Skip to main content

Thẻ: TikTok

TikTok muốn đẩy mạnh mảng quảng cáo tìm kiếm

Nguồn tin nội bộ từ TikTok tiết lộ mạng xã hội này đang tích cực thúc đẩy sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) với các nhà quảng cáo, đối đầu trực tiếp với ông lớn Google.

TikTok muốn đẩy mạnh mảng quảng cáo tìm kiếm
TikTok muốn đẩy mạnh mảng quảng cáo tìm kiếm

Khi Google và Microsoft đang tranh giành quyết liệt cho vị trí dẫn đầu trong tương lai của lĩnh vực tìm kiếm bằng AI, TikTok lại âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch đầy tham vọng nhắm đến dịch vụ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.

Cụ thể, kể từ tháng 3/2022, TikTok đã chạy thử nghiệm dịch vụ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm trên bản ứng dụng dành cho những người dùng được mời.

Theo nguồn tin từ một công ty quảng cáo, trong những tuần gần đây, đại diện TikTok liên tục chào mời các sản phẩm quảng cáo tìm kiếm với tần suất ngày càng tăng.

Quảng cáo tìm kiếm là hướng kiếm tiền mới của TikTok.

Động thái quyết liệt này, cộng với các bài đăng tuyển dụng công việc gần đây trên TikTok nhắm đến vị trí kỹ sư quảng cáo tìm kiếm phát triển “hệ thống quảng cáo quy mô lớn”, cho thấy các sản phẩm quảng cáo tìm kiếm của mạng xã hội TikTok nhiều khả năng chuẩn bị xuất hiện rộng rãi trên nền tảng này.

Shamsul Chowdhury, phó chủ tịch công ty quảng cáo Jellyfish, tin rằng điều này là “không thể tránh khỏi” và thậm chí sẽ xảy ra ngay trong quý III/2023. Điều này sẽ giúp TikTok có thời gian để tìm hiểu xu hướng tìm kiếm trước khi mạnh tay chi tiền cho quý IV/2023.

“Gen Z ngày nay đang sử dụng TikTok để tìm kiếm với tốc độ tương tự như khi họ sử dụng Google. Nếu TikTok có thể tận dụng lượng truy cập (traffic) khổng lồ đó với các đối tác quảng cáo, điều đó đồng nghĩa với việc họ có thể tăng doanh thu lên rất nhiều lần”, Chowdhury nhận định.

Theo Insider, sự thúc đẩy doanh thu đột biến đó sẽ đến từ việc TikTok chính thức bước chân vào khai thác thị trường quảng cáo tìm kiếm được định giá lên đến 112 tỷ USD trong năm 2023.

“TikTok đang xem xét kế hoạch này một cách nghiêm túc. Họ thực sự có thể tạo ra một nguồn doanh thu từ quảng cáo theo cách hoàn toàn mới”, Brendan Gahan, đối tác và giám đốc xã hội của công ty quảng cáo Mekanism cho biết.

Ngay cả khi TikTok chỉ có thể chiếm lấy một tỷ lệ nhỏ của thị trường tìm kiếm, con số đó cũng có thể tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ. Microsoft gần đây cho biết họ có thể tăng thêm 2 tỷ USD tiền doanh thu quảng cáo cho mỗi điểm phần trăm thị phần tìm kiếm mà Bing có thể giành được từ Google.

Đột phá với các nền tảng tìm kiếm lớn khác.

Trong một chiến dịch quảng cáo gần đây mà Insider có được, TikTok mô tả định dạng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm của mình là “lối vào mới dẫn đến trải nghiệm cộng đồng và nội dung quen thuộc do người dùng tạo ra”.

Theo đó, các đối tác quảng cáo được chọn tham gia phiên bản thử nghiệm hiện có thể chọn chuyển đổi linh hoạt giữa chiến dịch quảng cáo truyền thống trên TikTok sang xuất hiện dưới dạng hình thu nhỏ trên trang kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, các nhà quảng cáo không được chọn chính xác nơi những quảng cáo tìm kiếm đó sẽ xuất hiện. Thay vào đó, những quảng cáo đó sẽ hiển thị dựa trên đối tượng mà chúng đang cố gắng tiếp cận và truy vấn tìm kiếm mà người dùng đã nhập.

Cụ thể, một tìm kiếm trên TikTok cho từ khóa “sneakers” trong cuộc thi Austin Marathon cuối tuần qua sẽ hiển thị quảng cáo của hãng giày chạy kane Kane, với một video quảng bá sản phẩm có sự tham gia của VĐV nổi tiếng Matt Choi.

Peter Chun, trưởng bộ phận quan hệ đối tác và phát triển toàn cầu tại công ty VaynerX, cho biết ví dụ từ quảng cáo của hãng giày Kane cho thấy cách tiếp cận của TikTok là khác biệt với các ông lớn tìm kiếm lớn khác.

“TikTok quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của một phần nội dung mà không nền tảng nào khác làm được”, Chun nói.

Ông Chun cũng nói thêm rằng phương pháp của TikTok cho phép quảng cáo trên nền tảng này được cá nhân hóa hơn theo sở thích của từng người dùng.

Nhiều thứ cần làm trước khi có thể đánh bại sự thống trị Google.

Google từ lâu đã thống trị lĩnh vực tìm kiếm. Tuy nhiên, ông lớn này giờ đây đang phải cảnh giác “phòng thủ” nhiều hơn khi hàng loạt công ty lớn khác như TikTok, Microsoft và Amazon đều cố gắng cắt giảm thị phần của mình.

Phó chủ tịch Google Prabhakar Raghavan cho biết trong báo cáo năm 2022 rằng các nghiên cứu của hãng cho thấy gần 40% những người dùng trẻ tuổi khi tìm một địa điểm ăn trưa sẽ dùng đến TikTok hoặc Instagram, thay vì Google Maps hoặc công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, TikTok cũng phải đối mặt với những khó khăn rất khác biệt so với Microsoft và Amazon trong việc thách thức Google ở mảng tìm kiếm.

Sản phẩm tìm kiếm trên nền tảng này chưa được phổ biến, đồng nghĩa nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sản xuất video trên TikTok.

Bên cạnh đó, TikTok cũng đang bị hạn chế bởi khi bị xem là mối đe dọa an ninh với nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ. YouTube và Meta đã tận dụng điều này rất tốt khi liên tục củng cố các sản phẩm video dạng ngắn tương ứng để thu hút một số người dùng và nhà quảng cáo quay lại từ TikTok .

Ngoài ra, một số đối tác quảng cáo cũng nghi ngờ rằng liệu TikTok có các biện pháp bảo vệ an toàn thương hiệu thích hợp cho sản phẩm quảng cáo tìm kiếm của mình hay không.

“Chúng tôi nghi ngờ TikTok vẫn chưa tích hợp tất cả yếu tố an toàn thương hiệu vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Điều này vẫn khiến nhiều khách hàng của chúng tôi không thể sử dụng nền tảng này”, Courtney Berry, CEO của công ty quảng cáo kỹ thuật số Barbarian cho biết.

Theo bộ phận bán hàng của TikTok, các nhà quảng cáo có thể đặt một danh sách các từ khóa “từ chối” để đảm bảo quảng cáo không xuất hiện trên một số cụm từ tìm kiếm được cho là không phù hợp với thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | Theo ZingNews

Thuật toán của TikTok ưu tiên các nội dung độc hại vốn nhiều ‘view’

Dù được phản ánh về tình trạng thuật toán đề xuất nội dung độc hại cho thanh thiếu niên, mạng xã hội TikTok được cho là vẫn “hành động quá chậm”.

Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa
Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa

Theo Guardian, Hiệp hội phòng chống ngược đãi trẻ em (NSPCC) và tổ chức Molly Rose của Anh đã yêu cầu TikTok tăng cường kiểm duyệt sau khi phát hiện các nội dung nguy hại trên nền tảng.

Cụ thể, thuật toán TikTok ưu tiên hiển thị video có hành vi tự tử, rối loạn ăn uống tới thanh thiếu niên sau khi nắm bắt được thói quen của người dùng trong vài phút.

Trong thư gửi tới Eric Han, Giám đốc an ninh TikTok, các tổ chức yêu cầu ứng dụng phải hành động ngay để cải thiện việc kiểm duyệt nội dung, cũng như xóa bỏ những thông tin có hại.

Tuy nhiên, theo thống kê của hơn hai mươi tổ chức ở Mỹ, trong đó có Hiệp hội Tâm lý và Liên minh rối loạn ăn uống, TikTok vẫn hành xử chậm chạp, ngay cả khi nhận được yêu cầu từ các tổ chức xã hội.

Trung tâm Chống thù ghét kỹ thuật số (CCDH) cho biết mạng xã hội này chỉ xóa 7 trong số 56 hashtag về rối loạn ăn uống. Trong khi đó, tính từ tháng 11 năm ngoái đến nay, đã có thêm 1,6 tỷ lượt xem video bắt đầu bằng những hashtag này.

“Từ khi báo cáo của CCDH được công bố vào tháng 12/2022, TikTok chọn phủ nhận vấn đề và trì hoãn thực hiện bất kỳ hành động có ý nghĩa nào”, các tổ chức viết trong thư.

Trong khi đó, đại diện TikTok cho biết nghiên cứu của CCDH không phản ánh trải nghiệm hoặc thói quen xem của người dùng ngoài đời thực. Thậm chí, nhiều người vốn vật lộn với hội chứng rối loạn ăn uống đang dùng ứng dụng để hồi phục.

“Trong nguyên tắc cộng đồng, chúng tôi quy định rõ việc cấm quảng cáo, bình thường hóa hoặc đề cao chứng rối loạn ăn uống. TikTok đã xóa nội dung được đề cập trong báo cáo vi phạm của CCDH và sẵn sàng tiếp nhận phản hồi”, người phát ngôn của TikTok nói.

TikTok hiện là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Tuần trước, ứng dụng bổ sung tính năng giới hạn thời gian sử dụng với thanh thiếu niên còn một giờ mỗi ngày.

Tuy nhiên, điều chỉnh này được đánh giá là vô nghĩa vì người dùng có thể tùy ý thay đổi hoặc khóa cài đặt.

Sau thời gian phát triển thần tốc, TikTok đang gặp rắc rối với hàng loạt cơ quan chức năng trên thế giới.

Ngoài vấn đề liên quan đến kiểm duyệt nội dung, mạng xã hội có nguồn gốc từ Trung Quốc đối mặt nhiều rủi ro liên quan đến quyền riêng tư, dữ liệu người dùng và an ninh quốc gia. Ngày 8/3, Nhà Trắng phát đi thông báo ủng hộ dự luật của Thượng viện nhằm tăng khả năng cấm TikTok của Mỹ.

An Thu (theo Guadian)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | Theo VnExpress

TikTok gây lo ngại vì bộ lọc làm đẹp mới bằng AI

Bold Glamour, bộ lọc AI gây sốt trên mạng xã hội TikTok, khiến người dùng phấn khích lẫn lo ngại về khả năng hoạt động theo thời gian thực của nó.

TikTok gây lo ngại vì bộ lọc làm đẹp bằng AI
TikTok gây lo ngại vì bộ lọc làm đẹp bằng AI

Trên TikTok, bộ lọc (filter) là tính năng được sử dụng phổ biến, giúp người dùng hài lòng với mình trong video hơn, như “bóp” khuôn mặt, làm mịn da, kéo chân. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là khi đổi góc nhìn hoặc bị vật thể che khuất, hiệu ứng sẽ mất tác dụng trong tích tắc khiến chủ thể bị “hiện nguyên hình”.

Trong khi đó, Bold Glamour của TikTok khắc phục được vấn đề này khi dùng công nghệ máy học để nhận diện theo thời gian thực và gần như không có độ trễ trong việc tạo hiệu ứng đường nét cho xương hàm và gò má, làm trắng răng…

Bộ lọc nhanh chóng gây sốt khi được dùng trong hơn 6 triệu video sau 10 ngày xuất hiện. Người dùng cố ý thực hiện các biểu cảm, lấy tay che mặt nhưng Bold Glamour vẫn nhận diện tốt. Nhiều người xem cũng tỏ ra ngạc nhiên vì khó phân biệt được đâu là khuôn mặt đã qua chỉnh sửa.

Tuy nhiên, một số người cũng đặt câu hỏi về tác động của bộ lọc trên TikTok. “Thật đáng sợ, vì ngoài kia có rất nhiều cô gái chàng trai không nhận ra người khác dùng filter.

Họ theo đuổi sự hoàn hảo và nghĩ mọi người đều trông như vậy ngoài đời”, ngôi sao Zoe George của chương trình Big Brother Australia nói trong video đăng trên TikTok.

“Sự bất an của tôi sắp tăng vọt. Sự tự tin của tôi sắp giảm xuống”, Meghan Lane, tài khoản TikTok với gần 600.000 lượt theo dõi, bình luận.

Một số cho rằng bộ lọc nên bị cấm. “Không nên để filter này tồn tại. Tôi đã thử và chỉ biết thốt lên: Thật sốc”, Keify Bankhead, một người có ảnh hưởng trên nền tảng Twitch, nói.

“Đây thực sự là vấn đề lớn. Không thể gọi đó là filter nữa”, nhà sáng tạo nội dung Rosaura Alvarez cho hay.

Memo Akten, chuyên gia nghệ thuật và thiết kế tại UC San Diego Visual Arts, đánh giá bộ lọc mới “là cột mốc quan trọng và kỳ lạ” về công nghệ tạo hiệu ứng thay đổi khuôn mặt một cách chính xác.

“Những công nghệ này phát triển nhanh chóng thời gian qua”, ông nói. “Bản thân công nghệ không mới, nhưng đã được đưa vào thiết bị di động và hoạt động một cách nhuần nhuyễn”.

TikTok không bình luận về Bold Glamour.

Snapchat được xem là tiên phong trong việc đưa filter vào video trực tuyến từ 2014. Ban đầu, chúng chỉ là hiệu ứng đơn giản như mắt trái tim, khuôn mặt thú cưng. Nhưng sau đó, bộ lọc xuất hiện trên nhiều nền tảng hơn, được cải tiến với độ chính xác cao cũng như nhiều tính năng và thể loại hơn.

Luke Hurd, chuyên gia về thực tế tăng cường từng tạo filter cho Snapchat và Instagram, cho biết các bộ lọc truyền thống thường lấy hình ảnh 2D từ máy ảnh, sau đó ánh xạ khuôn mặt lên một mô hình 3D được phóng đại, từ đó tạo ra hiệu ứng mong muốn.

Tuy nhiên, hiệu ứng này có thể bị cong vênh hoặc gặp trục trặc khi bị che khuất vì lớp phủ 3D khó “bám” vào bố cục khuôn mặt của chủ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bảo Lâm  | VnExpress  

TikTok ra mắt TikTok Sounds For Business

TikTok vừa ra mắt TikTok Sounds For Business, giải pháp lựa chọn âm thanh mới dành cho các doanh nghiệp được cấp phép thương mại cho nội dung quảng cáo và marketing.

TikTok ra mắt TikTok Sounds For Business
TikTok ra mắt TikTok Sounds For Business

Thông qua sức mạnh của âm thanh, TikTok vừa thông báo mang đến cho các doanh nghiệp một cách thức mới dễ dàng và thú vị hơn để chia sẻ câu chuyện thương hiệu của họ, kết nối với các cộng đồng mới và trở thành những người kể chuyện sáng tạo (storytelling).

Theo TikTok, TikTok là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp nhỏ (SMEs), với 58% người dùng TikTok nói rằng họ đã khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới trên nền tảng này và 44% nói rằng họ sau đó đã mua một thứ gì đó mà họ từng khám phá được trên nền tảng.

TikTok Sounds for Business là gì?

TikTok Sounds For Business là Bộ sưu tập âm thanh tùy chỉnh dành cho doanh nghiệp được thiết kế dưới dạng các kiểu mẫu (template) để giúp thương hiệu dễ dàng sử dụng.

Với sự kết hợp của âm nhạc và giọng đọc, âm thanh có thể giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô xây dựng nội dung một cách nhanh chóng, hấp dẫn và sáng tạo cho cộng đồng người dùng của họ trên TikTok.

Sức mạnh của âm thanh và TikTok Sounds for Business.

Bên cạnh video, âm thanh là ngôn ngữ của TikTok, thứ có thể khơi dậy các xu hướng toàn cầu, truyền cảm hứng cho sự sáng tạo vô tận cho các cộng đồng trên toàn thế giới.

Bản chất âm thanh của TikTok cũng đã truyền cảm hứng cho các thương hiệu thu hút khách hàng của họ theo những cách mới và hấp dẫn.

Nếu được sử dụng đúng cách, âm nhạc có thể đóng góp một phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức và sự ưa chuộng của người tiêu dùng với thương hiệu.

Trên thực tế, nếu video TikTok của một thương hiệu có bài hát mà người dùng thích, 68% người dùng nói rằng họ nhớ thương hiệu đó tốt hơn và 62% nói rằng họ tò mò muốn tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu.

Tạo nội dung dễ dàng hơn với âm thanh.

Sounds for Business được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng xây dựng nội dung. Với một loạt các âm thanh tùy chỉnh có sẵn, việc tạo ra những nội dung hấp dẫn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hiện đã có sẵn trong thư viện âm nhạc của TikTok, Sounds for Business vừa có bản miễn phí vừa có trả phí tuỳ theo nhu cầu sử dụng của từng thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mỹ cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của Nhà Trắng

Nhà Trắng (Mỹ) ra thời hạn 30 ngày để các cơ quan chính phủ rà soát, đảm bảo không có ứng dụng TikTok trên thiết bị và hệ thống liên bang.

Mỹ cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của Nhà Trắng
Mỹ cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của Nhà Trắng

Nhằm đảm bảo dữ liệu của Mỹ an toàn, toàn bộ cơ quan liên bang phải xóa bỏ TikTok khỏi điện thoại và hệ thống, chặn đường truyền Internet đến ứng dụng này, giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Shalanda Young cho biết trong bản ghi nhớ ngày 27/2.

Lệnh cấm không áp dụng với các hoạt động nghiên cứu an ninh, hành pháp, an ninh quốc gia nhưng cần được người đứng đầu cơ quan phê chuẩn. Các doanh nghiệp không liên quan đến chính phủ Mỹ và người dân không bị ảnh hưởng.

Giám đốc Bảo mật thông tin liên bang Chris DeRusha cho biết động thái “nằm trong cam kết của Washington về bảo vệ hạ tầng số cũng như sự riêng tư, an ninh cho người dân Mỹ”.

Theo OMB, đây là “bước đi quan trọng để ứng phó các nguy cơ từ ứng dụng đối với dữ liệu nhạy cảm của chính phủ”. Một số cơ quan liên bang như Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã áp dụng hạn chế với TikTok từ lâu.

TikTok chưa bình luận về bản ghi nhớ của OMB. ByteDance, công ty sở hữu TikTok, nhiều lần bác bỏ sử dụng ứng dụng để theo dõi người dân Mỹ và cho rằng các nội dung sai lệch khiến lo ngại gia tăng.

Quốc hội Mỹ hồi tháng 12/2022 thông qua dự luật cấm nhân viên liên bang sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm nay sẽ bỏ phiếu về một dự luật cho phép Tổng thống Joe Biden có quyền cấm TikTok trên mọi thiết bị ở Mỹ.

“Dự luật cho phép chính quyền Tổng thống Biden cấm TikTok hoặc bất kỳ ứng dụng nào đe dọa an ninh quốc gia”, Hạ nghị sĩ Mike McCaul, chủ tịch ủy ban, nói. “Bất cứ ai tải ứng dụng TikTok về thiết bị đều đồng nghĩa đã mở ‘cửa hậu’ tiếp cận thông tin cá nhân của họ”.

Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ALCU) phản đối, kêu gọi quốc hội Mỹ không cấm ứng dụng TikTok bởi điều này ảnh hưởng đến quyền của hàng triệu người theo Tu chính án Thứ nhất về tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do báo chí.

“Thật đáng tiếc nếu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện muốn kiểm duyệt hàng triệu người Mỹ, hành động không dựa trên thông tin thực tế mà dựa vào sự hiểu lầm về cấu trúc doanh nghiệp của chúng tôi”, TikTok ngày 27/2 phản ứng về cuộc bỏ phiếu, thêm rằng họ đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho các nỗ lực bảo vệ dữ liệu.

TikTok đang đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của phương Tây trong những tháng gần đây vì lo ngại Bắc Kinh có thể thu thập dữ liệu người dùng.

Canada ngày 27/2 ban lệnh cấm sử dụng mạng xã hội TikTok trên các thiết bị của chính phủ, cho rằng ứng dụng tạo ra rủi ro ở cấp độ “không thể chấp nhận được” đến sự riêng tư và an ninh. Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu tuần trước cũng cấm nhân viên hai cơ quan này cài đặt TikTok trên điện thoại sử dụng cho mục đích công việc vì lý do tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok hợp tác với hãng xe Mercedes Benz để hiển thị nội dung

TikTok vừa công bố mối quan hệ hợp tác mới với hãng xe sang Mercedes Benz, để hiển thị nội dung TikTok vào màn hình của dòng xe E-Class mới.

TikTok hợp tác với hãng xe Mercedes Benz để hiển thị nội dung
TikTok hợp tác với hãng xe Mercedes Benz để hiển thị nội dung

Theo giải thích của TikTok:

“Từ những khoảng thời gian chờ đợi khi xe dừng đến việc tận hưởng các khoảnh khắc cho riêng mình trên xe trước khi đi đến điểm đến, TikTok sẽ là phương tiện giải trí mang đến cho bạn một luồng video được thiết kế riêng biệt.”

Sau khi được tích hợp, người ngồi trên xe có thể trải nghiệm các video TikTok từ các màn hình đã được gắn trước đó, nguồn cấp dữ liệu For You hoạt động tương tự như khi trải nghiệm trên thiết bị di động.

Mục đích chính của TikTok sau hợp tác là tìm kiếm một lượng người dùng mới khi những người dùng trẻ trên web (chủ yếu là Gen Z) và thiết bị di động tăng trưởng chậm lại.

“Từ rạp chiếu phim, máy bay đến biển quảng cáo (billboards), chúng tôi rất vui mừng được cung cấp cho mọi người những cách mới và thú vị để trải nghiệm nội dung giải trí, mang lại niềm vui và sự sáng tạo từ TikTok.

Sự hợp tác lần này với Mercedes-Benz là một bước tiến quan trọng trong sứ mệnh của chúng tôi nhằm mang TikTok đến với nhiều địa điểm và khán giả mới hơn.”

Trong khi quá trình mở rộng người dùng là cần thiết, nhiều ý kiến cho rằng liệu những người dùng Mercedes-Benz có thực sự là đối tượng mục tiêu của mạng xã hội TikTok?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok – Cơn ác mộng của phụ huynh trước những nội dung độc hại

Người đàn ông 42 tuổi ở Alabama đăng video hát nhép lên TikTok, sau đó nhận được bình luận từ cô bé 14 tuổi ở Texas.

TikTok - Cơn ác mộng của phụ huynh trước những nội dung độc hại
TikTok – Cơn ác mộng của phụ huynh trước những nội dung độc hại

Cả hai trò chuyện công khai, trong đó có nội dung như “cưới em đi, em sẽ trọn đời với anh”, “anh sẽ cưới em, cô bé à”.

Câu chuyện diễn ra đầu 2022. Tháng 3 cùng năm, người đàn ông, tên thật là Grady Moffett, đi xe buýt đến Texas gặp bé gái. Vài ngày sau, người này bị bắt với cáo buộc tấn công tình dục trẻ em.

Theo giới chuyên gia, nguy cơ trẻ bị tấn công trên môi trường Internet tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, các nền tảng phổ biến như TikTok đang trở thành nơi gây nguy hiểm ở mức báo động.

Với hàng tỷ video ngắn về hát nhép, nhảy múa hay cuộc sống cá nhân, TikTok được ví như thỏi nam châm thu hút thanh thiếu niên. Họ dành nhiều thời gian mỗi ngày trên nền tảng của Bytedance hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác.

Thuật toán của TikTok được thiết kế để đề xuất chuỗi nội dung liên tục, khiến trẻ cuốn theo và dễ bị những kẻ ấu dâm theo dõi, nhưng gây khó khăn cho phụ huynh trong việc kiểm soát con cái mình.

“Nhiều người xem những video trẻ nhảy múa là nam giới trưởng thành, có hứng thú tình dục với trẻ em”, Jon Rouse, có 38 năm làm cảnh sát và đang lãnh đạo một nhóm thuộc Interpol chuyên theo dõi tội phạm tình dục trẻ em, nói với WSJ.

TikTok dành cho người dùng từ 13 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ hơn có quyền truy cập nhưng bị giới hạn tính năng chia sẻ, nhắn tin trực tiếp… Nhưng cũng như nhiều mạng xã hội khác, trẻ có thể khai man ngày sinh mà không bị kiểm soát.

Nền tảng của những kẻ rình mò.

Theo thống kê của công ty dữ liệu trực tuyến Qustodio năm 2022, người dùng từ 4 đến 18 tuổi dành trung bình 107 phút mỗi ngày trên TikTok, trong khi nền tảng YouTube là 67 phút và Snapchat là 72 phút. “TikTok là nơi được những kẻ săn mồi sử dụng để tiếp cận trẻ em”, Erin Burke, người đứng đầu mảng điều tra của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nhận xét.

 

Năm 2021, một người mẹ ở Florida phát hiện con gái 8 tuổi nói chuyện với một thanh niên 22 tuổi quen trên TikTok với nội dung nhạy cảm.

Bà lập tức báo cảnh sát. Thanh niên có tên Christian Sandoval khai cô bé nói đã 13 tuổi. Sau khi trao đổi số điện thoại, người này dụ bé gửi ảnh và hướng dẫn quay video khỏa thân. Sandoval bị tòa án liên bang kết án 19 năm tù.

“Ác mộng của mọi phụ huynh”, người mẹ nói. “Con gái tôi tưởng nó yêu người đàn ông kia, nghĩ hắn hiểu nó”. Bà thừa nhận chưa thực sự nghiêm ngặt trong việc kiểm soát con khi lên mạng.

Một trường hợp khác là James Anthony Gonzales, 36 tuổi ở California, đóng giả cậu bé 13 tuổi trên TikTok. Người này đã trò chuyện khiêu dâm với ít nhất 21 bé gái, theo sở cảnh sát Los Angeles. Một số nạn nhân dưới 9 tuổi. Tháng 1/2020, Gonzales bị kết án 11 năm tù.

Theo Jeffrey Rinek, cựu nhân viên FBI, kẻ săn mồi thường dụ nạn nhân cung cấp thông tin chi tiết như địa chỉ nhà ở, số điện thoại, thậm chí là mô tả cảnh vật xung quanh nơi đang sống. Còn Joseph Scaramucci, thám tử cảnh sát ở Texas, cho biết những video nhảy múa trên TikTok là “cánh cửa mở toang” cho những kẻ ấu dâm.

Tại Mỹ, nhiều cơ quan bắt đầu vào cuộc về tác động của TikTok. Tổng chưởng lý một số bang đã mở cuộc điều tra về tác động của mạng xã hội này đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ vị thành niên. Ngày 10/2, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio và thượng nghị sĩ độc lập có quan điểm ủng hộ đảng Dân chủ Angus King đệ trình dự luật lưỡng đảng nhằm cấm TikTok ở Mỹ.

“Các bậc cha mẹ cũng như các nhà lập pháp đã chậm nhận thức trước mối nguy hiểm mà TikTok gây ra”, Brendan Carr, ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ, nói.

Với nội dung độc hại tràn lan, giới chuyên gia đặt câu hỏi liệu TikTok có giám sát chúng một cách hiệu quả, cũng như phát hiện và ngăn chặn hành vi không phù hợp hay không. Theo đại diện TikTok, nền tảng sử dụng công nghệ để sàng lọc bài đăng, chú thích và bình luận, còn những mục gây lo ngại sẽ được nhân viên xem xét thủ công.

“Lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi ghê tởm. Chúng tôi sẽ xóa nội dung đó lập tức, khóa tài khoản và báo cho các cơ quan có thẩm quyền”, Suzy Loftus, người đứng đầu toàn cầu về hoạt động ứng phó rủi ro và sự an toàn của TikTok, nói.

Bảo Lâm (theo WSJ)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok có thể thu phí người dùng khi xem video trên nền tảng

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung. Thu phí người dùng xem video là một phương án.

TikTok có thể thu phí người dùng khi xem video trên nền tảng
TikTok có thể thu phí người dùng khi xem video trên nền tảng

Theo The Information, mạng video TikTok đang nghiên cứu một số tính năng mới để tăng mức sử dụng và mở rộng đối tượng người dùng lớn tuổi ở Mỹ. Một trong số các tính năng mới là thu phí, giúp các nhà sáng tạo đặt giá tiền khi người dùng muốn xem video của họ.

Trước đó, Instagram đã cố gắng lôi kéo các nhà sáng tạo nội dung tham gia nền tảng bằng việc mở mục nội dung độc quyền chỉ dành cho người đăng ký trả tiền.

The Information cho biết TikTok cũng đang triển khai thử nghiệm quỹ nhà sáng tạo nội dung cải tiến ở Pháp và Brazil, mạng video này có kế hoạch triển khai ở Mỹ vào tháng tới.

Ra mắt vào năm 2020, quỹ ban đầu trị giá 1 tỉ USD trong ba năm để trả cho các nhà sáng tạo đã làm nên những video phổ biến.

Tuy nhiên, đã có nhiều chỉ trích mô hình quỹ này khi giới hạn số tiền mà các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm được.

Một số TikTokers nói họ kiếm được vài USD cho những video được xem hàng triệu lần, khi nội dung không lan truyền được thì số tiền kiếm được là gần bằng 0.

Quỹ mới có ý tưởng là trả nhiều tiền hơn cho người sáng tạo so với trước đó. TikTok đã cân nhắc nâng các yêu cầu để đủ điều kiện tham gia quỹ như có trên 100.000 người theo dõi, trả tiền cho những người dùng tạo video dài hơn, hiện tại video trên nền tảng này có thể dài tới 10 phút.

Người phát ngôn TikTok nói hãng cam kết khám phá những cách mới để tạo ra trải nghiệm có giá trị và bổ ích cho cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung.

Trên TikTok, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà sáng tạo và mọi người đều có thể tận hưởng nội dung giải trí từ những nhà sáng tạo đầy cảm hứng. TikTok mong muốn tiếp tục đổi mới trải nghiệm này để mọi người có thể thể hiện bản thân, tìm thấy cộng đồng của mình và được khen thưởng vì sự sáng tạo của họ.

Các tính năng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm để mở rộng nhóm các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nhằm thúc đẩy sự phát triển của TikTok.

Hãng đã giới thiệu nhiều cách hơn để những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng và các nhà sáng tạo kiếm tiền trên nền tảng này, bao gồm cả việc chia sẻ doanh thu quảng cáo. Dù vậy hiện người dùng đang bày tỏ sự thất vọng với các khoản thanh toán đến từ chính TikTok.

Những đối thủ cạnh tranh của TikTok đã tăng cường cung cấp dịch vụ nhằm thu hút các nhà sáng tạo bằng các phương thức kiếm tiền tốt hơn. Năm ngoái, YouTube thông báo chia sẻ doanh thu quảng cáo tỷ lệ 45/55 cho nhà sáng tạo, đây được xem là mức hào phóng chưa từng có tiền lệ của nền tảng thuộc Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

ChatGPT có được 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng ra mắt

Cán mốc 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng, ChatGPT đã vượt xa những mạng xã hội lớn như TikTok, Instagram và trở thành ứng dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại.

ChatGPT có được 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng ra mắt
ChatGPT có được 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng ra mắt

Vào tháng 1, ChatGPT đã trở thành ứng dụng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, chính thức cán mốc 100 triệu người sử dụng hàng tháng chỉ sau 2 tháng ra mắt, theo thống kê của ngân hàng đầu tư UBS.

Business Insider đánh giá tốc độ tăng trưởng của ChatGPT còn vượt xa những tên tuổi lớn trong lĩnh vực mạng xã hội như TikTok, Instagram.

Tình toán của công ty phân tích Similar Web chỉ ra TikTok phải mất 9 tháng để đạt lượng người dùng tương đương ChatGPT, trong khi con số này lên đến 30 tháng đối với Instagram.

Bên cạnh đó, Spotify, dịch vụ phát nhạc nổi tiếng, cũng chỉ đạt 100 triệu người dùng hàng tháng mới đây, sau 4,5 năm thành lập.

Lượng người dùng đăng ký ChatGPT đã tăng đột biến, gấp đôi so với trước đó từ tháng 12/2022. Vào thời điểm đó, chatbot AI có khoảng 57 triệu người sử dụng.

Tính đến cuối tháng 1/2023, số lượt truy cập mỗi ngày trên ChatGPT đã cán mốc 13 triệu, gấp đôi so với con số 6 triệu người dùng/ngày vào tháng 12 trước đó.

“Chúng tôi chưa từng thấy ứng dụng nào có tốc độ tăng trưởng thần kỳ như ChatGPT. Trong suốt 20 năm làm việc trên lĩnh vực Internet, đây là ứng dụng dành cho người dùng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất chúng tôi ghi nhận được”, các nhà phân tích của UBS nhấn mạnh.

Ra mắt từ tháng 11, ChatGPT nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dùng với khả năng trả lời mọi câu hỏi và yêu cầu của người dùng như viết luận, lập trình, làm bài tập hộ… Chatbot của OpenAI đã thu về 1 triệu người sử dụng chỉ trong vòng 5 ngày.

Không chỉ sở hữu lượng người dùng lớn, ChatGPT còn thu hút thành công hàng tỷ USD từ Microsoft. Mới đây, tập đoàn công nghệ đã công bố khoản đầu tư nhiều năm vào OpenAI.

Theo một người giấu tên trong cuộc, giá trị của khoản đầu tư này được ước tính vào khoảng 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, chatbot thông minh vẫn tồn tại nhiều mặt trái gây tranh cãi như khả năng lan truyền thông tin sai sự thật, bị lợi dụng để đạo văn và những hành vi trái quy định khác.

Trước sự tăng trưởng của ChatGPT, startup trí tuệ nhân tạo OpenAI đã tung ra phiên bản trả phí của chatbot là ChatGPT Plus, thu 20 USD/tháng với mỗi người dùng.

Đăng ký dịch vụ này, người dùng sẽ trải nghiệm ChatGPT mọi lúc mọi nơi, tốc độ nhanh và nhiều tính năng độc quyền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CEO TikTok sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ về quyền riêng tư

CEO TikTok Shou Zi Chew sẽ điều trần trước Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ vào ngày 23.3, nhằm thảo luận về các biện pháp bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của ứng dụng, tác động đối với trẻ em và mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc.

CEO TikTok sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ về quyền riêng tư
CEO TikTok sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ về quyền riêng tư

Theo Engadget, đây là lần đầu tiên Chew xuất hiện trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ. Trước đó, một giám đốc điều hành khác của công ty là Vanessa Pappas cũng phải đối mặt với những câu hỏi tương tự từ các nhà lập pháp Mỹ vào tháng 9.2022.

Trong tuyên bố của mình, Chủ tịch ủy ban Thương mại và Năng lượng Cathy McMorris Rodgers cho biết TikTok đã cố tình cho phép chính phủ Trung Quốc có khả năng truy cập dữ liệu người dùng Mỹ.

Người dùng Mỹ cần biết những hành động này ảnh hưởng ra sao đến quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của họ, cũng như hành động mà TikTok đang thực hiện để giữ an toàn cho trẻ trước những tác hại trực tuyến và ngoại tuyến.

An ninh và mối quan hệ của TikTok với chính phủ Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của các quan chức Mỹ trong vài năm qua. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận giữa Mỹ và mạng xã hội TikTok dường như đã bị đình trệ khi các quan chức vẫn lo ngại về khả năng chính phủ Trung Quốc buộc TikTok phải bàn giao dữ liệu người dùng.

Công ty đã cố gắng xoa dịu những lo ngại từ các cơ quan quản lý và quan chức Mỹ bằng cách lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ trên các máy chủ Oracle ở Mỹ, đồng thời xóa dữ liệu đó khỏi các máy chủ của chính TikTok ở Mỹ và Singapore.

Oracle đã được xem xét các thuật toán và mô hình kiểm duyệt nội dung của TikTok để tìm dấu hiệu can thiệp từ chính phủ Trung Quốc.

Tin tức về sự xuất hiện của Chew trước Quốc hội Mỹ diễn ra vào Ngày bảo mật dữ liệu. Trong một bài đăng trên blog, TikTok đã công bố một số nỗ lực nhằm củng cố quyền riêng tư của người dùng, bao gồm cả kế hoạch thành lập một trung tâm dữ liệu ở Dublin (Ireland) trong năm nay để lưu trữ dữ liệu của người dùng Anh và EU.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok ra mắt Talent Manager giúp thương hiệu làm việc hiệu quả hơn với các nhà sáng tạo

Thông qua cổng trực tuyến TikTok Talent Manager mới từ TikTok Creator Marketplace, các thương hiệu có thể làm việc với các nhà sáng tạo một cách dễ dàng hơn, đánh giá hiệu quả hơn các cơ hội của thương hiệu từ các chiến dịch.

TikTok ra mắt Talent Manager giúp thương hiệu làm việc hiệu quả hơn với các nhà sáng tạo
TikTok ra mắt Talent Manager giúp thương hiệu làm việc hiệu quả hơn với các nhà sáng tạo

Theo đó, từ cổng thông tin TikTok Creator Marketplace, các thương hiệu hay các Talent Managers (những người quản lý, điều phối các nhà sáng tạo) có thể bắt đầu giám sát, thực hiện và phân tích các cơ hội của thương hiệu thông qua các chiến dịch khác nhau.

TikTok Talent Manager Portal cho phép các thương hiệu lẫn agency (các công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngành marketing nói chung) kết nối với hơn 800.000 nhà sáng tạo nội duung (Content Creator) đủ điều kiện trên toàn cầu.

Cũng từ cổng thông tin mới này, với sự ủy quyền của các nhà sáng tạo, những người quản lý của họ có thể đăng nhập vào Creator Marketplace để đàm phán hợp đồng, xử lý các phản hồi sáng tạo cũng như xem xét các báo cáo khác nhau về hiệu suất của chiến dịch.

Nói một cách dễ hiểu hơn, thay vì các nhà sáng tạo hay những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok phải tự mình đàm phán với các thương hiệu cũng như xử lý các nội dung liên quan đến chiến dịch, họ giờ đây có thể để các Agency hay các công ty đại diện của họ làm điều này.

TikTok cho biết TikTok Talent Manager Portal hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, TikTok Creator Marketplace đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà sáng tạo trên nền tảng với các thương hiệu đang có nhu cầu sử dụng chiến lược Influencer Marketing.

TikTok Creator Marketplace cho phép các thương hiệu lựa chọn các nhà sáng tạo theo từ khóa, nội dung được đăng và lọc theo các số liệu như quy mô đối tượng mục tiêu hay các thông số chi tiết khác.

TikTok hiện không cho biết TikTok Talent Manager mới sẽ duy trì ở giai đoạn thử nghiệm trong bao lâu trước khi ra mắt công khai hơn.

Bạn có thể truy cập TikTok Creator Marketplace tại: TikTok Creator Marketplace

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tiết lộ nhiều gian lận trong thuật toán đẩy nội dung trên TikTok

Tài liệu nội bộ tiết lộ nhân viên TikTok có thể quyết định những video được lên xu hướng, nhằm thu lợi từ việc hợp tác quảng cáo với các nhãn hàng, người nổi tiếng.

Tiết lộ nhiều gian lận trong thuật toán đẩy nội dung trên TikTok
Tiết lộ nhiều gian lận trong thuật toán đẩy nội dung trên TikTok

Từ trước đến nay, TikTok luôn tự hào về thuật toán trên mục For You (Dành cho bạn), chuyên hiển thị những nội dung được cá nhân hóa theo sở thích từ lịch sử dụng ứng dụng của người dùng. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ sự thật.

Forbes đã tiếp cận một loạt tài liệu nội bộ, cùng thông tin từ 6 nhân viên và cựu nhân viên tại công ty mẹ ByteDance của TikTok.

Việc tạo xu hướng bán thủ công, còn được gọi là “tạo nhiệt” (heating), là cách để nhân viên của TikTok và ByteDance tự quyết định những video họ muốn đẩy tương tác.

Sự bất công của thuật toán TikTok.

“Tạo nhiệt tức là xen kẽ các video được chọn vào trang chủ For You của người dùng để đạt được một lượng lượt xem nhất định.

Tổng lượt xem của những video được tạo nhiệt sẽ chiếm một phần lớn tổng lượt xem hàng ngày, từ 1-2%. Con số này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số liệu tổng thể trên nền tảng”, tài liệu nội bộ có tên MINT Heating Playbook viết.

Theo Forbes, các ông lớn công nghệ vẫn can thiệp nhất định vào những bài đăng xuất hiện trên trang chủ người dùng. Nhưng đa số trường hợp họ đều đính chính và gắn nhãn rõ ràng những bài viết được đẩy để người dùng phân biệt.

Google, Meta đã hợp tác với các tổ chức sức khỏe và bầu cử để quảng bá những bài viết có thông tin đã xác minh về tình hình dịch Covid-19 hay địa điểm bầu cử.

Những bài đăng này đều có phần cảnh báo về nguyên nhân và cách thức những bài viết này được đẩy trên news feed.

Tuy nhiên, ở TikTok, tính năng tạo nhiệt được dùng để kiếm lợi cho người nổi tiếng và các thương hiệu lớn, dụ dỗ họ hợp tác và mua quảng cáo bằng cách chỉ ra lượt xem cao ngất ngưởng của các video.

“Chúng ta luôn nghĩ rằng mạng xã hội là một thế giới dân chủ bởi mọi người đều có cơ hội tiếp cận đến công chúng như nhau.

Nhưng điều này không hoàn đúng”, Evelyn Douek, giáo sư tại Stanford Law School, nói với Forbes. Những thể chế bất công của xã hội cũng đang dần xuất hiện trên thế giới Internet.

“Các nền tảng trở thành những kẻ đứng sau quyết định người thua, kẻ thắng, trong khi đó, các bên làm quảng cáo và hợp tác chính là người được lợi”, chuyên gia nhận định.

Bị nhân viên lạm dụng để tư lợi.

Theo Forbes, những tài liệu nội bộ về tạo nhiệt cũng cho thấy những video trong trang For You không xuất hiện chỉ dựa trên sở thích của người xem mà đa phần là bởi TikTok muốn một thương hiệu hay một tài khoản nào đó có thêm nhiều lượt xem.

Mạng xã hội này không hề dán nhãn hay cảnh báo người dùng trước như video mua quảng cáo hay được tài trợ, khiến họ không thể phân biệt.

Nguồn tin nội bộ tiết lộ chính nhân viên của mạng xã hội TikTok cũng lạm dụng đặc quyền tạo nhiệt video này. Một cựu nhân viên cho biết nhân sự tại công ty mạng xã hội sẵn sàng vi phạm quy định để đẩy bài viết của vợ/chồng mình trên TikTok.

Thậm chí, một vài người còn tạo nhiệt cho tài khoản của chính mình và những người thân cận xung quanh. Forbes cho biết mỗi lần tạo nhiệt, tài khoản đó có thể nhận thêm đến hơn 3 triệu lượt xem.

Không chỉ vậy, các tài liệu chỉ ra nhiều nhân viên của ByteDance lẫn các công ty hợp tác đều có quyền hạn nhất định trong việc quyết định nội dung nào được quảng bá.

Theo tài liệu TikTok Heating Policy, các nhân viên tại đây có thể dùng tính năng tạo nhiệt để thu hút người nổi tiếng, đẩy nội dung đa dạng hơn, đồng thời tuyên truyền những thông tin quan trọng và hiển thị những video vô tình bị thuật toán bỏ sót.

TikTok cần minh bạch về thuật toán đẩy nội dung của mình.

Phản hồi về cáo buộc này, đại diện Jamie Favazza khẳng định TikTok đẩy một số video để đa dạng hóa trải nghiệm của người dùng, đồng thời giới thiệu những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang nổi đến họ. “Chỉ có một vài nhân viên ở Mỹ có quyền quyết định nội dung được quảng bá và số lượng video này chỉ chiếm 0,002% toàn bộ trang For You”, đại diện cho biết.

Forbes cho biết các tài liệu thu thập được cũng cho thấy TikTok và ByteDance đã biến tạo nhiệt trở thành công cụ phục vụ cho mục đích kinh doanh chính đáng. Họ muốn đa dạng hóa nội dung trên TikTok, không chỉ là những video nhảy nhót, hát nhép mà còn là những nội dung thú vị hơn.

“Mục đích chính của nó là quảng bá những nội dung mới, hiển thị thông tin quan trọng và giúp đỡ các nhà sáng tạo. Nếu được sử dụng đúng cách, ‘tạo nhiệt’ sẽ có tác dụng như một đòn bẩy, giúp những người dùng nhỏ lẻ phát triển và tạo ra một kho tàng nội dung phong phú hơn”, MINT Heating Playbook viết.

Một nhân viên TikTok cũng cho biết họ thường tạo nhiệt cho các bài đăng để thúc đẩy hợp tác giữa mạng xã hội với các tổ chức bên ngoài như tổ chức phi chính phủ, nghệ sĩ. Công cụ này cũng được áp dụng với những nhà sáng tạo nội dung làm một nội dung khác với chuyên mục của mình như beauty blogger làm video về nấu ăn.

“Trong những trường hợp này, tính năng tạo nhiệt giúp thuật toán tìm ra khán giả đích của video”, người này cho biết.

Nói với Forbes, giáo sư Douek của Đại học Stanford cho rằng nếu TikTok tiết lộ thời điểm và cách thức họ tạo nhiệt cho một số bài viết nhất định trên news feed sẽ giúp người dùng làm quen với công cụ này hơn.

“Tuy nhiên, rất có thể TikTok không muốn công khai những thông tin này là vì sẽ dễ dẫn đến những chỉ trích và tranh cãi không đáng có”, giáo sư nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok What’s Next 2023: Những xu hướng chính Marketer nên tham khảo

Nhằm mục tiêu giúp người làm Marketing có thêm nhiều cơ hội hơn để hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng trong năm mới 2023, TikTok vừa ra mắt TikTok What’s Next 2023, báo cáo nêu bật một loạt các xu hướng sẽ phát triển mạnh trên nền tảng.

TikTok What's Next 2023: Những xu hướng chính Marketer nên tham khảo
TikTok What’s Next 2023: Những xu hướng chính Marketer nên tham khảo

Trong suốt 12 tháng qua của năm 2022, cộng đồng TikTok trên toàn cầu đã mô phỏng lại các hoạt động giải trí. Cùng nhau, họ đã chia sẻ những câu chuyện cá nhân, những câu chuyện chân thực, thứ đã không chỉ giúp gắn kết họ lại với nhau mà còn giúp những người khác khám phá ra những cách suy nghĩ và tư duy mới.

Các thương hiệu thuộc mọi quy mô trên toàn cầu – từ các nhà sản xuất ô tô đến các doanh nghiệp bán lẻ – đã sáng tạo ra nhiều loại nội dung khác nhau để thu hút cộng đồng của họ trên TikTok.

Nhằm mục tiêu giúp người làm Marketing có thêm nhiều cơ hội hơn để hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng trong năm mới 2023, TikTok vừa ra mắt TikTok What’s Next 2023, báo cáo nêu bật một loạt các xu hướng sẽ phát triển mạnh trên nền tảng.

Bà Sofia Hernandez, Giám đốc Marketing Kinh doanh Toàn cầu của TikTok cho biết:

“2022 là năm mà hầu hết mọi người đều đã nhận ra rằng họ không cần phải sống cuộc sống của mình như cách họ vẫn nghĩ và làm – với những gì đã diễn ra, họ hiểu rằng mọi thứ cần phải thay đổi.

Năm tới, chúng tôi tin rằng các cộng đồng sẽ lạc quan nhiều hơn, mọi người sẽ tìm kiếm những cách thức mới để thành công, hạnh phúc và cân bằng, và với TikTok, chúng tôi sẽ cung cấp những công cụ cần thiết để họ có thể làm được điều đó.”

Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau về hành vi của người tiêu dùng trên nền tảng, TikTok dự báo sẽ có 3 xu hướng chính trong năm mới 2023.

  • Giải trí có thể hành động (Actionable Entertainment).
  • Tạo ra nhiều không gian hơn cho sự vui vẻ.
  • Xây dựng cộng đồng là yếu tố then chốt.

Dưới đây là nội dung chi tiết.

Giải trí có thể hành động.

Trên TikTok, những nội dung hiệu quả là nội dung thể hiện được tính giải trí, trên thực tế, cứ 5 người dùng thì có 4 người nói rằng TikTok rất hoặc cực kỳ thú vị.

Điều này có nghĩa là khi các thông điệp quảng cáo ít mang tính quảng cáo hơn và giải trí nhiều hơn, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thành công.

Tại Mỹ, thương hiệu mỹ phẩm e.l.f. Cosmetics đã khai thác sức mạnh của yếu tố giải trí có thể hành động được (Actionable Entertainment) và thu hút sự chú ý của cộng đồng bằng các quảng cáo mang lại cảm giác vui vẻ, hấp dẫn và tự nhiên với cộng đồng TikTok.

Thông qua việc hợp tác với một Agency, e.l.f Cosmetics đã tăng gấp đôi ngân sách quảng cáo chi tiêu hàng tháng một cách hiệu quả, đồng thời giảm được đến 56% chi phí để có được một đơn hàng.

Đối với các thương hiệu khác nói chung, những thông điệp hiệu quả nhất trên TikTok là những thông điệp mang tính hài hước, truyền cảm hứng, giúp nâng cao tinh thần của mọi người và được cá nhân hóa theo từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.

Thương hiệu có thể xây dựng giá trị giải trí này bằng cách sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa (editing techniques) như đồng bộ hóa âm thanh với phần chuyển tiếp hoặc thêm lớp phủ văn bản (text overlays) vào video, những kỹ thuật này rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của người xem.

Tạo ra nhiều không gian hơn cho sự vui vẻ.

Trải qua một năm 2022 với nhiều biến động, từ các cuộc khủng hoảng kinh tế đến làn sóng nghỉ việc diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mọi người đang thực sự cần những nguồn cảm hứng mới, cần nhiều không gian hơn cho sự vui vẻ.

Theo khảo sát của TikTok, 90% người dùng cho biết nền tảng này khiến họ vui vẻ và không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Đây chính là chìa khóa cho các thương hiệu muốn tạo ra nhiều kết nối có ý nghĩa hơn với khách hàng của họ.

Vào năm 2023, các thông điệp trên TikTok – và hơn thế nữa – phải phù hợp với mong muốn của cộng đồng về sự nhẹ nhàng đồng thời cần trao quyền nhiều hơn để các nhóm cộng đồng khác nhau có thể tạo ra nhiều niềm vui cho cuộc sống của họ.

Cho dù đó là sự phát triển của văn hóa meme (meme culture), một cách thức để mọi người có thể gắn kết với nhau thông qua sự hài hước hay mọi người chia sẻ với nhau về các “mẹo vặt trong cuộc sống” (life hacks) – các chiến lược đơn giản này cho phép người dùng tạo ra nhiều không gian hơn cho sự giải trí.

Việc xây dựng những nội dung TikTok giúp mọi người tạo thêm nhiều niềm vui cho chính họ – hoặc thậm chí là mang lại niềm vui cho người khác thông qua sự hài hước có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho các thương hiệu vào năm 2023.

Xây dựng cộng đồng là yếu tố then chốt.

TikTok không phải là một cộng đồng lớn duy nhất, nó là tập hợp của nhiều các cộng đồng nhỏ khác nhau, nơi mọi người có thể tìm thấy những ý tưởng mới về cách khám phá đam mê và sống theo cách của riêng họ.

Trên thực tế, TikTok có khả năng giới thiệu cho mọi người những chủ đề mới mà họ chưa từng khám phá trước đây cao hơn 1,8 lần so với các nền tảng mạng xã hội khác.

Và theo cách này, người dùng TikTok sẽ tìm đến những đồng nghiệp, những người bạn của họ hay những người có lối sống tương tự với họ nhất để tương tác, học hỏi, chia sẻ và hơn thế nữa.

Mọi người sử dụng TikTok không chỉ để bắt đầu các cuộc trò chuyện với cộng đồng của họ mà còn muốn tìm ra những câu trả lời thú vị hơn để thỏa mãn mọi sự tò mò.

Đó là nơi tất cả các cá nhân từ khắp mọi nơi trên thế giới cùng nhau xây dựng nên một cộng đồng có cùng chí hướng dựa trên những lý tưởng sống và sở thích chung.

eBay đã tận dụng điều này bằng cách nuôi dưỡng một lượng lớn người theo dõi với những người yêu thích giày thể thao thực thụ, những đôi giày theo đó được mua bán theo những cách tuyệt vời nhất.

Những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) bên cạnh đó cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng và thường là người tiên phong giúp khơi dậy làn sóng sáng tạo nội dung trên nền tảng; sau khi xem nội dung của nhà sáng tạo, cứ 5 người trên TikTok thì có hơn 2 người đồng ý rằng nội dung đó khiến họ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng của thương hiệu.

Để kết nối nhiều hơn với người xem, các thương hiệu nên khai thác các thị trường ngách và đi sâu hơn vào yếu tố văn hoá của từng thị trường khác nhau.

Sau khi một thương hiệu hiểu được hành vi và nhu cầu của từng thị trường, thương hiệu đó có thể xây dựng nên những câu chuyện (storytelling) mang tính ảnh hưởng cao và chân thực nhất tới những ai có mặt trong cộng đồng đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm TikTok

Hành động cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ có mục đích bảo vệ an ninh quốc gia. Song, nó vẫn cần Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua.

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm TikTok
Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm TikTok

Theo Engadget, dự luật cấm TikTok (No Tiktok) trên các thiết bị của Chính phủ Mỹ do thượng nghị sĩ Josh Hawley đề xuất vừa có một bước tiến quan trọng.

Các thành viên của Thượng viện Mỹ đã nhất trí bỏ phiếu thông qua dự luật cấm ứng dụng TikTok trên tất cả điện thoại và thiết bị khác thuộc sở hữu của chính phủ.

Sự đồng thuận này đã nhấn mạnh mối quan ngại của các nhà chức trách về ByteDance, công ty mẹ của TikTok.

Vào tháng 11, Giám đốc FBI Chris Wray đã cảnh báo các nhà lập pháp rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng TikTok để khởi động “các hoạt động ngầm”, gây ảnh hưởng đến hàng triệu thiết bị.

Mặc dù dự luật có mục đích cấm cài đặt mạng xã hội TikTok trên các thiết bị của chính phủ, ứng dụng này vẫn được phép sử dụng cho mục đích thực thi pháp luật, các hoạt động và lợi ích an ninh quốc gia cũng như nghiên cứu bảo mật, theo Bloomberg.

Trước đó, thượng nghị sĩ Josh Hawley đã gọi TikTok là “con ngựa thành Troy của chính phủ Trung Quốc” và nói rằng ứng dụng này không có chỗ trên các thiết bị của chính phủ Mỹ.

Phản bác lại quan điểm này, phát ngôn viên của TikTok, bà Brooke Oberwetter nói rằng dự luật trên không giúp ích cho an ninh quốc gia Mỹ.

“Chúng tôi hy vọng rằng thượng nghị sĩ Josh Hawley sẽ thúc giục chính quyền tiến tới một thỏa thuận thực sự giải quyết các mối bận tâm của ông ấy, thay vì tiếp tục hướng đến việc cấm TikTok”, phát ngôn viên của TikTok nói với Bloomberg.

Đầu tháng 12, thượng nghị sĩ Marco Rubio và hạ nghị sĩ Mike Gallagher đã đệ trình một dự luật riêng nhằm cấm hoàn toàn TikTok ở Mỹ.

Không giống như ý tưởng của Hawley, dự luật này nhắm vào tất cả các nền tảng mạng xã hội có trụ sở hoặc chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nga, Cuba, Iran, Triều Tiên và Venezuela.

Trong đó, ông Rubio chỉ trích chính phủ Mỹ chưa thực hiện một hành động có “sức nặng” để bảo vệ người dân khỏi mối đe dọa từ TikTok.

Hiện tại, các tiểu bang riêng lẻ bao gồm Maryland và Nam Dakota đã cấm cài đặt TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Đối với dự luật của Hawley, Hạ viện Mỹ cần phải thông qua trước khi nó có thể trở thành luật.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Amazon Inspire: Amazon sắp bán hàng bằng nền tảng video như TikTok

Amazon ra mắt nền tảng chia sẻ video ngắn Inspire, gần như TikTok, để người mua sắm chọn hàng từ một loạt các video được thuật toán đề xuất.

Amazon Inspire: Amazon sắp bán hàng bằng nền tảng video như TikTok
Amazon Inspire: Amazon sắp bán hàng bằng nền tảng video như TikTok

Nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới thông báo ra mắt tính năng mới, gọi là Inspire, vào ngày 8/12. Tất cả người dùng Amazon ở Mỹ có thể sử dụng Inspire trong vài tháng tới.

Khi sử dụng Amazon Inspire, biểu tượng hình bóng đèn trong ứng dụng Amazon, người dùng sẽ phải chọn ra hơn 20 sở thích trong một danh sách cho trước, chẳng hạn như trang điểm, thú cưng hay thiết bị điện tử. Từ các sở thích này, thuật toán sẽ điều chỉnh nguồn cấp tin tức để gợi ý các video phù hợp.

Các video ngắn, với “nhân vật chính” là sản phẩm sẽ hiển thị lần lượt. Người dùng có thể gạt để bỏ qua, nhấn “thích” hoặc nhấn nút “mua hàng”.

Người đăng video là các nhà bán lẻ, nhãn hàng và những người có ảnh hưởng được thuê để bán sản phẩm.

“Chỉ với một vài thao tác, khách hàng có thể khám phá các sản phẩm mới hoặc lấy cảm hứng mua sắm, tất cả đều được đề xuất dựa trên sở thích của họ”, Oliver Messenger, Giám đốc phụ trách dịch vụ mua sắm của Amazon, cho biết.

Amazon từ lâu đã sử dụng hình ảnh tĩnh, đi kèm với các dòng mô tả sản phẩm, để tạo ra các danh mục mặt hàng. Người mua có thể khám phá các sản phẩm có cùng “chủ đề” thay vì chỉ tìm kiếm một mặt hàng cụ thể.

Dù vậy, gã khổng lồ thương mại điện tử vẫn gặp khó khăn trong việc giữ chân người mua trên trang. Hầu hết khách hàng Amazon hiện nay không nán lại để tham khảo hoặc khám phá, họ chỉ chọn hàng và rời trang. Một phần lớn các giao dịch mua hàng trên Amazon chỉ mất 3 phút hoặc ít hơn.

Thương mại xã hội, kết hợp bán hàng vào các hoạt động tương tác trên mạng xã hội như livestream, đã hấp dẫn người dùng và tạo ra doanh số bán hàng lớn ở Trung Quốc và thị trường Đông Nam Á, nhưng chưa được kiểm chứng ở thị trường Mỹ.

Ngay cả như vậy, với việc TikTok đang xâm nhập vào lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon, Google và Facebook hay Instagram đều đang tìm cách kết hợp bán hàng vào các tính năng tương tác mạng xã hội.

Tiềm năng hay hiệu quả của Amazon Inspire vẫn chưa rõ ràng, và không rõ tính năng có được mở rộng ra thị trường toàn cầu hay không. Thông thường, Amazon sẽ lặng lẽ gỡ bỏ tính năng mới nếu không thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Giới chức Mỹ muốn Apple và Google cấm TikTok

Ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Brendan Carr tiếp tục gây áp lực nhằm xóa TikTok khỏi App Store bằng chiến thuật mới là đề xuất Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) thực hiện các hành động chống độc quyền.

Giới chức Mỹ muốn Apple và Google cấm TikTok
Giới chức Mỹ muốn Apple và Google cấm TikTok

Theo AppleInsider, Brendan Carr, thành viên đảng Cộng hòa, là người trước đây đã thúc giục Apple và Google cấm TikTok.

Ông đã viết thư cho CEO Tim Cook và Sundar Pichai vào tháng 6.2022 với nội dung cho rằng TikTok là “một con sói đội lốt cừu”.

Giờ đây, ông đã viết thư cho DOJ với lập luận cho rằng sự hiện diện của TikTok trên App Store và Google Play Store sẽ gây ra một vấn đề về chống độc quyền.

Báo cáo cho biết bức thư được ông Carr gửi cho giám đốc chống độc quyền tại DOJ là Jonathan Kanter vào ngày 2.12.2022.

Trong nội dung bức thư, ông Car cho rằng bộ phận chống độc quyền của DOJ nên tính đến TikTok trong phạm vi đánh giá tính hợp lý của các hành động phản cạnh tranh từ Apple và Google.

Gần đây, ông Carr cũng đã tuyên bố lệnh cấm TikTok ở Mỹ là không thể tránh khỏi. Mối quan tâm của ông liên quan đến việc Trung Quốc sở hữu dịch vụ truyền thông xã hội này, và không loại trừ khả năng các dữ liệu được chuyển đến chính phủ Trung Quốc.

Phản hồi trước vấn đề này, TikTok trả lời rằng Carr “không có vai trò gì trong các cuộc thảo luận bí mật với chính phủ Mỹ liên quan đến mạng xã hội TikTok”. Công ty cũng cho biết ông Carr dường như đang bày tỏ quan điểm độc lập với vai trò là ủy viên của FCC.

Hiện TikTok chưa trả lời nội dung bức thư của Carr gửi DOJ. Trong khi đó, Google, Apple và DOJ đều từ chối đưa ra lời bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa

Để thu hút lượt xem, nhiều người dùng TikTok không ngại tạo ra những món ăn không tưởng như mayonnaise chiên, mì gói trụng sữa socola hay bánh quy ngâm sữa nhão nhoẹt.

Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa
Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa

Eli Betchik (23 tuổi) luôn tự hào rằng mình là kiểu người “ăn tạp”, có thể ăn mọi thứ và cũng chính nhờ khả năng này anh đã trở nên viral trên mạng xã hội TikTok.

“Tôi có thể ăn mọi thứ chỉ để chọc cười bạn bè, từ ăn cả một túi sốt cà chua cho đến nguyên một tảng phô mai Parmesan. Càng ăn, tôi càng nhận ra mình cũng có thể thể hiện tài năng này trên Internet và khiến mọi người vui vẻ”, anh nói.

Sau đó, Betchik cùng với bạn học của mình đã lập tài khoản TikTok @elis_kitchen, đưa những món ăn thảm họa lên TikTok.

Ban đầu, video nhóm bạn như ăn mayonnaise chiên, mì gói trụng sữa socola hay bánh quy ngâm sữa nhão nhoẹt chỉ được lưu truyền trong vòng tròn bạn bè xung quanh.

Nhưng một tháng sau đó, clip quay cảnh Betchik ăn xúc xích nhúng siro và uống nước khoáng vị hotdog trộn socola chảy đột nhiên nhận được hàng nghìn lượt xem từ người lạ. Các video của họ sau đó cũng lần lượt trở nên viral.

Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến video làm “khoai tây nghiền phô mai” bằng cách luộc snack khoai tây Lay’s chung với nước và giấm gạo. Video này đã thu về hàng triệu lượt xem, được nhiều người làm theo và xuất hiện trên cả báo chí.

Những món ăn rùng rợn.

Betchik cũng nhận ra mặc dù tỏ ra kinh tởm, mọi người lại bị thu hút bởi những món ăn này. Họ càng bị chửi bới thì lại càng có nhiều người đổ xô follow.

Tài khoản TikTok của nhóm bạn, được mệnh danh là “đầu bếp ác quỷ trên TikTok”, hiện có hơn 100.000 người theo dõi.

“Chúng trông rất kinh dị nhưng lại kinh dị một cách quyến rũ. Mọi người nói video của chúng tôi hấp dẫn như khi chứng kiến tai nạn xe trên đường vì họ không thể nào ngó lơ”, Betchik chia sẻ.

Betchik chính là một trong rất nhiều “đầu bếp bất hảo” trên TikTok. Họ là những influencer chuyên làm video quay lại những công thức nấu ăn thảm họa và ăn sạch chúng ngay trước máy quay.

Nhiều TikToker cho biết họ làm thế vì tò mò chứ không phải muốn nổi tiếng. Nhưng càng làm họ lại càng được biết đến nhiều hơn và xuất hiện khắp nơi, đặc biệt là trên TikTok vì nội dung càng gây khó chịu, càng dễ nổi tiếng và được thuật toán đề xuất.

Trên TikTok, các món ăn rùng rợn trở thành một đề tài hot, được nhiều người nổi tiếng khai thác. Đơn cử như tài khoản @joshandlisa làm mì phô mai (mac and cheese) khổng lồ hay Sylvia Ferreira, The Shaba Kitchen từng làm món kẹo mút gà (chicken lollipop) và mì Ý kem phô mai socola. Họ cố gắng tạo ra những món ăn độc lạ nhất bất chấp hậu quả chúng mang lại.

Betchik còn tìm ra bí quyết để video dễ viral hơn. Đó là phá hoại những món ăn tuổi thơ. “Biến tấu lại những món ăn từ thời thơ ấu sẽ càng chọc điên người dùng hơn”, chàng trai nói.

Tài khoản của nhóm bạn Betchick đã sử dụng mì Ý đông lạnh thay thế cho bánh mì để làm món bánh mì bơ đậu phộng cùng mứt trái cây yêu thích của người Mỹ. Video món ăn thảm họa này đã chứng minh được sức hút khi có đến 2 triệu lượt xem.

Càng bị ném đá, càng nhiều view.

Nói với The Verge, một số nhà sáng sáng tạo nội dung nói rằng ý định của họ rất đơn giản.

Jane Brain (27 tuổi), chủ sở hữu kênh @myjanebrain có 200.000 lượt follow, cho rằng mọi người bắt gặp rất nhiều kênh hướng dẫn nấu ăn hay công thức điên rồ và thường nghĩ rằng nếu mình làm theo sẽ ra sao nhỉ. “Vì thế, tôi rất muốn làm thử và xem như thế nào”, cô nói.

Với suy nghĩ này, Brain đã đăng tải rất nhiều video nấu ăn không tưởng. Video nổi tiếng nhất của cô là món lasagna làm từ mì gói và gà nướng trong bí đỏ, được đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay gọi là “đống sâu bọ cho mùa Halloween”.

Chính người xem cũng há hốc mồm khi Brain dám ăn thử món ăn này ở cuối clip. “Tôi luôn ăn thử tất cả công thức của mình. Tôi nghĩ tự ăn, tự đánh giá mới là tốt nhất”, Jane Brain chia sẻ.

Một vài TikToker khác lại nói rằng họ cố ý tìm những công thức thảm họa để thử thách bản thân, xem liệu mình có thể nâng tầm mớ hỗn độn khó ăn ấy hay không.

Sở hữu tài khoản @packagedfoodgourment với 50.000 người theo dõi, Liz và Zach đã nổi tiếng nhờ một video biến tấu lại công thức nấu mì Ý phô mai và bánh mì nướng kiểu Pháp (French toast) được đánh giá tệ nhất trên website nấu nướng Yummly, AllRecipies.com.

Trên các trang web này, các đánh giá rất khác nhau. Nó có thể được nhận 5 sao nhưng cũng có thể bị chê thậm tệ chỉ còn 1 sao. “Tôi đã tự hỏi chuyện quái gì thế nhỉ và muốn thử xem nó có thật sự tệ như thế hay không”, Liz nói.

Theo các chuyên gia, việc làm những nội dung biết chắc sẽ bị ném đá cũng là một chiến lược trong thời đại ai nấy đều muốn có sự chú ý của người dùng như hiện nay.

“Khi chúng ta lướt mạng xã hội, những thông tin tiêu cực, đau khổ sẽ thu hút sự quan tâm của chúng ta hơn”, Steve Rathje, nhà nghiên cứu tâm lý học tại New York University, nói.

Các thuật toán gợi ý của TikTok cũng là nguyên nhân khiến cho các video khi càng thu hút được nhiều lượt xem và tương tác thì nền tảng càng đề xuất nó tới nhiều người hơn.

Theo chuyên gia, việc người xem để ý đến những nội dung tiêu cực cũng giống như chứng kiến một vụ đụng xe, họ không thể nào ngoảnh mặt làm ngơ. “Điều này đương nhiên sẽ rất có lợi cho các influencer nhưng lại gây hại cho xã hội”.

Song, TikToker Betchick lại cho rằng các video về đồ ăn của anh không hề mang ý xấu. “Tôi nghĩ mọi người xem video của tôi là vì muốn tìm kiếm niềm vui giữa cuộc sống đầy thù ghét. Tôi sẽ là người khiến họ vui vẻ”, chàng trai nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Year in Review 2022: Những xu hướng, video và nhà sáng tạo hàng đầu

TikTok vừa ra mắt báo cáo “Year on TikTok 2022”, chia sẻ những xu hướng, video và nhà sáng tạo hàng đầu trên nền tảng.

Theo giải thích của mạng xã hội TikTok:

“Vào năm 2022, chúng tôi đã thực sự nỗ lực, chúng tôi đã mỉm cười với tất cả mọi thứ. Cộng đồng toàn cầu của chúng tôi đã được giải trí và truyền cảm hứng cho nhau, họ có nhiều cách hơn để thể hiện bản thân bằng cách khám phá, xây dựng và chia sẻ những nội dung có ý nghĩa.”

Dưới đây là một số số liệu chính có trong báo cáo, đó là những nguồn cảm hứng và insight có giá trị cho những người làm marketing.

Danh sách các video phổ biến nhất tại Mỹ.

  1. @amauryguichon
  2. @chipmunksoftiktok
  3. @rosalia
  4. @blondebrunetteredhead
  5. @little.blooming.women
  6. @schmoyoho
  7. @lizzo
  8. @itsmrfinn
  9. @jimmydarts
  10. @meltandpour

Top 5 video TikTok toàn cầu 2022.

  1. @ox_zung
  2. @rosalia
  3. @lav_sings
  4. @robertirwin
  5. @thammachad

Top các xu hướng video tại Mỹ.

  1. Jiggle Jiggle
  2. It’s Corn!
  3. One Thing About Me
  4. That’s Not My Name
  5. OK I Like it, Picasso
  6. Core Memories
  7. Things That Just Make Sense
  8. Horace
  9. Rotoscope
  10. Renaissance Eyes

Như bạn có thể thấy, bằng cách xem hết các video và khám phá những hashtag liên quan, bạn có thể suy nghĩ về cách TikTok hoạt động và mang lại hiệu quả, những gì mà nền tảng này đang ưu tiên và hơn thế nữa.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo tại TikTok 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Challenge: Nhiều vấn nạn đang xảy ra với người dùng

Tin tặc lợi dụng phần mềm xóa bộ lọc che cơ thể trên mạng xã hội TikTok để thực hiện kế hoạch đánh cắp thông tin tài khoản người dùng của nền tảng này.

“Thử thách tàng hình” (Invisible Challenge), tương tự nhiều trào lưu mang tính “thử thách” người dùng khác đã sớm được TikTok đẩy lên hiển thị xu hướng.

Trò này khuyến khích chủ tài khoản quay và đăng tải video cởi đồ rồi dùng bộ lọc để che mờ các bộ phận trên cơ thể, mang tới cảm giác đang “nhìn xuyên thấu”.

Tới đầu tháng 12, từ khóa “invisible” có trên 3,2 tỉ lượt xem ở TikTok và có tới gần 28 triệu lượt xem đối với từ khóa liên quan tới bộ lọc tàng hình. Nhiều người đã tìm tới công cụ xóa bộ lọc vì tò mò muốn xem các video gốc mà không biết mình rơi vào một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn.

Theo Giám đốc điều hành công ty bảo mật CyberSmart Jamie Akhtar, trào lưu “Thử thách tàng hình” đang bị tin tặc lợi dụng để phát tán mã độc dưới vỏ bọc ứng dụng xóa bộ lọc.

Cụ thể, hai tài khoản TikTok là Learncyber và Kodibtc từ ngày 11.11 đã đăng các video hướng dẫn người khác sử dụng phần mềm xóa bộ lọc tàng hình để có thể xem nội dung trên video gốc, kéo được hàng triệu người xem.

Nạn nhân sẽ truy cập một đường dẫn cung cấp sẵn, yêu cầu đăng nhập thông tin tài khoản trước khi tải được chương trình xóa bộ lọc.

Nhưng CyberSmart xác nhận phần mềm người dùng tải xuống thực chất là mã độc WASP Stealer chuyên được sử dụng để chiếm đoạt tài khoản, thẻ tín dụng, ví điện tử, dữ liệu… có trên điện thoại hay máy tính.

Trên GitHub – cộng đồng chia sẻ mã nguồn mở của các lập trình viên, phần mềm độc hại trên từng xuất hiện ở Top thịnh hành, nơi những chương trình được quan tâm nhất hiển thị, một bằng chứng cho thấy đã nhiều người mắc bẫy.

Hiện tại, hai tài khoản TikTok nói trên đã bị xóa khỏi nền tảng và GitHub cũng gỡ mã độc núp bóng chương trình xóa bộ lọc sau khi có nhiều báo cáo vi phạm. Tuy nhiên mối nguy và những rủi ro không phải vì thế đã chấm dứt.

Các chuyên gia bảo mật cho rằng “Thử thách tàng hình” vẫn tiếp tục thịnh hành thì kẻ gian còn tìm cách để chiếm đoạt tài khoản hay thông tin của người dùng.

Lãnh đạo CyberSmart cho rằng với thuật toán của TikTok, những video có thể được lan truyền nhanh chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn, không cần biết nội dung đó là gì nên giới tội phạm mạng đang sử dụng nền tảng này như một công cụ để phát tán mã độc, thực thi các chiến dịch tấn công âm thầm.

Bên cạnh đó, hành động quay video để lộ những phần cơ thể rồi dùng bộ lọc che đi cũng tiềm ẩn rủi ro cho người dùng.

Theo Tomsguide, khi một bộ lọc có thể che đi phần cơ thể (như “Thử thách tàng hình” trên TikTok) thì cũng sẽ có ứng dụng khác được tạo ra với khả năng xóa bỏ bộ lọc, đưa nội dung về nguyên trạng và “vấn đề chỉ là thời gian mà thôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok mở rộng hàng ngàn vị trí tuyển dụng mới giữa làn sóng sa thải

Mạng xã hội video ngắn TikTok đang tuyển ít nhất là 1000 vị trí mới chỉ riêng cho văn phòng tại Mountain View, Mỹ.

TikTok mở rộng hàng ngàn vị trí tuyển dụng mới giữa bối cảnh nhiều Big Tech chọn cách sa thải
TikTok mở rộng hàng ngàn vị trí tuyển dụng mới giữa bối cảnh nhiều Big Tech chọn cách sa thải

Trong một vài tháng trở lại đây, có thể nói đó là một trong những khoảng thời gian tồi tệ nhất đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là đối với các công ty công nghệ lớn.

Từ việc Meta (công ty mẹ của Facebook) thông báo sa thải gần 11.000 nhân viên, Amazon sa thải hơn 10.000 nhân viên, hay mạng xã hội Twitter cũng sa thải hơn 50% trong tổng số khoảng 7.500 nhân viên của công ty.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hết sức ảm đạm này, mạng xã hội video ngắn với gần 1.5 tỷ người dùng TikTok lại vừa nổi lên như một điểm sáng hy vọng mới.

Mạng xã hội này vừa thông báo sẽ tuyển dụng mới khoảng 1.000 nhân viên tại văn phòng ở Mountain View, California, Mỹ (Theo nguồn tin từ CNN).

Việc tuyển dụng được diễn ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ tỏ ra lo ngại về việc quản lý và chia sẻ dữ liệu của TikTok với Trung Quốc, sáng kiến ​​tuyển dụng mới theo đó sẽ đảm bảo rằng các nhân viên của TikTok ở Mỹ sẽ giám sát dữ liệu người dùng thay vì là một nhóm người ở nước ngoài.

Ông Shou Zi Chew, Giám đốc điều hành của TikTok cho biết trong một sự kiện được diễn ra tại Singapore:

“Đối với nhiều công ty công nghệ, bao gồm cả chúng tôi, một đội nhóm an toàn và tin cậy là tất cả những gì cần phải có. Đó là một khoản đầu tư chắc chắn đáng giá nếu bạn muốn giữ cho nền tảng là một nơi an toàn.”

Theo tờ The Information, trong khi các công ty công nghệ khác tiếp tục cắt giảm nhân sự, các nhà tuyển dụng nội bộ tại TikTok đã bắt đầu tiếp cận các kỹ sư ở Thung lũng Silicon, những người đã bị các công ty công nghệ lớn sa thải.

Theo thông tin từ website của công ty, TikTok hiện đang mở hơn 4.000 vị trí tuyển dụng và hơn một nửa trong số đó sẽ làm việc tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thu hơn 1800 tỷ tiền thuế từ TikTok, Google, Facebook…trong 10 tháng đầu năm 2022

Số tiền thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới như Google, Meta, Netflix… trong 10 tháng đầu năm đạt 1.800 tỷ đồng, tăng cao so với cả năm 2021, khi Cổng thông tin cho các nhà cung cấp nước ngoài được triển khai.

Thu hơn 1800 tỷ tiền thuế từ TikTok, Google, Facebook...trong 10 tháng đầu năm 2022
Thu hơn 1800 tỷ tiền thuế từ TikTok, Google, Facebook…trong 10 tháng đầu năm 2022

Thông tin được ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế nêu khi tham luận tại một hội thảo vừa được tổ chức.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 31/10, đã có 38 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai thuế thành công trên Cổng thông tin dành cho cho nhà cung cấp nước ngoài.

Ông Minh cho biết, 6 nhà cung cấp nước ngoài lớn là Meta, Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam. Tổng số thuế đã nộp hàng chục triệu USD, EUR tương ứng 1.800 tỷ đồng.

Số thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới tiếp tục tăng, kể từ khi cơ quan thuế cho phép các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử kể từ hồi tháng 3.

Trước đó, cơ quan thuế cho hay số thu thuế của các nền tảng xuyên biên giới, thương mại điện tử tăng bình quân 130% trong 3 năm, kể từ (2018-2021 với tổng số thu khoảng 1.200 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2021, số thu thuế đạt mức cao nhất là 1.591 tỷ đồng.

Với cổng thông tin này, các nhà cung cấp nước ngoài có thể gửi hồ sơ và tra cứu, nhận các thông báo của cơ quan thuế về mã số thuế, số thuế phát sinh theo tờ khai, mã khoản nộp thuế để đơn giản hóa thông tin về khoản nộp thuế, hỗ trợ cho người nộp thuế dễ dàng thực hiện nộp thuế bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

FBI nhận định TikTok là mối đe doạ an ninh quốc gia

Ngày 15/11, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết cơ quan này “đặc biệt quan ngại” về ảnh hưởng của TikTok đối với người dùng Mỹ.

FBI nhận định TikTok là mối đe doạ an ninh quốc gia
FBI nhận định TikTok là mối đe doạ an ninh quốc gia

“Chúng tôi có các quan ngại về an ninh quốc gia đối với TikTok”, Christopher Wray, Giám đốc FBI nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện liên quan các mối đe doạ toàn cầu.

“Điều này bao gồm khả năng ứng dụng có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng, cũng như các thuật toán có khả năng được sử dụng trong những hoạt động gây ảnh hưởng, hoặc cơ hội xâm nhập thiết bị cá nhân”.

Nhận xét của người đứng đầu FBI phản ánh đánh giá của các quan chức trong chính phủ và thành viên Quốc hội khác, những người đang hoài nghi “sâu sắc” về khả năng bảo vệ thông tin người dùng tại Mỹ của nền tảng chia sẻ video nguồn gốc Trung Quốc .

Đến nay, TikTok vẫn khẳng định không lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ tại Đại lục, nơi các dữ liệu có khả năng bị can thiệp hay cung cấp cho bên thứ ba.

“Công ty không thể bình luận chi tiết về những cuộc thảo luận bí mật đang diễn ra, nhưng chúng tôi tin tưởng có thể đáp ứng đầy đủ các mối quan ngại hợp lý về an ninh quốc gia của Mỹ”, đại diện TikTok cho biết.

Trước đó, Forbes đưa tin công ty mẹ TikTok là ByteDance đã tìm cách sử dụng ứng dụng này để theo dõi vị trí cụ thể của một số công dân Mỹ. TikTok bác bỏ báo cáo trên, phủ nhận việc theo dõi công dân Mỹ và chỉ trích Forbes vì cáo buộc.

Chính quyền Tổng thống Biden được cho là gần đạt được thoả thuận cho phép ứng dụng chia sẻ video này tiếp tục hoạt động tại Mỹ theo các biện pháp an ninh nghiêm ngặt hơn.

Giám đốc FBI cho hay mọi chi tiết về hành động của TikTok sẽ được giám sát kỹ càng nhằm đảm bảo “mọi thứ trong tầm ngắm”, đồng thời cơ quan này đang phối hợp với Bộ Tư pháp đề xuất giải pháp đánh giá đầu tư của các công ty nước ngoài có sử dụng thông tin đầu vào từ cơ quan điều tra liên bang để xem xét.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo mới

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch trên TikTok Ads, những chia sẻ mới đây của TikTok sẽ vô cùng hữu ích.

TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo mới
TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo mới

Các mẹo tối ưu quảng cáo theo đó được TikTok chia thành 5 giai đoạn trải dài từ thời điểm nhà quảng cáo gửi tín hiệu (các lựa chọn nhắm mục tiêu) tới TikTok đến quá trình tối ưu sau khi chiến dịch được khởi chạy.

5 giai đoạn tối ưu quảng cáo bao gồm:

  • Tín hiệu.
  • Nhắm mục tiêu (Targeting).
  • Sáng tạo.
  • Đấu giá (Bidding).
  • Điều chỉnh và tối ưu.

Bên dưới là chi tiết từng thành phần.

Tín hiệu.

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi thiết lập chiến dịch của bạn trên TikTok là triển khai các giải pháp đo lường phù hợp để gửi những tín hiệu liên quan đến TikTok.

Để thúc đẩy các hoạt động Performance Marketing, các tín hiệu đóng vai trò khai phá hoạt động nhắm mục tiêu (Targeting), tối ưu hóa và đo lường hiệu suất bằng cách xây dựng nên một bức tranh về dữ liệu tương tác và ý định của người dùng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả ứng dụng và website riêng của thương hiệu.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn:

  • Chia sẻ tín hiệu với TikTok. Đối với các Web Marketer, hãy chọn tích hợp TikTok Pixel hoặc TikTok API dựa trên nhu cầu kinh doanh của thương hiệu. Đối với các App Marketer, bạn có thể sớm sử dụng tính năng Events API & SDK. Bạn có thể xem chi tiết tại:  web marketers và app marketers.
  • Chia sẻ các sự kiện trên toàn kênh từ website hoặc ứng dụng của thương hiệu tới TikTok. Tuỳ vào từng chiến dịch, bạn có thể có các mục tiêu khác nhau và thuộc các giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng (Sales Funnel). Tuy nhiên, dù cho mục tiêu của bạn là gì, bạn đều có thể hưởng lợi từ các tín hiệu trên toàn phễu. Nếu bạn có mục tiêu nằm ở các phần cuối của phễu bán hàng (lower-funnel), hệ thống máy học của TikTok có thể sử dụng các sự kiện ở các phần trên của phễu (upper-funnel) để dự đoán tốt hơn tỷ lệ chuyển đổi (eCVR) cho các sự kiện ở các phần thấp hơn của phễu. Nếu bạn không thể đăng lại tất cả dữ liệu sự kiện của mình, hãy đăng lại ít nhất 3 sự kiện từ phần trên cùng của phễu, phần giữa và phần cuối của phễu.
  • Chia sẻ tất cả dữ liệu sự kiện chưa được phân bổ từ ứng dụng và website cho TikTok. Điều này mang lại cho hệ thống của TikTok nhiều tín hiệu hơn để tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo và cũng cho phép nhà quảng cáo tạo đối tượng nhắm mục tiêu lại (Re – Targeting) một cách hiệu quả hơn.

Nhắm mục tiêu (Targeting).

Với tư cách là nhà quảng cáo, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để bạn tìm thấy những đối tượng mục tiêu phù hợp cho thương hiệu hay nói cách khác, làm thế nào bạn có thể tiếp cận những người có nhiều khả năng thực hiện hành động nhất.

TikTok có các công cụ để giúp nhà quảng cáo xác định đối tượng mục tiêu mà họ mong muốn, dưới đây là cách thức nó hoạt động.

  • Đảm bảo đối tượng có thể mở rộng. Kể từ khi chiến dịch được khởi chạy, hệ thống của TikTok cần một khoảng thời gian và dữ liệu nhất định để tìm hiểu và khám phá đối tượng phù hợp nhất cho quảng cáo. Do đó, các nhóm quảng cáo có quy mô đối tượng rộng hoặc cân bằng sẽ mang lại cho hệ thống của TikTok nhiều cơ hội hơn để khám phá đối tượng và tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo. Nhà quảng cáo TikTok có thể xem TikTok Learning phase để hiểu sâu hơn về các giai đoạn học tập của quảng cáo TikTok.
  • Hãy mở rộng việc nhắm mục tiêu khi hệ thống khó vượt qua giai đoạn tìm hiểu, không thể chi tiêu hoặc CPA quá cao. Việc điều chỉnh cách nhắm mục tiêu sẽ cung cấp cho hệ thống nhiều không gian hơn để khám phá các đối tượng mới có khả năng chuyển đổi. Nếu bạn không chắc chắn về cách bạn nên Targeting, hãy thử sử dụng công cụ TikTok Targeting Expansion.
  • Sử dụng chức năng “loại trừ đối tượng” (exclude audience) của TikTok để loại bỏ những nhóm người nhất định ra khỏi đối tượng mục tiêu, những người đã chuyển đổi. Nhà quảng cáo nên tận dụng tối đa ngân sách bằng cách chỉ nhắm mục tiêu tới những người chưa hoàn thành hành động mà họ đang thúc đẩy.

Sáng tạo.

Cũng như với bất cứ nền tảng quảng cáo nào khác, sáng tạo đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của các chiến dịch. Sáng tạo vừa là một nghệ thuật và vừa là một khoa học.

Để giúp nhà quảng cáo đạt được mục tiêu hiệu suất của mình thông qua các nội dung sáng tạo, dưới đây là những gì mà TikTok đưa ra.

  • Xây dựng các quảng cáo TikTok hấp dẫn bằng cách dựa vào các xu hướng hiện tại và tận dụng các đối tác sáng tạo. Khả năng tương tác tốt của quảng cáo không chỉ giúp tối ưu ngân sách quảng cáo mà còn khiến đối tượng mục tiêu có nhiều cảm hứng hơn với thương hiệu. Nhà quảng cáo có thể xem TikTok’s Creative Center  để khám phá các xu hướng mới nhất, tìm kiếm các đối tác tại TikTok Marketing Partners, hay Creator Marketplace.
  • Làm mới quảng cáo để kéo dài tuổi thọ của các nhóm quảng cáo trước khi tạo các quảng cáo mới. Quảng cáo mới và hấp dẫn là những yếu tố hàng đầu xác định tuổi thọ của một nhóm quảng cáo. Nhà quảng cáo đừng vội tạo nhóm quảng cáo mới cho đến khi có các chỉ số về hiệu suất thể hiện rõ điều này. Thay vào đó, hãy thử “hồi sinh” các nhóm quảng cáo hiện tại bằng cách thêm quảng cáo mới và tối ưu lại những cài đặt hiện có trong nhóm quảng cáo. Đối với các nhà quảng cáo ứng dụng, hãy thử tận dụng Dynamic Scene hiện có trong Trình quản lý quảng cáo TikTok để tạo ra các biến thể quảng cáo mới dựa trên các quảng cáo hiện có.
  • Sử dụng các công cụ của Trình quản lý quảng cáo TikTok để tối ưu hóa quảng cáo, bao gồm Thông tin chi tiết về video (Video Insights), Thử nghiệm phân tách (Split Test) và ACO. Thông tin chi tiết về video hiển thị các chỉ số chính về hiệu suất trong video, thứ có thể giúp nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu nội dung video. Thử nghiệm phân tách giúp nhà quảng cáo dễ dàng chạy thử nghiệm A/B một cách khoa học. Sau đó, với ACO (Automated Creative Optimization), nhà quảng cáo có thể tự động tạo quảng cáo mới và chọn những quảng cáo hoạt động tốt nhất khi mở rộng chiến dịch của mình.

Đấu giá (Bidding).

Giá thầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phân phối và mở rộng quảng cáo. Vì vậy, trước khi chiến dịch của bạn bắt đầu hoạt động, hãy đảm bảo rằng bạn biết cách tối ưu hóa các thông số đó.

  • Luôn nhập số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho các chuyển đổi. Điều này mang lại cho hệ thống nhiều cơ hội hơn để tìm đúng đối tượng cho quảng cáo của bạn và cải thiện khả năng cạnh tranh trong phiên đấu giá với các đối thủ. Nếu bạn đang chạy các chiến dịch tối ưu hóa theo hướng chuyển đổi và bạn đã chọn Giới hạn chi phí (Cost Cap) làm chiến lược đặt giá thầu, hãy đặt giá có thể chấp nhận được là cao nhất cho mỗi hành động. Nếu chiến dịch của bạn tối ưu hóa cho Giá trị (Value), bạn có thể đặt giá trị ROAS thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận. Bạn có thể xem thêm về 2 kiểu giá thầu này tại: Cost CapMinimum ROAS.
  • Sử dụng điểm tiêu chuẩn (benchmark) lịch sử để xác định giá thầu. Để xác định giá thầu hợp lý, hãy thử những cách sau:

Đối với nhóm quảng cáo Giới hạn chi phí (Cost Cap): Tham khảo CPA thực tế từ các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu trong cùng một đối tượng, quảng cáo cùng một sản phẩm và tối ưu hóa theo cùng một mục tiêu.

Đối với nhóm quảng cáo ROAS tối thiểu (Minimum ROAS): Tham khảo ROAS thực tế từ các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu cùng một tệp đối tượng, quảng cáo cùng một sản phẩm và tối ưu hóa theo hướng hoàn tất thanh toán.

  • Giữ cho ngân sách chiến dịch luôn ở trạng thái mở và sử dụng ngân sách hàng ngày cho các nhóm quảng cáo. Để tránh việc phân phối quảng cáo bị dừng đột ngột, hãy đặt ngân sách hàng ngày cho từng nhóm quảng cáo thay vì ở cấp độ chiến dịch. Hãy sử dụng mức ngân sách nhóm quảng cáo hàng ngày cao ít nhất là gấp 10 đến 50 lần CPA mục tiêu hiện có trong nhóm quảng cáo.

Điều chỉnh và tối ưu.

Để có được các chiến dịch hiệu suất tối ưu, nhà quảng cáo phải theo dõi chiến dịch quảng cáo và thực hiện các điều chỉnh dựa trên các chỉ số và thông tin chi tiết về dữ liệu.

  • Tập trung vào việc theo dõi các chỉ số quan trọng nhất. Bằng cách xác định các chỉ số mục tiêu, bạn có thể xác định khi nào bạn cần tối ưu hóa hiệu suất và những điều chỉnh nào cần thực hiện. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là thúc đẩy doanh số bán hàng và ROAS phải cao, đừng thực hiện các điều chỉnh chỉ vì CPM cao.
  • Chỉ điều chỉnh một nhóm quảng cáo hoặc cài đặt chiến dịch tại cùng một thời điểm và đợi ít nhất hai ngày trước khi thực hiện các điều chỉnh bổ sung.
  • Tăng hoặc giảm ngân sách dựa trên kỳ vọng CPA và ROAS. Tăng ngân sách của bạn khi tỷ lệ chi tiêu ngân sách đạt trên 95% VÀ quảng cáo của bạn đang đáp ứng kỳ vọng về CPA hoặc ROAS. Giảm ngân sách của bạn để kiểm soát CPA và ROAS khi sử dụng chiến lược giá thầu Chi phí thấp nhất (Lowest Cost) và Giá trị cao nhất (Highest Value).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên mạng xã hội

Kể từ khi ra đời và phát triển mạnh mẽ, khái niệm nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, và để trở nên phù hợp hơn, họ buộc phải chạy theo các thuật toán.

Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội
Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội

Việc tìm ra các quy tắc hay thuật toán ẩn của các nền tảng truyền thông mạng xã hội vốn là một công việc vô cùng khó khăn — và đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), điều này còn trở nên cấp thiết hơn.

Ziggi Tyler, một nhà sáng tạo trên TikTok đã đăng một video nêu ra một vấn đề đáng lo ngại mà anh nhận thấy với TikTok Creator Marketplace, một công cụ được sử dụng để kết nối nhà sáng tạo với các thương hiệu trên TikTok.

Tyler cho biết anh không thể nhập các từ khoá như “Black Lives Matter” hay “support Black Excellence” vào hồ sơ của mình trên Marketplace. Tuy nhiên, với các cụm từ như “ưu ​​thế của người da trắng” và “hỗ trợ người da trắng” thì lại hợp lệ.

Nhiều nhà sáng tạo khác trên TikTok cũng đã báo cáo các vấn đề tương tự.

Về cơ bản, có hai cách để có thể hiểu tác động của việc kiểm duyệt nội dung và các thuật toán thực thi các quy tắc đó: là dựa vào những gì nền tảng nói và bằng cách hỏi chính các nhà sáng tạo đang hoạt động trên nền tảng.

Trong trường hợp của Tyler, TikTok đã xin lỗi và đổ lỗi cho một bộ lọc nội dung tự động đã được thiết lập sẵn trên nền tảng.

Bà Brooke Erin Duffy, phó giáo sư tại Đại học Cornell, đã hợp tác với nghiên cứu sinh Colten Meisner để phỏng vấn 30 nhà sáng tạo trên TikTok, Instagram, Twitch, YouTube và Twitter trong khoảng thời gian video của Tyler được lan truyền mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu muốn biết cách những nhà sáng tạo, đặc biệt là những người thuộc các nhóm yếu thế, điều hướng các thuật toán và phương pháp kiểm duyệt nội dung (Content Moderation) của các nền tảng mà họ đang sử dụng.

Những gì được tìm thấy là: Nhà sáng tạo đầu tư rất nhiều công sức vào việc tìm hiểu các thuật toán, thứ sẽ quyết định hay định hình trải nghiệm và các mối quan hệ của họ trên các nền tảng này.

Vì nhiều nhà sáng tạo sử dụng nhiều nền tảng nên họ buộc phải tìm hiểu các quy tắc hay thuật toán ẩn của từng nền tảng.

Nhà sáng tạo phải điều chỉnh toàn bộ phương pháp tiếp cận của họ trong việc sản xuất và quảng cáo nội dung nhằm đáp ứng các thành kiến ​​của thuật toán và hệ thống kiểm duyệt nội dung trên nền tảng.

Dưới đây là chi tiết cuộc phỏng vấn được chia sẻ từ các nhà nghiên cứu.

Từ lâu, các nhà sáng tạo đã thảo luận về cách các thuật toán và hệ thống kiểm duyệt ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của họ trên các nền tảng đã khiến họ trở nên nổi tiếng. Vậy điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi thực hiện những cuộc phỏng vấn này?

Là người nghiên cứu, tôi hiểu rằng cuộc sống của các nhà sáng tạo gắn liền với các thuật toán, tuy nhiên cho đến khi thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sau, tôi mới có thể thực sự hiểu là thuật toán đã ảnh hưởng nhiều đến vậy.

Nhà sáng tạo dành rất nhiều nguồn lực để hiểu thuật toán và họ cũng hiểu rằng “thuật toán đó là khác nhau cho những người hay nhóm người khác nhau”.

Trong khi họ vẫn phải nỗ lực để phát triển trong không gian của nền kinh tế nhà sáng tạo, họ cảm thấy có nhiều vấn đề trong nền kinh tế này.

Nhà sáng tạo có thường nghĩ đến khả năng bị kiểm duyệt hoặc nội dung của họ không tiếp cận được khán giả do các thuật toán chặn không?

Tôi nghĩ về cơ bản, các thuật toán ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình các nhà sáng tạo xây dựng cấu trúc và quảng bá nội dung của họ. Các thuật toán này thay đổi theo ý thích; và gần như không có những cái nhìn sâu sắc (Insight) đến nội dung hay nhà sáng tạo.

Trong nhiều trường hợp, vì các nhà sáng tạo không thể liên hệ trực tiếp với các nền tảng, thứ mà họ có thể làm là “chấp nhận” và thay đổi.

Vì theo định nghĩa, đây là những thuật toán ẩn hay quy tắc ngầm, bạn đã xem xét khái niệm này như thế nào trong nghiên cứu của mình?

Một số người nói rằng họ đã bị cấm một cách vô cớ, và những người khác nói, “nội dung của tôi quá tệ khi không thể tiếp cận được.”

Bởi vì không có cách nào khác có thể thực sự chứng minh rằng một ai đó trên nền tảng bị cấm một cách vô cớ và cấm một cách chính đáng, suy đoán là thứ mà nhiều vẫn làm.

Tuy nhiên, cho dù các thuật toán ẩn có tồn tại hay không, thì việc mọi người hành động như thể họ bị trừng phạt thông qua những giới hạn về khả năng hiển thị của họ trên nền tảng là điều đang diễn ra.

Có bất kỳ cách nào có thể được thực hiện để giúp giải quyết vấn đề này không?

Các nền tảng liên tục quảng cáo các lợi ích của nền tảng của họ tới các nhà sáng tạo và cũng đề xuất rằng, nếu bạn đủ tài năng và có nội dung phù hợp, bạn có thể kết nối với khán giả và kiếm nhiều tiền.

Có thể nhà sáng tạo vẫn có thể kiếm được tiền hay thậm chí là nhiều tiền, họ không có nhiều tiếng nói trong chính sách kiểm duyệt nội dung của nền tảng và cách chúng đang được sử dụng một cách không công bằng.

Tính minh bạch vẫn còn là thứ nan giải với các nền tảng mạng xã hội, nhưng tôi nghĩ rằng người sáng tạo nên có nhiều đại diện hơn về các quyết định tác động cơ bản đến doanh nghiệp của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới từ TikTok Works

Nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing hay các nhà quảng cáo trên nền tảng, TikTok vừa chia sẻ một số insights mới tập trung vào việc xây dựng các chiến dịch marketing.

Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới
Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới

Theo đó, TikTok vừa ra mắt một chương trình mới có tên là TikTok Works, nền tảng tập trung cung cấp nhiều insight và hướng dẫn giúp các Marketer và nhà quảng cáo tối ưu hiệu suất trên nền tảng.

Ở giai đoạn hiện tại, ​​TikTok Works chủ yếu hướng đến các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), chỉ ra vai trò của TikTok trong việc giúp người dùng khám phá thương hiệu và cách TikTok có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).

Theo phân tích từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, TikTok cho biết nền tảng này có thể thúc đẩy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và hiệu quả bán hàng cho các thương hiệu CPG.

Theo TikTok:

“Theo các nghiên cứu, các thương hiệu tại Mỹ đã chứng kiến ​​ROAS cao hơn 96% so với tất cả các phương tiện kỹ thuật số khác được phân tích trong mô hình và gần gấp 3 lần hiệu quả bán hàng ngoại tuyến (offline sales). Các khu vực khác như Trung Đông, Châu Âu và Đông Nam Á cũng có mức tăng tương tự.”

TikTok cũng đã thực hiện một số nghiên cứu sâu hơn với NCS và phát hiện ra rằng, trong các danh mục các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc cá nhân và thực phẩm và đồ uống (F&B), quảng cáo TikTok tạo ra doanh số cao hơn so với các quảng cáo truyền thống trên TV mặc dù có mức hiển thị thấp hơn.

TikTok cũng ủy quyền cho nhóm nghiên cứu Fairing để xem xét vai trò ngày càng tăng của nền tảng trong việc thúc đẩy người tiêu dùng khám phá sản phẩm hay thương hiệu.

“Sau khi mua hàng trực tuyến, khi người tiêu dùng được hỏi nơi họ lần đầu tiên nghe về các sản phẩm mà họ đã, gần 15% cho biết họ đã khám phá sản phẩm trên TikTok. Chỉ một năm trước đó, con số này chỉ là 4%.”

Đối với những người làm marketing, điều này có nghĩa là khi hành trình mua hàng (Customer Journey) của khách hàng đã thay đổi, nhiệm vụ của họ là tập trung tương tác với các điểm chạm nơi khách hàng bị tác động (nhiều nhất) trong quá trình ra quyết định mua hàng, ví dụ trong trường hợp này, TikTok là một điểm chạm quan trọng.

Cuối cùng, TikTok cũng đã hợp tác với Kantar để phân tích cách quảng cáo TikTok (TikTok Ads) có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống khác.

“Theo phân tích của Kantar Link AI, hơn 3.500 quảng cáo TikTok được đo lường đã vượt qua các tiêu chuẩn về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số và truyền hình (TVs) của chính họ (trên nền tảng phân tích của Kantar) từ 15–20% trên nhiều chỉ số khác nhau, bao gồm tính thuyết phục (khả năng một quảng cáo sẽ thúc đẩy khuynh hướng tìm hiểu về thương hiệu) và sự thích thú (sự tác động và đánh giá cao về một quảng cáo).”

Bạn có thể xem chi tiết về TikTok Works tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Elon Musk có thể hồi sinh Vine, nền tảng video dạng ngắn giống TikTok

Sau khi trở thành CEO mới của Twitter, Elon Musk hiện đang có kế hoạch hồi sinh lại ứng dụng video dạng ngắn Vine, nền tảng được Twitter mua lại từ năm 2012.

Elon Musk có thể hồi sinh Vine, nền tảng video dạng ngắn giống TikTok
Elon Musk có thể hồi sinh Vine, nền tảng video dạng ngắn giống TikTok

Tin đồn về sự hồi sinh của ứng dụng video Vine có thể trở thành sự thực, với một báo cáo khẳng định chủ sở hữu mới của Twitter, Elon Musk, đã yêu cầu với các kỹ sư làm việc để đưa ứng dụng trở lại, theo Apple Insider.

Việc mua lại mạng xã hội Twitter của Elon Musk đã dẫn đến rất nhiều thay đổi về dịch vụ của mạng xã hội này và thậm chí còn có nhiều lời đồn đoán hơn về tương lai của nó.

Có vẻ như một số tin đồn liên quan đến Vine, một nền tảng video ngắn từng rất nổi tiếng thuộc sở hữu của Twitter, đã dừng hoạt động từ năm 2016.

Theo nguồn tin của Axios, Elon Musk đã yêu cầu các kỹ sư tại Twitter khởi động lại dự án Vine. Người ta cho rằng sự hồi sinh của ứng dụng này có thể diễn ra vào cuối năm 2022, mặc dù đây là một thách thức không hề nhỏ với đội ngũ phát triển Twitter.

Các kỹ sư đã được chỉ định để xem xét mã nguồn của Vine, đã không được bảo trì hoặc cập nhật kể từ khi dịch vụ ngừng hoạt động vào năm 2016. Một nguồn báo cáo cho biết “cần rất nhiều công việc” để đem Vine trở lại.

Trong một tweet của Sara Beykpour, một cựu nhân viên của Vine, cơ sở mã của ứng dụng này ít nhất đã sáu năm tuổi và một số phần tử đã tồn tại hơn mười năm.

“Bạn không muốn nhìn vào đó. Nếu bạn muốn hồi sinh Vine, bạn nên bắt đầu lại”, cựu nhân viên đã tweet một lời khuyên cho đội ngũ hiện tại.

Nhiệm vụ có thể được đơn giản hóa nếu các kỹ sư tận dụng mã liên quan đến video trong Twitter. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin gì thêm về việc Twitter sẽ làm như nào để đưa Vine trở lại.

Những tin đồn về sự trở lại của Vine đã được củng cố bởi chính “Sếp Twitter” Elon Musk, người đã phát động một cuộc thăm dò với câu hỏi “Mang Vine trở lại ?” vào ngày 30.10. Sau 4 triệu lượt bình chọn, tùy chọn “Có” đã giành được gần 70% số phiếu.

Vine là động thái mới nhất của Elon Musk với Twitter, bên cạnh việc thay đổi hệ thống xác minh cũng như sa thải CEO và các giám đốc điều hành hàng đầu ngay sau khi mua lại.

Vine là gì?

Vine là một dịch vụ lưu trữ video dạng ngắn của Mỹ, nơi người dùng có thể chia sẻ các video clip dài sáu giây.

Vine được thành lập từ tháng 6.2012 và trở thành nền tảng phổ biến, nơi mọi người đăng video hài hước và cập nhật cuộc sống của mình dưới dạng nhật ký video. Trước khi có tính năng stories và TikTok, Vine là một “gã khổng lồ” trong việc chia sẻ video.

Twitter đã mua lại Vine vào tháng 10.2012 trước khi phát hành chính thức vào ngày 24.1.2013. Các video được xuất bản trên mạng xã hội của Vine cũng có thể được chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook và Twitter.

Khi vẫn còn hoạt động, Vine là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ truyền thông xã hội khác như Instagram và Pheed.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Shoppertainment: TikTok ra mắt bản hướng dẫn Marketing mới

TikTok vừa ra mắt bản hướng dẫn mới nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing tận dụng xu hướng Shoppertainment để kết nối với người dùng trong ứng dụng.

TikTok Shoppertainment: TikTok ra mắt bản hướng dẫn Marketing mới
TikTok Shoppertainment: TikTok ra mắt bản hướng dẫn Marketing mới

Để có thể giúp các thương hiệu kết nối tốt hơn với người dùng trong ứng dụng, TikTok vừa xuất bản một hướng dẫn mới có tên gọi là TikTok Shoppertainment, với ý tưởng là “hãy giải trí người mua sắm” hay “mua sắm giải trí”.

Theo TikTok:

“Theo nghiên cứu, Shoppertainment có thể có giá trị khoảng 1000 tỷ USD tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) vào năm 2025, tăng từ mức 500 tỷ USD hiện tại.”

Để có thể có thêm insight về phương thức Shoppertainment, TikTok gần đây đã ủy quyền cho đơn vị tư vấn Boston (BCG) thực hiện một cuộc khảo sát người dùng trên 6 thị trường APAC bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Những mục tiêu khác của nghiên cứu là đánh giá các tùy chọn mua sắm cũng như công cụ quảng cáo của TikTok, bên cạnh đó là xem xét cách người dùng tương tác với các thương hiệu trong ứng dụng.

Dưới đây là một số ý chính từ báo cáo.

Trước hết, dữ liệu khảo sát cho thấy rằng hành trình khách hàng của người tiêu dùng đang thay đổi, điều này khiến cho việc theo dõi kết quả trực tiếp cho các chiến dịch quảng cáo trở nên khó khăn hơn.

Theo báo cáo:

“46% mọi người mua vào một ngày khác so với ngày tương tác với quảng cáo và 85% trong số họ đã chuyển đổi ứng dụng (sử dụng nhiều nền tảng khác nhau) trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey).

Kết hợp những hành vi này với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với các nội dung có thương hiệu (Branded Content, 34%), bạn có thể thấy rằng tại sao các thương hiệu lại ngày càng khó tiếp cận với khách hàng hơn.”

Về bản chất, điều này có nghĩa là các thương hiệu hay marketer cần sử dụng ít nội dung quảng cáo hơn, thay vào đó, nên tăng cường sử dụng nội dung gốc, nội dung giải trí, nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và hơn thế nữa.

Kết hợp với những người có ảnh hưởng (influencer) hay các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) uy tín nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

TikTok cũng cho biết, hiện khách hàng có 6 nhu cầu chính khi mua sắm bao gồm: giá trị, thuận tiện, được giới thiệu, truyền cảm hứng, giúp thay đổi bản thân và chiều bản thân.

6 nhu cầu này có thể được chia thành hai nhóm chính định hình cách thương hiệu tương tác với người tiêu dùng là nhu cầu về chức năng (functional Needs) và nhu cầu về cảm xúc (emotional Needs).

Khi nói đến xu hướng Shoppertainment trên TikTok, chìa khoá cho các marketer là cần kết hợp một cách hài hoà giữa yếu tố chức năng và cảm xúc trong các nội dung hay thông điệp của thương hiệu.

Báo cáo cũng cho biết rằng, Indonesia là thị trường có tốc độ tăng trưởng tiềm năng cao nhất trong khu vực, điều này có thể mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu bán hàng xuyên biên giới.

Bạn có thể tải xuống TikTok Shoppertainment tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Lượng người xem tin tức trên TikTok tăng gấp 3 lần trong 2 năm

Bất chấp luồng thông tin giả mạo liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, mọi người vẫn tiếp nhận tin tức từ nguồn này, đặc biệt là TikTok.

Lượng người xem tin tức trên TikTok tăng gấp 3 lần trong 2 năm
Lượng người xem tin tức trên TikTok tăng gấp 3 lần trong 2 năm

Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát hơn 12.000 người lớn Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 18/7 đến 21/9. Kết quả cho thấy số người lớn Mỹ thường tiếp nhận tin tức từ TikTok tăng mạnh trong 2 năm qua, từ 3% năm 2020 lên 10% năm 2022.

TikTok là nguồn tin phổ biến nhất với người từ 18 đến 29 tuổi. Trong số này, 26% thường xem tin tức trên nền tảng trong năm nay, tăng từ 18% năm 2021 và 9% năm 2020.

Xem tin tức trên TikTok cũng gia tăng trong các phân khúc tuổi khác. 10% người từ 30 đến 49 tuổi tiếp nhận tin tức trên TikTok, tăng từ 6% năm 2021 và 2% năm 2020. Với người từ 50 tuổi trở lên, tỉ lệ là 4%, không thay đổi nhiều so với mức 3% của một năm trước.

1/3 người dùng TikTok cập nhật tin tức trên ứng dụng, tăng từ 22% năm 2020. Sự vươn lên của TikTok lại là nỗi mất mát của Facebook, Twitter, Reddit.

Tỉ lệ người dùng thường xem tin tức trên Facebook giảm 10% trong 2 năm qua, từ 54% năm 2020 xuống 44% năm 2022. Twitter giảm 6%, còn Reddit giảm 5% trong cùng kỳ.

Dù vậy, xét tổng thể, số người Mỹ đọc tin trên Twitter, Facebook và Reddit vẫn áp đảo so với TikTok.

Cụ thể, 53% người lớn đọc tin trên mạng xã hội Twitter, 44% trên Facebook, 37% trên Reddit, 33% trên TikTok. Không rõ với tốc độ hiện tại, khi nào TikTok sẽ vượt qua ba nền tảng này.

Nhiều cặp mắt sẽ đổ dồn vào TikTok và các mạng xã hội khác trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ vào tháng sau. Một số đã thông báo nỗ lực chống tin sai sự thật.

Chẳng hạn, TikTok cấm nội dung chính trị trả phí của người nổi tiếng (KOL) và hợp tác với các tổ chức xác minh sự thật để đánh dấu tin không chính xác.

Meta và Twitter cũng có động thái tương tự. Meta sẽ hạn chế quảng cáo chính trị mới trong tuần trước bầu cử. Twitter thi hành chính sách Civic Integrity, dán nhãn các tweet gây hiểu lầm và gắn với liên kết dẫn đến nguồn tin chính thống.

Tuy nhiên, Fortune đánh giá các nỗ lực kể trên sẽ không thể xóa bỏ hoàn toàn vấn nạn tin giả trên mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới

TikTok vừa thông báo ra mắt tính năng quảng cáo mới có tên gọi là TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) nhằm mục tiêu tự động hoá quy trình quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất của chiến dịch.

TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới
TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới

TikTok Smart Performance Campaigns là gì?

TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) là kiểu chiến dịch giúp các nhà quảng cáo TikTok dễ dàng tối đa hóa kết quả của chiến dịch bằng một quy trình quảng cáo tự động, về cơ bản, tính năng mới này sử dụng hệ thống máy học của TikTok để nhắm mục tiêu và tối ưu hóa quảng cáo.

Theo giải thích của TikTok:

“TikTok Smart Performance Campaigns là giải pháp tự động hóa đầu cuối (end to end automation) đầu tiên của chúng tôi nhằm tận dụng công nghệ máy học để tối ưu hóa cho các mục tiêu marketing và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.

Để tiếp cận đúng người và tối đa hóa kết quả, TikTok Smart Performance Campaigns được thiết kế để chạy các chiến dịch hiệu suất trên quy mô lớn, đồng thời giảm số lượng các bước thủ công để thúc đẩy kết quả.”

Khi các công nghệ máy học ngày càng thông minh hơn, nhiều nền tảng quảng cáo đang tận dụng công nghệ này cùng với sự phát triển của AI để giúp cho quá trình tối ưu quảng cáo trở nên đơn giản hơn.

“Thông qua việc tận dụng công nghệ máy học (machine learning), việc bắt đầu với Smart Performance Campaigns thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần là lựa chọn các mục tiêu marketing, ngân sách, khu vực và thông điệp.”

Khi quyền riêng tư là một rào cản lớn của nhiều nền tảng quảng cáo, bên cạnh đó là việc cookies sẽ dần biến mất, các tính năng tự động hoá dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

TikTok cho biết Smart Performance Campaigns phù hợp với các nhà quảng cáo mới sử dụng TikTok hoặc các nhà marketer không có nhiều nguồn lực cho hoạt động quảng cáo.

Thông qua một số thử nghiệm ở các thị trường khác nhau, TikTok thông báo rằng kiểu chiến dịch mới này ban đầu tỏ ra rất khả quan.

“Bằng cách chạy chiến dịch thử nghiệm A/B (A/B Testing) kéo dài 14 ngày với Smart Performance Campaigns, một thương hiệu đã có thể giảm CPA (chi phí trên mỗi hành động) xuống 27% và tạo ra nhiều hành động mua hàng hơn đến 40%.”

TikTok cho biết Smart Performance Campaigns hay kiểu chiến dịch hiệu suất thông minh sẽ có sẵn trên toàn cầu cho các chiến dịch quảng cáo trên ứng dụng Android vào cuối tháng 10 và tiếp tục mở rộng đến cuối năm.

Các nhà quảng cáo quan tâm đến tính năng mới này có thể liên hệ với các đối tác của TikTok để gửi yêu cầu thử nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok giới hạn độ tuổi được phép livestream

TikTok sẽ cập nhật hệ thống livestream để nâng giới hạn độ tuổi được phép livestream, đồng thời giới thiệu luồng dành riêng cho người lớn.

TikTok giới hạn độ tuổi được phép livestream
TikTok giới hạn độ tuổi được phép livestream

Trong bài đăng blog mới nhất, TikTok thông báo một loạt thay đổi đối với tính năng livestream, bao gồm giới hạn độ tuổi và công cụ cho nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mới.

Hiện tại, bất kỳ người dùng nào trên 16 tuổi và có từ 1.000 người theo dõi (follower) có thể livestream trên TikTok, còn người trên 18 tuổi được phép nhận và tặng quà (tip). Tuy nhiên, từ ngày 23/11, chỉ người dùng 18 tuổi trở lên được livestream.

“Để bảo vệ người dùng cũng như hỗ trợ sức khỏe tinh thần của họ, chúng tôi liên tục làm việc để nâng cao các biện pháp bảo vệ đặt ra”, TikTok viết trên blog.

Ngoài ra, người dùng TikTok sẽ sớm được chọn loại đối tượng người lớn để tiếp cận khi livestream các nội dung phù hợp với những người dùng trưởng thành. Theo quy định cũ, livestream xuất hiện trên trang For You của người dùng và bảng Live riêng.

TikTok cho biết các luồng dành riêng cho người lớn có thể dùng cho những hoàn cảnh như khi nhà sáng tạo nội dung muốn bàn về các chủ đề mà trẻ em không nên xem.

TikTok Live ngày càng gắn bó với các nhà sáng tạo, mang đến thu nhập cho họ và cả TikTok. Tháng trước, trang Rest of Worlds đưa tin ByteDance – công ty mẹ TikTok – đã bắt tay với các hãng đào tạo KOL để hướng dẫn người dùng livestream và đề nghị người xem tặng tiền. Doanh thu từ các quà tặng ảo sẽ được chia giữa nhà sáng tạo, TikTok và đại lý trung gian.

TikTok cũng giới thiệu công cụ mới cho các tác giả khi livestream. Đầu tiên, họ có thể live cùng tối đa 5 vị khách bằng cách tùy chọn bố cục khác nhau.

Tiếp theo, TikTok cập nhật tính năng lọc từ khóa để gửi nhắc nhở cho chủ kênh bổ sung các từ khóa bị cấm, gợi ý các từ khóa họ muốn lọc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok ra mắt định dạng quảng cáo mới tập trung vào Gen Z

Định dạng quảng cáo mới của TikTok sẽ tập trung hỗ trợ các rạp chiếu phim thúc đẩy hoạt động bán vé của họ tới chủ yếu là Gen Z.

TikTok tiếp tục ra mắt định dạng quảng cáo mới tập trung vào Gen Z
TikTok tiếp tục ra mắt định dạng quảng cáo mới tập trung vào Gen Z

Khi Gen Z đang và sẽ trở thành nhóm người tiêu dùng chính, mạng xã hội video ngắn TikTok, vừa cập nhật định dạng quảng cáo mới tập trung vào thế hệ này.

Cụ thể, định dạng quảng cáo mới của TikTok hỗ trợ trực tiếp cho các rạp chiếu phim (Gen Z là đối tượng mục tiêu chính), nơi những người làm marketing có thể thúc đẩy số người đặt vé xem phim từ các rạp ở các khu vực khác nhau.

Ngoài định dạng quảng cáo mới cho các rạp chiếu phim, TikTok cũng đã công bố một số công cụ sáng tạo mới.

Định dạng quảng cáo mới sẽ cho phép các hãng phim hay rạp chiếu phim quảng cáo các video giới thiệu phim (trailer) trên TikTok, sau đó, quảng cáo sẽ cung cấp lịch chiếu cụ thể tại các rạp chiếu phim địa phương dựa trên địa điểm của từng người dùng, người dùng cuối cùng có thể mua vé và thanh toán ngay trong ứng dụng.

Hiện định dạng này đang được thử nghiệm tại Mỹ và sẽ sớm ra mắt toàn cầu.

Như MarketingTrips đã từng đề cập trong nhiều bài viết trước đây, khi Gen Z ngày càng có xu hướng hạn chế xem TV (truyền thống), việc các rạp hay đơn vị làm phim tiếp cận họ từ các nền tảng mạng xã hội sẽ là điều tất yếu.

Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, Gen Z thường xuyên bỏ qua quảng cáo trên các kênh truyền hình truyền thống và tua nhanh qua các đoạn quảng cáo với các TV được kết nối hay các chương trình khác.

Về phía nhà sáng tạo (Content Creator) hay những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok, họ sẽ có thể thêm phần “Neo” (Anchor) hoặc liên kết (Links) đến các trò chơi hoặc thông tin về sản phẩm.

Công cụ này sẽ cho phép những nhà sáng tạo hợp tác với các công ty trò chơi di động (mobile game) để thúc đẩy lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng.

Một tính năng tương tự mới được gọi là “neo bình luận” (comment anchors) sẽ cho phép nhà sáng tạo ghim một liên kết có thể nhấp vào ở vị trí đầu tiên trong phần bình luận của họ.

Đối với các thương hiệu, TikTok hiện sẽ có một chức năng đề xuất mới, có tên là TikTok Creator Marketplace (TTCM) Match, tính năng có thể tự động tạo danh sách những nhà sáng tạo dựa trên yêu cầu chiến dịch của thương hiệu (Brief).

Các cập nhật khác bao gồm tìm kiếm từ khóa được cải thiện và các chỉ số báo cáo chi tiết hơn sau chiến dịch, bao gồm tỷ lệ trùng lặp đối tượng, phân bổ sở thích đối tượng và ngày chiến dịch trong Spark Ads.

Một tính năng khác dành cho thương hiệu là Focused View, một định dạng quảng cáo mới trong đó các thương hiệu chỉ trả tiền khi người dùng tự nguyện xem quảng cáo trong ít nhất 6 giây hoặc tương tác với quảng cáo trong vòng dưới 6 giây.

Mục đích của định dạnh mới là ưu tiên hiển thị quảng cáo cho những người dùng tự nguyện tương tác với thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

CEO Meta: Việc Facebook chậm chân nắm bắt xu hướng mới đã góp phần giúp TikTok thành công hơn

CEO Meta thừa nhận sự chậm chạp và không thể nắm bắt xu hướng mới của Facebook đã góp phần vào thành công của đối thủ TikTok.

CEO Facebook: Việc tôi lơ là nắm bắt xu hướng mới cũng góp phần giúp TikTok thành công
CEO Facebook: Việc tôi lơ là nắm bắt xu hướng mới cũng góp phần giúp TikTok thành công

Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với nhà phân tích Ben Thompson, Mark Zuckerberg, CEO Meta (công ty mẹ của Facebook) thừa nhận mạng xã hội này đã bỏ lỡ hướng tiếp cận bảng tin (Feeds) đang thịnh hành của người dùng trên mạng xã hội.

“Tôi nghĩ rằng mình đã bỏ lỡ cách người dùng hiện nay đang tương tác với nội dung được khám phá”, CEO Meta chia sẻ.

Nhà sáng lập Facebook cho rằng trước đây, mạng xã hội xoay quanh tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, và bảng tin của Facebook cũng phục vụ điều đó.

“Tôi nghĩ hiện tại phần lớn đã chuyển sang việc dùng Feeds được đề xuất để khám phá nội dung mới. Khi tìm thấy những thứ thú vị, bạn sẽ muốn gửi chúng cho bạn bè của mình trong tin nhắn và tương tác ở đó. Như vậy, quan trọng không phải là ai tạo ra nội dung, mà là chất lượng nội dung”, CEO Meta chia sẻ.

Hướng đi mới mà Zuckerberg đề cập chính là cách mà TikTok đã làm và trở nên cực kỳ thịnh hành trên mạng xã hội. Các nhà phân tích nhận định sự lớn mạnh rất nhanh của TikTok là nhờ thuật toán đề xuất các video ngắn hấp dẫn cho người dùng dựa trên thói quen và lịch sử xem.

Chính Zuckerberg cũng gọi TikTok là một “đối thủ đáng gờm” trong cuộc phỏng vấn.

“TikTok đã chứng minh họ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Tôi nghĩ rằng sự chậm chạp này một phần vì nó không phù hợp với mô hình mạng xã hội mà tôi hướng đến. Đối với tôi, nó giống như một phiên bản YouTube ngắn hơn”, nhà sáng lập Facebook thừa nhận.

Sự trỗi dậy của TikTok cũng đặt ra thách thức đáng kể đối với các nền tảng Facebook và Instagram. CNBC cho biết lượng người dùng Facebook ở Bắc Mỹ đang có sự sụt giảm đáng kể, dẫn đến việc giá cổ phiếu của hãng đã mất hơn 56% trong năm nay.

Năm 2020, Instagram ra mắt Reels, một tính năng chia sẻ video ngắn trên nền nhạc. Có ngôn ngữ thiết kế giống hệt nền tảng chia sẻ video ngắn đình đám TikTok, Reels cho thấy Facebook đang cố học theo cách làm của công ty Trung Quốc.

Hồi tháng 7, theo Insider, Facebook tìm hướng đi tốt hơn, mạng xã hội này sẵn sàng thay đổi cách hoạt động của mình để giống với TikTok hơn. Giờ đây, Facebook không còn là nơi để kết nối với bạn bè và người quen.

Sau thay đổi về giao diện, Facebook sẽ có thêm những ô nội dung nhằm “gây nghiện” tương tự TikTok, với một thuật toán cung cấp cho người dùng các video, hình ảnh và các bài đăng liên quan đến sở thích cá nhân.

Trong bức thư Giám đốc kỹ thuật Tom Alison gửi đến nhân viên, Facebook cho biết sẽ xây dựng trang news feed giống hệt TikTok bằng cách đề xuất các bài viết ngẫu nhiên thay vì ưu tiên những đăng tải của bạn bè, người quen.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok đang muốn mở nhà kho nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Trong khi phần lớn ứng dụng mạng xã hội đều muốn sao chép TikTok, nền tảng này đang muốn học hỏi Amazon, mở nhà kho để thúc đẩy thương mại điện tử.

TikTok đang muốn mở nhà kho nhằm thúc đẩy thương mại điện tử
TikTok đang muốn mở nhà kho nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Theo các bài đăng tuyển dụng gần đây trên mạng xã hội LinkedIn và website riêng, TikTok đang muốn tạo ra mạng lưới nhà kho và logistics mới tại Mỹ để hỗ trợ nỗ lực thương mại điện tử (eCommerce) của mình.

Như các đối thủ khác, TikTok đã lấn sân sang thương mại điện tử để tăng cơ hội kiếm tiền.

Hiện nay, công ty cung cấp TikTok Shop Seller tại vài thị trường, bao gồm Anh, Indonesia, Việt Nam, cho phép các nhà sáng tạo và doanh nghiệp bán sản phẩm. Nền tảng cũng hợp tác với Shopify để kích hoạt hoạt động mua sắm trong ứng dụng.

Tuy nhiên, với vị thế hiện tại, TikTok dường như muốn đi xa hơn. Thay vì phục vụ như là nền tảng trung gian để tiếp cận khách hàng, ứng dụng có thể đang muốn cung cấp dịch vụ logistics để phát triển cái mà họ gọi là “trải nghiệm thương mại điện tử tốt hơn và hoàn toàn mới”.

“Thông qua cung cấp dịch vụ kho vận, giao hàng, hoàn hàng, sứ mệnh của chúng tôi là giúp người bán hàng cải thiện khả năng và hiệu quả vận hành, mang đến cho người mua trải nghiệm mua sắm thỏa mãn, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững của TikTok Shop”, một bài đăng tuyển dụng viết.

Trong một bài đăng khác, TikTok cho biết muốn tìm một người “xây dựng dịch vụ fulfillment từ đầu” và “chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh dịch vụ fulfillment của bộ phận logistics thương mại điện tử TikTok tại Mỹ”.

Nhiều vị trí làm việc tại Seattle, nơi Amazon đặt trụ sở đầu tiên. Mạng lưới giao hàng và logistics hùng mạnh đã biến Amazon thành công cụ quan trọng với nhiều cửa hàng và bảo đảm giao hàng loạt sản phẩm một cách nhanh chóng.

Phát ngôn viên TikTok từ chối bình luận về các thông tin tuyển dụng. Trong tuyên bố gửi CNN, người này chia sẻ công ty đang tập trung mang đến những trải nghiệm mua sắm giá trị tại những nước TikTok Seller đang hoạt động tại Đông Nam Á và Anh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mạng xã hội video ngắn TikTok rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan

Sự lớn mạnh quá nhanh khiến TikTok phải đối mặt với áp lực từ phía lập pháp phương Tây, quy định của Trung Quốc và nhiều nhà đầu tư lớn đằng sau.

Không thể phủ nhận TikTok là ứng dụng thành công nhất bên ngoài biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, sự vươn mình quá nhanh của mạng xã hội video lại làm gia tăng những lo ngại từ Mỹ và các đồng minh về tính bảo mật của lượng dữ liệu người dùng.

TikTok đóng vai trò tiên phong, bởi đây là công ty Internet Trung Quốc đầu tiên đạt được thành công toàn cầu trên quy mô này. Tuy nhiên, điều đó khiến nó phải đối mặt với nhiều áp lực.

Cái khó của TikTok.

Trả lời SCMP, nhiều nhân viên và nhà phân tích cho rằng sự phát triển của TikTok vẫn chịu ảnh hưởng theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhiều cá nhân quyền lực và chính phủ ở một số quốc gia.

Điều này khiến ứng dụng có hơn 1 tỷ người dùng bị cuốn vào một mạng lưới phức tạp của công nghệ, tiền bạc và quyền lực.

Thêm vào đó, ByteDance vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ quyền sở hữu ứng dụng này. Mỹ không ngừng cố gắng cắt đứt liên hệ giữa TikTok với Trung Quốc, động thái biến tương lai của ứng dụng trở nên vô định.

Hai năm trước, cựu tổng thống Donald Trump thất bại trong nỗ lực ép ByteDance bán ứng dụng cho các nhà đầu tư Mỹ.

Giờ đây, đến lượt chính quyền ông Biden thực hiện một kế hoạch sửa đổi để giải quyết những gì họ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia từ ứng dụng này.

“Các cuộc thảo luận hiện tại dường như là sự tiếp nối của những gì chúng ta đã thấy dưới thời ông Trump”, Emily Weinstein, thành viên nghiên cứu tại Đại học Georgetown nhận định.

Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng gia tăng sự giám sát với TikTok do lo ngại về vấn đề an ninh. Ấn Độ đã chặn TikTok cùng với nhiều ứng dụng khác của Trung Quốc sau cuộc đụng độ tại biên giới năm 2020 giữa hai nước.

Australia, EU và Anh cũng không phải ngoại lệ. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Australian, Thượng nghị sĩ James Paterson nhấn mạnh “một lệnh cấm nên được xem xét” nếu chính phủ Australia không thể giải quyết các lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến TikTok.

Thủ tướng Anh Liz Truss trước khi đắc cử cũng từng nhấn mạnh sẽ đàn áp các doanh nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc như TikTok.

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy cho biết TikTok có thể đã vi phạm các quy tắc của EU khi tiến hành phân phối quảng cáo theo hướng đối tượng (User-driven Ad Targeting) mà không có sự đồng ý từ người dùng.

Mối liên hệ giữa TikTok và Trung Quốc.

Sự nghi ngờ của phương Tây đối với TikTok phần lớn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi về việc chính phủ Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng thông qua ByteDance.

Luật Tình báo Quốc gia được Trung Quốc thông qua năm 2017, cho phép chính phủ yêu cầu các công ty Trung Quốc cung cấp bất cứ thông tin, kể cả dữ liệu người dùng nước ngoài.

Nội dung này nhiều lần bị giới lập pháp Mỹ đưa ra trong các phiên chất vấn về mối liên hệ của TikTok với Trung Quốc, dù ByteDance nhiều lần khẳng định chưa bao giờ thực hiện.

TikTok hứa rằng dữ liệu người dùng Mỹ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ thuộc sở hữu của Oracle có trụ sở tại Texas. Bất kỳ quyền truy cập dữ liệu TikTok nào của các nhà điều hành ByteDance đều phải trải qua một quy trình nội bộ nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, nguồn tin của BuzzFeed News về âm thanh bị rò rỉ từ các cuộc họp nội bộ cho thấy nhân viên ở Trung Quốc đã nhiều lần truy cập vào kho dữ liệu đó. TikTok được phát triển từ công nghệ cốt lõi tương tự như Douyin, phiên bản tiếng Trung của nó.

Có một số dẫn chứng cho thấy ByteDance đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc để tăng cường kiểm duyệt nội dung.

Năm 2018, công ty này đã đóng cửa Neihan Duanzi, mạng xã hội chia sẻ các nội dung hài hước sau khi chính quyền phát hiện nền tảng này chứa “nội dung thô tục”.

Chia sẻ với Washington Post, các nhân viên TikTok tại Mỹ nói rằng họ bị hội đồng quản trị tại Bắc Kinh gây áp lực để hạn chế nội dung chính trị xuất hiện trên nền tảng.

Cuối năm 2019, The Guardian tiết lộ TikTok từng yêu cầu kiểm duyệt viên xóa video có nội dung “xuyên tạc” các sự kiện lịch sử.

“Chúng tôi khuyên mọi người cẩn thận khi sử dụng TikTok, đặc biệt khi tồn tại mối đe dọa về dữ liệu cá nhân bị thu thập hoặc giám sát bởi chính phủ Trung Quốc”, báo cáo cho biết.

Ông chủ thật sự của TikTok.

Theo SCMP, cấu trúc thượng tầng không rõ ràng của công ty mẹ ByteDance cho thấy ít nhất một số quyết định hàng đầu vẫn đến từ phía Bắc Kinh.

Câu hỏi về người thật sự nắm quyền mạng xã hội TikTok vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Trên giấy tờ, TikTok được đăng ký tại Quần đảo Cayman và có nhân viên ở Trung Quốc.

CEO hiện nay là Shou Zi Chew, người tự nhận bản thân “một người Singapore chính gốc” trong bức thư gửi tới cho các nhà lập pháp Mỹ.

Thực tế, ông Chew chỉ đảm nhận vai trò này kể từ tháng 4/2021, vài tháng trước khi TikTok trở thành một trong sáu nhóm kinh doanh riêng biệt thuộc ByteDance trong bối cảnh công ty đang tái cơ cấu.

Cũng trong bức thư gửi tới cho các nhà lập pháp Mỹ hồi tháng 6, CEO Chew thừa nhận ByteDance “đóng một vai trò trong việc tuyển dụng nhân sự chủ chốt tại TikTok”.

ByteDance được thành lập vào năm 2012 bởi Zhang Yiming. Năm ngoái, ông Yiming rời bỏ ghế chủ tịch, chỉ vài tháng sau khi từ chức CEO.

Tuy nhiên, theo một nhà đầu tư lâu năm của ByteDance, người từ chối nêu tên vì vấn đề riêng tư tiết lộ các nhà đầu tư và CEO ByteDance đều thừa nhận Yiming vẫn duy trì tiếng nói cuối cùng về các quyết định lớn của TikTok.

“Có một sự nhận biết cơ bản về ai là người được thuê và ai là ông chủ thực sự”, người giấu tên này ám chỉ về ông chủ thật sự của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội TikTok

Được nổi lên như là mạng xã hội của giới trẻ (Gen Z), TikTok là mạng xã hội video ngắn của công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc). Nhờ vào tính sáng tạo, thuật toán xu hướng, TikTok đang trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu. Vậy TikTok là gì? TikToker là ai?  lịch sử hình thành của mạng xã hội video TikTok? TikTok hoạt động như thế nào? đặc điểm, lợi ích và tác hại của TikTok? những tính năng chính hiện có của TikTok là gì? lượng người dùng TikTok tại Việt Nam và trên thế giới, và hơn thế nữa. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết nhất trong bài viết này.

tiktok là gì
TikTok là gì? Thấu hiểu mạng xã hội video TikTok

TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 trên toàn cầu với hơn 1 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Cùng với các nền tảng khác như Facebook, LinkedIn, Instagram, YouTube hay Twitter, TikTok nằm trong bức tranh tổng thể là mạng xã hội (Social Network) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 2 năm 2022.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • TikTok là gì?
  • Mạng xã hội là gì?
  • Lịch sử hình thành của mạng xã hội video ngắn TikTok.
  • Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?
  • TikTok hoạt động như thế nào hay cách sử dụng TikTok ra sao.
  • Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.
  • TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
  • Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, WhatsApp, LinkedIn, TikTok và Twitter.
  • TikTok for Business là gì?
  • TikTok Ads là gì?
  • TikTok Pixel là gì?
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội video ngắn hay ứng dụng video ngắn TikTok là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

TikTok là gì?

TikTok là mạng xã hội video ngắn (Short-form Video Social Networks) thuộc ByteDance, là một công ty công nghệ internet đa quốc gia có trụ sở chính tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc.

Về bản chất, TikTok khác biệt hoàn toàn với các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn, Instagram, Facebook hay thậm chí là mạng xã hội video YouTube.

Trong khi LinkedIn tập trung vào yếu tố chuyên nghiệp và việc làm, Instagram tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh hay Facebook dùng để kết nối xã hội nói chung, TikTok là nền tảng giải trí thông qua các đoạn video ngắn dành cho đối tượng chính là Gen Z.

Người dùng TikTok, sau khi đăng ký tài khoản có thể bắt đầu tìm kiếm bạn bè, video, theo dõi những người hay thương hiệu khác, gửi tin nhắn, đăng tải video và hơn thế nữa.

Theo số liệu từ Statista, tính đến năm 2021, mạng xã hội TikTok có hơn 1 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.2 tỷ người dùng trong năm 2022.

Mạng xã hội là gì?

Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web hay ứng dụng truyền thông xã hội (Social Media Sites, platforms) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).

Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, giải trí, mục đích kinh doanh và hơn thế nữa tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người (2022).

Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì

Một số thông tin chính cần hiểu về TikTok.

Bên cạnh việc hiểu TikTok là gì, dưới đây là một số thông tin khác bạn cần nắm khi tìm hiểu về mạng xã hội video TikTok.

  • TikTok cho phép người dùng xem, tạo và chia sẻ các video ngắn trực tuyến cùng nhiều hiệu ứng chỉnh sửa video khác nhau (video effect).
  • Ứng dụng TikTok được ra mắt vào năm 2016 bởi công ty công nghệ internet của Trung Quốc có tên là ByteDance.
  • Đến năm 2022, TikTok đã có mặt tại hơn 150 thị trường khác nhau và có văn phòng tại Bắc Kinh, Los Angeles, Moscow, Mumbai, Seoul và Tokyo, cùng với đó là nhiều văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia khác nhau trong đó có cả Việt Nam.
  • Ứng dụng video ngắn TikTok đã có khoảng hơn 1 tỷ người dùng hàng ngày trên toàn cầu vào đầu năm 2022.
  • Hơn 60% người dùng TikTok là Gen Z, là những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
  • Từ độ dài video cho phép ban đầu là 15 giây, đến năm 2022, người dùng TikTok có thể tải lên video dài tối đa là 10 phút.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội video ngắn TikTok.

TikTok, còn có tên gọi khác ở thị trường Trung Quốc là Douyin, được ByteDance ra mắt tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 9 năm 2016, ban đầu ứng dụng có tên là A.me, trước khi đổi tên thành Douyin (抖 音) vào tháng 12 năm 2016 (Theo Wikipedia).

Kể từ lúc được thành lập, nhà sáng lập Zhang Yiming đã có tham vọng bành trướng ứng dụng này ra thị trường nước ngoài, nơi đang có khoảng 4/5 phần thị trường còn lại ngoài sân nhà chính là Trung Quốc.

Trong vòng 1 năm kể từ khi được ra mắt, nền tảng video ngắn đã có 100 triệu người dùng, với hơn một tỷ lượt xem video mỗi ngày.

Vào tháng 9 năm 2017, ứng dụng đã được ra mắt thị trường toàn cầu với tên gọi là TikTok và vẫn giữ tên gọi là Douyin tại Trung Quốc.

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2018, ứng dụng video dạng ngắn TikTok đứng Top đầu về lượt tải xuống trong số các ứng dụng miễn phí khác ở Thái Lan và cùng một số quốc gia khác.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu di động Sensor Tower, TikTok đã được tải xuống hơn 130 triệu lần ở thị trường Mỹ và đạt hơn 2 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới (không bao gồm người dùng Android ở Trung Quốc).

Vào tháng 7 năm 2020, tức sau khoảng 4 năm kể từ khi được ra mắt, TikTok, (không tính Douyin) cho biết nền tảng này hiện có hơn 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên toàn thế giới.

Vào tháng 8 năm 2020, Mỹ muốn cấm TikTok đồng thời đề xuất gã khổng lồ công nghệ Microsoft mua lại nền tảng này tại Mỹ.

Cũng vào cùng tháng, Tổng thống Mỹ khi này là Donald Trump đã ban sắc lệnh cấm cả TikTok của ByteDance và ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent, cả hai công ty này đều của Trung Quốc.

Vào tháng 5 năm 2021, TikTok bổ nhiệm Shou Zi Chew làm CEO mới của nền tảng, trước khi đảm nhận vị trí này, Shou Zi Chew từng làm CEO của Vanessa Pappas.

Vào tháng 6 năm 2021, Tổng thống Mỹ, Joe Biden, đã thu hồi lệnh cấm đối với TikTok.

Vào tháng 9 năm 2021, TikTok báo cáo rằng nền tảng này đã đạt mốc 1 tỷ người dùng với khoản doanh thu từ quảng cáo là khoảng 4 tỷ USD.

Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?

Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?
Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở đầu bài viết, TikTok là mạng xã hội có nhiều điểm khác so với các nền tảng như Facebook, Instagram hay LinkedIn.

Ngoài việc là ứng dụng chỉ tập trung vào định dạng video ngắn, TikTok hiện vẫn có một số tính năng khác, vậy những tính năng khác biệt đó của TikTok là gì?

  • Tạo và chỉnh sửa video.

Khi nói đến TikTok, một trong những điểm hay tính năng đáng chú ý nhất của nền tảng này là khả năng tạo video với nhiều hiệu ứng (effect) và mẫu có sẵn (templates) khác nhau.

Thay vì chủ yếu là chọn hình ảnh hoặc video có sẵn từ thư viện sau đó đăng bài trên Facebook và LinkedIn, đa số người dùng TikTok sử dụng các công cụ chỉnh sửa trong ứng dụng để tạo và tuỳ chỉnh video.

Người dùng cũng có thể tuỳ chỉnh tốc độ, thêm âm thanh, hay sử dụng chính camera trên điện thoại để tạo video.

  • Hashtag – Gắn thẻ cho bài đăng.

Cũng tương tự các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng cho phép người dùng sử dụng thẻ hashtag để thêm vào bài đăng hoặc tìm kiếm các bài đăng liên quan khác.

  • Đề cập – Mention.

Người dùng TikTok có thể sử dụng tính năng này để tag hay gán một người dùng nào đó trên TikTok, tính năng này cũng giống như với Instagram hay Facebook.

Người dùng có thể gán người khác vào nội dung bài đăng hoặc phần bình luận bằng cách sử dụng ký tự @ ngay trước tài khoản muốn gán.

  • Discover – Khám phá.

Là nơi người dùng có thể tìm kiếm các video mới (bằng cách nhập bất kỳ từ khoá nào vào thanh tìm kiếm) hay các xu hướng đang HOT trên nền tảng.

  • Gửi tin nhắn.

TikTok cũng cho phép người dùng tương tác với nhau bằng cách nhắn tin cho nhau, tuy nhiên tuỳ vào cách thức cài đặt của từng tài khoản mà người dùng có thể gửi được tin nhắn hay không hay có thể gửi tối đa bao nhiêu tin nhắn.

TikTok hoạt động như thế nào hay cách sử dụng TikTok ra sao.

Về cơ bản, cách thức hoạt động của TikTok cũng giống với các nền tảng mạng xã hội khác.

Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu chọn theo dõi những người hay thương hiệu mình thích, tạo và đăng video, hay tương tác với bất cứ tài khoản nào trên nền tảng.

Vì là mạng xã hội, TikTok hoạt động dựa trên các thuật toán, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của từng người dùng trên ứng dụng mà hệ thống sẽ chủ động đề xuất những nội dung khác nhau. Mỗi người dùng “sở hữu” một “Bảng tin” riêng biệt.

Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội TikTok để tương tác với bạn bè, để tìm kiếm thông tin, để giải trí, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để bán hàng và hơn thế nữa.

Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.

Một khi đã có thể thấu hiểu TikTok là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng này thông qua các bước đơn giản bên dưới.

  • Bước 1: Truy cập vào https://www.tiktok.com/signup để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android. Thay vì phải đăng ký thông tin mới, TikTok cũng cho phép người dùng đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Google.
  • Bước 2: Điền các thông tin như email, số điện thoại, ngày tháng năm sinh.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.
  • Bước 3: Bấm chọn Tiếp.
  • Bước 4: Xác nhận mã qua số điện thoại hoặc email.
  • Bước 5: Nhập tên người dùng (username), chọn sở thích và hoàn tất đăng ký.

TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Về tổng thể, TikTok sẽ căn cứ vào các tín hiệu dưới đây để quyết định xem nên đề xuất nội dung (video) nào cho người dùng.

  • Tương tác của người dùng với nội dung – Đây được xem là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến cách một người dùng cụ thể được nền tảng đề xuất nội dung. Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đã đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng video có gắn một hashtag cụ thể nào đó, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy những nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong bảng tin của mình.
  • Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích (caption), âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó cũng có thể là hashtag. Nếu các thông tin của video phù hợp với sở thích của người dùng, họ sẽ có thể thấy nó.
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.

Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, WhatsApp, LinkedIn, TikTok và Twitter.

  • Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
  • Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
  • YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
  • LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
  • TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
  • Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.

TikTok for Business là gì?

TikTok for Business là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên TikTok Ads.

Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.

TikTok Ads là gì?

TikTok Ads hay quảng cáo TikTok là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay Facebook, quảng cáo trên TikTok là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

TikTok Pixel là gì?

Cũng tương tự như Facebook Pixel, TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội video ngắn hay ứng dụng video ngắn TikTok là gì?

  • TikTok Username là gì?

Là tên người dùng trên TikTok, khác với TikTok name, khi người dùng có thể đặt bất cứ tên gì, TikTok username là duy nhất (unique) cho từng tài khoản.

  • TikTok Bio là gì?

Là phần tiểu sử giới thiệu ngắn gọn về tài khoản hay bản thân người dùng. TikTok giới hạn phần nội dung này với tối đa là 80 ký tự.

  • TikTok ID hay TikTok user ID là gì?

Chính là phần TikTok username nói trên, người dùng có thể sử dụng TikTok ID để nhận diện và tìm kiếm các tài khoản hay chia sẻ tài khoản trên TikTok.

  • TikTok Ads Manager là gì?

Là trình quản lý quảng cáo của TikTok. Nơi nhà quảng cáo có thể bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.

  • TikTok rate là gì?

TikTok rate là cách viết rút gọn của TikTok Engagement Rate, có nghĩa là tỷ lệ tương tác trên TikTok, được tính bằng cách lấy số lượng người dùng đã tương tác (với một bài đăng nhất định) chia cho số lần bài đăng đó được hiển thị. Tương tác ở đây có thể là thích, bình luận, nhấp chuột hay chia sẻ.

  • TikTok Shop là gì?

Là tính năng bán hàng thương mại điện tử trên TikTok, nơi các nhà bán hàng hay nhà sáng tạo nội dung có thể đăng tải và bán các sản phẩm trực tiếp đến người dùng TikTok.

  • Kênh TikTok là gì?

Kênh TikTok chính là các tài khoản trên TikTok. Kênh TikTok có thể là tài khoản cá nhân của người dùng hoặc tài khoản TikTok của doanh nghiệp được sử dụng để đăng tải nội dung lên nền tảng hay mạng xã hội TikTok.

Kết luận.

Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm, tìm kiếm thông tin và hơn thế nữa, các nền tảng như TikTok, Instagram hay Facebook sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.

Với tư là những người làm marketing, bằng việc hiểu bản chất thực sự của tiktok là gì, hay sử dụng nó như thế nào cho tối ưu, bạn sẽ có nhiều cách hơn để gặt hái được nhiều thành công hơn trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips 

Nguồn: MarketingTrips 

Công ty mẹ TikTok lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2021

ByteDance – công ty mẹ TikTok ghi nhận khoản lỗ hoạt động năm 2021 tăng hơn 3 lần, lên 7 tỷ USD do chi mạnh tay để tăng trưởng và chiếm thị phần.

Công ty mẹ TikTok lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2021
Công ty mẹ TikTok lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2021

Wall Street Journal trích một báo cáo tài chính nội bộ của ByteDance cho thấy năm ngoái, khoản lỗ hoạt động của công ty này là 7,15 tỷ USD, tăng so với 2,14 tỷ USD năm 2020.

Dù vậy, họ đã có lợi nhuận hoạt động trong quý đầu năm 2022. Đây là tín hiệu startup này sắp đến giai đoạn bước ngoặt sau nhiều năm lỗ lớn.

ByteDance hiếm khi chia sẻ các thông tin tài chính. Báo cáo này được gửi cho các nhân viên hồi tháng 8, gồm số liệu năm 2020, 2021 và quý đầu 2022.

Đây là một trong những báo cáo cung cấp cái nhìn chi tiết nhất về tình hình hoạt động và kế hoạch trong tương lai của ByteDance.

Báo cáo cho thấy công ty này tăng doanh thu rất nhanh, tích lũy được khối tiền mặt lớn và có nhiều khoản đầu tư khổng lồ. Doanh thu của ByteDance tăng gần 80% lên 61,7 tỷ USD năm 2021. Tuy nhiên, chi phí của họ cũng tăng mạnh, do tập trung vào tăng trưởng.

Chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) là 14,6 tỷ USD. Chi phí marketing và bán hàng là 19,2 tỷ USD. Chi phí kinh doanh khác là 27,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, giá trị thị trường của các khoản đầu tư lao dốc cũng khiến ByteDance phải ghi nhận khoản giảm trừ lên tới 75,6 tỷ USD. Việc này góp phần khiến lỗ ròng của ByteDance tăng hơn 87% lên 84,9 tỷ USD năm ngoái.

Quý đầu năm nay, doanh thu của họ đạt 18,3 tỷ USD, tăng 54% so với năm ngoái. Chi phí cũng được ghìm lại, giúp họ có lợi nhuận hoạt động.
Lỗ ròng cũng giảm, còn 4,7 tỷ USD.

Tiền và các khoản tương đương tiền trong quý I là 42,6 tỷ USD, tăng so với cuối năm 2021. Tổng tài sản quý I là 74 tỷ USD. Công ty này hiện có hơn 130.000 nhân viên trên toàn cầu.

ByteDance được Zhang Yiming thành lập năm 2012. Họ đã huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư toàn cầu như KKR & Co, Sequoia Capital và General Atlantic. Cuối năm 2020, ByteDance được định giá 180 tỷ USD.

Công ty này vẫn đang trì hoãn kế hoạch IPO. Tháng trước, WSJ đưa tin ByteDance đề xuất mua lại cổ phiếu từ các nhà đầu tư, định giá công ty này tại 300 tỷ USD.

Năm ngoái, ByteDance mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, như videogame. Họ cũng tăng tốc tuyển dụng và phát triển chip tiên tiến hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy chủ (server).

Trong một cuộc họp hồi tháng 8, CEO ByteDance Liang Rubo cho biết ông sẽ nỗ lực giảm chi phí và cải thiện hiệu suất công ty. Ông cũng nhận định nhiều mảng kinh doanh của ByteDance năm ngoái không đạt kỳ vọng.

Với khoản doanh thu khá “khiêm tốn” chưa đầy 5 tỷ USD (Facebook khoảng hơn 100 tỷ USD), TikTok sẽ phải sớm tìm cách để gia tăng doanh thu trong bối cảnh này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Không gian mạng xã hội sẽ ra sao nếu không có Facebook

Thật khó để nói thế giới hiện đại sẽ như thế nào nếu những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple hay Microsoft quyết định theo đuổi một thứ gì khác.

Không gian mạng xã hội sẽ ra sao nếu không có Facebook
Không gian mạng xã hội sẽ ra sao nếu không có Facebook

Theo iTechpost, Mark Zuckerberg có thể đã trở thành chủ sở hữu nhượng quyền thương mại của McDonald’s nếu ông ấy chọn.

Đó là khi cha của người sáng lập ra Facebook đưa cho anh một sự lựa chọn: điều hành một nhượng quyền thương mại hoặc vào trường đại học. Cuối cùng, Zuckerberg đã chọn đại học.

Mặc dù lựa chọn theo đuổi giáo dục đại học, Zuckerberg đã bỏ học đại học vào năm 2005. Là một người theo học ngành khoa học máy tính, vì vậy Zuckerberg đã tạo ra mạng xã hội Facebook. Cho đến nay, đó là quyết định đúng đắn của ông khi nền tảng này hiện đã trị giá 430 tỉ USD.

Trong trường hợp Zuckerberg chọn sai con đường, tức không tạo ra Facebook, Time.com tin rằng nếu không có Facebook, Friendster sẽ có cơ hội vươn lên như Facebook hiện có.

Người sáng tạo Friendster, Jonathan Abrams, đã gợi ý rằng họ nên khởi động sáng kiến “Friendster College” ở thời điểm đỉnh cao của dịch vụ. Về cơ bản, đó là cách Facebook bắt đầu.

Twitter cũng có thể lớn hơn, vì mọi người sẽ chuyển sang trang này để cập nhật về cuộc sống của họ bằng văn bản thay vì cập nhật trạng thái của họ trên Facebook.

Đối với việc đăng ảnh hoặc video trực tiếp, vẫn chưa rõ ràng nhưng Snapchat hoặc Instagram sẽ dẫn đầu.

Ở thời điểm đó, Instagram đang là một đối thủ cạnh tranh về nội dung ảnh và video. Nếu không có Facebook, Instagram sẽ phát triển mạnh và Snapchat sẽ thành công lớn hơn. Instagram cũng sẽ tăng gấp đôi số lượng video trực tiếp mà họ phát.

Nhưng khi nói đến video, TikTok có thể sẽ thống trị. Tuy nhiên, do thành công của TikTok có một phần nhờ vào Facebook nên nền tảng này có thể chỉ thu được một chút tương tác từ cộng đồng.

Trong khi đó, Reddit sẽ là nền tảng thay cho Facebook Pages với mục đích chia sẻ nội dung trong một chủ đề cụ thể thông qua “subreddits”. Đó là nơi mọi người có thể tham gia các cộng đồng phục vụ cùng mục đích như một Facebook Pages.

Dĩ nhiên, cũng không nhiều người quan tâm đến cuộc đời của Zuckerberg nếu ông chọn đi theo một con đường khác.

Nếu chọn con đường nhượng quyền kinh doanh thực phẩm và đồ uống McDonald’s, ông có thể thu được tới 90.388 USD/năm, đôi khi cao hơn tùy thuộc vào vị trí của nhãn hiệu này.

Vấn đề là, con số hơn 90.000 USD/năm khác xa so với 23,4 triệu USD – số tiền mà Zuckerberg nhận được thông qua các hình thức chi phí khác nhau từ Facebook vào năm 2019. Con số này cao hơn khoảng 258 lần so với những gì Zuckerberg nhận được từ nhượng quyền thương mại của McDonald’s.

Là người tạo ra Facebook, giá trị tài sản ròng của Mark Zuckerberg là 50,7 tỉ USD. Với đầu óc am hiểu kinh doanh của mình, không ai đoán được liệu Zuckerberg có thể làm được gì với một ý tưởng kinh doanh khác với Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mạng xã hội là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội

Cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới internet đó là mạng xã hội (Social Network): mạng xã hội là gì, Tác hại, mục đích và lợi ích khi sử dụng mạng xã hội, tổng quan về các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, và nhiều nội dung khác.

mạng xã hội là gì
Mạng xã hội là gì? Lợi ích và tác hại khi sử dụng Mạng xã hội

Trong thế giới internet ngày nay, thuật ngữ “Mạng xã hội” vốn đã rất quen thuộc với phần đông mọi người. Từ việc sử dụng Mạng xã hội để giải trí và tìm kiếm thông tin, để kết nối với bạn bè, đến các hoạt động mua sắm và hơn thế nữa. Bên cạnh nhiều lợi ích, mạng xã hội cũng đi kèm với nhiều tác hại nếu không sử dụng đúng cách. Vậy thực chất thì Mạng xã hội là gì và nên sử dụng Mạng xã hội như thế nào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Mạng xã hội là gì?
  • Mạng xã hội hoạt động như thế nào.
  • Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
  • Lịch sử hình thành mạng xã hội.
  • Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?
  • Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.
  • Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
  • Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.
  • Những yếu tố chính quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là Social Network (Social Networks).

Mạng xã hội là khái niệm đề cập đến việc người dùng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platform) để kết nối với bạn bè, gia đình, thương hiệu và hơn thế nữa.

Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thông tin, để kinh doanh, để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác.

Trong thế giới ngay nay, mạng xã hội còn là công cụ của những người làm Marketing để tương tác với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay bán hàng.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là nền tảng mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, LinkedIn, TikTok, Pinterest hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.

Mạng xã hội hoạt động như thế nào.

Đúng với bản chất tên gọi của nó, mạng xã hội hoạt động dựa trên mô hình “mạng” (chính là Network hay Networking), tức nó được liên kết theo hình thức “mạng nhện”, mọi thứ được liên kết hay kết nối chặt chẽ với nhau.

Mạng xã hội liên quan đến việc xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc cũng có thể là giữa các tổ chức với nhau.

Bản chất đằng sau của các nền tảng mạng xã hội và cũng là yếu tố quyết định liệu một mạng xã hội nào đó có tồn tại được hay không đó là lượng người dùng sử dụng.

Vì là “mạng” nên nếu một nền tảng nào đó sau khi được ra mắt một thời gian nhất định mà có rất ít người dùng sử dụng, các nền tảng này hoặc là thúc đẩy thật nhanh (scale) lượng người dùng sử dụng nền tảng (Active) hoặc là chọn cách “rời bỏ cuộc chơi”.

Trợ thủ đắc lực cho các mạng xã hội là nền tảng công nghệ, những công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data hay Machine Learning (ML) là yếu tố mang tính sống còn hay bắt buộc quyết định sự tồn tại của bất cứ mạng xã hội nào.

Cuối cùng, hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram hoạt động dựa trên cơ chế lan truyền (Viral).

Nghĩa là, một khi một người dùng nào đó gia nhập vào các nền tảng mạng xã hội, các công nghệ đằng sau các nền tảng này có nhiệm vụ đề xuất, hướng dẫn, thúc đẩy họ “hoạt động” nhiều hơn trên nền tảng, đề xuất bạn bè mới để họ có thể kết nối (Add, Connections) là một ví dụ điển hình cho điều này.

Mục tiêu cuối cùng là “mọi thứ cứ thế được lây lan và không ngừng mở rộng.”

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
  • Mạng xã hội đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platforms/sites) dựa trên internet để có thể kết nối. Không có internet thì không có mạng xã hội.
  • Theo số liệu từ Statista, Facebook, YouTube và Instagram là 3 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022.
  • Những người dùng bình thường sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, người thân, hay với các thương hiệu họ yêu thích.
  • Trong khi các nhà marketer sử dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng bán hàng và hơn thế nữa.
  • Tuỳ vào từng nhu cầu hay đối tượng khác nhau, các nền tảng mạng xã hội sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau.
  • Một nền tảng mạng xã hội sẽ không tồn tại nếu nó chỉ có một số lượng ít người dùng.
  • Mạng xã hội có thể mang lại nhiều lợi ích hay cả những bất cập tuỳ thuộc vào cách các nền tảng được xây dựng và cách những người dùng sử dụng nó.

Lịch sử hình thành mạng xã hội.

Theo Wikipedia, dưới đây là sơ lược về lịch sử hình thành của khái niệm mạng xã hội, là những gì mà thuật ngữ này từng trải qua.

Vào cuối những năm 1890, Émile Durkheim và Ferdinand Tönnies là 2 người đầu tiên đã tiên đoán về ý tưởng của mạng xã hội trong các lý thuyết và nghiên cứu của họ về các nhóm xã hội (social groups).

Tönnies lập luận rằng các nhóm xã hội này có thể tồn tại dưới dạng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và cá nhân, liên kết các cá nhân muốn chia sẻ các giá trị và niềm tin với nhau, hoặc các liên kết xã hội (social links) và phi cá nhân.

Durkheim tiếp đó lại đưa ra một cách giải thích phi cá nhân về các dữ kiện xã hội, lập luận rằng các hiện tượng xã hội (social phenomena) nảy sinh khi các cá nhân tương tác với nhau tạo thành một thực tại không còn có thể được giải thích về mặt thuộc tính thông qua các chủ thể cá nhân riêng lẻ.

Những phát triển lớn nhất với mạng xã hội được hình thành vào những năm 1930 bởi một số nhóm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học, nhân chủng học và toán học.

Về tâm lý học, vào những năm 1930, Jacob L. Moreno bắt đầu ghi chép và phân tích có hệ thống về các tương tác xã hội (social interaction) trong các nhóm nhỏ, đặc biệt là lớp học và đội nhóm làm việc.

Trong bối cảnh nhân học, nền tảng cho các lý thuyết về mạng xã hội là công trình lý thuyết và dân tộc học của Bronislaw Malinowski, Alfred Radcliffe-Brown, và Claude Lévi-Strauss.

Về mặt xã hội học, công trình đầu tiên (được công bố vào những năm 1930) của Talcott Parsons đã tạo tiền đề cho việc áp dụng cách tiếp cận theo kiểu mối quan hệ để hiểu về cấu trúc xã hội (social structure).

Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các phân tích mạng xã hội do các nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và vật lý học như Duncan J. Watts, Albert-László Barabási, Peter Bearman, Nicholas A. Christakis, James H. Fowler, và những người khác thực hiện.

Mục tiêu chính là phát triển và áp dụng các mô hình cũng như phương pháp mới đối với những dữ liệu mới nổi có sẵn về mạng xã hội trực tuyến và các “dấu vết kỹ thuật số” đầu tiên liên quan đến khái niệm mạng trực tiếp (face-to-face networks).

Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?

Trong phạm vi không gian mạng xã hội, các nền tảng cũng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau bao gồm:

  • Mạng xã hội về video như YouTube và TikTok.
  • Mạng xã hội (đa năng) như Facebook.
  • Mạng xã hội hình ảnh như Instagram hay Pinterest.
  • Mạng xã hội theo hình thức đăng các nội dung ngắn (miniblog) như Twitter.
  • Mạng xã hội việc làm như LinkedIn.

Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.

Kể từ lúc ra đời và phát triển đến hiện tại, mạng xã hội cũng như các nền tảng (Socia Media Platforms) đi cùng với nó đã trải qua một chặng đường khá dài, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Vào năm 1997, các trang mạng xã hội (social media site) đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là SixDegrees.comnền tảng cho phép người dùng tạo hồ sơ, tạo kết nối, nhắn tin…với những người khác trong mạng lưới (networks).
  • Vào năm 2003, mạng xã hội Myspace ra đời. Myspace là một trang mạng xã hội cung cấp mạng lưới thông tin tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, viết blog, lập nhóm, tải hình ảnh lên hay lưu trữ nhạc. Nền tảng đạt hơn 25 triệu người dùng vào năm 2005.
  • Cũng vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội lớn nhất thế giới ngày nay là Facebook chính thức ra đời với tên gọi FaceMash và sau đó đổi tên thành TheFacebook vào 2004. Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn cũng ra đời vào năm này.
  • Vào năm 2005, mạng xã hội video YouTube thuộc Google (Alphabet) ra đời.
  • Vào năm 2006, mạng xã hội Twitter ra đời. Mặc dù được khai sinh vào 2004, nhưng 2006 mới là năm chính thức Twitter công bố ra mắt.
  • Vào năm 2010, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram và Pinterest chính thức ra mắt.
  • Vào năm 2016, mạng xã hội video ngắn đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là TikTok thuộc công ty mẹ ByteDance.

Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?

Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?

Đến đây, hẳn là bạn đã có được những góc nhìn tổng quan nhất về khái niệm mạng xã hội, hiểu mạng xã hội là gì và nó được hình thành như thế nào.

Dưới đây là một số vai trò hay lợi ích mà các nền tảng mạng xã hội nói chung có thể mang lại cho xã hội nói chung và người dùng nói riêng.

  • Công cụ kết nối và giao tiếp tức thời.

Khi nói đến vai trò của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, khả năng giao tiếp tức thời (và cũng miễn phí) là lợi ích đầu tiên phải kể đến.

Bạn thử hình dung lại thời điểm trước khi các nền tảng mạng xã hội ra đời, khi bạn phải liên hệ với nhau qua điện thoại và hiện tại, bạn hình dung ngay ra điều này.

Chỉ cần có kết nối internet, giờ đây bạn có thể trò chuyện cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay bất cứ ai ở bất cứ lúc nào với mạng xã hội, qua cả âm thanh lẫn video trực tiếp.

  • Mạng xã hội là công cụ đắc lực để tìm kiếm thông tin.

Nếu như trước đây, bạn có thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để tìm kiếm thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm điều này trên các nền tảng mạng xã hội. Facebook, YouTube hay TikTok là những nơi mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn.

  • Mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể tương tác với các thương hiệu hay những người có ảnh hưởng (Influencer) mà bạn thích. 

Ngoài việc được sử dụng để giao tiếp và kết nối cá nhân, mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể chọn để tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp mà mình yêu thích. Với những người có ảnh hưởng cũng vậy, bạn hoàn toàn có thể theo dõi họ từ đây.

  • Mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh và Marketing.

Cuối cùng, một trong những vai trò không thể thiếu của các nền tảng mạng xã hội đó là được các doanh nghiệp hay người làm marketing sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và bán hàng.

Với hơn 5 tỷ người dùng (DAU) hoạt động toàn cầu tính đến năm 2022, mạng xã hội thực sự mang đến cho các thương hiệu những cơ hội khổng lồ để bán hàng, kinh doanh và hơn thế nữa.

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.

Tính đến năm 2022, dưới đây là một số nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu.

  • Mạng xã hội Facebook – gần 3 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội chia sẻ video YouTube – hơn 2.5 tỷ người dùng.
  • Mạng giao tiếp xã hội WhatsApp – hơn 2 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram – gần 1.5 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội video ngắn TikTok – hơn 1 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn – gần 800 triệu người dùng.
  • Mạng xã hội Snapchat – hơn 500 triệu người dùng.
  • Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest – gần 500 triệu người dùng.
  • Mạng xã hội theo kiểu miniblog Twitter – hơn 400 triệu người dùng.

Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng mạng xã hội là gì?

Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng mạng xã hội là gì?

Trong khi mạng xã hội là “miếng bánh” mà hầu hết các công ty công nghệ đều “thèm khát” vì những những gì mà nó có thể mang lại, chỉ một số rất ít các doanh nghiệp dám theo đuổi con đường này.

Vậy lý do chính ở đây là gì? Câu trả lời là, để có thể xây dựng nên một nền tảng mạng xã hội thành công, doanh nghiệp cần rất rất nhiều nguồn lực, dưới đây là một số yếu tố quyết định chính mà doanh nghiệp cần có.

  • Nguồn lực mạnh về tài chính và con người.

Bởi độ lớn về người dùng mà các nền tảng mạng xã hội cần để tồn tại, hệ thống của họ phải có khả năng xử lý hàng trăm triệu hay hàng tỷ người dùng khác nhau (thậm chí là trong cùng một thời điểm), cũng tương tự nhưng lớn hơn rất nhiều lần so với các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần rất nhiều tiền để xây dựng nền tảng công nghệ, tuyển dụng nhân tài và cả thu hút một lượng lớn người dùng mới.

  • Để mạng xã hội có thể tồn tại được, nó cần phải có một lượng lớn người dùng.

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có rất nhiều vốn và cũng đã thu hút được rất nhiều nhân tài, tất cả những điều này sẽ không có ý nghĩa gì nếu nền tảng bạn xây dựng không thể thu hút và giữ chân được một lượng lớn (rất lớn) người dùng tham gia.

Như đã phân tích trong các phần ở trên, bởi bản chất vốn có của mạng xã hội là tính có mạng lưới (networks), điều này có nghĩa là nó chỉ có ý nghĩa khi mỗi người tham gia dù là cá nhân hay doanh nghiệp, họ phải có thể xây dựng được một mạng lưới cho riêng họ.

Bạn cứ thử hình dung thế này, một mạng xã hội A nào đó ra đời và bạn tò mò nên đã đăng ký dùng thử, sau đó bạn phát hiện ra rằng xung quanh bạn, từ bạn bè, đồng nghiệp hay cả các thương hiệu bạn yêu thích đều không có ở trên nền tảng đó, điều gì sẽ xảy ra?

Hiển nhiên là, bạn cũng sẽ dần “lãng quên” mạng xã hội đó.

Ngược lại, nếu mạng xã hội có thể thu hút được tất cả các bên này tham gia, như một vòng xoáy liên tục, “mạng” liên tục được xây dựng, kết nối và phát triển, “mạng xã hội” dần dần hình thành.

Điều này cũng giải thích lý do tại sao một số mạng xã hội tại Việt Nam như Lotus (VCCorp) hay Gapo (Gapo) dần biến mất khi nó chỉ có thể thu hút được một lượng nhỏ người dùng.

Mặc dù không có một con số cụ thể để quyết định một nền tảng mạng xã hội có thể “trụ” được, nhưng ít nhất con số đó phải là hàng trăm triệu người dùng trở lên.

Gapo hay Lotus có khoảng dưới 10 triệu người dùng (chỉ bằng 1/10 dân số Việt Nam) nên việc các nền tảng này khó duy trì được cũng là điều dễ hiểu.

  • Nền tảng công nghệ (sản phẩm) cũng là điều kiện mang tính sống còn với các nền tảng mạng xã hội.

Tới đây, bạn lại tiếp tục cứ giả sử rằng, doanh nghiệp của bạn có vốn khá mạnh, bên cạnh đó, vì các chương trình marketing đang tỏ ra rất hiệu quả, bạn lôi kéo rất nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) tham gia vào nền tảng nên từ đó bạn cũng có một lượng người dùng khá lớn (giả sử đủ để bạn có thể đi tiếp).

Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).

Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như thuật toán không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Mạng xã hội có thể rơi vào thất bại.

Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một mạng xã hội nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.

Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.

Nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, một trong những điểm cốt lõi quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok là thuật toán, mà cụ thể đằng sau nó là AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (công nghệ máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và hơn thế nữa.

Không có thuật toán tốt (“chiều” người dùng) thì không có mạng xã hội.

Khi nói đến các thuật toán của mạng xã hội, thuật toán của TikTok là một trong những thứ đáng tham khảo nhất, nó cũng là thứ giúp TikTok có hơn 1 tỷ người dùng nhanh nhất trong không gian các nền tảng mạng xã hội.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.

  • Nền tảng mạng xã hội là gì?

Là khái niệm đề cập đến các nền tảng (Platforms, sites) cụ thể, nơi mà người dùng có thể truy cập và tương tác với nhiều các mục đích khác nhau. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến có thể kể đến như Facebook hay Instagram.

  • Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, mạng xã hội có nghĩa là Social Networks, khái niệm đề cập đến cách thức tương tác xã hội (là social và networks) hơn là các nền tảng hay yếu tố công nghệ (là platforms hay technology).

  • Mạng xã hội được sử dụng để làm gì?

Như đã phân tích ở đầu bài, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để giao tiếp, tìm kiếm thông tin hay bán hàng.

  • Sự khác biệt giữa khái niệm mạng xã hội và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) là gì?

Trong khi vẫn thường được sử dụng với tên gọi chung là “mạng xã hội” hay nền tảng mạng xã hội, social network và social media là hai khái niệm khác nhau.

Social Network đề cập đến yếu tố môi trường (mạng lưới – network), tức cách mà người dùng tương tác với nhau, còn Social Media lại đề cập đến nền tảng hay phương tiện (về mặt công nghệ), là nơi cho phép các mạng lưới được hình hành và kết nối.

  • Phân tích mạng xã hội là gì?

Là hoạt động tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, có thể là để kinh doanh, nghiên cứu hay vì bất cứ mục đích gì khác.

  • Lạm dụng mạng xã hội là gì?

Lạm dụng mạng xã hội có thể được hiểu là cách mà cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng mạng xã hội với mục đích sai trái, hoặc khái niệm lạm dụng mạng xã hội cũng có thể được dùng để chỉ một cá nhân nào đó sử dụng mạng xã hội nhiều quá mức.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về Mạng xã hội, từ khái niệm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến, cách sử dụng mạng xã hội đến những tác hại và lợi ích mà mạng xã hội có thể mang lại.

Dù với tư cách là người dùng sử dụng mạng xã hội với mục tiêu giao tiếp hay tìm kiếm thông tin, hay với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng tiềm năng, việc hiểu bản chất của các nền tảng mạng xã hội là điều hết sức cần thiết.

Bằng cách hiểu bản chất của mạng xã hội là gì và tất cả những lợi ích mà nó có thể mang lại, bạn đang giúp chính bản thân mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và trên nữa là phát triển doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok: Số lượng video rác gỡ khỏi nền tảng chỉ chiếm 1% số video được tải lên

Cùng với lượng người dùng ngày một tăng, các video độc hại và tài khoản giả cũng xuất hiện tràn lan trên TikTok, buộc mạng xã hội phải mạnh tay xử lý.

Báo cáo minh bạch quý II/2022 mà TikTok vừa công bố cho thấy nền tảng này đã xóa 113 triệu video chủ yếu là do vi phạm chính sách chỉ trong vòng 3 tháng.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là con số 113 triệu chỉ chiếm 1% tổng số video được đăng tải trên TikTok trong quý II.

Theo The Verge, mặc dù số lượng video bị gỡ do vi phạm chính sách tăng 11% so với quý trước nhưng chỉ là “muối bỏ bể” nếu so với lượng nội dung được đăng tải trên nền tảng này.

Chỉ như “muối bỏ bể”.

Cụ thể, 44% video bị xóa vì vi phạm chính sách liên quan đến an toàn dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, một nguyên nhân phổ biến khác là những hành vi phạm pháp, buôn lậu hàng cấm hay nội dung đồi trụy và khiêu dâm, theo báo cáo của TikTok.

Cũng trong quý II, 48 triệu video đã bị hệ thống tự động của TikTok gỡ bỏ, tăng cao so với các quý trước.

Nhưng đa số nội dung bị gỡ là vì người dùng báo cáo lên nền tảng, chiếm 96%. TikTok cho biết hãng đã kết hợp các công cụ tự động và đánh giá của người dùng để nhận diện những nội dung vi phạm quy định.

Có thể thấy, số lượng video TikTok bị gỡ bỏ ngày càng tăng. Điều này cho thấy mạng xã hội này có xu hướng bị lợi dụng cho những mục đích sai lệch, The Verge nhận định.

Tuy nhiên, về phía TikTok, hãng công nghệ cũng đã nỗ lực chủ động xóa sạch những nội dung tiêu cực từ sớm, ngăn người dùng tiếp cận.

Cụ thể, theo báo cáo, các video được TikTok chủ động xóa đạt 89,1%, tăng 5,5% so với quý trước. Lượng nội dung không có lượt xem bị gỡ cũng tăng từ 60,8% lên 74,7% trong quý II.

“Tận dụng công nghệ máy học đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc nhận diện những thông tin sai trái, độc hại”, báo cáo viết.

Công ty mạng xã hội cũng khẳng định sẽ tiếp tục phát triển hệ thống của mình để đối phó với nạn tin giả ngày càng hoành hành, đặc biệt là trong những sự kiện quan trọng như bầu cử hay chiến sự.

Vấn đề lớn của TikTok.

Bên cạnh đó, tính an toàn dành cho trẻ em cũng là một trong những vấn đề người dùng quan ngại nhất trên TikTok. Nhiều người cho rằng mạng xã hội video đang lan truyền những nội dung khiếm nhã nhằm lôi kéo người dùng liên tục sử dụng trang “For You”.

Mặc dù TikTok đã nỗ lực gỡ bỏ lượng lớn video tương tự, người dùng vẫn tiếp tục lan truyền và tiếp cận với những nội dung nhạy cảm. Điều này cho thấy thuật toán của TikTok cũng đang tạo điều kiện cho những video này ngày một phổ biến.

Ngoài ra, không chỉ xóa 113 triệu video, TikTok còn mạnh tay gỡ bỏ gần 60 triệu tài khoản trên nền tảng. Trong đó, 33 triệu tài khoản là giả mạo, tăng 62% so với quý trước.

Nguyên nhân của hiện tượng này là lượng người dùng TikTok đang có xu hướng tăng nhanh. Vì ngày càng nhiều người đăng ký mới, các tài khoản giả cũng theo đó mọc lên nhan nhản chỉ để “like ảo”, “view ảo” hoặc cho những hành vi bất chính khác.

Trước đó, TikTok cũng vướng phải rất nhiều chỉ trích khi bị tố cáo vì chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ cho trụ sở Trung Quốc hồi tháng 7.

Vào thời điểm đó, 9 nghị sĩ đã yêu cầu điều tra TikTok về quyền riêng tư của người dùng trên nền tảng.

Thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang (Mỹ) còn kêu gọi Google và Apple xóa TikTok khỏi kho ứng dụng. Ví nền tảng này là “sói đội lốt cừu”, họ cho rằng đây là mối họa cho an ninh quốc gia khi thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng nước này gửi về Trung Quốc.

Không những thế, 5 thành viên trong Quốc hội còn đề xuất dự luật cấm nhân viên TikTok Trung Quốc truy cập vào thông tin người dùng Mỹ, đồng thời cấm tải TikTok trên các thiết bị dùng trong văn phòng chính phủ.

“Chính quyền Trung Quốc sử dụng dữ liệu người dùng TikTok Mỹ cho những mục đích bất chính. Vì thế, hành động cấm nền tảng này sẽ khiến người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn khi sử dụng”, Dusty Johnson, người ủng hộ dự luật, cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nhiều lãnh đạo cấp cao của mạng xã hội video TikTok từ chức

Hàng loạt nhân viên TikTok tại Mỹ đã từ chức vì bất mãn với cách lãnh đạo của công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc.

Nhiều lãnh đạo cấp cao của TikTok từ chức
Nhiều lãnh đạo cấp cao của TikTok từ chức

Theo nguồn tin nội bộ của Forbes, trong vòng 2 năm trở lại, ít nhất 5 lãnh đạo cấp cao đã rời khỏi cơ sở của TikTok ở Mỹ vì họ nhận ra rằng mình không hề có quyền lực thực sự tại công ty.

Trong đó, 3 người cho biết sau khi nhậm chức, họ bị ép phải làm theo lời của trụ sở ByteDance, công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc, thay vì được quyền tự quyết.

Làm theo lệnh trụ sở ở Trung Quốc.

“Trụ sở đã đưa ra rất nhiều chỉ thị buộc chúng tôi phải làm theo, nên vai trò lãnh đạo của chúng tôi dần trở nên thừa thãi”, một cựu giám đốc nói.

Bên cạnh đó, vì đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành nên người này cũng không muốn bị ra lệnh như vậy.

Một cựu nhân viên khác, từng đảm nhiệm mảng kế hoạch chiến lược, cho biết 4 trưởng ban ở trụ sở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng nộp đơn xin nghỉ việc sau đợt cải tổ ở TikTok. Những người này tỏ ra bất mãn về cách lãnh đạo của công ty mẹ ByteDance.

Cựu nhân viên này còn nói rằng những đợt từ chức gần đây đều có chung một kịch bản giống hệt nhau. “Họ được tuyển dụng vào chức trưởng nhóm ở Mỹ nhưng sau đó lại bị sa thải hoặc cắt giảm do ban quản lý ở Trung Quốc”, người này cho biết.

Trong đó, Roland Cloutier, Giám đốc An ninh toàn cầu, đã nghỉ việc hồi tháng 7. Là nhân sự quan trọng của công ty nhưng Cloutier đã từ bỏ chức vụ này vì không hài lòng với cách lãnh đạo của TikTok.

Cụ thể, công ty này có ý định thành lập một ban mới để quản lý dữ liệu người dùng ở Mỹ nhằm “giảm sức ảnh hưởng của Giám đốc An ninh toàn cầu”, theo lời của CEO Shou Zi Chew.

Không chỉ Roland Cloutier, nhiều nhân viên khác cũng bất mãn khi không thể ảnh hưởng lên bất cứ quyết định quan trọng nào của TikTok.

Một cựu giám đốc chia sẻ rằng ông từ chức vì không có quyền thay đổi các chiến lược quan trọng trong công ty. Cấp trên ở Trung Quốc không tin tưởng ông và cách làm việc giữa họ cũng có nhiều bất đồng.

“Họ cần một người luôn nghe lời và làm chân chạy việc sai vặt cho mình, thay vì một quản lý thực thụ”, người này tỏ ra phẫn nộ.

Làn sóng nghỉ việc đã khiến nhiều nhân viên nghi ngờ về định hướng của TikTok. Nếu cách thức lãnh đạo không thích hợp với văn hóa Mỹ, công ty mạng xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn trước mắt. “Họ sẽ không thể chống chọi nổi với xu hướng nghỉ việc hàng loạt vì thiếu người lãnh đạo và bất đồng văn hóa”, một cựu nhân viên nhận định.

Theo Forbes, xu hướng nghỉ việc xảy ra ngay đúng vào thời điểm nhạy cảm của TikTok khi tập đoàn ByteDance bị tố cáo vì chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ cho trụ sở Trung Quốc hồi tháng 7.

Mặt khác, nhân sự công ty cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh khi có kế hoạch chiêu mộ thêm 10.000 nhân viên ở cơ sở Mỹ. Một nguồn tin nội bộ cũng chỉ ra quy mô nhân sự của TikTok Mỹ đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 10 tháng và tuyển dụng thêm 3.700 người kể từ đầu năm 2021.

Sức ép đang đè nặng TikTok.

Một số nhân viên trong số đó được thuê để tham gia dự án Project Texas, giúp bảo vệ một số dữ liệu mật không thể di chuyển ra bên ngoài nước Mỹ và đến Trung Quốc.

Đây là một trong những nỗ lực của TikTok Mỹ nhằm trấn an những lo ngại về dữ liệu người dùng Mỹ có thể bị truy cập dễ dàng tại Trung Quốc.

Trước đó, năm 2019, công ty mạng xã hội này đã khẳng định rằng không lưu thông tin người dùng Mỹ ở trụ sở Trung Quốc.

Nhưng một báo cáo của BuzzFeed News đã tiết lộ rằng các nhân viên của ByteDance tại trụ sở Trung Quốc đã nhiều lần truy cập vào dữ liệu nhạy cảm về người dùng TikTok ở Mỹ.

“Mọi thứ đều được giám sát từ Trung Quốc,” một thành viên của bộ phận An toàn và Tin cậy của TikTok cho biết trong một cuộc họp vào tháng 9/2021.

Trong một cuộc họp khác, một kỹ sư ở Bắc Kinh được gọi là “Quản trị viên tổng” (Master Admin), người “có quyền truy cập vào mọi thứ”.

Ngay sau đó, 9 nghị sĩ đã yêu cầu điều tra TikTok về quyền riêng tư của người dùng trên nền tảng. Thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang (Mỹ) còn kêu gọi Google và Apple xóa TikTok khỏi kho ứng dụng.

Ví nền tảng này là “sói đội lốt cừu”, họ cho rằng đây là mối họa cho an ninh quốc gia khi thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng nước này gửi về Trung Quốc.

Không những thế, 5 thành viên trong Quốc hội còn đề xuất dự luật cấm nhân viên TikTok Trung Quốc truy cập vào thông tin người dùng Mỹ, đồng thời cấm tải TikTok trên các thiết bị dùng trong văn phòng chính phủ.

“Chính quyền Trung Quốc sử dụng dữ liệu người dùng TikTok Mỹ cho những mục đích bất chính. Vì thế, hành động cấm nền tảng này sẽ khiến người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn khi sử dụng”, Dusty Johnson, người ủng hộ dự luật, cho biết.

Dưới sức ép của chính quyền, TikTok cam kết sẽ hạn chế tiếp xúc công ty mẹ tại Trung Quốc. Nhưng nhiều nhân viên nói rằng ByteDance vẫn có quyền kiểm soát công ty mạng xã hội tại Mỹ và hai bên vẫn tiếp tục trao đổi và làm việc với nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến hàng loạt nhân sự cấp cao của công ty nghỉ việc.

Tuy nhiên, chia sẻ với Forbes, một cựu nhân viên TikTok cho biết họ nhận lương từ ByteDance chứ không phải TikTok.

Một người khác còn nói rằng trong hợp đồng viết người sử dụng lao động là TikTok nhưng tờ khai thuế lại do ByteDance đại diện.

Những nhân viên làm ở mảng sản phẩm, kỹ sư và chiến lược ở TikTok cũng cho biết họ phải báo cáo công việc trực tiếp với lãnh đạo ByteDance ở Trung Quốc, đồng thời các quyết định quan trọng về sản phẩm thường phải do tập đoàn mẹ phê duyệt, thay vì ban giám đốc của TikTok Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips