Skip to main content

Thẻ: PR

Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Bằng cách kết hợp sức ảnh hưởng của PR với các hoạt động marketing khác như Branding, Content Marketing, Quảng cáo hay Digital Marketing, thương hiệu có thể thúc đẩy mạnh mẽ hiệu suất của doanh nghiệp và thương hiệu.

Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu
Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, khi PR dường như ít được các doanh nghiệp đầu tư hơn và thay vào đó coi các nền tảng mạng xã hội là chìa khoá chính, bản chất và vai trò của PR với doanh nghiệp vẫn ít thay đổi. Bằng cách kết hợp nó với các phương thức tiếp cận marketing khác, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để gây sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu và xây dựng lợi thế trên thị trường.

Một chiến lược PR thành công không chỉ tạo ra được tiếng vang trên thị trường, xây dựng danh tiếng thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu trở thành một điểm lựa chọn trong tâm trí của người tiêu dùng.

Tại sao PR lại có sức hút như vậy.

Khi nói đến khái niệm PR, người ta thường nghĩ đến các bài báo in, các sự kiện trực tiếp hay các nội dung trên các phương tiện truyền thông truyền thống khác, tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing trở nên phổ biến, PR còn được tích hợp trực tuyến một cách mạnh mẽ với nhiều nền tảng khác.

Với tư cách là người làm PR (Public Relations), bạn có thể hợp tác với các nhà báo và những nhà sáng tạo nội dung khác để xây dựng uy tín cho thương hiệu.

Độ phủ truyền thông (Media Coverage) lớn không chỉ giúp thương hiệu có được một sự hiện diện rộng rãi, mà còn xây dựng mức độ tín nhiệm và niềm tin của khách hàng với thương hiệu, điều mà ít có hoạt động marketing nào khác có thể tạo ra.

Trên thực tế, so với các phương thức marketing hay truyền thông tích hợp khác, khó có thể tìm ra được một phương tiện của bên thứ ba nào khác tốt hơn PR.

Cho dù bạn đang muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu, thiết lập doanh nghiệp như là một “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành”, hay giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng truyền thông (đã xảy ra lẫn tiềm ẩn), những gì mà khách hàng nghĩ và nói về là yếu tố quyết định, và nó chính là một phần kết quả của một bản kế hoạch PR hiệu quả.

Theo số liệu từ Statista, mức chi tiêu của PR dự kiến sẽ tăng từ 88 tỷ USD vào năm 2020 lên 129 tỷ USD vào năm 2025. PR tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch khi toàn bộ ngành quảng cáo và tiếp thị bị thu hẹp.

Cách tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR.

Để tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR và tối đa hóa lợi ích mà nó có thể mang lại cho một thương hiệu, người làm marketing và PR cần nhận ra những điểm mạnh của PR.

Mặc dù các hoạt động marketing khác như Brand Marketing hay Performance Marketing có thể mang lại các kết quả tức thời cho thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn, sức ảnh hưởng PR sẽ phát triển mạnh theo thời gian.

Ngoài ra, bằng cách kết hợp với các hoạt động khác, PR sẽ thể hiện rõ hơn vai trò của nó.

Làm PR thì cần tập trung vào dài hạn.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, khác với quảng cáo, bản chất của PR là dài hạn, do đó trước khi đánh giá các kết quả mà nó mang lại, người làm PR cần chủ động xây dựng các mối quan hệ với báo giới, với những người có ảnh hưởng (Influencer, KOL), hay với bất cứ nhà sáng tạo nội dung phù hợp nào khác.

Với từng nguồn tin, người làm PR cần xây dựng các kiểu phong cách nội dung khác nhau, cung cấp những nội dung khác nhau phù hợp với tệp đối tượng mục tiêu riêng của nguồn tin đó. Có được mối quan hệ vững chắc với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương, lẫn quốc tế là điểm cốt lõi.

PR nên được sử dụng như là một thành phần tập trung vào trung và dài hạn trong chiến lược marketing tổng thể của một thương hiệu.

Kết hợp sức mạnh của PR với các hoạt động marketing khác.

PR không chỉ là phương tiện để xây dựng độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu, nó còn có khả năng thúc đẩy lưu lượng truy cập website (traffic), tham gia vào quá trình hỗ trợ ra quyết định mua hàng, và thiết lập doanh nghiệp hay thương hiệu như là một nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, là một điểm đến đáng tin cậy.

Với hầu hết các doanh nghiệp, hiếm khi PR nằm tách rời khỏi bộ phận marketing, tuy nhiên, việc nằm trong cùng một phòng ban là chưa đủ, các hoạt động PR, từ thông điệp truyền tải, hình ảnh, đến tuyên ngôn định vị thương hiệu đều cần phải được thực hiện một cách nhất quán với marketing, quảng cáo, thương hiệu và hơn thế nữa.

Mặc dù PR khó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, những câu chuyện được kể, những hình ảnh tích cực liên tục được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông có thể tạo ra những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu, điều cuối cùng cũng sẽ dẫn đến doanh số bán hàng.

Cách kết hợp PR với quảng cáo (Digital Ads), Digital Marketing, Social Media Marketing.

Trong khi PR là phương tiện lý tưởng để cải thiện hình ảnh của thương hiệu trong dài hạn và kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua bên thứ ba, các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Ads) mang lại các cơ hội ngắn hạn.

Khi digital marketing hay quảng cáo trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, khi nó có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) và chuyển đổi khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp đan xen các chương trình PR để thúc đẩy niềm tin, giảm bớt sự nghi ngờ hay cân nhắc lựa chọn giữa các thương hiệu.

Bạn cứ thử hình dung thế này, bằng một cách thức quảng cáo nào đó, bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu những gì mà họ có được từ các nguồn tin bên ngoài (ví dụ như báo chí) gây bất lợi cho thương hiệu, cụ thể, họ nghe quá nhiều tin đồn hay tiếng xấu về thương hiệu.

Phải chăng bạn đã thấy được nhu cầu của sự kết hợp?

Tích hợp mọi thứ lại với nhau.

Đối với những ai làm marketing, chưa có một thời điểm nào trong lịch sử khi mà thương hiệu phải sử dụng nhiều nền tảng (kênh), phương tiện hay cách thức như hiện tại để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

Thương hiệu giờ đây có nhiều hơn các điểm chạm trên các kênh, với từng kênh, thương hiệu lại cần tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau với những sở thích và nhu cầu khác nhau.

Để đáp ứng mục tiêu lớn là tín nhất quán khi xây dựng thương hiệu, khi thương hiệu cần khách hàng nghĩ về mình với một hình ảnh rõ ràng và cụ thể nào đó, tích hợp hay đồng nhất chính là chìa khoá chính.

Vì mỗi phương thức marketing, dù là quảng cáo hay tiếp thị nội dung, chúng đều có những lợi thế riêng, làm marketing thành công là phải biết cách kết hợp các điểm mạnh của các kênh khác nhau để đạt được mục tiêu chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Traditional PR và Modern PR: Đâu là sự khác biệt?

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips khám phá xem Modern PR là gì, nó khác với Traditional PR như thế nào, vai trò của Traditional PR và Modern PR trong bối cảnh Digital Marketing đang phát triển nhanh chóng như hiện nay và hơn thế nữa.

Traditional PR và Modern PR
Traditional PR và Modern PR: Đâu là sự khác biệt?

Trong quá khứ, khái niệm PR (Public Relations) hay quan hệ công chúng chỉ xoay quanh việc quản trị danh tiếng của doanh nghiệp, xử lý các khủng hoảng truyền thông hay liên quan đến việc kiểm soát các kênh truyền thông truyền thống như báo chí và Tivi.

Tuy nhiên, khi thế giới trở kỹ thuật số và kết nối nhiều hơn, vai trò của PR cũng đã phát triển thành một thứ gì đó phức tạp và đa dạng hơn nhiều.

Ngày nay, khái niệm PR chủ yếu được nhìn nhận dưới góc nhìn hiện đại (Modern PR) bao gồm một loạt các chiến lược và chiến thuật vượt xa khỏi các mối quan hệ truyền thông truyền thống, thay vào đó chúng bao gồm các hoạt động khác như quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media), xây dựng nội dung, Influencer Marketing và quản trị khủng hoảng và hơn thế nữa.

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips khám phá xem Modern PR là gì, nó khác với Traditional PR như thế nào, vai trò của Traditional PR và Modern PR trong bối cảnh Digital Marketing đang phát triển nhanh chóng như hiện nay và hơn thế nữa.

Tổng quan về Traditional PR và Modern PR.

Modern PR là gì?

Modern PR (Modern Public Ralations) có nghĩa là Quan hệ công chúng hiện đại, khái niệm đề cập đến một phương pháp truyền thông chiến lược sử dụng nhiều công cụ và chiến thuật khác nhau để xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa các tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu) với công chúng.

Về bản chất, Modern PR liên quan đến việc xây dựng và chia sẻ những câu chuyện có khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của đối tượng mục tiêu để từ đó thúc đẩy khả năng tương tác, sự yêu mến với thương hiệu và cuối cùng là động lực mua hàng.

Không giống như Traditional PR, chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ truyền thông, thu hút sự chú ý của giới truyền thông hay có được Earned Media, Modern PR mang tính toàn diện và đa sắc thái hơn nhiều.

Modern PR bao gồm một loạt các chiến thuật như quản lý các nền tảng mạng xã hội, xây dựng và phân phối nội dung (Content Marketing), tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) và xây dựng cộng đồng, và nhiều chiến thuật khác.

Modern PR và Traditional PR khác nhau ra sao?

Nếu như Traditional PR tập trung vào việc quản trị danh tiếng của doanh nghiệp và kiểm soát các câu chuyện thông qua các “kênh truyền thông kiếm được” tức Earned Media, Modern PR lại quan tâm nhiều hơn đến việc tạo và chia sẻ các câu chuyện (Brand Story) trên nhiều kênh và nền tảng khác nhau.

Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa Traditional PR và Modern PR:

  • Tập trung vào việc kể chuyện (Storytelling): Làm Modern PR có nghĩa là tạo ra và chia sẻ những câu chuyện có khả năng tác động hay gây ảnh hưởng đến người khác để từ đó thúc đẩy khả năng tương tác và hành động. Ngược lại, làm Traditional PR lại trung nhiều hơn vào việc kiểm soát các câu chuyện thông qua các mối quan hệ truyền thông (trên các kênh truyền thống).
  • Cách tiếp cận đa kênh (Omni Channel): Modern PR sử dụng nhiều kênh và nền tảng khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu, bao gồm mạng xã hội, email marketing, influencer marketing hay content marketing. Traditional PR chủ yếu dựa vào các kênh truyền thông truyền thống như TV, đài phát thanh và báo chí (báo in).
  • Ra quyết định dựa trên dữ liệu (Data driven Marketing): Trong khi Modern PR chủ yếu dựa vào dữ liệu (Data) và phân tích để đưa ra các quyết định chiến lược và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch. Traditional PR tập trung nhiều hơn vào trực giác, quan điểm chủ quan của cá nhân và kinh nghiệm đơn thuần.
  • Hợp tác và tích hợp: Nếu như Modern PR đòi hỏi sự hợp tác và tích hợp trên nhiều phạm vi, bao gồm Marketing, Social Media, sáng tạo nội dung và sự tham gia tương tác của cộng đồng. Traditional PR thì đơn lẻ và tách biệt hơn, chỉ tập trung vào quan hệ truyền thông (media relations).

Vai trò của Modern PR trong thế giới ngày nay.

Trong thế giới hiện đại và kỹ thuật số ngày nay, nơi người tiêu dùng đang được trao quyền và có khả năng làm chủ thông tin nhiều hơn bao giờ hết, vai trò của quan hệ công chúng hiện đại hay Modern PR càng trở nên quan trọng hơn.

Dưới đây là một số vai trò quan trọng mà Modern PR có thể hỗ trợ doanh nghiệp và thương hiệu (Brand).

  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Modern PR giúp doanh nghiệp xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng cách xây dựng và chia sẻ những câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng đến mọi người.
  • Gây ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng: Modern PR cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng bằng cách định hình cách mọi người nghĩ và cảm nhận về một thương hiệu, doanh nghiệp hoặc sản phẩm cụ thể nào đó.
  • Quản lý khủng hoảng: Với sự phát triển của mạng xã hội và các kênh kỹ thuật số, khủng hoảng có thể đến bất cứ khi nào. Với tính đa dạng vốn có, Modern PR có khả năng quản lý những cuộc khủng hoảng này và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp.
  • Tương tác với khách hàng: Modern PR cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tương tác với khách hàng trên nhiều kênh và nền tảng khác nhau, bao gồm mạng xã hội, email và các sự kiện cộng đồng.
  • Đo lường hiệu quả: Cuối cùng, vì Modern PR chủ yếu dựa vào dữ liệu và phân tích để đo lường hiệu quả của các chiến dịch, đồng thời đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, việc đo lường hiệu quả dễ dàng hơn nhiều so với Traditional PR.

Các chiến lược chính có trong Modern PR.

Để thực hiện hiệu quả các chiến lược PR hiện đại hay Modern PR, điều cần thiết là người làm marketing nói chung phải hiểu các thành phần chính của phương thức này.

Dưới đây là một số chiến lược quan trọng nhất trong Modern PR:

  • Kể chuyện (Storytelling): Trọng tâm của PR hiện đại là kể chuyện. Một câu chuyện hấp dẫn có thể giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng tốt hơn, xây dựng lòng trung thành với thương hiệu và thúc đẩy hành động hiệu quả hơn. Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, sự khác biệt không nằm ở việc áp dụng thuật kể chuyện mà là những cách kể chuyện sáng tạo và chân thực.
  • Quản lý các nền tảng mạng xã hội: Phương tiện truyền thông xã hội hay các nền tảng mạng xã hội đã trở thành một thành phần quan trọng của Modern PR. Các nền tảng truyền thông mạng xã hội cho phép các doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, xây dựng nhận thức về thương hiệu và cả việc định hướng khách hàng. Quản lý các nền tảng này một cách hiệu quả liên quan đến việc xây dựng và chia sẻ những nội dung chất lượng cao, riêng biệt (USP) và hơn thế nữa.
  • Sáng tạo nội dung: Modern PR yêu cầu các nội dung mang tính sáng tạo cao để kết nối với khách hàng. Nội dung này có thể ở nhiều định dạng bao gồm các bài đăng trên blog, video, đồ họa thông tin Infographics) hay các bài đăng trên mạng xã hội. Sáng tạo nội dung hiệu quả liên quan đến việc hiểu đối tượng mục tiêu, xác định “điểm yếu” của họ và từ đó xây dựng các nội dung có sức ảnh hưởng đến họ.
  • Tiếp thị người có ảnh hưởng: Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) liên quan đến việc hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) chủ yếu trên mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều cận đối tượng, xây dựng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy mức độ tương tác với thương hiệu.
  • Quản lý khủng hoảng: Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, khủng hoảng có thể đến bất cứ khi nào và có tác động đáng kể đến danh tiếng của doanh nghiệp. Quản lý khủng hoảng hiệu quả bao gồm việc xây dựng sẵn kế hoạch, giám sát chặt các kênh truyền thông để kiểm soát những phản hồi tiêu cực (và phản hồi nhanh chóng). Điều này sẽ giảm thiểu đáng kể các tác động do khủng hoảng gây ra.

Nói tóm lại, quan hệ công chúng hiện đại hay Modern PR là một cách tiếp cận toàn diện mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ với công chúng mục tiêu.

Không giống như PR truyền thống hay Traditional PR, Modern PR toàn diện hơn, dựa trên dữ liệu và đa sắc thái hơn.

Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng như ngày nay, Modern PR đã thực sự trở thành một thành phần không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing hay kinh doanh nào của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Những bí mật về PR mà đội ngũ Marketing không nói với bạn

Cùng khám phá một số bí mật về PR (Public Relations), những thứ mà đội ngũ Marketing chưa nói với bạn hoặc chính bạn là người trong nghề nhưng chưa kịp nhận ra.

Những bí mật về PR mà đội ngũ Marketing không nói với bạn
Những bí mật về PR mà đội ngũ Marketing không nói với bạn

Trong khi PR vẫn được biết đến với tư cách là một phương thức làm Marketing hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của công chúng, giúp xây dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường và hơn thế nữa, đằng sau nó vẫn ẩn chứa nhiều hiểu nhầm, dưới đây là một số điểm chính bạn có thể tham khảo.

1. PR không phải là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

Dù cho ai đó đã nói với bạn điều gì về PR, hay họ định nghĩa về PR như thế nào, PR vẫn là PR, nó vẫn là một cách để giao tiếp với công chúng thông qua một bên thứ ba mà cụ thể là giới truyền thông và báo chí.

Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng PR là để “chạy” cho một dự án hay chiến dịch nào đó ví dụ như chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, sắp ký kết đầu tư với một đối tác lớn và hơn thế nữa.

Người làm PR sau đó sẽ liên hệ với các giới truyền thông, báo chí để chia sẻ về thông tin của mình, tuy nhiên, điều này không nên là toàn bộ chiến lược PR của doanh nghiệp.

Trong khi các bài viết hay mẫu tin của doanh nghiệp có thể được đọc, nó hiếm khi có tác động thực sự như cách người xây dựng nó vẫn mong muốn.

Ngoài ra, trong bối cảnh truyền thông hiện tại, khi các nhà báo hay những người biên tập viết và đưa vô số các tin tức khác nhau, các mẫu tin PR của doanh nghiệp sẽ càng trở nên mờ nhạt hơn.

Trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, các đội nhóm PR cần phải sáng tạo hơn và suy nghĩ vượt trội hơn.

Thay vì chỉ đơn giản là gửi đi một thông cáo báo chí (PR) chung chung, hãy tạo ra một câu chuyện đủ hấp dẫn để gây sự chú ý của công chúng và đối tượng mục tiêu.

Bạn cũng đừng nói với họ bạn đang làm gì, hãy cho họ thấy tại sao họ nên quan tâm đến những gì bạn sắp nói.

2. Storytelling quan trọng hơn nhiều so với các quảng cáo bán hàng.

Khi nghĩ về PR, có thể bạn đang nghĩ đến việc các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đang xuất bản các câu chuyện hay mẫu tin về doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng quên rằng, dù ai đang đọc các nội dung đó, thì đằng sau nó vẫn là “con người”, những thực thể đầy cảm xúc.

cảm xúc thực sự đang là một từ khó nhằn trong ngành PR.

PR không phải là về các tiêu đề HOT, hay “gây sốc”, mà là về việc khơi gợi các yếu tố về cảm xúc của công chúng hay các nhóm đối tượng mục tiêu, để xây dựng nên các mối quan hệ bền chặt và thúc đẩy hành động.

Chính các câu chuyện hay thuật kể chuyện storytelling mới thứ là kết dính chứ không phải lời giới thiệu của các nhóm PR.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây là tạo ra những câu chuyện chân thực, hấp dẫn và nhân văn, đó thực sự là công cụ mạnh mẽ nhất trong chiến lược PR của thương hiệu.

3. Xây dựng những tin tức mang đậm bản sắc riêng.

Trong thế giới kinh doanh phức tạp như hiện nay, vấn đề chính của cả những người làm marketing nói chung và PR nói riêng không phải là xây dựng nội dung (content) mà là những nội dung riêng biệt, yếu tố “Unique” hay USP được xem là chìa khoá.

Bạn cần những đội nhóm PR biết cách tạo ra những tin tức hay nội dung mang đậm bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Bạn cũng có thể cần chút táo bạo và chấp nhận rủi ro để thử nghiệm được nhiều hơn và nhận được nhiều thứ hơn.

Ngoài các ý tưởng sáng tạo, bạn có thể cần vượt ra khỏi các khái niệm PR truyền thống, tức chỉ đơn giản là gửi tin cho giới truyền thông và chờ kết quả.

4. Hãy trở thành một người truyền bá (Thay vì là nhân viên PR).

Khi nói đến những người làm PR, bạn cần một người truyền bá cho thương hiệu chứ không phải một nhà báo.

Bạn cần một đội nhóm đối xử với thương hiệu của bạn như thương hiệu của chính họ và cũng đầu tư vào thành công của doanh nghiệp giống như cách bạn đang làm.

Làm cho một thương hiệu trở thành một cái tên quen thuộc đòi hỏi một sự cam kết không lay chuyển. Nó đòi hỏi sự nhiệt thành. Nó đòi hỏi sự tận tâm.

Trong nhiều trường hợp, đội nhóm của bạn có thể cần “quên” đi họ là những người làm PR, thay vào đó họ chỉ đơn giản là người kể chuyện, người truyền cảm hứng và họ làm việc vì chính họ và cộng đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Một vài chiến thuật Marketing đơn giản mà hiệu quả cho Startups

Cùng MarketingTrips tham khảo một số chiến thuật marketing và bán hàng (Sales) tuy đơn giản nhưng lại hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu.

Một vài chiến thuật Marketing đơn giản mà hiệu quả cho Startups
Một vài chiến thuật Marketing đơn giản mà hiệu quả cho Startups

Khi nói đến khái niệm marketing, bạn có thể hình dung rằng, trong khi nếu được thực hiện đúng, nó thực sự mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp (và cả khách hàng), ngược lại, nếu hiểu sai và làm sai, nó không chỉ trở thành một khoản lãng phí mà còn thậm chí làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp và thương hiệu.

Dù bạn là người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ở các công ty khởi nghiệp, bạn phải là người đa năng, từ làm marketing, quảng cáo đến bán hàng, bạn đều cần phải hiểu rõ.

Dưới đây là một số chiến thuật marketing và bán hàng đơn giản mà bạn có thể áp dụng trong Startup để bán được nhiều hàng hơn, marketing tốt hơn và lãng phí ít tiền hơn.

1. Hãy bán lợi ích (và đừng so sánh).

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp còn non trẻ trên thị trường, cách bạn nên làm marketing là làm nổi bật những gì khiến bạn khác biệt.

Bạn có thể làm điều này dựa trên:

  • Khác biệt về chi phí (bạn biết cách định giá sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường).
  • Khác biệt về chất lượng (chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn).
  • Khác biệt về giá trị (bạn cung cấp những giá trị tốt hơn).

Tuy nhiên, trong khi bạn có thể nói với ai đó rằng bạn cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, nhưng điều đó không nói lên rằng bạn sẽ cải thiện cuộc sống của khách hàng tốt đến mức nào.

Việc so sánh có thể làm nổi bật những gì bạn cung cấp nhưng hãy nhớ rằng bán hàng luôn là việc bán lợi ích.

2. Lắng nghe khách hàng.

Sam Walton, nhà sáng lập của gã khổng lồ ngành bán lẻ WalMart, bắt đầu đế chế của mình ở vùng nông thôn nước Mỹ.

Từ những ngày đầu thành lập, WalMart được dự báo là sẽ thất bại vì logic đơn giản là với các doanh nghiệp bán lẻ đại trà như WalMart thì khó có thể thành công được ở những vùng nông thôn.

Walton hiểu khách hàng của mình vì ông thường trực tiếp lắng nghe họ. Ông nhận thức được rằng những người sống ở vùng nông thôn và ngoại ô thường mua với số lượng lớn hơn vì họ có gia đình nhiều người hoặc cần nhiều hàng hóa hơn để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ của họ.

Walton đã lắng nghe khách hàng của mình và kết quả là ông trở thành nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới.

3. Marketing sản phẩm ngay trước khi nó sẵn sàng để tung ra thị trường.

Một số doanh nghiệp đợi cho đến khi sản phẩm của họ trở nên hoàn hảo hay đơn giản là vượt qua tất cả các giai đoạn MVP rồi mới thực hiện các hoạt động marketing hoặc xây dựng thương hiệu. Đó có thể là một sai lầm tốn kém. Doanh nghiệp cần bán sản phẩm của họ ngay khi nó sẵn sàng.

Tốt nhất, doanh nghiệp nên thực hiện trước các chiến dịch nâng cao nhận thức về sản phẩm với mục tiêu là để cho khách hàng tiềm năng biết sản phẩm của bạn sắp ra mắt và nó có thể giải quyết được những “nỗi đau” nào cho khách hàng.

Bạn có thể bán những lợi ích của sản phẩm trước khi nó có mặt rộng rãi trên thị trường. Bằng cách này, khi sản phẩm đã sẵn sàng thì khách hàng cũng vậy.

4. Suy nghĩ sáng tạo.

Bối cảnh làm marketing đã không ngừng thay đổi trong những năm gần đây. Với các nền tảng mới như công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể sử dụng một loạt các kỹ thuật làm marketing mới, vừa sáng tạo vừa hiệu quả.

Sau khi nghiên cứu rõ về cách các đối thủ đang ưu tiên các hoạt động marketing của họ, bạn có thể sử dụng từ Digital Marketing, Social Media Marketing, Influencer Marketing hay Content Marketing để thực thi các chiến lược của mình.

Với các nền tảng làm marketing mới, sự sáng tạo và cách thức ứng dụng gần như là không có giới hạn.

5. Thử nghiệm nhanh và thất bại cũng vậy.

Với ngành marketing ngày nay, với các công cụ hỗ trợ đa dạng, việc đo lường hiệu suất của các hoạt động marketing cũng trở nên đơn giản hơn.

Với một khoản ngân sách vừa phải, bạn hoàn toàn có thể tiến hành chạy thử nghiệm và đo lường những gì mà nó có thể mang lại, trong một khoảng thời gian ngắn.

Để có thể nhanh chóng mở rộng chiến lược hay quy mô bán hàng (Scale), người làm marketing cần nhanh chóng đưa ra các phương án thử nghiệm, nhanh chóng thấy thành công và cả các thất bại, dù kết quả có được là gì, bạn hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra các giải pháp mới hiệu quả hơn.

Một lời khuyên khác cho bạn là, hãy chạy nhiều loại chiến dịch marketing theo từng đợt nhỏ và riêng biệt. Điều này sẽ cho phép bạn so sánh các kênh marketing khác nhau và xem kênh nào hoạt động tốt nhất.

6. Quảng cáo từ nhiều nền tảng và khía cạnh nội dung khác nhau.

Như đã đề cập ở trên, bạn nên thử nghiệm nhiều kênh và nhiều ý tưởng marketing để xem cái nào hoạt động tốt nhất. Thông thường, nó không phải là một thứ mà là sự kết hợp của nhiều thứ.

Khi khách hàng của bạn thấy bạn trên Facebook, rồi tiếp đó là trên Instagram, và sau đó lại thấy bạn được nhắc đến từ một trang tin tức hay người có ảnh hưởng (Influencer) nào đó, họ bắt đầu chấp nhận thương hiệu của bạn, coi nó là đáng tin cậy.

Họ có thể không có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay thời điểm đó, nhưng khi họ có nhu cầu, họ sẽ nghĩ đến tên thương hiệu của bạn thay vì tên của đối thủ cạnh tranh mà họ chưa từng có ấn tượng gì.

Ngoài ra, vì khách hàng sẽ tương tác theo những cách khác nhau với các khía cạnh nội dung khác nhau, bạn cũng nên đa dạng hoá cách tiếp cận nội dung (Content) của mình.

Từ các nội dung về lợi ích, tính năng sản phẩm, nội dung về ngành, đến các nội dung liên quan đến yếu tố cảm xúc như thuật kể chuyện thương hiệu (storytelling) và hơn thế nữa.

7. PR thực sự rất cần thiết.

Khi bạn thực hiện các hoạt động quảng cáo truyền thống, bạn đang tự nói về sản phẩm của mình. Khi bạn làm PR, bạn đang để các bên thứ ba nói về bạn, điều này đặc biệt có giá trị trong việc xây dựng thương hiệu và chứng thực về thương hiệu (Brand Authenticity).

So với các chiến dịch quảng cáo, lợi ích có được từ PR tồn tại bền vững hơn, điều này có nghĩa là trong khi bạn dừng các hoạt động quảng cáo, hiệu suất có được từ nó có thể dừng lại ngay, với PR thì ngược lại.

PR là con đường hiệu quả để xây dựng uy tín và nhận thức về thương hiệu.

8. Cho khách hàng một nơi để trò chuyện với thương hiệu, nói về thương hiệu.

Trong bối cảnh tiêu dùng mới, khi khách hàng ngày càng coi trọng yếu tố cá nhân khi mua sắm, khi họ có xu hướng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và sẵn sàng lắng nghe họ, bạn cần cho khách hàng không gian để họ có thể trò chuyện với thương hiệu.

Dù đó là việc cho phép khách hàng nhắn tin 24/24 trên các website hay fanpage của doanh nghiệp, các hòm thư ghi nhận ý kiến, hay liên tục phản hồi các ý kiến của khách hàng, hay các chương trình trò chơi (Gamification, User-generated Content…), người làm marketing cần có nhiều thông tin về họ.

9. Xây dựng các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.

Nếu bạn hiểu rằng chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới cao hơn ít nhất là 3 lần so với việc duy trì các khách hàng hiện tại, hay 20% khách hàng có thể giúp mang về 80% doanh số bán hàng cho doanh nghiệp, bạn thấy rằng việc làm hài lòng và giữ chân khách hàng (lý tưởng) có giá trị lớn như thế nào.

Những lời chứng thực được truyền miệng và những khách hàng sẵn sàng ủng hộ thương hiệu có giá trị cao hơn bất cứ hoạt động marketing nào khác.

Đó chính là động lực để bạn nên bắt đầu xây dựng các chương trình ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng giá trị này ngay từ bây giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Quảng cáo là gì? Lý thuyết về quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các kiến thức quan trọng cần biết về thuật ngữ Quảng cáo (trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising) như: Quảng cáo là gì? lịch sử hình thành khái niệm quảng cáo? ngành quảng cáo là gì? vai trò của quảng cáo trong Marketing? các loại hình hay hình thức quảng cáo thương mại phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam? đặc điểm và vai trò của quảng cáo? nội dung và mục tiêu của quảng cáo? Phân biệt quảng cáo (Advertising) và quan hệ công chúng (PR)? và hơn thế nữa.

quảng cáo là gì
Quảng cáo là gì? Các hình thức Quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi ngành Marketing, Quảng cáo (Advertising) được định nghĩa là hình thức truyền thông có trả phí (và vẫn có thể miễn phí trong một số trường hợp) với mục tiêu chính là bán hàng. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông marketing nói riêng, quảng cáo có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, quảng cáo hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm. Mặc dù phổ biến là vậy, khái niệm quảng cáo vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về thuật ngữ này. Vậy thực chất thì quảng cáo là gì và nó có đặc điểm gì?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Quảng cáo là gì?
  • Quảng cáo trong Marketing là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo.
  • Ngành quảng cáo là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.
  • Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp hay trong Marketing là gì?
  • Các loại hình quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về quảng cáo.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất quảng cáo.
  • Luật quảng cáo là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết về khái niệm Quảng cáo từ góc độ Marketing và Kinh doanh.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ (có trả phí) công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một cách định nghĩa khác, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising.

Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo là gì?
Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo (Advertising Industry) là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ trong ngành quảng cáo.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, quảng cáo lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Chiến lược quảng cáo (Advertising Strategy): Cũng tương tự như chiến lược marketing, chiến lược quảng cáo là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong chiến lược quảng cáo như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Chiến dịch quảng cáo: Chiến dịch quảng cáo là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Phương tiện quảng cáo: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Thông điệp quảng cáo: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Chương trình quảng cáo: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?

quảng cáo là gì
Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo với PR là gì?

Trong khi cả quảng cáo và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Quảng cáo vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với quảng cáo, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với quảng cáo, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa quảng cáo với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Quảng cáo trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, quảng cáo (Advertising) hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của quảng cáo thương mại đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, quảng cáo là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của quảng cáo đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Quảng cáo giúp xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, quảng cáo có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện quảng cáo nào, quảng cáo vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Quảng cáo giúp tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, quảng cáo nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi quảng cáo được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Quảng cáo giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, quảng cáo cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức quảng cáo truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức quảng cáo hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Khi nói đến các loại hình hay hình thức quảng cáo, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, quảng cáo sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Quảng cáo truyền thống và Quảng cáo hiện đại.

  • Quảng cáo truyền thống là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, quảng cáo cũng có thể được phân loại theo cách này.

Quảng cáo truyền thống là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Quảng cáo hiện đại là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Quảng cáo hiện đại bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi quảng cáo truyền thống chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì quảng cáo hiện đại hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy quảng cáo hiện đại, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Quảng cáo trực tuyến và Quảng cáo ngoại tuyến.

  • Quảng cáo trực tuyến là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng quảng cáo trực tuyến.

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Quảng cáo ngoại tuyến là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các quảng cáo trực tuyến có thể được xếp vào quảng cáo ngoại tuyến tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức quảng cáo ngoại tuyến có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Quảng cáo thương hiệu và Quảng cáo hiệu suất.

  • Quảng cáo thương hiệu là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ quảng cáo thương hiệu không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Quảng cáo hiệu suất là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, quảng cáo hiệu suất là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là quảng cáo hiệu suất.

Ngoài ra, liên quan đến quảng cáo hiệu suất và quảng cáo thương hiệu, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các quảng cáo hiệu suất cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Quảng cáo hiển thị và Quảng cáo tìm kiếm.

  • Quảng cáo hiển thị là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì? Ví dụ về một mẫu quảng cáo hiển thị – Display Ads.

Quảng cáo hiển thị (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các quảng cáo bạn vẫn thấy trên Facebook là quảng cáo hiển thị.

Ngoài ra, một số hình thức quảng cáo khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn là hiển thị.

  • Quảng cáo tìm kiếm là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là quảng cáo tìm kiếm.

Phần lớn các quảng cáo tìm kiếm xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Quảng cáo tìm kiếm hay Search Advertising là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Quảng cáo có trả phí và Quảng cáo không phải trả phí.

  • Quảng cáo có trả phí là gì?

Hấu hết các quảng cáo mà chúng ta vẫn thấy là quảng cáo có trả phí, tức thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng quảng cáo (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

  • Quảng cáo tự nhiên là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), quảng cáo tự nhiên hay còn được gọi là quảng cáo miễn phí là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về khái niệm quảng cáo.

  • Quảng cáo là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể quảng cáo mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách quảng cáo nào.
  • Quảng cáo không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng quảng cáo truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Quảng cáo là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng quảng cáo khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở quảng cáo (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng quảng cáo, các thành phần hay yêu cầu quảng cáo có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá và đo lường hiệu suất quảng cáo.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Luật quảng cáo là gì?

Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Luật quảng cáo lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ quảng cáo.

  • Quảng cáo viết tắt là gì?

Thuật ngữ quảng cáo thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Advertising) và QC trong tiếng Việt.

  • Mẫu quảng cáo là gì?

Mẫu quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa Advertisements hoặc Adverts, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Mẫu quảng cáo có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của quảng cáo là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà quảng cáo có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Kinh doanh quảng cáo là gì?

Khái niệm kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Advertising Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh là gì?

Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contexual Advertising) là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Công nghệ quảng cáo (Adtech) là gì?

Công nghệ quảng cáo hay Adtech là thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo hiển thị tự nhiên là gì?

Quảng cáo hiển thị tự nhiên (Native Ads) là hình thức quảng cáo trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Quảng cáo đa nền tảng là gì?

Là thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo nhập vai là gì?

Quảng cáo nhập vai là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Quảng cáo âm thanh là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Quảng cáo động (Dynamic Ads) là gì?

Quảng cáo động là quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (mẫu quảng cáo) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Quảng cáo động là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Quảng cáo cá nhân hoá là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Quảng cáo mạng xã hội là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Dung lượng hay khoảng không quảng cáo là gì?

Là không gian hiển thị quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo giải trí là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Branding là gì trong ngành quảng cáo?

Trong ngành quảng cáo, Branding có thể được hiểu là một mục tiêu của quảng cáo, khác với Performance là thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, các quảng cáo định hướng Branding hướng tới mục tiêu xây dựng độ nhận diện thương hiệu.

  • Quảng cáo bùng là gì?

Là hành vi gian lận trong quảng cáo, trong đó các nhà quảng cáo tìm cách chạy quảng cáo và không trả phí cho các nền tảng quảng cáo. Hành vi thường thấy là nhà quảng cáo bỏ tài khoản quảng cáo hoặc bỏ thẻ thanh toán quảng cáo (phương thức thanh toán).

  • Quảng cáo video được kết nối bởi nội dung là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Chức năng của quảng cáo trong Marketing là gì?

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo là 1 phần không thể thiếu của marketing, trong ngành marketing, chức năng chính của quảng cáo là giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo phi thương mại là gì?

Là các mẫu quảng cáo không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không. Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Vật phẩm quảng cáo là gì?

Là những tờ rơi, tài liệu, ấn phẩm…được sử dụng cho mục đích quảng cáo.

  • Người quảng cáo là gì?

Người quảng cáo hay còn được gọi là nhà quảng cáo, là những cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo và chịu trách nhiệm về những gì mà họ đang quảng cáo tới người tiêu dùng hay công chúng.

  • Viết quảng cáo là làm gì?

Viết quảng cáo là khái niệm đề cập đến quá trình sản xuất các nội dung phục vụ cho quảng cáo. Ví dụ như slogan, tiêu đề, hay bất cứ lời đề xuất (offer) nào khác, thứ mà khách hàng có thể nhìn thấy từ các mẫu quảng cáo.

Kết luận.

Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản chất của ngành quảng cáo, hiểu quảng cáo là gì, các hình thức và công cụ quảng cáo, cũng như các lý thuyết chính khác xoay quanh thuật ngữ Quảng cáo.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

PR là gì? Khái niệm và cách xây dựng PR Plan

Tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về khái niệm PR (Public Relations): PR là gì? Người làm PR cần làm những công việc chính là gì? Cách xây dựng một bản kế hoạch PR (PR Plan) hoàn chỉnh? Khái niệm PR trong Marketing? và hơn thế nữa.

pr là gì
PR là gì? Tìm hiểu đầy đủ về một bản PR Plan

Trước khi Digital Marketing xuất hiện, PR (Public Relations) từng là một trong những phương thức truyền thông chính được nhiều các thương hiệu lớn nhỏ lựa chọn, tuy nhiên trong bối cảnh mới, dường như còn ít doanh nghiệp hơn quan tâm đến nó. Vậy PR là gì và nên nhìn nhận nó như thế nào trong bối cảnh ngành Marketing

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung như:

  • PR là gì?
  • PR Plan là gì?
  • Nhân viên PR là gì? Họ là ai?
  • Sự khác biệt giữa PR với Quảng cáo là gì?
  • PR cần làm những công việc gì?
  • PR kể chuyện tích cực và PR kiểm soát tiêu cực.
  • Các bước để có một bản kế hoạch PR toàn diện là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

PR là gì?

PR là từ viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng, khái niệm PR đề cập đến các hoạt động truyền thông chiến lược từ một tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu…) tới công chúng (khách hàng, người đọc, người dân…) nhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.

Có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ, thuật ngữ PR đã bắt đầu với rất nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau trước khi đi đến khái niệm cuối cùng như ở trên vào năm 2012 do Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ (PRSA) bình chọn.

Bản chất hay vai trò cuối cùng của PR là để cải thiện những cảm nhận, thiện cảm, ấn tượng về một tổ chức, một người, một doanh nghiệp theo góc nhìn của công chúng thông qua các mạng lưới truyền thông và báo chí.

PR Plan là gì?

PR Plan chính là các bản kế hoạch PR. Cũng tương tự Marketing Plan hay Business Plan, PR Plan đề cập đến tất cả các khía cạnh mang tính chiến lược mà người làm PR sẽ thực thi.

Từ các nội dung mang tính định hướng đến các kế hoạch hành động chi tiết đều cần được thể hiện trong các bản kế hoạch PR.

Nhân viên PR là ai? Họ làm công việc gì?

Cũng tương tự như các vị trí nhân viên khác như nhân viên marketing hay nhân viên làm quảng cáo, nhân viên PR là người chịu trách nhiệm các hoạt động PR tại môt tổ chức hay doanh nghiệp nào đó.

Tuỳ vào từng chiến lược hay nhu cầu khác nhau, những gì mà các nhân viên PR này cần tập trung vào là khác nhau, có doanh nghiệp thì nhân viên PR tập trung nhiều vào các nền tảng mạng xã hội, một số doanh nghiệp khác họ lại ưu tiên vào các cộng đồng địa phương.

Sự khác biệt giữa PR với Quảng cáo.

pr là gì
Sự khác biệt giữa PR với Quảng cáo là gì?

Thông qua những phân tích cơ bản ở trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào về PR là gì? Vậy PR khác với quảng cáo ở những điểm nào?

Hay nói cách khác PR có phải là quảng cáo không? Dưới đây là một số điểm về sự khác nhau giữa PR và quảng cáo bạn có thể tham khảo:

  • PR: là việc tìm kiếm, xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với cộng đồng. PR giúp tạo nên lợi ích cho đôi bên (Win-Win) và có mối quan hệ 2 chiều. PR bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như: quan hệ đoàn thể, PR nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quan hệ với giới báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR) và xử lý khủng hoảng.
  • Quảng cáo: Ngược lại với PR, quảng cáo là hình thức truyền thông một chiều trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu chủ động quảng bá các sản phẩm hay dịch vụ của họ tới công chúng mục tiêu mà ‘không cần có’ bất cứ mối quan hệ trực tiếp nào.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì trong khi quảng cáo là những gì bạn phải trả, PR là những gì bạn nhận được, bạn được nói về. Mục tiêu của quảng cáo là khách hàng và lợi nhuận, còn mục tiêu của PR là mối quan hệ bền chặt với công chúng.

Làm PR là làm những công việc gì?

Một chuyên gia về PR hay Quan hệ công chúng chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược PR nhằm mục tiêu tạo ra những danh tiếng tích cực thông qua các kênh tự nhiên khác nhau (Earned Media), bao gồm báo chí, các nền tảng truyền thông mạng xã hội hoặc tương tác trực tiếp. Họ cũng giúp thương hiệu bảo vệ danh tiếng trước những khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra.

Ở phạm vi công việc theo kênh, PR có thể tách thành PR OnlinePR Offline.

PR Online đề cập đến tất cả các công việc PR được thực hiện trên môi trường trực tuyến như các bài PR trên các trang tin điện tử, các sự kiện được phát trực tiếp hay các sự kiện trực tuyến khác.

PR Offline ngược lại đề cập đến các hoạt động PR được thực hiện trên môi trường ngoại tuyến chẳng hạn như các sự kiện tài trợ, xây dựng nhà tình nghĩa, truyền tải các nội dung trên các tờ báo in, tạp chí…

Ở phạm vi đầu mục công việc, người làm PR có thể thực hiện các công việc như:

  • Lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.
  • Giao tiếp với đồng nghiệp và người phát ngôn chính.
  • Liên lạc và trả lời các câu hỏi từ truyền thông, cá nhân và các tổ chức khác, thường qua điện thoại và email.
  • Nghiên cứu, viết và phân phối thông cáo báo chí cho các phương tiện được nhắm mục tiêu.
  • Đối chiếu và phân tích phương tiện truyền thông.
  • Viết và chỉnh sửa tạp chí nội bộ, nghiên cứu điển hình, bài phát biểu, bài viết và báo cáo hàng năm.
  • Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo công khai, tờ rơi, tờ rơi thư trực tiếp, video quảng cáo, ảnh, phim và chương trình đa phương tiện.
  • Tạo ra và điều phối các cơ quan báo chí, truyền thông.
  • Tổ chức các sự kiện bao gồm họp báo, triển lãm, ngày mở và các tour báo chí.
  • Duy trì và cập nhật thông tin trên trang web của tổ chức.
  • Quản lý và cập nhật thông tin và tương tác với người dùng trên các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook.
  • Tìm nguồn cung ứng và quản lý cơ hội nói và tài trợ.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Bồi dưỡng quan hệ cộng đồng thông qua các sự kiện như ngày mở cửa và thông qua sự tham gia trong các sáng kiến ​​cộng đồng.
  • Quản lý khủng hoảng.

PR kể chuyện tích cực và PR kiểm soát tiêu cực.

Tuỳ vào từng mục tiêu hay bối cảnh kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp mà các hoạt đông PR hay những gì PR phụ trách cũng sẽ rất khác nhau.

Có hai thái cực khác nhau về sứ mệnh của PR đó là PR theo hướng kể chuyện tích cực và PR theo hướng kiểm soát các tiêu cực có thể xảy ra.

PR kể chuyện tích cực là gì?

Nếu các tổ chức luôn tự tin và lạc quan về hình ảnh của họ trong mắt công chúng, họ có xu hướng làm PR theo hướng kể chuyện tích cực, nơi họ sẽ chủ yếu tập trung vào các hoạt động như xây dựng danh tiếng, khen ngợi thành tích hay sản phẩm một cách tích cực.

Bạn có thể nghĩ người làm PR như những người kể chuyện chuyên nghiệp, thay vì với những nhà quảng cáo, họ kể chuyện bằng các quảng cáo có trả phí trực tiếp, người làm PR kể những câu chuyện “không phải trả phí” hay thông qua các kênh nơi khách hàng hay công chúng chủ động nói về mình (tự nhiên).

PR kiểm soát tiêu cực là gì?

PR không chỉ được sử dụng để kể các câu chuyện tích cực hay theo hướng tích cực. Nó cũng được sử dụng để giảm thiểu bất kỳ thiệt hại nào có thể làm suy yếu danh tiếng của thương hiệu hay doanh nghiệp trong tương lai.

Nếu các cuộc thảo luận của công chúng xung quanh một thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể nào đó có cảm giác tiêu cực, đó có thể là do kết quả của những tin tức tiêu cực, công việc chính của các chuyên gia PR khi này là kiểm soát và hạn chế tiêu cực.

Một số nhiệm vụ của các chuyên gia PR khi kiểm soát tiêu cực có thể là:

  • Xây dựng các hoạt động truyền thông nhằm hạn chế và ngăn ngừa khủng hoảng.
  • Thực hiện các thông cáo báo chí hoặc các nội dung xin lỗi người dùng hoặc những bên liên quan có ảnh hưởng.
  • Chiến lược phục hồi danh tiếng.

Các bước chính cần làm để có một bản kế hoạch PR (PR Plan) toàn diện.

pr là gì
PR là gì? Tìm hiểu đầy đủ về một bản PR Plan

Trong khi PR rất cần thiết cho các doanh nghiệp, xây dựng một bản kế hoạch PR toàn diện sẽ giúp thương hiệu đi đúng hướng để tận dụng các vị thế thương hiệu và đạt được mục tiêu của mình.

Dưới đây là những gì bạn cần làm để xây dựng một bản kế hoạch PR hay PR Plan hoàn chỉnh cho doanh nghiệp.

Bước 1. Xác định mục tiêu của việc Quan hệ công chúng.

Mục tiêu của chiến lược PR cần phải được xác định trong những bước đầu tiên, hãy đảm bảo chúng phù hợp với các mục tiêu và nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp bạn.

Ví dụ, mục tiêu của bạn có thể là cải thiện hình ảnh thương hiệu hoặc tăng số người tham dự tại các sự kiện do doanh nghiệp của bạn tổ chức.

Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu chính.

Xác định nhóm công chúng bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng với họ. Ai cần tham gia với doanh nghiệp của bạn? Bạn cần hỗ trợ ai?

Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn? Họ có thể được gì và mất gì từ các mối quan hệ với bạn.

Bước 3. Chiến lược cho từng mục tiêu.

Trong quá trình lập kế hoạch PR, bạn có thể có rất nhiều mục tiêu khác nhau, do đó, bạn cần chi tiết hoá các phương thức hay định hướng cụ thể bạn cần làm để đạt được các mục tiêu đó.

Các chiến lược ở đây bao gồm các phương thức giao tiếp, thông điệp được truyền tải, kênh phân phối nội dung và các hoạt động khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của bạn.

Bước 4. Xác định các chiến thuật.

Hãy xem xét đến cách bạn sẽ sử dụng các nguồn lực khác nhau để thực hiện các chiến lược của bạn và đạt được mục tiêu. Các chiến thuật PR là vũ khí giúp bạn nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu lớn có trong chiến lược.

Bước 5. Thiết lập ngân sách.

Cần có một ngân sách cụ thể để bạn có thể triển khai, bao gồm chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu, chi phí viết bài,…

Ngân sách cần được phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu và hiệu quả bỏ ra.

Bước 6. Kế hoạch hành động.

Kế hoạch hành động được xem là phần nội dung chính của các kế hoạch PR, bao gồm các hoạt động cụ thể theo chiến thuật và chiến lược cuối cùng.

Các hoạt động trong phần này của kế hoạch thường bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.

Bước 7. Đánh giá.

Hãy tự hỏi liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình thông qua việc đo lường và quan sát trực tiếp hay không. Hãy cân nhắc những ý kiến ​​và phản hồi của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả của các chiến lược của bạn.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về PR hay Public Relations.

  • PR được viết tắt từ các chữ cái chính là gì?

PR là chữ viết tắt từ Public Relations và trong tiếng Việt có nghĩa là quan hệ công chúng.

  • PR là gì trong Marketing?

Vốn là một phần của Marketing, PR đề cập đến các hoạt động truyền thông và giao tiếp với công chúng (chẳng hạn như người tiêu dùng) thông qua chủ yếu là báo chí.

Mục tiêu chính của PR khi này là giúp xây dựng (và bảo vệ) hình ảnh của thương hiệu hay doanh nghiệp trong mắt công chúng (mục tiêu).

  • PR Online là gì?

PR Online có nghĩa là làm PR trên các kênh trực tuyến. Một trong những hoạt động phổ biến nhất của PR Online đó là đăng bài PR trên các trang báo chí hay giao tiếp với công chúng thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Kết luận.

Mặc dù trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và digital marketing đã làm lu mờ một phần vai trò của PR, tuy nhiên khi các yếu tố khủng hoảng hay hình ảnh thương hiệu dễ bị ảnh hưởng và lan rộng nhanh hơn trong các môi trường trực tuyến, đầu tư vào PR là một chiến lược thông minh trong bất cứ thời điểm nào cho dù thương hiệu đang tốt hay xấu.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có những góc nhìn đúng đắn hơn về PR, vai trò của chúng, hiểu pr là gì và hơn thế nữa xem nó là một phần quan trọng trong các chiến lược Marketing tổng thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hùng Lâm | MarketingTrips

Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo

Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình marketing ngày nay cũng như hiểu rõ được các định nghĩa về PR và Quảng cáo dưới góc nhìn của Philip Kotler. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ.

Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo
Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo

Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình Marketing ngày nay. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ. Giáo sư Philip Kotler, hiện đang giảng dạy tại trường Kellog of Management.

Ông là tác giả của cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển của ngành marketing trên toàn thế giới, ông cũng là tác giả của một số cuốn sách và công trình nghiên cứu khác. Ông còn được biết đến với khái niệm tiên phong: “Marketing xã hội”, một khái niệm marketing phi lợi nhuận, mục tiêu của nó là nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

Philip Kotler vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, According to Kotler. Cuốn sách liệt kê những công cụ marketing và ảnh hưởng của từng công cụ tới những tình huống thực tế trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra cuốn sách này còn đề cập tới những khái niệm mới trong ngành marketing như, “demarketing” (không marketing), “reverse marketing” (phản marketing), quảng cáo bằng cơ thể và một số khái niệm khác.

Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách. Đây là một số trong hàng ngàn câu hỏi được đặt ra cho ông trong nhiều năm bởi nhiều giới như doanh nghiệp, sinh viên, phóng viên và giới quan sát.

Hỏi: Ông có ý kiến gì khi trên thị trường hiện nay cho rằng “cần phải có một mô hình marketing mới” ?

Kotler: Cần phải chú ý rằng, mô hình Marketing cổ điển không chỉ có 4P (Marketing Mix). Cách đây nhiều năm, Neil Borden đã phân tích mô hình 4P này thành bảng danh sách dài các công cụ marketing và bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thêm vào bản danh sách này một vài cộng cụ mới.

Do đó chúng ta không thể hỏi rằng “những công cụ nào tạo thành mô hình marketing?”. Đúng hơn chúng ta phải hỏi rằng “công cụ nào có vai trò quan trọng trong mô hình marketing?”.

Ví dụ, tôi cảm thấy rằng chúng ta đang quá lạm dụng các hoạt động quảng cáo, trong khi đó chúng ta lại thờ ơ với một công cụ khá hiệu qủa khác, đó là PR. Markeing trực tiếp cũng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong mô hình marketing.

Hỏi: Hiệu quả của quảng cáo truyền hình dường như đang ngày càng giảm đi. Phương pháp nào tốt hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng?

Kotler: Trung bình, 1 người Mỹ phải tiếp nhận hàng trăm thông điệp truyền thông khác nhau và họ cố gắng loại nó ra khỏi cuộc sống.

Quảng cáo truyền hình đang ngày càng mất dần hiệu quả do nhiều nguyên nhân: chúng ngày càng lộn xộn, sự gia tăng quá mức các kênh truyền hình, sự ra đời của nhiều phương tiện giải trí khác, song song với cuộc sống bận rộn thời gian xem truyền hình đang ngày càng giảm. Từ đó, bắt buộc những người làm marketing tìm ra những phương pháp khác để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Có nhiều giải pháp để lựa chọn:

  • Tài trợ (Sponsorships): Doanh nghiệp đặt thương hiệu của mình trên sân vận động, trên trang phục của toàn đội hoặc trên trang phục của những vận viên xuất sắc để quảng cáo.
  • Quảng bá thương hiệu trên phim (Product placement): trong phim Die Another Day, James Bond đi chiếc Aston Martin, liên lạc bằng điện thoại Sony, nổi bật với đồng hồ Omega. Tương tự như vậy, chúng ta còn thể quảng bá thương hiệu bằng sách.
  • Hoạt động ngoài trời (Street-level promotions): Khi NOKIA tung ra dòng điện thoại có chức năng chụp hình đầu tiêu, NOKIA cho nhân viên của mình đóng vai du khách, Họ đến những nơi đông người qua lại và nhờ những người xung quang chụp 1 vài kiểu ảnh bằng điện thoại di động có chức năng chụp ảnh vừa có mặt trên thị trường. NOKIA hy vọng rằng những người được nhờ chụp hình này sẽ kể cho những người khác nghe về chức năng mới của chiếc điện thoại và thông tin này sẽ lan truyền nhanh chóng trên thị trường.
  • Tranh thủ sự nổi tiếng (Celebrity endorsements): cuộc triễn lãm của Nike đã sử dụng danh tiếng của Michael Jordon làm thông điệp truyền thông. Ngoài ra, hình ảnh của Micheal Jordon còn được dùng để truyền thông cho thương hiệu Mc Donald’s, đồ lót hanes và pin Rayovac.
  • Quảng cáo bằng cơ thể (Body advertising): trẻ em vùng College đồng ý dán logo của Dunkin’ Donuts lên trán trong suốt khoảng thời gian giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ diễn ra.

Hỏi: Thử thách lớn nhất của hoạt động truyền thông ngày nay là gì?

Kotler: Đó là làm sao thu hút được sự chú ý của khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay rất thiếu thời gian để giải trí, do dó họ làm nhiều cách để loại những thông điệp quảng cáo lúc nào cũng vây lấy mình.

Thử thách chính là phải tìm ra phương pháp mới để thu hút sự chú ý hay định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. PR và quảng cáo truyền miệng đang ngày càng đóng góp nhiều hiệu quả trong hoạt dộng xây dựng và củng cố thương hiệu.

Hỏi: Có nhiều sự đồn thổi về truyền thông marketing tích hợp. Ngày nay, khái niệm này đã được ứng dụng như thế nào?

Kotler: Trong quá khứ, chúng ta học các môn học khác nhau, môn quảng cáo, khuyến mãi, PR, và một số công cụ truyền thông khác. Mỗi sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành chuyên gia của 1 trong những lĩnh vực đó.

Họ có rất ít kiến thức về những công cụ khác và có khuynh hướng lạm dụng công cụ mà họ biết trong mô hình marketing của mình.

Trong 1 công ty, người phụ trách mảng quảng cáo thường là người nhận được nhiều ngân sách nhất trong hoạt động marketing và dĩ nhiên những phòng ban khác sẽ phải đấu tranh để có được phần ngân sách cao hơn.

Rõ ràng, tình huống này gây bất lợi cho công ty. Đặc biệt, trong tình trạng hiện nay, khi mà Quảng cáo không còn là công cụ mang lại nhiều hiệu quả nhất. Phải chia ngân sách như thế nào cho từng công cụ để tránh xảy ra cuộc nội chiến?

Đó là lý do cần phải có người chuyên trách trong việc này. Chúng ta có thể gọi là Giám đốc Truyền thông (CCO-Chief Communication Office).

Người này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động truyền thông của thương hiệu, không chỉ là các hoạt động truyền thông chính thống mà còn là hoạt động khác như, trang phục nhân viên, thiết kế văn phòng và thậm chí là hình ảnh trên các phương tiện vận tải.

Ngày càng nhiều trường tổ chức các lớp học truyền thông marketing dựa trên khái niệm truyền thông marketing tích hợp – IMC. Đầu tiên, họ giải thích cho hoc viên về sự khác biệt giữa các công cụ truyền thông.

Tiếp theo, phải tạo ra được sự nhất quán giữa tầm nhìn thương hiệu và thông điệp truyền thông. Sự nhất quán này phải luôn được đảm bảo trên tất cả các phương tiện và trong suốt quá trình truyền thông.

Do đó, nếu thương hiệu muốn xây dựng cho mình một hình ảnh cao cấp thì nó phải tạo ra được những thông điệp cao cấp và truyền thông trên những phương tiện cao cấp.

Hỏi: Hiện nay, nhiều công ty tiêu rất nhiều tiền cho quảng cáo truyền hình. Họ có bị chậm trễ trong việc nhận ra hiệu quả của quảng cáo truyền hình đang ngày càng giảm?

Kotler: Nhiều công ty dường như không nhận ra sự thay đổi như vũ bão của thị trường truyền thông. Thời kỳ của truyền thông đại chúng – lãng phí và áp đặt – đang nhanh chóng qua đi. Ngân sách dành cho truyền thông đại chúng nên được cắt giảm, đặc biệt là quảng cáo truyền hình. Ngày càng ít người xem truyền hình, thời gian xuất hiện quá gắn để có được hiệu quả.

Nếu 1 quốc gia chỉ có 1 vài đài truyền hình, đài phát thanh và 1 vài đầu báo, thì markeing đại chúng sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Với 1 đầt nước, Hoa Kì là 1 ví dụ, có hàng ngàn đài truyền hình và phát thanh, thu hút sự chú ý của công chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng là rất xa xỉ

Trong đó có một số ít kênh có hiệu quả tương đối như giải bowling Super Bowl hay thế vận hội Olympics thế giới.

Hỏi: Các công ty quảng cáo phải làm gì để góp phần nâng cao hiệu quả của những hoạt động truyền thông đại chúng?

Kotler: Đã từ lâu, các công ty quảng cáo không còn chỉ làm 1 việc duy nhất là thực hiện các mẫu quảng cáo và chọn phương tiện truyền thông. Ngày nay, họ buộc phải động não để tạo ra nhiều phương pháp truyền thông khác nhau.

Một công ty quảng cáo thông minh là một công ty cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Họ phải làm việc với khách hàng để chọn ra thông điệp phương tiện truyền thông tốt nhất, các phương tiện này có thể là quảng cáo, thông cáo báo chí, sự kiện, khuyến mãi, tài trợ, gửi thư trực tiếp, gửi thư điện tử hoặc bán hàng qua điện thoại.

Một vài công ty quảng cáo đã liên kết lại với nhau nhằm nâng cao năng lực phục vụ của mình. Mỗi công ty sẽ chuyên về một lĩnh vực và tạo thành một tập đoàn truyền thông hùng mạnh.

Ogilvy, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới, gọi hệ thống của nó là “dàn nhạc Ogilvy” và hứa hẹn sẽ cung cấp giải pháp truyền thông tích hợp cho thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thu chủ yếu của tập đoàn này cũng được tạo ra từ những dịch vụ quảng cáo. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: “những tập đoàn truyền thông này có đủ khách quan khi đưa ra bản kế hoạch truyền thông tích hợp cho khách hàng?”

Tuy nhiên, Những công ty đi quảng cáo cũng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông. Ngoài quảng cáo ra, họ cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào marketing trực tiếp, PR, và các công cụ chiêu thị mới hơn. Do đó, các công ty quảng cáo phải nhanh chóng thay đổi định vị, từ công ty quảng cáo thành công ty truyền thông.

Hỏi: Như vậy, hạn chế lớn nhất của truyền thống là gì?

Kotler: Quảng cáo truyền thống gần như chỉ là một hoạt động truyền thông đơn chiều. Ngày nay, công ty phải thông minh hơn khi thiết lập một kênh truyền thông, nó phải chứa đựng một kênh giao tiếp đa chiều giữa thương hiệu với khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của nó.

Hỏi: Internet sẽ trở thành phương tiện truyền thông hiệu quả?

Kotler: Cách đây vài năm, Giám đốc điều hành của P&G cho biết rằng, họ sẽ chuyển 1 phần lớn ngân sách quảng cáo sang đầu tư vào lĩnh vực Internet nếu như họ tìm thấy được phương pháp quảng cáo trên Internet hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, kênh truyền thông này vẫn chưa thật sự mang lại nhiều hiệu quả.

Trên Internet, phương pháp được cho là hiệu quả nhất là các banner liên kết, nhưng xác suất được nhấp chuột chỉ vào khoảng 1%.

Các công ty đi quảng cáo cũng chú ý vào những trang web phổ biến với lượng truy cập nhiều và công cụ của họ là pup-up, tuy nhiên cách này được đánh giá là khá rủi ro về mặt luật pháp và người truy cập cũng có thể sủ dụng phần mềm khoá pop-up.

Google cũng đã phát triển phương pháp quảng cáo mới trên công cụ tìm kiếm của mình. Ví dụ, sau khi gơ “BMW” vào thanh tìm kiếm của Google, bên góc phải của cửa sổ kết quả sẽ trình bày link quảng cáo của BMW.

Dĩ nhiên, BMW cũng có thể biết được nó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hay không. Tuy nhiên, đa số cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra nhận định về hiệu quả cũng như tính phổ biến của nó.

Hỏi: Để thu hút sự chú ý của công chúng, chúng ta cẩn phải làm gì?

Kotler: Lịch sử huy hoàng của các chương trình tuyền hình sẽ không còn lặp lại, sẽ không còn cảnh hàng triệu khán giả dán mắt vào truyền hình mỗi tối. Các công ty quảng cáo cần phải suy nghĩ.

Ngày nay, có 3 cách để truyền thông đại chúng hiệu quả:

Cách 1: Quảng cáo đổ bộ: Quảng cáo trên tất cả các phương tiện trong cùng 1 khoảng thời gian.

Cách 2: Tài trợ Sự kiện: World Cup, Olympics là 2 trong số những chương trình có thể thu hút hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới.

Cách 3: Xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ: trong đó chứa đựng thông tin chi tiết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Hỏi: Một số chuyên gia kêu gọi doanh nghiệp nên tăng ngân sách cho hoạt động PR, ý kiến của ông như thế nào?

Kotler: Tôi đồng ý. Quảng cáo đã bị lạm dụng quá mức trong thời gian qua, đặc biệt là quảng cáo đại chúng và PR vẫn chưa được chú ý nhiều.

Nó bao gồm nhiều công cụ viết tắt là PENCILS: PR, sự kiện (Events), tin tức (News), hoạt động cộng đồng (Community involvement), công cụ nhận dạng (Identity tools), vận động hành lang (Lobbying) và đầu tư xã hội (Social investments).

Khi khách hàng thấy một mẫu quảng cáo, họ biết đó là quảng cáo và tìm cách dẹp nó đi. PR sẽ cung cấp giải pháp hoàn hảo để mang thông điệp quảng cáo vào tâm trí của khách hàng.

Hơn nữa, khách hàng sẽ cảm thấy thông điệp đó đáng tin hơn. PR còn là một công cụ tốt để lan truyền thông tin về một sản phẩm mới hay một dịch mới nào đó.

Nếu bạn thực sự quan tâm về PR, bạn có thể tim đọc quyển sách của Al Rise: “ The Fall of Advertising and the Rise of PR“.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo DNSG

Branding: Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu

Danh tiếng thương hiệu (Brand reputation) trả lời hai câu hỏi quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp đó là liệu khách hàng có sẵn sàng chi trả và nhân tài có sẵn sàng nộp đơn ứng tuyển. Vậy Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì và người làm thương hiệu nên hiểu về nó như thế nào.

Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu (Brand Reputation)
Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu (Brand Reputation)

“Tôi không biết tại sao bạn lại tồn tại. Tôi không biết công ty của bạn. Tôi không biết sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn. Tôi không biết công ty của bạn đại diện cho điều gì.

Tôi không biết khách hàng của công ty bạn. Tôi không biết những dấu ấn của công ty bạn. Tôi không biết danh tiếng của công ty bạn. Vậy bây giờ, bạn muốn bán cho tôi cái gì?” – McGraw-Hill.

Đoạn trích trên do nền tảng giáo dục McGraw-Hill đưa ra với mục tiêu chứng minh rằng danh tiếng của một doanh nghiệp hay thương hiệu là yêu cầu đầu tiên để bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hoạt động phục vụ cho việc bán hàng phải được bắt đầu trước khi nhân viên bán hàng gọi điện hay tiếp xúc với khách hàng mục tiêu.

Nhiệm vụ mà các thương hiệu cần làm đó là xây dựng một danh tiếng đáng ngưỡng mộ và có sức ảnh hưởng trên thị trường. Một thương hiệu có danh tiếng tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm và dịch vụ mà bản thân nó cung cấp hoặc có liên quan.

Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì?

Danh tiếng thương hiệu đề cập đến mức độ nhận biết, uy tín, sự tín nhiệm rộng rãi của người tiêu dùng tới một thương hiệu nào đó.

Ví dụ khi nhắc đến Apple hay Nike, bạn nghĩ ngay đến những sản phẩm chất lượng, nhiều người biết, xuất hiện tại nhiều thị trường khác nhau, được nhiều người có ảnh hưởng nhắc đến hay được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Danh tiếng thương hiệu là yếu tố quyết định liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả và ứng viên hay nhân tài có mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp hay không.

Ngược lại với một danh tiếng tốt, danh tiếng xấu có thể làm huỷ hoại tất cả những hệ giá trị mà doanh nghiệp đã xây dựng, khách hàng sẽ dần quay lưng lại dù cho doanh nghiệp có đang cố gắng phát triển sản phẩm hay thương hiệu đến mức nào.

Thương hiệu càng mạnh thì danh tiếng của thương hiệu càng lớn.

Chiến lược xây dựng danh tiếng thương hiệu.

Về cơ bản, danh tiếng của thương hiệu (brand reputation) mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào chất lượng của mô hình chiến lược đang được áp dụng.

Khi quan hệ công chúng (PR) ngày càng có xu hướng trở thành một bộ phận chức năng chuyên về quản lý danh tiếng trong các tổ chức và không còn được coi là một phần của chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), việc thiết lập chiến lược xây dựng danh tiếng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các thương hiệu.

Mô hình chiến lược của thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản chất về danh tiếng của doanh nghiệp và hiểu biết chiến lược được định hướng bởi thị trường sẽ có thể tạo ra những chiến lược PR gần gũi nhất với thị trường.

Trọng tâm của quá trình thiết lập chiến lược sẽ là các kết quả đầu ra của việc xây dựng mối quan hệ và xây dựng danh tiếng, các giá trị hoặc nguyên tắc đạo đức quan trọng, hay các tài sản mà thương hiệu đang đại diện.

Danh tiếng thương hiệu sẽ bao gồm 4 yếu tố chính: tính xác thực (reliability), trách nhiệm (responsibility), uy tín hay sự tín nhiệm (credibility) và độ tin cậy (trustworthiness). Nhiều nhà chiến lược cũng cho rằng văn hóa của một thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai chiến lược, danh tiếng, hiệu suất hay các hoạt động xây dựng thương hiệu khác.

Bảo vệ danh tiếng thương hiệu và các mối quan hệ.

Ở thời điểm hiện tại, các kỹ thuật truyền thông hay giao tiếp đang chuyển dần từ hướng các chiến dịch mang tính đại chúng sang các hoạt động được nhắm theo các mục tiêu cụ thể dựa trên các mối quan hệ và danh tiếng.

Việc lưu trữ và trao đổi thông tin giờ đây đóng vai trò quan trong trong việc hình thành các mối quan hệ hiệu quả đồng thời cho phép các thương hiệu cá nhân hoá các thông điệp.

Tuy nhiên khi quyền riêng tư hay tính bảo mật về dữ liệu cá nhân đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, một rủi ro pháp lý khác cũng đi kèm với các hoạt động này.

Trong khi người tiêu dùng sẵn sàng trao đổi những thông tin cá nhân của họ với những thương hiệu có danh tiếng tốt hơn, họ tỏ ra thờ ơ hơn hay thậm chí là phản đối nhiều hơn với các thương hiệu còn lại.

Đứng trước bối cảnh này, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các thương hiệu đó là tìm hiểu mong muốn của người tiêu dùng với các thông tin cá nhân của họ và kết hợp chúng vào chiến lược truyền thông tổng thể của thương hiệu.

4 nhóm thành phần chính khi nói đến chiến lược xây dựng danh tiếng thương hiệu.

1. Các nhân tố chính của thương hiệu.

  • Định vị thương hiệu trên thị trường: Một vấn đề nào đó có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu vị thế của thương hiệu trở nên yếu hơn – ví dụ như thị phần hay sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
  • Điểm mạnh hoặc điểm yếu của thương hiệu: Một thương hiệu càng khác biệt hay dễ phân biệt với các thương hiệu khác thì càng có lợi thế.
  • Những ý nghĩa mang tính nền tảng của thương hiệu.

2. Bối cảnh khủng hoảng ở hiện tại.

Việc xây dựng chiến lược danh tiếng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh khủng hoảng (nếu có) của thương hiệu ngay từ đầu.

Nếu các vấn đề của thương hiệu đang rất nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến nhiều người, chiến lược sẽ phải khác với khi thương hiệu đang ở trong một bối cảnh thuận lợi hơn.

3. Các sáng kiến của doanh nghiệp.

Các sáng kiến hay mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, đặc biệt là truyền thông.

4. Đánh giá kết quả.

Đánh giá kết quả là để đo lường mức độ hiệu của chiến lược, cụ thể là đánh giá các chỉ số như mức độ phục hồi, sự mới mẻ của thương hiệu hoặc khả năng dich chuyển thị phần.

Môi trường pháp lý.

Để quản lý danh tiếng của một thương hiệu, những người làm truyền thông nói chung phải hành động trong khuôn khổ của pháp luật cho phép. Những quan điểm được đưa ra phải đứng dưới góc nhìn của pháp lý.

Các thương hiệu nên phát triển một chiến lược pháp lý rõ ràng cho phạm vi ngành hay chuyên môn của họ, đặt ra các tiêu chuẩn thực thi như luật hợp đồng, sở hữu trí tuệ hay cả luật bảo vệ người tiêu dùng.

Việc phát triển một chiến lược pháp lý bài bản từ ban đầu có thể sẽ không loại bỏ được các vấn đề về pháp lý sau này, nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu tối đa các tác hại có thể phát sinh từ những vấn đề liên quan.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi xây dựng danh tiếng thương hiệu.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một trong những kế hoạch quan trọng của chiến lược xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.

Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể nhận thức được những loại tác động mà họ có thể gây ra đối với tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Áp dụng CSR có nghĩa là, trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp đang hoạt động theo những cách có thể giúp nâng cao tính xã hội và môi trường, thay vì mang lại những thứ tiêu cực cho chúng.

Các hoạt động CSR có thể giúp hình thành các mối quan hệ bền chặt hơn giữa nhân viên và doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần lao động, giúp người sử dụng lao động và người lao động cảm thấy gắn kết hơn với thế giới xung quanh họ.

  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay CRS thực sự quan trọng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  • Starbucks là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tạo ra các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh kinh doanh của mình.
  • Các chương trình trách nhiệm của doanh nghiệp (với xã hội và cộng đồng nói chung) là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.

Để một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, trước hết bản thân nó cần phải có trách nhiệm với chính mình và các cổ đông của mình. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội.

Có thể thấy, danh tiếng nói chung của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và ngược lại thương hiệu cũng góp phần làm thúc đẩy danh tiếng của một doanh nghiệp, do đó, bằng cách kết hợp chặt chẽ hơn và phối hợp song song với nhau, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng nói chung, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng và phát triển bền vững trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số

‘Đại dịch đã làm thay đổi mọi thứ’. Từ cuộc sống, cách sinh hoạt đến cả cách mà chúng ta đang giao tiếp và làm việc.

Trong bối cảnh đầy sự bất ổn đó, một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đang đặt ra là, tương lai công việc của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả nơi mà thế giới đang hướng đến?”

Mặc dù tôi không phải là một chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp, nhưng với tư cách là một người làm marketing có kinh nghiệm, tôi từng trải qua những cuộc khủng hoảng buộc tôi phải cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp của mình – và chứng kiến những gì xảy ra sau đó.

Ngay bây giờ đây, khi ngành marketing đang thay đổi nhanh chóng với vô số những thứ mới, tôi cũng đang phải suy nghĩ cho nghề nghiệp của mình trong những giai đoạn sắp tới.

Rốt cuộc nghề marketing của tôi sẽ đi về đâu và chúng sẽ thay đổi như thế nào?

Phần mềm đã ‘xâm chiếm’ thế giới và bây giờ nó tiếp tục ‘xâm chiếm’ ngành marketing.

Vào năm 2011, nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và cũng là người sáng tạo ra Netscape, Ông Marc Andreessen đã viết một bài luận với tên gọi “Why Software is Eating the World” (Tạm dịch: Tại sao phần mềm lại có thể ‘xâm chiếm’ thế giới).

Một trong những điểm đáng chú ý trong bài luận, là ông mô tả cách các doanh nghiệp mới được xây dựng trên những phần mềm tiên tiến đang ‘xâm chiếm’ và ‘phá vỡ’ cả những tập đoàn vốn thống trị trước đây.

Có lẽ, Andreessen đã biết trước tương lai. Ông viết rằng “trong 10 năm tới, các trận chiến sẽ diễn ra giữa những tên tuổi lớn vốn đang thống trị và những đội quân mới nổi được trang bị đầy những phần mềm tiên tiến”, ông đặc biệt đề cập đến những cái tên như Google, Netflix, Square, Spotify, PayPal và Salesforce.

Ý tưởng rằng một số doanh nghiệp ‘bám chặt’ với phần mềm và công nghệ trong năm 2011 sẽ là các doanh nghiệp dẫn đầu và thống trị thị trường trong tương lai theo một cách mà bạn không thể tưởng tượng được.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy đi nhanh hơn một sự thật rằng ‘phần mềm đang xâm chiếm thế giới’. Andreessen đã viết vào năm 2011 rằng “Amazon là một công ty phần mềm – năng lực cốt lõi của nó là có những công cụ phần mềm tuyệt vời để có thể bán hầu như tất cả mọi thứ trực tuyến”.

Ít nhất cho đến nay, Andreesen đã được chứng minh là ông đã đúng – ngay cả trong marketing. Khi hầu hết những việc chúng ta làm trong marketing đều có liên quan đến hoặc gắn liền trực tiếp với các yếu tố phần mềm hoặc công nghệ.

Những nhà marketers ngày nay có nhiều công cụ công nghệ hơn, nhiều thông tin hơn và nhiều sức mạnh tính toán hơn cả các CEO của các công ty lớn nhất thế giới cách đây khoảng 2 thập kỷ trước.

Vào năm 2011, Ông Scott Brinker đến từ trang tin chuyên về công nghệ marketing, Chief Martech đã cố gắng tìm kiếm tất cả các công ty chuyên về công nghệ marketing (MarTech) mà ông có thể tìm thấy.

Theo Scott, ông đã tìm ra hơn 150 logo của các công ty công nghệ marketing khác nhau, điều đang thể hiện một sự bùng nổ đầy cảm hứng của yếu tố phần mềm trong markeing.

Và sự thật sau đó là, mọi thứ đã vượt ra những gì ông có thể tưởng tượng! Từ con số chỉ 150, Scott cho rằng hiện đã có hơn 8.000 công ty mà ông có thể tìm thấy đang cung cấp những phần mềm hoặc giải pháp về công nghệ marketing.

Từ năm 2011 đến nay, đó là mức tăng trưởng kỷ lục với 5,233%.

Cũng như Scott chỉ ra, Châu Âu hiện có nhiều công ty công nghệ marketing nhất, cụ thể, số lượng nó đang có bằng con số của toàn bộ thế giới vào năm 2016.

Các nền tảng Adobe Marketing Cloud, SalesForce Marketing Cloud, Google Marketing Platform – vốn rất mới mẻ và chưa hoàn chỉnh cách đây 10 năm. Bây giờ họ có thể chi phối không nhỏ đến thế giới marketing toàn cầu.

Khả năng dự báo – đặc biệt là về tương lai – thực sự rất khó!

Thật khó để có thể dự đoán được bao nhiêu phần mềm và công nghệ sẽ ‘xâm chiếm thế giới vào năm 2011 và mãi sau đó. Hầu hết các dự báo về những gì có thể xảy ra đều dựa trên ‘lý thuyết mơ mộng’ và những thành kiến ​​trong nhận thức.

Các nhà dự báo khá an toàn khi nói rằng sẽ không ai có thể gọi tên họ trong thời gian 10 năm tới và nói với họ rằng họ đã sai.

Vậy có cách nào để lập kế hoạch sự nghiệp của chúng ta mà không cần lắng nghe những suy nghĩ viển vông từ những dự báo này không?

Tôi nghĩ rằng có một số bằng chứng có thể giúp chúng ta. Hãy bắt đầu với những gì chúng ta có thể đảm bảo từ yếu tố công nghệ.

Năm 1965, Gordon Moore, người sáng lập của Intel, đã đưa ra dự báo – điều mà ngày nay được gọi là ‘Định luật Moore’ – rằng sức mạnh của máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 đến 24 tháng – và / hoặc giảm một nửa về giá.

Định luật Moore cũng được chứng minh là đúng với hầu hết các công nghệ dựa trên thông tin khác như chip, điện toán đám mây, cảm biến, robot và di truyền. Điều này có nghĩa là tương lai sẽ không tuyến tính – trực tiếp – từ vị trí của chúng ta hôm nay.

Tất cả chúng ta đều suy nghĩ theo thuật ngữ tuyến tính vì đó là những gì chúng ta đã quan sát được về cách thế giới tự nhiên được vận hành và đó là cách chúng ta đưa ra dự báo về tương lai trong hàng thiên niên kỷ tới.

Nhiều người đọc sẽ tỏ ra nghi ngờ ý tưởng này về một thế giới theo cấp số nhân, tin rằng vì phần lớn mọi thứ trên thế giới này không phát triển theo cấp số nhân và, ngay cả khi nếu chúng có, thì cũng không thể phát triển vô hạn.

Tuy nhiên với những bằng chứng về sự phát triển của phần mềm như đã nói và cách nó mở rộng quy mô của nó, cho thấy niềm tin này của nhiều người là không đúng.

Để dễ hiểu hơn và thú vị hơn, hãy nghĩ đến iPhone. Nhiều người trong số chúng ta có thể nhớ iPhone đời đầu khi nó ra mắt.

Nếu bạn giống tôi, bạn có thể đã cười nhạo nó và nói các câu kiểu như, “Tôi sẽ gắn bó với Blackberry của tôi thôi” hay “Nó thật điên rồ…”.

Chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 có màn hình 3,5 inch, chỉ nặng 2g – không có ứng dụng và không có camera. 3G và app store xuất hiện sau đó vào năm 2008 và máy ảnh xuất hiện vào năm 2010.

Hãy lấy điện thoại thông minh của riêng bạn ra ngay bây giờ. Và xem điều gì đã xảy ra với suy nghĩ của chúng ta cách đây khoảng 14 năm.

Vào năm 2011, khoảng một phần tư toàn cầu, khoảng 1,8 tỷ người, được kết nối với Internet. Vào tháng 1 năm 2021, 4,66 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, tăng 316 triệu người (7,3%) trong một năm.

Tỷ lệ thâm nhập của internet (internet penetration) toàn cầu hiện đạt gần 60% – trong đó phần lớn là trên điện thoại thông minh với màn hình có độ phân giải cao.

Nếu bạn đọc tin tức về marketing và quảng cáo – và xem xét góc nhìn dựa trên những người tự xưng là marketers, bạn có thể nghĩ rằng việc phụ thuộc vào công nghệ marketing (Martech) hay Digital là một điều gì đó rất tồi tệ.

Tuy nhiên, nếu bạn xem xét trên một góc nhìn chuyên nghiệp hơn, từ những người làm marketing thực thụ, khi các doanh nghiệp đang khuyến khích đo lường và quản lý hoạt động marketing bằng công nghệ thì mọi thứ sẽ hoàn toàn khác.

Các CEO và CFO ngày nay không thể quản lý “sự sáng tạo” hay “sự dũng cảm” đơn thuần, họ chỉ có thể nhìn với kết quả, bằng những con số để giải thích cho vấn đề.

Những điều duy nhất chúng ta có thể đảm bảo trong 10 năm tới trong lĩnh vực marketing.

  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy mọi doanh nghiệp.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động marketing.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ thúc đẩy việc đo lường và quản lý hiệu suất.
  • Nhiều người trên Internet hơn sẽ truy cập qua màn hình điện thoại di động.
  • Ít TV tuyến tính (linear TV) hơn và thay vào đó là TV thông minh (Smart TV).

Vào đầu những năm 1950, Chủ tịch của NBC, Ông ‘Pat’ Weaver đã phát minh ra các chương trình ‘hoành tráng’ và xa hoa kéo dài hơn một giờ với mục tiêu sẽ lấp đầy một buổi tối của mọi người xem. Cái mà thời điểm đó ông gọi là magazine format (định dạng tạp chí).

Là tác giả của hai trong số những cuốn sách hàng đầu về quảng cáo ‘The Anatomy of Humbug’ và ‘Why Does the Pedlar Sing?’, Paul Feldwick nói từng nói:

“Các nhà quảng cáo có thể mua các chương trình này nhưng không phải bằng cách tài trợ toàn bộ mà bằng cách mua thời gian phát sóng theo từng phút một, điều này cho phép nhà mạng cung cấp một chương trình chất lượng và đắt giá hơn nhiều.”

“Việc lựa chọn một phút làm thời lượng bán hàng là tùy ý; sự thay đổi này về bản chất của các quảng cáo truyền hình không phải là để làm cho bản thân quảng cáo trở nên hiệu quả hơn, mà bởi mục tiêu gia tăng lượng khán giả và doanh thu quảng cáo thông qua việc tài trợ cho các chương trình đắt giá hơn.”

Fedwick tiếp tục: “Truyền hình Anh sử dụng thời lượng phút làm đơn vị cơ bản, nhưng theo thời gian, ba mươi giây đã trở thành tiêu chuẩn mới.”

Trở lại với nghề marketing. Mọi thứ cũng đang thay đổi. Dưới đây là các công việc thường có của một số Giám đốc Marketing (Marketing Director/CMO/Head of Marketing) ở một số các ngành hàng khác nhau.

  • Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chiến lược và thực thi tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp (hoặc thương hiệu).

Nó bao gồm việc phát triển và thực hiện chiến lược, B2C và B2B Marketing, vận hành marketing, sáng tạo quảng cáo, phân tích marketing, điều phối với chiến lược chung của công ty, chuyển đổi số doanh nghiệp, dự báo nhu cầu của khách hàng…

Tiếp thị hiệu suất hay performance marketing có thể thực hiện qua quảng cáo tìm kiếm có trả phí, SEO, đối tác chiến lược (Strategic Partnerships), tiếp thị liên kết (Affiliates) và các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Quản lý danh tiếng thương hiệu cả trực tuyến (Search, Social…) và ngoại tuyến (PR) bằng cách liên tục tối ưu thông điệp thương hiệu và thiết kế sáng tạo trên tất cả các kênh để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững lâu dài.

Hiểu, theo dõi hành vi và xây dựng các chiến lược marketing được nhắm mục tiêu phù hợp trên tất cả các kênh.

  • Chịu trách nhiệm về chiến lược kỹ thuật số.

Đối với các hoạt động Tìm kiếm (Search), Mạng xã hội, Display, Video, Programmatic Ads…để mang lại hiệu suất cao, hiệu quả chi tiêu tốt và tính nhất quán của chiến dịch.

Tuỳ vào mỗi ngành hàng hay chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn của doanh nghiệp hoặc thương hiệu mà các công việc của từng Giám đốc Marketing là khác nhau.

Qua nhiều nghiên cứu từ các doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về các nhà marketers đa năng vẫn còn, nhưng các yêu cầu để thành công thì đang thay đổi.

Các doanh nghiệp đang tìm kiếm các nhân tài có chuyên môn sâu về nền tảng kỹ thuật số (digital) và tiếp thị (marketing).

Họ đang tìm kiếm những người có chuyên môn kỹ thuật (technical) trong tất cả các khía cạnh của hoạt động digital. Họ đang tìm kiếm những người làm (do-ers) – thay vì chỉ là những người nghĩ (think-ers).

Tương lai của vai trò marketing.

Quay lại với câu hỏi ban đầu mà các nhà marketer đã tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả thứ mà thế giới đang hướng tới?”

Tương lai của vai trò marketing trong 10 năm tới là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố chiến lược, marketing, dữ liệu và công nghệ.

Marketing sẽ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các yếu tố phần mềm và công nghệ, vì vậy những người làm marketing không thể không hiểu công nghệ cũng như các thành phần liên quan đến nó.

Thị trường muốn bạn có kiến ​​thức chuyên môn sâu về marketing – nhưng cũng phải có kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ, dữ liệu và cả kỹ thuật số, cho dù bạn có muốn hay không.

Sự bùng nổ của công nghệ là một khía cạnh cũng tương đối mới đối với ngành marketing, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi chúng ta nói chung hiện không thể nắm bắt được cách khai thác và quản lý nó một cách thực sự ‘mượt mà’.

Công nghệ trong marketing, không phải là có hay không, tận dụng hay không mà là phải tận dụng nó như thế nào.

Các thông số kỹ thuật không biết nói dối.

Nếu bạn muốn có một công việc marketing đủ tốt trong tương lai, bạn phải biết rằng công nghệ (technology) cũng như 4 Ps (hoặc 7Ps) hay phân khúc và định vị là đều quan trong như nhau.

Digital không phải là một lĩnh vực tách biệt: hiểu và trở thành một chuyên gia về nó là trọng tâm của marketing.

Hãy cố gắng tận dụng các yếu tố công nghệ, thương mại điện tử, kỹ thuật số vào các hoat động kinh doanh của doanh nghiệp và thương hiệu.

Phát triển kiến ​​thức chuyên môn với các nền tảng marketing. Biết cách một phần mềm ‘hoạt động’. Và nhiều thứ khác.

Mặc dù, dưới một thế giới đầy bất ổn như thế này, rất khó để có thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tuy nhiên có một thứ mà chúng ta có thể chắc chắn được đó là ‘tương lai sẽ luôn thay đổi’, công nghệ hay marketing cũng sẽ thay đổi.

Điều cuối cùng của chúng ta chỉ là sẵn sàng tiếp nhận và phát triển nó một cách hiệu quả !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen 

Sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ

Nếu không có công chúng và danh tiếng, một doanh nghiệp không thể phát triển và thịnh vượng trong ngành của họ. Khám phá sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ
Sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ

Một quan niệm sai lầm phổ biến thường gặp là PR chỉ dành cho các tập đoàn lớn và các thương hiệu mang tính toàn cầu.

Sự thật là, PR không chỉ giới hạn ở những công ty triệu đô. Tất cả các doanh nghiệp với mọi loại quy mô hay loại hình kinh doanh về cơ bản có thể được hưởng lợi từ PR hay quan hệ công chúng nếu được thực hiện một cách thích hợp.

Dưới đây là 05 lý do khiến bạn nên đầu tư và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp với một chương trình PR hoàn thiện.

Xây dựng từng bước một.

Sẽ cần có nhiều thời gian, thử nghiệm và nghiên cứu để hình thành các phương pháp tiếp cận tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn trước khi đi đến thành công.

Cho dù bạn mới ra mắt thương hiệu của mình gần đây hay là đã hoạt động trong ngành được một thời gian, bạn đều có thể sử dụng PR dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp bạn.

Không giống như quảng cáo, bạn không phải chi nhiều tiền khi nói đến PR. Chỉ cần một khoản ngân sách nhỏ được sử dụng đúng cách cũng có thể tạo ra đủ sức ảnh hưởng cho doanh nghiệp của bạn tới công chúng.

PR hỗ trợ xây dựng và quảng bá giá trị cũng như hình ảnh của thương hiệu.

Yếu tố quan trọng nhất mà một thương hiệu cần có được từ đối tượng mục tiêu hay công chúng nói chung đó là sự tin tưởng.

Nếu không có sự tin tưởng, bạn rất khó để tiếp cận, nhận được sự phản hồi hay theo dõi từ công chúng. Sự thiếu uy tín của doanh nghiệp hay thương hiệu cuối cùng sẽ dẫn đến việc thương hiệu không phát triển được và mất dần doanh thu.

Với PR, bạn có thể làm thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng mục tiêu. Nhận thức về thương hiệu được thúc đẩy và đạt được bằng cách tận dụng các công cụ như tiếp thị video, dẫn dắt bằng tư tưởng và các sự kiện chuyên biệt.

Thông qua các hoạt động này, PR đưa doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với khách hàng tiềm năng và công chúng nói chung.

Tận dụng các kết nối mà các đơn vị chuyên về PR có.

Khi chúng ta nói về quan hệ công chúng, mọi người mặc định rằng những người làm công việc đó đã có nhiều mạng lưới mối quan hệ trên các ngành và nền tảng khác nhau.

Bằng cách hợp tác với một công ty chuyên về PR vốn đã có những mối quan hệ và nền tảng rộng lớn, bạn có quyền ‘sử dụng’ một mạng lưới rộng lớn gồm những người có ảnh hưởng và các kết nối khác có khả năng giúp danh tiếng thương hiệu của bạn phát triển.

Partnership marketing là một ví dụ trong đó bạn có thể hợp tác với các công ty khác để tạo ra sức cộng hưởng cho thương hiệu của bạn.

Với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội, không có gì ngạc nhiên khi thấy các mối quan hệ đối tác diễn ra ở khắp mọi nơi.

Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mục tiêu của bạn, cả hai bên đều được hưởng lợi rất nhiều từ các mối quan hệ này.

Tạo ra sức ảnh hưởng có lợi đến thị trường mục tiêu của bạn.

Với một câu chuyện được xây dựng một cách khéo léo tập trung vào thương hiệu của bạn, bạn có thể thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và các kết nối với họ ở cấp độ cá nhân.

Công việc của PR là thay đổi và tác động đến cách suy nghĩ của công chúng về một thương hiệu cụ thể.

Những thông điệp tích cực có liên quan đến đối tượng mục tiêu sẽ là yếu tố giúp xây dựng những phản hồi tốt. Trong một số tình huống không thể tránh khỏi khủng hoảng, các đơn vị chuyên về PR cũng có thể lật ngược tình thế và cố định hình ảnh thương hiệu của bạn.

Các chiến dịch PR qua thời gian đã chứng tỏ hiệu quả trong việc nâng cao danh tiếng của các doanh nghiệp khi họ bị ảnh hưởng bởi dư luận xấu.

Cho dù doanh nghiệp của bạn nhỏ hay lớn, những chuyên gia về PR này cũng có thể thúc đẩy danh tiếng thương hiệu của bạn theo mục tiêu của bạn.

Cải thiện và củng cố mối quan hệ của thương hiệu với cộng đồng.

Mọi người thích nghe những câu chuyện cảm động có khả năng truyền cảm hứng và nhen nhóm những niềm tin vào nhân loại.

Bằng cách tích cực tương tác với các cộng đồng địa phương, cơ hội để thương hiệu của bạn được mọi người công nhận cũng sẽ tăng lên.

Các tổ chức từ thiện và sự kiện gây quỹ giúp tạo ra các tác động tích cực đến thương hiệu và xây dựng độ tin cậy cho doanh nghiệp.

Bằng cách thiết lập mối quan hệ với các thị trường địa phương, nhiều người tiêu dùng hơn sẽ chuyển sang thương hiệu của bạn hơn và ủng hộ bạn nhiều hơn.

Quan hệ công chúng có thể khiến một công ty đứng vững trên ngành của mình trong khi vẫn có thể vượt qua mọi trở ngại để tăng trưởng.

Đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ, các cơ hội mà PR mang lại là rất lớn cho sự phát triển bền vững. Bằng cách tập trung vào PR, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để thay đổi tương lai kinh doanh của chính họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Authentic Marketing là gì và nó khác với PR như thế nào?

Cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung như Authentic Marketing là gì, nên hiểu và triển khai Authentic Marketing như thế nào và hơn thế nữa.

Authentic Marketing là gì
Authentic Marketing là gì và nó khác với PR như thế nào?

Khi quảng cáo dần mất đi tính hiệu quả của nó, các nhà marketer đang tìm kiếm những cách mới để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, điều này đã làm nảy sinh một loại hình marketing mới được gọi là Authentic marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Authentic Marketing là gì?
  • Điều gì khiến Authentic Marketing trở nên khác biệt.
  • Những câu hỏi thường gặp với Authentic Marketing là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Authentic marketing là gì?

Authentic marketing hay Tiếp thị xác thực là một cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua sự xác thực cả ở môi trường trực tuyến và ngoại tuyến.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách gặp gỡ người dùng ở bất cứ nơi nào họ đang ở, từ các kênh họ đang nghe, các bản tin và bài báo họ đang đọc, các sự kiện họ tham dự đến các kênh truyền thông mạng xã hội mà họ đang sử dụng.

Hiện tại, có rất nhiều kênh khả dụng, nơi các doanh nghiệp có thể chia sẻ hành trình và thông tin chi tiết của họ theo cách có thể thu hút sự chú ý của mọi người đến những gì họ đang xây dựng.

Các doanh nghiệp thường dựa vào quan hệ công chúng (PR) để xử lý những vấn đề liên quan đến truyền thông với phần đông cộng đồng mục tiêu. Đó là lý do tại sao mọi người thường nhầm lẫn Authentic marketing với PR.

Authentic Marketing là một phần của ngành Marketing, để có thể hiểu toàn diện về Marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Dưới đây là cách mà Authentic marketing thực sự khác biệt.

Authentic Marketing bao hàm toàn bộ đội nhóm chứ không phải chỉ C-suite (các cấp giám đốc).

Câu chuyện của mọi doanh nghiệp thay đổi theo cách nó vận hành. Luôn có điều gì đó mới mà nhân viên có thể học hỏi được khi họ làm việc với vai trò tương ứng của chính mình.

Các đội nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp liên tục học hỏi những điều mới về thị trường, sản phẩm, quy trình bán hàng của họ, v.v.

Authentic marketing cho phép các đội nhóm tiếp tục chia sẻ những câu chuyện và thông tin chi tiết của họ trong quá trình làm việc, định vị họ như những nhà lãnh đạo tư tưởng tích cực trong ngành của họ.

Trong khi đó, PR chủ yếu là đưa ra các thông báo về các sự kiện cụ thể như tài trợ, ra mắt, thông cáo báo chí v.v. Những thông báo và tuyên bố này được soạn thảo theo cách đảm bảo sự duy trì hoặc củng cố hình ảnh ưa thích trong mắt công chúng của doanh nghiệp.

Giao tiếp theo cách này thường không gây được tiếng vang với mọi người vì nó được viết theo kịch bản và thường không mang tính xác thực.

Authentic Marketing giúp giúp khuếch trương tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp thay vì chỉ là tin tức đơn thuần.

PR là tất cả là về tin tức. Nỏ xảy ra khi một vài sự kiện quan trọng nào đó được diễn ra trong doanh nghiệp hoặc trong ngành.

Một ví dụ điển hình khi PR thể hiện vai trò đó là doanh nghiệp của bạn sắp tiến hành IPO.

Mặc dù chia sẻ tin tức là rất tốt, nhưng hầu hết nó lặp đi lặp lại, vì phần lớn mọi người không bị ảnh hưởng hay liên quan gì tới nó.

Ngược lại, Authentic marketing cho phép các doanh nghiệp chia sẻ văn hóa và hệ thống niềm tin của họ theo cách gây được tiếng vang với mọi người ở cấp độ tình cảm.

Ví dụ, nhân viên Tesla coi công việc họ làm là cách họ đang chuyển thế giới sang năng lượng bền vững. Công ty thường xuyên truyền đạt sứ mệnh của mình tại các sự kiện mà họ phát biểu, trên podcast, mỗi khi họ xuất hiện trước khán giả.

Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp Authentic marketing có thể khiến công chúng quan tâm hơn đến các vấn đề họ đang giải quyết và – nói cách khác – về các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang xây dựng.

Authentic marketing có thể lặp lại.

Không giống như PR, diễn ra khi có tin tức, Authentic Marketing có thể được tận dụng nhiều lần mỗi tháng. Các đội nhóm từ các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp hiện có thể sử dụng Authentic Marketing để khiến mọi người hào hứng hơn về những gì họ đang xây dựng.

Ví dụ: một Phó chủ tịch hay một kỹ sư tại một công ty khởi nghiệp có thể chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án trên nhiều kênh và sự kiện khác nhau trong bất kỳ tháng nào.

Tháng sau, người đứng đầu bộ phận nhân sự và giám đốc marketing (CMO) có thể chia sẻ một số câu chuyện khác với các trang tin hoặc ấn phẩm công nghệ có liên quan.

Bởi vì Authentic marketing hoạt động với toàn bộ các đội nhóm, giờ đây, việc chia sẻ những câu chuyện từ các khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) mang đến nhiều con đường mới cho các doanh nghiệp (và các thành viên trong đội nhóm của họ) chia sẻ hành trình và hiểu biết của họ với thế giới.

Bằng cách làm như vậy một cách nhất quán, các doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy hơn, điều sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý từ các bên liên quan và từ đó cho phép họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong một thế giới khi mà marketing được nhắc đến quá nhiều và gần như ‘chiếm sóng’ mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu, PR hay các hoạt động quan hệ công chúng đang bị coi nhẹ đi rất nhiều.

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong số những nhu cầu ban đầu quan trọng nhất của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp thường mắc phải trong việc giải quyết vấn đề đó là chọn sai kênh để truyền thông.

PR hay Quan hệ công chúng theo truyền thống thì nó nằm dưới và thuộc không gian marketing – ở cấp độ bên dưới, PR kết hợp và chia sẻ không gian với các kênh truyền thông có trả phí nói chung (paid media) cũng như truyền thông mạng xã hội, SEO, người có ảnh hưởng (influencer), quảng cáo và cả digital marketing.

Theo định nghĩa, PR là hành động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Mục tiêu của nó là kết nối trực tiếp với khách hàng, làm nổi bật các giải pháp của bạn tới các vấn đề của họ và thúc đẩy họ mua hàng.

PR là ‘cánh tay nối dài’ để đưa thương hiệu đến với thế giới.

Là một chức năng chiến lược, PR cũng nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu, nhân viên, nhà đầu tư và cả các chuyên gia trong ngành, nó xây dựng và duy trì sự thiện chí cũng như danh tiếng của thương hiệu.

Xem thêm: PR là gì?

Hiểu được các sắc thái giữa các mục tiêu của PR và Marketing và khi nào nên tận dụng các công cụ này là những gì mà người làm marketing nói chung cần nắm.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn cần PR, thay vì chỉ là Marketing:

1. Bạn cần xây dựng sự uy tín hay tín nhiệm trong ngành.

Doanh nghiệp của bạn có thể mới tham gia thị trường, đang bước vào một môi trường đã cạnh tranh, hoặc đang tìm cách phá vỡ (disrupt) một ngành công nghiệp.

Trong tất cả những trường hợp đó, thương hiệu của bạn cần phải xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm đối với những đối tượng mục tiêu.

Là người tiêu dùng, chúng ta không chắc sẽ tin tưởng vào một thương hiệu mà chúng ta chưa từng thấy hoặc nghe nói đến trước đây.

Vì vậy, cũng như trong bất kỳ mối quan hệ mới nào, trước tiên bạn cần giới thiệu về bản thân mình. Để làm điều này, hiển nhiên, bạn có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí, tuy nhiên, điều đó không thể thay thế cho sự uy tín hay tín nhiệm mà bạn có thể có được bằng PR, khi một phương tiện truyền thông hay một ai đó ‘chủ động’ nói về bạn.

Đó cũng là sự khác biệt giữa việc bạn tự giới thiệu bản thân trên một sân khấu với tư cách là một diễn giả và việc để một người hay một kênh truyền thông nào đó nổi tiếng hơn bạn, đáng tin hơn bạn, nói về bạn.

PR là một công cụ thiết yếu để xây dựng lòng tin. Mối liên kết với bên thứ ba (third-party connection) này không chỉ giúp nâng cao nhận thức và uy tín của thương hiệu mà còn giúp thúc đẩy những mối quan hệ có ý nghĩa giữa bạn với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bằng cách phát triển một thông điệp nhất quán và tự tin, bạn có thể định vị bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng, thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu, sự yêu mến của đối tượng mục tiêu đối với sản phẩm, nền tảng hoặc dịch vụ của bạn.

2. Bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư.

Theo CB Insights, 29% công ty khởi nghiệp thất bại vì họ hết tiền mặt.

Nếu tiền mặt là vua, thì sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp có thể xảy ra ở khắp tất cả mọi nơi.

Bằng việc đầu tư cho các hoạt động PR, bạn sẽ không chỉ giúp đưa thương hiệu của bạn ra thế giới một cách hiệu quả mà còn định vị đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp như là những người dẫn đầu trong ngành.

Nói một cách dễ hiểu hơn: đưa câu chuyện và ý tưởng của bạn ‘ra ngoài kia’ là một cách tuyệt vời để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, như một lời cảnh báo, bạn đừng để bị rơi vào bẫy của danh vọng trước khi bạn có đủ lý do để tự hào; hãy tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoặc giải pháp tuyệt vời trước khi bạn muốn kể về nó cho người khác một cách rộng rãi.

3. Bạn cần xử lý khủng hoảng.

Công ty của bạn có thể đang phải đối mặt với những đánh giá tiêu cực hoặc có thể đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông nào đó.

Là một thành phần trọng yếu để quản lý danh tiếng thương hiệu, PR là chiến lược khôn ngoan khi bạn đang tìm cách kiểm soát nhận thức, ‘dập tắt’ – hoặc ngăn chặn khủng hoảng trước khi nó lan rộng hoặc chuyển hướng theo những diễn biến xấu.

Khi bạn đang tìm đường đến một thị trường mới hoặc có một sản phẩm nào đó gây ra một số tranh cãi, PR nên là một phần của bất kỳ chiến lược thông minh nào ngay từ đầu.

Trong truyền thông khủng hoảng, nếu bạn thất bại trong khâu chuẩn bị, bạn đang chuẩn bị cho thất bại.

Chiến lược PR đúng đắn có thể làm sáng tỏ những nghi ngờ, điều hướng lại câu chuyện và mở ra các cuộc trò chuyện mới để xây dựng (hoặc xây dựng lại) lòng tin.

Warren Buffet từng nói: “Bạn cần 20 năm để tạo dựng danh tiếng nhưng chỉ 5 phút để hủy hoại nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi thứ khác đi”.

4. Bạn đang cần truyền tải những điều gì đó mới.

Khi bạn phát triển một sản phẩm hoặc một tính năng mới nào đó và bạn cần truyền tải nó, đây là lúc để PR và marketing phối hợp chặt chẽ với nhau.

Mặc dù một số thông tin có thể hiệu quả hơn với marketing, nhưng PR có thể giúp định hình việc ra mắt những thứ mới mẻ đó thành một câu chuyện đầy hấp dẫn, điều mà mọi người sẽ rất muốn lắng nghe.

5. Đối thủ cạnh tranh của bạn luôn là hình tượng mới mẻ.

Trong một thị trường vốn đã đông đúc với những người chơi có tên tuổi, rất khó để bạn trở nên nổi bật.

Và giữa hàng ngàn các câu chuyện được tạo ra mỗi ngày trên thị trường, bạn nên tự hỏi bản thân mình: “Câu chuyện của chúng ta có gì thú vị?

Việc suy nghĩ như một nhà báo hoặc một người chuyên về khai thác tin tức có thể giúp bạn hiểu điều này tốt hơn.

Câu chuyện của bạn có đáng tin cậy? Nó có phù hợp với các cuộc trò chuyện hay thảo luận hiện có (hay còn gọi là tính thời sự) không?

Tại sao mọi người nên quan tâm đến câu chuyện đó? Bạn có thể đưa ra một quan điểm hoặc sản phẩm thực sự độc đáo không? Nó giải quyết các vấn đề mang tính xu hướng, những nỗi đau trong bối cảnh lớn hơn như thế nào?

PR không phải là làm cho mọi thứ trở nên ‘ồn ào’ hơn. Đó là tập trung tiếng nói của thương hiệu và sử dụng thuật kể chuyện để truyền đạt những gì khiến bạn thực sự độc đáo.

Con đường dẫn đến việc mua hàng là một con đường vô cùng đông đúc và chông gai, vì vậy điều quan trọng bạn cần lưu ý là mục tiêu cuối cùng của PR không phải dành cho những quyết định mua hàng.

Nó phải là một công cụ vô giá trong việc giao tiếp với công chúng và xây dựng niềm tin từ họ vào một thương hiệu.

Như Bill Gates cũng đã từng nói: “Nếu tôi chỉ còn một đô la, tôi sẽ dành nó cho PR.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

4 bài học về xây dựng thương hiệu mà bạn có thể học hỏi được từ Disney

Chiến lược thương hiệu của Disney là điều mà mọi người làm marketing hay kinh doanh có thể học hỏi và áp dụng.

4 bí mật về thương hiệu mà bạn có thể học hỏi được từ Disney
4 bí mật về thương hiệu mà bạn có thể học hỏi được từ Disney

Cùng xem chia sẻ từ Ông Devan Leos. Người từng làm việc nhiều năm với bộ phận Marketing và PR của Disney. Và cũng từ đó ông đã học rất nhiều bài học quý giá về kinh doanh từ công ty này.

1. Nhận thức đầy đủ về độ nhận biết thương hiệu (brand awareness).

Mặc dù điều này nghe có vẻ lạ và đôi khi không được được đầu tư đúng mức ở các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn như Disney, nhưng sự thật lại không phải vậy.

Disney rất có ý thức về thương hiệu của mình. Disney luôn tìm đủ mọi cách để hiểu về những nhóm đối tượng mà họ đang muốn nhắm mục tiêu.

Đôi khi nhiều doanh nghiệp và thương hiệu ‘mờ nhạt’ trong các yếu tố marketing, không biết ai nên là khách hàng chính của mình, có cách nào để hiểu họ hơn. Và cũng chính từ những băn khoăn này, bạn cần tiến tới bước tiếp theo.

2. Xây dựng các chiến dịch PR và Marketing có thương hiệu một cách chuyên nghiệp.

Với những nhận thức đầy đủ về khái niệm độ nhận biết thương hiệu, bạn sẽ hiểu được những gì khách hàng có thể mong đợi ở bạn.

Nếu bạn tìm hiểu và theo dõi kỹ hơn, bạn sẽ thấy Disney liên tục làm việc với nhiều tổ chức từ thiện, các chương trình giáo dục hoặc những thứ tương tự, điều này được thực hiện là để gắn liền với định vị thương hiệu thân thiện với gia đình (family-friendly brand) mà công ty đã xây dựng.

Khi nói đến phim hoặc những chương trình của mình, Disney luôn tìm ra những cách thông minh để thu hút khán giả là gia đình bằng nội dung của nó.

Soul là một ví dụ xuất sắc, mặc dù bộ phim đề cập đến các chủ đề về cuộc sống và những thứ hiện sinh. Tuy nhiên, nó vẫn hướng đến hình ảnh thân thiện với gia đình với các nhóm đối tượng mục tiêu chính của Disney.

Nếu bạn đang cố gắng thiết lập một thương hiệu cho mọi lứa tuổi hoặc các lứa tuổi được nhắm mục tiêu, thì điều bắt buộc là bạn phải hiểu rất sâu khách hàng hay khán giả của mình, hiểu xem họ sẽ có mối quan hệ như thế nào đối với loại chiến lược PR hoặc Marketing mà bạn sử dụng.

3. Quản trị danh tiếng (reputation management) một cách rất khắt khe.

Danh tiếng của thương hiệu là nguồn lực sống của doanh nghiệp. Nếu thương hiệu của bạn bị mang tiếng xấu vì bất kỳ lý do gì, điều đó có thể đồng nghĩa với việc những chỉ số kinh doanh sẽ giảm mạnh, hoặc thậm chí tệ hơn là ‘sự ra đi’ của thương hiệu.

Đây cũng là lý do tại sao Disney luôn coi trọng việc quản trị danh tiếng của mình.

“Trong suốt thời gian làm việc với Disney, tôi đã chứng kiến mọi hoạt động nội bộ và mức độ chăm sóc khách hàng nghiêm túc đến mức đáng kinh ngạc được đưa vào tất cả các bộ phận của Disney. Với Disney, ‘luật thương hiệu’ cũng như ‘luật quân đội’, đều rất khắt khe.”

Đội ngũ của Disney liên tục theo dõi các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến hay bất kỳ nguồn thông tin nào liên quan đến thương hiệu của họ (email, nhận xét, thư từ.)

Họ luôn cố gắng để tìm ra những vấn đề mà mọi người có thể gặp phải trước khi mọi người có chúng.

Mọi nhân viên của Diney đều được sàng lọc và giám sát rất kỹ lưỡng. Mọi nhân sự đều được hướng dẫn nghiêm ngặt về sự hiện diện trực tuyến của họ.

Nếu bạn đang cố gắng để có một thương hiệu mạnh, bạn phải đảm bảo mọi thứ bạn làm, nó phải thực sự chuyên nghiệp và phù hợp với những gì thương hiệu của bạn đại diện.

Khi làm việc với những người khác, bạn phải nhận thức được rằng cách họ nhận thức và làm việc có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn như thế nào.

4. Xây dựng thương hiệu đa thị trường (Multi-market branding).

Disney là bậc thầy của việc có thương hiệu của mình ở khắp mọi nơi. Từ công viên giải trí, phim ảnh, chương trình truyền hình, đồ chơi, sách, âm nhạc, đến nhiều thứ khác.

Giả sử bạn điều hành một thương hiệu về thể hình. Tất cả những thứ thiết yếu về thể hình đều có ý nghĩa: những chai nước hay đồ tập gym, v.v.

Tuy nhiên, sáng tạo với những sản phẩm mà bạn có thể sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình là chìa khóa quan trọng.

Sáng tạo với thương hiệu của bạn, tức là bạn tận dụng mọi thứ để xây dựng độ nhận biết thương hiệu của mình.

Đừng chỉ dán logo vào một loạt những thứ ngẫu nhiên. Thay vào đó, hãy tìm ra những thứ mà chúng có thể được khách hàng mục tiêu của thương hiệu sử dụng, tìm ra những thứ mới ngoài những thứ truyền thống mà thương hiệu của bạn đang có.

Disney đã giúp tôi hiểu rằng sự chi tiết đến tỉ mỉ là tất cả. Cho dù bạn đang bắt đầu hoặc hỗ trợ một thương hiệu, sức mạnh nằm ở các điều rất chi tiết.

Nhiều doanh nghiệp đã không biết hoặc không quan tâm đến những thứ chi tiết nhất liên quan đến thương hiệu của họ.

Với tư cách là người làm marketing hay người góp phần xây dựng thương hiệu, bạn hãy ngồi xuống và suy nghĩ về tất cả các khía cạnh của thương hiệu, những thứ mà bạn có thể cải thiện để xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.

Hãy sáng tạo và đừng ngại đổi mới.

Thử và sai luôn được chứng minh là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đạt được thành công, và việc vận dụng các nguyên tắc thương hiệu của bạn theo một thương hiệu quyền lực như Disney chắc chắn sẽ rất có ích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bí mật đằng sau những chiến dịch PR thành công nhất

Cùng tìm hiểu cách các chiến dịch PR thành công nhất mọi thời đại được xây dựng và phát triển cùng các bài học rút ra được.

chiến dịch PR thành công
‘Bí mật’ đằng sau những chiến dịch PR thành công nhất

Khi những nhà lãnh đạo hay những người làm marketing ngồi xuống để lập chiến lược cho một chiến dịch PR thành công, họ thường hình dung ra một viễn cảnh tốt nhất cho doanh nghiệp của họ.

PR là gì?

PR là từ viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng, PR đề cập đến các hoạt động truyền thông chiến lược từ một tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu…) tới công chúng (khách hàng, người đọc, người dân…) nhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.

Có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ, thuật ngữ PR đã bắt đầu với rất nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau trước khi đi đến khái niệm cuối cùng như ở trên vào năm 2012 do Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ (PRSA) bình chọn.

Góc nhìn nào của câu chuyện sẽ định vị họ trong những vị trí tốt nhất, bao nhiêu khách hàng sẽ chuyển đổi sau những chương trình truyền thông và kết quả là họ sẽ có được niềm tin nào từ đối tượng mục tiêu.

Có một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của các chiến dịch PR và kế hoạch chi tiết đó được thể hiện rõ ràng trong các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể xem.

Sau đây là vài ví dụ về các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể học hỏi.

Mỗi chiến dịch này thành công vì những lý do khác nhau nhưng điều cốt lõi của nó là tính tương đối, sức ảnh hưởng và khả năng giải quyết vấn đề.

Những thành công này có thể khơi dậy những ý tưởng liên quan đến công việc kinh doanh trong quá trình lập chiến lược của riêng bạn.

1. Gây ‘sốc’ với một thông điệp chân thành.

Khi công ty xà phòng Dove quyết định rằng họ muốn xây dựng thương hiệu của mình dựa trên tình yêu bản thân và sự tự tin, họ đã tạo ra một chiến dịch mang tên “Real Beauty” (Vẻ đẹp thực sự).

Đầu tiên của chiến dịch là một đoạn quảng cáo ngắn cho thấy nhận thức về cái đẹp hiện đang bị bóp méo như thế nào.

Một người phụ nữ “bình thường” bước vào studio, làm tóc và trang điểm và sau đó bức ảnh của cô ấy được chỉnh sửa một cách ‘ngoạn mục’ trước khi nó được đưa lên bảng quảng cáo.

Video này của Dove đánh vào rất nhiều điểm: giá trị gây sốc, sự thật ‘chưa từng hé hộ’ và một thông điệp mạnh mẽ là “hãy đẹp như bạn vốn có, những hình ảnh tiếp thị mà chúng ta thường thấy chỉ là giả mạo”.

Một điều khác biệt ở đây nữa là, thay vì thuê người mẫu để làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của họ hay xuất bản trên các tạp chí lớn, Dove đã thuê những người phụ nữ hết thức ‘bình thường’ để ‘chạy’ cho các chiến dịch của mình qua đó thể hiện sự đồng cảm và chân thành mạnh mẽ từ phía thương hiệu.

Và kết quả là, chiến dịch đã rất thành công. Một báo cáo từ PR Week chia sẻ rằng doanh thu hàng năm của thương hiệu đã tăng gần gấp đôi trong suốt một thập kỷ sau chiến dịch, từ 2,5 tỷ USD lên 4 tỷ USD.

2. Tính kịp thời và giải quyết vấn đề.

Một ví dụ quan trọng cho điều này là Shopping Slot, một doanh nghiệp tập trung tất cả thời gian giao hàng có sẵn của các siêu thị hay cửa hàng ở cùng một nơi, đây là một giải pháp khác biệt khi hầu hết các điểm giao hàng dường như hiếm khi có sẵn và tách rời.

Chiến dịch PR của họ bắt đầu chỉ với một bài báo nhưng đã dẫn đến một sự tăng trưởng ‘ngoài sức tưởng tượng’, 3 triệu người xem website và nửa triệu người dùng.

Điều gì đã làm cho Shopping Slot trở nên đặc biệt như vậy?

Sabrina Stocker, người đồng sáng lập của Shopping Slot và hiện là người sáng lập Two Comma PR, giải thích:

“Ngoài tính hợp thời, chúng tôi còn tạo ra một loạt các động lực mang tính khích lệ (tiền và phần thưởng) cho cộng đồng.

Đối với bản thân những câu chuyện được kể trong các chiến dịch, chúng tôi đã sử dụng các nghiên cứu điển hình thực tế (case study storytelling) và những câu chuyện về cách dịch vụ này đã cải thiện cuộc sống của mọi người – đây thực sự là những câu chuyện mang tính gắn kết cao.”

3. Hài hước và lan truyền với tác động của các nền tảng mạng xã hội.

Giờ đây, các phương tiện truyền thông mạng xã hội đang quyết định điều gì là quan trọng đối với chúng ta với tư cách là ‘một xã hội’, nó nên được coi như là một nguồn tài nguyên để hiển thị các chiến dịch của bạn.

Không có gì lây lan nhanh hơn một thử thách đủ mạnh.

Chắc bạn sẽ nhớ đến thử thách xô nước đá với hashtag #ALS nổi tiếng.

Trước hết, nó rất vui và đủ hài hước khi xem. Không quan trọng là thử thách đó đến từ những người nổi tiếng như Lady Gaga hay chỉ là một người bình thường. Khi nhìn một ai đó bị dội một xô nước lạnh vào người, tất cả đều chỉ là giải trí và tạo ra sự lan truyền.

Tất nhiên, niềm vui đó sẽ trở nên lan truyền nhanh hơn nếu nó được xuất phát từ một mục đích tốt: nâng cao nhận thức về sức khoẻ và tiền cho Hiệp hội ALS (Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên).

Và chiến dịch đã thành công vang dội, chiến dịch đã quyên góp được con số khổng lồ 115 triệu USD cho hiệp hội với hơn 2,4 triệu video trực tuyến được tham gia.

Bài học thành công của chiến dịch PR.

  • Nói điều gì đó đáng nghe.

Nhiều người nghĩ rằng các chiến dịch PR chỉ dành cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thu hút đối tượng mục tiêu dựa trên một thông điệp đủ hấp dẫn thì quảng cáo cũng sẽ chỉ là ‘mục tiêu ngầm’ mà thôi.

Hãy làm điều gì đó về thương hiệu thay vì về bán hàng. Bạn đang đại diện cho điều gì? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của khách hàng mục tiêu của bạn?

Không phải một công ty về xà phòng nào cũng phải suy nghĩ về việc giúp phụ nữ nắm lấy vẻ đẹp thực sự của họ. Nhưng, khi nhìn từ một góc độ giá trị và ý nghĩa. Bạn có thể ‘chạm’ được đến trái tim của khách hàng mục tiêu của mình.

  • Hãy hướng đến khách hàng của bạn.

Thay vì tuyên bố về doanh nghiệp của bạn, hãy dựa vào các khía cạnh của khách hàng để kể chuyện. Ai sẽ được lợi sau chiến dịch đó, là doanh nghiệp của bạn hay cộng đồng?

Xuất phát từ những khía cạnh hỗ trợ xã hội, những chiến dịch PR tốt nhất thế giới đã được chứng tỏ được sự thành công của nó.

Cũng giống như cách Shopping Slot phân bổ lợi nhuận của chiến dịch cho NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) và hashtag #icebucketchallenge dành cho Hiệp hội ALS, mọi người thích ủng hộ những điều gì đó mà họ có thể cảm thấy hài lòng.

  • Mời gọi sự tham gia của xã hội.

Có rất nhiều ý tưởng #challenge thú vị và hài hước mà đội nhóm của bạn có thể ‘brainstom’ – từ những ý tưởng “dám” hài hước đến việc chia sẻ câu chuyện của một người nào đó nhằm mục đích mang lại tiếng cười hoặc nguồn cảm hứng gắn liền với sứ mệnh thương hiệu của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Giải thưởng PR & Communications toàn quốc tại Việt Nam công bố danh sách đơn vị chiến thắng

TP. HỒ CHÍ MINH, Việt Nam, ngày 24/07/2020 /PRNewswire/

PR Newswire, nhà cung cấp phân phối tin tức và truyền thông lan truyền hàng đầu toàn cầu đã công bố những đơn vị chiến thắng Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc tại Việt Nam.

Hơn 100 quan khách, bao gồm các giám đốc điều hành cấp cao, các chuyên gia và doanh nhân truyền thông đã tham dự buổi dạ tiệc và ăn tối tại khách sạn Sofitel Saigon Plaza tại thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi lễ đã ca ngợi một loạt các doanh nghiệp Việt Nam, từ các tổ chức danh tiếng đến các doanh nghiệp độc lập, vì những chiến dịch truyền thông nổi bật và có tác động mạnh mẽ mà họ đã thực hiện trong năm qua.

Ban tổ chức đã nhận được tổng cộng 50 bài dự thi thuộc 9 hạng mục từ các tổ chức và cơ quan thông qua lời kêu gọi đề cử trên toàn quốc tổ chức từ tháng Hai đến tháng Tư.

Các đơn vị chiến thắng bao gồm các thương hiệu trong nước nổi tiếng như hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, công ty công nghệ VNG Corporation và công ty bảo hiểm FWD Việt Nam, cũng như các công ty độc lập như nhà khởi nghiệp công nghệ Yellow Blocks và thương hiệu giày Biti’s.

Các đơn vị chiến thắng bao gồm:

  1. Giải thưởng Truyền thông đa phương tiện:

    FWD Việt Nam:

    Chiến dịch: #sốngđầy2019

  2. Giải thưởng nội dung:

    Le & Brothers

    Chiến dịch: Sabeco – Về nhà ăn Tết

  3. Giải thưởng Truyền thông cho các hoạt động xã hội:

    Tập đoàn T&T

    Chiến dịch: Strong Vietnam

  4. Giải thưởng Chiến dịch PR toàn cầu

    PNJ

    Chiến dịch: PNJ Tình yêu đích thực

  5. Giải thưởng Chiến dịch Quan hệ báo chí:

    Yellow Blocks

    Chiến dịch: Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!

  6. Giải thưởng Truyền thông đột phá:

    Admicro

    Chiến dịch: Beck’stage – Unexpected Rap Fest

  7. Giải thưởng Lan tỏa thương hiệu:

    Biti’s

    Chiến dịch: Chuyển đổi trong 3 năm

  8. Giải thưởng Thương hiệu nội – Tác động ngoại:

    Vietjet Air

    Chiến dịch: Bảo hiểm Sky Covid Care

  9. Giải thưởng Truyền thông nội bộ:

    VNG Corporation

    Chiến dịch: Nơi làm việc tốt nhất ở Việt Nam

Những đơn vị chiến thắng được lựa chọn bởi một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo có uy tín trong ngành và các chuyên gia truyền thông cấp cao.

Hội đồng bao gồm Bobby McGill, Nhà sáng lập và Nhà xuất bản Tạp chí Branding in Asia; Bảo Nguyễn, Chủ tịch Hiệp hội những nhà thực hành PR Việt Nam; Dương Thu Hương, cựu CEO của Tạp chí Forbes Việt Nam; Hoàng Thị Mai Hương, Chủ tịch Publicis Groupe Việt Nam; Tara Munis, Tổng Giám đốc Hiệp hội Truyền thông và Quan hệ Công chúng (Đông Nam Á); và Royce Shih, Phó Chủ tịch Châu Á-Thái Bình Dương, phụ trách Bán hàng và Tiếp thị của PR Newswire.

Bà Lê Mai Anh, Giám đốc quốc gia của PR Newswire tại Việt Nam, đã gửi lời cảm ơn đến những người chiến thắng. Bà phát biểu: “Nắm vững nghệ thuật truyền thông có thể là một thách thức, vì vậy điều quan trọng là làm nổi bật sự chú ý vào sự cống hiến và làm việc chăm chỉ của những người chiến thắng đầy xứng đáng của chúng tôi.

Tôi muốn chúc mừng họ và hy vọng chiến thắng của họ sẽ mở đường cho thành công lớn hơn và truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp”.

Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc 2020 tại Việt Nam đánh dấu chương trình trao giải đầu tiên của PR Newswire ở bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Trong vòng 7 năm qua, công ty đã tổ chức Giải thưởng Truyền thông doanh nghiệp PR Newswire hàng năm, giải thưởng này đã phát triển trở thành một trong những giải thưởng uy tín nhất trong ngành quan hệ công chúng và truyền thông ở Trung Quốc đại lục.

PR Newswire sẽ tiếp tục mở rộng chương trình giải thưởng của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để ghi nhận và tôn vinh những người tiên phong trong lĩnh vực truyền thông năng động của khu vực.

Đơn vị tài trợ Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc PR Newswire 2020 là Gumac, Golden Pen Agency, Sofitel Saigon Plaza, Công ty nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam và Tập đoàn Yeah1.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR

Trong khi quảng cáo và PR đều là các phương thức làm marketing của thương hiệu, giữa chúng lại có những điểm khác nhau mà nhiều bạn hay nhầm lẫn.

khác nhau giữa quảng cáo và pr
10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR – Advertising vs Public Relations

Trong khi quảng cáo và PR (quan hệ công chúng) là hai thuật ngữ rất khác nhau, không ít người lại có những quan điểm sai lầm. Để có thể hiểu rõ bản chất của quảng cáo và PR, bạn có thể xem Quảng cáo là gìPR là gì.

Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác nhau giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).

1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PRViệc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo

Quảng cáoBởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

3. Thời hạn

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

4. Khách hàng khôn ngoan

Quảng cáo: Khách hàng biết ngay khi họ đọc một mẫu quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”

Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.

PRKhi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.

Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin

Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.

PR: Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

6. Trong nhà hay Trên phố

Quảng cáo: Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.

PR: Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết

Quảng cáoBạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.

PRBạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế

Quảng cáoMột số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.

PRTrong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.

Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty.

Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

9. Các sự kiện đặc biệt

Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.

PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết

Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.

PRBạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Kịch bản nào cho ngành truyền thông 2020?

Trong thời gian tới, những người làm trong ngành truyền thông sẽ phải lưu ý đến các xu thế truyền thông chính trên thế giới để từ đó không ngừng thay đổi và phát huy tối đa vai trò của mình.

Các chuyên gia truyền thông hàng đầu trên thế giới vẫn tranh cãi về kịch bản cho các hoạt động truyền thông năm 2020. Gần đây Tập đoàn Cision (NYSE: CISN) tại Mỹ đã cung cấp một bản báo cáo tóm lược năm xu thế chính của truyền thông trong năm nay.

Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng ranh giới giữa các hoạt động tiếp thị và truyền thông đang ngày một phai mờ.

Trên thực tế, mục tiêu của các hoạt động tiếp thị là kích thích nhu cầu, bán hàng tăng doanh số. Mục tiêu của hoạt động truyền thông là tạo được tính nhận biết, gây dựng niềm yêu thích, tin tưởng và trung thành với nhãn hàng.

Nhiều công ty truyền thông hiện nay phần nhiều có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ những đối tượng thiên về làm nội dung quảng cáo và sáng tạo.

Việc nhận biết được thực hiện tốt nhưng không dẫn tới hành vi mua hàng thì cũng giống như biết đến một thương hiệu cà phê ngon nhưng chẳng bao giờ ghé thăm cửa hàng.

Ngược lại, có nhu cầu tiêu dùng nhưng không nhận thức được thương hiệu sản phẩm tin tưởng yêu thích thì cũng giống với việc vào cửa hàng tiện lợi mà không biết sản phẩm nào trên kệ.

Chính vì vậy việc nhận biết một nhãn hiệu sản phẩm, tin tưởng với chất lượng sản phẩm đó, mua và giới thiệu cho người khác là một quá trình không thể tách rời giữa các hoạt động tiếp thị và truyền thông.

Theo báo cáo về truyền thông toàn cầu của USC Annenberg năm 2019, có đến 51% chuyên gia truyền thông cho rằng, sự giao thoa giữa tiếp thị và truyền thông còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong vòng 5 năm tới.

Chính sự giao thoa này sẽ làm cho các tổ chức, doanh nghiệp và các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông quảng cáo (agency) phải không ngừng thay đổi.

Ngay cả khi đó, các “thượng đế tiêu dùng” tại mỗi điểm chạm sẽ không thể phân định rạch ròi những thông tin hay hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động bán hàng hay nhằm mục đích truyền tải một thông điệp nào đó.

Đặc biệt là khi câu chuyện xây dựng nội dung đang ngày càng lên ngôi. Đó cũng là môt thực tế mà nhiều công ty truyền thông hiện nay phần nhiều có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ những đối tượng thiên về làm nội dung quảng cáo và sáng tạo.

ngành truyền thông

Coca-Cola là một ví dụ cho việc áp dụng mô hình IMC cho các chiến dịch quảng cáo của mình.

Mặt khác, việc áp dụng mô hình IMC (truyền thông marketing tích hợp) càng cho thấy vai trò liên quan mật thiết giữa truyền thông và tiếp thị. Có thể thấy những năm qua, mô hình này đã khá phổ biến và có những tác động nhất định về việc chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán, thuyết phục nhằm mục đích có ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi người tiêu dùng (tiến tới hành vi mua hàng).

Chính sự hoạch định truyền thông tiếp thị này cho phép đánh giá vai trò chiến lược của nhiều thành phần khác nhau trong mắt xích truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp… Sự phối hợp có tính chiến lược của các hoạt động truyền thông và tiếp thị ngày càng tỏ ra có giá trị thay vì để chúng hoạt động đơn lẻ, và tự động.

Thứ hai, truyền thông và tiếp thị đều có sự thay đổi lớn trong công cuộc cách mạng số, dẫn đến những động thái thay đổi lớn từ phía doanh nghiệp hay tổ chức.

Khái niệm chức danh Chief Marketing Officer (CMO – giám đốc tiếp thị) dần được các tập đoàn lớn thay thế bằng khái niệm Chief Growth Officer (CGO – giám đốc phát triển) hay Customer/Chief Experience Officer (CXO – giám đốc trải nghiệm).

Điều đó cho thấy vai trò và nhiệm vụ công tác của một giám đốc tiếp thị sẽ rộng hơn, bao gồm nhiều yếu tố hơn và yếu tố tối thượng quan trọng là tạo nên sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Có thể nói nếu như tổ chức có thể tuyển dụng được một vị trí CGO phù hợp thì vị trí đó cũng được coi là vị trí “CEO” thứ hai trong tổ chức.

Có lẽ vì thế mà các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Coca-Cola hay Johnson & Johnson đã là những đơn vị đi tiên phong trong việc tái cấu trúc lại nhân sự theo hướng chuyển dịch này. Xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong năm nay và nhiều năm tới.

Thứ ba, theo khảo sát của Gartner về ngân sách chi dùng tiếp thị năm 2019, có tới 76% nhà tiếp thị hàng đầu cho biết cần số liệu và công cụ đo lường cụ thể để đưa ra các quyết định chính xác.

Giờ đây với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, các công cụ đo lường cho các hoạt động truyền thông và tiếp thị khá rõ ràng, cho thấy việc đo lường đánh giá sau khi thực hiện mỗi chiến dịch có hiệu quả hay không, cần điều chỉnh điều gì và mức độ ảnh hưởng tới đâu.

Khi được hỏi, 28% trong số 1.563 chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông tại Mỹ được khảo sát cho biết, họ cần giải pháp để truy xuất các kết quả đo lường.

Thứ tư, sự lên ngôi của mạng xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đên các hoạt động báo chí truyền thống. Nhiều tòa soạn phải cắt giảm nhân sự, vấn nạn tin giả ngày càng nghiêm trọng.

Điều đó dẫn đến vấn đề mối quan hệ giữa truyền thông và báo chí lung lay. Bên cạnh đó, những người có tầm ảnh hưởng (KOL/ Influencer) cũng góp phần cho bức tranh chung về truyền thông đại chúng này thêm phần hỗn loạn. Vấn đề đạo đức trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông cũng được đưa ra.

Theo một báo cáo của Business Insider, ngân sách dùng cho việc tiếp thị thông qua những người có tầm ảnh hưởng sẽ còn tiếp tục tăng cao, kỳ vọng đạt 15 tỷ USD vào năm 2022.

Bên cạnh đó, khảo sát của USC Annenberg năm 2019 cho thấy, 38% tổng giám đốc tại Mỹ tin rằng cách thức truyền thông hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của họ là thông qua những đối tượng có tầm ảnh hưởng, kế sau mới đến kênh truyền thông chính thống của chính doanh nghiệp (36%), truyền thông qua kênh báo chí truyền thống (14%) và truyền thông trả tiền (12%).

Cuối cùng, một điều rất dễ nhận thấy đối với những người làm nghề truyền thông trong giai đoạn hiện này là tính thích ứng.

Nếu không thể thích ứng với những thay đổi trong công cuộc chuyển đổi số người đó sẽ thất bại. Do vậy, nếu chỉ cho rằng những nhà tiếp thị mới là những người làm việc với các con số, báo cáo hay cần công cụ để đo lường là hoàn toàn phiến diện.

Những người làm truyền thông hiện nay cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng tiếp thị. Họ cần làm việc với các con số và hiểu các số liệu đó như SEO, Google Analytics, CRM hay phần mềm CMS…

Tuy nhiên, dù ở bất cứ giai đoạn nào, không bao giờ quên rằng nền tảng cho các hoạt động truyền thông là câu chuyện dùng nghệ thuật để kể câu chuyện đó bằng tính sáng tạo, sự hài hòa và phù hợp.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips