Skip to main content

Thẻ: Youtube

Thúc đẩy kết quả trên YouTube: Đây là cách các thương hiệu tại Philippines sử dụng

2020 là một năm của sự thay đổi vì đại dịch. Tuy nhiên, bất chấp những lệnh đóng cửa đã làm hạn chế mọi thứ, các thương hiệu vẫn có thể tạo ra những câu chuyện rất đáng nhớ.

Trên thực tế, những hạn chế này đã thách thức các thương hiệu trong việc sáng tạo các cách kể chuyện mới trên YouTube, dẫn đến vô số các câu chuyện video ngắn và dài được tạo ra có sức ảnh hưởng đáng kể đến người tiêu dùng.

Để kỷ niệm những chiến dịch táo bạo và sáng giá, nơi kể những câu chuyện chân thực theo những cách mới mẻ và sáng tạo nhất, YouTube đã phát động giải thưởng “YouTube Works” đầu tiên của mình ở Philippines.

Các chiến dịch chiến thắng là các chiến dịch chứng minh được cách thương hiệu có thể thu hút sự chú ý của mọi người và tạo ra các tác động kinh doanh cụ thể.

Tại đây, YouTube nêu bật những bài học chính từ những câu chuyện thành công trên YouTube nhằm truyền cảm hứng cho các thương hiệu khác phát triển hơn nữa cách kể chuyện sáng tạo của họ để từ đó thúc đẩy kết quả.

1. Nắm lấy sự táo bạo – những rủi ro sáng tạo có thể đền đáp cho những thương hiệu kém ưu thế hơn.

Đối với những thương hiệu có ngân sách marketing khiêm tốn, sự phá cách và táo bạo thường có thể giúp họ trở nên khác biệt.

Thương hiệu nước ngọt RC Cola, vốn đã phải cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu mang tính thống trị, đã quyết định ‘làm khác’ trong quảng cáo video của mình.

Chiến dịch RC Cola’s Basta đã hướng ra ngoài những sự kịch tính và các cốt truyện hài hước điển hình mà khán giả Philippines đã vốn rất quen thuộc.

Thay vào đó, một câu chuyện kỳ quái về một cậu bé bị trêu chọc vì sự khác biệt đã đẩy ranh giới của sự hài hước của người Philippines sang một diễn biến rất mới mẻ.

Điều bắt đầu như một câu chuyện tình cảm nhưng kết thúc lại bằng việc mẹ của cậu bé nhấc chiếc đầu của mình ra để tiết lộ rằng bà được làm từ RC Cola.

Đối với một thương hiệu nhỏ với ngân sách eo hẹp, RC Cola đã chọn thực hiện một động thái thử nghiệm khá táo bạo trong chiến lược marketing video của mình.

Cuối cùng, chiến dịch đã mang lại cho RC Cola sự ưu ái rất lớn từ khán giả Gen Z với việc doanh số bán hàng tăng lên tới 63%.

2. Thu hút người xem quay lại với những nội dung nhiều tập.

Trong bối cảnh những lệnh đóng cửa vô thời hạn khiến mọi người dán mắt nhiều hơn vào các thiết bị của họ, các thương hiệu ngày càng quan tâm đến những nội dung có thể thu hút người xem quay lại xem nhiều hơn.

Một nửa số bài dự thi trong YouTube Works tại Philippines bao gồm nhiều video và định dạng với nội dung nhiều tập, tất cả đều cạnh tranh cho giải thưởng ‘Best Multi-Video Storytelling award’ (giải kể chuyện bằng nhiều video hay nhất).

Giống như phim truyền hình dài tập, những video này được tạo ra với cấu trúc tường thuật, điều được xây dựng dựa trên chính bản thân nó, giúp khơi gợi sự tò mò với mỗi tập.

Công ty di động TNT đã sử dụng định dạng này một cách sắc sảo với chiến dịch của mình mang tên Free Games for All, chiến dịch nhằm mục tiêu quảng bá dịch vụ Internet di động dành cho việc chơi Game.

Đối tượng của họ là những người trẻ Philippines thích có nhiều nhóm bạn trong cuộc sống, những người đang chuyển sang môi trường trực tuyến vì bị ‘đóng cửa’.

TNT đã khai thác một điều duy nhất để giữ cho những tình bạn này tồn tại – đó là chơi game trên thiết bị di động, điều sẽ dẫn đến nhu cầu được kết nối internet cao hơn.

Sử dụng YouTube làm kênh chính để tương tác với thương hiệu trong chiến dịch đa kênh, các quảng cáo nhiều tập của TNT đã thu hút trực tiếp những người chơi game trực tuyến thích cuộc sống có nhiều nhóm bạn.

Chiến dịch hấp dẫn nhất của thương hiệu vào năm 2020 này đã thúc đẩy doanh thu tăng 165% so với năm trước.

3. Nội dung mang tính xác thực giúp xây dựng những kết nối thực sự với mọi người.

Khi bị hạn chế tham gia các hoạt động xã hội trong hơn một năm, mọi người luôn khao khát sự kết nối giữa cộng đồng và con người.

Trong thời gian này, nhu cầu của mọi người đối với nội dung từ những nhà sáng tạo mà họ yêu thích trên YouTube vẫn đang được tiếp diễn.

Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều người có thể tìm thấy mối liên hệ giữa họ với những nhà sáng tạo nội dung.

Điều đơn giản là bởi vì họ rất giỏi trong việc xây dựng mối quan hệ với người đăng ký hay đối tượng mục tiêu thông qua những nội dung phong phú và phương pháp tiếp cận mang đậm yếu tố con người.

Mọi người cho rằng những nội dung từ những nhà sáng tạo mang tính xác thực và đồng cảm rất cao.

Trong các hạng mục của năm nay, YouTube nhận thấy rằng các chiến dịch liên quan đến sự cộng tác của những nhà sáng tạo nội dung đã mang lại kết quả với nhiều tác động đáng kể.

Điển hình là chiến dịch Lucky Me Pinakahihintay NaThin đã khai thác sự nổi tiếng của nhà sáng tạo nội dung Mimiyuuuh – một người hài hước có cá tính vượt trội với hơn bốn triệu người đăng ký.

Sau nhiều năm bị phản ứng dữ dội vì thay đổi độ dày của mì, Lucky Me đã trở lại với món mì mỏng ban đầu, vốn được người dân địa phương rất yêu thích và ưa chuộng.

Để nâng cao nhận thức, thương hiệu đã tạo ra một chiến dịch khá nhẹ nhàng do Mimiyuuuh khởi xướng, người đã kêu gọi những người phản đối trên mạng xã hội, thách thức họ dùng thử Lucky Me Pancit Canton mới, với nhiều cải tiến hơn trước.

Kết quả sau chiến dịch cho thấy mức độ ưa thích thương hiệu của Lucky Me đã tăng lên với nhiều ý định mua hàng hơn từ người tiêu dùng, đạt được tỷ lệ xem qua (view through rate) cao hơn 18% so với các chiến dịch khác.

4. Thương hiệu có mục đích có thể thúc đẩy sự ảnh hưởng trong những thời điểm bất ổn.

Trong thời điểm bất ổn, khi mọi người đang tìm kiếm sự đảm bảo hay ổn định nào đó, những thương hiệu tiếp tục tạo ra sự ảnh hưởng là những thương hiệu có thể hỗ trợ cộng đồng bất chấp những thách thức trong kinh doanh của chính họ.

Trong số các hạng mục được trao giải, các chiến dịch có mục đích xã hội hoặc vận động xã hội có sức ảnh hưởng đến thương hiệu mạnh mẽ nhất.

Bộ phim trực tuyến của P&G, A Frontliner’s Sacrifice, tiết lộ những hy sinh của các nhân viên chăm sóc sức khỏe Philippines khi họ phục vụ công chúng đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc.

Chiến dịch đầy tính cảm động từ thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh này đã vượt quá mong đợi về lượt xem tự nhiên trong ba ngày đầu tiên công chiếu.

Gần 100 người nổi tiếng cũng tự nguyện chia sẻ bộ phim với những người theo dõi của họ, giúp tăng đáng kể tiếng nói của P&G’s Corporate đến với công chúng.

Những tiềm năng của việc cá nhân hóa vẫn chưa được khai thác.

Biết cách cá nhân hóa các chiến dịch trên quy mô lớn có thể giúp tăng cường hơn nữa lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.

Để tiếp cận những người có sở thích riêng, các thương hiệu cần phải thành thạo việc cá nhân hóa trên quy mô lớn.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tốt tại YouTube Works Philippines năm nay, nhưng những giải thưởng dành cho các chiến dịch có thể cá nhân hóa xuất sắc nhất (Best Personalization prize) đã không được ghi nhận.

Trên toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến ​​sự thay đổi lớn về lượng người xem, sở thích video kỹ thuật số, với nhiều người hơn đang yêu cầu sự kết hợp giữa nững nội dung phổ biến và những nội dung được cá nhân hoá.

Để đáp ứng các sở thích khác nhau của các nhóm đối tượng mục tiêu, các thương hiệu cần thực hiện nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh để phân phối đúng quảng cáo cho đúng đối tượng.

Cá nhân hóa chiến dịch vốn đã hoạt động tốt ở các thị trường khác. Một ví dụ tuyệt vời về điều này là chiến dịch M&M’s Messages, đã giành được giải thưởng sáng tạo truyền thông trong YouTube Works năm nay tại Mỹ.

Nội dung YouTube của chiến dịch đã đạt được 18 triệu lần hiển thị và M&M’s đã đạt được mức tăng trưởng doanh số 22%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Trà Nguyễn | MarketingTrips

Shorts – Đối thủ trực tiếp của TikTok chính thức được YouTube tung ra toàn cầu

Ứng dụng video dạng ngắn này hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia.

Shorts - Đối thủ trực tiếp của TikTok chính thức được YouTube tung ra toàn cầu

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của TikTok, YouTube Shorts, hiện đang triển khai trên toàn cầu. Nền tảng này được ra mắt lần đầu tiên tại Ấn Độ vào năm ngoái, trước khi mở rộng ra khoảng 26 quốc gia bao gồm Mỹ và Anh.

Hiện Shorts vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và đã có sẵn tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, những nơi YouTube có sẵn.

Shorts được YouTube ra mắt nhằm bắt kịp TikTok với tư cách là nền tảng video dạng ngắn, tuy nhiên với những dịch vụ của Google cộng với hệ sinh thái rộng lớn của YouTube, Shorts còn có nhiều lợi thế và sự khác biệt rõ rệt.

Gần đây, YouTube đã thêm khả năng cho phép nhà sáng tạo trên Shorts lấy mẫu âm thanh từ video trên YouTube và cho biết họ cũng đang khám phá các cách khác để cung cấp thêm sự liên kết từ Shorts đến video YouTube mà họ đã lấy mẫu.

Một sự thật trớ trêu ở đây là, trong khi YouTube đang phải mất nhiều thời gian để ‘mô phỏng’ định dạng video ngắn của TikTok, thì TikTok đang thử nghiệm các định dạng mới giống với YouTube truyền thống hơn.

TikTok đã tăng gấp ba lần thời lượng video của mình, tối đa lên 3 phút cho mọi người và đang dần tung ra ứng dụng trên các nền tảng TV như Android TV và Fire TV.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

YouTube ra mắt “New to You” mới nhằm đề xuất những kênh mà bạn chưa từng xem

YouTube đang ra mắt một tính năng mới có tên là ‘New to You’, được thiết kế để giúp người dùng khám phá nội dung từ các kênh mà họ chưa từng xem trước đó nhưng vẫn phù hợp với sở thích của họ dựa trên những hành vi xem trước đây.

YouTube ra mắt "New to You" mới

Tính năng mới này chủ yếu tập trung vào việc tối đa hóa mức độ tương tác của người xem, nhưng nó cũng có thể giúp nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng tiếp cận những đối tượng mới thông qua những lượt hiển thị có mục tiêu.

Như bạn có thể thấy ở đây, người dùng ứng dụng YouTube dành cho thiết bị di động sẽ sớm bắt đầu thấy tuỳ chọn ‘New to You’ này xuất hiện trong phần đầu trên nguồn cấp dữ liệu của họ.

Khi nhấn vào, người dùng sẽ được đưa đến danh sách các video nằm ngoài các đề xuất thông thường của họ, đây là những nội dung từ các kênh mới mà người dùng chưa từng xem trước đây nhưng được YouTube đề xuất dựa trên lịch sử hành vi xem.

“Đó là một sự khác biệt quan trọng” – như YouTube giải thích:

“Trình ‘Khám phá’ giúp người xem trên YouTube khám phá những nội dung theo các ngành dọc cụ thể, như ‘Trò chơi’ hoặc ‘Làm đẹp’ hoặc những nội dung đang thịnh hành (trending) trên toàn thế giới nhưng không nhất thiết phải được cá nhân hóa cho riêng họ.

Nói cách khác, nội dung này không tính đến các sở thích cụ thể của họ. Nhưng ‘New to You’ thì khác biệt ở chỗ nó được cá nhân hóa cho người xem.

Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng cân bằng giữa những thứ mà chúng tôi nghĩ rằng bạn có thể quan tâm và những thứ xa hơn một chút so với những gì bạn thường xem.”

‘New to You’ được thiết kế riêng để khám phá các kênh và nhà sáng tạo mới cho từng người dùng riêng lẻ, phù hợp với hành vi sử dụng và sở thích cụ thể của họ trong quá khứ.

Đối với người xem, điều đó có thể giúp họ khám phá các kênh hoàn toàn mới nhưng phù hợp – trong khi đối với nhà sáng tạo, điều đó có thể giúp họ tiếp cận thêm với những người xem mới có thể quan tâm đến nội dung của họ.

Mức độ hiệu quả của ‘New to You’ sẽ phụ thuộc vào việc thuật toán của YouTube tốt đến như thế nào trong việc liên kết các xu hướng chính, thói quen của người xem cũng như giới thiệu nội dung mới dựa trên các kết nối đó.

Nếu nó có thể làm nổi bật những thứ mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến việc tìm kiếm, điều đó có thể làm cho nó trở thành một bổ sung có giá trị, nhưng nếu các đề xuất không liên quan và không được nhắm mục tiêu, mọi người sẽ không nhấn vào nó quá nhiều.

Tuy nhiên, dù cho kết quả là gì, thì nó vẫn là một thử nghiệm đầy thú vị theo nhiều cách.

‘New to You’ sẽ được tung ra từ tuần này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Báo cáo xu hướng và văn hoá của YouTube đang tiết lộ điều gì về tương lai của video

Những thay đổi trong hành vi và văn hóa của chúng ta trong năm qua đã diễn ra trên YouTube theo những cách rất hấp dẫn khác nhau.

Một trong những xu hướng điển hình trên nền tảng đó là xu hướng gia tăng những nội dung “sống chậm” và các sự kiện ra mắt sản phẩm ảo (Virtual Events).

Vốn được xem là nền tảng theo đuổi những người theo chủ nghĩa zeitgeist, YouTube không giống với bất kỳ nền tảng nào khác hiện có.

* Zeitgeist là một khái niệm từ triết học Đức từ thế kỷ mười tám đến mười chín, có nghĩa là “tinh thần của thời đại”. Nó đề cập đến một tác nhân hoặc lực lượng vô hình nào đó chi phối các đặc điểm của một thời đại nhất định trong lịch sử thế giới. (Theo Wikipedia).

Nhóm các nhà phân tích của YouTube đã nghiên cứu sâu về nội dung YouTube để hiểu các xu hướng có thể tồn tại sau đại dịch.

Những gì YouTube tìm thấy nhiều lần chỉ ra một điều: sự gia tăng không thể thiếu của video trong cuộc sống của mọi người, chủ yếu là vì cảm giác cần được kết nối.

Mặc dù nghiên cứu mang nhiều số liệu từ Vương Quốc Anh, Mỹ và các quốc gia khác, nhưng về cơ bản, vì nó diễn ra trên YouTube và mang yếu tố con người nói chung nên những người làm marketing từ khắp các khu vực trên thế giới đều có thể học hỏi từ nó.

Dưới đây là những gì mà nhóm MarketingTrips ghi nhận được từ YouTube:

Bài học 1: Xem trực tiếp và xem cùng nhau giúp mọi người có được ý thức tốt hơn về cộng đồng.

Khi các quốc gia trên thế giới rơi vào tình trạng ‘khoá cửa’, những mối liên hệ nhỏ cũng khiến mọi người cảm thấy mình là một phần của cộng đồng.

Những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên với một người lạ trong đám cưới của một người bạn hay những trò đùa với những người hâm mộ khác khi xem một trận đấu bạn yêu thích – tất cả đều đã biến mất.

Do đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi mọi người đang chuyển sang video trực tuyến để lấp đầy khoảng trống này. Xem video với những người khác, dù trong thế giới thực hay thế giới ảo, đều có thể nâng cao tính tức thời, từ đó tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn.

Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh sự bùng nổ của các sự kiện phát trực tiếp (livestream events), khi người xem tiếp tục tìm những cách khác để ở bên nhau.

Tại Vương quốc Anh, 78% người nói rằng họ đã xem một luồng phát trực tiếp trong 12 tháng qua, theo một cuộc khảo sát gần đây.

Một buổi phát gần đây cho trận Arsenal vs Villarreal đã thu về hơn 800.000 lượt xem, gấp 3 gần 14 lần sức chứa của sân vận động thực nơi nó diễn ra.

Xu hướng này đã tiếp tục cho Giải vô địch Euro 2020 và hơn thế nữa.

Các nghệ sĩ âm nhạc cũng đang thu hút khán giả của họ bằng những màn trình diễn sáng tạo và gần gũi hơn.

Ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh James Blake đã ‘chiêu đãi’ người hâm mộ những bản nhạc mới trong một sự kiến trực tiếp, trong khi DJ Four Tet liên tục phát trực tiếp (livestream) trên kênh cá nhân của mình.

Mọi người đang phát trực tuyến trên màn hình TV nhiều hơn bao giờ hết và hơn một nửa số người được khảo sát ở Vương quốc Anh cho biết họ xem YouTube trên TV với những người khác ít nhất một lần mỗi tháng.

Ý tưởng sử dụng các trải nghiệm trong thời gian thực để chuyển đổi các cá nhân thành cộng đồng là trọng tâm của các ví dụ này, nó đại diện cho các cơ hội sáng tạo mới cho thương hiệu, nơi thương hiệu có thể ‘gặp gỡ’ đối tượng mục tiêu của mình ở nơi họ đang ở và phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của họ.

Bài học 2: Khi ranh giới giữa sự công khai và riêng tư ‘sụp đổ’, người xem video đang tìm kiếm những nội dung có liên quan hơn.

Trong năm qua, khi nhà của chúng ta đã trở thành văn phòng tạm thời hay trường học ảo cũng đã trở thành xu hướng, ranh giới vốn rất rõ ràng một thời giữa cuộc sống công cộng và cuộc sống riêng tư của chúng ta đã ‘vô tình’ biến mất.

Đổi lại, mọi người đang cảm thấy ít áp lực hơn khi thể hiện những hình ảnh không thực tế về cuộc sống của họ và ngày càng mong đợi những nhà sáng tạo mà họ yêu thích cũng sản xuất những nội dung tương tự như vậy.

The Daily Show, một chương trình tin tức mang tính châm biếm của Mỹ, đã chứng kiến ​​lượng người xem YouTube của mình tăng 45% vào năm 2020 so với năm trước đó.

Ở Ấn Độ, diễn viên hài Samay Raina bắt đầu phát trực tuyến các trò chơi của mình nhằm phát triển những nội dung chơi cờ vua – trò chơi từng là khuôn mẫu của chủ nghĩa trí tuệ tinh hoa giờ đây đã trở nên phổ biến hơn đáng kể, với hơn 330 triệu lượt xem liên quan đến cờ vua ở Ấn Độ trong vòng chưa đầy chín tháng.

Khi rất nhiều người đang tự xây dựng video cho riêng mình, thương hiệu có những cơ hội mới để “nói cùng một ngôn ngữ” với người xem theo cách khiến họ cảm thấy gần gũi và gắn kết hơn với yếu tố nghệ thuật hoặc niềm đam mê.

Trong một thế giới mà rào cản hay ranh giới giữa sự công khai và riêng tư hay cộng đồng và cá nhân đã sụp đổ, những người chiến thắng trong thế giới video là những người có thể phá vỡ được bức tường ngắn cách và kéo khán giả đến gần hơn đối với họ.

Bài học 3: Những video chân thực đang khuyến khích sự cùng nhau.

Việc sử dụng các phương tiện đa giác quan để đưa người xem vào những trải nghiệm chân thực nhất đang phổ biến hơn bao giờ hết, các video kỹ thuật số đang vượt ra ngoài quy ước âm thanh – hình ảnh vốn có và mang đậm yếu tố trải nghiệm hơn.

Mặc dù những video ASMR (những âm thanh gây kích thích hay sự êm ái, dễ chịu) có thể đang là xu hướng lớn, nhưng các định dạng mang tính giác quan khác như ‘định dạng âm thanh thứ nhất’ hoặc ‘đinh dạng của người thứ nhất’ cũng đang nổi lên, chẳng hạn như podcast video.

Tất cả những xu hướng này nói lên khả năng của video kỹ thuật số trong việc kết nối mọi người và đang được nhiều người tham gia hơn.

Trong khi nó có thể đã bị thúc đẩy bởi nhu cầu của chúng ta trong thời gian cách ly, sự phổ biến của nó cho thấy nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai.

Nhu cầu kết nối bất tận của con người.

Cảm thấy được kết nối là nhu cầu cốt lõi của con người và việc nhanh chóng sử dụng video như một công cụ giúp đáp ứng nhu cầu đó cho thấy nó đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.

Bằng cách đồng hành cùng cộng đồng và khiến họ cảm thấy được kết nối nhiều hơn, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để sáng tạo và làm hài lòng mọi người, điều sẽ mang lại nhiều giá trị sâu sắc hơn cho cuộc sống của họ và chính chúng ta.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

CEO Instagram: “Chúng tôi không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh”

CEO Instagram, Adam Mosseri đã chia sẻ kế hoạch mở rộng ứng dụng sang nhiều lĩnh vực hơn là chỉ chia sẻ hình ảnh, chẳng hạn như video và mua sắm.

CEO Instagram: "Chúng tôi không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh"
CEO Instagram | Adam Mosseri

Trong một chia sẻ mới đây nhất, CEO Mosseri cho biết Instagram hiện đang xây dựng những trải nghiệm mới trong 04 lĩnh vực chính.

1. Nhà sáng tạo (Creator).

Ưu tiên hàng đầu của Instagram hiện tại vẫn là nhà sáng tạo và giúp họ kiếm thêm thu nhập bằng các tính năng kiếm tiền mới.

Mosseri nhận thấy có một sự thay đổi quyền lực đáng kể từ các tổ chức sang các cá nhân trong các ngành và ông muốn chuyển Instagram theo hướng đó.

2. Video.

Ưu tiên thứ hai của Instagram là video, định dạng nội dung vốn đang chứng kiến một sự tăng trưởng chóng mặt ở hầu hết các nền tảng trực tuyến lúc bấy giờ.

Mosseri nói rằng Instagram cần tập trung vào video nhiều hơn để bặt kịp được với xu thế.

3. Mua sắm (Shopping).

Lĩnh vực thứ ba mà Instagram có kế hoạch mở rộng là mua sắm. Đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn sự chuyển dịch trong hoạt động kinh doanh, từ thương mại ngoại tuyến (offline) sang thương mại trực tuyến.

Và với tư cách là một nền tảng luôn coi trọng sự đổi mới, Instagram đang cố gắng hết mình để tận dụng các xu hướng đó.

4. Nền tảng nhắn tin (Messaging).

Lĩnh vực thứ tư mà Instagram đang có kế hoạch xây dựng và phát triển đó là nhắn tin, điều mà CEO Mosseri cho biết nó đã trở thành một cách chính để mọi người kết nối với nhau trên ứng dụng, đặc biệt là giữa những người bạn thân thiết.

Dưới đây là chia sẻ của CEO Mosseri về cách Instagram có kế hoạch mở rộng tính năng video của mình và đưa kiểu nội dung mới này đến với nhiều người dùng hơn.

Các kế hoạch lớn cho nội dung video trên Instagram.

“Chúng tôi không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh nữa”, Mosseri cho biết trước khi đưa ra kế hoạch phát triển video của mình.

Nghiên cứu của Instagram cho thấy lý do số một khiến mọi người sử dụng ứng dụng là để giải trí. Đó là những gì mọi người thực sự đang tìm kiếm mỗi khi họ mở nó.

Để giúp người dùng giải trí nhiều hơn, Instagram sẽ tập trung nhiều hơn vào video.

Mosseri thừa nhận rằng Instagram đang phải đối mặt với một sự cạnh tranh rất gay gắt đến từ TikTok và YouTube, điều đó có nghĩa là còn rất nhiều công việc cần phải làm phía trước để Instagram có thể đạt được ‘cùng vị trí’ với các nền tảng đó.

Instagram đang chấp nhận thách thức này bằng cách nghiên cứu một số thay đổi mới sẽ được triển khai trong tương lai gần nhất.

Một trong những thay đổi đó là một cách mới để phân phối nội dung và giới thiệu người dùng đến với nhiều nhà sáng tạo hơn.

Trong vài tháng tới, Instagram sẽ thử nghiệm nhiều hơn, bao gồm cả việc hiển thị nội dung trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng từ các tài khoản mà họ có thể chưa từng theo dõi.

Instagram cũng sẽ thử nghiệm các cách khác nhau để sử dụng video làm định dạng nội dung. Mosseri chia sẻ:

“Chúng tôi cũng sẽ thử nghiệm cách tiếp cận video trên phạm vi rộng hơn – video toàn màn hình, mang tính giải trí và ưu tiên thiết bị di động. Và vì vậy, bạn sẽ thấy chúng tôi làm một số việc mới hoặc thử nghiệm một số thứ mới trong những tháng tới.”

Cuối cùng, Instagram hy vọng rằng nền tảng sẽ ngày càng minh bạch hơn trong việc truyền thông những thay đổi trên ứng dụng, lưu ý rằng những kế hoạch này thể hiện một nỗ lực liên tục của nền tảng chứ không phải là điều một sớm một chiều.

“Bây giờ chúng tôi đã có ý tưởng về nơi chúng tôi muốn đến trong khoảng thời gian nửa năm hoặc một năm, nhưng tôi chắc chắn rằng mọi thứ sẽ thay đổi nhiều lần kể từ bây giờ đến lúc đó. Đây không phải là điều mà chúng tôi có thể làm trong một sớm một chiều.

Vì vậy, bạn sẽ thấy chúng tôi lặp lại một số cập nhật hoặc thay đổi về những gì chúng tôi đang làm và sẽ làm để đạt được những mục tiêu cuối cùng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google

Google Ads Data Hub là một chương trình cho phép các doanh nghiệp truy cập dữ liệu ở cấp độ hiển thị trên các chiến dịch quảng cáo có trả phí (PPC) của họ.

Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google
Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google

Nó cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận dữ liệu của các chiến dịch truyền thông trên nhiều thiết bị khác nhau. Khi Google phát triển Ads Data Hub, nó đã trở thành một nền tảng dựa trên quyền riêng tư thay thế cho DoubleClick.

Google Ads Data Hub là gì?

Google Ads Data Hub hay trung tâm dữ liệu quảng cáo của Google cho phép nhà quảng cáo phân tích tùy chỉnh với các mục tiêu kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và duy trì các tiêu chuẩn cao về mặt bảo mật dữ liệu của Google.

Bằng cách kết hợp dữ liệu của bạn với các dữ liệu ở cấp độ sự kiện (event-level data) từ các chiến dịch quảng cáo của Google, bạn có thể mở khóa những insights, cải thiện hiệu suất quảng cáo, từ đó giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh theo hướng dữ liệu (data-driven) và tối ưu hóa các chiến dịch một cách hiệu quả hơn, v.v.

Kết quả từ các truy vấn mà bạn đã chạy bằng Ads Data Hub được ghi vào tập dữ liệu BigQuery trong Cloud project (“your Cloud project”) mà bạn sở hữu.

Bạn có thể kết hợp dữ liệu của mình trong Cloud project với dữ liệu của Google để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và nhiều hơn thế nữa.

Ads Data Hub đảm bảo quyền riêng tư của người dùng cuối bằng cách thực thi kiểm tra quyền riêng tư và tổng hợp dữ liệu của Google trước khi nó rời khỏi Cloud project do Google sở hữu.

Google Ads Data Hub hoạt động như thế nào?

Google Ads Data Hub đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ (Cloud project) do Google sở hữu và ghi dữ liệu của các chiến dịch mà Google đã tổng hợp vào Cloud project của bạn:

  • Đọc dữ liệu: Những ‘Đám mây’ do Google sở hữu, chứa dữ liệu quảng cáo của Google từ các chiến dịch của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau chẳng hạn như Display & Video 360, Google Ads, Campaign Manager 360 và YouTube. Ads Data Hub có thể đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ của bạn khi bạn cấp quyền cho dự án đám mây đó. Đây là những gì được liên kết từ dữ liệu của Google với dữ liệu của bạn.
  • Viết dữ liệu: “Dự án Đám mây của bạn” (“Your Cloud project”) là kết quả của các truy vấn mà bạn đã chạy trong Ads Data Hub, được xuất ra dưới dạng tập dữ liệu chiến dịch tổng hợp của Google, đưa vào ‘Dự án Đám mây của bạn’ và được lưu trữ ở đó.

Hệ sinh thái xung quanh Ads Data Hub được hiển thị trong sơ đồ dưới đây. Google Ads Data Hub là gì

Google Ads Data Hub và liên kết dữ liệu.

Bạn có thể cấu hình Google Ads Data Hub thành các dữ liệu ở cấp độ sự kiện quan trọng tới những yếu tố định danh người dùng duy nhất. Những yếu tố định danh này được gửi đến Google khi người dùng tương tác với quảng cáo của bạn.

Sau khi làm việc với Google để thiết lập điều này, bạn có thể viết các truy vấn kết hợp dữ liệu trong các dự án Đám mây do Google sở hữu (Google-owned Cloud project) với dữ liệu mà bạn lưu trữ trong dự án Đám mây của mình (“your Cloud project”).

Bạn có thể tham khảo và cấu hình Google Ads Data Hub tại: Ads Data Hub

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu ‘phễu bán hàng’

Nhiều thương hiệu đã bỏ qua phần giữa của phễu bán hàng (mid-funnel) của họ. Dưới đây là những gì mà Google đã chia sẻ về cách các thương hiệu có thể làm marketing hiệu quả hơn ở giai đoạn này của hành trình mua hàng.

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu 'phễu bán hàng'

Theo truyền thống, các nhóm tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) và tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) thường được tách ra, mỗi nhóm tập trung riêng biệt vào phần trên cùng (upper-funnel) và dưới cùng (lower-funnel) của phễu bán hàng trong hành trình mua hàng của khách hàng.

Điều này có nghĩa là những phần giữa của hành trình mua hàng (mid-funnel) thường bị bỏ qua, trong khi đây là điểm quan trọng khi người tiêu dùng đang tìm hiểu và đánh giá các lựa chọn mua của họ.

Lấy cảm hứng từ những nghiên cứu về “những phần giữa lộn xộn” trong hành trình mua hàng của khách hàng, Google đã chạy các phân tích dữ liệu cho thấy rằng các thường hiệu cần tăng gấp đôi hoạt động marketing ở những phần giữa của kênh bán hàng để nắm bắt thêm nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là những gì mà người làm marketing có thể học hỏi và ứng dụng từ các nghiên cứu của Google:

1. Sử dụng mô hình phân bổ đa chạm để đánh giá lại hiệu quả của marketing trong phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Nhóm Media Lab của Google là đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả các chiến dịch quảng cáo của Google, bao gồm cả Google Store, nền tảng bán lẻ trực tuyến các thiết bị của Google.

Trong khi Google sử dụng nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) khác nhau để tiếp cận người dùng, thì những phần ở giữa kênh – chẳng hạn như quảng cáo hiển thị và video – thường bị bỏ qua vì Google coi đó là kênh kém hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Chìa khóa để thay đổi cách tiếp cận của Google là biết điểm tiếp xúc nào của người tiêu dùng thực sự có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.

Phân bổ theo lần nhấp chuột cuối cùng (Last-click attribution), vốn đang được áp dụng trong rất nhiều chiến dịch marketing, có xu hướng đánh giá thấp vai trò của các kênh marketing ở phần giữa của kênh bán hàng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các kênh quảng cáo không hoạt động tách biệt nhau. Google hiểu rõ điều quan trọng là phải cải thiện chiến lược phân bổ này của mình để có thể phân bổ lại ngân sách được tốt hơn.

Để hiểu giá trị của phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel), Google đã hợp tác chặt chẽ với nhóm marketing của Google Store để chạy phân tích các dữ liệu nội bộ, thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trên 14 thị trường khác nhau.

Nhóm phân tích đã xây dựng mô hình phân bổ tùy chỉnh với Ads Data Hub và sau đó sử dụng các chiến thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tiếp cận các đối tượng đang tìm kiếm điện thoại thông minh trên các kênh như Display & Video 360, Google Display Ads và YouTube Ads.

Phân tích cho thấy rằng những chiến thuật này đóng một vai trò lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta suy nghĩ ban đầu.

Google đã đo lường kết quả thông qua phân tích mô hình phân bổ đa chạm (multi-touch attribution) và các nghiên cứu về mức độ gia tăng chuyển đổi.

Phân tích phân bổ đa chạm cho thấy rằng các kênh này (kênh giữa) thực sự có thể được ghi nhận là đã thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn 16 lần so với mô hình phân bổ nhấp chuột cuối cùng (last-click attribution).

Google đã thấy doanh số bán điện thoại của mình tăng 12,5% từ những người đã xem quảng cáo hiển thị hình ảnh ở giữa kênh, và tăng 31,5% từ những người dùng đã xem quảng cáo YouTube cũng ở giữa kênh.

Mặc dù kết quả có thể khác nhau đối với các chiến dịch hoặc các thương hiệu khác, tuy nhiên các nghiên cứu phân tích về mô hình phân bổ này đã cho chúng ta thấy rằng marketing ở các phần giữa của kênh có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thực sự.

Nó đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về ngân sách marketing, loại chiến dịch, nhóm quảng cáo và cả thông điệp trong quảng cáo của mình.

2. Thông điệp marketing ở phần giữa của kênh.

Mọi người đang tìm kiếm để mua điện thoại thông minh trong suốt cả năm; sự cân nhắc là luôn luôn xảy ra. Và người tiêu dùng đang cần sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong khi họ khám phá và đánh giá các lựa chọn mua hàng của mình.

Hoạt động marketing của Google trước đây tập trung vào quảng cáo phản hồi trực tiếp và đẩy mạnh các hoạt động xung quanh các chiến dịch, nhằm cải thiện ở giai đoạn cuối của hành trình mua hàng (BoFu).

Bao gồm phần giữa kênh cho phép Google có mặt ở những nơi quan trọng; nhắc nhở người dùng về thương hiệu và làm nổi bật các lợi ích sản phẩm chính có liên quan đến họ.

Tuy nhiên, khi Google chuyển trọng tâm của mình sang chiến lược tập trung vào phần giữa kênh, Google phải điều chỉnh thông điệp của mình sao cho phù hợp.

Google đã ưu tiên những thông điệp được dẫn dắt bởi giá trị (value-led messaging) đối với người tiêu dùng, tạo ra sự cấp thiết với các ưu đãi cho những người đã sẵn sàng mua.

3. Cách kết hợp giữa Brand Marketing và Performance Marketing ở phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Người tiêu dùng đang phải đối mặt với một lượng lớn sự lựa chọn và thông tin khi họ trải qua hành trình mua hàng, nơi mà khách hàng hiểu là họ có thể ‘được’ hoặc ‘mất’.

Bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất ở giữa kênh, bạn có thể hiện diện và trở nên hữu ích hơn khi người tiêu dùng đang khám phá và đánh giá các lựa chọn của họ.

Bạn có thể cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để họ đưa ra quyết định mua hàng.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo khi kết hợp giữa 2 yếu tố này:

  • Phá vỡ sự chồng chéo của tổ chức. Hiểu hành vi của người tiêu dùng và chuyển nó thành kế hoạch truyền thông là nơi Google đã tìm thấy sự thành công. Bạn có thể xây dựng các nhóm marketing tích hợp giữa thương hiệu và hiệu suất để mang lại những tác động kinh doanh lớn hơn.
  • Phát triển mô hình phân bổ của bạn. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể chủ động chuyển từ phân bổ theo lần chạm cuối cùng (last-click) sang phân bổ đa chạm (multi-touch) để hiểu rõ hơn về giá trị gia tăng của mỗi kênh.
  • Phân bổ thêm ngân sách cho các hoạt động marketing ở giữa kênh. Điều này cho phép bạn thu hẹp khoảng cách giữa các chiến dịch thương hiệu lớn (brand campaigns) với các chiến dịch quảng cáo hiệu suất (thường là được chạy liên tục – always-on).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn

YouTube đã cung cấp một số mẹo chính về cách xây dựng lượng khán giả của bạn trên nền tảng và duy trì hiệu suất tốt theo thời gian.

YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn
YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn

Thông tin được chia sẻ bởi Bà Rachel Alves, hiện đang là Giám đốc sản phẩm tại YouTube, bà cũng đã từng là thành viên của nhóm phân tích hiệu suất của nền tảng chuyên xác định các bí kíp và xu hướng tăng trưởng chính.

Dưới đây là 05 bí kíp chính để xây dựng kênh YouTube của bạn:

1. Xây dựng kênh của bạn xoay quanh một nhóm đối tượng nhất định.

Lưu ý quan trọng đầu tiên của Alves có lẽ là điều quá hiển nhiên, tuy nhiên, lưu ý này một lần nữa cũng xác nhận lại một điều quan trọng từ quan điểm xây dựng thương hiệu và tính nhất quán.

Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận và những gì họ muốn xem.

“Hãy nghĩ xem ai đang xem kênh của bạn, họ quan tâm đến điều gì và những mối quan tâm đó có khả năng thay đổi như thế nào trong vòng 6 tháng, một năm, hoặc lâu hơn.”

Alves nói rằng việc cố gắng nắm bắt các xu hướng ngắn hạn có thể mang lại cho bạn một số thống kê tốt, nhưng điều đó sẽ không bền vững theo thời gian, vì vậy bạn nên tìm cách để xây dựng mọi thứ xoay quanh khán giả và sở thích của họ, đồng thời điều chỉnh nó khi những sở thích đó thay đổi.

Alves nói rằng bạn cần làm hai thứ để phát triển:

  • Thu hút người xem mới.
  • Giữ chân những người xem đó quay lại để xem nhiều hơn.

Về cơ bản, bằng cách hiểu hơn về sở thích của đối tượng, hiểu điều gì đó mà thương hiệu có thể cung cấp những giá trị mang tính độc nhất và hài lòng, bạn có thể cung cấp những video với những thay đổi mới nhất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

2. Tìm ra thị trường ngách chính của bạn.

Alves lưu ý rằng, trên nền tảng hiện nay có nhiều nội dung hơn bao giờ hết, có nghĩa là để có thể trở nên nổi bật hơn, bạn cần phải tạo ra nội dung tốt hơn những gì đã có sẵn hoặc có một cách tiếp cận độc đáo mới mẽ nào đó mà mọi người không thể tìm thấy ở bất kỳ kênh hoặc nơi nào khác.

“Bạn có thể phát triển bằng cách: a) tìm thị trường ngách hoặc b) tìm khoảng trống trên thị trường.

Khoảng trống trên thị trường thường là thứ gì đó mới, giả sử, bạn đã xác định rằng không có nhiều video hướng dẫn cách nấu các món ăn cho sinh viên có kinh phí dưới 5 USD/ngày, do đó bạn đã tận dụng khoảng trống này để sản xuất video cho kênh của mình.”

3. Xem nhiều video.

Bà Alves nói rằng nếu bạn định bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và việc xây dựng một kênh YouTube hiệu quả cũng tương tự như vậy.

Alves khuyên rằng nhà sáng tạo nên xem nhiều nội dung trong thị trường ngách mà họ đang nhắm mục tiêu đến để lấy cảm hứng cho cách tiếp cận của họ đồng thời cung cấp thêm thông tin cho các lựa chọn trình bày nội dung của họ dựa trên các xu hướng tương tác chính hiện có.

4. Thiết lập thương hiệu của bạn.

Alves nói rằng việc xây dựng thương hiệu mạnh, bằng cách duy trì sự nhất quán giữa hình thu nhỏ (thumbnail), tiêu đề, màu sắc, đồ họa và phông chữ, sẽ giúp kênh của bạn nổi bật hơn khi video của bạn được hiển thị cho người xem trong khi được đề xuất.

Điều này cũng đúng trong tất cả các hoạt động digital marketing khác – bằng cách thiết lập các nguyên tắc thương hiệu của bạn xoay quanh cách thể hiện hình ảnh, bạn có thể thiết lập thương hiệu của mình tốt hơn và đảm bảo mọi người biết đến bạn mà không cần phải nhìn vào thương hiệu hoặc tên kênh của bạn.

5. Hãy nhất quán.

Mẹo cuối cùng mà Bà Alves chia sẻ về cơ bản là ‘hiển thị’ và ‘xuất hiện’ cho người xem của bạn khi họ đi tìm kiếm.

Alves nói rằng để xây dựng lượng người xem lặp đi lặp lại, bạn cần đăng tải video một cách nhất quán, theo lịch trình, để trở thành một phần thói quen của họ.

Alves cũng lưu ý rằng nhà sáng tạo cần phải trung thực với lời hứa lần đầu tiên được đưa ra trong video của họ và điều này đặc biệt đúng khi lần đầu tiên thiết lập kênh của bạn.

Các kênh cũng cần phải phát triển cách tiếp cận của mình theo thời gian, nhưng bằng cách tập trung vào nội dung chính mà đối tượng mục tiêu quan tâm, bạn có nhiều khả năng thu hút họ đến các chủ đề đó hơn, điều này sẽ mất thời gian để xây dựng, nhưng việc duy trì tính nhất quán trong điều này là rất quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google thêm công cụ quảng cáo mới trên YouTube nhằm hỗ trợ SMBs

Là một phần của chương trình “International Small Business Week” (Tuần lễ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế), Google đã công bố một số bổ sung mới nhằm giúp các SMBs tối đa hóa nỗ lực digital marketing của họ.

Google for Small Business

Bao gồm quy trình tạo quảng cáo YouTube mới và bổ sung thêm các công cụ tư vấn mới trong cổng tài nguyên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Google for Small Business

Trước hết, về quảng cáo trên YouTube – công cụ tạo video quảng cáo Video Builder vốn được ra mắt từ năm ngoái đã được Google cung cấp trên phạm vi rộng rãi hơn.

Nó cho phép người dùng nhanh chóng thiết lập quảng cáo video bằng cách sử dụng hình ảnh tĩnh, một phần hỗ trợ nhằm giảm áp lực xây dựng video trong các chương trình marketing.

Giờ đây, Google bổ sung vào trình tạo video của mình công cụ mới để khởi chạy quảng cáo YouTube dựa trên những sáng tạo của bạn.

“Thêm quảng cáo video, đối tượng bạn muốn tiếp cận và ngân sách của bạn để khởi chạy chiến dịch chỉ trong vài phút. Và với trải nghiệm di động mới, giờ đây bạn có thể dễ dàng đo lường hiệu suất chiến dịch hơn.”

Tất nhiên, cách tốt nhất để tối đa hóa giá trị và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo video của bạn nằm ở việc nghiên cứu các nhóm đối tượng mục tiêu và hiểu được điều gì sẽ có sức ảnh hưởng đối với họ, điều này cần có thời gian và thử nghiệm để làm đúng.

Do đó, nếu bạn đã thực hiện những nghiên cứu ban đầ và bạn biết ai là người mà bạn thực sự cần tiếp cận, thì quy trình tạo video mới này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng và khởi chạy chiến dịch quảng cáo trên YouTube, điều này có thể đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs).

Ngoài ra, Google cũng đang bổ sung nhiều tài nguyên hơn vào cổng hỗ trợ Google for Small Business, bằng việc cung cấp các đề xuất mới về cách các loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể tối đa hóa nguồn lực trực tuyến của họ.

Theo Google:

“Chúng tôi hiện đang mở rộng để bao gồm các đề xuất khác nhau theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp như: Nhà hàng, Bán lẻ hoặc Dịch vụ.

Bản hướng dẫn cơ bản về digital mới tập trung vào những điều cơ bản để doanh nghiệp của bạn được tìm thấy và giao dịch với khách hàng trên Google và nền tảng website.

Khi bạn đã sẵn sàng khám phá các đề xuất nâng cao hơn, chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn các hướng dẫn chuyên sâu để giới thiệu cho bạn các công cụ bổ sung mới.”

Hàng loạt thông tin tổng quan và các buổi đào tạo khác nhau của chương trình cũng có thể giúp cung cấp thêm hướng dẫn về cách tối đa hóa hiệu suất trực tuyến của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm của Google.

Đây có lẽ là một số bổ sung rất hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm những giải pháp tối ưu mới trong quá trình chuyển đổi số.

Đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử và kết nối kỹ thuật số không ngừng tăng trưởng trong năm qua, những hỗ trợ này của Google chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết trong việc tối đa hoá hiệu suất trực tuyến của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm về tài nguyên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới của Goolge tại: Google for Small Business

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

YouTube thêm tính năng ‘Picture-in-Picture’ vào iPhone và iPad

Hiện tính năng này chỉ dành cho những người đăng ký có trả phí (subscribers) trên nền tảng, nhưng nó sẽ sớm được triển khai cho tất cả người dùng.

YouTube thêm tính năng 'Picture-in-Picture' vào iPhone và iPad

‘Picture-in-Picture’ (PiP) là gì?

‘Picture-in-Picture’ cho phép người dùng xem video YouTube trong một trình phát mini thu nhỏ trong khi vẫn có thể mở và xử lý một trình duyệt khác ngoài ứng dụng. Bạn có thể di chuyển trình phát mini này bằng cách kéo nó.

PiP sẽ sớm được áp dụng cho cả iPhone và iPad.

Ứng dụng YouTube trên các thiết bị chạy iOS sẽ sớm nhận được hỗ trợ tính năng picture-in-picture, điều này cho phép tất cả người dùng có thể xem video trong khi vẫn có thể làm những công việc khác trực tiếp trên iPhone và iPad của họ.

Người phát ngôn của YouTube trao đổi với The Verge rằng tính năng này hiện đang được triển khai cho những người đăng ký Premium (có trả phí) tuy nhiên trước mắt nó cũng đang được triển khai cho tất cả người dùng iOS (bao gồm cả những người dùng miễn phí) ở Mỹ và tiến tới là áp dụng cho người dùng toàn cầu.

YouTube cũng thông báo thêm là hiện Apple chỉ hỗ trợ tính năng picture-in-picture cho iPad chạy từ iOS 9, iPhone chạy từ iOS 14 trở lên và chạy tốt nhất trên trình duyệt Safari.

Người dùng iOS, có hoặc không có đăng ký YouTube Premium cũng sẽ sớm có quyền truy cập vào tính năng này bằng ứng dụng YouTube, điều mà những người dùng Android vốn đã được trải nghiệm trong nhiều năm.

YouTube không cung cấp lịch trình cụ thể về thời điểm tính năng này sẽ đến với các người dùng miễn phí, nhưng cho biết nó đang được triển khai cho nhóm người dùng có trả phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

YouTube cho phép nhà sáng tạo thêm quảng cáo giữa, cuối video và phụ đề trong khi xử lý video

YouTube vừa ra mắt bản cập nhật mới cho phép nhà sáng tạo đặt quảng cáo giữa video (midroll), cuối video (postroll), thẻ thông tin… trong khi video của họ đang được xử lý. Một cập nhật giúp tiết kiệm đáng kể thời gian chờ của nhà sáng tạo.

YouTube cho phép nhà sáng tạo thêm quảng cáo giữa, cuối video và phụ đề trong khi xử lý videoTheo ông Conor Kavanagh đến từ YouTube giải thích, quy trình mới sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian cho nhà sáng tạo nội dung bằng cách cho phép họ kết hợp các quy trình thêm quảng cáo và nội dung vào quy trình tải lên của video, thay vì phải đợi cho đến khi video được tải lên đầy đủ trước khi thêm các tính năng này như trước đây.

Nếu bạn là nhà sáng tạo có nhiều video để tải lên và đặc biệt là những video dài với quá trình tải lên lâu hơn, bản cập nhật lần này có thể là một trợ giúp rất lớn.

Ngoài ra, bạn không chỉ có thể tiết kiệm thời gian mà còn là về việc cải thiện quy trình làm việc – thay vì như trước đây, trong quá trình chờ video tải lên, bạn tập trung vào cộng việc khác khiến chất lượng công việc của từng nhiệm vụ không hiệu quả. Giờ đây bạn có thể tập trung nhiều hơn để giải quyết một vấn đề hiệu quả hơn.

Ngoài ra, YouTube cũng xác nhận thông báo rằng từ đầu tuần này ứng dụng video dạng ngắn Shorts của họ hiện đã có sẵn ở 23 khu vực mới.

Trang tin TechCrunch cho biết, Shorts sẽ sớm có sẵn cho người dùng ở Anh, Canada và Mỹ Latinh, ngoài Ấn Độ và Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Tùy chọn mới của YouTube sẽ cung cấp cho người dùng thêm khả năng ngăn chặn việc vi phạm bản quyền (copyright) trong video tải lên cũng như việc phát hiện các IP tiềm ẩn mối nguy trong ứng dụng.

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Trước hết, YouTube sẽ thêm một yếu tố mới trong quy trình khiếu nại bản quyền cho phép nhà sáng tạo đánh dấu chọn báo cáo vi phạm bản quyền để ‘Ngăn các bản sao của những video này xuất hiện trên YouTube về sau‘ trong các tùy chọn phát hiện/xóa.

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Khi hộp kiểm này được chọn để xác nhận quyền sở hữu bản quyền thành công, YouTube sẽ ngăn bất kỳ người dùng nào khác tải lên cùng một video này bằng cách sử dụng công nghệ đối sánh video và phát hiện ID bản quyền.

Quá trình tương tự cũng sẽ cho phép YouTube thông báo với nhà sáng tạo khi bất kỳ nội dung tương tự nào được tải lên nếu hộp kiểm này được đánh dấu chọn.

Sau đó, các vi phạm tiềm ẩn này sẽ hiển thị trong tab ‘Đối sánh bản quyền’ (Copyright Match) trong YouTube Studio.

YouTube lưu ý rằng nhà sáng tạo phải đảm bảo rằng họ sở hữu độc quyền trên toàn thế giới đối với bất kỳ nội dung video nào mà họ xác nhận quyền sở hữu trong quá trình này.

Nhưng nếu bạn sở hữu nội dung đó và bạn muốn ngăn mọi người tải lên các phiên bản khác và sử dụng lại ‘tài sản’ của bạn, thì quy trình mới này cũng sẽ cung cấp một biện pháp khác để bảo vệ bạn chống lại việc lạm dụng video.

Để cung cấp thông tin chi tiết về mức độ hiệu quả của quy trình đối với những nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu của bạn, YouTube cũng sẽ thêm một danh sách mới về số lượng video đã bị chặn tải lên do khiếu nại của bạn.

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Đây là một cách tốt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn, bằng cách ngăn chặn việc mọi người tải lên bản sao ngay từ lúc tải lên, điều này cũng có thể giúp YouTube giảm những tranh chấp và các vấn đề về doanh thu được tạo ra từ những bản sao đó.

YouTube cho biết trong trường hợp nền tảng của họ phát hiện các video lạm dụng và vi phạm bản quyền, họ sẽ xóa các tùy chọn khỏi các kênh đó hoặc trong một số trường hợp họ sẽ xoá luôn kênh đó để đảm bảo tính an toàn trên nền tảng.

Bản cập nhật mới này sẽ được triển khai từ 10.06.2021, nhưng sẽ được cập nhật từ từ cho đến khi đầy đủ các tính năng.

Ngoài ra, YouTube cũng cho biết rằng công cụ ‘Đối sánh bản quyền’ này của họ, cho đến nay chỉ dành riêng cho những nhà sáng tạo thuộc ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YouTube Partner Program – YPP).

Mặc dù việc sao chép (copystrikes) vốn là một yếu tố ‘đau đầu’ cho nền tảng này từ trước đến nay, YouTube vẫn không ngừng nỗ lực để cải thiện hệ thống và giảm bớt gánh nặng cho những nhà sáng tạo trong việc quản lý các tài sản của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube nhấn mạnh giá trị của nền tảng cho nhạc sĩ khi TikTok tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng

Khi TikTok đang dần củng cố sức mạnh của mình với ngành công nghiệp âm nhạc và trở thành một nền tảng ngày càng có ảnh hưởng đối với các xu hướng âm nhạc, YouTube đang tìm cách khẳng định lại tầm quan trọng của mình.

YouTube nhấn mạnh giá trị của nền tảng cho nhạc sĩ khi TikTok tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng
YouTube nhấn mạnh giá trị của nền tảng cho nhạc sĩ khi TikTok tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng

Khi âm nhạc là một trong những tâm điểm phát triển – theo YouTube, nền tảng này đã trả hơn 4 tỷ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc chỉ trong 12 tháng qua, thông qua các yếu tố khác nhau, YouTube cho phép các nhạc sĩ quảng bá và kiếm tiền trực tiếp từ các nội dung của họ trong ứng dụng.

Theo YouTube:

“YouTube là ‘sân khấu’ lớn nhất thế giới và các nhà quảng cáo đang rất mong muốn khai thác sự tương tác với âm nhạc mà nền tảng này cho phép.

Với hơn 2 tỷ người dùng xem video nhạc hàng tháng, YouTube cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng mục tiêu mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nền tảng nào khác.”

YouTube lưu ý thêm rằng trong số hàng tỷ video được tạo ra cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ và người sở hữu bản quyền trong năm qua, hơn 30% là đến từ UGC.

“Các video do người hâm mộ tạo ra (UGC) luôn phát triển mạnh mẽ trên YouTube, giúp các nghệ sĩ phát triển lượng khán giả của họ và giới thiệu các bài hát trên khắp thế giới.

Chúng tôi rất vui vì giờ đây nó cũng trở thành một nguồn doanh thu có ý nghĩa và đang gia tăng cùng với nội dung âm nhạc cao cấp hiện có (premium music content).”

Điều này có vẻ giống như là một tham chiếu rõ ràng với TikTok, nơi xu hướng #hashtag và memes hiện đang thúc đẩy sự tương tác rất lớn xung quanh các bài hát mới nhất.

Mặc dù TikTok là ứng dụng có phần trội hơn trong xu hướng này, nhưng YouTube nói rằng nó có thể giúp các nhạc sĩ xây dựng sở thích kinh doanh của họ, thay vì chỉ xây dựng những thứ xung quanh các video mới.

Mặc dù vậy, tất nhiên, tiềm năng doanh thu thực tế trên mỗi nền tảng cũng chưa thể đánh giá, có không ít bài hát thu hút được sức hút trên TikTok đã trở thành nguồn tạo ra doanh thu đáng kể cho nhà sáng tạo của họ.

Do đó, thật khó để nói đâu là nền tảng tốt hơn để quảng cáo âm nhạc, YouTube hay TikTok, nhưng YouTube lại cho rằng tiềm năng doanh thu của nó có phần trực tiếp hơn, có thể định lượng được nhiều hơn, thứ mà nó có thể liên kết trực tiếp từ các công cụ và quy trình của mình.

Ngoài ra, YouTube cũng lưu ý rằng họ đang nghiên cứu các dịch vụ mới cho các nhạc sĩ, điều sẽ xây dựng nhiều tùy chọn tạo ra doanh thu hơn.

“Chúng tôi đang tiếp tục đổi mới với các sản phẩm hướng trực tiếp đến người hâm mộ (Direct-to-fan products) như bán vé, xây dựng hội viên, hàng hóa kỹ thuật số có trả phí và các sự kiện bán vé ảo khác.

THE SHOW, buổi hòa nhạc ảo có trả phí của BLACKPINK đã bán được vé cho gần 280.000 hội viên trên 81 quốc gia và giúp nhóm kiếm được 2,7 triệu người đăng ký mới (subscribers) cho kênh chính thức của họ.”

Một mặt, đây là bản cập nhật thông thường cho các công cụ âm nhạc của YouTube, nhưng mặt khác, nền tảng này đang tập trung vào TikTok và nêu bật lợi ích của mình đối với các nhạc sĩ so với TikTok.

Rõ ràng, YouTube vẫn là nền tảng video trực tuyến lớn nhất thế giới, và nó đang cố gắng kìm hãm sự phát triển của TikTok bằng các nội dung dạng ngắn.

Đối với các nghệ sĩ – và đối với cả những người làm marketing, bản cập nhật cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của YouTube đối với các chiến dịch và phạm vi tiếp cận của thương hiệu trong ngành công nghiệp video trực tuyến đang tăng trưởng nhanh chóng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube ABCD: Công thức quảng cáo sáng tạo thành công trên YouTube

Nếu bạn quan tâm đến quảng cáo YouTube, YouTube ABCD dường như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

YouTube ABCD
YouTube ABCD: Công thức sáng tạo thành công cho các chiến dịch video trên YouTube

Các khái niệm sáng tạo thông minh giúp tạo ra các video hấp dẫn và hiệu quả hơn. Sử dụng các phương pháp tiếp cận đã được chứng minh là thành công này để giúp quảng cáo của bạn đạt được các mục tiêu marketing chung.

Sử dụng YouTube ABCD cho những sáng tạo hiệu quả.

Điều gì khiến một mẫu quảng cáo này hoạt động hiệu quả hơn những quảng cáo khác?

Mặc dù không có gì có thể đảm bảo 100% cũng không có bất cứ công thức kỳ diệu nào là đúng hoàn toàn trong mọi trường hợp – công thức của YouTube mang tên ABCD dường như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

Hãy coi nó như là một khuôn mẫu (framework) để hướng dẫn bạn thực hiện và đảm bảo quảng cáo của bạn có nhiều cơ hội để thành công hơn.

A – Attract: Thu hút từ những ánh nhìn đầu tiên.

  • Mở ra câu chuyện của bạn.

Bất kể là định dạng quảng cáo nào, tất cả người dùng đều có quyền lựa chọn xem quảng cáo của bạn hoặc bỏ qua.

Bạn chỉ có vài giây (thậm chí theo Luật mới thì có thể chỉ là 1.5s) để nắm bắt và ‘kéo’ sự chú ý của họ. Hãy mở ra câu chuyện của bạn và cuốn người xem nhanh nhất có thể.

  • Sử dụng những hình ảnh quen thuộc.

Sử dụng những người dễ được nhận biết (KOL…) và thân thiện ở đầu video có thể giúp bạn tăng lượng người xem. Sự hiện diện của những người nổi tiếng (celeb) trong quảng cáo có liên quan trực tiếp đến hiệu suất nâng cao thương hiệu, vì vậy hãy cân nhắc việc sử dụng một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoặc người có ảnh hưởng (influencer) nào đó trên YouTube.

  • Tập trung xây dựng âm thanh.

Người xem mong đợi những âm thanh (audio) trên YouTube và các nghiên cứu về mối tương quan của YouTube cho thấy âm thanh có liên quan đến việc thúc đẩy sự chú ý và phản ứng tích cực với thương hiệu.

  • Cân nhắc các yếu tố sáng tạo.

Người xem có xu hướng xem quảng cáo khiến họ cười và YouTube nhận thấy rằng sự hài hước có liên quan đến nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall) cao hơn.

B – Brand: Tích hợp thương hiệu của bạn một cách tự nhiên và có ý nghĩa nhất.

  • Vị trí thương hiệu rất quan trọng.

Khi bạn tối ưu hóa khả năng ghi nhớ quảng cáo, hãy tích hợp thương hiệu của bạn trong 05 giây đầu tiên. Để xây dựng độ nhận biết và sự cân nhắc, hãy đặt thương hiệu của bạn lên sau và tập trung vào việc xây dựng kết nối với người xem.

  • Cố gắng thể hiện thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn theo một cách tự nhiên.

Theo YouTube, điều này có mối liên hệ cao hơn với khả năng ghi nhớ quảng cáo và lượng người xem video so với việc để logo có sẵn (trong overlays).

  • Tối ưu bằng âm thanh.

Sử dụng âm thanh có thương hiệu có liên quan đến việc nâng cao mức độ nhận biết về thương hiệu.

C – Connect: Hãy kết nối với người xem thông qua cảm xúc và những câu chuyện (Storytelling).

  • Thời gian xem video rất quan trọng.

Theo YouTube, có một mối quan hệ rất nhất quán giữa thời lượng xem video quảng cáo và sự gia tăng nhận thức và cân nhắc về thương hiệu.

  • Xây dựng kết nối cảm xúc.

Hài hước và hồi hộp (kịch tính) có liên quan đến khả năng ghi nhơ quảng cáo cao hơn. Hài hước cũng có thể được liên kết với mức độ nhận biết thương hiệu và lượng người xem video cao hơn.

  • Sử dụng sức mạnh của âm thanh.

95% quảng cáo trên YouTube được xem khi bật âm thanh. Đối với những người xem kết hợp cả âm thanh và video, mức độ cân nhắc và nhận thức về thương hiệu sẽ tăng lên 20%, cao hơn đáng kể so với những người chỉ xem âm thanh hoặc video.

  • Phân tích và kiểm tra.

Sử dụng YouTube Analytics để biết nơi người xem bỏ qua và cân nhắc xem bạn có thể thay đổi được điều gì hay không.

Thử nghiệm nhiều phiên bản quảng cáo của bạn với công cụ brand lift để xem điều gì phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu và thương hiệu của bạn.

D – Direct: Hãy rõ ràng và rành mạch về những gì bạn muốn người xem hành động.

  • Sử dụng lời kêu gọi hành động – CTA.

Mời người xem truy cập website của bạn, xem một video khác, đăng ký kênh của bạn, v.v.

Lời kêu gọi hành động rõ ràng giúp thúc đẩy sức ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo lên thương hiệu (brand lift), ngay cả khi họ không thực hiện hành động nào.

  • Sử dụng các tính năng tương tác của YouTube.

Các thẻ thông tin (Info Cards), Màn hình kết thúc và CTA overlays cũng giúp người xem dễ dàng thực hiện các hành động hơn.

Kết luận.

Khi bạn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo video, hãy nhớ YouTube ABCD: Thu hút sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên, tích hợp thương hiệu một cách tự nhiên và có ý nghĩa, kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn thông qua cảm xúc và thuật kể chuyện và cuối cùng là định hướng người xem bằng các CTA rõ ràng và rành mạch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips 

Mở rộng nhận thức thương hiệu bằng những công cụ thông minh

Với sự gia tăng liên tục của video số (digital video), các nhà quảng cáo và thương hiệu đang không ngừng thay đổi chiến lược của mình để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.

Mở rộng nhận thức thương hiệu bằng những công cụ thông minh

Các công cụ mới của YouTube đang giúp bạn giảm bớt những nỗ lực cần thiết để bắt kịp những xu hướng tiêu dùng này trong khi vẫn đạt được kết quả về nhận thức thương hiệu một cách rõ rệt. Dưới đây là 03 cách tiếp cận mà các nhà marketers nên xem xét.

Vạch ra kế hoạch với công cụ Reach Planner.

Trước khi thiết lập chiến dịch, hãy đảm bảo bạn lập kế hoạch để đạt hiệu quả tối đa.

Công cụ lập kế hoạch tiếp cận (Reach Planner) sử dụng dữ liệu theo thời gian thực từ YouTube để hiển thị cho bạn phạm vi tiếp cận dự kiến dựa trên cài đặt chiến dịch của bạn gồm: đối tượng, ngân sách, loại chiến dịch và mục tiêu, v.v.

Khi bạn chỉnh sửa thông tin đầu vào của bạn và bạn sẽ thấy chúng ảnh hưởng như thế nào đến phạm vi tiếp cận và tần suất dự kiến của chiến dịch theo đối tượng.

Carter’s, một thương hiệu quần áo dành cho trẻ em, đã sử dụng công cụ lập kế hoạch tiếp cận cho chiến dịch “Hello Optimism” của họ để tìm hiểu phạm vi tiếp cận và tần suất của cả đối tượng bên thứ nhất (phía thương hiệu) và phân khúc đối tượng của Google dành cho những người mới làm mẹ.

Agency của Carter’s, Merkle, đã có thể xác định mức ngân sách và chiến lược phù hợp cần thiết để thúc đẩy sức ảnh hưởng nhiều nhất cho một lượng lớn đối tượng duy nhất.

Chiến dịch YouTube của họ đã mang lại phạm vi tiếp cận duy nhất là 51 triệu người với chi phí mỗi lần xem thấp hơn 40% so với chiến dịch YouTube trung bình của họ.

Với dữ liệu từ TV trong công cụ lập kế hoạch tiếp cận, bạn cũng có thể lập kế hoạch YouTube cùng với TV để hiểu phạm vi tiếp cận kết hợp và cải thiện hiệu quả của chiến dịch tổng thể của mình.

Trong video Case Study này, nhóm Pepsi Việt Nam giải thích cách họ sử dụng TV trong công cụ lập kế hoạch tiếp cận để đạt được thêm 19% phạm vi tiếp cận cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm Mirinda, một loại nước ngọt hàng đầu tại Việt Nam.

Tối ưu hoá hiệu suất với chiến dịch tiếp cận video – Video reach campaigns.

Để tăng mức độ nhận biết thương hiệu và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall) tối đa, Google khuyên bạn nên sử dụng hai hoặc nhiều định dạng CPM khác nhau: Quảng cáo có thể bỏ qua (skippable), không thể bỏ qua (non-skippable) hoặc quảng cáo đệm 6 giây (bumper ads).

Để có được dự báo về việc phân bổ ngân sách giữa các định dạng CPM bạn chọn, Google đã phát triển các chiến dịch nhằm mục tiêu gia tăng phạm vi tiếp cận video.

Chiến dịch tiếp cận video (Video reach campaigns) có thể tự động tối ưu hóa trên nhiều định dạng quảng cáo khác nhau để tiếp cận nhiều người nhất có thể với mức giá thấp nhất.

Trong quá trình thử nghiệm, Google cho biết, các chiến dịch phạm vi tiếp cận video đã tăng phạm vi tiếp cận nhiều hơn từ 29% đến 44% với mức giá CPM thấp hơn 16% so với các chiến dịch sử dụng các định dạng riêng lẻ.

