Án phạt của chính phủ Anh dành cho TikTok là động thái mới nhất trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang lo ngại về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng.
Theo The Guardian, cơ quan giám sát dữ liệu của Anh đã phạt TikTok 15,9 triệu USD vì sử dụng dữ liệu của 1,4 triệu trẻ em dưới 13 tuổi mà không có sự đồng ý của người lớn vào năm 2020.
Dù TikTok có quy định độ tuổi tối thiểu để tạo tài khoản là 13 tuổi, Văn phòng Ủy ban Thông tin (ICO) cho biết ứng dụng chia sẻ video này không thực hiện đủ các biện pháp để rà soát độ tuổi người dùng. Cơ quan này cho biết TikTok đã vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của Anh từ tháng 5.2018 đến tháng 7.2020.
Ủy viên ICO là John Edwards cho biết nước Anh có luật để đảm bảo trẻ em được an toàn trong thế giới kỹ thuật số cũng như thế giới vật chất.
Việc TikTok không tuân thủ luật dẫn đến hậu quả là có hơn 1,4 triệu trẻ em dưới 13 tuổi được cấp quyền truy cập ứng dụng và bị TikTok sử dụng dữ liệu cá nhân.
Được biết, TikTok có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi trẻ em và lập hồ sơ cho chúng, sau đó cung cấp những nội dung có hại và không phù hợp trong lần truy cập tiếp theo, ông Edwards nói thêm.
Người phát ngôn của mạng xã hội TikToK cho biết TikTok dành cho người dùng 13 tuổi trở lên và công ty có đội ngũ hùng hậu gồm 40.000 người làm việc suốt ngày đêm để giữ an toàn cho cộng đồng và ngăn chặn trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng nền tảng này.
Mặc dù không đồng ý với quyết định của ICO, TikTok hoan nghênh việc giảm khoản phạt xuống một nửa so với mức 28,9 triệu USD được đề xuất vào năm ngoái và sẽ tiếp tục xem xét quyết định và các bước tiếp theo.
Luật bảo vệ dữ liệu của Anh không có lệnh cấm nghiêm ngặt đối với việc trẻ em sử dụng internet, nhưng yêu cầu các tổ chức sử dụng dữ liệu cá nhân của trẻ em phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người chăm sóc.
TikTok cho biết đã thay đổi các hoạt động kể từ khi bị ICO điều tra. Những người điều hành ứng dụng đã được đào tạo để xác định các tài khoản chưa đủ tuổi, cũng như cung cấp công cụ để phụ huynh xóa tài khoản của con mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu về các khái niệm và lý thuyết xoay quanh thuật ngữ “Người có ảnh hưởng” (hay còn được gọi trong tiếng Anh là Influencer) như: Người có sức ảnh hưởng là gì? Họ là ai? Phân loại Người có ảnh hưởng (Người ảnh hưởng, Người có sức ảnh hưởng)? Tìm hiểu về nghề Người có ảnh hưởng trên mạng? Vai trò của Người có ảnh hưởng đối với thương hiệu hay các hoạt động marketing?
Được nổi lên chủ yếu dưới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram, thuật ngữ hay cụm từ “Người có ảnh hưởng” đề cập đến tất cả những cá nhân có sức ảnh hưởng đến người khác và thường gắn liền với các hành động cụ thể chẳng hạn như ảnh hưởng đến việc ra một quyết định nào đó.
Phân loại các kiểu Người có ảnh hưởng hiện có trên thị trường.
Phân biệt Người có ảnh hưởng với KOLs.
Cách trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp.
Vai trò chính của những Người có ảnh hưởng trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Người có ảnh hưởng.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Người có sức ảnh hưởng là gì? Họ là ai?
Người có ảnh hưởng trong tiếng Anh có nghĩa là Influencer.
“Người có ảnh hưởng” là khái niệm đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.
Người có ảnh hưởng là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.
Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Người có ảnh hưởng đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.
Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà những Người có ảnh hưởng cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.
Người có ảnh hưởng còn được gọi là Người ảnh hưởng hoặc Người có sức ảnh hưởng.
Nghề Người có ảnh hưởng là gì?
Cũng tương tự như nghề marketing, Người có ảnh hưởng cũng có thể được coi là một ngành hay nghề chính thức với một số người.
Về mặt tổng thể, có thể phân ngành nghề Người có ảnh hưởng thành 2 nhóm đó là những người được đào tạo để trở thành một Người có ảnh hưởng nói chung và những người kinh doanh trong lĩnh vực này, tức là những cá nhân hay tổ chức chuyên đào tạo và sử dụng Người có ảnh hưởng vào công việc kinh doanh của họ.
Phân loại các kiểu Người có ảnh hưởng hiện có trên thị trường.
Như đã phân tích ở trên, Người có ảnh hưởng vốn là danh từ chung được sử dụng mang tính đại diện cho tất cả những ai có một sức ảnh hưởng nhất định đến một nhóm người hay cộng đồng cụ thể nào đó.
Cũng tương tự các khái niệm marketing, tuỳ theo từng cách phân loại khác nhau, “Người có ảnh hưởng” cũng có thể được phân loại thành các nhóm hay tên gọi khác nhau.
Một số phương pháp phân loại phổ biến nhất là theo số lượng người theo dõi (followers), theo loại nội dung (content type) và theo mức độ ảnh hưởng của người đó đến các nhóm đối tượng đang theo dõi họ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phân loại Người có ảnh hưởng theo các thị trường ngách (niche market) mà họ đang làm việc và có sức ảnh hưởng.
Dưới đây là chi tiết các loại Người có ảnh hưởng phổ biến nhất.
Phân loại Người có ảnh hưởng theo số lượng người theo dõi.
Vốn được sinh ra chủ yếu trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Người có ảnh hưởng gắn liền với các chỉ số theo dõi trên các nền tảng này như lượt thích (Like), lượt bình luận (Comment), lượt chia sẻ (Share), lượt tiếp cận (Reach) hay số lượng người theo dõi (Follower) họ.
Theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, Người có ảnh hưởng được phân loại theo 4 kiểu bao gồm: Mega-Influencer (những người có lượng theo dõi rất lớn), Macro-Influencer (những người có lượng theo dõi lớn), Micro-Influencer (những người có lượng theo dõi nhỏ) và Nano-Influencer (những người có lượng người theo dõi rất nhỏ).
Mega Influencer (Người có ảnh hưởng lớn).
Mega Influencer là những người có ảnh hưởng rất lớn khi họ sở hữu một lượng người theo dõi khủng trên các nền tảng mạng xã hội (chủ yếu).
Mặc dù không có bất cứ một quy tắc cố định nào về số lượng người theo dõi gắn liền với các cách phân loại Người có ảnh hưởng, những Mega Influencer thường là những người có trên 1 triệu người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội riêng biệt nào đó.
Nhiều Mega Influencer là những người nổi tiếng được nhiều người biết đến (ngay cả ở ngoại tuyến) – họ có thể là những ngôi sao điện ảnh, những vận động viên thể thao, ca nhạc sĩ và thậm chí là những doanh nhân đang điều hành các doanh nghiệp cụ thể.
Bạn có thể nghĩ ngay về Elon Musk trong ví dụ này, người hiện có hơn 96 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Twitter.
Bởi thế mạnh là có số lượng người theo dõi lớn, chỉ có những thương hiệu lớn mới sử dụng Mega Influencer trong các chiến dịch marketing hay truyền thông của họ.
Macro Influencer (Người có ảnh hưởng có lượng theo dõi lớn).
Có phần nhỏ hơn so với các Mega Influencer, Macro Influencer là người có ảnh hưởng cũng tương đối lớn và thường là sự lựa chọn tối ưu của các marketer.
Macro Influencer có số người theo dõi nằm trong khoảng từ 40.000 đến dưới 1 triệu trên từng mạng xã hội riêng lẻ (không cộng dồn người theo dõi giữa các nền tảng lại).
Cũng tương tự như những Mega Influencer, các Macro Influencer có thể là những ca sỹ, diễn viên, hay một nghệ nhân nào đó, tuy nhiên họ chưa có sức ảnh hưởng rộng lớn hoặc chỉ có sức ảnh hưởng trên một số môi trường nhất định (chẳng hạn như internet).
Nằm trong chiến lược tổng thể của thương hiệu, những người có ảnh hưởng lớn như Mega Influencer và Macro Influencer thường được sử dụng với mục tiêu là xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay mức độ yêu thích của người dùng với thương hiệu.
Micro Influencer (Người có sức ảnh hưởng nhỏ).
Micro Influencer có thể hiểu là những người có ảnh hưởng nhỏ hoặc vi mô, những người thường được biết đến với tư cách là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Mặc dù hiện không có quy định nào về số lượng người theo dõi của các Micro Influencer, bạn có thể coi những người này có từ 1.000 đến dưới 40.000 người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội riêng lẻ.
Khác với những người có ảnh hưởng lớn, khi họ có rất nhiều người biết hay thậm chí là có cả 1 ekip phụ trách việc họ hợp tác với các thương hiệu, người có ảnh hưởng nhỏ thường ít ai biết đến trừ khi bạn chủ động tìm kiếm và tiếp cận họ.
Với số lượng người theo dõi khiêm tốn, những Micro Influencer thường ít được sử dụng để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, thay vào đó họ là những “cánh tay đắc lực” giúp thương hiệu kết nối ở một cấp độ gần và sâu hơn với người tiêu dùng.
Chẳng hạn nếu bạn là người phụ trách marketing của một thương hiệu về sữa dành cho trẻ em, trong khi các bác sỹ chuyên khoa Nhi có thể không giúp thương hiệu tiếp cận với hàng triệu người dùng mục tiêu, họ có khả năng thuyết phục những người mẹ cao hơn.
Ngoài việc các thương hiệu thường phải trả phí khi cộng tác với các Micro Influencer, trong không ít các trường hợp, thương hiệu có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ họ.
Cũng tương tự như ví dụ về thương hiệu sữa dành cho trẻ em nói trên, nếu bạn tổ chức một sự kiện mang tính cộng đồng dành cho những người mẹ có thể có các bí quyết để chăm sóc em bé tốt hơn thay vì là quảng cáo đơn thuần, những người có ảnh hưởng nhỏ mà trong trường hợp này chính là các bác sỹ khoa Nhi sẽ có thể tham gia tư vấn miễn phí.
Nano Influencer (Người có sức ảnh hưởng siêu nhỏ).
Kiểu người có ảnh hưởng cuối cùng trong cách phân loại theo lượng người theo dõi đó là Nano Influencer, những người có ảnh hưởng rất nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Những người này chỉ có một số lượng nhỏ người theo dõi, nhưng họ là những chuyên gia trong một lĩnh vực ít người biết đến hoặc chuyên môn cao.
Trong nhiều trường hợp, các Nano Influencer thường có ít hơn 1.000 người theo dõi – và vì họ không phải là người nỗi tiếng, họ thường sẵn sàng tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu nhiều hơn so với các kiểu người có ảnh hưởng nói trên.
Trong khi nhiều thương hiệu coi những người có ảnh hưởng nano là không quan trọng, họ có thể trở thành một “tài sản quý giá” đối với các doanh nghiệp hay thương hiệu có các sản phẩm chuyên biệt.
Ví dụ bạn đang kinh doanh những loại máy công nghiệp nào đó chẳng hạn, những kỹ sư công nghiệp ít người biết đến lại có thể là những người có thể giúp người mua tin tưởng và an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.
Phân loại Người có ảnh hưởng theo loại hay kiểu nội dung.
Khi những người có ảnh hưởng gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, tuỳ vào từng nền tảng mạng xã hội khác nhau hay những gì mà họ đang tập trung vào, những Người có ảnh hưởng khi này cũng sẽ được chia thành các kiểu khác nhau.
Blogger.
Bloggers là khái niệm được sử dụng để chỉ những cá nhân thường xuyên xây dựng và phân phối nội dung (bài đăng) trên các nền tảng website (riêng) của họ.
Tuỳ vào từng sở thích khác nhau, những gì họ viết có thể là về du dịch, ẩm thực hay marketing chẳng hạn.
Nếu một blogger nổi tiếng nào đó đề cập một cách tích cực đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong một bài đăng trên Blog của họ, điều này có thể dẫn đến việc những người ủng hộ blogger đó sẽ muốn dùng thử sản phẩm của bạn.
Nếu một blog đủ lớn và đủ ảnh hưởng, bạn có thể mua một bài đăng được tài trợ trên trang của họ.
YouTuber.
Trong khi các nền tảng video vẫn tiếp tục chiếm nhiều ưu thế nhất trong việc được người tiêu dùng đón nhận, những YouTuber tức những người có ảnh hưởng trên YouTube sẽ là một lựa chọn khác cho các thương hiệu.
Podcaster.
Podcast Marketing hiện không còn là một khái niệm mới với những người làm marketing nói chung. Bằng cách đơn giản hoá quá trình tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu, Podcast (những nội dung bằng âm thanh) cũng là một cách khác để thương hiệu có thể tương tác với người dùng.
Khi nhu cầu tiêu thụ Podcast tiếp tục tăng lên, Podcaster sẽ là những Người có ảnh hưởng mà các thương hiệu có thể cộng tác.
Phân loại Người có ảnh hưởng theo cấp độ ảnh hưởng.
Cách phân loại Người có ảnh hưởng cuối cùng là phân loại theo cấp độ ảnh hưởng hay mức độ “quyền lực” của họ đối với các nhóm đối tượng mục tiêu.
Theo cách phân loại này, Người có ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm chính đó là Celebrities (những người nổi tiếng) và KOL (những người đóng vai trò là người lãnh đạo, những chuyên gia có sức ảnh hưởng lớn).
Celebrities.
Celebrities (thường được gọi tắt là Celeb) là những người nổi tiếng và những người này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực giải trí, họ thường là những ca sĩ, diễn viên hay người mẫu thời thượng nào đó.
Celebrities có lượng theo dõi lớn và không chỉ nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội hay môi trường internet, họ còn được biết đến rộng rãi từ các môi trường ngoại tuyến.
Những cái tên như James Bond hay Bi Rain chính là những Celeb chính hiệu.
KOL.
KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.
Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.
Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.
Sự khác biệt giữa “Người có ảnh hưởng” với KOLs là gì?
Như đã phân tích ở trên, trong khi Người có ảnh hưởng là khái niệm sử dụng chung cho tất cả những người ảnh hưởng, KOL hay các Key Opinion Leader đề cập trực tiếp đến những Người có ảnh hưởng là những chuyên gia hay nhà lãnh đạo trong từng lĩnh vực cụ thể.
Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là gì?
Theo dữ liệu từ Statista, đến năm 2022, toàn thế giới có khoảng 4 tỷ người dùng mạng xã hội và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng và dự kiến chạm mốc 4.5 tỷ vào năm 2025.
Khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) tiếp tục là nơi mà người dùng chọn để giải trí, làm việc và hơn thế nữa, những Người có ảnh hưởng từ các nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển và là một phần không thể thiếu trong bức tranh ngành Người có ảnh hưởng.
Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội chính là những người có sức ảnh hưởng chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram, điều này có nghĩa là có thể không ai biết đến họ từ các nền tảng hay môi trường khác.
Cách trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp (theo đúng nghĩa).
Điều đầu tiên bạn cần trả lời trước khi nói đến các công việc cần làm để trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp đó là trong các loại Người có ảnh hưởng nói trên, đâu là kiểu mà bạn muốn hướng tới trong tương lai, hay nói cách khác, bạn muốn bạn là ai và làm gì.
Trong khi để trở thành những kiểu Người có ảnh hưởng khác nhau, bạn cần những kỹ năng, năng lực và con đường khác nhau, dưới đây là những bước cơ bản bạn cần làm để trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào.
Bước 1: Tìm kiếm thị trường ngách của bạn.
Như đã phân tích ở trên, trở thành một Người có ảnh hưởng có nghĩa là bạn cần trở thành một chuyên gia hay nổi tiếng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Nếu bạn là người thích và giỏi thể thao, bạn có thể trở thành một Người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thể thao như cách mà cầu thủ Cristiano Ronaldo đã và đang làm.
Bạn có thể sử dụng đến ma trận SWOT nếu bạn vẫn còn chưa biết bạn giỏi hay có thế mạnh về điều gì.
Bước 2: Chọn nền tảng mạng xã hội nơi bạn sẽ toả sáng.
Tuỳ vào từng thị trường ngách khác nhau mà bạn đã chọn ở Bước 1 trước đó mà bạn có thể cần chọn các nền tảng khác nhau như TikTok, Instagram hay YouTube.
Chẳng hạn nếu đối tượng mục tiêu của bạn là những bạn Gen Z, thì TikTok có thể phù hợp hơn, ngược lại nếu bạn muốn tiếp cận những chuyên gia, LinkedIn là nơi hoàn hảo.
Ngoài việc dựa vào các đối tượng mục tiêu để xác định đúng nền tảng tiếp cận, bạn cũng có thể dựa vào những Người có ảnh hưởng tương tự khác để xem họ đang tập trung vào những nền tảng nào.
Bước 3: Xây dựng chiến lược nội dung.
Bước thứ 3 bạn cần làm để trở thành một Người có ảnh hưởng đó là xây dựng chiến lược nội dung (Content Strategy).
Dù cho bạn đang lựa chọn thị trường ngách là gì, hay nền tảng mà bạn đang hướng tới là đâu, những thông điệp nội dung vẫn là thứ quan trọng nhất để kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu và tạo ra sức ảnh hưởng đến họ.
Tuỳ vào từng nhóm đối tượng khác nhau và nền tảng khác nhau, bạn sẽ cần những kiểu hay loại nội dung (Content) khác nhau.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu có những kiểu nội dung nào mà bạn có thể sử dụng, content là gì là bài viết mà MarketingTrips khuyên bạn nên đọc.
Bước 4: Xây dựng và phát triển website (blog).
Sau khi đã có được chiến lược nội dung cho mình, bạn cũng nơi để có thể cập nhật chúng lên và sau đó duy trì công việc này thường xuyên.
Bước 5: Giữ cho mọi thứ được nhất quán.
Cững giống như cách xây dụng một thương hiệu hay xây dựng thương hiệu cá nhân, mọi thứ bạn truyền tải đi cần nhất quán.
Nhất quán có nghĩa là hướng đối tượng mục tiêu suy nghĩ đến bạn theo một hoặc một số ít cách duy nhất, thay vì với mỗi nội dung khác nhau bạn buộc họ phải hình dung bạn theo những cách khác nhau.
Ví dụ nếu các nội dung bạn đăng đều thể hiện rõ tính chuyên nghiệp và bài bản thì một vài bài đăng cẩu thả có thể làm hư hết hình ảnh của bạn trong mắt người đọc.
Bước 6: Xây dựng một quan điểm hay lập trường riêng.
Bạn cứ thử hình dung xem liệu đối tượng mục tiêu của bạn có “theo dõi” và ủng hộ bạn không nếu bạn không có bất cứ một chính kiến hay lập trường riêng nào.
“Dĩ hoà vi quý” có thể không tỏ ra hiệu quả với hình ảnh của một người có ảnh hưởng.
Chẳng hạn nếu bạn đang muốn trở thành một KOL trong lĩnh vực chuyên môn của mình, việc bạn phải đưa ra những góc nhìn mới và sáng tạo là điều bắt buộc.
Bước 7: Tương tác sâu với đối tượng mục tiêu.
Tới đây, khi bạn đã có thể xây dựng cho mình một nhóm đối tượng riêng, việc bạn thường xuyên tương tác với họ hay thậm chí là tương tác ở cấp độ cá nhân là rất cần thiết.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách thích và trả lời các bình luận của họ, hay trong một số trường hợp bạn có thể phân tích sâu một câu hỏi của họ và biến nó thành Case Study, đây cũng là cách để đối tượng mục tiêu có thể tin tưởng về năng lực cũng như mức độ sẵn sàng hợp tác của bạn.
Bước 8: Thường xuyên đánh giá và cải tiến.
Khi bạn bắt đầu xây dựng, phân phối nội dung và tương tác với đối tượng mục tiêu của mình, bạn bắt đầu cần theo dõi, đánh giá các chỉ số có được và cải thiện chúng.
Ví dụ nếu bạn phát hiện ra một kiểu chủ đề hay nội dung nào nhận được nhiều sự tương tác hay ủng hộ, bạn có thể cần xây dựng nó nhiều hơn.
Bước 9: Cập nhật liên tục các xu hướng hay kiến thức mới.
Một trong những đặc điểm khác biệt của các nền tảng mạng xã hội với các nền tảng khác đó là tính mới mẽ (trending).
Bằng cách sử dụng các hiệu ứng mới, các meme mới hay các hashtag xu hướng đang thịnh hành, bạn có thể cho đối tượng mục tiêu thấy rằng bạn đang không ngừng làm việc và cống hiến.
Ngoài ra, với bất cứ kiểu Người có ảnh hưởng nào, những gì mà đối tượng mục tiêu cần là những kiến thức mới mà bạn có được.
Đó có thể là những công thức nấu ăn mới, những xu hướng Digital Marketing mới trong ngành hay bất cứ điều gì mang lại giá trị cho người theo dõi.
Vai trò chính của những Người có ảnh hưởng trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?
Tuỳ vào từng loại Người có ảnh hưởng khác nhau, mức độ ảnh hưởng hay vai trò của những Người có ảnh hưởng có thể khác nhau, dưới đây là những giá trị chính mà họ có thể mang lại cho thương hiệu.
Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Không chỉ với các Mega Influencers hay Macro Influencers, tức những người có ảnh hưởng lớn thì mới có thể giúp thương hiệu xây dựng độ nhận biết hay nhận thức về thương hiệu.
Ngay cả với những người có ảnh hưởng nhỏ thì giá trị này vẫn không thay đổi.
Bằng cách để những người có ảnh hưởng truyền tải các công điệp của thương hiệu đến với các nhóm đối tượng sẵn sàng ủng hộ họ, thương hiệu của bạn sẽ ngày càng ăn sâu hơn vào tâm trí của họ.
Xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu.
Nếu các quảng cáo trực tiếp từ thương hiệu có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy “đường đột” và ít sự tin tưởng, hãy để những Người có ảnh hưởng giúp bạn làm điều đó.
Vì những Người có ảnh hưởng là những chuyên gia hay những người được nhiều người khác tình nguyện ủng hộ và theo dõi, họ thường có sự tín nhiệm rất cao và hiển nhiên, nếu các thông điệp được kết hợp với họ một cách phù hợp, họ có thể chuyển sự tin tưởng đó vào thương hiệu.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Có thể thông qua một vài chiến dịch kết hợp với Người có ảnh hưởng, thương hiệu không có được khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng ngay tức thì tuy nhiên bằng cách kết hợp các chiến dịch đó vào chiến lược marketing tổng thể, mọi thứ sẽ rất khác.
Ví dụ nếu sau một chiến dịch nào đó, bạn sử dụng tính năng tiếp thị lại kèm với một số đề xuất bán hàng hay khuyến mãi đặc biệt, khách hàng khi này có thể tiến hành mua hàng vì họ đã tin tưởng về thương hiệu từ những Người có ảnh hưởng trước đó.
Ngoài ra, bằng cách lồng ghép trực tiếp các chương trình khuyến mãi vào nội dung do người có ảnh hưởng chia sẻ, bạn cũng có thể có được doanh số bán hàng trực tiếp.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Người có ảnh hưởng.
Người có ảnh hưởng ảo là gì?
Người có ảnh hưởng ảo là Những người có ảnh hưởng được tạo ra từ công nghệ, họ không phải là người thật.
Thay vì sử dụng những Người có ảnh hưởng là những người thật nào đó, thương hiệu có thể sử dụng những Người có ảnh hưởng ảo được tạo ra trên môi trường kỹ thuật số dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI).
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về khái niệm “Người có ảnh hưởng“.
Bằng cách hiểu rõ Người có ảnh hưởng là gì, họ là ai, Người có ảnh hưởng được phân loại như thế nào, cũng như những giá trị mà những Người có ảnh hưởng có thể mang lại cho doanh nghiệp, bạn đang có thêm một cách mới để tương tác với khách hàng và thúc đẩy sự phát triển chung của thương hiệu.
TikTok vừa thông báo chương trình thực tập sinh mới trong 2023 mang tên TikTok Shop Graduate Development Program.
Nhằm mục tiêu tuyển chọn nhân tài cho nền tảng TikTok và công ty mẹ ByteDance, TikTok vừa thông báo chương trình thực tập sinh sau Đại học, TikTok Shop Graduate Development Program 2023.
TikTok Shop Graduate Development Program 2023 là gì?
TikTok Shop Graduate Development Program là chương trình phát triển sau đại học của TikTok Shop, chương trình sẽ kéo dài 24 tháng hướng tới mục tiêu phát triển những tài năng mới trong ngành thương mại điện tử (eCommerce).
Chương trình sẽ bao gồm nhiều đợt luân chuyển công việc, nơi các ứng viên sẽ được trải nghiệm và tìm hiểu về nhiều vai trò hay vị trí công việc khác nhau trong mảng thương mại điện tử của TikTok.
Giới thiệu về TikTok Shop.
TikTok Shop là một nền tảng thương mại điện tử được tích hợp hoàn toàn vào TikTok. Đây tập hợp những người bán (TikTok Seller), người mua và các nhà sáng tạo nội dung số – tất cả đều hướng tới mục tiêu tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch, cho phép cộng đồng người dùng khám phá và tương tác với những gì họ yêu thích.
Lợi ích khi đăng ký TikTok Shop Graduate Development Program 2023.
Theo TikTok: “Tại TikTok, nhân viên của chúng tôi khiêm tốn, thông minh, nhân ái và sáng tạo. Chúng tôi được sinh ra để truyền cảm hứng tới hơn 1 tỷ người dùng đa dạng trên nền tảng trên toàn cầu.”
Sau khi hoàn tất chương trình, ứng viên sẽ nhận được những cơ hội tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp của họ, theo đuổi những ý tưởng táo bạo và khám phá những cơ hội phát triển vô hạn với TikTok.
Ứng viên cũng có thể nộp đơn vào tối đa 2 vị trí tại TikTok hoặc công ty mẹ ByteDance tại các văn phòng trên toàn cầu.
Ứng viên có thể học được gì từ TikTok Shop Graduate Development Program 2023.
1. Thu hút người bán – Thu hút và giúp người bán hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trải nghiệm bán hàng mượt mà hơn trên TikTok Shop.
2. Phát triển người bán – Cải thiện hiệu suất và sự tăng trưởng của người bán thông qua việc chuyển giao kiến thức, đào tạo, theo dõi tiến độ và trao quyền.
3. Quản lý tài khoản – Hợp tác với các thương hiệu lớn trên thị trường, quản lý các dịch vụ phức tạp của TikTok để cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu suất của các thương hiệu.
4. Quản lý chiến dịch – Quản lý và tối ưu các chiến dịch Marketing của TikTok Shop.
5. Marketing tích hợp (IMC) – Làm việc với nhóm Marketing của TikTok để nâng cao nhận thức về TikTok Shop, đồng thời xây dựng các chiến dịch lớn có khả năng tác động đến toàn bộ nền tảng.
6. Hỗ trợ các nhà sáng tạo trên TikTok – Phối hợp và làm việc với những nhà sáng tạo trên TikTok để giúp họ thành công hơn khi phát triển với TikTok Shop.
7. Quản lý các MCNs của TikTok Shop – Trở thành người quản lý mối quan hệ của TikTok Shop với các mạng lưới đa kênh (MCNs – Multi-channel Networks).
Đơn nhận đăng ký của TikTok Shop Graduate Development Program 2023 sẽ được mở cho đến ngày 12 tháng 5 năm 2023.
Quá trình phỏng vấn.
1. Đánh giá.
2. Phỏng vấn với nhân sự (HR).
3. Phỏng vấn với các nhà quản lý.
4. Trình bày case study tới các nhà lãnh đạo.
5. Phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo.
6. Gia nhập chương trình.
Meta đang thử nghiệm tính năng loại trừ quảng cáo ra khỏi các nội dung có hại, tính năng mới hiện khả dụng tại các quốc gia nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Theo Reuters, ngày 30.3, công ty mẹ Meta thông báo đang triển khai một tính năng mới giúp các nhà quảng cáo xác định vị trí đặt quảng cáo, nhằm ngăn chặn quảng cáo xuất hiện trên những nội dung “nhạy cảm và không phù hợp” trên Facebook và Instagram.
Hệ thống mới của Meta sẽ cho phép khách hàng lựa chọn ba mức độ rủi ro của vị trí đặt quảng cáo. Lựa chọn an toàn nhất là không hiển thị quảng cáo trong các bài đăng có nội dung nhạy cảm liên quan đến vũ khí, tình dục hoặc chính trị.
Thông qua công ty đo lường quảng cáo Zefr, Meta sẽ cung cấp một báo cáo cho khách hàng (nhà quảng cáo) để họ có thể biết quảng cáo đã xuất hiện gần những nội dung nào và cách phân loại các nội dung đó.
Với hàng loạt nội dung rác trên các nền tảng mạng xã hội, từ lâu nhiều người làm marketing, đặc biệt là những người làm ở thương hiệu lớn, đã ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ nơi quảng cáo của họ sẽ xuất hiện.
Vấn đề lên đến đỉnh điểm vào tháng 7.2020, khi hàng nghìn thương hiệu tham gia tẩy chay Facebook trong làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Vài tháng sau, công ty Meta đã đưa ra thỏa thuận đồng ý phát triển công cụ để quản lý quảng cáo tốt hơn.
Samantha Stetson – Phó chủ tịch Hội đồng Khách hàng và quan hệ thương mại công nghiệp của Meta cho biết công ty sẽ đưa ra những biện pháp kiểm soát chi tiết hơn để các marketer có thể tùy chọn vị trí đặt quảng cáo.
Bà Stetson nói rằng các thử nghiệm ban đầu cho thấy chi phí quảng cáo và hiệu suất không thay đổi đáng kể khi sử dụng công cụ mới của Meta. Tuy nhiên, chi phí có thể thay đổi trong tương lai do tính chất đấu giá của hệ thống quảng cáo Meta.
Tính năng tách quảng cáo khỏi các nội dung độc hại sẽ khả dụng ở các thị trường nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, và có thể mở rộng sang các khu vực khác vào cuối năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh khi các gã khổng lồ công nghệ phải chạy đua để phát triển công cụ trí tuệ nhân tạo (AI), Giám đốc công nghệ Meta (CTO) Andrew Bosworth cho biết nền tảng sắp ra mắt công cụ AI tạo quảng cáo vào cuối năm nay 2023.
Theo Nikkei Asia, CTO Meta cho biết công cụ AI này sẽ giúp các nhà quảng cáo tạo quảng cáo tự động nhắm đến những nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau trên Facebook.
Thay vì chỉ sử dụng những hình ảnh được tải lên trong chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo có thể nhờ AI tạo hình ảnh theo yêu cầu để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Đội ngũ của Meta đang làm việc để công cụ này ra mắt vào cuối năm nay. Ngoài quảng cáo, Meta hy vọng có thể sử dụng AI để tạo ra vũ trụ ảo Metaverse.
Dù việc tạo Metaverse nằm trong kế hoạch dài hạn của CEO Mark Zuckerberg, nhưng quảng cáo vẫn là nguồn doanh thu chính của công ty.
Việc Apple áp dụng tính năng theo dõi ứng dụng (ATT) vào năm 2021 đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với Meta. Đầu năm ngoái, công ty mẹ của Facebook cho biết doanh thu thiệt hại đến 10 tỉ USD vì tính năng này.
Meta không phải là công ty duy nhất đang thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI. Omneky đang sử dụng DALLE-2 và GPT-3 của OpenAI để tạo chiến dịch quảng cáo.
Movio, công ty được hậu thuẫn bởi các quỹ IDG, Sequoia Capital China và Baidu Ventures, cũng đang sử dụng AI để tạo các video quảng cáo.
Vào ngày 28.2, Mark Zuckerberg thông báo công ty lập một nhóm chuyên phát triển AI để tích hợp công nghệ này vào các nền tảng dưới sự chỉ đạo của giám đốc sản xuất Meta là Chris Cox.
Công ty đang nghiên cứu tích hợp tính năng nhắn tin như ChatGPT vào WhatsApp và Messenger, đồng thời sử dụng AI cho các filter và định dạng quảng cáo của Instagram.
Theo The New York Times, vào tháng 11.2022, Meta đã ra mắt Galactica trước khi ChatGPT được OpenAI trình làng. Tuy nhiên công ty của Mark Zuckerberg phải gỡ nó khỏi internet chỉ sau ba ngày vì những lỗi nghiêm trọng như đưa thông tin sai lệch, viết sai ngày tháng lịch sử và công thức toán học.
Trong tương lai, người dùng chỉ cần mô tả thế giới mà mình muốn xây dựng và để mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) tạo ra thế giới đó.
AI sẽ giúp nhiều người có thể sáng tạo nội dung hơn. Andrew Bosworth cho biết Meta tự tin đang dẫn đầu trong lĩnh vực này khi đã đầu tư vào AI hơn một thập kỷ và là một trong những viện nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Phân phối trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội hiện được xem là những xu hướng phát triển bắt buộc của ngành bán lẻ. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản trị giá trên những kênh này, theo ghi nhận của giải pháp phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI.
Mới đây, một sự kiện bán hàng phát trực tiếp (livestream) trên TikTok – sự hợp tác giữa Dược phẩm Hoa Linh với sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân và Võ Hà Linh, một người nổi tiếng vì các clip đánh giá, nhận xét các sản phẩm mỹ phẩm, đã thu hút lượng lớn sự quan tâm, khi các kỷ lục mới về lượt xem được thiết lập.
Theo số liệu lắng nghe mạng xã hội (social listening) do YouNet Group thu thập, chỉ trong 3 ngày 3, 4, 5 tháng 4 đã xuất hiện hơn 35.100 thảo luận về thương hiệu dầu gội Nguyên Xuân trên các nền tảng mạng xã hội, tăng gấp 46 lần so với 3 ngày liền trước đó.
Xét về mặt tạo sự chú ý trên mạng xã hội, livestream này có thể xem là một thành công. Tuy nhiên, YouNet Group cũng ghi nhận có 36,6% trong 35.100 thảo luận này mang xu hướng tiêu cực, chủ yếu xoay quanh vấn đề chính sách giá của doanh nghiệp.
Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng và tuân thủ chính sách giá bán lẻ trên kênh thương mại điện tử (eCommerce).
Chính sách giá bán lẻ (retail pricing policy) được xây dựng dựa trên định vị và vai trò của từng kênh trong mô hình phân phối. Trong đó, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận giữa các kênh và giữ vững mức độ cạnh tranh với các nhãn hàng đối thủ là các yếu tố quan trọng.
Phần tảng băng chìm của chính sách giá bán lẻ là những hoạt động kiểm tra, giám sát và điều chỉnh giá bán liên tục của nhà sản xuất nhằm đảm bảo các đối tác tuân thủ khung giá bán lẻ.
Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights – giải pháp YouNet ECI, nhấn mạnh: “Mỗi ngày hệ thống của YouNet ECI đang soát xét trung bình 100 – 150 triệu sản phẩm trên hai sàn Shopee và Lazada.
Số lượng sản phẩm cực lớn này trên các sàn đang khiến cho các hoạt động kiểm tra, giám sát giá bán của các doanh nghiệp gặp không ít trở ngại.”
Thực tế, trong quá trình thu thập và phân tích số liệu giá bán và doanh thu của các sàn TMĐT, giải pháp phân tích dữ liệu TMĐT của YouNet – YouNet Ecommerce Intelligence (YouNet ECI) phát hiện nhiều trường hợp phá giá diễn ra trên kênh trực tuyến.
Điển hình là trường hợp của dòng sản phẩm sữa bột công thức X. Trong thời gian tháng 10/2022, YouNet ECI ghi nhận một gian hàng mall trên sàn Shopee đăng bán dòng sản phẩm X với mức giá giảm sâu 35% trên giá bán lẻ chính thức.
Với một mức giá quá hấp dẫn so với mức ưu đãi trung bình 7,7% của thị trường, một mình gian hàng này chiếm 65% thị phần doanh thu tháng của toàn dòng sản phẩm X.
YouNet ECI ghi nhận tình trạng tương tự xảy ra ở nhiều thương hiệu khác, đặc biệt thường thấy ở các ngành hàng tiêu dùng nhanh hoặc hàng thiết yếu.
Ông Lâm giải thích thêm: “Việc mở một gian hàng trên sàn TMĐT hoặc trên mạng xã hội đơn giản hơn nhiều so với mở một cửa hàng offline.
Ví dụ chỉ một ngành hàng sữa rửa mặt, trung bình một tháng đã có gần 6.000 gian hàng phát sinh doanh thu và 800.000 sản phẩm bán trên 2 sàn Lazada và Shopee, 90% trong đó là các nhà bán hàng tự do (online sellers). Điều này tạo ra nhiều khó khăn cho các nhãn hàng trong việc kiểm soát và điều chỉnh giá kịp thời”.
“Thêm nữa, khác với kênh truyền thống, giá bán trên kênh trực tuyến có thể thay đổi rất nhanh. Chỉ với vài thao tác là một chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn đã có thể tiếp cận được hàng trăm ngàn khách hàng, đặc biệt trong mùa “Siêu Sale”.
Những điều kiện đặc biệt này đang dẫn đến thực trạng bán phá giá ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp trên kênh TMĐT.
Hệ lụy nhiều mặt.
Việc giảm giá sâu so với mặt bằng chung tuy mang lại hiệu quả doanh thu trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho nhãn hàng.
Theo ông Lâm, dễ thấy nhất là nguy cơ gây ảnh hưởng đến “mức giá kỳ vọng” và thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên TMĐT.
Khách hàng sau khi mua được giá giảm sâu sẽ mang tâm lý chờ khuyến mãi, hoặc thậm chí thấy giá bán bình thường của sản phẩm là quá đắt.
Trong trường hợp của dòng sản phẩm sữa bột X, tháng 12/2022, sau khi quay trở lại mức giá bình thường thì theo ghi nhận của YouNet ECI, GMV trên sàn Shopee của dòng sản phẩm này giảm 34,7% so với tháng 10 (dù tháng 12 có sự kiện Siêu Sale 12/12).
Hệ lụy thứ hai là gây ra tình trạng backdoor sale (bán hàng không qua kênh chính thống). Một ví dụ cụ thể là nhãn hàng nước rửa tay Y tung ra dòng sản phẩm dung tích lớn giá ưu đãi dành riêng cho đối tác nhà hàng khách sạn. Nhưng sau một thời gian, YouNet ECI phát hiện dòng sản phẩm này bị các đối tác đưa lên bán trên sàn TMĐT với giá cực rẻ.
Trên bề nổi, doanh số của dòng sản phẩm tăng vọt trong thời gian ngắn, nhưng về thực chất, sức mua và lợi nhuận của nhãn hàng Y bị sụt giảm do khách hàng đã tích trữ được số lượng lớn sản phẩm giá rẻ nhờ kênh TMĐT.
Hệ lụy thứ ba là giá bán bất hợp lý tạo ra mâu thuẫn giữa các kênh phân phối.
“Giảm giá quá sâu trên TMĐT làm giảm doanh thu của các đối tác bán lẻ truyền thống, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa nhà sản xuất và các đối tác.
Nghiêm trọng hơn nữa là dẫn đến cuộc chiến về giá giữa các kênh, làm tổn thương hình ảnh của thương hiệu (Brand Image)”, ông Lâm cho biết.
Giải pháp.
Theo vị chuyên gia, giải pháp căn cơ trong ngắn hạn đối với các doanh nghiệp là phải có biện pháp phát hiện được các hành vi bán phá giá trên kênh TMĐT.
Nếu đơn thuần kiểm tra bằng sức người (như đối với kênh bán lẻ truyền thống), thì đây gần như là một yêu cầu bất khả thi do tính chất rộng lớn và thay đổi cực nhanh của sàn TMĐT.
“Đây là chỗ mà một giải pháp phân tích dữ liệu TMĐT sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) sẽ phát huy sức mạnh.
Một giải pháp như vậy sẽ có khả năng liên tục quét và phân tích chiến lược giá bán trên tất cả các kênh TMĐT và ngay lập tức báo động cho nhãn hàng nếu phát hiện mức ưu đãi vượt quá khung giá quy định”, ông Lâm nhận định.
Tuy nhiên, về dài hạn, TMĐT Việt Nam cần hướng đến một tư duy bán lẻ hiện đại và bền vững hơn, tránh lạm dụng các chương trình “Giảm giá sốc”, “Giảm giá dọn kho”. Thay vào đó, thu hút và giữ chân khách hàng bằng sự tiện lợi cao, dịch vụ khách hàng tốt.
Một dấu hiệu tích cực là theo dữ liệu của YouNet ECI, trên Shopee và Lazada, có 62,4% GMV ngành hàng sữa bột trẻ em trong thời gian cuối năm 2022 là đến từ các ngày không có sự kiện Siêu Sale. Điều này có nghĩa rằng ngành hàng sữa bột trẻ em hiện đã xây dựng được một tập khách hàng trung thành, mua sắm thường xuyên.
Để tiếp tục giữ chân và phát triển tập khách hàng này, các thương hiệu cần chú ý cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến bao gồm chất lượng dịch vụ khách hàng, thời gian vận chuyển và cơ cấu danh mục sản phẩm bày bán, YouNet ECI kết luận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gen Z (Z Generation) là khái niệm đề cập đến một thế hệ bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009. Thế hệ Z là 1 trong 5 thế hệ phổ biến hiện tại bao gồm Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha. Vậy thực chất thì Gen Z là gen gì? và Gen này có những đặc điểm nào?
Dù với tư cách là người làm marketing cần tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng ở các thế hệ hay đơn giản chỉ là cần tìm hiểu về các thế hệ hiện có trong xã hội, các kiến thức nền tảng về Gen Z cùng với các Gen khác là vô cùng hữu ích.
Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biêt về Gen Z.
Gen Z (Generation Z) là gì?
Gen Z (Z Generation) là khái niệm đề cập đến một thế hệ bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009.
Là một trong những thế hệ năng động nhất với thế giới internet, Gen Z được kỳ vọng là thế hệ của tương lai với nhiều sự thay đổi.
Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y.
Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.
Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số đầu tiên của nhân loại.
Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Họ luôn luôn kết nối internet thông qua các thiết bị số của họ để học tập, cập nhật tin tức, mua sắm, và cả kết nối với mọi người.
Họ tiêu thụ nội dung liên tục thông qua nhiều màn hình, ngay cả khi họ đang trong quá trình giao tiếp với những người khác. Kết quả tất yếu, họ hầu như không có biên giới giữa thế giới online và offline.
Được trao quyền bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội, Gen Z lưu lại cuộc sống hàng ngày của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội dưới hình thức là ảnh và video. Nhưng không giống như Gen Y, những người theo chủ nghĩa duy tâm, Gen Z khá thực dụng.
Trái ngược với Gen Y, những người thích đăng tải những hình ảnh tươm tất và chuyên nghiệp của họ như là cách để thể hiện thương hiệu cá nhân, Gen Z thích đăng những hình ảnh bình dị và miêu tả chân thực chính bản thân họ.
Từ đó, Gen Z ghét những thương hiệu truyền tải những hình ảnh được tô điểm quá nhiều và không đúng với sự thật.
Bởi vì thiện chí để chia sẻ các thông tin cá nhân đối với Gen Z là cao hơn so với các thế hệ khác, họ muốn các thương hiệu cũng có thể truyền tải những nội dung, khuyến mãi, và trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá hơn.
Họ cũng kỳ vọng các thương hiệu có thể cung cấp cho họ những khả năng để kiểm soát và tuỳ chỉnh cách họ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bởi vì dung lượng tuyệt đối của những nội dung đang nhắm mục tiêu tới họ, Gen Z thực sự coi trọng sự tiện lợi của việc cá nhân hoá và các tuỳ chỉnh.
Cũng như Gen Y, Thế hệ Z quan tâm nhiều đến sự thay đổi của xã hội và sự bền vững của môi trường. Bởi vì chủ nghĩa thực dụng của họ, Gen Z tự tin hơn trong vai trò của họ để thúc đẩy sự thay đổi thông qua các quyết định hàng ngày của họ.
Họ ưa thích các thương hiệu tập trung mạnh mẽ vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội. Họ tin tưởng rằng sự lựa chọn thương hiệu của họ buộc các doanh nghiệp phải cải thiện các hoạt động nhằm hướng tới sự bền vững.
Gen Z cũng thích việc tạo ra sự khác biệt thông qua các hoạt động tình nguyện và kỳ vọng các ông chủ của họ cung cấp các nền tảng cần thiết để điều đó được xảy ra.
Gen Z tìm kiếm sự gắn bó lâu dài thông qua các mối quan hệ với thương hiệu. Họ kỳ vọng các thương hiệu cũng tạo ra được sự kích thích giống như các thiết bị trò chơi và điện thoại di động của họ.
Do đó, họ hy vọng các doanh nghiệp luôn luôn làm mới các đề xuất hay chương trình của chính họ. Họ muốn các doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm khách hàng đầy sức hút mới tại tất cả các điểm chạm trong hành trình khách hàng.
Các doanh nghiệp thất bại trong việc đáp ứng những sự kỳ vọng này của họ thường nhận được một kết quả tất yếu là sự trung thành thương hiệu thấp. Các doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến Gen Z phải đối phó được với các chu kì sống của sản phẩm bị rút ngắn này.
Ngày nay, Gen Z đã đông hơn Gen Y và trở thành thế hệ đông nhất toàn cầu. Tới năm 2025, họ sẽ là lực lượng lao động chính và do vậy họ trở thành thị trường trọng yếu cho các sản phẩm và dịch vụ.
Sau khi tìm hiểu cụ thể về Gen Z, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là “sau gen z là gen gì“, câu trả lời đó chính là Gen Alpha, bên dưới là những gì bạn cần hiểu về Gen Alpha.
Tìm hiểu thêm về các thế hệ Baby Boomers, Gen X, Gen Y và Gen Alpha.
1. Baby Boomers.
Thế hệ hay Gen đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đó là Baby Boomers, vậy Baby Boomers là Gen gì và họ có gì đặc biệt.
Theo thứ tự Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha, Baby Boomers là những người lớn tuổi nhất, họ được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.
Thuật ngữ baby boom liên quan đến tỷ lệ sinh đẻ cao ở Mỹ – và nhiều nơi khác trên thế giới – được theo sau bởi sự kết thúc của thế chiến 2 (World War II).
Với nền kinh tế và an ninh hậu chiến tranh, nhiều cặp đôi đã quyết định có em bé, những người đã trở thành thị trường mục tiêu trọng yếu cho những người làm marketing hiện tại.
Những người đầu tiên của thế hệ, họ là những thanh thiếu niên vào những năm 1960, được nuôi dưỡng trong những gia đình tương đối sung túc.
Tuy nhiên, tuổi thanh xuân của họ đã được trải qua dưới những căng thẳng của các vấn đề chính trị xã hội trong suốt cả thập kỷ. Kết quả là, họ thường liên quan với các phong trào phản văn hoá tại Mỹ và những quốc gia phương Tây khác.
Nhiều khái niệm không chính thống như hoạt động xã hội (social activism), chủ nghĩa môi trường (environmentalism), và lối sống hyppie (hippie lifestyle) cũng đã được nổi lên trong thời kì này. Phong trào phản văn hoá đã được khuếch đại hơn nữa bởi sự nổi lên của Tivi và quảng cáo cũng như làn sóng Hollywood mới.
Không giống như những người sinh ra trong thời kì đầu của thế hệ (early Boomers), những người được sinh ra cuối cùng trong thế hệ (late Boomers) – còn được biết đến là Gen Jones (Generation Jones) – phải sống trong một thời kì kiệt quệ của nền kinh tế.
Có bố mẹ đang trong độ tuổi làm việc, họ đã sống một cách độc lập và làm việc chăm chỉ hơn trong những sự nghiệp đầu đời của họ. Thế hệ phụ trong Baby Boomers này chính là tiền thân của Gen X – Họ có nhiều đặc điểm tính cách tương đồng với nhau.
Bởi vì quy mô tuyệt đối của nó và sự bùng nổ của nền kinh tế hậu chiến tranh của Mỹ trong quá trình họ được nuôi dạy, Baby Boomers đã trở thành một trong những nguồn lực kinh tế trọng yếu.
Trong nhiều thập kỷ, Baby Boomers là mục tiêu của các Marketer trước khi Gen Y đông hơn họ. Ngày nay, khi họ được sống trong một môi trường khoẻ mạnh hơn và sống lâu hơn, nhiều Baby Boomers đã trì hoãn quá trình nghỉ hưu và tiếp tục mở rộng sự nghiệp của họ đến năm ngoài 65 tuổi.
Hiện vẫn giữ các vai trò điều hành trong các tổ chức, Baby Boomers thường bị chỉ trích bởi những thế hệ trẻ hơn do sự thiếu thiện chí trong việc thích nghi những công nghệ mới và phá vỡ những sự khôn ngoan trong kinh doanh.
2. Gen X là thế hệ thứ 2 Sau Baby Boomers, trước Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.
Gen X là một nhóm nhân khẩu học của những người sinh năm từ 1965 đến 1980, vậy Gen X là Gen gì?
Bị lu mờ và kẹp giữa bởi tính đại chúng của Baby Boomers và Gen Y, Gen X đã rơi khỏi tầm ngắm của những người làm marketing và do đó họ được mệnh danh là “đứa trẻ ở giữa bị quên lãng”.
Nhóm Gen X trải nghiệm những sóng gió kinh tế của những năm 1970 và sự bất ổn của năm 1980 trong suốt tuổi thơ và tuổi thanh xuân của họ nhưng lại gia nhập lực lượng lao động trong một vị thế kinh tế tốt hơn.
Họ liên quan mật thiết với khái niệm “bạn bè và gia đình”. Lớn lên trong những gia đình ly hôn hoặc hai nguồn thu nhập, những đứa trẻ Gen X sử dụng ít thời gian hơn với gia đình của họ và tương tác nhiều hơn với bạn bè.
Mối quan hệ đồng lứa mạnh mẽ trong Gen X đã tăng lên thành chân dung tình bằng hữu trong các chương trình truyền hình ăn khách của những năm 1990, chẳng hạn như Beverly Hills 90210 và Friends.
Là nhóm những đứa trẻ ở giữa (middle-child cohort), Gen X trải nghiệm những sự chuyển đổi công nghệ trọng yếu, điều đã khiến họ có khả năng thích nghi tốt hơn. Trong thời niên thiếu của họ, Gen X đã lớn lên cùng với việc xem các video âm nhạc trên kênh MTV và nghe nhạc từ thiết bị Walkman của họ.
Khi trưởng thành hơn, họ trải nghiệm cách sử dụng CDs và MP3s cũng như các dịch vụ phát audio để nghe nhạc. Họ chứng kiến sự tăng lên và thoái trào của dịch vụ cho thuê DVD và chuyển đổi đến việc phát trực tuyến video.
Điều quan trọng nhất, sự gia nhập của họ vào lực lượng lao động đã được đánh dấu bằng sự tăng trưởng của internet – khiến họ trở thành những người thích nghi sớm nhất của sự kết nối.
Cho dù bị bỏ qua bởi hầu hết những người làm marketing, Gen X đã trở thành một trong những thế hệ có sức ảnh hưởng nhất trong nguồn lực lao động ngày nay.
Với trung bình 20 năm kinh nghiệm làm việc, đạo đức công việc tốt, Gen X đã giữ hầu hết các vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Vốn cảm thấy rất khó khăn trong việc dịch chuyển nấc thang doanh nghiệp khi Baby Boomers nới rộng quá trình nghỉ hưu của họ, nhiều người Gen X đã rời bỏ ông chủ của họ vào những năm 40 tuổi để bắt đầu sự nghiệp riêng, và họ đã trở thành những doanh nhân thành công.
3. Gen Y.
Là thế hệ thứ 3 sau Baby Boomers và Gen X, Gen Y là những người được sinh ra từ giữa những năm 1981 và 1996 – đã trở thành nhóm được bàn tán nhiều nhất trong một vài thập kỷ.
Đến độ tuổi trong một thiên niên kỷ mới (new milllennium), họ còn được biết đến với tên gọi rất thông dụng, Millennials.
Được sinh ra trong một thời kỳ bùng nổ dân số khác, hầu hết Gen Y là con cái của Baby Boomers.
Đó là lý do tại sao họ còn được biết đến với một cái tên khác nữa là thế hệ Echo Boomer. Nói chung, họ được giáo dục tốt hơn và đa dạng hơn về văn hoá so với các thế hệ cha anh.
Họ còn là thế hệ đầu tiên kết nối với cách sử dụng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).
Không giống như Gen X, những người đầu tiên sử dụng internet tại nơi làm việc với các mục đích chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, Gen Y đã học về internet ở một độ tuổi trẻ hơn nhiều. Do đó, ban đầu, Gen Y chủ yếu tận dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các công nghệ liên quan đến internet khác cho mục tiêu cá nhân.
Trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, họ rất cởi mở để thể hiện bản thân họ và thường xuyên so sánh họ với các bạn đồng trang lứa của mình. Họ cảm thấy cần thiết để nhận được sự ủng hộ và chấp thuận từ những người này.
Kết quả tất yếu, họ bị ảnh hưởng một cách nặng nề bởi những gì mà những người bạn đồng trang lứa của họ đang nói và mua.
Họ tin tưởng những người này hơn cả những thương hiệu lâu đời. Gen Y nghiên cứu và mua hàng trực tuyến rất nhiều, chủ yếu trên thiết bị di động của họ.
Nhưng họ không mua những sản phẩm như cách các thế hệ cũ thường làm, vì họ thích sự trải nghiệm hơn là sở hữu. Họ không tập trung vào việc tích luỹ tài sản và sự giàu có, thay vào đó, họ sưu tầm những câu chuyện và gia vị của cuộc sống.
Vì họ được giáo dục cao hơn, đa dạng hơn, và tiếp xúc với nhiều thứ hơn, Gen Y thường cởi mở và duy tâm hơn.
Gen Y đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ, điều đã khiến họ dễ bị xung đột hơn với những thế hệ cũ tại nơi làm việc, những người vốn kỳ vọng họ sẽ luôn tuân theo những chuẩn mực cũ.
Giống như cha mẹ Baby Boomers của họ, Gen Y hay Millennials thường được phân loại thành 2 thế hệ phụ (sub-generation).
Những Gen Y đầu đời – những người được sinh ra từ những năm 1980 – gia nhập lượng lượng lao động trong khoảng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với nhiều hậu quả nghiêm trọng, và từ đó họ phải tồn tại trong một thị trường việc làm đầy khó khăn.
Một vài người trong số họ phải kết thúc sự nghiệp xây dựng doanh nghiệp riêng. Bởi vì những kinh nghiệm làm việc rất cạnh tranh, họ có xu hướng tách biệt rõ ràng giữa cuộc sống cá nhân và công việc.
Những Gen Y trẻ hơn – được sinh ra trong những năm 1990 – lại ở một khía cạnh khác, họ được trải nghiệm một thị trường việc làm thuận lợi hơn.
Họ có xu hướng hoà trộn giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Nói một cách khác, họ chỉ muốn những việc làm mà họ thích – công việc sẽ được hoàn thành.
Thế hệ phụ đầu đời là một “thế hệ cầu nối” bởi vì họ học để thích nghi được với cả thế giới số lẫn thế giới thực tại – giống như Gen X trước đó.
Tuy nhiên, thế hệ phụ trẻ hơn, lại giống với Gen Z nhiều hơn. Bởi vì họ đã thích nghi internet ở một độ tuổi rất trẻ, họ xem thế giới số như là một sự mở rộng liền mạch của thế giới thực tại.
4. Gen Alpha.
Gen Alpha bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, điều này khiến họ trở thành những đứa con đầu đời của thế kỷ 21.
Được đặt ra bởi Mark McCrindle, tên chữ cái được đặt theo tiếng Hy Lạp biểu thị một thế hệ mới hoàn toàn, thế hệ được định hình bởi sự hội tụ của các yếu tố công nghệ.
Họ không chỉ là những người bản địa số (digital natives), mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hành vi số (digital behaviors) của bố mẹ của họ (Gen Y) và anh chị của họ (Gen Z). Như một điều phù hợp, sự ra mắt của chiếc iPad đầu tiên – thiết bị mà hầu hết những đứa trẻ đều bị dính vào – đánh dấu sự nổi lên của thế hệ này vào năm 2010.
Tính cách của Gen Alpha bị định hình và ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nuôi dưỡng của bố mẹ Gen Y của họ. Kết hôn ở một độ tuổi lớn hơn, Gen Y rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng và giáo dục của con cái.
Họ còn dạy con cái của họ về tiền bạc và tài chính từ rất sớm. Thêm vào đó, họ đã phát triển con cái của họ trong một môi trường đô thị rất đa dạng và thay đổi nhanh.
Từ đó, Gen Alpha không chỉ được giáo dục tốt và thuần thục về công nghệ mà còn toàn diện và mang đậm yếu tố xã hội.
Được nuôi nấng bởi Gen Y và ảnh hưởng bởi Gen Z, Gen Alpha đã tiêu thụ nội dung trên các thiết bị di động từ thời con thơ bé. Sử dụng thời gian trên màn hình nhiều hơn tương đối so với các thế hệ trước đó.
Gen Alpha xem video trực tuyến và chơi game trên các thiết bị di động hàng ngày. Một vài người trong số họ còn có kênh YouTube và tài khoản Instagram riêng – được xây dựng và quản lý bởi bố mẹ của họ.
Gen Alpha khá cởi mở với các nội dung có thương hiệu (branded content), chẳng hạn như các kênh đánh giá sản phẩm trên YouTube. Phong cách học tập của họ mang đậm yếu tố thực hành và thử nghiệm.
Họ rất thoải mái khi vui chơi với các đồ công nghệ, các thiết bị thông minh, và các đồ vật có thể đeo được.
Họ xem công nghệ không chỉ là một phần liên đới của cuộc sống của họ mà còn là sự mở rộng của chính bản thân họ.
Gen Alpha sẽ tiếp tục lớn lên, thích nghi và sử dụng các công nghệ bắt chước con người chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, điều khiển bằng giọng nói, và cả robots.
Ngày nay, Gen Alpha chưa có được động lực chi tiêu mạnh mẽ, nhưng họ có một sự ảnh hưởng lớn trên cách chi tiêu của những người khác.
Nghiên cứu của Google tiết lộ rằng 74% bố mẹ Gen Y coi trọng ý kiến của những đứa con Gen Alpha trong các quyết định mua hàng trong gia đình.
Thêm vào đó, một vài đứa con của Gen Y cũng đã trở thành những người có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media influencers), những người đóng vai trò là hình mẫu cho những đứa trẻ khác.
Theo một báo cáo của Wunderman Thompson Commerce cho thấy rằng 55% những đứa trẻ tại Mỹ và Vương Quốc Anh thích mua sắm những thứ mà những người có ảnh hưởng của họ sử dụng. Từ đây, chỉ còn là vấn đề thời gian để họ trở thành trọng tâm của những người làm marketing toàn cầu.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay Gen Z (Generation Z).
Gen Z (Generation Z) là gì?
Gen Z là khái niệm đề cập đến một nhóm người, bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009.
Sau Gen Z là Gen gì?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, sau Gen Z là Gen Alpha, Gen Alpha bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, điều này khiến họ trở thành những đứa con đầu đời của thế kỷ 21. Trước Gen Z là Gen Y hay còn được gọi là thế hệ Millennials.
Gen Z là từ năm nào?
Một số nguồn khác nhau cũng phân chia Gen Z theo các năm khác nhau, tuy nhiên phổ biến vẫn là: Gen Z bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009.
Ngôn ngữ Gen Z là gì?
Ngôn ngữ của Gen Z hay thế hệ Z đơn giản là cách mà những người thuộc thế hệ Gen Z sử dụng ngôn từ để giao tiếp với nhau. Các thế hệ khác nhau cũng có những sự khác biệt nhất định cả về ngôn ngữ lẫn tư duy.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các thông tin hay kiến thức để giải đáp câu hỏi Gen Z là gì?. Trong khi đối tượng mục tiêu của những người làm marketing có thể rất đa dạng và bao gồm nhiều thế hệ khác nhau, việc thấu hiểu các đặc điểm của Gen Z cùng với các thế hệ khác đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các chiến dịch.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kết quả kinh doanh quý I năm 2023 của Samsung có thể khiến nhiều nhà đầu tư “choáng váng” với lợi nhuận dự kiến giảm xuống mức thấp nhất 14 năm kể từ năm 2009.
Samsung Electronics dự kiến công bố kết quả sơ bộ quý đầu tiên của năm 2023 vào ngày 7/4 và kết quả đầy đủ vào cuối tháng 4. Tuy nhiên, tình hình có vẻ không mấy khả quan với tập đoàn này, vì quý I thường là mùa thấp điểm đối với thị trường chip, Reuters đưa tin.
“Mảng công nghiệp bán dẫn của Samsung dự kiến sẽ chịu lỗ lớn trong quý I/2023. Cùng với đó, các mảng kinh doanh khác cũng hoạt động kém hiệu quả”, ông Kim Un-ho, nhà phân tích tại IBK Investment & Securities cho biết.
Theo công ty cung cấp dữ liệu tài chính Refinitive, lợi nhuận hoạt động quý I của “gã khổng lồ” Hàn Quốc có thể giảm xuống còn 1,08 nghìn tỷ won (hơn 820 triệu USD) trong quý I, giảm hơn 92% so với cùng kỳ năm 2022.
Đây cũng là kết quả kinh doanh thấp nhất của Samsung kể từ năm 2009, khi lợi nhuận quý I của công ty ở mức khoảng 590 tỷ won do nhu cầu từ các trung tâm dữ liệu và nhà sản xuất máy tính chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kéo theo tỉ lệ chip tồn kho ngày càng cao.
Công ty theo dõi dữ liệu Hàn Quốc FnGuide thậm chí còn ước tính lợi nhuận hoạt động quý I/2023 của Samsung giảm tới 94,62% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 759,7 tỷ won.
Trong khi mảng kinh doanh điện thoại di động vẫn thuận buồm xuôi gió, đơn vị bán dẫn của Samsung lại có khả năng chịu khoản lỗ hàng quý hơn 3 nghìn tỷ won.
“Giá chip bộ nhớ DRAM và NAND đã giảm đáng kể trong quý I, khiến định giá hàng tồn kho giảm theo. Vấn đề này có thể khiến mảng kinh doanh chất bán dẫn của Samsung tiếp tục chịu lỗ một thời gian nữa”, ông Kim Un-ho nhận định.
Giá chip bộ nhớ DRAM (được sử dụng trong điện thoại thông minh, PC và server lưu trữ) đã giảm khoảng 20%, trong khi giá chip flash NAND (sử dụng cho các kho lưu trữ dữ liệu) giảm khoảng 10-15% trong quý I, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường TrendForce.
Khách hàng của Samsung cũng đang hạn chế mua chip mới để tận dụng hết nguồn hàng tồn kho, bởi nhu cầu về thiết bị công nghệ vẫn chậm trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Họ cũng thận trọng hơn trong việc thực hiện các khoản đầu tư mới khi lãi suất tăng cao.
Ngành bán dẫn dự kiến sẽ tiếp tục ảm đạm từ nay đến nửa cuối năm 2023, do đó, các đối thủ của Samsung như Micron (Mỹ) và SK Hynix (Hàn Quốc) đã bắt đầu cắt giảm các kế hoạch đầu tư.
Trong khi đó, Samsung lại làm điều ngược lại. Hồi tháng 2, Samsung cho biết họ có kế hoạch vay 20.000 tỷ won từ công ty con Samsung Display để đảm bảo chi phí hoạt động ngành bán dẫn đến tháng 8/2025.
Tập đoàn công nghệ này đang tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần và đón đầu sự phục hồi của thị trường, theo các nhà phân tích. Tính đến năm 2022, Samsung vẫn là nhà sản xuất chip nhớ, TV và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.
Nguyễn Tuyết (Theo Reuters, Pulse News)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Google vừa tiết lộ rằng nền tảng này sẽ sớm tích hợp tính năng chat hội thoại (Chatbot AI) vào công cụ tìm kiếm Google Search.
Theo đó, Giám đốc điều hành của Google, Sundar Pichai vừa tiết lộ kế hoạch tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo đàm thoại (conversational AI) vào công cụ tìm kiếm Google.
Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal, hành động của Google là nhằm đáp ứng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các chatbot AI như ChatGPT, Bing AI và các áp lực kinh doanh khác.
Cuộc chiến tích hợp AI (Trí tuệ nhân tạo).
Kể từ sự xuất hiện và trở nên phổ biến của ChatGPT, một chatbot AI được phát triển bởi OpenAI, và được hậu thuẫn bởi Microsoft, Google liên tục nhận báo động đỏ về việc cần phải chạy đua với các công cụ AI.
Tiếp đó, việc Microsoft tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing (Bing AI), vốn là đối thủ của Google Search, Google lại tiếp tục bị thách thức về tiềm năng kinh doanh.
Đối với mảng tìm kiếm, với mỗi điểm phần trăm thị phần tăng thêm, Microsoft kỳ vọng sẽ có thêm 2 tỷ USD doanh thu.
Trong khi quảng cáo tìm kiếm vốn là nguồn doanh thu chính của Google, với hơn 162 tỷ USD vào năm 2022, rõ ràng là gã khổng lồ tìm kiếm này không thể đứng yên.
CEO Google cũng cho biết rằng Google sẽ tiếp tục cải tiến chatbot Bard của mình với các mô hình AI mới và vẫn đang tìm kiếm các thị trường phù hợp.
Cân bằng giữa việc phát triển AI và chi phí.
Để có thể tạo ra các cuộc trò chuyện đơn giản mà người dùng đang sử dụng, các bộ máy hay hệ thống hạ tầng công nghệ phải có khả năng xử lý tương đối lớn, để có thể tính toán và truy xuất ra các câu trả lời từ hàng tỷ điểm dữ liệu, các chatbot AI sử dụng một lượng tài nguyên không hề nhỏ, cả về khía cạnh ngân sách lẫn năng lực hạ tầng (Cloud).
Pichai thừa nhận rằng Google phải cân bằng giữa việc sử dụng tài nguyên cho việc phát triển AI và chi phí vận hành của Google.
Các sản phẩm AI chính của Google như Google Brain và DeepMind, sẽ phải hợp tác chặt chẽ hơn trong nỗ lực tạo ra các thuật toán lớn (large algorithms).
Trong khi các khoản đầu tư vào AI hiện vẫn chỉ là các khoản đầu tư chưa sinh lời, bản thân Google cũng phải tính toán kỹ trong dài hạn.
Kết luận.
Với tư cách là những người làm marketing mà cụ thể là Digital Marketing, quyết định của Google sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể.
Bỏ qua câu chuyện cạnh tranh truyền kiếp giữa Google với Microsoft, một khi người dùng có thể sử dụng chatbot AI trực tiếp trên Google, điều này có thể góp phần định hình lại tương lai của SEO và Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chấm dứt phát triển vũ trụ ảo metaverse chỉ là một phần trong kế hoạch tinh giản bộ máy và sa thải hàng loạt của Disney.
Cùng với quyết định đóng cửa bộ phận metaverse, Disney sẽ sa thải luôn nhóm nhân sự khoảng 50 người đang làm việc tại đây như một phần trong kế hoạch tái cấu trúc toàn công ty, theo WSJ.
Chỉ mới một năm trước, cựu CEO Bob Chapek còn tuyển nhân sự kỳ cựu Mike White về để lãnh đạo bộ phận mới, đặt nhiệm vụ tìm hướng tương tác để kể những câu chuyện của Disney bằng cách sử dụng công nghệ mới (Next Generation Storytelling).
Với quyết định mới, toàn bộ nhân viên sẽ thất nghiệp, trừ Mike, nhưng chưa rõ vai trò tiếp theo của ông sẽ là gì tại công ty.
Không chỉ bộ phận metaverse, kế hoạch phát hành dịch vụ thuê bao tương tự Amazon Prime cũng được cho là “vào sọt rác”.
Dự án này từng được kỳ vọng tạo ra trải nghiệm người dùng đồng nhất cho Disney+, hoạt động bán lẻ và ứng dụng của công ty mà mọi người sử dụng để mua đồ ăn, hàng hóa tại các công viên Disney.
Ông Chapek từng tràn đầy hy vọng và lạc quan về tương lai của “Chuột Mickey” khi tiếp cận metaverse, tin rằng công ty sẽ xuất sắc trong việc “kết hợp trải nghiệm vật lý với kỹ thuật số”. Vị cựu CEO cũng gọi metaverse là “ranh giới kể chuyện tiếp theo”.
Nhưng việc đóng bộ phận này không đồng nghĩa Disney từ bỏ tham vọng đối với công nghệ vũ trụ ảo. Bob Iger – người thay Chapek giữ vị trí CEO công ty từ tháng 11.2022 vẫn thể hiện niềm tin vào tương lai của metaverse. Theo Engadget, không loại trừ khả năng ông Iger có kế hoạch khác mà chưa muốn công bố.
Thời gian gần đây, Disney liên tục chịu sức ép từ các nhà đầu tư mong muốn thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí.
Hãng từng tuyên bố sắp cắt giảm 7.000 việc làm, chia làm 3 giai đoạn và bắt đầu triển khai từ tuần này. Một đợt sa thải lớn có thể diễn ra vào tháng 4 và đợt tiếp theo sẽ trước khi bắt đầu mùa hè năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi trở thành CEO của Apple, thói quen đọc phản hồi hay đánh giá của khách hàng mỗi ngày của Tim Cook vẫn luôn được duy trì, và với những người làm marketing, đây thực sự là một bài học.
Trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ với báo chí, CEO Apple Tim Cook cho biết ông thích đọc email và phản hồi của khách hàng về các sản phẩm của Apple mỗi ngày. Thói này của ông được bắt đầu từ lúc 5h sáng.
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao là CEO của một đế chế như vậy nhưng ông lại có thói quen làm những công việc của những người đáng lẽ ra là bộ phận chăm sóc khách hàng hay marketing?
Câu trả lời của Tim Cook là các phản hồi của khách hàng là nguồn cảm hứng của ông ở Apple khi nói đến việc phát triển các sản phẩm công nghệ, và đó cũng là lý do giải thích tại sao các sản phẩm của Apple luôn có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng, thứ quyết định đến giá trị gần 3000 tỷ USD của Apple.
Ông giải thích thêm:
“Nếu bạn đang làm kinh doanh, giống như chúng tôi, là tạo ra các sản phẩm công nghệ, thứ thực sự làm phong phú thêm cuộc sống của con người – bạn muốn phát triển nó. Bạn chắc chắn sẽ muốn biết mọi người đang cảm nhận về nó như thế nào.”
Vị CEO cũng thừa nhận rằng Apple cũng nhận được không ít các phản hồi tiêu cực, nhưng điều đó không làm giảm đi niềm tin của khách hàng với sản phẩm và Apple luôn trong trạng thái sẵn sàng ghi nhận và tối ưu nó.
“Tất nhiên, tôi cũng nhận được một số lời phàn nàn từ khách hàng. Tuy nhiên, những lời phàn nàn đó cũng rất tuyệt, bởi vì tôi muốn biết khách hàng của chúng tôi thực sự đang nghĩ gì. Đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu công việc của tôi mỗi ngày.”
Một điểm đáng chú ý khác của Tim Cook là khác với các CEO khác, đặc biệt là CEO của các công ty lớn, ông công khai địa chỉ email làm việc của mình và bất cứ khách hàng nào cũng có thể gửi vào đó các ý kiến về sản phẩm và dịch vụ của Apple.
Cũng chính vì điều này mà khách hàng của Apple yên tâm hơn và cả với nhân viên của Apple cũng làm việc có trách nhiệm hơn.
Với tư cách là những người làm marketing, khi chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là nền tảng của cái gọi là “thương hiệu“, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu không phải là cố gắng nghĩ ra thật nhiều ý tưởng hay suy đoán cách khách hàng suy nghĩ, mà đó là không ngừng tiếp xúc và ghi nhận ý kiến từ họ, hiểu đúng cách họ thực sự đang cảm nhận về sản phẩm.
Đây chính là chìa khoá thành công của mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cơ quan quản lý vừa công bố những vi phạm của mạng xã hội TikTok tại Việt Nam, theo đó TikTok vi phạm cả về hoạt động kiểm soát nội dung, thuật toán phân phối, cũng như các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng.
Trong buổi họp báo chiều 6/4, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã chia sẻ chi tiết những vi phạm của TikTok tại Việt Nam và kế hoạch kiểm tra, xử lý nền tảng này trong thời gian tới.
Nhiều vi phạm xuất phát từ thuật toán.
Theo đại diện Cục PTTH&TTĐT, 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam bao gồm:
1. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.
2. Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
3. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….
4. Không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
5. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.
6. Không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
“Việc TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung rất rộng ảnh hưởng tới người xem, mạng xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT nhận định.
Thuật toán của TikTok được nhiều nhà nghiên cứu, chính phủ nhiều nước chỉ ra là có tính gây nghiện. Ngoài ra, thuật toán này còn tạo ra những trào lưu nguy hiểm, đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.
Theo đại diện Cục, hệ lụy lớn nhất từ sự quản lý lỏng lẻo của TikTok là khiến nền tảng tràn lan tin giả, tin sai sự thật. Các trào lưu được nền tảng này khuyến khích đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.
Đối với các trào lưu, Cục đã tổng hợp rất nhiều nội dung vi phạm, như thử thách đưa đầu vào ống sau trường hợp của bé Hạo Nam, hay trend nhảy vào trước đầu xe tải, ôtô.
“TikTok dường như bỏ qua, không coi đó là một trào lưu nguy hiểm”, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT nhận định.
Ngoài ra, gần đây những nội dung lệch lạc, xuyên tạc về lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều trên TikTok, gần như tự cho mình quyền viết lại lịch sử trên nền tảng này.
Sẽ kiểm tra cả thuật toán của TikTok.
Đại diện Cục khẳng định trong quá trình kiểm tra sắp tới, sẽ có cả quy trình kiểm tra thuật toán của TikTok như cách thức, quy trình, thuật toán phân phối ra sao, tại sao nội dung gây hại thành trào lưu như vậy.
Về các biện pháp đã thực thi, Cục cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành để kiểm soát về vấn đề kinh tế, kỹ thuật. Cụ thể, có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên TikTok, hay chặn truy cập về mặt kỹ thuật.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT cũng cho biết một khó khăn là các biện pháp kỹ thuật để rà quét nội dung xấu, độc khó áp dụng trên nền tảng video như TikTok. Thuật toán được coi như một cách “lách” công cụ rà quét, khiến công tác xử lý lâu hơn.
“Với lượng thông tin khổng lồ sản sinh mỗi ngày trên các nền tảng như TikTok, nếu các mạng xã hội đối phó, không hợp tác chủ động chặn lọc triệt để bằng các thuật toán thì những việc chặn gỡ nội dung vi phạm sẽ kém hiệu quả”, đại diện Cục cho biết.
Về kế hoạch trong thời gian tới, cơ quan này cho biết sẽ có nhiều biện pháp xử lý theo các quy định tại Nghị định 72/2013 và Nghị định 70/2021.
Bên cạnh đó, Cục PTTH&TTĐT nhận định không chỉ TikTok, các nền tảng khác như Reels của Facebook hay Shorts của YouTube cũng có rất nhiều nội dung vi phạm. Việc thanh tra TikTok tại Việt Nam sẽ được thực hiện trong tháng 5.
Sau đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ đánh giá toàn diện việc chấp hành của TikTok để có hướng xử lý căn cơ, triệt để hơn chứ không chỉ dừng ở gỡ bỏ nội dung vi phạm. Cục cũng sẽ đầu tư phát triển công cụ mới nhằm rà quét hình ảnh, video hiệu quả hơn.
Trả lời vấn đề có cân nhắc cấm TikTok tại Việt Nam không, Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết các nền tảng xuyên biên giới nếu không tuân thủ pháp luật Việt Nam sẽ không được hoạt động.
“Chúng ta đang tìm cách đưa tin giả về mức kiểm soát được. Không thể tạo ra môi trường hoàn toàn không có tin giả, nhưng làm sao để làm giảm được ở mức chấp nhận được để giữ trật tự, an toàn xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết.
Đại diện TikTok cho biết đã nhận được thông báo từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc sẽ có Đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch, gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế, Bộ Công thương, trong quý II.
Đại diện TikTok tại Việt Nam cho rằng công ty đã có những đóng góp đối với sự phát triển của đất nước trong hơn 4 năm hoạt động tại Việt Nam, và sẽ lắng nghe các góp ý từ Chính phủ để có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa bị các nhà xuất bản ở Anh kiện vì làm sụt giảm doanh thu quảng cáo, khoản kiện lên tới 4.2 tỷ USD.
Một vụ kiện mới ở Anh cáo buộc rằng Google đã lạm dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực quảng cáo hiển thị kể từ năm 2014 và yêu cầu gã khổng lồ tìm kiếm này bồi thường thiệt hại 3,4 tỷ bảng Anh (khoảng 4.2 tỷ USD).
Không chỉ gặp rắc rối ở Anh, tại Mỹ, Google đang phải đối mặt với sự giám sát tương tự, Bộ Tư pháp và nhiều tiểu bang khác đã kiện Google và yêu cầu công ty giải tán bộ phận quảng cáo, vốn là “mỏ vàng” của Google, tình hình tương tự cũng diễn ra ở Châu Âu.
Để đáp trả, Google đề xuất sẽ cơ cấu lại hoạt động kinh doanh công nghệ quảng cáo của mình, đồng thời, sẽ hiển thị quảng cáo của các đối thủ trên YouTube.
Ảnh hưởng đến các nhà quảng cáo.
Với các nhà quảng cáo trực tuyến vốn dựa trên việc hiển thị quảng cáo trên các website của bên thứ ba (website của các nhà xuất bản), khi mối quan hệ giữa nhà xuất bản với các nền tảng quảng cáo như Google thay đổi, phạm vi tiếp cận và hiệu suất quảng cáo chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Các cáo cuộc liên quan đến Google cho rằng Google đã vi phạm luật cạnh tranh bằng cách “lạm dụng vị trí thống trị của mình trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thông qua các sản phẩm quảng cáo của Google, ví dụ: Google Ad Manager.”
Kết quả cuối cùng là doanh thu từ việc hiển thị quảng cáo trên các website (và ứng dụng) của các nhà xuất bản sụt giảm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau hàng loạt thay đổi với nhãn hàng Sprite trong 2022, Coca-Cola tiếp tục đẩy mạnh Fanta với nhận diện thương hiệu mới toàn cầu.
Theo đó, nhãn hàng Fanta thuộc Coca-Cola sẽ thống nhất về nhận diện thương hiệu toàn cầu, logo mới sẽ được sử dụng chung cho tất cả các thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, Fanta sử dụng một số bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) khác nhau cho các thị trường khác nhau.
Trong khi tại Mỹ, Fanta gắn bó với logo quả cam hình tròn được giới thiệu vào năm 2010, thì vào năm 2017, nhãn hàng F&B này đã đổi nhận diện tại thị trường Anh với logo có đính kèm chiếc lá màu xanh.
Hầu hết các thị trường khác của Fanta trên toàn cầu đều sử dụng logo giống như ở Vương quốc Anh, mặc dù ở từng thị trường khác nhau cũng có một số thay đổi nhỏ.
Theo công ty mẹ Coca-Cola, việc thống nhất hình ảnh nhận diện thương hiệu của Fanta trên toàn thế giới sẽ giúp nâng thương hiệu này đứng vững hơn bên cạnh các thương hiệu mang tính biểu tượng khác của công ty như Coca-Cola và Sprite.
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Fanta hiện đã có sẵn tại cửa hàng và trực tuyến.
Fanta là thương hiệu lâu đời thứ hai của Công ty Coca-Cola, được thành lập vào năm 1940. Kể từ khi ra mắt, bộ nhận diện và logo của thương hiệu này đã thay đổi đáng kể.
“Với những thay đổi mới này, chúng tôi hướng đến việc làm cho thương hiệu trở nên đậm chất và mang tính biểu tượng hơn để từ đó chúng tôi có thể đảm bảo rằng thương hiệu sẽ đứng vững trước những thử thách của thời gian và được công nhận trên toàn thế giới.”
Phó chủ tịch phụ trách thiết kế toàn cầu của Coca-Cola, Rapha Abreu, cho biết việc thiết kế lại cũng nhằm mục đích khắc họa một Fanta luôn “đề cao lối chơi ngẫu hứng”.
Ông giải thích: “Bằng cách tập trung vào việc phản ánh một sắc thái cụ thể của thương hiệu, chúng tôi có thể hồi sinh tài sản thương hiệu của Fanta, giúp nó trở thành một thứ mà mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể đón nhận.”
Phía Coca-Cola cũng cho biết người tiêu dùng ngày càng có tư duy toàn cầu dưới những trợ giúp của các nền tảng mạng xã hội. Xuất phát từ góc nhìn này, việc thống nhất bộ nhận diện thương hiệu ở các thị trường cũng trở nên quan trọng hơn.
Theo NielsenIQ, tính đến cuối năm 2022, Fanta có trị giá trị khoảng 281 triệu bảng Anh (khoảng 350 triệu USD).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo các nội dung mới đây từ cuộc họp của Quốc hội Việt Nam, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần xem xét quy định quyền được trả lại sản phẩm, hàng hóa và toàn bộ chi phí mua sắm trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không đúng như những gì được quảng cáo.
Bên cạnh cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách chiều 5/4 còn góp ý về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Góp ý về dự thảo luật này, đại biểu Huỳnh Sang (Bình Phước) cho rằng cần xem xét quy định quyền được trả lại sản phẩm, hàng hóa và toàn bộ chi phí mua sắm sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không đúng như những gì được quảng cáo, cam kết hoặc công bố của người bán.
“Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, đề nghị cho phép người tiêu dùng được phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, đồng thời hiển thị đầy đủ và chính xác kết quả phản hồi, đánh giá”, đại biểu Sang đề nghị.
Cần cảnh báo cho người mua về người bán hàng giả.
Theo vị đại biểu hiện nay, hành vi bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn phổ biến trên nền tảng số (mạng xã hội, sàn thương mại điện tử – PV). Do đó đại biểu Sang đề nghị bổ sung quy định nền tảng số phải giám sát, phát hiện và cảnh báo cho người tiêu dùng về người bán có dấu hiệu bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Nêu giải pháp để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng từ sớm, đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đề xuất cần bổ sung quy định cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức trong trường hợp cụ thể phải có trách nhiệm giám sát, phát hiện, ngăn chặn hành vi sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây thiệt hại về kinh tế của người tiêu dùng…
“Chẳng hạn hành vi sản xuất chế biến, tiêu thụ thực phẩm bẩn; tình trạng rau 2 luống, lợn 2 chuồng; hay tình trạng bơm tạp chất trong rau, thịt, cá… Thực tế, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc đối tượng học sinh, công nhân trở thành nạn nhân của hành vi này. Nhiều trường hợp bị ngộ độc và nguy hiểm tính mạng”, ông dẫn chứng.
Theo đại biểu, hành vi này nếu được ngăn chặn từ sớm sẽ không đến tay người tiêu dùng và sẽ không có thiệt hại như thời gian qua.
Cấm mua bán thông tin người tiêu dùng.
Tại hội nghị, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng cần cấm hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như: Hành vi cung cấp, chia sẻ, phát tán, mua bán và trao đổi trái phép thông tin của người tiêu dùng.
“Đồng thời đề nghị rà soát thêm các pháp luật liên quan khác đang cấm các hành vi này để đảm bảo bao quát đấy đủ các hành vi này”, vị đại biểu đề xuất.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ đây là vấn đề rất quan trọng.
“Bên cạnh các thông tin về nhân thân còn có các thông tin như quá trình giao dịch, các hành vi mua bán cũng là những thông tin quan trọng có thể bảo vệ bởi pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, ông nói.
Theo đó, ông Huy cho rằng đối với những thông tin này, các tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập hoặc các bên thứ ba được ủy quyền khi sử dụng, thu thập thông tin của người tiêu dùng đều phải có sự đồng ý và thỏa thuận của người tiêu dùng.
“Kể cả qua các giao dịch truyền thống cũng như ứng dụng nền tảng số đều phải có cơ chế đồng thuận của người tiêu dùng mới có thể cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, các tổ chức trung gian thu thập và xử lý, sử dụng các thông tin của người tiêu dùng theo đúng các mục đích được yêu cầu”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghê và Môi trường nhấn mạnh.
Liên quan đến vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị xã hội, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng các quy định này chưa đủ mạnh, chưa tạo được động lực, cơ sở để các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là các hội chủ động khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
“Vì vậy, cần có thêm quy định về hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức có đủ nguồn lực, đủ cơ sở để họ tham gia việc bảo vệ quyền lợi dùng”, ông đề xuất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bernard Arnault, Chủ tịch của LVMH, công ty sở hữu hàng loạt thương hiệu đình đám như Louis Vuitton (LV) hay Dior, cùng với Elon Musk và Jeff Bezos là ba tỷ phú giàu nhất thế giới 2023.
Theo số liệu mới nhất từ Forbes, trong năm 2022, trong khi toàn cầu đối mặt với suy thoái và lạm phát thì tài sản của Bernard Arnault tăng lên đến hơn 53 tỷ USD và trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản 211 tỷ USD.
Theo Bloomberg, tài sản của ông Bernard Arnault đã lần đầu tiên vượt qua mức 200 tỷ USD. Điều này khiến ông trở thành người thứ ba trên thế giới đạt được dấu mốc này, sau Elon Musk và Jeff Bezos.
Dựa trên số liệu từ Bloomberg Billionaires Index, tài sản của vị doanh nhân đứng sau Tập đoàn LVMH đã tăng thêm 2,4 tỷ USD vào ngày 4/4, lên mức 211 tỷ USD. Ông cũng là người không mang quốc tịch Mỹ đầu tiên đạt được thành tích này.
Ông Arnault, 74 tuổi, đã vượt qua Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới vào tháng 12 năm ngoái nhờ “đế chế” hàng xa xỉ LVMH.
Tập đoàn này đang nắm giữ hơn 75 thương hiệu lớn nhỏ với xấp xỉ 5.500 cửa hàng trên toàn cầu. LVMH sở hữu nhiều thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Dior, Givenchy, Tiffany & Co, Fendi…
Giá trị tài sản ròng của ông Arnault đã tăng lên 39 tỷ USD trong năm nay khi nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp vẫn ổn định. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của LVMH cũng đang ở mức cao kỷ lục khi doanh nghiệp công bố sẽ mua lại số cổ phiếu lên tới 1,6 tỷ USD.
LVMH cũng ghi nhận mức doanh thu 79,2 tỷ euro (86,8 tỷ USD) vào năm ngoái. Con số này đạt được một phần nhờ việc Louis Vuitton có doanh thu vượt 20 tỷ euro (21,9 tỷ USD) trong năm 2022.
Từ trước đến nay, ngành thời trang và đồ da vẫn chiếm tỷ lệ đóng góp lớn nhất cùng mức tăng ổn định cho tập đoàn. Trong đó, Louis Vuitton và Dior luôn là những thương hiệu có sức tăng trưởng và thị phần tốt nhất và đóng góp lớn vào doanh thu.
Các báo cáo doanh số bán hàng trong quý I của Dior và Tiffany cũng sẽ được lần lượt công bố vào cuối tháng này.
Thành công là vậy, tuy nhiên, ông Arnault vẫn không tránh khỏi các thất bại trong cuộc đời. Vị doanh nhân này từng bị coi là “con sói trong bộ đồ cashmere” sau khi ông thất bại trong phi vụ thâu tóm Hermès.
Theo Reuters, ông Arnault lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes vào năm 1997, khi ông sở hữu tài sản trị giá 3,6 tỷ USD.
Đến năm 2005, ông lọt vào danh sách 20 người giàu nhất hành tinh với khối tài sản tăng lên mức 17 tỷ USD. Năm 2011, ông đứng ở vị trí thứ tư với 41 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong vài năm gần đây, nhiều KOL tầm trung đến “siêu Influencer” – những người kiếm tiền từ mạng xã hội – đã liên tục phàn nàn với hàng loạt thay đổi, các thuật toán không rõ ràng, quy định kiểm duyệt nội dung tùy tiện làm hạn chế độ tiếp cận của họ.
Không có luật cụ thể.
Theo The Atlantic, influencer và các nhà sáng tạo nội dung được xem là tài sản quan trọng đối với các công ty truyền thông xã hội như Instagram, TikTok.
Theo một cách nào đó, tính chất công việc của họ tương đồng với những người thuộc nền kinh tế tự do, có thu nhập phụ thuộc vào ứng dụng như Uber, DoorDash, TaskRabbit.
Điểm khác biệt là họ phát triển doanh nghiệp riêng nhờ hình ảnh cá nhân, sức hút và độ bao phủ.
Tuy nhiên, trong khi một số nhóm lao động cộng tác với nền tảng trực tuyến đã có thể gây áp lực trực tiếp lên các “gã khổng lồ công nghệ” để cải thiện điều kiện làm việc, thì những nhà sáng tạo nội dung cho đến nay vẫn chưa thực hiện được điều đó.
Thay vào đó, họ đang phải đối mặt với một loại khủng hoảng hiện sinh. Trong vài năm gần đây, nhiều KOL tầm trung đến “siêu Influencer” – những người kiếm tiền từ mạng xã hội – đã liên tục phàn nàn với hàng loạt thay đổi, các thuật toán không rõ ràng, quy định kiểm duyệt nội dung tùy tiện làm hạn chế độ tiếp cận của họ.
“Mọi người đang dần rời bỏ nền tảng này. Nếu nhà sáng lập không nghiêm túc thay đổi thuật toán trở lại như cũ, Instagram sẽ trở nên lỗi thời, giống như Facebook vậy”, Amber Fillerup Clark (31 tuổi, sống tại Arizona, Mỹ), một blogger, chia sẻ.
KOL rời đi.
Câu hỏi được đặt ra là: mối quan hệ giữa KOL và Internet có bao giờ thay đổi không?.
Một số chuyên gia trong ngành cho rằng điều này có thể.
Không ít người có ảnh hưởng nghĩ rằng họ nên hợp nhất để tạo ra sức mạnh lớn hơn. Trên TikTok, các nhà sáng tạo đã bắt đầu thảo luận về khả năng này vào mùa thu năm 2022.
Emily Hund, nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, ủng hộ ý tưởng trên trong cuốn sách “The Influencer Industry: The Quest for Authenticity on Social Media”.
Trong đó, cô đưa ra bối cảnh về sự gia tăng của lực lượng influencer, khởi đầu của thời đại truyền thông xã hội sau hậu quả từ cuộc suy thoái năm 2008, cũng như nền kinh tế tự do dựa trên nền tảng Internet.
Khi các công việc truyền thống biến mất, kiếm tiền trên mạng xã hội trở thành một giải pháp thay thế khả thi.
Để mô tả rõ hơn, cô đã tìm hiểu rủi ro, phong cách làm việc và tiêu chuẩn của loại việc làm này. Hund nhận xét hầu hết đều mang tính cá nhân hóa và vô định hình. Điều này khiến nó trở nên khó kiểm soát trên một nền tảng khổng lồ như Instagram hoặc YouTube.
JeGaysus, nhà sáng tạo TikTok, đã thành lập một liên minh đòi quyền lợi về các vấn đề thanh toán và pháp lý minh bạch.
Cho đến nay, nhóm có khoảng 400 thành viên. Khó khăn chung của họ là không thể liên lạc với quản lý ứng dụng khi gặp sự cố. Điều đó khiến họ thấy thất vọng và muốn rời bỏ.
“Họ có email riêng nhưng khi gửi yêu cầu, bạn sẽ không bao giờ nhận được phản hồi. Chúng tôi mong muốn được lắng nghe trong quá trình nỗ lực phát triển các dịch vụ của mình để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người xem”, một thành viên nói với Business Insider.
Vào năm 2019, những người tạo meme trên Instagram đã nhận được sự chú ý của giới báo chí khi tạo ra một tổ chức gọi là “IG Meme Union Local 69-420”. Họ đưa đến thông điệp “Đập tan thuật toán” và quan tâm đến việc khôi phục các bài đăng hoặc tài khoản đã bị xóa.
YouTuber nổi tiếng Hank Green cũng lập nhóm “Internet Creators Guild” với mục đích giúp đỡ nhà sáng tạo tự bảo vệ mình trước bản hợp đồng khó hiểu từ các thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc bắt kịp nhanh các xu hướng mới trong ngành hàng F&B năm 2023, 2024 (ngành thực phẩm và đồ uống) sẽ giúp cho thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để xây dựng lợi thế trên thị trường, định vị mình với tư cách là nhà lãnh đạo tư tưởng ngành và hơn thế nữa. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các báo cáo xu hướng ngành F&B 2023 trong bài viết này.
Theo đó các xu hướng ngành F&B 2023 sẽ được nhóm thành xu hướng tại thị trường Việt Nam và xu hướng toàn cầu.
Những xu hướng của ngành F&B tại Việt Nam trong 2023 & 2024.
Sau những ảnh hưởng không nhỏ từ giai đoạn đại dịch, hành vi của người tiêu dùng với thị trường F&B cũng đã thay đổi khá nhiều.
Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy đại dịch đã dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các mặt hàng thiết yếu.
Trong đó, thực phẩm nhập khẩu và phần lớn nhóm đồ uống ghi nhận mức giảm trong chi tiêu hàng tháng.
Một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ tăng trong ngắn hạn nhưng sẽ giảm khi có miễn dịch cộng đồng bao gồm: thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tiện lợi, đóng gói…
Đại địch đã khiến người tiêu dùng Việt Nam dần tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn.
Trên 91% lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua sản phẩm thực phẩm – đồ uống kể từ khi đại dịch bùng phát.
Ở một số danh mục sản phẩm cụ thể, khảo sát cũng chỉ ra đã có một luồng dịch chuyển rõ nét từ thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến, đặc biệt là nhóm thực phẩm.
Cuối cùng, có 4 xu hướng chính của thị trường F&B Việt Nam trong 2023.
Sau dịch COVID-19, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính kích thích sự trỗi dậy của các xu hướng ăn uống healthy.
Theo đó, các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành F&B tại Việt Nam có thể tận dụng để khai thác vào ngách thị trường đồ ăn vặt lành mạnh, thực phẩm xanh… để thu hút khách hàng tiềm năng.
Thứ 2, “self service”.
Hiện nay, các nhà hàng kinh doanh truyền thống đã vận dụng quy trình hoạt động tự phục vụ và bán thêm các món ăn được sơ chế sẵn nhằm gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.
Khách hàng cảm thấy thích thú và hài lòng với các sản phẩm đóng hộp sẵn, điển hình là các sản phẩm của Pizza 4P’s, The Coffee House… được rất nhiều khách hàng lựa chọn mang về để thưởng thức.
Thứ 3, phát triển hình thức phục vụ đa kênh (Omni Channel).
Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù hình thức bán hàng online đã phát triển rất mạnh mẽ và phổ biến trong 2 năm xảy ra dịch COVID-19, tuy nhiên phần lớn khách hàng Việt Nam vẫn ưa chuộng hình thức tự phục vụ tại chỗ hơn.
Như vậy, để tối đa lợi nhuận và tiếp cận với lượng khách hàng lớn, các doanh nghiệp F&B nên triển khai bán hàng theo hình thức bán hàng đa kênh.
Thứ 4, thói quen thanh toán hiện đại.
Theo một khảo sát về “Chỉ số thanh toán mới năm 2021” của Mastercard, có tới 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy khả năng tiếp cận các hình thức thanh toán mới của họ đang tăng lên đáng kể. Trong khi đó, có 88% người dùng đã sử dụng ít nhất một hình thức thanh toán mới vào năm ngoái.
Những dự báo chính về xu hướng phát triển của ngành F&B năm 2023 & 2024 trên thế giới.
Dù là với tư cách là một Marketer, người làm thương hiệu hay người làm kinh doanh nói chung, việc bắt kịp các xu hướng tất yếu của thị trường và hành vi người tiêu dùng luôn là chiến lược hàng đầu để có thể tồn tại và giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đơn giản là tin vào những gì mà thương hiệu truyền tải đến họ và thương hiệu cứ thế thoải mái nói những gì họ muốn nói hay kể những gì họ muốn kể, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến cách thức và thậm chí là nguồn gốc của những thực phẩm (Food) hay đồ uống (Beverage) mà họ sẽ sử dụng.
Theo dữ liệu từ Nielsen, trong năm 2023 và xa hơn thế nữa, dưới đây là một số xu hướng phát triển chính trong ngành F&B.
Xu hướng số 1 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ xác định là người ăn chay trường, cao hơn con số 2% từ năm 2012.
Dữ liệu tìm kiếm của NielsenIQ cho thấy rằng “thuần chay” (Vegan) là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến các món ăn nhẹ. Và được tìm kiếm nhiều thứ 7 trên tất cả các trang web mua sắm tạp hóa trực tuyến (online grocery Store).
Theo NielsenIQ, nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật đã tăng 12% từ năm 2020 đến năm 2021. Tương tự như vậy, các sản phẩm thay thế thịt cũng tăng 11%, con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2023 và xa hơn nữa.
Xu hướng số 2 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Người tiêu dùng sẽ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc của các thực phẩm hay đồ uống mà các thương hiệu F&B cung cấp đến họ.
Với người tiêu dùng hiện đại ngày nay, khi nhiều người trong số họ là một Conscious Consumer đích thực, việc nghe và tin những gì thương hiệu nói hay chỉ quan tâm đến những thứ mà thương hiệu ghi trên nhãn mác là thứ rất xa vời.
Người tiêu dùng muốn biết chính xác cách thức những thực phẩm hay đồ uống của họ được sản xuất, nó được sản xuất như thế nào, nguyên liệu ở đâu hay liệu nơi sản xuất có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không và hơn thế nữa.
Một số thuộc tính cụ thể mà khách hàng thường quan tâm đối với các thương hiệu F&B là:
Giấy chứng nhận về tính bền vững của sản phẩm (bao bì, nguyên liệu…)
Giấy chứng nhận hay những cam kết của thương hiệu với môi trường và xã hội (ESG).
Giấy chứng nhận nguồn gốc (nơi sản xuất) nguyên vật liệu đầu vào.
Những trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR).
Và một số giấy tờ liên quan đến từng ngành hàng cụ thể khác.
Xu hướng số 3 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Nhu cầu tăng cao với các sản phẩm tự nhiên và sản phẩm dành cho các chế độ ăn uống đặc biệt.
ở thị trường Mỹ, hiện có hơn 30 triệu người tiêu dùng có phản ứng dị ứng với lactose trong các sản phẩm từ sữa. Khi Casein, một loại protein trong sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng, hàng chục triệu người tiêu dùng chọn cách từ bỏ các sản phẩm kiểu này.
Theo dữ liệu từ Nielsen, một xu hướng đang phát triển bùng nổ trong ngành công nghiệp F&B là sự dịch chuyển nhu cầu sang các sản phẩm tự nhiên, thậm chí là các sản phẩm dành cho chế độ ăn kiêng đặc biệt.
Xu hướng số 4 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Những thực phẩm và đồ uống tiện lợi tự chế biến ở nhà.
Dưới những ảnh hưởng của Covid-19 và sự hỗ trợ của thương mại điện tử, nhiều người tiêu dùng hơn đang chọn cách tự chế biến hay pha chế các thực phẩm tại nhà.
Những gì mà các thương hiệu F&B (Food and Beverage) cần làm là cung cấp cho người tiêu dùng những món ăn và thức uống tự chế biến ở nhà, tiện lợi và đảm bảo sức khoẻ.
Xu hướng số 5 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Người tiêu dùng sẽ chọn các thương hiệu F&B bền vững.
Với sự thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến mọi thứ trên toàn cầu, người tiêu dùng muốn biết rằng các sản phẩm mà họ đang tiêu dùng được cung cấp từ các doanh nghiệp có ý thức về môi trường.
Các sản phẩm được làm bằng vật liệu tái chế hoặc tái sử dụng sẽ có giá trị cao hơn và được lựa chọn nhiều hơn so với các sản phẩm chỉ sử dụng một lần.
Xu hướng số 6 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Tính minh bạch trong kinh doanh nên là chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành hàng F&B.
Xu hướng cuối cùng của ngành F&B thế giới trong năm 2023 là các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều vào việc xây dựng Tính minh bạch.
Người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp minh bạch hơn về chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất các thực phẩm (Food) và đồ uống (Beverage) của họ. Thương hiệu nào càng có thể cung cấp nhiều thông tin kiểu này thì càng có lợi vì có được lòng tin từ khách hàng.
Ở cấp độ doanh nghiệp, các nhà sản xuất F&B có thể sử dụng mã QR để cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm cụ thể.
Các mã này cho phép người tiêu dùng kiểm soát nhiều hơn về các lựa chọn của họ và chúng cũng có thể được sử dụng cho các mục đích Marketing.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ từ MarketingTrips về các xu hướng chính của ngành hàng F&B tại Việt Nam và trên thế giới trong năm 2023 & 2024, bằng cách bắt kịp nhanh với các xu hướng mới, thương hiệu có nhiều cách hơn để trở thành các nhà lãnh đạo ngành và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple cuối cùng cũng cuốn theo làn sóng sa thải nhân sự khi đang cắt bỏ một số vai trò trong đội ngũ bán lẻ của công ty. Động thái này đánh dấu đợt cắt giảm nhân sự đầu tiên của nhà sản xuất iPhone trong thời kỳ khó khăn.
Theo đó, nguồn tin của Bloomberg cho biết việc sa thải sẽ ảnh hưởng đến các nhóm phát triển và duy trì của Apple, đồng thời cho biết thêm rằng số lượng vị trí bị cắt giảm không thể xác định chắc chắn. Apple hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Với động thái mới nhất, Apple đã nói với các nhân viên trong các nhóm bị cắt giảm rằng họ sẽ có khả năng nộp đơn ứng tuyển cho một số vai trò tương tự như công việc trước đây của họ. Những người không đảm nhận vai trò mới sẽ được hỗ trợ tới 4 tháng lương.
Mặc dù không thể xác định chắc chắn số lượng các vị trí bị loại bỏ và có khả năng là quy mô rất nhỏ, nhưng động thái này thể hiện “thành trì cuối cùng” của Big Tech đã không còn đứng vững trước làn sóng sa thảinhân sự hàng loạt và điều kiện kinh tế khó khăn.
Apple đang định vị động thái này như một nỗ lực hợp lý hóa, thay vì sa thải. Công ty nói với các nhân viên rằng những thay đổi được thiết kế để cải thiện việc bảo trì các cửa hàng trên toàn cầu và công ty sẽ hỗ trợ cho những người lao động bị ảnh hưởng.
Nhà sản xuất iPhone đã nỗ lực trì hoãn việc sa thải công ty, ngay cả khi họ cắt giảm ngân sách và cắt giảm phần lớn lực lượng lao động của nhà cung cấp, bao gồm các kỹ sư theo hợp đồng, nhà tuyển dụng và nhân viên bảo vệ. Trước đây, Apple đã từng cắt giảm việc làm trước đại dịch, khi loại bỏ vài trăm thành viên trong bộ phận xe tự lái.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Earned Media là khái niệm mô tả tất cả các nội dung mà một khách hàng nào đó nói về thương hiệu. Nếu bạn là người làm việc trong lĩnh vực Marketing, Social Media hay Digital Marketing, hy vọng là bạn đã từng nghe đến cụm từ “Earned Media” này. Vậy bản chất của Earned Media là gì? và làm sao để thành công với Earned Media? Cùng MarketingTrips tìm hiểu rõ trong bài viết này.
Là người dùng của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram, có thể bạn đã từng đăng các bài đăng, bình luận hay chia sẻ các ý kiến của mình về một thương hiệu hay doanh nghiệp nào đó, các hành động này của bạn chính là các Earned Media đối với các thương hiệu.
Trong khi trong hầu hết các trường hợp bạn chủ động hay tự nguyện nói về thương hiệu, một số ít trường hợp khác là bạn được thương hiệu “yêu cầu” hoặc đơn giản là bạn thực hiện hành động để hoàn tất một trò chơi (sự kiện, cuộc thi) nào đó.
Earned Media là gì?
Trong phạm vi ngành Marketing nói chung và Social Media Marketing nói riêng, Earned Media là khái niệm mô tả tất cả các nội dung mà bạn hay một khách hàng nào đó nói về thương hiệu. Cho dù đó là các bình luận trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay là các lượt chia sẻ bài đăng.
Earned Media còn được gọi là “Organic Media”, “Earned Content” hay “Free Media” vì phần lớn các nội dung hay ý kiến mà người dùng đưa ra đều là “tự nhiên”, tức người dùng tự nói về thương hiệu.
Thuật ngữ “Earned” có nghĩa là những thứ mà thương hiệu “kiếm được” hay “có được”, còn “Media” biểu thị nơi mà người dùng nói về thương hiệu, Media thường là các kênh hay nền tảng của bên thứ 3 (Third-party Platform), tức thương hiệu không sở hữu các kênh này.
Liên quan đến thuật ngữ Earned Media, cụm từ này nằm trong mô hình Digital Marketing Mix bao gồm Paid Media, Owned Media và Earned Media.
Ngoài Earned Media như đã phân tích ở trên, có thể bạn cũng cần tìm hiểu về Owned Media và Paid Media.
Khái niệm Paid Media đề cập đến tất cả các hoạt động truyền thông marketing nói chung mà bạn phải trả phí. Ví dụ bạn phải trả phí để chạy quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads), Facebook Ads khi này chính là một Paid Media.
Owned Media lại được dùng để mô tả tất cả các kênh hay phương tiện truyền thông (Media) mà thương hiệu hay doanh nghiệp sở hữu (Owned).
Ví dụ, website, CRM của doanh nghiệp hay các Trang (fanpage) trên các mạng xã hội chính là các kênh mà doanh nghiệp sở hữu.
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau mà cả Paid Media, Owned Media và Earned Media được sử dụng theo những cách khác nhau.
Tại sao Earned Media lại quan trọng với hầu hết các thương hiệu?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, việc phân chia thành các khái niệm như Earned Media, Paid Media và Owned Media vốn dựa trên góc nhìn của người làm marketing và truyền thông thương hiệu.
Việc phân chia có thể giúp marketer đánh giá được tầm quan trọng, vai trò, mức độ hiệu quả của từng kênh hay phương tiện với thương hiệu và doanh nghiệp.
Kể từ khi xuất hiện các nền tảng mạng xã hội hay những nơi mà ở đó khách hàng có thể đưa ra (để lại) ý kiến của riêng họ về thương hiệu, về các sản phẩm, dịch vụ hay mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp, đây trở thành nơi các khách hàng hay người tiêu dùng tìm đến để tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn thương hiệu.
Người tiêu dùng giờ đây ít khi tin tưởng các nội dung được truyền tải một chiều từ phía thương hiệu, thay vào đó họ tin tưởng các ý kiến, nội dung từ những người khác, từ bạn bè, người thân, người có ảnh hưởng (Influencer) đến cả những người họ chưa từng quen biết.
Nếu bạn đã hiểu rõ khái niệm Earned Media ở trên, bạn hiểu rằng đây cũng chính là lúc Earned Media thể hiện vai trò và giá trị của nó.
Earned Media trở thành mục tiêu của các thương hiệu sau một loạt các hoạt động Paid Medai và nhờ sự hỗ trợ của Owned Media.
Một nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy 85% người tiêu dùng thấy các bài viết hay nội dung được đăng bởi bên thứ ba là đáng tin cậy khi cân nhắc mua hàng, trong khi có đến 69% người tiêu dùng đọc các bài đánh giá sản phẩm (Review) từ những người khác khi đưa ra quyết định mua hàng.
67% người tiêu dùng khác đồng ý rằng, một khi họ có thể xác định một ai đó dù là khách hàng hay người có ảnh hưởng không có bắt cứ mối quan hệ liên kết nào với thương hiệu (liên quan đến việc nội dung được tài trợ hoặc người đăng nội dung đang làm tiếp thị liên kết), họ có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.
Điều này có nghĩa là, để có thể thúc đẩy hiệu suất bán hàng, thương hiệu không thể chỉ dựa vào các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media), các kênh do mình sở hữu (Owned Media) mà điều quan trọng là tận dụng và phát triển các kênh “kiếm được”, đó chính là Earned Media.
Ngoài sức ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng, Earned Media cũng ảnh tác động đến SEO, hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
Về bản chất, càng nhiều người “bàn tán”, “thảo luận” hay “nói về” thương hiệu, tức “Earned Media” càng mạnh, thì số lượng khách hàng tiềm năng tìm kiếm về thương hiệu càng lớn.
Nói tóm lại, nếu doanh nghiệp đang cần thúc đẩy bán hàng, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu trên môi trường trực tuyến (và cả ngoại tuyến), Earned Media nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
Ví dụ về Earned Media.
Earned Media tồn tại hay xuất hiện dưới khá nhiều hình thái khác nhau, từ các bình luận trên mạng xã hội, đánh giá trên các trang thương mại điện tử đến các nhận xét trực tiếp trên các website.
Dưới đây là những ví dụ chính về Earned Media.
Đánh giá của khách hàng (Review).
Nếu như trước đây, khi chưa có internet, khách hàng chỉ có thể phản hồi hay để lại ý kiến qua các phương tiện như điện thoại, hay email trực tiếp đến thương hiệu, về bản chất những nội dung này chỉ có cá nhân khách hàng đó và thương hiệu biết.
Giở đây, từ các trang thương mại điện tử như Amazon, Lazada hay Shopee, đến các website bán hàng của thương hiệu, khách hàng có thể để lại đánh giá hay ý kiến, ý kiến này không còn là “riêng” giữa họ và thương hiệu, nhiều khách hàng khác cũng có thể xem nó.
Bất cứ đánh giá hay ý kiến nào do khách hàng để lại đều là Earned Media.
Hiểu một cách đơn giản là, nếu một khách hàng nào đó có cảm xúc dù là tích cực hay tiêu cực với thương hiệu, họ có xu hướng “kể” các trải nghiệm đó với những người khác như bạn bè, đồng nghiệp (các nghiêu cứu cho thấy cảm xúc tiêu cực có xu hướng được kể và “lây lan” nhiều hơn những thứ tích cực).
Đây là một kênh nơi mà khách hàng đưa ra ý kiến và nói về thương hiệu, theo cách định nghĩa ban đầu thì đây cũng chính là Earned Media.
Earned Media là những nội dung không bị kiểm soát bởi thương hiệu, vì lý do này, chúng khách quan và có khả năng tin cậy cao.
Các tương tác trên mạng xã hội (Like, Share, Comment, Mentions…).
Người tiêu dùng ngày nay không chỉ sử dụng mạng xã hội để giải trí, họ còn dùng nó để nghiên cứu về thương hiệu, mua sắm và đồng thời đưa ra các phản ứng của họ với thương hiệu.
Từ các lượt chia sẻ bài đăng, bình luận trên các Trang ví dụ như Facebook hay TikTok, hay nhắc đến tên (Mentions) của các thương hiệu cụ thể, tất cả các hành động này góp phần tạo nên cái mà người làm marketing hay xây dựng thương hiệu gọi là Earned Media.
Một lần nữa, để có thể hình dung rõ hơn về sức mạnh của các “kênh kiếm được” này, bạn cứ thử hình dung là, liệu bạn có nên tiếp tục đẩy mạnh quảng cáo (Paid Media) hay phát triển website (Owned Media) hay không nếu thứ bạn có được là các phản hồi tiêu cực trên các nền tảng?
Nếu Earned Media yếu, thứ thương hiệu cần làm là tối ưu lại cách triển khai Paid Media và Owned Media.
Cách xây dựng và phát triển Earned Media.
Một khi bạn đã hiểu Earned Media là gì cũng như nhận thức được vai trò của Earned Media đối với sự phát phát triển của thương hiệu và doanh nghiệp, đã đến lúc bạn cần bắt đầu xây dựng và phát triển nó.
Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:
1. Xây dựng và chia sẻ những nội dung có giá trị.
Nếu bạn từng tìm hiểu về Content Marketing, có thể bạn đã biết đến cụm từ “Content is King”, tạm hiểu một cách đơn giản là, Nội dung là thứ vô giá.
Dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, khách hàng mục tiêu của bạn là ai thì thứ mà bạn truyền tải đến khách hàng từ các chiến dịch marketing vẫn là Nội dung.
Về bản chất, hiếm có khách hàng nào mua các sản phẩm từ thương hiệu khi họ không hài lòng với những gì mà thương hiệu chuyển đến họ, và hiển nhiên sẽ không có bất cứ hành động mua hàng hay tương tác tích cực nào sau đó được đưa ra cả.
Nhiệm vụ của thương hiệu giờ đây là thấu hiểu các vấn đề, nhu cầu hay nỗi đau của khách hàng, những thứ mà họ mong muốn tìm kiếm từ các sản phẩm mà họ muốn mua.
Nội dung càng giá trị và phù hợp với khách hàng thì họ sẽ càng không chỉ tích cực tương tác với nó, mà còn chia sẻ hay giới thiệu nó đến những người khác.
2. Tích cực tương tác lại với khách hàng trên mạng xã hội và các nền tảng khác do thương hiệu sở hữu (hoặc kiểm soát được).
Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng cũng như mối quan hệ giữa những người bạn với nhau, càng thân thuộc, càng tương tác thì càng dễ nói chuyện hay chia sẻ về nhau.
Để có thể thúc đẩy Earned Media, hay thúc đẩy khách hàng tích cực nói về thương hiệu, bạn cần trở thành “bạn” với họ, tương tác lại với họ, giải đáp tất cả các băn khoăn mà họ gặp phải.
Khi khách hàng hiểu rằng, thương hiệu sẵn sàng lắng nghe họ, tôn trọng mọi ý kiến đánh giá của họ, họ có thêm lý do để chủ động tương tác với thương hiệu.
Với mục tiêu kiểm soát tốt hơn các phản hồi của khách hàng với thương hiệu, hay phản hồi một cách kịp thời hơn, bạn có thể cần sử dụng đến Social Listening, các công cụ lắng nghe mạng xã hội.
Một cách khác để tương tác với khách hàng và cũng là cách để xây dựng Earned Media đó là chủ động gửi thư hay nhắn tin đến những khách hàng trung thành của thương hiệu, tán dương cho những gì mà họ đã chia sẻ về thương hiệu.
Thương hiệu càng làm những điều này, khách hàng càng có thêm lý để tiếp tục chia sẻ và nói về thương hiệu (một cách tích cực).
3. Hãy khiến khách hàng cảm thấy hạnh phúc.
Tất cả các khách hàng không tự động trở thành người quảng bá “miễn phí” cho thương hiệu, mà đó là kết quả của nhiều nỗ lực đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện tại, khi thương hiệu phải đối đầu với nhiều đối thủ khác trên thị trường, thứ thương hiệu cần không phải chỉ là làm tốt mà là làm tốt hơn.
Và khi khách hàng yêu thích thương hiệu, họ có nhiều khả năng sẽ giới thiệu, chia sẻ những điều tốt đẹp về thương hiệu, từ mạng xã hội đến những khách hàng khác.
Theo một nghiên cứu do Oberlo công bố, 54% người dùng mạng xã hội đang nghiên cứu các sản phẩm mà họ quan tâm.
Trong khi các cảm xúc dễ dàng được lan truyền, việc xây dựng các nội dung thú vị, tương tác với mọi người và làm hài lòng khách hàng của bạn là chìa khoá chính.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà MarketingTrips chia sẻ với bạn về Earned Media, hy vọng một khi bạn đã hiểu Earned Media là gì, vai trò của nó đối với thương hiệu, cũng như làm sao để xây dựng nó, bạn có nhiều cách hơn để thúc đẩy giá trị của thương hiệu, tối ưu các chiến dịch Marketing và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các tiêu chuẩn môi trường – xã hội – quản trị (ESG) và sẵn sàng bắt tay vào hành trình thực thi mô hình chiến lược này.
Theo khảo sát do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa thực hiện mới đây, trong tình hình thị trường năm 2023 được dự đoán là sẽ có tính cạnh tranh cao và nhiều thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp tham gia đều bày tỏ tin tưởng rằng việc có một tầm nhìn và chiến lược kinh doanh rõ ràng, hiệu quả có thể đem tới những tác động đáng kể đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Qua đó, doanh nghiệp có thể duy trì sự tập trung vào những mục tiêu cốt lõi, tăng cường khả năng thích ứng để phù hợp với xu hướng mới của thị trường; đồng thời, định vị con đường phát triển của doanh nghiệp để hướng tới sự thành công và bền vững trong tương lai.
Tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp thuộc bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) năm 2023 cho thấy, họ đang ưu tiên vào các chiến lược chủ đạo để vượt qua thách thức trong giai đoạn này.
78,1% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự; hệ thống quản trị rủi ro; phát triển các dòng sản phẩm và dịch vụ mới; một số doanh nghiệp ưu tiên cho ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh và những doanh nghiệp còn lại tập trung vào tái cấu trúc bộ máy hoạt động của mình.
Riêng đối với chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp, hầu hết đơn vị dự kiến sẽ phân bổ lại nguồn lực, thu hẹp hoạt động nếu không mang lại hiệu quả cao; đồng thời mở rộng những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng có thể giúp các doanh nghiệp hợp lý hóa hoạt động và loại bỏ hạng mục dư thừa, qua đó tiết kiệm chi phí, giảm nợ vay, cải thiện dòng tiền và tăng khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, còn giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường và nền kinh tế.
Trong bối cảnh, toàn cầu đang hướng tới xu thế phát triển xanh và bền vững, Việt Nam cũng tập trung thúc đẩy nỗ lực đạt mục tiêu trung hòa carbon “Net Zero” vào năm 2050. Các doanh nghiệp FAST500 ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các tiêu chuẩn ESG và sẵn sàng bắt tay vào hành trình thực thi chiến lược này.
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, tính đến thời điểm hiện tại, có 85,1% doanh nghiệp được khảo sát đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết thực thi ESG.
Cụ thể, 14,8% doanh nghiệp cho biết, họ đã lập kế hoạch và triển khai một phần cam kết ESG, 37% doanh nghiệp cho biết đã lập kế hoạch và triển khai toàn diện cam kết, 33,3% doanh nghiệp đang ở giai đoạn lập kế hoạch, trong khi chỉ có 14,8% doanh nghiệp không đặt ra cam kết ESG hoặc không có kế hoạch cụ thể.
Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự gia tăng đáng kể trong nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp đối với các vấn đề chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, với 1/3 số doanh nghiệp có cam kết ESG thừa nhận mới đang ở giai đoạn lập kế hoạch, vẫn còn một chặng đường dài từ nhận thức tới hành động thực tế.
Trên hành trình, theo đuổi các tiêu chuẩn ESG, doanh nghiệp phải đương đầu với khá nhiều trở ngại. 83,3%% doanh nghiệp thừa nhận: chưa có đầy đủ thông tin là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi cam kết và thực hành ESG.
Nếu không nắm bắt đủ dữ liệu và thông tin chi tiết, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc xác định và ưu tiên các vấn đề về ESG, thiết lập các mục tiêu và số liệu có ý nghĩa, đồng thời đo lường và báo cáo tiến độ của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Thông tin không đầy đủ cũng có thể cản trở khả năng của doanh nghiệp trong việc tương tác với các bên liên quan, xây dựng niềm tin, quản lý các cơ hội và rủi ro liên quan đến ESG.
Do đó, việc được cung cấp và truy cập vào thông tin đáng tin cậy và có liên quan là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp để đưa ra các quyết định và hành động ESG sáng suốt.
Ngoài ra, các khó khăn còn lại trên hành trình thực thi ESG được doanh nghiệp đưa ra là nhân viên chưa có kiến thức, chuyên môn cần thiết về ESG, đội ngũ lãnh đạo cấp cao cần nâng cao kiến thức về năng lực thực thi ESG và khung khổ pháp lý để thực thi lĩnh vực này vẫn chưa đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
Lồng ghép các tiêu chuẩn ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ xoay quanh việc bổ sung tính năng sản phẩm, cải thiện năng suất, doanh thu hay tái định vị thương hiệu.Cam kết thực hiện ESG đòi hỏi các doanh nghiệp cần thay đổi những vấn đề vĩ mô hơn, như: tầm nhìn, giá trị cốt lõi và lợi ích con người (gồm cả nhân viên lẫn khách hàng).Thực thi ESG giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, tối ưu hóa quan hệ khách hàng, chuỗi cung ứng và tăng khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu…
Đặc biệt, từ năm 2023 trở đi, một trong những thị trường chủ lực của Việt Nam là Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp thuế phát thải khí carbon theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).
Do đó, các doanh nghiệp muốn tiếp tục tham gia thị trường EU sẽ bắt buộc phải thực hiện, đáp ứng các tiêu chuẩn này. Như vậy, ESG sẽ là giải pháp tạo nên giá trị lâu dài của doanh nghiệp và là chìa khóa để các doanh nghiệp thành công tại thị trường quốc tế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước thực trạng người nổi tiếng quảng cáo thuốc và mỹ phẩm bất chấp chất lượng của sản phẩm, dự thảo sửa đổi Luật quảng cáo sẽ buộc người nổi tiếng, người chuyển tải nội dung chịu trách nhiệm với nội dung quảng cáo.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quảng cáo sẽ bổ sung nội dung về quyền và trách nhiệm của người chuyển tải quảng cáo.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Ninh Thị Thu Hương, cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, cho biết trước thực trạng quảng cáo thổi phồng chất lượng, dự thảo sửa đổi Luật quảng cáo sẽ có thêm những nội dung liên quan đến người chuyển tải nội dung quảng cáo.
Người chuyển tải nói quá, thổi phồng sẽ bị xử lý
* Luật quảng cáo đã có hiệu lực hơn 10 năm. Lần này dự thảo sửa đổi tập trung vào những nội dung nào?
– Từ khi Luật quảng cáo ra đời (năm 2012) thay thế cho Pháp lệnh quảng cáo đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để ngành quảng cáo phát triển theo hướng công khai, minh bạch trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Tuy nhiên theo thời gian, những hạn chế trong hoạt động quảng cáo cũng dẫn đến cần thiết phải có sự điều chỉnh để theo kịp.
Cụ thể như vấn đề cân bằng các yếu tố văn hóa – kinh tế trong hoạt động quảng cáo, sự thích ứng của các doanh nghiệp quảng cáo trước các xu hướng quảng cáo mới trên thế giới.
Một số tồn tại vướng mắc, gây khó khăn trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh pháp luật, như thiếu cơ chế để kiểm soát hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, và sự hạn chế hình thức tham gia của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài trong thị trường quảng cáo Việt Nam.
Việc xác định tính trung thực, chính xác của một số nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn gây ra nhiều ý kiến trái chiều, bất ổn trong xã hội.
Ngoài ra, sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng đã tạo ra sự thay đổi của doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương tiện quảng cáo để quảng cáo cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp với khả năng, điều kiện của họ.
Đặc biệt, một trong những vấn đề báo chí nói tới trong thời gian qua là hoạt động quảng cáo trên Internet, mạng xã hội thông qua người nổi tiếng (Influencer, Celebs…), người có ảnh hưởng chưa có sự kiểm soát của quy định pháp luật và của cơ quan quản lý nhà nước, gây ra hiện tượng quảng cáo tràn lan, thiếu chính xác…
* Tính phù hợp và trung thực trong nội dung quảng cáo dường như là nội dung gây bức xúc nhất. Làm sao để kiểm soát điều này?
– Dự thảo xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quảng cáo thời gian tới sẽ tăng cường trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn. Ngoài sự phối hợp giữa các bên thì nhấn mạnh vai trò của các cơ quan chuyên môn.
Tôi lấy ví dụ quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng ở lĩnh vực y tế thì ngành y tế phải kiểm soát kỹ nội dung quảng cáo. Đối với phương tiện truyền thông, khi đã có giấy phép của cơ quan chuyên ngành thì phải kiểm tra kỹ thông điệp, nội dung thể hiện trên các sản phẩm đó có đúng trên nhãn hiệu hàng hóa hay không.
Mặc dù chúng ta có cơ chế hậu kiểm, vừa qua cũng đẩy mạnh, nhưng về cơ chế, chế tài thì cũng chưa đủ sức mạnh, răn đe để kiểm soát hết nội dung, tránh quảng cáo nói quá.
Theo nhận định của chúng tôi, hiện nay các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vẫn còn nhiều do sự thiếu sự đồng bộ trong cơ chế kiểm soát và xử lý vi phạm.
Do vậy, những nội dung sửa đổi trong Luật quảng cáo sẽ phân rõ trách nhiệm cho các bên, cũng như đưa các nội dung rõ hơn về tính năng, chất lượng hàng hóa, trong đó có nội dung quan trọng là đẩy mạnh cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
* Như báo Tuổi Trẻ phản ánh, thời gian qua rất nhiều người nổi tiếng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo chưa đúng về chất lượng sản phẩm. Trong đó có cả việc quảng cáo sai về thuốc chữa bệnh, thổi phồng công năng. Làm sao để kiểm soát việc này?
– Trong nội dung sửa đổi luật sắp tới, chúng tôi đưa thêm một nội dung về quyền và trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.
Trước đây, trong luật chúng ta mới đưa ra trách nhiệm quản lý, trách nhiệm của những người tham gia hoạt động quảng cáo. Nhưng bây giờ có thêm người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là những người mà sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hoặc được thuê quảng cáo cho các sản phẩm hàng hóa.
Cũng cần hiểu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo không những là những người nổi tiếng, mà thậm chí là người bình thường nhưng sử dụng Facebook hoặc các trang các nhân trên mạng xã hội để quảng cáo. Sắp tới nội dung quyền và trách nhiệm của nhóm đối tượng này sẽ được đưa vào luật.
Trong dự thảo đề cương chi tiết hiện nay, chúng tôi đã đưa vào rồi và sẽ tiếp tục lấy ý kiến thêm để hoàn thiện trước khi trình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhờ sức hút của TikTok và Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc), doanh thu của công ty mẹ ByteDance năm 2022 đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ, lên mức 80 tỷ USD.
Theo đó, mức tăng trưởng mạnh đã giúp ByteDance so kè sát sao về doanh thu với gã khổng lồ Tencent, công ty mẹ của WeChat.
Nguồn tin của Bloomberg đã được tiếp cận với báo cáo mà ByteDance gửi tới các nhà đầu tư. Theo đó, công ty mẹ của TikTok ghi nhận doanh thu ở mức 60 tỷ USD vào năm 2021 và tăng trưởng mạnh trong năm 2022.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ByteDance đã vượt mặt nhiều ông lớn công nghệ khác như Meta – công ty mẹ của Facebook và Instagram – hay ông lớn thương mại điện tử Amazon.
TikTok và Douyin được cho là đang hút lượng lớn ngân sách quảng cáo của các doanh nghiệp khỏi những nền tảng mạng xã hội khác khi video ngắn đang là xu hướng tiêu thụ nội dung mới của người dùng toàn cầu.
Tuy đang tăng trưởng nhanh, ByteDance cũng đối mặt với tình trạng ngày càng nhiều quốc gia đưa ra các quy định về cấm sử dụng TikTok, ít nhất là trên các thiết bị thuộc sở hữu chính phủ.
Hiện công ty mẹ của TikTok được định giá khoảng 220 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần nhất từ quỹ đầu tư G42. Định giá này giảm mạnh so với mức 300 tỷ USD mà giới chủ TikTok đưa ra trong chương trình mua lại cổ phần hồi tháng 9/2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), khi ChatGPT hay Bard AI đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, một câu hỏi được đặt ra là “Học gì để không thất nghiệp?”.
Theo nghiên cứu mới của ngân hàng Goldman Sachs, các loại trí tuệ nhân tạo sản xuất nội dung (generative AI) như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google có thể tác động đến khoảng 300 triệu việc làm trên toàn cầu.
Theo đó, các công việc trợ lý hành chính ở văn phòng có tỷ lệ được tự động hóa cao nhất với 46%, tiếp theo là 44% cho công việc pháp lý và 37% cho các công việc trong kiến trúc và kỹ thuật. Lĩnh vực hỗ trợ kinh doanh, tài chính và kế toán nằm trong top 5 với 35%. Các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, lập trình, cũng có thể bị thay thế với tỷ lệ trên 30%.
So với đợt tự động hóa trong sản xuất trước đây, lần này, nhóm nhân viên văn phòng sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.
Theo cây bút Larry Elliott của tờ Guardian, đợt sóng trí tuệ nhân tạo lần này sẽ hơi khác so với trước đây. Nó không thay thế những công việc chân tay đơn giản bằng máy móc và tạo ra công việc mới, thay vào đó, sẽ gây “xáo trộn” công việc của giới văn phòng trung lưu.
“Xáo trộn” không có nghĩa là thay thế hoàn toàn, mà việc làm của nhân viên văn phòng sẽ không còn dễ dàng như trước. Chỉ có người làm tốt công việc, và có thể thích ứng với thay đổi, mới có thể trụ lại.
Đây chính là điểm cần nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi “học ngành nào không sợ thất nghiệp?”. Mặc dù không có ngành nào đảm bảo an toàn trước những áp lực do AI tạo ra. Tuy nhiên, thái độ và cách tiếp cận, cũng như cách học tập đúng đắn lại có thể bảo đảm học ngành nào cũng không sợ AI.
Nói cách khác, câu hỏi “học ngành nào/nghề nào không thất nghiệp” là một câu hỏi sai, nên được đổi thành “học như thế nào thì không thất nghiệp” hay “thái độ làm việc như thế nào thì không bị AI thay thế”.
Đầu tiên là chuyện học như thế nào. Công nghệ AI sẽ khiến những người muốn đi tắt, học vẹt, học mẹo không còn nhiều cơ hội việc làm.
Những mẹo như “ba cách khiến bạn nhanh chóng tạo văn bản”, hay “năm cách khiến bạn tăng điểm số” sẽ không còn hữu dụng. Bởi vì cách học vẹt, học mẹo không giúp hiểu được vấn đề thấu đáo, mà chỉ là tìm đường tắt hoàn thành một công việc. Đó là làm việc, chứ không phải hiểu việc.
Tình trạng này sẽ khiến người lao động gặp khó khăn khi môi trường công việc thay đổi, điều mà AI chắc chắn sẽ đem lại. Vì vậy, học thực chất, hiểu vấn đề thay vì tìm kiếm kiến thức “mì ăn liền” là điều đầu tiên cần có.
Các trường đại học cũng đã thay đổi giáo trình để sinh viên có phương pháp học chủ động hơn, học tư duy, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
Nhưng từ chương trình cho tới thực tế đòi hỏi sự phối hợp của cả hai phía là người dạy và người học. Muốn vậy, người học, cần có trách nhiệm với chuyện học của mình, tránh đối phó rồi trở thành những “xác sống giảng đường”.
Ngoài chuyện có thái độ học tập đúng, người học còn phải tự rèn cho mình kỹ năng mới, hay còn gọi là học tập suốt đời.
Đây là một trong những chủ đề chính để tái đào tạo lực lượng lao động cho toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) hướng tới.
Ví dụ, học cách đặt câu hỏi cho các công cụ như ChatGPT hay Bard để nhờ chúng viết giúp email; học cách sử dụng một công cụ phân tích dữ liệu và huấn luyện mô hình máy học đơn giản mà không cần lập trình…
Học cách học một kỹ năng mới trở thành giải pháp tạo ra giá trị tăng thêm cho bản thân, để đảm bảo luôn có tính cạnh tranh trên thị trường lao động.
Theo một dự báo, 85% số việc làm mới ở năm 2030 là những công việc chưa từng tồn tại. Vậy làm sao mà biết “học cái gì” thì chắc chắn không thất nghiệp. Chỉ có học cách tự học kỹ năng mới, có thái độ học tập đúng, học thực chất, hiểu vấn đề, mới giúp các bạn trẻ yên tâm đi tới.
Cuối cùng, kỹ năng cần phải có ở hầu hết nghề nghiệp, cũng là thứ AI không có, là kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, và khả năng phản ứng với sự kiện bất ngờ.
Muốn giao tiếp tốt, và phản ứng nhanh với những sự kiện bất ngờ, thì trong đầu phải có sẵn kiến thức và những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực mình làm, phải thường xuyên đối mặt với những tình huống từ trên trời rơi xuống.
Kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng biến không phải là thứ cần phải đi học ngành nào, trường gì, mà có thể tự quan sát, học hỏi và trực tiếp thực hành qua cuộc sống hàng ngày.
Nói cách khác, học từ mọi thứ xung quanh bạn mỗi ngày, chủ động học cái mới chính là cách để không sợ bị thất nghiệp vì AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bộ TT-TT sẽ thanh tra toàn diện mạng xã hội TikTok với gần 50 triệu người dùng do xuất hiện nhiều nội dung xấu, độc hại, phản cảm, các thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan…
Thông tin vừa được ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình – thông tin điện tử (Bộ TT-TT), cho biết tối 3.4.
Theo Bộ TT-TT, thời gian gần đây, trên mạng xã hội TikTok xuất hiện nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, các thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan… Trước thực trạng trên, Bộ TT-TT sẽ tiến hành thanh tra toàn diện đối với nền tảng mạng xã hội TikTok.
Việc thanh tra dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành từ tháng 5, nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của nền tảng này trong quá trình hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam. Nếu phát hiện sai phạm, Bộ TT-TT sẽ xử lý nghiêm; đồng thời sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng áp dụng nhiều giải pháp mạnh tay, triệt để.
“TikTok, Facebook, YouTube đều là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Họ có tiêu chuẩn cộng đồng áp dụng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, khi vào Việt Nam, các nền tảng này phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, và pháp luật đó không chỉ bao gồm việc quản lý về nội dung mà còn cả nghĩa vụ về thuế, thanh toán, quảng cáo… để tổng hợp đồng bộ các giải pháp thì họ mới tuân thủ quy định tốt của Việt Nam”, ông Tự Do nhấn mạnh.
TikTok chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2019, sau 1 năm thử nghiệm. Chỉ trong vài năm, đến nay, TikTok đã bùng nổ với gần 50 triệu người sử dụng mạng xã hội này. Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có đông người sử dụng TikTok nhất thế giới.
TikTok gợi ý nội dung cho người xem bằng thuật toán riêng do nền tảng này phát triển. Những nội dung xấu độc, thông tin sai sự thật nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ liên tục hiện lên trang của người dùng.
Trước đó, tháng 11.2022, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, vấn đề quảng cáo sai sự thật xuất hiện nhiều trên các nền tảng xuyên biên giới. Bộ sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới, trong đó có TikTok về vấn đề quảng cáo.
TikTok là mạng xã hội video ngắn (Short-form Video Social Networks) thuộc ByteDance, là một công ty công nghệ internet đa quốc gia có trụ sở chính tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc.
Về bản chất, TikTok khác biệt hoàn toàn với các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn, Instagram, Facebook hay thậm chí là mạng xã hội video YouTube.
Trong khi LinkedIn tập trung vào yếu tố chuyên nghiệp và việc làm, Instagram tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh hay Facebook dùng để kết nối xã hội nói chung, TikTok là nền tảng giải trí thông qua các đoạn video ngắn dành cho đối tượng chính là Gen Z.
Người dùng TikTok, sau khi đăng ký tài khoản có thể bắt đầu tìm kiếm bạn bè, video, theo dõi những người hay thương hiệu khác, gửi tin nhắn, đăng tải video và hơn thế nữa.
Theo số liệu từ Statista, tính đến năm 2021, mạng xã hội TikTok có hơn 1 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.2 tỷ người dùng trong năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp, nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bán những gì bạn muốn bằng tầm nhìn, đam mê hay những thứ bạn sẽ xây dựng trong tương lai thì có lẽ bạn đã nhầm.
Tầm nhìn, Niềm đam mê hay Sự tự tin là thứ mà hầu hết mọi người – thậm chí là các công ty khởi nghiệp cho rằng chúng là điều kiện căn bản cần thiết để thành công.
Cho dù bạn là nhà sáng lập đang tìm cách để thuyết phục một nhà đầu tư tiềm năng, là người làm marketing đang nỗ lực bán một sản phẩm nào đó cho khách hàng hay đơn giản là bạn đang ứng tuyển cho một công việc mơ ước, bạn càng có nhiều thứ trong 3 thứ nói trên thì bạn càng dễ thành công, tuy nhiên mọi thứ lại không phải như vậy.
Theo Adam Grant, một nhà tâm lý học và cũng là diễn giả của TED (Một chương trình Talk Show nổi tiếng toàn cầu), những tư duy nói trên là sai lầm.
Thông qua các trải nghiệm thực tế, dưới đây là 3 lý do tại sao bạn không thể sử dụng đam mê, tầm nhìn hay chỉ đơn giản là sự tự tin để bán hàng hay để thành công.
1. Đừng bắt đầu bằng việc nói về tầm nhìn (của cá nhân hay doanh nghiệp).
Bạn đang có những ý tưởng vĩ đại về việc thay đổi thế giới, cái thế giới mà bạn miêu tả sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều nếu mọi người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của bạn. Hãy nghĩ về ví dụ rằng, một ai đó nói với bạn “mục tiêu của chúng tôi là tạo nên một cách mạng về sức khoẻ”.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao vấn đề về sức khoẻ cần phải có một cách mạng?, Đâu là những bằng chứng cho thấy các vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người đang ở mức báo động? Rằng mọi người đang đau đớn? Rằng họ đang vật lộn với mọi thứ? Rằng họ cần một giải pháp mới? thứ mà “cuộc cách mạng sức khoẻ” của doanh nghiệp sẽ trở nên có ý nghĩa.
Sự thật là dù cho ý tưởng hay niềm đam mê của bạn là gì, không ai quan tâm đến những gì bạn sẽ tạo ra trong tương lai hay những gì bạn sẽ làm cho đến khi bạn thuyết phục được họ rằng “có một điều gì đó không ổn ở hiện tại”, “có một nỗi đau thường trực nào đó” đang tồn tại và cần được giải quyết.
Nhiều người vì quá đề cao những gì họ đang làm mà quên mất nó thực sự có ý nghĩa như thế nào với người khác.
2. Sự chuẩn bị quan trọng hơn nhiều so với cái gọi là niềm đam mê.
Theo nhà tâm lý học, một lầm tưởng thứ hai mà nhiều người thường mắc phải đó là họ cần có một niềm đam mê lớn để có thể bán mọi thứ, hay để thuyết phục người khác.
Thông qua các cuộc nghiên cứu về kinh doanh và đầu tư, mức độ đam mê mà những người sáng lập doanh nghiệp thể hiện không ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư có quyết định đầu tư cho dự án của họ hay không. Những người sáng lập được chọn là những người được đánh giá là chu đáo, logic, kiên trì và sát với thực tế.
Niềm đam mê là một điều tuyệt vời – không ai khuyên bạn là không nên đam mê với những gì bạn làm, tuy nhiên nó không quan trọng đến mức là yếu tố quyết định.
3. Đừng hành động giống như thể bạn đã có tất cả mọi câu trả lời.
Trong một phần giới thiệu về dự án khởi nghiệp, một nhà sáng lập viết: “Chúng tôi có một đội ngũ tốt nhất trên thế giới để xây dựng nên một thương hiệu…”.
Câu nói này khiến cho những người nghe hay cụ thể là các nhà đầu tư nghi ngờ về sự quá đề cao bản thân, thứ thường sẽ dẫn đến thất bại trong một thế giới bất ổn và không ngừng thay đổi (thế giới VUCA).
Điều này đưa chúng ta đến một sai lầm thứ 3 đó là quá tự tin.
Bằng chứng cho thấy rằng khi mọi người cân nhắc làm việc hay hợp tác với bạn, ít nhất họ cần quan tâm đến việc bạn có sẵn sàng hợp tác hay không.
Và một trong những cách để báo hiệu rằng bạn đang hợp tác đó là nói về một số thiếu sót của bạn hay doanh nghiệp của bạn.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên nhớ rằng khi bạn bán hay giới thiệu một thứ gì đó, một phần của những gì bạn đang bán là mối quan hệ (của bạn với người đối diện).
Khi một nhà đầu tư đồng ý đầu tư hay một khách hàng đồng ý mua hàng, tiếp theo sau đó là một chuỗi các liên kết hay mối quan hệ, những lần tiếp xúc.
Nếu bạn thể hiện dấu hiệu là bạn sẵn sàng học hỏi và ghi nhận ý kiến từ họ (thay vì tự coi mình là hoàn hảo và không cần thứ gì khác), bạn khiến cho người khác hiểu rằng làm việc hay hợp tác với bạn sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Nhà tâm lý học cũng nói thêm, yêu cầu sự giúp đỡ hoặc lời khuyên khi bạn cần là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối. Quá tự tin mới là điều đáng sợ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo số liệu mới đây, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok nhiều nhất thế giới với gần 50 triệu người dùng.
Công ty nghiên cứu thị trường DataReportal, có trụ sở tại Singapore, mới đây đã công bố báo cáo về danh sách 10 quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội TikTok nhiều nhất trên thế giới.
Theo đó, Mỹ vẫn là quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, với hơn 113,3 triệu người, bất chấp những tranh cãi và nguy cơ bị cấm hoạt động của ứng dụng TikTok tại thị trường này.
Các phân tích cho thấy, lượng người dùng TikTok tại Mỹ đã tăng vọt sau khi ByteDance – công ty mẹ của TikTok – mua lại nền tảng mạng xã hội âm nhạc Musical.ly và sáp nhập với TikTok tại thị trường Mỹ.
Điều này khiến nhiều nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, YouTube, Snapchat… phải lo lắng và phải cho ra mắt tính năng video ngắn tương tự như TikTok để lôi kéo người dùng.
Theo DataReportal, 4/5 tài khoản TikTok có lượng người theo dõi lớn nhất thế giới hiện tại là người Mỹ.
Xếp sau Mỹ, quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn thứ 2 thế giới là Indonesia, với khoảng 109,9 triệu người dùng.
Trước đó, vào năm 2018, chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm với ứng dụng này vì lan truyền những video “nhạy cảm”, không phù hợp với luật Hồi giáo tại Indonesia.
Tuy nhiên, TikTok sau đó đã cam kết kiểm duyệt chặt chẽ hơn nội dung tại Indonesia, giúp ứng dụng này được hoạt động trở lại và đạt được thành công như hiện tại.
Các vị trí tiếp theo về lượng người dùng TikTok thuộc về Mexico với khoảng 57,5 triệu người dùng và Brazil với 82.2 khoảng triệu người dùng.
Nga xếp ở vị trí thứ 5 với khoảng 54,9 triệu người dùng. Đáng chú ý là TikTok cũng chính là mạng xã hội phổ biến thứ 5 tại Nga, xếp sau VK, WhatsApp, Telegram và Odnoklassniki.
Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, với khoảng 49,9 triệu người dùng. Theo số liệu của DataReportal, tính đến tháng 2/2023, có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Như vậy, có tới hơn 64% người dùng Internet tại Việt Nam đang sử dụng TikTok.
Cũng theo DataReportal, Việt Nam có khoảng 70 triệu người dùng mạng xã hội, điều này đồng nghĩa với việc người dùng TikTok chiếm tới gần 71,3% trong số đó.
Xếp ngay sau Việt Nam về lượng người dùng TikTok là Philippines với 43,4 triệu người dùng và Thái Lan với 40,3 triệu người dùng.
Hai quốc gia cuối cùng trong top 10 nước có lượng người dùng TikTok nhiều nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ với 29,9 triệu và Saudi Arabia với 26,4 triệu người dùng.
Số liệu thống kê của DataReportal không tính đến 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguyên nhân là bởi Trung Quốc có phiên bản TikTok dành riêng cho thị trường này mang tên Douyin, trong khi đó, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm TikTok và hàng loạt ứng dụng của Trung Quốc từ tháng 1/2021 vì những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước làn sóng bị cấm tại nhiều quốc gia, công ty mẹ của TikTok, ByteDance đang đẩy mạnh mạng xã hội Lemon8 hướng thẳng tới đối thủ Instagram của Meta.
Theo đó, để đối phó với việc Quốc hội Mỹ cùng nhiều quốc gia khác sẽ cấm TikTok, công ty mẹ ByteDance vừa thúc đẩy một mạng xã hội chia sẻ nội dung “mới” có tên là Lemon8.
Mạng xã hội Lemon8 là gì?
Theo cách mô tả của ByteDance, ứng dụng Lemon8 được xây dựng theo hướng đối đầu với mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram của Meta. “Lemon8 là một cộng đồng theo phong cách sống”.
Dù mới được đẩy mạnh, Lemon8 đã lọt vào Bảng xếp hạng các ứng dụng hàng đầu của App Store tại Mỹ với vị trí số 9.
Theo số liệu từ data.ai, trước ngày 28/3, Lemon8 còn chưa thể xuất hiện trong Top 200 ứng dụng hàng đầu, tuy nhiên, chỉ sau vài ngày nó đã lọt vào Top 9.
Dù vậy, vì ứng dụng hiện vẫn mới và chưa được các nền tảng phân tích ứng dụng của bên thứ ba cập nhật, các dữ liệu chính xác về số lượt cài đặt của mạng xã hội Lemon8 hay xu hướng biến động cài đặt vẫn chưa được công bố.
Cũng theo dữ liệu, Lemon8 được ra mắt lần đầu trên App Store vào tháng 3 năm 2020 và không có bất cứ thông báo hay kế hoạch phát triển nào, tuy nhiên, trước các làn sóng bị cấm gần đây, ByteDance đã bắt đầu đẩy mạnh hơn.
Theo dữ liệu của nhà cung cấp thông tin ứng dụng Apptopia, Lemon8 đã được ra mắt trên cả iOS và Android vào tháng 3 năm 2020 và kể từ đó đã đạt được 16 triệu lượt tải xuống toàn cầu, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất, chiếm 38% tổng số lượt cài đặt.
Mặc dù nền tảng phân tích cũng không có số liệu chính xác về số lượt cài đặt tại Mỹ, nhưng họ có thể ước tính ứng dụng hiện có 4,25 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
Hiện tại, hashtag #Lemon8 có hơn 2,3 tỷ lượt xem trên TikTok, trong khi đó một hashtag khác là #TikTokBan đã tăng lên 1,7 tỷ lượt xem cũng trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ đã tận dụng những giải pháp công nghệ như AI để cắt giảm chi phí vận hành cũng như tối đa hóa chi phí hàng hóa và dịch vụ.
Người tiêu dùng nói chung thường “nhạy cảm” với giá cả. Đặc biệt, trong bối cảnh giá dịch vụ và hàng hóa liên tục biến động, người tiêu dùng sẽ thường xuyên tìm kiếm các phương cách tiết kiệm, so sánh giá cả giữa các cửa hàng hoặc kênh bán hàng để có được mức giá tốt nhất.
Đơn cử như sau vài lần giá xăng dầu lập “đỉnh”, nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ giao hàng đã tăng phí dẫn đến những thay đổi về cách thức mua sắm.
Người tiêu dùng có xu hướng quay lại với hình thức mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) hoặc siêu thị, vậy nên việc trữ một lượng hàng tồn kho lớn ở mức chi phí phải chăng trở nên rất cần thiết.
Nhằm thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trên và cả những thay đổi khác nữa, các doanh nghiệp bán lẻ đã tận dụng những giải pháp công nghệ như tự động hóa (robotic), máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) để cắt giảm chi phí vận hành cũng như tối đa hóa chi phí hàng hóa và dịch vụ.
Các công nghệ này có thể cung cấp dữ liệu khách quan với độ chính xác cao để giảm thiểu tác động của gián đoạn thị trường đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
AI giúp dự đoán ảnh hưởng của những yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng như khuyến mãi, giá cả, cách thức trưng bày hàng hóa và dữ liệu thời tiết để đưa ra những dự đoán nhu cầu chính xác và tối ưu hóa quá trình bổ sung hàng hóa.
Trong hoạt động vận hành bán lẻ, điều này cũng giúp nhà bán lẻ điều phối nhân sự hiệu quả hơn cũng như tránh được nhiều thất thoát đối với những hàng hóa bán chậm.
Trong khi lượng khách hàng mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng được dự đoán sẽ tăng, các kênh bán hàng trực tuyến vẫn sẽ chiếm tỷ lệ quan trọng nhờ sự tiện lợi cùng các ưu đãi về giá thông qua các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads).
Với việc nhu cầu bán hàng đa kênh (Omni Channel) gia tăng, các hãng bán lẻ tập trung đồng bộ hóa giữa thương mại điện tử và các cửa hàng truyền thống, bắt đầu tiến hành quản lý các mô hình này như một thể thống nhất và liền mạch.
Sự chuyển đổi này là nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nguồn lực, yêu cầu cao về độ chính xác, cần có dữ liệu trong thời gian thực để có thể đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng; do đó việc các thương hiệu bán lẻ tích hợp các giải pháp được phát triển dựa trên công nghệ AI và tự động hóa là vô cùng cần thiết.
Các công cụ phù hợp sẽ giúp đảm bảo quản lý hiệu quả đơn đặt hàng trực tuyến từ các cửa hàng, đơn hàng dự trữ (backorder), hỗ trợ hiệu quả cho việc dự đoán cũng như lên kế hoạch về hàng tồn kho, thậm chí cả khi hàng hóa bị buộc phải chuyển hướng giữa các trung tâm thực hiện đơn hàng.
Nếu các nhà bán lẻ bị hết hàng, họ có thể mất đi doanh số và thậm chí cả khách hàng. Mức độ hiệu quả của hoạt động bổ sung hàng hóa là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì lợi nhuận.
Một nghiên cứu gần đây của RELEX Solutions – công ty đi đầu trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ ra rằng gần 50% các nhà bán lẻ không nắm bắt được số lượng hàng hóa trong mỗi cửa hàng. Điều này cho thấy, lỗ hổng trong cách tiếp cận việc quản lý đơn đặt hàng từ các cửa hàng để đạt được sự chính xác và hiệu quả.
Để luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng, các nhà bán lẻ cần phải ưu tiên phát triển hệ thống bổ sung đơn hàng hiệu quả, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không tốn nhiều tài nguyên.
Với việc khách hàng có thể mua sắm ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, công nghệ AI và máy học giúp các thương hiệu duy trì số lượng hàng hóa phù hợp trong kho, dự đoán các thay đổi về nhu cầu và điều chỉnh việc bổ sung đơn hàng, nhằm thúc đẩy cải thiện dịch vụ, doanh thu cùng với mức độ hài lòng của khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau động thái độc quyền dữ liệu cho chatbot Bing từ Microsoft, chatbot AI của Google bị nghi vấn về việc sử dụng dữ liệu từ đối thủ ChatGPT để đào tạo Bard AI của mình.
Theo The Information, Google đang có tham vọng thay đổi cơ hội của các chatbot AI của mình khi buộc bộ phận DeepMind phải giúp nhóm Google Brain đánh bại OpenAI bằng dự án mới có tên là Gemini.
Báo cáo này cũng xoay quanh Jacob Devlin, cựu kỹ sư trí tuệ nhân tạo tại Google. Trước khi từ chức, anh đã không ngừng nỗ lực cảnh báo cho Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai cùng với các giám đốc điều hành khác rằng các mô hình học máy của Bard đang được huấn luyện bằng ChatGPT.
Chính Devlin từng phải sử dụng dữ liệu này để huấn luyện Bard trước đây, và theo như anh cảnh báo, động thái này của Google sẽ vi phạm các điều khoản dịch vụ của OpenAI, đồng thời cũng là lời lý giải vì sao câu trả lời của chatbot Bard có xu hướng giống với câu trả lời của chatbot ChatGPT.
Tuy vậy, “gã khổng lồ” công nghệ đã kiên quyết phủ nhận các cáo buộc cho rằng Bard đã âm thầm sử dụng dữ liệu từ ChatGPT.
Trong cuộc trò chuyện với The Verge, người phát ngôn của Google Chris Pappas cho biết: “Bard không được huấn luyện bởi bất kỳ dữ liệu nào từ ShareGPT lẫn ChatGPT”.
Gần đây, AI Google đã sụt giảm sự tin cậy từ người dùng trước đối thủ ChatGPT. Google đã cố gắng bắt kịp Microsoft bằng Bard, nhưng chatbot đã nhận nhiều chỉ trích vì những phản hồi kỳ lạ và khó hiểu với ngữ cảnh.
Thậm chí ngay sau khi Bard được công bố vào giữa tháng 3.2023, khi được hỏi về nguồn dữ liệu, chatbot đã trả lời mình được huấn luyện từ dữ liệu nội bộ của Google, trong đó có Google Search, Gmail và các ứng dụng khác.
Ngay sau đó, Google đã phải làm rõ rằng dữ liệu huấn luyện Bard không liên quan đến Gmail hay dữ liệu riêng tư từ người dùng và trả lời sai lệch này có thể là do lỗi của mô hình ngôn ngữ thử nghiệm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi là chatbot AI đang nổi đình nổi đám ở hầu hết các quốc gia, Ý (Italy) hiện là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm ChatGPT.
Theo thông cáo báo chí phát đi vào chiều 31/3, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy ban bố lệnh cấm “cho đến khi ChatGPT tôn trọng quyền riêng tư”, đồng thời mở cuộc điều tra đối với OpenAI do lo ngại về cách công ty này xử lý dữ liệu người dùng.
Không có chi tiết nào trong lệnh cấm nói rõ về cách thực thi cũng như tác động đến các đối tác OpenAI sử dụng ChatGPT, chẳng hạn Bing Chat của Microsoft.
Động thái này được đưa ra sau sự cố ChatGPT làm lộ dữ liệu người dùng và phải tạm đóng dịch vụ trong thời gian ngắn hôm 20/3.
“Quan trọng hơn, dường như không có cơ sở pháp lý nào cho việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân khổng lồ để huấn luyện các thuật toán của nền tảng”, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy tuyên bố.
Cùng với việc vi phạm dữ liệu, cơ quan này cũng chỉ ra OpenAI không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), bộ luật mang tính bước ngoặt của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế khả các công ty thu thập dữ liệu cư dân EU.
Ngoài ra, OpenAI thiếu cơ chế xác minh độ tuổi người dùng mặc dù dịch vụ ChatGPT chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên. Việc này dẫn đến nguy cơ trẻ em nhận được phản hồi không phù hợp.
OpenAI được thành lập tại Mỹ nhưng có đại diện ở châu Âu. Nhà chức trách Italy yêu cầu công ty phản hồi trong vòng 20 ngày sau lệnh cấm. Nếu không, họ có nguy cơ bị phạt đến 20 triệu EUR hoặc 4% tổng doanh thu hàng năm trên toàn cầu.
Theo Digitaltrends, OpenAI đồng thời phải giải quyết một vấn đề lớn hơn ở Mỹ. Trung tâm AI và Chính sách kỹ thuật số (CAIDP) vừa đệ đơn khiếu nại về chatbot AI ChatGPT lên Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).
Tổ chức phi lợi nhuận này trích dẫn yêu cầu của FTC về việc sử dụng AI phải “minh bạch, rõ ràng, công bằng và hợp lý, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm giải trình”.
Tính minh bạch là một vấn đề đối với OpenAI. Mô hình được sử dụng cho ChatGPT là độc quyền, trong khi nhiều mô hình khác mã nguồn mở.
CAIDP kêu gọi FTC ngừng triển khai thương mại GPT và thực hiện đánh giá độc lập các sản phẩm GPT trước khi triển khai trong tương lai.
Ngoài ra, cần có hành động pháp lý để hạn chế phân phối các AI có khả năng gây nguy hiểm và sai lệch mà không có sự giám sát của chính phủ.
Khiếu nại có thể không dẫn đến bất kỳ hành động pháp lý nào từ phía FTC. Tuy nhiên, việc này sẽ thúc đẩy một số quy định trong tương lai, làm chậm quá trình phát hành GPT-5.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa chia sẻ một số cách để nhận diện nguyên nhân khi traffic hay lưu lượng truy cập của website sụt giảm, kèm với đó là các phương pháp phân tích.
Với những người làm digital marketing, SEO, Content Marketing, hay với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, việc website đột ngột giảm traffic có thể là một vấn đề lớn, để giải quyết vấn đề này, Google vừa cập nhật một số lý do chính mà người dùng có thể sử dụng để kiểm tra website của mình.
Những lý do chính khiến lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) của website sụt giảm.
Trong khi trong thực tế có rất nhiều lý do khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan có thể khiến traffic của website sụt giảm, dưới đây là những lý do thường gặp nhất:
Sự cố kỹ thuật: Với những ai từng làm các công việc liên quan đến quản trị website, các lỗi như ngăn Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục (Index) hoặc server của website bị treo khiến người dùng không thể truy cập là điều không có gì mới. Đây có thể là các vấn đề kỹ thuật ở cấp độ website hoặc cấp độ trang (webpage).
Website vi phạm chính sách (bị phạt): Nếu một website hay webpage nào đó không tuân theo nguyên tắc của Google, vi phạm chính sách về nội dung (content), thì một số trang hoặc toàn bộ website có thể ít được hiển thị hơn hoặc hiển thị với vị trí thấp hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Website ít được hiển thị hơn với vị trí thấp hơn hiển nhiên sẽ kéo traffic của website giảm xuống.
Cập nhật thuật toán: Với các công cụ tìm kiếm như Google, các thuật toán xếp hạng sẽ liên tục được cập nhật, thường là theo tháng. Sau mỗi lần cập nhật, lượng traffic của các website sẽ thay đổi đáng kể, có thể tăng hoặc cũng có thể là giảm. Cái khó nhất là Google không bao giờ chia sẻ cụ thể về cách công cụ tìm kiếm đánh giá hay ưu tiên xếp hạng nội dung.
Gián đoạn sở thích tìm kiếm: Vào những bối cảnh khác nhau, người dùng quan tâm và tìm kiếm những từ khoá khác nhau, và sở thích hay hành vi này thường xuyên thay đổi. Nếu các từ khoá dù là website của bạn có thứ hạng cao tuy nhiên điều đó cũng không có ý nghĩa gì nếu không có ai tìm kiếm nó.
Hiệu ứng theo mùa: Các biến động tìm kiếm cũng thay đổi theo các sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ hoặc ngày lễ. Traffic của website có thể tăng hoặc giảm theo điều này.
Lỗi báo cáo: Trong không ít các trường hợp, báo cáo từ các công cụ phân tích web như Google Analytics hay Google Search Console hiển thị sai kết quả.
Phân tích sự sụt giảm traffic bằng cách sử dụng Báo cáo hiệu suất của Google Search Console.
Báo cáo Hiệu suất của Google Search Console (Search Console Performance report) là một công cụ hiệu quả để hiểu về các biến động liên quan đến traffic hay lưu lượng truy cập của website.
Để truy cập Báo cáo hiệu suất trong Google Search Console, hãy làm theo các bước đơn giản như bên dưới:
Đăng nhập vào trang web Google Search Console tại search.google.com/search-console.
Sổ chọn website mà bạn muốn phân tích.
Trong thanh menu bên trái, nhấp vào tab “Hiệu suất” (Performance).
Tại mục báo cáo này, các số liệu như số lần hiển thị, tổng số lần nhấp (click), tỷ lệ nhấp (CTR) trung bình hay vị trí trung bình cho từ khoá và website cũng được thể hiện rõ.
Dưới đây là một số cách mà Google gợi ý bạn nên thử:
Mở rộng phạm vi ngày phân tích để có thể dễ nhận diện được bối cảnh và xu hướng.
So sánh khoảng thời gian giảm với khoảng thời gian tương tự (ví dụ: cùng tháng năm trước hoặc cùng ngày tuần trước) để xác định chính xác các thay đổi.
Khám phá tất cả các thông số phân tích như quốc gia, vị trí hay thiết bị để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề, traffic tăng hoặc giảm.
Phân tích các loại tìm kiếm khác nhau một cách riêng biệt để biết liệu mức giảm có bị giới hạn ở phần Tìm kiếm, Google Hình ảnh, Video hay Tin tức hay không.
Sử dụng Google Trends để phân tích xu hướng ngành.
Google Trends hay Google Xu hướng là công cụ cung cấp những thông tin chuyên sâu về web, hình ảnh, tin tức, mua sắm và xu hướng tìm kiếm trên YouTube.
Dưới đây là những gì Google khuyên bạn:
Phân tích các xu hướng chung trong ngành hoặc quốc gia để xác định những thay đổi trong hành vi của người dùng hoặc các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
Phân khúc dữ liệu theo quốc gia và danh mục để có thêm insight phù hợp hơn về đối tượng mục tiêu của website.
Kiểm tra yếu tố mùa vụ hay xu hướng của các từ khoá tìm kiếm của website.
Tóm tắt.
Hiểu được lý do đằng sau việc sụt giảm lưu lượng truy cập (traffic) của website là rất quan trọng. Bằng cách sử dụng báo cáo Hiệu suất của Google Search Console và Google Trends, bạn có thể xác định và phân tích nguyên nhân của những sự sụt giảm này để từ đó có thể đón đầu các xu hướng mới của ngành và duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước làn sóng AI, khi các ứng dụng chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, cùng với đó là nhiều thách thức liên quan đến việc nhiều công việc sẽ bị AI thay thế (hoặc suy giảm vì AI), nhiều người tự hỏi Việt Nam hay các quốc gia châu Á khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, mức độ nghiêm trọng ra sao.
Về mặt tổng thể các nghiên cứu từ Harvard Business Review thể hiện rõ rằng AI hay các yếu tố tự động hoá khác sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến các quốc gia phát triển (Advanced economies, Developed Country), các nền kinh tế mạnh về công nghiệp.
Ngược lại với các nền kinh tế Nông Nghiệp như Việt Nam, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (Emerging economies, Developing Country), khi lao động chân tay vẫn chiếm tỷ trọng lớn, và công nghiệp chưa phát triển thì AI ít có tác động hơn.
Dưới đây là chi tiết các lý do khiến Việt Nam ít bị tác động bởi AI (trí tuệ nhân tạo).
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp vốn cần nhiều người lao động (labor-intensive industries) như sản xuất, dệt may hay nông nghiệp.
Hiện những ngành này vẫn chưa được tự động hóa hoàn toàn và vẫn cần một lượng đáng kể nguồn lao động là con người, do đó tác động của AI hay tự động hoá đối với tình trạng mất việc làm là tương đối thấp.
Thứ hai, Việt Nam đã và đang trong giai đoạn tập trung phát triển các kỹ năng con người như sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, AI hay tự động hoá ít có sức ảnh hưởng đến các kỹ năng này.
Điều này cũng có nghĩa là lực lượng lao động tại Việt Nam cần được trang bị nhiều kỹ năng hơn, hoàn thiện nhanh các kỹ năng cơ bản để thích ứng với những thay đổi công nghệ mới, đồng thời có thể tìm thấy cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực mới nổi như công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
Thứ ba, chi phí lao động tương đối thấp và nguồn cung công nhân lành nghề cao của Việt Nam đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập các hoạt động sản xuất và gia công.
Điều này đã tạo ra một nhu cầu đáng kể về nguồn lao động là con người, ngay cả khi tự động hóa và trí tuệ nhân tạo tiếp tục phát triển thì điều này vẫn ít bị thay đổi.
Ngoài ra, cũng có một số lý do khác khiến các quốc gia đang phát triển như Việt Nam ít bị tác động bởi AI (trí tuệ nhân tạo).
Nhân khẩu học:
Việt Nam có dân số trẻ và đang tăng nhanh với độ tuổi lao động trung bình chỉ 30 tuổi. Điều này có nghĩa là có một lượng lớn người lao động tiềm năng tham gia vào thị trường việc làm mỗi năm giúp bù đắp các nguy cơ mất việc làm do AI. Các quốc gia có dân số già hơn sẽ tập trung nhiều vào AI hơn do thiếu nguồn lao động.
Quy mô doanh nghiệp:
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam), có đến hơn 98% các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), các doanh nghiệp này ít có khả năng áp dụng các công nghệ tự động hóa tiên tiến ví dụ như AI. Điều này có nghĩa là tác động của AI đối với tình trạng mất việc làm hay thay thế người lao động là tương đối thấp.
Thiếu cơ sở hạ tầng:
Việt Nam vẫn tụt hậu so với nhiều nước phát triển khác về cơ sở hạ tầng, bao gồm cả khả năng truy cập Internet tốc độ cao, điều này hạn chế đáng kể việc triển khai các công nghệ AI trong một số ngành.
Nhìn chung, mặc dù trí tuệ nhân tạo và tự động hóa dự kiến sẽ có tác động đến lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm tới, tuy nhiên với bối cảnh nhân khẩu học và kinh tế hiện tại, sức ảnh hưởng tạo ra sẽ khá ít.
Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác có thể khiến việc ứng dụng AI vào Việt Nam gặp nhiều trở ngại hơn.
Về văn hóa:
Văn hóa Việt Nam chú trọng mạnh mẽ vào các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và tương tác trực tiếp, điều này khiến việc tự động hoá hay tích hợp AI vào các hoạt động cụ thể sẽ khó hơn. Trong nhiều ngành nghề, nhà tuyển dụng cũng yêu cầu người lao động phải tương tác trực tiếp, chẳng hạn như khách sạn, dịch vụ du lịch hay bán lẻ, những ngành ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi AI.
Chú trọng vào các công việc kỹ năng thấp:
Nhiều công việc phổ biến ở Việt Nam là những công việc kỹ năng thấp (low-skill jobs), khó tự động hóa, chẳng hạn như xây dựng, vận chuyển và giúp việc gia đình. Mặc dù những công việc này có thể ít sinh lợi hơn so với những công việc đòi hỏi kỹ năng cao (high-skill jobs), chúng lại ít có khả năng bị thay thế bởi tự động hóa hay AI, ít nhất là trong tương lai gần.
Tập trung vào nguồn lao động chi phí thấp (nhân công giá rẻ).
Sau Trung Quốc hay Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các công ty lớn toàn cầu như Apple, Google, Intel… muốn làm nơi để sản xuất và gia công vì chi phí lao động thấp và nguồn lao động trẻ dồi dào.
Mặc dù điều này dẫn đến một số lo ngại về tác động của tự động hóa đối với người lao động Việt Nam, nhưng nó cũng tạo ra một số lượng đáng kể việc làm ít có khả năng được tự động hóa thay thế trong ngắn hạn.
Nhìn chung, mặc dù trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có khả năng tác động đến lực lượng lao động ở Việt Nam trong dài hạn, nhưng với bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế hiện có, tác động có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi độc quyền dữ liệu cho chatbot Bing, Microsoft tiếp tục triển khai những tính năng AI (trí tuệ nhân tạo) mới, giúp người dùng có thể lựa chọn xem quảng cáo trực tiếp tại mục trả lời.
Với thành công ngoài mong đợi từ Bing, Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft Yusuf Mehdi cho biết công ty đang khám phá việc chèn quảng cáo trong trải nghiệm trò chuyện với AI (Bing AI).
Caitlin Roulston, Giám đốc truyền thông Microsoft, trao đổi với The Verge: “Có, quảng cáo sẽ hiển thị trong Bing, cụ thể là trong khung trò chuyện, giống như trong kết quả tìm kiếm truyền thống.
Vì Bing hiện ở bản xem trước nên có thể sẽ có một số thay đổi khi hiển thị. Chúng tôi vẫn đang khám phá những cơ hội mới cho trải nghiệm quảng cáo và sẽ chia sẻ nhiều hơn trong thời gian tới”.
Microsoft đã thử nghiệm quảng cáo trên Bing được một thời gian – gần đây nhất là cuộc thảo luận với các đại lý quảng cáo vào ngày 17.2.
Để xem trước tính năng hiển thị quảng cáo, The Verge đã minh họa ví dụ từ người dùng Debarghya Das chia sẻ khi hỏi Bing về ô tô Honda giá rẻ. Sau khi trả lời, Bing đưa ra các trích dẫn kèm với nhãn “Ad” nhỏ xuất hiện. Nhấp vào liên kết này, Bing sẽ đưa người dùng trực tiếp đến trang web nhà tài trợ.
Hiện Microsoft vẫn đang hoàn thiện tính năng chèn quảng cáo nên một số người dùng có thể sẽ không nhận được nhãn quảng cáo cho các câu trả lời từ Bing Chat.
Tuy vậy, người dùng vẫn chưa thể biết khối lượng quảng cáo sẽ hiển thị hoặc cách Microsoft chèn quảng cáo như thế nào để phân biệt được giữa thông tin quảng cáo với nguồn tin được trích dẫn trong câu trả lời.
Trong bài đăng trên blog Bing, Mehdi chỉ nói rằng công ty muốn chia sẻ doanh thu quảng cáo với các đối tác đóng góp nội dung vào cuộc trò chuyện AI.
Nhưng Microsoft vẫn chưa giải đáp vấn đề về sự hài hòa của chatbot mà công ty dự định đạt được, giữa việc có quảng cáo và không có quảng cáo khi Bing trả lời.
Và bất kể sự hài hòa mà Microsoft hướng tới, nhiều người dùng nhận định việc hiển thị quảng cáo đã dấy thêm sự hoài nghi vốn đã tiềm ẩn: liệu có nên tin tưởng câu trả lời của AI hay không.
Kể từ khi đầu tư vào ChatGPT, Microsoft liên tục tích hợp AI vào các sản phẩm của mình bao gồm cả bộ Microsoft Office.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 28/2/2023, số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam đạt hơn 3,4 triệu khách hàng, tăng 5,89 % so với tháng 1/2023, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ tháng 2/2022.
Trong báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tổng số hơn 3,4 triệu khách hàng Mobile Money trên cả nước, số lượng khách hàng tại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 2,37 triệu khách hàng, chiếm gần 70%. Tổng số lượng giao dịch bằng tài khoản Mobile Money đạt lũy kế hơn 22 triệu giao dịch với giá trị hơn 1.465 tỷ đồng.
Dịch vụ Mobile Money được chấp thuận cấp phép thí điểm cho một số nhà mạng triển khai hồi tháng 11/2021. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng trong lộ trình phát triển các loại hình thanh toán không tiền mặt, cung cấp các dịch vụ mới tới người dân trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số quốc gia, xây dựng xã hội số, công dân số.
Việc cấp phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money được xem là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ và nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
Việc triển khai Mobile Money cũng sẽ giúp đẩy mạnh quá trình số hóa tài chính ở Việt Nam, để không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Việt Nam đang bước vào tăng tốc chuyển đổi số. Một trong những vấn đề tiên quyết để chuyển đổi số thành công chính là thanh toán không dùng tiền mặt. Việc triển khai, ứng dụng dịch vụ Mobile Money sẽ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ước tính tháng 3/2023, số thuê bao băng rộng di động đạt 84,36 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 84,8 thuê bao/100 dân), tăng 12,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đạt đến tháng 12/2023 đạt 90 thuê bao/100 dân.
Thuê bao điện thoại di động sử dụng SMP ước đạt 100 triệu thuê bao tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 8 triệu thuê bao. Thuê bao Feature phone 23,65 triệu, giảm 2,85 triệu thuê bao so với cùng kỳ năm ngoái.
Mobile Money là một hình thức thanh toán cho phép khách hàng dùng tài khoản viễn thông thanh toán với các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Dịch vụ cho phép dùng tài khoản viễn thông để thanh toán dịch vụ, hàng hóa không cần tiền mặt bất kỳ nơi nào kể cả mua sắm trực tiếp và mua sắm online.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một bức thư gửi nhân viên, Alibaba cho biết sẽ chia thành 6 phân khúc kinh doanh khác nhau gồm: đám mây, thương mại điện tử, thương mại điện tử toàn cầu, bản đồ kỹ thuật số (digital mapping), logistics và truyền thông.
Theo Bloomberg, Alibaba Group – gã khổng lồ công nghệ của tỷ phú Jack Ma – đang có kế hoạch tái cấu trúc toàn bộ công ty. Trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử (ecommerce), đám mây, truyền thông, thương mại điện tử toàn cầu, bản đồ kỹ thuật số (digital mapping) và logistics.
Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào thời điểm thích hợp.
Ông Daniel Zhang, Giám đốc điều hành của tập đoàn, chuyển sang phụ trách đơn vị trí tuệ nhân tạo trên điện toán đám mây. Điều này cho thấy trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của gã khổng lồ thương mại điện tử.
Trong khi đó, cựu Giám đốc Bán lẻ quốc tế Jiang Fan sẽ dẫn dắt bộ phận kinh doanh kỹ thuật số, còn bà Trudy Dai – một giám đốc điều hành lâu năm – phụ trách đơn vị thương mại trực tuyến cốt lõi là Taobao Tmall.
Các đơn vị khác bao gồm giao đồ ăn, công ty hậu cần Cainiao, phương tiện kỹ thuật số và giải trí.
“Mỗi mảng kinh doanh và công ty có thể theo đuổi kế hoạch huy động vốn và IPO riêng khi sẵn sàng”, ông Zhang cho biết trong một tuyên bố.
Việc chia tách của Alibaba khác hoàn toàn so với cách làm từng được gã khổng lồ này ưa chuộng. Trước đây, tập đoàn thường gom mọi hoạt động kinh doanh về một chỗ, điều hành các hoạt động từ sàn thương mại tới trung tâm dữ liệu dưới danh nghĩa Alibaba.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, mô hình quản lý mới có thể là tín hiệu cho thấy đế chế trăm tỷ USD này đang muốn thu hút các nhà đầu tư và thị trường đại chúng, sau khi cuộc trấn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực Internet đã thổi bay 500 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn.
“Ở tuổi 24, Alibaba đang chào đón một cơ hội phát triển mới. Thị trường sẽ là phép thử tốt nhất”, ông Zhang nhận định.
Thông tin về việc chia tách Alibaba được đưa ra trong bối cảnh Jack Ma – tỷ phú sáng lập tập đoàn – xuất hiện tại Trung Quốc sau hơn một năm ở nước ngoài. Giới quan sát nhận định đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã nới lỏng gọng kìm với lĩnh vực công nghệ của đất nước 1,4 tỷ dân.
Trước đó, ông Ma gần như biến mất khỏi công chúng trong vài năm qua. Với bài phát biểu tại hội nghị ở Thượng Hải hồi tháng 10/2020, tỷ phú Jack Ma – doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc thời điểm đó – gián tiếp đẩy thương vụ IPO trị giá 35 tỷ USD của gã khổng lồ fintech Ant Group vào bế tắc.
Đến tháng 4/2021, Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc thông báo phạt Alibaba 18 tỷ nhân dân tệ, tương đương 2,75 tỷ USD, vì vi phạm các quy định chống độc quyền. Theo Reuters, đây là mức phạt kỷ lục đối với một công ty Trung Quốc.
Ant Group hiện được cải tổ dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC). Trong khi đó, vị tỷ phú sáng lập Alibaba đang dần từ bỏ quyền kiểm soát gã khổng lồ fintech.
Giảng viên Xin Sun tại King’s College London cho rằng có lẽ đã có một vài thỏa thuận giữa ông Ma và Bắc Kinh để tỷ phú này xuất hiện trở lại.
Việc chia tách diễn ra sau khi lợi nhuận của Alibaba vừa ghi nhận quý tăng trưởng đầu tiên kể từ năm 2020. Trong quý IV/2022, đế chế của tỷ phú Jack Ma lãi ròng 46,82 tỷ nhân dân tệ (6,8 tỷ USD), vượt xa ước tính 34,02 tỷ nhân dân tệ (4,94 tỷ USD) của Refinitiv và tăng 69% so với cùng kỳ năm trước đó.
Tuy nhiên, một phần nguyên nhân giúp lợi nhuận của Alibaba tăng trưởng là việc cắt giảm chi phí. Tập đoàn từng chi tiêu mạnh tay để phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến và quốc tế của mình.
Công ty hiện tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận và không còn dồn lực cho cuộc chiến tranh giành thị phần với các đối thủ như JD.com và startup PDD Holdings.
Vẫn có một số dấu hiệu đáng ngại đối với đà tăng trưởng doanh thu của Alibaba. Doanh thu từ điện toán đám mây – vốn là một trong những mảng kinh doanh tăng trưởng nhanh nhất của tập đoàn – chỉ nhích 3%, lên 20,2 tỷ nhân dân tệ (2,94 tỷ USD). Còn hoạt động kinh doanh thương mại cốt lõi của Alibaba giảm 1% trong quý cuối năm ngoái.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin nội bộ tiết lộ Elon Musk dự định cho nhân viên mua cổ phần Twitter với mức định giá khoảng 20 tỷ USD, thấp hơn một nửa so với giá trị mà vị tỷ phú này từng bỏ ra để mua lại là hơn 40 tỷ.
Theo Reuters, Giám đốc điều hành Twitter Elon Musk vừa đưa ra kế hoạch cho nhân viên mua cổ phần công ty với định giá gần 20 tỷ USD. Mức định giá này thậm chí chưa bằng một nửa số tiền Musk bỏ ra, khoảng 44 tỷ USD, để thâu tóm mạng xã hội này.
Thông tin được tiết lộ từ nguồn tin nội bộ. Người này cho biết đây là lời đề nghị của Musk gửi cho nhân viên Twitter thông qua email.
Hồi tháng 12/2022, Musk tuyên bố Twitter đang trên đà tiến tới điểm hòa vốn trong năm 2023 bất chấp tình trạng các nhà quảng cáo hàng đầu cắt giảm chi tiêu trên nền tảng này sau khi rơi vào tay vị tỷ phú. Musk cũng dự đoán Twitter sẽ thu về dưới 3 tỷ USD trong năm nay.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích Pathmatics, hơn 70 trong số 100 nhà quảng cáo lớn của Twitter đã không mua bất kỳ quảng cáo nào trên Twitter từ tháng 10/2021 đến ngày 25/2.
Trong báo cáo kinh doanh quý IV/2022, doanh thu và lợi nhuận của mạng xã hội Twitter đều giảm mạnh 40% so với cùng kỳ. Trên thực tế, đây đã là năm thứ 8 Twitter báo lỗ trong giai đoạn 10 năm 2012-2021 và chưa bao giờ thu lợi nhuận hàng năm kể từ 2019 đến nay.
Nền tảng mạng xã hội đang đứng trên khoản nợ 13 tỷ USD vay từ nhóm ngân hàng do Morgan Stanley, Bank of America, Barclays và Mitsubishi đứng đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ ngành F&B, Pepsi, vừa công bố nhận diện thương hiệu mới bao gồm logo mới, nó là hình ảnh đại diện cho kỷ nguyên mới của Pepsi, thúc đẩy sự khác biệt thương hiệu và hơn thế nữa.
Với hình ảnh nhận diện thương hiệu mới, bao gồm cả việc thay đổi logo, đây là lần cập nhật logo đầu tiên sau 14 năm của Pepsi.
Pepsi cho biết logo và hình ảnh nhận diện mới cũng lấy cảm hứng từ logo cũ với lịch sử hơn 125 năm của thương hiệu. Biểu tượng logo cũng có tên thương hiệu Pepsi màu đen nằm trong vòng tròn ‘âm và dương’, kết hợp với màu đỏ và màu xanh biểu tượng.
Bộ nhận diện hình ảnh mới sẽ được ra mắt lần đầu ở Bắc Mỹ vào mùa thu năm 2023 này, cũng là thời gian trùng với lễ kỷ niệm 125 năm thành lập thương hiệu Pepsi. Bao bì và logo được làm mới sẽ được ra mắt trên toàn cầu vào năm 2024.
Nói về nhận diện thương hiệu mới, Pepsi cho biết, bộ nhận diện mới đã được thiết kế đặc biệt để trở nên ấn tượng và thu hút hơn trong một “thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển”, đồng thời thêm nhiều yếu tố mang tính năng động và linh hoạt trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding) của Pepsi.
Tên thương hiệu có tông màu đen được lấy từ hình ảnh của Pepsi Zero Sugar (sản phẩm không đường của Pepsi). Theo Pepsi, thương hiệu sẽ tập trung nhiều hơn vào dòng sản phẩm này trong những năm tới.
CMO của Pepsi, Todd Kaplan cho biết thiết kế hình ảnh mới sẽ mở ra một “kỷ nguyên mới” của Pepsi, nơi thương hiệu sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt hơn.
“Pepsi là một thương hiệu mang tính biểu tượng và sẽ không ngừng phát triển theo thời gian vì nó vốn đã trở thành một yếu tố chính trong văn hóa đại chúng trong 125 năm qua.
Hệ thống nhận diện mới vừa phát huy được những di sản tốt nhất của thương hiệu Pepsi, vừa thực hiện một bước tiến vượt bậc để thiết lập một vị thế mới trong thế giới kỹ thuật số không ngừng thay đổi.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Là nhà sáng lập của SpaceX, Tesla và gần đây nhất là trở thành người sở hữu mạng xã hội Twitter, Elon Musk là một trong những nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng nhất toàn cầu (và cũng nằm trong số những người giàu nhất thế giới).
Khi nói đến Elon Musk, ngoài những danh xưng như “người giàu nhất hành tinh”, “thiên tài công nghệ”, ông còn được biết đến với nhiều phát ngôn gây sốc.
Đặc biệt kể từ khi ông ra quyết định mua lại mạng xã hội Twitter với giá hơn 40 tỷ USD và giờ đây nó chỉ còn hơn 20 tỷ USD giá trị, có không ít người tỏ ra hoài nghi về các quyết định của nhà lãnh đạo này.
Tuy nhiên, dù cho mọi thứ có đang diễn ra như thế nào thì với những gì mà ông đã và đang làm được, ông vẫn xứng là nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng nhất toàn cầu.
Dưới đây là những gì mà bạn có thể học hỏi từ tầm nhìn lãnh đạo của Elon Musk.
1. Cần xoá bỏ những cuộc họp định kỳ không cần thiết.
Quay trở lại năm 2018, Musk đã gửi cho nhân viên của Tesla một email, trong đó đưa ra một số “khuyến nghị về năng suất”, thứ mà từ đó về sau đã trở thành một nghiên cứu về các phương pháp quản lý hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Musk nói: “Hãy loại bỏ các cuộc họp định kỳ thường xuyên, trừ khi bạn đang muốn giải quyết một vấn đề nào đó khẩn cấp. Tần suất họp nên giảm bớt sau khi vấn đề khẩn cấp được giải quyết.”
Theo ý niệm của Elon Musk. Các cuộc họp thường xuyên làm mất thời gian một cách vô ích đồng thời làm gián đoạn các quy trình làm việc khác và giảm năng suất.
Nếu bạn phải họp vì một vấn đề nào đó khẩn cấp, hãy sử dụng thời gian đó một cách hiệu quả. Tuy nhiên khi mọi thứ đã qua đi, hãy dừng lại và chỉ cần trao đổi công việc qua các công cụ quản lý công việc (ví dụ như Slack).
2. Liên tục tìm kiếm các phản hồi trung thực.
Theo Elon Musk, nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo đặc biệt và xuất chúng, hãy sẵn sàng chấp nhận nghe những thứ dù là đau lòng nhất miễn nó là sự thật. Hãy tìm kiếm các phản hồi trung thực, ngay cả khi nó không phải là điều mà bạn muốn nghe.
Trong một cuộc phỏng vấn với Mashable, Musk nói:
“Tôi nghĩ điều rất quan trọng khi quản trị doanh nghiệp đó là phải xây dựng một vòng phản hồi, trong đó bạn không ngừng suy nghĩ về những gì bạn đã làm và cách bạn có thể làm tốt hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất – hãy liên tục nghĩ về cách bạn có thể làm mọi việc tốt hơn và tự đặt câu hỏi cho bản thân.”
Các phản hồi tiêu cực và mang tính xây dựng sẽ khiến cả nhà lãnh đạo lẫn nhân viên của họ ra đặt câu hỏi rằng liệu một điều gì đó có đang hiệu quả hay không, có bất cứ lựa chọn nào khác tốt hơn không.
3. Thay đổi ngay những quy tắc không còn phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp.
Các hầu hết các doanh nghiệp khi họ phát triển quá lớn, họ phải áp dụng các quy tắc và chính sách để giữ cho mọi thứ bao gồm cả con người luôn nằm trong khuôn khổ.
Điều vô nghĩa là khi những quy tắc và chính sách đó trở nên không hiệu quả và không còn đóng góp cho sự tiến bộ chung của tổ chức.
Trong một email bị rò rỉ năm 2018, Musk khuyên các nhà quản lý của mình là hãy luôn nghe theo các linh tính thông thường để ra quyết định:
“Nếu việc tuân theo các quy tắc của doanh nghiệp trái với những gì nên làm trong một tình huống cụ thể nào đó, nói cách khác, các quy tắc trở nên vô giá trị, các quy tắc đó nên được thay đổi.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nhà nghiên cứu tính toán khoảng 300 triệu công việc trên toàn thế giới có thể được tự động hóa nếu trí tuệ nhân tạo phát huy hết khả năng.
Báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs dự báo sự gián đoạn đáng kể có thể sắp xảy ra đối với thị trường lao động. Tại Mỹ và châu Âu, có tới 2/3 công việc có thể được tự động hóa ít nhất ở một mức độ nhất định. Ở Mỹ, từ 20 – 50% khối lượng công việc có thể bị thay thể bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Xét rộng ra trên toàn thế giới, AI có thể ảnh hướng đến hơn 300 triệu việc làm. Do đó, những tổn thương tới thị trường lao động có thể xảy ra dù trong lịch sử, tiến bộ khoa học thậm chí còn tạo ra thêm việc làm mới.
“Việc sử dụng công nghệ AI cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động và tăng GDP toàn cầu lên tới 7% theo thời gian” – báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo cho rằng một số công việc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn một số khác. Trong đó những công việc đòi hỏi nhiều lao động chân tay sẽ ít bị tác động nhất.
Tại Mỹ, các công việc hành chính và văn phòng có khả năng được tự động hoá cao hàng đầu tới 46%, tiếp đến là pháp lý với 44% và kiến trúc, kỹ thuật với 37%.
Bên cạnh đó, AI có thể thay thế trong lĩnh vực khoa học xã hội với 36%. Hoạt động tài chính và kinh doanh nằm trong top 5 với 35%.
Ngược lại, chỉ 1% khối lượng công việc trong lĩnh vực bảo trì và vệ sinh tòa nhà, mặt đất có thể được tự động hoá. Sau đó lắp đặt, bảo trì và sửa chữa là ngành ít bị ảnh hưởng thứ hai với 4% và khai thác đứng top 3 với 6%.
Còn tại lục địa già, văn thư sẽ là nghề nghiệp được tự động hoá lớn nhất với 45%. Chỉ 4% công việc trong lĩnh vực thủ công và thương mại liên quan có thể bị tổn thương. Nhìn chung, 24% công việc ở châu Âu có thể bị AI thay thế, đứng ngay dưới mức trung bình 25% ở Mỹ.
Trên phạm vi toàn cầu, báo cáo của Goldman Sachs cho thấy: “Ở các nước là thị trường mới nổi, ít việc làm sẽ chuyển dịch sang tự động hoá hơn ở các nước là thị trường đã phát triển. Tổng cộng khoảng 18% công việc trên toàn cầu có thể được tự động hóa bằng AI”.
Theo phân tích của Goldman Sachs, Hồng Kông, Israel, Nhật Bản, Thụy Điển và Mỹ có thể là 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong khi đó, lao động ở Trung Quốc, Nigeria, Việt Nam, Kenya và Ấn Độ ít có khả năng bị công nghệ AI thay thế nhất.
“Nếu AI được triển khai rộng rãi, nó có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí lao động và tạo ra việc làm mới. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các vai trò mới, bao gồm các kỹ sư gợi ý (prompt engineer). Đây là công việc viết văn bản thay vì viết mã để kiểm tra các chatbot AI” – báo cáo nêu rõ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer