Skip to main content

Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng

Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram, hay Threads, vừa chia sẻ một số cách để thương hiệu hay marketer có thể tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng (Lead).

Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng
Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng

Theo đó, nếu bạn đang tìm cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng trên các nền tảng như Facebook, Instagram hay ứng dụng nhắn tin WhatsApp, những chia sẻ mới đây của Meta có thể sẽ rất hữu ích.

Theo Meta, để có thể nhanh chóng tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) trên các nền tảng của Meta, nhà quảng cáo có thể sử dụng 3 loại hình quảng cáo phổ biến nhất bao gồm: Lead Ads (Lead Generation), Message Ads và Call Ads.

Dưới đây là chi tiết những chia sẻ thêm của Meta về các loại quảng cáo này.

Lead Ads: Quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Lead Ads là hình thức quảng cáo cho phép người dùng (khách hàng tiềm năng) nhanh chóng để lại thông tin với thương hiệu thông qua một vài bước đơn giản.

Nhà quảng cáo nên sử dụng Lead Ads để:

  • Thấu hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
  • Xác nhận khách hàng tiềm năng.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các tính năng nhắm mục tiêu (Targeting).

Call Ads: Quảng cáo cuộc gọi.

Quảng cáo cuộc gọi có thể giúp thương hiệu kết nối trực tiếp với những khách hàng tiềm năng thông qua các cuộc gọi (từ điện thoại di động).

Nhà quảng cáo nên sử dụng Call Ads để:

  • Kết nối với khách hàng tiềm năng khi họ muốn đặt ra các câu hỏi.
  • Chạy quảng cáo trong giờ làm việc của doanh nghiệp.

Message Ads: Quảng cáo tin nhắn.

Quảng cáo tin nhắn là các quảng cáo cho phép người dùng nhấp vào quảng cáo để nhắn tin trực tiếp tới thương hiệu. Khách hàng khi này có thể bắt đầu trò chuyện với thương hiệu thông qua các ứng dụng như Facebook Messenger, Instagram hay WhatsApp.

Nhà quảng cáo nên sử dụng Message Ads để:

  • Kết nối với những khách hàng thể hiện các dấu hiệu tiềm năng.
  • Cung cấp các câu trả lời tới các câu hỏi mà khách hàng thường hỏi liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tự động phản hồi tới khách hàng theo kịch bản có sẵn.
  • Tương tác với khách hàng tiềm năng để thúc đẩy chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng AI để đàm phán giá

Gã khổng lồ ngành bán lẻ (Retail) Walmart sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để đàm phán giá với các nhà cung cấp (Suppliers).

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng AI để đàm phán giá
Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng AI để đàm phán giá

Trong khi ngành công nghiệp âm nhạc đối mặt với nhiều khó khăn khi tận dụng AI do những rào cản liên quan đến quá trình sáng tạo và bảo vệ bản quyền, có vẻ như ngành bán lẻ đang thừa hưởng nhiều thứ từ công nghệ này.

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart đang sử dụng AI để đàm phán giá cả với các nhà cung cấp với mục tiêu là mua các sản phẩm với một mức giá cạnh tranh nhất.

Theo báo cáo từ Bloomberg, gã khổng lồ bán lẻ này đã sử dụng một chatbot AI được phát triển bởi Pactum Inc., một công ty chuyên về phần mềm có trụ sở tại California, Mỹ.

Walmart cung cấp dữ liệu đầu vào cho phần mềm, nêu rõ các sản phẩm họ cần và ngân sách mà họ đang có (sẵn sàng trả), sau đó, Pactum AI sẽ tìm kiếm và thống kê tất cả các dữ liệu của người bán hàng (Seller) để có được thỏa thuận giá tốt nhất cho Walmart.

Bloomberg ví chatbot AI của Pactum như là ChatGPT, một chatbot AI của OpenAI hiện đang “làm mưa làm gió” trên thị trường.

Về phía các nhà cung cấp, 3 trong số 4 nhà cung cấp đã nói với Walmart rằng họ thích đàm phán với AI hơn là con người.

Theo Bloomberg, Walmart đã tiết kiệm được trung bình 3% cho các hợp đồng mà họ đã đàm phán thông qua AI của Pactum, và con số này sẽ tiếp tục tăng lên nhiều trong tương lai.

Cuộc cách mạng AI (Artificial intelligence) cũng đã và đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc liệu trí tuệ nhân tạo sẽ giao thoa với nền kinh tế như thế nào và ảnh hưởng đến lực lượng lao động ra sao.

Một nghiên cứu mới từ Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hiện ra rằng 14% nhân viên sử dụng ChatGPT trong quy trình làm việc của họ và nhận thấy rằng năng suất đã tăng lên đáng kể.

Những nhân viên mới, những người ít có kinh nghiệm làm việc nhất cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của họ nhanh hơn đến 35%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ván cược đầy mạo hiểm mới của Tiki trong cuộc đua thương mại điện tử

Mô hình tự nhập hàng, kiểm soát giá, bán hàng và vận chuyển của Tiki thông qua Tiki Trading bộc lộ nhiều điểm yếu sau khi Shopee gia nhập thị trường Việt Nam với mô hình Marketplace – tức là thu hút các nhà bán hàng tham gia vào sàn. Tuy nhiên, số liệu của YouNet ECI cho thấy tỷ trọng của Tiki Trading trong tổng giá trị hàng hóa giao dịch toàn sàn đã tăng đột biến lên 74,9%.

https://marketingtrips.com/digital/ecommerce-la-gi-cac-ly-thuyet-chinh-ve-ecommerce/
https://marketingtrips.com/digital/ecommerce-la-gi-cac-ly-thuyet-chinh-ve-ecommerce/

Thời gian gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy hàng loạt thay đổi đang diễn ra đối với Tiki. Chỉ trong ngày 15/8, Tiki vừa giới thiệu hai “tướng” mới là ông Richard Triều Phạm – giữ chức Tổng Giám đốc Tiki và bà Vũ Thị Nhật Linh đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc TikiNow Logistics, đồng thời công bố thay đổi bộ nhận diện thương hiệu.

Đáng chú ý, tagline “Tìm kiếm và Tiết kiệm” vốn là xuất phát điểm của tên thương hiệu “Tiki” cũng được đổi thành “Tốt và Nhanh”, nhằm nhấn mạnh mục tiêu chỉ cung cấp hàng chính hãng 100% và đẩy mạnh nhận hàng nhanh.

Ván cược vào Tiki Trading

Theo công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet E-commerce Intelligence (YouNet ECI), những bước đi này phản ánh các thay đổi lớn đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh của Tiki.

Số liệu độc quyền của YouNet ECI chỉ ra một xu hướng thú vị: từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay, tỷ trọng của gian hàng Tiki Trading trong tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) toàn sàn Tiki đã tăng đột biến từ 55,8% lên 74,9%. Như vậy, hiện chỉ còn 1/4 GMV của Tiki là đến từ các nhà bán hàng khác trên sàn.

Tiki Trading là gian hàng bán lẻ do chính Tiki vận hành, phân phối trực tiếp các sản phẩm chính hãng đến người mua.

Kênh phân phối này giúp Tiki chủ động hơn trong việc lựa chọn các mặt hàng bán chạy, thương lượng trực tiếp với các nhãn hàng để có mức giá tốt, đặc biệt là đảm bảo chất lượng giao vận nhờ tận dụng hệ thống kho bãi và giao hàng nhanh của TikiNow Logistics.

Với tagline mới là “Tốt và Nhanh”, dường như Tiki sẽ dồn lực vào Tiki Trading trong “cuộc chiến” với các sàn thương mại điện tử khác.

Thực tế cho thấy ngay sau khi có định vị mới, Tiki đã công bố hợp tác phân phối với hàng loạt thương hiệu như Nike và Wuling – thương hiệu ô tô điện mini đang gây chú ý thời gian gần đây – thông qua Tiki Trading.

Tuy nhiên, YouNet ECI đánh giá mặt trái của việc dựa quá nhiều vào Tiki Trading là Tiki sẽ thua thiệt so với các sàn thương mại điện tử (eCommerce) khác về độ đa dạng hàng hóa, cũng như độ hấp dẫn của các chương trình khuyến mãi.

Từ tháng 4 đến tháng 7, tổng GMV đến từ các shop khác, không phải Tiki Trading trên Tiki đã giảm 21%, chỉ còn 128,95 tỷ đồng (theo số liệu của YouNet ECI).

Hồi cuối tháng 6, báo cáo thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Momentum Works cũng phân tích thế khó của Tiki với mô hình 1P (First-Party) – vừa nhập hàng, vừa kiểm soát giá, bán hàng và vận chuyển, đặc biệt khi Shopee chính thức gia nhập thị trường Việt Nam năm 2016 với mô hình Marketplace – tức là thu hút các nhà bán hàng gia nhập hệ thống.

Hiện nay, Tiki duy trì cả mô hình 1P với Tiki Trading và mô hình 3P (Third-Party) – các nhà bán hàng bán trực tiếp tới tay người dùng trên sàn Tiki.

Nhưng việc GMV đến quá nhiều từ mô hình 1P tại một thị trường thương mại điện tử ở giai đoạn sớm (early stages) khiến Tiki tốn nhiều chi phí, trong khi việc mở rộng quy mô bị hạn chế.

Tương tự YouNet ECI, Momentum Works cũng chỉ ra rằng việc “tự thân vận động” – đảm nhiệm cả khâu nhập hàng lẫn bán hàng dẫn đến tính đa dạng sản phẩm/người bán thấp hơn nhiều so với các nền tảng Marketplace khác như Shopee hay Lazada.

Triển vọng đối với “lối đi riêng” của Tiki

Bất chấp những mặt trái kể trên, YouNet ECI quan sát được rằng từ năm 2021, xu hướng các nhãn hàng muốn mở kênh phân phối chính hãng trên các sàn thương mại điện tử ngày càng rõ rệt.

Đến tháng 6/2023 vừa qua, lần đầu tiên bảng xếp hạng YouNet ECI Ranking thuộc YouNet ECI ghi nhận toàn bộ 9/9 ngành hàng trong BXH đều có hơn 50% GMV tháng đến từ các gian hàng chính hãng thương hiệu.

Với nền tảng giao vận và công nghệ sẵn có, Tiki hoàn toàn có thể trở thành đối tác đáng tin cậy cho các nhãn hàng trong mục tiêu này. Tuy nhiên, với giới hạn về số lượng hàng hóa và ưu đãi, Tiki trong giai đoạn mới này sẽ khó có thể tăng trưởng thần tốc như trước kia”, YouNet ECI nhận định.

Tháng 6/2023, YouNet ECI ghi nhận tổng GMV (Gross Merchandise Value) của Tiki tăng trở lại 21,22%, sau cú giảm sâu 37% chỉ trong một tháng hồi tháng 4. Sang tháng 7, GMV của Tiki tiếp tục tăng 12,46%, đạt 513,79 tỷ đồng.

Tuy mức GMV này còn khiêm tốn so với Shopee và Lazada, nhưng về tốc độ tăng trưởng thì từ tháng 5 đến tháng 7/2023, Tiki tăng GMV nhanh hơn hai sàn đối thủ. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Tiki đang tự tin với một hướng đi sáng hơn, sẵn sàng quay trở lại đường đua trong mùa mua sắm cuối năm”, YouNet ECI phân tích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

7 xu hướng mới đang định hình ngành bán lẻ toàn cầu 2023

Đối với nhiều nhà bán lẻ, con đường hướng tới thành công nằm ở việc tận dụng các công nghệ kỹ thuật số mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Cùng khám phá 7 xu hướng mới đang định hình ngành bán lẻ toàn cầu 2023.

7 xu hướng mới đang định hình ngành bán lẻ 2023
7 xu hướng mới đang định hình ngành bán lẻ 2023

Đông Nam Á đang chứng kiến sự tăng trưởng thương mại kỹ thuật số theo cấp số nhân. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các yếu tố như phát triển đô thị, tầng lớp trung lưu, tỷ lệ gia tăng sử dụng điện thoại di động và sự phổ biến của các hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

Ở cấp độ xã hội, sự bùng nổ kỹ thuật số đã tạo ra hơn 160.000 việc làm chuyên biệt và gián tiếp duy trì cuộc sống cho gần 30 triệu người. Ngoài ra, các nền tảng kỹ thuật số đã hỗ trợ hơn 20 triệu thương nhân và sáu triệu quán ăn mở rộng phạm vi hoạt động trực tuyến của họ.

“Thập kỷ kỹ thuật số” của Đông Nam Á chỉ mới bắt đầu. Đông Nam Á đang hướng tới năm 2030 sẽ có một nền kinh tế kỹ thuật số trị giá từ 600 tỷ USD đến 1 nghìn tỷ USD và mục tiêu này đang nằm trong tầm tay. Trọng tâm đang dần chuyển từ Tổng khối lượng hàng hóa (GMV) sang lợi nhuận bền vững như một thước đo đáng tin cậy nhất để thành công.

CÔNG THỨC THÀNH CÔNG CỦA THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT SỐ

Báo cáo hợp tác của Shopify xác định chính xác bảy xu hướng then chốt mà các nhà bán lẻ Đông Nam Á cần nắm bắt nếu muốn lập chiến lược hiệu quả trong môi trường bán lẻ đang phát triển.

Bharati Balakrishnan, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Ấn Độ của Shopify, nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận đa kênh, chuyển đổi dựa trên công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong việc định hình tương lai của thương mại.

Đối với các nhà bán lẻ ở các quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia, công thức thành công trong thương mại kỹ thuật số bao gồm việc thích ứng với tiến bộ công nghệ và thói quen tiêu dùng của mỗi quốc gia.

Balakrishnan nhấn mạnh: “Đối với nhiều nhà bán lẻ, con đường hướng tới thành công nằm ở việc tận dụng các công nghệ kỹ thuật số mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Một số lượng lớn các tập đoàn bán lẻ trong khu vực thuộc sở hữu của các doanh nghiệp gia đình đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường trực tuyến và chứng kiến ​​doanh thu của họ giảm mạnh. Các thương hiệu bán lẻ ngoại tuyến và những người tụt hậu về kỹ thuật số cần phải khẩn trương thích nghi và đổi mới để tồn tại và phát triển”.

Bà cũng chỉ ra rằng các công cụ kỹ thuật số mới nổi đang mở ra những cánh cửa mới. Trách nhiệm của các thương hiệu truyền thống là thực hiện quá trình chuyển đổi trực tuyến, mang lại trải nghiệm đa kênh và tận dụng các tiến bộ công nghệ để mở rộng toàn cầu.

7 XU HƯỚNG ĐANG ĐỊNH HÌNH NGÀNH BÁN LẺ: THÍCH ỨNG HAY LÀ CHẾT?

Trong bối cảnh môi trường thương mại kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, một nghiên cứu gần đây của Shopify đã xác định bảy xu hướng quan trọng mà các nhà bán lẻ phải hiểu và thích ứng.

Những xu hướng này, được thu thập từ các cuộc khảo sát liên quan đến các nhà tiếp thị cấp cao trên khắp Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia, đóng vai trò là lộ trình cho các nhà bán lẻ nỗ lực điều hướng sự thay đổi của người tiêu dùng và tích hợp thương mại điện tử vào chiến lược của họ một cách hiệu quả. Hãy cùng đi sâu vào những xu hướng quan trọng đang định hình tương lai của ngành bán lẻ trong khu vực.

Xu hướng 1 trong ngành bán lẻ 2023: Chuyển đổi số ở Đông Nam Á.

Các nhà bán lẻ truyền thống đang chuyển sang hình thức trực tuyến để duy trì khả năng cạnh tranh với các thương hiệu và thích ứng với sở thích đang thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng. Theo những người tham gia khảo sát, những thách thức chính đối với các công ty truyền thống này bao gồm:

  • Bản địa hóa nội dung trang web và dịch ngôn ngữ (75%)
  • Điều chỉnh chiến thuật marketing dựa trên nghiên cứu thị trường (71%)
  • Hợp tác với những người có ảnh hưởng ở địa phương để quảng bá thương hiệu (67%)

Xu hướng 2 trong ngành bán lẻ 2023: Chuẩn bị cho giai đoạn bán hàng cao điểm.

Các sự kiện có doanh số cao đại diện cho các cơ hội bán lẻ quan trọng. Để chuẩn bị, 87% nhà tiếp thị Đông Nam Á sử dụng quảng cáo giới thiệu và bản xem trước đặc biệt để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Ngoài ra, 75% cung cấp các ưu đãi phù hợp với thời gian hoặc quyền tiếp cận sớm cho khách hàng trung thành. Để sẵn sàng về mặt hậu cần, 65% điều chỉnh hàng tồn kho và 57% nỗ lực tối ưu hóa cơ sở hạ tầng web để tăng lưu lượng truy cập (website traffic).

Xu hướng 3 trong ngành bán lẻ 2023: Khách hàng ở khắp mọi nơi.

Trong bối cảnh ngày nay, việc mua sắm có thể diễn ra 24/7 trên nhiều kênh khác nhau.

Chiến lược tích hợp ngoại tuyến và trực tuyến (O2O) mang đến cho người tiêu dùng một hành trình mua sắm thống nhất.

Dữ liệu cho thấy 78% người tiêu dùng tương tác với các thương hiệu trên các kênh khác nhau và cách tiếp cận đa kênh liền mạch có thể tăng tần suất mua hàng lên 250%.

Xu hướng 4 trong ngành bán lẻ 2023: Con đường mới để thu hút khách hàng.

Các mô hình DTC (direct to customer – trực tiếp đến người tiêu dùng) đang ngày càng phổ biến vì chúng tạo điều kiện đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng.

Các thị trường trực tuyến cũng đang trở nên quan trọng, chiếm khoảng 80% hoạt động thương mại điện tử hiện tại ở Đông Nam Á. Thương mại xã hội (Social Commerce), được thế hệ Millennials (Gen Y) và Gen Z ưa chuộng, đang trên đà phát triển. Những người tiêu dùng trẻ tuổi này dự kiến sẽ chiếm 75% thị trường Đông Nam Á vào năm 2030.

Xu hướng 5 trong ngành bán lẻ 2023: Áp dụng công nghệ tiên tiến.

Việc áp dụng AI đang tăng vọt trong số các nhà tiếp thị Đông Nam Á để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.

Cụ thể, 71% sử dụng chatbot hỗ trợ AI để hỗ trợ tức thì, 67% sử dụng AI để phân tích dữ liệu khách hàng nhằm tăng cường mức độ tương tác và 61% triển khai trợ lý mua sắm ảo để đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa.

Xu hướng 6 trong ngành bán lẻ 2023: Kinh doanh toàn cầu.

Khi mở rộng trên toàn cầu, các nhà bán lẻ trực tuyến phải duy trì trải nghiệm khách hàng nhất quán. Những thách thức chính bao gồm:

  • Tuân thủ luật pháp và quy định của địa phương (83%)
  • Quản lý vận chuyển và hải quan quốc tế (78%)
  • Vượt qua sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa (49%)
  • Xử lý chuyển đổi và thanh toán tiền tệ (45%)

Xu hướng 7 trong ngành bán lẻ 2023: Tinh giản hoạt động.

Với sự phát triển của mua sắm trực tuyến, nhu cầu hậu cần ngày càng tăng. Để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ được khuyến khích tự động hóa quá trình xử lý đơn hàng, cộng tác với các dịch vụ giao hàng và duy trì lịch trình giao hàng minh bạch để giảm thiểu xung đột trong hành trình thương mại điện tử (eCommerce).

Đông Nam Á đang đi đầu trong quá trình chuyển đổi thương mại kỹ thuật số, được định hình bởi sự kết hợp của đổi mới công nghệ, hành vi thay đổi của người tiêu dùng cũng như những thách thức và cơ hội đặc biệt của thương mại xuyên biên giới.

Kết luận.

Khi các nhà bán lẻ vật lộn với sự phức tạp của việc chuyển sang kỹ thuật số, bản địa hóa cho các thị trường khác nhau và mở rộng ra quốc tế, những xu hướng này đóng vai trò như một la bàn chỉ đường đến lợi nhuận bền vững.

Trong một thị trường đa dạng và phát triển nhanh như Đông Nam Á, việc hiểu những xu hướng này không chỉ mang lại lợi ích mà còn cần thiết cho sự thành công lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Meta thử nghiệm cách trả tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm cạnh tranh với TikTok

Meta, công ty mẹ của các nền tảng như Facebook, WhatsApp hay Instagram thông báo hiện đang thử nghiệm cách chia sẻ doanh thu mới cho các nhà sáng tạo dựa trên lượt xem tương tự như cách YouTube hay TikTok vẫn làm.

Meta thử nghiệm cách trả tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm cạnh tranh với TikTok
Meta thử nghiệm cách trả tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm cạnh tranh với TikTok

Theo đó, Meta Platforms Inc. đang cung cấp cho những nhà sáng tạo nội dung trên Facebook và Instagram một cách kiếm tiền dựa trên số lượng người xem video của họ (Views-Based), đây được xem là hành động nhằm cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng video khác như TikTok hay YouTube.

Trong một thông báo mới đây, Meta cho biết rằng nền tảng này hiện đang thử nghiệm mô hình thanh toán mới với ứng dụng video ngắn Reels. Cách chia sẻ doanh thu mới không chỉ dừng lại ở việc dựa trên doanh thu từ quảng cáo mà còn trực tiếp từ các lượt xem video.

Điều này cũng có nghĩa là Meta sẽ khuyến khích người sáng tạo đăng nhiều video nhiều hơn, trong đó ưu tiên các video giải trí vốn có được nhiều lượt xem hơn, đồng thời đây cũng là lý do khiến họ đầu tư nhiều hơn cho Reels.

Cũng theo báo cáo thu nhập của Meta, chỉ tính riêng trong quý 3 trong năm 2022, Meta đã tiêu tốn hơn 500 triệu USD cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Và với chiến lược chia sẻ doanh thu mới, khi các nhà sáng tạo có thể mang về nhiều lượt xem hơn và chia sẻ dựa trên hiệu suất có được, bản thân Meta cũng có thể giảm bớt được các khoản chi này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Predictive Analytics là gì? Khái niệm về Phân tích dự đoán

Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung về thuật ngữ Predictive Analytics (Phân tích dự đoán) trong bối cảnh kinh doanh: Predictive Analytics là gì, tại sao nó lại quan trọng với doanh nghiệp, các mô hình Predictive Analytics hoạt động như thế nào, hướng dẫn từng bước làm Predictive Analytics.

Predictive Analytics là gì
Predictive Analytics là gì? Mô hình Predictive Analytics trong kinh doanh

Predictive Analytics (Phân tích dự đoán) là một mô hình phân tích dữ liệu (data analysis) trong đó dữ liệu trong quá khứ được sử dụng để đưa ra các dự đoán hay định hướng chiến lược trong tương lai.

Vốn được sử dụng rộng rãi trong Marketing, Predictive Analytics là một phương thức hiệu quả để hiểu về hành vi của khách hàng, hiểu những gì họ muốn và cần, đây chính là nền tảng giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, cùng với đó là các chiến lược marketing có sức ảnh hưởng.

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết các lý thuyết xoay quanh khái niệm và cách sử dụng Predictive Analytics trong doanh nghiệp.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  1. Predictive Analytics là gì?
  2. Tại sao Predictive Analytics lại quan trọng trong kinh doanh?
  3. Predictive Analytics hoạt động như thế nào?
  4. Các loại dữ liệu chính có thể được sử dụng trong Predictive Analytics là gì?
  5. Các bước ứng dụng Predictive Analytics trong doanh nghiệp.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

1. Predictive Analytics là gì?

Predictive Analytics trong tiếng Việt có thể hiểu theo nghĩa là Phân tích dự đoán hoặc Phân tích dự báo.

Predictive Analytics là phương pháp sử dụng dữ liệu (trong quá khứ) để đưa ra các dự đoán về các hành vi hoặc sự kiện trong tương lai. Predictive Analytics được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị, bán hàng hay dịch vụ khách hàng.

Predictive Analytics có thể được sử dụng để dự báo cách mọi người sẽ ứng xử hoặc tương tác lại trong tương lai dựa trên hành vi của họ trong quá khứ, đây chính là nền tảng có thể giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch marketing (Marketing Plan), tối ưu hoá các chương trình khuyến mãi, cải tiến sản phẩm theo từng phân khúc thị trường cụ thể và hơn thế nữa.

Predictive Analytics cũng có thể được sử dụng để dự đoán cách khách hàng sẽ phản ứng với những thay đổi được thực hiện trên các nền tảng của doanh nghiệp. Ví dụ: bằng cách hiểu vị trí và cách thức khách hàng tương tác với website (nơi khách hàng nhấp vào hay cuộn qua), các marketer có thể biết cách trình bày nội dung sao cho hiệu quả.

Cuối cùng, Predictive Analytics còn được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách dự đoán những khách hàng nào có khả năng cần được quan tâm nhiều hơn so với những khách hàng khác. Điều này cho phép các nhân viên chăm sóc khách hàng phân bổ thời gian phù hợp tới những tệp khách hàng khác nhau.

2. Tại sao Predictive Analytics lại quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Như đã phân tích ở trên, Predictive Analytics là một công cụ hiệu quả có thể giúp các nhà lãnh đạo hay người làm marketing đưa ra quyết định tốt hơn cho doanh nghiệp của mình.

Không chỉ được sử dụng để dự báo kết quả của các sự kiện và xu hướng trong tương lai, Predictive Analytics có thể được sử dụng để tối ưu hoá quá trình ra quyết định trong toàn bộ tổ chức.

Dưới đây là một số lý do chính giải thích tại sao Predictive Analytics lại quan trọng với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động của mình.
  • Giúp doanh nghiệp xác định và ngăn ngừa trước các rủi ro tiềm ẩn.
  • Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chiến lược giá bán, marketing, quảng cáo, nội dung và phát triển sản phẩm hiệu quả hơn.
  • Predictive Analytics cũng có thể giúp cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu bằng cách hiểu rõ (Insights) điều gì đang thúc đẩy họ tương tác và mua hàng.

3. Predictive Analytics hoạt động như thế nào?

Predictive Analytics là một phương pháp dự đoán kết quả trong tương lai dựa trên việc phân tích dữ liệu trong quá khứ.

Bằng cách hiểu cách mọi người tương tác và điều gì ảnh hưởng đến hành vi tương tác của họ, doanh nghiệp hay người làm marketing có thể đưa ra những quyết định tối ưu hơn trong tương lai.

Về tổng thể, Predictive Analytics có thể hoạt động theo 3 cách:

Mô hình dự đoán (Predictive modeling).

Có thể nói Predictive modeling là loại Predictive Analytics phổ biến nhất, Predictive modeling sử dụng các mô hình toán học để dự đoán kết quả trong tương lai. Các mô hình phân tích này thường dựa trên các nguồn dữ liệu như dữ liệu bán hàng trước đây hoặc sở thích của khách hàng.

Phân khúc dự đoán (Predictive segmentation).

Predictive segmentation được sử dụng để xác định các nhóm người dùng cụ thể có nhiều khả năng sẽ cùng tương tác theo một cách nhất định.

Ví dụ: doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình Predictive segmentation để biết phân khúc khách hàng (Segment) nào có nhiều khả năng chuyển đổi thương hiệu nhất hoặc phân khúc nào sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn.

Phân tích dự báo (Predictive Analytics).

Các mô hình phân tích dự báo sử dụng dữ liệu để hiểu các yếu tố khác nhau như giá cả, thiết kế sản phẩm, v.v., những thứ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tổng thể của khách hàng. Phân tích dự báo cũng có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất kinh doanh bằng cách xác định sớm các vấn đề và tìm cách khắc phục trước khi nó lan rộng.

4. Các loại dữ liệu chính có thể được sử dụng trong mô hình phân tích dự báo (Predictive Analytics) là gì?

Dù cho bạn là nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm Digital Marketing, bạn đều nên có hiểu biết căn bản về các loại dữ liệu liên quan đến khách hàng.

Có nhiều loại dữ liệu khác nhau có thể được sử dụng trong Predictive Analytics và mỗi loại mang lại những lợi ích riêng.

Dưới đây là 4 loại dữ liệu chính có thể được sử dụng trong các mô hình phân tích dự báo Predictive Analytics:

  • Dữ liệu nhân khẩu học (Demographic data): Dữ liệu này bao gồm các thông tin cơ bản về đối tượng như thông tin về tuổi, giới tính, địa điểm và các chi tiết cá nhân khác. Dữ liệu nhân khẩu học thường được sử dụng để dự đoán ai sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ gì, hoặc để hiểu xu hướng của khách hàng thay đổi theo thời gian.
  • Dữ liệu về hành vi (Behavioral data): Dữ liệu hành vi bao gồm các thông tin về cách mọi người cư xử, tương tác, bao gồm cả thói quen và sở thích mua sắm cá nhân. Dữ liệu hành vi thường được sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) và xây dựng nội dung quảng cáo sao cho phù hợp với từng tập đối tượng mục tiêu khác nhau.
  • Dữ liệu trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media Data): Loại dữ liệu này bao gồm các thông tin như ai đang nói về điều gì trên mạng xã hội và những cuộc trò chuyện này đang phát triển như thế nào theo thời gian. Các marketer thường tận dụng dữ liệu này để xác định các cơ hội marketing.
  • Dữ liệu kinh tế: Dữ liệu này bao gồm các thông tin về các xu hướng kinh tế như tỷ lệ lạm phát hay tốc độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product). Dữ liệu về kinh tế thường được sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên những dự đoán về hành vi của khách hàng trong tương lai.

5. Các bước cần làm để ứng dụng Predictive Analytics trong doanh nghiệp.

Có rất nhiều cách khác nhau để ứng dụng Predictive Analytics trong doanh nghiệp, dưới đây là 6 bước đơn giản nhất bạn có thể tham khảo:

  1. Xây dựng các mục tiêu cụ thể khi sử dụng Predictive Analytics trong doanh nghiệp. Bạn muốn đạt được những gì? Bạn muốn thấy kết quả gì?
  2. Xác định những gì cần đo lường để đánh giá chính xác kết quả của các nỗ lực Predictive Analytics.
  3. Phát triển chiến lược về cách doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ liệu Predictive Analytics để đưa ra quyết định. Bạn sẽ sử dụng Predictive Analytics như thế nào để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình?
  4. Đào tạo nhân viên về cách sử dụng dữ liệu và cách nó có thể trở nên hữu ích trong công việc của họ.
  5. Thực hiện quy trình giám sát và điều chỉnh chiến lược dựa trên những kết quả có được. Có bất kỳ thay đổi nào cần phải được thực hiện hay không? hay có những kết quả nào không như kỳ vọng không?
  6. Sử dụng các công nghệ Predictive Analytics như một phần của nỗ lực tổng thể nhằm cải thiện việc ra quyết định dựa trên tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, nó không chỉ liên quan đến các hoạt động marketing hoặc bán hàng mà còn cả công nghệ, sản phẩm, phân phối, và hơn thế nữa.

Kết luận.

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, khi hành vi của khách hàng đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, doanh nghiệp hay người làm marketing có thể sử dụng Predictive Analytics (Phân tích dự đoán) như là một cách thức hiệu quả để tối ưu hoá sản phẩm, hiệu suất marketing hay bán hàng.

Bằng cách hiểu Predictive Analytics là gì, tại sao nó lại quan trọng với doanh nghiệp, các mô hình Predictive Analytics hoạt động ra sao, bạn có nhiều cơ hội hơn để gia tăng sự hài lòng của khách hàng, giành được lợi thế so với đối thủ và hơn hết là sự phát triển bền vững trên một thị trường đầy biến động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Prime Video của Amazon sắp rút khỏi Việt Nam

Dịch vụ Prime Video của Amazon sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11, sau 7 năm gia nhập thị trường.

Prime Video của Amazon sắp rút khỏi Việt Nam
Prime Video của Amazon sắp rút khỏi Việt Nam

Nhiều người dùng Prime Video trong nước đang dần nhận được email thông báo về việc dịch vụ không còn hoạt động tại Việt Nam sau 31/10. “Do đó, thuê bao Prime Video đang hoạt động của bạn sẽ bị hủy và không được tự động gia hạn sau đó”, email có đoạn.

Cùng với việc ngừng Prime Video, Amazon cũng cho biết những người sử dụng tài khoản này cho Prime Gaming cũng không thể tiếp tục sử dụng. “Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi khuyến khích bạn tận dụng tối đa đăng ký Prime Video của mình”, hãng thông báo. Những người đã đăng ký dài hạn từ trước sẽ được hoàn tiền.

Có mặt tại Việt Nam từ cuối 2016, Prime Video là một trong các nền tảng xuyên biên giới chuyên cung cấp nội dung truyền hình, phim ảnh, tương tự Netflix. Số lượng người dùng dịch vụ trong nước được đánh giá không cao như các đối thủ.

Amazon không giải thích về quyết định trên. Trên website của mình, hãng vẫn chưa đưa ra bất cứ thông báo nào. Trong khi trên trang hỗ trợ, Amazon vẫn liệt kê tiếng Việt là một trong những lựa chọn phụ đề cho video.

Theo các chuyên gia, một trong những lý do dẫn đến quyết định này có thể đến từ việc tuân thủ quy định tại Việt Nam.

Hồi tháng 4, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã yêu cầu các nhà mạng rà soát hoạt động hợp tác, cho thuê dịch vụ với sáu nhà doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền xuyên biên giới vào Việt Nam, bao gồm Netflix, Apple, Amazon, Tencent, Iqiyi và Hồ Nam, nhằm triển khai Nghị định 71. Nghị định này bổ sung quy định yêu cầu các doanh nghiệp này phải có Giấy phép cung cấp dịch vụ.

Sau đó, Amazon cùng Hồ Nam cho biết sẽ không tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam, trong khi Netflix mong muốn mở văn phòng, Iqiyi, Tencent và Apple cũng điều chỉnh hoạt động tại Việt Nam.

Thời gian qua, thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam có nhiều biến động. Cuối tháng 9, Disney cũng ngừng cung cấp ba kênh truyền hình tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhiều người kỳ vọng hãng này sẽ phổ biến dịch vụ Disney+, nhưng đến nay chưa có động thái mới. Trong khi đó, Netflix tiếp tục tìm cách gia tăng doanh thu bằng cách siết chia sẻ tài khoản và ngừng cung cấp gói miễn phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cách tiếp thị liên kết Shopee đang mang lại giá trị cho thương hiệu

Theo báo cáo “Vietnam Affiliate Report 2022” được ACCESSTRADE công bố vào đầu năm nay, Affiliate Marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết đã đóng góp 10% – 50% tổng ngân sách và lượng hàng hóa kênh online (GMV) cho các doanh nghiệp trong năm 2022, trong khi quy mô thị trường tiếp thị liên kết trong nước được dự đoán sẽ vượt mốc 1.200 tỷ vào cuối năm 2023.

Cách tiếp thị liên kết Shopee đang mang lại giá trị cho thương hiệu
Cách tiếp thị liên kết Shopee đang mang lại giá trị cho thương hiệu

Những con số thống kê và dự báo khả quan này là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình tiếp thị liên kết trên sàn thương mại điện tử – một kênh quan trọng để tiếp cận hàng chục triệu khách hàng trực tuyến tiềm năng tại Việt Nam qua mỗi năm.

Với ưu thế giảm thiểu chi phí quảng bá và gia tăng hiệu quả bán hàng song song, tiếp thị liên kết được đánh giá là công cụ thay đổi cuộc chơi cho nhiều thương hiệu đang kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Trong đó, những cái tên như Vua Nệm, Nestlé, Lock&Lock, Tefal, Aviano… hiện đang sử dụng mô hình Affiliate Marketing Shopee (tiếp thị liên kết Shopee) là những hình mẫu có thể bàn đến.

Sử dụng đa giải pháp tiếp thị liên kết Shopee giúp Vua Nệm tăng gấp 5 lần số lượng đơn hàng

Vào chiến dịch Sale giữa tháng giai đoạn giữa năm 2023, việc áp dụng mô hình tiếp thị liên kết Shopee đã giúp Vua Nệm thu về 5.9 triệu lượt tương tác chỉ sau 48 giờ. Ấn tượng hơn là kết quả tăng gấp 5 lần về lượng đơn hàng chỉ sau thời gian ngắn triển khai.

Với đặc thù ngành hàng Nhà cửa đời sống, Chăm sóc sức khỏe Cá nhân và Gia đình và có tệp khách hàng mục tiêu (20-35 tuổi) sẵn sàng chi tiền nếu trang thiết bị mang lại lợi ích cho sức khỏe, Vua Nệm ưu tiên sử dụng các KOL sở hữu kênh chuyên review sản phẩm cùng ngành hàng do Shopee đề xuất dựa trên các tiêu chí phù hợp.

Các nhà sáng tạo nội dung mà thương hiệu lựa chọn thường có giọng nói truyền cảm và rõ ràng, thiết lập được bối cảnh ánh sáng cùng góc quay đẹp và sở hữu kịch bản tập trung vào trải nghiệm sản phẩm hơn 80% thời lượng video – những yếu tố đánh mạnh vào mặt cảm xúc và kích thích hành vi mua.

“Mạng lưới KOL/KOC rộng lớn, chất lượng và sẵn có của Shopee là điều chúng tôi đánh giá rất cao. Sự tiện lợi này giúp Vua Nệm rút ngắn tối đa thời gian nghiên cứu, khảo giá thị trường để tìm ra gương mặt đại diện phù hợp theo từng chiến dịch và sản phẩm, thay vào đó tập trung nhiều hơn cho phần sáng tạo nội dung để thu hút người dùng”, đại diện Vua Nệm cho biết.

Cho đến nay, Vua Nệm vẫn sử dụng đồng thời cả hai giải pháp PPP (Paid Partnerships Program), tức hợp tác với KOL để tạo ra nội dung ấn tượng nhằm tăng tương tác với người dùng và PPO (Pay Per Order Program) là trả hoa hồng cho những đơn hàng thành công của KOL trong mỗi chiến dịch tiếp thị trên Shopee.

Đây cũng chính là yếu tố đặc biệt khiến tiếp thị liên kết tiết kiệm chi phí hơn hẳn bởi doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả hoa hồng khi có đơn hàng thành công.

Các trường hợp khách hàng đổi trả sản phẩm, huỷ đơn hàng đều không được tính. Chưa kể, các đường link sản phẩm và hashtag do KOL/KOC dẫn kèm dưới những bài đăng trên mạng xã hội còn là một cách quảng bá thụ động hiệu quả cho doanh nghiệp.

Lock&Lock tối ưu hóa chi phí quảng cáo khi vừa triển khai tiếp thị liên kết Shopee

Tỷ lệ hoàn vốn trên chi phí quảng cáo (ROAS – được tính bởi tổng doanh thu đến từ quảng cáo của chiến dịch chia cho tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra) là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị.

Chỉ số ROAS càng cao, doanh thu đạt được càng khả quan. Ở trường hợp của Lock&Lock, chỉ số này tăng 12 lần ngay sau khi triển khai tiếp thị liên kết Shopee.

Với thành tích ấn tượng này, thương hiệu tiếp tục đầu tư cho tiếp thị liên kết trên sàn và duy trì đều đặn vào các chiến dịch khuyến mãi lớn trong tháng như sale ngày đôi, sale giữa tháng hay sale lương về, giúp lượng đơn hàng tăng trưởng trung bình 14 lần so với ngày thường.

Lock&Lock tận dụng công cụ tiếp thị liên kết trên Kênh Người Bán để đặt hoa hồng (PPO) vào một số ngành hàng chính, song song với việc sử dụng các giải pháp quảng cáo nội sàn và ngoại sàn để tăng tương tác.

Nói thêm về mấu chốt thành công của các chiến dịch tiếp thị liên kết, đại diện Lock&Lock còn có những chia sẻ quan trọng: “Ưu thế của mô hình tiếp thị liên kết Shopee không chỉ đến từ mạng lưới KOL/KOC rộng lớn và đa dạng mà còn đến từ các tính năng báo cáo và phân tích toàn diện, giúp chúng tôi đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu khoa học, từ đó thương hiệu có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả”.

Mô hình tiếp thị liên kết Shopee tích hợp sẵn các công cụ thống kê và báo cáo dựa vào lượt tiếp cận bài đăng của KOL/KOC, số lần nhấp chuột vào các hashtag, lượt click vào link bán sản phẩm và theo dõi toàn bộ hành trình mua sắm của người dùng đến thời điểm “chốt đơn” để có góc nhìn chính xác nhất về tỉ lệ chuyển đổi.

Trên cơ sở này, doanh nghiệp vận dụng tiếp thị liên kết Shopee có thể điều chỉnh chiến dịch một cách nhanh chóng và đúng hướng.

Sau những kết quả thấy rõ có được từ tiếp thị liên kết Shopee, đại diện Vua Nệm và Lock&Lock đều cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi mô hình tiếp thị xu hướng này, trước mắt là đẩy mạnh truyền thông cho sản phẩm mới vào dịp sale số đôi 10/10 đang diễn ra và xa hơn là giai đoạn cao điểm mua sắm cuối năm để tận dụng thêm lượt traffic khổng lồ từ sàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google ra mắt Google Ads Data Manager mới cho nhà quảng cáo

Google cho ra mắt Google Ads Data Manager, công cụ pho phép nhà quảng cáo phân tích và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) từ nhiều nguồn khác nhau.

Google ra mắt Google Ads Data Manager cho nhà quảng cáo
Google ra mắt Google Ads Data Manager cho nhà quảng cáo

Hiện đã có sẵn dần trong trình quản lý quảng cáo của Google, Google Ads Data Manager cho phép nhà quảng cáo quản lý các tập dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) của họ ở cùng một nơi duy nhất trên hệ thống của Google.

Với trình quản lý dữ liệu quảng cáo Google Ads mới này, người làm marketing có thể phân tích và sử dụng dữ liệu có được từ nhiều nguồn khác nhau mà không cần phải sử dụng qua nhiều công cụ.

Theo Google, tính năng này trước mắt sẽ giúp nhà quảng cáo sử dụng tính năng lượt chuyển đổi nâng cao (enhanced conversions) và tính năng so khớp khách hàng (customer match) một cách dễ dàng hơn, trong những tháng tới, nó sẽ được mở rộng sang các sản phẩm quảng cáo bổ sung khác.

Về tổng thể, khi dữ liệu của bên thứ nhất ngày càng trở thành nguồn dữ liệu chính của doanh nghiệp, Google Ads Data Manager rõ ràng là có thể đơn giản hóa việc truy cập vào những dữ liệu này, giúp quá trình xây dựng chiến lược trở nên liền mạch hơn, nâng cao khả năng tăng doanh thu, tạo thêm khách hàng tiềm năng (Lead) và hơn thế nữa.

Với Google Ads Data Manager hay trình quản lý dữ liệu của Google Ads, nhà quảng cáo cũng có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như từ CRM hay từ nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP).

Theo chia sẻ từ Google:

Bà Kamal Janardhan, Giám đốc cấp cao về quản lý sản phẩm và đo lường của Google, cho biết:

  • “Việc triển khai chiến lược dữ liệu của bên thứ nhất đòi hỏi phải có sự giao tiếp cẩn thận giữa thương hiệu với khách hàng của họ. Dữ liệu này là lợi thế duy nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra bằng cách đầu tư ngay từ bây giờ và tìm cách hiểu sâu hơn về khách hàng của mình.”
  • “Hiện có chưa đến 1/3 marketer truy cập và tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất một cách nhất quán và hiệu quả trên các kênh. Google Ads Data Manager ra đời và giải quyết vấn đề này bằng cách đơn giản hóa việc quản lý kết nối dữ liệu của bên thứ nhất và quy trình sử dụng dữ liệu đó.”
  • “Thông qua một giao diện duy nhất, các nhà phân tích có thể tạo ra những kết nối dữ liệu mới trong khi người làm marketing có thể áp dụng dữ liệu có được để đo lường chuyển đổi hoặc tiếp cận mọi khách hàng mục tiêu bằng các quảng cáo có liên quan nhất.”
  • “Google Ads Data Manager cũng yêu cầu rất ít hoặc không cần kiến thức về mã máy tính (code), điều này giúp việc thiết lập và sử dụng trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cha đẻ của AI: AI có thể tự phát triển để thoát khỏi sự kiểm soát

Geoffrey Hinton, nhà khoa học máy tính và được mệnh danh là “Cha đẻ của AI”, cho biết trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự viết lại ‘code’ của chính nó để thoát ra khỏi sự kiểm soát.

Cha đẻ của AI: AI có thể tự phát triển để thoát khỏi sự kiểm soát
Cha đẻ của AI: AI có thể tự phát triển để thoát khỏi sự kiểm soát

Theo đó, trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chương trình “60 Minutes” của CBS, Geoffrey Hinton cho biết rằng các công nghệ AI có thể phát triển nhanh chóng và đạt được khả năng thông minh hơn con người “trong vòng 5 năm tới”. Nếu điều đó xảy ra, AI có thể phát triển vượt quá khả năng kiểm soát của con người.

“Một trong những cách mà các hệ thống này có thể thoát ra khỏi sự kiểm soát đó là tự viết lại những mã máy tính của riêng chúng. Và đó là điều chúng ta cần phải thực sự lo lắng.”

Nói về Hinton, ông giành được Giải thưởng Turing (Turing Award) năm 2018 cho công trình tiên phong trong nhiều thập kỷ về công nghệ AI và học sâu (deep learning). Ông cũng đã từ bỏ vị trí phó chủ tịch và chuyên gia kỹ thuật tại Google vào tháng 5 mới đây với mục tiêu là “có thể thoải mái lên tiếng về những rủi ro do AI gây ra.”

Ông cho biết, con người, bao gồm cả các nhà khoa học đã tạo ra AI ngày nay vẫn chưa thể hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động và phát triển của công nghệ này. Nhiều nhà nghiên cứu AI thoải mái thừa nhận sự thiếu hiểu biết đó: Vào tháng 4, CEO Sundar Pichai của Google đã gọi đây là vấn đề “hộp đen” của AI.

Ông mô tả, các nhà khoa học thiết kế các thuật toán cho hệ thống AI để lấy thông tin từ các tập dữ liệu có sẵn, như internet. Khi các thuật toán có khả năng học tập (learning algorithm) này tương tác sâu với dữ liệu, nó sẽ tạo ra các mạng lưới thần kinh phức tạp có khả năng thực hiện tốt mọi việc.

Ở một khía cạnh khác, nó có thể tạo ra những thứ mới ngoài tầm kiểm soát.

Tương lai của AI thực sự là thứ gì đó không chắc chắn.

“Cha đẻ của AI” cũng nhấn mạnh, trường hợp xấu nhất là tương lai bất ổn và các ngành như chăm sóc sức khỏe đã được hưởng lợi rất nhiều từ AI.

Ông cũng lưu ý đến sự lan truyền của những thông tin hay nội dung sai lệch do AI tạo ra. Ông kêu gọi các cá nhân và tổ chức cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về AI, các quy định của chính phủ nhằm hạn chế rủi ro và các lệnh cấm trên toàn thế giới đối với các robot được hỗ trợ bởi AI được sản xuất để phục vụ cho mục tiêu quân sự.

Cuối cùng, ông còn cho biết rằng nhân loại có thể đang ở “một bước ngoặt”, đồng thời cho biết thêm rằng các nhà lãnh đạo công nghệ và chính phủ phải xác định “liệu có nên phát triển những thứ công nghệ tương tự hơn nữa hay không và phải làm gì để tự bảo vệ mình”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Đây là lý do người dùng Facebook và Google hay có cảm giác bị nghe lén

Dữ liệu khổng lồ được cho là giúp Facebook, Google hiểu rõ về người dùng để phân phối quảng cáo chính xác, thay vì phải nghe lén.

Đây là lý do người dùng Facebook và Google hay có cảm giác bị nghe lén
Đây là lý do người dùng Facebook và Google hay có cảm giác bị nghe lén

Giới chuyên gia bảo mật đã nhiều lần thử nghiệm và nhận thấy các mạng xã hội không nghe lén âm thanh trò chuyện của người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy bất an trước khả năng quảng cáo nhắm mục tiêu một cách chính xác của các nền tảng.

Trả lời trang công nghệ PhoneArena cuối tuần qua, Jake Moore, cố vấn an ninh mạng toàn cầu của công ty bảo mật ESET với hơn 10 năm kinh nghiệm chống lại các mối đe dọa trực tuyến, cho biết: “Luật không cho phép Meta và các nền tảng Facebook, Instagram… nghe cuộc hội thoại của người dùng. Đến nay cũng chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học xác thực nào chứng tỏ họ đang nghe lén mọi người”.

Ông khẳng định, về mặt kỹ thuật, điện thọai hoàn toàn có thể nghe và phản hồi người dùng. Đó là cách trợ lý giọng nói hoạt động một cách công khai và điện thoại sẽ nghe các từ khóa như “Hey Siri”, “OK Google” để thực hiện theo lệnh của người dùng.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện thoại không được phép chủ động nghe những điều người dùng nói. Họ không thể ghi lại cuộc trò chuyện để phân phối quảng cáo mục tiêu. Chưa kể việc này khiến điện thoại phải liên tục kích hoạt micro và gửi dữ liệu, khiến máy quá tải, nóng và nhanh cạn pin.

Theo chuyên gia bảo mật, Meta, Google và các công ty công nghệ có thể thu thập nhiều thông tin chính xác từ người dùng mà không cần nghe lén. Họ nắm rõ tuổi tác, giới tính và tình trạng gia đình của người dùng.

Họ cũng biết chính xác một người sống ở đâu, từng đi tới những nơi nào, kết bạn với ai, quan tâm đến điều gì. Họ biết người dùng đang tìm kiếm điều gì, đang xem nội dung gì, đã mua sản phẩm của thương hiệu nào và chủ đề được quan tâm.

Các thông tin này có vẻ vô hại nếu chúng đứng độc lập. Nhưng các nền tảng biết cách kết nối, biến những dữ liệu rời rạc thành một bức tranh tổng thể, phác họa chân dung từng người. Sau đó, nhà phân phối quảng cáo sẽ dựa vào thông tin đó để đưa ra gợi ý đến từng người. Công việc của họ là đảm bảo mỗi quảng cáo được phát đi, tỷ lệ người dùng cuối sẽ có khả năng click vào cao nhất.

Trước Jake Moore, lý giải này đã được các chuyên gia khác đưa ra nhưng vẫn không đủ thuyết phục nhiều người.

Theo Moore, sự hoài nghi còn do não bộ của mỗi người. Ông lấy ví dụ, cách đây vài năm, sau khi mua ôtô mới, ông bắt đầu để ý và thấy có nhiều xe cùng nhãn hiệu, mẫu mã, màu sắc giống nhau trên đường phố.

Tất nhiên, không phải tự nhiên hàng loạt chiếc xe tương tự xuất hiện trong thị trấn. “Điều này là do não của tôi bắt đầu chú ý nhiều hơn đến những xe giống của mình. Cảm giác này tương tự việc người dùng thấy những quảng cáo chính xác đang được gửi đến mình”, ông lấy ví dụ.

Ông cho rằng bộ não thi thoảng vẫn có sai sót, đôi khi đánh lừa chủ nhân. Các nghiên cứu cho thấy mỗi người nói hàng nghìn từ mỗi ngày và trong số đó sẽ có các từ khóa có thể liên kết với sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.

Nếu điện thoại thật sự nghe hàng nghìn từ khóa từ người dùng, đáng lẽ sẽ phải có hàng nghìn quảng cáo tương ứng được phân phối liên tục trong ngày. Và như thế, việc nghe lén để quảng cáo mục tiêu trở nên vô nghĩa.

Một vấn đề khác là người dùng thường quá chú ý đến xác suất trùng khớp giữa nội dung cuộc trò chuyện với quảng cáo vừa xuất hiện, hơn là những lần thông tin bị bỏ qua hoặc phân bổ sai.

Bên cạnh đó, việc hiển thị quảng cáo còn nhờ sự kết hợp giữa những mẫu dữ liệu của Facebook và Google mà thương hiệu có được.

Đôi khi Google và Meta hiểu rõ về thói quen, nhu cầu của người dùng hơn chính họ, nên quảng cáo về một nhà hàng yêu thích ngay sau khi họ vừa đề cập đến có thể là kết quả của hàng loạt phân tích, liên kết dữ liệu được thu thập từ lâu trước đó.

Trong trường hợp chưa yên tâm, chuyên gia khuyên người dùng có thể tắt hoàn toàn quyền truy cập micro điện thoại của mạng xã hội. Trên máy Android, vào Cài đặt > Quyền ứng dụng > Microphone > Facebook/Instagram… và chọn tắt. Trên thiết bị iOS, vào Cài đặt > Facebook/Instagram > Micro và chọn tắt.

Tại đây, họ cũng có thể tắt các quyền truy cập khác như định vị, hình ảnh, camera. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm bởi mỗi khi cần thực hiện tính năng như gọi, gửi voice chat, người dùng phải thêm bước kích hoạt micro cho ứng dụng.

Họ cũng có thể so sánh việc tắt các quyền truy cập vào micro có khiến quảng cáo nhắm mục tiêu ít chính xác đi hay không để tự tìm ra câu trả lời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google sẽ sớm thay thế “mật khẩu” truyền thống bằng “mã khoá”

Google thông báo hệ thống passkey (mã khóa) sẽ sớm trở thành công cụ đăng nhập mặc định trên tất cả tài khoản Google, thay vì dùng password (mật khẩu) như bình thường.

Google sẽ sớm thay thế "mật khẩu" truyền thống bằng "mã khoá"
Google sẽ sớm thay thế “mật khẩu” truyền thống bằng “mã khoá”

Passkey là giải pháp bảo mật không cần dùng mật khẩu truyền thống. Khi đăng nhập vào một website hoặc ứng dụng hỗ trợ passkey, một mã ngẫu nhiên sẽ được tạo và gửi cho người dùng, yêu cầu xác minh bằng sinh trắc học hoặc mã PIN của họ và gửi trở lại máy chủ để xác nhận.

Ngoài ra, Passkey loại bỏ xác thực hai lớp vì để xác nhận bạn phải đang sở hữu thiết bị của mình. Passkey cũng sẽ giúp thao tác đăng nhập nhanh hơn gấp 4 lần.

Khi đăng nhập tài khoản Google trên các ứng dụng, một thông báo gợi ý tạo và thiết lập passkey sẽ xuất hiện. Trong phần cài đặt, người dùng sẽ có thể lựa chọn tính năng “Skip password when possible” (bỏ qua mật khẩu khi có thể).

Tuy nhiên, Google chưa loại bỏ hẳn hệ thống mật khẩu. Người dùng vẫn có thể sử dụng mật khẩu nếu muốn. Hoặc sử dụng cả mật khẩu (password) và mã khóa (passkey) cùng lúc.

Đặt mã khóa làm mặc định là bước tiếp theo trong quá trình loại bỏ hệ thống đăng nhập bằng mật khẩu của Google.

Vào tháng 5 vừa qua, Google đã giới thiệu hệ thống mã khóa và thử nghiệm trên một số lượng người dùng nhất định. Sau thông báo, passkey sẽ được cập nhật cho tất cả tài khoản Google.

Ngày càng có nhiều ứng dụng và công ty sử dụng passkey như YouTube, Bản đồ, Uber và eBay, tất cả đều cho phép mọi người sử dụng passkey để đăng nhập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người dùng Việt Nam đang ngày càng thích xem video ngắn trên mạng xã hội

Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến trong nước dự định bắt tay để cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google trong bối cảnh người dùng Việt Nam đang ngày càng thích xem video ngắn trên mạng xã hội.

Người dùng Việt Nam đang ngày càng thích xem video ngắn trên mạng xã hội
Người dùng Việt Nam đang ngày càng thích xem video ngắn trên mạng xã hội

Trong hội thảo quản lý dịch vụ phát thanh truyền hình ngày 13/10 tại TP HCM, bà Phạm Thanh Phương, Giám đốc Trung tâm truyền hình TV360 của Viettel, dẫn báo cáo của Research and Market cho thấy người Việt Nam ngày càng thích xem video ngắn trên mạng xã hội. Các đài truyền hình cũng đang đẩy nội dung lên những nền tảng này để kết nối với người xem.

“Việc người dùng ngày càng chuyển dịch từ truyền hình truyền thống lên nền tảng số như Facebook, YouTube kéo theo sự dịch chuyển doanh thu. Trong khi doanh thu từ truyền hình TV đi xuống, doanh thu từ truyền hình số lại đi lên”, bà Phương nói.

Tuy nhiên, doanh thu quảng cáo video trên mạng xã hội của các đơn vị sản xuất tăng nhưng không tương xứng với số tiền đầu tư.

Bà Phương lấy ví dụ, cùng đầu tư vào một tập phim hoặc chương trình thể thao 45 phút, nếu chiếu trên nhà đài vào khung giờ vàng có thể bán được 400-600 triệu đồng tiền quảng cáo.

Nhưng với nội dung đó, doanh nghiệp cắt nhỏ và rồi phát trên Facebook, YouTube, chủ đầu tư chỉ được nền tảng trả 40 đồng mỗi lượt xem. Trung bình, phải cần đến 15 triệu lượt xem mới đạt bằng doanh thu quảng cáo truyền hình.

“Giá trị kinh doanh trên mạng xã hội rất nhỏ so với doanh thu quảng cáo truyền hình trả”, bà Phương cho hay.

Bà Phương đề nghị doanh nghiệp OTT trong nước và nhà đài nên hợp tác với nhau, chia sẻ nội dung thế mạnh của từng bên để phục vụ tốt hơn cho người dùng, từ đó chủ động doanh thu từ quảng cáo, thay vì phụ thuộc vào nền tảng nước ngoài.

Ông Huỳnh Long Thủy, Tổng giám đốc VieON, đề xuất mô hình hợp tác mới, giúp doanh nghiệp OTT Việt có thể chủ động doanh thu quảng cáo thay vì phụ thuộc vào nền tảng Google Ads. “Hầu hết các đơn vị dùng nền tảng quảng cáo của Google.

Tuy nhiên thực tế chứng minh, nhiều nơi doanh thu quảng cáo không đủ bù đắp chi phí cho nhà cung cấp. Doanh nghiệp càng làm càng lỗ”, ông nói.

Ông cho rằng các doanh nghiệp OTT trong nước nên ngồi lại với nhau, chia sẻ dữ liệu về người dùng, xây dựng được chân dung người dùng, từ đó phân bổ quảng cáo chính xác. Nếu làm tốt, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để quảng cáo trên nền tảng chung của nhau, thay vì phụ thuộc vào phân bổ của Google.

Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, việc doanh nghiệp cùng nhau đo đếm, xây dựng chân dung người dùng tưởng đơn giản nhưng khó nhất là làm sao có thể bắt tay cùng làm, tránh tâm lý sợ thiệt, không công bằng.

“Chúng ta hoài nghi với nhau trong khi lại tuân theo luật chơi của nền tảng nước ngoài, chính điều này đã tự làm mình yếu đi”, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, nói.

Để giải quyết, từ tháng 11, Bộ sẽ công bố các chỉ số, bộ đếm đo lường của cơ quan chức năng, kết hợp cùng số liệu từ các nền tảng OTT. Tuy nhiên, đại diện Bộ cũng lưu ý, khi chỉ số này được công bố, chắc chắn sẽ có những khác nhau tương đối lớn giữa các bộ đếm.

“Chúng tôi mong chờ những tranh luận để xem cái nào chính xác nhất, tuy nhiên ít nhất sẽ có một số liệu chính thống, do nhà nước đo, công bố và xếp hạng”, ông Lâm nói.

Một vấn đề khác là câu chuyện bản quyền. Facebook từng bỏ ra 270 triệu USD mua bản quyền bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam ba mùa 2019-2022. Do đó, doanh nghiệp trong nước đang bàn đến chuyện hợp tác, chia sẻ nội dung để cạnh tranh với nền tảng nước ngoài, thay vì cạnh tranh nội bộ.

Đại diện VieON kiến nghị các nhà cung cấp OTT Việt có thể xây dựng một gói dịch vụ đặc biệt, tập hợp nội dung đặc sắc của mình và bán cho người dùng.

Nhà đài cũng có thể hợp tác với doanh nghiệp OTT, doanh thu gói cước sẽ chia sẻ với bên cung cấp dịch vụ. Khi đó, giá trị của quảng cáo không phải là 40-50 đồng một lượt xem như Facebook, Google trả mà doanh nghiệp trong nước sẽ chủ động được giá quảng cáo theo nhu cầu của thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

WordPress 6.3.2: Phiên bản mới được tối ưu cho bảo mật và lỗ hổng

WordPress mới đây đã công bố phiên bản mới nhất của hệ thống là WordPress 6.3.2, bản cập nhật được cho là mạnh nhất từ trước đến nay, mức độ bảo mật cao hơn, hạn chế các lỗ hổng tối ưu hơn.

WordPress 6.3.2
WordPress 6.3.2: Phiên bản mới đã được tối ưu cho bảo mật và lỗ hổng

WordPress thông báo họ đang xuất bản một bản phát hành bảo trì và bảo mật nhằm vá nhiều lỗ hổng, trong đó có một lỗ hổng có thể dẫn đến việc tiếp quản toàn bộ trang web.

WordPress là gì?

WordPress là hệ thống quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở (open-spurce) được sử dụng để xây dựng các website và blog với nhiều mục đích khác nhau như bán hàng, tin tức, giới thiệu doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Cũng như các hệ thống mã nguồn mở khác, người sử dụng có thể sử dụng, phát triển hoặc đóng góp vào hệ thống của WordPress (ví dụ tự xây dựng Plugin). Mục tiêu của WordPress là đơn giản hoá khả năng xây dựng website vì người dùng không cần am hiểu về công nghệ vẫn có thể tự xây dựng được cho mình một website.

Theo số liệu được cập nhật mới đây nhất, hiện có khoảng 43% số lượng các website trên không gian internet sử dụng WordPress.

Bản phát hành mới nhất WordPress 6.3.2 được tối ưu cho bảo mật và lỗ hổng.

Bản cập nhật WordPress 6.3.2 cung cấp đến 41 bản sửa lỗi (bug) nhưng quan trọng hơn là nền tảng cung cấp các bản vá cho 8 lỗ hổng (vulnerability) khác nhau trên hệ thống bao gồm:

  • Một lỗ hổng trong lõi WordPress cho phép người sử dụng thực thi các đoạn mã code ngắn (shortcode) tùy ý.
  • Khả năng tiết lộ địa chỉ email của người dùng.
  • Lỗ hổng thực thi mã từ xa POP Chains.
  • Lỗ hổng XSS trong khối điều hướng liên kết bài viết.
  • Khả năng bình luận bị rò rỉ với các bài đăng riêng tư.
  • Lỗ hổng XSS trong màn hình mật khẩu của ứng dụng.
  • Lỗ hổng XSS trong khối chú thích cuối trang.
  • Lỗ hổng từ chối dịch vụ (DoS).

Theo thông báo của chính WordPress:

“Dữ liệu không đáng tin cậy đến từ nhiều nguồn khác nhau như người dùng, trang web của bên thứ ba, thậm chí là cả cơ sở dữ liệu (database) của chủ sở hữu website, và tất cả dữ liệu đó cần phải được kiểm tra trước khi sử dụng.

Vệ sinh đầu vào là quá trình bảo mật/làm sạch/lọc dữ liệu đầu vào, điều này quan trọng và đơn giản hơn nhiều so với việc xử lý các dữ liệu đã bị nhiễm độc.”

Một trong những điểm đáng chú ý nhất của các bản vá lần này trong WordPress 6.3.2 là bảo vệ tối đa khả năng website bị tin tặc (hacker) chiếm toàn bộ website.

WordPess khuyên tất cả người dùng hiện đang sử dụng WordPress đều nên cập nhật lên phiên bản mới nhất, phiên bản WordPress 6.3.2 được ra mắt vào ngày 12/10 mới đây.

Bạn có thể xem chi tiết thông báo và tải xuống phiên bản WordPress 6.3.2 mới nhất từ WordPress tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft chính thức mua lại thương hiệu game Activision Blizzard

Sau khoảng thời gian gần 2 năm đàm phán và cũng gắn liền với nhiều vụ kiện liên quan đến độc quyền, Microsoft chính thức sở hữu thương hiệu game Activision Blizzard với khoản đầu tư trị gía 68.7 tỷ USD.

Microsoft chính thức mua lại thương hiệu game Activision Blizzard
Microsoft chính thức mua lại thương hiệu game Activision Blizzard

Việc Microsoft mua lại hãng game đình đám Activision Blizzard theo đó là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử ngành game và là một trong những thương vụ lớn nhất trong ngành công nghệ (dựa trên dữ liệu chính xác được công bố).

Sau khoảng thời gian đàm phán gần 2 năm, Microsoft cuối cùng cũng được đạt được tham vọng sở hữu Activision Blizzard, Microsoft đã bỏ ra đến 68,7 tỷ USD cho thương vụ này.

Giám đốc điều hành mảng game của Microsoft (Microsoft Gaming) Phil Spencer yêu cầu Giám đốc điều hành của Activision Bobby Kotick phải ở lại làm việc cho đến cuối năm 2023 trước khi CEO này rời công ty.

Nói về thương vụ mua lại, quá trình đàm phán của Microsoft với Activision Blizzard gắn liền với nhiều vụ kiện cho rằng Microsoft vị phạm luật cạnh tranh và lạm dụng vị thế độc quyền.

Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh (CMA) ban đầu đã chặn thỏa thuận này vì những lo ngại về tác động của việc sáp nhập đối với ngành công nghiệp trò chơi trên nền tảng đám mây.

Trong nỗ lực giành chiến thắng trước cơ quan quản lý của Vương quốc Anh (UK), Microsoft đã đồng ý bán bản quyền trò chơi trên nền tảng đám mây đối với các tựa game Activision Blizzard cho Ubisoft.

Điều này có nghĩa là các trò chơi của Activision Blizzard không chỉ có trên Xbox Game Pass (do Microsoft phát triển) mà còn có cả trên Ubisoft+ và bất kỳ dịch vụ phát trực tuyến trò chơi nào khác mà Ubisoft quyết định hợp tác.

Những lo ngại về sự mất cân bằng trong cạnh tranh trong thị trường trò chơi đám mây (cloud gaming) là lý do mà CMA ban đầu đã cố ngăn chặn việc Microsoft mua lại Activision, tuy nhiên sau hành động nhượng bộ trước Ubisoft, cơ quan này đã thay đổi quyết định.

Microsoft cũng đã ký thỏa thuận 10 năm với Nintendo và một số công ty trò chơi trên nền tảng đám mây khác để cung cấp các tựa game của mình trên nền tảng của họ.

Nói về việc mua lại Activision Blizzard, một trong những lý do chính khiến Microsoft tích cực theo đuổi thương vụ đó là để đẩy nhanh mục tiêu trở thành “người dẫn đầu” trong thị trường game di động. Activision Blizzard hiện đang thu về khoảng 1,9 tỷ USD doanh thu từ di động chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023.

Hiện tại, việc mua lại đã chính thức kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Starbucks đã chính thức nới thời gian mở cửa sau 10 năm vào Việt Nam

Với số lượng 100 cửa hàng, đang ít hơn đáng kể so với các đối thủ như Highlands, Trung Nguyên, Phúc Long hay The Coffee House nhưng Starbucks chưa bao giờ tỏ ra yếu thế trong việc bắt “trend” của giới trẻ và chiều lòng khách hàng.

Starbucks đã chính thức nới thời gian mở cửa sau 10 năm vào Việt Nam
Starbucks đã chính thức nới thời gian mở cửa sau 10 năm vào Việt Nam

Mới đây, cửa hàng Stabucks New World nằm tại góc Phạm Hồng Thái & Nguyễn Thị Nghĩa, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đã có thông báo kéo dài giờ hoạt động từ 6h30 – 0h mỗi ngày.

Dưới bài đăng của thương hiệu trên fanpage chính thức, nhiều khách hàng tỏ ra vui vẻ và hào hứng với thông tin này, kèm theo đề nghị cửa hàng ở Hà Nội cũng kéo dài giờ hoạt động tương tự.

Việc kéo dài giờ hoạt động đến khuya với cửa hàng tại trung tâm TP Hồ Chí Minh của Starbucks được đánh giá là phù hợp với lifestyle của giới trẻ ngày nay và không hiếm gặp ở các mô hình kinh doanh dịch vụ.

Ngày nay, thức khuya gần như đã trở thành thói quen của đa số các bạn trẻ. Mỗi người một lý do, mỗi người một “chế độ” thức khuya, nhưng dường như điểm chung của họ là không thể nào đi ngủ sớm được. Thậm chí, có một ý nghĩ đã ăn sâu vào thế hệ trẻ, đó là việc đi ngủ sớm chỉ dành cho… “ông bà anh” mà thôi.

Khoảng 11h đêm chỉ cần tìm đến các quán cà phê thâu đêm như Thức Coffee, OFA Coffee, The Factory, Cà phê Chợ,… thì sẽ thấy một không khí đông đúc, tấp nập. Khách đến quán cà phê đa số từ độ tuổi 17 đến dưới 30 và là khách quen của quán.

Thậm chí một hãng thời trang như BOO, với đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ, vài cửa hàng của họ nằm trên những tuyến phố trung tâm tại Hà Nội cũng có giờ đóng cửa khá muộn, có thể đến 2h sáng.

Hầu hết các cửa hàng bán lẻ hiện đại đều thống kê chi phí và doanh thu theo khung giờ để tối ưu chi phí hoạt động và doanh số từ đó ra quyết định.

Tất nhiên, không phải vị trí nào cũng thích hợp để mở những mô hình muộn hay xuyên đêm nhưng tại những tuyến phố đông đúc, tấp nập trong trung tâm thành phố và đặc biệt vào những ngày Lễ, tết, cuối tuần, lượng khách có nhu cầu mua sắm hay ngồi cà phê muộn đều tăng cao.

Thực tế, doanh thu của những cửa hàng F&B vài tiếng đồng hồ trong những ngày cao điểm đông khách có thể bằng cả một ngày doanh thu bình thường.

Các chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 như Circle K, Mini Mart hay B’s Mart,.. Ở một số điểm bán trung tâm của các chuỗi này, khách khứa vẫn đông đúc, tấp nập vào những khung giờ khuya.

Nhiều bạn trẻ đến đây mua nước, mì tôm,… và ngồi trò chuyện, tán gẫu trong quán đến tận nửa đêm. Thay vì trước đây các bạn trẻ ngồi ở quán trà đá tới khuya thì nay ngồi ở các cửa hàng tiện lợi mở muộn, đầy đủ đồ, sáng sạch và phong cách hơn.

Đối với những cửa hàng 24/7 này, khách chủ yếu tập trung mua sắm từ khoảng thời gian 3h chiều cho đến 1h sáng hôm sau.

Starbucks là một trong những chuỗi cà phê nổi tiếng nhất thế giới với hơn 33.000 cửa hàng tại hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương hiệu cà phê của Mỹ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013, ở ngã sáu Phù Đổng (Q1, TP HCM).

Đánh dấu 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, tháng 9 vừa qua, Starbucks đã cán mốc cửa hàng thứ 100 tại Lotte Mall Hồ Tây, khu phức hợp giải trí và mua sắm mới ở Hà Nội.

Ngoài việc cho ra mắt nhiều dòng đồ uống mới, cũng như tạo nên những “trend” hút khách trẻ như bộ sưu tập những mẫu ly phiên bản giới hạn, chỉ bán theo mùa có mức giá lên tới vài triệu đồng, Starbucks hiện nay với việc tiên phong trong các chuỗi F&B lớn mở muộn cũng cho thấy những nỗ lực để chiều lòng các “Thượng đế” trẻ tuổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Trọng Nghĩa | Markettimes

CEO của Nvidia được nhân viên đánh giá cao hơn CEO của Apple

CEO Nvidia Jensen Huang nhận được đánh giá cao nhất từ nhân viên với tỷ lệ tín nhiệm 96%, trong khi Tim Cook của Apple xếp thứ tư với 83%.

CEO của Nvidia được nhân viên đánh giá cao hơn CEO của Apple
CEO của Nvidia được nhân viên đánh giá cao hơn CEO của Apple

Mạng xã hội ẩn danh Blind đã thực hiện khảo sát với 13.171 thành viên đã được xác thực trên nền tảng của họ. Người tham gia đánh giá 103 CEO tại các công ty hàng đầu tại Mỹ tính đến hết tháng 8, gồm tiêu chí hài lòng với công việc và các quyết định điều hành của họ có phù hợp hay không.

Blind là nền tảng cho phép người dùng nhận xét ẩn danh về công ty họ đang làm. Người đăng ký tài khoản phải cung cấp địa chỉ email công việc, chức danh, vị trí đang làm… để nền tảng xác thực và “đánh giá trạng thái nghề nghiệp” trước khi chấp nhận hoạt động.

Đây là năm đầu tiên Blind thực hiện khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên với CEO. CEO Nvidia dẫn đầu và là người duy nhất trong danh sách đạt mức trên 90%.

David Goeckeler của Western Digital xếp cuối với 0% tín nhiệm. Mark Zuckerberg, CEO Meta, đứng thứ 30 với 45%. CEO của 9 công ty trong danh sách top 10 chưa thực hiện sa thải nhân viên ở quy mô lớn.

Top 5 CEO công ty công nghệ được nhân viên tin tưởng:

Jensen Huang, CEO Nvidia (96%)

Jensen Huang tỏa sáng trong năm nay nhờ cơn sốt AI tổng quát, khiến nhu cầu mua chip Nvidia để đào tạo các hệ thống trí tuệ nhân tạo tăng vọt. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty lần đầu gia nhập những doanh nghiệp có vốn hóa nghìn tỷ USD.

“Ông ấy đã nhận ra cơn cuồng phong AI từ hơn 10 năm trước và tập trung toàn nguồn lực cho mục tiêu này. Tôi hoàn toàn tin tưởng ông ấy”, một nhân viên Nvidia viết trên Blind.

Giá cổ phiếu của công ty đã tăng 220% năm nay. Nvidia có 26.196 nhân viên tính đến tháng 1.

Nikesh Arora, CEO Palo Alto Networks (84%)

Arora trở thành CEO công ty an ninh mạng Palo Alto Networks năm 2018. Ông từng là chủ tịch và COO của SoftBank từ 2014 đến 2016. Với tỷ lệ tín nhiệm 84%, ông đứng thứ ba trong danh sách sau CEO Nvidia và Doug McMillon, CEO chuỗi siêu thị Walmart.

Bất chấp biến động lớn trong ngành công nghệ năm qua, Palo Alto Networks dường như không bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải.

Năm 2020, Arora cũng cam kết không sa thải nhân viên trong đại dịch và đã thực hiện đúng lời hứa. Công ty có 13.948 nhân viên tính đến 31/7.

Tim Cook, CEO (83%)

Đảm nhận vị trí lãnh đạo Apple từ tháng 8/2011, Tim Cook đưa Apple trở thành công ty đầu tiên trên thế giới đạt giá trị vốn hóa vượt 3.000 tỷ USD. Dưới thời của ông, Apple đã ra mắt loạt sản phẩm mới gồm AirPods, Apple Watch và gần nhất là kính thông minh Vision Pro.

Tính đến tháng 9/2022, Apple có 164.000 nhân viên.

Ali Ghodsi, CEO Databricks (83%)

Ali Ghodsi là người đồng sáng lập và CEO công ty công nghệ Databricks. Ông nhận bằng tiến sĩ về khoa học máy tính tại Viện Công nghệ Hoàng gia KTH (Thụy Điển), sau đó đến Mỹ năm 2009 với tư cách là người thỉnh giảng tại UC Berkeley.

Ghodsi ở lại Mỹ và thành lập công ty dữ liệu và AI Databricks với 6 thành viên khác vào năm 2013. Công ty của ông hiện có 5.500 nhân viên tính đến cuối 2022, được định giá 43 tỷ USD.

Andrew Anagnost, CEO Autodesk (82%)

Anagnost giữ vị trí Chủ tịch và CEO của tập đoàn phần mềm Autodesk vào năm 2017. Dưới sự lãnh đạo của ông cùng một loạt thương vụ mua lại startup trăm triệu USD, giá trị của Autodesk tăng trưởng nhanh chóng, trong đó giá cổ phiếu tăng gấp ba trong giai đoạn ông điều hành. Công ty hiện được định giá 41 tỷ USD.

Autodesk có 13.700 nhân viên tính đến giữa năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VnExpress

Bloomberg: Tương lai của Grab sẽ ra sao sau khi mất đến 16 năm để hòa vốn

Grab đốt đến 480 USD trên mỗi khách hàng để mở rộng thị phần, trong khi người dùng chỉ tiêu trung bình 29 USD/năm trên ứng dụng này, nghĩa là sẽ phải mất hơn 16 năm để hãng thu hồi vốn.

“Hôm nay, chúng ta đã trở thành tâm điểm của Đông Nam Á”, nhà sáng lập Anthony Tan tự hào nói với quan khách ở một buổi tiệc tại khách sạn Shangri-La tại Singapore khi Grab mới được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.

Hãng tin Bloomberg cho hay khoảng khắc Anthony Tan và người đồng sáng lập Tan Hooi Ling rung chuông mở cửa giao dịch tại sàn Nasdaq vào ngày 12/2/2021 là một giờ khắc lịch sử với Grab. Ban giám đốc vui mừng trong tiếng nhạc “Chúng ta là nhà vô địch” (We Are the Champions).

Thế nhưng tiệc vui chẳng dài khi cổ phiếu Grab lao dốc 21% ngay trong phiên đầu giao dịch. Kể từ đó đến nay, dù giá cổ phiếu có hồi lại thời gian gần đây thì vẫn giảm gần 70% so với mức giá khởi điểm khi lên sàn.

Ngay lập tức, giới đầu tư bắt đầu hoài nghi về tương lai của Grab cũng như Masayoshi Son-người hậu thuẫn đằng sau startup đình đám này.

Thậm chí, sự rung lắc của Gran còn khiến giấc mơ trở thành “Thung lũng Silicon tại Đông Nam Á” của Singapore trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Mất 16 năm để đạt điểm hoà vốn.

Chuyên gia phân tích Eric Wen của hãng Blue Lotus Capital Advisors đã tìm hiểu kỹ về Grab và thấy những con số bị thổi phồng một cách phi lý.

Theo Wen, hãng Grab chỉ có chưa đến 25 triệu người dùng mỗi tháng tại thời điểm năm 2020, tức chỉ bằng 7% lượng người dùng của siêu ứng dụng Meituan tại Trung Quốc.

Thêm nữa, lượng khách trung lưu và thu nhập bình quân đầu người ở Đông Nam Á cũng thấp hơn so với Trung Quốc, khiến những hứa hẹn thái quá của startup này trở nên đáng ngờ nếu so sánh với nền kinh tế lớn nhất Châu Á.

Trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán, Grab đã gọi vốn được 12 tỷ USD và theo tính toán, hãng đã đốt 480 USD bình quân trên mỗi khách hàng để mở rộng thị phần nhưng người dùng lại chỉ tiêu trung bình 29 USD/năm trên ứng dụng này, nghĩa là sẽ phải mất hơn 16 năm để đạt điểm hoà vốn (Break even point).

Chỉ 6 tuần sau khi Grab niêm yết trên sàn chứng khoán, báo cáo của Wen được công bố với lời khuyến nghị nhà đầu tư bán ra. Ngay lập tức cổ phiếu của hãng mất một nửa giá trị so với lúc ra mắt xuống chỉ còn 6 USD/cổ.

Theo Wen, con số này có thể xuống đến mức 3 USD/cổ và đúng như dự đoán, chỉ 2 tháng sau đó giá cổ phiếu của Grab rơi xuống ngưỡng này.

Giáo sư Mak Yuen Teen của trường đại học quốc gia Singapore nhận định bài học của Grab cho thấy nhà đầu tư quá tin vào những lời hứa và bảng thành tích “phông nền” của nhà sáng lập Tan mà không chịu nhìn kỹ hiệu quả mô hình kinh doanh.

Cho đến tận hiện tại, rất nhiều vấn đề của Grab bị đem ra mổ xẻ, ví dụ như việc nhà sáng lập Tan nắm giữ 63% quyền biểu quyết nhưng lại chỉ có 3% cổ phần thường, một điều khá bất hợp lý.

Ngoài ra vào năm 2018, việc bổ nhiệm mẹ của Tan vào quan quản trị cũng khiến nhiều người nghi vấn về tính hiệu quả trong hoạt động quản lý của Grab.

Những lo lắng của các nhà đầu tư là có cơ sở khi Uber đã báo cáo có lợi nhuận hoạt động trong quý II/2023 nhưng tính đến cuối năm 2022, Grab vẫn lỗ lũy kế đến 16 tỷ USD.

Một số chuyên gia nhận định Uber dù thất thế ở vài thị trường nhưng startup này vẫn có sân nhà tại Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới.

Trái lại Grab bị giới hạn ở Singapore, thị trường chỉ có 5,9 triệu dân. Mặc dù hãng cố gắng mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á khác nhưng cũng rất khó để thu lời nhanh chóng như ở Mỹ.

Thêm nữa, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp tại các nước trong khu vực cũng là cản trở gia tăng chi phí hoạt động cho Grab.

Giấc mơ thành ác mộng?

Nhà sáng lập Tan gây dựng nên Grab Holding vào năm 2012 khi làn sóng các doanh nghiệp gọi xe bùng nổ trước thành công của Uber.

Đặc biệt hơn, startup này có sự tham gia từ Masayoshi Son, vị tỷ phú của Softbank từng nổi tiếng với thương vụ đầu tư cho Alibaba và Jack Ma.

Chính Masayoshi Son là người đã từng đầu tư cho Uber và giờ đây là Grab, một startup địa phương dám đứng lên thách thức cho ngành dịch vụ gọi xe ở Đông Nam Á.

Ngoài Softbank, hàng loạt cái tên sáng giá cũng xuất hiện trong danh sách đầu tư cho Grab như BlackRock, Fidelity, Morgan Stanley và Temasek-quỹ đầu tư quốc doanh của Singapore, qua đó cho thấy tham vọng trở thành “quốc gia khởi nghiệp” từ nền kinh tế này.

Hãng tin Bloomberg cho hay chưa bao giờ những startup lỗ vốn như Grab lại được giới đầu tư săn lùng như vậy kể từ cuộc bùng nổ Internet thập niên 1990. Trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán, Grab đã được định giá đến 40 tỷ USD, gần ngang bằng các tập đoàn lớn như American Airlines, Delta Air hay Uniyed Airlines.

Ngay cả nhà sáng lập Tan lúc đó mới 39 tuổi cũng nhanh chóng được kỳ vọng trở thành vị tỷ phú mới ở Đông Nam Á.

Thế nhưng với đà giảm giá liên tục từ khi niêm yết đến nay, giấc mơ của Grab nói riêng và Singapore nói chung đang dần chuyển xấu.

Với Singapore, nền kinh tế giàu có này đã trở thành một trong những trung tâm giao thương, dịch vụ tài chính lớn của khu vực lẫn thế giới.

Tuy nhiên với những thách thức mới, Singapore đang nhắm đến trở thành quốc gia khởi nghiệp khi chuyển hướng sang công nghệ, kỳ vọng trở thành “Thung lũng Silicon mới” tại Đông Nam Á.

Năm 2011, bộ phận khởi nghiệp của trường đại học quốc gia Singapore đã kết hợp cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm và một cơ quan truyền thông của chính phủ để thành lập nên “Vườn ươm công nghệ” (Tech Incubator) mang tên “Block 71”.

Tại đây, hơn 1.100 startup đã được bơm tiền nuôi dưỡng, qua đó bành trướng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh trên khắp Châu Á và Mỹ.

Cũng chính nơi đây là tâm điểm cho tham vọng “Thung lũng Silicon mới” khi ngày càng nhiều công ty nổi tiếng như Canon, Fujitsu bắt đầu xuất hiện.

Địa điểm này cũng có mặt 3 startup đình đám nhất Singapore là Razer, Grab và Sea.

Trong khi Rzaer nổi tiếng là nhà phát triển game như Free Fire thì Sea lại sở hữu trang thương mại điện tử Shopee.

Bản thân Sea đã từng là cổ phiếu nóng nhất thế giới khi tăng giá gấp 24 lần tính từ lúc niêm yết năm 2017 cho đến mức đỉnh tháng 10/2021, đạt tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 200 tỷ USD.

Thế nhưng giờ đây cả 3 niềm hy vọng của Singapore đều đang gặp khó khăn. Cổ phiếu của Sea đã giảm gần 90% so với mức đỉnh, buộc hãng phải sa thải hàng nghìn nhân viên để cắt giảm chi phí.

Tương tự, Razer do gặp khó khi niêm yết trên sàn đã quyết định chuyển mình thành hãng tư nhân khép kín trong mắt nhà đầu tư.

“Khát vọng bùng nổ công nghệ của Singapore dựa quá nhiều vào những lời hứa hẹn hơn là hiệu quả hoạt động thực tế”, giám đốc Devadas Krishanadas của Future Moves Group nhận định khi nói rằng các startup nên làm việc hiệu quả hơn là chỉ đốt tiền của nhà đầu tư.

Tất nhiên, cả 3 niềm hy vọng của Singapore vẫn đang cố gắng hoạt động và câu chuyện của họ vẫn đang bị mổ xẻ.

Cả Tan của Grab và các giám đốc điều hành từ 3 startup trên đều bày tỏ sự tin tưởng vào tương lai của công ty mình bất chấp khó khăn trên thị trường.

Dẫu vậy, diễn biến giá cổ phiếu cho thấy cái nhìn của nhà đầu tư không lạc quan như vậy.

Khởi nguyên của màu áo xanh.

Nhà sáng lập Tan của Grab lớn lên tại Malaysia và bắt đầu khởi nghiệp tại một nhà kho từ 11 năm trước.

Vị doanh nhân này đã thành lập nên MyTeksi ở thủ đô Kualar Lumpur-Malaysia, chuyên kết nối các taxi thông qua ứng dụng trên smartphone.

Bản thân Tan là một người con trong gia đình có truyền thống khởi nghiệp.

Ông nội của Tan là nhà đồng sáng lập Tan Chong Motor vào năm 1957, chuyên lắp ráp và bán xe Nissan tại Malaysia, qua đó trở nên giàu có. Cha của Tan cũng là chủ tịch của một hãng đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Với gia thế “con nhà nòi” cùng tấm bằng thạc sĩ của Harvard University, chẳng có gì khó hiểu khi chỉ 2 năm sau ngày khởi nghiệp, Tan đã có được cuộc hẹn với Masayoshi Son.

Tại thời điểm đó, Son đang rất nổi tiếng nhờ thương vụ đầu tư thành công vào Alibaba của Jack Ma.

Cuộc gặp với Son đã giúp Tan nhận được cam kết đầu tư 250 triệu USD từ SoftBank.

Năm 2014, startup của Tan chuyển đến Singapore và sau đó chính thức đổi tên thành Grab để chuẩn bị bành trướng ra toàn khu vực. Đến tháng 3/2018, Grab mua lại Uber Technologies chi nhánh Đông Nam Á và biến Uber Eats thành GrabFood.

Đây được coi là một trong những chiến thắng quan trọng cho Tan và Grab trong tiến trình bành trướng ở Đông Nam Á.

Năm 2019, hình ảnh của Tan xuất hiện trong bản báo cáo của SoftBank, cùng hàng loạt những tên tuổi đình đám khác như Adam Neumann của WeWork hay Dara Khrowshani của Uber.

Đích thân Masayoshi Son đã cam kết đầu tư 3 tỷ USD cho Grab và Tan bắt đầu khởi động kế hoạch xây dựng một siêu ứng dụng bao gồm dịch vụ gọi xe, tài chính và nhiều thứ khác tương tự như Wechat tại Trung Quốc.

Năm 2020, hãng mở trụ sở thứ 2 ở thủ đô Jakarta-Indonesia. Đây cũng là năm bùng nổ của Grab khi hãng sắp niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.

Ngoài ra, đại dịch khiến nhu cầu gọi đồ ăn về nhiều hơn cũng trở thành động lực cho tăng trưởng.

Thế nhưng, cuộc phiêu lưu của Grab bắt đầu nhận được các nghi vấn khi hãng đốt quá nhiều tiền của nhà đầu tư và còn lâu thì mới hồi được vốn.

Cơ hội vẫn còn.

Theo Bloomberg, hiện Grab đã giảm đầu tư cho tham vọng xây dựng siêu ứng dụng của mình để cắt giảm chi phí, mặc dù hãng vẫn cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Về tổng thể, tiềm năng của startup này vẫn còn khi có đến 35 triệu người dùng hàng tháng, hoạt động ở 8 quốc gia với hơn 500 thành phố.

Doanh thu năm 2022 của Grab đạt 1,4 tỷ USD cùng tổng mức vốn hóa đạt hơn 13 tỷ USD.

Thương hiệu màu xanh của Grab cũng được nhận diện phổ biến tại Đông Nam Á và giá cổ phiếu của hãng đã tăng 11% trong tháng 8/2023 nhờ cắt giảm được thua lỗ trong quý II.

Với đà tăng trưởng doanh thu và khả năng cắt giảm thua lỗ trong 6 quý liên tiếp, nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự hồi sinh của Grab.

Tương tự, Singapore vẫn chưa từ bỏ giấc mơ “Thung lũng Silicon” khi cho biết ngành công nghệ đã đóng góp đến 77 tỷ USD, tương đương 17,3% GDP cho nền kinh tế.

Hiện quốc gia này đang tập trung đầu tư phát triển mảng xe hơi và điện thoại khi hút vốn được 16,5 tỷ USD, mức cao kỷ lục, trong năm ngoái vào mảng bán dẫn.

“Quy mô thị trường không phải yếu tố giới hạn được chúng tôi khi các startup được xây dựng với tầm nhìn bành trướng ra toàn cầu”, trợ lý giám đốc điều hành Emily Liew của Enterprise Singapore, một tổ chức của chính phủ chuyên hỗ trợ khởi nghiệp, cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Bizlive

Google Ads Demand Gen chính thức được ra mắt toàn cầu

Google Ads Demand Gen, tính năng quảng cáo được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) mới của Google chính thức được ra mắt trên toàn cầu. Cùng MarketingTrips tìm hiểu sâu hơn về công cụ quảng cáo mới này trong bài viết dưới đây.

Google Ads Demand Gen chính thức được ra mắt toàn cầu
Google Ads Demand Gen chính thức được ra mắt toàn cầu

Theo đó, Google Ads đã bắt đầu triển khai Demand Gen, tính năng quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới tới tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.

Được mô tả là “chiến dịch Khám phá thế hệ mới”, Google Ads Demand Gen có các tính năng, khoảng không quảng cáo (inventory), nhiều thông tin chi tiết (insights) mới, cũng như nhiều cải tiến trong quy trình tạo quảng cáo.

Về bản chất, cũng như nhiều công cụ quảng cáo mới có tận dụng sức mạnh của AI ví dụ như Performance Max, Demand Gen được hứa hẹn là có thể mang lại nhiều hiệu quả khi tiếp cận đối tượng mới, tính sáng tạo cao hơn, và hơn thế nữa.

Khác với kiểu chiến dịch Khám phá tiền nhiệm vốn chỉ cho phép sử dụng hình ảnh, băng chuyền hoặc nguồn cấp dữ liệu sản phẩm cho quảng cáo, Demand Gen cho phép nhà quảng cáo sử dụng video, bao gồm cả video YouTube thông thường và video ngắn (Shorts) từ đó giúp nhà quảng cáo có nhiều lựa chọn hơn khi xây dựng nội dung.

Google Ads Demand Gen là gì?

Demand Gen là một công cụ quảng cáo được hỗ trợ bởi AI có trong mạng lưới quảng cáo của Google (Google Ads).

Demand Gen được xây dựng để hỗ trợ cho các nhà quảng cáo vốn quen thuộc và mong muốn được xây dựng quảng cáo theo cách của các nền tảng mạng xã hội.

Google Ads thiết kế Demand Gen với mục tiêu giúp tạo ra lượt chuyển đổi cao hơn, lượt truy cập trang web tốt hơn (Traffic) đồng thời tập trung vào tính giải trí ở các điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiêu. YouTube (bao gồm cả Shorts), Khám phá và Gmail chính là các điểm tiếp xúc đó.

Một số lợi ích quan trọng của Google Ads Demand Gen với nhà quảng cáo.

Thu hút và tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu mới.

Demand Gen có thể giúp nhà quảng cáo khám phá những khách hàng tiềm năng mới, những người có thể chưa quen thuộc với thương hiệu nhưng lại có khả năng tương tác cao.

Sau đó, nhà quảng cáo có thể tối đa hóa hiệu suất nhiều hơn nữa bằng cách chọn chiến lược đặt giá thầu phù hợp nhất với mục tiêu của chiến dịch, chẳng hạn như số lượt nhấp (click), số lượt chuyển đổi (conversion) hoặc hành động trên website.

Tạo ra các mẫu quảng cáo phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Theo Google, Demand Gen có thể đạt được tỷ lệ nhấp cao hơn gấp 3 lần, với chi phí cho mỗi hành động (CPA) thấp hơn 61% khi so sánh với các chiến dịch quảng cáo có trả phí trên mạng xã hội.

Công cụ có thể đạt được điều này bằng cách cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau để các thương hiệu có thể tự điều chỉnh nội dung của họ sao cho phù hợp với sở thích của từng nhóm đối tượng.

Cung cấp nguồn cấp dữ liệu sản phẩm dành cho các nhà bán lẻ.

Demand Gen của Google Ads có thể kết hợp video với hình ảnh và văn bản từ danh mục sản phẩm để giới thiệu những sản phẩm phù hợp nhất với sở thích và mục đích tìm kiếm (Search Intent) của khách hàng.

Theo Vidhya Srinivasan, Phó chủ tịch phụ trách Google Ads (Quảng cáo tìm kiếm & Quảng cáo trên Google Experiences):

“Cách người tiêu dùng khám phá sản phẩm đang thay đổi – các quyết định cũng được đưa ra trong suốt hành trình khám phá và tìm hiểu. Để theo kịp bối cảnh truyền thông đang phát triển này, các nhà quảng cáo cần điều chỉnh chiến lược của mình để mang lại kết quả cao hơn cho doanh nghiệp.

Chiến dịch Google Ads Demad Gen có thể giúp nhà quảng cáo thu hút sự quan tâm của hàng tỷ người dùng khi họ dành thời gian nhiều hơn trên YouTube và các điểm tiếp xúc trực quan sống động khác của Google.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

𝐓𝐄𝐃𝐱 𝐅𝐓𝐔𝐇𝐚𝐧𝐨𝐢: “Minds In Motions” đã chính thức khởi động

𝐓𝐄𝐃𝐱𝐜𝐞𝐥𝐥𝐞𝐧𝐜𝐞

1.Nội dung

𝐓𝐄𝐃𝐱𝐜𝐞𝐥𝐥𝐞𝐧𝐜𝐞 là cuộc thi nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của 𝐓𝐄𝐃𝐱 𝐅𝐓𝐔𝐇𝐚𝐧𝐨𝐢 được tổ chức nhằm khơi nguồn cảm hứng chia sẻ góc nhìn cá nhân từ những bạn sinh viên tài năng và tạo cơ hội để các bạn được cất lên tiếng nói của mình.

  1. Ý nghĩa

Mang trong mình sứ mệnh tạo nên một sân chơi thiết thực cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương và các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, 𝐓𝐄𝐃𝐱𝐜𝐞𝐥𝐥𝐞𝐧𝐜𝐞 mong muốn tìm kiếm tiếng nói từ cộng đồng người trẻ nhằm mang đến những góc nhìn mới và sâu sắc về các vấn đề xã hội tại địa phương, từ đó ươm mầm các sinh viên có tiềm năng, tư duy nhạy bén và kỹ năng thuyết trình để nâng cao nhận thức về các chủ đề xã hội trong cuộc sống.

  1. Chủ đề

Với chủ đề “Minds In Motions” (Tâm trí chuyển động), 𝐓𝐄𝐃𝐱 𝐅𝐓𝐔𝐇𝐚𝐧𝐨𝐢 gửi gắm thông điệp về trí tuệ, khả năng học hỏi và đổi mới của mỗi cá nhân cùng sự chuyển động, sự thúc đẩy hành động bên trong mỗi con người, từ đó góp phần tạo nên những thay đổi cho một xã hội tốt đẹp hơn.

𝐓𝐄𝐃𝐱 𝐅𝐓𝐔𝐇𝐚𝐧𝐨𝐢 mong rằng có thể lan tỏa thông điệp về sức mạnh tổng hợp giữa trí tuệ tập thể, quan điểm đa dạng và động lực hành động tới những người trẻ để thúc đẩy xã hội chúng ta tiến lên phía trước. 

  1. Thể lệ

Để tham gia cuộc thi, thí sinh cần chọn một ý tưởng thuộc bất kỳ lĩnh vực nào phù hợp với chủ đề “Minds In Motions” (Tâm trí chuyển động) thể hiện được sự sáng tạo, tính cá nhân của và xây dựng một bài nói của riêng mình.

Bài dự thi sẽ được thực hiện theo format của một bài TEDx Talk tiêu chuẩn với độ dài không quá 5 phút để thể hiện một ý tưởng với thông điệp rõ ràng.

Cuộc thi gồm 2 vòng: Sơ khảo và Trực tiếp. 

📌 Ở vòng Sơ khảo, thí sinh cần gửi nội dung sơ lược của bài nói về cho BTC bằng 01 file PDF (không quá 600 chữ) và 01 file ghi âm bài nói (không quá 5 phút) do chính thí sinh thu âm và 1 ảnh vuông giúp nhận diện/minh họa cho bài nói. Thời gian nhận đơn đăng ký cuộc thi bắt đầu từ ngày 27/09/2023 tới ngày 14/10/2023.

📊 Sau khi hết thời gian đăng ký, các bài thi đáp ứng yêu cầu của BTC sẽ được đăng tải trên trang Facebook 𝐓𝐄𝐃𝐱 𝐅𝐓𝐔𝐇𝐚𝐧𝐨𝐢 để tiến hành bình chọn online. Kết quả của bài thi sẽ được quyết định bởi 70% số điểm đến từ Ban giám khảo và 30% từ lượt bình chọn online. 

📌 Từ ngày 19/10/2023, top 06 thí sinh xuất sắc nhất sẽ tiến vào vòng thi Trực tiếp và tranh tài trong đêm Chung kết của cuộc thi vào ngày 31/10/2023 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia – NIC. Tại đêm thi, thí sinh sẽ trải qua hai phần thi gồm: Trình bày bài nói trực tiếp và Knock-out. 

  1. Giải thưởng

Khi tham gia cuộc thi, các thí sinh trong top 20 sẽ có cơ hội nhận các giải thưởng với tổng giá trị lên tới 800.000.000 đồng. 

💰 Tổng giá trị giải thưởng bao gồm:

✨ Top 1: 100.500.000 đồng

✨ Top 3: 70.000.000 đồng

✨ Top 6: 60.500.000 đồng

✨ Top 20: 55.000.000 đồng

💡 Cơ cấu giải thưởng gồm:

✅ Cơ hội trình bày bài nói trên sân khấu Final Round tổ chức ở Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) 

✅ Cơ hội tham gia các khoá học Google Career Certificates thuộc Chương trình phát triển Nhân tài số – Grow with Google – Accelerate Vietnam Digital Talent của NIC và Tập đoàn Google

✅  Tham gia Company Tour với Đối tác Đồng hành của Cuộc thi – Cốc Cốc

✅ Cơ hội thực tập tại Coolmate tại trụ sở TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh Hà Nội

🎁 Nhận vé tham dự đêm Chung kết 𝐓𝐄𝐃𝐱𝐜𝐞𝐥𝐥𝐞𝐧𝐜𝐞, tổ chức ở Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC)

🎁 Học bổng 100% khoá học của IZONE

🎁 Học bổng 100% khoá học MC Giao tiếp Thuyết trình từ SOLDO

🎁 AI Interview và CV Review từ The Trainee Club

🎁 Áo thun oversize basics 84RISING từ Coolmate

🎁 Học bổng từ Anh ngữ ZIM, áp dụng cho tất cả khoá học 

🎁 01 Khoá học từ 4English

🎁 Học bổng 15 triệu đồng với lộ trình học từ 0.0 – 7.0+ từ IELTS Tactics 

Và vô vàn phần quà hấp dẫn khác

  1. Thời gian

⚜️ Đăng ký tham gia cuộc thi tại:

📌 Link đăng ký: tedxftuhanoi.com/𝐓𝐄𝐃𝐱𝐜𝐞𝐥𝐥𝐞𝐧𝐜𝐞-submit-form/

⏰ Hạn cuối nộp bài: 23h59 ngày 13/10/2023

📄 Thể lệ dự thi: tedxftuhanoi.com/booklet-information/

Nghiên cứu: Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales

Theo một số nghiên cứu mới đây được công bố trên HBR, các đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thậm chí còn tốt hơn so với các đánh giá tích cực (review tốt).

Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales (có thể hơn cả Review tích cực)
Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales (có thể hơn cả Review tích cực)

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Dartmouth và Đại học British Columbia đã cho 300 người hâm mộ NFL (National Football League – Một giải đấu bóng bầu dục quốc gia của Mỹ) xem mô tả về chiếc áo hoodie có gắn nhãn hiệu của giải đấu và các bài đánh giá một sao (review 1 sao) và 5 sao về nó bởi những người hâm mộ của Cleveland Browns (một đội bóng bầu dục).

Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về sự tương đồng của họ với những người đánh giá (reviewer) và sở thích mua hàng (quần áo) của họ.

Khi mọi người nghĩ rằng họ và người đánh giá là giống nhau, thì ý định mua hàng (Buying Intent) của họ sẽ thấp hơn nếu họ xem bài đánh giá 1 sao thay vì bài đánh giá 5 sao.

Ngược lại, khi họ cảm thấy không thích những người đánh giá đó, bài đánh giá 1 sao lại tạo ra ý định mua hàng cao hơn đáng kể so với bài đánh giá 5 sao.

Kết luận ban đầu được rút ra từ nghiên cứu: Những đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) nhiều hơn so với những đánh giá tích cực (review tốt).

Nghiên cứu của Giáo sư Ordabayeva.

Ordabayeva: Khi mọi người hiểu rõ về một thương hiệu nào đó, giống như những người hâm mộ bóng đá đã làm với NFL, thì một bài đánh giá tiêu cực (negative review) có vẻ như là mối đe dọa đối với khả năng nhận diện hay niềm tin của họ.

Điều này thường xảy ra khi bài đánh giá đến từ một nguồn “lạ” nào đó: một cá nhân hoặc tổ chức có vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, đội bóng yêu thích…khác họ.

Trong trường hợp này, mọi người thường có xu hướng đặt câu hỏi về quyền chỉ trích thương hiệu của người đánh giá (Reviewer).

Do đó, họ cảm thấy bị thôi thúc là phải “bảo vệ” nó bằng cách gia tăng ý định mua nó. Về bản chất, đây là một phản ứng mang tính bản năng khi một ai đó có cảm giác rằng họ đang bị tấn công (cá nhân).

Bản ngã (Ego) của con người có thực sự mong manh hay diễn ra theo cách như vậy không?

Nếu mọi người nghĩ rằng nhận định trên là một quy tắc hay công thức cố định nào đó thì câu trả lời là không.

Sự thật là, chỉ một số loại thương hiệu nhất định mới có khả năng kích hoạt kiểu phản ứng này, những thương hiệu mà khách hàng ít nhất là nhìn thấy một vài phần (về con người) của chính họ trong đó.

Bạn có thể thực sự thích một loại xà phòng hoặc bột giặt cụ thể nào đó, nhưng có thể bạn sẽ không coi đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn hay nói cách khác, thương hiệu đó không đại diện cho con người của bạn.

Với thương hiệu Apple, điều này có thể khác khi những người mua hàng từ Apple không chỉ coi việc mua hàng đó đồng nghĩa với việc là họ sở hữu một sản phẩm, thay vào đó, họ sở hữu sự sáng tạo, đổi mới, khác biệt, thời thượng và hơn thế nữa.

Tại sao sự tương đồng về mặt xã hội (social similarity) hoặc khoảng cách xã hội (social distance) lại quan trọng đến vậy?

Mọi người phân biệt giữa các mối đe dọa đến sự hiểu biết hay con người của họ. Hãy suy nghĩ về các mối quan hệ gia đình. Nếu một người thân của bạn không thích các thành viên trong gia đình bạn, bạn có thể chấp nhận rằng họ có quyền đó.

Tuy nhiên, sẽ là một câu chuyện khác nếu ai đó bên ngoài gia đình của bạn làm điều đó.

Bạn thường sẽ tìm cách phản đối, giống như những cảm xúc mà những người hâm mộ NFL đã có với những người đánh giá mà họ cho là “cách biệt”.

Ý định mua hàng đã thay đổi như thế nào?

Trong số những người hâm mộ cảm thấy là xa cách (không liên quan) với những người đánh giá, những người xem các bài đánh giá tiêu cực sẵn sàng mua áo hoodie (có gắn thương hiệu NFL) cao hơn 20% so với những người xem các bài đánh giá tích cực.

Trong một thử nghiệm khác liên quan đến áo hoodies NFL, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các bài đánh giá tiêu cực chỉ có tác dụng này (giúp gia tăng ý định mua hàng) khi các thương hiệu là một phần của người hâm mộ.

Các nhà quản lý doanh nghiệp hay những người làm marketing thường cố gắng hết sức để ngăn chặn các đánh giá tiêu cực. Liệu điều này có thực sự đúng?

Như đã phân tích ở trên, điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ mà khách hàng có với một thương hiệu (Brand) — điều này có thể được xác định dễ dàng bằng cách xem cách mà người hâm mộ hay khách hàng phản ứng với thương hiệu (chẳng hạn từ các nền tảng mạng xã hội).

Nếu khách hàng hay các đối tượng mục tiêu (Target Audience) đồng nhất mạnh mẽ với thương hiệu, hay coi thương hiệu là một phần của chính họ, thì các đánh giá tiêu cực có thể mang lại giá trị.

Trong trường hợp đó, các nhà quản lý thương hiệu nên thu thập và hiển thị thông tin về những người đánh giá (Reviewer) mà những khách hàng có thể sử dụng nó để nhận diện sự khác biệt giữa những người đánh giá với họ.

Nhà quản lý cũng có thể đo lường những sự khác biệt bằng cách tìm kiếm trên nền tảng hoặc trong cơ sở dữ liệu khách hàng của họ những thông tin thể hiện sự khác biệt về tính cách hay đặc điểm giữa người đánh giá và khách hàng.

Điều này cũng có thể sẽ tiết lộ các phân khúc thị trường trong đó các đánh giá tiêu cực có khả năng tạo ra lợi nhuận.

Bằng cách nào các Marketer có thể làm cho thương hiệu (bản sắc của thương hiệu) của họ trở nên phù hợp hơn với khách hàng?

Đôi khi đó là vấn đề của các chiến dịch truyền thông, các hoạt động marketing, quảng cáo hay các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).

Trong những trường hợp khác, Marketer có thể đưa những yếu tố về nhận diện hay bản sắc thương hiệu (Brand Identity) vào trong sản phẩm.

Ví dụ, tại Mỹ, thương hiệu xe hơi Jeep đã bắt đầu sử dụng cờ Mỹ trên xe ô tô của mình.

Những sản phẩm như vậy thường có khả năng thu hút mức độ nhận diện của người tiêu dùng tốt hơn, hoặc khiến cho khách hàng có cảm giác họ cùng thuộc về một thứ gì đó, và kết quả cuối cùng của điều này là thương hiệu có thể tạo ra nhiều sự bảo vệ hơn trước những đánh giá tiêu cực.

Nghiên cứu cho thấy rằng, khi yếu tố nhận diện hay bản sắc chung của thương hiệu được gợi lên, những nhận xét hay đánh giá tiêu cực sẽ ít mang lại tác động tiêu cực hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, những nhà lãnh đạo hay những người quản lý thương hiệu, nghiên cứu chứng minh rằng, xây dựng một cộng đồng thương hiệu mạnh, với khả năng nhận diện thương hiệu cao hay thương hiệu là một phần của các nhóm đối tượng mục tiêu chính là chiến lược giúp thương hiệu tự bảo vệ chính mình trước bất cứ khủng hoảng hay đánh giá tiêu cực nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài cách đơn giản để nghĩ giống Sếp và sớm trở thành Sếp

Nếu bạn cảm thấy sếp là kẻ thù không đội trời chung của mình tại nơi làm việc, hãy làm theo những gợi ý dưới đây và chứng kiến sự thay đổi.

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có

Với tư cách là những người ở chốn công sở, bạn hiểu rằng, mối quan hệ giữa Sếp và nhân viên từ lâu là một mối quan hệ không mấy tốt đẹp.

Trong khi, nhân viên thường phàn nàn về những người sếp của họ, hay thậm chí là cho rằng sếp của họ không đủ tư cách để làm sếp, một sự thật là, người làm sếp từng là nhân viên, còn nhân viên thì thường chưa từng làm sếp.

Trong khi mối quan hệ này sẽ không bao giờ mất đi, chìa khóa cho bạn là hãy thử suy nghĩ và thậm chí là hành động như một người sếp thực thụ, thay vì là một nhà phê bình hay một nạn nhân, bạn hãy thử coi mình là chuyên gia và nhà lãnh đạo trong tổ chức.

Và dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (Win-Win), bao gồm cả với sếp.

Với tư cách là một người sếp hay nhà lãnh đạo, bạn không thể là kẻ đơn độc, và cũng không thể là người hay phàn nàn. Bạn cần nỗ lực vì mục tiêu chung.

Bạn sẽ luôn được coi trọng hơn khi mọi người biết rằng bạn không làm việc vì lợi ích cá nhân. Kết quả của điều này chính là, những người xung quanh bạn sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong trường hợp bạn là nhà lãnh đạo trong tương lai.

Ở phía của người làm sếp, nếu họ cho rằng bạn chỉ chăm chăm lo lắng cho bản thân, vì lợi ích của bản thân, rõ ràng là họ không thể trao cho bạn sự tín nhiệm.

2. Chủ động tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người thông minh hơn bạn.

Với tư cách là những người làm sếp, bạn cần phải học hỏi nhiều hơn.

Trong khi bạn nên giúp đỡ những người khác ở cùng cấp hoặc thấp hơn, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hơn từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cao hơn.

Bạn cần hiểu rằng, ngay cả những người thông minh và thành công nhất, họ cũng luôn tìm kiếm cho mình những người cố vấn hoặc đồng hành.

Bill Gates và Warren Buffett là một ví dụ.

3. Luôn phấn đấu để trở thành người dẫn đầu (Leader), hơn là người theo sau (Follower).

Là sếp, bạn cần phải là người có thể truyền tải hay giao tiếp một cách rõ ràng với tất cả mọi người, cả trong và ngoài tổ chức, bạn cũng phải là người sẵn sàng hỗ trợ và huấn luyện nhân viên khi cần thiết với mục tiêu cuối cùng là hoàn thành sứ mệnh chung.

Nếu bạn có thể thể hiện được các vai trò trên, bạn sẽ được công nhận là một thành viên tuyệt vời trong nhóm và là người sếp lý tưởng trong tương lai.

4. Hãy cố gắng để hiểu những thách thức mà các nhà quản lý hay sếp phải đối mặt.

Vì những người làm sếp từng là nhân viên, để có thể hiểu được sếp, bạn cũng cần nhìn nhận các vấn đề dựa trên nhiều góc nhìn hay khía cạnh khác nhau.

Ví dụ, trong kinh doanh, chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà lãnh đạo là những người tạo ra tầm nhìn và định hướng chung, trong khi nhân viên hay các nhà quản lý có nhiệm vụ giúp hiện thực hoá các tầm nhìn đó.

5. Dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm.

Trách nhiệm giải trình hay dám nhận trách nhiệm về mình là một thói quen mà bạn phải áp dụng cho bản thân để trở nên hiệu quả và được người khác đánh giá cao hơn.

Khi chứng minh được điều này, bạn sẽ được công nhận là một nhà lãnh đạo thực thụ và các đồng nghiệp khác sẽ mong muốn tìm kiếm lời khuyên từ bạn. Bởi vì bạn là người dẫn dắt, bạn hiển nhiên là người cần chịu trách nhiệm cao nhất (trừ khi bạn là nhân viên).

6. Giải phóng bản thân cho các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao hơn và giúp đỡ người khác nhiều hơn.

Là sếp, bạn có vô số thứ phải lo, bạn không chỉ lo về công việc chuyên môn của một ai đó mà là của nhiều người khác nữa, và hiển nhiên, bạn cũng phải lo cho công việc của chính bản thân bạn.

Thay vì tập trung vào những chi tiết quá nhỏ, bạn hãy để nhân viên hoàn thành nó, từ đây, bạn có nhiều thời gian hơn để hoàn thành những thứ quan trọng hơn.

Bạn không phải là người làm nhiều việc, bạn là người tạo ra nhiều kết quả.

7. Chia sẻ thành công của bản thân và không ngừng ghi nhận những người xung quanh.

Với tư cách là người làm sếp, việc tận hưởng các khoảnh khắc thành công với nhân viên là điều nên làm, vì cả bạn và họ đều cần năng lượng và niềm vui trong công việc.

Bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm và thành công của bản thân, nhân viên hay những người đối diện cũng sẽ nỗ lực nhiều hơn hay thậm chí là tôn trọng bạn nhiều hơn vì những nỗ lực cá nhân.

Với tư cách là nhân viên, bạn muốn tưởng thưởng, bạn muốn sếp nhận ra năng lực và ghi nhận chính bạn, bạn cũng cần làm điều tương tự với những người đối diện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thuật toán phân phối nội dung của TikTok là chiếc hộp đen bí ẩn

Thuật toán phân phối nội dung của TikTok được coi là bí mật giúp nền tảng này “gây nghiện” cho người dùng. Cũng chính sự bí ẩn khiến cho những nhà quản lý gặp khó khi muốn hạn chế những nội dung độc hại dưới dạng video ngắn.

Thuật toán phân phối nội dung của TikTok là chiếc hộp đen bí ẩn
Thuật toán phân phối nội dung của TikTok là chiếc hộp đen bí ẩn

Số liệu của Statista cho thấy mỗi phút có hơn 500 giờ video được tải lên YouTube, 167 triệu giờ video được xem trên TikTok và 44 triệu giờ xem livestream trên Facebook. Trước lượng nội dung khổng lồ, các mạng xã hội lớn đối diện bài toán khó trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.

Thuật toán phân phối của TikTok được coi là bí mật giúp nền tảng này “gây nghiện” cho người dùng. Cũng chính sự bí ẩn khiến cho những nhà quản lý gặp khó khi muốn hạn chế những nội dung độc hại dưới dạng video ngắn.

“TikTok được tải xuống và cài đặt dưới dạng ứng dụng trên smartphone. Như vậy nội dung được truy cập trực tiếp từ máy chủ TikTok bằng thiết bị của người dùng.

Điều này đồng nghĩa cơ quan quản lý khó có thể theo dõi, lọc và kiểm duyệt nội dung do giao thức HTTPS và thuật toán bảo mật SHA-256 (thuật toán băm bảo mật 256-bit) được áp dụng”, Tiến sĩ Sam Gounder, giảng viên cấp cao ngành Công nghệ thông tin, khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam, nhận định.

Khó kiểm duyệt video hiệu quả.

Dù tăng cường hệ thống quản lý, những vấn đề mà TikTok đang gặp cho thấy biện pháp kiểm duyệt nội dung trên nền tảng chưa thể đáp ứng số lượng video quá lớn. Ngoài ra, thuật toán phân phối nội dung gây nghiện trên TikTok cũng là câu hỏi lớn của chính phủ các nước.

Theo báo cáo thực thi tiêu chuẩn cộng đồng quý IV/2022 được TikTok công bố ngày 31/3, hơn 1,7 triệu video đã bị xóa, với tỷ lệ xóa chủ động chiếm 94,9%. Các biện pháp của TikTok gồm thuật toán tự động, nhân viên kiểm duyệt và đánh giá báo cáo từ cộng đồng.

Theo Cục PTTH&TTĐT, các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát, rà quét nội dung xấu độc khó áp dụng trên nền tảng video như TikTok. Thuật toán được coi như cách “lách” công cụ rà quét, khiến việc xử lý lâu hơn.

TS Sam Goundar cho biết nhiều mạng xã hội đang áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và khoa học dữ liệu để tự động hóa khâu kiểm duyệt nội dung.

Tuy nhiên, hiệu quả khi áp dụng thuật toán cho nội dung đa phương tiện (như video) là vấn đề chung của nhiều nền tảng. Đó là lý do những công ty tuyển dụng rất nhiều người thanh lọc video. Dù vậy, tốc độ kiểm duyệt của con người không thể bắt kịp sự xuất hiện nhanh chóng của các nội dung mới.

“Chi phí sẽ rất cao nếu phải tuyển hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người để kiểm duyệt nội dung. Do đó, chúng ta cần trông cậy và tin tưởng vào công nghệ”, ông Goundar cho biết.

Theo nhận định của chuyên gia, AI, máy học, mạng neuron sâu và khoa học dữ liệu có thể được đào tạo để phát hiện nội dung gây hại trong video. Những chi tiết liên quan đến nội dung độc hại được trích xuất để đào tạo mô hình máy học, giúp chúng nhận biết khi phân tích các video tiếp theo.

“Mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể được sử dụng để phân loại video dựa trên sự hiện diện của phát ngôn thù hận hay âm thanh có hại.

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng mô hình thị giác máy tính để phát hiện hình ảnh thể hiện hành vi bạo lực, tự ngược đãi bản thân hay các video có hại khác”, ông Goundar nói thêm.

Tuy công nghệ có thể giúp ích, tiến sĩ cho rằng vẫn cần kết hợp đánh giá thủ công từ nhân viên kiểm duyệt, tham vấn chuyên gia tâm lý, đọc báo cáo từ người dùng và tham khảo hệ thống xếp hạng nội dung.

Yếu tố tác động thuật toán của TikTok.

Bên cạnh hiệu quả kiểm duyệt video, chuyên gia và chính phủ các nước còn đặt câu hỏi về thuật toán phân phối nội dung của TikTok. Ngay tại Việt Nam, việc sử dụng thuật toán tạo xu hướng bất chấp nội dung độc hại, phản cảm là một trong những sai phạm của nền tảng.

Theo TS Sam Goundar, thuật toán phân phối nội dung trên TikTok độc quyền và không được công khai. Dựa trên thông tin được chia sẻ bởi TikTok và các chuyên gia trong ngành, có một số yếu tố chung ảnh hưởng đến thuật toán phân phối nội dung của TikTok.

Các yếu tố gồm mức độ tương tác của người dùng (lượt thích, chia sẻ, nhận xét và theo dõi), thông tin video (phụ đề, âm thanh, hashtag), cài đặt của người dùng (vị trí, ngôn ngữ), tỷ lệ xem hết video và thời gian đăng tải. Song, thuật toán phân phối nội dung của TikTok liên tục phát triển và thay đổi dựa trên hành vi, phản hồi của người dùng.

“Hầu hết mạng xã hội khác cũng sử dụng thuật toán tương tự nhằm tiếp cận lượng người xem tối đa và gia tăng quảng cáo, bởi quảng cáo là cách kiếm tiền của các nền tảng này”, ông Goundar nói thêm.

Các chỉ trích liên quan đến thuật toán của TikTok chủ yếu liên quan đến tính minh bạch và công bằng. Ví dụ, việc thiếu minh bạch đến từ thuật toán độc quyền và không công khai, chưa công bằng do một số nội dung được đề xuất có nội dung thiên kiến.

Ngoài ra, thuật toán trên TikTok còn có “bong bóng lọc” (filter bubble), khiến nội dung được đề xuất phù hợp với sở thích và quan điểm tín ngưỡng của người dùng, dẫn đến sự thiếu đa dạng về quan điểm.

“Có trường hợp thuật toán TikTok thậm chí đẩy cao nội dung độc hại hoặc không phù hợp, chẳng hạn như video quảng bá chứng rối loạn ăn uống hoặc tự ngược đãi bản thân. Điều này làm dấy lên lo ngại về tính hiệu quả của thuật toán trong việc xác định và xóa nội dung độc hại.

TikTok đã có động thái giải quyết những vấn đề này, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo thuật toán công bằng và hiệu quả trong việc thúc đẩy môi trường an toàn, thân thiện”, ông Goundar nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

MIT: Top 10 Smart Skills cho các nhà lãnh đạo

Các kỹ năng lãnh đạo mới là những kỹ năng giúp các nhà lãnh đạo tập trung nhiều hơn vào yếu tố con người chẳng hạn như sự khiêm tốn, khả năng thích ứng, tính nhạy cảm và hơn thế nữa.

MIT: Top 10 Smart Skills cho các nhà lãnh đạo
MIT: Top 10 Smart Skills cho các nhà lãnh đạo

Trong bối cảnh mới, con người trở nên phức tạp và khó hiểu hơn, tính tự cao nhiều hơn, họ nghĩ rằng họ luôn đúng, họ có cái tôi rất cao, họ luôn đấu tranh để kiểm soát cảm xúc của chính mình, họ muốn được chú ý, được công nhận, và nhiều hơn nữa.

Để có thể “ứng phó” với tình hình này, các nhà lãnh đạo cần tập trung nhiều hơn vào yếu tố con người, các kỹ năng mà họ cần giờ đây không chỉ là kỹ năng cứng hay mềm mà là kỹ năng thông minh (Smart Skills).

Dưới đây là Top 10 kỹ năng thông minh mà các nhà lãnh nên có theo công bố từ MIT.

  • Khả năng thích ứng.

Nhà lãnh đạo cần phải xây dựng khả năng tự nhận thức của bản thân ngoài cả vùng an toàn vốn có. Bắt đầu nói “có” nhiều hơn nói “không” có thể là một điểm khởi đầu tuyệt vời.

  • Sự sẵn sàng về nhận thức.

Khả năng nhận thức hay động lực để làm việc có tổ chức có thể không đạt được trong một sớm một chiều, tuy nhiên, nếu nhà lãnh đạo luôn ở trong tâm thế sẵn sàng, “họ sẽ đá ngay khi có bóng được chuyền đến chân”.

  • Sự trưởng thành về mặt cảm xúc.

Nếu nhà lãnh đạo không thể hòa nhập được với môi trường mà họ đang làm việc, họ có thể rơi vào cái bẫy mà không ít các CEO mắc vào, đó là họ luôn được coi là “đầu mối trả lời” cho mọi câu hỏi, thay vì họ nên để nhân viên tự khám phá câu trả lời từ nhiều nơi khác trong toàn bộ doanh nghiệp.

  • Hãy là người theo dõi.

Một người theo dõi (follower) hay đứng sau ủng hộ không phải là điều gì đó “sai trái” với các nhà lãnh đạo, đây là động lực để họ có thể theo đuổi sứ mệnh và giá trị chung của một tổ chức, một đội nhóm hoặc một dự án nào đó.

  • Tính khiêm tốn.

Nhà lãnh đạo cần hiểu rằng, dù họ có tài năng đến mấy thì họ cũng không thể làm mọi thứ một mình. Họ cần sự hợp tác của người khác.

“Tôi có một chút kiến ​​thức và kỹ năng, bạn cũng có một chút kiến ​​thức và kỹ năng. Chúng ta cần phải làm việc cùng nhau và cần khiêm tốn để thừa nhận điều đó.”

  • Lắng nghe.

Thông thường, mọi người nghĩ rằng lắng nghe là một kỹ năng thụ động. Nhưng trên thực tế, lắng nghe là một kỹ năng chủ động vì nó đòi hỏi sự chú ý hoàn toàn. Một nhà lãnh đạo không thể không biết lắng nghe.

  • Quản lý và phát triển.

Nhà lãnh đạo cần tạo ra một môi trường nơi mọi người đều có thể nói lên quan điểm của riêng họ và đưa ra phản hồi tới các quan điểm đó.

Họ cần phải tập trung vào mục tiêu chung và nhân viên cũng là một phần trong đó.

  • Sự đa dạng trong nhận thức.

Nhà lãnh đạo cần sự hiểu biết và thực hành thường xuyên, đồng thời, không ngừng “tự phản ánh” bản thân. Dù cho họ đang gặp điều gì đó thuận lợi, họ cũng cần tự hỏi, lần tới sẽ như thế nào.

  • Hãy hoà nhập.

Nhà lãnh đạo cần là người hòa nhập và đa dạng, họ cần chào đón tất cả các loại tài năng khác nhau từ những người khác nhau. Để có thể phát triển được trong bối cảnh kinh doanh mới, họ cần nhiều hơn 1 loại tài năng.

  • Công nhận.

Công nhận (hay ghi nhận) không chỉ là việc nhà lãnh đạo sẽ phải phản hồi tới công việc của một ai đó. Họ cần nhận ra sự đóng góp và tầm quan trọng của các cá nhân trong tổ chức, đối với một dự án, hay với bất kỳ khía cạnh kinh doanh nào.

Sự ghi nhận vừa là một động lực vừa là một công cụ để nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên của mình nỗ lực và cống hiến nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Ha Anh | MarketingTrips

Xu hướng Content Marketing 2023: Top các chiến lược cho Marketers

Trong khi vẫn có thể được áp dụng ngay cho 2022, đây là những chiến lược và xu hướng Content Marketing 2023 hàng đầu mà các Marketers có thể áp dụng.

xu hướng content marketing 2023
Xu hướng Content Marketing 2023

Trong bối cảnh số hoá toàn cầu, nội dung trực tuyến (Online Content) hiện là một trong những điểm kết nối quan trọng nhất giữa thương hiệu và người tiêu dùng hiện đại.

Đó không chỉ là nơi được nhiều người tiêu dùng chọn làm điểm tương tác đầu tiên với thương hiệu mà còn là nơi đầy sức hấp dẫn, giá trị và đáng để doanh nghiệp đầu tư nguồn lực vào với mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp thiếu đi một chiến lược Content Marketing hiệu quả để thúc đẩy phạm vi tiếp cận, họ đang bỏ lỡ đi những cơ hội vàng để tối ưu hóa kết nối và tận dụng các nội dung có giá trị để thúc đẩy chuyển đổi.

Khi được thực hiện đúng cách, Content Marketing có thể giúp tối đa hóa nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), nâng cao uy tín và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), mở rộng phạm vi tiếp cận đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp về lâu dài.

Để có thể đón trước xu hướng, dưới đây là một số chiến lược và xu hướng Content Marketing 2023 mà bạn có thể áp dụng.

1. Chiến lược Content Marketing số 1 trong 2023: Hãy bắt đầu với dữ liệu.

Trở lại một chút trong quá khứ khi dữ liệu hay Digital Marketing vẫn còn là một thứ gì đó khá xạ lạ, các Content Marketer xây dựng và truyền tải nội dung dựa trên những gì họ nghĩ là khách hàng muốn, đưa ra các phỏng đoán về những gì sẽ thúc đẩy sự tương tác và hơn thế nữa, tất cả đều dựa trên thế giới quan của cá nhân họ.

Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều công cụ kỹ thuật số (cả miễn phí lẫn trả phí), người làm marketing nói chung ngày càng có nhiều cơ hội hơn để thu thập dữ liệu về khách hàng của họ, hiểu về khách hàng một cách thực tế và chính xác nhất.

Content Marketing theo đó có thể cung cấp những gì đối tượng mục tiêu đang tìm kiếm, truyền cảm hứng cho họ và sau đó là bán những thứ mà họ có khả năng mua cao nhất.

Với hàng tá dữ liệu (miễn phí) trong tay, giờ đây bạn có thể định hình chiến lược Content Marketing của mình xoay quanh những thứ như từ khóa, lưu lượng truy cập website, phạm vi tiếp cận bài đăng, tỷ lệ thoát, DA, PA, v.v., tạo nội dung theo hướng dữ liệu (data-driven content marketing) để mang lại chuyển đổi tốt hơn.

Ngoài các công cụ miễn phí như Google Analytics, Google Search Console, Google Keyword Planner, marketer cũng có thể lựa chọn các công cụ có trả phí như Ahrefs, Moz hay HubSpot để thu thập được nhiều dữ liệu hơn và đánh giá dữ liệu một cách chính xác hơn.

2. Lựa chọn những nền tảng chính để đăng tải.

Vì có quá nhiều các nền tảng nơi thương hiệu có thể đăng tải các nội dung marketing của họ, nhiều người làm marketing và thương hiệu hiểu nhầm rằng việc đăng lên tất cả các nền tảng là chiến lược khôn ngoan nhất.

Sự thật là, bởi vì không phải tất cả nội dung và nền tảng truyền thông mạng xã hội đều có cùng phạm vi tiếp cận, tính có thẩm quyền, nơi mà người dùng đánh giá cao nhất hay đơn giản là vì những hạn chế về mặt nguồn lực của doanh nghiệp, việc lựa chọn ra một số nền tảng trọng tâm là cách làm tối ưu hơn.

Để bắt đầu, điều quan trọng là bạn phải thực hiện các nghiên cứu thị trường riêng, tìm hiểu xem đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu và họ tương tác với loại nội dung (content type) nào nhiều nhất.

Tất cả những công việc này là chìa khóa để tối đa hóa khả năng hiển thị và gây ảnh hưởng của thương hiệu và đưa nội dung của thương hiệu đến nơi có nhiều khả năng có tác động nhất.

Một khi thương hiệu đã có được “những chỗ đứng nhất định” trên các nền tảng, bạn có thể khám phá các cơ hội khác để gia tăng phạm vi tiếp cận và mức độ nhận thức.

3. Sáng tạo với Content Marketing cũng là chiến lược hay xu hướng Marketers nên áp dụng trong 2023.

3. Sáng tạo với Content Marketing cũng là chiến lược hay xu hướng Marketers nên áp dụng trong 2023.
Sáng tạo với Content Marketing cũng là chiến lược hay xu hướng Marketers nên áp dụng trong 2023.

Ngân sách và nguồn lực Digital Marketing luôn là rào cản của nhiều thương hiệu, điều này làm hạn chế khả năng hiển thị và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động Content Marketing.

Trong bối cảnh này, khả năng sáng tạo chính là trọng tâm chính.

Một cách phổ biến nhưng cũng khá hiệu quả để “kéo dài tuổi thọ” của nội dung đó là tái sử dụng nội dung.

Từ các bài viết hay nội dung dài, bạn có thể sản xuất thành các bài đăng nhỏ hơn và mỗi nội dung tuy nhỏ hơn những lại có thể truyền tải nhanh hơn những điểm giá trị riêng biệt.

Theo dõi các xu hướng lan truyền và thẻ hashtag cũng có thể là một cách thức sáng tạo khác để giữ cho chiến lược Content Marketing của bạn luôn hiệu quả mà không phải tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực nghiên cứu.

4. Đưa đối tượng mục tiêu vào chiến lược xây dựng nội dung Marketing: User-generated Content Marketing (UGC-M).

Trong khi nhiều khách hàng ngày càng tỏ ra thờ ơ với các nội dung mang tính “quảng cáo” từ thương hiệu, cách tốt nhất để xây dựng chiến lược và nắm bắt xu hướng Content Marketing trong 2023 (và ngay cả trong 2022) là sử dụng những nội dung do chính người dùng tạo ra (UGC).

UGC trong một bức tranh lớn hơn có thể gọi là tiếp thị cộng đồng hay Community Marketing; đây là cách thức hiệu quả để tạo ra các cuộc trò chuyện liên tục giữa doanh nghiệp và khách hàng từ đó mang lại nhiều cơ hội để xây dựng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Đó có thể là những cuộc thăm dò ý kiến, nơi khách hàng có thể đưa ra ý kiến phản hồi của họ, đó có thể là những trò chơi (Gamification) cho phép khách hàng tham gia, hay nhiều cách thức khác mà khách hàng đóng vai trò là người tạo ra các cuộc thảo luận chính.

Sau khi có được rất nhiều nội dung, các thương hiệu có thể sử dụng các nội dung này (cần lấy ý kiến cho phép từ khách hàng) để quảng cáo và đưa vào các hoạt động marketing.

Vì nó là những nội dung do “những người tương tự” như họ tạo ta, khách hàng có xu hướng dễ tiếp nhận hơn và ít cho là “quảng cáo” hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

3 bài học lãnh đạo từ cố CEO Apple Steve Jobs

Đây là những bài học lãnh đạo giúp Steve Jobs đưa iPhone đến với thế giới và đạt thành công ngoài sức mong đợi.

4 bài học lớn nhất về sự thành công và thất bại từ Steve Jobs

Justin Santamaria từng là kỹ sư làm việc tại Apple từ năm 2003-2013, quản lý đội ngũ phát triển FaceTime, iMessage và CarPlay. Ông từng có cơ hội làm việc trực tiếp với nhà sáng lập Steve Jobs và cho biết đây là trải nghiệm khó quên trong đời ông.

Trong cái nhìn của Santamaria, cố CEO Apple là một người nhìn xa trông rộng. Ông không chỉ dạy cho nhân viên cách làm ra những sản phẩm công nghệ đi vào huyền thoại mà còn là những bài học để đạt thành công với cuộc sống của chính mình.

Biết được đâu là điểm dừng.

Trong tuần đầu tiên Santamaria làm việc tại Apple hồi 2004, đội ngũ Apple đang phát triển tính năng gọi điện nhóm với tối đa 4 người sẽ ra mắt trên iChat.

Khi đó, họ không chỉ gặp khó khăn trong việc kết hợp âm thanh và hình ảnh phát trực tiếp khi gọi điện mà còn phải đáp ứng kỳ vọng cao của Steve Jobs vào iChat.

Nhớ lại, Santamaria cho biết vào buổi dùng thử đầu tiên của iChat, cố CEO đã đã rất hào hứng chia sẻ về sản phẩm và tin tưởng rằng ý tưởng của mình sẽ đạt thành công lớn.

Ông đã thử gọi cuộc gọi video với Santamaria và thốt lên rằng “Tôi sẽ khiến cả thế giới ngỡ ngàng” ngay trong buổi họp.

Cuối cùng, thực tế đã chứng minh niềm tin của ông vào iChat là hoàn toàn đúng. Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu Apple (WWDC) năm 2004, giới thiệu iChat, toàn bộ khán đài phía dưới đã tỏ ra rất hào hứng và vỗ tay không ngớt với tính năng ấn tượng này.

 

Theo Santamaria, trải nghiệm này đã khiến ông nhận ra những ý tưởng thiên tài không chỉ cần kiên nhẫn hay nỗ lực làm việc.

Bên cạnh đó đó, thành công còn xuất hiện khi ta biết khi nào nên ngừng thay đổi, bởi sản phẩm đã quá hoàn thiện. Để rồi một khi đã đạt đến đỉnh cao, đừng ngần ngại lan tỏa nó đến thế giới.

Thất bại hôm nay là bước đệm cho thành công mai sau.

Bên cạnh đó, vào thời điểm sắp sửa ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, nền tảng của Apple đã rất vững chắc, có thể đương đầu mọi thách thức mới trước mắt. Vì thế, theo cựu kỹ sư Apple, Steve Jobs luôn kỳ vọng sai sót sẽ xảy ra.

Ông nhận thức rõ rằng mỗi khó khăn, mỗi vấn đề phát sinh đều có lý do của nó và cuối cùng cũng sẽ mang lại “trái ngọt”. Hoàn hảo là điều không thể nhưng các thiết bị công nghệ sẽ ngày càng trở nên tuyệt vời nếu liên tục được cải tiến, cập nhật.

Loại bỏ những chướng ngại ngáng đường.

Sau đó, chiếc iPhone đầu tiên trên thế giới đã chính thức xuất hiện vào năm 2007 với màn hình cảm ứng đa điểm và bàn phím số là những tính năng nổi bật nhất.

Theo Justin Santamaria, quyết định loại bỏ bàn phím truyền thống vào thời điểm đó là một quyết định đúng đắn, giúp smartphone có thêm không gian màn hình cho những tính năng sáng tạo hơn. Điều này cho thấy để đạt đến thành công, mọi người nên gạt bỏ những chướng ngại ngăn cản họ bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Làm việc tại Apple từ năm 2003, Justin Santamaria chịu trách nhiệm thực hiện những dự án phát triển sản phẩm liên quan đến hệ thống tự động trong tập đoàn. Sau đó, ông tham gia vào đội nhóm xây dựng phần mềm iChat trên macOS X.

Đến năm 2009, ông trở thành quản lý nhóm phát triển giao diện người dùng và tính năng trên ứng dụng Điện thoại, iMessage và FaceTime trên iPhone, iPod và iPad.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google: Cách CMO và CIO có thể thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới

Google vừa kết hợp với BCG (tổ chức tư vấn Boston Consulting Group) chia sẻ một số chiến lược mà các CMO (Giám đốc Marketing) và CIO (Giám đốc công nghệ) có thể làm để thúc đẩy sự tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế bất ổn.

Google: Cách CMO và CIO có thể thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới
Google: Cách CMO và CIO có thể thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới

Thời kỳ khi mà việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ riêng của Marketing có lẽ sẽ sớm chấm dứt. Từ tính bền vững đến việc đối phó với những sự bất ổn từ nền kinh tế, thành công của một doanh nghiệp cần dựa vào khả năng của CMO (Giám đốc Marketing) trong việc liên kết toàn bộ các bộ phận trong tổ chức.

Nghiên cứu từ BCG và Google cho thấy rằng khả năng hợp tác và liên kết của các vị trí C-suite (các vị trí quản lý điều hành cấp cao) là chìa khoá phát triển chính của các doanh nghiệp hàng đầu — với 72% các nhà lãnh đạo kỹ thuật số cho biết sự cộng tác một cách nhất quán giữa các vị trí ở C-level là điều kiện cần thiết để thúc đẩy năng lực kỹ thuật số.

Và khi Marketing ngày càng tập trung nhiều hơn vào yếu tố công nghệ (Martech), mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa các CMO và CIO chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn.

Đối với CMO và CIO, trách nhiệm của họ ngày càng gắn liền với nhau, do đó, làm việc cùng nhau để đặt dữ liệu (Data) lên hàng đầu cũng như thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc là nền tảng để chuyển đổi.

Để có thể làm sáng tỏ hơn điều này, Google kết hợp với BCG vừa chia sẻ 3 chiến lược chính mà bộ phận Marketing và Công nghệ thông tin có thể phối hợp với nhau để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Loại bỏ các rào cản cho khách hàng và đội nhóm.

Với vô số các áp lực đang tác động đến hành vi của người tiêu dùng, không có gì ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp đang chú trọng hơn vào việc xác định và nắm bắt các nhóm nhu cầu khác nhau.

Tuy nhiên, khi điều này đòi hỏi nhiều nguồn lực từ nhân viên đến tài chính, khi doanh nghiệp phải dựa vào nhiều các hoạt động thủ công (tốn thời gian) để tối ưu hóa các chiến dịch, nó sẽ tác động bất lợi đến hiệu suất của doanh nghiệp trong dài hạn.

Các doanh nghiệp theo đó cần phải tìm ra một phương tiện mới để loại bỏ các rào cản ngăn cản khách hàng tương tác với thương hiệu và cản trở cách các Marketer có thể hoàn thành nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả.

Câu trả lời nằm ở các giải pháp tự động được hỗ trợ bởi dữ liệu — chẳng hạn như việc áp dụng kỹ thuật đặt giá thầu dựa trên giá trị, điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa CMO và CIO.

Theo một nghiên cứu của Adobe, 95% CIO cho biết việc hợp tác với CMO giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng trong tổ chức họ, trong khi 93% cho biết điều này có thể thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong toàn bộ tổ chức.

Xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm.

Khách hàng ngày nay ngày càng mong đợi những trải nghiệm được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu riêng của họ.

Điều này càng trở nên thách thức và áp lực hơn khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh hơn và khó dự đoán hơn.

Để có thể hiểu, đáp ứng và lập kế hoạch cho những nhu cầu đang thay đổi, những người làm marketing cần có nhiều dữ liệu chất lượng cao hơn, dễ truy cập hơn, cập nhật thường xuyên hơn và có tính bảo mật cao hơn.

Những người làm công nghệ (Technology) cần tìm cách thống nhất các nguồn và loại dữ liệu để tạo ra một “nguồn thông tin chính xác duy nhất”, thứ có thể giúp hình thành những góc nhìn toàn diện và chi tiết nhất về khách hàng.

Bằng cách tận dụng sức mạnh của các công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP), doanh nghiệp có thể tập hợp dữ liệu của mình lại với nhau và tất cả các bộ liên quan đều có thể dễ dàng truy cập các dữ liệu khi cần.

Đối với các đội nhóm công nghệ, họ cần dịch chuyển vai trò của mình, nhiệm vụ của họ giờ đây không chỉ là liên quan đến việc quản lý cơ sở hạ tầng hay đơn thuần chỉ làm về công nghệ, thay vào đó họ cần phối hợp chặt chẽ với marketing để đạt được các mục tiêu kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và hỗ trợ tăng trưởng.

Đối với các nhà Marketers, họ cần đưa ra các quyết định marketing dựa trên dữ liệu, thấm nhuần văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric) đồng thời không ngừng thu thập những insights đáng tin cậy từ khách hàng.

Theo nghiên cứu BCG và Google, 92% các nhà lãnh đạo kỹ thuật số tích hợp việc chia sẻ dữ liệu (data-sharing) vào cấu trúc doanh nghiệp của họ.

Tập trung vào quyền riêng tư.

Khi dữ liệu là chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp, cùng với đó là môi trường pháp lý thay đổi nhanh chóng để bảo vệ nhiều hơn sự an toàn của người dùng, điều này đang đặt CMO và CIO vào trung tâm của các quyết định kinh doanh liên quan đến quyền riêng tư. Họ cần phối hợp với nhau để tận dụng dữ liệu một cách phù hợp.

Trong nghiên cứu của BCG và Google, 76% các nhà lãnh đạo kỹ thuật số đã cải thiện niềm tin của họ trong việc bảo mật dữ liệu bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Các doanh nghiệp nên xem xét việc ưu tiên quyền riêng tư không phải là một nhiệm vụ mà là một cơ hội.

Việc chuyển từ phụ thuộc vào những hiểu biết của bên thứ ba (third-party insights) sang khai thác toàn bộ sức mạnh của dữ liệu bên thứ nhất (first-party data) có thể đưa doanh nghiệp hay thương hiệu đến gần khách hàng hơn và cải thiện hiệu suất của chiến dịch.

Và điều này chỉ có thể đạt được khi Marketing và Công nghệ phối hợp chặt chẽ với nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một số chiến lược Marketing dựa theo từng mục tiêu của doanh nghiệp

Trong khi Search Marketing có thể thúc đẩy nhanh kết quả, giá trị thương hiệu về lâu dài lại được xây dựng thông qua cộng đồng và các hoạt động Brand Marketing.

Một số chiến lược Marketing dựa theo từng mục tiêu của doanh nghiệp
Một số chiến lược Marketing dựa theo từng mục tiêu của doanh nghiệp

Trong bối cảnh khủng hoảng hay những thời điểm khi nền kinh tế bất ổn, bên cạnh việc có không ít thương hiệu chọn cách giảm thiểu ngân sách marketing, một số khác lại chọn cách tiếp tục đầu tư vào thương hiệu.

Thông qua chiến lược đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động Brand Marketing, “gã khổng lồ” Airbnb đã chứng minh rằng chiến lược này hiệu quả hơn nhiều so với các hoạt động khác như Search Marketing hay Performance Marketing.

Dưới đây là một số chiến lược marketing khác mà doanh nghiệp có thể cân nhắc dựa vào từng mục tiêu hay bối cảnh kinh doanh khác nhau.

Paid Marketing.

Paid Marketing là phương thức marketing có trả phí chẳng hạn như thông qua các hoạt động quảng cáo.

Về bản chất, Paid Marketing có thể giúp doanh nghiệp mang lại kết quả một cách nhanh chóng, tuy nhiên, thực hiện chiến lược này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ chủ động tiếp cận khách hàng bất kể họ có thực cần giải pháp của doanh nghiệp hay không.

Thông thường, các thương hiệu đầu tư quá mức vào quảng cáo hoặc các nền tảng kỹ thuật số khác vì kết quả đạt được nhanh hơn và mọi thứ đều có thể đo lường trực tiếp, tuy nhiên, có một sự thật là, trong khi quảng cáo là một phần quan trọng của Marketing Mix, hiếm có thương hiệu nào được xây dựng chỉ dựa trên quảng cáo hay các yếu tố kỹ thuật số.

Chìa khoá chính ở đây là, trước khi đầu tư vào bất cứ hoạt động quảng cáo hay Paid Marketing nào, điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải rõ về chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng) của mình, một lần nữa, Marketing mới là gốc rễ của mọi vấn đề.

Organic Marketing.

Organic Marketing là khái niệm mô tả các hình thức Marketing tự nhiên, tức doanh nghiệp không phải trả phí cho các hoạt động của mình, Inbound Marketing là một trong số đó.

Mặc dù Organic Marketing mất nhiều thời gian hơn so với Paid Marketing hay quảng cáo, chiến lược này lại bền vững theo thời gian và có giá trị hơn với khách hàng.

Chọn Organic Marketing có nghĩa là, thay vì liên tục tấn công khách hàng bằng quảng cáo, doanh nghiệp chọn cách tạo ra giá trị cho chính mình, là những giải pháp giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng và sau đó truyền tải nó một cách tự nhiên tới khách hàng.

Thông qua nội dung (Content), các chiến thuật kể chuyện (Storytelling) và hơn thế nữa, doanh nghiệp dần xây dựng nên những mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng, coi khách hàng là bạn hay đối tác thay vì chỉ là người mua hàng.

So với các hình thức Paid Marketing, Organic Marketing cũng tạo ra những giá trị thương hiệu tốt hơn thông qua các kết nối sâu hơn đồng thời chất lượng của khách hàng tiềm năng cũng cao hơn.

Community Marketing.

Một phương thức tiếp cận marketing bền vững khác cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong các thời điểm kinh tế bất ổn hay thị trường cạnh tranh cao đó là Community Marketing, những hoạt động marketing tập trung vào mục tiêu xây dựng cộng đồng.

Trong trường hợp của Airbnb, phần lớn các nhóm khách hàng chất lượng cao đều đến từ các nỗ lực xây dựng cộng đồng, có được khách hàng thông qua các hoạt động marketing hướng tới cộng đồng, truyền miệng (Viral Marketing) và nhiều hoạt động mang tính truyền bá khác.

Hiệu quả Marketing, như đã thấy trong câu chuyện của Airbnb, xảy ra khi mọi người tin tưởng vào doanh nghiệp, tin tưởng khi thương hiệu đang không ngừng hỗ trợ một cộng đồng rộng lớn và cùng với đó là các câu chuyện của thương hiệu (Brand Story), cuối cùng người dùng đã chuyển từ khách hàng thành người hâm mộ.

Nói tóm lại, tuỳ vào từng mục tiêu hay giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn các kiểu chiến lược tiếp cận khác nhau.

  • Paid Marketing mang lại hiệu quả nhanh hơn nhưng tốn kém và ít bền vững.
  • Organic Marketing tiết kiệm hơn, mang lại khách hàng tiềm năng chất lượng hơn, bền vững hơn, nhưng chậm hơn.
  • Community Marketing là cách chậm nhất và khó thực hiện nhất, nhưng lại có thể mang lại nhiều giá trị nhất, đặc biệt là về mặt thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu

Apple từ lâu đã không còn là một thương hiệu xa lạ với phần đông mọi người trên toàn cầu, từ những chi tiêu khủng cho quảng cáo và Marketing, đến là thương hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu với gần 1000 tỷ USD, Apple thành công một phần là nhờ vào tài năng kể chuyện thương hiệu của các CEO, chẳng hạn như Tim Cook.

Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu
Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu

Khi Apple ra mắt các sản phẩm mới, chẳng hạn như là lần ra mắt “gây sốt” gần đây với iPhone 14 và Apple Watch Series 8, mọi diễn giả (speaker) đều có những sứ mệnh riêng trong buổi thuyết trình.

Một số là chuyên gia xây dựng sản phẩm, những người khác là chuyên gia kỹ thuật và một số nữa là đối tác của bên thứ ba (third-party partners).

Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, cũng như cách mà CEO quá cố Steve Jobs từng làm, đóng vai trò là người kể chuyện (Storyteller), một vai trò mà mọi doanh nhân hoặc nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện trong buổi ra mắt hoặc giới thiệu một thứ gì đó mới từ thương hiệu.

Hiển nhiên, với tư cách “là người được chọn”, Tim Cook đã thấm nhuần được mọi bài học giao tiếp từ Steve Jobs. Steve Jobs hiểu rằng mọi người không mua sản phẩm máy tính vì “tốc độ và nguồn cấp dữ liệu”.

Thay vào đó, mọi người mua sản phẩm để giải quyết một vấn đề hay nỗi đau nào đó hoặc cũng có thể là để làm phong phú thêm cuộc sống của họ.

Tim Cook biết rằng sẽ có rất ít người đổ xô đến hệ thống các cửa hàng để mua Apple Watch Ultra mới vì nó có vỏ bằng titan 49 mm.

Nhưng họ đặc biệt có thể bị thu hút bởi những câu chuyện của những khách hàng thực sự tin tưởng Apple Watch.

Ví dụ, Tim Cook từng kể một câu chuyện về một phụ nữ trẻ đã ngủ gật trên ghế sau của chiếc máy bay nhỏ do cha cô lái. Cô tỉnh dậy khi máy bay lao qua những ngọn cây ở vùng núi tuyết bao phủ hẻo lánh.

Máy bay dù đã vỡ thành nhiều mảnh, và cũng đang ở một nơi rất xa trung tâm. Nhưng Apple Watch của cô ấy vẫn hoạt động. Sau đó Cô đã gọi dịch vụ khẩn cấp đến giải cứu.

Cũng tương tự như cách mà CEO Apple đã làm, rõ ràng là câu chuyện về khách hàng của bạn không quá kịch tính, nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp cận với nhiều câu chuyện đáng được kể và được nghe.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể học hỏi.

Đọc email.

Tim Cook nổi tiếng là người dậy sớm, ông thường dậy lúc 3:45 sáng và xem đó là thời điểm để ông bắt đầu một ngày mới. Vào buổi sáng yên tĩnh, không bị phân tâm, ông thường đọc email từ những người dùng của Apple.

Tất nhiên, Tim Cook không thể đọc tất cả chúng, nhưng ông nói rằng đọc là một phần thiết yếu trong ngày làm việc của ông vì nó cho phép ông nắm bắt được nhu cầu của thị trường.

Một trong số những bức thư đó với đoạn bắt đầu bằng “Dear Tim” chính là nguồn cảm hứng cho các buổi ra mắt sản phẩm gần đây của Apple.

Nó hấp dẫn bởi vì đơn giản nó là một câu chuyện, và hiển nhiên, so với việc bắt đầu câu chuyện bằng các thông tin khô khan về sản phẩm, nó hiệu quả hơn nhiều.

Hãy chủ động tìm kiếm.

Bạn có thể không như Apple, bạn có thể không có một lượng khách hàng khổng lồ sẵn sàng gửi email đến doanh nghiệp. Nhưng bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để tìm kiếm các câu chuyện của khách hàng.

Bạn có thể hỏi mọi người về những câu chuyện thông qua blog, email, bản tin hay đơn giản là thông qua các nền tảng mạng xã hội. Điều bạn cần nhớ là hãy hỏi chuyện thay vì yêu cầu hay ra lệnh cung cấp thông tin.

Đó có thể là “Bạn có hài lòng với các sản phẩm của chúng tôi không?”, “Bạn có muốn đề xuất thêm tính năng hay thành phần nào mới hay không?” hay “Sản phẩm đã giúp bạn cải thiện cuộc sống của mình như thế nào?” và…

Những câu chuyện là vô tận và bạn cũng có vô số cách để tìm thấy chúng miễn là bạn luôn trong tâm thế sẵn sàng để “bắt chuyện” với khách hàng của mình.

Học cách ghi lại những câu chuyện.

Buổi thuyết trình ra mắt sản phẩm mới gần đây của Apple được mở đầu bằng một đoạn video cho thấy một số khách hàng đã viết thư gửi cho CEO Tim Cook thông qua các đoạn video tự quay.

Rõ ràng, để có được những câu chuyện hay thước phim đó, một nhóm các nhà quay phim và biên tập viên đã phải làm việc hàng tuần hoặc hàng tháng trước khi ra mắt để thu thập dữ liệu và câu chuyện.

Khi bạn tìm thấy một câu chuyện hay của khách hàng, hãy nắm bắt nó. Sau đó, xin phép họ để sử dụng lại câu chuyện, cùng với những hình ảnh hoặc video mà bạn có thể đưa lên trang sản phẩm hoặc đưa vào quảng cáo.

Bạn sẽ thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, những người là người hâm mộ thương hiệu của bạn đều vui mừng khi được chia sẻ câu chuyện riêng của họ.

Câu chuyện của khách hàng là thế, ở khắp mọi nơi nếu bạn thực sự cần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Amazon thử nghiệm phép tăng trưởng thương mại điện tử mới

Amazon vừa thử nghiệm một số tính năng mới trên ứng dụng nhằm thu hút người dùng quay trở lại mua hàng. Động thái như một cách để gã khổng lồ công nghệ cải thiện doanh thu và trải nghiệm mua sắm. 

Amazon thử nghiệm phép tăng trưởng thương mại điện tử mới
Amazon thử nghiệm phép tăng trưởng thương mại điện tử mới

Cụ thể, công ty tiến hành thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu mang tên “Buy Again” (Mua lại), tận dụng lịch sử đặt hàng của người dùng để đưa ra các gợi ý, đề xuất. Amazon, vốn chứng kiến ​​số lượng thành viên Prime tăng trưởng chậm hơn trong những năm gần đây, đang tìm cách thúc đẩy khách hàng chi tiêu thường xuyên hơn.

Một tính năng mang tên “Subscribe & Save” (Đăng ký và Lưu) cũng được triển khai để khuyến khích người dùng trở thành thành viên của nền tảng.

Theo các nhà phân tích, sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, số lượt đăng ký thành viên Prime của Amazon đang chậm lại. Khách hàng nhìn chung đều chi tiêu ít hơn.

Công ty nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners cho biết, chi tiêu trung bình hàng năm của các thành viên Prime đã giảm từ khoảng 1.400 USD vào năm 2018 xuống còn 1.100 USD vào năm ngoái.

Số tiền chi tiêu của các thành viên hạng thường, không phải Prime cũng giảm trong cùng thời gian, từ trung bình khoảng 600 USD/năm xuống còn 500 USD/năm.

Amazon trước đây đã thử nhiều cách khác nhau để khuyến khích khách hàng đặt lại sản phẩm. Chẳng hạn, trợ lý Alexa sẽ thông báo tới một số tài khoản các tùy chọn đặt hàng tiềm năng dựa trên lịch sử mua sắm.

Daniel Buchuk, nhà nghiên cứu tại Watchful Technologies, chuyên phân tích các hoạt động thử nghiệm của Amazon, cho biết, ngoài việc tăng doanh thu từ người dùng hiện tại, việc giúp dịch vụ đăng ký trở nên thú vị, nổi bật hơn có thể là cách hữu hiệu giúp Amazon cải thiện số lượng đơn đặt hàng.

“Trong bối cảnh hiện tại, câu hỏi đặt ra là ‘Làm cách nào để tăng doanh thu? Lịch sử mua hàng rất hữu ích. Lượt đăng ký có thể tăng lên. Đó là xu hướng không chỉ đối với Amazon mà còn đối với những công ty khác”, Daniel Buchuk nói.

Không rõ liệu Amazon có cung cấp tính năng mới cho tất cả khách hàng hay không. Đại diện công ty cho biết khách hàng đang “có nhiều sự lựa chọn mua sắm hơn và đó là lý do vì sao Amazon phải không ngừng đổi mới”. Được biết tuần này, Amazon sẽ tổ chức “Prime Big Deal Days” – một trong những sự kiện bán hàng lớn nhất trong năm.

Theo WSJ, khách hàng Amazon trong những năm gần đây không thực sự hài lòng với các trải nghiệm mua sắm. Công ty đang nỗ lực phục hồi sau đà suy thoái của thương mại điện tử, trong khi Giám đốc điều hành Andy Jassy nỗ lực cắt giảm chi phí và tìm kiếm nguồn doanh thu mới.

Quý II/2023, Amazon ghi nhận doanh thu 134,4 tỷ USD, cao hơn 3 tỷ USD so với dự báo của các nhà nghiên cứu thị trường. Dịch vụ web (Amazon Web Service – AWS) đạt doanh thu 22,1 tỷ USD, trong khi doanh thu quảng cáo là 10,7 tỷ USD.

Ngoài ra, thu nhập ròng của Amazon cũng đạt 6,7 tỷ USD trong quý, đảo ngược so với khoản lỗ ròng 2 tỷ USD trong quý II/2022 và vượt qua ước tính 3,6 tỷ USD lợi nhuận của các nhà phân tích Phố Wall. Thành quả vượt trội cho thấy nỗ lực cắt giảm chi phí liên tục của CEO Andy Jassy bắt đầu ‘nảy trái ngọt’.

Được biết hiện Amazon đang phải đối mặt với loạt cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền mà bên nguyên là Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ FTC.

Vụ kiện do 17 tổng chưởng lý bang đứng đơn, tiếp nối cuộc điều tra kéo dài 4 năm về hoạt động kinh doanh của Amazon – nền tảng bị cho là đã chủ đích thay thế các kết quả tìm kiếm bằng quảng cáo để hướng đến các thương hiệu của riêng mình thay vì sự lựa chọn có giá thành và chất lượng cạnh tranh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh | Markettimes

Nghiên cứu: Cách Content Marketing ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Nằm trong vô vàn các cách thức tiếp cận marketing, Content Marketing từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra lượng tương tác hay sức ảnh hưởng của thương hiệu đến người tiêu dùng. Content Marketing là động lực thúc đẩy hành vi mua hàng.

Nghiên cứu: Cách Content Marketing ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Nghiên cứu: Cách Content Marketing ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Theo một báo cái mới đây của Conductor, khi có đến hơn 50% khách hàng sẽ không mua hàng ngay lập tức sau quá trình liên hệ và tư vấn (Qualified Lead), việc cung cấp các nội dung giáo dục nhiều giá trị, những nội dung không hướng đến mục đích bán hàng (trực tiếp) nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu của thương hiệu.

Trong khi các khoản đầu tư cho Content Marketing tiếp tục tăng lên hàng năm, hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chứng minh những giá trị mà Content Marketing có thể mang lại.

Để làm sáng tỏ điều này, để có thể giúp các Content Marketer hiểu rõ khả năng mua hàng hay sức ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Content Marketing, Conductor đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tiếp với người tiêu dùng, nghiên cứu tiết lộ nhiều insights khá thú vị.

Sức ảnh hưởng của Content Marketing đến quyết định mua hàng.

Khả năng mua hàng của người tiêu dùng tăng lên theo tỷ lệ thuận với tỷ lệ “tiêu thụ” các nội dung giáo dục (Educational Content). Sức ảnh hưởng hay hiệu ứng sẽ giảm dần theo thời gian khi khách hàng hết nhìn thấy và tương tác với nội dung đó.

  • Ngay sau khi đọc một đoạn nội dung của thương hiệu, khả năng quan tâm mua hàng của người tiêu dùng cao hơn đến 131% so với những người chưa từng xem nội dung nào.
  • Một tuần sau khi đọc các nội dung giáo dục, người tiêu dùng vẫn có nhiều khả năng mua hàng hơn đến 48% so với những người tiêu dùng chưa từng đọc một nội dung giáo dục nào.
  • Khi quyết định giữa 4 thương hiệu, 83,6% người tiêu dùng đã chọn các thương hiệu mà họ từng đọc các nội dung giáo dục của thương hiệu đó.

Sức ảnh hưởng của Content Marketing đối với sự quen thuộc và niềm tin của khách hàng với thương hiệu.

Hàm lượng nội dung (Content) mà người tiêu dùng tiếp nhận được từ thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến cách họ nhìn nhận về thương hiệu.

Về cơ bản, hàm lượng này càng lớn, sự quen thuộc (thân thuộc) và tin tưởng, cũng như những cảm xúc tích cực đối với thương hiệu càng cao.

Xem thêm: Content là gì? Các nền tảng kiến thức về Content

• 65% người tiêu dùng cảm thấy một thương hiệu là đáng tin cậy (cảm xúc tích cực) ngay sau khi họ đọc được các nội dung giáo dục, nội dung cung cấp giá trị từ thương hiệu.

• 78% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng họ thấy thương hiệu là “hữu ích” ngay sau khi họ đọc những nội dung giáo dục từ thương hiệu đó.

• Một tuần sau khi đọc nội dung giáo dục từ thương hiệu, 74,49% người tiêu dùng đã xác định thương hiệu đó là “tích cực”, tăng 8% kể từ lần đọc đầu tiên.

• Một tuần sau khi đọc một phần nội dung giáo dục từ một thương hiệu, 73,3% người tiêu dùng đã xác định thương hiệu là “đáng tin cậy”, tăng 9% kể từ lần đọc đầu tiên.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Làm Content Marketing là làm gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Data Storytelling: Cách kể một câu chuyện hấp dẫn bằng dữ liệu

Data Storytelling – Nếu bạn đang muốn kể một câu chuyện thương hiệu đầy sức hấp dẫn cho đối tượng mục tiêu của mình, dữ liệu (data) là “gia vị” không thể thiếu. 

Data Storytelling
Data Storytelling: Cách kể một câu chuyện hấp dẫn bằng dữ liệu

Trong thế giới kinh doanh và marketing nói chung, bạn đã từng bao giờ bị thuyết phục và lôi cuốn bởi những câu chuyện được kể theo những cách hết sức sáng tạo và mới mẻ chưa?

Trong khi có vô số cách để bạn có thể một câu chuyện hay, với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ như hiện nay, một câu chuyện được kể bằng dữ liệu sẽ có khả năng gắn kết hơn bao giờ hết.

Kể chuyện Storytelling là một hình thức vừa mang tính nghệ thuật lại vừa có yếu tố khoa học, nó là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ giúp các nhóm đối tượng mục tiêu nhớ, gắn bó sâu hơn với thương hiệu và hiển nhiên là trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Dưới đây là một số ý tưởng bạn có thể tham khảo khi xây dựng các câu chuyện thương hiệu của riêng mình thông qua dữ liệu – Data Storytelling.

1. Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện (Story) là những gì chiến thuật Data Storytelling cần.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, câu chuyện (story) là chất keo có khả năng kết dính tất cả các khía cạnh của nội dung khi giao tiếp hay truyền thông.

Từ những chính trị gia đến những doanh nhân từ các thương liệu lớn trên toàn cầu đều trang bị cho mình những câu chuyện riêng biệt, có thể bạn không thể nhớ sản phẩm của họ có những thông số gì hay bài nói chuyện của họ có những dữ liệu gì, nhưng chắc chắn cái mà bạn có được là những cảm nhận mang tính cảm xúc, những chi tiết khiến bạn tò mò, quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn.

Với bất kỳ câu chuyện nào, dữ liệu (data) hiếm khi là thứ có khả năng kết nối với tâm trí của người nghe, có thể dữ liệu đó là cần thiết nhưng nếu bạn thiếu đi những yếu tố khác như con người, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, bối cảnh hay thậm chí là các quan điểm riêng, mọi dữ liệu được thêm vào dường như không mấy có ý nghĩa.

Bạn cũng đừng quên truyền tải những đoạn tóm tắt ngắn ở đầu hoặc cuối câu chuyện, có thể câu chuyện của bạn đề cập đến rất nhiều thứ, và nó cũng rất dài, bạn cần làm cho người đọc biết được bạn đang đưa họ đi đâu và tới đâu.

2. Làm cho dữ liệu trở nên thú vị.

Dữ liệu về bản chất cũng chỉ là thông tin (information). Mà đã là thông tin thì nó phải được giải thích và sắp xếp một cách có trình tự để không gây nhầm lẫn.

Thông qua quá trình sắp xếp, chọn lọc và giải mã, bạn có thể làm cho các nhóm đối tượng mục tiêu biết thực chất thông điệp của bạn là gì và họ cần (hay có thể) làm gì sau những thông điệp đó.

Việc xây dựng các câu chuyện theo hướng Data Storytelling có thể khiến những dữ liệu khô khan trở nên có nhiều ý nghĩa hơn và có giọng điệu riêng biệt hơn, dữ liệu cũng cần có những cá tính riêng thay vì thể hiện nó thông qua những đoạn chú thích ở cuối câu chuyện.

Bạn cũng có thể cân nhắc cách truyền tải dữ liệu thông qua những câu chuyện hài hước và mang tính giải trí, khi mà người dùng có quá nhiều thứ phải nhớ và biết, những nội dung mới mẻ và vui vẻ có thể khiến họ nhớ và gắn kết sâu hơn.

3. Đưa câu chuyện và dữ liệu vào những ngữ cảnh cụ thể.

Trong thế giới của công nghệ và thông tin ngày nay, khi khách hàng của bạn có quá nhiều nguồn thông tin để tiếp cận, từ email, báo chí hay đến các nền tảng mạng xã hội, một câu chuyện có đủ dữ liệu cũng chưa thể có sức thuyết phục hay ít nhất là khiến họ nhớ về.

Khi bạn kết nối câu chuyện, dữ liệu vào những ngữ cảnh cụ thể, điều này cho phép bạn nhìn nhận mọi thứ từ nhiều quan điểm khác nhau của những người khác bên cạnh các quan điểm riêng của bản thân.

Các câu chuyện khi kết hợp với ngữ cảnh và dữ liệu có thể làm cho mọi thứ trở nên liên quan và đáng nhớ hơn.

4. Thúc đẩy sự kết nối.

Theo góc nhìn của triết học, con người vốn là tổng hoà của những kết nối và mối quan hệ xã hội, nếu không có yếu tố kết nối xã hội, khái niệm con người trở nên mờ nhạt hoặc thậm chí là không tồn tại.

Khi các dữ liệu được truyền tải thông qua những câu chuyện, mọi người có thể thấy và nhớ dữ liệu theo những cách tốt hơn vì họ cảm thấy được kết nối.

Nếu các nhóm đối tượng mục tiêu cảm thấy được kết nối với câu chuyện của thương hiệu của bạn, họ sẽ được kết nối với dữ liệu và có nhiều khả năng hành động hơn.

Những bài thuyết trình tốt nhất thường có một ý tưởng, một câu chuyện, một cách kể mang bản sắc riêng, dữ liệu và cả những yếu tố trực quan khác.

Mỗi thành phần trong toàn bộ câu chuyện đều hoạt động như những chất kết dính có khả năng gắn kết người đọc với thương hiệu được kể.

5. Thấu hiểu đối tượng mục tiêu.

Trong khi kể chuyện (Storytelling) là cần thiết, những kiểu hay nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau lại tỏ ra hứng thú với những câu chuyện khác nhau.

Ví dụ: Nếu bạn là một digital natives hay công dân kỹ thuật số, có thể bạn sẽ hứng thú hơn với những câu chuyện gắn liền với các yếu tố công nghệ, hay nếu bạn thuộc Gen Z, bạn lại hứng thú với những câu chuyện mang tính xác thực cao, ít trau chuốt và thể hiện được giá trị riêng của bản thân.

Dữ liệu là cần thiết, một câu chuyện hấp dẫn để làm cho dữ liệu trở nên đáng nhớ cũng quan trọng không kém, tuy nhiên vì mục tiêu cuối cùng của các câu chuyện là người đọc, những nhóm người này lại là yếu tố quyết định.

6. Khác biệt chưa bao giờ thiếu quan trọng với Data Storytelling.

Một trong những yếu tố quan trọng cuối cùng khi xây dựng các câu chuyện thương hiệu với dữ liệu đó là tính khác biệt hay USP của thương hiệu.

Khi có quá nhiều câu chuyện được kể hàng ngày, hiển nhiên nếu câu chuyện của bạn không có bất cứ điểm khác biệt hay độc đáo nào, khách hàng không có lý do để nhớ hay thậm chí là tìm cách kể lại nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đừng bán hàng tới Gen Z (thay vào đó hãy làm những điều này)

Những cách thức làm marketing truyền thống dường như không mấy hiệu quả với Gen Z, những digital natives vốn quen thuộc với các yếu tố công nghệ.

Đừng chỉ bán hàng cho Gen Z
Đừng bán hàng tới Gen Z (thay vào đó hãy làm những điều này)

“Giây phút bạn đang cố gắng hết sức để bán hàng cho Gen Z, đó cũng là thời điểm họ muốn nói Good Bye tới bạn”.

Đó là phát biểu của Bà Dahye Jung, nhà phân tích chiến lược tại Sid Lee, một agency sáng tạo toàn cầu hiện đang hợp tác với các tên tuổi lớn như Dos Equis hay The North Face.

Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.

Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y. Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.

Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số (digital natives) đầu tiên của nhân loại. Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Trong khi không có bất cứ thế hệ nào có thể được tóm tắt một cách thống nhất (như nhiều marketers vẫn cố gắng làm), Gen Z hay thế hệ Z có một số khuôn mẫu nhất định: Họ có ý thức xã hội, hiểu biết về công nghệ (tech-savvy) và họ đơn giản là không thích ‘bị bán’ hay ‘phải mua’ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Theo như ông Eric Jones, chuyên gia chuyên theo dõi hành vi của Gen Z cho biết: “Họ không muốn ‘mua’ từ một thương hiệu. Thay vào đó, họ muốn hợp tác hay đồng hành với thương hiệu đó. Họ muốn có một mối quan hệ; họ muốn sự trung thực.”

Về bản chất, thay vì việc mua một món hàng, Gen Z muốn có những cộng đồng. Hơn cả việc mua hàng đơn thuần, họ chọn nơi muốn thuộc về.

Đây cũng là lý do mà công ty quỹ đầu tư First Round Capital cho biết 80% các nhà sáng lập của các công ty công nghệ tin rằng “xây dựng cộng đồng là con đường mới của những người làm marketing và kinh doanh”.

Khi nói đến việc xây dựng các cộng đồng, một điểm quan trọng mà các thương hiệu cần lưu ý đó là xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu về cơ bản không giúp ích gì cho Gen Z, thay vào đó các thương hiệu phải tìm đến họ – và để họ trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng đó.

Thay vì cố gắng kiểm soát chặt chẽ cộng đồng này, các thương hiệu nên thả lỏng và tin tưởng nhiều hơn vào sự hiện diện của các thành viên.

Trích lời của các Gen Z: “Chúng tôi lớn lên trong thời đại của truyền hình thực tế, những trò đùa giả mạo trên YouTube và cả những quảng cáo được trau cuốt kỹ lưỡng ở khắp mọi nơi.

Vì nội dung không thành thật này, chúng tôi hướng tới những thương hiệu có thể mang đến cho chúng tôi trải nghiệm chân thực hơn.”

Dựa trên suy nghĩ này, dưới đây là một số cách mà người làm marketing có thể sử dụng để kết nối sâu hơn nữa với nhóm những người tiêu dùng này.

1. Đừng chỉ nói về sản phẩm.

Fenty Beauty, một đơn vị thuộc đế chế ngành thời trang LVMH là một trong những câu chuyện thành công khi kết nối với Gen Z.

Đứng trước bối cảnh khi mà yếu tố thế hệ đang trở nên vô cùng đa dạng tại Mỹ, Fenty đã ra mắt dòng sản phẩm trang điểm với 40 sắc thái kem nền khác nhau, chiến lược này đã tạo nên một làn sóng mới thực sự về tính đa dạng trong ngành làm đẹp.

Vào năm 2020, khi phong trào Black Lives Matter (người da màu đáng được sống) đang trở nên rầm rộ, sự đa dạng của thương hiệu (đủ các màu da) càng trở nên có giá trị hơn.

Trên Instagram của Fenty, họ cho phép người dùng chia sẻ bất kỳ thông điệp nào họ muốn và không cần đề cập đến sản phẩm. Thay vì cố gắng bán hàng, Fenty muốn khách hàng đừng về phía họ (ít nhất là ở những thời điểm cần thiết).

2. Hãy đồng hành và hỗ trợ cho các sở thích của họ.

Twitch, nền tảng phát trực tuyến (live-streaming) được ra mắt vào năm 2011 nhằm mục tiêu hướng tới các nhà sáng tạo video, những người có thể tương tác với cộng đồng và kiếm tiền từ kênh của họ. Nền tảng này tập trung chủ yếu vào Gen Z và lấy kết nối xã hội (social connection) làm trọng tâm của thương hiệu.

Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của Harvard Business Review, Twitch không giống các nền tảng khác như Instagram, nền tảng này đã đầu tư rất sâu vào cộng đồng của mình khi mở rộng quy mô.

Bà Erin Wayne, giám đốc cấp cao về tiếp thị nhà sáng tạo và cộng đồng tại Twitch cho biết: “Chúng tôi muốn tạo ra một cộng đồng nơi mọi người muốn chia sẻ những sở thích của họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi không xây dựng chỉ một danh mục sở thích cho người dùng, chúng tôi mở rộng thêm các yếu tố khác như nghệ thuật, âm nhạc, nấu ăn, v.v.”

Trích lời một Gen Z phát biểu: “Twitch đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong sự nghiệp của tôi. Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ mới chớm nở, tôi không chỉ tìm thấy một lượng khán giả lớn trên Twitch mà còn theo dõi nền tảng này hàng ngày để tìm ra những cách tốt nhất trong việc tương tác với cộng đồng của mình.”

3. Học ngôn ngữ của họ.

Để làm cho món khoai tây chiên của mình trở nên thú vị hơn trong mắt Gen Z, McDonald’s đã hợp tác với Fanbytes, một công ty chuyên về tiếp thị và tiếp thị người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Nhóm của Fanbytes đã quyết định bắt đầu trên TikTok. Sau quá trình phân tích, họ xác định được các bài hát và âm thanh đang thịnh hành (trending) tại thời điểm đó để tạo ra những giai điệu ấn tượng nhất với đối tượng mục tiêu, họ cũng đã biên đạo một điệu nhảy liên quan đến hành động nghiền khoai tây.

Bên cạnh đó, Fanbytes còn phân tích và xác định một số TikTokers nổi tiếng để từ đó đưa vào chiến dịch với mục tiêu lan toả sức ảnh hưởng.

Kết quả là, video đầy tính tươi mới và bắt kịp xu hướng này đã tạo ra 14 triệu lượt xem. Theo lời của nhà sáng lập Fanbytes: “Gen Z lớn lên cùng với mạng xã hội và do đó họ có thể dễ dàng khuếch đại mọi thứ mà họ thích.”

4. Hãy bắt gặp họ ở những nơi họ thường lui tới.

Trước cuộc bầu cử năm 2020, Sid Lee, một agency chuyên về sáng tạo muốn hướng dẫn các cử tri về quy trình bầu cử sắp diễn ra. Tuy nhiên ‘giáo dục công dân’ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng với những người dưới 18 tuổi.

Phó giám đốc sáng tạo của Sid Lee cho biết: “Hiểu được điều này, chúng tôi đã bắt đầu đặt tâm trí vào cách họ nghĩnơi họ ở“.

Cuối cùng họ đã chọn Minecraft, một nền tảng trò chơi trực tuyến, nơi Sid Lee đã thiết kế các cuộc bầu chọn thành các trò chơi (Game) dễ tương tác và hấp dẫn với người dùng.

Kết quả là gì, 85% trẻ em đã bắt đầu chơi và hoàn thành bài tập của mình, và cũng từ đây công ty mẹ của nền tảng này là Microsoft đã biến nó thành một nền tảng giáo dục miễn phí cho mọi giáo viên ở Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft phải đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để được Google cấp giấy phép cho Android

CEO Microsoft Satya Nadella vừa đứng ra làm nhân chứng trong phiên tòa xét xử hành vi độc quyền thị trường tìm kiếm nhằm vào Google của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ).

 Microsoft phải đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để được Google cấp giấy phép cho Android
Microsoft phải đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để được Google cấp giấy phép cho Android

Theo Neowin, DOJ đã mở một cuộc điều tra nhằm vào Google với cáo buộc công ty này đã lợi dụng vị thế của mình để tạo ra sự độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm.

Trong lời làm chứng của mình, ông Nadella đề cập rằng Microsoft đã chi khoảng 100 tỉ USD để xây dựng và phát triển công cụ tìm kiếm Bing.

Ông Nadella cũng lưu ý, mặc dù bị Google bỏ một khoảng cách rất lớn trên thị trường tìm kiếm nhưng Microsoft vẫn kiên trì với nó vì công ty xem đó là một danh mục phần mềm mà họ có thể đóng góp.

Trong lời khai, ông Nadella đề cập đến việc Google trả tiền cho Apple để giữ Google Search làm công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị iOS.

CEO Nadella đặt câu hỏi rằng liệu Google có tiếp tục trả tiền nếu họ là công ty duy nhất trên thị trường tìm kiếm hay không, đồng thời cho biết Apple đang lợi dụng Microsoft để “tăng giá” mà họ nhận được từ Google.

Nói về sự thống trị của Google trên thị trường tìm kiếm, ông Nadella mô tả: “Bạn thức dậy vào buổi sáng, đánh răng và tìm kiếm trên Google”. Theo ông, Microsoft đang phải “cạnh tranh với công ty có 97% thị phần“.

Ông Nadella cũng chia sẻ về sở thích của người dùng đối với các dịch vụ. Ông cho biết việc chuyển đổi công cụ tìm kiếm trên PC khá dễ dàng, nhưng Google lại làm cho việc này trở nên phức tạp trên điện thoại di động.

Vào tuần trước, Phó chủ tịch Microsoft Jonathan Tinter cũng đưa ra lời khai cho biết Microsoft phải chấp nhận và đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để nhận được giấy phép Android từ Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok chia sẻ những lời khuyên mới về chiến lược nội dung

Theo TikTok, nhà quảng cáo hay người làm marketing nên sử dụng chiến lược nội dung kết hợp giữa quảng cáo và không quảng cáo để thúc đẩy hiệu suất trên nền tảng.

Những dữ liệu mới của TikTok cho thấy cách các thương hiệu có thể hưởng lợi từ việc thêm nhiều nội dung tự nhiên (organic content) hơn vào chiến lược marketing của họ thay vì chỉ dựa vào các nội dung quảng cáo.

Trong khi các digital marketer có thể sử dụng quảng cáo để thúc đẩy nhanh lượng tương tác với các video trên nền tảng, TikTok cho biết người dùng rất muốn thấy các thương hiệu xuất bản những nội dung tự nhiên.

Theo TikTok:

“Một chiến lược tương tác liên tục hiệu quả là chiến lược sử dụng kết hợp cả những nội dung tự nhiên lẫn có trả phí để tương tác với khách hàng, đồng thời tận dụng lợi thế của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để giúp các thương hiệu đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Cách tiếp cận tích hợp này cho phép các thương hiệu trở nên năng động hơn, gắn kết hơn và hoạt động tích cực hơn trên nền tảng, những thứ có thể giúp khách hàng yêu thích, ghi nhớ và trung thành hơn.”

Để có thể làm rõ hơn về chiến lược này, dưới đây là những số liệu mà TikTok đưa ra:

1. 79% người dùng thích các thương hiệu hiểu TikTok.

TikTok nhận thấy rằng 79% người dùng thích các thương hiệu có thể cho người dùng thấy rằng họ hiểu cách sử dụng TikTok.

Đăng kết hợp nhiều kiểu nội dung là một cách để chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng thương hiệu của bạn sử dụng TikTok để tương tác và kết nối thay vì chỉ quảng cáo.

2. Tăng gấp 2 lần ROAS.

TikTok cho biết việc kết hợp giữa các nội dung tự nhiên và có trả phí giúp tăng 2 lần ROAS (lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo) so với việc chỉ chạy quảng cáo.

Với các kiểu chiến dịch thử thách hashtag có thương hiệu (Branded Hashtag Challenges), TikTok cũng chứng kiến mức hiệu suất mang lại tương tự.

3. 1/3 người dùng TikTok bị ảnh hưởng bởi những nhà sáng tạo nội dung khác.

Ngoài việc chạy quảng cáo, có một cách khác để đưa thông điệp của thương hiệu đến với công chúng là hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung khác.

Cứ ba người dùng TikTok thì có một người nói rằng họ được truyền cảm hứng để mua một thứ gì đó do các nhà sáng tạo giới thiệu.

4. Nhận thức thương hiệu tăng 173%

Đăng kết hợp các kiểu nội dung cũng giúp các thương hiệu tăng mức độ nhận biết hay nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).

TikTok đã đo lường mức tăng 173% về mức độ nhận biết thương hiệu sau 2 lần tiếp xúc với nội dung (tự nhiên và có trả phí) của một thương hiệu trên nền tảng.

5. Tăng 20% về mức độ thân thuộc với thương hiệu (Brand Affinity).

Những nội dung tự nhiên được cho là dễ tiếp nhận hơn sau khi xem các quảng cáo có trả phí, điều này dẫn đến mức độ thân thuộc với thương hiệu tăng 20%.

6. Tăng 27% mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall).

Các nội dung tự nhiên có thể giúp tăng khả năng ghi nhớ hay hồi tưởng về thương hiệu lên tới 27% nếu chúng được xem trước khi xem quảng cáo.

7. Tăng 18% mức độ liên quan đến thương hiệu (Brand Relevance).

Các nội dung tự nhiên (Organic Content) sẽ trở nên có liên quan hơn đến người dùng sau khi họ đã xem các nội dung quảng cáo.

Dữ liệu của TikTok cho thấy mức tăng 18% đối với những người dùng nói rằng các nội dung tự nhiên của thương hiệu trở nên có liên quan hơn sau khi xem quảng cáo.

Về cơ bản, người dùng cũng dễ tiếp nhận quảng cáo hơn khi họ thấy một thương hiệu xuất bản cả những nội dung tự nhiên lẫn nội dung có trả phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Alphabet của Google mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3

Báo cáo của Google cho thấy công ty mẹ Alphabet mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3 đã giúp công cụ tìm kiếm của họ thu được lợi nhuận (TAC), ví dụ như Apple.

Alphabet của Google mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3
Alphabet của Google mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3

Apple đang ở trong tình cảnh đối mặt nhiều thách thức khi vụ kiện chống độc quyền với Google diễn ra tại thời điểm tình hình kinh doanh iPhone 15 không được thuận lợi.

Mặc dù là đối thủ của nhau ở mảng hệ điều hành smartphone, giữa iOS và Android nhưng Google lại trả hàng tỷ USD mỗi năm để được làm công cụ tìm kiếm mặc định cho Apple.

Chính điều này đã cho phép Google được tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của nhà táo khuyết trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, đồng thời đóng góp đến 21% tổng doanh thu và 35% tổng lợi nhuận mảng kinh doanh dịch vụ của Apple.

Cả 2 ông lớn này đều từ chối công khai thỏa thuận này và khi vụ kiện chống độc quyền mà Bộ tư pháp Mỹ nhắm vào Google diễn ra, câu chuyện mới dần được hé lộ, đồng thời buộc các bên phải bày tỏ lập trường của mình trước tòa.

Trong khi Microsoft nhận thấy đây là cơ hội lớn để phá vỡ mối liên minh Apple-Google nhằm tạo cơ hội cho công cụ tìm kiếm Bing, vốn đã phát triển trong nhiều năm của mình thì tình hình trên lại chẳng phải tin tốt cho nhà táo khuyết.

Tờ WSJ nhận định mặc dù vụ kiện có thể kéo dài nhiều năm không đi đến hồi kết nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ Google của Apple.

Tệ hơn, mọi chuyện diễn ra trong lúc tình hình kinh doanh của nhà táo khuyết tại Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức.

Trong 3 tháng qua, giá cổ phiếu Apple đã giảm hơn 7% và trở thành cổ phiếu có thành tích tệ nhất trong số các Big Tech. Sự sụt giảm này tương đương với khoản bốc hơi hơn 220 tỷ USD vốn hóa trên thị trường chứng khoán.

Mịt mờ

Câu hỏi về tình hình kinh doanh của iPhone 15 tại Trung Quốc có thể sẽ được trả lời trong ngắn hạn khi Apple phải công bố báo cáo kết quả kinh doanh tài khóa quý IV/2023 vào ngày 2/11/2023, qua đó cho thấy có đúng là nhà táo khuyết đang bị Huawei thách thức trở lại hay không.

Những tin đồn về việc chính phủ Trung Quốc cấm các nhân viên quan chức dùng smartphone nước ngoài hay App Store của Apple bị siết quản lý theo tiêu chuẩn mới, cùng với đó là việc Huawei ra mắt dòng điện thoại 5G mới khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.

Tuy nhiên, câu hỏi về dòng tiền hàng tỷ USD mỗi năm từ Google thì lại chẳng thể có lời giải đáp trong ngắn hạn.

Báo cáo của Google cho thấy công ty mẹ Alphabet mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3 đã giúp công cụ tìm kiếm của họ thu được lợi nhuận (TAC), ví dụ như Apple.

Thậm chí, nhà táo khuyết còn được cho là chiếm phần lớn trong khoản thanh toán này với lượng người dùng khổng lồ.

Số liệu cuối cùng được công khai là vào năm 2018 khi Apple nhận được 12,6 tỷ USD từ Google, sau đó hãng này không công bố chi tiết các khoản của TAC nữa.

Dẫu vậy, số liệu cho thấy chi phí TAC của Google đã tăng bình quân 34% mỗi năm trong giai đoạn 5 năm đến năm 2018.

Mặc dù cả 2 tập đoàn đều không tiết lộ con số cụ thể nhưng các công tố viên ước tính chúng có thể lên đến hơn 10 tỷ USD mỗi năm.

Trong khi đó chuyên gia phân tích Eric Sheridan của Goldman Sachs dự đoán con số có thể rơi vào khoảng 16-17 tỷ USD hàng năm.

Nếu đây là sự thật thì số tiền này tương đương 20% doanh thu mảng dịch vụ trong năm tài khóa này của Apple và sự thiếu hụt nguồn thu trên do rắc rối của vụ kiện Google có thể làm xấu báo cáo tài chính của nhà táo khuyết trong bối cảnh các cổ đông đang lo lắng vì tình hình kinh doanh iPhone 15 ở Trung Quốc.

Đối với Apple, nguồn thu từ Google là một khoản “béo bở” khi không cần quá nhiều chi phí như những mảng dịch vụ đang kinh doanh khác, đồng thời doanh thu cũng cao hơn các mảng Apple Music hay TV+.

Dự đoán của Goldman Sachs cho thấy nếu mất khoản thu từ Google thì hệ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (P/E) của Apple sẽ giảm 15% trong năm tài khóa 2025. Tuy nhiên con số này có thể giới hạn ở 10% nếu vụ việc chỉ giới hạn ở thị trường Mỹ.

Hướng đi nào cho tương lai?

Về tổng thể, Apple đang khá bối rồi vì phải rất cẩn trọng trong việc quyết định bước đi tiếp theo.

Việc thay thế công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft cho Google không hề đơn giản và cũng chưa chắc đem lại nguồn thu tương đương bởi vụ kiện chống độc quyền trên có thể giới hạn các thương vụ như vậy.

Mặc dù Apple được cho là đã tự nghiên cứu phát triển công cụ tìm kiếm của bản thân hàng năm trời nhưng chưa có một dấu hiệu nào chứng minh nhà táo khuyết thực sự hứng thú với mảng này.

Thậm chí một số nguồn tin thân cận còn cho biết Microsoft đã dự đính bán Bing và công nghệ tìm kiếm trực tuyến của mình cho Apple nhưng vẫn bị từ chối.

Theo các chuyên gia, Apple dường như chỉ dùng Microsoft như là mồi nhử để Google tăng khoản phí phải trả.

Bằng chứng là sau khi có giai đoạn đàm phán với Microsoft năm 2013-2017, nhà táo khuyết đã quay lại với bản hợp đồng mới từ Google cùng thỏa thuận phân chia phần trăm doanh thu mới.

Ngoài ra, Apple cũng không muốn tốn thêm chi phí phát triển công cụ tìm kiếm trực tuyến khi Google đã làm quá tốt ở mảng này.

Xin được nhắc rằng Google có 25 năm đi trước nhà táo khuyết trong mảng dịch vụ tìm kiếm online.

Hơn nữa Apple cũng đã học được bài học tương tự từ thất bại ê chề khi cố gắng phát triển dòng chip điện tử cho riêng mình nhưng không thành công.

Tuy nhiên theo WSJ, vụ kiện chống độc quyền Google có lẽ sẽ là bước ngoặt để thúc đẩy Apple bắt đầu hành trình tìm con đường mới cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì áp lực hiệu suất

Trong khi thoạt nghe thì dường như “văn hoá tăng trưởng” và “văn hoá hiệu suất” là 2 thuật ngữ giống nhau, ý nghĩa và sức tác động của nó thì hoàn toàn ngược lại. Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì tạo ra các áp lực công việc dựa trên hiệu suất.

Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì áp lực hiệu suất
Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì áp lực hiệu suất

Bởi chịu nhiều sự ảnh hưởng khác nhau, từ tư duy lãnh đạo đến các yếu tố vĩ mô, nhiều doanh nghiệp chọn cách xây văn hoá doanh nghiệp đè nặng lên yếu tố hiệu suất hay nói cách khác là tập trung vào hiệu suất cao. Sự thật là cách tiếp cận này có thể không phải là cách tốt nhất, lành mạnh nhất hoặc bền vững nhất để thúc đẩy kết quả (trong dài hạn).

Giải pháp thay thế cho doanh nghiệp là coi trọng văn hoá tăng trưởng, nó chính là sự kết hợp giữa các thành phần cá nhân và tổ chức khác nhau như: một môi trường làm việc mang lại cảm giác an toàn, tập trung vào việc học hỏi liên tục, không ngừng thử nghiệm và xây dựng một vòng phản hồi liên tục.

Trong nền văn hoá dựa trên hiệu suất, thứ duy nhất mà doanh nghiệp tập trung vào đó là hiệu suất công việc của nhân viên. Nói một cách dễ hiểu, các chỉ số hiệu suất (KPIs) chính là kết nối duy nhất giữa cá nhân với tổ chức, các quá trình tạo ra nó, cảm xúc của nhân viên hay văn hoá mà nó được sinh ra dường như không được đề cập tới. Nỗi sợ hãi và né tránh từ nhân viên là điều khó tránh khỏi.

Bỏ qua những lý do giải thích cho cách tiếp cận này, thứ mà doanh nghiệp cần nhận ra đó là văn hoá đó đang ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển lành mạnh và bền vững của doanh nghiệp.

Trái ngược với văn hoá dựa trên hiệu suất, văn hoá tăng trưởng hay văn hoá phát triển lại coi trọng yếu tố con người. Tại đây, nhân viên có thể thừa nhận những bất an, thiếu sót hay có cơ hội để bày tỏ ý kiến và cảm xúc của họ. Giá trị cá nhân của họ cũng được quan tâm theo cách tương tự.

Trong bối cảnh kinh tế mới, khi mọi người ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, khi các kết nối về cảm xúc và giá trị là một phần không thể thiếu giữa nhân viên và tổ chức, văn hoá tăng trưởng rõ ràng là đang chứng minh được lợi thế của nó.

Văn hoá tăng trưởng là văn hoá kết hợp giữa các yếu tố cá nhân và tổ chức, dưới đây là một số thành phần quan trọng hay dấu hiệu để nhận diện văn hoá này:

  • Một môi trường mang lại cảm giác an toàn, được thúc đẩy bởi các nhà lãnh đạo sẵn sàng làm gương và chịu trách nhiệm cá nhân về những thiếu sót và sai lầm của họ.
  • Tập trung vào việc học hỏi liên tục thông qua quá trình tìm hiểu, tò mò và minh bạch, thay vì phán xét, né tránh và tự bảo vệ.
  • Văn hoá tăng trưởng cũng coi trọng các thử nghiệm liên tục, xoá bỏ tư duy “thử nghiệm cái mới là rủi ro”.
  • Vòng phản hồi liên tục: Một tổ chức có văn hoá tăng trưởng sẽ tập trung vào việc xây dựng một vòng phản hồi liên tục, từ dưới lên và từ trên xuống, từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong. Cam kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển và trở nên tốt hơn cũng là điểm nhận dạng quan trọng trong các tổ chức có văn hoá tăng trưởng.

Khác với những gì mà bạn biết về văn hoá tăng trưởng, trong các tổ chức có văn hoá hiệu suất hay văn hoá làm việc chỉ coi trọng hiệu suất, hoặc là bạn là người thành công (vẻ vang) hoặc là kẻ thất bại (ê chề). “Người thành công” và “Kẻ thất bại” luôn được đề cập và tách biệt.

Điều này không có nghĩa là yếu tố kết quả sẽ không được coi trọng trong các nền văn hoá tăng trưởng, hay thành tích là thứ không được nhận diện. Ngoài việc khen thưởng cho các thành tích hay cá nhân xuất sắc, các tổ chức có văn hoá này cũng coi thất bại và thiếu sót là cần thiết, là cơ hội để học hỏi, tối ưu cho cả cá nhân và tổ chức.

Hệ luỵ từ văn hoá chỉ coi trọng hiệu suất.

Như một bản năng tất yếu, con người thường có xu hướng che giấu, hợp lý hóa, giảm thiểu, che đậy và phủ nhận những điểm yếu cũng như sai lầm của mình vì chúng khiến họ cảm thấy dễ bị tổn thương, gặp rủi ro và ít có giá trị. Những nỗi sợ hãi này theo thời gian sẽ làm thu hẹp và hạn chế tầm nhìn của họ thay vì mở rộng nó.

Trong các tổ chức chỉ coi trọng hiệu suất, nơi mà mọi sai lầm đều được xem là điều cấm kỵ, các cá nhân thường cũng sẽ chọn cho họ những “vị trí an toàn”, che giấu hơn là phản hồi hay bày tỏ ý kiến, đổi mới sáng tạo theo đó là điều rất xa xỉ. Hậu quả cuối cùng hiển nhiên vẫn sẽ thuộc về phía doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần làm gì để theo đuổi văn hoá tăng trưởng.

Ngoài việc tích cực xây dựng doanh nghiệp theo các điểm nhận diện của một tổ chức được xem là có văn hoá tăng trưởng như ở trên, việc tuyển mới một số nhà lãnh đạo kiểu mới, với các kỹ năng mới khác nhau, để đáp ứng những giá trị mới cho cả nhân viên lẫn khách hàng là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Thúc đẩy sự tăng trưởng đòi hỏi sự cân bằng tinh tế giữa các thử thách và nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là thay vì an toàn với những kết quả hiện có, thay vì sợ hãi với những rủi ro mà cái mới có thể mang lại, các cá nhân lẫn tổ chức cần được khuyến khích để vượt ra khỏi vùng an toàn của họ – suy cho cùng, không có thành công nào được xây dựng mà thiếu vắng bóng dáng của sự thất bại cả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ tài khoản mạng xã hội phải chịu trách nhiệm với bài đăng và cần bảo vệ tài khoản cá nhân của mình. Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém.

Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém
Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém

Ông Lê Quang Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắc đến một số tài khoản mạng xã hội thời gian qua có phát ngôn xúc phạm cá nhân, tổ chức, hoặc đăng tin giả.

Ví dụ, đầu bếp Võ Đình Quốc, chủ tài khoản Facebook Vo Quoc với hơn 130 nghìn lượt theo dõi, đã bị xử lý vì đăng tin xúc phạm báo chí, dù người này giải thích bài viết “do người khác đăng tải”. Ông Quốc bị Sở Thông tin Truyền thông TP HCM phạt 7,5 triệu đồng vào ngày 2/10 và bị kiến nghị đưa tài khoản vào blacklist.

Blacklist (danh sách đen quảng cáo) là sáng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông, triển khai từ đầu năm, tập hợp những trang web, tài khoản mạng vi phạm pháp luật Việt Nam.

Danh sách được gửi định kỳ cho các đơn vị quảng cáo và nhãn hàng, nhằm khuyến nghị không quảng cáo, chặn nguồn tiền của các kênh vi phạm trong trường hợp chưa thể gỡ bỏ khỏi nền tảng. Đến nay, khoảng 120 trang web và 60 tài khoản mạng xã hội xuyên biên giới đã bị đưa vào blacklist.

Với trường hợp của ông Quốc, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết đã giao Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM làm việc lần thứ hai với người này. Sau khi nghe chủ tài khoản và người quản lý giải trình, Cục quyết định chưa đưa vào danh sách đen.

“Tài khoản có tình trạng người khác dùng chung, không thể kiểm soát, nên trước mắt chưa đưa vào blacklist, nhưng việc xử phạt là đương nhiên và ông Quốc cần rút kinh nghiệm trong việc bảo vệ, quản lý tài khoản cá nhân”, ông Do cho biết.

Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về thông tin.

Thời gian qua, một số chủ tài khoản mạng xã hội lấy lý do “bị hack” hoặc giao người khác quản lý, sau khi có những hành vi vi phạm trên mạng. Trên thực tế, các vụ tấn công chiếm tài khoản diễn ra khá phổ biến. Ngoài ra, tài khoản của người nổi tiếng thường do nhiều người cùng quản lý.

Tuy nhiên theo ông Do, khi có hành vi vi phạm xảy ra, chủ tài khoản vẫn là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm.

“Nếu tài khoản bị chiếm quyền điều khiển hoặc do nhiều người dùng chung, họ phải chứng minh mình không đăng tải nội dung đó. Nếu không vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”, ông Do nói. Trong trường hợp phát ngôn vi phạm nghiêm trọng, họ có thể bị kiện ra tòa hoặc bị xử lý hình sự, theo Luật An ninh mạng.

Nghị định thay thế Nghị định 72 (2013) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã được trình lên Chính phủ.

Ông Do cho biết nghị định nếu được thông qua sẽ bổ sung nhiều quy định mới, với mục đích lớn nhất là “quản lý đời thực thế nào thì quản lý trên mạng như vậy” và người dùng cũng cần có ý thức bảo vệ, quản lý tài khoản của mình trên mạng xã hội.

Theo dự thảo nghị định, tài khoản của người dùng trên mạng sẽ được xác thực theo thông tin cá nhân, và có thể sẽ được sử dụng vào nhiều việc khác nhau, không chỉ là đăng tin, mà có thể là kinh doanh, buôn bán. “Trách nhiệm gắn với chủ tài khoản rất nhiều, vì vậy người dùng cần bảo vệ tài khoản này như tài khoản ngân hàng vậy”, ông Do nói.

Cục khuyến nghị người dùng thận trọng và hạn chế chia sẻ tài khoản. Nếu buộc phải chia sẻ, cần có hợp đồng thỏa thuận làm rõ những người nào cùng tham gia sử dụng và chịu trách nhiệm về phát ngôn đăng tải trên tài khoản đó.

Trong trường hợp tài khoản bị chiếm quyền điều khiển, Cục cho rằng người dùng cần gửi báo cáo ngay cho nền tảng. Những tài khoản có sức ảnh hưởng cần liên hệ bằng email tới địa chỉ online.abei@mic.gov.vn, đồng thời tìm cách thông báo công khai về tình trạng của mình. Khi có vi phạm xảy ra, đây sẽ là bằng chứng để cơ quan chức năng xem xét xử lý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google bị kiện vì hành vi phản cạnh tranh và thao túng giá quảng cáo

Google lại tiếp tục bị kiện vì những gian lận trong kinh doanh, lạm dụng vị thế dẫn đầu và thao túng trong hoạt động bán quảng cáo.

Google bị kiện vì hành vi phản cạnh tranh và thao túng giá quảng cáo
Google bị kiện vì hành vi phản cạnh tranh và thao túng giá quảng cáo

Trong khi toàn thế giới có vô số các nhà cung cấp (nền tảng và dịch vụ) quảng cáo kỹ thuật số nhưng Google vẫn chiếm khoảng 28% chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số, điều này vừa khiến Google trở thành nền tảng chiếm ưu thế trong ngành vừa tạo ra nhiều tranh cãi.

Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) kiện Google.

Theo thông cáo báo chí chính thức của Văn phòng Công vụ thuộc Bộ Tư pháp Mỹ. Các khiếu nại được đưa ra nhằm mục tiêu chống lại hành vi phản cạnh tranh của Google bao gồm:

  • Mua lại đối thủ cạnh tranh: Google liên tục tham gia vào việc mua lại để giành quyền kiểm soát các công cụ quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) quan trọng được các nhà xuất bản website sử dụng để bán không gian quảng cáo (Ad Inventory).
  • Ép buộc sử dụng các công cụ của Google: Buộc các nhà xuất bản website phải sử dụng các công cụ riêng của Google mới có quyền truy cập vào các tính năng mà nhà xuất bản rất cần để tối ưu doanh thu quảng cáo.
  • Làm bóp méo yếu tố cạnh tranh đấu giá: Hạn chế tính năng đặt giá thầu theo thời gian thực trên không gian quảng cáo của các nhà xuất bản (publisher inventory) đang sử dụng nền tảng trao đổi quảng cáo của Google (Google ad exchange) và cản trở khả năng cạnh tranh của các nền tảng đối thủ.
  • Thao túng hoạt động đấu giá quảng cáo: Thao túng cơ chế đấu giá trên một số sản phẩm của mình để thoát khỏi vị thế bị cạnh tranh, “tước đoạt” quy mô của đối thủ và ngăn chặn sự phát triển của các công nghệ của đối thủ.

Đây không phải là vụ kiện đầu tiên với Google về các tính năng liên quan đến hoạt động quảng cáo, thao túng và phản cạnh tranh. Trước đó kể từ năm 2020, Google đã phải đối mặt với một số vụ kiện tương tự.

Bạn có thể theo dõi thêm thông tin về vụ kiện tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh nghiệp tái tạo: Xu hướng tương lai của các doanh nghiệp

43% doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đã triển khai hiệu quả cái gọi là “văn hóa tái tạo” hay “kinh doanh tái tạo” và 46% đang vận hành chuỗi cung ứng tái tạo rất hiệu quả.

Doanh nghiệp tái tạo
Doanh nghiệp tái tạo: Xu hướng tương lai của các doanh nghiệp

Các phân tích từ công ty tư vấn toàn cầu Kearney đã phát hiện ra rằng gần một nửa (48%) giám đốc điều hành hoặc các vị cấp cao (C-suite) khác cho biết những chuyển đổi kinh doanh hiện tại của họ không mang lại hiệu quả.

Mặc dù các doanh nghiệp đang chuyển từ tập trung vào khả năng phục hồi trong suốt thời kỳ diễn ra COVID-19 sang quan điểm mới gọi là ‘tái tạo’ (regenerative business), nhưng hiện chỉ có 51% doanh nghiệp vận hành hiệu quả theo cách này.

“Doanh nghiệp tái tạo” là gì?

Trong bối cảnh kinh doanh mới, việc tích hợp các mô hình kỹ thuật số mới và phân tích nâng cao, đồng thời tạo ra các chuỗi cung ứng và mô hình bền vững cho doanh nghiệp và xã hội hiện là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Các doanh nghiệp mong muốn thực hiện những cam kết này sẽ cần một cách thức tiếp cận lâu dài để có thể trở nên thực sự ‘tái tạo’ (tái sinh).

Điều này có nghĩa là, ngoài việc phục hồi và mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp cần chủ động xác định xem những giá trị nào có thể được thêm ngược trở lại cho xã hội. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR) đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thay vì chỉ tập trung tối ưu hóa hiệu quả hay hiệu suất kinh doanh, thế hệ doanh nghiệp tiếp theo sẽ cần phải tái tạo tốc độ, sử dụng dữ liệu bên ngoài cộng với công nghệ AI để tìm hiểu chính xác những gì đang xảy ra bên ngoài doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bằng cách tái tạo toàn bộ hệ thống kinh doanh, từ chuỗi cung ứng đến trải nghiệm khách hàng và văn hóa tổ chức, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các đội ngũ của họ có thể tiếp cận và duy trì toàn bộ tiềm năng vốn có.

Doanh nghiệp tái tạo còn được gọi là Kinh doanh tái tạo.

Góc nhìn từ C-Suite với khái niệm doanh nghiệp tái tạo (regenerative business).

Góc nhìn từ C-Suite với khái niệm doanh nghiệp tái tạo.
Góc nhìn từ C-Suite với khái niệm doanh nghiệp tái tạo.

Báo cáo nghiên cứu mới của Kearney từ hơn 800 lãnh đạo doanh nghiệp (C-Suite) trên toàn cầu (bao gồm 159 người ở khu vực APAC) cho thấy rằng có đến 99% lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc trở thành một doanh nghiệp tái tạo.

Ngoài ra, trong nghiên cứu, hơn một nửa (51%) lãnh đạo APAC báo cáo rằng doanh nghiệp của họ đã vận hành theo cách tái tạo một cách hiệu quả. Mặc dù con số này cao hơn mức trung bình toàn cầu là 44%, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội nữa để tiếp tục cải thiện và theo đuổi.

Tương tự, 43% doanh nghiệp APAC cho biết họ đã triển khai hiệu quả văn hóa tái tạo và 46% cho biết họ đang vận hành chuỗi cung ứng tái tạo rất hiệu quả.

Thái độ của C-Suite cũng rất khác nhau. Hơn một nửa (55%) CEO khu vực APAC cho biết hoạt động kinh doanh của họ rất hiệu quả trong việc tái tạo, với 41% cho biết họ vẫn còn nhiều tiến bộ cần đạt được.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết C-Suite ở APAC đang áp dụng các phong cách lãnh đạo mới, thứ có thể hỗ trợ doanh nghiệp tái tạo. Họ tập trung vào hành động và trao quyền cho người khác để tạo ra nhiều sự tích cực và thay đổi. 49% CEO cho biết họ hiện đang sử dụng phong cách lãnh đạo tái tạo (regenerative leadership) rất hiệu quả.

Arjun Sethi, Đối tác và Chủ tịch khu vực APAC tại Kearney nhận xét:

“Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy rõ rằng các doanh nghiệp trong khu vực muốn chuyển từ một chiến lược đơn thuần là có khả năng phục hồi sang một chiến lược mới có khả năng tái tạo hoàn toàn, mang tính chuyển đổi giá trị cốt lõi cao hơn. Một môi trường làm việc đa dạng và bền vững là những ưu tiên khác.

Trong bối cảnh mới, một mô hình kinh doanh tái tạo sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho những chuyển đổi mang tính cốt lõi và hơn thế nữa.

Các doanh nghiệp giờ đây phải lùi lại một bước, xem xét mô hình kinh doanh cũng như đánh giá lại các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Mang lại giá trị tối đa cho tất cả các bên liên quan và phục vụ cho một hệ sinh thái rộng lớn hơn là mục tiêu hàng đầu.”

Chủ tịch Arjun Sethi cho biết thêm:

“Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp ở Châu Á Thái Bình Dương đang đi đúng hướng tới các mô hình tái tạo và họ đang vận hành theo hướng tái tạo hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác trên toàn cầu.”

Trở thành một doanh nghiệp tái tạo không chỉ là việc tái cơ cấu và giải quyết những điểm yếu hiện có của doanh nghiệp. Điều quan trọng là bất kỳ kế hoạch hay chiến lược nào cũng phải đặt ra mục tiêu bền vững và không ngừng tăng thêm giá trị cho thế giới mà họ đang hoạt động.

“Các doanh nghiệp phải phát huy thế mạnh của mình đồng thời tìm cách xác định các cơ hội mới để phát triển bền vững hơn trong tương lai. “Tái tạo” sẽ là từ khoá mà doanh nghiệp cần phải theo đuổi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips