Skip to main content

Thẻ: TikTok

Doanh thu từ quảng cáo của Instagram cao hơn YouTube

Hồ sơ tòa án của Meta trong vụ kiện FTC ghi nhận doanh thu quảng cáo của Instagram đạt 32 tỷ USD trong năm 2021, so với con số 28,8 tỷ USD của YouTube.

Trong một nỗ lực bác bỏ các cáo buộc độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), hôm 5/4, công ty mẹ Facebook là Meta nộp hồ sơ tiết lộ chi tiết về doanh thu quảng cáo mà Instagram mang lại trong vài năm qua.

Chỉ riêng năm 2021, con số này đã lên tới 32,4 tỷ USD, thậm chí còn cao hơn cả YouTube, nền tảng này thu về 28,8 tỷ USD trong cùng năm.

Trước đây từng chỉ ra lợi thế của Instagram so với mảng video của Google (YouTube), đồng thời đề cập rằng YouTube phải trả tới 55% doanh thu quảng cáo cho những nhà sáng tạo nội dung tải video trên nền tảng, trong khi Instagram trả ít hơn nhiều.

Thậm chí, vào các năm 2020 và 2019, Meta ghi nhận doanh thu quảng cáo của Instagram lần lượt là 22 tỷ USD và 17,9 tỷ USD, trong khi doanh thu quảng cáo của YouTube được trình bày trong báo cáo thường niên cho các năm kể trên lần lượt là 19,7 tỷ USD và 15,1 tỷ USD.

Theo Bloomberg, các con số cho thấy tỷ trọng doanh thu của Meta đến từ Instagram đã tăng vọt từ 26% vào năm 2020 lên gần 30% trong sáu tháng đầu năm 2022.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xuất hiện những cái tên tiềm năng có thể mua lại TikTok tại Mỹ

Với việc TikTok buộc phải bán mình ở thị trường Mỹ cho một bên mua quốc nội, có rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm tới thương vụ bạc tỷ này. Tuy vậy, mức giá chắc chắn sẽ không thấp khi TikTok US được định giá tới 150 tỷ USD.

Theo Financial Times, TikTok ghi nhận doanh thu kỷ lục tại Mỹ vào năm ngoái, đạt 16 tỷ USD bất chấp nguy cơ bị cấm. Con số này cho thấy quy mô hoạt động khổng lồ của TikTok tại Mỹ, trong bối cảnh Quốc hội nước này đang tìm cách buộc công ty mẹ ByteDance phải phải bán nền tảng cho một bên mua ở Mỹ.

Nhìn chung, ByteDance đang trên đà vượt qua Meta – công ty mẹ của Facebook, để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Theo nguồn tin của FT, ByteDance đã đạt được doanh thu 120 tỷ USD trong năm 2023, tăng khoảng 40% so với năm trước. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ TikTok bùng nổ, mặc dù phần lớn doanh thu của công ty đến từ Trung Quốc. ByteDance từ chối bình luận về các con số tài chính được đề cập.

Năm 2023, Meta báo cáo doanh thu 135 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2022.

Dữ liệu này được công bố trong bối cảnh tương lai của TikTok tại Mỹ trở nên bấp bênh. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc TikTok phải bán mình cho một công ty không thuộc Trung Quốc trong vòng 6 tháng hoặc bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng của Mỹ. Dự luật này vẫn cần được Thượng viện thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký ban hành.

Nhiều bên mua tiềm năng đang quan tâm đến thương vụ TikTok. Tuy nhiên, tờ FT nhận định bất cứ bên nào nhảy vào thương vụ này cũng sẽ phải đối mặt với mức giá cao. Cách tính này dựa trên việc áp dụng bội số doanh thu tương tự Meta, TikTok Mỹ có thể được định giá lên tới 150 tỷ USD. Chưa kể, thương vụ mua bán cũng cần có sự chấp thuận của Bắc Kinh.

Mặc dù TikTok vẫn chưa sinh lời do đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng toàn cầu, nhưng nhìn chung ByteDance đã ghi nhận lợi nhuận ròng 28 tỷ USD trong năm 2023. Phần lớn hoạt động kinh doanh của tập đoàn đến từ Trung Quốc, nơi ByteDance điều hành Douyin – ứng dụng chị em của TikTok và phát triển mảng thương mại điện tử TikTok Shop.

Việc mất thị trường Mỹ có thể có những hậu quả rộng lớn hơn cho TikTok trên toàn cầu, với việc các nhà sáng tạo nội dung và người nổi tiếng Mỹ rút khỏi nền tảng này. Điều đó sẽ kìm hãm sức hấp dẫn của ứng dụng.

Giám đốc điều hành TikTok, Chew Shou Zi nói với người dùng rằng, nếu được thông qua, dự luật “sẽ dẫn đến việc TikTok bị cấm tại Mỹ”. Công ty đã kêu gọi người dùng liên hệ với các đại biểu quốc hội để phản đối dự luật.

Ai sẽ là bên mua tiềm năng? Dĩ nhiên, với 170 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok US thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đầu tiên, cựu Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cho biết ông đang tập hợp một nhóm các nhà đầu tư để mua TikTok, chi tiết về liên minh này cũng như mức định giá tiềm năng chưa được tiết lộ

“Tôi cho rằng luật này nên được thông qua và TikTok nên được bán,” Mnuchin bày tỏ sự đồng tình khi một doanh nghiệp Mỹ nắm quyền kiểm soát TikTok.

Nền tảng chia sẻ video Rumble mới đây cũng đăng tải thông tin lãnh đạo hai bên đã có cuộc trao đổi nhằm mua lại và vận hành TikTok Tại Mỹ. Theo đó, CEO Rumble, Chris Pavlovski đã nói chuyện với CEO TikTok, Shou Zi Chew, gợi ý Rumble cùng một số nhà đầu tư tiềm năng sẽ tiếp quản TikTok tại Mỹ.

Rumble được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư nổi tiếng như Peter Thiel và Thượng nghị sĩ JD Vance, R-Ohio .

Cựu CEO Activision Blizzard, Bobby Kotick cũng được cho là đang tìm kiếm các đối tác để cùng tham gia vào thương vụ mua lại TikTok tiềm năng, theo The Wall Street Journal. Kotick đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Ngoài các nhà đầu tư trên, “cá mập” Kevin O’Leary trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, đã tuyên bố rằng TikTok “sẽ không bị cấm vì tôi sẽ mua nó”.

Ông O’Leary đã đăng cuộc phỏng vấn lên tài khoản TikTok của chính mình. Ông cũng tin rằng Meta và Google sẽ không mua ứng dụng này vì vướng các quy định.

Vị “cá mập” nêu quan điểm các nhà đầu tư Trung Quốc nên nắm giữ 20% cổ phần của công ty mới và công ty này cần có CEO, hội đồng quản trị là người Mỹ. Dữ liệu TikTok mới của Mỹ đã được lưu trữ trong cơ sở hạ tầng đám mây của Oracle có trụ sở tại Austin, Texas kể từ năm 2022.

O’Leary nói rằng TikTok “có giá trị hàng tỷ USD”. Ông coi đây là một trong những nền tảng quảng cáo thành công nhất trên mạng xã hội hiện nay. Đại diện của O’Leary đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Với việc TikTok buộc phải bán mình ở thị trường Mỹ cho một bên mua quốc nội, có rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm tới thương vụ bạc tỷ này. Tuy vậy, mức giá chắc chắn sẽ không thấp khi TikTok US được định giá tới 150 tỷ USD.

Không chỉ hiện tại, trong quá khứ, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần gây sức ép, buộc bán ByteDance bán TikTok. Nhiều công ty Mỹ được cho là đang đàm phán với ByteDance để mua lại hoạt động của ứng dụng này.

Khi ông Trump đe dọa cấm ứng dụng này vào năm 2020, Microsoft cho biết họ cam kết mua lại TikTok phải được xem xét bảo mật hoàn chỉnh và mang lại lợi ích kinh tế phù hợp cho nước Mỹ.

Theo NBC News, Microsoft sẽ mua hoạt động của TikTok tại Canada, Australia và New Zealand như một phần của thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng đã thất bại khi Oracle được chọn để có khả năng giám sát hoạt động và dữ liệu người dùng của TikTok tại Mỹ.

Theo đó, Oracle có quyền kiểm soát hoạt động đối với TikTok US, trong khi ByteDance nắm quyền sở hữu đa số đối với TikTok. Walmart sau đó đã cùng Oracle đề nghị đầu tư vào TikTok. Nhưng thương vụ đã bị đình trệ dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok năm 2023 vượt xa Tencent và Alibaba

Lợi nhuận trước thuế, lãi trước khấu hao và lãi sau khấu hao của ByteDance trong năm 2023 đã tăng lên mức hơn 40 tỷ USD từ khoảng 25 tỷ USD vào 2022, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Nguồn tin của Bloomberg cho biết doanh thu của ByteDance, công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, cũng tăng lên gần 120 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 80 tỷ USD trong 2022.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok vượt xa Tencent và Alibaba
Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok vượt xa Tencent và Alibaba

Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên ByteDance vượt qua đối thủ truyền kiếp Tencent cả về doanh thu và lợi nhuận trong một năm khi tận dụng nền tảng video ngắn phổ biến của mình để mở rộng sang thương mại điện tử quốc tế.

Dù chưa được kiểm toán độc lập, các số liệu nội bộ này của ByteDance cho thấy tập đoàn có trụ sở ở Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc) là một trong những hãng công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2023.

Người phát ngôn của ByteDance không trả lời khi được Bloomberg đề nghị bình luận.

ByteDance với Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) vào năm ngoái đã củng cố vị thế hàng đầu về internet ở cường quốc châu Á, cùng Tencent và Alibaba. Tuy nhiên, cả Tencent và Alibaba đều đang phải vật lộn để kích thích tăng trưởng vào thời điểm kinh tế bất ổn và sự thận trọng của người tiêu dùng trong nước.

Tại thị trường nội địa, Douyin đang chuyển mình trở thành nền tảng đa năng giống WeChat của Tencent, với các tính năng bổ sung nhằm lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử của Alibaba và cạnh tranh với Meituan về các đơn đặt hàng giao đồ ăn.

Ngay cả với kết quả khả quan, ByteDance vẫn quyết định đại tu việc quản lý các hoạt động tại Trung Quốc vào tháng 2, với việc Kelly Zhang Nan từ chức Giám đốc điều hành đơn vị Douyin mà không có kế hoạch bổ nhiệm người kế nhiệm.

Việc triển khai thành công TikTok Shop tại các thị trường như Mỹ và Đông Nam Á đã mở ra những nguồn doanh thu mới ngoài hoạt động tiếp thị kỹ thuật số. TikTok đang tìm cách tăng quy mô kinh doanh thương mại điện tử của mình lên gấp 10 lần trong năm 2024 tại Mỹ, nơi có 170 triệu người dùng. Động thái này diễn ra bất chấp cuộc khủng hoảng hiện hữu của TikTok tại thị trường sinh lợi nhất.

Hôm 13.3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok, hoặc ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng đối mặt với lệnh cấm hoạt động ở Mỹ.

Dự luật cho ByteDance khoảng 6 tháng để thoái vốn, hiện được chuyển đến Thượng viện, nơi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã gửi những tín hiệu trái chiều về việc liệu họ có ủng hộ nó hay không.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ ký dự luật thành luật nếu nó được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua. Tuy nhiên, dự luật này có thể sẽ phải đối mặt với kiện tụng ngay cả khi trở thành luật. Những nỗ lực trước đây nhằm chặn TikTok, từ năm 2020, đã bị đình trệ hoặc bị tòa án chặn lại.

Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ giữa ông Joe Biden và Donald Trump vào cuối năm 2024, cùng với phản ứng của Trung Quốc, cũng có thể làm phức tạp vấn đề.

Giống như các công ty cùng ngành Trung Quốc, ByteDance đã bắt đầu loại bỏ các khoản đặt cược rủi ro trong những tháng gần đây. ByteDance đã cắt giảm hàng trăm nhân viên tại các đơn vị phát triển game và phần mềm doanh nghiệp, vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận và phần lớn không đáp ứng được kỳ vọng. Thay vào đó, tập đoàn này đang cố gắng bắt kịp với lĩnh vực AI tổng quát, xây dựng chatbot và mô hình ngôn ngữ lớn của riêng mình.

Khả năng ByteDance chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vẫn còn xa vời, vì đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn ở Mỹ.

Hồi tháng 12.2023, ByteDance đã đề nghị mua lại số cổ phiếu trị giá 5 tỷ USD từ các nhà đầu tư, với mức định giá công ty là 268 tỷ USD. Vào thời kỳ đỉnh cao, ByteDance được định giá hơn 400 tỷ USD trong một số giao dịch tư nhân.

ByteDance tập trung nguồn lực vào AI tổng quát sau khi Sora làm đảo lộn tương lai việc tạo video

ByteDance đang huy động nguồn lực cho các dự án AI tổng quát khi tăng gấp đôi nỗ lực để cố bắt kịp chabot AI ChatGPT và mô hình chuyển văn bản thành video Sora của OpenAI.

Đảm nhận vị trí giám đốc điều hành từ nhà đồng sáng lập Zhang Yiming vào năm 2021, Liang Rubo đã đặt ra ba mục tiêu cho ByteDance liên quan đến AI tổng quát trong quý 1/2024: Tăng cường tuyển dụng nhân tài AI, nâng cao cơ cấu tổ chức và cải thiện nghiên cứu cơ bản, theo nguồn tin của trang SCMP.

Trang web của ByteDance liệt kê hơn 300 cơ hội việc làm liên quan đến AI tổng quát, hơn 100 trong số đó liên quan đến mô hình ngôn ngữ lớn – công nghệ được sử dụng để đào tạo ChatGPT và các chatbot AI tương tự.

ByteDance gần đây đã thuê Jiang Lu, người từng đóng góp chính cho VideoPoet, mô hình ngôn ngữ lớn được Google thiết kế để tạo video, ra mắt cuối năm ngoái.

Theo hãng truyền thông Jiemian (Trung Quốc), ByteDance đang bí mật làm việc trên nhiều sản phẩm AI, gồm cả công nghệ chuyển văn bản thành hình ảnh và tạo video từ văn bản.

Nhóm chịu trách nhiệm về ứng dụng chỉnh sửa video CapCut, do Kelly Zhang Nan (cựu Giám đốc điều hành đơn vị Douyin) quản lý, cũng đang làm việc bí mật trên các sản phẩm AI.

Một nguồn tin thân cận với ByteDance nói rằng những người có ảnh hưởng lớn tại công ty, gồm cả người sáng lập Zhang Yiming, hiện coi AI là một trận chiến mà công ty không thể thua. Nguồn tin cho biết đó là tinh thần “hết mình”.

ByteDance được nhiều người coi là trường hợp thành công của một doanh nghiệp sử dụng thuật toán học máy để giới thiệu nội dung cho người xem.

Một ngôi làng ở quê hương của Zhang Yiming thậm chí còn dựng bia đá để vinh danh tỷ phú này, ca ngợi ByteDance là hãng công nghệ đầu tiên ứng dụng AI vào internet di động và Douyin đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử phát trực tiếp (livestream). Chiếc bia đá vinh danh Zhang Yiming sau đó đã bị dỡ bỏ.

Dù sớm áp dụng AI trong đề xuất nội dung nhưng ByteDance lại khám phá mô hình ngôn ngữ lớn tương đối muộn. Công ty đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI nửa cuối 2023, sau khi đối thủ Baidu và Alibaba triển khai dịch vụ của họ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.

Sau khi OpenAI ra mắt Sora vào giữa tháng 2, ByteDance cho biết công cụ điều khiển chuyển động video nội bộ Boximator, được thiết kế để giúp tạo video, vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và chưa sẵn sàng để phát hành rộng rãi. Tập đoàn Trung Quốc tiết lộ: “Nó vẫn có khoảng cách lớn với các mô hình sản xuất video hàng đầu về chất lượng hình ảnh, độ trung thực và thời lượng”.

Tuy nhiênua, ByteDance đang âm thầm cố gắng bắt kịp OpenAI. Theo bản tin của Jiemian, Zhang Yiming, người ít nổi tiếng nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn đến định hướng chiến lược của ByteDance, năm ngoái đã dành phần lớn sức lực cho AI. Tạp chí China Entrepreneur cho biết Zhang Yiming thường đọc các tài liệu nghiên cứu OpenAI đến đêm khuya.

Đầu tháng 2, Kelly Zhang Nan đã từ bỏ vai trò Giám đốc điều hành Douyin để dành nhiều thời gian hơn cho CapCut, nói rằng “công nghệ AI sẽ gây ra sự đảo lộn đáng kể trong việc tạo nội dung và thậm chí sinh ra các nền tảng tạo nội dung mới”.

Alex Zhu (người đồng sáng lập công ty cung cấp ứng dụng video ngắn Musical.ly sau này sáp nhập với TikTok) và Zhu Wenjia (trưởng nhóm công nghệ tại TikTok) cũng đã điều chỉnh trách nhiệm của mình để tập trung vào AI.

Cảm giác cấp bách đã tràn ngập ByteDance sau khi Giám đốc điều hành Liang Rubo chỉ trích nhân viên vào tháng 1 vì phản ứng quá chậm trước sự xuất hiện của các công nghệ mới, cụ thể là AI tổng quát.

Tại một cuộc họp nội bộ, ông cho biết các nhân viên ByteDance đã không nói gì về ChatGPT, được phát hành vào tháng 11.2022, cho đến vài tháng sau đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách công ty mẹ TikTok giữ chân nhân tài (dựa trên cách xếp loại nhân viên)

Công ty mẹ của ứng dụng TikTok – ByteDance đã cam kết tăng tiền thưởng hàng năm cho những nhân viên có thành tích cao, theo South China Morning Post.

ByteDance đã buộc phải cắt giảm hàng nghìn lao động  ở nhiều bộ phận khác nhau trong thời gian vừa qua, đồng thời công ty đang chạy đua để cứu lấy hoạt động của ứng dụng TikTok tại Mỹ.

Trong một email nội bộ hôm 28/3, Giám đốc nhân sự ByteDance là Hue Wei thông báo những nhân viên được xếp loại “M” trở lên sẽ lên sẽ được thưởng thêm 5% đến 15% trên tổng số tiền thưởng đã được thông báo trước đó.

Xếp loại “M” tương đương với “đáp ứng kỳ vọng”, là xếp loại cao thứ 5 trong 8 xếp loại của ByteDance. Theo hai nhân viên của ByteDance không tiết lộ danh tính, xếp loại này thường đi kèm với khoản tiền thưởng bằng ba tháng lương của nhân viên.

Song khoản thưởng bổ sung sẽ được mặc định cung cấp dưới dạng quyền chọn mua cổ phiếu. Theo email của Hua, tiền mặt sẽ được cung cấp trong một số trường hợp nhất định. Email này cũng nói rằng khoản khuyến khích tài chính này nhằm mục đích phân loại những nhân viên “có thành tích tốt hơn”.

ByteDance chưa trả lời ngay lập tức cho yêu cầu bình luận.

Chương trình tăng tiền thưởng mới cho thấy những nỗ lực của ByteDance nhằm giữ chân và thu hút nhân tài, ngay cả khi công ty tiếp tục tái cấu trúc hoạt động trong năm nay.

Ngoài ByteDance, công ty logistic thuộc sở hữu của Alibaba là Cainiao vừa cho biết sẽ tăng gấp đôi tiền thưởng cuối năm cho tất cả nhân viên trong năm tài chính tới, một động thái dự kiến sẽ giúp nâng cao tinh thần của nhân viên sau khi công ty mẹ Alibaba hủy bỏ kế hoạch IPO của Cainiao.

Tháng 1, ByteDance đã điều chỉnh chính sách tiền lương để cho phép nhân viên bán quyền chọn mua cổ phiếu nhanh hơn, vì kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty vẫn đang bị đình trệ. Theo hai nguồn tin được biết về vấn đề này, nhân viên sẽ nhận được 20% tổng số quyền chọn mua cổ phiếu của họ sau năm đầu tiên làm việc, tăng từ 15% trước đó.

Tuy nhiên, ByteDance đã bắt đầu cắt giảm việc làm tại đơn vị Feishu, ảnh hưởng đến khoảng 1.000 nhân viên. Công ty dự kiến sẽ cắt giảm tới 20% tổng số nhân viên của Feishu, hiện có hơn 5.000 người, với hầu hết các đợt sa thải diễn ra ở Trung Quốc đại lục.

Việc cắt giảm nhân sự đó diễn ra sau quyết định rút lui khỏi ngành công nghiệp trò chơi điện tử của ByteDance vào tháng 11 năm ngoái, động thái này liên quan đến việc sa thải hàng trăm nhân viên tại Nuverse – studio phát triển game hàng đầu của công ty.

Cũng trong tháng đó, ByteDance đã tiến hành một vòng cắt giảm việc làm mới tại Pico, đơn vị sản xuất tai nghe thực tế ảo của công ty và số lượng nhân viên bị sa thải được cho lên tới con số hàng trăm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu video ngắn giống TikTok

Vốn được biết đến là mạng xã hội việc làm hoặc mạng xã hội chuyên nghiệp, LinkedIn gây bất ngờ khi được cho là đang thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu video giống TikTok trong ứng dụng.

Theo xác nhận mới đây từ chính LinkedIn, mạng xã hội này đang thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu video dạng ngắn mới giống như TikTok của ByteDance.

Với thử nghiệm mới này, LinkedIn cùng với hàng loạt nền tảng khác, chính thức gia nhập xu hướng nguồn cấp dữ liệu video dạng ngắn trong ứng dụng trong bối cảnh TikTok, Shorts, hay Reels đang rất phổ biến.

Mặc dù hiện LinkedIn chưa chia sẻ cụ thể hơn về thử nghiệm mới, về cơ bản nguồn cấp dữ liệu video ngắn của LinkedIn cũng tương tự như TikTok hay Reels, người dùng có thể vuốt để chuyển video, có thể thích một video, để lại nhận xét hoặc chia sẻ nó với người khác.

Mặc dù hiện người dùng có thể đăng video trên LinkedIn nhưng nguồn cấp dữ liệu mới được thiết kế để tăng cường mức độ tương tác và khám phá trên nền tảng bằng cách hiển thị các video có kích thước vừa phải mà mọi người có thể nhanh chóng lướt qua.

Tính năng này đang trong giai đoạn thử nghiệm sớm nên hầu hết mọi người vẫn chưa có quyền truy cập vào tính năng này.

Cũng theo chia sẻ, nguồn cấp dữ liệu mới của LinkedIn sẽ cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung một nơi mới để chia sẻ nội dung video của họ và có khả năng tiếp cận nhiều người xem hơn.

LinkedIn chưa chia sẻ về cách nhà sáng tạo có thể kiếm tiền từ nguồn cấp dữ liệu video ngắn mới này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty mẹ TikTok ra mắt Douyin Mall: Ứng dụng mua sắm riêng tại Trung Quốc

Tờ South China Morning Post đưa tin, Douyin – phiên bản Trung Quốc của TikTok thuộc sở hữu ByteDance, vừa ra mắt một nền tảng thương mại điện tử độc lập Douyin Mall tại Trung Quốc đại lục. Động thái được đánh giá nhằm gia tăng đáng kể cạnh tranh với các ông lớn thương mại điện tử nội địa như Alibaba Group Holding, JD.com và PDD Holdings (công ty điều hành Pinduoduo).

Douyin Mall:
Công ty mẹ TikTok ra mắt Douyin Mall: Ứng dụng mua sắm riêng tại Trung Quốc

Douyin Mall được ra mắt vào tuần trước dưới dạng ứng dụng có thể tải xuống cho người dùng Android ở Trung Quốc đại lục, thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Phiên bản iOS dành cho Apple vẫn chưa được phát hành.

Một đại diện từ bộ phận thương mại điện tử của ByteDance cho biết, ứng dụng mới đóng vai trò “như một phần mở rộng của nền tảng Douyin, được thiết kế để nâng cao trải nghiệm mua sắm tổng thể cho người dùng hiện tại”.

Sáng kiến này đánh dấu nỗ lực của ByteDance nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của nền tảng mạng xã hội của mình thành một nguồn thu thương mại điện tử tiềm năng khổng lồ, trong bối cảnh tổng doanh thu của công ty năm ngoái tăng vọt hơn 110 tỷ USD nhờ vào mảng bán lẻ trực tuyến mới ra đời thông qua Douyin ở Trung Quốc đại lục và TikTok ở nước ngoài.

Mua sắm trực tuyến qua Douyin được bắt đầu triển khai vào năm 2019 dưới dạng tính năng click-and-buy (nhấp và mua) bên trong ứng dụng video ngắn, tương tự như cách TikTok Shop đã kết hợp nguồn giải trí trực tuyến với cú nhấp mua hàng ngẫu hứng của người dùng ở thị trường nước ngoài.

Điểm khác biệt giữa Douyin Mall và TikTok Shop là ByteDance đã biến nó thành một ứng dụng độc lập, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ lớn hơn ở Trung Quốc đại lục như các nền tảng Taobao và Tmall của Alibaba, JD.com và Pinduoduo.

Mặc dù Douyin Mall có slogan “săn đồ tuyệt vời với ít công sức”, nhưng giao diện ứng dụng trông giống như bất kỳ nền tảng mua sắm trực tuyến nào ở Trung Quốc. Trong đó liệt kê các mặt hàng được đề xuất. Tab tiếp theo trong ứng dụng là kênh video, nơi hiển thị các video ngắn được hiển thị và các buổi livestream.

Taobao và Pinduoduo, cả hai đều hướng đến những người mua sắm hàng giảm giá trực tuyến, cũng có một kênh video bên cạnh trang đích tương ứng của họ, cho thấy sự phổ biến của thương mại điện tử livestream thu hút người tiêu dùng Trung Quốc đại lục.

Từ năm 2020, công ty mẹ ByteDance đã thành lập một đơn vị thương mại điện tử chuyên biệt nhằm thúc đẩy hoạt động bán lẻ trực tuyến nội địa. Đơn vị này ra mắt dịch vụ thanh toán di động Douyin Pay riêng vào năm 2021.

Cùng năm đó, ByteDance thử nghiệm một ứng dụng mua sắm độc lập có tên gọi Douyin Box nhưng sau đó ngay lập tức đã bị dẹp bỏ vào năm 2022.

Năm ngoái, Douyin cho biết kênh thương mại điện tử của họ ghi nhận mức tăng trưởng 277% về tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV), nhưng không tiết lộ con số cụ thể.

Cũng trong năm 2021, ByteDance thành lập TikTok Shop để thúc đẩy tham vọng thương mại điện tử trên các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục thử nghiệm với các ứng dụng mua sắm độc lập ở nước ngoài, bao gồm Fammo, Dmonstudio và If Yoouu – hiện không còn hoạt động.

TikTok Shop, ban đầu được ra mắt ở Vương quốc Anh và Indonesia, sau đó đã mở rộng sang Mỹ và các thị trường Đông Nam Á khác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Liệu TikTok có đang tụt dốc so với Instagram và Reels

Cách đây chưa lâu, người ta nhận thấy rằng Instagram đang mất dần sức hút khi TikTok nổi lên thu hút người dùng trẻ tuổi.

Instagram từng là “sân chơi” của thế hệ millennial (Gen Y). Nơi họ chia sẻ những khoảnh khắc đẹp đẽ, những món ăn ngon, những chuyến du lịch sang trọng, và tô vẽ một cuộc sống màu hồng. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi trưởng thành, họ dần có những ưu tiên khác, và nhu cầu chia sẻ trên mạng xã hội cũng thay đổi.

Năm 2021, tờ The New York Times đưa tin rằng các giám đốc điều hành Meta đang lo sợ khi dữ liệu nội bộ cho thấy Instagram dần mất thiện cảm trong mắt người trẻ, đồng thời ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch đổ tiền vào chiến dịch tiếp thị để lôi kéo người dùng quay trở lại.

Một năm sau, tờ The Atlantic tuyên bố rằng “Instagram đã hết thời”. Có vẻ như Instagram đã hoàn toàn thất bại. Nhưng bất chấp mọi khó khăn, hiện tại, Instagram đang lấy lại được đà tăng trưởng.

Sensor Tower cho thấy lượt tải xuống ứng dụng Instagram tăng 20% trong năm 2023 so với năm 2022. Trong khi đó cùng kỳ, TikTok chỉ tăng trưởng 4%. Trong năm ngoái, Instagram đạt 767 triệu lượt tải xuống trong khi TikTok đạt 733 triệu lượt.

Báo cáo từ EMarketer đưa ra một vài lý do cho sự thành công của Instagram trong năm ngoái. Một nguyên nhân có thể nhắc đến là Threads, đối thủ cạnh tranh mới ra mắt của Twitter, yêu cầu người dùng phải có tài khoản Instagram. Điều này có thể khiến nhiều người tò mò về Threads nên tải lại Instagram.

Threads đã đạt được hiệu ứng thành công bất ngờ. Ứng dụng có màn ra mắt phá kỷ lục vào tháng 7, khi hơn 100 triệu người tải xuống trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên giai đoạn tò mò ban đầu đã lắng xuống khi hiện nay, ứng dụng này gần như im hơi lặng tiếng.

Dù vậy, tháng 12 năm ngoái, nó đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên App Store.

Lý do thứ hai khiến Instagram thành công dường như đến từ Reels. Khi tính năng này ra mắt vào năm 2020, nó không thành công ngay lập tức.

Một báo cáo nội bộ cho thấy Instagram gặp khó khăn trong việc khiến người sáng tạo thực sự đăng bài, mặc dù nền tảng đã tung ra chương trình tặng tiền cho những nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng. Tỷ lệ tương tác của người dùng với Reels cũng thấp. Thậm chí, tệ hơn là nhiều video chỉ được bê từ TikTok sang với độ phân giải kém và logo.

Tuy vậy, không rõ bằng phép thần kỳ nào, những nội dung trên Reels đột nhiên hấp dẫn hơn. Biên tập viên của tờ Insider thừa nhận nội dung trên Reels giờ đây hấp dẫn hơn trên TikTok.

Cùng với sự cải thiện của Reels, nguồn cấp dữ liệu truyền thống của Instagram cũng thay đổi. Bây giờ, nguồn cấp dữ liệu hiển thị ít bài đăng từ bạn bè hơn và cung cấp nhiều bài đăng cũng như video Reels được đề xuất hơn.

Một số nhà sáng tạo không hài lòng với những thay đổi này – thậm chí Kim Kardashian và Kylie Jenner còn công khai phàn nàn về việc Instagram tập trung quá nhiều vào Reels. Giám đốc điều hành Instagram, Adam Mosseri, cho biết việc chỉ đăng ảnh đã giảm thu hút từ người dùng khi nhiều người chuyển sang dùng Stories và Reels nhiều hơn.

Đây dường như là một tình huống kiểu “con gà hay quả trứng”: Người dùng quan tâm đến Stories và Reels nhiều hơn vì bạn bè của họ không đăng bài trên news feed, nhưng mọi người cũng không đăng bài trên news feed vì họ biết không ai xem nó.

Cùng lúc đó, TikTok, từng là cơn ác mộng đối với Instagram thì lại đang chững lại. Dữ liệu được trích dẫn trong một bài báo gần đây của Wall Street Journal cho thấy người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok trong độ tuổi từ 18 đến 24 thực sự đã giảm khoảng 9% trong giai đoạn 2022 – 2023.

Những người thuộc thế hệ 20 tuổi đang dành ít thời gian hơn cho TikTok vì phải đối mặt với hiện thực cuộc sống. TikTok bùng nổ trong thời kỳ đại dịch khi nhiều người bị kẹt ở nhà và tìm kiếm các hình thức giải trí và kết nối.

Trong các cuộc phỏng vấn, nhiều nhà sáng tạo nội dung cho biết họ bắt đầu dùng TikTok khi cảm thấy nhàm chán trong thời gian bị phong toả. Thế giới giờ đây đã khác, một số người trẻ có thời gian rảnh dùng TikTok vào năm 2020 giờ đang phải dành thời gian cho các hoạt động khác.

TikTok cũng đang già đi – một cuộc khảo sát gần đây của Pew cho thấy tin tức gây ngạc nhiên là ứng dụng từng được biết đến chủ yếu dành cho thanh thiếu niên lại trở nên phổ biến với những người trên 30 tuổi. Có lẽ là do TikTok đang trở nên ít thú vị hơn.

Ngoài ra, theo những người được khảo sát, việc TikTok tập trung vào mua sắm khiến ứng dụng trở nên ít vui vẻ hơn. TikTok Shop ra mắt vào giữa năm ngoái, và gần như ngay lập tức, nó khiến quảng cáo tràn lan trên ứng dụng.

Mới đây, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật buộc ByteDance phải bán TikTok cho một bên mua tại Mỹ hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm. Hiện chưa rõ điều gì sẽ xảy ra nếu dự luật này đến Thượng viện.

Tuy nhiên, rõ ràng việc loại bỏ cạnh tranh dường như sẽ có lợi cho Instagram. Song không hẳn vậy. Meta cũng đang vướng vào một cuộc chiến đấu khác với các luật lệ và quy định về khả năng gây hại cho giới trẻ, đặc biệt là sức khỏe tâm thần.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok chia sẻ một số mẹo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới (Lead Generation)

Mạng xã hội TikTok vừa công bố một báo cáo mới, chia sẻ nhiều ý tưởng và mẹo tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho thương hiệu, bên cạnh đó là các nghiên cứu điển hình mà marketer có thể tham khảo.

TikTok chia sẻ một số mẹo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới (Lead Generation)
TikTok chia sẻ một số mẹo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới (Lead Generation)

Với tư cách là người làm marketing, đặc biệt là những người mới, hướng dẫn tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới của TikTok cung cấp tổng thể những phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiện có trên nền tảng lẫn các mẹo mà marketer có thể ứng dụng trong quá trình tối ưu hoá chiến dịch.

Trước hết, TikTok chia sẻ các phương tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà nhà quảng cáo có thể sử dụng đó là thông qua chuyển đổi trên website hoặc landing page (web conversions), và trực tiếp từ TikTok (Native Lead Generation).

Trong khi web conversion phù hợp với các nhà quảng cáo có mục tiêu thúc đẩy lượng truy cập vào website (web traffic), hoặc tìm kiếm những khách hàng chất lượng cao, Native Lead Generation lại phù hợp hơn với các nhà quảng cáo muốn thu thập nhanh thông tin khách hàng, hạn chế tỷ lệ “rơi rớt” khách hàng khi yêu cầu họ phải tương tác qua nhiều bước hơn.

Tiếp đó, TikTok cũng chia sẻ một quy trình lý tưởng mà thương hiệu có thể sử dụng khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên TikTok, từ giai đoạn nhận biết về thương hiệu, cân nhắc đến chuyển đổi. Các mẹo về quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Ads) cũng đã được cung cấp.

Cuối cùng, một loạt các mẹo sáng tạo, ghi chú về cách sử dụng CapCut để chỉnh sửa và tạo video, cũng như nhiều nghiên cứu điển hình để thương hiệu có thể tham khảo cũng đã được chia sẻ.

Bạn có thể tải xuống bản hướng dẫn tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới của TikTok tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nếu được bán, TikTok sẽ không đi kèm với các thuật toán và dữ liệu hiện có

Theo thông tin từ CNBC, Shark Kevin O’Leary (một vị “cá mập” trong Shark Tank Mỹ) đang thành lập một tổ chức để mua lại TikTok tại Mỹ, với giá thầu khởi điểm từ 20 tỷ USD đến 30 tỷ USD.

Bộ TT&TT: Cần định danh người dùng mạng xã hội như Facebook hay TikTok qua số điện thoại

Theo dữ liệu của PitchBook, bất kỳ thỏa thuận nào dành cho nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok – trị giá 220 tỷ USD vào năm 2023 – có thể sẽ không bao gồm các thuật toán vốn có, thứ đã làm nên thành công của mạng xã hội TikTok.

Mặc dù TikTok được xem là mạng lưới kinh doanh và giải trí lớn nhất ở Mỹ, nếu được bán, không có khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ bán các thuật toán gắn liền với TikTok, do đó những gì người mua nhận được là thương hiệu nội địa mang tên TikTok và hơn 170 triệu người dùng (mà không có thêm bất cứ dữ liệu nào khác).

Người mua tiềm năng sẽ phải “mô phỏng lại” các thuật toán của TikTok bằng mã code riêng của Mỹ và đóng vai trò là người chuyển đổi, chuyển đổi nền tảng từ TikTok China sang TikTok Mỹ.

Đầu tháng 3, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật buộc ByteDance, chủ sở hữu TikTok, phải thoái vốn ứng dụng toàn cầu hàng đầu của mình hoặc đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ. Tuy nhiên, có thể mất vài tháng trước khi bất kỳ đạo luật nào liên quan đến TikTok được thông qua tại Thượng viện.

Hiện vẫn chưa rõ liệu chính phủ Trung Quốc có cho phép ByteDance bán TikTok cho người mua ở Mỹ hay không. Phía ByteDace đã và đang vận động hành lang dữ dội để chống lại dự luật.

Tuy nhiên, Shark O’Leary cho biết có ít nhất 50% khả năng xảy ra lệnh cấm và buộc phải bán gã khổng lồ truyền thông xã hội này vào đầu năm sau sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và ông đang chuẩn bị cho khả năng đó.

Bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào cũng cần có sự chấp thuận của Nhà Trắng vì nó có ý nghĩa an ninh quốc gia. Shark O’Leary cho biết ông đã thảo luận vấn đề này với ứng cử viên tổng thống được cho là của Đảng Cộng hòa Donald Trump và dự định gặp Joe Biden.

Chủ tịch O’Leary Ventures cũng cho biết ông đang đàm phán với các bên khác quan tâm đến việc tham gia tổ chức mua lại mạng xã hội TikTok tại Mỹ.

Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cũng tỏ ra quan tâm đến việc mua lại TikTok.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tập đoàn Hoa Sen sẽ livestream bán tôn và thép trên TikTok

Ngày 18/3, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tập đoàn Hoa Sen (mã: HSG), Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ đã nhắc tới hình thức bán hàng online trên kênh TikTok một cách đầy hứng thú. Vị lãnh đạo Hoa Sen cho biết chiến lược bán hàng trực tuyến sắp tới của tập đoàn sẽ xoay quanh các nền tảng như TikTok.

“Tôi đã gấp rút lập ban TikTok sau chuyến đi công tác Trung Quốc. Nhất định phải livestream”, ông Lê Phước Vũ nói.

Theo ông Vũ chia sẻ, chuyến công tác Trung Quốc trong gần 2 tuần đã cho ông thêm thời gian để trải nghiệm ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng TikTok. “Hầu hết thời gian di chuyển trên tàu xe, tôi đều ngồi nghiên cứu TikTok là gì. Tối về, tôi thức tới 3h sáng để xem”, ông Vũ nói.

Sau khi trở về từ Trung Quốc, Chủ tịch Hoa Sen nhanh chóng triệu tập cuộc họp đề ra chiến lược bán hàng mới, tập trung đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.

Ông Lê Phước Vũ nêu rõ: “Phải bán online. Hơn 500 cửa hàng của Hoa Sen giờ chỉ là điểm giao dịch cho những người bán lẻ còn sắp tới chúng tôi phải bán trực tuyến qua ứng dụng, website và thanh toán bằng điện thoại. Khách hàng không cần tới tận nơi mua, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà”.

Việc chuyển dịch từ bán hàng truyền thống sang trực tuyến nhiều hơn được ông Lê Phước Vũ thể hiện trong từng câu nói. Nhờ hàng trăm cửa hàng vật lý, ông Vũ bày tỏ tham vọng khách hàng chỉ cần lên các hệ thống online như trang web, ứng dụng,… đặt hàng thì sẽ có người giao tới tận nhà trong vòng 24 tiếng.

“Buổi sáng, quý vị vừa đi toilet vừa mua hàng trên website của Hoa Sen, 24 tiếng sau sẽ có người giao tới tận nhà. Không cần phải đi đâu hết vì mua của Hoa Sen không bao giờ gian lận. Nếu xây nhà mà có một công ty phục vụ như vậy thì quý vị có chịu nắng nôi ra tận cửa hàng để mua nữa không?”, ông Vũ nhấn mạnh vì sao bán hàng online là tất yếu đối với Hoa Sen.

Theo ghi nhận của người viết, hiện tại, các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube của Tập đoàn Hoa Sen chưa triển khai các gian hàng hay buổi livestream bán hàng. Hầu như các nội dung đăng tải tại hệ sinh thái mạng xã hội Hoa Sen Group đều xoay quanh những câu chuyện, hoàn cảnh được chương trình“Mái ấm gia đình Việt” giới thiệu.

Các video về chương trình Mái ấm gia đình Việt đã thu về hơn 56 triệu lượt xem trên fanpage, 65 triệu lượt xem trên Youtube, 100.000 lượt theo dõi trên kênh TikTok của Tập đoàn Hoa Sen. Trải qua 58 tập phát sóng, chương trình đã hỗ trợ 174 gia đình có hoàn cảnh khó khăn và 58 suất học bổng trị giá 5 triệu đồng trên địa bàn 17 tỉnh, thành.

Tổng số tiền đã trao lên đến 5,5 tỷ đồng, hỗ trợ đắc lực cho các gia đình trong việc giảm bớt gánh nặng kinh tế và đảm bảo việc đến trường cho các em.

Trong khi đó, website bán hàng của Hoa Sen Group đang được thông qua trang Hoasenhome.vn. Tại đây trưng bày đa dạng sản phẩm từ những vật liệu xây dựng cơ bản như: tôn, ống thép, ống nhựa, thép xây dựng, thép hình, xi măng, gạch nung, cát, đá xây dựng,… cho đến vật liệu xây dựng hoàn thiện như: gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, sơn các loại; và thiết bị điện dân dụng, dụng cụ cầm tay,… thuộc  thương hiệu của Tập đoàn Hoa Sen.

Theo giới thiệu, với hệ thống hàng trăm cửa hàng cùng 10 nhà máy đang đặt gần các kho bãi lớn, cảng biển trên khắp cả nước, website Hoa Sen Home được hưởng lợi thế để tối ưu việc lưu kho, vận chuyển và xuất nhập hàng hóa, đảm bảo tốc độ giao hàng nhanh chóng đến tận chân công trình, chi phí giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.

Hoạt động bán hàng livestream thông qua nền tảng TikTok đang được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Hồi cuối tháng 2, streamer PewPew đã có màn kết hợp cùng hãng xe điện VinFast trong chuỗi phát trực tiếp vào 7h tối. Đây là buổi livestream bán hàng thứ hai mà streamer này kết hợp với hãng xe điện Việt Nam.

Những phiên bán hàng này ước tính đã mang về hơn 3 tỷ đồng doanh số cho VinFast với nhiều mẫu xe máy điện được “chốt” đơn nhờ trợ giá và ưu đãi lớn từ TikTok Shop lẫn công ty.

Trước đó, thời điểm ra mắt iPhone 15 Series cũng là lúc FPT Shop thực hiện chiến dịch bán hàng qua livestream. Cụ thể,người dùng tham gia sự kiện livestream trên kênh TikTok FPT Shop Official, sẽ được mua iPhone 15 series với ưu đãi giảm giá. FPT Shop đã dành ưu đãi giảm giá cho 1.000 suất iPhone 15 Series cho sự kiện online kéo dài tới 15 tiếng này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

TikTok đang mang về cho các SMEs tại Mỹ hàng chục tỷ USD mỗi năm

TikTok hiện là nền tảng kinh doanh hoặc quảng cáo với hơn 7 triệu doanh nghiệp Mỹ, đóng góp hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế này.

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Hạ viện Mỹ hôm 13/3 thông qua dự luật yêu cầu ByteDance, công ty mẹ của mạng xã hội TikTok tại Trung Quốc, thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video trong vòng 6 tháng. Nếu không, TikTok sẽ bị cấm tại nước này.

Dự luật này là biện pháp mới nhất trong loạt động thái của Washington nhằm đáp lại những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan Trung Quốc. Vài năm qua, TikTok vẫn luôn là ứng dụng gây tranh cãi tại Mỹ. Năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump tìm cách cấm TikTok và WeChat, nhưng đã bị tòa án ngăn chặn.

TikTok là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất thế giới và hiện có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ. Trong đó có hơn 7 triệu doanh nghiệp Mỹ coi nền tảng này là nơi quảng cáo hoặc bán sản phẩm, theo số liệu của TikTok.

Hôm 13/3, hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics công bố nghiên cứu về tác động của TikTok với kinh tế Mỹ. Hãng đã khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) cùng 7.500 người dùng TikTok tại nước này.

Theo đó, các SMB sử dụng TikTok hoặc quảng cáo trên nền tảng này đã đạt doanh thu gần 15 tỷ USD năm 2023. Nhóm này cũng cho biết các dịch vụ TikTok cung cấp miễn phí đã giúp họ tăng trưởng tự nhiên. Quy mô tác động của cả hai việc này lên kinh tế Mỹ vào khoảng 24,2 tỷ USD năm ngoái.

Bên cạnh đó, các SMB sử dụng TikTok đã tạo ra 224.000 việc làm tại Mỹ. Tác động kinh tế được ghi nhận rõ ràng nhất ở California, Texas, Florida, New York và Illinois.

Trong các nhóm ngành được nghiên cứu, TikTok có ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực thực phẩm – đồ uống, nếu tính theo số việc làm và doanh thu tạo ra. Theo sau là lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng TikTok làm nền tảng quảng cáo đã nộp thuế 5,3 tỷ USD cho chính phủ Mỹ năm ngoái. Khoảng 39% chủ doanh nghiệp được khảo sát cho biết TikTok có vai trò lớn trong việc kinh doanh của họ. 69% tiết lộ ứng dụng này giúp họ tăng doanh số bán hàng trong năm qua.

Theo báo cáo, ngoài người dùng, chính TikTok cũng có đóng góp cho kinh tế Mỹ. Hoạt động của ứng dụng này tại đây đã góp phần tạo ra hơn 59.000 việc làm trên khắp nước Mỹ. Ứng dụng này cũng góp phần tạo ra 8,5 tỷ USD cho GDP Mỹ và 2 tỷ USD thuế.

Dù vậy, nghiên cứu của Oxford Economics được thực hiện trước thời điểm nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop ra mắt tại đây. TikTok Shop hiện được coi là cỗ máy kiếm tiền mới của TikTok.

Trước đó, nguồn thu chính của ứng dụng chia sẻ video này là từ quảng cáo. AP trích một nghiên cứu tháng 12/2023 của Đại học Harvard cho thấy năm 2022, các công ty truyền thông xã hội đã kiếm được hơn 11 tỷ USD doanh thu quảng cáo từ thanh thiếu niên tại Mỹ. Trong đó, riêng TikTok đã thu về 2 tỷ USD doanh thu quảng cáo với nhóm tuổi 13-17.

Nghiên cứu cũng chỉ ra năm 2022, Snapchat chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu quảng cáo từ người dùng dưới 18 tuổi, với 41%. Theo sau là TikTok với 35%.

Tuy nhiên, TikTok gần đây đa dạng hóa sang phân phối âm nhạc, phát hành game và đăng ký thuê bao. Họ cũng lấn sân thương mại điện tử, xóa nhòa ranh giới giữa mạng xã hội và mua sắm online.

Số liệu của Statista cho thấy năm 2020, doanh thu của TikTok tại Mỹ là 1 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này năm 2023 ước tính lên tới 6 tỷ USD. Sang năm 2025, nền tảng này được dự báo thu về 10 tỷ USD, nhờ sự xuất hiện của TikTok Shop.

Washington Post cho biết dự luật cấm TikTok đang làm dấy lên làn sóng phản đối trong nhóm doanh nghiệp nhỏ, nhà hoạt động và người trẻ tại Mỹ. “Việc cấm TikTok sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa, kể cả tôi”, Brandon Hurst (30 tuổi) cho biết. Cô có một cửa hàng bán cây ở Los Angeles và đã dùng TikTok để cải thiện doanh thu.

CEO TikTok Shou Zi Chew cũng bày tỏ “thất vọng” với việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trên. “Dự luật này nếu được ký duyệt sẽ khiến TikTok bị cấm tại Mỹ. Hàng tỷ USD sẽ chảy khỏi túi của các doanh nghiệp nhỏ và nhà sáng tạo nội dung”, ông giải thích.

Dự luật này cũng gây chia rẽ trong giới nghị sĩ Mỹ. “Cấm TikTok sẽ gây tổn hại đến kinh tế Mỹ. Các chủ doanh nghiệp nhỏ đang dùng nền tảng này để thúc đẩy kinh tế. Một số thậm chí chỉ dựa vào TikTok để có doanh thu và việc làm”, nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Garcia cho biết.

Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện để xem xét. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ chưa thể hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sẽ ủng hộ dự luật. Nhà Trắng thì tuyên bố Tổng thống Joe Biden sẽ ký phê chuẩn dự luật, ngay khi nó được quốc hội thông qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Thu | VnExpress

Bán hàng trên mạng xã hội đang chiếm lợi thế so với các kênh truyền thống

Nhiều doanh nghiệp cho biết TikTok đang dần trở thành một kênh bán hàng hiệu quả, đem về doanh số tiền tỷ.

Chia sẻ tại hội thảo sáng 16/3, bà Trang Lê – CEO Công ty cổ phần Truyền thông Đa phương tiện (MultiMedia JSC), đơn vị nắm bản quyền chương trình Vietnam’s Next Top Model, The Face Vietnam nhiều năm qua, cho biết ngỡ ngàng với doanh thu từ Facebook và TikTok mang lại trong thời gian qua.

Không tiết lộ doanh thu từ các nền tảng này nhưng bà nói công ty đã “sống khỏe” qua đại dịch Covid-19 nhờ sản xuất các chương trình phát trên Facebook và TikTok.

Theo bà Trang, nhiều năm trước truyền hình là kênh thu hút người xem nhưng chi phí sản xuất đắt đỏ. Gần đây, khi xuất hiện Facebook và TikTok – công ty bà sản xuất chương trình với chi phí thấp mà thu hút hàng triệu người dùng, tìm kiếm được nhà tài trợ cả trong và ngoài nước.

Ngoài thu hút người xem, bà Trang đánh giá TikTok còn là kênh bán hàng hiệu quả với doanh số tiền tỷ trong thời gian ngắn. Khi tham gia vào kênh này, người bán không mất tiền mặt bằng mà chỉ trả một khoản chi phí nhỏ cho sàn và các KOC (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn).

Dẫn chứng thêm, bà Trang cho hay “ngỡ ngàng” khi biết đầu tháng 3, chủ kênh Quyền Leo Daily đã chốt hàng nghìn đơn với tổng doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng chỉ 13 giờ livestream. Doanh số này ngang ngửa với hệ thống siêu thị có vài nghìn cửa hàng. Trước đó, kênh của Phạm Thoại cũng đã chốt 13.000 đơn hàng thời trang chỉ trong 5 tiếng cho hãng Canifa.

“Tôi chưa từng thấy cơ sở bán hàng truyền thống nào có thể bán hết hàng trong kho chỉ trong nửa ngày”, bà Trang nói.

Đồng quan điểm, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao, cho rằng Facebook, TikTok đang là cánh cửa thu hút khách hàng, người tiêu dùng. Xu hướng người dùng mua hàng online, ưa thích sự tiện lợi càng trở nên phổ biến thay vì chọn các kênh truyền thống như chợ, siêu thị…

Bà Hạnh thừa nhận trước đó không có thiện cảm với TikTok nhưng qua trải nghiệm dần thấy đây là kênh hấp dẫn. Khảo sát thực tế của Hội hàng Việt Nam chất lượng cao vừa qua cho kết quả TikTok là nơi bán hàng hiệu quả. Kênh bán hàng mới này giúp nhiều người “đổi đời” với doanh số bùng nổ bất chấp kinh tế suy thoái.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng lấn sân sang mở kênh trên TikTok để bán hàng. Trong đó, Vinamik, doanh nghiệp có hàng nghìn cửa hàng phân phối truyền thống cũng đang tìm cách bán hàng trên kênh này. Hay như Abbot, dù chính phủ Mỹ không cho phép sử dụng TikTok nhưng đơn vị này cũng đang xin phép và tìm cách để được bán hàng qua kênh này.

Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), cho biết doanh nghiệp đã mở kênh bán hàng trên TikTok trong năm vừa qua và bước đầu có hiệu quả. Doanh số bán hàng qua các lần tăng 2-3 lần so với những ngày đầu. Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp có thêm chỗ đứng ở thị trường nội địa trước bối cảnh xuất khẩu khó khăn.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, lợi thế của kênh bán hàng trên TikTok là người tiêu dùng có thể thấy hàng thực tế và dễ dàng phản hồi ý kiến về sản phẩm hoặc đổi trả. Thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến ở Việt Nam đang phát triển vượt bậc.

Khi các sàn thương mại điện tử liên kết với các kênh mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram sẽ giúp doanh số bán hàng bùng nổ. Với hơn 70 triệu người dùng Internet, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng người dùng Internet lớn trên thế giới.

Báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến của Metric cho thấy, trong năm 2023 doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, Sendo đạt trên 232.100 tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm 2022. Theo đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến.

Theo bà Trang Lê, TikTok ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông. Hai năm trước, TikTok mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm nhưng nay là kênh bán hàng thu hút hàng triệu người dùng ở Việt Nam và trên thế giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Thi Hà | VnExpress

Shark Kevin O’Leary Mỹ: TikTok sẽ không bị cấm vì tôi sẽ mua lại nền tảng này

Trong trường hợp Thượng viện thông qua dự luật và trình tổng thống ký thành luật, TikTok có 6 tháng để đổi chủ sở hữu nếu không muốn bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Hiện nền tảng chia sẻ video ngắn nguồn gốc Trung Quốc có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ, với tổng số thời lượng online của năm 2023 là 4,43 tỷ phút – theo dữ liệu từ eMarketer.

Phân tích của Kepios (Tổ chức theo dõi người dùng trực tuyến thế giới) cho thấy, TikTok có độ phủ 53,9% số người trưởng thành tại Mỹ, trong khi đó theo eMarketer, 45,3% người dùng mạng xã hội nói chúng tại đây sử dụng TikTok ít nhất một lần/tháng.

Thời hạn 6 tháng mà “Dự luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do quốc gia thù địch kiểm soát” đưa ra để ByteDance thoái vốn hoàn toàn bị đánh giá là không thực tế – khi gã khổng lồ công nghệ này cần có sự chấp thuận của Trung Quốc – nước trước đó đã tuyên bố phản đối một lệnh “bán cưỡng bức” như vậy.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cấp cao đã tỏ ý muốn thâu tóm nền tảng mạng xã hội phổ biến này.

Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ Steve Mnuchin

Steve Mnuchin, chuyên gia đầu tư ngân hàng, từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Donald Trump, đang tập hợp một nhóm nhà đầu tư tiềm năng để mua lại TikTok.

“Tôi nghĩ rằng dự luật sẽ được thông qua và TikTok sẽ chấp nhận bán mình”, Mnuchin nói với CNBC. “Công ty này nên thuộc sở hữu của một doanh nghiệp Mỹ. Người Trung Quốc sẽ không bao giờ để một công ty Mỹ điều hành nền tảng tương tự thế này tại Trung Quốc”. Cựu quan chức Washington cũng bổ sung rằng ứng dụng này cần được “làm lại” với công nghệ của Mỹ.

Rumble

Rumble là nền tảng video trực tuyến phổ biến với cộng đồng khuynh hướng bảo thủ. CEO Chris Pavlovski cho biết công ty đã liên hệ với CEO TikTok Shou Zi Chew và đề nghị cả hai “tham gia cùng các nhóm khác đang tìm cách mua lại ứng dụng và điều hành nền tảng bên trong nước Mỹ”. Hiện chưa rõ thông tin cụ thể về “các bên khác” được đề cập tới.

Vào tháng 1, Wired đưa tin Rumble đang bị Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ điều tra. Thời điểm đó, đại diện công ty cho biết họ tự nguyện cung cấp tài liệu cho cơ quan chức năng và mọi người không nên đưa ra kết luận sai lầm.

Đến tháng 2, Pavlovski đăng tải một bức thư nói rằng cuộc điều tra của SEC đã kết thúc và không có lệnh cưỡng chế nào được đưa ra.

Cựu CEO Activision Blizzard

Bobby Kotick rút lui khỏi vị trí dẫn dắt hãng game Activision Blizzard vào tháng 12 năm ngoái. Theo WSJ, ông đang tìm kiếm đối tác để mua lại TikTok và đã bày tỏ ý định này với đồng sáng lập ByteDance là Zhang Yimming và CEO OpenAI Sam Altman.

Kotick từ chối bình luận về những thông tin liên quan.

“Shark” Kevin O’Leary

Nhà đầu tư “Shark Tank” Kevin O’Leary khẳng định trong cuộc phỏng vấn với Fox News rằng TikTok “sẽ không bị cấm, do tôi sẽ mua lại nền tảng này”.

Trên tài khoản TikTok của mình, O’Leary nói rằng Meta và Google sẽ không tham gia vào thương vụ do những lo ngại từ phía cơ quan chức năng.

Theo “cá mập” này, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể giữ 20% cổ phần công ty mới, nhưng CEO sẽ là một người Mỹ và máy chủ đặt tại Mỹ. Hiện tại dữ liệu người dùng TikTok Mỹ đang được lưu trữ tại Austin, cơ sở điện toán đám mây của Oracle.

Microsoft

Vào năm 2020, khi chính quyền Tổng thống Trump đe doạ cấm TikTok, gã khổng lồ phần mềm cho biết họ “cam kết mua lại TikTok với đảm bảo tuân thủ hoàn toàn đánh giá bảo mật và mang lại lợi ích kinh tế phù hợp cho nước Mỹ”. NBC News khi đó đưa tin, Microsoft sẽ mua cả chi nhánh TikTok tại Canada, Australia và New Zealand như một phần của thoả thuận.

Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại sau khi Oracle được chọn để giám sát hoạt động và dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ, trong khi ByteDance tiếp tục nắm quyền sở hữu đa số với nền tảng chia sẻ video. Sau đó Walmart và Oracle đã đề nghị đầu tư vào TikTok, song quá trình thảo luận ngừng trệ sau khi chính quyền Biden tiếp quản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Tại sao siêu sale trên TikTok hay Shopee ngày càng ít hiệu quả hơn với thương hiệu

Accenture công bố báo cáo đánh giá khi theo khảo sát các thị trường trọng điểm của TikTok về xu hướng mua sắm giải trí (shoppertainment) như Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo cho thấy có tới 79% người tiêu dùng tại châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi nội dung không mang tính quảng cáo.

Trung bình trong khu vực, chỉ 21% người dùng bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi khi cân nhắc quyết định mua hàng. Tỷ lệ này cũng dao động theo từng quốc gia: Hàn Quốc (12%), Nhật Bản (27%) và Indonesia (41%).

Khảo sát cũng chỉ ra người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển dịch mối quan tâm về giá trị sản phẩm, thay cho giá cả và khuyến mại như trước đây.

Ông Tiến Đặng, Giám đốc Marketing L’Oreal đồng ý với quan điểm này. Theo ông Tiến, cách đây khoảng hai năm, khi mua sắm giải trí chưa trở thành xu hướng, các bên thường đưa ra những chiến dịch khuyến mãi lớn, nhiều ưu đãi về giá để thu hút khách hàng. Song, điều này đã dần kém hiệu quả và không đạt được nhiều thành công.

Xu hướng mua sắm giải trí được đẩy mạnh cùng với thời điểm người tiêu dùng thay đổi hành vi, dễ dàng chi tiêu cho những món sản phẩm chạm tới cảm xúc, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn.

“L’Oreal đã không còn thực hiện các chiến dịch sale rầm rộ, thay vào đó, chúng tôi chọn hướng truyền tải nhiều hơn ý nghĩa của sản phẩm tới trái tim của từng khách hàng và điều này được thúc đẩy bởi các KOL, KOC”, ông Tiến nói.

Ngoài ra, lãnh đạo L’Oreal cho rằng với việc người tiêu dùng trở nên khó tính hơn, đặc biệt là GenZ – những khách hàng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn nhờ thành thạo với thiết bị số, cũng đòi hỏi doanh nghiệp và các nhà sáng tạo phải đào sâu, đưa ra cách tiếp cận phù hợp.

Năm nay, báo cáo cho biết các thị trường như Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc, người tiêu dùng có thiên hướng nghiêng về các đánh giá sản phẩm từ cộng đồng. Người dùng tại các quốc gia này tin tưởng vào nội dung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ từ cộng đồng nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, ít nhạy cảm với quảng cáo – thông tin ưu đãi hơn, và ít dựa vào trực giác khi mua hàng.

Trái lại, người tiêu dùng tại Nhật Bản và Indonesia có xu hướng quan tâm nhiều tới các nội dung về đặc điểm, thông tin và lợi ích sản phẩm. Nhóm này cũng phản ứng nhanh chóng với các chương trình khuyến mãi và ít đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm tính hơn.

Số người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng sáng tạo nội dung dạng video như TikTok tăng gấp 1,9 lần so với các công cụ tìm kiếm truyền thống. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng tại Đông Nam Á trong 1-2 năm, khi 81% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số.

Ông Arthur Altounian, Phó Chủ tịch về Chiến lược khách hàng & Tăng trưởng, Châu Á Thái Bình Dương tại GroupM (The Goat Agency) cho biết: “Trong thời đại nội dung và hành vi tiêu dùng đang thay đổi từng ngày, thương hiệu sẽ cần thúc đẩy người dùng đưa ra quyết định mua hàng theo trực giác”.

Vị này cho rằng thương hiệu nên chú trọng thiết lập mối liên hệ gắn kết lâu dài, đồng hành cùng người dùng trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng cân bằng các nhu cầu về hoạt động khuyến mãi trong ngắn hạn. Ngoài ra, việc tạo ra trải nghiệm liền mạch từ nội dung hấp dẫn cho tới chiến lược bán hàng tập trung vào lợi ích và giá trị sản phẩm, cũng là một điểm cần được lưu ý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Công ty mẹ của mạng xã hội TikTok là ByteDance đang trên đường trở thành tập đoàn truyền thông xã hội lớn nhất thế giới với doanh thu toàn cầu 120 tỷ USD. Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD.

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD
Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Dữ liệu báo cáo kinh doanh từ công ty mẹ TikTok ByteDance cho thấy vào năm 2023 doanh thu của TikTok đạt hơn 16 tỷ USD, và đây cũng là năm TikTok có doanh thu kỷ lục tại Mỹ.

Với số liệu hiện tại, ByteDance nói chung đang trên đà vượt qua chủ sở hữu FacebookInstagram là Meta để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng.

Dữ liệu cũng cho biết ByteDance đạt doanh thu 120 tỷ USD vào năm 2023, tăng khoảng 40% so với một năm trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng bùng nổ của TikTok, mặc dù công ty này kiếm được phần lớn doanh thu từ Trung Quốc.

Meta báo cáo doanh thu đạt 135 tỷ USD vào năm 2023, tăng 16% so với năm 2022.

Mặc dù đang ở một vị thế rất thuận lợi, diễn biến mới đây tại Mỹ có thể khiến TikTok đối mặt với nhiều mất mát hoặc có thể là phải bán lại TikTok tại Mỹ.

Hạ viện Mỹ vừa thông qua đạo luật cấm TikTok trên toàn nước Mỹ, và đạo luật mới này cũng đã được chuyển tới Thượng viện cho đánh giá và xem xét tiếp theo. TikTok Mỹ hiện có 2 lựa chọn, một là bán lại TikTok hoặc chuyển nhượng lại cổ phần cho một doanh nghiệp không liên quan đến Trung Quốc, và hai là bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Việc mất thị trường Mỹ có thể gây ra hậu quả rộng lớn hơn cho TikTok trên toàn cầu, khi cuộc rút lui của những người có ảnh hưởng và người nổi tiếng ở Mỹ có thể hạn chế sức hấp dẫn của ứng dụng (đối với cả những người dùng ngoài Mỹ).

Trung Quốc cho biết họ “kiên quyết phản đối” bất kỳ hành động ép buộc bán TikTok nào và vào năm 2020 đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm trao cho Bắc Kinh quyền ký kết bất kỳ hoạt động bán hoặc thoái vốn nào.

CEO TikTok Shou Zi Chew cũng nói với người dùng ứng dụng rằng, nếu được thông qua, luật “sẽ dẫn đến lệnh cấm TikTok ở Mỹ”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các nhà sáng lập công ty mẹ TikTok chỉ nắm giữ 20% cổ phần

Dù đã có nhiều lần lên tiếng khẳng định ứng dụng không chịu sự chi phối của chính quyền Trung Quốc, song với việc ByteDance đặt trụ sở tại Bắc Kinh, TikTok vẫn phải đối mặt với tương lai mù mịt ở Mỹ.

Công ty mẹ của TikTok sắp ra mắt dịch vụ phát nhạc trực tuyến nhằm cạnh tranh với Spotify

Ngày 12/3, TikTok đã gửi thông báo tới người dùng Mỹ kêu gọi phản đối dự luật cấm ứng dụng này của Hạ viện Mỹ. Đến ngày 13/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật này, trong bối cảnh lo ngại rằng TikTok có thể được sử dụng để giám sát và thao túng người Mỹ.

TikTok có 170 triệu người dùng tại Mỹ và động thái cứng rắn của quan chức Mỹ thể hiện mối lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây, đặc biệt là trong năm bầu cử. Nếu lệnh cấm có hiệu lực, điều này có thể gây ra nhiều bất lợi đối với một trong những công ty internet thành công nhất Trung Quốc.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ cho rằng TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia. Họ đưa ra nghi ngờ Trung Quốc có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok ở Mỹ, mặc dù nền tảng đã nhiều lần tuyên bố chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra những yêu cầu như vậy và TikTok sẽ không tuân thủ nếu chúng được đưa ra.

Trong quá khứ, TikTok nhiều lần tái khẳng định nền tảng không bị Trung Quốc hay bất kỳ tổ chức nào chi phối.

“Hãy để tôi nói rõ điều này: ByteDance không phải là chi nhánh của Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác,” CEO TikTok, ôngShou Zi Chew, nói trong phiên điều trần vào tháng 3 năm ngoái trước Hạ viện Mỹ.

Theo Wall Street Journal, một thông cáo phát hành vào tháng 5/2023 của TikTok cho biết khoảng 60% cổ phần ByteDance huộc sở hữu của các nhà đầu tư toàn cầu như Carlyle Group, General Atlantic, BlackRock, Susquehanna International Group và Sequoia.

Còn lại, khoảng 20% ​​thuộc sở hữu của nhân viên ByteDance trên toàn thế giới và 20% thuộc sở hữu của những người sáng lập.

Theo Bloomberg, tỷ phú người Mỹ – Jeff Yass, chủ sở hữu của Susquehanna là một trong những người đầu tiên đầu tư vào công ty. Thông qua SIG China, công ty đầu tư mạo hiểm được Yass thành lập năm 2005, ông đã sở hữu khoảng 15% cổ phần ByteDance.

CNBC đưa tin rằng số cổ phần cá nhân của Yass tại công ty mẹ TikTok là 7%.

ByteDance được thành lập vào năm 2012 trong một căn hộ 4 phòng ngủ ở phía bắc Bắc Kinh. Khi đó, người sáng lập Zhang Yiming là một kỹ sư phần mềm 29 tuổi.  Ông mang theo tầm nhìn sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ máy học để phân tích và quản lý nội dung theo sở thích của người dùng.

Zhang được mô tả là người có giọng nói nhẹ nhàng, lớn lên ở thành phố Long Nham, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông học ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân.

Sau khi tốt nghiệp, Zhang làm việc trên công cụ tìm kiếm vé máy bay cũng như nền tảng blog trước khi gia nhập Microsoft. Ông rời đi sau nửa năm. Trước khi thành lập ByteDance, ông đã thử khởi nghiệp với một nền tảng bất động sản. Zhang Yiming không che giấu tham vọng đưa ByteDance trở thành một ty toàn cầu như Google.

ByteDance được mệnh danh là “nhà máy ứng dụng” do hệ sinh thái ứng dụng mà họ đã cho ra mắt trong nhiều năm qua. Một trong những sản phẩm sớm nhất và phổ biến nhất của ByteDance là công cụ tổng hợp tin tức được hỗ trợ bởi AI, Jinri Toutiao. Nền tảng này phần lớn được sử dụng ở Trung Quốc.

Năm 2016, công ty ra mắt ứng dụng video ngắn Douyin – phiên bản Trung Quốc của TikTok. Một năm sau đó, công ty đã ra mắt phiên bản quốc tế là TikTok.

TikTok được nhiều người coi là ứng dụng Trung Quốc đầu tiên vươn ra toàn cầu. Năm ngoái, ByteDance được định giá 268 tỷ USD và được xem là một trong những công ty internet thành công nhất của Trung Quốc.

Tại Mỹ, để chống lại những lo ngại về dữ liệu người dùng, ByteDance đã đưa ra sáng kiến “Dự án Texas” với một công ty con hoạt động tại Mỹ đảm nhiệm việc quản lý và giám sát dữ liệu người dùng Mỹ. TikTok cho biết công ty con có tên TikTok US Data Security sẽ báo cáo với một hội đồng độc lập chứ không phải với lãnh đạo của TikTok hay ByteDance.

Dữ liệu của người dùng Mỹ sẽ được lưu trữ bởi công ty công nghệ Oracle có trụ sở tại Austin. Tuy vậy, chính phủ Mỹ vẫn chưa chấp thuận sáng kiến này.

Hiện TikTok vẫn còn cơ hội để giải quyết cứu lấy mình. Dù được ủng hộ ở Hạ viện, nhưng số phận của dự luật này ở Thượng viện vẫn chưa rõ ràng.

Tại phiên điều trần của ủy ban Hạ viện năm ngoái, CEO TikTok, Shou Zi Chew khẳng định rằng việc buộc ByteDance thoái vốn cổ phần sở hữu trong ứng dụng sẽ không thay đổi cách thức hoạt động của TikTok.

Theo tạp chí Variety, lệnh cấm TikTok của Mỹ sẽ làm leo thang căng thẳng Mỹ – Trung. Các quan chức Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ kiên quyết phản đối bất kỳ hành động ép bán TikTok nào.

Trung Quốc cho rằng điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng niềm tin của các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Quốc, vào Mỹ.

Một đại diện của TikTok nêu quan điểm: “Dự luật thông qua ở Hạ viện không có bằng chứng. Chúng tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và 170 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Wang Wenbin đã gọi hành động lập pháp này là “hành vi bắt nạt” và gây tổn hại đến trật tự kinh tế và thương mại quốc tế thông thường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

TikTok hiện có khoảng 7000 nhân viên tại Mỹ

Trước việc TikTok đối mặt nguy cơ phải thoái vốn hoặc bị cấm, một số nhân viên công ty nói đã cảm thấy quen với các mối đe dọa. Nếu TikTok bị cấm, số phận của 7000 nhân viên tại đây có thể sẽ bị ảnh hưởng.

“Tôi đã ở đây vài năm và quá quen với những mối đe dọa, những lời bàn tán. Mọi thứ đến rồi đi”, một nhân viên TikTok tại Mỹ nói với Business Insider.

“Nó không thực sự ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi, mà chỉ đôi lúc khiến tôi mất tập trung, như một đám mây lơ lửng trên đầu”, một người khác cho biết.

Theo một số người, việc dự luật về TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 13/3 khiến họ “cảm thấy bị tê liệt”. Tuy nhiên, khoảnh khắc này diễn ra trong chốc lát. Không khí bên trong văn phòng TikTok tại Mỹ không thay đổi nhiều trong những tuần gần đây, ngay cả khi họ bắt đầu khuyến khích người dùng gọi tới các văn phòng quốc hội để phản đối lệnh cấm của Mỹ.

“Không khí ở TikTok vẫn khá bình thường. Dù có một số lo ngại, hầu hết đều đã quen với điều đó”, một nhân viên chia sẻ.

Người này cho biết, các nhân viên TikTok Mỹ “ngày càng khó hiểu mối đe dọa nào là có thật và đâu là lời đe dọa chính trị” do quá bận rộn với công việc hàng ngày. “Đối với nhóm chúng tôi, mọi người tập trung cho khối lượng công việc lớn, đến mức không có thời gian nghĩ đến điều đó”, quản lý một nhóm TikTok nói về việc dự luật của Hạ viện Mỹ. “Giờ đây, thứ họ quan tâm nhất là phản ứng của lãnh đạo, làm thế nào để đảm bảo công việc của họ không bị gián đoạn”.

Một nhân viên khác cho rằng TikTok đang có hơn 170 triệu người dùng hàng tháng ở Mỹ là lợi thế lớn, có thể gây áp lực lên lệnh cấm.

Tik Tok không đưa ra bình luận. Trước đó, công ty nói “hy vọng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động của TikTok đối với nền kinh tế, với 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và với 170 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Matt Navarra, chuyên gia phân tích truyền thông xã hội, cho rằng lệnh cấm có thể sẽ gây thiệt hại lớn với các doanh nghiệp dựa vào TikTok để tiếp cận khách hàng. “Với doanh nghiệp nhỏ và nhà sáng tạo nội dung tự do, hậu quả có thể rất thảm khốc”, Navarra nói với ABC News. “Lệnh cấm sẽ chặn hàng triệu công ty thực hiện hoạt động tiếp thị và thúc đẩy doanh số bán hàng. Họ sẽ mất thêm thời gian chuyển sang nền tảng khác”.

Theo HR Grapevine, TikTok có khoảng 7.000 nhân viên tại Mỹ. Bất kỳ thay đổi nào có thể khiến nội bộ bị xáo trộn. Họ có thể mất việc lập tức hoặc đối mặt tương lai không ổn định nếu đổi chủ.

Tuy nhiên, trang này cũng nhận định nhân viên TikTok đã có thời gian dài đầy bất ổn kể từ tháng 8/2020, khi tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump ra lệnh cấm. “Nếu dự luật được thông qua, lãnh đạo và quản lý nhân sự TikTok phải đảm nhận nhiệm vụ to lớn, là xử lý một cách thích hợp tương lai của lực lượng lao động của mình, bao gồm các vấn đề như lương”, HR Grapevine bình luận.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật yêu cầu TikTok cắt đứt kết nối với công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm.

Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua
Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua

Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông sẽ ủng hộ đạo luật này, và TikTok phải đối mặt với một số phận không chắc chắn khi dự luật được trình lên Thượng viện.

TikTok cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động của việc cấm TikTok đối với nền kinh tế, 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và 170 triệu người Mỹ đã và đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Về tổng thể, nếu dự luật được thông qua, hoặc là TikTok sẽ phải từ bỏ quyền sở hữu có liên quan đến người Trung Quốc (phía công ty mẹ ByteDance) trong vòng 6 tháng và tiếp tục được vận hành tại Mỹ, hoặc là nếu phía công ty mẹ ByteDance từ chối việc bán lại TikTok, mạng xã hội này sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Về phía TikTok, mạng xã hội video ngắn đã cố gắng tập hợp 170 triệu người dùng Mỹ đứng về phía mình, gửi tin nhắn trực tiếp qua ứng dụng kêu gọi người dùng Mỹ ủng hộ TikTok. Giám đốc điều hành TikTok Shou Chew cũng tới Capitol Hill để phản đối dự luật trước cuộc bỏ phiếu mới đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền (Effect Creator Rewards program)

Mạng xã hội TikTok đang tìm cách thu hút nhiều nhà sáng tạo nội dung ở nhiều thị trường hơn bằng cách mở rộng sang các khu vực mới đồng thời nới lỏng các điều kiện gia nhập chương trình kiếm tiền.

TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền
TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền

Mạng xã hội TikTok mới đây đã cập nhật mới về chương trình kiếm tiền trên nền tảng. Cụ thể, TikTok đã cập nhật chương trình kiếm tiền cho các nhà sáng tạo hiệu ứng (Effect Creator Rewards program) với mục tiêu cải thiện cơ hội kiếm tiền cho các thành viên hiện tại đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận cho các nhà sáng tạo nội dung ở các thị trường khác.

Bằng cách mở rộng chương trình tới 33 thị trường mới và hạ thấp tiêu chí đủ điều kiện, TikTok đặt mục tiêu thu hút nhiều người sáng tạo hơn tham gia chương trình kiếm tiền này.

Chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng đóng vai trò như một nguồn doanh thu bổ sung cho những người sáng tạo nội dung đủ điều kiện. Nó cũng khuyến khích người sáng tạo tập trung vào việc tạo ra những nội dung hấp dẫn, sáng tạo, gây được tiếng vang với người xem, tăng khả năng chuyển đổi cho các thương hiệu hợp tác với họ và hơn thế nữa.

Chương trình phần thưởng dành cho người sáng tạo hiệu ứng TikTok mang đến cho người sáng tạo cơ hội kiếm được các phần thưởng khi thiết kế các hiệu ứng TikTok hấp dẫn trong nền tảng của mình là Effect House.

TikTok Effect Creator Rewards program đang được mở rộng sang nhiều thị trường hơn.

Người sáng tạo nội dung ở các khu vực sau hiện đủ điều kiện tham gia chương trình kiếm tiền “Phần thưởng dành cho nhà sáng tạo hiệu ứng” và bắt đầu kiếm tiền từ hiệu ứng của họ:
  • Argentina.
  • Áo.
  • Bahrain.
  • Bỉ.
  • Bêlarut.
  • Chilê.
  • Colombia.
  • Séc.
  • Đan mạch.
  • Ecuador.
  • Ai Cập.
  • Hy Lạp.
  • Hungary.
  • israel.
  • Kazakhstan.
  • Cô-oét.
  • Mexico.
  • Ma-rốc.
  • New Zealand.
  • Na Uy.
  • Ô-man.
  • Peru.
  • Bồ Đào Nha.
  • Qatar.
  • Rumani.
  • Ả Rập Saudi.
  • Nam Phi.
  • Thụy Điển.
  • Thụy sĩ.
  • Đài Loan.
  • Thái Lan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Uruguay.

Effect Creator Rewards program của TikTok hiện yêu cầu thấp hơn.

Trước đây, người sáng tạo được yêu cầu sử dụng hiệu ứng trong 200.000 video đủ điều kiện trước khi hiệu ứng đó có thể bắt đầu kiếm được tiền (phần thưởng). Giờ đây, mỗi hiệu ứng chỉ cần sử dụng trong 100.000 video đủ điều kiện là có thể tham gia được chương trình.

Từ ngày 12 tháng 3 năm 2024, chỉ những hiệu ứng xuất hiện trong các video công khai đủ điều kiện mới có thể kiếm được phần thưởng.

Số tiền thưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực xuất bản video. Khoản thanh toán tối đa cho một hiệu ứng là 14.000 USD, trong khi khoản thanh toán tối đa cho một người sáng tạo mỗi tháng là 50.000 USD.

Người sáng tạo kiếm được phần thưởng dựa trên tổng số video tải lên đủ điều kiện hoặc video công khai duy nhất từ các khu vực đủ điều kiện sử dụng hiệu ứng của họ trong vòng 90 ngày đầu tiên.

Sau khi hiệu ứng đạt 100.000 lượt tải lên video công khai duy nhất, người sáng tạo sẽ bắt đầu kiếm được phần thưởng. Phần thưởng tiếp tục tích lũy cho mỗi lần tải lên video đủ điều kiện bổ sung cho đến hết thời hạn 90 ngày hoặc cho đến khi đạt phần thưởng tối đa.

TikTok cho biết trong một tuyên bố:

  • “Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng để tôn vinh cộng đồng người sáng tạo và những hiệu ứng nổi bật mà họ tạo ra cho TikTok. Kể từ đó, những người sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới đã có thể thu thập phần thưởng tiền mặt đáng kể cho các hiệu ứng thịnh hành của họ. Trên thực tế, một số người sáng tạo đã đạt được khoản thanh toán tối đa là 14.000 USD cho mỗi hiệu ứng và 50.000 USD mỗi tháng.”
  • “Việc mở rộng lần này sẽ giúp cho nhiều nhà sáng tạo hơn có thêm cơ hội để gia tăng thu nhập của họ.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nỗi lo của TikTok: Nhiều người trẻ bắt đầu chán và xoá ứng dụng

Mạng xã hội TikTok được đánh giá đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng khi người trẻ bắt đầu chán ứng dụng và tốc độ tăng trưởng đi xuống.

Business Insider dẫn báo cáo từ công ty phân tích Evercore ISI cho thấy chỉ số tăng trưởng người dùng trung bình trong ngày (DAU) của TikTok đang trong tình trạng đáng báo động. Xuất hiện năm 2016, nền tảng video ngắn đã đánh bại các đối thủ trên bảng xếp hạng từ năm 2020 đến nửa đầu 2022.

Tuy nhiên đến quý IV/2023, ứng dụng đã tụt lại so với Snapchat, YouTube, Instagram và Facebook trong bảng xếp hạng chỉ số DAU, khi không còn tăng trưởng người dùng. Điều này gây sốc với các nhà phân tích khi trước đó ứng dụng từng liên tục “phá đảo” các bảng xếp hạng, bỏ xa những mạng xã hội lớn của Mỹ.

Một trong những giả thuyết lớn được đặt ra là người dùng đang xóa ứng dụng hoặc đơn giản là họ không còn thời gian trong ngày để xem video trên TikTok.

Khi gây bão trên khắp thế giới, TikTok đặc biệt thu hút nhóm người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên. Business Insider đặt giả thuyết khi TikTok ra mắt năm 2016, những người dùng đầu tiên khoảng 13 tuổi, đến nay ít nhất họ đã 20 tuổi. Đây là lúc họ phải bắt đầu cuộc sống tự lập, có thêm nhiều mối quan hệ, công việc cần xử lý ngoài xã hội.

Lập luận này được củng cố bởi thống kê của Data.ai cho thấy, số người dùng trung bình thàng tháng của TikTok trong độ tuổi 18-24 năm 2023 đã giảm gần 9% so với 2022.

WSJ cũng thực hiện khảo sát và nhận thấy rất nhiều người trẻ trong độ tuổi 20 đang xóa TikTok khỏi điện thoại sau thời gian dài phát hiện họ đã dành quá nhiều thời gian cho ứng dụng. Keilah Bruce, kế toán viên 27 tuổi ở New York, nói cô đã ngưng dùng TikTok từ năm ngoái sau khi thấy nền tảng “biết quá nhiều về mình”.

Trong khi đó, Gautam Mengi, sinh viên trường điện ảnh ở Los Angeles, cho biết việc học của anh bị sao nhãng, điểm trung bình giảm mạnh khi nghiện TikTok. Mengi đã cố gắng xóa app ít nhất 3 lần trước khi thành công vào tháng 12 năm ngoái.

Đại diện TikTok không đưa ra phản hồi cụ thể về xu hướng người trẻ xóa ứng dụng hay chỉ số DAU không còn tăng. Người này nói: “TikTok cung cấp một số công cụ, từ giới hạn thời gian sử dụng thiết bị tùy chỉnh đến lời nhắc khi ngủ. Hàng triệu người đang dùng tính năng này để chủ động đưa ra các quyết định về phân bổ thời gian”.

TikTok là phiên bản quốc tế của ứng dụng Douyin được phát triển bởi công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc. Năm 2020, TikTok vượt qua nhiều nền tảng lớn như YouTube, Facebook để trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới. Cùng năm, TikTok cũng trở thành ứng dụng kiếm tiền nhiều nhất.

Báo cáo của Data Reportal công bố năm 2023 cho thấy Việt Nam đứng thứ 6 thế giới với gần 50 triệu người sử dụng TikTok.

Trong khi đó ở Mỹ, ứng dụng có khoảng 170 triệu người dùng.

Mạng xã hội video ngắn đang gặp nhiều thách thức về pháp lý trên toàn cầu. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ ký dự luật cấm TikTok nếu quốc hội thông qua. Trong khi đó ông Donal Trump xác định TikTok là mối đe dọa quốc gia nhưng không nên cấm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram

TikTok được cho là đang thử nghiệm và phát triển một mạng xã hội chia sẻ hình ảnh mới, ứng dụng về cơ bản là sẽ cạnh tranh trực tiếp với Instagram của Meta.

TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram
TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram

Theo báo cáo của The SpAndroid, trong mã code (back-end) của ứng dụng TikTok hiện tại có xuất hiện các đoạn mã liên quan đến ứng dụng có tên là “TikTok Photos”, đoạn mã này dường như gợi ý rằng người dùng TikTok sẽ sớm được nhắc chia sẻ hình ảnh tĩnh của họ lên ứng dụng.

Theo chia sẻ, TikTok Photos sẽ sớm ra mắt với mục tiêu thu hút những người dùng mong muốn đăng các bài đăng của họ bằng hình ảnh. Người dùng sẽ đồng bộ hóa ảnh công khai của họ với ứng dụng mới.

TikTok Photos sẽ là ứng dụng riêng biệt với TikTok.

Về tổng thể, động thái mới của TikTok được cho là phù hợp với xu hướng ứng dụng tại Trung Quốc.

Phiên bản “Instagram của Trung Quốc” là Xiaohongshu do Tencent hậu thuẫn, gần đây đã đạt được thành công lớn sau khi kết hợp các tính năng thương mại điện tử.

Xiaohongshu đã tạo ra thu nhập ròng hơn 500 triệu USD vào năm 2023, vượt xa kỳ vọng về nền tảng này và hiện có hơn 200 triệu người dùng đang hoạt động trên toàn quốc.

Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, cũng đã nhấn mạnh vào các bài đăng hình ảnh tĩnh, mặc dù có vẻ như ứng dụng không coi đây là ưu tiên chính.

Trước đây, công ty mẹ của TikTok là ByteDance đã nhiều lần thử nghiệm các ứng dụng mới, bao gồm cả Lemon8, ứng dụng về cơ bản là giống với Instagram.

Lemon8 nhanh chóng thu hút được sự quan tâm đáng kể sau khi ra mắt tại Mỹ vào đầu năm ngoái, tuy nhiên, gần đây dường như ứng dụng này đã không còn đà tăng trưởng.

Trong khi TikTok vẫn đang đối mặt với các lệnh cấm ở Mỹ, ByteDance vẫn không ngừng tìm kiếm các cơ hội thương mại điện tử thông qua các ứng dụng dựa trên hình ảnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023

Instagram đã sao chép tính năng của TikTok và dần vượt qua nền tảng chia sẻ video dạng ngắn này.

Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023
Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023
Báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower cho biết tổng số lượt tải xuống ứng dụng của Instagram đã tăng 20% vào năm 2023, lên hơn 768 triệu lượt.Trong khi đó, mạng xã hội video ngắn TikTok của ByteDance chỉ tăng trưởng 4% lên 733 triệu lượt tải xuống.

Điều này đã đưa Instagram trở thành ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất năm 2023. Theo dữ liệu, sự tăng trưởng trên đến từ việc sao chép thành công tính năng chia sẻ video dạng ngắn từ đối thủ.

Năm 2020, Instagram đã giới thiệu Reels, một dạng video ngắn tương tự TikTok. Các thống kê cho thấy Reels đã giúp công ty tiếp cận được với hàng triệu người dùng mới, đặc biệt là đối tượng người dùng trẻ tuổi.

“Instagram đã vượt qua TikTok về mức độ phổ biến. Thành công này đến từ tính năng cuộn phim cũng như sự hỗ trợ của các nền tảng truyền thông xã hội từ Meta”, Abraham Yousef, giám đốc cấp cao của Sensor Tower, cho biết.

Vài năm gần đây, TikTok đã trở thành cái gai đối với Facebook, kể từ khi ứng dụng này trở nên phổ biến một cách nhanh chóng. Năm 2022, CEO Mark Zuckerberg đã cảnh báo nhân viên rằng công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh “chưa từng có” từ đối thủ chia sẻ video dạng ngắn là TikTok.

TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất ở Mỹ, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Đáng nói, ứng dụng này đã thu hút được đông đảo sự chú ý của thế hệ trẻ (Gen Z) – nhóm đối tượng mà Facebook và Instagram đang phải vật lộn để lôi kéo.

Nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của TikTok đang dần chậm lại. Theo Sensor Tower, số người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram đạt 1,47 tỷ, tăng 13 triệu trong quý IV/2023. Số người dùng tích cực của TikTok chỉ đạt 1,12 tỷ, giảm 12 triệu so với cùng kỳ.

Bù lại, TikTok nhận được sự tương tác tốt hơn từ hơn 1 tỷ người dùng đang hoạt động trên toàn thế giới. Trong quý IV/2023, người dùng dành trung bình 95 phút cho TikTok, so với 62 phút trên Instagram, 30 phút trên X và 19 phút trên Snapchat.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cựu CEO hãng game Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ

Theo nguồn tin từ tờ The Wall Street Journal, khi số phận của TikTok tại Mỹ đang ngày càng mờ mịt, cựu Giám đốc điều hành Activision Bobby Kotick được cho là đang cân nhắc việc mua lại mạng xã hội này tại Mỹ.

Cựu CEO Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ
Cựu CEO Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ

Theo chia sẻ, Kotick đã đưa ra ý tưởng mua lại TikTok Mỹ với một nhóm đối tác tiềm năng, bao gồm cả Giám đốc điều hành của OpenAI là Sam Altman.

Kotick rời Activision vào cuối tháng 12 năm 2023, sau hơn 30 năm cống hiến và sau khi hãng game đình đám này về tay sở hữu của Microsoft. Trong khi cựu CEO này được là đang có một khối tài sản khá lớn, ông cũng khó có thể một mình mua lại TikTok Mỹ, đó cũng là lý do ông đang muốn mời một số nhà sáng lập khác bao gồm CEO của OpenAI (sở hữu ChatGPT) tham gia.

Về phía TikTok tại Mỹ, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng, các nhà làm luật tại đây đang có ý định cấm TikTok không chỉ ở một số bang nhất định mà còn trên toàn nước Mỹ.

Các nhà lập pháp lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok là ByteDance có thể chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ với chính phủ Trung Quốc hoặc sử dụng nền tảng này để gây ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của người Mỹ.

Dự luật cấm TikTok đang được đưa đến Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

Nếu được thông qua, ByteDance sẽ phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc cấm nền tảng này hoạt động trên các dịch vụ lưu trữ web và cửa hàng ứng dụng ở Hoa Kỳ trong vòng 5 tháng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược cạnh tranh của TikTok Shop với các sàn thương mại điện tử

Đã qua cái thời những quảng cáo hào nhoáng, có sự xuất hiện của diễn viên, ca sĩ… nổi tiếng để thu hút người dùng. Đi cùng với sự phát triển của mạng xã hội, thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng đã khác.

Và, đây cũng là điều kiện cho nhóm influencer (người có sức ảnh hưởng) hay KOC/KOL (key opinion consumer/key opinion leader) đang mang lại một hình thức quảng bá mới, thuyết phục người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng, nhãn hàng sẽ tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu có mức độ tương tác và tin tưởng cao. Điều này được ví như việc một nhà tạo mẫu cá nhân biết chính xác những gì khách hàng của thương hiệu đang cần.

Với TikTok, những người có ảnh hưởng trên nền tảng đều được gọi chung là nhà sáng tạo và cùng với những nội dung giải trí được đăng tải, họ chính là những nhân tố quan trọng cho xu hướng Shoppertainment đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Mua sắm giờ đây không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn cần đáp ứng nhu cầu về cảm xúc của người tiêu dùng. Mua sắm trên các trang thương mại điện tử đã dần trở thành thói quen giải trí của đa số người tiêu dùng và đang có xu hướng phát triển thành một văn hóa tiêu dùng của thế hệ trẻ.

Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng đưa dịch vụ thương mại điện tử của TikTok tăng trưởng. Các chương trình giảm giá và ưu đãi đơn thuần không còn đủ thu hút để giữ chân nhóm khách hàng ưa thích và tìm kiếm sự mới lạ.

Thay vào đó, các doanh nghiệp đã bắt đầu kết hợp các yếu tố giải trí vào chiến lược kinh doanh của mình. Vừa là nơi cung cấp hàng hóa cũng như mang tới các trải nghiệm mua sắm thư giãn, vui vẻ cho khách hàng.

Trong đó, nhà sáng tạo nội dung là nhân tố chính cho Shoppertainment, họ có thể trình bày chủ đề theo hướng mới lạ như các tiểu phẩm hài hay những điệu nhảy cuốn hút….

TikTok Shop theo đuổi mô hình Shoppertainment, nhưng đây cũng không phải là mô hình quá mới mẻ, đã được Shopee và Lazada tích cực đẩy mạnh vài năm qua. Tuy nhiên, mỗi nền tảng lại có các lợi thế khác nhau và TikTok có lợi thế về các nhà sáng tạo nội dung.

Hiện nay, TikTok có thể được xem là lựa chọn hàng đầu cho người dùng smartphone nếu họ cần xem một vài video giải trí trong thời gian rảnh. Việt Nam đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á về số lượng người dùng TikTok với gần 50 triệu.

Theo khảo sát của Decision Lab, mức độ phổ biến và ưa thích của TikTok tăng vọt trong quý II/2023 so với các nền tảng khác, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ở mảng video ngắn. Tỷ lệ thâm nhập người dùng của TikTok duy trì ở mức 63%, cao hơn Facebook, YouTube, Instagram.

Decision Lab nhận định xu mô hình Giải trí mua sắm là xu hướng mới trong mua sắm trực tuyến và đang được TikTok Shop định hình. Trong quá trình sử dụng TikTok người dùng sẽ vô tình bắt gặp nhiều phiên lại livestream bán hàng bất ngờ xuất hiện xen lẫn các video ngắn.

Livestream bán hàng tuy không còn mới nhưng hình thức này đang được thúc đẩy rất mạnh mẽ bởi các nền tảng video ngắn. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả giữa đêm khuya hay sáng sớm, người dùng đều có thể xem các video livestream bán hàng trên nền tảng TikTok.

Theo nghiên cứu Understanding TikTok’s Impact on Culture Custom Research thực hiện bởi Flamingo, 61% người dùng yêu thích các thương hiệu hơn khi họ tham gia hoặc sáng tạo video theo các xu hướng trên TikTok. Ngoài ra, 4/10 người dùng đã chi tiền ngay lập tức cho những sản phẩm họ khám phá được trên TikTok, với tốc độ đưa ra quyết định nhanh hơn 1,5 lần so với bất cứ nền tảng nào khác.

Báo cáo do Metric công bố mới đây cho biết, tổng doanh thu (NMV) trên các sàn thương mại điện tử (e-Commerce) trong quý III/2023 đạt 63.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 54,4% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 22,66% so với quý liền trước.

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 163.000 tỷ đồng, với 1.576 triệu đơn vị sản phẩm được giao thành công. Doanh thu này hiện đã cao hơn 7% so với thành tích của cả năm 2022. Theo Metric, doanh thu thương mại điện tử 9 tháng vừa qua có sự đóng góp đáng kể từ TikTok Shop với 25.000 tỷ đồng.

Trong quý III/2023, dù vẫn tăng trưởng doanh thu và đạt mức 43.713 tỷ đồng nhưng thị phần của Shopee đã giảm còn 69%, so với 72% của cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, thị phần doanh thu của Lazada cũng giảm từ 21% xuống còn 14%, đạt khoảng 8.768 tỷ đồng. Tiki giảm từ 3% xuống còn chỉ 1% thị phần.

Trong khi đó, TikTok Shop dù mới chỉ ra mắt từ tháng 4/2022 nhưng đã nhanh chóng nâng thị phần doanh thu từ 3% vào quý III/2022 lên 16% sau một năm, ghi nhận doanh thu 10.122 tỷ đồng. Tổng doanh thu của TikTok Shop còn cách khá xa so với Shopee nhưng chỉ đứng nền tảng thương mại của Sea ở thị trường Việt Nam, tức top 2 thị trường.

Có thể thấy, cách làm của TikTok là tạo ra cơ hội cho cả người mua, người bán và nhà sản xuất một nơi để vừa làm việc, vừa sáng tạo, vừa giải trí.

“TikTok cung cấp nền tảng, chính sách cho tất cả mọi người có cơ hội tham gia làm nhà bán hàng, sáng tạo nội dung. Song, thành công tuỳ thuộc vào nội tại của từng cá nhân, tổ chức. Đây vẫn là một nơi mang đầy tính cạnh tranh”, đại diện TikTok Việt Nam nói về hoạt động bán hàng, sáng tạo nội dung trên TikTok.

TikTok hiện có có hơn 325 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Đông Nam Á, chiếm gần một nửa dân số khu vực. Trong đó, Việt Nam có khoảng 50 triệu người dùng.

Trong nửa đầu năm 2023, GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hoá) của TikTok Shop tại khu vực đạt gần 9 tỷ USD. Những năm gần đây. Theo dữ liệu nội từ tờ The Information thu được, TikTok Shop được cho là đạt mục tiêu GMV là 12 tỷ USD vào năm 2023.

Sự xuất hiện của TikTok Shop với những tính năng mới cho phép các nhà sáng tạo quảng cáo và bán sản phẩm của họ trực tiếp trên nền tảng đang thực sự tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tay chơi thương mại điện tử tại thị trường Đông Nam Á.

Khi thương mại điện tử ở Đông Nam Á tiếp tục bùng nổ, thương mại trên mạng xã hội sẽ ngày càng phổ biến và TikTok đang nắm bắt thời cơ này. Nền tảng chia sẻ video ngắn này có đủ tài nguyên để thử nghiệm, nghiên cứu khả năng mở rộng mối quan tâm của mình trong lĩnh vực này.

Dự báo, trong tương lai khi thương mại điện tử truyền thống bắt đầu có xu hướng chậm lại và chứng kiến sự bùng nổ của social commerce (bán hàng qua mạng xã hội).

Việc kết hợp giữa các phương tiện truyền thông xã hội, video và thương mại điện tử sẽ làm cho việc mua sắm trở nên thú vị và được tương tác nhiều hơn. Đây là sự tương tác 2 chiều qua lại giữa người mua và người bán, thay vì một chiều từ người bán như các nền tảng thương mại điện tủ hiện tại.

Trước khi có TikTok Shop, TikTok đã rất thành công trong mảng Influencer Marketing (tiếp thị bằng những người có ảnh hưởng trong xã hội) với sự bùng nổ của video ngắn, mạng lưới KOC/KOL hoạt động sôi nổi trên nền tảng đã giúp nhiều thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn, từ đó lấy được niềm tin từ người tiêu dùng và tăng trưởng doanh thu.

Shein là một minh chứng quan trọng khi chiến lược sử dụng KOC/KOL trên TikTok quảng bá cho thời trang giá rẻ đã giúp thương hiệu thời trang nhanh Trung Quốc vươn mình trở thành gã khổng lồ thực sự, vượt qua cả những tên tuổi sừng sỏ trong ngành như Zara và H&M.

TikTok Shop là mối đe dọa ngày càng tăng đối với những công ty thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada ở Đông Nam Á. Hồi tháng 8, nhà sáng lập Forrest Li cho biết công ty sẽ đầu tư nhiều hơn vào Shopee và tính năng livestream để chống lại những nền tảng mới đang hấp dẫn đối tượng người mua sắm trẻ tuổi.

Trong thời gian qua, các thị trường mạnh nhất của Sea như Indonesia, Việt Nam đang bị “tấn công” bởi TikTok cùng loại hình mua sắm giải trí, dùng những người có ảnh hưởng để bán hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Khái niệm Viral đang dần trở nên vô nghĩa trên mạng xã hội bởi các thuật toán

Từ điển Cambridge định nghĩa “viral” là từ gắn liền với Internet để chỉ một thứ gì đó nhanh chóng trở lên phổ biến hoặc nhiều người biết đến sau khi xuất hiện trên mạng.

viral marketing là gì

Tuy nhiên theo Medium, thuật toán của TikTok đang khiến nội dung bất kỳ có thể “viral” chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, sự lan tỏa này khác 10 năm trước. Một video trên TikTok có thể đạt 100 triệu lượt xem nhưng tài khoản của chủ sở hữu chỉ có hơn 10 nghìn lượt theo dõi.

Về cơ bản, bản chất của khái niệm “viral” đã thay đổi hoàn toàn trong thập kỷ qua, khi Internet bị phân chia bởi vô số thuật toán, nền tảng và cộng đồng khác nhau. Số lượng video tăng vọt, vòng đời của mỗi sự kiện ngày càng ngắn. Chỉ sau 1-2 ngày, hàng loạt trend mới đã xuất hiện lấn át trend cũ.

Bên cạnh đó, để thể hiện sự lan tỏa, nhiều nền tảng liên tục thổi phồng các con số hiển thị công khai, dẫn đến “lạm phát  lượt xem”. Từ đó, các thống kê trực tuyến như lượt xem mất dần giá trị so với trước. Thuật ngữ “viral” trên mạng xã hội cũng dần trở nên vô nghĩa.

Marcus Stringer, Giám đốc đối tác tại nền tảng phân tích mạng xã hội SocialBlade, chia sẻ: “Trước đây, một triệu lượt xem rất quan trọng. Điều đó có nghĩa nội dung của bạn lan truyền rộng rãi. Bạn thậm chí sẽ được cơ quan thông tấn trên khắp thế giới săn đón. Giờ đây, hàng chục triệu lượt xem nhan nhản trên YouTube. Chẳng bao lâu nữa, 20 triệu lượt mới được gọi là đặc biệt”.

Các chuyên gia cho rằng thuật toán của mạng xã hội là nguyên nhân lớn dẫn đến lạm phát lượt xem trên Internet. Facebook là nền tảng đầu tiên và có tác động lớn đến quá trình này khi được cho là đã cố gắng tăng lượt xem trên các video để khiến chúng trông có vẻ “viral”.

Theo đơn kiện chống lại Facebook tại tòa án liên bang ở California năm 2016, mạng xã hội này đã làm giả lượt xem lên đến 900%. Năm 2019, Facebook đã phải hòa giải và bồi thường 40 triệu USD vì làm giả con số.

Đến 2020, TikTok trở thành hiện tượng toàn cầu, các thuật toán (Algorithm) đặc biệt càng khiến khái niệm lượt xem bị hạ tiêu chuẩn. Theo Medium, các video trên nền tảng có thể thu hút hàng triệu view trong thời gian ngắn. Trong khi một view trên Facebook được tính sau 3 giây, TikTok chỉ đơn giản là một lượt hiển thị khi người dùng vuốt màn hình.

Sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter, ông đã cải tiến hệ thống đếm lượt xem, khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Một số tweet từ các tài khoản không có người theo dõi đã thu hút hàng trăm lượt xem công khai, khiến nhiều chuyên gia công nghệ đặt dấu hỏi về hệ thống đo đếm của Musk.

Theo phân tích, có một cuộc chạy đua giữa các nền tảng trên Internet để xem bên nào có thể tăng lượt xem nhiều nhất. Điều này cũng giúp những báo cáo của họ đẹp hơn trong mắt các nhà quảng cáo.

Coco Mocoe, nhà dự báo xu hướng ở Los Angeles, cho biết người trẻ đang xem video trên Internet nhiều hơn trên TV. Phần lớn nội dung là video ngắn dưới 60 giây.

“Ngay cả khi một video có 10 triệu view, thời lượng trung bình của video rất ngắn. Một người trẻ tuổi đang xem hàng trăm video một ngày, trong khi đó vào năm 2015, tôi có thể xem không quá 10 video mỗi ngày vì mỗi video dài từ 5 đến 10 phút”, Mocoe nói.

Bà cho rằng lạm phát lượt xem còn do mọi người đang theo dõi nhiều nội dung hơn cùng lúc. Điều này càng khiến khái niệm viral trở nên phù phiếm. Mocoe nói: “Nếu bạn đang xem 50 video có một triệu lượt xem mỗi ngày, bạn sẽ nhớ ít hơn khi xem 5 video có lượt xem tương đương”.

Lạm phát không đơn thuần là những con số. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhà sáng tạo. Nhiều người cho biết họ thấy áp lực khi phải nâng cao tiêu chuẩn về lượt xem. Các thương hiệu cũng ngày càng bị cuốn vào những con số ảo.

Trong khi đó, người dùng phổ thông không còn phân biệt được đâu là nội dung đang thực sự “viral” khi video nào họ lướt qua cũng có hàng trăm nghìn, hàng triệu view. Điều này khiến việc lan truyền thông tin giả mạo ngày càng phức tạp.

Sami Sage, nhà đồng sáng lập Betches – công ty truyền thông kỹ thuật số dành cho phụ nữ, nói: “Khái niệm lan truyền trên mạng xã hội đã mất ý nghĩa. Khả năng hiểu biết về các xu hướng truyền thông của người dùng đã bị phá hủy hoàn toàn”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok có thể bị cấm trên toàn nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận sự ủng hộ của ông đối với một dự luật có thể dẫn đến lệnh cấm trên toàn quốc đối với nền tảng video ngắn TikTok.

“Nếu họ (quốc hội) thông qua, tôi sẽ ký” ông nói với phóng viên tại quận Prince George, Maryland ngày 8/3.

Theo Washington Post, lời nói của ông Biden có thể thúc đẩy dự luật được ủy ban Hạ viện đưa ra trên cơ sở bỏ phiếu lưỡng đảng ngày 7/3. Khi đó, người dùng mạng xã hội TikTok đã “khủng bố” các văn phòng quốc hội bằng những cuộc gọi phản đối.

Dự luật được đánh giá là mối đe dọa mới nhất đối với ứng dụng mạng xã hội đã được tải hơn 170 triệu lần ở Mỹ. Nội dung dự luật không trực tiếp cấm TikTok nhưng sẽ buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc, phải bán ứng dụng, nếu không sẽ đối mặt với các hạn chế dẫn đến việc nó bị cấm xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ.

Dự luật hiện nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, nhưng Thượng viện chưa đưa ra luật đồng hành. Nó sẽ phải vượt qua cả hai bên trước khi đến bàn làm việc của ông Biden.

Trong khi Biden lên tiếng ủng hộ dự luật, Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông và từng thúc đẩy lệnh cấm TikTok khi còn là tổng thống, không còn nghĩ đây là một ý tưởng hay.

“Nếu bạn loại bỏ TikTok, khi đó Facebook và Zuckerschmuck sẽ tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh của họ”, ông nói trong bài đăng trên nền tảng Truth Social của mình. Zuckerschmuck là từ ông sử dụng để gọi CEO Meta Mark Zuckerberg. Donald Trump cũng coi Facebook là “kẻ thù thực sự của nhân dân” nhưng không giải thích lý do.

Những người phản đối dự luật cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của hàng triệu người dùng TikTok ở Mỹ và sẽ vi phạm Hiến pháp. Năm ngoái, một thẩm phán liên bang cũng chặn nỗ lực cấm ứng dụng này trên toàn bang của Montana, cho rằng nó vi hiến.

TikTok chưa đưa ra bình luận. Còn sau cuộc bỏ phiếu của ủy ban ngày 7/3, người phát ngôn của TikTok Alex Haurek cho biết: “Dự luật này có một kết quả được xác định trước: lệnh cấm hoàn toàn đối với TikTok ở Mỹ.

Chính phủ đang cố tước bỏ quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp của 170 triệu người Mỹ. Điều này sẽ gây thiệt hại cho hàng triệu doanh nghiệp, từ chối khán giả của nghệ sĩ và phá hủy sinh kế của vô số người sáng tạo trên khắp đất nước này”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Sau một khoảng thời gian tưởng chừng như là mọi thứ đã dừng lại, mới đây một số nhà lập pháp Mỹ lại đưa ra vấn đề mới, coi đó là động lực để cấm TikTok khỏi Mỹ.

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok
Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Theo nguồn tin từ Reuters:

“Một nhóm các nhà lập pháp của Mỹ đang đưa ra luật mới cho phép ByteDance của Trung Quốc có khoảng 6 tháng để thoái vốn khỏi ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm của Mỹ.”

Hành động mới, do Hạ nghị sĩ Mike Gallagher và Hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi dẫn đầu, nhằm mục đích “giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia do quyền sở hữu của các ứng dụng của Trung Quốc đặt ra”.

Trong khi phía TikTok nhiều lần khẳng định ByteDance là công ty đa quốc gia và không có mối liên hệ nào với Chính phủ Trung Quốc, nhiều mối lo ngại vẫn được các nhà lập pháp Mỹ đưa ra, cho rằng các dữ liệu từ ứng dụng video ngắn có liên quan đến Chính phủ Trung Quốc.

Ngoài việc đứng trước lệnh cấm, một dự án có tên là “Project Texas ” vẫn đang được thực thi, trong đó dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ hoàn toàn biệt lập đặt tại Mỹ, dưới sự giám sát chính thức của Mỹ.

TikTok cũng đang xây dựng một dự án tương tự ở châu Âu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo

TikTok thử nghiệm biến tất cả video trên nền tảng thành một mẫu quảng cáo

Với hơn 1.5 tỷ người dùng, TikTok hiện là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là với người dùng Gen Z. Không chỉ dừng lại ở mạng xã hội, nền tảng này cũng đang tham vọng lớn với thương mại điện tử và hơn thế nữa. TikTok đang thử nghiệm một tính năng mới có thể tự động xác định các đối tượng trong video và sau đó khuyến khích người xem “tìm các sản phẩm tương tự trên TikTok Shop”.

TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo
TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo

Trong khi ở thời điểm hiện tại, chỉ những người có ảnh hưởng (Influencer) và thương hiệu (Brand) được phê duyệt mới có thể liên kết với các sản phẩm trên TikTok Shop, tuy nhiên, TIkTok hiện đang thử nghiệm một tính năng mới được cho là rất táo bạo đó là biến tất cả các video thành một mẫu quảng cáo.

Tính năng mới này thậm chí không yêu cầu nhà sáng tạo nội dung phải gắn thẻ sản phẩm vì tất cả đều được thực hiện tự động bằng thuật toán. Nếu như TikTok từng rất thành công với thuật toán khiến người dùng không thể rời khỏi nền tảng, lần này, TikTok đang muốn áp dụng điều này với thương mại điện tử.

TikTok xác nhận rằng nền tảng hiện đang thử nghiệm tính năng mới với một số người dùng được chọn, đây sẽ là lần tích hợp lớn nhất của TikTok Shop vào nền tảng này cho đến nay.

Tính năng mới về cơ bản biến tất cả người dùng thành những người có ảnh hưởng, biến mọi bài đăng trên TikTok trở thành quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nào trong video.

Trong khi người sáng tạo nội dung trên TikTok sẽ nhận được hoa hồng khi có ai đó mua sản phẩm, TikTok chưa chia sẻ là liệu người dùng có nhận được hoa hồng cho những sản phẩm mà họ “vô tình” bán được nhờ tính năng này hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube mở rộng YouTube Create tới nhiều thị trường khác nhau

YouTube đang mở rộng ứng dụng chỉnh sửa video YouTube Create sang nhiều thị trường hơn, hướng tới mục tiêu thúc đẩy ứng dụng video ngắn Shorts trong cuộc đua với Reels của Meta và TikTok.

Theo đó, YouTube Create, một ứng dụng di động được thiết kế để giúp chỉnh sửa video, đang được YouTube mở rộng sang 13 thị trường khác trong giai đoạn thử nghiệm.

Các nhà sáng tạo nội dung hiện có thể tải xuống ứng dụng miễn phí trên Android ở các quốc gia bổ sung sau:

  • Argentina
  • Châu Úc.
  • Brazil.
  • Canada.
  • Phần Lan.
  • Hồng Kông.
  • Ireland.
  • Hà Lan.
  • New Zealand.
  • Tây ban nha.
  • Đài Loan.
  • Thái Lan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ.

YouTube Create là gì?

YouTube Create là một ứng dụng di động miễn phí cho phép người dùng chỉnh sửa video ngắn hoặc video dài hơn cho YouTube. Người dùng cũng có thể thêm nhạc phim, chú thích, v.v., tất cả đều trực tiếp từ điện thoại của mình.

YouTube Create giúp người dùng nâng cao chất lượng nội dung trên kênh YouTube của họ mà không cần thêm các công cụ chỉnh sửa đắt tiền hoặc phần mềm máy tính để bàn phức tạp.

Theo Conor Kavanagh, Trưởng nhóm Chính sách kiếm tiền tại YouTube:

  • “Vào tháng 9, chúng tôi đã công bố ra mắt phiên bản beta của YouTube Create, một ứng dụng mới cung cấp cho nhà sáng tạo trên thiết bị di động những công cụ họ cần để đưa video của mình lên một tầm cao mới.”
  • “Với YouTube Create, bạn có thể dễ dàng tạo video chất lượng cao bằng các công cụ chỉnh sửa, hiệu ứng, bộ lọc và chuyển tiếp, tất cả đều có trong giao diện trực quan, dễ sử dụng.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc do vấn đề bản quyền

TikTok đang bị buộc phải gỡ bỏ thêm nhiều bản nhạc khỏi nền tảng sau khi đã kết thúc hợp đồng với Universal Music Group (UMG). UMG gần đây đã thu hồi các bản ghi âm do nền tảng sở hữu từ TikTok, bao gồm các bài hát của các siêu sao như Taylor Swift, Billie Eilish và The Weeknd.

TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc
TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc

Theo đó, hàng triệu bài hát khác dự kiến sẽ bị tắt tiếng trên TikTok vào cuối tuần này.

Universal Music vốn được xem là ngôi nhà của một số ngôi sao âm nhạc lớn nhất thế giới như Taylor Swift, Adele, Drake và Billie Eilish. Nền tảng này cho biết TikTok đưa ra ít hơn những gì họ mong đợi về cả các khoản thù lao cho các nghệ sĩ của mình cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ về sức sáng tạo của họ.

Theo BBC, UMG đã xóa khoảng 3 triệu bài hát khỏi TikTok sau khi thỏa thuận về danh mục ghi âm của họ hết hạn. Thỏa thuận của UMG với TikTok về danh mục xuất bản bao gồm khoảng 4 triệu bài hát sẽ kết thúc vào cuối tuần này, khi đó tất cả các bản nhạc có liên quan có thể biến mất khỏi TikTok.

Liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng với TikTok, Universal từng chia sẻ:

“[Universal và TikTok] chưa đồng ý với các điều khoản của thỏa thuận mới và khi thỏa thuận hiện tại hết hạn, Universal Music Group, bao gồm cả Universal Music Publishing Group, sẽ ngừng cấp phép nội dung cho các dịch vụ TikTok và TikTok Music.”

“TikTok đã cố gắng ép chúng tôi chấp nhận một thỏa thuận có giá trị thấp hơn thỏa thuận trước đó, thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường và cũng không phù hợp với sự phát triển của TikTok.”

Theo một báo cáo do TikTok ủy quyền được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy rằng người dùng TikTok có nhiều khả năng khám phá và chia sẻ nội dung âm nhạc mới trong ứng dụng hơn, trong khi 75% người dùng cũng tìm thấy nghệ sĩ mới thông qua các video TikTok.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok

YouTube vừa thông báo ra mắt Collab cho Shorts, tính năng cạnh tranh trực tiếp với Duet của TikTok.

YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok
YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok

Theo đó, YouTube đã ra mắt tính năng Collab mới cho sản phẩm video ngắn Shorts, tính năng mới cho phép người dùng phối lại các video YouTube và Shorts hiện có sau đó cùng hiển thị trên một màn hình. Về cơ bản, tính năng này giống với tính năng Duet trên mạng xã hội TikTok.

Shorts Collab là công cụ cho phép người dùng thoả sức sáng tạo.

Với Collab, người dùng hay các nhà sáng tạo nội dung video ngắn giờ đây có thể kết hợp video của riêng họ cùng với những video có sẵn từ danh mục của YouTube dài tới 60 giây.

Cũng tương tự TikTok, video được tạo ra từ Collab sẽ hiển thị dưới dạng chia đôi màn hình.

Collab hoạt động như thế nào?

Để sử dụng tính năng phối lại video mới Collab của Shorts, người dùng có thể thực hiện các bước sau:

  • Điều hướng đến trang có video mà họ muốn phối lại.
  • Nhấp vào biểu tượng ‘Remix’ và chọn ‘Collab.’
  • Chọn một đoạn video có thời lượng tối đa 60 giây.
  • Chọn các tùy chọn bố cục khác nhau.
  • Quay video riêng sau đó kết hợp với video gốc, và video cuối cùng sẽ phát đồng thời 2 video.

Collab là một cách để thương hiệu thúc đẩy chiến lược UGC.

Vì tính năng mới giúp nhà sáng tạo hay thương hiệu tạo ra những video sáng tạo mới dựa trên video gốc ban đầu kết hợp với các video khác, đây chính là cách để thúc đẩy những nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated Content).

Hoạt động theo cách này, Shorts Collab có khả năng tăng cường mức độ tương tác với các video có thương hiệu và truyền cảm hứng cho các chiến dịch Marketing sáng tạo kết hợp sự tham gia của khách hàng.

Shorts vs TikTok: Đâu mới là sựa lựa chọn?

YouTube ra mắt Collab cho Shorts khi YouTube đặt mục tiêu cạnh tranh mạnh hơn nữa với các đối thủ như TikTok trong không gian video dạng ngắn hiện đang là xu hướng hàng đầu.

Trong khi Duet vẫn là một điểm sáng của TikTok, Collab cung cấp cho người sáng tạo (Content Creator) trên YouTube các tùy chọn cộng tác và phản ứng tương tự vốn có trong hệ sinh thái của YouTube.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok chia sẻ mẹo xây dựng chiến lược sáng tạo mới

Thông qua series với tên gọi TikTok Made Simple, TikTok chia sẻ một số mẹo sáng tạo mà các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể tận dụng để xây dựng chiến lược sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.

TikTok chia sẻ mẹo xây dựng chiến lược sáng tạo mới
TikTok chia sẻ mẹo xây dựng chiến lược sáng tạo mới

Mở đầu, theo chia sẻ từ TikTok, việc bắt đầu với quảng cáo TikTok với tư cách là một doanh nghiệp vừa và nhỏ ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với những nội dung video ngắn vốn cần nhiều sự sáng tạo.

Tuy nhiên, TikTok mang đến vô số cơ hội, mối quan hệ hợp tác độc đáo và khả năng sáng tạo gần như vô biên trong lĩnh vực video dạng ngắn. Tính độc đáo này cho phép TikTok mang lại nhiều tác động cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề và quy mô khác nhau.

Công thức của sự sáng tạo trên TikTok.

Bất kể quy mô hiện có của doanh nghiệp là gì, ngân sách chi tiêu bao nhiêu hay mục tiêu kinh doanh cụ thể thế nào, quảng cáo thành công trên TikTok đều dựa trên 3 bước nội dung quan trọng đó là: Lên ý tưởng, Sản xuất và Tối ưu hóa.

Bước đầu tiên – lên ý tưởng – là quá trình thương hiệu hay người làm marketing cần tìm ra những cách tốt nhất để biến bản sắc thương hiệu (Brand Identity) độc đáo thành hiện thực theo cách bổ sung cho cả nền tảng và đối tượng mục tiêu mà thương hiệu đang tìm cách kết nối.

Giai đoạn lên ý tưởng rất quan trọng để đảm bảo rằng video TikTok của thương hiệu không chỉ hấp dẫn và độc đáo mà còn có khả năng thu hút sự chú ý của người xem.

Người dùng TikTok được biết đến là những người ưa thích tính xác thực vui vẻ, vì vậy chiến lược lên ý tưởng tốt nhất là tạo ra những nội dung thực sự xác thực và đại diện cho thương hiệu.

5 cách để hình thành nên ý tưởng trên TikTok.

Để có thể tạo ra những nội dung sáng tạo và có sức hấp dẫn trên TikTok – dưới đây là 5 mẹo hữu ích mà marketer có thể tham khảo:

1. Thực hiện nghiên cứu, hiểu đối tượng mục tiêu (Target Audience): Hiểu rõ sở thích của người xem và nội dung thu hút họ là cách tốt nhất để thiết lập một chiến lược Marketing thành công. Nếu bạn biết mình đang nói chuyện với ai và phong cách nội dung nào có thể thu hút họ, quá trình lên ý tưởng của bạn chắc chắn sẽ diễn ra rất dễ dàng.

2. Thể hiện tiếng nói thương hiệu một cách độc đáo: Thương hiệu của bạn có vui nhộn, nghiêm túc, mang tính giáo dục hay là gì? Bạn cần đảm bảo mang tông màu riêng của thương hiệu vào nội dung video – tính xác thực sẽ giúp thương hiệu tạo ra những nội dung có sức ảnh hưởng và gắn kết lâu dài với khách hàng.

3. Bắt kịp xu hướng: Xây dựng những nội dung độc đáo riêng là chiến lược tốt nhất để phát triển thương hiệu tổng thể trên TikTok, tuy nhiên việc tham gia vào các xu hướng – đặc biệt là những xu hướng phổ biến trên nền tảng – có thể là một cách tuyệt vời để tăng phạm vi tiếp cận và thúc đẩy làn sóng nội dung thịnh hành.

4. Làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ của bạn: Với tư cách là một loại định dạng nội dung, nội dung video là một cách tuyệt vời để truyền tải tính giáo dục và làm nổi bật các sản phẩm/dịch vụ theo những cách đầy thông tin và kích thích thị giác. Với suy nghĩ này, thương hiệu sẽ có thể thu hút khách hàng của mình đồng thời gia tăng cơ hội cân nhắc của họ.

5. Thúc đẩy sự cộng tác: Việc để nhóm nội bộ của thương hiệu tham gia vào việc lên ý tưởng nội dung – cho dù họ có thuộc bộ phận sáng tạo của doanh nghiệp bạn hay không – có thể là một cách tuyệt vời để mở ra những ý tưởng mới và thổi sức sống mới vào chiến lược nội dung của thương hiệu. Hãy tổ chức các buổi trò chuyện (Brainstorm) thường xuyên để thu thập cảm hứng từ những người hiểu rõ nhất về thương hiệu.

Trung tâm sáng tạo của TikTok (TikTok Creative Center): nguồn tài nguyên tốt nhất để thương hiệu lên ý tưởng nội dung.

Là một nhà quảng cáo đang tìm cách xây dựng những nội dung mang tính chiến lược trên TikTok, Trung tâm sáng tạo là điểm đến hấp dẫn nơi mà nhà quảng cáo có thể truy cập dữ liệu và thông tin chi tiết về sáng tạo.

Tài nguyên miễn phí và có giá trị này là một cách tuyệt vời để thương hiệu hòa mình vào ứng dụng TikTok và là điểm xuất phát hoàn hảo cho việc lập kế hoạch và lên ý tưởng nội dung.

Thông qua Trung tâm sáng tạo TikTok, thương hiệu sẽ có quyền truy cập vào những thứ như ‘TikTok Top Ads‘, nơi có thể lấy cảm hứng từ những quảng cáo có hiệu suất cao nhất trên nền tảng.

Nhà quảng cáo cũng có thể khai thác cơ sở dữ liệu liên quan đến từ khoá Keyword Insights để xác định các từ khóa xu hướng để sử dụng trong quảng cáo của mình.

Theo số liệu từ TikTok, 79% người dùng nói rằng TikTok là nền tảng nơi các thương hiệu có thể thể hiện bản thân một cách sáng tạo, tránh xa các phương pháp quảng cáo truyền thống và thể hiện cá tính của mình thông qua nội dung chân thực hơn.

Bạn có thể tải xuống hướng dẫn đầy đủ tại đây: TikTok Made Simple.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Indonesia buộc Google và Facebook ký thỏa thuận chia sẻ doanh thu với báo chí

Indonesia – Meta và Alphabet – công ty mẹ Facebook và Google – được yêu cầu thực hiện các thỏa thuận thương mại với các hãng tin Indonesia để sử dụng nội dung của họ.

Ngày 20/2, Indonesia ban hành quy định mới liên quan đến lĩnh vực báo chí, xuất bản. Theo đó, các nền tảng kỹ thuật số được yêu cầu “hỗ trợ báo chí chất lượng” bằng cách tham gia thỏa thuận cấp phép, chia sẻ doanh thu, chia sẻ dữ liệu hoặc các giao dịch khác với các hãng tin địa phương. Tuy nhiên, quy định không nêu rõ thu nhập nên được phân phối như thế nào. Quy định có hiệu lực 6 tháng kể từ thời điểm ban hành.

Cuối ngày 20/2, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết: “Chúng tôi muốn cung cấp một khuôn khổ chung rõ ràng cho sự hợp tác giữa các hãng tin và các nền tảng kỹ thuật số. Chúng tôi vẫn phải lường trước những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là trong giai đoạn triển khai, về phản ứng từ các nền tảng kỹ thuật số và cộng đồng sử dụng các dịch vụ này”.

Ông nói thêm: “Tinh thần của quy định là nhằm bảo đảm hợp tác công bằng giữa các nền tảng truyền thông và kỹ thuật số”. Tổng thống cũng tiết lộ quá trình soạn thảo quy định – đề xuất cách đây 3 năm – rất dài do bất đồng quan điểm giữa các bên liên quan.

Một ủy ban sẽ được thành lập để đảm bảo các nền tảng kỹ thuật số hoàn thành trách nhiệm của họ đối với các công ty truyền thông. Nó không gây tổn hại đến các nhà sáng tạo nội dung vì chỉ áp dụng với các nền tảng kỹ thuật số.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết quy định này là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm đảm bảo các công ty truyền thông “không bị xói mòn” bởi các nền tảng kỹ thuật số.

Như vậy, Indonesia đã tham gia cùng Australia và Canada trong việc thúc đẩy các nền tảng kỹ thuật số trả tiền cho tin tức. Tại Australia, quy tắc thương lượng truyền thông tin tức có hiệu lực từ tháng 3/2021. Từ đó, các hãng công nghệ đã ký thỏa thuận với các hãng tin để trả tiền cho nội dung, theo Bộ Tài chính.

Google cảnh báo quy định của Indonesia có thể làm tổn thương các nhà xuất bản và người sáng tạo quy mô nhỏ, cũng như “gây nguy hiểm cho tương lai của truyền thông tin tức ở Indonesia”, Google Indonesia viết trên blog tháng 7/2023.

Người phát ngôn Google cho biết sẽ xem xét quy định mới, đồng thời khẳng định đã làm việc với các nhà xuất bản tin tức và chính phủ để xây dựng hệ sinh thái tin tức bền vững tại Indonesia. Facebook chưa phản hồi bình luận của Reuters.

Dù quy định đại diện cho bước ngoặt lớn đối với bức tranh truyền thông Indonesia, việc thực hiện và phản ứng từ các hãng công nghệ lớn vẫn còn phải xem xét. Các nhà phê bình cho rằng thành công của nó phụ thuộc phần lớn vào thiện chí của các bên tham gia vào đàm phán. Ngoài ra, còn có câu hỏi về tác động của quy định đối với người dùng cuối như bị hạn chế truy cập tin tức hay chi phí sử dụng dịch vụ kỹ thuật số cao hơn.

Tuy nhiên, những người ủng hộ lại tin tưởng quy định báo trước kỷ nguyên mới của tiêu thụ tin tức kỹ thuật số, nơi báo chí chất lượng được tài trợ bền vững và các nhà xuất bản được trao quyền để điều tra chuyên sâu hơn.

Dù thế nào đi nữa, bước tiến táo bạo của Indonesia diễn ra vào thời điểm quan trọng trong các cuộc thảo luận về tương lai của báo chí trong thời đại số, nhấn mạnh cần thiết có sự phân phối doanh thu công bằng hơn. Điều này không chỉ bảo đảm nguồn thu cho các nhà xuất bản mà còn bảo vệ sự đa dạng và toàn vẹn của tin tức trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

(Theo Bloomberg, Reuters, BNN Breaking)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok

Theo một nghiên cứu mới đây, hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ hiện ưu tiên việc nhắn tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi nói đến Instagram và TikTok, Instagram hiện đang được yêu thích nhiều hơn.

Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok
Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok

Cụ thể, gần 3/4 số người được hỏi đã gửi tin nhắn trực tiếp trong tháng qua trên Instagram, hơn một phần ba cho biết đây là nền tảng nhắn tin hàng đầu của họ.

Ngược lại với Instagram, ít người coi TikTok là lựa chọn phù hợp cho việc nhắn tin trực tiếp (DM). Chỉ 3,7% mô tả TikTok là giải pháp mà họ lựa chọn, mặc dù gần một nửa đã sử dụng TikTok để gửi tin nhắn trực tiếp trong tháng qua. Những người được hỏi có nhiều khả năng chọn Facebook Messenger, Snapchat hoặc Discord.

Snapchat là nền tảng phổ biến thứ 2 dành cho việc nhắn tin đối với Gen Z. So với gần 25% người lớn (từ 18 đến 26 tuổi), hơn 40% thanh thiếu niên (từ 15 đến 17 tuổi) cho biết Snapchat là lựa chọn hàng đầu của họ dành cho việc nhắn tin,

Trong khi đó, người lớn Gen Z (22,5%) có nhiều khả năng nói rằng Facebook Messenger là lựa chọn ưa thích của họ so với thanh thiếu niên (2,6%).

Việc nhắn tin trực tiếp đang nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các nền tảng. Instagram và TikTok hiện không chạy quảng cáo trong phần nhắn tin như Facebook hay LinkedIn.

Về phần Meta, nền tảng này luôn coi trọng tính năng nhắn tin trên ứng dụng, đặc biệt là trên WhatsApp, sẽ trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Meta trong tương lai.

Quảng cáo nhấp để nhắn tin của Meta trong đó nền tảng sẽ đưa người dùng vào cuộc trò chuyện với các thương hiệu trên Instagram, Messenger và WhatsApp đã mang về khoản doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2023.

Về tổng thể, khi những người dùng trẻ ngày càng yêu thích việc nhắn tin trên mạng xã hội, nền tảng nào có được sự quan tâm của nhóm người dùng này sẽ càng có nhiều lợi thế để phát triển ứng dụng.

Một cuộc khảo sát gần đây do Instagram thực hiện cho thấy nhắn tin trực tiếp là một trong những cách thức hàng đầu của Gen Z để đến gần hơn với ai đó trên nền tảng này. Và đối với các thương hiệu, ngoài quảng cáo nhấp để nhắn tin, có thể sử dụng nhắn tin như là một cách tự nhiên để trả lời các câu hỏi về dịch vụ khách hàng hoặc tương tác với người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

To 25 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2024

Tổ chức đánh giá giá trị thương hiệu (Brand Value) vừa công bố danh sách danh sách các thương hiệu có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2024. Apple vẫn đứng đầu danh sách, TikTok đứng thứ 7 với giá trị hơn 84 tỷ USD.

To 25 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2024
To 25 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2024

Trong danh sách các thương hiệu có giá trị thương hiệu (Brand Value) nhất thế giới năm 2024, ngoài những cái tên quen thuộc như Apple, Google hay Microsoft, mạng xã hội video ngắn TikTok xếp ở vị trí thứ 7, cao hơn cả Facebook. Giá trị thương hiệu của TikTok đạt hơn 84 tỷ USD, trong khi Facebook chỉ hơn 75 tỷ USD.

Giá trị thương hiệu của TikTok cũng cao hơn nhiều so với Instagram, Facebook hay thậm chí là đế chế ngành ô tô Toyota.

Về tổng thể, có 17 thương hiệu Canada, với tổng giá trị thương hiệu là 155,6 tỷ USD, góp mặt trong bảng xếp hạng Brand Finance Global 500 2024, tổng giá trị thương hiệu tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng năm, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance sẽ phân tích 5.000 thương hiệu lớn nhất và công bố hơn 100 báo cáo, xếp hạng các thương hiệu trên tất cả các lĩnh vực và quốc gia.

Top 500 thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất và mạnh nhất thế giới được đưa vào bảng xếp hạng Brand Finance Global 500 2024 hàng năm.

Bạn cũng có thể xem thêm bảng xếp hạng thương hiệu ở các hạng mục khác tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Shein, TikTok và Temu trở thành đối thủ khó nhằn với các gã khổng lồ thương mại điện tử

Shein và TikTok đang tìm cách mở rộng ‘lãnh thổ’, chiêu mộ nhân viên Amazon và thậm chí, xây dựng không gian làm việc trong cùng tòa tháp ở Seattle. Quyết định chuyển đến quê hương Amazon cho thấy tham vọng của 2 đối thủ ‘nặng ký’ đang lăm le soán ngôi gã khổng lồ bán lẻ Mỹ.

TikTok ra mắt công cụ mua sắm trên ứng dụng của mình vào năm ngoái, trong khi Shein giành được vị thế hãng thời trang nhanh lớn nhất nước Mỹ. Nhiều sản phẩm thương mại điện tử được TikTok tiếp thị đều đến từ Shein.

Will Gordon, cựu giám đốc điều hành Amazon kiêm đồng sáng lập của Latchel, công ty cung cấp dịch vụ bảo trì nhà cửa, cho biết Seattle từ lâu đã trở thành trung tâm chuỗi cung ứng hậu cần bởi sự hiện diện của Amazon. Tuy nhiên điều này, theo thời gian, đã không còn đúng nữa.

“Những gì được áp dụng hiệu quả ở Amazon chưa chắc đã hiệu quả ở những công ty khác. Cách tiếp cận dựa trên quy trình và số liệu cần phải được điều chỉnh”, Will Gordon nói.

Shein đang bước những bước chân đầu tiên tới Seattle, vậy nên số lượng nhân viên còn ít. Giám đốc logistics của hãng là Wei “Andy” Huang – người trước đây làm việc tại Amazon và Alibaba đặt mục tiêu xây dựng kho hàng tại Mỹ dù việc thiết lập kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong một bài đăng trên LinkedIn, Huang viết rằng công ty đang tuyển dụng vị trí nhân viên logistics cấp cao ở Seattle.

Tương tự, đội ngũ nhân viên TikTok cũng ngày càng tăng tại Key Center. Nhiều người trong số đó là cựu nhân viên Amazon.

Cách tiếp cận của Shein và TikTok cho thấy tham vọng cạnh tranh mãnh liệt với Amazon. TikTok vào năm ngoái đã ra mắt nền tảng TikTok Shop, trong khi Shein điều hành ít nhất một nhà kho ở Indiana.

Mỹ là thị trường lớn nhất của Shein. Hãng, vốn vận chuyển phần lớn sản phẩm của mình từ Trung Quốc, đã nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tập trung xây dựng kho vận tại xứ cờ hoa. Nhà kho thứ hai tại Cherry Valley, California đang được thực hiện.

Việc xây dựng kho hàng ở Mỹ có thể giúp Shein đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời thu hút người bán và các thương hiệu Mỹ tham gia nền tảng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Được biết yếu tố làm nên sự thành công của Amazon nằm ở chuỗi cung ứng và hậu cần – thứ vẫn được coi là tiêu chuẩn về tính hiệu quả và niềm tự hào, cho phép hãng giao nhanh các kiện hàng chỉ trong 2 ngày hoặc ít hơn.

Sự thúc đẩy của Shein và TikTok đối với khu vực Seattle đến vào thời điểm thích hợp. Amazon hiện đã cắt giảm vị trí tại các bộ phận chăm sóc sức khỏe, giải trí, thiết bị và trò chơi sau khi sa thải khoảng 27.000 nhân sự khoảng một năm trước.

Shein, TikTok và Temu đã trở thành vấn đề cấp bách đối với Amazon khi các nền tảng mua sắm Trung Quốc bắt đầu đi qua biên giới. Theo Yao Kaifei, người sáng lập công ty khởi nghiệp thương mại điện tử BrandAI, lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc đang khao khát ‘chuhai’, một thuật ngữ chỉ hoạt động dấn thân mạo hiểm ra nước ngoài. “Người bán và nền tảng muốn rũ bỏ mác giá rẻ “sản xuất tại Trung Quốc” và tạo dựng tên tuổi mới”, Yao Kaifei nói.

Theo công ty nghiên cứu Data.ai, đến tháng 9/2023, khoảng 1 năm sau khi ra mắt, Temu có hơn 61 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ và hiện có mặt tại 48 quốc gia. Shein cũng được coi là một trong những công ty thời trang nhanh lớn nhất thế giới, thậm chí mở rộng sang bán các sản phẩm đồ gia dụng và điện tử.

Theo Data.ai, đây là ứng dụng mua sắm hàng đầu trên cửa hàng Google Play ở 115 quốc gia. Trong khi đó, TikTok Shop cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng tại thị trường Đông Nam Á.

“Họ có tiền. Họ có kinh nghiệm. Họ biết có một khoảng trống trên thị trường quốc tế. Trong nước đang khó khăn, vậy tại sao chúng ta không bước ra ngoài?”, Lin Zhang, phó giáo sư tại Đại học New Hampshire, người chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử, nói.

Trong tham vọng này, Shein đi đầu. Được thành lập vào năm 2008 tại Nam Kinh, ngay từ đầu nền tảng này đã dành riêng cho khách hàng quốc tế. Doanh số bán hàng tăng lên trong suốt những năm 2010, song phải đến khi đại dịch bùng phát, Shein mới thực sự tỏa sáng.

Juliana Silva, một nhà tâm lý học bệnh viện tại Brazil, cho biết cô đã trở thành khách hàng trung thành của Shein sau khi xem quảng cáo trên Instagram về quần áo cỡ lớn. “Tôi thực sự khó chịu khi đến các cửa hàng tại Renner hoặc Riachuelo. Ở đây có những chiếc áo giống hệt trên Shein nhưng bị bán với giá quá cao”, cô nói.

Ngoài Shein, Temu cũng dành được rất nhiều cảm tình từ người dùng. Nền tảng này nổi tiếng nhờ mô hình mua chung, cho phép người tiêu dùng tiết kiệm chi phí thông qua việc nhờ bạn bè cùng mua một sản phẩm với số lượng lớn.

Dẫu vậy, theo một số chuyên gia, sự tham gia của các ‘tân binh’ như Temu, Shein, dù có tiềm năng đến đâu, cũng sẽ chỉ như ‘muối bỏ bể’ trong một thị trường Amazon đã thống trị.

Theo Sameweb, 93% người dùng truy cập Temu cũng mua hàng trên Amazon, song ngược lại, chỉ có 8% người dùng Amazon ghé thăm Temu. Trang web của Amazon hiện có khoảng 2 tỷ khách truy cập và 150 triệu lượt mua hàng mỗi tháng.

Về mặt này, Shein và cả Temu chắc chắn không địch được. Tỷ lệ khách truy cập hoàn tất mua hàng của Amazon rơi vào khoảng gần 12%, trong khi Shein và Temu chỉ dao động ở mức khoảng 5%.

Điều này đồng nghĩa với việc ‘sức mạnh’ của cả Temu và Shein chưa đủ để tác động lên vị thế các nhà bán lẻ lâu đời khác. Nhiều khách hàng vẫn còn phàn nàn về thời gian vận chuyển chậm trễ của Temu cũng như các tiêu chuẩn về môi trường của Shein.

“Temu, Shein đưa ra mức giá hấp dẫn cho nhiều loại hàng hóa nói chung nhưng trải nghiệm khách hàng chưa thực sự nhất quán”, một chuyên gia nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các mục đích cụ thể

ByteDance, công ty mẹ TikTok đã ra mắt Coze, nền tảng tương tự GPT của OpenAI, cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các công việc cụ thể.

Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze
Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các mục đích cụ thể

Coze ra mắt hôm 1/2 tại Trung Quốc, nơi các dịch vụ của OpenAI chưa chính thức có mặt. ByteDance mô tả Coze là “nền tảng phát triển AI một cửa”, cho phép người dùng nhanh chóng “tạo ra một con bot mà không cần lập trình”.

Sau khi tạo bot, người dùng có thể chia sẻ nó qua các ứng dụng của ByteDance như công cụ làm việc Feishu hay thậm chí siêu ứng dụng WeChat.

Website của Coze do Beijing Chuntian Zhiyun Technology trực thuộc Beijing Douyin Information Service vận hành.

Gần đây, ByteDance đã đóng cửa nền tảng game Momoyu và bách khoa toàn thư y tế Baikemy, nhấn mạnh trọng tâm mới vào AI trong bối cảnh ChatGPT và các công cụ AI tạo sinh khác ngày càng phổ biến.

ByteDance mua Baikemy với giá 500 triệu NDT (70 triệu USD) năm 2020 khi nhu cầu chăm sóc y tế tăng vọt giữa dịch Covid-19, theo trang tin Yicai.

CEO ByteDance Liang Rubo đầu tuần này đã mắng nhân viên vì “không đủ nhạy cảm” trước sự xuất hiện của các công nghệ mới như ChatGPT. Theo bản ghi chép một cuộc họp nội bộ được công bố trên website công ty, Liang cho biết nhân viên chỉ bắt đầu nói về ChatGPT năm 2023 dù chatbot phát hành cho công chúng từ tháng 11/2022.

Theo người đứng đầu ByteDance, các startup mô hình ngôn ngữ lớn đang hoạt động tốt về cơ bản được thành lập từ năm 2018 đến 2020. Công ty mẹ TikTok đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI vào nửa sau năm 2023 sau khi các đối thủ Baidu và Alibaba công bố dịch vụ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.

Ngoài ra, ông còn chỉ trích nhân viên thiếu “cảm giác khủng hoảng”. Ông nói một trong những ưu tiên của họ năm nay sẽ là luôn duy trì trạng thái “như ngày đầu”, liên quan đến tinh thần khởi nghiệp.

Hệ thống đề xuất nội dung dựa trên AI của ByteDance, cung cấp nội dung được cá nhân hóa cho người dùng dựa trên sở thích và hoạt động xem của họ trong các ứng dụng như TikTok và công cụ tổng hợp tin tức Jinri Toutiao, từ lâu đã được xem là một trường hợp sử dụng AI rất thành công trong ngành.

Công nghệ đã biến Musical.ly – dịch vụ được ByteDance mua lại năm 2017 và sau đó nhập với TikTok – thành ứng dụng phổ biến nhất thế giới của một công ty Trung Quốc.

CEO Liang nhận xét ByteDance phản ứng chậm chạp với các xu hướng công nghệ mới hơn so với một số startup đã “ngay lập tức phát hiện các dự án mới trên GitHub, sau đó mua lại hoặc bắt tay với họ”. Ông bổ sung công ty sẽ tiếp tục nới rộng khoảng cách thưởng giữa những người làm việc hiệu quả nhất và kém nhất để giữ chân nhân tài.

Đầu tháng 1, ByteDance cập nhật chính sách tiền lương, công bố mức thưởng hằng năm tương ứng ba tháng lương. Thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân viên vẫn thường nhận thưởng cao hơn, chẳng hạn các nhân viên tối ưu hóa và thiết kế sản phẩm được thưởng tối đa 6 tháng lương.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đến lượt hàng loạt nghệ sĩ Việt xoá nhạc khỏi TikTok

Cuộc đàm phán thất bại giữa Universal Music Group và TikTok không chỉ ảnh hưởng tới các nghệ sĩ quốc tế mà còn ảnh hưởng tới các nghệ sĩ Việt Nam hợp tác cùng tập đoàn âm nhạc lớn nhất thế giới này.

Đến lượt hàng loạt nghệ sĩ Việt xoá nhạc khỏi TikTok
Đến lượt hàng loạt nghệ sĩ Việt xoá nhạc khỏi TikTok

Trong đó, nhiều nghệ sĩ gen Z nổi bật của Việt Nam như Wren Evans, HIEUTHUHAI, Mono, Tlinh, Grey D… đều “tắt nhạc” trên TikTok do thoả thuận không thành giữa Universal và nền tảng mạng xã hội này.

Đây là động thái được cho là sẽ mang lại nhiều bất lợi cho các nghệ sĩ khi mất đi một kênh quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, tại thị trường Việt Nam, việc sử dụng âm nhạc xu hướng trên TikTok trở nên rất phổ biến và là phương tiện để khiến khán giả đại chúng biết tới nghệ sĩ cũng như những ca khúc của họ nhiều hơn.

Trước đó, âm nhạc của nhiều ngôi sao thế giới cũng đã biến mất trên nền tảng TikTok, bao gồm Taylor Swift, Billie Eilish, Olivia Rodrigo, Ariana Grande… Về phía K-Pop, BTS, BLACKPINK, NCT, Stray Kids… cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Khi tìm kiếm những ca khúc của các nghệ sĩ, TikTok sẽ ghi dòng thông báo “âm thanh bị tắt tiếng do vấn đề bản quyền”.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thảo luận thất bại giữa Universal Music và TikTok là do TikTok chỉ đề xuất trả “một phần” mức phí để sử dụng nhạc của các nghệ sĩ cho video của họ. Điều này bị Universal cho là không tương xứng khi mà những nền tảng truyền thông xã hội có quy mô tương tự đang phải trả phí bản quyền cao hơn rất nhiều.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mỹ: Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới

Báo cáo mới đây của Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới tại thị trường Mỹ, tuy nhiên, về tổng thể, cũng có những điểm tương quan nhất định với tư cách là người dùng mạng xã hội.

Mỹ: Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới
Mỹ: Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới

Theo số liệu báo cáo, YouTube vẫn là kênh video trực tuyến dẫn đầu thị trường, trong khi TikTok thì không ngừng tăng trưởng trong 2 năm qua.

Báo cáo dựa trên cuộc khảo sát với hơn 5.000 người dùng mạng xã hội ở Hoa Kỳ, cho thấy YouTube là nền tảng mà hầu hết mọi người cho biết họ đang sử dụng thường xuyên, tiếp theo là Facebook, Instagram và sau đó là Pinterest.

Trong khi các nền tảng như Facebook hay Instagram vốn dĩ là đã quá quen thuộc, Pinterest với hơn 96 triệu người dùng ở Bắc Mỹ là một điểm nhấn khác trong không gian mạng xã hội (mạng xã hội X vẫn rất mờ nhạt).

Trong trường hợp của Pinterest, nhiều người dùng cho rằng ứng dụng dựa trên mua sắm (shopping-based) là một lựa chọn chính của họ, trong khi đối với X, có rất ít người dùng liên tưởng đến tính năng này trên ứng dụng, mặc dù về tổng thể, X phổ biến hơn nhiều so với Pinterest cả về lượng người dùng lẫn độ nhận biết (Brand Awareness).

Bên dưới là một biểu đồ khác thể hiện xu hướng sử dụng của các nền tảng mạng xã hội phổ biến.

Như bạn có thể thấy, các nền tảng như Instagram, TikTok và Reddit đều đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể, trong khi Facebook hay Twitter thậm chí còn sụt giảm.

Xét về xu hướng sử dụng nhân khẩu học, dữ liệu của Pew cho thấy:

  • Người dùng trẻ có nhiều khả năng sử dụng Instagram hơn, với 78% người từ 18 đến 29 tuổi sử dụng ứng dụng này, so với 15% ở những người từ 65 tuổi trở lên.
  • 65% người Mỹ dưới 30 tuổi báo cáo sử dụng Snapchat, so với chỉ 4% những người trên 65 tuổi.
  • 62% người từ 18 đến 29 tuổi cho biết họ sử dụng TikTok, trong khi chỉ có 10% những người từ 65 tuổi trở lên hoạt động trong ứng dụng này.

Bạn có thể xem thêm báo cáo tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Universal Music tạm dừng thoả thuận hợp tác âm nhạc với TikTok

Universal Music vừa thông báo sẽ kết thúc hợp đồng hợp tác sử dụng âm nhạc với TikTok, nền tảng sẽ xoá các bài hát khỏi ứng dụng TikTok. Điều này có thể có tác động lớn đến TikTok, đặc biệt là khi TikTok luôn coi âm nhạc là một phần quan trọng của nền tảng.

Universal Music tạm dừng thoả thuận hợp tác âm nhạc với TikTok
Universal Music tạm dừng thoả thuận hợp tác âm nhạc với TikTok

Theo đó, sau khi các cuộc đàm phán giữa TikTok và Universal Music Group không giúp đạt được thỏa thuận mới về bản quyền sử dụng, Universal vừa thông báo sẽ chính thức rút các bản nhạc khỏi ứng dụng TikTok kể từ ngày 1 tháng 2.

Universal Music vốn được xem là ngôi nhà của một số ngôi sao âm nhạc lớn nhất thế giới như Taylor Swift, Adele, Drake và Billie Eilish. Nền tảng này cho biết TikTok đưa ra ít hơn những gì họ mong đợi về cả các khoản thù lao cho các nghệ sĩ của mình cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ về sức sáng tạo của họ.

Thỏa thuận bản quyền hiện tại của Universal với TikTok, được ký lần đầu vào năm 2021, sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 1, sau thời gian đó, tất cả nội dung thuộc sở hữu của Universal sẽ bị xóa khỏi ứng dụng.

Theo Universal:

“[Universal và TikTok] chưa đồng ý với các điều khoản của thỏa thuận mới và khi thỏa thuận hiện tại hết hạn, Universal Music Group, bao gồm cả Universal Music Publishing Group, sẽ ngừng cấp phép nội dung cho các dịch vụ TikTok và TikTok Music.”

“TikTok đã cố gắng ép chúng tôi chấp nhận một thỏa thuận có giá trị thấp hơn thỏa thuận trước đó, thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường và cũng không phù hợp với sự phát triển của TikTok.”

Theo một báo cáo do TikTok ủy quyền được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy rằng người dùng TikTok có nhiều khả năng khám phá và chia sẻ nội dung âm nhạc mới trong ứng dụng hơn, trong khi 75% người dùng cũng tìm thấy nghệ sĩ mới thông qua các video TikTok.

Do đó, việc Universal Music chấm dứt hợp tác với TikTok được dự báo là sẽ có tác động lớn đến nền tảng, đặc biệt là phản ứng có thể có từ phía người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer