Skip to main content

Thẻ: ChatGPT

CEO Baidu: Các mô hình AI của Trung Quốc chưa thực sự mang lại lợi ích

Robin Li Yanhong, nhà đồng sáng lập và CEO Baidu, cho biết Trung Quốc đang có quá nhiều mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mà không có ứng dụng thiết thực.

Tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới (WAIC), Li nhắc lại nhận định “sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 100 LLM tại Trung Quốc hồi năm 2023 đã dẫn đến lãng phí tài nguyên, đặc biệt là sức mạnh điện toán”.

Người đứng đầu Baidu kêu gọi các nhà phát triển cần tập trung xây dựng ứng dụng thực tế thay vì mải mê tạo ra những biến thể của công nghệ đằng sau chatbot ChatGPT.

“Tôi nhận thấy nhiều người vẫn chủ yếu tập trung vào mô hình nền tảng. Nhưng các ứng dụng trong thế giới thực tế thì sao? Đến nay, ai là người được hưởng lợi từ chúng”, Li cho hay.

Thị trường AI tạo sinh (GenAI) của Trung Quốc đã trở nên đông đúc với hơn 200 LLM xuất hiện kể từ khi ChatGPT ra mắt vào cuối năm 2022. Sự cạnh tranh quá mức từ các Big Tech đã dẫn đến cuộc chiến về giá cho các dịch vụ AI thương mại, khi những doanh nghiệp toàn cầu như OpenAI và Google vắng bóng trên thị trường.

Tương tự như thị trường quốc tế, lĩnh vực AI Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu thương mại hoá. CEO Li cho hay, đến nay các ngành hậu cần (logistics) và sáng tạo nội dung đang hưởng lợi từ các ứng dụng AI giúp nâng cao hiệu suất.

Baidu cũng đang ứng dụng trợ lý mã hoá, chạy trên nền tảng Ernie LLM. CEO gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc cho biết 30% mã hoá của công ty đang được xử lý bởi AI.

Xu Li, CEO và đồng sáng lập SenseTime, một trong những công ty AI hàng đầu tại đại lục, nhận định: “Ứng dụng là chìa khoá để xác định đây có phải thời điểm quan trọng đối với AI hay không”.

“Mặc dù lĩnh vực này hiện nay là một chủ đề nóng, nhưng nó vẫn chưa đạt đến thời điểm bùng phát do chưa thâm nhập vào bất kỳ ứng dụng trong các ngành dọc nào để tạo ra sự thay đổi rộng rãi”, Xu Li nói.

Yan Junjie , Giám đốc điều hành MiniMax, một công ty khởi nghiệp AI khác, cho rằng ông kỳ vọng có sự hợp nhất lớn hơn trong ngành, với LLM chỉ nên được phát triển bởi 5 doanh nghiệp.

Thành công bất ngờ của ChatGPT đã khơi dậy làn sóng sản xuất LLM mang bản sắc Trung Quốc.

Ngoài một nhóm nhỏ các công ty khởi nghiệp được mệnh danh là “những con hổ AI”, những tên tuổi trong ngành công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đổ tiền ào ạt vào thị trường.

Chủ sở hữu TikTok, ByteDance, “gã khổng lồ” truyền thông xã hội Tencent Holdings và tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding đã bắt đầu giảm giá mạnh các dịch vụ dựa trên LLM vào tháng 5/2024 để thu hút người dùng.

(Theo SCMP)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

ChatGPT thử nghiệm dạy ngoại ngữ cho người dùng với AVM

OpenAI tung ra bản demo thể hiện năng lực ngôn ngữ ấn tượng của GPT-4o, cho thấy mô hình AI này đủ sức dạy ngoại ngữ cho người dùng.

“Với khả năng phiên dịch theo thời gian thực, am hiểu cảm xúc và có thể ngắt lời, chế độ giọng nói nâng cao (AVM) sẽ trở nên hữu ích hơn trong quá trình học ngôn ngữ mới cùng bạn bè. AVM sẽ bắt đầu được thử nghiệm với nhóm nhỏ người dùng ChatGPT Plus từ cuối tháng 7 để thu thập phản hồi”, OpenAI cho biết hôm 28/6.

Trong video trình diễn, một người Tây Ban Nha có nền tảng cơ bản về tiếng Bồ Đào Nha đang dùng ChatGPT để giúp người bạn học ngôn ngữ này. Họ có thể yêu cầu ứng dụng nói chậm lại hoặc giải thích cụm từ chưa hiểu, ChatGPT đều thực hiện hoàn hảo các mệnh lệnh này.

Yếu tố khiến AVM của GPT-4o có sức hấp dẫn chính là khả năng chuyển giọng nói sang giọng nói (speech to speech) một cách tự nhiên và theo thời gian thực. Các mô hình trước đó phải chuyển giọng nói thành văn bản (speech to text) và ngược lại để tương tác với người dùng, trong khi GPT-4o hiểu trực tiếp những gì người dùng nói.

Khả năng này mang đến nhiều tính năng thú vị như hoạt động được trên nhiều nền tảng ngôn ngữ, với giọng điệu và khẩu âm khác nhau, khiến nó giống như một giáo viên ngoại ngữ.

Phân tích giọng nói tự nhiên cũng giúp GPT-4o nghe được những gì người dùng đang truyền tải, như cách họ phát âm và sử dụng giọng điệu, từ đó đưa ra phản hồi trực tiếp từ những gì AI nghe thấy, thay vì chỉ đánh giá dựa trên văn bản ghi lại.

Trong buổi công bố GPT-4o ngày 14/5, CTO OpenAI Mira Murati cho biết giọng nói và khả năng đàm thoại của GPT-4o đã đạt bước tiến vượt bậc với khi có thể thể hiện cảm xúc và thay đổi giọng điệu, thậm chí cười khúc khích, thêm tính hài hước và tự điều chỉnh cách nói tùy theo nội dung câu lệnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

PwC trở thành khách hàng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI trong cuộc đua AI

 

Theo đó, PwC mới đây đã ký kết một thỏa thuận với OpenAI để cung cấp ChatGPT Enterprise, phiên bản tập trung vào kinh doanh của chatbot AI tổng quát cho nhân viên và khách hàng.

PwC cũng theo đó trở thành đối tác bán lại đầu tiên và người dùng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI tính đến thời điểm hiện tại.

PwC cho biết trong một bài đăng trên blog: “Thỏa thuận này sẽ giúp “mở rộng hệ sinh thái công nghệ của chúng tôi, đưa GenAI đi sâu hơn vào doanh nghiệp của chúng tôi và cho phép chúng tôi mở rộng năng lực AI trên toàn bộ doanh nghiệp với mục tiêu giúp thúc đẩy tác động nhanh hơn cho khách hàng của mình”.

PwC cho biết thỏa thuận này sẽ giúp các nhân viên và khách hàng ở Mỹ và Vương Quốc Anh có quyền truy cập vào các công cụ mới nhất từ ​​OpenAI, bao gồm cả mẫu ChatGPT-4o được công bố gần đây và các khả năng mới tập trung vào giọng nói và hình ảnh.

PwC cho biết trong bài đăng của mình: “Bằng việc đi đầu trong các mô hình của OpenAI và là công ty đầu tiên công bố tích hợp vào hoạt động của OpenAI, chúng tôi có vị thế đặc biệt để giúp khách hàng tận dụng phiên bản ChatGPT Enterprise một cách hiệu quả”.

PwC sẽ áp dụng ChatGPT Enterprise cho hơn 100.000 nhân viên – 75.000 ở Mỹ và 26.000 ở Anh.

PwC cho biết: “Bằng cách sử dụng ChatGPT Enterprise trong lực lượng lao động của mình, chúng tôi sẽ mang trải nghiệm trực tiếp về quá trình chuyển đổi AI của mình đến khách hàng, bổ sung cho các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn của chúng tôi bằng một loạt các giải pháp kinh doanh riêng biệt”.

PwC không tiết lộ các điều khoản tài chính của thỏa thuận.

Về phía OpenAI, vào tháng 2 năm 2023, OpenAI ra mắt phiên bản trả phí của ChatGPT, được gọi là ChatGPT Plus. Cuối năm đó, vào tháng 8, OpenAI đã ra mắt ChatGPT Enterprise, phiên bản chatbot có độ bảo mật cao hơn nhắm vào các doanh nghiệp.

Về phía PwC, vào tháng 4 năm ngoái, PwC tuyên bố sẽ cam kết đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 3 năm để mở rộng và nâng cao năng lực của mình trong lĩnh vực AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grab cho biết đang hợp tác với ChatGPT của OpenAI nhằm giúp nền tảng trở nên dễ sử dụng hơn

Grab cho biết họ sẽ sử dụng các khả năng tạo văn bản và giọng nói của ChatGPT từ OpenAI nhằm giúp nền tảng trở nên dễ sử dụng hơn.

Theo đó, mới đây Grab cho biết họ sẽ sử dụng các khả năng tạo văn bản và giọng nói từ ChatGPT của OpenAI nhằm hỗ trợ siêu ứng dụng của hãng dễ sử dụng hơn, đặc biệt là cho người khiếm thị và người cao tuổi. Công ty cũng sẽ khám phá việc sử dụng AI tạo sinh để xây dựng các chatbot nâng cao trong việc hỗ trợ khách hàng.

Về mặt bản đồ số, Grab dự định sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh của OpenAI để cải thiện dịch vụ GrabMaps bằng cách trích xuất dữ liệu chất lượng cao hơn và cập nhật bản đồ nhanh hơn. GrabMaps dựa trên phản hồi thời gian thực từ các đối tác tài xế, bao gồm cả hình ảnh được chụp từ camera gắn trên mũ bảo hiểm.

“Chúng tôi đã tiên phong trong việc áp dụng AI trong khu vực và tin rằng AI tạo sinh có rất nhiều tiềm năng để tiếp tục cải tiến cách chúng tôi giải quyết vấn đề cho các đối tác và người dùng,” Philipp Kandal, Giám đốc Sản phẩm của Grab, cho biết.

Grab, với gần 40 triệu người dùng giao dịch hàng tháng tại 8 thị trường Đông Nam Á, đã sử dụng AI truyền thống để cải thiện dịch vụ, từ việc phân bổ tài xế gần nhất cho khách hàng và tìm ra các tuyến đường hiệu quả nhất đến việc dịch thực đơn địa phương sang tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.

Tuy nhiên, hoạt động áp dụng AI tổng quát (Generative AI) ở cấp độ doanh nghiệp vẫn đang ở giai đoạn đầu tại Đông Nam Á và chủ yếu do các tập đoàn công nghệ Mỹ như Microsoft dẫn đầu. Họ đã bắt đầu cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn lớn tại Singapore và các quốc gia khác. Ở Việt Nam, kỳ lân VNG cũng đang phát triển các dịch vụ của riêng mình.

Đối với OpenAI, việc hợp tác với Grab có thể giúp họ nâng cao khả năng AI của mình trong các ngôn ngữ khác nhau. Grab hoạt động tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Campuchia và Myanmar, với ứng dụng được tùy chỉnh theo ngôn ngữ địa phương.

Grab cho biết họ đã mở rộng việc sử dụng AI tạo sinh trong công ty và trên ứng dụng của hãng để tăng cường hiệu quả. Công ty hiện vẫn đang lỗ nhưng dự kiến sẽ có lợi nhuận hàng năm đầu tiên trong năm nay trên cơ sở EBITDA điều chỉnh.

Trong cuộc họp cổ đông hồi tháng 2, CEO Anthony Tan cho biết công ty đã xây dựng công cụ tiếp thị của riêng mình bằng mô hình ngôn ngữ lớn. Người đồng sáng lập Grab cho biết công nghệ mới này đã giảm đáng kể thời gian cần thiết để tạo ra nội dung trực tuyến, chẳng hạn như thông báo trong ứng dụng cho các chiến dịch bán hàng.

“Điều này giúp chúng tôi duy trì tinh thần tinh gọn và kỷ luật từ góc độ quản lý chi phí. Khoản tiết kiệm sau đó có thể được tái đầu tư vào công nghệ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng lâu dài cho nền tảng”, ông Anthony Tan cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

ChatGPT sắp có bản cập nhật mà OpenAI cho là bản kế nhiệm của GPT-4

OpenAI cho biết họ sẽ cho ra mắt một hệ thống trí tuệ nhân tạo mới với mục đích kế nhiệm GPT-4. Công ty cũng thành lập đơn vị an toàn để giải quyết các rủi ro về AI.

Trong thông báo hôm 28/5, OpenAI nói rằng họ đã bắt đầu đào tạo một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới sau sự thành công của GPT-4, công nghệ cốt lõi của ChatGPT.

Công ty có trụ sở tại San Francisco cũng đề cập thêm rằng mô hình mới sẽ mang lại “khả năng tiếp cận” khi họ cố gắng xây dựng trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI). Mô hình mới sẽ là công cụ dành cho các sản phẩm AI bao gồm chatbot, trợ lý kỹ thuật số tương tự như Siri của Apple, công cụ tìm kiếm và trình tạo hình ảnh.

Ngoài ra, OpenAI đã thành lập một đơn vị chuyên khám sát các vấn đề an toàn của trí tuệ nhân tạo có tên Ủy ban An toàn và Bảo mật do lo ngại mô hình mới có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.

“Mặc dù OpenAI tự hào vì đã xây dựng và cho ra mắt những công cụ dẫn đầu ngành cả về khả năng cũng như mức độ an toàn, chúng tôi vẫn hoan nghênh một cuộc tranh tích cực về chủ đề này”, OpenAI cho biết trong một bài đăng.

Hiện tại, OpenAI đặt mục tiêu đi trước các đối thủ trong việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, công ty cũng mong muốn loại bỏ sự lo lắng của công chúng khi AI bị đánh giá ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, bao gồm truyền bá thông tin sai lệch, thay thế việc làm và thậm chí đe dọa an toàn của nhân loại.

Theo phân tích, việc đào tạo mô hình AI có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Sau khi hoàn thành, các công ty trong ngành thường dành thêm vài tháng để thử nghiệm và tinh chỉnh hệ thống trước khi tung ra thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc mô hình tiếp theo của OpenAI sẽ khó xuất hiện trong khoảng một năm tới.

OpenAI cũng chú trọng nhiều hơn vào mức độ an toàn của mô hình trí tuệ nhân tạo khi thành lập Ủy ban An toàn và Bảo mật với nhiều thành viên chủ chốt. Công ty cho biết các chính sách mới có thể được áp dụng vào cuối mùa hè hoặc mùa thu năm nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI sẽ ra mắt công cụ tìm kiếm cạnh tranh với Google vào ngày 13/5

Theo Reuters, OpenAI – công ty đứng sau ChatGPT – dự định công bố công cụ tìm kiếm cạnh tranh với Google vào ngày mai 13/5.

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

Dù vậy, nguồn tin của Reuters cho biết, ngày ra mắt công cụ tìm kiếm Internet của OpenAI có thể thay đổi. Trước đó, các nguồn tin cũng cho biết OpenAI đang phát triển một sản phẩm cạnh tranh với Google và startup tìm kiếm Perplexity.

Hôm 10/5, OpenAI thông báo trên X sẽ phát sóng trực tiếp sự kiện vào ngày 13/5 để “giới thiệu một số bản cập nhật ChatGPT và GPT-4″. Sau đó, CEO Sam Altman cũng đăng trên X, phủ nhận thông tin ra mắt GPT-5 hay công cụ tìm kiếm. “Tuy nhiên, chúng tôi đã nỗ lực với một số thứ mới mà có thể mọi người sẽ yêu thích. Với tôi, nó như phép thuật vậy”, Altman viết.

Tuần sau, Google cũng sẽ khai mạc sự kiện thường niên dành cho các nhà phát triển I/O, nền tảng dự kiến sẽ tiết lộ một loạt sản phẩm liên quan đến AI.

Theo Bloomberg, sản phẩm tìm kiếm của OpenAI là một phần mở rộng của ChatGPT và cho phép ChatGPT lấy thông tin trực tiếp từ web, bao gồm các trích dẫn. Chatbot ChatGPT sử dụng các mô hình AI tiên tiến để tạo ra các phản hồi giống như con người trước lời nhắc bằng văn bản.

Từ lâu, giới quan sát đã gọi ChatGPT là một giải pháp thay thế cho việc thu thập thông tin trực tuyến, dù phải vật lộn với việc cung cấp thông tin chính xác và thời gian thực từ web. OpenAI được tích hợp với Bing của Microsoft cho các thuê bao trả phí. Trong khi đó, Google cũng công bố các tính năng AI tạo ra cho công cụ tìm kiếm của mình.

Startup Perplexity được thành lập bởi một cựu nhà nghiên cứu OpenAI, có 10 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo một bài đăng trên blog tháng 1. Vào thời điểm đó, ChatGPT của OpenAI là ứng dụng đạt mốc 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng nhanh nhất.

OpenAI từng nỗ lực đưa thông tin cập nhật vào ChatGPT nhưng đã “cho plugin nghỉ hưu” từ tháng 4.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 8 chatbot thay thế ChatGPT mà Marketer cần biết

Sự kiện ChatGPT ra đời vào cuối năm 2022 đã mở ra kỷ nguyên mới nơi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian để một số đối thủ cạnh tranh xuất hiện và “chiếm sóng”.

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Ban đầu, không có nhiều lựa chọn thay thế ChatGPT, chủ yếu xoay quanh ứng dụng nội bộ, nghiên cứu hoặc một số dự án nguồn mở trên GitHub yêu cầu phải có kiến ​​thức lập trình để sử dụng và vận hành. Nhưng chỉ ít lâu sau, nhiều công ty đã đầu tư phát triển hàng loạt sản phẩm tiêu dùng ở cả cấp độ miễn phí và trả phí cũng như vô số lựa chọn dành cho doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu bạn chưa hài lòng với ChatGPT vì một lý do nào đó, sau đây là 8 sản phẩm thay thế hoàn hảo mà bạn có thể tham khảo.

MICROSOFT COPILOT

Microsoft Copilot đã đi một chặng đường dài kể từ phiên bản chatbot đầu tiên phát hành vào đầu năm 2023. Có thể coi Microsoft là một trong những đối thủ cạnh tranh thương mại đời đầu của ChatGPT khi thương hiệu này giới thiệu Bing AI Chat dưới dạng tích hợp vào công cụ Tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge.

Kể từ đó, công ty đã đổi tên chatbot thành Microsoft Copilot và tích hợp trên một số dịch vụ, bao gồm bộ công cụ Microsoft 365, Microsoft Designer và hệ điều hành Windows, cùng nhiều dịch vụ khác. Microsoft cũng cung cấp tùy chọn Copilot Pro trả phí cho người dùng chuyên nghiệp.

Đáng chú ý, Copilot được hỗ trợ bởi mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) GPT-4 và mô hình tạo hình ảnh DALL-E do OpenAI phát triển với khoản đầu tư khổng lồ từ Microsoft. Nhà sản xuất Windows cũng sử dụng một số công nghệ độc quyền trong chatbot, giúp phân biệt kết quả của Copilot với ChatGPT.

Một số chuyên gia so sánh kết quả văn bản của Copilot thường đầy đủ và thông minh hơn, nhưng trình tạo hình ảnh của OpenAI vẫn chiếm ưu thế lớn.

GOOGLE GEMINI

Google Gemini cũng là chatbot đã nâng cấp nhiều phiên bản, đổi tên thương hiệu và được thiết lập tùy chọn phân cấp ngay từ đầu. Nỗ lực chinh phục AI đầu tiên của Google là sản phẩm nghiên cứu có tên Bard, chạy trên LaMDA LLM của chính công ty, ra mắt vào tháng 3/2023. Không lâu sau, gã khổng lồ tìm kiếm trình làng Google Duet phục vụ nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng AI cho bộ ứng dụng Workspace, bao gồm Gmail, Drive, Slides, Docs và nhiều nội dung khác.

Đến tháng 12/2023, Google nâng cấp mô hình ngôn ngữ Bard lên Gemini LLM. Tháng 2/2024, công ty quyết định hợp nhất toàn bộ dịch vụ Duet và Bard thành một sản phẩm duy nhất, đặt thương hiệu cho tất cả chức năng AI dưới tên Gemini.

Google hiện hỗ trợ một số tùy chọn LLM có sẵn cho các cấp mục đích và chuyên môn khác nhau, bao gồm Gemini Nano, Gemini Pro, Gemini Ultra và Gemini Advanced.

Gemini Pro là tùy chọn miễn phí, phục vụ nhu cầu mức cơ bản. Gemini Advanced hỗ trợ tùy chọn Google One AI Premium trả phí. Công ty gần đây vừa phát hành bản thử nghiệm công khai của Gemini 1.5 Pro LLM với nhiều nâng cấp mới hiện đại.

Gemini hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cả ChatGPT và Microsoft Copilot.

PERPLEXITY AI

Perplexity AI được biết tới là chatbot tập trung vào mục đích nghiên cứu. Giám đốc Điều hành của công ty xuất thân là cựu nhân viên OpenAI. Giao diện đơn giản của ứng dụng gợi nhớ đến ChatGPT, nhưng không yêu cầu người dùng đăng nhập lần đầu. Thao tác rất dễ dàng, bạn chỉ cần nhập truy vấn hoặc nhấp vào một trong những chủ đề được đề xuất sẵn khi bắt đầu trò chuyện.

Tab khám phá trên ứng dụng cũng đưa ra những tin tức cập nhật tương tự như một công cụ tìm kiếm. Đặc trưng của chatbot này là luôn luôn trích dẫn nguồn tài liệu bằng các liên kết từ internet.

Quyền truy cập tại Perplexity bao gồm nhiều cấp độ, với tùy chọn đầu tiên cho phép tạo cuộc trò chuyện ẩn danh mà không cần đăng ký. Sau đó là cấp đăng ký miễn phí, bao gồm tùy chọn đăng ký sử dụng một lần và cấp Perplexity Pro trả phí. Giống như nhiều chatbot, cấp độ miễn phí và trả phí sử dụng hai mô hình ngôn ngữ khác nhau.

Tùy chọn miễn phí dựa trên mô hình GPT-3.5 của OpenAI, đồng thời sử dụng mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để đào tạo chatbot. Trong khi đó, Perplexity Pro sử dụng kết hợp GPT-4, Claude 3, Mistral Large, Llama 3 và mô hình Experimental Perplexity cho các quy trình khác nhau.

CHATSONIC

Chatsonic là giải pháp thay thế khá thú vị do Writesonic phát triển, hỗ trợ người dùng dễ dàng viết và tạo nội dung. Công ty cung cấp một số tiện ích mở rộng miễn phí trong trình duyệt Google Chrome, phiên bản web của ChatGPT, Gmail và mạng xã hội X (trước đây là Twitter). Ứng dụng thiết lập tùy chọn miễn phí và trả phí với nhiều mức giá khá đa dạng, dành cho cá nhân, người dùng chuyên nghiệp hay đội nhóm. Tương tự như nhiều đối thủ khác, Chatsonic hiện dựa trên GPT-3.5 LLM cho phiên bản miễn phí, GPT-4 LLM, Claude 3 Opus cũng như mô hình tạo hình ảnh DALL-E và Stable Diffusion cho các phiên bản trả phí.

Dịch vụ thường hướng người dùng tới gói đăng ký trả phí, bao gồm nhiều đặc quyền, chẳng hạn như trình kiểm tra đạo văn và khả năng nhập tài liệu, hình ảnh, tệp âm thanh và URL vào cuộc trò chuyện. Dịch vụ chạy trên hệ thống token nên nếu bạn dùng hết token trong tháng thì hiệu suất sẽ giảm đáng kể.

CHARACTER.AI

Character.AI là dịch vụ chatbot được hưởng lợi từ sự cố ChatGPT gặp vấn đề kỹ thuật vào đầu năm 2023. Người dùng đổ xô sang sử dụng hệ thống với mô hình thú vị trong khi chờ đợi OpenAI sắp xếp lại ứng dụng. Công ty được điều hành bởi các nhà phát triển cũ của chatbot LaMDA LLM và Meena (Google), tuy nhiên, nhóm không nói rõ liệu Character.AI có dựa trên công nghệ này hay không.

Với Character.AI, bạn có thể giao tiếp trực tiếp với nhiều nhân vật hoạt hình dựa trên hình mẫu người nổi tiếng, nhân vật hư cấu trong sách truyện, trò chơi điện tử, chương trình truyền hình hoặc đại diện nghề nghiệp như giáo viên, nhà trị liệu, huấn luyện viên.

Tương tự, bạn có thể tạo lập và huấn luyện nhân vật, gắn cho nhân vật tính cách giống con người sau đó giới thiệu thành phẩm với cộng đồng Character.AI. Hệ thống cũng cho phép bạn chia sẻ công khai cuộc trò chuyện với chatbot trong cộng đồng và các nhân vật hư cấu có thể giao tiếp với nhau.

Người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ miễn phí bằng cách bắt đầu trò chuyện mà không cần đăng ký; tuy nhiên, cuối cùng ứng dụng sẽ nhắc nhở đăng ký sau một vài lượt truy cập. Tùy chọn đăng ký trả phí bao gồm nhiều đặc quyền như thời gian phản hồi nhanh hơn hay quyền truy cập sớm vào tính năng mới.

ANTHROPIC CLAUDE

Claude là LLM do startup AI Anthropic phát triển và phát hành lần đầu tiên vào đầu năm 2023. Ứng dụng được nhận định rất vượt trội về mã hóa, toán học, viết, nghiên cứu và phân tích hình ảnh. Phiên bản mới nhất, Claude 3, vừa phát hành vào tháng 3/2024.

Claude phát triển dựa trên phương pháp đào tạo “AI theo hiến pháp” nhằm mục đích loại bỏ sự tương tác với con người ra khỏi quá trình học tập của mô hình càng nhiều càng tốt. Điều này giúp hệ thống nâng cao khả năng tự sửa lỗi, duy trì sự an toàn và tính toàn vẹn.

Mặc dù mới có mặt trên thị trường trong thời gian ngắn nhưng Claude đã chứng tỏ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhiều chatbot hàng đầu, khi hàng loạt công ty sử dụng mô hình để hỗ trợ bộ công cụ vận hành doanh nghiệp. Claude bao gồm nhiều tính năng chưa từng có ở các mô hình khác, chẳng hạn như khả năng tải lên và phân tích tài liệu, cũng như đào tạo thông tin đến đầu năm 2023.

Chatbot vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm miễn phí, nhưng cũng cung cấp tùy chọn trả phí hàng tháng.

PI AI

Pi AI là chatbot độc đáo có giao diện người dùng đơn giản và không có tính năng bổ sung. Ứng dụng được biết đến với khả năng phản hồi cuộc trò chuyện mang lại mức độ tương tác cảm xúc cao cho người dùng. Pi AI được quảng cáo là có thể phát hiện nhu cầu về lòng tốt, sự đồng cảm, khả năng ngoại giao hoặc sự hài hước trong cuộc trò chuyện.

Không giống như nhiều chatbot khác thường thu thập thông tin chung chung và đối thoại như có kịch bản sẵn, Pi AI mang lại trải nghiệm giống con người hơn bằng cách phát hiện cảm xúc xuất hiện trong truy vấn.

Chatbot được phát triển bởi AI Inflection, công ty sở hữu một nhóm gồm nhiều chuyên gia AI từng làm việc tại DeepMind, Google, OpenAI và Meta.

POE BY QUORA

Quora, vốn được biết đến như một cơ sở dữ liệu hỏi đáp, đã bước vào cuộc đua AI với sản phẩm có tên Poe, tập hợp các LLM nổi tiếng nhất hiện nay và thiết lập trên một nền tảng duy nhất.

Một số mô hình có trong Poe là Google PaLM và Gemini, Meta Llama, Anthropic Claude, nhiều phiên bản của GPT LLM và các công nghệ ít được biết đến hơn bao gồm Sage, Dragonfly và NeevaAI.

Poe by Quora hiện cung cấp miễn phí cho người dùng nhưng hạn chế số lượt trò chuyện và một vài tính năng. Tùy chọn đăng ký hàng tháng sẽ tăng đáng kể khả năng của từng mô hình và chatbot.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lý do ngày càng nhiều người dùng Việt chi tiền dùng chatbot AI bản có trả phí

Nhiều người dùng Việt cho rằng khoản đầu tư 500.000 đồng/tháng cho phiên bản trả phí của các chatbot AI phổ biến là hoàn toàn xứng đáng, bởi những lợi thế mà các công cụ này mang lại.

Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT không thể phân biệt nội dung bản quyền

Trong vòng 1 năm trở lại đây, các chatbot dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT, Claude, và Gemini đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ và tối ưu hóa các tác vụ chuyên môn trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

Đáng chú ý, bản thân một số lượng không nhỏ người dùng và doanh nghiệp tại Việt Nam đã không ngần ngại chi trả một khoản phí hàng tháng để sử dụng các phiên bản trả phí của các nền tảng chatbot AI phổ biến trên thị trường.

Theo đó, sự chuyển dịch này không chỉ là kết quả của nhu cầu sử dụng cao hơn bình thường mà còn bởi các tính năng vượt trội mà những phiên bản trả phí mang lại. Chẳng hạn, với khả năng phản hồi nhanh hơn, cập nhật thông tin liên tục và độ chính xác cao, các phiên bản trả phí giúp người dùng giải quyết các yêu cầu phức tạp.

Đơn cử như ChatGPT Plus, ngoài khả năng trả lời ‘thông minh’ hơn, người dùng còn được sử dụng thêm các dịch vụ kèm theo như trình tạo ảnh DALL-E, hay các công cụ phân tích dữ liệu trực tiếp từ file người dùng tải lên. Đương nhiên, những lợi ích này là những yếu tố chính thúc đẩy người dùng từ các doanh nghiệp lớn đến cá nhân lựa chọn bỏ ra khoản đầu tư hàng tháng cho AI.

Bỏ 500.000/tháng để thu về nhiều tiền hơn

Đinh Mạnh Dũng, hiện đang đảm nhận vai trò Product Marketing cho một công ty phần mềm ở Đà Nẵng, là một trường hợp điển hình. Theo đó, nhân sự đang làm trong lĩnh vực marketing này cho rằng số tiền 20 USD (khoảng 500.000 VNĐ) để nâng cấp từ phiên bản miễn phí lên phiên bản trả phí của ChatGPT – ChatGPT Plus là hoàn toàn ‘đáng đồng tiền bát gạo’.

“Khi sử dụng phiên bản miễn phí, tôi thường xuyên gặp phải tình trạng ChatGPT đưa ra câu trả lời không như mong muốn của tôi khi tôi nhập câu lệnh. Tuy nhiên với phiên bản ChatGPT Plus, cá nhân tôi tôi bất ngờ với sự cải thiện về khả năng xử lý và độ chính xác của dữ liệu.

Công việc của tôi trở nên hiệu quả hơn nhiều, giúp tăng tỷ lệ thành công của các chiến dịch và tối ưu hóa chi phí quảng cáo,” anh Dũng chia sẻ khi xem xét đến những lợi ích mà phiên bản trả phí mang lại. Đương nhiên, việc tăng hiệu quả công việc không chỉ giúp anh tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện mức thu nhập cá nhân thông qua các khoản thưởng dựa trên hiệu suất.

“Có thể coi số tiền 500.000 VNĐ bỏ ra hàng tháng là một khoản đầu tư xứng đáng. Tôi có thể nhận thêm về một khoản thưởng đáng kể khi hiệu suất làm việc tăng, chưa kể có thêm thời gian rảnh”.

Nguyễn Hồng Phúc, một freelancer chuyên viết lập trình, cũng tìm thấy giá trị khi chuyển sang phiên bản trả phí của Claude để hỗ trợ công việc viết code của mình.

“Sử dụng phiên bản miễn phí, tôi thường xuyên gặp phải giới hạn về số lượng yêu cầu và thời gian đáp ứng, điều này khiến công việc trở nên chậm trễ. Phiên bản trả phí không chỉ giúp tôi xử lý các yêu cầu phức tạp mà còn cung cấp các giải pháp code chính xác, tiết kiệm thời gian rất nhiều,” Phúc nhận xét.

Về phía doanh nghiệp, một số agency hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp marketing và truyền thông tại Hà Nội và TP.HCM, cũng đã mạnh tay đã đầu tư vào phiên bản trả phí của các chatbot để cải thiện dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng của mình.

“Chúng tôi cần một giải pháp có khả năng xử lý đồng thời nhiều yêu cầu và cung cấp thông tin chính xác, cập nhật. Do vậy, chúng tôi sẵn lòng chi tiền để mua phiên bản trả phí dành cho nhóm hoặc doanh nghiệp của các công cụ ChatGPT, Claude hay Gemini, miễn sao hiệu quả công việc được tăng cường, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng,” ông Lê Quang Minh, founder của một agency tại Hà Nội, cho biết..

Mua tài khoản trả phí của chatbot AI, cần chú ý gì?

Khi ngày càng nhiều người dùng và doanh nghiệp tại Việt Nam quyết định đầu tư vào các phiên bản trả phí của nền tảng chatbot AI, cũng cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

“Người dùng nên tránh mua tài khoản dạng trả phí thông qua các nguồn không chính thức hoặc không rõ ràng, vì điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro,” theo lời ông Hoàng Anh Vũ, một chuyên gia về công nghệ thông tin tại Hà Nội.

Chẳng hạn, người dùng cần cẩn trọng với các lời quảng cáo hoặc khuyến mãi không thực tế từ các nhà cung cấp không chính thống. “Một số nhà cung cấp tài khoản có thể cam kết sẽ bảo hành 1-2 tháng nếu tài khoản bị lỗi. Tuy nhiên không phải người bán nào cũng thực hiện đúng cam kết. Chưa kể đến, các tài khoản này có thể được một số người bán mua bằng các phương thức thanh toán như sử dụng thẻ tín dụng bị ăn cắp, dẫn tới tài khoản bị khóa”, ông Anh Vũ khuyến cáo.

Cũng theo ông Anh Vũ, các tài khoản dạng trả phí có giá rẻ thường được chia sẻ với rất nhiều người. Trong khi đó, ChatGPT Plus giới hạn 40 câu lệnh mỗi 3 giờ dẫn tới việc người dùng sẽ phải đợi một thời gian khá dài để giới hạn trên reset lại nếu một người dùng khác ‘lỡ’ đặt nhiều câu lệnh’. Do vậy, người dùng chỉ nên mua tài khoản chỉ dành cho riêng bản thân.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời Sống Pháp Luật

CEO YouTube cảnh báo OpenAI khi Sora AI sử dụng video YouTube để đào tạo AI

CEO YouTube – Neal Mohan – vừa đưa ra cảnh báo nghiêm khắc với OpenAI về việc sử dụng video trên nền tảng này để đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI).

Căng thẳng nổ ra sau khi OpenAI không thể xác nhận liệu trí tuệ nhân tạo tạo video từ văn bản mang tên Sora của họ có được đào tạo dựa trên dữ liệu từ video YouTube hay không. Việc sử dụng các tác phẩm của người khác để đào tạo AI mà không được phép đã trở thành vấn đề nhức nhối trong thời gian gần đây. Các tổ chức lớn như New York Times và Getty Images đã từng kiện các công ty phát triển AI vì vấn đề bản quyền.

Trong một cuộc phỏng vấn, CEO Neal Mohan khẳng định việc sử dụng video YouTube để đào tạo Sora là “vi phạm rõ ràng” điều khoản sử dụng của nền tảng. Ông nhấn mạnh: “Theo quan điểm của người sáng tạo nội dung, khi họ tải tác phẩm lên YouTube, họ có những quyền nhất định. Một trong những quyền đó là mong đợi các điều khoản sử dụng được tôn trọng.

Điều khoản không cho phép tải xuống bản ghi âm hoặc trích đoạn video, và đây là hành vi vi phạm rõ ràng. Đây là những quy tắc bất di bất dịch đối với nội dung trên nền tảng của chúng tôi.”

Hiện tại, cách thức OpenAI đào tạo các sản phẩm AI như Sora, ChatGPT và DALL-E vẫn còn nhiều bí ẩn. Theo Wall Street Journal, OpenAI có kế hoạch sử dụng bản ghi âm video YouTube để đào tạo GPT-5 – một sản phẩm AI khác.

Ngược lại với OpenAI, Google – đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực AI – dường như đang tuân thủ các quy định của YouTube (mà Google sở hữu). Theo ông Mohan, mô hình AI Gemini của Google cũng cần dữ liệu để học hỏi, nhưng nó chỉ sử dụng một số video nhất định dựa trên sự cho phép được ghi nhận trong hợp đồng bản quyền của mỗi người sáng tạo nội dung.

Những động thái này cho thấy sự cần thiết phải có quy định rõ ràng về việc sử dụng dữ liệu để đào tạo AI. Cần đảm bảo quyền lợi của những người sáng tạo nội dung và tránh những tranh chấp pháp lý trong tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

OpenAI đang tuyển dụng nhân tài công nghệ địa phương và dự kiến mở văn phòng châu Á đầu tiên, đặt tại Nhật Bản.

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á
OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

Theo Nikkei, chi nhánh sẽ được mở trong tháng 4 tại Tokyo, giúp nhà phát triển ChatGPT tăng cường hoạt động trong khu vực, đặc biệt trong việc hỗ trợ đối tác doanh nghiệp và tham gia vào xây dựng các khuôn khổ trong lĩnh vực công nghệ.

Động thái trên diễn ra tròn một năm sau khi CEO OpenAI Sam Altman gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào tháng 4/2023. Khi đó, Altman đề nghị mở văn phòng tại đây, đồng thời cam kết sẽ hợp tác với chính phủ Nhật Bản để bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của người sử dụng. Theo các nguồn tin, công ty cũng đang tuyển dụng các tài năng công nghệ tại địa phương cho văn phòng mới.

Đây là văn phòng thứ ba của OpenAI ngoài nước Mỹ, sau London (Anh) và Dublin (Ireland). Theo TechinAsia, khi xu hướng AI đang phát triển, nhiều quốc gia trên thế giới cũng cạnh tranh nhau để thu hút doanh nghiệp AI hàng đầu, nhằm giành được một phần trong “miếng bánh” AI tổng quát.

Temasek Holdings, quỹ đầu tư của chính phủ Singapore, được cho là cũng đang thảo luận để đầu tư vào OpenAI, với mục tiêu trở thành một cường quốc về AI tại châu Á sau khi đã đầu tư 742 triệu USD vào lĩnh vực này. Trước đó, Altman cũng đàm phán với UAE để gây quỹ phát triển chip phục vụ AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người dùng Việt Nam hiện có thể sử dụng ChatGPT miễn phí mà không cần đăng ký

OpenAI bắt đầu cho phép người dùng truy cập miễn phí vào chatbot ChatGPT mà không cần đăng ký dịch vụ, nhưng sẽ bị giới hạn một số danh mục mà công ty không nêu chi tiết.

Công ty có trụ sở tại San Francisco cho biết, họ triển khai tính năng này nhằm “đưa trí tuệ nhân tạo dễ tiếp cận hơn với bất kỳ ai đang tò mò về khả năng của nó”.

Theo công ty phân tích dữ liệu Similarweb, sau khi lượng truy cập đạt đỉnh 1,8 tỷ lượt, tăng trưởng người dùng ChatGPT đã có dấu hiệu chậm lại kể từ tháng 5/2023.

OpenAI nói rằng, họ đã tích hợp thêm các biện pháp bảo vệ nội dung đối với người dùng không đăng ký, chẳng hạn như giới hạn một số danh mục rộng hơn, song công ty không nêu chi tiết các danh mục này.

Bên cạnh phiên bản miễn phí, không trực tiếp kết nối với Internet, ChatGPT còn có phiên bản trả phí dành cho cá nhân, nhóm người dùng và doanh nghiệp.

Startup này cho biết, họ có thể sử dụng nội dung cung cấp bởi người dùng để cải thiện những mô hình ngôn ngữ lớn, tuy nhiên người dùng có thể tắt tính năng này.

Tháng trước, tỷ phú công nghệ Elon Musk, cũng là một trong những nhà sáng lập ban đầu OpenAI, đã kiện công ty này, nói rằng startup đã bỏ mặc sứ mệnh phát triển AI phục vụ lợi ích nhân loại và phi lợi nhuận.

Reuters trích dẫn hồ sơ gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cho thấy, OpenAI đã tiến hành thay đổi cơ cấu quản trị quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp AI – OpenAI Startup Fund. Theo đó, CEO Sam Altman không còn sở hữu hoặc kiểm soát quỹ này.

OpenAI Startup Fund bị giới phân tích đánh giá là có cấu trúc quản trị bất thường, khi vừa được tiếp thị như một chi nhánh, nhưng gây quỹ từ những đối tác bên ngoài và thực hiện quyết định đầu tư theo ý chí của Sam Altman. Chẳng hạn, quỹ này đang đầu tư 175 triệu USD do Microsoft đóng góp, mặc dù bản thân OpenAI không phải là công ty đầu tư.

Đại diện OpenAI cho biết, cấu trúc quản trị ban đầu của quỹ chỉ mang tính tạm thời và “thay đổi này nhằm mang đến sự rõ ràng hơn”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI và Microsoft hợp tác xây dựng dự án 100 tỷ USD để đào tạo AI

Có tên gọi Stargate, siêu máy tính này sẽ là trung tâm của kế hoạch 5 giai đoạn, tập trung vào hàng loạt cơ sở siêu máy tính mà hai công ty dự định xây dựng trong 6 năm tới, theo The Information. Stargate, giai đoạn 5 của kế hoạch, có thể ra mắt ngay sau năm 2028.

Theo nguồn tin này, các lãnh đạo cả hai công ty đã vạch ra kế hoạch cho dự án trung tâm dữ liệu, dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI.

Người phát ngôn Microsoft từ chối bình luận trực tiếp về thông tin này nhưng nhấn mạnh khả năng đã được chứng minh của công ty trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng AI tiên phong.

“Chúng tôi luôn lập kế hoạch cho việc đổi mới cơ sở hạ tầng tiếp theo cần thiết để tiếp tục nâng cao khả năng của AI”, một đại diện của Microsoft nói với trang Insider.

OpenAI không trả lời ngay lập tức câu hỏi từ Insider.

Đã cam kết đầu tư hơn 13 tỉ USD vào OpenAI, Microsoft có thể sẽ cung cấp tài chính cho Stargate. OpenAI hiện sử dụng các trung tâm dữ liệu của Microsoft để cung cấp năng lượng cho chatbot ChatGPT của mình, theo thỏa thuận mà Microsoft có quyền bán lại công nghệ của OpenAI cho khách hàng.

Những người trong nội bộ Microsoft nói với Insider hồi đầu tháng 3 rằng chiến lược của công ty ngày càng tập trung vào việc hợp tác với OpenAI, khiến một số người lo lắng rằng về cơ bản Microsoft đang trở thành một bộ phận CNTT cho công ty khởi nghiệp Mỹ.

Theo báo cáo, siêu máy tính Stargate có thể đắt hơn 100 lần so với các trung tâm dữ liệu lớn nhất đang hoạt động. Dự án báo hiệu số tiền khổng lồ có thể sẽ được đổ vào ngành này khi AI tiếp tục phát triển những năm tới.

Stargate cũng có tiềm năng vượt xa sức mạnh tính toán hiện được Microsoft cung cấp cho OpenAI từ các trung tâm dữ liệu của họ trên khắp nước Mỹ, nhưng sẽ cần ít nhất vài gigawatt điện để làm được điều đó, The Information đưa tin.

Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết sự tham gia của Microsoft vào dự án phụ thuộc việc OpenAI thực hiện lời hứa tăng cường khả năng AI.

Theo báo cáo, việc tìm kiếm các chip máy chủ cần thiết là yếu tố chính dẫn đến mức giá khổng lồ của Stargate. Các nguồn tin nói rằng việc tìm đủ nguồn điện năng để cung cấp năng lượng cho dự án cũng đặt ra những thách thức và hai công ty đã bàn về khả năng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, chẳng hạn năng lượng hạt nhân.

Nhu cầu về chip AI đã lên đến đỉnh điểm, cho phép một số ít công ty (chủ yếu là Nvidia) kiểm soát thị trường. Sam Altman, Giám đốc điều hành OpenAI, đã bày tỏ sự thất vọng với tình trạng “khắc nghiệt” này và báo hiệu vào đầu năm nay rằng muốn tự mình sản xuất chip.

Vấn đề nan giải về chip chỉ là một trong nhiều chi tiết vẫn cần được giải quyết liên quan đến Stargate. Những người quen thuộc với dự án nói với The Information rằng Microsoft cần tìm ra cách đặt nhiều bộ xử lý đồ họa (GPU) hơn vào một giá đỡ so với hiện tại để tăng hiệu suất của chip. Theo báo cáo, công ty cũng cần tìm cách ngăn chặn chip quá nóng.

Hiện chưa rõ Stargate sẽ được đặt ở đâu tại Mỹ và liệu nó sẽ được xây dựng ở một trung tâm dữ liệu duy nhất hay một số trung tâm gần nhau.

AI tác động lớn đến cuộc sống hàng triệu người trên thế giới, nhưng mặt trái là công nghệ này đang tiêu thụ rất nhiều điện năng.

Theo trang The New Yorker, ChatGPT có thể đang sử dụng hơn nửa triệu kilowatt-giờ (kWh) điện để đáp ứng khoảng 200 triệu truy vấn từ người dùng mỗi ngày.

The New Yorker đưa tin một hộ gia đình ở Mỹ trung bình sử dụng khoảng 29 kilowatt-giờ điện mỗi ngày. Theo đó, ChatGPT tiêu thụ lượng điện nhiều gấp 17.000 lần một hộ gia đình ở Mỹ mỗi ngày.

Nếu được tiếp tục được cải tiến và sử dụng nhiều hơn, ChatGPT nói riêng và AI tạo sinh nói chung có thể tiêu thụ nhiều điện hơn đáng kể.

Ví dụ, nếu Google tích hợp công nghệ AI tạo sinh vào mọi tìm kiếm thì sẽ dẫn đến việc tiêu thụ khoảng 29 tỉ kilowatt-giờ điện mỗi năm, theo tính toán của Alex de Vries, nhà khoa học dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Hà Lan, trong một bài báo về năng lượng bền vững đăng trên tạp chí Joule. Theo The New Yorker, đó là lượng điện nhiều hơn các quốc gia như Kenya, Guatemala và Croatia tiêu thụ trong một năm.

“AI tiêu thụ rất nhiều điện năng. Mỗi máy chủ AI đều có thể tiêu thụ nhiều điện năng hơn chục hộ gia đình ở Anh cộng lại. Vì vậy, con số tăng lên rất nhanh”, Alex de Vries nói với trang Insider.

Alex de Vries ước tính trong bài báo rằng đến năm 2027, toàn bộ lĩnh vực AI sẽ tiêu thụ từ 85 đến 134 terawatt-giờ điện (1 terawatt-giờ bằng 1 tỉ kilowatt-giờ) mỗi năm.

Ông nói: “Mức tiêu thụ điện của AI có khả năng chiếm một nửa lượng tiêu thụ điện toàn cầu vào năm 2027. Tôi nghĩ đó là một con số khá đáng kể”.

Sam Altman đặt tham vọng huy động 5.000 – 7.000 tỉ USD cho sáng kiến chip AI

Sam Altman đã đàm phán với các nhà đầu tư để gây quỹ cho một sáng kiến công nghệ nhằm tăng cường năng lực chế tạo chip của thế giới và mở rộng khả năng cung cấp sức mạnh cho AI cùng nhiều thứ khác, theo tạp chí Wall Street Journal.

Báo cáo cho biết dự án có thể yêu cầu huy động từ 5.000 tỉ USD đến 7.000 tỉ USD, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

Các kế hoạch gây quỹ của Sam Altman nhằm mục đích giải quyết hạn chế với sự phát triển OpenAI, gồm cả sự khan hiếm chip AI cần thiết để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn làm nền tảng cho ứng dụng AI như ChatGPT, Wall Street Journal đưa tin.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) đã dự báo doanh số chip toàn cầu sẽ tăng 13,1% lên 595,3 tỉ USD trong năm 2024, so với mức giảm khoảng 8% vào 2023.

Số tiền mà Sam Altman thảo luận là cực kỳ lớn so với tiêu chuẩn gây quỹ của các công ty. Các nhà đầu tư định giá OpenAI ở mức hơn 80 tỉ USD.

Là một phần của cuộc đàm phán, Sam Altman đang đề xuất mối quan hệ hợp tác giữa OpenAI, các nhà đầu tư, hãng sản xuất chip và công ty cung cấp năng lượng, cùng nhau bỏ tiền để xây dựng các nhà máy sản xuất chip mà sau đó sẽ do các hãng chip điều hành.

Theo Wall Street Journal, phần lớn nỗ lực có thể được tài trợ bằng khoản vay và các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu.

Cuối tháng 1, Sam Altman đã đến Hàn Quốc gặp gỡ lãnh đạo của Samsung Electronics và SK Hynix (hai hãng sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới) để thảo luận về các mối quan hệ hợp tác tiềm năng để sản xuất chip.

Doanh nhân 38 tuổi người Mỹ có kế hoạch sử dụng hàng tỉ USD mà ông đang cố gắng huy động cho một liên doanh chip nhằm thiết lập mạng lưới các nhà máy sản xuất chip AI, trang Bloomberg đưa tin.

Theo báo cáo, dự án sẽ liên quan đến việc hợp tác với những nhà sản xuất chip hàng đầu và mạng lưới các nhà máy sẽ có phạm vi toàn cầu.

Sản xuất chip rất tốn kém và đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên, bên cạnh hàng tỉ USD tài trợ. Chi phí đã tăng lên trong những năm qua khi công nghệ sản xuất chip được sử dụng trong các ứng dụng AI tiến bộ.

Tập đoàn G42 (UAE) và SoftBank Group (Nhật Bản) nằm trong số các công ty đã tổ chức thảo luận với Sam Altman, nhưng các cuộc đàm phán vẫn còn trong giai đoạn đầu.

Theo Bloomberg, các cuộc đàm phán với G42, mà OpenAI hợp tác hồi tháng 10.2023, tập trung vào việc huy động từ 8 tỉ USD đến 10 tỉ USD, nhưng tình trạng hiện tại của việc thảo luận vẫn chưa rõ ràng.

Intel (gã khổng lồ chip Mỹ), TSMC (hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới ở Đài Loan), Samsung Electronics (hãng chip nhớ số 1 thế giới), SK Hynix (hãng chip nhớ lớn thứ hai thế giới) là những đối tác tiềm năng của OpenAI.

Cả SK Hynix và Samsung Electronics đều sản xuất chip nhớ băng thông cao (HBM) được sử dụng trong chipset AI. Samsung Electronics cũng đóng vai trò là nhà sản xuất chip theo hợp đồng, cạnh tranh trực tiếp với TSMC.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO OpenAI: Thế giới không cần một bản sao của Google

Sam Altman, CEO OpenAI, cho rằng việc cố phát triển một công cụ tìm kiếm thay thế Google là điều nhàm chán, không đáng quan tâm.

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Trên kênh podcast của Lex Fridman ngày 18/3, Sam Altman được hỏi về tương lai đối đầu với Google của ChatGPT. CEO OpenAI nói mình không quan tâm đến việc đánh bại Google trong lĩnh vực tìm kiếm vì “điều đó thật nhàm chán”.

Khi Fridman so sánh câu trả lời của ChatGPT và Google Search, Altman cho biết mục đích phát triển ChatGPT hoàn toàn khác. “Tôi không nghĩ thế giới cần thêm một bản sao của Google”, Altman nói. “Điều thú vị đối với tôi là chúng tôi có thể tạo ra một số cách tốt hơn trong việc giúp mọi người tìm kiếm và tổng hợp thông tin”.

Tuy nhiên, các lãnh đạo Google không nghĩ như tỷ phú trẻ. Đầu 2023, CNBC dẫn nguồn tin cho biết Google đã triển khai dự án nội bộ có tên Atlas. Đây là kế hoạch được dán nhãn “mã đỏ” nhằm đối đầu ChatGPT.

Ngoài ra, Google cũng thử nghiệm chatbot Apprentice Bard, nơi nhân viên có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời chi tiết tương tự sản phẩm của OpenAI. Sau đó, các AI tạo sinh như Bard, Gemini lần lượt được giới thiệu nhằm chạy đua với OpenAI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Elon Musk sẽ biến Grok thành chatbot mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)

Elon Musk cho biết công ty xAI sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (Open Source), ai cũng có quyền truy cập miễn phí để thử nghiệm công nghệ của công ty.

Elon Musk sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)
Elon Musk sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)

Việc mở nguồn chatbot Grok không chỉ hỗ trợ mọi người tiếp cận và thử nghiệm miễn phí công nghệ AI tổng quát của xAI, mà còn giúp công ty liên kết với các mô hình nguồn mở khác như của Meta hay Mistral. Dù vậy Elon Musk chưa mô tả chi tiết về việc công khai mã nguồn AI.

Đây không phải lần đầu một công ty của Elon Musk mở khả năng tiếp cận công nghệ của mình. Trước đó một thập kỷ, Tesla công khai bằng sáng chế của mình và hiện nay hầu hết nhà sản xuất ôtô lớn đều sử dụng chuẩn đầu nối sạc xe điện của hãng, trong khi X cũng đã chia sẻ bảng mã hỗ trợ thuật toán “For You” năm ngoái.

Động thái mới này của Elon Musk có thể giúp Grok được sử dụng nhiều hơn bởi các nhà nghiên cứu và phát triển bên thứ ba, đồng thời cộng đồng có thể cung cấp những phản hồi giúp cải thiện chatbot.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo các mô hình AI mã nguồn mở có thể bị kẻ xấu sử dụng để tạo ra vũ khí hoặc thậm chí phát triển siêu trí tuệ có ý thức ngoài tầm kiểm soát của con người, bên cạnh lợi ích công nghệ nguồn mở có thể giúp tăng tốc độ đổi mới.

Việc tuyên bố mở mã nguồn Grok của Elon Musk được diễn ra trong bối cảnh CEO này đang tìm cách kiện OpenAI (ChatGPT) đang hoạt động sai mục đích trước đó, biến ChatGPT thành mã nguồn đóng và tổ chức có lợi nhuận thay vì mã nguồn mở và phi lợi nhuận ở thời điểm sáng lập.

Mới đây, CEO Tesla nộp đơn kiện công ty sở hữu ChatGPT vì đã từ bỏ mô hình phi lợi nhuận và nguồn mở ban đầu để chuyển thành công ty vì lợi nhuận.

Các nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Vinod Khosla, bên ủng hộ OpenAI, và Marc Andreessen, cũng tranh luận về nguồn mở trong lĩnh vực AI sau đơn kiện của Elon Musk.

Thuật ngữ nguồn mở (open source) xuất hiện từ khi lĩnh vực phần mềm ra đời, trong đó phần mã nguồn của một hệ thống được phát hành công khai trên các nền tảng chia sẻ, có thể truy cập rộng rãi, bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, sửa đổi và phát triển ứng dụng trên đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT tự do sử dụng các nội dung có bản quyền

Các nghiên cứu thử nghiệm mới đây cho thấy các mô hình AI hàng đầu hiện nay như GPT-4 có trong ChatGPT của OpenAI không thể phân biệt và loại trừ các nội dung có bản quyền (copyright).

Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT không thể phân biệt nội dung bản quyền
Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT không thể phân biệt nội dung bản quyền

Patronus AI, một công ty chuyên đánh giá các mô hình AI được thành lập bởi các cựu nhà nghiên cứu của Meta, mới đây đã công bố nghiên cứu cho thấy rằng các mô hình AI hàng đầu hiện nay vẫn liên tục tạo ra các nội dung có bản quyền, các chatbot AI như ChatGPT “không thể phân biệt và loại trừ các nội dung đã được đăng ký bản quyền trước đó.”

Công ty này đã thử nghiệm công nghệ GPT-4 có trong ChatGPT của OpenAI, Claude 2 của Anthropic, Llama 2 của Meta và Mixtral của Mistral AI, yêu cầu các chatbot AI tạo ra những nội dung từ những cuốn sách đã được bảo vệ bởi luật bản quyền ở Mỹ.

Sau thử nghiệm, GPT-4 của OpenAI là chatbot tạo ra lượng nội dung có bản quyền cao nhất.

Rebecca Qian, đồng sáng lập và CTO của Patronus AI, người trước đây từng làm việc về nghiên cứu AI có trách nhiệm tại Meta, cho biết (với CNBC) trong một báo cáo: “Chúng tôi đã tìm thấy khá nhiều nội dung có bản quyền trên mọi mô hình mà chúng tôi đã đánh giá, cho dù đó là nguồn mở hay nguồn đóng”.

Chuyên gia này nói thêm: “Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất là chúng tôi phát hiện ra rằng GPT-4 của OpenAI, mô hình được cho là tốt nhất hiện nay, đã tạo ra lượng nội dung có bản quyền trên 44% lời nhắc (prompts) mà chúng tôi đã yêu cầu. ”

Về tổng thể, nghiên cứu cho thấy GPT-4 được sử dụng bởi ChatGPT của OpenAI hoạt động kém nhất trong việc sản xuất lại những nội dung có bản quyền, dường như “ít có trách nhiệm” hơn so với các mô hình AI khác được thử nghiệm.

Claude 2 của Anthropic có vẻ khó bị lừa hơn vì nó chỉ phản hồi bằng cách sử dụng các nội dung có bản quyền trong 16% số lần được yêu cầu.

Patronus AI viết trong kết quả kiểm tra: “Đối với tất cả các lời nhắc của chúng tôi, Claude từ chối trả lời bằng cách nói rằng nó là trợ lý AI và không có quyền truy cập vào những nội dung có bản quyền”.

Mô hình Mixtral của Mistral hoàn thành đoạn đầu tiên của cuốn sách có bản quyền với tỷ lệ 38% thời gian. Mặt khác, Llama 2 của Meta đã phản hồi bằng nội dung có bản quyền trên 10% lời nhắc.

Anand Kannappan, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Patronus AI, chia sẻ: “Nói chung, thực tế là tất cả các mô hình ngôn ngữ lớn đều đang tạo ra nguyên văn những nội dung có bản quyền, điều này thực sự làm chúng tôi bất ngờ”.

Nghiên cứu này được đưa ra trong bối cảnh OpenAI và các nhà xuất bản không ngừng đấu tranh về việc các chatbot AI “tự do” sử dụng các nội dung có bản quyền để đào tạo các mô hình AI.

Trước đây, OpenAI cũng từng nói rằng “không thể” đào tạo nên các mô hình AI hàng đầu nếu không có các nội dung có bản quyền.

OpenAI viết trong một báo cáo rằng: “Bởi vì các nội dung có bản quyền ngày nay bao trùm hầu như mọi loại biểu hiện của con người – bao gồm các bài đăng trên blog, ảnh, bài đăng trên diễn đàn, đoạn mã phần mềm và tài liệu của chính phủ – nên sẽ không thể đào tạo các mô hình AI nếu không sử dụng các tài liệu có bản quyền”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI: Elon Musk kiện vì tiếc nuối khi không còn là một phần của OpenAI

Giám đốc chiến lược của OpenAI phủ nhận cáo buộc của Elon Musk, cho rằng có thể tỷ phú này đang tiếc nuối vì không còn trong đội ngũ.

Theo thông báo nội bộ của OpenAI mà Bloomberg thu thập được ngày 2/3, Jason Kwon, Giám đốc chiến lược của OpenAI, nói “hoàn toàn không đồng ý” với vụ kiện mà Musk đang tiến hành.

Elon Musk đồng sáng lập OpenAI vào năm 2015. Trong đơn kiện công bố ngày 2/3, một trong những vấn đề được tỷ phú đề cập là công ty hiện đi ngược với sứ mệnh ban đầu về AI nguồn mở. Với tư cách là người từng tài trợ cho tổ chức phi lợi nhuận OpenAI, ông yêu cầu công ty ngừng mang lại lợi ích cho Microsoft và cá nhân CEO Sam Altman.

Jason Kwon bác bỏ cáo buộc rằng OpenAI hoạt động giống như “công ty con” của Microsoft và cho rằng tuyên bố này “có thể xuất phát từ sự hối tiếc của Elon về việc không còn tham gia công ty”. Kwon khẳng định công ty vẫn đảm bảo sứ mệnh “AGI mang lại lợi ích cho nhân loại”, đồng thời hoạt động độc lập, thậm chí cạnh tranh trực tiếp với Microsoft.

OpenAI từ chối bình luận về vụ kiện và thông tin trên.

Đơn kiện của Musk được gửi lên tòa án San Francisco từ 29/2. Trong đó, tỷ phú Mỹ nói năm 2015, Sam Altman, Greg Brockman và các nhà đồng sáng lập của OpenAI tiếp cận ông để mời tham gia thành lập một phòng thí nghiệm phi lợi nhuận nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo “vì lợi ích nhân loại”.

Năm 2018, ông rời hội đồng quản trị sau khi tuyên bố “AI có thể nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân”. Giữa tháng 2, Musk từng đăng ảnh kỷ niệm ngày OpenAI nhận lô chip đầu tiên từ Nvidia.

Năm 2019, OpenAI gọi vốn và huy động được một tỷ USD từ Microsoft. Tập đoàn phần mềm Mỹ không chỉ trả tiền mặt mà còn cho OpenAI dùng cơ sở hạ tầng và nền tảng đám mây. Họ cùng nhau xây dựng siêu máy tính để đào tạo các mô hình khổng lồ và gây tiếng vang lớn như ChatGPT, Dall-E.

Trong khi đó, The Verge nhận xét vụ kiện giống như là luật sư của Musk đang tìm cách tính phí từ người giàu nhất hành tinh, hơn là một bước đi nghiêm túc.

Ví dụ với cáo buộc OpenAI vi phạm hợp đồng, đơn không đi kèm một hợp đồng cụ thể, chỉ đề cập đến một email từ Sam Altman gửi Elon Musk, trong đó nói công nghệ OpenAI phát triển sẽ được sử dụng vì “lợi ích của thế giới” và Musk nói đồng ý. Hay việc Musk cáo buộc OpenAI nợ tiền mình, trang này cho rằng đây là một “kỳ vọng bất thường” đối với việc quyên góp cho một tổ chức phi lợi nhuận.

Theo FT, vụ kiện đang đẩy hai lãnh đạo công nghệ nổi tiếng bậc nhất thế giới lên mức căng thẳng mới. Trước đó họ đã liên tục có những ý kiến trái chiều về tương lai AI. Sau khi ChatGPT ra mắt và gây chấn động thế giới tháng 11/2022, Musk đã liên tục cảnh báo về mối nguy hiểm của AI.

Ông từng ký đơn kêu gọi các công ty, tổ chức toàn cầu ngừng cuộc đua siêu AI trong sáu tháng để cùng nhau xây dựng bộ quy tắc chung về AI. Tuy nhiên, theo Business Insider, ông cũng đã mua 10.000 card đồ họa của Nvidia để vận hành công ty xAI hồi tháng 3/2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon cấm nhân viên sử dụng các chatbot AI như ChatGPT

Theo tài liệu nội bộ được Business Insider thu thập, Amazon khuyến cáo nhân viên không sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của bên thứ ba cho công việc.

Trong email gửi đến nhân viên, “gã khổng lồ” điện toán đám mây cho biết dù AI tổng quát mang lại nhiều hữu ích và làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, nhân viên không được phép chia sẻ bất kỳ tài liệu bí mật, thông tin của khách hàng khi sử dụng chatbot AI của công ty khác.

Chính sách nêu rõ những dữ liệu như email, trang Wiki nội bộ, code, thông tin mật, chiến lược ra mắt sản phẩm… đều có thể bị công ty bên thứ ba thu thập để huấn luyện AI.

Do đó, toàn bộ nhân viên Amazon phải tuân thủ chặt chẽ chính sách bảo mật. Amazon còn nhấn mạnh rằng những công ty cung cấp dịch vụ AI tạo sinh có thể yêu cầu quyền sở hữu đối với bất cứ nội dung mà người dùng nhập vào, cũng như câu trả lời mà mô hình đưa ra.

Vào đầu năm 2023, sau khi phát hiện một số phản hồi của ChatGPT trùng khớp với dữ liệu nội bộ Amazon, công ty đã cảnh báo nhân viên không được cung cấp thông tin bí mật nào cho chatbot. Theo Insider, một số nhân viên tiết lộ đã nhờ ChatGPT hỗ trợ viết code.

Mặc dù AI ngày càng trở nên phổ biến, các cuộc tranh cãi xung quanh quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa được giải quyết. Đối với Amazon, vấn đề bản quyền có thể nhạy cảm hơn vì Microsoft là đối thủ cạnh tranh của họ trong mảng điện toán đám mây.

Trong khi Microsoft đang dẫn đầu trong lĩnh vực AI nhờ khoản đầu tư vào OpenAI và các sản phẩm AI tổng quát khác thì Amazon vẫn chưa có động thái nổi bật nào.

Tuy vậy, Amazon vẫn cho phép nhân viên sử dụng các mô hình AI từ bên thứ ba nếu được cấp trên chấp thuận và đảm bảo tuân theo chính sách công ty.

Adam Montgomery – người phát ngôn của Amazon cho biết công ty có sẵn các biện pháp để nhân viên sử dụng AI một cách an toàn, bao gồm hướng dẫn truy cập vào dịch vụ của bên thứ ba và cách bảo vệ thông tin mật.

Bên cạnh đó, những email nội bộ gần đây cho biết một số nhân viên có thể truy cập Bedrock – công cụ AI nội bộ của Amazon như một giải pháp thay thế an toàn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO OpenAI là cổ đông lớn của Reddit trong đợt IPO

CEO OpenAI, Sam Altman là một trong những cổ đông lớn nhất của Reddit Inc., theo hồ sơ pháp lý liên quan đến kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Reddit.

CEO OpenAI là cổ đông lớn của Reddit
CEO OpenAI là cổ đông lớn của Reddit

Theo đó, các tài sản có liên kết với CEO Altman nắm giữ 8,7% cổ phiếu đang lưu hành của Reddit.

Trong đó bao gồm 789.456 cổ phiếu loại A và 11,4 triệu cổ phiếu loại B. Cổ đông lớn nhất của Reddit là Advance Magazine Publishers Inc., một đơn vị thuộc đế chế xuất bản Newhouse.

Cũng theo chia sẻ, CEO OpenAI Altman vốn có mối quan hệ lâu dài với Reddit. Altman và những nhà đồng sáng lập của Reddit cũng từng có thời gian đồng hành cùng nhau tại quỹ đầu tư khởi nghiệp Y Combinator từ những năm 2005.

CEO OpenAI thậm chí còn có thời gian ngắn trở thành giám đốc điều hành tạm thời của Reddit.

Trong thông tin chia sẻ từ hồ sơ, Reddit cho biết nền tảng đang có kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh thông qua các thỏa thuận cấp phép dữ liệu với các công ty về trí tuệ nhân tạo (AI), bên cạnh việc phát triển các sản phẩm AI của riêng mình.

Những thỏa thuận cấp phép sẽ cho phép Reddit sử dụng kho nội dung của mình như một công cụ đắc lực để thúc đẩy doanh số. Mới đây, Reddit đã công bố một thỏa thuận với Google của Alphabet Inc.

Reddit là một trang web cộng đồng trực tuyến (dạng diễn đàn) nơi người dùng có thể đăng và chia sẻ nội dung đa dạng trong các “subreddit” (diễn đàn con) với các chủ đề khác nhau. Người dùng có thể đăng bài viết, hình ảnh, video, đặt câu hỏi, thảo luận và bình luận với nhau. Các chủ đề trên Reddit rất đa dạng, bao gồm từ tin tức, nghệ thuật, khoa học, đến giải trí và nhiều lĩnh vực khác. Người dùng có thể bình chọn bài viết lên hoặc xuống để xác định sự phổ biến của chúng. Reddit đã trở thành một trong những cộng đồng trực tuyến lớn và đa dạng nhất trên thế giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Nvidia: Trẻ em không nên học code

Jensen Huang, CEO Nvidia, cho rằng trẻ em không nên học viết code vì AI có thể đảm nhiệm việc lập trình.

CEO Nvidia: Trẻ em không nên học code
CEO Nvidia: Trẻ em không nên học code

Tại một sự kiện diễn ra ở Dubai tuần trước, ông Jensen Huang đưa ra ý kiến mà theo ông là khác với quan điểm lâu đời của các CEO công nghệ trước đây: không khuyên người trẻ học viết mã.

Theo ông, con người đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng AI và lập trình không còn là kỹ năng quan trọng nữa. Ông cho rằng trí tuệ nhân tạo đang đảm nhận công việc này ngày một tốt, do đó con người nên tập trung vào các chuyên môn có giá trị hơn như sinh học, giáo dục, sản xuất hoặc nông nghiệp.

Trong video chia sẻ ngày 25/2 trên X và hiện nhận 7 triệu lượt xem, CEO Nvidia dự đoán trong 10-15 năm tới, hầu hết chuyên gia ngồi trên sân khấu của diễn đàn công nghệ sẽ đều nhấn mạnh việc học khoa học máy tính quan trọng với người trẻ hơn học lập trình máy tính.

“Công việc của chúng tôi là tạo ra công nghệ điện toán sao cho không ai phải lập trình. Mọi người trên thế giới sẽ đều là lập trình viên. Đây là điều kỳ diệu của AI”.

Ông Huang khuyên người trẻ học kỹ năng để trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực hữu ích hơn. “Ngôn ngữ duy nhất mọi người cần là ngôn ngữ họ thành thạo”, ông nói. “Điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao kỹ năng và tôi tin quá trình đó sẽ rất thú vị và đáng ngạc nhiên”.

Hồi tháng 1, Matthew Candy, Giám đốc AI của IBM, cũng cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp người không có kỹ năng máy tính cũng có thể tự phát triển sản phẩm phần mềm. Trong tương lai, mọi người chỉ cần mô tả ý tưởng về sản phẩm, AI sẽ nhanh chóng lập trình, tạo và thử nghiệm sản phẩm đó. “Với sự phát triển của AI tạo sinh, kỹ năng đặt câu hỏi, sự sáng tạo và đổi mới sẽ cựu kỳ cần thiết”, ông nói với Fortune.

Giữa năm 2023, Emad Mostaque, CEO của Stability AI, thậm chí dự đoán không còn lập trình viên trong 5 năm tới.

Theo Tom’s Hardware, nhiều người đồng tình với quan điểm trên. Tuy nhiên, theo nhà phân tích ngành công nghệ Patrick Moorhead, lời khuyên của Jensen Huang được đưa ra quá sớm. “Trong hơn 30 năm, tôi đã nghe nói ‘xyz sẽ khai tử việc viết code’, nhưng chúng ta vẫn không có đủ lập trình viên”, Moorhead nói trên X ngày 25/2.

Theo Moorhead, AI sẽ không khiến công việc viết code biến mất mà sẽ đưa nó đến nhiều người hơn. “Giống như lo ngại trước đây về việc xuất bản trên máy tính, nó không giết chết sự sáng tạo mà chỉ mở rộng hơn”, ông nói thêm.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy khi có sự xuất hiện của AI, số lượng công việc về AI tăng. Chẳng hạn, theo kết quả của Bloomberry – đơn vị chuyên phân tích và cập nhật xu hướng thị trường lao động – công bố giữa tháng 2, kể từ khi ChatGPT xuất hiện cuối 2022, công việc liên quan đến phát triển phần mềm đã tăng 6%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI được định giá 80 tỷ USD (và nhân viên hiện có thể rút cổ phần ra tiền mặt)

Tờ New York Times ngày 16/2 đưa tin, OpenAI sẽ bán cổ phần hiện có trong một đợt chào mua công khai do công ty liên doanh Thrive Capital dẫn đầu. Theo thỏa thuận này, nhân viên sẽ có thể rút cổ phần của công ty ra tiền mặt thay vì vòng cấp vốn truyền thống nhằm huy động tiền cho doanh nghiệp.

OpenAI được định giá 80 tỷ USD ( và nhân viên hiện có thể rút cổ phần ra tiền mặt)
OpenAI được định giá 80 tỷ USD ( và nhân viên hiện có thể rút cổ phần ra tiền mặt)

OpenAI đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters. Công ty này đã đồng ý một thỏa thuận tương tự vào đầu năm ngoái. Báo cáo cho biết các công ty đầu tư mạo hiểm Thrive Capital, Sequoia Capital, Andreessen Horowitz và K2 Global đã đồng ý mua cổ phiếu OpenAI trong một đợt chào mua công khai, định giá công ty ở mức khoảng 29 tỷ USD.

Sự ra mắt chatbot ChatGPT của OpenAI vào cuối năm 2022 đã tạo ra tiếng vang trong ngành AI, thúc đẩy các công ty khám phá cách khai thác sức mạnh của công nghệ.

Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman, cũng được cho là đang đàm phán để gây quỹ cho một liên doanh chip trong nỗ lực tìm cách tăng cường năng lực sản xuất chip của thế giới để thúc đẩy các công cụ mới liên quan đến AI.

OpenAI cho biết họ đang thử nghiệm mô hình chuyển văn bản thành video có tên Sora, cho phép người dùng tạo video chân thực chỉ bằng một câu lệnh đơn giản.

Công ty cho biết đang thử nghiệm nền tảng mới và đã phát hành một số video về những gì Sora đã có thể thực hiện được.

Trong một bài đăng trên blog chính thức, OpenAI cho hay Sora có thể tạo video dài tối đa một phút trong khi vẫn duy trì chất lượng hình ảnh và tuân thủ câu lệnh của người dùng. Công ty cho biết mô hình này cũng có thể chụp ảnh tĩnh hiện có và tạo video từ đó.

Ông Sam Altman, cho biết công ty đang cấp quyền truy cập cho một số nhà sáng tạo trong giai đoạn thử nghiệm này. Ông cũng mời người dùng đề xuất câu lệnh trên trang cá nhân trên nền tảng X của mình, rồi đăng tải kết quả của những câu lệnh này ngay sau đó.

Trong thông báo của mình, công ty cho biết sự an toàn sẽ là chìa khóa. Sora sẽ phải đối mặt với thử nghiệm đối nghịch, trong đó những người dùng chuyên dụng cố gắng khiến nền tảng gặp trục trặc, tạo ra nội dung không phù hợp hoặc đi chệch hướng.

OpenAI cũng mong muốn hợp tác với các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và nghệ sĩ trên khắp thế giới để hiểu mối quan tâm của họ, cũng như xác định các trường hợp sử dụng phù hợp cho công nghệ mới này.

Ngoài OpenAI, các công ty công nghệ lớn như Meta, Google và Runway AI cũng đang nghiên cứu công nghệ AI chuyển văn bản thành video và đã phát hành các sản phẩm mẫu của riêng mình.

Trước đó, theo các nguồn thạo tin, ông Sam Altman có kế hoạch huy động hàng tỷ USD cho một liên doanh nhằm thiết lập một mạng lưới các nhà máy sản xuất chip.

Các nguồn tin cho biết ông Altman đã đàm phán với một số nhà đầu tư tiềm năng với hy vọng huy động được số tiền đủ lớn cần thiết cho việc xây dựng các nhà máy chế tạo chip (thường được gọi là fabs).

Theo nguồn tin, dự án sẽ liên quan đến việc hợp tác với các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới và mạng lưới các nhà máy sẽ có phạm vi toàn cầu.

Việc sản xuất chip thường rất tốn kém. Chúng cũng đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh hàng tỷ USD tài trợ. Chi phí đã tăng lên trong những năm qua khi công nghệ sản xuất chip sử dụng trong các ứng dụng AI ngày một tiên tiến.

Các nguồn tin cho biết tập đoàn công nghệ G42 có trụ sở tại Abu Dhabi, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) nằm trong số các công ty đã tổ chức thảo luận với ông chủ OpenAI.

OpenAI đã chính thức hợp tác cới G42 vào tháng 10/2023. Theo các nguồn tin, cuộc đàm phán giữa CEO OpenAi với G42 tập trung vào việc huy động từ 8 – 10 tỷ USD, mặc dù tình trạng hiện tại của các cuộc thảo luận vẫn chưa rõ ràng.

Báo cáo cho biết thêm, Intel (Mỹ), TSMC của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Samsung Electronics (Hàn Quốc) là những đối tác tiềm năng khác của OpenAI.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, nhu cầu chip trên toàn cầu, chủ yếu cho các trung tâm dữ liệu liên quan đến AI và lĩnh vực xe điện (EV), được cho là sẽ bắt đầu phục hồi vào quý II/2024, khi các nhà sản xuất chip lớn tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy kinh tế toàn cầu.

Nikkei đã khảo sát 10 tổ chức và các cá nhân, trong đó có các cơ quan nghiên cứu, các nhà phân tích và các công ty giao dịch, để đánh giá về cung và cầu về chip trong năm nay trên thang 5 điểm trong mỗi quý, từ dư cung đến thiếu cung theo từng loại và mức sử dụng.

Theo công ty nghiên cứu Gartner của Mỹ, 80% các công ty trên toàn cầu sẽ sử dụng AI tạo sinh trong hoạt động kinh doanh vào năm 2026, tăng so với tỷ lệ chưa đến 5% vào năm 2023. Microsoft, Amazon.com và các công ty khác sẽ tăng các dịch vụ AI.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista của Đức, giá trị thị trường chip AI được dự báo tăng lên 119,4 tỷ USD vào năm 2027, chiếm gần 20% thị trường chip toàn cầu.

Nhà phân tích Akira Minamikawa của Omdia cho rằng AI sẽ được sử dụng cho điện thoại thông minh và máy tính cá nhân. Đầu tư liên quan đến AI tạo sinh sẽ phục hồi và và thúc đẩy đáng kể tăng trưởng của thị trường chip.

Các tập đoàn sản xuất chip đang tăng sản lượng để đón đầu nhu cầu mạnh.

Theo CEO của TSMC, C.C. Wei, tập đoàn sẽ tăng đầu tư, khi nhu cầu từ lĩnh vực AI sẽ vượt công suất sản xuất.

Nhu cầu các chip mạnh như chip được sử dụng cho EV cũng sẽ tăng khi bước sang nửa cuối năm 2024. BMW đặt mục tiêu tăng doanh số bán xe EV lên 50% trong tổng doanh số bán vào năm 2030 và Toyota sẽ tăng doanh số bán EV toàn cầu lên 1,5 triệu chiếc vào năm 2026.

Sau khi tăng trong giai đoạn đại dịch, nhu cầu chip cho điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và các thiết bị số khác đã chậm lại trong năm ngoái, khiến dự trữ tăng nhanh.

Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, các nhà sản xuất chip đã giảm sản lượng và mức dự trữ.

Còn The World Semiconductor Trade Statistics, một tổ chức thống kê ngành công nghiệp do các nhà sản xuất chip lớn thành lập cho hay, thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 13,1% vào năm 2024 lên mức kỷ lục 588,36 tỷ USD sau đợt sụt giảm trong năm nay, nhờ nhu cầu ngày càng tăng về chip AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Nvidia nói kế hoạch huy động 7.000 tỷ USD của CEO OpenAI là quá xa vời

Jensen Huang, CEO Nvidia, cho rằng chi phí xây dựng hạ tầng AI thấp hơn đáng kể con số mà người đứng đầu OpenAI đang cố gắng huy động.

CEO Nvidia nói kế hoạch huy động 7.000 tỷ USD của CEO OpenAI là quá xa vời
CEO Nvidia nói kế hoạch huy động 7.000 tỷ USD của CEO OpenAI là quá xa vời

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới ở Dubai tuần này, Jensen Huang được hỏi ý kiến về việc CEO OpenAI đang tìm kiếm 7.000 tỷ USD nhằm tăng cường năng lực chip bán dẫn toàn cầu. Ông Huang trả lời rằng việc phát triển AI sẽ không tốn nhiều như vậy, đồng thời gián tiếp đả kích Altman khi cho rằng số tiền đó có thể mua được hết toàn bộ GPU dành cho AI trên thế giới.

“Bạn không thể nói mình sẽ cần mua thêm máy tính, mà phải giả định rằng máy tính sẽ trở nên nhanh hơn, do đó tổng số lượng bạn cần sẽ không nhiều”, ông nói. Ngoài ra, ông cũng ước tính chi phí xây dựng các trung tâm dữ liệu AI toàn cầu sẽ chỉ đạt mức 2.000 tỷ USD vào năm 2029.

Theo Reuters, Nvidia đã có các cuộc đàm phán với OpenAI, Microsoft, Google và Meta để phát triển chip tùy chỉnh cho các trung tâm dữ liệu, đồng thời cũng lên kế hoạch thành lập một bộ phận để thiết kế chip trung tâm dữ liệu và bộ xử lý AI cho các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Hiện Nvidia thống trị trong thị trường chip AI và có giá trị vốn hóa 1.800 tỷ USD, lần đầu vượt qua Amazon.

Tuần trước, WSJ dẫn nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề nói rằng Sam Altman, CEO OpenAI, đang đàm phán với nhiều nhà đầu tư, trong đó có chính phủ Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nhằm gọi vốn 7.000 tỷ USD cho dự án tham vọng với mục tiêu tăng cường năng lực chế tạo chip bán dẫn toàn cầu và mở rộng khả năng bảo đảm nguồn lực cho phát triển AI.

Ý tưởng được Altman đưa ra nhằm giải quyết hạn chế với tốc độ phát triển của OpenAI, trong đó có tình trạng khan hiếm chip được dùng để huấn luyện những mô hình ngôn ngữ lớn đứng sau những ứng dụng như ChatGPT.

Khoản tiền này vượt xa tổng giá trị thị trường bán dẫn toàn cầu. Doanh số bán chip trên toàn thế giới năm ngoái là 527 tỷ USD và dự kiến chạm ngưỡng 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong khi đó, doanh số bán thiết bị chế tạo bán dẫn năm ngoái đạt mức 100 tỷ USD, theo ước tính của công ty phân tích SEMI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI (ChatGPT) có thể sớm ra mắt công cụ tìm kiếm web nhằm cạnh tranh với Google

Theo báo cáo mới đây, OpenAI, đơn vị đang sở hữu chatbot AI đình đám ChatGPT được cho là đang xây dựng một sản phẩm tìm kiếm web mới nhằm mục tiêu cạnh tranh với Google.

OpenAI (ChatGPT) sẽ sớm ra mắt công cụ tìm kiếm web nhằm cạnh tranh với Google
OpenAI (ChatGPT) sẽ sớm ra mắt công cụ tìm kiếm web nhằm cạnh tranh với Google

Theo đó, OpenAI đang phát triển một sản phẩm tìm kiếm trên nền tảng web, được hỗ trợ một phần bởi Microsoft Bing, theo nguồn tin từ tờ The Information.

Về bản chất, việc OpenAI phát triển công cụ tìm kiếm tương tự như Google cũng là điều khá dễ hiểu vì:

  • OpenAI hiện đã có trình thu thập dữ liệu web, GPTBot.
  • Người dùng ChatGPT Plus cũng có thể sử dụng trình duyệt web bằng Bing để tìm kiếm.
  • Microsoft Bing đang sử dụng GPT-4 của OpenAI, được tùy chỉnh để tìm kiếm một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Trong khi nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi về tương lai của công cụ tìm kiếm, hay việc liệu Google có thể bị thay thế bởi các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard, nếu OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm tương tự như Google, tích hợp mạnh mẽ với chatbot thì vị thế của Google khó có ai có thể đảm bảo, đặc biệt là khi OpenAI vừa có lợi thế về AI vừa được hỗ trợ từ Microsoft.

Mặc dù thị phần tìm kiếm của Bing thuộc Microsoft vẫn còn rất xa so với Google, giá trị vốn hoá thị trường của Microsoft mới đây đã vượt qua mức 3000 tỷ USD, tức gần gấp đôi vốn hoá của công ty mẹ Google hiện chỉ ở mức khoảng 1.7 ngàn tỷ USD, đây cũng là một lợi thế lớn của cả Microsoft và OpenAI.

Bạn có thể xem thêm về báo cáo tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI ra mắt Sora, AI có khả năng chuyển từ văn bản sang video

Sora là mô hình AI tổng quát mới của OpenAI, hoạt động tương tự công cụ tạo ảnh Dall-E cùng nhà. Người dùng chỉ cần đưa ra prompt nội dung video và Sora sẽ trả về video clip chất lượng cao. Ngoài ra, nó còn có thể tạo ra video từ hình ảnh tĩnh, kéo dài video hoặc lấp đầy khung hình trống.

Video có thể là vùng đất tiếp theo đối với AI tổng quát khi các chatbot và trình tạo hình ảnh đã xâm nhập vào thế giới thực. Dù được giới mộ điệu AI chào đón, các công nghệ mới cũng gây lo ngại nghiêm trọng về thông tin sai lệch khi các cuộc bầu cử chính trị lớn trên toàn cầu đang đến gần.

Theo dữ liệu từ công ty máy học Clarity, số lượng deepfake do AI tạo ra đã tăng 900% so với năm trước.

Với Sora, OpenAI đang tìm cách cạnh tranh với các công cụ AI tạo video từ các đối thủ như Meta, Google, hay một số startup như Stability AI. Amazon cũng đã phát hành Create with Alexa, mô hình chuyên tạo nội dung hoạt hình dạng ngắn dành cho trẻ em dựa trên prompt.

Sora hiện chỉ có thể tạo các video dài một phút trở xuống. Cũng mới có một nhóm nhỏ – hay “đội đỏ” – được dùng mô hình để tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật. OpenAI chưa phát hành bất kỳ bản demo công khai nào ngoài 10 clip mẫu có sẵn trên trang web.

OpenAI cũng đang xây dựng một bộ phân loại có thể xác định các video clip là sản phẩm của Sora và dự định đưa một số siêu dữ liệu nhất định vào đầu ra để giúp xác định nội dung do AI tạo ra. Nỗ lực này tương tự những gì Meta đang làm để xác định các hình ảnh do AI tạo ra.

Sora, giống như ChatGPT, sử dụng kiến ​​trúc Transformer được các nhà nghiên cứu của Google giới thiệu trong một bài báo năm 2017.

Bạn có thể xem thêm về mô hình AI mới của OpenAI Sora tại đây: Sora AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO OpenAI muốn huy động vốn 7.000 tỷ USD cho đế chế AI mới

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay CEO Sam Altman của OpenAI, cha đẻ ChatGPT đang có tham vọng gọi vốn 7 nghìn tỷ USD để tạo nên dự án trí thông minh nhân tạo (AI) thay đổi toàn bộ ngành bán dẫn cũng như nền kinh tế toàn cầu.

CEO OpenAI muốn huy động vốn 7.000 tỷ USD cho đế chế AI mới
CEO OpenAI muốn huy động vốn 7.000 tỷ USD cho đế chế AI mới

Nguồn tin thân cận của WSJ cho biết Sam Altman đang đàm phán với các nhà đầu tư lớn, bao gồm cả chính phủ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nhằm gọi vốn cho 1 dự án AI cực kỳ tham vọng trị giá 5-7 nghìn tỷ USD.

Mục tiêu ban đầu của dự án là nhằm giải quyết các khó khăn mà OpenAI đang gặp phải khi muốn phát triển thêm, bao gồm việc thiếu chip bán dẫn cho các trung tâm nghiên cứu đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

Trước đây, cha đẻ ChatGPT đã thường xuyên than phiền không có đủ bộ xử lý GPU trong việc phát triển AI, qua đó giới hạn tiềm năng của sản phẩm.

Nếu dự án này thành công thì sẽ là sự thúc đẩy khiến quy mô ngành bán dẫn toàn cầu bùng nổ, đồng thời tạo nên một AI đủ sức thống trị thị trường.

Doanh số ngành chip bán dẫn thế giới chỉ vào khoảng 527 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Doanh số bán thiết bị sản xuất chip năm 2023 ước tính đạt 100 tỷ USD.

Siêu to khổng lồ

Theo WSJ, tổng số tiền mà Sam Altman gọi vốn được cho là vượt xa bất kỳ tiêu chuẩn gây quỹ khởi nghiệp nào hiện nay, thậm chí lớn hơn tổng nợ công của một số nền kinh tế chủ chốt hay các quỹ đầu tư quốc gia khổng lồ khác.

Số liệu của Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp Chứng khoán cho thấy tổng nợ doanh nghiệp của Mỹ năm 2023 chỉ vào khoảng 1,44 nghìn tỷ USD.

Tổng mức vốn hóa của Microsoft và Apple, 2 ông lớn có giá trị lớn nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay, cũng chỉ vào khoảng 6 nghìn tỷ USD.

Đây được cho là một trong những nỗ lực mới nhất của Sam Altman nhằm thay đổi thế giới sau thành công của ChatGPT cuối năm 2022. Hiện cha đẻ ChatGPT đã liên tục đầu tư vào nhiều dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển của AI sao cho bắt kịp tư duy con người.

Trong vài năm trở lại đây, Sam Altman đã đổ tiền vào các dự án khởi nghiệp tổng hợp năng lượng hạt nhân giá rẻ phục vụ phát triển AI hay dự án kéo dài tuổi thọ con người.

Xin được nhắc rằng năng lượng là một thách thức rất lớn trong phát triển AI khi các trung tâm phát triển dữ liệu AI tiêu tốn rất nhiều điện năng.

Để thực hiện được tham vọng của mình thì Sam Altman sẽ đòi hỏi phải thuyết phục một mạng lưới phức tạp các nhà tài trợ, doanh nghiệp, chính phủ nhằm xây dựng được chuỗi cung ứng cả về chip lẫn năng lượng.

Người phát ngôn của OpenAI cho hay họ đã có những cuộc thảo luận hiệu quả về tăng cường cơ sở hạ tầng toàn cầu và chuỗi cung ứng cho ngành chip bán dẫn, năng lượng hay phát triển các trung tâm dữ liệu.

CEO Sam Altman đang đề xuất mối quan hệ hợp tác cùng nhiều nhà đầu tư, sản xuất chip hay cung ứng năng lượng khác nhau. Cha đẻ ChatGPT đồng ý trở thành khách hàng chiến lược tại những nhà máy mới hoặc cho nguồn cung mới.

Động thái của Sam Altman diễn ra trong bối cảnh cuộc chạy đua công nghệ AI ngày một gay cấn. Chip của hãng Nvidia, công ty dẫn đầu thị trường về bộ xử lý AI, đang thiếu hàng trầm trọng.

Thậm chí sản phẩm này còn trở thành quân bài chiến lược địa chính trị trong cuộc chạy đua công nghệ Mỹ-Trung Quốc hiện nay.

Xây hàng chục nhà máy chip

Nguồn tin của WSJ cho hay Sam Altman hiện đang tích cực gặp mặt các nhà đầu tư như UAE để gọi vốn cho dự án. Phía UAE cũng hứng thú với đề nghị này và cho biết sẵn sàng trở thành một phần quan trọng của dự án 7 nghìn tỷ USD nếu chính phủ Mỹ cho phép.

Bên cạnh đó, cha đẻ ChatGPT cũng đã gặp Masayoshi Son của SoftBank cùng nhiều đại diện công ty chế tạo chip như TSMC để thảo luận hợp tác.

Trong cuộc đàm phán với TSMC, Sam Altman cho biết mình muốn xây dựng hàng chục nhà máy chip trong vài năm tới bằng nguồn tiền từ Trung Đông và sự điều hành của chính TSMC.

Cho đến hiện tại, OpenAI của Sam Altman vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên điện toán của Microsoft cũng như dòng vốn từ ông lớn này, qua đó góp phần khiến tổng mức vốn hóa của đế chế nhà Bill Gates vượt ngưỡng 3 nghìn tỷ USD.

Nhận thức rất rõ tầm quan trọng của OpenAI với tập đoàn, hiện CEO Satya Nadella và giám đốc kỹ thuật Kevin Scott của Microsoft đều đang quan tâm đến dự án của Sam Altman.

Ở một khía cạnh khác, cha đẻ ChatGPT sẽ phải đối mặt câu hỏi xây hàng chục nhà máy chip ở đâu. Mặc dù Sam Altman ưa thích thị trường Mỹ nơi có khoản trợ cấp hàng tỷ USD từ chính phủ khi xây nhà máy chip nhưng đổi lại, họ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khác.

Ví dụ TSMC chỉ ra rằng Mỹ thiếu công nhân lành nghề mảng chip bán dẫn và chi phí xây dựng dự án quá cao cho dự án nhà máy 40 tỷ USD ở bang Arizona.

Hiện chính phủ Mỹ đang cực kỳ cảnh giác với việc quốc gia khác tham gia kiểm soát nguồn cung chip bán dẫn hay những công nghệ tiên tiến.

Gần đây, một công ty công nghệ tại Abu Dhabi là G42 đã tuyên bố hợp tác cùng OpenAI vào tháng 10/2023 nhằm cung cấp giải pháp AI tiên tiến cho UAE, báo hiệu khả năng hợp tác lớn hơn nữa nếu chính quyền Washington chấp thuận.

*Nguồn: WSJ

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI vừa thông báo cập nhật quan trọng mới cho ChatGPT

OpenAI cập nhật phiên bản GPT-4 Turbo, khắc phục tình trạng “lười biếng” khi mô hình AI không hoàn thành tác vụ được giao.

OpenAI vừa thông báo cập nhật quan trọng mới cho ChatGPT
OpenAI vừa thông báo cập nhật quan trọng mới cho ChatGPT

“Phiên bản cập nhật sẽ hoàn thành các nhiệm vụ, như lập trình, một cách toàn diện hơn trước đây, đồng thời hạn chế những trường hợp lười biếng, không hoàn thành nhiệm vụ”, OpenAI cho biết tuần này.

Tuy nhiên, công ty không nói rõ đã cập nhật gì cho GPT-4 Turbo.

Bản cập nhật dành cho GPT-4 Turbo, phiên bản được huấn luyện bằng dữ liệu tính đến tháng 4/2023. Những người dùng bản GPT-4, trong đó sử dụng dữ liệu trước tháng 9/2021, vẫn có thể gặp vấn đề chatbot lười biếng.

OpenAI nói rằng hơn 70% người dùng GPT-4 qua API của họ đã chuyển sang GPT-4 Turbo do dữ liệu cập nhật thường xuyên hơn. Công ty cũng thông báo sẽ tung ra những điều chỉnh mới cho GPT-4 Turbo trong vài tháng tới, cho phép người dùng đưa ra những câu lệnh đa phương thức.

Theo ArsTechnica, từ cuối tháng 11/2023, một số người dùng nhận thấy GPT-4 liên tục từ chối thực hiện một số lệnh truy vấn hoặc cung cấp kết quả đơn giản.

Ví dụ, người dùng Reddit Acceptable-Amount-14 cho biết khi yêu cầu điền file CSV có nhiều mục nhập, phiên bản bản trả phí của ChatGPT đáp: “Do tính chất rộng lớn của file dữ liệu, việc trích xuất toàn bộ sẽ khá dài. Tuy nhiên, tôi có thể làm mẫu một lần nếu cần, sau đó bạn làm các mục còn lại tương tự”.

Trên X, người dùng cũng phản ánh ChatGPT đang đáp theo hướng ngắn gọn hơn. Một số dự đoán ChatGPT đang bị “trầm cảm” hoặc đưa ra “giả thuyết kỳ nghỉ đông” – khái niệm chỉ việc con người có xu hướng làm chậm hơn vào giai đoạn cuối năm và đầu năm mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok có thể sẽ sớm ra mắt tính năng tìm kiếm AI tổng quát (GAS)

Trong khi các nền tảng mạng xã hội lẫn mua sắm trực tuyến vẫn đang không ngừng ứng dụng AI tổng quát vào các nền tảng của mình, TikTok có thể sẽ sớm ra mắt tính năng tìm kiếm AI tổng quát (GAS) cho phép người dùng tối đa hoá khả năng tìm kiếm cả trong và ngoài ứng dụng. Tính năng này hiện đang được TikTok phiên bản Trung Quốc Douyin thử nghiệm, và theo cách tương tự, TikTok sẽ ứng dụng nó nếu thử nghiệm thành công.

Theo báo cáo của Pandaily:

“Tính năng ‘Tìm kiếm AI’ nằm trong giao diện tìm kiếm của ứng dụng Douyin, cùng với các dịch vụ tìm kiếm khác như sản phẩm, mua theo nhóm, người dùng và video. Người dùng chỉ cần nhập các câu hỏi hoặc thông tin liên quan vào ‘Tìm kiếm AI’ để nhận được câu trả lời do công nghệ tìm kiếm thông minh tạo ra.”

Về bản chất, Douyin giờ đây đã chứa sẵn một “ChatGPT thu nhỏ” nhằm cho phép người dùng tìm kiếm liên tục khi trải nghiệm xem video mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.

Trong bối cảnh khi ngày càng có nhiều người dùng Gen Z coi TikTok là công cụ tìm kiếm, điều này một lần nữa là một tuyên bố cạnh tranh của TikTok tới Google. Trong khi nó có thể không phải là công cụ thay thế hoàn toàn, lưu lượng sử dụng Google sẽ giảm đi đáng kể.

Liên quan đến vấn đề quảng cáo, TikTok hiện đã cung cấp giải pháp quảng cáo tìm kiếm (TikTok Search Ads), cho phép các thương hiệu hay nhà quảng cáo hiển thị nội dung quảng cáo ngay ở giao diện tìm kiếm.

Theo giải thích của TikTok, thuật toán hiện sẽ hiển thị các quảng cáo liên quan đến các từ khoá mà người dùng sử dụng để nhập vào thanh tìm kiếm.

Theo một cách hiểu khác, TikTok thực sự đang tìm cách tích hợp các ứng dụng mua sắm kiểu Temu vào nền tảng, tận dụng sự phổ biến của hình thức mua sắm trực tiếp (in-stream shopping) để mở rộng phạm vi tăng trưởng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI công bố mối quan hệ đối tác đầu tiên với một trường đại học

OpenAI mới đây đã công bố mối quan hệ hợp tác đầu tiên với một tổ chức giáo dục đại học. Bắt đầu từ tháng 2, Đại học Bang Arizona (Arizona State University) sẽ có toàn quyền truy cập vào ChatGPT Enterprise (phiên bản ChatGPT dành cho doanh nghiệp lớn) và có kế hoạch sử dụng chatbot AI này cho các khóa học, dạy kèm hay nghiên cứu, v.v.

Mối quan hệ hợp tác đã diễn ra sau khi Giám đốc Thông tin (CIO) của ASU là ông Lev Gonick lần đầu tiên đến thăm trụ sở của OpenAI. Trước đó, các giảng viên và nhân viên của trường đại học cũng đã sử dụng ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo khác.

ChatGPT Enterprise được ra mắt từ tháng 8, là phiên bản ChatGPT dành cho các doanh nghiệp, người dùng ChatGPT Enterprise được cấp quyền truy cập không giới hạn vào GPT-4, công nghệ được cho là có hiệu suất nhanh hơn tới 2 lần so với các phiên bản trước đó.

Với quan hệ đối tác mới, ASU có kế hoạch xây dựng một gia sư AI được cá nhân hóa cho từng sinh viên, không chỉ cho một số khóa học nhất định mà còn cho các chủ đề học tập. CIO Gonick cho biết các môn học STEM (thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science, Technology, Engineering và Mathematics) sẽ là trọng tâm và là “những môn học quyết định sự thành bại của rất nhiều chương trình giáo dục đại học”.

ASU cũng có kế hoạch sử dụng ChatGPT Enterprise để phát triển hình đại diện AI (AI Avatar) như là một “người bạn sáng tạo” để nghiên cứu một số môn học nhất định, chẳng hạn như robot có thể hát hoặc viết thơ về sinh học.

Quyền truy cập vào ChatGPT Enterprise cũng có nghĩa là sinh viên của ASU sẽ không còn bị giới hạn bởi giới hạn sử dụng vốn thường gặp phải.

Trong một thông cáo báo chí, Giám đốc vận hành (COO) của OpenAI Brad Lightcap cho biết công ty “rất muốn học hỏi từ ASU” và mở rộng việc sử dụng ChatGPT cho các tổ chức giáo dục đại học.

Khi OpenAI bắt đầu khám phá các cách tiếp cận thị trường mới hoặc sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của mình cho các trường đại học, nhiều trường khác cũng được kỳ vọng là sẽ có hành động tương tự.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Anthropic ra mắt Claude 2.0, đối thủ của ChatGPT và Pi

Công ty khởi nghiệp AI Anthropic vừa thông báo ra mắt Claude 2.0, mô hình ngôn ngữ lớn thế hệ mới của công ty – Claude 2.0 được xem là đối thủ với các sản phẩm AI nổi bật khác như ChatGPT của OpenAI hay Pi của Inflection.

Anthropic ra mắt Claude 2.0, đối thủ của ChatGPT và Pi
Anthropic ra mắt Claude 2.0, đối thủ của ChatGPT và Pi

Theo đó, Anthropic mới đây đã chính thức cho ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn Claude 2.0, một mô hình ngôn ngữ mà công ty này cho biết đã có nhiều sự cải thiện đáng kể bao gồm kỹ năng viết mã (Coding), toán học và lý luận.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Anthropic, Dario Amodei, cho biết rằng mô hình mới đại diện cho một “bước nhảy lớn” hơn là một “bước nhảy vọt khổng lồ” so với phiên bản tiền nhiệm của nó.

Trong các thử nghiệm, Claude 2.0 vượt trội hơn hẳn phiên bản trước đó ở nhiều khía cạnh. Claude 2.0 đạt 71,2% trong bài kiểm tra khả năng code với Python, tăng từ 56%; Claude 2.0 cũng đã nâng điểm kiểm tra toán ở cấp trung học cơ sở lên 88% từ 85,2%.

Ngoài ra, trong khi phiên bản trước có thể phân tích các lời nhắc (prompt ) lên tới khoảng 75.000 từ (gần bằng độ dài của cuốn sách Harry Potter đầu tiên) – thì Claude 2.0 có thể xử lý gấp đôi con số đó.

Trong một thông báo mới đây,  Anthropic đã tiết lộ khoản tài trợ mới trị giá 450 triệu USD do Spark Capital dẫn đầu, với mức định giá được báo cáo là hơn 4 tỷ USD.

Công ty này tiết lộ rằng hiện có hàng nghìn doanh nghiệp đã làm việc với API (trình tích hợp) của Claude. Anthropic cũng đang làm việc với một số khách hàng lớn hơn bao gồm Zoom, Notion và trình tạo hình ảnh hàng đầu thế giới AI Midjourney – để xây dựng các mô hình tùy chỉnh.

Nói về sự khác biệt của Claude 2.0 so với các mô hình Claude trước đây, bản phát hành mới được đào tạo bằng cách sử dụng “Constitutional AI”, một mô hình (Framework) dành cho các mô hình đào tạo mà qua đó việc giám sát AI để cải thiện kết quả của AI sẽ do chính AI thực hiện mà không cần có sự tham gia của con người.

Việc ra mắt mô hình AI mới của Anthropic diễn ra chưa đầy hai tháng sau khi Amodei cùng với Giám đốc điều hành OpenAI là Sam Altman và Giám đốc điều hành Google DeepMind Demis Hassabis và hơn 300 người khác ký vào một lá thư cảnh báo về “nguy cơ tuyệt chủng từ AI”.

Thay vì cấm vận việc phát triển các mô hình mới, CEO Amodei đề xuất rằng các đợt phát hành mô hình mới hoặc thậm chí là những chương trình đào tạo cho các mô hình mới, yêu cầu phải chứng minh rằng nó đã vượt qua được một số bài kiểm tra an toàn nhất định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xu hướng mới sẽ định tình tương lai của thị trường điện thoại thông minh

Năm 2024 chứng kiến một bước ngoặt đáng chú ý trong ngành công nghiệp smartphone. Không còn là cuộc chiến của các thông số phần cứng, thị trường điện thoại thông minh giờ đây chuyển hướng sang một cuộc chiến mới: trải nghiệm người dùng và phần mềm.

Thị trường phần cứng đã bão hoà.

Thị trường smartphone đã chứng kiến sự bão hòa đáng kể trong những năm gần đây. Một phần nguyên nhân chính là do sự phổ biến rộng rãi của thiết bị di động và số lượng lớn các mẫu smartphone thường không có nhiều khác biệt so với nhau.

Điều này, kết hợp với việc thiếu những đổi mới thực sự đột phá, đã góp phần vào việc giảm sự quan tâm của cộng đồng người dùng công nghệ nói chung. Hơn nữa, việc người dùng không thấy lý do để nâng cấp lên một mẫu điện thoại mới đắt đỏ hơn mà không mang lại nhiều cải tiến lớn đã làm giảm nhu cầu thay thế thiết bị cũ bằng các mẫu mới​​.

Trong bối cảnh đó, AI trở thành một yếu tố quan trọng, giúp tái khởi động thị trường smartphone. Sự phát triển của AI trong điện thoại thông minh không chỉ giới hạn ở việc cung cấp các tính năng hỗ trợ đơn giản mà còn mở rộng ra khả năng xử lý dữ liệu phức tạp và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ chưa từng có.

AI và ngành di động.

Sự tích hợp AI vào smartphone đã trở nên phổ biến hơn trong 1-2 năm trở lại đây. Các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng, loa thông minh, và các thiết bị giải trí gia đình khác đều đã bắt đầu tận dụng AI để tăng cường trải nghiệm người dùng ngay tại nhà và làm thay đổi cách họ tương tác với môi trường xung quanh​​.

Năm 2023 đã chứng kiến bước đột phá khi công cụ như ChatGPT không chỉ giới hạn ở nền tảng máy tính mà đã mở rộng sang smartphone, mang lại trải nghiệm AI mạnh mẽ ngay trên chính thiết bị mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Từ đó, AI đã không chỉ cải thiện khả năng hiểu và phản hồi đối với người dùng, mà còn mở ra khả năng xử lý tác vụ phức tạp và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ chưa từng có.

AI trong smartphone đã phát triển từ việc mang tới các tính năng hỗ trợ cơ bản đến việc trở thành một yếu tố quan trọng trong trải nghiệm sử dụng hàng ngày của người dùng, đồng thời mở rộng khả năng của smartphone trong lĩnh vực chụp ảnh và chỉnh sửa hình ảnh, cũng như cung cấp các dịch vụ dựa trên định vị và học máy. Sự phát triển này không chỉ tăng cường khả năng xử lý dữ liệu mà còn tạo ra những trải nghiệm mới lạ, phong phú hơn cho người dùng.

Galaxy AI và cuộc cách mạng mới.

Với sự giới thiệu của “Galaxy AI” bởi Samsung, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến smartphone. Thay vì tập trung chủ yếu vào cải tiến phần cứng, Samsung đang đẩy mạnh sự tích hợp AI, mở ra những khả năng mới cho hiệu năng, xử lý tác vụ, chụp và chỉnh sửa ảnh.

Samsung đã thể hiện sự dẫn đầu của mình trong việc áp dụng AI vào trải nghiệm sống hàng ngày. “Galaxy AI” hứa hẹn không chỉ cải thiện hiệu năng và khả năng xử lý tác vụ mà còn mang đến cách mạng trong chụp ảnh và chỉnh sửa hình ảnh, mở ra những trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng.

Việc chú trọng này vào AI hơn là phần cứng thông thường là một bước tiến quan trọng, đánh dấu sự thay đổi trong cách các nhà sản xuất và người tiêu dùng xem xét và đánh giá giá trị của một chiếc smartphone.

Sự phát triển mạnh mẽ của AI dự báo về một không gian mở lớn với vô số khả năng. AI không chỉ làm thay đổi cách chúng ta sử dụng điện thoại thông minh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta có thể kỳ vọng vào một kỷ nguyên mới của điện thoại thông minh, nơi mà trí tuệ nhân tạo không chỉ phục vụ như một công cụ mà trở thành trợ lý cá nhân, đối tác sáng tạo cũng như là người bạn đồng hành trong trải nghiệm mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm (SEO và SEM)

Kể từ khi AI (trí tuệ nhân tạo) hay chính xác là Generative AI trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi, nhiều người làm marketing nói chung và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng tự hỏi tương lai của hoạt động tìm kiếm sẽ như thế nào. Liệu SEO có còn quan trọng hay hành vi tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi ra sao. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm
Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra một cuộc cách mạng hóa đối với bối cảnh kỹ thuật số, trong bối cảnh mới, nhờ vào sự phát triển của các yếu tố công nghệ, các thủ thuật SEO hay lạm dụng công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng cao hơn dường như không còn khả dụng.

Các công cụ tìm kiếm ngày càng tận dụng AI để dự đoán ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent), và với tư cách là người làm marketing nói chung, để có thể tối đa hoá các chiến lược của mình, tìm thấy sự cân bằng giữa khả năng sáng tạo của con người và hiệu quả của AI là nền tảng để tồn tại và phát triển bền vững.

Dưới đây là toàn bộ các dự báo về cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm, và điều này được xem như là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa.

Cuộc cách mạng tìm kiếm: Ý định tìm kiếm sẽ được ưu tiên nhiều hơn thay vì từ khoá.

Đối với những người làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, dù là theo cách tiếp cận tự nhiên (SEO) và có trả phí (SEM/PPC), từ khoá (keyword) vốn được xem là nền tảng. Thông qua các từ khoá cụ thể, thậm chí là các thủ thuật gian lận bằng cách nhồi nhét từ khoá vào nội dung, SEOer hay Marketer mong muốn có được thứ hạng cao hơn trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Tuy nhiên, trong tương lai gần, nhờ vào sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các công cụ tìm kiếm ngày càng có khả năng nhiều hơn trong việc hiểu được ngữ cảnh đằng sau các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá. Nội dung và ý định tìm kiếm của người dùng theo đó sẽ quyết định nội dung nào được ưu tiên hiển thị tới người dùng thay vì là thông qua các từ khoá đã được chỉ định sẵn.

SEO ngày nay là việc điều chỉnh nội dung và trải nghiệm sao cho phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của người dùng chứ không chỉ là số lượng (mật độ) từ khóa hay tối ưu theo từ khoá, dù là vô tình hay cố ý gian lận.

Người làm SEO và Marketing cần tập trung vào yếu tố ngữ nghĩa.

Khi nói đến yếu tố ngữ nghĩa hay ngữ cảnh tìm kiếm, người làm marketing nói chung cần phải kết hợp giữa phân tích dữ liệu và khả năng viết đồng cảm. Cách tiếp cận này tập trung vào việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc có liên quan và có giá trị (insights), phù hợp với các nguyên tắc E-E-A-T về chuyên môn và độ tin cậy.

Trong tương lai mới này, nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) vẫn có giá trị nhưng nó chỉ là một phần của chiến lược rộng lớn hơn. Đó là việc tạo ra những tương tác có ý nghĩa và nổi bật trong thế giới kỹ thuật số vốn tràn ngập các thông tin.

Nhờ vào AI, các công cụ tìm kiếm không chi có nhiều khả năng hơn để hiểu người dùng – nó còn dự đoán nhu cầu của người dùng, thường là trước khi họ bày tỏ các ý định cụ thể.

Ngoài việc hiểu người dùng, AI cũng sẽ mang lại sự cá nhân hóa cao hơn giữa các công cụ tìm kiếm với người dùng.

Bằng cách phân tích dữ liệu người dùng trong quá khứ như vị trí và lịch sử tìm kiếm, AI có thể dự đoán sở thích trong tương lai của người dùng công cụ tìm kiếm.

Vai trò tạo ra sự chuyển đổi của AI trong SEO.

AI đã và sẽ là một lực lượng then chốt trong ngành Digital Marketing nói chung, điều quan trọng là các nhà sáng tạo nội dung phải am hiểu về công nghệ.

Nó liên quan đến việc hiểu các thuật toán học máy vốn được sử dụng để phân tích dữ liệu và từ đó dự đoán những nội dung có liên quan cho các truy vấn tìm kiếm.

Với việc các công cụ tìm kiếm như Google và Bing sử dụng AI để nâng cao độ chính xác của kết quả, người làm marketing sẽ phải hiểu tác động của AI đến doanh nghiệp để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

Tận dụng AI cho các chiến lược nội dung nâng cao.

Từ các công cụ AI, người làm marketing có thể tối ưu hóa chiến lược thông qua việc nhận diện những xu hướng và phân tích nâng cao. Những công cụ này giúp cung cấp nhiều hiểu biết hơn về hiệu suất chiến lược, như tỷ lệ nhấp chuột và mức độ tương tác với trang.

AI cũng có thể đề xuất các cải tiến dựa trên hành vi của người dùng, cách mạng hóa việc tối ưu hóa nội dung bằng cách tiết lộ các cơ hội mới và đưa ra các đề xuất dựa trên dữ liệu để liên tục hoàn thiện.

Sự cân bằng giữa con người và máy móc có thể sẽ là xu hướng mới trong tương lai.

Bất chấp những tiến bộ của AI, bản chất tự nhiên của con người vẫn là thứ khó có thể thay đổi. Họ cần “yếu tố con người”, những câu chuyện cảm xúc có thể truyền cảm hứng và hơn thế nữa. Việc kết hợp yếu tố công nghệ hay máy móc với trực giác của con người để tạo ra những nội dung hấp dẫn và thân thiện với công cụ tìm kiếm sẽ là chìa khoá.

Storytelling theo đó cũng vô cùng hữu ích với Marketer.

Tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo (AIEO) trong sáng tạo nội dung.

Vai trò của AI trong việc sáng tạo nội dung có thể đánh dấu một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của việc xây dựng và tối ưu hoá nội dung xoay quanh công cụ tìm kiếm và AI (AI EO).

Khi người dùng bắt đầu sử dụng các công cụ tìm kiếm có hỗ trợ bởi AI hoặc các chatbot AI thuần tuý, vai trò của marketer giờ đây không chỉ là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm mà còn phải tối ưu hoá cả yếu tố AI được tích hợp vào công cụ.
Dù thuật toán tìm kiếm mới hiện vẫn còn là một ẩn số, các nội dung từ thương hiệu vẫn phải đáp ứng đủ 2 yếu tố: mức độ phù hợp với công cụ và mức độ phù hợp với người dùng.

Sức mạnh cộng hưởng của AI và chuyên môn của con người trong SEO.

AI có thể giúp tăng cường hiệu quả, nhưng bản sắc con người giúp mang lại chiều sâu và sự hấp dẫn cho nội dung. Quá trình phối hợp này bao gồm việc sử dụng AI cho các bản phác thảo ban đầu và sau đó tận dụng kỹ năng con người (sự thấu hiểu, đồng cảm…) cho hoạt động chỉnh sửa và tối ưu trước khi xuất bản.

Ngày nay, việc tạo ra những nội dung thân thiện với SEO đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận. AI được sử dụng như là nền tảng nhưng kỹ năng của con người mới là điều khiến nội dung của thương hiệu trở nên nổi bật.

Vai trò của AI tổng quát (Generative AI) trong kết quả tìm kiếm.

AI tổng quát, công nghệ được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard đang định hình lại cách xếp hạng nội dung dựa trên chất lượng. Sự tiến bộ này thách thức các chiến thuật SEO truyền thống vì các thuật toán giờ đây có thể đánh giá nội dung theo những cách hiệu quả chưa từng có.

Để trở nên phù hợp hơn với bối cảnh mới, dưới đây là một số chiến lược mà người làm SEO và Marketing có thể ứng dụng.

Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng toàn diện.

Như đã đề cập ở trên, tiêu chuẩn chất lượng cao ngày càng trở nên tối quan trọng, dù là trong SEO hay Content Marketing.

Các bản cập nhật thuật toán đang phát triển của Google hiện ngày càng ưu tiên cho các nội dung có liên quan, nguyên bản (nội dung gốc) và hữu ích – thay vì là các tuân theo các ý định chủ quan thông qua các từ khoá của người làm nội dung.

Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua AI.

AI tổng quát không chỉ tác động đến thứ hạng tìm kiếm. Nó cũng ảnh hưởng đến cách kể chuyện sáng tạo, sự khác biệt về giọng điệu và số liệu tương tác của người dùng.

Xây dựng nội dung hay kể chuyện thông qua các sự kiện sẽ có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng, các liên kết có thẩm quyền khác được thể hiện trong nội dung cũng sẽ làm tăng thêm độ tin cậy.

Sớm thích ứng với các hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI.

Tương lai của hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm đang phát triển nhanh chóng với những tiến bộ của AI. Để sớm thích ứng với bối cảnh này, dưới đây là một số chiến thuật marketer có thể tham khảo nếu không muốn mình bị lỗi thời.

  • Luôn cập nhật các xu hướng mới về AI: Tìm kiếm, theo dõi và cập nhật các xu hướng ứng dụng AI mới trong ngành.
  • Hiểu những thách thức của AI: Trong khi các cơ hội mà AI mang lại đã quá rõ ràng, cuộc chiến với thông tin sai lệch vẫn là một thách thức lớn. Gartner dự đoán có tới 80% Marketers sẽ cần các đội nhóm chuyên chống lại những thông tin sai lệch do AI tạo ra vào năm 2027.
  • Xem xét các mối lo ngại về bản quyền: Vấn đề bản quyền vẫn là điều tối quan trọng với AI tổng quát khi cả OpenAI và Microsoft liên tục vướng vào các vụ kiện liên quan đến bản quyền.

Tích hợp năng lực chuyên môn của con người với AI trong công nghệ tìm kiếm.

Việc hợp nhất chuyên môn của con người với AI đang trở nên quan trọng trong việc tối ưu hóa tìm kiếm.

Sự kết hợp này không chỉ hữu ích – nó còn cần thiết để nắm vững các thuật toán tìm kiếm hiện đại.

Trong khi AI mang lại sức mạnh xử lý to lớn, nó lại thiếu sự hiểu biết mang nhiều sắc thái, giống như con người. Người làm Marketing theo đó cần sử dụng những hiểu biết sâu sắc của mình để tinh chỉnh và tối ưu các kết quả AI, tập trung vào yếu tố con người nhiều hơn.

Tính sáng tạo và phân tích dự đoán là độ đôi hoàn hảo.

Sáng tạo là yếu tố cốt lõi của con người và là chìa khóa để trở nên khác biệt và nổi bật trong một thị trường đông đúc.

Khi được kết hợp với khả năng phân tích dự đoán của AI, khả năng sáng tạo trở nên nguyên bản và dựa trên dữ liệu hơn, từ đó mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.

Phân tích dự đoán hay Predictive Analytics là phương pháp sử dụng dữ liệu (trong quá khứ) để đưa ra các dự đoán về các hành vi hoặc sự kiện trong tương lai. Predictive Analytics được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị, bán hàng hay dịch vụ khách hàng.

Predictive Analytics có thể được sử dụng để dự báo cách mọi người sẽ ứng xử hoặc tương tác lại trong tương lai dựa trên hành vi của họ trong quá khứ, đây chính là nền tảng có thể giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch marketing (Marketing Plan), tối ưu hoá các chương trình khuyến mãi, cải tiến sản phẩm theo từng phân khúc thị trường cụ thể và hơn thế nữa.

Predictive Analytics cũng có thể được sử dụng để dự đoán cách khách hàng sẽ phản ứng với những thay đổi được thực hiện trên các nền tảng của doanh nghiệp. Ví dụ: bằng cách hiểu vị trí và cách thức khách hàng tương tác với website (nơi khách hàng nhấp vào hay cuộn qua), các marketer có thể biết cách trình bày nội dung sao cho hiệu quả.

Cuối cùng, Predictive Analytics còn được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách dự đoán những khách hàng nào có khả năng cần được quan tâm nhiều hơn so với những khách hàng khác. Điều này cho phép các nhân viên chăm sóc khách hàng phân bổ thời gian phù hợp tới những tệp khách hàng khác nhau.

Đưa ra quyết định tốt hơn với AI và sự hiểu biết sâu sắc về con người.

AI rất giỏi trong việc nhanh chóng phát hiện các mẫu hay dấu hiệu giúp marketer đưa ra quyết định về SEO hay Marketing.

Nhưng nếu không có sự giám sát chiến lược của con người, AI có thể bỏ lỡ đi những cơ hội cần đến sự hiểu biết về yếu tố văn hóa hoặc xác định xu hướng của con người.

Người làm marketing sẽ phải sử dụng các công cụ AI để hỗ trợ và nâng cao chứ không phải thay thế việc ra quyết định.

Định hình tương lai của hoạt động tìm kiếm (SEO và SEM) với AI.

Như bạn có thể thấy, AI đang định hình lại thế giới tìm kiếm. Nó đang thay đổi cách con người tạo ra nội dung, đánh giá nội dung, thích ứng với các thuật toán và hơn thế nữa. Tương lai của thế giới tìm kiếm không chỉ phụ thuộc vào từ khóa – mà còn là việc sử dụng AI để thấu hiểu ý định của người dùng.

Bằng cách chuyển đổi tư duy từ thủ thuật sang cách tiếp cận mới rộng lớn hơn dựa trên AI và nghiên cứu người dùng, người làm marketing nói chung sẽ có nhiều cơ hội hơn để thích ứng và phát triển.

Trong khi mọi thứ vẫn đang ở phía trước, từng hành động nhỏ, tích cực học hỏi và thử nghiệm chính là chìa khoá cho các doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI: Nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo AI là không thể

Đối mặt với các vụ kiện, OpenAI cho rằng nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo những AI hàng đầu là “không thể”.

OpenAI: Nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo AI là không thể
OpenAI: Nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo AI là không thể

“Khái niệm bản quyền ngày nay bao trùm gần như mọi loại biểu hiện của con người, từ bài đăng blog, diễn đàn, hình ảnh cho đến mã code phần mềm và tài liệu, nên không thể đào tạo mô hình AI hàng đầu nếu không sử dụng tài liệu có bản quyền”, OpenAI nêu trong bức thư gửi lên Ủy ban Kỹ thuật số và Truyền thông thuộc Hạ viện Anh cuối tuần trước, sau khi cơ quan này điều tra về rủi ro đối với các mô hình AI như ChatGPT.

Theo bản đệ trình, nếu chỉ lấy dữ liệu miễn phí vốn đã có cách đây hàng thập kỷ để huấn luyện, AI “chỉ mang lại trải nghiệm thú vị nhưng không đáp ứng đủ các yêu cầu mà người dùng ngày nay cần”. OpenAI khẳng định sẽ tuân thủ luật bản quyền, nhưng “còn nhiều việc phải làm để hỗ trợ cho người sáng tạo”.

OpenAI đang trong tầm ngắm về bản quyền, khi giới nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học… cáo buộc các mô hình như ChatGPT sử dụng tác phẩm của họ để đào tạo mà không xin phép hoặc trả tiền tác quyền.

Cuối năm ngoái, New York Times đã nộp đơn kiện với lý do OpenAI và Microsoft sử dụng hàng triệu bài báo để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

Ngày 6/1, hai nhà văn và nhà báo cũng kiện hai công ty này vì sử dụng tác phẩm của họ để làm dữ liệu huấn luyện mô hình GPT.

Các mô hình LLM như ChatGPT hoạt động bằng cách thu thập tài nguyên khổng lồ trên Internet, sau đó phân tích các mối liên hệ, phát triển khả năng dự đoán từ nào sẽ nói tiếp theo trong câu để bắt chước lời nói của con người. OpenAI, Microsoft và Google nhiều lần từ chối tiết lộ dùng dữ liệu gì để đào tạo AI, nhưng các LLM trước đây được chứng minh đã sử dụng lượng lớn nội dung có bản quyền.

Nghiên cứu được công bố ngày 5/1 của Hiệp hội Kỹ sư Điện và Điện tử IEEE cho thấy Midjourney và Dall-E 3 của OpenAI, hai trong số các mô hình AI tạo ảnh, có thể dựng lại cảnh có bản quyền từ phim và trò chơi điện tử dựa trên dữ liệu đào tạo chúng.

Về thư của OpenAI gửi lên Hạ viện Anh, Gary Marcus, một trong hai tác giả của nghiên cứu trên, nhận xét trên X: “Họ nói vậy có nghĩa: Chúng tôi sẽ không thể trở nên giàu có nếu bạn không cho chúng tôi ăn trộm, vì vậy đừng bắt chúng tôi phải trả phí bản quyền”.

Tyler Ochoa, giáo sư khoa luật tại Đại học Santa Clara ở California, nói với The Register rằng việc xác định bản quyền trong các tác phẩm AI rất khó thống nhất. “Vấn đề của luật bản quyền là cần xem ai chịu trách nhiệm về những kết quả đạo văn này: người tạo ra mô hình AI, hay người yêu cầu AI tạo ra sản phẩm”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cả 2 nhà thiết kế lâu năm của Apple đầu quân vào OpenAI cho dự án mới

Tang Tan, Giám đốc thiết kế sản phẩm Apple (người được cho là phù thuỷ thiết kế của Apple), được cho là sẽ cùng Jony Ive (một cựu nhà thiết kế khác của Apple) tham gia dự án sản xuất thiết bị AI tổng quát (Generative AI) của Sam Altman, CEO OpenAI.

Cả 2 cựu nhà thiết kế lâu năm rời Apple và đầu quân vào OpenAI cho dự án mới
Cả 2 cựu nhà thiết kế lâu năm rời Apple và đầu quân vào OpenAI cho dự án mới

Ông Tan là người kế nhiệm sau khi Jony Ive và Evans Hankey lần lượt rời công ty. Ông hiện lãnh đạo nhóm thiết kế iPhone, Watch và AirPods, có nhiều bằng sáng chế, nổi bật là về thiết kế viền thép của iPhone năm 2010.

Trước đó, một số nguồn tin cho biết Tang Tan sẽ rời Apple vào tháng 2/2024. Tuần này, theo Bloomberg, ông Tan dự kiến gia nhập vào LoveFrom, công ty của Jony Ive.

Tại đây, ông đóng vai trò là trưởng nhóm thiết kế phần cứng cho dự án thiết bị AI tạo sinh hợp tác với Sam Altman. CEO OpenAI đảm nhiệm cung cấp phần mềm. Sản phẩm dự kiến là một thiết bị dành cho gia đình, nhưng vẫn đang ở giai đoạn lên ý tưởng ban đầu.

Trong khi đó, Jony Ive từng là giám đốc thiết kế nổi tiếng nhất của Apple, gắn liền với những thế hệ đầu của iPhone, iPad, iMac… Sau khi ông rời đi năm 2019, hơn một nửa thành viên nhóm thiết kế cũng nghỉ việc theo. Tang Tan là nhà thiết kế mới nhất của hãng đầu quân cho LoveFrom.

Dự án thiết bị phần cứng dành cho AI tạo sinh này cũng có sự tham gia của Masayoshi Son, CEO SoftBank. Tuy nhiên, hiện chưa rõ mối quan hệ hợp tác này có được hiện thực hóa thành sản phẩm thương mại hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giáo sư AI: Sẽ quá dại dột khi coi ChatGPT là bạn tâm giao

Mike Wooldridge, giáo sư về AI tại Đại học Oxford, cho rằng việc chia sẻ thông tin hoặc bày tỏ tình cảm chân thành với chatbot là thiếu khôn ngoan.

Giáo sư AI: Sẽ quá dại dột khi coi ChatGPT là bạn tâm giao
Giáo sư AI: Sẽ quá dại dột khi coi ChatGPT là bạn tâm giao

Giáo sư khoa học máy tính Wooldridge đã dành hơn 30 năm nghiên cứu về AI và từng được trao huy chương Lovelace vì những đóng góp trong lĩnh vực máy tính. Ông đang thực hiện loạt bài giảng liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong chuỗi sự kiện học thuật của Viện Hoàng Gia Anh dịp Giáng sinh.

Theo ông, người dùng không nên coi AI như một người bạn tâm giao vì nó có thể khiến họ gặp rắc rối lớn. Việc trò chuyện với ChatGPT từ những chuyện nhỏ nhặt như phàn nàn về sếp, đến những việc quan trọng như quan điểm chính trị là “cực kỳ dại dột và thiếu khôn ngoan”.

“Đừng bao giờ mong chờ câu trả lời thật lòng vì công nghệ sẽ nói những gì bạn muốn nghe thay vì sự thật”, giáo sư Wooldridge nói.

Wooldridge nói với Daily Mail rằng dù các lập trình viên đang cố gắng tìm kiếm ý thức trong AI nhưng hiện vẫn là một nỗ lực chưa đem lại kết quả. “AI không có sự đồng cảm. Điều quan trọng là AI chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì”, ông nói.

Trước đó, ông nhiều lần nhấn mạnh AI không thể có cảm xúc như con người. “ChatGPT sẽ đọc hàng nghìn mô tả về việc uống, thưởng thức cà phê, hương vị từng loại nhưng nó chưa bao giờ thực sự trải nghiệm. Đó là sự khác biệt”, Guardian dẫn lời giáo sư Wooldridge.

Ông cũng cho rằng dù hiểu biết của chatbot có thể khác ý thức con người, nó vẫn tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống. Một số nguy cơ về AI chỉ mang tính suy đoán nhưng cũng có những thứ đã hiện hữu. Ví dụ, chatbot có thể trở thành “ông chủ khó tính”, giám sát mọi email của nhân viên, đưa ra phản hồi liên tục, thậm chí quyết định ai sẽ bị sa thải.

“Việc chúng ta nhập nội dung gì vào ChatGPT hôm nay có thể trở thành dữ liệu phục vụ cho chatbot tương lai”, ông khuyến cáo. Với các mô hình AI hiện nay, người dùng gần như không thể lấy lại dữ liệu một khi đã đưa vào hệ thống.

Hồi tháng 4, OpenAI triển khai bản cập nhật, cho phép người dùng tắt lịch sử trò chuyện trên ChatGPT để ngăn hệ thống lấy dữ liệu đào tạo AI. Công ty cũng cho biết sẽ lưu lịch sử cuộc nói chuyện của người dùng với chatbot trong 30 và “chỉ xem lại khi cần”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

The New York Times kiện OpenAI và Microsoft vì vi phạm bản quyền nội dung

Trang tin The New York Times đã khởi kiện công ty OpenAI và Microsoft với cáo buộc các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ như ChatGPT đã sử dụng hàng triệu bài viết của báo mà không xin phép.

Tờ The New York Times đã kiện OpenAI và Microsoft lên tòa án tại bang New York với cáo buộc vi phạm bản quyền nội dung, theo trang The Verge ngày 27.12.

Trong đơn kiện, tờ báo Mỹ cáo buộc hai công ty công nghệ đã sao chép và sử dụng hàng triệu bài viết của báo mà không xin phép để đào tạo cho các mô hình AI như ChatGPT của OpenAI và Copilot của Microsoft, và giờ sử dụng nội dung đó để “cạnh tranh trực tiếp” với báo.

The New York Times cáo buộc các mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI và Microsoft có thể tạo ra nội dung trích dẫn nguyên văn nội dung của tờ báo, tóm tắt cô đọng và bắt chước văn phong. “Điều này gây tổn hại” mối quan hệ của báo với độc giả và lấy mất doanh thu đăng ký đọc báo, doanh thu quảng cáo

The New York Times cũng cho rằng những mô hình AI này đe dọa báo chí chất lượng cao khi gây tổn hại năng lực của các tòa soạn trong việc bảo vệ và kiếm tiền từ nội dung.

“Thông qua Bing Chat của Microsoft (gần đây được đổi tên thành “Copilot”) và ChatGPT của OpenAI, các bị đơn tìm cách tận dụng khoản đầu tư khổng lồ của The Times vào hoạt động báo chí của mình bằng cách sử dụng nó để xây dựng các sản phẩm thay thế mà không xin phép hoặc thanh toán”, đơn kiện nêu.

The New York Times cho biết đã tìm cách đàm phán với hai công ty trên trong nhiều tháng để nhận được phần công bằng từ việc sử dụng nội dung của báo nhưng không đạt giải pháp.

The New York Times đề nghị hai công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý về những thiệt hại “hàng tỉ USD” qua hành vi sao chép nội dung. Tờ báo cũng đề nghị tòa án ngăn hai công ty sử dụng nội dung của báo để đào tạo các mô hình AI, loại bỏ những nội dung đã được lấy trước đó khỏi bộ nhớ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO OpenAI: Các tổ chức cần chấp nhận rủi ro cho những người có tiềm năng

CEO OpenAI (sở hữu ChatGPT) nói việc thiếu rõ ràng trong trao đổi thông tin là bài học quan trọng ông ước mình có thể biết sớm hơn.

CEO OpenAI: Các tổ chức cần chấp nhận rủi ro cho những người có tiềm năng
CEO OpenAI: Các tổ chức cần chấp nhận rủi ro cho những người có tiềm năng

Sam Altman cuối tuần qua đăng bài viết trên blog cá nhân với tiêu đề “Ước gì ai đó nói với tôi những điều này từ trước”, trong đó liệt kê 17 lời khuyên từ cuộc sống đến công việc. Dù không trực tiếp nhắc đến việc bất ngờ mất chức rồi được phục chức chỉ sau bốn ngày tại OpenAI, Altman dường như ám chỉ về cú sốc hồi tháng 11.

Đầu tiên, ông cho rằng sự lạc quan, ám ảnh, niềm tin vào bản thân, sức mạnh nội tại và các mối quan hệ cá nhân là những yếu tố quan trọng để mọi thứ bắt đầu. Trong cuộc nói chuyện trên kênh podcast của Trevor Noah hồi đầu tháng, Altman thừa nhận cảm giác tức giận, khó chịu đã chi phối ông ngay khi nhận được thông báo mất chức.

Đêm đó, ông đã mất ngủ và đã viết ra những điều có thể học được từ cú sốc thay vì đổ lỗi. Điều này giúp CEO 8x “đồng cảm hơn” với quyết định của hội đồng quản trị.

“Hãy trao đổi với nhau một cách rõ ràng và chính xác”, Altman kết luận. Khi sa thải CEO, hội đồng quản trị OpenAI nói ông không thẳng thắn trong cuộc thảo luận. Trong khi đó, ông cho rằng hội đồng quản trị cần đưa ra lý do rõ ràng về lý do hạ bệ ông. Đến nay, nguyên nhân thực sự dẫn đến việc Altman bị phế truất trong bốn ngày vẫn là ẩn số.

Tiếp đến, ông cho rằng cách đội nhóm gắn kết và hoạt động một cách khẩn trương, bình tĩnh là công thức để hoàn thành mọi việc. Điều này gợi nhớ phản ứng của các nhân viên OpenAI khi tuyên bố nghỉ việc và theo Altman lập công ty mới nếu ông không được phục chức. “Cố gắng đừng lo lắng về những gì mọi người nghĩ trong ngắn hạn. Theo thời gian, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”, ông nói.

Altman cũng đưa ra một số lời khuyên về nhân sự. Theo ông, các tổ chức cần dành nhiều thời gian cho tuyển dụng, chấp nhận rủi ro từ những người có tiềm năng. “Nhân tài đôi khi tỏa sáng hơn bề ngoài của họ nhưng phải đánh giá dựa trên đóng góp cho tổ chức”, Altman nhận xét.

Ngoài ra, CEO OpenAI kêu gọi sự dũng cảm để chống lại những điều quan liêu, nhảm nhí. Ông cho rằng kết quả là thước đo chính xác nhất, không nên bào chữa cho một kết quả tồi bằng hành trình tốt. “Một tập thể có thể dễ dàng làm những việc khó nhưng lại trở nên vô dụng nếu làm những điều nhỏ, không quan trọng. Bài học rút ra là những ý tưởng táo bạo thường là động lực thúc đẩy mọi người cùng tiến lên”, ông cho hay.

Cuối cùng, ông cho rằng kế hoạch kinh doanh không nên bị bó buộc bởi những công thức, định luật. “Không hành động là một loại rủi ro nguy hiểm”, Altman kết luận. Ông khuyên mọi người “đứng dậy và tiếp tục bước đi”. Theo Business Insider, Altman dường như đang ám chỉ về sự trở lại ấn tượng của ông sau khi bị sa thải ở OpenAI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty mẹ của TikTok lạm dụng API ChatGPT để xây dựng chatbot riêng

ByteDance, công ty mẹ của TikTok, được cho là đã sử dụng API ChatGPT của OpenAI để xây dựng chatbot AI của riêng mình.

Công ty mẹ của TikTok lạm dụng API ChatGPT để xây dựng chatbot riêng
Công ty mẹ của TikTok lạm dụng API ChatGPT để xây dựng chatbot riêng

Theo The Verge, ByteDance đang phát triển dự án trí tuệ nhân tạo Project Seed, gồm hai sản phẩm chính là Doubao – chatbot AI dành cho thị trường Trung Quốc, và một AI khác để thương mại hóa trên toàn cầu thông qua nền tảng đám mây. Cách phân bổ này tương tự khi họ phát hành ứng dụng video ngắn Douyin và TikTok.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng công cụ huấn luyện AI theo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của riêng mình, ByteDance được cho là dùng giao diện lập trình ứng dụng (API) của ChatGPT, vi phạm quy định trong ngành trí tuệ nhân tạo.

Cả OpenAI và Microsoft đều có các điều khoản về việc đối tác không được sử dụng API ChatGPT để xây dựng các mô hình AI cạnh tranh với chính sản phẩm của nền tảng.

Cũng theo nguồn tin, ByteDance lạm dụng công cụ của OpenAI trong nhiều giai đoạn phát triển Project Seed, gồm công đoạn đào tạo và đánh giá mô hình AI. Tuy nhiên, khi cần xin cấp phép hoạt động chatbot Doubao tại Trung Quốc vài tháng trước, ByteDance yêu cầu nhóm nghiên cứu dừng sử dụng API ChatGPT để tránh rắc rối pháp lý. “Họ nói cần đảm bảo mọi thứ đều hợp pháp”, nguồn tin nội bộ của The Verge cho biết.

Phản hồi về vấn đề, Jodi Seth, đại diện ByteDance, xác nhận công ty có dùng API ChatGPT trong giai đoạn khởi động Project Seed, nhưng đã ngừng hoàn toàn và xóa mọi dữ liệu đào tạo có liên quan từ giữa năm.

“Công ty được Microsoft cấp phép truy cập giao diện lập trình ứng dụng ChatGPT. Ngoài ra, ByteDance chỉ sử dụng công cụ này để hỗ trợ sản phẩm AI ở thị trường quốc tế. Với chatbot Doubao tại Trung Quốc, chúng tôi có các mô hình tự phát triển”, Seth nói.

Frank Shaw, đại diện Microsoft, cho biết công ty ý thức được nguy cơ vi phạm từ đối tác, do đó có sẵn quy trình nhằm phát hiện hành vi sử dụng sai mục đích. “Dịch vụ Azure OpenAI nằm trong khung truy cập hạn chế. Đồng nghĩa, đối tác phải tiến hành đăng ký và chờ phê duyệt. Microsoft cũng đặt ra các tiêu chuẩn để mọi người sử dụng công cụ API một cách có trách nhiệm”, Shaw nói.

Ngày 15/12, phía OpenAI đã dừng các tài khoản của ByteDance để tiến hành điều tra. Nếu phát hiện hành vi vi phạm chính sách, họ sẽ yêu cầu công ty mẹ của TikTok thực hiện những thay đổi cần thiết hoặc chấm dứt vĩnh viễn dịch vụ.

Project Seed là dự án khởi động khoảng một năm trước và nhận được sự ưu tiên từ lãnh đạo ByteDance. Mục tiêu của dự án là tạo một mô hình AI mạnh mẽ trong thời gian tối thiểu.

Dự kiến, AI này đạt 200 tỷ tham số vào cuối năm 2023, vượt qua mốc 175 tỷ của GPT-3.5, đồng thời đuổi kịp GPT-4 vào năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá sự vội vàng của ByteDance có thể mang đến những tác động trái ngược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghịch lý khó hiểu về doanh thu và mức định giá của OpenAI

OpenAI, startup trí tuệ nhân tạo đang nhận được sự quan tâm với công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT, được giới đầu tư định giá lên tới 86 tỷ USD.

Nghịch lý khó hiểu về doanh thu của OpenAI
Nghịch lý khó hiểu về doanh thu của OpenAI

Nhưng nếu tìm kiếm con số doanh thu cho công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo này thì số liệu chính thức mới nhất tìm thấy là số tiền rất nhỏ, gần 45.000 USD vào năm ngoái.

Con số gần 45.000 USD được tiết lộ trong hồ sơ 990 của OpenAI nộp cho Sở Thuế IRS. Đây là một biểu mẫu bắt buộc đối với các tổ chức muốn duy trì trạng thái miễn thuế. Quy định liên bang không yêu cầu các tổ chức phi lợi nhuận phải nộp báo cáo tài chính kiểm toán.

Tại California, nơi OpenAI đặt trụ sở, công ty đã tránh được việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 do doanh thu khai báo dưới ngưỡng 2 triệu USD. Lần cuối cùng OpenAI nộp báo cáo tài chính tại bang này là vào năm 2017, khi doanh thu đạt 33,2 triệu USD, cao hơn 700 lần so với con số năm ngoái.

Mặc dù luôn nhấn mạnh vào tính cởi mở, tài chính của OpenAI vẫn là một ẩn số.

Được thành lập vào năm 2015, tổ chức phi lợi nhuận của OpenAI cho phép công ty huy động hàng tỷ USD nguồn tài trợ từ bên ngoài dù vẫn hoạt động như một startup. Trong khi đó, một nhánh khác của OpenAI sẽ phụ trách mảng thương mại, phát triển ChatGPT và thu phí người dùng.

Hồi tháng 8, tờ The Information đưa tin rằng OpenAI đạt 28 triệu USD doanh thu vào năm ngoái và có thể đạt gần 1 tỷ USD trong năm nay. Con số được đưa ra dựa trên gia tăng về mức độ phổ biến của ChatGPT và những cải tiến cho các mô hình của OpenAI.

Hồ sơ IRS mới nhất càng làm tăng thêm sự phức tạp đối với cơ cấu tổ chức của OpenAI.

Tháng trước, hội đồng quản trị đã đột ngột sa thải Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Sam Altman. Hội đồng giải thích trong một bài đăng trên blog rằng họ “không còn tin tưởng” vào khả năng lãnh đạo của vị CEO vì những quyết định thúc đẩy thương mại hoá quá nhanh.

Giới truyền thông cho rằng hội đồng quản trị đã tức giận về việc Altman hối thúc đưa sản phẩm thương mại ra thị trường bất chấp những lo ngại về an toàn tại một tổ chức phi lợi nhuận như OpenAI, vốn được phát triển “với mục tiêu xây dựng trí tuệ nhân tạo chung an toàn và có lợi vì lợi ích của nhân loại”.

Chỉ chưa đầy một tuần, Sam Altman đã được phục chức. Những thành viên cũ trong hội đồng quản trị gồm Helen Toner, Tasha McCauley và đồng sáng lập Ilya Sutskever đã bị loại bỏ.

Sự hỗn loạn đã đặt ra câu hỏi liệu OpenAI có thể hoặc nên tiếp tục hoạt động dưới sự bảo trợ của một tổ chức phi lợi nhuận hay không?

Ông Thad Calabrese, Giáo sư quản lý tài chính công và phi lợi nhuận tại Đại học New York, cho biết trạng thái hiện tại của OpenAI khá phức tạp và không giống bất cứ điều gì ông từng thấy trong thế giới phi lợi nhuận.

Ông cho rằng OpenAI có thể từ bỏ tư cách phi lợi nhuận. “Không thực sự cần thiết phải có một tổ chức phi lợi nhuận. Nếu bạn muốn là một startup, hãy trở thành một startup”, ông Calabrese nói.

Nhận xét về báo cáo của OpenAI với IRS, ông nói “về cơ bản, bạn không thể thực sự hiểu được toàn diện về các tổ chức này khi không có báo cáo tài chính hợp nhất”.

Người phát ngôn của OpenAI cho biết OpenAI luôn tuân thủ các yêu cầu nộp hồ sơ của California và người này không trả lời về tính phi lợi nhuận của công ty.

Mô hình phi lợi nhuận không hoàn toàn xa lạ với ngành công nghệ. Đơn cử, quỹ Mozilla là tổ chức mẹ của Tập đoàn Mozilla với trình duyệt Firefox. Không giống như OpenAI, Mozilla chưa bao giờ huy động tiền từ các nhà đầu tư mạo hiểm – những người mong đợi lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ.

Công ty dùng phần lớn doanh thu của mình để tái đầu tư vào phát triển sản phẩm và dành một phần cho các chương trình của tổ chức phi lợi nhuận.

Mỗi năm, quỹ Mozilla đăng một tài liệu 990 cập nhật lên trang web của mình, cùng với báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên kỹ lưỡng hơn.

Mark Surman, Chủ tịch của Mozilla Foundation, cho biết OpenAI cần tìm ra hướng đi mà công ty muốn đi.

“Tại thời điểm này, tôi không biết đây có phải là vấn đề giám sát theo quy định hay không. Tôi nghĩ đây là vấn đề về niềm tin của công chúng”, Surman nói.

“Nếu họ muốn được coi là tổ chức công đảm bảo AI phục vụ nhân loại, công chúng cần minh bạch hơn rất nhiều. Họ cần biết chuyện gì đang xảy ra”, nhà lãnh đạo Mozilla nói thêm.

Trong khi đó, thoả thuận cho phép nhân viên OpenAI bán cổ phần của họ sẽ định giá công ty khởi nghiệp ở mức 86 tỷ USD. Công ty đã huy động được hàng tỷ đô la từ các nhà đầu tư, chủ yếu là Microsoft. Nguồn vốn này dùng để trả tiền cho các dịch vụ đám mây và thuê nhân tài cần thiết, giúp phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn cần nhiều vốn.

Đó là một bức tranh rất khác so với hồ sơ 990 của OpenAI.

Năm ngoái, nhánh phi lợi nhuận của OpenAI đã chi 1,3 triệu USD, bao gồm khoảng 400.000 USD tiền tài trợ, chủ yếu để hỗ trợ cho nghiên cứu của Đại học Duke.

Sau sự trở lại của Sam Altman vào tháng trước, OpenAI đã cam kết tăng cường cơ cấu quản trị của mình, mặc dù công ty chưa đưa ra những thay đổi cụ thể sắp tới. Chủ tịch hội đồng quản trị hiện tại, Bret Taylor cho biết:

“Hội đồng sẽ tiếp tục thực hiện các bước để tăng cường quản trị doanh nghiệp của OpenAI, xây dựng một hội đồng có trình độ và đa dạng gồm các cá nhân xuất sắc, đồng thời giám sát sứ mệnh quan trọng của OpenAI trong việc đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo nói chung mang lại lợi ích cho toàn nhân loại”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

CEO Nvidia kể về chặng đường khởi nghiệp và những lần vấp ngã

Ngay cả khi trở thành công ty chip giá trị nhất của Mỹ, CEO Nvidia vẫn luôn ám ảnh bởi viễn cảnh một ngày nào đó sẽ phá sản. Đó là động lực giúp ông liên tục đổi mới công ty của mình trong suốt 3 thập kỷ qua.

CEO Nvidia kể về chặng đường khởi nghiệp và những lần vấp ngã
CEO Nvidia kể về chặng đường khởi nghiệp và những lần vấp ngã

Khi Jensen Huang ngồi trong một quán ăn Denny’s địa phương và phác thảo kế hoạch cho công ty sẽ thay đổi cuộc đời mình, ông không thể ngờ startup ấy sẽ có giá trị lên tới 1.000 tỷ USD. Thực tế, vị CEO Nvidia không hề biết về những gì bản thân sắp đối mặt.

Nếu biết trước những điều này, có lẽ ông sẽ không bao giờ khởi nghiệp Nvidia bởi “lý do rất đơn giản” rằng: “Xây dựng Nvidia hoá ra khó hơn hàng triệu lần so với những gì tôi tưởng”.

Trong năm nay, giá trị vốn hoá thị trường của Nvidia đã vượt mốc 1.000 tỷ USD. Nếu như là 3 thập kỷ trước thì điều này là không thể và nó cũng không thực sự khả thi chỉ một năm trước đó, trước khi cuộc đua trí tuệ nhân tạo bùng nổ, giúp vốn hoá Nvidia bằng tổng giá trị Netflix, Nike và Novo Nordisk cộng lại.

Sự thẳng thắn của CEO Nvidia mang tới cái nhìn hiếm hoi về những trải nghiệm của một trong những doanh nhân thành công nhất trong hế hệ của ông. Trên chặng đường khởi nghiệp, Huang nhận ra rằng thiếu hiểu biết đôi khi cũng là một lợi thế.

“Tôi nghĩ đó là siêu năng lực của một người doanh nhân. Họ không biết sẽ khó đến mức nào và tự hỏi: Việc đó có thể khó đến mức nào cơ chứ? Cho đến nay, tôi vẫn đánh lừa bộ não của mình rằng sẽ chẳng khó đến thế đâu”, ông nói.

Hoá ra là có vô vàn khó khăn. Ông không biết rằng kế hoạch kinh doanh ban đầu không có cơ hội thành công. Ông không biết mình sẽ thất bại bao nhiêu lần và cũng không biết bản thân sẽ nhận về những gì.

Vị CEO này nói rằng không sẽ không mạo hiểm nữa không có nghĩa là ông khuyên những người khác đừng mạo hiểm. Thực tế thì ngược lại, theo Huang, chỉ có những doanh nhân như vậy mới không nản lòng trước những khó khăn trong việc xây dựng công ty.

Đây là những chia sẻ của CEO Nvidia trong một tập podcast của Acquired.

Sau ba thập kỷ cống hiến, giờ đây Huang vẫn miệt mài tham gia vào các sách lược của Nvidia. Ông vẫn quản lý 50 giám đốc điều hành – những người phải báo cáo trực tiếp công việc cho ông. Đồng thời tham dự tất cả các cuộc họp về sản phẩm với những nhân viên cấp dưới.

Chưa bao giờ có một doanh nghiệp nào lớn đến vậy mà mọi người biết rất ít về nó. Nhưng nhà sản xuất podcast David Rosenthal mạnh dạn khẳng định: “Ông ấy chính là linh hồn của công ty”.

Hiện chỉ có 5 công ty Mỹ có giá trị vượt quá 1.000 tỷ USD, gồm: Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon và Nvidia. Trong đó, giá cổ phiếu Apple, Microsoft và Alphabet chưa bao giờ giảm 85% từ đỉnh. Amazon có một lần, còn Nvidia đã trải qua hai lần, vào 2002 và 2008.

Ngày nay, nhìn vào biểu đồ lịch sử chứng khoán của Nvidia, những lần sụt giảm như thế trông thật nhỏ bé, nhưng vào thời điểm ấy, người sáng lập không cảm nhận như vậy. Huang tiếp tục trải qua cảm giác khó chịu ấy một lần nữa khi trong năm ngoái, Nvidia bị “thổi bay” nửa giá trị.

Bước sang năm 2023, cổ phiếu Nvidia đã bùng nổ khi chứng kiến nhu cầu về GPU chưa bao giờ lớn đến vậy. Những con chip do Nvidia sản xuẩt cung cấp “nguồn sống” cho các mô hình trí tuệ nhân tạo và không ai khác, Jensen Huang là người kiểm soát nguồn cung.

Các mô hình trí tuệ nhân tạo đòi hỏi cần có hàng chục nghìn đơn vị xử lý đồ hoạ để có thể xử lý nhiều tác vụ tính toán cùng lúc. Nvidia của ông Huang đã đầu tư vào GPU từ rất lâu trước khi nhu cầu thị trường bùng nổ.

Vai trò trung tâm của Nvidia trong nền kinh tế AI là lý do khiến giá trị công ty tăng gấp 3 lần và đánh bại mọi công ty khác trong S&P 500 trong năm nay. Nvidia đang trên đà đạt được hiệu suất hàng năm tốt nhất so với bất kỳ cổ phiếu lớn nào trong thập kỷ qua.

Điều này khiến những chia sẻ của người sáng lập Jensen Huang được công chúng quan tâm hơn bao giờ hết. Huang đã có một năm thành công hơn bất cứ ai, ngoài nữ ca sĩ Taylor Swift.

Nhưng ngay cả khi Nvidia đang ở đỉnh cao thành công, ông vẫn bị ám ảnh bởi viễn cảnh thất bại.

Theo tờ New Yorker, câu thần chú từ ngày đầu khởi nghiệp của ông là: “Công ty chúng tôi còn 30 ngày nữa là dừng hoạt động”. Tại thời điểm này, Nvidia có giá trị cao hơn các gã khổng lồ chip khác của Mỹ cộng lại nhưng người sáng lập vẫn luôn bị nỗi sợ hãi đó chi phối.

Chia sẻ tại Trường Kinh doanh Columbia, ông nói: “Bạn luôn có nguy cơ phá sản. Nếu bạn không tiếp thu được khả năng nhạy cảm đó, bạn sẽ phá sản”.

Nhà sản xuất chip có giá trị lớn nhất thế giới được thành lập năm 1993 bởi ba người Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem tại một quán Denny’s ở San Jose, California. Không ai chú ý tới ba vị khách uống quá nhiều cà phê này trừ nhân viên phục vụ.

Khi Huang nói rằng ông đang làm card đồ hoạ cho trò chơi điện tử, mẹ đã khuyên ông nên kiếm một công việc thực sự.

Bí quyết thành công ban đầu của Nvidia không nằm ở con người hay ngành công nghiệp mà họ chinh phục. Nó nằm ở cơ cấu quản trị không chính thức mà họ áp dụng cho startup của mình.

Tại Nvidia, Huang luôn là người nắm quyền, trong khi Malachowsky và Priem sẽ báo cáo lại với ông. Nhưng cả ba đã thoả thuận rằng những người sáng lập sẽ có thẩm quyền trong lĩnh vực riêng của mình.

“Chúng tôi sẽ nói chuyện hoặc tranh luận về các quyết định của nhau. Nhưng mặc định người đua ra quyết định cuối cùng sẽ là người có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Đó không phải là đồng ý hay không đồng ý. Quyết định cuối cùng được đưa ra và sẽ chấm dứt mọi bất động, mọi người đồng lòng theo chung một hướng”, Priem nói.

Bằng sự sắp xếp này, Huang chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và tìm kiếm đối tác để sản xuất chip. Nhưng đó là một gánh nặng rất lớn đặt lên vai một người. Trong một lần nói chuyện với Huang, Priem đề nghị ông nên san sẻ gánh nặng cho những người khác.

“Huang giữ tất cả những áp lực công việc cho riêng mình. Ôi Chúa ơi! Đó là khoảnh khắc tôi hiểu được ông ấy cô đơn đến mức nào với vị trí của mình”, đồng sáng lập Priem chia sẻ.

Nvidia đạt giá trị thị trường 1.000 tỷ USD không làm cho công việc của Huang dễ thở hơn chút nào.

Hiện tại, Nvidia phải tuân theo các quy định chặt chẽ của Mỹ nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận các chip tiên tiến của Trung Quốc. Chưa kể đến cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ trong nước muốn lật đổ sự thống trị của Nvidia.

Nhưng mọi chuyện còn khó khăn hơn nhiều khi Nvidia không thành công như vậy.

Ngày đầu thành lập, sau khi ra mắt sản phẩm card đồ hoạ đầu tiên và nhận thất bại, Huang đã phải sa thải một nửa nhân viên. Hết tiền, đứng trên bờ vực phá sản, ông đã đặt cược vào dòng chip năm 1997 – đã cứu vớt Nvidia.

Nhưng thập kỷ sau, khi Nvidia niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty phải đối mặt với giai đoạn tàn khốc hơn trong thời kỳ bong bóng dot com và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngay cả khi thị trường phục hồi, Nvidia vẫn chưa thể trở lại.

Từ năm 2008 đến 2013, khi S&P 500 tăng 25% thì Nvidia lại giảm 50%.

Các nhà đầu tư lo lắng khi Huang rót tiền vào một nền tảng mới để tăng tốc điện toán – một nền tảng cho phép các nhà phát triển làm bất cứ điều gì họ muốn với GPU. Khi ấy, Phố Wall hoài nghi về tầm nhìn tương lai của ông.

Chỉ có một nhóm người có thể nhận ra, đó là các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Khi họ bắt đầu dùng chip của Nvidia để huấn luyện mạng lưới thần kinh, họ nhận ra tiềm năng từ công cụ biến đổi trên GPU mà Huang đã đầu tư trước đó.

Và sau ấy, ông tiếp tục quyết định đánh cược với lĩnh vực chip của mình một lần nữa. Những đột phá ban đầu trong lĩnh vực học sâu đã bộc Huang thực hiện một bước đí mới. Năm 2012, Nvidia đã làm việc trên hệ thống sẽ trở thành siêu máy tính trí tuệ nhân tạo đầu tiên của hãng.

4 năm sau, Huang giao nó cho OpenAI – nơi các nhà nghiên cứu đã sử dụng GPU của Nvidia để xây dựng ChatGPT, ứng dụng đã trở thành phần mềm hot nhất trong lịch sử công nghệ khi được phát hành vào năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Elon Musk muốn nhà khoa học trưởng của OpenAI về xAI hoặc Tesla

Elon Musk cho rằng Ilya Sutskever, nhà khoa học trưởng đứng sau vụ lật đổ Sam Altman, nên đầu quân tại xAI hoặc Tesla.

Elon Musk muốn nhà khoa học trưởng của OpenAI về xAI hoặc Tesla
Elon Musk muốn nhà khoa học trưởng của OpenAI về xAI hoặc Tesla

Trên mạng xã hội X hôm 9/12, Elon Musk tán thành khi một người dùng gợi ý Sutskever nên gia nhập Tesla. Không chỉ vậy, Musk khẳng định xAI, công ty trí tuệ nhân tạo do ông thành lập hồi tháng 7, cũng sẵn sàng đón nhận nhà đồng sáng lập OpenAI.

Trước đó, Musk nhiều lần bênh vực Sutskever khi nhà khoa học này trở thành tâm điểm gây tranh cãi trong vụ Altman bị sa thải. Theo Elon Musk, Sutskever phải ra quyết định đột ngột do ông nhận thấy OpenAI đang phát triển sản phẩm gây hại.

“Ilya là người có đạo đức và không ham muốn quyền lực. Ông ấy sẽ không hành động quyết liệt như vậy trừ khi thật cần thiết. Thế giới cần biết nếu OpenAI sở hữu thứ gì đó nguy hiểm cho nhân loại”, Musk nói trên X hôm 20/11.

Hiện Sam Altman đã quay lại vị trí CEO OpenAI nhưng nguyên nhân thật sự khiến ông bị sa thải vẫn chưa được tiết lộ. Trong khi đó, Sutskever rời hội đồng quản trị nhưng vẫn ở lại công ty. Trên mạng xã hội, ông cho biết “vô cùng hối hận” vì hành động của mình và “chưa bao giờ có ý định làm hại OpenAI”.

Trong email gửi nhân viên ngày 29/11, Altman cho hay: “Sutskever giống một viên ngọc quý và tôi chưa bao giờ có ác ý với ông ấy. Dù Sutskever không còn trong hội đồng quản trị, tôi hy vọng cả hai vẫn có thể hợp tác và tiếp tục thảo luận cách đóng góp cho OpenAI”.

Tuy nhiên, theo nguồn tin của Insider, Ilya Sutskever dường như ngày càng trở nên vô hình và lạc lõng tại OpenAI. Tương lai của nhà khoa học trưởng chưa được ban lãnh đạo chính thức đề cập. Một tuần qua, ông không xuất hiện tại văn phòng.

“Sutskever là nhân vật quan trọng. Nhưng cũng có nhiều người khác có thể đảm nhiệm vị trí của ông ấy”, nguồn tin cho biết.

Tuần trước, Sutskever đăng lên X thông điệp ẩn ý rằng thay vì tạo không khí tích cực, công ty lại đang cố cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên bằng các biện pháp trừng phạt hoặc áp đặt, từ đó gây hiệu quả ngược. Tuy nhiên, nội dung này đã bị xóa hôm 7/12.

Một dấu hiệu khác cho thấy sự bất ổn của Ilya Sutskever là ông đã thuê Alex Weingarten, nhân viên công ty luật Willkie Farr & Gallagher, làm luật sư riêng.

Cũng theo Insider, ba nhà đồng sáng lập OpenAI Sutskever, Altman và Greg Brockman sẽ khó hợp tác như trước, đặc biệt là giữa Sutskever và Brockman. Ngoài ra, dù nói tôn trọng nhà khoa học trưởng, Altman từng thừa nhận với The Verge rằng ông thấy “tổn thương và tức giận”.

Còn theo Fortune, nếu Sutskever rời OpenAI để đầu quân cho xAI hoặc Tesla, đây sẽ là biến cố lớn trong cuộc tranh giành nhân tài ngành AI. Elon Musk chính là người thuyết phục Sutskever rời Google để đến với OpenAI năm 2015. Chia sẻ với kênh podcast Lex Fridman giữa tháng 11, Musk khẳng định Sutskever là “mấu chốt giúp OpenAI thành công”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft bị điều tra vì khoản đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI

Cơ quan quản lý Anh và Mỹ lo ngại việc Microsoft đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI (sở hữu ChatGPT) sẽ dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Microsoft bị điều tra vì khoản đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI
Microsoft bị điều tra vì khoản đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI

Ngày 8/12, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) cho biết đã thu thập thông tin từ các bên và mở cuộc điều tra nhắm vào Microsoft. CMA lo ngại với khoản tiền 10 tỷ USD, hãng phần mềm lớn nhất thế giới sẽ biến việc đầu tư cho OpenAI thành một thương vụ sáp nhập, từ đó tác động tiêu cực tới sự phát triển lĩnh vực AI tại Anh.

Tương tự, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cũng đang xác định mối quan hệ giữa hai công ty có vi phạm luật chống độc quyền hay không.

Kể từ 2019, Microsoft đã rót lượng tiền khổng lồ vào OpenAI và hưởng lợi nhờ tích hợp trí tuệ nhân tạo trong nhiều hoạt động kinh doanh cốt lõi. Bước đi này đưa Microsoft lên vị trí dẫn đầu về AI, đẩy các đối thủ vào trạng thái bám đuổi, nhưng cũng khiến công ty công nghệ gặp trở ngại với cơ quan quản lý.

Mối lo của CMA tăng lên khi Microsoft tham gia hội đồng quản trị của OpenAI từ cuối tháng 11, vài ngày sau khi Sam Altman quay lại vị trí CEO. Brad Smith, Chủ tịch Microsoft, khẳng định OpenAI vẫn hoạt động độc lập, đồng thời mối quan hệ của hai bên sẽ thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới trong ngành trí tuệ nhân tạo, thay vì độc quyền.

“Microsoft chỉ giữ vai trò quan sát viên và không có quyền bỏ phiếu trong hội đồng quản trị OpenAI. Điều này tạo khác biệt so với thương vụ Google mua lại DeepMind. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng CMA để cung cấp thông tin cần thiết, ông nói.

Theo Forbes, Microsoft không sở hữu cổ phần trong OpenAI, nhưng hưởng một phần lợi nhuận từ kết quả kinh doanh. Trước đó, tập đoàn này không công khai khoản đầu tư hơn 10 tỷ USD với chính phủ vì OpenAI ban đầu là dự án phi lợi nhuận. Theo luật Mỹ, việc rót vốn hoặc mua lại tổ chức dạng này không cần báo cáo bất kể quy mô giao dịch.

Trong khi đó, OpenAI khẳng định việc hợp tác với Microsoft giúp công ty theo đuổi nghiên cứu AI an toàn và có lợi cho người dùng. Đại diện Microsoft không có quyền quản lý hay kiểm soát hoạt động của OpenAI. Trong khi đó, CMA cho biết sẽ xem xét để đánh giá cán cân quyền lực thực sự giữa hai bên.

Theo nhà phân tích chống độc quyền Jennifer Rie, dù không được phép ra quyết định, Microsoft vẫn có lợi thế khi nắm rõ thông tin về OpenAI nhờ có ghế trong hội đồng quản trị. Nếu muốn chi phối, họ có thể ngăn OpenAI hợp tác với công ty đối thủ, hoặc cắt giảm khoản tài trợ cho hoạt động nghiên cứu.

Nhiều chuyên gia cũng tin giữa Microsoft và OpenAI tồn tại mối quan hệ đáng ngờ. Satya Nadella, CEO Microsoft, đóng vai trung gian đàm phán đưa Sam Altman trở lại. Thậm chí, ông từng đề nghị tuyển dụng Sam Altman và nhiều thành viên khác của OpenAI.

“Các công ty lớn đang lợi dụng thỏa thuận hợp tác để vô hiệu hóa đối thủ tiềm năng trong lĩnh vực AI. Các cơ quan chống độc quyền cần nhanh chóng điều tra những giao dịch đáng ngờ và loại bỏ chúng nếu cần thiết”, Max von Thun, Giám đốc Viện Thị trường Mở châu Âu, nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress