YouTube vừa xác nhận rằng, người dùng sẽ không cần phải sử dụng tài khoản có trả phí (Premium subscription) mới có thể xem video chất lượng 4K trên YouTube.
Được bắt đầu thử nghiệm từ tháng 9, YouTube yêu cầu người dùng phải đăng ký phiên bản Premium (có trả phí) mới có thể xem video ở chất lượng 4K. Người dùng đã tỏ ra bức xúc và để lại nhiều phản hồi tiêu cực về thông báo này.
Tuy nhiên theo một bài đăng mới đây từ YouTube trên mạng xã hội Twitter, nền tảng này cho biết hiện đã ngừng áp dụng yêu cầu này.
“Người xem YouTube giờ đây có thể truy cập video với độ phân giải chất lượng 4K mà không cần phải là thành viên Premium”, tweet cho biết.
YouTube vốn là một nền tảng xem video miễn phí có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported platforms), tuy nhiên YouTube Premium là giải pháp cung cấp trải nghiệm không có quảng cáo với giá 11,99 USD mỗi tháng.
Ngoài việc không phải xem quảng cáo, YouTube Premium còn cho phép người dùng khả năng tải xuống video chất lượng cao để xem ngoại tuyến.
Trong thời gian gần đây, YouTube thường xuyên giới thiệu gói YouTube Premium cho người dùng với lời cảnh báo rằng, YouTube sẽ hiển thị nhiều quảng cáo hơn đối với các tài khoản xem miễn phí.
Vào tháng 9 năm 2021, YouTube thông báo rằng nền tảng này có 50 triệu người dùng đăng ký YouTube Premium.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google đã chịu thay đổi sau nhiều năm phớt lờ trải nghiệm người dùng trình duyệt Chrome trên các máy tính bảng (tablet) Android.
Đầu năm nay, gã khổng lồ tìm kiếm đã giới thiệu phiên bản hệ điều hành Android 12L mang đến giao diện cải tiến và trải nghiệm đa nhiệm cho các thiết bị tablet và điện thoại gập.
Cũng tại Hội nghị dành cho nhà phát triển Google IO vào tháng 5, công ty hứa hẹn cung cấp hơn 20 ứng dụng dành riêng cho máy tính bảng. Cải thiện Google Chrome là bước đi đầu tiên trong cam kết này.
Mới đây Google đã phát hành bản cập nhật Chrome dành cho máy tính bảng chạy Android, trong đó có tính năng mới như chế độ xem song song, cải thiện điều hướng cửa sổ và khả năng kéo-thả thông tin ra khỏi trình duyệt.
Chế độ xem song song giúp người dùng điều hướng giữa các cửa sổ bằng cách vuốt thanh địa chỉ. Điều này thực sự hữu ích trong cài đặt chia đôi màn hình do tên từng cửa sổ trên trình duyệt lúc này khó có thể đọc.
Trong khi đó, tính năng kéo-thả cho phép lấy thông tin như đường link, hình ảnh và văn bản từ Chrome, chuyển sang các ứng dụng như Gmail, Keep và Photos. Trước đó, vào tháng 7, Google đã hỗ trợ tính năng này trên ứng dụng Drive, Docs, Sheets, Slide.
Tiếp đến, Chrome dành cho tablet giờ đã được bổ sung bố cục dạng lưới hiển thị các cửa sổ để người dùng chuyển đổi qua lại dễ dàng hơn thay vì phải di chuyển theo hàng ngang. Ngoài ra, bản xem trước của các tabs (preview) cũng được làm mới, có kích thước lớn hơn khi người dùng vuốt lên từ cuối màn hình. Tính năng này đã có sẵn trên ứng dụng Chrome trên điện thoại.
Công ty cũng cho biết nhóm cửa sổ (tab-group), tính năng lần đầu tiên được giới thiệu trên Chrome phiên bản PC vào năm 2020, sẽ sớm có mặt trên tablet.
“Bất kể bạn đang sử dụng chuột, bút cảm ứng hay ngón tay, trải nghiệm Chrome trên Android cần phải trực quan và quen thuộc như trên máy tính và điện thoại. Công ty đang nỗ lực khám phá những cách thức mới để người dùng có thể sử dụng Chrome trên tablet dễ dàng và thú vị hơn”, Lola Adams, Giám đốc sản phẩm Google nói.
Giới quan sát nhận định Google đang cải thiện trải nghiệm người dùng máy tính bảng Android thông qua làm mới ứng dụng và cập nhật phần mềm để chuẩn bị ra mắt máy tính bảng Pixel vào năm tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc nói quá hay bịa đặt trong CV có thể rất hấp dẫn. Nhưng lại có một ranh giới mong manh giữa sự thật và nói quá, và thông tin không trung thực có thể gây ra hậu quả lâu dài.
Quang Huy (23 tuổi, Hà Nội) đang làm vị trí content marketing tại một công ty truyền thông. Để có được công việc này, Huy đã nói dối không ít trong CV của mình.
Thực tế, Huy chỉ gắn bó 4 tháng với công việc trước đây, trong khi đó, cậu ghi thời gian làm việc là 6 tháng trong CV. Lý giải điều này, Huy cho rằng thời gian làm việc 6 tháng sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy cậu có khả năng gắn bó lâu dài ở công ty, ít nhảy việc.
Ngoài ra, ở mục kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, Huy cũng tự động đẩy thêm 2-3 gạch đầu dòng để “tăng độ uy tín”.
Áp lực phải tạo ra ấn tượng với nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng là rất lớn và Huy không phải ngoại lệ.
Theo CareerBuilder, 39% nhà tuyển dụng cho biết họ dành ít hơn một phút để xem sơ yếu lý lịch và 23% dành ít hơn 30 giây. Trong nỗ lực gây chú ý, nhiều ứng viên mắc thổi phồng kinh nghiệm, kỹ năng hoặc trình độ chuyên môn.
Năm 2020, ResumeLab thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.051 người Mỹ. Kết quả, 93% người được hỏi khẳng định họ biết ai đó không trung thực trong CV.
Chỉ 36% công khai thừa nhận đã nói dối trong sơ yếu lý lịch của họ. Tuy nhiên, chỉ 31% trong số những người này bị phát hiện, 65% trong số đó bị sa thải hoặc không được nhận.
Rốt cuộc thì đâu là khác biệt của việc nói quá và nói dối trong CV?
Ranh giới mong manh.
Chia sẻ với Zing, bà Nguyễn Thị Thu Giang – Phó giám đốc khu vực của Navigos Search – cho biết tại Việt Nam, chưa có một thống kê cụ thể nào về việc không trung thực trong CV.
Bà nhận định “đánh bóng” CV là khi ứng viên đã làm những công việc đó hoặc đạt một số thành công, tuy nhiên lại thổi phồng kinh nghiệm và thành tích so với sự thật.
“Ví dụ, một nhân viên kinh doanh chỉ đạt 90% doanh thu nhưng CV lại ghi 125%. Ngược lại, ứng viên gian dối sẽ nói mình từng làm vị trí đó, thực tế chưa làm qua”, bà nói.
CV xin việc có thể được làm đẹp ở mức chấp nhận, sử dụng từ ngữ mạnh và gây ấn tượng hơn bình thường. Tuy nhiên, cần nói đúng, nói đủ và thể hiện năng lực trên CV một cách hợp lý.
Ranh giới giữa “đánh bóng” và gian dối rất mong manh. Từ góc độ HR, để phân biệt được, người đọc phải có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường học trong ngành mới có thể phát hiện điểm vô lý hoặc bất khả thi trong CV, theo chuyên gia này.
ResumeLab chỉ ra nói dối trong sơ yếu lý lịch phổ biến nhất liên quan đến kinh nghiệm (27%), kỹ năng (18%) và nhiệm vụ (17%).
Nguyên nhân chính khiến họ không trung thực đa phần liên quan đến thất nghiệp kéo dài (37%), mong muốn mức lương cao hơn (18%), không nghĩ rằng sẽ bị phát hiện (18%) và không đủ tiêu chuẩn cho vị trí ứng tuyển (17%).
Ngoài ra, nam giới (58%) nói dối thường xuyên hơn phụ nữ (41%) trong lý lịch của họ. Về tuổi tác, 38% thanh niên (18-39 tuổi) thú nhận nói dối thường xuyên hơn người lớn tuổi (40 tuổi trở lên, 30%).
“Bản chất con người luôn muốn phóng đại một chút trong sơ yếu lý lịch và đưa ra thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm nhiều hơn thực tế.
Tuy nhiên, điều đó chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn. Về lâu dài, nó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự nghiệp của bạn”, Michael Erwin, cố vấn nghề nghiệp cấp cao của CareerBuilder, nhận định.
Thiệt hại nghề nghiệp lâu dài.
Một khảo sát của công ty phần mềm tuyển dụng Bullhorn với 1.500 nhà tuyển dụng đã chỉ ra 21% nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu vì các ứng viên quá phóng đại về trình độ khi làm hồ sơ tìm việc.
Ở vị trí headhunt (đơn vị thứ ba giúp những công ty khách hàng có nhu cầu tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí trong công ty – PV) trong ngành khá lâu, theo bà Giang, nếu nhà tuyển dụng nắm được thông tin một số ứng viên thiếu trung thực khi viết hồ sơ. Đơn vị này ghi nhận trên hệ thống nội bộ để tránh ảnh hưởng chất chất lượng tuyển dụng.
“Một số ứng viên nhiều lần gửi CV, mỗi CV là một thông tin khác nhau ở cùng một địa điểm làm việc. Tôi nghĩ họ hành động như vậy là xem nhẹ tính trung thực khi ứng tuyển, cho rằng việc nói dối trong CV vô thường vô phạt, không ảnh hưởng đến ai”, bà Giang nhận định.
Theo bà Giang, thiệt hại ban đầu chính là hình ảnh cá nhân của các ứng viên. Những ứng viên này chắc chắn sẽ bị đưa vào danh sách lưu ý của nhà tuyển dụng. Từ đó, cơ hội việc làm trong tương lai cũng bị giới hạn, ảnh hưởng tới việc phát triển sự nghiệp sau này.
“Trung thực luôn được đề cao trong mọi tình huống, không loại trừ trong CV”, bà Giang khẳng định.
Cách headhunter kiểm tra hồ sơ.
Để không mất nhiều thời gian ở vòng phỏng vấn, ngay ở vòng lọc hồ sơ, nếu có nhiều ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng có thể bỏ qua hồ sơ của một ứng viên khi thấy lăn tăn về thông tin thiếu xác thực.
Ngược lại, trong trường hợp không có nhiều ứng viên để cân nhắc thì việc có kiểm tra lại thông tin hay không còn phụ thuộc vào tính trách nhiệm của người tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ, bà Giang cho biết.
Từ góc độ cá nhân, bà Giang nhận định sẽ không bỏ qua hồ sơ nếu thấy lăn tăn về một thông tin nào đó. Thay vào đó, đơn vị này sẽ làm rõ lại điểm này khi trao đổi trực tiếp với ứng viên, đảm bảo ứng viên tiềm năng không bị bỏ sót, đồng thời giúp ứng viên thể hiện thông tin hiệu quả hơn trên CV sau khi nói chuyện.
Ngoài ra, theo bà Giang, có một cách để xác thực những thông tin trên hồ sơ là làm tham chiếu với công ty cũ hoặc qua mạng lưới trong ngành. Tuy nhiên, đây có thể là con dao hai lưỡi.
Nếu nhà tuyển dụng vô tình làm lộ thông tin ứng viên đang đi tìm việc, họ sẽ gây tổn hại tới uy tín của ứng viên cũng như của nhà tuyển dụng nếu ứng viên phát hiện ra. Trong nhiều trường hợp, ứng viên bất mãn sẽ quyết định không tiếp tục ứng tuyển nữa.
“Cá nhân tôi không đánh giá cao cách làm thiếu chuyên nghiệp này. Thậm chí, một số đơn vị tuyển dụng làm tham chiếu với chính công ty hiện tại của ứng viên”, bà Giang nói.
Theo bà Giang, nhà tuyển dụng có thể dành thời gian làm rõ thông tin với ứng viên thay vì kiểm tra chéo một cách không chính thức.
Chỉ nên làm tham chiếu chính thức với những người đã từng làm việc với ứng viên ở vị trí sếp trực tiếp, người đồng cấp hoặc nhân viên trước khi tiến hành các bước sâu hơn trong quy trình tuyển dụng.
Ngoài ra, cách dễ nhất để làm rõ thông tin của ứng viên là hỏi sâu trong quá trình phỏng vấn để biết ứng viên có đang thiếu trung thực hay không.
Tuy nhiên, bà Giang lưu ý nhà tuyển dụng cần trao đổi với một thái độ xây dựng thay vì tra hỏi, gây ra ác cảm với ứng viên.
Nhà tuyển dụng tại các công ty cũng có thể tham khảo ý kiến của các đơn vị headhunt nếu cần thiết. Đơn vị này có thể nắm được thông tin về ứng viên và hỗ trợ.
Thậm chí, bà Giang chỉ ra nhà tuyển dụng có thể đối chiếu thời gian làm việc ở mỗi tổ chức mà ứng viên đề cập với sổ bảo hiểm để phát hiện ra ứng viên không trung thực.
“Dù làm cách nào, nhà tuyển dụng cũng cần đảm bảo tính bảo mật của việc ứng tuyển và tính chuyên nghiệp trong trao đổi thông tin”, phó giám đốc khu vực của Navigos Search nhận định.
Cuối cùng, thay vì sử dụng từ ngữ “có cánh”, “màu mè” trong CV để lôi cuốn người đọc và tạo hào nhoáng cho ứng viên, bà Giang khuyến khích ứng viên nên hạn chế, tránh gây thất vọng cho nhà tuyển dụng.
“Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các ứng viên biết thể hiện điểm mạnh của bản thân qua CV. Không nên tô vẽ quá mức để gây ngộ nhận cho nhà tuyển dụng”, bà Giang nói.
Về phần Huy, cậu vẫn cho rằng việc “đánh bóng” của mình vẫn trong giới hạn nhưng thừa nhận bản CV bị tô vẽ quá mức đã khiến Huy gặp khó khăn trong công việc về sau.
“Mình nghĩ việc này không quá ảnh hưởng, vẫn nằm trong tầm kiểm soát. May mắn, quá trình phỏng vấn của mình không quá khó. Tuy nhiên, khi làm việc thực tế, mình phải cố gắng nhiều hơn đồng nghiệp để đạt ngưỡng đã ghi trong CV”, Huy nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok vừa thông báo ra mắt tính năng quảng cáo mới có tên gọi là TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) nhằm mục tiêu tự động hoá quy trình quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất của chiến dịch.
TikTok Smart Performance Campaigns là gì?
TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) là kiểu chiến dịch giúp các nhà quảng cáo TikTok dễ dàng tối đa hóa kết quả của chiến dịch bằng một quy trình quảng cáo tự động, về cơ bản, tính năng mới này sử dụng hệ thống máy học của TikTok để nhắm mục tiêu và tối ưu hóa quảng cáo.
“TikTok Smart Performance Campaigns là giải pháp tự động hóa đầu cuối (end to end automation) đầu tiên của chúng tôi nhằm tận dụng công nghệ máy học để tối ưu hóa cho các mục tiêu marketing và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.
Để tiếp cận đúng người và tối đa hóa kết quả, TikTok Smart Performance Campaigns được thiết kế để chạy các chiến dịch hiệu suất trên quy mô lớn, đồng thời giảm số lượng các bước thủ công để thúc đẩy kết quả.”
Khi các công nghệ máy học ngày càng thông minh hơn, nhiều nền tảng quảng cáo đang tận dụng công nghệ này cùng với sự phát triển của AI để giúp cho quá trình tối ưu quảng cáo trở nên đơn giản hơn.
“Thông qua việc tận dụng công nghệ máy học (machine learning), việc bắt đầu với Smart Performance Campaigns thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần là lựa chọn các mục tiêu marketing, ngân sách, khu vực và thông điệp.”
Khi quyền riêng tư là một rào cản lớn của nhiều nền tảng quảng cáo, bên cạnh đó là việc cookies sẽ dần biến mất, các tính năng tự động hoá dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
TikTok cho biết Smart Performance Campaigns phù hợp với các nhà quảng cáo mới sử dụng TikTok hoặc các nhà marketer không có nhiều nguồn lực cho hoạt động quảng cáo.
Thông qua một số thử nghiệm ở các thị trường khác nhau, TikTok thông báo rằng kiểu chiến dịch mới này ban đầu tỏ ra rất khả quan.
“Bằng cách chạy chiến dịch thử nghiệm A/B (A/B Testing) kéo dài 14 ngày với Smart Performance Campaigns, một thương hiệu đã có thể giảm CPA (chi phí trên mỗi hành động) xuống 27% và tạo ra nhiều hành động mua hàng hơn đến 40%.”
TikTok cho biết Smart Performance Campaigns hay kiểu chiến dịch hiệu suất thông minh sẽ có sẵn trên toàn cầu cho các chiến dịch quảng cáo trên ứng dụng Android vào cuối tháng 10 và tiếp tục mở rộng đến cuối năm.
Các nhà quảng cáo quan tâm đến tính năng mới này có thể liên hệ với các đối tác của TikTok để gửi yêu cầu thử nghiệm.
YouTube vừa thông báo ra mắt 3 tuỳ chọn quảng cáo mới, bao gồm các quảng cáo nhằm kết nối với người xem tivi được kết nối (Connected TV) và người nghe âm thanh trên YouTube.
Tuỳ chọn quảng cáo đầu tiên được gọi là Moment Blast.
Theo giải thích của YouTube:
“Moment Blast được thiết kế cho các thương hiệu muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) trong những thời điểm hay khoảnh khắc quan trọng – chẳng hạn như các sự kiện thể thao lớn, sự kiện phát hành phim hoặc ra mắt sản phẩm mới.
Moment Blast mang đến cho nhà quảng cáo những vị trí ưu tiên trên YouTube Select có trên những TV được kết nối (Connected TV – CTV) và các thiết bị khác, cùng với Thẻ tiêu đề được gắn thương hiệu (Branded Title Card) và Masthead.”
YouTube Select là nơi hiển thị các nội dung video được tuyển chọn từ khắp YouTube cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận các nhóm đối tượng cụ thể, dựa trên nhiều danh mục và lựa chọn ngách khác nhau.
YouTube cũng mở rộng định dạng quảng cáo âm thanh (Audio Advertising) trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả việc nhắm mục tiêu theo podcast, cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà quảng cáo để tiếp cận người dùng trong ứng dụng.
YouTube lần đầu giới thiệu quảng cáo chỉ có âm thanh vào năm 2020, như một phần để tối đa hóa YouTube Music và kể từ đó, YouTube hiện đang dần mở rộng các dịch vụ liên quan đến âm thanh, podcast hiện cũng đã được tích hợp vào nền tảng này.
Và trong khi video vẫn là định dạng nội dung (Content Format) “ăn khách” nhất trên nền tảng, YouTube ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các tùy chọn âm thanh, YouTube Music hiện đang phục vụ hơn 77 triệu người dùng đăng ký có trả phí.
Cuối cùng, YouTube cũng đang mở rộng các tùy chọn nguồn cấp sản phẩm (Product Feed) sang định dạng quảng cáo Khám phá (Discovery Ads), tuỳ chọn cho phép thương hiệu quảng cáo sản phẩm trực tiếp trong ứng dụng.
Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, Product Feed cho phép bạn thêm danh sách các sản phẩm vào quảng cáo, sau đó người dùng có thể nhấp vào để mua hàng.
Theo YouTube:
“Sắp tới, nguồn cấp sản phẩm cũng sẽ bao gồm các ưu đãi mang tính địa phương (local offers), cho phép các thương hiệu hiển thị các sản phẩm còn hàng trong thời gian thực trong Google Merchant Center của họ để mọi người có thể tìm thấy nơi mua hàng thuận tiện nhất.”
Ngoài ra, YouTube cũng đang tìm cách mở rộng thêm khả năng hiển thị sản phẩm cho định dạng video ngắn Shorts.
“Trong quý này, nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hơn sẽ có khả năng gắn thẻ sản phẩm trong video và Shorts của họ.”
Trong bối cảnh khi video ngắn ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng và khi TikTok vẫn gần như đang dẫn đầu cuộc chơi ở định dạng này, YouTube sẽ liên tục cập nhật để thúc đẩy Shorts của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu một số nội dung xoay quanh chủ đề quảng cáo âm thanh (Audio Advertising) như: quảng cáo âm thanh là gì, lợi ích và cơ hội cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh và hơn thế nữa.
Với sự phổ biến ngày càng lớn của quảng cáo âm thanh, phương thức quảng cáo này có thể cung cấp nhiều cơ hội mới cho thương hiệu trong việc thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu và độ tiếp cận.
Những cơ hội mới cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh có lập trình là gì?
Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như quảng cáo âm thanh.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Quảng cáo âm thanh là gì?
Quảng cáo âm thanh là một hình thức Quảng cáo, thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.
Theo WARC (Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới), có một khoảng cách lớn giữa thời gian người dùng dành cho âm thanh và mức chi tiêu của các thương hiệu cho quảng cáo, chỉ một phần nhỏ của ngân sách Marketing tổng thể được chi cho quảng cáo âm thanh so với các hình thức quảng cáo phổ biến khác.
Quảng cáo âm thanh là một cơ hội lớn cho các thương hiệu.
Vào năm 2021, quảng cáo âm thanh kỹ thuật số đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 57,9% lên mức 4,9 tỷ USD chỉ riêng ở thị trường Mỹ.
Theo dự báo, vào cuối năm 2023, con số này sẽ đạt mức 10 tỷ USD toàn cầu.
Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số là gì?
Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số là khái niệm đề cập đến quá trình chèn quảng cáo vào các nội dung âm thanh kỹ thuật số (chủ yếu trên môi trường intrenet) để tiếp cận người nghe chính là những khách hàng mục tiêu.
Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số cho phép các nhà quảng cáo kết nối với khán giả trong khi họ đang thưởng thức nội dung âm thanh họ yêu thích, đó có thể là âm nhạc, podcast hoặc chương trình radio kỹ thuật số.
Ví dụ, với quảng cáo âm thanh trên nền tảng Spotify, nhà quảng cáo sẽ có một số tuỳ chọn quảng cáo như:
Quảng cáo âm thanh. Các quảng cáo này có thời lượng 30 giây và phát giữa các bài hát.
Quảng cáo podcast. Những quảng cáo này thường dài từ 30 đến 60 giây. Chúng thường phát trong podcast và có thể được đọc bởi người dẫn chương trình (Host) hoặc diễn viên lồng tiếng.
Âm thanh kỹ thuật số là gì?
Âm thanh kỹ thuật số bao gồm bất kỳ loại âm thanh nào được nghe trên các nền tảng kỹ thuật số với sự hỗ trợ của kết nối internet.
Digital Audio có một số loại chính bao gồm:
Âm thanh đã tải xuống, như bài hát, album và podcast.
Âm thanh phát trực tiếp, ví dụ như các chương trình phát sóng từ các đài phát thanh hay các buổi trò chuyện trực tiếp trên các nền tảng như Spotify Greenroom.
Âm thanh theo yêu cầu (On-demand audio) như âm nhạc, podcast, chương trình trò chuyện, radio hay video âm thanh.
Nhờ các thiết bị như điện thoại thông minh, loa thông minh và tai nghe không dây, người nghe có thể thưởng thức âm thanh kỹ thuật số trong hầu hết mọi môi trường và ở bất cứ nơi đâu họ muốn.
Tại sao lại là Âm thanh trong Quảng cáo.
Trong thế giới quảng cáo hiện tại, thương hiệu rõ ràng là vô số các phương thức hay định dạng quảng cáo khác nhau, những thứ có thể được thử nghiệm và tối ưu cho các mục tiêu riêng của từng thương hiệu.
Quảng cáo âm thanh với bản chất vốn có của nó là thứ “ít xâm phạm” vì không trực quan, do đó chúng khá gần gũi và khiến cho người nghe có cảm giác được đắm chìm (immersive experience).
Nó dễ dàng thúc đẩy việc kể chuyện thương hiệu (Storytelling) khi mọi thông điệp quảng cáo của thương hiệu được họ tiếp nhận một cách từ từ, đây cũng chính là sự khác biệt so với các định dạng quảng cáo trực quan khác như quảng cáo Facebook hay Quảng cáo TikTok.
Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng âm thanh là phương tiện hay định dạng nội dung (Content Type) truyền thông phong phú nhất có thể kích hoạt khả năng ghi nhớ, sự tin cậy và cả kết nối.
Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số tạo ra nhiều tương tác và kích hoạt cảm xúc hơn các hình thức truyền thông khác.
Một nghiên cứu của Spotify và Neuro-Insight cho thấy âm thanh kỹ thuật số có nhiều khả năng thu hút bộ nhớ dài hạn hơn, tăng cường độ cảm xúc tốt hơn so với bất kỳ định dạng nào khác như TV, mạng xã hội hoặc video kỹ thuật số.
Một nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra rằng mức độ tương tác với quảng cáo tăng lên sau mỗi lần hiển thị âm thanh, con số này đúng trên nhiều ngành nghề, nền tảng và thể loại khác nhau.
Có một điểm rất đáng lưu ý ở đây là, tuỳ thuộc vào từng nền tảng và thiết bị khác nhau, người dùng (người nghe) sẽ bị tác động và phản ứng theo những cách khác nhau.
Ví dụ: khoảng một nửa số chủ sở hữu loa thông minh (loa bluetooth) có khả năng phản hồi tích cực với quảng cáo thông qua các thiết bị này (theo số liệu từ Báo cáo âm thanh thông minh năm 2022 của NPR và Edison Research.)
Trong số những người đã nghe quảng cáo trên loa thông minh, 53% cho biết họ sẽ phản hồi, trong khi 48% cho biết họ có xu hướng phản hồi tốt hơn với các quảng cáo trên loa thông minh so với quảng cáo từ một thiết bị hay nền tảng khác.
Những cơ hội mới cho thương hiệu với quảng cáo âm thanh có lập trình là gì?
Bằng cách sử dụng quảng cáo âm thanh có lập trình, tức thương hiệu thực hiện việc mua bán và chạy quảng cáo âm thanh một cách tự động.
Cũng giống như với quảng cáo video và hiển thị (display), quảng cáo âm thanh có lập trình cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận theo hướng dữ liệu (Data driven Marketing) để từ đó tạo ra các hiệu suất quảng cáo và chuyển đổi tốt hơn.
Đây là một quy trình tự động và liền mạch từ việc vận hành, nhắm mục tiêu, đo lường, tối ưu và cung cấp cho các nhà quảng cáo khả năng phân phối quảng cáo tới các chương trình và nội dung phù hợp nhất (theo thời gian thực).
Có một điểm khác biệt cũng như là cơ hội cho các thương hiệu đó là, không giống như các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, quảng cáo âm thanh có lập trình cho phép mua quảng cáo tập trung vào các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể thay vì tập trung vào nội dung hay vị trí (placement) như các nhà quảng cáo vẫn làm.
Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như quảng cáo âm thanh.
Như đã phân tích ở trên, với tư cách là những người làm marketing, thương hiệu hay quảng cáo, bạn không ngừng tìm kiếm và tối ưu các phương thức quảng cáo mới nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như thúc đẩy chuyển đổi.
Khi các nền tảng quảng cáo như mạng xã hội, tìm kiếm hay hiển thị hình ảnh đã trở nên quá quyen thuộc hay thậm chí là quá tải với người dùng, bạn cần tìm một phương thức mới tiềm năng hơn, Audio Ads hay quảng cáo âm thành nên là một trong số đó.
Bên cạnh đó, nhờ những sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chẳng hạn như giọng nói tổng hợp theo các loại nội dung cụ thể, điều này có thể giúp tăng mức độ biểu cảm của âm thanh nhiều hơn, quảng cáo âm thanh kỹ thuật số khi này sẽ trở nên hợp lý hơn và tốt hơn.
Kết luận.
Với tư cách là Marketer, bạn cần đảm bảo rằng mình luôn dành một phần ngân sách marketing (dù là nhỏ) để liên tục thử nghiệm các kênh mới, bằng cách hiểu quảng cáo âm thanh là gì, cũng như các tiềm năng đi kèm, giờ đây bạn có thể bắt đầu thử nghiệm các ý tưởng mới của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Meta khẳng định ứng dụng nhắn tin iMessage của Apple hoàn toàn thua kém so với WhatsApp, và còn chê cười những tin nhắn màu xanh dương, xanh lá kệch cỡm của gã khổng lồ Táo khuyết.
CEO Meta dường như đang chọn Apple là đối tượng chính để chỉ trích. Sau khi nói rằng nền tảng VR của Apple không có lợi cho người dùng vào tuần trước, Mark Zuckerberg lại tiếp tục chế giễu ứng dụng nhắn tin của Apple.
Hôm 17/10, trên Instagram cá nhân, CEO Meta đăng một tấm ảnh quảng cáo WhatsApp, khẳng định rằng nền tảng nhắn tin này có độ an toàn và riêng tư hơn hẳn so với iMessage.
Will Cathcart, Giám đốc WhatsApp, cũng chia sẻ nội dung tương tự trên trang Twitter của mình.
Điều Apple chưa làm được.
Biển quảng cáo này được chạy ở ga Pennsylvania, New York với ảnh chụp màn hình so sánh 3 đoạn tin nhắn từ iMessage và WhatsApp.
Đoạn quảng cáo chê cười những tin nhắn màu xanh dương, xanh lá kệch cỡm của Apple và nhấn mạnh rằng người dùng nên sử dụng WhatsApp để được bảo mật đầu cuối tin nhắn.
Thậm chí, trong bài viết của mình Mark Zuckerberg còn thẳng thắn nói rằng WhatsApp “có độ riêng tư và bảo mật cao hơn iMessage với công nghệ mã hóa đầu cuối trên cả iOS, Android và các group chat”. Ông chỉ ra một vài tính năng mới trong ứng dụng của Meta như ẩn cuộc trò chuyện, back-up mã hóa…
“Đây đều là những điều iMessage chưa làm được”, CEO Meta khẳng định.
Theo The Verge, Meta không phải là công ty duy nhất lên tiếng chỉ trích nền tảng nhắn tin của Apple. Hồi tháng 6, Google từng chế nhạo Táo khuyết vì chưa hỗ trợ tin nhắn RCS (Rich Communications Services).
Hãng công nghệ muốn Apple thay thế SMS truyền thống bằng RCS, đồng thời ngừng áp đặt kiểu bong bóng iMessage. Nhưng Táo khuyết vẫn chưa có ý định thay đổi công nghệ nhắn tin của mình.
Tin nhắn xanh lá, xanh dương gây khó chịu trên iPhone.
Tại sự kiện Code 2022 của Vox Media, CEO Tim Cook đã bác bỏ ý tưởng dùng chuẩn RCS để chấm dứt tình trạng bong bóng màu xanh lá cây bao quanh tin nhắn từ iPhone đến thiết bị Android – một biểu tượng của sự phân biệt và hạn chế tính năng đối với máy nằm ngoài hệ sinh thái của Apple.
Ông nói rằng nếu muốn tin nhắn xanh lá, vốn được cho là kém an toàn hơn xanh dương, biến mất, hãy mua iPhone.
Nói về nội dung quảng cáo này, đại diện Meta cho biết nó sẽ xuất hiện trên TV, video, biển quảng cáo và các trang mạng xã hội ở khắp nước Mỹ. Trong đó, biển quảng cáo sẽ được phát ở New York, San Francisco và Los Angeles.
Hãng công nghệ cũng cho biết muốn tăng lượng người dùng WhatsApp ở Mỹ trong năm nay. Hiện, ứng dụng sở hữu khoảng 2 tỷ người dùng toàn cầu nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ ở thị trường nội địa.
Do đó, việc đưa WhatsApp lên bàn cân so sánh với ứng dụng nhắn tin iMessage quen thuộc của người Mỹ sẽ giúp nền tảng của Meta thu về lượng lớn người quan tâm, The Verge nhận định.
Trước đó, Meta đã nhiều lần khẳng định rằng WhatsApp là ứng dụng nhắn tin tập trung vào quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Hãng đã đăng tải một đoạn quảng cáo, ví việc gửi SMS truyền thống cũng hớ hênh như gửi thư mà quên đóng hòm thư. Trong khi đó, iMessage lại tỏ ra thua kém trong công nghệ bảo mật tin nhắn, đặc biệt là với những thiết bị sử dụng hệ điều hành khác.
Theo The Verge, Mark Zuckerberg đã đúng khi nói rằng iMessage vẫn chưa có tính năng ẩn tin nhắn hay back-up mã hóa đầu cuối.
Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty tự do truy cập vào lịch sử iMessage của người dùng miễn là tin nhắn được lưu trữ trên iCloud.
Tuy nhiên, nhiều người dùng cũng tỏ ra quan ngại về tính bảo mật trên WhatsApp của Meta. “Chắc là WhatsApp cũng sẽ để lộ thông tin người dùng thôi vì nó là ứng dụng của Facebook mà”, một người dùng bình luận bên dưới bài đăng của Mark Zuckerberg.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Netflix vừa thông báo ra mắt tính năng mới có tên là “Profile Transfer”, tính năng giúp người dùng Netflix có thể chuyển sang tài khoản khác mà không mất đi những dữ liệu đã có.
Với tính năng Netflix Profile Transfer mới, những người dùng đã có tài khoản trên Netflix có thể chuyển sang một tài khoản hoàn toàn mới mà không cần xây dựng lại hồ sơ của họ, tức mọi dữ liệu đã có trước đó sẽ không bị mất đi.
Tất cả các dữ liệu như lịch sử xem, danh sách các chương trình đã xem hay những bộ phim yêu thích cùng các cài đặt khác sẽ được giữ nguyên.
Mục tiêu chính của Netflix với tính năng mới này không có gì khác ngoài việc hạn chế người dùng chia sẻ hay dùng chung tài khoản, điều cuối cùng đã khiến doanh số của Netflix ngày càng sụt giảm.
Theo thông báo của Netflix, tính năng này hiện đã có sẵn cho người dùng toàn cầu, để sử dụng, người dùng có thể di chuyển tới biểu tượng hồ sơ của họ trên trang chủ Netflix và tìm tùy chọn Profile Transfer (Chuyển tài khoản).
Giám đốc sản phẩm của Netflix cho biết:
“Mọi người có thể di chuyển. Gia đình có thể phát triển. Các mối quan hệ có thể kết thúc. Nhưng trong suốt những thay đổi này, trải nghiệm Netflix của bạn sẽ không thay đổi. Netflix Profile Transfer chính là giải pháp.”
Trong báo cáo thu nhập quý 1 năm 2022 gần đây, Netflix cho biết hiện nền tảng này có khoảng 100 triệu hộ gia đình sử dụng chung tài khoản.
Vào tháng 3, Netflix đã ra mắt tính năng “thành viên bổ sung” (extra members) ở Chile, Costa Rica và Peru, khiến người đăng ký (người dùng có trả phí) phải trả thêm phí cho những người mà họ đã chia sẻ tài khoản.
Vào tháng 7, Netflix đã bắt đầu thử nghiệm tính năng “thêm một ngôi nhà” (Add a Home) ở Argentina, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Guatemala và Honduras cũng với mục tiêu tương tự.
Netflix đã mất gần 1 triệu đăng ký chỉ trong vòng 3 tháng tính đến tháng 6 năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi có không ít các thương hiệu tập trung rất nhiều nguồn lực để xây dựng độ nhận diện thương hiệu (Branding), điều này sẽ gây lãng phí nếu thương hiệu không chuẩn bị trước các thành phần khác quan trọng hơn.
Có một sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp hay với những người làm marketing đó là đầu tư rất nhiều nguồn lực vào hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding, Brand Identity) trong khi chưa chuẩn bị những nền tảng căn bản nhất của thương hiệu.
Những hình ảnh đẹp hay đồ hoạ bắt mắt về bản chất sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng mục tiêu không hiểu được ý nghĩa thực sự đằng sau của nó là gì, hay nếu thương hiệu của bạn tập trung vào Gen Z, điều này lại càng thất bại hơn.
Mặc dù bạn có thể tạo ra những logo đẹp, những bảng màu hấp dẫn người xem, tuy nhiên, cũng sẽ không mang lại cho thương hiệu giá trị gì nếu người dùng mục tiêu không thể “thấy” hay cảm nhận được những giá trị mà thương hiệu cung cấp, hay các thông điệp của thương hiệu không thể giúp cộng hưởng giá trị của thương hiệu tới người dùng.
Từ những góc nhìn này, bạn không nên đầu tư vào các hoạt động xây dựng nhận diện nếu chưa xây dựng được 3 nền tảng căn bản nhất của thương hiệu là: Chiến lược thương hiệu, Khách hàng lý tưởng của thương hiệu và Tiếng nói hay Giọng điệu của thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy).
Ở cấp độ cao nhất và cũng là nền tảng quan trọng nhất của bất cứ thương hiệu nào là có một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm các nội dung sau:
Các đề xuất giá trị riêng biệt (USP): Trong bối cảnh thị trường đầy sự cạnh tranh, đề xuất giá trị là chưa đủ mà giá trị đó khác biệt với đối thủ như thế nào và có lợi cho khách hàng mục tiêu ra sao.
Cũng tương tự như cách xây dựng USP hay ma trận SWOT cho doanh nghiệp, điểm giá trị khác biệt không chỉ là “khác” so với đối thủ mà cái khác hay cái điểm mạnh đó phải có lợi cho khách hàng mục tiêu, rất nhiều thương hiệu hiểu sai điều này.
Tầm nhìn và Sứ mệnh của thương hiệu (Brand Mission & Brand Vision): Đây là một trong những điều mạnh mẽ nhất mà thương hiệu có thể truyển tải đến khách hàng, nó chính là lý do hay mục đích thương hiệu được ra đời và tồn tại.
Giá trị cốt lõi (Brand Core Values): Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì và không đại diện cho điều gì? Khi bạn có các giá trị thương hiệu của riêng mình, tất cả các quyết định còn lại của thương hiệu hay doanh nghiệp – từ Marketing, trải nghiệm khách hàng đến bộ phận tuyển dụng đều phải được kết nối lẫn nhau.
Câu chuyện thương hiệu (Brand Story): Kể chuyện thương hiệu từ lâu đã là một trong những cách thức xây dựng thương hiệu mà các thương hiệu lớn như Apple hay Starbucks theo đuổi. Để kể chuyện (Storytelling), bạn cần có các câu chuyện hấp dẫn.
Tính cách thương hiệu (Brand Personality): Tính cách thương hiệu hay Brand Personality xác định hay định hình cách mà thương hiệu muốn khách hàng nghĩ về mình khi được nhắc đến.
Thương hiệu của bạn đại diện cho sự mạnh mẽ, sáng tạo, bí ẩn hay bất cứ gì điều gì khác, hãy truyền tải nó đến với khách hàng.
Khách hàng lý tưởng (Key Customer).
Một nền tảng cốt lõi tiếp theo mà các thương hiệu cần xây dựng đó là xác định tệp khách hàng lý tưởng của mình.
Trong khi nghe có vẻ như là điều hiển nhiên, không ít các thương hiệu hiểu sai khái niệm này khi cho rằng nó chính là khách hàng tiềm năng hay đơn giản là khách hàng.
Khách hàng lý tưởng đề cập đến những khách hàng sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu (dựa trên số liệu nghiên cứu), trong khi khách hàng tiềm năng chỉ là những người có thể mua hàng (thích chứ không mua).
Khi nói đến việc tạo ra các thông điệp marketing để thu hút khách hàng, dưới đây là một số điểm mà thương hiệu có thể tiếp cận:
Nỗi đau của khách hàng: Khách hàng của bạn đang đấu tranh với điều gì? Họ nhận thức như thế nào về cuộc đấu tranh đó? Và đâu thực sự là giải pháp họ cần?
Chuyển đổi mong muốn sau sử dụng sản phẩm: Theo cách nghĩ của khách hàng, Họ muốn nhận được điều gì hay muốn trở thành “hình ảnh” như thế nào?
Các giải pháp thay thế: Khách hàng của bạn đã thử những giải pháp nào hay sử dụng các sản phẩm của đối thủ hay chưa? Điều gì khiến họ hài lòng và không hài lòng với các sản phẩm đó.
Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice).
Thông điệp thương hiệu (Brand Message) và tiếng nói thương hiệu là 2 khái niệm khác nhau.
Trong khi thuật ngữ thông điệp đề cập đến nội dung (Content) hay những thứ mà khách hàng sẽ nghe hoặc thấy, Tiếng nói lại thể hiện cách thức mà thương hiệu truyền tải các nội dung đó.
Tiếng nói thương hiệu có thể bao gồm các thành phần như:
Câu nói về thương hiệu: Thương hiệu của bạn thường lặp đi lặp lại những cụm từ hoặc thuật ngữ nào? Từ vựng mà thương hiệu của bạn phát đi lặp lại phải nhằm mục đích củng cố sứ mệnh và giá trị của thương hiệu.
Giọng điệu: Những kiểu cảm xúc nào sẽ có thể kết nối tốt nhất giữa khách hàng lý tưởng với thương hiệu. Thương hiệu mô tả nỗi đau đau và mong muốn của họ như thế nào? Giọng điệu thay đổi ra sao khi thương hiệu kể về các câu chuyện của mình và của khách hàng.
Kỹ thuật và phong cách thể hiện nội dung: Là khái niệm đề cập đến cách thương hiệu làm nổi bật nội dung như cách sử dụng dấu chấm câu, biểu tượng cảm xúc (emojis) và các biểu tượng tượng hình khác.
Nhịp điệu: Nhịp điệu của ngôn ngữ đề cập đến mức độ dài hay ngắn của câu chữ. Nó cao hay thấp, nhanh hay chậm, dồn dập hay từ tốn…
Tóm lại, nhận diện thương hiệu nên là hành động đến sau, khi mà thương hiệu đã hoàn thiện các nền tảng căn bản khác của thương hiệu.
Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu trực quan tốt có thể giúp cho hoạt động marketing trở nên thuận lợi và cộng hưởng hơn, nhưng nếu không có thông điệp thương hiệu hay các giá trị khác của thương hiệu, khách hàng sẽ khó có thể chấp nhận thương hiệu.
Các thành viên trong các đội nhóm khác nhau, đặc biệt là nhóm bán hàng và marketing, tất cả đều phải ở trên cùng một chiến tuyến, phải cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin từ một số nhà quảng cáo, họ đang trải nghiệm bản dùng thử (beta) về việc Google Ads chỉ cho phép sử dụng đối sánh rộng (broad match).
Như bạn có thể thấy ở trên, Google Ads đang thử nghiệm (với một số nhỏ các nhà quảng cáo được chọn) cho phép nhà quảng cáo hoặc là chọn sử dụng kiểu đối sánh từ khoá rộng (broad match) trên toàn bộ chiến dịch quảng cáo hoặc là chọn tắt nó.
Đối sánh từ khoá là gì trong Google Ads.
Đối sánh từ khoá là cách các nhà quảng cáo Google Ads mong muốn được kích hoạt quảng cáo bằng cách đối sánh cụm từ hay từ khoá tìm kiếm của người dùng với kiểu đối sánh mà nhà quảng cáo đã chỉ định trong các nhóm quảng cáo.
Hiện Google Ads cung cấp 3 kiểu đối sánh từ khoá chính là đối sánh rộng, đối sánh chính xác và đối sánh cụm từ (đã xoá bỏ kiểu đối sánh chỉnh sửa rộng).
Để có thể hiểu chi tiết về khái niệm từ khoá bạn có thể xem tại: từ khoá là gì
Google Ads đã phản hồi gì.
Theo thông tin từ đại diện của Google, tính năng mới này chỉ là thử nghiệm để kiểm tra xem liệu có bao nhiêu phần trăm nhà quảng cáo mong muốn chỉ sử dụng kiểu đối sánh từ khoá rộng, tuy nhiên, nhiều nhà quảng cáo cho rằng, Google có thể sẽ sớm loại bỏ các kiểu đối sánh trong tương lai khi thử nghiệm đi theo kỳ vọng của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nền tảng game theo định hướng Metaverse Roblox vừa cho biết nền tảng này hiện đã có hơn 1.7 người dùng vào tháng 9 vừa rồi.
Theo số liệu vừa công bố, nền tảng Metaverse game Roblox đã chạm mốc hơn 1.7 tỷ người dùng toàn cầu, một con số có thể gây choáng ngợp cho nhiều người, và với con số này, CEO Roblox sẽ bỏ túi khoảng 234 triệu USD trong vòng 5 năm tới.
Là một công ty đại chúng, Roblox thường xuyên phát hành công khi các số liệu về lượng người dùng và tình hình tài chính, theo số liệu tháng 9 vừa rồi, Roblox có gần 58 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU), đánh dấu mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với lượng người dùng khổng lồ này, Roblox đã vượt xa các đối thủ như Minecraft với140 triệu người dùng hàng tháng (MAU), Fortnite với 10-15 triệu người dùng hàng tháng và thương hiệu game đình đám Liên minh Huyền thoại với 180 triệu người dùng hàng tháng (tính đến tháng 10 năm 2021).
Tính một phép tính đơn giản, nếu cộng tất cả các nền tảng game đối thủ nói trên lại với nhau, con số này là khoảng 400 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, thì con số này với Roblox là hơn 1.7 tỷ người (MAU).
Với lượng người dùng này, doanh thu ước tính của Roblox là khoảng hơn 200 triệu USD.
Có một số liệu thú vị, cái mà Robox Corporation gọi là “ước tính tuổi thọ người dùng có trả phí – PULE”, là chỉ số trung bình về thời gian một tài khoản hay người dùng sẽ hoạt động trong Roblox và có trả phí.
Con số này “được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử giữ chân hàng tháng cho mỗi nhóm người dùng (Cohort) có trả phí để dự báo mức tăng trưởng của Roblox trong tương lai.”
28 tháng là kết quả hiện tại của Roblox.
Một điều thú vị khác đóng góp vào thành công của Roblox là nền tảng game này đang xây dựng và hướng tới Metaverse.
Ông Bronstein, Giám đốc Sản phẩm (CPO) của Roblox cho biết: “Hiện tại, khi bạn đang ở trong một trải nghiệm, bạn cần phải rời khỏi trải nghiệm đó để di chuyển sang một trải nghiệm khác.
Tuy nhiên, với các công nghệ mới, bạn có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các trải nghiệm mà không cần phải rời khỏi trải nghiệm cũ.”
“Chúng tôi có một số ý tưởng rất thú vị, một lần nữa, đó là những ý tưởng cho tương lai, là liệu bạn sẽ có thể sở hữu cho mình một cổng thông tin cá nhân riêng hay không và liệu khi bạn mở chúng ra, bạn có thể thấy những trải nghiệm yêu thích của mình và điều hướng đến chúng hay không.”
Về cơ bản, các kiểu trải nghiệm tương tự hiện đã được sử dụng rộng rãi nhờ vào công nghệ thực tế tăng cường (AR) và các proto metaverse khác như Epic Games thành công với Fortnite và Core.
((* Proto Metaverse hay còn được gọi là Protoverse là khái niệm mô tả các nền tảng tiền Metaverse, nó chính là các phiên bản nguyên mẫu (Prototype) của Metaverse)).
Trong khi các nền tảng metaverse khác chẳng hạn như Horizon Worlds của Facebook, vẫn còn tạo ra nhiều tranh cãi, Roblox đã đi một bước khá xa nếu xét về lượng người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đức quyết định phạt ứng dụng tin nhắn Telegram 5 triệu euro (4,9 triệu USD) vì đã không thiết lập các kênh hay tính năng để người sử dụng báo cáo về những bài đăng phi pháp.
Đức quyết định phạt ứng dụng tin nhắn Telegram 5 triệu euro (4,9 triệu USD) vì đã không thiết lập các kênh để người sử dụng báo cáo về những bài đăng phi pháp.
Trong tuyên bố ngày 18/10, Bộ Nội vụ Đức nhấn mạnh Internet không phải không gian vô pháp luật và những nội dung phạm tội như lấy cái chết đe dọa phải bị truy tố trên môi trường Internet. Do đó, các nền tảng phải có nghĩa vụ cung cấp một hệ thống khiếu nại thích hợp.
Theo quy định hiện hành của Đức, các nền tảng truyền thông mạng xã hội trực tiếp có nghĩa vụ cung cấp các kênh để người dùng báo cáo về những nội dung tiềm ẩn nguy cơ phạm tội.
Các mạng truyền thông cũng có nghĩa vụ loại bỏ những nội dung phi pháp và báo cáo trường hợp vi phạm với cảnh sát.
Trong những năm gần đây, Telegram đã bị giám sát chặt chẽ khi các phần tử cực đoan ngày càng lợi dụng ứng dụng này làm công cụ để lan truyền và gieo rắc tư tưởng thù hận và đe dọa chết chóc.
Trong đại dịch COVID-19, một số người có tư tưởng bài vaccine đã sử dụng ứng dụng này để chia sẻ thông tin sai lệch và khuyến khích bạo lực chống lại các chính trị gia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với mức định giá 8.8 tỷ USD, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục duy trì vị thế thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 7 năm liên tiếp.
Thông tin được Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, công bố hôm nay tại Hà Nội.
Thương hiệu Viettel được định giá cao gấp 3 lần hai thương hiệu lần lượt đứng thứ hai và thứ ba (khoảng 2,8 tỷ USD) trên bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Thương hiệu F&B Vinamilk cũng có giá trị gần 3 tỷ USD
Với mức định giá gần 8,8 tỷ USD, giá trị thương hiệu (Brand Value) Viettel chiếm gần 36% tổng giá trị 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (24,42 tỷ USD).
Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thương hiệu Viettel được đánh giá cao về việc luôn chú trọng đến tính bền vững môi trường.
Nghiên cứu của Brand Finance ở 40 quốc gia cho thấy, Viettel là thương hiệu có nhận thức về tính bền vững đứng ở vị trí số 1 trong số các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hợp nhất của Viettel đạt 79,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ của Viettel đạt gần 72 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6%. Lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung quan trọng cần biết về thuật ngữ Trade Marketing (Marketing thương mại) như: Trade Marketing là gì, làm Trade Marketing là làm những công việc gì, đặc điểm và vai trò của Trade Marketing với thương hiệu và hơn thế nữa.
Nằm trong bức tranh lớn hơn là Marketing, Trade Marketing là một phần không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ (Retail) vốn bán hàng thông qua các cửa hàng (vật lý) hay các đại lý phân phối trung gian. Trade Marketing gắn liền với các cửa hàng (vật lý) và được xem là một hình thức marketing truyền thống (ngoại tuyến / offline), tức Traditional Marketing.
Các nội dung sẽ được phân tích về chủ đề Trade Marketing trong bài bao gồm:
Trade Marketing là gì?
Mục tiêu của Trade Marketing là gì?
Tầm quan trọng của Trade Marketing.
Trade Marketing hoạt động như thế nào.
Làm Trade Marketing là làm những công việc gì hay các hình thức chính của Trade Marketing?
Bản chất của Trade Marketing.
Sự khác biệt giữa Trade Marketing và bán hàng cá nhân là gì?
Một số chiến lược Trade Marketing cho năm 2022.
Một số nhóm KPIs chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động Trade Marketing là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ để về Trade Marketing.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Trade Marketing là gì?
Trade Marketing hay còn được gọi là marketing thương mại hoặc marketing doanh nghiệp (business-to-business marketing), là khái niệm đề cập đến cách một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động marketing với mục tiêu là làm thoả mãn nhu cầu của các nhà bán lẻ (Retailer), nhà phân phối (Distributor) hay nhà bán buôn (Wholesaler) thay vì là người tiêu dùng cuối (end-consumer).
Trade Marketing gắn liền với các cửa hàng (vật lý) và được xem là một hình thức marketing truyền thống (ngoại tuyến / offline), tức Traditional Marketing.
Trade Marketing là một phần của ngành Marketing.
Mục tiêu của Trade Marketing là gì?
Cũng tương tự như bất kỳ chiến lược hay phương thức làm marketing nào khác như Performance Marketing hay Brand Marketing, Trade Marketing cũng hướng tới các mục tiêu riêng.
Dưới đây là các mục tiêu mà Trade Marketing thường hướng tới.
Thúc đẩy nhu cầu (nhập và bán hàng) của các đối tác có trong chuỗi cung ứng cũng như những người mua sắm (tại cửa hàng).
Sở dĩ Trade Marketing còn có một cái tên khác là marketing doanh nghiệp vì mục tiêu của phương thức này là hướng tới các doanh nghiệp trung gian có trong chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng.
Thông qua các hoạt động như chiết khấu hay sự kiện tại điểm bán, doanh nghiệp muốn các đối tác của họ có thêm động lực để phục vụ khách hàng và bán hàng cho người tiêu dùng cuối. Những người mua sắm tại cửa hàng cũng bị tác động lên nhu cầu bởi điều này.
Đưa sản phẩm tới trước mặt khách hàng.
Các hoạt động Trade Marketing thường gắn liền với các điểm bán, nơi có nhiều khách hàng qua lại, đây chính là lúc các sản phẩm của doanh nghiệp có cơ hội “tiếp xúc” với khách hàng mục tiêu.
Giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường thông qua mối quan hệ bền vững với các đối tác trung gian.
Một mục tiêu khác của Trade Marketing đó là giúp các đối tác trung gian tích cực giới thiệu và bán các sản phẩm của họ (thay vì là của đối thủ cạnh tranh).
Trong ngành bán lẻ (Retail), khi mỗi nhà phân phối cùng lúc bán vô số các sản phẩm tương tự nhau tới cùng một tệp khách hàng, việc khiến họ để ý nhiều hơn đến các sản phẩm của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Tầm quan trọng của Trade Marketing.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chẳng hạn như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hay các doanh nghiệp bán lẻ (Retailer), họ dựa vào các đối tác trung gian trong chuỗi cung ứng để bán sản phẩm của họ.
Trong một chuỗi cung ứng tiêu chuẩn, nhà sản xuất sẽ vận chuyển sản phẩm của họ đến nhà phân phối (Distributor), nhà phân phối sẽ bán lại cho nhà bán buôn (Wholesaler), nhà bán buôn này bán cho nhà bán lẻ (Retailer), và cuối cùng, nhà bán lẻ sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối (end-consumer).
Trong một thị trường bão hòa hay nơi mà có quá nhiều sản phẩm tương đồng nhau được bán cho cùng một phân khúc khách hàng, khi khách hàng hay người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn thay thế, việc bán được hàng càng trở nên khó khăn hơn.
Để cạnh tranh, các nhà sản xuất cần phải xây dựng mối quan hệ bền chặt với các đối tác trung gian chẳng hạn như nhà bán lẻ, cũng như gây được sự chú ý từ những người mua hàng, đây chính là lúc Trade Marketing phát huy vai trò của nó.
Trade Marketing đặc biệt quan trọng đối với các nhà sản xuất hàng đóng gói tiêu dùng (CPG), khi họ hầu như là dựa hoàn toàn vào chuỗi cung ứng. Tất cả các chỉ số như doanh số bán hàng, biên lợi nhuận, thị phần và hơn thế nữa đều phụ thuộc vào các trung gian có trong toàn chuỗi giá trị.
Trade Marketing hoạt động như thế nào.
Một khi đã thực sự hiểu Trade Marketing là gì, các doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai hoạt động này với các bước đơn giản bên dưới.
Bước 1: Doanh nghiệp sẽ cần phải tuyển dụng một vị trí liên quan đến Trade Marketing chẳng hạn như Trade Marketing Manager để thực thi và giám sát toàn bộ các hoạt động liên quan.
Bước 2: Nhóm Trade Marketing này sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một bản kế hoạch marketing (Marketing Plan) và chiến lược thương hiệu nhắm mục tiêu cụ thể đến các doanh nghiệp hay đối tác khác trong chuỗi cung ứng.
Bước 3: Thực thi và đo lường kết quả.
Một chiến lược Trade Marketing hiệu quả vừa giúp phân biệt các sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ, giúp khách hàng nhận diện sản phẩm tốt hơn, vừa tạo ra mối quan hệ bền chặt, cùng có lợi với các đối tác.
Làm Trade Marketing là làm những công việc gì hay các hình thức chính của Trade Marketing?
Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng kinh doanh cụ thể hay từng mục tiêu của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn các hình thức làm Trade Marketing khác nhau.
Dưới đây là một số hình thức Trade Marketing mà bạn có thể tham khảo.
Trade Shows – Các sự kiện thương mại.
Phương thức Trade Marketing đầu tiên và cũng là hình thức lâu đời và phổ biến nhất đó là tham dự các sự kiện thương mại thường được tổ chức bởi các cơ quan xúc tiến thương mại (chính phủ) hoặc các tổ chức tư nhân khác.
Bằng cách đăng ký các gian hàng và trưng bày sản phẩm, các doanh nghiệp vừa có thể giới thiệu sản phẩm vừa có cơ hội tìm kiếm các đối tác bán hàng khác.
Trade Promotions – Xúc tiến thương mại.
Một lần nữa, các nhà sản xuất trong các ngành hàng khác nhau thường lựa chọn các ưu đãi khác nhau cho các đối tác kinh doanh hay khách hàng của họ như nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối để tối đa hoá doanh số bán hàng.
Một số hình thức của Trade Promotions bao gồm:
Các chương trình khuyến mãi liên quan đến giá có thể nhìn thấy như phiếu giảm giá (coupon), hàng dùng thử (hàng mẫu, sampling), giảm giá, ưu đãi mua một tặng một hay các chương trình tặng quà khác, v.v.
Các kỹ thuật xây dựng nhận diện thương hiệu tại điểm bán: (POSM), Off-shelf branding.
Các cuộc thi khuyến khích bán hàng dành cho người bán (seller).
Các sự kiện tại chỗ (thường là tại các điểm bán) như phát hàng mẫu hay kích hoạt thương hiệu (Activation, Rowshows…).
Ngoài các hình thức Trade Marketing truyền thống nói trên, nhiều doanh nghiệp ngày nay cũng sử dụng chính các nền tảng trực tuyến để thúc đẩy hiệu suất của phương thức này.
Dưới đây là một số hình thức bạn có thể tham khảo.
Làm Branding để thúc đẩy Trade Marketing.
Ý tưởng của chiến lược này là, bằng cách xây dựng nhận diện tốt hơn cho thương hiệu hay các sản phẩm của doanh nghiệp (Branding), các đơn vị trung gian ví dụ như nhà bán lẻ có thể sẽ bị chú ý và sau đó trở thành đơn vị bán hàng cho doanh nghiệp.
Các phương tiện mà doanh nghiệp có thể sử dụng như website, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media Advertising & Marketing), quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Search Advertising) và hơn thế nữa.
Digital Trade Marketing.
Ngày nay, các khách hàng hiện đại tìm kiếm các thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể thông qua các phương tiện trực tuyến, ví dụ như các nền tảng mua sắm trực tuyến hoặc website của nhà bán lẻ.
Các doanh nghiệp theo đó cũng có thể sử dụng hình thức này để tiếp cận khách hàng.
Ví dụ: gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến và tạo điều kiện để các nhà sản xuất cá nhân hóa quảng cáo cho những khách hàng đã thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm cụ thể.
Walmart đã kết nối thành công các hoạt động quảng cáo của nhà sản xuất với hoạt động bán hàng tại các cửa hàng.
Bản chất của Trade Marketing.
Mục tiêu của Trade Marketing cuối cùng vẫn phải là đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường.
Tuy nhiên, mục tiêu trực tiếp của Trade Marketing có thể được xác định là tạo ra những cơ hội lớn nhất để tiêu thụ được tốt nhất các sản phẩm của doanh nghiệp mà qua đó mới có thể đạt đến mục tiêu lợi nhuận.
Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải chấp nhận rủi ro. Khả năng không tiêu thụ (bán) được sản phẩm luôn luôn xảy ra và thông thường là rất lớn.
Trade Marketing được nghiên cứu và phát triển là để nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại.
Người ta đã từng đưa ra và ứng dụng nhiều cách thức khác nhau để thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động thương mại. Nhưng, trước khi có hệ thống lý thuyết Trade Marketing, các cách thức đó chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của hoạt động kinh doanh.
Bản chất của Trade Marketing là xác định lại sao cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế hiện đại, vị trí của nhà kinh doanh và khách hàng trong hoạt động kinh tế.
Sự khác biệt giữa Trade Marketing và bán hàng cá nhân là gì?
Trong khi vốn là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, có không ít người lại nhầm lẫn giữa Trade Marketing và bán hàng cá nhân.
Như đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng, bản chất cốt lõi của Trade Marketing không phải là thúc đẩy việc bán hàng trực tiếp mà là tạo ra nhu cầu thông qua các đơn vị trung gian và sau đó gián tiếp thúc đẩy việc bán hàng. Trade Marketing không hướng đến việc bán hàng trực tiếp đến cá nhân người dùng mà là các doanh nghiệp trung gian.
Ngược lại, bán hàng cá nhân lại tập trung vào việc bán hàng trực tiếp đến khách hàng hay những người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Một số nhóm KPIs chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động Trade Marketing là gì?
Cũng tương tự như bất kỳ phương thức làm marketing nào khác, Trade Marketing cũng cần đạt được các mục tiêu (KPIs) riêng.
Dưới đây là một số nhóm KPIs chính cho Team Trade Marketing.
KPIs về độ phủ.
Như đã phân tích trong các phần ở trên, các đội nhóm Trade Marketing thường xuất hiện trong các doanh nghiệp bán lẻ hay hàng đóng gói tiêu dùng (CPG) nói chung và doanh số họ có được chính là doanh số của các cửa hàng bán lẻ hay trung gian phân phối khác.
Để có thể có được nhiều doanh số, họ cần mở rộng nhiều độ phủ hay điểm bán hàng hơn.
KPIs về lượng hàng bán ra từ các cửa hàng bán lẻ.
Sau khi đã có được một lượng cửa hàng nhất định, nhiệm vụ của các Trade Marketer là đẩy hàng ra khỏi kệ.
Nói cách khác, hàng hoá sau khi nhập phải bán ra (cho người tiêu dùng cuối) được thì nó mới thực sự coi là doanh số bán hàng, còn một khi nó vẫn còn nằm trên quầy kệ thì đó mới chỉ là doanh số về mặt danh nghĩa.
Để có thể gây sự được sự chú ý của khách hàng hay những người mua hàng, các sản phẩm của thương hiệu phải xuất hiện ở một nơi đủ tốt trong các cửa hàng (hay siêu thị).
Trong khi thường một điểm bán, họ sẽ bán rất nhiều sản phẩm tương tự nhau hay thậm chí là còn đặt cạnh nhau, việc làm thế nào để sản phẩm của mình nổi bật hơn cũng là thách thức và mục tiêu của những người làm Trade Marketing.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ để về Trade Marketing.
Trade Marketing Executive là gì?
Là nhân viên Trade Marketing, người trực tiếp xây dựng và triển khai các hoạt động hay hình thức Trade Marketing nói trên. Người quản lý của Trade Marketing Executive có thể là Trade Marketing Manager và cao hơn nữa.
Trade Marketer là gì?
Là những người làm Trade Marketing. Cũng tương tự Digital Marketer hay Brand Marketer, những tên gọi này thường gắn liền với các công việc cụ thể (JD) của người làm marketing.
Trade Marketing Team là gì?
Chính là các đội nhóm làm các công việc liên quan đến Trade Marketing. Thông thường, Trade Marketing Team sẽ làm việc trực tiếp với Brand Marketing Team và Digital Marketing Team và hơn thế nữa.
Kết luận.
Với tư cách là những người làm marketing, bạn thấy rằng, việc hiểu rõ bản chất hay lý thuyết của các thuật ngữ hay phương thức làm marketing là rất quan trọng bởi lẽ bạn không thể làm tốt nó nếu như bạn không hiểu đúng nó.
Bằng cách hiểu trade marketing là gì, các hình thức chủ yếu được sử dụng trong trade marketing cũng như mục tiêu mà bạn cần hướng tới, bạn có thể bắt đầu triển khai công việc một cách bài bản và hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bản tin Ngành thương mại điện tử tháng 10 vừa được Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) công bố đã có những tên mới xuất hiện trong top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội.
Cụ thể, theo thống kê của Reputa, như tháng trước đó, Shopee và Lazada tiếp tục thống trị vị trí số 1 và số 2 trong top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội. Tiếp theo là những cái tên quen thuộc: Tiki; Thegioididong.com; Điện máy Xanh, Sendo,…
Đáng chú ý nhất là hai sàn Vỏ Sò (của Viettel) và Viettel Store đã lọt vào top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội trong tháng qua, theo thống kê của Reputa, đẩy Nguyễn Kim và Meta.vn ra khỏi top này.
Cũng theo báo cáo của Reputa, trong danh sách top 10 website có lượng truy cập nhiều nhất, Shopee Việt Nam vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với 63.703.300 lượt truy cập, tiếp đến là Thế giới di động với 29.323.300 và xếp thứ 3 là Tiki với 19.023.300.
Tuy nhiên, tách biệt về lượt truy cập của Shopee dẫn đầu vẫn còn khá lớn so với các doanh nghiệp còn lại. Juno dẫn đầu tại top 10 website có lượng trang ghé thăm trung bình cao nhất và cũng là website có tỉ lệ thoát trang thấp nhất trong tháng vừa qua.
Báo cáo nhận xét, thương mại điện tử đã len lỏi rất nhiều ngõ ngách của nền kinh tế cùng với xu hướng Influencer Marketing vẫn tiếp tục rầm rộ trong năm gần đây.
Đây có thể là “chìa khóa thành công” cho các doanh nghiệp ngành thương mại điện tử trong việc tăng doanh số bán hàng cũng như muốn lan rộng thương hiệu của mình.
Tư duy sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.
Cũng theo Reputa, bất chấp khó khăn từ dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành phương thức giao dịch được sử dụng phổ biến trong tiêu dùng. Nổi bật trên các trang báo điện tử, ngành thương mại điện tử (eCommerce Industry) cũng được bàn luận thường xuyên tại các buổi tọa đàm kinh tế, xoay quanh các vấn đề phát triển, hợp tác,…
Khi người dùng càng hiểu biết và thị trường càng chào đón nhiều “tay chơi” mới, các sàn buộc phải đổi mới để không ngừng gia tăng sự khác biệt, định vị trong lòng người tiêu dùng bằng uy tín chất lượng và trải nghiệm.
Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội phát triển trong thời gian tới, thương mại điện tử cần thêm nhiều giải pháp hỗ trợ và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hướng đến người tiêu dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính đến năm 2022, Creator Economy hay Nền kinh tế nhà sáng tạo có giá trị khoảng 100 tỷ USD với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu.
Chủ yếu được hỗ trợ bởi các yếu tố công nghệ và đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) trở thành một phần có sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy).
Trong khi việc kiếm tiền từ các nền tảng kỹ thuật số vốn không phải là một thứ gì mới, kể từ năm 2020, dưới ảnh hưởng từ đại dịch cũng như sự bùng nổ của các định dạng video ngắn, nền kinh tế nhà sáng tạo lại trở nên sôi động hơn.
Hơn 160 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu đang tạo ra một thị trường với quy mô hơn 104 tỷ USD tính đến năm 2022.
Trong bối cảnh mới, nhà sáng tạo đang trở thành doanh nghiệp của chính họ và các thương hiệu có thể tận dụng khả năng tiếp cận của nhà sáng tạo để thúc đẩy thương hiệu.
Để có thể tận dụng tốt hơn xu hướng này, dưới đây là các dự báo về nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) mà bạn có thể tham khảo.
Quỹ của nhà sáng tạo vẫn sẽ được duy trì tuy nhiên có ít nhà sáng tạo dựa trên nó.
Một trong những thách thức lớn nhất mà hầu hết những nhà sáng tạo (mới) phải đối mặt đó là làm thế nào họ có thể có thu nhập ổn định từ nội dung của họ.
Trong những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội liên tục giới thiệu các quỹ dành cho các nhà sáng tạo (Creator Fund) với mục tiêu là kéo nhà sáng tạo đến với nền tảng, TikTok dẫn đầu khoản phí này với quỹ trị giá 200 triệu USD.
Vào tháng 11 năm 2020, ứng dụng Snapchat bắt đầu chi 1 triệu USD mỗi ngày cho những nhà sáng tạo đã sử dụng tính năng video dạng ngắn Spotlight.
Vào tháng 6 năm 2021, Meta (Facebook) công bố khoản quỹ 1 tỷ USD thông qua việc đầu tư vào các chương trình mới để giúp nhà sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn.
Trong khi các nền tảng quan tâm nhiều hơn đến nhà sáng tạo, một trong những yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của các nền tảng mạng xã hội lại không dựa trên điều này mà đó chính là cộng đồng (người dùng).
Người dùng đến với mạng xã hội không chỉ là vì nhà sáng tạo hay thậm chí là không liên quan, họ đến với nền tảng vì muốn được kết nối và hơn thế nữa.
Các thương hiệu sẽ lựa chọn nhiều nhà sáng tạo hơn với mục tiêu là đa dạng hoá cách tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.
Ngoài các khoản doanh thu hỗ trợ từ nền tảng, nhiều nhà sáng tạo kiếm được phần lớn thu nhập từ việc cộng tác với các thương hiệu.
Theo Influencer Marketing Factory, 31% nhà sáng tạo cho rằng tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing) là nguồn thu nhập chính của họ.
Theo xu hướng mới, thay vì thương hiệu chỉ phụ thuộc vào một hoặc một số ít những người có ảnh hưởng (Influencer), họ sẽ chọn nhiều người hơn với mục tiêu là tiếp cận rộng hơn đến các phân khúc hay nhóm đối tượng khác nhau.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là các thương hiệu đang muốn tập trung nhiều hơn đến Gen Z, những người vốn coi trọng sự đa dạng.
Theo một cuộc khảo sát từ công ty quảng cáo Wunderman Thompson, 73% người Mỹ thuộc Gen Z muốn một thương hiệu hiểu họ và 76% muốn một thương hiệu chấp nhận các đặc điểm và trải nghiệm khác nhau, đây chính là lúc mà những nhà sáng tạo nội dung ở nhiều cấp độ khác nhau trong nhiều chủ đề nội dung khác nhau trở nên có giá trị hơn.
Nhiều thương hiệu và người nổi tiếng hơn sẽ trở thành nhà sáng tạo.
Bên cạnh các nhà sáng tạo (chuyên nghiệp), nhiều thương hiệu và người nổi tiếng (celebrities) khác sẽ trở thành những nhà sáng tạo nội dung theo đúng nghĩa.
Ông Scott Belsky, giám đốc sản phẩm của Adobe cho biết: “Mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đều nên trở thành một nhà sáng tạo.”
“Cho dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, việc cung cấp những nội dung sáng tạo và mới mẻ đến người dùng đều hết sức cần thiết, bạn cần xuất hiện ở bất cứ nơi đâu mà khách hàng tiềm năng đang ở và giải trí họ.”
Điều này cũng có thể đúng đối với những người nổi tiếng, những người đang có sẵn một sự ủng hộ và nhận biết rất lớn từ cộng đồng.
Các nền tảng và nhà sáng tạo sẽ thích nghi nhanh hơn với NFTS, Metaverse và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh mới, khi Web3 và Metaverse trở thành những xu hướng mới của “tương lai của thế giới internet”, nhiều nhà sáng tạo hơn có thể kiếm được thêm thu nhập từ việc bán hoặc làm người có ảnh hưởng cho các sản phẩm NFTs (các mã thông báo không thể thay thế) của các thương hiệu.
Trong năm 2022, khi cả Facebook và Instagram đều đã cho phép người dùng thêm và bán các sản phẩm NFTs trên các tài khoản của họ, xu hướng này sẽ được dự báo tăng trưởng mạnh trong 2023 và xa hơn nữa, khi cả Metaverse và Web3 dần trở nên hiện thực hơn.
Trong khi có không ít người tỏ ra nghi ngờ về giá thị thực của NFTs hay các tài sản số khác, một số chuyên gia cho rằng, NFTs sẽ dần có giá trị trong thế giới thực hơn, chẳng hạn như việc sử dụng nó để đổi lấy hàng hoá hay sử dụng cho các chương trình mua hàng giảm giá.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok sẽ cập nhật hệ thống livestream để nâng giới hạn độ tuổi được phép livestream, đồng thời giới thiệu luồng dành riêng cho người lớn.
Trong bài đăng blog mới nhất, TikTok thông báo một loạt thay đổi đối với tính năng livestream, bao gồm giới hạn độ tuổi và công cụ cho nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mới.
Hiện tại, bất kỳ người dùng nào trên 16 tuổi và có từ 1.000 người theo dõi (follower) có thể livestream trên TikTok, còn người trên 18 tuổi được phép nhận và tặng quà (tip). Tuy nhiên, từ ngày 23/11, chỉ người dùng 18 tuổi trở lên được livestream.
“Để bảo vệ người dùng cũng như hỗ trợ sức khỏe tinh thần của họ, chúng tôi liên tục làm việc để nâng cao các biện pháp bảo vệ đặt ra”, TikTok viết trên blog.
Ngoài ra, người dùng TikTok sẽ sớm được chọn loại đối tượng người lớn để tiếp cận khi livestream các nội dung phù hợp với những người dùng trưởng thành. Theo quy định cũ, livestream xuất hiện trên trang For You của người dùng và bảng Live riêng.
TikTok cho biết các luồng dành riêng cho người lớn có thể dùng cho những hoàn cảnh như khi nhà sáng tạo nội dung muốn bàn về các chủ đề mà trẻ em không nên xem.
TikTok Live ngày càng gắn bó với các nhà sáng tạo, mang đến thu nhập cho họ và cả TikTok. Tháng trước, trang Rest of Worlds đưa tin ByteDance – công ty mẹ TikTok – đã bắt tay với các hãng đào tạo KOL để hướng dẫn người dùng livestream và đề nghị người xem tặng tiền. Doanh thu từ các quà tặng ảo sẽ được chia giữa nhà sáng tạo, TikTok và đại lý trung gian.
TikTok cũng giới thiệu công cụ mới cho các tác giả khi livestream. Đầu tiên, họ có thể live cùng tối đa 5 vị khách bằng cách tùy chọn bố cục khác nhau.
Tiếp theo, TikTok cập nhật tính năng lọc từ khóa để gửi nhắc nhở cho chủ kênh bổ sung các từ khóa bị cấm, gợi ý các từ khóa họ muốn lọc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Điều khiến giới phân tích lo ngại là không biết chính xác số tiền ấy được Meta chi cho cái gì, bởi chất lượng lẫn số người dùng metaverse của Meta vẫn kém ấn tượng.
Dựa trên những báo cáo kinh doanh gần đây, Business Insider ước tính từ đầu năm 2021, Meta đã chi hơn 15 tỷ USD cho Reality Labs, bộ phận phát triển vũ trụ ảo Metaverse. Tuy nhiên đến nay, công ty mẹ của Facebook chưa liệt kê các khoản tiền được chi như thế nào.
Điều đó khiến nhiều chuyên gia lo ngại số tiền không được Meta sử dụng đúng mục đích. Dan Ives, nhà phân tích của Wedbush Securities nhận định đó là “thảm họa” với các nhà đầu tư của Meta.
“Đây tiếp tục là ván cờ mạo hiểm của Zuckerberg và đội ngũ của Meta, bởi hiện tại họ dùng tiền để đánh cược vào tương lai, trong khi bản thân công ty đang gặp khó khăn với mảng kinh doanh cốt lõi”, Ives cho biết.
Nhà phân tích cũng nhấn mạnh khoản tiền dành cho metaverse của Meta khiến giới đầu tư lo lắng, đặc biệt sau những động thái gây thất vọng như ra mắt kính thực tế ảo Meta Quest Pro trị giá 1.500 USD, mất một năm để bổ sung đôi chân cho nhân vật ảo trong metaverse.
Khi công bố dự án metaverse vào tháng 10/2021, CEO Mark Zuckerberg cho biết công ty đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Reality Labs. Điều đó dẫn đến khoản lỗ lớn cho Meta trong năm 2021.
Chỉ trong nửa đầu năm nay, Meta ghi nhận mức lỗ hơn 5 tỷ USD. Giới phân tích dự báo khoản lỗ của công ty trong cả năm sẽ lớn không kém năm ngoái.
Dù từ chối bình luận về số tiền đầu tư cho metaverse, phát ngôn viên Meta nhấn mạnh công ty không tiết lộ các khoản chi tiêu của bộ phận Reality Labs.
Mark Zgutowicz, nhà phân tích của Benchmark ước tính ít nhất 60% chi phí hoạt động của Reality Labs dành cho việc nghiên cứu, phát triển một môi trường hoàn toàn mới.
Tuy nhiên theo quan điểm của Zgutowicz, mọi thứ vẫn rất mơ hồ, sẽ không có một metaverse thực sự cho đến khi con người có thể đeo những chiếc kính mà không bị xem là “người ngoài hành tinh” hay “một thứ gì đó”.
Dù vậy, Zgutowicz nhận định Meta có lý do chính đáng để tự phát triển mọi thứ. Sự minh bạch cần được đặt lên hàng đầu.
“Thật khó để mua lại các công ty phần mềm độc đáo bởi họ bị pháp lý ràng buộc chặt chẽ, đến mức phải tự xây dựng sản phẩm một cách có tổ chức. Sự minh bạch sẽ tốt hơn khi họ đặt ra thời điểm, giải pháp thu về số tiền đã đầu tư”, Zgutowicz chia sẻ.
Ivan Feinseth, nhà phân tích công nghệ tại Tigress Financial Partners, tin tưởng vào tầm nhìn của Zuckerberg và dự án metaverse. Ông cũng nhắc lại thương vụ thâu tóm Instagram trị giá 1 tỷ USD của Facebook cách đây 10 năm.
“Khi Facebook mua lại Instagram, mọi người chế nhạo và nói rằng ông ấy (Zuckerberg) thật điên rồ khi ‘vung tiền qua cửa sổ’. Cuối cùng, Instagram trở thành một trong những thương vụ thành công nhất của công ty cho đến nay”, Feinseth cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức nền tảng của Direct Marketing (Marketing trực tiếp) như: Direct Marketing là gì, chiến lược thực thi Direct Marketing như thế nào, lợi ích của Direct Marketing là gì và hơn thế nữa.
Direct Marketing là gì? Direct Marketing đơn giản là một hình thức Marketing trực tiếp đến người tiêu dùng. Xét về khía cạnh tổng thể, Marketing là một trong những ngành nghề có tính biến động rất cao, tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức tiếp cận Marketing khác nhau và Direct Marketing cũng vậy.
Các hình thức chính có trong Direct Marketing là gì?
Một số ví dụ về hình thức Direct Marketing.
FQAs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Direct Marketing.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Direct Marketing là gì?
Direct Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là Marketing trực tiếp hoặc Tiếp thị trực tiếp.
Direct Marketing là một phương thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân thay vì là thông qua một đơn vị (phân phối) trung gian.
Với Direct Marketing, các nội dung hay thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của doanh nghiệp sẽ được truyền thẳng đến những khách hàng mục tiêu, là những người có nhu cầu hay có tiềm năng mua sản phẩm là cao nhất.
Các phương tiện hay hệ thống truyền tải phổ biến thường được sử dụng trong Direct Marketing là email, social media (có nhắm mục tiêu), nhắn tin qua điện thoại di động, tờ rơi, Catalogs sản phẩm và hơn thế nữa.
Một điểm khác để phân biệt khái niệm Direct Marketing với các hình thức khác đó là, Direct Marketing gắn liền với việc “nhắm mục tiêu cụ thể có chủ đích” (về người nhận thông điệp), điều này về bản chất là ngược lại với các hình thức truyền thông đại chúng (Mass Media, Mass Marketing) khác.
Marketing là gì?
Như đã đề cập ở trên, cũng như vô số các hình thức tiếp cận marketing khác, Direct Marketing là một phần của khái niệm rộng lớn hơn là marketing hay ngành marketing.
Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến khác (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân…).
Để có thể hiểu đầy đủ nhất về thuật ngữ marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì
Một số nhận định sai lầm về Direct Marketing.
Mặc dù khó có thể nhận định hay cho rằng một khái niệm hay thuật ngữ nào đó trong ngành marketing là đúng hoàn toàn, tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là không có những phát biểu hay nhận định sai.
Ví dụ trong khi bạn có thể định nghĩa Branding theo một nghĩa nào đó, tuy nhiên, Branding không phải là Brand hay Branding Building, và với Direct Marketing cũng vậy.
Dưới đây là một số nhận định chưa đúng đắn về thuật ngữ này.
Direct Marketing là hình thức marketing đến từng cá nhân khách hàng (1-1).
Theo định nghĩa ở trên (và cũng theo đúng từ ngữ “Direct”), Direct Marketing không bao hàm ý nghĩa là đến từng người một hay từng cá nhân cụ thể mà là trực tiếp đến người tiêu dùng mà không cần một (người vận chuyển) trung gian nào đó.
Trong khi thương hiệu vẫn có thể truyền tải thông điệp trực tiếp đến từng cá nhân khách hàng, các hình thức Direct Marketing khác như quảng cáo được nhắm mục tiêu (theo từng nhóm người dùng cụ thể) lại không mang ý nghĩa “từng người”.
Direct Marketing là một hình thức bán hàng trực tiếp.
Sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các phần tiếp theo, Direct Marketing là một phần của marketing và do đó hiển nhiên nó không thể là hình thức bán hàng hay bán hàng trực tiếp (Direct Selling) được.
Mặc dù mục đích cuối cùng của mọi hình thức marketing cũng đều là bán hàng nhưng nó không có nghĩa là marketing là bán hàng (Sales).
Ngoài ra, trong khi thương hiệu cũng hoàn toàn có thể bán hàng thông qua các hình thức trực tiếp hay vận dụng Direct Marketing để gián tiếp bán hàng, điều này cũng không làm cho việc bán hàng trực tiếp chính là Direct Marketing.
Direct Marketing và bán hàng cá nhân.
Ở khía cạnh tổng thể, mặc dù Direct Marketing và bán hàng cá nhân có thể nằm độc lập, tức doanh nghiệp có thể thực thi nó một cách riêng lẻ, trong mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), cả Direct Marketing và bán hàng cá nhân (Personal Selling) đều thuộc “P4” là Promotion, có nghĩa là Xúc tiến, khái niệm đề cập đến tất cả các nỗ lực của thương hiệu hay của người làm marketing với mục tiêu là thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ở khía cạnh độc lập, Direct Marketing như đã đề cập ở trên, là một phương thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân thay vì là thông qua một đơn vị (phân phối) trung gian.
Ngược lại, bán hàng cá nhân bao hàm các hoạt động bán hàng (Sales) trực tiếp đến người tiêu dùng, tức những gì mà thương hiệu đề cập với khách hàng ở đây là giá cá, sản phẩm, chiết khấu hay khuyến mãi (nếu có) và hơn thế nữa.
Direct Marketing thường hướng đến các mục tiêu rộng hơn (ví dụ liên quan đến thương hiệu) chứ không chỉ là bán hàng.
Ưu điểm và nhược điểm của Direct Marketing.
Cũng tương tự các hình thức marketing khác như influencer marketing hay inbound marketing, Direct Marketing cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm chính.
Ưu điểm của Direct Marketing là gì?
Tiết kiệm ngân sách marketing: Vì là nhắm mục tiêu trực tiếp và cụ thể đến từng cá nhân hoặc từng nhóm người tiêu dùng cụ thể, Direct Marketing tỏ ra khá tiết kiệm chi phí khi doanh nghiệp không cần phải tốn kém chi phí để tiếp cận những người không tiềm năng (hay thậm chí là không liên quan). Điều này ngược lại những gì mà marketing đại chúng thể hiện.
Cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn: Cũng tương tự như cách tiếp cận ở trên, vì Direct Marketing chỉ nhắm mục tiêu đến những người mà họ “biết” hay truyền tải những thông điệp cụ thể gắn liền với từng nhóm người dùng, mức độ liên quan giữa thương hiệu và khách hàng thường là cao nhất, điều này cuối cùng dẫn đến việc là doanh nghiệp có thể chuyển đổi khách hàng với tỷ lệ cao nhất.
Linh hoạt và cũng có thể mở rộng quy mô: Với Direct Marketing, khi thương hiệu hay marketer có thể chủ động tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi nào tiện lợi, điều này về cơ bản là có lợi cho cả khách hàng lẫn thương hiệu. Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ như các nền tảng quản trị khách hàng (CRM) hay các nền tảng quảng cáo có hỗ trợ nhắm mục tiêu như Facebook hay Google, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng mở rộng quy mô của chiến dịch.
Xây dựng lòng trung thành giữa khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) tốt hơn: Điều này rất dễ hiểu, khi thương hiệu tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để hiểu và đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của họ. Khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu hơn khi họ được quan tâm nhiều hơn.
Nhược điểm của Direct Marketing là gì?
Về cơ bản, những gì mà Direct Marketing thể hiện sức mạnh cũng chính là điểm yếu của nó ở khía cạnh ngược lại.
Giới hạn phạm vi tiếp cận: Vì thương hiệu chỉ chủ động tiếp cận những khách hàng có nhu cầu mua cao nhất (theo cách nhìn nhận và đánh giá của thương hiệu), điều này làm cho khả năng tiếp cận khách hàng (mới) bị hạn chế. Thương hiệu có thể bỏ qua rất nhiều khách hàng tiềm năng, những người thậm chí còn có thể mua sản phẩm nhiều hơn (CLV) so với các khách hàng có trong tệp khách hàng trực tiếp.
Khó xây dựng thương hiệu: Như là điều tất yếu, khi doanh nghiệp chỉ tương tác với người tiêu dùng trong một phạm vi chặt và hẹp, điều này cuối cùng sẽ ít giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn.
Khó tăng trưởng: Mặc dù việc tỷ lệ chuyển đổi hay bán hàng có thể cao hơn, tuy nhiên về trong dài hạn, doanh nghiệp có thể khó tăng trưởng và giành được thị phần hơn so với các đối thủ luôn tìm cách tiếp cận rộng hơn đến khách hàng hay thị trường.
Các kiểu hay hình thức chính có trong Direct Marketing là gì?
Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể là gì mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức Direct Marketing khác nhau từ danh sách dưới đây.
Brochures: Là những tập tài liệu hay nội dung marketing và kinh doanh có chứa đầy đủ các thông tin về sản phẩm, các điểm nổi bật của sản phẩm (USP) giúp khách hàng hiểu và lựa chọn các sản phẩm.
Catalogs: Một danh mục chi tiết về sản phẩm, tập trung phân tích từng khía cạnh hay chức năng của sản phẩm, giúp khách hàng hiểu tường tận về sản phẩm và dịch vụ.
Fliers: Cũng có phần tương tự như Brochures nhưng thường được thiết kế đơn giản hơn và cụ thể hơn (vào từng sản phẩm hoặc tính năng).
Newsletters: Nếu doanh nghiệp thường xuyên có các tin tức về ngành, sản phẩm hay xu hướng mà khách hàng có thể muốn nhận và quan tâm, hãy coi đây là một công cụ để làm Direct Marketing.
Post cards: Là những danh thiếp nhỏ (cầm tay) mà thương hiệu có thể sử dụng để giao tiếp với khách hàng của mình. Tuỳ vào từng nhóm khách hàng khác nhau, thương hiệu có thể thiết kế những Post cards với các nội dung khác nhau.
Coupons: Chính là những phiếu mua hàng giảm giá. Doanh nghiệp có thể thiết kế những thông điệp thương hiệu hay sử dụng chính các Coupons để khiến hay thúc đẩy khách hàng thực hiện một hành động gì đó (Ví dụ như là đăng ký thành viên hay mua hàng).
Emails: Là một trong những hình thức rất phổ biến trong ngành marketing nói chung và digital marketing nói riêng. Từ sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, thương hiệu giờ đây có thể cá nhân hoá thông điệp và gửi đến từng cá nhân cụ thể (bên cạnh việc gửi theo nhóm hay phân khúc khách hàng).
Targeted online display ads: Như đã phân tích ở trên, một điểm nhận diện Direct Marketing đó là khả năng nhắm mục tiêu đến từng cá nhân hoặc nhóm khách hàng cụ thể. Bạn có thể sử dụng quảng cáo trên Facebook hay quảng cáo trên TikTok để truyền tải và tương tác trực tiếp với khách hàng.
Phone calls: Ngoài việc sử dụng cuộc gọi để chăm sóc khách hàng đơn thuần, thương hiệu có thể xem đây là một hình thức Direct Marketing khi sử dụng nó để quảng cáo, thông báo các chương trình khuyến mãi, giới thiệu các chương trình tri ân khách hàng, để khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng và hơn thế nữa.
Text messages: Cuối cùng, thông qua các tin nhắn, và thường là tin nhắn có thương hiệu (Brand Messages), doanh nghiệp cũng có thể gửi bất cứ thông điệp nào đến khách hàng của mình (theo danh sách khách hàng sẵn có).
Một số ví dụ về hình thức Direct Marketing.
Từ các phương thức Direct Marketing ở trên, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hoạt động này trong thực tế cuộc sống hằng ngày, ví dụ như:
Sau khi bạn mua một sản phẩm nào đó, một thương hiệu A có thể chủ động mời bản xem và dùng thử các sản phẩm tương tự qua email hay số điện thoại có trong phần thông tin mua hàng của bạn.
Để có thể có được danh sách khách hàng tiềm năng và sau đó sử dụng trong cho Direct Marketing, một thương hiệu B đã chạy chương trình thúc đẩy khách hàng đăng ký email để nhận tin tức về khuyến mãi hay các đợt giảm giá.
FQAs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Direct Marketing.
Direct Marketing Tools là gì?
Chính là các hình thức hay phương tiện (media) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để triển khai các chiến dịch Direct Marketing (như đã phân tích ở trên).
Direct Marketing Strategy là gì?
Cũng như bất kỳ khái niệm chiến lược hay Strategy nào khác, Direct Marketing Strategy đề cập đến các định hướng, phương thức tiếp cận (thường là dài hạn), mục tiêu cần đạt được, cũng như các kế hoạch hành động cụ thể mà họ cần làm với Direct Marketing.
Kết luận.
Với tư cách là một người làm marketing trong một bối cảnh khi mà người tiêu dùng không ngừng thay đổi sở thích, hành vi và cách thức họ muốn tương tác với thương hiệu, bạn luôn cần phải nắm bắt và cập nhật tất cả các phương thức marketing mới chẳng hạn như Direct Marketing.
Bằng cách hiểu Direct Marketing là gì hay doanh nghiệp nên sử dụng hình thức nào cho phù hợp, bạn có nhiều cơ hội hơn để thành công trong marketing và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về các nội dung xoay quanh chủ đề tối ưu nội dung (Content) như: Content Audit là gì, lợi ích của Content Audit (Đánh giá nội dung) là gì, các bước thực thi Content Audit và hơn thế nữa.
Nằm trong bức tranh lớn hơn là Content Marketing và Marketing, khái niệm Content Audit đề cập đến các cách thức mà người làm marketing thực hiện với mục tiêu chính là cải hiện chất lượng và hiệu suất của Content, tức nội dung trên các nền tảng của thương hiệu. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, bản chất thật sự của Content Audit là gì vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc xoay quanh chủ đề này.
Content Audit là gì?
Content Audit trong tiếng Việt có thể hiểu là Đánh giá Nội dung (Rà soát hay kiểm tra lại chất lượng của Nội dung).
Content Audit là khái niệm mô tả một quy trình được thực hiện với mục tiêu là đánh giá một cách có hệ thống và chiến lược trên toàn bộ nội dung trên các nền tảng của thương hiệu (website, ứng dụng).
Cũng tương tự như khái niệm Brand Audit, Content Audit bao gồm một loạt các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tối ưu chất lượng của nội dung với mục tiêu cuối cùng là đạt được các yêu cầu được đặt ra.
Content Audit cho phép các thương hiệu hay Content Marketer có được những cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về thực trạng của nội dung (Content) của thương hiệu trên website, ứng dụng (App), trên mạng xã hội và hơn thế nữa.
Content Audit được ghép từ cụm từ “content” và “audit” do đó để có thể hiểu rõ bản chất của Content Audit bạn cũng cần biết về 2 thuật ngữ này.
Content là gì?
Content về cơ bản trong tiếng Việt có nghĩa là Nội dung, khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Audit là gì?
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Audit có một số nghĩa khác nhau như kiểm tra, đánh giá, kiểm toán hay kiểm soát, tuy nhiên trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, Audit nên được sử dụng với ý nghĩa là Kiểm tra và Đánh giá một hoạt động nào đó. Một số đơn vị dịch Audit sang tiếng Việt với nghĩa là Kiểm toán thì chưa chính xác và khá tối nghĩa trong bối cảnh marketing.
Vai trò hay lợi ích của Content Audit đối với thương hiệu là gì?
Tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể, những gì mà Content Audit có thể mang lại là khác nhau quy nhiên dưới đây là một số lợi ích chính mà hoạt động này có thể mang lại.
Content Audit giúp thương hiệu nhận diện thực trạng hiện tại của nội dung và từ đó có các giải pháp tối ưu phù hợp.
Dựa vào các dữ liệu có được, bạn không chỉ có thể nhận diện ra được nội dung nào đang tỏ ra hiệu quả và nội dung nào thì không, mà còn có thể đưa ra các định hướng cụ thể về các giải pháp bạn cần làm để cải thiện chất lượng và tối ưu nó.
Ví dụ, sau khi kiểm tra nội dung, bạn thấy rằng website của bạn đang có nhiều liên kết bị hỏng (broken links), nhiều từ khoá còn trống, hay thiếu thẻ metadata.
Content Audit giúp thương hiệu rà soát lại toàn bộ nội dung và cách các nội dung đó ảnh hưởng đến (tình hình kinh doanh) của doanh nghiệp.
Trong hầu hết các doanh nghiệp, content hay content marketing thường đóng một vai trò nào đó trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ, từ việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến việc xây dựng thương hiệu.
Thông qua quá trình Content Audit, bạn có thể nhận rõ ra rằng, các nội dung trên các nền tảng như website đang đóng vai trò chính là gì, đâu là những gì mà chúng có thể mang lại, hay là hiện doanh nghiệp đang lãng phí chúng.
Content Audit giúp tối ưu hiệu suất của nội dung.
Nếu bạn từng tìm hiểu hay xem qua các nghiên cứu về vai trò của nội dung đối với doanh nghiệp hay cụ thể là cách nội dung tác động đến người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng dù ít hay nhiều thì nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng.
Hơn 131% người tiêu dùng cho rằng họ có xu hướng mua hàng cao hơn với các thương hiệu có nội dung tốt hơn (phù hợp với nhu cầu của họ), hay 64% người tiêu dùng cũng cho rằng, chất lượng của nội dung chính là chất lượng của thương hiệu.
Bằng cách tối ưu lại các nội dung kém hiệu quả, những gì mà thương hiệu có thể nhận được là không hề nhỏ.
Content Audit giúp thương hiệu định hướng lại nội dung.
Cuối cùng, sau khi bạn đã có thể có được các số liệu về trực trạng của nội dung, biết được nội dung nào đang hiệu quả và nội dung nào thì không, bạn hiển nhiên sẽ đưa ra được các định hướng (Content Direction) mới hiệu quả hơn trong tương lai.
Các bước thực thi Content Audit.
Nếu bạn đã thực sự hiểu Content Audit là gì cũng như vai trò của nó với thương hiệu, dưới đây là các bước căn bản để bạn có thể bắt đầu hoạt động đánh giá nội dung.
Bước 1: Đặt mục tiêu.
Cũng tương tự như bất kỳ hoạt động nào khác, bạn cần bắt đầu quá trình Content Audit bằng các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu của bạn khi đánh giá nội dung là gì, là để có được các chiến lược nội dung mới, là để tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi bán hàng hay hay muốn có thứ hạng SEO tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Bước 2: Thu thập, phân loại và sắp xếp nội dung.
Để có thể đánh giá hay Audit được nội dung, bạn cần một điểm benchmark tiêu chuẩn nào đó để so sánh và đối chiếu các phần nội dung của mình, bạn cũng cần nhìn tổng quan về dữ liệu và phân loại từng phần dựa trên từng hành động mà bạn sẽ thực hiện.
Bước 3: Phân tích và đánh giá nội dung.
Là quá trình bạn xem xét lại các dữ liệu, xác định phần nội dung nào bạn sẽ cập nhật mới, viết lại, giữ lại hoặc xóa bỏ.
Bước 4: Lập kế hoạch hành động dựa trên những gì có được.
Sau khi hoàn thành tất cả các bước nói trên, bạn cần lập một danh sách bao gồm tất cả các hoạt động mà bạn sẽ làm gắn liền với từng mốc thời gian cụ thể.
Bước 5: Điều chỉnh chiến lược nội dung tổng thể.
Tất cả những gì bạn nhìn nhận và thu thập được từ Content Audit sẽ là cơ sở để cập nhật mới chiến lược nội dung về mặt tổng thể trong tương lai.
Những kiểu hay hình thức Content Audit phổ biến thường thấy là gì?
Trong khi bạn có thể kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ website, bạn nên tập trung vào từng kiểu Content Audit trong từng giai đoạn khác nhau để có được kết quả cao nhất.
Dưới đây là một số kiểu Content Audit mà bạn có thể tham khảo.
1. Content Audit dựa trên mục tiêu chính là SEO.
Khi bạn tiếp cận hoạt động kiểm tra nội dung với mục tiêu là cải thiện SEO hay thứ hạng của các từ khoá trên trang tìm kiếm, bạn sẽ cần quan tâm đến cách các phần nội dung hay bài viết thể hiện trên Google.
Bạn sẽ cần kiểm tra một số chỉ số như:
Chất lượng nội dung.
Số từ.
Độ khó của từ khóa và lưu lượng tìm kiếm (traffic, search volume).
Vị trí trung bình của các từ khoá cụ thể trên Google.
Số lượt xem trang tự nhiên (organic pageviews).
Cấu trúc nội dung và tối ưu hóa từ khóa.
2. Content Audit với mục tiêu là tăng mức độ tương tác của người dùng với nội dung.
Với mục tiêu này, bạn nên tập trung vào cách người dùng tương tác với nội dung của thương hiệu trên các nền tảng.
Một số chỉ số bạn cần quan tâm như:
Tỷ lệ chia sẻ nội dung lên các nền tảng mạng xã hội.
Mục tiêu của bạn đơn giản là kiểm tra xem, giá trị mang của từng phần nội dung là gì, phần nào hiệu quả và phần nào thì không.
3. Content Audit với mục tiêu là tối ưu hóa chuyển đổi.
Một mục tiêu khác mà bạn có thể tối ưu được khi Content Audit hay Đánh giá nội dung đó là xem xét cách nội dung đang tạo ra chuyển đổi.
Xét tổng thể về mặt hành trình của khách hàng (Customer Journey), nội dung của bạn đang giải quyết từng giai đoạn có trong hành trình của người mua như thế nào và liệu hiện có tồn tại bất kỳ khoảng trống nội dung nào hay không.
Trang nào đang có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn so với trang khác, và hơn thế nữa.
Phân biệt khái niệm Content Audit và Content Strategy.
Như bạn có thể thấy qua các phần nội dung ở trên, quá trình Content Audit về cơ bản là không quá phức tạp.
Cho dù nội dung đang ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào thì việc kiểm tra nội dung cũng có thể giúp bạn hiểu những gì bạn đang có, những gì bạn cần làm thêm, những gì bạn không cần (lãng phí) và những hành động bạn có thể làm để thúc đẩy doanh nghiệp trong tương lai.
Cũng tương tự các khái niệm khác trong ngành marketing, bạn cũng đừng mong đợi một bản kế hoạch Content Audit hoàn hảo hay đúng hoàn toàn, thay vào đó bạn nên bắt tay vào làm từng phần một, cải thiện dần các chỉ số và liên tục lặp lại quá trình này.
Kiểm tra nội dung hay Content Audit là một phần không thể thiếu đối với bất cứ một chiến lược nội dung tốt nào (Content Strategy).
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Content Audit.
Content Audit template là gì?
Là các mẫu (framework) xây dựng và tiến hành Content Audit, nó chính là các bước triển khai Content Audit đã được đề cập trong các phần nội dung ở trên.
Content Audit proposal là gì?
Là một bản đề xuất bao gồm những thứ mà bạn có thể làm với Content Audit. Đó là những dự định, định hướng hay mục tiêu bạn cần đạt được sau khi Content Audit.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các nội dung mà MarketingTrips đã chia sẻ đến bạn về chủ đề Content Audit hay còn được gọi là Kiểm tra và đánh giá Nội dung. Cho dù bạn là một Content Marketer, Marketer hay đơn thuần là người làm kinh doanh, việc đánh giá và tối ưu nội dung tức Content Audit đều rất cần thiết, nếu bạn có thể hiểu được điều này, hiểu Content Audit là gì và bạn nên tiếp cận nó như thế nào, nội dung của thương hiệu sớm muộn cũng sẽ mang về nhiều giá trị đóng góp hơn cho doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng việc tải ứng dụng độc hại, khoảng một triệu người dùng đã bị xâm phạm thông tin đăng nhập tài khoản Facebook, gồm tên và mật khẩu.
Ngày 7/10, Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook xác nhận thông tin đăng nhập tài khoản của khoảng một triệu người dùng bị đánh cắp, thông qua các ứng dụng được tải từ App Store và Play Store.
Đại diện Meta cho biết từ đầu năm đến nay, hơn 400 ứng dụng Android và iOS được công ty xác định độc hại, có thể nhắm vào người dùng Internet để đánh cắp thông tin đăng nhập của họ. Danh sách ứng dụng được liệt kê trong thông cáo báo chí của Meta.
Đa số ứng dụng ngụy trang dưới dạng app sửa ảnh, game, tạo mạng riêng ảo (VPN) hoặc theo dõi sức khỏe. Trên kho ứng dụng, nhà phát hành sử dụng đánh giá không đúng sự thật để người dùng tin rằng đây là ứng dụng uy tín.
Meta cho biết đã thông báo với Apple và Google để xóa ứng dụng. Những người dùng có nguy cơ bị ảnh hưởng cũng sẽ được thông báo trong thời gian tới.
Apple cho biết đã gỡ bỏ 45 trong tổng số 400 ứng dụng nguy hiểm. Trong khi đó, phát ngôn viên Google xác nhận đã xóa toàn bộ ứng dụng được đề cập trong thông báo của Meta.
“Tội phạm mạng biết rằng những loại ứng dụng trên phổ biến đến mức nào. Do đó, chúng sẽ sử dụng các loại app tương tự để lừa người dùng tải xuống, nhằm đánh cắp thông tin của họ.
Nếu một ứng dụng hứa hẹn những điều quá tốt, ví dụ như dùng trước tính năng mới nếu đăng nhập tài khoản mạng xã hội, nhiều khả năng đằng sau chúng có mục đích xấu”, David Agranovich, Giám đốc Ngăn chặn mối đe dọa toàn cầu của Meta cho biết.
Theo Bloomberg, một trong những chiêu thức phổ biến để các app đánh cắp thông tin cá nhân là yêu cầu người dùng đăng nhập Facebook để sử dụng một số tính năng mở rộng, từ đó lấy thông tin đăng nhập tài khoản.
Một số app thậm chí không hoạt động nếu không đăng nhập Facebook. Tuy nhiên trong quá trình đó, ứng dụng đã có được thông tin đăng nhập tài khoản của người dùng.
Trong email thông báo đến người dùng, Meta cũng sẽ đưa ra các giải pháp để tránh tình trạng bị đánh cắp thông tin đăng nhập lần thứ 2, một trong số đó là cách phát hiện ứng dụng đáng ngờ.
Theo Agranovich, hoạt động xâm phạm này xảy ra bên ngoài hệ thống Meta, và không phải tất cả một triệu người dùng nhất thiết bị đánh cắp mật khẩu.
Nếu từng tải về các app độc hại, người dùng được khuyến cáo đổi mật khẩu, bật bảo mật 2 lớp và tính năng hiện cảnh báo để nhanh chóng xử lý nếu có hoạt động đăng nhập đáng ngờ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết về truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications) như: truyền thông marketing tích hợp là gì, vai trò của truyền thông marketing tích hợp với thương hiệu, các bước cơ bản để xây dựng một bản kế hoạch truyền thông tích hợp, ví dụ về marketing tích hợp và hơn thế nữa.
Truyền thông marketing tích hợp (IMC – Integrated Marketing Communications) là khái niệm đề cập đến một phương thức làm truyền thông marketing trong đó doanh nghiệp sử dụng kết hợp các kênh hay nền tảng khác nhau trong cùng một chiến dịch hoặc chiến lược. Dưới ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số, khi người tiêu dùng có xu hướng tương tác với thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau, một trong những yêu cầu đặt ra cho thương hiệu là làm thế nào để có thể tiếp cận khách hàng trên nhiều điểm chạm khác nhau hay bằng cách nào thương hiệu có thể cộng hưởng sức ảnh hưởng từ các nền tảng thông qua một bản kế hoạch nhất quán, thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp được ra đời từ đây.
Các nội dung được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Tích hợp mang ý nghĩa chính là gì trong thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp?
Truyền thông là gì?
Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là gì?
Lịch sử hình thành của khái niệm truyền thông marketing tích hợp.
Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp bao gồm những nội dung chính là gì?
Các kênh truyền thông chính có thể xuất hiện trong truyền thông marketing tích hợp.
Tại sao truyền thông marketing tích hợp lại quan trọng hay vai trò của truyền thông marketing tích hợp với thương hiệu là gì?
Một số ví dụ hay các case study điển hình về cách ứng dụng truyền thông marketing tích hợp vào chiến dịch Marketing.
7 Công cụ thường được nhắc đến nhiều nhất trong truyền thông marketing tích hợp là gì?
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Truyền thông marketing tích hợp là gì?
Truyền thông marketing tích hợp trong tiếng Anh có nghĩa là Integrated Marketing Communications và được viết tắt là IMC.
Truyền thông marketing tích hợp là khái niệm đề cập đến một phương thức thực thi chiến lược marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng nhiều kênh hay phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.
Theo Wikipedia, thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp lần đầu được giới thiệu năm 1980 trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số ảnh hưởng ngày càng nhiều đến các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng, khi thương hiệu không thể dựa vào một kênh truyền thống duy nhất để tiếp cận khách hàng mà thay vào đó là đa kênh.
Một trong những mục tiêu khác mà các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp hướng tới đó là đồng bộ (tích hợp) hoá các thông điệp trên các kênh để cùng hướng tới một thông điêp chính duy nhất với mục đích sau cùng là thuyết phục khách hàng mục tiêu yêu thích hoặc mua sản phẩm.
Khi nói đến thuật ngữ hay khái niệm truyền thông marketing tích hợp, có 2 từ khoá chính mà người làm marketing cần lưu ý đó là tích hợp kênh và tích hợp thông điệp.
“Tích hợp” mang ý nghĩa chính là gì trong thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, Tích hợp hay Integrated là một trong 3 từ xuất hiện trong cụm truyền thông marketing tích hợp và cũng là từ mang ý nghĩa quyết định của các bản kế hoạch truyền thông marketing TÍCH HỢP.
Khi xét về yếu tố tích hợp, có 3 phạm vi tích hợp chính mà các marketer cần xây dựng trong các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp của mình bao gồm:
Tích hợp về chức năng trong truyền thông marketing tích hợp – Functional integration.
Tích hợp chức năng (hoặc tích hợp công cụ) đề cập đến khả năng kết hợp các công cụ marketing hay quảng cáo khác nhau có thể bổ sung cho nhau để từ đó thương hiệu có thể đồng nhất chung một thông điệp trong suốt chiến dịch.
Dù cho đó là quảng cáo truyền thống hay quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising), dù cho đó là PR hay Influencer Marketing, mỗi công cụ hay chức năng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Ví dụ, quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google Search Ads) có thể rất hiệu quả trong việc tiếp cận những khách hàng đang chủ động tìm kiếm các sản phẩm hay giải pháp họ cần, tuy nhiên chúng lại không thể giúp thương hiệu chủ động tiếp cận khách hàng ngay cả khi họ không làm chuyện đó.
Khi này các công cụ như Social Media Marketing hay quảng cáo hiển thị (Display Ads) lại tỏ ra hiệu quả hơn.
Một chương trình truyền thông marketing tích hợp hiệu quả là chương trình phải bao gồm sự kết hợp của các công cụ theo cách mà chúng có thể giúp chuyển khách hàng qua các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng, từ giai đoạn nhận biết (Brand Awareness) đến mua hàng.
Khái niệm tích hợp trong truyền thông marketing tích hợp giải quyết câu hỏi làm thế nào để có thể sử dụng các điểm mạnh của kênh truyền thông này để hạn chế điểm yếu của kênh truyền thông kia.
Tích hợp về thông điệp trong truyền thông marketing tích hợp – Message integration.
Tích hợp thông điệp còn được gọi là tích hợp hình ảnh (Image Integration), tích hợp nội dung (Content Integration) hoặc tích hợp sáng tạo (Creative Intergration).
Cũng như hoạt động xây dựng thương hiệu, những gì mà các hoạt động truyền thông marketing tích hợp cần đảm bảo là tính nhất quán trong việc thực thi trong và suốt trên các kiểu truyền thông marketing khác nhau theo thời gian.
Bất kể thương hiệu đang sử dụng phương tiện (Media) hay công cụ (Tools) nào, mọi thứ được kết nối hay xuất hiện trong chiến dịch truyền thông marketing tích hợp phải có những điểm tương đồng với nhau, cả về yếu tố cảm xúc lẫn hình thức bên ngoài.
Từ những hình ảnh quảng cáo (Banner) trên các phương tiện quảng cáo hiển kỹ thuật số đến những thông điệp trên công cụ tìm kiếm hay tới cả những biển quảng cáo ngoài trời (OOH), tất cả đều phải có chung “một bộ nhận diện”.
Bạn cần nhớ rằng, mọi hoạt động truyền thông marketing nói chung hay truyền thông marketing tích hợp nói riêng, tất cả chúng đều là một phần của bản sắc thương hiệu (Brand Identity), thứ giúp khách hàng mục tiêu xác định giá trị của thương hiệu của bạn.
Chìa khóa chính của điều này đó là tính nhất quán với ý nghĩa sâu xa đằng sau là khách hàng có khả năng ghi nhớ và nhận ra thương hiệu tốt hơn với những hình ảnh tập trung, liên quan và liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
Tích hợp về thời gian trong truyền thông marketing tích hợp – Timing integration.
Tích hợp thời gian là khái niệm đề cập đến việc thương hiệu sử dụng yếu tố thời gian theo cách chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau và tiếp cận khách hàng tiềm năng ở các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào thời điểm họ dễ tiếp nhận các loại thông điệp khác nhau hoặc tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng mua của người tiêu dùng.
Truyền thông là gì?
Về mặt lịch sử, thuật ngữ Communication – không có chữ “S” có nghĩa là giao tiếp – được sử dụng để mô tả việc trao đổi và giải thích các thông điệp và những ý nghĩa đằng sau chúng, cụ thể là cách các thực thể khác nhau truyền tải thông tin cho nhau.
Ngược lại với thuật ngữ Communications – với chữ “S” – có nghĩa là truyền thông – thường tập trung nhiều hơn vào cách các thông điệp này được truyền tải.
Nó ít quan tâm hơn đến việc tạo ra ý nghĩa và phát triển các mối quan hệ, và quan tâm nhiều hơn đến các phương tiện kỹ thuật mà các thông điệp được lan truyền.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, Communication là chia sẻ, nhận và giải thích thông điệp, trong khi Communications là các phương tiện mà những thông điệp đó được chia sẻ.
Với những công ty cung cấp giải pháp ví dụ Marketing hay IT thì đúng là IT Solutions và Marketing Solutions chứ không phải IT và Marketing Solution.
Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là gì?
Cũng tương tự các bản kế hoạch khác như Business Plan hay Advertising Plan (Kế hoạch quảng cáo), kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là khái niệm đề cập đến một bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp.
Đúng như với tên gọi của nó là “Integrated”, tức tích hợp, điểm nổi bật giúp phân biệt kế hoạch truyền thông marketing tích hợp với các bản kế hoạch không tích hợp khác (đơn kênh, đơn lẻ) là yếu tố kết hợp nhiều kênh vào cùng một bản kế hoạch marketing (Marketing Plan).
Những gì mà các kế hoạch truyền thông marketing tích hợp hướng tới đó là thuyết phục khách hàng mục tiêu thông qua một loạt các thông điệp (Marketing, Brand Messages) được tích hợp hay đồng bộ với nhau (thay vì rời rạc và tách biệt nhau).
Lịch sử hình thành của khái niệm truyền thông marketing tích hợp.
Bối cảnh xuất hiện thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp là gì?
Vào những năm 1980, thời điểm các doanh nghiệp phải chứng kiến những sự thay đổi lớn trong cách thức làm truyền thông marketing trên thị trường.
Từ sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, đến việc các nhóm khách hàng ngày càng phân tán nhiều hơn, bên cạnh đó là có rất ít doanh nghiệp (Agency) có thể cung cấp một bộ dịch vụ trọn gói với nhiều giải pháp cho thương hiệu.
Về cơ bản, các doanh nghiệp hay thương hiệu khi này phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp dịch vụ (marketing) khác nhau như quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), xây dựng thương hiệu, đóng gói sản phẩm, xúc tiến bán hàng hay các hoạt động tổ chức sự kiện khác.
Mỗi nhóm dịch vụ được cung cấp này hoạt động theo những cách tách biệt nhau, rời rạc và không mấy liên quan đến nhau thay vì là cộng hưởng hay tích hợp với nhau; và kết quả là những hình ảnh hay thông điệp thương hiệu được truyền tải ra ngoài khiến khách hàng cảm thấy khó hiểu và cảm nhận.
Những người làm marketing khi này cũng nhận ra rằng, khi khách hàng mục tiêu của họ đã bị phân tán ra nhiều nơi khác nhau, họ không còn có thể giao tiếp với các thị trường đại chúng (Mass Market) thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Mass Media); thay vào đó, họ cần giao tiếp với các phân khúc thị trường cụ thể hơn, sử dụng các phương tiện truyền thông marketing có tính tập trung cao hơn và liên quan hơn.
Nhu cầu về một phương thức truyền thông marketing tích hợp được sinh ra từ đây.
Các khái niệm liên quan đến truyền thông marketing tích hợp chính thức được công bố.
Sự kiện đầu tiên phải kể đến đó là việc công ty tư vấn Shearson-Lehman Hutton đã xuất bản một báo cáo về chủ đề quảng cáo của người tiêu dùng (Consumer Advertising), trong đó chỉ ra rằng một số thay đổi về nơi người tiêu dùng tập trung (marketplace) sẽ buộc các nhà tiếp thị phải áp dụng cách tiếp cận tích hợp đối với chiến lược truyền thông marketing của họ.
Thứ hai, Hiệp hội các cơ quan Quảng cáo Mỹ (American Association of Advertising Agencies – 4A), đã tiến hành phân tích cũng như nghiên cứu về các hoạt động truyền thông marketing tích hợp, với kết quả là một định nghĩa chính thức về truyền thông marketing tích hợp đã được công bố.
Theo AAAA, truyền thông marketing tích hợp là “một khái niệm về việc lập kế hoạch truyền thông marketing trong đó công nhận các giá trị gia tăng của một bản kế hoạch toàn diện nơi sẽ đánh giá cao vai trò chiến lược của nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, ví dụ như quảng cáo, xúc tiến bán hàng hay PR.”
“Việc kết hợp các phương tiện này nhằm mục tiêu cuối cùng là mang lại một sự rõ ràng, nhất quán và tối đa hoá sức ảnh hưởng truyền thông của thương hiệu đến người tiêu dùng.”
AAAA ban đầu xem truyền thông marketing tích hợp như là một phương thức quảng cáo mới; tuy nhiên, sau đó quan điểm này được cho là không chính xác khi truyền thông marketing tích hợp không chỉ nói về quảng cáo, dù cho đó là quảng cáo truyền thống hay quảng cáo kỹ thuật số.
Ý nghĩa mới của thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp.
Vào năm 1993, Ông Don Schultz, một giáo sư tại một trường đại học tại Mỹ và nhóm cộng sự của ông đã xuất bản cuốn sách đầu tiên dành riêng cho truyền thông marketing tích hợp.
Tiêu đề của nó đơn giản là truyền thông marketing tích hợp, mô tả khái niệm này là một cách hoàn toàn mới để xem xét lại toàn bộ hoạt động truyền thông marketing, thay vì là tách biệt từng phương tiện hay công cụ riêng lẻ.
Kể từ giữa những năm 1990, hầu như mọi cuốn sách về chủ đề truyền thông tiếp thị (Marketing Communications) đều áp dụng quan điểm tích hợp.
Nói chung, những cuốn sách này tập trung vào các quy trình lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp – nhấn mạnh vào việc quản lý và tổ chức truyền thông marketing tích hợp.
Trong khi khái niệm về truyền thông marketing tích hợp là tương đối rõ ràng, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng vì truyền thông marketing tích hợp vừa là một quá trình vừa là một khái niệm (Concept), nên về bản chất nó mang ý nghĩa tương đối, tức tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng thương hiệu là gì, họ có thể áp dụng truyền thông marketing tích hợp theo những cách thức khác nhau.
Một số khái niệm khác về truyền thông marketing tích hợp.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp cũng mang nhiều ý nghĩa hay cách hiểu khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm khác bạn có thể tham khảo.
Truyền thông marketing tích hợp là quá trình mà trong đó tất cả các nguồn và thông tin được kiểm soát theo cách giúp chuyển người tiêu dùng hay khách hàng tiềm năng chuyển từ trạng thái cảm xúc nhận biết hay tìm hiểu đến mua hàng.
Truyền thông marketing tích hợp là sự phối hợp một cách chiến lược của tất cả các thông điệp và phương tiện với mục tiêu là gia tăng giá trị thương hiệu (Brand Value) cảm nhận của khách hàng.
Truyền thông marketing tích hợp là khái niệm bao gồm tất cả các hoat động khơi dậy những đối thoại có mục đích để từ đó tạo ra và nuôi dưỡng các mối quan hệ có lợi của thương hiệu với người tiêu dùng và các bên liên quan khác (chẳng hạn như đối tác hay cổ đông).
Truyền thông marketing tích hợp có thể được gọi là One-voice Marketing Communications, tất cả các hình ảnh, vị trí, thông điệp hay nội dung được truyền tải phải có chung một giọng điệu. Tích hợp, phối hợp hay nhất quán là những từ khoá chính của truyền thông marketing tích hợp.
Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp bao gồm những nội dung chính là gì?
Trong khi tuỳ thuộc vào từng thương hiệu hay mục tiêu chiến lược khác nhau, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các kế hoạch truyền thông marketing tích hợp theo những cách thức hay nội dung khác nhau, dưới đây là những nội dung chính thường có:
Nghiên cứu thị trường.
Lập kế hoạch chiến lược.
Phân khúc đối tượng mục tiêu.
Lựa chọn kênh Marketing hay kênh truyền thông.
Các bản tóm tắt hay định hướng sáng tạo và thông điệp chiến dịch (creative briefs).
Kế hoạch ngân sách chi tiêu.
Phân tích ROI.
Các chỉ số đánh giá hiệu suất của chiến dịch để đo lường và tối ưu hoá các nỗ lực marketing nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh chung.
Khi xây dựng các kế hoạch truyền thông marketing tích hợp, điều quan trọng bạn cần nắm là cho dù bạn có thể tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác nhau, thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, các kiểu thông điệp khác nhau.
Tuy nhiên, tất cả chúng đều phải cùng hướng đến một chiến lược chung, tính nhất quán được xem là “từ khoá” với các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp.
Các phương thức truyền thông chính có thể xuất hiện trong truyền thông marketing tích hợp.
Nếu bạn đã thực sự hiểu truyền thông marketing tích hợp là gì, bạn hiểu rằng những gì mà các bản kế hoạch hay chiến lược truyền thông marketing tích hợp hướng tới đó là tích hợp nhiều các phương tiện truyền thông (Media, Channel, Platforms) trong cùng một chiến dịch.
Dưới đây là một số công cụ hay phương tiện phổ biến được sử dụng.
Khi nói đến các công cụ hay phương thức truyền tải thông điệp thương hiệu đến với người tiêu dùng mục tiêu, quảng cáo là phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất.
Dù cho là bạn sử dụng quảng cáo truyền thống hay quảng cáo hiện đại (quảng cáo kỹ thuật số), dù cho đó là quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm của Google, quảng cáo trên mạng xã hội Facebook (Facebook Ads) hay quảng cáo hiển thị trên các website báo chí thì đây vẫn là phương thức hay công cụ chủ đạo trong các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp.
PR là từ viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng, khái niệm PR đề cập đến các hoạt động truyền thông chiến lược từ một tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu…) tới công chúng (khách hàng, người đọc, người dân…) nhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.
Thương hiệu sử dụng Influencer, tức những người có ảnh hưởng trên các nền tảng vào các hoạt động Marketing (tiếp thị) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.
Thông qua các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media/Networking) như Facebook, Instagram hay TikTok, thương hiệu có thể tương tác với khách hàng để từ đó đạt được các mục tiêu Marketing hay những gì mà thương hiệu mong muốn.
Được coi là một trong những xu hướng marketing trong những năm gần đây, Content Marketing là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.
Từ góc nhìn chiến lược trong truyền thông marketing tích hợp, thương hiệu có thể sử dụng phương thức marketing này để kể những câu chuyện đầy hứng thú với đối tượng mục tiêu xuyên suốt trên nhiều phương tiện khác nhau với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Nếu như quảng cáo làm cho khách hàng cảm thấy mình “đang bị chào mời bán hàng”, những câu chuyện ngược lại có thể cung cấp nhiều nội dung có giá trị cho khách hàng, những thứ giúp họ giải quyết được những vấn đề họ đang gặp trong cuộc sống.
Inbound Marketing là phương thức marketing trong đó các marketer sử những nội dung và trải nghiệm có giá trị để thu hút khách hàng, những gì các nhà tiếp thị cần làm và hướng tới đó là giữ chân người dùng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu.
Trong khi Outbound Marketing có thể làm phiền khách hàng vì những nội dung không mong muốn, Inbound Marketing sẽ xây dựng những thứ mà họ tìm kiếm nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề mà họ đang có.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng thương hiệu trong từng chiến dịch truyền thông marketing tích hợp cụ thể, bạn có thể lựa chọn các phương tiện hay công cụ khác nhau, trên đây là một số phương thức chính bạn có thể tích hợp vào kế hoạch của mình.
Truyền thông Marketing tích hợp có nghĩa là gì trong Marketing?
Trong ngành marketing nói chung, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ một cách thức, chiến lược hay phương pháp tiếp cận marketing của doanh nghiệp, chẳng hạn như Digital Marketing tức làm marketing trên các phương tiện kỹ thuật số (Digital), Content Marketing tức làm marketing thông qua nội dung (Content) và truyền thông marketing tích hợp cũng hoạt động theo cách tương tự.
Truyền thông marketing tích hợp là khái niệm dùng để chỉ cách thức làm marketing theo hướng tích hợp, trong đó thương hiệu tích hợp nhiều phương tiện truyền thông (media) khác nhau trong cùng một chiến dịch.
Một số ví dụ về cách ứng dụng truyền thông marketing tích hợp vào chiến dịch Marketing.
1. Coca-Cola.
Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới, và thành công của nó một phần nhờ vào việc sử dụng hiệu quả chiến lược truyền thông marketing tích hợp.
Mặc dù Coca-Cola có một lịch sử lâu đời trong việc sử dụng quảng cáo truyền hình (TV), đài phát thanh và báo in để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Trong những năm gần đây, khi các yếu tố công nghệ ngày càng chi phối hành vi của người tiêu dùng, thương hiệu này cũng đã tăng cường sử dụng các kênh kỹ thuật số (Digital Marketing), chẳng hạn như phương tiện truyền thông mạng xã hội và công cụ tìm kiếm để tiếp cận và tương tác với nhiều đối tượng hơn nữa.
Nếu bạn yêu thích hay quan tâm đến thương hiệu nước giải khát lớn nhất thế giới này thì hẳn là bạn vẫn chưa quên “Share a Coke”, một trong những chiến dịch marketing thành công nhất mọi thời đại của Coca-Cola.
Và để có thể tạo ra được một tiếng vang lớn, Coca-Cola đã sử dụng chiến lược truyền thông tích hợp cho chiến dịch này, từ mạng xã hội Facebook, YouTube đến các biển quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), đi đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chiến dịch với một thông điệp ngầm chung là “Hãy chia sẻ Coca-Cola nhé”.
2. Nike.
Nike là một thương hiệu lớn khác đã sử dụng truyền thông marketing tích hợp một cách hiệu quả.
Cũng tương tự như Coca-Cola, Nike ban đầu tập trung nhiều vào các phương tiện marketing truyền thống như TV hay báo in, tuy nhiên trong những năm gần đây thương hiệu cũng đã tích hợp việc sử dụng quảng cáo PPC, SEO, Social Media và Influencer Marketing để tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều nền tảng khác nhau.
5 công cụ thường được nhắc đến nhiều nhất trong truyền thông marketing tích hợp là gì?
Khi nhắc đến thuật ngữ truyền thông tích hợp truyền thông marketing tích hợp, 5 công cụ thường được nhắc đến nhiều nhất là quảng cáo (Advertising), Khuyến mãi (Sales Promotion), quan hệ công chúng (PR), Marketing trực tiếp (Direct Marketing) và bán hàng cá nhân (Personal Selling).
Tuy nhiên với sự phát triển của ngành Marketing ngày nay, chỉ một số ít các công cụ trong số này còn phát huy tác dụng, một số công cụ mới đang phát triển mạnh có thể kể đến như Influencer Marketing, Social Media, Digital Marketing, Content Marketing và hơn thế nữa.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp.
Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về phương thức truyền thông marketing tích hợp, dưới đây một số câu hỏi mà bạn có thể sẽ gặp phải (kèm câu trả lời tương ứng).
Truyền thông marketing tích hợp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, truyền thông marketing tích hợp là thay vì thương hiệu sử dụng riêng lẻ từng phương tiện truyền thông khác nhau, họ tích hợp nhiều phương tiên trong cùng một chiến dịch với mục tiêu tối đa hoá sức cộng hưởng.
Có phải chỉ các doanh nghiệp lớn mới có khả năng hay nguồn lực để chạy các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp hay không?
Như đã phân tích ở trên, dù là chiến dịch “tích hợp”, doanh nghiệp không nhất thiết phải chi nhiều ngân sách cho kiểu truyền thông này.
Thay vào đó, bằng cách xây dựng và phân bổ nguồn lực (dù là nhỏ) vào các phương tiện khác nhau, doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều sức ảnh hưởng hơn đến đối tượng mục tiêu của mình, thuyết phục họ mua hàng và hơn thế nữa.
Công ty truyền thông marketing tích hợp là công ty gì?
Còn có một tên gọi khác được sử dụng nhiều hơn đó là IMC Agency, các công ty truyền thông marketing tích hợp tức IMC Agency chính là các doanh nghiệp cung cấp các dịch truyền thông marketing tích hợp.
Tích hợp ở đây có thể được hiểu là các Agency này có khả năng xây dựng và thực thi nhiều loại hình truyền thông hay marketing khác nhau như PR, quảng cáo, Digital Performance, xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.
Truyền thông marketing tích hợp bao gồm những thành phần chính là gì?
Như đã phân tích ở trên, khái niệm truyền thông marketing tích hợp không mang ý nghĩa là doanh nghiệp hay thương hiệu phải thực hiện những kênh hay phương tiện truyền thông cụ thể nào đó.
Thay vào đó, nó có thể bao gồm những hoạt động mà thương hiệu cần tích hợp trong từng chiến dịch cụ thể ví dụ như: quảng cáo TV, PR báo giấy, PR Online, Quảng cáo Facebook, Quảng cáo tìm kiếm trên Google.
Chiến lược truyền thông marketing tích hợp là gì?
Cũng tương tự các thuật ngữ khác, khái niệm chiến lược thường đề cập đến các bản kế hoạch có thời gian dài, và mang tính định hướng hay tổng thể nhiều hơn.
Chiến dịch truyền thông marketing tích hợp là gì?
Là khái niệm ngược lại với chiến lược truyền thông marketing tích hợp nói trên, khác với các bản kế hoạch chiến lược dài hạn, các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp tập trung vào ngắn hạn thường là theo tuần hay tháng hoặc theo các sự kiện cụ thể (ví dụ như chiến dịch ra mắt sản phẩm mới).
Kết luận.
Hy vọng thông qua bài viết phân tích tương đối sâu về chủ đề truyền thông marketing tích hợp của MarketingTrips nói trên, bạn đã có thể đã có được nhiều kiến thức về phương thức truyền thông marketing tích hợp, hiểu truyền thông marketing tích hợp là gì, cách thức xây dựng một bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tìm hiểu về một phương thức tiếp cận trong ngành Marketing đó là Marketing trực tiếp: marketing trực tiếp là gì, chiến lược thực thi marketing trực tiếp như thế nào và hơn thế nữa.
Xét về khía cạnh tổng thể, marketing là một trong những ngành nghề có tính biến động rất cao, tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể (cả vĩ mô và vi mô) mà doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức tiếp cận marketing khác nhau và marketing trực tiếp cũng vậy.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Các hình thức chính có trong Marketing trực tiếp là gì?
Một số ví dụ về hình thức Marketing trực tiếp.
FQAs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Marketing trực tiếp.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp là một phương thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân thay vì là thông qua một đơn vị (phân phối) trung gian.
Với Marketing trực tiếp, các nội dung hay thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của doanh nghiệp sẽ được truyền thẳng đến những khách hàng mục tiêu, là những người có nhu cầu hay có tiềm năng mua sản phẩm là cao nhất.
Các phương tiện hay hệ thống truyền tải phổ biến thường được sử dụng trong marketing trực tiếp là email, social media (có nhắm mục tiêu), nhắn tin qua điện thoại di động, tờ rơi, Catalogs sản phẩm và hơn thế nữa.
Một điểm khác để phân biệt khái niệm marketing trực tiếp với các hình thức khác đó là, marketing trực tiếp gắn liền với việc “nhắm mục tiêu cụ thể có chủ đích” (về người nhận thông điệp), điều này về bản chất là ngược lại với các hình thức truyền thông đại chúng (Mass Media, Mass Marketing) khác.
Marketing trực tiếp còn được gọi là Tiếp thị trực tiếp.
Marketing là gì?
Như đã đề cập ở trên, cũng như vô số các hình thức tiếp cận marketing khác, marketing trực tiếp là một phần của khái niệm rộng lớn hơn là marketing hay ngành marketing.
Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến khác (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân…).
Để có thể hiểu đầy đủ nhất về thuật ngữ marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì
Một số nhận định sai lầm về Marketing trực tiếp.
Mặc dù khó có thể nhận định hay cho rằng một khái niệm hay thuật ngữ nào đó trong ngành marketing là đúng hoàn toàn, tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là không có những phát biểu hay nhận định sai.
Ví dụ trong khi bạn có thể định nghĩa Branding theo một nghĩa nào đó, tuy nhiên, Branding không phải là Brand hay Branding Building, và với marketing trực tiếp cũng vậy.
Dưới đây là một số nhận định chưa đúng đắn về thuật ngữ này.
Marketing trực tiếp là hình thức marketing đến từng cá nhân khách hàng (1-1).
Theo định nghĩa ở trên (và cũng theo đúng từ ngữ “trực tiếp”), marketing trực tiếp không bao hàm ý nghĩa là đến từng người một hay từng cá nhân cụ thể mà là trực tiếp đến người tiêu dùng mà không cần một (người vận chuyển) trung gian nào đó.
Trong khi thương hiệu vẫn có thể truyền tải thông điệp trực tiếp đến từng cá nhân khách hàng, các hình thức marketing trực tiếp khác như quảng cáo được nhắm mục tiêu (theo từng nhóm người dùng cụ thể) lại không mang ý nghĩa “từng người”.
Marketing trực tiếp là một hình thức bán hàng trực tiếp.
Sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các phần tiếp theo, marketing trực tiếp là một phần của marketing và do đó hiển nhiên nó không thể là hình thức bán hàng hay bán hàng trực tiếp (Direct Selling) được.
Mặc dù mục đích cuối cùng của mọi hình thức marketing cũng đều là bán hàng nhưng nó không có nghĩa là marketing là bán hàng (Sales).
Ngoài ra, trong khi thương hiệu cũng hoàn toàn có thể bán hàng thông qua các hình thức trực tiếp hay vận dụng marketing trực tiếp để gián tiếp bán hàng, điều này cũng không làm cho việc bán hàng trực tiếp chính là marketing trực tiếp.
Marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân.
Ở khía cạnh tổng thể, mặc dù marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân có thể nằm độc lập, tức doanh nghiệp có thể thực thi nó một cách riêng lẻ, trong mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), cả marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân (Personal Selling) đều thuộc “P4” là Promotion, có nghĩa là Xúc tiến, khái niệm đề cập đến tất cả các nỗ lực của thương hiệu hay của người làm marketing với mục tiêu là thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ở khía cạnh độc lập, marketing trực tiếp như đã đề cập ở trên, là một phương thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân thay vì là thông qua một đơn vị (phân phối) trung gian.
Ngược lại, bán hàng cá nhân bao hàm các hoạt động bán hàng (Sales) trực tiếp đến người tiêu dùng, tức những gì mà thương hiệu đề cập với khách hàng ở đây là giá cá, sản phẩm, chiết khấu hay khuyến mãi (nếu có) và hơn thế nữa.
Marketing trực tiếp thường hướng đến các mục tiêu rộng hơn (ví dụ liên quan đến thương hiệu) chứ không chỉ là bán hàng.
Ưu điểm và nhược điểm của Marketing trực tiếp.
Cũng tương tự các hình thức marketing khác như influencer marketing hay inbound marketing, marketing trực tiếp cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm chính.
Ưu điểm của marketing trực tiếp là gì?
Tiết kiệm ngân sách marketing: Vì là nhắm mục tiêu trực tiếp và cụ thể đến từng cá nhân hoặc từng nhóm người tiêu dùng cụ thể, marketing trực tiếp tỏ ra khá tiết kiệm chi phí khi doanh nghiệp không cần phải tốn kém chi phí để tiếp cận những người không tiềm năng (hay thậm chí là không liên quan). Điều này ngược lại những gì mà marketing đại chúng thể hiện.
Cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn: Cũng tương tự như cách tiếp cận ở trên, vì marketing trực tiếp chỉ nhắm mục tiêu đến những người mà họ “biết” hay truyền tải những thông điệp cụ thể gắn liền với từng nhóm người dùng, mức độ liên quan giữa thương hiệu và khách hàng thường là cao nhất, điều này cuối cùng dẫn đến việc là doanh nghiệp có thể chuyển đổi khách hàng với tỷ lệ cao nhất.
Linh hoạt và cũng có thể mở rộng quy mô: Với marketing trực tiếp, khi thương hiệu hay marketer có thể chủ động tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi nào tiện lợi, điều này về cơ bản là có lợi cho cả khách hàng lẫn thương hiệu. Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ như các nền tảng quản trị khách hàng (CRM) hay các nền tảng quảng cáo có hỗ trợ nhắm mục tiêu như Facebook hay Google, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng mở rộng quy mô của chiến dịch.
Xây dựng lòng trung thành giữa khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) tốt hơn: Điều này rất dễ hiểu, khi thương hiệu tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để hiểu và đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của họ. Khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu hơn khi họ được quan tâm nhiều hơn.
Nhược điểm của marketing trực tiếp là gì?
Về cơ bản, những gì mà marketing trực tiếp thể hiện sức mạnh cũng chính là điểm yếu của nó ở khía cạnh ngược lại.
Giới hạn phạm vi tiếp cận: Vì thương hiệu chỉ chủ động tiếp cận những khách hàng có nhu cầu mua cao nhất (theo cách nhìn nhận và đánh giá của thương hiệu), điều này làm cho khả năng tiếp cận khách hàng (mới) bị hạn chế. Thương hiệu có thể bỏ qua rất nhiều khách hàng tiềm năng, những người thậm chí còn có thể mua sản phẩm nhiều hơn (CLV) so với các khách hàng có trong tệp khách hàng trực tiếp.
Khó xây dựng thương hiệu: Như là điều tất yếu, khi doanh nghiệp chỉ tương tác với người tiêu dùng trong một phạm vi chặt và hẹp, điều này cuối cùng sẽ ít giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn.
Khó tăng trưởng: Mặc dù việc tỷ lệ chuyển đổi hay bán hàng có thể cao hơn, tuy nhiên về trong dài hạn, doanh nghiệp có thể khó tăng trưởng và giành được thị phần hơn so với các đối thủ luôn tìm cách tiếp cận rộng hơn đến khách hàng hay thị trường.
Các kiểu hay hình thức chính có trong Marketing trực tiếp là gì?
Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể là gì mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức marketing trực tiếp khác nhau từ danh sách dưới đây.
Brochures: Là những tập tài liệu hay nội dung marketing và kinh doanh có chứa đầy đủ các thông tin về sản phẩm, các điểm nổi bật của sản phẩm (USP) giúp khách hàng hiểu và lựa chọn các sản phẩm.
Catalogs: Một danh mục chi tiết về sản phẩm, tập trung phân tích từng khía cạnh hay chức năng của sản phẩm, giúp khách hàng hiểu tường tận về sản phẩm và dịch vụ.
Fliers: Cũng có phần tương tự như Brochures nhưng thường được thiết kế đơn giản hơn và cụ thể hơn (vào từng sản phẩm hoặc tính năng).
Newsletters: Nếu doanh nghiệp thường xuyên có các tin tức về ngành, sản phẩm hay xu hướng mà khách hàng có thể muốn nhận và quan tâm, hãy coi đây là một công cụ để làm marketing trực tiếp.
Post cards: Là những danh thiếp nhỏ (cầm tay) mà thương hiệu có thể sử dụng để giao tiếp với khách hàng của mình. Tuỳ vào từng nhóm khách hàng khác nhau, thương hiệu có thể thiết kế những Post cards với các nội dung khác nhau.
Coupons: Chính là những phiếu mua hàng giảm giá. Doanh nghiệp có thể thiết kế những thông điệp thương hiệu hay sử dụng chính các Coupons để khiến hay thúc đẩy khách hàng thực hiện một hành động gì đó (Ví dụ như là đăng ký thành viên hay mua hàng).
Emails: Là một trong những hình thức rất phổ biến trong ngành marketing nói chung và digital marketing nói riêng. Từ sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, thương hiệu giờ đây có thể cá nhân hoá thông điệp và gửi đến từng cá nhân cụ thể (bên cạnh việc gửi theo nhóm hay phân khúc khách hàng).
Targeted online display ads: Như đã phân tích ở trên, một điểm nhận diện marketing trực tiếp đó là khả năng nhắm mục tiêu đến từng cá nhân hoặc nhóm khách hàng cụ thể. Bạn có thể sử dụng quảng cáo trên Facebook hay quảng cáo trên TikTok để truyền tải và tương tác trực tiếp với khách hàng.
Phone calls: Ngoài việc sử dụng cuộc gọi để chăm sóc khách hàng đơn thuần, thương hiệu có thể xem đây là một hình thức marketing trực tiếp khi sử dụng nó để quảng cáo, thông báo các chương trình khuyến mãi, giới thiệu các chương trình tri ân khách hàng, để khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng và hơn thế nữa.
Text messages: Cuối cùng, thông qua các tin nhắn, và thường là tin nhắn có thương hiệu (Brand Messages), doanh nghiệp cũng có thể gửi bất cứ thông điệp nào đến khách hàng của mình (theo danh sách khách hàng sẵn có).
Một số ví dụ về hình thức Marketing trực tiếp.
Từ các phương thức marketing trực tiếp ở trên, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hoạt động này trong thực tế cuộc sống hằng ngày, ví dụ như:
Sau khi bạn mua một sản phẩm nào đó, một thương hiệu A có thể chủ động mời bản xem và dùng thử các sản phẩm tương tự qua email hay số điện thoại có trong phần thông tin mua hàng của bạn.
Để có thể có được danh sách khách hàng tiềm năng và sau đó sử dụng trong cho marketing trực tiếp, một thương hiệu B đã chạy chương trình thúc đẩy khách hàng đăng ký email để nhận tin tức về khuyến mãi hay các đợt giảm giá.
FQAs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Marketing trực tiếp.
Công cụ marketing trực tiếp là gì?
Chính là các hình thức hay phương tiện (media) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để triển khai các chiến dịch marketing trực tiếp (như đã phân tích ở trên).
Chiến lược marketing trực tiếp là gì?
Cũng như bất kỳ khái niệm chiến lược nào khác, chiến lược marketing trực tiếp đề cập đến các định hướng, phương thức tiếp cận (thường là dài hạn), mục tiêu cần đạt được, cũng như các kế hoạch hành động cụ thể mà họ cần làm với marketing trực tiếp.
Kết luận.
Với tư cách là một người làm marketing trong một bối cảnh khi mà người tiêu dùng không ngừng thay đổi sở thích, hành vi và cách thức họ muốn tương tác với thương hiệu, bạn luôn cần phải nắm bắt và cập nhật tất cả các phương thức marketing mới chẳng hạn như marketing trực tiếp.
Bằng cách hiểu marketing trực tiếp là gì hay doanh nghiệp nên sử dụng hình thức nào cho phù hợp, bạn có nhiều cơ hội hơn để thành công trong marketing và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn quan tâm đến ngành quảng cáo nói chung hãy cùng tìm hiểu các nội dung như: Quảng cáo Facebook là gì, cách đăng ký tài khoản và chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, các mục tiêu quảng cáo hiện có trên nền tảng và hơn thế nữa.
Với doanh số gần 500 tỷ USD vào năm 2021 và được dự báo sẽ chạm mốc 600 tỷ USD vào năm 2022 (eMarketer), thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Quảng cáo Facebook đang chiếm giữ một thị phần tương đối lớn trong số này.
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của quảng cáo trên Facebook là gì?
Quảng cáo là gì?
Vai trò của quảng cáo Facebook đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
Cách đăng ký tài khoản quảng cáo Facebook và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
Các loại hình quảng cáo Facebook hiện có là gì?
Thiết lập Facebook Pixel trong trình quản ký quảng cáo Facebook.
Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của quảng cáo trên Facebook là gì?
Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy quảng cáo Facebook.
Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với quảng cáo Facebook
Một số câu hỏi thường gặp với quảng cáo Facebook là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Quảng cáo Facebook là gì?
Quảng cáo Facebook là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thuộc sở hữu của Meta Inc.
Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay TikTok, quảng cáo trên Facebook là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.
Điểm khác biệt thú vị của quảng cáo Facebook so với quảng cáo Google là trong khi với quảng cáo trên Google, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với Facebook, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).
Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn Facebook thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, Facebook sẽ tính phí.
Quảng cáo Facebook hoạt động như thế nào.
Về mặt tổng thể, quảng cáo Facebook thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn đó là quảng cáo tự động (Programmatic Ads) và quảng cáo hiển thị (Display Ads) với định dạng quảng cáo chính là Native Ads (nội dung quảng cáo được hiển thị một cách tự nhiên xen lẫn với các nội dung tự nhiên).
Quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) là hai phương thức quảng cáo lớn nhất trong ngành quảng cáo trực tuyến hay kỹ thuật số nói chung, quảng cáo trên Facebook hay các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội hầu hết là quảng cáo hiển thị.
Cách thức hoạt động của nền tảng quảng cáo này tương đối đơn giản.
Khi nhà quảng cáo thiết lập xong các tài khoản quảng cáo cũng như thêm các phương thức thanh toán cần thiết, họ có thể bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo nhắm tới các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể hiện có trên Facebook.
Khi các chiến dịch quảng cáo đã được phê duyệt, các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo sẽ được hiển thị tới những đối tượng mà nhà quảng cáo đã nhắm mục tiêu trước đó (về mặt lý tưởng là đúng đối tượng) trên nền tảng Facebook, Instagram, Facebook Messenger hay mạng đối tượng (Audience Network) của Facebook.
Đến đây, một số bạn mới có thể thắc mắc rằng vì có rất nhiều nhà quảng cáo (cũng có thể là đối thủ) có thể cùng nhắm mục tiêu tới một (hoặc một nhóm) người dùng cụ thể, vậy Facebook Ads ra quyết định hiển thị quảng cáo dựa trên những yếu tố chính là gì?
Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo như Google, bản chất các phiên đấu giá quảng cáo trên Facebook hay cơ chế xếp hạng quảng cáo được thực hiện theo từng phiên cụ thể.
Facebook hay Google sẽ dựa trên các yếu tố tức thời tại từng phiên như số lượng nhà quảng cáo đang muốn tiếp cận đối tượng, chất lượng nội quảng cáo, mức độ liên quan của quảng cáo đến đối tượng hay giá thầu cho mỗi hành động đã được thiết lập trong các chiến dịch tương ứng để quyết định quảng cáo nào sẽ được hiển thị và với chi phí ra sao.
Những ai nên quảng cáo trên Facebook.
Theo thống kê của Statista, hiện có khoảng hơn 10 triệu nhà quảng cáo đang sử dụng quảng cáo Facebook để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược cụ thể của từng doanh nghiệp mà bạn có thể quyết định là nên chạy quảng cáo trên Facebook hay không hay nó mang lại những lợi ích gì, dưới đây là một số kiểu doanh nghiệp có thể dễ thành công hơn khi quảng cáo trên nền tảng này.
Những doanh nghiệp không cần phải bán hàng trực tiếp (ngay lập tức).
Nói một cách dễ hiểu, các doanh nghiệp thành công với Facebook thường yêu cầu người dùng hay đối tượng mục tiêu đăng ký hoặc tương tác để được tư vấn chứ không phải là mua hàng ngay lập tức.
Khi môt người dùng nào đó nhấp vào quảng cáo và đến website của bạn, bạn cũng đừng kỳ vọng rằng là họ có thể mua hàng ngay.
Thay vào đó, hãy cố gắng thực hiện các chuyển đổi đơn giản như đăng ký sử dụng thử sản phẩm, đăng ký tư vấn hoặc một buổi gặp tư vấn trực tiếp chẳng hạn.
Vì khách hàng có thể lại tiếp tục tương tác với bạn hoặc thậm chí là mua hàng trong tương lai, hãy sử dụng các phương thức tiếp thị lại (re-marketing) để kết nối với họ.
Những doanh nghiệp với chu kỳ bán hàng (Sales Cycle) dài hoặc giá trị đơn hàng nhỏ.
Như đã phân tích ở trên, khi bạn đã có được những thông tin ban đầu của đối tượng mục tiêu, những gì bạn cần làm tiếp theo là đưa họ vào phễu bán hàng (Sales Funnel) hay chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp.
Bạn sẽ cần phải liên hệ tư vấn và hỗ trợ họ, tương tác lại với họ trên nhiều điểm chạm khác nhau, từ online đến offline với mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi họ thành khách hàng trong tương lai.
Những doanh nghiệp khác cũng tỏ ra khá thành công với quảng cáo Facebook khi họ bán các sản phẩm hay dịh vụ với giá trị đơn hàng nhỏ.
Chẳng hạn như nếu bạn đang muốn bán một chiếc áo thun với giá chỉ 100k, mục tiêu của bạn hoàn toàn có thể xảy ra (thậm chí là trực tiếp) với Facebook, nhưng nếu bạn đang muốn bán môt chiếc xe hơi với giá hàng tỷ đồng, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn hay phải kết hợp nhiều kênh hơn (Multi-channel, Omni-channel) để bán hàng.
Nói tóm lại, các doanh nghiệp B2C hay C2C sẽ hưởng lợi trực tiếp nhiều hơn so với các doanh nghiệp B2B trên nền tảng quảng cáo của Facebook.
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của quảng cáo trên Facebook là gì?
Cũng tương tự như thuật toán xếp hạng quảng cáo Google Ads, quảng cáo trên Facebook cũng dựa vào một số dấu hiệu hay yếu tố khác nhau để ưu tiên hiển thị quảng cáo đồng thời tính phí cho các quảng cáo đó.
Khi có vô số các nhà quảng cáo cùng muốn hiển thị quảng cáo của họ đến cùng một đối tượng người dùng cụ thể, Facebook sử dụng thuật toán xếp hạng quảng cáo để đưa ra thứ tự ưu tiên hiển thị quảng cáo (hoặc thậm chí là không hiển thị một số quảng cáo không đủ điều kiện) kèm với mức chi phí tương ứng.
Hiện tại, Facebook sẽ sử dụng các dấu hiệu dưới đây để xếp hạng quảng cáo.
Mức độ liên quan của nội dung quảng cáo với người dùng: Ví dụ nếu một người dùng A đã từng tương tác với thương hiệu B hoặc một thương hiệu C khác tương tự như B, các quảng cáo từ thương hiệu B (hoặc C) sẽ được ưu tiên hiển thị tới A nhiều hơn (so với thương hiệu D nào đó mà A chưa từng biết).
Mức độ phổ biến của nội dung: Về cơ bản, một nội dung càng được nhiều người tương tác sẽ càng được ưu tiên hiển thị tới cùng một nhóm đối tượng.
Giá thầu quảng cáo: Nếu các yếu tố nói trên là như nhau giữa các nhà quảng cáo, Facebook Ads sẽ dựa trên giá thầu (mức giá mà nhà quảng cáo đã thiết lập trong chiến dịch quảng cáo) để quyết định quảng cáo nào nên được ưu tiên hiển thị.
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo trên Facebook là một trong nhiều phương thức quảng cáo trực tuyến khác ,do đó, để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn cũng cần hiểu quảng cáo (Ads) là gì.
Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.
Theo Wikipedia, quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.
Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.
Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.
Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng.
Vai trò của quảng cáo Facebook đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác, Facebook cung cấp một số giá trị nhất định cho nhà quảng cáo hay thương hiệu nói chung, dưới đây là những gì mà nền tảng quảng cáo này có thể mang lại.
Giúp thương hiệu tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng (mới) lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Với đặc tính quảng cáo của Facebook, nếu thương hiệu không vi phạm các chính sách quảng cáo và quảng cáo đã được duyệt, tốc độ hiển thị quảng cáo là rất nhanh.
Khác với các nền tảng quảng cáo tìm kiếm như Google (Google Search Ads), thương hiệu chỉ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách bị động, tức phải chờ đợi đến khi có ai đó tìm kiếm thì quảng cáo mới có cơ hội xuất hiện.
Với Facebook thì hoàn toàn ngược lại, vì bản chất quảng cáo Facebook là nền tảng quảng cáo hiển thị và tự động, nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể chủ động tiếp cận (Reach) khách hàng ngay cả khi họ chưa biết đến thương hiệu trước đó.
Giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) một cách hiệu quả.
Vì có khả năng tiếp cận rộng và nhanh một tệp khách hàng hay người dùng mới, Facebook Ads cũng là một giải pháp giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Những gì mà các quảng cáo cần làm với Facebook là xây dựng một hành trình khách hàng với nhiều các điểm chạm thương hiệu (Brand Touchpoints) khác nhau, chủ động tương tác với họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể, và sau đó dần dần đưa họ vào đường dẫn bán hàng (Sales Pipeline), bạn có thể tham khảo qua hình bên dưới.
Giúp xây dựng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và doanh số bán hàng.
Với hầu hết các ngành hàng và kiểu doanh nghiệp, dù cho là B2C, C2C hay B2B, nếu mục tiêu của bạn không phải là bán hàng trực tiếp, Facebook là một lựa chọn thông minh.
Như đã phân tích ở trên, vốn sở hữu thế mạnh là tiếp cận nhanh và rộng, cộng với khả năng nhắm mục tiêu tương đối chính xác, quảng cáo Facebook có thể giúp thương hiệu truyền tải nhanh các thông điệp của mình đến với khách hàng tiềm năng, và khi các thông điệp đó chạm tới các nỗi đau hay nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể hành động ngay.
Một sai lầm mà các nhà quảng cáo trên Facebook thường hay mắc phải đó là muốn bán ngay và nhanh hay thậm chí là muốn bán hàng trực tiếp cho những người chưa từng biết hay tìm hiểu về thương hiệu trước đây.
Chiến lược khôn ngoan là hãy để khách hàng tương tác, hãy hỗ trợ họ đưa ra giải pháp và sau đó sử dụng các chiến thuật tiếp thị lại để thúc đẩy họ hành động.
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn nhiều và bán hàng tốt hơn nếu coi Facebook là nền tảng trung gian (để kết nối và hỗ trợ khách hàng) thay vì bán hàng.
Cách đăng ký tài khoản quảng cáo Facebook và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
Các bước đăng ký tài khoản và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Bạn truy cập https://www.facebook.com/business/ads hoặc https://business.facebook.com/ để đăng ký cho mình một tài khoản.
Bước 2: Sau khi tài khoản được tạo, bạn điền đầy đủ các thông tin cần thiết về doanh nghiệp hay Trang của mình.
Bước 3: Bạn thêm phương thức thanh toán.
Bước 4: Thiết lập các nội dung quảng cáo cũng như các tuỳ chọn mục tiêu cần thiết.
Bước 5: Xuất bản quảng cáo và chờ được duyệt.
Các loại hình quảng cáo Facebook hiện có là gì?
Sau khi đã đăng ký cho mình các tài khoản quảng cáo (Ad Account) như đã nói ở trên, bạn có thể khám phá nhiều hình thức hay tuỳ chọn quảng cáo khác nhau trên trình quản lý quảng cáo của Facebook.
Như bạn có thể thấy ở trên, hiện Facebook đang cung cấp nhiều kiểu chiến dịch hay mục tiêu quảng cáo khác nhau như: Awareness với mục tiêu là xây dựng độ nhận biết thương hiệu, là traffic nếu bạn muốn thúc đẩy nhiều người dùng truy cập website hay Sales nếu bán hàng là những gì bạn đang quan tâm.
Dưới đây là chi tiết từng loại hình quảng cáo hiện có trên Facebook.
Awareness: Tăng khả năng mọi người biết và nhớ đến thương hiệu.
Traffic: Thúc đẩy người dùng truy cập các nền tảng của doanh nghiệp như website, ứng dụng hay các sự kiện trên Facebook.
Engagement: Bạn nên chọn tuỳ chọn này nếu mục tiêu của bạn là mong muốn có nhiều người hơn tương tác với bạn. Tương tác có thể là Like, Share, Comment…
Leads: Leads là tuỳ chọn quảng cáo khách hàng tiềm năng trên Facenook, tính năng cho phép bạn gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu tư vấn hay sử dụng thử các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
App promotion: Thúc đẩy mọi người cài đặt ứng dụng (App) và sử dụng chúng.
Sales: Nếu những gì bạn cần với Facebook là chuyển đổi bán hàng (App, Web), hay tương tác trực tiếp với khách hàng qua tin nhắn (Messenger), Sales là giải pháp cho bạn.
Tuỳ từng mục tiêu của từng thương hiệu ở từng giai đoạn, bạn có thể lựa chọn các kiểu chiến dịch khác nhau ở từng thời điểm hoặc cũng có thể kết hợp chúng đồng thời.
Bạn cần lưu ý là với từng tuỳ chọn mục tiêu quảng cáo khác nhau, các thông số cài đặt sau đó sẽ khác nhau, ví dụ bạn không thể chọn tuỳ chọn theo dõi sự kiện chuyển đổi bán hàng (Conversion Event) trên website với loại hình quảng cáo là Awareness hay Leads.
Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của quảng cáo trên Facebook là gì?
Trong khi có rất nhiều các chỉ số mà nhà quảng cáo cần theo dõi để có thể đánh giá hay tối ưu các chiến dịch quảng cáo của họ, dưới đây là các chỉ số chính bạn có thể tham khảo.
Reach: Mức độ tiếp cận của quảng cáo tới người dùng (duy nhất).
Impressions: Mức độ hiển thị quảng cáo (mỗi người dùng có thể được hiển thị quảng cáo nhiều lần khác nhau).
CTR – Click Through Rate: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo.
CPC – Cost Per Click: Chi phí quảng cáo trên mỗi lần nhấp chuột.
CPM: Chi phí quảng cáo trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
CPL – Cost Per Lead: Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng.
CAC – Customer Accquisition Cost: Chi phí để có được một khách hàng mới.
CPS – Cost Per Sales: Chi phí cho mỗi đơn hàng.
ROAS – Return on Advertising Spend: Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo.
Quality Ranking (chất lượng quảng cáo): Chất lượng được đo bằng phản hồi trên quảng cáo của bạn và trải nghiệm sau nhấp chuột. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo cạnh tranh khác trên cùng một đối tượng mục tiêu.
Engagement Rate Ranking (xết hạng tỷ lệ tương tác với quảng cáo): Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu cho cùng một đối tượng mục tiêu.
Conversion Rate Ranking (xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi): Là xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi dự kiến của quảng cáo của bạn. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu đang cạnh tranh với cùng một đối tượng.
Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy quảng cáo trên Facebook.
Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều nhà quảng cáo hay mắc phải với Facebook Ads đó là họ coi quảng cáo nói chung và quảng cáo Facebook nói riêng là công cụ (Tools) thay vì đáng lẽ ra họ nên sử dụng nó với tư duy của một marketer hoặc digital marketer.
Vậy những tư duy cần có khi sử dụng quảng cáo Facebook là gì?
Coi đây là một phần trong quá trình tương tác và bán hàng với khách hàng.
Bất kể bạn đang kinh doanh sản phẩm gì hay ngành hàng nào và đối tượng mục tiêu của bạn là ai, để có thể ra các quyết định mua hàng, thông thường khách hàng sẽ trải qua một số giai đoạn khác nhau như nhận biết, quan tâm, khao khát và mua hàng (AIDA).
Từ góc nhìn này, sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn có ý định khởi chạy các chiến dịch quảng cáo chỉ với mục tiêu là bán hàng, thay vào đó, bạn nên đa dạng hoá các mục tiêu và thông điệp quảng cáo để khách hàng có đủ không gian và thời gian để cân nhắc bạn.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn đang bán các sản phẩm có giá trị cao (B2B chẳng hạn), bạn nên liệt kê các điểm chạm bạn cần tương tác với khách hàng và xác định quảng cáo Facebook sẽ đóng vai trò chính là gì trong quá trình đó.
Coi nó là một phần của Marketing.
Nếu bạn quan tâm đến marketing, bạn có thể đọc marketing là gì từ MarketingTrips để có thể có được những cái nhìn sâu sắc nhất về ngành marketing.
Bằng cách tiếp cận Facebook từ tư duy của người làm marketing, bạn sẽ thấy rằng Facebook Ads hay quảng cáo nói chung chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ quá trình làm marketing hay thương hiệu của doanh nghiệp.
Thay vì coi Facebook là công cụ quảng cáo, bạn nên đưa nó vào chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu hoặc doanh nghiệp.
Nội dung vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.
Cứ giả sử rằng bạn có sản phẩm tốt, và bạn cũng có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả, tức bạn tiếp cận được những người đang có các nhu cầu liên quan, tuy nhiên rồi sau đó thì sao?
Có phải là thứ mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung không?
Bằng cách thấu hiểu content là gì cũng như các tư duy làm content marketing, bạn đang sử dụng Facebook Ads một cách thông minh và hướng đến khách hàng của mình.
Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với Facebook.
Nếu bạn đang tiếp cận quảng cáo Facebook với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, bạn đang có nhiều cơ hội hơn để thành công, dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể ứng dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Đa dạng hoá cách nhắm mục tiêu.
Khi nói đến việc nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook, có thể nói Facebook là nền tảng đang cung cấp nhiều tuỳ chọn nhất.
Từ các tuỳ chọn nhắm mục tiêu đơn giản như nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, theo địa lý, theo sở thích đến các mục tiêu nâng cao như nhắm mục tiêu lại theo từng tệp khách hàng khác nhau hay kết hợp các tuỳ chọn nhắm mục tiêu khác nhau.
Vấn đề quan trọng ở đây không phải là chọn cách nhắm mục tiêu gì vì nó là tuỳ chọn có sẵn trên Facebook, cái bạn cần có được đó là tư duy đa dạng hoá việc nhắm mục tiêu.
Ví dụ, thay vì bạn đang bán xe hơi và bạn chỉ nhắm mục tiêu đến nam giới, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu tới nữ giới cùng nhiều tuỳ chọn khác.
Đa dạng hoá định dạng và mục tiêu quảng cáo.
Như đã phân tích tương đối cụ thể ở phần các hình thức hay mục tiêu quảng cáo, khi quảng cáo Facebook tỏ ra hiệu quả với một số định dạng quảng cáo khác nhau hay hiệu quả hơn nếu nhà quảng cáo nhìn xa hơn đến hành trình mua hàng của khách hàng.
Những gì bạn cần làm bây giờ là chạy kết hợp nhiều định dạng hay mục tiêu quảng cáo quảng cáo khác nhau, theo dõi hiệu suất có được và sau đó tối ưu dần.
Cải thiện chiến lược giá thầu.
Cũng giống như các nền tảng quảng cáo khác, chiến lược giá thầu có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa một chiến dịch thất bại với chiến dịch có lợi nhuận.
Khi bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo của mình, Facebook sẽ đề xuất cho bạn một phạm vi giá thầu nhất định (thường là để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn đủ điều kiện hiển thị).
Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể chọn một mức giá thầu thấp hơn và sau đó dựa trên CTR cũng như các chỉ số khác mà bạn có thể quyết định điều chỉnh mức giá thầu mới.
Nếu chiến dịch của bạn đang có phản hồi tốt hay thậm chí là chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng, bạn có thể chủ động tăng giá thầu để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn và mang về nhiều lợi nhuận hơn.
Theo dõi chi tiết từng chỉ số hiệu suất quảng cáo.
Sau một khoảng thời gian quảng cáo của bạn đã được chạy và bắt đầu có số liệu (thường là khoảng 1 tuần), nhiệm vụ của các nhà quảng cáo khi này là theo dõi chi tiết từng chỉ số.
Từ trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn có thể xem các chỉ số như, số lượt chuyển đổi, nền tảng chuyển đổi, chân dung người chuyển đổi…
Mẹo dành cho bạn là nên bóc tách hiệu suất thành các thông số nhỏ cụ thể để từ đó bạn có thể xác định chính xác cách mà “chuyển đổi” của bạn đang được thực hiện.
Một số câu hỏi thường gặp với quảng cáo Facebook là gì?
Làm sao để quảng cáo thành công trên Facebook?
Như đã phân tích ở trên, để có thể đạt được thành công cao nhất với Facebook, bạn nên tiếp cận nó với tư duy của một marketer hay digital marketer thay vì advertiser chỉ đánh giá mọi thứ dựa trên hiệu suất quảng cáo trực tiếp.
Bạn nên cài đặt và sử dụng Facebook Pixel để tối ưu hoá các hoạt động quảng cáo cũng như tạo mới các tệp khách hàng tiềm năng nhất.
Doanh nghiệp nên bắt đầu với quảng cáo Facebook như thế nào?
Tuỳ vào từng ngành hàng hay mục tiêu của doanh nghiệp với Facebook là gì, họ có thể tiếp cận hay sử dụng quảng cáo trên Facebook theo những cách khác nhau.
Có thể đó là khi doanh nghiệp muốn có thêm một điểm chạm với khách hàng trong phễu bán hàng, có thể là đó là khi doanh nghiệp mong muốn tương tác nhiều hơn với khách hàng, hay cũng có thể doanh nghiệp bắt đầu bằng cách coi Facebook là nơi để bán hàng (trực tiếp).
Có nên nhắm mục tiêu rộng (mass) trên với quảng cáo trên Facebook không?
Khi cả Facebook (Meta) hay các nền tảng quảng cáo khác như Google đang tiến tới tự động hoá quá trình tối ưu quảng cáo thông qua việc sử dụng công nghệ máy học (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), nhắm mục tiêu rộng cũng là một tuỳ chọn mà các nhà quảng cáo nên thử, hãy để các hệ thống quảng cáo tìm ra các điểm tối ưu cho mình.
Chạy quảng cáo Facebook là gì?
Là hành động cài đặt và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Tuỳ vào từng nhu cầu và mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn các kiểu chiến dịch khác nhau.
Kết luận.
Khi quảng cáo trên Facebook vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Digital Marketing tổng thể của doanh nghiệp, yêu cầu đầu tiên với các nhà quảng cáo hay Digital Marketer không phải là chạy hay tối ưu hoá quảng cáo mà là hiểu rõ bản chất của quảng cáo Facebook là gì, cách thức nó vận hành và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Định dạng quảng cáo mới của TikTok sẽ tập trung hỗ trợ các rạp chiếu phim thúc đẩy hoạt động bán vé của họ tới chủ yếu là Gen Z.
Khi Gen Z đang và sẽ trở thành nhóm người tiêu dùng chính, mạng xã hội video ngắn TikTok, vừa cập nhật định dạng quảng cáo mới tập trung vào thế hệ này.
Cụ thể, định dạng quảng cáo mới của TikTok hỗ trợ trực tiếp cho các rạp chiếu phim (Gen Z là đối tượng mục tiêu chính), nơi những người làm marketing có thể thúc đẩy số người đặt vé xem phim từ các rạp ở các khu vực khác nhau.
Ngoài định dạng quảng cáo mới cho các rạp chiếu phim, TikTok cũng đã công bố một số công cụ sáng tạo mới.
Định dạng quảng cáo mới sẽ cho phép các hãng phim hay rạp chiếu phim quảng cáo các video giới thiệu phim (trailer) trên TikTok, sau đó, quảng cáo sẽ cung cấp lịch chiếu cụ thể tại các rạp chiếu phim địa phương dựa trên địa điểm của từng người dùng, người dùng cuối cùng có thể mua vé và thanh toán ngay trong ứng dụng.
Hiện định dạng này đang được thử nghiệm tại Mỹ và sẽ sớm ra mắt toàn cầu.
Như MarketingTrips đã từng đề cập trong nhiều bài viết trước đây, khi Gen Z ngày càng có xu hướng hạn chế xem TV (truyền thống), việc các rạp hay đơn vị làm phim tiếp cận họ từ các nền tảng mạng xã hội sẽ là điều tất yếu.
Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, Gen Z thường xuyên bỏ qua quảng cáo trên các kênh truyền hình truyền thống và tua nhanh qua các đoạn quảng cáo với các TV được kết nối hay các chương trình khác.
Về phía nhà sáng tạo (Content Creator) hay những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok, họ sẽ có thể thêm phần “Neo” (Anchor) hoặc liên kết (Links) đến các trò chơi hoặc thông tin về sản phẩm.
Công cụ này sẽ cho phép những nhà sáng tạo hợp tác với các công ty trò chơi di động (mobile game) để thúc đẩy lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng.
Một tính năng tương tự mới được gọi là “neo bình luận” (comment anchors) sẽ cho phép nhà sáng tạo ghim một liên kết có thể nhấp vào ở vị trí đầu tiên trong phần bình luận của họ.
Đối với các thương hiệu, TikTok hiện sẽ có một chức năng đề xuất mới, có tên là TikTok Creator Marketplace (TTCM) Match, tính năng có thể tự động tạo danh sách những nhà sáng tạo dựa trên yêu cầu chiến dịch của thương hiệu (Brief).
Các cập nhật khác bao gồm tìm kiếm từ khóa được cải thiện và các chỉ số báo cáo chi tiết hơn sau chiến dịch, bao gồm tỷ lệ trùng lặp đối tượng, phân bổ sở thích đối tượng và ngày chiến dịch trong Spark Ads.
Một tính năng khác dành cho thương hiệu là Focused View, một định dạng quảng cáo mới trong đó các thương hiệu chỉ trả tiền khi người dùng tự nguyện xem quảng cáo trong ít nhất 6 giây hoặc tương tác với quảng cáo trong vòng dưới 6 giây.
Mục đích của định dạnh mới là ưu tiên hiển thị quảng cáo cho những người dùng tự nguyện tương tác với thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa thông báo đổi thẻ “Ad” (Quảng cáo) thành thẻ “Sponsored” (Được tài trợ) cho các tìm kiếm từ thiết bị di động (Mobile Search).
Đổi nhãn từ “Quảng cáo” thành “Được tài trợ” trên trang kết quả tìm kiếm.
Như bạn có thể thấy ở trên từ trang kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động, nhãn dán (thẻ tag) “Ad” được viết tắt từ Advertising, có nghĩa là Quảng cáo giờ đây đã được thay thế bằng nhãn mới là “Sponsored” có nghĩa là “Được tài trợ” (tương tự như trên Facebook).
Tiếp đó, thay vì nhãn này được xuất hiện ngay trước đường dẫn (URL) của website của các nhà quảng cáo thì giờ đây nó cũng đã được tách biệt thành một dòng riêng, nằm trên URL, ngược lại với quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) là nằm dưới tên của fanpage.
Theo tuyên bố từ Google:
“Nhãn mới này và vị trí nổi bật của nó tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn cao của chúng tôi về khả năng phân biệt giữa một kết quả tìm kiếm tự nhiên và một kết quả được quảng cáo.”
Trước lần thay đổi này, trước đó vào năm 2020, Google chính thức ra mắt nhãn “Quảng cáo” được in đậm với mục tiêu giúp người dùng dễ nhận biết các trang được quảng cáo.
Hiện doanh thu từ quảng cáo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Google, nền tảng này đã kiếm được hơn 50 tỷ USD trong quý 2 năm 2022.
Google chỉ hiển thị tên website thay vì hiển thị đầy đủ title mô tả website trên tìm kiếm di động.
Cũng tương tự với thẻ quảng cáo, Google cũng vừa cập nhật hiển thị mới cho website trên thiết bị di động, theo đó, thay vì hiển thị đầy đủ cả tên website và thẻ mô tả website, Google giờ đây chỉ hiển thị tên website, cách hiển thị trên máy tính để bàn hiện vẫn chưa bị thay đổi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Metaverse có thể hiểu là thế giới mà mọi người hoạt động trong không gian ảo trực tuyến. Theo nghiên cứu của ABeam Consulting, sự xuất hiện của Metaverse sẽ đem lại một thay đổi về giá trị con người.
Giá trị con người thay đổi thông qua Metaverse.
Nghiên cứu của ABeam Consulting dự báo trong 10 – 20 năm tới, Metaverse có thể thay đổi giá trị của con người theo 3 hướng: từ các thuộc tính nhân khẩu học đến tâm lý học, từ quy chuẩn đến sáng tạo và từ quản lý sang tự chủ.
Từ các thuộc tính nhân khẩu học đến tâm lý học.
Khi mọi người giao tiếp thông qua hình đại diện (avatars) trong một không gian trực tuyến như Metaverse, họ có thể hình thành cộng đồng với những người có chung sở thích và mối quan tâm của họ, không bị ràng buộc như khu vực dân cư, giới tính hoặc tuổi tác.
Nói cách khác, trong Metaverse, cộng đồng được hình thành dựa trên chủ đề, sở thích thay vì giới tính, tuổi tác hay vị trí địa lý của người dùng.
Trong dự báo này, Metaverse đang tiếp cận các cộng đồng được hình thành quan tâm tới các sự kiện thể thao điện tử. Giới tính hay đội tuổi của người chơi không được biết đến vì chỉ có avatar của người dùng được hiển thị trong vũ trụ ảo Metaverse.
Theo báo cáo, điều này thể hiện việc giao tiếp có thể được bắt đầu dựa trên các thuộc tính tâm lý học trong thế giới ảo hơn là các thuộc tính nhân khẩu học trong thế giới thực.
Từ quy chuẩn đến sáng tạo.
Trong Metaverse, mọi người có thể tạo địa điểm và nhân vật tự do hơn thông qua avatars. Điều này là do Metaverse cung cấp không gian mở hơn nhiều, trong khi các phòng thiết kế bị hạn chế bởi các điều kiện vật chất và chuẩn mực xã hội trong thế giới thực.
Trong tình huống như vậy, mọi người có thể tìm thấy nhiều giá trị hơn khi họ sáng tạo ra một thứ gì đó thay vì phải thích ứng với các điều kiện nhất định.
Dự kiến trong tương lai, Metaverse cũng cố gắng đưa thêm phụ kiện “ảo” vào để xây dựng mối quan hệ khi gặp một tuyển thủ thể thao điện tử nổi tiếng qua avatar.
Điều này cho thấy rằng có thể dễ dàng thiết kế các địa điểm và nhân vật tự do hơn theo mục đích giao tiếp trong Metaverse.
Từ quản lý sang tự chủ.
Dữ liệu hành vi có thể được tích lũy và phân tích trong không gian trực tuyến dễ dàng hơn so với dữ liệu ngoại tuyến. Dữ liệu hành vi của người tiêu dùng, chẳng hạn như lịch sử truy cập trang web, được thu thập và phân tích theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Có hai hướng đi khả thi trong trường hợp này. Thứ nhất là các nhà quản lý phân tích dữ liệu tích lũy và tăng cường quản lý.
Một hướng khác là để mỗi cá nhân tự hành động dựa trên sự hiểu biết rằng các hành động của họ được ghi lại dưới dạng dữ liệu mở cho các bên thứ ba.
Những nhà sáng lập Metaverse có thể đi theo bất kỳ hướng nào. Tuy nhiên, theo DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung), triết lý của Metaverse và Web 3.0, báo cáo của ABeam Consulting mong đợi hướng đi cho sự tự chủ của từng cá nhân.
Doanh số bán bảo hiểm của tương lai.
Metaverse có thể thay đổi đáng kể quy trình bán bảo hiểm dựa trên kịch bản tưởng tượng.
Trên thực tế, một số công ty bảo hiểm đã bắt đầu hợp tác với các công ty từ các ngành khác để tiến hành PoC (Proof-of-Concept) liên quan đến Metaverse.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa tiếp xúc với Metaverse hàng ngày. Hơn nữa, ngay cả khi Metaverse thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của mọi người, vẫn cần phải phân loại các vấn đề như phê duyệt sản phẩm và các quy định liên quan đến trình độ đại lý bán hàng để tiến hành bán bảo hiểm.
Theo đó, sự chuyển đổi giá trị của con người thông qua Metaverse sẽ giúp chuẩn bị cho việc bán bảo hiểm trong tương lai.
Tổ chức và quy trình theo chủ đề.
Tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận các cộng đồng được hình thành dựa trên các chủ đề có sẵn và các thuộc tính tâm lý học có trong Metaverse. Điều này làm cho xu hướng này thậm chí còn rõ rệt hơn.
Do đó, các bộ phận bán hàng (Sales Team) có thể được tổ chức theo các chủ đề và đặc điểm của cộng đồng trong khi hiện nay thường được tổ chức theo khu vực.
Đối với các hoạt động bán hàng, nhân viên có thể tiếp cận khách hàng ngay trong thế giới ảo, nơi các chủ đề dễ nắm bắt và sau đó chuyển sang tương tác trong không gian thực.
Đánh giá cao kỹ năng thiết kế.
Ngoài kiến thức về sản phẩm và khả năng đưa ra đề xuất, tính cách và khả năng tạo bầu không khí thoải mái rất quan trọng đối với nhân viên bán hàng hiện tại.
Tuy nhiên, kỹ năng thiết kế có thể trở nên quan trọng hơn và trở thành một kỹ năng thiết yếu khi vận dụng trong các dự án Metaverse. Người dùng sẽ phải thể hiện khả năng thông qua việc thiết kế avatar và địa điểm.
Với việc số hóa các hoạt động bán hàng, các hoạt động liên tục được giám sát để nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số của nhân viên.
Ngoài việc thích ứng với các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại thông minh và các ứng dụng, khả năng thiết kế các thành phần bán hàng trong không gian kỹ thuật số có thể trở nên quan trọng hơn như kỹ năng bán hàng cơ bản.
Quản trị tự động.
Các hoạt động do nhân viên bán hàng thực hiện có thể tự động hiển thị bằng cách được ghi dưới dạng dữ liệu trong Metaverse.
Tuy nhiên, vai trò của quản lý bán hàng có thể được thay đổi dựa trên giả định rằng mỗi cá nhân trong tổ chức hành động một cách tự chủ.
Thay vì liên tục giám sát các hoạt động và kết quả của nhân viên, mọi thứ sẽ được tự động ghi lại dưới dạng dữ liệu. Từ đó, quản lý bán hàng (Sales Manager) có thể xem và đưa ra lời khuyên đúng đắn về các bước hành động tiếp theo của một dự án hoặc chiến dịch nào đó.
Cuối cùng, một tổ chức tự trị không có người quản lý sẽ dần trở thành hiện thực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dù video không làm lộ bí mật nào ở nơi làm việc, Apple vẫn quyết định dừng hợp đồng đối với nữ nhân viên đã đăng nội dung lên TikTok.
Nylah Boone – nhân viên hợp đồng của Apple bị sa thải sau khi video về nơi làm việc của cô trở nên phổ biến trên mạng xã hội TikTok.
Với tựa đề “Ngày làm việc của cô gái da màu trong lĩnh vực công nghệ” (Day in the life of a Black girl working in tech”, video của cô không hề làm lộ bí mật nào trong công ty ngoại trừ những hình ảnh về không gian văn phòng nói chung.
Boone cho hay mục đích chia sẻ video lên TikTok để động viên, khích lệ những phụ nữ da màu rằng công nghệ có thể là một nghề phù hợp với họ, đồng thời giúp Apple có thêm cơ hội tiếp cận lực lượng lao động mang tính đại diện hơn.
Video được đăng tải từ tháng 4, ghi lại vắn tắt ngày làm việc đầu tiên của Boone tại văn phòng Apple, cho thấy góc quay tại một số địa điểm trong tòa nhà, khu vực quầy bar (phục vụ đồ uống, bữa ăn nhẹ), dùng bữa trưa với đồng nghiệp… nhanh chóng đạt hơn 400.000 lượt xem. Hàng trăm bình luận tại video đã hỏi Boone về công việc cũng như xin tư vấn nghề nghiệp.
Boone cho biết có khoảng 80% bình luận là của phụ nữ da màu và cô cảm thấy “điều đó rất quan trọng vì có thể kết nối họ, cũng như động viên những người giống mình để làm trong ngành công nghệ cũng như ở vị trí nghề nghiệp như mình”.
Tuy nhiên bước sang tháng 5, cô bất ngờ mất việc do hợp đồng không được gia hạn và tới tháng 10, những thông tin này bỗng trở nên ồn ào khi vụ việc được cộng đồng mạng chú ý hơn.
Apple vẫn nghiêm cấm nhân viên chia sẻ cảnh quay trong nơi làm việc của công ty, thậm chí để lộ thông tin đang làm tại đây cũng có thể dẫn tới kết quả xấu cho vị trí của họ.
Trường hợp của Nylah Boone không phải lần đầu nhân viên Apple gặp rắc rối vì chia sẻ video liên quan tới công việc lên TikTok hay mạng xã hội video khác.
Vài tháng trước, kỹ sư Paris Campbell đã nhận cảnh cáo mất việc sau khi cô đăng video với nội dung hữu ích về việc có người bị tống tiền sau khi làm mất iPhone.
Cảnh quay được thực hiện tại nhà nhưng Campbell đã để lộ (dù không trực tiếp) rằng mình là nhân viên Apple – một trong số hành vi “vi phạm chính sách”.
TikTok cũng liên quan tới việc một lãnh đạo của Apple bị sa thải sau khi video ông trích lời thoại trong một bộ phim để nói đùa nhưng có phần thô tục, không phù hợp với hình ảnh của nhân sự cấp cao tại “táo khuyết”.
Những vụ việc tương tự trên xuất hiện ngày càng nhiều hé lộ những rắc rối của thế hệ người dùng thích chia sẻ nội dung lên mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok… khi làm việc tại các tập đoàn lớn nói chung và trong lĩnh vực công nghệ nói riêng.
Việc quay phim, chụp hình nơi làm việc rồi đăng tải lên mạng có thể khiến nhân viên mất việc bởi rất dễ làm lộ bí mật doanh nghiệp, ví dụ những dự án chưa được công bố, sản phẩm đang trong quá trình phát triển, các vị trí an ninh, nơi bố trí camera…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Người tiêu dùng cởi mở và sẵn sàng với các dịch vụ kỹ thuật số là một trong những động lực giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử (eCommerce) hấp dẫn nhất khu vực.
Báo cáo SYNC Đông Nam Á do Meta (Facebook) vừa công bố nhận định Việt Nam được đánh giá là nước đứng đầu về tỷ lệ tiếp nhận công nghệ tương lai. “Tại Việt Nam, gần 8/10 dân số tiêu biểu là người tiêu dùng kỹ thuật số”, báo cáo nhận định.
Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á với dân số trẻ và lượng người dùng Internet đông đảo. Theo số liệu của các cơ quan quản lý, Việt Nam có khoảng 75 triệu người dùng Internet và nhiều người tiêu dùng sẵn sàng với dịch vụ kỹ thuật số.
Số lượng người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam tăng nhanh qua từng năm. Năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến.
Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới. Trong đó, có tới hơn một nửa đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.
Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể chạm mốc 60 triệu, chiếm tới gần 74,8% số người sử dụng Internet.
Với con số này, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực.
Trở lại với nghiên cứu của Meta, đóng góp trung bình của thương mại điện tử (eCommerce) vào tổng bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15% trong năm qua, với tỷ trọng trực tuyến trên tổng bán lẻ là 6%.
Tổng lượng hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến tăng từ 10 tỷ USD năm 2021 lên 12 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 28% từ năm 2022 đến năm 2027.
Gần 3 năm sau đại dịch, nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng đang ở một giai đoạn phát triển mới, ưu tiên trải nghiệm mua sắm tích hợp kết hợp hiệu quả giữa các dịch vụ trực tuyến và trực tiếp.
Sau đại dịch, 10% người Việt Nam được khảo sát đã chuyển ít nhất một trong các danh mục mua sắm của họ từ kênh trực tuyến sang kênh trực tiếp vì yếu tố “giao diện” mà các kênh bán hàng trực tiếp mang lại.
Tuy vậy, vẫn có nhiều danh mục mua sắm nhất định vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn “chốt đơn” online, cho thấy mua sắm trực tuyến tiếp tục đóng vai trò là một kênh quan trọng đối với người mua sắm kỹ thuật số trong nước.
Đây là giai đoạn người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam sử dụng nhiều nền tảng hơn bao giờ hết với sự thống trị của thị trường thương mại điện tử chiếm 51% chi tiêu trực tuyến, trong khi các mạng xã hội chiếm gần một nửa lượng khám phá trực tuyến, bao gồm hình ảnh (16%), video trên mạng xã hội (22%) và các công cụ liên quan như nhắn tin (9%).
Nghiên cứu của Meta cũng nhận định, người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam ngày càng hiểu biết hơn, chuyển đổi các thương hiệu thường xuyên hơn và tăng số lượng nền tảng mà họ sử dụng để tìm kiếm giá trị tốt hơn, với 22% số đơn hàng trực tuyến được thực hiện trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau.
Giá trị là một trong những yếu tố chính thúc đẩy hành vi này khi “giá tốt hơn” được chọn là lý do hàng đầu để chuyển đổi nền tảng, tiếp theo là chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng nhanh hơn. Số lượng nền tảng trực tuyến được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng, từ 8 nền tảng năm 2021 lên 16 nền tảng trong năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau hơn 30 năm hoạt động, Microsoft Office có tên mới là Microsoft 365 nhưng bộ ứng dụng bên trong vẫn giữ nguyên.
Bộ ứng dụng văn phòng của nhà sản xuất phần mềm Mỹ có tên mới là Microsoft 365. Tên mới được công bố tại hội nghị Ignite ngày 12/10.
Cụ thể, website Office.com, ứng dụng Office trên Android, iOS và Windows đều sẽ được đổi thành Microsoft 365 cùng với thiết kế và bộ biểu tượng hoàn toàn mới.
Mặc dù khá tương đồng với bộ Office cũ, Microsoft 365 cũng sẽ có nhiều thay đổi lớn. Trong đó, Microsoft sẽ thay đổi cách bán ứng dụng.
Từ giờ, 365 sẽ thu phí hàng tháng thay vì trả hết một lần như Office trước đây. Nhưng đổi lại, người dùng sẽ được nhận những bản cập nhật mới nhất trong thời hạn thanh toán chứ không phải mua từng phiên bản như với Office.
Theo Gizmodo, Microsoft 365 sẽ chính thức xuất hiện vào tháng 11 trước hết là với trang chủ Office.com. Sau đó, thay đổi sẽ dần xuất hiện trên các ứng dụng Office trên Windows và điện thoại từ tháng 1/2023.
Hãng công nghệ cho biết thay đổi sẽ áp dụng với tất cả người dùng Office từ trường học, doanh nghiệp cho đến các cá nhân.
Nhưng người dùng có thể yên tâm rằng những tệp tin, tác vụ của mình trên các công cụ sẽ vẫn còn đó dù Microsoft Office đổi tên.
“Các tài khoản, thời hạn trả phí và dữ liệu đều sẽ không bị ảnh hưởng. Ứng dụng sẽ chỉ tự động cập nhật tên và biểu tượng mới”, Microsoft cho biết.
Ra mắt từ năm 1990, Microsoft Office đã trải qua nhiều lần cải tiến và vẫn chiếm ưu thế trên thị trường phần mềm dành cho các tác vụ văn phòng.
Do đó, với những người dùng không muốn thay đổi, Microsoft cho biết họ vẫn sẽ bán lẻ các app Word, Excel hay Outlook cho họ.
Tại sự kiện, Jared Spataro, Phó Chủ tịch 365 Corporate, còn tiết lộ rằng Microsoft 365 sẽ trở thành nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của người dùng trên các công cụ. Đây là nơi người dùng truy cập tất cả app từ Word, Excel, Powerpoint cho đến Outlook, Teams.
Người dùng còn có thể nhanh chóng truy cập vào các tệp tin của nhau khi họp.
Bên cạnh đó, Microsoft sẽ bổ sung một trang trạng thái bên trong ứng dụng, cho phép khách hàng theo dõi lịch trình họp hàng ngày hay cập nhật từ những người đang theo dõi, tương tự các mạng xã hội.
“Ứng dụng Microsoft 365 là một phần của chiến lược lớn được chúng tôi ấp ủ trong tương lai”, Phó Chủ tịch khẳng định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi nói đến các mục tiêu của hoạt động marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, thúc đẩy traffic cho website (và ứng dụng), hay thậm chí là cho các cửa hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu, vậy website traffic là gì và doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện chỉ số này.
Nằm trong bức tranh lớn hơn đó là Marketing, Digital Marketing, và Kinh doanh, khái niệm Traffic thường được nhắc đến như là một mục tiêu “phải có”, tuy nhiên, có phải traffic nào cũng có giá trị hay liệu có phải chỉ cần tăng traffic là doanh nghiệp có thể có được nhiều khách hàng hơn. Mọi thắc mắc về “Traffic” sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
Traffic xấu là gì?
Traffic tốt là gì?
Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Một số chiến lược thương hiệu có thể áp dụng để thúc đẩy Traffic.
Mối quan hệ giữa Traffic và SEO là gì?
Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Traffic là gì?
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Traffic có một số ý nghĩa khác nhau trong đó có 2 nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là số lượng hay mật độ các phương tiện đang tham gia giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…) và nghĩa thứ 2 là liên quan đến lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào các website hay ứng dụng cụ thể.
Trong ngành Marketing, Traffic sẽ sử dụng theo nghĩa thứ 2, tức là khái niệm đề cập đến lượng người dùng truy cập vào các website, webpage, site hay ứng dụng (app) cụ thể.
Trong phạm vi bài này, khái niệm Traffic cũng sẽ được hiểu theo nghĩa là người dùng trên các nền tảng công nghệ sử dụng internet.
Web Traffic hay Site Traffic là gì?
Là những traffic từ các nền tảng web ví dụ marketingtrips.com, khái niệm đề cập đến tất cả những người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó.
App Traffic là gì?
Ngược lại với web hay website traffic chính là app traffic, là tất cả những người dùng truy cập vào một ứng dụng (mobile app) nào đó. Các ứng dụng chính là những thứ mà bạn đã tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng như App Store của Apple hay CH Play của Google.
Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
Là số lượng người dùng truy cập vào các site, website, webpage hay các ứng dụng (app) cụ thể. Người truy cập được gọi là user hoặc visitor.
Khi nói đến Traffic, ngoài đối tượng chính là user hoặc visitor, một số thuật ngữ đi kèm khác là pageviews và sessions. Pageviews mô tả số lượng các Trang (bài viết) mà người dùng đã xem. Sessions có nghĩa là Phiên truy cập, khái niệm mô tả số lần mà một người dùng nào đó truy cập vào một nền tảng cụ thể.
Đối với hầu hết các nền tảng thương mại (Commercial Platforms) trên môi trường internet, traffic chính là tài sản. Từ các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee hay Lazada đến các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, traffic hay lượng người dùng truy cập là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp.
Ngoài yếu tố số lượng, giá trị của traffic hay người dùng còn được thể hiện qua lượng thời gian mà mỗi người dùng ở lại trên từng nền tảng khi họ truy cập (time on site), hoặc số lần mà họ truy cập trong ngày. Về bản chất, người truy cập ở lại càng lâu và truy càng nhiều lần thì các nền tảng càng được hưởng lợi.
Traffic thường sẽ không mang lại bất cứ giá trị gì nếu người dùng chỉ ở lại trên trang chỉ trong vòng vài giây, thậm chí là vài chục giây.
Traffic xấu là gì?
Như MarketingTrips đã đề cập qua ở trên, trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, traffic đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng là một trong số các KPIs (chỉ số đánh giá hiệu suất chính) được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.
Tuy nhiên, không phải traffic nào cũng tốt hay không phải cứ có càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng có thêm khách hàng. Tuỳ vào từng chất lượng của traffic mà những gì nó mang lại là khác nhau.
Traffic xấu có thể là các traffic gian lận, người làm marketing sử dụng các thủ thuật (clickbait) để khiến (đánh lừa) người dùng nhấp chuột (click) vào nội dung (chẳng hạn như một mẫu quảng cáo) và truy cập vào website hay ứng dụng của họ trong khi người dùng không hề có ý định truy cập vào các nền tảng đó.
Traffic xấu cũng có thể được hiểu là những traffic kém chất lượng, khi nhà quảng cáo, người làm SEO hay marketing cố tình thu hút những người dùng không liên quan (không phải khách hàng hay đối tượng mục tiêu) đến website.
Trong bối cảnh kinh doanh, khi các doanh nghiệp đầu cần những người dùng chất lượng, tức những người họ có thể chuyển đổi bán hàng, các traffic xấu hầu như vô giá trị.
Ở một bối cảnh khác, traffic xấu cũng thường gắn liền với những website hay nền tảng không có thương hiệu (được sinh ra với mục tiêu gian lận) hoặc được cung cấp bởi các đơn vị làm về dịch vụ “bán” traffic (SEO Agency, Digital Marketing Agency…) nhưng bằng cách gian lận.
Ví dụ, thay vì các đơn vị này cần nhắm mục tiêu đến các người dùng tiềm năng hay các từ khoá liên quan, vì nhiệm vụ của họ là cam kết tổng traffic (giả sử đây là KPIs) cho một website hay ứng dụng cụ thể, họ làm đủ mọi cách chỉ để có được đủ số lượng traffic.
Traffic tốt là gì?
Ngược lại với traffic xấu chính là traffic tốt, khi doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy những người dùng tiềm năng tới website hay ứng dụng của họ.
Ở khía cạnh quảng cáo hay làm Content Marketing, người xây dựng traffic cố gắng nhắm mục tiêu đến những người có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ, hoặc những người có ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của khách hàng.
Ở khía cạnh làm SEO, các SEOer sẽ chỉ tối ưu vào các từ khoá liên quan, với mục tiêu là chuyển đổi bán hàng từ những traffic có được.
Về bản chất tổng thể, một traffic hay người dùng được xem là tốt khi họ hiểu rõ những nội dung mà họ đang tương tác trước khi truy cập (chủ động) và nơi họ truy cập sau đó cũng có những thông tin hay thứ mà họ cần.
Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
Trong khi traffic là khái niệm chung đề cập đến bất kỳ ai truy cập vào một nền tảng nào đó dù là website hay ứng dụng, nó cũng được phân loại thành các kiểu traffic khác nhau.
Vậy có những kiểu traffic chính là gì, dưới đây là một số loại bạn có thể tham khảo:
Paid Traffic (Traffic có trả phí).
Là khái niệm đề cập đến bất cứ traffic nào mà thương hiệu hay doanh nghiệp có được từ các hoạt động có trả phí. Từ các hoạt động quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) đến quảng cáo từ khoá trên công cụ tìm kiếm của Google (Google Ads), những traffic hay người dùng có được đều được gọi là Paid Traffic (traffic có trả phí).
Organic Traffic (Traffic tự nhiên).
Ngược lại với Paid Traffic chính là Organic Traffic, là tất cả những traffic hay người dùng truy cập mà doanh nghiệp có được nhưng không phải trả phí.
Từ các traffic có được thông qua các bài đăng tự nhiên trên mạng xã hội Facebook, đến các traffic từ hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hay những người dùng truy cập trực tiếp vào website đều được coi là Organic Traffic.
Search Traffic (Traffic tìm kiếm).
Là tất cả những traffic đến với ứng dụng (app) hay website thông qua công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google hay Yahoo), bao gồm cả những traffic từ quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) lẫn traffic tự nhiên (SEO).
Direct Traffic (Traffic trực tiếp).
Là những người dùng chủ động truy cập trực tiếp vào website từ trình duyệt (Google Chrome), ví dụ như khi bạn gõ marketingtrips.com vào thanh trình duyệt và truy cập vào website, bạn sẽ được đếm trong phần Direct Traffic.
Referral Traffic (Traffic giới thiệu).
Referral Traffic là gì? là tất cả những traffic đến với website từ các website hay ứng dụng khác, trong một số trường hợp, traffic đến từ một số công cụ tìm kiếm cũng được xem là Referral Traffic.
Mobile Traffic.
Là những traffic hay người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động. Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, phần lớn các website ở trong các ngành hàng khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động.
Tượng tự theo nền tảng, chúng ta cũng có khái niệm Tablet Traffic hay PC Traffic.
iOS Traffic và Android Traffic.
Nếu người dùng truy cập vào website hay ứng dụng (app) từ các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS (của Apple) thì được gọi là iOS Traffic, và từ hệ điều hành Android thì gọi là Android Traffic, 2 khái niệm này thường được sử dụng để phân tích ứng dụng (App).
Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
Mặc dù traffic là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm này, dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy.
Mọi traffic đều tốt, càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng hưởng lợi: Như đã đề cập ở trên thì bạn thấy rằng không phải traffic nào cũng tốt và mang lại lợi ích cho doanh nghiêph (khách hàng), thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu bạn cố tình gian lận để có được traffic, website sẽ bị phạt (từ các nền tảng quảng cáo và công cụ tìm kiếm) và doanh nghiệp còn bị thiệt hại nhiều hơn. Có không ít nhà quảng cáo bị Google cấm quảng cáo vì cố tình thu hút khách hàng về các Trang có nội dung vi phạm. Hay các gian lận như Buff SEO cũng khiến website bị giảm thứ hạng hoặc có thể bị xoá khỏi công cụ tìm kiếm.
Bất cứ ai nhấp chuột và truy cập vào website hay ứng dụng đều được tính là một người dùng: Sự thật là, traffic chỉ bao gồm các lượt truy cập hợp lệ, khi bạn nhấp chuột để truy cập vào một website nhưng vì một lý do nào đó ví dụ như mất kết nối internet, web tải chậm khiến bạn không vào được Trang hay bạn chỉ truy cập được vài giây (khoảng dưới 3-5s), khi này traffic sẽ không được tính (bởi các công cụ đo lường).
Một website có traffic cao sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn: Trong khi số lượng người dùng truy cập vào một website cũng là một dấu hiệu xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các traffic không hợp lệ, traffic xấu, hay thời gian người dùng ở lại thấp lại có tác dụng phụ, tức khiến các website có chất lượng thấp hơn.
Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Đến đây, bạn thấy rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, dù đó là thương mại điện tử, bán lẻ (retail) hay F&B, traffic đều đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số lợi ích chính mà traffic có thể mang lại.
Ngay cả khi bạn là thương hiệu mới hay thương hiệu đã có mặt lâu năm trên thị trường, bạn vẫn đều cần đến độ nhận biết (thường xuyên) về thương hiệu.
Traffic hay số lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của bạn chính là một minh chứng hữu hình nhất cho thấy liệu người dùng hay khách hàng tiềm năng có biết và quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead).
Nếu những traffic mà bạn đang nỗ lực xây dựng là traffic tốt, những người dùng này rất có tiềm năng để trở thành người sẽ mua hàng của bạn trong tương lai.
Với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, không có traffic đồng nghĩa với việc không có khách hàng tiềm năng hay không bán được hàng.
Gia tăng doanh số bán hàng.
Cuối cùng, mục tiêu còn lại của mọi doanh nghiệp khi xây dựng traffic đó chính là để bán hàng, một lần nữa, các traffic tốt sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn và bán được nhiều hàng hơn, từ đó doanh số bán hàng sẽ tăng lên.
Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Tron khi việc xây dựng traffic là điều rất cần thiết, nhiều marketer đã không thể thúc đẩy được chỉ số này vì nhiều lý do khác nhau, dưới đây là những gì bạn thường thấy.
Mức độ thân thiện của website với thiết bị đi động.
Khi bạn biết rằng phần lớn người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động bạn hiểu là chất lượng hay mức độ thân thiện của website đó với thiết bị di động sẽ tác động trực tiếp đến cách họ tương tác với website.
Một website dễ điều hướng, có tốc độ tải trang nhanh (dưới 5s), hay người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các nội dung họ cần chính là chìa khoá.
Trải nghiệm (UI, UX) của người dùng với website và ứng dụng (app).
Giả sử rằng, khi bạn thấy một mẫu quảng cáo nào đó có nội dung bạn thích và họ cũng bán các sản phẩm bạn cần, tuy nhiên sau khi truy cập, mọi trải nghiệm bạn có được trên nền tảng đều không thể chấp nhận được thì điều gì sẽ xảy ra, bạn có ở lại trên đó lâu không hay có sẵn sàng truy cập lại đó không?
Chất lượng nội dung có trên nền tảng.
Khi một người dùng truy cập vào website, mọi thứ mà họ tương tác đều xoay quanh thuật ngữ nội dung (Content), chất nội dung nội dung quyết định trực tiếp đến cách họ tương tác với nền tảng.
Rõ ràng là bạn không thể muốn truy cập vào một website có chất lượng nội dung kém, không cung cấp bất cứ nội dung hữu ích nào đến bạn, hay thậm chí là các định dạng nội dung không phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.
Chất lượng của các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo.
Trong trường hợp bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí để thúc đẩy traffic cho website, khi nội dung có trên quảng cáo không phải là những thứ mà khách hàng cần hay bạn đang phân phối quảng cáo đến sai đối tượng, bạn cũng không có được traffic hay nói cách khác là bạn không thể khiến họ nhấp vào quảng cáo để truy cập vào nền tảng.
Chất lượng hay mức độ phù hợp của các từ khoá.
Ngược lại với cách làm trên, nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy traffic thông qua hoạt động SEO, tức tối ưu hoá thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs), từ khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Nếu bạn sử dụng các từ khoá có ít người tìm kiếm (Volume Search) hay các từ khoá đó không được nhập bởi những khách hàng tiềm năng của bạn, traffic khi này hoặc là rất ít hoặc là không mang lại giá trị.
Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
Một khi bạn đã bắt đầu nhận thức rõ được giá trị của traffic hay là những gì mà nó có thể mang lại, bạn cũng cần theo dõi và đo lường thường xuyên chỉ số này.
Để có thể đo lường và đánh giá chất lượng của các traffic hay người dùng, dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:
Google Analytics: Là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google và cũng là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường traffic.
Similarweb: Có thể nói là công cụ phổ biến thứ 2, Similarweb giúp bạn đo lường và phân tích nguồn traffic từ các nơi khác nhau, nó cũng cho phép bạn kiểm tra traffic của các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài 2 công cụ nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích SEO khác để hỗ trợ phân tích traffic như: Ahrefs, Moz, SEMrush, Keywordtool…
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.
Kéo traffic là gì?
Là khái niệm mô tả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu là gia tăng hay thúc đẩy traffic, chính là những người dùng truy cập vào các website và ứng dụng.
Lượng traffic là gì?
Chính là số lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào một nền tảng nào đó.
Nguồn traffic hay Traffic Source là gì?
Trong các phần đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng traffic cũng được phân loại thành các kiểu khác nhau như Organic Traffic hay Direct Traffic, nó chính là các nguồn traffic, tức nơi mà sau đó người dùng đã truy cập vào website.
Traffic trong kinh doanh là gì?
Ngoài việc được sử dụng để mô tả những người dùng trên các nền tảng trực tuyến, khái niệm traffic còn được sử dụng để mô tả những người ghé thăm các cửa hàng (vật lý) nào đó với mục tiêu là xem sản phẩm và mua hàng.
Do đó, trong phạm vi kinh doanh nói chung, traffic miêu tả số lượng tất cả những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp.
Traffic Acquisition Cost là gì?
Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (Traffic Acquisition Cost) bao gồm các khoản thanh toán mà một doanh nghiệp cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet trả cho các công ty liên kết và trực tuyến khác; để các công ty này chuyển hướng lưu lượng truy cập của người dùng và doanh nghiệp đến website của nó.
Invalid Traffic là gì?
Là những traffic không hợp lệ, với các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá chất lượng của các website (kèm theo hình phạt với những website có nhiều traffic không hợp lệ, hay traffic gian lận).
Lượt traffic là gì?
Là từ đồng nghĩa với lượng traffic, đó chính là số lần người dùng truy cập một website nào đó, tuỳ vào từng tình huống, lượt traffic có thể là người dùng (user) hay số phiên truy cập (session).
Kết luận.
Với tư cách là những người làm digital marketing, như bạn có thể thấy, traffic (tốt) là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu mà các hoạt động marketing hướng tới.
Bằnh cách hiểu chính xác traffic là gì, hay cụ thể hơn traffic như thế nào là tốt hay chất lượng, bạn rõ ràng là có nhiều khả năng hơn để tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ mang tính chiến lược của marketing và kinh doanh đó là Tiếp thị phá cách: Tiếp thị phá cách là gì, xây dựng chiến lược tiếp thị phá cách ra sao và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng hơn, ít trung thành hơn, cùng với đó là sự ảnh hưởng vô cùng lớn của yếu tố công nghệ, các doanh nghiệp mặc dù đã xuất hiện trước và có nhiều lợi thế trên thị trường không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục giữ vững được vị thế đó trong tương lai. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới với nhiều mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn có thể làm gián đoạn mọi thứ, khái niệm tiếp thị phá cách xuất hiện.
Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:
Tiếp thị phá cách là gì?
Tổng quan về khái niệm tiếp thị phá cách.
Phá cách hay Phá vỡ là gì?
Tiếp thị là gì?
Vai trò của tiếp thị phá cách đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?
Từng bước xây dựng chiến lược tiếp thị phá cách.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề tiếp thị phá cách là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Tiếp thị phá cách là gì?
Tiếp thị phá cách (Disruptive Marketing) là khái niệm đề cập đến tất cả các chiến lược, chiến thuật hay cách thức làm marketing (tạm dịch là tiếp thị) theo hướng thử nghiệm với mục tiêu chính là “thách thức” hay “Phá vỡ” một thứ đang có nào đó.
Thay vì vận dụng các lý thuyết vốn có trong ngành Marketing, người làm marketing vận dụng các phương thức mới, táo bạo hơn, sáng tạo hơn và có khả năng thúc đẩy hiệu suất cao hơn nhiều lần.
Vì là làm những cái mới, những thứ chưa từng có trong quá khứ, tiếp thị phá cách cũng có nhiều rủi ro thất bại hơn, tuy nhiên điều này là hết sức bình thường khi nói đến quá trình đổi mới và sáng tạo.
Tổng quan về khái niệm tiếp thị phá cách.
Mặc dù không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên, với đại đa số người làm Marketing tại Việt Nam, nó cũng “không hề quen thuộc” khi có rất rất ít người tìm kiếm các từ khoá liên quan đến chủ đề này.
Về mặt tổng thể, tiếp thị phá cách không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những cái mới, đó còn là về cách các marketer suy nghĩ lại về cách họ làm marketing và phá vỡ các quy tắc vốn có trong ngành.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, và như bạn đã biết thì đó là thế giới VUCA, khi mọi thứ luôn thay đổi quá nhanh, khi khách hàng ngày càng ít trung thành hơn với các thương hiệu dù vốn là quen thuộc, việc nhận được sự chú ý và giữ chân họ trở nên khó hơn bao giờ hết.
Trong những năm gần đây khi mạng xã hội không chỉ là nơi để kết nối hay giao tiếp, người dùng ngày càng xem đây là nơi mà họ có thể tương tác với thương hiệu và mua sắm.
Cùng với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, hàng loạt khái niệm mới như Social Media Marketing hay Metaverse Marketing trở nên phổ biến hơn.
Đứng trước một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, một trong những yêu cầu hàng đầu của người làm marketing nói riêng và người làm kinh doanh nói chung đó là làm thế nào để có thể đi nhanh hơn, đột phá hơn hay thậm chí là tiết kiệm (ngân sách) nhiều hơn.
Khái niệm tiếp thị phá cách từ đây đóng vai trò như là một chiến lược mới, cách tiếp thức tiếp cận mới của các doanh nghiệp muốn có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường bằng cách “khác biệt hoá” cách thức làm marketing của họ, khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng và hơn thế nữa.
Theo một nghiên cứu của Wunderman, “88% người tiêu dùng Mỹ muốn tương tác với các thương hiệu đang đặt ra các tiêu chuẩn mới để đáp ứng kỳ vọng hay nhu cầu mới của họ.
Trong bối cảnh này, từ các hoạt động Content Marketing, Quảng cáo, đến việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), tất cả đều phải hướng tới mục tiêu là “làm khác và phá cách”, trở nên khác biệt với phần đông các đối thủ còn lại trên thị trường.
Và hiển nhiên, doanh số bán hàng và thị phần là những gì mà tiếp thị phá cách mong muốn đạt được.
Phá cách là gì?
Như đã đề cập ở trên, ngoài thuật ngữ Marketing vốn đã quá quen thuộc, Phá cách (Disruption) là một thuật ngữ khác đóng vai trò chủ đạo quyết định sự thành công của các chiến lược tiếp thị phá cách, vậy Phá cách là gì?
Chủ yếu được sử dụng trong phạm vi kinh doanh, Phá cách có nghĩa là Sự gián đoạn, Sự thay thế hoặc Phá vỡ một thứ đã có sẵn nào đó, là những hành vi, xu hướng và niềm tin mới khiến cho những hành vi, xu hướng và niềm tin cũ trở nên lỗi thời.
Liên quan đến Phá cách hay Phá vỡ, một thuật ngữ liên quan khác đó là “Kẻ phá bĩnh”, họ chính là những cá nhân hay tổ chức tạo ra Sự phá vỡ.
Ví dụ, trong thị trường gọi xe (taxi, xe ôm), Grab hay Uber được xem là những kẻ phá bĩnh khi sự ra đời của họ báo hiệu sự sụt giảm hay thậm chí là kết thúc của lĩnh vực gọi xe truyền thống. Bạn cũng có thể nghĩ về việc iPhone và Samsung đã làm điều tương tự với đế chế Nokia trong thị trường điện thoại thông minh.
Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ Phá vỡ hay Disruption, bạn có thể xem thêm tại: disruption là gì
Tiếp thị là gì?
Về mặt ngôn ngữ, Tiếp thị trong tiếng Anh có nghĩa là Marketing, khái niệm đề cập đến tất cả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu chính là giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa.
Mặc dù, Tiếp thị được tạm coi là từ tương đương về ngữ nghĩa với Marketing (về mặt dịch thuật), tuy nhiên trong thực tế vì Tiếp thị không phải là những gì mà Marketing bao hàm, thuật ngữ Marketing theo đó sẽ được giữ nguyên nghĩa thay vì dịch ra tiếng Việt.
Từ góc nhìn này, bạn nên hiểu “Tiếp thị có nghĩa là Marketing” chứ Marketing không phải là Tiếp thị và hơn thế nữa.
Để có thể hiểu đầy đủ về thuật ngữ tiếp thị, bạn có thể xem tại: tiếp thị là gì
Vai trò của tiếp thị phá cách đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?
Gắn liền với yếu tố công nghệ và dựa trên công nghệ, nhu cầu về tiếp thị phá cách ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao, đây được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp cần tăng trưởng cao trong kỹ nguyên công nghệ mới.
1. Các ứng dụng công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu hơn đến hành vi của người tiêu dùng và cách thức vận hành của doanh nghiệp.
Khác với các thời kỳ trước đây, khi người tiêu dùng “bị động” nhận những gì mà các thương hiệu truyền tải đến họ, và cũng dễ tin vào những điều đó.
Khi công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, khi Socia Media, Metaverse và hơn thế nữa đang làm thay đổi cách người dùng tiếp nhận thông tin.
Giờ đây, họ có quyền chủ động tìm kiếm hay tiếp cận bất cứ thông tin nào mà họ muốn, vì “sở hữu” quá nhiều thông tin, họ cũng tiếp cận chúng một cách có chọn lọc hơn.
Một nghiên cứu của PWC thực hiện cho thấy phần lớn hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi sau đại dịch, trong đó có khoảng 50% người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với yếu tố công nghệ hay kỹ thuật số.
Hàng loạt các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay TikTok cũng đang góp phần làm thay đổi mọi thứ.
Giờ đây, các thương hiệu đang cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, thậm chí họ còn phải cạnh tranh với hàng triệu nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để trở nên nổi bật hơn.
Đây chính là những gì mà tiếp thị phá cách có thể phát huy sức mạnh.
2. Sự nổi lên của Gen Z.
Vốn được xem là “những đứa trẻ kỹ thuật số” hay “bản địa kỹ thuật số” thế hệ đầu, Gen Z là thế hệ đa dạng, am hiểu công nghệ và đặc biệt coi mạng xã hội là “vật bất ly thân”.
Vì được sinh ra trong kỷ nguyên kỹ thuật số và khi lớn lên được bao quanh bởi các phương tiện truyền thông phong phú, họ dành rất nhiều thời gian cho internet và thiết bị di động.
Như là một điều tất yếu, phần lớn Gen Z thích cái mới, và muốn phá vỡ các luật lệ xưa cũ, để tiếp cận thế hệ này, các doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn và xây dựng tính xác thực cao hơn trong các hoạt động marketing của mình (Authentic Marketing).
Gen Z rất coi trọng yếu tố trải nghiệm trong quá trình mua sắm.
3. Thị trường quá cạnh tranh và bão hoà.
Trong thị trường hiện tại, mặc dù có vô số các doanh nghiệp đã phải đóng cửa do đại dịch, tuy nhiên vì cũng có vô số các doanh nghiệp mới đăng ký khác, sự cạnh tranh không những không hề vơi đi mà thậm chí còn khốc liệt hơn vì các doanh nghiệp mới có khả năng cung cấp các trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Khi trong cùng một ngành hàng lại có nhiều sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu tương tự nhau, và sử dụng các kỹ thuật marketing giống nhau. Nhu cầu “phá vỡ” hay “phá cách” lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Từng bước xây dựng chiến lược tiếp thị phá cách.
Một khi bạn đã có thể hiểu tiếp thị phá cách là gì cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp, việc bạn cần làm bây giờ là tìm hiểu cách để xây dựng một bản kế hoạch chiến lược hay chiến dịch cho thương hiệu.
Dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.
1. Am hiểu về ngành hàng.
Vì khi thực hiện tiếp thị phá cách có nghĩa là bạn sẽ phải phá vỡ một thứ gì đó hay một ngành hàng nào đó, bạn không thể phá vỡ nó nếu bạn không hiểu nó.
Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem, hiện đang có những đối thủ nào trên thị trường, chiến lược marketing của họ là gì? hay nỗi đau chung của khách hàng hiện tại là gì?
Chìa khóa tốt nhất để phát triển sự hiểu của bạn về một ngành nghề nào đó là suy nghĩ về những điểm yếu hiện có của nó và những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng (key customer).
Ở giai đoạn này, có thể bạn sẽ cần các công việc như nghiên cứu thị trường hay phỏng vấn trực tiếp với khách hàng.
2. Thấu hiểu khách hàng.
Cũng theo cách tiếp cận như ở trên, bạn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ hiện có mà không thấu hiểu về họ.
Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình là:
Nỗi đau của khách hàng là gì, họ thực sự cần điều gì (cả cảm tính lẫn lý tính, lợi ích của sản phẩm hữu hình lẫn vô hình).
Họ kỳ vọng điều gì từ các thương hiệu họ lựa chọn?
Khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu?
Giá bán của thương hiệu có làm khách hàng hài lòng không?
Đâu là những yếu tố họ quan tâm nhất khi ra quyết định mua hàng hay quyết định chọn một thương hiệu?
Bạn cần hiểu rằng, tiếp thị phá cách sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thấu hiểu về cách khách hàng nghĩ về mọi thứ, bao gồm cả những đề xuất giá trị của thương hiệu.
3. Đáp ứng những kỳ vọng mới (tốt hơn).
Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng đang bị “tấn công” bởi quảng cáo và họ cũng đang nhận được những đề xuất giá trị hay trải nghiệm tương tự nhau, nhiệm vụ của bạn là tìm a những “khoảng trống nhu cầu” và đáp ứng tốt hơn, thậm chí là chủ động đề xuất những thứ chưa từng có trong quá khứ.
4. Để khiến tiếp thị phá cách thành công hơn, các chiến lược hay chiến dịch cần có mối liên quan nhiều hơn đến khách hàng.
Mặc dù là bạn đang tìm cách “phá vỡ” một thứ gì đó, nhưng bạn cũng phải đảm bảo rằng chiến dịch của bạn có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn. Mức độ liên quan là chìa khóa chính để tạo ra những kết nối có ý nghĩa giữa khách hàng với thương hiệu.
Với tư cách là một người làm marketing, bạn cần kết nối được các sở thích và kỳ vọng của khách hàng với sứ mệnh và mục đích của thương hiệu.
Thông qua các dữ liệu bạn có được từ các nền tảng quảng cáo, cá nhân hoá nội dung cho từng nhóm đối tượng mục tiêu chính là những gì bạn cần làm.
5. Thêm một chút cảm hứng và giải trí vào nội dung.
Khi các nền tảng video ngắn như TikTok, Reels hay Shorts ra đời và phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều người hơn đón nhận các nội dung giải trí nhiều hơn.
Và như bạn có thể thấy, phần lớn các chiến dịch marketing thành công trên TikTok đều dựa trên nguyên lý này, đó cũng là lý do tại sao TikTok có câu slogan “Do not Make Ads, Make TikToks”.
6. Phá bỏ các khuôn mẫu.
Mục tiêu của một chiến dịch tiếp thị phá cách hay những gì mà phương thức này hướng tới là xác định lại các quy tắc tưởng chừng như “không thể thay thế” của ngành. Phá bỏ những định kiến hiện có trong ngành.
Không có bất cứ một lý thuyết nào là đúng mãi mãi hay toàn diện, và nhiệm vụ của bạn là tìm ra những khái niệm mới hiệu quả hơn, phá bỏ cái cũ và hơn thế nữa.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề tiếp thị phá cách là gì?
Kế hoạch tiếp thị phá cách là gì?
Là kế hoạch marketing (tiếp thị) được xây dựng theo định hướng “phá cách”, tức thương hiệu đang tìm cách phá vỡ hay vượt qua một đối thủ nào đó bằng các phương thức mới sáng tạo hơn.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, trong kỹ nguyên công nghệ hiện tại, khi mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và cũng trở nên khó khăn hơn, doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn.
Bằng cách hiểu toàn diện về khái niệm tiếp thị phá cách là gì và cách thức biến nó thành các chiến lược cụ thể, bạn, dù là người làm marketing hay kinh doanh cũng đều có thể trang bị cho mình nhiều công cụ để thành công hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Meta thừa nhận sự chậm chạp và không thể nắm bắt xu hướng mới của Facebook đã góp phần vào thành công của đối thủ TikTok.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với nhà phân tích Ben Thompson, Mark Zuckerberg, CEO Meta (công ty mẹ của Facebook) thừa nhận mạng xã hội này đã bỏ lỡ hướng tiếp cận bảng tin (Feeds) đang thịnh hành của người dùng trên mạng xã hội.
“Tôi nghĩ rằng mình đã bỏ lỡ cách người dùng hiện nay đang tương tác với nội dung được khám phá”, CEO Meta chia sẻ.
Nhà sáng lập Facebook cho rằng trước đây, mạng xã hội xoay quanh tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, và bảng tin của Facebook cũng phục vụ điều đó.
“Tôi nghĩ hiện tại phần lớn đã chuyển sang việc dùng Feeds được đề xuất để khám phá nội dung mới. Khi tìm thấy những thứ thú vị, bạn sẽ muốn gửi chúng cho bạn bè của mình trong tin nhắn và tương tác ở đó. Như vậy, quan trọng không phải là ai tạo ra nội dung, mà là chất lượng nội dung”, CEO Meta chia sẻ.
Hướng đi mới mà Zuckerberg đề cập chính là cách mà TikTok đã làm và trở nên cực kỳ thịnh hành trên mạng xã hội. Các nhà phân tích nhận định sự lớn mạnh rất nhanh của TikTok là nhờ thuật toán đề xuất các video ngắn hấp dẫn cho người dùng dựa trên thói quen và lịch sử xem.
Chính Zuckerberg cũng gọi TikTok là một “đối thủ đáng gờm” trong cuộc phỏng vấn.
“TikTok đã chứng minh họ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Tôi nghĩ rằng sự chậm chạp này một phần vì nó không phù hợp với mô hình mạng xã hội mà tôi hướng đến. Đối với tôi, nó giống như một phiên bản YouTube ngắn hơn”, nhà sáng lập Facebook thừa nhận.
Sự trỗi dậy của TikTok cũng đặt ra thách thức đáng kể đối với các nền tảng Facebook và Instagram. CNBC cho biết lượng người dùng Facebook ở Bắc Mỹ đang có sự sụt giảm đáng kể, dẫn đến việc giá cổ phiếu của hãng đã mất hơn 56% trong năm nay.
Năm 2020, Instagram ra mắt Reels, một tính năng chia sẻ video ngắn trên nền nhạc. Có ngôn ngữ thiết kế giống hệt nền tảng chia sẻ video ngắn đình đám TikTok, Reels cho thấy Facebook đang cố học theo cách làm của công ty Trung Quốc.
Hồi tháng 7, theo Insider, Facebook tìm hướng đi tốt hơn, mạng xã hội này sẵn sàng thay đổi cách hoạt động của mình để giống với TikTok hơn. Giờ đây, Facebook không còn là nơi để kết nối với bạn bè và người quen.
Sau thay đổi về giao diện, Facebook sẽ có thêm những ô nội dung nhằm “gây nghiện” tương tự TikTok, với một thuật toán cung cấp cho người dùng các video, hình ảnh và các bài đăng liên quan đến sở thích cá nhân.
Trong bức thư Giám đốc kỹ thuật Tom Alison gửi đến nhân viên, Facebook cho biết sẽ xây dựng trang news feed giống hệt TikTok bằng cách đề xuất các bài viết ngẫu nhiên thay vì ưu tiên những đăng tải của bạn bè, người quen.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những thuật ngữ mang tính chiến lược của marketing và kinh doanh đó là Disruptive Marketing (Marketing đột phá): Disruptive Marketing là gì, xây dựng chiến lược Disruptive Marketing ra sao và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng hơn, ít trung thành hơn, cùng với đó là sự ảnh hưởng vô cùng lớn của yếu tố công nghệ, các doanh nghiệp mặc dù đã xuất hiện trước và có nhiều lợi thế trên thị trường không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục giữ vững được vị thế đó trong tương lai. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới với nhiều mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn có thể làm gián đoạn mọi thứ, khái niệm Disruptive Marketing hay Disruption xuất hiện.
Vai trò của Disruptive Marketing đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?
Từng bước xây dựng chiến lược Disruptive Marketing.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề Disruptive Marketing là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Disruptive Marketing (Marketing Disruption) là gì?
Disruptive Marketing trong tiếng Việt có thể hiểu là “Marketing đột phá”, hay có một thuật ngữ khác là “Tiếp thị phá cách”, tuy nhiên như MarketingTrips đã từng phân tích nhiều lần, vì “Tiếp thị không phải là Marketing” và ngược lại, nên cơ bản giữ nguyên thuật ngữ Marketing là phù hợp nhất.
Khái niệm Disruptive Marketing đề cập đến tất cả các chiến lược, chiến thuật hay cách thức làm marketing theo hướng thử nghiệm với mục tiêu chính là “thách thức” hay “Phá vỡ” một thứ đang có nào đó.
Thay vì vận dụng các lý thuyết vốn có trong ngành Marketing, người làm marketing vận dụng các phương thức mới, táo bạo hơn, sáng tạo hơn và có khả năng thúc đẩy hiệu suất cao hơn nhiều lần.
Vì là làm những cái mới, những thứ chưa từng có trong quá khứ, Disruptive Marketing cũng có nhiều rủi ro thất bại hơn, tuy nhiên điều này là hết sức bình thường khi nói đến quá trình đổi mới và sáng tạo.
Tổng quan về khái niệm Disruptive Marketing.
Mặc dù không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên, với đại đa số người làm Marketing tại Việt Nam, nó cũng “không hề quen thuộc” khi có rất rất ít người tìm kiếm các từ khoá liên quan đến chủ đề này.
Về mặt tổng thể, Disruptive Marketing không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những cái mới, đó còn là về cách các marketer suy nghĩ lại về cách họ làm marketing và phá vỡ các quy tắc vốn có trong ngành.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, và như bạn đã biết thì đó là thế giới VUCA, khi mọi thứ luôn thay đổi quá nhanh, khi khách hàng ngày càng ít trung thành hơn với các thương hiệu dù vốn là quen thuộc, việc nhận được sự chú ý và giữ chân họ trở nên khó hơn bao giờ hết.
Trong những năm gần đây khi mạng xã hội không chỉ là nơi để kết nối hay giao tiếp, người dùng ngày càng xem đây là nơi mà họ có thể tương tác với thương hiệu và mua sắm.
Cùng với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, hàng loạt khái niệm mới như Social Media Marketing hay Metaverse Marketing trở nên phổ biến hơn.
Đứng trước một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, một trong những yêu cầu hàng đầu của người làm marketing nói riêng và người làm kinh doanh nói chung đó là làm thế nào để có thể đi nhanh hơn, đột phá hơn hay thậm chí là tiết kiệm (ngân sách) nhiều hơn.
Khái niệm Disruptive Marketing hay Marketing Disruption từ đây đóng vai trò như là một chiến lược mới, cách tiếp thức tiếp cận mới của các doanh nghiệp muốn có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường bằng cách “khác biệt hoá” cách thức làm marketing của họ, khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng và hơn thế nữa.
Theo một nghiên cứu của Wunderman, “88% người tiêu dùng Mỹ muốn tương tác với các thương hiệu đang đặt ra các tiêu chuẩn mới để đáp ứng kỳ vọng hay nhu cầu mới của họ.
Trong bối cảnh này, từ các hoạt động Content Marketing, Quảng cáo, đến việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), tất cả đều phải hướng tới mục tiêu là “làm khác và phá cách”, trở nên khác biệt với phần đông các đối thủ còn lại trên thị trường.
Và hiển nhiên, doanh số bán hàng và thị phần là những gì mà Marketing Disruption mong muốn đạt được.
Disruption là gì?
Như đã đề cập ở trên, ngoài thuật ngữ Marketing vốn đã quá quen thuộc, Disruption là một thuật ngữ khác đóng vai trò chủ đạo quyết định sự thành công của các chiến lược Disruptive Marketing, vậy Disruption là gì?
Chủ yếu được sử dụng trong phạm vi kinh doanh, Disruption có nghĩa là Sự gián đoạn, Sự thay thế hoặc Phá vỡ một thứ đã có sẵn nào đó, là những hành vi, xu hướng và niềm tin mới khiến cho những hành vi, xu hướng và niềm tin cũ trở nên lỗi thời.
Liên quan đến Disruption, một thuật ngữ liên quan khác đó là Disruptor, tạm hiểu là “Kẻ phá bĩnh”, họ chính là những cá nhân hay tổ chức tạo ra Sự phá vỡ.
Ví dụ, trong thị trường gọi xe (taxi, xe ôm), Grab hay Uber được xem là những kẻ phá bĩnh khi sự ra đời của họ báo hiệu sự sụt giảm hay thậm chí là kết thúc của lĩnh vực gọi xe truyền thống. Bạn cũng có thể nghĩ về việc iPhone và Samsung đã làm điều tương tự với đế chế Nokia trong thị trường điện thoại thông minh.
Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ Disruption, bạn có thể xem thêm tại: disruption là gì
Marketing là gì?
Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…
Bạn cũng có thể xem marketing là gì để hiểu chi tiết về ngành này.
Vai trò của Disruptive Marketing (Marketing Disruption) đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?
Gắn liền với yếu tố công nghệ và dựa trên công nghệ, nhu cầu về Disruptive Marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao, đây được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp cần tăng trưởng cao trong kỹ nguyên công nghệ mới.
1. Các ứng dụng công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu hơn đến hành vi của người tiêu dùng và cách thức vận hành của doanh nghiệp.
Khác với các thời kỳ trước đây, khi người tiêu dùng “bị động” nhận những gì mà các thương hiệu truyền tải đến họ, và cũng dễ tin vào những điều đó.
Khi công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, khi Socia Media, Metaverse và hơn thế nữa đang làm thay đổi cách người dùng tiếp nhận thông tin.
Giờ đây, họ có quyền chủ động tìm kiếm hay tiếp cận bất cứ thông tin nào mà họ muốn, vì “sở hữu” quá nhiều thông tin, họ cũng tiếp cận chúng một cách có chọn lọc hơn.
Một nghiên cứu của PWC thực hiện cho thấy phần lớn hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi sau đại dịch, trong đó có khoảng 50% người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với yếu tố công nghệ hay kỹ thuật số.
Hàng loạt các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay TikTok cũng đang góp phần làm thay đổi mọi thứ.
Giờ đây, các thương hiệu đang cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, thậm chí họ còn phải cạnh tranh với hàng triệu nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để trở nên nổi bật hơn.
Đây chính là những gì mà Disruptive Marketing có thể phát huy sức mạnh.
2. Sự nổi lên của Gen Z.
Vốn được xem là “những đứa trẻ kỹ thuật số” hay “bản địa kỹ thuật số” thế hệ đầu, Gen Z là thế hệ đa dạng, am hiểu công nghệ và đặc biệt coi mạng xã hội là “vật bất ly thân”.
Vì được sinh ra trong kỷ nguyên kỹ thuật số và khi lớn lên được bao quanh bởi các phương tiện truyền thông phong phú, họ dành rất nhiều thời gian cho internet và thiết bị di động.
Như là một điều tất yếu, phần lớn Gen Z thích cái mới, và muốn phá vỡ các luật lệ xưa cũ, để tiếp cận thế hệ này, các doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn và xây dựng tính xác thực cao hơn trong các hoạt động marketing của mình (Authentic Marketing).
Gen Z rất coi trọng yếu tố trải nghiệm trong quá trình mua sắm.
3. Thị trường quá cạnh tranh và bão hoà.
Trong thị trường hiện tại, mặc dù có vô số các doanh nghiệp đã phải đóng cửa do đại dịch, tuy nhiên vì cũng có vô số các doanh nghiệp mới đăng ký khác, sự cạnh tranh không những không hề vơi đi mà thậm chí còn khốc liệt hơn vì các doanh nghiệp mới có khả năng cung cấp các trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Khi trong cùng một ngành hàng lại có nhiều sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu tương tự nhau, và sử dụng các kỹ thuật marketing giống nhau. Nhu cầu “phá vỡ” hay “phá cách” lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Từng bước xây dựng chiến lược Disruptive Marketing.
Một khi bạn đã có thể hiểu Disruptive Marketing là gì cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp, việc bạn cần làm bây giờ là tìm hiểu cách để xây dựng một bản kế hoạch chiến lược hay chiến dịch cho thương hiệu.
Dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.
1. Am hiểu về ngành hàng.
Vì khi thực hiện Disruptive Marketing có nghĩa là bạn sẽ phải phá vỡ một thứ gì đó hay một ngành hàng nào đó, bạn không thể phá vỡ nó nếu bạn không hiểu nó.
Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem, hiện đang có những đối thủ nào trên thị trường, chiến lược marketing của họ là gì? hay nỗi đau chung của khách hàng hiện tại là gì?
Chìa khóa tốt nhất để phát triển sự hiểu của bạn về một ngành nghề nào đó là suy nghĩ về những điểm yếu hiện có của nó và những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng (key customer).
Ở giai đoạn này, có thể bạn sẽ cần các công việc như nghiên cứu thị trường hay phỏng vấn trực tiếp với khách hàng.
2. Thấu hiểu khách hàng.
Cũng theo cách tiếp cận như ở trên, bạn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ hiện có mà không thấu hiểu về họ.
Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình là:
Nỗi đau của khách hàng là gì, họ thực sự cần điều gì (cả cảm tính lẫn lý tính, lợi ích của sản phẩm hữu hình lẫn vô hình).
Họ kỳ vọng điều gì từ các thương hiệu họ lựa chọn?
Khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu?
Giá bán của thương hiệu có làm khách hàng hài lòng không?
Đâu là những yếu tố họ quan tâm nhất khi ra quyết định mua hàng hay quyết định chọn một thương hiệu?
Bạn cần hiểu rằng, Disruptive Marketing sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thấu hiểu về cách khách hàng nghĩ về mọi thứ, bao gồm cả những đề xuất giá trị của thương hiệu.
3. Đáp ứng những kỳ vọng mới (tốt hơn).
Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng đang bị “tấn công” bởi quảng cáo và họ cũng đang nhận được những đề xuất giá trị hay trải nghiệm tương tự nhau, nhiệm vụ của bạn là tìm a những “khoảng trống nhu cầu” và đáp ứng tốt hơn, thậm chí là chủ động đề xuất những thứ chưa từng có trong quá khứ.
4. Để khiến Disruptive Marketing thành công hơn, các chiến lược hay chiến dịch cần có mối liên quan nhiều hơn đến khách hàng.
Mặc dù là bạn đang tìm cách “phá vỡ” một thứ gì đó, nhưng bạn cũng phải đảm bảo rằng chiến dịch của bạn có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn. Mức độ liên quan là chìa khóa chính để tạo ra những kết nối có ý nghĩa giữa khách hàng với thương hiệu.
Với tư cách là một người làm marketing, bạn cần kết nối được các sở thích và kỳ vọng của khách hàng với sứ mệnh và mục đích của thương hiệu.
Thông qua các dữ liệu bạn có được từ các nền tảng quảng cáo, cá nhân hoá nội dung cho từng nhóm đối tượng mục tiêu chính là những gì bạn cần làm.
5. Thêm một chút cảm hứng và giải trí vào nội dung.
Khi các nền tảng video ngắn như TikTok, Reels hay Shorts ra đời và phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều người hơn đón nhận các nội dung giải trí nhiều hơn.
Và như bạn có thể thấy, phần lớn các chiến dịch marketing thành công trên TikTok đều dựa trên nguyên lý này, đó cũng là lý do tại sao TikTok có câu slogan “Do not Make Ads, Make TikToks”.
6. Phá bỏ các khuôn mẫu.
Mục tiêu của một chiến dịch Disruptive Marketing hay những gì mà phương thức này hướng tới là xác định lại các quy tắc tưởng chừng như “không thể thay thế” của ngành. Phá bỏ những định kiến hiện có trong ngành.
Không có bất cứ một lý thuyết nào là đúng mãi mãi hay toàn diện, và nhiệm vụ của bạn là tìm ra những khái niệm mới hiệu quả hơn, phá bỏ cái cũ và hơn thế nữa.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề Disruptive Marketing là gì?
Disruptive Marketing Plan là gì?
Là kế hoạch marketing được xây dựng theo định hướng “disruption”, tức thương hiệu đang tìm cách phá vỡ hay vượt qua một đối thủ nào đó bằng các phương thức mới sáng tạo hơn.
Kết luận.
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, trong kỹ nguyên công nghệ hiện tại, khi mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và cũng trở nên khó khăn hơn, doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn.
Bằng cách hiểu toàn diện về khái niệm Disruptive Marketing là gì và cách thức biến nó thành các chiến lược cụ thể, bạn, dù là người làm marketing hay kinh doanh cũng đều có thể trang bị cho mình nhiều công cụ để thành công hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bắt đầu từ 3/11 tới tại Mỹ, Netflix bắt đầu ra mắt gói dịch vụ có quảng cáo mới trong đó sẽ tính phí là 6.99 USD mỗi tháng.
Có tên gọi là “Basic with Ads”, gói dịch vụ xem phim giá rẻ này của Netflix sẽ bao gồm trung bình 4 đến 5 phút quảng cáo trong mỗi giờ xem và người dùng cũng sẽ không được phép tải xuống video.
Quảng cáo sẽ có độ dài 15 hoặc 30 giây, sẽ phát trước và trong suốt quá trình xem nội dung của Netflix. Các thương hiệu quảng cáo hay nhà quảng cáo cũng sẽ có khả năng ngăn quảng cáo xuất hiện trên nội dung mà họ cho là không phù hợp.
Để giúp các nhà quảng cáo hiểu được phạm vi tiếp cận của mình, Nielsen sẽ sử dụng phép đo đối tượng kỹ thuật số tiêu chuẩn, Xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ad Ratings), ở thị trường Mỹ bắt đầu từ năm 2023.
Netflix phát triển gói dịch vụ có quảng cáo mới trong bối cảnh nền tảng này liên tục giảm lượng người dùng và doanh thu trong thời gian gần đây chủ yếu do bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao.
Tuy nhiên, hiện Netflix vẫn là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) lớn nhất toàn cầu với hơn 200 triệu người dùng có trả phí (Subscribers).
Để bạn có thể hình dung rõ hơn về mức giá của Netflix so với các nền tảng đối thủ khác, bên dưới là bảng giá so sánh chi tiết của từng gói có trong từng thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi sáng tạo nội dung video cho bất kỳ nền tảng nào, bạn phải có chiến lược và sách lược phù hợp thì mới có thể thành công. Với Facebook cũng vậy.
Với bộ công cụ kể chuyện độc nhất vô nhị, Facebook là một trong những mạng xã hội lý tưởng nhất để thể hiện bản thân, phát triển cộng đồng thương hiệu và đưa thế giới đến gần nhau hơn xung quanh những điều mà họ yêu thích.
Sau đây là 3 cách tạo video tốt nhất mà bạn có thể thử để đạt mục tiêu của mình trên Facebook (được chia sẻ và khuyến nghị từ Facebook).
Thu hút sự chú ý – thêm trailer dài 3-5 giây để duy trì sự quan tâm của người xem.
3-10 giây đầu tiên của video là phần vô cùng quan trọng!
Hãy đảm bảo rằng những khoảnh khắc đầu tiên này có chứa các hình ảnh lôi cuốn vì mọi người chỉ cần chưa đến 1 giây để quyết định liệu họ có nên tiếp tục xem một video nào đó hay không.
Hãy thử thêm trailer dài 3-5 giây vào đầu video để thu hút đối tượng của bạn.
Bạn có thể sử dụng Creator Studio để tìm hiểu người xem dừng ở đâu. Mở phần Chi tiết video bằng cách nhấp vào phần video của bạn trong Thư viện nội dung của Creator Studio.
Bạn cũng nên xem phần đường cong tỷ lệ giữ chân đối tượng (Retention curve), bỏ chọn “chỉ bao gồm lượt xem trên 15 giây” để biết chính xác mọi người đang dừng xem ở đâu trong những giây đầu tiên của video.
Bạn nên thường xuyên xem đường cong tỷ lệ giữ chân và tìm cách cải thiện tỷ lệ giữ chân theo thời gian vì điều này sẽ góp phần tăng số người tiếp cận trên Facebook.
Tạo khung cho câu chuyện – tỷ lệ khung hình 4:5
Hình ảnh của câu chuyện bạn kể (Storytelling) đóng vai trò rất quan trọng.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà phần lớn mọi người đều xem video trên thiết bị di động, chỉ cách mặt họ vài centimet và thường cầm điện thoại theo chiều dọc thay vì chiều ngang.
Hãy tạo khung cho hình ảnh câu chuyện và xây dựng cho định dạng dọc. Việc chỉnh sửa video bằng tỷ lệ khung hình 4:5 có thể sẽ hiệu quả nhất với video trên Facebook.
Tương tác với cộng đồng – bình luận về bài viết.
Việc tham gia trò chuyện trong phần bình luận về bài viết của chính bạn có thể gây hứng thú cho đối tượng và tăng tối đa số người tiếp cận.
Những bình luận dài hơn, chẳng hạn như chia sẻ quan điểm về cuộc thảo luận hoặc trả lời câu hỏi, có thể khơi dậy nhiều tương tác hơn nữa với nội dung của bạn.
Bạn cũng nên tương tác với nội dung từ những tài khoản khác. Hãy mạnh dạn tham gia, phản hồi những điều làm bạn thích thú và chia sẻ lại bài viết với bình luận của chính mình.
Suy cho cùng thì công thức màu nhiệm nhất để có nội dung thành công trên Facebook chính là bạn. Bạn nên thử nghiệm và theo dõi dữ liệu để tìm hiểu điều gì phù hợp nhất với nội dung và đối tượng của mình.
Trong khi thử nghiệm những chiến lược lợi hại nói trên, đừng quên 5 bí quyết thành công sau đây.
Giàu tính tương tác: Video khơi dậy những tương tác có ý nghĩa và những lượt chia sẻ thật từ người dùng.
Nguyên bản: Video gốc và chân thực (không phải là chia sẻ từ bên thứ ba hoặc nội dung câu view).
Phù hợp: Video thu hút sự chú ý của mọi người và phù hợp với sở thích của họ.
Nhất quán: Video mà mọi người thường xuyên tìm xem và quay lại xem trên một Trang.
Có khả năng giữ chân: Video có chất lượng cao, thời lượng trên 3 phút và được xem lâu hơn (trên 1 phút).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong cuộc nói chuyện tại một trường đại học, CEO Apple tiết lộ những tiêu chí mà Táo khuyết luôn tìm kiếm ở nhân viên.
Trở thành nhân viên của Apple là một điều không hề đơn giản. Nhưng theo CEO Tim Cook, nếu một người có đầy đủ 4 yếu tố sau đây rất có thể sẽ được hãng mời về làm việc.
Cụ thể, trong buổi nói chuyện tại Đại học Naples Federico II ở Ý, Tim Cook chia sẻ rằng ít nhất các sinh viên ứng cử vào công ty nên quan tâm và biết trân trọng thế giới xung quanh mình.
Ông nói rằng ở Apple, có nhiều người có khát khao muốn thay đổi thế giới, biến môi trường xung quanh trở thành nơi tốt đẹp hơn.
Đây chính là yếu tố quan trọng để họ nỗ lực hết mình trong công việc và cho ra những thành quả tốt nhất. Từ đó, Tim Cook đã đưa ra 4 tiêu chí cụ thể mà các ứng cử viên tại tập đoàn cần có.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Nói với sinh viên tại Đại học Naples Federico II, Tim Cook cho biết một kỹ năng Apple luôn tìm kiếm ở nhân viên chính là khả năng làm việc nhóm.
“Làm việc một mình đương nhiên rất tốt. Nhưng nếu 2 cá nhân xuất sắc kết hợp cùng nhau sẽ càng hiệu quả hơn và nếu làm việc với cả một đội nhóm, ta hoàn toàn có thể làm nên những điều không tưởng”, ông chia sẻ.
Vì thế, Táo khuyết kỳ vọng các ứng viên sẽ có khả năng hợp tác tốt, biết cách nói lên ý tưởng của mình và cùng nhau phát triển, hiện thực hóa nó. CEO Apple cũng nhấn mạnh rằng những quan điểm khác nhau sẽ giúp những ý tưởng lớn ngày càng phát triển.
Đồng thời, những sản phẩm mới của hãng công nghệ chính là thành quả của quá trình làm việc nhóm, ông cho biết. “Không phải cứ ngồi một góc và tự nảy ra ý tưởng là được, thành công của chúng tôi là nỗ lực của cả một tập thể”, Cook nói thêm.
Tính sáng tạo.
Bên cạnh đó, sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng khi Apple đánh giá một ứng cử viên tiềm năng. CEO cho biết tập đoàn công nghệ sẽ tìm kiếm những người có suy nghĩ khác biệt, nhìn nhận mọi thứ theo một góc nhìn mới và không bị ảnh hưởng bởi những định kiến trước đây.
“Do đó, một ứng cử viên sáng giá là người sẽ tiếp cận vấn đề theo một góc độ khác và dùng tư duy sáng tạo của mình để đề ra giải pháp”, ông khẳng định.
Thích tò mò.
Giám đốc điều hành Táo khuyết cũng nói rằng tập đoàn luôn đánh giá cao những người luôn tò mò và đặt câu hỏi với bất kỳ điều gì. “Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng tôi luôn cho rằng không có câu hỏi là ngớ ngẩn”, Cook nói.
Theo ông, tò mò là khi ta hiếu kỳ và luôn đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh dù hay hay dở, thông minh hay ngu ngốc.
“Nếu một người bắt đầu đặt câu hỏi về thế giới như lũ trẻ, họ sẽ có khao khát mãnh liệt tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi của mình. Đó chính là lý do chúng tôi tìm kiếm những người biết tò mò về cuộc sống”, Cook chia sẻ.
Kỹ năng chuyên môn.
Cuối cùng, kiến thức chuyên ngành chính là yếu tố cuối cùng mà một ứng cử viên Apple cần có. Cụ thể, Tim Cook cho biết tập đoàn cần những nhân viên có kinh nghiệm dày dặn làm việc cho mình.
“Nếu làm ở mảng thiết kế sản phẩm, chúng tôi cần một người am hiểu về lĩnh vực này và có kỹ năng làm việc trong mảng đó, góp nhặt từ trường học hoặc kinh nghiệm đi làm trước đây”, ông chia sẻ.
Theo Cook, những người có đầy đủ 4 phẩm chất trên chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công tại Apple, do đó, tập đoàn sẽ tuyển dụng những người này để họ đóng góp cho công việc chung. “Đây chính là những điều chúng tôi luôn tìm kiếm ở các ứng viên, trở thành một công thức chung tại Apple”, ông nói.
Tuy nhiên, CEO Táo khuyết cũng cho rằng để làm việc hiệu quả cần phải có sự nỗ lực từ hai phía. Về phía Apple, hãng công nghệ cũng cần phải xây dựng một môi trường làm việc phù hợp cho các ứng viên. Bởi, nếu đi làm mà không thấy thỏa mãn, con người sẽ không thể đạt thành công ở lĩnh vực đó.
Theo Tim Cook, mọi người nên làm việc vì những mục tiêu lớn lao. Do đó, họ sẽ làm việc tử tế và tốt hơn trong môi trường công ty luôn quan tâm đến khách hàng.
Ngược lại, nếu không có những yếu tố đó, dù lương cao bao nhiêu, công việc đó cũng không hề xứng đáng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về mạng xã hội Facebook như: Facebook là gì? Lịch sử hình thành của mạng xã hội Facebook? Những tính năng chính của Facebook là gì? Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook và hơn thế nữa.
Facebook là gì? Facebook là mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với khoảng 3 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Cùng với các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram, LinkedIn, WhatsApp, TikTok hay Twitter, Facebook nằm trong một bức tranh tổng thể lớn hơn là mạng xã hội (Social Networks) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu đến năm 2022.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những tính năng chính hiện có trên Facebook là gì?
Facebook hoạt động như thế nào hay cách sử dụng Facebook ra sao.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook.
Facebook phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
Facebook (Meta) Business Manager là gì?
Facebook (Meta) Business Suite là gì?
Facebook Ads là gì?
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Facebook.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Facebook là gì?
Facebook là mạng xã hội (Social Network) thuộc Meta Platforms Inc (trước đây là Facebook Platforms Inc), là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại Menlo Park, California, Mỹ.
Mặc dù không phải là mạng xã hội đầu tiên trên thế giới, tính đến năm 2022, Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với khoảng 3 tỷ người dùng.
Theo số liệu từ Statista, tính đến năm 2022, Facebook có khoảng gần 3 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu, trong đó Ấn Độ, Mỹ và Indonesia là 3 thị trường lớn nhất.
Không giống như TikTok là nền tảng video ngắn giải trí hay Instagram chuyên về chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội Facebook có thể được gọi là “nền tảng mạng xã hội tích hợp”, nơi người dùng có thể kết nối với bạn bè, trò chuyện, giải trí, tìm kiếm thông tin, phục vụ công việc chuyên nghiệp, hay cả việc kinh doanh.
Mạng xã hội là gì?
Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web hay ứng dụng truyền thông xã hội (Social Media Sites, platforms) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).
Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, giải trí, mục đích kinh doanh và hơn thế nữa tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.
Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.
Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì
Lịch sử hình thành của mạng xã hội Facebook.
Về mặt tổng thể, lịch sử của Facebook có thể được chia thành 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư.
Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăng trưởng.
Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên.
Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán.
Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp.
Giai đoạn 1: Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư (2003-2006).
Vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội Facebook ngày nay có tên là “FaceMash” chính thức được hình thành bởi ý tưởng của nhà sáng lập Mark Zuckerberg, khi anh đang theo học tại Đại học Harvard.
Cái tên FaceMash được lấy ý tưởng từ website “Hot or Not” (hotornot.com), một website cho phép người dùng đánh giá “độ hot” của hình ảnh, cụ thể là người dùng sẽ được hỏi và bình chọn đâu là hình ảnh “Hot nhất”.
FaceMash đã thu hút 450 người truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên.
Website này sau đó đã được gửi đến một số nhóm trong trường, nhưng chỉ sau vài ngày, nó đã bị ban quản trị Harvard “cấm cửa”.
Mark Zuckerberg khi này phải đối mặt với việc bị trục xuất và bị buộc tội vi phạm bảo mật, vi phạm bản quyền và vi phạm quyền riêng tư của cá nhân.
Vào tháng 1 năm 2004, Zuckerberg đã viết một website mới, được gọi là “TheFacebook” với ý tưởng chủ đạo là tạo nên một website tập trung (centralized Website), thứ có thể mang lại rất nhiều lợi ích.
Zuckerberg tiếp đó đã gặp một vài sinh viên khác tại Harvard để kêu gọi đầu tư, và mỗi người trong số họ sau đó đã đồng ý đầu tư 1.000 USD.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Zuckerberg ra mắt “TheFacebook” với tên miền (domain) chính thức là thefacebook.com.
Về bản chất, TheFacebook hoạt động như một thư viện trực tuyến nội bộ, nơi cho phép các sinh viên trong trường kết nối với nhau.
Vào tháng 3 năm 2004, TheFacebook được mở rộng sang các trường danh tiếng khác như Columbia, Stanford và Yale. Sau đó là Ivy League, Đại học Boston, NYU, MIT, và tiếp nữa là hầu hết các trường đại học tại Mỹ và Canada.
Vào giữa năm 2004, TheFacebook đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ người đồng sáng lập của PayPal, Peter Thiel.
Vào năm 2005, TheFacebook được đổi tên thành Facebook sau khi nền tảng này mua lại tên miền Facebook.com với giá 200.000 USD.
Vào tháng 5 năm 2005, Accel Partners đã đầu tư 12,7 triệu USD vào Facebook.
Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăng trưởng (2006-2012).
Vào tháng 9 năm 2006, Facebook chính thức ra mắt nền tảng tới công chúng, cho phép tất cả mọi người ít nhất từ 13 tuổi và có địa chỉ email hợp lệ sử dụng.
Vào cuối năm 2007, Facebook đã có khoảng 100.000 Trang (Page hay Fanpage), nơi các tổ chức hay nhà quảng cáo có thể sử dụng để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
Vào tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo rằng công ty này đã mua lại 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD, giá trị của Facebook đạt mức khoảng 15 tỷ USD.
Vào thời gian này, Facebook cũng bắt đầu sửa đổi khá nhiều lại giao diện của mình.
Vào tháng 11 năm 2010, theo SecondMarket Inc, giá trị của Facebook là 41 tỷ USD, vượt qua cả gã khổng lồ thương mại điện tử lúc bấy giờ là eBay, và là website lớn thứ 3 của Mỹ sau Google và Amazon.com.
Vào tháng 3 năm 2011, Facebook cho biết đã xóa khoảng 20.000 tài khoản mỗi ngày vì vi phạm điều khoản của nền tảng như spam, không đủ độ tuổi sử dụng và hơn thế nữa.
Thống kê cho thấy Facebook đã đạt 1.000 tỷ lượt xem trang (pageviews) trong tháng 6 năm 2011 và là website được truy cập nhiều thứ 2 ở Mỹ sau Google (Theo Nielsen).
Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên (2012-2013).
Vào ngày 17 tháng 5 năm 2012, Facebook chính thức IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) với giá mỗi cổ phiếu là 38 USD. Facebook được định giá 104 tỷ USD.
Vào đầu tháng 10 năm 2012, Facebook thông báo nền tảng có hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), bao gồm khoảng 600 triệu người dùng di động, 219 tỷ lượt tải lên ảnh và 140 tỷ kết nối bạn bè (Friend Connections).
Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán (2013-2020).
Vào tháng 1 năm 2013, Facebook ra mắt Facebook Graph Search, một công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa của Facebook, khi người dùng nhập vào thanh tìm kiếm một từ khoá nào đó, công cụ sẽ trả về các câu trả lời “chính xác” thay vì là một loạt các liên kết (link) mà người dùng phải nhấp vào rồi xem thêm.
Vào tháng 6, tính năng hashtag (thẻ hashtag) chính thức được giới thiệu, người dùng có thể thêm thẻ hashtag vào nội dung bài đăng hoặc sử dụng nó để tìm kiếm các bài đăng khác có cùng hashtag đó.
Tính đến tháng 6 năm 2014, điện thoại di động chiếm 62% doanh thu quảng cáo của Facebook, tăng 21% so với năm trước. Đến tháng 9 cùng năm, vốn hóa thị trường của Facebook đã vượt quá 200 tỷ USD.
Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp (2020 đến nay).
Vào tháng 6 năm 2021, Facebook công bố Bulletin, một nền tảng xuất bản nội dung trực tuyến dành cho những người biên tập hay nhà sáng tạo nội dung tự do.
Không giống với các đối thủ cạnh tranh như Substack, Facebook không cắt hay giữ lại một phần doanh thu từ những người này (phí subscription).
Vào tháng 10 năm 2021, Facebook, Inc. đã được đổi tên thành Meta Platforms, Inc. nhằm mục tiêu hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.
Vào tháng 11 năm 2021, Facebook tuyên bố sẽ ngừng việc nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các dữ liệu liên quan đến sức khỏe, chủng tộc, dân tộc, niềm tin chính trị, tôn giáo và khuynh hướng giới tính.
Vào tháng 2 năm 2022, lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của Facebook lần đầu tiên sụt giảm sau hơn 18 năm. Theo Meta, công ty mẹ của Facebook, DAU đã giảm xuống chỉ còn khoảng gần 2 tỷ người dùng.
Những tính năng chính hiện có trên Facebook là gì?
Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, bên cạnh các tính năng cơ bản của một nền tảng mạng xã hội, Facebook cũng có nhiều tính năng mà các nền tảng khác không có.
Dưới đây là một số tính năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên mạng xã hội Facebook (có thể hành động sau khi đăng ký tài khoản).
Post – Đăng bài.
Khác với TikTok, khi người dùng chỉ có thể đăng video hay với Instagram, chủ yếu là hình ảnh, người dùng Facebook có thể đăng tải video, hình ảnh, văn bản hay cả liên kết (link).
Như đã có đề cập trong các phần ở trên, hashtag là tính năng mà người dùng có thể sử dụng trong các bài đăng để nội dung được khám phá nhiều hơn, hoặc cũng có thể sử dụng nó để tìm kiếm hay theo dõi các chủ đề cụ thể.
Để sử dụng hay tìm kiếm các thẻ hashtag, người dùng chỉ cần thêm dấu thăng # vào ngay trước cụm từ, ví dụ #marketingtrips hay #marketing, lưu ý không sử dụng khoảng trắng.
Facebook Watch.
Là nơi người dùng có thể khám phá tất cả các nội dung video trên nền tảng. Facebook cũng chia Facebook Watch thành các phần (tab) khác nhau như Gaming (video về game), Following (video từ các Trang mà người theo dõi) hay For You, nơi mà nền tảng sẽ đề xuất các video mà người dùng có thể thích.
Add Friend.
Add Friend có thể nói là một trong những tính năng phổ biến nhất khi nói đến các nền tảng mạng xã hội nói chung và đặc biệt là Facebook.
Nếu như người dùng chỉ có thể “Follow” nhau trên TikTok thì với Facebook, đa phần mọi người sẽ muốn “kết bạn” với nhau, hiện Facebook giới hạn mỗi người chỉ có tối đa 5000 “bạn bè”, những tài khoản sau ngưỡng này sẽ chuyển thành “Following”.
Stories (Câu chuyện).
Cũng tương tự Instagram Stories, Facebook Stories là phần mà người dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng. Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng.
Facebook hoạt động như thế nào hay cách sử dụng Facebook ra sao.
Một khi bạn đã hiểu thực sự Facebook là gì, bạn có thể cần tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của mạng xã hội này.
Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu kết bạn, đăg bài, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.
Về bản chất, vì là mạng xã hội, ứng dụng Facebook hoạt động tương tự các nền tảng khác như Instagram hay TikTok, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của nó sẽ đề xuất những nội dung khác nhau.
Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội Facebook để tương tác với bạn bè, để tìm kiếm thông tin, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để bán hàng và nhiều công việc khác.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook.
Một khi đã có thể thấu hiểu Facebook là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với gần 3 tỷ người dùng này thông qua các bước đơn giản bên dưới.
Bước 1: Truy cập https://www.facebook.com/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
Bước 2: Điền các thông tin như bạn có thể thấy ở trên.
Bước 3: Bấm chọn “Đăng ký”.
Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email hoặc số điện thoại.
Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.
Facebook phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Về tổng thể, Facebook dựa trên 4 tín hiệu sau để phân phối và xếp hạng nội dung, hay nói cách khác đây là cách mà Facebook quyết định ai nên xem nội dung gì.
Relationship – Mối quan hệ giữa người đăng và người xem: Bài đăng đó có phải từ một người, doanh nghiệp, nguồn tin tức hoặc nhân vật công chúng mà người dùng thường tương tác hay không? Bạn càng tương tác nhiều từ một thương hiệu thì nội dung từ họ càng được ưu tiên hiển thị.
Content Type – Loại nội dung được đăng: Loại nội dung nào trong bài đăng và loại phương tiện truyền thông nào mà người dùng tương tác nhiều nhất? (là video, ảnh hay liên kết, v.v.). Facebook hiện ưu tiên hiển thị các kiểu nội dung theo thứ tự: video, hình ảnh, liên kết, và các bài đăng thuần về văn bản (text).
Popularity – Mức độ phổ biến của bài đăng: Những người đã xem bài đăng đó phản ứng với nó như thế nào? (Đặc biệt là bạn bè của bạn). Có phải họ đang chia sẻ nó, bình luận về nó, bỏ qua nó, hay tỏ ra không đồng tình với nó hay không? Những nội dung càng được nhiều người tương tác (đặc biệt là bạn bè của bạn) thì càng có cơ hội được hiển thị nhiều hơn.
Recency – Mức độ mới mẻ của nội dung: Bài đăng đó được đăng khi nào? Bài đăng càng mới thì càng được ưu tiên hiển thị.
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.
Facebook (Meta) Business Manager là gì?
Là trình quản lý doanh nghiệp của Facebook, nơi nhà quảng cáo có thể quản lý tất cả các tài sản quảng cáo của doanh nghiệp trên hệ sinh thái Facebook.
Đó có thể là các Trang (Page) được doanh nghiệp quản lý, các tài khoản quảng cáo (Ad Account), phương thức thanh toán, thông tin về doanh nghiệp, các tệp đối tượng mục tiêu và hơn thế nữa.
Bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng Facebook Business Manager tại: https://business.facebook.com/
Facebook (Meta) Business Suite là gì?
Facebook đóng vai trò như công cụ quản lý các tác vụ trên Facebook, sau khi tuy cập vào công cụ, bạn có thể sử dụng trình công cụ này để đăng bài, quản lý các nội dung bài đăng, đặt lịch đăng bài hay quản lý phần tin nhắn.
Bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng Facebook Business Suite tại: https://www.facebook.com/business/tools/meta-business-suite
Facebook Ads là gì?
Facebook Ads hay quảng cáo Facebook là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thuộc sở hữu của Meta Inc.
Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay TikTok, quảng cáo trên Facebook là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.
Điểm khác biệt thú vị của Facebook Ads so với Google Ads là trong khi với Google Ads, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với Facebook Ads, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).
Facebok Ads Manager là gì?
Là trình quản lý quảng cáo của Facebook, nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy tất cả các chiến dịch quảng cáo trên tất cả các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, Messenger hay Audience Network.
Bạn có thể truy cập trình quản lý quảng cáo của Facebook tại: https://business.facebook.com/adsmanager
Facebook Pixel là gì?
Còn được gọi là Meta Pixel, Facebook Pixel là một đoạn mã (code) của Facebook mà các nhà quảng cáo có thể sử dụng để đặt lên website của mình với mục tiêu chính là thu thập dữ liệu từ các chiến dịch Facebook Ads (quảng cáo Facebook).
Thông thường, các nhà quảng cáo sẽ sử dụng Facebook Pixel để đo lường các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo dựa trên từng chuyển đổi có được hay xây dựng các tệp khách hàng tiềm năng để tiếp thị lại (re-marketing) trong tương lai.
Bạn có thể truy cập Facebook từ trong trình quản lý quảng cáo cá nhân (Ad Manager) hoặc trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager).
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Facebook.
Facebook ID là gì?
Cũng tương tự như Twitter ID hay Instagram ID, Facebook ID là phần nhận diện tài khoản và do đó nó là duy nhất cho từng tài khoản. Bạn có thể sử dụng nó để tìm kiếm hay chia sẻ tài khoản.
Như bạn có thể thấy, phần nội dung “MarketingTripsVietnam” chính là Facebook ID, phần này là duy nhất trên Facebook, nghĩa là sẽ không có bất cứ tài khoản nào khác được sử dụng lại ID này.
Via Facebook là gì?
Cũng là tài khoản cá nhân trên Facebook (Profile), tuy nhiên thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu cho những Facebooker hay Nhà quảng cáo với mục tiêu gian lận hoặc lạm dụng.
Thay vì sử dụng một tài khoản “chính thống”, họ đăng ký nhiều “tài khoản ảo” (chính là Via Facebook) để sử dụng cho mục đích quảng cáo (đăng ký và sở hữu nhiều tài khoản quảng cáo) và tương tác (ảo, seeding).
Facebook Reels là gì?
Là tính năng video ngắn của Meta. Hiện Reels khả dụng trên cả Facebook lẫn Instagram.
Là Trang trên Facebook, công cụ các thương hiệu có thể sử dụng để đăng bài và chạy quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của họ. Ngược lại với Page là Profile hay tài khoản cá nhân, bạn không thể chạy quảng cáo với kiểu tài khoản này.
Link Facebook là gì?
Là đường dẫn (URL) tới một tài khoản cá nhân hay Trang nào đó, ví dụ https://www.facebook.com/MarketingTripsVietnam chính là Link Facebook của MarketingTrips Page.
Tường Facebook hay Facebook Wall là gì?
Chính là toàn bộ phần nội dung có trên giao diện chính của trang cá nhân của một tài khoản Facebook (Profile) nào đó. Tất cả các nội dung mà người dùng chia sẻ và đăng lên Facebook sẽ nằm ở đây.
Kết luận.
Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng như Facebook hay TikTok sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.
Với tư cách là người làm marketing, bằng cách hiểu rõ bản chất của facebook là gì, nó có những tính năng gì hay nên làm gì để tối ưu nội dung trên ứng dụng, bạn có thể sử dụng Facebook một cách hiệu quả hơn và có nhiều lợi thế hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa ra mắt tuỳ chọn quảng cáo mới cho phép nhà quảng cáo cá nhân hoá việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Personalized Ad Targeting) thông qua Google Display and Video 360.
Google giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo cá nhân hoá mới
Trong bối cảnh mới, khi phần lớn các nền tảng kỹ thuật số đang phải nỗ lực để tìm ra các giải pháp mới, tập vào trung vào quyền riêng tư nhiều hơn, phù hợp với kỳ vọng ngày càng cao hơn của người tiêu dùng, Google vừa giới thiệu tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo mới cho Google Display and Video 360 (là DSP của Google, nền tảng có trả phí dành cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa trở lên).
Tuỳ chọn mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo được cá nhân hóa trên các website được chọn, nơi người tiêu dùng đã cho phép cả thương hiệu chạy quảng cáo lẫn chủ sở hữu website tiếp cận họ.
Quy trình phân phối quảng cáo mới được Google gọi là Publisher Advertiser Identity Reconciliation (PAIR), hiểu đơn giản là nhận diện mối tương quan giữa nhà quảng cáo (Advertiser) và nhà xuất bản (Publisher).
Theo giải thích của Google:
“Ví dụ thế này, hãy tưởng tượng bạn là một nhà bán lẻ giày và có một nhóm người tiêu dùng đã đăng ký danh sách gửi mail của bạn.
Những người trong danh sách này của bạn cũng đã chia sẻ địa chỉ email của họ với một nhà xuất bản nội dung trực tuyến (online content) nào đó.
Với PAIR, bạn sẽ có thể tiếp cận những người này bằng các phân phối các mẫu quảng cáo có liên quan trên website của nhà xuất bản đó, bởi vì họ hiện có mối quan hệ với bạn và với nhà xuất bản.”
Nói cách khác, PAIR là giải pháp đối sánh chéo (cross-matching) cơ sở dữ liệu của nhà quảng cáo và nền tảng quảng cáo để hướng tới mục tiêu cá nhân hoá quảng cáo.
Sơ đồ thể hiện cách thức hoạt động của PAIR.
Như bạn có thể thấy trong phần tổng quan này, PAIR sử dụng khái niệm gọi là “Clean Rooms”, nền tảng trung gian đóng vai trò mã hoá dữ liệu giữa các bên.
Các nền tảng quảng cáo lớn như Google, Facebook và Amazon đều đã sử dụng mô hình này để đảm bảo rằng không có dữ liệu cấp người dùng nào được chia sẻ trực tiếp giữa các bên (người dùng, nhà quảng cáo và nhà xuất bản), giờ đây, tính năng này cũng đang được thêm vào các chiến dịch trong Display and Video 360.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ Google tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi phần lớn ứng dụng mạng xã hội đều muốn sao chép TikTok, nền tảng này đang muốn học hỏi Amazon, mở nhà kho để thúc đẩy thương mại điện tử.
TikTok đang muốn mở nhà kho nhằm thúc đẩy thương mại điện tử
Theo các bài đăng tuyển dụng gần đây trên mạng xã hội LinkedIn và website riêng, TikTok đang muốn tạo ra mạng lưới nhà kho và logistics mới tại Mỹ để hỗ trợ nỗ lực thương mại điện tử (eCommerce) của mình.
Như các đối thủ khác, TikTok đã lấn sân sang thương mại điện tử để tăng cơ hội kiếm tiền.
Hiện nay, công ty cung cấp TikTok Shop Seller tại vài thị trường, bao gồm Anh, Indonesia, Việt Nam, cho phép các nhà sáng tạo và doanh nghiệp bán sản phẩm. Nền tảng cũng hợp tác với Shopify để kích hoạt hoạt động mua sắm trong ứng dụng.
Tuy nhiên, với vị thế hiện tại, TikTok dường như muốn đi xa hơn. Thay vì phục vụ như là nền tảng trung gian để tiếp cận khách hàng, ứng dụng có thể đang muốn cung cấp dịch vụ logistics để phát triển cái mà họ gọi là “trải nghiệm thương mại điện tử tốt hơn và hoàn toàn mới”.
“Thông qua cung cấp dịch vụ kho vận, giao hàng, hoàn hàng, sứ mệnh của chúng tôi là giúp người bán hàng cải thiện khả năng và hiệu quả vận hành, mang đến cho người mua trải nghiệm mua sắm thỏa mãn, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững của TikTok Shop”, một bài đăng tuyển dụng viết.
Trong một bài đăng khác, TikTok cho biết muốn tìm một người “xây dựng dịch vụ fulfillment từ đầu” và “chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh dịch vụ fulfillment của bộ phận logistics thương mại điện tử TikTok tại Mỹ”.
Nhiều vị trí làm việc tại Seattle, nơi Amazon đặt trụ sở đầu tiên. Mạng lưới giao hàng và logistics hùng mạnh đã biến Amazon thành công cụ quan trọng với nhiều cửa hàng và bảo đảm giao hàng loạt sản phẩm một cách nhanh chóng.
Phát ngôn viên TikTok từ chối bình luận về các thông tin tuyển dụng. Trong tuyên bố gửi CNN, người này chia sẻ công ty đang tập trung mang đến những trải nghiệm mua sắm giá trị tại những nước TikTok Seller đang hoạt động tại Đông Nam Á và Anh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link