Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người Sếp làm việc kém hiệu quả lại ở lại vị trí của họ quá lâu còn những nhân viên giỏi thì không? Dưới đây là lý do tại sao.
Những người lãnh đạo là những người có thể xây dựng hoặc phá vỡ một doanh nghiệp, vậy tại sao có rất nhiều người Sếp thích bắt nạt, những người làm việc kém hiệu quả lại chiếm không ít những vị trí hàng đầu trong các tổ chức?
Những nhà lãnh đạo vĩ đại là những người có tầm nhìn xa, họ đồng cảm, giàu trí thông minh cảm xúc, họ biết cách thu hút người khác, họ tạo ra sự hợp tác, họ biết cách xây dựng nên một đội nhóm mạnh mẽ. Và họ luôn sẵn sàng rời bỏ vị trí nếu họ cảm thấy họ không còn phù hợp hay không còn hiệu quả với công việc hiện tại.
Ở một mức độ tình cảm sâu sắc nhất, những nhà lãnh đạo vĩ đại là những người mà tất cả nhân viên đều “coi như người thân” của họ.
Ngược lại, đối với những người sếp đáng sợ, hèn nhát, thù dai, độc hại, và làm việc kém hiệu quả, tại sao họ cứ mãi bám víu với vị trí của họ, thậm chí là họ có thể ở lại vị trí đó lâu như cách họ muốn?
Các kiểu hành vi chính của những người Sếp tồi bao gồm:
Thích bắt nạt: Những cá nhân tự cao tự đại, dễ tự ái, thích kiểm soát này có xu hướng muốn đe dọa và khiến mọi người (nhân viên) cảm thấy mình kém cỏi. Họ luôn lớn tiếng và rất ít quan tâm đến việc những người xung quanh đang nghĩ gì.
Hay trốn tránh: Những vị Sếp này thường trốn tránh trách nhiệm, luôn tìm cách để thoát khỏi những rắc rối hay dính líu nếu có. Họ thường để những nhân viên dưới quyền tự làm ổn thoả mọi thứ và đừng làm phiền đến họ.
Thích thành tích: Họ luôn muốn họ là người thông minh nhất (so với những người xung quanh), họ cho bạn biết họ là người đặc biệt, độc nhất và biết hết mọi thứ. Họ không quan tâm đến việc bạn đang nói gì – vì với họ, họ đã biết hết. Khi đội nhóm của họ thành công, họ muốn họ là người quan trọng nhất, người đáng được khen nhất.
Thích chia rẽ: Những người này hiếm khi xây dựng tính đoàn kết của các thành viên trong nhóm, họ thích đứng về nhiều phía để tạo ra sự mâu thuẫn và chia rẽ các thành viên. Với họ, họ linh hoạt với những phe họ muốn thuộc về.
Theo nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett, đây là những lý do khiến những người Sếp này có thể ở lại vị trí của họ rất lâu:
“Có một điều rất trớ trêu trong việc quản trị doanh nghiệp đó là việc một người Sếp không đủ năng lực có thể giữ được vị trí của họ dễ dàng hơn nhiều so với một nhân viên.
Một trong những lý do chủ yếu dẫn đến điều này đó là những tiêu chuẩn hiệu suất hay chỉ số đánh giá năng lực dành riêng cho họ hiếm khi được tồn tại, điều mà họ vẫn sử dụng để đánh giá nhân viên. Họ không chịu nhìn nhận rằng, ngoài nhân viên thì hiệu suất của họ cũng cần được đánh giá.”
Cuối cùng, trong khi việc chỉ trích nhân viên vốn được xem là điều bình thường, thì đối với những nhà lãnh đạo cấp cao hay chủ doanh nghiệp, việc chỉ trích những người Sếp này là điều gì đó rất khó làm. Tư duy quản trị này cần được thay đổi.
Tất cả chúng ta đang sống trong môt kỷ nguyên ưu tiên sự thật, và giờ đây, chính bạn, không ai khác ngoài bạn, hãy lên tiếng nếu bạn đang phải chịu đựng một người Sếp tồi và kém năng lực. Những người như họ không xứng đáng với vị trí họ đang có.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ba tháng cuối năm là thời điểm “vàng” cho doanh nghiệp, nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử tăng trưởng doanh thu, phục hồi kinh tế nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao.
Mua sắm trực tuyến không phải là hình thức mới nhưng đại dịch Covid-19 đã xảy ra và làm thay đổi mạnh mẽ xu hướng cũng như hành vi mua sắm của người dân khắp thế giới.
Statista cho biết, năm 2020, hơn hai tỷ người trên thế giới đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến; doanh số bán lẻ điện tử vượt mức 4.200 tỷ USD, tăng hơn 25%.
Trong đó, cuối năm là thời điểm tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử toàn thế giới.
Phân tích từ Nosto cho thấy, doanh số bán hàng tại các cửa hàng trực tuyến của Anh tăng 23% vào ngày Black Friday năm 2020.
Cũng trong ngày mua sắm đặc biệt này, các nhà bán hàng trên Amazon đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu 60% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, ngày lễ Độc thân 11/11 đã giúp “ông lớn” Alibaba của Trung Quốc thiết lập kỷ lục mới về doanh số bán hàng. Các giao dịch mua được thực hiện trong chiến dịch này đạt mức 74 tỷ USD, tăng 26% so với sự kiện năm 2019.
Một cuộc khảo sát năm 2020 của Facebook cho biết, doanh số thương mại điện tử trong mùa lễ truyền thống tăng 47%. Còn Deloitte dự đoán, doanh số thương mại điện tử trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng từ 11-15% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự đoán của nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam, 3 tháng cuối năm là thời điểm “vàng” cho các doanh nghiệp bán lẻ, thương hiệu, nhà bán hàng nhỏ lẻ và các sàn thương mại điện tử lên ngôi nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao.
Cả nước đang bước vào trạng thái “bình thường mới”, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12. Các nhóm hàng được tập trung sẽ là quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé… Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được tập trung vào khoảng thời gian cận Tết.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam cho biết, mùa lễ hội mua sắm cuối năm sẽ nhận được nhiều sự hưởng ứng hơn khi cả nước đang bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Do đó, một bộ phận lớn người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm nhiều hơn sau khoảng thời gian giãn cách.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt đang hướng đến chi tiêu hiệu quả, thông minh, thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp lễ hội mua sắm lớn như 11/11, Black Friday, 12/12 trên các sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, việc thu thập voucher, tích cực tham gia các chương trình mua sắm kết hợp giải trí, game quy đổi ưu đãi cũng mang lại nhiều ưu đãi giúp người dùng tiết kiệm chi tiêu, gắn bó với với thương mại điện tử.
Sau 5 năm chủ yếu mua sắm online, chị Ngọc Bích (Hà Nội) nhận thấy thay đổi lớn trong việc mua sắm của bản thân. “Bất cứ cái gì bán online, tôi đều ưu tiên mua cho tiện vì không mất nhiều thời gian đi lại, chưa kể mua online có khi được giảm giá lại có nhiều sự lựa chọn, so sánh”, chị Bích chia sẻ.
Khi mới “chập chững” mua sắm trực tuyến, chị Bích không ít lần nản lòng vì chỉ tập trung vào hàng giảm giá, mà chọn phải món hàng không như kỳ vọng.
Do đó, chị rút kinh nghiệm, trước khi lựa chọn sản phẩm nào, đều vào gian hàng xem qua đánh giá của người mua. Nhờ đó, chị tìm mua được những sản phẩm chất lượng hơn, chưa kể, tiết kiệm được khoản lớn chi tiêu vì sử dụng mã giảm giá trong các đợt khuyến mãi.
“Tôi rất mong chờ dịp 11/11 sắp tới. Chắc chắn các sàn thương mại điện tử sẽ có chương trình giảm giá sâu như mọi năm để người tiêu dùng thoải mái mua sắm”, chị Bích cho biết thêm.
Không chỉ với người tiêu dùng, cuối năm cũng là thời điểm thuận lợi giúp các nhà bán hàng tận dụng để bứt phá doanh thu. Theo Inc., để chuẩn bị tốt cho mùa mua sắm cuối năm, các thương hiệu và nhà bán lẻ cần bắt đầu thông báo về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi từ tháng 10.
Bên cạnh đó, nhà bán hàng cần kiểm tra lượng hàng tồn kho, từ đó đưa ra kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng cung ứng phù hợp. Liên lạc sớm và thường xuyên với nhà cung cấp là cách tốt nhất để tránh những bất ngờ hoặc bất kỳ trục trặc nào khác có thể phát sinh.
Với kinh nghiệm nhiều năm bán hàng trên sàn thương mại điện tử, đại diện Logitech Flagship Store cho biết, để chuẩn bị cho chương trình ưu đãi dịp 11/11, gian hàng đã chuẩn bị hàng nghìn sản phẩm với mức giá ưu đãi lên đến 50%, cùng voucher 150.000 đồng, voucher tích lũy, voucher từ ngân hàng, miễn phí vận chuyển và hơn 4.000 quà tặng cho mọi đơn hàng.
Là gian hàng đứng đầu trong mảng phụ kiện điện tử tại Lazada, Logitech cam kết mang đến mùa giảm giá lớn cho tất cả các sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu làm việc, học tập và giải trí của người dân trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hướng đến nhiều hoạt động cũng như tài chính của mỗi người.
“Chúng tôi cũng tăng cường bổ sung những sản phẩm như chuột phím không dây, webcam Full HD hay tai nghe mic giảm ồn để mang đến luồng làm việc mượt mà, không gián đoạn cho người dùng”, đại diện Logitech chia sẻ thêm.
Bên cạnh hỗ trợ nâng cao hiệu suất và sáng tạo với các dòng sản phẩm văn phòng, Logitech còn có riêng những sản phẩm gaming từ thương hiệu Logitech G, phục vụ nhu cầu giải trí của người dùng.
Không chỉ nguồn hàng, vận chuyển cũng là vấn đề được nhiều nhà bán hàng quan tâm trong mùa mua sắm cuối năm, nhằm nâng cao trải nghiệm cho người mua. Theo đó, logistics tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thị trường thương mại điện tử.
Các sàn thương mại điện tử, như Lazada sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào logistics để đáp ứng và nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó đóng góp chung cho sự phát triển của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.
Lazada Việt Nam cũng dự báo, các ngành hàng làm đẹp, thời trang sẽ có thể bùng nổ trong ba tháng cuối năm nay, khi cả nước dần trở lại trạng thái “bình thường mới” cũng như trong mùa mua sắm cuối năm và Tết đến cận kề. Người tiêu dùng có thể chi tiêu mạnh tay trở lại ở phân khúc sản phẩm cao cấp sau khi phải tiết chế mua sắm trong giai đoạn giãn cách.
Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho biết, Lazada đã tăng gấp đôi số lượng voucher giảm giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, chỉ riêng trong Lễ hội mua sắm 11.11, Lazada sẽ kích hoạt ưu đãi hàng triệu sản phẩm với mức giảm giá sâu, lên đến 50% và hàng loạt các chương trình mua sắm kết hợp giải trí để đáp ứng xu hướng tiêu dùng trực tuyến, cũng như thúc đẩy các thương hiệu đối tác và nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả hơn sau ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần 4.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi mùa mua sắm lớn nhất năm đang đến gần, TikTok đang tìm nhiều cách hơn để thu hút các thương hiệu chi tiêu marketing nhiều hơn.
Nền tảng định dạng video ngắn đang phát triển nhanh chóng nhất thế giới đã trở thành nơi giải trí và mua sắm dành cho nhiều người tiêu dùng trẻ, là nơi thúc đẩy các xu hướng cũng như hành vi mới nhất của người tiêu dùng.
TikTok cho biết 80% người dùng của họ đã mua ít nhất một thứ gì đó vào ngày Black Friday, nó cũng đóng một trong những vai trò quyết định liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, 40% người dùng TikTok họ đã mua hàng sau khi nhìn thấy mặt hàng đó trên TikTok.
70% người dùng TikTok kỳ vọng rằng các thương hiệu có thể truyền cảm hứng cho họ trong việc mua hàng trong những mùa mua sắm sắp tới.
80% người dùng TikTok đã mua hàng vào ngày Black Friday năm ngoái.
Với những gì mà nền tảng này đã làm được vào năm 2020, liệu nó có tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong năm mới hay không?
Để giúp các thương hiệu có thể chuẩn bị tốt hơn cho các chiến dịch marketing sắp tới, TikTok đã đưa ra một vài xu hướng chính.
Trước hết, TikTok nói rằng các thương hiệu cần bắt đầu sớm để tiếp cận người tiêu dùng trước những ngày mua sắm hay lễ hội chính thức.
“Năm ngoái, các nhà bán lẻ trực tuyến đã bắt đầu sớm và duy trì lâu hơn. Số lượt xem hashtag bắt đầu bằng #blackfriday đã tăng gấp ba lần sau 1 tuần triển khai, các chỉ số vẫn duy trì ở mức tương đối cao cho đến những ngày trước Giáng sinh.”
Sau đó, các nhà quảng cáo cần bắt đầu sớm hơn và chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo của họ để tối đa hóa lợi ích.
TikTok cũng chia sẻ các danh mục sản phẩm đang chứng kiến mức tương tác nhiều nhất trên nền tảng:
TikTok cũng cung cấp một số case study của một số nhãn hàng đã thành công trên nền tảng, điều có thể giúp nhà quảng cáo có thêm ý tưởng cho các nỗ lực của họ.
Microsoft Corp đang thực hiện ý tưởng xây dựng một “siêu vũ trụ ảo” (metaverse) cho PowerPoint, Excel và các ứng dụng Office khác.
Theo Bloomberg, Microsoft đang điều chỉnh các sản phẩm phần mềm văn phòng đặc trưng để tạo ra một phiên bản metaverse, khái niệm được thúc đẩy bởi người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, hứa hẹn cho phép người dùng sống, làm việc và giải trí trong thế giới ảo được kết nối với nhau.
Sản phẩm metaverse đầu tiên của Microsoft sẽ là phiên bản chương trình hội nghị và trò chuyện Teams, hiện được thử nghiệm và sẽ có sẵn vào nửa đầu năm 2022. Khách hàng sẽ có thể chia sẻ các tệp và tính năng Office trong thế giới ảo.
“Dịch Covid-19 đã làm cho việc sử dụng công nghệ thương mại trở nên phổ biến hơn nhiều, mặc dù đôi khi những thứ đó có cảm giác giống như khoa học viễn tưởng”, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella nói trong buổi phỏng vấn với Bloomberg.
Ông Nadella cho biết, bản thân ông đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để đến thăm khu Covid-19 tại một bệnh viện ở Vương quốc Anh, một nhà máy sản xuất của Toyota và thậm chí cả Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Các tính năng mới của Teams được công bố hôm 2.11 tại hội nghị Ignite của Microsoft. Nó sẽ cho phép các doanh nghiệp tạo ra không gian sống động, nơi nhân viên có thể gặp gỡ nhau.
Công nghệ này sử dụng phần mềm Microsoft ra mắt vào đầu năm nay có tên là Mesh, cho phép trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường trên nhiều loại kính VR. Khách hàng thiếu thiết bị cần thiết để hiển thị hình ảnh 3D vẫn có thể trải nghiệm ở dạng 2D.
Nhận thức của công chúng về metaverse hiện còn nhiều hạn chế. Nhưng theo ông Nadella, việc ứng dụng kinh doanh đã bắt đầu có sẵn ngay lúc này.
Công ty tư vấn Accenture đã sử dụng phần mềm của Microsoft để tạo ra một “cặp song sinh kỹ thuật số” của trụ sở chính, nhằm điều hành các định hướng cho nhân viên mới trong thời gian dịch bệnh diễn ra. Phó chủ tịch Microsoft Jared Spataro cho biết Accenture đã tổ chức hơn 100 sự kiện như vậy, tiếp cận hơn 10.000 nhân viên.
Anheuser-Busch InBev cũng tạo ra các bản sao của hoạt động sản xuất bia và chuỗi cung ứng được đồng bộ hóa với cơ sở thực tế dựa trên thông tin cập nhật. Hệ thống cho phép các nhà sản xuất bia điều chỉnh theo điều kiện thay đổi, giúp người vận hành có thể duy trì và điều khiển các máy đóng gói.
Microsoft muốn bán nhiều phần mềm đám mây hơn cho phép khách hàng, từ các nhà bán lẻ đến các nhà sản xuất thực hiện công nghệ thực tế ảo này. “Ví dụ, bạn có thể trải nghiệm cửa hàng Best Buy trong metaverse”, ông Spataro nói.
Cũng trong sự kiện hôm 2.11, Microsoft đã công bố một sản phẩm nữa có tên Dynamics 365 Connected Spaces. Nó sẽ cho phép mọi người di chuyển, tương tác trong không gian bán lẻ và nhà máy.
Ông Nadella hy vọng Microsoft không chỉ dẫn đầu với các ứng dụng metaverse văn phòng, mà còn đưa nền tảng chơi game Xbox của họ tham gia vào tương lai.
Các ứng dụng metaverse của Microsoft sẽ hoạt động với kính VR Oculus của Meta Platforms, vốn trước đây do Facebook sản xuất. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tầm nhìn của các công ty khác nhau về metaverse sẽ có thể kết nối với nhau như thế nào.
Giả sử, nếu Nadella và Zuckerberg muốn gặp nhau trong metaverse, họ sẽ phải chọn Microsoft Teams hay Meta Horizon Workrooms?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook có thể phải đối mặt với một cuộc chiến nhãn hiệu mới để giành lấy tên gọi “Meta” cho doanh nghiệp của mình.
Vào tuần trước, Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta. Tuy nhiên, hiện quá trình chuyển đổi này đang vướng phải một số trở ngại bất ngờ.
Cụ thể, có một công ty khởi nghiệp khác đã đăng ký nhãn hiệu (trademark) “Meta” trước khi Facebook quyết định chọn nó làm tên gọi mới.
Công ty này có tên là Meta PC có trụ sở tại Arizona, Mỹ. Trong một trao đổi với tờ BusinessInsider, nhà sáng lập Zach Shutt của công ty này nói rằng họ đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Meta” từ tháng 8 năm 2020.
Trên website của văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ cũng đã thể hiện rõ thông tin đăng ký này, Meta PC lần đầu tiên bắt đầu sử dụng nhãn hiệu Meta cho các dòng sản phẩm của mình từ tháng 11 năm 2020.
Meta PC bán máy tính, ổ đĩa, bàn phím và các thiết bị khác.
Về phía Facebook, theo hồ sơ của công ty này nộp lên văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu, họ đăng ký nhãn hiệu Meta vào ngày 28 tháng 10.
Theo văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu, một nhãn hiệu liên bang mang lại cho doanh nghiệp sự bảo hộ hợp pháp trên toàn quốc đối với thương hiệu của họ và giúp xác định hàng hóa và dịch vụ của công ty.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một công ty sẽ sở hữu hợp pháp một từ cụ thể và ngăn cản việc doanh nghiệp khác sử dụng từ đó.
Ví dụ: nếu Facebook được cấp nhãn hiệu Meta, điều đó không có nghĩa là công ty này sẽ sở hữu từ này – và nó không thể ngăn cản việc một công ty bên ngoài ngành sử dụng nó.
Hiện tại, phía tòa án vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc Meta PC và Facebook sẽ xử lý với nhau như thế nào.
Mặc dù phía Meta PC chưa được cấp chính thức cho tên gọi “Meta”, tuy nhiên họ đã nộp đơn trước đó 2 tháng khi Facebook công bố tên thương hiệu mới. Meta PC cũng cho biết họ sẵn sàng nhường lại cái tên đó nếu CEO Mark Zuckerberg trả cho họ 20 triệu USD.
Hiện Facebook chưa trả lời bình luận về vấn đề này.
Ông Jim Prior, Giám đốc điều hành của công ty quản lý thương hiệu Superunion, nói với BusinessInsider rằng Facebook có thể sẽ tìm đủ mọi cách để đảm bảo quyền sở hữu trực tuyến cho “Meta” và việc đổi thương hiệu của Facebook có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp cũng có thương hiệu của riêng họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách nào bạn có thể xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp luôn khuyến khích sự tăng trưởng và tin tưởng lẫn nhau.
Trong một doanh nghiệp, văn hoá và chiến lược là 2 yếu tố luôn đan xen và phụ thuộc lẫn nhau khi nói đến sự tăng trưởng, nếu văn hóa làm cản đường chiến lược, thì chiến lược có xuất sắc đến mấy cũng trở nên vô nghĩa và nó cũng đúng trong chiều ngược lại.
Chiến lược giúp đưa ra định hướng, nhưng việc triển khai nó một cách hiệu quả lại phụ thuộc vào một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và bền vững.
Văn hóa là thứ nên được tích hợp vào mọi khía cạnh của chiến lược kinh doanh, và trung tâm của nền văn hóa đó chính là ở nhân viên.
Ranh giới tốt nhất giữa doanh nghiệp và khách hàng phải là ranh giới mà ở đó có những nhân viên yêu nghề, quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy thành công chung của toàn doanh nghiệp. Nhân viên là khách hàng đầu tiên và là người ủng hộ tốt nhất của mọi thương hiệu, và văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa để giữ chân họ.
Dưới đây là 3 cách mà bạn có thể sử dụng để cải thiện văn hoá trong doanh nghiệp:
1. Xây dựng một mức độ tin cậy cao.
Các thương hiệu cần tạo ra và duy trì một nền văn hóa bao gồm những người luôn tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau, điều này xuất phát từ việc xây dựng lòng tin.
Những hành vi của các nhà lãnh đạo là ngòi châm của quá trình này, và sứ mệnh của một nền văn hóa mạnh mẽ là thiết lập lòng tin giữa các cấp khác nhau trong doanh nghiệp.
Các nhân viên luôn muốn sứ mệnh của doanh nghiệp của họ phù hợp với giá trị cá nhân của chính họ. Do đó, nếu họ tin tưởng vào mục tiêu của doanh nghiệp, họ sẽ ủng hộ và tìm đủ mọi cách để khiến nó thành công.
Mọi người thường có xu hướng làm việc và cư xử tốt hơn khi họ tin tưởng rằng tất cả họ đều đang ở trên cùng một chiến tuyến.
Xây dựng lòng tin là chìa khóa chính để nhân viên gắn bó nhiều hơn, và điều này có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng.
Một nghiên cứu của Harvard được thực hiện bởi Sears vào năm 1998 đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thái độ của nhân viên và điểm số hài lòng của khách hàng.
Nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mang tính khoa học giữa niềm tin và hiệu quả kinh tế. Những người làm việc trong các doanh nghiệp có mức độ niềm tin cao cho biết: họ ít căng thẳng hơn 74%, năng suất cao hơn 50%, ít ngày ốm hơn 13%, gắn bó hơn 76%, hài lòng hơn với cuộc sống của họ 29% và ít kiệt sức hơn 40%.
Một nghiên cứu khác năm 2015 cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả đáng kể giữa sự hài lòng của nhân viên và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
2. Phát triển những sự cam kết mang đậm yếu tố tình cảm.
Một nhân viên sẽ gắn bó hơn với tổ chức nếu họ cảm thấy họ thuộc về và quan trọng đối với tổ chức đó, vì vậy hãy thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để cho họ thấy rằng bạn đang quan tâm đến họ. Hãy dành thời gian để hiểu nhân viên ở mức độ cá nhân và quan tâm thực sự đến sự thành công của họ.
Một nghiên cứu cho thấy những tương tác tích cực giữa nhân viên và lãnh đạo của họ là yếu tố làm cho họ muốn đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn nên nuôi dưỡng những cam kết mang tính tình cảm với nhân viên của bạn bằng các phần thưởng và sự công nhận khác, ngoài việc tăng lương và thăng chức đơn thuần.
Nhân viên muốn có cảm giác làm chủ và các ý kiến đóng góp của họ có thể tạo ra những sự tác động thực sự. Khi họ tin tưởng rằng “doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai”, họ sẽ cống hiến và gắn bó nhiều hơn.
Khi nhân viên tự hào về tổ chức của họ và cam kết với sự thành công chung của tổ chức, họ sẽ trở thành những người ủng hộ có sức thuyết phục rất cao đối với thương hiệu.
3. Cải thiện những nhân viên thiếu sự gắn bó.
Tương tự như việc những nhân viên có mức độ gắn bó cao có thể giúp ích cho doanh nghiệp, những nhân viên buông lỏng hay thiếu sự gắn bó có thể làm tổn hại không nhỏ đến doanh nghiệp. Bạn cần biết rằng, nhân viên không bỏ việc, họ bỏ người quản lý của họ, vì vậy bạn hãy bắt đầu bằng cách huấn luyện và đào tạo những người quản lý.
Trước tiên, hãy đảm bảo bạn đã cung cấp cho họ tất cả các nguồn lực, công cụ và dữ liệu cần thiết để triển khai, sau đó sử dụng yếu tố cam kết là một chỉ số hiệu suất chính để khiến các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm với họ và đội nhóm của họ.
Sự gắn bó là một con đường hai chiều và việc khiến các nhân viên trở nên gắn bó hơn đòi hỏi phải có sự tham gia của họ. Một nghiên cứu từ HR Dive cho thấy hầu hết nhân viên đều cho rằng các nhà lãnh đạo cần chịu trách nhiệm về sự gắn bó của nhân viên.
Trong khi việc loại bỏ hay cải thiện những nhân viên thiếu sự gắn bó có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực đối với thương hiệu, thì việc cải thiện sự hài lòng của nhân viên có liên quan mật thiết đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân viên thiếu đi sự gắn bó làm tổn hại đến văn hóa tích cực của doanh nghiệp và những nhân viên không hài lòng cũng có thể buông lỏng trách nhiệm trong công việc của họ.
Do đó, bằng cách chủ động thiết lập các cơ chế phản hồi để xây dựng sự gắn bó với nhân viên, bạn có thể đảm bảo rằng họ ít có cơ hội nhất để buông thả, ít nhất là với bản thân họ.
Khi bạn đặt một văn hóa lành mạnh làm nền tảng chiến lược cho một doanh nghiệp, thứ mà bạn nhận được sẽ không chỉ là sự phát triển đơn thuần, mà còn là sự bền vững lâu dài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Ads vừa thông báo ra mắt kiểu chiến dịch quảng cáo tận dụng sức mạnh của AI mới là Performance Max (PMax). Vậy Performance Max là gì? những mẹo hay nhất để tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads Performance Max cho Marketers và hơn thế nữa.
Google vừa chia sẻ các phương pháp hay nhất để tối ưu hóa các chiến dịch tối đa hoá hiệu suất Google Ads Performance Max Campaigns sau khi đã mở rộng tính năng này cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những tính năng mới sắp được cập nhật trong Google Ads Performance Max.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Performance Max là gì?
Theo thông báo từ Google, hiện tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu đều đã có thể sử dụng các kiểu chiến dịch tối đa hoá hiệu suất quảng cáo (Performance Max Campaigns) trên Google Ads.
Performance Max hay Google Ads Performance Max (viết tắt là PMax) là một cách mới để các nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu hóa quảng cáo trên các sản phẩm của Google như YouTube, Hiển thị, Tìm kiếm, Khám phá, Gmail và cả Google Maps.
Loại chiến dịch này đã được ra mắt và chạy thử nghiệm (beta) từ năm ngoái với mục tiêu tối ưu các chiến dịch tìm kiếm dựa trên từ khoá (keyword-based).
Sau thành công của phiên bản beta, hiện Google đang mở rộng tính năng này cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn thế giới.
Google Ads Performance Max Campaigns là gì?
Performance Max campaigns hay các chiến dịch tối đa hoá hiệu suất cho phép các doanh nghiệp mua và tối ưu hóa quảng cáo (Ads) của họ xuyên các nền tảng như YouTube, Display Ads, Search, Discover, Gmail và Google Maps.
Khi các doanh nghiệp hay nhà quảng cáo sử dụng loại chiến dịch này, quảng cáo sẽ tự động phân phối trên tất cả các khoảng không quảng cáo của Google Ads, từ đó họ có thể tối đa hoá lượng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi.
Performance Max là một kiểu chiến dịch của Google Ads giúp nhà quảng cáo đạt được mục tiêu của mình theo 4 cách chính dưới đây, bạn có thể xem thêm Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo của Google.
Tăng chuyển đổi và giá trị: Tận dụng các cơ hội chuyển đổi trong thời gian thực bằng chiến lược điều chỉnh giá thầu tự động.
Tìm kiếm khách hàng mới: Khả năng tối ưu theo gian thực của Google theo ý định, hành vi và ngữ cảnh của người dùng có thể giúp nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến các phân khúc đối tượng mới bằng các quảng cáo phù hợp hơn.
Có nhiều insights sâu hơn: Trang insights hiện đã bao gồm dữ liệu về các chiến dịch Performance Max
Tận dụng yếu tố tự động hoá: Nhà quảng cáo có thể thúc đẩy các kết quả tốt hơn nhờ tự động hóa bằng cách cung cấp những nội dung quảng cáo chất lượng cao và thông tin về những nhóm đối tượng có khả năng chuyển đổi cao nhất.
Google cho biết các nhà quảng cáo sử dụng kiểu chiến dịch mới này hiện chứng kiến mức tăng trung bình là 13% trên tổng số chuyển đổi với cùng một mức chi phí.
Những mẹo hay nhất về chiến dịch Google Ads Performance Max.
Dưới đây là một số mẹo từ Google để các nhà quảng cáo có thể tối ưu hiệu quả:
Xác định mục tiêu: Quyết định mục tiêu (Target) nào là quan trọng đối với doanh nghiệp và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được chúng. Các mục tiêu có thể bao gồm tăng doanh số bán hàng trực tuyến, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng hoặc tăng doanh số bán hàng ngoại tuyến (offline).
Chọn chiến lược đặt giá thầu phù hợp:
– Đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding): Tự động đặt giá thầu dựa trên mục tiêu.
– Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (Maximize conversion value): Thúc đẩy nhiều giá trị chuyển đổi nhất có thể trong phạm vi ngân sách hiện có.
– Tối đa hóa lượt chuyển đổi (Maximize conversions): Thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể.
Bật tính năng mới Final URL Expansion: Tính năng mới trong Google Ads có tên là Final URL Expansion giúp nhà quảng cáo tìm thấy các truy vấn tìm kiếm có khả năng chuyển đổi mới mà họ chưa thêm nó vào danh sách từ khoá.
Tải lên nhiều nội dung quảng cáo hay tài sản sáng tạo nhất: Nhà quảng cáo nên cung cấp nhiều nội dung văn bản, hình ảnh và video nhất có thể. Google sẽ tự động chọn lựa nội dung nào là hiệu quả nhất.
Tối ưu hoá tệp khách hàng: Nhà quảng cáo nên sử dụng ‘Đối sánh khách hàng’ (Customer Match), danh sách những khách hàng đã truy cập website cũng như các phân khúc khách hàng tùy chỉnh khác để tối ưu hoá hiệu quả.
Những tính năng mới sắp được cập nhật trong Google Ads Performance Max.
Trong những tháng tới, Google sẽ tiếp tục ra mắt các tính năng mới trong Performance Max dành riêng cho các nhà bán lẻ và doanh nghiệp có các cửa hàng cụ thể.
Các tính năng này sẽ cung cấp cho các thương hiệu nhiều tùy chọn hơn để tối ưu hóa các chiến dịch dành riêng cho việc thu hút khách hàng mới.
Các nhà bán lẻ có thể sử dụng các định dạng quảng cáo Tìm kiếm và Bản đồ mới để thúc đẩy nhiều lượt người đến cửa hàng của họ hơn.
Theo Google, Google Ads sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Performance Max và cải tiến các công nghệ tự động hóa khác nhằm giúp các doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
6 lĩnh vực sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và vận tải.
Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures công bố báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á trong một thập kỷ qua và đưa ra những dự đoán cho 10 năm tới.
Theo báo cáo, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tăng cường việc rót vốn vào các startup giai đoạn đầu của Việt Nam trong năm 2022 và số lượng các thương vụ sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới.
Cụ thể, Golden Gate Ventures dự đoán rằng nguồn tài trợ cho lĩnh vực giải trí và truyền thông sẽ tăng lên đáng kể trong vòng 10 năm tới. Năm ngoái, lĩnh vực này đã ghi nhận được tài trợ khoảng 100 triệu USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá trong báo cáo rằng con số này có thể sẽ tăng lên khi các công ty khởi nghiệp về giải trí và truyền thông tập trung vào nội dung châu Á đang thu hút được sự theo dõi toàn cầu.
Báo cáo cũng chỉ ra một số xu hướng đã xuất hiện ở Đông Nam Á trong vài năm qua đó là một thế hệ doanh nhân mới đã xuất hiện kể từ năm 2015.
Thế hệ này được thúc đẩy thông qua các vòng gọi vốn khổng lồ của các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh như Grab và Gojek.
Bên cạnh đó, nhiều cựu nhân viên cấp cao của các công ty vốn đã có sự tăng trưởng cao, cũng tiếp tục thành lập doanh nghiệp của riêng họ và bắt đầu một chuỗi khởi nghiệp mới. Báo cáo cho biết, loạt quỹ VC cũng đã xuất hiện trong vòng 10 năm qua.
Năm 2020, đã có khoảng 60 quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực Đông Nam Á, so với số lượng 7 quỹ vào năm 2010. Các quỹ như vậy đang ngày càng dẫn đầu các vòng tài trợ, đặc biệt là ở giai đoạn hạt giống và Series A.
Bên cạnh đó, có thể thấy được tiềm năng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực khởi nghiệp cũng như kỳ vọng của các chuyện gia phân tích trong quỹ VC Golden Gate Ventures. Điều này đã đang và sẽ củng cố vị thế ngày càng tăng của Việt Nam.
Báo cáo chỉ ra, Việt Nam là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 ở Đông Nam Á vào năm 2022. Dự đoán này dựa trên cơ sở về việc sẽ có thêm nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực cam kết rót vốn đầu tư giai đoạn đầu vào các startup tại đây.
Trong đó, vào năm 2022, số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào Đông Nam Á sẽ nỗ lực tập trung nhiều hơn vào các khoản đầu tư giai đoạn đầu tại Việt Nam và sẽ tiếp tục có xu hướng tăng trong 10 năm tới. Các chuyên gia Golden Gate Ventures cho biết, số lượng các vòng gọi vốn ở Việt Nam dự kiến trong năm 2030 sẽ là 778.
Báo cáo cũng đề cập đến 6 lĩnh vực sẽ có xu hướng phát triển ở Việt Nam bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và cả vận tải.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một bản kế hoạch marketing hoặc thương hiệu thường trải qua 3 giai đoạn theo tuần tự. Đầu tiên, chúng ta chẩn đoán tình hình bằng cách sử dụng dữ liệu. Thứ hai, chúng ta đưa ra một chiến lược (strategy) thống nhất và thứ ba, chúng ta hoạch định các chiến thuật (tactics) để đạt được mục tiêu chiến lược và thành công trên thị trường.
Về cơ bản, quá trình này sẽ xoay vòng liên tục (thường theo năm), tức là cứ hết năm chúng ta bắt đầu xem xét và chẩn đoán lại vấn đề, sửa đổi chiến lược nếu có và cập nhật các chiến thuật mới.
Một kế hoạch marketing hay thương hiệu tốt sẽ nên tuân theo ba giai đoạn này trong cấu trúc của nó. Mỗi chẩn đoán nên kết thúc bằng một phần chiến lược và cuối cùng là các chiến thuật và ngân sách liên quan đến chúng.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, sẽ không có bất cứ một định dạng hay mô hình lập kế hoạch marketing nào là lý tưởng và duy nhất.
Một trong những hiểu lầm của chủ yếu những người làm marketing trẻ (newbie) đó là họ nghĩ rằng họ có thể tìm thấy một bản kế hoạch mẫu có sẵn nào đó cho doanh nghiệp hay thương hiệu của họ. Tuy nhiên trên thực tế, mọi mô hình chỉ là để tham khảo, còn nhiệm vụ của bạn là vận dụng chúng một cách linh hoạt vào các tình huống cụ thể của mình.
Cuối cùng, ở một khía cạnh tổng thể thì 3 giai đoạn nói trên thường có ở hầu hết mọi kế hoạch marketing hoặc thương hiệu.
Cần khởi động trước khi bắt đầu.
Các kế hoạch marketing hay thương hiệu tốt nhất nên bắt đầu sau khi xem xét những số liệu cụ thể của năm trước đó. Hình dáng của tất cả các kế hoạch marketing nên là hình tròn vì nó sẽ xoay vòng liên tục.
Điều này có nghĩa là những trang trình bày đầu tiên trong một bản kế hoạch marketing mới phải là những nội dung tóm tắt các mục tiêu đã được đặt ra và đạt được trong kế hoạch năm trước đó, phân tích xem liệu bạn đã đạt mục tiêu hay không, vì sao.
Quá trình này sẽ cho bạn bốn bài học quan trọng. Nó cho bạn xem lại những gì vừa qua. Nó cho bạn những bài học và kinh nghiệm. Nó cung cấp bối cảnh cho năm mới. Và nó cũng cung cấp các điểm làm tiêu chuẩn (benchmarks) cho kế hoạch mới.
Nếu bạn chưa đặt ra bất kỳ mục tiêu nào cho thương hiệu hoặc bạn là người mới cho vị trí này, bạn có thể bỏ qua phần này. Còn ngược lại, bạn khoan nói đến các chiến lược hay mục tiêu mới xa xôi nếu bạn chưa hiểu được các mục tiêu hiện có.
Một lời khuyên (chân thành) cho những bạn mới đó là, bạn không nên sợ hãi khi không đạt được mục tiêu. Về bản chất, các nhà điều hành hay quản lý cấp cao quan trọng việc bạn nỗ lực hết mình và có được những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề gặp phải hơn là việc bạn đã đạt được gì. Chân thành và kiên trì là chìa khoá dành cho bạn.
Nghiên cứu thị trường – nhưng đừng quá chi tiết.
Một bản kế hoạch marketing hay thương hiệu tốt được xây dựng dựa trên các dữ liệu hay hiểu biết (insights) cụ thể về khách hàng và thị trường.
Bạn không nên đưa ra các giả định (assumptions) chủ quan hoặc đề cập đến những thông tin quá lỗi thời từ một thị trường đang thay đổi nhanh chóng từng ngày.
Tuy nhiên, có một sai lầm phổ biến của không ít những người làm marketing đó là sử dụng quá nhiều thông tin chi tiết không liên quan đến nghiên cứu thị trường, sử dụng những dữ liệu quá chi tiết hoặc không hiểu những gì nó tiết lộ về thị trường.
Bạn nên nhớ rằng, đây là một bản kế hoạch marketing (mang tính chiến lược) chứ không phải là những nghiên cứu về insights (mang tính chiến thuật). Những insights hay phát hiện của bạn từ thị trường nên chạy xuyên suốt trên tất cả các slide.
Đừng lãng phí quá nhiều thời gian chỉ để nói về những khảo sát quá nhỏ hay những buổi phỏng vấn nhóm tập trung (focus group).
Lời khuyên cho bạn là nên liệt kê tất cả các nghiên cứu bạn đã sử dụng để xây dựng kế hoạch và một vài dòng insights chính cho mỗi phần của nghiên cứu.
Nhiều marketer rất thích nói về những dữ liệu họ có được, những không hiểu rằng không ai quan tâm đến nó cả. Nghiên cứu chỉ là nền tảng cho việc lập kế hoạch, chứ không phải là các hành động hay kết quả cụ thể.
Phân khúc thị trường (Segmentation) sau chẩn đoán.
Một trong những sai lầm lớn của người làm marketing khi phân khúc thị trường đó là họ nghĩ rằng phân khúc liên quan đến thương hiệu hay doanh nghiệp của họ.
Khái niệm phân khúc thị trường vốn không liên quan gì đến tổ chức của bạn mà nó liên quan đến thị trường. Điều đó có nghĩa là, ít nhất về mặt lý thuyết, đối thủ cạnh tranh của bạn có thể phân khúc chính xác giống như bạn.
Phân khúc không phải là chiến lược, nó như là bản đồ của thị trường và do đó nó là một phần của những chẩn đoán (giai đoạn đầu tiên đã đề cập ở trên). Bạn nên sử dụng dữ liệu của mình để xây dựng các mô hình phân khúc – chưa liên quan đến việc nhắm mục tiêu (targeting), mà chỉ là phân khúc tổng quan về toàn bộ thị trường.
Một vài lời khuyên cho bạn ở giai đoạn này là. Đầu tiên, bạn nên đưa toàn bộ phân đoạn vào một slide duy nhất. Tiếp theo, đảm bảo các phân khúc của bạn sẽ dựa trên hành vi (chứ không phải nhắm mục tiêu), quy mô dân số, giá trị và thị phần ước tính.
Đừng nên thêm bất cứ thứ gì khác ngoài bốn nội dung này.
Cuối cùng, hãy đảm bảo dữ liệu của bạn được cập nhật liên tục. Một phân khúc tốt không nên thay đổi từ năm này sang năm khác trong một thị trường ổn định.
Hết phần 2!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta vừa thông báo rằng họ đã chính thức chọn SPARK FOUNDRY của Publicis Groupe làm đối tác truyền thông toàn cầu.
Vượt qua một số đơn vị tên tuổi khác như Mindshare của WPP và Dentsu, Spark Foundry sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động truyền thông của toàn bộ các thương hiệu con thuộc công ty mẹ Meta, bao gồm cả Facebook và Instagram và WhatsApp.
Liên quan đến việc thay đổi này, người phát ngôn của Facebook cho biết: “Chúng tôi vui mừng thông báo rằng Spark Foundry sẽ là đối tác truyền thông toàn cầu mới cho tất cả danh mục thương hiệu của Meta.
Chúng tôi biết ơn sâu sắc về mối quan hệ hợp tác mà chúng tôi đã có với GroupM (thuộc WPP) và Dentsu kể từ năm 2014 và tự hào về mọi thứ mà chúng tôi có được cùng nhau.”
Việc đánh giá và lựa chọn các agency đã được khởi động từ tháng 3 dưới sự chỉ đạo của ID Comms, một đơn vị chuyên về tư vấn truyền thông và quảng cáo.
Mindshare thuộc sở hữu của WPP đã hợp tác với Facebook từ năm 2014, nhưng WPP đã rút khỏi danh sách sau khi xem xét và đánh giá proposal (phương án đề xuất) từ phía Facebook đưa ra.
Facebook đang đứng trước một trong những thay đổi quan trọng nhất trong lịch sử của nó khi muốn vươn ra khỏi khái niệm mạng xã hội đơn thuần và hướng tới vũ trụ ảo.
Facebook vừa cho biết họ sẽ đóng cửa hệ thống nhận dạng khuôn mặt (face-recognition) và xóa dữ liệu của hơn 1 tỷ người dùng hiện có.
Theo tờ CNBC, phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty mẹ mới của Facebook, Meta, cho biết sự thay đổi này sẽ mang yếu tố đại diện cho một trong những thay đổi lớn nhất trong việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt trong lịch sử ngành công nghệ.
Được biết đến hiện tại, hơn 1/3 người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook đã chọn tham gia vào việc cài đặt tính năng nhận diện khuôn mặt và có thể được nhận diện, và điều này từ đó đồng nghĩa với việc Facebook sẽ xóa dữ liệu từ hơn một tỷ mẫu nhận diện khuôn mặt cá nhân.
Trước đó vào năm 2019, Facebook đã chấm dứt hoạt động sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt để xác định bạn bè của người dùng trong các bức ảnh được tải lên và tự động đề xuất việc gắn thẻ họ. Facebook đã bị kiện về tính năng gợi ý thẻ (tag suggestion).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo từ Google, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi nhằm mục tiêu tối ưu hoá việc đặt giá thầu ở cấp độ chiến dịch và tài khoản.
Cụ thể, theo thông báo, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi (conversion actions) thành các danh mục cụ thể dựa trên loại chuyển đổi và có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc đặt giá thầu ở cấp độ tài khoản hoặc cấp độ chiến dịch.
Bên cạnh các mục tiêu chuyển đổi mới, Google cũng đã công bố công cụ khắc phục sự cố mới được gọi là Tag Assistant (trình trợ lý thẻ) đồng thời cung cấp thêm thông tin giải thích về tình hình hiệu suất cho các chiến dịch tìm kiếm.
Hiện tại Google Ads có 3 loại mục tiêu chuyển đổi:
Standard goals (Mục tiêu tiêu chuẩn) – Các hành động chuyển đổi sẽ do các nhà quảng cáo thêm vào, sau đó được tự động nhóm lại thành các mục tiêu chuyển đổi dựa trên các loại danh mục chuyển đổi của nó (ví dụ: “Mua hàng” (Purchases), “Liên hệ” (Contacts) hoặc “Gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng” (Submit lead forms)).
Account-default goals (Mục tiêu mặc định của tài khoản) – Là những mục tiêu chuyển đổi tiêu chuẩn (có ở trên) mà bạn đã chỉ định làm chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình. Khi bạn tạo một chiến dịch mới, tất cả các mục tiêu mặc định của tài khoản trong tài khoản quảng cáo của bạn đều được chọn mặc định để tối ưu hoá.
Custom goals (Mục tiêu tùy chỉnh) – Những mục tiêu mà nhà quảng cáo có thể tạo và thêm bất kỳ sự kết hợp nào của các hành động chuyển đổi chính (được sử dụng để đấu giá thầu) và chuyển đổi phụ (không được sử dụng để đấu giá thầu).
Ví dụ: giả sử bạn là một nhà bán lẻ quần áo trực tuyến. Bạn có thể đặt “Mua hàng” làm mục tiêu chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình để tất cả các chiến dịch của bạn có thể tối ưu hóa cho kết quả đó.
Với mục tiêu mua hàng này, bạn cũng sẽ có thể xác định hành động chuyển đổi cụ thể nào, chẳng hạn như ‘Hoàn tất đơn hàng’, sẽ được sử dụng để đấu giá thầu.
Nhà quảng cáo có thể quyết định bất cứ hành động chuyển đổi riêng lẻ nào được sử dụng để tối ưu hóa việc đấu giá thầu khi mục tiêu của hành động đó được sử dụng để đấu giá.
Các nhà quảng cáo sẽ bắt đầu thấy các hành động chuyển đổi của họ được nhóm theo các mục tiêu chuyển đổi mới này khi họ tạo các chiến dịch mới trong những tuần tới. Những chuyển đổi hiện có, những cài đặt giá thầu và tối ưu chuyển đổi sẽ không thay đổi.
Trình trợ lý thẻ mới.
Các hành động chuyển đổi của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các mục tiêu chuyển đổi (3 kiểu chuyển đổi) được đề cập ở trên.
Do đó, Google cũng đang giới thiệu trình trợ lý thẻ Tag Assistantmới, công cụ có thể giúp bạn chẩn đoán các vấn đề xảy ra với các hành động chuyển đổi của mình, chẳng hạn như những hành động chuyển đổi chưa được xác minh (unverified conversion), thẻ không hoạt động (inactive tags) hoặc không có chuyển đổi gần đây.
Cập nhật phần giải thích cho các chiến dịch tìm kiếm.
Cuối cùng, Google cũng đã thêm phần giải thích (Explanations) cho các chiến dịch tìm kiếm. Theo Google: “Với phần giải thích, bạn có thể xem cụ thể lý do của bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến các giá trị chuyển đổi trong tài khoản”.
Phần giải thích này hiện có sẵn cho các chiến dịch sử dụng chiến lược giá thầu: manual CPC, enhanced CPC for value, target CPA, maximize conversions, maximize clicks…và các chiến dịch dành cho ứng dụng (app) sử dụng chiến lược giá thầu target CPA.
Tại sao các nhà quảng cáo nên quan tâm đến điều này.
Các nhà quảng cáo nên quan tâm đến các cập nhật này của Google vì:
Mục tiêu chuyển đổi mới có thể đơn giản hóa việc quản lý chuyển đổi và cải thiện hiệu suất của chiến dịch bằng cách cung cấp cho hệ thống máy học của Google nhiều dữ liệu hơn.
Trình trợ lý thẻ có thể giúp nhà quảng cáo xử lý các rắc rối thường gặp khi các hành động chuyển đổi chưa được xác minh hoặc không hoạt động, từ đó giúp họ theo dõi các chuyển đổi một cách chính xác hơn.
Và, các phần giải thích có thể giúp các nhà quảng cáo tìm hiểu lý do tại sao hiệu suất của các chiến dịch lại thay đổi để từ đó họ có những phương án tối ưu kịp thời.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Seedcom bao gồm các doanh nhân kỳ cựu như nhà sáng lập Đinh Anh Huân là đồng sáng lập của Thế Giới Di Động, CEO Nguyễn Hoành Tiến nguyên là Phó chủ tịch VNG và ông Ngô Nguyên Kha, nhà sáng lập thương hiệu di động Mobiistar.
Seedcom – công ty sở hữu hệ sinh thái bán lẻ gồm: The Coffee House, Juno, Hnoss, Kingfoodmart, Scommerce, AhaMove hợp tác chiến lược với KVision – thuộc Kasikornbank Public Company Limited, một tổ chức tài chính hàng đầu tại Thái Lan.
Theo quan hệ đối tác chiến lược, Seedcom và KVision sẽ cung cấp cho các chủ cửa hàng và người tiêu dùng tại Việt Nam các sản phẩm dịch vụ tài chính, gồm các giải pháp thanh toán, cho vay DNVVN và các dịch vụ khác như bảo hiểm và quản lý tài sản.
Việc hợp tác với KVision diễn ra đúng thời điểm thuận lợi khi Seedcom tiếp tục củng cố vị thế Hệ sinh thái New Retails xuất hiện và hoàn thiện sớm nhất tại Việt Nam, với các ngành dọc gồm Công nghệ, F&B, Thời trang, Siêu Thị và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Seedcom đã và đang tập trung vào việc phát triển hệ thống dữ liệu và năng lực Bán lẻ Kiểu Mới (New Retail) của mình trong bối cảnh Covid-19 tác động không nhỏ đến thị trường. Việc bổ sung các sản phẩm tài chính từ KVision sẽ thúc đẩy và tối ưu hóa nền tảng mà công ty đang phát triển.
“Mặc dù tiền mặt vẫn đang là thói quen thanh toán hàng đầu, chúng tôi tin rằng thị trường đã sẵn sàng cho các giải pháp thay thế. Thông qua sự kết hợp giữa nền tảng khách hàng hiện có của chúng tôi và các giải pháp tài chính sáng tạo của KVision, sẽ có rất nhiều cơ hội kinh doanh để nắm bắt”, ông Nguyễn Hoành Tiến – CEO Seedcom cho biết.
Seedcom được biết đến là tập đoàn Bán lẻ Kiểu Mới đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có hệ thống bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến được tích hợp, liên kết và hỗ trợ bởi hậu cần và công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Seedcom bao gồm các doanh nhân kỳ cựu như nhà sáng lập Đinh Anh Huân là đồng sáng lập của Thế Giới Di Động, Con Cưng hoặc nhà đầu tư ban đầu của Tiki; CEO Nguyễn Hoành Tiến nguyên là Phó chủ tịch VNG; Ngô Nguyên Kha, Nhà sáng lập thương hiệu di động Mobiistar…
Khái niệm Bán lẻ Kiểu Mới (New Retails) được các nhà lãnh đạo Seedcom chia sẻ trong giai đoạn đầu khi tham gia sâu vào quản trị vận hành các chuỗi truyền thống. Theo đó, phương thức bán lẻ truyền thống là doanh nghiệp sản xuất/nhập một sản phẩm rồi cố gắng bán sản phẩm đấy cho khách hàng.
Còn với đường hướng New Retail, doanh nghiệp sẽ dự đoán được nhu cầu của khách hàng, sau đó chỉ làm những thứ khách hàng yêu cầu vào đúng lúc họ cần. Tức ngoài câu chuyện sản phẩm/dịch vụ (products/service) đánh trúng tâm lý khách hàng ở hiện tại hoặc tương lai, New Retail còn nhắm vào tính thời điểm (timing).
Tại Seedcom, bước đầu, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm hiểu hơn về nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng trên các kênh khác nhau, tìm hiểu xem kênh nào là phù hợp nhất để tiếp cận với một khách hàng.
Bước tiếp theo, sẽ sử dụng toàn bộ thông tin thu nhập được nói trên để thay đổi cách vận hành cũng như supply chain (chuỗi cung ứng) của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực (real – time) tại nơi mà khách hàng cần nhất.
Hành vi khách hàng sẽ không có sự phân biệt giữa online và offline, mà sẽ tiếp xúc với các sản phẩm và dịch vụ trên cả hai kênh này cùng lúc, tính cá thể hóa ngày càng cao.
Bên cạnh đó, công nghệ sẽ không chỉ nằm trong mỗi khâu tiếp xúc với khách hàng, mà sẽ thay đổi toàn bộ cả phần supply chain, logistics và khâu sản xuất phía sau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang muốn đón đầu xu hướng trong lĩnh vực marketing và xây dựng các sản phẩm liên quan đến công nghệ thực tế tăng cường AR, thì các khoá học mới của Facebook trên Coursera sẽ rất hữu ích với bạn.
Theo đó, Facebook đã công bố hai khóa học được cấp chứng chỉ mới, khóa học đầu tiên tập trung vào việc phân tích marketing nâng cao và khóa học thứ hai chuyên về xây dựng và phát triển AR (tương tác thực tế ảo/thực tế tăng cường), giúp nâng cao kỹ năng của bạn khi nhu cầu của hai lĩnh vực này đang ngày càng gia tăng.
Theo giải thích của Facebook:
“Được phát triển với sự hợp tác của Coursera, Chứng chỉ nghề nghiệp phân tích Marketing của Facebook (Facebook Marketing Analytics) cung cấp cho bạn đủ các kỹ năng theo yêu cầu nhằm giúp bạn thay đổi sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà phân tích marketing mà không cần kinh nghiệm ngay từ đầu.”
Khóa học Marketing Analytics bao gồm nhiều nội dung khác nhau của quá trình phân tích và đo lường nâng cao, bạn được học cách để xác định các nguồn dữ liệu, sử dụng Python để sắp xếp dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các quảng cáo.
Trong khi đó, chứng nhận nhà sáng tạo mang tên Spark AR mới sẽ cho phép nhà sáng tạo AR học các kỹ năng nâng cao về AR, thứ sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của họ so với những ứng viên khác trên thị trường. Khi Meta đang hướng tới Metaverse, cả công nghệ AR lẫn VR đều sẽ chiếm giữ những vai trò quan trọng.
Cả hai khóa học hiện đều cung cấp chứng chỉ chính thức sau khi hoàn thành, bạn có thể hiển thị chứng chỉ này trên hồ sơ LinkedIn của bạn hoặc bất kỳ nơi nào bạn muốn.
Những sinh viên tốt nghiệp cũng có quyền truy cập vào ‘Mạng lưới nghề nghiệp có chứng nhận của Facebook‘, một nền tảng tìm kiếm việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp và hiện được kết nối với hơn 130 nhà tuyển dụng hàng đầu trên thế giới.
Một số công ty trong mạng lưới bao gồm BBDO, dentsu, Havas Media, Vayner Media, v.v.
Ngoài ra, Facebook hiện cũng cung cấp chương trình Social Media Marketing Professional Certificate, bao gồm tất cả những nội dung liên quan đến việc phát triển thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
Một fanpage có tick xanh trên Facebook với hơn 153.000 người theo dõi đã đổi tên thành Elon Musk. Hiện fanpage này không thể truy cập.
Theo tờ The Verge, hiện người dùng không thể truy cập fanpage này và vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì, do Facebook gỡ xuống hay “chính chủ” đã xoá nó.
Tuy nhiên như phần thông tin giới thiệu về fanpage này, đây rõ ràng không phải là trang cá nhân chính chủ của Elon Musk mà chỉ là từ một bạn hâm mộ nào đó lập ra chỉ để chia sẻ những nội dung liên quan đến vị CEO của Tesla.
Cũng theo The Verge, trước khi fanpage “biến mất”, nó đã đăng được tổng cộng 10 bài đăng, thay avatar là hình của chính Elon Musk.
Theo dõi tại phần lịch sử thay đổi tên của Trang, fanpage này đã đổi tên tổng cộng 7 lần, và cái tên cuối cùng là Kizito Gavin, một cái tên gần với cái tên Gavin Kizito, một cầu thủ bóng đá người Châu Phi.
Hiện chưa có thông tin chính xác về thời gian Trang này được xác minh và bằng cách nào nó được đổi tên thành công (Elon Musk từng tuyên bố là không sử dụng Facebook).
Nói về quy trình xác minh trên Facebook, về mặt lý thuyết, để được xác minh trên Facebook, bạn phải điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu có sẵn từ phía Facebook bao gồm các thông tin nhận dạng cá nhân chính thức dưới dạng bằng lái xe, hộ chiếu, thẻ căn cước quốc gia, hồ sơ khai thuế, cùng nhiều thông tin yêu cầu khác.
Việc lạm dụng hay xác minh giả là một thách thức bấy lâu nay của các nền tảng mạng xã hội. Twitter từng gặp khủng hoảng về điều này và đã tạm dừng chương trình xác minh vào năm 2017, tuy nhiên đến đầu năm nay thì nền tảng thông báo đã khởi chạy trở lại.
Phía Meta, hay tên cũ là Facebook hiện không trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trước khi bắt đầu bất cứ điều gì, thứ bạn cần là một bản kế hoạch đầy đủ và bao quát nhất, dưới đây là cách bạn làm điều đó với marketing.
Với những ai làm marketing, đặc biệt là khi đảm nhận các vị trí quản lý. Một bản chiến lược hay kế hoạch marketing đủ toàn diện là bước đi đầu tiên mang yếu tố quyết định.
Trong khi, với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau, các mục tiêu khác nhau, các tệp khách hàng khác nhau…các thương hiệu sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với marketing, những cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề thì không mấy khác biệt.
Kế hoạch marketing hay kế hoạch thương hiệu?
Về cơ bản, không có những ranh giới rõ ràng để phân định giữa kế hoạch thương hiệu và kế hoạch marketing. Nhiều nhà tiếp thị trẻ cho rằng có những quy tắc cố định, điều mà họ dùng để phân biệt giữa hai loại kế hoạch này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, không hề có sự khác biệt rõ ràng nào tồn tại ở đây cả.
Thực tế cho thấy việc lập kế hoạch marketing và kế hoạch thương hiệu thường có ý nghĩa tương tự nhau. Tên gọi cho bản kế hoạch bạn sử dụng phụ thuộc vào cơ cấu kiến trúc thương hiệu của doanh nghiệp chứ không phải bởi một số quy tắc cứng nhắc nào đó.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng theo mô hình ‘house of brands’ chẳng hạn như P&G hay LVMH – các marketer thường chỉ sử dụng các kế hoạch thương hiệu.
Ở một khía cạnh khác, tại các doanh nghiệp đi theo phương pháp tiếp cận ‘branded house’ như HSBC hoặc IBM – họ sử dụng những bản kế hoạch marketing tổng thể cho từng quốc gia khác nhau.
Bỏ qua sự khác biệt về tên gọi, bởi thực ra nó cũng chỉ là những cách gọi. Những bản kế hoạch này thường bao gồm những hạng mục nội dung giống nhau. Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo thêm.
Một sự biến thiên trong 12 tháng.
Trước khi bắt đầu viết một bản kế hoạch marketing hay thương hiệu, bạn cần phải thống nhất về khoảng thời gian mà bản kế hoạch đó bao hàm. Thông thường, nó sẽ kéo dài trong vòng 12 tháng.
Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi chúng ta đang sống trong một thế giới VUCA, đầy biến động, một bản kế hoạch sẽ có thể đi chệch hướng hay có thể được thay đổi khi các sự kiện diễn ra theo những cách không mong muốn.
Bạn cần sự nhanh nhẹn và linh hoạt. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không cần một bản kế hoạch hay chiến lược (đủ dài) từ ban đầu.
Sự nhanh nhẹn phụ thuộc vào những sự kiện bất ổn, nhưng kế hoạch mang tính chiến lược đòi hỏi một cách tiếp cận vững chắc từ những thứ đã xảy ra hay tồn tại trước đó. Bản kế hoạch marketing trong 12 tháng vừa quan trọng với những ai ưa thích sự nhanh nhẹn, cũng vừa quan trọng với những ai luôn đòi hỏi sự nhất quán trong cách tiếp cận.
Bạn cũng nên cẩn thận với những chiến lược dài hơi, thường là từ 3-5 năm. Trong khi việc phát triển sản phẩm và tài chính doanh nghiệp thường đòi hỏi những phương pháp tiếp cận kéo dài nhiều năm, các hoạt động marketing sẽ hoạt động hiệu quả nhất trong chu kỳ lập kế hoạch là 12 tháng.
Điều này không có nghĩa là tầm nhìn chiến lược của bạn chỉ kéo dài hay kết thúc sau một năm triển khai. Bạn chắc chắn cần phải có một chiến lược (mang tính kiến trúc tổng thể) trong nhiều năm hay thậm chí là trọn đời, còn với những thứ liên quan đến các hoạt động cụ thể thì tốt nhất nên đặt nó trong một bối cảnh ngắn hơn.
Quy tắc: 20 trang trình bày và trong 60 phút.
Hầu hết các kế hoạch marketing là những bài thuyết trình Powerpoint dài, thậm chí dài đến “vô tận”. Điều này không hẳn là sai, tuy nhiên việc chúng quá dài sẽ khiến người nghe rất khó nắm bắt và hiểu được cấu trúc của nó.
Thông thường, những bản kế hoạch rất dài vì người triển khai nó không có kinh nghiệm thực tế về lập kế hoạch thương hiệu hay marketing, tất cả những gì họ đang làm chỉ là vẽ ra tất cả những gì có thể xảy ra và không dựa nhiều vào thực tế.
Nó là dấu hiệu cho thấy các nhà quản lý marketing này đã không suy nghĩ đủ lâu hoặc không có những sự cân nhắc kỹ lưỡng về kế hoạch của họ.
Theo một nhà tư vấn từ McKinsey từng nói, bạn cần học cách loại bỏ hết tất cả những yếu tố ít hoặc không liên quan và chỉ gạch đầu dòng những thứ quan trọng nhất.
Nếu bạn không thể tổ chức bản kế hoạch marketing của mình trong 20 slide và 60 phút, bạn dường như đang không tập trung vào mục tiêu và có thể đi lệch hướng.
Hết phần 1!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Metaverse là một trong những kế hoạch ưu tiên của Nike và người tiêu dùng có thể sẽ chứng kiến nhiều hoạt động ảo hơn trong những tháng tới.
Sau Facebook, liệu Nike đang toan tính điều gì với metaverse?
Gã khổng lồ ngành thời trang theo đó đã thực hiện những bước đi đầu tiên của mình vào metaverse. Theo thông tin từ CNBC, Nike vừa nộp hồ sơ đăng ký một số nhãn hiệu mới cho thấy ý định của họ trong việc sản xuất và bán hàng hoá (giày và quần áo) ảo mang nhãn hiệu Nike.
Theo văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu của Mỹ, Nike đã nộp đơn vào ngày 27 tháng 10 cho nhãn hiệu “Nike”, cùng với slogan “Just Do It” và logo Swoosh của hãng. Ngày 28 tháng 10, họ tiếp tục nộp hai hồ sơ khác cho logo “Air Jordan” và “Jumpman”.
Ông Josh Gerben, một luật sư về nhãn hiệu cho biết: “Nike đang bảo vệ nhãn hiệu của họ cho kỷ nguyên mới này.”
Nike hiện không trả lời yêu cầu bình luận về kế hoạch tương lai của mình. Tuy nhiên, một số nguồn tin (từ CNBC) cho rằng không gian ảo là một trong những chiến lược ưu tiên hiện tại của Nike và người tiêu dùng có thể chứng kiến nhiều hoạt đông hơn liên quan đến thế giới ảo trong những tháng tới.
Ngoài việc đăng ký mới cho các nhãn hiệu, Nike cũng đang tìm kiếm nhân sự trong lĩnh vực này. Theo thông tin tuyển dụng của Nike, công ty này gần đây đã đăng tin tuyển dụng nhà thiết kế vật liệu ảo cho giày dép cùng với các vị trí thiết kế ảo khác.
Những vị trí mới này sẽ thuộc nhóm “Sáng tạo sản phẩm kỹ thuật số”, một nhóm chuyên tập trung vào việc kích hoạt và phát triển các cuộc cách mạng kỹ thuật số và ảo tại Nike.
Ông Gerben nói tiếp: “Các đăng ký thương hiệu mới rõ ràng sẽ là một bước đi đầu tiên hướng tới metaverse. Họ sẽ sớm ra mắt và bắt đầu bán quần áo ảo, mũ ảo, giày dép ảo và nhiều hơn thế nữa.”
“Các nhãn hiệu mới được đăng ký sẽ bảo vệ Nike trong trường hợp những người khác đang cố gắng sử dụng nhãn hiệu của họ theo một cách khác.”
Bạn có thể tưởng tượng rằng bạn sẽ nhận được những giá trị lớn đến như thế nào nếu bạn bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của Nike, bạn càng xây dựng nhiều sự bảo vệ đối với nhãn hiệu của mình, bạn càng góp phần gia tăng thêm giá trị tài sản cho doanh nghiệp.
Thực ra, đây không phải là bước đột phá đầu tiên của một thương hiệu ngoài công nghệ vào thế giới số. Vào tháng 5 năm 2019, thương hiệu Jordan cũng đã hợp tác với Fortnite, để khiến các nhân vật trong game đi giày thể thao mang nhãn hiệu Nike. Nike trước đó cũng đã có một số hợp tác với nền tảng trò chơi trực tuyến Roblox.
Khi Nike đang chuẩn bị cho thế giới ảo, thế giới thực của nó gần đây đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Trong báo cáo thu nhập gần đây nhất, vào ngày 23 tháng 9, công ty đã hạ mức kỳ vọng doanh số của mình cho những tháng tới trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lao động và đình trệ sản xuất tại Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu của Nike đã tăng 18%, đưa giá trị thị trường (market cap) của thương hiệu lên hơn 265 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc tuyển chọn nhân sự ở các doanh nghiệp từ xưa đến nay luôn mà một vấn đề nan giải,tuy nhiên bằng những gợi ý này từ Warren Buffett, công việc của bạn sẽ phần nào trở nên nhẹ nhõm hơn.
Warren Buffett được biết đến rộng rãi với tư cách là nhà đầu tư lỗi lạc mọi thời đại, tuy nhiên, vị CEO của Berkshire Hathaway này cũng nổi tiếng với nhiều triết lý về tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là các nhà lãnh đạo.
Theo Warren Buffett, để tìm kiếm được một nhân sự có thể giúp doanh nghiệp của bạn thành công, bạn chỉ cần tìm ở họ 3 đặc điểm sau là đủ. Ông nói:
“Nhìn chung, bạn chỉ cần tìm ba thứ: trí thông minh, năng lượng và sự chính trực. Nếu họ không có đặc điểm cuối cùng, bạn không cần phải bận tâm đến hai đặc điểm đầu tiên.”
Và đây là lý do tại sao sự chính trực lại rất quan trọng đối với những người bạn tuyển dụng, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tương lai.
1. Họ sẽ không nói dối.
Trong một cuộc khảo sát gần đây do Checkster thực hiện, 78% ứng viên thừa nhận rằng họ đã nói dối hoặc sẽ nói dối về các kỹ năng và năng lực của họ trong một cuộc phỏng vấn.
Gần 8 trong số 10 người đã nói dối trong các cuộc phỏng vấn, tỷ lệ những người có năng lượng, sáng kiến và sự chính trực trong lực lượng lao động của bạn là rất nhỏ.
Đó có lẽ là lý do tại sao Warren Buffett luôn coi trọng sự chính trực đến như vậy. Bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để tuyển đúng người có tư duy này, nhưng rất có thể, cuối cùng, đó sẽ là người đóng góp nhiều nhất đến sự thành công của doanh nghiệp của bạn.
2. Họ sẽ không “đánh cắp” bất cứ thứ gì của công ty.
Tại sao sự chính trực hay liêm chính lại chiếm vị trí tối cao trong danh sách những sự ưu tiên khi nói đến việc tuyển dụng nhân sự của Buffett?
Nói một cách đơn giản thì thế này. Những người thông minh và có định hướng nhưng thiếu sự chính trực là những người sẽ có thể “đánh cắp” nhiều thứ từ công ty của bạn, họ có thể bán thông tin độc quyền cho đối thủ cạnh tranh hoặc rời đi và mang theo toàn bộ danh sách khách hàng của bạn.
Tuyển dụng những người chính trực, dẫu không dễ dàng, nhưng nó rất đáng để nỗ lực.
3. Họ nói được và làm được.
Ông Joel Peterson, chủ tịch của hãng hàng không JetBlue đã từng nói về những người thể hiện sự chính trực trong môi trường ưu tiên tính đội nhóm:
“Bạn sẽ thấy mọi thứ diễn ra nhanh hơn, bạn đổi mới nhiều hơn , mọi người linh hoạt và đổi mới hơn, và họ ngày càng có nhiều niềm vui hơn.
Có sự chính trực có nghĩa là, trong số những thứ khác, khoảng cách giữa những gì họ nói họ sẽ làm và những gì họ thực sự sẽ làm, là nhỏ nhất.”
Thông thường, những người có tính chính trực sẽ chủ động thực hành những gì họ học được và luôn cố gắng để thực hiện mọi cam kết của họ.
Họ cũng dễ dàng khi thừa nhận những sai lầm và sẵn sàng thay đổi, họ tự chịu trách nhiệm với mọi thất bại do họ gây ra.
4. Họ quyết đoán.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, xung đột là điều không thể tránh khỏi trong quá trình tương tác qua lại với nhau. Thay vì thụ động, hung hăng và ngại xung đột, các nhà lãnh đạo có tính chính trực thường can đảm để theo đuổi mục tiêu.
Họ nhận thức sâu sắc rằng, bằng cách phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực để hiểu đối phương, họ có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất và tránh xảy ra nhiều mâu thuẫn nhất. Đây thực sự là những người mà bạn nên trọng dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đang thực hiện một số bước quan trọng trong giai đoạn kết nối số mới, việc tập trung vào Metaverse, đổi tên công ty thành Meta cùng với các công nghệ như VR hay AR là những ví dụ điển hình.
Thế giới mà Facebook hay Meta đang hướng tới có thể có tác động lớn đến cách chúng ta làm việc và giải trí – và gần đây nhất, tại hội nghị Connect AR/VR hàng năm của công ty, họ cũng đã giới thiệu những công nghệ, khái niệm và mô hình mới mà họ đang theo đuổi.
Dưới đây là một số cập nhật chính.
Khái niệm mới Horizon Home.
Bước đi đầu tiên của Facebook đối với metaverse đó là sẽ là xây dựng những lớp liên kết thiết yếu để liên kết mọi người trong thế giới kỹ thuật số.
Horizon Home là điểm nhấn quan trọng của Facebook trên khía cạnh này, nền tảng được tích hợp vào trải nghiệm Oculus VR, một loại kính thực tế ảo của Facebook.
Theo giải thích của Facebook:
“Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ có thể mời và gặp gỡ bạn bè của mình trong Horizon Home, nơi bạn có thể đi chơi, xem video, tham gia vào các trò chơi và ứng dụng cùng nhau.”
Như bạn có thể thấy trong video ở trên, người dùng sẽ có thể gửi tin nhắn, thực hiện cuộc gọi video hoặc âm thanh và sắp xếp các buổi gặp mặt trong thế giới kỹ thuật số.
Ứng dụng này sẽ sớm mở rộng hơn nữa với các tính năng như ‘Venues’, cho phép người dùng ‘tận hưởng năng lượng của các sự kiện trực tiếp từ sự thoải mái như bạn đang ở nhà’.
Thế giới Games mới.
Một bước đi tiếp theo là việc phát triển phiên bản VR (thực tế ảo) của game ‘Grand Theft Auto: San Andreas’ (GTA) từ công ty Rockstar Games, mang đến những trải nghiệm nhập vai hoàn hảo cho hàng triệu người hâm mộ GTA trên toàn thế giới.
Đây là bước quan trọng tiếp theo đối với công nghệ thưc tế ảo, bởi vì trong khi doanh số bán tai nghe VR đang tăng và nhiều nhà phát triển khác đang tham gia, thì cho đến nay, chưa có một tên tuổi nào lớn thực sự đang có thể chiếm lĩnh thị trường.
Công nghệ chỉ là một lẽ và động lực thực sự của VR nằm ở việc thu hút số đông người dùng và khiến mọi người nói về trải nghiệm VR của họ trên quy mô lớn.
Công nghệ thực tế ảo cho kinh doanh.
Facebook cũng đang phát triển các công cụ VR mới nhằm mục tiêu cho phép bạn làm việc tại nhà tốt hơn, khi mà work-from-home đang trở thành một xu hướng tất yếu.
Facebook nói rằng họ sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm nền tảng ‘Quest for Business’ mới của mình, ứng dụng sẽ cho phép người dùng đăng nhập vào tai nghe Quest VR của họ bằng một tài khoản làm việc và sẽ tạo điều kiện cho một môi trường làm việc cộng tác, từ đây, nó có thể mang lại cho bạn cảm giác như đang ở trong cùng một không gian vật lý với những người đồng nghiệp của mình, mặc dù bạn đang làm việc từ xa.
Theo Facebook:
“Hôm nay, chúng tôi chính thức thông báo rằng các dịch vụ như Slack, Dropbox, Facebook, Instagram và nhiều dịch vụ khác sẽ sớm hoạt động trong không gian VR dưới dạng ứng dụng bảng điều khiển 2D trong Horizon Home.
Bạn sẽ có thể tải chúng xuống từ Quest Store.”
Những tích hợp này rõ ràng là sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cộng tác làm việc hơn, cải thiện các quy trình làm việc từ xa, đồng thời nâng cao năng suất và mức độ tương tác nhiều hơn.
Phát triển AR.
Facebook cũng chia sẻ chi tiết về các sáng kiến sắp tới của mình nhằm phát triển công nghệ AR, bao gồm các chương trình đào tạo mới cho những nhà sáng tạo kỹ thuật số (digital creators) và những kiến thức nâng cao trong AR, tất cả đều nhằm hướng tới những cách thức hiển thị và tương tác mới trong thế giới mới.
Về mặt đào tạo, Facebook cho biết họ đã phát triển một ứng dụng tạo AR mới có tên là ‘Polar’, ứng dụng sẽ giúp những người vốn chưa từng có kinh nghiệm về công nghệ trước đó cũng có thể xây dựng nên những trải nghiệm AR cho riêng mình.
Facebook cũng đang tung ra một chương trình chứng nhận mới trong nền tảng Spark AR, các khoá học về xây dựng AR sẽ được cấp chứng chỉ thông qua Coursera và edX.
Thế giới và những con người AR.
Facebook cũng đang phát triển những công nghệ AR nâng cao, với tính năng theo dõi cơ thể nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các tính năng AR nhập vai phong phú hơn.
Ở một khía cạnh khác, Facebook cũng đang làm việc với BMW để phát triển các tính năng AR có thể giúp người lái xe điều hướng những thứ xung quanh họ.
Cấp độ phát triển tiếp theo của công nghệ.
Các dự án AR và VR nâng cao của Facebook sẽ cung cấp các mô tả chân thực về chính họ trong môi trường kỹ thuật số và sử dụng chúng làm trình kích hoạt cho các phản ứng trên môi trường số.
Tất cả những điều này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của thế giới kết nối kỹ thuật số mới, một thế giới nơi mà mọi thứ đều có thể diễn ra trong môi trường ảo. Và như chúng ta đã thấy với sự phổ biến ngày càng tăng của NFTs (những tài sản số được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain) cùng các dự án kỹ thuật số khác, tất cả mọi thứ dường như đang được thúc đẩy nhanh hơn.
Khi thế giới đang thay đổi – với tư cách là người làm marketing, bạn cần sẵn sằng tinh thần để học hỏi, thích nghi và thay đổi cách tiếp cận của mình. Tất nhiên, công nghệ vẫn là yếu tố cốt lõi trong thế giới mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một phần của suy nghĩ khác biệt đó là học cách để nhìn nhận khác biệt.
“Think Different”, câu slogan của Apple từ năm 1997 là một trong những câu nói truyền cảm hứng mạnh nhất về tính sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp. Rõ ràng, đó là lời khuyên cho tất cả những ai đang tìm cách làm mới thương hiệu hay thậm chí là cho cả những nhà sáng tạo nội dung nói chung.
Tuy nhiên, liên quan đến việc suy nghĩ khác đi trong các cuộc cách mạng của những ý tưởng và sản phẩm mới, người ta cũng có các cách nhìn khác.
Những nhà sáng tạo, nhà đổi mới và doanh nhân vĩ đại nhất nhìn thế giới theo những cách khác với cách nhìn của nhiều người trong chúng ta. Và đây là lý do tại sao họ nhìn thấy những cơ hội trong khi người khác thì không.
Có một câu chuyện về vị kỹ sư người Thụy Sĩ, George de Mestral, ông đã quyết định nghiên cứu về môt loại hạt từ một gốc cây khi nó vô tình bám vào quần áo của ông trong quá trình ông đi dạo trong rừng.
Ông lấy kính hiển vi ra và thấy rằng thiên nhiên đã thiết kế ra những các móc trên loại hạt đó, điều đã khiến nó dễ dàng bám chặt vào quần áo của ông.
Một giải pháp thay thế mới cho việc móc những đồ vật đã được ra đời từ đây và thậm chí là ngày nay, nhiều quốc gia còn có cả những đơn vị mô phỏng sinh học, chuyên nghiên cứu về bắt chước tự nhiên để giải quyết các vấn đề của con người.
Rõ ràng là, sẽ không có ý tưởng nào nảy sinh nếu vị kỹ sư này vội rũ bỏ những gì vướng víu trên quần áo của ông, xem đó là một sự phiền phức thay vì sự tò mò hay hiếu kỳ.
Nhà toán học vĩ đại người Pháp Blaise Pascal từng nói: “Những bộ óc nhỏ bé quan tâm đến những bộ óc phi thường hay những bộ óc vĩ đại với những điều bình thường nhất”.
Hãy quan tâm hay nhìn những gì gần gũi nhất với chung ta, nhưng hãy nhìn nó theo những cách khác biệt nhất, để học được nhiều nhất.
Nếu bạn là doanh nhân hay người làm kinh doanh nói chung – bạn cần ngừng việc nhìn thế giới theo những cách quen thuộc và bắt đầu nhìn nó theo những cách không quen thuộc và thậm chí là lạ lẫm nhất.
Khi chúng ta nhìn thế giới, chúng ta không nên chỉ đơn giản là nhìn nhận mà hãy xem xét với một ý đồ có chủ ý khác. Không chỉ đặt hay gọi tên cho những gì vốn có xung quanh chúng ta, mà hãy nghĩ ra những cái tên mới.
Không chỉ xem xét tổng thể, mà hãy chia nhỏ mọi thứ thành nhiều mảnh. Những kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản này có thể giúp chúng ta nhìn ra con đường hay đích đến của chúng ta theo những cách rất mới và trở nên nhẹ nhõm hơn.
Sherlock Holmes đã từng nói một câu nói rất nổi tiếng: “Đúng, bạn thấy nó, nhưng bạn không quan sát nó. Nó quá khác biệt phải không”.
Nhà tâm lý học kiêm nhà văn Maria Konnikova cũng có quan điểm liên quan đến vấn đề này: “Để việc quan sát có hiệu quả, bạn phải học cách tách biệt các tình huống ra khỏi các diễn giải, tách biệt bản thân bạn ra khỏi những gì bạn đang thấy.”
Bộ não của chúng ta vốn được thiết kế để ngăn cản chúng ta khỏi việc phải chú ý quá nhiều thứ. Các tế bào thần kinh sẽ ngừng hoạt động khi chúng có đủ thông tin về một thứ gì đó.
Và thói quen không phải khi nào cũng là “bạn” của chúng ta. Chúng ta cần nỗ lực không chỉ để nghĩ khác, mà còn để nhìn khác, xem đây như là một cách để chống lại những xu hướng có sẵn trong não bộ, vốn đang chìm đắm với những trải nghiệm quen thuộc.
Cho dù bạn đang là kỹ sư, bác sỹ, doanh nhân hay nhà sáng tạo thì việc tìm ra những hiểu biết sâu sắc mới nhằm thay đổi thế giới là công việc ưu tiên hàng đầu cần nên làm.
Việc tạo ra những sự quan tâm của người mua phụ thuộc vào sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bộ phận marketing và bán hàng (Sales Team).
Về cơ bản, những dữ liệu liên quan đến ý định của đối tượng mục tiêu cho phép các nhóm marketing và bán hàng tập trung vào những khách hàng đang ở trong thị trường cho một sản phẩm hoặc giải pháp nào đó.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các công ty B2B hay các công ty có nhiều khách hàng, vì cách tiếp cận này giúp họ ưu tiên hơn cho các khách hàng hay doanh nghiệp đã sẵn sàng để mua hàng.
Khi một khách hàng “bước vào” phễu bán hàng (Sales Funnel) của doanh nghiệp, không phải tất cả mọi khách hàng đều có ý định hay mức độ sẵn sàng để mua hàng là giống nhau.
Đó là lý do tại sao marketing và bán hàng phải xác định ý định của người mua và tạo ra thêm sự quan tâm của họ, điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu doanh nghiệp của bạn vốn bị hạn chế bởi các nguồn lực (tài chính và nhân sự chẳng hạn).
Nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng mà không xem xét mức độ ý định của họ có nghĩa là bạn có thể bỏ qua những người đang có nhu cầu mua cao và tập trung vào những người chỉ mới ở giai đoạn tìm hiểu.
Thấu hiểu ý định của người mua – Buyer Intent.
Theo Ông Dan Tabaran, Giám đốc Marketing của một công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo: ý định của người mua được tính toán thông qua việc tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Điều này giúp nhóm marketing và bán hàng xác định liệu một khách hàng nào đó có đang tìm kiếm thêm thông tin hay không.
Nếu một khách hàng truy cập website của bạn trong khi nghiên cứu về một chủ đề nào đó, thì chúng ta có thể ánh xạ chủ đề đó là một phần của ý định thông qua việc lưu trữ dữ liệu của bên thứ nhất.
Sau khi có một lượng dữ liệu đủ nhiều, bạn có thể đưa ra kết luận về vị trí mà khách hàng đó đang ở trên hành trình mua hàng của họ.
Bạn cần lưu ý rằng, bạn càng tách biệt các nguồn dữ liệu của khách hàng thì việc tìm hiểu về sở thích hay hành trình của khách hàng đó càng trở nên khó khăn hơn.
Dưới đây là 3 cách mà nhóm marketing có thể kết hợp với nhóm bán hàng để xác định và tạo ra sự quan tâm của người mua một cách hiệu quả.
1. Xác định những dữ liệu mang tính ý định.
Để xác định dữ liệu có ý định của người mua, bạn cần hiểu rõ về thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Việc nghiên cứu các cụm từ khóa phù hợp và các vị trí địa lý có liên quan là một trong những cách tuyệt vời để phân loại đối tượng và tạo ra các nhóm khách hàng lý tưởng (ideal customer profile) của bạn.
2. Hành động dựa trên dữ liệu về sở thích của người mua.
Cách tốt nhất để hành động dựa trên dữ liệu có ý định của người mua là kết hợp các nỗ lực bán hàng và marketing lại với nhau.
Bạn có thể đối chiếu các nhóm khách hàng lý tưởng của mình dựa trên mức độ ý định. Sau đó, xây dựng các chiến dịch quảng cáo tương ứng cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
Đương nhiên, bạn có thể sử dụng các tương tác đã có để nhắm mục tiêu lại thông qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội hoặc bất kỳ kênh kỹ thuật số nào khác.
3. Nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng.
Việc tạo ra sự quan tâm hay thấu hiểu các ý định của khách hàng thông qua dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) là rất quan trọng để đẩy khách hàng vào giai đoạn mua hàng. Các nhà marketer nên hành động dựa trên từng giai đoạn của khách hàng trong suốt hành trình mua hàng.
Sau khi có được các nguồn dữ liệu của riêng mình, đừng quên chia sẻ nó với đội ngũ bán hàng, tinh chỉnh nó và nhận lại những phản hồi về khách hàng từ họ.
Khi marketing chia sẻ càng nhiều dữ liệu, nhóm bán hàng (Sales) càng có thể gửi những phản hồi hay thông điệp có liên quan hơn đến khách hàng tiềm năng. Cả hai nhóm đều cần phải hiểu và thống nhất về ý định của khách hàng của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
‘Small Wins’ là cổng thông tin có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện các nỗ lực marketing của chính họ.
Small Wins giới thiệu các cách khác nhau mà các SMBs đang sử dụng các video trên TikTok để kết nối nhiều hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu.
Theo giải thích của TikTok:
“Thông qua một loạt video từ các doanh nghiệp nhỏ trên toàn cầu, Small Wins nhằm mục tiêu làm nổi bật các giá trị của TikTok đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn họ cách sử dụng TikTok để phát triển đồng thời giúp họ biến các chiến thắng nhỏ thành những thành công lớn trên nền tảng.
Từ những chủ tiệm bánh, người đã biến 3.000 người theo dõi thành con số hai triệu người, đến những người thợ làm nến đã có thể tạo ra những sự lan truyền bằng các cách đơn giản, các doanh nghiệp nhỏ đang chứng minh rằng, với TikTok, nhỏ cũng có thể chiến thắng.”
Các video sẽ giới thiệu về một loạt các SMBs và nêu bật cách họ đã sử dụng TikTok trong các hoạt động marketing của mình, đồng thời cũng chia sẻ các mẹo và thủ thuật sáng tạo khác nhau trên nền tảng.
Đến hiện tại, đã có tổng 21 video khác nhau, mỗi video đều hướng tới việc hướng dẫn cách xây dựng các chiến dịch nội dung trên TikTok.
Cuối cùng, mục tiêu của TikTok vẫn là thúc đẩy các nhà quảng cáo chi tiêu nhiều tiền hơn khi số lượng người dùng của nền tảng đang ngày càng tăng lên nhanh chóng.
So với những thế hệ trước, các nhân viên Gen Z có nhiều khác biệt về phong cách, tư tưởng, suy nghĩ và không ngần ngại thể hiện quan điểm của bản thân.
Là người thuộc thế hệ Millennials, thường xuyên truy cập các nền tảng video, Jessica Fain (34 tuổi, giám đốc sản phẩm tại công ty công nghệ) biết những chiếc quần jeans bó sát đang trên đà “tuyệt chủng”.
Tuy nhiên, khi nghe rằng đến những biểu tượng cảm xúc trên mạng xã hội mà cô yêu thích, ví dụ như biểu tượng “cười ra nước mắt”, cũng đang bị xem là lỗi thời, Fain quyết định tìm hiểu nguyên nhân từ những đồng nghiệp cấp dưới, theo New York Times.
“Đúng vậy, tôi chỉ dùng biểu tượng cảm xúc này khi làm việc cho chuyên nghiệp thôi”, một nhân viên trẻ tuổi nói với Fain.
Không thể phủ nhận rằng sự chuyển giao thế hệ đang diễn ra, các nhóm nhân viên mới đang định hình lại những tiêu chuẩn và phong cách ở nơi làm việc.
Họ cũng không ngần ngại đặt câu hỏi về mọi thứ, từ cách làm việc cổ hủ của những quản lý lớn tuổi hơn đến quan điểm về công việc.
Khác biệt.
Tại một doanh nghiệp bán lẻ ở New York, nhiều nhà quản lý đau đầu khi gặp những nhân viên trẻ muốn được nghỉ có lương khi mắc chứng lo âu hoặc bị đau bụng kinh.
Ở doanh nghiệp khác, một nhân viên Gen Z đặt câu hỏi tại sao cấp trên mong đợi cô làm việc tiêu chuẩn một ngày 8 tiếng trong khi cô có thể hoàn thành nhiệm vụ trong buổi chiều.
“Những người trẻ này đang giải quyết các vấn đề, họ kiểu như: ‘Này mọi người, hóa ra chúng ta không cần làm đúng như những gì mấy người già này bảo.
Thực ra chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn và thành công’. Còn mấy người già chúng tôi kiểu: ‘Chuyện gì đang xảy ra vậy?'”, Colin Guinn (41 tuổi), đồng sáng lập công ty Hangar Technology, nói.
Trong khi nhiều người ở độ tuổi 20 thấy khó chịu với những xu hướng đã cũ của nhóm người lớn tuổi hơn, không ít người trẻ táo bạo đang bắt đầu định hướng thị hiếu.
Một số thành viên Gen Z, được định nghĩa là những người sinh từ năm 1997 đến 2012, nhanh chóng khẳng định điều này.
Ziad Ahmed (22 tuổi), nhà sáng lập và giám đốc điều hành công ty marketing JUV Consulting, nhớ lại lần phát biểu ở một hội nghị. Khi đó, một cô gái Gen Z đang là nhân viên cấp thấp nói với anh rằng cô không đồng tình cách làm việc của cấp trên.
“Anh có lời khuyên nào cho công ty chúng tôi không”, cô gái hỏi.
“Bạn hãy trở thành phó chủ tịch, thay vì chỉ là một thực tập sinh”, Ahmed đáp.
Millennials cho thấy một thế hệ người lao động bước vào môi trường làm việc trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, luôn cảm thấy may mắn khi có được bất kỳ công việc nào. Trong khi đó, Gen Z bắt đầu sự nghiệp ở một cuộc khủng hoảng mới: Covid-19, ảnh hưởng đến giờ giấc, địa điểm và cách mọi người làm việc.
Hiện nay, sự mâu thuẫn giữa các thế hệ đặc biệt rõ ràng, nhất là trong những công ty điều hành bởi Millennials và hướng đến phục vụ nhóm này.
Khi tuyển dụng nhân viên Gen Z, Gabe Kennedy (30 tuổi), người sáng lập thương hiệu thực phẩm bổ sung Plant People, nhận thấy một số người không chấp nhận thói quen làm việc cứng nhắc, vốn quen thuộc với nhóm 10 nhân viên hầu hết thuộc thế hệ Millennials của anh.
Kennedy và người đồng sáng lập công ty đã quen với việc làm đến khuya ở văn phòng, phân tích phản hồi của khách hàng và cùng ăn đêm. Các nhân viên ở nhóm trẻ nhất trong công ty thì thích tự sắp xếp giờ làm việc của mình.
Trong buổi phỏng vấn vị trí nhân viên toàn thời gian, một ứng viên Gen Z từng hỏi Kennedy liệu cô có thể nghỉ ngơi một ngày sau khi hoàn thành việc được giao hay không. Anh đã trả lời rằng với vị trí làm việc này, cấp trên mong đợi cô sẽ làm việc 9h đến 17h.
Trước đây, Ali Kriegsman (30 tuổi), đồng sáng lập công ty Bulletin, không chắc nên phản hồi ra sao khi các nữ nhân viên Gen Z khăng khăng muốn nghỉ phép vài ngày vì bị đau bụng kinh hay gặp vấn đề sức khỏe tâm thần.
“Hôm nay tôi thấy tinh thần không tốt lắm, tôi sẽ không đi làm”, tin nhắn gửi đến Kriegsman.
Theo bản năng, Kriegsman muốn tán dương ý thức bảo vệ sức khỏe đó song chính cô cũng biết rằng thời gian nghỉ được trả lương của họ có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.
“Là người quản lý, đôi lúc tôi cũng muốn hoãn lại công việc khi kỳ kinh nguyệt tới gây khó chịu. Tuy nhiên, ở vị trí của mình, tôi phải vượt qua điều đó”.
Các nhà quản lý như Kriegsman hiểu rõ xu hướng Gen Z bảo vệ sức khỏe của mình, cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống song một số vẫn bị bối rối khi những mong muốn đó được thể hiện quá thẳng thắn. Nói cách khác, họ không quen với hình ảnh thứ bậc trong môi trường làm việc không được tuân theo.
Đổi mới văn hóa nơi công sở.
Nhiều nhà quản lý cảm thấy việc bỏ qua khoảng cách giữa những người trẻ và nhóm nhiều tuổi hơn không phải là một lựa chọn, muốn hay không. Nó định hình lại việc tuyển dụng, hoạt động tiếp thị hay thậm chí là cách các công ty phản hồi trước những vấn đề xã hội.
Rodriguez là một trong số nhiều nhà quản lý cho rằng các nhân viên Gen Z là những người đầu tiên và lớn tiếng nhất trong việc thúc giục các doanh nghiệp thể hiện sự ủng hộ với các cuộc biểu tình sau vụ việc của George Floyd.
Đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, điều này còn khiến họ cân nhắc đưa ra các điều chỉnh sau nhiều thập kỷ, khi các doanh nghiệp hầu như im lặng trước sự bất bình đẳng chủng tộc ở cả trong và ngoài văn phòng, dù một số vẫn phải xoay xở để cân bằng nhu cầu thể hiện quan điểm chính trị của nhân viên với hình ảnh công ty.
Tại nhiều doanh nghiệp, nhân viên Gen Z cũng hỗ trợ thúc đẩy văn hóa nội bộ, giúp mọi người gắn kết hơn. Emily Fletcher (42 tuổi), điều hành trung tâm thiền Ziva Meditation, cho biết văn hóa công ty cô đã thoải mái hơn kể từ khi nhân viên già nhất, 48 tuổi, nghỉ việc.
“Giờ thì mọi người thoải mái thể hiện bản thân hơn, có thể ‘dị’ một chút cũng được”.
Những nguyên lý cơ bản của các hoạt động truyền thông Marketing sẽ luôn đúng vì chúng dựa trên cách bộ não của con người hoạt động, thay vì dựa trên các bối cảnh của công nghệ hay hành vi cụ thể.
Từ Báo in, truyền hình, internet, điện thoại thông minh đến các công nghệ truyền thông mới với sức mạnh định hình lại hành vi và cách giao tiếp của con người luôn dẫn đến các cuộc cách mạng trong các hoạt động truyền thông thương mại.
Metaverse của Meta cũng có thể là một cuộc cách mạng tiếp theo, mặc dù chưa ai dám chắc chắn hay đưa ra dự báo báo về vấn đề này.
Trong khi sự mới mẻ hay sáng tạo của những người làm marketing dường như là một yêu cầu bắt buộc, thì cũng chính những sự “tiên phong” đó phải gánh chịu không ít những sự soi mói và chỉ trích.
Vào năm 2019, Jeff Bezos đã đưa ra những dẫn chứng để khiến mọi người tập trung ít hơn vào những gì đang thay đổi và nhiều hơn vào những gì không.
Ông nói:
“Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi: Điều gì sẽ thay đổi trong 10 năm tới? Nhưng tôi hầu như không bao giờ nhận được câu hỏi: Điều gì sẽ không thay đổi trong 10 năm tới? Và với tôi thì câu hỏi thứ hai mới là quan trọng hơn cả, bởi vì bạn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững xoay quanh những thứ sẽ vẫn ổn định theo thời gian.”
Về cơ bản, những nguyên tắc cơ bản của các hoạt động truyền thông marketing sẽ luôn đúng bất kể công nghệ có thay đổi đến đâu.
Não bộ – “phần cứng công nghệ” quan trọng hơn cả.
Hãy bắt đầu với bộ não của con người. Chúng ta có thể hình dung rằng, tất cả những sự phát triển trong công nghệ truyền thông thực sự chỉ là phần mềm: bộ não của con người mới là phần cứng quan trọng nhất.
Nó chi phối các động lực về cả thể chất lẫn cảm xúc ban đầu, sự khích lệ, ký ức và cả việc đưa ra quyết định của chúng ta.
Khi nhận được các yếu tố kích thích từ bên ngoài, các tín hiệu đó sẽ được gửi đến hệ thống thần kinh trung ương và sau đó được tham chiếu chéo với những thông tin đã được lưu trữ trong não bộ của chúng ta để xác định các phản ứng hành vi thích hợp (ví dụ: nên vui hay buồn, nên xem tiếp hay bỏ qua…).
Theo thời gian, các yếu tố kích thích mang tính nhất quán và khác biệt tạo ra một mạng lưới liên kết làm định hình các hành vi của chúng ta, điều mà nhà tâm lý học và nhà kinh tế học Daniel Kahneman gọi là “The associative memory” (tạm dịch: trí nhớ liên tưởng hoặc trí nhớ liên kết.)
Vì vậy, một sản phẩm hay dịch vụ có thương hiệu thực sự là một thứ vật chất có thật trong não bộ của chúng ta, một mạng lưới của các ký ức và sự liên tưởng.
Nhà tâm lý học Kahneman đã chỉ ra hai hệ thống quy trình tinh thần (mental processes) hiện đang chi phối mọi hành vi và việc ra quyết định của con người.
Hệ thống 1 là nhanh chóng, trực quan, tự động, lười biếng và dễ dàng, hệ thống này chi phối phần lớn các quyết định và hành vi của con người.
Hệ thống 2 thì chậm hơn, có ý thức hơn, có chủ ý hơn, nỗ lực nhiều hơn, và chỉ chi phối về một số ít hành vi của chúng ta.
Khi tiến hành giải mã những yếu tố mang tính khoa học đằng sau lý do tại sao chúng ta mua một thứ gì đó. Trái ngược với những gì hầu hết những gì mọi người vẫn nghĩ, câu trả lời là con người sử dụng hệ thống 1 để ra quyết định. Bộ não của chúng ta thường lười biếng và luôn tìm cách tiết kiệm năng lượng bằng những con đường đi ngắn nhất.
Nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là phải làm cho thương hiệu của họ trở nên đơn giản và dễ hiểu, tập trung vào các mục tiêu về cảm xúc của mọi người.
Dưới đây là một số nguyên lý cơ bản để xây dựng những hoạt động truyền thông tiếp thị hiệu quả vì chúng luôn dựa trên cách bộ não của chúng ta hoạt động.
1. Cách tiếp cận.
Một trong số ít các quy luật mang tính khoa học thực tế của marketing là sự phát triển của thương hiệu chủ yếu được thúc đẩy bằng cách thu hút những người mua mới và các “light buyers” (những người mua ít thường xuyên và thậm chí là không hề có ký ức về thương hiệu). Quy luật này đã được biết đến trong hơn nửa thế kỷ và nhiều lần được chứng minh là đúng trong mọi danh mục sản phẩm.
Nếu bạn là người làm marketing và bạn vẫn tin rằng bạn chỉ có thể phát triển thương hiệu với các “heavy buyers” (những người mua thường xuyên, nhớ và yêu thích thương hiệu) thì có thể bạn đã sai lầm.
Nguyên lý cơ bản đầu tiên về truyền thông tiếp thị của bạn nên là tiếp cận vô số những người mới, những người chưa biết về thương hiệu của bạn.
Như Giáo sư Martin Weigel đã nói: “Sức khỏe thương hiệu của bạn phụ thuộc vào rất nhiều người không biết rõ về bạn, không nghĩ nhiều về bạn và không mua hàng của bạn một cách thường xuyên, nếu có.”
Cho dù công nghệ đã thay đổi khả năng nhắm mục tiêu đến mọi người như thế nào, việc tiếp cận nhiều hơn bên ngoài những người đang mua hàng thường xuyên của thương hiệu là chiến lược hết sức cần thiết.
2. Sự chú ý.
Bên cạnh việc tiếp cận (reach) những người mua mới và những người không thường xuyên mua hàng của bạn, bạn sẽ cần phải thu hút sự chú ý của họ.
Trong khi những người mua trung thành vốn đã rất dễ dàng trong việc liên hệ với bạn, bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để thu hút những người mua mới hoặc ít mua hàng của bạn.
Vượt qua được sự rối rắm trong giao tiếp giữa người mua cũ (mua nhiều) và người mua mới (chưa mua hoặc ít mua) là mục tiêu của bất kỳ marketer nào.
Có một bức tranh có tên “Modern Advertising: A Railway Station” của Alfred Concanen được vẽ từ năm 1874, phản chiếu về một trang web hiện đại, bạn quảng cáo quá nhiều thứ, nhưng không có quảng cáo nào thực sự thu hút sự chú ý của khách hàng.
Một ví dụ điển hình khi nói về cách truyền thông có thể thu hút sự chú ý đó là từ KFC, hình ảnh khác biệt có thể gây sự chú ý bên dưới của họ không phải là để bán hàng hay một sự kiện khuyến mãi, nó chỉ đơn thuần là một lời xin lỗi từ KFC.
Nhiều nghiên cứu khác nhau từ Nielsen, IPA và các nghiên cứu khác đều cho rằng sáng tạo đã nhiều lần được chứng minh là động lực mạnh nhất để thúc đẩy doanh số và lợi nhuận, nó quan trọng hơn nhiều so với những phương tiện truyền thông hay cách nhắm mục tiêu.
Mặc dù sáng tạo có ý nghĩa với rất nhiều người, nhưng nó thực sự là gì?
Sáng tạo không đơn thuần là những sự độc đáo thuần túy và những ý tưởng mới luôn là sự kết hợp hay sắp xếp lại của những ý tưởng hiện có, một sáng tạo hay ý tưởng tốt là những sự kết của những điều phi phường và không phải là điều hiển nhiên (từng có trước đó).
Trong một thế giới khi mà mọi người có quá nhiều thứ để xem và có quá nhiều điểm giống nhau một mẫu quảng cáo, sáng tạo sẽ là lợi thế cạnh tranh và mang lại ít rủi ro nhất cho các thương hiệu.
4. Sự khác biệt.
Nhiệm vụ cốt lõi của tất cả các hoạt động truyền thông Marketing là xây dựng và làm mới cấu trúc bộ nhớ của đối tượng mục tiêu để làm cho thương hiệu luôn nằm ở những vị trí đầu tiên (TOM) trong các tình huống ra quyết định và mua hàng.
Các tài sản thương hiệu (brand assets) khác biệt giúp tạo ra những cấu trúc bộ nhớ là những hệ tham chiếu, được lưu trữ trong não bộ, giúp thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng và hiển nhiên, thương hiệu có cơ hội được lựa chọn nhiều nhất.
McDonald’s là một trong những ví dụ điển hình về một thương hiệu khác biệt. Nó đã xây dựng và nuôi dưỡng một nhóm các tài sản đặc biệt trong nhiều thập kỷ.
5. Tính nhất quán.
Để củng cố và tiếp thêm sức mạnh cho những ký ức về thương hiệu, những thông điệp hay cách tiếp cận của thương hiệu cần phải đặc biệt nhất quán. Ông Byron Sharp, một giáo sự về khoa học tiếp thị từng nói: “Bạn không thể khác biệt nếu bạn không nhất quán.”
Một phân tích về hơn 1.500 chiến dịch của Ebiquity cho thấy rằng các chiến dịch thương hiệu khác biệt được triển khai một cách nhất quán trong dài hạn có thể mang lại ROI cao hơn 62% so với các chiến dịch còn lại.
Ebiquity cũng nhận thấy rằng trung bình các chiến dịch thứ hai và thứ ba tạo ra ROI cao hơn 30% so với các chiến dịch đầu tiên, vì chúng dựa trên các điểm số nhận diện thương hiệu (brand recognition scores) đã có ở các chiến dịch ban đầu.
6. Yếu tố cảm xúc.
Những hoạt động truyền thông hay giao tiếp giúp khơi dậy những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Phil Barden, một cựu marketer cấp cao của Unilever từng cho biết: “Các hoạt động truyền thông giúp khơi gợi các phản ứng cảm xúc có khả năng tạo ra sự chú ý tốt hơn, xử lý nội dung sâu hơn, và được ghi nhớ tốt hơn.”
Khi mọi người nói về yếu tố cảm xúc trong quảng cáo, họ có xu hướng nghĩ rằng nó chỉ giới hạn trong cách kể chuyện đầy cảm xúc qua các video. Tuy nhiên trên thực tế, mọi người có thể có phản ứng cảm xúc với bất kỳ định dạng nội dung (Content Format) nào, dù nó dài hay ngắn.
7. Sự khích lệ hay động lực.
Cảm xúc thực ra không phải là thứ làm thúc đẩy mọi người phản ứng trong giao tiếp. Động lực mới là yếu tố sâu xa làm nảy sinh cảm xúc.
Những cảm xúc được gợi lên bởi một khoảnh khắc giao tiếp hay nội dung truyền thông và mục tiêu ngầm mà nó hứa hẹn sẽ giúp mọi người đạt được có thể là những điều hoàn toàn khác nhau.
Cách truyền thông hiệu quả nhất luôn và sẽ luôn kết hợp sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con người với sức mạnh của công nghệ.
Công nghệ tiếp thị (Martech) về cơ bản chỉ là những công cụ làm thúc đẩy, và tối ưu những gì khách hàng mục tiêu có thể thấy.
Vì vậy, đừng nhầm lẫn mục đích của việc thay đổi doanh nghiệp hay phát triển thương hiệu với việc chỉ vận dụng sự thay đổi của yếu tố công nghệ để đạt được mục tiêu đó.
Tập trung vào sự thay đổi có thể có nhiều ý nghĩa, nhưng tập trung vào những gì không thay đổi mới là chiến lược cốt lõi của mọi doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Stephen Schwarzman, Chủ tịch và CEO của Tập đoàn đầu tư Blackstone là người giàu thứ hai ngành tài chính và đầu tư với tài sản 39,6 tỷ USD.
Stephen Schwarzman – nhà đồng sáng lập và CEO Tập đoàn đầu tư cổ phần tư nhân Blackstone – hiện là tỷ phú giàu thứ hai ngành tài chính và đầu tư với khối tài sản 39,6 tỷ USD, theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes. Dẫn đầu ngành này là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett với 104,4 tỷ USD.
Schwarzman sinh ra ở Philadelphia vào ngày lễ tình nhân năm 1947. Cha ông có một cửa hàng bán đồ khô ở Philadelphia. Trong một cuộc phỏng vấn, Schwarzman nói rằng chính điều này đã cho ông động lực để tìm kiếm một công việc khác với công việc mà cha đã làm.
“Tôi không thích việc phải chờ đợi khách hàng, tôi không thích việc đóng gói sản phẩm. Tôi cũng không muốn làm việc ở những tầng hầm đầy bụi – nơi bạn phải đánh dấu hàng hóa.
Và tôi quyết định rằng bất cứ điều gì tôi làm trong đời sẽ không phải là một phần của công việc đó”.
Khi trưởng thành, Schwarzman không bao giờ quên quê hương của mình. Một sân vận động bóng đá ở trường học cũ đã được đặt theo tên Schwarzman sau khi ông đóng góp một số tiền lớn cho trường.
Tốt nghiệp trung học, Schwarzman theo học Đại học Yale. Không giống như nhiều chuyên gia khác ở Phố Wall, ông không học chuyên ngành kinh tế.
Theo WSJ, Schwarzman gặp Giám đốc điều hành Bill Donaldson của ngân hàng Donaldson, Lufkin & Jenrette, khi đang làm bồi bàn tại Yale. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1969, Schwarzman gia nhập công ty này. Tuy nhiên, ông chỉ làm việc tại đây một thời gian ngắn.
Schwarzman từng chia sẻ về thời gian đầu làm việc tại Phố Wall của mình: “Tôi không được đào tạo chuyên ngành kinh tế. Tôi không có khả năng đọc báo cáo tài chính.
Tôi chưa bao giờ làm kế toán. Họ cho tôi một văn phòng, một thư ký cùng một số báo cáo thường niên và giao nhiệm vụ. Tôi thậm chí không biết cách tiếp cận nó”.
Năm 1972, Schwarzman lấy bằng MBA của Trường Kinh doanh Harvard – nơi ông gặp gỡ người vợ đầu tiên của mình.
Trước đó, Schwarzman từng muốn học đại học tại Harvard nhưng bị từ chối. Sau này, Schwarzman nhận được một bức thư từ trưởng khoa tuyển sinh của trường – trong đó thừa nhận việc từ chối ông là một sai lầm.
Sau khi tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, Schwarzman gia nhập ngân hàng đầu tư Lehman Brothers. Ông có bước tiến lớn trong sự nghiệp sau khi Tropicana – một khách hàng của Lehman – yêu cầu nhân viên trẻ tuổi này làm việc cho một trong những thương vụ của mình dù Schwarzman không có nhiều kinh nghiệm.
Schwarzman sau đó được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành và người đứng đầu mảng M&A (mua bán và sáp nhập) của ngân hàng. Ông gắn bó với Lehman Brothers cho đến khi nảy ra một ý tưởng mới vào những năm 1980.
Năm 1985, với chưa đến nửa triệu USD, Schwarzman và đồng nghiệp của mình ở Lehman Brothers, Peter Peterson thành lập Tập đoàn Blackstone.
Từ một công ty tư vấn mua bán và sáp nhập, Blackstone đã phát triển trở thành một “cá mập” khổng lồ chuyên đi thâu tóm. Công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán New York vào năm 2007.
Nhiều giao dịch đầu tiên của Blackstone là trong lĩnh vực bất động sản, điều này đã tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển của công ty.
Trong khi Peter Peterson (mất năm 2018) nghỉ hưu ngay sau đợt IPO năm 2007 của Blackstone, Schwarzman vẫn điều hành công việc kinh doanh với tư cách là chủ tịch và giám đốc điều hành.
Theo báo cáo quý III, Blackstone hiện quản lý khối tài sản lên đến 731 tỷ USD. Đây cũng là tập đoàn có danh mục đầu tư trong lĩnh vực bất động sản lớn nhất thế giới với quy mô lên tới 230 tỷ USD.
So với các huyền thoại đầu tư trong quá khứ, Stephen Schwarzman được xem là tiêu biểu cho thế hệ các “ông trùm” mới ở Phố Wall vì chủ động hơn trong việc tạo dựng mối quan hệ với các chính trị gia.
Các nhân viên của Stephen Schwarzman không chỉ là những người giỏi phân tích các báo cáo tài chính mà còn phải là những người khéo léo và biết cách tạo quan hệ trong các hệ thống quyền lực.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, ông từng giữ chức Chủ tịch Diễn đàn Chiến lược và Chính sách được ông Trump thành lập để cố vấn cho tổng thống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vào ngày 29/10 vừa qua, tính theo giá trị vốn hoá thị trường, Microsoft đã vượt qua Apple để trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới.
Microsoft hiện có vốn hóa thị trường (market cap) gần 2,49 nghìn tỷ USD vào thời điểm đóng cửa thị trường, trong khi Apple đang ở mức khoảng 2,46 nghìn tỷ USD.
Vào ngày 29.10, Apple đã báo cáo rằng doanh thu của họ không đạt được mức kỳ vọng của Phố Wall trong quý tài chính thứ 4 do những hạn chế của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giám đốc điều hành Tim Cook trao đổi với CNBC rằng Apple đã thâm hụt khoảng 6 tỷ USD so với mức kỳ vọng và ông cũng dự báo rằng các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục tồi tệ hơn trong những tháng cuối năm.
Doanh số bán iPhone của Apple tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng không đạt được mức kỳ vọng của các nhà phân tích. Quý 4 của công ty cũng chỉ bao gồm một vài ngày bán dòng iPhone 13 mới ra mắt.
Với Microsoft, công ty này đã vượt qua mức kỳ vọng về doanh thu trong quý tài chính đầu tiên, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, đây là mức tăng trưởng nhanh nhất của Microsoft kể từ năm 2018.
Apple là công ty đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD và sau đó là 2 nghìn tỷ USD, và đã trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới khi vượt qua cả gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco về vốn hóa thị trường vào năm ngoái.
Microsoft lần đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD vào tháng 6 năm nay sau khi tiết lộ bản cập nhật lớn đầu tiên cho Windows trong hơn 5 năm.
Vào thời điểm đóng cửa của thị trường, cổ phiếu của Microsoft đã tăng hơn 48% so với năm trước, trong khi cổ phiếu của Apple chỉ tăng gần 13%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi nói đến mức lương của người làm marketing, có thể cùng một vị trí nhưng lại có các mức lương rất khác nhau, vậy đâu là những lý do tạo nên sự khác biệt này.
Theo ghi nhận của MarketingTrips, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của marketer và điều khiến cho việc các marketer tuy có cùng số năm kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập lại rất khác nhau.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của người làm marketing.
Yếu tố đầu tiên và cũng thường là điểm được cân nhắc nhiều nhất đối với những nhà tuyển dụng đó là kinh nghiệm làm việc của ứng viên.
Kinh nghiệm ở đây thường không xem xét nhiều đến số năm làm việc của ứng viên mà thay vào đó liên quan nhiều hơn đến các công việc cụ thể mà ứng viên từng triển khai.
Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Content Marketing (tổng hợp) chẳng hạn, thì việc bạn từng đảm nhận vai trò đó ở các doanh nghiệp trước đây 3 hay 4 năm không quan trọng bằng việc mức độ đa dạng của các công việc mà bạn từng làm.
Ví dụ bạn từng phát triển nội dung cho website (blogs), phát triển nội dung cho các nền tảng mạng xã hội, phát triển nội dung PR, viết bài quảng cáo, am hiểu nội dung cho SEO, viết thông báo báo chí, nội dung cho các video…cùng nhiều các công cụ hỗ trợ khác như chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video.
Việc bạn làm và trải nghiệm càng nhiều, tức mức độ đa dạng của các công việc thường tỉ lệ thuận với mức lương hay thu nhập mà bạn nhận được.
Yếu tố tiếp theo đó là những thành tích trong quá khứ của bản thân. Có thể ở các công ty trước bạn rất cố gắng, bạn làm rất nhiều, nhưng những sự nỗ lực đó có mang lại hiệu quả cho công ty không mới là yếu tố quyết định cuối cùng.
Khái niệm hiệu quả ở đây có thể được chia thành hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp là những công việc của bạn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, như lượng khách hàng tiềm năng hay lượng đơn hàng…và hiệu quả gián tiếp liên quan đến những chỉ số có thể gián tiếp thúc đẩy doanh số.
Cũng là ví dụ liên quan đến vị trí Content Marketing ở trên, hiệu quả trực tiếp là nội dung của bạn giúp doanh nghiệp có thêm được khách hàng tiềm năng (Lead) hay các chuyển đổi bán hàng trực tiếp (conversion). Còn hiệu quả gián tiếp là lượng người tương tác (like, share, comment) hay xem (view) bài viết của bạn.
Bạn càng tạo ra nhiều hiệu quả trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp thì mức lương hay thu nhập của bạn càng cao.
Yếu tố quan trọng thứ ba là độ lớn của những kết quả hay thành tích mà một marketer tạo ra (chủ yếu liên quan đến lượng khách hàng và doanh số).
Có thể trong quá khứ, bạn làm rất tốt, tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng cũng như mức tăng trưởng doanh số rất ấn tượng (Vì marketing và sales là 2 bộ phận trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số nên mức độ trách nhiệm hay tỉ lệ đóng góp thường cao hơn so với các bộ phận khác như kế toán hay tài chính, trừ một số ngành nghề khi mà marketing không ảnh hưởng nhiều).
Nhưng con số cụ thể mà bạn tạo ra lại là yếu tố quyết định tất cả. Có thể bạn giúp doanh nghiệp tăng trưởng 300% lượng khách hàng tiềm năng và 100% doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu doanh số cuối cùng mà doanh nghiệp có được chỉ là 1 tỷ chẳng hạn thì mức thu nhập mà bạn có được có thể thấp hơn so với việc bạn chỉ cần giúp công ty tăng trưởng 10% doanh số nhưng con số mang về là 5 tỷ.
Một cách khác để bạn có thể tự liên hệ đến điều này đó là độ khó của các nhiệm vụ, mục tiêu hay công việc bạn đang phụ trách. Bạn càng thực hiện các mục tiêu khó (lớn) thì giá trị đóng góp của bạn càng cao.
Nói chung, bạn càng mang về (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiều doanh số thì mức lương hay thu nhập của bạn càng lớn.
Liên quan đến điều này, không ít các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về mức doanh số (mặc dù trong một số trường hợp nhà tuyển dụng vì yếu tố bảo mật nên họ sẽ không hỏi trực tiếp nhưng họ có thể hỏi những thông tin liên quan để dự báo) mà công ty cũ bạn có được hay mức doanh số mà bạn hay đội nhóm của bạn có thể tác động đến.
Yếu tố cuối cùng, ngoài những yếu tố trên (chủ yếu áp dụng cho các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà các marketer có nhiều sức ảnh hưởng trực tiếp hay quyền ra quyết định hơn) thì còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của các marketer (thường áp dụng ở các doanh nghiệp khá lớn hay các công ty đa quốc gia (Global/MNCs).
Về cơ bản đối với các doanh nghiệp lớn, khi mà mọi hệ thống, quy trình, khách hàng, trị trường hầu như đã đi vào ổn định (thậm chí là bão hoà), thì vai trò của từng cá nhân, không chỉ là marketer mà còn với các thành viên ở các bộ phận khác hầu như không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự phát triển nói chung của doanh nghiệp đó.
(đây cũng là sự khác biệt về sức ảnh hưởng của môt marketer hay cá nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và lớn trừ khi các công ty lớn đang “khởi nghiệp một lần nữa”).
Khi này, thường thì mức lương của các vị trí đã có chính sách sẵn (quota) trừ một số trường hợp đặc biệt như bạn đang đảm nhận một vai trò chưa từng có trước đây hay đang phụ trách phát triển một dự án mới.
Bởi vì về cơ bản hạn ngạch lương của bạn đã có sẵn (bỏ qua những yếu tố khác đã nêu, các doanh nghiệp càng có cùng mức quy mô và doanh số thì mức lương cho các vị trí tương ứng càng giống nhau) thì mức nên vấn đề của các nhà tuyển dụng thường không nằm nhiều ở việc deal lương mà là tìm được ứng viên phù hợp.
Nếu bạn đã từng làm ở Unilever chẳng hạn thì bạn sẽ là ứng viên vô cùng tiềm năng ở P&G và ngược lại.
Tại sao cùng một số năm kinh nghiệm và trị trí nhưng mức lương lại khác nhau?
Nhiều bạn thắc mắc rằng, tại sao giữa 2 người, rõ ràng là họ cùng số năm kinh nghiệm làm việc, cùng vị trí là Digital Manager chẳng hạn, nhưng mức lương của họ lại rất khác nhau, thậm chí là chênh lệch rất nhiều ở 2 công ty khác nhau.
Bỏ qua những yếu tố liên quan đến khả năng ‘deal lương’ khi phỏng vấn, vì cơ bản điều này (nếu có) chỉ có thể đảm bảo bạn nhận được một mức thu nhập tốt hơn trong ngắn hạn, sau khi làm việc thực tế, nếu bạn không chứng minh được những giá trị mà bạn có thể tạo ra thì điều này không những không có lợi mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và con đường thăng tiến của chính bạn.
Theo các phân tích ở trên, dưới đây là những yếu tố giải thích vì sao 2 người cùng kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập khác nhau.
Khối lượng công việc (task, goal, KPIs, OKRs…) phải hoàn thành là khác nhau.
Mức độ đóng góp (trực tiếp và gián tiếp) đến doanh số hay sự phát triển của doanh nghiệp là khác nhau.
Chế độ đãi ngộ nhân viên (có sẵn) của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Mức doanh số của các doanh nghiệp là khác nhau (mặc dù không phải tất cả công ty lớn đều có mức lương hay thu nhập tốt hơn các công ty nhỏ).
Định hướng chiến lược hay tầm nhìn của các doanh nghiệp khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube đang tìm cách cung cấp một số thông tin chi tiết hơn về cách các thuật toán của họ quyết định video nào sẽ được ưu tiên hiển thị cho người dùng, đây là cách mà các nhà sáng tạo nội dung và Digital Marketer tối ưu nội dung và mức độ tương tác trên nền tảng. Cập nhật mới nhất năm 2023.
Dưới đây là những câu hỏi mà những nhà sáng tạo trên YouTube đã đặt ra liên quan đến cách sử dụng thẻ (hashtag), đề xuất (recommendations), thuật toán mới cập nhật 2023… và các câu trả lời tương ứng.
Bạn có nên chia sẻ video của mình ra bên ngoài nền tảng YouTube hay không vì YouTube hiện không thể phân bổ tất cả các chỉ số tương tác ngoài nền tảng?
YouTube cho biết nhà sáng tạo nên chia sẻ video của họ ra bên ngoài YouTube vì điều đó có thể tăng cơ hội khám phá của các video dựa trên hoạt động của người xem, bất kể YouTube có phân bổ trực tiếp hay không.
“Nếu video của bạn nhận được nhiều lưu lượng truy cập (traffic) hơn từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như các nền tảng mạng xã hội, thì điều đó có thể làm tăng khả năng video sẽ được nhiều người xem khám phá hơn.
Một lợi ích khác nữa là khi những người xem đó đã từng xem video của bạn, vì vậy, khả năng cao hơn là họ có thể được đề xuất một trong các video khác của bạn trong tương lai.”
Tại sao rất nhiều người nhận được đề xuất cho các video đã được tải lên cách đây 10-12 năm?
Hệ thống của YouTube được thiết kế để kết nối người xem với những video mà họ có khả năng sẽ thích, bất kể video đó được xuất bản vào thời điểm nào.
Điều đó có nghĩa là ngay cả những video cũ hơn từ rất lâu, vẫn có mức độ tương tác tương đối cao và nó vẫn sẽ tiếp tục được đề xuất cho những người xem mới dựa trên sở thích.
YouTube cần một cách mới để làm nổi bật những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mới.
YouTube nói rằng rất nhiều người xem đã yêu cầu điều này và giải pháp mới nhất của YouTube đó là tab “New to You” nhằm mục tiêu làm nổi bật nhiều kênh mới hơn ngoài những trải nghiệm xem thông thường của mỗi người xem.
Khi áp dụng thẻ trong video, bạn nên tập trung vào các thẻ cụ thể hay các chủ đề phù hợp rộng hơn để tối đa hóa khả năng khám phá?
Thẻ video của YouTube cung cấp một cách khác để những nhà sáng tạo kết nối nội dung của họ với các truy vấn cụ thể, mặc dù YouTube đặc biệt lưu ý rằng thẻ (tags) không phải là một thuật toán chính được xem xét trên nền tảng.
“Thẻ là những từ khóa kiểu mô tả mà bạn có thể thêm vào các video của mình để giúp người xem tìm thấy nội dung của bạn.
Tiêu đề, hình thu nhỏ (thumbnail) và phần mô tả của video là những thẻ metadata quan trọng hơn để bạn khám phá video. Những phần thông tin chính này giúp người xem quyết định xem hay không xem video nào.”
YouTube khuyên nhà sáng tạo nên tập trung vào các yếu tố mà người xem thường dùng để đưa ra quyết định khi họ chọn nội dung để xem – như tiêu đề, hình ảnh thu nhỏ và mô tả.
YouTube có thay đổi hay cập nhật thuật toán gần đây trong năm 2023 không?
YouTube cho biết họ luôn thực hiện các thay đổi đối với các thuật toán của mình, và đặc biệt là trong những năm trở lại đây.
YouTube nói rằng điều này là do sự thay đổi quy mô lớn trong hành vi của người xem do những sự thay đổi từ các bối cảnh xã hội khác.
Mặc dù YouTube chưa nói rõ bối cảnh hay cập nhật ở đây cụ thể là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng nền tảng này có thể dựa vào các bối cảnh hay ngữ cảnh cụ thể để thay đổi cách hệ thống của họ hoạt động và cách nội dung được hiển thị tương ứng cho mỗi người dùng trong ứng dụng.
Kết luận.
Với tư cách là các Digital Marketer, thông qua việc hiểu cách thuật toán của YouTube hoạt động, bạn có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá nội dung của mình.
Có một từ khoá rất hay liên quan đến người làm marketing nhưng rất ít được nhắc đến đó là thế giới quan (worldview).
Vậy thế giới quan là gì, về cơ bản, thế giới quan là những định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm của các cá nhân hay xã hội đó. Thế giới quan có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức. (Tham khảo Wikipedia).
Tại sao thế giới quan lại rất quan trọng đối với người làm marketing?
Theo quan điểm của MarketingTrips, thế giới quan của một cá nhân tỉ lệ thuận với số lượng kiến thức, kỹ năng, số lượng kiểu người (già, trẻ, gái, trai, doanh nhân, nông dân…), bối cảnh sống…mà người đó trải nghiệm và nhận thức được.
Điều này có nghĩa là khi chúng ta nhận xét về một người đối diện, về một điều gì đó hay cố gắng để đồng cảm với một ai đó…thì tỉ lệ đúng đắn hay mức độ phù hợp của các nhận xét của chúng ta sẽ tỉ lệ thuận với số lượng kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm, bối cảnh sống, số lượng kiểu người mà chúng ta đã gặp và tương tác.
Trong khi đối tượng mục tiêu (người mua – buyer, người sử dụng – user/consumer, người quyết định – decision maker, người ảnh hưởng – influencer…) có thể là người không phải cùng quan điểm, lối sống, hệ giá trị, thế giới quan…với những người làm marketing, vậy làm thế nào người làm marketing có thể truyền tải những thứ họ muốn nghe?
Chắc chắn bạn sẽ rất khó để thuyết phục được họ nếu đơn giản chỉ là bạn dùng thế giới quan của bản thân để áp đặt hay ‘dự báo’ nhu cầu của họ.
Dưới đây là một số cách đơn giản mà theo MarketingTrips, nó có thể giúp chúng ta hạn chế được “khoảng trống” này với khách hàng của mình hay nói cách khác là mở rộng thế giới quan của bản thân.
Thứ nhất, chúng ta nên là người cởi mở. Một ví dụ cho vấn đề này đó là, trừ khi chúng ta có đủ thông tin hay dẫn chứng để chứng minh một điều gì đó là đúng hay sai, hay chúng ta không chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta không nên đưa ra phương án với những nhận định chắc chắn (confirmation), thay vào đó, chúng ta có thể bắt đầu với “mình thấy là….”, “theo mình thì…”.
Thứ hai, đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu nhất có thể. Một vấn đề chúng ta cho là sai hay không đồng tình, không đồng nghĩa với việc là sự vật hay hiện tượng đó là sai, mà có thể là chúng ta đọc và nghiên cứu chưa đủ để hiểu hay đánh giá được nó.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này đó là thường xuyên tự vấn bản thân, nhìn nhận lại bản thân mình, liệu mình có tìm hiểu đủ sâu, đọc đủ nhiều…để có thể hiểu nó hay chưa.
Dẫu biết không ai là hoàn hảo nhưng bằng cách này chúng ta có thể làm cho mọi thứ dần trở nên “hoàn hảo nhất có thể theo cách của nó”.
Thứ ba, hãy cố gắng gặp gỡ và trải nghiệm với nhiều kiểu người nhất có thể. Cách tốt nhất để hiểu về đời sống của một người doanh nhân hay nông dân đó là kết nối, tiếp xúc và chia sẻ với họ thay vì chỉ là sử dụng thế giới quan đơn thuần của cá nhân để suy đoán và giả định mọi thứ.
Thứ bốn, cố gắng và đón nhận việc trải nghiệm nhiều bối cảnh sống. Bạn có nghĩ rằng những người từng trải qua thất bại hiểu về thất bại giống với những người chỉ tìm hiểu và nói về sự thất bại không?
Điều này cũng không hẳn có nghĩa là chúng ta phải thất bại mới hiểu được khái niệm thất bại mà là thứ nhất nếu chúng ta chưa từng trải qua thất bại thì chúng ta phải sẵn sàng đón nhận những quan điểm khác từ những người đã từng thất bại (bởi vì rõ ràng hai phía đang khác nhau), hoặc chúng ta cũng tin rằng cùng một khái niệm đó, với bản thân mình, ở các bối cảnh khác nhau thì mình có thể nhìn nhận nó theo những cách khác nhau.
TikTok vừa công bố việc tích hợp bộ công cụ video mới của mình, nhiều nền tảng của bên thứ ba hơn có thể cung cấp các tùy chọn tạo nội dung trên TikTok.
Thông qua API video ‘Chia sẻ lên TikTok’, các nền tảng của bên thứ ba (third-party platforms) được phê duyệt hiện có thể tích hợp tính năng tạo video TikTok trực tiếp trên các công cụ tương ứng của họ.
Điều này có nghĩa là, nhà sáng tạo vừa có thể có thêm nhiều cách mới để phát triển tính sáng tạo thông qua các mẫu có sẵn (templates) trên các ứng dụng vừa có nhiều cách hơn để chia sẻ trực tiếp các video lên TikTok.
Hiện TikTok đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn về vấn đề này:
“Dựa trên những cách hiện có mà mọi người có thể tạo và chia sẻ nội dung trên TikTok, việc mở rộng tính năng để bao gồm thêm nhiều các nhà phát triển dựa trên nền tảng web sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình sáng tạo đồng thời cung cấp cho mọi người nhiều con đường hơn để tạo ra những nội dung chất lượng.”
Theo đó, các nền tảng đối tác mới được chấp thuận bao gồm Clipchamp, Combo, Grabyo, Kapwing, LG U + và Mobcrush.
Cập nhật này có thể đặc biệt có lợi cho những người làm marketing đang tìm cách tích hợp các video chuyên nghiệp hơn thông qua các ứng dụng và công cụ của bên thứ ba.
Giờ đây, với các tùy chọn mới của những bên thứ ba này, bạn sẽ có nhiều cách hơn để xây dựng các video TikTok sáng tạo hơn, khác biệt hơn – mặc dù bạn cũng cần lưu ý rằng nội dung chân thực vẫn là ưu tiên hàng đầu trên TikTok.
Bạn càng có thể kết nối nội dung của mình với các xu hướng mới đang diễn ra của người dùng trên nền tảng, thì video của bạn càng có khả năng thành công.
Tuy nhiên, trong khi mọi thứ còn vẫn phải phụ thuộc vào khả năng thử nghiệm, tối ưu và học hỏi, các marketer hiện có nhiều cách hơn để sáng tạo các nội dung của mình.
Thay vì mua sắm các mặt hàng thời trang xa xỉ, nhiều người chuyển sang chú trọng sức khỏe khiến ngành hàng này tăng trưởng mạnh trên thương mại điện tử trong bình thường mới.
Mua sắm trên thương mại điện tử nay trở thành một trong những hình thức tiêu dùng quen thuộc, chủ chốt của người dân sau nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Nhiều báo cáo dự đoán phương thức này vẫn tiếp tục được ưa chuộng và duy trì ngay cả trong bình thường mới.
Tuy nhiên cũng từ ảnh hưởng dịch bệnh, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi, dịch chuyển từ các mặt hàng thời trang, phụ kiện xa xỉ sang ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm thiết yếu, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và đồ điện tử.
Chuyển dịch thói quen tiêu dùng do ở nhà quá lâu.
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, làm việc, học tập tại nhà, nhiều người có xu hướng chăm chút cho không gian sống nhiều hơn. Loạt sản phẩm nội thất tiêu dùng, trang trí, thiết bị điện tử, gia dụng tiện ích… được ưa chuộng và ghi nhận tăng trưởng doanh số trong quý III/2021.
Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy họ chi nhiều hơn cho ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống, các sản phẩm nhà ở và tiện ích. Cụ thể, trong thời điểm giãn cách xã hội toàn TP HCM, doanh số mặt hàng bánh mì ăn liền và sữa hộp tăng lần lượt là 112% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu ghi nhận từ báo cáo quý III/2021 về hành vi tiêu dùng của Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện tại, cho thấy ngành hàng bách hóa dẫn đầu doanh số với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thực phẩm tươi sống đạt con số tăng trưởng ấn tượng khi gấp đến 17 lần.
Mặt khác, các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử, nhất là laptop, máy tính để bàn và các phụ kiện liên quan, phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà, cũng tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo ghi nhận của Lazada, doanh thu ngành này đạt mức tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng doanh số này được Lazada đánh giá khá ấn tượng bởi đây là ngành hàng vốn kén người mua trực tuyến vì giá trị cao và cần kiểm tra chất lượng trong thời gian dài.
Tuy nhiên nhiều người dùng Việt đã dần chấp nhận và tin tưởng khi chọn mua các mặt hàng giá trị cao bằng hình thức online.
Đơn cử có Hồng Trang (28 tuổi, Quận 4), cô cho biết từ ngày ở nhà toàn thời gian, để tiện việc dọn dẹp nhà cửa, cô sắm sửa thêm nhiều đồ dùng điện tử và gia dụng như robot hút bụi, nồi chiên không dầu, lò nướng điện, máy khử trùng quần áo, chăn nệm… Tất cả sản phẩm đều đặt mua trên gian hàng chính hãng của một số sàn thương mại điện tử lớn vì dịch bệnh không tiện ra ngoài.
Ngoài ra, Trang còn sắm thêm các vật dụng giải trí, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vóc dáng và làm đẹp. Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là những thứ trước đây cô hiếm khi mua online nhưng giờ cũng toàn đặt từ các gian hàng chính hãng.
“Trước dịch tôi hiếm khi ở nhà. Nhưng dịch bệnh khiến mọi thứ thay đổi. Ở một mình trong nhà với bốn bức tường khiến mọi thứ ngột ngạt nên tôi sắm thêm nhiều đồ điện tử, vừa tiết kiệm sức lực dọn dẹp, lại thấy cuộc sống ở nhà bớt nhàm chán”, Hồng Trang chia sẻ.
Chi tiêu thoải mái hơn nhờ ưu đãi và giải trí kết hợp.
Ngoài lợi thế “ngồi nhà nhận hàng”, mua sắm online trên thương mại điện tử còn hút người dùng nhờ nhiều chương trình ưu đãi lớn, giảm giá sâu, quà tặng giá trị… Đặc biệt, vào những dịp lễ hội và chiến dịch mua sắm lớn, lượng mã giảm giá, ưu đãi từ các sàn thương mại điện tử tràn ngập, tạo điều kiện cho người dùng thoải mái chi tiêu.
Các chương trình mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) với nhiều hình thức, định dạng, nền tảng… cũng là yếu tố thu hút thêm nhiều người đến với sàn thương mại điện tử. Vừa xem ca nhạc, tương tác với người dẫn chương trình, thư giãn đầu óc với các minigame, vừa nhận về nhiều ưu đãi giảm giá là điểm độc đáo so với cách mua hàng truyền thống.
Sự tăng trưởng của hình thức “săn sale” qua livestream giải trí thể hiện rõ rệt qua tổng doanh thu thông qua LazLive mà nền tảng Lazada ghi nhận được trong Lễ hội mua sắm 9/9. Chỉ trong 2h livestream, sàn thành công xác lập kỷ lục mới với mức doanh thu chạm đỉnh 700 triệu đồng, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng bùng nổ dịp lễ hội cuối năm.
Dịp lễ hội cuối năm là thời điểm “vàng” cho các hoạt động mua sắm. Từ các năm trước khi chưa chịu ảnh hưởng dịch bệnh, các sàn thương mại điện tử, nhà bán hàng lẫn thương hiệu nói chung đều dồn lực, tập trung tung ra hàng loạt ưu đãi trong thời gian này, đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần của người tiêu dùng.
Tết Nguyên đán 2022 đến sớm hơn mọi năm vào đúng dịp cuối tháng 1, đầu tháng 2 cũng được xem là lợi thế giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Theo thường lệ, doanh thu các sàn thương mại điện tử hầu hết đều ghi nhận tăng trưởng mạnh từ tháng 11, 12 và kéo dài đến hết tháng 1 năm sau.
Mặt khác, việc nhiều người có xu hương chi tiêu “thả ga” sau thời gian ở nhà phòng dịch, thắt chặt hầu bao cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội phục hồi hậu suy thoái cho các doanh nghiệp bán lẻ lẫn thương mại điện tử.
Kết hợp với các số liệu thị trường về thói quen tiêu dùng thay đổi rõ rệt trong quý III/2021, thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì và tăng tưởng ngay cả trong thời bình thường mới, không có các lệnh giãn cách xã hội hay hạn chế đi lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và đã tìm thấy một hoặc hai người hợp tác để cùng khởi nghiệp. Tuy nhiên, trước khi khởi động bạn nên suy nghĩ và kiểm tra thêm một lần nữa, không phải là kế hoạch hay khả năng thành công mà là 5 điều cơ bản trong quyền lợi của người đồng sáng lập.
Theo khảo sát của ĐH Princeton, Hoa Kỳ, 65% công ty khởi nghiệp thất bại vì sự bất đồng giữa những người đồng sáng lập. Bởi đa số những người mới khởi nghiệp đều rơi vào cái bẫy phổ biến là cam kết bằng các cuộc trò chuyện thay vì văn bản, thống nhất bằng tình cảm thay vì các nguyên tắc, điều khoản cụ thể.
Vì vậy, trước khi công ty ra mắt thị trường, trước khi có những khoản lợi nhuận đầu tiên, những người đồng sáng lập nên xem xét mọi thứ một cách nghiêm túc và và có những thỏa thuận cụ thể, rõ ràng.
Dưới đây là 5 điều người đồng sáng lập nên suy nghĩ đến và thực hiện:
Quyền sở hữu.
Mỗi người đồng sáng lập cần biết họ sẽ sở hữu bao nhiêu phần trăm cổ phần của doanh nghiệp và phải trả hoặc đáp ứng những điều kiện gì để đạt được số lượng đó.
Theo Neil Dewey – người đồng sáng lập của công ty Lumi.Media, mỗi người đồng sáng lập cần thực sự phải góp vốn dù chỉ là 1 USD tượng trưng. Điều này cho thấy sự đóng góp trong quá trình liên doanh để bảo đảm tính công bằng và các quyền lợi về sau.
Bên cạnh đó, cổ phiếu ESOP (Employee Stock Ownership – Quyền sở hữu cổ phần của nhân viên) cũng là vấn đề người đồng sáng lập cần quan tâm.
Bởi có thể trong tương lai bạn sẽ có kế hoạch sử dụng cổ phiếu này và tỷ lệ phần trăm tối đa mà bạn có thể sở hữu là bao nhiêu? Quy tắc ESOP được thể hiện như thế nào? Và bạn cần phải làm gì trong trường hợp đó?
Cơ cấu công ty.
Xác định cấu trúc công ty và bộ máy lãnh đạo là một trong những bước đầu tiên mà bất kỳ công ty nào cũng phải thực hiện trong giai đoạn vừa hình thành. Với tư cách là người đồng sáng lập, đa phần bạn sẽ được chỉ định vào các vị trí như Chủ tịch, Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính…
Điều cần lưu ý là bạn có thể hoặc không giữ các vị trí trong nhóm C-Suite (nhóm lãnh đạo cấp cao thường bắt đầu bằng chữ C như CEO, COO, CFO, CIO…), bởi người đồng sáng lập không nhất thiết là người lãnh đạo, điều quan trọng bạn là người đưa ra ý tưởng khởi nghiệp và tiên phong trong quá trình giúp công ty ra mắt thị trường. Bạn cần làm tốt những mục tiêu, kế hoạch ban đầu thay vì tập trung kiểm soát quyền lực.
Mức lương được nhận .
Với tư cách là người đồng sáng lập, bạn có được nhận lương hay không, mức lương bao nhiêu, có tương xứng với thời gian bạn cống hiến cho công ty?
Đó là những câu hỏi mà nhiều người đồng sáng lập thường phân vân nhưng ít chia sẻ. Vì trong một số trường hợp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp nhỏ, vừa thành lập, người đồng sáng lập sẽ không nhận lương.
Tuy nhiên, điều này phải được thỏa thuận và thống nhất ngay từ đầu. Tất cả người sáng lập sẽ cùng nhận lương hoặc phân chia theo những mức như thế nào, sẽ bằng nhau hay bị ràng buộc bởi các mục tiêu hoạt động trong một năm tài chính.
Chiến lược khi rời đi.
Có một số vấn đề về việc rút lui mà những người đồng sáng lập cần cân nhắc, đưa ra quan điểm và cùng thống nhất trước khi mọi thứ bắt đầu.
Cụ thể, nếu một người đồng sáng lập muốn rút vốn thì công ty phải đối diện với tình trạng gì? Những người đồng sáng lập còn lại sẽ như thế nào? Cổ phần, cổ phiếu nên phân chia ra sao?
Hoặc trường hợp tốt hơn, nếu tất cả người sáng lập đều ở lại, hoạt động kinh doanh thuận lợi và suôn sẻ thì công ty sẽ phát triển theo hướng nào, IPO hay mở rộng chi nhánh?
Nếu muốn mọi chuyện thuận lợi thì tất cả phải được chuẩn bị trong tâm thế chủ động và đạt được sự đồng thuận của tất cả những người đồng sáng lập ngay từ đầu.
Tìm hiểu bản thân.
Suy cho cùng, bước chuẩn bị tốt nhất là chuẩn bị ngay từ bản thân mỗi người. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng trước khi tìm kiếm người đồng sáng lập hoặc lên kế hoạch phát triển công ty, thì mỗi người nên tự nhìn nhận lại chính mình với những điểm mạnh, điểm yếu.
Bởi mối quan hệ giữa những người đồng sáng lập có lâu dài hay không phụ thuộc phần lớn vào chính bạn và sự phù hợp trong hệ giá trị của bạn và những người đồng hành.
Một cách đơn giản nhưng hữu ích mà nhiều doanh nhân đã làm là viết ra những điểm mạnh, điểm yếu, tính cách của bản thân, dự định về quá trình khởi nghiệp, các giá trị cốt lõi mà bạn muốn trong hoạt động của doanh nghiệp và mong muốn của bạn về người đồng sáng lập.
Sau khi viết ra thì hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên và cùng thương lượng với những người mà bạn sẽ hợp tác.
Việc có một cuộc nói chuyện rõ ràng ngay từ đầu để đề ra những thỏa thuận chi tiết với người đồng sáng lập sẽ tạo ra cộng hưởng cho tất cả thành công trong tương lai.
Đồng thời, điều này còn giúp định hướng tầm nhìn chiến lược và xây dựng lộ trình bền vững giúp doanh nghiệp tiến đến các giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Theo nghiên cứu mới nhất của CMI về content marketing hay tiếp thị nội dung, các doanh nghiệp đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào content marketing, đặc biệt nhờ sự thúc đẩy của đại dịch.
Và việc xác định sức ảnh hưởng của những sự gián đoạn này có thể giúp các marketer phát triển các chiến lược của họ nhằm mục tiêu xây dựng sự sẵn sàng cho tương lai của các hoạt động nội dung và tiếp thị.
Sự gián đoạn 1: Sự thay đổi về thời gian của người tiêu dùng và di sản thương hiệu.
Trong thế giới VUCA mới như hiện tại, mọi thứ đang thay đổi và phát triển nhanh hơn, và mọi người hiện có nhiều lựa chọn hơn về nội dung.
Giờ đây, bạn chắc chắn đã quen thuộc với việc thay đổi thời gian phân phối nội dung theo cách mà mọi người đang “tiêu thụ” và dành thời gian cho các nội dung.
Mặc dù các khoảng thời gian có thể chú ý của người dùng chưa bị thu hẹp lại, tuy nhiên sự kiên nhẫn của họ thì ngày càng giảm sút.
Đó không chỉ là sự kiên nhẫn đối với các quảng cáo làm gián đoạn, mà còn là với bất kỳ hoạt động giao tiếp hay truyền thông nào khác làm gián đoạn họ.
Ví dụ, một nghiên cứu mới đây của BusinessWire cho thấy người Mỹ trả lời ít hơn một nửa tổng số cuộc gọi trên điện thoại di động của họ.
Chúng ta không chỉ không thích việc bị gián đoạn mà còn biết rằng bất kỳ nội dung nào chúng ta tương tác đều có thể dễ dàng được thay thế bằng một cú nhấp chuột. Bạn không thích một video TikTok hay Facebook nào đó, bạn chỉ cần 1s để nó biến mất.
Chính sự thiếu kiên nhẫn và dễ dàng có được nội dung thay thế của người dùng này sẽ làm mất đi một số khả năng mà người làm marketing có thể sử dụng để xây dựng di sản thương hiệu (brand legacy).
Theo McKinsey & Company, năm 1958, tuổi thọ trung bình của một doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Standard & Poor là 61 năm. Đến ngày nay, con số đó chưa đầy 18 năm. McKinsey tin rằng trong vòng 5 đến 6 năm tới, 75% các công ty trong danh sách S&P 500 sẽ bị mua lại, sáp nhập hoặc thất bại.
Với sự thay đổi chóng mặt này, các thương hiệu sản phẩm và dịch vụ ngày càng trở nên giống như các công ty khởi nghiệp hay thời trang, khi mà mọi thứ từ lúc ra mắt, phát triển, nổi tiếng và biến mất hoặc bị thay thế đều diễn ra với một tốc độ không thể tưởng tượng.
Theo một số cách, việc ra mắt hoặc mua lại các thương hiệu khác cũng quan trọng không kém gì so với các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp.
Sự gián đoạn 2: Sự khan hiếm của những sự hiện diện thực tế.
Một điều mà tất cả chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt thời gian diễn ra đại dịch đó là sự hiện diện thực tế (trong thế giới thực) quý giá đến như thế nào. Lúc bạn mất đi một thứ gì đó là lúc bạn nhận ra giá trị của nó rõ ràng nhất.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các sở thích mới cũng đang dần được xây dựng và chúng ta đang nhận ra rằng nhiều thứ sẽ được phục vụ tốt hơn trong một môi trường ảo.
Nhiều người sẽ nói rằng “Tôi thấy làm việc tại nhà hiệu quả hơn” hoặc tự hỏi “Liệu sự hiện diện thực tế của tôi tại văn phòng làm việc có đáng giá hơn trước đại dịch không?”
Hay nói một cách đơn giản khác, chúng ta có cần phải ra ngoài hay hiện diện ở một nơi thực tế (physical spaces) nào đó hay không?
Chắc chắn trong một hoặc hai năm tới, nhu cầu về sự hiện diện thực tế sẽ ngày càng tăng lên. Nhu cầu về sử dụng các phương tiện đi lại, ăn uống tại các nhà hàng, tham dự các cuộc họp kinh doanh, các sự kiện thể thao hay địa điểm giải trí…sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, sự hiện diện trực tiếp này có thể vẫn còn khan hiếm do sự hạn chế về nguồn cung ở một mức độ nào đó.
Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động marekting và tầm quan trọng của nội dung trong marketing?
Vì sự hiện diện thực tế đang trở nên quý giá hơn, các sự kiện trực tiếp (từng là một trong những chiến thuật content marketing hiệu quả nhất) sẽ trở thành “mặt hàng xa xỉ” nhất.
Và đây là chìa khóa, bản chất của những nội dung chúng ta truyền tải tại những sự kiện này cần phải tốt hơn và thực sự khác biệt so với trước đây.
Tất cả những nội dung kỹ thuật số của chúng ta phải khác biệt hơn vì đối tượng mục tiêu của chúng ta đang mong đợi nhiều hơn và sẵn sàng từ bỏ nhiều hơn.
Hãy nhìn vào Salesforce, một công ty B2B, nhưng đã đầu tư hàng triệu đô la để phát triển các hội nghị Dreamforce của họ thành một dịch vụ phát trực tuyến B2B để cạnh tranh với Netflix hoặc Amazon Prime, từ đây bạn có thể thấy rằng trải nghiệm nội dung kỹ thuật số đang trở nên quan trọng đến như thế nào.
Sự gián đoạn 3: Sự suy giảm về niềm tin và sự thật.
Theo nhiều cách, chúng ta dường như đang cảm giác như thể thế giới đang bị chia rẽ thành nhiều phần hơn chúng ta đã từng.
Nhưng những gì chúng ta đang thấy là niềm tin của mọi người vào các tổ chức chính thống đang ở mức thấp nhất. Cho dù đó là chính phủ, các phương tiện truyền thông chính thống, doanh nghiệp hay thậm chí là tổ chức phi lợi nhuận.
Chúng ta đang chìm đắm trong một thế giới với những thông tin sai lệch và sự ngờ vực đang ngày càng lan rộng đối với tất cả các tổ chức này cùng các nhà lãnh đạo của nó.
Mặc dù đây là yếu tố vĩ mô và liên quan nhiều hơn ngoài những khái niệm về kinh doanh và marketing đơn thuần, nhưng chúng ta nên nhận ra rằng sự gián đoạn này là một cơ hội trực tiếp và quan trọng để giúp chúng ta định hình lại tương lai của marketing.
Khi mọi ranh giới đang dần trở nên mơ hồ với nhiều sự ngờ vực, các nhà tiếp thị có vô số các cơ hội để xây dựng yếu tố niềm tin và sự thật như là một giá trị vô giá.
Việc tạo ra và củng cố yếu tố niềm tin và sự thật, được thúc đẩy bởi nhu cầu xây dựng và tập hợp các đối tượng mục tiêu vào những trải nghiệm nội dung thực và kỹ thuật số khác biệt, trong bối cảnh khách hàng đang dần mất đi tính kiên nhẫn với những cách thức giao tiếp làm gián đoạn, là tương lai của nội dung và tiếp thị.
Vậy bằng cách nào chúng ta, với tư cách là những người làm marketing và nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể biến tương lai đó thành hiện thực?
Nếu như trước đây và ngay cả ở hiện tại, nội dung được sử dụng để thuyết phục đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Thì giờ đây, các marketer cần coi nó là như là một sản phẩm thực sự, nó là trung tâm để tạo ra các trải nghiệm toàn diện cho người dùng, nội dung hay content giờ đây quan trọng tương tự như các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng.
Có một câu nói của Peter Drucker, một nhà văn, nhà tư vấn người Mỹ mà nó rất đúng cho bối cảnh này đó là: “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai đó là hãy tạo ra nó.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Instagram chính thức thông báo rằng tính năng đăng liên kết (links) trong stories hiện đã có sẵn cho tất cả các tài khoản.
Theo giải thích của Instagram:
“Khi chúng tôi lần đầu tiên giới thiệu các liên kết trên Stories, tính năng này chỉ giới hạn ở những tài khoản đã được xác minh hoặc với những tài khoản có số lượng người theo dõi đủ lớn nhất định.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã nghe được từ những người còn lại trong cộng đồng của mình rằng họ cũng muốn chia sẻ những điều quan trọng với bạn bè và gia đình của họ.
Do đó, giờ đây, dù bạn làm gì, bạn là ai, tài khoản có được xác minh hay chưa, bạn cũng có thêm không gian để chia sẻ trong Stories.”
Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, tất cả người dùng giờ đây sẽ có thể truy cập các liên kết dưới dạng nhãn dán (stickers), tính năng mà Instagram sẽ sử dụng làm tùy chọn chia sẻ liên kết chính, thay vì hành động “vuốt lên” như trước đây.
Đối với các thương hiệu, cập nhật này sẽ giúp họ tập trung và phát triển nhiều hơn trên Stories – và đăc biệt khi Instagram ngày càng tìm cách tập trung nhiều hơn vào các nội dung video như Stories và Reels, thương hiệu cũng có thể mong đợi rằng họ sẽ có thêm nhiều cơ hội mới để thúc đẩy khả năng tương tác trên nền tảng.
CEO Facebook, hay CEO Meta theo tên gọi mới cho biết:
“Reels đã là động lực chính để thúc đẩy sự tăng trưởng tương tác trên Instagram. Nó cực kỳ thú vị và mang tính giải trí, và tôi nghĩ rằng nó còn rất nhiều tiềm năng ở phía trước.
Chúng tôi cũng dự kiến sẽ thực hiện những thay đổi đáng kể đối với Instagram và Facebook trong năm tới để tiếp tục tập trung vào video và biến Reels trở thành một phần trung tâm của những trải nghiệm trên nền tảng.”
Instagram lưu ý rằng các tài khoản mới, cũng như các tài khoản liên tục chia sẻ những nội dung vi phạm Nguyên tắc Cộng đồng, sẽ không có quyền truy cập vào các nhãn liên kết.
Instagram cũng đang phát triển các cách mới để tùy chỉnh các nhãn dán liên kết với mục tiêu là “để mọi người có thể thấy được những gì họ sẽ thấy sau khi nhấn vào liên kết của thương hiệu”.
Về cơ bản điều này có nghĩa là người dùng có thể xem trước những nội dung mà họ có thể được xem trước khi quyết định có nhấp vào các liên kết hay không. Cũng như nhiều nền tảng khác, tính năng này nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch, hạn chế việc bị lạm dung hay gian lận trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc thay đổi tên được công bố tại hội nghị thực tế ảo và tăng cường Facebook Connect, phản ánh tham vọng ngày càng tăng của công ty ngoài nền tảng truyền thông mạng xã hội đơn thuần.
Theo đó, vào hôm qua, ngày 28/10, Facebook chính thức thông báo rằng họ đã đổi tên công ty của mình thành Meta.
Việc đổi tên đã được công bố tại hội nghị thực tế ảo và tăng cường Facebook Connect. Với tên gọi mới, công ty đã thể hiện rõ ràng tham vọng của mình tới vũ trụ ảo (Metaverse) thay vì là nền tảng mạng xã hội đơn thuần.
Meta là từ viết tắt của Metaverse, một thuât ngữ dựa trên khoa học viễn tưởng dùng để mô tả tầm nhìn chiến lược của mình thông qua việc làm việc và giải trí trong thế giới ảo.
CEO Meta, Mark Zuckerberg cho biết:
“Ngày nay chúng tôi đang được coi là một công ty truyền thông mạng xã hội, nhưng trong DNA của chúng tôi, chúng tôi là một công ty xây dựng công nghệ để kết nối mọi người và metaverse sẽ là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng tôi mới bắt đầu.”
Công ty này cũng cho biết thêm rằng họ cũng sẽ thay đổi mã chứng khoán từ FB thành MVRS và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12.
Trong một bức thư được công bố hôm qua, CEO Mark Zuckerberg viết:
“Hy vọng của chúng tôi là trong vòng một thập kỷ tới, vũ trụ ảo Metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, giữ hàng trăm tỷ đô la thương mại kỹ thuật số (digital commerce), đồng thời hỗ trợ việc làm cho hàng triệu nhà sáng tạo và nhà phát triển.”
Trong vài năm qua, công ty đã không ngừng phát triển phần cứng, giới thiệu thiết bị gọi điện bằng video Portal, ra mắt kính Ray-Ban Stories và tung ra nhiều phiên bản tai nghe thực tế ảo mang tên Oculus. Công ty đã chỉ ra rằng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược của họ trong những năm tới.
Công ty cũng cho biết họ sẽ chi khoảng 10 tỷ USD trong năm tới để phát triển các công nghệ cần thiết nhằm mục tiêu xây dựng metaverse.
CEO Zuckerberg nói: “Chúng tôi tin rằng metaverse sẽ là sự kế thừa của Internet di động”.
Ngoài ra, Meta cũng đã công bố một tai nghe thực tế ảo mới có tên là Project Cambria. Thiết bị này sẽ là một sản phẩm cao cấp với mức giá cao hơn so với tai nghe Quest 2 hiện có giá 299 USD.
Việc tái xây dựng thương hiệu của Facebook diễn ra trong bối cảnh hàng loạt các báo cáo cáo buộc sau khi Bà Frances Haugen, cựu Giám đốc Sản phẩm của Facebook, cáo buộc sự độc hại của nền tảng khiến nhiều trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm.
Các báo cáo cho thấy rằng Facebook nhận thức được nhiều tác hại mà các ứng dụng và dịch vụ của họ gây ra nhưng họ không chủ động khắc phục hoặc gặp khó khăn khi giải quyết chúng.
Trong một cuộc gọi với các nhà phân tích vào ngày 25/10 vừa qua, CEO Zuckerberg đã bác bỏ những tuyên bố và chỉ trích từ các tài liệu do Bà Haugen cung cấp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dưới đây là một số lý do chính khiến đa số các doanh nghiệp Việt Nam không hoặc ít có phòng thương hiệu mà chỉ có phòng marketing.
Thứ nhất, hiện hơn 95% số lượng các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs/SMEs). Mà các doanh nghiệp nhỏ thì thường rất ít coi trọng việc xây dựng thương hiệu vì các nhà lãnh đạo cho rằng nó tốn kém và mất thời gian.
So với việc đầu tư ngắn hạn vào marketing và digital và mang về doanh số tức thời, thì rõ ràng họ sẽ ưu tiên hơn.
Thứ hai, ở các doanh nghiệp nhỏ (thậm chí là vừa), ngân sách về marketing nói chung thường khá khiêm tốn và không có quá nhiều công việc hay nhiệm vụ cho marketing và thương hiệu nói chung. Do vậy, họ thường gộp chung tất cả các vị trí hay chức năng vào một, là marketing, chứ không tách ra bộ phận thương hiệu hay digital riêng.
Thứ ba, ở các doanh nghiệp nhỏ thường các chủ doanh nghiệp hay người làm marketing (doanh nghiệp mới hoặc nhỏ rất khó chiêu mộ người giỏi hoặc nhiều kinh nghiệm) sẽ gặp không ít những hạn chế về tư duy và chuyên môn.
Đây cũng có thể là lý do khiến họ không hiểu giá trị của các chức năng khác nhau cũng như các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ bốn, ở một khía cạnh khác, với các công ty lớn hoặc global thì họ thường họ sẽ rất rõ ràng về vai trò của các bộ phận, tức là họ có xu hướng không gộp chung mà tách ra phòng hoặc bộ phận thương hiệu riêng, digital riêng, thậm chí là SEO và Content cũng riêng.
Thứ năm, mặc dù không nhiều, nhưng các doanh nghiệp SMBs Việt Nam cũng có các bộ phận thương hiệu riêng, chức năng này thường đóng vai trò Brand Manager (quản lý nhãn hàng), bạn thường thấy ở các công ty dược, hàng tiêu dùng.
Trong trường hợp này, có thể họ không có bộ phận marketing mà chỉ có bộ phận thương hiệu, các công việc họ sẽ thường làm kết hợp với các Agency.
Thứ sáu, cái này chắc nhiều bạn cũng nhận ra, ở Việt Nam, chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) thường quản lý theo phong cách chuyên quyền, tức là họ sẽ quyết định tất cả mọi thứ và bất chấp quan điểm của trưởng các bộ phận.
Thứ bảy, với một số doanh nghiệp, họ cũng có cách tiếp cận là để Brand thuộc Marketing, tức họ cũng có bộ phận thương hiệu riêng (không riêng hoàn toàn) nhưng vẫn thuộc Marketing.
Với cách tiếp cận này, với các bạn mới, khi phỏng vấn bạn có thể hỏi kỹ về cơ cấu và định hướng cũng như tư duy của chủ doanh nghiệp để hiểu liệu mình có phù hợp với môi trường của doanh nghiệp đó hay không.
Chẳng hạn nếu bạn muốn làm thiên về chuyên môn rõ ràng thì có thể bạn không phù hợp với các doanh nghiệp quá nhỏ, doanh nghiệp mới, thiếu chuyên nghiệp, hay lãnh đạo thiếu các định hướng cụ thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo báo cáo của công ty mẹ Microsoft, LinkedIn tiếp tục chứng kiến mức độ tương tác ‘kỷ lục’, với số phiên người dùng tăng đến 19% trong quý gần đây nhất.
Như bạn có thể thấy trong báo cáo thu nhập mới đây của Microsoft, mức độ tương tác của LinkedIn đang tiếp tục tăng trưởng, đồng thời doanh thu quảng cáo của nền tảng này cũng tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái “do nhu cầu quảng cáo dâng cao và thị trường việc làm đang dần được cải thiện”.
Khi nhiều người đang tìm kiếm những công việc mới và các doanh nghiệp cũng đang tìm cách định hình lại quy trình kinh doanh của họ, đặc biệt khi các doanh nghiệp đang tiếp cận mô hình làm việc kết hợp, LinkedIn lại sẽ là một đầu nối quan trọng, liên kết giữa các tổ chức B2B với các khách hàng của họ.
Được mua lại với giá 26 tỷ USD từ năm 2016, LinkedIn đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ dưới thời của Microsoft – mặc dù gần đây nhất, do nhiều yếu tố về chính sách mà nền tảng này buộc phải rời khỏi thị trường Trung Quốc.
Đến thời điểm hiện tại, LinkedIn có tổng cộng khoảng 774 triệu thành viên trên toàn cầu, tuy nhiên việc rời khỏi Trung Quốc sẽ khiến họ mất đi khoảng 54 triệu người dùng.
Có một điểm cần lưu ý là, khái niệm ‘thành viên’ (member) và ‘người dùng đang hoạt động’ (active user) vốn không giống nhau, tuy nhiên dữ liệu sử dụng tổng thể cho thấy mức độ tương tác của LinkedIn vẫn đag tiếp tục tăng lên, ngay cả khi họ không có các con số cụ thể về số lượng người sử dụng hàng tháng (MAU).
Trong thời gian trở lại đây, LinkedIn liên tục bổ sung các công cụ mới để giúp các nhà quảng cáo khai thác tối đa mức độ hiệu quả trên nền tảng, chẳng hạn như các mẹo để tăng cường mức độ tương tác, hay việc cho phép các Trang doanh nghiệp có thể đăng bài đăng dài hơn.
LinkedIn cũng đang tìm cách khai thác nền kinh tế nhà sáng tạo, với các công cụ dành riêng cho các nhà sáng tạo cùng nhiều quỹ đầu tư đi kèm.
Nhìn chung, khi nói về cách tiếp cận, thì lợi thế lớn nhất của LinkedIn so với các nền tảng mạng xã hội khác như TikTok, Instagram hay Facebook đó là LinkedIn hướng đến nhóm đối tượng khá chuyên biệt, những cá nhân “chuyên nghiệp” và B2B.
Do đó, nếu bạn làm marketing và muốn tiếp cận đến các nhóm đối tượng này thì LinkedIn là cái tên bạn không nên bỏ qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vực dậy và giúp Microsoft từng bị xem là “lỗi thời” trở thành công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới, CEO Satya Nadella thành công nhờ 3 nguyên tắc dưới đây.
Với những thành tựu mà Microsoft đạt được dưới thời Satya Nadella, không thể phủ nhận vị CEO gốc Ấn này là một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất trên thế giới.
Dưới thời của Nadella, Microsoft không chỉ có lượng người dùng đăng ký nhiều hơn Netflix, mà doanh thu điện toán đám mây cũng nhiều hơn Google và từng có thời điểm vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới. Thế nên, dễ hiểu tại sao tạp chí Fortune lại từng vinh danh Nadella là doanh nhân của năm 2019.
Đến nay, đã nhiều năm từ khi Nadella thay Steve Ballmer trở thành CEO của Microsoft. Kể từ khi nắm quyền, Nadella đã giúp Microsoft hoàn toàn “lột xác”, đưa công ty tại thời điểm đó bị xem là đã lỗi thời với doanh thu từ hệ điều hành Windows trì trệ, và không bắt kịp với hầu hết các xu hướng quan trọng của những năm 2000 như điện thoại di động, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội… trở thành công ty lần đầu tiên có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới.
Và, Nadella hiểu rằng, thành công không đến trong một sớm một chiều. Thay vào đó, người lãnh đạo cần thiết tư duy dài hạn, vừa phải gieo hạt giống cho tương lai, vừa phải tự làm mới ngay hôm nay, trong khi không ngừng tiến về phía trước.
Đồng nghĩa, tất cả mọi thứ, từ văn hóa, quy trình hoạt động cho đến chiến lược hay nhân sự, đều phải được làm mới và điều chỉnh sao cho phù hợp. Trên tinh thần đó, dưới đây là 3 quy tắc hàng đầu của Nadella trong việc điều hành doanh nghiệp.
1. Thay đổi văn hóa khi cần thiết.
Một trong những bước đi táo bạo đầu tiên của Nadella khi trở thành CEO là thay đổi sứ mệnh lâu đời và có phần “cổ lỗ sĩ” của Microsoft là “một chiếc máy tính trên mỗi bàn làm việc của mọi nhà” thành “mang đến cho mỗi cá nhân và tổ chức trên thế giới sức mạnh để đạt được nhiều hơn nữa”.
Thực ra, những con người tại Microsoft vẫn kế thừa và phát huy tinh thần đã có từ trước, nhưng dưới triều đại của Nadella, họ hành động trong một tâm thế khác, một văn hoá khác, xem khách hàng là ưu tiên hàng đầu, thay vì cố gắng đưa doanh nghiệp của mình thống lĩnh thị trường.
Những điểm nhấn trong công cuộc cải tổ bộ máy và thay đổi sứ mệnh cùng văn hoá doanh nghiệp dưới thời Nadella có thể kể đến như cho phép hệ điều hành đối thủ Linux chạy trên dịch vụ đám mây Windows Azure, ra mắt Microsoft Office cho iPad của Apple, ra mắt ứng dụng cho iPhone và smartphone chạy hệ điều hành Android.
Bên cạnh đó là việc bỏ qua Windows 9 để lên thẳng Windows 10, ra mắt Microsoft Surface Boo – laptop đầu tiên của Microsoft và kính 3 chiều HoloLens.
Đi cùng với sự thay đổi về văn hoá và chiến lược kinh doanh đặt trọng tâm vào khách hàng, đội ngũ nhân viên cũng được khuyến khích tập trung vào các dự án khởi nguồn từ đam mê, và nghĩ về Microsoft không phải như một công ty đã có 42 năm tuổi đời, mà như một công ty chỉ vừa khởi nghiệp.
Đồng thời, nhân viên cũng được khuyến khích tư duy theo hướng mới và phá bỏ sự già cỗi. Đối với một công ty có lượng tuổi đời như Microsoft, việc vật lộn để lấy lại tinh thần “khởi nghiệp” như những ngày đầu đặt nền móng cho hệ điều hành Windows là vô cùng cần thiết.
Chính cách tiếp cận của Nadella đã cho thấy rằng, việc bám víu một tư duy đã lỗi thời và cứng nhắc có thể là “liều thuốc độc”, khiến doanh nghiệp mãi mất đi tính sáng tạo, dậm chân tại chỗ để rồi tụt lại phía sau.
Hơn ai hết, Satya Nadella hiểu rõ điều đó; và vị CEO gốc Ấn biết rằng, bấy giờ là thời điểm mà Microsoft nhất thiết phải suy nghĩ và hành động như một công ty khởi nghiệp với 10.000 người nếu muốn bắt kịp các đối thủ khác.
2. Hành động nhanh, suy nghĩ chậm.
Là một lãnh đạo có tầm nhìn, Nadella có thể nắm bắt các xu hướng mới và dấu hiệu suy yếu từ sớm để luôn đi trước một bước. Đồng thời, vị CEO cũng rất coi trọng việc ra quyết định nhanh chóng; trong đó, chỉ cần mức độ tin cậy đạt 80% là đã đủ để hành động.
Trong một thế giới hiện đại đầy biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ, Nadella hiểu rằng, đưa ra quyết định khi đã chắc chắn 100% đơn giản là quá chậm. Và, kết quả kinh doanh xuất sắc của Microsoft vào năm 2017 chính là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của việc hành động nhanh, suy nghĩ chậm.
Ví dụ, Cloud Services – một trong những lĩnh vực mà Microsoft khi đó vốn không hoàn toàn chắc chắn, hiện đã chiếm hơn 30% tổng doanh thu của công ty, với mức sử dụng tăng gấp đôi trong năm 2018.
Trong kỷ nguyên số hiện đại và biến đổi không ngừng, CEO Microsoft khuyên, các nhà lãnh đạo hãy biết đẩy nhanh tốc độ ra quyết định, nếu không muốn doanh nghiệp chậm hơn đối thủ. Được biết, bản thân các giám đốc của Microsoft cũng cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Nadella, Microsoft đã có thể tập trung vào những gì mà công ty làm tốt nhất.
3. “Cái gì cũng học” sẽ đánh bại “Cái gì cũng biết”.
Thập niên 2000 có thể xem là 10 năm “lạc lối” của Microsoft, khi sợi dây liên kết giữa tất cả khách hàng với công ty dường như bị cắt đứt, còn bản thân Microsoft rơi vào khủng hoảng, mông lung trong việc xác định ý nghĩa và giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho thế giới.
Thêm vào đó, làn sóng cải tiến dồn dập từ Google và App Store cho đến iPhone rồi máy tính bảng đã san bằng đường cong tăng trưởng của doanh nghiệp phần mềm máy tính huyền thoại một thời.
Năm 2014, khi Nadella trở thành CEO mới, ông đã tuyên bố, kể từ thời điểm này, Microsoft sẽ trở thành một công ty “học tất cả mọi thứ” thay vì một công ty “biết tất cả mọi thứ” như trước đây. Đồng nghĩa, mỗi ngày trôi qua với toàn bộ nhân viên Microsoft sẽ là mỗi ngày học hỏi, khám phá và thử nghiệm cái mới.
Riêng đối với Nadella, điều này có nghĩa là phải luôn tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:
Chúng ta đang tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh mới thành công như thế nào?
Chúng ta đang thích nghi với những thay đổi và đột phá mới hiệu quả như thế nào?
Văn hóa của công ty chúng ta có đang trân trọng sự mạo hiểm, tinh thần học hỏi và thất bại không ngoan hay không?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Covid-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi số lĩnh vực bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương (APAC) khi thương mại điện tử thành hình thức mua sắm mặc định của nhiều người.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã liên tục thay đổi ngành bán lẻ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên tốc độ chuyển đổi số chỉ thực sự bứt phá khi có sự xuất hiện của đại dịch Covid-19.
Hình thức mua sắm online với sự lên ngôi của lĩnh vực thương mại điện tử khiến cho bản chất của ngành này có những biến động lớn, hầu hết là những thay đổi mang tính quyết định và lâu dài, buộc các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi để thích nghi nếu không muốn rơi vào tình trạng “nằm yên chờ chết”.
Mặt khác, sự bùng nổ thương mại điện tử do khủng hoảng gây ra mang lại nhiều thách thức và cơ hội mới cho các nhà bán lẻ và thương hiệu tiêu dùng.
Theo báo cáo của Euromonitor International, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Australia, được xem là nơi hội tụ các cường quốc thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị tuyệt đối toàn cầu.
Theo đó, Euromonitor International đã đưa ra những dự báo về ngành thương mại điện tử tại khu vực này trong giai đoạn 2020-2025.
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu.
Thương mại điện tử khu vực này được giới chuyên gia đánh giá chiếm ưu thế với những cơ hội bứt tốc mạnh mẽ trong năm 2021 và hơn thế nữa.
Trên thực tế, việc gộp Australia vào châu Á – Thái Bình Dương sẽ giúp cụm này chiếm hơn 45% mức tăng trưởng giá trị tuyệt đối toàn cầu trong giai đoạn dự báo 2020-2025.
Theo đó, Euromonitor Internation dự đoán Trung Quốc tiếp tục là động lực tăng trưởng thương mại điện tử trong khu vực. Quốc gia đông dân nhất thế giới hiện sở hữu thị trường rộng lớn cùng tốc độ phát triển nhanh nhất ở châu Á – Thái Bình Dương và Australia.
Chỉ riêng thị trường này đã chiếm 64% mức tăng trưởng giá trị tuyệt đối tại đây vào năm 2020. Dự kiến nước này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép) là 7% về giá trị trong giai đoạn 2020-2025 và hơn 99 tỷ USD cơ hội ngành này chưa được đáp ứng.
Điện thoại thông minh thúc đẩy mua sắm trực tuyến.
Trong thời dịch, điện thoại di động và các thiết bị điện tử là thứ không thể thiếu và gần như gắn liền với mỗi người toàn thời gian.
Đây không chỉ là thiết bị liên lạc với bên ngoài trong thời gian giãn cách mà còn là phương tiện đáp ứng nhu cầu giải trí, cập nhật tin tức, tìm kiếm thông tin, làm việc, học tập, mua sắm và duy trì các nhu cầu thiết yếu khác.
Nhờ kích thước nhỏ gọn, smartphone được ưa chuộng và chọn thay thế cho máy tính bảng, laptop khi mua sắm trực tuyến.
Với sự phát triển của các kênh mua sắm kèm hình thức mới như livestream bán hàng, giải trí trực tuyến, show âm nhạc online… việc sử dụng điện thoại di động mua sắm dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong tương lai, ngay cả trong thời bình thường mới.
Mô hình bán lẻ truyền thống của hầu hết các ngành hàng hiện có dấu hiệu “lão hóa” và dần lui về, nhường chỗ cho sự lên ngôi của các mô hình, kênh kinh doanh mới như đi chợ online, thương mại điện tử, dịch vụ sửa chữa tại nhà, tư vấn trực tuyến…
Trong đó, thương mại điện tử sẽ tiếp tục là xu hướng mới của thị trường, ít nhất là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Australia.
Điểm mấu chốt để các thương hiệu và doanh nghiệp ngành bán lẻ sống sót và tìm lối thoát tăng trưởng trở lại mức trước đại dịch, hoặc thậm chí vượt xa những gì họ từng đạt được, là nhanh chóng cập nhật các xu thế này, đồng thời chú trọng tất cả khía cạnh của ngành bán lẻ.
Euromonitor International cũng chỉ ra rằng giải quyết những sai sót cơ bản trong thương mại điện tử là điều quan trọng giúp thúc đẩy tương lai của thị trường này.
Nhu cầu cũng như tiêu chuẩn người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương và Australia đặt ra cho thương mại điện tử đã nâng cao hơn rất nhiều so với thời điểm trước dịch.
Thay vì chỉ trông chờ vào chất lượng món hàng, giờ đây chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng, đóng gói bao bì, trải nghiệm mua hàng trên ứng dụng, website hay thậm chí cả chương trình ưu đãi, hậu mãi… cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và tỷ lệ mua lại của người dùng.
Nhất là khi thị trường thương mại điện tử (eCommerce) ngày càng khốc liệt, đông đúc các đối thủ cạnh tranh với nhiều chiến lược bứt phá mạnh mẽ, các doanh nghiệp lại càng cần chú trọng thay đổi và liên tục làm mới mình, nhưng vẫn phải đáp ứng những điều kiện cơ bản, trọng yếu.
Bên cạnh đó, yếu tố bảo mật dữ liệu và trải nghiệm mua sắm sẽ góp phần hoàn thiện, mang đến sự hài lòng cho người dùng, trở thành lợi thế cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác.
Khi tiến đến mô hình tài chính mở, các Big Tech sẽ tìm cách để truy cập thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng của người dùng nhằm mục tiêu cung cấp cho họ những sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn.
Các công ty công nghệ lớn (Big Tech), chẳng hạn như Amazon, Google, Facebook, Apple và Microsoft, cùng với những công ty khác, giờ đây sẽ có thể truy cập thông tin chi tiết về ngân hàng của người dùng nhờ mô hình tài chính mở (Open Finance model).
Tài chính mở hay Open Finance là một mô hình trao đổi về thông tin tài chính giữa các ngân hàng và bất kỳ tổ chức tài chính nào.
Theo mô hình này, trong một dịch vụ tài chính, bạn có thể thêm tài khoản từ nhiều tổ chức khác nhau, kết hợp các định dạng khác nhau mà họ cung cấp trong cùng một nơi.
Kiểu mô hình trao đổi dữ liệu (data exchange model) này hiện đang tồn tại và phát triển khắp Châu Mỹ Latinh.
Tại Mexico, mô hình này cũng được đưa vào Luật Fintech (điều luật dành riêng cho các công ty công nghệ tài chính), quy định rằng hơn 2.200 thực thể liên quan sẽ có nghĩa vụ sử dụng các giao diện lập trình ứng dụng (APIS) để trao đổi thông tin với nhau.
Theo Ông Gilberto Pérez Hernández, Tổng Giám đốc phụ trách về các điều khoản của Ủy ban Chứng khoán và Ngân hàng Quốc gia Mexico (CNBV), hiện tại các Big Tech chỉ có thể yêu cầu dữ liệu và dữ liệu chỉ có thể được giao dịch khi họ có sự cho phép của CNBV.
Ông Pérez Hernández cũng chỉ ra rằng trong trường hợp các Big Tech không nhận được ủy quyền nói trên, Big Tech sẽ không thể truy cập các thông tin giao dịch của người dùng của họ và nếu họ muốn truy cập vào tập dữ liệu này, cơ quan tương ứng sẽ yêu cầu họ đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
Các thông tin về giao dịch chỉ có thể được trao đổi nếu người dùng đồng ý, nếu không, các tổ chức không nên sử dụng loại dữ liệu này.
Tại sao các Big Tech có thể dễ dàng cung cấp các dịch vụ tài chính?
Nhờ nền tảng công nghệ mạnh mẽ của họ.
Các tài nguyên như dữ liệu lớn (big data) giúp họ hiểu rõ hơn về xu hướng và sở thích của người dùng khi mua hàng.
Họ có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau tùy theo các thể chế của mỗi quốc gia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link