Skip to main content

Thẻ: Unilever

Unilever sa thải hàng ngàn nhân viên (và cắt giảm mảng kem)

Thời buổi khó khăn khiến ngành bán kem dù đóng góp 13% tổng doanh số cho Unilever năm 2023, với những cái tên đình đám như Wall’s, Cornetto… nhưng vẫn phải ra đi để cắt giảm chi phí.

Hãng tin Reuters cho hay một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới là Unilever mới đây đã quyết định đuổi việc 7.500 lao động, đồng thời cắt bỏ mảng sản xuất kem (Ice Cream), bao gồm cả những thương hiệu nổi tiếng như Wall’s, nhằm cắt giảm chi phí và tinh gọn danh mục sản phẩm.

“Động thái trên là nhằm xây dựng một Unilever tinh gọn, tập trung và hiệu suất cao hơn”, Chủ tịch Ian Meakins của Unilever cho biết.

Chiến lược mới đầy đau đớn của Unilever diễn ra sau khi CEO Alan Jope phải từ chức vì bị chỉ trích là đa dạng hóa quá nhiều thương hiệu, lên tới con số 400 khiến tập đoàn tốn quá nhiều chi phí vận hành quản lý, dẫn đến một kết quả kinh doanh không như mong muốn.

“Công thần” cũng bị vứt bỏ

Năm 2023, mảng kinh doanh kem đem về cho Unilever 7,9 tỷ Euro, tương đương 8,6 tỷ USD doanh số và chiếm 13% tổng doanh số toàn tập đoàn.

Tại một số thị trường, mảng kem thậm chí đóng góp đến 1/3 hay lên mức 40% cho tổng doanh số trong khu vực, qua đó chứng tỏ tầm quan trọng của mình.

Mảng kinh doanh này của Unilever có những cái tên vô cùng nổi tiếng như Ben & Jerry, Wall’s, Cornetto, Magnum và Talenti.

Bởi vậy việc tập đoàn từ bỏ “công thần” này đã tạo nên nhiều tranh cãi.

Trước đây, Unilever nổi tiếng với chiến lược đa dạng hóa thương hiệu nhằm tối đa lợi nhuận. Việc mua bán và sáp nhập (M&A) của hãng không chỉ xóa bỏ đối thủ cạnh tranh tiềm tàng mà còn khiến cho dù khách hàng lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường thì cũng đem về lợi ích cho Unilever.

Thay vì chỉ bán một thương hiệu ở mỗi dòng sản phẩm thì Unilever cố tình tạo ra vô số cái tên, từng địa phương lại có những thương hiệu khác nhau khiến khách hàng có thêm “sự lựa chọn”.

Thêm nữa, việc tạo ra vô số nhãn hàng nhắm vào nhiều phân khúc giá cả, khách hàng khác nhau khiến Unilever có thể kinh doanh ở mọi tầng lớp thị trường khác nhau và tối đa hóa doanh số.

Ngoài ra theo tâm lý tiêu dùng, khách hàng thường sẽ mua thêm các dòng sản phẩm cùng hãng khi đã lựa chọn một mặt hàng của công ty, qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho Unilever.

Tuy nhiên trước cơn bão cắt giảm chi phí để chống lạm phát và đòi hỏi lợi nhuận từ cổ đông trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt hầu bào, Unilever đã buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.

Tờ New York Times (NYT) cho biết việc cắt bỏ mảng bán kem của Unilever sẽ được thực hiện ngay lập tức và hoàn thành vào cuối năm 2025. Theo đó, bộ phận kinh doanh kem sẽ tách ra thành một công ty độc lập với Unilever.

Trên thực tế, động thái này của Unilever đã được dự đoán từ trước khi CEO mới Hein Schumacher lên nắm quyền vào tháng 7/2023 đã báo hiệu một cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy, qua đó chỉ tập trung vào 30 trong số hàng trăm thương hiệu mà hãng quản lý.

Theo CEO Schumacher, việc sa thải lao động và cắt bỏ mảng bán kem là một phần của chiến lược tinh gọn nhằm tiết kiệm gần 870 triệu USD chi phí trong 3 năm tới. Con số 7.500 lao động chủ yếu là nhân viên văn phòng và chiếm khoảng 6% tổng nhân sự toàn công ty.

Sau cuộc cải tổ bộ máy, tờ NYT dự đoán Unilever sẽ chỉ giữ lại những mảng kinh doanh chủ chốt và các thương hiệu lớn như Dove (xà phòng), Surf (bột giặt)…vốn chiếm khoảng 70% doanh số của hãng.

Động thái của Unilever diễn ra trong bối cảnh tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất nhì thế giới đang gặp nhiều khó khăn vài năm trở lại đây. Tăng trưởng của hãng giảm tốc vì lạm phát, trong khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hậu đại dịch khiến doanh số tính theo đơn vị sản phẩm cũng giảm.

Đặc biệt, việc người tiêu dùng chuyển sang các mặt hàng giá rẻ trong hàng trăm thương hiệu của Unilever cũng tác động mạnh đến doanh số. Trớ trêu thay, mảng bán kem và nhiều dòng sản phẩm không thiết yếu của Unilever là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước tình trạng này, qua đó đối mặt khả năng bị “vứt bỏ”.

Năm 2023, dù chiếm đến 13% tổng doanh số tập đoàn nhưng mảng bán kem của Unilever lại gia tăng chi phí đầu vào nhiều nhất công ty. Hãng đã phải tăng giá sản phẩm khiến sụt giảm doanh số, đẩy người tiêu dùng qua các dòng kem rẻ hơn gây ảnh hưởng đến thị phần và doanh số.

“Mảng kinh doanh kem có một năm tồi tệ với sự sụt giảm thị phần lẫn lợi nhuận”, báo cáo kết quả kinh doanh tháng 2/2024 của Unilever nêu rõ.

Trong khi đó, báo cáo phân tích của Bernstein thì nhận định Unilever đã cố gắng cắt giảm chi phí nhằm tăng trưởng lợi nhuận suốt 10 năm qua nhưng đang ngày càng gặp khó khăn.

Ngay sau thông tin từ bỏ mảng kem, cổ phiếu của Unilever đã tăng 3% sau khi giá của chúng đã đi ngang suốt 1 năm qua.

Không riêng gì Unilever, một đối thủ của tập đoàn là Nestle cũng đã phải cắt bỏ nhiều thương hiệu kem của mình ở thị trường Châu Âu sang cho các doanh nghiệp khác vào năm 2016, đồng thời bán đứt thương hiệu kem nổi tiếng Haagen Dazs tại Mỹ vào năm 2019.

*Nguồn: Reuters, NYT

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

CEO Unilever: Giảm bớt sự tập trung vào mục đích thương hiệu và nâng cao văn hoá hiệu suất

Theo chia sẻ từ tân CEO Unilever Hein Schumacher, Unilever sẽ không tập trung theo đuổi mục đích thương hiệu đối với một số thương hiệu mà khái niệm này đơn giản là không phù hợp.

CEO Unilever: Unilever sẽ không tập trung vào mục đích thương hiệu đối với một số sản phẩm
CEO Unilever: Unilever sẽ không tập trung vào mục đích thương hiệu đối với một số sản phẩm

Trong khi trước đây, gã khổng lồ ngành FMCG Unilever vốn coi mục đích của thương hiệu (Brand Purpose) là trọng tâm cho các thương hiệu của mình, CEO mới dường như đang thay đổi quan điểm này, ít nhất là với một số danh mục sản phẩm nhất định.

Theo thông tin được công bố, cựu giám đốc tài chính (CFO) Hein Schumacher đã được bổ nhiệm đảm nhận vai trò CEO của Unilever từ tháng 7. Trong một chia sẻ mới đây với các nhà đầu tư, tân CEO này cho biết rằng công ty sẽ ngừng theo đuổi cái gọi là mục đích thương hiệu đối với một số sản phẩm nhất định.

Quan điểm của CEO mới được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư đang phản đối cách tiếp cận tập trung vào mục đích thương hiệu và bỏ qua yếu tố tăng trưởng của cựu CEO Unilever Alan Jope.

Tuy nhiên, CEO Schumacher không bác bỏ hoàn toàn khái niệm về mục đích thương hiệu, đồng thời cũng thừa nhận nhiều giá trị mà Unilever đã có được với chiến lược này, vấn đề là ông cho rằng khái niệm này đơn giản là không phù hợp với một số danh mục sản phẩm.

Ông nói: “Khi được thực hiện tốt, mục đích thương hiệu có thể mang lại hiệu quả cao”, đồng thời chỉ ra những ví dụ thành công của các nhãn hàng như Dove và Lifebuoy.

Ông nói thêm: “Nhưng chúng tôi sẽ không áp dụng điều này với toàn bộ danh mục sản phẩm, đối với một số thương hiệu, nó đơn giản là không phù hợp.”

Trong những năm gần đây, không chỉ trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), các cuộc tranh luận xoay quanh tính bền vững và mục đích của thương hiệu đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

Về cơ bản là trái ngược với cựu CEO, người kế nhiệm Schumacher tuyên bố rằng ông coi mục đích thương hiệu là động lực tăng trưởng cho một số thương hiệu nhất định, ông cho biết cách tiếp cận này của Unilever đã không thể thúc đẩy hay nâng cao ý nghĩa của cái gọi là mục đích.

CEO này đang tìm cách tách các chương trình phát triển bền vững tổng thể của doanh nghiệp ra khỏi ý tưởng tích hợp mục đích xã hội hoặc môi trường (CSR) vào mọi đề xuất thương hiệu.

Thúc đẩy văn hóa hiệu suất.

Một ưu tiên khác của Unilever cũng được CEO Schumacher vạch ra đó là cam kết thúc đẩy “văn hóa hiệu suất” tại Unilever.

Ông nói: “Chúng tôi có một nền tảng gồm nhiều tài năng xuất sắc trên toàn cầu, nhưng chúng tôi lại không có văn hóa hiệu suất phù hợp.” Điều này có nghĩa là từ CEO đến nhân viên của Unilever cần tập trung vào ít việc hơn nhưng làm tốt hơn.

CEO này cũng cho biết, để thực hiện tốt chiến lược mới, một số vai trò như CMO (Giám đốc Marketing) hay CGO (Giám đốc Tăng trưởng) sắp tới cũng sẽ được bổ nhiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Unilever sẽ ngừng làm Marketing mảng F&B cho người dưới 16 tuổi

Các thương hiệu thuộc sở hữu của Unilever bao gồm Ben & Jerry’s và Magnum sẽ không còn nhắm mục tiêu đến trẻ em hoặc thu thập dữ liệu của họ ở bất kỳ thị trường nào.

unilever ngừng làm marketing cho người dưới 16 tuổi
Unilever sẽ ngừng làm Marketing mảng F&B cho người dưới 16 tuổi vào năm 2023

Theo đó, Unilever sẽ ngừng thực hiện các hoạt động marketing đối với các thương hiệu thực phẩm và đồ uống (F&B) cho trẻ em dưới 16 tuổi trên tất cả các kênh truyền thông của tập đoàn trên phạm vi toàn cầu từ năm 2023.

Là một phần của các nguyên tắc “bảo vệ nâng cao”, gã khổng lồ FMCG này cũng sẽ ngừng thu thập hoặc lưu trữ các dữ liệu từ bất kỳ ai dưới 16 tuổi.

Các quy tắc mới sẽ được áp dụng trên cả phương tiện truyền thông truyền thống (traditional media) và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Unilever cũng sẽ không còn sử dụng những người có ảnh hưởng (influencer) và người nổi tiếng (celebrity) dưới 16 tuổi hoặc thu hút sự chú ý từ những người thuộc nhóm tuổi này.

Unilever cũng sẽ không quảng bá các thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trong trường học, trừ khi được yêu cầu cụ thể là phải tham gia vào các chiến dịch giáo dục.

Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, ngành thực phẩm và đồ uống đều hạn chế việc marketing cho trẻ em dưới 13 tuổi.

Tuy nhiên, theo Ông Matt Close, chủ tịch mảng kem của Unilever, doanh nghiệp cần phải nâng tầm yếu tố trách nhiệm đối với các hoạt động marketing, vì đơn giản là các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) và tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) có ảnh hưởng khá lớn đến sự lựa chọn của trẻ.

Ông nói thêm: “Bằng cách thực hiện những thay đổi này, mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục giảm mức độ tiếp xúc của trẻ em với các quảng cáo liên quan đến thực phẩm và đồ uống, thay vào đó ủng hộ việc cha mẹ có những phương pháp chăm sóc phù hợp.”

Unilever tuyên bố là họ sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng các hạn chế cụ thể đối với việc marketing cho trẻ em vào năm 2003.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nestlé Việt Nam lọt vào nhóm các doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa bình chọn Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021 trong lĩnh vực sản xuất.

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa bình chọn Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021 trong lĩnh vực sản xuất.
Source: Financial Times

Đây là năm thứ ba liên tiếp Nestlé Việt Nam nằm trong nhóm doanh nghiệp (DN) bền vững nhất và là năm đầu tiên được vinh danh DN bền vững nhất tại Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói: “Bên cạnh sự hưởng ứng tích cực của DN thì Bộ chỉ số CSI và chương trình cũng nhận được sự ghi nhận to lớn của Chính phủ về tính hiệu quả và tác động tích cực trong thúc đẩy phát triển bền vững DN.

Phải xác định thực hiện phát triển bền vững, xây dựng văn hóa phát triển bền vững như giải pháp phục hồi và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19″.

Để đạt sự ghi nhận này, Nestlé Việt Nam đã đáp ứng Bộ chỉ số DN bền vững 2021, gồm các chỉ số đo đếm về hiệu quả kinh doanh, quy trình quản trị, bảo vệ môi trường và xã hội.

Dịp này, VBCSD phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc; Mạng lưới DN Việt Nam hỗ trợ Phát triển Quyền Phụ nữ tổ chức đánh giá và tôn vinh Nestlé Việt Nam là DN tiêu biểu có cam kết về bình đẳng giới tại nơi làm việc.

Từ năm 2020, Nestlé Việt Nam hợp tác cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ”.

Với các hoạt động truyền thông dinh dưỡng, xây dựng mô hình hỗ trợ phụ nữ làm chủ kinh tế, sau 1 năm thực hiện, chương trình đã thu hút hơn 4.000 hội viên tại 700 xã trên 10 tỉnh thành, tạo ra tác động và sự thay đổi tích cực cuộc sống ở các khu vực chương trình tiếp cận.

Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam, Đồng chủ tịch VBCSD Binu Jacob nói: “Trong tất cả hoạt động, Nestlé đều hợp tác chặt chẽ với đối tác tại Việt Nam để ‘tạo giá trị chung’: đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội trong khi đảm bảo thành công lâu dài trong kinh doanh. Và, các mục tiêu đó nếu muốn bền vững phải gắn với tầm nhìn vào tương lai.

Hơn thế, chúng tôi tin phát triển bền vững là không đủ mà chúng ta có thể can thiệp để có những tác động tích cực nhằm tái tạo hệ sinh thái, từ đó duy trì khả năng tự phục hồi và tái sinh của tự nhiên, góp phần tích cực trong chống biển đổi khí hậu và bảo tồn nguồn tài nguyên cho tương lai.

Đây chính là cách tiếp cận mới được chúng tôi định hướng và gắn liền trong các chương trình và sáng kiến phát triển bền vững của công ty”.

Từ năm 2020, chiến lược phát triển bền vững của Nestlé được xác định không chỉ dừng ở mục tiêu và hành động bền vững mà phải hướng tới cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào các mục tiêu để “tái tạo”, “tái sinh” cho hệ sinh thái tự nhiên.

Đồng thời, nhằm chung tay ứng phó biến đổi khí hậu, Nestlé đã xây dựng lộ trình cắt giảm phát thải carbon theo từng giai đoạn, tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào 2050 thông qua giảm lượng phát thải carbon trong toàn hoạt động và chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, Nestlé tiên phong xây dựng nông nghiệp tái sinh qua dự án NESCAFÉ Plan.

Từ khi triển khai, NESCAFÉ Plan đã gắn kết chặt chẽ với nông dân Tây Nguyên để nâng cao chất lượng hạt cà phê, cải thiện phương pháp canh tác, tái canh cây cà phê già cỗi, tăng thu nhập cho các nông hộ.

Dự án đã phân phối hơn 53 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới nông dân và cải tạo 53.000ha diện tích cà phê già cỗi tại Tây Nguyên.

Ngoài ra, dự án cũng tổ chức trên 246.000 khóa tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho 300.000 nông dân, giúp 21.000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C.

Nestlé Việt Nam khẳng định cam kết tiếp tục đồng hành cùng nông dân thúc đẩy xây dựng nền nông nghiệp tái sinh, để có tác động tích cực nhằm tái tạo lại hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu và bảo tồn tài nguyên cho tương lai.

Hơn nữa, công ty cũng là một trong những DN tiên phong trong hoạt động bảo vệ môi trường. Ngày 8/12/2021, Nestlé Việt Nam đã công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025. Cụ thể, 100% bao bì Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng đến năm 2025.

Cam kết này song hành với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.

Ngày 9/12/2021 cũng đã diễn ra lễ công bố thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Môi trường và Nestlé Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thúc đẩy hoạt động về quản lý bao bì bền vững cũng như góp phần thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

Với hoạt động thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đều được thiết kế và xây dựng để đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng thống nhất trong cả tập đoàn. Năm 2018, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu “hông xả thải ra môi trường trong sản xuất” qua hoạt động tái chế, tái sử dụng nước thải, chất thải.

Công ty tiếp tục nỗ lực để đạt mục tiêu “đến 2030, không tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever

Để trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng của thế giới, Unilever đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả.

chiến lược kinh doanh của unilever
Source: Bloomberg

Giới thiệu tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Unilever.

Theo Wikipedia, Unilever là một tập đoàn toàn cầu nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng nhanh FMCG bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.

Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là:

  • Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống
  • Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân
  • Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà.

Với 3 dòng sản phẩm hiện nay Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu, trong đó có rất nhiều  nhãn hiệu nổi  tiếng nhất có  thể  kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort,  Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight…

Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebuoy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, …

Với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng(Personal Care).

Cùng với Procter & Gamble ( P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này.

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.

Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên. Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm.

Các hoạt động hợp  tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm.

Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr… cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng hóa được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam.

Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng như vậy Unilever Việt Nam đã và đang chứng tỏ rằng mình là công ty nước ngoài thành công nhất ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, nhân đạo và phát triển cộng đồng.

Hàng năm công ty đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam và công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã  hội, nhân đạo, giáo dục, giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Phân tích mô hình ma trận SWOT của Unilever.

Mô hình ma trận SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình ma trận SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô.

Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đối với Unilever, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tập đoàn này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh (Strengths).

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Unilever, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển hiệu quả.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng.

Unilever luôn nỗ lực để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mang tính sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu thay đổi của Khách hàng, giúp thương hiệu này trở thành một trong những công ty được người tiêu dùng yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Thương hiệu lớn mạnh.

Unilever có mặt trên hơn 190 quốc gia và có lẽ sẽ không thể tìm thấy bất kỳ một người tiêu dùng nào không sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.

Theo báo cáo tài chính năm 2020, Unilever tự hào là một trong những công ty lớn nhất trên toàn cầu với điểm mạnh về kiến thức chuyên môn và năng lực sản xuất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Chiến lược định giá sản phẩm linh động .

Chiến lược giá sản phẩm là một mô hình hoặc phương pháp được sử dụng để thiết lập mức giá tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chiến lược đó giúp doanh nghiệp chọn lựa được giá bán tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận và giá trị của cổ đông trong khi xem xét nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Với danh mục sản phẩm lớn, Unilever có quyền áp dụng các chính sách về giá một cách linh hoạt, tùy vào từng thời điểm, tùy theo mức độ sẵn sàng chi trả chi phí của sản phẩm của mọi tầng lớp Khách hàng.

Điểm yếu (Weaknesses).

Bên cạnh những điểm mạnh, tập đoàn Unilever cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình phân tích SWOT của Unilever có thể được kể đến như sau:

Phụ thuộc vào các nhà bán lẻ .

Một điểm yếu của Unilever là phụ thuộc vào các nhà bán lẻ. Unilever cần mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người mua, quyết định của người mua đang bị chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ.

Sản phẩm dễ bị bắt chước.

Sản phẩm của Unilever thường dễ bị bắt chước. Các sản phẩm tiêu dùng của Unilever rất dễ bị bắt chước, copy hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự.

Cơ hội (Opportunities).

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Unilever có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

Thị trường toàn cầu hóa.

Quá trình toàn cầu hoá, sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông toàn cầu đã dẫn đến việc thúc đẩy lối sống phương tây ở châu Á.

Điều này giúp Unilever có thể lợi dụng địa vị của mình để trở thành một thương hiệu thành công nhờ chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, giúp người dân địa phương tiếp cận với các mặt hàng mang thương hiệu quốc tế.

Xu hướng với các sản phẩm lành mạnh và bền vững.

Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang ngày càng có ý thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết về tình hình sức khoẻ của bản thân, cũng như xu hướng của các sản phẩm lành mạnh, bền vững với môi trường

Cơ hội này giúp Unilever có thể tiếp cận đến phân khúc thị trường mới nổi này, đặc biệt là thị trường dành cho người tiêu dùng có. ý thức về sức khoẻ và sản phẩm xanh.

Thách thức (Threats).

Bên cạnh cơ hội thì Unilever cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Unilever có thể được liệt kê như sau:

Thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Unilever phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn như Nestle hoặc P&G – những thương hiệu vẫn đang liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh. Chính điều này khiến cho Unilever liên tục phải chạy đua trên con đường chinh phục thị trường thế giới.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và trở nên tồi tệ hơn nữa với sự góp mặt của đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều công ty, kể cả các tập đoàn lớn như Unilever.

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng. Để trở nên thành công ở những thị trường nước ngoài, Unilever đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

chiến lược kinh doanh của unilever

Khi phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, tập đoàn này đã áp dụng hiệu quả chiến lược quốc tế (International Strategy).

Chiến lược quốc tế là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận bằng cách chuyển giao và khai thác các sản phẩm và kĩ năng vượt trội của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.

Sản phẩm được thiết kế, phát triển, sản xuất và tiêu thụ ở thị trường nội địa rồi được ra nước ngoài với những thích ứng không đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế hoàn toàn trong nước, còn việc sản xuất và tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện.

Trong giai đoạn trước năm 1990, Unilever đã sử dụng chiến lược quốc tế để tiết kiệm chi phí, đồng thời thống nhất hình ảnh thương hiệu (Brand Image) đồng đều giữa các quốc gia.

Đối với giai đoạn đầu này, Unilever đã triển khai chiến lược quốc tế của mình như sau:

  • Sử dụng cách tiếp cận thị trường về cơ bản là giống nhau ở mọi quốc gia mà tập đoàn này đang hiện diện (chỉ đáp ứng tối thiểu các yêu cầu của địa phương).
  • Bán nhiều sản phẩm giống nhau ở mọi nơi (thực hiện các điều chỉnh nhỏ cần thiết để phù hợp với sở thích, nhu cầu của các quốc gia địa phương).
  • Xây dựng thương hiệu toàn cầu và điều phối tập trung các hoạt động kinh doanh của mình trên toàn thế giới.

Đối với chiến lược kinh doanh quốc tế này của Unilever, công ty đã chuyển giao được lợi thế của mình ra nước ngoài, tận dụng được kinh nghiệm sản xuất cũng như ưu thế về sản phẩm và kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, với chiến lược quốc tế, Unilever chưa thể đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của từng địa phương và quốc gia khác nhau.

Chiến lược đa quốc gia của Unilever.

Từ giai đoạn 1990-2000, chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever là sử dụng chiến lược đa quốc gia (Multinational Strategy).

Chiến lược đa quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm (từ đó gia tăng lợi nhuận) của doanh nghiệp bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường nước ngoài.

Để đáp lại áp lực thích ứng, mỗi một chi nhánh ở nước ngoài thực hiện hầu hết tất cả hoạt động tạo giá trị quan trọng như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm…

Sau khi không đáp ứng được những nhu cầu riêng biệt của từng địa phương, Unilever đã chuyển sang áp dụng chiến lược đa quốc gia trong chiến lược kinh doanh quốc tế của mình.

Tập đoàn này muốn có thể tận dụng tốt các lợi thế theo vùng, quan hệ tốt với các đại diện của địa phương và tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên.

Unilever cũng mong muốn cắt giảm chi phí vận hành, tăng tốc độ phát triển và giới thiệu sản phẩm mới bởi hoạt động tinh giảm.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever ở giai đoạn này cho phép mỗi công ty con ở nước ngoài đảm nhận luôn việc sản xuất, kinh doanh, marketing và phân phối sản phẩm tại thị trường đó.

Mỗi công ty sẽ là một trung tâm lợi nhuận riêng biệt và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

Chiến lược đa quốc gia cho phép nhà quản lý ở mỗi công ty có thể phát triển sản phẩm và triển khai các chiến lược marketing phù hợp sở thích và thị hiếu của từng địa phương, điều chỉnh chiến lược bán hàng và hệ thống phân phối phù hợp với hệ thống bán lẻ ở mỗi thị trường.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế nhất định như: khó chuyên sâu, hay trùng lặp giữa các bộ phận, nguồn lực.

Khả năng trùng công việc trong mỗi khu vực do các công ty con có những hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau, chứ không tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất.

Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của Unilever.

Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Unilever là chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy).

Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường.

Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí).

Chiến lược xuyên quốc gia có thể được lựa chọn khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực lớn cả về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện địa phương.

Lý do mà Unilever lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:

  • Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.
  • Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh.

Một số hoạt động chính của chiến lược xuyên quốc gia trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever bao gồm:

Nghiên cứu & phát triển.

Để khác biệt hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương, Unilever đã theo dõi sự thay đổi tâm lý của người tiêu dùng thông qua việc thành lập và phát triển các Trung tâm Dữ liệu về con người trên khắp thế giới.

Từ năm 2017, Unilever đã mở rộng và phát triển từ 25 đến 30 trung tâm dữ liệu. Doanh nghiệp đã sử dụng những thông tin thu thập được để nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm để phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của từng địa phương.

Sản xuất.

Tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, Unilever sẽ đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sản xuất trên những yếu tố chính như: môi trường dân cư, kinh tế, chính trị xã hội, môi trường vi mô và vĩ mô để từ đó quyết định chiến lược sản xuất.

Unilever cũng thực hiện khác biệt hóa sản phẩm để đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều được phục vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như tối đa hóa doanh thu nhận được. Ví dụ, khi sản xuất bột giặt ở Ấn Độ, “Surf Excel” được tạo ra cho đối tượng khách hàng claf người khá giả, “Rin” cho tầng lớp trung lưu và “Wheel” cho người có thu nhập thấp.

Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng.

Logistics đóng vai trò chủ lực trong việc triển khai thực hiện thành công chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

Một trung tâm toàn cầu của công ty được đặt tại Singapore để quản lý các nguồn cung ứng chiến lược cho các hoạt động của Unilever tại châu Á, Phi, Trung và Đông Âu bao gồm việc lựa chọn các nhà cung ứng và ký hợp đồng.

Các văn phòng đa quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động mua bán. Các văn phòng này sẽ không được quyền lựa chọn nhà cung ứng trừ khi được trung tâm gia quyền.

Bên cạnh đó, Unilever cũng thực hiện vi tính hóa toàn bộ hoạt động giao, nhận hàng của mình. Với việc ứng dụng thành công mô hình VMI và e-Order cho các key account, giúp giảm lượng tồn kho đáng kể của đối tác và giải bài toán nan giải về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay.

Tại hầu hết các thị trường, Unilever lựa chọn hướng đi outsourcing cho hệ thống phân phối, logistics của mình bằng việc hợp tác với các tập đoàn, công ty thứ 3.

Hoạt động Marketing.

Về hoạt động Marketing trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing-Mix 4Ps.

Sản phẩm (Product).

Unilever chú trọng đến từng cá nhân trên thị trường và tập trung mục tiêu của mình vào việc phát hiện những kỳ vọng mới của khách hàng để thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp.

Giá (Price).

Trước khi gia nhập thị trường, Unilever luôn nghiên cứu kỹ chiến lược giá của đối thủ, phát triển chiến lược giá phù hợp nhất với thị trường đồng thời duy trì lợi nhuận của công ty. Nhìn chung, Unilever giữ một mức giá biên cho tất cả các sản phẩm của mình.

Hệ thống phân phối (Place).

Khi phân tích chiến lược Marketing của Unilever về hệ thống phân phối (Place), thương hiệu này đã tập trung mở rộng hệ thống phân phối của mình để có thể tiếp cận được đến nhiều khách hàng.

Unilever Việt Nam hiện đang có khoảng 350 nhà phân phối và hơn 150.000 các cửa hàng bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của công ty trên toàn quốc.

Những con số này thể hiện việc các sản phẩm của công ty đang tràn ngập khắp thị trường Việt Nam từ vùng xa xôi hẻo lánh, cho tới những nơi tấp nập nhất của thành thị Việt Nam.

Xúc tiến hỗn hợp (Promotion).

Đối với chiến lược Marketing của Unilever về xúc tiến hỗn hợp (Promotion), Unilever đã tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông như báo đài, TV,… và các phương tiện kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

WPP thắng thầu khoản ngân sách truyền thông trị giá 3.3 tỷ USD từ Unilever

Mindshare của WPP đã dành được chiến thắng với hy vọng giúp Unilever đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử.

WPP thắng thầu khoản ngân sách truyền thông trị giá 3.3 tỷ USD từ Unilever

Theo đó, khoản ngân sách truyền thông trị giá 3,3 tỷ USD của Unilever đã về tay Mindshare, một công ty con thuộc Tập đoàn WPP với kỳ vọng sẽ giúp nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới đến từ Anh Quốc tập trung và tăng trưởng nhiều hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử.

Hợp đồng được ký kết theo sau khoảng thời gian đánh giá dài 6 tháng và Mindshare sẽ tiếp tục hỗ trợ Unilever trên tất cả các thị trường bao gồm Mỹ, Anh và Ireland, Hà Lan và Bỉ, Bắc Âu, Ý, Đông Âu, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh , Sri Lanka, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc (ngoại trừ Hồng Kông và Đài Loan).

Ông Mark Read, Giám đốc điều hành WPP nói với tờ Adweek: “Chúng tôi rất vui mừng khi được tiếp tục là agency truyền thông quan trọng nhất của Unilever, đặc biệt là sau quá trình đánh giá kỹ lưỡng, năng lực thương mại điện tử của chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ và thúc đẩy Unilever trong tương lai.”

Cùng lúc với những đánh giá do Unilever thực hiện, WPP cũng đã giới thiệu công ty dữ liệu toàn cầu của riêng mình, Choreograph – được thành lập bằng cách sử dụng các nguồn lực của hai công ty con là GroupM và Wunderman Thompson nhằm mục tiêu giúp khách hàng tối ưu hóa việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) một cách hiệu quả và có đạo đức trong các hoạt động truyền thông và quảng cáo.

Công ty này của WPP cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Epsilon, một bộ phận chuyên về dữ liệu của Publicis Groupe.

Trong một bài đăng trên Adweek, Ông Read cho biết triết lý dữ liệu mới của WPP “là sử dụng càng ít dữ liệu càng tốt nhưng vẫn có thể tối đa được ROI”, điều này trái ngược với chiến lược trước đây của WPP là thu thập càng nhiều càng tốt.

Khi Choreograph ra mắt lần đầu vào tháng 4, Walgreens Boots Alliance là khách hàng đầu tiên cũng như là khách hàng lớn nhất mà WPP giành được kể từ khi ra mắt Choreograph.

WPP đã đưa ra triết lý marketing mới dựa trên ba nguyên tắc: ‘Get Real’, tập trung vào dữ liệu và sự đồng cảm để giải quyết các vấn đề thực sự của thế giới thực; ‘Do Good’, xây dựng sự ổn định của các thương hiệu với mục đích thúc đẩy những thay đổi tích cực nhất; và ‘Be Unmissable’, khiến các thương hiệu trở nên phù hợp hơn về mặt văn hóa.

Unilever mua lại Paula's Choice

Trong khi đó, trong một tuyên bố, Luis Di Como, đối tác phát triển các phương tiện truyền thông toàn cầu cho Unilever, giải thích: “Quá trình số hóa cuộc sống của người tiêu dùng đã được thúc đẩy nhanh chóng bởi đại dịch Covid-19, điều đã làm thay đổi các hoạt động truyền thông, thương mại, giải trí, mua sắm và mang đến những cơ hội thú vị mới cho các thương hiệu của chúng tôi.”

Các agency khác có trong danh sách của Unilever sẽ hỗ trợ Mindshare bao gồm Omnicom Media Group, hỗ trợ trên khắp thị trường Canada, Đức, Thụy Sĩ, Trung Đông, Châu Phi, Úc, New Zealand, Hồng Kông và Đài Loan.

IPG sẽ hỗ trợ trên khắp Nga, Ukraine, Belarus, Mỹ Latinh và Hy Lạp, trong khi Havas Media sẽ hỗ trợ tại Pháp, Tây Ban Nha và Nhật Bản.

Về Unilever, công ty này đã chứng kiến ​​mức trưởng doanh số bán hàng thương mại điện tử hơn 61% trong năm tài chính 2020-2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Duy trì quyền riêng tư và yếu tố hiệu suất sẽ giúp bảo vệ tương lai của việc quảng cáo

Khi thế giới đang hướng tới một không gian quảng cáo minh bạch hơn và ít bị theo dõi hơn, những nhà quảng cáo nói riêng và người làm marketing nói chung nên chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với xu hướng mới này.

Duy trì quyền riêng tư và yếu tố hiệu suất sẽ giúp bảo vệ tương lai của việc quảng cáo

Quảng cáo, từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho thế giới Internet trở nên rộng mở hơn và tất cả mọi người đều có thể truy cập một cách dễ dàng hơn.

Nhưng để quảng cáo tiếp tục có được vai trò đó, công nghệ quảng cáo (Adtech) phải phát triển để đáp ứng một thế giới trong đó ưu tiên hơn về quyền riêng tư.

Quảng cáo phải phù hợp với tất cả mọi người – từ nhà xuất bản, nhà quảng cáo đến thành phần quan trọng nhất là người dùng.

Đó cũng là lý do tại sao Google đã cam kết nâng cao quyền riêng tư của người dùng và đã thông báo rằng một khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, Google sẽ không xây dựng các chỉ số nhận dạng thay thế để theo dõi các cá nhân khi họ duyệt web hoặc sử dụng chúng trong các sản phẩm của Google.

“Điều quan trọng là toàn bộ ngành quảng cáo phải nỗ lực cùng nhau để xây dựng và phát triển một môi trường an toàn, tập trung bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả mọi người.”

Ông Luis Di Como, Phó chủ tịch phụ trách truyền thông toàn cầu tại Unilever.

Ông David Temkin, Giám đốc Quản lý Sản phẩm của Google viết:

“Mọi người không cần phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website để có được những lợi ích của các quảng cáo có liên quan.

Và các nhà quảng cáo không cần phải theo dõi từng người tiêu dùng trên website để nhận được những lợi ích về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số.”

“Thay vì xác định sở thích cho những người dùng duy nhất, giờ đây chúng tôi có khả năng ẩn các cá nhân trong các nhóm lớn người dùng có chung sở thích, trong khi vẫn hiển thị cho họ những quảng cáo có liên quan và hữu ích.

Các thử nghiệm mới nhất của chúng tôi về ‘thuật toán học tập liên kết của các nhóm người dùng cụ thể’ (FLoC) có thể làm được điều đó, nó chứng minh một phần của tương lai của các quảng cáo không có cookies của bên thứ ba là như thế nào.”

“Chúng tôi từ lâu đã nhận ra và ủng hộ cho sự quan trọng của dữ liệu của bên thứ nhất, và nó càng trở nên thiết yếu hơn trong một thế giới đặt quyền riêng tư lên ưu tiên hàng đầu.”

Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketng toàn cầu tại Nestlé.

Bà Aude Gandon cho biết:

“Phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng luôn là yếu tố quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp thành công và điều này càng trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc giữ gìn lòng tin của họ. Chúng tôi hoan nghênh cập nhật này từ Google.”

“Chúng tôi nhận thấy điều này như là một sự khởi động lại toàn diện và cần thiết của ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều có thể mang lại một trải nghiệm với nhiều ý nghĩa hơn với thương hiệu thông qua toàn bộ hành trình của khách hàng.”

Ông John Lee, Chủ tịch tại Merkury và Giám đốc dữ liệu tại Merkle.

Ông John Lee cho biết:

“Cả những người làm marketing và người tiêu dùng đều muốn quảng cáo được nhắm mục tiêu tốt hơn và bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.

Khi ngành quảng cáo xoay quanh dữ liệu của bên thứ nhất (First-party data), chúng tôi coi đây là bước khởi động lại hoàn toàn và rất cần thiết đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều sẽ mang lại những trải nghiệm có ý nghĩa hơn và hấp dẫn hơn với thương hiệu trong suốt hành trình của khách hàng.”

Khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, các nhà cung cấp công nghệ quảng cáo (Adtech Providers) khác có thể cung cấp các cấp độ nhận dạng người dùng để theo dõi quảng cáo trên website mà Google sẽ không cung cấp, chẳng hạn như việc dựa trên địa chỉ email.

Tuy nhiên, Google không tin các giải pháp này sẽ đáp ứng được kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư, đó cũng là lý do tại sao Google không tin rằng chúng là những khoản đầu tư lâu dài và bền vững.

Thay vào đó, các sản phẩm web sẽ được trao sức mạnh bởi các API bảo vệ quyền riêng tư (privacy-preserving APIs) giúp ngăn chặn việc theo dõi các cá nhân trên web trong khi vẫn mang lại kết quả cho các nhà quảng cáo và nhà xuất bản.

“Chúng tôi đang hướng tới sự hợp tác để xác định tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó. ”

Ông Martin Sorrell, Nhà sáng lập và chủ tịch của S4 Capital.

Ông Martin Sorrell cho biết:

“Người tiêu dùng đang ngày càng muốn kiểm soát nhiều hơn quyền riêng tư của họ, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý khác đang thúc đẩy ngành quảng cáo phải thay đổi và các công ty công nghệ khác cũng đang phản ứng lại với tất cả những áp lực này.

Chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận của Google và chúng tôi mong muốn được hợp tác để xác định lại tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó một cách nhanh nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

‘Sống chung’ với dịch: 3 bài học kinh nghiệm nổi bật từ Unilever

Ba bài học kinh nghiệm nổi bật giúp “sống chung và vượt dịch” hiệu quả từ gã khổng lồ ngành hàng tiêu dùng nhanh Unilever.

CEO Unilever | Ông Alan Jope

Với hơn 400 nhãn hàng, và sản phẩm được sử dụng bởi hơn 2,5 tỷ người tiêu dùng mỗi ngày tại khoảng 190 quốc gia, Unilever – gã khổng lồ trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là một trong số các công ty đa quốc gia chịu tác động lớn từ Covid-19.

Nhận định Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty, CEO Unilever Alan Jope khi kết thúc quý I/2020 nói:

“Sự khốc liệt và kéo dài không lường trước được của đại dịch cùng các biện pháp dập dịch có thể được triển khai ở mỗi quốc gia, đồng nghĩa với việc chúng tôi không thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng đến các thị trường lẫn hoạt động kinh doanh của chúng tôi.”

Dù vậy, vị CEO 58 tuổi tự tin rằng, khả năng thích ứng nhanh nhạy với xu hướng mới của Unilever cùng các hành vi tiêu dùng mới sẽ tạo ra cơ hội trong dài hạn.

Trên thực tế, theo báo cáo của Unilever, kết thúc quý I/2021, doanh thu của công ty đạt 12,3 tỷ Euro, chỉ giảm 0,9% do chịu tác động tiêu cực liên quan đến tiền tệ, trong khi doanh số ​​tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái

“Chúng tôi tự tin rằng, mức tăng trưởng doanh số cơ bản năm 2021 sẽ nằm trong khung tăng trưởng như nhiều năm qua là 3-5%, với nửa đầu năm ở mức cao nhất của phạm vi này.

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động cơ bản trong cả năm sẽ tăng nhẹ, dù sụt giảm trong nửa đầu năm do tác động của Covid-19, lạm phát chi phí cao hơn và chi phí cho marketing tăng so với năm trước”, Unilever cho biết.

Dưới đây là 3 bài học kinh nghiệm nổi bật, giúp gã khổng lồ FMCG “sống chung với dịch” và tiếp tục tiến lên.

1. Điều chỉnh danh mục ngành hàng cần ưu tiên.

Dưới tác động của đại dịch, nhu cầu sản phẩm đối với hàng loạt ngành hàng của Unilever đã có biến chuyển rõ rệt, như nhu cầu nước sát khuẩn tay tăng phi mã, trong khi nhu cầu sản phẩm làm đẹp giảm mạnh.

Các thương hiệu trong ngành hàng chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc cá nhân, gồm nhiều cái tên như Dove, Pond’s, Rexona/Sure và Fair & Lovely, đối mặt với khó khăn, khi người tiêu dùng làm việc tại nhà giờ đây sử dụng các sản phẩm gội đầu, chăm sóc da hoặc khử mùi của công ty ít hơn 11 lần/tuần so với trước đây.

Doanh số bán kem của Unilever cũng bị ảnh hưởng vào năm 2020 do lệnh cấm tập trung đông người tại nơi công cộng trong giai đoạn cao điểm của đợt khuyến mãi hè.

Ngoài ra, phần lớn hoạt động kinh doanh của công ty với các khách hàng dịch vụ thực phẩm – nhà hàng, căng-tin, quán cà phê… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh giãn cách, cách ly kéo dài.

Thích ứng với sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, công ty đã điều chỉnh danh mục ngành hàng, ưu tiên ngành hàng chăm sóc tại nhà, như thực phẩm, đồ uống đóng gói, chất tẩy rửa bề mặt, và sản phẩm vệ sinh cá nhân, thay cho các sản phẩm khác như chăm sóc da mà nhu cầu đã sụt giảm.

Theo đó, 3 tháng đầu năm 2020, doanh số ngành hàng chăm sóc tại nhà của Unilever đã tăng​​ 2,4%, khi người tiêu dùng tăng tích trữ sản phẩm làm sạch, trong khi doanh số ngành hàng thực phẩm và nước giải khát giảm 1,7%.

2. Ưu tiên sản xuất sẵn sản phẩm có nhu cầu cao.

Jope cho biết, để tuân thủ quy định để giảm sự lây lan của Covid-19 trong các nhà máy, Unilever đã duy trì sản xuất ở mức trung bình 85% sản lượng thông thường tại 221 khu vực trên toàn thế giới.

Đồng thời, công ty cũng tăng sản xuất hàng lưu kho chính yếu như các sản phẩm làm sạch và vệ sinh để đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.

Đơn cử, chỉ trong 3 ngày, công ty đã xoay vòng một trong các nhà máy sản xuất tại Anh để sản xuất nước rửa tay sát khuẩn – sản phẩm trước đó vốn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong mảng kinh doanh của Unilever.

Tại Trung Quốc, công ty cũng đẩy nhanh ra mắt một sản phẩm làm sạch mới với yếu tố thực vật để đón đầu nhu cầu khi đại dịch tiếp tục lây lan.

Còn tại Brazil, công ty đã hợp tác với Heineken để phát triển sản phẩm nước rửa tay phân phối tại khu vực Sao Paulo.

Theo Jope, trước những thách thức do Covid-19 mang lại, các quản lý của công ty thực sự đã phá vỡ hàng loạt quy trình sản xuất trước đây để ưu tiên tập trung đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ đối với một số sản phẩm cụ thể, như ngành hàng vệ sinh, nấu ăn tại nhà và thực phẩm.

3. Hợp tác chiến lược.

Tại Đông Nam Á, Unilever đã hợp tác với Grab để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại nguồn thu đa dạng hơn cho các hộ kinh doanh nhỏ.

Theo đó, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm Unilever trên ứng dụng Grab; và đơn đặt hàng sẽ được chuyển đến điểm bán lẻ gần nhất của công ty, thường là một cửa hàng ở một góc phố hoặc xe bán kem chưa từng tham gia bán hàng online trước đó.

Thông qua hợp tác, Unilever cũng sử dụng đội ngũ shipper của Grab để vận chuyển hàng từ kho đến các nhà bán lẻ – giải pháp vừa giúp đáp ứng nhu cầu sản phẩm theo thời gian thực cho Unilever, vừa giúp tạo thêm nguồn thu nhập cho các đối tác tài xế của Grab.

Ngược lại, thông qua GrabProtect – ​​chuỗi giải pháp nâng cao tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, hạn chế lây lan Covid-19 của Grab, các thương hiệu vệ sinh cá nhân và gia đình của Unilever như Lifebuoy và Cif cũng xuất hiện nhiều hơn trong mắt người tiêu dùng.

“Hợp tác với Grab mang lại cho Unilever cơ hội tạo ra một cuốc xe sạch sẽ, an toàn cho tài xế, hành khách và khách hàng; đồng thời tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ nhỏ ở Đông Nam Á, mà nhiều trong số họ chưa hiện diện trên nền tảng số, được mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua thương mại điện tử để cải thiện sinh kế”, Aseem Puri – Giám đốc Marketing của Unilever nhận xét

Russell Cohen – Giám đốc Vận hành khu vực Đông Nam Á tại Grab nói:

“Bằng cách tập hợp các nguồn lực của chúng tôi, như nền tảng công nghệ của Grab và mức độ tiếp cận người tiêu dùng, cùng phạm vi sản phẩm và mạng lưới nhà bán lẻ của Unilever, chúng tôi đã tìm ra được nhiều lĩnh vực tổng hoà, giúp phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và các đối tác giao hàng của chúng tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Quá trình tìm kiếm đang tiết lộ sự phân chia trong giới tính: Thương hiệu nên làm gì?

Mọi người không mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ mua những câu chuyện. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những câu chuyện chúng ta kể với tư cách là những người làm marketing rất xa vời với thực tế?

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ dưới đây từ Bà Sapna Chadha, hiện là Senior Country Marketing Director, phụ trách Google Đông Nam Á và Ấn Độ và Bà Jess Duarte, là Insights Lead của Google Châu Á – Thái Bình Dương.

Với tư cách là những người làm marketing, nhiệm vụ của chúng ta là kết nối với khách hàng thông qua những câu chuyện thể hiện chính xác những gì thế giới xung quanh đang diễn ra và công việc của chúng ta là đảm bảo mọi bộ phận của doanh nghiệp luôn trung thực với các giá trị của thương hiệu – từ giai đoạn nghiên cứu đến thiết kế sản phẩm.

Khi chúng ta không làm được điều này, chúng ta không chỉ mất kết nối với khách hàng mà còn tạo ra những sự nghi ngờ và kỳ thị có hại, điều có thể làm gia tăng những khoảng trống của sự bất bình đẳng.

Thông thường, những câu chuyện nói về phụ nữ rất ít được thể hiện hoặc hoàn toàn không được kể.

Theo một nghiên cứu từ tập đoàn quảng cáo J. Walter Thompson, 85% phụ nữ cho rằng thế giới quảng cáo cần bắt kịp thế giới thực khi đề cập đến vai trò về giới và 66% sẽ tắt quảng cáo khi nó có định kiến ​​tiêu cực về phụ nữ.

Điều này có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp, đặc biệt khi chúng tôi thấy rằng trong số các quảng cáo ở Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và New Zealand, giọng nói của nam giới được nghe thường xuyên hơn gần gấp 2 lần so với nữ giới.

Hãy xem Vaseline, một sản phẩm dưỡng da của Unilever – thương hiệu này đã chọn kể câu chuyện về Madam Lee, một thợ mài dao ở Singapore, người đã sử dụng các sản phẩm của Vaseline để bảo vệ các vết cắt của mình để có thể tiếp tục làm việc và duy trì sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp mài lưỡi – một nghề thường do nam giới thống trị.

Câu chuyện của bà giúp mọi người nhìn thấy được hình ảnh người phụ nữ ở khắp các ngành công nghiệp, thách thức những chuẩn mực vốn đã được chấp nhận từ lâu về vai trò giới và thể hiện thương hiệu Vaseline theo một cách độc đáo hơn.

Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm thấy những câu chuyện này? Thông qua công cụ tìm kiếm – Google nghiên cứu để xem hàng tỷ lượt tìm kiếm có thể tiết lộ được điều gì về nhu cầu của xã hội và vai trò của các thương hiệu trong việc hình thành nhận thức.

“Sự khác biệt mà chúng tôi tìm thấy thông qua công cụ tìm kiếm là một số sự bất bình đẳng và cách xã hội thường lãng quên về phụ nữ. Nhưng chúng tôi cũng tìm thấy các cơ hội để thương hiệu có thể giúp đỡ.”

Những gì chúng tôi rút ra được là hầu hết các sản phẩm đều được thiết kế cho những “người dùng bình thường”, những người vốn đã được xác định là nam giới da trắng, nặng khoảng 70 kg, cao 170 cm, ở độ tuổi trung niên và tầng lớp trung lưu.

Do đó, phụ nữ thường phải chỉ định giới tính của họ trong thanh tìm kiếm khi mặc định tìm kiếm vốn không áp dụng cho họ.

Trong khi việc xây dựng chân dung khách hàng để tạo ra các sản phẩm và chiến dịch phục vụ cho một lượng lớn đối tượng mục tiêu có thể giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Bà Elise Roy, Phó chủ tịch phụ trách thiết kế và khả năng tiếp cận tại Salesforce, lại thách thức cách chúng ta tập trung vào ‘người dùng bình thường’.

Bà nói: “Thay vào đó, chúng ta nên lấy người dùng làm trọng tâm để thiết kế sản phẩm, chúng ta nên đưa ra các giải pháp cho cả ‘người dùng bình thường’ lẫn các nhóm những người dùng ‘cá biệt’ hơn. Họ là một mỏ vàng vì đã giúp chúng ta suy nghĩ khác biệt ”.

Để giúp bạn mở rộng tư duy vượt ra khỏi những gì mà được truyền thống gọi là “chuẩn mực”, chúng tôi đã phát hiện ra 03 cơ hội thông qua dữ liệu tìm kiếm của mình để giúp bạn có thể xây dựng thương hiệu bằng cách phục vụ tốt hơn nhu cầu của phụ nữ.

Khám phá tìm kiếm cho nhu cầu về sự an toàn.

Theo Reuters, Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với phụ nữ. Khoảng 800 phụ nữ ‘bị ảnh hưởng’ mỗi ngày – và đó chỉ mới là những trường hợp thực tế được báo cáo.

Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nằm trong số các thị trường hàng đầu toàn cầu liên quan đến các tìm kiếm về sự an toàn cho phụ nữ ở nơi công cộng năm 2020, chẳng hạn như tìm kiếm “bình xịt hơi cay dành cho phụ nữ.”

Ở Ấn Độ, chúng tôi cũng thấy các tìm kiếm cho “các lớp học tự vệ cho phụ nữ” cũng vượt xa các tìm kiếm cho các lớp học tương tự dành cho nam giới.

Năm 2020, chúng tôi nhận thấy rằng các tìm kiếm cho từ khoá “các lớp học tự vệ gần tôi” tăng 90% so với năm trước đó. Đồng thời, các tìm kiếm cho “số đường dây nóng trợ giúp cho phụ nữ” cũng tăng 66% so với năm 2018. (Theo Google Trends).

“Phục vụ cho phụ nữ đòi hỏi bạn phải mở rộng định nghĩa của thương hiệu về những gì bạn cung cấp. Kiểm tra sứ mệnh của thương hiệu và xem liệu sứ mệnh đó có đúng với nhu cầu của tất cả khách hàng của bạn hay không.”

Khám phá tìm kiếm cho nhu cầu về tự do tài chính.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Đông Nam Á là một trong những quốc gia có mức độ thu nhập về tài chính thấp nhất trên thế giới.

Khi nhìn vào dữ liệu tìm kiếm, chúng tôi thấy vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đến dân số nữ của khu vực.

Các tìm kiếm về “khoản vay dành cho phụ nữ” tăng 70% ở Philippines, Hồng Kông và Singapore và 80% ở Ấn Độ.

Trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), chúng tôi cũng thấy các truy vấn tìm kiếm như “trả lương công bằng cho phụ nữ”, “học bổng cho phụ nữ” và “việc làm trực tuyến cho phụ nữ tại nhà” cũng đang tăng cao.

Phụ nữ ít có khả năng tham gia vào lực lượng lao động hơn 23% so với nam giới ở Đông Nam Á và chúng tôi thấy điều này được phản ánh trong các tìm kiếm trên khắp các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ở Ấn Độ, từ khoá tìm kiếm “việc làm cho phụ nữ” cao hơn 3,2 lần so với “việc làm cho nam giới”, trong khi ở Nhật Bản, tìm kiếm về thất nghiệp tăng 35% vào năm ngoái. Điều này kéo theo khoảng 1 triệu việc làm bị mất vào năm 2020 – trong đó 59% thuộc về phụ nữ.

Thương hiệu cũng có thể tạo ra sự khác biệt liên quan đến vấn đề này.

Hãy lấy ví dụ về Lucy.

Lucy là chủ một công ty khởi nghiệp sống ở Singapore, người có tham vọng thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh do phụ nữ làm lãnh đạo ở Đông Nam Á.

Các dịch vụ tài chính của công ty được xây dựng dựa trên những thách thức cụ thể mà phụ nữ phải đối mặt và mỗi dịch vụ đều được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể, từ ngân hàng số, kinh doanh tại nhà cho đến giáo dục.

Khám phá tìm kiếm cho những kỳ vọng về sự bình đẵng.

Trong hầu hết các nền văn hóa, có rất nhiều những kỳ vọng không công bằng được áp đặt lên phụ nữ – chẳng hạn như phải có ngoại hình hấp dẫn và sinh con. Đối phó với những kỳ vọng này thường khiến phụ nữ cảm thấy họ bị cô lập.

Nhưng các thương hiệu có khả năng giúp ‘giải toả’ những điều này thông qua việc chia sẻ những câu chuyện, bình thường hóa những điều cấm kỵ và khuyến khích mọi người thách thức lại những kỳ vọng về sự không công bằng.

Các tiêu chuẩn về sắc đẹp đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt là đối với nữ giới. Các thể hashtag (#) có đề cập đến ‘body shaming’ (mặc cảm về hình thể) đã tăng 150% ở Indonesia.

Ở Singapore, các tìm kiếm “tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể phụ nữ” đã tăng 350% từ năm 2019 đến 2020.

Ở Ấn Độ năm ngoái, tìm kiếm cho “ứng dụng giảm cân dành cho phụ nữ” (không có tìm kiếm ứng dụng tương tự dành cho nam giới) đã tăng 130% trong năm 2020, trong khi các tìm kiếm như “mặc cảm về hình thể sau khi mang thai” tăng 70% so với năm trước ở khu vực Thái Lan. (Theo Google Trends).

Thương hiệu là tổng hợp của tất cả những điều doanh nghiệp của bạn nói và làm – từ nghiên cứu đến sản xuất cho đến mọi giao tiếp hay hoạt động truyền thông của bạn.

Trên lý thuyết, các giám đốc marketing (CMO) sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing hoặc thương hiệu.

Nhưng trên thực tế, công việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi bạn phải đảm bảo tất cả các bộ phận của doanh nghiệp phải phù hợp với các giá trị của thương hiệu của bạn.

Bận cần cân nhắc liên tục về các nhu cầu cụ thể mà phụ nữ và các “nhóm ít được đại diện” khác có thể có khi tương tác với thương hiệu của bạn.

Bạn cần kể nhiều hơn những câu chuyện chưa được kể từ thương hiệu trong nỗ lực thách thức lại các tiêu chuẩn vốn đã trở nên lỗi thời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thương hiệu nào đang thống trị người tiêu dùng Việt

Hầu hết các sản phẩm đến từ Unilever đều được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn, giúp Unilever giữ vững vị thế hàng đầu trong bảng xếp hạng nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất.

Theo báo cáo Brand Footprint 2021 công bố bởi Kantar, ba nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất Việt Nam không có gì thay đổi so với năm trước.

Theo đó, Vinamilk tiếp tục là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị bốn thành phố chính (bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ), theo sau là Unilever – cái tên dẫn đầu ở khu vực nông thôn.

Đáng chú ý, Unilever tiếp tục thống trị bảng xếp hạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, với 6 thương hiệu ở khu vực thành thị bốn thành phố chính và 5 thương hiệu ở khu vực nông thôn có mặt trong tốp 10 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất.

Cụ thể, P/S 9 năm liền giữ vững vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng thương hiệu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở cả hai khu vực.

Thương hiệu này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt về điểm tiếp cận người dùng (CRP), đặc biệt ở khu vực nông thôn khi trong năm qua, hơn 60 triệu lượt chọn mua được ghi nhận, gần gấp đôi thương hiệu ở vị trí theo sau.

Đáng chú ý, Lifebuoy – một thương hiệu khác của Unilever – không chỉ là thương hiệu dẫn đầu về tăng trưởng CRP nhanh nhất, mà còn là thương hiệu thu hút nhiều hộ gia đình mới nhất ở cả hai.

Kantar đánh giá Lifebuoy thành công nhờ vào các chiến lược quảng bá, tiếp thị tốt, cũng như không ngừng phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng về vệ sinh và diệt khuẩn trong thời kỳ dịch bệnh.

Xét về các sản phẩm chăm sóc gia đình, bảng xếp hạng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam tiếp tục được dẫn đầu bởi những cái tên đến từ Unilever, bao gồm Sunlight, Omo và Comfort.

Cụ thể, Sunlight thành công khi là thương hiệu duy nhất được người tiêu dùng ở thành thị bốn thành phố chọn mua hơn 10 triệu lần trong năm qua.

Cùng lúc đó ở khu vực nông thôn, Sunlight cũng an toàn giữ vững ngôi đầu bảng với tốc độ tăng trưởng CRP đáng ghi nhận là 9%, cũng như thu hút thêm hơn 330,000 hộ gia đình mới.

Surf trở thành ngôi sao mới trên bảng xếp hạng những thương hiệu chăm sóc gia đình được chọn mua nhiều nhất ở khu vực thành thị bốn thành phố, khi tăng 3 bậc và lần đầu ghi tên vào tốp 10.

Ngoài hai sản phẩm mới cho phân khúc nước xả vải, Surf không ngừng đầu tư truyền thông cũng như chiến lược giá hợp lý. Nhờ đó, thương hiệu đến từ Unilever này tăng trưởng CRP mạnh mẽ ở mức 26%.

Ông Fabrice Carrasco, Giám đốc điều hành Vietnam và Philippines kiêm Giám đốc các dự án chiến lược của châu Á tại Kantar Worldpanel, đánh giá năm 2021 sẽ vẫn tiếp tục là một năm đầy thử thách.

Để có thể tăng trưởng, các thương hiệu cần phải có một sự hiểu biết không ngừng về những thay đổi liên tục của người tiêu dùng.

Cùng với đó, phải phản ứng nhanh chóng trước những xu hướng tiêu dùng mới trong cả nhu cầu về mặt sản phẩm chức năng (tiện lợi, tốt cho sức khỏe hay giá cả hợp lý), và cả về mặt lựa chọn kênh mua sắm (mua sắm trực tuyến hay tại siêu thị nhỏ như là các kênh mới nổi đang tăng trưởng rất tốt).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Unilever mua lại Paula’s Choice, một thương hiệu chăm sóc da hàng đầu của Mỹ

Vào ngày 14/6, Unilever chính thức thông báo đã ký kết thỏa thuận mua lại thương hiệu chăm sóc da Paula’s Choice từ TA Associates. Paula’s Choice là một trong những thương hiệu tiên phong trong việc áp dụng khoa học vào sản phẩm và thương mại điện tử theo mô hình DTC (bán hàng trực tiếp đến người dùng).

Unilever mua lại Paula's Choice

Được thành lập bởi Paula Begoun vào năm 1995, thương hiệu này nổi tiếng với sự đổi mới hàng đầu trong ngành, các sản phẩm được hỗ trợ bởi khoa học, các thành phần hiệu quả cao và các sản phẩm không có độc tố.

Paula’s Choice tận dụng rất tốt các công cụ kỹ thuật số (digital) và nội dung (content) để làm nổi bật các yếu tố khoa học đằng sau việc chăm sóc da, bao gồm: một danh sách “từ điển các thành phần” được phân tích nghiên cứu từ gần 4.000 thành phần, lời khuyên của các chuyên gia, một trung tâm chăm sóc da trực tuyến và nhiều kiến thức nền tảng về các thành phần khác.

Unilever mua lại Paula's Choice

Bà Vasiliki Petrou, Phó Chủ tịch điều hành tại Unilever Prestige cho biết:

“Chúng tôi rất vui mừng khi thông báo Paula’s Choice sẽ chính thức gia nhập đại gia đình Unilever Prestige của chúng tôi. Paula’s Choice là nhà tiên phong thực sự trong không gian kỹ thuật số dành cho sắc đẹp và đã tạo ra một thương hiệu mạnh dựa trên sứ mệnh bắt nguồn từ sự thật và sự minh bạch.

Chúng tôi rất nóng lòng muốn giới thiệu thương hiệu và các sản phẩm mang tính biểu tượng này đến với lượng khán giả lớn hơn nữa.”

Bà Paula Begoun, nhà sáng lập Paula’s Choice cho biết:

“Tôi rất vui mừng khi Unilever và Paula’s Choice hợp lực với nhau, đồng thời tôi muốn cảm ơn Vasiliki và nhóm Unilever đã tin tưởng vào chúng tôi, sứ mệnh và giá trị của chúng tôi.

Với Unilever, chúng tôi có thể tự tin xây dựng tiếp những công việc và tầm nhìn của mình trong suốt 26 năm tạo ra những sản phẩm xuất sắc và mang đến cho mọi người sự tự tin vì họ biết rằng họ đang được chăm sóc da một cách tốt nhất có thể.”

Ông Sunny Jain, Chủ tịch phụ trách mảng chăm sóc cá nhân & sắc đẹp của Unilever cho biết:

“Phát triển và tăng trưởng các danh mục đầu tư của Unilever trong phân khúc chăm sóc da là một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu của chúng tôi và tôi rất vui khi Paula’s Choice sẽ đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình này”.

Ông Jeffrey Barber, Giám đốc điều hành tại TA Associates cũng cho biết thêm:

“Chúng tôi tự hào vì đã đóng góp một phần vào câu chuyện tăng trưởng của Paula’s Choice, một thương hiệu chăm sóc da hàng đầu toàn cầu hướng theo mô hình bán trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC). Chúng tôi rất vui mừng được thấy những gì công ty có thể đạt được khi hợp tác với Unilever.”

Hiện Paula’s Choice được phân phối thông qua mô hình DTC toàn cầu và lựa chọn các nhà bán lẻ uy tín ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Các điều khoản chi tiết của thỏa thuận không được tiết lộ và giao dịch dự kiến ​​sẽ kết thúc vào quý 3 năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

M&A thương mại điện tử: Chưa đủ sức bật cho marketing thương hiệu

Khi xu hướng mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển, nhiều cú bắt tay, M&A trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) sẽ và còn diễn ra. 

Cơ hội này dự kiến sẽ tăng lên con số 100 tỷ đô tại Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) được kỳ vọng vào khoảng 24,6% (2017 – 2025).

Theo báo cáo eCommerce Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.

Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta đạt 52 tỷ USD.

Bốn sàn TMĐT lớn nhất hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn.

Tiki có sự góp mặt của quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty TMĐT lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba) và các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…

Shopee từng nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty SEA (Singapore). Lazada ngoài Alibaba là cổ đông kiểm soát còn có có nhà đầu tư khác là quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore.

Tại Sendo, nhà đầu tư trong nước nắm gần 35%, trong khi 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần.

Đặc biệt, Alibaba nổi lên như một nhà đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo báo cáo M&A nửa cuối năm 2019 của Hampleton, trong vòng 30 tháng, Alibaba đã thực hiện 8 thương vụ sáp nhập ở lĩnh vực TMĐT ở nhiều quốc gia.

Mới đây, Awake Asia, công ty chuyên về vận hành dịch vụ thương mại điện tử tại 6 quốc gia Đông Nam Á cũng vừa thông báo sáp nhập cùng ADA để cho ra mắt dịch vụ mua bán trực truyến tích hợp đầu tiên của khu vực.

Theo kỳ vọng của Awake Asia và ADA, việc sáp nhập này sẽ mở ra một thị trường mới cho ADA tại Việt Nam với hơn 150 chuyên gia TMĐT đang phục vụ hơn 120 thương hiệu, thúc đẩy sự phát triển cho các khách hàng như P&G, Unilever, BMW, và Wyeth; cùng các đối tác thương mại điện tử khác như Shopee, Tokopedia, Lazada…

Theo ông Srinivas Gattamneni- Giám đốc điều hành của ADA: “Thương vụ sáp nhập với mục đích thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu mở rộng hình thức kinh doanh của các thương hiệu thông qua các kênh truyền thông trực tuyến tại 10 thị trường khu vực Nam và Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Sri Lanka, Bangladesh, Campuchia, Hàn Quốc và Việt Nam”.

Tuy nhiên, ông Srinivas Gattamneni cho biết: “Việc sáp nhập trong lĩnh vực TMĐT nếu chỉ thực thi độc lập thì chưa đủ. Để tạo sức bật  để hỗ trợ marketing, bán hàng cần có sự kết hợp chặt chẽ với các yếu tố phân tích, truyền thông, sáng tạo và đầu tư vào công nghệ cho việc marketing của thương hiệu.

“Chỉ khi đó việc sáp nhập mang đến giải pháp toàn diện cho các thương hiệu trong việc tiếp cận người tiêu dùng số”, ông nhấn mạnh.

Điều đó có nghĩa, dù hợp tác, sát nhập, các nền tảng TMĐT cũng cần kết hợp các giải pháp phân tích, sáng tạo và truyền thông để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến cho các thương hiệu.

Một trong các giải pháp được Srinivas Gattamneni đưa ra là việc thực thi các kế hoạch digital marketing tích hợp với các hoạt động TMĐT; Các chiến lược và hoạt động nhắm vào khách hàng; hiệu quả quảng bá truyền thông cho việc bán hàng trực tuyến.

Cùng với đó phải kết hợp sử dụng dữ liệu của khách hàng và đối tác thứ ba để thu thập thông tin chi tiết về người tiêu dùng, cá nhân hóa sở thích và đưa ra các gợi ý mua sắm nhằm gia tăng doanh số thông qua các kênh TMĐT.

Cuối cùng là tối ưu hóa nhu cầu của khách hàng trên các siêu ứng dụng và ứng dụng cá nhân, cũng như trên các website; triển khai các giải pháp công nghệ marketing như nền tảng dữ liệu khách hàng; các công cụ được phân bổ để theo dõi và tối ưu hóa kênh chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Giám đốc Marketing của Vinamilk từ chức

Ông Phan Minh Tiên được chấp thuận thôi việc Giám đốc điều hành Marketing của Vinamilk kể từ ngày 12/5.

Giám đốc Marketing của Vinamilk từ chức
Ông Phan Minh Tiên – Giám đốc Marketing Vinamilk

HĐQT Vinamilk (HoSE: VNM) vừa thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành Marketing theo nguyện vọng cá nhân của Ông Phan Minh Tiên, theo đơn từ nhiệm gửi ngày 12/5.

Việc từ nhiệm sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6.

Ông Tiên được bổ nhiệm vào vị trí này kể từ 20/5/2014, như vậy ông rời khỏi Vinamilk sau 7 năm gắn bó. Động thái này cũng xảy ra trong bối cảnh giá cổ phiếu của Vinamilk (VNM) đã liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Đây chưa phải là công ty có thời gian làm việc lâu nhất của vị lãnh đạo sinh năm 1970 này.

Trước đây ông từng đầu quân cho Unilever đến 17 năm, đảm nhận việc phát triển thành công các thương hiệu quen thuộc như bột giặt OMO, trà Lipton, hạt nêm Knorr và kem Walls.

Sau đó vào năm 2013, ông Tiên gây bất ngờ khi rẽ hướng sự nghiệp sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là công nghệ điện tử với thương hiệu Samsung, đảm nhận chức vụ Giám đốc Marketing cho 4 ngành hàng chính là điện thoại di động, máy tính bảng, tivi và điện tử gia dụng.

Tuy nhiên vị giám đốc rời vị trí này sau 1 năm làm việc để trở lại với ngành FMCG, lần này là Vinamilk vào năm 2014.

Hiện tại ông Tiên vẫn còn giữ một chức vụ khác là Thành viên HĐQT Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM) – một công ty thành viên của Vinamilk.

Ông cũng đang sở hữu 115.716 cổ phiếu VNM, có giá trị thị trường khoảng 10 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Unilever: Bổ nhiệm vị trí CDMO thay vì CMO nhằm mục tiêu chuyển đổi số

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi đảm nhận vị trí tiếp thị cấp cao tại Unilever, Bà Conny Braams cho biết việc bổ sung yếu tố kỹ thuật số vào chức danh CMO đã giúp Bà đẩy nhanh quá trình số hóa của gã khổng lồ FMCG này.

Khi Bà Conny Braams đảm nhận vai trò tiếp thị cấp cao tại Unilever vào tháng 1 năm ngoái, Bà đã có một ‘khoảng trống lớn’ để lấp đầy.

Là một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, chi hàng tỷ USD cho hoạt động marketing mỗi năm, mọi ánh nhìn đều đổ dồn vào Bà và cách Bà sẽ phát triển chiến lược của gã khổng lồ FMCG này.

Vai trò này vốn đã bị bỏ trống trong gần một năm sau sự ra đi của cựu giám đốc tiếp thị và truyền thông (CMCO) Keith Weed, đây cũng là lúc CEO Alan Jope – một cựu marketer có nhiều thời gian hơn để cân nhắc xem ông muốn làm marketing theo hướng nào.

Chiến lược hành đầu rõ ràng là sự chuyển đổi số (digital transformation) của Unilever, điều được phản ánh bởi thực tế là cụm từ ‘truyền thông’ đã bị loại khỏi tiêu đề của vị trí, theo đó Bà Braams sẽ đảm nhận vai trò mới là giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị (CDMO).

Vào thời điểm Bà được bổ nhiệm, nhiều người đã nhảy vào chỉ trích việc thêm cụm từ ‘kỹ thuật số’ vào tiêu đề của vị trí CMO.

Ông Mark Ritson, một trong những người từ lâu đã chỉ trích các thương hiệu vì chỉ chọn kỹ thuật số trong chức danh nhà tiếp thị vì nó có thể hạn chế và đặt chiến thuật trước chiến lược.

Tuy nhiên, với vai trò mới của mình Bà Braams cũng đã rất rõ ràng về việc bổ sung yếu tố kỹ thuật số vào chức danh mới của mình tại Unilever.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

‘Value and values’: Chìa khoá làm marketing vượt khủng hoảng từ Unilever

Trong những thời điểm khủng hoảng, nhà marketer hàng đầu của Unilever, Conny Braams cho biết các thương hiệu phải thích ứng với những thay đổi tức thời nhưng không nên đánh mất chiến lược dài hạn của họ.

Bà Conny Braams, giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị của Unilever cho biết: “Value and values” hay “Giá trị và nhiều giá trị” là chìa khóa để marketing trong thời kỳ suy thoái, các thương hiệu phải “đạt được sự cân bằng phù hợp” giữa các phản ứng ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong những thời điểm khó khăn.

“Trong ngắn hạn, chúng ta cần phải thích ứng với môi trường có nhiều biến động này và bạn sẽ thấy sự thích ứng đang diễn ra trên khắp thế giới tùy thuộc vào mức độ biến động từ thị trường và xã hội,” Bà nói.

“Nhưng đồng thời chúng ta cũng biết rằng trong thời kỳ suy thoái, các thương hiệu lớn thường phát triển mạnh khi mọi người có xu hướng quay trở lại với những thương hiệu mà họ tin tưởng.”

Unilever sẽ tiếp tục điều chỉnh phương pháp marketing của mình khi tình hình Covid-19 phát triển, nhưng đồng thời Bà Braams cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không được đánh mất chiến lược marketing dài hạn và tầm nhìn đối với thương hiệu của mình.

“Trong một môi trường suy thoái, tất nhiên chúng ta phải đảm bảo sự quan sát những gì đang xảy ra hiện tại, nhưng chúng ta cũng phải xây dựng thương hiệu cho dài hạn. Bởi vì đó là cách của chúng ta để vượt qua sự biến động cao này, bạn cần phải có một cách tiếp cận nhanh nhẹn – và đó là những gì chúng tôi đã làm trong suốt Covid-19″. Bà giải thích.

Bà Braams đảm nhận vai trò marketing cấp cao tại Unilever vào đầu năm 2020, và đã làm việc trong ngành FMCG trong hơn ba thập kỷ.

“Trong thời kì suy thoái, mọi người vẫn muốn tận hưởng cuộc sống theo những cách đơn giản hơn.”

Theo Bà Conny Braams, Unilever

Mặc dù Unilever là một doanh nghiệp toàn cầu, Bà Braams nói rằng điều quan trọng là phải có khả năng phản hồi người tiêu dùng ở cấp độ địa phương, đồng thời cũng cần theo dõi một bức tranh toàn cảnh hơn.

Bà nói: “Chúng tôi thấy rằng Trung Quốc đang thực sự tăng tốc trở lại, giống như Úc, nhưng Mexico hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề như một số quốc gia khác ở Nam Mỹ. “Nhưng với một mô hình toàn cầu, chúng tôi thấy rằng Covid-19 đã đưa chúng tôi đến với một cuộc suy thoái khá lớn.”

Tìm kiếm sự khác biệt.

Trong khi thương hiệu thường nói về sự cần thiết phải xem xét toàn bộ cấu trúc và cách thu hút người dùng có tiền trong những thời điểm biến động, Bà Braams tin rằng điều quan trọng là phải tập trung vào điều mà thương hiệu đó đại diện.

“Đúng, đó là về giá trị, nhưng nó cũng là về nhiều giá trị,” Bà nói. “Bởi vì những gì người tiêu dùng đã làm là họ đang trở nên có ý thức hơn trong việc sử dụng hay tiêu thụ của họ.

Có ý thức khi biết rằng chúng ta đang sống trên một hành tinh và mọi thứ đang tương tác với nhau, bản thân chúng ta có thể đóng một vai trò nào đó trong việc biến những tình cảnh khó khăn trở thành một nơi vững chắc hơn để sống.

Unilever từ lâu đã ủng hộ việc xây dựng thương hiệu có mục đích và Bà Braams tin rằng hơn bao giờ hết điều này sẽ đóng vai trò là một điểm khác biệt vì “mọi người đang mong đợi thương hiệu cũng là một giải pháp cho các vấn đề xã hội”.

Mặc dù công ty đã thận trọng với cách tiếp cận của mình khi đại dịch bùng phát, nhưng đảm bảo rằng công ty không hiển thị quảng cáo đến các nhóm người rộng lớn của mình.

Bà nói rằng mọi người hiện đang “tìm kiếm niềm vui trong những thời điểm bất ổn này”, nhấn mạnh việc doanh số bán kem tăng mạnh như một tín hiệu cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến việc làm dịu tâm trạng và ‘tự điều trị’ cho bản thân.

Unilever đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển những ưu đãi cho chiến dịch ‘ice cream now’ vào năm ngoái, hợp tác với các công ty lớn như Deliveroo và Just Eat để giao kem cho mọi người tại nhà.

Kết quả là doanh số bán kem tại nhà tăng 17%, giúp bù đắp sự sụt giảm 20% của doanh số bán ngoài trời (out-of-home sales) khi mọi người hạn chế ra ngoài.

“Trong khi mọi người không thể ra ngoài bãi biển và đại lộ để mua kem, chúng tôi đã bù đắp bằng việc tiêu thụ kem tại nhà và đó là minh chứng rõ ràng cho thực tế rằng trong thời kỳ suy thoái mọi người vẫn muốn ‘ăn mừng’ cuộc sống của mình theo những cách nhỏ hơn”. Bà Braams nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Unilever tập trung vào D2C khi doanh số bán hàng trực tuyến tăng mạnh

Gã khổng lồ FMCG Unilever tiết lộ doanh số bán hàng thương mại điện tử đã tăng vọt trong năm ngoái, chiếm 9% tổng doanh số bán hàng do người tiêu dùng bị ‘mắc kẹt’ ở nhà.

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Unilever đã phát triển nhanh chóng vào năm 2020 khi tập trung vào nhu cầu trực tuyến, vốn tăng lên do Covid-19.

Unilever hiện có kế hoạch tiếp tục nâng cấp hoạt động D2C (direct to consumer) – một trong năm trụ cột chiến lược để tăng trưởng của công ty – hiểu biết sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng để tối ưu hoá các kênh bán hàng.

Cụ thể, thương mại điện tử đã tăng 61% vào năm ngoái và hiện chiếm 9% hoạt động kinh doanh của Unilever.

Phát biểu trong cuộc gọi nhà đầu tư vào sáng 4 tháng 2 để đánh dấu kết quả tài chính năm 2020 của công ty, Giám đốc tài chính của Unilever, Ông Graeme Pitkethly cho biết thương mại điện tử “tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, vượt trội hơn đáng kể so với thị trường”.

Chẳng hạn, doanh số thương mại điện tử cho danh mục thương hiệu cao cấp của hãng Prestige, chẳng hạn như Dermalogica, Murad và Kate Somerville, đã tăng hơn 50%.

Ông Pitkethly cho biết công ty đã “xoay vòng nhanh chóng” các nguồn lực để phù hợp với việc tiêu thụ thực phẩm tại nhà.

Họ đã đưa ra các ý tưởng mới để hỗ trợ dịch vụ giao hàng tận nhà ‘Ice cream now’, giúp việc kinh doanh kem trực tuyến của họ tăng gấp đôi vào năm 2020.

Nhìn chung, doanh số bán kem tại nhà đã tăng 17% trong năm ngoái, giúp bù đắp cho sự sụt giảm 20% của doanh số bán bên ngoài (out-of-home).

Mặc dù Unilever đã rút bớt chi tiêu marketing khi đại dịch tấn công, ngừng tất cả các quảng cáo lớn trong nửa đầu năm 2020, nhưng nó đã đầu tư mạnh vào nửa cuối năm, với khoản đầu tư lên tới 160 triệu euro (140 triệu bảng Anh) trong cả năm 2020.

Chúng tôi tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào BMI (đầu tư thương hiệu và tiếp thị) trong nửa cuối năm bằng các chiến dịch thương hiệu và đổi mới sản phẩm được điều chỉnh để phù hợp với môi trường mới.” Phía Unilever cho biết.

5 trụ cột chiến lược của Unilever.

Unilever đã đề ra năm trụ cột chiến lược cho sự phát triển trong tương lai, bao gồm định vị thương hiệu trong các danh mục có lợi cho sự phát triển trong tương lai. Điều này cũng sẽ được sử dụng như một hướng dẫn cho đầu tư tự thân, mua lại, cũng như thanh lý.

Gã khổng lồ FMCG coi thương mại điện tử là một động lực tăng trưởng chính khác và cho biết họ sẽ tìm cách phát triển trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của người tiêu dùng bằng cách sử dụng “thông tin chi tiết về người mua hàng nâng cao” để bắt kịp với hành vi thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.

Là một phần của trọng tâm liên tục vào tính bền vững, Unilever cũng sẽ tiếp tục định vị các thương hiệu của mình với slogan: “force for good, powered by purpose and innovation”, tạm dịch là “Nỗ lực vì những thứ tốt nhất, hướng tới mục tiêu và sự đổi mới”.

Cuối cùng, công ty đặt mục tiêu “xây dựng một tổ chức có mục đích, phù hợp với tương lai và văn hóa tăng trưởng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P5)

Từ Lifebuoy đến Tesco, tiếp tục là những thương hiệu có chiến dịch tạo nên hoạt động marketing tốt nhất năm 2020 (Phần 5).

Ảnh: Esquire

Lifebuoy – Chiến dịch: “Bish Bash Bosh”.

Lifebuoy đã quay trở lại Vương quốc Anh trong năm nay, khởi động lại với chiến dịch quảng cáo có tên gọi ‘Bish Bash Bosh’ và khoản đầu tư 12 triệu bảng nhằm mục đích đưa thương hiệu trở lại trong tâm trí người tiêu dùng.

Chiến dịch do MullenLowe Group Vương quốc Anh xây dựng dựa trên insight rằng khi các hạn chế được nới lỏng, mọi người có thể ít có khuynh hướng tiếp cận với việc rửa tay hơn.

Để phá vỡ những suy nghĩ đó, thương hiệu đã tạo ra một hoạt các hình ảnh lạc quan sử dụng các khoảnh khắc như bắt xe buýt, đi siêu thị, sử dụng các thiết bị để nhắc mọi người khi nào cần rửa và vệ sinh tay.

Lifebuoy cũng hợp tác với Agency We Are Futures để giáo dục trẻ em tiểu học về lợi ích của việc rửa tay cũng như phân phát bộ dụng cụ vệ sinh tay miễn phí cho các trường học.

Những tài liệu và bộ dụng cụ này giúp góp phần dạy trẻ em về việc vệ sinh tay chân và hình thành nên những thói quen tốt.

Đây là một năm đầy quan trọng khi thương hiệu này phải xây dựng lại mục đích của thương hiệu cho một nhóm người dùng mới.

Tesco – Chiến dịch: “Some little helps for safer shopping”.

Tesco đã có một năm 2020 đầy ấn tượng bằng việc đăng quang ‘Thương hiệu của năm’ theo bình chọn của MarketingWeek.

Phương pháp tiếp cận dựa trên insight lấy khách hàng làm trọng tâm do cựu Giám đốc điều hành Dave Lewis và giám đốc khách hàng Alessandra Bellini dẫn dắt đã đưa ‘đế chế’ bán lẻ hơn 100 tuổi này trở lại từ nhiều thất bại và khủng hoảng triền miên.

Tesco được ca ngợi rộng rãi về khả năng xử lý khủng hoảng cũng như cách giao tiếp với nhân viên và khách hàng. Chiến dịch quảng cáo nêu bật các biện pháp mà công ty này đã áp dụng để bảo vệ khách hàng và nhân viên của họ.

Quảng cáo do BBH xây dựng đã được các nhân viên của Tesco trình bày và giải thích các biện pháp mà công ty đang thực hiện để đảm bảo việc ‘giản cách xã hội’.

Theo dữ liệu từ Kantar, chiến dịch đã thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn và mong muốn lâu dài của thương hiệu, ghi điểm cao nhất có thể về khả năng ghi nhớ thương hiệu và để tạo ra ký ức về thương hiệu trong những đợt đầu tiên của chiến dịch.

‘Some little helps for safer shopping’ hay ‘Vài ý nhỏ giúp mua sắm an toàn hơn’ là một trong số các chiến dịch hiệu quả cao của Tesco vào năm 2020.

Song song với đó, chiến dịch ‘Food Love Stories’ tiếp tục tái định vị hoạt động cung cấp thực phẩm của Tesco, trong khi các hoạt động của chiến dịch ‘It About Bloody Time’ sẽ hỗ trợ sự ra mắt của sản phẩm miếng dán da nhiều màu đầu tiên có tên gọi “Fabric Plasters”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Unilever sẽ chạy lại các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter

Trong một thông báo, Unilever nêu rõ công ty dự kiến chấm dứt việc tạm ngưng quảng cáo từ tháng sau và sẽ tiếp tục đánh giá các mạng xã hội này trong thời gian tới.

Ngày 17/12, Tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Unilever thông báo sẽ nối lại hoạt động quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter tại Mỹ, sau khi tạm ngừng từ tháng Sáu do các phát ngôn thù ghét và gây chia rẽ trên các mạng xã hội này trong thời gian diễn ra bầu cử Mỹ.

Trong thông báo, Unilever nêu rõ công ty dự kiến chấm dứt việc tạm ngưng quảng cáo từ tháng sau và sẽ tiếp tục đánh giá các mạng xã hội này trong thời gian tới.

Unilever nhấn mạnh công ty sẽ đánh giá sát sao các nội dung trên mạng xã hội dựa trên lộ trình và cam kết mà các nền tảng này đưa ra, cũng như xu hướng chia rẽ trên môi trường thông tin của mạng xã hội giai đoạn hậu bầu cử.

Facebook đã hoan nghênh động thái này của Unilever.

Trong tuyên bố, Phó Chủ tịch về nhóm kinh doanh toàn cầu của Facebook Carolyn Everson bày tỏ mong muốn duy trì hợp tác với Unilever trong năm 2021, cũng như cam kết hợp tác với Liên minh toàn cầu về truyền thông trách nhiệm (GARM) để chống các nội dung độc hại trên mạng.

GARM bao gồm các nhà quảng cáo, cơ quan truyền thông và tổ chức công nghiệp đặt mục tiêu chống thông tin độc hại, đảm bảo môi trường trực tuyến an toàn, cũng như đề ra hành động cụ thể nhằm bảo vệ các thương hiệu.

Trước đó, Unilever đã tẩy chay quảng cáo trên Facebook, trong khuôn khổ chiến dịch #StopHateForProfit (Ngừng kiếm lời từ sự thù ghét) do các nhóm hoạt động Mỹ khởi xướng sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd vào tháng Năm vừa qua.

Chiến dịch do các tổ chức Color of Change, NAACP và ADL khởi xướng từ ngày 17/6 nhằm thúc đẩy Facebook xây dựng một nền tảng an toàn hơn, đưa ra chính sách quyết liệt hơn để ngăn chặn hành vi phát tán thông tin thù ghét, bạo lực, phân biệt chủng tộc… thay vì tiếp tục kiếm tiền từ những nội dung này.

Hơn 1.000 đối tác quảng cáo của Facebook, trong đó có Verizon, HP, Ford, Honda, Lego, Adidas, The Body Shop, Coca-Cola, Unilever, Best Buy… đã công khai tham gia chiến dịch tẩy chay này./.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TTXVN

Unilever thử nghiệm cho nhân viên làm 4 ngày/tuần

Unilever đã trở thành công ty lớn mới nhất tham gia chương trình tuần làm việc 4 ngày/tuần.

Theo đó, Unilever – công ty nổi tiếng với những thương hiệu sản phẩm như: Trà Lipton, dầu gội Dove, kem Ben & Jerry’s… đã thông báo sẽ thử nghiệm cho toàn bộ nhân viên tại New Zealand làm việc 4 ngày/tuần. Đáng chú ý những nhân viên này sẽ được quyền chọn 4 ngày nào mà mình thích làm việc trong mỗi tuần.

Thử nghiệm này sẽ được Unilever thực hiện trong 1 năm. Trong suốt quá trình thử nghiệm, 81 nhân viên của Unilever tại New Zealand sẽ được hưởng đầy đủ mức lương, bất kể chỉ làm việc có 4 ngày/tuần.

Đại học công nghệ Sydney sẽ theo dõi năng suất lao động của những nhân viên này. Unilever cho biết nếu mọi việc suôn sẻ, công ty sẽ xem xét liệu có nên thay đổi quy trình làm việc của mình trên quy mô rộng hơn hay không.

“Chúng tôi hy vọng việc thử nghiệm sẽ mang lại kết quả đưa Unilver là công ty toàn cầu đầu tiên cởi mở với cách làm việc mới, mang lại lợi ích thực tiễn cho nhân viên và doanh nghiệp”, Nick Bangs – Giám đốc Unilver New Zealand cho biết.

“Đây là một thời khắc tuyệt vời cho đội ngũ của chúng tôi và nó cũng phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19 vốn đã thay đổi hoàn toàn cách thực hành tiêu chuẩn làm việc”, ông Nick Bangs nói thêm.

Unilever không phải là công ty đầu tiên áp dụng 4 ngày làm việc/tuần cho nhân viên ở New Zealand. Vào năm 2018, Perpetual Guardian – công ty chuyên giúp khách hàng quản lý di chúc và bất động sản cũng đã áp dụng thử nghiệm 2 tháng chính sách làm việc nói trên. Sau quá trình thử nghiệm, Perpetual Guardian nói rằng việc cho nhân viên làm việc 4 ngày/tuần rất hiệu quả, sau đó công ty này đã quyết định áp dụng trong dài hạn.

Nói thêm về Unilever, Nick Bangs cho biết đội ngũ của ông đã được truyền cảm hứng từ những trường hợp tiêu biểu như Perpetual Guardian, đồng thời tin rằng những cách làm việc cũ đã lỗi thời.

Bên ngoài New Zealand, vào năm 2019, Microsoft tại Nhật Bản cũng đã cho đã thử nghiệm việc đóng văn phòng vào mỗi thứ Sáu trong tháng 8, và cho phép tất cả nhân viên nghỉ thêm 1 ngày mỗi tuần. Kết quả cho thấy đầy hứa hẹn khi năng suất của nhân viên tăng đến 40% so với cùng thời điểm năm trước dù cho thời gian làm việc trong tuần giảm.

Sau đó, Microsoft tuyên bố họ sẽ tiếp tục thử nghiệm một vài chính sách tương tự ở Nhật Bản và cũng mời các công ty khác tham gia vào sáng kiến này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Unilever đầu tư sâu hơn vào Digital Marketing

Unilever, một trong những cái tên lớn nhất thị trường trong lĩnh lực FMCG vừa công bố kế hoạch sẽ chi tiêu nhiều hơn nhằm cải thiện những nỗ lực kinh doanh với Digital Marketing. Thông báo được CEO Alan Jope công bố trong một cuộc họp kinh doanh Quý 3 vừa rồi.

unilever digital marketing
Unilever đầu tư sâu hơn vào Digital Marketing

Một số chi tiêu sẽ dành cho đầu tư vào thương hiệu và marketing truyền thống, trong khi công ty cũng sẽ tìm cách đầu tư mạnh hơn vào các chương trình tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing. CEO Jope cho biết.

Ông nhấn mạnh tính hiệu quả của các chiến dịch digital của Unilever, cho biết công ty đã thực hiện các bước để đảm bảo quảng cáo của họ được nhìn thấy trong một môi trường an toàn thương hiệu bởi người thực, chứ không phải bot.

Doanh số bán hàng cơ bản của Unilever tăng 4,4% trong quý 3 so với một năm trước đó, trong khi tổng doanh số được báo cáo giảm 2,4% xuống còn 15,3 tỷ USD và eCommerce tăng 76%, theo báo cáo hàng quý.

Theo danh mục sản phẩm, Unilever báo cáo tăng trưởng 19% trong các sản phẩm vệ sinh, 12% trong các sản phẩm gia đình và 4% trong sản phẩm giặt là, trong khi doanh số bán hàng tại nhà hàng và cửa hàng tạp hóa giảm 16% và chăm sóc cá nhân giảm 2%.

Unilever có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động digital marketing của mình là một phần của cam kết lớn hơn nhằm giúp nhân viên phát triển các bộ kỹ năng cho cái mà CEO Jope mô tả là “thế giới tiếp thị sử dụng nhân lực chuyên sâu”.

Sự thay đổi đó phản ánh sự hiện diện của công ty ở các thị trường mới nổi hơn là ở các nước phát triển, không giống như một số đối thủ.

Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi áp dụng công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là điện thoại thông minh có gói dữ liệu, Unilever đang đáp ứng bằng việc đầu tư có kế hoạch vào con người và các nguồn lực tiếp thị khác để kết nối với khách hàng.

Cắt giảm chi tiêu cho mạng xã hội là chiến lược đầu tiên của Unilever với Digital Marketing.

Khi thảo luận về các nỗ lực digital marketing của mình, ban lãnh đạo công ty cũng mô tả cách họ tập trung vào an toàn thương hiệu (brand safety) và tránh mất tiền vào các mạng bot lừa đảo.

Trong quý này, Unilever nằm trong số hàng trăm công ty tham gia vào việc tạm dừng chi tiêu với một số công ty truyền thông mạng xã hội, bao gồm cả Facebook.

Trong số những điểm nổi bật khác từ Quý 3, Unilever báo cáo sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Mỹ khi người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu mạnh tay hơn cho các thương hiệu thực phẩm đóng gói như mayonnaise Hellmann, gia vị Sir Kensington và kem Talenti.

Sự tồn tại của đại dịch ở nhiều vùng của Mỹ đã khiến mọi người mua nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân hơn như xà phòng Dove và nước rửa tay Suave.

Bộ phận chăm sóc cá nhân của công ty cũng phát triển trên toàn thế giới khi mọi người mua dầu gội và đồ tắm, mặc dù doanh số bán sản phẩm khử mùi, tạo kiểu tóc và chăm sóc da sụt giảm do nhiều người tiêu dùng vẫn ở nhà.

Unilever sẽ tập trung vào Marketing theo hướng dữ liệu và cá nhân hoá.

Trong khi đại dịch tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động của Unilever, đặc biệt là ở các thị trường chủ chốt như Brazil và Ấn Độ, kế hoạch đặt cược lớn hơn vào kỹ thuật số của công ty là một phần của chiến lược kinh doanh dài hạn.

Gần hai năm trước, CEO Jope đã thảo luận về cách Unilever sẽ tái cấu trúc hoạt động để nâng cao hiệu quả và đầu tư vào các chương trình digital marketing.

Unilever cũng đã bắt đầu tích cực tuyển người cho các trung tâm kỹ thuật số để quản lý các chương trình marketing theo hướng dữ liệu (Data Driven Marketing) và cá nhân hóa nhiều hơn, báo hiệu một sự gia tăng trong các nỗ lực marketing có thể tiết kiệm chi phí hơn trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Unilever đang đầu tư mạnh vào Marketing và đổi mới thương hiệu sau đại dịch

Giám đốc tài chính (CFO) của Unilever, Ông Graeme Pitkethly cho biết Unilever sẽ đầu tư mạnh vào các chiến dịch thương hiệu (Brand Campaigns) và đổi mới (Innovations) nhằm mục tiêu phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19.

Brief:

  • Động thái mạnh mẽ này của Unilever nhằm phản ứng lại với những khủng hoảng tồi tệ mà tập đoàn ‘khổng lồ’ về FMCG này đã gánh chịu trong suốt thời gian đại dịch Covid-19. Đại dịch đã lấy đi hơn 100 điểm về chỉ số thương hiệu của tập đoàn này.
  • Trong khi một số nhóm kinh doanh của Unilever, chẳng hạn như hàng tiêu thụ ngoài trời (out-of-home consumption) đã bị ảnh hưởng, thì các lĩnh vực như thương mại điện tử lại đang bùng nổ mạnh mẽ. Thương mại điện tử (eCommerce) chiếm 8% tổng doanh số của Unilever trong nửa đầu năm 2020 so với mức 6% trong giai đoạn cùng kì năm trước.
  • “Doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng 49% trong nửa đầu năm và 62% trong quý 2”, CEO Alan Jope cho biết. Sự gia tăng này là bởi vì các thương hiệu đã điều chỉnh theo các xu hướng liên quan đến đại dịch.

Chẳng hạn, với dòng Food and Beverage, thương hiệu Knorr đã thực hiện một chiến dịch truyền cảm hứng các công thức nấu ăn thông qua website Recipedia của mình khi ngày càng nhiều người nấu ăn tại nhà. Nỗ lực này đã giúp thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và tăng trưởng doanh số thương mại điện tử ở mức 2 con số. Ông Alan Jope cho biết thêm.

Insight:

Cũng giống như nhiều nhà marketer toàn cầu, Unilever nhận thấy nhiều khía cạnh kinh doanh của mình bị suy giảm do ảnh hưởng từ Covid-19, khi doanh số bán hàng các nhóm nhà hàng, trung tâm du lịch và các địa điểm tương tự giảm 42%, dịch vụ thực phẩm giảm 56%. Nhưng tăng trưởng doanh số cơ bản chỉ giảm 0,3%, mức tốt hơn nhiều so với các nhà phân tích từng dự báo.

Ngược lại, gã khổng lồ CPG của Unilever lại chứng kiến ​​sự tăng tốc của doanh số thương mại điện tử cũng như các cơ hội mới để đầu tư vào các thương hiệu khi người tiêu dùng điều chỉnh cuộc sống của họ theo đại dịch.

“Chúng tôi đã ngừng mọi quảng cáo ngoài trời (OOH). Chúng tôi đã giảm bớt quảng cáo cho những người ở những khu vực bị ‘đóng cửa’ không thể mua sắm.

Nhưng ngược lại, các thương hiệu của chúng tôi đang tận dụng tốt các phương tiện digital để truyền tải những thông điệp liên quan đến cuộc sống của người tiêu dùng trong đại dịch. Đây là một cơ hội lớn cho chúng tôi”. CEO Jope cho biết.

Ông Jope tin rằng mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trong danh mục hàng tạp hóa sẽ tiếp tục phát triển sau dịch và sẽ không trở lại mức như trước đại dịch.

Đồng thời, việc kinh doanh hàng thực phẩm đóng gói (CPG) của Unilever đã chứng kiến ​​một ‘cơn gió mới’ khi lượng người tiêu dùng nấu ăn tại gia tăng.

Danh mục hàng thực phẩm và đồ uống của Unilever đã tăng 17% trong quý 2 khi người tiêu dùng tích trữ súp, bộ dụng cụ ăn uống và kem. CEO Jope gọi xu hướng này là “sự thay đổi hoàn toàn đối với sự tiêu thụ bữa ăn tại nhà”.

Marketing có thể là một đòn bẩy quan trọng trong việc đảm bảo những sở thích của người tiêu dùng được làm mới trong thời gian dài hạn.

Trong khi một số khía cạnh của marketing đã dừng lại, Unilever đã phát hiện ra những hiệu quả hoàn toàn mới, chẳng hạn như việc sử dụng lại các tài sản quảng cáo hiện có, nhưng sửa đổi chúng phù hợp hơn với môi trường đại dịch.

Ngay cả khi Unilever tập trung vào marketing nhiều hơn trên các kênh digital và thương mại điện tử, thì đơn vị này vẫn đang tạm dừng quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter đến ít nhất là vào cuối năm 2020.

Unilever cũng đã tuyên bố rằng nó không tham gia vào các cuộc tẩy chay và không có bất cứ sự liên kết nào tới chiến dịch ‘Stop Hate for Profit’.

“Chúng tôi đã thực sự gắn kết với những người tham gia các phương tiện truyền thông mạng xã hội chứ không phải theo cách của các ‘nhà hoạt động’, hay chiến đấu để chống lại họ”, Bà Aline Santos, một nhà lãnh đạo Marketing cấp cao tại Unilever cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Starbucks, Levi’s ‘chung tay’ với Unilever và Coca-Cola tạm dừng quảng cáo trên nền tảng Facebook

Ngoài Starbucks, Unilever, Coca-Cola còn có hơn 90 nhà quảng cáo lớn khác đã hoặc đang lên kế hoạch dừng quảng cáo từ Facebook, công ty kiếm được khoảng 98% doanh thu hàng năm với 70 tỷ đô la từ quảng cáo.

Coca-Cola, Starbucks và Unilever đã tham gia vào danh sách ngày càng tăng các nhà quảng cáo lớn nhất toàn cầu ‘rút’ quảng cáo từ Facebook trong bối cảnh lo ngại về ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch trên nền tảng quảng cáo số 1 toàn cầu này.

Unilever cho biết: “Tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng này vào thời điểm này sẽ không tăng thêm giá trị cho mọi người và xã hội”. Unilever đang tạm dừng tất cả quảng cáo trên Twitter, Facebook và Instagram ở Mỹ ít nhất là đến hết năm 2020 nếu cần.

Động thái này của các thương hiệu là một phần của chiến dịch ‘Stop Hate for Profit’, tạm dịch là ‘Hãy tạm dừng những phát ngôn gây thù địch vì mục tiêu lợi nhuận’, nhằm kêu gọi các mạng xã hội cần thực hiện các biện pháp chặt chẽ hơn nữa xung quanh những nội dung gây thù địch và nạn phân biệt chủng tộc đang ‘tràn lan’ trên các nền tảng này.

Coca-Cola đang tạm dừng quảng cáo trên tất cả các nền tảng truyền mạng thông xã hội trên toàn cầu, đồng thời Giám đốc điều hành của Coca-Cola, James Quincey còn yêu cầu trách nhiệm giải trình và minh bạch hơn từ các công ty truyền thông mạng xã hội.

Vị CEO này nói: “Sẽ không có chỗ cho phân biệt chủng tộc trên thế giới và cũng sẽ không có nơi nào được phân biệt chủng tộc trên phương tiện truyền thông mạng xã hội”.

Trong khi đó, Starbucks sẽ có các cuộc thảo luận trong nội bộ và với các đối tác truyền thông cũng như các tổ chức dân quyền để ngăn chặn sự lan truyền của những ngôn từ gây thù hận, đồng thời họ sẽ không sử dụng các quảng cáo trên nền tảng Facebook và các mạng xã hội trong thời gian này.

Hơn 90 nhà quảng cáo hiện đã ‘rút’ quảng cáo từ Facebook.

Nạn tẩy chay này sẽ là một rủi ro về mặt truyền thông cho Facebook. Vào ngày 26.6, Facebook tuyên bố họ sẽ gắn nhãn các bài đăng có hại trên nền tảng của mình, cũng như cấm quảng cáo mô tả các nhóm khác nhau, dựa trên tình trạng chủng tộc hoặc nhập như một mối đe dọa.

Facebook cho biết thêm: “Một vài lần trong một năm, chúng tôi bỏ qua một vài nội dung có thể vi phạm chính sách quảng cáo của chúng tôi nếu giá trị lợi ích công động vượt qua khỏi những nguy cơ bị tổn hại”.

“Thông thường, chúng ta thấy các bài phát biểu từ các chính trị gia là vì lợi ích công đồng, vì lợi ích chung, và giống như cách các cơ quan báo chí sẽ đăng tải những gì một chính trị gia nói, chúng tôi nghĩ mọi người thường có thể nhìn thấy nó trên nền tảng của chúng tôi”.

Chúng tôi sẽ sớm bắt đầu dán nhãn một số nội dung chúng tôi để lại vì nó được coi là đáng tin cậy, vì vậy mọi người có thể biết khi nào thì những trường hợp này được thông báo.

Tiếp theo đó, thương hiệu thời trang toàn cầu Levi’s và thương hiệu đồ uống Diageo đã đăng trên Twitter thông báo rằng họ sẽ tham gia chiến dịch “Stop Hate For Profit” và tạm dừng tất cả quảng cáo trên Facebook và Instagram từ tháng 7 này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Chạy quảng cáo cạnh nội dung “xấu” – các nhãn hàng thiệt hại đến mức nào?

80% người tiêu dùng Mỹ cho biết sẽ tránh hoặc ngừng mua một sản phẩm nếu sản phẩm đó được quảng cáo cạnh một nội dung cực đoan, độc hại trên mạng.

Facebook đang đối mặt với cuộc khủng hoảng khi hơn 100 thương hiệu hàng đầu thế giới đồng loạt tẩy chay quảng cáo mang tên Stop Hate for Profit (Ngừng kiếm tiền từ sự thù địch) nhằm phản ứng việc mạng xã hội này không kiểm soát những nội dung độc hại, mang tính thù địch, phân biệt đối xử trên nền tảng của mình.

Honda, Pepsi và Hershey’s là những cái tên mới nhất hưởng ứng chiến dịch tẩy chay này cùng những tên tuổi như Verizon, Unilever, P&G, Coca-Cola với việc ngừng quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội của Facebook đến hết tháng 7 hoặc hết năm 2020.

Chiến dịch tẩy chay này có thể là tạo ra những tác động mang tính bước ngoặt đối với các công ty truyền thông xã hội, vốn thu lợi khủng từ quảng cáo nhưng lại không sẵn sàng hoặc không thể đảm bảo rằng chúng không chìm trong những nội dung độc hại.

Hủy hoại danh tiếng vì quảng cáo cạnh nội dung xấu độc

Theo một nghiên cứu của tổ chức Trustworthy Accountability Group (TAG) vào năm 2019, 80% người Mỹ sẽ tránh hoặc ngừng mua một sản phẩm nếu sản phẩm đó được quảng cáo cạnh một nội dung cực đoan hoặc độc hại trên mạng.

Đây là khảo sát được phối hợp thực hiện cùng Brand Safety Institute (BSI), với 1.017 người tham gia để xem sức ảnh hưởng của việc đặt sai vị trí quảng cáo ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của họ. 73% người tham gia khảo sát tin rằng việc đặt các quảng cáo sáng tạo bên cạnh những nội dung độc hại trên Facebook huỷ hoại danh tiếng của các thương hiệu.

Mối quan ngại lớn nhất đối là nội dung ‘người lớn’, với 72% người được hỏi cho rằng các thương hiệu nên hành động để quảng cáo của họ không có liên quan tới những nội dung này.

Nội dung bạo lực cũng là một mối lo khác đối với khách hàng. 70% người tham gia khảo sát nói rằng các thương hiệu nên ưu tiên hành động để ngăn chặn quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh những nội dung bạo lực.

Có tới 90% nói rằng các nhãn hàng phải đảm bảo quảng cáo của họ không chạy trên những trang web hay ứng dụng có nội dung độc hại hoặc không phù hợp. Chỉ 2% nói rằng các thương hiệu không phải chịu trách nhiệm khi việc này xảy ra.

“Khảo sát này cho thấy những rủi ro thực sự với doanh thu của một công ty đến từ một cuộc khủng hoảng về an toàn thương hiệu”, Mike Zaneis, CEO của TAG và cũng là đồng sáng lập của BSI.

“Những ảnh hưởng về danh tiếng có thể khó đong đếm, nhưng khách hàng nói rằng họ sẽ phản ứng bằng cách đóng hầu bao nếu các thương hiệu không có những động thái cần thiết để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình khỏi những rủi ro như phát ngôn thù địch, độc hại và vi phạm bản quyền”.

Các nhãn hàng: Không khoan nhượng

 

Unilever, công ty tuyên bố dừng quảng cáo trên Facebook cũng như Instagram và Twitter, cho biết: “Tiếp tục quảng cáo trên những nền tảng này chẳng mang lại giá trị gì cho khách hàng của chúng tôi và cả cộng đồng.

Chúng tôi công nhận nỗ lực của các đối tác, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là với những phát ngôn thù địch, gây chia rẽ trong thời điểm bầu cử nhạy cảm tại Mỹ”.

Trong khi đó, nhà mạng Verizon cho biết sẽ dừng quảng cáo trên Facebook và Instagram cho đến khi Facebook có “một giải pháp chấp nhận được” để xử lý những nội dung độc hại, theo Wall Street Journal.

“Chúng tôi đang áp dụng những chính sách nghiêm ngặt về nội dung và tuyệt đối không khoan nhượng. Chúng tôi sẽ hành động nếu những chính sách đó bị vi phạm”, đại diện Unilever cho biết.

Coca-Cola Co. cũng tuyên bố dừng quảng cáo trên tất cả nền tảng mạng xã hội trong ít nhất 30 ngày, bao gồm Facebook.

“Chúng tôi sẽ nhân cơ hội này để đánh giá lại các tiêu chuẩn và chính sách quảng cáo của mình, nhằm xem liệu có cần phải đưa ra những thay đổi trong nội bộ hay không và chúng tôi kỳ vọng các đối tác mạng xã hội sẽ loại bỏ những nội dung thù địch, bạo lực và không phù hợp trên nền tảng của họ”, CEO James Quincey của Coca-Cola cho biết trong một thông cáo.

Trong thông báo dừng quảng cáo trên Facebook, thương hiệu Ben & Jerry’s – thuộc sở hữu của Unilever – kêu gọi Facebook “hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn việc các nền tảng mạng xã hội của mình bị lợi dụng nhằm chia rẽ dân tộc; đàn áp cử tri; xúi giục, kích động phân biệt chủng tộc và bạo lực; và làm suy yếu nền dân chủ của nước Mỹ”.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tamara Rogers, giám đốc marketing của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK), cho rằng “vấn đề Facebook là một thách thức thật sự” mà mọi nhà tiếp thị đang phải đối mặt. Dù đánh giá cao những nỗ lực của Facebook để giải quyết các vấn đề, tình hình hiện tại rất phức tạp.

“Đến một lúc nào đó, khi mọi thứ bùng lên đến mức mà chúng tôi rơi vào tình thế tiêu cực, chúng tôi phải đảm bảo gìn giữ hình ảnh thương hiệu của mình.

Các thương hiệu của chúng tôi phục vụ mọi người, vì vậy chúng tôi cần phải làm những điều đúng đắn”, bà Rogers nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Chiến lược Marketing “độc” giúp Startup bán dao cạo được Unilever mua lại với giá 1 tỉ USD

Từ một startup nhỏ bé thành lập vào năm 2011 đến màn hạ cánh an toàn với giá 1 tỷ USD vào năm 2016 khi gia nhập Unilever. Dollar Shave Club (DSC) là một minh chứng sống của bán hàng thông minh.

Nội dung nổi bật:

Bối cảnh: Trong một thị trường bị “độc chiếm” bởi Gillette. Các đấng mày râu chỉ có 2 sự lựa chọn. Một là chấp nhận “thủng túi” để sở hữu cây dao cạo chất lượng cao và phải tiếp tục thay mới lưỡi cạo mắc tiền. Hai là sử dụng các sản phẩm giá rẻ nhưng thường gây chảy máu và cũng phải mua mới thường xuyên.

Kế hoạch: Từ khi thành lập, DSC đã xây dựng cho mình một chiến lược bán hàng cực kỳ “có duyên”. Từ một video độc thoại “triệu view” vào năm 2012 đến hàng loạt dịch vụ đi kèm với nội dung hóm hỉnh. DSC không phải là công ty, DSC là một “câu lạc bộ”.

Kết quả: Hơn 10 triệu USD vốn đầu tư được đổ vào chỉ sau 1 năm thành lập, với 3,2 triệu khách hàng trung thành và được Unilever mua lại với giá 1 tỷ USD chỉ sau 5 năm.

Dollar Shave Club trở thành một tấm gương cho các startups về chiến lược marketing và bán hàng.

Đơn giản mà tốt

Nếu chỉ xét về mô hình kinh doanh, Dollar Shave Club sở hữu một mô hình có thể nói là quá đơn giản:
  • Thứ nhất, DSC đơn thuần là một công ty thương mại. Sản phẩm mà DSC cung cấp cho khách hàng đều được mua với số lượng lớn và mức chiết khấu cao từ nhiều nhà cung cấp (chẳng hạn như dao cạo từ Dorco USA).
  • Thứ hai, “Câu lạc bộ DSC” đơn giản chỉ là nơi khách hàng đăng ký trở thành một hội viên và trả một số tiền cố định mỗi tháng để được DSC cung cấp sản phẩm.
Nhưng điều đặc biệt ở đây là DSC luôn dành phần lớn chi phí để làm hài lòng khách hàng. “Câu lạc bộ” này sẵn sàng chịu lỗ để có thêm hội viên mới.
Tiêu biểu là chiến lược “Tất cả chỉ 1 đô”. Khách hàng khi đăng ký gia nhập có quyền dùng thử sản phẩm từ bình dân đến cao cấp của DSC chỉ với giá 1 USD.

Vậy Dollar Shave Club kiếm tiền bằng cách nào?

Như đã nói ở trên, DSC là sự kết hợp giữa mô hình kinh doanh thương mại và đăng ký hội viên.
DSC không trực tiếp sản xuất, những sản phẩm DSC cung cấp được mua với số lượng lớn và phân phối lại cho các thành viên trong CLB. Phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sẽ trở thành lợi nhuận của DSC, và những thành viên CLB tự động “bị” trích một khoản tiền trong tài khoản vào mỗi tháng để nhận sản phẩm đều đặn.
Chi phí của một gói sản phẩm DSC bao gồm:
  • Giá mua đầu vào của sản phẩm.
  • Phí logistics (vận tải + bao bì + in ấn …)
  • Các chi phí quản lý và bán hàng (bao gồm phí marketing, chi phí vận hành công ty và những chi phí không tên khác).
DSC thường “chịu chơi” khi không thèm tính phí logistics và phí mua sản phẩm cho những đơn hàng đầu tiên của khách. Những loại phí này (và cả lợi nhuận) chỉ được cộng vào sau khi khách hàng hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Chiến thuật tuy nghe có vẻ đơn giản này đã giúp DSC thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng thử và trở thành hội viên trung thành.

Dollar Shave Club khác gì so với những công ty khác?

Ngay từ cái tên của mình, Dollar Shave Club luôn định vị là một “Câu lạc bộ” chứ không phải là một công ty thông thường. DSC có khả năng nhìn nhận nhu cầu và các vấn đề thường gặp về vệ sinh cá nhân của những đấng mày râu và ra sức giải quyết nó.

Dù mô hình kinh doanh không có gì là mới mẻ, cách bán hàng thông minh mới là yếu tố đem lại sự khác biệt và đồng thời là lợi thế cho DSC.

Với những bộ óc marketing được giới phân tích không tiếc lời khen ngợi. Nội dung quảng cáo của DSC luôn đánh trúng mục tiêu, đúng từng đối tượng và đúng từng sản phẩm họ cần.

“Câu lạc bộ mày râu” luôn tự hào sản phẩm của họ là “tuyệt hảo”, sẵn sàng cung cấp một phương án vừa tốt vừa rẻ cho khách hàng.

Tuy sở hữu giá trị to lớn đem lại cho khách hàng, DSC vẫn cần một kế hoạch bán hàng hiệu quả để có thể cất cánh.

Suy cho cùng, mức giá rẻ và chất lượng chỉ đạt được khi DSC sở hữu một doanh thu đủ mạnh để gây sức ép lên các đối tác nhằm giữ vững lợi thế cạnh tranh cho khách hàng.

Và cái khó đã ló cái khôn, DSC quyết định sử dụng chiến thuật bán hàng dựa vào video và nội dung “gây bão”, bắt đầu vào năm 2012, đoạn video đầu tiên của DSC “bùng nổ” khi vị CEO với phong cách rất hài hước giải thích về giá cả và chất lượng tuyệt vời của sản phẩm.

Chỉ trong vòng 48 giờ đầu tiên, đoạn video kia đã đem về cho DSC hơn 12.000 khách hàng mới, những người chỉ cần 1 phút 33 giây để cảm thấy rằng DSC đang cung cấp đúng thứ mà họ cần.

Và không chỉ cung cấp sản phẩm, DSC còn tập trung vào phát triển mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. “Trải nghiệm DSC” là một trong những yếu tố biến công ty này trở thành một phần trong đời sống hằng ngày của các thượng đế.

Với mỗi gói hàng được giao, DSC gửi kèm cho khách hàng một quyển “Tạp chí phòng tắm” bao gồm những nội dung hài hước, các bí quyết làm đẹp cho nam giới, và những bài viết cực kỳ “trên trời dưới đất” như: “Làm thế nào để cạo râu mà không cần kính”, hay “Liệu nắp bồn cầu có thể sử dụng như một tấm khiên?”.

Theo một khảo sát gần đây, một số khách hàng trung thành của DSC cho rằng họ không “nỡ” hủy dịch vụ của DSC vì CLB này quá “thú vị”.

Dollar Shave Club đã kết hợp một cách tài tình giữa lợi ích về kinh tế và mô hình bán hàng cực kỳ thông minh, nhờ đó mà DSC đã nhanh chóng trở thành một đối trọng đối với những gã khổng lồ trong ngành như Gillete. Thậm chí Gillete còn phải tạo ra một “Câu lạc bộ” cho riêng mình để không tiếp tục mất thêm thị phần vào tay đối thủ.

Thành công “vũ bão” và cái kết “tỷ đô” với Unilever

Không chỉ được khách hàng yêu thích, Dollar Shave Club còn được hàng chục quỹ đầu tư khác nhau ủng hộ với nhiều khoản tiền “rót” liên tục: 1 triệu USD vào tháng 3/2012, 9,8 triệu USD vào tháng 10/2012, và 12 triệu USD vào 2013.

Vào năm 2014, DSC bắt đầu thêm vào hàng chục sản phẩm đi kèm với dao cạo và cung cấp hẳn một “gói vệ sinh” cho các khách hàng. Vào tháng 6 năm 2015, DSC nhận được thêm 75 triệu USD vốn đầu tư.

Kể từ lúc thành lập, đến nay DSC đã có hơn 3,2 triệu hội viên trên khắp nước Mỹ. Và mặc dù sản phẩm của DSC luôn hướng tới các đấng mày râu, hơn 20% khách hàng hiện tại là phụ nữ cho thấy tính thuyết phục của sản phẩm không hề phân biệt giới tính.

Vào năm 2016, Dollar Shave Club được Unilever – tập đoàn tiêu dùng lớn nhất thế giới, mua lại với giá trị lên tới 1 tỷ USD, cao hơn gấp 5 lần doanh thu dự kiến của DSC vào năm đó. Dù gây ra nhiều hoài nghi sau khi thương vụ trên được công bố, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Unilever đã chễm chệ trở thành đối trọng của kỳ phùng địch thủ P&G (sở hữu hãng hiệu Gillette).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via WorldLine Technology

Facebook và Twitter ‘đáp trả’ đến nạn tẩy chay quảng cáo đang dâng cao toàn cầu

Unilever cho biết họ sẽ rút quảng cáo từ Facebook, Instagram và Twitter trong phần còn lại của năm 2020 để đáp lại những ‘phát ngôn gây thù hận’ trên các trang truyền thông mạng xã hội.

Unilever, công ty đứng sau các thương hiệu toàn cầu như Dove, Lipton, Comfort, Sunsilk, Sunlight, Hellmann… đang rút quảng cáo từ Facebook và Twitter ở Mỹ trong phần còn lại của năm, hành động này của Unilever là tiếp nối danh sách ngày càng nhiều các công ty đang phản đối các trang truyền thông magj xã hội với nhiều phát ngôn gây thù hận trong thời gian gần đây.

Unilever cho biết trong một tuyên bố, họ cũng có kế hoạch rút quảng cáo từ Instagram thuộc sở hữu của Facebook trong năm nay. Lý do chính dẫn đến các cuộc tẩy chay này là vì các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter… tiếp tục cho phép những nội dung thù địch và có hại lan truyền trên các trang của họ, theo Liên đoàn Chống phỉ báng (Anti-Defamation League).

“Tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng này vào thời điểm này sẽ không tăng thêm giá trị cho mọi người và xã hội”. Unilever cho biết.

Unilever đã cùng Patagonia, The North Face và những người khác tuyên bố tẩy chay quảng cáo tạm thời trên Facebook vào tuần trước. Thương hiệu kem của Unilever, Ben & Jerry, đã tham gia tẩy chay vào đầu tuần, trước cả công ty mẹ của nó.

Công ty Hershey cũng cho biết họ sẽ ngừng quảng cáo trên Facebook trong tháng 7 và cắt giảm quảng cáo trên một phần ba trong phần còn lại của năm nay.

Coca-Cola tuyên bố lệnh dừng quảng cáo vào ngày 26.6.

“Chúng tôi sẽ dành thời gian này để đánh giá lại các tiêu chuẩn và chính sách quảng cáo của mình để xác định xem có cần sửa đổi trong nội bộ hay không và chúng tôi không mong đợi gì hơn đối với các đối tác truyền thông mạng xã hội của mình là nên loại bỏ hết các nội dung thù địch, bạo lực, phỉ báng khỏi nền tảng của mình”. Phía Coca-cola cho biết.

Phản hồi từ phía Facebook

Facebook đã công bố các chính sách mới để đáp lại những phát ngôn gây thù hận vào cùng ngày 16.6- bao gồm cả chính sách sẽ dán nhãn cho bất kỳ bài đăng nào vi phạm chính sách của mình nhưng vẫn đủ đáng tin để duy trì trực tuyến. Facebook cũng sẽ xóa tất cả các bài đăng mang tính kích động bạo lực hoặc tìm cách đàn áp cử tri.

Người phát ngôn của Facebook, Bà Ashley Zandy cho biết: “Công ty của chúng tôi vẫn đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm để giữ an toàn cho cộng đồng của mình”.

“Chúng tôi biết rằng chúng tôi còn nhiều việc phải làm và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhóm dân quyền, (Liên minh toàn cầu về truyền thông có trách nhiệm – Global Alliance for Responsible Media) và các chuyên gia khác để phát triển thêm nhiều công cụ, công nghệ và chính sách để tiếp tục trong cuộc chiến này”, Vị phát ngôn này cho biết thêm.

Facebook đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt trong vài tháng qua vì cho phép các tuyên bố của Tổng thống Donald Trump được giữ nguyên trên trang của mình, ngay cả khi trang mạng xã hội Twitter đã thực hiện các bước để dán nhãn và hạn chế chúng.

Cụ thể, Facebook đã bị những người ủng hộ quyền công dân và chính nhân viên của mình xiên xẹo vì đã để cho Tổng thống Trump đăng bài nói rằng “khi nạn cướp bóc bắt đầu, vụ nổ súng bắt đầu” vẫn tồn tại trên nền tảng của Facebook.

Năm ngoái Facebook đã kiếm được khoảng 70 tỉ USD quảng cáo và vẫn ‘nhắm mắt làm ngơ’ trước các hành động đàn áp cử tri trắng trợn trước bầu cử.

Facebook đã củng cố các nhóm và công nghệ dành riêng cho việc loại bỏ ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch trong vài năm qua, nhưng theo một số nhà phê bình cho rằng những nỗ lực này của Facebook là chưa đủ.

Đến lượt phía Twitter lên tiếng

Unilever là công ty đầu tiên cũng đưa Twitter vào lệnh cấm quảng cáo gần đây. Phó chủ tịch các giải pháp khách hàng toàn cầu của Twitter, Bà Sarah Personette cho biết họ có các chính sách nhằm bảo vệ mọi người trên môi trường trực tuyến.

“Chúng tôi rất tôn trọng các quyết định của đối tác của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc và liên lạc chặt chẽ với họ trong thời gian này”, Bà cho biết thêm trong một tuyên bố nhằm đáp lại lệnh cấm của Unilever.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via washingtonpost

Unilever và Coca Cola đột ngột ngừng mọi quảng cáo trên mạng xã hội ở phạm vi toàn cầu, chuyện gì đang xảy ra?

Unilever, Coca Cola đều là những nhãn hàng có ngân sách quảng cáo hàng năm lên tới hàng tỷ USD.

Cổ phiếu của Facebook và Twitter đã giảm mạnh trong ngày thứ 6 sau khi Unilever – một trong những công ty chi mạnh tay cho quảng cáo nhất trên thế giới nói rằng họ sẽ ngưng tất cả các quảng cáo ở Mỹ trên cả 2 nền tảng này từ nay cho tới hết năm.

Unilever – công ty sở hữu nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng thế giới thường có ngân sách quảng cáo tới 8 tỷ USD mỗi năm. Họ nói rằng sẽ không quảng cáo trên Facebook và Twitter cũng như Instagram từ nay tới cuối năm do những bài đăng chỉ trích chính trị mà những người dùng của các mạng xã hội kể trên đăng.

“Tiếp tục quảng cáo trên những nền tảng này vào lúc này sẽ không tạo thêm giá trị cho mọi người và xã hội”, tuyên bố của Unilever nêu rõ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình và sẽ điều chỉnh nếu cần thiết”.

Cổ phiếu Facebook ngay lập tức giảm sau tuyên bố này. Cụ thể đóng cửa phiên ngày thứ 6, cổ phiếu của họ giảm 8,3% xuống còn 216,08 USD/cổ phiếu. Trong khi đó cổ phiếu Twitter giảm 7,4% xuống còn 29,05 USD/cổ phiếu.

CEO Facebook là Mark Zuckerberg đã có phản hồi vào hôm thứ 6 về tình trạng ngày càng có nhiều những thông tin sai lệch được đưa lên nền tảng của họ. Anh tuyên bố công ty sẽ dán nhãn mọi bài đăng liên quan tới bầu cử với đường link khuyến khích người dùng xem tại trung tâm tin tức cho người bầu cử và mở rộng định nghĩa về những bài đăng vi phạm.

Quyết định của Unilever được cho là giống với nhiều công ty tiêu dùng có tiếng khác gồm cả Patagonia và Verizon Communications. Tất cả những công ty này đều cho rằng các nền tảng công nghệ – đặc biệt là Facebook thu lợi từ những bài đăng có chiều hướng ghét bỏ và truyền bá thông tin sai lệch của người dùng.

Nhiều nhóm vận động đã kêu gọi các công ty ngừng chi tiền quảng cáo cho các nền tảng thuộc sở hữu của Facebook. Chi nhánh Honda ở Mỹ cũng cho biết họ sẽ tham gia tẩy chay và tạm dừng quảng cáo trên Instagram và Facebook vào tháng 7. Unilever được cho là làm mạnh tay hơn khi kéo dài thời gian ngừng quảng cáo tới hết năm và mở rộng sang cả nền tảng Twitter.

Thông tin mới nhất cho thấy một số nhãn hàng khác là Coca Cola cũng tuyên bố động thái tương tự. Tuy nhiên, phía Coca Cola cho biết họ sẽ ngưng mọi quảng cáo trên các mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu trong vòng 30 ngày. “Coca Cola sẽ tạm dừng mọi quảng cáo trả tiền trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội trên toàn cầu trong ít nhất 30 ngày.

Chúng tôi sẽ dành thời gian này để đánh giá lại các chính sách quảng cáo của mình để xác định xem có cần sửa đổi hay không. Chúng tôi cũng mong đợi trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cao hơn từ các đối tác truyền thông xã hội”, đại diện Coca Cola nói trong tuyên bố.

Đến nay đã có trên 100 công ty tham gia vào phong trào “tẩy chay” các mạng xã hội.

“Chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ cho sự an toàn trong cộng đồng và làm việc liên tục với các chuyên gia bên ngoài nhằm xem xét và cập nhập những chính sách phù hợp.

Chúng tôi biết sẽ có nhiều việc hơn phải làm và sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức nhân quyền và các chuyên gia để phát triển thêm các công cụ, công nghệ, chính sách để chiến đấu với việc này”, đại diện Facebook nói.

Phong trào tẩy chay Facbook lan rộng sau khi CEO Mark Zuckerberg nói rằng một loại các bài đăng của tổng thống Trump về các cuộc biểu tình liên quan đến phân biệt chủng tộc không vi phạm các quy tắc của công ty.

Trước đó, một bài đăng của tổng thống Trump liên quan tới việc biểu tình cướp bóc bị gắn nhãn vi phạm trên Twitter nhưng lại không vi phạm trên Facebook. Ngay sau đó, một vài nhân viên Facebook đã tập hợp và kêu gọi phản đối điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Unilever đang tìm cách để giảm chi phí quảng cáo vì Covid-19 đang làm chậm tăng trưởng

Gã khổng lồ FMCG này đang tạm dừng các hoạt động sản xuất quảng cáo lớn trong quá trình xem xét tất cả chi tiêu trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Unilever đang ngừng sản xuất quảng cáo và đồng thời tìm kiếm các phương tiện truyền thông rẻ hơn trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Giám đốc điều hành khổng lồ của FMCG này, Alan Jope cho biết: công ty sẽ tạm dừng sản xuất các chiến dịch quảng cáo lớn và xem xét tất cả các chi tiêu để có hiệu quả.

Một phần của quá trình đánh giá này là sự thay đổi trong chi tiêu từ quảng cáo ngoài trời và các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, tập trung vào các khu vực khác đang có ROI tăng mạnh như kinh doanh chăm sóc da, các thiết bị gia dụng…nơi có doanh số tăng hơn 2,4% trong ba tháng đầu năm 2020.

Công ty đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số bán hàng các sản phẩm vệ sinh và thực phẩm, nhưng đã ảnh hưởng đến dịch vụ thực phẩm và kinh doanh kem trong quý đầu tiên của năm, khi mọi người ở nhà trong thời gian cách ly toàn cầu.

Doanh thu trong ba tháng tính đến tháng 3 không đổi ở mức 10,8 tỷ bảng, trong khi doanh thu của các thương hiệu thực phẩm và giải khát Unilever đã giảm 1,7%.

Sự sụt giảm khối lượng lớn nhất là ở các sản phẩm kem, thường sẽ thấy sự gia tăng trong những tháng mùa hè do du lịch tăng và thời tiết tốt hơn.

Unilever lưu ý rằng họ đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài về hành vi của người tiêu dùng vì nó đánh giá tác động của đại dịch đối với chi tiêu.

Những thay đổi trong xu hướng thị trường và tiêu dùng

Công ty lưu ý bốn thay đổi quan trọng cho đến nay. Đầu tiên là sự gia tăng mạnh về lượng mua do dự trữ vào tháng 3, mặc dù Jope đã nhanh chóng lưu ý các mô hình dự trữ là một sự thay đổi trong mô hình mua thay vì tăng tiêu thụ.

Thứ hai, sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng khi mọi người nấu ăn tại nhà và đồ gia dụng cũng tăng khi mọi người ở nhà và dọn dẹp nhiều hơn.

Thứ ba, giảm việc gội đầu, tạo kiểu và khử mùi, và cuối cùng là chuyển kênh từ offline sang online. Tại Trung Quốc, Unilever chứng kiến ​​doanh số bán hàng trực tuyến tăng 34%, trong khi doanh số offline giảm ở mức hai con số.

Chúng tôi đang thích nghi với các mô hình nhu cầu mới và đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia, khi chúng tôi thoát khỏi khủng hoảng và hồi phục, ông Jope nói thêm.

“Unilever đã được xây dựng cho khoảng thời gian như thế này. Nhiều quốc gia của chúng tôi có công cụ theo dõi để quản lý các cuộc khủng hoảng, nơi chúng tôi đã thể hiện không chỉ khả năng quản lý khủng hoảng mà còn thể hiện với nhiều lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi sẽ “nổi lên” từ các cuộc khủng hoảng này để từ đó có vị thế tốt hơn trong tương lai”.

Cùng thời điểm, P&G cho biết họ đã tăng gấp đôi nỗ lực về marketing khi họ đối mặt với nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.

CFO của P&G, Ông Jon Moeller cho biết: “Đại dịch Covid-19 là thời điểm thích hợp để P&G nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu của họ và lợi ích của họ thay vì cắt giảm chi tiêu marketing“.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips