Skip to main content

Thẻ: Youtube

YouTube có thể bị cấm tại Nga

Nga vừa yêu cầu Google dừng phát tán các nội dung mà Nga cho là đe dọa công dân Nga trên nền tảng YouTube. YouTube có thể bị cấm trong các tuần tới.

YouTube bị cấm tại Nga

Cơ quan quản lý truyền thông Roskomnadzor cho rằng các quảng cáo trên YouTube kêu gọi đình chỉ hệ thống truyền thông của Nga và mạng đường sắt của Belarus.

Việc phát tán chúng là bằng chứng cho thấy công ty Mỹ chống đối Nga. Tuy nhiên, Roskomnadzor không tiết lộ người chạy quảng cáo.

Theo nhà chức trách, “các hành vi của Ban quản trị YouTube có tính chất khủng bố và đe dọa mạng sống, sức khỏe của công dân Nga.

Roskomnadzor kiên quyết phản đối các chiến dịch quảng cáo như vậy và yêu cầu Google ngừng phát tán các video chống lại Nga sớm nhất có thể”.

Một nguồn tin của Reuters cho hay Google đã xóa một quảng cáo mà chính phủ Nga gắn cờ.

Đây chỉ là một trong các căng thẳng gần đây giữa Moscow và các công ty ngoại vì vấn đề Ukraine. YouTube đã chặn truy cập các kênh truyền thông nhà nước Nga trên toàn cầu. Nền tảng đang chịu sức ép lớn từ nhà quản lý và chính trị gia tại Nga.

Moscow đã cấm Instagram từ đầu tuần sau khi công ty mẹ Meta thay đổi chính sách phát ngôn thù địch, cho phép người dùng tại Ukraine đăng những thông điệp chết chóc nhằm vào người Nga.

Các hãng thông tấn Nga, bao gồm RIA và Sputnik, dẫn lời một nguồn tin giấu tên về việc YouTube có thể bị Nga chặn vào tuần tới.

Cùng ngày, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ trích các doanh nghiệp mạng xã hội nước ngoài, trong đó có Meta và YouTube, đồng thời nhắc tới cánh cửa quay lại thị trường Nga còn bỏ ngỏ.

Ông khẳng định Nga có đủ công cụ và kinh nghiệm cần thiết để phát triển mạng xã hội riêng và “con đường một chiều” mà phương Tây kiểm soát luồng thông tin không thể tiếp diễn.

“Để quay trở lại, họ phải chứng minh sự độc lập và thái độ tốt đối với nước Nga và công dân Nga”, ông viết trên Telegram.

Vkontakte, “Facebook của Nga”, ghi nhận hoạt động mạnh mẽ trên nền tảng sau khi Nga tiến hành hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2. Trang web thu hút 300.000 người dùng mới trong 2 tuần.

Vào ngày Instagram bị chặn tại Nga, VKontakte cho biết lượng người dùng hàng ngày tăng 8,7% lên hơn 50 triệu, thiết lập kỷ lục mới.

Anton Gorelkin, thành viên của Duma quốc gia Nga về thông tin và truyền thông, nhắc tên các dịch vụ giúp người Nga chuyển video từ YouTube sang nền tảng nội địa RuTube.

“Không phải tôi kêu gọi mọi người ngay lập tức rời YouTube. Song có lẽ, từ các sự kiện gần đây, nên tuân thủ nguyên tắc không bỏ trứng vào một giỏ”, ông nói.

Đầu tuần này, ông cảnh báo YouTube có thể chung số phận với Instagram nếu tiếp tục “hành động như một vũ khí trong cuộc chiến thông tin”. Trong khi đó, các doanh nhân Nga cho hay sẽ ra mắt ứng dụng ảnh Rossgram nhằm lấp chỗ trống của Instagram.

Tháng 11/2021, Gazprom Media giới thiệu Yappy, đối thủ của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những số liệu thống kê về người dùng TikTok 2023

Những số liệu thống kê về người dùng TikTok trong năm 2023 dưới đây sẽ rất hữu ích cho những nhà Marketer.

Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023
Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023

Vốn được coi là nền tảng của Gen Z, nếu thương hiệu của bạn tập trung vào nhóm đối tượng này trong các chiến lược marketing vào năm 2023, đừng bỏ qua các số liệu được nhắc đến trong bài viết này.

Các số liệu thống kê tổng quan mà các Digital Marketer cần nắm.

1. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2021, với 656 triệu lượt tải xuống.

Xếp thứ hai là Instagram với hơn 100 triệu lượt tải xuống (năm trước đó tức 2020, con số này là 545 triệu).

2021 cũng là năm thứ ba liên tiếp TikTok giữ vị trí số một về lượt tải. Ứng dụng này đã được tải xuống 693 triệu lần vào năm 2019 và 850 triệu lần vào năm 2020.

Theo Apptopia, TikTok được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ với 94 triệu lượt tải xuống vào năm 2021 – tăng 6% so với năm 2020.

Doanh số của TikTok đã vượt qua mức 2,5 tỷ USD vào năm 2021.

2. TikTok đã được tải xuống hơn 3 tỷ lần.

TikTok đạt 3 tỷ lượt tải xuống vào tháng 7 năm 2021. Đây cũng là ứng dụng ngoài sở hữu của Facebook (Meta) đầu tiên đạt 3 tỷ lượt tải xuống.

Kể từ tháng 1 năm 2014, các ứng dụng duy nhất khác đã đạt được con số này là Facebook, Facebook Messenger, Instagram và WhatsApp.

3. TikTok là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 6 trên thế giới.

Đứng sau các nền tảng khác như Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram và WeChat, kể từ năm 2021, TikTok đã vượt qua Facebook Messenger để tiến lên vị trí thứ 6, cao hơn cả mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.

Ở một khía cạnh khác, ‘phiên bản anh em’ của TikTok là Douyin hiện có khoảng 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU).

4. Người lớn ở Mỹ có nhiều ý kiến ​​trái chiều với TikTok.

Ở Mỹ, khoảng 34% người lớn có quan điểm không tốt về TikTok, so với mức 37% có quan điểm thuận lợi.

So với Facebook và TikTok, Instagram hiện là ứng dụng được là “tốt đẹp” nhất.

Số liệu thống kê về người dùng TikTok.

5. TikTok hiện có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Theo số liệu từ Hootsuite, cứ mỗi giây trôi qua TikTok lại có thêm 8 người dùng mới với trung bình 650.000 người dùng mới tham gia hàng ngày.

So với Facebook và YouTube, cả hai ứng dụng này đều mất khoảng 8 năm để đạt được 1 tỷ người dùng, TikTok đã đạt được con số đó chỉ trong 5 năm.

6. Người dùng TikTok cũng đang hoạt động trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác.

Theo số liệu thống kê, những người dùng trong độ tuổi từ 18 đến 34 đang sử dụng khoảng 8 nền tảng mỗi tháng. Người dùng TikTok cũng không là ngoại lệ với 99,9% báo cáo rằng họ đang sử dụng các nền tảng khác.

Cụ thể, những người dùng TikTok cũng ở trên Facebook (84,6% trùng lặp), Instagram (83,9% trùng lặp) và YouTube (80,5% trùng lặp).

7. TikTok hiện phổ biến hơn Instagram đối với những người dùng Gen Z ở thị trường Mỹ.

TikTok hiện đã vượt qua Instagram về mức độ phổ biến của người dùng Thế hệ Z (sinh từ 1997 đến 2012) ở Mỹ, với 37,3 triệu người dùng so với 33,3 triệu của Instagram.

Mặc dù Snapchat vẫn phổ biến hơn Instagram và TikTok với Gen Z, nhưng đến năm 2025, cả ba ứng dụng này dự kiến sẽ có số lượng người dùng xấp xỉ bằng nhau.

8. So với nam giới, lượng người dùng là nữ giới trên TikTok cao hơn.

Trên toàn thế giới, lượng người dùng nữ của TikTok là 57%. Con số này tăng lên 61% đối với người dùng TikTok tại Mỹ.

9. Có rất ít người coi TikTok là ứng dụng yêu thích.

Chỉ có 4,3% người dùng internet coi TikTok là nền tảng mạng xã hội yêu thích của họ. Con số này của Instagram là 14,8% hoặc Facebook là 14,5%.

Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2022
Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023

Người dùng trong độ tuổi từ 16 đến 24 xếp Instagram là lựa chọn hàng đầu của họ: 22,8% nam và 25,6% nữ. Chỉ 8,9% người dùng nữ trong độ tuổi này chọn TikTok là lựa chọn hàng đầu của họ (và chỉ 5,4% trong số này là nam giới).

Số liệu thống kê mức độ sử dụng TikTok.

10. Người dùng Android dành 19,6 giờ mỗi tháng trên TikTok.

Về thời gian sử dụng trên ứng dụng, TikTok đứng ở vị trí thứ hai với Facebook. YouTube vẫn ở vị trí hàng đầu với trung bình 23,7 giờ mỗi tháng.

11. Đa số mọi người sử dụng TikTok để tìm các nội dung hài hước và mang tính giải trí.

Khi được hỏi trong cuộc khảo sát của GlobalWebIndex năm 2023 về cách người dùng chủ yếu sử dụng TikTok, đa số người được hỏi trả lời: “để tìm nội dung hài hước và giải trí.”

12. Người dùng đang xem các video dài hơn (và thích nó).

Trước đây người dùng TikTok bị giới hạn 60 giây cho video của họ. Nhưng vào tháng 7 năm 2021, TikTok bắt đầu cung cấp cho người dùng tùy chọn tải lên video có độ dài tối đa 3 phút – và gần đây là 10 phút vào năm 2023.

13. Các chủ đề về tài chính trên TikTok tăng 255% vào năm 2021.

Theo Báo cáo của TikTok’s What’s Next 2023, các chủ đề liên quan đến đầu tư, tiền điện tử và tất cả mọi thứ liên quan đến tài chính đã có một năm thành công rực rỡ.

So với năm 2020, lượt xem các video được gắn thẻ hashtag #NFT đã tăng 93.000%. Hashtag #crypto cũng bùng nổ, thu về 1,9 tỷ video.

Xem thêm:

Các số liệu thống kê khác.

14. TikTok là ứng dụng hàng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng.

Theo AppAnnie, TikTok là ứng dụng số một trong việc thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, vượt qua Tinder để giành vị trí đầu bảng.

Chi tiêu của người tiêu dùng trên TikTok đã tăng lên tới 77% vào năm 2021. Nhìn chung, người dùng đã chi 2,3 tỷ USD cho ứng dụng, so với 1,3 tỷ USD của năm trước.

15. Quảng cáo trên TikTok tiếp cận 17,9% tổng số người dùng Internet trên 18 tuổi.

Phạm vi tiếp cận của quảng cáo TikTok cao nhất đối với nhóm người dùng Gen Z, tiếp cận 25% người dùng nữ trong độ tuổi 18-24 và 17,9% nam giới.

Phạm vi tiếp cận cũng khác nhau tùy theo quốc gia: Các quốc gia có nhóm người dùng mục tiêu của quảng cáo có tiềm năng lớn nhất bao gồm Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga và Mexico.

16. Các Marketer ngày càng đánh giá TikTok cao hơn.

Khảo sát về xu hướng xã hội năm 2023 của Hootsuite cho thấy 24% người làm marketing cho rằng TikTok có thể giúp họ đạt được mục tiêu kinh doanh, so với con số chỉ 3% trong năm trước— tăng 700%.

17. Hợp tác với nhà sáng tạo giúp tăng tỷ lệ xem qua lên 193%.

Các thương hiệu có thể hợp tác với hơn 100.000 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thông qua nền tảng dành riêng cho nhà sáng tạo TikTok để phát triển các chiến dịch của họ.

35% người dùng có xu hướng khám phá sản phẩm và thương hiệu từ nhà sáng tạo và 65% cảm thấy thích thú khi nhà sáng tạo đăng về sản phẩm và thương hiệu.

18. 67% người dùng nói rằng TikTok truyền cảm hứng cho họ mua sắm.

Người dùng TikTok thích kết nối với các thương hiệu, với 73% báo cáo rằng họ cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc hơn với các thương hiệu mà họ tương tác trên nền tảng.

Nghiên cứu riêng của mạng xã hội TikTok về hành vi của người dùng cũng cho thấy sức ảnh hưởng của họ đối với thói quen mua sắm của người dùng.

37% người dùng có xu hướng khám phá một sản phẩm trên ứng dụng và ngay lập tức muốn mua sản phẩm đó sau đó.

19. Các video có hiệu suất cao nhất dài từ 21 đến 34 giây.

20. Thêm chú thích (captions) có thể làm tăng số lần hiển thị tới 55,7%.

21. TikTok Shop là ứng dụng mua sắm thương mại điện tử phổ biến hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ DataReportal, TikTok Shop là ứng dụng mua sắm trực tuyến phổ biến thứ 3 chỉ sau Shopee và Lazada. Cùng với đó, cổng thông tin hỗ trợ người bán TikTok Seller cũng là nền tảng có lượng người dùng truy cập lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Giám đốc cấp cao của YouTube nói về ‘Cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo’

Cùng lắng nghe chia sẻ của Ông amie Byrne, Giám đốc cấp cao phụ trách mảng nhà sáng tạo (Senior Director of Creator Partnerships) của YouTube về cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo.

nhà sáng tạo youtube

Cũng giống như hầu hết những doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội, chúng tôi luôn theo dõi sát sao nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).

Trên thực tế, chúng tôi đã đưa nó trở thành một trong những xu hướng hàng đầu trong Báo cáo các xu hướng Mạng xã hội năm 2022 trong thời gian vừa qua.

Với khoảng thời gian hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý về đối tác và nhà sáng tạo, dưới đây là những góc nhìn của Byrne về nền kinh tế nhà sáng tạo và các xu hướng phát triển chính của nó trong tương lai.

Sự biến mất của những nhà sáng tạo trên một nền tảng duy nhất.

Đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một nhà sáng tạo nội dung (content creator).

Byrne giải thích: “Những nhà sáng tạo đã được nâng lên một tầm ảnh hưởng và quyền lực mới. Nhưng sự gia tăng này cũng kéo theo không ít các thách thức đi kèm”.

Thách thức lớn nhất của họ là, thời kỳ của những nhà sáng tạo chỉ xuất hiện trên một nền tảng duy nhất (single-platform creator) đang dần mất đi và thay vào đó là những nhà sáng tạo có thể sản xuất nội dung và gây sự ảnh hưởng trên nhiều nền tảng (multi-platform creator) khác nhau.

“Nếu bạn quay lại khoảng vài năm về trước… bạn có thể rất nổi tiếng nếu bạn là một YouTuber hoặc một Instagrammer. Tuy nhiên, ngày nay, với tư cách là một nhà sáng tạo, bạn phải là người có được sức ảnh hưởng trên nhiều nền tảng.”

Ông nói tiếp, “Đây thực sự là một thách thức lớn đối với những nhà sáng tạo vì họ phải tìm ra cách mở rộng quy mô của họ, cả sản xuất nội dung và mức độ tương tác.”

Cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo trên nền tảng YouTube.

Với hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý các nhà sáng tạo, Byrne hiểu rõ những gì đang diễn ra với nền kinh tế này và nó sẽ đi về đâu trong tương lai.

Ông nói: “Sự gia tăng của những người dùng Gen Z trên thiết bị di động và những ảnh hưởng của nhóm người dùng này đến nền kinh tế nhà sáng tạo là một trong những điểm đáng chú ý nhất.”

Ông cũng cho biết hệ sinh thái nhà sáng tạo (creator ecosystem) của YouTube sẽ phát triển dựa trên 4 kiểu nhà sáng tạo chính:

  • Nhà sáng tạo thông thường trên các thiết bị di động.
  • Nhà sáng tạo chuyên về nội dung dạng ngắn (short-form creators).
  • Nhà sáng tạo kết hợp (Hybrid creators).
  • Nhà sáng tạo nội dung dạng dài (long-form creators).

Byrne cho rằng YouTube Shorts hiện đang đóng vai trò tương tự như Vine (môt ứng dụng video dạng ngắn ra mắt trước cả TikTok) trong việc phát triển các nội dung dạng ngắn và YouTube cũng đặc biệt quan tâm đến định dạng nội dung này trong những năm tới.

Ông nói: “Bạn sẽ thấy những nhà sáng tạo kết hợp trong những năm tới, những người vừa có thể tạo ra những nội dung dạng ngắn hấp dẫn và lôi cuốn, vừa có thể xây dựng những nội dung dài hơn và nhiều ý nghĩa hơn”.

YouTube đang làm gì với nền kinh tế nhà sáng tạo?

Byrne cho biết nhóm của ông hiện đang tập trung cao độ vào việc trở thành tiếng nói của những nhà sáng tạo trên nền tảng và trong toàn tổ chức.

Nền tảng này liên tục khám phá nhu cầu của nhà sáng tạo và chia sẻ lại nhu cầu để đảm bảo những nhu cầu đó luôn được đáp ứng.

Với hơn 2 triệu nhà sáng tạo trong ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YPP), YouTube đang định hướng trở thành nền tảng đi đầu trong nền kinh tế nhà sáng tạo.

Ông nói: “Chúng tôi thực sự đang rất tập trung vào việc đảm bảo rằng chúng tôi có một bộ công cụ kiếm tiền mạnh mẽ để giúp nhà sáng tạo thành công. Chúng tôi đang cố gắng trao quyền cho họ và cung cấp cho họ nhiều thứ hơn.”

Hiện YouTube có hơn 10 cách kiếm tiền trên YouTube (bao gồm cả các quảng cáo), nền tảng đã chi trả hơn 30 tỷ USD cho các nhà sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông trong vòng ba năm qua.

Nền kinh tế nhà sáng tạo sẽ không tồn tại nếu thiếu đi các nhà tiếp thị (marketers).

Byrne cho rằng những người làm marketing thực sự là một phần quan trọng của hệ sinh thái YouTube và nền kinh tế nhà sáng tạo nói chung.

Ông nói: “Sẽ có 3 nhóm đối tượng chính trong nền kinh tế nhà sáng tạo đó là nhà sáng tạo, người hâm mộ (fans) và cả các nhà tiếp thị nói chung.”

Ông giải thích: “Đây là một hệ sinh thái các bên cùng có lợi. Các nhà quảng cáo trả tiền cho những nhà sáng tạo và họ sẽ có lợi từ những người hâm mộ thông qua sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo.”

Chìa khóa ở đây là các thương hiệu cần hợp tác với nhà sáng tạo theo đúng cách để đảm bảo ngay từ đầu rằng, những nội dung của nhà sáng tạo với thương hiệu có thể tạo ra những sự cộng hưởng giá trị.

Việc cho phép nhà sáng tạo tự do kết hợp sản phẩm hoặc dịch vụ vào nội dung của họ theo cách vừa chân thực vừa tự nhiên không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho những người theo dõi họ mà còn tạo ra những kết quả kinh doanh tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cuộc chạy đua mới trên các nền tảng mạng xã hội

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người ngày nay đang dành rất nhiều thời gian trên không gian mạng xã hội như Facebook, YouTube hay các hình thức giải trí như gaming, eSports… Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 như một đòn bẩy khiến “làn sóng” livestream ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Cuộc chạy đua mới trên các nền tảng mạng xã hội

Game streaming – “món ăn tinh thần” của giới trẻ.

Nếu như livestream nói chung là 1 đế chế triệu USD thì Game streaming lại là món ăn tinh thần của đa số giới trẻ toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo báo cáo “Tổng quan Creator Việt Nam” do Appota phát hành: Trải qua đại dịch, eSports đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến. Có đến 80% cộng đồng nhận thấy rằng họ đã dành nhiều gian hơn để xem các Gaming Creators trong khi dịch bùng phát.

Trung bình khán giả dành 3 giờ/ngày chơi và xem các trò chơi eSports, đứng thứ hai chỉ sau thể thao truyền thống (3,4 giờ). 45% khán giả eSports là những fan hâm mộ cuồng nhiệt, tương đương khoảng 9,1 triệu người.

Họ tiếp xúc và coi eSports là một hình thức giải trí hàng ngày. Nhóm tuổi chiếm phần lớn là nhóm 18-22 tuổi (40,8%), theo sau đó là nhóm 13-17 tuổi (35%).

Cũng theo khảo sát của Appota, có tới 43% Content Creator đồng ý rằng kênh của họ có lượt tương tác cao trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên mức tăng này có thể chỉ là do tình trạng chung của dịch bệnh khi khán giả có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi.

Bằng chứng cho thấy trong số họ, chỉ có 6,3% Creators chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội và ngược lại, cũng có 18,8% trả lời kênh của họ giảm mạnh về mặt tương tác.

Với việc cộng đồng dành nhiều thời gian hơn để xem các phiên stream, nhưng ngược lại vẫn có nhiều Creators sụt giảm tương tác cho thấy rằng đây đang là một ngành có mức độ cạnh tranh rất cao. Khán giả có thể xem một Creators lần đầu nhưng để trở thành “fan trung thành” thì không đơn giản.

Thị trường Game Streaming tại Việt Nam có thể được xét trên 3 yếu tố cốt lõi chủ đạo bao gồm: Gaming Creators đóng vai trò là những người sáng tạo nội dung gaming, các KOL dẫn dắt thị trường. Nền tảng livestream đóng vai trò là đơn vị phân phối, truyền tải nội dung từ các Creators đến với khán giả.

Cộng đồng Gamers bao gồm cả những khán giả và người chơi các trò chơi game nói chung và eSports, đóng vai trò người xem stream, đối tượng mục tiêu của Creators và nền tảng livestream.

Nền tảng livestream và sự xuất hiện của những ông lớn.

Nền tảng livestream là những nền tảng cho người dùng khả năng phát sóng trực tiếp luồng stream và cho phép khán giả có khả năng tương tác (bình luận, thích, chia sẻ).

Những người phát sóng còn được gọi là Creators sẽ phát các nội dung phù hợp với chiến lược của từng nền tảng nhằm mục tiêu thu hút nhiều người xem và lượng tương tác nhất có thể.

Nếu năm 2014 tại thị trường Việt Nam chỉ có sự xuất hiện của TalkTV thì từ năm 2017 đến nay, cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng livestream, mạng xã hội ngày một sôi động.

Những cái tên quốc tế như Facebook, YouTube, Garena (SEA Group) hay những thương hiệu khu vực NimoTV, Booyah đều đã có cho mình một hệ sinh thái livestream game và cạnh tranh khốc liệt trong cả số lượng Creators lẫn người dùng, minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của ngành công nghiệm Game Streaming tại Việt Nam.

Các nền tảng được ưa chuộng nhất hiện nay được chia làm 2 mảng, stream gaming với các ứng dụng nổi bật như: Facebook Gaming; YouTube Gaming; Nimo TV; Booyah…, non-gaming với các ứng dụng như: Facebook; Instagram; TikTok

Tại Việt Nam, hầu hết các nền tảng đều không thu phí người dùng mà thay vào đó nguồn doanh thu chủ yếu đến từ việc chèn quảng cáo.

Tỉ lệ chứa quảng cáo của các ứng dụng tại Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên toàn cầu là 59% so với 38%.

Do thói quen của người dùng Việt thích sử dụng miễn phí và chấp nhận quảng cáo khiến đây tiếp tục trở thành phương thức thương mại hóa phổ biến tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo The Leader)

Google xoá hơn 31.000 kênh YouTube của Trung Quốc trong 7 tháng qua

Theo báo cáo mới nhất ‘TAG Bulletin’ của Google, nền tảng này đã xoá hơn 31.000 kênh YouTube của các nhà sáng tạo Trung Quốc trong 7 tháng qua.

Google xoá hơn 31.000 kênh YouTube của Trung Quốc trong 7 tháng qua

Google vừa xuất bản báo cáo TAG Bulletin mới nhất của mình cho quý 1 năm 2022, cung cấp những thông tin tổng quan về tất cả các kênh mà nền tảng này đã phát hiện sai phạm và xoá bỏ hệ thống của Google.

Theo phát biểu của Google:

“Chúng tôi đã loại bỏ 4361 kênh YouTube có liên quan đến Trung Quốc trong khuôn khổ của cuộc điều tra. Các kênh này chủ yếu tải lên những nội dung spam bằng tiếng Trung về chủ đề âm nhạc, giải trí và phong cách sống.

Một số kênh khác đã tải lên những nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Anh về các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc và Mỹ. Những nội dung này tương tự những nội dung mà chúng tôi đã phát hiện và xoá bỏ trước đây.”

Với con số này, tính từ tháng 7 năm trước, Google đã xóa:

  • 5.460 kênh YouTube trong tháng 12.
  • 15.368 kênh trong tháng 11.
  • 3.311 kênh trong tháng 10.
  • 1.217 kênh vào tháng 9.
  • 1.196 kênh trong tháng 8.
  • 850 kênh vào tháng 7.

Chỉ trong vòng 7 tháng tính đến quý mới nhất, Google đã xoá bỏ tổng cộng hơn 31.000 kênh YouTube của Trung Quốc và có liên quan đến Trung Quốc với những nội dung không phù hợp trên nền tảng.

Hiện Google khộng cung cấp chi tiết các nội dung của các kênh bị xoá.

Bạn có thể đọc báo cáo TAG mới nhất của Google tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga

Trước những bất ổn giữa Nga và Ukraine trong những ngày gần đây, YouTube thông báo tạm thời ngừng hoạt động kiếm tiền của các kênh YouTube ở Nga và hạn chế quyền truy cập các kênh này ở Ukraine.

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga
Cre: Getty Images

Sau hàng loat các hành động can thiệp của Facebook và cả Twitter với các kênh truyền thông ở Nga, YouTube cho biết họ đang tạm thời ngừng hiển thị quảng cáo và tắt tính năng kiếm tiền trên các kênh YouTube của Nga, đồng thời nền tảng này cũng hạn chế người dùng ở Ukraine truy cập các kênh của Nga.

Theo thông báo của YouTube, hành động của họ nhằm mục tiêu trừng phạt Nga trước các hành động của nước này với Ukraine, YouTube sẽ tạm ngưng quyền truy cập một số kênh, tắt tính năng kiếm tiền và hạn chế đề xuất các kênh của Nga.

YouTube cũng cho biết, để đáp lại yêu cầu trước đó của chính phủ Ukraine về việc chặn các kênh tiếng Nga sử dụng YouTube để “tuyền truyền thông tin” liên quan đến những bất ổn giữa Nga với Ukraine, YouTube đã thực hiện hành động này.

Theo tờ Reuters, chỉ trong 2 năm 2017 và 2018, Nga đã kiếm được khoảng từ 7 triệu đến 32 triệu USD doanh thu quảng cáo trên 26 kênh YouTube do nhà nước quản lý (hoặc hỗ trợ).

Không chỉ Google, Facebook và Instagram cũng bắt đầu hạn chế các tài khoản của Nga thu lợi trên nền tảng của họ sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Ông Nathaniel Gleicher, Trưởng bộ phận chính sách bảo mật tại Meta cho biết Facebook đang cấm các kênh truyền thông của nhà nước Nga chạy quảng cáo hoặc tạo doanh thu trên các nền tảng của họ ở bất kỳ đâu trên toàn cầu.

Với Twitter, nền tảng này cho biết họ đang tạm dừng các hoạt động quảng cáo ở Ukraine và Nga để “đảm bảo mức độ an toàn của thông tin và không để quảng cáo làm ảnh hưởng tới các thông tin đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bảng xếp hạng các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Bằng cách căn cứ vào tổng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), dưới đây là các nền tảng mạng xã hội (social network) lớn nhất toàn cầu tính đến hết năm 2021.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Đâu là nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới?

Facebook hiện vẫn là ‘market leader’ của không gian mạng xã hội hơn 2,89 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Ngoài Facebook, công ty mẹ Meta hiện cũng sở hữu 4 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu khác, tất cả đều có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng: Facebook (nền tảng cốt lõi), WhatsApp, Facebook Messenger và Instagram.

Trong quý 3 năm 2021, Facebook cho biết họ có hơn 3,58 tỷ người dùng đang sử dụng các sản phẩm trong “gia đình ứng dụng” của mình.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Số liệu từ Statista 2021

Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia hiện sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội lớn nhất.

Hầu hết các mạng xã hội đều có nguồn gốc từ Mỹ, tuy nhiên các nền tảng khác đến từ Trung Quốc như WeChat, TikTok, QQ hay ứng dụng chia sẻ video Douyin cũng thu hút được sự hấp dẫn không kém.

Hiện có bao nhiêu người đang sử dụng mạng xã hội?

Một trong những đặc điểm quan trọng hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội đó là chúng thường có sẵn nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và do đó cho phép người dùng có thể kết nối với bạn bè hoặc mọi người ở khắp các khu vực trên toàn cầu.

Vào năm 2022, tổng số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội được ước tính sẽ đạt mức 3,96 tỷ và con số này vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên khi việc sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội di động ngày càng có được sức hút ở các thị trường mới nổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok là ứng dụng thu thập và chia sẻ nhiều dữ liệu người dùng nhất

Theo các nghiên cứu thì TikTok và YouTube là hai ứng dụng đang thu thập và chia sẻ nhiều dữ liệu người dùng nhất.

TikTok là ứng dụng chia sẻ dữ liệu người dùng nhiều nhất

Theo một nghiên cứu gần đây, được công bố bởi công ty tiếp thị di động (mobile marketing) URL Genius, YouTube và TikTok theo dõi dữ liệu cá nhân của người dùng nhiều hơn bất kỳ ứng dụng truyền thông mạng xã hội nào khác hiện có trên thị trường.

Nghiên cứu cho thấy rằng YouTube, thuộc sở hữu của Google, thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng cho các mục đích riêng – bằng cách theo dõi lịch sử tìm kiếm trực tuyến hoặc vị trí sinh sống hiện tại, YouTube hay Google có thể phân phối các quảng cáo có liên quan nhất đến từng người dùng khác nhau.

Với TikTok, thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance, lại sử dụng (hoặc cho phép) các trình theo dõi của bên thứ ba (third-party trackers) để thu thập dữ liệu và câu chuyện đằng sau các dữ liệu đó vẫn là những ẩn số lớn.

Với các trình theo dõi của bên thứ ba, về cơ bản người dùng không thể biết ai đang theo dõi dữ liệu của họ hoặc họ đang thu thập những thông tin gì.

Tuy nhiên tất cả các thông tin như bạn đã tương tác với bài đăng nào, thời gian bạn dành cho mỗi bài đăng ra sao hoặc vị trí thực của bạn đều được ghi nhận lại.

Như nghiên cứu đã lưu ý, các trình theo dõi của bên thứ ba có thể theo dõi hoạt động của người dùng trên các trang web khác ngay cả sau khi người dùng rời khỏi ứng dụng.

Để tiến hành nghiên cứu, URL Genius đã sử dụng tính năng ghi lại các hoạt động trong ứng dụng (Record App Activity) từ iOS của Apple để đếm xem hiện có bao nhiêu tên miền khác nhau đang theo dõi hoạt động của người dùng trên 10 ứng dụng truyền thông mạng xã hội như YouTube, TikTok, Twitter, Telegram, LinkedIn, Instagram, Facebook, Snapchat, Messenger và Whatsapp.

Kết quả sau nghiên cứu cho thấy rằng, YouTube và TikTok đứng là hai ứng dụng hiện sử dụng nhiều phương tiện theo dõi người dùng nhất so với các ứng dụng khác.

10 trong số các trình theo dõi của YouTube là mạng lưới của bên thứ nhất, có nghĩa là nền tảng này đang theo dõi hoạt động của người dùng cho các mục đích riêng.

4 trong số các trình theo dõi khác đến từ các tên miền của bên thứ ba, có nghĩa là nền tảng này đã cho phép một số ít các bên khác bên ngoài ứng dụng thu thập thông tin và theo dõi hoạt động của người dùng.

Đối với TikTok, một con số kỷ lục đã được thể hiện: 13 trong số 14 các trình theo dõi đến từ các mạng lưới hay nền tảng của bên thứ 3, tức TikTok để cho rất nhiều các bên khác theo dõi dữ liệu hay hành vi của người dùng thay vì chỉ là theo dõi cho mục đích riêng.

Theo tờ Wired, TikTok theo dõi dữ liệu người dùng, bao gồm vị trí, lịch sử tìm kiếm, địa chỉ IP, các video họ xem, thời lượng họ xem chúng và nhiều thông tin khác.

Từ những thông tin này, TikTok có thể dự báo hoặc suy ra hầu hết các đặc điểm cá nhân của người dùng từ độ tuổi đến giới tính. Google và các ứng dụng khác cũng đang làm điều tương tự, phương pháp này được gọi là “phỏng đoán nhân khẩu học”.

Như tờ CNBC đã lưu ý vào năm ngoái, chính sách quyền riêng tư của TikTok tuyên bố rằng ứng dụng này có thể chia sẻ dữ liệu của người dùng với công ty mẹ của nó ở Trung Quốc mặc dù ứng dụng vẫn tuyên bố rằng họ đang áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo mật “các dữ liệu nhạy cảm của người dùng”.

Vào năm 2020, Tổng thống Donald Trump cũng đã ra lệnh cấm TikTok ở thị trường Mỹ vì lo ngại về chính sách bảo mật liên quan đến dữ liệu, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi kể từ khi tổng thống mới Joe Biden lên nắm quyền.

Hiện cả YouTube và TikTok vẫn chưa bình luận gì thêm về vấn đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021

Vẫn là nền tảng dẫn đầu trong cuộc chiến nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy), YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021, cao hơn gần gấp 10 lần nền tảng “mới nổi” TikTok.

YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021
Getty Images

Trong khi TikTok tiếp tục tăng trưởng vượt trội cả về doanh thu lẫn người dùng trong những năm gần đây, YouTube vẫn là ‘người dẫn đầu’ trong không gian video trực tuyến.

Bên cạnh những yếu tố liên quan đến trải nghiệm của người dùng (user experience) trên nền tảng hay các thuật toán hiện hữu, một trong những lý do chính khiến YouTube vẫn bền vững với vị trí số 1 đó là chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo, lý do khiến nền tảng Vine “biến mất trên thị trường” và TikTok thì vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.

Chương trình Đối tác của YouTube (YPP) hiện được xem là động lực chính của nền tảng khi nói đến việc mở rộng sức ảnh hưởng trong nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).

Theo báo cáo của công ty mẹ Alphabet, YouTube đã tạo ra 8,6 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong quý 4 năm 2021 và trong cả năm, YouTube mang về 28,8 tỷ USD.

YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021

Cũng theo báo cáo, YouTube hiện chi 55% doanh thu quảng cáo trên YouTube cho nhà sáng tạo, điều này có nghĩa là YouTube đã trả cho cộng đồng nhà sáng tạo hơn 15 tỷ USD trong suốt năm 2021.

Mặc dù đang đứng ở vị trí số 1 tuy nhiên YouTube cũng không quên việc phải đối phó với nền tảng mới nổi TikTok. Bằng cách ra mắt Shorts từ tháng 3, YouTube muốn cạnh tranh trực tiếp với TikTok trên định dạng video ngắn.

Theo CEO Sundar Pichai.

“YouTube Shorts tiếp tục chứng kiến mức độ tương tác tăng vọt. Chúng tôi vừa đạt 5000 tỷ lượt xem (toàn thời gian) và hơn 15 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn cầu.

Trên thực tế, nhiều người đang tạo nội dung của riêng họ trên YouTube hơn bao giờ hết. Năm ngoái, số kênh YouTube kiếm được ít nhất 10.000 USD doanh thu đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.”

Pichai lưu ý rằng nhiều nhà sáng tạo hiện cũng đang kiếm tiền từ các sản phẩm ngoài quảng cáo của YouTube, bao gồm Super Chat và Channel Memberships, trong khi khoản quỹ trị giá 100 triệu USD hiện đã áp dụng tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.

Liên quan đến việc tìm kiếm doanh thu quảng cáo từ các nền tảng video dạng ngắn như TikTok, Shorts hay Instagram Reels, một trong những thách thức lớn nhất là rất khó để có thể chèn quảng cáo vào đầu và giữa các video.

Cũng bởi lý do này, TikTok hiện đang tìm nhiều cách khác như quan hệ đối tác thương hiệu hay mua hàng trong ứng dụng để tăng cường doanh thu cho các nhà sáng tạo và giữ chân họ ở lại trên nền tảng.

Ngoài ra, việc nâng cấp các tính năng thương mại điện tử và cho phép nhà sáng tạo tìm kiếm doanh thu bằng cách bán các sản phẩm trực tiếp từ các video của họ cũng là một nỗ lực khác của TikTok.

Trong khi việc mang lại doanh thu cho những nhà sáng tạo là yếu tố quyết định liệu họ có ở lại với nền tảng hay không, hay từ bài học thất bại của chính nền tảng video dạng ngắn Vine, TikTok và cả những nền tảng video dạng ngắn khác vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tìm kiếm các mô hình chia sẻ doanh thu tối ưu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

YouTube là nguồn gốc lan truyền nhiều tin giả

Các chuyên gia cho rằng YouTube vẫn chưa có biện pháp kiểm soát vấn nạn này.

YouTube là nguồn gốc lan truyền nhiều tin giả

Một liên minh gồm 80 tổ chức chuyên kiểm chứng tin giả vừa đưa tuyên bố chung, khẳng định YouTube là nguồn chính phát tán tin giả trên mạng.

Trong lá thư gửi đến Susan Wojcicki, CEO của YouTube, liên minh này cho rằng những gì mạng xã hội này đang làm để giải quyết tin giả là chưa đủ.

“Những biện pháp YouTube đưa ra để giải quyết vấn nạn này vẫn chưa đủ. Mạng xã hội đang để mặc cho những kẻ bất lương trục lợi cá nhân bằng cách thao túng, định hướng người xem”, Guardian trích thư của Mạng lưới kiểm chứng tin giả quốc tế.

Phản hồi thông tin này, YouTube khẳng định đã thực hiện gắt gao các nguyên tắc về nội dung bản quyền, phòng, chống tin giả, thậm chí là những tin tức đang nằm giữa ranh giới thật và giả và gỡ các video mang tính bạo lực, độc hại.

“Bằng chứng là những thông tin thất thiệt chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng số lượt xem YouTube, trong khi đó những nội dung bạo lực chỉ còn 0,21%.

Chúng tôi luôn nỗ lực và hứa hẹn sẽ tiếp tục mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn tin giả lan truyền”, bà Elena Hernandez, đại diện YouTube, nhấn mạnh.

Mạng lưới gồm 80 tổ chức chuyên xác minh thông tin bao gồm bộ phận kiểm tin của Washington Post, Full Fact, Spain’s Maldita – tổ chức chuyên xác minh thông tin và India Today – một nhánh của TV Today Network.

Họ cũng đưa ra những giải pháp cho nền tảng chia sẻ video này. Cụ thể, YouTube phải cam kết thực hiện nghiên cứu về những thông tin sai lệch đang được lan truyền trên nền tảng, đồng thời dán nhãn cảnh báo cho người xem.

Mặt khác, mạng lưới cho rằng YouTube cần phát triển thuật toán để ngưng phát tán những nguồn tin này và thực hiện nhiều biện pháp hơn để ngăn chặn tin giả trong video đến từ các quốc gia khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những số liệu về Social Media Video Marketing bạn nên biết trong 2022

Khi 2022 và nhiều năm tới, social media video marketing, đặc biệt là các định dạng video ngắn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của nhiều thương hiệu và người dùng, những số liệu sau đây sẽ giúp marketer hiểu rõ hơn về điều này.

Những số liệu về Social Media Video Marketing bạn nên biết trong 2022

Dữ liệu sẽ được chia thành 5 phần nhỏ bao gồm:

1. Tổng quan về video marketing.

  • Trong một cuộc khảo sát (*) từ eMarketer, 69% người được hỏi tỏ ra yêu thích nhiều hơn với các video ngắn.
  • 87% người làm marketing cho rằng video mang lại tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) khả quan hơn.
  • Trung bình mỗi tuần, người dùng “tiêu” 18 giờ để xem các video trực tuyến.
  • 83% nhà phân tích cho rằng video giúp người dùng ở lại lâu hơn trên trang.
  • Trong 2021, 85% người dùng cho biết họ muốn xem nhiều hơn các nội dung video từ các thương hiệu.
  • 80% người được hỏi cho rằng video giúp cải thiện doanh số bán hàng.
  • Tính từ năm 2017, 63% doanh nghiệp sử dụng video cho mục đích marketing, con số này ở năm 2021 là 86%.

2. YouTube video.

  • Trung bình mỗi tháng, có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động.
  • Hàng ngày có hơn 1 tỷ giờ video được xem.
  • Tỷ lệ người dùng live streams trên nền tảng tăng 45% hàng ngày kể từ khi ra mắt năm 2020.
  • 70% các video được xem từ thiết bị di động.
  • 70% người dùng mua hàng từ thương hiệu sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.

3. Facebook video.

  • 62% người dùng cảm thấy yêu thích hơn về thương hiệu sau khi xem các Câu chuyện (Stories) của thương hiệu trên Facebook.
  • Tỷ lệ người xem Facebook Live vẫn liên tục tăng trưởng mạnh (tại Mỹ là 50% kể từ khi ra mắt vào 2020).
  • 2.8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên nền tảng.
  • Trung bĩnh mỗi ngày, người dùng sử dụng 34 phút để ở trên Facebook.
  • Mỗi tháng có hơn 1.2 tỷ người dùng truy cập Facebook Watch.

4. TikTok video.

  • Hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
  • 60% người dùng TikTok là Gen Z.
  • Các video tràn màn hình đứng nhận được nhiều hơn 25% tỷ lệ xem qua.
  • Trung bình mỗi ngày người dùng chi 46 phút để ở trên TikTok.
  • 55% người dùng TikTok đã tải lên ít nhất là 1 video.

5. Instagram video.

  • 80% người dùng cho rằng các video hướng dẫn (how-to) luôn làm họ thích thú.
  • Các câu chuyện (stories) được dựng đơn giản bằng thiết bị di động có hiệu suất cao hơn các câu chuyện được dựng trau chuốt qua studio.
  • Hiện Instagram có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
  • Trung bình mỗi ngày người dùng ở trên Instagram 1-2 giờ.
  • 90% người dùng theo dõi ít nhất là 1 thương hiệu trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Internet 2021: Điều gì xảy ra với mỗi 1 phút trôi qua trên internet

Với mỗi một phút trôi qua trên môi trường internet, có vô số lượt tìm kiếm, bài đăng, tin nhắn, lượt xem video, gửi email, mua sắm và nhiều thứ khác đã diễn ra.

Internet 2021: Điều gì xảy ra với mỗi 1 phút trôi qua trên internet

Trong năm 2021, cứ sau mỗi 60 giây, hơn 500 giờ nội dung được tải lên YouTube và 695.000 câu chuyện (Stories) được chia sẻ trên Instagram. Gần 70 triệu tin nhắn đã được gửi qua WhatsApp và Facebook Messenger.

Cùng với đó, có khoảng 2 triệu lượt “quẹt” trên Tinder, 1,6 triệu USD đã được chi tiêu trực tuyến, 5000 lượt tải ứng dụng TikTok, hơn 9000 lượt kết nối được tạo ra trên nền tảng chuyên nghiệp LinkedIn và nhiều thứ khác đã diễn ra.

Dữ liệu do Lori Lewis tổng hợp và công bố trên trang AllAccess.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Infographic – Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Kể từ khi internet ra đời vào năm 1983, nó đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen hàng ngày của chúng ta, và ngày nay, thiết bị di động đang là “vật bất ly thân” đối với đa số mọi người.

Infographic - Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Vào đầu những năm 2000, tin nhắn dạng văn bản là tất cả những gì người dùng có để tương tác với nhau trước khi vô số các định dạng nội dung mới ra đời và đã làm thay đổi hoàn toàn cách người dùng tương tác và trải nghiệm.

Với những sự tác động đó. Ngày càng có ít người đọc sách hơn khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, báo in, báo giấy thì hao mòn dần, toàn bộ các mô hình quảng cáo cũ theo đó cũng đã lỗi thời khi người dùng có nhiều lựa chọn tiện và nhanh hơn.

Các thiết bị di động giúp mọi người kết nối nhiều hơn với những tin tức mới nhất, liên lạc nhiều hơn với người thân của mình và cung cấp nhiều khả năng hơn để thanh toán hóa đơn, mua sắm, và làm mọi thứ v.v., tất cả đều xảy ra từ vài thao tác đơn giản.

Đồ hoạ dưới đây từ Visual Capitalist cung cấp thêm một số góc nhìn (cho người làm marketing và kinh doanh) dựa trên cách mọi người đã dành thời gian cho các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là với các nền tảng video thông qua thiết bị di động của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo SocialMediaToday

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

YouTube đang thử nghiệm ‘Search Insights’ mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Những tính năng mới trên YouTube Studio sẽ giúp chủ kênh hay nhà sáng tạo có thêm thông tin về những gì mà người dùng đã tìm kiếm, cả những thứ liên quan đến kênh và những nội dung cụ thể khác.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Được gọi là ‘Search Insights’, tính năng mới hiện đang trong quá trình thử nghiệm sẽ vô cùng có giá trị với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong việc hiểu người dùng và lập kế hoạch nội dung của họ.

Tính năng mới sẽ sớm có sẵn trong tab Phân tích (Analytics) và sẽ đi kèm với hai tab riêng biệt để nghiên cứu các truy vấn tìm kiếm (search query).

Tab đầu tiên như bạn có thể thấy ở hình bên dưới sẽ cung cấp danh sách những gì mà người xem trên kênh đang tìm kiếm – tức là ngoài việc xem nội dung của kênh, họ còn tìm kiếm gì trên YouTube.

Tab này cũng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề chính mà người xem quan tâm, cùng với khối lượng tìm kiếm tổng thể của từng chủ đề và lưu lượng truy cập (traffic) mà kênh của bạn có được dựa trên từng truy vấn.

Bên cạnh đó với ‘content gaps’ – YouTube sẽ lọc ra các truy vấn tìm kiếm vốn không liên quan đến nội dung hiện có trên kênh, tức là không có bất cứ kết quả tìm kiếm phù hợp nào hiện được trả về với các truy vấn đó.

Về cơ bản, với tính năng này, YouTube cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung một cách mới để khám phá các nội dung có thể cần phát triển để có thêm người dùng mới.

Trên tab thứ hai, ‘Searches Across YouTube’, nhà sáng tạo sẽ có thể thu thập thêm thông tin chi tiết về các truy vấn tìm kiếm phổ biến nhất với bất kỳ từ khóa nào.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Như hình bên dưới, khi bạn chọn ‘Content Gaps only’, tức chỉ lọc những truy vấn hiện chưa trả về traffic trên kênh, bạn có thể khám phá các cụ từ tìm kiếm đang rất phổ biến mà bạn chưa có các nội dung (video) liên quan.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Tương tự như Search Console của Google hay Google Trends, Search Insights trên YouTube cũng cung cấp thông tin chi tiết về điều gì đang thúc đẩy lưu lượng truy cập trên kênh YouTube của nhà sáng tạo, để từ đó các nhà sáng tạo có thể tối đa hoá nỗ lực và hiểu sâu hơn về người dùng của họ.

YouTube cho biết, hiện tính năng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm (Beta) và sẽ sớm có sẵn trên các kênh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube sẽ xóa số lượt ‘dislike’ trên tất cả các video

Quyết định này của YouTube có thể gây ra nhiều tranh cãi vì nó ảnh hưởng đến khả năng đánh giá chất lượng video của người xem.

YouTube sẽ xóa số lượt 'dislike' trên tất cả các video
Source: CBS News

Theo YouTube, quyết định này của họ sẽ bảo vệ tốt hơn những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng khỏi bị quấy rối và giảm bớt mối đe dọa về cái mà họ gọi là “bị tấn công bằng cơn bão dislike”, điều này xảy ra khi một nhóm người nào đó cố tình hợp tác để tăng số lượt ‘không thích’ tới một video nhất định.

Nền tảng này cũng cho biết mặc dù số lượt Dislike (không thích) sẽ không hiển thị công khai với người xem, nhưng họ vẫn không xoá nút tính năng này.

Người dùng vẫn có thể nhấp vào nút ‘không thích’ trên video để báo hiệu hành động của họ tới nhà sáng tạo một cách riêng tư.

Trong khi đó, nhà sáng tạo có thể theo dõi lượt không thích của họ trong YouTube Studio cùng với các số liệu phân tích khác về hiệu suất video (nếu họ chọn bật).

Theo YouTube, mục tiêu của họ với sự thay đổi này là xác định xem họ có làm giảm các cuộc tấn công và quấy rối nhà sáng tạo trên nền tảng hay không.

YouTube giải thích rằng số lượt không thích công khai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của nhà sáng tạo và cũng có thể thúc đẩy nhiều lượt không thích được nhắm mục tiêu vào video.

Mặc dù lý giải này của YouTube có vẻ hợp lý, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng lượt không thích cũng có thể là tín hiệu tốt cho người xem, giúp họ nhận biết những nội dung không phù hợp, bị spam hoặc gây hiểu lầm.

Được biết quyết định này của YouTube được đưa ra sau một khoảng thời gian chạy thử nghiệm và đánh giá mức độ hiệu quả mà nó mang lại cho các nhà sáng tạo.

Liên quan đến vấn đề này, Instagram vài năm trước cũng đã bắt đầu thử nghiệm ẩn số lượt ‘Thích’ trên toàn cầu. Họ tin rằng việc tập trung vào việc đạt được số lượt Thích có thể gây bất lợi cho cộng đồng của họ và có thể khiến nhà sáng tạo cảm thấy không thoải mái khi thể hiện bản thân họ trên nền tảng.

Tuy nhiên, cuối cùng, cả Facebook và Instagram đều không thể áp dụng điều này mà thay vào đó họ để cho người dùng khả năng tuỳ chọn bật hoặc tắt nó.

Người phát ngôn của YouTube cho biết: “Chúng tôi chủ động thực hiện thay đổi này vì YouTube có trách nhiệm bảo vệ nhà sáng tạo, đặc biệt là những nhà sáng tạo nhỏ hơn, khỏi các cuộc tấn công hay quấy rối trên nền tảng.”

Các thay đổi về số lượt ‘không thích’ sẽ được áp dụng trên toàn cầu bắt đầu từ ngày 11.11, bao gồm trên tất cả các thiết bị và nền tảng (web và app).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube cố tránh kết cục như Facebook

Thay vì tiếp cận nhanh chóng và gây ồn ào như Facebook, việc công bố chính sách kiểm duyệt nội dung một cách thận trọng giúp YouTube tạm tránh gây chú ý từ giới truyền thông.

YouTube cố tránh kết cục như Facebook
Source: Bloomberg

Trước những áp lực và bê bối liên quan đến xử lý nội dung bẩn, các nhân viên YouTube đã xây dựng Roomba. Đây là bộ chính sách đặc biệt do CEO Susan Wojcicki đứng đầu nhằm kiểm soát những nội dung được và không được xuất hiện trên nền tảng video của Google.

Từ các video tư vấn sức khỏe gây tranh cãi đến quảng bá tổ chức tội phạm, chính sách về nội dung trên YouTube được tranh luận và bổ sung thường xuyên vào Roomba.

Các nhân viên sẽ cân nhắc bổ sung quy định nếu video có khả năng tạo ra những bài báo tiêu cực, sự chú ý không mong muốn từ cơ quan quản lý dành cho YouTube.

YouTube xây dựng Roomba từ năm 2017 sau khi bị nhiều nhà quảng cáo dọa tẩy chay do để tràn lan video có nội dung tiêu cực.

Trái ngược với Facebook, cách tiếp cận chậm rãi, không ồn ào góp phần giúp YouTube loại bỏ phần nào nội dung bẩn, tránh sự dòm ngó của giới truyền thông và cơ quan lập pháp.

Cách tiếp cận thận trọng.

Trong 8 năm giữ vị trí CEO, Wojcicki giúp YouTube né tránh một số bê bối mà các công ty công nghệ lớn thường đối mặt.

Trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol hồi tháng 1, Mark Zuckerberg của Facebook, Jeff Bezos của Amazon và Sundar Pichai của Google đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, trong khi Wojcicki vẫn trong vùng an toàn.

Trong thời gian đó, YouTube đã âm thầm kiếm hàng tỷ USD. Nhà phân tích Laura Martin từ Needham Analysis cho rằng nếu là công ty độc lập, giá trị của YouTube có thể đạt 1.000 tỷ USD.

“Mặc dù Facebook thu hút nhiều sự chú ý hơn, tôi cho rằng YouTube cũng đang mắc nhiều vấn đề tương tự… Chúng ta cần những can thiệp mạnh mẽ và sự thay đổi trong mô hình kinh doanh từ các công ty này”, Thượng nghị sĩ Mark Warner từ bang Virginia (Mỹ) chia sẻ.

Năm 2020 gây ra nhiều khó khăn cho YouTube khi đại dịch bùng phát, tin giả xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trái ngược với “Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”, câu nói quen thuộc của CEO Facebook Mark Zuckerberg, YouTube của Wojcicki đi chậm rãi để tránh tạo ra sóng gió.

Hơn một tháng sau bầu cử, YouTube mới xử lý thông tin sai lệch về kết quả. Đây cũng là nền tảng cuối cùng trong nhóm Big Tech cấm tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tháng 9 năm nay, YouTube tuyên bố cấm tất cả video chứa thông tin sai lệch về vaccine, 7 tháng sau khi Facebook đưa ra chính sách tương tự.

Theo Business Insider, YouTube đã tham khảo ý kiến từ Đại học Stanford nhằm xây dựng quy định cấm nội dung sai lệch về vaccine từ nhiều năm trước. Tuy nhiên phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nền tảng này mới chính thức áp dụng quy tắc.

Những bước đi thận trọng liên quan đến các chủ đề tranh cãi trong xã hội đôi khi giúp YouTube thoát khỏi cơn bão. Tháng 10/2020, Facebook và Twitter đã cấm một bài viết nhắc đến con trai của Joe Biden, trong khi YouTube không làm gì cả.

Một tháng sau, Zuckerberg và Jack Dorsey, CEO Twitter được Ủy ban Thượng viện Mỹ triệu tập liên quan đến lệnh cấm.

Phải đến khi có những sự việc nghiêm trọng xảy ra, YouTube mới thay đổi. Sau khi bị phát hiện chèn quảng cáo vào video chứa nội dung bẩn vào năm 2017 khiến nhiều nhà quảng cáo dọa tẩy chay nền tảng, YouTube đã khởi động chương trình nội bộ có tên Asiago để giảm thiểu tác động.

“Lá chắn” đến từ Google.

Dưới sự dẫn dắt của Wojcicki và Giám đốc Sản phẩm Neal Mohan, YouTube tổ chức họp mỗi tuần, với sự góp mặt của khoảng 20 nhân viên pháp lý, kỹ thuật để bàn về các chính sách liên quan đến Roomba.

“Khi thế giới và chính phủ các nước chú ý đến chính sách của nền tảng, đó là lúc Roomba xuất hiện”, một cựu nhân viên YouTube chia sẻ.

Megan Brown, nhà khoa học dữ liệu tại Trung tâm Truyền thông Xã hội và Chính trị Mỹ, nhận định chưa đủ dữ liệu để nghiên cứu xem cách tiếp cận nhanh hay chậm mang đến hiệu quả hơn trong việc hạn chế thông tin sai lệch.

Trong trường hợp liên quan đến bầu cử tổng thống Mỹ, Brown cho biết lượng chia sẻ tin giả giảm rõ rệt sau khi YouTube ban hành chính sách kiểm duyệt nội dung.

“Điều đó cho thấy YouTube nên tiến nhanh hơn trong các trường hợp này, đặc biệt khi YouTube là một phần quan trọng của hệ sinh thái thông tin”, Brown nhận định.

Về phía Wojcicki, bà sẵn sàng đến nhà những người có tầm ảnh hưởng để bàn về nội dung trên YouTube. Tháng 4/2019, Wojcicki đã đến nhà YouTuber Shane Dawson để thảo luận về bê bối của anh trên YouTube, bao gồm vấn đề đến từ cơ chế thuật toán của nền tảng.

“Chúng tôi không đồng ý với mọi động thái của YouTube. Nhưng nhìn chung, họ lắng nghe một cách cẩn thận”, Dave Sifry, Phó chủ tịch Liên đoàn Chống phỉ báng cho biết. Theo các nhân viên YouTube, Wojcicki thường nói về việc giành chiến thắng trước “người đưa ra quan điểm” (nhà lập pháp, nhà báo…) trong các cuộc họp nội bộ.

“Bà ấy có rất nhiều quyền hành mà các lãnh đạo sản phẩm khác tại Google không có. Chức danh chính của bà là giám đốc điều hành, dù YouTube không phải một công ty”, cựu nhân viên YouTube cho biết. Nói cách khác, YouTube là một bộ phận của Google nhưng lại duy trì bản sắc, văn hóa và thậm chí có trụ sở riêng.

“Mối liên kết với Google như lá chắn bảo vệ YouTube khỏi một số áp lực mà các dịch vụ Internet lớn thường đối mặt”, Kara Frederick, thành viên nghiên cứu của tổ chức chính sách Heritage Foundation cho biết, lấy ví dụ Wojcicki chưa bao giờ điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Không thể làm hài lòng tất cả.

Đầu năm nay, Internet lan truyền “thử thách thùng sữa”, buộc TikTok ra lệnh cấm vì sợ người “bắt chước” tham gia bị thương nặng.

Trong khi đó, YouTube lại đắn đo một thời gian trước khi bổ sung chính sách cấm video có trẻ vị thành niên tham gia thử thách. Điều đó cho thấy cách tiếp cận thận trọng của YouTube, tất nhiên không phải ai cũng hài lòng.

Năm 2020, một số nhân viên YouTube phẫn nộ khi nền tảng không gỡ bỏ video rap từ năm 2014 chứa lời lẽ tục tĩu nhắm vào người châu Á. Theo Bloomberg, các lãnh đạo YouTube thừa nhận lời bài hát có tính xúc phạm, nhưng việc gỡ bỏ sẽ tác động lớn đến những ca khúc khác.

Cuộc điều tra của Mozilla Foundation hồi tháng 7 cho thấy thuật toán trên YouTube thường xuyên gợi ý người dùng xem các video vi phạm chính sách. Một số nhà nghiên cứu cho biết nhiều video thuộc “nội dung ranh giới”, nằm trong vùng xám giữa nội dung vi phạm và không vi phạm chính sách.

Với những video này, YouTube triển khai công cụ có tên XLQ (Extra Low Quality, chất lượng cực thấp) để giảm lượng người dùng tiếp cận chúng. Đôi khi XLQ được sử dụng để làm chậm mức độ lan truyền của video, trong khi dựa trên chính sách của Roomba để phân tích trước khi xóa hoàn toàn video.

Đây là công cụ hữu ích trong những ngày đầu bùng phát dịch, khi nền tảng xuất hiện nhiều video sai sự thật.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khiến Google vướng vào tranh cãi. Khi đó, quyết định xóa bỏ video không thuộc về Wojcicki hay Roomba.

Đó là khi cựu Tổng thống Trump đăng video hạ thấp quan điểm về virus, một số nhân viên YouTube tin rằng video của ông Trump đã vi phạm chính sách. Tuy nhiên, sau khi vấn đề được đưa lên CEO Google Sundar Pichai, ông đã quyết định không xóa video đó.

Một số nhà phân tích cho rằng việc được xem là nền tảng chia sẻ video giúp YouTube tránh nhiều bê bối. Luật sư Ángel Díaz cho rằng YouTube “không được coi là nền tảng truyền thông xã hội như những website khác”.

“Nếu đến trước Quốc hội và đăng bài, người khác sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ phức tạp hơn khi có video dài 30 phút với một số đoạn nội dung vi phạm chính sách, phần còn lại thì không”, Díaz nhận định.

“Một số quyết định của chúng tôi gây tranh cãi, tuy nhiên những chính sách đều được áp dụng bình đẳng… Chúng tôi chấp nhận sự phức tạp và lộn xộn vốn có của Internet.

Việc tước bỏ mọi thứ gây tranh cãi có thể làm im lặng nhiều quan điểm, ý tưởng quan trọng”, Wojcicki chia sẻ.

YouTube đã có những động thái chủ động hơn về chính sách. Vào tháng 10, nền tảng này cho biết sẽ tắt kiếm tiền với những kênh có nội dung sai lệch về khí hậu, quan điểm cứng rắn nhất của một nền tảng Internet liên quan đến chủ đề này.

Những hành động trong khâu kiểm duyệt của YouTube cũng có thể sớm được công khai khi các nhà lập pháp tại California cân nhắc buộc các nền tảng công bố quy trình kiểm duyệt nội bộ. Loạt bài báo của WSJ về cách kiểm duyệt nội dung của Facebook đã đặt ra câu hỏi về những nghiên cứu của các website lớn.

Tuy nhiên, một số người cho rằng khác biệt lớn nhất giữa YouTube và Facebook là sức hút của chúng sau những khủng hoảng. “Với Facebook, bạn có thể vào app và cảm thấy không thích thú… Còn khi truy cập YouTube, nhiều người vẫn có trải nghiệm vui vẻ”, một cựu nhân viên của Facebook lẫn YouTube nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | Theo BusinessInsider

Thuật toán YouTube 2023 cho Digital Marketer và Nhà sáng tạo

YouTube đang tìm cách cung cấp một số thông tin chi tiết hơn về cách các thuật toán của họ quyết định video nào sẽ được ưu tiên hiển thị cho người dùng, đây là cách mà các nhà sáng tạo nội dung và Digital Marketer tối ưu nội dung và mức độ tương tác trên nền tảng. Cập nhật mới nhất năm 2023.

thuật toán youtube
Thuật toán YouTube năm 2023 cho các Digital Marketer

Dưới đây là những câu hỏi mà những nhà sáng tạo trên YouTube đã đặt ra liên quan đến cách sử dụng thẻ (hashtag), đề xuất (recommendations), thuật toán mới cập nhật 2023… và các câu trả lời tương ứng.

Bạn có nên chia sẻ video của mình ra bên ngoài nền tảng YouTube hay không vì YouTube hiện không thể phân bổ tất cả các chỉ số tương tác ngoài nền tảng?

YouTube cho biết nhà sáng tạo nên chia sẻ video của họ ra bên ngoài YouTube vì điều đó có thể tăng cơ hội khám phá của các video dựa trên hoạt động của người xem, bất kể YouTube có phân bổ trực tiếp hay không.

“Nếu video của bạn nhận được nhiều lưu lượng truy cập (traffic) hơn từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như các nền tảng mạng xã hội, thì điều đó có thể làm tăng khả năng video sẽ được nhiều người xem khám phá hơn.

Một lợi ích khác nữa là khi những người xem đó đã từng xem video của bạn, vì vậy, khả năng cao hơn là họ có thể được đề xuất một trong các video khác của bạn trong tương lai.”

Tại sao rất nhiều người nhận được đề xuất cho các video đã được tải lên cách đây 10-12 năm?

Hệ thống của YouTube được thiết kế để kết nối người xem với những video mà họ có khả năng sẽ thích, bất kể video đó được xuất bản vào thời điểm nào.

Điều đó có nghĩa là ngay cả những video cũ hơn từ rất lâu, vẫn có mức độ tương tác tương đối cao và nó vẫn sẽ tiếp tục được đề xuất cho những người xem mới dựa trên sở thích.

YouTube cần một cách mới để làm nổi bật những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mới.

YouTube nói rằng rất nhiều người xem đã yêu cầu điều này và giải pháp mới nhất của YouTube đó là tab “New to You” nhằm mục tiêu làm nổi bật nhiều kênh mới hơn ngoài những trải nghiệm xem thông thường của mỗi người xem.

Khi áp dụng thẻ trong video, bạn nên tập trung vào các thẻ cụ thể hay các chủ đề phù hợp rộng hơn để tối đa hóa khả năng khám phá?

Thẻ video của YouTube cung cấp một cách khác để những nhà sáng tạo kết nối nội dung của họ với các truy vấn cụ thể, mặc dù YouTube đặc biệt lưu ý rằng thẻ (tags) không phải là một thuật toán chính được xem xét trên nền tảng.

“Thẻ là những từ khóa kiểu mô tả mà bạn có thể thêm vào các video của mình để giúp người xem tìm thấy nội dung của bạn.

Tiêu đề, hình thu nhỏ (thumbnail) và phần mô tả của video là những thẻ metadata quan trọng hơn để bạn khám phá video. Những phần thông tin chính này giúp người xem quyết định xem hay không xem video nào.”

YouTube khuyên nhà sáng tạo nên tập trung vào các yếu tố mà người xem thường dùng để đưa ra quyết định khi họ chọn nội dung để xem – như tiêu đề, hình ảnh thu nhỏ và mô tả.

YouTube có thay đổi hay cập nhật thuật toán gần đây trong năm 2023 không?

YouTube cho biết họ luôn thực hiện các thay đổi đối với các thuật toán của mình, và đặc biệt là trong những năm trở lại đây.

YouTube nói rằng điều này là do sự thay đổi quy mô lớn trong hành vi của người xem do những sự thay đổi từ các bối cảnh xã hội khác.

Mặc dù YouTube chưa nói rõ bối cảnh hay cập nhật ở đây cụ thể là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng nền tảng này có thể dựa vào các bối cảnh hay ngữ cảnh cụ thể để thay đổi cách hệ thống của họ hoạt động và cách nội dung được hiển thị tương ứng cho mỗi người dùng trong ứng dụng.

Kết luận.

Với tư cách là các Digital Marketer, thông qua việc hiểu cách thuật toán của YouTube hoạt động, bạn có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá nội dung của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Cách xây dựng các quảng cáo video hiệu quả trên YouTube

Trong một cuộc khảo sát của Google, hơn 90% người được khảo sát đang khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới trên YouTube và 40% trong số đó đã mua một hoặc nhiều thương hiệu khác nhau.

quảng cáo youtube

Để hiểu rõ hơn về cách xây dựng những mẫu quảng cáo hiệu quả trên nền tảng YouTube, hãy cùng tham khảo chia sẻ dưới đây từ Bà Pei Ling Ho (PLH), Giám đốc sáng tạo toàn cầu của Google Creative Works.

Khi nghĩ về những chiến dịch quảng cáo có hiệu suất cao trên YouTube, chìa khoá chính thường nằm ở những cách kể chuyện sáng tạo, cách kể chuyện trên YouTube cũng khác với các cách kể chuyện thông thường trên TV và các kênh khác.

Với câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để tạo ra những câu chuyện quảng cáo tuyệt vời trên YouTube, dưới đây là những chia sẻ từ Bà Pei Ling Ho.

Video kỹ thuật số (digital video) đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người tiêu dùng, không chỉ là để giải trí mà còn là nguồn thông tin để mua hàng.

Giờ đây, hơn 90% mọi người đang khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới trên nền tảng YouTube và 40% trong số họ đã mua các thương hiệu và sản phẩm này.

Video trực tuyến cho phép bạn tiếp cận những người mà bạn không thể dễ dàng tiếp cận trên TV, nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau hoặc với các hành vi hay ý định cụ thể, điều này cũng có nghĩa là ROI của bạn sẽ cao hơn khi bạn tích hợp video trực tuyến vào các chiến lược marketing của mình.

Người xem TV truyền thống đang giảm dần trên toàn cầu và cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng video trực tuyến, mọi người đang dần dịch chuyển sang các kênh kỹ thuật số để tìm kiếm những gì mà họ mong muốn.

Trong thế giới mới, thế giới mà mọi người vẫn gọi là VUCA, nếu bạn muốn tạo ra các quảng cáo hiệu quả cho YouTube, bạn cần kể những câu chuyện của mình theo cách có thể thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ giây đầu tiên.

Những gì người tiêu dùng phản hồi tốt nhất là những câu chuyện được kể theo một cung bậc gay cấn ngay từ đầu, thay vì từ từ hé lộ từ thấp đến cao.

Đồng thời, các quảng cáo cũng nên chèn hình ảnh thương hiệu và sản phẩm một cách tinh tế xuyên suốt video để thông điệp của bạn không bị mất đi.

Các video quảng cáo của bạn cần thể hiện theo cách khiến mọi người phải đoán và theo dõi vì nhiều tình tiết gây tò mò và bất ngờ thay vì để họ nhanh chóng đoán ra kết quả từ những giây đầu tiên.

Có rất nhiều cách để chèo lái một câu chuyện hấp dẫn. Đối với tôi, một bữa ăn tuyệt vời cũng giống như việc phục vụ món tráng miệng trước tiên – đó là niềm vui mà mọi người luôn mong đợi.

Vì vậy, thứ nhất, hãy để quảng cáo của bạn xuất hiện với những cảnh thú vị, có sức ảnh hưởng, sinh động nhất để thu hút sự chú ý và dẫn dắt câu chuyện.

Thứ hai, sử dụng những hình ảnh bất ngờ mà khán giả của bạn chưa từng thấy trước đây – những thứ không phải về thương hiệu hay danh mục sản phẩm của bạn.

Thứ ba, hãy phá vỡ bức tường ngăn cản bạn với khách hàng của bạn. Thừa nhận khách hàng của bạn và kết nối trực tiếp với họ. Bạn cần làm cho họ cảm thấy như câu chuyện bạn đang kể là dành cho họ.

Thứ tư, đưa cho họ một câu đố hay một thắc mắc không quá phức tạp để họ tự tìm lấy cho mình những lời giải hoặc những thứ khiến họ quan tâm.

Thứ năm, đừng ngại khi khám phá những cung bậc cảm xúc sâu sắc trong các video của bạn. Sự hài hước, nỗi nhớ, thậm chí là sự bối rối cũng có thể khiến ai đó ở lại với câu chuyện của bạn vì họ bị cuốn vào một điều gì đó mà họ có cảm giác là thật.

Không chỉ là cấu trúc kể chuyện, việc phát triển những ngôn ngữ trực quan trong quảng cáo dành cho thiết bị di động cũng có thể nâng cao sức ảnh hưởng đáng kể của quảng cáo.

Ngoài ra, mọi người thường xem ở độ sáng khoảng 50%, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ độ sáng và độ tương phản giữa các màu của quảng cáo để chúng có thể dễ dàng nhìn thấy trên màn hình của người xem.

Việc nuôi dưỡng văn hóa thử nghiệm sáng tạo có thể giúp bạn thực hiện tốt hơn các quảng cáo mà người tiêu dùng muốn xem. Các thử nghiệm có giá trị, không chỉ vì nó nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Nó còn cho phép bạn hiểu điều gì khiến khách hàng mục tiêu của bạn chú ý đến bạn. Các nhà quảng cáo chuyên nghiệp luôn có thể đánh giá được quảng cáo của họ đang hoạt động như thế nào sau khi xuất bản và tìm cơ hội để làm cho các quảng cáo đó tốt hơn nữa.

Cuối cùng, khi bạn muốn cải thiện các chiến dịch quảng cáo của mình, hãy nhớ sự khác biệt giữa các quảng cáo trên TV truyền thống với các kênh video hiện đại.

Với YouTube, điều quan trọng là bạn phải thu hút đối tượng mục tiêu ngay từ đầu và cân nhắc các yếu tố ngôn ngữ trực quan để phù hợp hơn với các định dạng kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google và YouTube sẽ loại bỏ quảng cáo từ những nội dung chống lại sự biến đổi của khí hậu

Các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và nhà sáng tạo trên YouTube sẽ không còn có thể kiếm tiền từ những nội dung phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu.

Google và YouTube sẽ loại bỏ quảng cáo từ những nội dung chống lại sự biến đổi của khí hậu
SOPA Images | Getty Images

Google sẽ không còn cho phép các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và nhà sáng tạo nội dung trên YouTube kiếm tiền từ những nội dung phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu.

Google đã công bố trong một tài liệu vào ngày 7.10 vừa qua.

Nhóm Google Ads của Google cho biết:

“Hôm nay, chúng tôi công bố chính sách kiếm tiền mới dành cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản của Google và nhà sáng tạo nội dung trên YouTube.

Chính sách này sẽ cấm quảng cáo và kiếm tiền từ những nội dung gây mâu thuẫn với sự đồng thuận của khoa học về sự tồn tại và nguyên nhân của việc biến đổi khí hậu.”

“Điều này bao gồm những nội dung phủ nhận sự biến đổi của khí hậu, phủ nhận các xu hướng dài hạn cho thấy khí hậu toàn cầu đang ấm lên, phủ nhận khí thải nhà kính hoặc những hoạt động của con người có thể góp phần vào việc hạn chế sự biến đổi khí hậu.”

Google cho biết họ sẽ sử dụng kết hợp các công cụ tự động và đánh giá của con người để thực thi chính sách mới này trên phạm vi toàn cầu.

Google cho biết: “Khi đánh giá những nội dung đang chống lại chính sách mới này, chúng tôi sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng về bối cảnh của nội dung được đưa ra, phân biệt giữa những nội dung đưa ra các tuyên bố sai sự thật, với những nội dung báo cáo hoặc thảo luận về các ý kiến đó.”

Google sẽ vẫn cho phép hiển thị quảng cáo trên các nội dung về các chủ đề liên quan đến khí hậu như các cuộc tranh luận công khai về chính sách khí hậu, các cuộc nghiên cứu về khí hậu và hơn thế nữa.

Hành động này của Google nhằm mục tiêu chống lại những người đang phủ nhận hay chối bỏ sự biến đổi của khí hậu hiện đang diễn ra từng ngày, thông báo được đưa ra sau khoảng một tuần kể từ khi YouTube ban hành chính sách mới về việc cấm những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Mức độ tin tưởng của người dùng với các “Big Tech” năm 2021

Sau một năm xảy ra đại dịch và với nhiều thay đổi trên các nền tảng, niềm tin của người tiêu dùng dành cho các công ty công nghệ hàng đầu toàn cầu đang được thể hiện như thế nào.

Source: The Washington Post

Trong một năm với nhiều sự cô lập, sợ hãi, bấp bênh và mơ hồ, ngành công nghệ đã cung cấp nhiều cách hơn để mọi người có thể giữ kết nối với nhau.

Nhiều người Mỹ nhận thức được sự phụ thuộc của họ vào các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Vậy thái độ của họ đối với các công ty này có thay đổi gì không?

Bắt đầu từ năm 2017, tờ The Verge đã tiến hành các cuộc khảo sát định kỳ nhằm đánh giá thái độ của người Mỹ đối với ngành công nghệ lớn; khảo sát gần đây nhất được xuất bản vào tháng 3 năm 2020, cũng trong thời điểm Covid-19 đang bùng phát.

Dưới đây là một số điểm đáng chú ý từ nghiên cứu:

  • 13% người được hỏi vốn đã quen thuộc với thương hiệu có các ý kiến ​​bất lợi về Amazon, so với mức chỉ 9% vào năm 2020.
  • Facebook và Twitter cũng chứng kiến hoàn cảnh tương tự – với 34% người được hỏi nói rằng họ không hài lòng về Facebook, so với mức 29% vào năm 2020 và 42% nói rằng họ không mấy thích Twitter, so với mức 39% vào năm 2020.
  • Nhiều người nói rằng Apple có những tác động tiêu cực đến xã hội nói chung, khoảng 9% số người được hỏi, những người vốn quen thuộc với thương hiệu đã đưa ra nhận định này, so với mức 5% vào năm 2020. Facebook và Twitter cũng có nhiều khả năng bị coi là có hại cho xã hội.
  • Trong số những người không sử dụng Facebook, 43% trong số họ đang tránh né nền tảng này vì họ không thích cách nó hoạt động – một bước nhảy vọt khá lớn so với mức chỉ 27% trong cuộc khảo sát trước đó.

Với TikTok, một trong những nền tảng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây: 31% những người vốn quen thuộc với thương hiệu này nói rằng nó có tác động tiêu cực đến xã hội.

Ngoài ra, TikTok là thương hiệu mà mọi người không tin tưởng nhất khi nói đến thông tin cá nhân, khoảng 64% người được hỏi nói rằng họ không tin tưởng vào TikTok.

Facebook và Instagram là những thương hiệu kém tin cậy xếp thứ hai và thứ ba khi nói đến thông tin cá nhân sau TikTok; trong cả hai trường hợp, đa số người được hỏi cho biết rằng họ cảm thấy các thương hiệu này không đáng tin cậy.

Vào năm 2021, 61% số người được hỏi nói rằng chính phủ nên chia tách các công ty công nghệ nếu chúng trở nên quá lớn; vào năm ngoái, con số này chỉ là 56%.

Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 8 năm 2021 với 1.200 người dùng ở nhiều nhóm người khác nhau trên toàn quốc của nước Mỹ.

Dưới đây là các số liệu chi tiết theo từng nền tảng.

facebook

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook và YouTube là những nguồn gốc chính của các nội dung mới

Các báo cáo mới nhất cho thấy rằng, Facebook và YouTube là hai nền tảng chính làm nguồn gốc của các nội dung mới.

Facebook và YouTube là những nguồn gốc chính của các nội dung mới

Việc tiêu thụ tin tức trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong thập kỷ qua, với những cáo buộc rằng các nền tảng mạng xã hội đang gây ra những sự chia rẽ và lòng hận thù, trong khi nhiều nhóm người vẫn tìm cách thúc đẩy những thông tin sai lệch và tin tức giả mạo để điều hướng truyền thông theo hướng mong muốn của riêng họ.

Thật khó để lập luận rằng hiện tại chúng ta có đang bị chia rẽ nhiều hơn về mặt chính trị hay xã hội so với trước khi mạng xã hội ra đời hay không, nhưng nguyên nhân thực sự của sự chia rẽ đó thì có vẻ rõ ràng hơn.

Nhiều người sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để tăng sự hiện diện và xếp hạng của riêng họ, về cơ bản là họ thu hút các lần nhấp chuột và bình luận theo hướng có lợi cho riêng họ và sử dụng dữ liệu đó theo nhiều mục đích khác nhau.

Báo cáo về “Cách tiêu thụ tin tức trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội” từ Pew Research rất có giá trị trong việc tìm hiểu các bối cảnh truyền thông hiện đại.

Trong báo cáo mới nhất của mình, Pew Research nêu bật cách người Mỹ tiếp cận các nội dung tin tức và vai trò riêng của mỗi nền tảng mạng xã hội.

Dữ liệu được lấy từ một cuộc khảo sát với 11.178 người trên khắp nước Mỹ, cung cấp một thước đo mang tính biểu thị về các xu hướng và thói quen chính.

Đầu tiên, Pew nói rằng thực tế đã có một sự sụt giảm về số người thường xuyên dựa vào các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm nội dung tin tức vào năm 2021.

Như bạn có thể thấy ở đây, trong năm 2021, 48% người được hỏi cho biết rằng họ nhận tin tức từ các phương tiện truyền thông xã hội “thường xuyên” hoặc “đôi khi”, giảm hơn so với năm 2020, trong khi, bao gồm cả các câu trả lời “Hiếm khi”, 67% người hiện nhận được ít nhất một số nội dung tin tức từ các nền tảng, giảm từ mức 71% vào năm 2020.

Mặc dù có sự sụt giảm, tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng mức độ tiêu thụ tin tức vẫn còn khá lớn trên các nền tảng mạng xã hội và mức độ tiêu thụ trên mạng xã hội vẫn giữ mức ảnh hưởng rất lớn.

Xét về lượng tiêu thụ tin tức theo các nền tảng cụ thể, Facebook và YouTube vẫn dẫn đầu, mặc dù cả hai đều giảm nhẹ so với năm ngoái.

Vào năm ngoái, 36% người được hỏi cho biết rằng họ thường xuyên xem nội dung tin tức trên Facebook, trong khi 23% là con số đối với YouTube.

Twitter cũng đã chứng kiến sự sụt giảm nhẹ trong cuộc khảo sát năm nay (-2% so với năm ngoái) trong khi TikTok có sự gia tăng đáng ngạc nhiên, với 6% người lớn hiện nhận một số nội dung tin tức trên nền tảng này, tăng từ mức 3% vào năm 2020.

Dựa trên các số liệu thống kê này, TikTok có thể xem là nền tảng mới nổi đang được nhiều người sử dụng để giao tiếp về các vấn đề chính – đặc biệt nếu bạn đang muốn tiếp cận đến các khán giả trẻ hơn thì đây cũng là một cơ hội.

Theo giải thích của Pew Research:

“Khi xem xét tỷ lệ người dùng của mỗi nền tảng truyền thông mạng xã hội, những người thường xuyên nhận được tin tức ở đó, một số nền tảng trở nên nổi bật hơn vì họ “mang tính tin tức” nhiều hơn ngay cả khi tổng số người dùng của họ tương đối nhỏ.

Ví dụ, Twitter được 23% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng, nhưng hơn một nửa số người dùng đó (55%) nhận tin tức trên nền tảng này thường xuyên. Mặt khác, YouTube, mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng chỉ một phần nhỏ người dùng sử dụng nền tảng này để tìm tin tức thường xuyên (30%).”

Trong khi Twitter được ít người sử dụng hơn so với Facebook hoặc Instagram, những người sử dụng nó nói chung là những người nhanh nhạy hơn và hòa hợp hơn với các chu kỳ tin tức, có nghĩa là, các điểm trò chuyện bắt đầu trên Twitter thường có xu hướng lan rộng sang các nền tảng và ứng dụng khác.

Nói cách khác, ảnh hưởng của Twitter lớn hơn mức mà nhiều người tưởng tượng vì những người bạn có thể tiếp cận như các nhà báo, nhà bình luận, những người có ảnh hưởng…luôn tích cực tìm cách cập nhật tin tức mới nhất và sau đó phân phối lại thông qua nền tảng của riêng họ trong những ứng dụng khác.

Như đã lưu ý, với những tranh luận đang diễn ra xung quanh những ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội đối với các chu kỳ tin tức (news cycle) và cách mọi người nhận các bản cập nhật mới nhất, điều quan trọng là bạn phải hiểu biết về việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội và hiểu nền tảng nào đang được dựa vào nhiều hơn và liên quan nhiều hơn đến các xu hướng chính.

Báo cáo vừa là chìa khóa cho các nghiên cứu mở rộng về sức ảnh hưởng của các nội dung tin tức, vừa có thể cung cấp thêm những thông tin chi tiết về các hành vi sử dụng nội dung cho các thương hiệu.

Bạn có thể xem chi tiết nghiên cứu của Pew Research tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

YouTube ra mắt podcast đầu tiên với tên gọi “The Upload”

Bên cạnh mục tiêu mở rộng nhiều hơn nữa năng lực trực tuyến, YouTube cũng mong muốn các nhà sáng tạo có nhiều cách hơn nữa để kiếm tiền với các sản phẩm của mình.

YouTube ra mắt nền tảng podcast với tên gọi "The Upload"

Khi tất cả các nền tảng mạng xã hội tìm cách triển khai nhiều cách hơn để cho phép các nhà sáng tạo kiếm tiền từ các nỗ lực của họ trên nền tảng, giữ cho họ đăng tải nội dung nhiều và thường xuyên hơn, khái niệm ‘Nền kinh tế sáng tạo’ (The Creator Economy) ra đời và mở ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả các chuyên gia và những người đam mê đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù việc trở thành một nhà người tạo nghe có vẻ như là một đề xuất khá đơn giản – tuy nhiên, việc xây dựng lượng người theo dõi, tạo nội dung phù hợp với sở thích của người dùng và sau đó kiếm tiền từ nó thực sự khá phức tạp.

Bạn cần làm rất nhiều công việc khác nhau, không chỉ về mặt tạo ra những nội dung nhất quán và khác biệt, mà còn liên quan cả đến marketing, thiết lập dòng doanh thu, quản lý hoạt động kinh doanh của riêng bạn, v.v.

Và để giúp bạn làm sáng tỏ hơn điều này, YouTube vừa ra mắt podcast đầu tiên có tên đầy đủ là “The Upload: The Rise of the Creator Economy”.

The Upload sẽ được làm nổi bật bởi các cuộc phỏng vấn với một loạt các ngôi sao trên YouTube, những người đã thiết lập thành công công việc của họ trên nền tảng, cung cấp những thông tin chi tiết về các kỹ thuật mà họ đã sử dụng.

Theo giải thích của YouTube:

“Chúng tôi muốn giới thiệu sự kỳ diệu của nền kinh tế sáng tạo theo một cách hoàn toàn mới, bằng cách đưa mọi người đến với những cảnh hậu trường để tìm hiểu chi tiết điều gì đang tạo ra sự thành công của các nhà sáng tạo.”

Về mặt lý tưởng, điều này sẽ giúp nhiều ngôi sao tiềm năng hơn của YouTube hiểu rõ hơn về những gì họ cần biết, đồng thời podcast cũng có thể giúp cung cấp một số quan điểm có giá trị về những gì mà những ngôi sao thành công này đã học được và con đường họ đến với những danh tiếng trực tuyến.

Podcast sẽ được điều hướng bởi nhà báo Brittany Luse và sẽ được giới thiệu trên các kênh của các YouTuber nổi tiếng như Lilly Singh, Caleb Marshall và Emmy Cho.

“Trong suốt chuỗi chương trình, Brittany sẽ giới thiệu đến người nghe những nhà sáng tạo với các kênh thuộc mọi quy mô khác nhau, những người đang xây dựng các hoạt động kinh doanh năng động và phát triển trên nền tảng. Các tập podcast sẽ được phát hành vào thứ 4 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 22 tháng 9.”

Khi YouTube, một nền tảng video, lại tung ra podcast, cũng không ít người băn khoăn, tuy nhiên, âm thanh (audio) sẽ trở thành một trọng tâm lớn hơn đối với YouTube vào cuối năm nay khi nền tảng này đang tìm nhiều cách hơn để tận dụng xu hướng các nền tảng âm thanh đang ngày càng gia tăng.

Nhiều YouTuber nổi tiếng hiện có các kênh podcast của riêng họ, họ chia sẻ trên nền tảng, cung cấp những nội dung tập trung vào âm thanh cho nhiều đối tượng hơn, trong khi YouTube cũng tập trung nhiều hơn vào âm nhạc với các tùy chọn nghe chỉ có âm thanh.

Cuối năm ngoái, YouTube đã báo cáo rằng thị trường phát trực tuyến video âm nhạc đang ở mức cao nhất mọi thời đại, trong khi bản thân YouTube Music hiện có hơn 77 triệu người đăng ký có trả phí.

Vì vậy, mặc dù các yếu tố trực quan vẫn là trọng tâm chính, YouTube cũng đang dành những sự quan tâm đáng kể đối với các dịch vụ âm thanh và chương trình podcast này là một phần của điều đó.

Bạn sẽ có thể tải xuống “The Upload” ở bất kỳ nơi đâu bạn nhận podcast của mình – từ YouTube, Spotify, Apple Music, Google Podcasts, Amazon Alexa, v.v.

Bạn cũng có thể đăng ký “The Upload” trên YouTube tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube chia sẻ những thành phần chính quyết định mức độ tiếp cận trên nền tảng

Mới đây nhất, YouTube chia sẻ những thông tin tổng quan về cách hệ thống đề xuất nội dung của mình làm việc và những yếu tố chính xác định mức độ tiếp cận của các video trên nền tảng.

YouTube chia sẻ những thành phần chính quyết định mức độ tiếp cận trên nền tảng
Photo: Shutterstock

Những chia sẻ của YouTube nhằm mục tiêu chủ yếu là giúp các nhà marketer trên YouTube hiểu rõ hơn về những gì đang hoạt động và đâu là yếu tố cần tối ưu.

Theo giải thích của YouTube:

“Hệ thống đề xuất nội dung (content recommendation system) của chúng tôi được xây dựng dựa trên nguyên tắc đơn giản là giúp mọi người tìm thấy những video mà họ muốn xem và điều đó sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho họ.”

Tất nhiên, ‘giá trị’ là một thuật ngữ khá mơ hồ trong các chỉ số trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội và đặc biệt là trong phạm vi đo lường, nhưng theo YouTube, ‘giá trị’ là để cho mọi người thấy nhiều hơn những gì họ thích, không chỉ dựa trên hành vi của chính họ mà còn là từ những người dùng tương tự.

“Bạn có thể tìm thấy cách làm việc của hệ thống đề xuất tại 2 nơi chính: Trang chủ (homepage) của bạn và bảng điều khiển ‘Up Next’.

Trang chủ của bạn là những gì bạn nhìn thấy khi lần đầu tiên mở YouTube – nó hiển thị một hỗn hợp các đề xuất được cá nhân hóa cũng như những tin tức và thông tin mới nhất.

Bảng Up Next xuất hiện khi bạn đang xem video và đề xuất những nội dung bổ sung dựa trên những gì bạn hiện đang xem, cùng với các video khác mà chúng tôi nghĩ rằng bạn có thể quan tâm.”

Dưới đây là một số lưu ý chính về cách hoạt động của quy trình đề xuất của YouTube.

Về cơ bản, các đề xuất (recommendations) của YouTube dựa trên 4 yếu tố chính:

  • Click – Số lần nhấp – Các video mà bạn nhấp vào cung cấp cho YouTube một chỉ báo trực tiếp về sự quan tâm của bạn đối với nội dung đó. Nhưng nó không phải lúc nào nó cũng là thứ xác định trải nghiệm của bạn. Ví dụ: bạn có thể nhấp qua một video để tìm kiếm thứ gì đó, sau đó bạn không tìm thấy những thứ bạn cần trong video, do đó, bản thân lần nhấp đó không phải là một chỉ báo chính xác về những gì bạn muốn. Đó là lý do tại sao YouTube cũng đo lường “Thời gian xem” như một tiêu chí bổ sung tiếp theo.
  • Watchtime – Thời gian xem – Thời gian xem đo lường thời gian bạn thực sự đã xem từng video mà bạn nhấp vào, điều này giúp YouTube đề xuất những nội dung cụ thể hơn phù hợp với sở thích của bạn. Nếu một người hâm mộ quần vợt đã xem 20 phút các video nổi bật của Wimbledon nhưng chỉ xem một vài vài giây của các video phân tích trận đấu, YouTube có thể cho rằng những video nổi bật đang có nhiều giá trị hơn.
  • Chia sẻ, Thích, Không thích – YouTube cũng đo lường các hoạt động chia sẻ và lượt thích của bạn, một phép đo phản hồi trực tiếp khác trong ứng dụng. Hệ thống của YouTube sử dụng thông tin này để cố gắng dự đoán khả năng mà bạn sẽ chia sẻ hoặc thích các video khác trong tương lai. Nếu bạn không thích một video nào đó, đó là tín hiệu cho thấy bạn không muốn xem các video đó.
  • Phản hồi các khảo sát – Cuối cùng, và ngoài các chỉ số phản hồi rõ ràng này, YouTube cũng tiến hành khảo sát người xem thường xuyên để tìm hiểu xem người dùng đang có những trải nghiệm tốt trong ứng dụng hay không. Ví dụ: nếu bạn xem một video trong 20 phút, YouTube có thể hỏi bạn xem bạn có thích video đó không và tiếp hành xếp hạng để hướng dẫn hệ thống của YouTube có các đề xuất tốt hơn.

YouTube cũng lưu ý rằng hệ thống của nó luôn tìm cách giúp bạn tìm thấy những nội dung mà bạn thậm chí có thể không biết là nó có tồn tại, dựa trên những nội dung mà những người có hồ sơ xem tương tự với bạn đã xem.

“Vì vậy, nếu bạn thích các video về quần vợt và hệ thống của chúng tôi nhận thấy rằng những người khác thích các video về quần vợt giống như bạn cũng thích các video về nhạc jazz, thì bạn có thể được đề xuất các video về nhạc jazz, ngay cả khi bạn chưa từng xem một video nào về chủ đề đó trước đây.”

Nếu bạn bị gắn với các hồ sơ người xem không chính xác, điều này có thể dẫn bạn đến các nội dung chất lượng thấp trên nền tảng – mặc dù YouTube cũng lưu ý rằng họ đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này và hạn chế hiển thị những gì mà hệ thống của nó xác định là “nội dung chất lượng thấp”.

Vậy điều gì được coi là “chất lượng thấp” trong bối cảnh này?

“Chúng tôi đã sử dụng các đề xuất để hạn chế những nội dung chất lượng thấp được xem nhiều hơn kể từ năm 2011, chúng tôi xây dựng bộ lọc phân loại để xác định các video có nội dung thô bạo hoặc bạo lực và ngăn chúng rơi vào các nhóm được đề xuất.

Sau đó, vào năm 2015, chúng tôi nhận thấy rằng những ‘nội dung lá cải giật gân’ xuất hiện trên các trang chủ và đã thực hiện các bước để giảm thứ hạng những nội dung đó.

Một năm sau, chúng tôi bắt đầu dự đoán khả năng mà một video có thể đưa những đứa trẻ vị thành niên vào các tình huống rủi ro và xóa những video đó khỏi các đề xuất.

Và vào năm 2017, để đảm bảo rằng hệ thống đề xuất của chúng tôi công bằng cho các cộng đồng bị thiệt thòi, chúng tôi đã bắt đầu sử dụng công nghệ máy học (ML) để hỗ trợ hệ thống của chúng tôi trong việc đảm bảo sự công bằng giữa các nhóm người khác nhau.”

Ngoài những điều này, YouTube cũng cấm những nội dung bao gồm các tuyên bố sai lệch về sức khỏe, đồng thời thực hiện nhiều bước hơn để giải quyết những thông tin sai lệch về vấn đề chính trị.

Để tìm cách hạn chế phạm vi tiếp cận của các video có nội dung không phù hợp – những video không nhất thiết phải vi phạm các quy tắc của nền tảng, chỉ cần các video đó có chứa những tài liệu có thể gây hại – YouTube sẽ tìm cách hạn chế nó bằng những người đánh giá thực thay vì chỉ là ứng dụng công nghệ.

“Những người đánh giá này đến từ khắp nơi trên thế giới và được đào tạo thông qua một bộ quy tắc hướng dẫn đánh giá chi tiết và công khai.

Chúng tôi cũng dựa vào các chuyên gia được chứng nhận, chẳng hạn như bác sĩ y tế khi đánh giá các nội dung liên quan đến yếu tố sức khỏe.”

Để xác định “tính có thẩm quyền” của những người này, YouTube nói rằng những người đánh giá của họ cần trả lời một số câu hỏi chính:

  • Nội dung có thực hiện đúng lời hứa của nó không?
  • Loại chuyên môn nào là cần thiết để đánh giá các video?
  • Danh tiếng của người nói trong video và kênh đó như thế nào?
  • Chủ đề chính của video đó là gì (ví dụ: Tin tức, Thể thao, Lịch sử, Khoa học, v.v.)?
  • Nội dung có chủ yếu nhằm mục đích châm biếm hay không?

Người đánh giá của YouTube đánh giá danh tiếng của một kênh hay nhà sáng tạo dựa trên một loạt các tiêu chuẩn, bao gồm các bài đánh giá trực tuyến, đề xuất của các chuyên gia và các bài báo chuyên môn khác.

Nhìn chung, hệ thống của nó được thiết kế để sử dụng các tín hiệu rõ ràng và ngầm hiểu để làm nổi bật hơn những gì mỗi người dùng muốn xem, đồng thời lọc ra những loại nội dung không phù hợp nhằm hạn chế những tiềm ẩn có thể xảy ra.

YouTube cũng đã chia sẻ tổng quan này về cách các thuật toán đề xuất của nó đã phát triển theo thời gian.

  • 2008: Ra mắt hệ thống đề xuất và xếp hạng video dựa trên sự phổ biến.
  • 2011: Xây dựng hệ thống phân loại để xác định các video vi phạm và hạn chế nó từ các hệ thống đề xuất.
  • 2012: Kết hợp thời gian xem vào hệ thống đề xuất để tăng cường tính cá nhân hoá và cải thiện chất lượng của hệ thống đề xuất.
  • 2015: Giảm thứ hạng các nội dung giật gân, “lá cải” trên trang chủ.
  • 2016: Dự báo khả năng rủi ro tiềm ẩn của các video và hạn chế nó từ hệ thống đề xuất.
  • 2017: Sử dụng công nghệ máy học để bảo vệ sự công bằng cho các nhóm người ít được đại diện và cần được bảo vệ.
  • 2019 đến nay: Sử dụng hơn 80 tỷ dấu hiệu để giúp mọi người kết nối với những video mà họ yêu thích.

Khi đánh giá các thước đo khác nhau từ góc độ marketing và hiệu suất, điều quan trọng bạn cần cân nhắc là phản ứng của các nhóm đối tượng mục tiêu và xây dựng những nội dung có thể thu hút người xem mục tiêu của bạn.

Bạn có thể đo lường điều này trong bảng phân tích YouTube của mình, và khi người dùng đăng ký trực tiếp kênh của bạn, bạn có thêm một số chỉ số chính yếu khác mà bạn có thể sử dụng để đánh giá hiệu suất và đảm bảo bạn đang cung cấp những video phù hợp sở thích của người xem.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

YouTube mở rộng quyền truy cập tab “Cộng đồng” cho các nhà sáng tạo

YouTube đang tìm cách tạo cơ hội cho nhiều nhà sáng tạo hơn trên kênh của họ bằng cách mở rộng quyền truy cập vào tùy chọn đăng bài trên tab “Cộng đồng”. Đây là một cách để chủ kênh có thể tương tác với người hâm mộ của họ.

Như bạn có thể thấy ở trên, tab Community (Cộng đồng), hiện đã có sẵn cho các kênh có hơn 1.000 người đăng ký, cho phép nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đăng nhiều loại cập nhật khác nhau, bao gồm hình ảnh, GIF, cuộc thăm dò và thậm chí là cả video, trong không gian tương tác dành riêng trong nguồn cấp dữ liệu trên kênh của họ.

Theo giải thích của YouTube:

“Kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2021, chúng tôi sẽ giảm bớt tính đủ điều kiện cho tính năng đăng bài trên tab Cộng đồng từ các kênh có từ 500 đến 1000 người đăng ký (subscribers).

Đối với các kênh có dưới 500 người đăng ký, chúng tôi đang nỗ lực để đưa tính năng này đến với bạn trong tương lai. Lưu ý: Có thể mất khoảng 1 tuần để các nhà sáng tạo nội dung có thể thấy tùy chọn tạo bài đăng trên tab Cộng đồng sau khi kênh của họ vượt qua ngưỡng 500 người đăng ký.”

Cập nhật mới này của YouTube mang lại các cơ hội tương tác hoàn toàn mới cho những kênh muốn chia sẻ các bản cập nhật bổ sung, thu hút phản hồi của người xem, và tăng cường kết nối với những khán giả của họ.

YouTube lưu ý thêm rằng họ đã nỗ lực để cải thiện trải nghiệm đăng bài trên tab Cộng đồng trong vài tháng qua bằng cách bổ sung các tính năng mới như chỉ số bài đăng, cập nhật đa hình ảnh và lập lịch đăng bài.

Về cơ bản, tính năng đăng bài trên tab Cộng đồng giống như một nguồn cấp dữ liệu thu nhỏ trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nơi mà một người nào đó truy cập Trang Facebook của bạn, xem tất cả các bài đăng mới nhất của bạn và sau đó họ có thể tương tác với các nội dung đó.

Cuối cùng, YouTube cũng lưu ý rằng do quyền truy cập vào các tính năng đăng bài trên tab Cộng đồng đã được mở rộng nên họ cũng sẽ xóa tab Thảo luận (Discussion) trên tất cả các kênh kể từ ngày 12 tháng 10 sắp tới.

Tab Thảo luận phục vụ cho những mục đích tương tự như tab Cộng đồng, trong đó cho phép nhà sáng tạo đăng những nội dung cập nhật mới nhất cho khán giả của họ.

Khác biệt duy nhất ở đây là tab Thảo luận hiện có sẵn cho tất cả các kênh có ít hơn 1.000 người đăng ký.

Nhưng một lần nữa, như YouTube lưu ý, họ đang tìm cách mở rộng quyền truy cập vào tab Cộng đồng nhiều hơn nữa trong tương lai gần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

YouTube thêm 5 tính năng mới cho các nhà sáng tạo nên nền tảng

YouTube đang bổ sung thêm những thông tin chi tiết mới cho các nhà sáng tạo video đồng thời cho phép họ kiểm soát nhiều hơn các quảng cáo trên kênh.

YouTube thêm 5 tính năng mới cho các nhà sáng tạo nên nền tảng

05 tính năng mới cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) video mà YouTube cập nhật nhằm cung cấp nhiều hơn các thông tin chi tiết của người xem, cũng như quyền kiểm soát tốt hơn các quảng cáo và phân đoạn video trên kênh:

Các tính năng bao gồm:

  • Evergreen video insights – nhiều thông tin hơn về các video có hiệu quả lâu dài.
  • Trending hashtag – thẻ hashtag về các xu hướng đang thịnh hành.
  • Công cụ kiểm soát quảng cáo AdSense.
  • Công cụ chỉnh sửa hàng loạt các phân đoạn video (video chapters).
  • Biểu tượng kiếm tiền màu vàng trong Studio Mobile.

Dưới đây là những thông tin thêm về từng tính năng ở trên.

Evergreen Video Insights.

YouTube đang cung cấp cho nhà sáng tạo quyền truy cập để khám phá thông tin chi tiết của các evergreen video. Evergreen video là những video đã hoạt động hiệu quả và phổ biến trong một khoảng thời gian dài.

Các thông tin chi tiết về evergreen video lần đầu tiên được giới thiệu dưới dạng thử nghiệm vào tháng trước nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu quá trình phân tích hiệu suất kênh hàng tháng của họ.

Sau nhiều phản hồi tích cực từ những người trong nhóm thử nghiệm, tính năng này hiện đang được triển khai cho tất cả những nhà sáng tạo khác trên toàn cầu.

Trending Hashtags.

Gần đây, YouTube cũng đã tung ra các thẻ hashtag thịnh hành trong phần khám phá để bạn có thể xem nhiều hơn các video phổ biến đồng thời nâng cao nhận thức về việc sử dụng các thẻ hashtags nói chung.

Đối với các nhà sáng tạo, những thẻ hashtags này cũng có thể là nguồn dữ liệu hữu ích để họ xác định những nội dung nào đã tạo “buzz” trên YouTube. Thông tin này là chìa khoá giúp họ định hướng tốt hơn cho các video trong tương lai.

YouTube xác định các thẻ hashtags xu hướng này như thế nào?

YouTube xác định và hiển thị các thẻ hashtag đang có mức tăng trưởng nhanh nhất trong số người dùng, sau đó YouTube chọn một nhóm nhỏ các thẻ này trên nhiều danh mục khác nhau như phim ảnh, trò chơi và thể thao.

Tính năng này hiện chỉ có sẵn cho người dùng trên thiết bị di động tại Mỹ.

Trình chặn quảng cáo AdSense Blocking Controls.

Đối với những nhà sáng tạo đủ điều kiện chạy quảng cáo, YouTube hiện cung cấp các biện pháp nhằm kiểm soát các quảng cáo AdSense.

Tính năng này là phương tiện mà nhà sáng tạo dùng để chỉ ra những quảng cáo hoặc loại quảng cáo cụ thể nào đó mà họ không muốn xuất hiện trên kênh của mình.

Tính năng này trước đây chỉ có sẵn cho các kênh trong chương trình đối tác của YouTube (YPP). Giờ đây, các mạng lưới liên kết đa kênh (MCN) cũng đang được cấp quyền truy cập.

Công cụ chỉnh sửa hàng loạt Video Chapters.

Sau nhiều thử nghiệm gần đây về tính năng này, YouTube đã nhận được khá nhiều phản hồi tích cực cho đến nay.

Do đó, YouTube hiện đang mở rộng tính năng phận đoạn tự động cho tất cả các video. Cũng như trước đây, nhà sáng tạo sẽ tự động được chọn tham gia vào tính năng này.

Đối với những người không muốn bật tính năng này trên kênh của mình, YouTube sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa các phân đoạn (chapter) trên một số lượng lớn video cùng một lúc.

Để làm điều này, YouTube đã thêm tùy chọn cho phép hoặc không cho phép các phân đoạn video được chỉnh sử trong lúc tải lên.

Bạn cũng có thể tắt điều này trong quá trình tải lên hoặc trình chỉnh sửa dữ liệu.

Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn cho phép các việc tự động phân đoạn trên tất cả video, chúng cũng sẽ chỉ được áp dụng trên một số lượng nhỏ các video.

Nó phụ thuộc vào việc liệu thuật toán có thể phát hiện ra các phân đoạn và xác định xem chúng có phù hợp với chính nội dung của video hay không. Người sáng tạo cũng luôn có tùy chọn thêm các phân đoạn của riêng họ theo cách thủ công.

Biểu tượng màu vàng trong Studio Mobile.

Ngoài ra, YouTube đang cho phép các nhà sáng tạo sử dụng các biểu tượng màu vàng để kháng nghị thông qua ứng dụng Studio dành cho thiết bị di động, thay vì chỉ thông qua máy tính để bàn như trước đây.

Đây là một bản cập nhật khác dành cho những nhà sáng tạo thuộc chương trình đối tác của YouTube. Biểu tượng màu vàng đề cập đến những video nhận được ít hoặc không nhận được đặc quyền kiếm tiền, biểu tượng này ít được mong đợi hơn so với biểu tượng màu xanh lục, vốn cho phép nhà sáng tạo có toàn bộ các đặc quyền.

Nói một cách đơn giản, nhà sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn khi các video được bật kiếm tiền hoàn toàn thay vì chỉ kiếm được một phần.

Giờ đây, nhà sáng tạo có thể gửi khiếu nại thông qua ứng dụng YouTube Studio dành cho thiết bị di động. Tất cả những nhà sáng tạo thuộc chương trình đối tác của YouTube (YPP) sẽ có quyền truy cập vào phần này trong cuối tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Xu hướng sử dụng Social Media trong 10 năm qua được diễn ra như thế nào

Nếu bạn muốn hiểu và tối đa hóa nỗ lực của thương hiệu trong không gian tiếp thị truyền thông mạng xã hội, bạn nên có một cái nhìn rộng hơn về xu hướng tiêu dùng và xem xét cách mọi người đang tìm cách sử dụng các ứng dụng để kết nối, theo nhiều cách khác nhau.

Xu hướng sử dụng Social Media

Bằng cách hiểu các xu hướng này, bạn có thể có những ý tưởng rõ ràng hơn về những gì mọi người muốn thấy từ thương hiệu của bạn – nền tảng phân tích ứng dụng App Annie hiện đã cung cấp những thứ mà bạn đang cần.

Báo cáo “Sự phát triển của các ứng dụng xã hội” (Evolution of Social Apps) của App Annie xem xét các xu hướng sử dụng mạng xã hội đã phát triển trong một thập kỷ qua, nêu bật sự gia tăng của tính năng phát trực tiếp, sự tập trung ngày càng cao vào thương mại xã hội (social commerce), sự phát triển của TikTok hay Snapchat và nhiều hơn thế nữa.

Báo cáo là cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng đối với những ai muốn thấu hiểu những sự thay đổi quan trọng và điều gì đang thúc đẩy những bản cập nhật mới nhất của các nền tảng. Bạn có thể tải xuống bản đầy đủ ở cuối bài viết, tuy nhiên trong phạm vi của bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những nội dung quan trọng nhất.

Có lẽ điểm nhấn lớn nhất của báo cáo này là sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng trong các ứng dụng xã hội, với mức chi tiêu tích lũy (cumulative spend) hiện đã ở mức 3,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 – tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ ở trên, sự thích nghi rộng rãi hơn các ứng dụng mạng xã hội ở các thị trường châu Á – đặc biệt là Ấn Độ – đã đẩy chi tiêu trong ứng dụng lên một mức cao mới, App Annie dự đoán rằng chi tiêu trong ứng dụng sẽ đạt mức 6,78 tỷ USD trong năm nay.

Con số đó dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 29%, App Annie dự báo mức ​​chi tiêu cho các ứng dụng xã hội đạt khoảng 78 tỷ USD vào năm 2025.

Nếu bạn đang tự hỏi tại sao mọi ứng dụng như TikTok hay Facebook đều đang tìm cách tận dụng tính năng thương mại, thì đây chính là lý do.

Dữ liệu đã chỉ ra các cơ hội đáng kể cho những nền tảng có khả năng mở rộng để kết nối các hành vi mua sắm trực tuyến, vừa tạo ra những tiềm năng doanh thu mới cho các nền tảng vừa là cơ hội được khám phá cho các thương hiệu.

Nếu bạn chưa cân nhắc việc đưa các danh mục sản phẩm của mình vào Facebook hoặc Instagram Shops hoặc bạn không theo dõi các kế hoạch phát triển eCommerce của TikTok, thì có thể đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Báo cáo cũng xem xét chính xác cách người dùng đang tìm cách chi tiêu trong các ứng dụng xã hội, trong đó những nội dung được phát trực tiếp từ các nhà sáng tạo là một trong những động lực mạnh mẽ nhất.

Sự tăng trưởng về thời gian sử dụng trong Top 5 ứng dụng mạng xã hội toàn cầu, ngoài Trung Quốc.

Theo báo cáo:

“Tổng thời gian sử dụng dành cho 5 ứng dụng xã hội hàng đầu vốn đang tập trung vào việc phát trực tiếp dự kiến ​​sẽ vượt qua con số nửa nghìn tỷ giờ chỉ riêng trên thiết bị Android, bên ngoài Trung Quốc vào năm 2021, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng hàng năm trong 3 năm là 25% so với mức 15% của các ứng dụng tập trung vào video, hình ảnh và trò chuyện.”

Giờ đây, có vẻ như tính năng phát trực tiếp đang dành được những sức hút lớn nhất của người dùng trên toàn cầu.

Tất nhiên, điều này một phần đã được đẩy mạnh nhờ đại dịch, khi mà việc phát trực tiếp thường là cách giao tiếp thay thế tốt nhất trong các khoảng thời gian bị đóng cửa.

Theo nhiều sự báo khác nhau, có vẻ như xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì, ngay cả khi chúng ta chuyển sang một môi trường mới hậu COVID.

Người dùng không chỉ xem các luồng phát trực tiếp (live-streaming), họ còn dành nhiều thời gian cho các chương trình phát sóng:

“Các ứng dụng xã hội cung cấp tính năng phát trực tiếp như một tính năng nổi bật chiếm 3 USD trong mỗi 4 USD chi tiêu trong Top 25 ứng dụng xã hội hàng đầu trong nửa đầu năm 2021.”

Một nhân tố lớn khác của sự tăng trưởng này là “tặng quà” ảo, đặc biệt là với các nhà sáng tạo nội dung ở châu Á, họ có thể tạo ra số tiền khá lớn từ việc được quà tặng ảo trong luồng. Về cơ bản, những người hâm mộ đóng vai trò là người quyên góp cho họ.

Facebook, YouTube và TikTok cũng đều đang nỗ lực không ngừng để phát triển các tính năng phát trực tuyến của họ. Tính năng có thể cung cấp các kết nối một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất.

Facebook hiện đang thử nghiệm tính năng mua sắm trực tiếp khi đang phát trực tuyến trong ứng dụng chính của mình và trên Instagram, trong khi TikTok cũng đã phát triển một loạt các hợp tác mua sắm khi đang phát trực truyến với các thương hiệu lớn như Walmart và các ngôi sao khác trên nền tảng.

Báo cáo cũng xem xét sự tăng trưởng của TikTok, theo dữ liệu của App Annie, TikTok hiện đã vượt qua YouTube ở cả thị trường Mỹ và Vương quốc Anh về thời gian xem trung bình hàng tháng dành cho mỗi người dùng trong ứng dụng.

Mặc dù, sự phát triển của TikTok đang làm nhiều ứng dụng khác phải lo sợ, tuy nhiên, rủi ro chính đối với TikTok hiện vẫn là khả năng kiếm tiền hiệu quả, khi các video dạng ngắn cung cấp ít tiềm năng hơn cho quảng cáo và do đó, tiềm năng doanh thu cho các nhà sáng tạo trên nền tảng cũng không mấy khả quan.

Theo nghĩa này, YouTube và Facebook hiện có thể mang lại những cơ hội doanh thu tốt hơn, nhưng TikTok vẫn đang nỗ lực để thiết lập các mối liên kết trực tiếp hơn giữa các thương hiệu và nhà sáng tạo, đồng thời thử nghiệm với các video dạng dài hơn để tạo điều kiện nhiều hơn cho tiềm năng quảng cáo của mình.

Tuy nhiên, dù bằng cách nào, từ quan điểm sử dụng và mức tăng trưởng nói chung, TikTok rõ ràng vẫn đang là một nền tảng giành được nhiều ưu thế trên không gian mạng xã hội.

Nhìn vào biểu đồ trên, mặc dù tổng số lượt tải xuống tích luỹ của TikTok thấp hơn các ứng dụng khác của Facebook, nhưng nếu xét về số lượt tải xuống hàng thàng trong những năm gần đây thì không ứng dụng nào vượt qua được TikTok.

Sự thống trị của Facebook là hoàn toàn rõ ràng, nhưng sự trỗi dậy của TikTok, sự sụp đổ của Twitter và sự hồi sinh của Snapchat là những điều rất thú vị.

Theo dữ liệu của App Annie, lượt tải xuống của Snapchat ở nước ngoài đã tăng 45% trong 12 tháng qua, so với 2 năm trước.

Một phần có thể là do Ấn Độ, nơi Snapchat đã tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi tung ra phiên bản Android vào năm 2019. Đầu năm nay, Snapchat báo cáo rằng họ đã chứng kiến mức tăng trưởng 150% về người dùng tích cực tại thị trường Ấn Độ.

Thương mại trực tuyến, mua sắm trong ứng dụng và các hoạt động bổ sung khác thực sự đang nhắm vào thị trường châu Á, nơi mà những tiềm năng phát triển của các ứng dụng mạng xã hội luôn lớn hơn nhiều so với các khu vực khác ở phương Tây.

Do đó, nếu bạn đang thực sự muốn đánh giá xem các ứng dụng xã hội đang đi đâu và về đầu và những gì các nền tảng này sẽ tập trung vào trong tương lai, bạn có thể nên xem xét các xu hướng áp dụng ở châu Á hoặc xem xét điều gì đang được thu hút ở Trung Quốc.

Bạn có thể tải xuống báo cáo chi tiết của App Annie tại: Evolution of Social Media

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

TikTok vượt YouTube về thời gian xem trung bình tại thị trường Mỹ

Theo một báo cáo mới nhất từ App Annie. Người dùng TikTok hiện đang dành nhiều thời gian hơn mỗi tháng để xem nội dung so với người dùng YouTube.

TikTok vượt mặt YouTube về thời gian xem trung bình tại thị trường Mỹ

Tại Mỹ, ứng dụng của ByteDance lần đầu tiên vượt qua YouTube vào tháng 8 năm ngoái và tính đến tháng 6 năm 2021, người dùng TikTok đã xem hơn 24 giờ nội dung mỗi tháng, so với 22 giờ 40 phút trên nền tảng YouTube của Google.

Ở Anh, sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn: TikTok đã vượt qua YouTube vào tháng 5 năm ngoái và người dùng ở thị trường này hiện đã xem gần 26 giờ nội dung mỗi tháng, so với khoảng 16 giờ trên YouTube.

Các số liệu chỉ bao gồm lượng người xem trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android, do đó có thể không đại diện cho toàn bộ người dùng trên thiết bị di động.

Tuy nhiên, những con số này cho thấy mức độ tăng trưởng siêu tốc của TikTok chỉ trong một vài năm ngắn ngủi.

Đó là chưa kể đến thực tế là trong phần lớn năm 2020, TikTok liên tiếp phải đối mặt với các mối đe dọa, trong đó có mối đe doạ bị cấm tại trị trường Mỹ, tổng thống Biden đã chính thức thu hồi lệnh này của tổng thống Donald Trump vào đầu năm nay.

Theo ghi nhận của BBC News, YouTube vẫn dẫn đầu về thời gian sử dụng tổng thể vì ứng dụng này có đến 2 tỷ người dùng so với khoảng 700 triệu của TikTok.

Một lần nữa, ngoại trừ người dùng Android và người dùng ứng dụng Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok) ở Trung Quốc, YouTube vẫn đứng đầu về thời gian sử dụng trong số các “Ứng dụng mạng xã hội và giải trí” tính đến nửa đầu năm nay, với TikTok ở vị trí thứ năm đứng sau cả ba ứng dụng của Facebook là Facebook, WhatsApp và Instagram.

Cũng theo App Annie, người dùng cũng chi tiêu nhiều tiền hơn trên YouTube so với TikTok trên cả iOS và Android trên toàn thế giới.

Nếu bạn tò mò muốn biết chính xác làm thế nào mà TikTok có thể đạt được thành công nhanh như vậy, App Annie cho rằng “Video ngắn, nội dung chân thực và phát trực tiếp” là những chìa khoá cho thành công đó.

Và đó cũng là lý do tại sao YouTube không ngừng cố gắng cải thiện định dạng video ngắn YouTube Shorts của mình nhằm cạnh tranh với TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | Theo The Verge

YouTube thêm danh sách các phân đoạn của video trong kết quả tìm kiếm – một cơ hội làm SEO cho Marketers

YouTube đang tìm cách cải tiến các công cụ tìm kiếm trong ứng dụng của mình, với việc thêm các chương của video trong kết quả tìm kiếm và mở rộng quyền truy cập vào nội dung bằng các ngôn ngữ khác nhau.

YouTube thêm danh sách các Chương của video trong kết quả tìm kiếm - một cơ hội làm SEO cho Marketers

Vào tháng 7, YouTube đã thông báo rằng họ sẽ triển khai phân đoạn các chương tự động cho tất cả các video clip đã tải lên, hệ thống của YouTube sẽ xác định các yếu tố chính trong mỗi video nhằm cải thiện và tinh chỉnh điều hướng của người dùng.

Ở thời điểm hiện tại, cập nhật này đã được áp dụng lên các kênh.

Như bạn có thể thấy ở trên, khi video được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên YouTube của bạn, bạn có thể nhấn vào menu mũi tên thả xuống để xem chi tiết các phân đoạn video (Chapters), khi này bạn có thể kết nối với các nội dung cụ thể của các video đó.

Theo giải thích của YouTube:

“Khi bạn duyệt video để xem trên YouTube, bạn sẽ thấy hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) của mỗi video. Điều này cho bạn những cơ hội để thu thập nhanh những hình ảnh trong nội dung của video.

Lúc này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những gì bạn sẽ xem thông qua các phân đoạn video được hiển thị trực tiếp trên trang tìm kiếm.

Những hình ảnh này trình bày chi tiết các chủ đề khác nhau được đề cập trong video và cho phép bạn chọn những video mà sẽ muốn xem. Bạn cũng có thể chuyển thẳng đến những phần nội dung có liên quan nhất đến sở thích cụ thể của bạn.”

YouTube cũng lưu ý rằng cập nhật mới này hiện vẫn chưa khả dụng cho tất cả các video.

Theo thông báo ban đầu của YouTube về việc phân đoạn nội dung tự động, không phải tất cả các video đều đủ điều kiện để tự động phân đoạn, nhưng theo thời gian, có lẽ đây cũng sẽ là điều mà YouTube hướng tới, vì nó có thể cải thiện khả năng khám phá video bằng cách cung cấp các kết quả phù hợp với các phân đoạn video cụ thể cho từng truy vấn.

Cũng cần lưu ý rằng các nhà sáng tạo có thể chỉnh sửa các phân đoạn vốn được thêm tự động trong video của họ hoặc nhập các phân đoạn của riêng họ theo cách thủ công.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, mỗi phân đoạn video được gắn nhãn và đặt tên cụ thể – và điều này đối với các marketer chính là cơ hội để họ có thể tối ưu hoá video dựa trên các truy vấn tìm kiếm có liên quan đến nội dung của từng phân đoạn.

Nếu bạn biết rằng mọi người đang tìm kiếm thông tin về ‘dây giày đen’ và bạn có một phân đoạn video cụ thể về điều này, bạn có thể thêm tiêu đề đó vào video của mình theo cách thủ công để tối ưu hoá khả năng được khám phá của video.

Tuy nhiên, đừng cố gắng để spam nó với các thuật ngữ không liên quan đến video của bạn.

Thuật toán của Google khá giỏi trong việc phát hiện các vi phạm này.

Ngoài ra, YouTube cũng triển khai các mẫu video tự động phát trong hình thu nhỏ trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động (hiện đã có trên máy tính để bàn), đồng thời triển khai một thử nghiệm mới cho phép nó hiển thị kết quả tìm kiếm từ các ngôn ngữ khác với phụ đề được dịch tự động.

Nói về điều này, theo YouTube:

“Chúng tôi mong muốn rằng, dù cho bạn đang ở đâu và sử dụng ngôn ngữ địa phương gì, bạn cũng có thể khám phá và xem nội dung từ nhiều nơi khác nhưng lại được thể hiện theo ngôn ngữ của bạn.

Chúng tôi sẽ bắt đầu bổ sung kết quả tìm kiếm bằng video tiếng Anh và hiện đã có kế hoạch mở rộng sang nhiều ngôn ngữ hơn trong thời gian tới.

Chúng tôi hy vọng rằng tất cả nội dung trên toàn cầu đều sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn thông qua phụ đề đã được dịch và giúp nhà sáng tạo tiếp cận nhiều hơn với khán giả toàn cầu.”

Cuối cùng, YouTube cũng đang tìm cách cung cấp thêm yếu tố ngữ cảnh cho một số tìm kiếm trên YouTube với các liên kết website bổ sung cho các chủ đề nhất định thông qua công cụ tìm kiếm của Google.

Điều này, về mặt lý tưởng, nó sẽ giúp cung cấp cho người dùng nhiều nguồn dữ liệu hơn cho các kết quả tìm kiếm có dung lượng thấp, bạn có thể truy cập các nội dung đó ngay cả khi nội dung video không có sẵn.

Đây thực sự là những bổ sung rất hữu ích của YouTube đối với cả người xem video lẫn người làm marketing đang tìm cách tối ưu hoá video của họ.

Ngoài ra, như đã lưu ý, cập nhật này cũng sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động SEO của bạn, bạn cần tìm hiểu và thử nghiệm nhiều hơn để tăng khả năng được khám phá cho các video của mình.

Bạn có thể xem chi tiết cách cài đặt và sử dụng tính năng này của YouTube tại: YouTube Video Chapters

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 nhận thức sai lầm phổ biến với quảng cáo YouTube

Trong khi các nhóm marketing và sáng tạo phát triển những quy tắc riêng về những gì thực sự hiệu quả với quảng cáo YouTube. Những thương hiệu thành công trên YouTube thường tìm ra các cách có thể phá vỡ các giả định thông thường.

Dưới đây là 05 nhận thức sai lầm về quảng cáo YouTube và cách bạn có thể điều chỉnh chúng thành các phương pháp quảng cáo hiệu quả hơn.

Sai lầm 1. Tìm kiếm thành công trên YouTube hoàn toàn là chuyện may rủi.

Điều chỉnh lại: Một vài nguyên tắc cơ bản có thể giúp bạn chấp nhận rủi ro sáng tạo một cách thông minh hơn và nhiều thông tin hơn.

Bạn có thể có rủi ro trên YouTube. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không có những phương pháp để tìm ra những gì hiệu quả.

Có một số nguyên tắc cơ bản để tạo quảng cáo YouTube hiệu quả và những nguyên tắc này có thể giúp bạn quyết định về rủi ro nào là có thể chấp nhận được.

Các nguyên tắc quảng cáo hiệu quả trên YouTube dựa trên nhiều năm nghiên cứu về hàng chục nghìn quảng cáo từ khắp nơi trên thế giới để khám phá ra các yếu tố quảng cáo cụ thể nào góp phần tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất trên YouTube.

Công thức cho bạn là ABCD.

  • A – Attract: Thu hút sự chú ý ngay những giây đầu tiên.
  • B – Brand: Tích hợp thương hiệu một cách tự nhiên.
  • C- Connect: Kết nối bằng cảm xúc và thương hiệu.
  • D- Direct: Đưa ra lời kêu gọi hành động một cách rõ ràng.

Theo Google, quảng cáo tuân theo công thức ABCD đã được chứng minh là mang lại khả năng bán hàng ngắn hạn tăng lên 30% và đóng góp cho thương hiệu dài hạn tăng 17%.

Sai lầm 2. Những quảng cáo thành công trên YouTube có những phong cách và hình thù nhất định.

Điều chỉnh lại: Có nhiều kiểu quảng cáo YouTube hiệu quả khác nhau. Và nhiều quảng cáo không nhất thiết phải trông như các quảng cáo.

Mặc dù chắc chắn có những nguyên tắc sáng tạo nhất định mà bạn có thể bắt đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là có một cách tiếp cận phù hợp cho tất cả.

Thông qua việc nghiên cứu các quảng cáo YouTube hiệu quả trong các mục tiêu marketing trên khắp thế giới, Google nhận thấy rằng việc tập trung vào những gì quảng cáo của bạn nói và cách quảng cáo khiến mọi người cảm thấy… quan trọng hơn nhiều so với hình thù của các quảng cáo đó.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), một quảng cáo YouTube hiệu quả có thể là nhiều thứ khác nhau, chẳng hạn như video bài đánh giá sản phẩm do người dùng chia sẻ hoặc một cuộc phỏng vấn với một vị Giám đốc điều hành nào đó chẳng hạn.

Quảng cáo hiệu quả mang lại cho người xem những cảm nhận tốt về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn – và đây chính là nơi bạn có thể sáng tạo.

Sai lầm 3. Những quảng cáo ở phần cuối của phễu bán hàng không cần sáng tạo như các phần đầu của phễu.

Điều chỉnh lại: Bạn vẫn có thể sáng tạo nhưng nên sáng tạo một cách trực tiếp.

Có một số lo ngại rằng những quảng cáo ‘khô khan’ ở những phần thấp hơn trong phễu bán hàng đang làm giảm giá trị câu chuyện hoặc ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.

Do đó, có một cách sáng tạo khác để bạn có thể tùy chỉnh quảng cáo ở những đoạn thấp hơn trong phễu đó là điều chỉnh chúng phù hợp với điểm đam mê (passion point) của người xem và đưa ra các đề xuất một cách trực tiếp hơn.

Sai lầm 4. Thử nghiệm với những chiến dịch sáng tạo tốn quá nhiều sự nỗ lực.

Điều chỉnh lại: Cách tiếp cận mang tính thử nghiệm trong việc xây dựng video có thể mang lại lợi ích trong dài hạn và hạn chế sự phụ thuộc vào những giả định vốn thiếu căn cứ.

Có một sự khác biệt giữa việc duy trì phương pháp thử nghiệm để tạo quảng cáo video và tiến hành một thử nghiệm một lần.

Tư duy theo phương pháp thử nghiệm để tạo quảng cáo là một tư duy giúp bạn học sâu hơn và giúp bạn không phụ thuộc vào những giả định cũ kỹ.

Tư duy thứ hai thường sẽ hiệu quả nhất cho việc tối ưu theo các chiến dịch cụ thể.

Tư duy thử nghiệm vốn không phải sẽ làm bạn chậm lại hoặc tốn kém hơn, mà nó sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài.

Các nhà quảng cáo đã sử dụng thành công phương pháp thử nghiệm video đã nhận thấy khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn 60% khi các quảng cáo đã hoạt động tốt hơn.

Bạn càng thử nghiệm nhiều, bạn càng không chỉ hiểu được những đòn bẩy nào đang thúc đẩy một cách sáng tạo cho thương hiệu mà còn cả những hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng mục tiêu của mình.

Sai lầm 5. Quảng cáo trên TV sẽ luôn hiệu quả trên bất kỳ bền tảng nào.

Điều chỉnh lại: Xây dựng các yếu tố kỹ thuật số và tìm kiếm thành công trên tất cả các nền tảng, bao gồm cả trên TV.

Việc tạo nội dung phù hợp với từng nền tảng thường đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn so với hầu hết các thương hiệu và nhóm sáng tạo có thể dự báo.

Theo Google, khi bạn bắt đầu với các đối tượng kỹ thuật số; hãy thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức; tối ưu kích thước cho thiết bị di động, sử dụng văn bản lớn và độ tương phản màu sắc phù hợp để hiển thị tốt trên các màn hình nhỏ hơn.

Mặc dù khi nói đến phương pháp tiếp cận trên TV, nhiều thương hiệu có xu hướng xem sáng tạo là ưu tiên hàng đầu, nhưng việc xác định tính cách của đối tượng mục tiêu, tiếp cận họ bằng các quảng cáo và thông điệp phù hợp là điều rất quan trọng.

P&G Thái Lan đã tạo một quảng cáo trên TV để tối đa hóa sức ảnh hưởng của việc ra mắt chất bảo vệ vải cao cấp có trong Downy, đồng thời muốn làm cho nó phù hợp hơn với các đối tượng mục tiêu.

Cộng tác với Google và các Agency, Google đã tạo ra hơn 100 phiên bản quảng cáo tùy chỉnh dựa trên các chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng khác nhau bằng cách sử dụng Director Mix.

Chiến dịch này đã tạo ra tác động thương hiệu mạnh mẽ, với mức ghi nhớ quảng cáo cao hơn 20%, mức tăng về khả năng cân nhắc cao hơn 72% và mức tăng về ý định mua hàng cao hơn 100%.

Bằng việc tuân theo các nguyên tắc cơ bản về sáng tạo hiệu quả, tư duy sáng tạo, xây dựng cho kỹ thuật số và tận dụng các tính năng mà YouTube cung cấp – bạn sẽ đi đúng hướng hơn trong việc tạo ra các quảng cáo video hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Google Ads: Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu hiện đã hỗ trợ cho quảng cáo hiển thị và YouTube

Trong quá trình đưa ra quyết định mua hàng, mọi người có thể tương tác với nhiều quảng cáo khác nhau từ cùng một thương hiệu.

Google Ads: Mô hình phân bổ theo hưaớng dữ liệu hiện đã hỗ trợ cho quảng cáo hiển thị và YouTube

Mô hình phân bổ (Attribution Model) cho phép bạn chọn mức ngân sách mà mỗi lần tương tác quảng cáo nhận được cho các chuyển đổi của bạn để bạn có thể tập trung đầu tư vào các kênh có tác động lớn nhất.

Kể từ tuần này, Google đã nâng cấp tất cả các mô hình không theo lần nhấp cuối cùng của Google Ads, bao gồm cả phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution), để hỗ trợ quảng cáo hiển thị (Display Ads) và cả YouTube.

Ngoài số lần nhấp chuột, mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu cũng đo lường lượt xem được tương tác từ YouTube.

Với những cập nhật này, mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu giờ đây còn có thể tự học hỏi được nhiều điều hơn nữa từ cách người dùng tương tác với quảng cáo của bạn và mang đến các lượt chuyển đổi.

Khi được sử dụng cùng với các chiến lược đặt giá thầu tự động (automated bidding) hoặc các bản cập nhật cho việc đặt giá thầu thủ công, phân bổ theo hướng dữ liệu sẽ giúp thúc đẩy chuyển đổi bổ sung với cùng một mức giá CPA so với lần nhấp cuối cùng (last-click).

Để cung cấp cho các nhà quảng cáo một cái nhìn đầy đủ hơn về các phương tiện quảng cáo của Google, Google cũng đã thêm quảng cáo YouTube và hiển thị vào báo cáo phân bổ, cùng với quảng cáo tìm kiếm và mua sắm.

So sánh giữa mô hình phân bổ khác nhau với báo cáo so sánh mô hình.

Báo cáo “So sánh mô hình” (model comparison) giúp bạn so sánh giá mỗi chuyển đổi và lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cho các mô hình phân bổ khác nhau, chẳng hạn như lần nhấp chuột cuối cùng, phân bổ dựa trên quy tắc (rules-based) và theo hướng dữ liệu (data-driven).

Giờ đây, bạn có thể thấy quảng cáo tìm kiếm, YouTube và hiển thị ở một nơi và hiểu tác động của chúng đối với chuyển đổi của bạn, để từ đó giúp bạn chọn mô hình phân bổ phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể tìm thấy báo cáo “So sánh mô hình” và các báo cáo phân bổ khác trong Google Ads bằng cách nhấp vào biểu tượng công cụ ở phía trên bên phải màn hình. Sau đó, trong mục ‘Đo lường’, hãy chọn ‘Phân bổ’.

Thay đổi mô hình phân bổ cho những hành động chuyển đổi đang tồn tại.

Bạn chọn một mô hình phân bổ khi cài đặt hành động chuyển đổi hoặc bạn có thể làm theo các hướng dẫn đó để thay đổi mô hình phân bổ của hành động chuyển đổi hiện tại.

Sau khi thay đổi mô hình phân bổ, bạn có thể nhận thấy những thay đổi đối với số liệu báo cáo trong tab “Chiến dịch”:

Thay đổi ngân sách: Với bất kỳ thay đổi nào đối với mô hình phân bổ, bạn có thể thấy sự thay đổi ngân sách chuyển đổi trên các chiến dịch, mạng lưới, nhóm quảng cáotừ khóa khác nhau được liên kết với hành động chuyển đổi đó.

Ngân sách phân đoạn: Ngân sách cho một chuyển đổi nhất định được phân phối giữa các tương tác quảng cáo đóng góp theo mô hình phân bổ bạn đã chọn. Bạn sẽ thấy những con số thập phân trong cột “Chuyển đổi” và “Tất cả chuyển đổi” khi sử dụng mô hình không phải theo lần nhấp chuột cuối cùng.

Thời gian trễ: Vì mô hình phân bổ không phải theo lần nhấp chuột cuối cùng chia sẻ ngân sách chuyển đổi giữa nhiều tương tác, mỗi tương tác xảy ra tại một thời điểm khác nhau, nên báo cáo “Chiến dịch” của bạn có thể tạm thời hiển thị ít chuyển đổi hơn trong những ngày gần đây sau khi thay đổi mô hình phân bổ.

Bạn có thể xem chi tiết về mô hình phân bổ của Google Ads tại: attribution models

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Google Ads giới thiệu mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu mới – Data-driven Attribution

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu – data-driven attribution là mô hình phân bổ mới trong Google Ads cho phép nhà quảng cáo đo lường cụ thể các điểm tiếp xúc với khách hàng trong suốt hành trình khách hàng.

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu là gì?

Trước khi thực hiện giao dịch mua hàng hoặc hoàn tất một hành động khác có giá trị trên website của bạn, có thể khách hàng đã nhấp vào hoặc tương tác với một vài quảng cáo trước đó của bạn.

Thông thường, tất cả ngân sách cho lượt chuyển đổi đều được phân bổ cho quảng cáo cuối cùng mà khách hàng tương tác. Nhưng quảng cáo đó có thực sự là quảng cáo đã làm cho họ quyết định chọn doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn không?

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu (Data-driven Attribution) phân bổ ngân sách cho lượt chuyển đổi dựa trên cách mọi người tương tác với các quảng cáo khác nhau của bạn và quyết định trở thành khách hàng của bạn.

Mô hình này sử dụng dữ liệu của cấp độ tài khoản (account level) để xác định những từ khóa, quảng cáo và chiến dịch có tác động lớn nhất đến mục tiêu kinh doanh của bạn.

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu xem xét website, lượt ghé thăm cửa hàng thực tế và lượt chuyển đổi trong Google Analytics từ quảng cáo tìm kiếm (bao gồm cả quảng cáo mua sắm), quảng cáo trên YouTube và quảng cáo hiển thị.

Lợi ích của mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu.

  • Biết được từ khóa, quảng cáo, nhóm quảng cáo và chiến dịch nào đóng vai trò lớn nhất trong việc giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
  • Tối ưu hóa giá thầu của bạn dựa trên dữ liệu về hiệu quả hoạt động của các tài khoản cụ thể.
  • Chọn mô hình phân bổ phù hợp cho doanh nghiệp của bạn mà không cần phỏng đoán.

Cách thức hoạt động của mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu.

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu khác với các mô hình phân bổ khác vì mô hình này sử dụng dữ liệu chuyển đổi của bạn để tính toán hiệu quả thực tế của mỗi lượt tương tác quảng cáo trong suốt con đường dẫn đến chuyển đổi.

Mỗi mô hình theo hướng dữ liệu đều được tùy chỉnh riêng cho từng nhà quảng cáo.

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu xem xét tất cả các lượt tương tác (bao gồm cả lượt nhấp và lượt tương tác với video) trên quảng cáo tìm kiếm (bao gồm cả quảng cáo mua sắm), quảng cáo trên YouTube và quảng cáo hiển thị của bạn trong Google Ads.

Bằng cách so sánh con đường dẫn đến chuyển đổi của những khách hàng chuyển đổi với những khách hàng không chuyển đổi, mô hình này xác định quy luật của các lượt tương tác quảng cáo dẫn đến lượt chuyển đổi.

Trong quá trình dẫn đến lượt chuyển đổi, một số bước quan trọng có thể có nhiều khả năng sẽ dẫn dắt khách hàng hoàn tất một hành động chuyển đổi.

Sau đó, mô hình này sẽ chỉ định mức ngân sách cao hơn cho các lượt tương tác quảng cáo có giá trị đó trên con đường chuyển đổi của khách hàng.

Điều này có nghĩa là khi đánh giá dữ liệu chuyển đổi, bạn sẽ biết quảng cáo nào có tác động lớn nhất đến mục tiêu kinh doanh của mình.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng chiến lược giá thầu tự động (automated bid) để thúc đẩy thêm nhiều lượt chuyển đổi, thì chiến lược đặt giá thầu đó sẽ sử dụng thông tin quan trọng này để giúp bạn nhận được nhiều lượt chuyển đổi hơn.

Các yêu cầu cho dữ liệu về mô hình phân bổ này.

Để sử dụng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu, bạn cần có một lượng dữ liệu nhất định để tạo một mô hình phân bổ phù hợp cho các hành động chuyển đổi. Do đó, không phải nhà quảng cáo nào cũng sẽ thấy mô hình “Theo hướng dữ liệu” này.

Theo nguyên tắc chung, để sử dụng mô hình này, bạn phải có ít nhất 3.000 lượt tương tác quảng cáo trên hệ thống và một hành động chuyển đổi phải có ít nhất 300 lượt chuyển đổi trong vòng 30 ngày.

Google Ads có thể bắt đầu chuẩn bị mô hình theo hướng dữ liệu từ lúc bạn có đủ dữ liệu phân bổ tối thiểu theo yêu cầu.

Sau khi Google Ads thu thập đủ dữ liệu cho mô hình này trong 30 ngày liên tiếp, bạn sẽ thấy dữ liệu này trong tài khoản Google Ads của mình. Nếu bạn chưa có đủ dữ liệu, thì mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu sẽ không hiển thị để bạn lựa chọn.

Do các yêu cầu bạn cần đáp ứng để sử dụng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu tùy thuộc vào dữ liệu của mỗi hành động chuyển đổi, nên mô hình này chỉ áp dụng cho một số hành động chuyển đổi của bạn (chứ không phải tất cả hành động chuyển đổi).

Trong khi sử dụng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu, nếu số lượt tương tác quảng cáo giảm xuống dưới 2.000 lượt hoặc hành động chuyển đổi giảm xuống dưới 200 lượt chuyển đổi trong vòng 30 ngày, thì bạn không thể tiếp tục sử dụng mô hình này.

Nếu dữ liệu giảm một cách bất thường, thì bạn nên kiểm tra thẻ theo dõi lượt chuyển đổi (conversion tracking tag), trạng thái trên trang “Hành động chuyển đổi” (Conversion actions page), chế độ cài đặt hành động chuyển đổi và các chế độ cài đặt khác trong tài khoản để đảm bảo mọi thứ vẫn đang hoạt động bình thường.

Khi dùng thử mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu hoặc mô hình phân bổ mới không theo lượt nhấp cuối cùng, bạn nên thử nghiệm mô hình đó trước để xem mức độ ảnh hưởng của mô hình đó đối với tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của bạn.

Cách thiết lập mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu cho các lượt chuyển đổi của bạn.

Để sử dụng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu, bạn cần có một lượng dữ liệu nhất định để tạo một mô hình phân bổ phù hợp cho các hành động chuyển đổi. Như đã chia sẻ ở phần ở trên.

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để cập nhật mô hình phân bổ hiện tại của hành động chuyển đổi thành mô hình “Theo hướng dữ liệu”:

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.
  2. Nhấp vào biểu tượng công cụ, sau đó chọn Lượt chuyển đổi.
  3. Trong bảng, hãy chọn hành động chuyển đổi bạn muốn chỉnh sửa, sau đó nhấp vào Chỉnh sửa cài đặt.
  4. Nhấp vào Mô hình phân bổ rồi chọn Phân bổ theo hướng dữ liệu.
  5. Nhấp vào Xong rồi nhấp vào Lưu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

3 cập nhật mới nhất về ngành quảng cáo cho marketers

3 sự kiện mới nhất trong ngành quảng cáo bao gồm: Amazon bị phạt, YouTube cung cấp những đề xuất quảng cáo mới và sự tăng trưởng trong lưu lượng tìm kiếm của Google.

1. Amazon bị phạt 850.6 triệu USD.

Vào tháng 7 vừa qua, vì vi phạm các quy tắc trong quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu trong việc sử dụng dữ liệu cá nhân để nhắm mục tiêu quảng cáo, Amazon đã bị phạt 850.6 triệu USD.

Khoản tiền phạt được thực thi bởi Ủy ban Quốc gia về Bảo vệ Dữ liệu của Luxembourg (CNPD). Ngoài phạt tiền, phán quyết còn buộc Amazon phải thay đổi một số hoạt động xung quanh việc xử lý dữ liệu cá nhân trên nền tảng.

Tuy nhiên, Amazon cho biết họ sẽ “tự bảo vệ chính mình một cách mạnh mẽ”, và có ý định kháng cáo quyết định.

Quyết định của CNPD cũng đưa ra những báo hiệu không tốt cho những Big Tech cũng như cho các nhà quảng cáo Châu Âu khác đang hưởng lợi từ các phương pháp nhắm mục tiêu quảng cáo của chính họ.

Chúng ta không biết liệu các cơ quan EU sẽ thực hiện hành động tương tự nhằm chống lại Apple, Facebook và Microsoft do các khiếu nại hay không – nhưng họ phải mất ba năm để đưa ra phán quyết của Amazon.

2. YouTube cập nhật mới.

Vào cuối tháng 7, YouTube đã công bố một số cải tiến mới đối với các dịch vụ quảng cáo trên TV được kết nối (CTV)của mình, bao gồm khả năng nhắm mục tiêu và đo lường hiệu quả hơn.

  • Nhắm mục tiêu: Nhà quảng cáo có thể chọn các không gian quảng cáo CTV dựa trên các tín hiệu ngữ cảnh như thể loại, độ dài và loại nội dung. Ví dụ: những người muốn liên kết chiến dịch của họ với các sự kiện thể thao mùa hè này có thể chọn không gian quảng cáo (inventory) theo thể loại “Thể thao”.
  • Đo lường: YouTube cũng sẽ hợp tác với Nielsen Catalina Solutions (NCS) để cung cấp dịch vụ đo lường mức tăng doanh số cho các quảng cáo CTV ở Mỹ (thử nghiệm).

3. Sự tăng trưởng của Google.

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã báo cáo mức tăng doanh thu 62% trong quý 2 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái (YoY), bao gồm cả sự tăng trưởng nhanh chóng đối với cả ba mảng chính của hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình, bao gồm cả tìm kiếm.

Cụ thể, Google đã báo cáo doanh thu cho mảng tìm kiếm của Google và các quảng cáo trên các tài sản “khác” tăng 68% lên mức 35,85 tỷ USD.

Cho đến nay, tìm kiếm (Google Search) vẫn là phân khúc lớn nhất trong hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google.

Giám đốc tài chính của Alphabet, Ông Ruth Porat đã báo cáo rằng sự tăng trưởng trong chi tiêu quảng cáo tìm kiếm là trên diện rộng nhưng đặc biệt được thúc đẩy bởi chi tiêu quảng cáo trong ngành bán lẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube thử nghiệm insights mới với video ‘Evergreen’ trong Studio Analytics

YouTube đang thử nghiệm một yếu tố mới trong Studio Analytics, yếu tố này sẽ cung cấp những insights cụ thể về cách các video cũ của bạn đang đóng góp vào sự phát triển của kênh, điều có thể hỗ trợ bạn lập kế hoạch trong tương lai.

Theo giải thích của Ông Conor Kavanagh, Trưởng bộ phận chính sách quảng cáo của YouTube, insights mới nhằm cung cấp:

“Những thông tin chi tiết xung quanh các evergreen video (các video cũ hoạt động hiệu quả theo thời gian) hoạt động như là những động lực bổ sung để giúp bạn hiểu hiệu suất tổng thể của kênh, cụ thể là lượt xem, đang thay đổi như thế nào theo thời gian.”

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, tùy chọn mới sẽ cung cấp các ghi chú hoạch phát triển kênh tốt hơn dựa trên những video nào đang tạo ra sự tương tác lớn.

Ngoài việc bạn cần phải hiểu các video mới nhất của mình đang diễn ra như thế nào thì các video cũ hơn của bạn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng dòng doanh thu bền vững của mình.

Do đó, việc hiểu thêm số liệu từ các loạt video cũ này có thể giúp bạn xây dựng và tối ưu thêm nội dung của kênh ở các video mới trong tương lai.

Đôi khi một nội dung nào đó được tải lên từ một thời gian trước có thể đột nhiên thu hút được sự chú ý lớn của khán giả hoặc nội dung bạn đang liên quan đến một truy vấn đang gia tăng nào đó chẳng hạn.

Và bằng cách duy trì nhận thức về những sự thay đổi này, bạn có thể có được cái nhìn toàn diện hơn về những gì thực sự đang giúp xây dựng sự hiện diện của bạn trên YouTube.

Hiện cập nhật mới này chỉ dành cho những nhà sáng tạo được chọn, bạn có thể kiểm tra tài khoản của mình trong thời gian tới để xem khi nào nó được áp dụng tới bạn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube đã xóa video kênh tin tức của Australia vì đăng tin giả về Covid-19

Kênh Sky News Australia trên nền tảng YouTube đã đăng nhiều video phủ nhận sự tồn tại của dịch bệnh, khuyến khích mọi người sử dụng thuốc không uy tín.

Alan Jones nhiều lần có phát ngôn tiêu cực về Covid-19. Ảnh: Sky News Australia.

Theo The Guardian, kênh này đã khuyến khích mọi người sử dụng hydroxychloroquine hoặc ivermectin. Cả hai loại thuốc này thường dùng để kháng các loại ký sinh trùng thông dụng khác, và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chúng không có tác dụng chống Covid-19.

“Lệnh cấm” của YouTube sẽ có hiệu lực trong một tuần, sau khi chuyên mục của Alan Jones, người phát thanh Sky News kết thúc. Khi đang bàn luận về Covid-19, ông Jones đã gọi Giám đốc y tế New South Wales Kerry Chant là một tên ngốc trên sóng.

YouTube không tiết lộ video được lấy từ chương trình Sky News nào, nhưng thông báo đã xóa nhiều video vi phạm về thông tin sai sự thật đối với Covid-19.

Kênh YouTube Sky News Australia, có 1,85 triệu người đăng ký, đã bị cảnh cáo và tạm thời ngừng đăng tải các video hoặc những buổi phát trực tiếp mới trong một tuần.

Lệnh cấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của Sky News từ Google, sau khi cả hai công ty ký hợp tác với nhau vào đầu tháng 2 năm nay.

Một cuộc đình công đã diễn ra sau khi Sky ra mắt kênh truyền hình miễn phí Sky News Regional trên toàn khu vực Australia.

Các video không vi phạm chính sách và được đăng trước ngày 29/7 vẫn xuất hiện trên YouTube. Theo YouTube, kênh bị cảnh báo 3 lần trong 90 ngày sẽ bị xóa vĩnh viễn.

“Chúng tôi có những chính sách rõ ràng đối với thông tin sai lệch về Covid-19 dựa trên những hướng dẫn của cơ quan y tế. Các hành động này giúp ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch về Covid-19”, người phát ngôn của YouTube chia sẻ với Guardian.

Tuy nhiên, hành động của YouTube lại vấp phải sự phản đối của cơ quan truyền thông địa phương. Sky News Australia bác bỏ những thông tin về chương trình của Jones và khẳng định “không xuất bản những video phủ nhận Covid-19”.

Kênh YouTube của Sky đã tăng từ 70.000 người đăng ký lên 1,85 triệu người trong vòng 2 năm, cao hơn mọi kênh truyền thông địa phương khác.

Một trong những video phổ biến nhất trên kênh có tựa đề “Người Australia phải biết sự thật-virus này không phải là đại dịch” do Jones dẫn, thu hút 4,6 triệu người xem.

Vào ngày 19/7, Sky News đã phải xin lỗi về cuộc phỏng vấn của ông Jones với nghị sĩ Craig Kelly, khi người phát thanh viên khẳng định biến thể Delta không nguy hiểm và vaccine vô tác dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tính bền vững là chìa khoá cho sự tăng trưởng của Nestlé (P2)

Làm thế nào để một trong những thương hiệu thực phẩm lâu đời nhất thế giới có thể liên tục đổi mới và tăng trưởng?

Theo Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketing toàn cầu của Nestlé, thì tất cả đều là tập trung vào tính bền vững (sustainability), dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa bà với nhà sáng tạo nội dung YouTube Andrew Rea.

Andrew Rea: Khi nói đến các cách để duy trì tính bền vững (sustainability, Với tư cách là một doanh nghiệp, bạn định hướng điều đó như thế nào?

Aude Gandon: Có rất nhiều điều chúng tôi làm thực sự giúp ích và chuyển đổi sang nhiều các loại hình bền vững mà người tiêu dùng thực sự không nhìn thấy.

Giờ đây, 73% nguyên liệu của chúng tôi, nguyên liệu mà chúng tôi cung cấp để sản xuất thực phẩm, có nguồn gốc bền vững.

Và chúng tôi cũng đã đầu tư rất nhiều vào sự đổi mới trên sản phẩm có nguồn gốc thực vật, với các thương hiệu như Sweet Earth và Garden Gourmet, bạn biết đấy, nó thực sự giúp mọi người bắt đầu khám phá thế nào là loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Rõ ràng, người tiêu dùng cũng rất vui khi tiếp tục ăn thịt và cá, nhưng họ cũng muốn bắt đầu ăn ít chúng hơn một chút. Bây giờ bạn hoàn toàn có thể có những sản phẩm tuyệt vời từ thực vật mà không yêu cầu bạn phải thay đổi quá nhiều từ thói quen ăn uống của mình.

Andrew Rea: Có một vấn đề liên quan đến việc quản lý hàm lượng dinh dưỡng đối với người tiêu dùng, nếu có một sự thật mà bạn muốn truyền đạt cho họ, thì nó sẽ là gì?

Aude Gandon: Tôi nghĩ, không có thực phẩm xấu, mà chỉ có chế độ ăn uống tồi tệ. Và tôi nghĩ rằng đôi khi, mọi người khó khăn vì họ cứ tin rằng họ cần phải cắt giảm đi rất nhiều thứ để được khỏe mạnh.

Tôi nghĩ tất cả là về sự cân bằng, và về việc hiểu những loại thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp cho bạn những chất dinh dưỡng gì.

Đó thực sự là điều mà tôi rất thích, để có thể đảm bảo rằng thông điệp này ngày càng xuất hiện nhiều hơn.Tại Nestlé, chúng tôi phải đào tạo rất nhiều loại chủ đề khác nhau và phức tạp về dinh dưỡng.

Còn bạn thì sao, khi bạn cũng thường phải giải thích và phân tích mức độ phức tạp của các công thức nấu ăn hay xem xét các thành phần… để đơn giản hóa cho khán giả của bạn.

Bí quyết của bạn là gì để khiến nó trở nên đơn giản và dễ hiểu đối với mọi người xem?

Andrew Rea: Tôi làm nó từng bước một. Chương trình của tôi, bạn biết đấy, những gì bạn thấy trên máy quay chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì tôi phải làm. Tuy nhiên tôi cố gắng trình bày mọi thứ một cách gọn gàng, đơn giản và rõ ràng nhất có thể.

Trên thực tế là, mọi thứ là một mớ hỗn độn và nhà bếp là cũng là một mớ hỗn độn. Không có nhà bếp nào sạch sẽ hoàn hảo và tôi cũng cố gắng thể hiện điều đó.

Tôi có một chương trình mới mang tên Botched by Babish, nơi các máy quay chỉ quay cảnh tôi nấu ăn và…, vì vậy tôi cố gắng trình bày mọi thứ sạch sẽ và đơn giản nhất có thể.

Aude Gandon: Làm cách nào Nestlé có thể tận dụng YouTube tốt hơn để kể các câu chuyện của chúng tôi về cách chúng tôi đang thực hiện các hành động vì sức khỏe, dinh dưỡng và tính bền vững?

Andrew Rea: Một sai lầm mà tôi nghĩ rằng rất nhiều thương hiệu mắc phải đó là họ tạo ra một video để nói về các sáng kiến bền vững của họ, nó nhận được hàng nghìn lượt xem, rồi sau đó, kết thúc câu chuyện.

Tôi nghĩ rằng một công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng là các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Chúng tôi thích làm việc với các nhà tài trợ của thương hiệu không chỉ bởi vì, bạn biết đấy, đó là cơ hội để tạo ra các quảng cáo tùy chỉnh mạnh mẽ.

Mà nó còn là bởi vì nó tạo cơ hội cho các bạn chia sẻ thông điệp của mình nhiều hơn là chỉ quảng bá sản phẩm mới, bạn nên chia sẻ ý tưởng và sáng kiến của bạn bằng cách sử dụng những nhà sáng tạo trên YouTube với lượng khán giả yêu thích sẵn có.

Khán giả sẽ tin tưởng các nhà sáng tạo hơn và sau đó bạn có thể sử dụng quảng cáo đó để điều hướng đến các video của bạn, nơi sẽ giải thích thêm về những sáng kiến đó của thương hiệu. Tôi nghĩ rằng làm việc với những nhà sáng tạo trên YouTube sẽ là một công cụ rất hữu hiệu cho các bạn.

Aude Gandon: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Tôi nghĩ đó là điều mà chúng tôi cần phải làm nhiều hơn nữa, đồng thời lắng nghe bạn và thảo luận với bạn về sức mạnh của những nhà sáng tạo trên YouTube, tôi nghĩ đó là điều mà chúng tôi chưa khai thác và chúng tôi cần phải làm nhiều hơn.

Andrew Rea: Sự khác biệt giữa một nhà sáng tạo trên YouTube với các doanh nghiệp hay nhân vật công chúng truyền thống đó là… Nếu một diễn viên truyền hình truyền thống bước xuống phố, sẽ không ai hoặc rất ít người tiếp cận ngay đến họ.

Nhưng nếu tôi đi bộ xuống phố, mọi người sẽ đến bắt tay tôi và nói, “Này, tôi yêu thích buổi biểu diễn của bạn lắm đó”. Họ làm điều này là bởi vì họ cảm thấy có mối liên hệ cá nhân hơn với tôi, bởi vì tất cả mọi thứ trên kênh của tôi đều chỉ có tôi.

Vì vậy, tôi nghĩ, người dùng YouTube và những nhà sáng tạo nhỏ hơn sẽ là một công cụ rất mạnh mẽ cho các cách tiếp cận quảng cáo của Nestlé.

Aude Gandon: Cảm ơn bạn rất nhiều. Tôi hoàn toàn đồng ý và tôi nghĩ điều đó cũng phù hợp với Nestlé, với thương hiệu của chúng tôi.

Tôi thường nghĩ rằng, mọi người đã trưởng thành với thương hiệu của chúng tôi, vì vậy cũng có một mối quan hệ nào thân thiết ở đó, và bạn cũng tương tự, với tư cách là một nhà sáng tạo trên YouTube, bạn có các mối quan hệ này, bởi vì bạn là chính mình và đó là lý do tại sao mọi người theo dõi bạn và đăng ký kênh của bạn.

Andrew Rea: Vì vậy, đó là một cuộc trò chuyện rất thú vị. Tôi đã học được rất nhiều điều về Nestlé. Điều quan trọng nhất mà tôi nghĩ rằng tôi học được là họ quan tâm đến thức ăn.

Tôi biết rằng họ quan tâm đến thực phẩm không chỉ bởi vì họ làm ra thực phẩm và bán thực phẩm, mà vì họ thực sự quan tâm đến thực phẩm và dinh dưỡng cũng như tác dụng của thực phẩm đối với con người và cộng đồng.

Tôi nghĩ rằng đó là một thông điệp rất mạnh mẽ và tôi hy vọng rằng họ có thể tiếp tục chia sẻ nó đến một lượng lớn hơn người dùng và khán giả.

Aude Gandon: Hãy kể câu chuyện của bạn theo những cách đơn giản. Tôi nghĩ rằng sự đơn giản được thể hiện rất rõ ràng trong những gì Andrew đã nói với tôi, sự hiểu biết về cộng đồng của bạn ấy.

Và chắc chắn là sức mạnh của các nhà sáng tạo trên YouTube sẽ là điều mà chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá và phát triển cho thương hiệu cũng như doanh nghiệp của chúng tôi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

YouTube đang thử nghiệm tính năng mua sắm khi phát trực tiếp với các nhà sáng tạo được chọn

YouTube đang bắt đầu thử nghiệm tính năng mua sắm trong luồng mới trong khi phát trực tiếp như một phần của nỗ lực liên tục với các công cụ kiếm tiền cho nhà sáng tạo và phát triển thương mại điện tử

Theo giải thích của Google:

“Như chúng tôi đã thông báo vào đầu năm nay, chúng tôi đã thử nghiệm phiên bản beta một trải nghiệm mua sắm tích hợp cho phép người xem khai thác uy tín và kiến thức của những nhà sáng tạo đáng tin cậy để mua hàng trên YouTube.

Thử nghiệm này lần đầu tiên có trên các video theo yêu cầu và chúng tôi hiện đang thử nghiệm trải nghiệm này trên luồng phát trực tiếp với một số nhà sáng tạo và thương hiệu.

Vì vậy, nếu bạn đang xem một luồng phát trực tiếp (live-stream) được hỗ trợ trên YouTube, bạn có thể xem và mua sắm các sản phẩm trong thời gian thực.”

Tùy chọn này cũng tương tự như thử nghiệm của TikTok với mua sắm trực tiếp gần đây, khi ứng dụng hợp tác với Walmart trên một số chương trình phát sóng mua sắm trực tiếp.

Quá trình này sẽ bổ sung thêm nhiều cách để thương hiệu có thể tăng khả năng sản phẩm được khám phá YouTube – điều này cũng liên quan đến việc có đến 33% người mua sắm nói rằng họ đã mua các sản phẩm mà họ đã khám phá trên YouTube, đồng thời thời lượng xem video mua sắm có “giảm giá” đã tăng hơn 400% trong năm qua (theo Google).

Trong bối cảnh sự tăng trưởng của thương mại điện tử, một phần do hậu quả của đại dịch, YouTube đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn hơn về sự quan tâm của người dùng đối với những nội dung liên quan đến sản phẩm.

Cập nhật lần này của YouTube cũng là một sự đáp lại cho nhu cầu đó. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng đang bắt đầu thử nghiệm danh sách sản phẩm thương mại điện tử bên dưới video và quảng cáo dùng thử thông qua công nghệ thực tế ảo (VR) mới.

Đó thực sự là giai đoạn tiếp theo của các nền tảng, nơi người dùng sẽ ngày càng quen với việc xem và mua trực tiếp các mặt hàng trong các ứng dụng mạng xã hội, dựa trên bất kỳ nội dung nào được hiển thị.

Đó cũng là lý do tại sao YouTube đang tìm cách đi trước xu hướng. Và trong khi mua sắm trong các luồng phát trực tiếp chỉ là một phần nhỏ trong số này, thì đó là một động thái khác hướng tới các cấp độ tiếp theo của thương mại điện tử và kết nối xã hội.

Hiện YouTube chỉ đang cung cấp các công cụ mua sắm mới này cho một số ít nhà sáng tạo được chọn cho thử nghiệm, tất cả các tài khoản khác sẽ sớm nhận được cập nhật.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bộ TT&TT sẽ siết chặt các hoạt động quảng cáo trên YouTube, Google và Facebook tại Việt Nam từ 15/9

Nghị định 70 được xây dựng và ban hành theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google, Facebook, YouTube.

Nghị định 70 do Chính phủ vừa ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181 năm 2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

Nghị định mới được xây dựng và ban hành theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google, Facebook, YouTube.

Trong nghị định này, hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam được xác định là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ở nước ngoài, cho người dùng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.

Do đó, người kinh doanh dịch vụ, phát hành quảng cáo và người quảng cáo tham gia hoạt động cung cấp các dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nghị định 70 quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới còn phải thông báo đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh.

Trong các nội dung yêu cầu có thông tin tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở, địa chỉ đặt máy chủ hoặc đầu mối liên hệ tại Việt Nam.

Cũng theo nghị định, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đồng thời, họ cũng phải cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng.

Người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có quyền yêu cầu không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm theo Luật An ninh mạng và Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định mới cũng yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có biện pháp kỹ thuật để kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật trên hệ thống cung cấp dịch vụ. Không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được thông báo vi phạm pháp luật.

Bộ TT&TT sẽ là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm. Đồng thời có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm, gửi yêu cầu xử lý đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ TT&TT, các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, Bộ sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này.

Trong trường hợp phát hiện các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện ngăn chặn ngay các quảng cáo vi phạm.

Nghị định 70 sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/9.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thúc đẩy kết quả trên YouTube: Đây là cách các thương hiệu tại Philippines sử dụng

2020 là một năm của sự thay đổi vì đại dịch. Tuy nhiên, bất chấp những lệnh đóng cửa đã làm hạn chế mọi thứ, các thương hiệu vẫn có thể tạo ra những câu chuyện rất đáng nhớ.

Trên thực tế, những hạn chế này đã thách thức các thương hiệu trong việc sáng tạo các cách kể chuyện mới trên YouTube, dẫn đến vô số các câu chuyện video ngắn và dài được tạo ra có sức ảnh hưởng đáng kể đến người tiêu dùng.

Để kỷ niệm những chiến dịch táo bạo và sáng giá, nơi kể những câu chuyện chân thực theo những cách mới mẻ và sáng tạo nhất, YouTube đã phát động giải thưởng “YouTube Works” đầu tiên của mình ở Philippines.

Các chiến dịch chiến thắng là các chiến dịch chứng minh được cách thương hiệu có thể thu hút sự chú ý của mọi người và tạo ra các tác động kinh doanh cụ thể.

Tại đây, YouTube nêu bật những bài học chính từ những câu chuyện thành công trên YouTube nhằm truyền cảm hứng cho các thương hiệu khác phát triển hơn nữa cách kể chuyện sáng tạo của họ để từ đó thúc đẩy kết quả.

1. Nắm lấy sự táo bạo – những rủi ro sáng tạo có thể đền đáp cho những thương hiệu kém ưu thế hơn.

Đối với những thương hiệu có ngân sách marketing khiêm tốn, sự phá cách và táo bạo thường có thể giúp họ trở nên khác biệt.

Thương hiệu nước ngọt RC Cola, vốn đã phải cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu mang tính thống trị, đã quyết định ‘làm khác’ trong quảng cáo video của mình.

Chiến dịch RC Cola’s Basta đã hướng ra ngoài những sự kịch tính và các cốt truyện hài hước điển hình mà khán giả Philippines đã vốn rất quen thuộc.

Thay vào đó, một câu chuyện kỳ quái về một cậu bé bị trêu chọc vì sự khác biệt đã đẩy ranh giới của sự hài hước của người Philippines sang một diễn biến rất mới mẻ.

Điều bắt đầu như một câu chuyện tình cảm nhưng kết thúc lại bằng việc mẹ của cậu bé nhấc chiếc đầu của mình ra để tiết lộ rằng bà được làm từ RC Cola.

Đối với một thương hiệu nhỏ với ngân sách eo hẹp, RC Cola đã chọn thực hiện một động thái thử nghiệm khá táo bạo trong chiến lược marketing video của mình.

Cuối cùng, chiến dịch đã mang lại cho RC Cola sự ưu ái rất lớn từ khán giả Gen Z với việc doanh số bán hàng tăng lên tới 63%.

2. Thu hút người xem quay lại với những nội dung nhiều tập.

Trong bối cảnh những lệnh đóng cửa vô thời hạn khiến mọi người dán mắt nhiều hơn vào các thiết bị của họ, các thương hiệu ngày càng quan tâm đến những nội dung có thể thu hút người xem quay lại xem nhiều hơn.

Một nửa số bài dự thi trong YouTube Works tại Philippines bao gồm nhiều video và định dạng với nội dung nhiều tập, tất cả đều cạnh tranh cho giải thưởng ‘Best Multi-Video Storytelling award’ (giải kể chuyện bằng nhiều video hay nhất).

Giống như phim truyền hình dài tập, những video này được tạo ra với cấu trúc tường thuật, điều được xây dựng dựa trên chính bản thân nó, giúp khơi gợi sự tò mò với mỗi tập.

Công ty di động TNT đã sử dụng định dạng này một cách sắc sảo với chiến dịch của mình mang tên Free Games for All, chiến dịch nhằm mục tiêu quảng bá dịch vụ Internet di động dành cho việc chơi Game.

Đối tượng của họ là những người trẻ Philippines thích có nhiều nhóm bạn trong cuộc sống, những người đang chuyển sang môi trường trực tuyến vì bị ‘đóng cửa’.

TNT đã khai thác một điều duy nhất để giữ cho những tình bạn này tồn tại – đó là chơi game trên thiết bị di động, điều sẽ dẫn đến nhu cầu được kết nối internet cao hơn.

Sử dụng YouTube làm kênh chính để tương tác với thương hiệu trong chiến dịch đa kênh, các quảng cáo nhiều tập của TNT đã thu hút trực tiếp những người chơi game trực tuyến thích cuộc sống có nhiều nhóm bạn.

Chiến dịch hấp dẫn nhất của thương hiệu vào năm 2020 này đã thúc đẩy doanh thu tăng 165% so với năm trước.

3. Nội dung mang tính xác thực giúp xây dựng những kết nối thực sự với mọi người.

Khi bị hạn chế tham gia các hoạt động xã hội trong hơn một năm, mọi người luôn khao khát sự kết nối giữa cộng đồng và con người.

Trong thời gian này, nhu cầu của mọi người đối với nội dung từ những nhà sáng tạo mà họ yêu thích trên YouTube vẫn đang được tiếp diễn.

Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều người có thể tìm thấy mối liên hệ giữa họ với những nhà sáng tạo nội dung.

Điều đơn giản là bởi vì họ rất giỏi trong việc xây dựng mối quan hệ với người đăng ký hay đối tượng mục tiêu thông qua những nội dung phong phú và phương pháp tiếp cận mang đậm yếu tố con người.

Mọi người cho rằng những nội dung từ những nhà sáng tạo mang tính xác thực và đồng cảm rất cao.

Trong các hạng mục của năm nay, YouTube nhận thấy rằng các chiến dịch liên quan đến sự cộng tác của những nhà sáng tạo nội dung đã mang lại kết quả với nhiều tác động đáng kể.

Điển hình là chiến dịch Lucky Me Pinakahihintay NaThin đã khai thác sự nổi tiếng của nhà sáng tạo nội dung Mimiyuuuh – một người hài hước có cá tính vượt trội với hơn bốn triệu người đăng ký.

Sau nhiều năm bị phản ứng dữ dội vì thay đổi độ dày của mì, Lucky Me đã trở lại với món mì mỏng ban đầu, vốn được người dân địa phương rất yêu thích và ưa chuộng.

Để nâng cao nhận thức, thương hiệu đã tạo ra một chiến dịch khá nhẹ nhàng do Mimiyuuuh khởi xướng, người đã kêu gọi những người phản đối trên mạng xã hội, thách thức họ dùng thử Lucky Me Pancit Canton mới, với nhiều cải tiến hơn trước.

Kết quả sau chiến dịch cho thấy mức độ ưa thích thương hiệu của Lucky Me đã tăng lên với nhiều ý định mua hàng hơn từ người tiêu dùng, đạt được tỷ lệ xem qua (view through rate) cao hơn 18% so với các chiến dịch khác.

4. Thương hiệu có mục đích có thể thúc đẩy sự ảnh hưởng trong những thời điểm bất ổn.

Trong thời điểm bất ổn, khi mọi người đang tìm kiếm sự đảm bảo hay ổn định nào đó, những thương hiệu tiếp tục tạo ra sự ảnh hưởng là những thương hiệu có thể hỗ trợ cộng đồng bất chấp những thách thức trong kinh doanh của chính họ.

Trong số các hạng mục được trao giải, các chiến dịch có mục đích xã hội hoặc vận động xã hội có sức ảnh hưởng đến thương hiệu mạnh mẽ nhất.

Bộ phim trực tuyến của P&G, A Frontliner’s Sacrifice, tiết lộ những hy sinh của các nhân viên chăm sóc sức khỏe Philippines khi họ phục vụ công chúng đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc.

Chiến dịch đầy tính cảm động từ thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh này đã vượt quá mong đợi về lượt xem tự nhiên trong ba ngày đầu tiên công chiếu.

Gần 100 người nổi tiếng cũng tự nguyện chia sẻ bộ phim với những người theo dõi của họ, giúp tăng đáng kể tiếng nói của P&G’s Corporate đến với công chúng.

Những tiềm năng của việc cá nhân hóa vẫn chưa được khai thác.

Biết cách cá nhân hóa các chiến dịch trên quy mô lớn có thể giúp tăng cường hơn nữa lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.

Để tiếp cận những người có sở thích riêng, các thương hiệu cần phải thành thạo việc cá nhân hóa trên quy mô lớn.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tốt tại YouTube Works Philippines năm nay, nhưng những giải thưởng dành cho các chiến dịch có thể cá nhân hóa xuất sắc nhất (Best Personalization prize) đã không được ghi nhận.

Trên toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến ​​sự thay đổi lớn về lượng người xem, sở thích video kỹ thuật số, với nhiều người hơn đang yêu cầu sự kết hợp giữa nững nội dung phổ biến và những nội dung được cá nhân hoá.

Để đáp ứng các sở thích khác nhau của các nhóm đối tượng mục tiêu, các thương hiệu cần thực hiện nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh để phân phối đúng quảng cáo cho đúng đối tượng.

Cá nhân hóa chiến dịch vốn đã hoạt động tốt ở các thị trường khác. Một ví dụ tuyệt vời về điều này là chiến dịch M&M’s Messages, đã giành được giải thưởng sáng tạo truyền thông trong YouTube Works năm nay tại Mỹ.

Nội dung YouTube của chiến dịch đã đạt được 18 triệu lần hiển thị và M&M’s đã đạt được mức tăng trưởng doanh số 22%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Trà Nguyễn | MarketingTrips