YouTube vừa công bố báo cáo mới, nêu bật các xu hướng tiêu thụ nội dung (Content) trên nền tảng, các sở thích và hành vi đang ngày càng thay đổi của người dùng và hơn thế nữa trong 2023.
[Download] Xu hướng sở thích và hành vi của người dùng trên YouTubeVới tên gọi là YouTube Creative Trends 2023, báo cáo cung cấp và phân tích những thay đổi quan trọng mới nhất về sở thích và hành vi của người dùng YouTube trên 14 quốc gia khác nhau, cùng với đó là nhiều phân tích nội bộ từ YouTube.
Đối với báo cáo năm nay, YouTube đã xác định 4 chủ đề phụ chính cần lưu ý:
Yếu tố cá nhân hóa được áp dụng rộng rãi trên môi trường trực tuyến – Các công cụ và định dạng sáng tạo mới đã làm tăng kỳ vọng của người xem về những trải nghiệm được cá nhân hoá (tuỳ chỉnh) nhiều hơn theo sở thích của riêng họ.
Đa dạng hoá trải nghiệm – Đồng thời, người xem cũng đang tương tác theo những cấp độ khác nhau với từng trải nghiệm khác nhau. Nhà sáng tạo nội dung nên nỗ lực để mang lại nhiều trải nghiệm đa dạng cho người hâm mộ (người xem) của họ.
Đa dạng hoá định dạng nội dung – Người sáng tạo cũng nên tìm cách đa dạng hóa định dạng đầu ra của mình để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người xem, chẳng hạn như podcast, video ngắn, trực tiếp, v.v.
Khả năng sáng tạo được hỗ trợ bởi AI – Các công cụ sáng tạo mới cho phép người dùng tương tác và gia nhập theo những cấp độ khác nhau, điều này cũng mang lại nhiều cơ hội mới cho những người sáng tạo có thể khơi xậy các xu hướng mới.
YouTube cũng đã xuất bản một loạt các video hướng dẫn mới, cung cấp một cách khác để diễn giải các dữ liệu hiện có.
Bạn có thể đọc toàn bộ báo cáo YouTube Creative Trends 2023 của YouTube tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây, YouTube hiện đang thử nghiệm tính năng A/B Testing (thử nghiệm đa biến) cho Thumbnail trong YouTube Studio.
YouTube thử nghiệm tính năng A/B Testing cho Thumbnail trong YouTube Studio
Theo đó, YouTube đang triển khai thử nghiệm mới cho phép các thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung chạy A/B Testing (thử nghiệm đa biến để xem biến nào hiệu quả hơn) với các Thumbnail (Hình ảnh thu nhỏ) để từ đó có thể xác định xem Thumbnail nào mang lại hiệu suất cao nhất cho kênh.
Thumbnail là gì trên YouTube.
Thumbnail hay còn được viết tắt là Thumb trong tiếng Việt có thể được hiểu theo nghĩa là Hình ảnh thu nhỏ hoặc Ảnh thu nhỏ.
Thumbnail hay hình ảnh thu nhỏ được hiểu đơn giản là các hình ảnh đại diện với kích thước nhỏ hơn (trong nhiều trường hợp cũng có độ phân giải nhỏ hơn so với ảnh gốc) được sử dụng với mục tiêu là cho người dùng xem trước nội dung trước khi họ quyết định có nhấp vào xem chi tiết nội dung đó hay không.
Trong hầu hết các trường hợp, đi kèm với thumbnail là các liên kết (hyperlink) giúp điều hướng người dùng tới những nội dung đầy đủ và chi tiết hơn.
Các thumbnail cũng thường được lưu trữ và sử dụng trong một phần riêng biệt so với những nội dung đầy đủ mà người dùng có thể xem sau khi nhấp vào liên kết.
Tối ưu hoá Thumbnail với tính năng A/B Testing trong YouTube Studio.
Hiện đã có sẵn trong YouTube Studio, tính năng mới cho phép nhà sáng tạo và thương hiệu so sánh hiệu suất của tối đa 3 thumbnail với nhau để từ đó chọn ra thumbnail mang lại nhiều tương tác hay lượt xem hơn.
Trong khi nội dung, mức độ phổ biến và chất lượng kênh mới là yếu tố quyết định lượng người xem (view) và đăng ký (subscriber), các hình ảnh thu nhỏ hay thumbnail cũng đóng vai trò khá quan trọng.
Ngay cả với YouTuber có nhiều người đăng ký nhất thế giới là Mr Beast gần đây cũng chia sẻ về việc đang thử nghiệm tính năng này.
YouTube cho biết hiện nền tảng chỉ đang thử nghiệm với một số nhà sáng tạo được chọn và sẽ sớm mở rộng tới nhiều nhà sáng tạo hơn trong những tháng tới.
“Sau quá trình nhận được yêu cầu từ nhiều nhà sáng tạo khác nhau trên nền tảng, chúng tôi đã chính thức bắt đầu thử nghiệm tính năng A/B Testing cho các Thumbnail. Với tính năng mới, bạn sẽ có nhiều cách hơn để tối ưu hoá hiệu suất hay ra quyết định cho kênh của mình dựa trên dữ liệu”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google được cho là đang thử nghiệm một dịch vụ trò chơi trực tuyến ngay trên nền tảng YouTube có tên Playables. Tính năng mới này sẽ cho phép người dùng chơi game online ngay trên phiên bản web và ứng dụng YouTube ở cả hai hệ điều hành Android và iOS.
YouTube muốn gia nhập ngành game trực tuyến
Theo Wall Street Journal, Google đã mời các nhân viên của mình thử nghiệm một sản phẩm mới của YouTube có tên là Playables. Hiện tại, Playables chỉ mới có một trò chơi Stack Bounce dạng trò chơi tương tác với nhiệm vụ là phá vỡ các khối ngang bằng quả bóng.
Nguồn tin ban đầu cũng cho biết các tựa game khác sẽ được bổ sung trong tương lai và có thể chơi trên YouTube phiên bản web và ứng dụng YouTube trên Android và iOS.
Người phát ngôn của YouTube chia sẻ, công ty đang thử nghiệm tính năng và hiện “chưa có gì để thông báo”.
Hiện tại YouTube đang là nền tảng chuyên dùng để các nhà sáng tạo nội dung phát trực tiếp và chia sẻ video, bao gồm cả video về game. Tính năng mới nói trên là một phần trong nỗ lực của CEO YouTube Neal Mohan trong việc phát triển nền tảng, khi doanh thu từ quảng cáo đang suy giảm.
Động thái mới của Google đối với YouTube khá giống với Netflix trong vài năm trở lại đây. Những tựa game đầu tiên bắt đầu được đưa lên Netflix từ năm 2021 và đến nay thì dịch vụ này cũng dần bổ sung nhiều lựa chọn cho người dùng.
Một báo cáo năm 2022 cho thấy các tựa game của Netflix đạt được 23,3 triệu lượt tải trên toàn cầu từ lúc bắt đầu triển khai cho đến tháng 8.2022.
Ước tính trung bình có 1,7 triệu người chơi những game này mỗi ngày, nghĩa là chưa đầy 1% so với con số 221 triệu người đăng ký tài khoản Netflix.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gia nhập thị trường từ ngày 14/1/2014, sau hơn 7 năm, POPS Kids hiện nắm giữ danh hiệu kênh YouTube nhận nút kim cương thứ 2 tại Việt Nam và kênh đầu tiên vượt cột mốc 15 triệu lượt theo dõi.
Làm video cho trẻ em: Kênh YouTube Việt Nam này có thể kiếm được hơn 20 tỷ đồng mỗi tháng
Theo thống kê của Social Blade, 2 kênh YouTube nhiều lượt theo dõi nhất ở Việt Nam hiện nay đều là các kênh YouTube dành cho trẻ em.
Kênh nhiều lượt theo dõi nhất là “Like Nastya VNM” với 17,8 triệu lượt theo dõi, xếp thứ 2 là kênh “POPS Kids” với 16,1 triệu lượt theo dõi.
Gia nhập thị trường từ ngày 14/1/2014, sau hơn 7 năm, POPS Kids hiện nắm giữ danh hiệu kênh YouTube nhận nút kim cương thứ 2 tại Việt Nam và kênh đầu tiên vượt cột mốc 15 triệu lượt theo dõi.
Theo thống kê từ trang dữ liệu Social Blade, kênh YouTube “POPS Kids” được thành lập từ năm 2014, với 3.910 video đã đăng tải và có hơn 9,5 tỷ lượt xem.
Social Blade ước tính, mỗi tháng kênh có thể mang về thu nhập từ 58.100 đến 929.100 USD (từ 1,3 tỷ đồng tới gần 21,8 tỷ đồng). Số tiền hàng năm kênh có thể thu về là 696.900 USD đến 11,1 triệu USD (tương đương khoảng 16,3 tỷ tới hơn 261 tỷ đồng).
Tuy nhiên, đây chỉ là một con số tham khảo, chưa phản ánh thực tế thu nhập thực tế vì số tiền YouTube chi trả cho mỗi quốc gia khác nhau.
Các nội dung được POPS Kids tập trung phát triển gồm hai nhóm nội dung song song bao gồm: nội dung thuần Việt tự sản xuất và nội dung hợp tác với các đối tác lớn trên thế giới.
POPS Kids đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của đông đảo khán giả nhỏ tuổi.
Trung bình mỗi ngày kênh YouTube POPS Kids có thêm hơn 7 triệu lượt xem và mang về từ 1.900 – 31.000 USD.
Khi tham gia Chương trình Đối tác của YouTube (YPP), nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm được 55% doanh thu từ quảng cáo do Google đặt trên video của họ. Để tham gia chương trình này, họ cần phải có ít nhất 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem video.
Bắt đầu từ năm 2023, những nhà sáng tạo nội dung chỉ cần đạt 10 triệu lượt xem trong 90 ngày trên nền tảng video ngắn (Shorts) của YouTube cũng có thể tham gia Chương trình đối tác. YouTube sẽ trả họ 45% doanh thu từ quảng cáo cho các video ngắn.
Dựa theo cách tính CPM (doanh thu cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo), ở Việt Nam hiện tại đang nằm ở mức 0,3 – 0,5 USD, nghĩa là với mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo, kênh sẽ thu về 0,3 – 0,5 USD và dựa vào hiệu số kênh, con số này có thể thay đổi tùy vào hiệu suất của từng kênh.
Với hơn 9,5 tỷ lượt xem, tính đến ngày 23/6, doanh thu của kênh “POPS Kids” có thể đạt từ 2,8 triệu đến 4,7 triệu USD (từ 66,9 tỷ đến hơn 111 tỷ đồng). Tuy nhiên, con số này chưa tính đến các khoản như thuế hay khấu trừ cho hệ thống trên YouTube.
Một điểm đặc biệt đưa POPS Kids trở thành kênh nội dung giải trí dành cho trẻ em top 1 Việt Nam khi sở hữu hàng loạt chương trình thiếu nhi độc quyền. Trong đó, không thể không kể đến 2 series nổi tiếng Pokemon và Doraemon phiên bản lồng tiếng.
Ngoài ra, hiện POPS Kids còn là kênh nội dung số sở hữu bản quyền phát hành độc quyền tại Việt Nam nhiều chương trình và bộ phim hoạt hình nổi tiếng khác như Tom & Jerry, The PowerPuff Girls, Mr. Bean, Simon’s cat, Ben 10, We Bare Bears… hay các series phim Anime Nhật Bản hay như Pokémon, Dragon Ball…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây từ Reuters, YouTube sẽ ra mắt kênh mua sắm chính thức đầu tiên (YouTube Shopping) tại Hàn Quốc vào ngày 30/6.
YouTube Shopping: YouTube ra mắt kênh mua sắm chính thức đầu tiên tại Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, hiện chỉ có một doanh nghiệp thương mại phát trực tiếp đang bùng nổ do “gã khổng lồ” công nghệ Naver dẫn đầu, có lẽ đây cũng là lý do YouTube chọn thử nghiệm ở thị trường này.
Kênh mua sắm mới của YouTube sẽ sử dụng tiếng Hàn Quốc và bắt đầu như một dự án kéo dài 90 ngày. Trong thời gian đầu, nó sẽ cung cấp một nền tảng thương mại trực tiếp cho các doanh nghiệp và có kế hoạch phát trực tiếp nội dung mua sắm cho khoảng 30 thương hiệu.
Người phát ngôn của YouTube cho biết: “Đôi khi, chúng tôi có thể thử nghiệm nhiều tính năng khác nhau của YouTube Shopping”.
Trong bối cảnh doanh thu quảng cáo của YouTube bị ảnh hưởng do các công ty sử dụng dịch vụ quảng cáo cắt giảm chi phí và sự cạnh tranh từ các nền tảng như TikTok, Giám đốc kinh doanh của Google Philipp Schindler cho biết vào tháng 2 rằng “có rất nhiều tiềm năng giúp mọi người mua sắm dễ dàng hơn từ những nhà sáng tạo, thương hiệu và nội dung họ yêu thích”.
Cổ phiếu của Naver đã giảm 4% vào sáng 21/6, trong khi nhà bán lẻ Lotte Shopping giảm 3,3%, so với mức giảm 0,5% ở phân khúc thị trường rộng lớn hơn.
Thị trường thương mại trực tiếp của Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng lên 10 nghìn tỷ Won (7,7 tỷ USD) trong năm nay, từ 2,8 nghìn tỷ Won vào năm 2021, trong đó Naver hiện đang nắm giữ khoảng 60% thị phần, theo Kyobo Securities.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chương trình Đối tác YouTube (YouTube Partner Program) hiện sẽ được mở rộng cho những nhà sáng tạo nội dung có tối thiểu 500 người đăng ký (subscribers), cho phép nhà sáng tạo nhỏ hơn kiếm tiền từ nội dung của họ.
YouTube Partner Program: Mở rộng chương trình kiếm tiền đến các nhà sáng tạo nhỏ
Theo đó, YouTube vừa thông báo rằng nền tảng này đang giảm bớt các yêu cầu về tính đủ điều kiện và mở một số phương thức kiếm tiền cho những người sáng tạo nội dung số nhỏ hơn.
Theo chính sách về tính đủ điều kiện mới của YouTube, người sáng tạo giờ đây sẽ có quyền truy cập vào Chương trình Đối tác YouTube (YouTube Partner Program) khi tài khoản của họ đạt được 500 người đăng ký.
YouTube cũng đang hạ thấp các điểm chuẩn (Benchmarks) khác như: những người sáng tạo tham gia sẽ chỉ cần 3.000 giờ xem hợp lệ thay vì 4.000, hoặc 3 triệu lượt xem video trên Shorts thay vì là 10 triệu.
Các yêu cầu mới về tính đủ điều kiện sẽ bắt đầu được triển khai ở Mỹ, Vương quốc Anh, Canada, Hàn Quốc và Đài Loan trước khi mở rộng sang các khu vực khác.
Để tham gia Chương trình Đối tác của YouTube, người dùng vẫn cần phải:
Có một tài khoản AdSense đang hoạt động để liên kết với kênh YouTube hoặc sẵn sàng thiết lập một tài khoản trong YouTube Studio nếu chưa có tài khoản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube thông báo tính năng Stories trên YouTube sẽ ngừng hoạt động vào ngày 26.6 tới. Nền tảng xem video hàng đầu muốn tập trung vào các tính năng khác như Shorts, bài đăng trên mục Cộng đồng và video trực tiếp.
YouTube Stories sẽ chính thức bị xoá từ ngày 26/6
YouTube Stories đã mất đi sức hút vì sự trỗi dậy của TikTok. Nhiều dịch vụ đang áp dụng định dạng video dạng ngắn như TikTok thay vì sử dụng Stories của YouTube.
Trước đó, Netflix từng thử nghiệm một tính năng tương tự Stories có tên là “Extras”, cho phép chia sẻ video và ảnh từ các chương trình nổi tiếng trong ứng dụng dành cho thiết bị di động. Không lâu sau đó, Netflix đã chuyển sang sử dụng video dọc và ra mắt tính năng video hài dạng ngắn “Fast Laughs”.
LinkedIn cũng đã từ bỏ tính năng Stories của mình vào năm 2021.
Tuy nhiên vào tháng 3, Spotify lại ra mắt một tính năng tương tự Stories tên là “Spotify Clips”, cho phép các nghệ sĩ thêm video 30 giây vào hồ sơ của họ.
Chủ kênh có thể sử dụng Stories để tương tác với người xem bằng cách đăng các trích đoạn hậu trường, vlog, tiết lộ các video sắp tới. Lưu ý chỉ những người sáng tạo nội dung có trên 10.000 người theo dõi mới được sử dụng Stories.
Khác biệt với Stories của Instagram và Snapchat – chỉ hiển thị trong vòng 24 giờ, YouTube Stories sẽ biến mất sau 7 ngày, nhưng người dùng không thể lưu lại nó ở mục profile như khi sử dụng 2 mạng xã hội kia.
Bên cạnh đó YouTube còn có Community Tab (tạm dịch: tab cộng đồng) – nơi cho phép người dùng chia sẻ thông tin, quảng bá nội dung hoặc trò chuyện với người hâm mộ.
Công ty thừa nhận các bài đăng trên tab thu hút được nhiều lượt like và comment hơn hẳn Stories. Quan trọng hơn, những người sáng tạo nội dung chỉ cần đạt hơn 500 người theo dõi để đăng bài trên tab cộng đồng.
Công ty cho biết Shorts mang lại cho các kênh YouTube nhiều lượt theo dõi hơn Stories. Điều này dẫn đến việc số đông người dùng không mấy “mặn mà” với YouTube Stories.
Người phát ngôn của YouTube nói người dùng hưởng lợi nhiều hơn từ tính năng Shorts, vì vậy Stories sẽ ngừng hoạt động để công ty có thể ưu tiên đầu tư vào việc giúp nhà sáng tạo nội dung phát triển và kết nối với khán giả của họ.
YouTube sẽ thông báo về việc ngừng hoạt động đến những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thông qua các diễn đàn, tin nhắn trên ứng dụng và lời nhắc trong YouTube Studio. Ngoài ra, sẽ có thông báo trực tiếp trong Stories nếu người sáng tạo truy cập tính năng này trước ngày 26.6.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, YouTube nếu không hợp tác, sẽ bị cấm tại Việt Nam. Ngoài ra, các biện pháp cứng rắn đang được Bộ TT&TT và các cơ quan thực hiện.
Sẽ loại bỏ YouTube trên Smart TV tại Việt Nam nếu còn nội dung bẩn
Sáng 27/5, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung số.
Trong hơn 3 tiếng của buổi làm việc, cơ quan chức năng đã đưa ra những thông điệp cứng rắn đối với việc quản lý nội dung trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, YouTube.
Nếu không hợp tác, TikTok sẽ bị cấm tại Việt Nam.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, cách đây 1 tuần, cơ quan quản lý nhà nước đã tổ chức đoàn kiểm tra TikTok. Ngay sau đó, đại diện Facebook, YouTube đã hỏi thông điệp của cơ quan Nhà nước với động thái trên.
Nhiều TikToker đặt câu hỏi, liệu Chính phủ có cấm TikTok, Facebook, YouTube không? Cùng với đó, số phận của những Facebooker, YouTuber, TikToker trên các nền tảng sẽ đi về đâu?
Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ hợp tác giữa 3 bên: gồm nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới; các KOL; các MCN, công ty truyền thông. Nếu có bên không hợp tác, cơ quan chức năng nhận thấy mạng xã hội là môi trường nguy hiểm, ảnh hưởng xấu, tác động tới xã hội, thì chắc chắn sẽ có biện pháp hạn chế.
Cục trưởng Lê Quang Tự Do lấy 3 ví dụ cụ thể về các trường hợp đăng tải, phát tán nội dung xấu độc trên nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đã bị chấn chỉnh.
TikToker Nờ Ô Nô cố tình đăng tải clip gây sốc, lợi dụng người già để câu view (lượt xem) lập tức bị xử lý.
Ngày 30/4/2022, một ca sỹ nổi tiếng đăng video ca nhạc có hình ảnh cuối là nhảy từ tầng thượng xuống đất tự tử. Cục PTTH&TTĐT cùng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL) đã lập tức xử lý. Video tốn gần 30 tỷ đồng để thực hiện, nhưng chỉ trong “1 nốt nhạc” là phải biến mất khỏi YouTube. Ngoài ra, nghệ sỹ còn bị xử phạt tiền.
Cách đây 2 năm, YouTuber Thơ Nguyễn làm clip về kumathong. Bộ TT&TT chỉ đạo Sở TT&TT Bình Dương xử phạt, ngừng ngay hoạt động của kênh. Từ một kênh YouTube gần đạt nút kim cương, giờ kênh coi như đã “chết”.
“Thông điệp của chúng tôi là không gian mạng cũng như đời thật, phải chịu trách nhiệm thật. Nếu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước thì sẽ bị ngăn chặn hoạt động tại Việt Nam.
Nếu TikTok không hợp tác với Chính phủ, với cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ TT&TT thì chắc chắn nền tảng này sẽ bị cấm”, ông Do nhấn mạnh.
Mặt khác, khi TikTok hợp tác và tuân thủ các quy định pháp luật thì sẽ được tạo điều kiện để hoạt động. Dẫu vậy, chữ “nếu” ở đây rất mong manh, quan trọng là nhận thức và thái độ của các nền tảng xuyên biên giới.
Trong một thời gian dài, nhiều nền tảng xuyên biên giới lớn, cho rằng, họ là các tập đoàn đa quốc gia và có tiêu chuẩn cộng đồng toàn cầu riêng, không tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại. “Tôi xin khẳng định, các nền tảng đó đã phải trả giá đắt. Khi hiểu ra vấn đề, quay lại hợp tác thì đã muộn”, ông Lê Quang Tự Do nói thêm.
Về xử phạt hành chính, tới đây, cơ quan quản lý sẽ phạt theo kiểu chia nhỏ thay vì gộp. Ví dụ, 1 nội dung vi phạm lặp đi lặp lại 10 lần thì không xử phạt 1 lần mà xử 10 lần. Số tiền 20 triệu đồng/lần phạt cứ thế nhân 10 lần.
Ngoài ra, từng có nghệ sỹ quảng cáo sai sự thật, bị xử phạt 50 triệu đồng (mức tối đa). Họ cho rằng, số tiền trên không đáng gì so với lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo và sẵn sàng nộp. Nhưng, Bộ TT&TT còn có chế tài khác, sẵn sàng không cho nghệ sỹ còn cơ hội được tiếp cận với công chúng. Đây mới là chế tài quan trọng nhất, phạt tiền chỉ là bước đầu.
Việt Nam đứng đầu thế giới về kiếm tiền gian lận trên YouTube.
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho hay, Việt Nam là một trong các quốc gia hiếm hoi trên thế giới giữ kỷ lục không mấy vẻ vang. Chúng ta đứng đầu thế giới về lạm dụng không gian mạng để làm việc vi phạm đạo đức, pháp luật với mục đích kiếm tiền hoặc mục đích khác.
Ví dụ, người dùng sản xuất nội dung vi phạm bản quyền, lấy nội dung người khác làm ra rồi đăng tải lại lên YouTube; mua phim đồi trụy Nhật Bản, chia thành những clip nhỏ, lập kênh YouTube, rồi bán cho khán giả Mỹ; hoặc livestream trận bóng đá có bản quyền thuộc về các đài truyền hình, từ đó thu hút lượt xem, để quảng cáo cờ bạc.
“Trên thế giới, cứ 100 đồng tiền đến từ thu nhập gian lận trên YouTube thì có 55 đồng do người Việt Nam làm ra. Số tiền trên chiếm hơn 1/2 số tiền thu nhập do gian lận mà có. Trong khi, đất nước đứng thứ hai cũng chỉ bằng 1/10 của chúng ta”, Thứ trưởng Lâm chia sẻ thực trạng đáng buồn. Vừa rồi, hãng Apple cũng hạ đồng loạt 8.000 ứng dụng của Việt Nam, trong đó, có 2.800 ứng dụng là gian lận, không ít ứng dụng về nội dung.
Như vậy, người Việt đang làm ăn, kiếm sống, xây dựng tên tuổi, tương lai cho mình trong một hệ sinh thái thật giả lẫn lộn. Do đó, chúng ta cần có trách nhiệm làm sạch hệ thống này để không trở thành nạn nhân của gian lận, không thể cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nhắm mắt làm ngơ trước cái sai và trục lợi từ cái sai.
Không có lý nào, cùng một đồng tiền quảng cáo lại vừa đi vào kênh tử tế, vừa đi vào kênh xấu độc, phản cảm, mà vẫn kiếm được nhiều tiền. Bộ TT&TT đang xử phạt ngày càng nghiêm khắc với các nhãn hàng đưa nội dung quảng cáo lên những kênh xấu độc.
Cùng với đó, việc xây dựng và công bố danh sách nội dung “đã được xác thực” (Whitelist) và nội dung “đen” (Blacklist) của Việt Nam là một trong những giải pháp mới của Bộ TT&TT nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên Internet.
Whitelist mới được Bộ TT&TT công bố vào trung tuần tháng 3/2023. Trước đó, trong năm 2022, Bộ TT&TT cũng đã công bố hơn 170 website vi phạm pháp luật.
Thứ trưởng Lâm ví dụ về lợi ích khi các kênh gia nhập Whitelist, một kênh TikTok chuyên về làm đẹp, y tế, khi được xác thực trong Whitelist thì Bộ TT&TT có thể giới thiệu kênh đó với Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc.
Từ đó, kênh TikTok giúp cơ quan chuyên trong công tác truyền thông chính sách chủ động. Ngoài kênh báo chí truyền thống, cơ quan quản lý nhà nước cũng rất cần truyền thông, quảng bá cho nhiều lĩnh vực trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới.
Về công tác quản lý nhà nước, tới đây, việc quản lý gắn với định danh sẽ đi kèm các chế tài. Luật Viễn thông đang được sửa đổi theo hướng, nếu tổ chức hoặc cá nhân sử dụng mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, họ có thể bị nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ Internet.
Máy điện thoại vẫn gọi điện, nhắn tin nhưng không thể kết nối Internet. Với việc định danh theo SIM, mọi hành vi đều được định danh, truy vết.
Cùng với đó, việc đồng bộ định danh tài khoản ngân hàng, sẽ giúp nhà chức trách theo dõi dòng tiền quảng cáo.
Đơn cử, quảng cáo cờ bạc xuất hiện trên mạng đến từ tài khoản, thẻ tín dụng nào, từ đó, cơ quan chức năng có cơ sở xử lý lực lượng vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý hình sự trong một số trường hợp.
Đáng chú ý, Cục PTTH&TTĐT đang làm việc với 5 nhà sản xuất tivi lớn tại Việt Nam, gồm: Samsung, LG, Sony, TCL, Casper… tất cả đều là đơn vị sản xuất tivi thông minh. Cơ quan Nhà nước sẽ yêu cầu nhà sản xuất tivi không cài đặt ứng dụng vi phạm pháp luật.
Nếu YouTube không chặn, hạ nội dung xấu độc, tin giả mà cứ để trẻ em, người già ở nhà bấm xem thì không nên đưa YouTube lên smart tivi. Cần vô hiệu hóa nút bấm YouTube trên điều khiển tivi. Sự điều chỉnh dần trong chính sách quản lý đang theo hướng rất đồng bộ. Đây không phải nói chơi, theo ông Lâm.
Cơ quan quản lý không lấy việc xử lý, xử phạt làm biện pháp chính, nhưng, cần đấu tranh với những cái sai, thông tin xấu độc trên không gian mạng. Thay vì các nội dung xấu, độc, cần tác động tới xã hội bằng niềm tin và sự tử tế.
“Một trong những khẩu hiệu của kênh truyền hình Disney (chuyên sản xuất nội dung cho trẻ em) là “Lòng tốt có thể bán được”.
Do đó, họ chỉ làm chuyện cổ tích, những câu chuyện thần tiên. Họ truyền đi thông điệp rằng, xã hội vẫn luôn có chỉ dấu niềm tin vào những điều tử tế. Họ làm nội dung tử tế vẫn sống được, thậm chí là sống tốt”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một thông báo mới đây, doanh thu của YouTube đạt mức hơn 40 tỷ USD trong năm 2022 và giảm 3 quý liên tiếp, tuy nhiên, đây vẫn là “gà đẻ trứng vàng” của Google.
Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm 3 quý liên tiếp
Giám đốc điều hành của YouTube, Neal Mohan, cho biết nền tảng video YouTube đã mang về cho Google hơn 40 tỷ USD doanh thu trong năm 2022.
Tại một sự kiện công nghệ mới đây, CEO này cho biết: “Khi nói đến việc kiếm tiền, động lực thúc đẩy lớn nhất của chúng tôi vẫn là quảng cáo.”
Ngoài ra, CEO YouTube cũng nói thêm rằng nền tảng sẽ tiếp tục tập trung vào việc tìm kiếm các cơ hội quảng cáo trên các sản phẩm hiện có và đang phát triển, bao gồm cả định dạng video dạng ngắn Shorts, vốn là đối thủ của TikTok.
Công ty mẹ của Google, Alphabet Inc., gần đây cũng đã báo cáo rằng doanh thu của YouTube đã giảm trong quý thứ 3 liên tiếp khi nền tảng tiếp tục phải chứng kiến nhu cầu về quảng cáo kỹ thuật số ngày cang suy giảm.
Tuy nhiên, cũng một phần nhờ vào sự phục hồi của các doanh nghiệp du lịch và bán lẻ, YouTube kỳ vọng mọi thứ sẽ sớm ổn định hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo từ YouTube, nền tảng video lớn nhất thế giới này sẽ sớm không cho phép một số người dùng nhất định sử dụng các trình chặn quảng cáo (Ad Blocker).
YouTube sẽ sớm không cho phép một số người dùng chặn quảng cáo
Theo báo cáo, YouTube đã bắt đầu buộc một số người dùng dù có sử dụng trình chặn quảng cáo những quảng cáo vẫn được hiển thị khi họ xem video.
Theo Yahoo News, một nhân viên của YouTube đã xác nhận rằng việc vô hiệu hoá các trình chặn quảng cáo là một phần thử nghiệm của YouTube.
Trình chặn quảng cáo (Ad Blocker) là công cụ cho phép người dùng ẩn hoặc xóa quảng cáo khỏi các website được tích hợp vào. Một số trong số những ứng dụng này có thể đi kèm với các phần mềm khác, chẳng hạn như phần mềm thay đổi VPN (khai báo địa chỉ lãnh thổ truy cập internet).
Là một phần của thử nghiệm, YouTube cũng thông báo cho người dùng (thông qua các pop-up khi xem video) rằng “trình chặn quảng cáo bị vô hiệu hoá trên YouTube.”
Những người dùng này cũng được cung cấp tùy chọn là hoặc cho phép quảng cáo hiển thị hoặc chuyển sang sử dụng gói có trả phí YouTube Premium. YouTube Premium là dịch vụ đăng ký có trả phí của YouTube với mức giá từ 49.000 VNĐ mỗi tháng.
Theo góc nhìn của MarketingTrips, trong khi nhiều người dùng có thể sẽ không đồng tình với quyết định này của YouTube, với các nền tảng mà doanh thu chủ yếu đến từ quảng cáo thì việc nền tảng liên tục tìm cách để gia tăng doanh thu quảng cáo là điều khá dễ hiểu.
YouTube hiện mang về hơn 30 tỷ USD doanh thu quảng cáo mỗi năm cho Google.
Cách chặn quảng cáo trên YouTube.
Để chặn quảng cáo trên YouTube, người dùng hiện sử dụng các trình chặn quảng cáo dành cho điện thoại thông minh như AdLock hoặc AdBlock. Đa phần các công cụ này là có trả phí.
Tuy nhiên, một tùy chọn khác dễ dàng hơn có thể sử dụng đó là sử dụng trình duyệt web có cài đặt trình chặn quảng cáo, chẳng hạn như với trình duyệt Brave.
Mặc dù VPN không phải là cách để chặn quảng cáo trên YouTube, một số lại phần mềm chẳng hạn như NordVPN lạid được tích hợp sẵn tính năng chặn quảng cáo.
Và hiển nhiên sử dụng gói xem video trên YouTube có trả phí, YouTube Premium là một giải pháp khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube vừa cập nhật chính sách mới, cấm các nội dung kêu gọi hay thể hiện “hành vi bắt chước”, đặc biệt là các video liên quan đến ăn uống.
YouTube sẽ cấm các video kêu gọi người xem có “hành vi bắt chước”
Theo thông báo trực tiếp từ YouTube, nền tảng video lớn nhất thế giới này đang cập nhật các chính sách nội dung mới nhằm mục tiêu là hạn chế và cấm các nội dung không phù hợp trên nền tảng.
Các video liên quan đến cách ăn uống không phù hợp (rối loạn ăn uống) trước đây từng bị hạn chế thì giờ đây sẽ bị cấm.
YouTube cũng sẽ cấm các nội dung có thể khiến người xem có nguy cơ bắt chước một số hành vi nhất định, chẳng hạn như bắt nạt (quấy rối) dựa trên vấn đề cân nặng.
YouTube cũng thông báo rằng các video tập trung vào việc phục hồi chứng rối loạn ăn uống hoặc các tư liệu, khoa học… liên quan cũng có thể bị giới hạn độ tuổi người xem.
Ví dụ: YouTube có thể giới hạn độ tuổi người xem đối với những video mà nhà sáng tạo nội dung đang nói về hành vi ăn uống rối loạn mà họ đã từng mắc phải trong khi chia sẻ hành trình phục hồi của mình.
YouTube tin rằng sự thay đổi này sẽ cho phép YouTube tiếp cận nhiều đối tượng hơn nữa với các nội dung quan trọng liên quan đến sức khoẻ tinh thần.
Chính sách nội dung của YouTube được đưa ra trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ các cơ quan có thẩm quyền do tác động tiêu cực của nó đến người dùng trẻ tuổi.
Các tính năng mới được công bố sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 18/4 và sẽ dần được áp dụng rộng hơn trong những tuần tới. YouTube cho biết nền tảng sẽ nỗ lực không ngừng để trở thành một nơi an toàn cho người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube Premium chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với giá từ 49.000 đồng cho gói sinh viên, người dùng cá nhân sẽ phải trả 79.000 đồng và gói Gia đình là 149.000.
YouTube Premium chính thức có mặt tại Việt Nam
Theo đó, người dùng có thể đăng ký YouTube Premium Việt Nam bằng tài khoản Google với 3 mức giá khác nhau tương ứng cho các gói Cá nhân, Sinh viên hoặc Gia đình.
YouTube Premium là gì?
YouTube Premium (tên cũ YouTube Red) là gói dịch vụ có trả phí của YouTube dành cho nền tảng chia sẻ và xem video YouTube.
Thành viên trả phí thuê bao theo tháng hoặc năm để theo dõi mọi video trên nền tảng này mà không phải xem quảng cáo, đồng thời vẫn có thể ủng hộ các nhà sáng tạo nội dung.
YouTube Premium cũng cho phép các thành viên tải video xuống để xem mà không cần mạng trên thiết bị di động và phát video trong nền.
Ngoài ra, thuê bao còn đi kèm dịch vụ YouTube Music Premium – nền tảng nghe nhạc trực tuyến của Google với thư viện nhiều bài hát, khả năng nhóm theo chủ đề cũng như học thói quen của người dùng để đưa ra gợi ý.
Tính năng này tương tự với Apple Music hay Spotify, tuy nhiên chưa có ứng dụng riêng dành cho hệ điều hành macOS, Windows mà chỉ khả dụng với iOS, Android. Người dùng hệ máy PC sẽ phải sử dụng YouTube Music Premium trên trình duyệt máy tính.
Giá YouTube Premium là bao nhiêu và tại Việt Nam thì sao?
YouTube Premium khả dụng tại gần 50 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam là thành viên mới nhất từ ngày 12.4. Giá YouTube Premium có thể khác nhau tùy theo chính sách của Google và tại từng thời điểm.
Ở Việt Nam, người dùng cá nhân sẽ phải trả 79.000 đồng/tháng thuê bao, trong khi giá gói Sinh viên là 49.000 đồng/tháng và gói Gia đình giá 149.000 đồng/tháng.
Tất cả đều chưa gồm thuế VAT, riêng lựa chọn thứ ba có khả năng chia sẻ thêm với 5 thành viên khác, ngoài trưởng nhóm.
Như vậy, có tối đa 6 người dùng cùng lúc trong gói Gia đình, tương đương mức phí chia đều gần 24.900 đồng/tháng/thành viên. Đây được xem là mức giá hấp dẫn cho người dùng trải nghiệm cả dịch vụ xem video không quảng cáo lẫn nghe nhạc bản quyền.
Lưu ý, mức giá trên áp dụng cho người mua thông qua website chính hãng hoặc thiết bị chạy nền tảng Android. Đối với iPhone và iPad, giá sẽ cao hơn khoảng 30.000 đồng do Google trả phí hoa hồng cho Apple.
Cách đăng ký YouTube Premium tại Việt Nam.
Từ ngày 12.4, người dùng tại Việt Nam có thể mua YouTube Premium từ website hoặc thiết bị di động cá nhân. Trên máy tính, người dùng truy cập vào địa chỉ youtube.com/premium để lựa chọn gói dịch vụ theo nhu cầu cá nhân. Mỗi tài khoản sẽ có 1 tháng dùng thử miễn phí dịch vụ trước khi tiến hành trả gói thuê bao tháng.
Tuy nhiên, hiện dịch vụ chỉ cho phép thanh toán bằng thẻ ghi nợ quốc tế (Debit Card) hoặc thẻ tín dụng (Credit Card), chưa chấp nhận các hình thức trả phí khác.
Sau khi điền thông tin thẻ (Debit hoặc Credit), người dùng đã có thể trải nghiệm các dịch vụ của gói Premium ngay tại Việt Nam mà không cần sử dụng tới VPN (mạng riêng ảo) như trước.
Cách sử dụng YouTube Music Premium dạng cửa sổ ứng dụng trên máy tính.
Như đã đề cập ở trên, YouTube Music Premium hiện chưa có chương trình riêng dành cho hệ điều hành máy tính (Windows, macOS). Nhưng người dùng vẫn có thể sử dụng tính năng này dưới dạng cửa sổ ứng dụng riêng biệt thay vì phải chạy trên trình duyệt.
Để bắt đầu, người dùng tài khoản trả phí truy cập địa chỉ music.youtube.com trên trình duyệt Chrome, sau đó nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm đặt dọc (Menu) ở góc phía trên, bên phải màn hình > chọn Cài đặt YouTube Music để chương trình tự tải về một phiên bản cửa sổ riêng của chương trình.
Hệ thống sẽ hiển thị một “phiên bản ứng dụng” của YouTube Music Premium dưới dạng cửa sổ riêng biệt để không làm phiền tới quá trình sử dụng trình duyệt hay các ứng dụng khác đang chạy song song trên máy.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Neal Mohan, Giám đốc sản phẩm YouTube, mới đây đã được bổ nhiệm làm CEO nền tảng chia sẻ video trực tuyến, thay thế vị trí của Susan Wojcicki.
Chân dung tân CEO của YouTube
Trước khi gia nhập YouTube vào năm 2015, Mohan đã nhiều năm đứng ở cương vị Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách mảng quảng cáo video và hiển thị tại Google. Năm 2013, gã khổng lồ tìm kiếm đã trả 100 triệu USD để giữ ông không nhảy sang công ty đối thủ Twitter, TechCrunch đưa tin vào thời điểm đó.
Theo những người trong ngành, Mohan đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng các sản phẩm quảng cáo giúp YouTube trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho Google trong nhiều năm.
Tal Chalozin, CTO và đồng sáng lập của công ty công nghệ quảng cáo Innovid, chia sẻ, Mohan có kiến thức chuyên môn trải rộng trên tất cả các mảng kinh doanh quảng cáo của YouTube, đặc biệt là adtech (công nghệ quảng cáo).
“Ông ấy là “cha đỡ đầu” của rất nhiều adtech, phần quan trọng trong thành công của YouTube”, Chalozin nói.
Không chỉ vậy, Mohan cũng là người tạo đà cho YouTube Premium và YouTube TV ra đời, và phát triển YouTube Music. Trong đó, YouTube TV đã củng cố vị trí của Google trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo, cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành truyền thông trực tuyến.
“Neal đã để ý đến những thay đổi trong quá trình số hóa ngành truyền hình trong một thời gian rất dài”, Dave Morgan, CEO hãng công nghệ truyền hình Simulmedia nhớ lại những cuộc thảo luận ban đầu với Mohan về việc YouTube có thể phát triển mảng truyền hình trong tương lai.
Tầm nhìn đó đã khiến Morgan vô cùng ấn tượng. “Nhiều nhà lãnh đạo cao cấp tại Google có xu hướng khá hướng nội. Nhưng Mohan đã nhìn vào thị trường và có hướng đi riêng”. Insider Intelligence dự đoán, YouTube TV sẽ đạt 143 triệu khán giả Mỹ kết nối trong năm nay, tăng 5% so với 2022.
Thách thức phía trước của YouTube.
Trong thời kỳ bùng nổ của video ngắn, YouTube đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các trang mạng xã hội như Tiktok để giành lại khán giả, các nhà quảng cáo và sáng tạo nội dung.
Mohan hiện đang giám sát các sản phẩm mới của YouTube như video ngắn (Shorts) nhằm đối chọi với TikTok. Kể từ đầu tháng 2, công ty đã thông báo chia sẻ với những nhà sáng tạo tham gia Chương trình Đối tác YouTube (YPP) 45% doanh thu từ quảng cáo, dựa trên số lượt xem Shorts.
Với một số người trong ngành, Susan Wojcicki vẫn là người tiên phong trong việc giúp YouTube thu hút người sáng tạo nội dung.
Alessandro Bogliari, CEO kiêm đồng sáng lập The Influencer Marketing Factory, cho biết: “Ngay từ đầu, Susan đã xác định được tầm quan trọng của những nhà sáng tạo nội dung. Tôi tò mò muốn biết những động thái tiếp theo của YouTube dưới thời CEO mới”.
Những người từng làm việc với Mohan tin tưởng ông có thể vượt qua thử thách này.
“Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng tôi tin là không ai tại Google có thể làm tốt hơn ông ấy”, Rob Norman của GroupM nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Susan Wojcicki, CEO YouTube và là một trong những nhân viên đầu tiên của Google, sẽ từ chức sau 25 năm gắn bó.
CEO YouTube từ chức trong bối cảnh doanh thu quảng cáo giảm sút
Bà Wojcicki thông báo tin này trên YouTube hôm 16/2. Thay thế bà sẽ là “phó tướng” Neal Mohan, Giám đốc Sản phẩm và Quảng cáo cấp cao, người gia nhập Google từ năm 2008.
YouTube mất CEO vào thời điểm doanh thu quảng cáo giảm sút quý thứ hai liên tiếp trước sức ép cạnh tranh căng thẳng từ TikTok và Facebook Reels.
Mohan được bổ nhiệm làm Giám đốc sản phẩm tại YouTube năm 2015. Ông đang tập trung xây dựng YouTube Shorts, Music và dịch vụ thuê bao.
Ông đã dành 6 năm tại DoubleClick, công ty Google mua lại năm 2008. Sau đó, ông phục vụ 8 năm ở vị trí Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Quảng cáo video và màn hình tại Google.
Là một trong những nhân vật nữ quyền lực nhất làng công nghệ, bà Wojcicki cho biết sẽ tập trung vào “gia đình, sức khỏe và các dự án cá nhân” sau khi từ chức. Bà cũng dự định làm cố vấn tại Alphabet, công ty mẹ Google.
Bà từng làm Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Các sản phẩm quảng cáo tại Google và trở thành CEO YouTube năm 2014.
Theo nhà phân tích Paul Verna, điều chưa rõ ràng là Mohan – người tương đối xa lạ với công chúng – có đủ phẩm chất lãnh đạo để đưa YouTube trở lại đường đua hay không.
(Theo Reuters)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Video bình luận game chứa từ ngữ thô tục sẽ bị hạn chế kiếm tiền từ quảng cáo, giúp nội dung sạch hơn, nhưng cũng khiến nhiều người làm YouTube phản đối.
“Tôi cảm thấy toàn bộ sinh kế của mình gặp rủi ro và không thể làm gì để giải quyết điều đó”, Daniel Condren, sáng lập kênh YouTube RTGame nêu trên trang cá nhân hồi đầu tháng.
RTGame được thành lập từ năm 2011, chuyên phát trực tiếp nội dung về game và có 2,76 triệu người theo dõi. Tuy nhiên một tháng qua, hàng chục video của kênh bất ngờ bị tắt kiếm tiền.
Đây là kết quả từ chính sách mới được YouTube công bố vào tháng 11/2022 và bắt đầu tác động đến cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) từ tháng 12/2022.
Theo đó, video có ngôn từ thô tục xuất hiện hình thu nhỏ, nội dung trong 7 giây đầu hoặc xuất hiện nhiều lần trong video sẽ không nhận được doanh thu quảng cáo. Ngoài ra, video có nội dung bạo lực, khiêu dâm cũng được áp dụng chính sách tương tự.
Theo TechCrunch, điều này khiến những video như của Condren và hàng loạt YouTuber khác, phần lớn thuộc cộng đồng YouTube Gaming, bị chặn kiếm tiền một cách đột ngột.
Chính sách mới của YouTube được đánh giá giúp nội dung trên nền tảng này trở nên thân thiện với người xem và nhà quảng cáo hơn.
Tuy nhiên, nền tảng cũng bị phản ứng vì không công bố rõ ràng về cách thức triển khai, đồng thời tắt kiếm tiền với cả các video đã đăng tải từ trước. Ví dụ trong trường hợp của RTGame, một số video từ hai năm trước cũng bị ảnh hưởng.
Chủ kênh LS Mark với 500.000 người theo dõi nói hành động của YouTube “không công bằng”, khi nền tảng không cho các kênh có cơ hội thích ứng với chính sách mới.
Bên cạnh đó, theo The Verge, vào tháng 4/2021, nền tảng video phổ biến nhất thế giới từng tuyên bố video “sử dụng ngôn từ tục tĩu ở mức vừa phải” trong 30 giây đầu tiên vẫn có thể kiếm tiền. Tuy nhiên, nếu các YouTuber thực hiện theo chính sách khi ấy, đến nay video của họ lại sẽ bị tắt kiếm tiền.
Trả lời TechCrunch, người phát ngôn YouTube Michael Aciman thừa nhận công ty đã nhận được phản hồi từ nhiều người sáng tạo về bản cập nhật. “Các phản hồi rất quan trọng và chúng tôi đang trong quá trình thực hiện một số điều chỉnh đối với chính sách này để giải quyết mối quan tâm của họ”, Aciman nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads vừa thông báo ra mắt tính năng Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube, cho phép nhà quảng cáo số lần quảng cáo được hiển thị.
Google Ads ra mắt Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube
Với tính năng kiểm soát tần suất nhắm mục tiêu (Target) mới, Google đang cho phép các nhà quảng cáo kiểm soát nhiều hơn số lần mà người dùng xem quảng cáo của họ trên nền tảng YouTube.
Trước đây, việc kiểm soát tần suất quảng cáo trên YouTube chỉ có thể thực hiện được khi chạy các chiến dịch TV được kết nối (CTV) trong Google Display & Video 360 (Display Ads).
Trong một bài đăng trên blog, Google giải thích cách tần suất mục tiêu (Ad target frequency) có thể giúp các nhà quảng cáo đạt được mục tiêu chuyển đổi mà không gây khó chịu cho người xem khi “buộc” họ phải xem quá nhiều quảng cáo.
“Với tính năng tần suất nhắm mục tiêu mới, các nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa theo phạm vi tiếp cận (Reach) và tần suất (Frequency) một cách chính xác hơn, đồng thời, trải nghiệm của người xem quảng cáo cũng sẽ tốt hơn.
Tần suất nhắm mục tiêu cho phép các nhà quảng cáo chọn mục tiêu tần suất lên đến 4 lần mỗi tuần và hệ thống của Google Ads sẽ tối ưu hóa để đạt được phạm vi tiếp cận duy nhất (Unique Reach) tối đa tại tần suất đó.”
Tăng tần suất quảng cáo (Ad Frequency) mà không làm gián đoạn ROI.
Theo Google, sẽ luôn có một nguy cơ giảm lợi nhuận (ROI) khi liên tục hiển thị cùng một mẫu quảng cáo cho người xem.
Cuối cùng, nhà quảng cáo sẽ đạt đến một điểm mà người xem sẽ bỏ qua và số lần hiển thị tăng thêm sẽ không thể thúc đẩy doanh số bán hàng.
Google thừa nhận rằng việc xem cùng một mẫu quảng cáo nhiều lần sẽ gây khó chịu cho người xem và lãng phí ngân sách quảng cáo.
Một nghiên cứu do Google ủy quyền phát hiện ra rằng ROI của nhà quảng cáo trên TV giảm 41% khi tần suất vượt quá mức 6 lần hiển thị hàng tuần trở lên, chiếm 46% số lần hiển thị được phân phối trên TV.
Google cho biết:
“Gần một nửa số lần hiển thị quảng cáo trên TV (truyền thống) trong nghiên cứu của chúng tôi bị coi là lãng phí, nhưng cùng một nghiên cứu từ Nielsen cho thấy rằng các thương hiệu có thể tăng tần suất trung bình hàng tuần từ 1 lên 3 trên YouTube mà không ảnh hưởng đến ROI.
Đây là một cơ hội lớn cho các nhà Marketer có thể tận dụng để tối đa hóa sức ảnh hưởng của họ trên cùng một nhóm đối tượng mục tiêu mà họ muốn tiếp cận.”
Với tính năng nhắm tần suất mục tiêu, Google nhằm mục đích giúp các nhà quảng cáo tăng số lần hiển thị quảng cáo (Ad Impressions) mà không ảnh hưởng tiêu cực đến ROI.
Trong quá trình thử nghiệm, Google cho biết hơn 95% chiến dịch sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo tuần suất trên YouTube đã đạt được mục tiêu tần suất với những chỉ số hiệu suất tích cực hơn.
Tính năng mới hiện đã có sẵn cho các nhà quảng cáo toàn cầu.
Tất cả các nhà quảng cáo Google Ads hiện đều có thể sử dụng tính năng mới này.
Để bắt đầu sử dụng chiến dịch tối ưu hóa theo tần suất, hãy tạo chiến dịch tiếp cận video mới với phần mục tiêu được đặt thành tần suất mục tiêu (target frequency), sau đó chọn tần suất hàng tuần mong muốn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube vừa xác nhận rằng, người dùng sẽ không cần phải sử dụng tài khoản có trả phí (Premium subscription) mới có thể xem video chất lượng 4K trên YouTube.
YouTube ngừng kế hoạch áp dụng video 4K với các tài khoản có trả phí
Được bắt đầu thử nghiệm từ tháng 9, YouTube yêu cầu người dùng phải đăng ký phiên bản Premium (có trả phí) mới có thể xem video ở chất lượng 4K. Người dùng đã tỏ ra bức xúc và để lại nhiều phản hồi tiêu cực về thông báo này.
Tuy nhiên theo một bài đăng mới đây từ YouTube trên mạng xã hội Twitter, nền tảng này cho biết hiện đã ngừng áp dụng yêu cầu này.
“Người xem YouTube giờ đây có thể truy cập video với độ phân giải chất lượng 4K mà không cần phải là thành viên Premium”, tweet cho biết.
YouTube vốn là một nền tảng xem video miễn phí có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported platforms), tuy nhiên YouTube Premium là giải pháp cung cấp trải nghiệm không có quảng cáo với giá 11,99 USD mỗi tháng.
Ngoài việc không phải xem quảng cáo, YouTube Premium còn cho phép người dùng khả năng tải xuống video chất lượng cao để xem ngoại tuyến.
Trong thời gian gần đây, YouTube thường xuyên giới thiệu gói YouTube Premium cho người dùng với lời cảnh báo rằng, YouTube sẽ hiển thị nhiều quảng cáo hơn đối với các tài khoản xem miễn phí.
Vào tháng 9 năm 2021, YouTube thông báo rằng nền tảng này có 50 triệu người dùng đăng ký YouTube Premium.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube vừa thông báo ra mắt 3 tuỳ chọn quảng cáo mới, bao gồm các quảng cáo nhằm kết nối với người xem tivi được kết nối (Connected TV) và người nghe âm thanh trên YouTube.
YouTube giới thiệu tuỳ chọn quảng cáo mới
Tuỳ chọn quảng cáo đầu tiên được gọi là Moment Blast.
Theo giải thích của YouTube:
“Moment Blast được thiết kế cho các thương hiệu muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) trong những thời điểm hay khoảnh khắc quan trọng – chẳng hạn như các sự kiện thể thao lớn, sự kiện phát hành phim hoặc ra mắt sản phẩm mới.
Moment Blast mang đến cho nhà quảng cáo những vị trí ưu tiên trên YouTube Select có trên những TV được kết nối (Connected TV – CTV) và các thiết bị khác, cùng với Thẻ tiêu đề được gắn thương hiệu (Branded Title Card) và Masthead.”
YouTube Select là nơi hiển thị các nội dung video được tuyển chọn từ khắp YouTube cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận các nhóm đối tượng cụ thể, dựa trên nhiều danh mục và lựa chọn ngách khác nhau.
YouTube cũng mở rộng định dạng quảng cáo âm thanh (Audio Advertising) trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả việc nhắm mục tiêu theo podcast, cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà quảng cáo để tiếp cận người dùng trong ứng dụng.
YouTube lần đầu giới thiệu quảng cáo chỉ có âm thanh vào năm 2020, như một phần để tối đa hóa YouTube Music và kể từ đó, YouTube hiện đang dần mở rộng các dịch vụ liên quan đến âm thanh, podcast hiện cũng đã được tích hợp vào nền tảng này.
Và trong khi video vẫn là định dạng nội dung (Content Format) “ăn khách” nhất trên nền tảng, YouTube ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các tùy chọn âm thanh, YouTube Music hiện đang phục vụ hơn 77 triệu người dùng đăng ký có trả phí.
Cuối cùng, YouTube cũng đang mở rộng các tùy chọn nguồn cấp sản phẩm (Product Feed) sang định dạng quảng cáo Khám phá (Discovery Ads), tuỳ chọn cho phép thương hiệu quảng cáo sản phẩm trực tiếp trong ứng dụng.
Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, Product Feed cho phép bạn thêm danh sách các sản phẩm vào quảng cáo, sau đó người dùng có thể nhấp vào để mua hàng.
Theo YouTube:
“Sắp tới, nguồn cấp sản phẩm cũng sẽ bao gồm các ưu đãi mang tính địa phương (local offers), cho phép các thương hiệu hiển thị các sản phẩm còn hàng trong thời gian thực trong Google Merchant Center của họ để mọi người có thể tìm thấy nơi mua hàng thuận tiện nhất.”
Ngoài ra, YouTube cũng đang tìm cách mở rộng thêm khả năng hiển thị sản phẩm cho định dạng video ngắn Shorts.
“Trong quý này, nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hơn sẽ có khả năng gắn thẻ sản phẩm trong video và Shorts của họ.”
Trong bối cảnh khi video ngắn ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng và khi TikTok vẫn gần như đang dẫn đầu cuộc chơi ở định dạng này, YouTube sẽ liên tục cập nhật để thúc đẩy Shorts của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube vừa thông báo mở rộng tính năng YouTube Handle, cho phép nhiều người dùng hơn tuỳ chỉnh tên Kênh của họ theo dạng @username.
YouTube Handle: YouTube mở rộng tính năng sử dụng @username
Thông qua cập nhật mới, các nhà sáng tạo trên YouTube (Content Creator) có thể xác định kênh của họ bằng định dạng @username (tên người dùng) trên YouTube Shorts, Kênh, trong đoạn mô tả video, trong phần bình luận và hơn thế nữa.
YouTube cho biết tính năng mới sẽ có sẵn cho tất cả người dùng trên YouTube – thay vì như trước đây là nó chỉ khả dụng cho một số nhà sáng tạo đủ điều kiện.
Giờ đây, tất cả các nhà sáng tạo YouTube có thể “đề cập” (mention) đến các kênh khác nhau trong phần tiêu đề và mô tả video bằng cách sử dụng ký hiệu @ bên trước tên kênh.
YouTube cũng cho biết, như các nền tảng khác, phần @username là riêng biệt cho từng tài khoản, tức sẽ không có 2 tài khoản khác nhau trên YouTube có chung phần tên gọi này.
Bên cạnh mục tiêu là cạnh tranh trực tiếp với TikTok, tính năng mới còn có tác dụng giúp nhà sáng tạo hạn chế các hiểu nhầm về tên gọi và thường bị lạm dụng bởi các kênh khác cố tình đặt tên giống với các kênh gốc.
Sau khi thiết lập YouTube Handle, đường dẫn (URL) mới đến kênh YouTube sẽ có dạng youtube.com/@handle.
Theo YouTube, tính năng mới đang được cập nhật dần đến các tài khoản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều người dùng đã chia sẻ thông báo của YouTube khi ứng dụng này yêu cầu người dùng trên điện thoại cần đăng ký phiên bản Premium (có trả phí) để xem được các video độ phân giải 4K (chất lượng cao).
Mới đây trên nền tảng mạng xã hội Reddit, tài khoản có tên @ihatesmokealarms đã đăng tải hình ảnh về việc YouTube đang giới hạn chất lượng video cho phiên bản miễn phí chỉ còn dưới 1440p.
Người dùng này cho biết khi đang sử dụng YouTube trên điện thoại thông minh, anh nhận được thông báo không thể xem video với độ phân giải 4K (2160p) như trước.
Dưới phần bình luận của bài viết, nhiều tài khoản cũng chia sẻ đã gặp phải tình trạng tương tự chủ bài viết, đồng nghĩa việc bức ảnh phản không phải bị cắt ghép hay chỉnh sửa.
Chủ tài khoản có tên @Im__questionable đã chia sẻ ý kiến về vấn đề trên ở dưới phần bình luận. Theo người này, rất có khả năng trong tương lai YouTube sẽ cố giới hạn độ phân giải xuống thấp hơn nhằm thúc đẩy người dùng đăng ký YouTube Premium.
“Hãy tưởng tượng trong tương lai họ sẽ giới hạn chất lượng của video càng ngày càng thấp. Đến một lúc nào đó người dùng miễn phí chỉ có thể xem video ở định dạng 144p như cách đây vài chục năm”, @Im__questionable bình luận.
Một vài bình luận cũng cho rằng việc giới hạn độ phân giải có thể bắt nguồn từ thiết bị đang sử dụng. Đối với điện thoại hoặc máy tính bảng, độ phân giải 2K đã đủ để tạo ra hình ảnh sống động và sắc nét cho người xem.
“Đây là YouTube trên điện thoại, tôi chắc rằng hiếm có điện thoại nào đủ tính năng để chạy video 4K nên họ mới khóa”, chủ tài khoản @fatogato bình luận phía dưới bài viết.
Ngoài ra, nhiều bình luận phía bên dưới bài viết cũng gợi ý các ứng dụng nhằm tắt quảng cáo, sử dụng 4K mà không cần Premium.
Tuy nhiên vấn đề giới hạn độ phân giải video này hiện chưa diễn ra với rộng rãi người dùng, chỉ số ít nhận được thông báo trên. YouTube hiện vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về khóa độ phân giải 4K nếu người dùng không mua YouTube Premium.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới internet đó là mạng xã hội (Tiếng Anh có nghĩa là Social Network): mạng xã hội là gì, Tác hại, mục đích và lợi ích khi sử dụng mạng xã hội, tổng quan về các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, và nhiều nội dung khác.
Mạng xã hội là gì? Lợi ích và tác hại khi sử dụng Mạng xã hội
Trong thế giới internet ngày nay, thuật ngữ “Mạng xã hội” vốn đã rất quen thuộc với phần đông mọi người. Từ việc sử dụng Mạng xã hội để giải trí và tìm kiếm thông tin, để kết nối với bạn bè, đến các hoạt động mua sắm và hơn thế nữa. Bên cạnh nhiều lợi ích, mạng xã hội cũng đi kèm với nhiều tác hại nếu không sử dụng đúng cách. Vậy thực chất thì Mạng xã hội là gì và nên sử dụng Mạng xã hội như thế nào.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội hoạt động như thế nào.
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
Lịch sử hình thành mạng xã hội.
Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?
Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.
Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội là khái niệm đề cập đến việc người dùng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platform) để kết nối với bạn bè, gia đình, thương hiệu và hơn thế nữa.
Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thông tin, để kinh doanh, để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác.
Trong thế giới ngay nay, mạng xã hội còn là công cụ của những người làm Marketing để tương tác với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay bán hàng.
Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là nền tảng mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, LinkedIn, TikTok, Pinterest hay Twitter.
Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là Social Network (Social Networks).
Mạng xã hội hoạt động như thế nào.
Đúng với bản chất tên gọi của nó, mạng xã hội hoạt động dựa trên mô hình “mạng” (chính là Network hay Networking), tức nó được liên kết theo hình thức “mạng nhện”, mọi thứ được liên kết hay kết nối chặt chẽ với nhau.
Mạng xã hội liên quan đến việc xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc cũng có thể là giữa các tổ chức với nhau.
Bản chất đằng sau của các nền tảng mạng xã hội và cũng là yếu tố quyết định liệu một mạng xã hội nào đó có tồn tại được hay không đó là lượng người dùng sử dụng.
Vì là “mạng” nên nếu một nền tảng nào đó sau khi được ra mắt một thời gian nhất định mà có rất ít người dùng sử dụng, các nền tảng này hoặc là thúc đẩy thật nhanh (scale) lượng người dùng sử dụng nền tảng (Active) hoặc là chọn cách “rời bỏ cuộc chơi”.
Trợ thủ đắc lực cho các mạng xã hội là nền tảng công nghệ, những công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data hay Machine Learning (ML) là yếu tố mang tính sống còn hay bắt buộc quyết định sự tồn tại của bất cứ mạng xã hội nào.
Cuối cùng, hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram hoạt động dựa trên cơ chế lan truyền (Viral).
Nghĩa là, một khi một người dùng nào đó gia nhập vào các nền tảng mạng xã hội, các công nghệ đằng sau các nền tảng này có nhiệm vụ đề xuất, hướng dẫn, thúc đẩy họ “hoạt động” nhiều hơn trên nền tảng, đề xuất bạn bè mới để họ có thể kết nối (Add, Connections) là một ví dụ điển hình cho điều này.
Mục tiêu cuối cùng là “mọi thứ cứ thế được lây lan và không ngừng mở rộng.”
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platforms/sites) dựa trên internet để có thể kết nối. Không có internet thì không có mạng xã hội.
Theo số liệu từ Statista, Facebook, YouTube và Instagram là 3 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022.
Những người dùng bình thường sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, người thân, hay với các thương hiệu họ yêu thích.
Trong khi các nhà marketer sử dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng bán hàng và hơn thế nữa.
Tuỳ vào từng nhu cầu hay đối tượng khác nhau, các nền tảng mạng xã hội sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau.
Một nền tảng mạng xã hội sẽ không tồn tại nếu nó chỉ có một số lượng ít người dùng.
Mạng xã hội có thể mang lại nhiều lợi ích hay cả những bất cập tuỳ thuộc vào cách các nền tảng được xây dựng và cách những người dùng sử dụng nó.
Lịch sử hình thành mạng xã hội.
Theo Wikipedia, dưới đây là sơ lược về lịch sử hình thành của khái niệm mạng xã hội, là những gì mà thuật ngữ này từng trải qua.
Vào cuối những năm 1890, Émile Durkheim và Ferdinand Tönnies là 2 người đầu tiên đã tiên đoán về ý tưởng của mạng xã hội trong các lý thuyết và nghiên cứu của họ về các nhóm xã hội (social groups).
Tönnies lập luận rằng các nhóm xã hội này có thể tồn tại dưới dạng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và cá nhân, liên kết các cá nhân muốn chia sẻ các giá trị và niềm tin với nhau, hoặc các liên kết xã hội (social links) và phi cá nhân.
Durkheim tiếp đó lại đưa ra một cách giải thích phi cá nhân về các dữ kiện xã hội, lập luận rằng các hiện tượng xã hội (social phenomena) nảy sinh khi các cá nhân tương tác với nhau tạo thành một thực tại không còn có thể được giải thích về mặt thuộc tính thông qua các chủ thể cá nhân riêng lẻ.
Những phát triển lớn nhất với mạng xã hội được hình thành vào những năm 1930 bởi một số nhóm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học, nhân chủng học và toán học.
Về tâm lý học, vào những năm 1930, Jacob L. Moreno bắt đầu ghi chép và phân tích có hệ thống về các tương tác xã hội (social interaction) trong các nhóm nhỏ, đặc biệt là lớp học và đội nhóm làm việc.
Trong bối cảnh nhân học, nền tảng cho các lý thuyết về mạng xã hội là công trình lý thuyết và dân tộc học của Bronislaw Malinowski, Alfred Radcliffe-Brown, và Claude Lévi-Strauss.
Về mặt xã hội học, công trình đầu tiên (được công bố vào những năm 1930) của Talcott Parsons đã tạo tiền đề cho việc áp dụng cách tiếp cận theo kiểu mối quan hệ để hiểu về cấu trúc xã hội (social structure).
Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các phân tích mạng xã hội do các nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và vật lý học như Duncan J. Watts, Albert-László Barabási, Peter Bearman, Nicholas A. Christakis, James H. Fowler, và những người khác thực hiện.
Mục tiêu chính là phát triển và áp dụng các mô hình cũng như phương pháp mới đối với những dữ liệu mới nổi có sẵn về mạng xã hội trực tuyến và các “dấu vết kỹ thuật số” đầu tiên liên quan đến khái niệm mạng trực tiếp (face-to-face networks).
Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?
Trong phạm vi không gian mạng xã hội, các nền tảng cũng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau bao gồm:
Mạng xã hội theo hình thức đăng các nội dung ngắn (miniblog) như Twitter.
Mạng xã hội việc làm như LinkedIn.
Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.
Kể từ lúc ra đời và phát triển đến hiện tại, mạng xã hội cũng như các nền tảng (Socia Media Platforms) đi cùng với nó đã trải qua một chặng đường khá dài, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Vào năm 1997, các trang mạng xã hội (social media site) đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là SixDegrees.com, nền tảng cho phép người dùng tạo hồ sơ, tạo kết nối, nhắn tin…với những người khác trong mạng lưới (networks).
Vào năm 2003, mạng xã hội Myspace ra đời. Myspace là một trang mạng xã hội cung cấp mạng lưới thông tin tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, viết blog, lập nhóm, tải hình ảnh lên hay lưu trữ nhạc. Nền tảng đạt hơn 25 triệu người dùng vào năm 2005.
Cũng vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội lớn nhất thế giới ngày nay là Facebook chính thức ra đời với tên gọi FaceMash và sau đó đổi tên thành TheFacebook vào 2004. Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn cũng ra đời vào năm này.
Vào năm 2005, mạng xã hội video YouTube thuộc Google (Alphabet) ra đời.
Vào năm 2006, mạng xã hội Twitter ra đời. Mặc dù được khai sinh vào 2004, nhưng 2006 mới là năm chính thức Twitter công bố ra mắt.
Vào năm 2010, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram và Pinterest chính thức ra mắt.
Vào năm 2016, mạng xã hội video ngắn đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là TikTok thuộc công ty mẹ ByteDance.
Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
Đến đây, hẳn là bạn đã có được những góc nhìn tổng quan nhất về khái niệm mạng xã hội, hiểu mạng xã hội là gì và nó được hình thành như thế nào.
Dưới đây là một số vai trò hay lợi ích mà các nền tảng mạng xã hội nói chung có thể mang lại cho xã hội nói chung và người dùng nói riêng.
Công cụ kết nối và giao tiếp tức thời.
Khi nói đến vai trò của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, khả năng giao tiếp tức thời (và cũng miễn phí) là lợi ích đầu tiên phải kể đến.
Bạn thử hình dung lại thời điểm trước khi các nền tảng mạng xã hội ra đời, khi bạn phải liên hệ với nhau qua điện thoại và hiện tại, bạn hình dung ngay ra điều này.
Chỉ cần có kết nối internet, giờ đây bạn có thể trò chuyện cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay bất cứ ai ở bất cứ lúc nào với mạng xã hội, qua cả âm thanh lẫn video trực tiếp.
Mạng xã hội là công cụ đắc lực để tìm kiếm thông tin.
Nếu như trước đây, bạn có thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để tìm kiếm thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm điều này trên các nền tảng mạng xã hội. Facebook, YouTube hay TikTok là những nơi mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn.
Mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể tương tác với các thương hiệu hay những người có ảnh hưởng (Influencer) mà bạn thích.
Ngoài việc được sử dụng để giao tiếp và kết nối cá nhân, mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể chọn để tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp mà mình yêu thích. Với những người có ảnh hưởng cũng vậy, bạn hoàn toàn có thể theo dõi họ từ đây.
Mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh và Marketing.
Cuối cùng, một trong những vai trò không thể thiếu của các nền tảng mạng xã hội đó là được các doanh nghiệp hay người làm marketing sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và bán hàng.
Với hơn 5 tỷ người dùng (DAU) hoạt động toàn cầu tính đến năm 2022, mạng xã hội thực sự mang đến cho các thương hiệu những cơ hội khổng lồ để bán hàng, kinh doanh và hơn thế nữa.
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.
Tính đến năm 2022, dưới đây là một số nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu.
Mạng xã hội chia sẻ video YouTube – hơn 2.5 tỷ người dùng.
Mạng giao tiếp xã hội WhatsApp – hơn 2 tỷ người dùng.
Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram – gần 1.5 tỷ người dùng.
Mạng xã hội video ngắn TikTok – hơn 1 tỷ người dùng.
Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn – gần 800 triệu người dùng.
Mạng xã hội Snapchat – hơn 500 triệu người dùng.
Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest – gần 500 triệu người dùng.
Mạng xã hội theo kiểu miniblog Twitter – hơn 400 triệu người dùng.
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng mạng xã hội là gì?
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng mạng xã hội là gì?
Trong khi mạng xã hội là “miếng bánh” mà hầu hết các công ty công nghệ đều “thèm khát” vì những những gì mà nó có thể mang lại, chỉ một số rất ít các doanh nghiệp dám theo đuổi con đường này.
Vậy lý do chính ở đây là gì? Câu trả lời là, để có thể xây dựng nên một nền tảng mạng xã hội thành công, doanh nghiệp cần rất rất nhiều nguồn lực, dưới đây là một số yếu tố quyết định chính mà doanh nghiệp cần có.
Nguồn lực mạnh về tài chính và con người.
Bởi độ lớn về người dùng mà các nền tảng mạng xã hội cần để tồn tại, hệ thống của họ phải có khả năng xử lý hàng trăm triệu hay hàng tỷ người dùng khác nhau (thậm chí là trong cùng một thời điểm), cũng tương tự nhưng lớn hơn rất nhiều lần so với các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần rất nhiều tiền để xây dựng nền tảng công nghệ, tuyển dụng nhân tài và cả thu hút một lượng lớn người dùng mới.
Để mạng xã hội có thể tồn tại được, nó cần phải có một lượng lớn người dùng.
Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có rất nhiều vốn và cũng đã thu hút được rất nhiều nhân tài, tất cả những điều này sẽ không có ý nghĩa gì nếu nền tảng bạn xây dựng không thể thu hút và giữ chân được một lượng lớn (rất lớn) người dùng tham gia.
Như đã phân tích trong các phần ở trên, bởi bản chất vốn có của mạng xã hội là tính có mạng lưới (networks), điều này có nghĩa là nó chỉ có ý nghĩa khi mỗi người tham gia dù là cá nhân hay doanh nghiệp, họ phải có thể xây dựng được một mạng lưới cho riêng họ.
Bạn cứ thử hình dung thế này, một mạng xã hội A nào đó ra đời và bạn tò mò nên đã đăng ký dùng thử, sau đó bạn phát hiện ra rằng xung quanh bạn, từ bạn bè, đồng nghiệp hay cả các thương hiệu bạn yêu thích đều không có ở trên nền tảng đó, điều gì sẽ xảy ra?
Hiển nhiên là, bạn cũng sẽ dần “lãng quên” mạng xã hội đó.
Ngược lại, nếu mạng xã hội có thể thu hút được tất cả các bên này tham gia, như một vòng xoáy liên tục, “mạng” liên tục được xây dựng, kết nối và phát triển, “mạng xã hội” dần dần hình thành.
Điều này cũng giải thích lý do tại sao một số mạng xã hội tại Việt Nam như Lotus (VCCorp) hay Gapo (Gapo) dần biến mất khi nó chỉ có thể thu hút được một lượng nhỏ người dùng.
Mặc dù không có một con số cụ thể để quyết định một nền tảng mạng xã hội có thể “trụ” được, nhưng ít nhất con số đó phải là hàng trăm triệu người dùng trở lên.
Gapo hay Lotus có khoảng dưới 10 triệu người dùng (chỉ bằng 1/10 dân số Việt Nam) nên việc các nền tảng này khó duy trì được cũng là điều dễ hiểu.
Nền tảng công nghệ (sản phẩm) cũng là điều kiện mang tính sống còn với các nền tảng mạng xã hội.
Tới đây, bạn lại tiếp tục cứ giả sử rằng, doanh nghiệp của bạn có vốn khá mạnh, bên cạnh đó, vì các chương trình marketing đang tỏ ra rất hiệu quả, bạn lôi kéo rất nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) tham gia vào nền tảng nên từ đó bạn cũng có một lượng người dùng khá lớn (giả sử đủ để bạn có thể đi tiếp).
Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).
Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như thuật toán không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Mạng xã hội có thể rơi vào thất bại.
Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một mạng xã hội nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.
Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.
Nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, một trong những điểm cốt lõi quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok là thuật toán, mà cụ thể đằng sau nó là AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (công nghệ máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và hơn thế nữa.
Không có thuật toán tốt (“chiều” người dùng) thì không có mạng xã hội.
Khi nói đến các thuật toán của mạng xã hội, thuật toán của TikTok là một trong những thứ đáng tham khảo nhất, nó cũng là thứ giúp TikTok có hơn 1 tỷ người dùng nhanh nhất trong không gian các nền tảng mạng xã hội.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.
Nền tảng mạng xã hội là gì?
Là khái niệm đề cập đến các nền tảng (Platforms, sites) cụ thể, nơi mà người dùng có thể truy cập và tương tác với nhiều các mục đích khác nhau. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến có thể kể đến như Facebook hay Instagram.
Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, mạng xã hội có nghĩa là Social Networks, khái niệm đề cập đến cách thức tương tác xã hội (là social và networks) hơn là các nền tảng hay yếu tố công nghệ (là platforms hay technology).
Mạng xã hội được sử dụng để làm gì?
Như đã phân tích ở đầu bài, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để giao tiếp, tìm kiếm thông tin hay bán hàng.
Sự khác biệt giữa khái niệm mạng xã hội và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) là gì?
Trong khi vẫn thường được sử dụng với tên gọi chung là “mạng xã hội” hay nền tảng mạng xã hội, social network và social media là hai khái niệm khác nhau.
Social Network đề cập đến yếu tố môi trường (mạng lưới – network), tức cách mà người dùng tương tác với nhau, còn Social Media lại đề cập đến nền tảng hay phương tiện (về mặt công nghệ), là nơi cho phép các mạng lưới được hình hành và kết nối.
Phân tích mạng xã hội là gì?
Là hoạt động tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, có thể là để kinh doanh, nghiên cứu hay vì bất cứ mục đích gì khác.
Lạm dụng mạng xã hội là gì?
Lạm dụng mạng xã hội có thể được hiểu là cách mà cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng mạng xã hội với mục đích sai trái, hoặc khái niệm lạm dụng mạng xã hội cũng có thể được dùng để chỉ một cá nhân nào đó sử dụng mạng xã hội nhiều quá mức.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về Mạng xã hội, từ khái niệm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến, cách sử dụng mạng xã hội đến những tác hại và lợi ích mà mạng xã hội có thể mang lại.
Dù với tư cách là người dùng sử dụng mạng xã hội với mục tiêu giao tiếp hay tìm kiếm thông tin, hay với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng tiềm năng, việc hiểu bản chất của các nền tảng mạng xã hội là điều hết sức cần thiết.
Bằng cách hiểu bản chất của mạng xã hội là gì và tất cả những lợi ích mà nó có thể mang lại, bạn đang giúp chính bản thân mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và trên nữa là phát triển doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua một chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo được thông báo mới đây, Shorts của YouTube sẽ đối đầu trực diện với TikTok.
Chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo của YouTube Shorts sẽ đối đầu với TikTok
YouTube mới đây đã chia sẻ một cách mới để các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể kiếm tiền trên nền tảng Shorts, cụ thể, chính sách mới sẽ hướng tới mục tiêu làm cho các video dạng ngắn trở nên sinh lợi nhiều hơn.
Động thái này được cho là một dấu hiệu rõ ràng khác khi YouTube muốn đối đầu trực diện với TikTok, nền tảng video dạng ngắn của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo thông báo từ YouTube, bắt đầu từ năm 2023, những nhà sáng tạo đủ điều kiện trên YouTube sẽ có thể giữ một phần lớn doanh thu quảng cáo hàng tháng đến từ Shorts.
Theo một thông tin khác, các nhà sáng tạo sẽ giữ 45% doanh thu quảng cáo của họ từ Shorts, tuy nhiên, một số nhà sáng tạo khác cho rằng con số này còn phụ thuộc vào số lượng xem (views) tổng thể của video và kênh.
Giám đốc sản phẩm của YouTube cho biết:
“Thành công của YouTube vốn được xây dựng dựa trên hình thức phát trực tiếp và video dài, tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn hỗ trợ nhà sáng tạo theo tất cả các cách họ sử dụng YouTube để truyền tải các nội dung của họ, bao gồm cả thế hệ nhà sáng tạo xem thiết bị di động là ưu tiên hàng đầu.”
“Quỹ nhà sáng tạo không thể theo kịp sự tăng trưởng đáng kinh ngạc mà chúng ta đang thấy với video dạng ngắn.” YouTube theo đó lưu ý rằng hầu hết những nhà sáng tạo sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ mô hình chia sẻ doanh thu mới.
Phó Chủ tịch của YouTube khu vực châu Mỹ nói thêm rằng kế hoạch chia sẻ doanh thu của YouTube sẽ có thể “đảm bảo rằng khi nền tảng và cộng đồng phát triển, bạn sẽ tiếp tục phát triển cùng chúng tôi.”
Những thay đổi của YouTube không nằm ngoài mục tiêu cuối cùng là mang đến cho những người sản xuất video dạng ngắn nhiều cơ hội thành công hơn, như cách mà những nhà sáng tạo video dạng dài hiện đang có trên nền tảng.
Một nhà sáng tạo nội dung trên YouTube cho biết:
“Họ đang giúp những người sáng tạo hiện đang tạo ra nội dung ở nhiều định dạng khác nhau, họ đang loại bỏ các hạn chế và ủng hộ sự sáng tạo, bất kể hình thức đó diễn ra như thế nào. Và đây là một điều tốt với những người sáng tạo như tôi.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong loạt thử nghiệm mới từ YouTube, người dùng miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không có tùy chọn bỏ qua.
Người dùng YouTube miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không được bỏ qua
Nhiều bài đăng từ các diễn đàn và mạng xã hội ghi nhận phản ánh của người dùng về việc YouTube đang thử nghiệm tăng số lượng quảng cáo trước video, thậm chí người xem không còn lựa chọn bỏ qua.
Cụ thể, trong thử nghiệm mới, YouTube sẽ hiển thị loạt 5-10 quảng cáo ở đầu mỗi video, tổng thời lượng kéo dài khoảng 30 giây. Thử nghiệm chỉ diễn ra ở một nhóm nhỏ người dùng và chưa triển khai tại thị trường Việt Nam.
Trong những năm gần đây, người dùng YouTube miễn phí thường phải xem các quảng cáo ở đoạn mở đầu hoặc giữa video kéo dài khoảng 13-15 giây.
Thông thường sau 5 giây đầu, người dùng hoàn toàn có thể tắt đoạn quảng cáo để bắt đầu xem nội dung yêu thích.
Trước hình thức thử nghiệm trên, nhiều người dùng quốc tế đã bày tỏ sự khó chịu với loạt quảng cáo. “Ai đó có thể giải thích tại sao tôi phải xem đến 8 mẫu quảng cáo liên tục hay không”, chủ tài khoản tên @Neonprotoart chia sẻ trên Twitter.
Nhiều người dùng quốc tế nhận định hình thức thử nghiệm này của YouTube nhằm mục đích ép người dùng phải chi tiền để nâng cấp tài khoản lên YouTube Premium.
Phía dưới phần bình luận, nhiều ý kiến trái chiều cũng được đưa ra xoay quanh vấn đề trên.
Trong hơn 2.000 lượt tương tác, nhiều chủ tài khoản đã đưa ra nhiều biện pháp “lách luật” như sử dụng trình mở rộng chặn quảng cáo hoặc cài đặt ứng dụng giúp xem YouTube không có quảng cáo.
Theo tài khoản @Krishanu07 trên Twitter, doanh nghiệp nào cũng cần có lợi nhuận để hoạt động. Vì vậy người dùng nên nhân cơ hội này để nâng cấp tài khoản cho trải nghiệm tốt hơn mà không vướng phải quảng cáo.
“Cứ tưởng tượng về công suất hoạt động cũng như khả năng mà các máy chủ phải làm việc để phát hàng tỷ nội dung độ nét cao trong suốt 24 giờ một ngày, bạn sẽ muốn mua YouTube Premium. Doanh nghiệp không thể sống mà không có lợi nhuận”, chủ tài khoản này chia sẻ.
Tuy nhiên, phần lớn người dùng cho rằng việc phải xem tới 10 quảng cáo liên tục khiến YouTube trở nên kém hấp dẫn và làm giảm hiệu quả quảng cáo của các nhãn hàng.
Ngay sau phản ứng tiêu cực từ người dùng, đội ngũ truyền thông từ YouTube đã phản hồi và gọi đây là loạt quảng cáo đệm (bumper ads).
Theo đó, tuy số lượng quảng cáo có tăng nhưng tổng thời lượng của các quảng cáo chỉ nằm trong khoảng 30 giây, hoàn toàn không vi phạm quy định.
YouTube cũng cho biết doanh nghiệp vẫn đang thu thập thêm phản hồi của người tiêu dùng để cải thiện hình thức quảng cáo trên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các tính năng mới của YouTube Search Insights có trong Creator Studio sẽ cung cấp thêm dữ liệu về những gì khán giả của kênh đang quan tâm, dựa trên hoạt động tìm kiếm và tương tác của họ cũng như cách họ tương tác với các chủ đề khác nhau trên ứng dụng.
YouTube cập nhật tính năng mới cho YouTube Search Insights
Lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 4 năm ngoái, YouTube Search Insights là tính năng phân tích của YouTube có trong trình phân tích Creator Studio, thông qua tính năng này, các chủ sở hữu kênh hay thương hiệu có thể khám phá các nội dung mà khán giả của họ đang quan tâm để từ đó xây dựng các chiến lược nội dung.
YouTube cập nhật tính năng mới cho YouTube Search Insights
Hiện tại, YouTube thông báo đã cập nhật thêm một số tính năng mới tập trung vào dữ liệu tìm kiếm (Search Insights) của đối tượng mục tiêu trên ứng dụng.
Tính năng mới đầu tiên là Watch Interest hay Sở thích xem.
Theo giải thích của YouTube:
“Hiện tại, YouTube Search Insights chỉ hiển thị những gì người xem đang tìm kiếm, nhưng bây giờ, chúng tôi đang thêm tính năng mới Watch Activity (Hoạt động xem video) cho một chủ đề nhất định.
Giờ đây, các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hay thương hiệu có thể xem lại các video hàng đầu, video mới nổi hoặc video gần đây trong một chủ đề, từ đó có thể xác định đâu là những thứ mới trong cùng một chủ đề.”
Về cơ bản, thương hiệu giờ đây có thể hiểu rõ hơn về các xu hướng tương tác thực tế từ các video trên YouTube, không chỉ dựa trên các từ khoá tìm kiếm mà còn dựa trên những gì mọi người đang xem và cách họ chuyển từ video này sang video khác dựa trên các đề xuất.
Đới với những người làm nội dung (chẳng hạn như Content Marketer), điều này có thể giúp họ khám phá và xây dựng các nội dung mới, những thứ mà người dùng của họ mong muốn trong khi họ chưa từng đáp ứng trước đây.
YouTube cũng thêm các thông tin tìm kiếm mới dựa trên các chủ đề cụ thể.
YouTube cũng thêm các thông tin tìm kiếm mới dựa trên các chủ đề cụ thể.
Như bạn có thể thấy ở trên, dữ liệu sẽ hiển thị cho bạn các nội dung liên quan (Content Gaps) mà bạn quan tâm về một chủ đề nhất định, điều này có thể giúp định hướng cho việc lập kế hoạch chiến lược dựa trên những gì mà đối tượng mục tiêu đang quan tâm.
Cuối cùng, YouTube thêm các insights được cá nhân hoá mới dựa trên từng sở thích riêng biệt của khán giả mục tiêu.
Nói tóm lại, các cập nhật mới của YouTube tới Search Insights hướng tới mục tiêu khám khá chi tiết từng mối quan tâm cụ thể của người tìm kiếm và các thương hiệu nên xây dựng nội dung dựa trên các thông tin này thay vì đơn giản là tự đưa ra các nội dung mà họ nghĩ rằng khách hàng của họ sẽ quan tâm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua YouTube Promotion Tab tức thẻ Promotions mới, các nhà sáng tạo có thể quảng cáo kênh của họ mà không cần phải truy cập vào trình quản lý quảng cáo của Google.
YouTube đang thử nghiệm tính năng mới với thẻ Promotion
YouTube đã thêm thẻ Promotion (Promotion Tab) cho phép các nhà sáng tạo quảng cáo kênh và video của họ mà không cần thông qua Trình quản lý quảng cáo của Google (Google Ads Manager).
Thẻ Promotion mới nằm trong YouTube Studio và là một cách giúp người dùng tạo quảng cáo một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn thay vì phải mất rất nhiều thời gian trong Google Ads Manager.
Với những nhà sáng tạo có quyền truy cập vào công cụ mới (được chọn), họ sẽ tìm thấy thẻ Promotion trên Trang nội dung (Content Page) của YouTube Studio.
YouTube cho biết:
“Thẻ YouTube Promotion mới sẽ giúp những người quản lý kênh chạy quảng cáo nhanh hơn cho nội dung hay kênh của họ.”
“Chúng tôi nhận thấy rằng hiện có rất nhiều nhà sáng tạo muốn có nhiều công cụ hơn để giúp phát triển kênh của họ và tiếp cận với nhiều khán giả tiềm năng hơn, vì vậy, chúng tôi đang thử nghiệm tính năng mới với mục tiêu khiến cho quá trình này được dễ dàng và tiện lợi hơn (so với việc sử dụng Google Ads).
Như đã đề cập, tính năng mới sẽ cho phép chủ sở hữu kênh và nhà quảng cáo phát triển kênh của họ mà không cần phải truy cập vào Google Ads. Tuy nhiên, đó cũng là một cách để YouTube mang lại nhiều doanh thu quảng cáo hơn.
Từ đây, những nhà sáng tạo hay người dùng vốn không quen thuộc với công cụ Google Ads vì khá phức tạp cũng có thể khởi chạy ngay các chiến dịch quảng cáo.
Chương trình hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và chỉ khả dụng với một số nhà sáng tạo (Creator) được chọn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bối cảnh khi nhiều người dùng tải xuống các video từ YouTube Shorts và đăng lên TikTok, YouTube sẽ gắn watermark (chữ ký đánh dấu video) lên video.
YouTube Shorts sẽ gắn watermark với các video được tải xuống
Theo một thông báo từ YouTube, người đại diện của YouTube cho biết rằng nền tảng này sẽ bắt đầu thêm watermark vào các video Shorts khi một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hay người dùng tải xuống nó.
YouTube Shorts Watermark là gì?
Cũng giống các nền tảng khác như TikTok hay YouTube, YouTube Shorts Watermark là một hình ảnh mờ được gắn vào video với mục tiêu là đánh dấu nơi đã sản xuất ra video đó.
Về bản chất, watermark sẽ đóng vai trò phân biệt nội dung gốc (được xây dựng lần đầu) với các nội dung được chia sẻ lại trên các nền tảng kỹ thuật số.
Tại sao YouTube lại thêm Watermark vào Shorts.
Quyết định này của YouTube được đưa ra trong bối cảnh khi có ngày càng nhiều người dùng đã bắt đầu tạo các video ngắn từ ứng dụng của YouTube sau đó tải xuống và đăng lên các nền tảng video khác.
YouTube cho biết:
“Chúng tôi sẽ thêm một hình mờ (watermark) vào các video Shorts mà bạn đã tải xuống để những người xem khác có thể biết rằng nội dung bạn đang chia sẻ trên các nền tảng cũng có thể được tìm thấy trên Shorts của YouTube.”
Khi video dạng ngắn là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các nền tảng mạng xã hội, các nền tảng này đang tìm đủ mọi cách để bảo vệ người dùng cũng như thu hút nhiều người dùng hơn nữa đến với nền tảng của họ.
Trong khi từ lâu, các nền tảng như TikTok đã gắn watermark và tên người dùng lên các video được xây dựng trên nền tảng, YouTube giờ đây cũng muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ theo cách tương tự.
Ở một khía cạnh khác, với Instagram Reels, nền tảng video dạng ngắn của Meta (Facebook), cho biết họ sẽ không “quảng cáo miễn phí” các video có gắn watermark của đối thủ, đồng thời sẽ điều chỉnh các thuật toán để ưu tiên nhiều hơn cho các video gốc được sản xuất trực tiếp trên nền tảng thay vì đăng lại từ các nền tảng khác.
Cũng theo thông báo từ YouTube, watermark sẽ bắt đầu được thêm vào Shorts trong vài tuần tới bắt đầu từ 18/8 trên cả máy tính để bàn và điện thoại thông minh.
Theo số liệu nghiên cứu mới đây từ công ty nghiên cứu thị trường Pew Research, YouTube vẫn là nền tảng thống trị với người dùng Gen Z Mỹ, bỏ xa những nền tảng còn lại như TikTok, Facebook hay Twitter.
YouTube là nền tảng được sử dụng nhiều nhất với Gen Z Mỹ
Thông qua số liệu khảo sát từ hơn 1300 người dùng Mỹ ở độ tuổi từ 13 đến 17 (Gen Z), Pew Research đã có những số liệu thú vị về cách người dùng trẻ nước này đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trên, YouTube hiện vẫn là nền tảng thống trị với người dùng Gen Z, với 95% người dùng thường xuyên sử dụng ứng dụng.
Tiếp sau đó là TikTok, Instagram, Snapchat, Facebook và Twitter.
Căn cứ vào biểu đồ, bạn cũng có thể thấy rằng, người dùng Gen Z ngày càng tỏ ra không mấy thích thú với Facebook hay WhatsApp.
Xu hướng tương tự cũng được phản ánh trong số liệu thống kê sử dụng, với YouTube, TikTok và Snapchat là những nền tảng dẫn đầu.
Xét về mặt tổng thể, theo số liệu thống kê từ 2014 đến nay (2022), trong khi Instagram hay Snapchat có tăng nhẹ lượng người dùng Gen Z, thì Facebook và Twitter đang đi theo hướng ngược lại, liên tục giảm.
Một số cái tên như Twitch, Reddit hay Tumblr cũng đang trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Về mặt giới tính, dữ liệu của Pew cũng cho thấy người dùng nữ phù hợp hơn với TikTok (khoảng 70% người dùng TikTok là Nữ), Instagram và Snapchat, trong khi Nam giới kết nối nhiều hơn với Twitch, Reddit và YouTube.
Nếu bạn là người làm marketing, những số liệu này cũng có thể giúp ích khá nhiều trong việc lựa chọn đối tượng mục tiêu tiếp cận trong các chiến dịch của mình.
Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội hiện được coi là nhu cầu cần thiết của nhiều người:
Như bạn có thể thấy ở trên, khi được hỏi rằng liệu người dùng có sẵn sàng từ bỏ các nền tảng mạng xã hội hay không, phần lớn người dùng tỏ ra rất khó khăn nếu phải nói lời chia tay, (mặc dù cũng có một lượng người không nhỏ sẵn sàng từ bỏ, 20%).
Khi mạng xã hội tiếp tục phát triển và thay đổi, bằng cách liên tục cập nhật các xu hướng sử dụng mới trên nền tảng, bạn có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận (chủ yếu những khán giả trẻ tuổi), tối ưu và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vượt qua hầu hết với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, YouTube hay TikTok, Instagram dẫn đầu mảng Influencer Marketing.
Instagram là nền tảng được chi tiêu nhiều nhất toàn cầu cho Influencer Marketing
Trong khi TikTok liên tục tăng trưởng người dùng trong những thời gian gần đây, hoạt động tìm kiếm doanh thu quảng cáo nói riêng và Influencer Marketing nói chung vẫn là một thách thức lớn với nền tảng này.
Cụ thể, theo số liệu mới đây nhất tính đến tháng 7 năm 2022, tổng số ngân sách dành cho Influencer Marketing trên Instagram cao hơn gần gấp 3 lần so với TikTok, hơn 2.2 tỷ USD là con số trên Instagram, còn TikTok chỉ là hơn 700 triệu USD.
Facebook hiện là nền tảng có doanh thu Influencer Marketing thấp nhất với hơn 700 triệu USD, hơn 900 triệu USD là con số của YouTube.
Ngân sách Influencer Marketing được chi tiêu trên các nền tảng mạng xã hội.
Theo thông báo mới đây của Instagram, nền tảng này liên tục điều chỉnh thuật toán và nguồn cấp dữ liệu của mình (News Feed) để làm nổi bật nội dung của các nhà sáng tạo (Content Creator), tối ưu các quảng cáo và bài đăng được đề xuất, bất chấp không ít những lời phàn từ phía người dùng là họ quá ít thấy nội dung từ bạn bè của họ.
Liên quan đến các thay đổi của Instagram, vì bức xúc khi nền tảng này không ngừng điều chỉnh theo hướng giống TikTok, một số người có ảnh hưởng (Influencer) lớn đã phải kêu gọi Instagram ngừng thay đổi, kết quả cuối cùng là nền tảng cũng thông báo tạm ngưng kế hoạch cập nhật.
Instagram cũng cho biết họ sẽ điều chỉnh nguồn cấp dữ liệu cho phép những người có ảnh hưởng nhỏ (Micro Influencer) và siêu nhỏ (Nano Influencer) có thể gia tăng thu nhập của họ nhiều hơn.
Nano Influencer được định nghĩa là những cá nhân có từ 1.000 đến 4.999 người theo dõi (followers), trong khi Micro Influencer chính là những cá nhân có từ ít nhất từ 5.000 đến 19.999 người theo dõi.
Một số báo cáo cho thấy rằng, mức chi tiêu dành cho những người có ảnh hưởng siêu nhỏ sẽ tăng 220,5%, trong khi chi tiêu cho những người có ảnh hưởng lớn (Mega Influencer) sẽ chỉ tăng 8,0%. (Mega Influencer là những người có ít nhất 1 triệu người theo dõi).
Với các nhà marketer, tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cao cùng với đó là chi phí thấp là những lý do chính khiến họ ưu tiên những người có ảnh hưởng nhỏ nhiều hơn.
Ở góc nhìn toàn cầu, mức chi tiêu dành cho các hoat động Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng sẽ tăng 27,8% lên mức khoảng 16 tỷ USD trong năm 2022.
YouTube vừa cập nhật một số thông tin cơ bản về thuật toán YouTube Shorts, nền tảng video dạng ngắn cạnh tranh trực tiếp với TikTok và Reels của Google. Hãy cùng MarketingTrips khám phá chi tiết trong bài viết này.
Thuật toán của YouTube Shorts cho Digital Marketers (Cập nhật 2023)
Theo đó, thông qua các giải thích mới, YouTube muốn giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) cũng như các nhà quảng cáo hiểu thêm về cách thuật toán của YouTube Shorts hoạt động, những thứ có thể giúp họ tối đa hoá hiệu suất trên nền tảng.
Để có thể tối đa hoá thuật toán đề xuất của YouTube Shorts, tôi có nên kết hợp nội dung dạng dài và ngắn trên cùng một kênh không?
Câu hỏi đầu tiên cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất liên quan đến thuật toán của YouTube Shorts, họ băn khoăn rằng liệu việc vừa sử dụng cả video dạng dài truyền thống, vừa video ngắn (Shorts) có ảnh hưởng đến chất lượng kênh của họ hay không.
YouTube cho biết việc đăng Shorts lên một kênh đã có sẵn không làm ảnh hưởng đến chất lượng của kênh, thậm chí là có tác dụng ngược lại.
YouTube nói thêm:
“Gần đây, chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu phân tích trong đó chúng tôi xem xét sự tăng trưởng về lượng khán giả trên các kênh chỉ tải lên video dài với các kênh vừa sử dụng cả video dạng dài và ngắn, các kênh có sử dụng Shorts tức video dạng ngắn thể hiện mức tăng trưởng tốt hơn nhiều.
Chúng tôi dự báo rằng, khi nhu cầu tiêu thụ video dạng ngắn tiếp tục tăng lên, các kênh sử dụng định dạng nội dung này sẽ tiếp tục chứng kiến sự bứt phá mạnh hơn.”
Liệu thuật toán của YouTube có tiếp tục đề xuất nhiều video dài hơn nếu mọi người đang xem Shorts nhiều hơn?
Nhiều người dùng thắc mắc rằng, liệu lượt xem và mức độ tương tác với Shorts có ảnh hưởng đến thuật toán đề xuất nội dung với các video dài hơn hay không.
YouTube giải thích:
“Mỗi loại video đều có các thuật toán đề xuất riêng và do đó, việc tương tác với một loại nội dung này sẽ không ảnh hưởng đến loại nội dung kia.
Đó là bởi vì mọi người đều có những sở thích xem khác nhau. Có những người thích Shorts, nhưng cũng có người chỉ hứng thú với các video dài hơn.”
“Người xem xem Shorts không phải lúc nào cũng giống người xem nội dung YouTube bình thường, vì lý do này, chúng tôi tách nội dung ngắn và nội dung dài ra khỏi lịch sử đánh giá của người xem.
Vì vậy, khi ai đó phát hiện ra một kênh mới thông qua Shorts, chúng tôi hiện không sử dụng thông tin này để thông báo hay đề xuất những video dài hơn trên nền tảng YouTube, cho dù đó là những video có nội dung tương tự nhau.”
Có nên tách biệt Shorts và YouTube thành các kênh riêng biệt nhau hay không?
Mặc dù như đã phân tích ở trên, sẽ không có bất cứ tổn hại nào với một kênh vừa sử dụng video dạng ngắn vừa sử dụng video dạng dài, tuy nhiên, hiện vẫn có không ít nhà sáng tạo bắt đầu tách biệt 2 định dạng này thành các kênh khác nhau.
Một câu hỏi đặt ra là, để có thể tối ưu hoá hiệu suất trên nền tảng, người dùng nên tách biệt các kênh hay không hay thuật toán đề xuất của YouTube Shorts sẽ có lợi hơn với phương thức tiếp cận nào?
YouTube cho biết:
“Thay vì chỉ để ý đến định dạng nội dung là ngắn hay dài, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào đối tượng mục tiêu của kênh.
Hãy cố gắng nhóm các kênh của bạn theo các đối tượng tương tự nhau về sở thích, những người thưởng thức nội dung giống nhau hoặc tương tự.
Hãy tách chúng ra khi người xem của bạn có những sở thích hoàn toàn khác nhau… Nếu bạn bắt đầu xây dựng những nhóm đối tượng khác nhau với những sở thích khác nhau thì hãy cân nhắc tạo một kênh riêng biệt.”
Tôi cần tải lên bao nhiêu Shorts trước khi thuật toán của YouTube có thể hiểu và đề xuất nội dung của tôi?
Tôi cần tải lên bao nhiêu Shorts trước khi thuật toán của YouTube có thể hiểu và đề xuất nội dung của tôi?
Câu hỏi cuối cùng hỏi liệu thuật toán của YouTube Shorts có yêu cầu kênh tải lên một số lượng video nhất định trước khi chúng được nền tảng hiểu và tối ưu phân phối hay không.
YouTube cho biết:
“Mỗi Shorts đều có các cơ hội thành công riêng bất kể kênh của bạn có số lượng video tải lên nhiều hay ít. Hiệu suất của Shorts được quyết định bởi việc mọi người có chọn xem và không bỏ qua chúng trong nguồn cấp dữ liệu hay không.
Tuy nhiên, có được sự tương tác của khán giả thường được xây dựng theo thời gian thay vì là xảy ra ngay lập tức.”
YouTube sẽ để các Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung bán hàng trực tiếp trên nền tảng thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.
Theo đó, YouTube đang giới thiệu một loạt các tính năng mua sắm mới cho nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, bao gồm khả năng liên kết cửa hàng và bán sản phẩm trực tiếp trên nền tảng này thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.
Trong một bài đăng chính thức trên blog, YouTube cho biết mối quan hệ đối tác chiến lược mới của họ với Shopify sẽ cho phép nhà sáng tạo hiển thị các sản phẩm trên khắp các kênh của họ, chẳng hạn như bên dưới video, trong khi phát trực tiếp hoặc ở cuối video.
YouTube cũng sẽ cung cấp cho những nhà sáng tạo tại Mỹ tùy chọn bật tính năng thanh toán tại chỗ (on-site checkout), nghĩa là người xem có thể mua sản phẩm trực tiếp trên nền tảng mà không cần rời khỏi YouTube.
Ngoài việc tích hợp với Shopify, YouTube cho biết họ còn sẽ dành một phần của tab Khám phá (Explore) cho tính năng mua sắm, nơi sẽ hiển thị các nội dung hay sản phẩm có thể mua được, hiện tính năng này chỉ khả dụng tại thị trường Mỹ, Brazin và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, YouTube cũng đang đẩy mạnh việc mua sắm trực tiếp (livestream shopping), cho phép người dùng YouTube gắn thẻ sản phẩm trong khi phát trực tiếp, tính năng này đang được mở rộng cho tất cả những nhà sáng tạo đủ điều kiện.
Về chiến lược tổng thể, YouTube muốn trở thành nơi người dùng có thể tìm thấy bất cứ thứ gì họ muốn và có thể mua chúng mà không cần rời khỏi nền tảng.
Ngoài YouTube, khi Social Commmerce và eCommerce tiếp tục là xu hướng mua sắm chính trên toàn cầu, hàng loạt các nền tảng khác như Pinterest, TikTok hay Instagram cũng đang đẩy mạnh các tính năng mua sắm trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo một nghiên cứu mới đây, hiện trẻ em đang dành nhiều thời gian hơn để xem video trên TikTok so với YouTube.
Trẻ em hiện dành nhiều thời gian hơn trên TikTok so với YouTube
Theo số liệu thống kê lần đầu năm 2020 – những người trẻ từ 4 đến 18 tuổi đã bắt đầu xem nhiều video và dành nhiều thời gian hơn trên TikTok so với YouTube.
Vào thời điểm này, nhóm người dùng trẻ dành trung bình 82 phút mỗi ngày trên TikTok so với con số 75 phút mỗi ngày của YouTube.
Đến cuối năm 2021, trẻ em và thanh thiếu niên xem trung bình 91 phút mỗi ngày trên TikTok so với mức 56 phút mỗi ngày xem YouTube trên phạm vi toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Qustodio, YouTube vẫn dẫn đầu trong năm 2019 khi trẻ em và thanh thiếu niên dành trung bình 48 phút trên nền tảng này trên toàn cầu, so với chỉ 38 phút trên TikTok.
Source: Qustodio
Tuy nhiên tính đến tháng 6 năm 2020, TikTok lại giành được vị thế dẫn đầu với trung bình 75 phút mỗi ngày, so với 64 phút của YouTube.
Source: Qustodio
Ở một diễn biến khác trên phạm vi toàn cầu, trẻ em đã dành 56 phút mỗi ngày trên YouTube vào năm 2021, so với Disney + là 47 phút, Netflix là 45 phút, Amazon Prime là 40 phút, Hulu là 38 phút và Twitch với 20 phút.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kể từ khi các nền tảng mạng xã hội trở thành tâm điểm kiếm tiền của nhiều bạn trẻ, một nghiên cứu mới đây tiết lộ mức thu nhập của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hàng đầu trên cả nền tảng YouTube và TikTok.
ĐVT: Triệu USD
Như bạn có thể thấy ở trên theo số liệu từ Statista, trong khi TikTok như là một “làn gió mới” trên không gian mạng xã hội, vấn đề lớn nhất của nền tảng này vẫn là năng lực kiếm tiền từ quảng cáo và chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo.
Trong khi các video ngắn dễ tiêu thụ hơn, được lan truyền nhanh hơn, các nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng này có thu nhập thấp hơn nhiều so với các nền tảng video dài hơn mà cụ thể ở đây là YouTube.
Theo số liệu khảo sát của MarketingTrips dựa trên mức doanh thu và người dùng của TikTok và Facebook hay thậm chí là Twitter, khả năng kiếm tiền từ quảng cáo của TikTok hiện đang ở mức rất thấp, thấp hơn ít nhất khoảng 6 lần so với Facebook.
Quay lại với các nền tảng video dạng ngắn, trong khi TikTok đang chiếm ưu thế so với các nền tảng khác như Instagram Reels hay YouTube Shorts, nhiều nhà sáng tạo tỏ ra không mấy hài lòng với mức thu nhập trên TikTok.
Mặc dù mọi thứ vẫn còn nằm ở phía trước, và về cơ bản mọi thứ đều có thể thay đổi, các nhà sáng tạo trên YouTube hiện vẫn có mức thu nhập cao hơn nhiều so với TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi nạn spam vẫn tiếp tục là một vấn đề nhức nhối với YouTube và hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, YouTube vừa thông báo là sẽ loại bỏ tính năng ẩn số người đăng ký kênh.
Trong khi spam không phải là một vấn đề mới trên các nền tảng mạng xã hội, nhưng dường như nhiều người dùng cho rằng “mọi thứ đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn”.
Để đối phó với tình trạng này, YouTube vừa thông báo rằng bắt đầu từ ngày 29 tháng 7, các kênh YouTube sẽ không thể ẩn số người đăng ký trên kênh của họ nữa.
Ẩn số người đăng ký kênh là một cách dễ dàng để các tài khoản spam che giấu những gì họ đang làm chẳng hạn như mạo danh các kênh lớn hơn.
YouTube thừa nhận rằng “có không ít các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) muốn giấu số lượng người đăng ký kênh của họ trong khi đang tìm đủ mọi cách để phát triển chúng”, tuy nhiên đây lại là một trong những kẻ hở để họ có thể mạo danh các kênh lớn và có tiếng khác.
Nền tảng này cũng đang đưa ra các giới hạn ký tự đặc biệt mới đối với việc đặt tên kênh, một biện pháp khác được thiết kế với mục tiêu là khiến cho những kẻ mạo danh khó có thể ẩn mình hơn hay spam nhiều hơn.
Cụ thể với cập nhật mới, một số ký tự đặc biệt hoặc ký tự lạ sẽ không được phép sử dụng nữa, chẳng hạn như việc mọi người sử dụng “¥ ouⓉube” thay cho YouTube.
Cũng tương tự như trên Facebook hay TikTok, các tài khoản spam thường sao chép tên của bất kỳ ai mà họ đang giả danh bằng cách thay đổi một hoặc vài ký tự một cách tinh vi mà khi các người dùng bình thường nhìn vào sẽ không thể phân biệt được đâu là kênh gốc và đâu là kênh giả mạo.
YouTube cũng thông báo rằng cài đặt “tăng cường mức độ nghiêm ngặt” với các bình luận trên kênh cũng sẽ được triển khai cho tất cả các nhà sáng tạo.
Khi bật tuỳ chọn này, YouTube sẽ lọc tất cả các bình luận được cho là lạm dụng danh tính hoặc có dấu hiệu spam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Báo cáo cho thấy Zalo được trẻ em Việt Nam sử dụng nhiều, trong khi đó, YouTube Kids bị bỏ khá xa trong top ứng dụng ưa chuộng của trẻ.
Zalo hiện là ứng dụng được trẻ em Việt Nam sử dụng nhiều nhất với 26,37%, bỏ xa vị trí thứ 2, theo một báo cáo của Kaspersky. YouTube vẫn là ứng dụng giải trí hàng đầu ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (16,33%).
Ra mắt chưa đầy 5 năm, TikTok trở thành thương hiệu phát triển nhanh nhất trên thế giới với nội dung đa dạng và vô hạn từ giải trí, sáng tạo đến giáo dục. Mức độ phủ sóng nhanh chóng của ứng dụng này đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của đông đảo trẻ em Việt Nam (11,24%).
Đứng ở vị trí tiếp theo trong số các ứng dụng phổ biến nhất là mạng xã hội Facebook (10%) và Chrome (8,30%).
Các ứng dụng hỗ trợ trao đổi thông tin, như Zoom (7,79%), Messenger (7,35%), Teams (6,02%) và Gmail (3,51%), đã duy trì mức độ phổ biến của chúng kể từ khi bước vào giai đoạn kết hợp học trực tuyến và trực tiếp vào đầu năm nay.
Trong số 10 ứng dụng Android phổ biến nhất tại Việt Nam đối với trẻ em, trò chơi duy nhất xuất hiện là Liên Quân Mobile, một trò chơi chiến thuật đấu trường được xây dựng trên nền tảng trò chơi điện tử Liên Minh Huyền Thoại nổi tiếng.
Nghiên cứu của Kaspersky dựa trên dữ liệu ẩn danh được người dùng Kaspersky Safe Kids tự nguyện cung cấp như từ khoá tìm kiếm, ứng dụng Android phổ biến nhất và danh mục trang web, để hiểu thêm về sở thích và mối quan tâm của trẻ em trong quý I năm 2022.
Số liệu của hãng bảo mật cho thấy thói quen truy cập mạng của trẻ em thế giới có khác biệt so với Việt Nam.
Cụ thể, 5 ứng dụng phổ biến nhất đối với trẻ em theo bao gồm YouTube, ứng dụng dẫn đầu về thời gian được trẻ em sử dụng trong vài năm gần đây với tỷ lệ 31,6%. Theo sau là TikTok chiếm mức 19%.
Trong top đầu cũng bao gồm WhatsApp (18%), trò chơi phổ biến Roblox (7,5%) và trình duyệt Chrome ở vị trí thứ năm với 7,3%. Điều thú vị là YouTube Kids, một ứng dụng dành riêng cho trẻ em, lại không quá phổ biến, với tỷ lệ chỉ 2,1%.
Ngoài ra, nếu xét theo yêu cầu và lượt tìm kiếm của trẻ em, thì phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), trò chơi Minecraft và meme (ảnh chế) hoạt hình thu hút nhiều sự chú ý nhất của trẻ em.
Trong số các phim hoạt hình Nhật Bản, trẻ em thích thú nhất với Naruto và My Hero Academia. Tựa game Minecraft với thế giới ba chiều đơn giản tiếp tục chứng tỏ sức hút của mình với cộng đồng người hâm mộ đông đảo và nhiều blog nổi tiếng trên các nền tảng khác nhau như YouTube hay Twitch.
Quý I năm 2022 cũng chứng kiến sự trỗi dậy của các meme hoạt hình – những ảnh động ngắn về một nhân vật đang nhảy múa hoặc đôi khi hát theo nhạc với mục đích lan truyền hoặc lặp lại bởi những nhà làm phim hoạt hình khác bằng chính nhân vật của họ.
Trong số đó, mèo Beluga là một trong những meme được trẻ em yêu thích và tìm kiếm nhiều nhất.
Để đảm bảo trẻ em có trải nghiệm trực tuyến tích cực, Kaspersky khuyến nghị cha mẹ tìm hiểu thêm về thói quen và sở thích trực tuyến của trẻ.
Đồng thời tìm hiểu các xu hướng, trò chơi và các kênh mới nổi để hiểu chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động trực tuyến của trẻ.
Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ cách chặn và báo cáo khi chúng gặp vấn đề gì đó trên mạng. Điều này giúp tạo ra các thói quen trực tuyến tích cực và trao quyền cho con trẻ cảm nhận khả năng kiểm soát.
Hải Đăng
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google chính thức gửi thư thông báo tới người dùng rằng YouTube Go sẽ dừng hoạt động kể từ tháng 8 năm 2022.
YouTube Go là ứng dụng nằm trong gói phần mềm Android Go của Google. Gói phần mềm này được phát triển để tương thích với các thiết bị Android có phần cứng hạn chế.
Android Go sở hữu đầy đủ các dịch vụ tiện ích từ Google như: Google Maps Go, Gallery Go, Google Go, YouTube Go… Các ứng dụng này đều được lược bỏ một số tính năng để tối ưu hóa cũng như hạn chế tối đa dung lượng cho những thiết bị có phần cứng cũng bộ nhớ hạn chế.
Nhưng dường như, Google đang dần khép lại gói phần mềm này, thay vào đó, gã khổng lồ sẽ ưu tiên các ứng dụng có khả năng tương thích cao hơn, phù hợp với phần lớn thiết bị hiện tại.
Trên thực tế, các thiết bị điện thoại thông minh cấp thấp hiện nay đều có thể đáp ứng được yêu cầu phần cứng của các ứng dụng từ Google. Do đó, việc tiếp tục triển khai YouTube Go trong thời điểm này là không quá cần thiết.
YouTube Go sẽ bắt đầu ngừng hoạt động vào tháng 8/2022. Google chưa đưa ra thời hạn cụ thể khi nào quyền truy cập sẽ bị cắt hoàn toàn, nhưng gã khổng lồ có vẻ nghiêm túc trong việc chuyển người dùng sang ứng dụng YouTube chính.
Vào đầu năm 2022, Chrome đã loại bỏ chế độ Lite (tiết kiệm dữ liệu). Google ngày càng tối ưu hóa tốt hơn trong việc để phần mềm của mình thích ứng với các điều kiện dữ liệu chậm hơn, mà không cần đến một ứng dụng chuyên dụng.
Ngoài việc giải quyết những vấn đề về khả năng tương thích và quyền truy cập, rõ ràng, Google cũng muốn càng nhiều người dùng càng tốt có được trải nghiệm YouTube đầy đủ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn muốn hạn chế các quảng cáo không mong muốn từ YouTube và GDN, Google giờ đây cho bạn thêm một số tuỳ chọn mới để làm điều này.
Google cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo mới với YouTube và DGN
Theo đó, Google hiện cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo với 3 chủ đề bao gồm:
Mang thai và nuôi dạy con cái.
Hẹn hò.
Giảm cân.
Theo Google, họ chính thức mở rộng các biện pháp hạn chế quảng cáo tới người dùng từ các “chủ đề không mong muốn” trên phạm vi toàn cầu như cách họ đã hạn chế quảng cáo với bia rượu và cờ bạc từ năm 2020.
Với các quảng cáo trên YouTube và GDN (Google Display Network).
Nếu như trước đây người dùng chỉ có thể hạn chế các quảng cáo bia rượu và cờ bạc, thì giờ đây họ có thể hạn chế các quảng cáo liên quan đến giảm cân, hẹn hò và nuôi dạy con cái.
Như những gì Google đã đề cập, người dùng chỉ có thể “hạn chế” tức là xem ít hơn với các chủ đề này chứ không phải là không thấy hoàn toàn. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào chính sách của từng quốc gia, các hạn chế và nội dung hạn chế có thể khác nhau.
Cách người dùng có thể hạn chế quảng cáo.
Để có thể hạn chế các quảng cáo không mong muốn, người dùng có thể truy cập phần Cài đặt quảng cáo (Ad Settings) trong trang tổng quan của tài khoản Google của họ như hình bên dưới.
Theo Google:
“Mọi người muốn kiểm soát nhiều hơn các trải nghiệm quảng cáo của họ, bao gồm cả việc chặn hay hạn chế các quảng cáo hoặc danh mục mà họ không muốn xem.
Vì lý do này, chúng tôi đang mở rộng các công cụ của mình, cho phép người dùng lựa chọn các tuỳ chọn khác nhau để xem ít hơn các quảng cáo liên quan đến chủ đề mang thai và nuôi dạy con cái, hẹn hò và cả giảm cân.
Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe phản hồi của người dùng và thêm mới các danh mục phù hợp cần hạn chế trong tương lai.”
Đối với những nhà quảng cáo hay người làm marketing nói chung, cập nhật mới này cũng có cả những thuận lợi và bất lợi nhất định.
Một mặt, khi có càng nhiều người dùng hạn chế quảng cáo, nhà quảng cáo ít có cơ hội hơn để tiếp cận các nhóm người dùng tiềm năng, mặt khác, việc hạn chế quảng cáo cũng giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo đến những ngưởi dùng không muốn xem chúng, điều có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
So với số liệu cùng thời điểm vào năm ngoái 2021, lượng xem (views) của YouTube Shorts tăng trưởng hơn 4 lần.
YouTube Shorts đạt hơn 30 tỷ lượt xem mỗi ngày
Lượng xem các video ngắn trên YouTube (YouTube Shorts) đạt hơn 30 tỷ lượt mỗi ngày trong quý đầu tiên của năm 2022, tăng hơn bốn lần so với quý 1 năm 2021.
Ngoài ra, để có thể hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong việc gia tăng thêm thu nhập, YouTube xác nhận rằng họ hiện đang thử nghiệm các sản phẩm quảng cáo mới trong Shorts.
Theo báo cáo thu nhập quý 1 năm 2022 của công ty mẹ Alphabet, doanh thu của YouTube đã không thể đạt được mức như kỳ vọng, chỉ đạt 6,87 tỷ USD so với 7,51 tỷ USD.
Việc đẩy mạnh các sản phẩm quảng cáo mới trong Shorts vừa giúp tăng thêm thu nhập cho các nhà sáng tạo vừa giảm bớt áp lực doanh thu tới các nhà đầu tư của YouTube.
YouTube xác nhận rằng các định dạng quảng cáo mới sắp được ra mắt trong Shorts.
Bà Ruth Porat, Giám đốc tài chính của Alphabet và Google là người đã xác nhận việc thử nghiệm quảng cáo trong YouTube Shorts:
“Chúng tôi đang gặp phải một chút khó khăn trong việc tăng trưởng doanh thu vì lượng người xem trong Shorts tăng theo tỷ lệ phần trăm của tổng thời gian xem YouTube.
Chúng tôi đang thử nghiệm các tính năng kiếm tiền mới trên Shorts và ban đầu, những phản hồi của các nhà quảng cáo lẫn kết quả có được đều rất đáng khích lệ.”
Quảng cáo trong Shorts sẽ mang lại cho các nhà sáng tạo nội dung trong Chương trình đối tác của YouTube (YPP) khả năng kiếm thêm thu nhập trên nền tảng này.
Hiện tại, khi chưa thể kiếm tiền từ quảng cáo, thông qua chương trình Quỹ 100 triệu USD của YouTube, các nhà sáng tạo sẽ được trả tiền thông qua những nội dung có chất lượng cao của họ (video có nhiều lượt xem nhất).
Theo số liệu từ YouTube, vào năm 2021, khoảng 40% nhà sáng tạo nhận được tiền từ chương trình này, bao gồm cả những ai không thuộc chương trình YPP.
Cuộc đụng độ giữa YouTube Shorts và TikTok.
Trong không gian mạng xã hội nói chung và các nền tảng video dạng ngắn nói riêng, YouTube Shorts và TikTok là những đối thủ nặng nhất bên cạnh Reels của Facebook.
Theo thông tin từ nhà sáng tạo SuperSaf, người có hơn 400.000 người theo dõi trên TikTok, anh này cho rằng YouTube chi trả tốt hơn cho các nhà sáng tạo so với TikTok và quỹ sáng tạo hiện tại của TikTok không phù hợp với họ.
Các sản phẩm quảng cáo trong Shorts sẽ sớm được công bố.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi thời gian xem video trên các TV được kết nối (CTV) tiếp tục tăng lên, YouTube vừa thông báo hợp tác với Nielsen nhằm mục tiêu mở rộng khả năng đo lường quảng cáo.
YouTube hợp tác với Nielsen để mở rộng việc đo lường trên CTV
Mặc dù các số liệu cho thấy người dùng đang dành nhiều thời hơn để tiêu thụ video kỹ thuật số trên những chiếc TV được kết nối, YouTube cũng đang xây dựng nhiều cách thức hơn để chứng minh tính minh bạch cho các nhà quảng cáo.
Bằng cách hợp tác với Nielsen, YouTube sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà quảng cáo để đo lường tổng số đối tượng mục tiêu được tiếp cận thông qua các chiến dịch YouTube trên CTV.
Theo giải thích của YouTube:
“Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt công cụ xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số (Nielsen Digital Ad Ratings) và xếp hạng chiến dịch (Comscore Campaign Ratings) để giúp bạn dễ dàng đo lường các chiến dịch YouTube trên CTV của mình. Năm nay, YouTube CTV và YouTube TV sẽ có mặt trong Nielsen Total Ad Ratings (TAR) tại Mỹ.
Bản cập nhật mới sẽ bao gồm việc loại bỏ sự trùng lặp trong không gian quảng cáo YouTube (Inventory) trên tất cả các nền tảng như CTV, máy tính, thiết bị di động và TV tuyến tính (TV truyền thống không được kểt nối internet).”
Nói một cách dễ hiểu hơn, YouTube sẽ cung cấp các so sánh trực tiếp về phạm vi tiếp cận quảng cáo của nhà quảng cáo trên các chiến dịch TV truyền thống với YouTube CTV, số liệu được xác minh độc lập bởi Nielsen.
“Bạn cũng sẽ thấy các chỉ số của thiết bị CTV trong nguồn cấp dữ liệu của mô hình truyền thông kết hợp (MMM), thứ có thể giúp bạn đo lường kết quả bán hàng từ các tác động của các chiến dịch YouTube CTV.
Để làm cho quá trình phân tích dữ liệu được nhanh hơn cho khách hàng và dễ dàng hơn cho các đối tác đo lường của chúng tôi, chúng tôi đã khởi chạy một nền tảng dữ liệu mới cho các nhà cung cấp và nhà quảng cáo MMM để họ có thể yêu cầu dữ liệu, theo dõi trạng thái của các yêu cầu và lấy dữ liệu trực tiếp.”
Theo YouTube, vào năm 2021, YouTube CTV ghi nhận hơn 120 triệu người dùng hiện đang sử dụng nội dung của họ hàng tháng (MAU), và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Source: eMarketer.
Ngoài ra, phạm vi tiếp cận thực tế của YouTube CTV có thể cao hơn khi các số liệu của Nielsen cho thấy hiện có khoảng 26% người dùng trên 18 tuổi đang xem YouTube cùng nhau trên màn hình TV.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với YouTube Search Insights, người dùng có thể xem cách người xem video của họ đang tìm kiếm nội dung trên nền tảng để từ đó xây dựng các nội dung mới có liên quan hơn.
YouTube ra mắt công cụ phân tích tìm kiếm mới YouTube Search Insights
YouTube Search Insights, công cụ phân tích tìm kiếm mà YouTube đã từng thông báo là đang thử nghiệm sẽ có sẵn cho tất cả các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu vào cuối tháng 4 này.
YouTube Search Insights hiển thị cho bạn dữ liệu dựa trên các tìm kiếm trên YouTube, cũng như các tìm kiếm của người xem video.
Ngoài ra, công cụ mới này còn có một bộ lọc khoảng trống nội dung khác có thể cho bạn biết các tìm kiếm mà người tìm kiếm không thể tìm thấy video mong muốn.
Cách truy cập YouTube Search Insights.
Để có thể truy cập vào công cụ mới, bạn vào YouTube Studio, nhấp vào tab Analytics, YouTube Search Insights sẽ nằm dưới tab Research (Nghiên cứu).
Như đã lưu ý, bạn chỉ có thể tìm thấy nó vào cuối tháng 4.
Dữ liệu có trong YouTube Search Insghts.
Các dữ liệu được cung cấp sẽ tổng hợp từ 28 ngày gần nhất và sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ mặc định, cũng theo thông tin từ YouTube, nền tảng này sẽ sớm cập nhật nhiều ngôn ngữ hơn vào thời gian tới.
Như đã phân tích ở trên, công cụ mới chủ yếu hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung trong việc khám phá các tìm kiếm (mới) trên nền tảng, bổ sung các nội dung mà họ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của người xem và hơn thế nữa.
Ngoài ra, với các thương hiệu đang sử dụng kênh YouTube để phát triển thương hiệu, công cụ mới này cũng là một giải pháp khác để thấu hiểu khách hàng của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Rạng sáng 13/4 giờ Việt Nam, nhiều người dùng YouTube gặp sự cố khi không thể đăng nhập được vào nền tảng.
Sáng 13/4 (giờ Việt Nam), YouTube thông báo đã ghi nhận hàng loạt phản ánh từ người dùng về việc không thể truy cập các dịch vụ trên YouTube, YouTube TV và chỉ nhận được thông báo lỗi. Nhiều người dùng cho biết họ không thể phát video YouTube trên TV hay các tay cầm chơi game.
Cụ thể, khi phát video, người dùng sẽ nhận được thông báo “Không có kết nối Internet” (No Internet Connection) mặc dù đường truyền không hề gặp bất cứ trục trặc nào.
Họ thậm chí còn không thể sử dụng các công cụ khác trên trang chủ YouTube như thanh bên biến mất, không sử dụng được menu Cài đặt.
Những trường hợp khác cho biết họ còn bị xóa gói dịch vụ đăng ký theo tháng của YouTube và toàn bộ video của họ cũng biến mất.
Trong bài viết mới nhất trên Twitter, YouTube cho biết đã nhận được thông tin về sự cố này và đã sửa lỗi. “Tất cả đều đã được khắc phục.
Người dùng bây giờ đã có thể đăng nhập, chuyển đổi tài khoản, sử dụng thanh menu, thanh bên trên tất cả các dịch vụ và thiết bị”, tài khoản chính thức của YouTube thông báo.
Mạng xã hội còn nhấn mạnh rằng tình trạng vừa qua không chỉ xuất hiện ở một vài khu vực nhất định mà diễn ra ở quy mô toàn cầu và trên rất nhiều thiết bị khác nhau.
Lỗi không chỉ diễn ra ở ứng dụng xem video YouTube, mà còn xuất hiện trên YouTube Studio, dịch vụ xem TV trực tuyến.
YouTube không đưa ra bất cứ phản hồi gì về nguyên nhân xảy ra sự việc. Tuy nhiên, theo TechCrunch, lý do có thể đến từ những công nghệ như dịch vụ lưu trữ đám mây.
Trước đó, tháng 12/2021, YouTube và nhiều dịch vụ khác của Google như Gmail, Drive cũng bị sập trên toàn cầu.
Hàng loạt người dùng phản ánh tình trạng trên cùng với hashtag #YouTubeDOWN. Sau đó, Google thông báo họ gặp phải sự cố hệ thống trong suốt 45 phút và nguyên nhân nằm ở vấn đề liên quan đến bộ nhớ trong.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link