Skip to main content

Thẻ: Youtube

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P3)

Nhiều doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xoay sở để trụ vững trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không may mắn được như vậy và kết quả là họ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Nếu Social Media Marketing là một phần trong chiến lược Marketing tổng thể của thương hiệu của bạn, những xu hướng dưới đây sẽ vô cùng hữu ích.

Instagram

Instagram đã trở thành ‘con ngỗng vàng’ tiếp theo của Facebook và việc tích hợp các công cụ thương mại điện tử mới có vẻ được thiết lập để đưa tiềm năng thu nhập của chính nó vào một tầng bình lưu mới.

Nhưng đồng thời, một số ý kiến cho rằng việc bổ sung IGTV, Reels và “Shopping” đã bắt đầu lộn xộn với những gì đã từng là một ứng dụng đơn giản tập trung vào hình ảnh.

Tất nhiên, Instagram bây giờ đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó, nhưng nó đã đi quá xa – hay thực sự là nó sẽ vượt quá giới hạn vào năm 2021?

Mua sắm trong luồng – In-stream shopping

Thương mại điện tử rõ ràng là một trọng tâm lớn đối với Instagram, với tab ‘Cửa hàng’ mới và các tính năng chuyên dụng được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành vi mua hàng ngay lập tức theo các bài đăng.

Instagram sẽ tìm cách tiếp tục phát triển các công cụ mua sắm của mình để khuyến khích hơn nữa hành vi mua sắm theo thói quen.

Instagram mong đợi việc bổ sung tính năng mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột nâng cao, các công cụ dùng thử AR mới, xây dựng dựa trên các tùy chọn mua sắm AR hiện có (và có khả năng được liên kết với Facebook Kính AR) và thẻ video cho sản phẩm đang cung cấp nhiều cách hơn cho các doanh nghiệp và người sáng tạo để tạo điều kiện mua hàng trực tiếp.

Instagram đã là nơi nhiều người dùng đến để khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới, và các tùy chọn mua sắm nâng cao của nó có thể sẽ mở ra nhiều khả năng mới.

Chắc chắn, Reels cũng có tab riêng, nhưng mua sắm là nơi Instagram sẽ tạo ra tác động thực sự của ứng dụng.

Nguồn cấp dữ liệu ở trang chủ

Điều này đã được suy đoán trong một thời gian gần đây, nhưng với sự phổ biến liên tục của tab ‘Câu chuyện’, hy vọng Instagram sẽ thử một cách tiếp cận mới đối với nguồn cấp dữ liệu của người dùng vào năm 2021, với một số người dùng được thiết lập để mở nguồn cấp dữ liệu ‘Câu chuyện’, tương tự như luồng video trên trang chủ của TikTok.

Điều đó có nghĩa là nguồn cấp dữ liệu Instagram chính sẽ mất tập trung và trở thành yếu tố phụ. Nhưng chúng ta cũng có thể sẽ thấy Instagram không làm điều này cho tất cả mọi người dùng.

Thay vào đó, những gì Instagram có thể cố gắng làm là điều chỉnh nguồn cấp dữ liệu trang chủ phù hợp với sở thích của từng người dùng, với tùy chọn chuyển lại nếu bạn muốn.

Ví dụ: nếu bạn xem nhiều ‘Câu chuyện’, Instagram có thể chuyển bạn sang nguồn cấp dữ liệu trang chủ đầu tiên của ‘Câu chuyện’, với tùy chọn quay lại nguồn cấp dữ liệu bài đăng thông thường nếu bạn muốn.

Thay vào đó, một số người dùng có thể mở nguồn cấp dữ liệu ‘Câu chuyện’, một số người dùng đến tab ‘Cửa hàng’.

Thay vì ép buộc tất cả người dùng vào một nguồn cấp dữ liệu mới, Instagram có thể tìm cách cung cấp các tùy chọn, điều này có thể giúp tăng mức độ tương tác trong từng yếu tố.

Reels – Đủ tốt

Sau đó, có Reels, ‘bản sao’ TikTok của Instagram, mà sự đồng thuận chung dường như cho thấy là đủ thú vị, nhưng không tốt bằng chính TikTok.

Chúng ta có thể không mong đợi Reels trở thành một yếu tố chính – và chắc chắn không phải là ‘kẻ huỷ diệt’ TikTok dưới bất kỳ hình thức nào.

Nhưng nó có thể sẽ tìm thấy thị trường ngách của riêng mình – và nó sẽ vẫn phổ biến ở Ấn Độ chừng nào TikTok hết bị cấm ở khu vực đó.

Điều đó có thể đủ để coi Reels là một thành công, trong khi Instagram cũng sẽ tìm cách thúc đẩy Reels hơn nữa thông qua các giao dịch dành riêng cho ‘người ảnh hưởng’ và các tính năng mới có thể giúp nó thu hút nhiều hơn ở các giai đoạn khác nhau.

Những ‘người ảnh hưởng độc quyền’ chắc chắn có thể giúp Reels tăng cường tương tác và nếu TikTok không bắt kịp các tùy chọn chia sẻ doanh thu, Reels sẽ vẫn là mối quan tâm cạnh tranh, gây thêm áp lực cho ứng dụng này.

Có vẻ như không có khả năng Reels sẽ trở thành một sự cân nhắc lớn, nhưng ‘đủ tốt’ là tất cả những gì Instagram cần để ‘giải thích’ cho việc đầu tư của mình vào ứng dụng này.

Hết phần 3 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Quảng cáo ‘ba đời nhà tôi nhận chữa’ là cách YouTube bỏ mặc người dùng

Quảng cáo nhiều, quảng cáo liên tục, người dùng Việt Nam đang dần trở nên ám ảnh trước những đoạn quảng cáo nối tiếp nhau trên YouTube.

Thời gian gần đây, YouTube đang trở thành tâm điểm hứng chịu chỉ trích của nhiều người dùng Việt Nam. Hầu hết lý do đằng sau “cơn giận dữ” của cộng đồng người dùng bắt nguồn từ quảng cáo.

“Tôi cảm giác YouTube đang tăng tần suất phát quảng cáo. Thay vì chỉ xem một quảng cáo trước hoặc sau mỗi video, giờ đây, tôi phải chờ đợi từ 1-2 đoạn để đến nội dung muốn xem. Chúng thậm chí xen ngang video, ảnh hưởng đến cảm xúc người xem, nhất là trong các video có nội dung âm nhạc, phim truyện”, Quốc Toàn, một người dùng YouTube chia sẻ với Zing.

Không chỉ anh Toàn, cảm giác khó chịu, phiền phức đang trở thành tâm lý chung của phần đa người dùng Việt khi phải đón “mưa” quảng cáo từ YouTube.

“Quảng cáo tra tấn tôi trên mọi thiết bị, nhất là smart TV. Ngoài quảng cáo các trò chơi, ứng dụng giao hàng, YouTube còn xuất hiện nhiều quảng cáo thuốc đông y. Cứ hết một video là tôi phải nghe những câu quảng cáo như ‘tôi nhận chữa’ hay ‘nhà tôi ba đời nhận chữa’ đủ loại bệnh, cam kết khỏi ngay”, Đăng Khoa, một người dùng khác phản ánh.

Theo anh, mặc dù không có bất kỳ nhu cầu nào liên quan đến sức khỏe, những lời mời chào chữa bệnh, mua thuốc vẫn không ngừng xuất hiện với tần suất cao.

Trên các kho ứng dụng, YouTube đang bị người dùng Việt phản đối mạnh mẽ việc quảng cáo thuốc. Nhiều người cho rằng việc YouTube nhắm mắt ngó lơ cho quảng cáo thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

“Quảng cáo lừa đảo, phản cảm liên tục xuất hiện trên YouTube. Người xem không thể tắt quảng cáo đó hay lựa chọn không xem quảng cáo đó nữa. Với mức độ khó chịu mà nó gây ra, tôi sẽ xem xét không sử dụng ứng dụng này nữa”, một người dùng nhận xét trên App Store.

“Quảng cáo tràn lan, nhiều sản phẩm y dược không rõ nguồn gốc, hiệu quả rõ ràng”, tài khoản B.K để lại bình luận kèm đánh giá 1 sao.

YouTube chọn doanh thu, mặc kệ người dùng

Tuy chưa giải quyết được vấn đề phê duyệt quảng cáo, YouTube được cho là có ý định tăng tần suất quảng cáo trên tất cả video trong thời gian tới.

Tháng 11/2020, The Verge cho biết YouTube có kế hoạch thay đổi chính sách quảng cáo. Theo đó, nền tảng này có thể chạy quảng cáo trên bất kỳ video nào chưa bật kiếm tiền mà không cần chia doanh thu cho chủ video.

Trước đây, video trên các kênh không đủ điều kiện tham gia Chương trình Đối tác YouTube sẽ không bị chèn nhiều quảng cáo và không được chia sẻ doanh thu.

Để được công nhận là đối tác của YouTube, nhà sáng tạo nội dung cần tích lũy đủ 4.000 giờ xem trong vòng 12 tháng và 1.000 tài khoản đăng ký theo dõi.

Đây được coi là một bước kiểm duyệt nội dung mà YouTube đưa ra cho nhà sáng tạo.

“Khi bạn đạt đến ngưỡng này thì điều đó thường có nghĩa là bạn có nhiều nội dung. Ngưỡng này giúp chúng tôi đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc kênh của bạn có đáp ứng các chính sách và nguyên tắc của chúng tôi hay không”, chính sách của YouTube nêu rõ.

Trong quý III/2020, mảng kinh doanh quảng cáo đã giúp YouTube và công ty mẹ Google thu về 5 tỷ USD doanh thu. Ngoài công ty, quảng cáo cũng là nguồn tiền quan trọng đối với nhiều nhà sáng tạo nội dung, một số họ còn coi đây là khoản thu nhập chính. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Pex năm 2019, các video trên YouTube không đạt nổi 1.000 người xem chiếm đến 88,4%.

The Verge tin rằng với con số đó, YouTube chắc chắn sẽ không bỏ qua phân khúc kênh sáng tạo có mô hình nhỏ, không được nhiều người biết đến.

Ngoài dự tính tận thu các kênh nhỏ, từ năm 2020, YouTube đã hạ tiêu chuẩn chèn quảng cáo vào giữa video. Theo đó, quảng cáo xen ngang có thể được chèn trên những video có thời lượng trên 8 phút. Trước đó, video YouTube cần dài ít nhất 10 phút mới đủ điều kiện chèn quảng cáo giữa video.

Sự thay đổi này sẽ làm tăng tỷ lệ xem quảng cáo của người dùng, cũng như tăng số lượng video được chèn quảng cáo xen ngang.

Theo YouTube, những quảng cáo xen quang thường được báo trước từ 3-5 giây trước khi phát. Tuy nhiên, việc hạ chuẩn chèn quảng cáo xen ngang phần nào ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, tạo cho họ cảm giác phải xem nhiều quảng cáo hơn.

“Một số người xem cảm thấy quảng cáo giữa video gây gián đoạn hoặc khó chịu. Tuy nhiên, nhằm cải thiện trải nghiệm người xem, chúng tôi sẽ dự đoán vị trí đặt quảng cáo hợp lý nhất để ít gây gián đoạn nhất. Mục tiêu của chúng tôi là cân bằng giữa nhu cầu của người xem, nhà quảng cáo và người sáng tạo trên YouTube”, nền tảng chia sẻ video cho biết.

Nguy cơ gắn quảng cáo lên nội dung bẩn

Với chính sách quảng cáo mới, YouTube có thể chạy quảng cáo và trực tiếp thu tiền về tay, bỏ qua bước chia tiền cho chủ video.

Về lý thuyết, chính sách quảng cáo mới này sẽ giúp YouTube chèn quảng cáo lên mọi video. Trong trường hợp đó, những video có nội dung vi phạm bản quyền, nội dung xấu độc cũng được YouTube “tận dụng” làm nơi kiếm tiền.

YouTube cho biết quảng cáo của họ sẽ không xuất hiện ở những video có nội dung chính trị, tôn giáo, chất gây nghiện hay cờ bạc. Mặc dù vậy, đối với những nhà sáng tạo chưa bật tính năng kiếm tiền, chưa trở thành đối tác chính thức của YouTube, nội dung video của họ cũng chắc chắn chưa có sự kiểm duyệt của cộng đồng.

Hiện nay, YouTube vẫn đang là “sân chơi” cho nhiều video chứa nội dung xấu, vi phạm bản quyền. Nhiều video âm nhạc, phim truyện không đăng ký bản quyền, tin tức không dẫn nguồn, sai lệch sự thật vẫn thường xuyên có mặt trên nền tảng này. Thông qua những tiêu đề giật gân, đánh vào tâm lý tò mò của người dùng, nhiều video “thật giả lẫn lộn” đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.

Chính sách quảng cáo sắp tới của YouTube được dự báo tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín những thương hiệu truyền thông trên nền tảng này. Theo đó quảng cáo của các thương hiệu có thể sẽ được gắn lên các video nội dung xấu, độc.

Người dùng loay hoay tìm cách “trốn” quảng cáo

Quá ám ảnh với quảng cáo, nhiều người dùng bắt đầu phản kháng và tìm cách tránh xem những nội dung này trên YouTube. Trên một số diễn đàn, group, người dùng cho biết đang chuyển qua SoundCloud, Spotify để nghe nhạc hay dùng ứng dụng stream video của bên thứ ba để tránh quảng cáo, chẳng hạn YouTube Vanced. Một số nhóm còn rủ nhau cùng mua YouTube Premium “lậu” để né quảng cáo.

Bản thân nền tảng này cung cấp dịch vụ YouTube Premium với các chức năng như nghe nhạc trong nền, xem video không quảng cáo, tải video xuống để xem khi cần. Tuy nhiên, YouTube chưa cung cấp dịch vụ này tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tại thị trường Mỹ, YouTube Premium cho phép người dùng trải nghiệm 3 tháng miễn phí. Sau khi hết thời hạn, người dùng cần bỏ ra 11,99 USD, khoảng 275.000 VNĐ mỗi tháng cho dịch vụ này.

Nhu cầu đông nhưng thiếu nguồn cung, nhiều người dùng Việt phải tìm đến những địa chỉ bán dịch vụ YouTube Premium “lậu”. Thay vì phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng, người dùng giờ đây chỉ phải trả từ 25.000-40.000 đồng để tiếp cận dịch vụ.

“Chỉ cần cung cấp địa chỉ email, bên mình sẽ nâng cấp trực tiếp trên tài khoản Google của bạn. Một tài khoản có thể dùng trên 3-4 thiết bị cùng lúc”, D.S, một cửa hàng chuyên bán tài khoản YouTube Premium trên mạng xã hội chia sẻ.

Có hai cách để mua YouTube Premium tại Việt Nam. Cách đầu tiên, người dùng sẽ gửi tài khoản để thêm vào danh sách thành viên gia đình trong gói Family của YouTube. Dạng thứ hai, người dùng sẽ mua lại các tài khoản YouTube Premium đã thanh toán phí từ trước.

Cả hai cách trên đều không được YouTube chấp nhận bởi nền tảng này không cho phép mua bán tài khoản. Tài khoản mua sẵn bằng thẻ tín dụng đánh cắp còn có thể bị khóa.

“Ngoài ra, YouTube Premium lậu cũng không đầy đủ tính năng như bản đầy đủ. Tôi không thể tắt màn hình khi nghe nhạc trên YouTube. Dù không đủ tính năng tôi vẫn buộc lòng chi tiền để mua chỉ để tránh xem quảng cáo”, chị Hường nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Google công bố danh sách YouTube nổi bật nhất Việt Nam 2020

Google công bố danh sách YouTube nổi bật 2020 bao gồm: Top 10 video nổi bật, top 10 video ca nhạc nổi bật và và top 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật.

Đây là những video và những nhà sáng tạo YouTube tạo được xu hướng theo dõi đáng chú ý nhất trong năm qua. Đặc biệt, giới streamer về game và nhạc chế vẫn tiếp tục lên ngôi trong năm nay.

Trong top 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật 2020, đứng đầu là Độ Mixi của kênh MixiGaming, tiếp đó là kênh Trấn Thành Town của nghệ sĩ Trấn Thành với nội dung giải trí, và kênh của Hậu Hoàng với nội dung chủ đạo là nhạc chế.

Trong top 10 còn có những nhà sáng tạo khác như Thiên An Official, Anh Thám Tử, Cris Devil Gamer hay kênh ẩm thực mukbang Quynh Tran JP & Family.

Còn trong top 10 video nổi bật, đứng đầu là video nhạc chế Nhìn lại 2019 – Hậu Hoàng – Cảm ơn tất cả mọi người của Hậu Hoàng, ngay sau đó là web drama Bố Già – tập 1 của Trấn Thành. Video 5 điều cần làm tốt để phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế cũng có mặt ở vị trí thứ ba.

Top 10 video ca nhạc (MV) nổi bật có Anh thanh niên (HuyR), Là 1 thằng con trai (Jack) hay hit Hoa nở không màu của Hoài Lâm.

Top 10 video nổi bật YouTube 2020

[Nhạc chế] Nhìn lại 2019 – Hậu Hoàng – Cảm ơn tất cả mọi người – Hậu Hoàng
Bố già – Tập 1 – Trấn Thành Town
5 điều cần làm tốt để phòng chống COVID-19 – Bộ Y tế
[Nhạc chế] Chị đại chuyển trường Phần 2 (Gangster Girl In Highschool Part 2) – Thiên An Official
Rap Việt tập 1 – Vie Channel – HTV2
Stream đến bao giờ – Độ Mixi ft. Bạn sáng tác – MixiGaming
Táo liên quân 2020 – Liên Quân Mobile eSports – Garena

Thách thức danh hài 6 – Tập 15 Gala Full: 5 bé tài năng lập kỷ lục lịch sử khi 2 lần thắng 150 triệu – DIEN QUAN Comedy/Hài

7 nụ cười xuân – Mùa 3, tập 17: Thúy Ngân ướt mặt vì được Tiến Luật, Dương Lâm liên tục “xịt khoáng” – Đông Tây Promotion Official

1977 Vlog – Vợ nhặt – Kẻ đi tìm tương lai

Top 10 video ca nhạc (MV) nổi bật

Anh thanh niên – HuyR
Là 1 thằng con trai – Jack
Hoa nở không màu – Hoài Lâm (Acoustic version)
Thích thì đến – Lê Bảo Bình
Có chắc yêu là đây – Sơn Tùng M-TP
Hoa hải đường – Jack
Em không sai, chúng ta sai – Erik
Hơn cả yêu – Đức Phúc
Chân ái – Orange, Khói, Châu Đăng Khoa
How You Like That – BlackPink

Top 10 nhà sáng tạo nổi bật

MixiGaming – (4.27 triệu người đăng ký)
Trấn Thành Town (4.53 triệu người đăng ký)
Hau Hoang (6.28 triệu người đăng ký)
Thiên An Official (3.11 triệu người đăng ký)
Anh Thám Tử (1.91 triệu người đăng ký)
Cris Devil Gamer (9.22 triệu người đăng ký)
Di Di (2.51 triệu người đăng ký)
Gãy Media (2.05 triệu người đăng ký)
FAP TV (12.1 triệu người đăng ký)
Quynh Tran JP & Family – Cuộc sống ở Nhật (3.57 triệu người đăng ký)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

YouTube ‘gọi tên’ Top các video và người sáng tạo hàng đầu của năm 2020

YouTube đã công bố danh sách hàng năm các video và người sáng tạo hàng đầu trên nền tảng này, đó là các nội dung thu hút được nhiều sự chú ý nhất cũng như các ngôi sao và chủ đề đang được chú trọng nhất.

YouTube 'gọi tên' Top các video và người sáng tạo hàng đầu của năm 2020

Danh sách có thể giúp bạn cải thiện cách tiếp cận nội dung trên kênh YouTube của mình. Trước hết, về video – các video thịnh hành nhất trên YouTube vào năm 2020 là:

  1. Netflix Is A Joke – 8:46, Dave Chappelle
  2. Mark Rober – Building the Perfect Squirrel Proof Bird Feeder
  3. SNL – First Debate Cold Open
  4. JeffreeStar – We Broke Up
  5. MrBeast – I Bought The World’s Largest Firework
  6. NikkieTutorials – I’m Coming Out.
  7. Dream – Minecraft Speedrunner VS 3 Hunters GRAND FINALE
  8. NBC – Ricky Gervais’ Monologue – 2020 Golden Globes
  9. Dude Perfect – Quarantine Stereotypes
  10. SomeGoodNews – Some Good News with John Krasinski – Ep 1

Không thực sự có bất kỳ xu hướng nội dung chính xác nào ở đây, với một loạt các chủ đề và loại hình khác nhau. Hài vẫn thắng lớn, mặc dù các video hài ở đây cũng phù hợp phần nào với thông điệp xã hội, trong khi các clip về trò chơi và chủ đề tích cực đã hoàn thành tốt giữa những thách thức trong năm.

Danh sách các ngôi sao nền tảng hàng đầu cung cấp thêm một chút thông tin chi tiết về những gì đang đạt được sức hút trên nền tảng.

  1. MrBeast
  2. Dream
  3. ZHC
  4. SSSniperwolf
  5. Tiko
  6. Chloe Ting
  7. JoshDub
  8. The Royalty Family
  9. LazarBeam
  10. James Charles

Trọng tâm nhất quán ở đây là trò chơi (gaming) – năm trong số mười kênh được liệt kê chủ yếu phù hợp với nội dung liên quan đến trò chơi, với Fortnite, Minecraft và Among Us là những trò chơi hàng đầu nhận được sự chú ý từ những người sáng tạo (Creator) này.

Game hay Trò chơi là một tác nhân có ảnh hưởng lớn đến văn hóa của giới trẻ hiện đại – nếu bạn chưa xem xét tầm quan trọng của các trò chơi và cách nó liên quan đến các xu hướng nội dung mới nổi, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội lớn.

Không phải tất cả các thương hiệu sẽ có các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với trò chơi, nhưng điều đáng xem xét là ảnh hưởng của văn hóa trò chơi và cách điều đó có thể phù hợp với thông điệp của bạn vào năm 2021.

Điều này còn phù hợp với việc tập trung rộng rãi hơn vào các ý tưởng ​​tốt cho xã hội của những khán giả trẻ tuổi và có một số bằng chứng cho thấy đó có thể là một cách tiếp cận tốt. Nhưng như đã lưu ý, rất khó để lặp lại thành công của các kênh này.

Nhưng ngay cả như vậy, điều đáng chú ý là họ đang làm gì và điều đó có thể liên quan như thế nào đến cách tiếp cận nội dung YouTube của riêng bạn.

Nếu bạn đang tìm cách để tăng hiệu suất YouTube của mình, đây là những kênh đáng để khám phá và các clip hàng đầu cũng có thể cung cấp thêm một số hướng dẫn về cách hoạt động của các video này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Thuật toán YouTube 2023: Những thông tin Marketers cần biết

Nhóm Tìm kiếm & Khám phá của YouTube đã trả lời các câu hỏi cơ bản của người dùng về thuật toán của nền tảng này. Dưới đây là cách thức hoạt động của Thuật toán YouTube 2023.

Thuật toán YouTube 2023
Thuật toán YouTube 2023: Những thông tin Marketers cần biết

YouTube đang chia sẻ thêm chi tiết về cách các thuật toán ‘tìm kiếm và đề xuất’ hoạt động nhằm trả lời các câu hỏi băn khoăn từ người dùng.

Tác động của việc thay đổi tiêu đề & hình thu nhỏ 9 (Thumbnail)

Nếu một video hoạt động không tốt, việc thay đổi tiêu đề và hình thu nhỏ có giúp ích được gì không? Hay điều đó sẽ làm cho thuật toán mất niềm tin vào video?

YouTube hoàn toàn khuyên bạn nên thay đổi giao diện của tiêu đề hoặc hình thu nhỏ vì đó có thể là một cách hiệu quả để có thêm lượt xem.

Điều đó nói chung là vì video trông khác với người xem và điều đó sẽ thay đổi cách mọi người tương tác với video khi video được đưa ra trong đề xuất của họ.

Sau đó, thuật toán của YouTube phản hồi sự thay đổi trong hành vi của người dùng, chứ không phải hành động thay đổi tiêu đề hoặc hình thu nhỏ.

Hành động thay đổi tiêu đề hoặc hình thu nhỏ vốn dĩ không kích hoạt YouTube tăng số lần hiển thị cho video. Đó chỉ đơn giản là về cách người dùng phản ứng với sự thay đổi đó.

Nói chung, bạn chỉ nên thực hiện các thay đổi đối với video khi video đó vừa có tỷ lệ nhấp thấp hơn, vừa nhận được ít lượt xem và hiển thị hơn bình thường.

Phản hồi của thuật toán cho người đăng ký cũ/người dùng không hoạt động

Người đăng ký cũ/không hoạt động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của video không? Điều đáng lo ngại là điều này có thể dẫn đến CTR thấp hơn, dẫn đến video không được đề xuất nhiều.

Thuật toán đề xuất của YouTube không tập trung vào nguồn cấp dữ liệu đăng ký như một tín hiệu chính. Thuật toán tập trung vào hiệu quả hoạt động của video trong bối cảnh video được hiển thị.

Ví dụ: xếp hạng trên trang chủ dựa trên mức độ hoạt động của video đó khi hiển thị trên trang chủ của người dùng khác.

Thuật toán của YouTube hiểu những người xem nào đã không xem nội dung của kênh trong một thời gian dài và sẽ tránh hiển thị nội dung từ kênh đó cho những người đăng ký không hoạt động.

Vì vậy, người đăng ký không hoạt động không phải là điều mà chủ sở hữu kênh nên lo lắng.

Tổng số người đăng ký có liên quan như thế nào nếu YouTube không cung cấp nội dung cho tất cả người đăng ký dựa trên việc họ không hoạt động/thiếu tương tác trên kênh. Video có nên được đẩy ra cho ai đó trừ khi họ hủy đăng ký không?

Hệ thống đề xuất của YouTube không giới thiệu video cho bất kỳ ai. Những gì nó làm là thu hút video và xếp hạng chúng cho người dùng dựa trên những gì họ có khả năng xem nhất.

Người đăng ký là một trong nhiều tín hiệu được sử dụng để xếp hạng video cho người dùng. YouTube nhận thấy việc ưu tiên nội dung từ các kênh mà người dùng đăng ký để giảm đáng kể số lượng video người dùng xem và tần suất họ quay lại YouTube.

Đó là lý do tại sao thuật toán đề xuất của YouTube được thiết kế để đề xuất nội dung mà người dùng có khả năng xem, bất kể nội dung đó có được xuất bản bởi các kênh mà người dùng đăng ký hay không.

Kết quả tìm kiếm trên YouTube

YouTube xếp hạng kết quả tìm kiếm video như thế nào?

Cũng giống như công cụ tìm kiếm của Google, công cụ tìm kiếm trên YouTube có mục tiêu tương tự là muốn hiển thị cho người dùng những kết quả phù hợp nhất cho các truy vấn của họ.

Video được xếp hạng trong tìm kiếm YouTube theo nhiều yếu tố, nhưng các yếu tố quan trọng nhất là mức độ liên quan và hiệu suất.

Mức độ liên quan là tiêu đề, mô tả và nội dung của video khớp với truy vấn của người dùng như thế nào.

Hiệu suất liên quan đến video mà người dùng đã chọn xem sau khi thực hiện các truy vấn tương tự.

Thuật toán của YouTube cũng xem xét các chỉ số tương tác như thời lượng và thời lượng video mà người dùng chọn xem.

Để làm rõ, kết quả tìm kiếm của YouTube không phải là danh sách các kết quả được xem nhiều nhất cho một truy vấn nhất định. Thông tin thêm về video nào phù hợp nhất và video nào mà người dùng có nhiều khả năng xem nhất.

Nhiều ngôn ngữ trên cùng một kênh

Việc tải video lên bằng hai ngôn ngữ khác nhau trên cùng một kênh có thể ảnh hưởng đến cách YouTube đề xuất video từ kênh đó không?

Việc tải lên bằng các ngôn ngữ khác nhau trên cùng một kênh có thể gây nhầm lẫn cho người xem. Vì lý do đó, YouTube khuyên bạn nên tạo các kênh riêng biệt cho từng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, nếu kênh đặc biệt phục vụ khán giả nói nhiều ngôn ngữ thì việc lưu giữ tất cả nội dung trên cùng một kênh sẽ có ý nghĩa.

Tầm quan trọng của thời gian xem video

Có phải mất một khoảng thời gian xem nhất định trước khi video được thuật toán của YouTube đề xuất không?

Không có ngưỡng cụ thể nào mà video cần phải đáp ứng trước khi bắt đầu được đề xuất.

Các kênh có thể nhận thấy một số video của họ tăng trưởng nhiều tháng sau khi được xuất bản vì thông thường người dùng thể hiện sự quan tâm đến các video cũ.

Điều này có thể là do một chủ đề cụ thể đang trở nên phổ biến hoặc những người xem mới của kênh có thể quay lại và xem các video trước đó.

Hầu hết người dùng không xem video theo thứ tự gần đây nhất hoặc quyết định xem họ muốn xem gì dựa trên thời điểm video được xuất bản.

Vì vậy, trang chủ của người dùng thường sẽ chứa các video được xuất bản cách đây vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Trên đây là tất cả những kiến thức căn bản về thuật toán của YouTube mà bạn nên biết. Bằng cách nắm rõ nguyên lý hoạt động của nền tảng, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá các kênh của thương hiệu, thúc đẩy lượng tương tác với nội dung và hơn thế nứa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Bảo Quốc | MarketingTrips 

YouTube đang hiển thị quảng cáo ngay cả trên các kênh không bật kiếm tiền

YouTube đang chạy quảng cáo trên các kênh không bật tính năng kiếm tiền nhưng người sáng tạo nội dung lại không nhận được bất kì một phần nào từ doanh thu quảng cáo mang lại.

Người sáng tạo nội dung (Creator) trên YouTube đang lo lắng về sự thay đổi đối với các điều khoản dịch vụ của nền tảng này khi cho rằng quảng cáo sẽ được hiển thị ngay trên các kênh chưa chọn tham gia kiếm tiền.

Không phải bản thân quảng cáo không phù hợp với người sáng tạo mà là quyết định của YouTube không trả tiền cho các kênh không kiếm tiền để phân phối quảng cáo.

Thông thường, người sáng tạo sẽ phải tham gia ‘Chương trình Đối tác YouTube‘ (YouTube Partner Program) để cho phép quảng cáo được phân phối trên kênh của họ.

Lợi ích chính của việc chọn tham gia phân phối hay hiển thị quảng cáo là chia sẻ doanh thu. Nhiều người sáng tạo xuất bản trên YouTube để kiếm thu nhập phụ, trong khi những người khác thì coi đó là ‘nghề’ mang lại nguồn thu nhập chính.

Các kênh không bật kiếm tiền sẽ không có cơ hội kiếm được bất kỳ khoản tiền nào khi YouTube bắt đầu hiển thị quảng cáo trên kênh của họ.

Quyền kiếm tiền từ YouTube

YouTube đang thêm một phần mới vào Điều khoản dịch vụ của mình có tiêu đề ‘Quyền kiếm tiền’.

Đồng ý với Điều khoản dịch vụ mới, điều này bắt buộc đối với tất cả người dùng, có nghĩa là đồng ý với mọi thứ được trình bày trong phần ‘Quyền kiếm tiền’.

Dưới đây là một đoạn nội dung được nêu ra:

“Bạn cấp cho YouTube quyền kiếm tiền từ nội dung của bạn (và việc kiếm tiền như vậy có thể bao gồm việc hiển thị quảng cáo trên hoặc trong nội dung hoặc tính phí người dùng để truy cập). Thỏa thuận này không cho phép bạn nhận bất kỳ khoản thanh toán nào”.

Công ty này cho biết thay đổi này hiện đang được triển khai từ từ cho một số video giới hạn từ các kênh không thuộc ‘Chương trình Đối tác YouTube’.

Vì vậy, tất cả những người sáng tạo nên lưu ý rằng quảng cáo có thể bắt đầu xuất hiện trên một số video của họ bất kỳ lúc nào.

YouTube sẽ không thông báo cho người sáng tạo biết khi quảng cáo bắt đầu hiển thị trên nội dung của họ.

Đối với những người sáng tạo hiện không tham gia ‘Chương trình Đối tác YouTube’, điều khoản mới nêu rõ rằng sẽ không kiếm được doanh thu:

“Vì bạn hiện không tham gia Chương trình Đối tác YouTube nên bạn sẽ không nhận được một phần doanh thu từ những quảng cáo này, mặc dù vậy bạn vẫn có cơ hội đăng ký tham gia ‘Chương trình Đối tác YouTube’ như bình thường sau khi đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện của kênh”.

Chương trình Đối tác YouTube (YPP)

Cách duy nhất để các kênh kiếm được doanh thu quảng cáo là tham gia Chương trình Đối tác YouTube.

Tuy nhiên, cần phải đáp ứng một số điều kiện để tham gia chương trình. Hai điều kiện đang kìm hãm hầu hết các kênh là:

  • Có hơn 4.000 giờ xem công khai hợp lệ trong 12 tháng qua.
  • Có hơn 1.000 người đăng ký.

Vì vậy, chính những người sáng tạo nhỏ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, điều này chỉ làm tăng thêm tranh cãi xung quanh các điều khoản mới của YouTube.

Kể từ khi công bố thay đổi này cách đây vài ngày, YouTube đã tràn ngập video của những người sáng tạo lên tiếng phản đối quyết định không chia sẻ doanh thu quảng cáo của công ty.

Lập luận chính của họ là các kênh nhỏ hơn sẽ kiếm được một phần doanh thu nếu họ bị buộc phải phân phối quảng cáo.

Những người sáng tạo có uy tín cũng cho biết họ đang mất niềm tin vào YouTube khi phải đưa ra các quyết định có lợi cho cộng đồng.

Ngoài việc ảnh hưởng đến người sáng tạo, điều này gần như chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng.

Có giới hạn về số lượng quảng cáo mà mọi người sẵn sàng chấp nhận và YouTube hiện có thể đang đạt đến giới hạn đó.

Một mặt, YouTube có thể thúc đẩy nhiều người đăng ký dịch vụ Premium không có quảng cáo hơn. Mặt khác, nhiều người có thể giảm thời gian dành cho YouTube hoặc tẩy chay nó hoàn toàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Siết quản lý thuế dòng tiền giao dịch với Facebook, YouTube, Netflix

Ông Đặng Ngọc Minh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết sẽ phối hợp với các ngân hàng thương mại để quản lý thuế đối với dòng tiền chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.

Chiều 1-12, trao đổi với báo giới tại buổi họp báo về nghị định 126 hướng dẫn Luật quản lý thuế, ông Đặng Ngọc Minh – phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế – cho hay tới đây Bộ Tài chính sắp có thông tư hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới vào Việt Nam thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Cơ quan thuế đã có kế hoạch làm việc với các công ty tư vấn, kiểm toán để mời các doanh nghiệp như YouTube, Google, Netflix, Amazon, Facebook… trao đổi về trách nhiệm và nghĩa vụ thuế.

Phải nộp thuế cho Việt Nam

Trước hết, ông Minh nói rõ cơ quan thuế sẽ hướng dẫn nghĩa vụ thuế mới và biện pháp quản lý. Tinh thần chung, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế là nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuyên biên giới khi cung cấp cho khách hàng ở Việt Nam.

Riêng với Netflix, Tổng cục Thuế đã có một số buổi làm việc với doanh nghiệp này. Theo quy định, Netflix phải nộp thuế tại Việt Nam, theo khẳng định của ông Minh.

Sắp tới, cơ quan thuế sẽ kiểm tra và tính toán lại việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Netflix cho phù hợp. Căn cứ tính thuế cho Netflix cơ bản dựa vào kê khai của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ phối hợp với ngân hàng để thống kê dòng tiền thanh toán cho Netflix thời gian qua là bao nhiêu.

Về quản lý thuế nói chung đối với các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, ông Minh thông tin số tiền mà doanh nghiệp thanh toán cho Google, Facebook, YouTube… thì cơ quan thuế quản lý tốt.

Số thuế thu được, như năm 2018 là 700-800 tỉ đồng, năm 2019 đạt trên 1.000 tỉ đồng và 11 tháng đầu năm nay đạt gần 1.000 tỉ đồng. Các doanh nghiệp này đang thực hiện nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên, đối với doanh thu mà cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho tổ chức nước ngoài thì số thu chưa phản ánh đúng thực tế như dòng tiền mà cá nhân thanh toán dịch vụ cho Netflix. Do đó, trong thời gian tới cơ quan thuế sẽ tăng cường rà soát và phối hợp với ngân hàng để quản lý dòng tiền và thu thuế kịp thời vào ngân sách.

Ngân hàng chỉ cung cấp tài khoản của cá nhân có 2 nguồn thu nhập

Về quy định ngân hàng thương mại có phải cung cấp tên chủ tài khoản, số tài khoản của tất cả người nộp thuế cho cơ quan thuế, trả lời báo giới, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định trước mắt cơ quan thuế chưa yêu cầu ngân hàng thông tin tài khoản của từng người nộp thuế.

Với thực tế quản lý, cơ quan thuế chỉ phối hợp với ngân hàng để quản lý thu nhập của những cá nhân nhận được từ hoạt động thương mại điện tử như từ Facebook, YouTube… và từ nhiều nguồn.

Đặc biệt, khi phát hiện cá nhân, tổ chức có rủi ro về thuế và để phục vụ mục đích thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế sẽ yêu cầu ngân hàng cung cấp cả giao dịch, số dư tài khoản của người nộp thuế nữa.

“Khi phát hiện các dòng tiền bên ngoài chi trả cho các cá nhân, tổ chức trong nước, cơ quan thuế có thẩm quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp giao dịch của các tổ chức nước ngoài cho các cá nhân này”, ông Minh nhấn mạnh.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng cho biết thêm ngày 4-12, cơ quan này sẽ họp với Ngân hàng Nhà nước để làm rõ quy định này.

Theo hướng trước mắt, ngân hàng sẽ cung cấp cho cơ quan thuế tên chủ tài khoản, số tài khoản của người nộp thuế có hai nguồn thu nhập trở lên, tức là những người tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Thêm nữa, những nội dung như việc lưu trữ dữ liệu, bảo mật thông tin… sẽ được phía cơ quan thuế và ngân hàng bàn thảo để cùng thống nhất áp dụng. Hướng dẫn thực hiện quy định này sẽ được Bộ Tài chính ban hành thông tư trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Tuổi Trẻ

Việt Nam có số tài khoản bị Facebook xoá cao nhất thế giới

Trong năm 2020, Việt Nam đã phối hợp với Facebook để xoá gần 300 tài khoản giả mạo, chặn hơn 300 fanpage quảng cáo game, cờ bạc.

Báo cáo tại “Hội thảo đánh giá hoạt động Thông tin Điện tử năm 2020”, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông, cho biết trong năm 2020, những mạng xã hội xuyên biên giới lớn, như Facebook, YouTube, TikTok tiếp tục ảnh hưởng đến truyền thông xã hội trong nước.

Cơ quan chức năng đã tăng cường làm việc với các nền tảng này để chặn, gỡ các tài khoản mạo danh hoặc đưa thông tin sai sự thật.

Cụ thể trong năm 2020, Facebook đã gỡ 290 tài khoản giả mạo cá nhân, tổ chức. 100% tài khoản giả mạo Bộ Y tế đưa tin giả về Covid-19 được ngăn chặn. 330 fanpage về quảng cáo game, cờ bạc, đổi thưởng và 2.200 đường link quảng cáo cho hoạt động buôn bán, dịch vụ bất hợp pháp bị gỡ.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, khẳng định Việt Nam đứng số một thế giới về số lượng tài khoản và bài viết bị Facebook xử lý trong năm qua.

Ngoài Facebook, Cục cũng hợp tác YouTube để ngăn chặn các kênh video vi phạm thuần phong mỹ tục, hạn chế bật chức năng kiếm tiền của những nội dung nhảm nhí. Trong đó, 29.009 video vi phạm đã bị gỡ bỏ, 24 tài khoản phản động, với hàng nghìn video nội dung không phù hợp bị xoá khỏi nền tảng này.

Điển hình có tài khoản YouTube bị xử phạt đến hai lần một tháng như kênh của Nguyễn Văn Hưng ở Bắc Giang.

Video của Hưng bị đánh giá là cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, vi phạm quy định về hành vi trên mạng xã hội. Cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính người này 17,5 triệu đồng, bên cạnh đó, YouTube cũng giới hạn chức năng bật quảng cáo kiếm tiền của kênh này.

Theo ông Lê Quang Tự Do, trước đây YouTube chỉ gỡ hoặc chặn quảng cáo những kênh thuộc các đối tượng bị pháp luật truy tố, như Khá Bảnh, Dũng Trọc, nhưng giờ, chỉ cần đăng video nội dung nhảm nhí, vi phạm thuần phong mỹ tục là YouTube sẽ xử lý, không phải chờ đến khi pháp luật can thiệp.

Mạng xã hội mới nổi TikTok cũng bắt đầu có ảnh hưởng tại Việt Nam. “TikTok hoạt động theo luật pháp nước sở tại, tuân thủ quy định của cơ quan chức năng, ngược hoàn toàn với các mảng xã hội xuyên biên giới trước đây”, ông Lê Quang Tự Do nhận xét. Theo ông Do, sự xuất hiện của TikTok đang phá vỡ thế độc quyền của Facebook, YouTube.

Với mạng xã hội trong nước, năm 2020 Việt Nam chỉ có thêm 4 mạng xã hội được cấp phép.

Việt Nam hiện có khoảng 94 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó, Facebook và YouTube là hai nền tảng có lượng người dùng lớn nhất, mỗi nền tảng có hơn 60 triệu người dùng thường xuyên. Doanh thu từ các mạng xã hội hoạt động tại Việt Nam năm nay tăng 11,8% so với năm ngoái, ước tính sẽ đạt 12.000 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Kênh YouTube của Trấn Thành bị lợi dụng để lừa đảo

Sáng ngày 26/11, MC Trấn Thành thông báo trên fanpage cho biết kênh YouTube có hơn 4,5 triệu lượt đăng ký của anh bị hacker tấn công.

“Sáng nay, có người bạn gọi điện thông báo kênh YouTube của tôi đã bị hack. Tôi thực sự hoang mang khi biết sự cố này. Sau đó, tôi đã thông báo đến với công ty MeTub. Công ty này cho biết đã chặn được nhóm hacker. Hiện tại, kênh YouTube của Trấn Thành đã an toàn, nên mong mọi người yên tâm”, nam MC chia sẻ trên mạng xã hội.

Tại thời điểm livestream, kênh YouTube của Trấn Thành đã thu hút hơn 100.000 lượt xem. Hiện tại, video livestream trên đã biến mất khỏi kênh YouTube Trấn Thành Town.

Theo đại diện MeTub, một trong những mạng lưới đa kênh (MCN) lớn tại Việt Nam, sự việc trên không phải bị hack. Đây chỉ là hình thức “ăn cắp” stream key để phát livestream. Hệ thống kiểm duyệt của Google sẽ khoá kênh hoặc xóa video khi nhận thấy vi phạm nội dung livestream.

Theo người đại diện MeTub, stream key là cố định để tiện trong việc phát livestream những video tiếp theo. Tuy nhiên nếu kẻ xấu có được đường dẫn các video livestream trước của kênh, chúng có thể phân tích mã nguồn và tìm được stream key để phát video mà họ ưa thích trên kênh tương ứng (thường là kênh lớn, có nhiều lượt đăng ký).

Chủ kênh có thể vào phần thiết lập livestream trong YouTube Studio rồi đặt lại stream key để xử lý việc kênh bị phát trực tiếp các nội dung không mong muốn. Tiếp theo, vào phần cài đặt cộng đồng trong kênh, xóa phần “Restream Bot” trong mục “Người kiểm duyệt” là có thể xử lý 99% tình trạng này.

Chuyên gia từ MeTub cho biết hiện cách lấy stream key đang được khai thác triệt để bởi những kẻ lừa đảo. Vì vậy, sau mỗi lần livestream, nhà sáng tạo nội dung YouTube nên chủ động đổi stream key.

Không chỉ MC Trấn Thành, trước đó nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu, fanpage của vợ chồng Lý Hải cũng thông báo kênh YouTube bị hack, phát livestream về Bitcoin. Kênh YouTube của ca sĩ Lynk Lee cũng được cho là đã phát những video này.

Ngoài kênh của những nghệ sĩ nổi tiếng, một số kênh YouTube chuyên phát sóng các giải đấu thuộc trò chơi Liên Minh Huyền Thoại cũng gặp tình trạng tương tựTheo đó, ngày 22/11, kênh YouTube Vietnam Esports TV và VETV7 Esports, bất ngờ phát trực tiếp những video tặng tiền điện tử Bitcoin bằng tiếng nước ngoài.

Những video này đều chứa thông điệp kêu gọi người xem chuyển một khoản tiền Bitcoin đến địa chỉ hiện trên màn hình để nhận lại số Bitcoin gấp đôi. Đoạn livestream tặng Bitcoin được phát trong khoảng 25-30 phút trước khi bị xóa.

Hiện tại, phía YouTube vẫn chưa đưa ra phản hồi hay thông báo chính thức nào về các sự cố trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Lý do khiến Facebook, YouTube và Twitter ngày càng coi nhẹ người dùng

Những công ty này từng muốn thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn. Giờ đây, họ coi nhẹ người dùng và xã hội.

Zing lược dịch bài viết của tác giả Maelle Gavet về những thay đổi trong cách nhìn đối với người dùng của các mạng xã hội lớn hiện nay.

Khi tôi nói chuyện với những người bạn làm việc tại các công ty mạng xã hội lớn, họ luôn nói bản thân không làm vì tiền mà bởi thứ khác lớn lao hơn. Dù vậy, tiền lương của họ vẫn là con số đáng kể.

Và khi được hỏi tại sao vẫn đi làm tại các mạng xã hội đang gây ra nhiều tác động xấu đến cộng đồng, thay cho Apple, Microsoft hoặc bất kỳ công ty công nghệ nào khác, họ vẫn trả lời: vì những thứ lớn lao hơn.

Lúc gia nhập những công ty đó, bạn tôi tin rằng Facebook, Twitter và YouTube đều hoạt động vì mục đích tốt đẹp: Facebook muốn giúp mọi người có thể kết nối và gặp gỡ nhau; YouTube là nơi người ta thể hiện bản thân và tiếp cận với thế giới; Twitter đặt ra mục tiêu trở thành nơi chia sẻ ý tưởng và thông tin mà không có bất cứ ranh giới nào.

Họ tin cả ba công ty này muốn đem lại những điều tốt đẹp như giúp mọi người liên lạc với người nhà hay bạn cũ, đem lại tiếng nói cho những người yếu thế. Thực tế, các mạng xã hội này cũng từng thực sự hy vọng xây dựng nền tảng do con người và vì con người, với ước muốn tất cả cùng nhau tiến bộ.

Vậy tại sao giờ đây Facebook, YouTube, Twitter cùng những nhân viên của mình, kể cả bạn tôi, đang dần đi lệch khỏi mục đích lớn lao ban đầu của họ là phục vụ cho sự phát triển nhân loại? Chắc chắn không phải do sức mạnh đồng tiền vì họ đã có quá đủ. Từ CEO đến nhiều nhân viên bình thường, ai cũng là triệu phú USD.

Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho sự thiếu đồng cảm của Mark Zuckerberg, Jack Dorsey hay Susan Wojcicki. Kể cả điều đó là sự thật, hàng nghìn nhân viên của ba công ty này không thể nào cùng mắc một khuyết điểm như thế.

Họ lại càng không thể do e sợ Tổng thống Mỹ Donald Trump bởi xét trên nhiều mặt, ba công ty này thậm chí còn có nhiều quyền lực hơn.

Xa rời mục tiêu ban đầu

Vậy lý do thực sự là gì? Với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty công nghệ, tôi xin đưa ra một vài giả thuyết.

Các mạng xã hội đa số do kỹ sư lập trình vận hành. Phần lớn kỹ sư này lại cho rằng máy móc và các phần mềm có thể giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp tốt hơn con người.

Những thứ cảm xúc như đồng cảm không thể nào đưa vào các quy trình kỹ thuật, vì cảm xúc là thứ khó đoán định trước. Chính vì thế, những yếu tố tinh thần ít được quan tâm đến trong quá trình phát triển mạng xã hội.

Hơn nữa, trong thế giới công nghệ hiện đại, tốc độ là điều cốt yếu. Khi các nhà sáng lập chạy theo cuộc đua cho ra mắt những tính năng nhanh hơn, họ cũng vô tình bị cuốn theo nhịp điệu chóng mặt của những sản phẩm mình làm ra.

Một nguyên nhân khác nằm ở việc mạng xã hội thường không hạn chế nội dung, các nhân viên làm việc tại những công ty này được tiếp xúc với mặt tích cực nhất cũng như tiêu cực nhất của loài người.

Điều này về lâu dài có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán chường và không còn là chính mình. Theo thời gian, những nhân viên này dần cho rằng mặt xấu xí, tiêu cực luôn tồn tại trong bản chất con người cũng như trên mạng xã hội, dù có lọc bao nhiêu nội dung xấu cũng như “dã tràng xe cát”.

Lọc nội dung như trò chơi đập chuột, dù có gỡ bỏ bao nhiêu bài viết, hình ảnh vi phạm, tiêu cực, vẫn sẽ có bài mới nội dung tương tự xuất hiện. Có cố gắng thế nào, người dùng vẫn tìm được cách lách luật. Đây là công việc gây kiệt sức và cho người ta cảm giác không thể nào hoàn thành.

Tách biệt với thế giới thực

Thế giới công nghệ phát triển dựa trên khái niệm “không bao giờ là đủ”. Dù số người dùng, lượng nhấp chuột có nhiều đến đâu, không bao giờ là đủ với mạng xã hội.

Dù bạn có thành công, giàu có đến đâu, cũng không bao giờ là đủ. Lối suy nghĩ này vẫn tồn tại trong các ngành nghề khác, nhưng được giới công ty công nghệ khuếch trương mạnh mẽ hơn.

Trong thế giới hiện tại, mọi người nghĩ đến những việc họ “phải” đạt được hơn là những việc bản thân đã làm được. Hơn cả cạnh tranh với người khác, họ cạnh tranh với chính bản thân mình.

Các công ty mạng xã hội tin rằng một công ty thành công phải luôn phát triển theo cấp số nhân, luôn trên tinh thần cạnh tranh với các đối thủ khác, dù đôi khi không có đối thủ nào cả. Việc này thúc đẩy sự thành công của thung lũng Silicon, cũng khiến nơi này không chấp nhận những trì trệ trong phát triển công ty.

Nhiều nhân viên của các ông lớn công nghệ lớn sống tách biệt với thế giới bởi mọi nhu cầu của họ đã được công ty đáp ứng. Họ sống trong cộng đồng khép kín, thiếu sự đa dạng, từ đó khiến khả năng đồng cảm với người khác dần suy giảm.

Thung lũng Silicon cũng là cộng đồng thiếu thực tế và thích những điều lớn lao. Những nguyên tắc họ đề ra như tự do ngôn luận, tự do thông tin, cởi mở, dân chủ khó được tuân theo tuyệt đối trong thực tế.

Họ cho rằng không nên thỏa hiệp với thực tại mà có thể thay đổi nó nếu quyết tâm và chăm chỉ làm việc. Việc này khiến họ thiếu bao dung với những ý kiến khác biệt lẫn khuyết điểm của người khác.

Tuy nhiên, việc đổ lỗi cho mạng xã hội thiếu tính đồng cảm, vị tha cũng chưa hoàn toàn đúng. Xã hội phát triển một phần nhờ những xúc cảm tiêu cực như phẫn nộ, xúc phạm và nhục mạ người khác.

Ở phương Tây, chủ nghĩa phản trí thức, chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quân phiệt cứ vài thập kỷ lại nổi lên, dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn, tính đồng cảm hay vị tha ít được xem trọng hơn. Nếu nhìn ở góc độ khác, mạng xã hội chỉ đang phản ánh lại thế giới. Tuy vậy, trong thế giới thuật toán, sự tiêu cực có nhiều cơ hội bùng nổ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

YouTube Analytics hiện có thể báo cáo chi tiết về nguồn truy cập

YouTube đang cập nhật số liệu phân tích video của bạn với thông tin chi tiết về các nguồn lưu lượng truy cập.

YouTube Analytics hiện có thể báo cáo chi tiết về nguồn truy cập
YouTube Analytics hiện có thể báo cáo chi tiết về nguồn truy cập

Chủ sở hữu kênh YouTube có thể tìm thấy báo cáo mới trong tab Analytics trong YouTube Studio. Trong phần ‘Tổng quan’ hiện có một phần có tiêu đề: “Cách người xem tìm thấy video này”.

Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy cách báo cáo liệt kê nguồn lưu lượng truy cập, phần trăm lượt xem được tạo bởi mỗi nguồn lưu lượng và tổng số người xem từ mỗi nguồn.

Các nguồn lưu lượng truy cập được đưa vào báo cáo là:

  • Thông báo
  • Nguồn cấp dữ liệu đăng ký
  • Đề xuất của YouTube gồm: ‘Trang chủ YouTube’ và ‘Tiếp theo’
  • Các trang của kênh

Nhóm YouTube không giải thích các nguồn ‘Khác’ có thể bao gồm những gì, nhưng chúng ta có thể đoán đó có thể là người xem nhấp vào liên kết đến video từ phần nhận xét của video khác. Hoặc các vị trí ngẫu nhiên khác tương tự như vậy.

Bên cạnh mỗi nguồn lưu lượng truy cập sẽ có một mũi tên màu xanh lá cây, một mũi tên màu xám hoặc một dấu gạch ngang.

Nếu báo cáo hiển thị mũi tên màu xanh lục hướng lên trên, điều đó có nghĩa là nguồn lưu lượng truy cập đang hoạt động tốt hơn bình thường, theo dữ liệu lịch sử của kênh.

Mũi tên màu xám chỉ xuống có nghĩa là nguồn lưu lượng truy cập đang hoạt động kém hiệu quả so với số lượng người xem thường do nguồn đó tạo ra.

Một chỉ báo gạch ngang, hoặc hoàn toàn không có chỉ báo, có nghĩa là YouTube không có đủ dữ liệu lịch sử từ nguồn lưu lượng truy cập đó để biết hiệu suất tăng hay giảm.

Người xem tìm thấy video theo những cách khác nhau và ở những nơi khác nhau là điều bình thường. Vì vậy, chúng ta thường thấy nhiều nguồn lưu lượng truy cập khác nhau trong báo cáo này.

Khi một video hoạt động đặc biệt tốt với một nguồn lưu lượng truy cập cụ thể, video đó có thể nhận được ít lượt xem hoặc hiển thị hơn từ những người khác.

Ví dụ: nếu nhiều người xem xem một video trên trang chủ của họ, thì video đó có thể nhận được ít hiển thị hơn từ các nguồn khác vì người dùng đã xem video được đề xuất cho họ.

Bản cập nhật này hiện đã có trong YouTube Studio.

Cập nhật khác: Thư viện âm thanh YouTube

Trong cùng một bản tin, nhóm YouTube đã thông báo về việc ra mắt một tính năng khác chắc chắn sẽ giúp cuộc sống của người sáng tạo trở nên dễ dàng hơn.

YouTube Studio đang có thư viện âm thanh của riêng mình, là bộ sưu tập hàng nghìn bài hát miễn phí và người tạo hiệu ứng âm thanh có thể chỉnh sửa thành video của họ.

Điều này không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình trộn thêm âm thanh mà còn hầu như đảm bảo video sẽ không bị cảnh cáo bản quyền vì sử dụng âm thanh được cấp phép.

Hơn nữa, những nhà sáng tạo (Content Creator) đủ điều kiện vẫn có thể kiếm tiền hoàn toàn từ video của họ khi âm nhạc và hiệu ứng âm thanh từ thư viện âm thanh YouTube được thêm vào.

Bản cập nhật này hiện cũng có sẵn trong YouTube Studio.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Facebook thêm ‘Tips’ để người sáng tạo theo dõi và kiếm tiền từ nội dung của họ trên Facebook và Instagram

Facebook đang tìm cách giúp những người sáng tạo nội dung tối đa hóa cơ hội doanh thu của họ bằng cách cung cấp nhiều cách hơn để họ yêu cầu quyền kiếm tiền khi nội dung của họ được đăng lại trên Mạng xã hội.

AP Photo/Eric Risberg, file)

Thay đổi chính liên quan đến việc xác nhận quyền sở hữu nội dung trùng lặp và doanh thu quảng cáo liên quan trong đó.

Giờ đây, trong Trình quản lý Rights Manager, người sáng tạo sẽ có thể thiết lập các quy tắc mới để phát hiện nội dung trùng lặp khi nội dung được đăng, sau đó yêu cầu doanh thu quảng cáo, nếu có, từ nội dung đó thông qua công cụ này.

Theo Facebook:

“Chúng tôi đã cải thiện công cụ Thu thập thu nhập (Ad Earnings) từ quảng cáo và đang mở rộng tính khả dụng, điều đó có nghĩa là nhiều người sáng tạo sẽ có thể thu thu nhập quảng cáo từ các video phù hợp bao gồm quảng cáo trong luồng (in-stream ads).

Chúng tôi đã thêm một chế độ xem bộ lọc mới để phát hiện các kết quả phù hợp có thể kiếm tiền, hướng dẫn tốt hơn về cách nắm bắt cơ hội kiếm tiền, báo cáo doanh thu có thể xuất và khả năng thu nhập từ quảng cáo trong khi đặt liên kết quyền sở hữu trên video phù hợp”.

Điều đó sẽ giúp người sáng tạo quản lý nội dung của họ tốt hơn và tối đa hóa tiềm năng doanh thu của họ, bằng cách duy trì tất cả các bài đăng lại và sử dụng lại trên toàn mạng Facebook.

Ngoài ra, Facebook cũng mở rộng quyền truy cập vào ‘Trình quản lý quyền’ để cho phép nhiều người sáng tạo kiểm soát hơn về thời gian, cách thức và vị trí mà nội dung của họ được chia sẻ trên Facebook và Instagram.

“Người sáng tạo thuộc mọi quy mô giờ đây sẽ đủ điều kiện tham gia Rights Manager, vì lợi ích đảm bảo nhiều người hơn trên nền tảng của chúng tôi có thể bảo vệ và quản lý địa chỉ IP của họ.”

Việc cho phép người sáng tạo phát hiện và xác nhận quyền đối với nội dung của họ là yếu tố quan trọng trong quá trình kiếm tiền và quản lý, mặc dù đây có thể là một lĩnh vực khá khó khăn (như chúng ta đã thấy với các ‘bản sao’ hay đăng lại trên YouTube), vì ngày càng nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) muốn kiếm tiền từ tác phẩm của họ, những công cụ như vậy sẽ chỉ trở nên quan trọng hơn.

Do đó, những tiến bộ mới này sẽ rất hữu ích và sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho người sáng tạo để quản lý và duy trì hoạt động Facebook và Instagram của họ tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Việt Nam yêu cầu Google xử lý video nhảm nhí và giật gân trên YouTube

Ngừng chia tiền quảng cáo những kênh và video có nội dung không phù hợp trên YouTube, đây là yêu cầu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử gửi tới Google.

Trong công văn gửi tới Google , Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay, trên YouTube đang tồn tại nhiều kênh và video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ có nội dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Ví dụ như các kênh, video dành cho trẻ em nhưng có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ xúy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực…

Vì vậy, cục đề nghị Google ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi có yêu cầu của Cục nhằm bảo vệ người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, và cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung có uy tín tại Việt Nam. Nếu kênh tiếp tục vi phạm, cục sẽ đề nghị YouTube ngăn chặn, gỡ bỏ.

Cục cũng yêu cầu Google tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện, đồng thời đề nghị các kênh YouTube được bật kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các công ty quản lý mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam nhằm quản lý hiệu quả hoạt động của các kênh này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VTV

YouTube gặp lỗi trên toàn cầu

Sáng 12/11, nhiều người dùng báo cáo việc họ không thể xem video trên YouTube.

Khoảng 7h30 ngày 12/11, nhiều người dùng phản ảnh việc họ không thể xem được các video trên YouTube. Tình trạng chung được ghi nhận là việc người dùng vẫn có thể truy cập YouTube. Tuy vậy, khi bấm chọn các video, YouTube chỉ hiển thị quảng cáo, không thể xem được nội dung.

Lỗi không hiển thị video xảy ra trên cả web lẫn mobile. Đồng thời, những nền tảng khác của Google như YouTube TV, YouTube Music cũng xảy ra sự cố.

“Ban đầu tôi tưởng mạng nhà mình bị lỗi nhưng hỏi một vài người bạn mới biết đây là tình trạng chung. Trường hợp của tôi sau khi bấm chọn video khoảng 10 phút mới xem được nội dung”, Tuấn Vũ, người dùng YouTube ngụ quận 8, TP.HCM cho biết.

Chuyên trang theo dõi lỗi các nền tảng Downdetector ghi nhận số báo lỗi của người dùng tăng bất thường với gần 300.000 lượt. Lỗi này diễn ra ở phạm vi toàn cầu. Khu vực ghi nhận báo lỗi nhiều nhất là châu Mỹ, châu Âu, Australia, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Trong đó, 96% người báo lỗi trên Downdetector cho biết họ không thể xem video YouTube dù vẫn có thể truy cập trang web.

“Quảng cáo thì vẫn hiện nhưng video thì không”, người dùng Devin từ Italy bình luận trên Downdetector.

“Khi chọn video trên YouTube, thứ tôi thấy chỉ là một màn hình màu đen”, tài khoản Christian báo cáo.

Trên mạng xã hội, thông tin YouTube lỗi cũng được người dùng chia sẻ rộng rãi. Theo Getdaytrends, hashtag #YouTubeDOWN (YouTube bị sập) đang là chủ đề được thảo luận phổ biến nhất trên Twitter toàn cầu, với 105 nghìn lượt tweet chỉ trong vài giờ.

“Lỗi này ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người sáng tạo nội dung YouTube. Trong 60 phút xảy ra lỗi, kênh YouTube của tôi mất gần hết lượt xem”, Quang Vinh, nhà sáng tạo nội dung YouTube tại Đà Nẵng cho biết.

Bên cạnh YouTube, các nền tảng khác như Spectrum, Facebook, Netflix cũng ghi nhận biểu đồ báo lỗi tăng vọt từ 7h sáng ngày 12/11 (giờ Việt Nam).

Trên Twitter, tài khoản của đội ngũ YouTube xác nhận sự cố và cho biết đang tìm hướng khắc phục. “Nếu bạn gặp sự cố khi xem video trên YouTube ngay bây giờ, thì bạn không đơn độc. Nhóm của chúng tôi đã nắm vấn đề và đang tìm cách khắc phục. Chúng tôi sẽ cập nhật quá trình sửa lỗi sớm nhất”, tài khoản @teamYouTube thông báo.

Đến 8h40, YouTube đã hoạt động trở lại bình thường. Tuy vậy, YouTube vẫn chưa có thông báo chính thức về nguyên nhân của lỗi khiến người dùng không thể xem video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Thu thuế người kiếm tiền trên Google và YouTube thế nào?

Các chuyên gia cho rằng cơ quan thuế cần phối hợp với hệ thống ngân hàng, đồng thời áp dụng công nghệ để quản lý, thu thuế các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube.

Tổng cục Thuế cho biết, vừa qua cơ quan thuế đã mời cá nhân tên Trần Đức Phương lên làm việc, truy thu và phạt tổng cộng hơn 4 tỷ đồng tiền thuế. Người này kiếm được hơn 41 tỷ đồng từ Google.

Nói về vấn đề truy thu thuế với người có doanh thu phát sinh từ Google, Facebook, YouTube, ông Nguyễn Nam Bình, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết Cục Thuế đang phải thu thập dữ liệu của các cá nhân này qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng, các công cụ tính lượng truy cập để kiểm tra, giám sát.

Quá trình quản lý gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và nền tảng số nói chung thường không có văn phòng đại diện và không đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ông Bình mong muốn đẩy mạnh tuyên truyền để các cá nhân có thu nhập từ những nguồn này tự giác kê khai, nộp thuế, chứ không phải chờ cơ quan thuế phát hiện và xử lý.

Dưới góc độ của luật sư, ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, nhìn nhận việc thu thuế với người có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube đang không gặp khó khăn bởi luật mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực, trình độ và công nghệ.

Luật đã quy định rõ các cá nhân kinh doanh có nguồn thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên và các thu nhập từ Google, YouTube, Facebook đều thuộc đối tượng chịu thuế. Hơn nữa, giao dịch chủ yếu thông qua tài khoản ngân hàng, ứng dụng, có nhiều căn cứ để cơ quan quản lý theo dõi, đánh giá.

Ngân hàng nắm đầy đủ dữ liệu về những giao dịch bất thường. Cơ quan thuế cần phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng để truy soát các dòng tiền chi trả từ nước ngoài. Từ đó, áp dụng công nghệ kỹ thuật để quản lý, xác định đâu là giao dịch mua bán kinh doanh, thanh toán, tặng cho… Muốn vậy, cần đầu tư máy móc, nâng cao năng lực, trình độ người quản lý.

“Ngân hàng là mấu chốt của các giao dịch và được hưởng lợi rất lớn khi là kênh trung gian chuyển tiền, do đó cần phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu quản lý”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Đối với cá nhân không tự giác kê khai nộp thuế, ông Đức cho rằng nếu chưa biết, cần có quá trình tuyên truyền, vận động rồi hỗ trợ, tư vấn; còn cố tình chây ì thì phạt hành chính và bêu tên rộng rãi. Cơ quan thuế có thể cân nhắc công khai số tiền nộp thuế của từng cá nhân để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.

Còn theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Chính sách thuế (Tổng cục Thuế), quan trọng nhất là sự phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để truy xuất dòng tiền thu nhập bất thường của các cá nhân, doanh nghiệp qua các nền tảng mạng xã hội.

Đồng thời, cần có giải pháp, cơ chế để các tập đoàn đa quốc gia như Google, Facebook, YouTube phối hợp cung cấp thông tin giao dịch, dòng tiền chi trả cho các cá nhân ở Việt Nam. Từ đó, cơ quan thuế có thể tổng hợp, theo dõi một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cần có sự vào cuộc của Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông để giám sát, quản lý thu thuế thương mại điện tử hiệu quả.

Ngày 20/10, tại buổi họp báo về chống buôn lậu quý III của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ thanh tra kiểm tra (Tổng cục Thuế), cho biết cơ quan thuế đã yêu cầu 45 ngân hàng thương mại cung cấp thông tin để ngành có dữ liệu quản lý. Tại Hà Nội, hiện có 18.304 tổ chức, cá nhân có hoạt động bán hàng online với tổng thu nhập 1.462 tỷ đồng từ Google, Facebook, YouTube. Số tiền đã kê khai nộp thuế và truy thu là 13,9 tỷ đồng.

Cơ quan thuế khẳng định đang đẩy mạnh việc truy thu với các cá nhân này. Sắp tới, ngành thuế áp dụng biện pháp nghiệp vụ để thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đối với những trường hợp chây ì không kê khai và nộp thuế. Đặc biệt, sẽ phối hợp với công an phường, xã xác minh nơi cư trú để nắm thông tin về đối tượng cố tình không nộp thuế.

Trước đó, Tổng cục Thuế khẳng định Việt Nam có thu thuế giá trị gia tăng (VAT) với các tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua thuế nhà thầu nước ngoài. Trong đó, Google, Facebook, Netflix… có thu nhập tại Việt Nam thì các doanh nghiệp này đều phải nộp cả thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

“Chính sách Việt Nam đã có rồi và thực tế các doanh nghiệp đã kê khai và nộp thuế thông qua một đại diện tại Việt Nam. Thông qua đó, tổ chức phía Việt Nam sẽ nộp thuế phần thu nhập mà tổ chức nước ngoài nhận được ở Việt Nam”, ông Cường khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Nghe lời bạn gái – Thanh niên sửa app kiếm 400 triệu USD

Từ dự án làm vì đam mê, Kevin Systrom đã biến Burbn trở thành một trong những ứng dụng lớn nhất trên di động.

Kevin Systrom sinh năm 1983 tại Mỹ. Tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2006 với tấm bằng cử nhân ngành quản trị khoa học và kỹ thuật, Systrom gia nhập Google ở vị trí tiếp thị sản phẩm, đóng góp cho nhiều dịch vụ như Gmail, Sheets hay Calendar trong suốt 2 năm.

Dù vậy, Systrom quyết định nghỉ việc tại Google sau khi được lên chức nhưng không được làm việc theo sở thích. Rời Google, Systrom làm việc tại NextStop, ứng dụng đề xuất vị trí trên smartphone bằng GPS.

Cuối thập niên 2000, các ứng dụng check-in như Foursquare thu hút khá nhiều người sử dụng. Làm việc tại một startup như NextStop giúp Systrom chủ động hơn trong công việc.

Ứng dụng có 80 người dùng sau 9 tháng

Sau một năm trau dồi kỹ năng lập trình tại NextStop, Systrom quyết định tạo ra ứng dụng check-in riêng. Đó là lúc Burbn ra đời.

Burbn là đứa con tinh thần mà Systrom đặt nhiều tâm huyết. Không giống những ứng dụng check-in khác, Burbn cho phép người dùng đăng ảnh, video bên cạnh check-in địa điểm.

Ý tưởng của Systrom nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư khi được Baseline Ventures và Andreessen Horowitz rót tổng cộng 500.000 USD. Theo chia sẻ của Systrom, anh mất khoảng 60.000 USD để phát triển và ra mắt Burbn.

Dù có ý tưởng tốt, Burbn chỉ đạt 80 người dùng trong 9 tháng – đa số là người quen, bạn bè của Systrom. Khi anh giới thiệu Burbn cho người lạ, họ vẫn nhiệt tình cài ứng dụng nhưng rồi cũng vứt xó sau vài phút.

“Chúng tôi lập danh sách tính năng của Burbn, tự hỏi rằng tính năng nào đã tồn tại… Có rất nhiều ứng dụng check-in, nhưng không một giải pháp hữu ích nào giúp chia sẻ ảnh với bạn bè cùng lúc”, Systrom nói.

Cậu thanh niên thu dọn đồ đạc, cùng bạn gái Nicole (sau này trở thành vợ) rời California để đến Mexico du lịch. Có lẽ đi du lịch cùng bạn gái chính là quyết định sáng suốt nhất lúc ấy của Systrom.

“Ồ, vậy thì anh làm bộ lọc đi”

Tại Mexico, Systrom hỏi bạn gái tại sao không đăng ảnh lên Burbn. Cô giải thích rằng ảnh chụp từ iPhone 4 không đẹp như ảnh của bạn bè Systrom. Anh giải thích rằng bạn mình luôn sử dụng bộ lọc ảnh.

“Ồ, vậy thì anh làm bộ lọc đi”. Sau câu nói của bạn gái, Systrom liền tạo ra X-Pro II, bộ lọc ảnh đầu tiên của Burbn. Sau đó, bức ảnh đầu tiên với bộ lọc X-Pro II, chụp một chú chó ngồi gần quầy bánh taco tại Mexico, được đăng lên ứng dụng.

Cùng với Mike Krieger, Systrom đã lược bỏ hầu hết tính năng trên Burbn trừ chia sẻ ảnh. Ngày 6/10, Burbn trở thành Instagram, tên gọi kết hợp giữa instant camera (chụp ảnh nhanh) và telegram (hình thức gửi điện tín).

Trong ngày đầu phát hành trên App Store, Instagram đã được tải xuống 25.000 lần. Tháng 12/2010, ứng dụng cán mốc một triệu lượt tải.

Tháng 4/2012, CEO Facebook, Mark Zuckerberg tuyên bố mua lại Insagram với giá 1 tỷ USD. Thương vụ được cho là giúp Systrom có được 400 triệu USD.

Tạo ra Instagram của Systrom trở thành câu chuyện nổi tiếng tại Thung lũng Silicon. Trong khi đa số ứng dụng cố gắng nhồi nhét thật nhiều tính năng, Instagram ra đời từ một ứng dụng lộn xộn, bị lược mọi tính năng và chỉ giữ lại thứ được Systrom cho là quan trọng nhất.

Instagram cũng không phải ứng dụng sinh ra trong trí tưởng tượng. Systrom nhắc lại YouTube từng khởi đầu là website hẹn hò dựa trên video, trong khi Samsung ban đầu là hãng xuất khẩu cá khô.

Đối với Burbn, vấn đề là người dùng muốn chia sẻ ảnh lên Internet, nhưng ngại thể hiện vì chất lượng ảnh không cao. Quay lại thời điểm iPhone 4 là chiếc điện thoại hot nhất, chất lượng camera trên máy vẫn không khiến nhiều người hài lòng.

Instagram đã thu hút người dùng vì giải quyết được cả 2 vấn đề: chỉnh sửa ảnh nhanh chóng và cung cấp nền tảng để chia sẻ ảnh.

Tuy nhiên, qua thời gian, Instagram gặp hàng loạt vấn đề tương tự Facebook: tin giả, lừa đảo, môi trường tấn công phụ nữ và trẻ em, buôn bán hàng cấm…Vấn nạn này không đến từ giá trị cốt lõi của Instagram, mà đến từ đặc tính “mạng xã hội” có được từ khi Instagram thuộc về Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Đây là cách mà thuật toán của Facebook hoạt động

Thay đổi lớn nhất gần đây đối với thuật toán của Facebook diễn ra vào tháng 1 năm 2018.

Trong một bài đăng mới đây trên tài khoản cá nhân, CEO Facebook cho biết:

“Tôi đang thay đổi mục tiêu mà tôi giao cho các nhóm sản phẩm của chúng tôi từ việc tập trung vào việc giúp bạn tìm thấy nội dung phù hợp sang giúp bạn có những tương tác xã hội có ý nghĩa hơn”.

Vị CEO này cho biết thêm:

“Những thay đổi đầu tiên bạn thấy sẽ có trong Bảng tin(News Feed), nơi bạn có thể mong đợi được thấy nhiều hơn từ bạn bè, gia đình và nhóm của mình. Khi chúng tôi triển khai tính năng này, bạn sẽ thấy ít nội dung công khai hơn như bài đăng từ các doanh nghiệp, thương hiệu và phương tiện truyền thông.

Và nội dung công khai mà bạn xem nhiều hơn sẽ được tuân thủ theo cùng một tiêu chuẩn – nó sẽ khuyến khích những tương tác có ý nghĩa giữa mọi người với nhau”.

Ông Adam Mosseri, Head of News Feed của Facebook bổ sung thêm:

“Ngày nay, chúng tôi sử dụng các tín hiệu như có bao nhiêu người phản ứng (react), bình luận hoặc chia sẻ bài đăng để xác định mức độ xuất hiện của chúng trên News Feed. Với bản cập nhật này, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên các bài đăng khơi dậy các cuộc trò chuyện và tương tác có ý nghĩa giữa mọi người với nhau.

Để làm điều này, chúng tôi sẽ dự đoán những bài đăng nào bạn có thể muốn tương tác với bạn bè của mình và hiển thị những bài đăng này cao hơn trong nguồn cấp dữ liệu (Feed).

Đây là những bài đăng truyền cảm hứng cho cuộc thảo luận qua lại trong các bình luận và bài đăng mà bạn có thể muốn chia sẻ và phản ứng – cho dù đó là bài đăng từ một người bạn đang tìm kiếm lời khuyên hay một bài báo hoặc video gợi nhiều cuộc thảo luận”.

“Vì không gian trong Bảng tin là có giới hạn, nên việc hiển thị nhiều bài đăng hơn từ bạn bè và gia đình cũng như các cập nhật khơi dậy cuộc trò chuyện có nghĩa là chúng tôi sẽ hiển thị ít nội dung công khai hơn, bao gồm cả video và các bài đăng khác từ các nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp”.

Đây chỉ là một số thông tin chi tiết mang tính chiến lược mà những người làm Marketing có thể khám phá bằng cách xem cách các thuật toán mạng xã hội hoạt động.

Nếu bạn là một marketer, thì tôi khuyên bạn nên chuyển phần lớn nguồn lực con người và ngân sách mà bạn đã dành để tạo nội dung có thương hiệu trên Facebook sang influencer marketing trên Instagram và YouTube.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google sắp biến YouTube thành “Trung tâm mua sắm”

Tận dụng nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới, Google có thể sẽ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn nhờ tích hợp các công cụ mua sắm cho YouTube.

Google là một công ty quảng cáo và hãng có rất nhiều cách để có thể kiếm được lợi nhuận từ những loại hình dịch vụ cung cấp cho người dùng, một trong số đó là YouTube.

Nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới này trong năm 2019 đã mang về cho Google doanh thu cực kỳ khủng lên tới 15.15 tỷ USD. Sắp tới đây, Google có thể sẽ mở rộng nền tảng của mình sang lĩnh vực rộng hơn nữa: biến YouTube thành một “trung tâm mua sắm”.

Nếu bạn là một người hay xem video trên YouTube, chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lạ gì với câu nói mà các YouTuber hay chèn trong video mỗi khi quảng cáo hoặc giới thiệu về một sản phẩm nào đó: “Tôi sẽ để đường dẫn của sản phẩm dưới phần mô tả để các bạn có thể click vào”.

Theo báo cáo từ Bloomberg, trong tương lai việc tương tác với sản phẩm trong video có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn khi Google tung ra “công cụ shopping”, cho phép đường dẫn của sản phẩm có thể được hiển thị trực tiếp trên màn hình.

Việc YouTube mở rộng nền tảng của mình để trở thành một nơi giúp các nhà sáng tạo nội dung cũng như người xem có thể tương tác nhanh hơn với sản phẩm được nhắc tới trong video.

Tại Trung Quốc, mạng xã hội Douyin (TikTok) đang tận dụng triệt để lợi thế của mình, sử dụng chính công cụ mua sắm nhằm tích hợp đường dẫn sản phẩm trực tiếp trong video mà người sáng tạo nội dung đăng tải. Mô hình này đã được TikTok áp dụng từ nhiều năm nay và nó đã chứng minh được tính hiệu quả vô cùng lớn trong việc marketing sản phẩm.

Như đã đề cập ở trên Google là một công ty quảng cáo và phụ thuộc rất nhiều vào các loại hình dịch vụ quảng cáo, bởi vậy việc tận dụng nền tảng chia sẻ video lớn nhất của mình nhằm thu về lợi nhuận nhiều hơn là một không sớm thì muộn cũng sẽ phải xảy ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo enternews 

Điền Quân Network xóa dấu vết – Kênh Hưng Troll bị ẩn khỏi YouTube

Facebook Fanpage Điền Quân Network sau khi bị đóng trong đêm 8/10 đã được mở lại vào chiều 9/10 và xóa các video về Hưng Troll. Kênh Hưng Troll trên YouTube đang bị ẩn.

Cập nhật: Đến 17h ngày 9/10, fanpage Dien Quan Network hoạt động trở lại. Các video như ném cửa nhà hàng xóm xuống sông hay cắt tóc bằng lửa đã bị xóa bỏ.

Đêm 8/10, vài giờ sau khi Zing đăng tải bài viết “Công ty đằng sau kênh Hưng Troll, Bà Tân Vlog”, fanpage chính thức của Điền Quân Network có địa chỉ facebook.com/dienquannetwork đã biến mất khỏi Facebook. Khi truy cập, người dùng nhận được thông báo “trang bị xóa”.

Trước đó, trang này có hơn một triệu lượt theo dõi, 370.000 lượt thích. Đây là nơi Điền Quân Network đăng tải các video từ những kênh YouTube có trong hệ thống mạng đa kênh của công ty.

Bên cạnh trang Facebook, kênh Gió Đồng** thuộc quản lý của Điền Quân Network cũng bị ẩn khỏi YouTube. Khi truy cập, người dùng chỉ nhận được thông báo “kênh không khả dụng”.

Trong video, nhân vật chính tháo cánh cổng của nhà hàng xóm vứt thẳng xuống sông và xem đây là một trò troll (trêu chọc). Video này nhận hàng loạt ý kiến trái chiều từ người xem. Đa phần nhìn nhận nội dung này quá nhảm nhí, vô bổ và có thể ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ nhỏ, đối tượng xem chính của kênh.

Nhiều người cho rằng hành động trêu chọc này đã đi quá trớn, gây phản cảm cho người xem. “Dù là diễn đi nữa cũng không được làm vậy. Phá làng phá xóm không sau này con cháu sẽ học theo”, tài khoản Lê Hoàng Khởi bình luận.

Tiếp đến, kênh YouTube Roma**** thuộc Điền Quân Network cũng ẩn hàng loạt video có nội dung tuyên truyền mê tín dị đoan, ma quỷ rùng rợn đăng tải trong hơn một tháng qua.

Trước đó, kênh Hưng Troll cũng biến mất khỏi YouTube sau bê bối đăng nội dung hướng dẫn trẻ em ăn cắp tiền.

Bên cạnh kênh Gió Đồng**, Điền Quân Network đang quản lý hàng nghìn kênh khác. Trong đó có kênh **Troll với nội dung nguy hiểm khi dùng giấy báo đốt tóc.

Kênh Nguyễn*** có nội dung trói một thanh niên bằng băng keo và vứt ra đường. Kênh Roma**** chuyên đăng các thông tin mê tín dị đoan, ma quỷ rùng rợn để câu kéo lượt xem. Video có tiêu đề “Cầu cơ bằng nghi thức gọi hồn” của kênh này nhận được hơn 1,5 triệu lượt xem.

“Đây là phản ứng thường thấy của những người làm nội dung YouTube nhảm nhí. Họ ẩn vì không muốn truyền thông phanh phui thêm các video có nội dung tương tự của họ trong quá khứ”, Thành Vinh, admin nhóm cộng đồng sáng tạo có hơn 200.000 thành viên ở Việt Nam, chia sẻ.

Hiện Điền Quân Network vẫn chưa đưa ra phát ngôn về lý do đóng fanpage và hàng loạt kênh trong hệ thống bị ẩn video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

YouTube công bố báo cáo về các video và bình luận đã bị xoá trong thời gian gần đây

YouTube đã phát hành báo cáo ‘Thực thi Nguyên tắc Cộng đồng’ mới nhất của mình, trong đó nêu ra tất cả các hành động mà nền tảng này đã thực hiện đối với các nội dung vi phạm quy tắc từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay.

Những nỗ lực của YouTube trong quý gần đây nhất đã bị ảnh hưởng bởi COVID-19, với việc nền tảng này lưu ý rằng họ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống tự động để phát hiện các vi phạm tiêu chuẩn tiềm ẩn, do năng lực kiểm duyệt của con người bị giảm do ngừng hoạt động ở các khu vực khác nhau.

YouTube cho biết:

“Đầu năm nay, chúng tôi đã chia sẻ một số bước chúng tôi đã thực hiện để bảo vệ nhân viên và lực lượng lao động mở rộng trong đại dịch COVID-19.

Một bước quan trọng là vận dụng nhiều hơn vào công nghệ để nhanh chóng xác định và xóa nội dung vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi để các nhóm đánh giá nội dung của chúng tôi có thể ở nhà một cách an toàn.

Quý 2 năm 2020 là quý đầu tiên chúng tôi hoạt động theo cơ cấu thực thi đã sửa đổi này. Do các lựa chọn của chúng tôi để ưu tiên sự an toàn của cộng đồng, chúng tôi đã xóa hầu hết các video mà chúng tôi đã từng xóa trong cùng quý ra khỏi YouTube. “

Điều đó cũng có nghĩa là một số nội dung đã bị xóa do nhầm lẫn, điều mà YouTube thừa nhận, nhưng họ cũng đã nói rằng họ đã chọn cách kiểm soát tối đa thay vì để cho nhiều nội dung có vấn đề hơn có khả năng lọt qua, đặc biệt là trong một số ngữ cảnh nhất định.

“Đối với một số lĩnh vực có chính sách nhạy cảm, chẳng hạn như chủ nghĩa cực đoan bạo lực và an toàn cho trẻ em, chúng tôi đã chấp nhận mức độ chính xác thấp hơn để đảm bảo rằng chúng tôi đang xóa càng nhiều nội dung vi phạm càng tốt.

Điều này cũng có nghĩa là, trong các lĩnh vực này, lượng nội dung không vi phạm chính sách của chúng tôi cũng có thể đã bị xóa với một số lượng lớn hơn.”

Đó chắc chắn là một vấn đề đau đầu đối với những người sáng tạo trên YouTube, nhưng với việc các trung tâm kiểm duyệt đang dần hoạt động trở lại, đó không phải là mối quan tâm lâu dài.

Theo các con số, YouTube đã xóa khoảng 11.401.696 video vi phạm quy tắc trong Quý 2, với phần lớn trong số đó bị hệ thống của nó tự động ‘gắn cờ’.

Lo ngại về an toàn trẻ em là nguyên nhân lớn nhất của việc xóa này, trong đó spam và nội dung khỏa thân / khiêu dâm cũng nằm trong số những lý do chính.

YouTube đã và đang làm việc để cập nhật các nguyên tắc của mình về nội dung an toàn cho trẻ em sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã phạt nền tảng này với mức phạt kỷ lục 170 triệu USD vào năm ngoái như một phần của thỏa thuận điều tra về quyền riêng tư của dữ liệu trẻ em trên các trang video do Google sở hữu.

Kể từ đó, YouTube đã sửa đổi quy trình thu thập dữ liệu về các clip như vậy, đồng thời cách tiếp cận cập nhật của họ cũng khiến một số người sáng tạo đau đầu khi tìm cách kiếm tiền từ nội dung của họ. Các con số ở đây phản ánh sự thúc đẩy liên tục đó, với việc nền tảng này vẫn đang phát triển các chính sách của mình để bảo vệ người dùng trẻ hơn.

Nội dung thù địch hoặc lăng mạ chiếm 80,000 lượt xóa (0,7% tổng số), trong khi gần một triệu video bị xóa vì cổ vũ chủ nghĩa cực đoan bạo lực hoặc tương tự (8,1%).

Điều thú vị là YouTube không liệt kê các video bị xóa do thông tin sai lệch. Giống như tất cả các nền tảng khác, YouTube đang nỗ lực giải quyết sự lan truyền của thông tin sai lệch COVID-19 qua mạng của mình.

Đây sẽ là một lĩnh vực chính mà YouTube phải giải quyết trong tương lai, vì vậy, nó có thể sẽ trở thành trọng tâm hơn trong các báo cáo tiêu chuẩn sắp tới.

Theo khu vực, Mỹ là quốc gia chứng kiến ​​nhiều video bị xóa nhất, tiếp theo là Ấn Độ.

Điều này là khá hợp lý, vì Mỹ và Ấn Độ là hai trong số những thị trường người dùng lớn nhất của YouTube. Ngoài ra, YouTube đã xóa hơn 2 tỷ nhận xét trong khoảng thời gian này, với hơn 80% trong số đó là do spam hoặc quấy rối.

Các con số này cho thấy YouTube thực sự đang nỗ lực để loại bỏ nội dung phản cảm khỏi nền tảng của mình, trong khi các hệ thống tự động của họ đang phát hiện vi phạm tốt hơn và xóa chúng trước khi chúng được nhìn thấy.

Tất nhiên, đó là hệ quả của quy mô, và do đó là yếu tố tất yếu của tăng trưởng. Nhưng nó đồng thời cũng nhấn mạnh những nỗ lực mà mỗi nền tảng cần phải thực hiện để quản lý được tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Lộ dữ liệu gần 235 triệu người dùng Instagram, TikTok, YouTube

Theo Hindustantime Tech, cơ sở dữ liệu này chứa thông tin người dùng như tên, thông tin liên hệ, hình ảnh và số liệu thống kê về những người theo dõi (followers, subscribers) trên Instagram, TikTok và YouTube.

Theo Hindustantime Tech, cơ sở dữ liệu này chứa thông tin người dùng như tên, thông tin liên hệ, hình ảnh và số liệu thống kê về những người theo dõi (followers, subscribers) trên Instagram, TikTok và YouTube.

Số dữ liệu trên được cóp nhặt bằng một kỹ thuật được gọi là “web scraping”, có khả năng thu thập dữ liệu từ các trang web một cách tự động. Kỹ thuật “web scraping” này mặc dù không phải là bất hợp pháp nhưng các công ty mạng xã hội vẫn luôn ngăn chặn hành vi này để bảo vệ dữ liệu người dùng.

Tuy nhiên, nhiều công ty phân tích tạo ra cơ sở dữ liệu khổng lồ về thông tin người dùng bằng cách sử dụng trình duyệt web trên các trang web phổ biến và bán thông tin chi tiết thu thập được từ các cơ sở dữ liệu này cho các công ty khác.

Trưởng nhóm nghiên cứu về bảo mật từ Comparitech đã tìm thấy ba bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu vào hôm 1/8. Nhóm này cho biết, số dữ liệu này thuộc về một công ty có tên Deep Social hiện không còn tồn tại.

Khi Comparitech liên hệ với Deep Social, yêu cầu kết nối đã được chuyển tiếp đến một công ty có trụ sở đặt tại Hồng Kông có tên là Social Data. Công ty này sau đó đã đóng quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu trên, đồng thời phủ nhận có bất kỳ liên quan nào tới Deep Social.

Người phát ngôn của Social Data tuyên bố tất cả dữ liệu trên đều được công khai và không bị thu thập dưới bất kỳ hình thức đáng ngờ nào. Tuy nhiên, các công ty chủ quản YouTube, Instagram và TikTok vốn đều cấm các hoạt động “web scraping” từ lâu.

Dữ liệu cóp nhặt bị lộ gồm có bốn bộ dữ liệu chính với thông tin chi tiết về hàng triệu người dùng từ TikTok, Instagram và YouTube. Các thông tin này bao gồm tên hồ sơ, họ tên, ảnh hồ sơ, tuổi, giới tính và số liệu thống kê về những người theo dõi (follower, subscriber). Dữ liệu loại này thường được sử dụng cho các chiến dịch thư rác và lừa đảo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

5 Bài học Marketing từ Daily Harvest – Hành trình bán 1 triệu ly sinh tố mỗi năm (P2)

Từ chiến lược tập trung tạo ra sản phẩm giải quyết khó khăn của khách hàng, tới cách sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông miễn phí, tối ưu SEO – trong bài viết lần này, hãy cùng khám phá thêm 3 bí quyết để xây dựng và hoàn thiện một thương hiệu có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường.

4. Sử dụng mạng xã hội trả phí để dẫn lượng truy cập về landing page của từng sản phẩm cụ thể

Khi chạy quảng cáo trên mạng xã hội, Daily Harvest không điều hướng khách hàng về fanpage chính. Thay vào đó, họ tạo cho mỗi sản phẩm một trang landing riêng và điều hướng khách hàng về đó để chuyển đổi khách ghé thăm thành khách hàng.

Đây có lẽ không phải là chiến lược quá độc đáo. Thực tế, việc tạo landing page riêng cho các sản phẩm để chạy quảng cáo là một trong những phương pháp tối ưu nhất dành cho các thương hiệu khi đầu tư vào mảng truyền thông trả phí.

Tuy nhiên, cách mà Daily Harvest làm thực sự gây được ấn tượng: Tất cả các landing page đều được thiết kế đồng bộ với trang web chính – đơn giản, gọn gàng, nổi bật.

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể lưu lại áp dụng khi xây dựng landing page hiệu quả:

  • Xây dựng tuyến thông điệp chính thống nhất trên mọi nội dung quảng cáo
  • Lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng
  • Mọi nội dung đều dành cho khách hàng:
    • Chọn một kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn của bạn với các nguyên liệu có sẵn
    • Chuyển tới bạn bất cứ khi nào bạn cần
    • Chuẩn bị rau củ, quả theo thói quen hàng ngày của bạn
  • Sử dụng các “minh chứng” trên mạng xã hội để bổ trợ cho thông điệp của thương hiệu: Bằng cách xây dựng các tuyến nội dung khoa học trên các trang mạng xã hội uy tín có liên quan như Men’s Health, Vogue, Women’s Health, Daily Harvest xây dựng niềm tin với khách hàng với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ, ăn uống lành mạnh, dưới sự kiểm chứng từ các bên uy tín trong cùng lĩnh vực

5. Xây dựng niềm tin với nhóm khách hàng mới thông qua các đối tác

Đối tác dần trở thành một kênh quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tiếp của các nhãn hàng.

Tại sao ư?

Ở dạng thức đơn giản nhất, quảng cáo chính là việc kết nối công chúng có liên quan với thông điệp của thương hiệu.

Nhưng khi marketer đơn thuần chỉ tập trung vào lượng tiếp cận, họ sẽ gặp phải vấn đề sau: Ở thời điểm hiện tại, ai cũng có thể chạy quảng cáo trên Facebook và tiếp cận tới các nhóm công chúng mà bạn đang cố gắng ‘chinh phục’.

Đây là lúc mối quan hệ với các bên đối tác (hay nói cách khác là các KOL, Influencer) phát huy tác dụng của mình: đó chính là xây dựng niềm tin.

Lấy một ví dụ nhỏ, khi bạn (với tư cách là công chúng) theo dõi một Youtuber X, họ sẽ xây dựng niềm tin với bạn thông qua hàng trăm nội dung có trên trang YouTube của họ.

Và khi một nhãn hàng như Samsung hay Oppo muốn làm việc với vlogger này để xây dựng niềm tin với công chúng của vlogger này về sản phẩm của họ. Mọi thứ sẽ diễn ra rất tự nhiên, và bạn có thể cũng bắt đầu xuất hiện suy nghĩ “Nếu X sử dụng sản phẩm này, vậy tôi cũng muốn sử dụng nó”.

Daily Harvest cũng áp dụng phương pháp tương tự, và lượng traffic đổ về từ YouTube là cực lớn. Tuy nhiên, đối tác của Daily Harvest không chỉ dừng lại ở YouTube, mà thương hiệu này còn “phủ sóng” qua các Influencer lớn nhỏ trên Instagram.

Ngoài ra, trên website của Daily Harvest còn để riêng một mục ‘Partnerships’ để bạn chủ động điền thông tin vào form nếu có hứng thú hợp tác với thương hiệu này.

6. [Take Away] 5 Bài học quan trọng từ thành công của Daily Harvest

1. Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Daily Harvest có sự am hiểu sâu sắc và rõ ràng rằng ai sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chiến lược kinh doanh của thương hiệu: từ các dòng sản phẩm tới cách định vị chúng trên thị trường.

2. Sử dụng Pinterest như một công cụ tìm kiếm hiệu quả

Pinterest là một công cụ tìm kiếm cực kỳ hiệu quả và hữu ích để dẫn traffic về cho thương hiệu. Mọi người sử dụng Pinterest theo cách họ sử dụng một tờ tạp chí hay danh mục sản phẩm. Bằng việc đăng tải ác nội dung liên quan, Daily Harvest đã tiếp cận hơn 4 triệu người mỗi tháng chỉ riêng trên nền tảng này.

3. Xây dựng trải nghiệm mua hàng vừa thẩm mỹ vừa dễ dàng

Khách hàng đang ngập chìm trong hàng tá lựa chọn ngày nay. Để nổi bật, bạn cần phải tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Và website của Daily Harvest đã làm được điều đó. Nó tập trung vào câu chuyện cốt lõi của thương hiệu, tạo được sự hấp dẫn, độc đáo, ấn tượng và giúp website nhận được nhiều backlink chất lượng.

4. Dẫn lượng truy cập từ các chiến dịch quảng cáo trả phí về landing page riêng để chuyển đổi khách hàng

Khi sử dụng các kênh trả phí (đặc biệt là mạng xã hội), Daily Harvest tạo liên kết đổ về các landing page cụ thể của từng sản phẩm có trong các nội dung quảng cáo.

5. Mở rộng thêm các tệp khách hàng thông qua chiến lược kết hợp với các đối tác

Khi bạn tiếp thị tới nhóm khách hàng mới, không quan trọng là bạn tiếp cận được bao nhiêu người, quan trọng là bạn xây dựng được niềm tin đối với khách hàng mới. Daily Harvest đã tích cực làm việc với các đối tác, KOL, Influencer để quảng bá hình ảnh và xây dựng niềm tin với nhóm công chúng mới về sản phẩm của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Hình ảnh thiết kế: TG Brand Development
* Theo: buffer.com

Google Ads: Nhà quảng cáo hiện có thể thu hút ‘Leads’ từ YouTube

Google Ads đang đưa tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Form) vào quảng cáo trên YouTube, cho phép các nhà quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng trong khi mọi người đang xem video.

Theo đó, các nhà quảng cáo có thể thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách thêm tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng vào các chiến dịch trên YouTube và các chiến dịch ‘Khám phá’ (Discovery).

Tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm ngoái khi Google quyết định bật chúng cho các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.

Các tiện ích mở rộng này cho phép các nhà quảng cáo thêm các biểu mẫu khách hàng tiềm năng vào các quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm – và bây giờ tiện ích này đã chính thức có mặt trên cả YouTube và Discover.

Các biểu mẫu sẽ xuất hiện sau khi người dùng bày tỏ sự quan tâm đến quảng cáo bằng cách nhấp vào chúng.

Sau đó, quảng cáo sẽ mở rộng thành một biểu mẫu chuyển đổi, người dùng có thể điền vào và gửi biểu mẫu đó mà không cần rời khỏi màn hình mà họ đang bật.

Nếu người dùng đã đăng nhập vào tài khoản Google của họ thì các biểu mẫu khách hàng tiềm năng có thể được tự động điền và gửi đi chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Phía Google cho biết:

“Với tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng mới trong Google Ads, giờ đây bạn có thể hiển thị biểu mẫu khách hàng tiềm năng trực tiếp trong quảng cáo của mình, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin khi họ tìm kiếm, khám phá và xem những nội dung có liên quan.

Luồng liền mạch này có thể giúp bạn tìm khách hàng tiềm năng chất lượng cao theo cách hiệu quả hơn”.

Trong một thử nghiệm ban đầu về tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng trên YouTube, Thương hiệu Jeep đã báo cáo rằng lượng khách hàng tiềm năng hoàn thành đã tăng gấp 10 lần.

Jeep tuyên bố phần mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng được chứng minh là cách hiệu quả nhất về chi phí để tạo khách hàng tiềm năng trong số tất cả các nền tảng quảng cáo.

Dưới đây là ví dụ về tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng từ Jeep mà người dùng có thể điền vào để đăng ký lái thử.

Tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng hoạt động như thế nào

Biểu mẫu khách hàng tiềm năng giúp nhà quảng cáo thu thập khách hàng tiềm năng trực tiếp từ quảng cáo, thay vì đưa người dùng đến trang đích (landing page).

Đối với quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm, biểu mẫu khách hàng tiềm năng có thể được thêm vào các chiến dịch hiện tại dưới dạng tiện ích mở rộng.

Đối với chiến dịch video, biểu mẫu khách hàng tiềm năng được thêm vào trong quá trình tạo chiến dịch. Chúng cũng có thể được thêm từ menu cài đặt chiến dịch.

Khi tạo chiến dịch video, nhà quảng cáo có thể chọn loại khách hàng tiềm năng mà họ muốn thu hút.

Các nhà quảng cáo có thể chọn từ các tùy chọn sau:

  • Mục đích cao hơn: Tiếp cận những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm của bạn hơn.
  • Khối lượng nhiều hơn: Tiếp cận số lượng người tối đa.

Các loại thông tin mà nhà quảng cáo có thể yêu cầu bao gồm:

  • Tên
  • Số điện thoại
  • E-mail
  • Thành phố
  • Mã zip / mã bưu điện
  • Bang / Tỉnh
  • Quốc gia
  • Công ty họ đang làm việc
  • Chức vụ
  • Email làm việc
  • Số điện thoại cơ quan

Ngoài bộ câu hỏi tiêu chuẩn này còn có các câu hỏi cụ thể hơn cho từng ngành dọc.

Chẳng hạn như câu hỏi dành riêng cho người mua nhà, câu hỏi dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô, câu hỏi dành riêng cho người tìm việc, v.v.

Nếu tất cả các tùy chọn đó không đủ, thì nhà quảng cáo có thể chọn viết các câu hỏi tùy chỉnh của riêng họ để hỏi trên biểu mẫu.

Khi khách hàng tiềm năng điền form, chúng có thể được tải xuống và quản lý trong tệp CSV. Mặc dù chỉ có thể tải xuống khách hàng tiềm năng trong 30 ngày qua.

Một cuộc khảo sát về những người mua sắm ở Mỹ cho thấy họ đánh giá cao việc có những cách khác nhau để giao tiếp với doanh nghiệp, chẳng hạn như các biểu mẫu khách hàng tiềm năng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

TikTok và YouTube gặp ‘ác mộng’ tại Malaysia

Luật mới của quốc gia này sẽ yêu cầu người dân phải trả số tiền lớn để mua “giấy phép” xuất bản video lên các nền tảng trực tuyến.

Sáng 23/7, Malaysia đã đưa ra một quy định mới gây bất ngờ khi yêu cầu mọi loại phim ảnh, dù được phát hành ở định dạng nào hay đưa lên mạng xã hội, đều phải có giấy phép mới được xuất bản.

“Không ai được tham gia sản xuất phim, phân phối, phát hành hay gộp cả ba chức năng trên mà không có giấy phép”, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Saifuddin Abdullah trả lời một thành viên nghị viện nước này trong phiên họp quốc hội vào sáng nay.

“Những nhà làm phim phải có giấy phép sản xuất phim và giấy phép quay phim, dù để phát lên truyền thông chính thống hay mục đích cá nhân đưa lên mạng xã hội hoặc các kênh truyền thống”, ông Saifuddin giải thích thêm.

Quy định này sẽ được áp dụng với tất cả các mạng xã hội, bao gồm những nền tảng phổ biến tại Malaysia như YouTube, TikTok hay Facebook.

“Chính phủ khuyến khích mọi người, già hay trẻ, tổ chức hay cá nhân, được sản xuất mọi loại phim, miễn là tuân theo luật”, ông Saifuddin cho biết.

Tuyên bố của ông Saifuddin đã ngay lập tức nhận nhiều sự phản đối. Bà Wong Shu Qi, người đặt ra câu hỏi ban đầu cho ông Saifuddin cho rằng quy định này đồng nghĩa mọi người dùng YouTube, TikTok đều sẽ phải đăng ký để có giấy phép sản xuất, phát hành phim.

Theo South China Morning Post, giấy phép làm phim tại Malaysia yêu cầu người được cấp phép phải đăng ký theo công ty, với mức phí lên tới 50.000 ringgit, tương đương 11.700 USD. Ông Maszlee Malik, cựu bộ trưởng giáo dục Malaysia cho rằng con số này là quá cao đối với những sinh viên, học sinh phải làm phim như một bài tập và tải lên các nền tảng học trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ thanh niên Malaysia Syed Saddiq thì cho rằng quyết định này sẽ giết chết ngành sáng tạo nội dung tại Malaysia.

Thủ lĩnh đối lập tại Quốc hội Malaysia, ông Anwar Ibrahim cho rằng tuyên bố “vô lý” của ông Saifuddin là một bước lùi.

“Có thể thấy chính phủ muốn áp dụng luật với mọi trường hợp, bất kể đó là một chính trị gia hay người dùng mạng xã hội, nếu như nội dung không nhất quán với quan điểm của họ”, ông Ibrahim cho biết.

Nhiều người dùng mạng xã hội cũng phản đối phát ngôn của ông Saifuddin. Cây viết KC Nazari thì đùa rằng mình cũng phải xin giấy phép để lắp đặt camera giám sát trong nhà.

“Quy định này đồng nghĩa mọi video cá nhân, dù là về một buổi sinh nhật hay đám cưới, cũng phải được cấp phép trước khi chia sẻ lên mạng xã hội”, luật sư Purshotaman Puvanendran nói với South China Morning Post.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Facebook và YouTube có thể bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nếu các công ty không tuân thủ theo quy định, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể bóp băng thông Internet khiến người dùng không thể truy cập vào nền tảng của họ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người luôn cố gắng kiểm soát tiếng nói cho các cơ quan thông tin truyền thống. Ảnh: Adem Altan/AFP.

Theo The Guardian, nhằm tăng cường kiểm soát các nội dung xuất hiện trên mạng xã hội, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị bỏ phiếu một dự thảo luật có thể cấm hoàn toàn Facebook, Twitter, YouTube hoạt động nếu các nền tảng không tuân thủ quy định tại quốc gia này.

Dự thảo luật yêu cầu các công ty mạng xã hội nếu có trên một triệu người dùng, phải xây dựng văn phòng đại diện chính thức tại Thổ Nhĩ Kỳ hoặc chỉ định một cá nhân trong nước để chịu trách nhiệm pháp lý với chính quyền.

Khi có khiếu nại về “vi phạm quyền cá nhân và quyền riêng tư”, các công ty hoặc người đại diện phải có trách nhiệm phản hồi trong 48h. Ngoài ra, trung tâm dữ liệu người dùng cũng phải được đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Dự thảo luật còn xác định nếu các ông lớn công nghệ trên không tuân thủ theo các quy định, họ có thể bị phạt một số tiền lên tới 1,5 triệu USD. Chính phủ quốc gia này có thể bóp băng thông Internet để hạn chế 90% lượng người truy cập vào nền tảng của họ.

Đáng chú ý, dự thảo luận cho phép các tòa án Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các trang tin tức, trang mạng xã hội xóa bỏ những nội dung không phù hợp trong 24h.

Hiện tại, dự thảo luật đã được thông qua bởi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25/7, dự thảo sẽ tiếp tục được trình lên các cơ quan cao hơn, nhưng dự kiến sẽ được thông qua nhờ sự ủng hộ của đảng cầm quyền và liên minh của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Ông Erdogan được biết là đã liên tục củng cố quyền kiểm soát đối với các phương tiện truyền thông truyền thống suốt 17 năm cầm quyền. Sự kiểm soát chặt chẽ của ông vô tình biến các kênh truyền thông mạng xã hội, trang tin online trở thành nền tảng chính cho các nhà phê bình chính phủ hoạt động.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Twitter nhận 6.073 yêu cầu từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu họ phải xóa rất nhiều nội dung từ 8.993 tài khoản trên mạng xã hội này. Twitter chỉ thực hiện khoảng 5% những yêu cầu trên.

Hiện tại, cả Facebook và Twitter từ chối nhận xét về dự thảo luật này. YouTube cho biết cần thêm thời gian để đưa ra bình luận.

Dự thảo luật này lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 4, nằm trong một danh sách các biện pháp hồi phục kinh tế trong giai đoạn dịch Covid-19. Tuy nhiên, dự thảo nhanh chóng bị phản đối và chỉ trích bởi các luật sư, nhóm hoạt động nhân quyền, các chính trị gia ở đảng đối lập.

“Đây là một kế hoạch trắng trợn nhằm tăng cường sự kiểm soát thông tin, buộc các công ty quốc tế tuân thủ để che đậy các tin tức cho các nhà lãnh đạo tại Thổ Nhĩ Kỳ”, Gulnoza Said, thành viên của Ủy ban Bảo vệ nhà báo tại châu Âu và Trung Á cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo The Guardian – Zing

Đồng sáng lập Apple kiện YouTube và Google

Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple đã kiện YouTube và Google vì để hình ảnh của ông xuất hiện trong quảng cáo lừa đảo Bitcoin.

Trong đơn kiện nộp lên Tòa án Tối cao California, Mỹ ngày 23/7, Wozniak cáo buộc các video quảng cáo trên YouTube sử dụng hình ảnh của ông khi chưa được xin phép. Kẻ lừa đảo đã dụ dỗ người xem chuyển tiền Bitcoin đến một địa chỉ ví để được Wozniak trả lại gấp đôi.

Ảnh bằng chứng cho thấy khuôn mặt của Wozniak xuất hiện trong video tặng 5.000 hoặc 10.000 Bitcoin. Không chỉ đồng sáng lập Apple, các video còn bao gồm hình ảnh của 17 nhân vật nổi tiếng như Elon Musk, Bill Gates, chuyên gia tài chính Robert Kiyosaki…

“YouTube đã cho chạy quảng cáo những video lừa đảo sử dụng hình ảnh của nguyên đơn Steve Wozniak cũng như các doanh nhân công nghệ khác, khiến người dùng thiệt hại hàng triệu USD”, nội dung đơn kiện cho rằng YouTube biết những video lừa đảo này nhưng không gỡ chúng xuống.

Đáp lại, YouTube tiếp tục trích dẫn chính sách quảng cáo một cách máy móc.

“Chúng tôi nghiêm túc xử lý tình trạng lạm dụng nền tảng, hành động kịp thời ngay khi phát hiện video vi phạm chính sách như lừa đảo hoặc mạo danh”, phát ngôn viên YouTube bình luận về đơn kiện.

Bên cạnh hệ thống kiểm duyệt tự động, YouTube còn cho phép người dùng báo cáo những video sai phạm hoặc có tính mạo danh. Trong 3 tháng đầu năm 2020, nền tảng này đã gỡ 2,2 triệu video do vi phạm chính sách spam. Tuy vậy, phản ứng này được cho là chậm trễ và chưa phản ánh đúng quy mô những gì YouTube đang gặp phải.

Đơn kiện YouTube của Wozniak được nộp hơn một tuần sau khi Twitter trải qua cuộc tấn công lớn cũng liên quan đến Bitcoin.

Vào ngày 15/7, tài khoản của hàng loạt nhân vật như Barack Obama, Elon Musk, Joe Biden, Bill Gates… đều đăng tweet với nội dung lừa công chúng tham lam chuyển tiền Bitcoin đến một địa chỉ ví để nhận lại gấp đôi.

Đến chiều cùng ngày, Twitter đã xóa bỏ các nội dung lừa đảo và điều tra. Nền tảng này nói rằng vụ hack được thực hiện từ hệ thống điều khiển nội bộ của Twitter.

Trên trang blog chính thức, Twitter nói rằng kẻ tấn công nhắm đến 130 tài khoản, truy cập thành công 45, riêng 8 tài khoản có thể đã bị ăn cắp dữ liệu. Một người tham gia vụ hack nói rằng kẻ chủ mưu đã lừa được khoảng 120.000 USD.

Đơn kiện của Wozniak nói rằng Twitter đã “hành động nhanh chóng, dứt khoát” trong việc xử lý vụ tấn công liên quan đến tiền điện tử, còn YouTube thì “lưu trữ, quảng bá và trục lợi trực tiếp từ những trò lừa đảo tương tự”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips via Zing

[Update] Kích thước video chuẩn trên Social Media 2020

Cũng như hình ảnh tĩnh, để đảm bảo rằng bạn đang cố gắng hết sức với nội dung video của mình trên nền tảng social media, bạn cần tuân thủ các thông số kỹ thuật của nền tảng để tải lên video, bao gồm kích thước, độ dài, định dạng và hơn thế nữa.

Bằng cách căn chỉnh đúng với các yêu cầu của các nền tảng cho video, bạn sẽ đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khách hàng của bạn một trải nghiệm xem tối ưu nhất – trong khi hiểu sai có thể dẫn đến sự thất vọng nặng nề.

Các danh sách bao gồm thông tin về độ dài bài đăng video trung bình cho ngữ cảnh bổ sung có thể giúp lập kế hoạch tốt hơn cho phương pháp của bạn.

Và bạn cũng nên xem xét nội dung của video. Video là loại nội dung hoạt động tốt nhất trên mọi nền tảng mạng xã hội hiện nay. Thật đáng để xem xét các cách bạn có thể sử dụng video trong chiến lược marketing của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Youtube: Nhiều video của Sơn Tùng MTP ‘Trending’ ở nhiều quốc gia

Chỉ cần hơn chục nghìn lượt xem, một video đã có thể lọt top trending YouTube tại nhiều quốc gia khác. Việc Sơn Tùng “đạt kỷ lục” về trending không phải là một phép màu.

Ngày 6/7, tài khoản Facebook của Sơn Tùng MTP đăng tải hình ảnh với nội dung là những kỷ lục mà MV Có Chắc Yêu Là Đây lập được trên nền tảng YouTube.

Theo đó, MV mới nhất của Sơn Tùng đạt top 1 trending tại Việt Nam, top 2 tại Nhật Bản, top 5 tại Phần Lan, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ và Canada. Điều này là nhờ công lớn từ cộng đồng fan hâm mộ của Sơn Tùng với những chiến dịch kêu gọi “cày view” diễn ra rầm rộ trên mạng xã hội.

Tuy lọt top trending tại Hàn Quốc nhưng nhiều bình luận của người xem “xứ kim chi” tỏ ra lạ lẫm với cái tên Sơn Tùng. “Đây là ca sĩ nào mà lọt vào top trending Hàn Quốc vậy?”, một tài khoản YouTube bình luận.

Mặc khác, một số tài khoản người Hàn cho rằng fan hâm mộ Sơn Tùng đã giả VPN từ Việt Nam sang Hàn Quốc để cày view cho thần tượng.

Cách làm này từng được Justin Bieber hướng dẫn fan hâm mộ thực hiện đầu năm 2020 và nhận sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng. Tuy vậy, không cần fake VPN, MV Sơn Tùng vẫn có thể lọt vào top trending âm nhạc của nhiều quốc gia bởi điều đó rất dễ đạt được.

Cùng với MV 26 triệu lượt xem của Sơn Tùng, sản phẩm BigCityBoy của Binz và Touliver cũng đang lọt top trending âm nhạc tại Canada chỉ với 6 triệu lượt xem.

“Dễ thấy các quốc gia Sơn Tùng đứng top trending đều là nơi người Việt sinh sống nhiều, chẳng hạn Nhật, Singapore và cả Hàn Quốc. Việc ủng hộ sản phẩm của nghệ sĩ trong nước là điều dễ hiểu”, H. T, chủ nhân của nhiều ca khúc hit tại Việt Nam nhận định.

Bên cạnh đó, Nhật Nguyễn, người sở hữu một số kênh YouTube cho biết tại Canada, Mỹ, Nhật… MV của Sơn Tùng chỉ đứng top trending mục âm nhạc thay vì thẻ thịnh hành (Trending). Cách tính thứ hạng của Sơn Tùng giúp MV Có Chắc Yêu Là Đây có thêm lợi thế về số liệu, chiến tích.

“Thực tế tại các quốc gia khác, YouTube không phải nền tảng để nghe nhạc. Đó chỉ là nền tảng để xem video, trailer… Ví dụ, tại Hàn Quốc, nền tảng chính được dùng để nghe nhạc là MelOn, Genie, Bugs, Flo hay Naver. Ở Mỹ, các nền tảng nghe nhạc như iTunes, Spotify đều vắng bóng Sơn Tùng”, nhạc sĩ H. T. cho biết.

Bên cạnh đó, việc lọt top trending nước ngoài được giới làm YouTube cho rằng không quá khó. “Chỉ cần có hơn 10.000 lượt xem là một MV đã có thể góp mặt vào top thịnh hành tại một số quốc gia.

Trong thẻ thịnh hành YouTube tại Đài Loan, một video đăng tải một ngày với 29.000 lượt xem đã có thể lọt top 10 trending”, ông Nhật nói thêm.

Vì vậy, việc Sơn Tùng xuất hiện trong top trending âm nhạc của một nền tảng video tại nhiều quốc gia không phải là thành tích quá nổi bật.

“Việc người hâm mộ cày view cho thần tượng không phải chuyện quá mới. Tuy vậy, cày view trên nền tảng không có người cày thì việc MV của Sơn Tùng lọt top trending tại nhiều nước là điều dễ hiểu”, nhạc sĩ H. T. kết luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Twitter ‘treo’ hàng chục tài khoản của những người ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’

Twitter đã đình chỉ hơn 50 tài khoản của những người ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ vào ngày 10.7, Theo NBC News đưa tin.

Twitter 'treo' hàng chục tài khoản của những người 'chủ nghĩa dân tộc da trắng'
Ảnh: Bloomberg

Các tài khoản này chủ yếu được kết nối với phong trào ‘chủ nghĩa độc tài’ và một số thì liên quan đến ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ (white nationalists). TwitterYouTube đã bị chỉ trích vì đã không có những hành động cụ thể nhằm chống lại những người theo ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ này.

Báo cáo từ Dự án toàn cầu chống thù hận và cực đoan (Global Project Against Hate and Extremism) lưu ý rằng các cuộc tấn công khủng bố ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ đã gia tăng trên phạm vi toàn thế giới, và chính phủ, thậm chí ngay cả một số người theo ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ ở những vị trí quyền lực.

Các nhóm chống thù hận lập luận rằng Twitter và YouTube nên cấm các tài khoản ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ như cách các nền tảng đã làm với các nhóm như ISIS hoặc al-Qaeda (Nhóm khủng bố).

Phía Twitter cũng đã chỉ ra rõ, nói rằng các tài khoản ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ đã vi phạm các chính sách của liên quan đến chủ nghĩa cực đoan và bạo lực, theo NBC News.

Phong trào ‘chủ nghĩa độc tài’ (Identitarian movement) còn được gọi là Bản sắc hệ (Generation Identity), là một kiểu ‘kỳ quái’ của nhóm ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ quốc tế.

* Nhóm chủ nghĩa này có các giáo hội ở các quốc gia khác nhau, tất cả đều đưa ra một lập luận cơ bản giống nhau là: Quốc gia của họ chỉ thuộc về hậu duệ của người Châu Âu da trắng và họ sẽ không để những người nhập cư ‘thay thế’ họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: nydailynews

YouTube thêm số liệu RPM mới để giúp người sáng tạo hiểu rõ hơn về hiệu suất kiếm tiền

Trước ‘tình cảnh’ người sáng tạo YouTube thấy lợi nhuận thấp hơn bình thường do tác động của COVID-19, Youtube đã cố gắng để cung cấp thêm tùy chọn giúp YouTubers hiểu được các số liệu chính của họ và tối đa hóa tiềm năng doanh thu của họ.

Và bây giờ, YouTube cũng đang tìm cách tinh chỉnh bản trình bày dữ liệu của mình để cung cấp thêm ngữ cảnh cho người sáng tạo.

YouTube thêm số liệu RPM mới để giúp người sáng tạo hiểu rõ hơn về hiệu suất kiếm tiền

Theo tweet trên từ trang chính thức của YouTube, YouTube đang thêm chỉ số RPM mới – Revenue per Mille, số liệu này sẽ giúp người sáng tạo dễ dàng theo dõi được họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trên mỗi 1000 lượt xem video của họ.

Dữ liệu này được thêm ngoài dữ liệu CPM (Cost Per Mille) hiện có, cho biết số tiền mà các nhà quảng cáo đang chi tiêu để hiển thị quảng cáo trên các video trên YouTube và các số liệu khác về mức độ tương tác và duy trì.

YouTube gần đây cũng đã thêm vào những số liệu mới như tỉ lệ click CTR (click through rate), hiểu người xem video đến từ đâu, cùng với đó là biểu đồ hiệu suất kênh tích hợp mới trong Creator Studio, nơi sẽ hiển thị số lượng người đăng ký, thời gian xem và hiệu suất doanh thu trong trên cùng một giao diện.

YouTube thêm số liệu RPM mới để giúp người sáng tạo hiểu rõ hơn về hiệu suất kiếm tiền

Bản cập nhật mới lần này về chi tiết doanh thu cho người sáng tạo sẽ giúp bối cảnh hóa hiệu suất doanh thu YouTube của họ được tốt hơn chứ không chỉ là số liệu về doanh thu ước tính.

Một số người sáng tạo đã bày tỏ sự thất vọng về sự thiếu minh bạch ở khía cạnh này trong thời gian gần đây khiến YouTube thực hiện bản cập nhật lần này.

Mục tiêu của YouTube là cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hiểu được việc doanh số quảng cáo giảm là do chi tiêu tổng thể từ các nhà quảng cáo thấp hơn trong đại dịch.

YouTube hy vọng điều này sẽ giảm bớt bất kỳ vấn đề nào về những sự nghi ngờ hay thiếu minh bạch, để từ đó để giúp người sáng tạo tiếp tục sáng tạo và tương tác tốt hơn trên nền tảng này.

Theo báo cáo từ OneZero, tỷ lệ quảng cáo trên YouTube đã giảm gần 50% kể từ đầu tháng 2, mặc dù lượng người xem tăng trong thời gian thực hiện lệnh đóng cửa vì COVID-19.

Đây là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người, nhưng thật tốt khi thấy YouTube vẫn cập nhật để cung cấp nhiều công cụ hơn nhằm cải thiện tính minh bạch trên nền tảng.

YouTube không thể đưa các nhà quảng cáo trở lại nền tảng, nhưng bằng cách cung cấp thêm công cụ để giúp người sáng tạo theo dõi dữ liệu của họ, điều đó có thể giúp cải thiện sự hiểu biết và do đó cho phép những người sáng tạo tinh chỉnh nội dung của họ sao cho phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Youtube đang thử nghiệm định dạng video ngắn trước ‘mối đe doạ’ từ TikTok

Trước những sự tăng trưởng thần tốc từ TikTok, gần đây nhất phía Youtube cho biết đang thử nghiệm định dạng video ngắn nhằm mục tiêu ngặn chặn những mối đe doạ tiềm ẩn từ TikTok.

Youtube đang thử nghiệm định dạng video ngắn trước 'mối đe doạ' từ TikTok

Brief:

  • YouTube tuần này đã bắt đầu thử nghiệm một tính năng ứng dụng cho phép người dùng di động ghi và chia sẻ các video ngắn, một tính năng viral chính của đối thủ TikTok. Nền tảng chia sẻ video do Google sở hữu này đã công bố thử nghiệm này.
  • Những người tham gia thử nghiệm tính năng này trên YouTube sẽ thấy tùy chọn “tạo video” cho phép họ chạm để quay một loạt clip với thời gian tối đa kết hợp là 15 giây, (cùng thời lượng với video TikTok). Những người muốn chia sẻ video dài hơn trên YouTube có thể tải chúng lên từ thư viện phương tiện điện thoại của họ thay vì ghi bằng ứng dụng.
  • YouTube đang thử nghiệm tính năng này trong ứng dụng Android và iOS với một nhóm nhỏ người để thu thập phản hồi, Phía Youtube cho biết.

Insight:

Vẫn còn quá sớm để nói thử nghiệm tính năng chia sẻ video ngắn của YouTube sẽ ảnh hưởng đến những người làm marketing như thế nào, mặc dù nền tảng chia sẻ video là một trong những phương tiện truyền thông quan trọng cho các nhà quảng cáo.

Doanh số quảng cáo của YouTube tăng 33% lên 4 tỷ USD trong quý 1 so với một năm trước, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Nếu YouTube tiếp tục giới thiệu tính năng video ngắn, thì nó có khả năng tạo ra một kênh truyền thông hấp dẫn khác để các nhà quảng cáo tiếp cận các phân khúc trên các nhóm đối tượng khác nhau của nền tảng này.

Với thử nghiệm video ngắn, YouTube trở thành công ty mới nhất thử nghiệm tính năng tương tự TikTok. Instagram thuộc sở hữu của Facebook trong tuần này cũng đã mở rộng ‘bản sao TikTok’ có tên là “Reels” sang thị trường Pháp và Đức (Theo AdWeek).

Việc mở rộng diễn ra sau khi Instagram bắt đầu thử nghiệm tính năng ở Brazil vào năm ngoái. Facebook trước đó cũng ra mắt một ứng dụng có tên Lasso tập trung vào nội dung video dạng ngắn.

Những nỗ lực này của các ‘đại gia’ truyền thông kỹ thuật số cũng cho thấy những mối nguy không hề nhỏ đối với các Startup nhỏ, những đơn vị muốn gia nhập thị thường tỉ đô này.

Đặc biệt những thay đổi này nằm trong bối cảnh sự suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, làm giảm 3% chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu trong năm nay theo dự báo của WPP (Đơn vị chủ quản của GroupM).

TikTok có sự tăng tốc đột biến trong vài năm qua, gần đây ứng dụng này đã vượt mốc 2 tỷ lượt tải xuống. Đặc biệt sự tăng tốc này diễn ra mạnh trong giai đoạn lệnh đóng cửa được ban hành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: TechCrunch/Youtube

YouTube ‘giải thích’ thuật toán và cơ chế phân phối video trên ứng dụng này

YouTube đang tìm cách trả lời một số câu hỏi phổ biến nhất về cách thuật toán của mình hoạt động trong quá trình làm nổi bật những nội dung nhất định cho người dùng – và tại sao số liệu video của bạn không phải luôn luôn có thể phản ánh được hiệu suất.

Trong một video mới đây trên kênh Creator Insider, Giám đốc sản phẩm của YouTube, Patricia và Rachel tập trung giải thích cụ thể tác động của tỷ lệ nhấp (CTR – Click Through Rate), thời lượng người xem trung bình (AVD – Average view Duration) và cách thuật toán của YouTube liên kết các yếu tố này vào việc phân phối video.

Nhưng như YouTube lưu ý, (điều mà không phải lúc nào cũng được chỉ ra) – trước hết, Youtube nói về sự khác biệt có thể xảy ra khi các video có CTR thấp vẫn có lượt xem cao.

“Tỷ lệ nhấp hay CTR là một số liệu thực sự khó để hiểu. Vì vậy, đối với nhiều người sáng tạo (creator), nếu bạn để ý các video thành công nhất của mình, các video có nhiều lượt xem nhất thực sự là các video có tỷ lệ nhấp thấp nhất”.

“YouTube giải thích rằng điều này là do các video phân phối cao cuối cùng sẽ được hiển thị cho nhóm đối tượng rộng hơn, điều đó có nghĩa là nội dung của bạn sẽ được hiển thị cho nhiều người ít quen thuộc hay liên quan hơn với bạn và và nội dung của bạn”.

Đến đây thì chắc chắn rồi, video của bạn sẽ có CTR thấp hơn. Vì vậy, theo một số cách, nó có thể được hiểu như là một hệ quả của sự thành công – phân phối của bạn càng rộng, dựa trên cách video của bạn hoạt động, thì CTR của bạn sẽ càng thấp.

Mặt khác, một số video nhỏ hơn của bạn được hiển thị cho đối tượng được nhắm mục tiêu nhỏ thực sự có liên quan thì có khả năng tỉ lệ nhấp chuột sẽ cao nhất.

Nhưng điều đó có thể làm cho việc đo lường hiệu suất tổng thể của bạn hoặc thậm chí theo dõi các xu hướng có liên quan trở nên khó khăn.

Về điều này, YouTube khuyến nghị các nhà sáng tạo nên tính đến tất cả các số liệu có sẵn, bao gồm cả những hiểu biết mới này từ chính Youtube.

Ở một sự tách biệt nào đó, về mặt lý thuyết, bất kỳ số liệu đơn lẻ nào cũng có thể gây nhầm lẫn.

“Về lâu dài, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều thử nghiệm hơn nữa, điều này sẽ giúp cung cấp cho bạn những câu trả lời cụ thể hơn” Youtube cho biết.

YouTube cũng giải quyết các mối lo ngại của người sáng tạo xung quanh tác động của thời gian xem trung bình thấp hơn, điều có thể ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận (reach) và phân phối trong thuật toán.

Liên quan đến tác động của AVD (average view duration) thấp hơn, YouTube nói rằng đây là một trong một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến những gì hiển thị trong một nguồn cấp dữ liệu của người dùng.

“Vì vậy, tỷ lệ nhấp và tổng thời lượng trung bình là các chỉ số khá tốt về cách thức video của bạn nói chung, nhưng chúng chắc chắn không bao gồm tất cả các trường hợp.

Có thêm lưu lượng truy cập từ bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của bạn hoặc cách video của bạn được đề xuất trong ‘Trang chủ’ (Home Feed) hoặc mục ‘Xem tiếp’ (Watch Next). Đôi khi bạn phải đi sâu vào các nguồn lưu lượng truy cập riêng lẻ”.

YouTube cũng lưu ý rằng màn hình phân tích mới (Analytics) sẽ lọc ra CTR và AVD cho cả ‘Trang chủ – Home’ và ‘Xem Tiếp theo – Watch Next’, giúp bạn dễ hiểu hơn về tác động của các nguồn bên ngoài đối với hai số liệu này.

YouTube cũng giải quyết mối lo ngại rằng thuật toán của mình không công bằng khi so sánh thời lượng xem trung bình cho các video (AVD) có độ dài khác nhau.

“Chúng tôi thực sự xem xét cả thời gian xem tương đối và tuyệt đối, đó là cả hai tín hiệu có ý nghĩa và cách video của bạn sẽ được đề xuất.

Bạn vẫn sẽ cần phải thực hiện một số tham chiếu chéo, ngay cả khi chúng tôi đã hoán đổi thời lượng xem trung bình thành tỷ lệ phần trăm trung bình được xem, bởi vì các video ngắn đạt được tỷ lệ phần trăm trung bình thực sự cao hơn.

Chúng tôi chỉ có thể tập trung vào các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và chúng tôi đã chọn thời lượng xem trung bình vì thời gian ai đó dành cho nội dung của bạn là một chỉ số quan tâm thực sự mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là, chúng tôi muốn các video có độ dài tốt thành công trên YouTube và được khám phá nhiều hơn nữa”.

YouTube đặc biệt nhấn mạnh ba lưu ý khác cần ghi nhớ:

  • Cạnh tranh – Với rất nhiều nội dung có sẵn, chắc chắn có một mức độ cạnh tranh cho đối tượng người xem, và đôi khi, ngay cả khi video của bạn tốt, điều này cũng không có nghĩa là video của bạn sẽ dành được nhiều sự quan tâm.
  • Chủ đề quan tâm – YouTube cũng lưu ý rằng một số chủ đề phổ biến hơn thì có lượng xem lớn hơn. Ví dụ về bóng đá – có nhiều người trên thế giới quan tâm đến bóng đá hơn là chơi gôn. Đôi khi các video bóng đá sẽ có được nhiều lượt xem hơn golf và điều đó không phải vì thuật toán của chúng tôi ưu tiên cho các video bóng đá mà đơn giản là nó có quy mô đối tượng tiềm năng lớn hơn đối với loại chủ đề đó.
  • Tính thời vụ – YouTube cũng lưu ý rằng các chủ đề khác nhau sẽ thấy mức độ quan tâm cao hơn vào các thời điểm khác nhau trong năm. Điều đó cũng ngược lại, có nghĩa là một số chủ đề cũng sẽ tạo ra ít sự quan tâm hơn vào cùng khoảng thời gian, điều này cũng liên quan đến yếu tố cạnh tranh như Youtube đã đề cập ở trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: YouTube

Một nhóm HACKER ANONYMOUS khuyên người dùng nên xoá TikTok

Tổ chức tin tặc này cũng dẫn lại bài viết cho rằng TikTok như mã độc, người dùng không nên sử dụng và hãy xoá luôn ứng dụng.

Một nhóm HACKER ANONYMOUS khuyên người dùng nên xoá TikTok

“Hãy xóa TikTok ngay bây giờ. Nếu bạn biết ai đó sử dụng ứng dụng này, hãy giải thích với họ đây là phần mềm theo dõi do chính phủ Trung Quốc tạo ra”, nội dung đoạn tweet ngày 1/7 của nhóm tin tặc ẩn danh.

Nhóm hacker lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok

Đoạn tweet cũng dẫn lại bài viết của một người dùng tự nhận là kỹ sư, chia sẻ trên Reddit cho rằng không chỉ nội dung từ clipboard, TikTok còn ăn cắp nhiều thứ hơn thế. Tiktok lấy nhiều dữ liệu hơn Facebook, YouTube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà bạn biết.

Công việc của tôi là đảo ngược công nghệ bên trong các ứng dụng di động, phân tích cách chúng hoạt động và xây dựng thêm chức năng của bên thứ ba xung quanh ứng dụng đó… Và tôi khuyến nghị mọi người không nên dùng ứng dụng này nữa“, Bangolor chia sẻ.

Phần lớn chúng ta đã bình thường hóa việc cung cấp thông tin cá nhân của mình. Nhiều người không còn kỳ vọng nhiều vào quyền riêng tư hay bảo mật thông tin cá nhân nữa. Vì vậy, việc cấp cho TikTok dữ liệu của bản thân họ, vốn là tiền, cũng là điều không mấy ngạc nhiên.

Những người này cho rằng họ quá bình thường để ai đó chọn làm mục tiêu tấn công. Nói cách khác, họ cho rằng bản thân không có gì để che giấu. Sự thờ ơ này xuất phát từ việc nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc bảo mật ở mọi cấp độ“, Bangolor viết.

Bangolor cho rằng có lý do chính đáng để một vài quốc gia cấm TikTok, “Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc“.

TikTok hiện vẫn chưa lên tiếng xác minh những cáo buộc này.

TikTok đang trở thành nỗi lo ngại ở nhiều quốc gia

Theo Bored Panda, một kỹ sư máy tính giấu tên với 15 năm kinh nghiệm nhận định dù Facebook vướng phải bê bối bảo mật Cambridge Analytica, Instagram thừa nhận làm lộ số điện thoại và tài khoản người dùng, “dù vậy, những ứng dụng này vẫn là thiên đường bảo mật so với TikTok”. Nói cách khác, Tiktok còn nguy hại hơn Facebook.

Đây quả là khoảng thời gian khó khăn cho ứng dụng Trung Quốc. Sau khi đạt lượng người dùng kỷ lục trong thời gian Covid-19 diễn ra, TikTok liên tiếp chịu những cáo buộc về việc ăn cắp thông tin riêng tư của người dùng.

Ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng ứng dụng này “gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ”.

Sau đó, TikTok cùng 58 ứng dụng khác đã bị quan chức nước này cấm cửa. Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này.

Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.

Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc. Trong khi đó, TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.

Tại Mỹ, TikTok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Những ứng dụng online phổ biến nhất thế giới ‘phiên bản’ thập niên 80

Chắc chắn những ứng dụng này sẽ mang phong cách cổ điển 1 chút, retro 1 chút chứ không còn tối giản, tinh tế như hiện nay nữa.

Ngày nay, các ứng dụng di động đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống của con người, giúp họ có được những trải nghiệm giải trí hoàn toàn mới và đôi khi còn lại trợ thủ đắc lực trong quá trình học tập và làm việc của họ.

Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây theo sự phát triển bùng nổ của smartphone, nhưng những ứng dụng như Facebook, YouTube hay Spotify giờ đã phổ biến tới nỗi ai cũng có thể nhận ra dù chỉ cần nhìn thoáng qua logo hay giao diện của chúng.

Tuy nhiên, loạt ứng dụng này sẽ có diện mạo thế nào nếu chúng tồn tại trong những năm 80, thời điểm mà công nghệ chưa thực sự tiến bộ như bây giờ?

Nhà thiết kế đồ hoạ Luli Kibudi, 28 tuổi đến từ Argentina, đã vận dụng sự sáng tạo của mình để đưa ra lời giải đáp cho vấn đề này, trong 1 dự án có tên “Once Upon A Time” (Ngày xửa ngày xưa).

Không chỉ thay áo mới cho những app nổi tiếng nhất hiện nay, cô còn tạo ra 1 phong cách restro cổ xưa, khá phù hợp với những năm 80 khiến ai xem xong cũng phải trầm trồ.

Nhắc đến phong cách retro thì không thể thiếu được hình ảnh chiếc băng cát-xét, “tổ tiên” của Spotify cũng như nhiều nền tảng phát nhạc trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.
Microsoft Word chẳng qua chỉ là phiên bản cao cấp hơn của chiếc máy đánh chữ thôi mà.
Còn đây là WhatsApp phiên bản có dây.
Tuổi thơ của 8x, 9x chắc cũng từng nhiều lần phải ra tiệm bán băng ghi hình để cày những bộ phim yêu thích, giờ thì chỉ cần đóng tiền hàng tháng cho Netflix là xong.

Chia sẻ với Bored Panda, Luli cho biết: “Ý tưởng này đến với tôi khá tình cờ, khi tôi có dịp nhìn thấy hình ảnh của Diskette trên Internet và thấy nó khá giống với iCloud, nhưng là của những ngày xa xưa. Vì phải dành phần lớn thời gian ở nhà bởi đại dịch Covid-19 nên tôi đã quyết định triển luôn dự án này cho nó vui.

Sau khi thống nhất concept chung, tôi bắt đầu nghiên cứu đến những hình ảnh, những đặc điểm mỹ thuật mà tôi thường sử dụng ngày còn bé và tìm cách liên kết chúng với logo của những ứng dụng phổ biến ngày nay. Ngoài ra, tôi còn mất khoảng 3 ngày để nghĩ tên cho dự án, và cuối cùng chốt lại với “Once Upon A Time“.

Ngày xưa muốn tìm việc, hay tìm nhà cho thuê thì chỉ biết dựa vào những bài đăng trên báo giấy mà thôi.
Pinterest của những năm 80 là 1 kho ảnh thực tế chứ không phải trực tuyến như hiện nay.
Gmail đơn giản vẫn là gmail, nhưng được làm bằng giấy và muốn “soạn thảo thư” thì phải viết bằng tay.
Bách khoa toàn thư trước khi được số hoá.

Chia sẻ về thời gian cô dành cho mỗi bức minh hoạ trong dự án của mình, Luli cho biết: “Nó còn phục thuộc vào mức độ đơn giản của từng ứng dụng.

Với những ứng dụng đơn giản như Spotify hay Netflix thì tôi làm khá nhanh, chỉ tốn khoảng 30 phút. Những cái phức tạp hơn như LinkedIn, Pinterest hay Gmail thì phải mất đến vài giờ đồng hồ, ít cũng phải 3 tiếng”.

Cô chia sẻ rằng dự án này rất thú vị và cô muốn dành nhiều thời gian để thực hiện nó chỉn chu nhất có thể. Luli chia sẻ: “Tôi thực sự yêu thích mọi công đoạn, từ việc nghiên cứu các ứng dụng này, kết hợp với những yếu tố retro cho đến khâu chỉnh sửa chi tiết hình ảnh để cho ra sản phẩm cuối cùng“.

Bây giờ xem YouTube trên smart TV thì quá đơn giản, nhưng trên TV đen trắng thì gần như là không thể.
Dịch vụ lưu trữ iCloud nhưng không còn sử dụng điện toán đám mây nữa.
Facebook – Cuốn sách hình ảnh.

Luli là 1 nhà thiết kế đồ hoạ với 10 năm kinh nghiệm, với thế mạnh trong lĩnh vực quảng cáo và marketing. Cô chia sẻ: “Chuyên ngành tôi học là graphic design và cũng từng kinh qua 1 số khoá học ngắn về marketing cũng như lập trình.

Tôi có thể thiết kế trong lĩnh vực báo chí (dàn trang), các công ty quảng cáo, truyền thông. Đây đều là những kinh nghiệm quý báu giúp tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều vấn đề cũng như đưa ra nhiều phương án giải quyết hơn”. Bạn có thể theo dõi thêm các tác phẩm của Luli tại Instagram hoặc Behance cá nhân của cô.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

YouTube ra mắt định dạng quảng cáo mua sắm mới

YouTube vừa công bố ra mắt một định dạng quảng cáo phản hồi trực tiếp mới, cập nhật này sẽ khiến quảng cáo video trên YouTube có thể giúp mua sắm và hướng lưu lượng truy cập trực tiếp đến các trang sản phẩm của thương hiệu tốt hơn.

Youtube ra mắt định dạng quảng cáo mua sắm mới

YouTube giới thiệu định dạng quảng cáo có thể mua sắm trực tiếp mới cho phép nhà quảng cáo thêm hình ảnh sản phẩm bên dưới quảng cáo video để hướng lưu lượng truy cập (traffic) trực tiếp đến các trang sản phẩm của thương hiệu.

Việc giới thiệu định dạng mới này sẽ đưa YouTube trở lại cuộc chơi được gọi là cuộc chơi thương mại hoá trên nền tảng mạng xã hội.

Các nhà quảng cáo luôn cố gắng tìm ra những cách mới và tốt hơn để tiếp cận khách hàng tiềm năng ở đúng nơi và đúng thời điểm.

Mặc dù quảng cáo trên mạng xã hội đã tăng đáng kể khả năng nhắm mục tiêu (target) đến khách hàng, tuy nhiên việc thúc đẩy doanh số trực tiếp từ nền tảng quảng cáo này vẫn khó đạt được như kì vọng.

Định dạng quảng cáo mới này có thể giúp YouTube bắt kịp được các nền tảng mạng xã hôi khác như Instagram và Pinterest vốn đã trở thành những nền tảng quá đình đám đối với thương mại điện tử.

Với một số liệu cho thấy khoảng 70% mọi người tuyên bố rằng họ đã mua hàng sau khi họ nhìn thấy một sản phẩm trong video của YouTube, định dạng quảng cáo mới này có thể thay đổi cuộc chơi mãi mãi.

Định dạng quảng cáo video mới của Youtube

Để bắt đầu sử dụng định dạng quảng cáo mới này, nhà quảng cáo sẽ cần đồng bộ hóa nguồn cấp dữ liệu Google Merchant Center của họ với quảng cáo video của họ trên YouTube.

Aerie, một nhà bán lẻ, là một trong những người thử nghiệm sớm nhất đối với định dạng quảng cáo mới này. Thương hiệu này muốn thúc đẩy người tiêu dùng yêu thích thương hiệu của mình và tăng doanh số cho bộ sưu tập Xuân 2020.

Aerie đã chạy quảng cáo được nhắm mục tiêu trên YouTube bằng định dạng quảng cáo có thể mua sắm mới này và thấy ROAS (return on ad spend – tỉ suất lợi nhuận trên quảng cáo) cao hơn 25% so với năm trước cũng như tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) nhiều hơn 9 lần so với quảng cáo truyền thống trước đây của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Youtube đổi tên nền tảng Influencer từ FameBit thành ‘BrandConnect’

Với việc nhu cầu marketing thông qua người ảnh hưởng hay influencer ngày càng tăng, đặc biệt là trên các nền tảng video, YouTube vừa thông báo rằng họ sẽ đổi tên influencer marketplace của mình từ FameBit thành ‘BrandConnect’.

Phía Youtube cho biết:

“Thông qua YouTube BrandConnect, chúng tôi giúp người sáng tạo và thương hiệu dễ dàng tạo nội dung có thương hiệu vừa mang tính xác thực vừa hiệu quả.

Trọng tâm của chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung, cung cấp các chiến dịch có thể đo lường cho các thương hiệu và tiếp cận người xem với những nội dung có liên quan và được xác thực.

Chúng tôi đã xây dựng các tính năng độc đáo và đầu tiên trong ngành trên nền tảng nội dung có thương hiệu của chúng tôi để hỗ trợ từng mục tiêu này”.

FameBit cho đến nay là nền tảng đã tạo điều kiện kết nối giữa các thương hiệu và những người có ảnh hưởng (influencer) được chọn trên Youtube thông qua một quy trình đơn giản để đăng chiến dịch, sau đó cho phép YouTube nhận dạng và đề xuất những người sáng tạo phù hợp.

Quy trình nhận chiến dịch và đề xuất người sáng tạo.

Youtube cho biết thêm:

“Về phía người sáng tạo, chúng tôi đã phát triển các công cụ giới thiệu dựa trên Insights cho phép truy cập nhiều hơn vào các giao dịch nội dung có thương hiệu đối với những người sáng tạo đủ điều kiện trên YouTube.

Đối với các thương hiệu, chúng tôi đã thêm các giải pháp đo lường mới như Brand Interest Lift, Influencer Lift, và cả những lượt xem tự nhiên (organic views) nhắm cung cấp cho thương hiệu kết quả chiến dịch theo thời gian thực (real-time) đồng thời mang lại tính ‘có trách nhiệm cao’ cho quảng cáo số (digital advertising) đối với các chiến dịch nội dung có thương hiệu. ”

Mục đích là để tạo điều kiện tốt hơn cho người sáng tạo, giữ cho họ phù hợp hơn với YouTube, đồng thời giúp các thương hiệu dễ dàng tối đa hóa phạm vi tiếp cận của họ thông qua những người có ảnh hưởng được phê duyệt trên nền tảng.

Nền tảng BrandConnect mới sẽ tiếp nhận từ FameBit vào ngày 1 tháng 8, người dùng sẽ được thông báo trên FameBit với nội dung “FameBit sẽ mất kết nối từ ngày 31 tháng 7′.

Người sáng tạo muốn đăng ký để nhận đề xuất thương hiệu (brand proposals) cần phải có ít nhất 25k người đăng ký (subscribers). Những người đủ điều kiện sẽ có thể đăng ký BrandConnect trực tiếp trong YouTube Studio.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via SocialMediaToday

YouTube hỗ trợ 100 triệu USD cho người sáng tạo da màu

CEO Susan Wojcicki tuyên bố YouTube đang tạo ra một quỹ trị giá 100 triệu USD để mở rộng và phát huy ‘tiếng nói’ của những người sáng tạo (creator) da màu trên nền tảng này.

Vị CEO Wojcicki đã đưa ra thông báo trong bản cập nhật mới nhất của cô về các chính sách ưu tiên của công ty dành cho người sáng tạo và người dùng.

Quỹ mới này sẽ nhằm nâng cao và phát huy ‘tiếng nói’ giúp hỗ trợ cộng đồng người da màu.

Kênh Spotlight của Youtube sẽ thường xuyên đăng tải các nội dung về các vấn đề công bằng chủng tộc, lên tiếng cho cộng đồng người da màu về các vấn đề như nội dung mang tính lịch sử, video mang tính giáo dục và đưa tin về các cuộc biểu tình đang diễn ra.

YouTube cũng thường xuyên kiểm tra các chính sách của mình hoạt động như thế nào đối với mọi người dùng, đặc biệt là với cộng đồng người da màu, với mục tiêu đảm bảo những người sáng tạo da màu trên nền tảng này có thể chia sẻ những câu chuyện của họ mà không phải bị ngăn chặn bởi bất cứ điều gì.

Cũng liên quan đến chủ đề này, CEO này cũng tuyên bố rằng YouTube đã xóa hơn 100.000 video và 100 triệu bình luận vì những lý do liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc chỉ trong quý đầu tiên của năm 2020. Ngay cả trước khi cuộc biểu tình về nạn phân biệt chủng tộc được bắt đầu diễn ra ở Mỹ.

Vị CEO này viết: “Tôi đã cam kết rằng tôi sẽ luôn lắng nghe những cộng sự da màu tại YouTube, tới những người sáng tạo da màu, cho các nghệ sĩ da màu, cho các nhà lãnh đạo trong cộng đồng người da màu và cho những người dùng da màu là chúng tôi sẽ điều chỉnh YouTube mỗi ngày để hỗ trợ và bảo vệ họ”.

“Có nhiều việc phải làm để thúc đẩy sự công bằng chủng tộc trong dài hạn và những nỗ lực này chúng tôi sẽ tiếp tục trong những tháng và năm tới”.

CEO Youtube nói thêm: “Chúng tôi đã vô cùng đau buồn vì cộng đồng người da màu đã phải chịu đựng nhiều hành động vô nghĩa của nhóm khủng bố chủng tộc và bạo lực. Chúng ta biết rằng đối với nhiều người, những bi kịch như thế này là một lời nhắc nhở dai dẳng về tác hại do nạn phân biệt chủng tộc gây ra”. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ các bạn.

Tại YouTube, chúng tôi tin rằng người da màu đáng được sống và tất cả chúng ta cần phải làm nhiều hơn để loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips via wersm

TikTok’s Case Study: Cách triển khai hiệu quả chiến dịch Hashtag có thương hiệu

Nếu bạn đang tìm cách để thêm TikTok vào chiến lược Digital Marketing Mix của mình? Tự hỏi làm thế nào bạn có thể khai thác các xu hướng chính (key trends) của nền tảng này để tối đa hóa thông điệp? Đây là bài viết dành cho bạn.

TikTok vừa xuất bản một case study mới để cung cấp cho các nhà quảng cáo một cái nhìn tổng quan cơ bản nhất về cách chạy một trong các tùy chọn quảng cáo thành công nhất trên nền tảng của mình – đó là một chiến lược thách thức hashtag có thương hiệu (Branded Hashtag Challenge).

Thách thức hashtag có thương hiệu là gì

Các thách thức hashtag có thương hiệu là hoạt động khi các thương hiệu tạo ra một hashtag cụ thể được liên kết với một thách thức video, sau đó họ có thể sử dụng video này để mở rộng thông điệp của mình bằng cách tạo điều kiện cho một chiến dịch phản hồi video tương tác và hấp dẫn.

Điều này hẳn là không hề dễ dàng một chút nào – bạn không thể đưa ra bất kỳ ý tưởng nào và mong muốn người dùng TikTok sẽ làm theo. Nhưng nếu bạn có thể đưa ra một ý tưởng thú vị, hấp dẫn, cho phép người dùng cung cấp khả năng sáng tạo của riêng họ, thì nó chắc chắn có thể có lợi ích đáng kể và nhận thức về thương hiệu (brand awareness).

Case Study của Zalora.

Hãy xem case study gần đây nhất của thương hiệu thời trang ZALORA, một nền tảng thương mại điện tử thời trang hàng đầu ở châu Á.

ZALORA đã tìm cách sử dụng TikTok để quảng bá cho lễ hội thời trang sắp tới tại Singapore, vì vậy họ đã làm việc với TikTok để tìm kiếm một chiến lược sử dụng thử thách hashtag có thương hiệu để thu hút cộng đồng người dùng TikTok.

“Được sử dụng âm nhạc thương hiệu trong toàn chiến dịch, Thử thách #ZStyleNow của ZALORA đã mời những người tham gia thực hiện bằng cách đưa 2 ngón tay ghép thành chữ Z (Viết tắt của thương hiệu Zalora), đồng thời thực hiện thay đổi trang phục tức thì.

Thêm vài đó, đây còn là cơ hội để người dùng có thể ‘khoe’ tủ đồ cũng như thể hiện mình là một ‘tín đồ thời trang’ đích thực.

Đây là sự kết hợp hoàn hảo với nhóm khán giả trẻ của TikTok, những người vốn hay sử dụng TikTok làm nền tảng thực tế của họ để thể hiện bản thân. ”

Ngoài việc sử dụng ý tưởng hấp dẫn và âm nhạc lý tưởng, để thu hút nhiều người tham gia hơn thì ZALORA cũng đã sử dụng một chương trình thưởng khá hấp dẫn để thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa, với số tiền lên tới 200 USD để sử dụng sản phẩm của ZALORA trên mỗi người chiến thắng.

Quảng cáo để kéo thêm sức hút từ người dùng.

Vì vậy, ngoài việc đòi hỏi sự sáng tạo vững chắc thì chương trình ưu đãi bổ sung cũng sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa mức độ hiệu quả quảng cáo của bạn.

Ngoài ra, ZALORA còn chạy quảng cáo Brand Takeover (Quảng cáo được hiển thị ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok), cùng với quảng cáo banner trong ứng dụng.

“Quảng cáo đã được kiểm tra và tối ưu hóa triệt để bằng cách sử dụng nhiều biến khác nhau và do đó đã thúc đẩy sự tương tác với thử thách hashtag có thương hiệu của Zalora, đưa cả khách truy cập mới đến trang web của ZALORA, và cuối cùng là cài đặt ứng dụng mới.” Phía Zalora cho biết.

Có thể nói đây là một chiến dịch toàn diện, vượt ra ngoài những điều cơ bản. Kết quả cuối cùng là các video thử thách của ZALORA đã được xem gần 1.000.000 lần, với 62.000 người dùng TikTok tham gia cùng hashtag và đăng video để thực hiện thử thách.

Các con số cho thấy TikTok thực sự có thể là một nền tảng tốt để tối đa hóa phạm vi tiếp cận, đặc biệt là với người dùng trẻ tuổi. Theo một báo cáo gần đây cho thấy rằng số lượng người xem TikTok hiện đang ngang bằng với YouTube trong số một số nhóm đối tượng.

Bí kíp thực sự nằm ở việc xác định những gì sẽ có thể cộng hưởng với người dùng TikTok và những gì họ có thể phản hồi lại bằng video riêng của chính họ, từ đó mở rộng thông điệp của bạn.

Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là hãy sử dụng và trải nghiệm ứng dụng đồng thời xem xét những gì đang có xu hướng trên trang ‘Khám phá’ và hãy liên tưởng đến những thông điệp riêng của thương hiệu của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via SocialMediaToday

Thương vụ Google mua Youtube với giá 1,65 tỷ đô đã được ký vội lúc nửa đêm tại bãi xe như thế nào?

Tháng 10/2006, Youtube đã chính thức được Google mua lại, trở thành một trong những sự kiện chấn động không chỉ tại Thung lũng Silicon mà còn giới công nghệ toàn cầu.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Youtube (2005 – 2020), mấy anh bên BI đã tìm gặp lại những nhà sáng lập, các nhân viên kỳ cựu của công ty và cả các nhà đầu tư để tìm hiểu thêm về những câu chuyện chưa từng được biết tới về thương vụ đình đám này.

Qua đó chúng ta có dịp hé nhìn vào những khó khăn của Youtube thời đầu, việc hết tiền ra sao, hết dung lượng máy chủ thế nào, bị kiện tụng vì tác quyền ra sao và cả những cuộc họp, những thỏa thuận tỷ đô được tiến hành bằng miệng trong bãi xe lúc nửa đêm.

Vào một đêm tháng 10/2006, đồng hồ điểm 12h đêm chưa lâu, David Drummond, tổng cố vấn của Google, và Gideon Yu, giám đốc tài chính của Youtube đã có một cuộc gặp nhau ngay bên trong chiếc xe của Yu đang đậu tại một bãi đậu xe của chuỗi nhà hàng Denny, thành phố Redwood, California.

Cả 2 lúc đó đang dùng ánh sáng leo lét từ màn hình chiếc Blackberry để cùng nhau đọc một xấp tài liệu thì một sĩ quan cảnh sát tiến tới. Tiếng còi hụ và ánh đèn quay chiếu vào 2 vị lãnh đạo của 2 công ty đình đám. Viên cảnh sát yêu cầu được biết là tại sao lại có cuộc hẹn bí mật đang diễn ra tại bãi đậu xe của Denny vào lúc 3h sáng.

Tay đang đưa lên trời, Yu nói: “Chúng tôi đang ký một thỏa thuận sáp nhập.”

Viên cảnh sát yêu cầu Yu ra khỏi xe, lúc đó ông đang mặc một chiếc quần ngắn bình thường, một cái áo phông và một chiếc mũ bóng chày quay ngược ra phía sau. Ông bước chậm tới và đưa các tài liệu cho viên cảnh sát xem qua, trong đó có hẳn bản tuyên bố rằng Google sẽ mua lại Youtube với giá 1,65 tỷ đô la. Tất nhiên là họ được thả ra và tiếp tục công việc.

Với bàn tay vẫn còn đang run, Drummond và Yu cùng nhau ký vào thỏa thuận và nhanh chóng quay về. Lúc đó, những đồng nghiệp khác của cả 2 đã bắt đầu ăn mừng ở nhà, mỗi bên đều có những lý do riêng. Đối với Google, thương vụ mua lại này sẽ trở thành phần có giá trị nhất trong cả đế chế đang phát triển của họ.

Đối với Youtube, họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh để phát triển. Vào thời điểm đó, Youtube chỉ vừa mới thành lập 18 tháng và đang đối mặt với các khiếu nại bản quyền tiềm năng đầy tốn kém nhằm, đồng thời lại phải chật vật tìm cách hỗ trợ lượng người dùng đang phát triển quá nhanh, vượt quá khả năng chịu đựng của cơ sở hạ tầng nhỏ bé.

Mặc dù khi đó đã rất nổi tiếng nhưng ngay từ bên trong, Youtube đang tiến tới những giới hạn không còn chống đỡ nổi.

“Chúng tôi không có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến đấu”

Trước đó, Youtube vẫn là một công ty thật sự sôi nổi và hừng hực khí thế. Khi đó dù họ vẫn chỉ là một nhóm nhỏ dẫn đầu bởi nhà sáng lập Steve Chen, giữ chức giám đốc công nghệ, và Chad Hurley, CEO. Dần dần, nhóm này phải vật lộn từng ngày để theo kịp nhu cầu của người dùng. Khi đó Amazon Web Servic vẫn chưa xuất hiện và bài toán đối với YouTube vẫn tiếp tục là không gian lưu trữ của máy chủ liên tục cạn kiệt.

Yu Pan, một kỹ sư và là nhân viên đầu tiên của Youtube kể lại rằng: “Đó là những ngày làm việc hết sức bất tận. Tôi nghĩ rằng có lúc phải làm cả 7 ngày trong tuần. Công ty phát triển tới mức chóng mặt. Số lượng người xem tăng theo cấp số nhân. Chúng tôi đốt ổ cứng nhanh hơn bất cứ doanh nghiệp nào trong lịch sử.”

Còn đối với Gideon Yu, người vào Youtube làm trên cương vị CFO vào tháng 9/2006 hồi tưởng lại họ đã cầu xin bất cứ ai có thể tìm được để truy cập vào không gian trống của máy chủ như thế nào: “Có lúc chúng tôi đã phải tìm tới tất cả các nhà đầu tư của chúng tôi, bất cứ người bạn và bất cứ ai quen biết và nói “hey, nếu anh có server nào mà không dùng thì cho chúng tôi mượn được không?” Chúng tôi thực sự đã đi vòng quanh, tìm tới mọi người bạn tại công ty, tại nhà của họ và tìm cách mượn mọi máy chủ mà chúng tôi có thể.”

Chưa hết, Youtube lúc đó cũng đang đối mặt với những vấn đề về bản quyền một cách liên tục, tìm cách tránh bị những công ty tác quyền âm nhạc để mắt tới. Nhiều nội dung vốn đang sở hữu bởi các hãng âm nhạc hoặc các studio phim xuất hiện trên Youtube và các nhân viên không thể nào gỡ xuống kịp.

Roelof Botha, một nhân viên của PayPal, người đã từng làm việc với các nhà sảng lập của Youtube trong nhiều năm kể lại rằng: “Các nhà sáng lập không có ý biến Youtube thành nơi chứa nội dung lậu. Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã làm việc với các bên tư vấn pháp lý và bắt đầu xây dựng nhóm kiểm duyệt nội dung.

Ngay khi bạn để điều đó xảy ra, nó sẽ kéo trang web đi xuống. Nếu bạn để lọt những thứ đó, nó sẽ phát triển như một căn bệnh ung thư. Vào thời điểm đó, các đe dọa từ kiện tụng là đe dọa lớn đối với Youtube.”

Theo Botha, đó đều là các mối đe dọa lớn đối với Youtube vào thời điểm ấy.

“Đôi lúc điều này còn khiến Chad và Steve đặt câu hỏi rằng họ có nên tiếp tục sát cánh cùng công ty nữa hay không. Chúng tôi không có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến đấu.”

Zahavah Levine, cố vấn tổng của Youtube phó chủ tịch mảng kinh doanh, kể lại rằng lúc đó Youtube gần như không thể đứng vững. Nhu cầu cơ sở hạ tầng quá cao, tài khoản ngân hàng của công ty dần cạn kiệt. Các công ty bản quyền nhạc đòi tiền hàng trăm triệu đô. Nhiều bên đã gõ cửa Youtube để cố gắng hình thành quan hệ đối tác.

Ở vai trò CFO, Yu kể lại rằng: “:Chúng tôi chỉ biết cố làm tốt nhất mọi thứ. Nhưng khi bạn gom tất cả các vấn đề trên lại thì việc kiếm tiền đang ngày càng khó khăn hơn. Nghĩ xem, cứ có thêm tiền, thì tiến đó lại đổ vào cơ sở hà tầng cũng như các giao dịch tiềm năng với chủ IP. Do đó chúng tôi đã mắc kẹt trong vòng xoáy đó.”

Một buổi chiều nọ, công ty đã có một cuộc họp nảy lửa với Universal Music, một bên đang “rất, rất khó chịu” với Youtube trong vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc của họ. Cuối ngày hôm đó, Chen và Hurley đã tìm đến một quán bar bên cạnh văn phòng Youtube, nơi họ thường đi vào ban đêm để thảo luận về các vấn đề công ty. Sau khi dạo quanh những con phố ở San Mateo và suy nghĩ về các quyết định, tại quán bar, 2 người đã nói với Yu rằng họ muốn bán công ty.

Yu kể lại rằng khi đó, cả Chen và Hurley đều đã quá mệt mỏi về số lượng những cuộc gặp mặt của công ty về việc vi phảm bản quyền, các cuộc họp ngày càng trở nên căng thẳng. Cả 2 nói với Yu rằng họ muốn tạo ra Youtube như một sản phẩm tố nhưng thực tế lúc đó không như những gì họ mong muốn nữa.

Sau đó, 3 người bắt đầu bàn với nhau để tìm cách kiếm những công ty lớn mua lại, đó phải là những công ty “tay to” với tiềm lực thực sự, có nhiều người và nhiều tiền. Sau khi tư vấn với ban giám đốc và các nhà đầu tư, mọi đều đồng ý: Đã tới lúc bước tới bằng việc mua lại.

Cuộc chiến đấu thầu

Việc bán Youtube diễn ra đầu đó chỉ khoảng tầm 3 tuần kể từ đêm 3 người gặp nhau ở quán bia.

Trong cuộc đấu thầu mua lại Youtube có nhiều bên tham gia, bao gồm cả Microsoft, Viacom và News Corp,… tuy nhiên đến cuối cùng thì chỉ còn lại 2 ứng cử viên là Yahoo và Google.

Yu kể rằng: “Cuộc đấu thầu thực sự rất nhỏ và sít sao. Chúng tôi muốn giữ những luồng thông tin thật chặt, giảm thiểu khả năng rò rỉ. Chỉ cần những thông tin đang nắm giữ lọt ra các nhà đầu tư bên ngoài hoặc những kẻ khác thì vận mệnh của Youtube sẽ tệ hại đi rất nhiều so với giá trị thực sự của nó.”

Lúc đó, cả Chen và Hurley vốn không có kiến thức nền tảng tài chỉnh và phải nhờ các nhà đầu tư của họ tại Sequoia để được tư vấn đề cách đàm phán các điều khoản của thỏa thuận. Pierre Lamond kể lại rằng: “Chúng tôi thường ăn tối pizza tại chỗ của tôi, tại phòng ăn trong nhà tôi.

Chúng tôi đều ngồi quanh bàn, và Roelof Botha nhận trách nhiệm đi lấy pizza. Rõ ràng cả Yahoo và Google đều biết chúng tôi là một sản phẩm độc đáo, và rất khó để cạnh tranh. Chúng tôi có đầy lợi thế vào lúc đó.”

Yu, một người từng là thủ quỹ của Yahoo trước khi gia nhập Youtube, nói rằng ông đã gọi cho các đồng nghiệp cũ để thông báo về cơ hội mua Youtube. Tuy nhiên nếu Yahoo quan tâm thì có vẻ như đôi bên sẽ họp khẩn.

Và nghe có vẻ vô lý nhưng lại cực kỳ thuyết phục, do tất cả những người sáng lập Youtube đều rất nổi tiếng tại thung lũng Silicon nên họ cần phải tìm một nơi gặp mặt đám phán mà không ai có thể nhận ra. Địa điểm cuối cùng là một cửa hàng Denny ở thành phố Redwood, cách văn phòng của Youtube 14 phút lái xe.

Buổi đầu tiên, Hurley và Chen gặp Larry Page và Eric Schmidt của Google. Ngày tiếp theo là gặp Yahoo. Không lâu sau đó thì Google ra giá và theo Yu thì nó quá thấp. Trong khi đó, Youtube lại đang có những đàm phán riêng với những hãng âm nhạc với hy vọng sẽ tránh được các vụ kiện bản quyền tốn kém. Tới tháng 9/2006. Levine và Chris Maxcy, một trong những nhân viên đầu tiên của Youtube chịu trách nhiệm mảng phát triển trang, đã chốt deal với Warner Music.

Theo mô tả của Levine, đây là thỏa thuận “mang tính bước ngoặt và lần đầu tiên trong ngành” khi mà Warner cho phép Youtube lưu trữ các video do người dùng đăng lên có chứa nhạc của Warner sở hữu và đôi bên sẽ chia sẻ doanh thu quảng cáo cho nhau.

Lúc đó, Levine và Maxcy cũng đang đàm phán thêm với 3 bên sở hữu bản quyền âm nhạc lớn càng nhanh càng tốt. Vào ngày Youtube tuyên bố được mua lại, họ đã đồng thời công bố ba thỏa thuận riêng với CBS (cho phép Youtube phát các chương trình của CBS) và Universal Music Group cùng tiền thân của Sony Music, cho phép Youtube phát các video âm nhạc của họ.

Yu kể lại rằng “Chúng tôi đã đàm phán giá mua lại giữa Yahoo và Google cùng lúc với đi thỏa thuận những quyền đó, chúng tôi đã nói với Yahoo và Google rằng ‘nhìn đi, giả sử rằng chúng tôi có trong tay các quyền với bên sở hữu bản quyền, hãy đưa ra giá phù hợp.”

Levine kể lại rằng gần như cô chuyển qua ở tại công ty luật. “Tôi sống ở San Francisco nhưng tôi thậm chí còn không có thời gian đi đi về về giữa nơi đó và Palo Alto. Tôi buộc phải thuê phòng ngay bên cạnh công ty luật ở Palo Alto và mỗi đêm chỉ ngủ đâu đó tầm 1 – 2 tiếng.” Mọi nỗ lực vẫn chưa đủ, Youtube lúc này đang muốn chuyển mình nhanh hơn bao giờ hết và khi đó, họ đã lên kế hoạch chuyển tới San Bruno.

Thậm chí có lúc họ còn đi nói chuyện với lãnh đạo của The Gap để thuê lại trụ sở cũ của công ty này cho Youtube.

Kế hoạch dọn sang văn phòng mới được thực hiện trong nhiều tháng trước khi Youtube thật sự được bán mình, tuy nhiên thời gian lại ngày càng cấp bách hơn đối với Levine bởi cô vẫn còn nhiệm vụ đàm phán thỏa thuận cấp phép với các bên sở hữu bản quyền: “Chúng tôi phải ở lại văn phòng tới 2h sáng vào các tối thứ bảy, nghiên cứu các điều khoản trong khi những người vận chuyển thì đang ở đó gói đồ chuyển đi.

Tôi nhớ có lần tôi đang gọi cho Sony Music thì đột ngột cuộc gọi cúp máy, hóa ra người vận chuyển đã rút một số thiết bị của hệ thống điện thoại và máy in ra để dọn đi. Tôi ngay lập tức hét lên “Không, dừng lại. Để đó. Đừng ngắt những chiếc điện thoại này, đừng ngắt những chiếc máy in này.”

Cơ hội cuối cùng cho Google

Đến đầu tháng 10, có một kế hoạch đã được vạch sẵn ra, trong đó Youtube đã gần ký được hợp đồng chuyển nhượng, nhưng không phải với Google mà với Yahoo, sau một cuộc họp suốt một ngày, sau đó, đôi bên định sẽ ký vào một bản điều khoản đầu tư trong thương vụ mua bán vào cuối ngày.

Tuy nhiên, một ngày trước đó, Youtube quyết định cho Google cơ hội cuối cùng.

Yu kể lại: “Chúng tôi đã đưa Yahoo vào phương án phụ và đẩy giá cao hơn đối với Google. Tuy nhiên sau khi được sự đồng ý của Hurley và Chen, tôi đã nói với Google rằng “nếu bạn đồng ý giá này, chúng tôi sẽ hủy cuộc họp với Yahoo.”

Phía Youtube đưa ra mức giá 1,65 tỷ đô la, con số cao hơn nhiều so với số tiền mà eBay đã trả cho Paypal vào năm 2002. Google đã đồng ý với mức giá này và Youtube cho biết họ đã sẵn sàng để chốt. Tuy nhiên họ vẫn còn cuộc hẹn với Yahoo vào sáng hôm sau và do đó, nếu muốn chốt với Google thì phải chốt liền tay. Do đó Drummond và Yu phải làm việc suốt đêm để sáng hôm sau mọi thứ phải hoàn tất.

Và đó cũng là lý do mà bọn họ, ngay giữa đêm, 2 người đàn ông cùng ngồi trên một chiếc xe ở bãi đỗ của Denny, nơi cách Youtube 14 phút lái xe và 12 phút nếu đi từ Googleples, để cùng nhau ký thỏa thuận trong xe của Yu.

Yu kể lại: “Tôi đã trở về để đưa hồ sơ cho Chad, cho Steve và sau đó họ gọi cho Yahoo và hủy cuộc họp. Mọi chuyện như vậy đó.”

Trong khi đó, Yahoo không bình luận về vai trò của họ trong thương vụ mua lại Youtube.

Chạy hết tốc độ

Từ ngày bản thỏa thuận sơ bộ được ký tới ngày thương vụ được công bố cũng mất ít hôm. Chen ước tính đâu đó khoảng 5 ngày, Levine và Yu thì nhớ là khoảng 1 tuần. Và dù sao đi nữa, cũng khá nhanh.

Chen kể lại: “Lúc đó chúng tôi chạy hết ga. Chúng tôi ký thỏa thuận và đưa ngay xuống phòng pháp lý. Tôi nhớ là đã lái đâu đó 100 hoặc 120 mile/h tới San Bruno và đi vào văn phòng và lần đầu tiên tuyên bố với team”

Không hề có những tuyên bố lớn, hào nhoáng hay phô trương, Larry Pade, Sergey và Eric Schmidt xuất hiện tại văn phòng mới của Youtube tại San Bruno và thông báo về việc mua lại cùng với Hurley và Chen.

Ja,ie Byrne, người đã làm cho Youtube từ tháng 6/2006 trên cương vị giám đốc bán hàng quảng cáo và vẫn còn làm với tư cách giám đốc cao cấp của các đối tác sáng tạo kể lại rằng “khoảnh khắc đó hoàn toàn không thể tin được và rất sốc”. Ông cho biết: “Tôi nghĩ điều khiến cho điều đó càng sâu sắc hơn đối với nhiều người trong chúng tôi là sự canh tranh của Vimeo đối với Youtube vào thời điểm đó.

Có rất nhiều sự phấn khích khi sau thương vụ, chúng tôi có thêm lợi ích đáng kinh ngạc về cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ mà Google mang lại, tuy nhiên cũng có niềm tự hào rằng chúng tôi đã vượt ra khỏi những đối thủ khác, thành công trong những gì mà chúng tôi đang làm.”

Có những nhân viên của Youtube đã biết việc mua lại, một số người khác vẫn không hề biết và vẫn tiếp tục một ngày đi làm thường nhật trong giai đoạn khó khăn như những ngày trước đó. Điển hình như Misty Ewing Davis, một kiểm soát viên nội dung, ngày hôm đó vẫn tưởng rằng phải tới văn phòng mới, dọn dẹp góc làm việc mới, ráp bàn ghế và đã tới công ty bằng một bộ đồ cũ.

Tuy nhiên, mọi chuyện nhanh chóng sau đó được công bố rộng rãi và chính thu7cws. Byrne nhớ lại rằng cả team đã viết và quay hẳn một đoạn video ngắn, trong đó Hurley và Chen chính thức đứng trước nhà hàng TGI Friday, trong chiếc áo khoác blazer đươn giản, cả 2 tuyên bố thương vụ, cám ơn cộng đồng những người sáng tạo nội dung: “Chúng tôi sẽ luôn cam kết phát triển dịch vụ tốt nhất cho các bạn, phát triển các dịch vụ, công cụ và công nghệ tiên tiến nhất để bạn có thể vui vẻ trên trang web của chúng tôi.”

Không còn phải ăn mì ly như hồi xưa nữa

Cuộc sống bên trong những nhân viên Youtube gần như không thay đổi sau khi thương vụ mua lại hoàn tất vào tháng 9. Youtube vẫn là tiếp tục đặt văn phòng ở San Bruno cho tới ngày nay.

Năm 2009 thì Chen rời Youtube sang Google và chuyển công ty 2 năm sau đó. Hurley tiếp tục vai trò CEO cho đến 2010, khi Salar Kamangar của Google tiếp quản. Chen kể lại rằng anh và Hurley đã “nói về chuyện làm một cái gì đó khác” và tới năm 2011 họ đã hợp tác với nhau để thành lập công ty internet tên là AVOS System.

Hầu hết những nhân viên đầu tiên của Youtube chỉ nhận tahyas những thay đổi nhỏ trong cuộc sống của họ, đặc biệt là khoảng thời gian đầu. Google đã thêm các cửa hàng tiện lợi nhỏ vào văn phòng Youtube, nơi các nhân viên có thể lấy kẹo cao su, nước ngọt miễn phí tùy thích. Yu Pan, một nhân viên nói rằng “các bữa tiệc công ty trở nên tốt hơn”. Một ngày sau thương vụ mua bán chính thức được công bố, nhân viên được ăn trưa với sandwish của Subway thay vì mì ly như trước đó.

Google cam kết sẽ để Youtube tiếp tục làm những gì mà nó đang làm, tiếp tục phát triển và để nó phát triển, thúc đẩy cộng đồng những người sáng tạo nội dung tiếp tục phát triển. Có lẽ tới hiện tại thì Google vẫn giữ lời hứa.

Đối với nhiều công ty, việc mua bán sáp nhập có thể là không phải dễ dàng gì nhưng đối với Google và Youtube thì điều đó không đúng. Ngay cả dưới quyền sở hữu của Google, Hurley và Chen vẫn tiếp tục điều hành. Họ đã chia sẻ một văn phòng, ủy thác trách nhiệm cho những nhân viên mới từ Google. Họ chỉ cần làm sau tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng của Youtube là được.

Và có lẽ mối quan tâm lớn nhất chính là Youtube và Google Video sẽ được hợp nhất thành một. Chen nói rằng “nó giống như bạn bắt tay với kẻ thù lớn nhất của bạn và bây giờ bị buộc phải trở thành đồng minh. Thoạt đầu nghe có vẻ khó xử nhưng đó chỉ đơn giản là 2 team gộp lại thành 1 thôi.”

Cuối cùng, như bất kỳ startup nào có thể phát triển lên hoặc được mua lại, Youtube cuối cùng cũng đi lên từ startup, dần cảm thấy không thể như một gia đình như lúc đầu được nữa và cuối cùng sẽ trở thành: một doanh nghiệp tỷ đô nằm trong một trong những công ty công nghệ lớn nhất hành tinh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tinh Tế

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường ‘chợ đen’ và ‘Dark Web’

Rất nhiều chủ kênh YouTube đang trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ xấu tấn công, chiếm đoạt và bán tài khoản YouTube trên thị trường chợ đen để kiếm lời.

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường 'chợ đen' và 'Dark Web'

Theo TechRadar, các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật và an ninh mạng IntSights tiết lộ, hiện có rất nhiều tài khoản YouTube đang bị đánh cắp và bán ở các chợ đen trực tuyến hoặc các diễn đàn Dark Web.

Các kênh YouTube từ lâu luôn được coi là miếng mồi béo bở của những kẻ tội phạm mạng. Chúng lợi dụng việc buôn bán các tài khoản YouTube để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc phát tán mã độc.

Tuy nhiên, tài khoản YouTube bị đánh cắp từ những chiếc máy tính bị xâm nhập trái phép hoặc từ nhật ký đăng nhập của nạn nhân thường đem lại nhiều tiền hơn cho tội phạm mạng khi rao bán trực tuyến. Mặc dù các kênh ít người theo dõi hơn có thể không sinh lợi như các kênh có nhiều người đăng ký.

Nhưng các chủ kênh YouTube khác hoàn toàn có dùng các tài khoản mua trên thị trường chợ đen để tăng doanh thu cho chính họ. Nói cách khác, họ có thể mua các tài khoản YouTube bị rao bán trái phép để làm công cụ phát triển kênh nhờ lượt đăng ký của họ.

Để đánh giá sự quan tâm của tội phạm mạng đối với các tài khoản YouTube bị đánh cắp, một diễn đàn chuyên về hack gần đây đã tiến hành một cuộc thăm dò đặc biệt. Kết quả cho thấy 80% thành viên xem xét có thể mua các thông tin bị đánh cắp này phục vụ cho mục đích cá nhân.

Khi các nhóm mã độc tống tiền bắt đầu bán đấu giá các dữ liệu bị đánh cắp, đó sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho những kẻ tội phạm mạng có được thông tin đăng nhập tài khoản YouTube của nạn nhân.

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường 'chợ đen' và 'Dark Web'

IntSights lấy ví dụ về một cuộc đấu giá khi một người rao bán 687 tài khoản YouTube với giá 400 USD. Và một cuộc đấu giá như vậy thường kết thúc sau 24 giờ kể từ lần trả giá cuối cùng. Sở dĩ mọi giao dịch phải nhanh gọn như vậy vì người bán có lẽ muốn bán thông tin nhanh nhất có thể trước khi nạn nhân kịp liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Google để nhờ giải quyết.

Mặc dù có nhiều cách đánh cắp các tài khoản YouTube nhưng có vẻ một số tài khoản được rao bán lấy từ chính cơ sở dữ liệu chứa thông tin đăng nhập của Google và từ các máy tính bị nhiễm mã độc.

IntSights khuyến nghị tất cả các chủ kênh YouTube cần phải nâng cao mức độ cảnh giác trước các mối nguy hiểm, đồng thời phải kích hoạt xác thực hai yếu tố để bảo vệ tài khoản. Bởi lẽ cách thức bảo mật hai lớp này sẽ phần nào khiến những kẻ xấu nhụt chí ngay từ đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Vnreview