Skip to main content

Thẻ: Nike

Nike hụt hơi khi mở đầu năm 2024 với doanh thu quý 1 tồi tệ nhất kể từ những năm 1990

Suốt nhiều thập kỷ, Nike thống trị thị trường phụ kiện thể thao với 38% thị phần, logo swoosh đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới, chất lượng và niềm tin dẫn đầu. Tuy nhiên, gã khổng lồ này bắt đầu ‘hụt hơi’ khi mở đầu năm 2024 với doanh thu quý 1 tồi tệ nhất kể từ những năm 1990.

Tháng 2 vừa qua, Nike thông báo sẽ cắt giảm 2% lực lượng lao động và lên kế hoạch cắt thêm 2 tỷ USD chi phí hoạt động. Vào đầu tháng 7, cổ phiếu Nike giảm 20% chỉ trong 1 ngày, đánh mất 28 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Hãy cùng phân tích những sai lầm khiến Nike ‘hụt hơi’ và tương lai của hãng thể thao nổi tiếng nhất thế giới này.

Ván cược vào mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC)

Một yếu tố quan trọng dẫn đến những khó khăn hiện tại của Nike là chiến lược đẩy mạnh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC). Năm 2017, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành Mark Parker, Nike bắt đầu thúc đẩy doanh thu trên cửa hàng trực tuyến và ứng dụng riêng, nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác bán lẻ.

Mặc dù doanh số DTC tăng vọt, đạt 30% vào tháng 5 năm 2020, vượt xa mục tiêu ban đầu, nhưng phần doanh thu bán lẻ, lên tới 25 tỷ USD vào năm 2019, cũng quay đầu giảm đáng kể.

Chiến lược trở nên rõ ràng hơn khi John Donahoe lên nắm quyền. Vốn là một chuyên gia về chuyển đổi sổ, ông đã chỉ đạo Nike đầu tư mạnh vào các kênh trực tuyến, bao gồm các ứng dụng concept store trực tuyến toàn cầu và bốn ứng dụng di động, tất cả đều nhằm mục đích hướng khách hàng đến các kênh DTC của Nike, vốn có lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2022, lượng hàng tồn kho bị gián đoạn xuyên suốt thời kỳ Covid-19 cuối cùng đã cập bến các kho hàng của Nike, thương hiệu này bất ngờ phải đối mặt với ‘cơn sóng thần’ hàng tồn kho trị giá gần 9,7 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử công ty và dẫn đến giá cổ phiếu giảm 14%, cho thấy Nike đã đánh giá quá cao tiềm năng của mô hình DTC.

Thiệt hại lan rộng

Việc tồn kho quá nhiều buộc Nike phải giảm giá hàng loạt, đánh mất giá trị thương hiệu và phá vỡ tính độc quyền vốn có của nhiều mẫu sản phẩm. Chiến lược này khiến cả các fan trung thành và các đối tác bán lẻ cảm thấy bị ‘phản bội’.

Với mức giá mới này, nhu cầu đối với các sản phẩm Nike tăng lên nhanh chóng từ các kênh vật lý, Nike nhận ra rằng họ cần những đối tác bán lẻ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở những nơi họ không thể tiếp cận.

Nike tiếp tục sai lầm trong khâu cung cấp sản phẩm khi quá tập trung vào hàng tồn kho mà lơ là các mẫu giày phổ biến như Air Force One và Pegasus, khiến khách hàng mong chờ những sản phẩm mới nhất cảm thấy thất vọng.

Điều này tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh như Hoka và Brooks chiếm lĩnh thị phần với các công nghệ và thiết kế độc đáo của họ, đặc biệt là trong phân khúc giá quan trọng từ 100 đến 150 USD. Đế giày êm ái của Hoka và sự tập trung vào công nghệ của Brooks đã thu hút được một nhóm người đam mê thể thao nhưng chưa muốn bỏ quá nhiều tiền cho đôi giày chạy bộ đầu tiên.

Mặc dù đã thừa nhận sai lầm và đang nỗ lực khắc phục, nhưng nhận thức thương hiệu và mối quan hệ với các nhà bán sỉ đã bị tổn hại nghiêm trọng. Các đối tác này liên tục giảm giá giày Nike với tốc độ gần gấp đôi so với 2 năm trước, điều này càng làm giảm lợi nhuận của Nike. Nike cũng dần mất thị phần ở phân khúc giá trung bình, nơi dễ tiếp cận với người tiêu dùng hơn.

Những con số đáng báo động

Dưới sự lãnh đạo của John Donahoe, doanh thu của Nike vẫn giữ được mức tăng trưởng 15% trong giai đoạn 2021-2023. Tuy nhiên, dự báo cho năm tài chính 2024 lại ảm đạm với mức tăng trưởng chỉ 1%, phản ánh những khó khăn hiện tại.

Thậm chí tồi tệ hơn, vào cuối tháng 6 năm nay, Nike đã cảnh báo rằng doanh số bán hàng trong quý hiện tại dự kiến sẽ giảm tới 10%, thấp hơn nhiều so với mức giảm 3,2% mà các chuyên gia dự đoán trước đó. Đây cũng là mức tăng trưởng doanh thu hàng năm chậm nhất của Nike trong 14 năm (không tính đến đại dịch COVID-19).

Không dừng lại ở đó, Nike còn dự kiến doanh số trong năm tài chính 2025 sẽ tiếp tục giảm ở mức một chữ số, trái ngược với dự đoán tăng trưởng trước đó.

Tất cả những thông tin tiêu cực này đã khiến giá cổ phiếu của Nike giảm mạnh 20% vào đầu tháng 7, trở thành phiên giao dịch tồi tệ nhất của công ty kể từ khi IPO vào tháng 12 năm 1980. Mức giảm này tương đương với 28 tỷ USD vốn hóa thị trường, đưa giá trị vốn hóa của Nike xuống dưới 114 tỷ USD so với mức 142 tỷ USD của ngày hôm trước.

Bất chấp khó khăn hiện tại, Nike vẫn sở hữu nguồn lực dồi dào, di sản thương hiệu và cam kết đổi mới, níu giữ được tiềm năng cho sự trở lại. Xây dựng lại lòng tin với các nhà bán lẻ, lấy lại lợi thế cạnh tranh và kết nối lại với người tiêu dùng sẽ là những bước đi quan trọng trên con đường phục hồi.

Những năm tới đây sẽ là giai đoạn then chốt định hình tương lai của Nike. Khả năng thích ứng với bối cảnh người tiêu dùng luôn thay đổi, giải quyết các vấn đề quản lý hàng tồn kho và khơi lại ngọn lửa đổi mới sẽ quyết định hướng đi của “ông lớn” đồ dùng thể thao này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nike đối mặt với nhiều thách thức khi bối cảnh cạnh tranh đang ngày càng gay gắt

Theo CNN, thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới Nike ghi nhận mức tăng trưởng chậm chạp trong bối cảnh phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đi kèm sức mua của người tiêu dùng ở các thị trường chính giảm mạnh. Bên cạnh đó, những sai lầm trong chiến lược kinh doanh cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động của họ.

Doanh số Nike chỉ tăng 1% trong năm ngoái và không có sự thay đổi trong quý vừa qua. Thậm chí, doanh nghiệp dự báo doanh số sẽ giảm 10% trong quý tới khi các sản phẩm chủ lực bán chậm lại và cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử tăng cao.

Theo CNBC, trong năm tài chính 2024, Nike đạt doanh thu 51,36 tỷ USD, không thay đổi so với năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm chậm nhất mà thương hiệu đồ thể thao này từng chứng kiến kể từ năm 2010, không tính thời kỳ đại dịch COVID-19.

Nike đang phải đối mặt với người tiêu dùng giảm chi tiêu trong các sản phẩm không thiết yếu và cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu giày chạy bộ mới nổi như Hoka và On. Khách hàng đang thay đổi hành vi mua sắm, bỏ qua việc mua các đôi giày thể thao và quần áo đắt tiền để tập trung vào các sản phẩm cơ bản, đồng thời tăng trải nghiệm như các buổi hòa nhạc và du lịch.

Nike cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mới. Hoka, một thương hiệu của Pháp được thành lập với phương châm mang tới một đôi giày chạy bộ cho các vận động viên marathon chuyên nghiệp, đã trở nên phổ biến trong thời gian qua. Thương hiệu của Pháp này phát triển nhờ tập trung vào sự thoải mái hơn là phong cách truyền thống.

Trong khi đó, nỗ lực thay đổi chiến lược phân phối của Nike đã gặp thất bại. Trong những năm gần đây, Nike đã cắt giảm số lượng nhà bán lẻ truyền thống, đồng thời chuyển sang tăng trưởng thông qua các kênh của riêng mình, đặc biệt là trực tuyến. Nike cho biết họ có thể kiếm được hơn gấp đôi lợi nhuận khi bán hàng thông qua website và các cửa hàng vật lý tự vận hành so với bán hàng qua các đối tác bán buôn.

Nike đã tuyên bố sẽ tập trung nguồn lực, tiếp thị và các sản phẩm hàng đầu vào chỉ khoảng 40 đối tác bán lẻ được chọn, chẳng hạn như Dick’s Sporting Goods và Foot Locker. Nhưng sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến doanh số của họ. Nhận ra thất bại, Nike sau đó quay lại hợp tác với một số nhà bán lẻ mà họ đã loại bỏ.

“Nike đã đi quá xa và đánh giá thấp tầm quan trọng của các nhà bán lẻ bên thứ ba. Việc rút lui này mở ra cơ hội cho các nhà bán lẻ hợp tác chặt chẽ hơn với các thương hiệu khác”, ông Neil Saunders, một nhà phân tích tại GlobalData Retail, cho biết.

Các giám đốc điều hành của Nike cho rằng việc không đạt được mục tiêu doanh thu là do nhiều yếu tố. Họ cho biết mảng kinh doanh phong cách sống giảm trong quý này và động lực trong lĩnh vực mang lại lợi nhuận tốt như giày bóng rổ và giày chạy bộ, không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm đó.

Từ tháng 4, công ty cũng bắt đầu chứng kiến lượng khách hàng tại Trung Quốc giảm do điều kiện kinh tế vĩ mô trong khu vực. Doanh số tại Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất của Nike, đạt 5,28 tỷ USD, thấp hơn kỳ vọng của các nhà quan sát là 5,45 tỷ USD.

Tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, Nike đạt doanh thu 3,29 tỷ USD, so với ước tính 3,32 tỷ USD. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ Latinh, Nike đạt doanh thu 1,71 tỷ USD – thấp hơn so với ước tính 1,77 tỷ USD.

Thương hiệu Converse của Nike một lần nữa là một trong những mảng hoạt động kém nhất trong kết quả tổng thể. Doanh thu đơn vị này giảm 18% xuống còn 480 triệu USD, chủ yếu do sự sụt giảm ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Trong cuộc họp cổ đông mới đây, CEO John Donahoe thừa nhận Nike đang đẩy nhanh kế hoạch giảm sản lượng các thương hiệu chủ lực vì có kết quả bán online kém, điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến doanh thu tài chính năm 2025.

“Chúng tôi đang đối mặt trực tiếp với những thách thức ngắn hạn”, CEO nói.

Một số thách thức của Nike cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Họ đã phải đối mặt với môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn khiến người tiêu dùng giảm mua giày thể thao. Một số nhà phân tích dự đoán toàn bộ ngành thể thao sẽ gặp khó khăn trong năm nay khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng quần jean và tìm cách ăn mặc đẹp hơn sau nhiều năm.

Nike tập trung vào việc cắt giảm chi phí để ít nhất có thể cải thiện lợi nhuận trong bối cảnh doanh số không ổn định. Tháng 12/2023, Nike công bố kế hoạch tái cấu trúc rộng rãi để giảm chi phí khoảng 2 tỷ USD trong ba năm tới. Hai tháng sau, Nike cho biết họ sẽ cắt giảm 2% lực lượng lao động, tương đương hơn 1.500 việc làm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nike sa thải hàng ngàn nhân viên hướng tới chiến lược mới

Theo thông tin mới đây, gã khổng lồ đồ thể thao Nike đang có kế hoạch sa thải hàng hàng nhân viên nhằm hướng tới chiến lược phát triển mới.

Nike sa thải hàng ngàn nhân viên hướng tới chiến lược mới
Nike sa thải hàng ngàn nhân viên hướng tới chiến lược mới

Nike Inc. đang cắt giảm gần 1.700 nhân viên như một phần trong kế hoạch hạn chế chi phí, đầu tư nhiều hơn vào đổi mới và tăng lợi nhuận trong các danh mục kinh doanh dành cho phụ nữ và các thương hiệu khác.

Kế hoạch sa thải nhân viên diễn ra trong bối cảnh gã khổng lồ về giày, quần áo và phụ kiện thể thao Nike cho biết với các nhà đầu tư rằng doanh nghiệp đang nhắm mục tiêu cắt giảm chi phí khoảng 2 tỷ USD trong 3 năm tới. Nike cũng cho biết đang tìm cách hợp lý hóa cơ cấu tổ chức của mình bằng cách “giảm bớt các cấp quản lý”.

Nike cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho MarketWatch: “Những hành động mà chúng tôi đang thực hiện nhằm giúp chúng tôi điều chỉnh quy mô tổ chức của mình theo cách phù hợp để có thể theo đuổi các cơ hội tăng trưởng lớn mới.”

Cổ phiếu của Nike đã giảm 4% trong phiên giao dịch cuối tuần trước.

Theo báo cáo thường niên mới nhất của Nike, công ty hiện có 83.700 nhân viên tính đến ngày 31 tháng 5. Nike cho biết việc cắt giảm việc làm sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2% lực lượng lao động của doanh nghiệp, tương đương với khoảng 1.674 nhân viên.

Các nhà phân tích lo ngại rằng trong vài quý tới, doanh số bán hàng của Nike sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp giữa “nhu cầu tiêu dùng không ổn định, sự chậm trễ trong đổi mới sản phẩm và sự gia tăng cạnh tranh trong một số danh mục chọn lọc.”

CEO của Nike cho biết trong bối cảnh mới, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao thay vì đầu tư dàn trải như trước đây.

Cổ phiếu của Nike đã giảm 6,2% từ đầu năm đến nay sau khi giảm 34,9% trong hai năm trước đó. Mức giảm 29,8% của cổ phiếu vào năm 2022 là kết quả tồi tệ nhất kể từ khi chạm mức giảm 34,9% vào năm 1997.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

McDonald’s, Nike, Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc, bất chấp rủi ro về địa chính trị và tiêu dùng chậm lại.

McDonald's, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc
McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

Tháng trước, McDonald’s mua lại từ Carlyle Group 28% cổ phần trong công ty điều hành chuỗi nhà hàng của họ tại Trung Quốc. Sau thương vụ, McDonald’s hiện nắm 48% công ty được định giá 6 tỷ USD, đã bao gồm cả thị trường Hong Kong và Macau. Đối tác liên doanh của họ tại Trung Quốc – Tập đoàn đầu tư quốc doanh CITIC – hiện nắm 52%.

Động thái này đi ngược với xu hướng gần đây của các công ty đa quốc gia, là giảm đầu tư vào Trung Quốc, thậm chí rời đi hoàn toàn do thách thức về kinh tế và địa chính trị. Đến tháng 12/2022, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid, khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài kêu gọi giảm phụ thuộc vào quốc gia này.

Vài năm gần đây, các công ty phương Tây chịu sức ép phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 5, sau chuyến thăm Trung Quốc, CEO JPMorgan Jamie Dimon, thừa nhận làm việc tại Trung Quốc “ngày càng phức tạp”. Ông dự báo theo thời gian, “thương mại Mỹ – Trung sẽ giảm dần”, nhưng khẳng định đây không phải là tách rời, mà là giảm thiểu rủi ro.

Dù vậy, McDonald’s có một lợi thế lớn so với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác. Đó là đối tác của họ tại Trung Quốc – CITIC – là tập đoàn quốc doanh quyền lực. Jason Yu – Giám đốc khu vực Trung Quốc tại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel nhận định: “Việc này đồng nghĩa họ sẽ không bị đẩy vào thế khó về chính trị. Đây là điểm rất quan trọng”.

McDonald’s đã tăng gấp đôi số cửa hàng tại Trung Quốc so với năm 2017, hiện lên 5.500 cơ sở. Trung Quốc vẫn đang là thị trường lớn thứ hai của công ty này. Họ đặt mục tiêu có hơn 10.000 cửa hàng tại đây năm 2028.

Yu cho rằng McDonald’s cần tiếp tục số hóa và địa phương hóa việc kinh doanh. Trong đó, địa phương hóa là chìa khóa để giành thị phần trong lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế (limited-service restaurant) có quy mô 140 tỷ USD tại Trung Quốc. Dù thực đơn tại McDonald’s khá tương tự với Mỹ, có nhiều món đã được thay đổi để phù hợp với thị trường Trung Quốc, như bánh khoai môn thay vì bánh táo.

Đối thủ của McDonald’s là Yum China – công ty điều hành chuỗi KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc – cũng đã có hơn 14.000 cửa hàng tại đây. Họ vẫn đang kiên trì với mục tiêu mở rộng.

Theo hãng nghiên cứu Euromonitor, quy mô lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng trung bình 4% mỗi năm cho đến năm 2025. Nếu chỉ tính riêng trong nhóm nhà hàng tập trung vào burger, McDonald’s hiện thống trị với 70% thị phần.

Nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng khác của Mỹ, gồm Starbucks, Apple, Tapestry (công ty mẹ thương hiệu thời trang Coach) và Nike cũng có quyết tâm bám trụ Trung Quốc. Họ muốn bảo vệ và tăng thị phần (Market Share) tại đây, bất chấp cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ địa phương theo chiến lược giá rẻ.

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks từ nhiều năm nay luôn đặt ưu tiên tăng hiện diện ở Trung Quốc lên hàng đầu. Cựu CEO Howard Schultz cho biết Trung Quốc đem đến cho họ cơ hội tăng trưởng lớn, dù việc kinh doanh ở đây khá phức tạp. Đây hiện là thị trường có số cửa hàng và doanh thu lớn nhì của hãng, chỉ sau Mỹ.

Các lãnh đạo Starbucks cũng kiên định với thị trường Trung Quốc. Tháng 11, họ cho biết đặt mục tiêu mở mới 1.000 cửa hàng tại đây mỗi năm, nâng tổng địa điểm lên 9.000 năm 2025.

Họ kỳ vọng Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của Starbucks. “Tôi rất tự tin rằng đây chỉ là sự bắt đầu”, đồng CEO của Starbucks Trung Quốc Belinda Wong cho biết trong một sự kiện hồi tháng 11.

Nike cũng đã ra mắt nhiều mẫu giày cao cấp mới, được tùy chỉnh theo sở thích của người Trung Quốc. Ví dụ, họ thiết kế mẫu Dunk Low dành riêng cho thị trường Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và tiêu dùng ì ạch năm nay đã khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của một số vẫn khá tốt, Ben Cavender – Giám đốc Chiến lược tại Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc (CMRG) nhận định trên Reuters.

Ông nói rằng tầng lớp trung lưu tại đây vẫn đề cao giá trị của sản phẩm/dịch vụ và chi phí thuê mặt bằng giảm sẽ giúp lĩnh vực này tăng trưởng tốt. “Nếu anh muốn tìm thời điểm để tăng đầu tư vào Trung Quốc, đó chính là lúc này”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc biến một quốc gia thành “thiên đường hàng nhái”

Một buổi chiều tháng 9 tại Chợ Balogun, các thương lái nhanh tay bày biện hàng hóa để chào mời khách. Một số lấn chiếm tràn cả ra đường khiến người đi bộ phải bước vòng qua rất khó khăn. 

Trung Quốc biến một quốc gia thành "thiên đường hàng nhái"
Trung Quốc biến một quốc gia thành “thiên đường hàng nhái”

Nhiều mặt hàng trông khá quen thuộc, in hẳn logo Nike, Adidas… song lại có tên rất lạ: Adidas, Baiencglaca, Berbuery và Guccy. Các ông chủ, bà chủ đon đả mời khách vào xem qua, miệng liến thoắng: “Quần jean, thắt lưng, giày thiết kế nguyên bản. Hãy theo tôi và tôi sẽ cho bạn giá bán buôn”, một người nói, tay đưa nhanh tấm danh thiếp có hình ảnh sản phẩm nhỏ xíu.

Ở Nigeria, chúng được gọi là hàng fake, na ná giống bản auth nhưng có giá chỉ bằng một phần nhỏ. Trước khi mời chào khách ở Chợ Balogun, các thương lái thường nhập hàng trên các nền tảng mua sắm Trung Quốc.

Bất chấp nhiều năm đấu tranh pháp lý, một số nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc vẫn tràn ngập hàng nhái, trong đó, AliExpress, Taobao và DHgate nổi tiếng là những ‘thiên đường hàng giả’. Không khó để tìm ra một chiếc túi xách bản dupe Dolce&Gabbana với giá chưa đến 20 USD hay một đôi Nike rẻ tiền.

Phóng viên Rest of World đã có dịp trò chuyện với 40 thương lái. 35 người cho biết họ thường nhập hàng từ các nền tảng Trung Quốc hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất.

Theo Ganiu Adewuyi, giám đốc điều hành tại ABSAS Nigeria Limited, trước sự trỗi dậy của các trang thương mại điện tử Trung Quốc, quần áo đã qua sử dụng trở thành mặt hàng phổ biến ở Nigeria. Các thương nhân nhập khẩu các kiện hàng thiết kế cũ từ khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu, Mỹ đến các nước láng giềng.

“Một khi có nhu cầu, hàng nhái sẽ xuất hiện”, Ganiu Adewuyi nói.

Deepankar Rustagi, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành nền tảng thương mại điện tử B2B OmniBiz Africa có trụ sở tại Lagos, cho biết hàng giả đã tràn lan ở Nigeria trong hơn một thập kỷ và Trung Quốc chính là nhà cung cấp. Sự phát triển của ngành thương mại điện tử đã giúp số hóa và mở rộng thị trường hàng giả của Nigeria.

Trung Quốc trước đó đã nỗ lực kiểm soát thị trường hàng nhái trực tuyến thông qua nhiều dự luật, thậm chí tịch thu và tiêu hủy hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, có vẻ như ngay khi một liên kết giả mạo được báo cáo và xóa đi, một liên kết khác lại xuất hiện.

Các nhà lập pháp Nigeria cố gắng ngăn chặn hàng giả, song việc thiếu hụt các cơ chế thực thi mạnh mẽ đã gây ra rất nhiều khó khăn. Theo Ochije Nnani, một chuyên gia thương mại điện tử, “hơn 90% thương hiệu thời trang bán ở Nigeria là hàng nhái và chúng chủ yếu đến từ Trung Quốc hoặc châu Á.

“Người Nigeria muốn mặc đẹp, song lại không đủ sức mua hàng thật”, Ochije Nnani nói. Trên các trang bán buôn như YiToo và 1688 thuộc sở hữu của Alibaba, một đôi Nike hoặc Adidas có thể được bán với giá dưới 10 USD.

Namang Banah, 33 tuổi, sống ở Lagos, bắt đầu bán buôn vào năm 2018 sau khi đến tỉnh Hồ Nam theo học. Vào thời điểm đó, anh nhận ra sống ở Trung Quốc tương tự với việc “ngồi trên một mỏ vàng”. Anh sẽ đóng vai người trung gian giữa bạn bè ở Nigeria và nền tảng mua sắm Trung Quốc.

“Khám phá thế giới thương mại điện tử là lựa chọn phù hợp nhất giúp tôi có để tồn tại và kiếm sống”, Namang Banah nói.

Khởi đầu chỉ với 35.000 naira (98 USD vào thời điểm đó), Banah bắt đầu giúp mọi người ở Nigeria mua hàng trên các nền tảng như Taobao. Khách hàng chia sẻ liên kết đến các sản phẩm họ muốn, sau đó nhờ Banah mua hàng, gửi phát nhanh đến Nigeria và trả phí hoa hồng khoảng 5%–10% tùy theo số lượng.

Sáu năm sau, hàng hóa Trung Quốc trở nên dễ tiếp cận hơn. Banah, ngày quay trở lại Nigeria, đã chuyển được tổng cộng hơn 11 tấn hàng hóa cho bất kỳ ai muốn mua hàng từ Trung Quốc đại lục.

Trở lại Chợ Balogun, trong trung tâm mua sắm năm tầng có tên Rainbow Plaza, Lolade Giwa đang phỏng vấn một nhân viên mới tiềm năng cho cửa hàng của mình.

“Quy tắc rất đơn giản: Phải có ít nhất 1 người đứng trông cửa hàng và bạn không được ăn trộm ăn cắp”, Giwa nói, ám chỉ những chiếc túi và giày nhái hàng hiệu.

Chia sẻ với Rest of World, Giwa cho biết công việc kinh doanh đang bùng nổ và cô đang có kế hoạch mở rộng gian hàng. Cô đã gặp người bán qua các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, hiện có thể kết nối trực tiếp với các nhà sản xuất tại đây và có thể kiếm được trung bình 3–5 triệu naira (3.700–6.200 USD) mỗi tháng.

Một chiếc túi “Louis Vuitton” trên kệ được cô bán với giá chỉ 13.000 naira (16 USD), trong khi hàng thiết kế có giá khoảng 1.300 USD. Nhu cầu lớn nên hàng hết khá nhanh.

“Ngay khi tôi đăng bán, sản phẩm này đã hết size và màu”, Giwa kể.

Tương tự, Chidera Christian, 21 tuổi, cho biết cửa hàng anh làm việc kiếm được khoảng 1 triệu đến 3 triệu naira (1.300 – 3.900 USD) mỗi ngày. Doanh thu trung bình hàng tháng là 20 triệu naira (25.000 USD).

Hàng chủ yếu được nhái từ các thương hiệu như Versace, Louis Vuitton và Burberry. Một chiếc áo sơ mi “Gucci” có giá 5.000 naira (6,50 USD), trong khi một chiếc áo phông thông thường may bằng vải dày hơn một chút được bán với giá 7.000 naira (9 USD).

Theo một người bán tên Oluwatobiloba Adeshina, 23 tuổi, cô không có đủ vốn mở cửa hàng nên quyết định bán online trên WhatsApp. Các sản phẩm chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với giá rất rẻ.

“Tôi có thể thêm phí giao hàng vào giá hoặc không. Dù thế nào cũng không lỗ vì tôi chỉ đặt hàng khi có khách mua”, Oluwatobiloba Adeshina nói.

Sự bùng nổ thương mại điện tử Trung Quốc ở Nigeria đã tạo ra hiệu ứng lan truyền. Các công ty vận chuyển như Sky Cargo Ltd., Grace Logistics’ Ocean Freight, AAA Cargo International, Weight and Carry Express Cargo Limited và Choice Airways tung ra một loạt các dịch vụ uy tín thông qua đường hàng không hoặc tàu thủy. Sky Cargo cũng có một nhà kho ở trung tâm chợ Lagos.

Theo: Rest of World

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh | Markettimes

Mỗi thương hiệu cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng

Với tư cách là những người làm marketing hay người xây dựng thương hiệu, nguyên lý nền tảng là thương hiệu của bạn cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng, có ý nghĩa, nếu không, sẽ chẳng có người tiêu dùng nào lắng nghe thương hiệu cả.

Mỗi thương hiệu cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng
Mỗi thương hiệu cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng

Hãy thử nhìn vào các thương hiệu lớn như Nike, Starbucks hay Mercedes, có một điểm chung giữa các thương hiệu này đó là “họ không chỉ bán sản phẩm” mà “bán văn hoá”, “bán thương hiệu” và hơn thế nữa.

Trong cuộc đua xây dựng thương hiệu, tính năng hay lợi ích trực tiếp của sản phẩm (yếu tố vật lý) là điều kiện cần, và những giá trị tinh thần gắn liền với thương hiệu hay những gì mà thương hiệu đại diện là điều kiện đủ.

Để làm sáng tỏ điều này, ông Marcus Collins, hiện là Giáo sư Marketing của Đại học Michigan và cũng là trưởng bộ phận chiến lược tại Wieden+Kennedy, đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu cách các thương hiệu có thể tận dụng yếu tố tinh thần mà cụ thể ở đây là giá trị văn hóa để kết nối với khách hàng.

Theo ông, văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đến cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng và với tư cách là marketer, bạn có thể tận dụng nó khi xây dựng thương hiệu.

Bên dưới là chi tiết cuộc trò chuyện về chủ đề này với Giáo sư Marcus Collins.

Cụm từ “văn hóa” được sử dụng khá rộng rãi trong thế giới Marketing và Quảng cáo, vậy trong bối cảnh này, văn hoá thực chất là gì và làm thế nào để có thể tận dụng nó trong việc kết nối với các nhóm khách hàng mục tiêu?

Marcus Collins: Trong Marketing, tôi thường nghe thấy những câu kiểu như: ‘Hãy tận dụng yếu tố văn hoá’ hay ‘Hãy sử dụng văn hoá làm nền tảng khi truyền thông?’ Tuy nhiên, nếu bạn thử hỏi ai đó văn hoá là gì, chắc chắn bạn sẽ nhận được vô số các câu trả lời khác nhau, thậm chí là mỗi người có một cách định nghĩa khác nhau về cái gọi là văn hoá.

Vì vậy, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng chung một loại ngôn ngữ, cùng nói về nó theo cùng một góc nhìn.

Khi bạn có ngôn ngữ đó (với khách hàng của mình), thì bạn có thể vận hành nó và khai thác nó theo cách có thể khiến mọi người chấp nhận nó, bởi vì không có tác động bên ngoài nào làm ảnh hưởng đến hành vi của con người nhiều hơn yếu tố văn hóa.

Với tư cách vừa là Giáo sư Marketing, vừa là trưởng bộ phận chiến lược của một doanh nghiệp, ông hy vọng mọi người trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo sẽ tiếp cận chủ đề này như thế nào?

Marcus Collins: Ở cấp độ đơn giản nhất, những người làm marketing có thể tận dụng yếu tố văn hoá để khiến khách hàng của họ thay đổi quan điểm, và sau đó là khiến họ từng bước hành động.

Với tư cách là một marketer, việc tác động đến hành vi của khách hàng để bán được nhiều hơn hay có được nhiều lượng tương tác hơn là chưa đủ.

Bởi vì marketer cũng là người tiêu dùng, họ cũng cần khiến khách hàng ý thức được những gì họ đang làm, đang mua, hay nói cách khác, khách hàng cần hành động một cách có chủ đích, những hành động thực sự mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ.

Nói rộng hơn, marketer phải biết rằng họ là một phần của một cộng đồng lớn hơn mà chúng ta vẫn gọi là xã hội (society), từ góc nhìn này, họ phải có trách nhiệm với những người mà họ tương tác.

Ông từng nói, “Đó không phải là về Marketing hay công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh. Mà tất cả là về con người.

Trong khi phần lớn các agency hay marketer vẫn tự cho là họ hiểu rất rõ vấn đề này, có không ít thương hiệu hiện vẫn chạy theo các xu hướng (Trends) một cách điên cuồng. Vậy rào cản hoặc thách thức lớn nhất đang kìm hãm họ là gì?

Marcus Collins: Trong thế giới marketing và thương hiệu, việc bạn làm gì không quan trọng bằng việc hiểu rõ khách hàng của bạn là ai và họ đang quan tâm đến điều gì.

Chúng ta kết nối với khách hàng dựa trên việc thấu hiểu họ hơn là chỉ nghĩ về những gì chúng ta bán. Đó không phải là lý thuyết hay khái niệm về marketing, đó là hành trình hiểu về con người.

Đó là quá trình khám phá điều gì đã làm thúc đẩy hành vi của con người, cho dù họ có ý thức được về điều đó hay không.

Điều này vượt ra khỏi các đề xuất giá trị (USP) của các sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta có thể mang đến cho người tiêu dùng, mà thay vào đó là cách kết nối với mọi người dựa trên cách họ nhìn thế giới.

Khi các marketer hay thương hiệu nhìn nhận được điều này, họ sẽ không còn chỉ quan tâm đến những gì họ làm, mà là tại sao họ lại làm điều đó, cách họ nhìn thế giới hoặc niềm tin của họ với những gì họ đang làm.

Nếu tôi là Nike, tôi sẽ không đặt mình gói gọn trong phạm vi ngành giày thể thao, là những chiếc sneakers khô khan, mà tôi sẽ thuộc ngành “mỗi con người là một vận động viên”.

Vì vậy, dù tôi có thể làm gì miễn là để hỗ trợ các vận động viên trở thành một phiên bản tốt nhất của chính họ, đó là công việc kinh doanh của tôi. Đây chính là đỉnh cao của quá trình xây dựng thương hiệu để tạo ra sức mạnh thương hiệu (Brand Power).

Những người làm marketing theo đó phải vượt ra khỏi những hiểu biết thông thường về Marketing rằng nó tất cả là về sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm với người tiêu dùng.

Khi bạn giao tiếp với khách hàng ở góc độ mua bán (một cuộc giao dịch), bạn vẫn có thể bán được một ít. Nhưng nếu đó là về sự hoà quyện về văn hoá, thì đó là niềm tin và sự trung thành, đây mới là nền tảng của thương hiệu.

Các thương hiệu nên suy nghĩ như thế nào về việc điều hướng văn hóa?

Marcus Collins: Như tôi đã nói, bối cảnh văn hóa rất phức tạp và khá phân cực (polarization), do đó, rất nhiều thương hiệu đã chọn cách an toàn đó là cố gắng ngồi ở giữa và không dám phá vỡ bất kỳ cực nào.

Theo kinh nghiệm của tôi, tính trung lập không thực sự là một lựa chọn khả thi. Bởi vì bạn đang đi xây dựng niềm tin, bạn cần phải cho khách hàng hay đối tượng mục tiêu của bạn biết rõ bạn là ai và bạn đang (sẵn sàng) đại diện cho điều gì?

Trong khi, bạn cũng có thể nói rằng bạn không đại diện cho bất cứ điều gì cả và đơn giản chỉ là bạn muốn có mối quan hệ mua bán với khách hàng của mình.

Với những gì đang diễn ra, rõ ràng là nếu có một sản phẩm hay thương hiệu nào đó cung cấp những tính năng tốt hơn ví dụ như một chiếc xe hơi chạy nhanh hơn hay một loại dầu gội giúp làm sạch gàu hơn, bạn sẽ khó có thể giữ chân được khách hàng của mình.

Đây chính là lúc mà các giá trị về văn hoá, những gì bạn đại diện hay niềm tin của khách hàng đóng vai trò then chốt.

Bạn nhìn thế giới như thế nào và bạn sẵn sàng ủng hộ điều gì? Khách hàng của bạn cũng cần điều đó.

Thương hiệu của bạn là một thứ gì đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa và những ý nghĩa đó vốn dĩ không do bạn kiểm soát và sở hữu. Nó thuộc về tâm trí của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nhiều thương hiệu lớn từ bỏ mô hình D2C để quay lại với mô hình truyền thống

Sau một thời gian tập trung vào thương mại điện tử, các thương hiệu lại đang quay lại với cửa hàng truyền thống. Thậm chí cả những thương hiệu vốn chỉ bán qua mạng cũng bắt đầu mở cửa hàng thực địa.

Nhiều thương hiệu lớn từ bỏ mô hình D2C để quay lại với mô hình truyền thống
Nhiều thương hiệu lớn từ bỏ mô hình D2C để quay lại với mô hình truyền thống

Hồi đầu tháng này, Nike tuyên bố phân phối lại các sản phẩm của mình cho chuỗi cửa hàng Macy’s. Trước đó mối quan hệ hợp tác của hai bên từng tạm ngừng vì Nike muốn dần rời bỏ các cửa hàng thực địa và tập trung vào bán hàng trực tiếp đến khách hàng (Direct to Customer – D2C) qua những kênh thương mại điện tử (eCommerce).

Ngoài Macy’s, Nike còn mở rộng quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ thực địa khác như Designer Brands và Foot Locker.

Việc Nike và Macy’s hợp tác trở lại phản ánh được một xu hướng đang lan rộng trong ngành bán lẻ. Đó là các thương hiệu dần quay trở lại với những chiến thuật bán lẻ truyền thống sau thời gian tập trung vào thương mại điện tử và nhận ra mặt khó khăn của nó.

Không chỉ các thương hiệu từng một thời bán trong cửa hàng quay lại với cửa hàng, mà những thương hiệu vốn dĩ được khởi động trên các nền tảng kỹ thuật số trước, chẳng hạn Warby Parker và Allbirds, cũng bắt đầu mở cửa hàng thực địa cho riêng mình.

Xu hướng này phần lớn là do chi phí vận hành cửa hàng kỹ thuật số bắt đầu trở nên khá tốn kém. Những khoản đầu tư như tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), các chiến dịch nhằm thu hút và giữ chân khách hàng trên mạng ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Vậy nên các thương hiệu bắt đầu đánh giá và nhìn nhận lại mô hình hoạt động D2C này.

Nhà phân tích Simeon Siegel của BMO Capital Markets cho rằng việc hạn chế bán buôn và chuyển sang DTC là một phương án gây tổn hại đến công ty, đặc biệt mảng lợi nhuận.

Bất chấp xu hướng này, các nhà quan sát vẫn chưa dám khẳng định chắc chắn về bối cảnh bán lẻ trong những năm tới.

Mộ báo cáo năm 2022 từ Hội đồng Trung tâm Mua sắm Quốc tế cho thấy 94% người mua sắm trong dịp lễ có kế hoạch mua quà cả ở các cửa hàng thực địa lẫn trên cửa hàng trên mạng. Tuy nhiên hơn một nửa số này sẽ mua trực tiếp vì sợ bị giao hàng trễ và chịu phí vận chuyển.

Những nhà bán lẻ lớn như Burlington, Ross Stores và Barnes & Noble cũng đang mở hàng chục địa điểm bán hàng mới.

Tuy nhiên, ở chiều bên kia, một số thương hiệu lại đóng cửa cửa hàng của mình. Trong đó không thể bỏ qua những cái tên cực kỳ lớn như Amazon, Bath & Body Works, Walmart và Foot Locker. Một thống kê cho thấy có hơn 2,100 cửa hàng đang đóng cửa ở Mỹ trong năm 2023 vì phá sản, buôn bán ế ẩm, hoặc chuyển hướng mô hình.

Một nghiên cứu gần đây của UBS dự đoán các cửa hàng bán lẻ (Retail Store) sẽ tiếp tục đóng cửa trong vòng 5 năm tới, ước tính 50.000 cửa hàng biến mất vào năm 2028.

Đó là trên thị trường quốc tế. Còn lại Việt Nam, xu hướng hiện nay có vẻ là bỏ thực địa và chuyển lên mạng. Bằng chứng là làn sóng trả mặt bằng đắt đỏ đang phát triển lớn mạnh, khiến hàng loạt mặt bằng tại những con đường sầm uất nhất trở nên trống trải.

Chẳng hạn, dọc theo những con đường như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão, v.v. của TP.HCM, người ta thấy hàng loạt bảng quảng cáo cho thuê mặt bằng, nhưng chẳng có ai đến thuê. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Đà Nẵng trên các tuyến như Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng hoặc Lê Duẩn.

Theo phân tích từ các chuyên gia, làn sóng bỏ mặt tiền kinh doanh đắt giá là do nhiều lý do. Trong đó dễ thấy nhất là vì sức mua giảm, khiến doanh nghiệp, thương hiệu không thể gồng gánh nổi.

Ngoài ra còn một lý do khác, đó là việc tái cơ cấu môi trường và mô hình bán lẻ, chuyển sang bán trên mạng vì khách hàng cũng đang dần quen với việc mua sắm qua mạng, đặc biệt sau đại dịch.

Tuy nhiên, xu hướng quay về thực địa của các thương hiệu lớn trên thế giới là tín hiệu cho thấy các mặt bằng và cửa hàng thực địa ở Việt Nam cũng sẽ sớm phục hồi trở lại trong thời gian gần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Quân Bảo/DĐDN

Nike từ bỏ chiến lược D2C sau nhiều năm trung thành

Trong 6 năm qua, Nike cắt đứt quan hệ với nhiều đối tác bán lẻ trung gian và tập trung vào mô hình bán trực tiếp đến người tiêu dùng D2C (Direct to Consumer). Giờ đây, thương hiệu bắt đầu quay lại hàn gắn với những đối tác này khi D2C bộc lộ nhiều điểm yếu.

Nike từ bỏ chiến lược D2C sau nhiều năm trung thành
Nike từ bỏ chiến lược D2C sau nhiều năm trung thành

Mới đây nhất, Designer Brands, công ty mẹ của hãng bán lẻ DSW, thông báo sẽ bắt đầu bán dụng cụ thể thao thương hiệu Nike từ tháng 10. Quay trở lại quá khứ gần hai năm về trước, mối làm ăn giữa Nike và Designer Brands chấm dứt khi Nike quyết định không phân phối hàng hóa đến DSW nữa.

Không chỉ DSW, đầu tháng này Macy’s cũng thông báo hàng hóa Nike sẽ quay trở lại các cửa hàng Macy’s trong mùa thu. Hiện tại Macy’s chỉ bán giày Nike, nhưng sau này danh mục hàng hóa sẽ mở rộng hơn, từ quần áo cho đến phụ kiện, bán cả online lẫn những cửa hàng chủ chốt.

Macy’s và DSW chắc hẳn đều rất vui mừng khi Nike quay trở lại với họ. Lý do cũng chẳng có gì bất ngờ, vì hàng hóa của Nike luôn chiếm doanh số rất lớn. Chẳng hạn trong năm 2020, 7% doanh số của DSW đến từ thương hiệu Nike. Nike quay lại, đồng nghĩa với doanh thu cũng quay lại.

Điều ngạc nhiên là vì sao Nike lại quay lưng với chiến lược “tiếp cận khách hàng trực tiếp” mà họ từng thông báo và thực thi từ năm 2017. Trong chiến lược này, Nike cắt đứt quan hệ hợp tác với hàng chục đơn vị bán lẻ.

Thay vào đó, họ tập trung xây dựng mô hình bán trực tiếp đến khách hàng (D2C), chỉ hợp tác với một số ít đối tác bán lẻ chủ chốt như Dick’s Sporting Goods (DKS) và Foot Locker (FL). Tính đến 9/2021, Nike ngừng hợp tác với khoảng 50% đối tác bán lẻ.

Mọi chuyện tưởng chừng như sẽ tiếp diễn theo cách đó. Nhưng đến tháng 3 năm nay, trong cuộc họp với nhà đầu tư, CEO John Donahoe tuyên bố bán buôn “vẫn sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược” của Nike.

Nguyên nhân khiến Nike từ bỏ chiến lược D2C.

Nhà phân tích Robert Drbul của quỹ đầu tư Guggenheim cho biết sự thay đổi về chiến lược có thể đến từ việc Nike đang cố thích nghi với một môi trường kinh tế vĩ mô “biến động và không ổn định”, trong đó người tiêu dùng đang dần giảm chi tiêu.

Theo ông, trong tình thế đó, cộng với việc phân khúc thời trang và giày thể thao vốn dĩ rất cạnh tranh và phân mảnh, thì việc ưu tiên kết nối với những nhà bán buôn là điều dễ hiểu. Về cổ phiếu của Nike, ông Drbul xếp hạng “Nên mua” (Buy), nhưng ông giảm giá từ 145 USD xuống còn 135 USD.

Nhà phân tích Abbie Zvejnieks của Piper Sandler cũng đưa ra nhận định tương tự. Ông cho rằng Nike nối lại quan hệ với DSW và Macy’s, đồng thời dần từ bỏ chiến lược D2C là vì Nike đang dần mất thị phần trong một số phân loại hàng hóa, chẳng hạn trẻ em. Ông đánh giá cổ phiếu của Nike ở mức “Trung bình” (Neutral) với mức giá 112 USD.

Đối với tương lai của hướng đi này, ông Drbul cho rằng mặc dù doanh số bán buôn của Nike trong quý gần đây nhất tăng 18%, thì sang năm sau mọi chuyện có thể không ổn định như vậy. Ông dự đoán doanh số bán buôn có thể giảm 6% trong năm tài chính 2024.

Còn ông Zvejnieks cho rằng các khó khăn trong mảng bán buôn sẽ kéo dài đến hết nửa sau của năm, dài hơn những gì được dự đoán trước đó.

Về phía Nike, họ dự kiến doanh số bán buôn sẽ tăng trưởng ở mức trung bình trong vài quý tới.

Nike sẽ có buổi báo cáo thu nhập quý 4 vào cuối tháng 6. Tại đây, các nhà đầu tư sẽ có thêm một số thông tin về chiến lược bán buôn của công ty.

Kết thúc năm 2022, doanh thu toàn cầu của Nike là hơn 46 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quân Bảo | DĐDN

Anta – Thương hiệu Trung Quốc vượt qua cả Nike và Adidas tại thị trường nội địa

Mặc dù Nike và Adidas là các thương hiệu toàn cầu tuy nhiên lại tỏ ra rất khó khăn trong việc đối đầu với các thương hiệu nội địa như Anta hay Li-Ning tại thị trường Trung Quốc. 

Anta - Thương hiệu Trung Quốc vượt qua cả Nike và Adidas tại thị trường nội địa
Anta – Thương hiệu Trung Quốc vượt qua cả Nike và Adidas tại thị trường nội địa

Năm 2022, Nike ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng hàng quý tại Trung Quốc ở mức âm, giảm tới 24% trong quý 2/2022, trong khi các đối thủ cạnh tranh như Li-Ning và Anta đạt mức tăng trưởng từ 15% trở lên.

Trong khi đó, theo Zacks Equity Research, giá cổ phiếu của Nike đã giảm 10,85% trong tháng 6 tính đến ngày 13/6.

Các nhà phân tích Trung Quốc đang khuyên nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu của Nike vì lo ngại thương hiệu này khó đạt được mục tiêu dài hạn là tăng trưởng doanh số.

Nguyên nhân xuất phát từ việc tẩy chay các thương hiệu đến từ phương Tây của người tiêu dùng nội địa. Đặc biệt là khi Nike có lập trường phản đối bông sản xuất tại Tân Cương vào tháng 3/2021. Bên cạnh đó, gã khổng lồ có trụ sở tại Mỹ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng loạt nhãn hàng nội địa Trung Quốc.

Người tiêu dùng Trung Quốc và các thương hiệu đến từ phương Tây.

Năm 2021, Phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ lao động trên các cánh đồng bông ở Tân Cương, và giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong các “trại cải tạo” ở khu vực này.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc trên, nói rằng đó chỉ là những trại đào tạo nghề và là điều cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Theo đó, hàng loạt các công ty phương Tây đã chịu phản ứng dữ dội và tẩy chay từ người tiêu dùng ở Trung Quốc vì phản đối mua bông sản xuất ở Tân Cương, Nike là một trong số đó.

Trước khi diễn ra tranh cãi nói trên, hoạt động kinh doanh của Nike tại Trung Quốc đang bùng nổ. Gã khổng lồ đồ thể thao có trụ sở tại Mỹ ghi nhận 7 năm liên tiếp tăng trưởng ở mức 2 con số.

Trong 3 tháng tính đến tháng 2/2023, doanh thu của Nike tăng 1%. Phần lớn đến từ việc Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh hạn chế từ Covid-19 và nhu cầu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.

Nike và Adidas phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu nội địa.

Dù mức tăng trưởng doanh số hàng quý suy giảm, Nike vẫn đứng đầu thị trường thể thao tại Trung Quốc với 22,6% thị phần vào năm 2022.

Tuy nhiên, thương hiệu này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nội địa như Anta, Anta đã vượt qua Adidas (11.2% thị phần) để giành vị trí thứ 2 với 20,4% thị phần, Li-Ning đứng thứ 4 với 10,4%.

Source: Statista

Hiệu suất của thương hiệu Nike nói trên là không đủ để gây ấn tượng với nhà đầu tư hoặc nâng giá cổ phiếu.

Sở dĩ Anta trở nên nổi tiếng nhờ trở thành đối tác trang phục thể thao chính thức của Thế vận hội mùa đông 2022.

Bên cạnh đó, thương hiệu này còn hợp tác vói những tên tuổi nổi tiếng như vận động viên trượt tuyết Eileen Gu, hay diễn viên Vương Nhất Bác (người từng là đại sứ thương hiệu của Nike).

Kết thúc năm 2022, doanh thu năm của Anta đạt 7,8 tỷ USD, lần đầu vượt qua con số 7,2 tỷ USD của Nike tại thị trường Trung Quốc (doanh thu toàn cầu năm 2022 của Nike là hơn 46 tỷ USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nike chọn PMG và Initiative làm đối tác truyền thông với khoản ngân sách trị giá 1 tỷ USD

Khoản ngân sách truyền thông trị giá 1 tỷ USD của Nike đã được chia cho cả PMG và Initiative thuộc Interpublic Group of Companies.

Theo đó, khoản ngân sách truyền thông toàn cầu trị giá 1 tỷ USD của Nike đã được chia cho cả PMG và Initiative, một media agency thuộc Interpublic Group of Companies.

Trong khi PMG chịu trách nhiệm truyền thông ở thị trường Bắc Mỹ và các hoạt động kỹ thuật số toàn cầu, Initiative sẽ kiểm soát toàn bộ các hoạt động truyền thông tích hợp (IMC) trên phạm vi toàn cầu.

Khoản ngân sách sẽ phục vụ cho toàn bộ các nhãn hàng thuộc thương hiệu Nike và Jordan.

Nike cho biết:

“Chúng tôi đã kết thúc việc xem xét và đánh giá các agency, những đơn vị sẽ cung cấp chiến lược và thực thi các hoạt động truyền thông có trả phí (planning và buying) với mục tiêu chính là quảng cáo thương hiệu và tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing).

Đây là một phần trong quy trình tiêu chuẩn của chúng tôi để đảm bảo Nike sẽ tiếp tục có những đối tác truyền thông tốt nhất trên toàn cầu.

Chúng tôi cảm ơn tất cả các đối tác, đặc biệt là những đơn vị chiến lược, những agency đã cùng đi với chúng tôi trong một chặng đường dài.”

PMG sẽ là đơn vị truyền thông chính tại thị trường Bắc Mỹ đồng thời chịu trách nhiệm phát triển năng lực kỹ thuật số (Digital) của Nike trên phạm vi toàn cầu.

Initiative sẽ kiểm soát các hoạt động truyền thông tích hợp trên toàn cầu, bao gồm ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương và các khu vực Châu Mỹ Latinh.

Song song với PMG và Initiative, một loạt các tên tuổi lớn trong ngành truyền thông quảng cáo và marketing cũng tham gia vào quá trình đánh giá của Nike như GroupM, Dentsu, Omnicom, Stagwell, Havas, Media.Monks và Within, tuy nhiên, tất cả đều không phải lựa chọn cuối cùng của Nike.

Theo thông tin từ Ad Age Datacenter, trong năm tài chính kết thúc vào tháng 5 năm 2021, Nike đã chi tiêu 3.1 tỷ USD cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi trên toàn cầu.

Nike vốn gọi đây là “khoản chi phí kích cầu” bao gồm tất cả các hoạt động như chi phí quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo trên báo in, quảng cáo trên TV, các sự kiện thương hiệu hay các hoạt động kích hoạt thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Lý do adidas và Nike đổ tiền thật vào thế giới ảo

Các khoản đầu tư vào đất ảo và dự án trong metaverse đang bùng nổ, nhiều lô đất kỹ thuật số được bán với giá cả triệu USD. 

Tám tháng trước, Chris Adamo là một trong những người đầu tiên mua lô đất gồm 23 mảnh trong Sandbox, thế giới vũ trụ ảo (metaverse) với các nội dung do người dùng tự tạo ra.

Trong thế giới ấy, “lô đất” của anh, đúng ra chỉ là những điểm ảnh trong phần mềm, nằm cạnh một lô của adidas và cộng đồng Bored Ape Yacht Club.

Sau gần 6 tháng, giá trị mảnh đất đó đã tăng khoảng 10 lần.

“Nó giống như một mảnh đất ở khu Đông hoặc Soho của New York vậy”, Adamo nói với Time.

Loạt ông lớn ngành bán lẻ, thời trang ‘đổ bộ’ Metaverse.

Theo dữ liệu từ Bloomberg Intelligence, doanh thu từ các hoạt động trong metaverse toàn cầu ước tính sẽ đạt 800 tỷ USD vào năm 2024.

Một số nền tảng lớn như Decentraland hay Sandbox đang cho phép người dùng và đối tác xây dựng, giao dịch và kiếm tiền từ tài sản trong thế giới ảo.

Ngoài ra, các nền tảng metaverse ngày càng phong phú và kết hợp nhiều yếu tố của công nghệ, bao gồm thực tế ảo, thực tế tăng cường và video. Đây là nơi người dùng có thể thực sự “sống” trong vũ trụ kỹ thuật số.

Bên cạnh trải nghiệm mới lạ, nhiều quỹ đầu tư đã bắt đầu coi đây là một lĩnh vực tiềm năng. Trong năm 2021, rất nhiều vụ mua bán bất động sản ảo gây chú ý.

Điển hình như Republic Realm, một công ty chuyên đầu tư vào lĩnh vực blockchain, đã mua lại lô đất của Sandbox với giá lên tới 4,3 triệu USD.

Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, dường như đang chuẩn bị sẵn sàng để gia nhập vào metaverse. CNBC đưa tin gã khổng lồ bán lẻ này đang lên kế hoạch kinh doanh nhiều loại sản phẩm ảo, bao gồm thiết bị điện tử, đồ chơi, thiết bị gia dụng, dụng cụ thể thao, quần áo, đồ trang trí nhà cửa và nhiều sản phẩm khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Verge, người phát ngôn của Walmart, Carrie McKnight, chia sẻ rằng Walmart đang liên tục nghiên cứu các công nghệ mới nổi bởi chúng có thể hình thành trải nghiệm mua sắm trong tương lai.

Ngoài ra, Walmart cũng thông báo rằng họ sẽ cung cấp cho người dùng một loại tiền mã hóa mới để mua sắm, giống như NFT.

Một số nhà bán lẻ khác cũng có kế hoạch tham gia metaverse. Cụ thể, Nike và đang liên tục giới thiệu NFT và giày thể thao ảo, trong khi các sản phẩm của adidas trong các bộ sưu tập NFT đã “cháy hàng”.

Trong khi đó, hãng thời trang cao cấp Balenciaga đã hợp tác với tựa game Fortnite nhằm ra mắt bộ trang phục ảo có nhãn hiệu của hãng này. Một số thương hiệu khác như Gucci, Louis Vuitton và Ralph Lauren đã chọn hợp tác với tựa game Roblox nhằm thử nghiệm các sản phẩm trên metaverse.

Với sự tham gia của hàng loạt ông lớn vào metaverse, thị trường nhiều khả năng sẽ ngày càng sôi động hơn trong năm nay. Không chỉ vậy, nhiều chuyên gia nhận định metaverse sẽ có sự phát nóng khi các quỹ đầu tư chú ý đến những dự án này hơn.

metaverse
Vũ trụ ảo đang là không gian kinh doanh tiềm năng của nhiều công ty lớn. Ảnh: Decentraland.

Tiềm năng ngày càng lớn.

Đối với nhiều nhà đầu tư, metaverse chứa đầy những cơ hội tiềm năng. Nó là vùng đất ảo rộng lớn, trong đó các bất động sản không có ranh giới và người dùng có thể tự do sáng tạo, xây dựng khu vực của riêng mình. Bên cạnh đó, các giao dịch hầu như đều được thực hiện gần như ngay lập tức và minh bạch.

Theo công ty phân tích NWO, doanh số bán bất động sản ảo ở các sàn giao dịch lớn như Decentraland và Sandbox có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng chóng mặt trong năm nay. Ngoài ra, các đề tài thảo luận xung quanh việc cho thuê đất ảo cũng đang tăng vọt.

Hiện tại, nhiều công ty lớn như Tokens.com đang liên tục thuê không gian ở Decentraland cho các sự kiện lớn, bao gồm cả tuần lễ thời trang lần đầu tiên được tổ chức trong metaverse.

“Chúng tôi thực sự thấy tiện ích của những bất động sản ảo đang tăng lên. Mọi người có thể kiếm tiền thật từ nó khi các tài sản này đang được giao dịch bằng tiền mặt. Điều này sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng tăng cao”, Julia Myers, kỹ sư AI tại công ty phân tích NWO cho biết.

Giải thích cho “cơn sốt” bất động sản trong metaverse, Simon Reid, Giám đốc điều hành của công ty xếp hạng tài sản mã hóa Evai nhận định nhà đầu tư có thể xây dựng tiện ích cho các lô đất như ngoài đời thật. Từ đó, họ có thể cho thuê và tạo lợi nhuận với một mô hình kinh doanh trong thế giới ảo.

“Bạn có thể mua bất kỳ lô đất ảo nào nằm trong khả năng của mình. Nếu sở hữu chúng, bạn có thể cho thuê trong một số nền tảng metaverses nhất định.

Ngoài ra, chủ sở hữu cũng có thể xây dựng tiện ích để giúp phát triển metaverse và tạo thu nhập thông qua doanh nghiệp ảo. Nếu bạn chọn đúng lô trong metaverse tiềm năng, lợi nhuận thu được sẽ rất lớn”, Simon Reid nhận định.

Tuy nhiên, Reid cũng lưu ý người dùng rằng việc mua bất động sản ảo nên được xem xét kỹ lưỡng. Mọi người nên chờ các công ty lớn tham gia trước để đánh giá tiềm năng và coi đầu tư vào metaverse như “một phần thưởng phụ”.

metaverse
Thế giới được xây dựng trong metaverse ngày càng đa dạng. Ảnh: Forbes.

Liệu Metaverse có bùng nổ trong năm 2022?

Nhiều chuyên gia nhận định vũ trụ ảo metaverse có khả năng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay. Theo Nasdaq, các vũ trụ ảo sẽ sớm sẽ sử dụng tiền mã hóa làm hình thức thanh toán chính. Đây là mấu chốt cho thấy coin, token metaverse sẽ phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, Forbes nhận định rằng metaverse còn đang ở giai đoạn sơ khai. Đây có thể là cơ hội cho nhà đầu tư tham gia vào các dự án vũ trụ ảo.

Theo Sven Wenzel, đồng sáng lập Castello Coin, thị trường metaverse hiện tại có nhiều nét tương đồng với những ngày đầu của Bitcoin. Tất nhiên, một dấu hỏi lớn về tính khả thi đang được đặt ra, nhưng metaverse vẫn là một kênh đầu tư tốt nếu thị trường có dấu hiệu khởi sắc.

“Đầu tư vào một dự án metaverse tương tự như mua Bitcoin vào giai đoạn đầu. Người dùng sẽ có khoản lợi nhuận lớn trong dài hạn”, Sven Wenzel nói.

Mặc dù vậy, theo Forbes, metaverse đang không phát triển đủ nhanh đối với những người tin tưởng nó. Ngược lại, sự hoài nghi vẫn ngày một lớn hơn khi lo ngại thổi giá hay đầu cơ khiến nhà đầu tư chưa có nhiều niềm tin vào các dự án này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Metaverse trước cơ hội cất cánh trong năm mới 2022

Theo báo cáo mới đây từ hãng đầu tư Grayscale, số lượng người dùng tham gia các nền tảng metaverse (vũ trụ ảo) hiện đã tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm đầu năm 2020 – một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực này.

Metaverse trước cơ hội cất cánh trong năm mới 2022
Source: Market Insider

Sức hút của vũ trụ ảo được thể hiện ngay từ các thiết bị thực tế ảo VR và AR – dụng cụ cho phép người dùng giao tiếp trong metaverse.

Số liệu từ hãng tư vấn IDC cho thấy, khoảng 2,2 triệu thiết bị đã được xuất xưởng trên toàn cầu trong quý II/2021 – tăng vọt 126,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng người dùng thiết bị thực tế ảo tại Mỹ cũng đã cán mốc khoảng 28,3 triệu người, và có thể đạt tới con số 32,7 triệu trong 2 năm nữa.

Meta – tên gọi mới của Facebook – với thương hiệu Oculus tiếp tục là cái tên thống trị thị trường này. Ông lớn này hiện chiếm khoảng 75% thị phần, chủ yếu nhờ vào doanh số đi lên của sản phẩm Oculus Quest 2.

Ứng dụng Oculus cũng lên dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng trên kho App Store của Apple dịp Giáng sinh – tín hiệu cho thấy các dòng thiết bị của Oculus đã được tiêu thụ nhiều trong mùa mua sắm cuối năm qua.

Không chỉ mảng phần cứng, mà các nền tảng metaverse hiện nay cũng đang ăn nên làm ra, đặc biệt là nhờ cơn sốt tìm mua bất động sản kỹ thuật số.

Theo trang dữ liệu Dapp, 4 nền tảng vũ trụ ảo lớn nhất hiện nay gồm The Sandbox, Decentraland, CryptoVoxels và Somnium Space đã bán được tới hơn 100 triệu USD giá trị các lô đất ảo chỉ trong vòng một tuần.

Kỷ lục thế giới về giá trị của một mảnh đất trên không gian số đã vừa được thiết lập với mức giá 4,3 triệu USD, do công ty Republic Realm thâu tóm trên vũ trụ ảo The Sandbox.

Tham vọng không kém là nền tảng tiền số Tokens.com khi bỏ ra 2,4 triệu USD cho một lô đất “đắc địa” trên khu phố thời trang của Decentraland, với kế hoạch tạo ra những chuỗi cửa hàng ảo cho các thương hiệu xa xỉ, giống như Đại lộ 5 của New York ngoài đời.

CEO Tokens.com Andrew Kiguel bình luận: “Đó sẽ là một không gian thu hút quảng cáo và các sự kiện. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ tiềm năng thương mại của lô đất này”.

Hàng loạt hãng công nghệ tiến tới Metaverse trong năm 2022.

Tiếp đà hưng phấn từ thị trường năm 2021, Business Insider bình luận, 2022 sẽ là năm mà mỗi tên tuổi công nghệ vào cuộc, kiến tạo một không gian vũ trụ ảo riêng theo tầm nhìn của mình.

Tiêu biểu nhất chính là đi cùng động thái đổi tên, CEO Mark Zuckerberg của Meta cũng cam kết một khoản đầu tư 10 tỷ USD đưa tập đoàn “lên đời” vũ trụ ảo trong những năm tới.

Trong khi đó, gã khổng lồ phần mềm Microsoft cũng bắt đầu đặt chân vào metaverse, nhưng vẫn gắn chủ yếu với đối tượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống của hãng.

Hồi tháng 11 vừa qua, Microsoft đã công bố nền tảng mang tên Mesh như một phần tích hợp bên trong ứng dụng làm việc trực tuyến Teams.

Mesh dự kiến có thể trình làng trong nửa đầu năm nay với tính năng tạo hình đại diện avatar, tạo phòng họp ảo cho các nhân viên cũng như chia sẻ các tệp văn bản sử dụng Microsoft Office.

Một sản phẩm metaverse khác mang tên Dynamics 365 Connected Spaces, cũng đã được hãng giới thiệu, cho phép người dùng di chuyển và tương tác trong các không gian bán lẻ và nhà máy.

Không chỉ các ông lớn, mà những nhà phát hành trò chơi điện tử cũng được kỳ vọng sẽ có bước đột phá với metaverse, sau khi chứng kiến thành công từ Fortnite và Roblox: xuất phát điểm là một game chiến đấu nhiều người chơi (Fortnite) và nền tảng cho phép người dùng tự thiết kế trò chơi (Roblox), hai cái tên này hiện đã “tiến hóa” thành các “sân chơi ảo” đa tính năng, như tham dự các buổi hòa nhạc ảo, mở các cuộc triển lãm trong bảo tàng ảo, hay các công viên giải trí chủ đề ảo chỉ phục vụ giao lưu mà không phải trường đấu.

Tiếp bước những cái tên này, Niantic, đơn vị đứng sau trò chơi đình đám Pokemon Go đang xây dựng một kế hoạch metaverse chủ yếu dựa rên công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), cho phép “trộn lẫn” thế giới ảo và thế giới thực.

Thay vì phải bỏ tiền mua các thiết bị kính VR, tầm nhìn mới khác biệt này này cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia metaverse ngay trên chính smartphone của mình.

Một ông lớn hàng đầu về game là Tencent của Trung Quốc, hồi tháng 9 đã đăng ký bản quyền cho hai nhãn hiệu Timi Metaverse và Kings Metaverse.

Dù chưa công bố kế hoạch cụ thể, nhưng điều này cho thấy Tencent muốn tích hợp metaverse vào hệ sinh thái rộng lớn gồm trò chơi, văn phòng ảo và thanh toán di động của hãng. Theo một số chuyên gia, Tencent cũng có thể tận dụng lợi thế là quan hệ đối tác chiến lược với cả Roblox lẫn Epic Games – tác giả của Fortnite.

Ngoài Tencent, nhiều doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc khác cũng đã có những bước đi đầu tiên “tấn công” vào metaverse. Như hãng trò chơi NetEase đã mua cổ phần nền tảng metaverse mang tên IMVU. ByteDance cũng đầu tư vào Reworld – một tên tuổi nội địa nhỏ cạnh tranh với Roblox.

Tuy nhiên, rào cản lớn cho giới công nghệ Trung Quốc lại có thể đến từ chính giới chức nước này, sau khi nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đưa ra lời cảnh báo các nhà đầu tư “giữ bình tĩnh” với metaverse và tránh đi theo “các quảng cáo bị thổi phồng”.

“Mỏ vàng” từ nền kinh tế metaverse.

Không phải ngẫu nhiên mà Bloomberg đưa ra dự báo giá trị của toàn ngành metaverse có thể chạm ngưỡng 800 tỷ USD vào năm 2024.

Các doanh nghiệp đều nhìn nhận, đây là một cơ hội kinh doanh sinh lợi đáng kể khi mà người dùng đang hiện diện nhiều hơn trên các nền tảng số, đặc biệt từ đại dịch.

Trao đổi trên show về tài chính Mad Money của CNBC, CEO hãng chip Nvidia Jensen Huang nhận định, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí, nếu đưa được một số công việc lên metaverse.

Là tên tuổi số 1 về chip đồ họa và trí tuệ nhân tạo AI, Nvidia cũng được chờ đợi sẽ hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu tăng lên của doanh nghiệp và người dùng với metaverse.

Sau cơn sốt đất ảo của năm qua, mảng vật phẩm số (lô đất, đồ thời trang, thú cưng…) trong metaverse được kỳ vọng sẽ cất cánh, đặc biệt dưới dạng mã token độc nhất vô nhị (NFT). Xu thế này đang càng sôi động hơn với những thương hiệu tên tuổi.

Nike mới đây thâu tóm RTFKT, một đơn vị chuyên thiết kế giày ảo, nhằm đưa các sản phẩm mang thương hiệu của mình lên các metaverse dưới dạng NFT.

Thương hiệu Ralph Lauren cũng kết hợp với Roblox để tung ra phiên bản NFT giới hạn các món đồ được tạo ra bởi nhà thiết kế huyền thoại này.

Những cơ hội kinh doanh này cũng là cơ sở để các đơn vị metaverse trở thành “hàng nóng” được giới đầu tư quan tâm.

The Sandbox – nền tảng metaverse do hãng Animoca Brands phát triẻn, vừa qua đã nhận được tới 93 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, dẫn đầu bởi ông lớn SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son.

Một đơn vị metaverse và NFT tại Anh do đội ngũ người Việt phát triển mang tên VerseHub, dù mới ở giai đoạn dự án, cũng đã được một nhóm nhà đầu tư thiên thần rót vốn tới 1 triệu USD.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (MS) của Mỹ đánh giá rằng, metaverse sẽ là xu hướng đầu tư lớn tiếp theo của lĩnh vực công nghệ, dù mới chỉ ở giai đoạn rất sơ khai.

“Luồng tin tức xung quanh khái niệm metaverse đã tăng cao. Không thể phủ nhận là các công ty và nhà phân tích quan tâm đến vũ trụ ảo metaverse nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác ở hiện tại” – các chuyên gia của MS bình luận trong báo cáo của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VTV

Nike hướng tới sự toàn diện và hoà nhập với các kiểu giày cho người khuyết tật

Những mẫu giày kiểu hands-free (dễ mang và sử dụng, không cần dùng tay) thể hiện chiến lược đa dạng hoá và tiến tới sự toàn diện của thương hiệu.

Nike hướng tới sự toàn diện và hoà nhập với các kiểu giày cho người khuyết tật

Theo số liệu thống kê trên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WeForum), hiện có khoảng hơn 1 tỷ người khuyết tật hoặc có các hạn chế nhất định về khả năng điều khiển cơ thể trên toàn thế giới. Cũng bởi chính lý do này, ngày càng nhiều thương hiệu coi sự toàn diện là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu với các sản phẩm và dịch vụ của họ.

“Nếu bạn có một cơ thể, bạn thực sự là một vận động viên” – đó là tuyên bố thương hiệu của nhãn hàng thời trang thể thao Nike.

Về cơ bản, Nike “không bán sản phẩm”, họ bán những giấc mơ, họ luôn xem các vận động viên là linh hồn của thương hiệu, khát khao được vươn lên và chinh phục.

Và với sự ra mắt của những phiên bản giày tiện lợi cho các vận động viên khuyết tật nói riêng, thương hiệu này dường như đang thực hiện tuyên bố sứ mệnh của mình một cách nghiêm túc nhất.

FlyEase là một kiểu giày không có dây buộc. Bạn có thể tự mình cho chân vào và lấy ra mà không cần dùng tay.

Trong khi đối với những người có những hạn chế nhất định về mặt cơ thể, việc buộc dây giày thường là một công việc khá khó khăn, cách tiếp cận mới của Nike sẽ góp phần xoá bỏ tất cả các rào cản này.

Thúc đẩy hành động.

Quay trở lại vào năm 2012, một cậu bé vốn bị hạn chế về cơ thể người Mỹ đã liên hệ với Nike khi cậu cảm thấy vô cùng khó khăn với việc sử dụng các đôi giày của thương hiệu.

Cậu viết: “Ước mơ của tôi là vào được trường đại học tôi mong muốn mà không cần phải lo lắng về việc cần có ai đó đến buộc dây giày cho tôi mỗi ngày.

Là một thiếu niên đang phấn đấu để trở nên hoàn toàn tự chủ, tôi cảm thấy việc luôn cần có ai đó hỗ trợ mình mỗi ngày là điều vô cùng bực bội và đôi khi khiến tôi xấu hổ.”

Bức thư của cậu chính là nguồn cảm hứng hành động cho các nhà thiết kế tại Nike.

Giải quyết sự bất bình đẳng trong thời trang.

Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) được chia sẻ trên Diễn đàn Kinh tế thế giới, hiện có khoảng hơn một tỷ người có những hạn chế nhất định về cơ thể trên khắp thế giới.

Con số này tương đương với khoảng 15% dân số toàn cầu và với tỷ lệ khiếm khuyết cao hơn ở các nước đang phát triển.

Nhiều người khiếm khuyết từ lâu đã không thể có được các cơ hội kinh tế và xã hội thông thường. Điều này có thể là do một loạt các yếu tố như thiếu các dịch vụ hỗ trợ, thiếu các thiết bị trợ giúp – và đương nhiên, quần áo hay giày dép cũng nằm trong số đó.

Bên cạnh Nike, từ những năm 1970, Levi Strauss & Co cũng đã giới thiệu một chiếc quần jean được thiết kế nhằm hướng tới sự đa dạng, Tommy Hilfiger cũng không ngoại lệ, họ tạo ra nhiều loại quần áo mới dưới thương hiệu Tommy Adaptive có thể thích ứng cho nhiều kiểu người khác nhau.

Khi đại dịch và đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế nhờ vào các yếu tố công nghệ, sự bất bình đẳng giữa nhiều nhóm người khác nhau vẫn tiếp tục là một bài toán chưa có hồi kết. Trước bối cảnh này, việc các thương hiệu có thể hoà mình vào xu hướng, đứng cạnh những người tiêu dùng đa dạng của họ là chiến lược thông minh hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Lý do adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD cho NFT

Nhiều doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut, Pringles, adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD để gia nhập thị trường tài sản ảo.

Lý do Adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD cho NFT

Đầu tư vào thị trường NFT tiếp tục là xu hướng. Vào tháng 8, CNBC cho biết có một nhà đầu tư đã trả 1,3 triệu USD cho một tác phẩm kỹ thuật số.

Bên cạnh người dùng cá nhân, những doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut hay Pringles cũng ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng họ.

Visa tham gia cuộc đua với việc mua một NFT trị giá 150.000 USD. Công ty thời trang thể thao Adidas cũng chi 156.000 USD để gia nhập thị trường này.

Các chuyên gia cho rằng tham vọng bắt kịp xu hướng và kiếm thêm doanh thu là lý do khiến những công ty lớn tham gia vào thị trường tài sản ảo.

Đầu tư lướt sóng, mở rộng nguồn thu.

Theo Luật sư Tal Lifshitz, đồng chủ tịch của nhóm đầu tư tiền số và blockchain Kozyak Tropin & Throckmorton (KTT) có trụ sở tại Miami, Mỹ, việc các thương hiệu lớn đầu tư vào NFT là điều dễ hiểu.

“Đó là xu hướng đầy thú vị. Đồng thời, NFT cũng là công nghệ tiên tiến, có tiềm năng giúp những công ty này làm kinh doanh và tương tác với người dùng của họ”, Luật sư Tal Lifshitz nói với Forbes.

“Việc NFT trở nên phổ biến sẽ khiến giá trị và công dụng của nó tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn là người duy nhất sở hữu điện thoại, điều đó thật vô nghĩa.

Nếu 2 người có điện thoại, nó dần có ích. Nếu hàng tỷ người có smartphone, bạn buộc phải có điện thoại. Đó là tương lai của NFT khi trở nên phổ biến”, ông Lifshitz cho biết.

Trong khi đó, bà Lydia Hylton, nhà đầu tư tại Redpoint Ventures cho rằng mục đích sau cùng khi các công ty mua NFT là vì lợi nhuận. Họ nhận thấy tiềm năng của những tài sản ảo này để gia tăng doanh thu, mở rộng tương tác giữa khách hàng với thương hiệu.

“Các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton phát triển nhờ sự khan hiếm của sản phẩm. Họ đang phát hành NFT gắn mác LV cho metaverse. Những công ty này luôn tìm cách để tăng sự gắn kết với khách hàng”, bà Hylton cho biết.

Theo nhà đầu tư này, NFT còn có thể được áp dụng như một phần thưởng để khuyến khích người dùng mua sắm. Đồng thời, đây là một dạng quà tặng sáng tạo, cung cấp quyền truy cập giới hạn cùng các ưu đãi khác.

Tham gia vào xu hướng tương lai.

Tiến sĩ Dustin York, phó giáo sư truyền thông tại Đại học Marryille nói rằng các công ty tham gia vào cuộc đua dựa trên thực tế người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trong thế giới ảo.

“Khi người dùng tập trung tại trung tâm thương mại, các thương hiệu sẽ theo sau. Khi người dùng mua sắm online, những doanh nghiệp sẽ ở đó. Và khi khách hàng đang tập trung vào Web 3.0, các công ty sẽ bán NFT”, giáo sư Dustin York nói với Forbes.

Giáo sư York cho rằng NFT đang trong giai đoạn bị “hype”, phát triển quá mức. Ông dự báo sẽ đến lúc nào đó giá trị của NFT giảm đi đáng kể.

“Hiện tại NFT là xu thế, giống như các trang thương mại điện tử thời bong bóng dot-com. Tài sản ảo sẽ dần bình ổn và trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”, giáo sư York chia sẻ.

Trong khi đó, nhà đầu tư NFT Andrew Lokenauth cho rằng các doanh nghiệp lớn chi tiền cho NFT vì metaverse là xu hướng của tương lai.

Theo ông Lokenauth, ngày càng có nhiều người dành thời gian trong thế giới ảo. Các doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích từ việc tiếp thị trong metaverse nên sớm tham gia.

Lokenauth chỉ ra rằng có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Justin Bieber, Travis Scott, the Weeknd hay Ariana Grande tổ chức hòa nhạc trong metaverse. “Trong tương lai, các công ty thời trang xa xỉ sẽ tổ chức trình diễn trong thế giới ảo. Đó là lý do tại sao họ đang chi số tiền lớn”, nhà đầu tư này nói.

Người dùng phải cẩn trọng với NFT.

Bất chấp việc các thương hiệu lớn đầu tư hàng triệu USD vào tài sản kỹ thuật số, Forbes cho rằng nhà đầu tư mới cần thận trọng với lĩnh vực này.

Khía cạnh “ảo” của NFT là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo. Ví dụ như có những NFT giả được bán lại cho người dùng ít kinh nghiệm.

“Cần đảm bảo rằng người bán NFT thật sự nắm giữ tác phẩm. Các vấn đề về tác quyền tác phẩm số chưa được giải quyết”, luật sư Lifshitz nói.

Theo ông Justin Giudici, Trưởng bộ phận sản phẩm tại Telos Foundation, vấn đề này chưa đáng báo động vì thị trường nào cũng sẽ có thành phần lừa đảo. “Trước khi mua bất kỳ NFT nào, hãy tìm hiểu tài sản đó và đảm bảo rằng người bán không lừa đảo.

Khi có sự tham gia của những thương hiệu lớn, nhiều kẻ tận dụng thị trường đi lên để trục lợi”, ông Giudici nói.

Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng nhiều nền tảng chưa hoàn thiện các bước xác minh tác phẩm, để lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Ông Akbar Hamid, người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành tại 5CRYPTO cho rằng người dùng cần hiểu rõ về cách hoạt động của NFT, thị trường tiền số vào blockchain. Đồng thời, việc nắm vững cách bảo mật, sử dụng ví tiền số cũng rất quan trọng.

Xuân Sang – Theo Forbes

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nike mua lại nhà sản xuất thời trang kỹ thuật số RTFKT nhằm thúc đẩy Metaverse

Khi các thương hiệu thời trang đang chạy đua với Metaverse, Nike vừa thông báo việc mua lại nhà sản xuất thời trang kỹ thuật số RTFKT.

Nike mua lại nhà sản xuất thời trang kỹ thuật số RTFKT nhằm thúc đẩy Metaverse

Chỉ trong vài tháng qua, gã khổng lồ thời trang Nike đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau nhằm mục tiêu chạm gần hơn đến với Metaverse.

Đến cuối tháng 10, thương hiệu này đã nộp đơn đăng ký cho một loạt các thương hiệu trên không gian ảo, đồng thời tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau cho các công việc liên quan.

Và đặc biệt khi gần đây, Nike thông báo việc mua lại doanh nghiệp chuyên sản xuất các bộ sưu tập và giày thể thao ảo RTFKT (được gọi là “artifact”).

Ông John Donahoe, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành của Nike cho biết:

“Việc mua lại là một bước khác giúp đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số của Nike đồng thời cho phép chúng tôi phục vụ các vận động viên và nhà sáng tạo một cách tốt nhất tại đúng nơi giao thoa giữa thể thao, sự sáng tạo, trò chơi và cả yếu tố văn hóa.

Chúng tôi đang tìm kiếm đội ngũ những nhà sáng tạo tài năng nhất cho một thương hiệu đích thực và đầy tính kết nối. Kế hoạch của chúng tôi là đầu tư vào thương hiệu RTFKT, phục vụ và phát triển cộng đồng vốn theo đuổi sự sáng tạo và đổi mới của họ, đồng thời mở rộng dấu ấn và năng lực kỹ thuật số của Nike.”

Được biết RTFKT bắt đầu trên metaverse từ thời điểm tháng 1 năm 2020 và từ đó đã đạt được không ít các thành công trong việc kết hợp hàng hoá vật lý với thế giới kỹ thuật số.

Công ty này vừa tuyên bố hợp tác với nghệ sĩ FEWOCiOUS để bán giày thể thao thực kết hợp với giày ảo, kết quả là họ đã bán được khoảng 600 đôi trong vòng chưa đầy 10 phút và mang về hơn 3,1 triệu USD. RTFKT cũng hợp tác với nghệ sĩ Nhật Bản Takashi Murakami trong một dự án NFT có tên là CloneX.

Hiện các điều khoản của thỏa thuận chưa được tiết lộ, tuy nhiên sau vòng gọi vốn mới nhất thì RTFKT đang được định giá khoảng 33,3 triệu USD.

Ông Benoit Pagotto, một trong những nhà đồng sáng lập của RTFKT cho biết.

“Chúng tôi rất hài lòng khi được hợp tác cùng Nike, chúng tôi được hưởng lợi từ sức mạnh nền tảng và kiến thức chuyên môn của Nike để xây dựng một cộng đồng mà chúng tôi yêu thích nhất.

Nike là thương hiệu duy nhất trên thế giới có chung niềm đam mê sâu sắc về sự đổi mới, sáng tạo và yếu tố cộng đồng, chúng tôi rất vui mừng khi được phát triển thương hiệu vốn đã được hình thành hoàn toàn trong Metaverse của mình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox

Nike tiết lộ, Nikeland là một thế giới ảo dựa trên Roblox được mô phỏng theo các mô hình và tòa nhà tại trụ sở chính của thương hiệu.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Với Nikeland, một thế giới ảo mới trên không gian 3D sống động của Roblox, người hâm mộ của Nike có thể kết nối, sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm và cạnh tranh với nhau.

Nikeland là thế giới cá nhân hóa được thiết kế với bối cảnh là trụ sở chính của Nike, được xây dựng nhằm phát triển mục tiêu rộng lớn của công ty là biến các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí thành một phong cách sống.

Trong Nikeland, người chơi Roblox có thể kiểm tra các kỹ năng của mình khi cạnh tranh với bạn bè của họ thông qua các trò chơi khác nhau, chẳng hạn như đuổi bắt (tag), sàn nhà là dung nham (the floor is lava) và bóng né (dodgeball).

Với những nhà sáng tạo, Nikeland cung cấp một bộ công cụ để có thể dễ dàng thiết kế các trò chơi nhỏ (mini-games) của riêng họ.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Nikeland cũng khuyến khích khách truy cập “hoạt động nhiều hơn” bằng cách kết nối với các chuyển động trong thế giới thực. Gia tốc kế trong thiết bị di động của họ sẽ chuyển các hoạt động từ ngoại tuyến sang trực tuyến khi thực hiện các trò chơi.

Một phòng trưng bày kỹ thuật số cũng sẽ được bố trí trong Nikeland, nơi người dùng có thể thể thao hoá trang phục kỹ thuật số của họ với các sản phẩm đặc biệt của Nike cho hình đại diện của họ.

Phòng trưng bày sẽ trưng bày nhiều mặt hàng chủ lực của Nike như ACG và Nike Tech Pack, cùng với Air Force 1 và Nike Blazer, hay những sản phẩm mới khác như Air Force 1 Fontanka và Air Max 2021.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Lý do chủ yếu khiến Nike hợp tác với Roblox là thương hiệu muốn loại bỏ rào cản quan trọng nhất trong thể thao đó là khả năng truy cập hay tiếp cận. Vùng đất ảo miễn phí cho bất kỳ ai tham quan và trải nghiệm này là cửa ngõ của Nike trên metaverse.

Cuối cùng, Nike cũng đang đưa thế giới kỹ thuật số vào cuộc sống tại toà nhà House of Innovation của Nike ở Thành phố New York thông qua Snapchat.

Thông qua một ống kính Snapchat (lens), khách thăm quan trên tầng dành cho trẻ em của Nike House of Innovation có thể nhìn thấy không gian Nikeland thông qua công nghệ thực tế tăng cường AR.

Người dùng có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm nhập vai (immersive experience) từ đây.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nike đang âm thầm chuẩn bị cho metaverse

Metaverse là một trong những kế hoạch ưu tiên của Nike và người tiêu dùng có thể sẽ chứng kiến nhiều hoạt động ảo hơn trong những tháng tới.

Nike đang âm thầm chuẩn bị cho metaverse

Sau Facebook, liệu Nike đang toan tính điều gì với metaverse?

Gã khổng lồ ngành thời trang theo đó đã thực hiện những bước đi đầu tiên của mình vào metaverse. Theo thông tin từ CNBC, Nike vừa nộp hồ sơ đăng ký một số nhãn hiệu mới cho thấy ý định của họ trong việc sản xuất và bán hàng hoá (giày và quần áo) ảo mang nhãn hiệu Nike.

Theo văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu của Mỹ, Nike đã nộp đơn vào ngày 27 tháng 10 cho nhãn hiệu “Nike”, cùng với slogan “Just Do It” và logo Swoosh của hãng. Ngày 28 tháng 10, họ tiếp tục nộp hai hồ sơ khác cho logo “Air Jordan” và “Jumpman”.

Ông Josh Gerben, một luật sư về nhãn hiệu cho biết: “Nike đang bảo vệ nhãn hiệu của họ cho kỷ nguyên mới này.”

Nike hiện không trả lời yêu cầu bình luận về kế hoạch tương lai của mình. Tuy nhiên, một số nguồn tin (từ CNBC) cho rằng không gian ảo là một trong những chiến lược ưu tiên hiện tại của Nike và người tiêu dùng có thể chứng kiến nhiều hoạt đông hơn liên quan đến thế giới ảo trong những tháng tới.

Ngoài việc đăng ký mới cho các nhãn hiệu, Nike cũng đang tìm kiếm nhân sự trong lĩnh vực này. Theo thông tin tuyển dụng của Nike, công ty này gần đây đã đăng tin tuyển dụng nhà thiết kế vật liệu ảo cho giày dép cùng với các vị trí thiết kế ảo khác.

Những vị trí mới này sẽ thuộc nhóm “Sáng tạo sản phẩm kỹ thuật số”, một nhóm chuyên tập trung vào việc kích hoạt và phát triển các cuộc cách mạng kỹ thuật số và ảo tại Nike.

Ông Gerben nói tiếp: “Các đăng ký thương hiệu mới rõ ràng sẽ là một bước đi đầu tiên hướng tới metaverse. Họ sẽ sớm ra mắt và bắt đầu bán quần áo ảo, mũ ảo, giày dép ảo và nhiều hơn thế nữa.”

“Các nhãn hiệu mới được đăng ký sẽ bảo vệ Nike trong trường hợp những người khác đang cố gắng sử dụng nhãn hiệu của họ theo một cách khác.”

Bạn có thể tưởng tượng rằng bạn sẽ nhận được những giá trị lớn đến như thế nào nếu bạn bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của Nike, bạn càng xây dựng nhiều sự bảo vệ đối với nhãn hiệu của mình, bạn càng góp phần gia tăng thêm giá trị tài sản cho doanh nghiệp.

Thực ra, đây không phải là bước đột phá đầu tiên của một thương hiệu ngoài công nghệ vào thế giới số. Vào tháng 5 năm 2019, thương hiệu Jordan cũng đã hợp tác với Fortnite, để khiến các nhân vật trong game đi giày thể thao mang nhãn hiệu Nike. Nike trước đó cũng đã có một số hợp tác với nền tảng trò chơi trực tuyến Roblox.

Khi Nike đang chuẩn bị cho thế giới ảo, thế giới thực của nó gần đây đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Trong báo cáo thu nhập gần đây nhất, vào ngày 23 tháng 9, công ty đã hạ mức kỳ vọng doanh số của mình cho những tháng tới trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lao động và đình trệ sản xuất tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu của Nike đã tăng 18%, đưa giá trị thị trường (market cap) của thương hiệu lên hơn 265 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nike coi “sự đổi mới, sức mạnh thương hiệu và quy mô” là yếu tố quyết định với D2C

Nike chỉ ra rằng doanh số bán hàng trực tiếp tăng 28% lên 4,7 tỷ USD và sự gia tăng của doanh số bán hàng trực tuyến là bằng chứng về mức độ hiệu quả của chiến lược kỹ thuật số của họ.

Nike coi "sự đổi mới, sức mạnh thương hiệu và quy mô" là yếu tố quyết định với D2C

Theo đó, Nike đã ghi nhận sự gia tăng của mảng kinh doanh kỹ thuật số là động lực giúp doanh thu tăng 16% và cho biết họ hy vọng kỹ thuật số sẽ là kênh tăng trưởng hàng đầu trong năm nay.

Phát biểu trong một cuộc họp với các nhà đầu tư vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Giám đốc điều hành John Donahoe cho biết:

“Ngay cả khi lượng khách hàng đến các cửa hàng bán lẻ vật lý quay trở lại trên phần lớn danh mục sản phẩm, kỹ thuật số vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với mức tăng trưởng 25%, dẫn đầu là thị trường Bắc Mỹ với mức hơn 40%.

Sự thành công về mặt kỹ thuật số của chúng tôi là bằng chứng của sự đổi mới về sản phẩm, sức mạnh thương hiệu và quy mô nhằm thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa của chúng tôi với người tiêu dùng.”

Nike Digital (mảng kinh doanh kỹ thuật số) hiện chiếm 21% tổng doanh thu, tăng hai điểm so với năm ngoái. Thương hiệu này cũng cho biết họ “đang có vị trí tốt” để đạt được mục tiêu là “doanh nghiệp số với 40% doanh thu đến từ mảng kinh doanh số” vào năm 2025.

Gã khổng lồ về thời trang thể thao cũng lưu ý thêm rằng, đại dịch đã khiến Nike ở một “vị thế mạnh hơn” so với các đối thủ. Chiến lược tập trung đẩy mạnh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) của Nike đang tận dụng sự chuyển đổi này từ thị trường.

Nike đã đưa ra chiến lược tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng vào năm 2017 nhằm mục tiêu “tận dụng sức mạnh của kỹ thuật số” thông qua thương mại điện tử, ứng dụng và đổi mới sản phẩm.

Đẩy mạnh chiến lược kỹ thuật số.

Nike cho biết sự tăng trưởng kỹ thuật số của họ được dẫn dắt bởi những khách hàng lặp lại, họ là những thành viên của các nền tảng kỹ thuật số như ứng dụng Nike (Nike app) và các huấn luyện viên trên ứng dụng SNKRS (SNKRS app). Gần 70% doanh số bán hàng kỹ thuật số là từ các thành viên trung thành của Nike.

Nike cũng cho biết một phần của sự gia tăng doanh số bán hàng kỹ thuật số của thương hiệu đến từ việc phát triển giá trị gia tăng cho các thành viên của Nike, chẳng hạn như việc cấp quyền truy cập sớm vào các sản phẩm độc quyền cho các thành viên của SNKRS.

CEO Nike, Donoahoe cho biết: “Cách tiếp cận là chúng tôi gửi các đề xuất mua hàng được cá nhân hóa cho các thành viên dựa trên mức độ tương tác của họ với SNKRS, các nỗ lực mua hàng trong quá khứ và các tiêu chí khác – Nike hiện đang sử dụng khoa học dữ liệu để thúc đẩy việc nhắm mục tiêu tới các thành viên kỹ thuật số.”

Giám đốc tài chính Matt Friend cho biết thêm: “SNKRS ngày càng trở thành một chỉ số quan trọng và là thước đo “sức nóng của thương hiệu” hiện đang được vận hành trên quy mô lớn tại 50 quốc gia khác nhau trên thế giới.”

Ông Friend cũng cho biết thương hiệu đã vượt qua mục tiêu có 65% doanh số bán hàng đến từ các mặt hàng bán đủ giá (full-priced items), điều này đạt được bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số được dẫn dắt bởi khách hàng (consumer-led digital transformation).

Tập trung vào sự đổi mới.

Hai lĩnh vực trọng tâm chính của sự đổi mới thương hiệu sẽ là đồ may mặc và tính bền vững. Doanh số bán hàng của hàng may mặc của Nike đã tăng 16%, đặc biệt là do quần áo tập yoga đang tăng trưởng gấp bốn lần.

Trong khi đó, dòng giày dành cho huấn luyện viên Space Hippie ra mắt vào năm 2020, “được làm từ rác” theo đúng nghĩa đen, hiện cũng là dòng sản phẩm toàn cầu của thương hiệu với nhiều sự đổi mới.

CEO Donahoe cho biết: “Người tiêu dùng đang có những phản ứng rất rõ ràng với tính bền vững, họ rất quan tâm đến điều đó, và do đó chúng tôi đang chứng kiến ​​mức tăng trưởng rất tốt cho các dòng sản phẩm này.”

Kết quả quý 1 của Nike rất ấn tượng khi doanh thu tăng 16% lên mức 12,2 tỷ USD, doanh thu từ Nike Direct (doanh thu trực tiếp từ thương hiệu) là 4,7 tỷ USD, tăng 28%.

Nike cũng cho biết thêm, đại dịch đang thúc đẩy việc mua hàng trực tuyến và đang mang lại nhiều lợi ích cho các thương hiệu như Nike và Adidas, cả hai công ty đều đang đẩy nhanh chiến lược tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Nike đóng cửa văn phòng của tập đoàn 1 tuần để nhân viên có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn

Nhằm mục tiêu nâng cao sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Nike đã tuyên bố đóng cửa các văn phòng công ty của mình trong 1 tuần để nhân viên có thể “tận hưởng thêm thời gian nghỉ ngơi và phục hồi”.

Ông Matt Marrazzo, một quản lý cấp cao của Nike đã đăng trên trang LinkedIn của mình rằng: “Đây không chỉ là một tuần để nghỉ ngơi … Đó còn là sự thừa nhận rằng chúng tôi có thể ưu tiên sức khỏe tinh thần hơn nhưng vẫn hoàn thành công việc.”

Một nhân viên khác của Nike cho biết: “Đây không chỉ là cơ hội để nạp năng lượng và giữ cho chúng ta được ở gần bên nhau hơn, mà còn là lời cảm ơn cho một năm với rất nhiều những sự biến động.”

Ông Liz Tippett, phó giáo sư tại Trường Luật thuộc Đại học Oregon cho biết đây là một động thái rất nhân văn của một doanh nghiệp trong những thời điểm bất ổn.

Ông nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nhận ra vai trò của sức khỏe tinh thần đối với người lao động và hạnh phúc của người lao động.”

Theo thông tin từ phía Nike, mặc dù nhân viên được nghỉ nhưng vẫn được tính lương như bình thường.

Vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc là một “hiện tượng nghề nghiệp” cần phải quan tâm.

Đây là lần đầu tiên cơ quan y tế toàn cầu chỉ ra tình trạng kiệt sức như là một mối nguy hiểm trong các doanh nghiệp.

Vào năm 2020 và 2021, các doanh nghiệp trên thế giới bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của nhân viên bằng cách cho họ nghỉ nhiều hơn hoặc chủ động phân bổ các ngày làm việc xen kẻ trong tuần.

Tại Intel, một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất toàn cầu, nhân viên có thể nghỉ 4 tuần sau 4 năm hoặc chờ đợi và nghỉ 8 tuần sau 7 năm. Công ty này cũng bắt đầu cung cấp thêm 12 giờ nghỉ cho mỗi nửa năm 2021.

Trong một email gửi đến KGW News, một quản lý của công ty này đã viết rằng thời gian nghỉ thêm là “nhằm mục đích để nhân viên được cảm thấy sảng khoái và nạp năng lượng trong thời gian đại dịch đang diễn ra.”

Microsoft cho biết họ cũng đã thêm 5 “ngày an sinh” vào quỹ phúc lợi nghỉ việc có trả lương trên toàn cầu để giúp nhân viên có thể có được những sức khoẻ tinh thần tốt hơn.

Theo KGW News.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tại sao bạn cần trở thành “gương mặt đại diện” của thương hiệu của bạn

Sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn để hỗ trợ thương hiệu của bạn có thể có tác dụng mạnh hơn bất kỳ hình thức quảng cáo truyền thống nào.

Tại sao bạn cần trở thành 'gương mặt đại diện' của thương hiệu của bạn
expressnews

Một số thương hiệu lâu đời nhất và mang tính biểu tượng nhất đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, thậm chí qua nhiều thế kỷ – hoạt động như những thương hiệu vô danh.

Các thương hiệu này có tên thương hiệu và một logo phổ biến, và mặc dù nó vẫn tiếp tục hiệu quả đối với họ, điều đó không có nghĩa là bạn cũng nên áp dụng phương pháp tương tự khi nói đến doanh nghiệp của mình.

Bạn có biết ai đã thành lập McDonald’s không? Nike không? Chevrolet thì sao? Mặc dù một số người có thể biết, nhưng họ sẽ không thể liên kểt khuôn mặt đó với các tên gọi của thương hiệu.

Ngày nay, nhiều thương hiệu lớn nhất trên thế giới có thể được so sánh hoặc liên kết trực tiếp đến các gương mặt đại diện của họ.

Elon Musk đồng nghĩa với Tesla hay Jack Ma đồng nghĩa với Alibaba. Việc các thương hiệu lớn có các gương mặt gắn liền với họ cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn, cho dù đó là giám đốc điều hành cấp cao cấp hay là nhà sáng lập.

Dưới đây là một số lý do cho điều này.

Người tiêu dùng mong muốn kết nối với một nhân cách nào đó hơn là một thương hiệu vô danh.

Rõ ràng là đã có rất nhiều thay đổi trong những năm qua, đặc biệt là cách các thương hiệu tương tác với người tiêu dùng của họ.

30 năm trước, có rất ít cách để quảng cáo – TV, đài phát thanh và báo in là những phương tiện phân phối chính cho quảng cáo.

Các thông điệp gửi qua tin nhắn cũng rất ‘đơn giản’. “Đây là sản phẩm của chúng tôi, và đây là những gì nó có thể làm được…”

Các thương hiệu thúc đẩy sự quen thuộc của thương hiệu thông qua việc sử dụng logo và tagline với hy vọng nó sẽ chuyển thành doanh số bán hàng trong tương lai.

Ngày nay, một logo thậm chí không phải là một vấn đề quan trọng. Nhiều thương hiệu thành công thậm chí đã ngày càng đơn giản hoá logo của họ để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và hiểu nó.

Việc xây dựng thương hiệu và quảng cáo có thể hoạt động trực tiếp và tạo ra chuyển đổi ngay lập tức thông qua các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Với mục tiêu tạo ra những kết nối nhanh chóng, nhiều thương hiệu đã bắt đầu sử dụng một gương mặt thân quen để thiết lập mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Người tiêu dùng kết nối và tin tưởng một thương hiệu gắn liền với hình ảnh của một con người cụ thể hơn là thương hiệu vô danh.

Bạn có thể kể câu chuyện thương hiệu của bạn tốt hơn bất kỳ ai khác.

Tesla sẽ có câu chuyện thành công tương tự không nếu sử dụng một người phát ngôn ngẫu nhiên là người nổi tiếng nào đó thay vì Elon Musk? Rõ ràng là không ai có thể kể câu chuyện về họ tốt hơn từ chính họ.

Mọi hành vi của Elon Musk đều gắn liền với Tesla. Và mặc dù, Elon Musk không phải là người ‘đẻ’ ra Tesla, nhưng sự thật là ông là người có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn bộ thương hiệu Tesla trên thị trường.

Có bất kỳ ai khác có thể truyền tải những tin tức nóng hổi, ​​những diễn biến thú vị và giải thích hướng đi của doanh nghiệp tốt hơn ‘chính chủ’ không? Hẳn là không ai cả, và điều tương tự cũng sẽ áp dụng được cho bạn và thương hiệu của bạn.

Mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện riêng và những thương hiệu tìm ra cách để kể nó một cách chân thực (authentic) nhất, mang đậm yếu tố con người (human-based) nhất sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Người tiêu dùng thích nghe những “lý do” đằng sau các thương hiệu. Có rất nhiều doanh nghiệp ngoài kia có những câu chuyện rất hấp dẫn tuy nhiên người tiêu dùng không bao giờ được nghe vì chúng không bao giờ được kể.

Tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của bạn là bản tuyên ngôn mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm.

Trở thành một doanh nhân của thời hiện đại, là một doanh nhân thực sự có sức ảnh hưởng.

Đó là tuyên ngôn mạnh mẽ nhất mà một doanh nhân có thể đưa ra cho người tiêu dùng của họ – trở thành gương mặt đại diện cho doanh nghiệp mà bạn thành lập có nghĩa là đặt bản thân bạn ra ngoài kia, tương tác với khách hàng và thị trường chứ không chỉ gói gọn trong những bối cảnh văn phòng hay giấy tờ.

Điều đó có nghĩa là bạn cần phải tập trung toàn lực vào thương hiệu của mình và cam kết để mang đến những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Sẽ không có bất cứ mẫu quảng cáo hoặc sự chứng thực của người nổi tiếng được trả phí nào có thể phù hợp hơn với mức độ tin cậy hoặc cam kết đó của thương hiệu.

Người tiêu dùng biết rằng các thương hiệu sẽ phải đối mặt với những thách thức và không phải mọi thứ sẽ luôn thuận buồm xuôi gió, đó là một lý do khác khiến họ tôn trọng động thái này của bạn, họ cần những mối liên hệ cá nhân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

5 bài học về Marketing mà bạn có thể học hỏi từ Nike

Bạn có thể khai thác nền tảng hoạt động trong doanh nghiệp của bạn bằng cách học hỏi các chiến lược này từ Nike.

5 bài học về Marketing mà chúng ta có thể học hỏi từ Nike
5 bài học về Marketing mà chúng ta có thể học hỏi từ Nike

Khi nghe thấy cụm từ “Just Do It” vang lên, hẳn có lẽ là sẽ ngay lập tức vang lên một thứ gì đó trong tâm trí của hầu hết mọi người đối với Nike.

Đây là một trong những câu slogan thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành marketing, được biết đến trên toàn thế giới.

Thống trị lĩnh vực marketing thể thao, Nike không ngừng mang đến sự đổi mới và những ý tưởng khác biệt. Cùng với đó là hàng loạt chiến dịch đình đám trên toàn cầu.

Dưới đây là 05 bài học hay về marketing mà chúng ta có thể học hỏi được từ thương hiệu này.

1. Duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Với gần 170 triệu người theo dõi trên Instagram, hơn 8 triệu người theo dõi trên Twitter, và hơn 35 triệu người theo dõi trên Facebook, Nike đã tích lũy một lượng lớn người ủng hộ trên mạng xã hội bằng cách tạo ra những bài đăng thú vị và đầy cảm hứng để thu hút người tiêu dùng.

Dưới tất cả các bài đăng, người tiêu dùng có thể liên hệ với Nike bằng cách gắn thẻ (tag) tài khoản, lên tiếng phàn nàn hoặc ủng hộ họ. Nike thường sẽ trả lời các bình luận tiêu cực để cố gắng giảm thiểu những khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra.

Nike không chỉ có tài khoản chính của thương hiệu mà họ còn có các tài khoản nhỏ hơn như @nikegolf, @nikewomen và @nikefootball dành cho những người hâm mộ tìm kiếm các nội dung chuyên biệt hơn.

2. Tính toàn diện.

Nike đang cố gắng xây dựng một nền tảng dựa trên sự đa dạng và thuộc về, sứ mệnh của họ là trở thành “người dẫn đầu trong việc thúc đẩy tính đa dạng và toàn diện”.

Một trong những sản phẩm mới nhất của thương hiệu là Nike GO FlyEase, là một kiểu giày thể thao tiện lợi mới mà khi mang nó bạn không cần phải dùng tay.

Ý tưởng này của Nike hướng đến các bậc cha mẹ khi họ đang bận hết cả hai tay hoặc người khuyết tật không thể dùng tay để mang dày. Thiết kế sáng tạo này đã lấp đầy một lỗ hổng trên thị trường giày dép dành cho những người không thể dùng tay để mang giày.

Ngoài ra, Nike cực kỳ ủng hộ quyền bình đẳng chủng tộc và giới tính. Tất cả quảng cáo và các bài đăng trên mạng xã hội của họ đều thể hiện rõ các quan điểm đó.

3. Hợp tác với người nổi tiếng.

Một số vận động viên nổi tiếng nhất trên thế giới như Michael Jordan hay Maria Sharapova, và những người có ảnh hưởng (influencer/KOL) khác như Kanye West lẫn Travis Scott, đều đã hợp tác với Nike để tiếp cận đến người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Kanye West đã hợp tác với công ty để tạo ra một dòng giày mới được gọi là Nike Air Yeezy.

Ra mắt vào năm 2009, bộ sưu tập Yeezy là sự hợp tác đầu tiên không được thực hiện với một vận động viên.

Đôi giày này ngay lập tức đã trở thành xu hướng và được quảng bá bởi những người nổi tiếng khác như Jay Z, người đã đề cập đến chúng tại một buổi hòa nhạc.

Hay Michael Jordan đã có trong tay một trong những hợp đồng chứng thực thương hiệu nổi tiếng nhất trong lịch sử với đôi giày Nike Air Jordan của riêng mình.

Nike không chỉ thu hút những người nổi tiếng và vận động viên tiếng tăm trong việc quảng bá giày mà những người có ảnh hưởng cũng mang giày của họ trong cuộc sống hàng ngày như một cách để thể hiện sự cam kết thực sự với thương hiệu.

4. Tập trung chính vào vận động viên chứ không chỉ là sản phẩm.

Khi nhìn vào tài khoản Instagram của Nike, các bài đăng nổi bật hiếm khi hiển thị sản phẩm của họ. Họ tập trung hơn vào các vận động viên và kể những câu chuyện của họ.

Chắc chắn, các sản phẩm của Nike được các vận động viên sử dụng trong suốt video và hình ảnh, nhưng bản thân các quảng cáo không chỉ là về những bức ảnh cận cảnh về giày hoặc quần áo, nó chính là hình ảnh bản thân của người vận động viên.

Họ đi sâu khai thác các câu chuyện về cách các vận động viên đến được vị trí vinh quang của họ và liên hệ đến Nike trong những câu chuyện này.

Họ đánh vào trái tim của người tiêu dùng và khiến họ nhớ lại những câu chuyện đầy cảm hứng khi nhìn thấy các sản phẩm hoặc quần áo của Nike trong các cửa hàng hoặc khi mua sắm nó trực tuyến.

5. Tập trung vào tính bền vững.

Vào năm 2009, Nike đã giúp thành lập SAC (Liên minh Trang phục Bền vững) để làm việc với các nhà bán lẻ và nhà cung cấp nhằm giảm tác động đến môi trường cho tất cả các sản phẩm của họ.

Thời gian trôi qua, tính bền vững đã thể hiện được tính giá trị của nó. Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao tính bền vững và lựa chọn các thương hiệu thân thiện với môi trường.

Trong những năm gần đây, Nike đã chuyển sang sử dụng các vật liệu được sản xuất với ít nước và thuốc trừ sâu hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: Biến ‘những kỳ vọng đối lập’ của khách hàng thành cơ hội bán lẻ mới

Từ năm 2020, không chỉ các làn sóng mới của những người mua sắm ngoại tuyến tham gia vào thế giới thương mại điện tử mà những người vốn đã mua sắm trực tuyến thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào nó.

Google: Biến kỳ vọng đối lập của khách hàng thành cơ hội bán lẻ mới

Dưới đây là chia sẻ từ Ông Kiran Mani, Giám đốc phụ trách khách hàng toàn cầu và giải pháp Agency của Google tại APAC.

Khi hành vi mua sắm tiếp tục phát triển, một loạt những căng thẳng thú vị đã xuất hiện khi người tiêu dùng phải đối mặt với những lựa chọn dường như là đối lập.

Những kỳ vọng có vẻ mâu thuẫn hay đối lâp này có thể giống như một nghịch lý đầy thách thức đối với các thương hiệu.

Nhưng thay vì coi đây là sự đánh đổi tiềm năng, những thương hiệu tìm cách mang đến cho mọi người những điều tốt nhất của cả hai thái cực có thể đạt được những thành công không nhỏ trong việc xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng.

Nghịch lý 1: Gặp gỡ người tiêu dùng ở giao điểm giữa hai thái cực – Trực tuyến và ngoại tuyến.

Mọi người không chỉ cảm thấy thoải mái với thương mại điện tử mà còn bắt đầu tỏ ra thích thú với nó hơn.

38% người tiêu dùng APAC (khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) không mua sắm trực tuyến trước đại dịch cho biết họ có ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến và nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng ‘mặt tiền’ hay ‘cửa hàng chính’ của họ đã chuyển sang trực tuyến.

Trung Quốc trở thành thị trường đầu tiên mà doanh số thương mại điện tử vượt qua doanh số bán hàng tại cửa hàng, trong khi Hàn Quốc theo sát phía sau với 28,9% doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến ​​trong năm nay.

Đặc biệt, mua sắm hàng tạp hóa (grocery) có mức tăng trưởng lớn nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương, với trung bình 44% người tiêu dùng mua hàng tạp hóa trực tuyến trong quý 4 năm 2020 – cao hơn 1,6 lần so với các khu vực còn lại của thế giới.

Trong khi thương mại trực tuyến đang phát triển, mua sắm tại các cửa hàng vẫn không kém phần quan trọng, đặc biệt là đối với các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng).

Ngay cả ở các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, người mua sắm vẫn đang tiếp tục quay trở lại các cửa hàng truyền thống.

Mọi trải nghiệm mua sắm, dù là ngoại tuyến (offline) hay trực tuyến (online), đều có những thứ mà mọi người đánh giá cao.

Thay vì tập trung vào cái này hay cái kia, kênh này hay kênh kia, các thương hiệu cần suy nghĩ về cách họ có thể mang những điều tốt nhất của mỗi thứ vào hành trình mua hàng nhằm giúp người mua sắm di chuyển một cách dễ dàng giữa chúng.

Chúng tôi biết rằng, với trực tuyến, mọi người tận hưởng quyền truy cập thông tin, quyền riêng tư khi mua sắm, thanh toán liền mạch, khả năng tìm kiếm trên nhiều loại sản phẩm và chi nhánh khác nhau.

Vậy làm thế nào để các cửa hàng vật lý có thể tái tạo một số lợi ích này?

Thương hiệu có thể làm cho con đường đến cửa hàng để mua hàng của người tiêu dễ dàng hơn, nhiều thông tin hơn và hữu ích hơn với ‘trợ lý ảo’.

Điều này cho phép người mua sắm yên tâm mua sắm mà không cần phải nhờ đến nhân viên cửa hàng.

Và việc tận dụng các công nghệ mới hơn như VR và AR trong các cửa hàng bán lẻ để tạo ra những trải nghiệm thú vị và sâu sắc hơn cũng có thể khiến bạn trở nên đáng nhớ hơn.

Tương tự, những lợi thế của việc mua sắm tại các cửa hàng cũng có thể được áp dụng cho những trải nghiệm ở thương mại điện tử.

Chúng tôi nhận thấy rằng việc giao hàng miễn phí, chính sách đổi trả dễ dàng và giao hàng vào ngày hôm sau đóng vai trò là động lực quan trọng cho việc mua hàng trực tuyến.

Việc gặp gỡ người tiêu dùng của bạn ở giao điểm giữa hai thái cực trực tuyến và ngoại tuyến có thể là hình thức cung cấp cho người mua sắm trực tuyến sự an tâm và đáng tin cậy, điều mà họ rất cần trong quá trình mua sắm.

Nghịch lý 2: Bảo vệ giá trị trong khi phục vụ giá trị.

Người mua sắm sẽ luôn quan tâm đến việc tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất – thậm chí còn hơn thế nữa khi đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của gần 50% người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Nhiều người mua sắm phải trải qua rất nhiều thời gian để tìm kiếm các ưu đãi tốt trực tuyến cũng như tận dụng tối đa các đợt giảm giá và khuyến mãi .

Theo Ông Jason Mander đến từ GWI (một công ty về dữ liệu người tiêu dùng), ngày càng có nhiều người hơn tin tưởng vào các thương hiệu nếu nó phù hợp với niềm tin cá nhân của chính họ, với 59% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu thân thiện với môi trường hoặc có trách nhiệm với xã hội.

Mặc dù nhiều người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của họ, nhưng việc đưa ra đồng thời một giá trị lớn cũng sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hơn.

Ví dụ: ứng dụng dành cho thiết bị di động của Singapore, SusGain mang đến cho mọi người cơ hội để vừa tích điểm khi chi tiêu tại một doanh nghiệp bền vững của địa phương (doanh nghiệp có những tác động tích cực đến môi trường, cộng đồng, xã hội…) vừa hoàn lại tiền khi mua hàng – họ đáp ứng cả hai nhu cầu về giá trị của người tiêu dùng cùng một lúc.

Bằng cách kết nối thông qua chiến lược trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C), một thương hiệu có thể tạo ra những kết nối đích thực và nổi bật như một thương hiệu độc lập với các nguyên tắc và giá trị của riêng mình.

Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy cân nhắc việc kiểm tra lại chuỗi giá trị của mình để xác định các cơ hội mà bạn có thể truyền tải giá trị của mình cho khách hàng.

Nghịch lý 3: Cung cấp toàn cầu trong khi phục vụ cho từng địa phương.

Với rất nhiều thời gian dành cho trực tuyến, mọi người đã quen với việc tiếp cận các thương hiệu và thị trường từ khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng sở thích mua hàng tại địa phương ngày càng tăng do ý thức cộng đồng và quan tâm đến môi trường nhiều hơn.

Vậy làm cách nào để bạn cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất trên thế giới đồng thời cho phép họ đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng địa phương?

Các doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách tích cực ủng hộ các nhà cung cấp địa phương – chẳng hạn như ShopClues, một thị trường trực tuyến của Ấn Độ, đã cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào các thương hiệu toàn cầu nhưng cũng kêu gọi các sản phẩm nội địa với nhãn dán “Sản xuất tại Ấn Độ”, điều này cho phép mọi người đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của họ trong từng thời điểm.

Thương hiệu thể thao toàn cầu Nike cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự với mô hình cửa hàng siêu địa phương của họ (hyper-local store), Nike Unite, tập trung vào việc phát triển văn hóa địa phương và ưu tiên những người địa phương.

Chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks, đã chuyển đổi chuỗi giá trị và hậu cần của mình để cam kết tìm các nguồn cung ứng có đạo đức từ các nhà cung cấp cà phê địa phương cũng như công bố công khai các báo cáo của mình về những tác động xã hội.

Mọi thứ đã thay đổi, khách hàng đã thay đổi và các thương hiệu cũng đã dần bắt kịp với quá trình chuyển đổi đó. Còn bạn thì sao?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

CEO Nike tuyên bố: “Nike là thương hiệu của Trung Quốc và dành cho người Trung Quốc”

Lời xoa dịu khách hàng Trung Quốc được CEO Nike đưa ra sau khi hãng này trải qua đợt tẩy chay lớn vì vấn đề Tân Cương.

“Chúng tôi là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đó, và chúng tôi là thương hiệu của Trung Quốc và vì Trung Quốc”, Giám đốc điều hành Nike, John Donahoe, nói. “Tài sản lớn nhất mà chúng tôi có ở Trung Quốc là người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ và sâu sắc với các thương hiệu Nike, Jordan và Converse. Và điều đó là có thật”, ông nói thêm.

CEO Nike đưa ra phát ngôn mạnh mẽ để bảo vệ hoạt động kinh doanh tại nước này, sau khi trải qua thời gian bị tẩy chay dữ dội.

Ông Donahoe, người nắm quyền lãnh đạo vào tháng 1/2020, từng dành những ngày đầu trong nhiệm kỳ của mình để thăm các hoạt động của Nike tại Trung Quốc.

Hôm thứ năm (24/6), Nike đã báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục hơn 1,9 tỷ USD trong quý tài chính kết thúc vào ngày 31/5, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Donahoe cho biết công ty dự định tiếp tục đầu tư vào thị trường này. Nhờ các thông tin trên, cổ phiếu Nike bật tăng 15,53%, lên mức cao nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch hôm qua (25/6).

Vào tháng 3, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lan truyền một tuyên bố được đưa ra trước đó một tháng của Nike rằng hãng bày tỏ lo ngại về các báo cáo lao động ở Tân Cương. Chính quyền đánh giá, các công ty quyết định không thu mua bông Tân Cương là một nỗ lực phá hoại nền kinh tế của nước này.

Sự việc khiến Nike vấp phải phản ứng dữ dội của người tiêu dùng, Ngôi sao nhạc pop và đại sứ thương hiệu của Nike lúc đó là Vương Nhất Bác tuyên bố cắt đứt quan hệ.

Đầu tháng 4, cổ phiếu của các thương hiệu đồ thể thao nội địa như Li Ning và Anta Sports tăng cao khi khách hàng tiếp tục bất bình với các thương hiệu phương Tây.

Các công ty Mỹ đang ngày càng bị giám sát hoạt động chặt chẽ hơn ở Trung Quốc. New York Times tháng trước đưa tin, Apple đã phải từ bỏ một số chính sách bảo mật ở Trung Quốc vì chúng không được phép.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Storytelling là gì? Nghệ thuật viết Storytelling trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (Kể chuyện) như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.

storytelling là gì
Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.

Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Storytelling là gì?
  • Storytelling trong Marketing là gì?
  • Storytelling Frameworks là gì?
  • Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
  • Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
  • 5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
  • Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
  • Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.

Storytelling là gì?

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện.

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.

Khái niệm Storytelling trong Marketing.

Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.

Storytelling Frameworks là gì?

Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.

Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:

Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.

Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.

Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.

Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.

Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.

Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.

Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.

Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.

Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.

Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.

Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.

Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.

Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.

Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.

Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.

Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.

Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.

Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.

5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.

Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand StoryCâu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.

Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Nghệ thuật sử dụng Storytelling.

Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.

Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.

Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.

Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.

Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.

Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.

Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.

Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.

Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.

  • Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
  • Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
  • Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
  • Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
  • Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
  • Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.

Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.

  • Visual Storytelling là gì?

Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.

Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).

  • Storytelling là gì?

Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

  • Storyteller là gì?

Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.

  • Storytelling trong Rap là gì?

Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.

Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.

  • Digital Storytelling là gì?

Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).

  • Brand Storytelling là gì?

Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.

  • Content Storytelling là gì?

Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.

  • Longer-form Storytelling là gì?

Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.

  • Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.

  • Video Storytelling là gì?

Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).

  • Personalized Storytelling là gì?

Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.

  • Authentic Storytelling là gì?

Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.

  • Case Study Storytelling là gì?

Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).

Kết luận.

Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) trong thế giới làm marketing và kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.

Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nike và câu chuyện tiếp cận Data Driven Marketing

Việc mua lại nền tảng tích hợp dữ liệu Datalogue đang mở ra một chiến lược tiếp cận mới của thương hiệu Nike đến kỹ nguyên làm digital marketing được dẫn dắt bởi dữ liệu – data driven marketing.

nike data driven marketing
Nike và câu chuyện tiếp cận Data Driven Marketing

Thông qua việc mua lại nền tảng tích hợp dữ liệu Datalogue vào tháng 2, Nike định vị thỏa thuận này là một thỏa thuận sẽ giúp tăng tốc và mở rộng khả năng công nghệ của Nike, đồng thời cố gắng để cân bằng chúng với các chức năng sáng tạo truyền thống.

Giám đốc điều hành của Nike, Ông John Donahoe nhấn mạnh rằng dữ liệu giúp Nike thúc đẩy tốt hơn hiệu quả và năng suất, đặc biệt nó càng trở nên quan trọng hơn khi Nike đang chuyển dịch kinh doanh sang các kênh trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC) và Digital.

Lần đầu tiên trong lịch sử Nike đã tạo ra mức doanh thu từ các kênh kỹ thuật số (digital) là 1 tỷ USD ở khu vực Bắc Mỹ trong quý 3.

Datalogue đã đánh dấu thương vụ mua lại thứ tư của Nike trong lĩnh vực dữ liệu và phân tích trong những năm gần đây.

Marketer có thể học được gì từ chiến lược Data Driven Marketing của Nike.

Các nhà marketer nói chung đang trở nên nhạy bén hơn với công nghệ và dữ liệu khi họ đang phải đối mặt với ‘sự kết thúc’ của cookies của bên thứ ba và cả những thay đổi mới đối với việc định danh người dùng dành cho các nhà quảng cáo từ Apple.

Nike mua lại Datalogue vào tháng 2 như một phần của việc tái cơ cấu tổ chức lớn hơn hoạt động kinh doanh của mình để tập trung nhiều hơn vào chiến lược kỹ thuật số và DTC.

Được thành lập vào năm 2016, Datalogue sử dụng công nghệ máy học (machine learning) để thu thập và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong một doanh nghiệp.

Đối với Nike, điều này có nghĩa là thương hiệu sẽ sử dụng các kênh thuộc sở hữu của mình (owned channels) chẳng hạn như hệ sinh thái ứng dụng (app ecosystem) của họ như là một động lực tương tác chính với người tiêu dùng cũng như chuỗi cung ứng hay hoạt động của doanh nghiệp.

Giám đốc tài chính (CFO) của Nike, Ông Matthew Friend cho biết:

“Chúng tôi hy vọng Datalogue sẽ tăng tốc độ phân tích dữ liệu từ người tiêu dùng và thông báo các đề xuất mới về sản phẩm, marketing và dịch vụ của chúng tôi, cuối cùng là nó sẽ giúp tăng tần suất mua hàng, lượng thành viên, quy mô giỏ hàng và cả tỷ lệ giữ chân khách hàng của Nike.”

Mặc dù thương vụ mua lại mới diễn ra, nhưng ban lãnh đạo Nike cho biết rằng kết quả đã gần như được chứng mịnh. Nike sẽ đưa ra nhiều đề xuất về sản phẩm và kết quả tìm kiếm được cải tiến cũng như cá nhân hóa hơn cho người tiêu dùng.

Nike cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng mở rộng quy mô chuyên môn theo hướng dữ liệu để duy trì tính cạnh tranh trong một danh mục bán lẻ vốn đang chạy đua để giành lấy một vị thế DTC và tương lai theo hướng dữ liệu (Data Driven).

Ông Donahoe nói thêm:

“Công nghệ có thể mở ra nhiều phương tiện truyền thông được nhắm mục tiêu và các đề xuất được cá nhân hóa mới, nhưng Nike cũng sẽ nỗ lực để điều chỉnh các nhóm dữ liệu của mình với các nhóm sáng tạo.

Khoa học của những gì chúng tôi đang làm, chúng tôi đã được làm, hẳn là thế. Nhưng điều khiến thương hiệu Nike trở nên đáng chú ý lại là yếu tố nghệ thuật.

Đó là sự sáng tạo của các nhóm thương hiệu của chúng tôi cũng như cách họ kể chuyện và vì vậy dữ liệu không thể thay thế nghệ thuật … mà chúng chỉ giúp nâng cao và bổ sung sức ảnh hưởng của nghệ thuật trong thương hiệu.”

Các nhà tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) khác cũng đang tuân theo một quy tắc tương tự khi họ đang tìm cách củng cố kiến ​​thức chuyên môn về dữ liệu của bên thứ nhất (dữ liệu của chính thương hiệu bạn) trước sự kết thúc của Cookies.

Ở một khía cạnh khác, Yum Brands, công ty chủ sở hữu của KFC, Taco Bell và Pizza Hut, vào tháng 3 cũng đã mua lại mảng kinh doanh trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty chuyên về performance marketing Kvantum với nỗ lực “mở rộng quy mô và theo dõi nhanh” chiến lược dữ liệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Phó chủ tịch kiêm TGĐ Nike từ chức sau cáo buộc ‘tuồn hàng’ liên quan đến con trai mình

Giám đốc điều hành Nike Ann Hebert đã từ chức vào ngày 1/3 sau 25 năm làm việc tại công ty này.

Phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc phụ trách khu vực Bắc Mỹ của Nike, Bà Ann Hebert đã từ chức vào hôm 1/3 sau cáo buộc rằng bà ‘dính líu’ đến công việc kinh doanh mua bán lại của con trai mình.

Tính đến hiện tại, bà Hebert đã làm việc tại Nike được khoảng 25 năm.

Tuần trước, Bloomberg Businessweek đã đưa tin về cậu con trai 19 tuổi của bà, là Joe, người đang điều hành công ty chuyên về mua bán lại có tên West Coast Streetwear.

Có thông tin cho rằng Joe đã sử dụng thẻ tín dụng của bà Hebert để mua giày phiên bản giới hạn trị giá hơn 100.000 USD để bán lại.

Cũng theo Bloomberg, Joe nói rằng mẹ của anh đã thăng tiến đến mức cao tại Nike trước khi bị loại bỏ do những gì anh đã làm.

Joe nói thêm rằng mẹ của anh chưa bao giờ cung cấp cho anh ấy bất kỳ thông tin nội bộ nào từ Nike, ngay kể cả các mã giảm giá.

Tuy nhiên, Joe yêu cầu Bloomberg không đề cập đến mẹ anh trong bài báo và ngừng trả lời sau cuộc trao đổi đó.

Phía Nike cho biết họ sẽ có kế hoạch công bố người đứng đầu mới của mình ở Bắc Mỹ trong thời gian ngắn nhất kể từ khi bà Hebert từ chức.

Hiện cả Bà Hebert và Nike đã từ chối yêu cầu trả lời bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo BI

Nike chọn CEO của mình là một chuyên gia công nghệ và đây là lý do

Nike đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ và phân tích dữ liệu trong những năm qua, nhận thấy rằng vị CEO mới của mình nên là người có thể dẫn dắt nó vào một tương lai, nơi sẽ tập trung vào bán hàng trực tiếp dựa trên dữ liệu khách hàng.

ceo nike

Đến ngày 13/1/2020, Mark Parker, CEO của Nike kể từ năm 2006, sẽ từ chức. Bất ngờ là người sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch và giám đốc điều hành tiếp theo của thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới này sẽ là John Donahoe, một giám đốc công nghệ lâu năm.

Lý lịch của ông cho thấy đây là một người quản lý chuyên nghiệp hơn là người có tầm nhìn về chiến lược hay tiếp thị trong lĩnh vực thời trang.

Donahoe hiện là CEO của ServiceNow, một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các doanh nghiệp toàn cầu. Trước đó, ông đã từng là CEO của eBay từ năm 2008 đến 2015, đồng thời là CEO kiêm giám đốc quản lý của công ty tư vấn quản lý Bain & Co.. Và ông cũng đã tham gia hội đồng quản trị của Nike từ năm 2014.

Nhìn qua, Donahoe có vẻ không phải là sự lựa chọn rõ ràng nhất để tiếp nối thành công của Parker, người bắt đầu tại công ty với tư cách là một nhà thiết kế giày dép và có kiến ​​thức cùng kinh nghiệm sâu sắc về giày thể thao.

Nhưng đó là điều mà hội đồng quản trị của Nike, tin tưởng một cách rõ ràng rằng nó là cần thiết. Bởi công ty này đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua dữ liệu thu thập được, các cửa hàng hỗ trợ công nghệ và hệ sinh thái trực tuyến.

Những gì Donahoe hiểu là công nghệ và đó là thứ mà Nike đã đầu tư rất nhiều trong thời gian qua. Năm ngoái, công ty đã mua lại công ty phân tích dữ liệu Zodiac. Năm nay, họ mua thêm Celect, một công ty chuyên về phân tích dự đoán. Tất cả là một phần trong chiến lược sử dụng dữ liệu khách hàng của Nike để trở nên cá nhân hơn ở quy mô lớn, theo như những gì Parker đã vạch ra trước đó.

Các khoản đầu tư này đã trở thành một phần trong hệ thống phản ứng của Nike trước những biến động lớn trên thị trường mua sắm. Ngành công nghiệp bán lẻ đã phải vật lộn để sinh tồn trong những năm qua, với sự gục ngã và đóng cửa với số lượng kỷ lục. Năm 2017, Nike tuyên bố ý định chuyển sự tập trung từ kinh doanh bán buôn sang một nhóm các nhà bán lẻ nhỏ hơn.

Đồng thời, nó đã tăng doanh số bán hàng trực tiếp cho khách hàng, đặc biệt là bán hàng trực tuyến, thông qua các trang web thương mại điện tử và các ứng dụng như SNKRS và ứng dụng Nike. Ngay cả các cửa hàng mới mở của công ty cũng được thiết kế để hoạt động một cách tương thích và trơn tru với những ứng dụng này.

Trong quý gần đây nhất của công ty, doanh số bán hàng kỹ thuật số đã tăng 42%. Công ty đang kêu gọi thêm nữa những nỗ lực trong việc kết nối trực tiếp với người mua hàng, hành vi mua hàng trực tiếp của người tiêu dùng, và đó lý do họ cần thuê Donahoe để lãnh đạo việc đó.

“Tôi rất vui mừng khi thấy John sẽ gia nhập đội ngũ của chúng tôi”, CEO Parker nói trong một tuyên bố. “Chuyên môn của anh ấy về thương mại kỹ thuật số, công nghệ, chiến lược toàn cầu và khả năng lãnh đạo kết hợp với các mối quan hệ bền chặt của anh ấy cùng thương hiệu, khiến John là nhân tố phù hợp, lý tưởng để tăng tốc quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Nike và giúp nó phát triển tích cực”.

Thông báo về sự thay đổi CEO được đưa ra trong bối cảnh Nike đang gặp nhiều scandal. Alberto Salazar, một huấn luyện viên chạy bộ do Nike hậu thuẫn, được phát hiện việc đang thử nghiệm các loại thuốc tăng cường hiệu suất trên các vận động viên điền kinh. Một thí nghiệm được cho là đã diễn ra trong phòng thí nghiệm tại trụ sở của Nike.

Năm ngoái, một nhóm cựu nhân viên của Nike cũng đệ đơn kiện công ty vì phân biệt đối xử về giới, khiến cho tầng lớp quản lý bị lung lay, bao gồm sự ra đi của Trevor Edwards, chủ tịch thương hiệu Nike và cũng là người kế nhiệm của Parker.

Trong cơ cấu quản lý mới của mình, Parker sẽ vẫn ở lại với công ty với tư cách là chủ tịch điều hành. Nike cho biết ông sẽ hợp tác chặt chẽ với các quản lý cấp cao như Donahoe.

Nike không phải là công ty duy nhất muốn tiếp cận một cách trực tiếp với người tiêu dùng, thông qua việc tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới từ thế giới công nghệ. Năm 2016, Starbucks chọn Kevin Johnson lên làm CEO thay thế Howard Schultz, giám đốc lâu năm của chuỗi cửa hàng cà phê này.

Johnson đã từng làm giám đốc công nghệ của Starbucks từ năm 2015, nhưng trước đó đã từng là CEO của công ty phát triển các sản phẩm mạng máy tính Juniper Networks và giám đốc điều hành tại Microsoft.

Giống như Nike, Starbucks cũng ngày càng xây dựng định hướng kinh doanh tương lai của mình xoay quanh công nghệ, bằng việc đầu tư vào ứng dụng, các chương trình đặt và giao hàng trên thiết bị di động. Kể từ khi Johnson nắm quyền, cổ phiếu Starbucks đã tăng 43% và công ty đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những quý gần đây.

Chipotle Mexican Grill, một chuỗi nhà hàng bình dân chuyên phục vụ nhanh tại Mỹ cũng đã tìm thấy thành công dưới sự quản lý của một CEO xuất thân từ giới công nghệ. Brian Niccol tiếp quản chuỗi cửa hàng này khi nó đang hỗn loạn sau một loạt vụ bê bối về an toàn thực phẩm.

Ông ngay lập tức tập trung vào việc xây dựng ứng dụng cho công ty, hướng việc kinh doanh vào đặt hàng kỹ thuật số và giao hàng, nhờ đó giúp cổ phiếu công ty tăng gấp ba kể từ khi nhận chức.

Còn Nike, công ty đang ở thời kỳ đỉnh cao khi có giá cổ phiếu cao nhất mọi thời đại. Đó cũng chính là lý do việc từ chức của Parker đang rất được chú ý.

Nike không cần xoay sở để sinh tồn, nhưng một CEO thông thạo về công nghệ có thể sẽ giúp công ty mở rộng vị thế dẫn đầu trong mọi cuộc cạnh tranh và trở thành lá cờ đầu, hướng dẫn cũng như tạo ra xu thế đổi mới cho thế hệ khách hàng kỹ thuật số tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