Skip to main content

TikTok xóa hơn 2 triệu video tại Việt Nam chỉ trong vòng 3 tháng

Khoảng 2,4 triệu video do tài khoản người Việt đăng trên TikTok bị xóa vì chứa nội dung không phù hợp liên quan đến trẻ vị thành niên hoặc kích động bạo lực.

TikTok vừa công bố báo cáo Thực thi tiêu chuẩn cộng đồng, trong đó đề cập tới việc nền tảng chia sẻ video này xóa hơn 2,4 triệu video tại Việt Nam chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2022.

Trong số hơn 40.000 video bị xóa mỗi ngày, có tới 92,5% bị loại chủ động khỏi nền tảng, 88,7% bị xóa trước khi có lượt xem đầu tiên.

Có khoảng 94% trường hợp xóa trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi được đăng lên nền tảng. Đây đều là những video được xác định đã vi phạm chính sách về Tiêu chuẩn cộng đồng do TikTok đặt ra.

Các nội dung vi phạm rất đa dạng, gồm chứa thông tin, hình ảnh gây kích động, thù địch, chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Một vấn đề nhức nhối khác cũng “vào danh sách đen” là hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục, hành vi bất hợp pháp. Ngoài ra còn có video chứa nội dung rùng rợn, quấy rối, vấn đề bắt nạt, tự tử…

Phía TikTok cũng đánh giá ở mục nội dung vi phạm liên quan đến an toàn của trẻ vị thành niên, chiếm tỷ lệ bị xóa lớn nhất là video chứa hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục liên quan đến nhóm đối tượng này. Xếp sau đó là video mang nội dung có hại về thể chất hoặc tâm lý người trẻ.

TikTok nổi lên như một mạng xã hội chia sẻ video hướng đến nhóm người dùng trẻ tuổi và đang thành công khi lôi kéo được khách từ một số nền tảng khác.

Không ít chuyên gia khẳng định rằng thuật toán của TikTok học và gợi ý theo thói quen của người dùng “vô cùng hiệu quả”, thậm chí tới mức đáng sợ nếu ai đó quan tâm tới vấn đề quyền riêng tư.

Tuy nhiên, nền tảng này cũng đang tập trung và đẩy mạnh thuật toán nhằm phát hiện và thực thi các biện pháp nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cộng đồng đã đề ra.

Khi phát hiện sai phạm, thuật toán nhận dạng sẽ tự động rà soát và xóa nội dung tương tự hoặc liên quan, cũng như tiến hành việc ngăn chặn nội dung tương tự khi có người bắt đầu tải lên.

Vấn đề về “nội dung sạch” không chỉ làm đau đầu nhà phát triển TikTok mà cũng đang là câu chuyện nhức nhối đối với nhiều nền tảng chia sẻ thông tin trên internet khác như Facebook, Instagram… đặc biệt là YouTube.

Dù những doanh nghiệp này đều cố gắng kiểm soát, thắt chặt chính sách, các “nội dung bẩn” vẫn tràn lan và tiếp cận người dùng thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sử dụng Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số

Khám phá cách doanh nghiệp hay thương hiệu có thể tận dụng những nội dung chân thực từ Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

Sử dụng Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số
Sử dụng Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số

Khi ra mắt dòng sản phẩm Clinique iD cải thiện các vấn đề về da tại Úc, Clinique tìm cách nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và khuyến khích khách hàng thử dùng sản phẩm mới nhất của mình.

Các chiến dịch của thương hiệu làm đẹp toàn cầu này thường do đội ngũ hiện đang ngồi tại trung tâm điều hành phát triển, điều này nghĩa là thông điệp của thương hiệu không phải lúc nào cũng phù hợp với nhiều thị trường khác nhau.

Để giải quyết thách thức này, Clinique cộng tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) như Cheryl Law (người có ảnh hưởng ở Úc) để bản địa hóa thông điệp cho chiến dịch, nhằm đảm bảo thông điệp phù hợp với tất cả khách hàng, bất kể họ ở đâu.

Law – người có 19.000 người theo dõi trên Instagram – tạo một mẫu quảng cáo video ngắn mô tả chính mình đang thoa kem dưỡng ẩm lên má trong nền nhạc pop sôi động. Video này nhằm quảng bá cách làm cho làn da tươi mát trong những tháng lạnh giá.

Law cho biết: ”Khi tạo nội dung giới thiệu về Clinique, tôi chia sẻ quan điểm chăm sóc da cũng chính là chăm sóc bản thân mình.

Ghi lại khoảnh khắc tìm thấy sự điềm tĩnh mà vẫn quan tâm là cách tôi thể hiện thẩm mỹ quan của mình ở mọi bài viết, tin và thước phim.

Phương pháp sử dụng ảnh và video rất hiệu quả khi chia sẻ sản phẩm hoặc, theo một cách chân thực hơn, chia sẻ lối sống cũng như tác dụng tự nhiên của sản phẩm và dịch vụ.”

Trải nghiệm của Clinique nêu bật lý do các thương hiệu ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho Influencer Marketing hay tiếp thị thông qua những người có tầm ảnh hưởng.

Trên thực tế, thị trường toàn cầu của marketing thông qua người có ảnh hưởng tăng vọt từ $1,7 tỷ năm 2016 lên $9,7 tỷ năm 2020.

Dù marketing thông qua người có tầm ảnh hưởng thường gắn liền với hoạt động xây dựng mức độ nhận biết thương hiệu, đây cũng là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy doanh số.

Nghiên cứu của Meta for Business năm 2020 chỉ ra 84% người tiêu dùng trên toàn cầu cho biết họ sẽ mua hàng, thử dùng hoặc đề xuất sản phẩm dựa trên nội dung của người có ảnh hưởng (Influencer) nếu phù hợp.

Marketing thông qua người có ảnh hưởng đặc biệt có hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh số khi kết hợp với các quảng cáo khác.

Theo nghiên cứu của Meta for Business năm 2021, chiến dịch trên Facebook và Instagram kết hợp với quảng cáo thông thường và quảng cáo thông qua người có ảnh hưởng tăng 85% khả năng thúc đẩy mọi người thêm sản phẩm vào giỏ hàng so với khi chỉ dùng quảng cáo thông thường.

Ví dụ: Clinique tăng 8,7 lần lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo khi sử dụng quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp liên quan đến người có tầm ảnh hưởng, ngày càng có nhiều cơ hội tạo nội dung để chiến dịch nội dung có thương hiệu có thể tận dụng một cách hiệu quả.

Khi cộng tác với nhà sáng tạo nội dung nhằm xây dựng lòng tin, thực hiện cách làm tốt nhất và sử dụng chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất, tất cả các loại thương hiệu đều có thể khai thác sức mạnh của marketing thông qua người có ảnh hưởng để không chỉ thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu mà còn nâng cao doanh số bán hàng.

Xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng nhờ nội dung chân thực từ người có ảnh hưởng.

Người có ảnh hưởng trở thành một phần quan trọng trong cách mọi người khám phá sản phẩm và thương hiệu mới, thậm chí trong việc thuyết phục họ mua hàng.

Bên cạnh đó, khi đại dịch COVID-19 khiến mọi người dành nhiều thời gian online hơn, mức độ phổ biến của nhà sáng tạo nội dung số lại càng tăng nhanh.

Đối với thương hiệu, người có ảnh hưởng được đối tượng xem là đáng tin cậy, gần gũi và chân thực sẽ là những người mang lại hiệu quả cao nhất.

Trên thực tế, 60% người tiêu dùng trên toàn cầu cho biết họ sẽ theo dõi một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi xem nhà sáng tạo nội dung chia sẻ cùng giá trị và mối quan tâm giống như họ quảng cáo thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Khi hợp tác cùng người có ảnh hưởng gần gũi và chân thực, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin với khách hàng.

Ở phần dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số ví dụ về cách các thương hiệu cộng tác với người có ảnh hưởng một cách hiệu quả, cũng như hướng dẫn về nội dung để xây dựng chiến dịch.

L’Oréal: Lồng ghép thương hiệu một cách tinh tế.

L’Oréal đưa bảng màu thương hiệu vào nội dung của người có ảnh hưởng bằng cách lồng ghép tinh tế và nhất quán màu sắc, tông màu cũng như thành phần.

Thương hiệu này hợp tác với 15 nhà sáng tạo nội dung về chủ đề làm đẹp – mỗi người có một vấn đề riêng về làn da – để chia sẻ chi tiết trải nghiệm của họ khi sử dụng sản phẩm L’Oréal Revitalift Hyaluronic Acid Serum.

Nhờ bảng màu lặp lại liên tục và các yếu tố thương hiệu khác, đối tượng có thể liên kết nội dung đó với L’Oréal cũng như sản phẩm này.

ASUS: Tạo nội dung sử dụng trải nghiệm thực tế, gần gũi với khách hàng.

Khi ASUS ra mắt laptop VivoBook mới, công ty sản xuất máy tính này muốn truyền tải lợi điểm bán hàng độc đáo của mình, đó là ”mỏng nhẹ và di động”.

Thương hiệu này hợp tác với Vamp – Đối tác kinh doanh của Meta – để kết nối với nhà sáng tạo nội dung phù hợp trên mạng xã hội toàn cầu.

ASUS giao cho người có ảnh hưởng nhiệm vụ tạo dựng nội dung gần gũi, giới thiệu sản phẩm trong khung cảnh hàng ngày như văn phòng tại nhà cũng như ưu điểm là sản phẩm dễ dàng mang theo khi di chuyển.

Họ cũng chia sẻ với người có ảnh hưởng về nguyên tắc của thương hiệu, gồm các đề xuất cụ thể, những gì nên và không nên làm.

Kết quả là nội dung do nhà sáng tạo nội dung tạo ra đã tập trung vào thương hiệu và phù hợp với lối sống của người tiêu dùng.

Jeff Lee – Trưởng bộ phận Mua vị trí quảng cáo, Người có ảnh hưởng và Mạng xã hội của ASUS – cho biết: ”Vamp hỗ trợ chúng tôi xác định các nhà sáng tạo nội dung phù hợp tại Ba Lan để thông qua họ, chúng tôi mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường.”

Với mục tiêu nâng cao mức độ nhận biết về chương trình khuyến mãi nhân Ngày lễ Độc thân 11.11, Konvy – nhà bán lẻ sản phẩm làm đẹp tại Thái Lan – lần đầu tiên cộng tác với 8 phụ nữ có tầm ảnh hưởng về lối sống cũng như lĩnh vực làm đẹp để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình.

Trong chiến dịch mùa đông năm 2020, những nhà sáng tạo nội dung này đăng nhiều hình ảnh và video tích cực, vui nhộn để giới thiệu các chương trình giảm giá. Sau đó, những hình ảnh và video này được đưa vào chiến dịch quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu.

Những quảng cáo này ra mắt song song với các quảng cáo thông thường của Konvy, vì công ty muốn đo lường hiệu quả của từng nhóm quảng cáo.

Quing Gui Huang – Tổng Giám đốc, Konvy International Co. – cho biết: “[Người có tầm ảnh hưởng] đóng vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ chúng tôi tăng độ tin cậy của thương hiệu.

Thay vì nội dung thông thường, chúng tôi sử dụng quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu (Branded Content) để đảm bảo đối tượng mục tiêu biết về chương trình khuyến mãi Ngày lễ Độc thân mà chúng tôi triển khai.”

Sức mạnh khi kết hợp quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu với chiến dịch thông thường hàng ngày.

Một thách thức khi hợp tác với nhà sáng tạo nội dung là bài viết chỉ tiếp cận những người theo dõi họ. Các công ty giải quyết vấn đề này bằng cách chạy quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu để mở rộng khả năng tiếp cận.

Clinique, L’Oréal, ASUS và Konvy đều thực hiện chiến lược này bằng cách hợp tác với Vamp.

Trong mỗi trường hợp, người có ảnh hưởng được chọn đều chia sẻ nội dung với đối tượng của họ trên Instagram. Sau đó, những bài viết này sẽ được quảng bá dưới dạng quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu. Chiến lược này tạo ra kết quả ấn tượng như sau:

  • L’Oreal đạt 48% độ cải thiện lượt xem nội dung và 10% độ cải thiện lượt mua
  • ASUS đạt 44% độ cải thiện lượt xem nội dung và 30% độ cải thiện lượt thêm vào giỏ hàng cho đợt ra mắt sản phẩm mới
  • Konvy tăng lượt mua gấp 8 lần nhờ kết hợp quảng cáo thông thường với quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu

Maria Adina – Tổng Quản lý Thương hiệu L’Oreal Paris – cho biết: hoạt động kích hoạt có trả phí thông qua người có ảnh hưởng là một phương thức quan trọng để công ty xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với những tín đồ làm đẹp.

Cô nói thêm: ”Thông qua quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu và Quảng cáo cộng tác, chúng tôi cung cấp một nền tảng để nhà sáng tạo nội dung chia sẻ bài đánh giá đến đối tượng rộng lớn hơn, từ đó thúc đẩy để hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của chúng tôi càng phát triển mạnh mẽ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục dựa vào những chiến lược này để mở rộng quy mô chiến dịch, đồng thời mang đến những trải nghiệm được cá nhân hóa cho người dùng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ

Kể từ khi Digital Marketing, Martech hay Adtech trở thành những chủ đề mang tính xu hướng trong ngành Marketing nói chung, có không ít người làm Marketing đề cao quá mức yếu tố công nghệ thay vì là người tiêu dùng mục tiêu.

Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ
Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ

Khi nói đến quảng cáo và các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) khác, trong khi trải nghiệm của người dùng hay thấu hiểu những gì họ muốn là điều quan trọng nhất, nhiều marketer (Digital Marketer) quá đề cao yếu tố công nghệ, đưa công nghệ lên làm ưu tiên chiến lược hàng đầu.

Nếu thử nhìn lại trong quá khứ, cách đây khoảng 15-20 năm, hay thậm chí là chỉ cần 10 năm, chúng ta thấy rằng, có quá nhiều thứ đã thay đổi.

Từ sự xuất hiện của các phương tiện quảng cáo mới, đến các cách thức mà người tiêu dùng tiêu thụ nội dung, tất cả những điều đó đang làm cho các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng khác xưa rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng chính sự thay đổi này, khi người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, những người làm marketing thay đổi nhiều hơn về cách thức tiếp cận và sự ưu tiên, đồng thời tìm nhiều cách hơn để tối ưu nền tảng và chi phí, kết quả là, “lạm dụng người tiêu dùng” đang là một thách thức lớn trong thế giới quảng cáo kỹ thuật số.

Theo một số nghiên cứu từ Backlinko, 42.7% người dùng internet toàn cầu sử dụng các công cụ chặn quảng cáo, tỉ lệ này còn cao hơn với các người dùng trẻ tuổi và tại Việt Nam con số này là khoảng hơn 30%.

Trong khi các nhà quảng cáo hiện có nhiều cách thức hơn để hiển thị quảng cáo, trải nghiệm của người dùng với quảng cáo hay khả năng đón nhận (yêu thích) quảng cáo vẫn là một thách thức lớn đối với các thương hiệu.

Với tư cách là những người làm marketing trong thế giới công nghệ, chúng ta hiểu rằng, mặc dù công nghệ cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động nhanh hơn, tự động nhiều hơn, tuy nhiên nó không thể thay thế cho các nhà sáng tạo với tư cách là những con người với những cảm xúc thật.

Quan sát các giải thưởng quảng cáo dành cho những mẫu quảng cáo thành công nhất, chúng ta thấy rằng công nghệ chưa bao giờ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy khả năng thành công của một mẫu quảng cáo, dù cho đó là với hình thức quảng cáo kỹ thuật số hay quảng cáo truyền thống.

Theo một nghiên cứu của Nielsen khi phân tích 500 chiến dịch quảng cáo trên internet, kết quả cho thấy rằng, khi yếu tố sáng tạo được kích hoạt, có đến 89% các quảng cáo kỹ thuật số có khả năng mang lại hiệu suất cao.

Thay vì biến công nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu, người làm quảng cáo và marketing cần đầu tư nhiều hơn vào năng lực sáng tạo hay nói cách khác là tối ưu trải nghiệm của người tiêu dùng với quảng cáo.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

Đừng làm phiền người dùng quá mức.

Ngay cả khi quảng cáo của bạn hấp dẫn được đối tượng mục tiêu, nếu nó hiển thị sai vị trí hay hiển thị với tần suất quá mức, nó cũng có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực của người tiêu dùng với thương hiệu.

Quảng cáo tự nhiên (Native Ads) là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng, việc nhắm mục tiêu quảng cáo theo ngữ cảnh có thể đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không làm phiền khách hàng hay nói cách khác, chúng “hiển thị đúng mục đích”.

Cung cấp cho khách hàng một cái gì đó độc đáo (USP).

Bạn cứ hình dung rằng, khách hàng cũng như bạn, họ là con người và có cảm xúc. Hãy nghĩ xem họ là ai và họ coi trọng điều gì. Các thông điệp quảng cáo sáng tạo, mới mẽ và chân thực là những ưu tiên hàng đầu.

Xem xét cách bạn đang áp dụng yếu tố công nghệ vào quảng cáo sáng tạo.

Các chuyên gia sáng tạo hay những người làm marketing thông minh hiểu rằng họ không lạm dụng công nghệ để quảng cáo, họ chỉ đơn giản là tận dụng công cụ để phân phối những gì mà khách hàng của họ đang mong đợi hay những giá trị mà thương hiệu đang đại diện.

Quảng cáo càng chân thực và gần gũi với người tiêu dùng, quảng cáo đó càng thành công.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản nói trên, dưới đây là một số điểm ghi nhớ khác mà các nhà quảng cáo và marketing nên hiểu.

Người tiêu dùng không phải là một tập hợp các điểm dữ liệu.

Như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng là con người, họ có cảm xúc, có ý tưởng, có mong đợi và có nhu cầu được thấu hiểu thông qua các nội dung quảng cáo.

Các nền tảng quảng cáo luôn luôn thay đổi.

Từ các nền tảng mạng xã hội đến TV được kết nối, cách thức truyền tải thông điệp quảng cáo sẽ luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, điều bạn cần hiểu là dù cho bạn đang quảng cáo ở đâu, khách hàng mới là ưu tiên hàng đầu chứ không phải nền tảng hay công nghệ.

Công nghệ là yếu tố quan trọng để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng hiện đại, nhưng công nghệ nên hỗ trợ quảng cáo hay sáng tạo chứ không phải là thay thế sáng tạo.

Một ý tưởng hay và quy trình sáng tạo được thực thi tốt, khi được kết hợp với chiến lược truyền thông thông minh, có thể tạo ra những chiến dịch hiệu suất cao và điều này đặc biệt đúng khi được tích hợp một cách liền mạch với các yếu tố công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Facebook ra mắt tuỳ chọn cộng tác với nhà sáng tạo mới

Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng (Content Creator), Facebook vừa ra mắt tuỳ chọn cộng tác nhà sáng tạo mới.

Tuỳ chọn mới sẽ cho phép các nhà sáng tạo nội dung hợp tác với các nhà sáng tạo khác để có thể thúc đẩy khả năng tiếp cận của nội dung (Content) trên nền tảng.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ ở trên, tuỳ chọn cộng tác với nhà sáng tạo sẽ cho phép nhiều nhà sáng tạo hơn được liệt kê trên cùng một bài đăng Facebook, điều này vừa giúp cho các nội dung được tiếp cận nhiều hơn vừa giúp xây dựng thương hiệu cho từng nhà sáng tạo dựa trên nguyên tắc cộng hưởng giá trị.

Theo giải thích của Facebook:

“Với công cụ này, nhà sáng tạo có thể mời những nhà sáng tạo thứ khác cùng xuất bản một phần nội dung. Nếu nhà sáng tạo thứ hai chấp nhận, bài đăng sẽ được xuất bản trên cả hai trang của mỗi nhà sáng tạo.

Các nhà sáng tạo sẽ chia sẻ cùng một bản phân phối nội dung và có thể xem thông tin chi tiết được chia sẻ trên từng tài khoản chẳng hạn như phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác, trong Creator Studio.”

Về bản chất, tính năng mới này tương tự như tính năng gắn thẻ nội dung có thương hiệu (Branded Content) hiện đã có trên Facebook, khi các thương hiệu cùng gắn thẻ nội dung với các nhà sáng tạo hay những người có ảnh hưởng (Influencer) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tiếp cận và niềm tin với thương hiệu.

Facebook cho biết hiện tùy chọn này chỉ khả dụng cho các bài đăng video.

Theo quan điểm của MarketingTrips, mục tiêu của tuỳ chọn mới của Facebook có thể là giúp những nhà sáng tạo mới tăng cường khả năng tiếp cận và xây dựng thương hiệu khi được kết hợp với những nhà sáng tạo vốn đã thành công trước đó.

Tiếp nữa, khi Reels và video tiếp tục là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Meta, việc ra mắt các tính năng mới nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của video sẽ không chỉ dừng lại ở đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các thương hiệu ở Châu Á Thái Bình Dương (APAC) gia nhập Metaverse bằng trải nghiệm AR sáng tạo

Các thương hiệu có tư duy đi trước thời đại ra mắt một loạt hoạt động kích hoạt AR đổi mới trong các ngành dọc, từ ngành ô tô đến những tổ chức hoạt động vì cộng đồng.

Tuy vẫn trong giai đoạn mới phát triển, nhưng không gian ảo chân thực của vũ trụ kỹ thuật số rõ ràng đang bắt đầu thu hút người dùng.

Chỉ riêng Horizon Worlds, khoảng 300.000 người dùng đã tạo ra 10.000 thế giới. Theo dự báo của Meta Foresight, đến năm 2025, ước tính vũ trụ kỹ thuật số (Metaverse) sẽ đạt giá trị hơn 82 tỷ USD trong lĩnh vực game, truyền thông doanh nghiệp và quảng cáo.

Mặc dù phần lớn công nghệ và cơ sở hạ tầng sẽ tạo thành vũ trụ kỹ thuật số vẫn đang trong quá trình xây dựng, thực tế tăng cường (AR) chính là một trong những trụ cột cơ bản của vũ trụ này.

Mỗi tháng, hơn 700 triệu người trên toàn cầu sử dụng bộ lọc AR trên công nghệ của Meta và 80 tỷ hiệu ứng đáng kinh ngạc được mở ra.

Trong khi những xu hướng này đang diễn ra trên toàn cầu, có một khu vực mới đây đã chứng kiến sự bùng nổ về các ứng dụng AR đổi mới – đó là APAC.

Meta Foresight nhận thấy gần 4 trong số 5 người đi mua hàng ở APAC nói rằng họ xem công nghệ như AR là cầu nối để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới trên mạng và ngoài đời.

Theo một khảo sát của Meta, hơn 2/3 số người đi mua hàng ở khu vực này – những người có khả năng sẽ mua sắm trên mạng xã hội – cho biết họ muốn thử sản phẩm trong không gian ảo một cách thoải mái ở nhà. Một số trường hợp sử dụng hàng đầu mà muốn dùng thử AR do đáp viên nêu ra bao gồm:

Các nhà nghiên cứu khác ước tính giá trị thị trường của AR tại APAC sẽ đạt gần 29 tỷ USD vào năm 2024.

Họ kỳ vọng mức chi tiêu của khu vực này cho AR và thực tế ảo (VR) sẽ tăng 4 lần vào năm đó, chiếm tổng cộng 40% giá trị của ngành AR/VR trên toàn cầu.

Tuy nhiên, người quan sát không cần phải chờ nhiều năm sau để thấy một thế giới mà trong đó cuộc sống thực và kỹ thuật số bắt đầu hợp nhất liền mạch cho người dùng.

Hiện nay, các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên toàn thế giới đã bắt đầu sử dụng công nghệ này để tạo sự nhận biết, tăng lượt tương tác và xây dựng niềm khát khao cũng như đồng cảm, với số lượng đối tượng mong muốn dùng thử AR lẫn VR đang không ngừng gia tăng.

Tại APAC, các thương hiệu có tư duy đi trước thời đại đã tung ra một loạt các hoạt động kích hoạt AR đổi mới theo ngành dọc, từ ngành ô tô đến những đơn vị hoạt động vì cộng đồng.

Những tổ chức này cũng như đối tượng mong muốn tương tác với AR và VR đang thực sự góp phần đặt nền móng cho vũ trụ kỹ thuật số.

Các công ty đã ghi nhận thành quả trong mọi khía cạnh, từ khả năng nhớ đến quảng cáo cho đến nhận thức về thương hiệu và ý định mua hàng.

Ví dụ: nhờ AR, những người mua ô tô tiềm năng ở Úc có cơ hội tiếp cận rất gần với những chiếc ô tô hiệu suất cao dòng N của Hyundai.

Công ty này xây dựng mô hình xe 3D ảo để người đi mua hàng có thể tìm hiểu xe kỹ càng. Khách truy cập có thể tiếp tục tham gia một chuyến hành trình ảo. Nhờ công nghệ kỹ thuật số, họ có thể ngồi lên ghế lái để cảm nhận trải nghiệm bên trong.

Họ có thể thử nghiệm hiệu suất của xe trong môi trường mô phỏng ảo, thậm chí thi đấu với người khác bằng cách tính điểm.

Chỉ cần một động tác vuốt, họ có thể thử nghiệm các màu sắc khác nhau hoặc đưa camera điện thoại lên để xem liệu xe có vừa với gara của họ hay không. Bị thu hút từ trải nghiệm, người dùng có thể đặt lịch lái thử thực sự sau đó.

Dữ liệu của Facebook cho thấy chiến dịch của Hyundai đã thúc đẩy mong muốn và ý định mua xe của khách hàng tăng cao hơn, đồng thời ghi nhận khả năng nhớ đến quảng cáo và mức độ nhận biết tốt hơn.

Hoạt động kích hoạt dòng xe N đạt 12,5 điểm về độ cải thiện khả năng nhớ đến quảng cáo – đây là mức tăng đáng kể so với mức trung bình 7,7 điểm của ngành dọc này.

Hoạt động đó cũng ghi nhận mức độ nhận biết thương hiệu đạt độ cải thiện 3,4 điểm so với mức trung bình của ngành dọc này.

Trong khi đó, LG Electronics Hàn Quốc nhận ra cơ hội trên thị trường khi COVID-19 gây ra tình trạng tạm đóng cửa nhiều đơn vị/tổ chức, dẫn đến sự bùng nổ hoạt động cải tạo nhà ở.

Để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong bối cảnh cửa hàng ngừng hoạt động, công ty này tạo ra mô hình AR cho các thiết bị gia dụng mà họ cung cấp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng thử nhiều cách kết hợp và bố trí khác nhau trong nhà mình trước khi mua hàng thật.

Khách hàng phản hồi tích cực với trải nghiệm này: Chiến dịch AR đã nâng mức độ ưa thích thương hiệu ở đối tượng cũng như ý định mua hàng tăng thêm lần lượt 3,6 điểm và 5 điểm.

Nhưng không phải tất cả các dự án này đều nhằm mục đích bán xe ô tô hoặc thiết bị gia dụng. Tổ chức Mirror Foundation của Thái Lan hỗ trợ các gia đình tìm kiếm người thân mất tích. Tuy nhiên, COVID-19 khiến tổ chức gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận mọi người thông qua các phương tiện truyền thống.

Do đó, tổ chức này tạo bộ lọc AR để nâng cao mức độ nhận biết về những người mất tích và hỗ trợ người dùng nhớ lại nếu họ đã nhìn thấy người mất tích.

Chiến dịch này đã mang lại hiệu quả, tiếp cận đối tượng gồm hơn 7,5 triệu người trong thời gian hoạt động và nâng cao mức độ nhận biết trong thế hệ người dùng mới ở Thái Lan về những người mất tích.

Thành công tuyệt vời của chiến dịch tạo ra động lực to lớn cho tổ chức này: xếp hạng mức độ nhận biết ở cấp độ được mọi người nhớ đến đầu tiên tăng vọt, cao hơn 155% so với mức trung bình trong APAC.

Những hoạt động kích hoạt ban đầu này của các tổ chức thương mại và phi lợi nhuận mang đến ý niệm sơ lược thú vị về việc xu hướng nào sẽ có tiềm năng trong vũ trụ kỹ thuật số.

Khi các thương hiệu tiếp tục khám phá cũng như đổi mới trong không gian kỹ thuật số đang phát triển này, người dùng trên khắp thế giới có thể kỳ vọng về một thế giới mới với những trải nghiệm sống động và đa dạng thông tin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Meta bắt đầu triển khai NFT trên Facebook

Sau khi hỗ trợ trên nền tảng Instagram từ tháng 5, Meta đã bắt đầu tích hợp NFT lên nền tảng mạng xã hội Facebook.

NFT Facebook
Meta bắt đầu triển khai NFT trên Facebook

Ông Navdeep Singh, Giám đốc sản phẩm Meta, đã chia sẻ trên mạng xã hội rằng Facebook sẽ sớm hỗ trợ NFT.

Theo bức ảnh do ông Singh chia sẻ, người dùng có thể sử dụng NFT và các tính năng liên quan tại thẻ “Digital Collectibles” (bộ sưu tập tài sản số) trong hồ sơ Facebook.

Ngoài ra, người dùng sẽ có thể kết nối trực tiếp ví tiền điện tử mã hóa (như MetaMask chẳng hạn) trực tiếp với Facebook, cũng như thỏa sức sử dụng NFT trong các bài đăng như những bài đăng khác – có thể tương tác (bày tỏ cảm xúc), bình luận và chia sẻ.

Xác nhận với tờ TechCrunch, một phát ngôn viên của Meta cho biết các tính năng liên quan đến NFT đang bắt đầu được triển khai trên Facebook, với nhóm đối tượng đầu tiên là một số nhà sáng tạo nội dung tại Mỹ.

Với tính năng này, người dùng có thể giới thiệu các NFT trên hồ sơ Facebook của họ.

Meta tham vọng đưa NFT lên các nền tảng mạng xã hội.

Trước đây, Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Meta cho biết công ty sẽ phát triển tập trung vào NFT thực tế tăng cường (AR), hoặc NFT 3D, giúp người dùng có thể “up story” lên Instagram bằng cách sử dụng Spark AR – nền tảng AR của công ty.

Trong tuần trước, Meta đã mở rộng thử nghiệm NFT trên Instagram ra phạm vi toàn cầu, cho phép thêm nhiều nhà sáng tạo có thể “khoe” NFT của họ trên Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Xây dựng chiến lược Content Marketing với một vài bước đơn giản

Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, khi cả nguồn lực con người và tài chính đều bị hạn chế, làm thế nào để bạn có thể xây dựng một bản chiến lược Content Marketing chỉ với một vài bước đơn giản. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Xây dựng chiến lược Content Marketing
Xây dựng chiến lược Content Marketing với một vài bước đơn giản

Bên dưới là các bước để bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến lược Content Marketing mà không tốn quá nhiều ngân sách và nguồn lực.

Đánh giá lại chân dung của người mua (Buyer Persona).

Bước đầu tiên của mọi chiến lược Content Marketing đó là bạn cần đánh giá lại chân dung của những người mua của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, đó có thể là chân dung của người mua lý tưởng (Ideal Buyer).

Chân dung của người mua được hiểu đơn giản là tất cả những gì mà thương hiệu hay người làm marketing hiểu về khách hàng tiềm năng (Lead), những người có nhiều khả năng nhất để mua hàng từ doanh nghiệp, dựa trên nghiên cứu thị trường và các dữ liệu có được từ tệp khách hàng hiện tại.

Trong quá trình xác định chân dung của người mua, các marketer cần xác định hành vi của khách hàng tiềm năng, các nỗi đau của họ và cả những thông tin cơ bản như nhân khẩu học, sở thích hay mục tiêu cá nhân…

Từng bước xác định chân dung của người mua.

Khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc xác định chân dung người mua, bạn có thể bắt đầu xây dựng chân dung người mua của thương hiệu bằng các bước dưới đây.

1. Tiến hành nghiên cứu thị trường hoặc phân tích thị trường.

Bạn nên lưu ý rằng, chân dung của khách hàng tiềm năng hay chân dung của người mua là những hình ảnh thực về khách hàng, chúng cần được xây dựng dựa trên dữ liệu chứ không phải là từ các ý kiến chủ quan của người làm marketing.

Bạn cần thực hiện các nghiên cứu thị trường sâu rộng về khách hàng của mình, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, sau đó tổng hợp các dữ liệu có được để đưa ra các nhận định.

Nếu khách hàng của bạn tập trung nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, một công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) có thể rất cần thiết với bạn.

2. Xác định nỗi đau của khách hàng.

Nếu bạn là người trong nghề, bạn có thể đã hiểu rằng, khách hàng vốn dĩ không cần sản phẩm hay dịch vụ mà là cần các giải pháp để giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của họ.

Bạn cần xác định vấn đề mà khách hàng của bạn đang cố gắng giải quyết là gì? Điều gì đang cản trở họ đạt được mục tiêu?

Nếu doanh nghiệp của bạn có sử dụng CRM hay bộ phận chăm sóc khách hàng, đừng bỏ qua những dữ liệu quý giá từ đây.

3. Thấu hiểu các mục tiêu của khách hàng.

Ngoài các dữ liệu liên quan đến những rào cản hay nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, việc hiểu các mục tiêu mà họ đang hướng tới cũng quan trọng không kém.

Động lực mua hàng của họ là gì, họ đang hướng đến những mục tiêu nào sau khi sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu và hơn thế nữa.

4. Thấu hiểu cách giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.

Sau khi đã nhận thức được vấn đề của khách hàng, điều quan trọng là bạn phải thiết kế ra những giải pháp cho họ.

Bạn có thể tự hỏi mình cần làm gì để giải quyết vấn đề của khách hàng? Làm thế nào để phá bỏ các rào cản cản trở sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng?

Hay khách hàng của bạn đang ở đâu trong hành trình mua hàng của chính họ?

Đánh giá lại thương hiệu.

Khi bạn truyền tải các thông điệp của thương hiệu đến khách hàng, vấn đề quan trọng là bạn phải xác định được đâu là thứ mà bạn muốn khách hàng cảm nhận về bạn.

Dưới đây là một số điểm bạn cần đánh giá.

1. Đánh giá lại về tính độc đáo của thương hiệu hay doanh nghiệp.

Bạn cần xác định được đâu là điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh (USP), sản phẩm của bạn đang giải quyết vấn đề nào và tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn thay vì là một thương hiệu khác.

2. Hãy xem thương hiệu như một con người thực.

Với hầu hết các doanh nghiệp, mục đích của việc xây dựng thương hiệu là phát triển các hệ thống giá trị riêng biệt, những thứ giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Khi phát triển thương hiệu, bạn hãy nghĩ về thương hiệu của mình như là một con người, nó có cảm xúc, có giá trị, có mục tiêu và có cả sự tin tưởng.

3. Xây dựng sự khác biệt và hướng tới sự chân thực.

Thương hiệu của bạn phải phản ánh được tiếng nói, giá trị và tính cách của chính nó. Hãy trung thực về tất cả những gì doanh nghiệp của bạn đang làm.

Trong khi việc phân tích đối thủ cạnh tranh có thể rất cần thiết, tuy nhiên, nếu bạn muốn hướng tới những giá trị khác, đừng để hình ảnh của đối thủ xuất hiện trong phạm vi định vị giá trị của thương hiệu của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips.com 

LinkedIn chia sẻ nhiều Marketing Insights thông qua tạp chí kỹ thuật số mới

Thông qua tạp chí kỹ thuật số mới với tên gọi Big Thinking, LinkedIn chia sẻ đến marketer nhiều insight mới về ngành marketing nói chung và tư duy tăng trưởng nói riêng.

linkedin big thinking
LinkedIn chia sẻ nhiều Marketing Insights thông qua tạp chí kỹ thuật số mới

Khi đại dịch đã mang đến vô vàn những khó khăn cho từ các doanh nghiệp lớn đã có chỗ đứng trên thị trường đến các công ty khởi nghiệp, áp lực về tăng trưởng doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng đến thế.

Để có thể tìm kiếm được các cơ hội mới sau khủng hoảng, các kỹ năng và tư duy sáng tạo của người làm marketing và kinh doanh lại trở nên cấp thiết hơn.

Với mục tiêu cung cấp cho các marketer nhiều thông tin hơn về xu hướng ngành, nhiều kỹ thuật làm marketing hiệu quả cũng như các cách thức để phát triển tư duy tăng trưởng, LinkedIn vừa cho ra mắt tạp chí kỹ thuật số mới mang tên “Big Thinking”.

Theo LinkedIn:

“Sau đại dịch, đó là thời gian để bạn có thể hình dung lại, xác định và mở rộng thị trường, bạn cần xây dựng thương hiệu, xây dựng niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp và kết nối với họ nhiều hơn nữa.

Thế giới đang cần những tư duy lớn (Big Thinking) từ những người làm marketing, và để làm được điều này, bạn cần những tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) mới, tất cả những thông tin đó bạn sẽ có thể tìm thấy trong LinkedIn Big Thinking.”

Có gì mới trong tạp chí kỹ thuật số LinkedIn Big Thinking.

Theo LinkedIn, Big Thinking đã tập hợp nhiều tư duy của nhiều nhà tư tưởng tiên phong trong lĩnh vực marketing và truyền thông, họ cùng nhau đưa ra những kỳ vọng và thách thức mới mà các nhà marketer cần phải đối diện và vượt qua.

Dưới đây là một số nội dung sẽ được thảo luận trong tạp chí.

  • Sứ mệnh của các marketer trong việc phát triển các chiến lược marketing bền vững.
  • Bí mật của những tổ chức sáng tạo nhất thế giới.
  • Tại sao kỳ vọng của các nhà lãnh đạo cần thay đổi.
  • Những chiến thuật marketing mới trong thế giới không có cookies.
  • Tại sao đã đến lúc các B2B Marketer cần đào sâu nhiều hơn về các vấn đề sáng tạo.

Bạn có thể đọc ngay LinkedIn Big Thinking tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok thừa nhận đã truy cập dữ liệu người dùng Mỹ

CEO TikTok cho biết một số nhân viên công ty có thể truy cập dữ liệu của người dùng Mỹ, nhưng không chia sẻ cho chính phủ Trung Quốc.

Trong bức thư gửi đến 9 nghị sĩ Mỹ, Shou Zi Chew, CEO TikTok thừa nhận các nhân viên tại trụ sở công ty ở Trung Quốc có thể truy cập một số thông tin của người dùng dịch vụ tại Mỹ, bao gồm video và bình luận công khai.

Chew khẳng định các thông tin không được chia sẻ với chính phủ Trung Quốc. Việc truy cập diễn ra trong môi trường an ninh mạng được kiểm soát chặt chẽ, bằng giao thức xác thực do nhóm bảo mật của TikTok tại Mỹ giám sát.

Cũng trong bức thư này, Chew cho biết TikTok đang làm việc với chính phủ Mỹ để tăng cường bảo mật dữ liệu, phù hợp với định nghĩa của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), nhóm cơ quan chính phủ chuyên xem xét các thương vụ thâu tóm công ty Mỹ ở nước ngoài.

Kế hoạch của TikTok, còn được gọi là “Dự án Texas” nhằm lưu trữ thông tin của người dùng Mỹ tại các máy chủ trong nước, do hãng phần mềm Oracle vận hành.

TikTok cũng chuyển đổi nền tảng đám mây từ Trung Quốc sang cơ sở hạ tầng của Oracle, đồng nghĩa là các dữ liệu và thuật toán của TikTok với người dùng Mỹ sẽ được truy cập và triển khai từ máy chủ trong nước.

“Chúng tôi không chia sẻ công khai kế hoạch vì tôn trọng cam kết bảo mật với chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện nay buộc chúng tôi công bố một số thông tin để làm sáng tỏ những chi tiết sai sót, gây hiểu lầm trong bài viết (của BuzzFeed)”, Chew cho biết.

Trước đó vào 27/6, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã trích dẫn bài viết đăng trên BuzzFeed, cho biết dữ liệu của người dùng TikTok tại Mỹ được truy cập bởi các nhân viên công ty tại Trung Quốc. Họ cho rằng TikTok và công ty mẹ ByteDance đang “sử dụng quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Mỹ để theo dõi cư dân nước này”.

Theo Bloomberg, các nghị sĩ yêu cầu đại diện TikTok giải thích về hành động truy cập dữ liệu của người dùng Mỹ tại Trung Quốc, mục đích thu thập và liệu chúng có được chia sẻ với chính phủ Trung Quốc hay không.

“Chúng tôi biết mình là một trong những nền tảng được xem xét kỹ lưỡng nhất từ quan điểm bảo mật, và chúng tôi muốn loại bỏ mọi nghi ngờ về tính bảo mật dữ liệu của người dùng tại Mỹ”, CEO TikTok cho biết.

Sau khi chuyển máy chủ sang Mỹ, các nhân viên TikTok tại Trung Quốc vẫn đảm nhiệm vai trò phát triển thuật toán, tuy nhiên việc đào tạo thuật toán sẽ diễn ra trên máy chủ của Oracle.

Đây không phải lần đầu TikTok vướng vào tranh cãi liên quan đến bảo mật thông tin. Năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu ByteDance rao bán TikTok nếu vẫn muốn phát hành ứng dụng tại Mỹ.

Chính quyền ông Trump thậm chí công bố thỏa thuận bán một phần TikTok từ ByteDance cho Oracle, tuy nhiên điều này không thành sự thật.

Theo New York Times, TikTok vẫn đang bị CFIUS giám sát. Cuối tháng 6, nghị sĩ Brendan Carr, thành viên thuộc Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã gửi đơn kiến nghị Apple và Google xóa TikTok khỏi kho ứng dụng, sau khi ví nền tảng mạng xã hội này như “một con sói đội lốt cừu”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

(Theo Zing)

TikTok Follow Me: Giải pháp Marketing cho SMEs từ TikTok

TikTok Follow Me kéo dài trong 6 tuần trên phạm vi toàn cầu nhằm mục tiêu thu hút và hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm giải pháp marketing thành công trên nền tảng.

TikTok Follow Me
TikTok ra mắt Follow Me cung cấp giải pháp Marketing cho SMEs

Ngày 29.6 vừa qua, TikTok chính thức ra mắt TikTok Follow Me với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tận dụng tối đa sức mạnh của yếu tố công nghệ để thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.

Được diễn ra trong vòng 6 tuần, bắt đầu từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.2022, TikTok Follow Me sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc truyền tải các câu chuyện thương hiệu thông qua những video sáng tạo và xây dựng cộng đồng riêng trên nền tảng.

Theo đó, TikTok sẽ tạo một trang giới thiệu (splash page) dành riêng trên trang TikTok for Business, nơi không chỉ cho phép doanh nghiệp lồng ghép được câu chuyện thương hiệu thông qua hình thức video, mà còn cung cấp các mẹo để khai thác tốt sức mạnh của cộng đồng và yếu tố giải trí, qua đó thu hút người tiêu dùng trực tuyến.

“Hiện nay, người đứng đầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ – từ giám đốc điều hành đến người quản lý Marketing – đang phải đảm đương quá nhiều trách nhiệm. Họ vừa phải trở thành một người chủ thân thiện vừa phải là một trụ cột để hỗ trợ các đồng nghiệp.

Chúng tôi nhận thấy có quá nhiều việc khiến họ phải bận tâm, và TikTok Follow Me sẽ mang đến những kiến thức và hiểu biết cần thiết để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng TikTok một cách hiệu quả, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, bà Esme Lean, Giám đốc bộ phận Doanh nghiệp vừa và nhỏ, TikTok khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết.

Trong thời gian này, doanh nghiệp cũng sẽ được hướng dẫn tạo tài khoản doanh nghiệp miễn phí, tiếp cận các tính năng quản lý quảng cáo và khuyến mãi trên TikTok tại https://www.tiktok.com/business/.

Tại Việt Nam, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2021, trong tổng số 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong nước, có tới 97% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút hơn 5 triệu lao động.

Nghiên cứu gần đây do Flamingo thực hiện đã cho thấy 61% người dùng TikTok yêu thích thương hiệu hơn khi họ được “bắt trend”, chẳng hạn như tham gia vào các Hashtag Challenge, hay hòa giọng cùng các bài hát mang tính xu hướng.

Các thương hiệu tại Việt Nam đã nhảy vào một số danh mục đang phát triển nhanh trên TikTok bao gồm Du lịch (tăng trưởng 210% so với cùng kỳ năm trước); đồ tự thiết kế, đồ gia dụng, làm vườn (174%); Tin tức và Giải trí (143%); Mẹ và bé (120%); Giáo dục (106%); Đồ thể thao & ngoài trời (96%).

Mọi thông tin về chương trình các bạn cập nhật tại: TikTok for Business.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (P2)

Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến thương mại điện tử, những chiến lược marketing được MarketingTrips đề cập trong bài sẽ rất hữu ích với bạn.

Với giá trị dự kiến đạt hơn 7000 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử (eCommerce) được xem là nền kinh tế mũi nhọn của các quốc gia và doanh nghiệp, để có thể tận dụng tốt các cơ hội mới, những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp có thể cần những chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số chiến lược marketing dành riêng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Email Marketing.

Theo thống kê từ Litmus, email marketing hay tiếp thị qua email là hình thức marketing có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) lên tới 45 đồng cho mỗi đồng mà các doanh nghiệp thương mại điện tử đã chi tiêu.

Về tổng thể, chiến lược email marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử có nhiều lợi thế hơn so với các ngành hàng khác.

Vì phần lớn các khách hàng thương mại điện tử mong muốn thường xuyên nhận được các thông tin về các chương trình khuyến mãi từ thương hiệu, điều này khiến cho quá trình gửi và nhận email trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi các sàn thương mại điện tử được tích hợp với các nền tảng CRM, việc cá nhân hoá nội dung email cũng là một chiến thuật khác bạn nên thử.

Dưới đây là một số trường thông tin bạn nên cân nhắc khi cá nhân hoá nội dung:

  • Tên khách hàng
  • Sinh nhật
  • Giới tính
  • Địa điểm
  • Lịch sử mua hàng
  • Các email đã mở
  • Các trang web đã truy cập

Ngoài các chiến thuật về cá nhân hoá, tự động hoá quá trình gửi email tiếp tục là một cách tiếp cận mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là một số kiểu email tự động bạn có thể tham khảo cho chiến lược tổng thể của mình.

  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead)
  • Email quảng cáo
  • Email về giỏ hàng chưa được thanh toán
  • Email bán thêm và bán kèm (Up-sell and cross-sell)
  • Email giới thiệu
  • Email tương tác lại

Truyền thông mạng xã hội – Social Media.

Bên cạnh mục tiêu chính là để kết nối với bạn bè, người dùng cũng cũng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để nghiên cứu và tương tác với các thương hiệu.

Các thương hiệu thương mại điện tử có thể cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu của họ thông qua những nội dung có thể giải quyết các vấn đề của riêng họ.

Dưới đây là một số cách các thương hiệu có thể tiếp cận thông qua các nội dung (Content) của mình.

  • Đăng các lời khuyên trong quá trình sử dụng sản phẩm
  • Truyền tải cách các sản phẩm được sử dụng trong thực tế (use case)
  • Cung cấp thông tin ngành
  • Công bố các sản phẩm mới hay tính năng mới của sản phẩm
  • Chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (UGC)
  • Chia sẻ những nội dung hợp tác với những người có ảnh hưởng (InfluencerKOL)
  • Bán sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Chăm sóc khách hàng

Trong khi Social Commerce hay thương mại xã hội tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram hay Facebook, việc bán hàng trực tiếp trên nền tảng ngày càng trở nên phổ biến và đơn giản hơn.

Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, ngoài việc dựa vào năng lực nội tại của doanh nghiệp để tăng trưởng, sử dụng năng lực của các bên thứ 3 cũng là một chiến lược mang lại thành công cho không ít các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Bằng cách hợp tác với các nhà xuất bản, những nhà sáng tạo nội dung tự do hay các nhà quảng cáo, họ có thể giúp doanh nghiệp hiển thị nội dung sản phẩm và bán hàng thông qua mạng lưới của họ.

Theo Backlinko, “40% các đơn vị bán hàng thương mại điện tử đã coi các chương trình tiếp thị liên kết là phương thức thu hút khách hàng hàng đầu của họ”.

Nhiệm vụ của bạn cũng hết sức đơn giản, chọn các nền tảng tiếp thị liên kết (hoặc xây dựng chương trình liên kết trực tiếp), xây dựng các chính sách trả thưởng và sau đó là trả thưởng dựa trên các hiệu suất bán hàng thực tế của bên liên kết bán hàng.

Tối ưu hóa giao diện người dùng hay trải nghiệm của họ với website (app) – UI/UX.

Với hầu hết các doanh nghiệp, dù cho bạn làm marketing ở đâu hay theo phương thức nào thì khách hàng vẫn cần một nơi để xem và tìm hiểu về sản phẩm, website hay ứng dụng (app) là điểm đến mục tiêu cuối cùng.

Trong khi các sản phẩm về cơ bản là cố định hoặc trong nhiều trường hợp, nó không có bất cứ sự khác biệt nào so với đối thủ khi nền tảng thương mại điện tử đó chỉ là trung gian phân phối lại các sản phẩm đã có.

Khi này, tất cả các điểm chạm hay trải nghiệm của người dùng trên nền tảng là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng mua hàng (và mua lại) của khách hàng.

Một giao diện website hiệu quả là giao diện giúp khách hàng thực hiện quá trình tìm hiểu sản phẩm cũng như mua hàng một cách đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Bằng cách tối ưu hoá tốc độ tải trang, tối ưu hoá điều hướng trên trang, tối thiểu hoá các lần nhấp chuột của khách hàng từ lúc nghiên cứu đến mua hàng, sử dụng các công cụ hỗ trợ 24/24 hay đơn giản là tối ưu hoá các lời kêu gọi hành động (CTA) trên trang, doanh nghiệp có thể từng bước chinh phục khách hàng tiềm năng của mình.

Ngày nay, khi phần lớn người mua hàng thực hiện các giao dịch trên thiết bị di động, thân thiện với các thiết bị di động là một yêu cầu bắt buộc khác bạn nên cân nhắc.

Kết luận.

Khi ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến hơn, các doanh nghiệp thương mại điện tử nên chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, dù cho chiến lược mà thương hiệu chọn là gì và được sử dụng trong bối cảnh nào, bạn nên nhớ rằng, khách hàng là điểm đầu cũng như là điểm cuối quyết định các chiến lược hành động hay ưu tiên của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

CEO Facebook nói với nhân viên: “Một số các bạn không nên làm việc ở đây”

Giám đốc điều hành Meta đang thắt chặt môi trường làm việc, thanh lọc nhân viên trong bối cảnh Facebook không đạt mục tiêu doanh thu.

Theo Reuters, Mark Zuckerberg chia sẻ trong một cuộc họp hỏi đáp với các nhân viên rằng ông đang lên kế hoạch “tăng nhiệt” cho các mục tiêu công việc khi tốc độ tăng trưởng của công ty chậm lại.

“Nếu phải đánh cược, tôi cho rằng đây có thể là một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất mà chúng ta từng thấy trong những năm gần đây”, một nhân viên trong cuộc họp chia sẻ với Reuters.

Meta hiện đã bắt đầu quá trình thắt chặt hầu bao. Bản báo cáo nội bộ vào tháng 5 cho biết rằng Facebook, công ty con của Meta, đang tạm dừng tuyển dụng do “tăng trưởng doanh thu chậm hơn dự đoán”.

Zuckerberg cho biết công ty sẽ sớm đưa ra các mục tiêu gay gắt hơn với mục đích thanh lọc các nhân viên không đáp ứng được kỳ vọng đề ra.

“Thực tế là có rất nhiều nhân viên không phù hợp với công ty. Tôi hi vọng một phần bằng cách nâng cao kỳ vọng, đặt ra những mục tiêu cao hơn và gia tăng áp lực môi trường làm việc hơn một chút, một số người có thể sẽ nhận ra rằng nơi đây không còn dành cho mình nữa và tôi nghĩ đó là sự lựa chọn hợp lý”, Zuckerberg chia sẻ trong cuộc họp, theo Reuters.

Zuckerberg cũng nói với nhân viên Meta rằng công ty đã giảm chỉ tiêu tuyển dụng kỹ sư cho năm nay từ 10.000 xuống còn 6.000-7.000 nhân viên. Trước đó, Reuters đưa tin về ghi chú từ Giám đốc Sản phẩm Chris Cox cho biết công ty sẽ phải “lựa chọn một cách tàn nhẫn hơn” và “vận hành các đội gọn gàng hơn, đơn giản hơn và thực thi tốt hơn”.

Tuy vậy, Meta không phải là công ty lớn duy nhất chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế đang rình rập. Theo các thông tin thu thập được bởi Insider, trong một bản ghi nhớ bị rò rỉ hồi tháng 5, Amazon cho biết họ sẽ cắt giảm mục tiêu tuyển dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ của mình.

Email nội bộ của Microsoft cũng cho thấy công ty này cắt giảm các chỉ tiêu tuyển dụng. Ngoài ra, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk cũng cho biết Tesla sẽ cắt giảm khoảng 3% tổng nhân lượng lao động của mình trong 3 tháng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Hot TikToker Khaby Lame trở thành gương mặt đại diện của Web3

Sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance vừa chọn TikToker có nhiều người theo dõi nhất thế giới Khaby Lame làm gương mặt đại diện với mục tiêu thúc đẩy web3.

Khaby Lame Web3
Hot TikToker Khaby Lame trở thành gương mặt đại diện của Web3

Vào tuần trước, nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) va cũng là Influencer trên TikTok Khaby Lame vừa trở thành người được theo dõi nhiều nhất trên nền tảng TikTok với hơn 142 triệu người theo dõi.

Tuần này, anh chàng vừa tiếp tục tạo ra một dấu ấn mới khi được Binance, sàn tiền số lớn nhất thế giới chọn làm gương mặt đại diện của Web3 với mục tiêu xây dựng độ nhận biết cũng như thúc đẩy khả năng phát triển của các công nghệ xoay quanh Web3.

Theo thông tin được công bố bởi Binance, với tư cách là đại sứ thương hiệu (brand ambassador) toàn cầu mới cho Binance, Lame sẽ đóng vai trò hướng dẫn người dùng về tiền điện tử và gỡ bỏ những lầm tưởng xung quanh hệ sinh thái Web3.

Trong quá trình hợp tác, Khaby Lame sẽ tiếp tục sử dụng phong cách video đặc trưng của mình để tạo ra các video ngắn với nội dung xoay quanh Web3 và NFT.

Như là một “màn ra mắt” với Binance, Khaby Lame vừa đăng tải một đoạn video ngắn trên TikTok với nội dung nếu người dùng thắc mắc về Web3, hãy truy cập Binance để có ngay câu trả lời, hiển nhiên, cách truyền tải vẫn đúng chất của Lame, “kiệm lời”.

Video với hashtag #Ibinanceman và nội dung “Having trouble starting your Web3journey? I want to introduce you @Binance Superhero! Tag your friends who need #Ibinanceman. Not trading advice.” ngay sau đó đã thu hút hơn 400.000 lần lượt xem.

Khaby Lame chia sẻ: “Tôi coi những người theo dõi mình như là gia đình của mình và tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới và nội dung thú vị để chia sẻ với họ.”

“Tôi đã tò mò về Web3 được một thời gian và khi nhận được lời mời từ Binance, nền tảng tiên phong trong việc tạo ra những thứ mới với các công nghệ liên quan, tôi đã đồng ý ngay. Binance cũng khiến những thứ phức tạp trở nên đơn giản và nó cũng chính là con người thật của tôi, như bạn đã thấy”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Brand Marketing là gì? Brand Marketer là ai và làm gì?

Là một trong những vị trí đảm nhận các công việc liên quan đến marketing, Brand Marketer hay nhà tiếp thị thương hiệu là người chịu trách nhiệm các công việc về Brand Marketing tức tiếp thị thương hiệu. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau có quy mô và ngành nghề kinh doanh khác nhau mà các Brand Marketer có thể linh hoạt thực hiện các công việc và nhiệm vụ khác nhau. Cùng tìm hiểu Brand Marketing là gì, các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Brand Marketing, các công việc chính mà một Brand Marketer thường làm là gì và hơn thế nữa qua bài viết dưới đây.

brand marketer
Brand Marketer là ai? Chân dung của một Brand Marketer

Brand Marketer là gì? Nằm trong vị trí tổng thể là Marketer, Brand Marketer hay các nhà tiếp thị thương hiệu là những người thực hiện công việc chính là Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu, một phạm vi công việc thường là song song với Performance Marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Brand Marketer là gì hay họ là ai?
  • Brand hay thương hiệu là gì?
  • Marketer là ai?
  • Brand Marketer làm những công việc chính là gì?
  • Brand Marketing là gì?
  • Vai trò của các Brand Marketer với thương hiệu và trong doanh nghiệp.
  • Có gì trong JD của một Brand Marketer.
  • Lộ trình trở thành một Brand Marketer chuyên nghiệp.
  • Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Brand Marketing.
  • Các kỹ năng cơ bản cần có của một Brand Marketer là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Brand Marketing là gì? Brand Marketer là gì hay họ là ai?

Như đã phân tích ở trên, Brand Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là nhà tiếp thị thương hiệu, những người thuộc bộ phận marketing hoặc thương hiệu chuyên làm các công việc liên quan đến Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu.

Mặc dù cũng như các vị trí khác thuộc ngành marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, các công việc mà Brand Marketer phụ trách có thể rất khác nhau.

Ở khía cạnh tổng thể, Brand Marketer là một vị trí hay một kiểu Marketer.

Brand hay thương hiệu là gì?

Ở góc nhìn tổng thể, thương hiệu có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Theo khái niệm này, thương hiệu có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love).

Dưới đây là một số định nghĩa khác về thương hiệu.

Theo Investopedia, thuật ngữ thương hiệu hay Brand đề cập đến một ý tưởng trong phạm vi kinh doanh và marketing được sử dụng để giúp mọi người xác nhận một sản phẩm, cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể.

Thương hiệu là vô hình, có nghĩa là bạn không thể sờ hay chạm vào được nó mà chỉ có thể cảm nhận hay ghi nhớ về nó trong tâm trí.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu thường sử dụng các điểm nhận diện riêng để tạo ra các bản sắc thương hiệu trên thị trường, những gì thương hiệu hướng tới là lợi thế cạnh tranh so với các thương hiệu hay doanh nghiệp khác hiện có để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Marketer là ai?

Marketer, mặc dù không được chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt tuy nhiên nó có nghĩa là Nhà tiếp thị, tức đề cập đến những người làm các công việc về Marketing.

Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.

Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.

Brand Marketing là gì?

Nằm trong khái niệm lớn là Marketing và Brand tức Thương hiệu, Brand Marketing hay Tiếp thị thương hiệu là thuật ngữ đề cập đến tất cả các hoạt động marketing với mục tiêu cuối cùng là xây dựng tài sản thương hiệu hoặc các sản phẩm hay dịch vụ liên quan.

Brand Marketing liên quan nhiều các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng đồng thời marketing đến người tiêu dùng các thuộc tính của thương hiệu (brand attributes), những thứ mà người tiêu dùng “cần” hình dung ra khi nghĩ về một thương hiệu cụ thể nào đó.

Brand Marketer làm những công việc chính là gì?

Thông thường ở các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức nhân sự chuyên nghiệp, các Brand Marketer sẽ làm việc song song với các Performance Marketer, tức khi này, marketing sẽ có thể được phân chia thành Brand Marketing và Performance Marketing.

Trong khi các Performance Marketer tập trung vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất nhằm mục tiêu mang lại khách hàng tiềm năng và doanh số (trực tiếp hoặc gián tiếp), Brand Marketer quan tâm nhiều hơn đến hiệu suất tổng thể của thương hiệu hay các chỉ số gắn liền với sức khoẻ thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Tuỳ vào từng cấp độ vị trí cụ thể hoặc yêu cầu của từng doanh nghiệp, các Brand Marketer có thể thực hiện các công việc hay sứ mệnh khác nhau, dưới đây là một số công việc chính họ thường làm.

Xây dựng chiến lược thương hiệu.

Cũng tương tự như các vị trí khác thuộc marketing hay nhiều ngành nghề khác, trước khi thực hiện bất cứ công việc cụ thể nào, chiến lược là yêu cầu được đặt ra đầu tiên.

Về cơ bản, chiến lược chính là kim chỉ nam cho những mục tiêu mà bạn muốn hướng tới, những định hướng mà bạn sẽ làm và hơn thế nữa.

Trong trường hợp này, với các Brand Marketer, mục tiêu của họ khi xây dựng chiến lược thương hiệu là tìm ra những lối đi của thương hiệu trong dài hạn, những định hướng mang tính chiến lược (thường là dài hạn hoặc trong một khoảng thời gian tương đối dài) hay nói một cách dễ hiểu, họ muốn thương hiệu của họ ở đâu trong tương lai và nó là gì trong tâm trí của người tiêu dùng mục tiêu (TA).

Chiến lược thương hiệu thường được xây dựng bởi các vị trí quản lý thương hiệu chẳng hạn như Brand Marketing Manager.

Tiếp thị sản phẩm hoặc ra mắt sản phẩm mới.

Brand Marketer
Một trong những công việc của các Brand Marketer là ra mắt sản phẩm mới.

Công việc tiếp theo mà các Brand Marketer có thể sẽ phải làm đó là tiếp thị sản phẩm (Product Marketing) hoặc ra mắt các sản phẩm mới.

Vì bản chất, các nhà tiếp thị thương hiệu làm những công việc gắn liền với thương hiệu hay sản phẩm (thứ mà người dùng sẽ mua), không ít các công việc liên quan đến quá trình tiếp thị cho sản phẩm như quảng cáo, PR hay xây dựng các chương trình khuyến mãi là những gì họ phải làm.

Tiếp đó, trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp ra mắt các sản phẩm mới, các Brand Marketer cũng sẽ phải thực hiện các công việc như xây dựng kế hoạch ra mắt, kênh truyền thông sẽ sử dụng, chiến thuật ra mắt sản phẩm hay cả việc sử dụng những người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy hiệu ứng của sản phẩm hay thương hiệu.

Xây dựng, quản trị, thực thi và giám sát các công việc liên quan đến truyền thông thương hiệu.

Dù cho đó là thông qua các agency hay đội nhà làm (in-house team), một công việc quan trọng khác của các nhà tiếp thị thương hiệu đó là xây dựng nội dung, thực thi và giám sát toàn bộ các công việc liên quan đến truyền thông thương hiệu (Brand Communications).

Dù cho đó là việc phải làm việc với các cơ quan truyền thông báo chí, các đối tác thương hiệu (Brand Partnership) hay các chiến dịch thương hiệu, các Brand Marketer chính là người chịu trách nhiệm xây dựng và đánh giá kết quả.

Phân tích và đánh giá hiệu suất hay sức khoẻ của thương hiệu.

Ở góc nhìn tổng thể, các Brand Marketer là những người chịu trách nhiệm tổng thể về hiệu suất hay sức khoẻ của thương hiệu.

Các chỉ số gắn liền với quá trình này thường là ngân sách đã chi tiêu, mức doanh số đạt được, mức độ cải thiện của sức khoẻ thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu, yêu thích thương hiệu hay mức độ trung thành (mua lại) của khách hàng.

Vai trò của các Brand Marketer với thương hiệu và trong doanh nghiệp là gì?

Song song với các vị trí khác như Digital Marketer hay Content Marketer, các Brand Marketer đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thương hiệu và doanh nghiệp trong dài hạn.

Dưới đây là môt số vai trò chính của các Brand Marketer.

Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Khi nói đến quá trình xây dựng thương hiệu hay vai trò của những nhà tiếp thị thương hiệu, độ nhận biết hay nhận thức của khách hàng về thương hiệu là yêu cầu đầu tiên.

Trong khi có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng của khách hàng trong suốt hành trình mua hàng, biết về thương hiệu hay thậm chí là hiểu thương hiệu là điều kiện đầu tiên.

Bạn cứ thử hình dung rằng, bạn có sẵn sàng mua một sản phẩm hay thương hiệu nào đó mà bạn chưa từng nghe nói về nó hay không? Và nếu có thì tỷ lệ hay xác suất là khoảng bao nhiêu phần trăm?

Các sản phẩm có giá trị càng cao thì quá trình mua hàng càng lâu và phức tạp và mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu càng quan trọng.

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Ngày nay, trong bối cảnh khi khách hàng ngày càng có thể tiếp cận thông tin môt cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, khi họ có nhiều lựa chọn hơn, mức độ trung thành của họ với thương hiệu càng thấp hơn.

Với tư cách là các Brand Marketer, vai trò của bạn là làm cho khách hàng tương tác nhiều và thường xuyên hơn với thương hiệu (không nhất thiết là với các nội dung bán hàng), yêu thích thương hiệu nhiều hơn, liên tưởng đến thương hiệu nhiều hơn, và cuối cùng là mua và mua lặp lại nhiều hơn.

Trong khi các nghiên cứu cho thấy rằng chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới trung bình cao hơn khoảng từ 3-5 lần so với việc duy trì khách hàng cũ, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Theo dõi, cải thiện và giám sát sức khoẻ của thương hiệu (Brand Health).

Để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với những giá trị của thương hiệu, các Brand Marketer cần không ngừng theo dõi các phản ứng hay cảm xúc của khách hàng với một thương hiệu hay sản phẩm nhất định.

Khi mạng xã hội có thể nhanh chóng lan truyền những nội dung bất lợi cho thương hiệu, nhiệm vụ của các nhà tiếp thị thương hiệu là theo dõi và có các hành động xử lý kịp thời để từ đó giúp hạn chế tối đa các tác động xấu đến sức khoẻ của thương hiệu.

Nếu khách hàng của bạn tập trung nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, các công cụ lắng nghe mạng xã hội hay Social Listenting là những gì bạn cần.

Thúc đẩy doanh số bán hàng.

Khi “có thương hiệu” là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng, một thương hiệu được xây dựng tốt hiển nhiên có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn và mang về doanh số lớn hơn.

Suy cho cùng, các mục tiêu như độ nhận biết thương hiệu hay yếu thích thương hiệu cũng sẽ không có ý nghĩa gì nếu không bán được hàng, thương hiệu được xây dựng là để bán hàng chứ không phải chỉ để cảm nhận hay nằm trong tâm trí của khách hàng.

Có gì trong JD của một Brand Marketer.

Có gì trong JD của một Brand Marketer.
Có gì trong JD của một Brand Marketer.

Tuỳ thuôc vào từng cấp độ cụ thể ở các doanh nghiệp với các ngành hàng khác nhau, các Brand Marketer cơ bản sẽ chịu những trách nhiệm hay làm những công việc khác nhau.

Dưới đây là các bản mô tả công việc (JD) của một số vị trí Brand Marketer khác nhau gắn liền với từng ngành hàng nhất định.

JD của một trưởng phòng Brand Marketing mảng thời trang.

Mô tả công việc:

1. Quản lý triển khai các hoạt động marketing, PR phục vụ việc xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của Công ty:

  • Xây dựng, quản lý nhận diện thương hiệu cho các nhãn hàng thuộc Công ty. Kiểm soát các bộ quy trình, quy chuẩn về truyền thông thương hiệu.
  • Lên kế hoạch, ngân sách & giám sát triển khai các công việc liên quan đến kế hoạch phát triển thương hiệu bao gồm: xây dựng các kênh truyền thông, campaign truyền thông online/offline, PR, event, Sponsor, Co-Brand …
  • Sản xuất nội dung content: hình ảnh/bài viết/Clip/TVC trên các phương tiện truyền thông Online/Offline
  • Phối hợp cùng bộ phận Trade – Visual để triển khai ấn phẩm truyền thông thương hiệu cho các sản phẩm
  • Quản lý thực thi & tối ưu hoá các quảng cáo Digital (Facebook ads, Google ads, SEO, …) trên các nền tảng truyền thông của công ty
  • Xây dựng & triển khai các quy trình/kế hoạch/hoạt động CSKH của công ty
  • Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan ban ngành, đối tác chiến lược, đơn vị truyền thông, báo chí… và xử lý khủng hoảng truyền thông (nếu có)
  • Báo cáo, tham vấn Ban Giám đốc về thực tế vận hành, tình hình thị trường và xu hướng các hoạt động truyền thông, quảng cáo phù hợp với định hướng phát triển của Công ty

2. Xây dựng & triển khai chính sách chăm sóc khách hàng:

  • Quản trị dữ liệu khách hàng thân thiết
  • Xây dựng, đề xuất và vận hành chính sách KHTT
  • Xây dựng, đề xuất và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng
  • Quản lý việc tương tác với khách hàng trên các kênh phụ trách theo từng thời kỳ
  • Phụ trách kênh truyền thông SM.

3. Phân công và kiểm soát thực hiện công việc của nhân viên phụ trách nhằm đạt hiệu quả cao: Phân bổ công việc, xây dựng quy trình đánh giá, KPIs, quản lý nhân viên trong team.

4. Thực hiện các báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến Visual Control.

JD của một chuyên viên Brand Marketing mảng BĐS.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC.

  • Phụ trách quản lý thương hiệu
  • Xây dựng chiến lược Marketing Mix, kế hoạch, mục tiêu…
  • Xây dựng kế hoạch các hoạt động marketing launching sản phẩm mới
  • Nghiên cứu và đề xuất các hoạt động truyền thông để xây dựng hình ảnh của công ty với thị trường và khách hàng mục tiêu;
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu – hướng dẫn quản trị truyền thông Thương hiệu, ấn phẩm truyền thông về thương hiệu & sản phẩm; bảo vệ thương hiệu mà công ty đang quản lý.
  • Tham gia lập kế hoạch hành động và ngân sách cho các hoạt động quảng cáo, truyền thông marketing, truyền thông báo chí, sự kiện PR, nhằm xây dựng thương hiệu & các dòng sản phẩm
  • Thực hiện các chương trình/chiến dịch phát triển nhận thức và am hiểu về các thương hiệu cùng với truyền thông nội bộ.
  • Theo dõi xu hướng thị trường, khảo sát ý kiến khách hàng và tìm hiểu chiến dịch của đối thủ.
  • Phân tích thị trường để định vị thương hiệu và xác định insight của khách hàng mục tiêu.
  • Xử lý & dự báo khủng hoảng thương hiệu và khủng hoảng truyền thông có thể phát sinh và kế hoạch ngăn chặn.

Kết luận.

Nếu bạn đã xác định marketing là con đường mà mình đã chọn, bên cạnh những công việc khác như đánh giá năng lực của bản thân hay mức độ phù hợp của vị trí công việc với sở thích cá nhân, việc hiểu rõ phạm vi công việc hay trách nhiệm gắn liền với từng vị trí cũng hết sức quan trọng.

Bằng cách hiểu Brand Marketer là ai, họ làm những công việc chính là gì hay họ có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp, bạn đã sẵn sàng để chinh phục một chặng đường mới hoặc ít nhất có thể làm tốt hơn vai trò hiện tại của mình.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài chiến lược Marketing cho doanh nghiệp thương mại điện tử (P1)

Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến thương mại điện tử, những chiến lược Marketing được MarketingTrips đề cập trong bài sẽ rất hữu ích.

chiến lược marketing thương mại điện tử
Một vài chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (P1)

Với giá trị dự kiến đạt hơn 7000 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử được xem là nền kinh tế mũi nhọn của các quốc gia và doanh nghiệp, để có thể tận dụng tốt các cơ hội mới, những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp có thể cần những chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số chiến lược marketing dành riêng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Làm thế nào để bạn biết được chiến lược nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Như đã đề cập ở trên, không chỉ áp dụng với các doanh nghiệp thương mại điện tử mà với bất kì doanh nghiệp nào, các chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng về cơ bản sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, dưới đây là 3 cân nhắc quan trọng nhất bạn cần phân tích để từ đó có thể tìm ra được chiến lược marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp thương mại điện tử của mình.

Xác định chân dung khách hàng lý tưởng.

Trong khi có hàng tỷ người dùng trực tuyến có thể trở thành khách hàng của thương hiệu, tức họ sẽ mua hàng từ thương hiệu, chỉ có một nhóm ít khách hàng lý tưởng nhất định bao gồm những người có thể mua và mua nhiều nhất (quy luật 20/80).

Việc xác định chân dung những người mua lý tưởng về cơ bản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các quyết định marketing hay thậm chí là kinh doanh của doanh nghiệp.

Bạn có thể xác định những người này thông qua các dữ liệu như:

  • Tên
  • Giới tính
  • Tuổi tác
  • Thu nhập
  • Các kênh marketing hay nền tảng họ yêu thích
  • Địa điểm sinh sống
  • Nỗi đau
  • Khao khát
  • Sở thích

Để có thể nhắm mục tiêu chính xác thông qua các chiến dịch quảng cáo, bạn cần nắm rõ các thông tin cơ bản nói trên.

Mục tiêu Marketing.

Mặc dù mục tiêu chung của doanh nghiệp thường là có được nhiều khách hàng và doanh số, tuy nhiên, với tư cách là những marketer chuyên nghiệp, bạn cũng cần xác định rõ các mục tiêu cụ thể hơn (cho từng chiến dịch).

Các mục tiêu marketing có thể có trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp thương mại điện tử là:

  • Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness).
  • Khách hàng tiềm năng (Lead).
  • Khách hàng (mua sản phẩm).
  • Duy trì khách hàng.

Về bản chất, các mục tiêu marketing đóng vai trò như những kim chỉ nam mang tính định hướng các nhiệm vụ hay sứ mệnh của marketing.

Ngân sách Marketing.

Nếu bạn có một khoản ngân sách lớn, rõ ràng bạn sẽ có một bản kế hoạch chiến lược rộng hơn và bao hàm nhiều thứ hơn (chẳng hạn như kênh).

Căn cứ vào mức ngân sách được phép chi tiêu, bạn cần đưa ra các định hướng chiến lược hành động gắn liền với từng khoản ngân sách nhỏ nhất định.

Một khi bạn đã xác định được tất cả các yếu tố nói trên, về khách hàng lý tưởng, về mục tiêu và ngân sách marketing, bạn đã có thể sẵn sàng bắt tay xây dựng ngay các chiến lược của riêng mình.

Các chiến lược Marketing tốt nhất cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu hiện tại của bạn là gì bạn có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau, dưới đây là một chiến lược bạn có thể tham khảo.

SEO thương mại điện tử (eCommerce SEO).

Cũng tương tự như các khách hàng ở những ngành hàng khác, họ thường ra quyết định mua hàng sau nhiều nghiên cứu trên nhiều nền tảng khác nhau.

Hiểu được điều này, sau khi đã xác định các điểm chạm (brand touchpoint) mà thương hiệu sẽ cần phải tiếp xúc với khách hàng, bạn cần chủ động tiếp cận họ trên từng điểm.

eCommerce SEO là quá trình tối ưu hóa các website hay ứng dụng của bạn để xếp hạng cao hơn cho các từ khóa kinh doanh thiết yếu. Dưới đây là một số nhiệm vụ bạn cần làm khi thực hiện SEO cho thương mại điện tử:

  • Tiếp thị nội dung (Content Marketing): sẽ không có bất cứ trang nào có thể xếp hạng tốt (bền vững) trên các công cụ tìm kiếm mà không có các nội dung (chất lượng). Trong khi có không ít người làm SEO sử dụng các kỹ thuật gian lận (Black Hat SEO) hay thậm chí là các phần mềm spam SEO tự động để tăng thứ hạng, những nội dung có giá trị là chiến lược bền vững nhất cho cả thương hiệu và người truy cập. Bằng cách dự báo hay xác định các ý niệm của khách hàng với mỗi từ khoá, thương hiệu có thể chủ động xây dựng các nội dung với giá trị tương ứng.
  • SEO kỹ thuật: Một trong những mục tiêu lớn nhất của việc tối ưu SEO kỹ thuật đó là làm cho trải nghiệm của khách hàng trở nên mượt hơn kể từ lúc nhấp chuột cho đến khi rời trang. Bằng cách tăng tốc độ tải trang, tối ưu các hành động điều hướng trang hay đơn giản là giúp website thân thiện với thiết bị di động, thương hiệu có thể giữ chân khách hàng được lâu hơn.
  • SEO trên trang (On-Page SEO) : Phần chiếm nhiều thời gian nhất của hoạt động SEO trên trang là tối ưu nội dung của các bài viết cho các từ khoá tương ứng. Từ thẻ tiêu đề, nội dung chính, liên kết nội bộ, các thẻ hình ảnh đến các thẻ tiêu đề phụ.
  • SEO ngoài trang (Off-Page SEO) : trong khi bạn có thể cải thiện SEO cho website thương mại điện tử của mình thông qua nhiều hành động trên trang, bạn cũng có thể thực hiện các bước tương tự bên ngoài trang. Một trong những chiến thuật SEO off-page được nhiều SEOer sử dụng nhất là xây dựng các liên kết (backlinks). Khi website của bạn được liên kết với nhiều bên khác uy tín hơn, các công cụ tìm kiếm xem đây là một dấu hiệu để ưu tiên xếp hạng trên các trang kết quả của mình.

Quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột.

Ngoài các chiến lược khai thác từ lượng truy cập tự nhiên, các chiến lược quảng cáo có trả phí từ công cụ tìm kiếm hay trên các nền tảng mạng xã hội là không thể bỏ qua.

Đối với các quảng cáo trên Google (Google Ads), bạn phải thực hiện các bước cần thiết để nâng cao cơ hội thành công của chiến dịch bao gồm:

  • Tiến hành nghiên cứu từ khóa: người mua tiềm năng của bạn đang tìm kiếm điều gì? nó có phù hợp với mục tiêu bán hàng của bạn không? Bạn có thể tìm các từ khóa tốt nhất thông qua các công cụ như Google Keyword planner.
  • Điều chỉnh giá thầu theo mục tiêu: Quảng cáo của bạn có hiển thị với các từ khóa bạn mong muốn không? Tình trạng cạnh tranh như thế nào? Bạn có thể đạt được hiệu suất quảng cáo tốt hơn với việc đặt giá thầu nếu bạn tăng điểm chất lượng của quảng cáo thông qua các quảng cáo có liên quan cao và tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao.
  • Xây dựng các trang đích (Landing Page) có liên quan: Để có thể có được chuyển đổi tốt nhất với chi phí tối ưu nhất, nội dung quảng cáo của bạn phải phù hợp với nội dung của trang đích.
  • Sử dụng quảng cáo mua sắm của Google: Những quảng cáo này thường được xây dựng riêng cho các từ khóa mang tính chuyển đổi hay bán hàng cao (transactional keywords). Khi ai đó tìm kiếm các sản phẩm liên quan, sản phẩm của bạn với mức giá tương ứng sẽ được hiển thị.
  • Sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu lại: nếu ai đó đã truy cập hay từng tương tác với các nền tảng của bạn, bạn có thể gửi lại cho họ những nội dung quảng cáo liên quan nhất. Ví dụ: nếu ai đó từng xem nội dung “áo thun nam” trên trang của bạn, bạn có thể nhắm mục tiêu lại đến họ với các sản phẩm tương ứng.

Hy vọng sau khi thực hiện các chiến thuật nói trên, bạn có thể cải thiện hiệu suất quảng cáo hay marketing của mình, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và bán được nhiều hàng hơn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube sẽ vô hiệu hóa tính năng ẩn số người đăng ký kênh

Khi nạn spam vẫn tiếp tục là một vấn đề nhức nhối với YouTube và hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, YouTube vừa thông báo là sẽ loại bỏ tính năng ẩn số người đăng ký kênh.

Trong khi spam không phải là một vấn đề mới trên các nền tảng mạng xã hội, nhưng dường như nhiều người dùng cho rằng “mọi thứ đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn”.

Để đối phó với tình trạng này, YouTube vừa thông báo rằng bắt đầu từ ngày 29 tháng 7, các kênh YouTube sẽ không thể ẩn số người đăng ký trên kênh của họ nữa.

Ẩn số người đăng ký kênh là một cách dễ dàng để các tài khoản spam che giấu những gì họ đang làm chẳng hạn như mạo danh các kênh lớn hơn.

YouTube thừa nhận rằng “có không ít các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) muốn giấu số lượng người đăng ký kênh của họ trong khi đang tìm đủ mọi cách để phát triển chúng”, tuy nhiên đây lại là một trong những kẻ hở để họ có thể mạo danh các kênh lớn và có tiếng khác.

Nền tảng này cũng đang đưa ra các giới hạn ký tự đặc biệt mới đối với việc đặt tên kênh, một biện pháp khác được thiết kế với mục tiêu là khiến cho những kẻ mạo danh khó có thể ẩn mình hơn hay spam nhiều hơn.

Cụ thể với cập nhật mới, một số ký tự đặc biệt hoặc ký tự lạ sẽ không được phép sử dụng nữa, chẳng hạn như việc mọi người sử dụng “¥ ouⓉube” thay cho YouTube.

Cũng tương tự như trên Facebook hay TikTok, các tài khoản spam thường sao chép tên của bất kỳ ai mà họ đang giả danh bằng cách thay đổi một hoặc vài ký tự một cách tinh vi mà khi các người dùng bình thường nhìn vào sẽ không thể phân biệt được đâu là kênh gốc và đâu là kênh giả mạo.

YouTube cũng thông báo rằng cài đặt “tăng cường mức độ nghiêm ngặt” với các bình luận trên kênh cũng sẽ được triển khai cho tất cả các nhà sáng tạo.

Khi bật tuỳ chọn này, YouTube sẽ lọc tất cả các bình luận được cho là lạm dụng danh tính hoặc có dấu hiệu spam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các doanh nghiệp cần làm gì trong thời điểm vàng của thương mại điện tử

Theo các số liệu nghiên cứu từ Statista, thị trường thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu sẽ có giá trị khoảng hơn 5000 tỷ USD vào năm 2022. Con số này được dự báo sẽ tăng 50% trong 4 năm tới, đạt khoảng 7500 tỷ USD vào năm 2025.

Abaha
Abaha: Các doanh nghiệp công nghệ làm gì trong thời điểm vàng của thương mại điện tử

Trong bối cảnh khi thương mại điện tử (eCommerce) đang phát triển với tốc độ đến chóng mặt, một câu hỏi được đặt ra là các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện đang làm gì để có thể thích ứng với tình hình mới?

Hướng đến mục tiêu đơn giản hoá quá trình vận hành kinh doanh, làm trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, Abaha là doanh nghiệp với hệ sinh thái ứng dụng di động (mobile app) cho cả các mô hình kinh doanh B2B lẫn B2C.

Abaha – Startup công nghệ tiềm năng trong “thời kỳ vàng” của thương mại điện tử.

Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử (TMĐT), Abaha tạo ra các mô hình kinh doanh TMĐT trên mobile app mang thương hiệu riêng cho từng doanh nghiệp (private mobile app), một giải pháp số mang tầm chiến lược dài hạn và bền vững.

Thương mại điện tử phát triển song hành cùng công nghệ.

Trong 2 năm dịch Covid-19 diễn ra, nền kinh tế chững lại nhưng cũng có những lĩnh vực đi ngược dòng chảy, phát triển vượt bậc, và thương mại điện tử là một trong số đó.

Tác động của dịch bệnh khiến người tiêu dùng chuyển qua mua hàng online, thúc đẩy ngành này tăng trưởng một cách vượt bậc.

Thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số (Digital Economy).

Người dân ưa chuộng mua hàng online, những sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng lớn tấp nập người mua kẻ bán, các ứng dụng công nghệ trở nên phổ biến hơn đối với tất cả mọi người.

Cùng với đó, chuyển đổi số là điều tất yếu mà các doanh nghiệp phải trải qua.

Abaha Thương mại điện tử thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt
Thương mại điện tử thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt

Theo số liệu của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của năm 2020 – 2021 đạt 17%/năm, đạt tổng doanh thu 13,7 tỷ USD và chiếm 7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2021.

Mặt khác theo báo cáo mới nhất của Statista, doanh thu thị trường thương mại điện tử theo mô hình B2C tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 16,48%, đạt 14,8 tỷ USD và mô hình B2B dự báo đạt 80 tỷ USD trong năm 2022.

Với thế mạnh dân số trẻ, người dùng smartphone chiếm 71%, xu hướng tiêu dùng online tăng trưởng cực nhanh, thị trường TMĐT tại Việt Nam đang là miền đất hứa cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nói riêng.

Một trong số này là Abaha, startup tiên phong trong lĩnh vực cung cấp app TMĐT trên smartphone.

Cơ hội và thách thức đối với các startup công nghệ.

Sự chuyển đổi nhanh chóng này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các start-up như Abaha. Thị trường thay đổi, cuộc đua công nghệ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.

Nếu không có gì nổi bật, doanh nghiệp bị nhấn chìm trong thị trường đầy rẫy đối thủ tiềm năng khác. Mặt khác, một dự án mới mẻ luôn cần nhiều nỗ lực để khẳng định vị thế và giải pháp tốt chuyển đổi số với các doanh nghiệp.

Để tạo sự khác biệt, Abaha xây dựng các mô hình kinh doanh TMĐT sẵn trên mobile app cùng kho tính năng (modules) đa dạng phù hợp với nhiều doanh nghiệp.

Các khách hàng của Abaha sẽ dựa vào những tính năng, mô hình sẵn có để tạo nên một ứng dụng tương thích với đặc điểm hoạt động riêng của mình.

Đồng thời, những tính năng này cũng có thể linh hoạt cập nhật, bổ sung thêm khi mở rộng kinh doanh, xây dựng thương hiệu khác biệt, vừa bán hàng, chăm sóc khách hàng, tăng phạm vi kinh doanh, tối ưu chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh, tăng trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp.

Đại diện Abaha cho biết, chuyển đổi số cũng giống như một cuộc cách mạng văn hóa, vấn đề không ở công nghệ, vấn đề ở tư duy.

Trong đó các doanh nghiệp không chỉ đấu với nhau mà còn phải chống lại những cái cũ, chống lại những thói quen khó thay đổi của khách hàng.

Công nghệ hiện đại thật sự giúp ích cho sự phát triển của đời sống con người, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận những cái mới, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu.

Đổi mới, sáng tạo là điều bắt buộc, trong thời kỳ 4.0, tốc độ thay đổi và phát triển diễn ra rất nhanh, nếu không nắm bắt, doanh nghiệp đó sẽ chậm lại (Thời đại cá nhanh nuốt cá chậm, không phải cá lớn nuốt cá bé).

Đội ngũ lãnh đạo của Abaha
Đội ngũ lãnh đạo của Abaha

Để lợi ích của công nghệ trong việc thúc đẩy kinh doanh được phổ biến hơn, Abaha đang tích cực thực hiện các chiến lược giáo dục khách hàng (Educate Consumers). Phát triển thương mại điện tử không thể tách rời cùng hạ tầng công nghệ thông tin.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường, quy mô doanh nghiệp sẽ lớn dần và nhất thiết cần sử dụng các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ.

Abaha tin rằng các mô hình kinh doanh mà mình xây dựng có thể mang đến lợi ích kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp.

Các ứng dụng của Abaha hướng đến sự tiện lợi và hiệu quả tối ưu, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực, đồng bộ hóa quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh…

Đối tác của Abaha đã áp dụng thành công mô hình kinh doanh trên Mobile App

Điều Abaha mong muốn là xây dựng một hệ sinh thái công nghệ vững chắc cung cấp đa dạng dịch vụ, là nền tảng cần thiết gắn liền với nền kinh tế Việt khi bước vào kỷ nguyên số.

Điều này không thể một sớm một chiều, và đòi hỏi nhiều nỗ lực, tâm huyết của tất cả đội ngũ. Tuy khó khăn nhưng tiềm năng phát triển của startup này là vô cùng rộng mở. Mới đây, Abaha đã nhận được một nguồn vốn đầu tư từ một quỹ công nghệ uy tín trong nước.

Đây được xem như là một thành công bước đầu, cũng như là cơ hội và động lực để Abaha tiếp tục chinh phục những cột mốc mới.

[ Về Abaha: CÔNG TY CỔ PHẦN ABAHA TOÀN CẦU
Địa chỉ: Tầng 4, số 47 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: contact@abaha.vn
Website: https://abaha.vn ]

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Instagram Reels API đã được mở cho các nền tảng của bên thứ ba

Theo thông báo của Instagram, Instagram Reels API sẽ sớm được ra mắt, cho phép các thương hiệu tích hợp Reels vào nền tảng riêng của họ.

Instagram Reels API
Instagram Reels API đã được mở cho các nền tảng của bên thứ ba

API của Instagram Reels là gì?

Instagram Reels API là công cụ sẽ cho phép các nền tảng như Hootsuite hay Sprout Social tích hợp vào hệ thống của họ, sau khi tích hợp, các nền tảng này có thể đăng, phân tích hay quản lý các tài khoản Reels từ một bảng điều khiển trung tâm duy nhất.

Theo giải thích của Meta:

“Bắt đầu từ ngày 28 tháng 6 năm 2022, chúng tôi sẽ bắt đầu cho phép các nền tảng của bên thứ 3 tích hợp Reels vào hệ thống của họ.

Chúng tôi luôn tìm cách cải thiện trải nghiệm xuất bản và tiêu thụ nội dung thông qua các nền tảng của mình, cho dù đó là trực tiếp trên Instagram hay từ các bên thứ ba.

Sau khi nhận được nhiều phản hồi từ cộng đồng nhà phát triển (developer) rằng Instagram Reels là nền tảng ưu tiên hàng đầu của họ, chúng tôi rất vui mừng được thông báo rằng tính năng API của Reels đã chính thức ra mắt.”

Vai trò quan trọng của API trên Reels.

API mới sẽ hỗ trợ các thương hiệu trong việc lập lịch nội dung, báo cáo thông tin chi tiết (insights), kiểm duyệt bài đăng, tìm kiếm thẻ hashtag và hơn thế nữa xoay quanh Reels.

Theo báo cáo của Meta, các dữ liệu cho thấy Reels hiện chiếm hơn 20% thời gian mà mọi người đã sử dụng trên Instagram, trong khi 45% lượng tài khoản Instagram hiện tương tác với Reels ít nhất một lần một tuần.

Instagram cho biết rằng việc triển khai API cho Reels sẽ bắt đầu với 25% tài khoản người dùng Instagram trước khi được cập nhật đầy đủ vào khoảng giữa tháng 7 tới.

Bạn có thể xem thêm cách thiếp lập API tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thương hiệu LG hiện ra sao sau 4 năm có Chủ tịch mới

Hành trình cải tổ LG Group của Chủ tịch Koo Kwang Mo vẫn đang diễn ra.  

Getty Images

Ngày 29/6 đánh dấu 4 năm ông Koo Kwang Mo trở thành Chủ tịch LG Group, một trong bốn chaebol lớn nhất Hàn Quốc.

Ông Koo ngồi ghế Chủ tịch kiêm CEO LG sau khi cha ông, Chủ tịch Koo Bon Moo, qua đời.

Ông là người trẻ nhất trong số 4 lãnh đạo tập đoàn khác, bao gồm Samsung, SK và Hyundai Motor.

Một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất từ khi ông nắm quyền là LG Electronics quyết định loại bỏ mảng kinh doanh smartphone lâu đời vào tháng 7/2021.

Từng là viên ngọc quý của tập đoàn, bộ phận smartphone hứng chịu thiệt hại nặng nề khi không thể cạnh tranh với Samsung và Apple, cũng như các đối thủ Trung Quốc.

Dù vậy, đây vẫn là quyết định khó khăn đối với LG khi phải từ bỏ thị trường mang tính biểu tượng, nơi họ đã tham gia được 26 năm.

Ông Koo thúc đẩy kế hoạch rút lui khỏi thị trường smartphone nhằm tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực tương lai hơn như giải pháp xe hơi, trí tuệ nhân tạo. Cũng với lý do này, LG ngừng kinh doanh tấm năng lượng mặt trời vào tháng 3 năm nay.

Cùng lúc đó, LG chi đậm cho các động cơ tăng trưởng mới. Sau khi mua lại nhà phát triển hệ thống chiếu sáng xe hơi ZKW của Australia với giá 1,09 tỷ USD tháng 8/2018, LG thành lập liên doanh LG Magna E-Powertrain cùng với nhà cung ứng linh kiện xe hơi Magna International của Canada vào tháng 7/2021.

Công ty sản xuất pin xe điện LG Energy Solution ra đời cuối năm 2020 và đang mở rộng năng lực sản xuất trên toàn thế giới.

Các nhân viên cho biết, văn hóa doanh nghiệp tại LG trở nên linh hoạt hơn, tốc độ hơn dưới sự lãnh đạo của ông Koo.

Những cuộc họp không cần thiết được giảm thiểu để tăng tính hiệu quả. Quy trình ra quyết định nhanh hơn trước nhiều, một quan chức LG giấu tên tiết lộ.

Cách tiếp cận thực tế của tân Chủ tịch đã cải thiện hiệu suất tài chính của các công ty con.

Năm 2020, doanh thu của tập đoàn tăng 15,4% lên 147,62 nghìn tỷ won từ 127,39 nghìn tỷ won năm 2017. Vốn hóa thị trường của 61 công ty con cũng tăng gấp đôi trong cùng kỳ, lên 196,3 nghìn tỷ won.

Giới quan sát đánh giá cao phong cách lãnh đạo của ông chủ trẻ đối với lợi nhuận của tập đoàn, song đây là lúc để ông cho thấy tầm nhìn lớn hơn, rõ ràng hơn cho tương lai.

Thương hiệu LG vốn nổi tiếng với triết lý sáng lập – sự hòa hợp giữa mọi người – ưu tiên sự ổn định hơn biến động.

Với văn hóa như vậy, các công ty thuộc LG hiếm khi tham gia vào các tranh chấp gia đình liên quan đến chủ sở hữu hay xung đột với đối tác kinh doanh. Nhấn mạnh chủ nghĩa thực dụng dường như là chưa đủ để LG thoát khỏi hình ảnh thiếu đổi mới, quyết liệt.

Tháng trước, LG thông báo kế hoạch đầu tư 106 nghìn tỷ won trong 5 năm tới, bao gồm 10 nghìn tỷ won cho pin xe điện, 3,6 nghìn tỷ won cho trí tuệ nhân tạo và dữ liệu, 1,8 nghìn tỷ won cho công nghệ thân thiện môi trường và 1,5 nghìn tỷ won cho công nghiệp sinh học.

Các lĩnh vực này đều đang trong giai đoạn sơ khai, tiêu tốn nguồn lực khổng lồ nhưng chưa thấy lợi nhuận trước mắt. Triển vọng tù mù của kinh tế toàn cầu giữa nỗi lo suy thoái càng gia tăng bất ổn.

Một quan chức cấp cao trong ngành công nghệ nhận xét ông Koo đã tinh giản danh mục kinh doanh của LG trong 4 năm qua.

Cách tiếp cận của ông giúp cải thiện lợi nhuận nói chung. “Khả năng lãnh đạo thực sự của ông ấy sẽ được đánh giá trong các năm tiếp theo, thông qua hiệu quả của các động lực tăng trưởng tương lai của LG”, người này nói.

Du Lam (Theo Korea Herald)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo ICT News)

Công ty mẹ TikTok ‘vỡ mộng’ làm game

ByteDance đã đóng cửa xưởng phát triển game mua lại 3 năm trước, cắt giảm hơn 100 nhân sự dù từng đặt tham vọng thách thức Tencent trên thị trường game di động.

ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã giải thể 101 Studio tại Thượng Hải, sa thải khoảng một nửa trong số hơn 300 nhân sự và thuyên chuyển công việc cho những người còn lại, theo nguồn tin riêng của Bloomberg.

101 Studio là một trong số các xưởng game quan trọng mà ByteDance đã đầu tư để mở rộng mảng kinh doanh ngoài ứng dụng chia sẻ video dạng ngắn.

Sự kiện đánh dấu bước lùi đáng kể với ngành công nghiệp game bùng nổ một thời, cũng là lần đầu tiên ByteDance phải đóng cửa hoàn toàn một bộ phận.

Công ty cũng sở hữu một nhóm làm game khác nhưng đã thu hẹp quy mô trong suốt nhiều tháng Trung Quốc đóng băng hoạt động phát hành game, tính từ mùa hè năm 2021.

Sau khi tạo đột phá trên thị trường mạng xã hội với TikTok và Douyin, ByteDance tìm cách đi theo con đường của Tencent nhờ game di động (mobile game).

Game chiếm phần lớn trong doanh thu của ứng dụng di động nói chung, mang đến nhiều người dùng hơn cho các dịch vụ liên quan như thanh toán, mạng xã hội.

Siêu ứng dụng WeChat của Tencent đã hướng người dùng đến danh mục game khổng lồ của mình và giúp công ty hưởng lợi từ mua sắm trong game.

Bộ phận game Nuverse của ByteDance được thành lập năm 2019, ưu tiên các game “nặng đô”. Nó không ngừng lớn mạnh thông qua mua lại bản quyền phát hành và các studio phát triển game, bao gồm 101 Studio.

Dưới trướng ByteDance, nhóm cho ra đời một số tựa game chiến đấu và chơi bài. Tuy nhiên, không sản phẩm nào của ByteDance thành công và gây tiếng vang trên thị trường game Trung Quốc, vốn đang bị Tencent và NetEase thống trị.

Theo nguồn tin, vài nhân viên 101 Studio sẽ chuyển sang bộ phận phát hành của Nuverse để làm việc với các dự án game có sẵn.

Trong khi đó, ByteDance dự định để Pico – nhà sản xuất thiết bị đeo thực tế ảo mà hãng mua lại năm ngoái – tiếp quản game VR do 101 Studio phát triển.

Bất chấp những tham vọng lớn lao trên thị trường game, đợt kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc với nhóm Big Tech (các công ty công nghệ lớn) và các doanh nghiệp Internet trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến ByteDance, trong khi suy thoái kinh tế cũng đã tác động không nhỏ đến mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi.

Cũng trong năm 2021, ByteDance đã phải đóng cửa hầu hết hoạt động gia sư trên mạng, giải thể một nhóm đầu tư mạo hiểm và rao bán một ứng dụng giao dịch cổ phiếu nhằm tinh giản hoạt động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

(Theo ICT News)

Tổng hợp một số công cụ mà mọi Content Marketer đều nên dùng

Nếu bạn đang là một Content Marketer hay có ý định trở thành một Content Marketer trong tương lai, dưới đây là những công cụ bạn không thể bỏ qua.

công cụ content marketer
Tổng hợp một số công cụ mà mọi Content Marketer đều nên dùng

Theo số liệu từ Statista, hơn 50% doanh số bán hàng trực tuyến được tạo ra thông qua các tìm kiếm tự nhiên và hầu hết các lượt tìm kiếm này đến từ các hoạt động Content Marketing theo định hướng tối ưu SEO.

Tuy nhiên, để Content Marketing hay tiếp thị nội dung thực sự có hiệu quả, những người làm marketing nói chung và nhà tiếp thị nội dung (content marketer) nói riêng cần phải làm nhiều thứ hơn chỉ là việc sản xuất và tối ưu nội dung.

Để bạn có thể tăng cường các nỗ lực marketing của mình, dưới đây là một số công cụ đã được MarketingTrips tổng hợp lại, những thứ mà mọi Content Marketer đều nên cần.

1. Hệ thống quản trị nội dung (CMS).

Công cụ đầu tiên mà các Content Marketer nên tiếp cận đó là các nền tảng quản trị nội dung (content management system) hay còn được gọi nhanh là CMS.

Các CMS là giải pháp giúp những nhà tiếp thị nội dung quản lý, xây dựng, phân quyền, chỉnh sửa, xuất bản nội dung hay thậm chí đơn giản là quản lý các đội nhóm cộng tác viên nội dung của doanh nghiệp.

Một CMS tốt là CMS ngoài tính năng chính là quản trị nội dung, chúng cũng cần hỗ trợ khả năng tối ưu SEO chẳng hạn như tối ưu URL, tối ưu tiêu đề hay tối ưu các thẻ SEO.

WordPress hiện là CMS lớn nhất toàn cầu.

2. Hệ thống quản trị mối quan hệ với khách hàng.

Theo LinkedIn, 65% các chuyên gia bán hàng sử dụng CRM. CRM được sử dụng để quản lý các mối quan hệ và tương tác của doanh nghiệp với khách hàng và khách hàng tiềm năng nhằm mục tiêu cuối cùng là bán hàng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Một số đơn vị lớn chuyên cung cấp CRM là Salesforce, HubSpot hay Marketo.

Ngoài các tính năng quản trị mối quan hệ với khách hàng, một CRM tốt cũng giúp doanh nghiệp tự động hoá các hoạt động marketing (Marketing Automation) của mình.

Theo một cuộc khảo sát của HubSpot, 61% các nhà lãnh đạo có hiệu suất cao sử dụng CRM để tự động hóa quy trình bán hàng và làm marketing.

3. Một nền tảng tiếp thị qua email (Email Marketing).

Mặc dù email không còn thể hiện được sức mạnh của nó như những năm trước đây do tình trạng không ít các doanh nghiệp lạm dụng chúng (Spam).

Trên thực tế, HubSpot phát hiện ra rằng khoảng 80% các nhà marketer đã chứng kiến một sự gia tăng tương tác nhất định qua email từ năm 2019 đến năm 2020.

Đó là lý do tại sao các nền tảng email marketing như Mailchimp, HubSpot hay Marketo là những công cụ không thể thiếu.

Một nền tảng tiếp thị qua email tốt cũng cần có khả năng tích hợp với CRM hay CDP, từ đó cho phép bạn quản lý thông tin khách hàng và khách hàng tiềm năng một cách đồng bộ và liền mạch hơn.

Theo một số nghiên cứu, 46% email được mở từ các thiết bị di động, điều này có nghĩa là khi thiết kế các nội dung email, “thân thiện với thiết bị di động” nên là ưu tiên hàng đầu.

4. Một hệ thống tự động hóa Marketing (Marketing Automation System/Platforms).

Trong một cuộc khảo sát từ MarketingProfs, 92% các Agency về Marketing cho biết đã đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực và ngân sách hơn vào các hoạt động tự động hóa tiếp thị.

Từ các phần mềm tự động hóa được sử dụng cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội, email, trò chuyện với khách hàng, đến chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp đều nên ưu tiên sử dụng các công cụ tự động.

Khả năng tích hợp đa kênh là một trong những yêu cầu hàng đầu của các hệ thống này.

5. Các phần mềm hay công cụ quản lý dự án.

Thay vì phải mất rất nhiều thời gian để phân bổ và quản lý công việc giữa các thành viên khác nhau trong đội nhóm, các phần mềm quản lý dự án như Asana, Monday và Trello giúp bạn quản lý toàn bộ quá trình làm việc một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

Một hệ thống quản lý dự án tốt sẽ cho phép bạn giao nhiệm vụ cho từng nhân viên khác nhau, theo dõi hiệu suất và đánh giá họ một cách tức thời thông qua các kết quả có được.

6. Phần mềm thiết kế.

Nếu bạn là một marketer, có lẽ bạn không mấy xa lạ với các phần mềm thiết kế như Canva hay Adobe Creative Suite.

Thay vì bạn phải chờ đợi các bản thiết kế từ các nhà thiết kế chuyên nghiệp, với các phần mềm hỗ trợ tự động như ngày nay, bạn có thể nhanh chóng tự thiết cho mình những banner đơn giản mà vẫn không mất đi tính sáng tạo của nó.

Ngoài các phần mềm đơn giản nói trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Adobe InDesign hoặc Illustrator cho những thiết kế phức tạp hơn.

7. Công cụ phân tích.

Để có thể đo lường được mức độ hiệu quả của tất cả các hoạt động marketing nói chung và hiệu suất của Content Marketing nói riêng, các công cụ phân tích là không thể thiếu.

Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu khác nhau, bạn có thể cần đến những công cụ phân tích khác nhau như Google Analytics (Google Analytics 4), Google Tag Manager, và hơn thế nữa.

8. Các nền tảng quản trị nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.

Nền tảng quản trị phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media management platform) giúp việc xây dựng và phân phối nội dung trên đa nền tảng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Khi nói đến các nền tảng này, HubSpot, Hootsuite và Buffer là những cái tên quen thuộc hay phổ biến nhất trên toàn cầu.

Một nền tảng quản lý nội dung trên mạng xã hội tốt cũng sẽ cho phép bạn đánh giá hiệu suất của các bài đăng trên các nền tảng khác nhau, bao gồm cả số lần hiển thị, số lần nhấp chuột hay bình luận (nếu có).

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, trong khi có vô số các công cụ khác nhau mà các Content Marketer cần tham khảo, tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp ở từng giai đoạn mà bạn có thể lựa chọn cho mình những công cụ phù hợp nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Uỷ ban Truyền thông Mỹ muốn Apple và Google xoá TikTok ra khỏi cửa hàng ứng dụng

Lãnh đạo thuộc Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (U.S FCC) muốn Apple và Google xoá TikTok ra khỏi các cửa hàng ứng dụng .

Theo thông tin từ CNBC, Ông Brendan Carr, một lãnh đạo của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã yêu cầu Apple và Google xóa TikTok ra khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ vì những lo ngại về bảo mật dữ liệu liên quan đến Trung Quốc.

Với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), TikTok hiện là một trong những ứng dụng video dạng ngắn phổ biến nhất toàn cầu thuộc sở hữu của ByteDance, công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Trong một bức thư gửi cho Giám đốc điều hành Apple Tim Cook và Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai, Ông Brendan Carr viết:

“TikTok không giống như những gì nó thể hiện, nó không chỉ đơn giản là một ứng dụng giải trí, chia sẻ video hay các meme hài hước.

Về cốt lõi, TikTok hoạt động như một công cụ giám sát tinh vi chuyên thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân cũng như các dữ liệu nhạy cảm khác.”

Cũng theo nội dung bức thư, nếu Apple và Google không xóa TikTok ra khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ, họ phải cung cấp đầy đủ những lý do cho quyết định đó của họ trước ngày 8 tháng 7.

Apple và Google khi này phải chứng minh được rằng “việc TikTok truy cập lén vào dữ liệu nhạy cảm và riêng tư của người dùng Mỹ sống ở Bắc Kinh là không vi phạm bất kỳ chính sách nào.”

Bức thư của Ông Carr cũng trích dẫn một báo cáo của BuzzFeed News cho biết các kỹ sư ở Trung Quốc đã được cấp quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Global Sources nâng cấp nền tảng B2B trực tuyến cho kênh O2O

Các tính năng mới của Global Sources sẽ kết nối người mua hàng với các nhà cung cấp trên toàn thế giới, nhằm giúp họ đưa ra các quyết định mua bán thông minh hơn, nhanh chóng hơn với ít rủi ro hơn.

Global Sources
Global Sources nâng cấp nền tảng B2B trực tuyến cho kênh O2O

HỒNG KÔNG – Ngày 29 tháng 6 năm 2022 – Global Sources – nền tảng tìm nguồn cung ứng quốc tế B2B đa kênh uy tín đã thông báo nâng cấp cho “Nền tảng tìm nguồn cung ứng trực tuyến toàn cu” (viết tắt là GSOL) với các tính năng mới mạnh mẽ để kết nối người mua và các nhà cung cấp trên toàn cầu.

Global Sources hiện là nền tảng thương mại B2B quốc tế đứng vị trí 97 trong số 100 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới với hơn 10 triệu người mua hàng và nhà cung cấp sử dụng mô hình kinh doanh kết hợp trực tuyến và cửa hàng thực tế (O2O (online-to-offline).

Bằng cách kết hợp các giải pháp tìm nguồn cung ứng được thiết kế riêng cùng với các thông tin thị trường đáng tin cậy, GSOL giúp cho khách hàng phản ứng nhanh hơn với thị trường đang phát triển chóng mặt để nắm bắt các cơ hội mới.

Trong bối cảnh đại dịch đã gây ra sự gián đoạn chưa từng có cho môi trường thương mại B2B, Gartner dự đoán rằng vào năm 2025 sẽ có 80% tương tác bán hàng B2B diễn ra trên môi trường mạng.

Để giúp người mua và nhà cung cấp nắm bắt các công cụ và cách thức tham gia giao dịch trong thời đại mới, Global Sources là đơn vị tiên phong hỗ trợ cộng đồng các nhà cung ứng thông qua các công nghệ.

Nổi bật nhất là công nghệ xác định đối tác đáng tin cậy, công nghệ đánh giá các nhà máy khi xảy ra rào cản thương mại và công nghệ duy trì phát triển kinh doanh bằng các tính năng ưu việt với giao diện thân thiện với người dùng, bao gồm:

  1. Sử dụng Thuật toán Dữ liệu lớn (Big Data) để tạo ra các đề xuất có độ phù hợp cao với người mua dựa trên sở thích và thói quen của họ, cộng với tính năng xếp hạng sản phẩm có nhu cầu cao giúp cho người mua ra quyết định thông minh hơn.
  2. Chức năng “Khuyến nghị sản phẩm phù hợp” được hỗ trợ bởi công nghệ phân tích dữ liệu lớn sẽ nâng cao trải nghiệm cho người dùng và cho phép họ nhận được phản hồi nhanh hơn với rủi ro ít hơn.
  3. Được phát triển bởi công nghệ Trí tuệ nhân tạo độc quyền, tính năng “MATCH” sẽ giúp người mua tự lập hồ sơ, tùy chỉnh các tiêu chí tìm nguồn cung ứng và kết nối họ với các nhà cung cấp đã được xác minh một cách nhanh chóng, bất chấp các rào cản địa lý và ngôn ngữ.
  4. Trung tâm thông tin nguồn cung ứng” mới sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về tình hình xuất khẩu và nguồn cung ứng toàn cầu, vì thế tạo ra thêm các cơ hội và sự tiện lợi cho tất cả người dùng để tự tin đáp ứng số lượng nhu cầu ngày càng tăng. Các tài liệu trực tuyến toàn diện như các bài giảng, webinar theo yêu cầu và dịch vụ tư vấn cũng được đưa vào trung tâm thông tin nguồn cung ứng.
  5. Ứng dụng dành cho người mua hàng toàn cầu “Global Sources Buyer APP” sẽ giúp người dùng khám phá và tìm ra hàng triệu nguồn sản phẩm chất lượng đến từ các nhà cung cấp uy tín đã được xác minh danh tính, đáp ứng nhu cầu tìm nguồn cung ứng mọi lúc mọi nơi một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết.
  6. Các tính năng dựa trên công nghệ như dịch vụ “Đặt hàng ngay”, “Chat ngay cùng trợ lý ngôn ngữ” và “Họp qua video”, sẽ cho phép người mua tiếp cận với các nhà cung cấp bởi hệ thống xác minh của GSOL từ năm 1995 cùng tính năng theo dõi thời gian thực giúp hoạt động mua bán diễn ra an toàn hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn.
  7. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ toàn cảnh 3D và công nghệ Thực tế ảo, “Phòng trưng bày thực tế ảo 3600” sẽ đưa người mua bước vào các tour tham quan ảo tại các nhà máy, cho phép họ tận hưởng cái nhìn 360 độ bên trong các nhà máy, thông qua đó họ có được cái nhìn kĩ lưỡng hơn về các sản phẩm mà mình quan tâm.

Hu Wei, Tổng Giám đốc điều hành của Global Sources chia sẻ “Bất chấp đại dịch COVID-19 đã và gây tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, người mua hàng trên toàn cầu vẫn rất kiên trì và khắc phục mọi khó khăn để đi tìm nguồn cung ứng, đó là một điều rất đáng khích lệ.

Global Sources đang tận dụng kinh nghiệm và năng lực của mình để mở rộng sản phẩm và dịch vụ, không ngoài mục đích giúp người mua và các nhà cung cấp trên toàn thế giới thu nhận được nhiều lợi ích hơn.

Nền tảng GSOL được xây dựng lại dựa trên những công nghệ mới nhất là một minh chứng cho cam kết của chúng tôi giúp cho thế giới chuẩn bị cho tương lai của nguồn cung ứng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok được ví như ‘cocaine kỹ thuật số’

Trung bình mỗi người “lướt” 26 video trên TikTok mỗi phiên, đủ để mạng xã hội này thu thập nguồn dữ liệu khổng lồ.

TikTok bị Mỹ điều tra

TikTok, nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance hiện được Facebook xem là đối thủ đáng gờm nhất.

Trên đó, người dùng có thể tìm thấy vô số video thời lượng chỉ từ 15 giây với nhiều thể loại từ trò đùa, các pha nguy hiểm, thủ thuật, khiêu vũ cho đến những kênh truyền đạt kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó.

Tuy nhiên, đằng sau các video triệu view hay những nội dung hấp dẫn là một khối lượng lớn dữ liệu được thu thập.

Hai vấn đề lớn của TikTok.

Theo nghiên cứu độc lập của giáo sư Scott Galloway tại Đại học New York, trung bình mỗi người lướt TikTok một phiên kéo dài 11 phút – khoảng thời gian đủ để xem 26 video, mỗi đoạn 25 giây.

Galloway kể, sau bữa trưa tại nhà của một người bạn đầu năm nay, chủ nhà ra hiệu cho ông quan sát cậu con trai 11 tuổi. “Cậu bé nằm nghiêng trên chiếc ghế dài, tay cầm điện thoại trước mặt.

Trong một giờ tiếp theo, khuôn mặt cậu như bị thôi miên, không có dấu hiệu sinh động nào ngoài đôi mắt mở trừng trừng và những cái vuốt ngón tay thường xuyên lên màn hình”, Galloway mô tả. “Tôi thậm chí nghĩ đến cảnh người nghiện thuốc phiện”.

Theo ông, có hai vấn đề ở khung cảnh này. Thứ nhất là đặc tính gây nghiện của TikTok đã nâng lên một tầm mới và được ví như “cocaine kỹ thuật số”.

Nhà báo John Koetsier của Forbes đồng ý với quan điểm này. Ông cho biết từng trải nghiệm TikTok và thấy mạng xã hội này gây nghiện “đến mức đáng sợ”.

“Tôi tải ứng dụng để làm quen, tìm hiểu về nó và bắt đầu xem các video ngắn 15 giây. Một tiếng sau, tôi tái mặt, lắc đầu và tự hỏi buổi chiều của mình đã trôi về đâu”, Koetsier nói. “Theo một nghĩa nào đó, tôi bị nghiện ngay từ lần thử đầu tiên”.

Theo ông, có thể ví thuật toán của TikTok như trò cờ bạc, điều mà các nền tảng khác như Facebook, Instagram không có. Gần đây, hai mạng xã hội thuộc Meta mới bắt đầu triển khai tính năng video ngắn Reels, trong khi YouTube cũng bổ sung Shorts.

Vấn đề thứ hai là TikTok được cho là đang biến thế hệ nghiện video thành mỏ vàng dữ liệu.

Thực tế, mọi nền tảng mạng xã hội đều giám sát người dùng để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt thông qua hoạt động trực tuyến của họ. Nhưng TikTok còn làm nhiều hơn thế.

Theo Galloway, 26 video trong mỗi phiên lướt TikTok là con số hoàn hảo để có thể thu thập nhiều dữ liệu chi tiết hơn từ người dùng so với các công ty khác.

Mỗi video sẽ tạo ra những “dấu hiệu nhỏ”, như cuộn, tạm dừng, xem lại, thích, nhận xét về video, chia sẻ và theo dõi người sáng tạo cũng như thời lượng đã xem trước khi tiếp tục.

“Đó là vô số tín hiệu được thu thập”, Guardian nhận xét. “Nếu dữ liệu là loại dầu mỏ mới, TikTok cung cấp loại dầu có chất lượng cao nhất mà thế giới chưa từng thấy”.

Kết quả nghiên cứu từ The Wrap đầu năm nay cho thấy, TikTok có thể vượt qua quá trình sàng lọc mã của App Store hay và Google Play, thậm chí tùy chỉnh hành vi và khả năng của ứng dụng một cách âm thầm.

Điều này cho phép công ty và các bên thứ ba có thể truy cập vào mọi dữ liệu người dùng – điều các nền tảng trước đó như Facebook, Twitter hay YouTube chưa thể làm.

TikTok phủ nhận vấn đề, cho biết họ tuân thủ quy tắc của Google và Apple trên các cửa hàng ứng dụng.

Khả năng gây nghiện của TikTok.

Theo số liệu của Omni Core Agency hồi tháng 3, người dùng TikTok chủ yếu là Gen Z khi có đến 43% ở độ tuổi từ 18 đến 24 và chỉ 3,4% trên 55 tuổi, giới nữ chiếm 57%.

Tuy nhiên, mối đe dọa của TikTok đối với các mạng xã hội lớn như Facebook không đơn thuần là tỷ lệ nam nữ hay độ tuổi, mà là về khả năng thu hút. Trong một thế giới thông tin dồi dào, sự chú ý trở thành thứ hái ra tiền.

“Sự chú ý là tài nguyên hữu hạn, nên sự cạnh tranh giữa chúng đã trở thành một trò chơi có tổng bằng không. Khi một người càng gây chú ý, sức hút đối với những người khác sẽ giảm xuống”, Guardian bình luận.

Ở cuộc đua này, TikTok đang thắng thế. Theo Forbes, từ năm 2020, người dùng mạng video ngắn dành trung bình 52 phút mỗi ngày trên ứng dụng, 90% trong số đó truy cập ứng dụng nhiều hơn một lần mỗi ngày. Sau hai năm, con số trên được đánh giá là còn lớn hơn nhiều lần.

Bí quyết của TikTok là thuật toán bí mật. Giới chuyên gia nhận định, hiện gần như không thuật toán AI nào toàn diện hơn mạng xã hội video ngắn này.

Trong khi Facebook yêu cầu người dùng xây dựng cả một trang hồ sơ và cung cấp thông tin cá nhân để làm được điều đó, TikTok chỉ cần thuật toán.

“TikTok như thể đọc tâm hồn bạn. Nó giống kiểu tiên tri kỹ thuật số. Thuật toán này có thể khám phá từng lớp tâm trí, có những thứ bạn thậm chí chưa từng biết đến”, một chuyên gia nhận xét trên Mashable.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo VnExpress)

YouTube Insights: Xu hướng tiêu thụ nội dung video của Gen Z

YouTube vừa công bố báo cáo mới nêu bật các xu hướng tiêu thụ nội dung video chính của Gen Z trên nền tảng với tên gọi ‘Culture and Trends’.

Thông qua báo cáo mới, ngoài mục tiêu cung cấp cho các nhà marketer những thông tin mang tính xu hướng trên nền tảng, YouTube còn tiến hành phân tích sâu hơn về 3 xu hướng mới nổi chính bao gồm:

  • Sáng tạo cộng đồng (Community Creativity) – Tận dụng những lợi ích kết nối của website và các cộng đồng đang để chuyển hoá chúng thành những trải nghiệm lớn hơn, được chia sẻ nhiều hơn. 61% Gen Z đồng ý rằng, họ luôn là một phần của ai đó hoặc một thứ gì đó lớn lao hơn.
  • Sáng tạo đa định dạng (Multi-format Creativity) – Về mặt logic, sự gia tăng của các nền tảng hay video dạng ngắn cũng dẫn đến việc nhiều Content Creator đã phải đăng nhiều kiểu nội dung hơn để tối đa hoá các hóa lợi ích từ cộng đồng trong khi họ vẫn tập trung kiếm tiền từ các video dài hơn. 63% Gen Z theo dõi (follow) một hoặc nhiều hơn các tài khoản với các nội dung “chế” (meme content).
  • Sáng tạo đáp ứng (Responsive Creativity) – YouTube cũng lưu ý rằng các định dạng nội dung cũng ảnh hưởng đến các nhu cầu về cảm xúc. 83% Gen Z đã sử dụng YouTube để xem nội dung nhẹ nhàng giúp họ thư giãn.

Theo YouTube:

“Chúng tôi nhận thấy rằng, văn hóa kỹ thuật số đơn giản là về tất cả các nội dung có liên quan đến cá nhân (personally-relevant content).

Trên thực tế, 65% Gen Z (18-24 tuổi) đồng ý rằng những nội dung có liên quan đến cá nhân họ quan trọng hơn nội dung mà nhiều người khác đang nói về.

Trong thế giới mới, những đối tượng là người xem và các nhà sáng tạo nội dung sẽ ưu tiên nhiều hơn những khoảnh khắc quan trọng đối với họ và cuộc sống của họ.”

Bạn có thể tải xuống báo cáo tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Quảng cáo hàng đầu 2022

LinkedIn vừa ra mắt báo cáo mới liệt kê danh sách 25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo (Ads).

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022
LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022

Thông qua báo cáo mới, LinkedIn muốn làm nổi bật “những nơi làm việc tốt nhất để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực MarketingQuảng cáo” vào năm 2022.

Dữ liệu đánh giá và xếp hạng của LinkedIn được dựa trên 7 nhóm yếu tố bao gồm:

  • Khả năng thăng tiến.
  • Mức độ phát triển của các kỹ năng.
  • Mức độ ổn định của công ty.
  • Các cơ hội bên ngoài.
  • Mức độ quen thuộc của doanh nghiệp.
  • Mức độ đa dạng về giới tính.
  • Các nền tảng giáo dục của nhân viên.

Các công ty hàng đầu dành cho những người có kỹ năng SEO hay muốn theo đuổi sự nghiệp làm SEO.

Trong danh sách 25 công ty hàng đầu về Marketing và Quảng cáo của LinkedIn, có 3 cái tên nổi bật nhất chuyên về các dịch vụ liên quan đến SEO bao gồm:

  • Merkle.
  • Power Digital.
  • Publicis Health.

Lưu ý: Vì danh sách của LinkedIn chỉ bao gồm các công ty có từ ít nhất 500 nhân viên, các công ty nhỏ hơn sẽ không được liệt kê.

25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Tiếp thị & Quảng cáo (Marketing & Advertising).

Dưới đây là danh sách đầy đủ 25 công ty được LinkedIn công nhận là những công ty hàng đầu và có nơi làm việc tốt nhất trong ngành marketing và quảng cáo.

Bên cạnh bảng xếp hạng, LinkedIn cũng liệt kê các vị trí được tuyển dụng hàng đầu tại các công ty tương ứng.

  1. Havas Media Group: Media Planner, Media Supervisor, Investment Associate
  2. Merkle: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Senior Analyst
  3. VMLY&R: Creative Director, Engagement Director, Account Manager
  4. Criteo: Account Strategist, Account Executive, Software Engineer
  5. Spark Foundry: Media Associate, Strategy Associate, Senior Analyst
  6. Power Digital: Marketing Strategist, Account Manager, Search Engine Optimization Specialist
  7. Quotient Technology: Customer Success Manager, Campaign Manager, Sales Director
  8. PHD: Strategy Supervisor, Media Strategist, Associate Media Director
  9. Digitas Art: Account Executive, Art Director, Producer
  10. Publicis Health: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Pharmaceutical Sales Representative
  11. Area 23: Account Supervisor, Producer, Associate Creative Director
  12. RPA: Account Coordinator, Account Executive, Media Planner
  13. Intouch Solutions: Account Manager, Project Manager, Marketing Coordinator
  14. Digitas North America: Data Analyst, Account Manager, Art Director
  15. Horizon Media: Brand Strategist, Digital Media Planner, Strategy Supervisor
  16. Spectrum Reach: Account Executive, Account Planner, Local Sales Manager
  17. Ogilvy: Account Executive, Art Director, Copywriter
  18. Octagon: Account Executive, Event Specialist, Group Director
  19. McCann Workgroup: Account Executive, Art Director, Copywriter
  20. Starcom: Media Associate, Senior Analyst, Strategy Supervisor
  21. Saatchi & Saatchi: Account Executive, Art Director, Copywriter
  22. Walmart Connect: Partnerships Manager, Campaign Manager, Account Manager
  23. WPP: Researcher, Executive Assistant, Information Technology Operation Manager
  24. 360i: Media Manager, Account Manager, Art Director
  25. DDB: Account Executive, Art Director, Copywriter

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Zalo bắt đầu giới hạn tính năng và sắp thu phí người dùng

Zalo mới đây phát đi thông báo có cập nhật quan trọng kể từ ngày 1.8.2022. Theo đó, nền tảng này sẽ bắt đầu giới hạn các tính năng và tính phí cho người dùng.

Theo nội dung được chia sẻ trực tiếp từ Zalo, có 6 thay đổi quan trọng sẽ được Zalo áp dụng từ ngày 1.8.

Thứ nhất, người lạ (không có trong danh bạ) sẽ không thể xem, bình luận vào nhật ký của người dùng. Thứ hai, mỗi tài khoản Zalo từ ngày 1.8 sẽ chỉ có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại.

Thứ ba là mỗi tài khoản cũng chỉ được phản hồi 40 hội thoại/tháng từ người lạ, vượt hạn mức sẽ chỉ được đọc chứ không thể tiếp tục trả lời. Zalo giải thích điều này giúp bảo vệ an toàn thông tin và sự riêng tư của người dùng.

Thay đổi thứ tư là tối đa người dùng sẽ chỉ có 1.000 bạn bè, vượt mức sẽ không thể thêm bạn mới hay chấp nhận yêu cầu kết bạn từ người lạ. Thứ năm là sẽ không còn được dùng tính năng username, điều này áp dụng cho toàn bộ tài khoản Zalo cá nhân.

Và cuối cùng, mỗi tài khoản được mặc định có 5 tin nhắn nhanh, nếu muốn thêm tin nhắn nhanh mới, người dùng cần xóa bớt những tin nhắn nhanh cũ.

Trước đó, Zalo hôm 22.6 đã triển khai Gói dịch vụ trả phí với Zalo OA doanh nghiệp. Theo đó, các loại tài khoản OA xác thực sẽ có 4 gói sử dụng từ cơ bản (miễn phí), dùng thử (10.000 VND), nâng cao (59.000 VND) và Premium (399.000 VND) cho mỗi tháng.

Với các giới hạn mới đối với người dùng cũng như bắt đầu tính phí cho các tính năng khác, Zalo có thể sắp thu phí cho cả người dùng cá nhân. Trước đó không lâu, mạng nhắn tin Telegram cũng đã giới thiệu một gói đăng ký trả phí dành cho người dùng.

Trước những thông tin này, Zalo cho biết đây chỉ là thông báo đơn thuần về những thay đổi quan trọng của Zalo trong thời gian tới.

Việc tung ra cập nhật mới chỉ là một trong những động thái nhằm đẩy mạnh vấn đề đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng.

Theo khảo sát của Decision Lab trong quý 4/2021, Zalo tiếp tục ở vị trí số 1, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt.

Khi được hỏi về việc dùng ứng dụng nào để liên lạc với người thân, 48% số người được hỏi đều cho biết họ sử dụng Zalo. Trong khi đó, con số này của Facebook và Messenger lần lượt là 27% và 20%.

Báo cáo cũng nhận định, Zalo đang là nền tảng trong nước duy nhất có thể sánh vai và soán ngôi những gã khổng lồ quốc tế.

Xét theo độ tuổi, Zalo được yêu thích nhất ở thế hệ Gen X và Gen Y với tỷ lệ 55%, bỏ xa ứng dụng thứ 2 và 3 với tỷ lệ lần lượt là 29% và 25%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung của các nền tảng

Tiền tip (boa) hay quà tặng, vật phẩm ảo từ người xem đang là một nguồn thu nhập ổn định của những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng livestream và mạng xã hội, so với việc chờ chia sẻ lợi nhuận từ quảng cáo như trước đây.

nhà sáng tạo nội dung
Cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung của các mạng xã hội

Theo một bài viết trên mạng Medium, châu Á, nơi ước tính có khoảng 736 triệu người sử dụng các ứng dụng phát trực tiếp, chính là điểm nóng của loại hình này.

Ở Mỹ, số lượng người xem video phát trực tiếp năm 2019 đạt 126,7 triệu, theo trang thống kê Statista.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, con số này ước tính đã nhảy lên mức hơn 150 triệu người cuối năm 2020, dự kiến tăng đến khoảng 164,6 triệu người vào năm 2024.

Từ khi COVID-19 hoành hành ở Mỹ, Cherry Horne bắt đầu nghiện xem các buổi livestream trên Twitch, nền tảng chủ yếu dành cho game thủ và rồi có thói quen tip cho các streamer ở đó.

Sự phát triển của văn hóa livestream đã hình thành một cộng đồng ảo hội tụ những người dùng như Horne.

Ngoài việc trả tiền đăng ký hằng tháng để truy cập nội dung độc quyền, họ sẵn sàng trả thêm tiền tip sau khi tận hưởng thành quả lao động của những người sáng tạo nội dung đến từ nhiều nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok, Twitch và Instagram.

Cơ chế chung của hình thức “tri ân bằng vật chất” này như sau: người xem/người hâm mộ dùng tiền thật đổi sang tiền số hoặc mua quà ảo (hoa hồng, bia, vật phẩm…) rồi tặng cho chủ livestream mà họ yêu thích.

Nhà sáng tạo nội dung sẽ tích lũy số tiền và tặng phẩm này rồi đổi lại thành tiền mặt để chi tiêu trong đời thực. Kênh trung gian, mức tích lũy để được “rút tiền”, tỉ lệ quy đổi… tùy vào từng nền tảng.

Hành động tặng quà ảo này cũng giống như việc bỏ tiền vào nón hoặc hộp đàn guitar của một nghệ sĩ đường phố nhằm thể hiện sự ủng hộ từ người hâm mộ và người xem.

Đổi lại, đôi khi người dùng mạng xã hội sẽ nhận được những lời cảm ơn đích danh hoặc sự quan tâm đặc biệt từ “thần tượng”, hoặc được nhắc đến tên ngay trong buổi livestream.

Horne nói với trang Vox, cô tặng tiền cho streamer như một cách tri ân những nỗ lực của họ, đặc biệt là để khuyến khích những người sáng tạo nội dung “chân ướt chân ráo” mới vào nghề. “Tôi nghĩ tiền boa, dù ít hay nhiều, đều rất quan trọng đối với tất cả người sáng tạo.

Tiền boa tạo ra những thay đổi cuộc sống khác biệt cho những người sáng tạo nhỏ. Số tiền boa 100 USD có thể chả đáng bao nhiêu đối với những người sáng tạo có hàng nghìn người hâm mộ, nhưng đối với những người ít nổi hơn, số tiền đó đủ để đi chợ cả một tuần” – cô nói. Bản thân Horne cũng là “nhà sáng tạo nội dung” trên nền tảng nội dung người lớn Onlyfans. Những lời này có lẽ cũng là tiếng lòng của cô.

Mặc dù đại dịch khiến thu nhập của mọi người trở nên bấp bênh hơn, loại hình hỗ trợ nội dung sáng tạo trực tuyến này vẫn tiếp tục nở rộ.

Theo Hugo Amsellem, nhà nghiên cứu và người sáng lập trang web về nền kinh tế sáng tạo Arm the Creators, đại dịch khiến nhiều người bị mắc kẹt ở nhà và ít chi tiêu cho việc đi chơi, tụ tập ăn uống.

Tiền tip, tặng phẩm ảo cho người sáng tạo, những người cũng được xem như bạn bè online của người dùng mạng xã hội, là một trong những cách để người hâm mộ giải phóng sức mua, Amsellem nhận định.

Vox nhận định, cả những nền tảng cũ và mới nổi dường như đều khuyến khích sự phát triển của loại hình tiền boa ảo và các phương pháp kiếm tiền thay thế, ngoài kênh chia sẻ lợi nhuận quảng cáo như trước đây.

Tháng 12 năm ngoái, Facebook phát động sự kiện “Lễ hội Ngôi sao” để thúc đẩy người dùng vung tiền boa cho những người sáng tạo nội dung qua tính năng Facebook Stars của mạng xã hội này.

Ngôi sao (star) về cơ bản là một loại tiền ảo mà người dùng Facebook có thể mua theo nhiều gói sản phẩm khác nhau, dùng để tặng cho người sáng tạo trong mỗi lần livestream.

Các nền tảng khác cũng có những tính năng “chạy” bằng những “đồng tiền” tương ứng, như: Points trên TikTok, Super Chats và Super Stickers trên YouTube, hay Bits trên Twitch.

Về phía người sáng tạo nội dung, Brooke Erin Duffy, giáo sư khoa truyền thông của Đại học Cornell (New York, Mỹ), cho biết sự phát triển của tiền ảo và các hình thức tự kiếm tiền thay thế khác là phương tiện để người sáng tạo nội dung “giành lại chút quyền lực từ tay các nền tảng”.

Duffy mới hoàn thành một nghiên cứu khảo sát những người sáng tạo và những người có ảnh hưởng trên TikTok, Instagram và YouTube; cô nhận thấy việc thu nhập không ổn định là mối lo của hầu hết những người được khảo sát.

“Đặc biệt trong trường hợp thuật toán thay đổi, nguồn thu nhập của họ có thể bị sụt giảm nghiêm trọng.

Nhưng với hệ thống tiền boa này, bất kể nền tảng có trả tiền cho người sáng tạo hay không, họ vẫn kết nối trực tiếp được với khán giả và đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình” – Duffy nói với Vox.

Mặc dù người sáng tạo không thể dựa hoàn toàn vào tiền boa hay quà ảo để kiếm sống, nhưng những khoản thu nhập nhỏ này có thể là nền móng giúp họ phát triển một nghề nghiệp toàn thời gian khác ngoài sáng tạo nội dung.

Đối với trường hợp của Sarah, một người sáng tạo nội dung trên Twitch dưới tên Sizzsarz, tiền boa ảo từng là nguồn thu nhập duy nhất của cô khi mới vào nghề hồi năm 2014.

Giờ đây, tiền do fan tặng chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của Sarah khi cô đã nổi tiếng hơn trước.

Cơ chế để người xem livestream bày tỏ ủng hộ vật chất với nhà sáng tạo nội dung cũng có những góc khuất.

Sau khi đánh giá hàng trăm buổi phát livestream trên TikTok gần đây, Forbes nhận thấy ở phần bình luận, luôn có không ít người xem thúc giục các cô gái trẻ thực hiện những hành vi tương tự hoạt động khiêu dâm trẻ em – như yêu cầu các bé gái hôn nhau, dang rộng chân hoặc nháy mắt trước máy ảnh – và treo thưởng bằng những món quà ảo của TikTok.

Nhiều người xem còn dùng nhiều từ ngữ tinh vi để che đậy những yêu cầu khiêu dâm, chẳng hạn: “kiểm tra trang phục” để ngắm toàn bộ cơ thể của một cô gái, “kiểm tra móng chân” để xem chân hay “có con nhện trên tường kìa” để cô gái xoay người lại và lộ phần thân dưới. Những “giao dịch” như vậy diễn ra nhan nhản trên TikTok – một nền tảng trực tuyến công khai mà người xem ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh đều có thể tiếp cận.

Leah Plunkett (Trường Luật Harvard) nhận xét: “Không gian này tương tự một câu lạc bộ thoát y chỉ toàn thiếu nữ 15 tuổi được trang bị phương tiện truyền thông.

Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp địa phương đưa một nhóm trẻ vị thành niên lên sân khấu trước một khán giả người lớn, mặt đối mặt, tích cực cho các em tiền để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà họ yêu cầu, kể cả những hành động không phù hợp với lứa tuổi. Đó là sự bóc lột tình dục. Nhưng đó chính xác là những gì TikTok đang làm ở đây”.

Trả lời Forbes về vấn đề này, người phát ngôn của TikTok khẳng định công ty có các chính sách và biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ sự an toàn và hạnh phúc của thanh thiếu niên, bao gồm việc đặt tài khoản dưới 16 tuổi ở chế độ riêng tư theo mặc định và hạn chế cho phép các em sử dụng tin nhắn trực tiếp.

“Nếu nhận thấy tài khoản không đáp ứng yêu cầu về tuổi tác, chúng tôi ngay lập tức khóa các tính năng không phù hợp” – vị này cho biết.

Công ty trả lời thêm qua email rằng họ cũng xóa nội dung liên quan đến tình dục và có chính sách không khoan nhượng đối với nội dung lạm dụng tình dục trẻ em.

Một số tài khoản tổ chức các buổi phát trực tiếp có nội dung khiêu dâm mà Forbes ghi nhận đã không còn hoạt động vài tuần sau đó.

Nền kinh tế cho tặng quà thần tượng livestream ở Trung Quốc cực kỳ sôi động, với đủ sắc thái và chiêu trò, đến mức cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý để làm trong sạch môi trường mạng, nhất là đối với trẻ vị thành niên.

Năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát khiến thị trường livestream ở Trung Quốc cũng bùng nổ theo, doanh thu thị trường này đạt 1.288,1 tỉ tệ, tăng 4.700% so với năm 2017 (26,8 tỉ tệ).

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc có hơn 50.000 lượt livestream với 260 triệu lượt người xem mỗi ngày, theo số liệu từ Bộ Thương mại nước này do people.com.cn dẫn lại. Theo báo cáo năm 2021 của Công ty phân tích thị trường iMedia Research, số tài khoản livestream ở Trung Quốc đã lên đến 635 triệu.

Năm 2022 được dự báo quy mô thị trường livestream sẽ tăng lên 1.507,3 tỉ tệ, tạp chí Pháp Nhân (trực thuộc tờ Pháp Chế Nhật Báo) trích số liệu từ nghiên cứu của Viện nghiên cứu các ngành nghề thương mại Trung Quốc.

Cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung của các nền tảng.

Dù là dưới hình thức nào, đa dạng hóa kênh kiếm tiền cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của các nền tảng mạng xã hội, trong cuộc chiến thu hút tài năng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội dung online tăng cao trong những năm đại dịch.

Theo Vox, khoảng 50 triệu người trên thế giới tự xem họ là nhà sáng tạo nội dung (content creator), thuật ngữ bao trùm những người làm video YouTube hay TikTok, chụp ảnh đăng Instagram, làm podcast, viết blog…

Bloomberg ước tính nền kinh tế sáng tạo trị giá 100 tỉ USD và tăng trưởng “bất chấp đại dịch”; chính trong đại dịch mà số người kiếm tiền từ các nội dung trực tuyến bùng nổ vì họ có nhiều thời gian hơn, hoặc bị thất nghiệp và phải tìm một nguồn sinh kế mới.

Những nhà sáng tạo nội dung, cả mới lẫn cũ, trở thành mục tiêu săn đón của các nền tảng mạng xã hội vốn không thể hoạt động nếu không có nội dung độc đáo, độc quyền do chính người dùng tạo ra.

3 tháng sau, mạng xã hội có cùng công ty mẹ Alphabet với Google tiếp tục loan báo sẽ dành 100 triệu USD để thưởng cho những người sáng tạo nội dung độc đáo cho Shorts, tính năng chia sẻ video ngắn YouTube dùng để cạnh tranh với TikTok.

Meta (công ty mẹ của Facebook) không kém cạnh khi công bố kế hoạch đầu tư hơn 1 tỉ USD trong năm 2022 cho các nhà sáng tạo nội dung trên Instagram Reels, cũng là nền tảng video ngắn cạnh tranh với TikTok của mạng xã hội này.

Đối thủ mà 2 gã khổng lồ Mỹ hướng tới – TikTok – thì lên kế hoạch dành 1 tỉ USD ngân sách để thu hút nhân tài chỉ riêng tại Mỹ trong năm tới.

Điểm sơ qua để thấy trong cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung, các nền tảng chỉ có thể chi tiền, và ngày càng phải chi nhiều hơn.

“Chúng ta đang chứng kiến cuộc đua vũ trang khi mỗi nền tảng đều xem mình là đối thủ với tất cả các nền tảng còn lại trong chuyện thu hút người làm nội dung” – Li Jin, một chuyên gia của kinh tế sáng tạo (Creator Economy), nói với tạp chí Marie Claire.

Jin cho rằng nếu các nền tảng muốn duy trì thời lượng sử dụng và tăng lượng người dùng, họ chỉ còn cách tiếp tục đầu tư vào người làm nội dung.

Cách đầu tư được các nền tảng cùng lựa chọn là đa dạng hóa nguồn thu cho các nhà sáng tạo. Ngay trong tháng 5-2022, các tay chơi lớn cùng có hàng loạt nước đi mới.

Meta mở thêm chương trình thưởng cho người làm nội dung Reels và cuộc thi với giải thưởng lên tới 4.000 USD/tháng nếu họ đạt được một số tiêu chí, chẳng hạn có 5 video được xem ít nhất 100 lần thì được 20 USD, và cứ thế.

YouTube mở rộng tính năng Super Thanks cho tất cả nhà sáng tạo nội dung đã được “bật kiếm tiền”, thay vì áp dụng ngẫu nhiên cho một số tài khoản như trước đây. Super Thanks là tính năng để người dùng tip cho người làm video mà họ yêu thích với mức cố định, từ 2 – 50 USD.

TikTok công bố chương trình mới TikTok Pulse – cho phép hiện quảng cáo trong nhóm 4% video đứng đầu về lượt xem, và chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà sáng tạo nội dung, người nổi tiếng, công ty truyền thông có ít nhất 100.000 người theo dõi.

TikTok Pulse sẽ ra mắt ở Mỹ trong tháng 6 trước khi mở rộng ra các thị trường khác vào mùa thu, đại diện công ty nói với The Verge.

Cho đến lúc này, mọi thứ có vẻ vẫn ổn cho tất cả các bên. YouTube có thể nói là có thắng lợi bước đầu với Shorts – canh bạc đầu tư vào video ngắn nhằm cạnh tranh với TikTok. Tính đến tháng 5-2022, Shorts đã đạt được trung bình 30 tỉ lượt xem mỗi ngày, gấp 4 lần năm ngoái.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng sản phẩm này để thực sự trở thành người dẫn đầu trong [lĩnh vực video ngắn]” – Kevin Ferguson, giám đốc phụ trách đối tác sáng tạo của Shorts, nói với tạp chí Fortune.

Ferguson cho biết rất tin tưởng vào tương lai này vì YouTube “ưu tiên nhu cầu và ý kiến phản hồi của các nhà sáng tạo nội dung”. Một trong những nhu cầu lớn nhất của người làm video chắc chắn là kiếm được tiền.

Shorts được YouTube ra mắt song song với “quỹ khen thưởng” 100 triệu USD đã nói ở trên. 40% những người đã nhận được tiền từ khoản này trước đó chưa hề kiếm được đồng nào từ YouTube.

“Điều này rất tuyệt vời vì nó có nghĩa chúng tôi đang trả tiền cho thế hệ những người sáng tạo nội dung kế tiếp trên YouTube” – Ferguson nói.

Trong tương lai đó, có thể sẽ có những người chuyên làm video ngắn để đăng trên Shorts, và chắc chắn YouTube sẽ có thêm thay đổi để đa dạng hóa kênh thu nhập cho các nhà sáng tạo nội dung này. “Ngay lúc này chưa có gì xảy ra, nhưng chúng tôi đang tìm cách tốt nhất để các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền bền vững từ nền tảng này” – Ferguson nói.

Đại diện YouTube cho rằng “cuộc đua vũ trang” giữa các nền tảng với nhau là động lực tốt để phát triển, và định dạng video ngắn biết đâu sẽ còn phát triển hơn, thay vì gần như đồng nghĩa với “nội dung TikTok” như hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Báo Tuổi Trẻ)

TikTok ra mắt Attribution Manager mới cho Digital Marketer

TikTok vừa thông báo ra mắt trình quản lý phân bổ (Attribution Manager) mới nhằm mục tiêu cung cấp thêm cho các Digital Marketer những cách thức đo lường hiệu suất quảng cáo.

tiktok attribution manager
TikTok ra mắt Attribution Manager mới cho Digital Marketer

Với Attribution Manager mới, các nhà quảng cáo có thể cài đặt các tuỳ chọn phân bổ tuỳ chỉnh (attribution windows) với các chiến dịch quảng cáo trên TikTok.

Hiện công cụ mới đã được tích hợp vào trình quản lý quảng cáo của TikTok.

TikTok Attribution Manager là gì?

Theo TikTok:

“Đối với các chiến dịch quảng cáo ứng dụng (app) và website, trình quản lý phân bổ của TikTok (TikTok Attribution Manager) cho phép các marketer chọn một khoảng thời gian cụ thể để đo lường mức độ thành công của chiến dịch.

Thời lượng phân bổ nhấp qua (CTA: Click Through Attribution) có thể dao động từ 1 ngày đến 28 ngày, trong khi tùy chọn phân bổ xem qua (VTA: View Through Attribution) chỉ kéo dài tối đa là 7 ngày.”

Điều này có nghĩa là với trình phân bổ mới, các nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể linh hoạt hơn trong việc đo lường kết quả của các quảng cáo trên TikTok, các dữ liệu sau đó sẽ được liên kết với các hành động được thực hiện trong khoảng thời gian đã chọn.

Ví dụ: một nhà tiếp thị thương hiệu (brand marketing) có thể xem các lượt xem và nhấp chuột ngay lập tức là các chỉ số hiệu suất chính của chiến dịch xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness), trong khi một thương hiệu ô tô với giá trị sản phẩm lớn hơn có thể mong đợi một chu kỳ cân nhắc mua hàng lâu hơn từ khách hàng tiềm năng.

Theo mặc định, TikTok Attribution sẽ hiển thị dữ liệu theo kiểu 7 ngày nhấp chuột (7-day click) và 1 ngày xem (1-day view) dựa trên trình theo dõi Pixel TikTok hoặc Events API.

Về bản chất, TikTok Attribution Manager sẽ giúp các nhà quảng cáo theo dõi các hành động của người dùng với quảng cáo trong một chu kỳ dài hơn, điều này có thể giúp cải thiện quá trình tối ưu hoá của các chiến dịch quảng cáo.

Bạn có thể xem thêm về tính năng mới tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Vòng đời sản phẩm của Apple đang bước vào thời kỳ rực rỡ nhất

Hàng loạt sản phẩm Apple chuẩn bị đổ bộ thị trường trong nửa sau năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Đây được xem là vòng đời sản phẩm rực rở nhất của Apple.

Vòng đời sản phẩm Apple
Vòng đời sản phẩm Apple bước vào thời kỳ rực rỡ nhất

Theo nhà báo Mark Gurman của hãng tin tài chính Bloomberg, Apple đang bước vào một trong những vòng đời sản phẩm tham vọng nhất trong lịch sử, diễn ra trong vòng 12 tháng tới.

Chúng bao gồm bốn mẫu iPhone 14, ba mẫu Apple Watch, một vài máy tính Mac dùng chip M2 và M3, thiết bị đeo (headset) thực tế hỗn hợp đầu tiên, iPad thấp cấp và cao cấp, tai nghe AirPods cải tiến, HomePod và Apple TV mới.

Các tuyên bố mới nhất của Apple tại hội nghị nhà phát triển WWDC 2022 vừa tổ chức phần nào cho chúng ta biết được phần cứng và phần mềm sẽ liên kết với nhau ra sao.

Bắt đầu với iPhone: Tính năng mới quan trọng trong iOS 16 chính là màn hình khóa. Apple đã phát triển trong vài năm và nay mới tung ra để ghép đôi với màn hình always-on trên iPhone 14 Pro.

Cũng như Apple Watch, iPhone 14 Pro sẽ hiển thị các tiện ích (widget) về thông tin thời tiết, lịch, cổ phiếu, hoạt động và dữ liệu khác trong khi màn hình vẫn duy trì độ sáng và tốc độ khung hình thấp. Ngoài ra, còn có cài đặt để dữ liệu nhạy cảm không hiện lên màn hình khóa.

Các tính năng iPhone mới khác bao gồm camera trước được nâng cấp, cụm camera sau chứa cảm biến 48MP, viền mỏng hơn, chip A16 nhanh hơn, tai thỏ được thiết kế lại.

iPhone 14 Pro và 14 Pro Max sẽ hấp dẫn hơn bộ đôi iPhone 14 và 14 Max. Hai mẫu iPhone 14 tiêu chuẩn chỉ dùng chip A15, giống với iPhone 13.

iPhone năm nay vẫn sử dụng cổng Lightning để sạc. Apple có thể chuyển sang cổng USB-C từ năm 2023.

Nhà báo Gurman dự đoán Apple sẽ giới thiệu iPad Pro 11 inch và 12.9 inch dùng chip M2 vào nửa cuối năm 2022, tương thích với tính năng Stage Manager.

Ngoài ra, có thể có mẫu iPad màn hình lớn hơn – khoảng giữa 14 và 15 inch. Con chip M2 sẽ là “trái tim” của một vài sản phẩm khác như Mac mini, MacBook Pro, Mac Pro và đặc biệt là headset thực tế hỗn hợp.

Apple cũng đang phát triển chip M3 để dùng sớm nhất vào đầu năm sau, trên MacBook Air 13 inch và 15 inch, iMac mới cùng laptop 12 inch.

Về smartwatch, Apple đang chuẩn bị cho ba biến thể mới: SE thấp cấp mới, Series 8 tiêu chuẩn và phiên bản “nồi đồng cối đá”. Chip S8 có chung cấu hình như S7, tuy nhiên, phiên bản ra mắt năm sau sẽ dùng chip hoàn toàn mới.

SE vẫn gắn bó với kích cỡ màn hình như hiện nay, thay vì trang bị màn hình to hơn, nhưng sẽ dùng chip S8 như Series 8. Đây là nâng cấp lớn so với chip S5 trong Apple Watch SE ra đời năm 2020.

Tại WWDC 2022, Apple không nhắc nhiều về Apple TV và HomePod. Dù vậy, công ty vẫn chuẩn bị một số bất ngờ cho các sản phẩm này. Apple TV dùng chip A14 đang trong quá trình phát triển, trong khi HomePod sẽ dùng chung chip S8 với Apple Watch.

Du Lam (Theo Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nhiều startup ra đời chỉ để đi gọi vốn từ nhà đầu tư

2020-2021 là giai đoạn các startup gọi rất nhiều vốn nhưng sử dụng không hiệu quả, sai mục đích, theo CEO Quỹ đầu tư OneBit Ngô Hoàng Đông.

OneBit là quỹ đầu tư đang đứng sau 44 startup trong lĩnh vực công nghệ.

Tại sự kiện ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ ngày 26/6, CEO OneBit Ngô Hoàng Đông đánh giá, giai đoạn 2020-2021 có thể xem là “thời điểm vàng” của startup liên quan đến công nghệ chuỗi khối (blockchain) khi các dự án gọi vốn được nhiều và trong thời gian rất nhanh.

Tuy nhiên phần lớn sử dụng số vốn trên không hiệu quả hoặc sai mục đích.

Việc này dẫn đến tình trạng nhiều startup “sớm nở tối tàn”, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho các nhà đầu tư.

“Không ít công ty khởi nghiệp ra đời chỉ có mục đích gọi vốn và gọi vốn rầm rộ, không kiểm soát đến nguồn tiền không minh bạch, xuất hiện nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư trong thời gian qua”, ông nói.

Lãnh đạo Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ còn chỉ ra thị trường ghi nhận nhiều sự vụ lừa đảo, sập sàn giao dịch, các trò chơi cờ bạc núp bóng tiền mã hóa… gây thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Điều này tạo nên cái nhìn tiêu cực đối với blockchain và cả cộng đồng khởi nghiệp công nghệ mới.

Theo CoinTelegraph, thị trường tiền kỹ thuật số ghi nhận nhiều vụ lừa đảo liên quan đến các dự án “ma”, tức một nhóm phát triển đồng tiền số nào đó từ bỏ dự án đột ngột và đem theo tất cả số tiền có được từ nhà đầu tư.

Công ty nghiên cứu blockchain Chainalysis thống kê hình thức lừa đảo này khiến nhà đầu tư mất số tiền tổng cộng gần 3 tỷ USD trong năm 2021.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư còn bị cuỗm hết tiền vì nhận các liên kết lừa đảo, giao dịch token lạ hay nhận trợ giúp từ người lạ… Không ít nhà đầu tư Việt Nam dính vào các bẫy được các tổ chức lừa đảo giăng khắp nơi dưới hình thức startup về blockchain, tài sản số.

Các tiêu cực xảy ra trong bối cảnh thị trường công nghệ chuỗi khối tăng trưởng mạnh. Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ chuỗi khối, có 7 doanh nghiệp do người Việt thành lập.

Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia đi đầu về blockchain. Khoảng 10 startup người Việt trong lĩnh vực này có vốn hóa trên 100 triệu USD.

Báo cáo của MarketsandMarkets cũng chỉ ra, thị trường thiết bị liên quan đến blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021. Số lượng dự án tăng trưởng mạnh trong khoảng một năm gần đây với hơn 600 đơn vị khai sinh tại Việt Nam.

Để thúc đẩy sự phát triển tích cực, bền vững và góp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ ra đời.

Vườn ươm này sẽ tập trung tìm kiếm và đầu tư vào những startup công nghệ, blockchain, thực hiện ươm tạo các ý tưởng, định hướng cho nhà đầu tư Việt Nam về kinh nghiệm, kiến thức công nghệ blockchain, trong đó có thị trường tiền mã hóa.

Ông Ngô Hoàng Đông được giao làm tổng giám đốc. Ban cố vấn của vườn ươm này gồm ông Timothy Leung – Giám đốc kinh doanh và phát triển kinh doanh toàn cầu của Alibaba, CEO tại HKAI Lab (vườn ươm AI của Alibaba).

Cố vấn thứ hai là ông Steve Phan – nguyên CEO và giám đốc toàn cầu của Merrill Lynch, HSBC, Standard Chartered…

TS Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng – cho rằng việc hình thành các vườn ươm là cần thiết, không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay.

“Vườn ươm là nơi giúp các bạn trẻ đổi mới tư duy và xác định rõ vị thế của mình trong thương trường; là mảnh đất để các startup tự liên kết lại với nhau”, ông đánh giá.

Vườn ươm thuộc Hội doanh nhân trẻ Việt Nam công bố hiện có khoảng 30 quỹ đầu tư trong và ngoài nước trở thành đối tác chiến lược, dự định rót khoảng 3-5 triệu USD trong năm nay cho các startup. Trước mắt có hơn 300 dự án đã đăng ký tham gia, trong đó vườn ươm này chọn ra 5 dự án vào quý đầu tiên hoạt động.

“Chúng tôi đặt mục tiêu ươm tạo ra các startup đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt có đủ sức hội nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp blockchain trong khu vực và trên thế giới”, ông Ngô Hoàng Đông chia sẻ.

Không chỉ trong lĩnh vực blockchain, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam nhiều năm qua đạt mức tăng trưởng tốt.

Báo cáo mới đây của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cho kết quả, tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup tại Việt Nam trong năm ngoái đạt mức kỷ lục 1,5 tỷ USD.

Con số này cao gấp 3 lần so với năm 2020. Dự báo, vốn đầu tư vào startup Việt năm 2022 có thể đạt 2 tỷ USD.

Theo Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Việt Nam có khoảng 3.800 startup, trong đó có khoảng 11 đơn vị được định giá trên 100 triệu USD.

Cả nước có hơn 200 quỹ đầu tư đang hoạt động và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Startup thương mại điện tử OnPoint nhận vốn 50 triệu USD

Đây là thương vụ rót vốn cổ phần tư nhân lớn nhất trong ngành hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á trong 5 năm qua.

OnPoint – startup cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam gọi vốn thành công 25 triệu USD từ SeaTown Private Capital Master Fund, quỹ đầu tư trực thuộc Temasek Holdings.

Đây là thương vụ rót vốn cổ phần tư nhân lớn nhất trong ngành hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á trong 5 năm qua. Trước OnPoint, The CrownX và Golden Gate là 2 cái tên cũng từng được Temasek rót vốn.

Việc hợp tác với SeaTown sẽ cho phép OnPoint đầu tư nhiều hơn nữa vào các giải pháp bán hàng và tiếp thị đa kênh (Omni Channel) để phục vụ tốt hơn cho các nhãn hàng và người tiêu dùng.

Mối quan hệ đối tác chiến lược cùng SeaTown sẽ giúp OnPoint tiếp cận vào các mạng lưới rộng khắp, cũng như kinh nghiệm của SeaTown trong nền kinh tế số và các ngành hàng tiêu dùng ở Đông Nam Á và trên toàn cầu.

Với nguồn vốn mới, OnPoint sẽ mở rộng xây dựng hệ sinh thái về các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (eCommerce), đẩy mạnh việc tuyển dụng và phát triển nhân tài cũng như năng lực hệ thống, đầu tư vào các công nghệ tiên phong lấy dữ liệu làm trung tâm.

Giải pháp tiên tiến nhất của OnPoint là Galaxy, giúp quản lý chiến dịch Digital Marketing thông qua việc tận dụng sức mạnh của dữ liệu lớn (big data), trí thông minh nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning).

“Tiềm năng phát triển của thương mại điện tử của Việt Nam còn rất lớn. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh về công nghệ và dữ liệu, chúng tôi cũng sẽ đầu tư vào nguồn nhân lực và nghiên cứu lĩnh vực mới.

Tất cả những việc này đều đúng theo sứ mệnh ban đầu của doanh nghiệp là giúp thương mại điện tử Việt Nam phát triển hơn”, ông Trần Vũ Quang – nhà đồng sáng lập và CEO OnPoint chia sẻ.

Hiện, OnPoint đang cung cấp cho hơn 150 nhãn hàng trong các ngành về làm đẹp – chăm sóc sức khoẻ, thời trang, đồ mẹ và bé, điện tử – gia dụng, dược phẩm, sản phẩm số, hàng tiêu dùng nhanh, thức ăn cho thú cưng… Một số thương hiệu nổi bật phải kể đến L’Oreal, Shiseido, Unicharm, P&G, Unilever, LG, Panasonic, Mondelez…

Thành lập vào năm 2017, OnPoint cung cấp các giải pháp toàn diện cho phép các nhãn hàng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trực tuyến trên nhiều kênh gồm các sàn TMĐT, mạng xã hội hoặc các trang web riêng của nhãn hàng.

OnPoint hỗ trợ từ khâu thiết lập và vận hành gian hàng trực tuyến, đến quản lý các chiến dịch tiếp thị số, dịch vụ khách hàng, kho bãi cũng như đóng gói hoàn thiện đơn hàng.

Hai nhà đồng sáng lập là ông Trần Vũ Quang và ông Lê Xuân Long, từng đảm nhiệm những vai trò quan trọng tại Lazada Việt Nam.

Gần đây nhất, vào năm 2020, OnPoint từng gọi vốn thành công số tiền 8 triệu USD tại vòng Series A từ Quỹ Kiwoom của Hàn Quốc và Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam DAIWA-SSIAM II (DAIWA-SSIAM Vietnam Growth Fund II L.P).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

CEO Facebook: “Chúng tôi sẽ tiếp cận được khoảng một tỷ người trong Metaverse”

CEO Facebook (Meta) Mark Zuckerberg cho rằng metaverse sẽ mang lại doanh thu đáng kể cho công ty trong giai đoạn 2025-2030.

facebook metaverse
CEO Facebook: “Chúng tôi sẽ tiếp cận được khoảng một tỷ người trong Metaverse”

“Về cơ bản, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp cận được khoảng một tỷ người trong metaverse.

Họ sẽ là những người chi tiêu hàng trăm USD, như mua các nội dung kỹ thuật số để thể hiện sở thích bản thân, trang trí cho không gian ảo của họ hay những tiện ích có thể tăng năng suất và hiệu quả khi hoạt động trong AR, VR cũng như trên tổng thể metaverse”, Zuckerberg trả lời CNBC ngày 22/6.

Người đứng đầu Meta thể hiện tham vọng tiến vào vũ trụ ảo metaverse từ năm ngoái khi đổi tên công ty Facebook thành Meta. Ông cũng nhiều lần nhấn mạnh đây sẽ là nơi mọi người có thể trao đổi, mua bán hàng hóa kỹ thuật số.

Khoản đầu tư đầu tiên mà Meta đổ vào metaverse là từ năm 2014, khi chi hai tỷ USD để mua nhà sản xuất kính thực tế ảo Oculus VR. Sau một thời gian phát triển, hiện mẫu Meta Quest 2 với giá 299 USD đã bắt đầu có doanh thu.

“Quest 2 đã thành công lớn”, Zuckerberg nói tại buổi phỏng vấn. “Tôi thực sự hạnh phúc về cách mà thiết bị thành công, bởi nó vượt quá mong đợi của tôi”.

Về tương lai metaverse, ông cho rằng sẽ mất một thời gian để lượng người dùng đạt đến quy mô hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ người. Ông kỳ vọng nửa sau của thập kỷ này, Meta sẽ bắt đầu có lãi.

Cũng theo Zuckerberg, metaverse sẽ mang lại “cảm giác hiện diện như thực tế”, do đó các thiết bị gồm phần cứng, phần mềm và trải nghiệm cần được phát triển tương xứng.

“Chúng tôi đang ở giai đoạn nhạy cảm, nhưng là một công ty đủ năng lực để thực hiện tham vọng. Meta có các khoản đầu tư lớn và dài hạn cho metaverse”, ông nói. “Nền kinh tế xung quanh vũ trụ ảo sẽ lớn mạnh, đủ sức kiếm tiền”.

Theo báo cáo tài chính quý I/2022 của Meta, toàn bộ các nền tảng xã hội của công ty hiện có 3,64 tỷ người dùng hàng tháng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Zuckerberg cho rằng đây sẽ là nền tảng để hướng tới metaverse.

AI Facebook hoạt động như TikTok.

Bên cạnh mục tiêu metaverse, Zuckerberg cũng nhắc đến tình hình hiện tại của các mạng xã hội. Ông cho biết đã đầu tư rất nhiều cho AI nhằm thúc đẩy quảng cáo – nguồn mang lại 97% doanh thu cho Meta.

“Về cơ bản, chúng tôi đang thay đổi cách hiển thị hầu hết nội dung mà bạn thấy trên Facebook và Instagram.

Ngày càng nhiều nội dung trong đó do AI đề xuất”, Zuckerberg chia sẻ. “Khi các đề xuất của AI trở nên tốt hơn, bạn sẽ tiếp cận được nhiều nội dung hơn, không chỉ những thứ bạn theo dõi”.

Theo CNBC, đây chính là cách TikTok đã thành công thời gian qua. Gần đây, Meta đã giới thiệu tính năng video ngắn Instagram Reels để cạnh tranh. Zuckerberg tiết lộ tính năng mới chiếm hơn 1/5 thời gian mọi người dành cho Instagram.

Bên cạnh phần mềm, người đứng đầu Meta cũng cho biết đang đầu tư vào phần cứng AI, chạy đua với các đối thủ như Alphabet và Microsoft.

Ông nhấn mạnh sẽ có siêu máy tính AI nhanh nhất do Meta chế tạo, dự kiến trình làng cuối năm nay. Dù vậy, ông thừa nhận công ty có thể giảm đầu tư vào AI trong trường hợp suy thoái kinh tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Bảo Lâm (theo CNBC)

Top 10 CMO có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022

Forbes CMO Network (Global) vừa công bố danh sách các Giám đốc Marketing (CMO) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.

CMO có ảnh hưởng nhất thế giới 2022
Top 10 Giám đốc Marketing (CMO) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022

Cách đây hàng trăm năm, khi lần đầu tiên được sử dụng, thuật ngữ “Influence” biểu thị khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống và số phận của một cá nhân hay thực thể nào đó. Ngày nay, Influence được đánh giá trong phạm vi thực tế hơn và gần gũi hơn.

Suy cho cùng, mối liên hệ giữa ngành marketing và “sự ảnh hưởng” là luôn không thể tách rời, sứ mệnh quan trọng nhất của một marketer không gì khác ngoài việc gây ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng, thay đổi cách suy nghĩ của họ về một thương hiệu nhất định nào đó.

Forbes xác định tầm ảnh hưởng của các CMO theo phương pháp nào?

Để có được danh sách này, Forbes cùng các đối tác nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng dữ liệu, tức dựa vào các dữ liệu thu thập được để xác định tầm ảnh hưởng của các CMO.

Đối với danh sách năm nay, Forbes dựa trên 14 chỉ số, trong 3 phạm vi trọng yếu nhất của hiệu suất CMO và thương hiệu bao gồm các tác động cá nhân lên mức độ nhận thức của thương hiệu (Brand Awareness), chỉ số hiệu suất của thương hiệu (brand performance indicators), sức ảnh hưởng nội bộ cũng như trong toàn ngành marketing nói chung.

Trong số những doanh nghiệp do các CMO này đại diện, 35% doanh nghiệp đã kinh doanh được hơn 100 năm.

Top 10 Giám đốc Marketing (CMO) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.

CMO có ảnh hưởng nhất thế giới 2022
Dara Treseder là CMO có ảnh hưởng nhất thế giới 2022

1. Bà Dara Treseder.

SVP, Global Head of Marketing, Communications & Membership: Peloton Interactive.

Trong khi hầu hết các CMO đều cần suy nghĩ và hành động một cách nhanh chóng để đối phó với những tình huống không thể lường trước được, một số ít các CMO phải làm như vậy với một tần suất thường xuyên hơn.

2. Ông William White.

SVP & CMO: Walmart

Kể từ khi gia nhập với tư cách là CMO vào giữa năm 2020, ông White đã coi trọng cam kết của Walmart là giúp khách hàng “sống tốt hơn ngay từ bây giờ” và đây cũng chính là kim chỉ nam làm việc của ông.

Với tư cách là người đứng đầu các chiến lược marketing, phát triển chương trình và xây dựng thương hiệu cho các cửa hàng của Walmart, cũng như các hoạt động thương mại điện tử của nó, ông đã nhận ra sức mạnh của nền tảng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Vào thời điểm lạm phát đang khiến các khoản chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng lên, ông và đội nhóm của mình đã có một chiến lược hết sức nhạy bén, vừa thể hiện được tính đồng cảm với khách hàng vừa cải thiện hình ảnh thương hiệu Walmart trong mắt người dùng.

Từ các hoạt động như giảm giá xăng cho các thành viên là khách hàng trung thành đến việc phát triển ứng dụng để giúp các bố mẹ (đang bị giam giữ) kết nối với con cái của họ, ông White đã thực sự để lại những ấn tượng lớn với toàn bộ khách hàng.

3. Fernando Machado.

CMO: Activision Blizzard

Activision Blizzard hiện là doanh nghiệp xuất bản phần mềm giải trí (Game) lớn nhất trên thế giới, doanh nghiệp mà gần đây Microsoft có ý định mua lại với giá gần 70 tỷ USD.

Hiện ông là người chịu trách nhiệm các thương hiệu như Call of Duty, World of Warcraft, Overwatch, và Candy Crush, hầu hết đều là các trò chơi với hàng trăm triệu giờ được chơi mỗi tháng.

Ông nói: “Khi các nhà tiếp thị trên toàn cầu đang xem xét tác động của thế giới Web3, chúng tôi đã tạo ra Metaverse với World of Warcraft, Call of Duty và nhiều trò chơi khác trong năm qua. Chúng tôi sẽ làm xóa nhòa ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo.”

4. Ông Greg Joswiak.

SVP, Worldwide Marketing: Apple

CMO của Apple
CMO của Apple

Greg Joswiak đã gắn bó với Apple hơn 35 năm và trở thành Phó chủ tịch tiếp thị cấp cao (SVP) toàn cầu của Apple vào năm 2020.

Trong suốt quá trình thể hiện vai trò của mình, Greg Joswiak đã làm ảnh hưởng và định hình các sản phẩm, thương hiệu và hoạt động marketing của Apple theo nhiều cách, giúp thương hiệu này tung ra nhiều sản phẩm thành công như iPhone và iPod.

Với tư cách là người đứng đầu bộ phận marketing, ông cho biết mình đóng một vai trò trọng yếu trong việc duy trì vị thế mang tính biểu tượng về văn hóa của thương hiệu, bao gồm cả việc bảo vệ hình ảnh của thương hiệu và thái độ của người tiêu dùng với nó.

Khi quyền riêng tư đang trở nên quan trọng hơn đối với người tiêu dùng, nó cũng sẽ là trung tâm của các hoạt động marketing của Apple.

5. Bà Morgan Flatley

Global CMO: McDonald’s

CMO của McDonald's
CMO của McDonald’s

Flatley đã tham gia vào vai trò CMO toàn cầu của McDonald’s sau gần 5 năm làm việc với tư cách là Giám đốc Marketing của thương hiệu tại Mỹ.

Hiện bà chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu toàn cầu, tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) của McDonald’s tại hơn 100 thị trường trên thế giới.

Bà cũng là người giám sát chiến lược thực đơn (Menu) của toàn bộ các cửa hàng McDonald’s.

6. Bà Sarah Franklin

President & CMO: Salesforce

cmo của salesforce
CMO của Salesforce

Sarah Franklin trở thành CMO của Salesforce vào tháng 1 năm 2021. Bà cho rằng với vai trò CMO, bà có thể có những cái nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp.

Ngày nay, sứ mệnh của bà là giúp các doanh nghiệp khác “hình dung lại” cách họ có thể thành công trong thế giới kỹ thuật số, nơi mà hầu hết các hoạt động marketing đều gắn liền với yếu tố công nghệ và kỹ thuật số.

Là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất trong các công ty về công nghệ, bà cũng nhận ra sức ảnh hưởng của mình trong việc xây dựng “một thế giới tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn và yếu tố công nghệ được thể hiện vai trò nhiều hơn.

7. Ông Manuel Arroyo

Global CMO: The Coca-Cola Co.

CMO của Coca Cola
CMO của Coca Cola

Manuel Arroyo chính thức trở thành CMO toàn cầu của Coca Cola từ năm 2020, tầm ảnh hưởng của ông trải dài trên 5 phạm vi chính: những hiểu biết về con người, tiếp thị tích hợp (Integrated Marketing), vận hành marketing, xây dựng năng lực marketing và tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing).

Dưới sự dẫn dắt của Arroyo, Coca Cola đã liên tục thử nghiệm thương hiệu dưới những hình ảnh mới, mở rộng chuỗi cửa hàng có thương hiệu và cả những nền tảng đổi mới sáng tạo của Coca Cola.

8. Bettina Fetzer

Head of Marketing: Mercedes-Benz

9. Harish Bhat

Brand Custodian: Tata Group

10. Alex Schultz

CMO & VP Analytics: Meta (Facebook).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Netflix sa thải 300 nhân viên

Số lượng người đăng ký Netflix được dự kiến sẽ giảm tới 2 triệu người trong quý tới, theo The Guardian.

Tòa nhà Netflix trên Đại lộ Sunset ở Los Angeles, California. Ảnh: Frederic J Brown / AFP / Getty Images.

Netflix sa thải lượng lớn nhân viên giữa một năm khó khăn đối với gã khổng lồ phát trực tuyến.

“Trong khi tiếp tục đầu tư đáng kể vào hoạt động kinh doanh, chúng tôi đã thực hiện những điều chỉnh này để chi phí doanh thu đang tăng lên phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại của chúng tôi”, một phát ngôn viên của Netflix nói với CNN Business hôm thứ năm.

“Chúng tôi rất biết ơn vì tất cả những gì họ đã làm cho Netflix và đang làm việc chăm chỉ để hỗ trợ họ vượt qua quá trình chuyển đổi khó khăn này.”

Việc sa thải đã ảnh hưởng đến khoảng 3% lực lượng lao động của Netflix, bao gồm 11.000 nhân viên toàn thời gian. Việc sa thải cũng chủ yếu diễn ra ở Mỹ.

Netflix đã báo cáo vào tháng 4 rằng họ mất 200.000 người đăng ký lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Điều này đã gửi những làn sóng chấn động qua phố Wall, khiến các nhà đầu tư phải quét sạch hàng tỷ USD khỏi vốn hóa thị trường của Netflix.

Cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh khoảng 70% trong năm nay. Tuy nhiên, số lượng người đăng ký Netflix được dự kiến giảm tới 2 triệu người trong quý sắp tới, theo The Guardian.

Tháng trước, Netflix đã sa thải 150 nhân viên. Công ty đổ lỗi cho sự sụt giảm do một loạt yếu tố, bao gồm cạnh tranh gia tăng, nền kinh tế, chiến sự ở Ukraine và số lượng lớn những người chia sẻ tài khoản của họ với các hộ gia đình không trả tiền.

Một phát ngôn viên của Netflix cho biết các kênh đa dạng, tập trung vào khán giả như Con Todo và Strong Black Lead là ưu tiên của công ty và họ đang “đầu tư rất nhiều vào chúng”.

Để bù đắp thiệt hại về người đăng ký, Netflix cũng đang xem xét thêm quảng cáo vào dịch vụ để đổi lại đăng ký giá thấp hơn ngoài việc cắt giảm chi phí, một động thái mà hãng này đã chống lại từ lâu.

Vào thứ năm, giám đốc điều hành của Netflix, Ted Sarandos, cho biết công ty đang đàm phán với một số công ty để hợp tác quảng cáo.

Các báo cáo truyền thông từ đầu tuần này cho biết họ đang thảo luận với Google của Alphabet và NBCUniversal của Comcast để tìm kiếm các mối liên hệ tiềm năng về tiếp thị.

“Chúng tôi đang nói chuyện với tất cả họ ngay bây giờ”, Sarandos nói tại hội nghị Cannes Lions khi được hỏi Netflix đang muốn hợp tác với công ty nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Quảng cáo Instagram Reels là gì? Cách chạy Instagram Reels Ads

Cùng tìm hiểu về các nội dung xoay quanh quảng cáo trên Instagram Reels như Reels Ads là gì, cách cài đặt quảng cáo Reels Ads ra sao và hơn thế nữa.

reels ads
Instagram Reels Ads là gì? Hiểu về quảng cáo Instagram Reels

Kể từ khi được ra mắt lần đầu vào năm 2020, Instagram Reels là nền tảng video dạng ngắn của Facebook với mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với TikTok. Instagram Reels Ads là nền tảng quảng cáo được phân phối trên Reels và thuộc hệ sinh thái Facebook.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Instagram Reels Ads là gì?
  • Instagram Reels Ads sẽ được hiển thị ở đâu?
  • Cách cài đặt quảng cáo Instagram Reels Ads.
  • Một số chiến thuật quảng cáo với Reels Ads.
  • Các thông số quảng cáo chính trên Reels Ads là gì?
  • Một số kiểu bài đăng hiện sẽ không hợp lệ trên Instagram Reels Ads.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Instagram Reels Ads là gì?

Cũng tương tự các hình thức quảng cáo khác như Instagram Ads hay Facebook Ads, Instagram Reels Ads là một hình thức Ads cho phép các Advertiser hiển thị quảng cáo của họ trên Instagram Reels, nền tảng video dạng ngắn của Facebook (Meta).

Bạn có thể xem Ads là gì để có những góc nhìn toàn diện và đầy đủ nhất về thế giới hay ngành Ads hay Advertising nói chung.

Reels Ads được ra mắt lần đầu toàn cầu vào tháng 6 năm 2021 sau khi được thử nghiệm ở một số thị trường như Brazil và Australia.

Theo Mạng xã hội Instagram:

“Reels là nơi tốt nhất trên Instagram để các thương hiệu có thể tiếp cận những người không (hoặc chưa) theo dõi họ, nơi các thương hiệu và nhà sáng tạo (content creator) có thể được nhiều người dùng khác khám phá.

Reels Ads sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khán giả hơn, cho phép mọi người dùng khám phá nhiều nội dung mới mẻ hơn từ thương hiệu và nhà sáng tạo.”

Instagram Reels Ads về cơ bản cũng giống Instagram Stories Ads tức quảng cáo trên phần ‘Câu chuyện’ của Instagram, với định dạng tràn màn hình và video dọc đứng.

Và giống như các quảng cáo khác trên Instagram Stories, các quảng cáo Reels Ads sẽ được hiển thị xen kẻ giữa các video Reels tự nhiên khi người dùng đang duyệt nội dung.

Instagram Reels Ads sẽ được hiển thị ở đâu?

Khi truy cập vào ứng dụng, dưới đây là một số cách mà người dùng có thể thấy quảng cáo Reels của thương hiệu:

  1. Trong tab Reels, được truy cập qua màn hình chính.
  2. Trên trang Khám phá (Explore page).
  3. Trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

Cũng tương tự như các quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads), quảng cáo trên Reels được hiển thị song song và xen kẻ với các nội dung tự nhiên khác.

Cách cài đặt quảng cáo Instagram Reels Ads.

Sau khi đã hiểu quảng cáo trên Instagram Reels hay Instagram Reels Ads là gì, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm hiểu cách để cài đặt hay thiết lập một chiến dịch quảng cáo hoàn chỉnh trên Instagram Reels.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Tạo quảng cáo.

Quảng cáo trên Instagram Reels hiện chỉ khả dụng với các nội dung video, do đó, bước đầu tiên là bạn cần xây dựng các video với kích thước phù hợp (sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các phần bên dưới).

Ở giai đoạn này, bạn cũng nên bắt đầu xây dựng các nội dung và chú thích (captions) cho video của mình cũng như các thẻ hashtag sẽ được sử dụng.

Vì các nội dung quảng cáo sẽ được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên, Instagram cũng khuyên các nhà quảng cáo có thể tìm kiếm các nội dung âm thanh đang thịnh hành trên nền tảng để đưa vào video quảng cáo của mình.

Bước 2: Truy cập vào trình quản lý quảng cáo.

Khi bạn sẵn sàng để chạy quảng cáo trên Instagram hay Instagram Reels (một phần của Instagram), hãy truy cập vào Trình quản lý quảng cáo Facebook (Facebook Ads Manager) và chọn Instagram làm vị trí quảng cáo.

Bạn có thể chạy quảng cáo trên Instagram mà không cần tài khoản Instagram. Bạn có thể sử dụng Trang Facebook hoặc tài khoản Instagram đã kết nối (nếu có).

Sau đó hãy nhấp vào tạo quảng cáo.

Bước 3: Chọn mục tiêu quảng cáo cho Instagram Reels.

Tuỳ vào mục tiêu của thương hiệu khi bắt đầu với quảng cáo Instagram Reels Ads là gì, họ có thể lựa chọn các mục tiêu quảng cáo khác nhau bao gồm:

  • Brand Awareness: Độ nhận biết thương hiệu.
  • Reach: Độ tiếp cận.
  • Traffic: Lưu lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng.
  • App Installs: Thúc đẩy lượt cài đặt ứng dụng.
  • Video Views: Thúc đẩy lượt xem video.
  • Conversions: Tối ưu chuyển đổi.
Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin về quảng cáo.

Cũng giống như Facebook, bước tiếp theo, nhà quảng cáo cần điền đầy đủ các thông tin liên quan đến quảng cáo như ngân sách quảng cáo, lựa chọn khu vực mục tiêu hay đối tượng khách hàng cần tiếp cận.

instagram reels ads
Điền đầy đủ các thông tin về quảng cáo trên Instagram Reels Ads.
Bước 5: Chọn nơi phân phối quảng cáo.

Vì bạn đang chạy quảng cáo trên cùng một hệ sinh thái của Facebook và bạn muốn chỉ quảng cáo trên Instagram Reels, bạn cần chọn vị trí hiển quảng cáo thủ công (Manual Placements) sau đó chọn Instagram Reels làm nơi hiển thị quảng cáo.

Bước 6: Tuỳ chỉnh CTA.

Bước cuối cùng để hoàn thành Instagram Reels Ads đó là tuỳ chỉnh các nút kêu gọi hành động (CTA), nơi mà bạn muốn đối tượng mục tiêu nhấp vào.

Hiện Instagram Reels cung cấp các tuỳ chọn CTA như:

  • Shop Now
  • Read More
  • Sign Up
  • Click Here

Một số chiến thuật quảng cáo với Instagram Reels Ads.

Trước khi thực hiện bất cứ chiến dịch quảng cáo nào, dù cho đó là trên Google, Facebook hay trên Instagram Reels, điều quan trọng là bạn cần hoạch định những chiến lược hay chiến thuật tối ưu trên nền tảng.

  • Hiểu khách hàng của bạn được truyền cảm hứng bởi điều gì?

Khi bạn làm quảng cáo, bạn đang cung cấp những thông điệp thương hiệu đến người dùng, với Instagram Reels Ads cũng tương tự, những gì bạn cần làm là truy cập vào tab Instagram Reels Insights để khám phá xem các đối tượng mục tiêu của bạn là ai và họ được truyền cảm hứng bởi điều gì.

  • Sử dụng các đoạn âm thanh có thương hiệu.

Trên hầu hết các nền tảng video dạng ngắn như TikTok hay Reels, âm thanh và hiệu ứng là một phần hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến mức độ tương tác của quảng cáo.

Bằng cách sử dụng những đoạn âm thanh gốc hoặc âm thanh có thương hiệu (branded content) cùng với đó là kết hợp sử dụng với các hashtag đang thịnh hành, các nội dung của bạn sẽ có nhiều cơ hội được khám phá hơn.

  • Hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung để thúc đẩy hiệu suất.

Khi người dùng ngày càng yêu thích các nội dung được chia sẻ bởi những người mà họ chọn theo dõi (KOL, Influencer…) thay vì là trực tiếp từ thương hiệu, kết hợp với các nhà sáng tạo trên nền tảng cũng là chiến thuật các thương hiệu nên thử nghiệm.

Các thông số quảng cáo chính trên Reels Ads là gì?

Để các quảng cáo trên Instagram Reels nhanh chóng được phê duyệt và có hiệu suất cao, các nhà quảng cáo nên tuân thủ các thông số quảng cáo do nền tảng đưa ra:

  • Độ dài: Hiện Reels Ads sẽ chấp nhận các video dài tối đa 60s.
  • Định dạng: Kích thước được khuyến nghị trên Reels là 9×16.
  • Độ phân giải của video: Tối thiểu 500 x 888 pixels.
  • Dung lượng video tối đa: 4GB.
  • Văn bản chính: Tối đa 72 ký tự.
  • Hình thức phân phối quảng cáo: Tự động hoặc thủ công.
  • Mục tiêu quảng cáo: Reach, Conversions, Brand Awareness, Traffic, Video Views, App Installs, Messages.

Một số kiểu bài đăng hiện sẽ không hợp lệ trên Instagram Reels Ads.

Theo Instagram, dưới đây là một số kiểu bài đăng sẽ không được phép quảng cáo trên Instagram Reels.

  • Các bài đăng dài quá 60s.
  • Các bài đăng có gắn thẻ sản phẩm (product tag).
  • Cái bài đăng định dạng GIF (ảnh động).
  • Các video với hiệu ứng khuôn mặt.
  • Các video được lấy từ thư viện âm nhạc của Instagram: Facebook khuyến nghị các nhà quảng cáo nên sử dụng các video gốc để quảng cáo.

Kết luận.

Khi định dạng video ngắn được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong 2022 và hơn thế nữa, yêu cầu đặt ra cho các nhà quảng cáo là nhanh chóng thích ứng với các nền tảng.

Bằng cách hiểu Instagram Reels Ads là gì cũng như các chiến thuật tối ưu các chiến dịch quảng cáo, bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy khả năng tiếp cận của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cửa hàng Starbucks đầu tiên tại Hà Nội sẽ đóng cửa từ 1/7

Theo thông báo từ Starbucks Vietnam, kể từ ngày 1/7/2022 sắp tới, cửa hàng Starbucks Lan Viên trên phố Hàng Bài (32 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ chính thức đóng cửa.

Starbucks hà nội đóng cửa
Cửa hàng Starbucks đầu tiên tại Hà Nội sẽ đóng cửa từ 1/7

Khai trương vào cuối tháng 7/2014, Starbucks Lan Viên cũng chính là cơ sở đầu tiên của Starbucks tại Hà Nội, được mở sau hơn 1 năm Starbucks chính thức vào Việt Nam.

Nằm ở vị đắc địa thuộc quận trung tâm Hà Nội, Starbucks Lan Viên đã thu hút khá nhiều khách hàng đến quán, bao gồm cả khách du lịch.

“Khép lại những điều cũ để mở ra những hành trình mới là cách chúng ta chào tạm biệt Starbucks Lan Viên – cửa hàng Starbucks đầu tiên tại Hà Nội. Cửa hàng sẽ chính thức dừng hoạt động từ ngày 1/7/2022.

Starbucks cùng đội ngũ cộng sự cảm ơn bạn đã luôn yêu thương và dành thời gian thưởng thức cà phê tại cửa hàng trong suốt thời gian vừa qua.

Starbucks mong được gặp lại bạn ở các cửa hàng khác gần quanh như Starbucks Reserve Nhà Thờ hoặc Starbucks Pacific Place nhé”, thông báo của Starbucks Vietnam đề cập.

Khi thông báo này được đưa ra, nhiều tín đồ Starbucks đã bày tỏ cảm xúc tiếc nuối khi coi Starbucks Lan Viên là một phần lưu giữ những kỷ niệm.

Starbucks hà nội đóng cửa

“Starbucks Lan Viên là nơi đầu tiên mình đi uống ở Việt Nam luôn, không gian nhỏ nhưng rất yên tĩnh để làm việc và học bài.

Khi thấy đóng thì mình cũng buồn vì cũng có nhiều kỷ niệm nhưng dù sao mình mong Starbucks sẽ mở ra nhiều cửa hàng có không gian lớn hơn nữa”, một khách hàng chia sẻ.

Như vậy, Starbucks Lan Viên là cơ sở tiếp theo của Starbucks tại Việt Nam đóng cửa.

Trước đó, Starbucks đã đóng Starbucks Rex, chi nhánh nằm trong khách sạn Rex tại đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM vào 1/10/2021 và cuối năm đó, đóng thêm cửa hàng Starbucks Press Club, nằm tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điểm chung của 3 cơ sở này đều là những vị trí đắc địa của những thành phố lớn.

Có thể thấy, sau thời gian dài “chịu trận” trước làn sóng Covid-19, cộng thêm việc người dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát tăng cao, ngay cả những ông lớn với tiềm lực tài chính dồi dào như Starbucks cũng phải thu gọn mô hình kinh doanh.

Những địa điểm có chi phi thuê đắt đỏ nhưng không đạt hiệu quả doanh thu sẽ là những địa điểm bị loại bỏ đầu tiên.

Bù lại, Starbucks đẩy mạnh bán online trên nền tảng giao hàng trực tuyến như ShopeeFood (Now cũ) hay Grab.

Starbucks cũng mở gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee để tập trung bán các sản phẩm đi kèm như cốc, bình đựng nước, túi vải,…

Mô hình của Starbucks đang hướng đến sự tinh gọn, mở thêm các cửa hàng nhỏ thay vì chỉ mở các cơ sở có mặt tiền đắc địa nhưng tốn kém.

“Chúng tôi có mở những cửa hàng nhỏ hơn, phục vụ khách hàng chỉ mua đi chứ không ngồi lại. Nhưng, định hình của Starbucks vẫn là không gian nơi khách hàng đến trải nghiệm, thưởng thức cùng gia đình và bạn bè.

Nguyên tắc đó sẽ không đổi”, Tổng Giám Đốc Starbucks Việt Nam, bà Patricia Marques, từng chia sẻ như vậy về chiến lược của Starbucks trong năm 2022.

Theo thông tin cập nhật vào tháng 1/2022, Starbucks có 77 cửa hàng trên cả nước, con số này của The Coffee House là 146, Highlands là 462 và Trung Nguyên là 89.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Samsung bị phạt 10 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật

Một tòa án Australia yêu cầu Samsung Australia nộp phạt 14 triệu AUD (9,65 triệu USD) vì 9 quảng cáo gây hiểu nhầm về tính năng chống nước trên smartphone. 

Samsung Australia thừa nhận đã khiến một số người mua smartphone Galaxy hiểu nhầm về mức độ kháng nước của thiết bị.

Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia (ACCC) từng kiện Samsung vào tháng 7/2019. Trong thông cáo, Samsung cho biết vấn đề không tồn tại trên các mẫu máy mới.

Theo nhà chức trách, từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2018, Samsung chạy quảng cáo trong cửa hàng và trên mạng xã hội, tuyên bố smartphone có thể dùng trong bể bơi hoặc nước biển.

Chẳng hạn, một quảng cáo có nội dung: “Một chiếc điện thoại không thể bơi 100m” kèm theo hashtag #Dowhatyoucant (làm điều không thể), cùng hình ảnh chiếc điện thoại nhúng xuống nước.

Tuy nhiên, ACCC nhận được hàng trăm khiếu nại từ người dùng, nói rằng điện thoại của họ không hoạt động bình thường, thậm chí vài trường hợp còn dừng hoạt động sau khi tiếp xúc với nước.

Chống nước là tính năng quan trọng trên điện thoại Galaxy. Nhiều khách hàng có thể đã xem được những quảng cáo gây hiểu nhầm trước khi ra quyết định mua máy mới, theo Chủ tịch ACCC Gina Cass-Gottlieb.

Án phạt là lời nhắc nhở mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp rằng, mọi tuyên bố về sản phẩm đều phải dựa trên sự thật.

Samsung và ACCC đồng tình về việc các thay đổi trên những mẫu máy mới ra mắt tại Australia kể từ tháng 3/2018 không gặp rủi ro khi tiếp xúc với nước như mẫu cũ.

ACCC hối thúc bất kỳ ai đã mua điện thoại Galaxy và gặp vấn đề cổng sạc sau khi máy bị ướt liên hệ với Samsung Australia. Những mẫu Galaxy nằm trong diện ảnh hưởng bao gồm: S7, S7 Edge, A5 , A7, S8, S8 Plus, Note 8.

Du Lam (Theo Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo ICT News)

Khaby Lame trở thành TikToker có lượt theo dõi lớn nhất thế giới

TikToker Khaby Lame chính thức trở thành người có ảnh hưởng (Influencer) được nhiều người theo dõi nhất thế giới trên TikTok vào ngày 23/6 vừa qua.

khaby lame tiktoker
Khaby Lame chính thức trở thành TikToker có lượt theo dõi lớn nhất trên thế giới

Khaby Lame, một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) 22 tuổi sinh ra tại Senegal, Tây Phi, đã chính thức trở thành người được theo dõi nhiều nhất trên TikTok.

Vượt qua ngôi sao TikTok kỳ cựu người Mỹ Charli D’Amelio, hiện Khaby Lame có hơn 142,7 triệu người theo dõi so với con số 142,3 triệu của D’Amelio.

Khaby Lame đã trở nên nổi tiếng như thế nào.

Khaby Lame, mặc dù được sinh ra tại Tây Phi nhưng anh sống ở Ý, ban đầu đã nổi tiếng nhờ việc sử dụng các tính năng song ca (Duet) và ghép đôi video (Stitch) của TikTok, rồi đến các hành động không lời với những kiểu “hack não ngớ ngẫn”.

Cách đây không lâu, Khaby Lame càng gây được nhiều sự chú ý hơn khi xuất hiện trong video quảng cáo về Metaverse của Facebook với CEO Mark Zuckerberg.

Hiện Lame chủ yếu sản xuất các nội dung hài câm và thu về hàng triệu lượt xem.

Charli D’Amelio là ai?

Trước khi bị Khaby Lame vượt qua, D’Amelio là ngôi sao đình đám nhất trên TikTok với hơn 142 triệu người theo dõi (followers).

D’Amelio và chị gái của cô là Dixie, là hai trong số những người có ảnh hưởng (Influencer) nhất trên nền tảng TikTok, và cả hai cũng thừa nhận rằng họ là những ngôi sao tình cờ.

Sự nổi tiếng như vũ bão của họ cũng có phần “ngớ ngẫn” như Khaby Lame, chỉ thông qua các video khiêu vũ dài vài giây – thứ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người theo dõi họ cũng muốn cố gắng làm điều tương tự.

Theo ước tính của Forbes, hai chị em đã kiếm được khoảng 27,5 triệu USD vào năm 2021.

Khaby Lame là trường hợp đặc biệt của các nhà sáng tạo nội dung.

Việc Khaby Lame trở thành TikToker được nhiều người theo dõi nhất cũng có phần xoá bỏ đi các rào cản trong quá khứ khi các nền tảng mạng xã hội vẫn là “cấm địa” của rất nhiều nhà sáng tạo da màu, đặc biệt là nhà sáng tạo da Đen.

Vào năm 2020, trước những cáo buộc rằng thuật toán của TikTok ngăn chặn nội dung của những nhà sáng tạo da màu, TikTok sau đó lập tức đã có những động thái phản hồi, bao gồm cả việc tạo ra một cộng đồng đa dạng hơn và quyên góp tiền cho các tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu “giúp đỡ cộng đồng người da màu.”

Hiện Khaby Lame kiếm được khoảng hơn 5 triệu USD mỗi năm với mỗi bài đăng quảng cáo trên TikTok và Instagram ước tính có giá khoảng từ 50.000 USD – 100.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Apple sắp có sản phẩm mới

Đây là lần đầu tiên CEO Apple chính thức lên tiếng xác nhận dòng sản phẩm mới mà hãng đang phát triển.

CEO Apple Tim Cook mới đây đã xác nhận hãng đang phát triển headset thực tế ảo tăng cường (AR) đầu tiên. Trong buổi phỏng vấn với China Daily USA, ông đã chia sẻ về những nhân tố chủ chốt khiến các thiết bị đeo AR thành công trên thị trường.

“Tôi rất nóng lòng mong chờ về bộ thiết bị AR. Nhưng điều quan trọng là phải đặt con người làm trung tâm cho công nghệ này”, Tim Cook nói.

Ông cũng nhấn mạnh nỗ lực của Apple để phát triển các ứng dụng hỗ trợ AR trên iPhone và iPad.

“Tuy nhiên, tôi nghĩ lúc này vẫn còn quá sớm để chúng ta nhận định về tương lai của công nghệ. Tôi rất hào hứng về những cơ hội phát triển trong tương lai của lĩnh vực này. Hãy chờ đợi, bạn sẽ thấy chúng tôi mang lại những gì”, CEO Apple kết luận.

Theo CNBC, chia sẻ mới nhất của Tim Cook đã cho thấy tham vọng và tiềm năng lớn của mảng thiết bị đeo Apple. Hiện tại, những ứng dụng AR mới chỉ có thể sử dụng để tái tạo căn phòng hay tạo ra thêm một vài đồ vật bên trong.

Nhưng về phía Apple, hãng đang xây dựng cả một thư viện và bộ công cụ giúp các lập trình viên tạo lập ứng dụng cho bộ headset AR sắp tới.

Thực tế ảo tăng cường là một môi trường ảo được máy tính giả lập với các cảnh vật, vật thể giống như thật.

Công nghệ này hoàn toàn khác VR vì VR sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo, trong khi đó AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong.

Trước đó, vào tháng 5, Bloomberg cho biết Apple đã trình diễn mẫu kính thực tế hỗn hợp, kết hợp thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) trước ban giám đốc gồm CEO Tim Cook và 8 lãnh đạo khác.

Theo The Information, Táo khuyết đã phát triển kính thực tế hỗn hợp trong nhiều năm. Thiết bị này còn được xem là thiết bị quan trọng tiếp theo của hãng sau Apple Watch ra mắt năm 2015.

Ngoài tập trung vào phần cứng, Táo khuyết cũng đẩy nhanh tiến độ phát triển phần mềm tương thích với thiết bị AR.

Hồi tháng 6, Parker Ortolani, phóng viên của 9to5Mac, đã phát hiện một hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mới có tên là RealityOS của Apple. Đây được cho là hệ điều hành sẽ xuất hiện trên tai nghe thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) của công ty.

CNBC nhận định khi ra mắt bộ kính, Apple sẽ đối đầu trực tiếp với Oculus của Facebook, Hololens AR của Microsoft và PlayStation VR của Sony.

Thiết bị từng được lên kế hoạch ra mắt vào năm 2019, lên kệ từ 2020, sau đó dời ngày ra mắt sang năm 2021. Gần đây, Apple lại tiếp tục cân nhắc việc lùi thời điểm công bố chiếc kính thực tế ảo của họ đến cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023.

Theo các chuyên gia, giá bán của bộ kính có thể sẽ khá cao, dao động khoảng 2.000-3.000 USD, tức là gấp 2-3 lần iPhone 13 Pro Max.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen