Skip to main content

Thẻ: Khởi nghiệp

Jeff Bezos đầu tư vào Ula, một startup thương mại điện tử B2B của Indonesia

Ula cho biết họ đã huy động được 87 triệu USD trong vòng tài trợ Series B được dẫn dắt bởi Prosus Ventures, Tencent và B Capital. Jeff Bezos cũng đã đầu tư vào.

Từ trái qua phải: Founder kiêm COO, CCO, CEO và CTO của Ula

Vòng gọi vốn mới trở nên đặc biệt hơn khi có sự tham gia của Bezos Expeditions, một công ty chuyên về đầu tư của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos.

Bên cạnh Bezos Expeditions, còn có sự xuất hiện của các quỹ đầu tư hàng đầu Châu Á như Northstar group, AC Ventures và Citius.

Ông Nipun Mehra, nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Ula cho biết:

“Chúng tôi ra mắt vào năm 2020, với một sứ mệnh duy nhất là trao quyền cho các nhà bán lẻ nhỏ ở các khu vực lân cận để tăng thu nhập của họ thông qua công nghệ.

Chúng tôi thực hiện một cách tiếp cận dài hạn để giải quyết các vấn đề cơ bản hiện có của các nhà bán lẻ truyền thống bằng cách đầu tư vào yếu tố công nghệ và chuỗi cung ứng.”

“Các nhà đầu tư mới của Ula đến và chia sẻ tư duy lâu dài này của công ty. Chúng tôi rất biết ơn họ vì đã tin tưởng vào sứ mệnh của Ula và hy vọng sẽ học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm của họ trong việc định hình lại lĩnh vực bán lẻ ở các thị trường mới nổi khác.”

Không gian thương mại điện tử B2B của Indonesia từ lâu đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn như Gojek, Tokopedia, và cả Grab. Ula cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với Warung Pintar, công ty được “chống lưng” bởi East Ventures, đã mua lại nền tảng chuỗi cung ứng Bizzy Digital vào đầu năm nay.

Mối quan tâm của Jeff Bezos đối với Ula xuất hiện trong bối cảnh hiện Amazon chưa thể thâm nhập vào hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và ở một số quốc gia, thì sự có mặt của Amazon vẫn rất còn hạn chế. Amazon muốn có một sự thay đổi mới sau khoản đầu tư này.

Ula được thành lập bởi Nipun Mehra, cựu giám đốc điều hành của Flipkart ở Ấn Độ, Alan Wong, người trước đây đã từng làm việc ở Amazon, Derry Sakti, người từng giữ vai trò giám sát vận hành của gã khổng lồ hàng tiêu dùng P&G tại Indonesia và Riky Tenggara, trước đây từng làm việc cho Lazada và aCommerce.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Điều gì đang đợi các startup trong các thời kỳ suy thoái

Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh “suy thoái kinh tế”, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám.

Giới công nghệ, đặc biệt là startup đã có một thập kỷ tăng trưởng với những kỷ lục liên tục được phá vỡ trên mọi loại bảng xếp hạng.

Những công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã lập lên một loại câu lạc bộ danh giá trên sàn chứng khoán: câu lạc bộ nghìn tỷ (có thể kể đến Apple, Microsoft, Alphabet..)

Tuy nhiên, với sự bùng phát của Covid-19 cùng lúc chiến tranh dầu mỏ ngày càng leo thang, thị trường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Các thị trường chứng khoán liên tiếp giảm điểm, không phải một “thứ hai đen tối” (19/10/1987) mà là một chuỗi tuần ác mộng với nhà đầu tư.

Với tất cả những tin tức tiêu cực vậy, điều gì sẽ xảy đến với các startup?

Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh suy thoái kinh tế, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám. Nhưng dù thế nào cũng cần nhìn vào dữ liệu để nắm bắt vấn đề.

Số lượng Angel & Seed Deals có thể không giảm.

Nhiều người cho rằng khi suy thoái xảy ra, các startup càng khó có cơ hội gọi vốn, nhất là với các vòng gọi vốn ban đầu (early stage startup).

Tuy nhiên nhìn vào dữ liệu quá khứ, điều đáng ngạc nhiên nhất là số lượng deals mà các nhà đầu tư rót vào các startup trong giai đoạn suy thoái không hề giảm, thậm chí còn tăng đáng kể.

Nguồn: PitchBook

Như dữ liệu trên, chúng ta dễ dàng thấy các deal angel-seed tăng đều qua các năm, từ 2007, ngay cả khi thị trường rơi vào suy thoái.

Tại sao lại xảy ra xu hướng này?

Một trong những lý do đơn giản nhất là các nhà đầu tư thiên thần và hạt giống thường có sức chịu rủi ro cao hơn các nhà đầu tư khác, vì vậy họ sẵn sàng đánh cược để có được mức tỷ suất sinh lời (ROI) thật cao nếu startup thành công. Sau cùng, nếu một startup có thể sống sót qua cuộc suy thoái thì chẳng tội gì không đầu tư?

Hơn nữa, những nhà đầu tư này thường chọn đầu tư vào những startup cụ thể trong một lĩnh vực nào đó họ biết hoặc quen thuộc. Họ tin vào sản phẩm hoặc đội ngũ nhà sáng lập vì những phân tích cá nhân, hơn là biến động thị trường vĩ mô.

Tuy nhiên, có một yếu tố chắc chắn thay đổi, đó là số tiền đầu tư.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, số tiền đầu tư cho mỗi vòng angel hoặc seed giảm tương đối, điều này cũng dễ hiểu khi các nhà đầu tư cần phải quản trị rủi ro chặt chẽ hơn.

“Ông chủ” đứng sau các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng e dè hơn.

Bản chất các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital – VC) cũng là một dạng startup, cần gọi vốn từ các “limited partners – LPs” (là những người bỏ tiền vào quỹ đầu tư).

Nếu nhìn vào những quỹ lớn như Sequoia, Andreessen Horowitz, Benchmark Capital,… sẽ thấy họ cũng theo mô hình vài năm gọi vốn một lần. Trong những năm gần đây, các quỹ VC lớn đã gọi thành công những con số kỷ lục, như Softbank là một ví dụ.

Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái, độ rủi ro của các LPs giảm xuống, khiến họ đa dạng hóa đáng kể các khoản đầu tư, và số tiền dành cho VC giảm đi tương ứng.

Điều này dễ thấy khi quan sát giai đoạn 2000-2001 (sự sụp đổ của các sàn chứng khoán do bong bóng dotcom) hay giai đoạn 2008-2009 (suy thoái kinh tế).

Nguồn: PitchBook
Kịch bản này tất nhiên có thể xảy ra thêm lần nữa, và bất cứ lúc nào. Khi đó VC sẽ có ít tiền hơn – là một tin không mấy vui vẻ cho cả giới startup.

Việc tiếp cận các quỹ đầu tư sẽ khó hơn cho các startup. Do đó, các nhà sáng lập/CEO cần chuẩn bị tinh thần cho những tình huống sau: công ty phải offer nhiều equity hơn cho mỗi round, quy mô mỗi round sẽ giảm đi đáng kể so với mức trung bình trước đây.

Và nhìn chung, định giá startup sẽ giảm đi. Các startup cần phải chứng minh năng lực nhiều hơn để gọi được vốn.

Các startup sẽ phải đối mặt với những viễn cảnh nào?

Bất cứ startup nào chưa đi đến vòng gọi vốn Series A đều sẽ phải “vật lộn” hơn trước rất nhiều để có thể sống sót. Phải cắt giảm chi phí, tính toán kỹ lưỡng dùng tiền cho những việc gì, phải tìm được những người giỏi nhất,…

Tất cả những điều này tạo nên áp lực rất lớn trên vai CEO/Nhà sáng lập. Hoặc là đi nhanh gấp vài lần trước kia, hoặc là chết nhanh với tốc độ tương tự.

Khả năng gọi vốn cho vòng tiếp theo để tăng trưởng với quy mô lớn hơn sẽ khó khăn hơn nhiều. Những startup “trong vòng nguy hiểm” là những bên cần gọi vốn để sống sót. Đây là những startup chưa có lãi và nếu không gọi được thêm tiền, công ty sẽ chết.

Trong thời kỳ khó khăn sắp tới, sẽ không còn cơ hội cho những “gã khổng lồ ngã ngựa” (Wework) nữa. Họ sẽ chết rất nhanh trước khi trở thành startup Kỳ lân.

Chưa bao giờ, các mô hình khởi nghiệp tinh gọn và chạy đua để có lãi sớm sẽ trở nên quan trọng như lúc này. Chính nó quyết định sự sống còn của startup!

Mặc dù vậy, hãy biết trong nguy có cơ.

Các nhà đầu tư trứ danh luôn chờ đợi các cuộc khủng hoảng, suy thoái để mua được cổ phiếu tốt với giá rẻ, như cách Warren Buffet đầu tư và trở thành một huyền thoại. Điều tương tự cũng xảy ra với giới startup.

Đối với các “later stage startups” (sau series A) hoặc được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, đây là cơ hội vàng để mua lại các đối thủ với giá rẻ.

Các quỹ đầu tư cũng sẽ đề ra một danh mục tập trung hơn. Việc tìm được một nhà đầu tư tốt, có am hiểu với lĩnh vực mình đang làm sẽ không khó như mò kim đáy bể. Vì chắc chắn số lượng quỹ đầu tư cũng sẽ giảm và lượng còn lại sẽ chuyên môn hóa sâu hơn.

Điều đáng chú ý là có rất nhiều gã kỳ lân khổng lồ được sinh ra trong thời kỳ suy thoái 2008. Hãy cùng nhìn vào danh sách dưới đây:

Ra đời năm 2008:

  • Airbnb định giá 38 tỷ USD vào năm 2019
  • Pinterest định giá 14 tỷ USD vào năm 2019
  • Cloudera định giá 2,5 tỷ USD vào năm 2019
  • Beats được mua lại bởi Apple với định giá 3 tỷ USD vào năm 2014
  • Yammer được mua lại bởi Microsoft với định giá 1,2 tỷ USD vào năm 2012

Ra đời năm 2009

  • Uber định giá 54,6 tỷ USD vào năm 2019
  • Square định giá 26,9 tỷ USD vào năm 2019
  • Slack định giá 12,5 tỷ USD vào năm 2019
  • Nutanix định giá 4,9 tỷ USD vào năm 2019

Như vậy, nếu đã có sẵn “gen” trong mình, thì có suy thoái xảy ra cũng không ngăn được các startup trở thành kỳ lân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bằng cách nào Marketer có thể tồn tại và phát triển trong các Startup

Ngày càng nhiều người làm marketing chọn các công ty khởi nghiệp để bắt đầu thử thách bản thân. Tuy nhiên, ở một môi trường mà luôn coi tăng trưởng là yếu tố sống còn, có vô số những áp lực kèm theo mà bạn nên sẵn sàng.

Bằng cách nào Marketer có thể tồn tại và phát triển trong các Startup

Theo số liệu từ McKinsey, tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp chuyên về phần mềm hiện tại là khoảng 92% trong vòng ba năm đầu tiên.

Còn theo các nghiên cứu của CB Insights về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại.

Lý do số một là…không có khách hàng.

Họ thất bại vì họ không giải quyết được các vấn đề của thị trường, hoặc thực sự là một vấn đề đủ lớn mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho các giải pháp từ doanh nghiệp.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi CEO và những nhà đầu tư của họ thấy rằng ‘đứa con cưng’ của họ không phải là thành công như họ từng mong đợi, mặc dù họ tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của họ tốt hơn bất cứ thứ gì hiện có trên thị trường.

Điều gì sẽ xảy ra khi biểu tượng ‘kì lân’ mà họ muốn không trở thành hiện thực? Và bạn thử nghĩ xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc thiếu khách hàng đó?

Đó không phải là do CTO hoặc quản lý sản phẩm. Đó cũng không phải là lỗi của người phụ trách bán hàng…mọi ánh mắt khi này dường như đang đổ dồn về phía bộ phận Marketing.

Phải. Tất cả mọi lỗi lầm đều nhắm đến các hoạt động marketing.

Nếu bạn đang một nhà marketer trong số đó và bạn đang tìm cách thích nghi và phát triển.

Dưới đây là những gì bạn nên tham khảo.

Những chiến lược để tồn tại.

Làm việc tại một công ty khởi nghiệp trong thực tế không “màu hồng” như nhiều người vẫn biết và nói về nó. Nhưng tại sao nhiều người vẫn muốn đầu quân cho những công ty này.

Có rất nhiều lý do để ai đó có thể yêu thích các công ty khởi nghiệp – có nhiều kinh nghiệm cá nhân hơn, nhiều sự sáng tạo và nhiều kết nối hơn giữa các thành viên và nhà sáng lập.

Và đương nhiên, cảm giác “nơi thuộc về” và gần gũi là một ưu điểm khác.

Khi bạn làm việc ở các công ty khởi nghiệp, có một thứ mà có lẽ là quan trọng nhất mà những người làm marketing nên tập trung vào đó là mở rộng quy mô (Scale up).

Việc mở rộng quy mô có thể có ít rủi ro hơn và mang lại cho các công ty khởi nghiệp nhiều cơ hội để tăng trưởng hơn. Với tư duy này, bạn không thể bỏ qua 7 chiến thuật sau đây để có thể tạo ra những bước nhảy vọt.

1. Đảm bảo bạn có Tư duy tăng trưởng.

Người sáng lập công ty khởi nghiệp và cựu marketer của PayPal, Ông Matt Lerner cho rằng điều tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong một công ty khởi nghiệp là ‘tư duy tăng trưởng’ hay Growth Mindset.

Ở trường học, trường đại học và hầu hết các công việc, bạn được khen thưởng vì đã làm được nhiều việc và không mắc phải sai lầm.

Nhưng trong một công ty khởi nghiệp, sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn nên chọn các công việc phù hợp – tập trung vào những thứ có thể có sức ảnh hưởng, phát triển nhanh chóng và học hỏi từ chính những sai lầm của bản thân.

2. Đừng vứt bỏ những gì bạn đã học được.

Có rất nhiều điều bạn học được ở một công ty lớn hơn với bề dày lịch sử nhiều hơn thực sự có giá trị – nhưng bạn không thể áp dụng nó trực tiếp trong một công ty khởi nghiệp hoặc khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Phần lớn những gì bạn biết được là các tình huống cụ thể; Bạn cứ thử suy nghĩ rằng liệu một chiến dịch cụ thể nào đó có phải chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp bạn là “người dẫn đầu thị trường” không?

Bí quyết cho bạn là biết những gì nên giữ lại, những gì cần sửa đổi và những gì nên vứt bỏ hoàn toàn. Các quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, lập ngân sách, tư duy tối ưu… là những điều có giá trị nhất mà bạn nên giữ lại.

3. Làm việc chăm chỉ vẫn là làm việc chăm chỉ cho dù bạn đang ở đâu.

Làm việc tại một công ty khởi nghiệp là một công việc khó khăn trong thời gian dài. Dù cho vị trí hiện tại của bạn là gì hay công ty của bạn như thế nào, bạn cũng sẽ phải làm việc chăm chỉ, bất chấp những gì mà những người vốn theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nói với bạn.

4. Đổi mới bản thân.

Nhiều công ty khởi nghiệp hay các công ty đang mở rộng quy mô yêu cầu cả những kỹ năng xây dựng thương hiệu lẫn các kỹ năng về kỹ thuật số.

Nếu bạn có các kỹ năng về thương hiệu nhưng không có kỹ năng về kỹ thuật hay kỹ thuật số (digital marketing), làm việc tại một công ty đang phát triển nhanh với các dịch vụ kỹ thuật số hoặc eCommerce có thể làm thay đổi sự nghiệp của bạn.

Đây là con đường tôi đã từng đi. Ngày trước, tôi chọn làm việc trong một công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử được đầu tư vốn mạo hiểm. Những kinh nghiệm ngày đó là hành trang vô giá cho tôi mãi những ngày sau này.

5. Chọn lấy những “người chiến thắng.”

Bạn nên tìm kiếm các công ty trong các lĩnh vực ‘nóng’, chẳng hạn như fintech hoặc công nghệ, đã nhận được nhiều vốn đầu tư mạo hiểm để mở rộng. Những công ty này thường có thể sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển tốt hơn.

6. Tư duy thử nghiệm và học hỏi.

Các công ty khởi nghiệp thường ưu tiên việc cho phép bạn thử nghiệm các ý tưởng của mình, học các bài học của riêng mình và tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm, thay vì phải tuân theo các nguyên tắc cứng nhắc.

Ở một công ty khởi nghiệp, bạn đừng nên kỳ vọng các hướng dẫn cụ thể về công việc hay hướng đi, thay vào đó nhiệm vụ của bạn là tìm ra các cách để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, hay nói cách khác, bạn cần tự viết ra những hướng dẫn cho riêng mình.

Thành công thường đến từ những thử nghiệm thông minh, thất bại một cách nhanh chóng và học hỏi từ mỗi lần sai sót đó.

7. Tìm ra một cái gì đó mà bạn quan tâm nhiều nhất.

Nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ nào đó và bạn tìm thấy một ý tưởng tuyệt vời cho sản phẩm, đó là lúc bạn có thể toả sáng. Các công ty khởi nghiệp thưởng cho niềm đam mê và sự nhiệt huyết cao hơn nhiều so với các công ty lớn.

Đã qua rồi cái thời mà những người sáng lập thành lập công ty, tự phát triển sản phẩm và sau đó chỉ đơn giản là tìm kiếm sự trợ giúp từ các hoạt động bán hàng và marketing.

Tạo ra những bước nhảy vọt.

Tôi đã thực hiện một bước nhảy vọt từ một doanh nghiệp lớn sang công ty khởi nghiệp và sau đó trở lại làm việc tại các thương hiệu lớn. Bạn chắc chắn cũng có thể tạo ra các bước nhảy vọt tương tự trong sự nghiệp của mình.

Một công ty khởi nghiệp muốn thành công sẽ cần những người làm marketing có kinh nghiệm, những người này bắt đầu với những đề xuất giá trị (value proposition), phát triển sản phẩm, xây dựng trải nghiệm người dùng hoặc giao diện người dùng của chính sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp sẽ ngày càng cần nhiều kiến ​​thức chuyên môn về marketing – điều này sẽ giúp họ tăng thêm các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

Nếu bạn cũng đam mê phát triển và thử thách bản thân, đây là cơ hội dành cho bạn. Nếu bạn có thể chứng minh được mình phù hợp, có thể tồn tại và phát triển được trong các công ty khởi nghiệp, đó sẽ là một điểm cộng rất lớn cho sự nghiệp của bạn sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Sai lầm lớn nhất về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại

Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu. Họ thất bại vì họ thiếu một yếu tố quan trọng khác.

Sai lầm lớn nhất về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại

Câu nói nổi tiếng “Nếu bạn xây dựng nó, họ sẽ đến”, thường được các chuyên gia kinh doanh và doanh nhân sử dụng để ngụ ý rằng nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh và nỗ lực để xây dựng nó, mọi người sẽ đến với bạn để giúp bạn thực hiện giấc mơ đó.

Đó là một ý tưởng tốt đẹp. Và trong một thế giới hoàn hảo, nó có thể xảy ra.

Nhưng chúng ta đang không sống trong một thế giới hoàn hảo, có phải không? chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sự bất ổn và phức tạp.

Trong thế giới đó, chúng ta không thể ép buộc mọi người đến và nỗ lực với công việc kinh doanh của chúng ta chỉ vì chúng ta đã xây dựng nó.

Thay vào đó, mọi người thường phải xác định nơi mà họ muốn đến, những sản phẩm họ muốn mua và mức giá phù hợp để họ mua nó.

Nếu khách hàng của bạn không nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng với chi phí mà họ bỏ ra, họ sẽ không bao giờ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp.

Mặc dù các nghiên cứu khác nhau có số liệu thống kê khác nhau cho câu hỏi này, nhưng sự thật là hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại. Đã có những nghiên cứu cho thấy có tới 90% các công ty khởi nghiệp thất bại.

Theo số liệu tại trị trường Mỹ năm 2016:

  • 79,6% thất bại sau 1 năm (2017).
  • 68,8% thất bại sau 2 năm (2018).
  • 61,2% thất bại sau 3 năm (2019).
  • 54,3% thất bại sau 4 năm (2020).

Vậy, một câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã dẫn đến một tỷ lệ thất bại rất lớn với các công ty khởi nghiệp? CB Insights đã thực hiện một nghiên cứu về chủ đề này, trong đó họ đã phân tích 12 lý do hàng đầu khiến các startup thất bại.

Trong số 12 lý do đó, “thị trường không có nhu cầu” có lẽ là lý do gây được nhiều sự chú ý và ngac nhiên nhất với 35% trường hợp thất bại.

Cứ 100 doanh nghiệp, 35 doanh nghiệp thất bại vì họ đã tạo ra những thứ mà không ai muốn? Vậy sự thật đằng sau khái niệm “thị trường không có nhu cầu” là gì.

“Thị trường không có nhu cầu” thực sự có ý nghĩa là gì?

Khi BBVA phân tích nghiên cứu này, họ đã xem xét các công ty không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Họ trích dẫn một công ty có tên là Intronet, một công ty khởi nghiệp nhằm mục tiêu cạnh tranh với LinkedIn, đã tồn tại được 3 năm trước khi gặp khó khăn.

Intronet là một ứng dụng giúp dễ dàng tạo và theo dõi các lời giới thiệu đến những người trong mạng lưới cá nhân và chuyên nghiệp. Nó rất giống với LinkedIn. Nhưng có phải họ đã thất bại vì thị trường không có nhu cầu không?

Câu trả lời dĩ nhiên là không. Nhu cầu về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đã khiến Reid Hoffman, Konstantin Guericke, Jean-Luc Vaillant, Allen Blue và Eric Ly thành lập nên LinkedIn và thành công như ngày hôm nay với hơn 700 triệu thành viên.

Trên thực tế, nhu cầu về một sản phẩm như thế này lớn đến nỗi 10 năm sau khi tạo ra LinkedIn, những người sáng lập đã có thể bán nó cho Microsoft với giá 26,2 tỷ USD.

Điều này chứng minh là thị trường có nhu cầu rất lớn về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp.

Quay lại với Intronet, họ thất bại không phải vì sản phẩm của họ không phù hợp với nhu cầu của thị trường, mà là vì một lý do nào đó khác.

Vào thời điểm Intronet xuất hiện, cung nhiều hơn cầu. Tất cả những ai muốn có một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đều đã sử dụng LinkedIn, và do đó họ không cần Intronet trừ khi Intronet có những thứ gì đó đủ khác biệt.

Sự thật về ý niệm: “Hãy xây dựng nó và họ sẽ đến”.

Chỉ vì bạn xây dựng một doanh nghiệp không có nghĩa là mọi người sẽ có thể trở thành khách hàng của bạn.

Do đó, nếu bạn muốn tối đa hóa khả năng tồn tại và tránh các thất bại trong khởi nghiệp, thì bạn sẽ cần phải tạo ra một sản phẩm trong một thị trường (ngách) có ít hơn những nguồn cung và nhu cầu cao hơn.

Đến đây, nhiều người sẽ tin rằng sự thịnh vượng chỉ đến từ các doanh nghiệp lớn và không có chỗ cho các doanh nghiệp nhỏ như các công ty khởi nghiệp.

Tuy nhiên ý tưởng về việc các doanh nghiêp lớn cũng từng bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất có thể khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ. Hãy thử nghĩ vào các công ty như Amazon và Facebook.

Hãy tưởng tượng nếu Jeff Bezos thành lập Amazon với ý định coi nó là ‘đại diện’ của thương mại điện tử. Bạn có nghĩ rằng nó sẽ trở thành gã khổng lồ như ngày nay không?

Tương tự, hãy tưởng tượng nếu Mark Zuckerberg thành lập Facebook với mục tiêu xây dựng nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Bạn có nghĩ rằng Mark sẽ xây dựng được một nền tảng với 3 tỷ người dùng như lúc bấy giờ không?

Tất cả chúng ta dường như đều quên rằng Amazon chỉ bắt đầu bằng việc bán sách. Mục đích ban đầu của Facebook là kết nối các sinh viên trong trường Harvard thông qua một cộng đồng trực tuyến.

Bạn không thể có được bất kỳ thị trường ngách nào tốt hơn thế. Bằng việc bắt đầu ở những thị trường ngách có ít hoặc không có cạnh tranh, cả hai công ty đều đã phát triển thành những gã khổng lồ như ngày nay.

Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của họ. Họ thất bại bởi vì họ đang tham gia vào một thị trường mà các số liệu về cung và cầu không có lợi cho họ.

Nếu bạn muốn thành công với tư cách là một nhà sáng lập, mục tiêu duy nhất của bạn phải là thoát ra khỏi sự cạnh tranh, càng nhiều càng tốt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Chiến lược Marketing 0 USD của đế chế trị giá 11 tỷ USD Uber

Bằng cách tập trung vào một chiến lược marketing hết sức sáng tạo và mới mẻ, Uber đã dần xây dựng được thị trường và trở thành nền tảng hàng đầu.

chiến lược marketing uber
Chiến lược Marketing 0 USD đã xây dựng nên một doanh nghiệp trị giá 11 tỷ USD

Ý tưởng đứng bên lề đường hồi hộp chờ một người lạ đến đón vốn trong có vẻ giống với một cảnh trong phim kinh dị hơn là một công ty khởi nghiệp công nghệ trị giá 11 tỷ USD.

Cách đây một thập kỷ trước, nó chỉ được coi là đi nhờ xe.

Khi Uber theo đuổi việc xây dựng một công ty khởi nghiệp chia sẻ tài xế ngang hàng (P2P), nó không chỉ phải đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan kiểu con gà quả trứng mà hầu hết các doanh nghiệp P2P (Peer-to-Peer) đều phải đối mặt, mà đó còn là một thực tế nghiệt ngã trước khi có được bất cứ thành công nào, nó cần có nhiều hơn cả nhà sản xuất (người lái xe) và người tiêu dùng (hành khách).

Nền tảng này cần phải loại bỏ được những nỗi sợ hãi xung quanh ý tưởng ngồi lên xe của người lạ trong bối cảnh lúc bấy giờ mặc dù những người sáng lập như Garrett Camp hay Travis Kalanick đều biết rằng rủi ro trên thực tế là rất thấp và hầu như nó không khác gì là mấy so với việc đi taxi truyền thống.

Họ nhận ra rằng cho đến khi họ có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu tích cực được biết đến với việc cung cấp một hình thức vận tải an toàn, tâm trí của người tiêu dùng vẫn sẽ hình dung những chiếc xe của họ gắn liền với sự nguy hiểm và người tiêu dùng sẽ phải đặt cược tính mạng của mình vào tay người khác khi bước lên xe của họ.

Với sự hiểu biết của mình về cách người tiêu dùng nhìn nhận thị trường, Camp và Kalanick đã có một ý tưởng thiên tài cho phép Uber thay đổi cách suy nghĩ của công chúng và xây dựng một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD như hiện nay.

Chiến lược của Uber là gì? Họ đã quyết định tạo ra một “sự đánh lừa khôn ngoan”.

Mặc dù thực tế rằng việc xây dựng một thị trường P2P phụ thuộc rất nhiều vào phần đông công chúng (bất kỳ ai sở hữu xe) để cung cấp dịch vụ và mua dịch vụ, Uber đã quyết định không để họ lái xe cho Uber khi mới thành lập.

Ngay cả khi họ cho rằng nó sẽ an toàn cho hành khách, họ biết rằng đó sẽ là một hành trình rủi ro cho công việc kinh doanh của mình.

Bằng cách tuyển các tài xế chuyên nghiệp từ các doanh nghiệp vận tải tư nhân, Uber đã bình thường hóa thành công ý tưởng lên xe của người lạ, bởi vì, việc lên một chiếc xe của một tài xế đích thực là một khái niệm hết sức bình thường.

Tuy nhiên, đây không phải là tất cả những gì Uber đã làm.

Uber sẽ phải tung ra một sản phẩm và tập trung vào marketing để thu hút khách hàng – điều mà hầu hết các công ty khởi nghiệp P2P đều gặp khó khăn, vì bạn không thể có được khách hàng trước khi có được nhà cung cấp (tài xế), nhưng lại không ai muốn trở thành nhà cung cấp trong một thị trường không có khách hàng (người đặt xe) cả.

Bằng cách “bỏ qua” nhu cầu tìm kiếm tài xế mới, Uber chỉ tập trung vào việc marketing cho một phía của thị trường đó là khách hàng (người có nhu cầu book xe), điều này khiến cho hoạt động marketing của họ trở nên có sức ảnh hưởng và hiệu quả hơn.

Điều quan trọng nhất, Uber đảm bảo rằng khách hàng sẽ có một trải nghiệm tốt và rất an toàn – các chiến lược marketing đóng vai trò vẽ Uber theo một khía cạnh rất tích cực.

Nói cách khác, Uber không chỉ không phải đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm tài xế mà còn giảm thiểu rủi ro về thương hiệu khi họ bắt đầu bằng những chuyến đi chất lượng.

Khi Uber đã có thương hiệu và nhu cầu thị trường bắt đầu tăng lên, nó đã từ từ tung ra các tùy chọn đi xe mới của riêng mình.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2009, Uber đã phát triển từ những chuyến xe sang trọng cao cấp (tương đương với Uber Exec hiện nay) thành Uber Pool 5 năm sau đó, nơi bạn sẽ gặp những người lạ tại một địa điểm cụ thể và đi chung chuyến với họ.

Trong khi nhiều người tin rằng con đường dẫn đến sự chấp nhận của thị trường đại chúng (mass market) là cung cấp một sản phẩm giá cả phải chăng, dễ tiếp cận tới phần đông mọi người, thì Uber lại bắt đầu bằng việc cung cấp một dịch vụ sang trọng hướng tới một thị trường hẹp (thị trường ngách) và phát triển nó bằng cách mở rộng sang các dịch vụ giá rẻ hướng tới thị trường đại chúng.

Thành công của Uber chủ yếu dựa trên hai nhận thức rất quan trọng. Thứ nhất, cần phải giải quyết sự lưỡng lự hay rào cản từ phía công chúng đối với việc chia sẻ tài xế trước khi có cơ hội được thị trường chấp nhận.

Thứ hai, để tạo ra được một sản phẩm thu hút được đông đảo công chúng, Uber cần phải bắt đầu như một nhà cung cấp dịch vụ cao cấp – mặc dù ý tưởng ban đầu của họ cũng chỉ là cung cấp một hình thức vận tải phù hợp hơn.

Cho đến ngày nay, Uber vẫn là một sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu trên thị trường đi chung xe với hơn 70% tổng thị phần toàn cầu, mặc dù ngày càng có nhiều đối thủ mới gia nhập ngành hơn.

Ngay cả khi những thương hiệu khác, chẳng hạn như Lyft, vốn có giá cạnh tranh hơn Uber, Uber vẫn là lựa chọn hàng đầu cho phần lớn thị trường tại Mỹ.

Những công ty khởi nghiệp như Uber trở nên thành công rực rỡ không chỉ là những công ty có ý tưởng tốt nhất, mà còn có những chiến lược thực thi tốt nhất.

Trong một thị trường đầy thách thức, Uber đã thành công khi hiểu rằng thị trường không nhất thiết phải sẵn sàng cho những gì họ đang muốn cung cấp.

Nhiều nhà sáng lập có thể nhìn thấy những thứ mà người khác không thể nhìn thấy bởi vì tầm nhìn của họ không giống với người bình thường – đó là điều cần thiết nhất để họ có thể trở thành một doanh nhân thành công.

Tuy nhiên, những doanh nhân thành công nhất không chỉ cần có tầm nhìn hay chiến lược, họ cũng cần có khả năng nhìn thấy những thứ mà đối tượng mục tiêu của họ đang mong đợi.

Ngoài ra, việc sẵn sàng từng bước để loại bỏ những rào cản gia nhập thị trường cũng đã góp phần tạo nên sự thành công của Uber.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Inc

Bỏ việc, lập công ty cho thuê lại quần áo và gọi vốn thành công 30 triệu USD

Cựu nhân viên ngân hàng Raena Lim cùng chồng cô nảy ra ý tưởng thành lập công ty xuất phát từ một thực tế phổ biến là dù có rất nhiều quần áo nhưng luôn nghĩ ‘không có gì để mặc’.

Khi vợ chồng Chris Halim và Raena Lim, Singapore nhìn thấy cơ hội giúp tạo ra tính bền vững của quần áo thời trang, họ đã đi theo cách thức của riêng mình.

Và cặp đôi nhà sáng lập của ứng dụng cho thuê quần áo Style Theory đã dùng tất cả tâm huyết để xây dựng thành công một thương hiệu.

Startup này đã nhận được sự đầu tư lên tới 30 triệu USD từ những ông lớn như SoftBank, Alpha JWC Ventures và công ty bất động sản Indonesia Paradise Group.

“Chúng tôi đầu tư vào đó 40.000 USD”, cặp vợ chồng đã nghỉ việc để dành toàn bộ thời gian cho sự nghiệp khởi nghiệp chia sẻ: “Thành thật mà nói, chúng tôi không biết mình ngu ngốc hay dũng cảm”.

Tìm kiếm sự phù hợp.

Lim và Halim là đồng sáng lập của Style Theory, một nền tảng cho thuê thời trang của Singapore cho phép người đăng ký cho mượn đồ không giới hạn với mức phí cố định hàng tháng.

Công ty khởi nghiệp do SoftBank hậu thuẫn đến nay tự hào có hơn 200.000 người dùng đăng ký khắp Singapore và Indonesia, cung cấp khoảng 50.000 quần áo và hơn 2.000 túi.

Cựu nhân viên ngân hàng Goldman Sachs Lim cùng chồng cô, Halim – một nhân viên tư vấn nảy ra ý tưởng thành lập công ty vào năm 2016, xuất phát từ một thực tế phổ biến: không có gì để mặc vào lúc đó.

“Khoảnh khắc ‘lóe lên ý tưởng’ là khi Chris hỏi tôi một cách nghiêm túc với thái độ băn khoăn kiểu ‘tại sao em có quá nhiều quần áo mà vẫn luôn phàn nàn mình không có gì để mặc?’, Lim – Giám đốc vận hành của Theory Style nhớ lại.

Cô nói: “Đối với một người xuất thân từ lĩnh vực tài chính, có tư duy logic và toán học, tôi chợt cảm thấy ồ, đó thực sự là một phản ứng rất phi logic của tôi”.

Từ ý tưởng đến thực thi.

Từng có thời gian làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Kenya khi mới đi làm, Lim rất muốn bắt đầu một dự án thật sự có ý nghĩa với cộng đồng. Và khi loại hình thời trang nhanh trở nên phổ biến đồng thời đi theo là nguy cơ tàn phá môi trường, cơ hội đã rõ ràng.

Sản xuất dệt may là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, tạo ra lượng khí thải toàn cầu tương đương 1,2 tỷ tấn CO2 mỗi năm – nhiều hơn tất cả các chuyến bay và vận chuyển quốc tế cộng lại.

Một cách góp phần giải quyết điều đó là một loạt các nền tảng cho thuê quần áo mới đã được ra đời nhằm tìm cách thỏa mãn những người tiêu dùng có ý thức, ít phải sử dụng đến “thời trang nhanh”.

Được tiên phong vào năm 2009 bởi nền tảng Rent The Runway của Mỹ, ngành công nghiệp thời trang mặc lại đã nở rộ trong thập kỷ qua, truyền cảm hứng cho các thương hiệu khác như My Wardrobe HQ ở Anh và GlamCorner ở Australia.

Tuy nhiên, những thách thức về logistic của Đông Nam Á đã khiến khu vực này trở thành một thị trường khó có tính đột phá. Điều đó đã khiến các doanh nhân mới trong lĩnh vực này như Lim và Halim áp dụng chiến lược thử nghiệm trước.

Giám đốc điều hành Halim cho biết: “Chúng tôi bắt đầu với một danh sách chờ trước (đăng ký trước), vì vậy chúng tôi có đủ số lượng quần áo và công suất phục vụ khách hàng.

Khi khách hàng đến trải nghiệm, chúng tôi có thể kiểm nghiệm được mức độ thành công của dự án”.

Áp dụng phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu (data-driven).

Phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu của cặp đôi đã giúp họ chuyển từ mua lại tất cả hàng tồn kho sang mô hình ký gửi vào năm 2019.

Vận hành theo phương thức mới, Theory Style liên kết với các nhà thiết kế và cá nhân có đồ cần cho thuê, trả tiền cho họ mỗi khi một món đồ được thuê.

Sau đó, công ty sẽ thu 95 USD phí đăng ký hàng tháng không giới hạn cho việc quản lý, chuyển phát nhanh và dọn dẹp hàng hóa. Chính cách thức đó đã giúp startup thu hút các nhà đầu tư lớn.

“Người dùng cuối của dịch vụ này chắc chắn là các khách hàng cá nhân và trong đó khách hàng nữ chiếm đa số. Nhưng đây cũng là các giải pháp để các nhà cung cấp hoặc nhà thiết kế có thể tiếp cận thị trường mục tiêu này một cách trực tiếp hơn”, Jefrey Joe, đối tác quản lý của Alpha JWC Ventures cho biết.

Ngành công nghiệp thời trang cho thuê bùng nổ.

Ngành công nghiệp cho thuê quần áo trực tuyến được định giá 1,2 tỷ USD toàn cầu vào năm 2019. Đến năm 2027, con số đó dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 2,8 tỷ USD. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng phần lớn của sự tăng trưởng.

Khu vực này sẽ là một thị trường bùng nổ – cơ hội lớn cho những doanh nghiệp phá cách như Theory Style trong lĩnh vực cho thuê quần áo tương đối non trẻ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Research Nester, khu vực này được dự báo sẽ chiếm gần một phần tư (22,14%) tổng thị trường trong vòng 6 năm tới.

Joe cho biết: “Quy mô thị trường của phân khúc này vẫn còn nhỏ nhưng chúng tôi cũng nhận thấy tiềm năng rất lớn. Thị trường thời trang này đủ lớn để tạo ra ít nhất một kỳ lân từ Đông Nam Á”, ông nói, đề cập đến các công ty khởi nghiệp được định giá 1 tỷ USD.

Xoay xở trong thời kỳ đại dịch Covid 19.

Tận dụng cơ hội về thị trường, cặp đôi Lim và Halim đã điều chỉnh sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng ở châu Á.

Điều đó bao gồm việc quản lý quần áo cho phù hợp với văn hóa và khí hậu địa phương, cũng như cung cấp dịch vụ thu gom và tạo kiểu cá nhân ở các cửa hàng mang tính thời vụ.

Tuy nhiên, triển vọng của ngành công nghiệp thời trang vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã giáng một đòn mạnh vào các nhà bán lẻ, làm giảm lợi nhuận và các cửa hàng buộc phải đóng cửa.

Trong khi đó, hoạt động xã hội cộng đồng bị hạn chế hoặc hủy bỏ và yêu cầu về vệ sinh được ưu tiên, việc cho thuê quần áo đã mặc lại bị ảnh hưởng nặng nề.

Style Theory bắt đầu kinh doanh bán lại vào năm 2020 để đáp ứng với việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch. Công việc kinh doanh hiện tại chỉ đạt được 75% so với trước khi dịch Covid 19 xảy ra.

Halim cho biết: “Đại dịch có lẽ là thời điểm thách thức nhất đối với chúng tôi với tư cách là một công ty. Nhưng nó cũng mang lại rất nhiều cơ hội. Điều thú vị nhất đối với chúng tôi thực sự là thời trang bán lại”.

Halim nhắc đến  một dịch vụ cho phép người dùng mua và bán các mặt hàng đã qua sử dụng: “Chúng tôi đã chính thức ra mắt nền tảng này vào năm ngoái và có thể phát triển doanh nghiệp đó lên gấp 10 lần trong vòng một năm tới.”

Tuy nhiên, cặp đôi sáng lập vẫn tự tin, thời trang cho thuê là một lĩnh vực kinh doanh không lỗi mốt.

Trong 5 năm hoạt động, Style Theory đã thực hiện được hơn 2,3 triệu lượt cho thuê và tiết kiệm hơn 600.000 món đồ thiết kế được yêu thích tránh phải bỏ đi.

Hiện tại, cặp vợ chồng có kế hoạch nhắm vào các thị trường và đối tượng người tiêu dùng mới, bổ sung thêm các dòng quần áo nam giới và trẻ em và mở rộng sang Hong Kong vào cuối năm nay.

Và bất chấp những thách thức, cặp đôi doanh nhân cho biết, họ đã tìm thấy tiếng nói chung về nhu cầu thời trang của mình.

Halim nói: “Về cơ bản, công việc kinh doanh giống như nuôi dạy con cái. Sự tin tưởng hoàn toàn, sự đồng nhất 100%, thực sự hữu ích và cực kỳ quan trọng khi cả hai cùng nhau đưa ra các quyết định then chốt”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

“Tôi đã huy động được 1,3 triệu USD Startup của mình từ một bài đăng trên LinkedIn”

Dưới đây là những bài học mà tôi đã học được !

Đây không phải là một câu chuyện đùa, nó là một câu chuyện thật xảy ra với tôi. Tôi đã nhận được một khoản đầu tư trị giá 1.3 triệu USD qua một bài đăng đơn giản trên mạng xã hội.

Khoản đầu tư đến từ một người mà tôi chưa từng nói chuyện trước đây nhưng đã gửi cho tôi một tin nhắn trực tiếp trên LinkedIn.

Kể từ khi điều này xảy ra, tôi đã có đủ thời gian để suy nghĩ về những gì đã làm cho điều đó trở nên khả thi và có một số bài học khác biệt mà tôi đã học được.

Trước tiên tôi muốn kể một chút về tôi. Tôi điều hành một công ty khởi nghiệp có tên là Stakester.

Công ty của tôi đã tròn hai tuổi, chúng tôi làm việc trong lĩnh vực thể thao điện tử (e-sports) và tôi chỉ có hơn 7.000 kết nối (connections) trên LinkedIn.

Về mục đích của tôi.

Tôi không có mục đích huy động bất kỳ khoản tiền nào trong giai đoạn này; vì chúng tôi vừa kết thúc một vòng huy động vốn.

Nhưng chúng tôi là một công ty khởi nghiệp nên sự thật là chúng tôi luôn nỗ lực, và luôn muốn nhận được sự của chú ý của công chúng lẫn giới đầu tư.

Trong vòng gọi vốn cuối cùng của mình, tôi đã học được một bài học vô cùng quý giá: đó là khi nói đến việc đầu tư, cơ hội để các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận lớn là tất cả vấn đề.

Vì vậy tôi muốn gây sự chú ý đến họ bằng một thứ vốn đã được chứng minh là tiềm năng của doanh nghiệp.

Với ý nghĩ đó, đây là những ưu tiên mà tôi muốn thể hiện:

  • Cho thấy sự tăng trưởng.
  • Chứng tỏ rằng nó đang diễn ra nhanh chóng.
  • Thu hút sự chú ý của nhiều người.
  • Thu hút nhiều người tiềm năng.

Đây là cách tôi đã làm điều đó:

1. Chọn một số liệu. Số liệu gì không thực sự quan trọng, miễn là nó có ý nghĩa và đang phát triển. Để làm cho điều này trở thành điểm nhấn của bài đăng. Tôi đã thiết kế một đồ thị đơn giản thể hiện một đường cong tăng trưởng.

2. Đề cập đến một khung thời gian. Ví dụ, thay vì 4 tuần, hãy sử dụng 1 tháng. Người đọc sẽ nhìn thấy các con số chứ không phải một thời kỳ.

3. Giữ tất cả mọi dữ liệu trên LinkedIn. Nếu bạn cần một liên kết, hãy đưa nó vào phần bình luận. LinkedIn ưu tiên các bài đăng thu hút được sự tương tác của mọi người trên nền tảng, do dó, tôi đã để liên kết đến website ở dưới phần bình luận.

Ngoài ra, hãy thêm một thẻ hashtag có liên quan để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy bạn cũng như bạn có thêm cơ hội để được tiếp cận nhiều người hơn.

4. Gắn thẻ những người liên quan: Nếu bạn thêm những người liên quan vào bài đăng của mình, chắc chắn họ sẽ rất thích thú.

Trong trường hợp của tôi, tôi đã gắn thẻ tất cả những người đã đầu tư vào doanh nghiệp của tôi vì tất cả họ đều sẽ có mạng lưới kết nối phù hợp.

Và đây là những gì tôi học được từ bài đăng đã mang về hơn 1 triệu USD đầu tư này:

Bài học 1: Hình thức rất quan trọng.

Biểu đồ hiển thị gì không quan trọng, hình dạng của nó mới thực sự quan trọng. Nó mang lại phản ứng cảm xúc tức thì.

Chúng ta thấy đường cong Covid uốn cong lên trên, chúng ta hoảng sợ; chúng ta thấy nó dốc xuống, chúng ta vui mừng và thư giãn.

Chúng ta có nhìn vào những con số và những gì chúng muốn nói không? Hẳn là rất it khi. Ở đây cũng vậy, hãy thể hiện một đường cong hấp dẫn, mọi người sẽ rất phấn khích.

Bài học 2: Đừng hỏi.

Lần thứ hai bạn yêu cầu để được hỗ trợ tiền hay một thứ gì đó, bạn mất đi sức mạnh. Thay vào đó, hãy khiến họ đến với bạn. Hãy cung cấp FOMO và họ sẽ bắt đầu tiếp cận bạn.

Bài học 3: Hãy đặt nền móng.

Xác suất để một bài đăng nhận được 1 triệu USD là một trên một triệu. Tôi đã vô cùng may mắn, tôi biết điều này.

Nhưng tôi đã khiến mình có nhiều khả năng gặp may hơn bằng cách đặt trước nhiều nền móng và kinh nghiệm.

Tôi đã phát triển cộng đồng LinkedIn của mình, tôi đã nhận xét về các bài đăng của người khác để họ có thể phản hồi lại. Tài khoản cá nhân của tôi nói về doanh nghiệp của tôi.

Với bạn, bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách đầu tư thời gian và sức lực để phát triển những điều tương tự. Cơ hội và may mắn của bạn sẽ chỉ tăng lên khi bạn thực sự cố gắng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo LinkedIn

Điều gì tạo nên một đội nhóm khởi nghiệp thành công

Một câu trả lời phổ biến là kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó, kiến thức về sản phẩm và những kỹ năng trong ngành để dự báo sự thành công của một dự án kinh doanh mới trong tương lai.

Điều gì tạo nên một đội nhóm khởi nghiệp thành công

Nhưng liệu những thứ đó có đủ để một đội nhóm có thể làm việc tốt với nhau không? Trong một nghiên cứu gần đây về 95 nhóm khởi nghiệp mới ở Hà Lan, các nhà nghiên cứu từ CapitalT đã khám phá ra được những thắc mắc này.

Khi các nhà đầu tư mạo hiểm thực hiện thẩm định các công ty khởi nghiệp (startup), họ tập trung rất kỹ vào khía cạnh tài chính của doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó có thú vị không?

Thị trường tiềm năng lớn như thế nào? Các kế hoạch tăng trưởng của họ là gì? Họ tuyển các chuyên gia tài năng nhất và sử dụng các công cụ dữ liệu tiên tiến nhất để trả lời những câu hỏi này và đảm bảo rằng mọi chi tiết về vấn đề tài chính đều được xác thực.

Nhưng khi đánh giá các đội nhóm khởi nghiệp, cảm giác và trực giác có xu hướng là những công cụ thẩm định chính của họ.

Đây không phải là một cách tiếp cận thực sự hiệu quả khi dữ liệu cho chúng ta thấy rằng 60% các dự án kinh doanh mạo hiểm mới đều thất bại do các vấn đề xảy ra với đội ngũ.

Vậy điều gì tạo nên một đội nhóm khởi nghiệp thành công?

Một câu trả lời phổ biến mà bạn thường nghe thấy đó là kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó của nhóm đội ngũ, kiến thức về sản phẩm của họ và các kỹ năng trong ngành giúp họ dự báo sự thành công của một dự án kinh doanh mới.

Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ riêng kinh nghiệm là không đủ để giúp một đội nhóm có thể phát triển mạnh mẽ.

Trong khi kinh nghiệm giúp mở rộng nguồn tài nguyên của đội nhóm, giúp mọi người xác định cơ hội và có liên quan tích cực đến mức độ hiệu quả của đội nhóm, thì một đội nhóm cũng cần có các kỹ năng mềm cần thiết để phát triển thực sự.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy rằng niềm đam mê kinh doanh và tầm nhìn chiến lược chung là yếu tố cần thiết để đạt được hiệu suất nhóm vượt trội đồng thời để được các nhà đầu tư bên ngoài đánh giá cao hơn.

Trong số các công ty khởi nghiệp mà nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, số liệu cho thấy mức độ kinh nghiệm trước đây cao nhưng mức độ đam mê và tầm nhìn tập thể lại ở mức từ trung bình đến thấp cho thấy hiệu suất của đội nhóm yếu kém hơn khi đề cập đến sự đổi mới trong các sản phẩm và dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, khả năng kiểm soát chi phí và mức tăng trưởng doanh số dự kiến.

Ngược lại, với các đội nhóm có mức độ kinh nghiệm trước đây trung bình nhưng mức độ đam mê cao và tầm nhìn tập thể tốt lại cho thấy mức độ hiệu suất cao hơn đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng kinh nghiệm tốt hơn chỉ dẫn đến hiệu suất tốt hơn nếu các thành viên trong nhóm chia sẻ tầm nhìn chiến lược cho toàn công ty.

Những đội ngũ xuất sắc có đủ kỹ năng cứng và mềm.

Khi chúng ta nói về sự cân bằng giữa kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm (kỹ năng cứng) với niềm đam mê và tầm nhìn (kỹ năng mềm), có một vấn đề rất đáng để bạn quan tâm và lưu ý.

Nếu các thành viên trong đội nhóm cực kỳ thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng họ cảm thấy không muốn chia sẻ kiến ​​thức này do thiếu sự thống nhất về tầm nhìn của công ty, thì kiến ​​thức này của họ sẽ vô ích đối với doanh nghiệp.

Ví dụ: nếu một CTO (giám đốc công nghệ) trong nhóm khởi nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành phần mềm và rất hữu ích cho việc xây dựng doanh nghiệp hiện tại, nhưng họ không đồng ý với CEO về chiến lược tương lai của công ty, thì cũng sẽ có ít có khả năng hơn để chia sẻ tất cả kiến ​​thức trước đây mà họ có.

Để minh họa tầm quan trọng của việc đánh giá một đội ngũ doanh nhân mới với sự cân bằng giữa kỹ năng cứng và mềm, hãy xem trường hợp của Emma, ​​một nhà đầu tư tại một công ty chuyên về đầu tư mạo hiểm.

(Tên của những người và tổ chức trong câu chuyện này đã được thay đổi.)

Emma gần đây đang tìm hiểu một khoản đầu tư tiềm năng vào một công ty phần mềm ở Stockholm mà bà tỏ ra rất hào hứng. Hãy tạm gọi công ty này là Clocker.

Khi Emma tìm hiểu về Clocker và nhận được tài liệu từ công ty này, bà đã rất vui mừng với đội nhóm sáng lập của họ. Ngoài các khoản tài chính thú vị, thành tích của đội nhóm này còn rất ấn tượng.

CEO có kiến ​​thức chuyên sâu về ngành, đã làm việc trong lĩnh vực phần mềm trong nhiều năm và từng lãnh đạo bộ phận sản phẩm cho Salesforce.

CFO (giám đốc tài chính) thì tốt nghiệp Harvard, từng làm việc cho Bain & Company trước khi gia nhập Clocker và có kỹ năng chiến lược và tài chính rất mạnh.

Phó giám đốc bán hàng là một thủ lĩnh bán hàng thực sự, người đã từng làm việc với tư cách là giám đốc khách hàng (account manager) của Microsoft.

Cuối cùng, thành viên thứ 4 của đội nhóm là một doanh nhân với những lý lịch thành công và một số kinh nghiệm học được qua những thất bại khi khởi nghiệp.

Trên lý thuyết, đội ngũ này chắc chắn đã có tất cả những gì cần thiết để mở rộng quy mô và xây dựng công ty.

Tuy nhiên, khi các thành viên trong nhóm trình bày bài thuyết trình (pitching) của họ trong phòng họp và xây dựng chiến lược tăng trưởng của Clocker, Emma đã rất thất vọng.

Trong khi CEO nói với Emma rằng cô ấy muốn mở rộng sang Mỹ thì CTO dường như không mong muốn với tham vọng này.

Anh ấy bác bỏ ý tưởng của CEO ngay lập tức và cho rằng công ty sẽ quá bận rộn khi còn vô số các dự án cần làm khác.

Rõ ràng là đội ngũ của Clocker có những mục tiêu rất khác nhau. Họ cũng không đam mê công ty như nhau. Phó Giám đốc Kinh doanh vẫn điều hành công việc bán hàng của riêng mình – trong khi CTO liên tục tìm kiếm các công việc khác.

Khi Emma nói chuyện với CEO trong vài tuần sau đó, bà biết rằng Clocker đã tan rã.

Vì các mục tiêu khác nhau của họ đối với công ty, các thành viên trong đội nhóm không giao tiếp hiệu quả và không chia sẻ kiến thức của họ với nhau, điều này dẫn đến động lực của nhóm kém hơn và khả năng ra quyết định yếu hơn.

Mặc dù kinh nghiệm trước đây thường được coi là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh, nhưng kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ riêng kinh nghiệm sẽ không dẫn đến thành công.

Thay vào đó, kiến thức, kỹ năng và niềm đam mê là những thứ quan trọng khác cần có.

Kinh nghiệm và chuyên môn chỉ dẫn đến hiệu suất tốt hơn nếu các thành viên trong nhóm chia sẻ kiến thức của họ với nhau và làm việc vì môt tầm nhìn chung.

Khi các nhà đầu tư đánh giá các nhóm khởi nghiệp, họ nên nhớ rằng chỉ với một bản sơ yếu lý lịch tuyệt vời thôi là chưa đủ để có thể phát triển doanh nghiệp.

Nếu họ không có niềm đam mê kinh doanh và tầm nhìn chiến lược chung, mọi thứ khác đều tỏ ra là vô nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đông Nam Á có thêm startup kỳ lân mới

Công ty khởi nghiệp thanh toán cho doanh nghiệp Nium của Singapore vừa trở thành kỳ lân sau khi huy động được hơn 200 triệu USD.

CEO Prajit Nanu. Ảnh: Business Insider

Nium đạt giá trị một tỷ USD sau vòng gọi vốn Series D do Menlo Park, Riverwood Capital LLC có trụ sở tại California, Mỹ dẫn đầu.

Temasek Holdings Pte, Visa Inc., Vertex Ventures, Beacon Venture Capital và Rocket Capital, Quỹ tài sản GIC Pte của Singapore cũng góp mặt trong vòng gọi vốn này.

CEO của Nium là Prajit Nanu (39 tuổi). Ông cho biết Nium có kế hoạch sử dụng số tiền huy động được để mở rộng hoạt động kinh doanh ở Mỹ và Mỹ Latinh trước khi tiến hành đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở Mỹ trong 1,5 – 2 năm tới.

Nium có thể theo đuổi việc niêm yết thứ cấp tại Singapore sau này.

Startup này cũng tìm kiếm các thương vụ mua lại ở những thị trường như Australia. Nium đã mua Ixaris có trụ sở tại London cũng như Wirecard Forex India Pvt trong năm 2021.

Việc Nium gia nhập câu lạc bộ startup tỷ USD đánh dấu một cột mốc quan trọng ở Singapore, quốc đảo giàu có với 5,7 triệu dân đang cố gắng định vị mình như một trung tâm fintech sôi động.

Singapore có hơn 1.000 công ty khởi nghiệp fintech trong nước, chủ yếu tập trung vào thanh toán, cho vay, đầu tư và tài chính cá nhân.

Pine Labs Pvt, một nền tảng thanh toán cho các thương gia ở Ấn Độ và Đông Nam Á, là một trong những công ty khởi nghiệp fintech giá trị nhất có trụ sở tại Singapore, được định giá 3 tỷ USD.

“Rào cản vô hình ở các công ty khởi nghiệp fintech ở Đông Nam Á là nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung vào những gã khổng lồ công nghệ về tiêu dùng được tài trợ dồi dào như Grab của Singapore hay Gojek và các kỳ lân Indonesia khác.

Nếu rào cản đó đã bị phá vỡ, chúng ta có thể sẽ chứng kiến nhiều kỳ lân hơn, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực fintech xuất hiện ở Singapore”, Prajit Nanu, CEO Nium nói.

Cái tên Nium, có nghĩa là “quy tắc” trong tiếng Phạn, được Nanu đồng sáng lập như một dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới vào năm 2014.

Ông không phải là kỹ sư cũng không phải làm việc trong lĩnh vực tài chính. Sau khi lớn lên ở Mumbai, ông đã biết cách xây dựng các doanh nghiệp phát triển nhanh sau 12 năm làm việc tại các công ty bao gồm Adventity Inc. và WNS Global Services.

Trong một lần cố gắng gửi tiền từ Ấn Độ sang Thái Lan để tổ chức tiệc độc thân cho một người bạn vào năm 2013, ông gặp sự cố khi một khu nghỉ dưỡng ở Thái Lan từ chối sử dụng thẻ tín dụng và đòi chuyển khoản ngân hàng, trong khi ngân hàng của Nanu ở Ấn Độ yêu cầu rất nhiều các giấy tờ chỉ để chuyển 640 USD.

Từ đó ông nảy ra ý tưởng thành lập Nium.

Bây giờ, chính Kasikornbank của Thái Lan và Công ty Viễn thông Singapore là hai trong số hơn 200 khách hàng của Nium.

Tương tự như Stripe, phần mềm của Nium giúp các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trực tuyến. Startup này cũng cho phép các doanh nghiệp gửi tiền và phát hành thẻ tín dụng vật lý và thẻ tín dụng ảo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

3 cách để tránh sự trầm trọng của các thất bại trong khởi nghiệp

Câu hỏi dễ trả lời nhất đối với những người có tinh thần kinh doanh tăng trưởng cao là: Tại sao rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại?

Tại sao có rất nhiều doanh nhân đầy quyết tâm – những nhà đổi mới, những người sẵn sàng mạo hiểm thời gian, danh tiếng và tiền bạc để xây dựng một doanh nghiệp dựa trên công nghệ – nhưng lại không giải quyết được các vấn đề thị trường để tạo ra doanh số?

Lý do thì rất nhiều – thẳng thừng và đa sắc thái. Nó có thể là công ty đã đốt hết tiền mặt của mình trước khi đạt được các mốc quan trọng dẫn đến điểm hòa vốn và có được doanh thu bổ sung. Đôi khi là từ sự cạnh tranh, hoặc suy thoái kinh tế hoặc một sự kiện thiên nga đen (hãy nghĩ về đại dịch) ập đến.

Hoặc cũng có thể là, những nhà sáng lập các công ty khởi nghiệp đã không thực hiện đúng công việc xác thực khách hàng và thị trường mục tiêu trước khi họ xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.

Kể từ năm 2014, CB Insights đã thu thập những thông tin đầu tiên về những thất bại của startup từ hàng trăm nhà sáng lập và nhà đầu tư khác nhau.

Lý do số 1 cho sự thất bại là: Không có nhu cầu từ thị trường.

Tất cả các loại hình và quy mô của các công ty khởi nghiệp đều thừa nhận đã phạm phải sai lầm này, từ các dự án nhỏ đến các công ty kỳ lân.

Lý do số 2 cho sự thất bại là: Công ty đã “đốt” hết tiền.

Để đạt được sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường không phải là điều dễ dàng, nhưng rõ ràng là ngành của chúng ta đã có thể làm tốt hơn chúng ta.

Dưới đây là ba ý tưởng để giúp các doanh nhân biến việc xác thực thị trường và khách hàng mục tiêu thành điểm khởi đầu cho công việc kinh doanh mới của họ.

1. Thay đổi tư duy và tâm trí của bạn.

Ngừng suy nghĩ về sản phẩm của bạn và không ngừng tập trung vào nỗi đau của khách hàng. Bỏ các định kiến ​​về những gì thị trường “thực sự cần” và tìm kiếm những vấn đề mà thị trường đang gặp phải.

Mục tiêu là tìm ra đủ bằng chứng về một vấn đề đủ phổ biến, và hầu hết mọi người trong ngành mục tiêu của bạn đều nhận ra nó.

Bạn không nên tìm kiếm những vấn đề thú vị để giải quyết. Hãy tìm kiếm những vấn đề không thể biến mất trên thị trường. Đừng hỏi bạn bè và gia đình để xác thực nó. Vì họ có thể luôn luôn động viên bạn bằng việc thừa nhận ‘bạn luôn luôn đúng’.

Thay vì cố gắng để chứng minh các giả định của bạn, hãy bắt đầu tìm ra những bằng chứng về việc các giả định của bạn đang sai ở đâu.

Ý tưởng thất bại hoặc nếu bạn không có ý tưởng nào có nghĩa là bạn chưa tìm hiểu kỹ – hãy lập kế hoạch để thực hiện điều này nhiều lần.

Tiếp tục khám phá cho đến khi bạn tìm thấy sản phẩm phù hợp với thị trường hoặc tìm ra hết các lựa chọn. Việc thất bại sau một giả định trong kinh doanh sẽ giúp các doanh nhân nghĩ ra nhiều ý tưởng mới hơn.

2. Làm cho khách hàng trở thành một phần của đội nhóm xác thực của bạn.

Tìm hiểu mọi thứ có thể về khách hàng mục tiêu của bạn và Khách hàng sẽ cho một người nghe quan tâm nhất biết vấn đề của họ là gì.

Nói chuyện với những người đang sử dụng các giải pháp cạnh tranh hoặc thay thế. Hỏi họ những gì họ thích và những gì họ không thích. Khám phá những rào cản để thay đổi.

Khách hàng không mua công nghệ. Họ mua các sản phẩm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền hoặc tăng doanh thu.

Khách hàng sẽ rất hạnh phúc khi cung cấp cho một doanh nhân luôn trong chế độ học hỏi quan điểm của họ về các đề xuất giá trị của việc giải quyết những vấn đề đó.

Thu thập các phản hồi trung thực của khách hàng là cách duy nhất để tạo ra các giải pháp mà mọi người sẽ mua. Đó nên là trọng tâm của kế hoạch kinh doanh của bạn.

Không gì có thể thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư bằng các bằng chứng rằng một doanh nghiệp đã liên tục gặp gỡ và lắng nghe khách hàng của họ.

3. Tận dụng các dữ liệu bên ngoài.

Không tốn quá nhiều tiền hoặc tài nguyên để mua một vài bản khảo sát từ các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường. Hãy gặp gỡ các nhà cố vấn để hiểu rõ hơn về thị trường mà công ty của bạn đang cố gắng phục vụ.

Tìm kiếm trên internet các website với thiều thông tin và sự kiện của ngành – tải xuống các bản báo cáo và những nội dung quan trọng cần thiết. Khai thác các cuộc khảo sát và báo cáo miễn phí từ các tổ chức phi lợi nhuận.

Mở rộng nguồn lực của bạn với các mối quan hệ đối tác chiến lược – từ các doanh nghiệp quan trọng trong chuỗi cung ứng đến thông tin từ các đối thủ cạnh tranh. Theo dõi các chương trình marketing của họ khi họ cũng đang phục vụ các thị trường và khách hàng giống như bạn.

Ngay từ ngày đầu thành lập công ty của bạn, hãy tạo ra một cách dễ dàng nào đó để thu thập và sắp xếp các thông tin bạn có được về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Không quan trọng bạn có nguồn lực tài chính mạnh như thế nào – công nghệ tiên tiến ra sao, điều quan trọng nhất cho sự thành công của một công ty khởi nghiệp là sự phù hợp với thị trường bằng các sản phẩm đã được xác thực nghiêm ngặt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | Theo Entrepreneur

5 sự thật đầy sức mạnh mà mọi doanh nhân đều muốn biết

Xây dựng doanh nghiệp của riêng bạn có thể là một hành trình đầy thách thức và khó hiểu. Dưới đây là những gì bạn nên biết.

5 sự thật đầy sức mạnh mà mọi doanh nhân đều muốn biết
Cre: Getty Images

1. Không có ý tưởng gì về những việc bạn đang làm.

Khi bạn bắt đầu một công việc kinh doanh mới hay một doanh nghiệp mới, điều quan trọng cần nhớ là sẽ có nhiều thời điểm bạn không biết mình đang làm gì.

Mặc dù điều này có vẻ như các nhà lãnh đạo khác trong ngành của bạn đã tìm ra tất cả phương án, nhưng đừng mong đợi trường hợp đó cũng xảy ra tương tự với chính bạn.

Bởi vì một điều đơn giản, các doanh nhân đó có thể đã ở trong ngành của bạn hàng chục năm trước khi bạn biết họ là ai.

Đừng so sánh sự tiến bộ của bạn với bất kỳ ai khác ngoài chính bản thân bạn.

Nếu bạn nhìn lại quá khứ làm việc của các doanh nhân khác, bạn sẽ nhận ra rằng họ cũng đã từng gặp rất nhiều những thách thức và thất bại để đạt được vị trí như hiện tại.

2. “Sự kiên trì là Vua”.

Những nhà lãnh đạo của các tổ chức và doanh nghiệp thành công nhất đã leo lên các vị trí dẫn đầu bởi vì họ không bao giờ bỏ cuộc. Họ có một kế hoạch bền vững về cách họ sẽ cam kết với doanh nghiệp của mình và sau đó thực hiện hành động một cách kiên trì.

3. Hãy chuẩn bị để nhận mọi ý kiến trái chiều.

Khi doanh nghiệp của bạn tiếp tục phát triển, sẽ có lúc không phải ai cũng đồng ý với bạn.

Hãy nhớ rằng thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn không dành cho mọi khách hàng.

Bạn không thể để những bình luận tiêu cực, các phản ứng dữ dội và những lời chỉ trích khiến bạn thất vọng và gục ngã.

Brené Brown, tác giả của cuốn Daring Greatly, đã nói với chúng ta điều này:

“Khi chúng ta dành cả cuộc đời để chờ đợi cho đến khi chúng ta trở nên hoàn hảo, cuối cùng chúng ta phải hy sinh những mối quan hệ và cơ hội không thể lấy lại được, chúng ta đã lãng phí những thời gian quý báu và quay lưng lại với những món quà của chính mình.”

Đừng để bị cuốn vào việc sử dụng năng lượng của bạn vào những việc sai trái. Bạn không thể cho phép những ý kiến ​​tiêu cực đó ngăn cản sự tiến bộ của bạn.

4. Đọc sách kinh doanh.

Đọc sách là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng nó là điều tối quan trọng đối với một người mới bắt đầu trở thành chủ doanh nghiệp.

Hãy dành thời gian để học từ các nhà lãnh đạo khác, ‘đắm mình’ trong kiến ​​thức và kỹ năng của họ bằng cách tiếp thu mọi thứ mà họ biết và chia sẻ.

Hãy học từ những chiến lược cả thất bại lẫn thành công của họ và sau đó, vận dụng chúng vào những chiến lược thực tế của doanh nghiệp bạn.

5. Đừng cố gắng thực hiện mọi thứ cùng một lúc.

Sự trưởng thành về mặt kỹ năng lẫn tư duy rất cần có thời gian. Bạn sẽ không thể đạt được tất cả các kỹ năng và kiến ​​thức của mình một sớm một chiều vì những kỹ năng và kiến ​​thức này sẽ chỉ có được theo thời gian cộng với những trải nghiệm của bạn.

Với những trải nghiệm có được đó, bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt là với những công việc hiện đang khiến bạn mất rất nhiều thời gian để xử lý.

Tuy nhiên, với kế hoạch kinh doanh rộng lớn của bạn, cuối cùng bạn cũng phải tuyển cho mình một đội ngũ gồm những con người tài năng nhất. Dù cho bạn có tài giỏi đến mức nào, ‘bạn không thể thành công một mình’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Mọi người đều sợ sự thất bại và coi nó là một điều gì đó rất tồi tệ. Tuy nhiên, từ nhiều khía cạnh cho thấy rằng thất bại có thể mang lại sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp hơn mức bạn tưởng.

10 bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Dường như vẫn có một sự kỳ thị đáng kể đối với sự thất bại. Nhiều người muốn tin rằng “Điều đó không thể xảy ra với tôi.” “Không nên.” “Nó thật kinh khủng…”.

Tuy nhiên, có một sự thật là, bất kể bạn là ai, bạn đang làm gì, làm như thế nào, làm ở đâu – thất bại luôn chờ đợi bạn.

Điều này không có nghĩa rằng là ngày thành công vốn rất xa vời và không thể đạt được. Nó chỉ báo hiệu là cũng như sự thành công, thất bại cũng là thứ rất có khả năng xảy ra.

1. Thất bại là thứ gì đó rất dễ gặp.

Chỉ cần đặt mục tiêu và không làm gì bất cứ thứ gì để hoàn thành nó, và bạn sẽ có ngay một thất bại. Những thất bại trong việc nỗ lực để đạt được mục tiêu đã thực sự ăn mòn và kìm hãm sự phát triển của chúng ta.

Cả tôi và bạn đều như vậy, đều đã làm những thứ được yêu cầu để làm … rồi lại tự hỏi, tại sao điều này lại xảy ra?

2. Con người là nhân tố thiết yếu.

Bạn sẽ chẳng thể đi đến đâu nếu đi một mình. Có ‘một nghìn lẻ một’ bài viết nói về vấn đề này mà bạn đã từng xem qua. Nếu bạn muốn đạt được những thành công vượt trội, bất chấp những giới hạn, thì đó nên là một nhóm người.

Hãy tin tưởng vào mọi người và xây dựng quanh bạn với những người giỏi hơn bạn. Xác định những hạn chế vốn có của bản thân bạn và bao quanh bạn với những người xuất sắc hơn trong những lĩnh vực đó.

3. …Trừ khi bạn chọn sai người.

Tất nhiên, nếu bạn chọn sai người, thì bạn sẽ cùng nhau thất bại. Việc phân biệt những người giỏi nhất khỏi những người còn lại vốn không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy, hãy lập một danh sách. Xác định rõ chân dung những người bạn cần và những gì họ nên có khả năng; người bạn muốn làm việc cùng.

4. Thất bại thường không có giới hạn.

“Tôi đã được sinh ra để thất bại.” Đúng … và thất bại sẽ không quan tâm đến phát biểu đó của bạn. Luôn như vậy.

Thất bại là thứ mà bạn nên mong muốn đã quan tâm đến nó nhiều hơn trong quá khứ, dù muốn hay không, bạn nhận ra rằng, khi bạn lớn lên bạn luôn cần trải qua những thất bại.

Những thất bại càng sớm thì càng nhẹ nhàng và dễ chấp nhận hơn. Và chính những bài học thất bại đầu đời đó sẽ nâng cao sự tự tin và tăng cường sức mạnh nội tại của bạn về lâu dài sau này.

5. Hãy tự giúp mình.

Thất bại không giúp bạn biết rõ hơn về tầm nhìn lớn của bạn cho tương lai. Ngay cả khi bạn đã “dành thêm một chút thời gian.” “đầu tư nhiều tiền hơn một chút”. “Chọn những người tốt hơn hay có tầm nhìn xa tốt hơn.”

Bất kể thất bại đó là gì, hãy tự giúp mình – nếu thất bại xảy ra, hãy xem “nó có thể là thứ gì đó tuyệt vời”, đón nhận và vượt qua nó.

Không có gì tốt đẹp hơn đến với một doanh nhân nếu bạn thực sự biết đón nhận sự tự thương hại với một tâm hồn rộng mở.

6. Chúng ta trưởng thành từ thất bại.

Trong một rừng âm u của sự thất bại, thật khó để biết bạn đã trưởng thành như thế nào sau mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, bạn yên tâm, nó vốn được lưu trữ trong tiềm thức.

Và bộ não của bạn sẽ cung cấp nó cho bạn khi bạn cần thiết, chỉ là nó đang chờ đợi, chờ đợi để giúp bạn không thất bại nhiều như bạn có thể có.

7. Không có thời gian thất bại nào là tốt nhất.

Không có thời điểm nào tốt hơn để thất bại, bởi vì chưa bao giờ có một thời điểm tốt hơn để bắt đầu. Tuỳ vào mỗi trường hợp mà thời điểm thất bại hay thời điểm để bắt đầu của mỗi người là khác nhau.

Hãy bắt đầu mọi thứ sớm nhất bạn có thể và thất bại cũng sẽ đến theo cách nó cần đến, đừng kỳ vọng một thời điểm hoàn hảo để bạn cho phép mình có thể thất bại hoặc bắt đầu.

8. Số lần bạn thất bại có thể nhiều hơn số lần bạn thành công.

Thật khó để có thể chấp nhận điều này, tuy nhiên, thất bại nhiều sẽ tạo ra những thành công tốt hơn và vững chắc hơn.

Nếu bạn thực sự thích Coke nhưng không uống nó trong một tháng, điều gì sẽ xảy ra trong lần đầu tiên bạn mở nắp lon? Cảm giác sung sướng hơn nhiều có phải không. Nước ngọt không thay đổi, nhưng nó vẫn ngon hơn nhiều.

Suy nghĩ này với thành thành công và thất bại cũng không phải là ngoại lệ. Không có số lần bạn phải thất bại để thành công và ngược lại. Tuy nhiên, thất bại sẽ khiến thành công của bạn trở nên ngọt ngào hơn rất nhiều.

9. Thất bại không ‘xấu xí’ như bạn tưởng.

Hãy luôn ghi nhớ điều này. Thất bại là một thực tế của cuộc sống. Đó là một trong số ít những điều bạn có thể tin tưởng vào sự hiện diện trong cuộc sống của mình từ đầu đến cuối. Nó không sao cả.

Thất bại làm cho chúng ta tốt hơn. Có thể không phải trong thời điểm này, cũng có thể không theo cách mà chúng ta nhận ra ngay lập tức, nhưng nó rõ ràng là hữu hiệu.

Khi bạn đối mặt với thất bại, điều không thể tránh khỏi, hãy áp dụng điều mà nhiều người vẫn gọi là “quy tắc một năm” (“one year rule”) cho những cảm xúc mà bạn đang cảm thấy có liên quan đến thất bại.

Giữa những cảm xúc tồi tệ của bạn khi thất bại ngày hôm nay, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ không cảm thấy những tồi tệ tương tự trong một năm nữa kể từ bây giờ.

Khi nhìn lại, bạn sẽ phải cảm ơn nó, nó cho bạn những cơ hội để phát triển bản thân và là động lực mạnh mẽ để bạn đạt được những mục tiêu của bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Visa mua lại Tink với giá 2.1 tỷ USD, một startup trong lĩnh vực fintech đến từ Thụy Điển

Visa đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính của Thụy Điển Tink với giá 1.8 tỷ euro (2.1 tỷ USD). Thoả thuận đến sau khi Visa từ chối việc mua lại Plaid, một đối thủ của Tink.

Visa mua lại Tink

Cả Plaid và Tink đều hoạt động trong một không gian còn khá non trẻ vốn được gọi là ngân hàng mở (open banking), những ứng dụng này kêu gọi người cho vay (lenders) cung cấp cho các công ty của bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người tiêu dùng, miễn là họ đã nhận được sự đồng ý.

Các ngân hàng mở đã phát triển thịnh vượng ở Anh và EU nhờ các quy định mới.

Ông Al Kelly, CEO của Visa, cho biết trong một tuyên bố”

“Visa cam kết làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy sự đổi mới và trao quyền cho người tiêu dùng để hỗ trợ cho các mục tiêu ngân hàng mở của Châu Âu.

Bằng cách kết hợp mạng lưới của Visa và năng lực ngân hàng mở của Tink, chúng tôi sẽ mang lại thêm giá trị cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của Châu Âu bằng các công cụ giúp cuộc sống tài chính của họ trở nên đơn giản, đáng tin cậy và an toàn hơn”.

Được thành lập bởi các doanh nhân người Thụy Điển là Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg vào năm 2012, Tink khởi đầu là một ứng dụng quản lý tài chính nhưng sau đó đã chuyển hướng sang tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ của mình cho các doanh nghiệp khác.

Visa mua lại Tink
Tink co-founders Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg.

Công ty khởi nghiệp này được thành lập tại Stockholm vào năm 2012 và có khoảng 400 nhân viên, với công nghệ kết nối với hơn 3.400 ngân hàng, tiếp cận hơn 250 triệu khách hàng của ngân hàng trên khắp Châu Âu.

Công nghệ của Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech kết nối với hơn 3.400 người cho vay (lender) để tạo ra các sản phẩm tài chính mới.

Tink lần cuối cùng được định giá là 680 triệu euro. Ứng dụng đã huy động được hơn 300 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm PayPal, SEB và ABN AMRO.

Nhà sáng lập Tink cho biết:

“Khi chúng tôi biết đến Visa, rõ ràng là chúng tôi có chung một sứ mệnh – sứ mệnh kết nối thế giới tài chính, đẩy nhanh tốc độ phát triển và thích ứng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trên toàn thế giới.”

“Hợp tác với Visa cũng có nghĩa là giờ đây chúng tôi sẽ có thể tiến nhanh hơn và vươn xa hơn bao giờ hết và chúng tôi biết rằng Visa là đối tác hoàn hảo cho giai đoạn tiếp theo trong hành trình của chúng tôi.”

Việc Visa mua lại Tink là một trong những thương vụ tạo nên làn sóng hợp lực mới nhất trong ngành thanh toán (payments industry), vốn rất khổng lồ về mặt quy mô.

Visa đã từng cố gắng mua lại Plaid vào năm ngoái, nhưng cuối cùng đã từ bỏ sau khi bị Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện với lý do chống độc quyền.

Visa cho biết, thỏa thuận với Tink phải tuân thủ các phê duyệt theo quy định và các điều kiện đóng cửa thông thường khác.

Visa cũng cho biết thêm là Tink sẽ giữ nguyên đội ngũ quản lý và xây dựng thương hiệu của mình sau thương vụ này, trong khi trụ sở chính của công ty cũng sẽ vẫn ở Stockholm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

3 cách đơn giản để tránh sự thất bại trong khởi nghiệp

Một câu hỏi mà có lẽ không chỉ với những người đang khởi nghiệp mà còn cả với những ai đã khởi nghiệp thành công cũng đều phải hỏi: Tại sao rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại?

3 cách đơn giản để tránh sự thất bại trong khởi nghiệp

Lý do thì vốn rất nhiều và đa sắc thái. Nó có thể là về việc công ty đã ‘đốt’ tiền mặt (burns) của mình trước khi đạt được các cột mốc quan trọng dẫn đến hòa vốn (breakeven) hoặc bổ sung nguồn vốn hoặc tạo ra doanh thu.

Và đôi khi sự thất bại cũng dễ xảy ra hơn khi sự cạnh tranh đang mức độ cao hơn, hoặc đối thủ ‘chạy’ nhanh hơn hoặc do sự suy thoái kinh tế hoặc một sự kiện ‘thiên nga đen’ (những cuộc đại dịch) nào đó bất chợt ập đến.

Kể từ năm 2014, khi CB Insights bắt đầu thu thập những thông tin đầu tiên về những thất bại của các công ty khởi nghiệp từ hàng trăm nhà sáng lập và nhà đầu tư khác nhau.

Có một số thứ rất đáng để bạn quan tâm.

Lý do số 1 cho sự thất bại là: Thị trường không có nhu cầu.

Tất cả các loại hình và quy mô của các công ty khởi nghiệp đều thừa nhận họ đã phạm phải sai lầm này, từ các dự án nhỏ lẻ đến các công ty kỳ lân (các công ty khởi nghiệp có trị giá từ 1 tỷ USD trở lên).

Và lý do số 2 dẫn đến sự thất bại là: Công ty đã hết tiền mặt.

Dưới đây là 03 ý tưởng để giúp các doanh nhân biến việc xác thực thị trường và khách hàng trở thành điểm khởi đầu cho công việc kinh doanh của mình.

1. Thay đổi tư duy và suy nghĩ của bạn.

Hãy ngừng suy nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và không ngừng tập trung vào những nỗi đau của khách hàng hay ‘khoảng trống’ của thị trường.

Bỏ qua những thứ vốn được gọi là ‘thị trường cần’ và nỗ lực tìm kiếm những vấn đề (problems) mà thị trường gặp phải.

Mục đích của bạn là tìm ra những bằng chứng về một vấn đề chung, phổ biến, được hiểu rõ và mọi người trong ngành mục tiêu của bạn đều nhận ra nó.

Bạn không nên tìm kiếm những vấn đề thú vị để giải quyết. Hãy tìm kiếm những vấn đề khó có thể biến mất. Đừng hỏi bạn bè, đồng nghiệp, gia đình…để xác thực nó bởi vì tất cả họ đều muốn bạn đúng và chỉ thấy đúng.

Ý tưởng sẽ không giúp bạn thành công nhưng nếu bạn không có ý tưởng nào có nghĩa là bạn chưa tìm hiểu kỹ về những gì cần làm.

Hãy tiếp tục khám phá cho đến khi bạn tìm thấy những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với thị trường của bạn. Việc thất bại ở một phạm vi nào đó trong kinh doanh, chúng sẽ giúp các doanh nhân nghĩ ra thêm nhiều ý tưởng mới hơn.

2. Hãy để khách hàng trở thành một phần của nhóm chiến lược của bạn.

Tìm hiểu mọi thứ có thể về khách hàng mục tiêu của bạn.

Khách hàng sẽ nói cho một người biết lắng nghe về các vấn đề của họ.

Hãy nói chuyện với những người đang sử dụng các giải pháp cạnh tranh hoặc thay thế khác. Hỏi họ những gì họ thích và không thích về các giải pháp đó.

Khám phá những rào cản của sự thay đổi. Khách hàng không mua công nghệ. Họ mua các sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền hoặc tăng doanh thu.

Việc thu thập những phản hồi một cách trung thực của khách hàng là cách duy nhất để tạo ra giải pháp mà mọi người sẽ mua.

Không có gì thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư bằng việc một doanh nghiệp đã liên tục gặp gỡ và lắng nghe khách hàng.

3. Tận dụng các dữ liệu bên ngoài.

Không tốn quá nhiều tiền hoặc tài nguyên để mua dữ liệu hoặc tự khảo sát về khách hàng tiềm năng của bạn.

Hãy tìm kiếm trên internet các website, sự kiện hay các bản báo cáo dữ liệu của ngành.

Mở rộng nguồn lực của bạn với các mối quan hệ chiến lược – từ các doanh nghiệp quan trọng trong ngành đến thông tin từ các đối thủ cạnh tranh.

Những doanh nghiệp đang phục vụ các thị trường và khách hàng giống như bạn.

Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty của bạn, hãy xây dựng một phương pháp để có thể thu thập và sắp xếp thông tin bạn có được về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng và cập nhật nhất.

Việc bạn xây dựng những thói quen tốt này sẽ là một phần của lợi thế cạnh tranh và là ‘gia vị bí mật’ khi doanh nghiệp của bạn phát triển.

Không quan trọng sức mạnh tài sản và nguồn lực của bạn hiện tại như thế nào – từ nhân tài đến công nghệ, từ sản nghiệp đến nguồn vốn, yếu tố quyết định sự thành công của một công ty khởi nghiệp chính là sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, điều sẽ được cũng cố thông qua quá trình thẩm định và tối ưu liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard: 65% các startup thất bại chỉ vì một lý do này

Sự phối hợp nhóm không phải là điều ‘nên có’ – nó phải là điều ‘phải có’ và rất quan trọng để vận hành một doanh nghiệp thành công. Đặc biệt là với các startup.

Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard: 65% các startup thất bại chỉ vì một lý do này
Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard: 65% các startup thất bại chỉ vì một lý do này

Theo đó, Giáo sư Noam Wasserman của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) tuyên bố rằng 65% các công ty khởi nghiệp thường thất bại do xung đột giữa những người đồng sáng lập.

Chắc chắn, con số thống kê này có thể rất đáng kinh ngạc với nhiều người, tuy nhiên với những ai đã từng khởi nghiệp thì điều này lại hết sức dễ hiểu.

Có câu nói rằng “thời điểm tốt nhất trong công việc kinh doanh của bạn là trước khi bạn bắt đầu kinh doanh” – khi đó, trong bạn là bầu trời xanh và những giấc mơ lớn.

Mặc dù nguyên nhân của cuộc xung đột đó có thể rất đa dạng và mang nhiều ‘màu sắc’ riêng của những người đồng sáng lập, nhưng lời giải thích đơn giản nhất là trong nhóm những người sáng lập, họ đang cố gắng mang lại hai hoặc nhiều nhóm ý tưởng, giá trị, quan điểm…khác nhau và mong muốn hợp nhất chúng làm một. Điều này rất khó.

Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn miễn nhiễm với những rủi ro trong cuộc sống khởi nghiệp chỉ vì bạn thích người đồng sáng lập của mình.

Bạn có thể làm gì khi mỗi người đều mang đến những sự độc đáo hay khác biệt của riêng mình, những khác biệt đó, bất kể nhỏ hay lớn, đều là những điểm tiềm ẩn khi bạn lớn lên.

Nguồn gốc của sự thiếu phối hợp hay xung đột.

Là người sáng lập doanh nghiệp của mình, bạn có ý tưởng về doanh nghiệp của mình nên là gì, bạn nên phục vụ ai và như thế nào.

Vì vậy, bạn tiếp tục tuyển dụng những người khác tham gia vào sự nghiệp đó của bạn và cố gắng hết sức để truyền đạt tầm nhìn của bạn cho họ, nhưng kết quả là một mớ hỗn độn.

Khi thời gian trôi qua, những tầm nhìn khác nhau về những gì bạn đang làm và cách bạn nên thực hiện nó ngày càng lớn và có thể trở nên bất hòa hơn cho đến khi, cuối cùng, bạn thấy mình mâu thuẫn với nhau, không thể làm việc cùng nhau để thành công.

Tiếp cận thị trường … nhanh hơn.

Khi bạn bắt đầu kinh doanh, bạn phải chuẩn bị mọi thứ để tiếp cận thị trường nhanh nhất có thể trước khi hết tiền.

Bạn càng mất nhiều thời gian để tiếp cận thị trường và bắt đầu mang lại doanh thu, bạn càng phải chi tiêu lâu và nhiều hơn.

Vậy làm thế nào để sự phối hợp (alignment) có thể giúp bạn tiếp cận thị trường và thâm nhập nhanh hơn, tức bạn có doanh thu?

Các đội nhóm thiếu sự phối hợp thường dành rất nhiều thời gian để tranh cãi hoặc ít nhất là gặp nhau để giải quyết các vấn đề.

Những cuộc họp dài bất tận này thường làm suy giảm khả năng của bạn trong việc thực hiện những gì bạn cần làm để bước ra thị trường.

Ngược lại, các đội nhóm có thể phối hợp có thể bắt đầu ngay lập tức công việc xây dựng doanh nghiệp. Họ biết mình đang đi đâu và mỗi thành viên trong nhóm phải tập trung vào các mục tiêu ưu tiên của nhóm — với tầm nhìn lớn hơn — thay vì các mục tiêu cá nhân.

“Người bán tầm nhìn”.

Khi đội nhóm cảm thấy được những tầm nhìn lớn lao từ những người sáng lập, đó là một điều hết sức tích cực. Nó tạo ra năng lượng, nhiệt huyết và động lực mà không thế lực nào khác có thể sánh được.

Là một người sáng lập, bạn đã bị ám ảnh bởi mục tiêu doanh nghiệp của mình, nhưng khi đội nhóm của bạn cũng nỗ lực hết mình để đạt được thành công riêng của chính họ, nó tạo ra một sức mạnh kép cho doanh nghiệp.

Khi mọi người cảm thấy họ là ‘một phần’ của doanh nghiệp – họ làm việc không chỉ vì lương còn cả về tình cảm và trí tuệ – họ sẽ làm bất cứ điều gì cho bạn.

Mở khóa cho sự đổi mới.

Và đây là lợi ích lớn thứ ba của sự phối hợp – đổi mới.

Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta chỉ có thể nghĩ về một số thứ cùng một lúc, và do đó, khi chúng ta tập trung quá nhiều vào đội ngũ nội bộ của mình, chúng ta không có đủ không gian tinh thần để sáng tạo.

Với đội nhóm của bạn, vì họ được tự do suy nghĩ hơn về tất cả các vấn đề của doanh nghiệp nên rất nhiều lúc họ có rất nhiều ý tưởng mà bạn có thể tham khảo.

Khi bắt đầu kinh doanh hoặc thậm chí đang cố gắng xây dựng công việc kinh doanh hiện tại của mình, bạn sẽ gặp phải rào cản này đến rào cản khác – và bạn sẽ cần mọi người trong đội nhóm của bạn có tinh thần nhanh nhẹn và đổi mới để giải quyết chúng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trạng thái tinh thần tích cực làm tăng đáng kể khả năng nhận thức và khả năng sáng tạo của con người.

Cuối cùng – khi tất cả mọi người đều phối hợp và có cùng một câu chuyện trong đầu, điều đó sẽ giúp cho việc ra quyết định nhanh hơn và thực hiện tốt hơn bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào bởi vì những quyết định đó được đưa ra bởi cùng những người tin rằng họ đang làm việc để hướng tới một điều gì đó thực sự lớn lao và có ý nghĩa .

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách ‘Steve Jobs phiên bản nữ’ mê hoặc Thung lũng Silicon

Elizabeth Holmes từng được coi như ‘Steve Jobs phiên bản nữ’. Tuy nhiên, chưa kịp thành công thì cô đã phải ra tòa vì lừa đảo.

Alizabeth Holmes và sản phẩm của Theranos. Cô luôn xuất hiện với cách ăn mặc như Steve Jobs. Ảnh: NY Post.

Elizabeth Holmes, nhà sáng lập công ty khởi khiệp kỹ thuật y sinh học Theranos, từng là một trong những CEO trẻ nhất nước Mỹ. Cô từng được khen ngợi trên các tạp chí kinh doanh như FortuneForbes và Bloomberg Businessweek.

Holmes đang chờ xét xử vì thực hiện liên tiếp nhiều phi vụ lừa đảo, lừa gạt bệnh nhân, bác sĩ và những nhà đầu tư với những hứa hẹn về khả năng đến từ công nghệ của Theranos.

Danh tiếng của Holmes bị hoen ố đến mức các luật sư của cô vừa nộp đơn yêu cầu được mở rộng nhóm bồi thẩm đoàn, vì Holmes liên tục xuất hiện trên báo.

Ở bất cứ cột mốc nào của Holmes, dù thành công hay thất bại, cô luôn là chủ đề của những cuộc nói chuyện, những cuốn sách bán chạy nhất, một bộ phim tài liệu hoặc một buổi podcast.

Những lời hứa đẹp đẽ và mơ hồ.

Holmes là một trong những doanh nhân lừa đảo thông minh và thành công nhất từ trước tới giờ. Cô thành lập Theranos vào năm 2003 khi mới 19 tuổi.

Trong hơn 12 năm sau đó, cô đã biến Theranos thành một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất lịch sử nước Mỹ. Và cô thực hiện điều đó với một ý tưởng khá sáng tạo nhằm thay đổi ngành công nghiệp xét nghiệm máu.

Holmes cho biết công nghệ của Theranos có thể thu thập dữ liệu sức khỏe chỉ với một vài giọt máu. Tuy nhiên, suốt hơn 10 năm Theranos không thể hoàn thiện công nghệ của mình.

Phải tới năm 2015, khi nhà báo John Carreyrou của Wall Street Journal xuất bản cuốn sách “Bad Blood”, những sự dối trá mới bị phơi bày.

Cuốn sách này chỉ rõ những hạn chế công nghệ của Theranos, cũng như cách mà Elizabeh Holmes “bán giấc mơ” của mình cho các nhà đầu tư, đối tác và những phóng viên. Đó có lẽ là khả năng đặc biệt nhất của cô.

Lý do Holmes có thể che giấu trò lừa Theranos là cách cô truyền thông điệp. Holmes luôn xây dựng hình ảnh Theranos không phải một công ty chăm sóc sức khỏe, mà là một công ty công nghệ.

Việc liên tục đưa ra những lời hứa mơ hồ, chưa chắc có thể thực hiện là điều mà các công ty công nghệ vẫn thường hay làm.

Thật vậy, ở Thung lũng Silicon nói riêng, và của ngành công nghệ nói chung, rất nhiều công ty hứa hẹn các sản phẩm và tính năng tuyệt vời nhưng cuối cùng chỉ đem về sự chậm trễ và im lặng.

Việc này phổ biến đến mức còn có một cụm từ dành cho nó: “vaporware”. Chính Bill Gates và Steve Jobs, những hình mẫu lý tưởng của Holmes, cũng nhiều lần không thực hiện được lời hứa của mình.

Đối với Holmes, những lời chỉ trích về Theranos là bằng chứng cho việc cô đang tiên phong về công nghệ và những người nghi ngờ chỉ đơn giản là không hiểu cô đang làm gì. Khi Wall Street Journal đăng bài viết về Theranos, Holmes trả lời trên CNBC một cách đanh thép.

“Đầu tiên họ nghĩ rằng bạn bị điên, sau đó họ chống lại bạn, và rồi đột nhiên bạn thay đổi thế giới”, Elizabeth Holmes cho biết.

Tư tưởng của Holmes thực tế được rất nhiều CEO công nghệ áp dụng.

Theranos của Holmes thực chất là sản phẩm có thể giải quyết được một vấn đề đang tồn tại, trong bối cảnh quá trình xét nghiệm y tế ở Mỹ còn chậm, tốn kém và phức tạp.

Việc thu thập các thông tin sức khỏe có giá trị chỉ với một lần chích ngón tay là một sự cải tiến triệt để.

Vào thời điểm mà nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ dường như được xây dựng dựa trên những ý tưởng kinh doanh phù phiếm hoặc tầm thường, Theranos xứng đáng được gắn mác “điều vĩ đại mới”. Đó là trong trường hợp nó thực sự thành công.

Ranh giới mỏng manh giữa một doanh nhân và một kẻ lừa đảo.

Những gì Holmes đã làm là khiến nhiều nhà đầu tư và đối tác tin rằng họ sẽ phải hối tiếc nếu không tham gia vào Theranos.

Vào năm 2010 và đầu năm 2011, công ty dược Walgreens muốn hợp tác cung cấp bộ xét nghiệm của Theranos tại các cửa hàng của mình.

Theo cuốn “Bad Blood”, mặc dù đã được cảnh báo Theranos không thể đưa ra dữ liệu chứng minh tính hiệu quả, người phụ trách thương vụ của Walgreens vẫn quyết định mua sản phẩm của Theranos.

Công ty này không muốn chấp nhận rủi ro rằng nếu bỏ qua thoả thuận, đối thủ của họ sẽ hợp tác với Theranos và họ sẽ bỏ qua một cơ hội ngon ăn.

Nói cách khác, Holmes biết cách tận dụng tâm lý của mọi người qua hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO).

Nhà sử học Edward Balleisen trong cuốn sách “Fraud” nhận định văn hóa Mỹ đề cao tham vọng và chấp nhận rủi ro. Ông Balleisen cũng cho rằng tâm lý sự bỏ lỡ này đã nhiều lần bị vận dụng để lừa đảo.

Suy cho cùng, theo MSNBC, những kỹ năng của một kẻ lừa đảo và một doanh nhân đột phá không có nhiều khác biệt.

Đó là khả năng làm người khác tin theo mình, thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền để chờ đợi khoản lời lớn trong tương lai, và khiến cho nhân viên tin tưởng vào một kế hoạch xa vời.

Sau khi mọi việc đã vỡ lở, chúng ta có thể nhìn thấy Elizabeth Holmes và Steve Jobs khác nhau như thế nào. Tuy nhiên, khi chưa bị bóc mẽ, khó có thể nhìn thấy sự khác biệt đó.

Tom Wolfe, nhà báo và tiểu thuyết gia nổi tiếng của Mỹ, đã mô tả huyền thoại Bob Noyce, đồng sáng lập Intel, là người tỏa ra “hiệu ứng hào quang”.

Nhiều người cũng chỉ ra sự thành công của Steve Jobs đến từ khả năng “bóp méo thực tế” của ông. Họ có thể khiến bạn tin vào những điều tưởng chừng như không thể.

Holmes cũng có thể làm điều đó. Cô hẳn đã nghĩ rằng nếu nói dối đủ lâu, các kỹ sư của Theranos sẽ có thời gian để hiện thực hóa giấc mơ.

“Hãy khoác lên mình vẻ bề ngoài của một doanh nhân, điều đó sẽ dần thành hiện thực”, Phineas Taylor Barnum, một doanh nhân đồng thời là chuyên gia lừa đảo từng chia sẻ. Elizabeth Holmes đã làm đúng một phần, chỉ khác là hiện thực không ủng hộ cô.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Điểm nóng trên thị trường fintech Việt Nam

Thị trường fintech Việt Nam được dự báo đạt 7,8 tỷ USD đang đón nhận thêm nhiều sự ra đời của các startup công nghệ tài chính cả trong vào ngoài nước.

Theo thống kê từ TechInAsia, Việt Nam hiện được xem là thị trường màu mỡ trong mảng kinh doanh công nghệ tài chính (fintech) tại Đông Nam Á, và chỉ xếp sau các ông lớn trong ngành là Singapore và Indonesia.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 3 năm qua, số lượng fintech đã tăng gần 4 lần.

Hiện cả nước có hơn 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự báo đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu.

Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…

Trong đó, mảng thanh toán, chuyển tiền hiện chiếm tỷ trọng cao nhất và được xem là điểm nóng của mảng fintech trong nước.

Đáng chú ý có thể kể tới các tên tuổi như: MoMo, ZaloPay, Moca, GPay, ViettelPay, AppotaPay, AirPay, VNPay…

Do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 và sự thúc đẩy thanh toán không tiền mặt của chính phủ trong năm 2020, các ví điện tử đứng đầu tại Việt Nam đã hưởng lợi mạnh mẽ từ sự thay đổi trong thói quen thanh toán tại và lượng người dùng gia tăng mạnh mẽ trong năm qua, trở thành một hình thức thanh toán phổ biến sau đại dịch.

Vào tháng 9/2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam.

Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỷ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhận là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.

Nếu như các startup thanh toán, chuyển tiền của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, thì mức tăng trưởng mạnh nhất thuộc về các startup hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) và tiền điện tử/blockchain.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 30,8% dân số có tài khoản ngân hàng, đứng vị trí thứ 6 Đông Nam Á, tỷ lệ sử dụng thẻ debit gần 27%, thẻ credit hơn 4%.

Trong năm 2020, tổng mức chi tiêu qua kênh trực tuyến tại Việt Nam đạt trung bình 280 USD/người, giảm 9% so với năm 2019. Theo đó, các giao dịch qua POS di động chiếm hơn 21%, các giao dịch trực tuyến chiếm gần 80%.

Tuy nhiên, trước việc Việt Nam được kì vọng sẽ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, dự báo tổng chi tiêu đầu người năm 2021 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt giá trị 323 USD/người. Tổng mức giá trị thanh toán sẽ gia tăng khoảng 30%, đạt giá trị khoảng 15 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Forrest Li, nhà sáng lập Sea Group. Ảnh: Tech in Asia.

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Theo South China Morning Post, cụm từ “kỳ lân” (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên.

Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore. Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin.

Sea Group giờ không chỉ là một “kỳ lân”, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD. Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia. BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số.

Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game.

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư.

Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động.

Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire. Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái.

Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group. Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử.

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

“Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn”, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là “đánh chiếm” thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

“Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau”, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là “cuộc chơi dài hơi” của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ).

Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

“Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi”, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

6 bài học bạn có thể học được từ CEO của Startup

Không ai có thể chuẩn bị đầy đủ cho bạn những thứ để bạn trở thành một Giám đốc điều hành (CEO), nhưng đây là cách để bạn thành công.

6 bài học bạn có thể học được từ CEO của Startup

Dưới đây là những bài học kinh nghiệm hàng đầu được chia sẻ bởi Ông Eric Trabold, CEO tại Nexkey với tư cách là một CEO của công ty khởi nghiệp.

Bạn cần nhiều hơn những con người tài năng.

Sự đổi mới, thành công, văn hóa… mọi thứ đều bắt nguồn từ những tài năng.

Một trong những công việc quan trọng nhất mà bạn cần làm với tư cách là CEO của công ty khởi nghiệp đó là tuyển dụng những người thực sự tài năng ở hầu hết các bộ phận chủ chốt trong toàn doanh nghiệp.

Tại sao điều này quan trọng? Những người tài năng bạn cần là ai? Những con người tài năng đó sẽ không bao giờ nói “Đó không phải là công việc của tôi”.

Mọi thử thách đều cần sự chung tay của tất cả mọi người và mọi người cần phải làm việc cùng nhau để phát triển.

Những người phù hợp sẽ nâng tầm doanh nghiệp, đôi khi theo những cách mà bạn không nghĩ là có thể. Hãy dựa vào những người này và tin tưởng họ.

Người con người tài năng mà bạn tuyển dụng cũng có khả năng thu hút những con người tài năng khác đến với tổ chức của bạn. Chu kỳ này thường là một vòng lặp liên tục và hiếm khi dừng lại.

Các giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp có thể yêu cầu những nhân tài khác nhau, vì vậy đừng bao giờ ngừng tuyển dụng, tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn luôn phải tuyển dụng.

Đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy bắt đầu bán hàng.

Tôi thấy có quá nhiều Startup thất bại trước cả khi họ có cơ hội để thành công. Tại sao lại như vậy? Họ đã đợi quá lâu để bắt đầu bán hàng.

Điều họ không nhận ra là bạn không thể hoàn thiện sản phẩm nếu không nhận được những phản hồi thực sự từ những khách hàng tiềm năng, đặc biệt là từ những khách hàng đã mua hàng của bạn.

Bạn cần nghiên cứu và thử nghiệm để xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có phù hợp với thị trường hay không.

Nếu bạn đang đợi cho đến khi sản phẩm của mình trở nên “hoàn hảo”, bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi những vòng luẩn quẩn giữa sản phẩm với khách hàng. Hãy đưa sản phẩm của bạn đến với những khách hàng có khả năng chi trả càng sớm càng tốt.

Bạn có thể gửi các bảng khảo sát để phân tích mức độ hài lòng của khách hàng, đầu tư vào nghiên cứu thị trường, thu thập phản hồi thường xuyên và sau đó là đưa ra các quyết định mang tính giáo dục về cách bạn sẽ liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ dựa trên những ý kiến ​​đóng góp đó của khách hàng.

Đưa ra quyết định và thay đổi nhanh chóng nếu nó thực sự cần thiết.

Sai lầm sẽ không phải là vấn đề; bởi vì bạn sẽ tạo ra nó rất nhiều trong cuộc sống.

Bạn cần nắm lấy và xem xét sai lầm như là một cơ hội để bạn phát triển và học hỏi.

Hãy chuẩn bị để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và đừng trì hoãn điều không thể tránh khỏi khi có điều gì đó cần thay đổi.

Đối với một doanh nghiệp, việc trì hoãn các quyết định sẽ có hại hơn nhiều so với việc đưa ra những quyết định sai lầm, hãy nhận ra điều đó và ngay lập tức thực hiện thay đổi.

Hãy giao tiếp thường xuyên với đội nhóm của bạn, gặp gỡ trực tiếp, xem xét những thông tin và dữ liệu mà được cung cấp, sau đó đưa ra quyết định của mình.

Bạn sẽ không biết đó có phải là quyết định đúng đắn hay không cho đến khi bạn đưa ra quyết định đó. Việc trì hoãn những thay đổi cần thiết sẽ giết chết sự phát triển và tiến bộ của doanh nghiệp.

Khuyến khích sự cộng tác từ các đội nhóm.

Bạn không thể ở khắp mọi nơi trong doanh nghiệp và có thể nhận biết ngay mọi vấn đề khi nó phát sinh, điều đó là không hợp lý và cũng không thực sự cần thiết.

Hãy khuyến khích các đội nhóm của bạn kết nối, thảo luận và đi đến những quyết định cùng với nhau mà không cần dựa vào bạn. Chỉ khi đó, công ty mới có thể mở rộng quy mô.

Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm nhìn xa hơn và rộng hơn ngoài chính bộ phận của họ, họ cần hiểu được những hành động của chính họ có thể ảnh hưởng như thế nào đến những người khác và bộ phận khác.

Tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều phải làm việc vì một mục tiêu chung của tổ chức chứ không phải vì các bộ phận riêng lẻ.

Việc nuôi dưỡng một nền văn hóa khuyến khích sự cộng tác và giao tiếp là tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn làm đúng, các nhóm sẽ làm việc cùng nhau một cách tự nhiên.

Tìm người cố vấn (Mentors) và gặp gỡ các CEO khác.

Bạn nên ủng hộ việc có nhiều người cố vấn và kết nối với những người từng trải qua những trải nghiệm tương tự.

Trò chuyện với những người này sẽ vô cùng hữu ích trong việc đưa ra những quyết định nhanh chóng và thậm chí có thể mở mang tầm mắt của bạn cho một điều gì đó.

Thu thập càng nhiều thông tin đầu vào (input) càng tốt, nhưng cuối cùng hãy đưa ra quyết định của riêng bạn.

Có người cố vấn không có nghĩa là bạn sẽ trở thành một con cừu và làm theo mọi lời khuyên bạn tiếp nhận được.

Bạn phải là chính bạn, bạn cần tin tương vào bản thân và đội ngũ của mình vì không ai khác có thể hiểu biết công việc và doanh nghiệp của bạn hơn bạn.

Luôn tập trung vào mục tiêu và tiến về phía trước.

Khi đại dịch hay những cuộc khủng hoảng ập đến và khiến mọi thứ phải thay đổi, bạn không còn cách nào khác là phải đối mặt với nó với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Sẽ có những thăng trầm, và đôi khi chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy tiếp tục tiến về phía trước. Đừng chăm chăm vào những thất bại mà hãy xem chúng như là một cơ hội để cải thiện và làm tốt hơn.

Hãy nhớ tập trung vào mục đích chính của bạn hay doanh nghiệp mình và tận hưởng nó!

Là giám đốc điều hành, bạn đang ở vị trí mà mọi hành động của bạn đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhân viên và đội ngũ. Nếu bạn đang cố gắng để mang lại sự thay đổi tích cực cho họ và cả thế giới, thì không có gì bạn không thể làm được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Tư duy khởi nghiệp: Tại sao Steve Jobs và những nhà lãnh đạo khác vẫn áp dụng khi họ đã rất thành công

Tư duy khởi nghiệp làm cho sự phấn khích của các cuộc rượt đuổi hay cạnh tranh trở nên thú vị hơn và cuối cùng là làm cho người chiến thắng cuối cùng cảm thấy họ đã tốt hơn nhiều.

tư duy khởi nghiệp
Tư duy khởi nghiệp: Tại sao Steve Jobs và những nhà lãnh đạo khác vẫn duy trì điều này mặc dù họ đã rất thành công

Khi văn hoá doanh nghiệp trở thành một trong những yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp vững mạnh, khi sự bất hạnh được xem như là một trong những yếu tố đặc trưng của các công ty Startup, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã và đang tìm nhiều cách để cũng cố điều này từ doanh nghiệp của họ.

Theo một nghiên cứu, khoảng 56% nhân viên đánh giá cao văn hóa nơi làm việc hơn là mức lương, môi trường làm việc đã trở thành một dấu hiệu để báo hiệu một doanh nghiệp đang bắt đầu đi vào ‘vùng mờ mịt’ hoặc doanh nghiệp đang phát triển để đáp ứng những thách thức trong tương lai.

Luôn có ít nhất một tia sáng trong nghịch cảnh chính là tư duy khởi nghiệp nền tảng nhất.

Những nhân viên trải nghiệm được những lợi ích của một nền văn hóa ‘hiếu chiến’ sẽ có nhiều động lực hơn để đóng góp vào thời kỳ phát triển ban đầu của một công ty khởi nghiệp và môi trường đó sẽ nuôi dưỡng thái độ cầu tiến của họ theo thời gian.

Ngược lại, một nền văn hóa độc hại có thể dần dần ăn mòn quỹ đạo phát triển của một công ty khởi nghiệp. Theo một nghiên cứu, 72% nhân viên cho biết văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nơi họ quyết định làm việc.

Đó là lý do tại sao các công ty khởi nghiệp nên duy trì sự phát triển của văn hoá doanh nghiệp ngay cả khi họ tiếp tục mở rộng quy mô hay họ đã thành công trên thị trường.

Tư duy hay văn hoá khởi nghiệp làm cho sự phấn khích của các cuộc rượt đuổi hay cạnh tranh trở nên thú vị hơn và cuối cùng là làm cho người chiến thắng cuối cùng cảm thấy họ đã tốt hơn nhiều.

Tư duy này có thể giúp đưa một công ty nhỏ hay các doanh nghiệp khởi nghiệp từ những vị trí nhỏ bé lên các vị trí dẫn đầu trong tương lai trên thị trường.

Dưới đây là 03 chiến lược để triển khai một nền văn hoá doanh nghiệp với ‘tư duy khởi nghiệp’, ngay cả khi bạn đang là doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Apple.

1. Hãy để cho nhân viên có thể sở hữu những vai trò và trách nhiệm riêng.

Khuyến khích nhân viên chấp nhận những thách thức mới, tạo ra hiệu quả mới và làm chủ các quy trình của họ là một cách tuyệt vời để duy trì động lực cho đội nhóm của bạn.

Ví dụ, quản lý vi mô có thể khiến nhân viên cảm thấy bất lực và thiếu sáng tạo. Trong thời gian đầu làm việc cho Apple, Steve Jobs là một nhà quản lý vi mô khét tiếng.

Nhưng khi trở lại vị trí lãnh đạo vào năm 1997, Steve Jobs đã đánh bật tâm lý đó bằng cách áp dụng tư duy khởi nghiệp khuyến khích nhân viên hành động mà không cần phải có ý kiến ​​đóng góp của cấp trên.

Tạo ra một bầu không khí tại nơi làm việc luôn tôn vinh sự sáng tạo và tự chủ.

Xé nhỏ các các mắt xích và khoảng cách để đội nhóm của bạn luôn cảm thấy được trao quyền hành động và thúc đẩy công ty phát triển.

2. Đừng né tránh sự chi tiết.

Các công ty khởi nghiệp luôn cần quản lý chi phí của họ một cách cẩn thận vì họ chưa tạo ra lợi nhuận.

Trước khi ShipMonk đủ lớn để mở trụ sở chính ở Florida, các thành viên quan trọng trong đội nhóm của họ – bao gồm cả giám đốc doanh thu – đã tự mình phủ các lớp sàn trang trí cho văn phòng của họ.

Họ không cần phải dựa vào các nhà thầu bên ngoài. Họ vẫn tự giải quyết các vấn đề và tự làm mọi thứ cho mình. Và bạn vẫn hoàn toàn có thể giữ vững văn hoá này khi mở rộng quy mô của doanh nghiệp bạn.

Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể tái sử dụng các nguồn lực hiện có để giữ cho chi phí của bạn ở mức thấp với tham vọng cao nhất.

Khuyến khích nhân viên hiện tại theo dõi những tài năng có triển vọng, cho họ quyền tự do tìm cách sửa đổi và cải thiện các nguồn lực hiện có.

Ví dụ, có lẽ bạn có thể sắp xếp lại không gian hiện có của mình để làm cho nó trở nên thư giãn hơn thay vì chuyển đến một văn phòng có phòng ngủ trưa?

Các phương thức tuyển dụng và chính sách nội bộ có cần được xem xét lại không? Trao quyền cho đội nhóm của bạn tự giải quyết các nhiệm vụ nội bộ của chính họ.

3. Luôn sẵn sàng khen ngợi và tuyên dương cũng là chiến lược mà các nhà lãnh đạo nên làm khi áp dụng tư duy khởi nghiệp.

Trong những ngày đầu của bất kỳ doanh nghiệp mới hình thành nào, mức thấp là rất thấp – nhưng mức cao thì đặc biệt cao.

Bạn có thể ăn mừng bất cứ khi nào bạn bán được hàng, ký hợp đồng mới hoặc nhận thấy lưu lượng truy cập website (web traffic) tăng đột biến.

Vào những thời điểm này, nhân viên có nhiều khả năng sẽ cảm thấy được động viên và được khen thưởng, chính điều này sẽ giúp họ phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn.

Khi điều này mất đi, nguồn cảm hứng cũng có thể khó tìm thấy. Bạn với tư cách là nhà lãnh đạo nên tiếp tục giữ vững điều này bằng cách ăn mừng các chiến thắng lớn và nhỏ một cách thường xuyên hơn.

Theo một nghiên cứu của SurveyMonkey, 82% nhân viên hạnh phúc hơn khi được công ty công nhận những nỗ lực của họ.

Bạn có thể chiêu đãi nhân viên của mình các chuyến đi chơi và hoạt động của công ty.

Đây không chỉ là một sự thúc đẩy về tinh thần; nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc ăn mừng những thành tích có liên quan chặt chẽ đến việc giữ chân nhân viên.

Đây là thái độ và văn hoá bạn cần để thành công trong bất kỳ giai đoạn kinh doanh nào, cho dù bạn là công ty khởi nghiệp hay là doanh nghiệp lớn.

Nếu bạn muốn nhân viên tiếp tục làm việc và nỗ lực không ngừng, hãy giúp họ cảm thấy quyền sở hữu đối với công việc của mình và thấy rằng họ đang tạo ra giá trị và sức ảnh hưởng đến tổ chức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

4 ‘mối quan hệ quyền lực’ nhất bạn nên có để đạt được mục tiêu trong sự nghiệp

Khởi nghiệp có thể là một hành trình đầy cô đơn, nhưng không nhất thiết bạn phải bước đi một mình.

khởi nghiệp

Đối với nhiều người, nếu không muốn nói là tất cả, cuộc đời của một người doanh nhân có thể là một hành trình đầy cô đơn.

Trong mỗi người doanh nhân, luôn có một động lực tinh thần và nội tâm mạnh mẽ thúc đẩy họ tạo ra điều gì đó cho người khác và cho chính bản thân họ. Họ muốn tạo ra một sản phẩm tốt hơn và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn.

Mặc dù gánh nặng và công việc của người doanh nhân cuối cùng cũng là vấn đề của chính họ, nhưng con đường đó, họ không nhất thiết phải đi một mình.

Dưới đây là những mối quan hệ đối tác đầy ‘quyền lực’ mà mọi doanh nhân, nhà lãnh đạo, người có năng lực và tinh thần sáng tạo cao cần có trong cuộc sống để đạt được những mục tiêu quan trọng nhất trong sự nghiệp.

1. Người cố vấn (Mentor).

Bạn sẽ luôn có những câu hỏi trên con đường bạn đi. Bạn có thể có một kế hoạch hoàn hảo cho mục tiêu của mình, nhưng đột nhiên, một điều gì đó bất ngờ xảy ra và bạn không chắc về những thứ mình nên làm.

Lúc này, bạn cần có một người cố vấn.

Người cố vấn là người đã đi trước bạn, họ sử dụng kinh nghiệm cá nhân và thành công của họ để giúp bạn duy trì hoặc đi đúng hướng.

Trong suốt hành trình, bạn sẽ có nhiều câu hỏi và điều mà họ sẽ cho bạn là những câu trả lời đầy khôn ngoan.

Nhưng đôi khi, họ có thể thử thách bạn từ những sai lầm và thất bại của chính họ với hy vọng bạn sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự nữa.

Họ có thể khuyên bạn nên làm việc ít hơn, làm việc thông minh hơn, hoặc ít nhất, là cách tránh những nỗi đau không cần thiết.

2. Huấn luyện viên (Coach).

Trên hành trình bạn đi, rất nhiều thứ sẽ xuất hiện. Có thể, bạn sẽ tràn đầy sự tập trung và năng lượng.

Nhưng một sự thật khác là, bạn có thể mất đi sự tập trung, năng lượng cũng suy yếu dần và bạn cần một ai đó giúp bạn đi đúng hướng.

Cũng giống như người cố vấn, huấn luyện viên sẽ cam kết mang lại thành công cho bạn.

Tuy nhiên, hầu hết các cuộc trò chuyện của bạn với huấn luyện viên đều do họ điều khiển.

Họ sẽ đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng bằng cách hỏi những câu hỏi khó và nói cho bạn những điều khó. Mọi thứ bạn nói với họ chỉ là về năng suất, hiệu suất và tiến độ.

Họ sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo bạn luôn đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu như đã thỏa thuận.

Nếu bạn nhận được câu trả lời từ những người cố vấn của mình, thì bạn sẽ nhận được động lực từ huấn luyện viên của mình.

3. Người bạn.

Trong suốt cuộc hành trình, bạn sẽ trải qua những thăng trầm nhất định nào đó.

Có thể bạn đã có đủ động lực và không cần bất kì ai phải làm gì cả. Nhưng mặc dù vậy, bạn có thể cần một người để cùng bạn vượt qua tất cả.

Bạn của bạn có thể không biết gì về mục tiêu của bạn hoặc cách để bạn đạt được chúng.

Nhưng nếu họ là một người bạn thực sự, sự thiếu hiểu biết đó sẽ không làm giảm đi sự quan tâm, hy vọng và tình yêu của họ dành cho bạn.

Họ muốn bạn thành công. Họ sẽ ăn mừng với bạn và khóc cùng bạn.

4. Người cùng tư tưởng.

Mọi người luôn cần một ai đó trong cùng lĩnh vực hoặc hoàn cảnh tương tự, người có thể hiểu được những khó khăn cũng như những tầm nhìn mới.

Một người bạn đồng trang lứa hay một người cùng hệ tư tưởng với bạn sẽ giúp bạn không cảm thấy đơn độc theo một cách khác hoàn toàn với những người còn lại.

Bạn sẽ học hỏi từ họ, và họ sẽ học hỏi từ bạn. Họ sẽ thúc đẩy bạn, và bạn sẽ thúc đẩy họ.

Mọi người đều là doanh nhân.

Dù bạn có đang khởi nghiệp hay không, tất cả chúng ta đều cần những mối quan hệ này trong cuộc đời của mình.

Bạn sẽ sớm nhận ra, thật may mắn và diễm phúc khi bạn có được ‘ai đó’ trong đời, người sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ hơn trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Hopin – Startup non trẻ được định giá 5,6 tỷ USD

Ra mắt chưa tròn 2 năm, giữa thời điểm Covid-19 bùng phát, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Anh đã được định giá 5,6 tỷ USD.

Cha đẻ Hopin muốn tạo ra phần mềm hội nghị trực tuyến tốt hơn. Ảnh: Hopin.

Tháng 6/2019, Johnny Boufarhat thành lập Hopin dựa trên một ý tưởng đơn giản: tại sao không có thứ gì đó giúp các cuộc họp và sự kiện trực tuyến chất lượng cao hơn?

Hopin ra đời, cung cấp nền tảng để người dùng dễ dàng tổ chức mọi thứ thông qua Internet, từ triển lãm thương mại đến các sự kiện xã hội, bắt đầu với giá 99 USD/tháng.

hopin
Hopin là nền tảng hội nghị trực tuyến có mức tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: Hopin.

Chưa đầy 2 năm, các hội nghị quy mô lớn đã chuyển sang trực tuyến và Hopin được định giá 5,6 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc.

Cùng với những tên tuổi lớn như Zoom và Netflix, startup này là người chiến thắng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu và nhiều công ty phải chuyển sang làm việc từ xa.

“Tôi luôn tin rằng mình sẽ làm được điều gì đó gây tiếng vang”, Boufarhat nói với Business Insider trong cuộc phỏng vấn. “Với Hopin, chúng tôi muốn trở thành doanh nghiệp công nghệ lớn nhất ở châu Âu”.

Ý tưởng ra đời sau khi mắc bệnh.

Theo hồ sơ, Boufarhat vẫn là cổ đông chính của Hopin, giúp chàng trai 26 tuổi này trở thành một người cực kỳ giàu có trên giấy tờ.

Sinh ra trong gia đình gốc Lebanon sống ở Australia, Boufarhat có một thời thơ ấu “bán du mục”. Anh từng ở nhiều nơi như Dubai, Papua New Guinea và Los Angeles.

Boufarhat luôn quan tâm đến phần mềm và mã hóa, lập ra công ty đầu tiên của mình khi còn là sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí tại Đại học Manchester.

Ứng dụng mang tên Universe, một mạng xã hội kết nối sinh viên với các nhà hàng và quán ăn trong thành phố để được giảm giá.

Tuy nhiên, Boufarhat cảm thấy việc học đại học, sau đó làm trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và tư vấn quản lý, không phải là điều anh mong muốn nên đã cân nhắc đến việc bỏ học.

Tiếp đến, Boufarhat được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch (Autoimmune disease). Điều này khiến anh không thể thường xuyên ra khỏi nhà. Chính vào thời điểm này, ý tưởng về việc tạo ra phần mềm tốt hơn cho các cuộc họp trực tuyến đã xuất hiện.

Kể từ đó, Hopin có hành trình phát triển thần tốc, theo Boufarhat. Nhà sáng lập rất lạc quan về doanh nghiệp của mình. Anh nhiều lần tuyên bố đây là công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tăng trưởng vượt bậc.

Vào tháng 2/2020, khoảng 8 tháng sau khi được thành lập, Hopin đã thu hút khoản đầu tư 6,5 triệu USD và bắt đầu gây chú ý.

Thời điểm đó, Boufarhat và nhóm nhỏ của mình cố gắng duy trì sản phẩm. “Từ con số 0 đến khi có 20 người làm việc, tôi đã viết hầu hết đoạn mã”, anh chia sẻ. Khi công ty có 40 nhân viên, nhà sáng lập 26 tuổi này vẫn phải đi tiếp thị và đảm nhận một số việc khác.

Hopin được xây dựng từ xa hoàn toàn. Đội ngũ nhân viên tăng từ 6 người vào tháng 2/2020 lên hơn 400 người hiện nay.

Sau hơn một năm, Hopin huy động tổng cộng 571,4 triệu USD, thu hút nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, bao gồm IVP, Salesforce Ventures, Northzone, Accel, Tiger Global, Coatue. Gần đây nhất là Andreessen Horowitz và General Catalyst đến từ Mỹ.

Đặc biệt, Boufarhat là nhà sáng lập duy nhất của Hopin, đi ngược lại thói quen đổ tiền vào startup do nhiều người tạo ra của các quỹ đầu tư.

“Tự khởi nghiệp, phát triển công ty từ xa và cố gắng học hỏi về khả năng quản lý khiến quá trình xây dựng Hopin rất khó khăn. Việc phải đưa ra những quyết định lớn với thời gian ngắn khiến tôi không thể ngủ”, Boufarhat nói.

Nhà sáng lập Hopin cũng không tìm được lời khuyên hoặc học hỏi mô hình đi trước, vì chưa từng có công ty nào gây dựng theo kiểu tương tự.

Định giá gấp 80 lần doanh thu.

Vào tháng 11/2020, Hopin được các nhà đầu tư định giá 2,1 tỷ USD. Vài tháng sau, con số này tăng gấp gần 3 lần. Theo thống kê của Dealroom, định giá tăng chóng vánh đã giúp Hopin trở thành startup phát triển nhanh nhất châu Âu từ trước đến nay.

Các nhà đầu tư mạo hiểm định giá startup bằng cách so sánh với công ty tương tự trên sàn chứng khoán, sau đó tính toán bội số thích hợp dựa doanh thu hàng năm và những yếu tố khác.

Zoom, một ông lớn công nghệ tăng trưởng nhanh chóng trong đại dịch, được định giá gấp 26,6 lần doanh thu hàng năm (ARR).

Hopin có khoảng 80.000 khách hàng, ARR 70 triệu USD và khoảng 440 nhân viên. Số vốn đầu tư khổng lồ giúp họ đủ tiền mua lại công ty tổ chức sự kiện Topi hồi tháng 12/2020 và nền tảng phát trực tuyến StreamYard vào đầu năm 2021.

Với mức định giá 5,61 tỷ USD, Hopin có bội số gấp 80 lần doanh thu hàng năm. Theo Business Insider, đây là con số đáng kinh ngạc, ngay cả trong thời điểm nhiều công ty đại chúng được định giá cao chót vót.

“Johnny đã sớm nhận ra cơ hội này”, Sonali De Rycker, từ quỹ đầu tư mạo hiểm Accel, đánh giá. “Đây là tốc độ tăng trưởng chúng tôi chưa từng thấy. Vẫn còn một con đường dài phía trước và thị trường rộng lớn dành cho Hopin”.

“Một tháng theo giờ Hopin giống như một năm trong thời gian bình thường”, chuyên gia Jules Maltz của quỹ đầu tư IVP cho biết. “Chúng tôi chưa từng rót vốn liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Tôi nghĩ Hopin là một trong những khoản đầu tư lớn nhất từ ​​trước đến nay”.

Câu hỏi đặt ra là sức hút của startup này có thể kéo dài bao lâu. Hiện tại thế giới đang dần trở lại sống bình thường trong bối cảnh vaccine bắt đầu được phân bổ rộng rãi.

Boufarhat khẳng định công ty đang có lãi và tăng trưởng bền vững. Tình hình tài chính của Hopin vẫn chưa được công bố rộng rãi, tuy nhiên startup này sẽ công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách một CEO xây dựng công ty 90 triệu USD từ khoản nợ 2.000 USD

Ý tưởng kinh doanh trị giá hàng chục triệu USD đã đến với Chase Fisher khi anh tham gia một câu lạc bộ đêm ở San Diego năm 2011. 

Trong buổi tiệc, cậu sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học bang San Diego đã vô cùng bất ngờ khi nhận được hàng loạt lời khen ngợi về chiếc kính mát giá rẻ màu xanh neon mình đang đeo. “Mọi người đặt ra hàng loạt câu hỏi kiểu: ‘Trông nó hay đấy. Anh kiếm được nó ở đâu thế? Cho tôi đeo thử được không?’”, Fisher nhớ lại.

Đây chính là khởi điểm cho ý tưởng giờ đây đã trở thành thương hiệu kinh doanh trị giá 90 triệu USD: Kính mắt Blenders Eyewear.

Phản ứng của những người xung quanh với đôi kính mát giá rẻ của mình khiến Fisher nhận ra rằng vẫn có một khoảng trống thị trường chưa được khai thác dành cho những đôi kính râm sành điệu nhưng không quá đắt đỏ như của những thương hiệu tên tuổi. Anh hoàn toàn có thể kiếm ra tiền từ khoảng trống này.

Fisher đã vay 2.000 USD từ một người bạn cùng phòng và ra mắt thương hiệu kính râm Blenders Eyewear. Anh bắt đầu bán những sản phẩm đầu tiên khi làm hướng dẫn viên lướt sóng trên bãi biển.

Chỉ trong vòng 3 năm, lợi nhuận của Blenders vượt qua con số 1 triệu USD. Tháng 12/2020, Blenders được định giá 90 triệu USD sau khi hãng kính mắt Italia Safilo thông báo sẽ mua lại 70% cổ phần của Blenders.

Khởi nghiệp với khoản vay 2.000 USD

“Tôi là một huấn luyện viên lướt sóng. Tôi dành 9 tiếng mỗi ngày trên bãi biển, nhìn mọi người qua lại và ngắm những đôi kính đắt đỏ họ đang đeo”, Fisher kể lại quãng thời gian khi mới bắt đầu khởi nghiệp.

Bản thân anh đã từng mua kính ở Target, bởi anh “không đủ tiền để mua những cặp kính tôi thực sự muốn” như Gucci, Oakley hay Ray-Ban với giá lên tới hàng trăm USD.

Không có thương hiệu hay bất cứ đối thủ cạnh tranh nào cung cấp những sản phẩm kính mát chất lượng, phong cách và thoải mái với mức giá phải chăng. Vì vậy tôi quyết định tự tạo những sản phẩm của chính mình”, Fisher cho hay.

Ý tưởng bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình cũng là động lực thúc đẩy Fisher, bởi với anh “trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một cơ hội nào đó”.

Vì vậy, vào năm 2011, cùng với người hàng xóm, nhà thiết kế đồ họa Blake Jensen, Fisher đã bắt đầu những bước đi đầu tiên của Blenders. Jensen đã tạo ra một vài mẫu kính mát và cả hai đã chia sẻ chúng trên Facebook để tìm kiếm phản hồi.

Bằng cách mời bạn bè, người thân gia đình vào nhóm Facebook, Fisher và Jensen đã giúp tài khoản của Blenders thu hút được 1.500 người theo dõi trong vài tháng. “Trước khi đạt được con số này, chúng tôi cũng đã nhận được hàng trăm lượt thích và rất nhiều lời bình luận [khen ngợi các mẫu kính mát]”, Fisher nói.

Những phản ứng tích cực đó đã chứng thực ý tưởng của Fisher và giúp anh có đủ tự tin để vay người bạn cùng phòng của mình 2.000 USD với lời hứa sẽ trả lại khoản vay với lợi tức 25% (tức 2.500 USD cả vốn và lãi) trong 6 tháng.

Fisher sau đó đã dành 8 tháng để biến các thiết kế của mình thành hiện thực, lên mạng tìm kiếm các bí quyết như “làm thế nào để tìm kiếm một nhà sản xuất”, hay các bí quyết trong thương lượng, đàm phán.

Sau khi tìm được nhà sản xuất, anh đã dùng toàn bộ số tiền 2.000 USD để đặt hàng lô 300 chiếc kính mát đầu tiên, với thiết kế gọng đen, chi tiết trang trí màu đỏ và logo thương hiệu ở phần càng kính.

“Tôi chỉ bán được 10 chiếc kính mát”

Năm 2012, Fisher bắt đầu bán ra những sản phẩm đầu tiên. Anh dựng một gian hàng tại hội chợ kinh doanh ở San Diego và định giá 20 USD cho mỗi chiếc kính của mình.

Fisher hy vọng có thể bán được toàn bộ số hàng, nhưng anh đã vô cùng thất vọng khi chỉ bán được đúng 10 chiếc. Đó là trải nghiệm mà Fisher tự nhận là “đáng xấu hổ nhất”. Khách hàng tại hội chợ muốn tìm kiếm những kiểu dáng khác nhau với màu sắc rực rỡ, phong phú hơn.

“Khi bạn 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, tâm trí của bạn lúc đó thật non nớt. Bạn sẽ có suy nghĩ kiểu “tôi sẽ chiếm lĩnh thế giới, bất cứ điều gì tôi làm sẽ thực sự hữu ích, và mọi việc đều sẽ trở nên dễ dàng. Và chắc chắn, bạn sẽ ngã sấp mặt”, Fisher chia sẻ.

Fisher gần như bỏ cuộc, nhưng anh đã nhận được một lời khuyên giúp anh tiếp tục tiến về phía trước: “Ai đó đã nói, ‘điều duy nhất khiến bạn thất bại là việc dừng lại’”.

Nhờ động lực mới, Fisher nghĩ ra cách dán nhãn dán của thương hiệu Blenders trên các bảng hiệu đường phố để quảng cáo. Anh tìm cách bán kính mát tại các bữa tiệc bên hồ bơi, các buổi hòa nhạc, lễ hội hoặc khi dạy lướt sóng.

Anh cũng thiết lập quan hệ với các DJ nổi tiếng, các nhạc sĩ địa phương – những người đã đeo kính mát Blenders miễn phí trong khi biểu diễn.

“Tôi mở tài khoản của mình mỗi đêm và gửi 40 tới 60 USD vào đây để tái đầu tư cho công ty”, anh nói. Và mặc dù tài chính vô cùng eo hẹp, Fisher vẫn tìm được cách trả lại khoản tiền đã vay cho bạn cùng phòng trong vòng 6 tháng như đã hứa.

Nhưng để duy trì hoạt động kinh doanh, Fisher hầu như không nhận được đồng lương nào trong suốt một thời gian dài. “Tôi phải mất 2 năm, sau đó mới trả được khoản tiền lương 1.000 USD cho chính bản thân mình,” Fisher nhớ lại.

Tuy nhiên, tới mùa hè năm 2012, Fisher thực sự cạn tiền. Vì vậy, anh nghĩ tới phương thức huy động vốn từ cộng đồng.

“Chúng tôi không biết gì về các nhà đầu tư… và đây là một cách mới, thú vị để làm điều đó,” Fisher kể lại quãng thời gian anh và Jensen bắt đầu chiến dịch gọi vốn trên Indiegogo kéo dài 30 ngày, với những quảng cáo nhấn mạnh các sản phẩm kính mát “được thiết kế riêng, với trong kính phân cực và đầy sức sống”.

Vào cuối chiến dịch, Blenders đã huy động được 7.000 USD từ gần 200 nhà đầu tư.

“Vào thời điểm đó, đây là số tiền nhiều nhất tôi từng thấy. Cảm giác như thể tôi đang có một triệu USD trong tay vậy. Tôi thực sự cảm thấy như mình trúng số độc đắc”, Fisher vui vẻ kể lại.

Gây tiếng vang trên mạng xã hội

Doanh số bán hàng của Blenders chậm rãi tăng lên đến cuối năm 2012, công ty đã tạo ra doanh thu khoảng 8.000 USD.

Vào năm 2013, Fisher bắt đầu thử nghiệm sử dụng Instagram như một công cụ tiếp thị, vừa để giao tiếp với khách hàng, vừa tiếp cận những người có ảnh hưởng (KOLs) và đề nghị tặng kính miễn phí khi các KOLs này đăng bài/ảnh cùng sản phẩm của Blender.

Với phương thức này, Fisher đã có thể đăng hình ảnh của các DJ nổi tiếng như Morgan Page và Cedric Gervais đang đeo một cặp kính mát Blenders.

Các nhạc sĩ nổi tiếng, như Snoop Dogg, cũng đeo Blender tại các buổi hòa nhạc và sự kiện. Các vận động viên, như vận động viên lướt sóng Lakey Peterson, đã sử dụng chúng tại các cuộc thi.

Tất cả đã giúp tài khoản Istagram của Blenders tăng từ vài nghìn lên hàng trăm nghìn người theo dõi trong vòng vài tháng (Blenders hiện có 480.000 người theo dõi trên Instagram) và doanh số bán hàng bắt đầu tăng.

Năm 2013, doanh thu của Blenders đã lên tới 6 con số và chạm ngưỡng 1 triệu USD vào năm 2015, sau khi Fisher thêm các mẫu kính chống tuyết vào hệ thống sản phẩm.

Bất chấp “thành tựu to lớn” này, Fisher nói rằng trọng tâm của anh không bao giờ đi chệch khỏi nguyên tắc “giữ cho công việc kinh doanh ổn định và có lãi”.

“Không có khoảnh khắc và sự kiện ăn mừng nào cả. Với mọi người, nó giống như kiểu ‘OK, chúng tôi đã cán mốc một triệu. Bây giờ, hãy cùng kiếm 5 triệu USD”, Fisher vui vẻ nói.

Tháng 12 năm 2019, Blenders được định giá 90 triệu USD sau khi tập đoàn Safilo thông báo sẽ mua lại 70% cổ phần của công ty.

Với Fisher giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Blenders, tập trung vào sản xuất và phân phối sản phẩm. Chỉ tính riêng trong năm 2019, Blenders đã tạo ra doanh thu gần 41 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo NDH

Tại sao Content Marketing mang lại kết quả hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp

Khi thế giới đã chuyển sang kỹ thuật số, việc tạo ra và phát triển nội dung trên bất kỳ nền tảng nào cũng đã trở nên thiết yếu, vấn đề bây giờ là làm thế nào để bạn có thể nổi bật hơn trong biển thông tin được tìm thấy trên internet.

Năm 2020 cho chúng ta thấy rõ rằng thế giới kỹ thuật số quan trọng hơn bao giờ hết, mọi người sử dụng tất cả các nguồn lực công nghệ mà họ có trong khả năng để đưa ra quyết định mua hàng.

Nói cách khác, trước khi đưa ra quyết định, khách hàng đã được thông báo về các giải pháp có sẵn cho các vấn đề của họ, vì họ nhận thấy rất thuận tiện trong việc nghiên cứu và so sánh các lựa chọn của mình trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng.

Rõ ràng hơn là đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật số và khách hàng kiểm soát quy trình mua hàng hơn bao giờ hết.

Theo dữ liệu từ Statista vào năm 2019, 91% công ty trên toàn thế giới đã có chiến lược nội dung, 46% công ty đã chi rất nhiều ngân sách cho việc này trong cùng năm, xem xét rằng chỉ số quan trọng nhất là tạo khách hàng tiềm năng.

Năm 2020, với tư cách là một công ty khởi nghiệp, hãy làm rõ với bạn rằng một trong những chiến lược kỹ thuật số quan trọng nhất tồn tại trong bối cảnh này đó là chiến lược đề cập đến tiếp thị nội dung hay content marketing.

Bằng cách hỏi chúng ta một trong những câu hỏi chính “Bạn nên chia sẻ nội dung nào ở giữa cuộc khủng hoảng này?

Khi thế giới đã chuyển sang kỹ thuật số, việc tạo và phổ biến nội dung trên bất kỳ nền tảng nào cũng đã trở thành hoạt động thiết yếu, vấn đề bây giờ là làm thế nào để nổi bật trong biển thông tin được tìm thấy trên Internet.

Bằng cách nào Startups có thể xây dựng  chiến lược nội dung có giá trị

Trước tiên, bạn nên biết rằng tiếp thị nội dung hay content marketing là một chiến lược nhằm thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách cung cấp nội dung mang tính thông tin, giải trí và hướng đến khách hàng nhằm xây dựng mối quan hệ và xây dựng lòng tin.

Đại dịch đã đặt chúng ta vào một tình huống nghiêm trọng, khiến các thương hiệu phải đồng cảm với khách hàng của họ.

Nếu với tư cách là một công ty khởi nghiệp, bạn hãy cân nhắc rằng đối với năm 2021, các chiến lược tiếp thị nội dung nên có sự đồng cảm đối với đối tượng mục tiêu của bạn như là những điểm phù hợp, cung cấp cho họ nội dung cho phép họ giải quyết tại thời điểm này.

Ngoài yếu tố đồng cảm, bạn cần đo lường

Việc tạo ra một chiến lược nội dung là chưa đủ, bạn phải xác định rằng những gì bạn quyết định chia sẻ có giá trị đối với khách hàng của bạn, nó mang tính giải trí và nó là thứ mà bạn muốn chia sẻ.

Làm thế nào bạn biết được rằng nó thực sự đang thành công? Làm thế nào để bạn biết rằng bạn đang sử dụng các định dạng và kênh phù hợp và khách hàng của bạn đang chuyển qua kênh chuyển đổi cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng của bạn?

Câu trả lời nằm trong các số liệu bạn sử dụng. Đo lường tác động của công việc một cách chính xác sẽ cho phép công ty khởi nghiệp của bạn thích ứng với thị trường, tận dụng kết quả, lặp lại nếu cần, nghĩa là thay đổi chiến lược nếu điều gì đó không hiệu quả.

Dựa trên một cuộc khảo sát do Semrush thực hiện vào năm 2020, những cân nhắc sau đã được xác định: các chỉ số tốt nhất cho content marketing là lưu lượng truy cập không phải trả phí (76%), khách hàng tiềm năng (62%), bắt đầu phiên hoặc lượt truy cập trang (60%) và tỷ lệ chuyển đổi (47%).

Đảm bảo rằng bạn biết rõ khách hàng của mình để xác định nội dung bạn sẽ cung cấp cho họ. Xem xét các định dạng và kênh bạn sẽ sử dụng. Xác định KPI của bạn, vì nó sẽ là cách duy nhất để đo lường xem bạn có thành công hay không.

Chiến lược nội dung không phải là thứ bạn nên làm lẻ tẻ mà nó phải trở thành một hoạt động thống nhất và đồng bộ của công ty bạn.

Tạo chiến lược nội dung sẽ mang lại cho bạn kết quả hiệu quả cho công việc khởi nghiệp của bạn, tuy nhiên, nếu bạn không biết cách thực hiện, chúng tôi khuyên bạn nên đi cùng với một chuyên gia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

CEO Canva: Nhà sáng lập Nữ trẻ tuổi nhất sở hữu ‘kì lân công nghệ’

Canva là một website thiết kế đồ hoạ, được thành lập năm 2012. Canva sử dụng định dạng kéo thả và cung cấp quyền truy cập vào hơn một triệu bức ảnh, đồ họa và phông chữ. Nếu bạn là marketer thì hẳn là bạn cũng không xa lạ gì với ứng dụng này.

Canva co-founder and CEO, Melanie Perkins.Canva

Ở tuổi 32, Melanie Perkins là một trong những nữ sáng lập kỳ lân công nghệ (Unicorn) trẻ nhất trên thế giới.

Công ty khởi nghiệp thiết kế trực tuyến Canva của cô gần đây đã được đẩy lên một tầm cao mới sau khi kết thúc vòng tài trợ vốn với mức 85 triệu USD, thu về mức định giá 3,2 tỷ USD. Cô và đồng sáng lập Cliff Obrecht thuộc top người giàu trẻ tuổi nhất của Úc.

Tuy nhiên, mấy ai biết đó là một chặng đường dài và đầy thử thách đối với doanh nhân nữ người Úc này, người đã đặt ra tầm nhìn của mình là trở thành những gã khổng lồ công nghệ và tái tạo lại ngành thiết kế khi chỉ mới 19 tuổi.

“Tôi từng nghĩ điều này sẽ được thực hiện trong vòng hai năm … rằng chúng tôi sẽ thực hiện được toàn bộ tầm nhìn. Nhưng tôi đã không được dễ dàng như vậy! ” Perkins nói.

Perkins cho biết, cuộc hành trình đầy khó khăn đó – với những khởi đầu sai lầm, sự từ chối và trở ngại về nguồn vốn – là bài học phù hợp với hầu hết các nhà sáng lập, những người luôn muốn xóa tan quan niệm sai lầm phổ biến về các doanh nhân là thành công chỉ sau một đêm.

“Đó là công việc khó khăn,” cô nói. “Nhưng thật khó cho tất cả mọi người. Mọi người đều sẽ có những thử thách, khó khăn và bị từ chối. ”

Perkins tiếp tục: “Tôi chưa bao giờ gặp một người sáng lập nào dễ dàng và giao quyền mọi thứ. “Thành công cần rất nhiều thời gian và tâm sức”.

Perkins, với hơn 13 năm kinh nghiệm khởi nghiệp khẳng định: “tất cả những nỗ lực và sự kiên nhẫn có thể được đền đáp nếu bạn thực sự quyết tâm”.

“Điều thực sự quan trọng khác cần biết là điều đó, tức thành công có thể xảy ra,” Vị CEO nói thêm. “Tôi nghĩ nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ, cuối cùng bạn sẽ đạt được điều đó.”

Perkins cho biết vòng tài trợ mới nhất sẽ giúp công ty ngày càng tiến gần hơn đến việc cạnh tranh với các công cụ thiết kế chuyên nghiệp khác của Microsoft và Adobe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

CEO NerdWallet: Từ khởi nghiệp với 800 USD đến sở hữu thương hiệu 500 triệu USD

Hiện nay, Tim Chen là Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của website tài chính cá nhân NerdWallet, với 10 triệu lượt truy cập hàng tháng và được định giá hơn 500 triệu USD.

Vào năm 2008, giống như rất nhiều người khác trong cuộc khủng hoảng tài chính lúc đó, Chen thất nghiệp và rơi vào khủng hoảng.

Chen cho biết: “Điều đó thật khủng khiếp đối với tôi, bởi vì tôi chỉ hướng về thành tích trong suốt cuộc đời mình và tôi thực sự muốn thành công…nhưng tôi đã thất nghiệp..”.

Tuy nhiên, giờ đây, Chen coi đó là một trong những điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với anh. Nó đã biến anh trở thành một doanh nhân thành đạt.

“Tôi luôn mơ ước được làm một điều gì đó mang tính kinh doanh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình ‘được phép'” Anh nói.

Tình cờ có một ý tưởng

Ý tưởng xây dựng NerdWallet nảy sinh khi anh ngồi xoay ngón tay cái trong khi không có việc làm.

Anh đã nhận được một email từ em gái của mình đang sống ở Úc, với câu hỏi về việc tìm một thẻ tín dụng với phí giao dịch nước ngoài thấp hơn.

Sau khi tiếp nhận câu hỏi của em gái, Chen lập tức lên Google tìm kiếm thông tin, Chen nói. “Và, tôi đã bị sốc khi không tìm thấy bất kỳ thứ gì trên Google mà về cơ bản không phải là tài liệu marketing hoặc quảng cáo.”

Chen nói rằng anh ấy đã tự rút ra kinh nghiệm tài chính của mình và anh ấy, với tư cách là một chuyên gia đã phải mất một tuần nghiên cứu sâu rộng để tổng hợp những gì một số ngân hàng và công ty thẻ tín dụng lớn phải cung cấp.

sau đó, anh gửi cho em gái một bảng tính Excel chia nhỏ các lựa chọn của cô ấy.

Chẳng bao lâu, bảng tính đó đã được chuyển tiếp rộng rãi ra bên ngoài nhóm gia đình và bạn bè của anh ấy.

Nó khiến Chen nhận ra rằng có “vấn đề thực sự về khả năng mua sắm trong các dịch vụ tài chính”, nơi người tiêu dùng thường phải sàng lọc các tài liệu dày đặc của các ngân hàng để biết thông tin.

Nếu không có cố vấn tài chính chuyên nghiệp, thật khó để so sánh các sản phẩm. Trong khi đó, “Nhà cung cấp tài khoản séc của bạn có thể cung cấp cho bạn một khoản thế chấp, một thẻ tín dụng, một khoản vay mua ô tô, cuối cùng là các dịch vụ bảo hiểm hoặc quản lý tài sản và họ sẽ giảm cho bạn 50.000 đô la trong suốt cuộc đời của bạn,” Chen nói.

“Đó là cách toàn bộ hệ thống hoạt động.”

Chen muốn cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính trực tuyến minh bạch hơn. Vì vậy, làm việc tại căn hộ ở Manhattan của mình, anh ấy đã sử dụng 800 đô la tiền riêng của mình để trang trải các chi phí khởi nghiệp như lưu trữ web, phí tên miền và phần mềm.

Kế hoạch là cung cấp ưu và nhược điểm của các dịch vụ tài chính khác nhau và giải đáp thắc mắc, tư vấn và hỗ trợ mọi người đưa ra quyết định tài chính thông qua các bài báo do các nhà báo tài chính cá nhân chuyên nghiệp viết.

Tuy nhiên, 9 tháng sau khi khởi chạy website, Chen buộc phải chuyển đến căn hộ của bạn gái để tiết kiệm tiền – anh chỉ kiếm được khoảng 75 USD trong năm đầu tiên của website trong khi thường làm việc từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày.

“Tôi đã ăn đồ ăn vặt hàng ngày… Nó giống như bất cứ điều gì bạn có thể làm để tiết kiệm tiền,” Chen nói.

Trong năm thứ hai của NerdWallet, công ty chỉ tạo ra “doanh thu khoảng 60.000 đô la”, Chen nói. Anh từng băn khoăn liệu mình có nên tiếp tục với dự án kinh doanh này hay cố gắng tìm việc làm với một quỹ đầu cơ khác.

Chen từng nói với CNBC rằng anh “rất biết ơn” về thời điểm suy thoái kinh tế, bởi vì việc thiếu các cơ hội tuyệt vời tại các công ty Phố Wall đã cho anh thêm lý do để gắn bó với NerdWallet.

Tìm kiếm thành công

Chẳng bao lâu, NerdWallet, cuối cùng cũng bắt đầu thành công, với lượng khách truy cập và doanh thu tăng gấp ba lần từ tháng này sang tháng khác vào một thời điểm vào giữa năm 2010. Cuối cùng, Chen đã ngừng suy nghĩ về việc quay trở lại Phố Wall.

Năm 2015, NerdWallet đã huy động được khoảng 105 triệu đô la tài trợ. Nhưng con đường của công ty không phải lúc nào cũng ổn định. Năm ngoái, NerdWallet buộc phải sa thải hàng chục người (khoảng 11% lực lượng lao động) sau khi bỏ lỡ các mục tiêu lợi nhuận.

Trong một email gửi tới nhân viên vào mùa thu năm ngoái, Chen (không lạ gì với việc tự sa thải nhân viên) gọi việc cắt giảm nhân viên là “cực kỳ đau đớn”, nhưng anh cũng nói rõ sự lạc quan của mình đối với tương lai của công ty.

Phần lớn doanh thu của công ty đến từ các công ty dịch vụ tài chính trả tiền cho NerdWallet khi độc giả của họ đăng ký thẻ tín dụng hoặc sản phẩm tương tự sau khi nhấp qua trang NerdWallet. Đây là một thực tế khá phổ biến giữa các trang web tư vấn tài chính như Credit Karma và Bankrate.

Trong khi đó, NerdWallet cố gắng minh bạch về việc nhận tiền từ một số công ty tài chính mà trang này viết. Một tiết lộ trên trang web lưu ý rằng những mối quan hệ đó “có thể ảnh hưởng đến những sản phẩm mà chúng tôi đánh giá và viết về (và nơi những sản phẩm đó xuất hiện trên trang web), nhưng nó không ảnh hưởng đến các đề xuất hoặc lời khuyên của chúng tôi”.

Đó là một mô hình kinh doanh mà NerdWallet cũng đang đưa vào sử dụng thông qua tính năng kích hoạt bằng giọng nói mới trên Amazon’s Alexa cho phép người dùng nhận được lời khuyên kích hoạt bằng giọng nói về cách tìm thẻ tín dụng tốt nhất.

Chen nói, “Khi NerdWallet đã phát triển, tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm về sự khiêm tốn và khả năng học hỏi từ thất bại “hoàn toàn” là điều cần thiết cho sự thành công của công ty. Nó cũng giúp tôi tập trung hơn”.

Chen nói với LifeHacker: “Khi tôi thành lập NerdWallet, tôi ít hướng tới sứ mệnh hơn và quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng một công ty thành công. Bây giờ, đó là việc cung cấp cho người đọc những lời khuyên mà họ không nhận được ở những nơi khác.

“Nếu chúng ta tập trung vào việc làm đúng, chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ với một người để họ quay lại, hết lần này đến lần khác.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Tham khảo CNBC

Nghỉ việc ở nhà chăm con khi mới 23 tuổi, người phụ nữ sau đó tạo ra đế chế kinh doanh trị giá hơn 200 triệu USD

Có con ở độ tuổi quá sớm, người phụ nữ này sau đó đã không cam chịu nghỉ hẳn việc mà quyết định khởi nghiệp.

Eiko Hashiba đã rời ngân hàng Goldman Sachs ở Tokyo vào năm 2002 để sinh con khi mới 23 tuổi.

Phải bỏ việc để chăm con khiến cô tự hỏi tại sao không có cách nào linh hoạt hơn cho phụ nữ để làm việc ở Nhật Bản, thay vì phải nghỉ hẳn việc sau khi có con.

Vậy là 10 năm sau, câu hỏi đó vẫn còn trong tâm trí cô khi thành lập nên VisasQ Inc – công ty chuyên cung cấp những lời khuyên, tư vấn giống McKinsey &Co, điểm khác biệt là các chuyên gia tư vấn của họ không làm việc trong văn phòng, họ là những tư vấn viên hiện trường.

“Tôi có con ở độ tuổi quá sớm trong sự nghiệp và tôi muốn tiếp tục làm công việc của mình dù thế nào đi chăng nữa. VisasQ là một dịch vụ thúc đẩy khả năng của một người để làm việc”.

Cổ phiếu của VisasQ đã tăng 94% kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo vào tháng 3. Mức tăng này đã đẩy giá trị thị trường công ty lên 236 triệu USD và biến Hashiba – người nắm giữ 52% cổ phần công ty trở thành triệu phú đôla.

Mọi người từ khắp các ngành công nghiệp đăng ký làm tư vấn viên tại VisasQ và cung cấp những phiên tư vấn cho khách hàng. VisasQ hiện có hơn 110.000 người đăng ký làm tư vấn viên.

“Kinh nghiệm của tôi khi làm việc lúc chăm con đã khiến tôi nhận ra rằng sẽ có những cá nhân muốn làm việc như những tư vấn viên độc lập”.

Hashima là một trong nhóm rất ít những CEO nữ tại các công ty Nhật Bản. Chỉ 11 trong số 2.076 công ty niêm yết có CEO là nữ, tức là ít hơn 1%.

Khi mới khởi nghiệp, Hashiba nói rằng các lãnh đạo quỹ đầu tư mạo hiểm đã hỏi liệu cô có thể thành công ở vị trí CEO khi là một người phụ nữ không. Họ nói rằng tỷ lệ thành công rất thấp, chính điều đó đã khiến tôi muốn chứng minh rằng họ sai.

Hashiba gia nhập Goldman Sachs sau khi tốt nghiệp từ Đại học Tokyo danh giá vào năm 2001. Cô rời ngân hàng này chỉ sau 1 năm để sinh và chăm con. Sau đó, cô làm việc tại L’Oreal và quỹ đầu tư Nhật Bản Unison Capital trước khi thành lập nên VisasQ.

VisasQ hy vọng họ có thể tiếp cận lượng người nghỉ hưu tăng nhanh ở Nhật Bản để tìm kiếm số lượng người đăng ký làm tư vấn viên lên hàng triệu người. Có hơn 36 triệu người ở nước này hiện từ 65 tuổi trở lên.

Yukio Terakawa – Chủ tịch Yanmar Holdings nói rằng ông lên kế hoạch vẫn làm tư vấn tại VisasQ khi nghỉ hưu.

Daichi Mamada – người làm việc cho Mitsubishi Electrics sử dụng dịch vụ tư vấn của VisasQ để tìm sự đánh giá trong thị trường ngách.

“Giá trị dịch vụ mang lại rất cao. Tôi có thể nhận được nhiều thông tin và kiến thức. Dịch vụ tư vấn của họ cho phép tôi tiếp cận trực tiếp với người tôi không thể. Tư vấn viên cũng chia sẻ nhiều thông tin quan trọng”.

Giá cổ phiếu quá cao

Mặc cho thành công ban đầu là vậy, một nhà đầu tư kỳ cựu là Mitsushige Akino đã lên tiếng cảnh báo về cổ phiếu VisasQ. Ông nói rằng còn quá sớm để xem liệu có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không.

“Doanh nghiệp này cần một chút thời gian nữa để xác định mô hình. Chúng tôi không biết liệu các công ty sử dụng dịch vụ này sẽ thực sự được hưởng lợi từ những lời khuyên mà họ cung cấp hay không. Hiện giờ, mọi người đang mua cổ phiếu với sự hiểu biết rất mơ hồ”.

Việc mọi người đổ xô mua cổ phiếu đã khiến giá trị công ty được đẩy lên cao. Tỷ suất P/E của VisasQ đang ở mức 420 lần theo Bloomberg. Công ty này dự đoán doanh thu sẽ tăng 42% lên 1,4 tỷ yên (13,2 triệu USD) trong năm kết thúc vào tháng 2 nhưng lợi nhuận thì có thể sụt giảm vì những khoản đầu tư lớn.

VisasQ đã thành lập chi nhánh tại Singapore vào tháng 4 nhắm tới việc sử dụng đây như một cơ sở để mở rộng ra toàn cầu. Hashiba lên kế hoạch kết nối những lực lượng có sẵn ở Nhật Bản cho các khách hàng nước ngoài trong khi vẫn mở rộng lực lượng gồm các tư vấn viên từ những quốc gia châu Á khác.

“Nếu dịch vụ của họ không hiệu quả, khách hàng sẽ rời đi ngay. Vì chúng tôi vẫn chưa rõ liệu có đúng hiệu quả hay không, nên những ngày này cổ phiếu của họ vẫn được mua ở mức giá quá cao”.

Hashiba nói rằng cô không lo lắng về giá cổ phiếu mà quan tâm tới những phát triển trong dài hạn của công ty hơn.

“Chúng tôi đang trong bước phát triển còn rất non trẻ. Giấc mơ của toàn công ty là có rất nhiều người làm việc chăm chỉ đăng ký làm tư vấn viên tại VisasQ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Tổ Quốc

Khởi nghiệp và xây dựng được doanh nghiệp giá trị gấp 15.000 lần số tiền đầu tư ban đầu

Kimberlee có nền tảng nhảy múa, và ngay sau đó nỗ lực để nhanh chóng có được những chứng chỉ hướng dẫn thể dục.

“Bạn cần kết nối với người khác. Điều này giúp bạn cảm thấy tốt hơn”, Kimberlee Perry nói.

Trước Covid-19, Startup của Kimberlee chưa bao giờ có ý định thực hiện các chương trình trực tuyến. Mục đích lớn nhất của các lớp học bật nhảy trên đệm lò xo là trực tiếp mang mọi người đến lại gần nhau hơn, đặc biệt là các bà mẹ, những người cảm thấy lạc lõng tại những thị trấn xa lạ.

Đó cũng chính là điều truyền cảm hứng cho Kimberlee, 35 tuổi, gốc Australia, sáng lập ra Bounce vào 6 năm trước.

Năm 2014, trong kỳ thai sản, Kimberlee cùng chồng đi gần 50 km ra khỏi London và chuyển đến thị trấn Harlow, hạt Essex. Bà sau đó mắc chứng trầm cảm sau sinh do quá cô đơn.

“Cả cuộc đời tôi dành cho cho thể thao và sử dụng thể thao để kết nối với mọi người”, bà nói. “Đó chính là văn hóa thể thao tại Australia. Vậy nên khi chuyển đến London năm 18 tuổi, tôi tham gia câu lạc bộ bóng lưới để kết bạn”.

‘Khi chuyển về Harlow, tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng. Tôi hầu như chẳng quen biết ai và câu lạc bộ duy nhất mà tôi có thể tham gia chính là câu lạc bộ mẹ và bé”, bà nói.

Tập thể dục có tác động tích cực lên tinh thần và thể chất của người mới làm mẹ, nhưng thực tế, Kimberlee không thể tìm được bất kỳ khóa học thể dục nào cho phép bà mang theo con nhỏ. Vậy nên bà quyết định tự thành lập một nơi như vậy, bằng việc đầu tư 200 bảng Anh (GBP) sáng lập ra Bounce vào năm đó.

“Tôi muốn cảm thấy tốt đẹp về bản thân – là một bà mẹ mới, bạn dành hàng giờ, hầu hết thời gian trong ngày và đêm một mình. Vậy nên Bounce sẽ là sự kết hợp mọi thứ tôi cần trong cuộc đời vào lúc đó – thể dục, sự kết nối và niềm vui”.

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, công ty phát triển và có 47.000 khách hàng hàng tháng – chủ yếu là phụ nữ – trên khắp Anh, Australia và New Zealand.

Một yếu tố khác thúc đẩy Kimberlee bắt đầu Bounce chính là cơ hội thăng chức bà bỏ lỡ tại công việc trước, quản lý bán hàng trong ngành tổ chức sự kiện.

“Phát triển sự nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi”, bà hồi tưởng lại. “Tồn tại trong ngành tổ chức sự kiện rất vất vả – bạn sẽ phải làm việc 24/7 – và tôi nghĩ chính việc mang thai đã góp phần dẫn đến quyết định tôi không được thăng chức”.

“Tôi vô cùng suy sụp. Tôi dành vài ngày để khóc trên giường, cố gắng suy nghĩ xem bản thân là ai nếu không có công việc này”.

Kimberlee có nền tảng nhảy múa, và ngay sau đó nỗ lực để nhanh chóng có được những chứng chỉ hướng dẫn thể dục. Chẳng mấy chốc, bà đã có thể dạy các khóa học tại phòng tập thể dục địa phương, nơi bà nảy ra ý tưởng cụ thể về Bounce.

“Tôi tình cờ thấy những tấm bạt nảy, những sàn nhún lò xo nhỏ, và tôi nói với chồng rằng ’em sẽ dành 200 GBP từ tài khoản chung để mua 8 chiếc như vậy’”, Kimberlee nói. “Anh ấy nghĩ tôi điên rồi”.

“Nhưng sàn nhún lo xo nổi tiếng gây ít tác động, không gây đau khớp và hấp thụ 80% lực tác động – vậy nên tôi biết chúng sẽ vô cùng hoàn hảo cho các bà mẹ mới, những người muốn tập thể dục”.

Để ra mắt các lớp học đầu tiên, Kimberlee biên đạo một số bài tập vũ đạo và thuê một hội trường cộng đồng tại Harlow.

“Các bà mẹ có thể mang theo em bé và để chúng trong những chiếc xe nôi khi lên lớp”, bà nói. “Sau vài tháng, tôi bắt đầu mở thêm nhiều lớp hơn nữa do nhu cầu tăng lên – mọi người yêu thích bản chất vui vẻ của lớp học và thực tế là họ có thể đốt cháy khoảng 600 calo trong vòng 45 phút”.

“Tôi dành mọi số tiền có được vào việc kinh doanh – chi trả cho phí thuê hội trường, mua nhiều đệm lò xo hơn nữa. Nhưng đã đến lúc tôi không thể dạy tất cả các lớp được nữa. Tôi dạy 12 lớp/tuần và dần bị sụt cân”.

Sau khi thuê thêm huấn luyện viên, các lớp học của Kimberlee bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa – và các đối thủ kinh doanh bắt đầu xuất hiện, xây dựng những mô hình tương tự. Bà biết mình muốn mở rộng việc kinh doanh và bảo vệ ý tưởng của mình nên đã quyết định tính đến chuyện nhượng quyền.

Nhưng Kimberlee cũng là người đầu tiên thừa nhận rằng bà không thực sự hiểu rõ quá trình này diễn ra như thế nào. “Tôi không hề có chút hiểu biết nào về nó, nhưng tôi biết rằng mình cần sự bảo hộ pháp lý để hỗ trợ cho ý tưởng kinh doanh của mình”, bà nói.

“Vậy nên khi được luật sư giải thích mô hình nhượng quyền và khả năng công ty có thể phát triển đến nhường nào, tôi đã được khai sáng”.

Tính đến nay, Kimberland và đội ngũ của bà đã đào tạo hơn 700 huấn luyện viên và có 320 chi nhánh nhượng quyền tại Anh và 20 quốc gia khác. Những chi nhánh nhượng quyền cần trả trước một khoản phí để trở thành một phần của Bounce, tiếp cận các trang thiết bị và có một khu vực bảo hộ địa lý để hoạt động.

Các cơ sở nhượng quyền cũng phải trả phần trăm doanh thu của họ dưới dạng phí quản lý thường xuyên. Với việc đóng phí, việc kinh doanh tại cơ sở nhượng quyền sẽ được quản lý, có quyền tiếp cận mọi khóa học hàng ngày và vũ đạo của từng khóa học, kèm theo xây dựng thương hiệu và tiếp thị.

Marc Mullen, huấn luyện viên cá nhân, tin rằng Bounce trở nên nổi tiếng do sự vui vẻ và thân thiện, và khả năng mang đến khách hàng, chủ yếu là nữ giới, cảm giác một cộng đồng.

“Tham gia phòng tập thể dục thông thường có thể rất đáng sợ đối với vài người phụ nữ, bởi không may, đó là môi trường mà nam giới có thể chiếm đa số”, ông nói. “Và tỷ lệ bỏ tập thể dục khá cao đến từ thực tế là mọi người không thực sự có kế hoạch để bám theo, thiếu ý tưởng hoặc động lực.

“Ngược lại, Bounce gắn kết mọi người với nhau trong một cộng đồng. Các bài tập có yếu tố vui vẻ, giàu năng lượng, và với các cơ sở nhượng quyền, Bounce trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người trên thế giới”.

Với việc công ty thu về 3 triệu GBP lợi nhuận thường niên vào năm ngoái, Kimberlee hiện giám sát một đội quản lý 25 người tại trụ sở Harlow.

Dù vậy, giám đốc điều hành vẫn không quên lý do ban đầu. “Tôi vẫn dạy 5 lớp/tuần, và thực hiện mọi bài tập thường ngày,” bà nói. “Tôi yêu thích cảm giác mang lại, và việc biết rằng mình đang truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác mỗi ngày … đó là cảm giác không thể tuyệt vời hơn”.

Vào tháng 4, nhằm đối phó Covid-19, công ty đã chuyển các khóa học sang hình thức trực tuyến, cung cấp dịch vụ 8 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.

“Các cơ sở nhượng quyền đã phải đóng cửa, nhưng mọi người đều hưởng lợi khi chúng tôi chuyển sang hình thức trực tuyến. Chúng tôi chia lợi nhuận lớp học trực tuyến với các cơ sở nhượng quyền, điều này rất hữu ích cho họ”, Kimberlee nói.

Nhưng giờ các phòng tập cũng đang được mở cửa trở lại, bà nói thêm rằng mọi người tại Bounce đều rất vui mừng khi một lần nữa được trực tiếp gặp lại các khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Shark Khoa khuyên giới trẻ khởi nghiệp: Làm gì hay đầu tư gì thì cũng phải thực tế

“Tôi chỉ đầu tư vào những mô hình có sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng và nâng cấp được thu nhập của startup. Bởi vì, thực tế chúng ta chỉ vui khi đầy đủ về vật chất…”, doanh nhân trẻ Lê Đăng Khoa chia sẻ quan điểm đầu tư của mình.

Đừng quá tập trung tạo ra những sản phẩm quá khác biệt

Theo Shark Khoa, khởi nghiệp nên bắt đầu từ những sản phẩm bình thường, làm cho nó thật mới, thật tốt mới là cốt yếu.

Doanh nhân Lê Đăng Khoa ví dụ, trên thị trường có rất nhiều công ty thiết kế xây dựng chẳng hạn, nhưng để chọn ra 3 công ty có thương hiệu top đầu thì lại rất khó. Đó mới là brand mà startup cần hướng đến. Cơ hội cho startup nằm ở chỗ đó.

“Có những ngành mình không cần phải nghĩ nó quá ghê gớm. Nó không cần phải bơm tiền triệu đô nhưng vẫn được xã hội chấp nhận và phát triển. Cốt yếu không phải là nằm ở mô hình lớn hay nhỏ, mà tài năng của founder mới là quan trọng. Nhà đầu tư họ sẽ nhìn vào đó để rót tiền”, Shark Khoa nhấn mạnh.

Có thực mới vực được đạo

Nhiều người cho rằng, khởi nghiệp làm đam mê là niềm vui nhưng thực tế, khởi nghiệp để tạo ra nền tảng kinh tế. Đi làm phải có tiền, ngày ăn 3 bữa, tiền mua nhà xe, tiền nuôi con, cái đó là “thực”. Nếu anh không có “thực”, không có khả năng kiếm tiền duy trì cuộc sống mỗi ngày thì chắc chắn anh không bao giờ có thể cầm cự công ty startup được.

“Bản thân Khoa khi đầu tư vào bất cứ công ty startup thì ngoài vấn đề sản phẩm hay dịch vụ thì vấn đề quan trọng nhất là làm sao để nâng cấp được thu nhập của các bạn startup. Vì nếu nhân viên của mình có tiền nuôi vợ, nuôi con họ thì hàng ngày họ mới có năng lượng để đến công ty làm việc.

Chứ ngày nào cũng báo lỗ, báo lỗ. Nếu một công ty nhìn vào tiềm năng nhưng nguồn sống mỗi ngày không ổn định thì làm sao đi dài hơi được”, Shark Khoa chia sẻ.

Thiếu kiến thức, đi tìm đối tác

Shark Khoa chia sẻ, thực tế hiện nay các startup rất thiếu kiến thức về vận hành, marketing…. Điều này buộc các bạn phải vô thế khiêm nhường, tìm đối tác. Tìm những đối tác giỏi vận hành, giỏi về marketing hay sales chẳng hạn…

Khi được hỏi làm thế nào để tìm được đối tác phù hợp, shark Khoa giãi bày: “Nói thực, điều này còn phụ thuộc vào chữ “duyên” nữa. Bế tắc nhất của các bạn startup hiện nay là nhà đầu tư không thiếu nhưng nhà đầu tư phù hợp thì thiếu.

Do đó, để duy trì được dự án của mình thì cách tốt nhất là các bạn trẻ cần kiên nhẫn, bình thản, học tập liên tục và học một cách bài bản, nghiêm túc”.

Nên đi làm lấy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt

Nếu là bạn trẻ mới ra trường thì nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm thay vì vội vàng làm startup. Tích lũy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt. Đơn giản, kinh nghiệm giúp mình dễ thuyết phục cộng sự khi làm việc.

Xa hơn, là thuyết phục nhà đầu tư rót vốn. “Khi hợp tác, nhà đầu tư họ nhìn vào xem mình có bản lĩnh không đã, có đủ kiến thức không đã thì họ mới bắt tay. Chứ em nói hay quá, không làm được thì điều này cực kì khó đi đường dài”, Shark Khoa dẫn chứng.

Ngoài ra, theo vị doanh nhân trẻ này, kinh nghiệm và kiến thức còn giúp mình vận hành bộ máy nhân sự, nhìn ra được nhân sự cho startup cần có kỹ năng gì, phối hợp với nhau như thế nào. Tất cả điều này đều trên nền tảng kiến thức, tư duy học hỏi từ nhiều nơi chứ không phải ngồi ở nhà tự nghĩ ra được.

Nếu làm startup không thích thì nên dừng liền

Không ít bạn trẻ khởi nghiệp để thử, hoặc bị ép buộc. Cả khởi nghiệp lẫn rót vốn đầu tư nếu đã không thích thì nên dừng liền. “Đó chính là lý do tôi chưa bao giờ hối tiếc điều gì kể từ trước đến nay và tất cả các startup mình đầu tư vào đều rất tự hào. Bởi vì ngay từ đầu, mình phải xác định rõ, đã không thích thì cố làm gì, mất thời gian và công sức”, Shark Khoa bày tỏ quan điểm.

Vị doanh nhân trẻ này cũng nêu quan điểm đầu tư: “Tôi chỉ đầu tư vào các startup giỏi vận hành, có bộ máy tốt, sản phẩm hay dịch vụ không quan trọng. Bản thân sau khi đầu tư sẽ tập trung vào khâu làm thương hiệu, quản trị, điều hành”.

Theo Trí Thức Trẻ

  • 1
  • 2