Thương hiệu L’Oréal Bồ Đào Nha đã đạt được phạm vi tiếp cận chiến dịch cao nhất từ trước đến nay bằng cách sử dụng chiến dịch tiếp cận video để quảng cáo sản phẩm serum Elvive Dream Long.

Dựa vào việc tự động hóa để tối đa hóa khả năng tiếp cận và mức độ nhận biết, L’Oréal đã tiếp cận thêm 32% người xem đồng thời giảm thêm 41% chi phí trên mỗi điểm tiếp cận (CPRP – cost per reach point) so với các chiến dịch YouTube được tối ưu hóa theo cách thủ công thông thường.

Đo lường hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch của bạn với Brand Lift.

  • Bạn có thể thiết lập công cụ đo lường Brand Lift trực tiếp từ Google tại: Brand Lift

Cuối cùng, các giải pháp đo lường rất quan trọng khi bạn cần hiểu đầy đủ về những tác động của các chiến dịch quảng cáo lên sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift).

Brand Lift cho phép bạn đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo và sức tác động đến độ nhận biết thương hiệu được phân bổ trực tiếp cho các chiến dịch của bạn.

Ngoài các giải pháp Brand Lift, Google cũng đã hợp tác với các giải pháp đo lường của bên thứ ba để hiểu rõ hơn về hiệu suất so với các nền tảng truyền thông khác.

Trong phân tích mô hình tiếp thị hỗn hợp (marketing mix model – MMM) mà Google đã kết hợp với Nielsen, YouTube đã cho thấy rằng doanh số bán hàng tăng thêm trên mỗi lần hiển thị trên nền tảng này nhiều hơn 91% so với TV (từ năm 2017 đến năm 2019).

Để giúp các nhà quảng cáo tận dụng những kết quả này trên quy mô lớn, YouTube đã không ngừng phát triển các giải pháp lập kế hoạch, media buying (mua phương tiện truyền thông) và đo lường trong thời gian qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips 

Google: Cách các thương hiệu lớn tăng trưởng với chiến lược quảng cáo video

Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đang xem YouTube mỗi tháng. Đây là cơ sở để bạn nên xây dựng các chiến lược quảng cáo video ngay từ bây giờ.

chiến lược quảng cáo video

Thời gian xem video, đặc biệt là đối với các nội dung phát trực tuyến, đang tăng vọt. Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đang xem YouTube mỗi tháng. Đây là cơ sở để bạn nên xây dựng các chiến lược quảng cáo video ngay từ bây giờ.

Cùng theo dõi chia sẻ của Ông Brian Albert, hiện là giám đốc phụ trách các giải pháp cho thương hiệu và Agency tại Google, về cách 03 thương hiệu hàng đầu đã tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ trong thời kỳ bùng nổ của phát trực tuyến.

Nhiều nhà quảng cáo đang đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách tái đầu tư vào video số. Đặc biệt, 03 thương hiệu dưới đây đã chuyển đổi chiến lược quảng cáo video của họ để đạt được sự tăng trưởng ngoài mức mong đợi.

Theo dõi nơi những người xem muốn xem.

Vào tháng 11 năm nay, Nissan đối diện với một áp lực khá lớn trong việc ra mắt Rogue, một mẫu xe đa dụng (crossover utility vehicle – CUV) hàng đầu của mình.

Trước đây, đây là mẫu xe bán chạy nhất trên thị trường và tương tự như mẫu X-Trail của Châu Âu. Rogue không chỉ phải đối mặt với thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt mà còn phải hủy bỏ vô thời hạn tất cả các triển lãm ô tô trực tiếp.

Nhóm của Nissan biết rằng họ sẽ phải tìm đối tượng mục tiêu của mình thông qua các nền tảng trực tuyến. “YouTube là nơi số 1 mà người tiêu dùng tìm đến khi họ đang nghiên cứu về ô tô, đặc biệt là khi họ đang nghiên cứu về mẫu xe SUV”, Bà Allyson Witherspoon, Giám đốc Marketing (CMO) của Nissan Mỹ cho biết.

Tận dụng dữ liệu xu hướng ngành công nghiệp ô tô hiện tại của Google, điều đã phản ánh sự gia tăng của các màn hình ảo (virtual showings), Nissan phát hiện ra rằng họ cần phải tập trung vào một chiến dịch ra mắt trước khi các chương trình truyền thông chính của họ được chạy.

Biết rằng sẽ không đủ nếu chỉ sử dụng lại một điểm vị trí TV (spot) cho chiến dịch YouTube, nhóm sáng tạo của Nissan đã tuân theo công thức YouTube ABCD để thu hút những người đam mê ô tô trên nền tảng.

Chiến dịch nhằm mục tiêu ‘hướng dẫn khuyến nghị tập trung vào một tính năng’.

CMO Witherspoon giải thích: “Bạn cần có nội dung phù hợp dựa trên cách người tiêu dùng mua sắm. Đôi khi, điều đó có nghĩa là nội dung của bạn cần phải có các tính năng cụ thể, khi mọi người đang trải qua quá trình mua sắm ô tô của họ.”

Witherspoon cho biết thêm, lưu lượng truy cập kỹ thuật số đã được cải thiện và nhóm đã nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể của tỉ lệ chuyển đổi – ngay cả đối với một phân khúc đang giảm dung lượng tìm kiếm của sản phẩm.

Nissan đã chứng kiến ​​mức mua hàng tăng 40% trên YouTube so với TV truyền thống và thị phần tăng từ 6% lên 7,4% với dòng Rogue trong năm 2021.

Thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua chiến lược quảng cáo video.

Đối với thương hiệu Mountain Dew của PepsiCo, thách thức lớn nhất trong năm 2020 của họ là tiếp tục tiếp cận người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông liên tục thay đổi và mở rộng.

Nhóm nghiên cứu của thương hiệu muốn tập trung vào các nguồn truyền thông có thể giúp họ tiếp cận rộng nhất và thậm chí là có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Biết rằng những người tiêu dùng mục tiêu ngày càng dành nhiều thời gian hơn để xem video kỹ thuật số, Mountain Dew quyết định tăng đầu tư vào YouTube để kiểm tra xem họ có thể đạt được phạm vi tiếp cận đến đâu.

Bà Katie Haniffy, người đứng đầu bộ phận truyền thông (head of media) của PepsiCo Beverage, cho biết:

“Luôn là một thách thức trong việc tìm ra các giải pháp kết nối tối ưu với người tiêu dùng.

Cái hay của YouTube là nó có quy mô (size) thực sự lớn, nó bao gồm nhiều loại định dạng khác nhau của nội dung, điều vốn rất quan trọng đối với thương hiệu của chúng tôi.”

Nhóm nghiên cứu dựa rất nhiều vào chiến lược ưu tiên kỹ thuật số của họ với chiến dịch quảng cáo “Mọi lúc” trên YouTube với hy vọng gia tăng phạm vi tiếp cận trong bối cảnh đại dịch đang làm suy giảm mọi thứ.

YouTube đã cho phép thương hiệu không chỉ tăng trưởng đáng kể phạm vi tiếp cận (Reach) mà còn thúc đẩy lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao hơn, kết nối dễ hơn với các phân khúc.

Bà Haniffy cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng YouTube luôn không ngừng trong việc duy trì lượng khán giả và tăng quy mô của họ.

YouTube mang đến cho chúng tôi một lượng khán giả mới mà chúng tôi không nhận được trên các nền tảng khác hoặc trên truyền hình TV truyền thống.”

Hãy để dữ liệu thúc đẩy sự sáng tạo cho các chiến lược quảng cáo video.

Kimberly-Clark, nhà sản xuất khăn giấy Kleenex lần đầu tiên xây dựng danh mục thương hiệu của mình trên TV truyền thống, nhưng nhóm marketing của họ đã quyết định đầu tư mạnh mẽ vào việc phát trực tuyến (live-streaming) cho lần ra mắt tã giấy có nguồn gốc thực vật Pull-Ups New Leaf vào năm 2020.

Sự chuyển đổi này có nghĩa là họ sẽ mở ra các phương pháp đo lường mới hơn là chỉ nhìn vào tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI), họ cũng xác định lại phạm vi tiếp cận (reach) cũng như là lượt hiển thị (impressions) trên các phương tiện truyền thông được nhắm mục tiêu dựa trên kết quả (outcome-based targeted media)

Bà Zena Srivatsa Arnold, giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị (CDMO) tại Kimberly-Clark cho biết: “Khi bạn đang nói về một không gian hoàn toàn mới của thương hiệu để tiếp cận người tiêu dùng, điều quan trọng là phải chấp nhận rủi ro và thử những điều mới”.

“Bởi vì đây là nơi người tiêu dùng của chúng ta ngày nay, họ không còn ở nhiều những địa điểm truyền thống mà chúng ta đã tiếp cận họ trước đây.”

Nhóm nhận thấy rằng chuyển sang video có nghĩa là có nhiều không gian hơn để thử nghiệm quảng cáo.

Giờ đây, họ có một loạt các tùy chọn mới, chẳng hạn như nhắn tin theo thứ tự (sequential messaging), nhắm mục tiêu lại (retargeting), quảng cáo dạng ngắn như quảng cáo đệm (bumpers), cũng như quyền truy cập vào các dữ liệu hành vi mà họ cần để gửi đi những thông điệp được cá nhân hóa cao hơn.

Cuối cùng, chiến dịch phát trực tuyến đã vượt quá mức mong đợi với 36% phạm vi tiếp cận duy nhất được gia tăng và tăng 78% phạm vi tiếp cận trên màn hình TV.

Bà Arnold cho biết:

“CTV (connected TV – những màn hình TV được kết nối trực tuyến) cung cấp cho chúng tôi dữ liệu để nhắm mục tiêu chi tiết hơn nhiều đồng thời đưa ra những thông điệp phù hợp đến đúng người vào đúng thời điểm, điều mà chúng tôi không thể có được từ những màn hình TV truyền thống.”

Bằng cách biết cách người dùng ưu tiên xem nội dung yêu thích của mình, các nhà marketer có thể điều chỉnh thông điệp và chi tiêu truyền thông để kết nối tốt hơn với mọi người ở những nơi họ đang và muốn kết nối.

Kết luận.

Khi lượng người dùng tiếp tục tiêu thụ nhiều video nhiều hơn, các nền tảng cũng đẩy mạnh vào định dạng video hơn, tập trung xây dựng các chiến lược quảng cáo video là một trong những cách làm thông minh nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Hãy xem các thương hiệu có thể học hỏi được gì từ mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer – D2C) đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh chóng mô hình này tại các doanh nghiệp: từ việc sở hữu các kênh của riêng họ, đến việc xây dựng các cộng đồng riêng biệt được siêu cá nhân hoá.

Vẫn là một điều dễ hiểu, Trung Quốc là thị trường trọng tâm của những sự thay đổi này.

Điều này được thể hiện rõ trong sự tiên phong của các doanh nghiệp tại thị trường này đối với các đối tác bán lẻ điện tử, vốn là tiền thân của thị trường D2C toàn cầu ngày nay.

Quan hệ đối tác nhà bán lẻ điện tử (E-retailerer Partnerships) ở thị trường Trung Quốc.

Năm 2014, Nike là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra ‘khu vực thương hiệu’ (brand zone) với TMall của Alibaba – điều mà Nike muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát mọi hình ảnh của mình trong một thị trường thương mại điện tử quá đông đúc và phức tạp, khi mà hàng giả vẫn chưa được kiểm soát trên nền tảng.

Ngày nay, thành công của Nike tại Trung Quốc phần lớn là nhờ vào mối quan hệ đối tác liên tục của họ với Tmall, với danh mục sản phẩm ngày càng phát triển được hỗ trợ bởi hơn 5000 video nhỏ mỗi năm.

TMall Global và JD.com đang trong một “cuộc chiến giữa các thương hiệu” khốc liệt nhằm tạo ra các không gian độc quyền, tối đa hóa dữ liệu hành vi và chiến lược định giá.

Từ các thương hiệu Huggies và Head & Shoulders đến Louis Vuitton, JD.com cung cấp các trang tùy chỉnh để chuyển hướng đến, các chương trình nhỏ của WeChat và các trang chính thức khác để hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, chương trình Luxury Pavillion của Tmall (được xây dựng từ năm 2017) cung cấp một thị trường xa xỉ phẩm (luxury marketplace) nơi họ chỉ chia sẻ dữ liệu về hành vi và lối sống của người tiêu dùng với các thương hiệu của họ, chẳng hạn như Bang & Olufsen, Burberry và Maserati.

Sự thích nghi ở thị trường Đông Nam Á.

Các nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã trở thành một phương tiện giúp các thương hiệu thu hút khách hàng trực tiếp hơn chỉ là gián tiếp.

Trước khi đóng cửa do đại dịch, BMW đã xây dựng một mối quan hệ đối tác độc quyền để tung ra dòng xe 1 Series của mình trên Lazada thuộc sở hữu của Alibaba ở Đông Nam Á.

Ngày nay, bạn có thể lái thử và thuê trọn dòng BMW trong một môi trường nhập vai hoàn toàn — tất cả đều có trên nền tảng Lazada.sg, nền tảng thường được biết đến với hàng tạp hóa và điện tử.

Thay vì hoàn toàn nâng cấp và chuyển đổi “những gì đang hoạt động hiệu quả” ở Trung Quốc, các nền tảng ở thị trường Đông Nam Á (SEA) đang làm theo cách riêng của họ.

Shopee có trụ sở tại Singapore (được ra mắt năm 2015) với đội ngũ siêu bản địa hóa, ưu tiên hàng đầu trên thiết bị di động, tập trung vào cấu trúc và nội dung, hiện đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Shopee đã đưa ra hai chương trình để tối đa hóa sự phát triển trực tuyến của họ.

Đầu tiên, là chương trình ‘Regional Champion Brands’ (tạm dịch: những thương hiệu quán quân theo khu vực) đã được khởi động vào đầu năm nay cho 16 thương hiệu đang nhận được sự hỗ trợ ưu tiên (marketing, đổi mới và insights), bao gồm cả Adidas, Amorepacific và P&G.

Thứ hai, là chương trình ‘100 Million Dollar Club’ (tạm dịch: câu lạc bộ 100 triệu đô la).

Shopee sẽ thưởng cho 10 thương hiệu đầu tiên đạt được 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross merchandise value- GMV) trong vòng một năm với nhiều đặc quyền kinh doanh.

Với AliExpress, thị trường trực tuyến dành cho người mua sắm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc của Alibaba, thì có kế hoạch tuyển dụng một ‘đội quân khổng lồ’ gồm 1 triệu người có ảnh hưởng toàn cầu (global influencers) vào năm 2023 để mở rộng tham vọng toàn cầu của mình.

Những người có ảnh hưởng (influencer) sẽ giúp các thương hiệu trên AliExpress quảng bá thông qua YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng phổ biến khác.

Sở hữu kênh riêng của bạn.

Điểm hay của việc sử dụng mô hình bán hàng D2C là bất kể quy mô thương hiệu của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có được phần lớn quyền kiểm soát.

Nike và Louis Vuitton (LV) đã áp dụng chiến lược D2C ở Trung Quốc trong cả phân phối lẫn truyền thông trên các kênh do thương hiệu của họ sở hữu. Michael Kors đã chọn con đường này thông qua WeChat và Weibo.

Các chương trình nhỏ của WeChat (WeChat Mini Programs) rất dễ tiếp cận, có thể chia sẻ liên tục và được nhắm mục tiêu cao. Thực tế là chúng có tính chất ‘xuyên lục địa’, với ít hạn chế hơn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cả bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Thương hiệu Selfridges của Vương quốc Anh và cửa hàng thuốc Tsuruha của Nhật Bản là những ví dụ tuyệt vời về điều này.

Mua sắm qua video cũng đang đạt được sức hút rất lớn. Các ứng dụng video dạng ngắn như TikTok hay Instagram Reels đã bắt đầu tích hợp các tính năng thương mại điện tử để kết nối tốt hơn giữa thương hiệu với những nhà sáng tạo nội dung trên tền tảng.

Người tiêu dùng có thể sử dụng video trực tiếp để xem và mua sản phẩm cũng như việc đặt câu hỏi trực tiếp cho chủ sở hữu của thương hiệu.

Sự gia tăng của các nền tảng và thương hiệu riêng của người có ảnh hưởng.

Những thương hiệu riêng của những người có ảnh hưởng hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Ava Foo và Nikki Min, những người mẫu thời trang đã ra mắt dòng quần áo ‘Ava & Nikki’ và bán độc quyền trên Taobao.

Dòng quần áo và sản phẩm của họ đã bán hết nhanh chóng, vượt quá mong đợi.

Và những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã phát triển từ việc tạo ra các thương hiệu của riêng họ đến việc tạo ra các studio sáng tạo hoàn chỉnh của riêng mình.

Hãy lấy ví dụ về người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang Peter Xu, người đã khai trương studio sáng tạo của riêng mình vào năm 2016.

Ông cung cấp tất cả các dịch vụ mà một thương hiệu cần để kết nối với khách hàng của mình, bao gồm sản xuất ảnh và video cho các thương hiệu, các chương trình thương mại và nhãn thời trang riêng cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng khác.

Những người có ảnh hưởng này đang ‘phá vỡ’ thị trường nói chung thông qua việc tung ra thị trường các sản phẩm của riêng họ.

Melissa Koh, một blogger về phong cách sống và người mẫu thương hiệu thời trang ở Đông Nam Á, đã ra mắt hai cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Run After, một dòng quần áo và Some Days At Home, một thị trường thương mại điện tử cho các thương hiệu có quy mô nhỏ trong khu vực.

Một số thương hiệu đã làm được tất cả những điều trên.

Perfect Diary là một ví dụ hoàn hảo về sự hoàn thiện của mô hình D2C ở Trung Quốc để vươn ra toàn cầu: Trong 5 năm, thương hiệu này đã chuyển từ việc bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên Taobao & Tmall sang WeChat, Pop-up, và với kế hoạch hiện tại là có 600 cửa hàng ngoại tuyến (offline) trong vòng ba năm tới.

Sau khi ra mắt trên Sở giao dịch chứng khoán New York (thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc), doanh thu đã tăng 72% và lợi nhuận gộp tăng lên 199 + triệu USD.

Thành công này được hình thành thông qua việc áp dụng mô hình D2C theo hướng dữ liệu của họ (data-driven D2C).

Vào tháng 10 năm 2020, Perfect Diary đã bổ nhiệm Troye Sivan (một YouTuber) làm đại sứ thương hiệu mới nhất của mình.

Mặc dù chiến dịch này chính thức được quảng bá ở Trung Quốc, tuy nhiên các video của chiến dịch đã được tải lên khắp các nền tảng trực tuyến khác như Twitter, YouTube và Instagram.

Những ví dụ ở trên phản ánh một thế giới kinh doanh màu mỡ đáng kể ở Trung Quốc tiếp tục truyền cảm hứng cho các chủ sở hữu thương hiệu khác trên toàn thế giới. D2C vẫn đang là mô hình tăng trưởng đầy ấn tượng, cả Trung Quốc lẫn thị trường toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube công bố quỹ 100 triệu USD sẽ được trả cho nhà sáng tạo trên Shorts

YouTube bắt đầu trả phí hàng tháng cho nhà sáng tạo với các video hay nhất trên nền tảng Shorts.

YouTube công bố quỹ 100 triệu USD sẽ được trả cho nhà sáng tạo trên Shorts

YouTube thành lập quỹ 100 triệu USD để trả phí cho những nhà sáng tạo sản xuất video ngắn hàng đầu trên YouTube Shorts trong tháng.

Quỹ YouTube Shorts sẽ được chi trả hàng tháng cho đến cuối năm 2022 và đây cũng là cách đầu tiên để người dùng có thể kiếm tiền từ việc sản xuất nội dung trên Shorts.

Hiện tại, YouTube không cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ Shorts thông qua quảng cáo như các video khác trên nền tảng YouTube.

Giờ đây, tất cả mọi người dùng đều đủ điều kiện nhận tiền khi tạo YouTube Shorts, cho dù họ có tài khoản thông thường hay họ tham gia ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YPP).

Hiện tại, tiêu chí để xác định video nào xứng đáng nhận được tiền vẫn chưa rõ ràng. Dưới đây là tất cả những gì bạn có thể tham khảo về quỹ dành riêng cho YouTube Shorts.

Giới thiệu về quỹ dành cho YouTube Shorts.

Quỹ dành cho YouTube Shorts (YouTube Shorts Fund) là cơ hội để tất cả người dùng có thể kiếm tiền từ việc tạo ra những video ngắn có hiệu suất cao nhất trong tháng từ Shorts.

Người dùng không cần phải đăng ký chương trình đối tác hoặc đăng ký để xem xét tính đủ điều kiện. YouTube sẽ tự liên hệ với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nhận được nhiều lượt tương tác và lượt xem nhất mỗi tháng để trả phí cho họ về nội dung đó.

Tiêu chí duy nhất cần thiết để xem xét ở đây là nội dung phải nguyên bản (bản gốc) và tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng của YouTube.

YouTube cho biết họ sẽ trả tiền cho hàng nghìn nhà sáng tạo mỗi tháng. Quỹ 100 triệu USD này sẽ được trả đến hết năm 2022 và theo ước tính, có ít nhất là 1.000 USD sẽ được trả cho mỗi video được chọn.

YouTube Shorts Fund sẽ chính thức được ra mắt trong những tháng tới.

Kế hoạch kiếm tiền trong tương lai từ YouTube Shorts.

YouTube cho biết rằng quỹ ngắn hạn này là bước đầu tiên liên quan đến việc kiếm tiền từ định dạng nội dung mới. Kiếm tiền từ Shorts là ưu tiên hàng đầu của YouTube và là điều mà YouTube đang tích cực thực hiện.

Khi chương trình kiếm tiền cuối cùng ra mắt, chương trình đó sẽ được thiết kế dành riêng cho YouTube Shorts.

YouTube cũng đảm bảo với người dùng rằng họ vẫn luôn cam kết trả tiền cho nhà sáng tạo nội dung, hơn 30 tỷ USD là số tiền mà YouTube đã trả cho nhà sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông trong 3 năm qua.

Tính năng mới của YouTube Shorts.

Tất cả những người có quyền truy cập vào các công cụ tạo nội dung trên Shorts hiện có thể phối lại âm thanh từ các video trên YouTube, bao gồm hàng tỷ video có sẵn.

Điều này tạo ra tiềm năng vô cùng lớn cho nội dung mới vì nhà sáng tạo có thể lấy lời thoại hoặc âm thanh từ các video hiện có và cập nhật thêm mới.

Video được phối lại là môt trong những tính năng hàng đầu ở các nền tảng như TikTok và đây cũng là một cách hiệu quả để các nền tảng tăng lượng người dùng mới.

Tuy nhiên, với những nội dung được phối lại có thể sẽ không đủ điều kiện để nhận tiền từ quỹ YouTube Shorts vì nó không phải là nội dung gốc 100%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok và ứng dụng video ngắn khuấy động thị trường Việt

Bước qua giai đoạn giãn cách xã hội cho đến thời điểm hiện tại với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường ứng dụng di động Việt đã và đang hình thành nên nhiều xu hướng mới trong đó có sự trỗi dậy của TikTok và ứng dụng video ngắn.

Chính thức ra mắt tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2019, TikTok nhanh chóng trở thành một trong những mạng xã hội được người dùng đặc biệt ưa chuộng.

Theo báo cáo Ứng dụng di động 2021 do Appota vừa phát hành, TikTok Việt đã chứng tỏ sức hút khi ghi nhận 16 triệu lượt tải và đạt mức tăng trưởng 160% lượt tải trên iOS trong năm 2020.

Xét trên bảng xếp hạng ứng dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam vừa qua, TikTok đã nhanh chóng chiếm ngôi thứ tư ngay sau Facebook, Zalo và Instagram.

15 giây video ngắn của TikTok đã thực sự làm nên cuộc cách mạng sáng tạo nội dung trên toàn cầu. Tại đây, người dùng có thể thỏa thích thể hiện và tìm kiếm mọi nội dung từ giải trí, học tập cho đến các chiến dịch, xu hướng “viral”.

Năm 2020, TikTok Việt bùng nổ kéo theo sự lên ngôi của video ngắn và tạo ra một sân chơi sáng tạo không giới hạn cho người dùng.

Theo thống kê từ We Are Social, các ứng dụng mạng xã hội và xem video là những ứng dụng phổ biến nhất trong tập người dùng từ 16-64 tuổi tại Việt Nam.

Nhận thấy tiềm năng siêu khủng từ TikTok, cuộc đua gắt gao của các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới trong mảng video giải trí ngắn chính thức khởi xướng.

Theo đó, Instagram và YouTube cũng lần lượt ra mắt các tính năng tương tự như TikTok. Hiện nay, Instagram Reels đã chính thức update tính năng video ngắn tại Việt Nam, còn YouTube Shorts đang trong quá trình thử nghiệm.

Với lợi thế tích hợp sẵn trên nền tảng vốn đã nổi tiếng và sở hữu tập người dùng đông đảo cùng số lượng nhà sáng tạo nội dung lớn, tính năng video ngắn của YouTube và Instagram dù gia nhập thị trường muộn nhưng chắc chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với TikTok.

Với tốc độ phát triển vũ bão, TikTok trở thành một miếng bánh quảng cáo hấp dẫn đối với các thương hiệu, nhãn hàng.

Thay vì những cách tiếp cận truyền thống, các chiến dịch quảng cáo dưới hình thức video ngắn ngay trên TikTok kết hợp tính năng hashtag challenge và kho hiệu ứng phong phú để tương tác trực tiếp với khách hàng.

Nhờ đó lôi cuốn người dùng trở thành một phần trong câu chuyện của thương hiệu, góp phần tạo nên hiệu ứng truyền thông lâu dài với tỉ lệ chuyển đổi thực tốt hơn.

Theo khảo sát của Statista năm 2020 về độ hiệu quả của quảng cáo trên mạng xã hội, TikTok lọt top 3 mạng xã hội có hiệu quả quảng cáo cao nhất Việt Nam, sau Facebook và YouTube.

Bên cạnh đó, TikTok Ads cũng là mạng quảng cáo nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nửa đầu năm 2020.

Số tỷ lệ lượt tải chuyển đổi qua nền tảng TikTok Ads đã gia tăng 175% trong năm vừa qua và đặc biệt dẫn đầu về tỷ lệ chuyển đổi cho nhóm ứng dụng game và non-game.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google: Giới thiệu về tính năng sắp xếp quảng cáo video theo trình tự

Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.

Trình tự quảng cáo video là gì?

Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.

Bạn có thể sử dụng chiến dịch quảng cáo dạng video theo trình tự để thu hút sự quan tâm, củng cố thông điệp hoặc tạo một chủ đề thống nhất.

Bài viết này giải thích cách thức sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, loại chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo mà bạn có thể sử dụng, cũng như cách để xem kết quả chiến dịch.

Cách hoạt động của trình tự quảng cáo video.

Quảng cáo dạng video theo trình tự bao gồm một chuỗi quảng cáo dạng video mà bạn muốn hiển thị cho một người. Mỗi chiến dịch theo trình tự bao gồm một chuỗi “các bước”.

Trong đó, mỗi bước của trình tự bao gồm một nhóm quảng cáo và một quảng cáo dạng video.

Hầu hết các tùy chọn cài đặt (chẳng hạn như chiến lược đặt giá thầu và tiêu chí nhắm mục tiêu) cho một trình tự đều được chọn ở cấp chiến dịch, nhưng bạn sẽ chọn các quy tắc sắp xếp theo trình tự, định dạng quảng cáo và giá thầu ở mỗi bước trong trình tự của bạn.

Người xem sẽ thấy chiến dịch theo trình tự của bạn khi chiến dịch đó đã khởi động và các quảng cáo sẽ hiển thị theo thứ tự mà bạn đã xác định.

Các bước mà người dùng trải qua trong trình tự sẽ dựa trên lượt hiển thị, lượt xem hoặc lượt bỏ qua, tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt mà bạn chọn khi thêm các bước trong trình tự.

Ví dụ: để một người chuyển sang bước thứ hai trong trình tự của bạn, video trong bước đầu tiên phải có một lượt hiển thị được tính (nếu bạn chọn lượt hiển thị là điều kiện để chuyển sang bước tiếp theo).

Các mẫu sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự.

Các mẫu trình tự sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một trình tự quảng cáo dạng video.

Sau khi bạn chọn một mẫu trong Google Ads, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo trình tự (đồng thời đưa ra hướng dẫn về các định dạng quảng cáo và thời lượng quảng cáo bạn có thể đưa vào trình tự đó).

Cách hoạt động của các mẫu trình tự.

Bạn có thể sử dụng 4 mẫu sau:

  • “Giới thiệu và củng cố”: Giới thiệu thương hiệu của bạn bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó củng cố thông điệp của bạn bằng một quảng cáo dạng video ngắn.
  • “Nhắc nhở và truyền cảm hứng”: Gợi nhắc người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, sau đó truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài.
  • “Thu hút và định hướng”: Thu hút người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó thúc đẩy họ hành động bằng một quảng cáo dạng video ngắn khác.
  • “Tương tác và phân biệt”: Chia câu chuyện về thương hiệu của bạn thành nhiều phần hoặc kể cùng một câu chuyện từ nhiều góc độ bằng 4 quảng cáo dạng video ngắn.

Các chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo có thể sử dụng.

Chiến lược đặt giá thầu

  • CPM mục tiêu (Nên dùng)
    • Với chiến lược CPM mục tiêu, chúng tôi tối ưu hóa giá thầu để hiển thị toàn bộ chiến dịch theo trình tự cho đối tượng của bạn. Nhờ đó, bạn có thể đạt được tỷ lệ xem hết cao hơn trong trình tự.
  • CPV tối đa

Định dạng quảng cáo

  • Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua
  • Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
  • Quảng cáo đệm
  • Quảng cáo kết hợp các định dạng trên

Chiến lược đặt giá thầu mà bạn chọn sẽ xác định các định dạng quảng cáo có thể sử dụng. Hãy xem bảng dưới đây để biết bạn có thể sử dụng những định dạng nào cho từng loại chiến lược đặt giá thầu.

Cách người dùng di chuyển qua trình tự quảng cáo video.

Thông thường, khách hàng tiềm năng sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự, xem quảng cáo dạng video đầu tiên trong trình tự, sau đó xem quảng cáo dạng video cho bước tiếp theo dựa trên lượt hiển thị hoặc hành động tương tác trước đó với bước đầu tiên, và tiếp tục như vậy cho đến khi hết trình tự.

Trong một số trường hợp, mọi người sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự bằng cách xem video tiếp theo trong một bước của trình tự khi video này nằm trong một chiến dịch khác.

Bằng cách theo trình tự của quảng cáo dạng video, sẽ có thêm nhiều người hoàn thành trình tự với chi phí thấp hơn, bất kể chiến dịch nào đang phân phát quảng cáo dạng video này.

Hãy nhớ rằng để phân phát quảng cáo dạng video như một phần của chiến dịch theo trình tự, tiêu chí nhắm mục tiêu của quảng cáo dạng video đó trong cả hai chiến dịch phải giống nhau.

Xin lưu ý rằng bạn có thể đặt giới hạn tần suất cho quảng cáo dạng video theo trình tự để giới hạn số lần mọi người nhìn thấy trình tự đó.

Theo mặc định, hệ thống đặt giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 30 ngày.

Bạn có thể xem cách tạo một chiến dịch theo trình tự quảng cáo video tại: Google Video Campaign

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google Media Lab: Cách tối đa hoá kết quả quảng cáo video trên YouTube

Trong một thế giới mà hầu hết mọi người đều xem quảng cáo như là một nhu cầu, rõ ràng rằng với một lần hiển thị quảng cáo, bạn sẽ có thêm môt cơ hội.

Google Media Lab: Cách tối đa hoá kết quả quảng cáo trên YouTube

Tuy nhiên, các thương hiệu cũng cần phải hiểu rằng. Khi mọi người xem đi xem lại cùng một mẫu quảng cáo, điều đó có thể dẫn đến thất vọng và làm giảm giá trị thương hiệu.

Và đây cũng là chính là một thách thức tại Google Media Lab, đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả hoạt động tiếp thị kỹ thuật số của Google, vốn đã dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm, thử nghiệm và lựa chọn các phương án tối ưu.

Khi nói đến tần suất tối ưu (ad frequency) và cách kể chuyện đầy ‘mê hoặc’, chúng tôi đã tìm ra một giải pháp ngoài mong đợi trong việc sắp xếp trình tự hiển thị quảng cáo video trên YouTube.

Ngoài việc cải thiện mức độ cân nhắc và ý định mua hàng, chúng tôi còn nhận thấy một kết quả rất ấn tượng khi phân phối tần suất quảng cáo ở một mức phù hợp đối với mỗi người xem video.

Trong hàng chục chiến dịch trên khắp nước Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản cho các thương hiệu của Google, bao gồm Stadia và Chromebook.

Trình tự quảng cáo video đã thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) cao hơn 80% đến 110% đồng thời chi phí cho mỗi người dùng thấp hơn từ 50% đến 70% so với các chiến dịch không sắp xếp theo trình tự quảng cáo.

Và dưới đây là những gì chúng tôi đã học được trong suốt quá trình thử nghiệm.

Tìm kiếm điểm tối ưu của tần suất.

Khi người tiêu dùng chuyển đổi liên tục giữa các thiết bị và kênh tiêu thụ nội dung, một trong những điều không thể tránh khỏi đó là họ có thể ‘thừa’ hoặc ‘thiếu’ đối với tần suất quảng cáo, tùy thuộc vào thói quen xem của họ.

Khi một người tiêu dùng nhận được quá nhiều quảng cáo, họ sẽ rất khó chịu.

Những người khác nhận được rất ít nên có tác động rất nhỏ.

Phần lớn điều này không được nhìn thấy bởi những người làm marketing vì các công cụ và việc nhắm mục tiêu thường dựa trên tần suất trung bình giữa các người dùng chứ không tính đến lượng nhỏ nhất và lớn nhất.

Khi nói đến tần suất, không có bất kỳ một con số nào được coi là kỳ diệu; độ nhận biết của một thương hiệu, mức độ phát triển của sản phẩm và mục tiêu chiến dịch đều đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến con số này.

Hầu hết các giải pháp tần suất đều hiển thị thông qua các công cụ giới hạn chung mà không có bất cứ tùy chọn kiểm soát nào ở cấp độ người xem.

Với trình tự quảng cáo video, các chiến dịch có thể được tối ưu hóa để thúc đẩy tần suất cao hơn, đặc biệt là với khách hàng mục tiêu của bạn trên YouTube để có tác động tối đa.

Chúng tôi nhận thấy rằng chạy các thử nghiệm đối tượng và quảng cáo đơn giản là một cách hợp lý để tìm ra điểm tần suất cho các thị trường và thương hiệu khác nhau.

Trên tất cả các chiến dịch sử dụng trình tự quảng cáo video của chúng tôi từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, tần suất cao hơn sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu tuyệt đối cao hơn.

Trung bình, quảng cáo được hiển thị với tần suất từ 03 lần trở lên giúp thúc đẩy chỉ số này cao hơn 61% so với tần suất là 01 và 02 lần.

Mở rộng tiềm năng của thuật kể chuyện.

Tất cả chúng ta đều có khả năng ghi nhớ những câu chuyện và việc sắp xếp theo trình tự quảng cáo video (video ad sequencing) sẽ cho phép chúng ta kể những câu chuyện cho khách hàng trong suốt hành trình mua hàng của họ.

Tạ Google Media Lab, chúng tôi thích thử nghiệm tiềm năng của thuật kể chuyện (storytelling) trong việc sắp xếp quảng cáo theo trình tự.

Trong một thử nghiệm với năm chuỗi câu chuyện, chúng tôi nhận thấy rằng việc tạo ra một cấu trúc tường thuật dựa trên những gì mọi người đã xem hoặc tương tác trước đó sẽ hoạt động hiệu quả nhất, giúp thúc đẩy độ nhận biết của thương hiệu, khả năng ghi nhớ quảng cáo và ý định mua hàng là tốt nhất.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các phương pháp kể chuyện và dàn dựng các bố cục sắp xếp sáng tạo để có tác động tối đa đến thương hiệu.

Trong chiến dịch ‘Brand Helpfulness’ năm 2020, chúng tôi đã chạy hai chiến dịch theo trình tự quảng cáo video.

Một chiến dịch đã chiếu cùng một bộ phim dài 60 giây trong 3 lần.

Chiến dịch còn lại sử dụng ba biến thể sáng tạo quảng cáo khác nhau.

Và kết quả là gì?

Chiến dịch có nhiều biến thể sáng tạo hơn không chỉ thúc đẩy khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn mà còn tăng tỷ lệ hoàn thành xem video cao hơn 60%; CPM thấp hơn 9%; tỷ lệ xem cao hơn 16%.

Chúng tôi tiếp tục thấy những kết quả video tương tự này xảy ra trên các thương hiệu và thị trường khác nhau. Đa dạng là chiến thắng.

Áp dụng phương pháp thử nghiệm và học hỏi để đo lường hiệu quả.

Tại Google Media Lab, chúng tôi tự hào là những nhà tiếp thị luôn ưu tiên kỹ thuật số, những người muốn thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.

Có tư duy thử nghiệm và học hỏi là niềm tin mà chúng tôi rất tin tưởng, chúng tôi dành 20% đến 30% ngân sách chiến dịch cho việc thử nghiệm.

YouTube là một trong những nền tảng nhanh chóng và giàu dữ liệu nhất. Các cuộc khảo sát về tác động của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) của chúng tôi nhận được hàng nghìn người trả lời, cho phép chúng tôi chia nhỏ nhiều dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.

Và bởi vì các cuộc khảo sát được hoàn thành nhanh chóng, chúng tôi được cung cấp các kết quả nhanh chóng, hiệu quả, có ý nghĩa thống kê rất lớn.

Điều này cũng có nghĩa là chúng tôi có thể kiểm tra rất nhiều lý thuyết và ý tưởng với chi phí thấp trên YouTube, sau đó mở rộng quy mô những kiến ​​thức đó để đảm bảo tác động tối đa và quản lý ngân sách tốt nhất.

Chúng tôi liên tục mày mò và tinh chỉnh trong suốt thời gian của chiến dịch, điều này giúp chúng tôi tối ưu hóa được kết quả video.

Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ những phát hiện của mình và liên tục điều chỉnh, thích ứng và học hỏi mọi thứ từ các công cụ chúng tôi sử dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Pops Worldwide sắp kết thúc vòng gọi vốn series D trị giá 50 triệu USD

Công ty giải trí kỹ thuật số Pops Worldwide sẽ kết thúc vòng gọi vốn series D trị giá 50 triệu USD vào quý 3 năm nay, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Esther Nguyen trao đổi với Tech in Asia.

pops worldwide

Đến thời điểm hiện tại, Pops Worldwide đã huy động được tổng cộng 37 triệu USD, bao gồm 30 triệu USD ở series C năm 2019 do Eastbridge Partners và Mirae Asset-Naver Asia Growth Fund dẫn dắt.

CEO Esther Nguyen nói rằng công ty đang muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của mình, đặc biệt là ở thị trường Indonesia, đã được ra mắt vào tháng 9 năm 2020.

Quỹ đầu tư mới từ các vòng gọi vốn dự kiến sẽ cho phép Pops mở văn phòng tại Nhật Bản và có khả năng mở rộng sang Philippines vào năm 2022.

Được thành lập vào năm 2007, hiện Pops Worldwide đã có mặt tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Theo một thông cáo báo chí, hiện Pops đạt 52 tỷ lượt xem mỗi năm với hơn 407 triệu người hâm mộ (Fans) cho đến nay.

Esther Nguyen | CEO Pops Worldwide

Theo CEO Esther Nguyen, Pops có ba nguồn doanh thu: quản lý nội dung cho các nền tảng của bên thứ ba như YouTube, Facebook và Apple Music; làm việc trực tiếp với các nhãn hàng và agency và cung cấp nội dung trực tiếp đến người dùng (D2C) trên các nền tảng phát trực tuyến của mình.

Vào năm 2019, Pops đã ra mắt ứng dụng Pops App, ứng dụng cho phép người dùng có thể phát trực tuyến nội dung miễn phí như các shows truyền hình, âm nhạc video, giải trí.

Vị CEO này cũng trao đổi thêm rằng Pops không đi theo mô hình đăng ký có trả phí (subscription model) mà thay vào đó là tập trung vào việc cung cấp nội dung miễn phí cho người dùng và kiếm tiền từ nội dung bằng quảng cáo.

“Nếu bạn nhìn vào đa số người dùng ở Đông Nam Á, họ không quen trả tiền cho nội dung, đặc biệt là nhóm đối tượng mục tiêu chính của chúng tôi: Thế hệ Z-ers và những người trẻ thuộc thế hệ millennials (Gen Y)”.

Tuy nhiên, Pops có kế hoạch sẽ ra mắt chương trình thành viên POPS Kids Club trong những tháng tới, cho phép các thành viên tiếp cận với nội dung và chương trình giáo dục độc quyền dành cho cha mẹ và trẻ em.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

YouTube báo cáo tăng trưởng doanh thu quảng cáo 49% khi nhu cầu ‘tiêu thụ’ video ngày càng gia tăng

Khi các hành vi tiêu dùng kỹ thuật số phát triển và các thói quen mới được hình thành, các phương pháp tiếp cận quảng cáo truyền thống cũng đang được chuyển đổi – và trong nhiều trường hợp, chúng bị ‘loại bỏ’ hoàn toàn.

YouTube báo cáo tăng trưởng doanh thu quảng cáo 49% khi nhu cầu ‘tiêu thụ’ video ngày càng gia tăng

Một trong những sự thay đổi này có thể kể đến với cái tên YouTube, nền tảng đang ‘chiếm’ ngày càng nhiều doanh thu quảng cáo truyền hình (TV).

Tuần này, công ty mẹ của YouTube, Alphabet, đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm 2021, cho thấy YouTube đã mang lại 6 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả kinh doanh đầy ‘cảm hứng’ này, hiện YouTube đang dần bắt kịp tốc độ để đánh bại đối thủ video kỹ thuật số Netflix về thu nhập hàng năm.

Ông Neal Mohan, giám đốc sản phẩm của YouTube lưu ý rằng:

“Mặc dù thiết bị di động vẫn chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong cách tiêu thụ nội dung trên nền tảng, trải nghiệm xem video phát triển nhanh nhất của chúng tôi là trên màn hình TV.

Tháng 12 năm ngoái, hơn 120 triệu người dùng ở Mỹ đã phát trực tuyến YouTube hoặc YouTube TV trên màn hình TV của họ.”

Khi những khán giả trẻ dần quen với việc xem TV được kết nối, YouTube đang dần ‘lấn át’ các kênh truyền hình truyền thống khác, điều này mang đến các cơ hội mới cho các nhà quảng cáo tiếp cận nhóm khán giả ngày càng quan trọng này thông qua các chiến dịch quảng cáo hợp lý hơn, nhắm mục tiêu hơn và hiệu quả hơn.

Theo lưu ý từ CNBC:

“Bất kể đó là YouTube hay Netflix, cả hai đều đang ‘đánh cắp’ sự chú ý và đô la quảng cáo từ các kênh truyền hình truyền thống.”

Theo Ông Philipp Schindler, hiện là giám đốc kinh doanh của Google:

“Các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng YouTube để tiếp cận những khán giả mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Và hãy nhớ rằng, số người từ 18 đến 49 tuổi đang xem YouTube nhiều hơn tất cả các kênh TV truyền thống cộng lại. ”

Hành vi tiêu thụ video ngày càng phát triển khiến người xem trẻ tuổi ngày càng rời xa TV truyền thống và hướng tới việc xem được kết nối nhiều hơn.

Con bạn có thể thần tượng người dùng nào đó trên YouTube hơn là người dẫn chương trình truyền hình hoặc diễn viên.

Với người làm marketing, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ‘mua sắm’ phương tiện truyền thông trong nhiều thập kỷ tới.

Tất nhiên, một yếu tố khác dẫn đến việc tăng doanh thu quảng cáo của YouTube là động thái đưa quảng cáo vào tất cả các video ngay cả những video không thuộc “Chương trình Đối tác của YouTube”.

Trong các ghi chú khác của YouTube, Alphabet cũng báo cáo rằng ứng dụng video dạng ngắn của mình, ‘Shorts’ hiện đạt 6,5 tỷ lượt xem hàng ngày, tăng từ mức 3,5 tỷ vào cuối năm 2020.

Về quảng cáo, Alphabet cũng báo cáo rằng họ đang chứng kiến một ​​”động lực lớn” với quảng cáo TrueView cho hành động (TrueView for Action) trên YouTube, với số lượng nhà quảng cáo sử dụng định dạng này đã tăng gấp đôi trong năm qua.

Alphabet cũng chỉ ra các cơ hội thương mại điện tử mới nổi trên YouTube như là một trọng tâm chính trong tương lai: 

“Như bạn đã biết, mọi người đã truy cập YouTube để quyết định những gì họ muốn mua. Về phần chúng tôi, chúng tôi muốn giúp họ mua hàng và làm cho quá trình khám phá nói chung trở nên dễ dàng hơn.”

Với hơn 2 tỷ người dùng đăng nhập hàng tháng và hơn một tỷ giờ video được xem mỗi ngày, YouTube vẫn là nền tảng dẫn đầu về video kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram. 

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram, thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.

Như bạn có thể thấy ở trên, TikTok đã tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng tải xuống trong ứng dụng về tổng thể.

Mặc dù đang bị cấm ở Ấn Độ, vốn là thị trường người dùng lớn nhất của nó tại thời điểm nó bị loại bỏ và một lượng lớn những đối thủ đã nhanh chóng phát triển ứng dụng để thay thế, ngày càng nhiều người dùng vẫn tiếp tục sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này.

Theo giải thích của Sensor Tower:

“TikTok là ứng dụng (Không bao gồm ứng dụng Game) được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào tháng 4 năm 2021 với hơn 59 triệu lượt cài đặt. Các quốc gia có số lượt cài đặt TikTok lớn nhất là Brazil với 13%, tiếp theo là Douyin ở Trung Quốc với 12%.”

Sự phát triển của TikTok là đáng kể, đặc biệt là khi đang phải đối mặt với hàng loạt mối ‘quan ngại’ và tranh cãi đang diễn ra, và như đã lưu ý, nhiều đối thủ hơn cũng đang nhanh chóng phát triển các ứng dụng video dạng ngắn tương tự.

Đầu tiên có lẽ là YouTube, gần đây đã báo cáo rằng Shorts (phiên bản ứng dụng video dạng ngắn của YouTube) của họ hiện đang tạo ra 6,5 ​​tỷ lượt xem mỗi tháng.

Tiếp đó, Spotlight của Snapchat hiện đã có được khoảng 125 triệu người dùng hàng tháng và Instagram Reels vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý.

Tuy nhiên, ngay cả khi các video dạng ngắn khác đang phát triển, động lực của TikTok vẫn được duy trì, đây là một dấu hiệu tích cực cho nền tảng khi nó liên tục cập nhật tính năng để phát triển sang giai đoạn tiếp theo, bao gồm nhiều công cụ tạo doanh thu và kinh doanh hơn cho nhà sáng tạo.

Danh sách các ứng dụng hàng đầu của Sensor Tower hầu như không thay đổi so với tháng trước, với sự bổ sung đáng chú ý duy nhất là ứng dụng phát trực tuyến (Streaming) của Ấn Độ ‘Hotstar’ lọt top 10 ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất của Google Play.

Với Facebook, vẫn thống trị bảng xếp hạng tổng thể với việc sở hữu 4 trong số 10 ứng dụng hàng đầu ở tất cả các hạng mục.

Nếu trước đây bạn không coi trọng TikTok, thì có lẽ giờ đây đã đến lúc bạn nên đánh giá và xem xét lại các tùy chọn quảng cáo của nó trong chiến lược truyền thông tiếp thị mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 cách thương hiệu có thể thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua video

2020 là năm đã đánh dấu tốc độ tăng trưởng kỷ lục của lượng người xem video.

Hơn bao giờ hết, mọi người trên khắp thế giới đang sử dụng các nền tảng phát trực tuyến làm kênh chính để xem video.

Chúng ta với tư cách là những người làm marketing, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Có lẽ, một trong những cách ‘khôn ngoan’ nhất mà chúng ta có thể làm đó là học hỏi từ chính các thương hiệu đã chuyển đổi thành công cách tiếp cận video của họ để thúc đẩy kết quả hay sự tăng trưởng.

Và dưới đây là 05 cách mà các nhà quảng cáo đang điều chỉnh để thúc đẩy kết quả:

1. Tiếp cận người tiêu dùng đúng vị trí: phát trực tuyến.

Mọi người đang xem video kỹ thuật số ở một con số kỷ lục.

Theo một nghiên cứu của Nielsen do Google ủy quyền, YouTube đã tiếp cận những người lớn từ 18 đến 49 tuổi ở Mỹ nhiều hơn nhiều lần so với tất cả các mạng lưới truyền hình tuyến tính khác cộng lại vào tháng 3 năm 2020.

Cũng cùng tháng đó, thời gian xem YouTube và YouTube TV trên màn hình TV đã tăng 80% so với năm ngoái.

Nhìn chung, các thương hiệu đang hướng tới việc tận dụng tối đa cách tiếp cận những đối tượng mục tiêu trên các màn hình lớn hơn.

Ví dụ: khi COVID-19 buộc phải đóng cửa các đại lý xe hơi trên khắp Canada, Kia đã nhận ra quy mô và sức ảnh hưởng mà họ có thể đạt được thông qua TV được kết nối trên YouTube, kết quả là, lượng khách hàng tiềm năng kỹ thuật số (digital lead) của họ tăng 16% và thị phần tăng 15%.

Cũng tương tự, khi thể thao trực tiếp ‘nở rộ’ vào mùa hè tại thị trường Mỹ, Sonos đã đầu tư vào YouTube TV để tiếp cận người hâm mộ thể thao trong các trận đấu trực tiếp và kết nối khi mọi người đang xem nội dung trên YouTube.

Chiến dịch này đã giúp Sonos đạt được tăng trưởng doanh thu ở mức hai con số trong quý với + 16% và tăng 67% doanh thu trực tiếp từ người tiêu dùng so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Tập trung vào thương mại điện tử.

Để đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi mua sắm, các thương hiệu đã nhanh chóng chuyển sang thương mại điện tử để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng trong suốt hành trình mua hàng.

Từ khắp nơi trên thế giới, video trực tuyến đang chứng tỏ khả năng thúc đẩy hiệu suất của mình. Một nghiên cứu mới cho thấy 70% người xem video ở Mỹ, Mexico và Colombia nói rằng họ đã mua một thương hiệu do nhìn thấy nó trên YouTube.

Khi đối mặt với việc đóng cửa các cửa hàng, thương hiệu Kiehl’s của L’Oréal USA đã tái sử dụng những quảng cáo video hiện có, kết hợp với các thông điệp kịp thời và chạy chiến dịch TrueView trên YouTube, kết quả là tỷ lệ chuyển đổi của họ đã tăng hơn 4 lần so với các chiến thuật khác.

Gucci đã thu hút 45.000 lượt truy cập vào website của mình nhờ sự kết hợp thông minh giữa các định dạng quảng cáo mang tính hành động. quảng cáo video theo trình tự, bao gồm ‘TrueView for shopping’.

3. Kết hợp các nguyên tắc cơ bản của sáng tạo với các định dạng quảng cáo mang tính đổi mới.

Trong những ngày đầu của đại dịch, các thương hiệu đã có rất nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để xây dựng những mẫu quảng cáo phù hợp nhất, hiệu quả nhất trong những thời điểm đầy bất ổn này.

Mặc dù các thương hiệu không nhất thiết phải tạo ra các quảng cáo liên quan trực tiếp đến Covid-19 để thúc đẩy kết quả, nhưng hầu hết các thương hiệu đều nhận ra nhu cầu về sự nhanh nhạy và sáng tạo để trở nên phù hợp hơn với nhu cầu và suy nghĩ của mọi người.

Các thương hiệu đã thúc đẩy sức ảnh hưởng bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, các định dạng quảng cáo có liên quan để phản hồi và tiếp cận một cách gần gũi và nhanh nhất với khách hàng của họ.

4.Tăng cường xây dựng thương hiệu.

Thông thường, các khoản đầu tư xây dựng thương hiệu dài hạn sẽ bị cắt giảm đầu tiên trong những thời kỳ khủng hoảng, ngay cả khi chúng rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong một nghiên cứu do Nielsen và YouGov thực hiện dưới sự uỷ quyền của Google bằng cách phân tích dữ liệu bán hàng và thương hiệu trên 20 thương hiệu CPG (Consumer Package Goods) khác nhau.

Google nhận thấy rằng quảng cáo mang lại ROI cao hơn 84% khi tính đến các tác động lâu dài của chỉ số Brand Lift (sức ảnh hưởng của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ của thương hiệu) lên doanh số bán hàng.

Nói cách khác , đối với mỗi đô la lợi tức ngắn hạn trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), những thay đổi trong giá trị tài sản thương hiệu mang lại thêm 0,84 đô la.

5. Mở rộng phương thức đo lường của bạn để nâng cao kết quả.

Cho dù mục tiêu của bạn là bán hàng trong ngắn hạn hay xây dựng thương hiệu trong dài hạn, việc đo lường chưa bao giờ quan trọng hơn thế.

Một chỉ số sẽ không bao giờ phù hợp với tất cả hay trong mọi giai đoạn, đặc biệt là trong một năm mà sự thay đổi và bất ổn đã tác động đến mỗi thị trường theo một cách khác nhau.

Tuy nhiên, một điều may mắn là các nhà tiếp thị đang trở nên tốt hơn trong việc đánh giá những gì hay chỉ số nào đang hoạt động và nhanh hơn trong việc tối ưu hóa một cách nhanh chóng.

PepsiCo đã chấp nhận một cách tiếp cận toàn cầu mới trong việc đo lường, thay đổi cách họ sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp (MMM – Marketing Mix Modelling) và làm nhiều việc hơn nữa với các nghiên cứu quảng cáo của Nielsen để có được cái nhìn rõ ràng hơn về kết quả mang lại của video cũng như xác định mức độ không hiệu quả của một số phương tiện truyền thông nhất định. (media buying).

Tại Pakistan, Nestlé đã sử dụng MMM để làm rõ một số giả định lâu nay trong khu vực, họ phát hiện ra mức tăng 67% doanh thu trên mỗi đô la trên YouTube TV.

Giờ đây, các thương hiệu không chỉ hiểu rõ hơn về các chiến thuật của chiến dịch, họ đã chuyển sang phương pháp tiếp cận thực sự tập trung vào dữ liệu thay vì dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để thúc đẩy các quyết định của phương tiện truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

3 ‘chìa khoá’ chính để có một live-stream thành công

Khi Covid-19 đã khiến nhiều thương hiệu trên khắp thế giới suy nghĩ lại về sự hiện diện trực tuyến của họ, những người làm marketing đang tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trên các nền tảng trực tuyến.

3 'chìa khoá' chính để có một live-stream thành công

Đối với các thương hiệu chủ yếu dựa vào các hoat động kinh doanh offline trước Covid-19, live-stream hay phát trực tiếp dường như là một giải pháp thay thế đáng tin cậy.

Tuy nhiên, việc tổ chức một buổi phát trực tiếp để chỉ đơn giản là được “trực tuyến” thì sẽ không tạo ra những tác động đáng kể.

Sau đây là 03 phương pháp phát trực tiếp hay nhất từ Google mà các thương hiệu hiện đang áp dụng có thể dẫn đến lượng người xem và mức độ tương tác cao hơn.

1. Xây dựng nguồn động lực trước khi bạn ‘go live’.

Giúp mọi người khám phá sự kiện trực tiếp của bạn bằng cách chạy các chiến dịch giới thiệu (teaser campaign) trước khi phát để giúp người dùng mới và người dùng hiện tại biết khi nào và tại sao họ nên theo dõi sự kiện đó.

Trong thời điểm các hạn chế xã hội quy mô lớn đang diễn ra tại Indonesia (LSSR), nhà cung cấp viễn thông Indosat Ooredoo cần phải tìm ra một cách thay thế khác để tiếp tục chiến dịch #Collabonation mà trước đây họ đã từng tổ chức tại các trung tâm mua sắm trên khắp cả nước.

Thương hiệu đã quyết định tiến hành 06 sự kiện phát trực tiếp để tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của họ đồng thời cần đảm bảo việc họ có thể tạo ra đủ hứng thú và độ nhận biết nhất định trong mỗi luồng phát.

Để thúc đẩy những điều này, một quảng cáo dài 06 giây (bumper ad) sẽ xuất hiện lại sau khi người dùng xem quảng cáo giới thiệu (teaser ads) và sau đó tìm kiếm thẻ hashtag #Collabonation trên YouTube.

Kết quả là thương hiệu đã thu được hơn 700.000 lượt xem đối với những mẫu quảng cáo ‘bumper’ này trong sự kiện phát trực tiếp kéo dài 06 ngày.

2. Tăng cường sự tương tác và tham gia trong suốt sự kiện.

Bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút mọi người trong suốt quá trình phát trực tiếp bằng cách chạy các chiến dịch trên YouTube ngay cả khi sự kiện trực tiếp đang diễn ra.

Điều này sẽ nhắc nhở người dùng về luồng phát trực tiếp đang diễn ra và tiếp tục thu hút người dùng mới đến với chương trình đó.

Đầu năm nay, các hạn chế COVID-19 đã thúc đẩy Samsung phải suy nghĩ lại về cách thương hiệu có thể luôn gây được sự chú ý trong tháng Ramadan (Tháng nhịn ăn hoặc tháng ăn chay của người hồi giáo).

Thương hiệu đã quyết định tổ chức sự kiện phát trực tiếp vào đầu các buổi tối khi bạn bè và gia đình thường tụ tập để chia sẻ cùng nhau sau một ngày làm việc.

Luồng trực tiếp có thể giúp những người không thể ở bên nhau nhưng vẫn cảm thấy được sự kết nối và hân hoan.

Để tạo ra lưu lượng truy cập tối đa trong suốt sự kiện, Samsung đã chạy quảng cáo trên trang chủ của YouTube (YouTube Masthead) trong suốt luồng trực tiếp để khuyến khích nhiều người xem tham gia nhiều hơn, ngay cả khi luồng phát đã bắt đầu.

Quảng cáo trên trang chủ được bao gồm một câu đố tương tác, câu trả lời của mọi người sẽ được công bố trên cuộc trò chuyện trực tiếp, điều này đã góp phần thu hút 30.000 người tham gia cuộc trò chuyện trực tiếp của sự kiện.

Samsung liên tục ‘nhắc nhở’ người xem nhấp vào liên kết đến website của họ thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp.

3. Đừng để các cuộc trò chuyện kết thúc sau khi phát trực tiếp.

Sau sự kiện phát trực tiếp, hãy tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn để duy trì nhận thức và cân nhắc, đồng thời đảm bảo thương hiệu của bạn luôn là ‘top-of-mind’.

Khi sự kiện ra mắt offline của một trong những nhãn hàng điện thoại thông minh mới nhất của họ bị tạm dừng bởi COVID-19, realme đã quyết định chuyển sang kỹ thuật số và chọn sự kiện phát trực tiếp để tăng lưu lượng truy cập trong quá trình phát.

Lưu lượng truy cập vào website của realme đã tăng 50% trong quá trình phát trực tiếp do sự đầu tư mạnh mẽ từ giai đoạn giới thiệu (teaser), sản phẩm giới thiệu cũng đã bán hết sau khi luồng phát kết thúc.

Để có thể tiếp tục thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trong hai tuần sau sự kiện, realme sử dụng kết hợp các đoạn video nổi bật được cắt ra từ luồng phát trực tiếp trước đó để quảng cáo dưới dạng ‘bumper ads’ (Quảng cáo dài 6s và không thể bỏ qua trên YouTube).

Đồng thời, họ cũng lưu lại danh sách đối tượng tiếp thị lại (re-marketing lists) để phục vụ cho các mục tiêu marketing sau này của thương hiệu.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu trực tuyến, các nhà marketer cần phải có chủ ý về cách họ lập kế hoạch cho các luồng phát trực tiếp của mình và đảm bảo rằng họ luôn phải tương tác với người tiêu dùng trước, trong và cả sau khi luồng phát kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Facebook vừa công bố các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo chủ đề mới cho quảng cáo trong luồng (in-stream ads), đồng thời thử nghiệm giai đoạn đầu tiên của quảng cáo trong Instagram Reels.

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Bổ sung mới đầu tiên là danh mục nhắm mục tiêu quảng cáo trong luồng (in-stream ad), sẽ được bổ sung nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu hơn cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

Như bạn có thể thấy ở trên, các danh mục được chia thành các chủ đề nhỏ hơn nhằm hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn.

Theo giải thích của Facebook:

“Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học (machine learning), hơn 20 chủ đề video sẽ có sẵn khi bạn chọn vị trí quảng cáo là ‘Chỉ trong luồng’ và mục tiêu thương hiệu cho chiến dịch.

Điều này mang lại cho các nhà quảng cáo nhiều lựa chọn hơn về nội dung mà họ muốn quảng cáo của mình xuất hiện.”

Facebook hy vọng rằng tuỳ chọn này sẽ cung cấp khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo video chính xác hơn cho sản phẩm quảng cáo trong luồng của mình với hơn 2 tỷ người xem video đủ điều kiện trên nền tảng mỗi tháng.

Với Instagram, lần đầu tiên quảng cáo Reels sẽ được xuất hiện với mục tiêu mang đến cho các thương hiệu một cách khác để khai thác mức độ tiếp cận trên nền tảng video ngắn tương tự TikTok.

Như bạn có thể thấy ở đây, quảng cáo Reels sẽ tương tự với định dạng Reels tự nhiên nhưng có thêm thẻ ‘Được tài trợ’ để tạo sự minh bạch và nút CTA ‘Mua ngay’ ở dưới cùng.

Quảng cáo Reels sẽ được hiển thị giữa các video Reels tự nhiên và có thể dài tối đa 30 giây.

Quảng cáo Reels lần đầu tiên được thử nghiệm với các thương hiệu ở Ấn Độ, Brazil, Đức và Úc, với kế hoạch mở rộng tới các quốc gia khác trong những tháng tới.

Cuối cùng, Facebook cũng đang bổ sung thêm các quảng cáo nhãn dán (sticker ads) mới cho Facebook Stories.

Theo giải thích của Facebook:

“Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm quảng cáo nhãn dán được tùy chỉnh cho ‘Câu chuyện’ trên Facebook với một số nhà quảng cáo và nhà sáng tạo được chọn.

Những quảng cáo này sẽ cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ với quảng cáo có hình nhãn dán (Stickers).

Các thương hiệu sẽ tạo nhãn dán theo yêu cầu riêng và nhà sáng tạo có thể chủ động đặt các quảng cáo nhãn dán này trong ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ.”

Về cơ bản, đây chỉ là một cách khác để nhà sáng tạo thể hiện mối quan hệ cộng tác với các thương hiệu, nhà sáng tạo có thể quảng bá thương hiệu nhiều hơn nữa bằng các quảng cáo có hình thức tự nhiên hơn trong nội dung ‘Câu chuyện’ của họ.

Các bản cập nhật mới đang được thử nghiệm với một loạt các thương hiệu từ tuần này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Nếu influencer marketing đã hoặc sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch digital marketing tổng thể của bạn, những insight dưới đây có thể rất đáng để bạn tham khảo.

influencer marketing insight
Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Khi ngày càng nhiều các nền tảng và định dạng mới được ra đời, việc bắt kịp các xu hướng mới nhất và đảm bảo rằng bạn đang tối đa hóa thông điệp (brand message) của mình trên mỗi nền tảng cũng đang trở nên khó khăn hơn.

Điều này đặc biệt đúng với một số ứng dụng kiểu như TikTok, ứng dụng này thực sự đòi hỏi kiến ​​thức và sự hiểu biết về những nhóm đối tượng cụ thể để tận dụng tính tự nhiên của ứng dụng đồng thời kết nối tốt hơn với đối tượng mục tiêu của ứng dụng đó.

Theo TikTok, các chiến dịch quảng cáo tốt nhất là những chiến dịch phù hợp nhất với cách người dùng thường tương tác – và trừ khi bạn thực sự ‘active’ trên nền tảng này hàng ngày, điều này có thể rất khó xảy ra.

Vậy đâu là thủ thuật thành công nhất mà các nhà tiếp thị kỹ thuật số (digital marketer) thường thấy ở các chiến dịch influencer marketing và các agency có kinh nghiệm đang tìm cách phân bổ ngân sách của họ trong năm nay như thế nào?

Để làm sáng tỏ điều này, Linqia (một nền tảng influencer marketing) gần đây đã khảo sát hơn 163 nhà tiếp thị doanh nghiệp và chuyên gia tại các agency từ nhiều ngành khác nhau để tìm hiểu thêm về việc sử dụng những người có ảnh hưởng của họ và cách họ tìm cách phát triển chiến lược của mình trong năm tới.

Trước hết, Linqia nhận thấy rằng phần lớn những người được khảo sát cho biết rằng họ đang tìm cách tăng ngân sách influencer marketing của mình vào năm 2021.

Theo báo cáo:

“71% nhà tiếp thị doanh nghiệp nói rằng ngân sách influencer marketing của họ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 sau những thành công đã được chứng minh trong năm 2020.

Nhìn lại số liệu của năm 2020, con số này chỉ dừng lại ở mức 57%.”

Dữ liệu cho thấy rằng ngày càng có nhiều thương hiệu nhìn thấy được kết quả từ các nỗ lực influencer marketing của họ.

influencer marketing insight

Điều này nhấn mạnh một thực tế là mọi người dùng trên mạng xã hội đang cảm thấy họ liên quan đến những người khác nhiều hơn là họ với các thương hiệu, đây thực sự là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong các kế hoạch của bạn.

Linqia cũng phát hiện ra rằng những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers) – những người có từ 5.000 đến 100.000 người theo dõi – là trọng tâm phổ biến nhất cho các chiến dịch thương hiệu.

influencer marketing insight
Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

“Những người có ảnh hưởng nhỏ (vi mô) luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những người làm marketing trong cuộc khảo sát hàng năm của chúng tôi, nhưng năm nay, nhu cầu đối với ‘nhóm quyền lực’ này thậm chí còn tăng trưởng hơn nhiều.

Trong cuộc khảo sát năm nay, 90% nhà marketer nói rằng họ muốn làm việc với những người có ảnh hưởng nhỏ, con số này tăng từ 80% vào năm 2020.”

Mặc dù những người nổi tiếng hay những ‘tên tuổi lớn’ là lý tưởng, nhưng đó không phải là mục tiêu đối với hầu hết các thương hiệu.

Những người có ảnh hưởng với các nhóm đối tượng nhỏ hơn có xu hướng không chỉ tiết kiệm chi phí hơn mà còn có thể có kết nối mạnh mẽ hơn với cộng đồng của họ, điều mà họ đã xây dựng thông qua sự tương tác trực tiếp nhiều hơn.

Linqia cũng nhận thấy rằng hầu hết các chiến dịch có ảnh hưởng sử dụng từ 5 đến 10 người có ảnh hưởng cùng một lúc sẽ giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu đi xa hơn.

Và trong khi Instagram vẫn là nền tảng trọng tâm chính, hãy xem TikTok đã tăng trưởng như thế nào trong 12 tháng qua.

Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Trên đây là một số thông tin có thể rất hữu ích với bạn – Bạn đã sẵn sàng để xây dựng và tối ưu các chiến dịch influencer marketing của mình ngay từ bây giờ chưa?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Google ra mắt ‘Thử nghiệm quảng cáo video’ để giúp tối đa hoá hiệu quả marketing

Với sự tăng trưởng và đầu tư ngày càng mạnh vào tiếp thị video, đây có thể là một trợ giúp lớn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận và tối đa hoá các nỗ lực quảng cáo của bạn.

quảng cáo video

Google đã thông báo rằng họ đang thêm trình thử nghiệm quảng cáo video mới vào Google Ads, điều này sẽ cho phép các thương hiệu thử nghiệm và so sánh các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị video của họ.

Theo giải thích của Google:

“Khi hiểu được tác động quá lớn của quảng cáo trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng, chúng tôi sẽ khởi chạy các thử nghiệm quảng cáo video trên toàn cầu trong Google Ads trong vài tuần tới.

Những thử nghiệm này dễ thiết lập và nhanh chóng mang lại kết quả mà bạn có thể thực hiện được. Vì vậy, cho dù bạn đang tìm hiểu tác động của các quảng cáo video đến thương hiệu (Brand Lift), chuyển đổi hoặc CPA, bạn cũng có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn để cải thiện kết quả của mình trên YouTube.”

Trình thử nghiệm quảng cáo video (Video Ad experiments) sẽ được thêm vào trong trang tổng quan Google Ads của bạn – trong tab ‘Bản nháp & Thử nghiệm’, bạn sẽ sớm thấy tùy chọn ‘Thử nghiệm video’ mới ở đây.

Tại đây, bạn sẽ có thể tạo các thử nghiệm video mới để kiểm tra xem quảng cáo video nào của bạn hiệu quả hơn trên nền tảng YouTube.

“Với ‘thử nghiệm video’, bạn có thể thử nghiệm các quảng cáo video khác nhau với cùng một nhóm đối tượng và sau đó sử dụng kết quả của thử nghiệm để xác định quảng cáo nào mang lại hiệu quả lớn hơn với nhóm đối tượng đó của bạn.”

Sau đó, kết quả sẽ có trên trang tổng quan Google Ads của bạn:

quảng cáo video

Theo Google, điều này có thể có tác động rất lớn đến thương hiệu.

“Trong các nghiên cứu toàn cầu mà chúng tôi thực hiện vào năm 2019 và 2020, những nhà quảng cáo đã sử dụng thành công thử nghiệm video để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo ở những phần cuối cùng của phễu bán hàng (BoFu) đã thấy giá mỗi chuyển đổi trung bình thấp hơn 30% so với quảng cáo khác trên YouTube.

Và những người đã sử dụng thử nghiệm video để tối ưu hóa quảng cáo ở những phần trên cùng của phễu bán hàng (ToFu) đã chứng kiến ​​khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn 60% so với những quảng cáo khác.”

Có nhiều cách khác nhau mà bản cập nhật mới này có thể được sử dụng để cải thiện cách tiếp cận quảng cáo video của bạn.

Google cũng đã đưa ra 03 ví dụ về các thử nghiệm tiềm năng:

  • Phóng to văn bản: Việc làm cho các thành phần văn bản (bao gồm cả logo) lớn hơn có thúc đẩy nhận thức về thương hiệu nhiều hơn hay không?
  • Phóng to đối tượng: Việc phóng to các đối tượng quan trọng, cho dù đó là con người hay sản phẩm, có thúc đẩy sự cân nhắc cao hơn từ phía khách hàng không?
  • Mua hàng dễ dàng hơn: Việc đặt lời gọi hành động (CTA) ở đầu video có thúc đẩy nhiều chuyển đổi hơn so với đặt ở cuối video không?

Chìa khóa tối ưu nằm ở việc hạn chế các tham số đối chiếu của bạn, để hiểu rõ ràng hơn về tác động của mỗi thay đổi.

Vì vậy, nếu bạn đang chạy một thử nghiệm, điều lý tưởng là bạn sẽ không thay đổi ba hoặc bốn tham số cùng một lúc, bằng cách thử từng tham số một, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về tác động mà mỗi tham số đó có thể ảnh hưởng.

Các thử nghiệm quảng cáo video mới của Google sẽ sớm có trong trình quản lý Google Ads.

Bạn có thể đọc thêm về cách thiết lập thử nghiệm quảng cáo video tại: Video Ad Experiment.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Inside Google Marketing: Giá trị của influencer marketing

Khi influencer marketing ngày càng phát triển, thì nhu cầu cần chứng minh tác động của nó cũng tăng theo.

influencer marketing

Ông Tobias Rauscher, hiện là Influencer Marketing Lead tại Google dưới đây sẽ chia sẻ cách để nâng cao hiệu quả của loại hình marketing này, đồng thời biến nó trở thành một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (marketing mix) của bạn.

“Tại Google, về cơ bản, chúng tôi tin tưởng vào giá trị của những ‘người có ảnh hưởng’ (influencer).

Nhưng để những ‘người có ảnh hưởng’ trở thành một phần đáng tin cậy trong hỗn hợp marketing của chúng tôi, chúng tôi cần phải chứng minh được giá trị hay lợi nhuận của nó bên cạnh các chỉ số phù phiếm thường thấy khác.

Ông Marvin Chow, Phó Chủ tịch phụ trách marketing toàn cầu của Google nói:

“Không còn nghi ngờ gì nữa, influencer marketing sẽ làm được điều gì đó. Nhưng để thoải mái hơn trong việc chi tiêu và dành nguồn lực cho nó, chúng tôi cần hiểu rõ hơn về ROI của nó, đặc biệt là trong bối cảnh so sánh với các kênh marketing khác.”

Và sự thật là, chúng tôi thực sự đã thành công. 04 điểm sau đây phác thảo cách chúng tôi đã làm điều đó – và những gì những người làm marketing khác có thể học hỏi.

1. Ngừng coi trọng số lần hiển thị (impressions) và lượt thích (Likes).

Chắc chắn, số lần hiển thị là yếu tố cần thiết để truyền tải thông tin, nhưng chúng nói rất ít về việc liệu thông điệp marketing của bạn có thực sự đột phá hay không và nếu có, thì thông điệp đó gây được ‘tiếng vang’ với đối tượng mục tiêu của bạn như thế nào.

Chúng tôi đã mời những ‘người có ảnh hưởng’ để ra mắt các sự kiện (trước đại dịch) và tính toán phạm vi tiếp cận ước tính của các bài đăng của họ để chứng minh sự thành công hay sức ảnh hưởng của họ đến các sự kiện.

Tuy nhiên, rất hiếm những bài đăng đó truyền đạt được thông điệp marketing như dự định, khiến những kết quả có được là không đáng tin cậy.

“Số lần hiển thị là yếu tố cần thiết để chứng minh sự phổ biến của việc truyền tải thông tin, nhưng chúng nói rất ít về việc liệu thông điệp marketing có thực sự đột phá hay không và nó gây được tiếng vang như thế nào cho thương hiệu.”

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì số liệu về lượt ‘bình luận’ (comments) có phần mang lại nhiều sắc thái hiệu quả hơn.

Chúng tôi đánh giá cao các đề cập (mentions) rõ ràng về thương hiệu nhưng nhận thấy rất ít hoặc không có mối tương quan nào giữa việc thể hiện cảm xúc của những bài đăng đó với mức độ ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ thương hiệu (Brand lift).

Đề cập thương hiệu (Brand mentions) trong phần ‘bình luận’ có thể đóng vai trò là điểm chứng minh rằng thông điệp của bạn đã đột phá nhưng không có nghĩa là chúng đại diện cho toàn bộ mức độ hiệu quả.

Điểm mấu chốt: Chúng ta có thể theo dõi rất nhiều thứ, nhưng đừng để các chỉ số phù phiếm đánh giá ROI của bạn khi sử dụng influencer marketing.

2. Tận dụng lợi ích của ‘long-form content’.

Long-form content (những nội dung dài và chuyên sâu) mang lại cho những thông điệp marketing của chúng ta nhiều không gian hơn.

“Khi những nhà sáng tạo trên YouTube sử dụng định dạng nội dung này để sản xuất nội dung của họ, chúng tôi hoàn toàn tự tin khi nói rằng họ rất phù hợp với các chương trình đối tác thương hiệu của chúng tôi.”

3. Tập trung vào ‘brand lift’ để tách biệt mức độ tác động của chiến dịch.

YouTube BrandConnect, nhóm nội dung có thương hiệu nội bộ của YouTube giúp tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu, đồng thời áp dụng các phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu (data driven marketing) để đối sánh và đo lường nhà sáng tạo trên nền tảng.

Thông qua các công cụ đo lường và thông tin chi tiết của Google như Brand Interest Lift (Tăng cường sự quan tâm đến thương hiệu) hay chuyển đổi xem qua tự nhiên (organic view-through conversions), YouTube BrandConnect giúp các thương hiệu có thể đo lường được mức độ tác động và hiệu quả của influencer marketing.

4. Ngữ cảnh hóa kết quả trong hỗn hợp tiếp thị rộng lớn hơn.

Khi chúng tôi bắt đầu chuẩn hóa các chỉ số báo cáo cho mối quan hệ đối tác với các nhà sáng tạo – bằng cách tập trung vào các mức tăng tuyệt đối, tổng số người tăng và chi phí tăng lên cho mỗi người – chúng tôi có thể so sánh các kênh với nhau một cách hiệu quả.

Việc hỗ trợ các mối quan hệ đối tác của chúng tôi với những con số cụ thể đã giúp chúng tôi nâng tầm INFLUENCER MARKETING lên một kênh đáng tin cậy HƠN trong hỗn hợp MARKETING.

Điều này cũng đã cấp cho chúng tôi những hiểu biết mới về quy mô và hiệu quả của influencer marketing.

Ví dụ: chúng tôi nhận thấy rằng một số nhà sáng tạo hàng đầu đã giúp chúng tôi đạt được quy mô quảng cáo với chi phí thấp hơn đáng kể so với những người khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

YouTube chia sẻ dữ liệu mới về những nỗ lực nhằm hạn chế những nội dung vi phạm trên nền tảng

Số liệu mới là những thống kê về cái gọi là ‘Tỷ lệ xem vi phạm’ hoặc số lần người dùng tiếp xúc với nội dung vi phạm chính sách của YouTube.

YouTube nội dung vi phạm

Cũng giống như Facebook, YouTube luôn tìm cách để hạn chế những phong trào hay nội dung nguy hiểm cũng như các thuyết âm mưu trên nền tảng.

Theo thống kê ‘Tỷ lệ xem vi phạm’ (‘Violative View Rate’), YouTube nói rằng họ đang ngày càng làm tốt hơn trong việc hạn chế những tác động từ những loại nội dung vi phạm.

Như bạn có thể thấy ở hình ảnh trên, tỷ lệ VVR của YouTube đã giảm đáng kể theo thời gian từ 2017, YouTube cũng tuyên bố rằng hiện có thể phát hiện 94% tất cả nội dung vi phạm thông qua hệ thống tự động ‘gắn cờ’, với 75% nội dung đó sẽ bị xóa trước khi nhận được 10 lượt xem đầu tiên.

Theo YouTube:

“Các nhóm của chúng tôi đã bắt đầu theo dõi VVR từ năm 2017, đây là chỉ số chính được sử dụng để đo lường trách nhiệm của chúng tôi trên nền tảng. Khi chúng tôi mở rộng đầu tư vào con người và công nghệ, chúng tôi đã thấy VVR giảm dần theo thời gian.

Lần gần đây nhất VVR ở mức 0,16-0,18%, nghĩa là cứ 10.000 lượt xem trên YouTube thì có 16-18 lượt xem đến từ những nội dung vi phạm.

Con số này giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm 2017, một phần lớn là nhờ việc đầu tư của chúng tôi vào hệ thống máy học (machine learning).”

Có một số quy tắc liên quan mà chúng ta nên hiểu về vấn đề này.

Thứ nhất, nội dung phải vi phạm các quy tắc của YouTube mới có thể kích hoạt được phát hiện này, trong nhiều trường hợp, điều này không bao gồm tất cả các nội dung vi phạm.

Có rất nhiều kênh và nội dung vi phạm vẫn còn trên YouTube, tuy nhiên, trong khi chúng được xem xét liệu chúng có thực sự vi phạm những quy tắc của YouTube hay không thì chúng vẫn ở đó và đương nhiên khi ấy chúng vẫn là những nội dung ‘phù hơp’.

Cũng có một câu hỏi về quy mô xử lý vi phạm. Trong khi, như YouTube lưu ý, chỉ có 16 trong số 10.000 lượt xem video thuộc về ‘nội dung vi phạm’, YouTube tạo điều kiện cho hàng tỷ lượt xem mỗi ngày.

Điều đó có nghĩa là những nội dung đang trong quá trình xem xét vẫn nhận được hơn 1,6 triệu lượt xem trên nền tảng mỗi ngày (số liệu thật có thể lớn hơn rất nhiều).

Mặc dù phía YouTube đã nỗ lực và đang có sự cải thiện đáng kể theo thời gian, tuy nhiên, một lần nữa quy mô xử lý vấn đề vẫn còn là một yếu tố mang tính thách thức cao.

YouTube có thể khắc phục điều này không, với mức độ sử dụng khổng lồ hiện tại trên nền tảng?

Câu trả lờii có thể là không hoặc rất khó. Hệ thống của YouTube đang cải thiện rõ ràng trong việc phát hiện những nội dung vi phạm, đây là một dấu hiệu tích cực rất lớn, nhưng với việc có quá nhiều nội dung được tải lên nền tảng trong thời gian thực mỗi giây thì gần như YouTube ‘bất lực’ trong việc loại bỏ hoàn toàn những nội dung vi phạm.

YouTube cho biết giờ đây họ sẽ đưa dữ liệu ‘Tỷ lệ xem vi phạm’ vào các báo cáo ‘Thực thi Nguyên tắc Cộng đồng’ (Community Guidelines Enforcement) định kì của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google: ‘Sống chậm’ – Xu hướng tiêu dùng mới nổi đang tăng trưởng nhanh chóng

Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.

Bà Roya Zeitoune hiện là lãnh đạo nhóm Văn hóa và Xu hướng của Google, tổ chức đang hoạt động trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Ông Nicolas Szmidt dẫn đầu nhóm nghiên cứu xu hướng quốc tế tại YouTube. Hai nhóm của họ đã cùng nhau nghiên cứu dữ liệu xem YouTube để khám phá ra các xu hướng tiêu dùng mới nổi đang tăng trưởng nhanh trên nền tảng.

Một trong những tác động phụ về văn hóa của đại dịch COVID-19 là tốc độ cuộc sống của chúng ta chậm lại rõ rệt. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên của sự “sống chậm” mới và nhiều người tiêu dùng đang đón nhận nó.

Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.

Lượt xem video có tiêu đề “sống chậm” tăng gấp 4 lần vào năm 2020 so với năm 2019.

Dữ liệu cho thấy nhiều người trong chúng ta đã được truyền cảm hứng để thực hiện các sở thích đồng thời khám phá cả những sở thích mà trước đây chúng ta thường cho là quá tốn thời gian.

Sống chậm yêu cầu sự cam kết. Những video này thường dài, được gắn liền với nền âm nhạc thư giãn. Một số video thậm chí còn im lặng.

Người sáng tạo và người xem của họ tìm thấy được nhiều ý nghĩa khi chú ý đến các chi tiết.

Nội dung những video này thường xoay quanh các công việc và sở thích như làm vườn, tái sử dụng những đồ đạc trong nhà hay pha một tách cà phê đúng điệu chẳng hạn.

Tương tự, nướng bánh mì vẫn là một câu chuyện được đan xen với phong trào ‘sống chậm’.

Sức hấp dẫn khó chối từ của lối sống chậm: Chủ nghĩa thoát ly, khát vọng và cả thành quả.

Một số sở thích liên quan đến lối sống chậm đã có từ lâu. Ví dụ như nghe nhạc, lối sống tĩnh tâm, thanh thản, vốn đã là một phần cốt lõi của YouTube trong ít nhất một thập kỷ.

Tuy nhiên, người dùng đã xem nội dung này nhiều hơn bao giờ hết trong năm 2020.

Những video này đặc biệt thu hút người xem trong thời kỳ đại dịch vì chúng mang lại cảm giác thoát nạn, an toàn và mở ra lối sống đầy khát vọng. Chúng cũng có thể giúp mọi người xem cảm nhận được thành quả.

Khát vọng và chủ nghĩa thoát ly: Không phải ai trong chúng ta cũng có vườn xung quanh nhà hay máy pha cà phê, nhưng việc xem những nội dung này cho phép chúng ta suy nghĩ khác, chúng ta tự tìm lấy cho mình một không gian riêng.

Ví dụ: hàng ngàn người xem đã theo dõi một người sáng tạo ở Hà Lan trình diễn cách làm tinh dầu hoa oải hương. Có thể bạn không tự sản xuất được tinh dầu cho riêng mình, nhưng chỉ đơn giản là xem những hướng dẫn này cũng có thể khiến bạn cảm thấy hứng khởi hơn mỗi ngày.

Thành quả: Những người xem có những sở thích này và làm theo hướng dẫn bằng video sẽ cảm thấy mình đạt được thành quả khi họ đã hoàn thành các bước làm của mình.

Việc làm theo các nhiệm vụ có thể mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát sự thỏa mãn, trong khi có quá nhiều thứ bất ổn vẫn xoay quanh chúng ta.

Kết nối với phong trào sống chậm.

Những sở thích và thú vui của lối sống chậm có cảm giác như chúng là một phần của lối sống hồi tưởng, quay trở lại “những ngày xưa tốt đẹp”.

Vậy xu hướng đang phát triển này có ý nghĩa gì đối với các thương hiệu, người làm marketing và cả các nhà quảng cáo?

Ở cấp độ cơ bản nhất, các thương hiệu có liên quan đến những sở thích liên quan, chẳng hạn như làm vườn và nấu ăn, có thể khai thác xu hướng sống chậm bằng cách điều chỉnh sự sáng tạo của họ để kết nối nhiều hơn với những người tiêu dùng hiện đang khao khát nội dung này.

Ngoài ra, những quảng cáo liên quan đến nội dung sống chậm có thể hoạt động hiệu quả hơn so với những loại nội dung còn lại.

Nhưng bài học lớn nhất cho các thương hiệu có lẽ là việc thừa nhận và hiểu rằng đã có một sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và điều này phản ánh mong muốn và nhu cầu mới nổi của họ. Xu hướng sống chậm này cũng cung cấp những cái nhìn sâu sắc về trạng thái tâm lý của người tiêu dùng trong thời điểm lúc bấy giờ.

Điều này có thể giúp người làm marketing hiểu rằng khách hàng mục tiêu của chính họ sẽ dễ dàng tiếp nhận những thông điệp mới như thế nào, họ có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để điều chỉnh lại các kế hoạch truyền thông và quảng cáo sao cho phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

YouTube thử nghiệm loại bỏ tính năng đếm số lượng ‘Dislike’ với Video

YouTube đang triển khai một thử nghiệm mới sẽ loại bỏ số lượt ‘Dislike’ với video của một số người sáng tạo, thử nghiệm này như một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm tác động của các hành vi tiêu cực trên nền tảng.

Theo ghi nhận từ YouTube, thử nghiệm mới nhằm giải quyết những lo ngại xung quanh các chiến dịch ‘Dislike’ (không thích, ghen ghét…) có mục tiêu xấu và tác động của các chỉ số tiêu cực đó đến sức khỏe người dùng trực tuyến.

Nhà sáng tạo nôi dung (Content Creator) vẫn có thể xem đầy đủ số lượt ‘thích’ và ‘không thích’ của họ trong YouTube Studio, đồng thời người xem vẫn có thể thích và không thích video như bình thường và những lượt bình chọn đó sẽ vẫn được tính vào xếp hạng video trong ứng dụng.

Nhưng việc loại bỏ việc hiển thị số lượng cụ thể có thể giúp loại bỏ một số kỳ thị tiêu cực nhất định, điều này có thể giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ nội dung của họ trên nền tảng.

Bản cập nhật mới này tương tự như thử nghiệm mới đây của Instagram với việc loại bỏ số lượt thích công khai, hiện tính năng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và thu thập phản hồi từ phía người dùng.

Bản cập nhật này sẽ rất có lợi cho các nền tảng trực tuyến chẳng hạn như YouTube – khi không có sự cạnh tranh về số lượt ‘thích’ hoặc sự tiêu cực về lượt ‘không thích’, điều đó có thể giúp loại bỏ một số áp lực từ việc đăng bài, giảm bớt căng thẳng tiềm ẩn từ đó giúp mọi người (đặc biệt là nhà sáng tạo) cảm thấy tự do hơn trong việc chia sẻ nội dung.

Trở lại năm 2018, CEO Twitter, Ông Jack Dorsey lưu ý rằng ông muốn biến số người theo dõi và số lượt thích trở thành một yếu tố ít quan trọng hơn trong ứng dụng của mình, thậm chí ông còn cho rằng số lượng người theo dõi cơ bản là ‘vô nghĩa’ và gây hại về tổng thể.

Theo Dorsey:

CEO Twitter | Jack Dorsey

“Nếu tôi phải bắt đầu lại việc xây dựng ứng dụng, tôi sẽ không nhấn mạnh nhiều đến số lượng ‘người theo dõi’. Tôi sẽ không nhấn mạnh số lượng ‘thích’ nhiều đến như vậy. Nó không thực sự đẩy những gì chúng tôi tin rằng hiện tại nên trở thành điều quan trọng nhất, lành mạnh nhất giữa các cuộc trò chuyện trên nền tảng.”

Trên YouTube, lượt thích và lượt không thích thực sự phục vụ một mục đích cụ thể hơn trong việc xác định mức độ phổ biến của video đó và do đó, phạm vi tiếp cận của video, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

Bằng cách làm nổi bật các yếu tố tiêu cực thông qua việc đếm số lượng ‘Dislike’ hay ‘Không thích’, bạn đang tạo ra sự cạnh tranh xung quanh những yếu tố đó và chuyển mục tiêu trọng tâm của những tương tác trên mạng xã hội theo hướng tiêu cực hơn.

Nếu việc giảm bớt sự ảnh hưởng hoặc loại bỏ các phướng án tiêu cực như vậy có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trở nên tốt và lành mạnh hơn, thì việc giảm bớt sự hiện diện của chúng cũng là điều rất hợp lý mà các nền tảng nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

YouTuber: Thu nhập và thuế theo cách tính mới

Từ tháng 6, chủ kênh hoạt động ngoài nước Mỹ sẽ phải tuân thủ chính sách khấu trừ thuế thu nhập mới của YouTube.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo Zing

Twitter thêm thử nghiệm cải tiến mới với Photos & Video

Twitter đang thử nghiệm các cải tiến mới đối với trải nghiệm hình ảnh và video trên nền tảng: khi tải lên sẽ có độ phân giải cao hơn và tích hợp YouTube.

Mạng xã hội Twitter xác nhận rằng họ đang thử nghiệm các bản cập nhật vốn được yêu cầu từ lâu bao gồm việc các tweet sẽ có hình ảnh và tích hợp với YouTube để có trải nghiệm video tốt hơn trên nền tảng.

Với những thử nghiệm này, Twitter đang tìm cách giải quyết một số phàn nàn phổ biến nhất từ ​​người dùng của mình.

Khi đăng ảnh lên Twitter, người dùng bày tỏ sự không hài lòng với cách cắt ảnh trong dòng thời gian và mức độ nén ảnh khi tải lên.

Để giải quyết những vấn đề này, Twitter đang thử nghiệm các thay đổi đối với quy trình xuất bản ảnh, bao gồm tùy chọn tải lên hình ảnh chất lượng 4K.

Tính năng nén tệp của Twitter cũng là một chủ đề vốn nhận được nhiều phàn nàn đối với video được tải lên. Để giải quyết vấn đề đó, Twitter đang tìm cách để người dùng xem video chất lượng cao hơn thông qua việc tích hợp YouTube.

Dưới đây là thông tin thêm về các thử nghiệm đã được xác nhận, những thử nghiệm này đang trong quá trình triển khai rộng rãi hơn.

Hình ảnh lớn hơn trong dòng thời gian Twitter.

Twitter đang thử nghiệm một thay đổi đối với các tweet có hình ảnh, hình ảnh sẽ được hiển thị với kích thước đầy đủ trong dòng thời gian của người dùng thay vì bị cắt.

Với bản cập nhật này, những gì người dùng nhìn thấy trong trình soạn tweet sẽ cũng chính là nội dung được xuất bản. Không còn tình trạng hình ảnh bị cắt xén nào nữa, người dùng có thể nhấp vào hình để xem đầy đủ.

Cập nhật này hiện đang được thử nghiệm trong ứng dụng Twitter dành cho iOS và Android.

Tải lên hình ảnh có độ phân giải cao hơn.

Twitter đang thử nghiệm một bản cập nhật cho phép người dùng tweet hình ảnh ở độ phân giải 4K.

Thay đổi này giúp người dùng có thể tweet những bức ảnh có chất lượng cao mà vẫn giữ được chất lượng gốc ban đầu mà không bị nén.

Hiện tại, kích thước tệp tối đa để tải lên hình ảnh trên Twitter là 5MB. Một bức ảnh ở độ phân giải 4K có thể gấp nhiều lần kích thước đó.

Twitter không chỉ định giới hạn kích thước tệp mới sẽ là bao nhiêu, ngoại trừ việc nói tăng chất lượng hình ảnh “lên đến 4K”.

Tích hợp Video YouTube trong dòng thời gian Twitter.

So với các trang web khác, Twitter hiện cung cấp trải nghiệm không đạt tiêu chuẩn khi nói đến các tweet có chứa video và các tweet có liên kết YouTube.

Độ phân giải tối đa cho video trên Twitter là 720p. Nếu người dùng tải lên video ở 1080p hoặc 4K, video đó sẽ bị nén, dẫn đến chất lượng video kém đi đáng kể.

Twitter không tăng độ phân giải cho video như cách nền tảng đã làm với hình ảnh, nhưng đang cố gắng cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho video YouTube.

Với thử nghiệm này, khi người dùng tweet một liên kết đến video YouTube, nó sẽ có thể được phát trong dòng thời gian của Twitter.

Điều này hy vọng sẽ cho phép người dùng xem video ở độ phân giải cao hơn những gì Twitter thường cho phép.

Twitter hiện chỉ đang thử nghiệm các video YouTube nếu được nhúng trên thiết bị iOS.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Trẻ em vẫn xem được TikTok mặc dù chính sách thì chỉ dành cho người từ 13 tuổi

TikTok giới hạn độ tuổi sử dụng là 13 nhưng không có biện pháp ngăn chặn người dưới độ tuổi này xem video.

Trong việc một “TikToker” đăng video bị đánh giá là “truyền bá mê tín dị đoan”, chủ kênh cho biết một trong những lý do khiến cô đăng video này lên TikTok là nền tảng này dành cho độ tuổi trên 13.

Trong điều khoản sử dụng, TikTok cũng ghi rõ: “Dịch vụ chỉ dành cho người từ đủ 13 tuổi trở lên”. Tuy nhiên, không cần phải chứng minh đủ 13 tuổi, người dùng vẫn có thể xem được các video đăng công khai trên nền tảng này.

Trang TikTok.com hiển thị toàn bộ nội dung công khai của người dùng trên toàn thế giới.

Người không có tài khoản sẽ bị hạn chế một số tính năng, như bấm nút Yêu thích, xem bình luận hay lưu video. Các tác vụ vẫn thực hiện được là tìm kiếm video, tìm kiếm người dùng, xem video, chia sẻ video.

Cơ chế này khiến TikTok bị đánh giá là “dễ” hơn cả Douyin – phiên bản TikTok được ByteDance phát triển riêng cho thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, khác với TikTok, người Trung Quốc buộc phải tải ứng dụng Douyin về để sử dụng, không thể truy cập thông qua trình duyệt web.

TikTok không gắn nhãn nội dung hạn chế trẻ em.

Trên một số nền tảng video lớn khác, như YouTube, khi tải video lên, người dùng sẽ được yêu cầu khai báo nội dung có dành cho trẻ em không.

Nếu có, hệ thống sẽ thiết lập giới hạn, để chỉ những người trên 18 tuổi mới có thể xem được. TikTok hiện chưa có tùy chọn này, mà chỉ dừng lại ở việc phân loại video công khai, riêng tư, hoặc chế độ bạn bè.

Một yếu tố khác khiến các chuyên gia lo ngại là việc khai gian tuổi của người dùng.

Dữ liệu nội bộ của TikTok từng được trang The New Yorks Times phát hiện cho thấy khoảng 1/3 trong số 49 triệu người dùng nền tảng này tại Mỹ dưới 14 tuổi, trong khi độ tuổi tối thiểu để dùng TikTok là 13.

“Mối lo ngại đến từ việc những người dưới 13 tuổi có thể nói dối để vượt qua giới hạn độ tuổi, trong khi nền tảng này lại không yêu cầu sự đồng ý từ người giám hộ”, trang này viết.

Thách thức về việc kiểm soát độ tuổi người xem là điều mà hầu hết nền tảng mạng xã hội, như TikTok, YouTube, đều gặp phải.

Theo chuyên gia công nghệ Phạm Hồng Phước, các mạng xã hội này phải liên tục cập nhật các chính sách và áp dụng cơ chế kiểm tra nội dung để đảm bảo sự an toàn cho nền tảng và cho người dùng.

Chẳng hạn, YouTube có chính sách dán nhãn video để kiểm soát chặt hơn các video cho trẻ em, đồng thời người dùng có quyền báo cáo video nguy hiểm để YouTube xử lý.

TikTok mới đây đã cập nhật thêm nhiều điều khoản bảo vệ người dùng nhỏ tuổi. Chẳng hạn, Family Pairing cho phép kết nối các tài khoản trong gia đình, để phụ huynh có thể quản lý việc sử dụng TikTok của trẻ em.

Các tài khoản TikTok từ 13 đến 15 tuổi sẽ được đặt mặc định ở chế độ riêng tư và tắt tính năng đề xuất, livestream cũng như nhận tin nhắn.

“Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên phó mặc việc kiểm soát cho nền tảng, hay tin tưởng vào những kênh mang danh thiếu nhi.

Thiếu nhi mỗi nước không giống nhau, người làm nội dung cho trẻ em cũng chẳng ai như ai. Vậy nên, phụ huynh cần phải để mắt, canh chừng trẻ khi giải trí trên các mạng xã hội”, chuyên gia Phạm Hồng Phước chia sẻ.

TikTok hiện là một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trên cả iOS và Android, ứng dụng này liên tục nằm trong top 5 được tải về nhiều nhất.

Nhiều nội dung guy hiểm cho trẻ em từng xuất hiện trên nền tảng này TikTok. Một bé gái 10 tuổi ở Palermo (Italia) từng quấn thắt lưng quanh cổ để thực hiện “Thử thách Bất tỉnh” trên TikTok, nhưng bị ngạt và chết não.

Italy phải yêu cầu mạng xã hội này chặn những người dùng chưa được xác minh độ tuổi. Ngoài ra, ByteDance chủ sở hữu của TikTok cũng từng bị phạt 5,7 triệu USD, vì vi phạm luật riêng tư của trẻ em tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

TikTok và tương lai đầy chông gai

Tham vọng đưa TikTok trở thành ứng dụng toàn cầu của Zhang Yiming tiếp tục gặp nhiều khó khăn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Thoạt nhìn, phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của trang web ByteDance (công ty mẹ của TikTok) trông tương tự.

Cả hai đều đăng tải những hình ảnh lạc quan, vui vẻ của nhân viên văn phòng và một người cha rạng rỡ nhìn vào màn hình smartphone cùng con trai. Tuy nhiên, nếu kéo xuống cuối trang, sẽ có những khác biệt đáng kể.

Phiên bản tiếng Anh có phần hiển thị 5 thành viên hội đồng quản trị của ByteDance.

Bốn trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, gồm: Susquehanna International Group (SIG), General Atlantic, Coatue Management và công ty liên doanh Sequoia Capital. Tiếp đó là sơ đồ tổ chức các pháp nhân nước ngoài quản lý hoạt động của TikTok ở thị trường Mỹ, Australia, Singapore và Anh.

Danh sách thành viên hội đồng quản trị và sơ đồ tổ chức này không xuất hiện trên trang web phiên bản tiếng Trung. Khác biệt này thể hiện những khó khăn ByteDance gặp phải trên con đường toàn cầu hóa.

Thoạt nhìn giao diện Web của ByteDance phiên bản tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng một số chi tiết cho thấy nhiều định hướng quan trọng. Ảnh: SCMP.

Cuộc đấu tranh của ByteDance với sự tồn tại của TikTok và Douyin sẽ là hình mẫu cho các công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.

Trong khi ByteDance đặt trụ sở ở Trung Quốc, phần lớn doanh thu quảng cáo họ kiếm được lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, làm hài lòng cả hai là điều không hề dễ dàng.

Mặc dù nguy cơ TikTok bị “trục xuất” khỏi Mỹ đã lắng xuống sau khi Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng, ByteDance cũng tạm gác thương vụ bán TikTok tại Mỹ, kịch tính vẫn có thể kéo dài trong tương lai.

“Chính quyền Biden thích một giải pháp toàn thể về cách các công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ cũng như những lo ngại về việc xử lý dữ liện người dùng”, Paul Triolo, nhà phân tích chính sách công nghệ tại công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group nói.

Triolo cho rằng có nhiều khía cạnh trong cuộc đàm phán hiện có giữa các bên. Biden muốn xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ sự chấp thuận nào.

Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch nào được chính phủ Mỹ đưa ra đều có thể được đón nhận rất khác ở quê nhà TikTok.

Năm ngoái, khi TikTok nỗ lực đạt được các thoả thuận trong thương vụ với Oracle và nhận được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump, người Trung Quốc tức giận cho rằng, Zhang Yiming đã “quỳ gối” dưới áp lực của Mỹ.

Đáp lại cơn thịnh nộ của người dân, ByteDane hứa sẽ giữa quyền kiểm soát với hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Zhang Yiming cũng nói sẽ không chuyển giao thuật toán của TikTok sau khi Bắc Kinh bổ sung danh mục kiểm soát xuất khẩu công nghệ.

Trong khi thương vụ chưa đến hồi kết, ông Trump không đắc cử, TikTok vẫn tiếp tục tìm kiếm một thoả thuận, chuẩn bị cho tương lai khó khăn.

Trong thời gian tạm lắng, sự phổ biến của TikTok tại Mỹ đã tăng trở lại. Số lượt tải xuống tăng 33% vào tháng 12/2020, tăng 5,7 triệu lượt so với tháng trước đó. Các nhà quảng cáo cũng đã quay lại với ByteDance sau khi Biden thắng cử.

Ở châu Âu, TikTok cũng đã tăng gần gấp đôi quy mô nhân sự trong những tháng qua và thiết lập văn phòng mới ở London bên cạnh hai văn phòng trước đó.

Trái với những tín hiệu khả quan ở thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh của ByteDance ở Trung Quốc vẫn thấp hơn doanh thu ở các thị trường khác.

TikTok đang có những tháng ngày khá “yên ổn”, nhưng đó không phải tương lai lâu dài.

Chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền Biden đã phát đi thông điệp về việc đối đầu Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. “Chính quyền Biden rõ ràng sẽ tập trung vào các rủi ro bảo mật do công nghệ đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Biden sẽ làm tốt hơn về chính sách với những vấn đề rủi ro đến từ ứng dụng nước ngoài”, Justin Sherman, thành viên của tổ chức Sáng kiến Cyber Statecraft của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Chuyên gia Dev Lewis của tổ chức nghiên cứu Digital Asia Hub cho rằng chừng nào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc còn căng thẳng, ByteDance vẫn là mục tiêu bị nhắm tới.

“Dù TikTok có cố gắng tuân thủ bao nhiêu quy định và minh bạch dữ liệu đến mức nào, họ vẫn luôn bị gắn mác một công ty Trung Quốc”, Lewis nói.

Giấc mộng toàn cầu hoá của ByteDance còn trở thành cơn ác mộng khi TikTok chính thức bị Ấn Độ cấm vào tháng 6/2020.

ByteDance đã sa thải hàng trăm nhân viên và tìm cách bán các hoạt động của mình tại thị trường này.

TikTok đang bị kẹt vào nhiều vấn đề phức tạp trong một cuộc chơi không do mình làm chủ. Tham vọng của Yang Zhing khi chọn công ty bằng tiếng Anh thay vì tiếng Trung đang chông gai hơn những gì ông hình dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Kích thước hình ảnh chuẩn trên Social Media trong 2021

Hình ảnh là yếu tố chính của bất kỳ chiến lược truyền thông mạng xã hội thành công nào, với hình ảnh hoặc video phù hợp, bạn có thể thu hút sự chú ý và ngăn cản việc người dùng bỏ qua quảng cáo của bạn.

Nhưng để đảm bảo bạn nhận được những phản hồi tốt nhất cho hình ảnh của mình, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh của bạn trông đẹp nhất trên mỗi nền tảng.

Điều đó có nghĩa là kiểm tra xem mỗi hình ảnh bạn tải lên có phù hợp với kích thước chuẩn và các yêu cầu khác của từng mạng xã hội riêng lẻ hay không.

Mỗi nền tảng đều có mỗi kích thước tối ưu riêng cho nội dung của họ và việc tuân thủ các thông số này sẽ giúp nội dung trực quan của bạn trông sắc nét, rõ ràng và hiệu quả hơn trong từng ứng dụng.

Dưới đây là những kích thước của từng nền tảng riêng lẻ được cập nhật trong năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Hootsuite

Quyền lực của Facebook và Google sẽ sớm biến mất

Tim Berners-Lee đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Theo Reuter, nhà phát minh World Wide Web Tim Berners-Lee cho biết ông cảm thấy quyền lực về Internet của những công ty công nghệ lớn chỉ là xu hướng nhất thời. Ông hiện là Giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Oxford.

Facebook và Google là hai công ty thống lĩnh thị trường quảng cáo số hiện tại, tác động lớn trên nhiều mặt đời sống, thậm chí khiến chính phủ nhiều nước e ngại.

Mâu thuẫn giữa Facebook và Australia dẫn đến việc mạng xã hội chặn tin tức ở quốc gia này khiến nhiều người dân lẫn chính phủ phải xem xét lại mối quan hệ với các ông lớn mạng xã hội.

“Tôi có thái độ lạc quan với vấn đề này, vì trước đây trên Internet cũng có vài xu hướng thoáng qua rồi biến mất. Mọi người đều nhận thức được rằng tất cả cần phải thay đổi”, ông nói, đồng thời cho rằng nhiều nỗ lực đang diễn ra nhằm ngăn chặn nạn khai thác dữ liệu cá nhân.

Tim Berners-Lee nhiều lần lên tiếng về việc giữ cho môi trường Internet lành mạnh, đi đúng định hướng. Theo ông, các công ty như Facebook, Google dần trở thành nền tảng giám sát hơn là kết nối mọi người.

Nhờ nắm giữ các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến lớn như Instagram, Whatsapp hay YouTube, Facebook và Google kiểm soát hơn 3/4 lưu lượng truy cập trên Internet.

Tim cũng đề xuất về bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Cụ thể, các bên phải tôn trọng dữ liệu và quyền riêng tư người dùng, đồng thời phát triển công nghệ hỗ trợ môi trường web là nơi truy cập miễn phí

Sự hòa hợp giữa chính sách nhà nước với công nghệ có thể giúp người dùng kiểm soát dữ liệu, tự bảo vệ cuộc sống trực tuyến của bản thân.

Giáo sư 65 tuổi hiện xây dựng phần mềm Solid có mã nguồn mở. Khác Facebook, ở nền tảng này, người dùng có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Ông cũng đề cập về các mối đe dọa cơ hội phát triển của người trẻ. “Một phần ba số dân số trong nhóm tuổi 15-24 hiện nay không có cơ hội tiếp xúc với Internet”, ông nói.

Tim cho rằng cần công nhận Internet là một quyền cơ bản, như khi điện xuất hiện, quyền sử dụng điện đã trở thành đặc quyền cần thiết trong đời sống con người. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới ngày càng được định hình bởi những người có quyền truy cập web.

“Bao nhiêu bộ óc xuất sắc trẻ tuổi bị kìm hãm bởi việc thiếu kết nối Internet? Bao nhiêu giọng nói của những nhà lãnh đạo tương lai bị chặn lại trên môi trường Internet độc hại?

Cứ một người trẻ tuổi không thể truy cập Internet, sẽ có một ý tưởng giúp ích cho nhân loại bị mất đi”, Tim bày tỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Bảng xếp hạng quảng cáo số của Nielsen bắt đầu triển khai cho YouTube CTV

YouTube và Nielsen triển khai các phương pháp đo quảng cáo mới khi lượng người xem YouTube CTV  tiếp tục tăng trưởng.

Vào năm 2020, nhiều người hơn bao giờ hết đã phát trực tuyến YouTube trên TV (CTV).

Điều này một phần là do mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà do đại dịch, dẫn đến nhiều người hơn chọn xem YouTube trên màn hình TV.

Theo dữ liệu nội bộ của YouTube, vào tháng 12 năm 2020, có 1/4 số người xem YouTube trên màn hình TV.

Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây của Google cũng đã chỉ ra rằng các chiến dịch trên YouTube CTV đang thúc đẩy ngày càng nhiều lượng người xem hơn so với máy tính để bàn và thiết bị di động.

Sau khi tận dụng YouTube CTV cho một chiến dịch gần đây, Bà Christina Seidner, Giám đốc thương hiệu cấp cao (Senior Brand Manager) của Kimberly-Clark lưu ý:

“Chúng tôi tin rằng YouTube CTV sẽ thúc đẩy chiến dịch ‘Pull-Up’ của chúng tôi theo cách tiết kiệm chi phí khi khách hàng của chúng tôi ngày càng chuyển sự quan tâm từ TV truyền thống sang các nền tảng phát trực tuyến.

Những gì chúng tôi nhận thấy đúng cho YouTube nói chung và đúng cho YouTube CTV nói riêng – điều này cũng mang đến một phạm vi tiếp cận độc đáo hơn cho TV.”

Lượng người xem ngày càng tăng của CTV tạo cơ hội mới cho các nhà quảng cáo.

Tuy nhiên, chũng ta có thể hiểu được rằng, nhiều nhà quảng cáo vẫn còn sự lưỡng lự về quảng cáo trên CTV do những khó khăn trong việc đo lường và phân bổ.

YouTube đã thừa nhận tầm quan trọng của việc đo lường trên CTV và do đó, giờ đây đã cho phép các nhà quảng cáo có thể tận dụng bảng số liệu xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen để đo lường các chiến dịch trên YouTube CTV của họ.

Điều này xảy ra sau thông báo của Nielsen vào tháng 10 năm 2020 rằng họ sẽ bắt đầu đo lường YouTube CTV vào đầu năm 2021.

Bảng xếp hạng quảng cáo Nielsen là gì?:

“Xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen cung cấp cái nhìn toàn diện về đối tượng của quảng cáo trên máy tính, thiết bị di động cũng như các thiết bị được kết nối theo cách có thể so sánh với bảng xếp hạng TV của Nielsen.

Được hỗ trợ bởi bộ dữ liệu người tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, bảng xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen là tiêu chuẩn ngành mới để đo lường những đối tượng kỹ thuật số.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips