketing chỉ với một vài bước đơn giản, hãy tham khảo ngay ngay bài viết dưới đây từ MarketingTrips.

xây dựng chiến lược Content Marketing
Xây dựng một chiến lược Content Marketing hiệu quả với 5 bước đơn giản

Content Marketing hay Tiếp thị nội dung ngày càng thể hiện được vai trò của nó trong hiệu suất marketing tổng thể, từ việc ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng đến khả năng đóng góp trong hoạt động xây dựng thương hiệu. Nhiều số liệu thống kê đã cho thấy có đến 60% khách hàng được truyền cảm hứng để tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ sau khi đọc các nội dung thú vị về nó.

Một chiến lược Content Marketing tốt theo đó có thể tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu, điều này cũng giải thích lý do tại sao 82% Marketer tích cực sử dụng Content Marketing cho doanh nghiệp của họ.

Nếu bạn cũng đang muốn xây dựng cho mình một chiến lược tương tự, dưới đây là những điều cơ bản bạn có thể tham khảo.

Đầu tiên, bạn cần hiểu những thứ mang tính nền tảng, cụ thể là, chiến lược Content Marketing thực chất là gì? Chiến lược Content Marketing được định nghĩa là một bản kế hoạch (tổng thể) trong đó nêu bật việc sử dụng Content (Nội dung) với mục đích là đạt được các mục tiêu Marketing.

Một chiến lược Content Marketing được thực hiện tốt không chỉ giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu (Brand Awareness) mà còn có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong tất cả các giai đoạn trong hành trình mua hàng.

So với các hình thức làm marketing khác, Content Marketing cũng là một cách tiếp cận tối ưu (cả về chi phí lẫn số lượng) khi nói về khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead).

Dưới đây là 5 bước đơn giản bạn có thể làm để xây dựng cho mình một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.

1. Thiết lập chi tiết các mục tiêu.

Cũng tương tự như bất cứ chiến lược marketing nào khác, bạn cũng cần bắt đầu quá trình xây dựng chiến lược content marketing bằng các mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu của bạn có thể là nâng cao nhận thức về thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chuyển đổi khách hàng hay giữ chân khách hàng (Retention).

Bất cứ điều gì bạn dự định đạt được với content marketing đều phải được xác định rõ ràng, đây cũng là cơ sở để bạn có thể đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch sau đó.

2. Nghiên cứu chân dung người mua.

Theo một nghiên cứu, người mua có nhiều khả năng cân nhắc đến các sản phẩm nếu các sản phẩm đó sử dụng các nội dung được cá nhân hoá. Nội dung của bạn là dành cho người mua mục tiêu của bạn. Do đó, bạn phải biết người mua mục tiêu của mình là ai để có thể quyết định mình cần phân phối nội dung gì.

Sau khi xác định người mua mục tiêu của bạn, hãy điều chỉnh chiến lược content marketing của bạn để nó phù hợp hơn với sở thích và hành vi “tiêu thụ” nội dung của người mua lý tưởng của thương hiệu.

Bạn có thể hiểu đơn giản là người dùng trung niên sẽ có các sở thích nội dung khác với người dùng trẻ tuổi như Gen Z.

3. Phát triển ý tưởng nội dung (Content Ideas).

Mọi chiến lược Content Marketing đều cần bắt đầu từ các Content ideas hay các Ý tưởng nội dung. Ý tưởng nội dung có thể được hiểu là các góc nhìn, khía cạnh, khái niệm (concepts) mang tính tổng quát, nó chính là cơ sở để phát triển các chiến lược Content Marketing.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể sử dụng để phát triển ý tưởng nội dung.

  • Thực hiện Content Audit:

Content Audit đơn giản là hoạt động kiểm tra và đánh giá các nội dung đã sử dụng. Bạn cần làm điều này vì đơn giản là nếu bạn không hiểu cách khách hàng “đối xử” với các kiểu nội dung khác nhau, bạn không thể xác định bạn nên làm nội dung gì.

Những loại nội dung có khả năng tương tác cao chính là chìa khoá để bạn xây dựng các ý tưởng nội dung tương tự hoặc thậm chí là phát triển thêm các nội dung mới cùng xoay quanh chủ để đó.

  • Tập trung vào độ nhận biết thương hiệu (nhận thức thương hiệu).

Ngoài các mục tiêu cuối cùng như xây dựng tệp khách hàng tiềm năng hay bán hàng, một chiến lược content marketing tốt còn cần có khả năng thúc đẩy sự uy tín của doanh nghiệp trong ngành.

Điều này có nghĩa là bạn phải tạo sự khác biệt so với các đối thủ trong cùng ngành. Để làm được điều đó, bạn phải cho khách hàng hay công chúng biết điều gì khiến bạn trở nên độc đáo, điều gì khiến bạn đáng tin cậy. Có thể bạn sẽ cần tìm hiểu về thuật ngữ USP khi xây dựng sự khác biệt.

  • Tần suất nội dung:

Nếu bạn đang sử dụng Content Marketing cho thương hiệu của mình, tần suất nội dung hay chính xác là số lần bạn xuất bản nội dung trong một khoảng thời gian cụ thể là chìa khóa để các nội dung luôn được hiển thị tới khách hàng.

Việc đăng tải nội dung thường xuyên không chỉ giúp khách hàng biết lúc nào họ có thể xem được nội dung mới, mà còn giúp chính các nội dung đó có khả năng hiển thị tốt hơn do thuật toán ưu tiên của các nền tảng.

4. Xác định định dạng nội dung (Content Format) và kênh phân phối nội dung.

Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn là ai, bạn cần xây dựng các định dạng nội dung khác nhau như video, podcast, văn bản (text), đồ hoạ thông tin (Infographics) và hơn thế nữa. Với các kiểu định dạng khác nhau, bạn cũng cần lựa chọn phân phối trên các nền tảng khác nhau.

Ví dụ: TikTok chủ yếu được sử dụng bởi những người dùng trẻ tuổi (dưới 25 tuổi), điều đó có nghĩa là nó có thể là kênh phân phối nội dung lý tưởng nếu đối tượng của bạn thuộc nhóm người dùng này.

5. Theo dõi hiệu suất của các chiến lược Content Marketing.

Như đã đề cập ở đầu bài, điểm đầu tiên cần làm của các chiến lược content marketing đó là xây dựng các KPIs hay chỉ số đánh giá hiệu suất cần đạt được.

Dù cho các KPI này là số lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi hoặc đơn giản là lưu lượng người dùng truy cập vào website (web traffic), bạn cũng cần theo dõi và đánh giá sau từng chiến dịch (chiến thuật) được triển khai.

Kết luận.

Một chiến lược Content Marketing tốt là chiến lược vừa có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng hay chuyển đổi vừa cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích, đồng thời mang lại các giá trị đóng góp liên quan nhận thức về thương hiệu.

Hy vọng với những chia sẻ đơn giản nói trên, giờ đây bạn đã có thể bắt đầu xây dựng một chiến lược Content Marketing cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft bổ nhiệm CMO mới trong bối cảnh tập trung mạnh vào AI

Microsoft vừa thông báo bổ nhiệm Giám đốc Marketing (CMO) mới trong nỗ lực tập trung vào “kỷ nguyên của AI”.

Microsoft bổ nhiệm CMO mới trong bối cảnh tập trung mạnh vào AI
Microsoft bổ nhiệm CMO mới trong bối cảnh tập trung mạnh vào AI

Sau 32 năm làm việc, Giám đốc Marketing của Microsoft, Chris Capossela, sẽ chính thức rời ghế trong thời kỳ mà Microsoft gọi là “kỷ nguyên mới của AI”.

Microsoft tiết lộ rằng ông Takeshi Numoto, cựu phó chủ tịch và giám đốc marketing thương mại, sẽ đảm nhận vị trí CMO.

CEO Microsoft Nadella viết: “Takeshi là ‘hạt giống’ trong quá trình chuyển đổi Đám mây của chúng tôi. Anh ấy là một nhà tư tưởng hệ thống tuyệt vời, người làm việc xuyên suốt trên tất cả các chức năng của Microsoft từ kỹ thuật, tài chính, vận hành đến bán hàng (sales), và anh ấy đã xây dựng nên một đội ngũ lãnh đạo marketing tuyệt vời.”

Những thay đổi về các vị trí lãnh đạo cấp cao này diễn ra trong bối cảnh khi Microsoft đang tập trung đầu tư vào AI để thúc đẩy tăng trưởng. Microsoft đã đầu tư 13 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp AI OpenAI, đơn vị sở hữu ChatGPT.

Trong báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 mới đây, Microsoft cũng chứng kiến sự tăng trưởng tích cực. Doanh thu của bộ phận Đám mây thông minh đã tăng 19% lên 24,3 tỷ USD chỉ trong 3 tháng qua nhờ mối quan hệ đối tác đám mây với gã khổng lồ Oracle.

Ở một khía cạnh khác, Microsoft gần đây cũng đã kết thúc cuộc đàm phán kéo dài gần 2 năm với thương vụ mua lại Activision Blizzard trị giá 75 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt mức hơn 12 tỷ USD trong quý 3 năm 2023

Theo báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 mới đây, doanh thu quảng cáo của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon tăng hơn 26% và đạt hơn 12 tỷ USD.

Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt mức hơn 12 tỷ USD trong quý 3 năm 2023
Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt mức hơn 12 tỷ USD trong quý 3 năm 2023

Theo đó, Amazon đã mang về 12,06 tỷ USD từ dịch vụ quảng cáo trong quý 3 năm 2023.

Con số này đánh dấu mức tăng trưởng đến 26,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong quý 3 năm 2023, Amazon đã hợp tác thêm với một số nhà xuất bản và thương hiệu để phân phối quảng cáo trên các ứng dụng và website của họ cho những sản phẩm được bán qua Amazon tại Mỹ, bao gồm:

  • BuzzFeed
  • Hearst Newspapers
  • Pinterest, Raptive
  • Lifehacker
  • Mashable

Gã khổng lồ ngành bán lẻ cũng thừa nhận rằng sự hợp tác mới này đóng một vai trò quan trọng trong thành công của nền tảng trong Quý 3.

Ngoài việc nỗ lực tìm kiếm các đơn vị mới để phân phối quảng cáo, Amazon cũng cho rằng doanh thu quý 3 thành công là nhờ việc triển khai các tuỳ chọn AI mới cho thương hiệu và nhà quảng cáo.

Tại Ấn Độ, Amazon đã giới thiệu trình trợ lý kỹ thuật số AI mới nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ thiết lập cửa hàng trực tuyến, tối ưu hoá quảng cáo và hơn thế nữa.

Ông Andy Jassy, CEO của Amazon chia sẻ:

“Chúng tôi đã có một quý thứ ba thành công, tốc độ tăng trưởng của AWS tiếp tục ổn định, doanh thu quảng cáo của chúng tôi tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập hoạt động tổng thể và dòng tiền tự do cũng tăng đáng kể.”

“Nhóm AWS sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực AI tổng hợp. Với những năng lực mới, chúng tôi sẽ cho phép các doanh nghiệp tiếp cận những kỹ sư giàu kinh nghiệm, những người luôn am hiểu về các khách hàng mà họ đang hỗ trợ. Các khách hàng lớn của Amazon bao gồm:

  • Adidas
  • Booking.com
  • GoDaddy
  • LexisNexis, Merck
  • Royal Philips
  • United Airlines”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu của Snap tăng trưởng trở lại, cam kết ROI cao hơn cho nhà quảng cáo

Việc liên tục tích cực đầu tư vào AI và các giải pháp quảng cáo đã giúp Snap tăng trưởng doanh thu trở lại, hứa hẹn mang lại ROI cao hơn cho các nhà quảng cáo.

Doanh thu của Snap tăng trưởng tốt, cam kết ROI cao hơn cho nhà quảng cáo
Doanh thu của Snap tăng trưởng tốt, cam kết ROI cao hơn cho nhà quảng cáo

Theo báo cáo doanh thu quý 3 năm 2023 mới đây từ Snap, công ty mẹ của Snapchat, doanh thu của nền tảng đã tăng 5% sau hai quý liên tiếp sụt giảm.

Cũng tương tự như Google hay Meta, quảng cáo là nguồn doanh thu lớn nhất của Snap – mặc dù đã tăng trưởng trở lại, Snap vẫn cho rằng thị trường quảng cáo trực tuyến vẫn đang đối mặt với một số thách thức đáng kể.

Đại diện của Snap cho rằng nhiều thương hiệu đang tạm dừng chi tiêu, cắt giảm chi tiêu và thậm chí là có kế hoạch tạm dừng chi tiêu.

Doanh thu trong quý 3 của Snap là 1,19 tỷ USD, tăng so với mức 1,13 tỷ USD một năm trước. Trong hai quý trước, doanh thu của Snap đã giảm từ 4% đến 7%.

Tích cực đầu tư vào giải pháp quảng cáo.

Trong thư gửi các nhà đầu tư, Snap cho biết nền tảng đã “tập trung vào việc cải thiện nền tảng quảng cáo” để tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các nhà quảng cáo.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư thực sự đáng kể vào cách nền tảng xếp hạng quảng cáo và tối ưu hóa quảng cáo nhằm tạo ra các phạm vi tín hiệu rộng hơn và thúc đẩy các mô hình lớn hơn. Tốc độ thử nghiệm các giải pháp mới hiện cũng nhanh hơn nhiều.”

Theo chia sẻ của Snap, nền tảng đã ứng dụng công nghệ máy học (ML) vào việc cải thiện xếp hạng và tối ưu hóa quảng cáo. Điều này đã dẫn đến một sự cải thiện đáng kể về ROI cho các nhà quảng cáo đồng thời tăng doanh thu ở các phần kênh thấp hơn trong phễu bán hàng (Sales Funnel).

Số lượng người đăng ký có trả phí trên Snap hiện đang tăng cao.

Hiện số người dùng hoạt động hàng ngày trong quý 3 của Snapchat là 406 triệu, tăng 12% so với một năm trước. Tháng trước, Snap cho biết ứng dụng đã đạt được mức 5 triệu người dùng đăng ký có trả phí (Paid Subsciber), tăng từ mức 4 triệu vào tháng 6.

Tháng trước, Snap cũng đã hợp tác với Microsoft để đưa các liên kết được tài trợ vào chatbot AI của Snap là My AI.

Snap báo cáo rằng My AI hiện có hơn 200 triệu người dùng và gửi hơn 20 tỷ tin nhắn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

A/B Testing là gì? Quy trình triển khai AB trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu đầy đủ và chi tiết các khái niệm và lý thuyết cơ bản cho người mới về thuật ngữ A/B Testing (chạy thử nghiệm phân tách đa biến A/B): A/B Testing là gì? AB Testing là gì trong Marketing và quảng cáo? Quy trình chi tiết các bước thực hiện A/B Test và hơn thế nữa.

A/B Testing là gì
A/B Testing là gì? Quy trình triển khai AB trong Marketing

Khi nói đến các hoạt động Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, bên cạnh việc lựa chọn đúng chiến lược và kênh triển khai, quá trình thử nghiệm thông qua các biến số hay chiến dịch khác nhau cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Một trong những phương thức thử nghiệm phổ biến hiện nay đó là thử nghiệm phân tách hay còn được gọi với cái tên là A/B Testing (Thử nghiệm A/B).

A/B Testing là gì?

A/B Testing hay còn được gọi là Split Testing (Thử nghiệm phân tách), là khái niệm đề cập đến một phương pháp nghiên cứu và phân tích được sử dụng phổ biến trong ngành marketing, phát triển web, trải nghiệm người dùng (UX) hay các ứng dụng công nghệ khác.

A/B Testing hay Thử nghiệm A/B nhấn mạnh đến các quy trình thử nghiệm ngẫu nhiên trong đó hai hoặc nhiều phiên bản của một biến được hiển thị đồng thời cho các nhóm hay phân khúc đối tượng mục tiêu khác nhau để từ đó xác định phiên bản hay biến số nào có tác động nhiều nhất hay mang lại hiệu suất cao nhất (cho doanh nghiệp).

Về cơ bản, A/B Testing loại bỏ tất cả phỏng đoán đơn thuần của người thực thi trong quá trình tối ưu hóa (ví dụ là hiệu suất của một website hay các mẫu quảng cáo) và cho phép người tối ưu hóa đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu (Data-driven).

Trong một bản thử nghiệm A/B Test, “A” đề cập đến một biến thử nghiệm gốc và “B” là một biến mới của biến thử nghiệm gốc ban đầu.

Sau quá trình chạy thử nghiệm, biến số nào giúp mang lại các kết quả cao hơn sẽ nhận được nhiều sự ưu tiên hơn và ngược lại, các biến ít có tác động hơn sẽ bị giảm sự ưu tiên hoặc thậm chí là bị loại bỏ.

A/B Testing chủ yếu được ra đời trong bối cảnh khi doanh nghiệp hay các tổ chức cần biết chính xác điều gì hay biến số nào có tác động thực sự và tác động ở cấp độ nào.

A/B Testing trong Marketing là gì?

Trong phạm vi Marketing, quảng cáo và kinh doanh, A/B Testing liên quan nhiều đến việc chứng minh mức độ hiệu quả về tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI), mức độ tối ưu hoá chi phí quảng cáo, mức độ hài lòng về trải nghiệm của khách hàng với các nền tảng (kỹ thuật số) của doanh nghiệp hay mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Các marketer theo đó có thể sử dụng phương pháp thử nghiệm A/B để:

  • Kiểm tra xem tiêu đề email nào được nhấp chuột nhiều hơn (CTR).
  • Định dạng nội dung quảng cáo nào có hiệu suất cao hơn.
  • Nút kêu gọi hành động (CTA) nào mang lại tỷ lệ chuyển cao hơn.
  • Vị trí đặt quảng cáo nào hiện đang tương tác tốt nhất.
  • Và vô số các biến số thử nghiệm khác.

Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp cần sử dụng A/B Testing (A/B Test)?

Như đã đề cập và phân tích ở trên, A/B Testing là khái niệm khá rộng và được áp dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đang muốn thử nghiệm điều gì mà các biến số được chọn, quy trình triển khai thử nghiệm hay các kết quả mong muốn đạt được là khác nhau.

Từ việc doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí quảng cáo quá cao để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tỷ lệ thoát trang của các website quá lớn, đến tỷ lệ rời bỏ cao của những khách hàng trên các sàn thương mại điện tử, tất cả đều có thể được giải quyết một cách tối ưu thông qua các A/B Testing.

Dưới đây là một số lý do chính giải thích tại sao doanh nghiệp cần sử dụng A/B Testing (chủ yếu được phân tích trong bối cảnh marketing và kinh doanh).

1. A/B Testing giúp giải quyết các nỗi đau của người dùng khi truy cập website (hay các nền tảng khác của thương hiệu).

Khi một người dùng hay khách hàng truy cập đến website của doanh nghiệp, họ chắc chắn là mong muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó. Dù là để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, để mua một sản phẩm cụ thể, đọc hay tìm hiểu thêm về một chủ đề thông tin (nội dung) nào đó.

Tuy nhiên, dù mục tiêu của họ là gì, họ có thể phải đối mặt với vô số các khó khăn khác nhau trong quá trình trải nghiệm. Đó có thể là do website tải quá chậm, quá khó để tìm thấy nút để lại thông tin tư vấn hay quy trình mua hàng quá phức tạp (khiến họ phải từ bỏ việc mua hàng).

Tất cả các trải nghiệm không tốt hay khó khăn của người dùng khi truy cập các nền tảng của doanh nghiệp cuối cùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi, hình ảnh thương hiệu và cả doanh số bán hàng.

Các công cụ phân tích và hiểu người dùng như Google Analytics, Heatmap hay Hotjar, có thể là rất cần thiết trong quá trình A/B Testing.

2. A/B Testing giúp tối ưu hoá chi phí hiệu quả hơn.

Với hầu hết các doanh nghiệp, cân đối giữa chi phí và lợi nhuận là bài toán trường kỳ và khó khăn. Nếu doanh nghiệp không biết nhóm đối tượng khách hàng nào mới thực sự mang lại hiệu quả cao nhất, không biết mẫu quảng cáo nào thúc đẩy hiệu suất tốt nhất và có chi phí (CPL) thấp nhất, hay không biết nền tảng nào phù hợp với loại nội dung gì, đây chính là lúc các thử nghiệm A/B hay A/B Testing thể hiện vai trò của nó.

A/B Testing giúp doanh nghiệp xác định các giải pháp có chi phí thấp nhất có thể nhưng lại mang lại hiệu quả cao nhất tương ứng.

3. A/B Testing giúp tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi và tỷ suất lợi nhuận (ROI).

Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn tìm hiểu xem nhóm khách hàng nào đang có chuyển đổi cao nhất trên website và mang lại lợi nhuận tốt nhất, A/B Testing sẽ cho phép bạn xác định các biến số cần thử nghiệm, kiểm tra phản ứng của khách truy cập với từng biến (phiên bản), sau đó thực hiện các quyết định cần thiết dựa trên các dữ liệu có được.

A/B Testing cho phép bạn tận dụng tối đa lưu lượng truy cập (traffic) hay lượng khách hàng hiện có mà không phải chi thêm tiền để tìm kiếm các người dùng mới.

Trong Marketing, đôi khi các biến số tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận thu được.

4. A/B Testing cũng là phương pháp thử nghiệm hiệu quả để đưa ra các quyết định có rủi ro thấp.

Trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng, khi doanh nghiệp cũng cần phản ứng nhanh với những thay đổi đó nhưng lại đối mặt với những rào cản hay rủi ro với các chiến lược hay quyết định mới, A/B Testing một lần nữa lại thể hiện được giá trị của nó.

Thay vì ngay lập tức thay đổi toàn bộ chiến lược, doanh nghiệp có thể từng bước thay đổi sau khi thực hiện các thử nghiệm nhỏ và xem hiệu suất đạt được của nó.

Ví dụ, thay vì bạn quyết định xoá website hiện tại để thay thế bằng một website mới vì nghĩ rằng website hiện tại không hiệu quả. Bạn có thể thay chạy thử nghiệm song song với một phiên bản khác của website để xem phản ứng của họ ra sao, dữ liệu có được có thể sẽ rất khác so với những gì bạn suy đoán trước đó.

Một ví dụ khác về giá trị của A/B Testing trong việc hạn chế các rủi ro đó là việc đưa ra các thay đổi về tính năng mới (của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó).

Trước khi quyết định áp dụng tính năng mới thay cho tính năng cũ tới toàn bộ các khách hàng hiện tại, bạn có thể khởi chạy các thử nghiệm để xem liệu khách hàng hiện tại có đón nhận tính năng mới này hay không. Rõ ràng là bạn không thể ép buộc khách hàng sử dụng những thứ mà họ không hề mong muốn.

5. A/B Testing cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc thiết kế lại chiến lược mới phù hợp hơn.

Trong một thế giới kinh doanh đang phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu (Data) như hiện nay, việc có được dữ liệu và sử dụng chúng một cách hiệu quả là yếu tố mang tính nền tảng cho sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Tuy nhiên có được dữ liệu là một chuyện, hiểu nó như thế nào thì lại là một chuyện khác. Để có được các lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần hiểu sâu hơn về dữ liệu, về sức ảnh hưởng của các điểm dữ liệu khác nhau lên khách hàng và doanh nghiệp.

Để làm được điều này, các thử nghiệm phân tách nhỏ dựa trên các biến số khác nhau có thể có dường như là không thể thiếu.

Một chiến lược lớn cần được xây dựng từ các hiểu biết nhỏ, và các hiểu biết nhỏ cũng cần được xây dựng dựa trên các thử nghiệm chính xác thay vì là suy đoán cảm quan.

Phân biệt A/B Testing với Multivariate Testing và Multipage Testing.

Multivariate Testing (Thử nghiệm đa biến) và Multipage Testing (Thử nghiệm nhiều trang) là 2 kỹ thuật thử nghiệm A/B (A/B Testing) thường được áp dụng cho các thử nghiệm phức tạp.

Multivariate Testing (MVT) giúp kiểm tra một giả thuyết (mệnh đề hoặc ý tưởng bạn đang nghiên cứu) với nhiều biến được sửa đổi. Mục đích của thử nghiệm này là để xác định biến số nào trong số nhiều biến số khác nhau có thể có hiệu suất cao nhất so với mục tiêu được đề ra.

Ví dụ thế này, nếu bạn muốn đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau có trong màn hình đầu tiên của một website đối với tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn có thể kiểm tra đồng thời 2 dòng tiêu đề trang đích (Landing Page) và 2 hình ảnh tiêu đề. Tổng cộng, bạn sẽ tạo 4 trang thử nghiệm khác nhau từ sự kết hợp giữa các biến nói trên.

Vì quá trình thử nghiệm đa biến khá phức tạp do đó thường được sử dụng bởi các marketer có nhiều kinh nghiệm hơn là người mới vào ngành.

Khác với các thử nghiệm đa biến hay Multivariate Testing, thử nghiệm nhiều trang (Multipage Testing) sẽ bao gồm việc thử nghiệm các thay đổi đối với các thành phần cụ thể trên nhiều trang.

Ví dụ: bạn có thể thử nghiệm xem liệu các lời chứng thực của khách hàng có tác động đến tỷ lệ chuyển đổi hay không.

Thay vì bạn sẽ thêm nó vào một trang duy nhất (và bạn không thể đánh giá được kết quả), bạn cần thêm nó vào tất cả (hoặc nhiều) trang sản phẩm khác nhau. Khi này, trong khi một số khách hàng truy cập có thể thấy lời chứng thực, một số khác thì không (trang gốc không thêm phần lời chứng thực).

Căn cứ vào các kết quả có được, bạn có thể rút ra được các kết luận về sức ảnh hưởng của các lời chứng thực đến tỷ lệ chuyển đổi trên các trang khác nhau.

Bạn có thể thử nghiệm những gì với A/B Test?

Với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, website là một trong những kênh hay phễu chuyển đổi (Conversion Funnel) quan trọng nhất.

Do đó, mọi nội dung hay điểm tiếp xúc được sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua website đều phải được tối ưu hóa để phát huy tối đa tiềm năng.

Điều này đặc biệt đúng đối với các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người dùng truy cập website và tỷ lệ chuyển đổi.

Trong khi ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau bạn có thể sử dụng các thành phần khác nhau để thử nghiệm, dưới đây là một số yếu tố phổ biến bạn có thể tham khảo.

Nội dung.

1. Tiêu đề chính và tiêu đề phụ.

Dòng tiêu đề chính (Headline) trên thực tế là hình ảnh đầu tiên mà người truy cập chú ý trên một website. Đó cũng là yếu tố xác định ấn tượng của họ với website dù cho họ có tiếp tục các bước chuyển đổi sau đó hay không.

Một dòng tiêu đề hiệu quả thường ngắn gọn, đúng trọng tâm, hấp dẫn và truyền tải được thông điệp mà thương hiệu mong muốn khách hàng nhớ về.

Bạn có thể sử dụng A/B Testing để thử nghiệm với các tiêu đề có phông chữ và phong cách viết khác nhau, phân tích xem phiên bản nào có thể thu hút được sự chú ý của người truy cập và hơn thế nữa.

2. Phần nội dung chính (Body).

Phần nội dung chính hay còn được gọi là Body Content phải nêu rõ được những gì mà người truy cập sẽ nhận được. Nó cũng phải cộng hưởng được với dòng tiêu đề chính và dòng tiêu đề phụ của website. Một nội dung được viết tốt có thể làm tăng đáng kể cơ hội biến người truy cập thành khách hàng.

Trong quá trình xây dựng nội dung cho website, bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Phong cách viết: Bạn cần sử dụng giọng điệu phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Nội dung phải trực tiếp đề cập đến người dùng cuối (end-user) và trả lời tất cả các băn khoăn của họ. Nó cũng phải chứa các cụm từ khóa giúp làm bật các nỗi đau hay vấn đề mà họ có thể gặp phải.
  • Định dạng: Cách các đoạn nội dung được căn lề, xuống dòng hay sử dụng các ký tự đặc biệt như gạch đầu dòng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cách người dùng trải nghiệm nội dung.

Thiết kế và bố cục.

Với các doanh nghiệp vốn không quen thuộc với khái niệm A/B Testing, việc đưa ra các quyết định cho website của họ là vô cùng khó khăn. Với A/B Testing, tất cả đều có thể được giải quyết (mặc dù cũng không phải là quá dễ dàng).

Ví dụ nếu bạn là người tối ưu cho một website thương mại điện tử, từ góc độ chuyển đổi và bán hàng, trang sản phẩm có thể nói là trang quan trọng nhất.

Khi khách hàng hay người truy cập ngày càng có mức độ đòi hỏi cao hơn, trang sản phẩm của bạn cần phải ở dạng tối ưu nhất về cả mặt thiết kế và bố cục.

Cùng với các yếu tố khác như nội dung, thiết kế và bố cục của trang phải bao gồm các hình ảnh và video hấp dẫn nhất. Trang sản phẩm của bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi của khách hàng theo cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

  • Các thông tin được cung cấp phải rõ ràng: Dựa trên sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp là gì, hãy tìm những cách thức sáng tạo nhất để cung cấp tất cả các ngữ cảnh cần thiết và mô tả sản phẩm chính xác để người mua tiềm năng không bị nhầm lẫn với các sản phẩm khác hay đơn giản là không hiểu sai về sản phẩm.
  • Làm nổi bật các đánh giá của khách hàng (Review): Bạn cần thêm cả đánh giá tốt và xấu cho sản phẩm của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy đánh giá tiêu cực cũng làm tăng thêm đáng kể độ tin cậy cho thương hiệu và thậm chí là làm tăng doanh số bán hàng.
  • Nội dung cần đơn giản: Bạn không nên sử dụng các ngôn ngữ phức tạp hay thuật ngữ gây khó hiểu cho khách hàng. Thay vào đó hãy khiến nó dễ hiểu, giải trí, đơn giản và thú vị.
  • Tạo ra các cảm giác cấp bách: Để có thể thúc đẩy khách hàng hành động, bạn có thể thêm các thẻ như ‘Chỉ còn 2 chiếc trong kho’, hay ‘Chỉ áp dụng đến…’ để làm nổi bật các chương trình giảm giá độc quyền và ưu đãi.

Bạn cũng có thể sử dụng A/B Testing để xác định các landing page (Trang đích) phù hợp nhất với khách hàng của mình.

Forms mẫu.

Với các website có mục tiêu tìm kiếm khách hàng tiềm năng, Biểu mẫu hay còn được gọi là Form là phương tiện để thương hiệu giao tiếp với khách hàng. Các biểu mẫu này càng trở nên quan trọng hơn nếu chúng là một phần không thể thiếu trong phễu bán hàng (Sales Funnel) của doanh nghiệp.

Trong khi các biểu mẫu ngắn có thể hiệu quả với doanh nghiệp này nhưng nó lại không hiệu quả với các doanh nghiệp khác. Tương tự như vậy với các biểu mẫu dài.

Bạn có thể tìm ra biểu mẫu nào thực sự phù hợp với khách hàng của mình thông qua các A/B Testing đơn giản.

CTA (Lời kêu gọi hành động).

CTA hay còn được gọi là lời kêu gọi hành động chính là điểm nhấn quyết định liệu khách hàng có cần phải hành động và trở thành khách hàng của doanh nghiệp hay không.

A/B Testing cho phép bạn kiểm tra các kiểu nút CTA khác nhau, vị trí của chúng trên trang web, nội dung của nó là gì hay cả cách chúng được phối màu, v.v. Càng nhiều các thử nghiệm được thực thi, bạn càng hiểu thêm về cách để chuyển đổi khách hàng của mình.

Bằng chứng xã hội.

Bằng chứng xã hội (Social Proof) có thể được thể hiện ở dạng khuyến nghị hoặc đánh giá từ các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, từ chính những người nổi tiếng (KOL, Influencer…) và cả từ những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Các A/B Testing có thể giúp bạn xác định liệu có nên đưa các lời chứng thực này vào website hay không hay nếu có thì nên đưa theo kiểu nào. Nó là video, hình ảnh, câu chuyện hay bất cứ định dạng nào khác.

Mức độ chuyên sâu của nội dung.

Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, họ có thể thích các loại nội dung ngắn dài khác nhau, với các mức độ chuyên sâu khác nhau.

Trong khi với nhóm người dùng này, họ thích lướt qua các nội dung cần thiết (ý chính), với các nhóm khác, họ lại thích các nội dung được phân tích chuyên sâu.

Bằng cách sử dụng A/B Testing, bạn có thể tạo ra 2 phần nội dung giống nhau, một phần ngắn gọn và một phần khác dài hơn. Từ các dữ liệu có được sau quá trình khởi chạy, bạn có thể dễ dàng xác định loại nội dung mà khách hàng của bạn yêu thích nhất.

Mức độ chuyên sâu của nội dung cũng tác động đến SEO và nhiều số liệu kinh doanh khác như tỷ lệ chuyển đổi, thời gian sử dụng trang và tỷ lệ thoát. Tương tự, bạn có thể sử dụng A/B Testing để tìm ra câu trả lời cho mình.

Kết luận.

Trên đây là tất cả các giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi A/B Testing là gì, hy vọng với các kiến thức có được, bạn có thể có nhiều cách hơn để thử nghiệm và tối ưu hoá hiệu suất trong nhiều khía cạnh khác nhau cho doanh nghiệp của mình.

Một lần nữa, bạn nên nhớ rằng, A/B Testing cũng giống như các phương pháp thử nghiệm và tối ưu khác, nó cần thời gian và một cách tiếp cận toàn diện (từ chiến lược đến chiến thuật thực thi) mới có thể có được hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Download từ Meta] Báo cáo hiệu quả của phương thức truyền thông hỗn hợp

Meta vừa công bố một báo cáo (whitepaper) mới mang tên “Rethinking media mix effectiveness in the new digital landscape” nhằm mục tiêu nhấn mạnh mức độ hiệu quả của phương thức tiếp cận truyền thông hỗn hợp trong bối cảnh kỹ thuật số mới.

[Download từ Meta] Báo cáo hiệu quả của phương thức truyền thông hỗn hợp
[Download từ Meta] Báo cáo hiệu quả của phương thức truyền thông hỗn hợp
Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một thực tế mới: bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn, áp lực ngày càng tăng lên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, cùng với đó là các thói quen sử dụng phương tiện truyền thông (media consumption) cũng không ngừng thay đổi.

Kết quả của những thay đổi này là những người làm marketing nhận thấy rằng các chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) trước đây của họ đã không còn chứng minh được mức độ hiệu quả của nó.

Thay vào đó, các thương hiệu đang phát hiện ra rằng việc chi tiêu nhiều hơn cho các nền tảng kỹ thuật số có thể giúp họ đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh hơn, bao gồm cả hiệu quả lẫn lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Trong “Sách trắng” này, Meta chỉ ra những cơ hội chính mà các Marketer ở Châu Á Thái Bình Dương (APAC) có thể tận dụng bao gồm:

  • Digital là một kênh xây dựng thương hiệu lâu dài.
  • Tiềm năng của không gian kỹ thuật số trong việc thúc đẩy các sản phẩm cao cấp và giới hạn (premiumization).
  • Các giải pháp và định dạng Marketing mới có thể mang lại các kết quả cao hơn cho thương hiệu.
  • Tiềm năng của AI (trí tuệ nhân tạo) trong việc lập kế hoạch.

Bạn có thể tải xuống báo cáo “Rethinking media mix effectiveness in the new digital landscapetại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tim Cook: Chúng tôi đạt doanh thu kỷ lục tại Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận là có đóng góp lớn cho kết quả kinh doanh quý III vừa qua của Apple.

Tim Cook: Chúng tôi đạt doanh thu kỷ lục tại Việt Nam
Tim Cook: Chúng tôi đạt doanh thu kỷ lục tại Việt Nam

Mới đây trong bài phát biểu sau báo cáo tài chính của Apple, CEO Tim Cook đã ca ngợi các thị trường như Việt Nam có đóng góp lớn cho doanh thu của hãng.

“Apple đã báo cáo mức doanh thu 89,5 tỷ USD trong quý III/2023. Chúng tôi đã đạt được mức doanh thu kỷ lục ở Ấn Độ cũng như một số thị trường như Brazuil, Canada, Pháp, Indonesia, Mexico, Philippines, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Việt Nam”, CEO Tim Cook tự hào nói.

Theo vị giám đốc này, doanh thu của Apple tại thị trường Đông Nam Á cao hơn so với dự kiến, tương tự như các khu vực Trung Quốc, Châu Mỹ Latinh hay Trung Đông.

Nhắc đến Việt Nam, người đứng đầu Apple tự hào khi mở cửa hàng trực tuyến mới tại đây và Chile trong thời gian qua, đồng thời cho biết sẽ mở thêm chi nhánh tại Trung Quốc.

CEO Tim Cook cũng nhấn mạnh tập đoàn Apple đang tăng cường mở rộng sự xuất hiện tại các thị trường mới nổi, từ việc khai trương chi nhánh ở Ấn Độ cho đến việc mở cửa hàng online tại Việt Nam.

Kết thúc quý III/2023, thu nhập ròng của Apple đạt 22,9 tỷ USD, cao hơn mức 20,7 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Nhà sản xuất iPhone báo cáo doanh thu 383,3 tỷ USD trong cả năm tài khóa 2023 kết thúc vào tháng 9/2023, tương đương mức giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu quý IV/2023 của Apple cũng giảm gần 1% so với quý III.

Tuy nhiên, doanh số bán iPhone của Apple lại đúng như kỳ vọng của Phố Wall và thậm chí cao hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là dòng sản phẩm phần cứng duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng trong quý vừa qua của nhà táo khuyết.

Chia sẻ với hãng tin CNBC, CEO Tim Cook cho biết iPhone 15 ghi nhận kết quả tích cực hơn so với iPhone 14 trong quý vừa qua.

Thậm chí một số mẫu Pro và Pro Max còn khan hàng do nhu cầu quá cao. Riêng tại thị trường Trung Quốc, 4/5 số mẫu điện thoại bán chạy nhất là iPhone.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Nhật Bản: Nỗ lực thăng tiến có liên quan đến bệnh trầm cảm

Bộ Y tế Nhật Bản vào ngày 13 tháng 10 vừa công bố sách trắng hàng năm về khoảng thời gian làm việc kéo dài của đa số người lao động. Chúng có mối liên hệ sâu sắc với bệnh trầm cảm và karoshi, tức tử vong do làm việc quá sức.

Nhật Bản: Nỗ lực thăng tiến có liên quan đến bệnh trầm cảm
Nhật Bản: Nỗ lực thăng tiến có liên quan đến bệnh trầm cảm

Khoảnh khắc được nâng lên cáng xe cứu thương, Kei Sato cảm thấy nhẹ nhõm. Chia sẻ với SCMP, anh cho biết khoảng thời gian 1 năm làm việc tại công ty này khiến đã khiến bản thân cảm thấy quá mệt mỏi.

“Tôi nhớ rất rõ”, Sato nói“Tôi vừa thuyết trình xong thì đột nhiên cảm thấy choáng váng. Trước đây tôi đã từng bị sỏi thận. Ban đầu tôi nghĩ đây đơn thuần chỉ là bệnh cũ tái phát. Tuy nhiên sau đó, mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Tôi đã gọi xe cấp cứu”.

Được biết, Sato được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thận ngay lập tức và phải nằm viện ít nhất 10 ngày. “Tôi như này là do căng thẳng công việc. Tôi bị cấp trên giao quá nhiều trách nhiệm. Không ai hỗ trợ tôi. Đó thực sự là một cơn ác mộng”, Sato nói và cho biết anh thường xuyên có mặt ở văn phòng trước 8 giờ sáng và thường sẽ không về nhà cho đến 11 giờ đêm.

Câu chuyện của Sato được coi là ‘bình thường’ ở Nhật Bản – nơi Bộ Y tế vào ngày 13 tháng 10 vừa công bố sách trắng hàng năm về khoảng thời gian làm việc kéo dài của đa số người lao động. Chúng có mối liên hệ sâu sắc với bệnh trầm cảm và karoshi, tức tử vong do làm việc quá sức. Tổng cộng, 2.968 người Nhật đã chết vì karoshi vào năm ngoái, tăng từ mức 1.935 vào năm 2021.

Theo đó, 10,1% nam giới làm việc ít nhất 60 giờ/tuần và 4,2% phụ nữ làm việc trên 60 giờ/tuần. 803 người đã nộp đơn xin bồi thường vào năm ngoái do mắc các bệnh liên quan đến não hoặc tim. Con số đó tăng từ mức 753 trường hợp vào năm 2021.

Theo các chuyên gia, số liệu trên chỉ phản ánh một phần thực tế. Họ lo ngại rằng số lượng người tự tử do áp lực công việc sẽ tiếp tục tăng lên. 26,8% nam giới và phụ nữ làm việc hơn 60 giờ/tuần tin rằng họ đang mắc chứng trầm cảm hoặc hội chứng lo âu.

Theo Bill Cleary, đại diện tổ chức tư vấn TELL Lifeline có trụ sở tại Tokyo, giới chức, công ty và nhiều cá nhân đều nhận thức được mức độ nghiêm trọng từ giữa những năm 1980 song chưa thể tìm ra giải pháp.

“Phần lớn những điều này xoay quanh đại dịch, khi mọi người trở nên cô lập về mặt xã hội và ít có khả năng gắn kết tình bạn và các mối quan hệ”, Bill Cleary nói. “Nếu họ bị cô lập trong khi khối lượng công việc tăng lên, rất có khả năng karoshi cũng sẽ tăng lên”.

Makoto Watanabe, giáo sư truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo ở Eniwa, cho biết các công ty Nhật Bản có quá ít sự thay đổi. Nhiều doanh nghiệp còn đang mắc kẹt trong “kỷ nguyên bong bóng” những năm 1980.

“Tiền lương ngày càng thấp, khối lượng công việc lại tăng lên. Mọi người phải làm việc chăm chỉ hơn”, Makoto Watanabe nói. Hơn 30 năm kể từ khi bong bóng nổ tung vào đầu những năm 1980, ông tin rằng người lao động Nhật Bản cần tìm lại sự cân bằng và giữ gìn sức khỏe tinh thần.

“Hãy nhìn vào sâu bên trong bản thân mình để đưa ra những quyết định nằm trong tầm kiểm soát”, Makoto Watanabe nói thêm. “Chúng ta phải thay đổi”.

Chính vì tình trạng karoshi, nhiều người không còn khao khát thăng chức lên quản lý. Đa phần đều muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống – chọn khối lượng công việc vừa phải để trở nên hạnh phúc hơn.

Công ty tư vấn tổ chức và quản lý Shikigaku mới đây đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn quốc với 300 nhân viên ở độ tuổi 20-50. Kết quả cho thấy 72% số người được hỏi không muốn đảm nhận vị trí quản lý. Ở nữ giới, chỉ 4% thực sự quan tâm đến vị trí này.

Lý do phổ biến nhất là bản thân những nhân viên này ngại chịu nhiều trách nhiệm và không sẵn sàng đáp ứng khối lượng công việc nặng hơn. Họ cho rằng việc thăng chức đồng nghĩa với thêm trách nhiệm, ngoài ra không có lợi ích nổi bật nào khác. Cũng có ý kiến cho rằng “làm thêm hơn 80 giờ/tháng sẽ khiến cuộc sống cá nhân, sức khỏe bị hủy hoại”.

Được biết, Nhật Bản là một trong số những quốc gia nổi tiếng với văn hóa làm việc quá sức, hy sinh cả quyền lợi cá nhân. Cụ thể, tháng 5/2021, nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã chỉ ra rằng có 745.000 người Nhật đã chết trong năm 2016 vì đột quỵ và bệnh tim sau khi làm việc trên 55 giờ/tuần. Con số này cao hơn 30% so với năm 2000.

Báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho thấy trong số hơn 8.900 công ty tăng ca nhiều từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, gần 3.000 doanh nghiệp đã phá vỡ giới hạn làm thêm 80 giờ/tháng. Thậm chí, ít nhất 93 công ty có nhân viên làm thêm 200 giờ/tháng.

Nhật Bản những năm gần đây đang cố gắng loại bỏ văn hoá làm việc quá giờ vốn đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Nạn nhân của văn hóa karoshi thường là những người đàn ông trung niên làm công việc văn phòng, theo Hiroshi Kawahito – luật sư kiêm tổng thư ký của Cố vấn Quốc phòng cho các nạn nhân của karoshi.

Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc cũng tồn tại văn hóa “làm việc đến chết” mang tên 9-9-6. Nỗi sợ khiến nhiều người trẻ sẵn sàng từ bỏ mức lương cao đáng mơ ước để sống một cuộc sống an nhàn và cân bằng hơn.

Theo: SCMP, Nippon

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh | Markettimes

Số tiền thuế từ Facebook, Google, Apple…năm 2023 đã gần gấp 3 lần năm 2022

Riêng trong năm 2023, số tiền thuế các nhà cung cấp nước ngoài như Meta (Facebook), Google hay Apple nộp thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế là hơn 8.000 tỷ đồng, cao gần gấp 3 lần so với con số hơn 3000 tỷ năm 2022.

Số tiền thuế từ Facebook, Google, Apple..năm 2023 đã gần gấp 3 lần năm 2022
Số tiền thuế từ Facebook, Google, Apple..năm 2023 đã gần gấp 3 lần năm 2022

Trong báo cáo mới công bố, về công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử, Tổng cục Thuế cho biết, đến hết tháng 10/2023, đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp là 11.498 tỷ đồng, trong đó năm 2022 là 3.478 tỷ đồng; năm 2023 là 8.020 tỷ đồng. Một số nhà cung cấp nộp thuế lớn nhất là Meta (Facebook); Google; Apple; Microsoft…

Cũng theo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 18/10/2023, đã có 375 sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin.

Thời gian tới, Tổng cục Thuế cho biết sẽ tiếp tục tổ chức quản lý thuế hiệu quả đối với các nhà cung cấp nước ngoài, rà soát, đôn đốc các nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các nội dung nâng cấp cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Về công tác hoàn thuế VAT được dư luận quan tâm, tính đến hết ngày 31/10, Cơ quan thuế đã ban hành 15.025 quyết định tương ứng số thuế đã hoàn 112.873 tỷ đồng, bằng 70,5% ước thực hiện đã báo cáo Chính phủ báo cáo Quốc hội (160.000 tỷ đồng), bằng 91% cùng kỳ năm 2022.

Hôm 2/11 vừa qua, phát biểu trước Quốc hội về vấn đề hoàn thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh điều kiện hoàn thuế là phải có hóa đơn VAT, có chứng từ chuyển tiền. Đối với các công ty xuất nhập khẩu thì có thêm chứng từ chuyển tiền hợp đồng để chuyển tiền hàng hóa và tờ khai hải quan.

Theo Bộ trưởng, một số vướng mắc Bộ đã xác minh là cơ quan thuế nước ngoài cho biết không tồn tại doanh nghiệp này có nghĩa là hợp đồng bị vô hiệu, mà hợp đồng vô hiệu thì không hoàn được.

“Vấn đề hoàn thuế đã có bài học rất đau xót. Như vụ Thủ Đức House, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã có 18 người đi tù, kể cả cục phó phải đi tù 4 năm, dù không lấy đồng nào hết.

Nếu trong luật thuế nói hoàn thuế mà chỉ xác minh người bán cuối cùng, cán bộ thuế không vi phạm thì chúng tôi thực hiện ngay, còn luật thuế quy định nếu hoàn trước, kiểm tra sau là 6 ngày, chúng tôi chấp hành, kiểm tra trước, hoàn sau là 40 ngày”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thuế, liên quan đến thu ngân sách, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 10/2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 151.000 tỷ đồng. Luỹ kế 10 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế quản lý ước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, bằng 87,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 93,1% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 51.366 tỷ đồng; thu nội địa ước đạt 1,15 triệu tỷ đồng.

Về công tác hỗ trợ, người dân và doanh nghiệp, trong 10 tháng đầu năm, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn, miễn, giảm là khoảng 158.145 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn khoảng 106.476 tỷ đồng; số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 51.669 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Theo VTV

Bối cảnh cạnh tranh trong kỷ nguyên của các gã khổng lồ trực tuyến

Nhờ vào sự phát triển của yếu tố công nghệ, nhiều doanh nghiệp hay chính xác là các gã khổng lồ đang trở thành những “con cá mập” tìm cách đánh chiếm các “đại dương lớn”, chính điều này đã không chỉ tạo ra vô số các thách thức cho doanh nghiệp nhỏ hơn mà còn kéo theo nhiều vấn đề khác liên quan đến việc mất bình đẳng và sự ổn định của xã hội. Hãy cùng MarketingTrips khám phá chi tiết hơn trong bài viết này.

Cạnh tranh trong kỷ nguyên của các gã khổng lồ trực tuyến
Cạnh tranh trong kỷ nguyên của các gã khổng lồ trực tuyến

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, một số ít các gã khổng lồ trực tuyến như Alibaba, Amazon, Microsoft, Google hay Meta đã trở thành một “tổ hợp trung tâm” khi các doanh nghiệp này đang sở hữu và kiểm soát hàng tỷ khách hàng, thứ mà gần như tất cả các doanh nghiệp khác đều thèm muốn.

Các tổ hợp trung tâm này thúc đẩy lợi nhuận ngày càng tăng theo quy mô và nhận được một phần giá trị không tương xứng với những gì tạo ra trong nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế trung tâm (hub economy) sẽ tiếp tục lan rộng ra nhiều ngành hơn, tập trung nhiều quyền lực hơn vào tay một số ít doanh nghiệp, thứ cuối cùng có thể biến họ trở thành một gã khổng lồ trong ngành.

Mối nguy hiểm là điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế và đe dọa sự ổn định xã hội.

Đứng trước bối cảnh đó, để có thể duy trì được vị thế cạnh tranh, các doanh nghiệp nhỏ hơn, các doanh nghiệp truyền thống, hay các công ty khởi nghiệp phải liên tục thay đổi và sáng tạo trong cách thức kinh doanh của mình.

Ở khía cạnh ngược lại với các gã khổng lồ, tức các doanh nghiệp lớn, cần phải có trách nhiệm vì lợi ích của tất cả mọi người, không chỉ tạo ra và nắm bắt giá trị riêng mà còn là để hỗ trợ các doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái.

Nền kinh tế toàn cầu đang xoay quanh một vài gã khổng lồ công nghệ (kỹ thuật số).

Hãy thử nhìn vào các gã khổng lồ như Alibaba, Alphabet/Google, Amazon, Apple, Baidu, Facebook, Microsoft và Tencent, đây thực là những tổ hợp trung tâm của nền kinh tế.

Trong khi cũng tạo ra giá trị thực sự cho người dùng, các doanh nghiệp này cũng đang chiếm được một phần giá trị không cân xứng và ngày càng được mở rộng theo quy mô, đồng thời cũng góp phần định hình lại tương lai của nền kinh tế tập thể (collective economic).

Ngoài việc thống trị các thị trường riêng lẻ, các tổ hợp trung tâm trong nền kinh tế trung tâm cũng xây dựng và kiểm soát các kết nối thiết yếu trong mạng lưới kinh tế toàn cầu.

Android của Google và các công nghệ liên quan đã giúp hình thành khả năng sở hữu quyền truy cập vào hàng tỷ người tiêu dùng di động trên toàn cầu, thứ mà bất kỳ doanh nghiệp nào và kinh doanh gì cũng đều muốn tiếp cận.

Google không chỉ đơn giản là trung gian hưởng lợi từ các giao dịch phát sinh mà còn ảnh hưởng cả đến những luồng thông tin và dữ liệu được thu thập trên hệ sinh thái.

Các sàn thương mại điện tử (eCommerce) của Amazon và Alibaba cũng kết nối với một số lượng lớn người dùng, nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Hay nền tảng nhắn tin WeChat của Tencent cũng tập hợp hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu.

Càng nhiều người dùng tham gia các mạng lưới này, các doanh nghiệp càng trở nên hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hay thậm chí có không ít người tiêu dùng còn coi đó là thứ thiết yếu (vì nhiều người khác đang dùng).

Bằng cách thúc đẩy lợi nhuận ngày càng tăng theo quy mô và kiểm soát các nút thắt cạnh tranh quan trọng, các gã khổng lồ này lại trở nên mạnh hơn, chính điều này đã tạo ra những chia sẻ giá trị không tương xứng (giữa các bên) đồng thời vượt qua cả cán cân cạnh tranh toàn cầu (competitive balance).

Các gã khổng lồ hay các tổ hợp trung tâm (hub firm) vốn không cạnh tranh theo kiểu truyền thống (traditional competition), tức cạnh tranh với các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có, bán với giá thấp hơn hay cải tiến thêm các tính năng mới.

Thay vào đó, họ sử dụng cái được gọi là sức mạnh dựa trên mạng lưới (network-based power) đã được xây dựng đến một quy mô đủ lớn trước đó và sau đó sử dụng chúng để tham gia vào một ngành công nghiệp khác.

Các doanh nghiệp này cũng sẽ “tái cấu trúc” cấu trúc cạnh tranh của chính nó, chuyển đổi nó từ định hướng sản phẩm (product-driven) sang định hướng mạng lưới hay hệ thống (network/systemt-driven), những thứ được xem là lợi thế cạnh tranh mà họ đã kiểm soát trước đó.

Ví dụ: công ty con chuyên về mảng tài chính Ant Financial (Ant) của Alibaba không chỉ cung cấp những dịch vụ thanh toán tốt hơn, thẻ tín dụng tốt hơn hoặc dịch vụ quản lý đầu tư tối ưu hơn (so với các đối thủ cạnh tranh khác); nó tận dụng các dữ liệu rộng lớn sẵn có của Alibaba (công ty mẹ) để biến các dịch vụ tài chính truyền thống thành các hàng hoá thông thường (Commodity) đồng thời tổ chức lại một phần lớn trong lĩnh vực tài chính tại thị trường Trung Quốc xung quanh nền tảng Ant Financial (Ant Financial platform).

Chỉ trong vòng 3 năm kể từ khi được thành lập, Ant đã có hơn nửa tỷ người dùng và có kế hoạch mở rộng ra ngoài Trung Quốc.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với các đế chế như Google, Microsoft hay Amazon.

Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra, nền kinh tế trung tâm (hub economy) sẽ lan rộng ra nhiều ngành công nghiệp hơn, tập trung hơn nữa các yếu tố như dữ liệu, giá trị và quyền lực vào tay một số ít doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần rất nhỏ lực lượng lao động (vì cơ bản mọi thứ được tự động hoá và giá trị có được từ lợi thế về quy mô), sự bất bình đẳng xã hội và nên kinh tế suy yếu là điều tất yếu.

Đứng trước bối cảnh “khốc liệt” này, không ít người sẽ tự hỏi, liệu xu hướng này của nền kinh tế có được thay đổi hay đảo ngược không. Câu trả lời phù hợp nhất có lẽ là KHÔNG.

“Nền kinh tế trung tâm” vẫn sẽ ở đó nhưng hầu hết các doanh nghiệp sẽ không trở thành trung tâm (Hubs), và họ sẽ cần phản ứng một cách khôn ngoan trước sự tập trung ngày càng tăng của cái gọi là quyền lực trung tâm (Hub Power).

Số hóa hay chuyển đổi số năng lực vận hành như cách mà người ta vẫn hô hào sẽ là không đủ. Ví dụ, các nền tảng nhắn tin kỹ thuật số (WhatsApp hay Zalo) đã giáng một đòn mạnh vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Viettel, MobiFone); các nhà cố vấn đầu tư vẫn phải đối mặt với các mối đe dọa từ các công ty dịch vụ tài chính trực tuyến.

Trong kỷ nguyên này, để duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ cần phải sử dụng tài nguyên (con người, tài chính, công nghệ…) và năng lực của mình theo cách khác, chuyển đổi hoạt động kinh doanh cốt lõi, phát triển thêm các cơ hội tăng doanh thu mới và xác định các lĩnh vực có thể được bảo vệ khỏi sự xâm chiếm của các gã khổng lồ.

Mark Zuckerberg (hiện là CEO Meta) cũng đã từng tuyên bố trong bài diễn văn tốt nghiệp ở Harvard vào tháng 5 năm 2017 rằng: “Chúng ta đang chứng kiến một mức độ bất bình đẳng cao đến mức gây tổn thương đến mọi người. Kinh doanh như bình thường không phải là một lựa chọn tốt.”

Hiệu ứng Domino kỹ thuật số.

Sự xuất hiện của các gã khổng lồ hay doanh nghiệp trung tâm bắt nguồn từ 3 nguyên tắc của lý thuyết về mạng lưới và số hóa.

Đầu tiên là định luật Moore (Moore Law), nói rằng sức mạnh xử lý của máy tính (computer processing) sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Điều này hàm ý là những cải tiến về hiệu suất và công nghệ sẽ thúc đẩy việc tăng cường hay thậm chí là thay thế hoạt động của con người bằng các công cụ kỹ thuật số (Digital Tools).

Khi hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều cần công nghệ và liên quan đến công nghệ, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế.

Nguyên tắc thứ hai liên quan đến sự kết nối (connectivity). Hầu hết các thiết bị máy tính ngày nay đều có kết nối mạng tích hợp cho phép chúng giao tiếp được với nhau. Trong khi các mạng lưới kỹ thuật số không ngừng phát triển, các công nghệ kỹ thuật số hiện đại sẽ cho phép việc chia sẻ thông tin với chi phí gần như là bằng không.

Định luật Metcalfe cho rằng giá trị của mạng lưới sẽ tăng theo số lượng các điểm kết nối hoặc người dùng (user), động lực vốn được gọi là hiệu ứng mạng.

Điều này có nghĩa là các công nghệ kỹ thuật số đang cho phép doanh nghiệp tăng trưởng đáng kể về giá trị khi kết hợp các điểm kết nối lại với nhau với mục tiêu đưa ra một đề xuất kinh doanh hay bán hàng mới.

Với Ant của Alibaba như đã phân tích ở trên thì đó là việc chuyển từ một công cụ thanh toán đơn thuần sang các dịch vụ tài chính và bảo hiểm rộng lớn.

Công nghệ kỹ thuật số đang cho phép tăng trưởng giá trị, nhưng việc nắm bắt giá trị đang trở nên chênh lệch và tập trung hơn.

Trong khi giá trị đang được tạo ra cho tất cả mọi người, việc nắm bắt giá trị đang trở nên chênh lệch và tập trung hơn. Điều này là do trong các mạng lưới hay hệ thống, lưu lượng truy cập hay người dùng (Traffic, User) có thể tạo ra nhiều lưu lượng truy cập (và người dùng) hơn và khi một số điểm kết nối nhất định trong mạng lưới được sử dụng nhiều hơn, chúng sẽ thu hút thêm nhiều hơn các kết nối tự nhiên khác, điều này càng làm tăng thêm tầm quan trọng của chính chúng và mạng lưới.

Điều này cũng sẽ dẫn đến nguyên tắc thứ ba: quan điểm cho rằng sự hình thành của các điểm kết nối (kỹ thuật số) tự nhiên sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các vòng phản hồi tích cực (feedback loops), thứ sau đó sẽ khiến cho các doanh nghiệp trung tâm (gã khổng lồ) có tính kết nối cao hơn và khó thay thế hơn.

Khi các mạng lưới kỹ thuật số thực hiện ngày càng nhiều giao dịch kinh tế (bán hàng), sức mạnh kinh tế của mạng lưới vốn là trung gian kết nối người tiêu dùng, doanh nghiệp và thậm chí cả giữa các ngành với nhau… sẽ càng được mở rộng nhiều hơn.

Khi một tổ hợp trung tâm được kết nối ở mức độ cao (và được hưởng lợi nhuận ngày càng tăng theo quy mô) trong một lĩnh vực nhất định của nền kinh tế (chẳng hạn như viễn thông di động), nó cũng sẽ được có lợi thế quan trọng khi bắt đầu kết nối tới một lĩnh vực hay ngành công nghiệp mới (ví dụ như ô tô).

Các doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành công nghiệp tách biệt theo cách truyền thống sẽ bị loại bỏ hoặc trở thành một gã khổng lồ khác với nhiều thị phần hơn.

Nếu như trước đây, các nhà sản xuất điện thoại di động chỉ cạnh tranh trực tiếp với nhau để giành lấy vị trí dẫn đầu trong ngành (Marker Leader) mà không có bất cứ sự cạnh tranh nào liên quan đến việc tận dụng sức mạnh của mạng lưới hay tổ hợp kinh tế (Economic Hub).

Trong bối cảnh ngày nay, với sự ra đời của các nền tảng như iOS và Android, ngành công nghiệp bắt đầu chuyển từ trọng tâm là cạnh tranh về sản phẩm hay phần cứng sang cạnh tranh theo cấu trúc mạng lưới tập trung dựa trên nền tảng.

Khi các nền tảng kết nối điện thoại thông minh với một số lượng lớn các ứng dụng và dịch vụ (điểm kết nối) khác, tự bản thân nó sẽ trở nên có giá trị hơn, tạo ra hiệu ứng mạng lưới mạnh mẽ hơn, và cuối cùng tạo ra nhiều rào cản gia nhập ngành hơn đối với các doanh nghiệp mới.

Ngày nay, các thương hiệu như Motorola, Nokia, BlackBerry hay Palm đã không còn kinh doanh điện thoại di động, còn Google và Apple, vốn không phải là doanh nghiệp chuyên về sản xuất điện thoại thì đang chiếm phần lớn giá trị của ngành (chuỗi giá trị).

Đó chính là sức mạnh của nền tảng, của mạng lưới hay của nền kinh tế trung tâm như đã đề cập nhiều lần trong bài.

Hiệu ứng domino này hiện đang lan sang các lĩnh vực khác và với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Ngành công nghiệp âm nhạc đã nghiêng về Apple, Google và Spotify.

Thương mại điện tử cũng đang đi theo một con đường tương tự: Alibaba và Amazon đang giành được nhiều thị phần (market share) hơn và dần chuyển sang đánh chiếm các doanh nghiệp truyền thống kinh doanh hàng tạp hóa, việc Amazon mua lại Whole Foods là một minh chứng.

Việc tăng lợi nhuận theo quy mô khiến doanh nghiệp rất khó bị đánh bại.

Yếu tố lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành được điều tiết bằng cách sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để thúc đẩy quy mô (scale up).

Trong các ngành kinh doanh sản phẩm và dịch vụ truyền thống, đường cong tạo ra giá trị (VCC) thường phẳng hơn (thấp hơn) khi số lượng người tiêu dùng tăng lên.

Một doanh nghiệp sẽ không đạt được bất cứ lợi thế cụ thể nào khi lượng người dùng của họ tiếp tục tăng lên nhưng vượt lại quá mức hiệu quả vốn có (biên hiệu quả), chính điều này là nguyên nhân dẫn đến việc sẽ nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau cùng tồn tại trên cùng một thị trường.

Tuy nhiên, với các gã khổng lồ, các tổ chức trung tâm hay các doanh nghiệp dựa trên mạng lưới (công nghệ), điều này lại diễn ra theo cách ngược lại, họ tăng quy mô để tăng lợi nhuận hay tăng lợi nhuận bằng cách đẩy nhanh quy mô.

Một nền tảng quảng cáo địa phương sẽ trở nên mạnh hơn khi ngày càng có nhiều người dùng truy cập hơn và khi có nhiều người truy cập hơn, nó càng có thể thu hút nhiều quảng cáo hơn.

Và khi số lượng quảng cáo (ads) tăng lên, khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng (Target) cũng tăng theo, điều này cuối cùng sẽ làm cho các quảng cáo trở nên có giá trị hơn (trong mắt cả người xem lẫn nhà quảng cáo).

Càng có nhiều người dùng, nền tảng hay doanh nghiệp càng có nhiều động lực để xây dựng và tối ưu ứng dụng và càng có nhiều ứng dụng, người tiêu dùng càng có thêm động lực để sử dụng dịch vụ và các sản phẩm liên quan khác.

Đây chính là bản chất của khái niệm cạnh tranh trong bối cảnh các nền kinh tế trung tâm hay tổ hợp trung tâm.

Các gã khổng lồ như MarketingTrips đã phân tích không chỉ tìm cách loại bỏ các doanh nghiệp truyền thống hay kinh doanh riêng lẻ khác, họ cũng không ngừng cạnh tranh với nhau.

Facebook mua lại Oculus để gia nhập nền kinh tế thực tế ảo (VR) mới nổi và theo đuổi tham vọng Metaverse. Microsoft đầu tư vào OpenAI thông qua ChatGPT và cải tiến công cụ tìm kiếm Bing (tích hợp AI mới) để đối đầu với đối thủ Google, hay Apple cũng sản xuất tai nghe thực tế ảo để đón đầu xu hướng kinh tế mới.

Hợp lực là cách để tránh bị đào thải bởi một đối thủ thống trị ngành.

Vào những năm 1990, cộng đồng mã nguồn mở (open-source) đã hợp lực để cạnh tranh với Microsoft Windows bằng hệ điều hành Linux. Các doanh nghiệp truyền thống như IBM và Hewlett-Packard (HP) cũng được truyền cảm hứng theo cách tương tự.

Ngày nay, Linux (và các sản phẩm liên quan đến Linux) đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, thiết bị tiêu dùng và cả điện toán đám mây (Cloud Computing). Tương tự như vậy, cộng đồng mã nguồn mở của Mozilla và trình duyệt Firefox cũng đã phá vỡ sự kìm kẹp của Microsoft trong thế giới khám phá internet.

Trong kỷ nguyên trực tuyến hay kỹ thuật số, sự hợp tác và phối hợp sẽ ngày càng quan trọng và đó là cách thức hiệu quả để duy trì sự cân bằng trong nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy).

Để có thể trở nên bền vững, các bên (doanh nghiệp) tham gia phải đảm bảo lợi ích hài hoà trong toàn bộ sinh thái, đây chính là chìa khoá để có thể thoát khỏi sự thống trị của các gã khổng lồ, nền kinh tế trung tâm và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững của doanh nghiệp bằng thị phần và thương hiệu

Trong kinh doanh và marketing, con đường an toàn và chắc chắn nhất là tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ thật sáng tạo (innovation) và đặc thù (USP), đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng trong phân khúc lựa chọn.

Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững của doanh nghiệp bằng thị phần và thương hiệu
Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững của doanh nghiệp bằng thị phần và thương hiệu

Trong khi tầm nhìn và tư duy của người sáng lập (Founder) là khởi điểm để tạo dựng nên một doanh nghiệp thành công và bền vững. Điểm cốt lõi của doanh nghiệp luôn luôn là sản phẩm hay dịch vụ được bán ra thị trường, đó không phải là con người, tập thể, tổ chức hay bất cứ thành phần nào khác.

Người ta biết đến Microsoft qua Windows OS, đến Boeing qua các máy bay 747, 757, 777, biết đến Apple qua IPhone, biết đến LV qua các túi xách thời trang xa xỉ, biết đến Hilton qua các khách sạn…

Albert Einstein có thể là một thiên tài nhưng ông không tạo ra sản phẩm nào nên không có một di sản nào về kinh doanh; trong khi đó, dù nhiều người không biết ai là Thomas Edison, nhưng mỗi tháng công ty Edison vẫn thu tiền điện của hơn 60% hộ gia đình Mỹ.

Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững và tuổi thọ của doanh nghiệp bằng thị phần và thương hiệu. Để thỏa mãn 2 điều kiện này, sản phẩm hay dịch vụ phải thật đặc thù và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ít nhất là trong thời điểm bắt đầu và liên tục được cải tiến sau đó.

Quá trình tạo dựng một thương hiệu quốc tế thường kéo dài cả trăm năm. Ngành IT còn quá mới và năng động để chúng ta có thể kiểm nhận định luật này, nhưng Microsoft, Intel, IBM…đang làm ngạc nhiên nhiều nhà phân tích với mức độ bền bỉ của thương hiệu.

Để bắt đầu xây dựng sản phẩm, điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định loại sản phẩm mà bạn muốn theo đuổi, tuỳ vào từng loại sản phẩm khác nhau, bạn có thể cần những chiến lược tiếp cận khác nhau.

Dưới đây là các loại sản phẩm chính hiện có trên thị trường.

Sản phẩm nguyên liệu.

Một sản phẩm được coi như là “nguyên liệu” khi nó không có gì để phân biệt với các sản phẩm đồng loại khác. Công nghệ, thương hiệu hay chất lượng trở thành một mặt bằng không ai hơn ai. Lợi thế cạnh tranh cho loại sản phẩm này là giá cả và hệ thống phân phối.

Phần lớn sản phẩm và dịch vụ bày bán trên thị trường đều nằm dưới hình thức “nguyên liệu” và dù đây là một thị trường dễ thâm nhập, cường độ cạnh tranh rất cao và mức lời gần như không có nhiều.

Các sản phẩm dược phẩm khi hết sự bảo vệ của bằng sáng chế thường rớt xuống giá “nguyên liệu” khiến những hãng đã kiếm lời khủng khi độc quyền các mặt hàng như Aspirin, Vaseline, Zocor…đều ngưng sản xuất vì mức lời không còn.

Gạo, Cà phê, đồ Nhựa…là những sản phẩm nguyên liệu khi không có thương hiệu hay đặc thù nên dù Việt Nam giữ vị trí số 1 trên thị phần quốc tế vẫn không đem lại một lợi tức đáng kể nào cho những người kinh doanh.

Sản phẩm sao chép (và cải tiến).

Dĩ nhiên, một sản phẩm sao chép, bắt chước hay cải tiến dựa trên các sản phẩm đang ăn khách vẫn có thể sinh lợi cho doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nhân thế giới đã trở nên thành đạt bằng việc sao chép sản phẩm, kinh doanh bầy đàn theo đám đông hay chỉ thuần túy dựa trên các mối liên hệ để mua qua bán lại.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã chiếm giữ vị thế điều khiển các thị trường hàng hóa của tư nhân tại Đông Á dựa trên mậu dịch và liên hệ trong lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, những lợi thế cạnh tranh này đang bị bào mòn bởi các công ty đa quốc gia và sức mạnh của Internet và E-commerce (thương mại điện tử).

Loại sản phẩm này thường chỉ bùng lên một thời điểm nào đó rồi chìm lắng nếu không có cố gắng để thay đổi và cải tiến.

Các nhà sản xuất Trung Quốc đã kiềm tiền khá nhiều khi sao chép điện thoại IPhone, máy cày Caterpillar, xe hơi Chevrolet, khí cụ công nghiệp…nhưng nếu không có sáng tạo gì khác hơn, đây sẽ chỉ là một chiến thuật tìm kiếm thị phần qua giá cả. Cạnh tranh luôn khốc liệt và mệt mỏi khi mọi đối thủ phải liên tục bán với giá thấp nhất.

Sản phẩm của thế hệ kế tiếp (Next-gen Product).

Nhiều sản phẩm đi tiên phong trong việc khám phá thị trường mới và thành công trong việc giáo dục, tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng (chiến lược đại dương xanh).

Tuy nhiên, nếu người làm kinh doanh hay marketing không có một kế hoạch kinh doanh bài bản, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, một chiến lược Marketing thông minh cùng một đội ngũ quản lý tài năng và kiên nhẫn, họ sẽ bị đối thủ qua mặt.

Microsoft OS không phải là hệ điều hành PC đầu tiên, mà là OS viết bởi Dr. Gary Kildall.

Facebook ra đời sau MySpace 6 năm nhưng lại là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay với gần 3 tỷ người dùng toàn cầu.

Trong khi đó, kẹo gum Wrigley hay máy lạnh Carrier là một thương hiệu bền vững ngay từ lúc bắt đầu hơn 100 năm trước và vẫn chiếm vị trí số 1 trên thị trường.

Hiểu rõ vị trí của sản phẩm của mình trong chuỗi nhu cầu (không ngừng thay đổi) của người tiêu dùng là cách để có được một chiến thuật hợp lý để từ đó tối ưu hóa các lợi thế cạnh tranh của mình.

Chiến thuật tạo ra các sản phẩm đặc thù.

Thực ra rất khó để có được một sản phẩm hoàn toàn mới lạ có thể ứng dụng trên toàn cầu. Chúng ta cần những đầu óc siêu việt như Edison hay Bell; và phần lớn nhân loại đều không có khả năng hay may mắn này.

Tuy nhiên, bằng cách không ngừng nỗ lực để giải quyết các vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội để tạo ra các điểm khác biệt cho sản phẩm.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.

Chiến thuật đơn giản nhất là cải biến một sản phẩm thông dụng thông qua thiết kế, công nghệ, bao bì hay lối sắp xếp…

Nike là ví dụ tiêu biểu khi Phil Knight đem đôi giày chạy bộ bình thường và biến nó thành một biểu tượng vừa thoải mái vừa phong cách cho phần lớn dân số không nghĩ đến môn thể thao chạy bộ. Hay Starbucks và mô hình biến quán cà phê thành “trung tâm của các thương vụ”.

Coca Cola đã chiếm lĩnh thị trường vững chắc hơn sau khi thiết kế lại tay cầm lõm vào trong cho các sản phẩm nước ngọt đóng chai. Khi Ponomareva xếp túi trà xanh Nhật Bản thành hình những con chim origami, doanh thu gia tăng đột biến.

Một cách thức khá phổ biến khác để tạo ra sự riêng biệt cho sản phẩm là đưa sản phẩm hiện có vào một thị trường ngách chưa ai phục vụ. Cũng là nước uống đóng chai nhưng Evian, Perrier…khôn ngoan chọn mục tiêu là các khách hàng trí thức, nghệ sĩ, giới thượng lưu…Xe ô tô Porsche tạo danh tiếng với những loại xe thể thao cho giới trẻ giàu có, trong khi Volvo thì nhắm vào giới quản lý tuổi trung niên lấy an toàn làm ưu tiên.

Sau cùng, một chiến thuật marketing đặc biệt có thể tạo ra cảm giác mới lạ cho người tiêu dùng. CEO Sara Blakely đã thành tỷ phú với các trang phục đồ lót (underwear) cho phụ nữ khi táo bạo làm một màn biểu diễn thời trang (không được cấp phép) ngay trong cửa hàng danh tiếng Bloomingdale ở New York, Mỹ.

Thương hiệu Spanx nhờ đó cất cánh cùng với các mẫu tin trên các nền tảng truyền thông. Nhờ những cách marketing độc đáo, Richard Branson và thương hiệu Virgin đạt đến đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực, từ hàng không, âm nhạc đến điện thoại, ngân hàng.

Khi bạn cố gắng ngồi đọc chừng 10 cuốn sách bán chạy nhất về nghệ thuật làm marketing, sự sáng tạo của bạn sẽ thăng hoa bất ngờ và nhiều ý tưởng giá trị sẽ liên tục xâm chiếm tư duy của bạn.

Để kinh doanh thành công, bạn cần trang bị những kiến thức căn bản về sự sáng tạo.

Dù doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh loại sản phẩm gì, đó là sản phẩm nguyên liệu, bắt chước (sao chép) hay cải tiến, sự sáng tạo và khác biệt vẫn là những yếu tố quyết định sự thành công. Muốn có được yếu tố này, bản thân người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp hay marketer cần phải có một niềm đam mê cá nhân về sản phẩm.

Có đam mê và coi công việc như một trò tiêu khiển (hobby), bạn mới đủ kiên nhẫn và ý chí để vượt qua những sự thất vọng hay thất bại luôn hiện diện trong hành trình mỗi ngày.

Như Steve Jobs, người sáng lập của Apple từng nói: “Chúng tôi tin rằng nếu chúng tôi cứ tiếp tục đặt những sản phẩm tốt hơn trước mặt khách hàng, họ sẽ tiếp tục mở ví tiền của họ một cách thoải mái nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Dám khác biệt: Từ các chiến lược Marketing trong đại dương xanh đến đại dương đỏ

Dám khác biệt được xem như là một trong những chìa khóa thành công cho các thương hiệu, đặc biệt trong bối cảnh môi trường xung quanh có quá nhiều sự cạnh tranh từ đối thủ.

Dám khác biệt: Từ các chiến lược Marketing trong đại dương xanh đến đại dương đỏ
Dám khác biệt: Từ các chiến lược Marketing trong đại dương xanh đến đại dương đỏ

Trong kinh doanh, hai tác giả Chan Kim và Renee Mauborgne đã cụ thể hóa sự “dám khác biệt” này bằng một chiến lược kinh doanh hẳn hoi, gọi là “chiến lược đại dương xanh” (Blue Ocean Strategy) trong quyển sách có cùng tên được xuất bản lần đầu vào năm 2004.

Theo đó, các thương hiệu muốn thành công trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt thì phải nghĩ ra một hướng đi mới, một cách làm mới nhằm tạo nên sự khác biệt  để không còn phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hiện có ngoài thương trường.

Nói cách khác, sự khác biệt trong trường hợp này giúp doanh nghiệp trở thành người tiên phong trong một thị trường hoàn toàn mới do chính mình tạo ra. Quan điểm mới mẻ này đã nhận được sự ủng hộ và yêu thích rất lớn của độc giả kinh doanh khắp nơi trên thế giới, trong đó có tác giả của bài viết này.

Chính cái gọi là “đại dương xanh” đã giúp thương hiệu Phở 24 lên ngôi và phát triển bùng nổ trong giai đoạn 2003-2008, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2009.

Và dĩ nhiên là trước khi “đại dương xanh” đó đã biến thành đỏ rực như ngày hôm nay. Điều này cho thấy “dám khác biệt” không chưa đủ, mà phải tiếp tục tạo ra sự khác biệt nếu muốn liên lục dẫn đầu thị trường.

Trong marketing, yếu tố “dám khác biệt” cũng vô cùng quan trọng và được nhiều doanh nghiệp sử dụng như một chiến thuật tạo nên sự chú ý mạnh mẽ tức thì của thị trường, khi muốn giới thiệu một sản phẩm mới hay một thông điệp kinh doanh nào đó.

Ví dụ như chiến lược marketing đầy táo bạo, “không giống ai” của chuỗi Domino Pizza cách đây mấy chục năm với thông điệp quảng cáo là bánh được giao tận nơi trong vòng 30 phút, nếu trễ hơn thì không lấy tiền.

Chiêu thức quảng cáo này thành công đến nỗi bây giờ hễ nhắc đến thương hiệu Domino Pizza là người ta phải liên tưởng đến lời hứa giao hàng trong 30 phút năm nào.

Chiến lược này sau đó chỉ bị gỡ xuống do một loạt vụ thưa kiện lùm xùm liên quan đến những tai nạn giao thông xảy ra đối với các shipper do bị áp lực về thời gian giao hàng nên phải chạy xe quá tốc độ.

Một ông lớn khác trong ngành F&B là McDonald’s cũng từng áp dụng chiến lược marketing “phi truyền thống”, “dám khác biệt” khi lần đầu lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh cà phê thông qua thương hiệu McCafe.

Làm sao thuyết phục khách hàng rằng một chuỗi nhà hàng quá nổi tiếng với mấy chiếc bánh hamburger lại có thể bán cà phê là một điều không dễ, nhất là thói quen của người tiêu dùng thời đó là ăn hamburger McDonald’s xong qua uống cà phê Starbucks.

Vậy mà McDonald’s đã làm rất tốt thông qua một chiến lược marketing sáng tạo và táo bạo, trước đó chưa ai từng làm. Đó là cho khách hàng uống cà phê miễn phí hoàn toàn trong suốt hai tuần với khẩu hiệu “Free coffee for all”.

Không dừng lại ở đó, logo của McCafe còn được dán, sơn, vẽ khắp nơi, bao gồm cả vỉa hè, trạm xe buýt, cột điện… Kết quả là rất nhiều người khen hay, nhưng cũng không ít người chê, phản ứng. Cái chính là mục tiêu của chương trình đã hoàn thành mỹ mãn, vì McCafe được mọi người chú ý, trải nghiệm và ủng hộ đến ngày hôm nay.

Tuy nhiên, dám làm điều khác biệt với mọi người lúc nào cũng kèm theo không ít áp lực, rủi ro. Cơ hội và rủi ro do đó cũng thường xuất hiện cùng một lúc như trường hợp của Domino Pizza chẳng hạn.

Còn nhớ cách đây nhiều năm, hãng hàng không Vietjet Air khi mới ra đời đã tung ra chiến lược marketing thật táo bạo để gây chú ý và xây dựng hình ảnh trẻ trung, vui nhộn của mình bằng cách cho các cô người mẫu mặc áo tắm bikini tạo dáng trên máy bay, làm dư luận, báo chí, cộng đồng mạng một phen dậy sóng. Đó là marketing phi truyền thống.

Hay cà phê Trung Nguyên thì tung ra chiến lược marketing rầm rộ với thông điệp tuyên chiến trực diện với chuỗi cà phê khổng lồ Starbucks khi thương hiệu này mới bước chân vào Việt Nam.

Đó cũng là marketing gây sốc, phi truyền thống, vì đâu có chuỗi cà phê nào trên thế giới dám tuyên chiến như vậy. Hay dở chỗ nào chưa biết, nhưng phải nói các thương hiệu này đã dám sáng tạo, dũng cảm bước ra khỏi các thông lệ để làm điều khác biệt.

“Dám khác biệt” không chỉ là dám đón nhận áp lực để bước ra khỏi những thông lệ bình thường, mà còn là dám từ chối chạy theo những trào lưu kinh doanh dễ dãi trong ngắn hạn nhưng pha loãng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong dài hạn. Có được sự bình tâm trước những cơn lốc cơ hội như vậy đòi hỏi một bản lĩnh không bị hòa tan vào đám đông.

Cho nên “dám khác biệt” suy cho cùng là dám đeo đuổi những mục tiêu và giá trị thực tế, những thứ thật sự đem đến giá trị cho xã hội và cộng đồng. Đó mới là thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketing trên TikTok: TikTok công bố báo cáo dữ liệu lập kế hoạch marketing mới

TikTok vừa công bố báo cáo mới, dữ liệu từ báo cáo đóng vai trò giúp người làm marketing có nhiều cách hơn để xây dựng chiến lược marketing cho quý mới, cuối năm và hơn thế nữa.

Marketing trên TikTok: TikTok công bố báo cáo dữ liệu lập kế hoạch marketing mới
Marketing trên TikTok: TikTok công bố báo cáo dữ liệu lập kế hoạch marketing mới

Nhằm mục tiêu giúp người làm marketing có thêm dữ liệu hỗ trợ cho việc lập kế hoạch marketing (Marketing Plan) cho những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, TikTok vừa công bố báo cáo dữ liệu sử dụng trên nền tảng mới.

Cộng đồng TikTok liên tục trải nghiệm trang For You.

Khi nghĩ đến việc xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu, các cơ hội mà người làm marketing có thể tận dụng trong năm 2023 vẫn đang diễn ra trên TikTok.

Cộng đồng người mua sắm và những người trung thành với thương hiệu trên TikTok vẫn luôn tích cực tương tác trên nền tảng.

  • 81% người dùng TikTok dự định dành cùng một khoảng thời gian hoặc nhiều hơn cho TikTok trong Quý 5.
  • 79% người dùng TikTok có khả năng sẽ tiếp tục mua sắm trong Quý 5.
  • 67% người dùng TikTok có khả năng dành cùng khoảng thời gian hoặc nhiều thời gian hơn để tải xuống các ứng dụng trong Quý 5.
  • 96% người dùng TikTok có các mục tiêu cụ thể mà họ tập trung vào trong năm 2024.

Cộng đồng TikTok đang tương tác nhiều hơn trong Quý 5.

Tiếp nối mùa tặng quà lớn nhất trong năm, FYP (Trang For You) là điểm nóng về các nội dung mua sắm, nhận xét và chia sẻ.

Theo TikTok, trong Quý 5:

  • Tổng số lượt xem video tăng 25% so với một tuần thông thường.
  • Số lượt xem tăng 70% cho hashtag #haul.
  • Lượt xem tăng 76% cho hashtag #sale.

Cộng đồng TikTok đang mua sắm nhiều hơn trong Quý 5.

3 lý do hàng đầu khiến người dùng TikTok dự định sẽ tiếp tục mua sắm trong Q5 là:

  • Để “đối xử” tốt hơn với bản thân (51%)
  • Để tận dụng đợt giảm giá sau kỳ nghỉ lễ (50%)
  • Chi tiêu tiền mặt và thẻ quà tặng đã nhận được trong dịp lễ (32%)

Trong Quý 5, phần lớn các giao dịch mua sắm đều hướng tới những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo và chăm sóc cá nhân.

Người dùng TikTok dự định tiếp tục mua sắm trong Quý 5 sẽ lên kế hoạch mua:

  • 58% chọn thực phẩm
  • 55% chọn quần áo
  • 52% chọn công nghệ hoặc game

Cộng đồng TikTok đang sử dụng thiết bị di động nhiều hơn trong Quý 5.

60% người dùng TikTok dự định mua các sản phẩm trò chơi trong Quý 5 dự định sẽ mua trên thiết bị di động (45%) hoặc mua hàng trong trò chơi – (in-game shopping), 38%.

61% người dùng TikTok dự định dành cùng một lượng thời gian (hoặc nhiều hơn) để chơi trò chơi điện tử trong Quý 5.

Cộng đồng TikTok đang suy ngẫm nhiều hơn về bản thân họ trong Quý 5.

  • Hơn 1 trong 4 người dùng TikTok có mục tiêu cho năm 2024 cho biết sẽ tải xuống các ứng dụng hoặc dịch vụ có thể giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân trong năm 2024.
  • 30% người dùng TikTok có mục tiêu cho năm 2024 sẽ tìm đến những nhà sáng tạo TikTok để giúp đỡ họ trong suốt hành trình của mình.
  • 55% muốn xem mẹo về sức khỏe và thể chất từ người sáng tạo.
  • 41% muốn xem người sáng tạo đăng bài có nội dung thể hiện sự quyết tâm trong năm mới.
  • Đối với các nhà quảng cáo, việc hiểu những gì người dùng TikTok đang hướng tới trong năm mới có thể là một lợi thế lớn để thúc đẩy doanh số bán hàng và mức độ tương tác.

Mục tiêu của người dùng TikTok vào năm 2024 là:

  • 46% tập trung nhiều hơn vào bản thân
  • 43% hướng tới lối sống lành mạnh hơn
  • 41% học điều gì đó mới
  • 40% đi du lịch nhiều hơn

Bạn có thể tải xuống báo cáo chi tiết tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Hermes hưởng lợi nhờ những chiếc túi được cho là kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả vàng

Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, mua túi Hermes để giữ giá trị tài sản được cho là còn hấp dẫn hơn cả mua vàng hay chứng khoán.

Tập đoàn Kering, chủ sở hữu của thương hiệu Gucci vào tuần trước đã cảnh báo lợi nhuận của họ sẽ giảm trong năm nay và thậm chí chưa thể hồi phục ngay trong năm 2024.

Tương tự, doanh số của LVMH, công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới cũng chỉ tăng 9% trong quý III, thấp hơn mức 2 con số những năm gần đây, qua đó cho thấy nhu cầu về những chiếc túi Luois Vuitton hay Dior đang giảm tốc.

Trái lại Hermes, dòng túi hạng siêu sang nổi tiếng thế giới lại đang có ngày càng nhiều người mua bất chấp đà đi xuống của thị trường xa xỉ trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều thách thức.

Báo cáo tài chính mới đây cho thấy doanh số của Hermes tại thị trường Châu Âu và Mỹ trong quý III đã tăng trưởng kỷ lục, đối lập với doanh thu ảm đạm của nhiều đối thủ.

“Giới đại gia thực sự vẫn tiếp tục mua sắm bất chấp kinh tế khó khăn. Tất nhiên là họ sẽ đắn đo và suy xét về chất lượng thương hiệu nhiều hơn, nhưng những người giàu thật sự thì chẳng tiêu ít đi đâu”, chuyên gia Enrico Massaro của Barclays nhấn mạnh.

Cũng theo Massaro, dù thương hiệu Hermes không bùng nổ mạnh trong thời kỳ tăng trưởng của hàng xa xỉ như nhiều đối thủ khác nhưng nhờ danh tiếng bền vững và phân khúc thị trường hạng siêu sang mà hãng không bị ảnh hưởng quá nặng như các đối thủ khi thị trường đi xuống.

Cổ phiếu của Hermes đã có màn trình diễn ấn tượng trong bảng xếp hạng Stoxx Europe 10 Index chuyên về hàng xa xỉ.

Mã chứng khoán này đã tăng điểm thời gian gần đây trong khi những đối thủ như Kering (Gucci), Burberry, Ferragamo và LVMH (LV, Dior) đều lao dốc.

Hàng cho người siêu giàu.

Tờ Financial Times(FT) nhận định Hermes vẫn luôn đứng vững trong các đợt khủng hoảng kinh tế.

Ví dụ như trong đại dịch Covid-19, doanh số của Hermes không chịu tổn thương nhiều trong khi hàng loạt thương hiệu lao dốc ở thị trường Trung Quốc vì lệnh giãn cách.

Trước đó vào năm 2009, dư âm của khủng hoảng kinh tế cũng chẳng làm gì được Hermes khi doanh số tăng 4%, trong khi báo cáo của UBS cho thấy doanh số toàn ngành hàng xa xỉ giảm 4%.

Rõ ràng, cho dù giãn cách hay khủng hoảng thì người mua Hermes cũng ở một đẳng cấp khác, thừa tiền và quyền lực để đầu tư cho thương hiệu bền vững này.

Theo FT, một trong những yếu tố quan trọng khiến Hermes khác biệt so với những thương hiệu khác là hãng này không phụ thuộc quá nhiều vào chi tiêu của du khách, hay nói đúng hơn là phân cấp khách hàng chủ yếu là hạng siêu sang hơn là người tiêu dùng bình dân.

Tại Nhật Bản, khoảng 90% doanh số của Hermes đến từ khách hàng địa phương và con số này là 75% tại thành phố New York-Mỹ, chứ không phải là các du khách nước ngoài.

“Hãy cẩn thận khi phụ thuộc doanh số vào những du khách vì họ là đối tượng người mua dễ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố”, chuyên gia Zachary Sachs của Invesco cảnh báo.

Tự tạo sự khan hiếm.

Những thương hiệu siêu sang như Hermes cũng quản lý rất chặt các kênh bán lẻ của mình nhằm kiểm soát dòng hàng hóa cũng như giá bán.

Các sản phẩm của hãng hầu như không phân phối qua các nhà bán buôn nào, vốn thường là bên tung ra những đợt giảm giá khuyến mãi mạnh khi doanh số khó khăn.

Tờ FT cho hay việc Hermes kiểm soát chặt nguồn cung và kênh phân phối đã giúp tạo nên tình trạng khan hiếm giả tạo trên thịt trường, thúc đẩy cạnh tranh giữa các người mua và giữ giá cho những sản phẩm cũ.

Giám đốc David Older của Carmignac cho hay Hermes luôn biết giữ nguồn cung sao cho thấp hơn 4-5 lần so với nhu cầu thị trường, qua đó hưởng lợi về chiến lược giá qua sự khan hiếm hơn là chạy theo số lượng.

Chiến lược này của Hermes khiến những chiếc túi cũ của họ thậm chí còn đắt hơn cả lúc mới mua khi giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Rất nhiều người giàu không thể mua được túi Hermes qua đường chính ngạch đã tìm đến thị trường thứ cấp hoặc những buổi đấu giá, qua đó càng đẩy giá dòng sản phẩm này đi lên.

Thậm chí những chiếc túi Hermes còn được Credit Suisse đánh giá là một trong những kênh đầu tư ổn định và hiệu quả nhất thời khủng hoảng.

Trong năm 2020 khi đại dịch diễn ra, báo cáo của Deloitte và Credit Suisse cho thấy những chiếc túi Hermes Birkin đạt lợi nhuận trung bình 38%, mức cao nhất trong số những hàng xa xỉ.

Đồng quan điểm, công ty nghiên cứu AMR vào năm 2020 cho biết giá trị của túi Hermes đã tăng 83% trong suốt 10 năm qua.

Tương tự, Knight Frank Investment Index chuyên theo dõi hiệu suất của tài sản đầu tư cũng xác định túi xách là tài sản mang lại mức lợi nhuận cao nhất.

Trong khi tác phẩm nghệ thuật và tem sưu tầm chỉ tăng 5-6% giá trị tính riêng trong năm 2019 thì túi xách cao cấp đã tăng đến 13%.

Một nghiên cứu năm 2017 của Baghunter tiết lộ giá trị của những chiếc túi Hermes Birkin đã tăng 500% trong 35 năm qua, tức là tăng trung bình 14% giá trị mỗi năm.

Xin được nhắc ràng giá bán của chiếc túi Birkin đầu tiên chỉ khoảng 2.000 USD.

Trong khi ngày nay, một chiếc Birkin bằng da tiêu chuẩn có giá ít nhất 10.000 USD, đó là chưa tính những mẫu Birkin độc đáo hơn, chẳng hạn như các mẫu nạm kim cương với bán lẻ với giá từ 75.000 – 300.000 USD tùy thuộc vào tình trạng, màu sắc và kích cỡ.

Hấp dẫn hơn cả đầu tư vàng.

Xét về giá trị trung bình từ những năm 1980, túi Kirbin trở thành khoản đầu tư có lợi suất cao hơn cả danh mục cổ phiếu S&P 500 và vàng, hai tài sản được nhiều chuyên gia ưa thích.

Chính vì thế, không ít người phải tìm đến giải pháp sở hữu Birkin tốn kém nhất: Đấu giá.

Vào năm 2017, Rachel Koffsky đã bán được phiên bản Metallic Bronze Birkin với giá 100.000 USD.

Mẫu Diamond Himalaya với kim cương và vàng 18 cara cũng phá kỷ lục với giá 400.000 USD, và sau đó vào năm 2019, chiếc túi một lần nữa được bán lại cho David Oancea với giá 500.000 USD, mang về khoản lợi nhuận khổng lồ chỉ trong vài năm.

Theo Business of Fashion, khoảng 40% người tiêu dùng Mỹ đã mua hoặc dự định mua một món đồ da hàng hiệu năm 2022, qua đó khiến giá trị của ngành có thể tăng từ 72 tỷ USD lên 100 tỷ USD vào năm 2027.

Riêng vào đầu năm 2023, những chiếc túi Hermes Birkin và Kelly đã tăng đến 10%, qua đó cho thấy kênh đầu tư này vẫn rất “nóng”.

Tình trạng những chiếc túi mua rồi vẫn có thể bán lại ngay với giá gấp nhiều lần khiến các khách nhà giàu sẵn sàng đấu giá mức cao cho các kiểu dáng hiếm có.

Khó tăng sản lượng?

Bất chấp những tranh cãi, Hermes cho biết họ không tăng sản lượng không phải vì muốn kinh doanh như vậy mà là do tiêu chuẩn chất lượng quá khắt khe.

Những chiếc túi của Hermes đều được khâu bằng tay bởi các nghệ nhân đầy kinh nghiệm ở Pháp.

“Hermès có xưởng thuộc da riêng. Da họ bán và sử dụng có giá cao hơn so với các loại da có thể so sánh trung bình trên thị trường”, chuyên gia Volkan Yilmaz trong ngành đồ da nhận định.

Lao động là một trong những chi phí lớn nhất khi sản xuất hàng hóa cao cấp và chi phí của một thợ thủ công lành nghề ở châu Âu cũng khác nhau.

Ông Yilmaz ước tính, với khoảng 6.000 Euro (6.366 USD) và khoảng 8 chiếc túi mỗi tháng, chi phí lao động cho mỗi chiếc túi Hermès Birkin hoặc Kelly là khoảng 800 Euro (gần 850 USD).

Hiện công ty chỉ đặt mục tiêu mở rộng sản xuất đồ da 6-7% mỗi năm.

Chủ tịch Axel Dumas của Hermes cho hay họ chỉ có thể bổ sung khoảng 250-300 nghệ nhân mỗi xưởng do các tiêu chuẩn khắt khe và quy trình sản xuất thủ công.

Tuy nhiên chuyên gia Zuzanna Pusz của UBS thì nói thẳng Hermes không chịu tăng ca qua đêm hay cố chạy theo sản lượng chỉ là chiêu trò nhằm đảm bảo sự độc đáo trong mô hình kinh doanh hàng xa xỉ này.

Tất nhiên, chiêu trò kinh doanh tạo sự khan hiếm giả này cũng có những rủi ro.

“Tạo sự khan hiếm giả sẽ làm gia tăng giá trị sản phẩm, nhưng cũng sẽ khiến nhiều các đại gia khó chịu, vốn là phân khúc khách hàng cực kỳ khó tính”, giám đốc Michael Kliger của Mytheresa đánh giá.

*Nguồn: FT

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Doanh thu của Apple giảm quý thứ tư liên tiếp (và sẽ tiếp tục giảm trong quý 4 năm 2023)

Ngày 2/11, Apple đã báo cáo quý thứ tư liên tiếp doanh thu giảm do triển vọng kinh tế ảm đạm làm suy yếu nhu cầu tiêu dùng, trong đó châu Á dẫn đầu về doanh số sụt giảm.

Doanh thu của Apple giảm quý thứ tư liên tiếp (và dự báo tiếp tục giảm trong quý 4 năm 2023)
Doanh thu của Apple giảm quý thứ tư liên tiếp (và dự báo tiếp tục giảm trong quý 4 năm 2023)

Tổng doanh thu giảm 0,7% trong năm xuống còn 89,5 tỷ USD trong ba tháng kết thúc vào ngày 30/9. Sân nhà của gã khổng lồ công nghệ ở châu Mỹ là khu vực duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng, ở mức 0,8% trong năm lên 40,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, châu Á chứng kiến doanh số bán hàng giảm trên toàn khu vực trong thời gian 3 tháng. Nhật Bản chịu sự sụt giảm doanh thu mạnh nhất trong tất cả các khu vực trong quý, giảm 3,4% xuống còn 5,5 tỷ USD.

Trong khi đó, Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính của Apple trong những năm gần đây – báo cáo mức giảm 2,5% xuống còn 15,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, Apple cho biết họ đã lập kỷ lục doanh số bán iPhone trong quý 9 tại Trung Quốc nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với dòng iPhone 15 mới ra mắt vào mùa thu này.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã đến thăm Trung Quốc một lần nữa vào tháng 10 sau chuyến thăm trước đó vào mùa xuân, khi doanh số bán iPhone phải đối mặt với những thách thức ở nước này trong bối cảnh triển vọng kinh tế nhìn chung ảm đạm.

“Về lâu dài, tôi xem Trung Quốc là một thị trường cực kỳ quan trọng và tôi rất lạc quan về điều đó”, CEO Tim Cook cho biết trong cuộc họp báo thu nhập hôm thứ Năm.

Doanh thu ở phần còn lại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 0,7% xuống còn 6,3 tỷ USD. Châu Âu ghi nhận doanh thu giảm 1,5% xuống còn 22,5 tỷ USD. Cổ phiếu Apple đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch kéo dài ngày 2/11.

Nguồn doanh thu chính của công ty, iPhone, báo cáo doanh thu tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 43,8 tỷ USD – một kỷ lục mới trong quý tháng 9. Apple cho rằng sự tăng trưởng này là nhờ vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ, nơi doanh số bán hàng đạt mức cao nhất mọi thời đại.

“Đó là một thị trường cực kỳ thú vị đối với chúng tôi và là trọng tâm chính của chúng tôi. Chúng tôi có thị phần thấp trong một thị trường rộng lớn, vì vậy có vẻ như còn rất nhiều khoảng trống ở đó”, ông Tim Cook nói.

Apple cho biết, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max hiện đang phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung và họ dự kiến sẽ đạt được sự cân bằng cung cầu vào cuối quý hiện tại.

Tuy nhiên, phân khúc Mac đã ghi nhận mức giảm doanh thu 33,8% trong năm xuống còn 7,6 tỷ USD. Doanh thu của phân khúc iPad giảm 10,2% xuống còn 6,4 tỷ USD.

Ngày 30/10, Apple đã ra mắt máy Mac với chip nội bộ M3 mới, công ty hy vọng sẽ tiếp thêm sinh lực cho doanh số bán hàng của thương hiệu máy tính này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips