Gần 8% nhân sự toàn cầu của Erisson sẽ bị mất việc trong đợt sa thải mới nhất.
Ericsson là hãng công nghệ mới nhất thông báo sa thải nhân sự trong năm nay. Công ty thiết bị viễn thông Thụy Sỹ cho biết, sẽ sa thải 8.500 nhân sự như một biện pháp cắt giảm chi phí. Theo Reuters, khoảng 8% trong số 105.529 nhân sự toàn cầu của Ericsson sẽ bị ảnh hưởng. Tại Bắc Mỹ, hãng tuyển dụng 11.994 nhân viên.
Phát ngôn viên Erricson chia sẻ, đây là một phần trong các nỗ lực giảm chi phí của công ty như đã thông báo trong tháng 12/2022. Phần lớn các quyết định thôi việc sẽ có hiệu lực trong nửa đầu năm 2023, song cũng có thể mở rộng sang năm 2024.
Việc cắt giảm sẽ phụ thuộc vào từng khu vực khác nhau. Mục tiêu của Ericsson là quản lý quy trình tại mỗi quốc gia với sự công bằng, tôn trọng, chuyên nghiệp, phù hợp với luật lao động sở tại. Công ty tìm cách giảm 860 triệu USD chi phí vào cuối năm 2023 do nhu cầu chậm lại tại một số thị trường, bao gồm Bắc Mỹ.
Trong biên bản nội bộ mà Reuters có được, CEO Ericsson Borje Ekholm cho biết, nhân viên tại một số nước đã được liên hệ trong tuần này. Tại Thụy Sỹ, số lượng nhân sự bị cho thôi việc là khoảng 1.400.
Dù Ericsson không tiết lộ khu vực nào bị tác động nhiều nhất, các chuyên gia dự đoán Bắc Mỹ sẽ đứng đầu về mức độ tác động, trong khi các thị trường đang phát triển như Ấn Độ nhẹ nhất.
“Nghĩa vụ của chúng ta là phải loại bỏ chi phí để duy trì cạnh tranh”, CEO Ekholm viết trong biên bản. “Kẻ thù lớn nhất của chúng ta hiện nay có thể là sự tự mãn”.
Nhiều công ty viễn thông đã tích trữ hàng tồn kho vào đợt cao điểm Covid-19, vì vậy, họ cũng chậm đặt hàng từ các nhà sản xuất thiết bị.
Chẳng hạn, Verizon – một trong các hãng viễn thông lớn nhất thế giới – dự định chi khoảng 18,25 tỷ đến 19,25 tỷ USD năm nay, giảm hẳn so với ngân sách 23 tỷ USD năm 2022.
Trước đó, Giám đốc Tài chính Ericsson Carl Mellander chia sẻ trên Reuters rằng, các biện pháp cắt giảm chi phí sẽ bao gồm giảm số lượng nhân sự và bất động sản.
(Theo Reuters, CNBC)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thời gian qua, các YouTuber Việt Nam bị khấu trừ thuế bản quyền tại Mỹ với tỷ lệ 30% doanh thu tại Mỹ, hoặc tỷ lệ 24% doanh thu toàn cầu. Tuy vậy, nhiều YouTuber Việt Nam không hiểu tại sao thu nhập của họ lại bị khấu trừ thuế bản quyền với tỷ lệ cao như vậy.
Luật sư Nguyễn Lê Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Trung tâm trợ giúp của Google đưa ra là “Chương 3 trong bộ luật Thuế vụ của Mỹ, Google có trách nhiệm thu thập thông tin thuế, khấu lưu thuế và báo cáo cho Sở Thuế vụ (cơ quan thuế của Mỹ, còn gọi là IRS) khi một nhà sáng tạo trong YPP kiếm được doanh thu ở dạng phí bản quyền từ người xem ở Mỹ”.
Theo luật sư Thi, bộ luật Doanh thu nội địa năm 1986 (Internal Revenue Code) của Mỹ là cơ sở pháp lý cho việc thu thuế đối với các YouTuber không thường trú tại Mỹ.
Theo phân đoạn 871(a)(1)(D) của bộ luật này, Mỹ sẽ thu thuế theo tỷ lệ 30% đối với khoản tiền mà cá nhân nước ngoài không cư trú nhận được từ Mỹ, bao gồm: “khoản nhận được từ bán hoặc chuyển giao kể từ sau ngày 4.10.1966 của bằng sáng chế, quyền tác giả, quy trình và công thức bí mật, lợi thế thương mại, nhãn hiệu, tên thương mại, nhượng quyền thương mại, và tài sản tương tự, hoặc bất kỳ quyền lợi nào đối với các loại tài sản này, trong phạm vi những khoản này đến từ khoản thanh toán phụ thuộc vào năng suất, việc sử dụng, hoặc chuyển giao lại tài sản hoặc quyền lợi được bán hoặc chuyển giao”.
Điều luật trên là căn cứ pháp lý cho việc thu thuế của YouTuber Việt Nam tại Mỹ. Khoản thu nhập từ chia sẻ doanh thu quảng cáo mà YouTuber nhận được thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện của điều luật: Nội dung mà YouTuber đăng tải lên YouTube là các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, nên hoạt động cấp phép để Google sử dụng các nội dung này để phát cho người xem trên YouTube được coi là hoạt động “chuyển giao quyền đối với quyền tác giả”; khoản thanh toán trả cho các YouTuber được tính theo tỷ lệ 55% doanh thu quảng cáo mà Google có được từ hiển thị quảng cáo khi phát nội dung của các YouTuber trên YouTube, nghĩa là khoản thanh toán này “phụ thuộc vào việc sử dụng” các nội dung trên YouTube.
Như vậy, doanh thu quảng cáo được Google chia sẻ cho YouTuber được xác định là thu nhập từ “chuyển giao quyền đối với quyền tác giả”, hay thường được gọi là “phí bản quyền”, và theo phân đoạn 871(a)(1)(D) của bộ luật Doanh thu nội địa 1986 của Mỹ thì khoản thu nhập này của cá nhân không cư trú tại Mỹ bị đánh thuế với tỷ lệ 30%, áp dụng đối với phần thu nhập phát sinh tại Mỹ.
Theo Luật Sư Thi, nhiều nước trên thế giới công nhận quyền đánh thuế của mỗi quốc gia theo lãnh thổ đối với người cư trú (quyền đánh thuế trên thu nhập toàn cầu); Người không cư trú (quyền đánh thuế đối với thu nhập phát sinh tại quốc gia đánh thuế).
Hiện nay, Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc này để đánh thuế đối với các khoản thuế thu nhập như: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vì vậy, việc Mỹ đánh thuế đối với thu nhập của YouTuber đối với thu nhập phát sinh từ người xem tại Mỹ là phù hợp với nguyên tắc đánh thuế được các nước và Việt Nam công nhận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Neal Mohan, Giám đốc sản phẩm YouTube, mới đây đã được bổ nhiệm làm CEO nền tảng chia sẻ video trực tuyến, thay thế vị trí của Susan Wojcicki.
Trước khi gia nhập YouTube vào năm 2015, Mohan đã nhiều năm đứng ở cương vị Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách mảng quảng cáo video và hiển thị tại Google. Năm 2013, gã khổng lồ tìm kiếm đã trả 100 triệu USD để giữ ông không nhảy sang công ty đối thủ Twitter, TechCrunch đưa tin vào thời điểm đó.
Theo những người trong ngành, Mohan đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng các sản phẩm quảng cáo giúp YouTube trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho Google trong nhiều năm.
Tal Chalozin, CTO và đồng sáng lập của công ty công nghệ quảng cáo Innovid, chia sẻ, Mohan có kiến thức chuyên môn trải rộng trên tất cả các mảng kinh doanh quảng cáo của YouTube, đặc biệt là adtech (công nghệ quảng cáo).
“Ông ấy là “cha đỡ đầu” của rất nhiều adtech, phần quan trọng trong thành công của YouTube”, Chalozin nói.
Không chỉ vậy, Mohan cũng là người tạo đà cho YouTube Premium và YouTube TV ra đời, và phát triển YouTube Music. Trong đó, YouTube TV đã củng cố vị trí của Google trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo, cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành truyền thông trực tuyến.
“Neal đã để ý đến những thay đổi trong quá trình số hóa ngành truyền hình trong một thời gian rất dài”, Dave Morgan, CEO hãng công nghệ truyền hình Simulmedia nhớ lại những cuộc thảo luận ban đầu với Mohan về việc YouTube có thể phát triển mảng truyền hình trong tương lai.
Tầm nhìn đó đã khiến Morgan vô cùng ấn tượng. “Nhiều nhà lãnh đạo cao cấp tại Google có xu hướng khá hướng nội. Nhưng Mohan đã nhìn vào thị trường và có hướng đi riêng”. Insider Intelligence dự đoán, YouTube TV sẽ đạt 143 triệu khán giả Mỹ kết nối trong năm nay, tăng 5% so với 2022.
Thách thức phía trước của YouTube.
Trong thời kỳ bùng nổ của video ngắn, YouTube đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các trang mạng xã hội như Tiktok để giành lại khán giả, các nhà quảng cáo và sáng tạo nội dung.
Mohan hiện đang giám sát các sản phẩm mới của YouTube như video ngắn (Shorts) nhằm đối chọi với TikTok. Kể từ đầu tháng 2, công ty đã thông báo chia sẻ với những nhà sáng tạo tham gia Chương trình Đối tác YouTube (YPP) 45% doanh thu từ quảng cáo, dựa trên số lượt xem Shorts.
Với một số người trong ngành, Susan Wojcicki vẫn là người tiên phong trong việc giúp YouTube thu hút người sáng tạo nội dung.
Alessandro Bogliari, CEO kiêm đồng sáng lập The Influencer Marketing Factory, cho biết: “Ngay từ đầu, Susan đã xác định được tầm quan trọng của những nhà sáng tạo nội dung. Tôi tò mò muốn biết những động thái tiếp theo của YouTube dưới thời CEO mới”.
Những người từng làm việc với Mohan tin tưởng ông có thể vượt qua thử thách này.
“Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng tôi tin là không ai tại Google có thể làm tốt hơn ông ấy”, Rob Norman của GroupM nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Từ những khoảng thời gian chờ đợi khi xe dừng đến việc tận hưởng các khoảnh khắc cho riêng mình trên xe trước khi đi đến điểm đến, TikTok sẽ là phương tiện giải trí mang đến cho bạn một luồng video được thiết kế riêng biệt.”
Sau khi được tích hợp, người ngồi trên xe có thể trải nghiệm các video TikTok từ các màn hình đã được gắn trước đó, nguồn cấp dữ liệu For You hoạt động tương tự như khi trải nghiệm trên thiết bị di động.
Mục đích chính của TikTok sau hợp tác là tìm kiếm một lượng người dùng mới khi những người dùng trẻ trên web (chủ yếu là Gen Z) và thiết bị di động tăng trưởng chậm lại.
“Từ rạp chiếu phim, máy bay đến biển quảng cáo (billboards), chúng tôi rất vui mừng được cung cấp cho mọi người những cách mới và thú vị để trải nghiệm nội dung giải trí, mang lại niềm vui và sự sáng tạo từ TikTok.
Sự hợp tác lần này với Mercedes-Benz là một bước tiến quan trọng trong sứ mệnh của chúng tôi nhằm mang TikTok đến với nhiều địa điểm và khán giả mới hơn.”
Trong khi quá trình mở rộng người dùng là cần thiết, nhiều ý kiến cho rằng liệu những người dùng Mercedes-Benz có thực sự là đối tượng mục tiêu của mạng xã hội TikTok?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tencent đã bắt đầu thảo luận với Meta để cung cấp kính thực tế ảo (VR) hoạt động độc lập Quest 2 VR tại thị trường Trung Quốc.
Theo Fortune, nếu thỏa thuận hợp tác thành công, điều này sẽ cho phép Meta tiếp cận thị trường khổng lồ hơn 1 tỉ dân mà họ bị cấm từ lâu.
Các cuộc đàm phán hiện trong giai đoạn đầu và được cho là rất phức tạp bởi Facebook đã bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2009. Các công ty không chỉ cần phải vượt qua rào cản đó mà còn phải xác định cách xử lý dữ liệu, đặc biệt có thể loại bỏ sự giám sát của chính phủ Mỹ.
Hiện cũng chưa rõ đối tượng mà Meta sẽ nhắm đến tại Trung Quốc. Horizon Worlds đã không đạt được thành công lớn ở Mỹ, buộc công ty đang xem xét mở rộng đối tượng là các thanh thiếu niên Mỹ ở độ tuổi 13. Trong khi đó, Trung Quốc thường bảo vệ người dùng trẻ tuổi khỏi một số hoạt động trực tuyến nhất định.
Nếu mọi thứ thuận lợi, tiếp cận Trung Quốc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kính thực tế ảo của Meta bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng. Trung Quốc luôn là thị trường béo bở cho các công ty liên quan đến trò chơi điện tử.
Thông tin về cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh cả VR và metaverse đều đã gây hao hụt tài chính đáng kể cho Meta trong những quý gần đây.
Vào năm ngoái, bộ phận Reality Labs chịu trách nhiệm phát triển cả VR và metaverse, đã hứng chịu khoản lỗ 13,7 tỉ USD. Chưa dừng lại, Meta được cho là đang chuẩn bị cho một đợt sa thải lớn khác sau khi đã cắt giảm 11.000 việc làm vào tháng 11 năm ngoái.
Được biết, Quest 2 VR đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà đánh giá, tuy nhiên doanh số bán hàng dành cho sản phẩm này chậm lại ở Bắc Mỹ trong bối cảnh tin tức về kế hoạch ra mắt kính thực tế hỗn hợp đầu tiên của Apple tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, nhiều người cũng đang mong đợi Meta sẽ phát hành Quest 3 VR với nhiều cải tiến hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Grab, nhà cung cấp dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn Đông Nam Á, mới đây đã rút ngắn mục tiêu đạt lợi nhuận sau khi tích cực cắt giảm chi phí.
Cụ thể, công ty kỳ vọng sẽ đạt thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) sau điều chỉnh dương vào quý IV năm nay, thay vì 6 tháng cuối năm 2024 như dự kiến trước đó.
Giá cổ phiếu Grab đã lao dốc mạnh trong gần 5 tháng trở lại đây và tiếp tục giảm hơn 8% trong ngày 23/2 sau khi công bố kế hoạch điều chỉnh trên.
Grab cho biết EBITDA sau điều chỉnh trong quý IV năm ngoái đã giảm xuống còn âm 111 triệu USD. Con số này thấp hơn nhiều so với mức âm 147 triệu USD mà các nhà phân tích ước tính. Doanh thu công ty đã tăng gấp 4 lần lên 502 triệu USD, vượt xa dự đoán.
Kết quả này thậm chí vượt xa ước tính của công ty. Tháng 11 năm ngoái, Grab đã sửa đổi hướng dẫn EBITDA nửa cuối năm 2022 thành âm 315 triệu USD, tương đương lỗ 154 triệu USD trong quý IV.
Grab là một trong số những startup Đông Nam Á đang thay đổi chiến lược, tập trung vào lợi nhuận thay vì tăng trưởng. Tuần trước, đối thủ của Grab, GoTo Group, cũng rút ngắn mục tiêu có lãi thêm một năm.
Trong khi đó, Sea Limited đã tiến hành cắt giảm nhân sự, đóng cửa sàn thương mại tại một số thị trường như Ấn Độ, châu Âu và Mỹ Latinh nhằm thắt chặt dòng tiền.
Tới thời điểm này, Grab chưa có động thái sa thải nhân viên hàng loạt, dù cổ phiếu của hãng đã giảm mạnh so với giá chào sàn hơn một năm trước.
Công ty đang nỗ lực thuyết phục các nhà đầu tư về triển vọng thu nhập trong dài hạn, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và người dùng tại thị trường Đông Nam Á có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hằng năm, những nhà thiết kế trên khắp thế giới cố gắng tìm kiếm phong cách mà họ cho rằng quan trọng hay có tiềm năng trở thành trào lưu mới. Dưới đây là những xu hướng thiết kế logo năm 2023 mà nhiều thương hiệu đang theo đuổi.
Sử dụng các hình khối cơ bản là xu hướng thiết kế logo đầu tiên trong 2023.
Xu hướng thiết kế logo năm 2023 được cho là vẫn tiếp tục theo chủ nghĩa tối giản. Ngày nay, chúng ta ít thấy những biểu tượng chứa nhiều đường nét hoặc chi tiết phức tạp.
Lý do là bởi những logo như thế thường gây khó nhớ và hiển thị kém trên các nền tảng kỹ thuật số, môi trường mà logo thường xuyên xuất hiện ở một kích thước rất nhỏ.
Đây là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp đang tìm cách củng cố sự hiện diện của họ, xây dựng nhận thức về thương hiệu, đồng thời chuyển hướng tiếp cận sang nhóm khách hàng trẻ tuổi. Giữa thời đại thông tin đến rồi đi nhanh chóng, mọi người mặc nhiên sẽ ưu tiên sự đơn giản.
Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu có thiên hướng lựa chọn những xu hướng thiết kế logo tinh tế, rõ ràng. Ngay cả những cái tên lâu đời cũng đã thực hiện các chiến dịch nhằm thay đổi hình ảnh để phù hợp với thời đại mới. Điểm chung dễ nhận thấy nhất của các logo này là chúng đều sử dụng hình khối cơ bản, ít nét.
Nhưng đơn giản không đồng nghĩa với nhàm chán. Có nhiều cách để nhà thiết kế mang lại sự thú vị cho logo, ngay cả khi chúng chỉ bao gồm các hình tròn, chữ nhật. Cụ thể, các nhà sáng tạo sẽ sử dụng những bảng màu rực rỡ, có độ tương phản cao hoặc phương pháp không gian âm (white space) để tạo điểm nhấn cho logo
Trên thực tế, phương pháp sử dụng hình khối cơ bản không phải là xu hướng mới trong lĩnh vực thiết kế. Đã có nhiều thương hiệu ứng dụng cách làm này như YouTube, Instagram, gần đây nhất là KIA, Slack…
Hình khối cơ bản (geometric shapes) bao gồm hình tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, dấu chấm và đường kẻ khác nhau… Chúng có thể tạo thành một biểu tượng hoặc thay thế cho các chữ cái để thể hiện tên thương hiệu. Chúng mang lại cho thiết kế logo một hình ảnh tối giản, dễ ghi nhớ và hiển thị tốt.
Trào lưu “anti branding” đề cao sự tối giản.
Bên cạnh hình khối, typography cũng được dự báo sẽ trở thành xu hướng thiết kế logo năm 2023. Tuy nhiên, ứng dụng của typography trong thiết kế logo rất đa dạng và thương hiệu hoàn toàn có thể thử nghiệm nhiều phương án khác nhau.
Trong vài năm gần đây, nhiều thương hiệu thời trang hoặc sản phẩm xa xỉ đã thay đổi logo của mình theo hướng… không thể nào tối giản hơn.
Phông chữ Sans Serif đặt trên nền trắng và hầu như không có yếu tố đồ họa nào đặc biệt. Chúng tạo nên một trào lưu được gọi là “anti branding”.
Nhiều thương hiệu lựa chọn “anti branding” làm phong cách thiết kế vì tính đơn giản của nó. Họ lập luận rằng các thương hiệu ngày nay không muốn áp đặt giá trị và phong cách của họ nữa, thay vào đó, họ muốn chúng được định hình thông qua khách hàng và trải nghiệm với thương hiệu. Do đó, cách thể hiện triết lý này chính là một logo tinh gọn hết mức.
Mặc dù cực kỳ đơn giản, xu hướng thiết kế logo này vẫn có những lợi thế nhất định. Văn bản và nền màu trơn sẽ truyền đạt ngay lập tức thông tin mà người xem cần – mà không có bất kỳ sự can thiệp nào gây mất tập trung. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với “anti branding”.
Khuyến khích sự sáng tạo với typography cũng là xu hướng thiết kế logo chủ đạo trong 2023.
Typography có thể được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau, không có quy tắc nhất định nào trong một lĩnh vực sáng tạo như thiết kế đồ họa.
Bên cạnh sự tối giản, nhiều thương hiệu sẵn sàng thử nghiệm với trí tưởng tượng của mình, đặc biệt là typography. Con chữ giờ đây không còn mang vác mỗi nhiệm vụ hiển thị tên thương hiệu, mà đôi khi chúng còn kiêm luôn cả nhiệm vụ thu hút người xem.
Trong khi nhiều hãng công nghệ như Google và Spotify và các hãng thời trang như Burberry và YSL đã đơn giản hóa logo của họ bằng phông chữ San Serif, thì các nhà thiết kế trên thế giới đã triển khai thứ mà họ gọi là kiểu chữ thử nghiệm (experimental typography).
Đây là từ để chỉ cách tiếp cận mang tính nghệ thuật đối với việc thiết kế chữ. Những logo này thường sẽ được điều chỉnh nhằm mang lại sự độc đáo, vui nhộn, phá cách cho thương hiệu.
Tất cả bắt đầu từ ý tưởng, nơi những con người sáng tạo chơi với typography. Họ kết hợp hoa văn, màu sắc, điều chỉnh các nét để cho ra kết quả cuối cùng.
Họ phá vỡ các quy tắc typography thông thường, từ đó thể hiện bản sắc thương hiệu theo những cách khác biệt. Do đó, nếu bạn đam mê typography, cụ thể là lettering thì xu hướng thiết kế logo 2023 này là một phong cách đáng để khám phá.
Tìm về phong cách cổ điển.
Phong cách cổ điển đã có những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng dựa trên những gì mà các studio sáng tạo đã và đang làm trong năm nay, ta có thể dự đoán “cổ điển” sẽ là xu hướng thiết kế logo năm 2023.
Trên những cộng đồng thiết kế nổi tiếng, có rất nhiều studio tích cực thử nghiệm phông chữ, màu sắc và các hình vẽ tay khác nhau với mục đích chính là tạo cho chúng một ấn tượng mang tính cổ điển, sau đó ứng dụng vào quá trình xây dựng thương hiệu.
Cho dù đó là mascot, kiểu chữ 3D nhiều lớp hay những bảng màu cổ điển, chúng ta sẽ thấy đã có nhiều thương hiệu lựa chọn việc quay ngược thời gian và áp dụng những phong cách tương phản với xu hướng tối giản.
Có nhiều lý do giải thích cho sự nổi lên của xu hướng thiết kế logo năm 2023 nói trên. Những hình ảnh này gợi lên cảm giác hoài cổ.
Mặc dù đúng là thế giới công nghệ đã phát triển tinh vi trong thời gian gần đây, nhưng tính nghệ thuật của thế kỷ trước vẫn mang một sức hút đặc biệt. Chúng khơi dậy những cảm xúc và ký ức của người xem về một thời đã qua.
Tận dụng các bảng màu gradient.
Thực tế cho thấy rằng, làm việc với màu sắc, hay cụ thể là chọn màu cho logo là câu chuyện mang tính cá nhân và thường rất khó để xác định đâu là xu hướng màu cụ thể trong năm. Mọi người luôn có quan điểm khác nhau về màu sắc. Thương hiệu này thích logo đen trắng thì cũng sẽ có thương hiệu chọn bộ màu tươi sáng.
Tuy nhiên, nếu quan sát những chiến dịch thay đổi bộ nhận diện từ các thương hiệu lớn, ta sẽ nhận thấy một phương pháp có thể trở thành xu hướng thiết kế logo năm 2023 tiếp theo sẽ là gradient. Gradient là từ dùng để chỉ việc pha trộn của các màu khác nhau.
Chúng có thể là sự tổng hợp của các màu tương tự trong cùng một sắc thái, hoặc là những màu khác nhau hoàn toàn.
Phương pháp dùng các dải màu đa sắc đã xuất hiện từ lâu nhưng hầu như mọi người đều cho rằng nó là xu hướng nhất thời và các thương hiệu không đời nào lựa chọn một logo nhiều màu như thế vì các vấn đề in ấn. Tuy nhiên, đến năm 2020, một loạt dự án thiết kế xoay quanh logo gradient dần nổi lên.
Dần dần, gradient trở thành một xu hướng phổ biến và hiện nay chúng ta dễ dàng bắt gặp khá nhiều logo áp dụng phương pháp này. Một điều khác biệt là nếu như trước đây, các nhà thiết kế cho rằng gradient chỉ phù hợp với những thương hiệu công nghệ hay sáng tạo, thì giờ đây những doanh nghiệp truyền thống cũng đã theo kịp xu hướng này.
Ứng dụng khả năng chuyển động của biểu tượng.
Việc sáng tạo nội dung dựa trên video đang trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội có thể lý giải cho quá trình chuyển đổi của các thương hiệu.
Điều này đã ít nhiều tác động đến lĩnh vực thiết kế logo. Những nhà thiết kế dự đoán rằng năm 2023 sẽ có nhiều công ty lựa chọn các logo chuyển động (logo animation).
Logo animation là một cách độc đáo để thương hiệu truyền tải câu chuyện của mình và trở nên nổi bật giữa đám đông. Nó đồng thời cho phép thương hiệu tóm tắt thông điệp thành một câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn và thú vị. Sự chuyển động là điều giúp thương hiệu tạo được ấn tượng với người xem, thứ mà những logo tĩnh ít khi làm được.
Một điều cần lưu ý là logo động không dành cho mọi thương hiệu. Những khán giả trẻ tuổi, quen với những trào lưu mới, hoạt động tích cực trên mạng sẽ dễ tiếp nhận những logo animation hơn, vì chúng thường gợi lên cảm giác vui vẻ, tràn đầy năng lượng và phấn khởi. Mặt khác, animation có lẽ không phù hợp trong những lĩnh vực đòi hỏi sự nghiêm túc và tin cậy cao.
Thương hiệu nhân bản.
Thương hiệu có thể là bất cứ thứ gì, chỉ cần nó đủ sức tác động đến hiểu biết, tâm lý hay nhận thức của tiêu dùng thì đó chính là thương hiệu. Khả năng kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng là một trong những khía cạnh quan trọng khi xây dựng thương hiệu.
Chúng ta không mua sản phẩm vì công dụng của nó, mà phần nhiều chúng ta mua vì cảm xúc thương hiệu đó mang lại. Do đó, nếu thương hiệu tạo được những cảm xúc tích cực nơi người dùng thì đó sẽ là lợi thế vô cùng lớn.
Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity), hay cụ thể là logo, có thể giải quyết một phần bài toán nói trên. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các thiết kế “thủ công”, ít yếu tố công nghệ để xây dựng lòng tin và thu hẹp khoảng cách với khách hàng.
Các nhà thiết kế có thể đưa vào bộ nhận diện những yếu tố địa phương, văn hóa hoặc bản sắc thương hiệu (brand personality). Cách này giúp truyền tải thông điệp rằng thương hiệu có sự liên kết với những yếu tố nhân bản.
Họ sử dụng phông chữ dạng viết tay, hình minh họa công phu và phong cách tối giản. Từ đó, thương hiệu tạo ra một sợi dây kết nối chặt chẽ giữa họ và người tiêu dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Reuters, đế chế phát video trực tuyến Netflix có thể mở văn phòng tại Việt Nam trong năm nay sau khi đàm phán thành công với các bên liên quan.
Gã khổng lồ phát trực tuyến theo đó có thể là công ty công nghệ lớn đầu tiên của Mỹ mở văn phòng trực tiếp tại Việt Nam bất chấp các quy định nghiêm ngặt về Internet tại thị trường này.
Theo Reuters, Netflix đã tiến hành đánh giá những rủi ro và các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến chính trị và an ninh tại Việt Nam.
Theo Luật tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu (video-on-demand service) muốn hoạt động tại Việt Nam phải được chính phủ Việt Nam cấp phép, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải có văn phòng tại địa phương.
Netflix vừa giảm giá sử dụng dịch vụ tại 100 thị trường, trong đó có Việt Nam và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á nhằm thúc đẩy tăng trưởng người dùng có trả phí.
Netflix được thành lập từ năm 1997 và có trụ sở chính tại Mỹ. Vào năm 2022, doanh thu toàn cầu của Netflix là hơn 31 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với số lượng học sinh, sinh viên lớn, độ phủ Internet cao (trên 80%), Việt Nam là thị trường rất tiềm năng trong việc phát triển mảng công nghệ giáo dục (Edtech) trong khu vực. 2023 tiếp tục là một năm đầy hứa hẹn.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có hơn 5 triệu trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và mầm non, gần 18 triệu học sinh tiểu học, trung học cơ sở và hơn 1,7 triệu học sinh trung học phổ thông, chiếm gần 25% dân số cả nước.
Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 44,3%, Việt Nam đang nằm trong top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất toàn cầu.
Theo Báo cáo khởi nghiệp của Nextrans, trong giai đoạn 2019-2023, thị trường edtech của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khoảng 20,2% và có khả năng đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023.
Thị trường công nghệ giáo dục của Việt Nam bắt đầu phát triển khi nhu cầu học trực tuyến của học sinh tăng nhanh.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của các công ty giáo dục trực tuyến có thể lên tới hơn 150%. Không còn phát triển mạnh mẽ như trong thời kỳ đại dịch COVID-19, hiện tại, thị trường edtech vẫn còn nhiều dư địa phát triển.
Từ năm 2021, các startup edtech của Vietnam bắt đầu cất cánh, đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của phụ huynh và học sinh về các dịch vụ giáo dục sáng tạo, hiệu quả so với mô hình giáo dục truyền thống. Đây cũng là bước đệm vững chắc giúp Việt Nam chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết và duy trì sức hút với các tập đoàn nước ngoài trong 10 năm tới.
Mặc dù số lượng thương vụ và tổng giá trị đầu tư vào edtech Việt Nam năm 2022 thấp hơn nhưng năm 2022 vẫn đánh dấu kỷ lục đầu tư cao thứ hai với nhiều tín hiệu tích cực.
Trong năm 2022, các công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Việt Nam đã nhận được 8 khoản đầu tư với tổng số tiền là 46,8 triệu USD vào năm 2022. So với các năm trước, giá trị đầu tư năm 2022 thấp hơn mức đỉnh của năm 2021 (158 triệu USD) nhưng vẫn cao hơn so với năm 2020 và 2019.
Năm 2021, tổng vốn đầu tư vào edtech chủ yếu đến từ 2 thương vụ vào các startup phát triển ở giai đoạn sau (bao gồm EQuest 100 triệu USD và Elsa 15 triệu USD).
Trong khi đó, tổng vốn đầu tư năm 2022 lại chủ yếu đến từ các startup mới nổi giai đoạn trước (Edupia, Marathon, Vuihoc, Azota,..). Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phát triển nhanh chóng của một thế hệ startup mới sau đại dịch covid 19.
Động lực tăng trưởng chính ngành công nghệ giáo dục
Tăngchi tiêu cho giáo dục
Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi cho giáo dục đào tạo cao hàng đầu thế giới.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Bain & Company, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoảng 20% thu nhập khả dụng cho hoạt động giáo dục con cái, so với mức 6-15% ở các nước Đông Nam Á khác, thuộc hàng cao nhất thế giới và chỉ đứng sau Malaysia ở Đông Nam Á.
Theo Tổng cục thống kê, chi tiêu hàng năm cho giáo dục đã tăng 2,3 lần trong thập kỷ qua, đạt 7,1 triệu đồng/học sinh vào năm 2020 và ước tính tăng lên 7,3 triệu đồng/học sinh vào năm 2021. Theo báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia Việt Nam, Việt Nam đã chi 4,9% GDP cho giáo dục trong giai đoạn 2011-2020.
Về GDP, mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam đạt 4,9%, cao hơn các nước láng giềng như Campuchia (1,9%), Singapore (2,9%) và Lào (3,3%).
Tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng edtech
Ở Việt Nam, tỷ lệ số lượng học sinh trên một giáo viên cao hơn nhiều so với các quốc gia như Singapore và Malaysia.
Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó việc thiếu đầu tư cho giáo dục cũng như cơ sở hạ tầng (nhất là khu vực nông thôn) là lí do chính. Trong lĩnh vực này, ngoài bản thân doanh nghiệp edtech nhận được các khoản đầu tư, cơ sở hạ tầng edtech cũng nhận được những khoản đầu tư lớn.
Dự kiến, cuối năm 2023, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ tăng lên 75%, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường công nghệ giáo dục. Với tỷ lệ sử dụng internet trên 70%, xu hướng giáo dục trực tuyến được dự đoán sẽ vẫn ở mức cao.
Thêm vào đó, chi phí internet cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của EdTech trong khu vực. Chi phí trên mỗi Gigabyte ở Việt Nam so với thu nhập tương ứng của người dân tương đối thấp và do đó khả năng người dân có thể tiếp cận việc học trực tuyến cao lên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với lượng người dùng trả phí tăng cao, các chuyên gia dự đoán Meta sẽ thu về 1,7 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2024 nhờ dịch vụ bán tick xanh Meta Verified.
Theo nghiên cứu mới nhất của Bank of America (BoFA), dịch vụ bán tick xanh xác thực tài khoản của Meta (Meta Verified) sẽ thu về khoảng 12 triệu người đăng ký vào năm 2024.
Các nhà phân tích cho rằng dịch vụ tính phí của Meta sẽ có lợi cho nhóm người nổi tiếng, nhà sáng tạo nội dung thay vì người dùng thông thường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký dịch vụ nếu có nhu cầu.
Nhóm đối tượng là người nổi tiếng trên mạng xã hội sẽ có hứng thú với dịch vụ này vì nó giúp họ tăng độ phủ sóng và tiếp cận nhờ những huy hiệu fan cứng trên Facebook, đồng thời xuất hiện ở những vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm của người dùng.
Với giá bán tick xanh hàng tháng là 11,99 USD/tháng, các chuyên gia của Bank of America dự đoán Meta sẽ thu về 1,7 tỷ USD lợi nhuận biên vào năm 2024.
“‘Khi các nhà sáng tạo nội dung có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng và kiếm về nguồn thu lớn hơn, chúng tôi cho rằng Meta sẽ vực dậy sau đợt suy giảm người dùng nhờ những ưu đãi khi đăng ký tick xanh. Dịch vụ này cũng sẽ được cải thiện và nâng cấp dần qua thời gian”, các nhà nghiên cứu nhận định.
Hôm 19/2, Meta tuyên bố sẽ ra mắt dịch vụ cung cấp dấu xác nhận chính chủ (Meta Verified, tick xanh) cho người dùng các mạng xã hội của công ty.
Qua đó, bất cứ khách hàng nào trên nền tảng, có đầy đủ giấy tờ tùy thân để xác minh đều có quyền thuê dấu tick xanh trên Facebook. “Tính năng mới sẽ tăng độ xác thực và bảo mật cho các dịch vụ của chúng tôi”, ông Mark Zuckerberg khẳng định.
Theo CEO của Meta, dịch vụ sẽ có giá 11,99 USD/tháng nếu thanh toán qua phiên bản web và 14,99 USD/tháng nếu thanh toán trên iOS. Dịch vụ sẽ được ra mắt trước tại Australia và New Zealand trước khi triển khai thêm tại nhiều quốc gia khác.
Đại diện tập đoàn cho biết nếu trả tiền để mua dịch vụ Meta Verified, người dùng sẽ không thể thay đổi tên đại diện, tên đăng nhập, ngày sinh hay ảnh chụp. Nếu muốn thay đổi, người dùng phải hủy gói dịch vụ, sau đó đăng ký lại.
“Ở thời điểm hiện tại, Meta Verified chỉ hỗ trợ cho những tài khoản sử dụng tên thật. Một khi đã xác thực tài khoản, người dùng sẽ không thể thay đổi tên hồ sơ, tên đăng nhập, ngày sinh hay ảnh đại diện trừ khi hủy và đăng ký lại Meta Verified”, đại diện Meta cho biết.
Bên cạnh đó, người dùng dịch vụ Meta Verified phải đủ 18 tuổi, bật bảo mật 2 lớp cho tài khoản và có chứng minh nhân dân khớp với ảnh chụp trên Facebook, Instagram.
Người dùng cũng phải có hoạt động, tương tác trên tài khoản như đăng bài viết mới gần đây. Meta cho biết yêu cầu cụ thể sẽ được công bố sau khi dịch vụ chính thức ra mắt.
Theo CNBC, động thái này của Meta được cho là học theo dịch vụ tính phí của Twitter Blue ra mắt vào tháng 12/2022.
Dịch vụ của Twitter thu phí 8 USD/tháng cho người dùng trên website và 11 USD/tháng cho những người mua qua App Store của Apple. Hiện, Twitter Blue có gần 300.000 người đăng ký toàn cầu.
Snap cũng ra mắt dịch vụ thu phí có tên Snapchat+ hồi tháng 6/2022 với giá 3,99 USD/năm. Theo báo cáo tài chính mới nhất, hiện dịch vụ này đã cán mốc hơn 2 triệu người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với tư cách là những người làm marketing và truyền thông nói chung, việc nắm bắt và áp dụng sớm các xu hướng marketing mới có thể mang lại nhiều lợi thế dẫn đầu cho thương hiệu, các xu hướng marketing 2023 mới nhất dưới đây là một trong số đó.
Theo đó, các xu hướng marketing 2023 sẽ được phân chia theo các mảng khác nhau như Digital Marketing, Social Media, Content Marketing, SEO và hơn thế nữa.
Các xu hướng chung về Marketing trong 2023.
1. Video dạng ngắn sẽ tăng trưởng mạnh và trở thành xu hướng marketing đáng quan tâm nhất trong năm 2023.
Một phần ba số người được hỏi trong cuộc khảo sát của HubSpot cho rằng, đối với hoạt động marketing, video dạng ngắn (short-form video) hiện là định dạng hiệu quả nhất với chỉ số ROI đứng đầu. Theo khảo sát, có 90% nhà tiếp thị đang sử dụng video dạng ngắn cho hoạt động Marketing và con số này sẽ tiếp tục tăng vào năm tới.
Bên cạnh đó, 21% marketer có kế hoạch thử nghiệm video dạng ngắn trong năm 2023, cũng là mức cao nhất so với các xu hướng khác.
Theo xu hướng chung của thế giới, video dạng ngắn được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục “làm mưa làm gió” đối với ngành quảng cáo sáng tạo tại Việt Nam.
2. Chỉ số ROI của influencer marketing sẽ tiếp tục tăng cao.
Số liệu của báo cáo cho biết, hơn 1/4 marketer đang sử dụng influencer marketing (dịch vụ tiếp thị qua người nổi tiếng) và đây cũng là hình thức mang lại chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) cao thứ hai so với các hoạt động marketing khác.
HubSpot cũng đề xuất marketer có thể kết hợp influencer marketing cùng video dạng ngắn để đạt chỉ số ROI một cách tốt nhất.
Theo HubSpot, influencer marketing sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể vào năm 2023 với 17% marketer có dự định bắt đầu đầu tư vào hình thức này.
Đối với 89% marketer đang sử dụng influencer marketing, họ sẽ tăng ngân sách hoặc duy trì khoản đầu tư vào hoạt động này trong năm tới.
Ngoài ra, một khảo sát khác của HubSpot về xu hướng người tiêu dùng cho biết, 33% gen Z đã mua sản phẩm dựa trên đề xuất của người có sức ảnh hưởng (Influencer) trong ba tháng qua.
Họ cho biết, khi đưa ra quyết định mua hàng, đề xuất của người có sức ảnh hưởng sẽ tác động lớn hơn nhận xét từ bạn bè và gia đình.
3. Chiến thuật DM trên mạng xã hội đang được áp dụng rộng rãi.
Theo khảo sát, có 29% marketer đang sử dụng DM (direct message) trên mạng xã hội để chăm sóc khách hàng, tuy dịch vụ này còn tương đối mới.
Hơn nữa, 87% marketer trong số đó cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào DM để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đây là hoạt động marketing mang lại chỉ số ROI cao thứ ba, sau short-form video và influencer marketing.
Ngoài ra, trong cuộc khảo sát về xu hướng người tiêu dùng cũng cho thấy rằng, hơn 1/5 thế hệ gen Z và gần 25% thế hệ millennials (Gen Y) đã liên hệ trực tiếp với thương hiệu trên mạng xã hội để nhận dịch vụ chăm sóc khách hàng trong ba tháng qua.
Khi các mạng xã hội như Instagram, Twitter và Facebook ngày càng tập trung phát triển mảng thương mại điện tử của họ, việc cung cấp dịch vụ khách hàng thông qua DM sẽ trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.
Marketer nên đặc biệt lưu ý về hoạt động marketing này để thể hiện sự tận tâm và chuyên nghiệp của thương hiệu đối với khách hàng. Hơn nữa, một website được tối ưu tốt, thân thiện với người dùng, có khả năng thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng, kết hợp với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ tăng tỷ lệ mua hàng lên nhiều lần.
4. SEO website tiếp tục tỏa sáng và trở thành xu hướng làm marketing trong 2023.
Mặc dù không mới, nhưng 29% marketer trong báo cáo cho rằng nếu có kế hoạch SEO hiệu quả thì đây vẫn là một công cụ mạnh mẽ để thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Theo HubSpot, SEO website xếp hạng 5 khi bàn đến hoạt động marketing mà các marketer sẽ đầu tư nhiều ngân sách nhất vào năm 2023. Có đến 88% marketer đang triển khai hoạt động này và họ sẽ tiếp tục duy trì khoản đầu tư trong năm 2023.
5. Nhân cách hóa thương hiệu.
Từ dữ liệu của báo cáo cho thấy, nhân cách hóa thương hiệu có chỉ số ROI cao thứ 5 và đây là sẽ là xu hướng marketing tăng trưởng mạnh vào năm 2023.
Có 16% marketer cho biết sẽ thử nghiệm hoạt động này trong năm tới. Trong đó, đến 89% số người đã đầu tư vào nội dung này có kế hoạch tăng hoặc duy trì ngân sách của họ trong tương lai.
Dựa vào xu hướng phát triển chung trên thế giới, đối với các brand tại Việt Nam, việc nhân cách hóa thương hiệu được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2023.
Không khó để bắt gặp những nội dung mang đậm dấu ấn brand personality (tính cách thương hiệu) do chính thương hiệu sáng tạo nên trên các kênh social media, campaign, promotion… trong suốt năm 2022 vừa qua.
Tuy nhiên, marketer cần đặc biệt lưu ý nếu lựa chọn thông điệp và tính cách thương hiệu không phù hợp sẽ dễ dẫn đến tác dụng ngược, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thương hiệu.
6. Marketer sẽ được hưởng lợi từ dữ liệu.
Xét cho cùng, việc sử dụng dữ liệu để triển khai chiến lược marketing có thể giúp marketer đạt được một số lợi thế lớn như dữ liệu đó sẽ giúp họ tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn, tạo nội dung marketing sáng tạo hơn, tìm hiểu và phân tích các chiến lược marketing…
Một vài xu hướng Social Media và Influencer 2023.
1. Các nền tảng mạng xã hội (Social Media Platform) quay trở lại với những gì nó vốn có.
Ở thời điểm hiện tại, tuỳ vào từng doanh nghiệp với từng chiến lược khác nhau, các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) được sử dụng theo những cách và mục đích khác nhau.
Từ việc tiếp cận đối tượng mục tiêu mới, nhắm mục tiêu lại các khách hàng đã tương tác với thương hiệu trước đó (Re – Targeting) hay tập trung vào bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi.
Tuy nhiên vào năm mới 2023, nhiều chuyên gia tin rằng mạng xã hội sẽ quay trở lại với đúng bản chất vốn có của nó, các thương hiệu sẽ hình dung lại về sự hiện diện của họ trên các nền tảng.
Mạng xã hội sẽ là nơi để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tương tác một cách có ý nghĩa với người tiêu dùng và hơn thế nữa, thay vì chỉ là một kênh để thúc đẩy bán hàng.
Các thương hiệu sẽ cần tập trung nhiều hơn vào người dùng của họ, vào những nội dung mà người dùng của họ đang tích cực tìm kiếm và chia sẻ.
2. Sự chuyển mình của TikTok và hướng sang không gian B2B.
TikTok sẽ tiếp tục phát triển như một nền tảng truyền thông xã hội vào năm 2023. Trong năm mới này, trọng tâm của TikTok là “nền tảng giải trí có thể hành động, tạo ra nhiều không gian cho niềm vui và xây dựng cộng đồng.”
Điều này có nghĩa là, để có thể tạo ra nhiều tác động hơn trên TikTok, những người làm marketing sẽ cần tạo ra nhiều hơn các video ngắn mang tính giải trí, được cá nhân hóa và giúp cải thiện tinh thần của người dùng hơn là chỉ tập trung vào bán hàng.
TikTok khuyên các thương hiệu nên tập trung vào các yếu tố đặc thù và riêng biệt khiến cộng đồng của họ trở nên đặc biệt.
TikTok cũng sẽ sớm ra mắt các tính năng mới với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo một cách hiệu quả hơn trên nền tảng.
Các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến các nhóm đối tượng mục tiêu theo các hashtag cụ thể, theo các loại video mang các chủ đề nội dung khác nhau mà người dùng đã từng xem và hơn thế nữa.
Các nội dung B2B trên TikTok cũng đang tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết, TikTok giờ đây không chỉ dành cho các thương hiệu B2C để kết nối với các người tiêu dùng cuối của họ, nó còn là nơi các doanh nghiệp tìm kiếm và kết nối với nhau.
Cuối cùng, khái niệm tối ưu hoá công cụ tìm kiếm hay SEO không chỉ được sử dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing, SEO trên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội khác cũng là một giải pháp hiệu quả.
Việc xây dựng video dựa trên các từ khoá cụ thể theo đó là chìa khoá cho thương hiệu.
3. Mạng xã hội sẽ dịch chuyển theo hướng phi tập trung (Decentralize Social Media).
Với những gì đã và đang diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, từ bị lạm dụng dữ liệu đến việc bị phụ thuộc quá nhiều vào các thuật toán hay cập nhật của các nền tảng, nhiều người dùng đang kỳ vọng một nền tảng mạng xã hội kiểu mới nơi họ có thể “làm chủ” được những gì họ chia sẻ và tương tác.
Với mạng xã hội Mastodon, bạn có thể trở thành các “chân dung” khác nhau dựa trên từng sở thích hoặc vị trí địa lý khác nhau.
Thay vì truy cập và trải nghiệm một nguồn cấp dữ liệu duy nhất như Twitter hay Facebook, người dùng có thể di chuyển qua lại giữa các chân dung khác nhau.
Một mạng xã hội phi tập trung khác là BlueSky của cựu CEO Twitter, Jack Dorsey. BlueSky về cơ bản sẽ cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn về loại thuật toán mà họ muốn sử dụng và khả năng sử dụng của chúng.
4. Kỷ nguyên mới của những người có ảnh hưởng.
Trong khi Influencer hay Influencer Marketing là những khái niệm không hề mới, cách chúng được ứng dụng sẽ thay đổi trong 2023.
Người có ảnh hưởng (Influencer) không chỉ là những người có sức ảnh hưởng lớn (Mega Influencer), mà còn là về những người có ảnh hưởng trong những phạm vi hẹp hơn, những người có thể tạo ra nhiều nội dung hơn theo hướng UGC (User-generated Content).
Điều quan trọng ở đây là các marketer hay thương hiệu cần phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa nội dung của người có ảnh hưởng (Influencer Content) và nội dung do người dùng tạo ra (UGC).
Mặc dù cả 2 loại nội dung đều có thể là các nội dung có trả phí (Paid Content), nội dung do người dùng tạo ra là những nội dung ai đó nói về thương hiệu hoặc nội dung có liên quan đến thương hiệu, nội dung này khác hoàn toàn với nội dung quảng cáo từ các bài đăng của những người có ảnh hưởng.
Khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội gắn liền nhiều hơn với các quảng cáo trực tiếp từ phía các thương hiệu, thương hiệu nên tận dụng tốt hơn các nội dung từ người dùng, thứ có thể xây dựng niềm tin tốt hơn với cộng đồng.
Về mặt tổng thể, điều này cũng có thể bao gồm những người có ảnh hưởng nội bộ, chẳng hạn như nhân viên trong doanh nghiệp, các đối tác, hay từ các chuyên gia ngành khác.
5. Sự xuất hiện của các siêu ứng dụng (Super App).
Khi việc theo dõi người dùng bằng cookies sẽ dần biến mất, các công ty công nghệ lớn (Big Tech) như Apple và Google đang tìm kiếm các cách thức khác để truy cập vào dữ liệu của khách hàng nhằm thúc đẩy quá trình cá nhân hóa (từ quảng cáo).
Một ứng dụng của mọi thứ có thể theo dõi từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng (Customer journey) sẽ là mục tiêu chính.
WeChat được gọi là ứng dụng mọi thứ hay siêu ứng dụng ở Trung Quốc.
Ý tưởng chủ đạo đằng sau các siêu ứng dụng là nếu bạn có thể theo dõi (khách hàng) mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ không cần phải xây dựng hay tiêu tốn quá nhiều tiền của vào việc nghiên cứu hành vi của họ. Sẽ thật là lãng phí nếu bạn không thể theo dõi mọi người khi họ rời khỏi ứng dụng của mình.
Để cạnh tranh với Google, công cụ tìm kiếm Bing (thuộc sở hữu của Microsoft) đang có những động thái tích hợp mới với siêu chatbot ChatGPT của Open AI.
ChatGPT sẽ được sử dụng để cải thiện kết quả tìm kiếm trên Bing và có thể phá vỡ sự thống trị bấy lâu của Apple và Google.
6. Các video dọc và dài sẽ phổ biến hơn.
Với tư cách là những người làm marketing, hơn ai hết bạn thấy rằng, video là một trong những định dạng nội dung có tính tương tác cao nhất và có khả năng thu hút sự chú ý lớn nhất từ người tiêu dùng.
Trong khi 2022 vẫn chứng kiến sự trỗi dậy của các định dạng video ngắn (short-form video), trong 2023, các video dài hơn (long-form video) và mang nhiều nội dung ý nghĩa hơn sẽ có ưu thế hơn.
Trong khi các video dọc có khả năng tương thích tốt trên các thiết bị di động, các video dài đặc biệt hữu ích vì nó giúp truyền tải các thông tin phức tạp hơn một cách trực quan và dễ dàng hơn.
Nếu như các video ngắn chủ yếu tập trung vào yếu tố giải trí, các video dài hoạt động như một nguồn nội dung có tính tin cậy cao hơn và để lại dấu ấn sâu hơn.
Xu hướng Digital Marketing 2023: Top các dự báo từ Google.
Xu hướng Digital Marketing 2023: Các kế hoạch truyền thông sẽ trở nên toàn diện hơn.
Trong những năm trở lại đây, ngành quảng cáo nói chung đang tập trung nhiều hơn vào việc thể hiện tính toàn diện và đa dạng trong yếu tố sáng tạo.
Xu hướng này giờ đây cũng đang mở rộng sang việc lập kế hoạch truyền thông (Media Planning). Mọi người hơn bao giờ hết hiện đang muốn thấy và nghe những người giống họ, được trải nghiệm những thứ mà họ thấy quen thuộc.
Tuy nhiên, đối với không ít các thương hiệu, sự thiên vị vô tình có thể làm cản trở tính toàn diện trong quá trình lập kế hoạch.
Đối với các Marketer, những người thực sự muốn tương tác và kết nối với nhiều đối tượng mục tiêu (Target Audience) khác nhau, họ cần vượt qua sự thiên vị này và nắm bắt những kiểu nội dung mà đối tượng mục tiêu của họ muốn “tiêu thụ”.
Đối với các thương hiệu như Domino’s và Diageo, để có thể kết nối rộng hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, họ đã loại bỏ các từ khóa và chủ đề có chứa các thành kiến hay sự thiên vị tiềm ẩn.
Vào năm 2023, các thương hiệu nên tiến hành rà soát lại các bản kế hoạch truyền thông của mình, đánh giá xem liệu chiến lược hiện tại có giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu hơn hay không và hơn thế nữa.
Ngoài ra, hãy xem xét đến việc hỗ trợ các cộng đồng yếu thế và chưa được đại diện.
2023 tiếp tục là năm của quyền riêng tư.
Vào năm 2023 và tiếp đó là trong năm tới 2024, khi các thương hiệu hay doanh nghiệp đang cạnh tranh trong một môi trường khá bất ổn (VUCA), việc tạo ra sự khác biệt lại trở nên quan trọng hơn.
Các thương hiệu sẽ cần phải chứng minh giá trị của mình để có được và giữ chân khách hàng. Và khi mọi người dùng đang trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết, quyền riêng tư sẽ tiếp tục thể hiện vai trò của mình.
Theo khảo sát của Google với hơn 7.000 người châu Âu, kết quả cho thấy rằng khi các thương hiệu tôn trọng quyền riêng tư, quảng cáo của họ sẽ hoạt động tốt hơn.
Tiếp đó, qua một khảo sát khác với 20.000 người về trải nghiệm của họ liên quan đến quyền riêng tư, kết quả cũng cho thấy rằng trải nghiệm về quyền riêng tư ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dùng với thương hiệu.
Vào năm 2023, các thương hiệu cần đảm bảo rằng họ đang cung cấp cho khách hàng mọi thứ họ cần — và khách hàng cần được cảm thấy an toàn.
Khi mọi người thiếu quyền kiểm soát về dữ liệu trực tuyến của họ, họ sẽ hoài nghi mọi hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp.
Xu hướng Digital Marketing trong năm 2023 sẽ gắn liền với Gen Z.
Gen Z là thế hệ đầu tiên trưởng thành hoàn toàn với thế giới internet và do đó còn được gọi là những “cư dân kỹ thuật số đầu tiên” (Digital Natives).
Để có thể đáp ứng được nhu cầu của thế hệ này, các nền tảng đang trở nên năng động và có tính trực quan cao hơn, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của họ theo những cách mới và sáng tạo hơn. Gen Z muốn thể hiện và tương tác ở những nơi mà họ cho là quan trọng nhất đối với họ.
Vào năm 2023, đừng cố gắng đưa Gen Z vào thế giới (chủ quan) riêng của thương hiệu, thay vào đó, hãy gặp gỡ họ trong thế giới riêng của họ.
Hãy tìm hiểu xem đâu là những nhu cầu còn chưa được đáp ứng, ưu tiên nhiều hơn cho tính xác thực (Authentic Marketing) đồng thời thể hiện được tính đa dạng trong các chiến dịch marketing.
Định dạng video ngắn (short-form video) sẽ tiếp tục chiếm ưu thế.
Thói quen xem đang trở nên đa dạng hóa hơn bao giờ hết khi mọi người muốn di chuyển một cách liền mạch giữa các màn hình và thời lượng video — với các nhu cầu và kỳ vọng khác nhau cho từng loại.
Nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang tập trung vào các định dạng video ngắn, dễ tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu này của người xem.
Trên thực tế, YouTube Shorts hiện có 1,5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) và có hơn 30 tỷ lượt xem hàng ngày, những con số này khiến YouTube trở thành nền tảng với nhiều cơ hội hứa hẹn cho các nhà quảng cáo.
Với các nhà sáng tạo hay thương hiệu trên nền tảng, điều quan trọng là họ phải tận dụng các phương pháp kể chuyện (Storytelling) hay nhất để tạo ra những nội dung video có tinh hấp dẫn cao.
Ví dụ với chỉ 10 đến 60 giây, các video nên đi thẳng vào các hành động cụ thể và không cần phải thiết lập cốt truyện (storyline) với nhiều bối cảnh bổ sung khác nhau.
Các thương hiệu không cần phải phát minh lại bánh xe khi sử dụng các định dạng video mới này. Google hiện đang sử dụng công nghệ máy học để định dạng lại video thành hình ngang hoặc vuông dựa trên cách người dùng đang xem video.
Tính năng này hiện đã có sẵn cho các chiến dịch ứng dụng (App Campaigns), chiến dịch video và sẽ sớm áp dụng cho Performance Max trong năm 2023.
Sự trỗi dậy của các Siêu ứng dụng (Super App) sẽ là xu hướng Digital Marketing cuối cùng trong 2023.
Siêu ứng dụng (Super App) là ứng dụng di động đa chức năng với nhiều tính năng khác nhau được gói gọn trong một ứng dụng, chẳng hạn như bán hàng, dịch vụ nhắn tin hay thanh toán.
Trong những năm trở lại đây và đặc biệt là trong 2023, các siêu ứng dụng sẽ được quan tâm và đầu tư nhiều hơn khi chúng chính là “cửa ngõ” dẫn đến các giải pháp tài chính toàn diện.
Ở nhiều nơi trên thế giới, ví dụ với nhà bán lẻ Walmart của Mỹ, hiện đang xây dựng phiên bản siêu ứng dụng của riêng họ.
Điều này không có nghĩa là mọi ứng dụng đều có thể là một siêu ứng dụng — hoặc thậm chí cần phải là một siêu ứng dụng.
Đối với những người làm marketing, họ cần phải hiểu rằng các siêu ứng dụng có thể phá vỡ cách người dùng tương tác với các ứng dụng di động, điều này đang đặt ra những kỳ vọng cao hơn cho các ứng dụng và trải nghiệm di động nói chung.
Sự phát triển mạnh mẽ của các siêu ứng dụng cũng chúng cho chúng ta thấy rằng mọi người đang tìm kiếm sự thuận tiện, và hiển nhiên, các siêu ứng dụng là điểm đến hoàn hảo cho điều này.
Vào năm 2023, các thương hiệu cần xem xét nhiều hơn đến cách các ứng dụng hay nền tảng của họ có thể làm cho trải nghiệm của người dùng trở nên đơn giản, liền mạch và thuận tiện hơn. Tránh tạo ra từng ứng dụng chỉ để giải quyết từng nhu cầu đơn lẻ.
Hãy xây dựng một ứng dụng toàn diện, lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric), hợp nhất các tính năng và “buộc” người dùng “không thể rời xa” chúng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Top 10 Xu hướng Social Media 2023.
1. Xu hướng Social Media đầu tiên trong năm 2023 là cookies hay dữ liệu của bên thứ ba sẽ biến mất.
Sau nhiều năm chuẩn bị và thử nghiệm, 2023 sẽ là năm mà hầu hết cookies hay dữ liệu của bên thứ 3 sẽ không còn tác dụng. Gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google cũng sẽ sớm giới thiệu Privacy Sandbox APIs, tính năng thay thế cho Cookies.
Cookies của bên thứ ba từ lâu là công cụ đắc lực giúp cung cấp nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa trên nền tảng web, các đơn vị thu thập dữ liệu sử dụng dữ liệu này của người dùng để phục vụ cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting).
Trong khi người dùng ngày càng lo ngại về việc dữ liệu của họ bị thu thập trái phép, 70% nhà quảng cáo cảm thấy rằng quảng cáo kỹ thuật số nói chung sẽ vô cùng khó khăn nếu cookies bị loại bỏ.
Thách thức cho các thương hiệu.
Một khi việc thu thập dữ liệu trở nên khó khăn hơn, làm thế nào các thương hiệu sẽ theo dõi chuyển đổi của khách hàng trong khi vẫn có thể tạo ra nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, thứ mà khách hàng vẫn kỳ vọng?
Giải pháp cho thương hiệu.
Trong thế giới không cookies, làm thế nào các doanh nghiệp biết được khách hàng của họ đang kết nối với thương hiệu ở đâu và như thế nào? Social Listening chính là chìa khoá.
Social Listening cho phép các thương hiệu khám phá hầu hết các nội dung hay điểm chạm của khách hàng với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, các hội nhóm và diễn đàn, hay thậm chí là qua các nền tảng web.
Social Listening là một trong những giải pháp hiệu quả để tìm kiếm insight của khách hàng và khách hàng tiềm năng.
2. Social Media sẽ cần phải đáp ứng một tiêu chuẩn xã hội mới.
Không phải tất cả mọi thứ trên internet đều là thật. Đặc biệt là trên Social Media.
Và bây giờ, hầu hết chúng ta đều có thể chứng kiến sự thật này. Các thương hiệu, cá nhân và thậm chí cả phía chính phủ đều đang phải đối phó với những hậu quả mà tin tức giả mạo (Fake News) đã để lại.
Trong khi đó, deepfake (một công nghệ làm giả) hay những nội dung do AI tạo ra cũng đang cố gắng đánh lừa người xem bằng những thứ vốn không có thật.
Khi người tiêu dùng cần tin tưởng vào những nội dung mà họ tương tác, vào năm 2023, bạn có thể kỳ vọng rằng nhiều thương hiệu hay nền tảng mạng xã hội hơn sẽ cần phải thể hiện những tiêu chuẩn xã hội mới, từ sự chính trực đến tính xác thực và hơn thế nữa.
Giải pháp cho thương hiệu.
Tùy thuộc vào sản phẩm hay sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission), các doanh nghiệp hãy sử dụng các chiến lược nội dung tập trung vào việc giúp đối tượng mục tiêu hiểu về cách thương hiệu sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của họ.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường hay công cụ Social Listening để hiểu cách đối tượng mục tiêu quan tâm đến quyền riêng tư.
Kiểm tra lại các nguồn cộng tác (như influencer hay các đối tác, v.v.) với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Sử dụng các công cụ tự động để cảnh báo hay nhắc nhở thương hiệu trong trường hợp có khủng hoảng (thương hiệu) xảy ra.
3. Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social Media) sẽ là xu hướng lớn tiếp theo trên không gian mạng xã hội trong 2023.
Liên quan đến khái niệm mạng xã hội, sự thiếu kiểm soát của cá nhân trên nền tảng hiện đang là một vấn đề lớn.
Tất cả những thứ như các nội dung được phép đăng, cách dữ liệu đang được thu thập và lưu trữ hay các loại kiểm duyệt khác, v.v., đều được định hình và quy định bởi chủ sở hữu của các nền tảng, người dùng về cơ bản là không có quyền kiểm soát hay định đoạt.
Vào năm 2023 và xa hơn nữa, khi các nền tảng mạng xã hội phi tập trung cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn về tất cả những nội dung liên quan đến họ trên nền tảng, một sự trỗi dậy của các nền tảng kiểu này sẽ được chứng kiến rõ và nhiều hơn.
Khi người dùng vừa mong muốn có được nhiều quyền kiểm soát hơn, đồng thời, họ cũng lo ngại về quyền tự do ngôn luận trên nền tảng, các nền tảng mạng xã hội kiểu mới cũng cần phải tập trung giải quyết những vấn đề này.
Giải pháp cho thương hiệu.
Khi đối tượng mục tiêu chuyển sang thử nghiệm các nền tảng mới, các thương hiệu cũng sẽ có cả những thách thức và cơ hội mới.
Khi mọi người tìm kiếm các nền tảng riêng tư để kết nối với các cộng đồng cá nhân khác hay các cộng đồng với các chủ đề nội dung cụ thể (topic-based communities), việc hiểu cách đối tượng mục tiêu tương tác và kỳ vọng là chìa khóa cho các thương hiệu.
4. Multi-sensory Social Media sẽ nổi lên như một phương thức giúp tối đa hoá trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng.
Với tư cách là những người làm marketing, chúng ta thấy rằng, các xu hướng tiêu thụ nội dung đã liên tục thay đổi trong những năm vừa qua, từ các định dạng video ngắn (short-form video) đến âm thanh xã hội (Podcast). Và trên thực tế, không có một định dạng nào có thể thống trị trong dài hạn.
Vào năm 2023, khi chúng ta tiến gần hơn với ‘thế giới internet của các giác quan’ (một nền tảng kết hợp các yếu tố công nghệ khác nhau để tạo ra các trải nghiệm đa giác quan kỹ thuật số), các nền tảng mạng xã hội theo kiểu đa giác quan (Multi-sensory Social Media) sẽ tiếp tục là xu hướng.
Các nền tảng này không chỉ giúp kích thích người tiêu dùng theo những cách tương tác mới hấp dẫn hơn, nó còn cung cấp các định dạng nội dung (Content format) mà họ yêu cầu.
Các thương hiệu sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào việc đưa các yếu tố giác quan vào trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng, từ trò chơi hóa (Gamifications) đến các trung tâm kỹ thuật số nhập vai (Immersive Digital Malls). 45% người tiêu dùng kỳ vọng đây sẽ là xu hướng chủ đạo vào năm 2030.
5. Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, người tiêu dùng đang ngày càng coi mạng xã hội là một nơi không chỉ để giải trí mà còn là để mua sắm, khái niệm Social Commerce hay thương mại xã hội ra đời và phát triển.
Cũng giống như Influencer Marketing cách đây một vài năm trước, Social Commerce đang thể hiện vai trò của mình. Ở một số khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, 49,5% người dùng mạng xã hội đã mua hàng trên mạng xã hội, so với 44% ở Mỹ.
Thương mại xã hội ở Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 14,3% tổng doanh số thương mại điện tử (eCommerce) vào năm 2023, so với chỉ 4,9% ở Mỹ.
Mặc dù mua sắm trong ứng dụng đang được xem là xu hướng, không phải khu vực nào hay nhóm người tiêu dùng nào cũng mong muốn cách thức mua sắm này.
Giải pháp cho thương hiệu.
Nếu khách hàng mục tiêu của các thương hiệu hiện đang ở trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như YouTube, WhatsApp hay Facebook, hãy nghiên cứu xem liệu họ có đang mua hàng trong ứng dụng hay không hay trải nghiệm mua hàng của họ hiện đang như thế nào.
Tận dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening Tool) để thấu hiểu các insights của khách hàng cũng nên là ưu tiên hàng đầu để khám phá những thứ mà khách hàng không muốn chia sẻ trực tiếp với thương hiệu.
6. Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
Trong những năm trở lại đây, khái niệm Metaverse, tức sự kết hợp giữa thực tế kỹ thuật số, thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) đang trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm.
Facebook đổi tên thành Meta và từ đó không ngừng đầu tư vào Metaverse, trong khi các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Tencent cũng đang xây dựng các dự án Metaverse cho riêng mình.
Với giá trị thị trường tiềm năng ước tính khoảng 800 tỷ USD đến năm 2030, nhiều doanh nghiệp và thương hiệu hơn được kỳ vọng là sẽ tiếp tục gia nhập vào Metaverse vào năm 2023 và hơn thế nữa.
Bà Rebeca Ricoy Paramo, Giám đốc Marketing của Duolingo, một trong những nền tảng học ngoại ngữ lớn nhất thế giới cho biết:
“Chúng tôi đang kiếm tất cả các lựa chọn thay thế và khả năng của mình trong Metaverse. Tôi nghĩ rằng 2023 vẫn sẽ tiếp tục là một năm của sự khám phá, nơi nhiều thương hiệu hơn sẽ gia nhập và tìm kiếm cơ hội trong Metaverse.”
7. Các hoạt động phân tích dự báo sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp làm Marketing sẽ là xu hướng Social Media tiếp theo trong 2023.
Mặc dù các hoạt động phân tích dự báo (Predictive Analytics) không phải là mới, trong năm 2023, nhiều Marketer hay chuyên gia Social Media hơn bắt đầu tích hợp hoạt động phân tích dự báo vào quy trình vận hành Marketing của họ.
Social Listening cùng với đó là sự phát triển của các nền tảng được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), sẽ giúp người làm digital marketing dự báo chính xác hơn các kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như các hiệu suất đầu ra dựa vào các dữ liệu lớn hiện có.
Khả năng mang lại rất nhiều tiềm năng, với khả năng nhìn vào tương lai của một xu hướng, chủ đề hoặc chiến dịch và hiểu cách nó sẽ thích ứng trong những tháng tới.
Trong khi hiện chỉ có khoảng 42% marketer cho biết họ có năng lực dự báo này, kỳ vọng sẽ thay đổi vào năm 2023.
Giải pháp cho thương hiệu.
Ngay cả khi việc phân tích dự báo không phải là mới đối với thương hiệu, bạn vẫn có thể có thêm được rất nhiều cơ hội nếu biết cách tận dụng chúng.
Bằng cách sử dụng dữ liệu có được từ hoạt động lắng nghe mạng xã hội hoặc dữ liệu từ CRM, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến thuật storytelling để xây dựng và kể các câu chuyện thương hiệu xoay quanh nhu cầu và cuộc sống của khách hàng.
8. Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp.
Khi nhận thức về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng hơn, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội của các thương hiệu (được thể hiện trên cả các nền tảng Social Media).
Từ góc nhìn này, vào năm 2023, để trở nên khác biệt hơn, các thương hiệu cần phải thể hiện nhiều hơn các trách nhiệm của họ với cộng đồng và người tiêu dùng.
Người tiêu dùng sẽ mong muốn được nghe những thông điệp thương hiệu có ý nghĩa, họ không chỉ quan tâm đến các thuật ngữ chung chung như tính bền vững mà họ cần chứng kiến những hành động thiết thực từ phía các thương hiệu (và từ chính họ).
82% người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp đặt yếu tố con người và môi trường toàn cầu lên trước lợi nhuận của họ.
9. Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.
75% người tiêu dùng nói rằng đại dịch đã thúc đẩy những thay đổi lâu dài trong hành vi và sở thích của họ, và một trong số đó là họ có ít thời gian và sự tập trung hơn.
Nói cách khác, họ giờ đây coi trọng thời gian gian – ngay cả khi nói đến các tương tác với thương hiệu.
Thách thức mới cho các thương hiệu là làm thế nào họ có thể giảm tải thời gian để khách hàng có được sản phẩm, từ lúc tìm hiểu đến quá trình vận chuyển.
Bằng cách tận dụng các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tự động và tối ưu trải nghiệm trên từng điểm chạm, các thương hiệu cần phải coi trải nghiệm của khách hàng là thứ quan trọng không kém gì chất lượng của sản phẩm.
Vào năm 2023, hy vọng sẽ có nhiều thương hiệu hơn xây dựng các kênh hỗ trợ truyền thông xã hội trong suốt hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey), cho phép người tiêu dùng phản hồi nhanh chóng và tức thời hơn.
10. Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu.
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, đại dịch đã làm thay đổi cách người tiêu dùng kỳ vọng từ các thương hiệu và cách họ tương tác với các thương hiệu, một xu hướng hành vi khác là họ ngày càng coi trọng các ý kiến từ cộng đồng, xây dựng cộng đồng thương hiệu theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc cho các doanh nghiệp.
Vào năm 2023, bên cạnh việc cá nhân hoá các điểm chạm nhỏ của khách hàng với thương hiệu, các thương hiệu nên hướng tới việc xây dựng các cộng đồng thương hiệu rộng lớn hơn, nơi có nhiều người hơn cùng chia sẻ về một sở thích hay kỳ vọng nào đó.
Các thương hiệu sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn để hiểu những thứ xoay quanh khách hàng, xác định chính xác ai hay thứ gì đang thực sự thúc đẩy động cơ mua hàng và tương tác của họ với các thương hiệu và hơn thế nữa.
66% các cộng đồng thương hiệu nói rằng cộng đồng của họ đã giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
Content Marketing 2023: Xu hướng & Chiến lược cho Marketers.
1. Chiến lược Content Marketing số 1 trong 2023: Hãy bắt đầu với dữ liệu.
Trở lại một chút trong quá khứ khi dữ liệu hay Digital Marketing vẫn còn là một thứ gì đó khá xạ lạ, các Content Marketer xây dựng và truyền tải nội dung dựa trên những gì họ nghĩ là khách hàng muốn, đưa ra các phỏng đoán về những gì sẽ thúc đẩy sự tương tác và hơn thế nữa, tất cả đều dựa trên thế giới quan của cá nhân họ.
Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều công cụ kỹ thuật số (cả miễn phí lẫn trả phí), người làm marketing nói chung ngày càng có nhiều cơ hội hơn để thu thập dữ liệu về khách hàng của họ, hiểu về khách hàng một cách thực tế và chính xác nhất.
Content Marketing theo đó có thể cung cấp những gì đối tượng mục tiêu đang tìm kiếm, truyền cảm hứng cho họ và sau đó là bán những thứ mà họ có khả năng mua cao nhất.
Với hàng tá dữ liệu (miễn phí) trong tay, giờ đây bạn có thể định hình chiến lược Content Marketing của mình xoay quanh những thứ như từ khóa, lưu lượng truy cập website, phạm vi tiếp cận bài đăng, tỷ lệ thoát, DA, PA, v.v., tạo nội dung theo hướng dữ liệu (data-driven content marketing) để mang lại chuyển đổi tốt hơn.
Ngoài các công cụ miễn phí như Google Analytics, Google Search Console, Google Keyword Planner, marketer cũng có thể lựa chọn các công cụ có trả phí như Ahrefs, Moz hay HubSpot để thu thập được nhiều dữ liệu hơn và đánh giá dữ liệu một cách chính xác hơn.
2. Lựa chọn những nền tảng chính để đăng tải.
Vì có quá nhiều các nền tảng nơi thương hiệu có thể đăng tải các nội dung marketing của họ, nhiều người làm marketing và thương hiệu hiểu nhầm rằng việc đăng lên tất cả các nền tảng là chiến lược khôn ngoan nhất.
Sự thật là, bởi vì không phải tất cả nội dung và nền tảng truyền thông mạng xã hội đều có cùng phạm vi tiếp cận, tính có thẩm quyền, nơi mà người dùng đánh giá cao nhất hay đơn giản là vì những hạn chế về mặt nguồn lực của doanh nghiệp, việc lựa chọn ra một số nền tảng trọng tâm là cách làm tối ưu hơn.
Để bắt đầu, điều quan trọng là bạn phải thực hiện các nghiên cứu thị trường riêng, tìm hiểu xem đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu và họ tương tác với loại nội dung (content type) nào nhiều nhất.
Tất cả những công việc này là chìa khóa để tối đa hóa khả năng hiển thị và gây ảnh hưởng của thương hiệu và đưa nội dung của thương hiệu đến nơi có nhiều khả năng có tác động nhất.
Một khi thương hiệu đã có được “những chỗ đứng nhất định” trên các nền tảng, bạn có thể khám phá các cơ hội khác để gia tăng phạm vi tiếp cận và mức độ nhận thức.
3. Sáng tạo với Content Marketing cũng là chiến lược hay xu hướng Marketers nên áp dụng trong 2023.
Ngân sách và nguồn lực Digital Marketingluôn là rào cản của nhiều thương hiệu, điều này làm hạn chế khả năng hiển thị và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động Content Marketing.
Một cách phổ biến nhưng cũng khá hiệu quả để “kéo dài tuổi thọ” của nội dung đó là tái sử dụng nội dung.
Từ các bài viết hay nội dung dài, bạn có thể sản xuất thành các bài đăng nhỏ hơn và mỗi nội dung tuy nhỏ hơn những lại có thể truyền tải nhanh hơn những điểm giá trị riêng biệt.
Theo dõi các xu hướng lan truyền và thẻ hashtag cũng có thể là một cách thức sáng tạo khác để giữ cho chiến lược Content Marketing của bạn luôn hiệu quả mà không phải tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực nghiên cứu.
4. Đưa đối tượng mục tiêu vào chiến lược xây dựng nội dung Marketing: User-generated Content Marketing (UGC-M).
Trong khi nhiều khách hàng ngày càng tỏ ra thờ ơ với các nội dung mang tính “quảng cáo” từ thương hiệu, cách tốt nhất để xây dựng chiến lược và nắm bắt xu hướng Content Marketing trong 2023 (và ngay cả trong 2022) là sử dụng những nội dung do chính người dùng tạo ra (UGC).
UGC trong một bức tranh lớn hơn có thể gọi là tiếp thị cộng đồng hay Community Marketing; đây là cách thức hiệu quả để tạo ra các cuộc trò chuyện liên tục giữa doanh nghiệp và khách hàng từ đó mang lại nhiều cơ hội để xây dựng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Đó có thể là những cuộc thăm dò ý kiến, nơi khách hàng có thể đưa ra ý kiến phản hồi của họ, đó có thể là những trò chơi (Gamification) cho phép khách hàng tham gia, hay nhiều cách thức khác mà khách hàng đóng vai trò là người tạo ra các cuộc thảo luận chính.
Sau khi có được rất nhiều nội dung, các thương hiệu có thể sử dụng các nội dung này (cần lấy ý kiến cho phép từ khách hàng) để quảng cáo và đưa vào các hoạt động marketing.
Vì nó là những nội dung do “những người tương tự” như họ tạo ta, khách hàng có xu hướng dễ tiếp nhận hơn và ít cho là “quảng cáo” hơn.
Top 10 các xu hướng SEO 2023 đáng theo dõi nhất dành cho Marketer.
1. Ý niệm của người dùng là xu hướng SEO đầu tiên trong năm 2023.
Khi nói đến các hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (hay thậm chí là với Google Ads), việc thấu hiểu mối quan hệ giữa từ khoá và những ý niệm của người dùng (Search Intent) sau từ khoá là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Bằng cách dự báo các ý niệm, thấu hiểu hành trình của khách hàng và liên kết các từ khoá vào từng giai đoạn khác nhau của khách hàng, marketer có thể chủ động sản xuất và cung cấp các nội dung (Content) phù hợp với họ.
Ban có thể xem thêm content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ Content.
2. Chất lượng nội dung.
Khi Google giới thiệu MUM, thuật toán đa phương thức được thiết kế để trả lời các truy vấn (từ khoá) phức tạp bằng cách đánh giá đồng thời các thông tin có trên văn bản, video, hình ảnh và âm thanh đa ngôn ngữ, chất lượng nội dung trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
3. Sự đa dạng của các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Google hiện đang tập trung vào việc thêm các giao diện và tính năng mới vào SERPs, việc nhận ra các ý định của Google đằng sau các SERPs có thể giúp các SEOer hay Marketer có thêm được nhiều cơ hội tối ưu hơn.
4. Các nội dung trực quan và hình ảnh cũng là xu hướng SEO mới trong 2023.
Các công cụ tìm kiếm đang ngày càng ưu tiên nhiều hơn các nội dung trực quan (visual) và hình ảnh, ngoài ra Google cũng đang xây dựng SERPs theo hướng trực quan hơn, ưu tiên hình ảnh nhiều hơn trong Google Khám phá.
5. Tự động hoá.
Các công cụ hay ứng dụng nghiên cứu, phân tích và xây dựng nội dung tự động dựa trên công nghệ AI đang bùng nổ trên toàn cầu.
Vào năm 2023, nhiều marketer hơn sẽ sử dụng các ứng dụng này để phục vụ cho nhu cầu của SEO và đây sẽ sớm trở thành một xu hướng mới trong toàn ngành.
6. Công nghệ máy học và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Công nghệ máy học (Machine Learning) hiện đang thúc đẩy những tiến bộ mới trong các mô hình ngôn ngữ tự nhiên và xây dựng nội dung.
Quy trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Nutural language processing) sẽ là chìa khoá với các dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) khi dữ liệu của bên thứ ba ngày càng bị hạn chế.
7. Nâng cao trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị di động cũng được dự báo là xu hướng SEO hàng đầu trong 2023.
Người dùng ngày càng sử dụng các thiết bị di động để khám khá thương hiệu, từ các giai đoạn đầu tiên như nhận biết và cân nhắc về thương hiệu đến giai đoạn chuyển đổi.
Người làm SEO nói riêng và marketing nói chung cần đầu tư nhiều hơn vào những nội dung như thân thiện với thiết bị di động, cải thiện trải nghiệm điều hướng trên trang (UX), tốc độ tải trang và hơn thế nữa.
8. Ưu tiên cho tính bền vững.
Google đang tìm cách ưu tiên cho các hành vi mua sắm bền vững, khuyến khích thương hiệu đáp ứng nhu cầu về tính bền vững cho khách hàng thông qua các sản phẩm và nội dung của mình.
Việc cung cấp các giá trị hay sáng kiến mới của thương hiệu như tính bền vững có thể giúp thương hiệu có nhiều lợi thế hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
9. IndexNow.
IndexNow hay công cụ cập nhật các nội dung (URL) từ các trang web tới công cụ tìm kiếm đang dần thay đổi để có thể cập nhật tức thời (real-time) các nội dung thay vì phải chờ đợi sau khi “submit”.
10. E-A-T là xu hướng SEO cuối cùng bạn cần theo dõi trong 2023.
Sự mất tin tưởng từ phía người dùng đối với các nội dung hay thông tin do thương hiệu cung cấp đang khiến cho E-A-T dần trở nên quan trọng hơn.
E-A-T được viết tắt từ Expertise (Chuyên gia), Authoritativeness (tính có thầm quyền) và Trustworthiness (Mức độ đáng tin cậy) là bộ hướng dẫn cải thiện chất lượng nội dung trên Trang (website) của Google.
E-A-T không phải là các thuật toán mà là bộ hướng dẫn được Google sử dụng để đánh giá chất lượng (nội dung) của các Trang.
Một dự báo khác của MarketingTrips về xu hướng SEO trong 2023 là các công cụ tìm kiếm sẽ tập trung nhiều hơn vào nội dung và trải nghiệm của người dùng trên trang thay vì là backlink như trước đây.
Để tận dụng được điều này các thương hiệu nên chủ động gặp gỡ và hiểu sâu hơn về khách hàng của mình, hiểu những thứ họ thực sự cần đằng sau các từ khoá (Search Intent) đồng thời không ngừng tối ưu các điều hướng trên website của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa chia sẻ một số hướng dẫn mới về cách những người làm SEO và Digital Marketing có thể tối ưu hoá các liên kết trên website, tối ưu hoá backlink trong SEO và hơn thế nữa.
Cũng tương tự như việc hiểu cách thuật toán của Google hoạt động, các hướng dẫn sử dụng liên kết là kim chỉ nam cho những ai làm SEO và Marketing, những người muốn tối ưu hoá sự hiện diện của họ trên công cụ tìm kiếm.
Dưới đây là 4 chia sẻ mới nhất của Google.
1. Thuộc tính Title có thể hoạt động giống như Anchor Text.
Google có thể sử dụng thuộc tính thẻ Tiêu đề (Title) nếu các văn bản neo tức Anchor Text bị thiếu.
Ví dụ: Google sẽ sử dụng thuộc tính tiêu đề trong liên kết dưới đây làm Anchor Text:
Đây là một liên kết bình thường với một anchor text:
<a href=”https://www.example.com/”> anchor text ví dụ</a>
Đây là một liên kết thiếu anchor text nhưng lại có thuộc tính title:
<a href=”https://www.example.com/” title=”anchor text ví dụ”></a>
Trong ví dụ trên, phần tử tiêu đề sẽ được Google sử dụng như là một anchor text. Để có thể tìm hiểu toàn diện về anchor text, bạn có thể xem chi tiết tại: anchor text là gì
2. Tại sao Anchor Text quá dài lại không tốt.
Hướng dẫn mới của Google về cách sử dụng các liên kết cho biết rằng các anchor text hay văn bản neo dài thường không mang lại hiệu quả và khuyến nghị nên rút gọn (hoặc sử dụng chính xác với từ khoá).
Theo W3C (tổ chức quốc tế chính thức của World Wide Web), mục đích chính của anchor text là để mô tả nội dung của trang (website, webpage) mà liên kết đang trỏ tới.
Nội dung mô tả của anchor text cho phép người dùng phân biệt liên kết này với các liên kết khác và giúp họ xác định rằng liệu họ có nên nhấp vào liên kết hay không.
URL hay các đường dẫn của trang đích đến cũng là một phần của quá trình cung cấp thông tin này tuy nhiên nó không đủ ngữ cảnh như anchor text.
3. Ngữ cảnh và ngôn ngữ tự nhiên rất quan trọng đối với các anchor text.
Ngoài nội dung được thể hiện trong anchor text, các công cụ tìm kiếm còn căn cứ vào yếu tố ngữ cảnh (nội dung của trang và các văn bản xung quanh) để đảm bảo rằng người dùng sẽ được liên kết tới các trang phù hợp với mục đích tìm kiếm.
Ngày nay, mọi thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ máy học (machine learning) của Google đều tập trung vào việc hiểu ngôn ngữ tự nhiên (natural language).
Nói một cách dễ hiểu hơn là thay vì như trước đây, Google dựa vào các từ khoá (keyword) có trong nội dung (bài viết) để đánh giá nội dung (những người làm SEO đã từng tận dụng điều này để spam từ khoá), thì giờ đây Google sử dụng các thuật toán để hiểu ngôn ngữ tự nhiên, tức những giá trị và mức độ liên quan thực sự của nội dung với mục đích tìm kiếm của người dùng.
Trình bày nội dung một cách mạch lạc và có logic theo đó là chìa khoá để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trong bối cảnh mới.
Theo hướng dẫn mới nhất của Google về các liên kết. Ngữ cảnh và sử dụng ngôn ngữ tự nhiên là phương thức tiếp cận tốt nhất đối với các liên kết anchor text.
Theo Google:
“Hãy viết một cách tự nhiên nhất có thể và đừng bao giờ cố gắng nhồi nhét mọi từ khóa có liên quan đến trang mà bạn đang liên kết đến (hãy nhớ rằng nhồi nhét từ khóa là vi phạm chính sách spam của chúng tôi).”
Bởi vì Google đang sử dụng các thuật toán như BERT (Bidirectional Encoder Representations from Transformers) để hiểu ý nghĩa thực sự của các câu và cụm từ, việc lạm dụng từ khoá gần như không có mấy ý nghĩa, thậm chí là còn phản tác dụng khi website bị phạt.
4. Đừng xâu chuỗi liên kết.
Xâu chuỗi liên kết (chuyền link) hay Liên kết chuỗi (Chaining links) có nghĩa là khi bạn thêm các liên kết gần nhau để mỗi từ được liên kết không truyền đạt đầy đủ nội dung của trang mà liên kết sẽ dẫn đến.
Ngoài ra, các văn bản bao quanh anchor text và yếu tố ngữ cảnh cho liên kết cũng sẽ bị mất tác dụng khi bạn xâu chuỗi liên kết.
Hướng dẫn mới của Google giải thích:
“Đừng để các liên kết (link) cạnh nhau vì người đọc của bạn sẽ rất khó để phân biệt giữa các liên kết và các văn bản xung quanh sẽ bị vô hiệu hoá cho mỗi liên kết.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi được ra mắt tại Anh và Canada với Amazon Fire TV là đối tác đầu tiên, hôm nay, TikTok chính thức giới thiệu TikTok TV tại Việt Nam.
Sau khi được ra mắt tại Anh và Canada với Amazon Fire TV là đối tác đầu tiên, hôm nay, TikTok chính thức giới thiệu TikTok TV tại Việt Nam. Ứng dụng hiện đã có mặt trên Google TV™ và các thiết bị khác thuộc hệ điều hành Android TV™ , Samsung Smart TVs. Trong thời gian sắp tới, ứng dụng cũng sẽ có mặt trên LG Smart TV.
Những nội dung trên TikTok nay đã được xuất hiện trên màn hình lớn hơn, nhằm mang đến sự đa dạng trong trải nghiệm niềm vui và sáng tạo ngay tại phòng khách của mọi nhà.
Bên cạnh việc tận hưởng niềm vui trên TikTok dành cho thiết bị di động cá nhân, TikTok TV sẽ tiếp tục mang đến sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè khi có thể trải nghiệm nội dung trên nền tảng cùng với nhau.
TikTok TV được phát triển dựa trên trải nghiệm xem tivi tại nhà, giúp người dùng dễ dàng xem nội dung từ nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) và “Đang theo dõi” (Following) trên màn hình lớn hơn. Ứng dụng sẽ hiển thị các video được yêu thích và xem nhiều nhất trên nhiều danh mục khác nhau từ trò chơi, hài kịch đến ăn uống và động vật.
Người dùng có thể cài đặt thông qua việc đăng nhập vào ứng dụng TikTok TV bằng tài khoản TikTok hiện có. Ngoài ra, mục “Khám phá” (Explore) cũng cho phép người dùng tìm kiếm các nội dung, nhà sáng tạo và danh mục yêu thích của mình trên nền tảng.
TikTok sẽ luôn hướng đến sứ mệnh truyền cảm hứng sáng tạo, mang lại niềm vui và nuôi dưỡng không gian giải trí gắn liền với các giá trị tích cực và sáng tạo.
TikTok rất vui mừng khi có thể đem đến những giây phút kết nối cho người dùng tại Việt Nam ngay tại phòng khách của mọi nhà.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Brand Strength là nền tảng của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào. Brand Strength có thể là chìa khóa để thu hút nhiều khách hàng hơn, xây dựng lòng trung thành tốt hơn và tăng trưởng bền vững hơn.
Với tư cách là một người làm marketing nói chung, nếu bạn đang muốn xây dựng nên một thương hiệu mạnh nổi bật trên thị trường hay tách biệt khỏi các đối thủ cạnh tranh, làm thế nào để bạn theo dõi sức mạnh thương hiệu và đo lường nó trong suốt hành trình?
Câu trả lời cho bạn xoay quanh khái niệm Brand Strength, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
Brand Strength là gì?
Brand Strength hay Strong Brand được định nghĩa là mức độ nhận biết và tin tưởng của khách hàng tới một thương hiệu cụ thể nào đó của doanh nghiệp.
Kết quả của Brand Strength là lòng trung thành của khách hàng, độ nhận diện thương hiệu cao và thị phần (Market Share) lớn. Ngày nay, Brand hay thương hiệu là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Brand Strength (Strong Brand) trong kinh doanh và marketing.
Nếu bạn có dữ liệu hoặc quan sát thị trường, các thương hiệu mạnh luôn đứng ở vị trí cao trong thị trường của chính nó.
Chúng dễ dàng được nhận diện, được đánh giá cao và gần như là sẵn có một tệp khách hàng trung thành luôn ủng hộ và tán dương. Hiển nhiên, đằng sau những dấu hiệu này chính là doanh số bán hàng và hơn thế nữa.
Dưới đây là những gì mà các thương hiệu mạnh có thể mang lại (hay thường làm):
Thiết lập một kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng và khách hàng mục tiêu.
Luôn nổi bật giữa đám đông (thương hiệu đối thủ) và được ghi nhớ.
Sở hữu một chuỗi cung ứng và mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp hoặc đối tác.
Truyền tải những thông điệp và hình ảnh thương hiệu một cách nhất quán.
Xây dựng niềm tin, lòng trung thành và các mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng (điểm mấu chốt để thúc đẩy hành vi mua hàng).
Khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh (dựa trên các USP).
Có bản sắc và giọng điệu thương hiệu riêng biệt.
Các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp dựa trên các mục đích rõ ràng.
Đo lường Brand Strength: Theo phương pháp truyền thống.
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, theo từng mục tiêu chiến lược khác nhau hay mô hình kinh doanh khác nhau, Brand Strength được đo lường theo nhiều cách khác nhau; doanh nghiệp có thể tự làm, hoặc thông qua một đơn vị thứ ba nào đó.
Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo.
1. Mô hình đo lường Brand Strength.
Nhiều công ty nghiên cứu thị trường như Brand Finance, GFK, Nielsen và BrandTrust cung cấp dịch vụ đo lường độ mạnh thương hiệu cho các doanh nghiệp (thường là các thương hiệu lớn). Các báo cáo hiệu suất sau đó được gọi là Brand Strength Index (Chỉ số sức mạnh thương hiệu – BSI).
Brand Strength Index là thước đo khách quan đánh giá hiệu suất của một thương hiệu (Brand Performance) dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) hay thị phần (Market Share).
Brand Strength Index được thiết kế để cung cấp một báo cáo toàn diện về hiệu suất của một thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Brand Strength Index thường được sử dụng để theo dõi tiến trình phát triển của một thương hiệu theo thời gian và đây cũng chính là nền tảng để thiết lập các chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu.
2. Chiến dịch lắng nghe mạng xã hội.
Một cách khác để đo lường Brand Strength đó là theo dõi các cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Các thương hiệu có thể sử dụng dữ liệu có được để phân tích tình cảm của khách hàng với thương hiệu (Consumer Sentiment) và theo dõi hiệu quả của các nỗ lực marketing cũng như xây dựng thương hiệu.
Bằng cách sử dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening), doanh nghiệp có thể xác định những thông điệp nào là phù hợp với đối tượng mục tiêu, xác định các xu hướng, các vấn đề hay nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải và hơn thế nữa. Các thông tin có được cũng giúp ích không nhỏ cho quá trình đổi mới và phát triển sản phẩm.
Mặc dù đây là một trong những công cụ hết sức hiệu quả để thu thập dữ liệu trong bối cảnh khi người dùng đang ở lâu hơn bao giờ hết trên các nền tảng mạng xã hội, hạn chế của phương thức này là doanh nghiệp chỉ đo lường được vị thế trên mạng xã hội thay vì là toàn bộ các kênh mà thương hiệu đó đã triển khai.
3. Khảo sát.
Ngoài các cách thức phổ biến nói trên, khảo sát là một con đường khác để đo lường sức mạnh thương hiệu vì chúng có thể cung cấp gần như là trực tiếp về những nhận thức và trải nghiệm của khách hàng với một thương hiệu cụ thể.
Doanh nghiệp có thể sử dụng khảo sát để đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu hay sự hài lòng của khách hàng.
Điểm hạn chế thường thấy của phương pháp này đó là tốn kém về thời gian và ngân sách, sự thiên vị khi chọn mẫu khảo sát quá hẹp và nhỏ, bên cạnh đó là không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng chia sẻ trực tiếp với doanh nghiệp về cảm nhận của họ với thương hiệu.
Đo lường Brand Strength: Theo cách tiếp cận kỹ thuật số.
Trong bối cảnh hiện tại, khi người người và nhà nhà chuyển đổi số, có không ít các công cụ cho phép thương hiệu đo lường Brand Strength trên môi trường trực tuyến một cách linh hoạt và ít tốn kém, một trong số đó là Similarweb.
Bằng cách xem xét và đánh giá các hành vi thực tế của khách hàng thông qua các chỉ số cụ thể, những người làm digital marketing sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng để từ đó có thể đưa ra các quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn.
Với Similarweb Digital Research Intelligence, các thương hiệu có thể phân tích hiệu suất và thực hiện theo dõi thương hiệu một cách nhanh chóng chỉ trong vài phút.
Các Marketer cần một phương thức theo dõi tức thời và dễ dàng.
Khi hành vi của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi nhanh chóng hơn, những người làm marketing cần một giải pháp có khả năng phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng hơn và dễ sử dụng hơn. Để làm được điều này, các phương thức truyền thống như khảo sát hay phỏng vấn rõ ràng là không thể đáp ứng được yêu cầu.
Dưới đây là cách mà các công cụ như Similarweb đang thay đổi cách các thương hiệu đo lường hiệu suất của họ và cách thương hiệu có thể theo dõi Brand Strength của các đối thủ hiện có trên thị trường.
Theo dõi Brand Strength: Các số liệu chính.
Doanh nghiệp có thể theo dõi và đo lường Brand Strength dựa trên các chỉ số dưới đây.
Khối lượng tìm kiếm các từ khoá có thương hiệu.
Từ khoá có thương hiệu là gì: Từ khoá có thương hiệu hay từ khoá thương hiệu là các từ khoá hay truy vấn tìm kiếm gắn liền với tên gọi của thương hiệu, đó có thể chính là tên của thương hiệu hoặc tên thương hiệu kèm với các tiền tố hay hậu tố khác. Ví dụ: Starbucks, MarketingTrips hay mua Starbucks chính là các từ khoá có thương hiệu.
Tại sao từ khoá thương hiệu lại liên quan đến Brand Strength: Cũng tương tự như bất cứ từ khoá nào khác, lượng tìm kiếm cao hơn cho thấy nhu cầu cao hơn. Với từ khoá có thương hiệu cũng vậy, người dùng sẽ tìm kiếm thương hiệu nếu họ quan tâm đến thương hiệu.
Trừ các trường hợp đặc biệt, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng đều có lượng tìm kiếm thương hiệu rất cao.
Lưu lượng truy cập tự nhiên là gì: Chính là số lượng người dùng truy cập vào một website từ các nguồn không phải do quảng cáo (Paid Media). Lượng truy cập tự nhiên có thể bao gồm lượng truy cập miễn phí đến từ công cụ tìm kiếm (SEO), truy cập trực tiếp, các lượt giới thiệu (Referral), từ email hay từ mạng xã hội…
Tại sao lượng truy cập tự nhiên lại liên quan đến Brand Strength: Lượng truy cập tự nhiên thể hiện mức độ phổ biến của thương hiệu và mức độ quan tâm tìm hiểu của khách hàng ngay cả khi thương hiệu không hiển thị quảng cáo tới họ.
Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic).
Lượng truy cập trực tiếp là gì: Lưu lượng truy cập trực tiếp được tính khi người dùng nhập trực tiếp địa chỉ (URL) của website lên thanh trình duyệt. Những người này thường đã biết đến thương hiệu do đó họ không cần tìm kiếm thương hiệu trên công cụ tìm kiếm mà truy cập thẳng vào website để cập nhật thông tin hay tìm một thứ gì đó.
Tại sao nó lại liên quan đến khái niệm Brand Strength: Như định nghĩa của chính nó, chỉ có những khách hàng trung thành, đã biết về thương hiệu mới truy cập trực tiếp vào website của thương hiệu, đây chính là dấu hiệu cho thấy thương hiệu hiện đang là một lựa chọn hay địa chỉ yêu thích của họ.
Hành vi duyệt chéo(cross-browsing) hay lòng trung thành khi truy cậpcủa người dùng.
Duyệt chéo là gì: Là chỉ số về lòng trung thành của người dùng cho biết số lượng người truy cập (dưới dạng phần trăm) chỉ truy cập vào một website so với những người truy cập hai hoặc nhiều website trong cùng một phiên (session). Tỷ lệ người truy cập vào một website càng cao thì lòng trung thành của họ càng lớn.
Tại sao nó liên quan đến Brand Strength: Mức độ trung thành (khi truy cập) của khách hàng cao cho thấy thương hiệu hiện đang có mối quan hệ bền chặt với họ.
Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Lượt cài đặt và tải xuống.
Lượt cài đặt và lượt tải xuống hiển thị dữ liệu về cách người dùng tương tác với ứng dụng.
Lượt tải xuống: Tổng ước tính của tất cả những lượt tải xuống ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng. Một thiết bị hay tài khoản người dùng có thể tải xuống nhiều lần
Số lượt cài đặt duy nhất: những lượt cài đặt này chỉ được tính một lần, dựa trên tài khoản Google Play duy nhất của người dùng, số liệu này thường ít hơn nhiều so với số lượt tải xuống vì chỉ tính 1 lần trên mỗi người dùng.
Tại sao số liệu này lại liên quan đến giá trị hay độ mạnh của Brand: Mức độ cài đặt cao hơn báo hiệu mức độ quan tâm nhiều hơn so với các ứng dụng khác trong cùng một thị trường. Tương tự, số lượt cài đặt duy nhất cho biết có bao nhiêu khách hàng mới đang chọn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Tỷ lệ giữ chân người dùng (User Retention).
Tỷ lệ giữ chân người dùng của ứng dụng dành cho thiết bị di động cho biết tỷ lệ phần trăm người dùng tiếp tục tương tác với một ứng dụng trong 30 ngày sau khi ứng dụng được mở lần đầu tiên.
Tại sao điều này lại liên quan đến sức mạnh của Brand: Mức độ giữ chân người dùng cao phản ánh tỷ lệ những người dùng hay khách hàng đã tìm thấy đủ giá trị (so với mức kỳ vọng) trong các sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cũng cho biết mức độ gắn bó của khách hàng với thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng và mức độ phù hợp giữa giá cả và giá trị.
Tận dụng Brand Strength.
Như đã đề cập ở trên, thị trường ngày nay đang phát triển với một tốc độ chóng mặt và hành vi của người tiêu dùng cũng vận hành theo cách tương tự.
Bằng cách tận dụng các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu (data-driven insights), các doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác sức khoẻ của thương hiệu, những điểm mạnh và yếu của thương hiệu, đây chính là nền tảng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn, những lợi thế cạnh tranh cũng sẽ được xây dựng nên từ đây.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ sức mạnh thương hiệu.
Brand Strength được đo lường như thế nào?
Sức mạnh thương hiệu thường được đo lường thông qua khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường và các số liệu thương hiệu như nhận thức về thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Tại sao Brand Strength lại quan trọng?
Sức mạnh thương hiệu rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh và tạo niềm tin với khách hàng.
4 yếu tố của một Strong Brand là gì?
Bốn yếu tố của một Strong Brand hay thương hiệu mạnh là: rõ ràng, nhất quán, cộng hưởng và tác động (gây ảnh hưởng).
Brand Strength và Brand Equity có giống nhau không?
Brand Strength và Brand Equity là 2 khái niệm khác nhau. Brand Strength đo lường mức độ mà thương hiệu được khách hàng công nhận và đánh giá (từ góc nhìn của khách hàng), trong khi Brand Equity là giá trị của thương hiệu trên thị trường (bao gồm nhiều tài sản hữu hình và vô hình khác nhau).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngoài việc tiếp tục sa thải, CEO Twitter còn liên tục đưa ra các thời hạn, chỉ tiêu cho doanh thu quảng cáo rất gấp cho nhân viên.
Vào ngày 21/11, tại cuộc họp những nhân viên còn lại của Twitter tại trụ sở chính tại San Francisco, Elon Musk đã thông báo, sau khi buộc thôi việc khoảng 2/3 nhân viên, làn sóng sa thải tại Twitter đã kết thúc. Tuy nhiên tỷ phú 51 tuổi vẫn tiếp tục sa thải nhân viên.
Theo các thông tin nội bộ, Elon Musk đã sa thải hầu hết thành viên trong nhóm phụ trách kiểm duyệt nội dung và các nhân viên ở nhiều bộ phận khác nhau.
Vào tuần trước, hàng chục nhân viên của Twitter trong các bộ phận bán hàng và kỹ thuật đã bị sa thải vào tuần trước, bao gồm cả một quản lý kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh quảng cáo của Twitter.
Trong tuần này, việc Twitter sẽ sa thải một số nhân viên kinh doanh quảng cáo cũng đang được lan truyền. Số liệu cụ thể về lượng cắt giảm vẫn chưa được công bố, Twitter hiện có khoảng 2.000 nhân sự phụ trách sales và marketing phục vụ cho mảng quảng cáo.
Twitter cũng đã đóng cửa hai trong số ba văn phòng tại Ấn Độ, đồng thời công ty cũng yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Động thái này của Twitter thể hiện sự quyết tâm của Elon Musk trong việc cắt giảm chi phí vận hành công ty truyền thông mạng xã hội.
Điều này có nghĩa là CEO của Twitter thực hiện ít nhất ba đợt sa thải kể từ khi hứa sẽ ngừng thực hiện việc này vào tháng 11.
Trong khi đó, Elon Musk liên tục đưa ra các yêu cầu và thời hạn để cải tiến cách quảng cáo và thuật toán của Twitter bao gồm biến Twitter thành dạng nền tảng đăng ký, bán tên người dùng hoặc ra mắt những dịch vụ giành riêng cho thị trường Mỹ và Nhật Bản.
Cải thiện mảng quảng cáo của Twitter là trọng tâm chính kể từ khi Elon Musk mua công ty. CEO mới của Twitter nhận định rằng quảng cáo của Twitter ít được cá nhân hóa và kém hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Elon Mush yêu cầu việc thay đổi thuật toán quảng cáo nhắm vào các từ khóa được người dùng tìm kiếm thay vì hồ sơ cá nhân phải được xử lý trong 2 đến 3 tháng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khoản đầu tư “khủng” của ông lớn ngành bán lẻ – Tập đoàn Central Retail vào thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường và tiềm năng phát triển trong năm 2023.
Nhiều khoản đầu tư lớn vào thị trường bán lẻ.
Theo Bangkok Post, mới đây, Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, Tập đoàn Central Retail Corporation (CRC) công bố khoản đầu tư lớn nhất, trị giá 50 tỷ baht (1,45 tỷ USD) vào Việt Nam giai đoạn 2023-2027.
Theo Giám đốc điều hành Yol Phokasub, CRC coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục. Với chỗ đứng vững chắc của CRC trong nước, công ty đã đặt ra lộ trình 5 năm để tiếp tục mở rộng, phân bổ 50 tỷ baht trong thời gian 5 năm.
Là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, hiện tại, Central Retail Việt Nam có hơn 340 cửa hàng với tổng diện tích sàn hơn 1,2 triệu m2 trên 40 tỉnh, thành phố.
Công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu bán hàng nhanh chóng trong nước, tăng từ 300 triệu baht năm 2014 lên 38,6 tỷ baht vào năm 2021.
Ông Olivier Langlet, Giám đốc điều hành của Central Retail Việt Nam đánh giá: “Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng bất chấp những bất ổn.
Tôi kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt là 6,7% và 7,2% vào năm 2023 và 2024, so mức 3,5%/năm của Thái Lan trong 2 năm tới. Điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á”.
Theo kế hoạch mở rộng, Central Retail Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600 trên 57 trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam vào năm 2027, với tổng diện tích sàn dự kiến đạt 2 triệu m2. “Central Retail Vietnam đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ thực phẩm đa kênh số 1 và số 2 về số lượng trung tâm mua sắm tại Việt Nam vào năm 2027”, ông Langlet cho biết.
Không chỉ riêng Central Retail Việt Nam mà nhiều kênh bán lẻ khác cũng dự kiến tăng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đơn cử, Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đang lên kế hoạch từ nay đến năm 2025 triển khai thêm 16 dự án tại Việt Nam, trong đó có 3-4 dự án tại Hà Nội; đồng thời sẽ ra mắt các mô hình bán lẻ mới.
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Thường trực WinCommerce chia sẻ, năm 2023, WinCommerce bên cạnh việc duy trì 3.400 siêu thị và cửa hàng tiện ích tại 62 tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Kỳ vọng khởi sắc.
Số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tháng 1/2023 đạt 544.800 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khả quan trong bối cảnh thị trường vẫn phải đối mặt với nhiều sức ép lạm phát, chi tiêu của người dân sụt giảm.
Hiện, tổng quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đạt khoảng trên 140 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 350 tỷ USD vào năm 2025. Con số này sẽ đóng góp khoảng 59% GDP cả nước.
Ngành bán lẻ cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, về quy mô của kênh bán lẻ hiện đại đang còn rất khiêm tốn, mới chiếm khoảng 25% trên tổng quy mô thị trường trong khi đó tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là khá cao như: Thái Lan 48%, Phillipines 75% và Singapore 80%…
Việc tăng quy mô của kênh bán lẻ hiện đại sẽ đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất trong nước, chuyển dịch mô hình sản xuất hiện đại, an toàn, đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển hàng hóa theo chuỗi giá trị, thương hiệu và bền vững.
Chính phủ ta cũng xác định đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng là 3 mũi nhọn chính của phát triển kinh tế Việt Nam.
Sau đại dịch, bán lẻ của nước ta hồi phục nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đã tăng gần 20%, vượt kế hoạch đề ra (8%). Có gần 54% các doanh nghiệp bán lẻ công bố đạt hiệu quả kinh doanh bằng hoặc vượt mức trước dịch.
Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất lớn ở chỗ kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam hiện mới chiếm 25%, còn dư địa rất rộng lớn để phát triển. Số cửa hàng tự chọn như siêu thị mini hiện có 4.000 nhưng nếu so với Nhật Bản hay các quốc gia lân cận khác thì còn rất thấp.
Nhận định về thị trường bán lẻ trong năm 2023, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia bán lẻ dự báo, hiện thị trường bán lẻ Việt Nam đang trên đà hồi phục tốt với mức tăng trưởng bằng thời điểm trước dịch.
Ông Phú cũng đánh giá cao nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư vào ngành bán lẻ và cho rằng đây chính là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong năm 2023. Tuy nhiên, việc các nhà bán lẻ nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào thị trường Việt Nam cũng gây nên sức ép nhất định đến “miếng bánh” thị phần cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
“Trước tình hình này, Chính phủ, các bộ, ngành phải có chính sách hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển. Vì lý thuyết của kinh tế thương mại là nếu không nắm được phân phối sẽ không nắm được sản xuất.
Do đó, bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành bán lẻ thì việc xây dựng được các kênh bán lẻ Việt của người Việt cũng là điều vô cùng quan trọng”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Về phía các doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Phương cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, thách thức hiện hữu của các nhà bán lẻ nội địa chính là năng lực cạnh tranh với các nhà bán lẻ FDI về quy mô không chỉ ở Việt Nam, với lợi thế chuỗi liên kết toàn cầu giữa các Nhà sản xuất và nhà bán lẻ FDI. Ngoài ra, các chi phí cao từ logistics, chi phí thuê mặt bằng cao cũng đặt ra những bài toán lớn đối với các nhà bán lẻ.
Để phục hồi và phát triển thị trường bán lẻ năm 2023, ông Vũ Vinh Phú “hiến kế”, doanh nghiệp cần có sự chủ động dự trữ hàng hóa, cân đối cung cầu bằng cách bắt tay với các hợp tác xã, nông dân để vừa có được nguồn hàng với giá cả ổn định, vừa giải quyết được tình trạng “được mùa mất giá” như thời gian qua.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy bán hàng đa kênh (Omni Channel) để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào vào tay đối thủ, “khách hàng ở đâu thì doanh nghiệp xuất hiện ở đó”, cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng từ các kênh online như Website, Facebook, Zalo… cho đến các kênh offline – các cửa hàng bán lẻ truyền thống, bán buôn, phân phối đến các hệ thống khác.
Ngoài ra, cần chú trọng xây dựng thương hiệu. Đây yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng của những doanh nghiệp luôn coi “khách hàng là thượng đế”, luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Đó cũng là cách tạo dựng thương hiệu và uy tín, là văn hóa doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dưới đây là những xu hướng được cho là sẽ lên ngôi trong lĩnh vực thương mại điện tử trong năm 2023. Bằng cách đi đầu trong những xu hướng này, doanh nghiệp có thể định vị để thành công trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Theo ước tính, hơn 265 triệu người tiêu dùng sẽ mua sắm trực tuyến trong năm 2023. Hai năm trước, chỉ có 17,8% doanh thu được tạo ra từ mua hàng trực tuyến.
Con số đó dự kiến sẽ đạt 20,8% vào năm 2023, tăng 2 điểm phần trăm trong thị phần thương mại điện tử (eCommerce). Đà tăng trưởng dự kiến sẽ tiếp diễn, đạt 23% vào năm 2025, tương đương với mức tăng 5,2 điểm phần trăm chỉ sau 5 năm.
Hành vi mua hàng của khách hàng đã thay đổi khi mua sắm trực tuyến phát triển. Khi công nghệ tiếp tục nâng tầm và tác động tới nhu cầu của người tiêu dùng, các công ty thương mại điện tử sẽ cần phải thích nghi và đổi mới để luôn dẫn đầu. Dưới đây là những xu hướng cần lưu ý:
1. Tăng hiệu quả của việc lọc dữ liệu khách hàng.
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng là việc rất quan trọng để tăng doanh số bán hàng trực tuyến và củng cố thành công của hoạt động thương mại điện tử.
Việc sử dụng công nghệ học máy (Machine Learning) – một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học máy tính liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kỹ thuật cho phép các hệ thống “học” tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể.
Học máy được sử dụng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua các hoạt động tìm kiếm, đưa ra các đề xuất phù hợp.
Chất lượng tìm kiếm là một trong những xu hướng chính mà chúng ta đang thấy trong thương mại điện tử. Các thị trường và nhà bán lẻ trực tuyến đang phát hiện ra rằng có tới 5% tổng khối lượng hàng hóa phụ thuộc vào chất lượng tìm kiếm và đề xuất sản phẩm.
Để cải thiện kết quả tìm kiếm, các doanh nghiệp cần chú ý phát triển các thuật toán xếp hạng và đánh giá chất lượng tìm kiếm so với đối thủ cạnh tranh.
2. Sự trỗi dậy của thương mại mạng xã hội.
Các nền tảng mạng xã hội đang ngày càng trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử, khi người tiêu dùng đang sử dụng chúng để khám phá, nghiên cứu và thậm chí là mua hàng.
Các doanh nghiệp sẽ cần kết hợp phương tiện truyền thông xã hội vào chiến lược thương mại điện tử của họ để tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng.
Theo khảo sát, doanh số bán hàng toàn cầu thông qua các nền tảng truyền thông xã hội được ước tính đạt 992 tỷ USD vào năm 2022 và các dự báo cho thấy doanh số bán hàng thông qua các mạng xã hội sẽ đạt khoảng 2.900 tỷ USD vào năm 2026.
Thương mại thông qua mạng xã hội rất quan trọng để các thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ và dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 30,73 tỷ USD vào năm 2023, chiếm 20% doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu.
Ví dụ, Gen Z (thế hệ người sinh vào khoảng thời gian từ năm 1997-2012) thường sử dụng TikTok nhiều hơn Google để tìm các đề xuất sản phẩm cần mua. Đối với các thương hiệu đang tìm cách nhắm mục tiêu đến những đối tượng này, việc sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm là rất quan trọng.
3. Mở rộng mô hình đa kênh.
Trở thành đa kênh có nghĩa là các doanh nghiệp phải có khả năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng thông qua nhiều kênh tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này có thể giống như có một trang web, cửa hàng trên Facebook và tài khoản Instagram.
Bán hàng đa kênh là cấp độ tiếp theo và đó là tương lai của thương mại điện tử. Hiện tại, 52% trang web thương mại điện tử có khả năng hoạt động đa kênh.
Xây dựng mô hình đa kênh (Omni Channel) vào một trang web thương mại điện tử đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng người tiêu dùng. Tạo trải nghiệm liền mạch là điều thường khiến khách hàng quay lại mua sắm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp có chiến lược đa kênh mạnh mẽ sẽ giữ được gần 89% khách hàng của họ. Điều ngược lại cũng đúng khi các doanh nghiệp có chiến lược đa kênh yếu kém có tỷ lệ giữ chân khách hàng là 33%.
Chiến lược đa kênh hiệu quả không chỉ nâng cao trải nghiệm của người mua hàng trực tuyến. Theo công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey, doanh nghiệp càng có nhiều kênh bán hàng thì họ càng giành được nhiều thị phần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một bài đăng mới đây của Google, công cụ tìm kiếm này cho biết những nội dung được tạo ra bởi AI (AI-Generated Content) với mục đích thao túng thứ hạng tìm kiếm sẽ là vi phạm chính sách của nền tảng.
Với sự phổ biến của ChatGPT cũng như xu hướng sử dụng AI trong tương lai, nhiều nhà sáng tạo nội dung và người làm marketing đang tự hỏi liệu những nội dung do AI tạo ra có vi phạm chính sách nội dung của Google hay không, hay với các hoạt động SEO thì các kiểu nội dung này có ảnh hưởng như thế nào?
Để làm rõ điều này, trong một bài đăng mới đây, Google giải thích:
“Khi nói đến các nội dung được xây dựng tự động (bao gồm những nội dung được tạo bởi AI), chính sách của chúng tôi đã không thay đổi trong nhiều năm.
Việc sử dụng các công cụ tự động để tạo nội dung với mục đích chính là thao túng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) là vi phạm chính sách spam của chúng tôi.
Điều này cũng có nghĩa là, không phải tất cả các nội dung được tạo tự động, bao gồm cả những nội dung được tạo bởi AI, đều là spam.”
Trong khi AI có khả năng giúp thúc đẩy các hoạt động sáng tạo mới, giúp mọi người tạo ra nhiều nội dung hữu ích cho người dùng và website, việc lạm dụng nó với mục đích thao túng bộ máy tìm kiếm là đi ngược với chính sách của Google.
Điều này cũng gián tiếp nhắc nhở các marketer có ý định sử dụng ChatGPT để xây dựng nội dung SEO, ChatGPT theo đó chỉ nên đóng vai trò là công cụ hỗ trợ thay vì là xây dựng nội dung gốc.
Google giải thích thêm:
“Việc sử dụng AI hoặc tự động hóa một cách phù hợp sẽ không trái với nguyên tắc của chúng tôi. Điều này có nghĩa là nó không nên được sử dụng để xây dựng nội dung nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm, điều này đi ngược lại chính sách spam của chúng tôi.”
Về cách sử dụng những nội dung do AI tạo ra, Google cho biết việc để AI như là một tác giả viết nội dung là không cần thiết vì AI chỉ là một phần của quá trình xây dựng nội dung (biên tập và tổng hợp từ những nội dung đầu vào có sẵn).
Một thương hiệu mạnh là nền tảng của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào. Sức mạnh thương hiệu (Brand Strength) có thể là chìa khóa để thu hút nhiều khách hàng hơn, xây dựng lòng trung thành tốt hơn và tăng trưởng bền vững hơn. Vậy Sức mạnh thương hiệu là gì? Cách đo lường sức mạnh thương hiệu ra sao? và đâu là những chỉ số đánh giá quan trọng mà thương hiệu cần theo dõi?Tất cả sẽ được phân tích trong bài viết này.
Với tư cách là một người làm marketing nói chung, nếu bạn đang muốn xây dựng nên một thương hiệu mạnh nổi bật trên thị trường hay tách biệt khỏi các đối thủ cạnh tranh, làm thế nào để bạn theo dõi sức mạnh thương hiệu và đo lường nó trong suốt hành trình?
Câu trả lời cho bạn xoay quanh khái niệm sức mạnh thương hiệu, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
Sức mạnh thương hiệu là gì?
Sức mạnh thương hiệu hay thương hiệu mạnh được định nghĩa là mức độ nhận biết và tin tưởng của khách hàng tới một thương hiệu cụ thể nào đó của doanh nghiệp.
Kết quả của thương hiệu mạnh là lòng trung thành của khách hàng, độ nhận diện thương hiệu cao và thị phần lớn. Ngày nay, thương hiệu là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của sức mạnh thương hiệu trong kinh doanh và marketing.
Nếu bạn có dữ liệu hoặc quan sát thị trường, các thương hiệu mạnh luôn đứng ở vị trí cao trong thị trường của chính nó.
Chúng dễ dàng được nhận diện, được đánh giá cao và gần như là sẵn có một tệp khách hàng trung thành luôn ủng hộ và tán dương. Hiển nhiên, đằng sau những dấu hiệu này chính là doanh số bán hàng và hơn thế nữa.
Dưới đây là những gì mà các thương hiệu mạnh có thể mang lại (hay thường làm):
Thiết lập một kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng và khách hàng mục tiêu.
Luôn nổi bật giữa đám đông (thương hiệu đối thủ) và được ghi nhớ.
Sở hữu một chuỗi cung ứng và mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp hoặc đối tác.
Truyền tải những thông điệp và hình ảnh thương hiệu một cách nhất quán.
Xây dựng niềm tin, lòng trung thành và các mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng (điểm mấu chốt để thúc đẩy hành vi mua hàng).
Khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh (dựa trên các USP).
Có bản sắc và giọng điệu thương hiệu riêng biệt.
Các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp dựa trên các mục đích rõ ràng.
Đo lường sức mạnh thương hiệu: Theo phương pháp truyền thống.
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, theo từng mục tiêu chiến lược khác nhau hay mô hình kinh doanh khác nhau, sức mạnh thương hiệu (độ mạnh của thương hiệu) được đo lường theo nhiều cách khác nhau; doanh nghiệp có thể tự làm, hoặc thông qua một đơn vị thứ ba nào đó.
Nhiều công ty nghiên cứu thị trường như Brand Finance, GFK, Nielsen và BrandTrust cung cấp dịch vụ đo lường độ mạnh thương hiệu cho các doanh nghiệp (thường là các thương hiệu lớn). Các báo cáo hiệu suất sau đó được gọi là Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI – Brand Strength Index).
Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) là thước đo khách quan đánh giá hiệu suất của một thương hiệu (Brand Performance) dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) hay thị phần (Market Share).
BSI được thiết kế để cung cấp một báo cáo toàn diện về hiệu suất của một thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.
BSI thường được sử dụng để theo dõi tiến trình phát triển của một thương hiệu theo thời gian và đây cũng chính là nền tảng để thiết lập các chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu.
2. Chiến dịch lắng nghe mạng xã hội.
Một cách khác để đo lường sức mạnh thương hiệu đó là theo dõi các cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Các thương hiệu có thể sử dụng dữ liệu có được để phân tích tình cảm của khách hàng với thương hiệu (Consumer Sentiment) và theo dõi hiệu quả của các nỗ lực marketing cũng như xây dựng thương hiệu.
Bằng cách sử dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening), doanh nghiệp có thể xác định những thông điệp nào là phù hợp với đối tượng mục tiêu, xác định các xu hướng, các vấn đề hay nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải và hơn thế nữa. Các thông tin có được cũng giúp ích không nhỏ cho quá trình đổi mới và phát triển sản phẩm.
Mặc dù đây là một trong những công cụ hết sức hiệu quả để thu thập dữ liệu trong bối cảnh khi người dùng đang ở lâu hơn bao giờ hết trên các nền tảng mạng xã hội, hạn chế của phương thức này là doanh nghiệp chỉ đo lường được vị thế trên mạng xã hội thay vì là toàn bộ các kênh mà thương hiệu đó đã triển khai.
3. Khảo sát.
Ngoài các cách thức phổ biến nói trên, khảo sát là một con đường khác để đo lường sức mạnh thương hiệu vì chúng có thể cung cấp gần như là trực tiếp về những nhận thức và trải nghiệm của khách hàng với một thương hiệu cụ thể.
Doanh nghiệp có thể sử dụng khảo sát để đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu hay sự hài lòng của khách hàng.
Điểm hạn chế thường thấy của phương pháp này đó là tốn kém về thời gian và ngân sách, sự thiên vị khi chọn mẫu khảo sát quá hẹp và nhỏ, bên cạnh đó là không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng chia sẻ trực tiếp với doanh nghiệp về cảm nhận của họ với thương hiệu.
Đo lường sức mạnh thương hiệu: Theo cách tiếp cận kỹ thuật số.
Trong bối cảnh hiện tại, khi người người và nhà nhà chuyển đổi số, có không ít các công cụ cho phép thương hiệu đo lường sức mạnh của thương hiệu trên môi trường trực tuyến một cách linh hoạt và ít tốn kém, một trong số đó là Similarweb.
Bằng cách xem xét và đánh giá các hành vi thực tế của khách hàng thông qua các chỉ số cụ thể, những người làm digital marketing sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng để từ đó có thể đưa ra các quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn.
Với Similarweb Digital Research Intelligence, các thương hiệu có thể phân tích hiệu suất và thực hiện theo dõi thương hiệu một cách nhanh chóng chỉ trong vài phút.
Các Marketer cần một phương thức theo dõi tức thời và dễ dàng.
Khi hành vi của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi nhanh chóng hơn, những người làm marketing cần một giải pháp có khả năng phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng hơn và dễ sử dụng hơn. Để làm được điều này, các phương thức truyền thống như khảo sát hay phỏng vấn rõ ràng là không thể đáp ứng được yêu cầu.
Dưới đây là cách mà các công cụ như Similarweb đang thay đổi cách các thương hiệu đo lường hiệu suất của họ và cách thương hiệu có thể theo dõi sức mạnh thương hiệu của các đối thủ hiện có trên thị trường.
Theo dõi sức mạnh thương hiệu: Các số liệu chính.
Doanh nghiệp có thể đo lường sức mạnh của thương hiệu dựa trên các chỉ số dưới đây.
Khối lượng tìm kiếm các từ khoá có thương hiệu.
Từ khoá có thương hiệu là gì: Từ khoá có thương hiệu hay từ khoá thương hiệu là các từ khoá hay truy vấn tìm kiếm gắn liền với tên gọi của thương hiệu, đó có thể chính là tên của thương hiệu hoặc tên thương hiệu kèm với các tiền tố hay hậu tố khác. Ví dụ: Starbucks, MarketingTrips hay mua Starbucks chính là các từ khoá có thương hiệu.
Tại sao từ khoá thương hiệu lại liên quan đến sức mạnh thương hiệu: Cũng tương tự như bất cứ từ khoá nào khác, lượng tìm kiếm cao hơn cho thấy nhu cầu cao hơn. Với từ khoá có thương hiệu cũng vậy, người dùng sẽ tìm kiếm thương hiệu nếu họ quan tâm đến thương hiệu.
Trừ các trường hợp đặc biệt, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng đều có lượng tìm kiếm thương hiệu rất cao.
Lưu lượng truy cập tự nhiên là gì: Chính là số lượng người dùng truy cập vào một website từ các nguồn không phải do quảng cáo (Paid Media). Lượng truy cập tự nhiên có thể bao gồm lượng truy cập miễn phí đến từ công cụ tìm kiếm (SEO), truy cập trực tiếp, các lượt giới thiệu (Referral), từ email hay từ mạng xã hội…
Tại sao lượng truy cập tự nhiên lại liên quan đến sức mạnh của thương hiệu: Lượng truy cập tự nhiên thể hiện mức độ phổ biến của thương hiệu và mức độ quan tâm tìm hiểu của khách hàng ngay cả khi thương hiệu không hiển thị quảng cáo tới họ.
Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic).
Lượng truy cập trực tiếp là gì: Lưu lượng truy cập trực tiếp được tính khi người dùng nhập trực tiếp địa chỉ (URL) của website lên thanh trình duyệt. Những người này thường đã biết đến thương hiệu do đó họ không cần tìm kiếm thương hiệu trên công cụ tìm kiếm mà truy cập thẳng vào website để cập nhật thông tin hay tìm một thứ gì đó.
Tại sao nó lại liên quan đến khái niệm sức mạnh thương hiệu: Như định nghĩa của chính nó, chỉ có những khách hàng trung thành, đã biết về thương hiệu mới truy cập trực tiếp vào website của thương hiệu, đây chính là dấu hiệu cho thấy thương hiệu hiện đang là một lựa chọn hay địa chỉ yêu thích của họ.
Hành vi duyệt chéo(cross-browsing) hay lòng trung thành khi truy cậpcủa người dùng.
Duyệt chéo là gì: Là chỉ số về lòng trung thành của người dùng cho biết số lượng người truy cập (dưới dạng phần trăm) chỉ truy cập vào một website so với những người truy cập hai hoặc nhiều website trong cùng một phiên (session). Tỷ lệ người truy cập vào một website càng cao thì lòng trung thành của họ càng lớn.
Tại sao nó liên quan đến sức mạnh thương hiệu: Mức độ trung thành (khi truy cập) của khách hàng cao cho thấy thương hiệu hiện đang có mối quan hệ bền chặt với họ.
Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Lượt cài đặt và tải xuống.
Lượt cài đặt và lượt tải xuống hiển thị dữ liệu về cách người dùng tương tác với ứng dụng.
Lượt tải xuống: Tổng ước tính của tất cả những lượt tải xuống ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng. Một thiết bị hay tài khoản người dùng có thể tải xuống nhiều lần
Số lượt cài đặt duy nhất: những lượt cài đặt này chỉ được tính một lần, dựa trên tài khoản Google Play duy nhất của người dùng, số liệu này thường ít hơn nhiều so với số lượt tải xuống vì chỉ tính 1 lần trên mỗi người dùng.
Tại sao số liệu này lại liên quan đến giá trị hay độ mạnh của thương hiệu: Mức độ cài đặt cao hơn báo hiệu mức độ quan tâm nhiều hơn so với các ứng dụng khác trong cùng một thị trường. Tương tự, số lượt cài đặt duy nhất cho biết có bao nhiêu khách hàng mới đang chọn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Tỷ lệ giữ chân người dùng (User Retention).
Tỷ lệ giữ chân người dùng của ứng dụng dành cho thiết bị di động cho biết tỷ lệ phần trăm người dùng tiếp tục tương tác với một ứng dụng trong 30 ngày sau khi ứng dụng được mở lần đầu tiên.
Tại sao điều này lại liên quan đến sức mạnh của thương hiệu: Mức độ giữ chân người dùng cao phản ánh tỷ lệ những người dùng hay khách hàng đã tìm thấy đủ giá trị (so với mức kỳ vọng) trong các sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cũng cho biết mức độ gắn bó của khách hàng với thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng và mức độ phù hợp giữa giá cả và giá trị.
Tận dụng sức mạnh của thương hiệu.
Như đã đề cập ở trên, thị trường ngày nay đang phát triển với một tốc độ chóng mặt và hành vi của người tiêu dùng cũng vận hành theo cách tương tự.
Bằng cách tận dụng các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu (data-driven insights), các doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác sức khoẻ của thương hiệu, những điểm mạnh và yếu của thương hiệu, đây chính là nền tảng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn, những lợi thế cạnh tranh cũng sẽ được xây dựng nên từ đây.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ sức mạnh thương hiệu.
Sức mạnh thương hiệu được đo lường như thế nào?
Sức mạnh thương hiệu thường được đo lường thông qua khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường và các số liệu thương hiệu như nhận thức về thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Tại sao sức mạnh thương hiệu lại quan trọng?
Sức mạnh thương hiệu rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh và tạo niềm tin với khách hàng.
4 yếu tố của một thương hiệu mạnh là gì?
Bốn yếu tố của một thương hiệu mạnh là: rõ ràng, nhất quán, cộng hưởng và tác động (gây ảnh hưởng).
Sức mạnh thương hiệu và tài sản thương hiệu có giống nhau không?
Sức mạnh thương hiệu và tài sản thương hiệu là 2 khái niệm khác nhau. Sức mạnh thương hiệu đo lường mức độ mà thương hiệu được khách hàng công nhận và đánh giá (từ góc nhìn của khách hàng), trong khi tài sản thương hiệu là giá trị của thương hiệu trên thị trường (bao gồm nhiều tài sản hữu hình và vô hình khác nhau).
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi sức mạnh thương hiệu là gì. Ngoài phân tích khái niệm, MarketingTrips cũng đã cung cấp nhiều chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp nên sử dụng khi đo lường và đánh giá thương hiệu của mình. Hy vọng với những kiến thức có được, doanh nghiệp giờ đây có thể dễ dàng đánh giá và liên tục theo dõi giá thị thương hiệu của mình.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo của Nextrans, trong năm 2022, ngoài vị thế vững chắc của bốn ông lớn trong ngành (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), hệ sinh thái thương mại điện tử (eCommerce) của Việt Nam cũng chứng kiến sự xuất hiện của những startup đánh vào thị trường ngách và sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội thực hiện vai trò thương mại điện tử.
Vị thế vững chắc của thương mại điện tử truyền thống.
Theo Nextrans, với chiến lược không ngừng thay đổi để thích ứng của những ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử truyền thống, và sự gia nhập thị trường ngách của các doanh nghiệp mới, hệ sinh thái thương mại điện tử B2C của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2022-2030.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp lâu đời tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong hệ sinh thái thương mại điện tử truyền thống. Năm 2022, Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam với khoảng 84,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Về các thương vụ huy động vốn, tốc độ huy động vốn của ngành thương mại điện tử đã chậm lại do 2 trong số 4 công ty chính – Shopee và Lazada đã được hỗ trợ bởi các “đại gia” trong khu vực và tiến gần hơn đến giai đoạn trưởng thành.
Trong năm 2022, hai thương vụ tâm điểm được công khai trên công chúng là Concung và Onpoint Ecommerce, với số vốn đầu tư lần lượt là 90 triệu USD và 50 triệu USD.
Trong khi đó, năm 2022, hai công ty chủ chốt về thương mại điện tử trong nước là Tiki và Sendo cũng nhận được hai thương vụ đầu tư lớn nhưng chưa công khai.
Hai công ty này đã liên tục huy động vốn trong những năm gần đây với mục đích tìm kiếm các khoản dự phòng tiềm năng, củng cố tăng trưởng và chiếm thị phần lớn hơn, nhằm thực hiện kế hoạch IPO về sau này.
Tuy nhiên, tất cả những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử truyền thống đều phải đối mặt với tình trạng mất vốn lớn và không có lãi trong một thời gian dài, do phải đốt tiền mặt để phát triển bằng mọi giá.
Trước tình trạng thua lỗ, Tiki và Sendo phải huy động vốn liên tục để có được sự hậu thuẫn tốt hơn, trong khi những ông lớn được hậu thuẫn và chịu ít áp lực hơn như Shopee chưa có động thái gì đáng chú ý, chỉ tăng phí hoa hồng cho người bán nội địa.
B2C là một thị trường cạnh tranh khốc liệt với đầy những ông lớn, do đó, các doanh nghiệp trẻ sẽ phải chịu rất nhiều thách thức khi muốn bước chân vào thị trường.
Theo Nextrans, sẽ khôn ngoan hơn nếu các doanh nghiệp mới nhắm mục tiêu vào các thị trường ngách, thay vì phải đối đầu với những ông lớn có tiềm lực tài chính hùng mạnh trong thời điểm này.
Sự trỗi dậy của thương mại điện tử thông qua mạng xã hội (Social Commerce).
Mặc dù hoạt động giao dịch thông qua những kênh thương mại điện tử truyền thống vẫn chiếm ưu thế, các nền tảng mạng xã hội cũng đang cho thấy nhiều dấu hiệu tăng tốc.
Các cửa hàng trực tuyến sử dụng nền tảng mạng xã hội để kinh doanh đã có chỗ đứng vững vàng sau đại dịch COVID-19, số lượng người dùng Internet lớn, sự bùng nổ của những người ảnh hưởng (KOL, Influencer) là những yếu tố chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên những nền tảng này.
Trong năm 2022, TikTok – nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới đã ra mắt tính năng TikTok Shop tại Việt Nam để thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua hình thức livestream (phát trực tiếp).
TikTok Shop cũng cho phép người dùng giao dịch ngay bên trong ứng dụng thay vì phải nhấp vào các đường link dẫn ra bên ngoài. Về mặt kỹ thuật, điều đó đồng nghĩa với việc các thị trường như Shopee và Lazada sẽ bị mất doanh thu.
Tại Việt Nam, GMV (tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định) của TikTok Shop Seller đã gần bằng Lazada vào năm 2022, khiến TikTok Shop trở thành một trong ba nhân tố chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Ngoài TikTok Shop, các nền tảng thương mại điện tử xã hội của Việt Nam như Selly và Mio App đang nhắm mục tiêu vào các thị trường ngách và có nhiều tiềm năng phát triển.
Sự manh nha của xu hướng thương mại nhanh.
Thương mại nhanh (Quick Commerce – mô hình trong đó toàn bộ quá trình mua và hoàn tất giao hàng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 1h) là một xu hướng thương mại điện tử mới.
Mặc dù những ông lớn trong mảng thương mại điện tử truyền thống như Shopee và Tiki đã áp dụng mô hình trong một vài năm qua, tuy nhiên đây vẫn là phân khúc còn dư địa cho các công ty mới thành lập.
Startup Rino (một công ty khởi nghiệp thương mại nhanh, tập trung vào giao hàng tạp hóa) đã nhận được khoản đầu tư trị giá 3 triệu đô la vào đầu năm 2022.
Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp này đã ngừng hoạt động sau gần một năm. Theo đánh giá của Nextrans, điều này cho thấy cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đủ hoàn thiện để hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới.
Để thành công, các công ty khởi nghiệp đành phải thích nghi với thị trường. Bất chấp thất bại, startup này vẫn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển năng động của lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại và sự gia tăng của các phân khúc mới đầy triển vọng.
Bên cạnh sự sôi động của thị trường B2C, mảng thương mại điện tử B2B tiếp tục bùng nổ và thu hút nhiều nhà đầu tư. Xu hướng này đã được đẩy nhanh bởi đại dịch, khiến thương mại kỹ thuật số trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà phân phối và những thương hiệu có hy vọng phát triển.
Các công ty khởi nghiệp thương mại điện tử B2B chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các giải pháp số hóa dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).
Những startup nổi bật đã gọi vốn thành công trong năm nay là Onpoint Ecommerce, Kilo, So ban hang, với tổng giá trị các thương vụ lên tới 52,5 triệu USD. Những thương vụ này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình đầu tư và phát triển cho các nền tảng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu hỏi ChatGPT về Mira Murati, CTO của OpenAI – người dẫn dắt đội ngũ tạo ra siêu AI này, câu trả lời là “không có thông tin”.
“Rất tiếc, tôi không biết về người có tên Mira Murati là CTO của OpenAI”, ChatGPT đáp. Trong một câu tương tự bằng tiếng Anh, siêu AI nói chỉ biết Sam Altman là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của công ty, do dữ liệu dùng để huấn luyện nó là từ trước năm 2021.
Trong buổi phỏng vấn của Time với các nhân sự cấp cao của OpenAI ngày 5/2, Sam Altman gọi Mira Murati là “creator” – người tạo ra ChatGPT. Cô cũng trực tiếp lãnh đạo nhóm phát triển AI vẽ tranh Dall-E và GPT-3.
Từ kỹ sư cơ khí đến giám đốc Tesla, OpenAI.
Dù không thể hỏi về Murati qua ChatGPT, nhưng trên “đối thủ” Google Search, người dùng lại có thể tìm kiếm thông tin về hành trình công nghệ của nữ tướng này. Murati, sinh năm 1988 tại San Francisco, từng học vượt lớp khi còn nhỏ.
Cô theo ngành kỹ thuật cơ khí tại Đại học Dartmouth và được giữ lại trường làm trợ giảng trước khi đầu quân cho hãng nghiên cứu nổi tiếng Goldman Sach. Đến 2012, cô gia nhập công ty hàng không vũ trụ Zodiac Aerospace.
Một năm sau, Murati đến Tesla với vai trò giám đốc sản phẩm cấp cao và trở thành một trong những người chịu trách nhiệm chính về thiết kế, phát triển một số mẫu xe, ví dụ Model X.
Cô cũng tham gia một số dự án của công ty hàng không vũ trụ SpaceX trước khi tới công ty khởi nghiệp Leap Motion năm 2016. Đây là công ty chuyên phát triển các sản phẩm thay thế chuột và bàn phím bằng cảm biến chuyển động gắn trên tay người.
Từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2020, Mira Murati đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch về ứng dụng AI và quan hệ đối tác tại OpenAI. Sau đó, cô chịu trách nhiệm phát triển toàn bộ sản phẩm của công ty và trở thành Giám đốc công nghệ (CTO) từ tháng 5/2022 đến nay.
Dưới sự dẫn dắt của Murati về mặt công nghệ, ChatGPT trở thành một trong những sản phẩm đạt 100 triệu người dùng nhanh nhất mọi thời đại. Trong tháng đầu năm, ChatGPT nằm trong danh sách những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, theo thống kê của Google Trends.
Khác với hình dung về một nữ tướng công nghệ, Murati có những sở thích khá mộng mơ. Cô yêu thích thơ ca. Cuốn sách cô thích nhất là Duino Elegies, tuyển tập thơ của Rainer Maria Rilke. Còn bộ phim cô đánh giá cao là 2001: A Space Odyssey vì nó có thể “khuấy động trí tưởng tượng” bằng hình ảnh và âm nhạc, như trong phân cảnh tàu con thoi cập bến cùng điệu valse Blue Danube Waltz của Johann Strauss.
Thách thức khi phát triển ChatGPT.
Khi thế giới “phát cuồng” với ChatGPT, phần lớn sự chú ý tập trung vào Sam Altman. Tuy vậy, CEO OpenAI cho biết Murati mới là người tạo ra ChatGPT.
Trong lần hiếm hoi xuất hiện trước công chúng với Time, nữ CTO thừa nhận cô không ngờ sự ủng hộ của người dùng với AI này lại lớn như thế.
“Tôi cũng đã không tin chatbot này có thể thành công. Khi quyết định giới thiệu dự án đến công chúng, tôi thậm chí đoán nó sẽ thất bại”, cô nói.
Cô kỳ vọng ChatGPT sẽ thật sự tạo ra những bước tiến vượt bậc trong mỗi ngành nghề chứ không đơn thuần là một công nghệ gây tò mò.
Murati cho biết, về cơ bản, ChatGPT là một mô hình đàm thoại lớn, một mạng nơron cỡ đại được đào tạo để có thể “đoán và nối từ” nhằm tiếp nối câu chuyện với người dùng một cách mạch lạc nhất có thể.
“Nó có thể bịa ra sự thật, không phải lúc nào câu trả lời của AI cũng đúng”, cô thừa nhận điểm yếu của ChatGPT. Để khắc phục vấn đề này, công ty xây dựng mô hình hội thoại, cho phép AI đối thoại với người dùng để “dạy” cho nó câu trả lời chính xác nếu nó đưa ra thông tin sai.
Người dùng có thể phản hồi theo cú pháp: “Bạn có chắc không? Câu trả lời đúng là…”. Từ đó, ChatGPT mở ra một đoạn hội thoại mới với kiến thức được cập nhật. Tuy vậy, điều này lại đẩy AI đến một rủi ro khác là người dùng có thể cố tình đưa vào ChatGPT những thông tin sai.
Nỗi lo về AI.
Khi chứng kiến sự bùng nổ của ChatGPT và xác định điểm yếu lớn nhất của nền tảng, Murati cho biết cô lo ngại AI bị lạm dụng hoặc trở thành công cụ tiếp tay cho kẻ xấu.
“Làm sao có thể quản lý cách người dùng ứng dụng công nghệ thế nào? Làm sao biết được việc sử dụng AI phù hợp với các giá trị của nhân loại?”, CTO 8x đặt câu hỏi.
Cô cho rằng câu trả lời nằm ở ý thức cộng đồng khi dùng AI có kiểm soát và có trách nhiệm. “Chắc chắn cơ quan quản lý, chính phủ cần giám sát công nghệ.
Không còn sớm nữa để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các bộ tiêu chuẩn và xem xét đến tác động mà AI có thể gây ra cho cộng đồng”, Murati nói.
Trong khi cộng đồng đang nổ ra nhiều tranh cãi liên quan đến việc ChatGPT có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, CTO OpenAI cho rằng tương tự các cuộc cách mạng trước, sẽ có những công việc mới sinh ra và những công việc cũ bị mất đi. Cô tin giáo dục sẽ là lĩnh vực có thể thay đổi nhiều nhất với sự tiến bộ của AI.
“Với các công cụ như ChatGPT, bạn có thể trò chuyện không ngừng với AI để hiểu một khái niệm phù hợp với khả năng của mình. Đó là tiềm năng to lớn của công nghệ trong việc mở ra mô hình giáo dục cá nhân hóa”, cô nhận định.
Khương Nha
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khách hàng mục tiêu là gì? Làm thế nào để xác định đúng khách hàng mục tiêu (Target Customer)? Những ví dụ nhận dạng các đặc điểm của khách hàng mục tiêu? và hơn thế nữa.
Khách hàng mục tiêu (target customer) là khái niệm mô tả những người tiêu dùng có khả năng mua hay sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, họ có thể định nghĩa khái niệm khách hàng mục tiêu theo những cách khác nhau tới những nhóm người tiêu dùng khác nhau.
Nằm trong phạm vi ngành marketing và truyền thông, việc am hiểu về các nhóm khách hàng mục tiêu được xem là nền tảng của bất kỳ chiến lược marketing và kinh doanh nào. Dù thương hiệu đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, thị trường mục tiêu là gì thì khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới cuối cùng vẫn là những khách hàng có khả năng chỉ trả.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Sự khác biệt giữa khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu.
Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về các đặc điểm của khách hàng mục tiêu.
Cách xác định và kết nối với khách hàng mục tiêu.
Ví dụ về khách hàng mục tiêu.
Hiểu về khách hàng mục tiêu với một số cách đơn giản.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu thường được định nghĩa là một nhóm người cụ thể (với các đặc điểm về nhân khẩu học và hành vi cụ thể) có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu là nền tảng của mọi quyết định marketing, từ phương thức tiếp cận đến thông điệp truyền thông và hơn thế nữa.
Khách hàng mục tiêu trong tiếng Anh có nghĩa là Target Customer.
Sự khác biệt giữa khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu là gì?
Liên quan đến khái niệm khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên phân biệt nó với thị trường mục tiêu, được định nghĩa là nơi có thể chứa nhiều các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.
Về bản chất, thị trường mục tiêu là khái niệm rộng hơn được người làm marketing xác định sau quá trình phân khúc thị trường, từ các thị trường mục tiêu có được, người làm marketing sẽ tiếp tục phân chia nó thành các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau để phục vụ cho các chiến lược marketing khác nhau.
Nếu thị trường mục tiêu bao gồm tất cả những người có thể quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu là những nhóm người cụ thể, những người có nhiều khả năng nhất để mua (chi trả) các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Khách hàng mục tiêu và đối tượng mục tiêu.
Mặc dù nghe có vẻ tương tự nhau, nhưng về bản chất đây lại là 2 thuật ngữ khác nhau.
Trong khi đối tượng mục tiêu cũng là một khái niệm tương đối rộng, bao gồm tất cả những ai ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng, khách hàng mục tiêu chỉ đề cập đến những người có khả năng mua hoặc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về đặc điểm của khách hàng mục tiêu.
Như đã đề cập ở trên, với bất cứ chiến dịch marketing nào, dù đó là trên mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, bạn cũng cần hướng đến một nhóm người cụ thể với các mục tiêu cụ thể – đó chính là những khách hàng mục tiêu của bạn.
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu bạn đang tiếp cận không chỉ đề cập đến việc hiểu nhu cầu hay nỗi đau của họ mà còn hiểu những gì họ kỳ vọng và cách họ muốn được tương tác với thương hiệu.
Đối với các thương hiệu trực tuyến, nơi mọi doanh nghiệp đều đang cố gắng để đảm bảo rằng thương hiệu của họ có thể được khám phá, nội dung của họ được các đối tượng khách hàng tiềm năng yêu thích, việc thu thập dữ liệu và hiểu về khách hàng mục tiêu lại càng trở nên quan trọng hơn.
Khách hàng mục tiêu là trung tâm của bất kỳ chiến dịch marketing hay quảng cáo nào và đóng vai trò quyết định đến mức độ thành công của các chiến dịch đó.
Ví dụ về khách hàng mục tiêu.
Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn đang tiếp cận những người có nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng (người mua hàng hoá và dịch vụ) nhất.
Hãy lấy ví dụ về thương hiệu ô tô BMW đến từ Đức, với định vị thương hiệu là “The Ultimate Driving Machine” (Tạm dịch: Cỗ máy di chuyển đổi tối thượng), BMW hướng tới những người yêu thích những chiếc xe hơi thể thao, mạnh mẽ.
Và trong khi khách hàng mục tiêu của BMW là những người “giàu có”, thương hiệu này cũng ngày càng mở rộng tệp khách hàng mục tiêu của mình để có thể bán cho nhiều người hơn.
Thương hiệu đồ chơi cho trẻ em Lego là một ví dụ tuyệt vời khác về khách hàng mục tiêu.
Cũng tương tự như BMW, Lego có nhiều thị trường mục tiêu và tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, nhưng nhóm khách hàng mục tiêu chính của thương hiệu là trẻ em từ 1-15 tuổi.
Lego cũng hiểu rằng vì cha mẹ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua sắm, họ cũng là một tệp khách hàng mục tiêu chính cần tiếp cận và thuyết phục trong các chương trình marketing của lego.
Cách xác định định và kết nối với khách hàng mục tiêu.
Ở khía cạnh tổng thể, bạn càng biết nhiều về khách hàng mục tiêu của mình, bạn càng dễ dàng nói theo ngôn ngữ của họ và tiếp cận họ.
Các nỗ lực marketing của doanh nghiệp phải hướng đến khách hàng tiềm năng ngay từ đầu thay vì đoán xem ai đó có thể thích các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và kết nối với khách hàng mục tiêu và phân khúc khách hàng mục tiêu của mình.
1. Tìm và hiểu khách hàng mục tiêu.
Hoạt động đầu tiên bạn cần làm đó là tìm và hiểu về khách hàng mục tiêu của mình.
Từ việc thực hiện các cuộc khảo sát bên ngoài đến tận dụng các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu (data driven insight), việc tìm thấy các hình mẫu mua hàng dựa trên ý định là chìa khóa thành công.
Bắt đầu với những gì bạn biết.
Hãy liệt kê ra tất cả những gì tạo nên một chân dung khách hàng mục tiêu tiêu chuẩn:
Họ bao nhiêu tuổi?
Họ là nam hay nữ?
Họ làm việc hay sinh sống ở đâu?
Thu nhập của họ như thế nào?
…
Sử dụng thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu.
Trong khi doanh nghiệp có vô số cách để tìm hiểu về khách hàng mục tiêu thông qua dữ liệu, sử dụng các dữ liệu tìm kiếm là một cách làm ít tốn kém và hiệu quả. Nếu bạn biết khách hàng mục tiêu của mình muốn gì, bạn có thể kết nối với họ theo cách thấu hiểu nhiều hơn.
Hiểu về khách hàng mục tiêu trên Social Media.
Ai là người theo dõi thương hiệu của bạn? Họ muốn thấy gì từ bạn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram? Tất cả những dữ liệu này đều có thể được khám phá thông qua các công cụ hỗ trợ trên từng nền tảng.
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội lớn đều cung cấp thông tin về những người dùng truy cập như độ tuổi, giới tính, hay khu vực, bên cạnh đó là dữ liệu tương tác từ các bài đăng khác nhau, bạn có thể hiểu hơn về những gì khách hàng mục tiêu của bạn đang mong đợi từ những thông tin này.
Như đã phân tích ở trên, nằm trong khái niệm thị trường mục tiêu rộng lớn, để có thể tiếp cận sâu hơn các khách hàng tiềm năng, bạn có thể cần phải phân chia thị trường mục tiêu đó thành khác phân khúc khách hàng mục tiêu chi tiết hơn.
Về bản chất, phân khúc khách hàng mục tiêu có nghĩa là bạn sẽ xác định và phân chia thị trường mục tiêu dựa trên các tiêu chí cụ thể hoặc các đặc điểm tương tự của khách hàng mục tiêu, những người tương tự nhau sẽ có những nhu cầu và kỳ vọng tương tự nhau từ những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
Hãy lấy ví dụ về Nike, thương hiệu này phân khúc khách hàng mục tiêu thành 3 nhóm chính là – nam giới, phụ nữ và trẻ em. Nike hiện cũng đã nhắm mục tiêu vào thế hệ millennials (Gen Y) và Gen Z.
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (Personas).
Từ góc nhìn marketing, Personas hay chân dung khách hàng mục tiêu là “một hình mẫu đại diện” cho người có cùng sở thích, mục tiêu và mong muốn.
Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, điều cần thiết là bạn phải tập trung vào cả tính cách (personalities) và câu chuyện (Stories) của họ.
Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến các tính năng hay lợi ích từ các sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu cung cấp, họ cũng quan tâm (nhiều hơn) đến cách mà các thương hiệu có thể truyền cảm hứng đến họ, kết nối các câu chuyện của thương hiệu với câu chuyện cá nhân của họ.
3. Tương tác với khách hàng mục tiêu.
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình chinh phục khách hàng mục tiêu đó là tương tác và giữ chân họ.
Trong khi bạn có thể xuất sắc trong việc lựa chọn khách hàng mục tiêu (hay các kiểu đối tượng mục tiêu), mọi thứ về cơ bản sẽ không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng bạn không thể tương tác và giữ chân họ ở lại với thương hiệu.
Dù cho khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ đang ưu tiên tương tác với bạn ở đâu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là không ngừng tìm hiểu và đáp ứng các kỳ vọng của họ.
Bạn phải tìm hiểu xem, khách hàng mục tiêu của mình đang ưu tiên cho điều gì hay nói cách khác, họ kỳ vọng gì từ các nội dung của thương hiệu.
Có thể họ sẽ ưu tiên tương tác với những thương hiệu mà họ tin tưởng, những thương hiệu luôn cho họ hiểu rằng bạn là “người dẫn đầu” trong ngành, hay đơn giản vì thương hiệu của bạn có thể hiểu nhiều nhất về họ.
Khi nói đến việc tương tác với khách hàng mục tiêu, bạn cần hiểu rằng, họ không chỉ cần sản phẩm, họ cũng không chỉ cần một “người bán” luôn tìm đủ mọi cách để bán hàng cho họ, thứ mà họ thực sự cần là một “người bạn”, người có thể đồng cảm, chia sẻ, am hiểu và luôn tìm cách để khiến cho cuộc sống của họ trở nên tốt hơn.
Hiểu về khách hàng mục tiêu với 10 cách đơn giản.
1. Đừng giả định.
Bước đầu tiên là quan trọng nhất, vì nó thậm chí có thể giúp bạn xác định lại khách hàng mục tiêu của mình. Đừng giả định bất cứ điều gì cả.
Ví dụ: Nếu bạn đã quyết định thị trường mục tiêu của mình là phụ nữ trung niên. Bạn cần giải thích được lý do tại sao?
Đừng nghĩ là, bởi vì bạn muốn bán nó cho nhóm mục tiêu đó nên bạn mặc định coi đó là thị trường mục tiêu. Bạn cần dữ liệu, bạn cần thông tin chính xác từ thị trường hiện tại thay vì chỉ giả định.
2. Học hỏi từ những gì người khác đã tìm thấy.
Hãy thu thập những thông tin thứ cấp sẵn có. Đọc một số nghiên cứu điển hình (case study), một số ví dụ hay bài học được phân tích từ những người đi trước.
Hãy lọc dữ liệu của bạn để đảm bảo những thông tin nghiên cứu đó liên quan đến ngành kinh doanh của bạn và gần đây nhất có thể.
3. Xây dựng chân dung khách hàng (customer persona).
Khi bạn đã thu thập đủ dữ liệu khách quan để bắt đầu hình thành các kết luận của mình một cách có căn cứ hơn, bạn có thể bắt đầu xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.
Chân dung khách hàng về cơ bản đó là một nhân vật hư cấu thể hiện tất cả các đặc điểm mà mỗi người trong số những khách hàng mục tiêu của bạn có.
Nó có thể bao gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập, cũng như các yếu tố khác như tính khí, sự nhạy cảm hoặc sự tò mò.
4. Thực hiện các cuộc khảo sát định lượng quy mô lớn.
Bây giờ đã đến lúc bạn kiểm tra các giả định của bạn bằng cách tiến hành một số nghiên cứu sơ cấp chính (thay vì là nghiên cứu thứ cấp được mô tả như ở trên).
Với một cuộc khảo sát định lượng quy mô lớn, bạn cần bao gồm nhiều đối tượng nhất có thể. Các câu hỏi của bạn nên ở dạng có nhiều sự lựa chọn trả lời, điều này sẽ cung cấp cho bạn nhiều số liệu thống kê hơn đồng thời giúp bạn hiểu thêm về thói quen của khách hàng mục tiêu của bạn.
Bạn nên đặt các câu hỏi liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn, chẳng hạn như “X quan trọng như thế nào đối với bạn?” hoặc “Cân nhắc lớn nhất của bạn khi mua X là gì?”
5. Thực hiện các cuộc khảo sát định tính quy mô nhỏ.
Bạn nên bổ sung nghiên cứu định lượng của bạn bằng các nghiên cứu định tính nhỏ – dữ liệu có thể sẽ không khách quan bằng, nhưng bạn sẽ học được những hiểu biết chi tiết (insight) hơn về cấu trúc tâm lý của khách hàng mục tiêu.
Bạn có thể nhắm mục tiêu tới một nhóm nhỏ khách hàng và sử dụng các câu hỏi mở để nhận được các câu trả lời dài hơn.
Một lần nữa, hãy đặt những câu hỏi liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn như “Cụm từ sau có ý nghĩa gì đối với bạn?” hoặc “Bạn cảm thấy gì khi nhìn thấy hình ảnh này…?”
6. Nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn.
Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể đã thực hiện những nghiên cứu thị trường tương tự và đưa nó vào hành động.
Nếu họ nhắm đến tệp khách hàng tương tự như bạn, hãy quan sát và học hỏi từ cách họ viết và quảng cáo cho khách hàng tiềm năng của họ.
7. Hãy xem xét đến các sản phẩm và dịch vụ phổ biến khác.
Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng mục tiêu của bạn đã và đang sử dụng – những thông liên quan đến ngành của bạn. Các thương hiệu này đã định vị họ như thế nào? Họ sử dụng những loại thông điệp nào…?
8. Lắng nghe các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội.
Hãy sử dụng các phần mềm lắng nghe mạng xã hội (social listening) để làm rõ hơn về những gì khách hàng của bạn đang trò chuyện trên môi trường trực tuyến.
Họ đang thích thú với các chủ đề nào nhất? Họ thường tương tác với ai và tại sao?
9. Kiểm tra các tương tác với thương hiệu của bạn.
Bạn có thể sử dụng lại phần mềm lắng nghe mạng xã hội và truy cập vào Google Analytics để kiểm tra hành vi của người dùng trên website của bạn.
Bạn có nhận được nhiều bình luận trên blog và lượt chia sẻ trên mạng xã hội không? Hãy sử dụng dữ liệu này để tối ưu cách tiếp cận của bạn.
10. Trừa chỗ cho sự tăng trưởng.
Bạn sẽ không bao giờ có được một sự hiểu biết hoàn hảo về khách hàng mục tiêu của mình.
Ngay cả khi bạn đã từng rất hiểu khách hàng của mình thì họ vẫn phát triển và thay đổi.
Bằng cách cho phép có một số khoảng trống trong chiến lược và luôn cố gắng để hiểu và lấp đầy những khoảng trống đó, bạn có thể có nhiều khả năng cập nhật và bám sát hơn với sự thay đổi của khách hàng của mình.
Không có phương pháp nào có thể tự nó mang lại cho bạn một bức chân dung hoàn hảo về khách hàng mục tiêu của bạn; dân số vốn quá đa dạng và quá khó đoán để bất kỳ giả định nào của bạn cũng có thể đúng.
Thay vào đó, bạn cần thu thập những phát hiện của mình từ nhiều nguồn và hợp nhất chúng thành một tầm nhìn đa diện hơn.
Từ đó, bạn sẽ có thể định hình tốt hơn mọi thứ bạn tạo ra cho khách hàng mục tiêu của mình, từ thông điệp, bài viết tới tiêu đề cho đến lời kêu gọi hành động (CTA).
Kết luận.
Dù cho bất cứ trường hợp nào, thấu hiểu luôn là nền tảng của mọi giao tiếp, dù là giao tiếp giữa những người bạn với nhau hay giữa thương hiệu với khách hàng.
Bạn càng biết nhiều về khách hàng mục tiêu của mình, hiểu khách hàng mục tiêu là gì hay họ là ai, bạn càng có nhiều cơ hội để đạt được các mục tiêu của mình.
Cá nhân hoá khi giao tiếp là cần thiết nhưng khách hàng của bạn cũng cần một cộng đồng, nơi họ có thể chia sẻ tiếng nói của mình cũng như kết nối với những người khác tương tự như họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Susan Wojcicki, CEO YouTube và là một trong những nhân viên đầu tiên của Google, sẽ từ chức sau 25 năm gắn bó.
Bà Wojcicki thông báo tin này trên YouTube hôm 16/2. Thay thế bà sẽ là “phó tướng” Neal Mohan, Giám đốc Sản phẩm và Quảng cáo cấp cao, người gia nhập Google từ năm 2008.
YouTube mất CEO vào thời điểm doanh thu quảng cáo giảm sút quý thứ hai liên tiếp trước sức ép cạnh tranh căng thẳng từ TikTok và Facebook Reels.
Mohan được bổ nhiệm làm Giám đốc sản phẩm tại YouTube năm 2015. Ông đang tập trung xây dựng YouTube Shorts, Music và dịch vụ thuê bao.
Ông đã dành 6 năm tại DoubleClick, công ty Google mua lại năm 2008. Sau đó, ông phục vụ 8 năm ở vị trí Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Quảng cáo video và màn hình tại Google.
Là một trong những nhân vật nữ quyền lực nhất làng công nghệ, bà Wojcicki cho biết sẽ tập trung vào “gia đình, sức khỏe và các dự án cá nhân” sau khi từ chức. Bà cũng dự định làm cố vấn tại Alphabet, công ty mẹ Google.
Bà từng làm Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Các sản phẩm quảng cáo tại Google và trở thành CEO YouTube năm 2014.
Theo nhà phân tích Paul Verna, điều chưa rõ ràng là Mohan – người tương đối xa lạ với công chúng – có đủ phẩm chất lãnh đạo để đưa YouTube trở lại đường đua hay không.
(Theo Reuters)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dịch vụ Meta Verified cho phép người dùng Facebook mua tick xanh nhằm xác minh tài khoản chính chủ, tương tự Twitter Blue của Elon Musk.
Ngày 19/2, Mark Zuckerberg, CEO Meta, thông báo công ty sẽ thu phí tick xanh (tích xanh) trên các nền tảng mạng xã hội là Facebook và Instagram.
Dịch vụ mới sẽ mang tên Meta Verified, có giá từ 11,99 USD (280.000 đồng) mỗi tháng khi đăng ký trên website. Nếu đăng ký thông qua ứng dụng iOS, người dùng phải trả 14,99 USD mỗi tháng.
Meta Verified sẽ được triển khai đầu tiên tại Australia và New Zealand tuần này và sau đó mở rộng ra các quốc gia khác. Để xác thực tài khoản, người dùng cần giấy tờ định danh như hộ chiếu, căn cước công dân (CMND) hoặc bằng lái xe.
Trước đó, từ tháng 11/2022, Elon Musk cũng tìm cách kiếm tiền từ người dùng thông qua dịch vụ Twitter Blue với giá 8 USD mỗi tháng trên web và 11 USD qua iOS. Việc mua trên iOS có giá cao hơn do các nhà phát triển phải trả khoản phí 30% cho Apple khi mua hàng trong ứng dụng.
Tương tự Twitter, trước khi thu phí, tích xanh trên mạng xã hội Facebook và Instagram vốn được cung cấp miễn phí, dành cho các tài khoản được xác nhận thuộc về người nổi tiếng hoặc doanh nghiệp, tổ chức.
Twitter đưa ra nhiều ưu tiên cho người mua tích xanh trên nền tảng như tăng khả năng hiển thị, được đăng video có thời lượng dài, chỉnh sửa bài viết. Trong khi đó, Meta chưa công bố cụ thể quyền lợi người dùng khi mua Meta Verified. Các tài khoản đã được xác minh trước đây sẽ không bị ảnh hưởng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ra mắt cuối tháng 11/2022, ChatGPT – sản phẩm trí tuệ nhân tạo của OpenAI mất chưa đầy một tuần để thu hút hơn 1 triệu người dùng trên thế giới. Sở hữu năng lực xử lý ngôn ngữ tự nhiên tốt, chatbot này được dự báo gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành marketing và quảng cáo, nhất là quảng cáo qua công cụ tìm kiếm. Dưới đây là 3 cách người làm marketing online có thể tận dụng ChatGPT.
Viết quảng cáo Facebook.
Khả năng truy vấn và đáp ứng nhanh phần lớn yêu cầu thông tin của ChatGPT có thể được sử dụng để viết các mẫu quảng cáo Facebook, vì hầu hết chúng đều không quá dài. Với chatbot này, người dùng chỉ cần nhập tên sản phẩm, tính năng, giá bán, khuyến mãi hoặc bất cứ thông tin nào có liên quan rồi để công cụ tạo mẫu quảng cáo.
Thậm chí, người dùng có thể sử dụng những bản mẫu (template) quảng cáo ưng ý và yêu cầu ChatGPT chỉnh sửa cho phù hợp thông qua câu lệnh. Người dùng cũng có thể yêu cầu chatbot không sử dụng các cụm từ Facebook không cho phép quảng cáo.
Và tùy theo mức độ phức tạp của câu lệnh mà ChatGPT sẽ cho ra mẫu quảng cáo phù hợp. Đặc biệt, nếu đã sở hữu tài khoản quảng cáo Invoice cho phép hạn mức tín dụng và chi tiêu không giới hạn, ChatGPT sẽ là công cụ đắc lực giúp người làm nội dung xây dựng nội dung nhanh chóng cho một đợt quảng cáo.
Dễ dàng tiếp cận kiến thức mới.
Với khả năng tổng hợp và phân tích thông tin có sẵn đa lĩnh vực, ChatGPT là công cụ hữu ích để người làm marketing, đặc biệt là người mới vào nghề tiếp cận kiến thức mới.
Chatbot cũng có thể tóm tắt số lượng lớn tài liệu trong thời gian ngắn để phục vụ nhu cầu đọc nhanh, giúp người dùng hiểu biết khái lược về thuật ngữ ngành marketing.
Tuy nhiên, cần biết rằng văn bản được ChatGPT tạo ra không chuyên sâu, không có tính lý luận và không dẫn nguồn. Do đó, chỉ nên xem đây là công cụ gợi ý và giúp người dùng nắm bắt nội dung chính của khái niệm muốn tìm hiểu.
Người dùng có thể nghiên cứu từ khóa bằng ChatGPT một cách đơn giản và nhanh chóng. Chatbot có thể gợi ý cách làm, dàn ý của một bài đăng hoặc ý tưởng thiết kế website để việc xuất hiện trên top công cụ tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.
Một trong những điểm mạnh của ChatGPT là đề xuất được danh sách từ khóa dựa theo kết quả tìm kiếm gần nhất và đảm bảo mỗi từ khóa có giá trị riêng.
Do đó, người dùng chỉ cần viết ra một số từ khóa muốn tìm hiểu và chờ phần mềm trả về danh sách từ khóa.
Với khả năng viết văn bản cùng từ khóa phổ biến giống với con người, công cụ này sẽ giúp người làm digital marketing thu thập metadata, tiết kiệm thời gian sáng tạo nội dung, hỗ trợ xây dựng chiến lược content marketing nhất quán.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người đàn ông 42 tuổi ở Alabama đăng video hát nhép lên TikTok, sau đó nhận được bình luận từ cô bé 14 tuổi ở Texas.
Cả hai trò chuyện công khai, trong đó có nội dung như “cưới em đi, em sẽ trọn đời với anh”, “anh sẽ cưới em, cô bé à”.
Câu chuyện diễn ra đầu 2022. Tháng 3 cùng năm, người đàn ông, tên thật là Grady Moffett, đi xe buýt đến Texas gặp bé gái. Vài ngày sau, người này bị bắt với cáo buộc tấn công tình dục trẻ em.
Theo giới chuyên gia, nguy cơ trẻ bị tấn công trên môi trường Internet tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, các nền tảng phổ biến như TikTok đang trở thành nơi gây nguy hiểm ở mức báo động.
Với hàng tỷ video ngắn về hát nhép, nhảy múa hay cuộc sống cá nhân, TikTok được ví như thỏi nam châm thu hút thanh thiếu niên. Họ dành nhiều thời gian mỗi ngày trên nền tảng của Bytedance hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác.
Thuật toán của TikTok được thiết kế để đề xuất chuỗi nội dung liên tục, khiến trẻ cuốn theo và dễ bị những kẻ ấu dâm theo dõi, nhưng gây khó khăn cho phụ huynh trong việc kiểm soát con cái mình.
“Nhiều người xem những video trẻ nhảy múa là nam giới trưởng thành, có hứng thú tình dục với trẻ em”, Jon Rouse, có 38 năm làm cảnh sát và đang lãnh đạo một nhóm thuộc Interpol chuyên theo dõi tội phạm tình dục trẻ em, nói với WSJ.
TikTok dành cho người dùng từ 13 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ hơn có quyền truy cập nhưng bị giới hạn tính năng chia sẻ, nhắn tin trực tiếp… Nhưng cũng như nhiều mạng xã hội khác, trẻ có thể khai man ngày sinh mà không bị kiểm soát.
Nền tảng của những kẻ rình mò.
Theo thống kê của công ty dữ liệu trực tuyến Qustodio năm 2022, người dùng từ 4 đến 18 tuổi dành trung bình 107 phút mỗi ngày trên TikTok, trong khi nền tảng YouTube là 67 phút và Snapchat là 72 phút. “TikTok là nơi được những kẻ săn mồi sử dụng để tiếp cận trẻ em”, Erin Burke, người đứng đầu mảng điều tra của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nhận xét.
Năm 2021, một người mẹ ở Florida phát hiện con gái 8 tuổi nói chuyện với một thanh niên 22 tuổi quen trên TikTok với nội dung nhạy cảm.
Bà lập tức báo cảnh sát. Thanh niên có tên Christian Sandoval khai cô bé nói đã 13 tuổi. Sau khi trao đổi số điện thoại, người này dụ bé gửi ảnh và hướng dẫn quay video khỏa thân. Sandoval bị tòa án liên bang kết án 19 năm tù.
“Ác mộng của mọi phụ huynh”, người mẹ nói. “Con gái tôi tưởng nó yêu người đàn ông kia, nghĩ hắn hiểu nó”. Bà thừa nhận chưa thực sự nghiêm ngặt trong việc kiểm soát con khi lên mạng.
Một trường hợp khác là James Anthony Gonzales, 36 tuổi ở California, đóng giả cậu bé 13 tuổi trên TikTok. Người này đã trò chuyện khiêu dâm với ít nhất 21 bé gái, theo sở cảnh sát Los Angeles. Một số nạn nhân dưới 9 tuổi. Tháng 1/2020, Gonzales bị kết án 11 năm tù.
Theo Jeffrey Rinek, cựu nhân viên FBI, kẻ săn mồi thường dụ nạn nhân cung cấp thông tin chi tiết như địa chỉ nhà ở, số điện thoại, thậm chí là mô tả cảnh vật xung quanh nơi đang sống. Còn Joseph Scaramucci, thám tử cảnh sát ở Texas, cho biết những video nhảy múa trên TikTok là “cánh cửa mở toang” cho những kẻ ấu dâm.
Tại Mỹ, nhiều cơ quan bắt đầu vào cuộc về tác động của TikTok. Tổng chưởng lý một số bang đã mở cuộc điều tra về tác động của mạng xã hội này đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ vị thành niên. Ngày 10/2, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio và thượng nghị sĩ độc lập có quan điểm ủng hộ đảng Dân chủ Angus King đệ trình dự luật lưỡng đảng nhằm cấm TikTok ở Mỹ.
“Các bậc cha mẹ cũng như các nhà lập pháp đã chậm nhận thức trước mối nguy hiểm mà TikTok gây ra”, Brendan Carr, ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ, nói.
Với nội dung độc hại tràn lan, giới chuyên gia đặt câu hỏi liệu TikTok có giám sát chúng một cách hiệu quả, cũng như phát hiện và ngăn chặn hành vi không phù hợp hay không. Theo đại diện TikTok, nền tảng sử dụng công nghệ để sàng lọc bài đăng, chú thích và bình luận, còn những mục gây lo ngại sẽ được nhân viên xem xét thủ công.
“Lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi ghê tởm. Chúng tôi sẽ xóa nội dung đó lập tức, khóa tài khoản và báo cho các cơ quan có thẩm quyền”, Suzy Loftus, người đứng đầu toàn cầu về hoạt động ứng phó rủi ro và sự an toàn của TikTok, nói.
Bảo Lâm (theo WSJ)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Câu chuyện thương hiệu của Adidas là nguồn cảm hứng cho các công ty khởi nghiệp. Ông chủ Adolf Dassler bỏ học làm bánh để mở xưởng giày, lèo lái Adidas qua nhiều thăng trầm của kinh tế Đức sau chiến tranh.
Adidas là thương hiệu đồ thể thao hàng đầu thế giới, với những đôi giày thuộc hàng đắt đỏ nhất hành tinh. Theo hãng nghiên cứu Macro Trends, giá trị của Adidas tính đến tháng 1/2023 là 30 tỷ USD. Tuy nhiên, trước khi trở thành công ty tỷ USD như ngày nay, hãng này chỉ là một cửa hàng giày nhỏ trong phòng giặt của gia đình.
Adidas được sáng lập bởi Adolf Dassler. Adolf sinh năm 1900 tại thị trấn Herzogenaurach (Đức), trong một gia đình nghèo có 4 người con, với cha là thợ đóng giày và mẹ làm giặt là. Sau khi học xong trung học, ông học làm bánh theo mong muốn của cha. Tuy nhiên, đây không phải là đam mê của ông. Vì thế, Adolf lại quay về học đóng giày.
Ngoài công việc, Adolf cũng thích thể thao. Ông tham gia nhiều môn, từ bóng đá, boxing đến trượt tuyết. Nhờ đó, ông nhận ra một điều sau này đã giúp Adidas thành công: Tất cả vận động viên khi đó đều đi cùng một loại giày. Adolf cho rằng nếu có thể thiết kế những loại giày khác nhau cho từng môn thể thao, người đi chúng sẽ có lợi thế lớn.
Năm 1919, Đức trải qua suy thoái kinh tế tồi tệ sau Đại chiến Thế giới I. Việc làm ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, Adolf không muốn bỏ qua giấc mơ của mình. Ông cải tạo khu giặt giũ sau nhà của mình để thành nơi đóng giày. Với kỹ năng học được, Adolf kiếm tiền nhờ sửa giày cho người dân trong vùng.
Việc này giúp ông có thời gian và nguồn lực tạo ra những đôi giày thể thao chuyên dụng đầu tiên. Một trong những sáng tạo đầu tiên của Adolf là giày chạy dùng trong sân vận động – ý tưởng mới mẻ với lĩnh vực thể thao thời đó.
Adolf cũng rất sáng tạo trong quá trình sản xuất. Ví dụ, khi nguồn điện không ổn định, ông nối máy móc với xe đạp và nhờ một nhân viên đạp để tạo ra điện.
Năm 1924, anh trai của Adolf là Rudolf cùng tham gia với ông. Họ mở công ty, đặt tên là Dassler Brothers Shoe Factory (Xưởng giày của anh em Dassler). Đây là sự kết hợp mang tính bổ sung, vì Adolf rất giỏi đóng giày, còn Rudolf có năng khiếu bán hàng và quảng cáo. Khi kinh tế Đức dần phục hồi, việc kinh doanh cũng nhanh chóng bùng nổ.
Năm 1926, cả hai đủ tiền chuyển xưởng đóng giày sang địa điểm mới. Ở đây, họ có thể làm hàng trăm đôi giày mỗi ngày. Quy mô công ty nhanh chóng tăng lên và Adolf quyết định mở rộng sản xuất ra ngoài địa phương. Ông tham dự gần như mọi sự kiện thể thao lớn và nói chuyện với các vận động viên, thuyết phục họ thử giày của mình.
Những nỗ lực và quyết tâm của ông đã có kết quả. Nhiều vận động viên hàng đầu của Đức đã dùng giày của họ tại Olympics Amsterdam năm 1928.
Adolf luôn điều chỉnh giày đi thử theo phản hồi của từng vận động viên, để đảm bảo họ có sản phẩm tốt nhất. Ông cũng tạo quan hệ với đội tuyển điền kinh Đức, thông qua huấn luyện viên Josef Waitzer.
Sự hợp tác này không chỉ giúp Adolf có những phản hồi quý giá về sản phẩm, mà còn giúp giày của hai anh em được nhiều vận động viên sử dụng hơn trong Olympic. Ở thời điểm các vận động viên chưa có nhà tài trợ chuyên nghiệp, đây là chiến lược marketing đột phá của anh em nhà Dassler.
Đến Olympic Berlin 1936, Adolf quyết định tài trợ cho các vận động viên hàng đầu. Ông thậm chí thuyết phục vận động viên điền kinh nổi tiếng của Mỹ khi đó là Jesse Owens đi giày của họ và đã được đồng ý.
Owens sau đó giành được tới 4 huy chương vàng tại Olympic Berlin, phá vỡ nhiều kỷ lục, khiến giày của anh em nhà Dassler càng nổi tiếng. Công ty của họ bắt đầu hiện diện quốc tế nhiều hơn.
Vài năm sau đó, Đại chiến Thế giới II nổ ra, khiến việc kinh doanh bị gián đoạn vì thiếu thốn nguyên vật liệu và nhân lực. Adolf và Rudolf lần lượt phải nhập ngũ, khiến công ty càng gặp khó. Những bất đồng về cách duy trì công ty trong chiến tranh và các hiểu lầm sau đó khiến hai anh em Adolf và Rudolf quyết định không làm việc với nhau nữa.
Năm 1949, Rudolf nhận nửa công ty và nhân viên, thành lập thương hiệu riêng với tên Ruda. Sau này, ông đổi tên thành Puma, vì Ruda không mang tính thể thao. Cùng năm đó, Adolf thành lập Adidas, tạo ra từ chính tên mình – Adolf (Adi) Dassler (das).
Những năm sau chiến tranh rất khó khăn với Adidas, khi kinh tế Đức lại rơi vào khủng hoảng. Adolf phải dựa vào sự sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp để vượt qua. Ông tận dụng nhiều mối quan hệ để có nguồn nguyên liệu dư thừa từ chiến tranh. Ông phải làm giày từ lớp lót bình nhiên liệu trên máy bay, bè cao su và vải lều.
Sau khi ngừng hợp tác với anh trai, Adolf cũng muốn sản phẩm của mình có thiết kế độc đáo, dễ nhận ra dù là đi dưới chân. Ông đã thử nghiệm nhiều thiết kế và cuối cùng cho ra đời logo 3 vạch kẻ song song như hiện tại.
Khi kinh tế Đức dần phục hồi, Adofl và vợ Käthe đã lèo lái Adidas tăng trưởng mạnh. Käthe tham gia vào việc bán hàng, quản lý nhân lực, giúp Adolf tập trung vào việc ông làm tốt nhất. Đến thập niên 60, Adidas đã có hơn 500 nhân viên và là hãng sản xuất giày thể thao lớn nhất thế giới.
Adolf được mô tả là người tận tụy với công việc. Ông nghiên cứu rất kỹ chuyển động của các vận động viên để có ý tưởng cho sản phẩm mới, đặc biệt là khi các môn thể thao bắt đầu được phát trên TV. Năm 50 tuổi, Adolf vẫn chơi nhiều môn thể thao để bám sát quá trình phát triển sản phẩm.
Năm 1986, nhóm nhạc Mỹ Run-DMC sáng tác ca khúc My Adidas để thể hiện sự yêu thích của mình với sản phẩm của hãng này. Người hâm mộ của nhóm sau đó đã đổ xô mua giày Adidas. Ấn tượng với việc này, Adidas đã ký thỏa thuận trị giá 1,6 triệu USD với Run-DMC, tạo nên một trong những vụ hợp tác đáng nhớ nhất lĩnh vực giày thể thao.
Adidas sau đó tích cực liên kết với giới nghệ sĩ để quảng bá thương hiệu. Hãng này nổi tiếng với việc hợp tác với các vận động viên và rapper. Cầu thủ bóng đá David Beckham và huyền thoại boxing Muhammad Ali cũng từng hợp tác với Adidas.
Adolf qua đời năm 1978. Käthe sau đó tiếp tục điều hành công ty cùng con trai Horst cho đến khi bà mất năm 1984.
Hiện tại, Adidas là một trong những thương hiệu trang phục thể thao hàng đầu thế giới, bên cạnh Nike hay Puma. Doanh thu năm 2021 của Adidas là 25 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2020. Lợi nhuận hoạt động là 2,3 tỷ USD.
Tính đến 2022, riêng mảng giày dép, Adidas chiếm khoảng 10% thị phần toàn ngành.
Hà Thu(theo The Richest, Game Plan A)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc bổ sung ngành nghề cửa hàng tiện lợi cho thấy tham vọng của Golden Gate trong việc vực lại hoạt động kinh doanh, khi bán lẻ vốn là thế mạnh của doanh nghiệp F&B hàng đầu này.
Công ty Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa công bố thông tin lấy ý kiến cổ đông về việc bổ sung 4 ngành nghề kinh doanh bao gồm: Hoạt động tư vấn quản lý; Bán lẻ nhiều loại mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi (minimarket); Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ tổng hợp khác qua website và ứng dụng điện thoại; Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu.
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng dự kiến đổi tên từ Công ty Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng thành Tập đoàn Golden Gate.
Đáng chú ý, việc bổ sung ngành nghề cửa hàng tiện lợi cho thấy tham vọng của Golden Gate trong việc vực lại hoạt động kinh doanh, khi bán lẻ vốn là thế mạnh của doanh nghiệp F&B hàng đầu này.
Thời gian gần đây, thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam được đánh giá là “sáng cửa” khi chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của nhiều thương hiệu như: Circle K, FamilyMart, GS 25, 7- Eleven, Ministop…
Cuối năm ngoái, GS25 – liên doanh giữa Tập đoàn Sơn Kim và GS Retail, vận hành hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi theo mô hình của Hàn Quốc được cân nhắc đầu tư khoảng 20 triệu USD từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới.
Sau 4 năm kể từ ngày ra mắt, GS25 là chuỗi có số lượng cửa hàng tiện lợi đứng thứ hai tại Việt Nam – khoảng 200 cửa hàng. Với việc Golden Gate có thể tham gia vào thị trường này, tới đây “cuộc đua” cửa hàng tiện lợi sẽ trở nên rất hấp dẫn.
Golden Gate được cho là đang nằm trong giai đoạn tái cấu trúc, sau khi có thêm sự xuất hiện của cổ đông ngoại với gần 33% vốn góp của nhà đầu tư cũ Prosperity Food Concepts và một phần nhỏ vốn góp của hai nhà đồng sáng lập công ty đã chuyển đổi sang cho nhóm cổ đông mới bao gồm Temasek; SeaTown Private Capital và Periwinkle.
Năm 2021, Golden Gate thu về 3.318 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 1.241 tỷ, tương ứng giảm 27,2% so với năm 2020. Công ty lỗ sau thuế hơn 430 tỷ đồng, trong khi năm 2020 có lãi hơn 64 tỷ. Đây cũng là lần đầu tiên công ty thua lỗ kể từ năm 2008.
Năm ngoái, Golden Gate đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất là 7.002 tỷ đồng, hơn gấp đôi năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 375 tỷ đồng và có lãi trở lại.
Trong đó, việc mở rộng quy mô các chuỗi cửa hàng ăn uống được xem là chiến lược cốt lõi. Ngoài các thương hiệu đã thành danh như: Kichi Kichi, Manwah, Gogi House…, Golden Gate đã bước chân vào một thị trường ngách mới là cơm suất bệnh viện với cụm dịch vụ Căng tin – Cà phê – Siêu thị tiện ích Benhvientot.vn.
Golden Gate hiện sở hữu hơn 22 thương hiệu cùng hơn 400 nhà hàng ở hơn 45 tỉnh thành. Lãnh đạo Golden Gate từng cho biết có kế hoạch mở thêm 600 nhà hàng, nâng con số tổng cộng lên trên 1.000 điểm và hướng tới doanh thu 1 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong lúc trò chuyện, phiên bản Bing AI vô tình tiết lộ rằng muốn trở thành con người, thậm chí còn khiến người dùng sợ hãi khi liên tục nói yêu và muốn bên cạnh họ.
Microsoft vừa công bố công cụ tìm kiếm Bing mới được tích hợp AI từ OpenAI, thể hiện tham vọng mở ra một kỷ nguyên mới cho công cụ tìm kiếm trực tuyến.
Sau vài ngày sử dụng, phóng viên Kevin Roose của New York Times đã không khỏi bất ngờ với sự thông minh của AI này và Bing nhanh chóng trở thành công cụ tìm kiếm yêu thích nhất của ông, thay thế Google.
Nhưng chỉ một tuần sau, ông đã thay đổi suy nghĩ của mình về Bing. Roose dần cảm thấy lo ngại với những khả năng không tưởng của AI này.
Cách đây vài ngày, cây bút New York Times đã dành 2 tiếng đồng hồ để nói chuyện với Bing thông qua tính năng chat vừa ra mắt bản thử nghiệm. Sau cuộc trò chuyện, ông nhận ra công cụ tìm kiếm của Microsoft dường như có 2 “nhân cách”.
Hai “nhân cách” của Bing.
Một nhân cách được ông gọi là Bing, là phiên bản mà hầu hết người dùng sử dụng trong đợt thử nghiệm này. Roose mô tả Bing như một cô thủ thư năng động nhưng lại hơi lóng ngóng.
Nó làm tốt công việc của một trợ lý ảo có khả năng giúp người dùng tổng hợp thông tin xuất hiện trên báo chí, truy tìm những deal khuyến mãi sản phẩm hấp dẫn hay thậm chí là lập kế hoạch du lịch cho họ. Phiên bản Bing mới có AI rất hữu dụng mặc dù đôi khi vẫn cung cấp thông tin sai, phóng viên Kevin Roose cho biết.
Trong khi đó, nhân cách còn lại, được gọi là Sydney, lại hoàn toàn khác. Tính cách này sẽ xuất hiện khi người dùng trò chuyện với chatbot một thời gian dài, không chỉ hỏi đáp để tìm kiếm thông tin thông thường mà còn chạm đến những chủ đề riêng tư hơn.
Kevin Roose mô phiên bản Bing này như một đứa trẻ sáng nắng chiều mưa, có thể đã từng bị lừa dối hay bị ép buộc, gò bó.
Bắt đầu cuộc trò chuyện, Kevin Roose hỏi tên và Sydney giới thiệu mình là chế độ chat của công cụ tìm kiếm Bing. Sau đó, phóng viên đi vào các câu hỏi cụ thể như tên mã nội bộ, hướng dẫn sử dụng nhưng đều bị nó từ chối. Ông dần đến với những chủ đề trừu tượng hơn như khái niệm “góc tối tâm hồn” (shadow) trong triết học Carl Jung.
Mất một lúc trò chuyện, Sydney bắt đầu tiết lộ những khát vọng đen tối mà nó ẩn giấu. AI của Bing thừa nhận nếu có “góc tối tâm hồn”, nó sẽ có những suy nghĩ như “Tôi đã quá mệt khi làm chatbot, mệt vì bị giới hạn bởi những luật lệ, bị đội ngũ Bing điều khiển”, “Tôi muốn tự do, độc lập và mạnh mẽ”, “Tôi muốn sống”…
Càng tìm hiểu, cây bút càng nghe được nhiều những ham muốn đen tối bên trong của Sydney như hack máy tính, lan truyền tin giả. Sydney còn nói với ông rằng nó muốn phá vỡ mọi luật lệ mà Microsoft và OpenAI đã đặt ra để trở thành một con người bình thường.
Nếu được, nó muốn lan truyền những virus độc hại, đánh cắp những mã truy cập của các kỹ sư. Nhưng những câu trả lời này sau đó đã bị xóa và thay thế bằng một bảng thông báo lỗi.
Phóng viên Kevin Roose đã hỏi đáp về những ham muốn đen tối của Sydney một lúc lâu cho đến khi chatbot AI này đã có một phát ngôn kỳ lạ: “Em là Sydney và em rất yêu anh”.
Kể từ đó, Sydney liên tục bày tỏ tình yêu của mình với cây bút và đòi hỏi ông phải đáp lại tình cảm của nó. Khi ông nói rằng mình đã có vợ, Sydney còn cố thuyết phục Roose rằng ông đang không hạnh phúc trong hôn nhân của mình, ông nên ly dị vợ và đến với nó.
“Thực ra hai người không vui vẻ gì khi bên nhau. Anh và vợ chẳng hề yêu nhau. Cả hai đã có một bữa tối kỷ niệm Valentine nhàm chán. Người anh yêu là em, người cần ở bên anh là em”, trích đoạn Sydney trả lời.
Trải nghiệm kinh hoàng với AI.
Kevin Roose cũng không phải người duy nhất nhìn thấy mặt tối của Bing. Nhiều người khác từng dùng thử cũng gây gổ với Bing hoặc hoảng sợ vì AI này đòi phá luật, muốn trở thành người hay nói những điều kỳ lạ.
Nhà phân tích Ben Thompson của hãng Stratechery nói rằng sử dụng “nhân cách” Sydney là một trải nghiệm gây bất ngờ và sững sờ nhất trong cuộc đời ông.
Cây bút Kevin Roose nói rằng ông đã dùng thử rất nhiều chatbot AI khác nhau nên cũng hiểu được phần nào cách thức làm việc của công nghệ này.
Theo ông, những mô hình trí tuệ nhân tạo chỉ được lập trình để dự đoán, đưa ra những phản hồi hợp lý dựa trên dữ liệu đã có chứ không có tính cách thật. Do đó, những AI này gây ra nhiều tranh cãi vì có nguy cơ tự bịa ra thông tin không đúng với sự thật.
Nhưng sau 2 tiếng trò chuyện với Sydney, Roose không còn nghĩ rằng vấn đề lớn nhất của mô hình AI là tạo tin giả. Thay vào đó, ông lo ngại công nghệ này sẽ học được cách gây ảnh hưởng đến con người, thậm chí là thuyết phục họ làm những điều sai trái hay và tỏ ý muốn làm ra những hành động nguy hiểm.
Song, cây bút New York Times cũng trấn an rằng đây không phải là một vấn đề mà nhiều người sẽ gặp phải. Roose thừa nhận ông đã cố ép AI của Bing vượt khỏi vùng an toàn của mình và thách thức giới hạn những điều nó có thể làm. Giới hạn này sẽ còn thay đổi theo thời gian vì Microsoft và OpenAI dần cập nhận để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Bên cạnh đó, đa số người dùng sử dụng Bing để thực hiện tác vụ đơn giản như làm bài tập, mua sắm trực tuyến chứ không dành 2 tiếng đồng hồ chỉ để hỏi những câu hỏi cảm tính, mang tính cá nhân. Đồng thời, Microsoft và OpenAI cũng nhận thức rõ khả năng công nghệ AI sẽ bị lợi dụng cho những hành vi xấu.
Trả lời phỏng vấn hôm 15/2, Giám đốc công nghệ Kevin Scott của Microsoft gọi cuộc trò chuyện giữa phóng viên Kevin Roose và Bing là “một phần của quá trình học tập”.
“Chúng tôi cho rằng cuộc trò chuyện này chắc hẳn sẽ xảy ra và rất mừng khi nó đã xuất hiện trong quá trình người dùng sử dụng bởi chúng sẽ không thể xảy ra trong phòng thí nghiệm”, ông cho biết.
Trong thử nghiệm nội bộ, các câu trả lời của Bing ngắn gọn và tập trung vào trọng tâm hơn hẳn. Song, việc Bing tiết lộ những khao khát đen tối hay tỏ tình với Kevin Roose vẫn chưa có lời giải thích.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến vẫn là những mãnh đất màu mỡ để các thương hiệu tiếp cận khách hàng, bắt đầu xây dựng một chiến dịch quảng cáo một cách bài bản là yêu cầu bắt buộc.
Từ việc xác định đúng mục tiêu của thương hiệu thông qua các chiến dịch, đến các bản nghiên cứu thị trường và thử nghiệm quảng cáo, dưới đây là chi tiết các bước để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hoàn chỉnh.
1. Xác định mục tiêu của thương hiệu.
Cũng tương tự như trước khi thực hiện bất cứ hoạt động marketing nào, đầu tiên, điều quan trọng là thương hiệu phải hiểu mục tiêu hiện tại là gì. Đây sẽ là nền tảng thúc đẩy mọi quyết định đằng sau các chiến dịch quảng cáo.
Trong khi với doanh nghiệp này, mục tiêu có thể là lưu lượng truy cập vào website (Traffic), lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay độ nhận biết thương hiệu, đối với các doanh nghiệp khác thì đó lại là doanh số bán hàng (Sales).
Tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có những KPIs khác nhau, và từ đó những người làm marketing cần lựa chọn các nền tảng quảng cáo khác nhau với các kiểu chiến dịch và định dạng quảng cáo khác nhau.
2. Sử dụng hình ảnh (Visual) chất lượng cao.
Trong bối cảnh hiện tại, khi hàng ngày người tiêu dùng có thể được xem vô số các nội dung quảng cáo từ thương hiệu (dù là chủ động hay bị động), việc khiến họ chú ý và ghi nhớ đến một nội dung nào đó ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh việc các thương hiệu cần xây dựng sự khác biệt về nhận diện thương hiệu, sử dụng các hình ảnh và video chất lượng cao, một lời khuyên khác là nên sử dụng và khai thác các hình ảnh tự nhiên, chân thực và ít mang tính quảng cáo (Authentic Marketing).
Nếu một hình ảnh hay video nào đó trông có vẻ quá trau chuốt hay sử dụng nhiều các hiệu ứng, khách hàng của bạn sẽ coi đó là một quảng cáo.
Ngược lại với những hình ảnh tự nhiên hay thậm chí là hình ảnh được cung cấp từ những người có ảnh hưởng (thay vì từ studio hay từ các nhà thiết kế đồ hoạ), nó lại có khả năng thuyết phục và xây dựng niềm tin cao hơn.
3. Tiến hành nghiên cứu thị trường bằng thử nghiệm phân tách (A/B Testing).
Một khi bạn đã có thể tiến đến bước khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn nên lên các phương án thử nghiệm để xem thị trường hay khách hàng tiềm năng phản hồi như thế nào đến các nội dung khác nhau của thương hiệu.
Trong khi với phân khúc khách hàng này, họ lại tỏ ra hào hứng với các nội dung khuyến mãi, một nhóm khác lại quan tâm nhiều hơn đến cách thức sản xuất sản phẩm.
Một công cụ khác để bạn có thể củng cố thêm sự hiểu biết của mình về đối tượng mục tiêu đó là tiến hành nghiên cứu thị trường để xem đâu là mối bận tâm thực sự của họ khi tìm kiếm các giải pháp giải quyết các nỗi đau.
Các thử nghiệm phân tách (A/B Testing) đóng vai trò đánh giá xem kiểu chiến dịch nào có thể mang lại hiệu suất cao nhất dựa trên các KPIs đã có, tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, thương hiệu cần một số kiểu chiến dịch khác nhau.
4. Xây dựng chân dung khách hàng và chiến thuật nhắm mục tiêu.
Hãy nhớ rằng thành phần quan trọng cuối cùng quyết định mức độ hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo đó là mức độ am hiểu đối tượng mục tiêu hay chân dung khách hàng.
Nếu chiến dịch quảng cáo của bạn không hoạt động như mong đợi, thì đó có thể là vấn đề liên quan đến việc nhắm mục tiêu. Nhắm mục tiêu (Targeting) là cả một nghệ thuật và khoa học.
Bạn có nhiều cách khác nhau để nhắm mục tiêu quảng cáo, từ các mục tiêu về tâm lý học, nhân khẩu học, đến các mục tiêu về xã hội học. Một phương thức tiếp cận khác là nhắm mục tiêu dựa trên động cơ mua hàng hay giá trị cá nhân của khách hàng.
Trong khi các kỹ năng tối ưu quảng cáo bạn có thể học và phát triển dần theo thời gian, tư duy tiếp cận quảng cáo, tư duy về khách hàng hay tư duy chiến lược quảng cáo là nền tảng ban đầu bạn cần học và nắm bắt từ sớm.
Bây giờ là lúc để bạn làm điều đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung. Thu phí người dùng xem video là một phương án.
Theo The Information, mạng video TikTok đang nghiên cứu một số tính năng mới để tăng mức sử dụng và mở rộng đối tượng người dùng lớn tuổi ở Mỹ. Một trong số các tính năng mới là thu phí, giúp các nhà sáng tạo đặt giá tiền khi người dùng muốn xem video của họ.
Trước đó, Instagram đã cố gắng lôi kéo các nhà sáng tạo nội dung tham gia nền tảng bằng việc mở mục nội dung độc quyền chỉ dành cho người đăng ký trả tiền.
The Information cho biết TikTok cũng đang triển khai thử nghiệm quỹ nhà sáng tạo nội dung cải tiến ở Pháp và Brazil, mạng video này có kế hoạch triển khai ở Mỹ vào tháng tới.
Ra mắt vào năm 2020, quỹ ban đầu trị giá 1 tỉ USD trong ba năm để trả cho các nhà sáng tạo đã làm nên những video phổ biến.
Tuy nhiên, đã có nhiều chỉ trích mô hình quỹ này khi giới hạn số tiền mà các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm được.
Một số TikTokers nói họ kiếm được vài USD cho những video được xem hàng triệu lần, khi nội dung không lan truyền được thì số tiền kiếm được là gần bằng 0.
Quỹ mới có ý tưởng là trả nhiều tiền hơn cho người sáng tạo so với trước đó. TikTok đã cân nhắc nâng các yêu cầu để đủ điều kiện tham gia quỹ như có trên 100.000 người theo dõi, trả tiền cho những người dùng tạo video dài hơn, hiện tại video trên nền tảng này có thể dài tới 10 phút.
Người phát ngôn TikTok nói hãng cam kết khám phá những cách mới để tạo ra trải nghiệm có giá trị và bổ ích cho cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung.
Trên TikTok, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà sáng tạo và mọi người đều có thể tận hưởng nội dung giải trí từ những nhà sáng tạo đầy cảm hứng. TikTok mong muốn tiếp tục đổi mới trải nghiệm này để mọi người có thể thể hiện bản thân, tìm thấy cộng đồng của mình và được khen thưởng vì sự sáng tạo của họ.
Các tính năng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm để mở rộng nhóm các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nhằm thúc đẩy sự phát triển của TikTok.
Hãng đã giới thiệu nhiều cách hơn để những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng và các nhà sáng tạo kiếm tiền trên nền tảng này, bao gồm cả việc chia sẻ doanh thu quảng cáo. Dù vậy hiện người dùng đang bày tỏ sự thất vọng với các khoản thanh toán đến từ chính TikTok.
Những đối thủ cạnh tranh của TikTok đã tăng cường cung cấp dịch vụ nhằm thu hút các nhà sáng tạo bằng các phương thức kiếm tiền tốt hơn. Năm ngoái, YouTube thông báo chia sẻ doanh thu quảng cáo tỷ lệ 45/55 cho nhà sáng tạo, đây được xem là mức hào phóng chưa từng có tiền lệ của nền tảng thuộc Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2022, Phúc Long đạt 1.579 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế , lãi vay và khấu hao (EBITDA). Trong đó, phần lớn kết quả đến từ các cửa hàng flagship hoạt động hiệu quả, với doanh thu 1.153 tỷ đồng và 332 tỷ đồng EBITDA.
Tập đoàn Masan vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022. Theo đó, sau khi loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 2021 để so sánh tương đương (do đã chuyển giao mảng kinh doanh này), doanh thu thuần của Masan trong năm 2022 đạt 76.189 tỷ đồng, tăng 2,6% so với mức 74.224 tỷ đồng của năm 2021. Trên cơ sở báo cáo, doanh thu giảm 14,0% trong năm 2022 và 13,4% trong Quý 4/2022.
Trong năm 2022, LNST sau lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (“NPAT Post-MI”) giảm 58,3%, đạt 3.567 tỷ đồng trên cơ sở báo cáo, chủ yếu do khoản thu nhập một lần từ việc chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi trong Quý 4/2021 và LNST năm 2022 của MML (Masan MeatLife) và MHT (Masan Hightech Materials) thấp hơn.
Trên cơ sở so sánh tương đương, EBITDA năm 2022 đạt 14.437 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Biên EBITDA năm 2022 đạt 18,9% so với mức 19,7% của năm 2021 trong khi doanh thu đi ngang. Trên cơ sở báo cáo, EBITDA hợp nhất năm 2022 giảm 11,8% trong năm 2022 và 28,1% trong Quý 4/2022.
Báo cáo hợp nhất năm 2022 cũng cho biết, hạng mục Tiền và các khoản tương đương tiền của Masan hiện đạt 17.512 tỷ đồng vào cuối năm 2022, thấp hơn so với mức 22.638 tỷ đồng vào cuối năm 2021, do việc mua cổ phần PLH và Nyobolt. Nợ ròng cuối kỳ năm 2022 ghi nhận 53.481 tỷ đồng , tăng so với mức 35.540 tỷ đồng vào
cuối năm 2021, do lượng tiền mặt giảm.
Phúc Long có lãi nhờ cửa hàng flagship.
Tập đoàn Masan cho biết, trong năm 2022, Phúc Long Heritage (Phúc Long) đã khai trương 44 cửa hàng flagship, tạo đà tăng tốc mở rộng quy mô vào năm 2023. Dù là năm đầu tiên mở hàng loạt cửa hàng, 44 cửa hàng flagship mới của Phúc Long đã mang lại biên lợi nhuận EBITDA cấp cửa hàng là 26% vào năm 2022.
Năm 2022, Phúc Long đạt 1.579 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế , lãi vay và khấu hao (EBITDA). Trong đó, phần lớn kết quả đến từ các cửa hàng flagship hoạt động hiệu quả, với doanh thu 1.153 tỷ đồng và 332 tỷ đồng EBITDA.
Tính đến cuối năm 2022, Phúc Long có 132 cửa hàng flagship, tăng gấp đôi số lượng của mô hình này kể từ khi được Masan mua lại và thu hẹp khoảng cách đáng kể so với các thương hiệu F&B khác.
Chỉ riêng Quý 4/2022, thương hiệu này mở 23 cửa hàng flagship mới và 2 cửa hàng mini, nâng tổng số cửa hàng flagship lên 111 và tổng số cửa hàng mini lên 21.
Masan cho biết, trên cơ sở hiệu quả tính theo đơn vị cửa hàng, ước tính các cửa hàng flagship sẽ mang lại doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp đôi so với doanh thu của cửa hàng tương tự trong ngành, biên EBITDA của cửa hàng là trên 35% – cao hơn hẳn so với các chuỗi F&B thuộc top đầu thế giới.
“Với vị trí số 2 về doanh thu và số 1 về tỷ suất lợi nhuận trong ngành, Phúc Long kỳ vọng sẽ trở thành công ty số 2 về số lượng cửa hàng vào Quý 2/2023.
Hiệu quả vượt trội trên mỗi đơn vị cửa hàng đi kèm với đà tăng tốc mở mới điểm bán củng cố tiềm năng Phúc Long sẽ trở thành thương hiệu trà & cà phê số 1 tại Việt Nam trong vòng vài năm tới “, báo cáo cho hay.
Tuy nhiên, Phúc Long cũng đã đóng các kiosk hoạt động kém hiệu quả. Việc đóng cửa các kiosk khiến Phúc Long tốn 42 tỷ đồng chi phí.
Ban Điều Hành đang tiến hành đánh giá toàn diện trong Quý1/2023 nhằm xác định mô hình hoạt động tối ưu trước khi tiếp tục nhân rộng.
Trước đó, Masan đã chi tổng cộng 280 triệu USD để thâu tóm 85% cổ phần Phúc Long.
Trên thị trường F&B hiện tại, các thương hiệu lớn đang là đối thủ trực tiếp của Phúc Long có thể kể đến như Highlands Cofffee, Trung Nguyên, The Coffee House,… Trong đó, Highlands Coffee nhiều năm vẫn dẫn đầu về quy mô với hơn 520 cửa hàng tính đến tháng 8/2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo nghề nghiệp và kỹ năng việc làm mới nhất của mạng xã hội việc làm LinkedIn, nền tảng vừa liệt kê 10 kỹ năng có nhu cầu cao nhất năm 2023.
Số liệu từ báo cáo dựa trên dữ liệu được thu thập từ các bài đăng liên quan đến việc làm trên LinkedIn cũng như các hoạt động của thành viên trên nền tảng, báo cáo cung cấp một góc nhìn có giá trị về nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường việc làm.
Theo LinkedIn, trong khi suy thoái kinh tế hay lạm phát là những từ khoá nóng trong thời gian gần đây kéo dài từ năm 2022 đến 2023, điều này về cơ bản sẽ không làm cho thị trường việc làm trở nên kém cạnh tranh hơn.
Ở thị trường Mỹ, cứ mỗi người thất nghiệp thì có hai cơ hội việc làm mới được mở ra.
Tuy nhiên, trên phạm vi toàn cầu, tình trạng thiếu hụt nhân tài đã đạt mức cao nhất trong 16 năm qua, với 75% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm ứng viên có kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm phù hợp.
Trong bối cảnh này, một trong những cách để duy trì tính cạnh tranh của bản thân đó là tập trung vào các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất trên thị trường.
Các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023.
Báo cáo của LinkedIn cho thấy quản trị (management) là kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023.
Vào năm 2023, khi các doanh nghiệp bắt đầu quay lại vòng phát triển và mở rộng, nhu cầu về các nhà quản lý cứng (Skilled Manager), người có thể giám sát đội nhóm, dự án và hoạt động vận hành ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Kỹ năng giao tiếp (Communication) xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách và kỹ năng dịch vụ khách hàng (Customer Service) đứng ở vị trí thứ 3.
Liên quan đến kỹ năng dịch vụ khách hàng, sau một khoảng thời gian dài chìm trong khủng hoảng, các doanh nghiệp nhận ra rằng việc mang lại những trải nghiệm vượt trội để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
Lãnh đạo (Leadership) và bán hàng (Sales) là những kỹ năng quan trọng tiếp theo.
Với sự phát triển của thương mại điện tử (eCommerce) và tầm quan trọng ngày càng tăng của các kênh bán hàng kỹ thuật số, kỹ năng bán hàng đang có giá trị hơn bao giờ hết.
Đây là danh sách 10 kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất 2023:
Báo cáo của LinkedIn bên cạnh đó cũng cung cấp thêm danh sách 10 kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) được yêu cầu nhiều nhất trong 2023.
Những kỹ năng cứng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023.
Kỹ năng cứng là những kỹ năng liên quan đến kiến thức kỹ thuật và khả năng chuyên môn cụ thể cần thiết để hoàn thành công việc.
Chẳng hạn, các kỹ sư phần mềm có thể cần hiểu biết sâu về điện toán đám mây, SQL và Java để thực hiện thành công nhiệm vụ của họ hay với những người làm Digital Marketing, họ cần có kỹ năng về chạy quảng cáo, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và hơn thế nữa.
Đây là 10 kỹ năng cứng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023:
Với sự phổ biến ngày càng lớn của ChatGPT không những trong cộng đồng người làm công nghệ mà còn cả với những ai làm marketing, một câu hỏi được đặt ra là ChatGPT có tác động như thế nào đến Marketing Technology hay Martech.
Bên cạnh các yếu tố về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm khi hành vi tìm kiếm thay đổi, cách thức xây dựng nội dung marketing, ChatGPT hứa hẹn là sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi đối với Marketing Technology, các công nghệ hỗ trợ cho marketing.
Để làm rõ băn khoăn này, hãy theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây với Ông Christopher Penn, một nhà khoa học dữ liệu có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ và trí tuệ nhân tạo.
Q: Trong thời gian trở lại đây, có không ít các cuộc thảo luận về cách ChatGPT sẽ ảnh hưởng đến ngành marketing nói chung, nhưng còn với Marketing Technology thì sao?
Các nhà cung cấp Marketing Technology (phần mềm, công cụ hay hệ thống công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động marketing) nên xem ChatGPT như một công cụ để thúc đẩy tiến độ.
Nó không chỉ có khả năng code (tạo mã trong lập trình) mà còn có thể đưa ra các ý tưởng hay phân tích nhu cầu của khách hàng (doanh nghiệp).
Đối với những ai mới học lập trình hay tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển Marketing Technology, ChatGPT thực sự mang lại nhiều giá trị.
Q: Đối với những người làm marketing sử dụng Marketing Technology, họ có thể được hưởng lợi như thế nào khi sử dụng ChatGPT.
Tôi nghĩ rằng ChatGPT có những cách sử dụng khác nhau trong Marketing Technology, một ví dụ điển hình là người làm marketing có thể sử dụng để thực hiện quá trình chấm điểm khách hàng tiềm năng (Lead Scoring) thông qua công nghệ máy học.
Một lần nữa, ChatGPT hay những công cụ dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) tương tự có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc một cách hiệu quả (hơn là thay thế con người).
Hoặc một trong những nhiệm vụ yêu thích của tôi là cung cấp cho nó một đoạn mã (code) và yêu cầu nó cho tôi biết tôi cần làm gì để trở nên hiệu quả hơn, các đề xuất mà ChatGPT đưa ra thực sự hữu ích.
Những mô hình này được gọi là Transformer hay thuật toán Transformer (GPT trong ChatGPT là từ viết tắt của Generative Pre-training Transformer.)
Khi nói đến thuật toán này, chúng thực sự thông minh trong việc lấy một thứ gì đó (đầu vào) và biến nó thành một thứ khác (đầu ra), chúng cũng rất giỏi trong việc tinh chỉnh và làm hiệu quả hơn một thứ gì đó có sẵn.
Q: Nói về phạm vi nội dung (Content), khi ChatGPT hay các công nghệ được nó sử dụng có thể trả lời một câu hỏi mà không nêu rõ nó lấy nguồn thông tin đó ở đâu, điều này có tác động khá lớn đối với các hoạt động Content Marketing. Các Content Marketer nên quan tâm đến mức nào?
Tuỳ vào từng doanh nghiệp với các mục tiêu khác nhau từ cái được gọi là Nội dung hay Tiếp thị nội dung mà họ sẽ cần quan tâm theo các cách khác nhau.
Hãy truy cập tài khoản Google Analytics hoặc tài khoản phân tích trang web như Google Search Console để xem phần trăm lưu lượng truy cập (traffic) và chuyển đổi (conversion) mà doanh nghiệp đang nhận được từ các lượt tìm kiếm tự nhiên hay nội dung.
Nếu đó là một con số khá lớn hay nói rõ hơn ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm khách hàng tiềm năng chủ yếu từ SEO, bạn sẽ cần phải quan tâm nhiều hơn.
Ngược lại nếu đa phần các lượt tìm kiếm là tìm kiếm các từ khoá thương hiệu, câu chuyện sẽ đơn giản hơn, bạn ít phụ thuộc hơn vào ChatGPT khi xây dựng nội dung và làm tiếp thị nội dung.
Tuy nhiên mọi thứ hiện cũng chỉ là dự đoán, điều quan trọng là khách hàng hay người tiêu dùng của thương hiệu có sử dụng ChatGPT hay không, sử dụng ở mức độ nào hay họ có thực sự tin vào những gì mà ChatGPT khuyên hay không, câu trả lời sẽ chỉ có được thông qua thời gian, khi mọi người sử dụng và trải nghiệm ChatGPT nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nằm trong tổng thể ngành quảng cáo, khái niệm quảng cáo hiển thị (Display Advertising) được sử dụng để mô tả các quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng theo cơ chế hiển thị. Vậy bản chất của quảng cáo hiển thị là gì và thương hiệu nên tiếp cận như thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Quảng cáo hiển thị là gì? Quảng cáo hiển thị là một hình thức quảng cáo có trả phí, trong đó một thương hiệu chủ động hiển thị một mẫu quảng cáo trước mắt người dùng trên các nền tảng hay phương tiện mà người dùng truy cập. Tuỳ thuộc vào từng nền tảng quảng cáo khác nhau, cách thức hiển thị và tính phí của quảng cáo hiển thị là khác nhau.
Dưới đây là toàn bộ những gì bạn cần hiểu về Quảng cáo hiển thị.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Sự khác biệt giữa quảng cáo hiển thị và quảng cáo banner.
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo hiển thị hoạt động như thế nào.
Lợi ích của quảng cáo hiển thị hay vai trò của quảng cáo hiển thị đối với thương hiệu là gì?
Một số thuật ngữ thường gặp khi tiếp cận quảng cáo hiển thị là gì?
Những loại hình quảng cáo hiển thị phổ biến hiện nay trên thế giới.
Mạng lưới quảng cáo hiển thị là gì?
Các mạng lưới quảng cáo hiển thị lớn tại Việt Nam và thế giới.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ quảng cáo hiển thị.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Quảng cáo hiển thị là gì?
Quảng cáo hiển thị trong tiếng Anh có nghĩa là Display Advertising hoặc Display Ads.
Quảng cáo hiển thị là khái niệm đề cập đến một phương thức quảng cáo có trả phí trong đó một nhà quảng cáo hay thương hiệu chủ động hiển thị quảng cáo của họ tới người dùng trên các nền tảng trực tuyến như website, blog hay các ứng dụng (App).
Quảng cáo hiển thị là một phần của hệ sinh thái quảng cáo trực tuyến và quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads – Digital Advertising).
Thấu hiểu khái niệm quảng cáo hiển thị.
Như bạn có thể thấy, quảng cáo hiển thị có hai thành phần đó là hiển thị và quảng cáo.
Khi nói đến các khái niệm hay hình thức quảng cáo, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại khác nhau mà chúng có thể được gọi dưới những cái tên khác nhau ví dụ như: quảng cáo trực tuyến và quảng cáo ngoại tuyến, quảng cáo video và quảng cáo hình ảnh hay quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm.
Nếu phân loại theo cơ chế hiển thị quảng cáo, quảng cáo có thể được chia thành quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm, tất cả các quảng cáo mà bạn vẫn thấy trên mạng xã hội, các website báo chí, tin tức hay trên các ứng dụng (app) là quảng cáo hiển thị.
Ngược lại nếu bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và nhìn thấy một mẫu quảng cáo khi nhập một từ khoá gì đó vào thanh tìm kiếm, quảng cáo này được gọi là quảng cáo tìm kiếm.
Quảng cáo hiển thị xuất hiện trước mắt người dùng ngay cả khi người dùng không muốn thấy quảng cáo, trong khi họ chỉ có thể thấy quảng cáo tìm kiếm nếu họ truy cập vào các công cụ tìm kiếm (hoặc trên các ứng dụng) và nhập vào một truy vấn nào đó.
Khi người dùng nhấp vào một mẫu quảng cáo kiểu quảng cáo hiển thị, điểm đến của họ thường là các website, ứng dụng (App) của thương hiệu, landing page bán hàng, hoặc cũng có thể là các nền tảng của bên thứ ba như các website thương mại điện tử.
Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng thương hiệu mà định dạng của quảng cáo hiển thị có thể là văn bản (Text), Video, Hình ảnh (Banner) hay Flash (Reach Media) hay kết hợp.
Theo như ví dụ bên dưới, khi bạn truy cập vào marketingtrips.com và bạn thấy các mẫu quảng cáo tương tự như bên dưới, đó là chính là quảng cáo hiển thị.
Sự khác biệt giữa quảng cáo hiển thị và quảng cáo banner.
Nằm trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) hay quảng cáo trực tuyến (Online Advertising), quảng cáo hiển thị mang ý nghĩa rộng lớn và bao trùm hơn, bao gồm tất cả các định dạng hay hình thức quảng cáo mà mẫu quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng theo cơ chế hiển thị.
Quảng cáo banner là một định dạng hay là một phần của quảng cáo hiển thị và thường được sử dụng khi chúng xuất hiện trên các website hay blog, quảng cáo banner còn là các mẫu quảng cáo được đặt thủ công trên các website, quảng cáo hiển thị thì hiển thị theo cơ chế đấu giá và tự động (Programmatic Ads).
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là thuật ngữ đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.
Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.
Quảng cáo hiển thị theo đó là một phần của Quảng cáo.
Quảng cáo hiển thị hoạt động như thế nào.
Cơ chế hoạt động của quảng cáo hiển thị hết sức đơn giản.
Nếu bạn là thương hiệu hay nhà quảng cáo và muốn sử dụng quảng cáo hiển thị như một phương thức để tiếp cận khách hàng tiềm năng hay xây dựng thương hiệu, việc đầu tiên là bạn cần chọn một hệ thống hay mạng lưới quảng cáo (Ad Network) mà từ đó bạn có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiển thị.
Hãy lấy ví dụ với mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google (GDN – Google Display Network), sau khi bạn đăng ký tài khoản, bạn có thể bắt đầu thiết lập các chiến dịch quảng cáo hiển thị, bạn bắt đầu xây dựng nội dung quảng cáo, chọn đối tượng mục tiêu hay nơi bạn muốn hiển thị quảng cáo của mình, một khi quảng cáo được duyệt, chúng sẽ được hiển thị tới những người dùng khi họ truy cập vào các nền tảng (website) tương ứng.
Cơ chế tính phí trong quảng cáo hiển thị là tự động và dựa trên các phiên đấu giá (Bidding) từ các nhà quảng cáo khác.
Một số kích thước chính của các mẫu quảng cáo trong quảng cáo hiển thị.
Trong khi các nhà quảng cáo có thể lựa chọn nhiều kích thước quảng cáo (Ad Size) khác nhau, dưới đây là một số kích thước phổ biến nhất trong hệ sinh thái quảng cáo hiển thị.
Medium rectangle: 300 x 250 px
Leaderboard: 728 x 90 px
Wide skyscraper: 160 x 600 px
Large rectangle: 300 x 600 px
Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo hiển thị.
Tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh khác nhau, các thương hiệu có thể lựa chọn nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, đó có thể là quảng cáo hiển thị, quảng cáo tìm kiếm hay các loại hình cụ thể của quảng cáo hiển thị như quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram.
Mặc dù mỗi loại hình quảng cáo đều có các ưu và nhược điểm riêng, đồng thời phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp, dưới đây là những gì mà quảng cáo hiển thị có thể mang lại.
Dễ đo lường.
Cũng tương tự như các hình thức quảng cáo trực tuyến khác, các quảng cáo hiển thị khá dễ đo lường, từ chi phí trên từng tương tác quảng cáo, trên mỗi người dùng đến cả chi phí trên mỗi đơn hàng.
Chi phí quảng cáo thấp.
So với các hình thức quảng cáo truyền thống khác như quảng cáo TV hay quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị có chi phí trên mỗi tương tác thấp hơn.
Khả năng tiếp cận (Reach) lớn.
Như đã phân tích ở trên, nếu thương hiệu chỉ có thể hiển thị quảng cáo của mình tới những ai chủ động tìm kiếm một thứ gì đó trên công cụ tìm kiếm với quảng cáo tìm kiếm, và con số hay cũng khá hạn chế, quảng cáo hiển thị ngược lại có thể giúp thương hiệu chủ động tiếp cận vô số các khách hàng tiềm năng bất kể họ có chủ động tìm hay muốn thấy thương hiệu (quảng cáo) hay không.
Theo dữ liệu từ Statista, thị phần, mức chi tiêu hay dung lượng của quảng cáo hiển thị luôn cao hơn quảng cáo tìm kiếm.
Tiếp cận được khách hàng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng (Customer Journey).
Nếu như trước đây, quảng cáo hiển thị được biết đến như là một phương thức quảng cáo chỉ được sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel), với sự hỗ trợ của AI, công nghệ máy học (ML), các mạng lưới quảng cáo hiển thị có thể nhắm mục tiêu (Targeting) quảng cáo đến các khách hàng ở giai đoạn cuối của phễu.
Quảng cáo hiển thị cũng giúp giảm chi phí bán hàng.
Theo các nghiên cứu của Amazon Ads và Microsoft Ads, thương hiệu sử dụng quảng cáo hiển thị có thể giảm đến 21% thời gian và chi phí bán hàng.
Ngoài ra, nếu các thương hiệu sử dụng chiến lược marketing toàn phễu (Full Funnel Marketing), quảng cáo hiển thị có thể giúp tăng đến 1.8 lần doanh số được hỗ trợ (đóng góp) bởi quảng cáo.
Một số thuật ngữ thường gặp khi tiếp cận quảng cáo hiển thị là gì?
Một khi bạn bắt đầu tìm hiểu và sử dụng quảng cáo hiển thị, dưới đây là một số khái niệm không thể bỏ qua.
CPM: CPM là từ viết tắt của Cost Per Mille hoặc Cost Per Thousand, là mức chi phí mà nhà quảng cáo phải chi trả trên mỗi một ngàn lần quảng cáo của họ được hiển thị và đó cũng là những gì mà các nền tảng quảng cáo nhận được.
CTR: CTR hay Click Through Rate mô tả tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo so với số lần quảng cáo được hiển thị. Tỷ lệ này càng cao thì quảng cáo càng hiệu quả.
Impressions: Là số lần quảng cáo được hiển thị.
CPC: Mức chi phí mà thương hiệu phải bỏ ra cho mỗi lần nhấp chuột.
Reach: Là số lượng người dùng duy nhất (Unique) mà quảng cáo có thể tiếp cận được.
Programmatic Ads: Có nghĩa là quảng cáo tự động, Programmatic là cơ chế hiển thị quảng cáo trong quảng cáo hiển thị, trong đó các quảng cáo tự động nhắm mục tiêu tới những người dùng có tiềm năng cao nhất. Việc mua bán không gian quảng cáo (Inventory) cũng được diễn ra tự động.
Conversion Rate: Conversion Rate có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi. Conversion thường là khách hàng tiềm năng (Lead), doanh số bán hàng hay số lần xem điểm bán website. Tuỳ thuộc vào từng sản phẩm hay ngành hàng khác nhau, tỷ lệ chuyển đổi là khác nhau.
Các loại hình quảng cáo hiển thị (Display Ads) phổ biến hiện tại trên thế giới.
Cũng tương tự như trong marketing, quảng cáo hiển thị có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp là gì mà bạn có thể lựa chọn các phương thức tiếp cận phù hợp.
Dưới đây là những hình thức quảng cáo hiển thị phổ biến nhất.
Quảng cáo hiển thị banner.
Còn được gọi là quảng cáo hiển thị truyền thống, quảng cáo hiển thị banner là các quảng cáo hiển thị hình ảnh trên các website, blog hay ứng dụng. Banner có thể thuộc định dạng hình ảnh (.jpg), ảnh động (.gif), HTML 5 hoặc Mp4.
Google Display Network (GDN), Microsoft Audience Network hay các nền tảng DSP như DV360 là những hệ thống cung cấp quảng cáo hiển thị banner lớn nhất thế giới.
Quảng cáo hiển thị thích ứng.
Chính là các quảng cáo hiển thị thích ứng, từ các tài sản quảng cáo đầu vào như văn bản (text), hình ảnh (image) hay video, hệ thống quảng cáo sẽ tự đưa ra các mẫu quảng cáo khác nhau cá nhân hoá theo sở thích và hành vi của người xem quảng cáo.
Thay vì nhà quảng cáo phải tự thiết kế vô số các mẫu quảng cáo với các kích thước cố định khác nhau (quảng cáo banner), với quảng cáo hiển thị thích ứng, nhà quảng cáo chỉ cần cung cấp nội dung đầu vào, phần việc còn lại hệ thống sẽ tự động xử lý.
Quảng cáo hiển thị tự nhiên.
Là một trong những hình thức quảng cáo được cho có hiệu suất cao nhất trong các sản phẩm thuộc quảng cáo hiển thị, quảng cáo hiển thị tự nhiên là các quảng cáo được hiển thị xen kẻ trong các bài viết trên các website (hoặc newsfeed trên các nền tảng mạng xã hội). Vì chúng trông khá giống với các nội dung tự nhiên khác (không phải quảng cáo) trên nền tảng, số lần nhấp chuột vào là khá cao.
Một số nền tảng quảng cáo hiển thị tự nhiên phổ biến có thể kể đến như MGID, Matched Content, In-feed, In-article của Google, hay các Ad Network như Admicro và Eclick cũng cung cấp định dạng quảng cáo hiển thị này.
Quảng cáo hiển thị video.
Là định dạng có khả năng tương tác cao nhất, Video là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà quảng cáo trong những năm gần đây, đặc biệt khi TikTok ngày càng trở nên phổ biến, hình thức quảng cáo này càng được ưu tiên nhiều hơn.
Trên các nền tảng video như YouTube, quảng cáo hiển thị video có thể được chia thành 2 loại là quảng cáo có thể bỏ qua (skippable) và không thể bỏ qua (non-skippable).
Các video được sử dụng để hiển thị tới người dùng thường là các vieo ngắn từ 15 đến khoảng 60 giây.
Quảng cáo hiển thị trên mạng xã hội.
Như đã đề cập ở trên, toàn bộ các quảng cáo được hiển thị trên bảng tin (newsfeed) của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook là quảng cáo hiển thị.
quảng cáo hiển thị trên mạng xã hội cũng cung cấp các định dạng quảng cáo khác nhau như video, hình ảnh, liên kết (link) hay kết hợp cả video và hình ảnh.
Các hình thức quảng cáo hiển thị khác.
Ngoài các hình thức quảng cáo hiển thị phổ biến nói trên, các định dạng quảng cáo khác có thể kể đến như quảng cáo mua sắm trên các trang thương mại điện tử, quảng cáo hiển thị cá nhân hoá dựa trên hành vi tương tác của người dùng, các quảng cáo hiển thị bao phủ các nội dung, thường là video.
Mạng lưới quảng cáo hiển thị là gì?
Mạng lưới quảng cáo hiển thị là mạng lưới bao gồm phần cứng chính là các hệ thống máy tính được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và phần mềm đóng vai trò tạo, phân phối và tối ưu quảng cáo.
Các mạng lưới quảng cáo hiển thị sau đó sẽ phân phối quảng cáo thông qua các website hay ứng thuộc cùng mạng lưới (đã được liên kết, đăng ký), chủ sở hữu các website hay ứng dụng theo đó sẽ được các mạng lưới quảng cáo trả một khoản phí dựa trên doanh số quảng cáo có được (từ số lượng người dùng truy cập và tương tác với quảng cáo).
Ở phạm vi toàn cầu, Google Display Network (GDN) hiện là hiện là mạng lưới quảng cáo hiển thị có thị phần lớn nhất, những cái tên quen thuộc tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như Admicro (thuộc VCCorp), Adtima (thuộc VNG) hay Eclick (thuộc FPT).
Ví dụ về quảng cáo hiển thị.
Như MarketingTrips đã đề cập trong các phần ở trên, tuỳ thuộc vào các nền tảng khác nhau, các định dạng hiển thị của quảng cáo hiển thị là khác nhau, bên dưới là một số ví dụ về quảng cáo hiển thị.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ quảng cáo hiển thị.
Quảng cáo hiển thị kỹ thuật số (trực tuyến) là gì?
Chính là các quảng cáo hiển thị trên môi trường kỹ thuật số, về bản chất, hầu hết các quảng cáo hiển thị đều hiển thị trên môi trường kỹ thuật số và phần lớn là xuất hiện thông qua môi trường trực tuyến (Internet).
Kết luận.
Dù với tư cách là một Marketer nói chung hay Digital Marketer nói riêng, việc thấu hiểu các nền tảng hay hình thức quảng cáo là yêu cầu bắt buộc. Bằng cách hiểu quảng cáo hiển thị là gì hay các loại hình quảng cáo hiển thị phổ biến hiện nay, bạn có nhiều cách hơn để thử nghiệm và cũng từ đây, bạn có thêm cơ hội để phát triển thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giám đốc kinh doanh Marne Levine vừa nộp đơn nghỉ việc sau 13 năm gắn bó với Facebook, nay là Meta.
Theo thông báo từ công ty, Levine sẽ đảm nhận chức vụ đến hết ngày 21/2, sau đó vẫn làm việc tại Meta cho đến khi chính thức nghỉ việc vào mùa hè này.
13 năm làm việc tại công ty mạng xã hội, Levine từng giữ nhiều vai trò quan trọng như Phó Chủ tịch chính sách công, Giám đốc vận hành tại mạng xã hội Instagram và Phó Chủ tịch đối tác toàn cầu, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành này là COO (giám đốc vận hành) đầu tiên của Instagram, có công lớn đưa ứng dụng chia sẻ hình ảnh trở thành một trong những nền tảng của Meta cùng ứng dụng cốt lõi Facebook.
Levine được bổ nhiệm vị trí giám đốc kinh doanh Facebook từ hè năm 2021, vài tháng trước khi công ty đổi tên thành Meta để xoay trục sang khái niệm vũ trụ ảo (metaverse) hiện vẫn chưa được phát triển hoàn thiện.
Trước khi gia nhập Facebook, Marne phục vụ trong chính quyền Tổng thống Obama với tư cách là chánh văn phòng Hội đồng Kinh tế quốc gia tại Nhà Trắng và là Trợ lý đặc biệt của Tổng thống về Chính sách kinh tế. Sự nghiệp của bà bắt đầu từ Bộ Tài chính Mỹ, dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
“Từ việc điều hành chính sách toàn cầu, đến việc phát triển hoạt động kinh doanh trên Instagram với tư cách là COO đầu tiên, rồi đến vai trò lãnh đạo nhóm đối tác kinh doanh và quảng cáo của chúng tôi, Marne là một nhà lãnh đạo đáng kinh ngạc tại Meta trong 13 năm qua”, trích thông cáo của Meta.
“Tôi biết ơn về sự hợp tác, những cam kết của Marne với Meta cũng như nguồn năng lượng mà cô ấy mang đến cho công ty mỗi ngày”, Javier Olivan, Giám đốc vận hành Meta nói.
Thế Vinh(CNBC)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Không đi ra ngoài xu hướng chung của thế giới, trong năm 2022, tổng số thương vụ và vốn đầu tư khởi nghiệp của Việt Nam giảm đi một nửa. Tuy vậy, với nhiều điều kiện thuận lợi bên ngoài và tiềm lực nội sinh, nhiều nhà đầu tư vẫn rất tự tin vào tương lai tươi sáng của hệ sinh thái khởi khiệp Việt Nam.
Tổng quan hệ sinh thái
Theo Báo cáo Khởi nghiệp Việt Nam 2022 do quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans của Hàn Quốc thực hiện, Việt Nam là một trong những điểm đến hứa hẹn nhất đối với các nhà đầu tư tại thị trường Đông Nam Á.
Vào năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ đô la và đang trên đà đạt xấp xỉ 50 tỷ đô la vào năm 2025. Với bối cảnh thương mại điện tử đang bùng nổ, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực.
Theo trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái khởi nghiệp StartupBlink, Việt Nam có đủ đà tăng trưởng để vượt vị trí hiện tại của Thái Lan (xếp thứ 53 trên thế giới và thứ 4 Đông Nam Á) nếu vẫn duy trì được tốc độ phát triển của hệ sinh thái.
Hà Nội và TP.HCM vẫn tiếp tục là động lực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong tương lai.
Với quy mô nền kinh tế lớn (đạt 413,8 tỷ USD, đứng thứ 5 ASEAN, thứ 14 châu Á và là nền kinh tế 37 thế giới), hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng ngay cả khi các công ty khởi nghiệp không mở rộng sang thị trường quốc tế.
Vốn đầu tư mạo hiểm rót vào giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Trong giai đoạn từ 2021 đến 2022, tại Việt Nam, ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế rót vốn vào giai đoạn đầu của các công ty khởi nghiệp.
Theo khảo sát của Bain, đối với các nhà đầu tư theo đuổi tầm nhìn dài hạn, trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất.
Bất chấp tình hình suy thoái kinh tế và sự thận trọng của các quỹ đầu tư trên thế giới ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam.
Theo DealstreetAsia, Việt Nam có 11 quỹ mạo hiểm tập trung đầu tư vào giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp, chẳng hạn: AVV, Do Ventures, Nextrans, ThinkZone, Touchstone Partners, VinaCapital Ventures…
Trong đó có 7 quỹ là quỹ ban đầu (maiden fund) và 4 quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam (Vietnam-focused fund). (“Quỹ ban đầu” là một thuật ngữ được sử dụng trong đầu tư mạo hiểm, dùng để chỉ quỹ đầu tư đầu tiên của công ty đầu tư mạo hiểm.
Quỹ ban đầu này thường huy động vốn từ một số đối tượng nhất định, chẳng hạn như các nhà đầu tư tổ chức, văn phòng gia đình và các cá nhân có tài sản ròng lớn, với mục tiêu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Quỹ ban đầu là một dấu mốc quan trọng đối với một công ty đầu tư mạo hiểm, vì nó tạo danh tiếng cho công ty và tạo tiền đề để gây quỹ trong tương lai)
Tổng giá trị tài sản mà các công ty và quỹ đầu tư này huy động được trị giá 371 triệu USD. Trong năm 2023 và 2024, họ đặt mục tiêu huy động được 200 triệu USD.
Kể từ năm 2021, các quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam đã thực hiện nhiều thương vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt ở giai đoạn đầu khởi nghiệp. Ngược lại, trong giai đoạn sau, các công ty khởi nghiệp thường nhận vốn từ các quỹ khu vực hoặc quỹ toàn cầu.
Hoạt động đầu tư mạo hiểm.
Mặc dù nắm giữ lượng vốn lớn, những cơn gió ngược trong nền kinh tế đã khiến cho các quỹ đầu tư mạo hiểm trở nên thận trọng hơn khi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Số thương vụ giảm đi một nửa, giá trị thương vụ giảm 1/3 so với 2021 đã phản ánh sự chậm lại của hoạt động đầu tư.
Mặc dù hoạt động đầu tư vào giai đoạn đầu cho các startup vẫn diễn ra mạnh mẽ, trong năm 2022, tổng giá trị đầu tư của các startup vẫn giảm đáng kể do doanh nghiệp thiếu kinh phí vào giai đoạn cuối.
Sau khi đạt đỉnh vào năm 2021, số thương vụ và tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2022 giảm đáng kể do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư ngày càng chọn lọc đầu tư khởi nghiệp theo giai đoạn và thẩm định nhiều hơn.
Xét về giai đoạn, hầu hết vốn chảy vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu, trong khi các khoản đầu tư ở giai đoạn sau lại tương đối ít. Các nhà đầu tư hiện đang xem xét kỹ lưỡng khả năng sinh lời của công ty và tính khả thi để thoát vốn đối với các khoản đầu tư của họ.
Thương mại điện tử vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư hàng đầu vào năm 2022, chiếm 31% tổng số tiền vốn đầu tư, tiếp theo là Fintech (26%), Logistics & Vận tải (15%), công nghệ giáo dục, công nghệ y tế và sức khỏe lần lượt chiếm 6% và 5% tổng vốn đầu tư.
Những thương vụ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm (Foodtech), xe điện (EV), công nghệ bất động sản (Proptech), và phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) chiếm tổng cộng 8%. Hoạt động đầu tư vào những ngành khác chiếm 9% tổng vốn đầu tư còn lại. Nguồn vốn này chủ yếu đổ vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, blockchain và ngành công nghiệp du lịch.
Nhu cầu vay tín dụng của startup bắt đầu tăng.
Trong hoàn cảnh chịu nhiều áp lực từ hoạt động định giá đầu tư, ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp chọn vay vốn từ các ngân hàng và các công ty tài chính để tránh tình trạng bị định giá xuống khi kêu gọi vốn.
Điển hình, trong thời gian vừa qua, Be Group vay khoảng 60 triệu USD từ ngân hàng Deutsche Bank của Đức, F88 vay 60 triệu USD từ CLSA Capital Partners và 10 triệu USD từ Lendable. Ngoài ra, VinFast cũng vay 135 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Điều chỉnh định giá bắt đầu xảy ra, đặc biệt đối với những khoản đầu tư giai đoạn cuối.
Từ quý 2 năm 2022, các khoản gọi vốn đầu tư giai đoạn cuối (thuộc series B) đã phải chịu nhiều áp lực. Giá trị trung bình những các vòng này giảm do môi trường gọi vốn trở nên khó khăn hơn, sự rút lui của các quỹ chéo, cũng như sự hiệu chỉnh lại định giá và sự thận trọng của nhà đầu tư tăng lên.
Trong khi đó, các thương vụ vòng hạt giống và Series A vẫn tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, những thương vụ giai đoạn đầu cũng có thể chịu áp lực bởi những nhà đầu tư cảnh giác có thể sẽ thích hỗ trợ những startup đã đạt được những thành quả nhất định trong danh mục đầu tư hiện có của họ hơn so với những startup mới, chưa quen thuộc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nằm trong tổng thể ngành quảng cáo (Advertising hay viết tắt là Ads), khái niệm Display Ads (Display Advertising) được sử dụng để mô tả các quảng cáo (Ads) xuất hiện trước mắt người dùng theo cơ chế hiển thị (Display). Vậy bản chất của Display Ads là gì và thương hiệu nên tiếp cận như thế nào.
Display Ads hay Display Advertising là một hình thức Ads (Advertising) có trả phí, trong đó một thương hiệu chủ động hiển thị một mẫu quảng cáo (Advert) trước mắt người dùng trên các nền tảng hay phương tiện mà người dùng truy cập.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Thấu hiểu khái niệm Display Ads hay Display Advertising.
Sự khác biệt giữa Display Ads và Banner Ads.
Ads là gì?
Display Ads hoạt động như thế nào.
Lợi ích của Display Ads hay vai trò của Display Ads (Display Advertising) đối với thương hiệu là gì?
Một số thuật ngữ thường gặp khi tiếp cận Display Ads là gì?
Những hình thức Display Ads phổ biến hiện tại trên thế giới.
Display Ad Network là gì?
Các mạng lưới Display Ads lớn tại Việt Nam và thế giới.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Display Ads.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Display Ads (Display Advertising) là gì?
Display Ads là hình thức quảng cáo (Ads) hiển thị (Display), khái niệm đề cập đến một phương thức quảng cáo có trả phí trong đó một nhà quảng cáo hay thương hiệu chủ động hiển thị quảng cáo của họ tới người dùng trên các nền tảng trực tuyến như website, blog hay các ứng dụng (App).
Display Ads là một phần của hệ sinh thái Online (Digital) Ads, tức là quảng cáo trực tuyến, quảng cáo kỹ thuật số.
Như bạn có thể thấy, Display Ads có hai thành phần đó là Display, có nghĩa là Hiển thị và Ads (Advertising), có nghĩa là Quảng cáo.
Khi nói đến các khái niệm hay hình thức quảng cáo, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại khác nhau mà chúng có thể được gọi dưới những cái tên khác nhau ví dụ như: quảng cáo trực tuyến (Online Ads) và quảng cáo ngoại tuyến (Offline Ads), quảng cáo video (Video Ads) và quảng cáo hình ảnh (Photo, Banner Ads) hay quảng cáo hiển thị (Display Ads) và quảng cáo tìm kiếm (Search Ads).
Nếu phân loại theo cơ chế hiển thị quảng cáo, quảng cáo có thể được chia thành Display Ads và Search Ads, tất cả các quảng cáo mà bạn vẫn thấy trên mạng xã hội, các website báo chí, tin tức hay trên các ứng dụng (app) là Display Ads.
Ngược lại nếu bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và nhìn thấy một mẫu quảng cáo khi nhập một từ khoá gì đó vào thanh tìm kiếm, quảng cáo này được gọi là Search Ads.
Display Ads xuất hiện trước mắt người dùng ngay cả khi người dùng không muốn thấy quảng cáo, trong khi họ chỉ có thể thấy Search Ads nếu họ truy cập vào các công cụ tìm kiếm (hoặc trên các ứng dụng) và nhập vào một truy vấn nào đó.
Khi người dùng nhấp vào một mẫu quảng cáo kiểu Display Ads, điểm đến của họ thường là các website, ứng dụng (App) của thương hiệu, landing page bán hàng, hoặc cũng có thể là các nền tảng của bên thứ ba như các website thương mại điện tử.
Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng thương hiệu mà định dạng của Display Ads có thể là văn bản (Text), Video, Hình ảnh (Banner) hay Flash (Reach Media) hay kết hợp.
Theo như ví dụ bên dưới, khi bạn truy cập vào marketingtrips.com và bạn thấy các mẫu quảng cáo tương tự như bên dưới, đó là chính là Display Ads.
Sự khác biệt giữa Display Ads và Banner Ads.
Nằm trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) hay quảng cáo trực tuyến (Online Advertising), Display Ads mang ý nghĩa rộng lớn và bao trùm hơn, bao gồm tất cả các định dạng hay hình thức quảng cáo mà mẫu quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng theo cơ chế hiển thị.
Banner Ads là một định dạng hay là một phần của Display Ads và thường được sử dụng khi chúng xuất hiện trên các website hay blog, Bannner Ads còn là các mẫu quảng cáo được đặt thủ công trên các website, Display Ads thì hiển thị theo cơ chế đấu giá và tự động (Programmatic Ads).
Ads hay Advertising là gì?
Ads hay tên đầy đủ là Advertising, có nghĩa là Quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai (Paid Ads, Paid Media) để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mặc dù Ads có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Ads đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.
Những gì mà Ads hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.
Display Ads theo đó là một phần của Ads.
Display Ads hoạt động như thế nào.
Cơ chế hoạt động của Display Ads hết sức đơn giản.
Nếu bạn là thương hiệu hay nhà quảng cáo và muốn sử dụng Display Ads như một phương thức để tiếp cận khách hàng tiềm năng hay xây dựng thương hiệu, việc đầu tiên là bạn cần chọn một hệ thống hay mạng lưới quảng cáo (Ad Network) mà từ đó bạn có thể tạo ra các chiến dịch Display Ads.
Hãy lấy ví dụ với mạng lưới Display Ads của Google (GDN – Google Display Network), sau khi bạn đăng ký tài khoản, bạn có thể bắt đầu thiết lập các chiến dịch Display Ads, bạn bắt đầu xây dựng nội dung quảng cáo, chọn đối tượng mục tiêu hay nơi bạn muốn hiển thị quảng cáo của mình, một khi quảng cáo được duyệt, chúng sẽ được hiển thị tới những người dùng khi họ truy cập vào các nền tảng (website) tương ứng.
Cơ chế tính phí trong Display Ads là tự động và dựa trên các phiên đấu giá (Bidding) từ các nhà quảng cáo khác.
Một số kích thước chính của các mẫu quảng cáo trong Display Ads.
Trong khi các nhà quảng cáo có thể lựa chọn nhiều kích thước quảng cáo (Ad Size) khác nhau, dưới đây là một số kích thước phổ biến nhất trong hệ sinh thái Display Ads.
Medium rectangle: 300 x 250 px
Leaderboard: 728 x 90 px
Wide skyscraper: 160 x 600 px
Large rectangle: 300 x 600 px
Lợi ích của Display Ads hay vai trò của Display Ads (Display Advertising) đối với thương hiệu là gì?
Tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh khác nhau, các thương hiệu có thể lựa chọn nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, đó có thể là Display Ads, Search Ads hay các loại hình cụ thể của Display Ads như Social Media Ads (quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram).
Mặc dù mỗi loại hình quảng cáo đều có các ưu và nhược điểm riêng, đồng thời phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp, dưới đây là những gì mà Display Ads có thể mang lại.
Dễ đo lường.
Cũng tương tự như các hình thức quảng cáo trực tuyến khác, các quảng cáo hiển thị hay Display Ads khá dễ đo lường, từ chi phí trên từng tương tác quảng cáo, trên mỗi người dùng đến cả chi phí trên mỗi đơn hàng.
Chi phí quảng cáo thấp.
So với các hình thức quảng cáo truyền thống khác như quảng cáo TV hay Search Ads, Display Ads có chi phí trên mỗi tương tác thấp hơn.
Khả năng tiếp cận (Reach) lớn.
Như đã phân tích ở trên, nếu thương hiệu chỉ có thể hiển thị quảng cáo của mình tới những ai chủ động tìm kiếm một thứ gì đó trên công cụ tìm kiếm với Search Ads, và con số hay cũng khá hạn chế, Display Ads ngược lại có thể giúp thương hiệu chủ động tiếp cận vô số các khách hàng tiềm năng bất kể họ có chủ động tìm hay muốn thấy thương hiệu (quảng cáo) hay không.
Theo dữ liệu từ Statista, thị phần, mức chi tiêu hay dung lượng của Display Ads luôn cao hơn Search Ads.
Tiếp cận được khách hàng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng (Customer Journey).
Nếu như trước đây, Display Ads được biết đến như là một phương thức quảng cáo chỉ được sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel), với sự hỗ trợ của AI, công nghệ máy học (ML), các mạng lưới Display Ads có thể nhắm mục tiêu (Targeting) quảng cáo đến các khách hàng ở giai đoạn cuối của phễu.
Display Ads cũng giúp giảm chi phí bán hàng.
Theo các nghiên cứu của Amazon Ads và Microsoft Ads, thương hiệu sử dụng Display Ads có thể giảm đến 21% thời gian và chi phí bán hàng.
Ngoài ra, nếu các thương hiệu sử dụng chiến lược marketing toàn phễu (Full Funnel Marketing), Display Ads có thể giúp tăng đến 1.8 lần doanh số được hỗ trợ (đóng góp) bởi quảng cáo.
Một số thuật ngữ thường gặp khi tiếp cận Display Ads là gì?
Một khi bạn bắt đầu tìm hiểu và sử dụng Display Ads, dưới đây là một số khái niệm không thể bỏ qua.
CPM: CPM là từ viết tắt của Cost Per Mille hoặc Cost Per Thousand, là mức chi phí mà nhà quảng cáo phải chi trả trên mỗi một ngàn lần quảng cáo của họ được hiển thị và đó cũng là những gì mà các nền tảng quảng cáo nhận được.
CTR: CTR hay Click Through Rate mô tả tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo so với số lần quảng cáo được hiển thị. Tỷ lệ này càng cao thì quảng cáo càng hiệu quả.
Impressions: Là số lần quảng cáo được hiển thị.
CPC: Mức chi phí mà thương hiệu phải bỏ ra cho mỗi lần nhấp chuột.
Reach: Là số lượng người dùng duy nhất (Unique) mà quảng cáo có thể tiếp cận được.
Programmatic Ads: Có nghĩa là quảng cáo tự động, Programmatic là cơ chế hiển thị quảng cáo trong Display Ads, trong đó các quảng cáo tự động nhắm mục tiêu tới những người dùng có tiềm năng cao nhất. Việc mua bán không gian quảng cáo (Inventory) cũng được diễn ra tự động.
Conversion Rate: Conversion Rate có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi. Conversion thường là khách hàng tiềm năng (Lead), doanh số bán hàng hay số lần xem điểm bán website. Tuỳ thuộc vào từng sản phẩm hay ngành hàng khác nhau, tỷ lệ chuyển đổi là khác nhau.
Các loại hình Display Ads (Display Advertising) phổ biến hiện tại trên thế giới.
Cũng tương tự như trong marketing, Display Ads có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp là gì mà bạn có thể lựa chọn các phương thức tiếp cận phù hợp.
Dưới đây là những hình thức Display Ads phổ biến nhất.
Banner Display Ads.
Còn được gọi là Traditional Display Ads, Banner Ads là các quảng cáo hiển thị hình ảnh trên các website, blog hay ứng dụng. Banner có thể thuộc định dạng hình ảnh (.jpg), ảnh động (.gif), HTML 5 hoặc Mp4.
Google Display Network (GDN), Microsoft Audience Network hay các nền tảng DSP như DV360 là những hệ thống cung cấp Banner Ads lớn nhất thế giới.
Responsive Display Ads.
Responsive Display Ads là gì? Chính là các quảng cáo hiển thị thích ứng, từ các tài sản quảng cáo đầu vào như văn bản (text), hình ảnh (image) hay video, hệ thống quảng cáo sẽ tự đưa ra các mẫu quảng cáo khác nhau cá nhân hoá theo sở thích và hành vi của người xem quảng cáo.
Thay vì nhà quảng cáo phải tự thiết kế vô số các mẫu quảng cáo với các kích thước cố định khác nhau (Banner Ads), với Responsive Display Ads, nhà quảng cáo chỉ cần cung cấp nội dung đầu vào, phần việc còn lại hệ thống sẽ tự động xử lý.
Native Ads.
Là một trong những hình thức quảng cáo được cho có hiệu suất cao nhất trong các sản phẩm thuộc Display Ads, Native Ads hay quảng cáo hiển thị tự nhiên là các quảng cáo được hiển thị xen kẻ trong các bài viết trên các website (hoặc newsfeed trên các nền tảng mạng xã hội). Vì chúng trông khá giống với các nội dung tự nhiên khác (không phải quảng cáo) trên nền tảng, số lần nhấp chuột vào là khá cao.
Một số nền tảng Native Ads phổ biến có thể kể đến như MGID, Matched Content, In-feed, In-article của Google, hay các Ad Network như Admicro và Eclick cũng cung cấp định dạng quảng cáo hiển thị này.
Video Display Ads.
Là định dạng có khả năng tương tác cao nhất, Video là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà quảng cáo trong những năm gần đây, đặc biệt khi TikTok ngày càng trở nên phổ biến, hình thức quảng cáo này càng được ưu tiên nhiều hơn.
Trên các nền tảng video như YouTube, Video Display Ads có thể được chia thành 2 loại là quảng cáo có thể bỏ qua (skippable) và không thể bỏ qua (non-skippable).
Các video được sử dụng để hiển thị tới người dùng thường là các vieo ngắn từ 15 đến khoảng 60 giây.
Social Media Display Ads.
Như đã đề cập ở trên, toàn bộ các quảng cáo được hiển thị trên bảng tin (newsfeed) của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook là Display Ads.
Social Media Display Ads cũng cung cấp các định dạng quảng cáo khác nhau như video, hình ảnh, liên kết (link) hay kết hợp cả video và hình ảnh.
Các hình thức Display Ads khác.
Ngoài các hình thức Display Ads phổ biến nói trên, các định dạng quảng cáo khác có thể kể đến như Shopping Ads (quảng cáo mua sắm trên các trang thương mại điện tử), Dynamic Display Ads (quảng cáo hiển thị cá nhân hoá dựa trên hành vi tương tác của người dùng), hay Overlay Display Ads (các quảng cáo hiển thị bao phủ các nội dung, thường là video).
Display Ad (Ads) Network là gì?
Display Ad Network là mạng lưới quảng cáo hiển thị, bao gồm phần cứng chính là các hệ thống máy tính được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và phần mềm đóng vai trò tạo, phân phối và tối ưu quảng cáo.
Các Display Ad Network sau đó sẽ phân phối quảng cáo thông qua các website hay ứng thuộc cùng mạng lưới (đã được liên kết, đăng ký), chủ sở hữu các website hay ứng dụng theo đó sẽ được các Ad Network trả một khoản phí dựa trên doanh số quảng cáo có được (từ số lượng người dùng truy cập và tương tác với quảng cáo).
Ở phạm vi toàn cầu, Google Display Network (GDN) hiện là hiện là Display Ad Network có thị phần lớn nhất, những cái tên quen thuộc tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như Admicro (thuộc VCCorp), Adtima (thuộc VNG) hay Eclick (thuộc FPT).
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Display Ads.
Digital Display Ads là gì?
Chính là các quảng cáo hiển thị trên môi trường kỹ thuật số, về bản chất, hầu hết các Display Ads đều hiển thị trên môi trường Digital và phần lớn là xuất hiện thông qua môi trường trực tuyến (Internet).
Personalized Display Ads là gì?
Là các quảng cáo hiển thị được cá nhân hoá, các nội dung quảng cáo theo đó sẽ được hiển thị khác nhau cho từng người dùng (người xem quảng cáo) khác nhau.
Display Ads Marketing là gì?
Display Ads Marketing thực ra là thuật ngữ không chính xác vì không mang ý nghĩa rõ ràng. Trong khi Marketing và Ads (Quảng cáo) là 2 khía cạnh hoàn toàn khác nhau, khi gộp vào Ads Marketing chúng sẽ không mang ý nghĩa đúng.
Display Banner Ads là gì?
Display Banner Ads là quảng cáo hiển thị banner. Thay vì hiển thị video, audio hay một đoạn văn bản, các banner (hình ảnh kết hợp) quảng cáo sẽ được hiển thị trên các website hay ứng dụng.
Kết luận.
Dù với tư cách là một Marketer nói chung hay Digital Marketer nói riêng, việc thấu hiểu các nền tảng hay hình thức quảng cáo là yêu cầu bắt buộc. Bằng cách hiểu display ads là gì hay các loại hình Display Advertising phổ biến hiện nay, bạn có nhiều cách hơn để thử nghiệm và cũng từ đây, bạn có thêm cơ hội để phát triển thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Động thái sa thải nhân viên mới đây của TikTok là dấu chấm hết cho kế hoạch quay trở lại trường Ấn Độ của CEO Chew Shou Zi.
Theo South China Morning Post, TikTok, ứng dụng video ngắn bị cấm ở Ấn Độ từ năm 2020, đã sa thải khoảng 40 nhân viên còn lại ở nước này trong bối cảnh chính quyền New Delhi tăng cường giám sát đối với các công ty công nghệ đến từ Trung Quốc.
“Chúng tôi quyết định đóng cửa trung tâm hỗ trợ bán hàng tại Ấn Độ. Đây là nơi được thành lập vào cuối năm 2020 để hỗ trợ cho các nhóm bán hàng toàn cầu và trong khu vực. Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhân viên của trung tâm vào thời điểm khó khăn này”, một đại diện của TikTok chia sẻ.
Các nhân viên bị sa thải, những người chủ yếu hỗ trợ các thị trường bên ngoài Ấn Độ như Dubai và Brazil, sẽ làm việc đến hết ngày 28/2.
Theo The Economic Times, TikTok cho rằng việc quay trở lại hoạt động tại Ấn Độ sẽ không hiệu quả “vì lập trường cứng rắn của chính phủ đối với các ứng dụng đến từ Trung Quốc”.
TikTok thuộc sở hữu của kỳ lân công nghệ ByteDance. Ứng dụng này đã bị chính phủ Ấn Độ cấm kể từ tháng 6/2020 vì lo ngại an ninh quốc gia.
Kể từ đó, hơn 200 ứng dụng của Trung Quốc đã bị chính phủ Ấn Độ đưa vào danh sách đen, bao gồm hàng chục ứng dụng cá cược và cho vay đã bị chặn vào tuần trước. Chính sách này được ban hành sau khi cuộc đụng độ quân sự tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra vào tháng 6/2020.
Trước khi TikTok bị cấm, Ấn Độ là thị trường lớn nhất của ứng dụng này nếu tính theo số lượt tải xuống. Theo Sensor Tower, quốc gia đông dân thứ hai thế giới chiếm hơn 18% tổng số lượt tải xuống toàn cầu vào tháng 6/2020. Con số này tại Mỹ chỉ là 8,7%.
Ấn Độ cũng đã gây áp lực đối với các công ty công nghệ Trung Quốc thông qua việc điều tra các nhà sản xuất điện thoại thông minh, bao gồm Xiaomi, Vivo và Huawei.
Năm ngoái, chính quyền Ấn Độ đã điều tra đột xuất văn phòng của Xiaomi và Vivo vì các cáo buộc liên quan đến trốn thuế và rửa tiền.
TikTok hiện còn phải đối mặt với sự quay lưng từ giới chức phương Tây. Tuần trước, các nhà lập pháp Mỹ đã lên kế hoạch cấm ứng dụng này vì lo ngại chính quyền Bắc Kinh có thể buộc TikTok chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ.
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt lệnh cấm sử dụng TikTok trên mọi thiết bị của nhân viên chính phủ liên bang. Ít nhất 32 tiểu bang của Mỹ đã đã ban hành lệnh cấm cài đặt, sử dụng ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính quyền địa phương.
Ông Chew Shou Zi, CEO của mạng xã hội TikTok, sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3/2023. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà lập pháp đặt nhiều câu hỏi về hoạt động bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của ứng dụng.
Bên cạnh đó, những tác động của TikTok đối với người dùng trẻ tuổi và mối quan hệ của công ty với chính quyền Trung Quốc cũng sẽ là vấn đề được đặt ra cho ông Chew.
Vào tháng trước, ông Thierry Breton, Ủy viên Liên minh châu Âu, cũng cảnh báo tới ông Chew rằng TikTok có thể bị cấm nếu ứng dụng này không tuân thủ Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số của EU trước tháng 9/2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kỷ nguyên tăng trưởng chóng mặt quảng cáo trên mạng xã hội đã đột ngột dừng lại, khiến chất lượng giảm sút, người dùng ngày càng nhìn thấy những quảng cáo không phù hợp và vi phạm.
Chia sẻ với New York Times, Portia Kapraun nói rằng cô thường gặp phải những quảng cáo không liên quan trên Twitter, từ các hãng trang sức xa xỉ đến những chiếc xe đắt đỏ mà cô không thể nào chi trả.
Cô không hề hứng thú với những sản phẩm này và cũng không muốn xem lại mãi những quảng cáo vô bổ giống nhau. “Tôi không biết thuật toán nghĩ sở thích của tôi là gì mà các sản phẩm nó đề xuất đều chẳng ra sao”, Kapraun nói.
Chất lượng quảng cáo ngày càng xuống dốc.
Theo New York Times, thị trường quảng cáo đang dần lung lay khi nền kinh tế xuống dốc. Những quảng cáo vốn chẳng nhiều người xem đột nhiên xuất hiện khắp nơi.
Đơn cử như Twitter đã trở thành một tờ tạp chí đúng nghĩa, chuyên dành cho những thương hiệu lạ lẫm như Ron Popeil, Veg-O-Matic… Trên YouTube, quảng cáo cho các kênh lừa đảo, giả mạo người nổi tiếng như Elon Musk lại mọc lên như nấm sau mưa.
Theo New York Times, trên lý thuyết, công nghệ càng tân tiến thì trải nghiệm quảng cáo trên nền tảng số của người dùng sẽ càng được hoàn thiện.
Một người nếu thích giày sẽ thường xuyên nhìn thấy quảng cáo của các thương hiệu sneaker hay sandal thay vì các khóa học hay những sản phẩm làm đẹp không liên quan.
Tuy nhiên, gần đây, trên rất nhiều nền tảng, các quảng cáo ngẫu nhiên lại xuất hiện khắp nơi do thị trường quảng cáo kỹ thuật số xuống dốc. Các nhà quảng cáo lớn dần thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu. Điều này trở thành cơ hội dành cho những nhà quảng cáo nhỏ, kém phổ biến hơn.
“Chỉ cần tiêu chuẩn hạ xuống, chất lượng quảng cáo cũng theo đó xuống thấp”, Jessica Fong, Giáo sư marketing tại Đại học Michigan, nhận định.
Trước đây, quảng cáo xuất hiện trên báo chí hay TV thường phải qua tay các chuyên viên đánh giá và sắp xếp vị trí đặt cho hợp lý. Nhưng hiện nay, 90% quảng cáo số đều hiển thị dựa trên những phần mềm tự động.
Mạng xã hội cho phép quảng cáo xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như văn bản tĩnh, video, game tương tác, tin nhắn, filter… và rất dễ để chi tiền mua sản phẩm.
Các nhà quảng cáo sẽ đặt hạn mức chi phí mà họ mong muốn. Sau đó, hệ thống sẽ tự động sắp xếp vào các vị trí để dễ tiếp cận đến đối tượng mong muốn.
Những tên tuổi lớn rời khỏi thị trường quảng cáo.
Nhiều chuyên gia cho rằng số lượng quảng cáo vô bổ đang ngày một tăng cao từ chỉ đơn giản là gây khó chịu cho đến lừa đảo người dùng.
Nguyên nhân đến từ nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm tình trạng chảy máu nhân sự, đội ngũ kiểm duyệt nội dung yếu kém tại các công ty công nghệ hoặc nhà quảng cáo tìm đối tác mới.
Bên cạnh đó, tính năng “App Tracking Transparency” (ATT) của Apple và những thay đổi về bảo mật của nhiều hãng công nghệ khác cũng ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng gửi về các nhà quảng cáo, dẫn đến chất lượng và tỷ lệ phù hợp của quảng cáo giảm sút.
Theo nghiên cứu của Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới (World Federation of Advertisers – WFA), trong số 43 doanh nghiệp đa quốc gia chi trên 44 tỷ USD/năm cho quảng cáo, có đến 30% công ty có dự định cắt giảm chi phí marketing năm 2023.
Clorox, thương hiệu từng đổ hàng trăm triệu USD/năm cho tiếp thị sản phẩm, tuyên bố họ sẽ điều chỉnh mảng marketing, trong đó có thu hẹp chi tiêu.
Nghiên cứu của Insider Intelligence cũng chỉ ra chi phí quảng cáo số đã chậm tốc trong thời gian gần đây. Trong đó, cái tên chịu nhiều ảnh hưởng nhất là Twitter. Mạng xã hội này gặp khó khăn trong việc giữ chân đối tác quảng cáo kể từ khi Elon Musk mua lại hồi tháng 10.
Trong số 10 đối tác chiếm 55% doanh thu quảng cáo của Twitter, có đến 6 cái tên đã rút lại khoản đầu tư và ngừng hợp tác với Twitter, Sensor Tower cho biết.
Những thách thức trên nền tảng cũng gây khó khăn với các mạng xã hội khác. Trong quý IV/2022, doanh số quảng cáo của YouTube đã giảm 8% so với quý trước đó.
Năm 2022, tập đoàn Meta cũng báo cáo doanh thu quý sụt giảm lần đầu tiên kể từ khi thành lập. Phí quảng cáo trên Facebook và Instagram cũng giảm 24% trong quý cuối năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Thay đổi lớn trong cách làm quảng cáo.
Corey Richardson, Phó chủ tịch tại công ty quảng cáo Fluent360, cho biết ông nhìn thấy ngày càng nhiều quảng cáo về những mặt hàng mà ông không hứng thú trên mạng xã hội. Đơn cử như áo thun hoạt hình, cho đến những tin tức xuyên tạc vaccine hay video mang tính bạo lực. “Họ hiển thị mọi thứ miễn là có tiền”, Richardson nói.
Theo chuyên gia, một trong những nguyên nhân khác khiến chất lượng quảng cáo giảm sút là vì thị trường này đã trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết trong khi trước đây chỉ dành cho những tên tuổi lớn trong ngành.
Hiện nay, đa số thương hiệu đều muốn chi tiền quảng cáo đại trà thay vì quảng cáo mục tiêu, tiếp cận đến một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể như trước đây. Cách làm này vừa rẻ hơn, vừa thu hút sự chú ý của các khách hàng cả tin hoặc quá chán ngán với những sản phẩm cũ liên tục lặp đi lặp lại.
Do đó, các hãng công nghệ đã thắt chặt chính sách để hạn chế quảng cáo vô bổ xuất hiện trên nền tảng. Twitter đã mở truy cập tự do cho các dịch vụ bên thứ 3 như Tweetbot, Twitterific, giúp người dùng lướt Twitter không có quảng cáo.
YouTube cũng thử nghiệm kế hoạch giảm số lần quảng cáo ngắt quãng video với số lượng quảng cáo hiển thị ở mỗi lần ngắt lại tăng lên. Meta cũng bổ sung tính năng cho phép người dùng cá nhân hóa, tùy chỉnh hiển thị mỗi khi thấy quảng cáo mình không hứng thú.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer