Skip to main content

Thẻ: TikTok

Sử dụng công cụ để gian lận lượt tương tác trên Facebook và TikTok

PhoneFarm, kết hợp hàng chục điện thoại với nhau, là công cụ đứng sau dịch vụ tăng lượt xem và tương tác trên Facebook và TikTok tại Việt Nam.

Sử dụng công cụ để gian lận lượt tương tác trên Facebook và TikTok
Sử dụng công cụ để gian lận lượt tương tác trên Facebook và TikTok

Với chiếc hộp PhoneFarm “thần thánh” này, người dùng có thể ‘làm đẹp’ bài đăng trên YouTube, TikTok, Facebook hay mạng xã hội bất kỳ chi phí rẻ hơn so với mua quảng cáo trên nền tảng.

PhoneFarm là thiết bị không quá xa lạ, đã xuất hiện ở Trung Quốc từ 2018 với mục đích tăng tương tác mạng xã hội. Tuy nhiên trước đây, “trang trại” điện thoại chứa hàng trăm smartphone và thao tác thủ công. Còn hiện nay, mọi thứ được thu gọn và dễ điều khiển hơn.

Các hộp PhoneFarm thế hệ mới có thiết kế nhỏ gọn, không cần đặt lên giàn như trước. Chúng chỉ tương đương lò vi sóng, bên trong chứa 15-20 smartphone, số lượng tăng lên tùy yêu cầu lắp đặt.

Những điện thoại này được tách màn hình và pin, chỉ còn bo mạch, bất kể thiết bị mới hoặc cũ miễn là hoạt động được. Điều này giúp hạn chế tình trạng cháy nổ do pin, cũng như tiêu tốn năng lượng do hoạt động của màn hình.

Các bo mạch điện thoại được kết nối với một mạch chủ thông qua USB-C hoặc micro-USB nếu là máy cũ, với vai trò vừa cấp nguồn vừa kết nối dữ liệu. Trên mỗi chân cắm có đèn LED báo kết nối thành công hay thất bại. Toàn bộ sẽ được nối với máy tính và điều khiển bằng phần mềm riêng.

Sau khi tạo tài khoản Facebook, TikTok, Instagram… tự động cho điện thoại, phần mềm sẽ kích hoạt số điện thoại cần sử dụng cho chiến dịch, tăng view cho video, “thả” reaction cho nội dung mạng xã hội, bình luận ngẫu nhiên dựa trên các câu soạn sẵn, hay thậm chí seeding – thuật ngữ nói đến hoạt động trò chuyện và để lại bình luận ảo có chủ ý trong bài viết nhằm tạo hiệu ứng, lôi kéo sự quan tâm hoặc gây tranh cãi.

Một hộp PhoneFarm chứa 20 smartphone có giá khoảng 15 triệu đồng nếu dùng bo mạch điện thoại cũ và cấu hình thấp. Giá bán sẽ tăng lên nếu dùng bo mạch mới và điện thoại mới hơn, cao nhất 35 triệu đồng cho mẫu dùng máy cao cấp.

Khi vẫn còn nhiều người xem trọng lượt view, lượt like. Khi một người đăng bài nào cũng có cả nghìn like, nhìn vào sẽ tạo cảm giác tin tưởng, thu hút hơn so với Facebook chỉ có vài chục tương tác, các dịch vụ như PhoneFarm sẽ còn tiếp diễn.

Trên không gian mạng xã hội, PhoneFarm thường xuyên thu hút sự chú ý lớn. Nhiều hội nhóm Facebook trong lĩnh vực này có hơn 200.000 thành viên, với hơn 50 bài viết mỗi ngày. Đa số chủ đề liên quan đến mua bán, kinh nghiệm cài đặt và vận hành box.

Có thể nhận biết lượng tương tác bằng PhoneFarm (hoặc các công cụ ảo khác).

Người dùng có thể dễ dàng nhận biết nội dung được tương tác tự động bằng PhoneFarm nếu nó có lượng tương tác cao bất thường dù nội dung bài đăng không có gì nổi bật, hay một bình luận lặp lại bởi nhiều tài khoản khác nhau. Ngoài ra, khi bấm vào các tài khoản này, không có nội dung nào được chia sẻ trên đó.

Dịch vụ like ảo, view ảo nhiều lần bị Facebook siết trên nền tảng vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và có thể bị khóa tài khoản. Trong khi đó, điều khoản của các nền tảng như YouTube, TikTok cũng cấm sử dụng bot để tăng lượt xem và bình luận.

Tuy nhiên, tương tự Facebook, vấn đề vẫn tồn tại và chưa được xử lý triệt để do các chương trình phần mềm cũng liên tục được cập nhật để qua mặt máy quét.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok là nguồn cấp tin tức phổ biến nhất cho người dùng từ 12-15 tuổi

Không chỉ là mạng xã hội video, TikTok hiện là nguồn cấp tin tức hay nội dung phổ biến nhất cho nhóm người dùng từ 12 đến 15 tuổi.

TikTok là nguồn cấp tin tức phổ biến nhất cho người dùng từ 12-15 tuổi
TikTok là nguồn cấp tin tức phổ biến nhất cho người dùng từ 12-15 tuổi

Theo đó, bỏ qua những yếu tố độc hại của nền tảng, nghiên cứu mới đây cho thấy TikTok đã vượt qua các nền tảng khác như Facebook hay Instagram để trở thành nguồn cấp tin tức phổ biến nhất.

Báo cáo mới nhất của Ofcom (Cơ quan quản lý truyền thông của Anh) về mức tiêu thụ nội dung tin tức (news consumption) ở Vương quốc Anh cho thấy mạng xã hội TikTok là nguồn cung cấp tin tức được sử dụng nhiều nhất trên tất cả các nền tảng dành cho nhóm người dùng thiếu niên từ 12-15 tuổi, tiếp theo là YouTube và Instagram.

Một trong những thứ khiến TikTok trở nên phổ biến và có sức lan truyền cao đó là thuật toán phân phối nội dung trên nền tảng. Thuật toán của TikTok, vốn khác với các mạng xã hội khác như Facebook, tập trung vào việc cá nhân hoá video theo từng sở thích của người dùng, đồng thời chủ động đề xuất các video xu hướng mới mà người dùng có thể thích (dựa trên các tài khoản tương tự).

Nghiên cứu cho thấy rằng đối với trẻ em từ 12-15 tuổi, TikTok hiện là nguồn cấp tin tức được sử dụng nhiều nhất trên tất cả các nền tảng với 28%, tiếp theo là YouTube và Instagram với 25% cho mỗi nền tảng.

Ofcom nhận thấy rằng những người trẻ từ 16 đến 24 tuổi (Gen Z) có khả năng xem tin tức qua mạng xã hội trên điện thoại của họ cao hơn 30% so với Gen X và Gen Y và cũng có nhiều khả năng xem tin tức trực tuyến hơn.

Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi này cũng ít truy cập các trang web tin tức truyền thống hơn (6% so với 26%) khi so sánh với người lớn và có nhiều khả năng truy cập mạng xã hội hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng TikTok với tư cách là một nguồn cấp tin tức đã trở nên phổ biến hơn đối với người lớn, cứ 10 người lớn thì có 1 người sử dụng nó để cập nhật tin tức.

Đối với người lớn, nghiên cứu tiết lộ rằng tin tức truyền hình (TV) là nguồn phổ biến nhất, được sử dụng bởi 70% người trưởng thành ở Vương quốc Anh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Tiki và Sendo hiện chiếm lần lượt 6% và 4% tổng GMV của thương mại điện tử

Hiện thế khó của cả Tiki và Sendo là nguồn lực tài chính và khả năng gia tăng thị phần. Điểm cốt lõi của 2 sàn này là đều tập trung vào người dùng cuối – thị trường vốn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các tay chơi ngoại.

Tiki và Sendo hiện chiếm lần lượt 6% và 4% tổng GMV của thương mại điện tử
Tiki và Sendo hiện chiếm lần lượt 6% và 4% tổng GMV của thương mại điện tử

Theo báo cáo mới đây của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) toàn khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 đã cán mốc 99,5 tỷ USD, với sự đóng góp chính từ thị trường thương mại điện tử Indonesia (chiếm hơn 52% GMV).

Xét chung toàn khu vực, Shopee của SEA Group và Lazada của Alibaba vẫn là 2 cái tên thống trị thị trường thương mại điện tử. Trong năm 2022, Shopee đạt tới 47,9 tỷ USD GMV, gấp đôi đơn vị thứ 2 là Lazada với 20,1 tỷ USD GMV.

Ngoài Shopee và Lazada, Tokopedia của Tập đoàn GoTo cũng đang bám đuổi rất sát với GMV đạt hơn 18 tỷ USD trong năm 2022.

Đáng chú ý, “tay chơi mới” trên thị trường là TikTok Shop được Momentum Works dự báo sẽ sớm chiếm thị phần lớn trong khu vực, nhất là khi nền tảng TikTok chiếm ưu thế trong lĩnh vực mạng xã hội và video ngắn.

Tại Việt Nam, bức tranh thị trường thương mại điện tử không có nhiều khác biệt so với khu vực. Trong khi các sàn ngoại là Shopee và Lazada vẫn vững vàng ở ngôi đầu, thì các công ty trong nước như Tiki và Sendo đang dần đánh mất thị phần.

Cụ thể, theo ước tính của Momentum Works, Tiki và Sendo hiện chỉ chiếm lần lượt 6% và 4%. Điều này trái ngược hoàn toàn so với những thống kê của iPrice Group trong năm 2021, khi lượng truy cập vào sàn Tiki vẫn bám sát Lazada với gần 18 triệu lượt truy cập.

Có giả thuyết cho rằng, cánh cửa đang dần “khép lại” với Tiki và Sendo tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Với việc duy trì được lượng truy cập lớn từ người dùng, nhưng không tạo ra doanh thu khiến các doanh nghiệp này ngày càng đánh mất thị phần (market share) vào tay đối thủ ngoại.

Thực tế, tình hình của các sàn thương mại điện tử nội như Tiki cũng không mấy khả qua. Trong báo cáo của VNG – đơn vị từng đầu tư vào Tiki ghi nhận, giá trị đầu tư của VNG vào Tiki Global đã về 0 tính đến cuối năm 2022.

Trong khi đó, đại diện Sendo từng tiết lộ, nếu chỉ tính vận hành thuần túy, sàn này đã có lãi. Khác với các đối thủ, chiến lược của Sendo từ trước đến nay là tập trung vào khách hàng ở tất cả vùng miền chứ không chỉ thành phố lớn.

Hiện thế khó của cả Tiki và Sendo là nguồn lực tài chính và khả năng gia tăng thị phần. Điểm cốt lõi của 2 sàn này là đều tập trung vào người dùng cuối – thị trường vốn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các tay chơi ngoại.

Một mô hình có thể “xoay chuyển” cục diện này, chính là thương mại điện tử B2B. Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, so sánh với mức khá bé 147 USD của mô hình B2C.

Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.

Mặc dù thị trường e-B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, các giải pháp hậu cần kỹ thuật số và đô thị được triển khai bởi những doanh nghiệp e-B2B đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.

Điển hình như VinShop đang trở thành điểm sáng của thị trường B2B, đánh dấu bước chuyển mình của hàng vạn cửa hàng tạp hóa. Telio – nền tảng thương mại điện tử B2B được VNG đầu tư tới 22,5 triệu USD đã mở rộng tại 26 tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Một ứng cử viên khác là startup Kilo được thành lập vào năm 2020 đã huy động thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A. Trong ngành F&B, Losupply – một dịch vụ mới của Loship cũng hướng tới mảng TMĐT B2B trong việc giao nguyên vật liệu sỉ cho các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng kinh doanh ăn uống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Shoppertainment là chìa khoá để TikTok đua với Shopee hay Lazada

Hơn một năm ra mắt thị trường Việt Nam, TikTok Shop đang tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trên chiến địa thương mại điện tử, tạo ra nhiều dấu ấn so với các đối thủ trong ngành. Đặc biệt là mô hình shoppertainment giúp hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tăng trưởng doanh số.

Shoppertainment là chìa khoá để TikTok đua với Shopee hay Lazada
Shoppertainment là chìa khoá để TikTok đua với Shopee hay Lazada

Tháng 4/2022, mạng xã hội video TikTok bắt đầu triển khai mảng thương mại điện tử (eCommerce) của mình tại Việt Nam với khoảng 50 triệu người dùng.

Khác với sàn thương mại điện tử truyền thống khi người mua tự tìm đến nếu họ có nhu mua sắm một thứ gì đó, TikTok chọn đầu tư vào mô hình kết hợp giữa nhu cầu giải trí và mua sắm bằng thuật ngữ “shoppertainment“.

Ông Shant Oknayan, Giám đốc Kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi của TikTok chia sẻ: “Ngày nay, nhờ vào sự phổ biến của tính sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến như TikTok, ngày càng có người tiêu dùng tham gia vào quá trình đánh giá các thương hiệu, sản phẩm”.

Theo đó, mô hình shoppertainment đánh vào tính giải trí, khả năng quyết định mua hàng bằng cảm xúc của người dùng thông qua các video ngắn được phát trên TikTok. Nói cách khác, sáng tạo nội dung đóng vai trò chính trong việc khiến người xem quyết định chọn mua sản phẩm.

Xu hướng chuyển dịch lên TikTok Shop.

Theo nghiên cứu do Toluna thực hiện tại Đông Nam Á, 81% người dùng TikTok quyết định thực hiện việc mua sắm trực tuyến trong mùa mua sắm năm 2023.

Tại khu vực Đông Nam Á, người dùng đang tìm kiếm những nội dung, video truyền cảm hứng và trải nghiệm mua sắm liền mạch trong mùa Mega Sales kéo dài từ tháng 9 đến cuối năm.

Tương tự, báo cáo của TikTok chỉ ra khả năng người dùng mua sản phẩm mà họ khám phá ngay trên nền tảng cao hơn gấp 1,5 lần so với các sàn thương mại điện tử thông thường.

Khả năng khám phá sản phẩm trên TikTok cũng cao hơn gấp 1,7 lần. Nhờ lợi thế này, TikTok được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Bán hàng nhờ livestream và KOL.

Theo dữ liệu từ YouNet Media, từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, tổng lượng influencer (người có sức ảnh hưởng, trên 20.000 người theo dõi) hoạt động trên nền tảng TikTok đã tăng đến 90,6%, nhảy vọt từ 40.644 lên 77.480 influencers.

Phía YouNet Media đánh giá nhờ lực lượng influencers hùng hậu mà chỉ sau 3 tháng, chiến dịch “7/7 Siêu Sale Livestream” của TikTok Shop đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Theo đó, tính riêng tháng 7/2022, có 53.697 người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội tăng gấp đôi so với tháng 6. Mô hình mua sắm thông qua livestream trên TikTok Shop tiếp tục gặt hái thành công trong 9 tháng tiếp theo.

TikTok Shop chỉ cần tổng cộng 10 tháng để vượt qua Sendo và Tiki để chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam theo bảng xếp hạng YMI của YouNet Media.

Đến tháng 3/2023, tổng lượng người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội đã đạt 321.587 người, nhiều gấp 4,7 lần so với lượng người thảo luận về sàn Tiki.

Lượng người quan tâm tăng vọt giúp TikTok Shop nhanh chóng thu hút một lượng lớn TikTok Seller gia nhập vào nền tảng. Dữ liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 5/2023, lưu lượng truy cập vào trang quản lý gian hàng trên website của TikTok Shop tăng 282%, đạt 4,2 triệu lượt truy cập/tháng (web traffic).

Như vậy, TikTok Shop hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ hai thị trường, sau Shopee.

“Vừa thu hút người tiêu dùng, vừa tăng số lượng nhà sáng tạo nội dung trên sàn, kết quả doanh thu của TikTok Shop nhờ đó cũng đạt những bước nhảy ấn tượng.

Mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) trên nền tảng này đã tăng gấp 11 lần, cùng với đó thì số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần”, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights của Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI, phân tích.

Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Momentum Works chỉ ra rằng, kể từ khi ra mắt vào năm 2021 cho tới nay, TikTok Shop đã tăng GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa) ở khu vực Đông Nam Á từ mốc 600 triệu USD năm 2021 lên 4,4 tỷ USD vào năm ngoái – tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các đối thủ như Shopee của Sea, Lazada của Alibaba và GoTo thuộc Tokopedia.

Hồi giữa tháng 6, CEO TikTok, ông Chou Zi Chew đã tiết lộ công ty này sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới. TikTok sẽ tiếp tục rót nguồn vốn khủng cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, bán hàng liên kết.

“TikTok nhìn thấy cơ hội tăng trưởng tốt tại đây và chúng tôi quyết định sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới”, CEO TikTok tuyên bố.

Tại khu vực Đông Nam Á, TikTok hiện diện ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Khỏa sát mới nhất của TikTok cho biết, 79% doanh nghiệp nói rằng TikTok đã giúp họ chuyển đổi từ các kênh tiếp thị ngoại tuyến sang trực tuyến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok trả cho nhà sáng tạo nội dung bao nhiêu tiền với mỗi 1.000 lượt xem

Các nhà sáng tạo nội dung (content creator) có thể kiếm tiền thông qua các công cụ hỗ trợ của TikTok. Hiện nền tảng này đang trả tiền cho các nhà sáng tạo nội dung thông qua Quỹ TikTok Beta và chương trình quảng cáo TikTok Pulse.

TikTok trả cho nhà sáng tạo nội dung bao nhiêu tiền với mỗi 1.000 lượt xem
TikTok trả cho nhà sáng tạo nội dung bao nhiêu tiền với mỗi 1.000 lượt xem

TikTok cung cấp các công cụ kiếm tiền tích hợp cho các influencer như quỹ người sáng tạo, chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, tính năng tặng quà cho các TikToker phát trực tiếp… Những khoản tiền này sau đó được quy đổi thành tiền và gửi cho các nhà sáng tạo nội dung.

Tuy nhiên, TikTok yêu cầu người sáng tạo phải có một số lượng người theo dõi và lượt xem nhất định để truy cập các tính năng này. Để tham gia quỹ người sáng tạo, các TikToker phải từ 18 tuổi trở lên, có ít nhất 10.000 người theo dõi và đã đạt được ít nhất 100.000 lượt xem video trong 30 ngày gần nhất .

Để nhận doanh thu đăng ký từ TikTok Live, nhà sáng tạo nội dung phải từ 18 tuổi trở lên và có tối thiểu 1.000 người theo dõi. Ngoài ra để có thể nhận được “quà tặng” ảo khi phát trực tiếp, TikToker phả từ 18 tuổi trở lên và có ít nhất 1.000 người theo dõi .

Đối với các khoản thanh toán từ quỹ người sáng tạo của TikTok, TikTok Beta, nhiều yếu tố sẽ được xem xét như lượt xem video, mức độ tương tác, vị trí xem video và tổng số người tham gia chương trình.

Tuy nhiên, một số nhà sáng tạo nội dung chia sẻ rằng họ kiếm được rất ít từ quỹ này. TikToker Alicia Trautwein chia sẻ: “Video của bạn cần phải có cả triệu view mới có thể kiếm được từ 20 – 30 USD”. Cô cũng cho biết, tháng 10/2020, cô được trả 10 USD cho một video có 1,8 triệu view từ quỹ người sáng tạo của TikTok.

TikTok Gaming Content Trends 2023: Xu hướng tiêu thụ nội dung game trên TikTok

TikTok mới đây đã công bố báo cáo Xu hướng tiêu thụ nội dung game trên TikTok (TikTok Gaming Content Trends 2023), những insights có được là nguồn cảm hứng cho các nhà sáng tạo nội dung lẫn marketer trong ngành game (và ngành marketing nói chung).

TikTok Gaming Content Trends 2023: Xu hướng tiêu thụ nội dung game trên TikTok
TikTok Gaming Content Trends 2023: Xu hướng tiêu thụ nội dung game trên TikTok

Khi các nội dung trò chơi hiện đang thu hút hàng nghìn tỷ lượt xem trong ứng dụng mỗi năm, TikTok thông qua báo cáo mới, cung cấp nhiều xu hướng nội dung hiện đang được người dùng yêu thích trên nền tảng, các dự báo mới và hơn thế nữa.

Trước hết, TikTok Gaming Content Trends 2023 đánh giá các yếu tố chính thúc đẩy mức độ tương tác với nội dung trò chơi trong ứng dụng và cách những người làm marketing có thể khai thác những yếu tố này để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo của họ.

  • Nội dung giải trí có thể hành động được.
  • Cần tạo ra nhiều không gian cho sự thoải mái.
  • Hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng.

Tiếp đó, TikTok cũng cung cấp các ví dụ cụ thể về cách thức hoạt động của từng nguyên tắc này, bao gồm các thẻ hashtag có liên quan.

Về tổng thể, Game hay các Trò chơi được cho là một trong những ngành có sức ảnh hưởng đến văn hóa trực tuyến lớn nhất, đặc biệt là với những người trẻ.

Song song với đó là vô số những người có ảnh hưởng đang kết nối với hàng triệu người hâm mộ của họ, đây chính là cơ hội để các thương hiệu hay marketer thông qua người có ảnh hưởng (Influencer) tiếp cận các khách hàng mục tiêu của mình.

Bạn có thể tải xuống TikTok Gaming Content Trends 2023 tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thuật toán của TikTok khiến nhiều nhà sáng tạo nội dung kiệt sức

TikTok có thể giúp nhiều người nổi tiếng nhanh chóng, nhưng không bền vững. Vì vậy, nhiều người phải liên tục đăng tải video mới với hy vọng duy trì được “độ phủ” của mình, và điều này đang khiến không ít người cảm thấy “kiệt sức”.

Thuật toán của TikTok khiến nhiều nhà sáng tạo nội dung kiệt sứcThuật toán của TikTok khiến nhiều nhà sáng tạo nội dung kiệt sứcThuật toán của TikTok khiến nhiều nhà sáng tạo nội dung kiệt sức
Thuật toán của TikTok khiến nhiều nhà sáng tạo nội dung kiệt sức

Sự phổ biến ngày càng tăng của TikTok được thúc đẩy một phần nhờ thuật toán của ứng dụng này, hứa hẹn mang lại sự nổi tiếng nhanh chóng cho những người sáng tạo nội dung, ngay cả khi họ chưa có nhiều người theo dõi.

Điều này khiến nhiều người dùng TikTok có thói quen đăng tải video liên tục, với hy vọng rằng một ngày nào đó video của họ sẽ có mặt trên xu hướng và được nhiều người xem. May mắn hơn, họ có thể kiếm tiền nhờ video của mình.

Tuy nhiên, với khoảng 150 triệu người dùng tại Mỹ dành hơn 90 phút mỗi ngày cho ứng dụng xem video ngắn này, nguồn cấp dữ liệu do AI hỗ trợ của TikTok đang ngày càng trở nên bão hòa.

Hàng triệu nhà sáng tạo nội dung vẫn tiếp tục đăng tải video của họ, nhưng có không ít trong số đó bị flop (không nổi bật như những video cũ). Vì vậy, để tiếp tục thu hút sự chú ý của người theo dõi, họ phải đăng nhiều video hơn nữa với hy vọng sẽ cải thiện tình hình.

Sean Atkins, chủ tịch công ty phân phối nội dung sáng tạo Jellysmack, chia sẻ tại một sự kiện truyền thông mới tổ chức tuần trước: “Bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào không được xây dựng xung quanh cá nhân hoặc thực thể sẽ gặp phải vấn đề này”.

Ông Atkins cũng chỉ ra sự khác biệt giữa TikTok và các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram và Twitch.

Theo đó, trái với TikTok, người dùng Instagram và Twitch phát triển kênh của họ từ việc theo dõi các cá nhân và xây dựng mối quan hệ trực tiếp với người theo dõi.

Đối với những người có ảnh hưởng muốn kiếm tiền từ phương tiện truyền thông mạng xã hội, việc có số lượng người theo dõi lớn là yếu tố cần thiết, giúp họ có thể kiếm các hợp đồng quảng cáo trị giá hàng trăm tới hàng nghìn USD/bài đăng từ nhiều thương hiệu.

Kịch bản đẹp nhất với những người có ảnh hưởng đó là họ có thể hướng người tiêu dùng mua sản phẩm yêu thích nhờ niềm tin vào nhiều video từng đăng trước đó, chứ không phải chỉ nhờ một video duy nhất “vô tình” trở nên phổ biến trên mạng xã hội.

Các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok cho biết sẽ rất khó để một kênh/tài khoản TikTok có thể phát triển bền vững nếu chỉ dựa vào tính lan truyền (Viral).

TikTok vẫn trả khoảng 3 cent/1.000 lượt xem video. Họ cũng có một quỹ riêng để chi trả tiền cho những người có ảnh hưởng nhất định được lựa chọn.

Việc liên tục phải đăng tải các video lên TikTok là điều không dễ với nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh các nền tảng cạnh tranh như YouTube đang xây dựng kế hoạch chi trả nhiều hơn cho người sáng tạo nội dung.

Người dùng TikTok có thể nhanh nổi, nhưng không bền vững. Bạn sẽ khó lòng nhìn thấy video của nhiều người dùng TikTok phổ thông “nổi bật” trở lại. Các video của họ thường sẽ chỉ nổi bật trên xu hướng một vài lần nếu họ không đầu tư theo hướng chuyên nghiệp.

Thuật toán của TikTok dựa trên sở thích người dùng là yếu tố cốt lõi giúp nền tảng này phát triển nhanh chóng, và khiến nhiều đối thủ “ghen tị”. Tuy nhiên, chính thuật toán này cũng đang khiến các nhà sáng tạo nội dung kiệt sức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Subscriber-Only: TikTok mở rộng chương trình kiếm tiền mới

TikTok Subscriber-Only là chương trình nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh thu cho các nhà sáng tạo của TikTok trên nền tảng, trong đó người dùng phải đăng ký (Subscribe) để được xem nội dung (video) từ nhà sáng tạo.

TikTok Subscriber-Only: TikTok mở rộng chương trình kiếm tiền mới
TikTok Subscriber-Only: TikTok mở rộng chương trình kiếm tiền mới

Theo thông báo mới đây từ TikTok, nhiều nhà sáng tạo hơn hiện có thể kiếm thêm thu nhập từ các nội dung độc quyền của họ, người dùng hay người hâm mộ họ có thể trả tiền (Subscriber) để được xem các video.

Tính năng này sẽ được tích hợp sẵn trong gói LIVE Subscriptions mà TikTok đã ra mắt vào năm ngoái, tuy nhiên thời điểm đó chỉ cho phép những người phát trực tiếp (live-streamers) kiếm thêm thu nhập bằng cách chia sẻ các video độc quyền.

Theo giải thích của TikTok:

“Subscriber-Only Videos là những video độc quyền mà chỉ người đăng ký (subscribers) mới có thể xem được. Tính năng mới này giúp nhà sáng tạo có thể thúc đẩy các kết nối có ý nghĩa hơn với cộng đồng người hâm mộ yêu thích của họ.”

Ở thời điểm ban đầu, TikTok chỉ muốn áp dụng tính năng mới này cho những luồng phát trực tiếp (live streaming), tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, ngoài châu Á, các thị trường khác như Mỹ hay châu Âu vẫn chưa thực sự mặn mà với hình thức này, đó là nguyên nhân chính khiến TikTok mở rộng Subscriber-Only Videos ra ngoài các video được phát trực tiếp để hỗ trợ nhà sáng tạo.

Trong một khía cạnh khác, thương mại trực tiếp (Live Commerce) vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển thương mại điện tử của TikTok, hình thức mua sắm này cũng là nguồn doanh thu chính của Douyin, phiên bản của TikTok tại thị trường Trung Quốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Shop: TikTok mở rộng tính năng mua sắm trong ứng dụng

TikTok vừa giới thiệu tính năng mới có trong TikTok Shop, tuỳ chọn thương mại điện tử của TikTok, cho phép nhà bán hàng hiển thị sản phẩm và chuyển đổi trong luồng (in-stream conversion).

TikTok Shop: TikTok mở rộng tính năng mua sắm mới
TikTok Shop: TikTok mở rộng tính năng mua sắm mới

Sau quá trình thử nghiệm với một số nhà bán lẻ được chọn tại Mỹ, TikTok hiện đang mở rộng quyền truy cập vào tùy chọn thương mại điện tử mới trong TikTok Shop, nhà bán hàng giờ đây có thể hiển thị sản phẩm và chuyển đổi ngay trong luồng (in-stream conversion), quá trình mua sắm trong ứng dụng giờ đây trở nên đơn giản hơn nhiều.

Thay vì như trước đây, người dùng sẽ được chuyển đến nền tảng (website) của bên thứ ba (của người bán hàng) để thực hiện chuyển đổi (mua hàng), giờ đây, người dùng có thể thực hiện toàn bộ hoạt động mua sắm ngay trong ứng dụng.

Tính năng mới hiện đã có sẵn cho những nhà bán hàng trên TikTok (TikTok Seller) ở một số thị trường châu Á. Và giờ đây, nhiều doanh nghiệp ở nhiều khu vực hơn có thể đăng ký tham gia chương trình này.

Theo TikTok:

“Chúng tôi rất vui mừng khi được giới thiệu về TikTok Shop – một tuỳ chọn thương mại mới cho phép người bán thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu và bán hàng trực tiếp trên TikTok.

Với những tính năng mới, chúng tôi hy vọng quá trình mua sắm sẽ trở nên thuận tiện hơn cho người dùng, và tất nhiên, người bán hàng cũng sẽ hưởng lợi nhiều từ điều này.”

Khi mua sắm trong luồng (in-stream shopping) hiện đang là hình thức mua sắm ưu tiên hàng đầu tại thị trường “quê nhà” Trung Quốc, TikTok dường như đang cố gắng để đưa tính năng này tiếp cận rộng hơn đến người dùng của mình trong ứng dụng.

Ở một khía cạnh khác, TikTok mới đây cũng đã ra mắt tính năng giới thiệu sản phẩm trong ứng dụng được gọi là ‘Trendy Beat‘, nơi sẽ trưng bày tất cả các sản phẩm do chính TikTok sản xuất, Trendy Beat là một cách thức khác nữa để TikTok cạnh tranh với những nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) đang phát triển nhanh như Shein và Temu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance cho biết sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á trong vài năm tới để mở rộng thị trường. Sự phát triển diễn ra trong bối cảnh toàn cầu tăng cường giám sát an ninh dữ liệu.

TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường
TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường

Đông Nam Á là khu vực đông dân với 630 triệu người. Trong đó, khoảng một nửa trong số đó dưới 30 tuổi, độ tuổi mục tiêu của TikTok thuộc sở hữu của ByteDance.

Đông Nam Á cũng là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok về số lượng người dùng, tạo ra hơn 325 triệu lượng truy cập ứng dụng mỗi tháng.

Trong khi nền tảng có trụ sở tại Shenzen này tiếp tục cạnh tranh để chuyển lượng người dùng khổng lồ của mình thành nguồn doanh thu thương mại điện tử (eCommerce) thì doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Shopee của Sea, Lazada của Alibaba và Tokopedia của GoTo.

ĐÔNG NAM Á LÀ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CỦA TIKTOK.

Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết tại một diễn đàn được tổ chức ở Jakarta để nêu bật tác động kinh tế và xã hội của ứng dụng trong khu vực “Chúng tôi sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và Đông Nam Á trong vài năm tới để mở rộng thị trường”.

TikTok không chỉ là một nền tảng truyền thông mạng xã hội, ứng dụng cũng đã phát triển để trở thành một “marketplace” đầy hứa hẹn.

Chỉ riêng với hai triệu nhà cung cấp nhỏ ở Indonesia, ứng dụng này đã đa dạng hóa nội dung và mở rộng ra ngoài quảng cáo sang ngành thương mại điện tử.

TikTok không cung cấp bảng phân tích chi tiết về cách họ dự định chi tiêu các khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, công ty chia sẻ rằng họ sẽ đầu tư vào đào tạo, quảng cáo và hỗ trợ các nhà cung cấp nhỏ muốn tham gia nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop của mình.

Chew cho biết nội dung trên nền tảng của họ đang trở nên đa dạng hơn khi có thêm nhiều người dùng hơn và mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử, cho phép người tiêu dùng mua hàng thông qua các liên kết trên ứng dụng trong khi phát trực tiếp (streaming).

Ông nói thêm, TikTok có 8.000 nhân viên ở Đông Nam Á và hai triệu nhà cung cấp nhỏ bán sản phẩm của họ trên nền tảng của họ ở Indonesia – nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, các giao dịch thương mại điện tử trên khắp Đông Nam Á đạt gần 100 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó Indonesia chiếm 52 tỷ USD.

TikTok đã tạo ra 4,4 tỷ USD giao dịch trên khắp Đông Nam Á vào năm ngoái, tăng từ 600 triệu USD vào năm 2021. Tuy nhiên những con số này vẫn kém xa doanh số bán hàng hóa (GMV) trong khu vực của Shopee 48 tỷ USD vào năm 2022, theo Momentum Works.

MỐI QUAN TÂM VỀ BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ LỆNH CẤM ỨNG DỤNG

Bất chấp những thành công tại Đông Nam Á, kế hoạch đầu tư được đưa ra khi công ty tiếp tục phải đối mặt với sự giám sát từ các chính phủ và cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Họ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng này để thu thập dữ liệu người dùng nhằm thúc đẩy lợi ích của mình.

Vào tháng 5, Montana đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ cấm TikTok. Các nhà khai thác di động, nhà mạng và chủ cửa hàng ứng dụng sẽ có nguy cơ bị phạt hàng ngày vì vi phạm các quy tắc sử dụng TikTok ở Montana. TikTok hiện đang kiện Montana để hủy bỏ lệnh cấm.

Các quốc gia bao gồm Anh và New Zealand đã cấm ứng dụng này trên điện thoại của chính phủ. Ngoài ra, vào năm 2020, Ấn Độ cũng đã cấm ứng dụng này với lý do lo ngại về bảo mật dữ liệu.

TikTok đã phủ nhận rằng họ đã từng chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và cho biết công ty sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu, theo tờ báo Reuters đã đưa tin trước đây.

Ứng dụng đã không phải đối mặt với lệnh cấm lớn của chính phủ ở Đông Nam Á. Nhưng ứng dụng vẫn được chính phủ xem xét xem xét kỹ lưỡng về nội dung được đưa lên.

Indonesia đã đưa ra một trong những thách thức chính sách toàn cầu lớn đầu tiên vào năm 2018 sau khi chính quyền cấm TikTok trong một thời gian ngắn vì các bài đăng mà họ cho là có “nội dung dành cho người lớn, nội dung không phù hợp và báng bổ”.

Tại Việt Nam, các nhà quản lý cho biết họ sẽ điều tra các hoạt động của TikTok tại quốc gia vì nội dung “độc hại” trên nền tảng này gây ra mối đe dọa đối với độ tuổi tuổi trẻ, văn hóa và truyền thống của đất nước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo Startup mới này

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi này được thừa hưởng nhiều giá trị từ Pinduoduo thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ.

Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo startup này
Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo startup này

Trong chưa đầy 4 tháng, từ 11/12/2022 đến 4/3/2023, một startup đến từ Trung Quốc là Temu đã thu hút 11,2 triệu người dùng hoạt động. Hiện Temu là ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất ở Mỹ, trên cả App Store và Google Play.

Tổng giá trị hàng hoá giao dịch (Gross Merchandise Volume) hàng tháng của Temu tăng mạnh từ 3 triệu USD vào tháng 9/2022 lên tới 192 triệu USD vào tháng 1/2023, theo YipitData.

Chỉ trong thời gian ngắn, Temu nổi lên như là đối thủ lớn của các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada, Shein và cả TikTok Shop.

Theo Tech in Asia, nhà bán hàng xuyên biên giới trên Temu ước tính giá trị đơn hàng trung bình trên ứng dụng này rơi vào khoảng 30 USD, trong khi giá trị mặt hàng trung bình thấp hơn 5 USD.

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi được thừa hưởng nhiều “chất xám” từ Pinduoduo – công ty cùng trực thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn Nasdaq, Mỹ.

Điều khiến Temu gây ấn tượng chính là chiến lược giá rẻ đến kinh ngạc. Một bộ đồ bơi nữ được bán trên Temu chỉ có giá 6,5 USD, một cặp tai nghe không dây giá 8,5 USD hay một chiếc dao cạo lông mày được bán với giá 0,9 USD.

Ngoài các chiến lược giảm giá, Temu cũng có thể có lợi thế từ “mối quan hệ hiện có với các nhà sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc chưa mở rộng sang Mỹ”.

Mô hình mà Temu theo đuổi được gọi là mô hình ký gửi, đòi hỏi ít yêu cầu hơn về vốn lưu động hoặc rủi ro hàng tồn kho.

Chẳng hạn người bán hàng, hoặc nhà sản xuất chỉ cần đưa ra một mức giá, sau đó chuyển hàng đến kho của công ty. Temu sẽ xử lý mọi khâu còn lại và thu lời từ chênh lệch giá giữa giá thu được từ người dùng và giá mà nhà bán hàng công bố.

Để làm được điều này, startup Trung Quốc đã làm chủ được mô hình C2M (consumer-to-manufacturer), tức mô hình sản xuất hướng tới người tiêu dùng và loạt bỏ phí trung gian, “mang số lượng lớn đơn hàng trực tiếp đến các nhà sản xuất”.

Hiện cả Lazada và TikTok đã công bố mô hình ký gửi học theo Temu lần lượt trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, Shopee được cho là cũng đang lên kế hoạch để ra mắt mô hình ký gửi của riêng mình.

Tất nhiên, việc ký gửi không phải là không có hạn chế. Vấn đề đầu tiên là các sàn thương mại điện tử cần phải đáp ứng được số lượng đơn hàng từ nhà sản xuất để có được mức giá tốt. Điều này khác với việc trước đây Lazada, hay Shopee chỉ là nơi bày bán.

Bên cạnh đó, nếu muốn hướng tới mô hình kí gửi, các sản thương mại điện tử cũng phải thực hiện nhiều khâu hơn, bao gồm marketing sản phẩm, chăm sóc khách hàng – vốn tiêu tốn nhiều nhân lực và yếu tố tài chính.

Trước đó, Shopee, Lazada từng muốn sao chép công thức kinh doanh của Shein nhưng đã không thành công. Lý do đến từ việc chuyển đổi sang mô hình không có lợi sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thêm vào đó, dù mô hình ký gửi là hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhưng một khi các startup như Temu đạt được quy mô đơn hàng đủ lớn, thì các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ bị siết chặt, thậm chí là “ép” giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Nhiều vấn đề liên quan đến dịch vụ cho thuê tài khoản quảng cáo trên TikTok

Để không mất 10,8% thuế, điều kiện là không được yêu cầu xuất hóa đơn, không kê khai thuế. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thuê tài khoản quảng cáo TikTok từ các Agency.

Nhiều vấn đề liên quan đến dịch vụ cho thuê tài khoản quảng cáo trên TikTok
Nhiều vấn đề liên quan đến dịch vụ cho thuê tài khoản quảng cáo trên TikTok

Dù chỉ ra mắt hơn 1 năm nhưng mảng thương mại điện tử của TikTok là TikTok Shop tại Việt Nam đã ghi nhận tổng giá trị hàng hóa trao đổi (GMV) lên đến hơn 300 triệu USD, lọt nhóm những sàn có thị phần lớn nhất. Sức tăng trưởng này kéo theo sự dịch chuyển của dòng tiền quảng cáo trực tuyến lên TikTok – để tận dụng cơ hội kinh doanh.

Nhưng từ đó cũng đã xuất hiện nhiều vấn đề. Trong hơn 1 tháng qua, nhóm phóng viên của VTVMoney đã thâm nhập, điều tra các dấu hiệu sai phạm về thuế liên quan đến hoạt động quảng cáo trực tuyến trên TikTok.

Bắt đầu từ cái gọi là “dịch vụ cho thuê tài khoản quảng cáo miễn thuế” mà các agency – tức là các agency mua quảng cáo lớn tại Việt Nam của TikTok công khai mời chào trên thị trường trong hơn 1 năm qua.

Để một quảng cáo đến được tay lướt video của người dùng… doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam phải trả tiền cho pháp nhân của TikTok tại Singapore. Có thể mua trực tiếp từ TikTok hoặc qua các doanh nghiệp làm agency trung gian tại Việt Nam.

Theo quy định từ đầu năm 2022, tổ chức có đăng ký thuế sẽ chịu trách nhiệm kê khai nộp thuế. Còn không phải là tổ chức đã đăng ký, bên mua sẽ trả thêm 10,8% tiền thuế cho TikTok thu hộ để nộp lại cho Nhà nước.

Các agency quảng cáo đánh vào tâm lý không muốn mất khoản thuế này để mở dịch vụ “cho thuê tài khoản với thuế suất 0%”.

“Còn nhiều tài khoản quảng cáo TikTok trả sau đã xác minh thuế. Bao giá thị trường!”, “Cấp tài khoản agency tiền USD và VND thuế 0% siêu khỏe. Nhân nhóm quảng cáo thoải mái”… một số quảng cáo cho hay.

Trong vai doanh nghiệp có nhu cầu thuê tài khoản agency, phóng viên được các đối tác chính thức của TikTok chào mời những lợi ích mà nếu chỉ quan tâm đến lợi nhuận, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh khó mà lắc đầu.

“Sẽ không phải chịu thuế, không mất chi phí thuê, được support mà còn được thêm phần repaid. Tất cả thị trường đều chơi như vậy hết mà”, nhân viên của một agency cho biết.

Tuy nhiên để không mất 10,8% thuế, điều kiện là không được yêu cầu xuất hóa đơn, không kê khai thuế. Để thuận lợi làm việc này, agency tư vấn chỉ nên thanh toán qua tài khoản cá nhân.

Đại diện một agency lớn của TikTok tiết lộ, hiện tại theo từng quý, phía TikTok sẽ căn cứ vào tổng giá trị tiền mua quảng cáo trên tài khoản của agency, để tự động hoàn trả lại 5% để agency thực hiện thay nghĩa vụ thuế nhà thầu. Còn việc các agency có kê khai và đóng thuế thay hay không thì phụ thuộc hoàn toàn vào tự giác của các agency.

Thêm vào đó, TikTok có chính sách chi chiết khấu, do đó agency càng mở rộng dịch vụ cho thuê tài khoản, thì càng có lợi.

“Phần thuế này họ đã hỗ trợ, họ gửi lại số tiền cho mình để mình đóng thay. Nhưng một số đơn vị không báo đầu vào nên đầu ra họ cũng không xuất hóa đơn VAT.

Họ vừa sẽ nhận được số tiền hỗ trợ này, vừa không khai báo thuế nữa thì họ sẽ tăng được lợi nhuận. Họ dùng phần được hỗ trợ thuế này để chiết khấu lại và tặng cho khách hàng”, đại diện một agency quảng cáo lớn của TikTok tại Việt Nam cho biết.

Theo giới luật sư, hoạt động của các agency quảng cáo nhằm khai thác kinh doanh tại Việt Nam của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài là TikTok, do đó phải tuân thủ pháp luật về thuế nhà thầu. Nếu cố tình không kê khai, ẩn đi số doanh thu sẽ làm thất thu thuế.

Trong trường hợp các agency ẩn đi nguồn doanh thu, thì đương nhiên chúng ta sẽ bị thất thu một nguồn thuế lớn. Nếu chào mời theo kiểu dịch vụ, tiến hành hàng loạt thì mức độ nghiêm trọng còn tăng lên rất nhiều”, Luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc Công ty Luật Basico cho biết.

Một số agency quảng cáo cho biết sau khi dịch vụ cho thuê tài khoản nở rộ, hiện tại có đến 50% khách hàng có chi tiêu lớn đều yêu cầu agency cung cấp dịch vụ này.

Theo thông tin được công bố trên website chính thức của mạng xã hội TikTok, chỉ tính riêng một agency lớn tại Việt Nam số dư có trong tài khoản quảng cáo đã lên đến 3,5 triệu USD/quý. Với cách mời chào cho thuê tài khoản kiểu miễn thuế như vậy, thì có bao nhiêu trong dòng tiền triệu đô này thực hiện đúng nghĩa vụ thuế?

Xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.

Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh từ VTV, cơ quan này đã rà soát danh sách của các tổ chức trong nước được ủy quyền kê khai thuế thay TikTok, ngành thuế có đầy đủ công cụ để quản lý thuế đối với các đơn vị này. Tổng Cục Thuế sẽ có biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.

“Đối với tổ chức cá nhân mà được ủy quyền từ các nhà cung cấp nước ngoài như đã nêu thì chúng tôi tiếp tục rà soát nghĩa vụ kê khai và đánh giá giữa doanh thu và nghĩa vụ nếu không phù hợp thì chúng tôi sẽ áp dụng các chế tài quản lý phù hợp và yêu cầu thực hiện kê khai đúng và đủ đối với Nhà nước”, ông Nguyễn Bằng Thắng – Cục trưởng Cục thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết.

TikTok: Đóng thuế hay không thuộc về trách nhiệm của bản thân người đóng thuế và cơ quan quản lý.

Về phía TikTok, nhóm phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với đại diện của hãng này tại Việt Nam để làm rõ trách nhiệm của hãng công nghệ trong vụ việc này. Cũng như các hướng xử lý, giải pháp để chống thất thu thuế hiệu quả hơn.

Nói về khoản 5% tổng giá trị mua quảng cáo hoàn lại cho các agency theo từng quý… Đại diện TikTok Việt Nam cho rằng phần này không được hoàn lại bằng tiền mặt, mà dưới dạng hàng hóa – hiểu nôm na là các voucher mã giảm giá trên hệ thống mua quảng cáo, và không liên quan đến thuế.

Tuy nhiên đây là một quyền lợi mà nếu agency mua càng nhiều quảng cáo sẽ được hưởng càng lớn. Do đó, TikTok sẽ chấm dứt hỗ trợ khoản này nếu agency sai phạm.

“Với một số đối tác, agency, TikTok có chính sách tặng thêm 5% “added credit”. Nó là hàng hóa, không phải là tiền và không liên quan đến thuế.

Nếu các đối tác không tuần thủ chính sách của TikTok thì TikTok có quyền đòi lại và chấm dứt các hoạt động hỗ trợ như thế”, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Chính sách, TikTok Việt Nam cho biết.

Vị đại diện TikTok cũng cho rằng nếu có sai phạm về thuế, các đối tác mua quảng cáo là bên chịu trách nhiệm vì đã quy định trong hợp đồng hợp tác. Do đó, hãng công nghệ này không có nghĩa vụ kiểm tra, quản lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tác.

“Đóng thuế hay không thuộc về trách nhiệm của bản thân người đóng thuế và cơ quan quản lý Nhà nước. TikTok không kiểm soát được các hành vi vi phạm thuế hay không của đối tác và không có khả năng làm việc đấy”, ông Thanh nhấn mạnh.

Tháng 3 năm ngoái, Tổng cục Thuế đã đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho Nhà cung cấp nước ngoài để kê khai nộp thuế trực tiếp.

Lũy kế đến nay, hơn 50 hãng công nghệ ngoại đã nộp hơn 7.300 tỷ đồng, trong đó có pháp nhân TikTok tại Singapore. Con số này được đánh giá vẫn rất khiêm tốn so với quy mô giao dịch thực tế.

Một số chuyên gia kiến nghị, ngoài việc tiếp tục các giải pháp thanh kiểm tra, chống thất thu thuế, cơ quan thuế cần đẩy mạnh đầu tư vào các nền tảng công nghệ tự động theo dõi dòng doanh thu từ dịch vụ nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã ban hành Chỉ thị số 18 với chỉ đạo toàn diện về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu lớn phục vụ phát triển thương mại điện tử (ecommerce). Với sự phối hợp từ các Bộ Công thương, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước, Tổng Cục Thuế cho biết thời gian tới sẽ có thêm cơ sở dữ liệu để quản lý thuế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | Theo VTV

TikTok Script Generator: Công cụ AI tạo nội dung mới của TikTok

Theo thông báo mới đây từ TikTok, công cụ tạo nội dung được hỗ trợ bởi AI Script Generator sẽ cho phép thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung xây dựng nội dung cho video của TikTok.

TikTok Script Generator: Công cụ AI tạo nội mới của TikTok
TikTok Script Generator: Công cụ AI tạo nội mới của TikTok

Thông qua Script Generator hiện đã có sẵn trong TikTok Creative Center, các thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung trên TikTok có thể tìm thấy các ý tưởng xây dựng nội dung hay kịch bản cho các video ngắn trên TikTok.

Bằng cách nhập vào công cụ các thông tin đầu vào như ngành kinh doanh, tên sản phẩm, mô tả mặt hàng hay bất kỳ từ khóa nào khác có liên quan nào mà bạn muốn, công cụ sau đó sẽ tạo ra các kịch bản video tương ứng, bao gồm cả nút CTA (lời kêu gọi hành động), hay các tín hiệu âm thanh và hình ảnh khác.

Theo giải thích của TikTok:

“…chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời hứa hoặc sự đảm bảo nào về những nội dung do Script Generator tạo ra.

Bạn sẽ là người quyết định liệu có nên sử dụng và/hoặc xuất bản những nội dung được hỗ trợ bởi các công cụ AI tương tự hay không, hay các mẫu quảng cáo có nên dùng nội dung do AI viết hay không.

Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung nào được tạo bằng TikTok Script Generator, bao gồm cả việc đảm bảo rằng các nội dung đó là chính xác và tuân thủ các điều luật và quy định hiện hành, đồng thời những nội dung này cũng không được TikTok chứng thực, tài trợ hoặc phê duyệt.”

TikTok cũng cho biết rằng hệ thống Script Generator được hỗ trợ bởi AI của họ được xây dựng thông qua nhà cung cấp bên thứ ba, vì vậy mọi thứ đầu vào bạn cung cấp sẽ được chuyển qua nền tảng đó.

Cũng tương tự như ChatGPT hay hầu hết các công cụ xây dựng nội dung bằng AI khác, TikTok Script Generator nên được sử dụng như là công cụ hỗ trợ xây dựng (ý tưởng) hơn là chính xác những gì mà bạn cung cấp cho người dùng (vì tính xác thực của nó).

Để thử nghiệm công cụ mới này, bạn cần đăng nhập TikTok for Business để sử dụng TikTok Creative Center, Script Generator hiện đã có sẵn ở đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Open Applications: Giải pháp kết nối giữa thương hiệu với nhà sáng tạo

TikTok vừa thông báo ra mắt TikTok Open Applications, giải pháp kết nối giữa thương hiệu với các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok.

TikTok Open Applications
TikTok Open Applications: Giải pháp kết nối giữa thương hiệu với nhà sáng tạo

Theo đó, TikTok hiện đã bổ sung thêm một giải pháp mới được gọi là Open Applications cho phép các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng kết nối hiệu quả hơn với các thương hiệu. Thương hiệu có thể chia sẻ hay mô tả về các chiến dịch sắp tới của họ và các nhà sáng tạo quan tâm sẽ phản hồi lại các yêu cầu đó.

Vốn được thử nghiệm từ tháng 2 với một số ít người dùng, Open Applications hiện đã được mở rộng đến nhiều người dùng hơn.

Theo giải thích của TikTok:

“Mỗi Open Applications bao gồm một đoạn giới thiệu ngắn (Pitch) hoặc những mô tả liên quan đến các chiến dịch mà thương hiệu sắp triển khai, ví dụ như các video TikTok có liên quan mà thương hiệu đã từng xây dựng, thông tin liên hệ với thương hiệu hoặc mức ngân sách mà doanh nghiệp dự kiến sẽ chi tiêu cho chiến dịch.

Bằng cách cho phép các nhà sáng tạo TikTok hiểu nhiều hơn về chiến dịch, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tìm thấy các nhà sáng tạo phù hợp, những người hiện sở hữu nhiều tài năng chuyên biệt hay đơn giản là đã có nhiều kết nối với thương hiệu.”

Thương hiệu sau đó sẽ nhận được tất cả các phản hồi từ nhà sáng tạo trực tiếp trong ứng dụng (như hình bên dưới).

“Để giúp thương hiệu tìm ra những nhà sáng tạo phù hợp nhất một cách nhanh nhất, Open Applications cũng sẽ bao gồm các bộ lọc và câu hỏi sàng lọc khác nhau.”

Bạn có thể lựa chọn các nhà sáng tạo tiềm năng theo nhân khẩu học, số lượng người theo dõi, vị trí, mối quan hệ với thương hiệu, hay các trải nghiệm có liên quan khác, v.v.

Để sử dụng giải pháp mới này, trước tiên các thương hiệu cần xác minh tài khoản TikTok Creator Marketplace, sau đó tạo chiến dịch Open Applications.

Bạn có thể xem chi tiết về tính năng mới tại: Open Applications.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok đặt tham vọng 20 tỷ USD GMV với TikTok Shop trong 2023

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ rằng ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần quy mô tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trên toàn cầu của TikTok Shop, lên mức 20 tỷ USD riêng trong năm 2023. Vào 2022, chỉ số GMV của nền tảng đạt 4,4 tỷ USD chỉ sau một năm ra mắt.

TikTok đặt tham vọng 20 tỷ USD GMV với TikTok Shop
TikTok đặt tham vọng 20 tỷ USD GMV với TikTok Shop

Với thuật toán cuốn người xem vào những video như vô tận, TikTok Shop đang cho thấy mình có khả năng vượt đối thủ ở mảng thương mại điện tử.

Mới ra mắt năm 2021 nhưng TikTok Shop nhanh chóng nhận được sự chú ý lớn. Với thuật toán lan truyền và giữ chân người dùng của TikTok, ngày càng nhiều người bị cuốn vào các video và những buổi livestream (phát trực tiếp) mà họ không thể rời mắt.

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ rằng ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đặt mục tiêu tăng gấp bốn lần quy mô tổng giá trị hàng hóa giao dịch (Gross Merchandise Volume) trên toàn cầu của TikTok Shop, lên mức 20 tỷ USD riêng trong năm nay. Năm ngoái, chỉ số GMV của nền tảng đạt 4,4 tỷ USD chỉ sau 1 năm ra mắt.

Theo nguồn tin, TikTok đang đặt cược nhiều nhất vào thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Indonesia – nơi những người có ảnh hưởng (Influencer) trên nền tảng bán mọi thứ từ quần áo đến son môi trong các buổi livestream.

Mỹ và châu Âu cũng đang là những nơi TikTok nhắm tới, dù thị phần dự kiến chiếm phần rất nhỏ trong mục tiêu 20 tỷ USD.

Nếu triển khai TikTok Shop ở Mỹ, đây có thể là nơi nền tảng này gặp khó khăn nhất dù đang có 150 triệu người dùng hàng tháng.

Nền tảng đứng trước nguy cơ bị cấm hoặc bị giới hạn ở một số bang. Chính quyền Mỹ cũng cân nhắc loại bỏ mạng video ngắn này do lo ngại “đe dọa an ninh quốc gia” – điều mà công ty Trung Quốc nhiều lần phản đối.

ByteDance thành lập cách đây hơn một thập kỷ và nhanh chóng phát triển thành đế chế Internet trị giá 200 tỷ USD nhờ mạng xã hội TikTok và Douyin, trong đó TikTok dành cho thị trường quốc tế và Douyin cho riêng Trung Quốc.

Mô hình bán hàng trên nền tảng cũng đã được triển khai trên Douyin trước đó và thu về nhiều thành công tại quê nhà.

Với khả năng “kết hợp giải trí với mua hàng chớp nhoáng”, TikTok Shop cho phép người dùng chọn mua nhanh chóng món hàng mình thích qua việc cuộn vô số video ngắn và phát trực tiếp trên ứng dụng.

Tính năng này được đánh giá là thuận tiện hơn nhiều so với Shopee của Sea Limited hay Amazon nhờ vào cơ sở dữ liệu rộng lớn và thuật toán đề xuất tối ưu, dù các nền tảng kể trên cũng có tính năng phát trực tiếp.

Hiện TikTok vẫn là mạng xã hội gây nghiện nhiều nhất. Theo Data.ai, trung bình mỗi tháng tại Mỹ năm ngoái, người dùng bỏ ra 28,7 tiếng để lướt TikTok, cao hơn mức 22,8 tiếng năm 2021. Trong khi đó, chỉ số của Facebook là 15,5 tiếng (2022) và 16,8 tiếng (2021).

Do mới ra đời hai năm, TikTok Shop chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu 80 tỷ USD của ByteDance năm ngoái. Chỉ số GMV của nền tảng cũng thấp hơn nhiều so với mức 73,5 tỷ USD của Sea Limited.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, TikTok Shop nếu thành công có thể giúp ByteDance chứng minh mô hình bán hàng qua video ngắn đang trở nên phù hợp hơn với người dùng. Thậm chí, hình thức này có thể sớm đuổi kịp và vượt qua thói quen mua sắm trực tuyến truyền thống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Series: Người dùng TikTok phải trả phí để xem nội dung

TikTok vừa thông báo mở rộng tính năng có tên gọi là TikTok Series tới nhiều nhà sáng tạo hơn, người dùng TikTok theo đó phải trả phí để xem các nội dung độc quyền từ nhà sáng tạo.

TikTok Series
TikTok Series: Người dùng TikTok phải trả phí để xem nội dung độc quyền từ nhà sáng tạo

Với tên gọi là “TikTok Series”, lần đầu tiên được TikTok công bố vào tháng 3, đây là tính năng cho phép các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok tính tiền cho người dùng nếu muốn xem các nội dung độc quyền của họ.

Về cơ bản, tính năng này tương tự như mô hình thuê bao (Subscription) trên các nền tảng như Netflix, người dùng phải trả phí để được truy cập nội dung.

Theo TikTok, tính năng mới hiện chỉ được áp dụng cho các nhà sáng tạo được chọn tại một số thị trường nhất định.

Nhà sáng tạo cũng có thể định giá nội dung của họ trong khoảng từ 1 USD đến 190 USD đồng thời có thể tải lên video dài tối đa 20 phút, tức gấp đôi với mức thông thường.

Cách thức kiếm tiền mới được áp dụng cho các nhà sáng tạo được chọn từ 18 tuổi trở lên, có tối thiểu 10.000 người theo dõi và đã đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc khác.

Với các nhà sáng tạo có ít hơn 10.000 người theo dõi nhưng đáp ứng được các yêu cầu khác cũng có thể đăng ký tham gia chương trình bằng cách hiển thị những nội dung độc quyền (Exclusive Content) mà họ đã bán được ở các nơi khác, mặc dù TikTok cũng có thể từ chối các tài khoản này.

TikTok ra mắt chương trình kiếm tiền mới trong bối cảnh các cách thức hiện tại như TikTok Beta hay TikTok Creator Fund không đáp ứng được nhu cầu tăng thu nhập của các nhà sáng tạo, ít nhất là so với các nhà sáng tạo trên YouTube.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok thử nghiệm chatbot AI mới có tên là Tako

Theo thông báo mới đây từ TikTok, nền tảng này đang thử nghiệm một chatbot AI mới có tên là Tako, động thái được xem là tuyên bố gia nhập cuộc đua AI (trí tuệ nhân tạo) của TikTok.

TikTok Tako
TikTok thử nghiệm chatbot AI mới có tên là Tako

Theo xác nhận của TikTok, Tako được phát triển bằng công nghệ của bên thứ ba (third-party technology) và hiện đang được thử nghiệm cho một số người dùng TikTok được chọn ở Philippines.

TikTok cũng cho biết Tako đang ở giai đoạn đầu của quá trình khám phá công nghệ mà TikTok theo đuổi với mục tiêu hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm và khám phá trên ứng dụng (TikTok).

Theo thông tin từ Reuters, Tako có những tính năng có thể đề xuất video hoặc các nhà sáng tạo nội dung dựa trên những gì người dùng đang xem.

Tako cũng đóng vai trò như các chatbot khác, có thể trả lời các câu hỏi của người dùng theo hình thức hội thoại (conversational).

TikTok ra mắt Tako trong bối cảnh các chatbot AI hay công nghệ AI tổng quát (Generative AI) đang là xu hướng công nghệ nóng nhất trên thị trường, trong đó ChatGPT của OpenAI và Google Bard của Google đang dẫn đầu cuộc đua.

Ở khía cạnh tổng thể, trong khi có không ít các nhà lãnh đạo công nghệ tỏ ra thận trọng và lo ngại với sự phát triển của AI, người sáng lập Microsoft Bill Gates đã hoan nghênh AI vì những tác động có thể có của nó đối với xã hội, cho rằng công nghệ này có thể được sử dụng để cải thiện năng suất lao động và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhiều TikToker nhận quảng cáo trục lợi bất chấp từ nhãn hàng

Nhiều nhà sáng tạo nội dung TikTok liên tục khiến dư luận bức xúc về việc làm nội dung xấu, độc hại và quảng cáo tràn lan. Trước thực trạng trên, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết không chỉ TikTok, các nền tảng xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lý sẽ bị xử lý nghiêm.

Nhiều TikToker nhận quảng cáo trục lợi bất chấp từ nhãn hàng
Nhiều TikToker nhận quảng cáo trục lợi bất chấp từ nhãn hàng

Quảng cáo làm lố, nội dung tranh cãi liên tục xuất hiện trên TikTok.

Theo thống kê của eMarketer tính đến tháng 7.2022, các nhãn hàng đã bỏ ra tới hơn 2,2 tỉ USD để chi cho những hoạt động quảng cáo trên Instagram, con số này ở YouTube – TikTok – Facebook lần lượt là 948 triệu USD, 774 triệu USD và 739 triệu USD.

Ở Việt Nam, hiện các nhãn hàng ở mọi lĩnh vực ráo riết tìm kiếm các hot TikToker để chi tiền, mời họ trải nghiệm và làm clip giới thiệu sản phẩm cho mình.

Với mức độ chịu chi của các shop và nhãn hàng, nhận quảng cáo sản phẩm trở thành nguồn thu nhập không hề nhỏ cho các TikToker. Từ đó, sản sinh ra nhiều công ty quản lý của các hot TikToker nhận hợp đồng quảng cáo lố về để PR nhằm kiếm tiền, trục lợi.

Một TikToker có hơn 1 triệu lượt theo dõi có thể kiếm được hợp đồng quảng cáo từ 5 triệu đến vài chục triệu đồng/tháng tuỳ vào năng lực, thời gian và lợi nhuận họ mang lại cho nhãn hàng.

Ngoài ra, còn tuỳ vào hiệu quả của các màn PR sản phẩm mà họ có thể được trả thêm phần trăm hoa hồng.

Trên TikTok, nhiều TikToker khoe mình từng kiếm được vài trăm triệu đến cả tỉ đồng một tháng nhờ quảng cáo, PR, bán hàng cho các nhãn hàng.

Nhưng mọi chuyện đều có 2 mặt, thu nhập cao ngất ngưởng trở thành nguyên nhân khiến nhiều TikToker nhận quảng cáo bất chấp.

Để có lượt theo dõi cao để nhận quảng cáo, thường một số TikToker lại làm những nội dung bẩn câu view như: Chê bai vùng miền, thoá mạ người khác, những trend độc hại cho sức khoẻ đang tràn lan trên mạng thu hút lượt tương tác cao.

Hiện tại, trên TikTok không hiếm bắt gặp những bài review các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc… tràn lan.

Xử lý nghiêm hoặc cấm TikTok nếu không hợp tác.

Tại Hội thảo kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung số do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức vừa qua, Cục trưởng Lê Quang Tự Do đã đưa ra nhận định về tình hình cũng như phương hướng giải quyết với các nền tảng không tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.

Theo ông Lê Quang Tự Do, TikTok nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung nếu thiếu sự hợp tác, tự cho rằng có tiêu chuẩn cộng đồng toàn cầu riêng, không tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại vì là tập đoàn đa quốc gia… thì sẽ bị hạn chế.

Trước đó, tại cuộc họp đầu tháng 4.2023, Bộ TTTT đã công bố 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam. Trong đó, Bộ có cảnh báo về việc TikTok không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thuốc kích dục…

Luật sư Hoàng Hà – Văn phòng luật L&P, TP Hồ Chí Minh cho biết với các TikToker hoặc công ty quản lý nhận quảng cáo sai sự thật, phổi phồng công dụng sản phẩm, có thể căn cứ vào khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo sẽ bị xử phạt từ 60 – 80 triệu đồng.

Theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối, với mức phạt tiền lên đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mỹ: Mạng xã hội đang tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trầm trọng

Giới chuyên gia Mỹ mới đây cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng đối với giới trẻ nước này, mà ở đó, các nền tảng mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính. Sự lan truyền nhanh chóng và khó kiểm soát của các tin tức có nội dung xấu, độc, giả mạo trên không gian mạng đang đặt ra vấn đề về trách nhiệm pháp lý của các hãng công nghệ đối với người dùng.

Mỹ: Mạng xã hội đang tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trầm trọng
Mỹ: Mạng xã hội đang tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trầm trọng

Việc sử dụng không an toàn mạng xã hội gây ra những tác động tiêu cực cho người dùng, nhất là với thanh, thiếu niên và trẻ em.

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, 95% thanh, thiếu niên tại nước này đang sử dụng mạng xã hội, và có tới một phần ba trong số này sử dụng với tần suất liên tục.

Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy nhấn mạnh, mạng xã hội ẩn chứa những nội dung cực đoan, độc hại với các em như việc “bình thường hóa” hành vi tự làm hại bản thân hay tự sát.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các đề xuất từ thuật toán của YouTube đã thúc đẩy việc gửi những video bạo lực và hình ảnh về súng đạn cho trẻ em.

Trong khi đó, theo Ngân hàng TSB của Anh, số vụ lừa đảo trên các nền tảng trực tuyến của Meta, gồm Facebook, WhatsAppInstagram, chiếm tới 80% tổng số vụ lừa đảo theo hình thức mạo danh, mua hàng và đầu tư trên mạng xã hội mà ngân hàng này thống kê.

Trước những số liệu đáng báo động này, một lần nữa, câu chuyện về trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến trong kiểm soát chặt chẽ nội dung lại được nhắc đến.

Các hãng công nghệ lớn từng có một thời kỳ đỉnh cao với lợi nhuận và doanh thu vượt trội trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng nổ. Song cũng chính trong giai đoạn này, những nguy cơ tiềm ẩn đối với người dùng mạng lại bộc lộ rõ nét. Chỉ riêng từ tháng 10 đến tháng 12/2020, Facebook đã phải xóa 1,3 tỷ tài khoản giả mạo.

Ý thức được những hệ lụy và mối nguy hiểm từ không gian mạng, hàng loạt quốc gia có bước đi quyết liệt trong quản lý các nền tảng trực tuyến.

Hồi tháng 3/2023, Utah trở thành bang đầu tiên của Mỹ ban hành luật yêu cầu các trang mạng xã hội tăng cường quyền giám sát các tài khoản của người dùng dưới 18 tuổi cho các bậc cha mẹ. Ðộng thái này của Xứ Cờ hoa đã gia tăng áp lực với các nền tảng mạng xã hội trong việc xác minh tuổi của người dùng.

Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy Ðạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), với các quy định hướng tới cấm hoạt động quảng cáo có chủ đích nhằm vào trẻ em hoặc dựa trên các dữ liệu nhạy cảm như tôn giáo, giới tính; buộc các nền tảng quyết liệt chống thông tin sai lệch…

Nếu không tuân thủ DSA, các công ty công nghệ sẽ phải đối mặt mức phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu. Ở châu Á, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, Indonesia kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác chặt chẽ chống tin giả.

Trước sức ép gia tăng từ chính phủ các nước, phần lớn các nền tảng trực tuyến có động thái tăng cường tính minh bạch thông tin, đẩy mạnh việc đóng các tài khoản giả mạo và chặn hành vi lan truyền thông tin sai lệch.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nhiều người vẫn là nạn nhân của các hành vi phạm tội trên không gian mạng, đòi hỏi các nền tảng này cần hành động quyết liệt và có trách nhiệm hơn nữa.

Mới đây, thông tin về việc Twitter quyết định rút khỏi Ðạo luật DSA của EU đã dấy lên không ít tranh cãi. Giới chức EU cho rằng, mức độ lan truyền thông tin sai lệch trên Twitter đang ngày càng gia tăng và gây khó chịu cho người dùng.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc quản lý chặt chẽ các nền tảng trực tuyến, Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của EU Thierry Breton khẳng định, quy mô hoạt động lớn phải đi kèm với trách nhiệm lớn.

Những án phạt tài chính đối với các mạng xã hội liên quan sai phạm thời gian qua cho thấy mức độ tin cậy của các nền tảng này vẫn còn bấp bênh. Các công ty công nghệ cần tiếp tục thực hiện những chính sách nghiêm ngặt để hướng tới xây dựng môi trường mạng an toàn cho tất cả mọi người, vốn là nhu cầu cấp thiết trong thời đại mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sẽ loại bỏ YouTube trên Smart TV tại Việt Nam nếu còn nội dung bẩn

Mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, YouTube nếu không hợp tác, sẽ bị cấm tại Việt Nam. Ngoài ra, các biện pháp cứng rắn đang được Bộ TT&TT và các cơ quan thực hiện.

Sẽ loại bỏ YouTube trên Smart TV tại Việt Nam nếu còn nội dung bẩn
Sẽ loại bỏ YouTube trên Smart TV tại Việt Nam nếu còn nội dung bẩn

Sáng 27/5, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung số.

Trong hơn 3 tiếng của buổi làm việc, cơ quan chức năng đã đưa ra những thông điệp cứng rắn đối với việc quản lý nội dung trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, YouTube.

Nếu không hợp tác, TikTok sẽ bị cấm tại Việt Nam.

Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, cách đây 1 tuần, cơ quan quản lý nhà nước đã tổ chức đoàn kiểm tra TikTok. Ngay sau đó, đại diện Facebook, YouTube đã hỏi thông điệp của cơ quan Nhà nước với động thái trên.

Nhiều TikToker đặt câu hỏi, liệu Chính phủ có cấm TikTok, Facebook, YouTube không? Cùng với đó, số phận của những Facebooker, YouTuber, TikToker trên các nền tảng sẽ đi về đâu?

Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ hợp tác giữa 3 bên: gồm nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới; các KOL; các MCN, công ty truyền thông. Nếu có bên không hợp tác, cơ quan chức năng nhận thấy mạng xã hội là môi trường nguy hiểm, ảnh hưởng xấu, tác động tới xã hội, thì chắc chắn sẽ có biện pháp hạn chế.

Cục trưởng Lê Quang Tự Do lấy 3 ví dụ cụ thể về các trường hợp đăng tải, phát tán nội dung xấu độc trên nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đã bị chấn chỉnh.

TikToker Nờ Ô Nô cố tình đăng tải clip gây sốc, lợi dụng người già để câu view (lượt xem) lập tức bị xử lý.

Ngày 30/4/2022, một ca sỹ nổi tiếng đăng video ca nhạc có hình ảnh cuối là nhảy từ tầng thượng xuống đất tự tử. Cục PTTH&TTĐT cùng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL) đã lập tức xử lý. Video tốn gần 30 tỷ đồng để thực hiện, nhưng chỉ trong “1 nốt nhạc” là phải biến mất khỏi YouTube. Ngoài ra, nghệ sỹ còn bị xử phạt tiền.

Cách đây 2 năm, YouTuber Thơ Nguyễn làm clip về kumathong. Bộ TT&TT chỉ đạo Sở TT&TT Bình Dương xử phạt, ngừng ngay hoạt động của kênh. Từ một kênh YouTube gần đạt nút kim cương, giờ kênh coi như đã “chết”.

“Thông điệp của chúng tôi là không gian mạng cũng như đời thật, phải chịu trách nhiệm thật. Nếu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước thì sẽ bị ngăn chặn hoạt động tại Việt Nam.

Nếu TikTok không hợp tác với Chính phủ, với cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ TT&TT thì chắc chắn nền tảng này sẽ bị cấm”, ông Do nhấn mạnh.

Mặt khác, khi TikTok hợp tác và tuân thủ các quy định pháp luật thì sẽ được tạo điều kiện để hoạt động. Dẫu vậy, chữ “nếu” ở đây rất mong manh, quan trọng là nhận thức và thái độ của các nền tảng xuyên biên giới.

Trong một thời gian dài, nhiều nền tảng xuyên biên giới lớn, cho rằng, họ là các tập đoàn đa quốc gia và có tiêu chuẩn cộng đồng toàn cầu riêng, không tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại. “Tôi xin khẳng định, các nền tảng đó đã phải trả giá đắt. Khi hiểu ra vấn đề, quay lại hợp tác thì đã muộn”, ông Lê Quang Tự Do nói thêm.

Về xử phạt hành chính, tới đây, cơ quan quản lý sẽ phạt theo kiểu chia nhỏ thay vì gộp. Ví dụ, 1 nội dung vi phạm lặp đi lặp lại 10 lần thì không xử phạt 1 lần mà xử 10 lần. Số tiền 20 triệu đồng/lần phạt cứ thế nhân 10 lần.

Ngoài ra, từng có nghệ sỹ quảng cáo sai sự thật, bị xử phạt 50 triệu đồng (mức tối đa). Họ cho rằng, số tiền trên không đáng gì so với lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo và sẵn sàng nộp. Nhưng, Bộ TT&TT còn có chế tài khác, sẵn sàng không cho nghệ sỹ còn cơ hội được tiếp cận với công chúng. Đây mới là chế tài quan trọng nhất, phạt tiền chỉ là bước đầu.

Việt Nam đứng đầu thế giới về kiếm tiền gian lận trên YouTube.

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho hay, Việt Nam là một trong các quốc gia hiếm hoi trên thế giới giữ kỷ lục không mấy vẻ vang. Chúng ta đứng đầu thế giới về lạm dụng không gian mạng để làm việc vi phạm đạo đức, pháp luật với mục đích kiếm tiền hoặc mục đích khác.

Ví dụ, người dùng sản xuất nội dung vi phạm bản quyền, lấy nội dung người khác làm ra rồi đăng tải lại lên YouTube; mua phim đồi trụy Nhật Bản, chia thành những clip nhỏ, lập kênh YouTube, rồi bán cho khán giả Mỹ; hoặc livestream trận bóng đá có bản quyền thuộc về các đài truyền hình, từ đó thu hút lượt xem, để quảng cáo cờ bạc.

“Trên thế giới, cứ 100 đồng tiền đến từ thu nhập gian lận trên YouTube thì có 55 đồng do người Việt Nam làm ra. Số tiền trên chiếm hơn 1/2 số tiền thu nhập do gian lận mà có. Trong khi, đất nước đứng thứ hai cũng chỉ bằng 1/10 của chúng ta”, Thứ trưởng Lâm chia sẻ thực trạng đáng buồn. Vừa rồi, hãng Apple cũng hạ đồng loạt 8.000 ứng dụng của Việt Nam, trong đó, có 2.800 ứng dụng là gian lận, không ít ứng dụng về nội dung.

Như vậy, người Việt đang làm ăn, kiếm sống, xây dựng tên tuổi, tương lai cho mình trong một hệ sinh thái thật giả lẫn lộn. Do đó, chúng ta cần có trách nhiệm làm sạch hệ thống này để không trở thành nạn nhân của gian lận, không thể cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nhắm mắt làm ngơ trước cái sai và trục lợi từ cái sai.

Không có lý nào, cùng một đồng tiền quảng cáo lại vừa đi vào kênh tử tế, vừa đi vào kênh xấu độc, phản cảm, mà vẫn kiếm được nhiều tiền. Bộ TT&TT đang xử phạt ngày càng nghiêm khắc với các nhãn hàng đưa nội dung quảng cáo lên những kênh xấu độc.

Cùng với đó, việc xây dựng và công bố danh sách nội dung “đã được xác thực” (Whitelist) và nội dung “đen” (Blacklist) của Việt Nam là một trong những giải pháp mới của Bộ TT&TT nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên Internet.

Whitelist mới được Bộ TT&TT công bố vào trung tuần tháng 3/2023. Trước đó, trong năm 2022, Bộ TT&TT cũng đã công bố hơn 170 website vi phạm pháp luật.

Thứ trưởng Lâm ví dụ về lợi ích khi các kênh gia nhập Whitelist, một kênh TikTok chuyên về làm đẹp, y tế, khi được xác thực trong Whitelist thì Bộ TT&TT có thể giới thiệu kênh đó với Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc.

Từ đó, kênh TikTok giúp cơ quan chuyên trong công tác truyền thông chính sách chủ động. Ngoài kênh báo chí truyền thống, cơ quan quản lý nhà nước cũng rất cần truyền thông, quảng bá cho nhiều lĩnh vực trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới.

Về công tác quản lý nhà nước, tới đây, việc quản lý gắn với định danh sẽ đi kèm các chế tài. Luật Viễn thông đang được sửa đổi theo hướng, nếu tổ chức hoặc cá nhân sử dụng mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, họ có thể bị nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ Internet.

Máy điện thoại vẫn gọi điện, nhắn tin nhưng không thể kết nối Internet. Với việc định danh theo SIM, mọi hành vi đều được định danh, truy vết.

Cùng với đó, việc đồng bộ định danh tài khoản ngân hàng, sẽ giúp nhà chức trách theo dõi dòng tiền quảng cáo.

Đơn cử, quảng cáo cờ bạc xuất hiện trên mạng đến từ tài khoản, thẻ tín dụng nào, từ đó, cơ quan chức năng có cơ sở xử lý lực lượng vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý hình sự trong một số trường hợp.

Đáng chú ý, Cục PTTH&TTĐT đang làm việc với 5 nhà sản xuất tivi lớn tại Việt Nam, gồm: Samsung, LG, Sony, TCL, Casper… tất cả đều là đơn vị sản xuất tivi thông minh. Cơ quan Nhà nước sẽ yêu cầu nhà sản xuất tivi không cài đặt ứng dụng vi phạm pháp luật.

Nếu YouTube không chặn, hạ nội dung xấu độc, tin giả mà cứ để trẻ em, người già ở nhà bấm xem thì không nên đưa YouTube lên smart tivi. Cần vô hiệu hóa nút bấm YouTube trên điều khiển tivi. Sự điều chỉnh dần trong chính sách quản lý đang theo hướng rất đồng bộ. Đây không phải nói chơi, theo ông Lâm.

Cơ quan quản lý không lấy việc xử lý, xử phạt làm biện pháp chính, nhưng, cần đấu tranh với những cái sai, thông tin xấu độc trên không gian mạng. Thay vì các nội dung xấu, độc, cần tác động tới xã hội bằng niềm tin và sự tử tế.

“Một trong những khẩu hiệu của kênh truyền hình Disney (chuyên sản xuất nội dung cho trẻ em) là “Lòng tốt có thể bán được”.

Do đó, họ chỉ làm chuyện cổ tích, những câu chuyện thần tiên. Họ truyền đi thông điệp rằng, xã hội vẫn luôn có chỉ dấu niềm tin vào những điều tử tế. Họ làm nội dung tử tế vẫn sống được, thậm chí là sống tốt”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ICT News

Influencer Marketing Agency trả tiền để người dùng lướt TikTok

Một agency chuyên về Influencer Mareketing đã đưa ra chính sách trả tiền cho những người dùng lướt TikTok liên tục trong nhiều giờ.

Influencer Marketing Agency trả tiền để người dùng lướt TikTok
Influencer Marketing Agency trả tiền để người dùng lướt TikTok

Theo đó, Ubiquitous, một Influencer Marketing Agency đang mang đến những cơ hội việc làm cho người dùng TikTok, bằng cách lướt TikTok liên tục, người dùng có thể nhận được khoản tiền lên đến 1000 USD.

Ubiquitous sẽ trả cho ứng viên thành công 100 USD một giờ để lướt TikTok liên tục trong 10 giờ (kiếm được 1000 USD) với mục tiêu giúp họ khám phá “các xu hướng mới nổi trên TikTok.”

Agency này cũng yêu cầu các ứng viên đăng ký kênh (subscribe) YouTube của Ubiquitous, điền vào thư ứng tuyển lời giải thích ngắn gọn về lý do tại sao họ nên được nhận và một số yêu cầu khác.

Tất cả các ứng viên phải trên 18 tuổi và yêu thích TikTok.

Ubiquitous cũng đã từng cung cấp một chương trình tương tự, trong đó những người đăng ký thành công có thể kiếm được 50 USD một giờ để lướt 12 giờ trên TikTok (theo New York Post).

TikTok là một trong những nền tảng mạng xã hội có tốc độ phát triển người dùng nhanh nhất thế giới, tăng gấp đôi lượng người dùng toàn cầu từ 291,4 triệu lên 655,9 triệu trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2021.

Định dạng video ngắn (short-form video) sau đó cũng đã nhanh chóng được các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, YouTube hay Instagram phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok sẽ cung cấp thuật toán và các tài liệu kiểm duyệt nội dung cho Oracle

Mạng xã hội TikTok sẽ sớm cấp cho Oracle quyền truy cập đầy đủ vào mã nguồn, thuật toán và tài liệu kiểm duyệt nội dung nhằm giảm bớt những lo ngại về an ninh quốc gia tại Mỹ.

TikTok sẽ cung cấp thuật toán và các tài liệu kiểm duyệt nội dung cho Oracle
TikTok sẽ cung cấp thuật toán và các tài liệu kiểm duyệt nội dung cho Oracle

Gã khổng lồ công nghệ Oracle cũng sẽ bắt đầu giám sát các máy chủ lưu trữ dữ liệu từ người dùng TikTok tại Mỹ, theo một tuyên bố từ công ty này.

Những động thái này thuộc Dự án Texas của TikTok, kế hoạch hướng tới mục tiêu “cách ly” dữ liệu của người dùng Mỹ trong một môi trường an toàn và cho phép các đối tác như Oracle đánh giá các rủi ro bảo mật.

Kế hoạch này của TikTok nhằm giảm bớt sự chỉ trích từ các nhà hoạch định chính sách. Có lo ngại rằng vì TikTok thuộc quyền sở hữu của một công ty công nghệ Trung Quốc là ByteDance Ltd., mạng xã hội video ngắn sẽ là “cửa sổ” cho chính phủ Trung Quốc gây ảnh hưởng hoặc thu thập dữ liệu.

Ở Mỹ, TikTok đang có nguy cơ gặp phải các lện cấm hoặc hạn chế sử dụng ở cấp liên bang và cấp tiểu bang vì lo ngại an ninh quốc gia.

“Nhiều cấu phần chính của Dự án Texas đã đi vào hoạt động và chúng tôi sẽ tiếp tục đưa nhiều phần hơn vào hoạt động trong những tuần và tháng tới”, TikTok cho biết. Oracle bắt đầu kiểm tra các phần mã nguồn của TikTok trong khu vực gọi là Trung tâm minh bạch chuyên dụng, được thiết lập vào đầu năm nay.

“Cả TikTok và Oracle đều đang tiếp tục làm việc để hướng tới một giải pháp với chính phủ Mỹ”, TikTok cho biết. “Oracle sẽ liên tục giám sát, đồng thời đảm bảo người dùng Hoa Kỳ có trải nghiệm không bị gián đoạn”.

TikTok đã cung cấp thông tin chi tiết về thỏa thuận với Oracle sau khi Bloomberg đưa tin rằng Oracle vẫn chưa bắt tay vào các cấu phần quan trọng nhất của Dự án Texas, đánh giá chuyên sâu mã nguồn và cập nhật cửa hàng ứng dụng.

Theo The Information, các nhân viên của Oracle chỉ có quyền truy cập hạn chế vào mã nguồn của TikTok, không được xem xét toàn diện, thuật toán của TikTok hoặc phương pháp kiểm duyệt nội dung của nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một tiểu bang ở Mỹ chính thức cấm mạng xã hội TikTok

Ngày 17-5, thống đốc tiểu bang Montana (Mỹ) đã ký luật cấm các kho ứng dụng di động cho tải TikTok ở tiểu bang từ đầu năm sau.

Một tiểu bang ở Mỹ chính thức cấm TikTok
Một tiểu bang ở Mỹ chính thức cấm TikTok

Montana cấm TikTok .

Theo Hãng tin Reuters, biện pháp do thống đốc Đảng Cộng hòa Greg Gianforte của bang Montana vừa ban hành là hành động chống lại TikTok mạnh tay nhất trong các bang ở Mỹ, đưa Montana trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ cấm TikTok.

Trước đó, chính phủ liên bang và hơn một nửa số bang của Mỹ chỉ cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Ngoài ra, chính quyền của Tổng thống Joe Biden cũng mới dọa cấm TikTok trên cả nước trừ khi Công ty ByteDance bán cổ phần của mình ở TikTok.

Mạng xã hội TikTok bị giám sát ngày càng nhiều do mối quan hệ của công ty với Chính phủ Trung Quốc. Các nghị sĩ lo ngại rằng nền tảng này có thể đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên, TikTok đã nhiều lần phủ nhận việc họ chia sẻ dữ liệu với Chính phủ Trung Quốc.

Trước quyết định của bang Montana, TikTok ra tuyên bố cho biết dự luật “vi phạm Tu chính án thứ nhất ở Mỹ về quyền của người dân. Bang Montana đã cấm TikTok bất hợp pháp”.

Công ty khẳng định sẽ “bảo vệ quyền của người dùng” ở Montana và các địa phương khác.

Hồi tháng 3, giám đốc điều hành của TikTok, ông Shou Zi Chew, đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Tại cuộc điều trần, các nhà lập pháp từ cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đặt câu hỏi về một loạt chủ đề, gồm hoạt động kiểm duyệt nội dung của TikTok, cách TikTok lên kế hoạch bảo vệ dữ liệu của người Mỹ với Trung Quốc, vấn đề theo dõi các nhà báo, ảnh hưởng của TikTok đến sức khỏe tâm thần ở người trẻ…

Ông Chew bác bỏ cáo buộc rằng TikTok hoặc công ty mẹ ByteDance là công cụ của chính quyền Trung Quốc. Ông khẳng định TikTok ưu tiên sự an toàn của người dùng trẻ và phủ nhận TikTok gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ.

Cấm TikTok liệu có dễ thực hiện?

Luật mới của Montana sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2024. Theo đó, người dùng trong tiểu bang bị cấm tải TikTok. Cửa hàng ứng dụng hoặc Công ty TikTok sẽ bị phạt 10.000 USD mỗi ngày nếu “tạo điều kiện” truy cập TikTok hoặc cho phép tải ứng dụng này cho đến khi chịu nộp phạt và dừng hành vi này. Các mức phạt không áp dụng với người dùng.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng lệnh cấm này sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý rộng lớn. Quyết định cũng sẽ là phép thử nghiệm liệu Mỹ có thể cấm TikTok triệt để không.

Những ý kiến phản đối cho rằng biện pháp của Montana là đi quá xa. Họ cũng chỉ ra bất cứ ai cũng có thể dễ dàng lách luật bằng cách sử dụng VPN để truy cập TikTok (VPN là mạng riêng ảo, một dịch vụ bảo vệ người dùng Internet bằng cách mã hóa lưu lượng dữ liệu, ngăn người khác giám sát hoạt động trên Internet của họ).

Keegan Medrano, giám đốc chính sách của Liên minh tự do dân sự Mỹ tại bang Montana, cho rằng dưới danh nghĩa tâm lý chống Trung Quốc, cơ quan lập pháp bang đã “chà đạp lên quyền tự do ngôn luận của hàng trăm nghìn người dân Montana, những người sử dụng TikTok để thể hiện bản thân, xem tin tức hoặc kinh doanh nhỏ”.

NetChoice, một nhóm thương mại hoạt động trên Google và TikTok, nói dự luật này là vi hiến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CTO của công ty mẹ TikTok bị sa thải vì tiết lộ việc TikTok ăn cắp nội dung bản quyền

Một cựu giám đốc kỹ thuật khởi kiện ByteDance vì bị chấm dứt hợp đồng sau khi lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc TikTok ăn cắp nội dung có bản quyền từ các nền tảng khác như Instagram hay Snapchat.

CTO của công ty mẹ TikTok bị sa thải vì tiết lộ việc TikTok ăn cắp nội dung bản quyền
CTO của công ty mẹ TikTok bị sa thải vì tiết lộ việc TikTok ăn cắp nội dung bản quyền

Yintao “Roger” Yu nói rằng, đã phát hiện ByteDance đang thực hiện một “kế hoạch toàn cầu” trong nhiều năm nhằm đánh cắp và hưởng lợi từ “các tác phẩm có bản quyền của người khác”, sau khi gia nhập công ty vào năm 2017 – trích đơn khiếu nại của cựu lãnh đạo công ty trụ sở Trung Quốc gửi lên toà án bang ở San Francisco vào tuần trước.

Ngoài ra, công ty mẹ mạng xã hội TikTok cũng bị cáo buộc tạo tài khoản ảo để “thích” và “theo dõi” tài khoản thực nhằm nguỵ tạo số liệu đánh lừa các nhà đầu tư tiềm năng.

Yu cho hay công ty có văn hoá “không tuân thủ pháp luật” khi tập trung tăng trưởng bằng mọi giá và bao biện một cách hoa mỹ với cái được gọi là “tinh thần kinh doanh”.

Sau khi Yu báo cáo lo ngại với cấp trên, họ đã bác bỏ và yêu cầu che giấu hoạt động bất hợp pháp trước khi chấm dứt hợp đồng với cựu giám đốc này vào năm 2018. Theo đơn khiếu nại, Kelly Zhang, giám đốc điều hành ByteDance Trung Quốc, là người đứng sau “hành vi trả đũa” nêu trên.

TikTok đang chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều nước do lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu công ty này giao nộp dữ liệu người dùng.

Nền tảng chia sẻ video ngắn đã gửi thư tới Quốc hội Mỹ, tái khẳng định “chưa bao giờ chia sẻ” dữ liệu người dùng Mỹ cho chính phủ Trung Quốc và cũng sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu.

Trong khi đó, đơn khiếu nại cũng nêu rõ, ByteDance đã sử dụng phần mềm loại bỏ video khỏi các website đối thủ cạnh tranh để dịch vụ của họ trở nên phổ biến hơn với người dùng.

“Những hành động này được thực hiện mà không có sự đồng ý của các nhà sáng tạo nội dung và thể hiện nỗ lực bất hợp pháp nhằm giành lợi thế trước các website lưu trữ video trực tuyến khác”.

Yu, đang cư trú tại California, được thuê với quyền chọn cổ phiếu và khoản thanh toán đảm bảo trị giá 600.000 USD cho tài sản trí tuệ của Tank Exchange (công ty riêng do Yu sáng lập) với điều kiện phải gắn bó với ByteDance trong hai năm.

Công ty mẹ TikTok nói rằng việc sa thải Yu nằm trong kế hoạch cắt giảm nhân sự nhưng nguyên đơn cho biết chưa từng nhận được bất kỳ thông báo cụ thể nào.

Tháng 11/2018, Yu bị chấm dứt hợp đồng mà không có phần cổ phiếu thưởng như thoả thuận. Năm 2019, cựu lãnh đạo này đệ đơn kiện phân biệt đối xử lên cơ quan Nhà ở và Việc làm công bằng của California.

Tại Việt Nam, TikTok hiện đang được chính phủ thanh tra toàn diện vì những lo ngại liên quan đến việc thuật toán của TikTok đề xuất các nội dung độc hại cho người dùng.

(Theo Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Effect Creator Rewards: Chương trình kiếm tiền mới của TikTok

TikTok vừa thông báo ra mắt TikTok Effect Creator Rewards, một chương trình kiếm tiền mới cho các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok.

TikTok Effect Creator Rewards
TikTok Effect Creator Rewards: Chương trình kiếm tiền mới của TikTok

Với giá trị lên đến 6 triệu USD, TikTok Effect Creator Rewards là quỹ sáng tạo dành riêng cho các nhà sáng tạo sử dụng hiệu ứng Effect House, công cụ tạo hiệu ứng sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) của TikTok.

Trong giai đoạn thử nghiệm, TikTok Effect Rewards hiện đang khả dụng tại Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

TikTok tính phí cho nhà sáng tạo như thế nào với TikTok Effect Creator Rewards.

Theo thông báo từ TikTok, khoản quỹ sẽ có giá trị 6 triệu USD. TikTok chủ yếu sẽ tính phí dựa trên mức độ tương tác của người dùng TikTok với hiệu ứng, tuy nhiên, các nhà sáng tạo cũng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định khác về ngưỡng trước khi có thể nhận thanh toán.

Hiện tại, người sáng tạo sẽ kiếm được 700 USD cho mỗi hiệu ứng được sử dụng trong 500.000 lượt xem video duy nhất (unique video views) trong vòng 90 ngày kể từ ngày được xuất bản. Đối với mỗi 100.000 lượt xem trong cùng khoảng thời gian, người tạo sẽ kiếm được 140 USD.

Quỹ sáng tạo mới này của TikTok được ra mắt trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà sáng tạo phàn nàn về cách kiếm tiến của họ trên TikTok, cho rằng TikTok thanh toán không tương xứng với nỗ lực của họ.

Bên cạnh TikTok Effect Creator Rewards, gần đây TikTok cũng đã công bố chương trình sáng tạo TikTok Beta với tên gọi là TikTok Creativity Program Beta, theo TikTok, mục tiêu chính của chương trình là mang lại cho người sáng tạo TikTok “tổng doanh thu trung bình cao hơn cho các lượt xem video đủ điều kiện.”

TikTok Beta hiện chỉ khả dụng tại Mỹ, Pháp và Brazil.

Để xem chi tiết về quỹ TikTok Effect, bạn có thể xem chi tiết tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Tech Immersion: Chương trình đào tạo 5000 sinh viên Singapore

TikTok vừa thông báo ra mắt chương trình đào tạo mới có tên gọi TikTok Tech Immersion, trong đó tập trung đào tạo 5,000 sinh viên Singapore trong lĩnh vực công nghệ.

TikTok Tech Immersion: Chương trình đào tạo 5000 sinh viên Singapore
TikTok Tech Immersion: Chương trình đào tạo 5000 sinh viên Singapore

Theo đó, mạng xã hội video ngắn TikTok đang triển khai chương trình TikTok Tech Immersion với mục tiêu đầu tư vào các tài năng công nghệ trẻ của Singapore.

TikTok Tech Immersion sẽ hỗ trợ 5.000 sinh viên đại học của Singapore trong vòng 5 năm tới bằng cách cung cấp những kiến thức công nghệ thực tiễn và học thuật chuyên sâu.

Thông qua chương trình đào tạo này, TikTok muốn trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để họ có thể sẵn sàng cho sự nghiệp tương lai của họ trong ngành công nghệ.

Được phát triển bởi các kỹ sư của TikTok, chương trình đào tạo mới sẽ tập trung vào các lĩnh vực như viết code (Coding), kiến trúc công nghệ (tech architecture), quản lý máy chủ (server management), kiểm soát chất lượng (QA) và độ tin cậy của các website.

Nhóm sinh viên đầu tiên của chương trình sẽ bao gồm hơn 1.300 sinh viên và được diễn ra từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023.

Đại diện TikTok cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào các thế hệ tài năng trẻ của địa phương, Tech Immersion là chương trình đào tạo có thể giúp sinh viên đáp ứng các nhu cầu mới của ngành công nghệ đang ngày càng phát triển nhanh chóng.”

Bạn có thể xem chi tiết về TikTok Tech Immersion 2023 tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Việt Nam yêu cầu TikTok cung cấp cách hoạt động của thuật toán

Việc yêu cầu TikTok cung cấp cách hoạt động của thuật toán nhằm kiểm tra việc thu thập dữ liệu người dùng Việt Nam và phát tán nội dung độc hại của nền tảng.

Việt Nam yêu cầu TikTok cung cấp cách hoạt động của thuật toán
Việt Nam yêu cầu TikTok cung cấp cách hoạt động của thuật toán

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng vừa báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện các vấn đề Quốc hội chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông vào tháng 11/2022.

Trong vấn đề quản lý các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, báo cáo của Bộ cho biết Bộ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp quản lý thuật toán của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, đặc biệt là thuật toán của TikTok, để đề xuất các giải pháp tại Việt Nam, bao gồm yêu cầu nền tảng cung cấp các thuật toán gợi ý nội dung cho Chính phủ để giám sát việc thu thập dữ liệu, chống gây nghiện, điều hướng thông tin đến người dùng.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết trong đợt thanh tra TikTok sắp tới từ ngày 15/5, mạng xã hội này sẽ phải giải thích tại sao những nội dung nhất định được phân phối đến người dùng mà không phải nội dung khác. “Tại sao những nội dung độc hại lại được tạo thành xu hướng, đó là yêu cầu về quản lý thuật toán”, ông Tự Do cho biết.

Báo cáo của Bộ TTTT trước Quốc hội cho biết Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok chặn gỡ hàng chục nghìn nội dung vi phạm pháp luật. Trong đó, TikTok gỡ 323 đường link vi phạm, khóa 47 tài khoản, kênh thường xuyên đăng tải nội dung xấu độc.

Tuy nhiên khó khăn của cơ quan quản lý là có nhiều phương thức cung cấp nội dung mới, chẳng hạn như livestream, nội dung phát tán nhanh, mức độ ảnh hưởng lớn trong khi quy trình yêu cầu chặn gỡ mất nhiều thời gian, đại diện Bộ TTTT cho biết.

Ngoài ra cơ quan quản lý chưa có công cụ để chủ động rà quét phát hiện các vi phạm, đặc biệt là dạng video ngắn, phân phối cá nhân hóa đến từng tài khoản, theo ông Tự Do.

“Với lượng thông tin khổng lồ sản sinh mỗi ngày trên các nền tảng như TikTok, nếu các mạng xã hội đối phó, không hợp tác chủ động chặn lọc triệt để bằng các thuật toán thì những việc chặn gỡ nội dung vi phạm sẽ kém hiệu quả”, theo đại diện Cục PTTH&TTĐT.

TikTok sẽ bị kiểm tra từ ngày 15/5 với đoàn kiểm tra gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế, Bộ Công thương.

Theo ghi nhận của Cục PTTH&TTĐT, các vi phạm đến nay của nền tảng này bao gồm sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động phát tán những nội dung độc hại, phản cảm, không có biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok phiên bản Trung Quốc kiểm soát chặt các nội dung AI

Quy định mới của công ty mẹ ByteDance tuyên bố các chủ tài khoản Douyin (phiên bản của TikTok tại Trung Quốc) phải tự chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả khi đăng tải nội dung AI trên nền tảng.

TikTok phiên bản Trung Quốc kiểm soát chặt các nội dung AI
TikTok phiên bản Trung Quốc kiểm soát chặt các nội dung AI

Theo SCMP, Douyin – phiên bản TikTok tại thị trường Trung Quốc – đã công bố một bộ quy tắc mới, yêu cầu toàn bộ nhà sáng tạo nội dung số phải dán nhãn những nội dung được xây dựng bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là động thái muốn siết luật những công cụ thông minh như chatbot AI ChatGPT, SCMP nhận định.

Phân biệt thật ảo trên Douyin.

Với việc dán nhãn để phân loại những nội dung từ AI (Artificial intelligence), Douyin sẽ giúp người dùng dễ dàng phân biệt đâu là thật, đâu là ảo. Đại diện nền tảng video ngắn cho biết các chủ tài khoản phải tự chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả khi đăng tải nội dung AI trên nền tảng.

Bên cạnh đó, phiên bản TikTok ở Trung Quốc còn công bố những tiêu chuẩn kỹ thuật cho các nhà sáng tạo để từ đó có thể xây dựng các nội dung phù hợp.

Các quy định mới của hãng công nghệ đều dựa trên bộ Quy định hành chính mới về tổng hợp sâu (deep synthesis) đối với dịch vụ thông tin trên Internet có hiệu lực từ 10/1 tại Trung Quốc.

Theo SCMP, đạo luật mới đã đặt ra giới hạn cho các nhà sản xuất nội dung và người dùng trong lĩnh vực deep synthesis. Đây là một công nghệ sử dụng nền tảng AI để thực hiện các tác vụ tổng hợp sâu, máy học và các hệ thống xử lý thuật toán khác như deepfakes.

“Việc các công nghệ tổng hợp sâu phản hồi kết quả nhanh chóng, dễ vận hành và chi phí thấp sẽ tạo ra những rủi ro về an toàn và bảo mật cho người dùng.

Chúng có thể bị các nhóm tội phạm lợi dụng để để tạo, sao chép và lan truyền những thông tin sai lệch, bất hợp pháp hay sử dụng danh tính của người khác để lừa đảo”, công ty luật Allen & Overy cho biết.

Bộ luật mới của Douyin còn đề cập đến những công nghệ tạo lập, chỉnh sửa nội dung văn bản, âm thanh, video và phần mềm dựng ảnh ảo, không gian 3D.

Động thái của nền tảng video ngắn cho thấy ngành công nghệ Internet ở Trung Quốc đang bị kiểm soát gắt gao, đặc biệt là nguy cơ lan truyền các thông tin từ deepfake.

Dùng AI nhưng vi phạm luật sẽ bị phạt nặng.

Theo SCMP, Douyin cho phép người dùng đăng ký sử dụng những ảnh đại diện (avatar) kỹ thuật số do AI tạo ra – còn được gọi là nhân vật ảo.

Nhưng người dùng buộc phải xác nhận danh tính cá nhân trước khi sử dụng các avatar này.

Bên cạnh đó, những người dùng AI để xâm phạm bản quyền và quyền hình ảnh cá nhân sẽ bị “phạt rất nặng”.

Có tên là Quy định hành chính mới về tổng hợp sâu (deep synthesis) đối với dịch vụ thông tin Internet, bộ quy tắc đã được Cục Quản lý Không gian mạng (CAC), Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Công An Trung Quốc thông qua. Bộ luật sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 10/1.

Đạo luật mới về deepfake áp dụng với “những nền tảng, dịch vụ chuyên dùng công nghệ để chỉnh sửa, biến đổi hình ảnh, âm thanh của người dùng” bao gồm cả thuật toán học sâu, ứng dụng thực tế ảo tăng cường (AR).

Mọi dịch vụ deepfake dùng đều phải cam kết rằng tất cả nội dung sử dụng công nghệ này đều đã xin chuyển nhượng bản quyền, đồng thời cung cấp nguồn gốc để dễ dàng truy vết. Người dùng phải được thông báo và chấp thuận nếu có người muốn sử dụng hình ảnh, âm thanh của họ.

Các nhà phát triển dịch vụ AI cũng phải đảm bảo rằng các sản phẩm của họ tuân thủ các giá trị xã hội Trung Quốc, không được sản xuất các nội dung đi ngược chế độ chính trị, mang tính bạo lực, khiêu dâm hay cản trở trật tự xã hội. Tất cả sản phẩm từ AI cũng phải được CAC thông qua trước khi công bố đến đại chúng.

Luật sư Xuezi Dan tại Covington & Burling nhận định bộ luật của CAC cho thấy những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo hiện là lo ngại lớn đối với chính phủ Trung Quốc như kiểm duyệt nội dung, minh bạch thuật toán và hoàn thiện bộ luật cho những công nghệ mới.

Các quy định về mặt luật pháp sẽ tạo ra không ít thách thức cho những nhà cung cấp dịch vụ AI tại Trung Quốc, luật sư cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Amazon mở rộng tuỳ chọn lướt bảng tin tương tự TikTok để mua sắm tại Mỹ

Sau một thời gian thử nghiệm, gã khổng lồ thương mại điện tử (e-Commerce) Amazon chính thức mở rộng trải nghiệm lướt bảng tin (Feed) tương tự TikTok để mua sắm tới tất cả người dùng tại Mỹ.

Amazon mở rộng tuỳ chọn lướt bảng tin tương tự TikTok tại Mỹ
Amazon mở rộng tuỳ chọn lướt bảng tin tương tự TikTok tại Mỹ

Theo đó, nguồn cấp dữ liệu mua sắm tương tự như TikTok trong ứng dụng của Amazon (được gọi là Amazon Inspire) hiện đã có sẵn cho tất cả người dùng ở Mỹ.

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, nguồn cấp dữ liệu dạng hình ảnh và video ngắn mới của Amazon sẽ cho phép người dùng khám phá các sản phẩm cũng như mua sắm từ những nội dung được tạo ra bởi người có ảnh hưởng (Influencer), thương hiệu và cả khách hàng.

Để trải nghiệm tính năng mới, người dùng phải mở ứng dụng Mua sắm Amazon, đăng nhập vào tài khoản của mình rồi nhấn vào biểu tượng “light bulb” ở thanh điều hướng.

Về cơ bản, tính năng này tương tự nguồn cấp dữ liệu video dọc của TikTok, người dùng có thể vuốt từ dưới lên để xem video tiếp theo.

Theo Amazon, những nhà sáng tạo nội dung đã đăng ký Chương trình người ảnh hưởng của Amazon (Amazon Influencer Program) có thể đăng nội dung lên Inspire.

Khi khách hàng mua sắm từ những nội dung của nhà sáng tạo, các nhà sáng tạo đủ điều kiện sẽ nhận được một khoản tiền gọi là hoa hồng (tương tự như các chương trình tiếp thị liên kết).

Khách hàng mua sắm của Amazon hiện không có quyền đăng bài lên Inspire nhưng có thể gửi bài đánh giá sản phẩm (review), bài đánh giá này cũng được xuất hiện trong Inspire.

Ngoài ra, các thương hiệu cũng có thể đăng nội dung lên Inspire, bao gồm cả những nhà cung cấp và người bán đã đăng ký.

Giám đốc mua sắm của Amazon, Oliver Messenger, cho biết:

“Chúng tôi luôn nỗ lực mỗi ngày để có thể khiến việc mua sắm trở nên dễ dàng và thú vị hơn cho khách hàng. Inspire là trải nghiệm mua sắm mới của chúng tôi.

Chỉ trong một vài thao tác đơn giản, khách hàng có thể khám phá các sản phẩm mới hoặc lấy cảm hứng về những thứ cần mua trong tương lai, tất cả đều phù hợp với sở thích cá nhân của họ trên Amazon.”

Amazon Inspire hiện khả dụng cho tất cả khách hàng ở Mỹ sử dụng ứng dụng di động Amazon trên cả iOS và Android. Hiện Inspire chưa khả dụng với các máy tính để bàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok ra mắt Pulse Premiere mới cho Nhà xuất bản

Sản phẩm quảng cáo mới TikTok Pulse Premiere sẽ cho phép các nhà xuất bản bán quảng cáo bên cạnh các bài đăng của họ và thu về 50% doanh thu có được.

TikTok ra mắt Pulse Premiere mới cho Nhà xuất bản
TikTok ra mắt Pulse Premiere mới cho Nhà xuất bản

TikTok cho biết mạng xã hội này đang cho ra mắt một sản phẩm quảng cáo mới cho phép các nhà xuất bản (Publisher) bán quảng cáo bên cạnh các bài đăng của họ.

Với tên gọi là TikTok Pulse Premiere, TikTok sẽ chia sẻ 50% doanh thu từ các quảng cáo video xuất hiện ngay sau bài đăng của nhà xuất bản trên TikTok.

Sản phẩm mới sẽ cung cấp các đặc quyền tương tự cho các tài khoản từ các nhà xuất bản được chọn, chẳng hạn như Condé Nast, BuzzFeed và NBC.

TikTok Pulse Premiere là gì?

Trong khi Pulse hiện chỉ có sẵn cho 4% bài đăng hàng đầu của các nhà sáng tạo nội dung — dựa trên các số liệu như lượt thích, thời gian xem và lượt bình luận — sản phẩm Pulse Premiere mới sẽ bán quảng cáo trên tất cả các bài đăng của các nhà xuất bản tham gia chương trình.

Ông Ray Cao, người đứng đầu về chiến lược sản phẩm kiếm tiền toàn cầu (Global Head of Monetization Product Strategy) của TikTok cho biết: “Vấn đề là làm thế nào chúng tôi có thể thực sự đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

TikTok dự kiến sẽ chiếm khoảng 2,5% thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) tại Mỹ trong năm 2023 và doanh thu quảng cáo tại đây dự kiến sẽ tăng 36% lên 6,83 tỷ USD, theo dự báo từ công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về TikTok Pulse Premiere tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tại sao hàng giả tràn lan trên mạng xã hội TikTok

Hàng giả bùng nổ trên mạng xã hội vì đánh đúng tâm lý muốn mua đồ hiệu với “giá hời” của nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi.

Tại sao hàng giả tràn lan trên mạng xã hội TikTok
Tại sao hàng giả tràn lan trên mạng xã hội TikTok

Vào năm 2012, một chiếc túi nắp gập cổ điển của Chanel có giá 4.400 USD. Bây giờ, giá đã tăng lên 10.200 USD.

Trong một video trên TikTok, tài khoản Amanda Rennick giới một bản sao hay “dupe” của chiếc túi với giá 55 USD. Sản phẩm được mua qua một trang web thương mại điện tử (ecommerce) xuyên biên giới của Trung Quốc, có cả biên lai và một chiếc túi đựng như hàng thật.

Trong số hơn 22.000 người từ 15-24 tuổi mà Văn phòng Sở hữu trí tuệ EU khảo sát vào năm 2022, 37% cho biết họ đã mua ít nhất một sản phẩm giả trong vòng 12 tháng. Tỷ lệ này chỉ là 14% vào năm 2019.

Quần áo, phụ kiện và giày dép giả là các mặt hàng phổ biến nhất. Động cơ chính đằng sau những giao dịch mua này là “đơn giản là không quan tâm liệu sản phẩm có phải là hàng giả hay không”.

Hàng giả chắc chắn đã trở nên dễ chấp nhận hơn đối với những người mua sắm trẻ tuổi trong bối cảnh hàng hiệu đắt đỏ và khó khăn tài chính gia tăng.

“Ngày nay, mọi người mua sắm trẻ tuổi đều có một ít đồ giả trong tủ quần áo của họ và cảm thấy thoải mái với việc này”, Bella Hales, nhà nghiên cứu công ty quảng cáo The Fifth, cho biết.

Hàng giả được coi như chiến thắng của người tiêu dùng.

Trên TikTok, nơi mua bán hàng giả bùng nổ, thái độ của người tiêu dùng không chỉ là chấp nhận. Nhiều người cho rằng trả đủ tiền cho hàng hiệu mới là sai lầm thực sự, trong khi hàng giả có chất lượng tương đương và chi phí chỉ bằng một phần nhỏ.

“Tôi rất vui vì họ hàng giả ngày càng tốt, vì những thương hiệu nổi tiếng đã giảm chất lượng xuống lòng đất trong khi giá tăng lên trời”, một người dùng viết.

“Thương hiệu designer từng đồng nghĩa với chất lượng, nhưng giờ đây các công ty cắt giảm nhiều chi phí đến mức một chiếc túi đắt tiền vẫn có lỗi đường chỉ hoặc khuyết điểm”, một người khác viết.

Lo ngại về chi phí sinh hoạt và lạm phát cao hơn là 2 động lực chính đằng sau xu hướng hàng giả, theo Chris Beer, nhà phân tích công ty nghiên cứu thị trường GWI.

“Mọi người đang chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn. Người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, vẫn quan tâm đến việc đạt được địa vị qua các vật phẩm, nhưng tìm cách đạt được một cách tiết kiệm hơn”, Beer nói.

Trong một cuộc khảo sát năm 2023 của GWI, với hơn 2.000 người trả lời thuộc thế hệ Z ở 12 quốc gia, 20% cho biết lạm phát đã có tác động đáng kể đến tài chính của họ.

Beer mô tả việc mua hàng giả qua TikTok là một cách “flexing tiết kiệm”, phô trương các sản phẩm hoặc phong cách sống trông đắt tiền hơn so với giá thực.

Hashtag #bougieonabudget, bao gồm các video đưa ra lời khuyên về cách tiêu dùng tiết kiệm trong ngành hàng thời trang, làm đẹp và ẩm thực, có 554 triệu lượt xem. Đối với nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi, mua hàng giả không phải điều cấm kỵ, mà là một thành tích trên mạng xã hội.

“Tìm được món hời được coi là một chiến thắng và là điều đáng để cảm thấy tự hào và chia sẻ trên mạng xã hội”, Hales nói.

Mối nguy cho nhà sáng tạo nội dung.

Trên TikTok, #dupes đã đạt 2,1 tỷ lượt xem. #Reps, cũng mang ý nghĩa tương tự, có 1,9 tỷ. Các video thường có các đánh giá chi tiết về hàng giả nơi mua. Ngoài ra, trên TikTok còn có các hướng dẫn từng bước về “cách tìm những món hàng giả tốt nhất” và “làm thế nào để không bao giờ bị hải quan bắt giữ”.

“Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi không cho phép nội dung tạo điều kiện cho việc bán hàng giả. Chúng tôi rất coi trọng việc bảo vệ tài sản trí tuệ và những nhà sáng tạo nội dung bị phát hiện bán sản phẩm giả trên nền tảng của chúng tôi có thể bị xóa tài khoản”, người phát ngôn của TikTok đã viết qua email với Financial Times.

Dù lý do đằng sau việc dính líu đến hàng giả là gì thì việc quảng bá và chia sẻ thông tin liên quan đến những sản phẩm này đều có rủi ro, đặc biệt nếu những mặt hàng này bao gồm tên thương hiệu và biểu trưng.

Nick White, luật sư công ty luật Charles Russell Speechlys, cho biết việc sử dụng các tên thương hiệu như Hermès hoặc Louis Vuitton trong video truyền thông xã hội cũng có thể bị coi là vi phạm nếu có yếu tố thương mại liên quan, chẳng hạn như đường dẫn liên kết bán hàng.

Luật sư này tin rằng những người sáng tạo nội dung TikTok đang đánh giá thấp những rủi ro mà họ đang gặp phải. “Thật khó để bắt được các công ty sản xuất hàng giả, đặc biệt là những công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Các thương hiệu có thể cảm thấy rằng họ có nhiều khả năng thành công hơn nếu nhắm vào những người sáng tạo nội dung“, White nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Head of Global Affairs của Meta: TikTok có thể hoạt động tại Mỹ trong khi Facebook lại bị cấm ở Trung Quốc

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, người đứng đầu các vấn đề toàn cầu của Meta Platforms Inc. (Công ty mẹ của Facebook), Nick Clegg, đã chia sẻ một số góc nhìn về TikTok và cách công ty mẹ của TikTok sử dụng dữ liệu.

TikTok có thể hoạt động tại Mỹ trong khi Facebook lại bị cấm ở Trung Quốc
TikTok có thể hoạt động tại Mỹ trong khi Facebook lại bị cấm ở Trung Quốc

Theo đó, xuất hiện trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, Ông Nick Clegg, hiện là Head of Global Affairs của Meta cho biết: “TikTok, một ứng dụng rất thành công thuộc một doanh nghiệp của Trung Quốc, có thể hoạt động ở Mỹ, nhưng các công ty như Meta của chúng tôi thì lại không thể vận hành các nền tảng mạng xã hội tại Trung Quốc.”

“Bên cạnh những vấn đề liên quan đến sự thiếu bình đẳng, một vấn đề khác nằm ở giá trị: Giá trị nào là nền tảng của các công nghệ mới?”

TikTok là mạng xã hội thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance Ltd., tuy nhiên nền tảng này cho biết họ không phải là doanh nghiệp Trung Quốc.

Mặc dù ứng dụng này cũng không có sẵn ở Trung Quốc, những lo ngại về quyền sở hữu của nó hay liệu chính phủ Trung Quốc có sử dụng nó để thu thập dữ liệu hay không thì vẫn là một câu hỏi lớn.

Tại Mỹ, TikTok hiện có hơn 150 triệu người dùng mỗi tháng (MAU), và hiện đang phải đối mặt với việc bị cấm do liên quan đến các vấn đề về bảo mật dữ liệu.

Nick Clegg nói tiếp: “Có một sự khác biệt khá sâu sắc về giá trị trong cách Trung Quốc nhìn nhận về công nghệ và quyền riêng tư cá nhân, bao gồm cả việc quốc gia này sẵn sàng phong tỏa nhiều ứng dụng và dịch vụ đến từ nước ngoài.”

Liên quan đến các cuộc thảo luận về các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), Nick Clegg nói: “Các nhà chức trách Trung Quốc đã gấp rút đưa ra nhiều quan điểm về cách thức phát triển hệ thống AI.”

“Chúng ta cần đảm bảo rằng những công nghệ mới như AI phải dựa trên các giá trị dân chủ chứ không phải tất cả các giá trị chuyên quyền, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng những công nghệ mới và rất mạnh này sẽ được các nhà độc tài trên khắp thế giới sử dụng cho mục đích riêng của họ — và tôi nghĩ chúng ta cần phải làm điều gì đó khác.”

Ấn Độ đã cấm TikTok trong biên giới của mình.

Theo Sensor Tower, người dùng TikTok dành thời gian cho ứng dụng này nhiều hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác, trung bình, người dùng TikTok sử dụng 95 phút mỗi ngày trong khi với InstagramFacebook chỉ lần lượt là 51 và 49 phút.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

CEO TikTok: TikTok đang đẩy mạnh AI trong việc kiểm duyệt nội dung

Trong một sự kiện mới đây về AI (Trí tuệ nhân tạo), CEO TikTok Shou Zi Chew cho biết nền tảng này đang đẩy mạnh việc ứng dụng AI trong quá trình kiểm duyệt nội dung (Content Moderation).

CEO TikTok: TikTok đang đẩy mạnh AI trong việc kiểm duyệt nội dung
CEO TikTok: TikTok đang đẩy mạnh AI trong việc kiểm duyệt nội dung

Theo đó, CEO TikTok, Shou Zi Chew cho biết TikTok đang lên kế hoạch xây dựng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm mục tiêu phục vụ cho quá trình kiểm duyệt nội dung.

Ông cho biết, TikTok hiện đang sử dụng “hàng chục nghìn” nhân viên để kiểm duyệt nội dung của người dùng, bên cạnh việc sử dụng AI. Tuy nhiên, các công nghệ như AI sẽ trở nên chính xác hơn, cụ thể hơn và xử lý ở quy mô lớn hơn.

Cách thức hoạt động của thuật toán TikTok.

Tại sự kiện TED2023 mới đây, CEO TikTok cũng giải thích những điều cơ bản nhất về thuật toán của TikTok, một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của mạng xã hội với gần 1.5 tỷ người dùng này.

Ông nói:

“Thuật toán của TikTok sẽ tìm hiểu những gì người dùng quan tâm dựa trên những gì họ đã thích và tương tác trong quá khứ và sau đó, thuật toán sẽ tìm kiếm những người khác có sở thích tương tự để đề xuất những nội dung tương tự, TikTok coi đó là dấu hiệu chính.”

Thuật toán này không giống như của Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram.

TikTok luôn có ý định đề xuất các bài đăng dựa trên những gì người dùng có thể thích hơn là những gì họ từng biết, trong khi các mạng xã hội khác như Facebook lại dựa trên các kết nối và mối quan hệ (thân quen).

Liên quan đến thuật toán của TikTok, nhiều người dùng đang tỏ ra không hài lòng với Instagram khi thuật toán của mạng xã hội này ngày càng ưu tiên video hơn là hình ảnh, vốn là thế mạnh của Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tài sản của Nhà sáng lập TikTok đứng đầu danh sách các tỷ phú công nghệ tại Trung Quốc

Nhiều tỷ phú công nghệ Trung Quốc thành danh nhờ thương mại điện tử và mạng xã hội, trong đó CEO ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đứng số một.

Tài sản của Nhà sáng lập TikTok đứng đầu danh sách các tỷ phú công nghệ tại Trung Quốc
Tài sản của Nhà sáng lập TikTok đứng đầu danh sách các tỷ phú công nghệ tại Trung Quốc

Danh sách tỷ phú công nghệ giàu nhất Trung Quốc được tổng hợp dựa trên bảng xếp hạng tỷ phú 2023 của Bloomberg tính đến 16/4.

Zhang Yiming (42,3 tỷ USD)

Zhang Yiming, Giám đốc điều hành ByteDance, giàu lên nhờ sự thành công của mạng xã hội. Tài sản của ông phần lớn nhờ cổ phần tại ByteDance. Công ty này được định giá 220 tỷ USD và có doanh thu 80 tỷ USD năm 2022.

Năm 2021, Yiming quyên góp 1,85 tỷ USD để thành lập quỹ giáo dục Fang Mei tại quê nhà Long Nham, Tứ Xuyên, theo SCMP. Bên cạnh mạng xã hội TikTok, ByteDance cũng sở hữu FlipChat, đối thủ cạnh tranh của WeChat, ứng dụng nhắn tin Duoshan và Douyin, phiên bản TikTok dành riêng cho thị trường Trung Quốc.

Ma Huateng (40,3 tỷ USD)

Ma Huateng (51 tuổi), còn gọi là Pony Ma, là người đồng sáng lập và CEO của Tencent, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đứng sau WeChat – ứng dụng nhắn tin có hơn 1,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

Tài sản của Huateng chủ yếu nhờ 7,4% cổ phần tại Tencent, công ty hiện có vốn hóa thị trường khoảng 439 tỷ USD. Tencent cũng sở hữu 30% cổ phần tại WeBank, ngân hàng tư nhân kỹ thuật số đầu tiên của Trung Quốc và một số nhà phát triển trò chơi như TiMi Studio Group.

Jack Ma (34 tỷ USD)

Jack Ma, 58 tuổi, là nhà đồng sáng lập và cựu CEO Alibaba, hãng thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc. Phần lớn tài sản của ông nằm ở 3,9% cổ phần tại Alibaba với vốn hóa thị trường (Market Cap) 245 tỷ USD.

Ngoài ra, Jack Ma cũng có cổ phần tại nhiều công ty khác, như công ty tài chính Ant Group, công ty giải trí Beijing Enlight Media và Huayi Brothers.

Năm 2019, Jack Ma rời hội đồng quản trị của Alibaba để tập trung toàn thời gian vào hoạt động từ thiện thông qua quỹ do ông sáng lập. Ông cũng quyên góp gần 500 triệu USD năm 2020 cho các nỗ lực cứu trợ lũ lụt, theo SCMP.

William Ding (27,9 tỷ USD)

William Ding, 51 tuổi, là nhà sáng lập và CEO NetEase, nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Trung Quốc. Công ty này phát hành các trò chơi nổi tiếng như World of Warcraft, Overwatch và Westward Journey, cũng như đưa những cuốn truyện tranh của Marvel từ Mỹ đến Trung Quốc.

Sự giàu có của ông Ding là nhờ 44% cổ phần trong NetEase, công ty đang có vốn hóa thị trường 59 tỷ USD. Năm ngoái, ông từ chức tại công ty con Beijing NetEase Media trước những chính sách bất lợi của chính phủ Trung Quốc đối với ngành công nghệ.

Colin Huang (24,2 tỷ USD)

Colin Huang, 43 tuổi, là người sáng lập và cựu CEO của PDD Holdings, công ty đứng sau Pinduoduo, nền tảng thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi bởi hơn 733 triệu người dùng mỗi tháng.

Huang trở thành tỷ phú nhờ 28% cổ phần tại Pinduoduo. Năm 2020, ông quyên góp 1,85 tỷ USD tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện, theo SCMP. Một năm sau, quỹ Starry Night của ông cũng cam kết ủng hộ 100 triệu USD cho Đại học Chiết Giang nhằm hỗ trợ nghiên cứu về khoa học y tế và hệ thống thực phẩm.

Zhang Zhidong (16,3 tỷ USD)

Zhang Zhidong, 51 tuổi, còn gọi là Tony Zhang, đã kiếm được phần lớn tài sản với tư cách là người đồng sáng lập Tencent, nơi ông sở hữu 3,4% cổ phần.

Zhang thành lập gã khổng lồ Internet Trung Quốc với Huateng năm 1998. Hai người gặp nhau khi còn là sinh viên tại Đại học Thâm Quyến. Dưới sự lãnh đạo của ông, Tencent đã ra mắt WeChat, một trong những ứng dụng nhắn tin trực tuyến được sử dụng rộng rãi nhất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông từ chức vào năm 2014 vì lý do cá nhân, theo Forbes. Hiện ông là Chủ tịch Học viện Tencent, nơi ông trực tiếp đào tạo nhân viên cho công ty.

Lei Jun (11,7 tỷ USD)

Lei Jun, 53 tuổi, được mệnh danh là “Steve Jobs của Trung Quốc”. Ông là người sáng lập và Chủ tịch Xiaomi, tập đoàn điện tử nổi tiếng với hàng loạt sản phẩm giá rẻ dành cho người tiêu dùng.

Ông Jun sở hữu 24% cổ phần trong công ty. Vốn hóa thị trường của Xiaomi hiện ở mức 39 tỷ USD. Trước đó, vào năm 2021, giá trị tài sản ròng của ông giảm 2 tỷ USD chỉ trong một ngày sau khi ông quyên góp 616 triệu cổ phiếu của mình cho hai tổ chức từ thiện.

Ngoài ra, ông cũng sở hữu 9% cổ phần tại Joyy, nền tảng giải trí với vốn hóa 2,1 tỷ USD và 13% tại công ty game Kingsoft.

Gong Hongjia (11,6 tỷ USD)

Gong Hongjia, 58 tuổi, còn có tên Kung Hung Ka, là người đồng sáng lập của Hangzhou Hikvision Digital Technology, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm camera giám sát. Ông cũng là nhà sáng lập công ty Internet di động Funinhand, nhà sản xuất radio Tescun và công ty bảo mật Watchdata Technologies.

Ông là cổ đông cá nhân lớn nhất của Hikvision với 18% cổ phần. Hãng thiết bị giám sát này đang được định giá ở mức 60 tỷ USD.

Ngoài ra, ông là nhà đầu tư thiên thần và đã rót vốn vào ít nhất 15 công ty công nghệ tính đến 2019, theo SCMP. Ông cũng quyên góp 1,5 triệu USD cho Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, nơi ông từng theo học để tạo ra một quỹ hạt giống cho các công ty khởi nghiệp.

Robin Li (9,76 tỷ USD)

Robin Li, 54 tuổi,, là người đồng sáng lập và CEO công cụ tìm kiếm nổi tiếng Baidu. Thành lập năm 2000, Baidu hiện có 622 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng. Công ty cũng đứng sau Baidu Encyclopedia, bách khoa toàn thư bằng tiếng Trung lớn nhất thế giới.

Ông Li sở hữu 20% cổ phần tại Baidu, công ty có vốn hóa thị trường 46 tỷ USD.

Năm 2018, ông Li và vợ Melissa Ma cùng Baidu quyên góp 104 triệu USD cho Đại học Bắc Kinh. Trường này đã sử dụng khoản đóng góp để thành lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu về AI. Baidu cũng mới công bố Ernie Bot, chatbot AI cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI.

Richard Liu (9,5 tỷ USD)

Richard Liu, 50 tuổi, tên thật là Liu Qiangdong. Ông là người sáng lập nền tảng thương mại điện tử JD.com với hơn 569 triệu người dùng thường xuyên.

Ông Liu nắm 14,5% cổ phần tại JD.com và là cổ đông lớn nhất của nền tảng. Vốn hóa thị trường của công ty này là 67 tỷ USD. Năm ngoái, ông quyên góp 2 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện như một phần của sáng kiến “Thịnh vượng chung” tại Trung Quốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok In-Stream Shopping: TikTok lại có ưu đãi mới cho các nhà bán lẻ

Mạng xã hội TikTok lại có động thái mới nhắm thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các hoạt động bán hàng trong luồng (In-Stream Shopping).

TikTok In-Stream Shopping: TikTok lại có ưu đãi mới cho các nhà bán lẻ
TikTok In-Stream Shopping: TikTok lại có ưu đãi mới cho các nhà bán lẻ

Theo báo cáo của Insider, TikTok hiện đang mời các nhà bán lẻ được chọn tham gia vào chương trình thúc đẩy mua sắm trong ứng dụng của mình, theo đó, TikTok sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ các khoản trợ cấp về phí vận chuyển và bán hàng.

“Trong những tuần gần đây, TikTok đã mời những nhà bán lẻ tại Mỹ tạo cửa hàng trên ứng dụng của mình và quảng cáo hàng hóa của họ thông qua các liên kết có thể nhấp được (clickable links) trong video và buổi phát trực tiếp (livestreams).

TikTok cũng khuyến khích những người có ảnh hưởng (Influencer) tích cực bán hàng qua video và nhận được một khoản ‘hoa hồng” trong một chương trình tiếp thị liên kết mới.

Các ưu đãi khác như miễn phí vận chuyển (free shipping) và tặng phiếu mua hàng cũng đã được TikTok đưa ra.”

Ở một khía cạnh khác, ứng dụng “anh em” của TikTok tại Trung Quốc là Douyin đã báo cáo doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng 320% vào năm 2022, phần lớn là do nhu cầu mua sắm phát trực tiếp (live-stream shopping) tăng cao.

Theo dữ liệu từ Forbes, Nền kinh tế mua sắm trực tiếp của Trung Quốc được dự đoán có trị giá hơn 500 tỷ USD vào năm 2023, tương đương với khoảng 1/2 giá trị Thương mại điện tử của Mỹ.

Ngoài TikTok, các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Twitter hay Pinterest – trong những năm gần đây đều đã thử nghiệm tính năng mua sắm trong ứng dụng, đặc biệt là mua sắm trực tiếp từ video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thuật toán của TikTok hướng người dùng lướt một cách vô thức

Bằng công nghệ tiến bộ vượt bậc, thuật toán của TikTok đưa người dùng đến vô thức lướt hết video này đến video khác cho tới khi kiệt sức.

Thuật toán của TikTok hướng người dùng lướt một cách vô thức
Thuật toán của TikTok hướng người dùng lướt một cách vô thức

TikTok mặc định gợi ý nội dung 18+ cho người dùng.

Để thử nghiệm tính năng chặn nội dung không phù hợp với người dùng vị thành niên (dưới 16 tuổi) trên TikTok, VTC News đã tạo một tài khoản với thiết lập ở độ tuổi 13 theo như khuyến cáo của mạng xã hội này.

Thế nhưng ngay khi sau khi đăng nhập video đầu tiên được gợi ý lại là của một diễn viên phim người lớn, kế đến là video với những lời lẽ dung tục cổ súy lối sống lệch lạc.

Điều đáng nói là sau gần 20 phút lướt các video được TikTok gợi ý cho tài khoản “13 tuổi” của VTC News, không có bất cứ video nào phù hợp với lứa tuổi người dùng xuất hiện.

Thay vào đó đều là những video có nội dung độc hại, nhún nhảy khêu gợi hoặc những content “bẩn” vốn đang tràn lan trên TikTok.

Trong khi đó, ở mục “Tìm kiếm” và “Dành cho bạn”, khi thực hiện tìm kiếm một số từ khóa và nội dung được cảnh báo có bị chặn giới hạn độ tuổi hay không. Kết quả TikTok vẫn hiệu thị và cho ra các kết quả tìm kiếm tương ứng với từ khóa.

Bạo lực, cờ bạc và khiêu dâm dường như không nằm trong số nội dung bị TikTok coi là không phù hợp với vị thành niên, thậm chí được TikTok chủ động đề xuất đến tài khoản nhỏ tuổi.

Thậm chí phóng viên VTC News dù thử lập mới nhiều tài khoản khác nhau trên máy tính và điện thoại thông minh kết quả nhận được vẫn không thay đổi, kể cả khi người dùng không đăng nhập thì video đầu tiên được gợi ý vẫn là những nội dung khiêu dâm.

Ngay từ năm 2022, TikTok cho biết đã áp dụng một hệ thống xếp hạng nội dung để ngăn nội dung dành cho người lớn tiếp cận người dùng nhỏ tuổi. Theo đó, với người dùng từ 13-17 tuổi, một số video TikTok sẽ chỉ hiển thị màn hình đen cùng với thông báo “Bài đăng không khả dụng” và “Bài đăng được chặn theo độ tuổi”.

“Thông tin ngày sinh chính xác giúp đảm bảo các thành viên cộng đồng có trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi”, trang dành cho cha mẹ và người giám hộ của TikTok hướng dẫn. Tuy nhiên TikTok không hề nêu rõ những nội dung nào được coi là không phù hợp với trẻ em.

Theo khảo sát của Trung tâm Chống lại sự căm ghét kỹ thuật số (CCDH) thực hiện trên các tài khoản 13 tuổi tại Mỹ, Anh, Canada và Australia, TikTok gợi ý của những người dùng nhỏ tuổi tuổi tràn ngập nội dung có hại, có thể có tác động đáng kể đến sự hiểu biết về thế giới xung quanh, sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khảo sát này cũng cho thấy khi tài khoản vị thành niên thường đặt tên bao gồm các từ khóa thể hiện sự tự ti về cơ thể, TikTok sẽ gợi ý các nội dung về rối loạn ăn uống và tự làm hại bản thân nhiều hơn nữa so với tài khoản có tên thông thường.

TikTok tràn lan nội dung độc hại.

Không khó để nhận thấy những xu hướng phổ biến và được lan truyền nhiều nhất trên TikTok chính là những nội dung có thể mang đến nhiều yếu tố kích thích về mặt cảm xúc nhất. Chẳng hạn như hỉ nộ ái ố mang theo nhiều trạng thái cảm xúc để khi được đẩy lên cao trào sẽ mang đến sự lôi cuốn, đồng cảm và chia sẻ.

Việc mải mê chạy theo những trào lưu, xu hướng (trend) trên TikTok khiến không ít người dùng trẻ tìm kiếm sự thỏa mãn trên mạng xã hội này, dần ảo tưởng về chính mình và bất chấp tất cả, thậm chí là sức khỏe, tính mạng để “câu” view, tăng tương tác.

Thực trạng này từng được nhiều chuyên gia cảnh báo kể từ khi TikTok chính thức lấn sân thành nền tảng thu hút hàng đầu của giới trẻ.

Sự lan tỏa quá nhanh của TikTok lại như con dao hai lưỡi với không ít người dùng. Mặc dù mạng xã hội có những quy định về nội dung và thực hiện việc kiểm duyệt hàng triệu video vi phạm nhưng những trào lưu độc hại hoặc thông tin mang tính kích động bạo lực, khiêu dâm, tự gây hại… vẫn xuất hiện tràn lan mà TikTok không thể kiểm soát.

Một số trào lưu nguy hiểm từng xuất hiện trên TikTok có thể kể đến như Veneer Vlog (mài răng), Benadryl Challenge (uống thuốc dị ứng để tạo ảo giác).

Nhiều bạn trẻ cho rằng Benadryl vô hại, thế nhưng, những loại thuốc này còn có nhiều tác dụng phụ khác, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Hay nguy hiểm hơn là Penny Challenge – cắm hờ sạc điện thoại vào ổ điện, thả đồng xu vào khe hở để tạo tia lửa…

Theo New York Post, trong năm 2021, TikTok đã phải xóa các nội dung chứa hashtag #milkcratechallenge.

Thử thách yêu cầu người dùng xếp các thùng sữa bằng nhựa theo hình kim tự tháp và cố giữ thăng bằng khi trèo lên đỉnh, sau đó bước xuống mà không bị ngã. Thực tế, hầu hết người tham gia đều ngã và nhiều người bị thương trong quá trình thực hiện.

Các trào lưu trên TikTok ở Việt Nam cũng độc hại không kém so với trên thế giới và chúng hoàn toàn có thể khiến người dùng gặp rắc rối như “giả làm người thân trêu đùa trẻ em”, “hướng nghiệp, chọn ngành học”, “săn mây trên máy bay”, “đúng nhận, sai cãi”, “bữa cơm 5 ngàn” và hàng trăm trào lưu phản cảm khác.

Có thể thấy đối tượng sử dụng mạng xã hội TikTok đa phần là những người trẻ, thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức, dễ bị thu hút bởi những nội dung mới, lạ, độc, thậm chí là quái gở, phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức. Với thuật toán của TikTok, video càng thu hút nhiều người xem, những nội dung này lại càng được đề xuất, lên xu hướng, rồi nghiễm nhiên trở thành trào lưu.

Từ đây, giới trẻ lại tiếp thu và làm theo, đu theo xu hướng một cách mù quáng khiến cho những trào lưu vô thưởng vô phạt, thậm chí độc hại có cơ hội phổ biến nhiều hơn. Hậu quả là có không ít trẻ em là nạn nhân “nhiễm độc” thụ động từ chính những trào lưu độc hại trên TikTok.

Hiện tại, TikTok cũng như phần lớn các mạng xã hội ngày nay đều quy định người dùng phải đủ 13 tuổi mới có thể đăng ký và mở tài khoản. Tuy nhiên, các nền tảng này không có biện pháp đủ mạnh để xác định độ tuổi thực của người dùng. Do đó, trẻ em dưới 13 tuổi đều có thể dễ dàng đăng ký tài khoản để sử dụng.

Tạm thời, đại diện TikTok cho biết, họ đã bổ sung các biện pháp an toàn và quyền riêng tư mới nhằm bảo về người dùng tuổi vị thành niên như tắt các tính năng thông báo vào ban đêm hay loại bỏ nhắn tin trực tiếp với trẻ em.

Thuật toán của TikTok có thể gây nghiện.

Hiện tại, TikTok đang là mạng xã hội tăng trưởng người dùng nhanh nhất hiện nay và đã cán mốc hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng.

TikTok chỉ xếp sau Facebook về số người dùng hàng tháng trên các nền tảng trực tuyến. Thậm chí, TikTok đã vượt qua Google để trở thành tên miền có lượng truy cập nhiều nhất thế giới từ năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng nóng luôn đi kèm với mặt trái.

Mấu chốt trong thành công của TikTok không phải là những video ngắn mà thực chất nằm ở thuật toán đề xuất nội dung do Bytedance – công ty mẹ của TikTok phát triển.

Bằng thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của TikTok người dùng vô thức lướt qua hết video này đến video khác mà không thể ngừng lại, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não chúng ta thực hiện hành động này. Không phải ai cũng có ý thức đủ mạnh để thoát khỏi vòng lặp này.

Thuật toán của TikTok khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại và để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa.

Nội dung hiển thị trên phần “Dành cho bạn” của TikTok cũng rất khác với nội dung hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội khác. Không cần đăng nhập, theo dõi hay kết bạn, người dùng vẫn có thể lướt TikTok cả ngày mà không hết nội dung. Chỉ khi có nhu cầu tương tác nhiều hơn với các video, TikTok mới yêu cầu người dùng phải đăng ký tài khoản.

Thuật toán đề xuất của TikTok hiện tại thông minh đến mức không chỉ biết bạn đang muốn xem gì, mà còn biết rằng bạn sẽ muốn tìm kiếm và xem những gì tiếp theo. Điều này tương tự như việc bạn đang chơi cờ với TikTok và ứng dụng này dự đoán trước khoảng 10 nước đi tiếp theo của bạn.

Vì sao thuật toán Tiktok có thể hiểu sâu người dùng đến như vậy mà những nền tảng khác khó làm điều tương tự hơn? Một trong những yếu tố quan trọng có thể kể đến đó là định hướng ngay từ đầu của nền tảng.

Khi độ dài trung bình của một video trên Youtube là khoảng 11-12 phút, thì độ dài lý tưởng của 1 video TikTok là khoảng 21-34 giây. Tức là khi bạn xem hết 1 video Youtube, thì cùng thời gian đó bạn đã lướt qua 25 video TikTok.

Hầu hết người dùng đều có nhận xét rằng khi sử dụng TikTok họ không thể rời mắt khỏi nó và thời gian cứ thế trôi đi. Đến một lúc nào đó người dùng sẽ dừng lại khi các video không còn đủ hấp dẫn như thể TikTok muốn bạn được nghỉ ngơi sau vài giờ “làm việc” quá sức.

Trong một báo cáo khoa học được công bố vào tháng 9/2022, một nhóm nghiên cứu của ByteDance cho biết rằng thuật toán họ tạo ra trên TikTok là dựa trên hành vi của người dùng theo thời gian thực. Chưa hết, họ còn đưa ra cách hệ thống làm việc và lý do tại sao nó nhanh, chính xác, và luôn cập nhật thay đổi theo người dùng.

Còn theo một nghiên cứu trên ứng dụng Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), đã xem xét các video ngắn ảnh hưởng như thế nào đến bộ não của sinh viên đại học ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy những video phù hợp với sở thích của người xem có thể kích hoạt trung tâm hệ thống thưởng của não.

Hệ thống thưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong định hình cảm xúc và điều hướng hành động của con người, có chức năng tạo ra những cảm giác sung sướng và ham muốn.

Tiến sĩ Justin Shleifer là bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Bradley cho biết: “Chúng ta gần như bị các ứng dụng này điều chỉnh hành vi để có được sự hài lòng ngay lập tức”.

“Mặc dù sự hài lòng ngay lập tức nghe có vẻ tuyệt vời, nó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ vài giờ sau khi bạn thoát khỏi ứng dụng”, ông Shleifer nói thêm.

Có bao nhiêu quốc gia đang cấm TikTok?

Ngày 4/4, chính phủ Australia đã ban hành lệnh cấm sử dụng cũng như cài đặt TikTok trên tất cả thiết bị sử dụng cho công việc của chính phủ. Nguyên nhân là nước này lo ngại rò rỉ dữ liệu người dùng kéo theo những rủi ro đối với an ninh quốc gia.

Với quyết định này, Australia sẽ trở thành thành viên cuối cùng của liên minh an ninh tình báo Ngũ Nhãn (bao gồm Mỹ, Anh, Canada và New Zealand) thực hiện lệnh cấm TikTok trên các thiết bị công vụ.

Trước đó, kể từ tháng 11/2022, hơn 20 bang tại Mỹ đã cấm TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp phát và nhiều đại học cũng chặn TikTok khỏi mạng wifi trong khuôn viên trường. Ứng dụng này cũng đã bị cấm trên các thiết bị của chính phủ Mỹ được sử dụng bởi quân đội nước này.

Lý giải lệnh cấm, phía Washington bày tỏ nghi ngờ ứng dụng này có liên quan đến việc dữ liệu người dùng Mỹ lọt vào tay chính phủ Trung Quốc.

Hiện tại, TikTok thậm chí còn có nguy cơ bị chặn hoàn toàn tại Mỹ nếu ByteDance không chịu bán cổ phần. Dù đã có cơ hội xóa bỏ nguy cơ thông qua các phiên điều trần, phần thể hiện của CEO Shou Chew có vẻ như không làm hài lòng các quan chức Mỹ.

Trong gần 5 giờ, các nghị sĩ Mỹ liên tục chất vấn CEO TikTok về an ninh quốc gia cũng như các vấn đề khác của ứng dụng này tại Mỹ. Tuy nhiên, ông Chew chỉ có thể bác bỏ các cáo buộc TikTok chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu của Bắc Kinh, nhưng lại không thể trả lời rõ ràng để giải tỏa mối quan ngại của giới lập pháp.

Trao đổi với ABC News, Chủ tịch Ủy ban về Trung Quốc của Hạ viện Mỹ Mike Gallagher cho biết: “Thay vì xoa dịu những lo ngại của các nhà lập pháp, sự hiện diện của ông Chew trước Quốc hội lại gia tăng khả năng cấm ứng dụng TikTok”.

Trước đó, tại những quốc gia châu Á như Bangladesh, Indonesia hay Ấn Độ, TikTok cũng bị cấm với lý do thu thập thông tin trái phép, nội dung độc hại và gây chết người.

Cụ thể, đầu tháng 7/2018, chính quyền Indonesia đã đưa ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn này do chứa nhiều nội dung khiêu dâm và không phù hợp. Giữa tháng 2/2019, TikTok tiếp tục bị cấm ở Bangladesh vì thu thập trái phép thông tin của người dùng là trẻ em.

Năm 2020, TikTok đã bị gỡ bỏ trên nền tảng Google Play và App Store ở Ấn Độ do không phù hợp với văn hóa nước này cũng như là nguyên nhân dẫn đến một số cái chết thương tâm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VTC

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng dụng của Apple.

Ứng dụng Bigo Live bị xoá khỏi App Store
Ứng dụng Bigo Live bị xoá khỏi App Store

Từ 8/4, nhiều người dùng iPhone cho biết không thể tìm thấy Bigo Live trên App Store. Khi truy cập đường link ứng dụng từ website của Bigo, Apple hiển thị thông báo “Ứng dụng không khả dụng”.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà được phản ánh bởi người dùng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, website và ứng dụng Bigo Live trên Android (CH Play) vẫn hoạt động bình thường.

Trước khi bị xóa, Bigo liên tục nằm trong top những ứng dụng giải trí được tải nhiều tại Việt Nam. Tính đến cuối 2022, ứng dụng có 400 triệu người dùng tại 150 quốc gia.

Trên các cộng đồng người dùng Bigo, một số dự đoán nền tảng xuất hiện nhiều video với nội dung phản cảm, dẫn tới việc vi phạm quy tắc của Apple và bị xóa. Tin nhắn rò rỉ từ một nhóm nhà sáng tạo nội dung Bigo tại Việt Nam cũng cho thấy nền tảng này sắp tới sẽ “tăng cường xử phạt nội dung không lành mạnh”.

Trong khi đó, theo nguồn tin từ trang Weixin (Trung Quốc), việc bị gỡ khỏi App Store lần này liên quan đến việc không tuân thủ các quy tắc quảng cáo của Apple.

Chiều 10/4, fanpage của Bigo Live tại Việt Nam phản hồi người dùng iOS rằng đây là “lỗi kỹ thuật”. “Đội ngũ kỹ thuật Bigo đang khắc phục lỗi và sẽ thông tin đến cộng đồng trong thời gian sớm nhất khi đã sửa xong”, fanpage thông báo.

Bigo Live là ứng dụng chuyên về tính năng livestream, ra đời từ năm 2016 tại Singapore và được điều hành bởi các nhà sáng lập Trung Quốc. Ứng dụng cho phép người dùng thực hiện các buổi phát trực tiếp và nhận tặng quà từ người xem.

Trên blog công ty, Bigo tự so sánh với TikTok và khẳng định lợi thế của mình là bất cứ tài khoản nào cũng có thể livestream, thay vì đạt đủ điều kiện như TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok bị phạt gần 16 triệu USD vì sử dụng dữ liệu trẻ em

Án phạt của chính phủ Anh dành cho TikTok là động thái mới nhất trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang lo ngại về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng.

Theo The Guardian, cơ quan giám sát dữ liệu của Anh đã phạt TikTok 15,9 triệu USD vì sử dụng dữ liệu của 1,4 triệu trẻ em dưới 13 tuổi mà không có sự đồng ý của người lớn vào năm 2020.

Dù TikTok có quy định độ tuổi tối thiểu để tạo tài khoản là 13 tuổi, Văn phòng Ủy ban Thông tin (ICO) cho biết ứng dụng chia sẻ video này không thực hiện đủ các biện pháp để rà soát độ tuổi người dùng. Cơ quan này cho biết TikTok đã vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của Anh từ tháng 5.2018 đến tháng 7.2020.

Ủy viên ICO là John Edwards cho biết nước Anh có luật để đảm bảo trẻ em được an toàn trong thế giới kỹ thuật số cũng như thế giới vật chất.

Việc TikTok không tuân thủ luật dẫn đến hậu quả là có hơn 1,4 triệu trẻ em dưới 13 tuổi được cấp quyền truy cập ứng dụng và bị TikTok sử dụng dữ liệu cá nhân.

Được biết, TikTok có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi trẻ em và lập hồ sơ cho chúng, sau đó cung cấp những nội dung có hại và không phù hợp trong lần truy cập tiếp theo, ông Edwards nói thêm.

Người phát ngôn của mạng xã hội TikToK cho biết TikTok dành cho người dùng 13 tuổi trở lên và công ty có đội ngũ hùng hậu gồm 40.000 người làm việc suốt ngày đêm để giữ an toàn cho cộng đồng và ngăn chặn trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng nền tảng này.

Mặc dù không đồng ý với quyết định của ICO, TikTok hoan nghênh việc giảm khoản phạt xuống một nửa so với mức 28,9 triệu USD được đề xuất vào năm ngoái và sẽ tiếp tục xem xét quyết định và các bước tiếp theo.

Luật bảo vệ dữ liệu của Anh không có lệnh cấm nghiêm ngặt đối với việc trẻ em sử dụng internet, nhưng yêu cầu các tổ chức sử dụng dữ liệu cá nhân của trẻ em phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người chăm sóc.

TikTok cho biết đã thay đổi các hoạt động kể từ khi bị ICO điều tra. Những người điều hành ứng dụng đã được đào tạo để xác định các tài khoản chưa đủ tuổi, cũng như cung cấp công cụ để phụ huynh xóa tài khoản của con mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thực tập sinh TikTok: TikTok Shop Graduate Development Program 2023

TikTok vừa thông báo chương trình thực tập sinh mới trong 2023 mang tên TikTok Shop Graduate Development Program.

TikTok thông báo chương trình thực tập sinh: TikTok Shop Graduate Development Program 2023
TikTok thông báo chương trình thực tập sinh: TikTok Shop Graduate Development Program 2023

Nhằm mục tiêu tuyển chọn nhân tài cho nền tảng TikTok và công ty mẹ ByteDance, TikTok vừa thông báo chương trình thực tập sinh sau Đại học, TikTok Shop Graduate Development Program 2023.

TikTok Shop Graduate Development Program 2023 là gì?

TikTok Shop Graduate Development Program là chương trình phát triển sau đại học của TikTok Shop, chương trình sẽ kéo dài 24 tháng hướng tới mục tiêu phát triển những tài năng mới trong ngành thương mại điện tử (eCommerce).

Chương trình sẽ bao gồm nhiều đợt luân chuyển công việc, nơi các ứng viên sẽ được trải nghiệm và tìm hiểu về nhiều vai trò hay vị trí công việc khác nhau trong mảng thương mại điện tử của TikTok.

Giới thiệu về TikTok Shop.

TikTok Shop là một nền tảng thương mại điện tử được tích hợp hoàn toàn vào TikTok. Đây tập hợp những người bán (TikTok Seller), người mua và các nhà sáng tạo nội dung số – tất cả đều hướng tới mục tiêu tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch, cho phép cộng đồng người dùng khám phá và tương tác với những gì họ yêu thích.

Lợi ích khi đăng ký TikTok Shop Graduate Development Program 2023.

Theo TikTok: “Tại TikTok, nhân viên của chúng tôi khiêm tốn, thông minh, nhân ái và sáng tạo. Chúng tôi được sinh ra để truyền cảm hứng tới hơn 1 tỷ người dùng đa dạng trên nền tảng trên toàn cầu.”

Sau khi hoàn tất chương trình, ứng viên sẽ nhận được những cơ hội tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp của họ, theo đuổi những ý tưởng táo bạo và khám phá những cơ hội phát triển vô hạn với TikTok.

Ứng viên cũng có thể nộp đơn vào tối đa 2 vị trí tại TikTok hoặc công ty mẹ ByteDance tại các văn phòng trên toàn cầu.

Ứng viên có thể học được gì từ TikTok Shop Graduate Development Program 2023.

1. Thu hút người bán – Thu hút và giúp người bán hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trải nghiệm bán hàng mượt mà hơn trên TikTok Shop.
2. Phát triển người bán – Cải thiện hiệu suất và sự tăng trưởng của người bán thông qua việc chuyển giao kiến thức, đào tạo, theo dõi tiến độ và trao quyền.
3. Quản lý tài khoản – Hợp tác với các thương hiệu lớn trên thị trường, quản lý các dịch vụ phức tạp của TikTok để cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu suất của các thương hiệu.
4. Quản lý chiến dịch – Quản lý và tối ưu các chiến dịch Marketing của TikTok Shop.
5. Marketing tích hợp (IMC) – Làm việc với nhóm Marketing của TikTok để nâng cao nhận thức về TikTok Shop, đồng thời xây dựng các chiến dịch lớn có khả năng tác động đến toàn bộ nền tảng.
6. Hỗ trợ các nhà sáng tạo trên TikTok – Phối hợp và làm việc với những nhà sáng tạo trên TikTok để giúp họ thành công hơn khi phát triển với TikTok Shop.
7. Quản lý các MCNs của TikTok Shop – Trở thành người quản lý mối quan hệ của TikTok Shop với các mạng lưới đa kênh (MCNs – Multi-channel Networks).

Đơn nhận đăng ký của TikTok Shop Graduate Development Program 2023 sẽ được mở cho đến ngày 12 tháng 5 năm 2023.

Quá trình phỏng vấn.

1. Đánh giá.
2. Phỏng vấn với nhân sự (HR).
3. Phỏng vấn với các nhà quản lý.
4. Trình bày case study tới các nhà lãnh đạo.
5. Phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo.
6. Gia nhập chương trình.

Bạn có thể đăng ký chương trình tại: TikTok Career 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Công bố những vi phạm của mạng xã hội TikTok tại Việt Nam

Cơ quan quản lý vừa công bố những vi phạm của mạng xã hội TikTok tại Việt Nam, theo đó TikTok vi phạm cả về hoạt động kiểm soát nội dung, thuật toán phân phối, cũng như các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng.

Công bố những vi phạm của TikTok tại Việt Nam
Công bố những vi phạm của TikTok tại Việt Nam

Trong buổi họp báo chiều 6/4, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã chia sẻ chi tiết những vi phạm của TikTok tại Việt Nam và kế hoạch kiểm tra, xử lý nền tảng này trong thời gian tới.

Nhiều vi phạm xuất phát từ thuật toán.

Theo đại diện Cục PTTH&TTĐT, 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam bao gồm:

1. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.

2. Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.

3. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….

4. Không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.

5. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.

6. Không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.

“Việc TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung rất rộng ảnh hưởng tới người xem, mạng xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT nhận định.

Thuật toán của TikTok được nhiều nhà nghiên cứu, chính phủ nhiều nước chỉ ra là có tính gây nghiện. Ngoài ra, thuật toán này còn tạo ra những trào lưu nguy hiểm, đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.

Theo đại diện Cục, hệ lụy lớn nhất từ sự quản lý lỏng lẻo của TikTok là khiến nền tảng tràn lan tin giả, tin sai sự thật. Các trào lưu được nền tảng này khuyến khích đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.

Đối với các trào lưu, Cục đã tổng hợp rất nhiều nội dung vi phạm, như thử thách đưa đầu vào ống sau trường hợp của bé Hạo Nam, hay trend nhảy vào trước đầu xe tải, ôtô.

“TikTok dường như bỏ qua, không coi đó là một trào lưu nguy hiểm”, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT nhận định.

Ngoài ra, gần đây những nội dung lệch lạc, xuyên tạc về lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều trên TikTok, gần như tự cho mình quyền viết lại lịch sử trên nền tảng này.

Sẽ kiểm tra cả thuật toán của TikTok.

Đại diện Cục khẳng định trong quá trình kiểm tra sắp tới, sẽ có cả quy trình kiểm tra thuật toán của TikTok như cách thức, quy trình, thuật toán phân phối ra sao, tại sao nội dung gây hại thành trào lưu như vậy.

Về các biện pháp đã thực thi, Cục cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành để kiểm soát về vấn đề kinh tế, kỹ thuật. Cụ thể, có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên TikTok, hay chặn truy cập về mặt kỹ thuật.

Đại diện Cục PTTH&TTĐT cũng cho biết một khó khăn là các biện pháp kỹ thuật để rà quét nội dung xấu, độc khó áp dụng trên nền tảng video như TikTok. Thuật toán được coi như một cách “lách” công cụ rà quét, khiến công tác xử lý lâu hơn.

“Với lượng thông tin khổng lồ sản sinh mỗi ngày trên các nền tảng như TikTok, nếu các mạng xã hội đối phó, không hợp tác chủ động chặn lọc triệt để bằng các thuật toán thì những việc chặn gỡ nội dung vi phạm sẽ kém hiệu quả”, đại diện Cục cho biết.

Về kế hoạch trong thời gian tới, cơ quan này cho biết sẽ có nhiều biện pháp xử lý theo các quy định tại Nghị định 72/2013 và Nghị định 70/2021.

Bên cạnh đó, Cục PTTH&TTĐT nhận định không chỉ TikTok, các nền tảng khác như Reels của Facebook hay Shorts của YouTube cũng có rất nhiều nội dung vi phạm. Việc thanh tra TikTok tại Việt Nam sẽ được thực hiện trong tháng 5.

Sau đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ đánh giá toàn diện việc chấp hành của TikTok để có hướng xử lý căn cơ, triệt để hơn chứ không chỉ dừng ở gỡ bỏ nội dung vi phạm. Cục cũng sẽ đầu tư phát triển công cụ mới nhằm rà quét hình ảnh, video hiệu quả hơn.

Trả lời vấn đề có cân nhắc cấm TikTok tại Việt Nam không, Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết các nền tảng xuyên biên giới nếu không tuân thủ pháp luật Việt Nam sẽ không được hoạt động.

“Chúng ta đang tìm cách đưa tin giả về mức kiểm soát được. Không thể tạo ra môi trường hoàn toàn không có tin giả, nhưng làm sao để làm giảm được ở mức chấp nhận được để giữ trật tự, an toàn xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết.

Đại diện TikTok cho biết đã nhận được thông báo từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc sẽ có Đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch, gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế, Bộ Công thương, trong quý II.

Đại diện TikTok tại Việt Nam cho rằng công ty đã có những đóng góp đối với sự phát triển của đất nước trong hơn 4 năm hoạt động tại Việt Nam, và sẽ lắng nghe các góp ý từ Chính phủ để có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips