Skip to main content

Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024

Vào ngày 24.1 mới đây, giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft cán mốc 3.000 tỉ USD, giúp công ty bám sát Apple trong cuộc đua trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Cổ phiếu Microsoft tăng giá phần lớn nhờ việc đặt cược sớm vào mảng trí tuệ nhân tạo (AI), một lĩnh vực mà Apple vẫn còn “im hơi lặng tiếng”.

Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024
Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024

David McQueen – nhà phân tích tại công ty nghiên cứu ABI tin rằng với vị thế của Apple, công ty sẽ nỗ lực hết sức để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Nhờ có lượng người dùng cực kỳ trung thành nên chất lượng, giá trị và mức nhận diện thương hiệu của Apple sẽ không bị ảnh hưởng.

Cạnh tranh ở Trung Quốc

Để đối phó với cuộc cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc, Apple đã triển khai chương trình khuyến mãi dành cho iPhone, iPad và Mac từ ngày 18 đến 21.1.

Việc các nhà bán lẻ giảm giá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng là điều phổ biến. Tuy nhiên, động thái của Apple gây ra bất ngờ lớn vì hãng rất hiếm khi tung ra đợt giảm giá sản phẩm. Theo báo cáo của Reuters, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 30% trong tuần đầu tiên của năm 2024 do sức ép từ đối thủ Huawei.

Dan Ives – nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường Wedbush cho rằng Trung Quốc là thách thức và cơ hội lớn nhất của Apple. Bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng, có một lượng lớn người dùng iPhone tại đất nước tỉ dân vẫn muốn “lên đời” iPhone mới.

Tranh chấp bằng sáng chế

Apple Watch – một trong những sản phẩm phổ biến nhất của Apple đang gặp rắc rối tại Mỹ do vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với công ty công nghệ y tế Masimo. Apple bán được 49 triệu chiếc Apple Watch vào năm 2022 và khoảng 26,7 triệu chiếc trong 9 tháng đầu năm 2023.

Tòa án liên bang Mỹ đã khôi phục lệnh cấm bán đối với Apple Watch Series 9 và Watch Ultra 2 vào hôm 17.1. Theo CNN, Apple sẽ vô hiệu hóa tính năng đo nồng độ oxy trong máu để tiếp tục bán hai mẫu smartwatch tại thị trường Mỹ.

Chậm chân trong lĩnh vực AI

Trong khi các “ông lớn” công nghệ như Microsoft, Meta, Google và Samsung đang tiếp tục bổ sung tính năng AI tổng quát

vào sản phẩm, Apple vẫn giữ kín kế hoạch AI của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple tụt lại phía sau trong các lĩnh vực mới nổi, như 4G, 5G và màn hình gập. Tuy nhiên, không lĩnh vực nào trong số này gây ảnh hưởng đáng kể đến hãng.

Hơn nữa, sức hút của iPhone vẫn còn mạnh mẽ. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường IDC, Apple đã vượt qua Samsung để trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới năm 2023, chiếm 20,1% thị phần toàn cầu.

Nhiều người tin rằng Apple sẽ giới thiệu Siri tích hợp AI trong iOS 18 vào cuối năm 2024. iPhone 16 cũng được kỳ vọng sẽ trang bị một số tính năng AI độc quyền.

Mối lo ngại về doanh thu

Trong tháng 11.2023, Apple thông báo doanh số bán hàng giảm trong quý thứ tư liên tiếp, đặc biệt trong việc bán Mac và iPad. Nhưng doanh thu iPhone lại tăng 3% lên 43,8 tỉ USD.

Vào đầu tháng 1, hãng nghiên cứu Barclays hạ mức cổ phiếu Apple với lý do doanh số iPhone 15 ở Trung Quốc không đạt được kỳ vọng, nhu cầu mua iPhone sụt giảm và iPhone 16 ra mắt vào cuối năm nay dự kiến chỉ có những nâng cấp nhỏ.

Vision Pro, thiết bị sắp ra mắt vào tháng 2, được xem là lần ra mắt sản phẩm rủi ro nhất của hãng trong nhiều năm qua . Chiếc kính đắt đỏ trị giá 3.499 USD sẽ khó thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Đối mặt với cơ quan quản lý

Theo thông báo hôm 25.1, Apple sắp cho phép người dùng iPhone cài đặt ứng dụng bên ngoài App Store và sử dụng hệ thống thanh toán riêng, nhằm tuân theo Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) của châu Âu.

Công ty cho rằng việc mở hệ điều hành sẽ khiến người dùng vô tình tải xuống nhiều ứng dụng độc hại hơn. Phần lớn doanh thu App Store đến từ khoản phí 30% thu được từ các ứng dụng, vì vậy quy định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh của công ty.

Cũng trong tháng 1, Tòa án Tối cao Mỹ đã từ chối đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic Games và đơn kháng cáo của Apple. Quyết định này buộc Apple phải sửa đổi một số điều khoản dành cho nhà phát triển.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Thanh Niên

Giá trị thị trường của Netflix tăng thêm 25 tỷ USD (và chạm mốc gần 250 tỷ USD)

Theo số liệu cập nhật mới đây nhất, giá trị thị trường (vốn hoá thị trường) của Netflix vừa tăng thêm 25 tỷ USD khi lượng người dùng đăng ký có trả phí tiếp tục tăng trưởng vượt kỳ vọng.

Giá trị thị trường của Netflix tăng thêm 25 tỷ USD
Giá trị thị trường của Netflix tăng thêm 25 tỷ USD

Theo đó, giá cổ phiếu của Netflix tiếp tục tăng cao sau khi gã khổng lồ phát trực tuyến tiết lộ rằng nền tảng đã có thêm nhiều người đăng ký hơn dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2023.

Cổ phiếu của Netflix đã tăng 12% lên gần 552 USD.

Theo tính toán của Business Insider, khoản tăng thêm này đã nâng tổng giá trị vốn hóa thị trường của Netflix thêm 25 tỷ USD, và đạt mức khoảng 240 tỷ USD.

Theo cuộc thăm dò của Refinitiv, thu nhập quý 4 của Netflix là 2,11 USD trên mỗi cổ phiếu, thấp hơn so với dự báo của Phố Wall, nhưng khoản doanh thu 8,8 tỷ USD của nền tảng lại vượt qua dự báo của các nhà phân tích.

Số lượng người đăng ký của Netflix đã tăng vượt quá mức 13 triệu như kỳ vọng, đồng nghĩa với việc nền tảng phát trực tuyến này hiện có đến hơn 260 triệu thành viên có trả phí.

Cũng trong một thông báo mới đây, Netflix vừa hoàn tất một hợp đồng trị giá 5 tỷ USD trong 10 năm với TKO Group để bắt đầu phát sóng WWE Raw (một chương trình biểu diễn đấu vật chuyên nghiệp được diễn ra hàng tuần) từ năm 2025.

Nhà phân tích truyền thông Jessica Reif Ehrlich của Bank of America cho biết trong một báo cáo nghiên cứu: “Ngày càng thấy rõ ràng rằng Netflix đã giành chiến thắng trong ‘cuộc chiến phát trực tuyến'”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thế Giới Di Động dồn lực cho thị trường Indonesia (dù đóng cửa nhiều cửa hàng tại Việt Nam)

Trái ngược với bức tranh tái cấu trúc phải đóng gần 150 cửa hàng tại thị trường trong nước, Thế Giới Di Động đã có cửa hàng thứ 50 mang thương hiệu điện máy EraBlue tại Indonesia.

Thế Giới Di Động dồn lực cho thị trường Indonesia (dù đóng cửa nhiều cửa hàng tại Việt Nam)
Thế Giới Di Động dồn lực cho thị trường Indonesia (dù đóng cửa nhiều cửa hàng tại Việt Nam)

Từ 5 cửa hàng đầu tiên mang thương hiệu điện máy Erablue – liên doanh giữa Thế Giới Di Động và Erafone thuộc Tập đoàn Erajay, Thế Giới Di Động đã cửa hàng Erablue thứ 50 tại thị trường Indonesia.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO Thế giới Di động cho biết, cửa hàng thứ 50 của chuỗi EraBlue đánh dấu sự thành công và phát triển nhanh chóng của dự án liên doanh giữa hai doanh nghiệp Việt Nam và Indonesia trong lĩnh vực bán lẻ điện máy.

Trong vòng hơn 1 năm, chuỗi EraBlue đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu tại Indonesia với chuỗi địa điểm mua sắm với diện tích khoảng 400 m2 mỗi cửa hàng và đạt doanh thu khoảng 4,5 tỷ đồng/tháng/cửa hàng.

Việc đưa cửa hàng thứ 50 vào hoạt động cũng cho thấy sự mở rộng nhanh chóng của chuỗi điện máy này khi hồi cuối tháng 10/2023, chuỗi EraBlue mới có 16 cửa hàng.

CEO Thế Giới Di Động đánh giá, chuỗi điện máy Erablue hiện đang dần hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình, cũng như bắt đầu tìm ra được công thức tăng trưởng tại thị trường Indonesia.

Cụ thể, mô hình phát triển của EraBlue sẽ tương tự như Điện Máy Xanh tại Việt Nam, và một mô hình nhỏ hơn với quy mô 180 – 200 m2 ở vùng xa hơn. Các cửa hàng EraBlue thường chọn vị trí gần khu dân cư, gần đường giao thông để khách hàng mua sắm.

Theo ông Hiểu Em, triển vọng của Erablue là rất lớn, gấp 2-3 lần Việt Nam, đồng thời thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Indonesia còn ở những bước sơ khai. Mảng bán lẻ phần lớn vẫn thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ, truyền thống.

Hiện hai hệ thống bán lẻ điện máy lớn nhất tại Indonesia là Ace Hardware và Electronic City, khi cộng lại chiếm chưa tới 200 cửa hàng.

Do đó, Thế giới Di động sẽ dồn lực để nâng số cửa hàng EraBlue lên con số 100 trong năm 2024. Nếu đạt kết quả này, Erablue sẽ là chuỗi điện máy lớn nhất tại Indonesia cả về doanh thu và số lượng cửa hàng.

Ngoài ra, Erablue cũng đặt mục tiêu hoà vốn ở cấp độ công ty ngay trong năm sau. Tới năm 2027, công ty đặt mục tiêu phát triển 500 cửa hàng tại thị trường Indonesia.

Đối tác Erafone hiện là nhà bán lẻ sản phẩm công nghệ số một tại Indonesia, vận hành mạng lưới khoảng 1.200 cửa hàng. Con số này tương đồng với mạng lưới cửa hàng di động của Thế Giới Di Động tại Việt Nam.

Theo thống kê của Statista, doanh thu thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng tại Indonesia năm 2020 là 21,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,3%/năm.

Trước khi gia nhập thị trường Indonesia, Thế Giới Di Động đã có những thành công nhất định tại Campuchia, song công ty đã quyết định dừng lại để tập trung cho Indonesia.

Trái ngược với bức tranh tươi sáng tại thị trường Indonesia, Thế Giới Di Động đang phải thực hiện tái cấu trúc, với việc đóng gần 150 cửa hàng tại thị trường trong nước.

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, công ty ghi nhận tổng doanh thu 107.954 tỷ đồng giảm 13% so với cùng kỳ. Chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh đóng góp doanh thu 76.700 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ.

Điểm sáng duy nhất là chuỗi Bách Hóa Xanh, khi mang về doanh thu trong 11 tháng đầu năm đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Gần đây, công ty dự kiến chào bán tối đa từ 5-10% cổ phần Bách Hóa Xanh thay vì 20% vốn như kế hoạch ban đầu.

Đại diện Thế Giới Di Động cho biết, công ty đang thực hiện quá trình tái cấu trúc toàn diện từ khối cửa hàng, khối mua hàng, kho vận đến các phòng ban hỗ trợ.

“Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện lợi nhuận”, đại diện công ty thông tin.

Ngoài việc rà soát loại bỏ lãng phí, công ty sẽ ngừng các hoạt động chưa thực sự cần thiết, tạm hoãn đầu tư cho các dự án R&D trung và dài hạn trong giai đoạn này.

Thế Giới Di Động cũng phân bổ lại mọi nguồn lực lãnh đạo, cửa hàng, nhân viên, tài chính… để đảm bảo sự tập trung và hiệu quả kinh doanh, giải quyết các vấn đề dôi dư nguồn lực phát sinh do tái cấu trúc một cách hợp lý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

WEF: 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành tâm điểm của chiến lược kinh doanh

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), vào năm 2024, tính bền vững (sustainability) sẽ tiếp tục trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tính bền vững không còn là xu thế mà là cơ hội cần nắm bắt.

WEF: 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành tâm điểm của chiến lược kinh doanh
WEF: 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành tâm điểm của chiến lược kinh doanh

Khi chúng ta bước sang năm mới 2024 và thế giới dường như vẫn đang phải vật lộn với vô số các thảm họa khí hậu ngày càng tăng, có một sự thay đổi mang tính mô hình đang diễn ra giữa các tổ chức toàn cầu.

Vào năm 2023, thế giới đã chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong cách hiểu về cái gọi là tính bền vững trong bối cảnh kinh doanh của các nhà lãnh đạo hàng đầu trên toàn cầu. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Capgemini, tỷ lệ các giám đốc điều hành nghĩ rằng tính bền vững là rất quan trọng trong kinh doanh đã tăng gấp ba lần so với năm 2022.

Dù vậy, đầu tư vào các sáng kiến bền vững vẫn không thay đổi trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023 và chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu vào năm 2023, trong khi ngân sách Marketing trung bình tương đương 9,1% doanh thu hàng năm.

Chuyển nhanh đến thời điểm hiện tại, tính bền vững đang dần trở thành lĩnh vực đầu tư ưu tiên và ngày càng được coi là cơ hội để tạo ra giá trị. Vào cuối năm 2022, chỉ 1/3 số tổ chức có ý định tăng cường đầu tư vào tính bền vững. Ngày nay, tỷ lệ này là hơn một nửa.

Một tin tốt khác nữa là các tổ chức tư nhân đang hoàn toàn nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững hơn và họ hiểu rằng đó là cách duy nhất để tạo ra giá trị bền vững.

Doanh nghiệp phải đặt nền móng cho mục tiêu chuyển đổi bền vững.

Trong năm 2023, có nhiều nhà lãnh đạo tỏ ra lạc quan về tương lai kinh doanh của tổ chức của họ, các triển vọng kinh tế tích cực được dự báo là có thể mang lại nhiều khoản đầu tư đáng kể trong năm 2024 và thời gian tới.

Tuy nhiên, trong khi hơn một nửa cho biết họ sẽ dành nhiều kinh phí hơn cho sự bền vững (sustainability) vào năm 2024, họ cũng phải tập trung vào những lĩnh vực mà họ có thể tạo ra nhiều tác động nhất.

Đầu tiên, bạn không thể quản lý những gì bạn không thể đo lường được, vì vậy khả năng báo cáo tính bền vững của các doanh nghiệp cần được chú ý.

Mặc dù có một số lượng khí thải không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp, điều tối quan trọng là phải đảm bảo doanh nghiệp có các nguồn lực bên trong và/hoặc bên ngoài để theo dõi chúng và đảm bảo chúng hoạt động bình thường.

Các tổ chức có thể thu được những lợi ích lớn bằng cách đầu tư vào việc thực hiện các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn (circular economy) và thiết kế sản phẩm bền vững. Doanh nghiệp hay thương hiệu cũng có thể triển khai các sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn.

Công nghệ khí hậu đang được kỳ vọng rất cao.

Công nghệ khí hậu (năng lượng tái tạo, pin, hydro carbon thấp hay nhiên liệu thay thế, cùng nhiều loại khác) là một thành phần quan trọng khác liên quan đến việc làm thay đổi hành vi.

3/4 lãnh đạo doanh nghiệp coi các yếu tố này là đòn bẩy chính để khử cacbon trong chuỗi giá trị của họ và tạo ra các ngành và mô hình kinh doanh mới.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, trở ngại chính vẫn là chi phí gia tăng của các công nghệ này. Những sự đổi mới, chẳng hạn như thu giữ (và lưu trữ) hydro và carbon, vẫn còn tốn kém, do đó, làm chúng có thể làm tăng đáng kế giá thành của các sản phẩm.

Bên cạnh đó, có những ngành và sản phẩm – chẳng hạn như xe điện (EV) – với phí bảo hiểm xanh đã giảm đáng kể đã góp phần truyền cảm hứng cho việc áp dụng công nghệ khí hậu.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các công nghệ khí hậu đang được mở rộng quy mô, chẳng hạn như xe điện, năng lượng mặt trời, gió và pin, đều đã trưởng thành về mặt công nghệ, được hỗ trợ bởi các ưu đãi và chính sách thuận lợi cũng như gần ngang bằng với công nghệ truyền thống về mặt chi phí.

Bên cạnh công nghệ khí hậu, các doanh nghiệp cũng nên tận dụng các công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như AI (trí tuệ nhân tạo), bản sao kỹ thuật số (digital twins) và sản xuất bồi đắp (additive manufacturing).

* Additive manufacturing, hay còn được biết đến với tên gọi là in 3D, là một quy trình sản xuất trong đó các đối tượng được tạo ra bằng cách tích hợp các lớp vật liệu một cách tuần tự theo mô hình được thiết kế. Thay vì sử dụng các khuôn và công cụ truyền thống để cắt hoặc hình thành hình dạng của sản phẩm, additive manufacturing tạo ra các đối tượng bằng cách thêm các lớp vật liệu lên nhau từ dữ liệu kỹ thuật số.

Khi được áp dụng ở quy mô lớn, chúng sẽ rất cần thiết trong việc giảm chi phí phát triển, tăng hiệu quả và đẩy nhanh quá trình đổi mới.

Thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của kỷ nguyên sinh thái kỹ thuật số (eco-digital).

Hơn một nửa số tổ chức tin vào sức mạnh biến đổi của công nghệ để đạt được các mục tiêu bền vững và đầu tư kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng gấp đôi về tỷ trọng doanh thu trong 5 năm tới.

Nếu được nhắm mục tiêu một cách hợp lý, việc tăng cường áp dụng kỹ thuật số này có thể giảm được nhiều hơn đáng kể lượng phát thải khí nhà kính và mức tiêu thụ năng lượng so với hiện tại.

Những bước phát triển này sẽ định hình một kỷ nguyên mới được gọi là sinh thái kỹ thuật số: một bối cảnh kinh doanh mới và mới nổi có tính kết nối cao hơn, dựa trên dữ liệu, dễ tiếp cận và bền vững hơn.

Với sự tích hợp của các công nghệ kỹ thuật số chính thống – như dữ liệu (Data), phân tích (Analytics) và đám mây (Cloud) – cùng với những tiến bộ đổi mới, chẳng hạn như AI tổng quát, thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), các mô hình kinh doanh được tái tạo lại có thể góp phần tạo ra những tác động xã hội rộng lớn hơn nhiều.

Để trở nên phù hợp hơn với bối cảnh mới, các chiến lược của các tổ chức cần phải:

• Tập trung vào việc xác định tính hiệu quả để hợp lý hóa các quy trình và tiết kiệm đáng kể chi phí.

• Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi nhuận trước mắt và tính bền vững lâu dài.

• Đầu tư các nguồn lực mới nhằm khai thác sức mạnh của yếu tố công nghệ kỹ thuật số và bền vững.

• Biến tính bền vững trở thành một phần nội tại của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

• Xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm tăng cường các nỗ lực bền vững.

Tóm lại, các tổ chức chỉ mới bắt đầu quá trình khai thác các công nghệ kỹ thuật số và một điều chắc chắn là nó sẽ là chìa khóa chính để mở ra một tương lai mới bền vững.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 20 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2023

Báo cáo Xếp hạng Thương hiệu Hàng đầu năm 2023 của Decision Lab, dựa theo chỉ số độc quyền của YouGov Brandindex đã xếp hạng 20 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2023.

Theo đó, trong bảng xếp hạng 20 thương hiệu hàng đầu năm 2023, 3 vị trí đứng đầu bảng xếp hạng vẫn giữ nguyên như năm ngoái là Samsung, Vietnam Airlines và Shopee. Nhân tố mới xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay đó là Honda ở vị trí thứ 4.

Tăng hạng vượt bậc so với năm ngoái, Hảo Hảo xuất hiện ở vị trí thứ 8 với 32 điểm, tăng 9 hạng so với năm ngoái. Hảo Hảo là thương hiệu F&B đạt vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng và cũng là thương hiệu F&B duy nhất tăng hạng trong top 20.

Trong top 10 thương hiệu có điểm thương hiệu tăng cao nhất trong năm 2023, Hảo Hảo cũng đứng ở vị trí thứ 3 chỉ sau TikTok và MB.

Hảo Hảo là thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng của Acecook và là thương hiệu mì có thị phần lớn nhất Việt Nam. Trong năm qua, Hảo Hảo đã nỗ lực gia tăng sự gắn kết với người dùng thông qua loạt chiến dịch sáng tạo, để lại những dấu ấn khó quên.

Đầu tiên, không thể không nhắc đến chiến dịch Tết mở màn năm 2023 “Cùng Hảo Hảo ăn Tết tuyệt Hảo”. Với thông điệp về một “Tết Hảo” mang ý nghĩa như một mùa Tết tốt đẹp, vui tươi và khởi sắc, Hảo Hảo truyền tải nguồn năng lượng tươi sáng cho năm mới, khuyến khích mọi người gắn kết, đến gần nhau và không quên trân trọng những giá trị của sự sum vầy, đoàn tụ. Nhờ ý nghĩa nhân văn và sự sáng tạo, chiến dịch đã để lại ấn tượng tốt đẹp với người dùng.

Chiến dịch này đã trở thành chiến dịch truyền thông ấn tượng đạt giải Triển vọng tại Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam – Vạn Xuân Awards 2023.

Xuyên suốt năm 2023, Hảo Hảo cũng không ngại “mạnh tay” để thực hiện liên tiếp các chiến dịch quy mô “khủng”, từ đó tạo ra sức mạnh viral. Trong đó, ấn tượng nhất có lẽ phải kể đến hai chương trình khuyến mãi lớn “Mua Hảo Hảo Ngay Trăm Triệu Trao Tay” và “23 Năm Chất Lượng Vàng, Hảo Hảo Đãi Vàng” với “cơn mưa quà tặng” siêu hấp dẫn.

Bên cạnh đó, vào thời điểm tháng 11/2023, Hảo Hảo đã chính thức xác lập kỷ lục “Chảo mì xào hải sản dát vàng lớn nhất Việt Nam” đã “gây bão” mạng xã hội. Vì thế mà cái tên Hảo Hảo chưa từng hạ nhiệt trong suốt năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mạng xã hội X chặn các từ khoá tìm kiếm liên quan đến Taylor Swift do vấn đề an toàn

Người dùng mạng xã hội X không thể tìm kiếm với từ khóa Taylor Swift sau khi loạt ảnh khiêu dâm giả mạo nữ ca sĩ bị lan truyền.

Mạng xã hội X chặn các từ khoá tìm kiếm liên quan đến Taylor Swift do vấn đề an toàn
Mạng xã hội X chặn các từ khoá tìm kiếm liên quan đến Taylor Swift do vấn đề an toàn

Khi nhập tên ngôi sao nhạc pop nổi tiếng vào ô tìm kiếm trên X, người dùng nhận được thông báo: “Rất tiếc, đã xảy ra lỗi”. Tuy nhiên, mạng xã hội không chặn một số cụm từ khác liên quan đến tên Taylor Swift. Ví dụ, cụm từ “Taylor Swift AI” và “Taylor AI” bị chặn nhưng “Swift AI”, “Taylor AI Swift” và “Taylor Swift deepfake” vẫn có thể được tìm kiếm.

“Việc không thể tìm tên Taylor Swift cho thấy X có lẽ không biết cách xử lý hàng loạt hình ảnh và video giả mạo trên nền tảng của mình”, trang Mashable nhận định.

NBCNews đã liên hệ với X về động thái mới nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Trước đó, ngày 26/1, nhóm phụ trách các vấn đề an toàn của X thông báo đang tích cực xác định, xóa và thực hiện các hành động thích hợp với những tài khoản đăng ảnh, video khiêu dâm giả mạo.

Ngày 27/1, Nhà Trắng cũng bày tỏ lo ngại, kêu gọi các mạng xã hội tăng cường kiểm soát nội dung sau vụ lan truyền ảnh mạo danh Taylor Swift. “Chúng tôi lo ngại trước thông tin về những hình ảnh mới lan truyền trên mạng xã hội. Đó là ảnh giả mạo và là vấn đề đáng báo động”, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói, đề cập tình trạng deepfake khiêu dâm của Taylor Swift bị phát tán trên mạng xã hội.

Mỹ chưa có quy định liên bang nhằm ngăn chặn hoặc răn đe những người tạo, chia sẻ ảnh deepfake khiêu dâm mà chưa được cho phép. Một số bang đã ra lệnh cấm deepfake, chủ yếu liên quan đến nội dung khiêu dâm và bầu cử, nhưng chưa có những quy định rõ ràng về tác động của AI.

Hình ảnh deepfake của Taylor Swift xuất hiện trên X đã có tới 47 triệu lượt xem trước khi bị khóa hôm 25/1. X cũng đình chỉ một số tài khoản đăng ảnh giả của nữ ca sĩ. Tuy nhiên, những ảnh này vẫn nhanh chóng lan truyền trên nhiều nền tảng khác, bất chấp nỗ lực ngăn chặn.

Ben Colman, CEO công ty an ninh mạng Reality Defender, xác nhận 90% ảnh giả mạo trên được tạo ra bằng mô hình AI Stable Diffusion. Nền tảng AI này có thể được truy cập thông qua hơn 100.000 ứng dụng và các công cụ online.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook sẽ xoá và hợp nhất một số tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết

Theo thông báo mới đây từ Meta, công ty mẹ của Facebook, nền tảng sẽ xóa và (hoặc) hợp nhất một số tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo hướng chi tiết (detailed ad targeting).

Facebook sẽ xoá và hợp nhất một số tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết
Facebook sẽ xoá và hợp nhất một số tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết

Theo giải thích từ chính Meta:

“Bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2024, chúng tôi sẽ bắt đầu xóa hoặc hợp nhất một số tùy chọn nhắm mục tiêu chi tiết liên quan đến các chủ đề mà mọi người có thể cho là nhạy cảm. Các nhóm quảng cáo hiện tại có tùy chọn nhắm mục tiêu này sẽ tiếp tục chạy cho đến ngày 18 tháng 3 năm 2024, nhưng sẽ được yêu cầu điều chỉnh lại.

Sau ngày này, chúng tôi sẽ ngừng phân phối các mẫu quảng cáo có tùy chọn nhắm mục tiêu theo hướng chi tiết, các nhóm quảng cáo bị ảnh hưởng có thể bị tạm dừng.”

Meta cho biết thêm rằng, các tùy chọn được cho là “nhạy cảm” thường liên quan đến việc nhiều nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các yếu tố như sức khỏe, chủng tộc và/hoặc sắc tộc.

Mặc dù Meta chưa cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về các danh mục sẽ bị xóa, tuy nhiên đây được cho là một nỗ lực của nền tảng khi ngày càng có nhiều dữ liệu nhạy cảm được khai thác để hiển thị quảng cáo.

Sau khi xoá các tuỳ chọn nhắm mục tiêu chi tiết, Meta muốn các nhà quảng cáo hay người làm Marketing chuyển sang sử dụng các tùy chọn nhắm mục tiêu rộng và giải pháp Facebook Advantage+, tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng có tiềm năng nhất.

Meta cho biết các nhà quảng cáo bị ảnh hưởng sẽ thấy thông báo cảnh báo trong Trình quản lý quảng cáo, cảnh báo nhà quảng cáo nếu bất kỳ chiến dịch nào của họ bị ảnh hưởng.

Bạn có thể xem thêm thông báo từ Meta tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI vừa thông báo cập nhật quan trọng mới cho ChatGPT

OpenAI cập nhật phiên bản GPT-4 Turbo, khắc phục tình trạng “lười biếng” khi mô hình AI không hoàn thành tác vụ được giao.

OpenAI vừa thông báo cập nhật quan trọng mới cho ChatGPT
OpenAI vừa thông báo cập nhật quan trọng mới cho ChatGPT

“Phiên bản cập nhật sẽ hoàn thành các nhiệm vụ, như lập trình, một cách toàn diện hơn trước đây, đồng thời hạn chế những trường hợp lười biếng, không hoàn thành nhiệm vụ”, OpenAI cho biết tuần này.

Tuy nhiên, công ty không nói rõ đã cập nhật gì cho GPT-4 Turbo.

Bản cập nhật dành cho GPT-4 Turbo, phiên bản được huấn luyện bằng dữ liệu tính đến tháng 4/2023. Những người dùng bản GPT-4, trong đó sử dụng dữ liệu trước tháng 9/2021, vẫn có thể gặp vấn đề chatbot lười biếng.

OpenAI nói rằng hơn 70% người dùng GPT-4 qua API của họ đã chuyển sang GPT-4 Turbo do dữ liệu cập nhật thường xuyên hơn. Công ty cũng thông báo sẽ tung ra những điều chỉnh mới cho GPT-4 Turbo trong vài tháng tới, cho phép người dùng đưa ra những câu lệnh đa phương thức.

Theo ArsTechnica, từ cuối tháng 11/2023, một số người dùng nhận thấy GPT-4 liên tục từ chối thực hiện một số lệnh truy vấn hoặc cung cấp kết quả đơn giản.

Ví dụ, người dùng Reddit Acceptable-Amount-14 cho biết khi yêu cầu điền file CSV có nhiều mục nhập, phiên bản bản trả phí của ChatGPT đáp: “Do tính chất rộng lớn của file dữ liệu, việc trích xuất toàn bộ sẽ khá dài. Tuy nhiên, tôi có thể làm mẫu một lần nếu cần, sau đó bạn làm các mục còn lại tương tự”.

Trên X, người dùng cũng phản ánh ChatGPT đang đáp theo hướng ngắn gọn hơn. Một số dự đoán ChatGPT đang bị “trầm cảm” hoặc đưa ra “giả thuyết kỳ nghỉ đông” – khái niệm chỉ việc con người có xu hướng làm chậm hơn vào giai đoạn cuối năm và đầu năm mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đại sứ thương hiệu V (nhóm BTS) mang về cho Celine (thuộc LVMH) 273 triệu USD chỉ từ 31 bài đăng

Nền tảng Influencer Marketing Lefty mới đây đã công khai số liệu giá trị truyền thông (EMV) do V – thành viên của nhóm nhạc BTS – tạo ra kể từ khi trở thành đại sứ cho Celine (thương hiệu thuộc đế chế thời trang xa xỉ LVMH).

EMV là thước đo phân tích giá trị của nội dung các bài đăng trên nền tảng mạng xã hội Instagram. Chỉ số do Lefty công bố thường được dùng làm bằng chứng về tác động quảng bá của các đại sứ nhãn hiệu toàn cầu.

Theo phân tích, 31 bài đăng V chia sẻ trên trang mạng cá nhân của mình đã tạo ra giá trị khổng lồ, lên đến hơn 273 triệu USD. Đáng chú ý, nam thần tượng làm được điều này chỉ trong vài tháng. Trước đó, V cũng được Lefty xác nhận là ngôi sao nam có ảnh hưởng nhất trong ngành thời trang thế giới trong năm 2023.

Cũng vào năm ngoái, thành viên BTS gia nhập đại gia đình Celine với tư cách là đại sứ của hãng. Kể từ đó, anh tích cực tham gia vào các dự án quảng bá và giúp nâng cao giá trị thương hiệu cao cấp này.

Một công ty tư vấn thương hiệu ở Anh cũng xác nhận Celine có tốc độ tăng trưởng 51% sau khi V trở thành đại sứ của hãng.

Trong khi đó, tổ chức phân tích thương hiệu The Legacy Lab cũng xếp Celine ở vị trí thứ 37 – thứ hạng cao nhất dành cho một thương hiệu cao cấp toàn cầu – trong BXH The Legacy Makers 100.

V là ngôi sao được biết đến và yêu thích rộng rãi ở ba thị trường tiêu dùng xa xỉ lớn là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Nam thần tượng cũng là người có lượt tìm kiếm cao nhất đối với một ngôi sao Hàn Quốc trên Google và Wikipedia. Sự nổi tiếng của anh cũng là một trong những lý do đáng kể khiến Celine tăng giá trị thương hiệu nhanh chóng như vậy.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự

LinkedIn vừa thông báo rằng mạng xã hội sẽ loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) tới những đối tượng tương tự (Lookalike Audience), cập nhật mới sẽ có hiệu lực từ tháng 2 tới đây.

LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự
LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Facebook, tuỳ chọn đối tượng tương tự Lookalike Audience của LinkedIn cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm những đối tượng khách hàng tiềm năng tương tự với tập khách hàng có sẵn của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo có thể tải lên danh sách các khách hàng và sau đó hệ thống sẽ chủ động tìm kiếm những người dùng khác có các đặc điểm và hành vi tương tự trên nền tảng.

Theo LinkedIn:

“Vào ngày 29 tháng 2 năm 2024, tuỳ chọn đối tượng tương tự của LinkedIn sẽ ngừng hoạt động. Điều này có nghĩa là nhà quảng cáo không thể tạo đối tượng tương tự mới và không thể chỉnh sửa các tệp đối tượng tương tự hiện có.

Bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào đang hoạt động có sử dụng đối tượng tương tự sẽ tiếp tục phân phối bằng cách sử dụng đối tượng tĩnh.”

Mặc dù chưa có các số liệu cụ thể từ LinkedIn, tuỳ chọn tìm kiếm các nhóm đối tượng mục tiêu tương tự vốn là giải pháp rất hiệu quả trên các nền tảng như Facebook khi thương hiệu có thể tìm kiếm các khách hàng có khả năng mua hàng cao.

Theo gợi ý của LinkedIn, nhà quảng cáo có thể sử dụng lựa chọn thay thế là “Đối tượng dự đoán“, cho phép thương hiệu xây dựng các tệp đối tượng tương tự theo cách tương tự nhưng từ ít nguồn dữ liệu hơn.

LinkedIn cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên cân nhắc sử dụng tuỳ chọn “Mở rộng đối tượng” để thay thế, giải pháp cho phép nhà quảng cáo tiếp cận những người dùng có mối quan tâm liên quan.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ý định mua hàng (Buying Intent) là gì? Cách xác định Buying Intent trong Marketing

Buying Intent (Ý định mua hàng) hay còn được gọi là Purchase Intent là khái niệm đề cập đến mức độ sẵn sàng mua hàng của một khách hàng hay người tiêu dùng đối với một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Hiểu được ý định mua hàng là chìa khoá để thúc đẩy bán hàng của người làm Marketing. Vậy thực chất thì Ý định mua hàng (Buying Intent) là gì, cách xác định và phân loại Buying Intent, cùng nhiều lý thuyết cơ bản liên quan khác, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu rõ trong bài viết này.

Ý định mua hàng (Buying Intent) là gì
Ý định mua hàng (Buying Intent) là gì? Cách xác định Buying Intent trong Marketing

Nằm trong bối cảnh ngành Marketing, ý định mua hàng (tiếng Anh là Buying Intent hoặc Purchase Intent) là thước đo hữu ích để xác định những khách hàng tiềm năng có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Hiểu được ý định mua hàng của khách hàng là gì có thể giúp thương hiệu hay Marketer đào sâu tìm hiểu về cách tận dụng nó tốt hơn để tăng doanh số bán hàng.

Mục lục bài viết:

  • Buying Intent là gì?
  • Tại sao việc hiểu được ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng lại quan trọng.
  • Cách doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng.
  • Các loại ý định mua hàng (Buying Intent) phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Một số lời khuyên khi tìm hiểu và tận dụng ý định mua hàng (Buying Intent) vào chiến lược Marketing.

Ý định mua hàng (Buying Intent) là gì?

Ý định mua hàng hay còn được gọi tắt là Ý định mua, trong tiếng Anh có nghĩa là Buying Intent hoặc Purchase Intent (Purchase Intention), là xác suất cho thấy mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc hoàn tất việc mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể từ doanh nghiệp.

Về tổng thể, người làm marketing và bán hàng thường sử dụng ý định mua hàng để nhắm mục tiêu chính xác tới các (nhóm) khách hàng tiềm năng cụ thể có khả năng tạo ra chuyển đổi cao.

Trong khi khái niệm khách hàng tiềm năng dùng để chỉ những người tiêu dùng có tiềm năng mua hàng, những người có ý định mua hàng là những khách hàng có mức độ sẵn sàng mua hàng cao hơn.

Tuỳ thuộc vào từng nhóm người mua khác nhau, họ có thể thể hiện ý định mua hàng theo nhiều cách khác nhau mà thương hiệu có thể theo dõi. Có 2 loại ý định mua hàng chính đó là:

  • Ý định mua tích cực (Active Buying Intent): Ý định mua tích cực là khi người tiêu dùng thực hiện hành động nghiên cứu một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Ví dụ: nếu người tiêu dùng đang tìm kiếm một đôi giày cụ thể thông qua các cửa hàng trực tuyến hoặc mạng xã hội, họ có nhiều khả năng mua đôi giày đó trong những ngày hoặc tuần tới nhiều hơn so với những người không thực hiện hành động này.
  • Ý định mua thụ động (Passive Buying Intent): Ý định mua thụ động là khi người tiêu dùng đang sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể không làm họ hài lòng nhưng họ không biết rằng hiện trên thị trường đang có những lựa chọn thay thế khác tốt hơn. Nếu họ biết đến một sản phẩm mới có thể đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của họ, họ có nhiều khả năng mua sản phẩm đó nhanh hơn những người có ý định mua tích cực.

Tại sao việc hiểu được ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng lại quan trọng?

Với tư cách là người làm marketing, bạn có thể hiểu rằng, thấu hiểu khách hàng và đáp ứng vượt kỳ vọng của họ là nền tảng của mọi chiến lược thành công.

Các nghiên cứu từ Google cũng nhận định rằng hiểu được ý định của người tiêu dùng quan trọng hơn nhiều so với việc nắm bắt các chỉ số như giới tính hay độ tuổi. Google còn lấy ví dụ rằng có đến 40% những người mua sắm các sản phẩm liên quan đến trẻ em sống trong các hộ gia đình không có trẻ em.

Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp hay người làm marketing có thể bỏ lỡ vô số các khách hàng tiềm năng nếu chỉ nhắm mục tiêu thẳng đến các chỉ số hay dấu hiệu mà doanh nghiệp cho rằng là có liên quan. Thay vào đó, bằng cách mở rộng tìm hiểu danh sách các ý định mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để chuyển đổi các khách hàng thực sự có nhu cầu.

Cách doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng.

Khái niệm ý định mua hàng chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh kỹ thuật số, khi doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ khác nhau để theo dõi hành vi của khách hàng trên các nền tảng.

Doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng bằng cách phân tích một số loại dữ liệu khác nhau. Các loại dữ liệu này cũng có thể cho biết liệu các chiến dịch Marketing hiện tại có hiệu quả hay không, hay nói cách khác, nó có khả năng thúc đẩy khách hành mua hàng hay không và mua như thế nào.

Về tổng thể, doanh nghiệp có thể thu thập và theo dõi dữ liệu dựa trên 3 nguồn khác nhau được gọi dữ liệu của bên thứ nhất (First-party Data), Dữ liệu của bên thứ hai (Second-party Data) và Dữ liệu của bên thứ ba (Third-party Data).

Dữ liệu của bên thứ nhất là loại dữ liệu được thu thập từ chính các nền tảng do doanh nghiệp sở hữu ví dụ như website.

Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data là những dữ liệu mà bạn không tự thu thập trực tiếp – nói cách khác, bạn đang sử dụng nó thông qua một bên thứ hai. Ví dụ: nếu một doanh nghiệp phần mềm hợp tác với một Agency để bán lại các sản phẩm của mình, thì doanh nghiệp này có thể chia sẻ dữ liệu của bên thứ nhất của mình với Agency đó để sử dụng làm dữ liệu của bên thứ hai nhằm nhắm mục tiêu và thu hút thêm khách hàng mới.

Dữ liệu của bên thứ ba hay Third-Party Data là bất kỳ dữ liệu nào được thu thập bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác mà không có bất kỳ mối liên kết hay chia sẻ trực tiếp nào đến người dùng truy cập hoặc khách hàng của bạn.

Dữ liệu của bên thứ ba thường được thu thập, tổng hợp và bán cho các doanh nghiệp để giúp họ xây dựng chiến lược quảng cáo và nhắm mục tiêu lại hiệu quả hơn.

Tuỳ vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để thấu hiểu ý định mua hàng của khách hàng, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

  • Phạm vi: Phạm vi thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, thứ hai và bên thứ ba, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ cách khách hàng tiềm năng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Điều này có thể cho doanh nghiệp biết khách hàng đang ở đâu trong quá trình mua hàng (Customer Journey) và liệu họ có thể mua hàng hay không.
  • Độ chính xác của dữ liệu: Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ đo lường để xác định chính xác các hành động của khách hàng.
  • Insights: Phân tích các insights của khách hàng có thể cho thấy các dấu hiệu về ý định của người mua, theo dõi loại công nghệ mà người tiêu dùng đang sử dụng để tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ hay theo dõi từng dữ liệu riêng lẻ trên mỗi sản phẩm trên website của doanh nghiệp. Điều này có thể cho doanh nghiệp biết sản phẩm nào đang được khách hàng quan tâm nhiều nhất hoặc liệu họ có tiếp tục quay lại để đánh giá sản phẩm hay không.
  • Thông tin liên hệ: Một hành động khác thể hiện rõ nét nhất ý định mua hàng của khách hàng đó là việc khách hàng để lại các thông tin liên hệ.

Các loại ý định mua hàng (Buying Intent) phổ biến nhất hiện nay là gì?

Về tổng thể, có 4 loại ý định mua hàng chính gắn liền với từng giai đoạn tìm hiểu sản phẩm trong hành trình mua hàng của khách hàng bao gồm: Ý định về thông tin (Giai đoạn nhận biết), Ý định tìm hiểu (Giai đoạn quan tâm), Ý định điều hướng và so sánh (Giai đoạn cân nhắc và lựa chọn) và Ý định mua hàng (Giai đoạn chuyển đổi).

Ý định về thông tin (Giai đoạn nhận biết).

Là khi khách hàng bắt đầu biết và tìm kiếm các câu trả lời, các băn khoăn của họ. Thứ mà khách hàng cần nhất lúc này là thông tin, nội dung hay các dữ liệu minh chứng có liên quan.

Ý định tìm hiểu (Giai đoạn quan tâm).

Là khi khách hàng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về các sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Mặc dù họ chưa hoàn toàn sẵn sàng để mua hàng nhưng họ đang khám phá các lựa chọn khác nhau, nghiên cứu các lựa chọn, đọc các bài đánh giá về sản phẩm và thương hiệu cũng như lắng nghe trên mạng xã hội.

Ý định điều hướng và so sánh (Giai đoạn cân nhắc và lựa chọn).

Là khi khách hàng bắt đầu truy cập các trang sản phẩm cụ thể (với các thương hiệu cụ thể). Giai đoạn này cũng gắn liền với khái niệm ý định tìm kiếm (Search Intent).

Ý định mua hàng (Giai đoạn chuyển đổi).

Là ý định có cấp độ cao nhất, những khách hàng có ý định này đã thực sự sẵn sàng cho việc mua hàng. Họ có thể cân nhắc thêm các yếu tố khác như khuyến mãi hay các chương trình hậu mãi sau khi họ mua và sử dụng sản phẩm.

Một số lời khuyên khi tìm hiểu và tận dụng ý định mua hàng (Buying Intent) vào chiến lược Marketing.

Nếu bạn đã có thể hiểu được ý định mua hàng hay Buying Intent là gì, bạn thấy rằng nó có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến các chiến lược marketing của doanh nghiệp, bằng cách hiểu được các ý định của khách hàng trong từng giai đoạn, doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch đáp ứng khác nhau phù hợp với kỳ vọng của họ.

Để có thể tận dụng được nhiều giá trị hơn khi khai thác Ý định mua hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng, dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể tham khảo.

Tối ưu hóa từ khóa.

Ở góc độ của người tìm kiếm hay khách hàng, từ khoá chính là những băn khoăn của khách hàng cần được thương hiệu hay doanh nghệp làm sáng tỏ. Ở khía cạnh doanh nghiệp, từ khoá chính là những gì cần thiết để thấu hiểu kỳ vọng của khách hàng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá hoặc thậm chí là sử dụng các công cụ có sẵn như Google Analytics để hiểu rõ những gì người mua đang tìm kiếm, xác định ý định và sau đó đáp ứng nhu cầu của họ.

Khảo sát khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.

Để cải thiện ý định mua hàng, người làm marketing cũng có thể khảo sát khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Có thể gửi khảo sát qua email cho khách hàng sau khi họ mua sản phẩm. Trong cuộc khảo sát, có thể hỏi họ làm cách nào họ tìm thấy thương hiệu, họ đánh giá sản phẩm như thế nào và họ có thể muốn thấy điều gì từ sản phẩm trong tương lai.

Nếu doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng của mình, hãy hỏi trực tiếp họ xem có điều gì có thể khiến họ mua hàng ngay lập tức hay điều gì có thể cản trở họ hoàn tất việc mua hàng.

Với các dữ liệu có được, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược Marketing và kinh doanh của mình sao cho phù hợp.

Sử dụng các công cụ công nghệ quảng cáo (Adtech).

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hay nền tảng công nghệ quảng cáo để nhắm mục tiêu (chính xác) đến các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp (có ý định mua hàng) thay vì là nhắm tới tất cả những ai từng tương tác với thương hiệu trên các điểm chạm hay nền tảng.

Thương hiệu cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích và lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) để có thêm nhiều góc nhìn và hiểu biết hơn về khách hàng. Một khi khách hàng đã được phân khúc thành các nhóm khác nhau với các loại ý định mua hàng khác nhau, doanh nghiệp đã thực sự sẵn sàng tiếp cận và chuyển đổi họ.

Kết luận.

Trên đây là tất cả các giải đáp cho câu hỏi Buying Intent hay Ý định mua hàng là gì. Bằng cách thấu hiểu khái niệm, cách xác định ý định mua hàng và các loại ý định mua khác nhau, doanh nghiệp giờ đây có nhiều cách hơn để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, xây dựng các chiến dịch tiếp cận được nhắm mục tiêu và hơn thế nữa để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tại sao xác định đúng đối tượng mục tiêu là chìa khoá thành công của các chiến lược Marketing

Đối tượng mục tiêu (Target Audience) là khái niệm mô tả những người dùng hay khách hàng tiềm năng mà một thương hiệu muốn nhắm tới (tiếp cận) với mục tiêu cuối cùng là bán hàng hoặc có tác động đến quá trình ra quyết định mua hàng. Một chiến lược Marketing thành công trước tiên phải nhắm tới những ai thực sự có nhu cầu hoặc có ảnh hưởng.

Tại sao xác định đối tượng mục tiêu là chìa khoá của các chiến lược Marketing
Tại sao xác định đối tượng mục tiêu là chìa khoá của các chiến lược Marketing

Theo một báo cáo của Zendesk, có đến 68% người tiêu dùng mong đợi mọi trải nghiệm đều được cá nhân hóa. Để có thể làm được điều này, hiểu rõ khách hàng hay đối tượng mục tiêu của mình là ai theo đó là nền tảng của mọi chiến dịch.

Nếu bạn là người làm Marketing và cũng đang tìm cách xây dựng các chiến lược marketing hay chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận đúng những ai thực sự có nhu cầu hoặc sức ảnh hưởng, bên dưới là những gì bạn có thể tham khảo.

Đối tượng mục tiêu (Target Audience)?

Đối tượng mục tiêu thường được định nghĩa là một nhóm người cụ thể (với các đặc điểm về nhân khẩu học và hành vi cụ thể) có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu là nền tảng của mọi quyết định marketing, từ phương thức tiếp cận đến thông điệp truyền thông và hơn thế nữa.

Đối tượng mục tiêu đề cập đến nhóm người tiêu dùng có nhiều khả năng quan tâm nhất đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và ai sẽ là trọng tâm của chiến dịch Marketing của bạn.

Mặc dù thương hiệu có thể xác định đối tượng mục tiêu của mình theo nhiều cách, nhưng quá trình này sẽ vô cùng khó khăn nếu marketer không có đủ dữ liệu để xác định và phân loại. Theo khảo sát của HubSpot, 82% marketer cho biết dữ liệu khách hàng chất lượng cao là điều quan trọng để họ có thể đạt được thành công trong vai trò của mình.

Về tổng thể, có 3 loại dữ liệu khách hàng quan trọng mà tất cả các marketer (Digital Marketer) cần phải thu thập đó là: nhân khẩu học, hành vi khách hàng và động cơ của người tiêu dùng.

Dữ liệu về nhân khẩu.

Tập dữ liệu đầu tiên này tập trung vào các thông tin nhân khẩu học của khách hàng như:
  • Tuổi
  • Giới tính
  • Nghề nghiệp
  • Lối sống và sở thích
Dữ liệu này có thể đặc biệt hữu ích khi đưa ra những giả định ngầm về khách hàng của bạn. Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn chủ yếu bán hàng cho phụ nữ thế hệ trẻ, thì các ưu tiên như tính bền vững của doanh nghiệp thường phù hợp hơn với nhóm nhân khẩu học đó.

Thông tin cá nhân của khách hàng có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị khi xây dựng và thực hiện kế hoạch Marketing của bạn. Tuy nhiên, nhiều marketer phải rất để thu thập nó. Theo HubSpot, 42% marketer biết thông tin nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu nhưng chưa đến một nửa biết sở thích và ưu tiên của họ.

Dữ liệu về hành vi khách hàng (Customer Behaviour).

Phân tích hành vi của khách hàng là một phương pháp khác để xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu hay doanh nghiệp. Không giống như thông tin về sở thích và lối sống, danh mục dữ liệu này tập trung vào các hành vi liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ về hành vi của khách hàng bao gồm:
  • Lịch sử và tần suất mua hàng.
  • Tỷ lệ mở email qua email marketing.
  • Thói quen tương tác trên website.

Bằng cách kiểm tra những hành vi này, bạn có thể có được những hiểu biết sâu sắc (Insights) vô giá về đối tượng mục tiêu của mình và tìm hiểu cách thu hút họ tốt nhất thông qua các hình thức như quảng cáo trực tuyến hay content marketing.

Dữ liệu về động lực mua hàng của người tiêu dùng.

Cách tiếp cận cuối cùng để xác định đối tượng mục tiêu của bạn là tập trung vào động cơ chính của người tiêu dùng, thường đòi hỏi người làm marketing cần phải hỏi “Họ đang tìm kiếm điều gì?”

Khi nói đến sản phẩm, người tiêu dùng thường tìm kiếm:
  • Sự tiện lợi.
  • Giá trị.
  • Địa vị.

Một trong những cách tốt nhất để xác định động cơ của khách hàng là tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cách sử dụng các cuộc khảo sát và nhóm tập trung. Thông tin bạn thu thập có thể giúp bạn phân nhóm người tiêu dùng và hiểu động cơ mua hàng của họ.

Những lợi ích của việc xác định đúng đối tượng mục tiêu.

Như bạn có thể thấy, hiểu đối tượng mục tiêu của bạn là nền tảng của các chiến lược marketing thành công. Dưới đây là những lợi ích hàng đầu của việc xác định đúng khách hàng của bạn là ai và họ cần gì.McDonald’s

Phân khúc.

Phân khúc khách hàng hay phân khúc thị trường là giai đoạn rất quan trọng đối với các bản kế hoạch hay chiến lược marketing của thương hiệu. Nó đòi hỏi phải sắp xếp những người tiêu dùng có nhu cầu và sở thích tương tự thành các nhóm được gọi là “phân khúc” (Segment), và quá trình này được gọi là Segmentation.

Theo một giáo sư Marketing từ Harvard, mặc dù bạn có thể thử và tiếp thị sản phẩm cho tất cả mọi người, nhưng người tiêu dùng có những nhu cầu và sở thích khác nhau. Điều hấp dẫn một nhóm người tiêu dùng này có thể không hấp dẫn một nhóm người tiêu dùng khác.

Để ví dụ cho điều này, hãy xem chiến lược phân khúc khách hàng của Nike, 40% trong số khách hàng của Nike là nữ. Để phục vụ nhóm khách hàng này, Nike triển khai thông điệp xoay quanh các vận động viên nữ, đa dạng về sắc tộc và sức khỏe toàn diện trong quảng cáo của mình.

Ngoài việc giúp đảm bảo cá nhân hóa khách hàng, việc phân khúc còn mang lại những lợi ích về tài chính và có thể tăng doanh thu lên tới 760%.

Khả năng thích ứng.

Việc xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu không chỉ cung cấp thông tin cho các ý tưởng hay chiến lược marketing hiện tại; nó cũng giúp thương hiệu thích ứng tốt hơn với những thay đổi mà khách hàng có thể gặp phải.

Ví dụ: nếu hầu hết người tiêu dùng của thương hiệu không nhạy cảm về giá thì hoạt động truyền thông của bạn không cần phải tập trung vào việc đề xuất giá trị.

Lấy ví dụ về khả năng thích ứng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s trước sự nhạy cảm về giá ngày càng tăng trong các bối cảnh khi nền kinh tế suy thoái.

Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng, McDonald’s đã sửa đổi chiến lược Marketing của mình để làm nổi bật giá trị và khả năng chi trả của các sản phẩm mà họ cung cấp.

McDonald’s cũng tích cực quảng cáo và giới thiệu các bữa ăn giá trị cũng như khuyến mãi thông qua các nền tảng trực tuyến mà đối tượng mục tiêu của thương hiệu thường sử dụng.

Bằng cách hiểu đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể sửa đổi chiến lược marketing của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ.

Đảm bảo ROI.

Về cơ bản, sẽ là không có vấn đề gì nếu doanh nghiệp vẫn “ăn nên làm ra” hay tăng trưởng tốt, tuy nhiên với các doanh nghiệp mới, công ty khởi nghiệp hay thậm chí là các doanh nghiệp lớn nhưng đang đối mặt với suy thoái kinh tế, “có lợi nhuận” là ưu tiên trên hết.

Để có thể đảo bảo được điều này, rõ ràng là bạn không thể hiển thị quảng cáo hay đầu tư ngân sách dàn trải vào tất cả các kênh mà bạn cho rằng là có tiềm năng. Tập trung chính là chìa khoá của bạn khi này và xác định đúng những ai bạn cần tiếp cận và thuyết phục chính là nền tảng.

Giữ vững mối quan hệ với người tiêu dùng.

Mối quan hệ chặt chẽ với người tiêu dùng là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Theo báo cáo của McKinsey, truyền miệng là yếu tố chính ảnh hưởng tới 20 đến 50% mọi quyết định mua hàng.

Điều này cũng giải thích tại sao Influencer Marketing ngày càng được xem là kênh marketing chiến lược của nhiều doanh nghiệp, những người có ảnh hưởng có lượng người theo dõi đáng kể trên mạng xã hội đã và đang có quyền tác động đến ý định mua hàng (Buying Intent) của những người theo dõi họ.

Một số nghiên cứu khác cho thấy 82% mọi người có nhiều khả năng hành động theo đề xuất của người có ảnh hưởng (Influencer) và 92% người tiêu dùng tin tưởng đề xuất của những người họ theo dõi trên mạng xã hội hơn là tin tưởng vào các thông điệp mang tính thương mại từ thương hiệu.

Hãy bắt đầu xác định và tìm kiếm đối tượng mục tiêu của thương hiệu của mình ngay từ bây giờ.

Việc chọn đúng đối tượng mục tiêu như bạn thấy có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Để đảm bảo rằng bạn được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để tiếp cận những khách hàng thực sự có nhu cầu, việc liên tục phát triển và trau dồi các kỹ năng mới là vô cùng quan trọng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Vào năm mới 2024 này, những người làm marketing tập trung nhiều hơn vào công nghệ dường như có thể tạo ra nhiều lợi thế hơn cả. Năng lực ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp theo đó cũng sẽ là môt thách thức lớn. Cùng theo dõi các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) trong năm 2024 trong bài viết này.

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024
Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Với sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ cùng với đó là sự thay đổi về hành vi sử dụng với các nền tảng mạng xã hội mới nổi, hoạt động marketing đã thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây. Thay vì phải đầu tư rất nhiều kinh phí cho các chiến lược marketing hoàn tránh, một vài chiến dịch ngân sách thấp nhưng đầy tính sáng tạo cũng có thể thúc đẩy đáng kể sự hiện diện của thương hiệu và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Nhận định chung về các xu hướng Marketing trong năm 2024

Nhìn lại lịch sử, nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mới vốn được hỗ trợ bởi yếu tố công nghệ, cách một doanh nghiệp tìm kiếm và tiếp cận khách hàng đã không ngừng thay đổi trong những năm lại đây.

Nếu như trước đây, doanh nghiệp thường tập trung vào các kênh marketing truyền thống như TV, radio hay thậm chí là báo in để tiếp cận khách hàng và bán hàng. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) ngày nay trở thành sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhờ vào sự thúc đẩy của làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo) vào năm 2023, năm mới 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này để tối ưu hoá cách tiếp cận khách hàng, tương tác với họ và hơn thế nữa.

Từ cá nhân hoá các hoạt động marketing, tận dụng mạnh hơn các nền tảng mạng xã hội, đến các chiến lược marketing có mục đích, đều là những xu hướng sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Dưới đây là Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024.

1. Chiến lược Marketing cá nhân hóa.

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, đã qua rồi cái thời khi mà cả gia đình cùng quây quần trước chiếc TV để xem một chương trình nào đó và hiển nhiên là sẽ “trải nghiệm” luôn các nội dung quảng cáo được phát trong chương trình. Trong nhiều năm trở lại đây, các marketer đang tập trung nhiều hơn vào chiến lược nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn là sử dụng một cách tiếp cận rộng rãi.

Nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI, vào năm 2024, các thương hiệu hàng đầu sẽ tiếp tục tiến thêm một bước nữa trong cách tiếp cận cá nhân hoá tới khách hàng của họ dựa trên những thông tin mà thương hiệu có được.

Dù cho thương hiệu sử dụng công cụ nào hay chiến lược cụ thể ra sao, mục tiêu của việc cá nhân hoá là làm cho nội dung trở nên phù hợp hơn với từng khách hàng hay nhóm khách hàng cụ thể.

2. Những trải nghiệm và nội dung tương tác.

Tiếp đó, xu hướng truyền thông marketing tương tác cũng đang được đẩy mạnh. Để tận dụng lợi thế của phương thức marketing này, người làm marketing có thể sử dụng các yếu tố như các cuộc thăm dò ý kiến hay trò chơi để tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn với Facebook

Trong khi các hình ảnh về sản phẩm hay video đơn giản có thể không còn đủ để khiến cho thương hiệu trở nên nổi bật. Thương hiệu có thể sử dụng các công nghệ mới nổi như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

3. Tận dụng mạng xã hội nhưng theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

Mạng xã hội hay làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok hiển nhiên không còn là một phương thức mới đối với hầu hết các Digital Marketer.

Marketing và quảng cáo trên mạng xã hội từ lâu đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Nhờ vào sự thuận tiện của các nền tảng mạng xã hội, lượng người dùng lớn, có thể tiếp cận dù với một khoản ngân sách nhỏ và hiệu quả tức thời, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn coi mạng xã hội là trọng tâm của các chiến lược của họ.

Tuy nhiên, việc tận dụng mạng xã hội có thể sẽ chứng kiến nhiều cách khác hơn. Trong khi nội dung video ngắn, social commerce hay kể chuyện thương hiệu (Storytelling) vẫn sẽ được sử dụng như là phương thức để thúc đẩy tương tác và doanh số bán hàng, cách thể hiện nó theo hướng ưu tiên tính sáng tạo sẽ là chìa khoá.

4. Tiếp cận công nghệ mới.

Như đã đề cập, năm 2023 chính là tiền đề của năm 2024. Vào năm 2023, khi các chatbot AI như ChatGPT đang tạo ra một cuộc cách mạng về cách doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ để giao tiếp với khách hàng. Vào năm 2024 mới này, việc sử dụng AI để nghiên cứu thị trường, xây dựng nội dung, cải thiện trải nghiệm (cá nhân hoá) với người dùng…không còn là xu hướng mà là hoạt động bắt buộc.

Về mặt giao tiếp, các chatbot được hỗ trợ bởi AI sẽ cho phép doanh nghiệp tương tác cá nhân hoá và liên tục với khách hàng, điều này có thể thúc đẩy đáng kể khả năng được khám phá và bán hàng của doanh nghiệp. Tìm kiếm bằng giọng nói và các công nghệ điều khiển bằng giọng nói khác cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp (lớn) vào năm 2024.

5. Xây dựng cộng đồng và nội dung do người dùng tạo ra.

Sự phát triển không ngừng của công nghệ và mạng xã hội đã và đang tạo ra một nhu cầu khác đó là những cộng đồng nhỏ, nơi các nhóm khách hàng có thể giao tiếp với thương hiệu theo cách là một con người thực sự (thay vì chỉ là khách hàng hay người hàng).

Cũng bởi chính điều này, nhu cầu về các nội dung do những người tiêu dùng hay người có ảnh hưởng tạo ra (UGC) ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Người tiêu dùng dường như ngày càng có ít sự tin tưởng hơn về các tuyên bố một chiều từ thương hiệu, hay vào đó, họ lắng nghe nhiều hơn từ những người từng sử dụng sản phẩm hoặc những cá nhân có sức ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của họ (KOL, người có ảnh hưởng…).

6. Tính bền vững và Marketing dựa trên mục đích.

Người tiêu dùng ngày nay mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu mà họ yêu thích. Họ không muốn các thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận hay bán hàng đến họ.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn các doanh nghiệp có mục đích lớn hơn, chẳng hạn như các cam kết về môi trường hoặc xã hội (CSR) hay tính bền vững (Sustainability).

Để có thể có được lòng tin của người tiêu dùng và bán được nhiều hàng hơn, các thương hiệu giờ đây cần làm nổi bật cách hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến các yếu tố về môi trường, xã hội và cộng đồng. Khi người tiêu dùng ngày càng trở thành những người tiêu dùng có ý thức, chiến lược này sẽ càng trở nên quan trọng hơn.

7. Tích hợp đa kênh.

Một chiến lược Marketing khác có thể giúp tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp trong năm 2024 đó là ứng dụng chiến lược tích hợp đa kênh.

Mặc dù các thương hiệu có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận các đối tượng khác nhau, thông điệp Marketing phải phù hợp với các điểm tiếp xúc đó. Vì khách hàng có thể sẽ nhìn thấy nội dung của thương hiệu ở những nơi khác nhau, tính nhất quán trong thông điệp sẽ là chìa khoá để kết nối với khách hàng theo cách liền mạch và có ý nghĩa.

Tóm lại, năm 2024 dường như sẽ trở nên hứa hẹn hơn với các thương hiệu sẵn sàng ứng dụng và tận dụng yếu tố công nghệ vào chiến lược marketing của mình. Từ các nội dung tương tác, kể chuyện thương hiệu, tối đa hoá sự sáng tạo trên mạng xã hội, coi trọng nội dung do người dùng tạo ra, đến việc hướng tới các mục đích lớn hơn cho cộng đồng sẽ là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách xây dựng thông điệp Marketing với một vài bước đơn giản

Khi bước sang năm mới 2024, trong khi các thương hiệu lớn dường như đã hoàn tất các bản kế hoạch Marketing (Marketing Plan) của mình, không ít các thương hiệu khác vẫn sẽ đang trong quá trình xây dựng và tối ưu.

Cách xây dựng thông điệp Marketing với một vài bước đơn giản
Cách xây dựng thông điệp Marketing với một vài bước đơn giản

Trong khi một chiến lược marketing thành công rõ ràng là sẽ bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, cần đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, trọng tâm của các chiến lược hay nói đúng hơn cách mà khách hàng cảm nhận các chiến lược sẽ chủ yếu đến từ các thông điệp của thương hiệu.

Nếu việc xây dựng các thông điệp thương hiệu là một phần quan trọng trong doanh nghiệp của bạn, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

1. Xác định cái gọi là “Tại sao” của thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn.

Trở lại vào năm 1996, các nhà nghiên cứu James Collins và Jerry Porras của Đại học Harvard đã viết một loạt bài viết về xây dựng tầm nhìn của doanh nghiệp (Company Vision).

Mục tiêu chính của việc xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp là nhằm định hướng cho các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp, các thông điệp thương hiệu theo đó không chỉ hướng tới hoạt động bán hàng mà còn tạo ra được sức ảnh hưởng tới các nhóm đối tượng mục tiêu bằng các mục đích rõ ràng của doanh nghiệp (Company/Brand Purpose).

Để giúp các thương hiệu hiểu rõ hơn về khái niệm này, các nhà nghiên cứu đã thiết lập một mô hình được gọi là “Năm lý do tại sao” (The Five Whys).

Nó hoạt động thế này:

  • Đầu tiên, bạn bắt đầu bằng một tuyên bố về doanh nghiệp của mình, liên quan đến những gì bạn làm. Tuyên bố đó sẽ là “Chúng tôi tạo ra sản phẩm X” hoặc “Chúng tôi cung cấp dịch vụ X”.
  • Dựa trên tuyên bố này, bạn đặt ra câu hỏi: “Tại sao điều đó lại quan trọng?” Sau đó, bạn có thể tự mình trả lời câu hỏi này.
  • Ví dụ: giả sử bạn đang điều hành một doanh nghiệp làm tóc. Bạn có thể bắt đầu bằng: “Chúng tôi cung cấp dịch vụ tạo mẫu tóc.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì mọi người cảm thấy hài lòng về bản thân của họ nhiều hơn khi họ trông đẹp hơn.”
  • Tiếp theo ví dụ này, “Bởi vì mọi người cảm thấy hài lòng về bản thân khi họ trông đẹp nhất”. Bạn lại hỏi tiếp: Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì sự tự tin giúp mọi người cảm thấy thoải mái khi thể hiện bản thân.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì khi bạn ở trạng thái tốt nhất, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình dễ dàng nhất.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì mọi người vốn muốn đạt được nhiều mục tiêu trong cuộc sống của mình hoặc ít nhất là hoàn thiện mình tốt nhất có thể.” Tại sao điều đó lại quan trọng? “Bởi vì hạnh phúc và sự thỏa mãn là mục đích cuối cùng của mọi người.”
  • Dựa trên 5 câu hỏi tại sao, bạn có thể đi sâu hơn vào mục tiêu thực sự của việc kinh doanh làm tóc của mình theo hướng thấu hiểu người tiêu dùng hay khách hàng hơn là chỉ là việc làm tóc hay kinh doanh. Vấn đề kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp của bạn không phải là cắt tóc và bán các sản phẩm chăm sóc tóc, mà là giúp mọi người xây dựng sự tự tin và cuối cùng là có được hạnh phúc và viên mãn.

Dựa trên điều này, bạn có thể thiết lập một tuyên bố mang tính sứ mệnh cho doanh nghiệp của mình ví dụ như:

“Chúng tôi trao quyền tự tin và hạnh phúc cho khách hàng của mình”

Với tư cách là người làm marketing, bằng cách tìm hiểu sâu hơn về mục đích thương hiệu của mình, bạn có thể bán những thứ cho khách hàng tiềm năng của mình dựa trên những gì họ thực sự khao khát có được thay vì là những gì bạn muốn họ mua nó.

Các thông điệp marketing dựa trên góc nhìn này thường có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các cách tiếp cận chỉ theo hướng sản phẩm.

2. Đơn giản hóa thông điệp của thương hiệu thành ít từ nhất có thể (và dễ hiểu nhất có thể).

Về tổng thể, bước đầu tiên như đã phân tích ở trên giúp doanh nghiệp hay thương hiệu hiểu rõ bản chất của việc kinh doanh và bán hàng để từ đó thiết lập một nền tảng vững chắc ngay từ đầu. Một khi đã xây dựng được cho mình các tuyên bố rõ ràng, bước tiếp theo sẽ là xây dựng các khẩu hiệu (tagline) truyền thông theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.

Một lần nữa, điều quan trọng là phải tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của bạn muốn gì chứ không phải bạn đang nghĩ gì, vì những gì bạn nghĩ thường không phải là những thứ mà khách hàng nghĩ.

Hãy lấy ví dụ về Nike, thương hiệu này tuyền tải cho khách hàng của họ chỉ bằng một câu đơn giản “Just do it.”

Dựa trên điều này, bạn có thể sử dụng thông điệp có được trong tất cả các hoạt động truyền thông bên ngoài của thương hiệu, lặp lại khái niệm này như một phần của thương hiệu.

Mục đích của các thông điệp thương hiệu trong các chiến dịch là củng cố thông điệp lõi này.

3. Cập nhật thông điệp lõi lên các nền tảng hay điểm tiếp xúc quan trọng với khách hàng.

Với những gì có được, bước cuối cùng là bạn cần cập nhật một cách nhất quán thông điệp lên tất cả các nền tảng đồng thời đảm bảo rằng tất cả các nhân viên và bộ phận trong doanh nghiệp đều có thể hiểu được thông điệp lõi của thương hiệu.

Bạn càng có thể đưa thông điệp cốt lõi này vào tất cả các yếu tố trong doanh nghiệp của mình thì bạn càng có thể thiết lập điều này như một mối liên kết xây dựng thương hiệu chặt chẽ với khách hàng của mình và khiến họ liên kết chặt chẽ hơn không chỉ với doanh nghiệp của bạn mà còn với thương hiệu thực tế của bạn, bằng cách liên kết với nhu cầu và mong muốn của họ.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các doanh nghiệp hay thương hiệu đạt được thành công lâu dài đều có những giá trị và mục đích cốt lõi cố định (nhất quán) trong khi các chiến lược và hoạt động kinh doanh của họ vẫn không ngừng thích ứng với các bối cảnh thị trường luôn không ngừng thay đổi.

Mục đích, sự cam kết và tính nhất quán là cách bạn có thể làm được điều này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 ước đạt 20.5 tỷ USD

Nền tảng giám sát thông tin trực tuyến Reputa mới đây đã công bố Bảng xếp hạng ngành Thương mại điện tử (eCommerce) năm 2023, trong bối cảnh lĩnh vực này vẫn duy trì đà phát triển nhanh và bền vững bất chấp khó khăn kinh tế. Theo thống kê của Bộ Công thương, quy mô thị trường TMĐT năm 2023 ước đạt 20,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2022.

Reputa cho biết tiếp nối thành tích năm ngoái, Shopee giữ vững vị trí sàn TMĐT phổ biến nhất trên mạng xã hội năm 2023, với tổng điểm gấp gần 3 lần Lazada – nền tảng đứng thứ 2. (Tổng điểm = điểm sắc thái + điểm thị phần thảo luận + điểm tương tác + điểm độ lan tỏa).

Theo phân tích của Reputa, Shopee đã thực hiện thành công chiến lược đánh vào vào hội chứng sợ bỏ lỡ của người tiêu dùng (Hội chứng FOMO). Với chiến lược này, mỗi tháng Shopee đều triển khai “Ngày hội mua sắm” và hàng loạt chuỗi ưu đãi “flash sale”, điển hình là các sự kiện như Black Friday, 1/1, 2/2…. Sự kiện bùng nổ nhất gần đây là “12.12 Shopee Live Sale Sinh Nhật”.

Tuy nhiên vì một số yếu tố ảnh hưởng, tổng điểm của Shopee đã giảm 18% so với năm 2022. Dù vẫn đứng thứ 2, tổng điểm của Lazada cũng giảm nhẹ 17%.

Tương tự các BXH khác, TikTok Shop của TikTok lại gây chú ý trong BXH của Reputa. Dù mới ra mắt ở Việt Nam hồi cuối tháng 4/2022, nền tảng này đã giữ vững phong độ suốt năm 2023 và đứng thứ 3 BXH cả năm, tổng điểm tăng 48% so với năm trước. Trong năm 2023, TikTok Shop đã hoạt động sôi nổi với chính sách, chương trình hỗ trợ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số.

Trong BXH ngành Giao thông vận tải, Grab duy trì “ngôi vương” với tổng điểm đạt 27,36 – cao gấp 2,4 lần so với năm 2022. Bất ngờ nằm ở vị trí thứ 2 thuộc về Vinasun. Hãng taxi này đã vượt qua Gojek, MyGo và Be, đồng thời tăng 5 hạng so với năm ngoái. Trong khi đó, Be – một nền tảng đa dịch vụ thuần Việt – bị tụt 3 hạng.

Ở BXH ngành Giao nhận Thực phẩm và Đồ uống, dù tổng điểm tăng 39% nhưng GrabFood chỉ vươn lên tới top 2. Dẫn đầu vẫn là Shopee Food với tổng điểm cao gấp 1,4 lần GrabFood.

Có thể nói, sau khi Baemin dừng lại, thị trường giao nhận thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam chỉ còn là cuộc đua giữa ShopeeFood và GrabFood. Tuy nhiên, ngày 10/1 vừa qua, ứng dụng Be vừa tiếp nhận đầu tư hơn 739 tỷ từ VPBank Securities. Dự kiến năm 2024 sẽ là cuộc đua lớn giữa Be và 2 gã khổng lồ ShopeeFood và GrabFood“, Reputa nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

NovaGroup đang quay lại mảng F&B sau thương vụ bán Nova F&B

Giữa năm 2023, NovaGroup chính thức bán lại thương hiệu Nova F&B cho đối tác ngoại. Động thái này diễn ra sau loạt sự cố đẩy Tập đoàn vào thế khó, đặc biệt tại mảng bất động sản.

Nova F&B trước khi “bán mình” đã có bước phát triển thực sự mạnh mẽ và chỉ mới rầm rộ ra mắt vào đầu năm 2022. Sau 3 năm phát triển, Nova F&B sở hữu 46 cửa hàng với 18 thương hiệu.

NovaGroup đã rất đầu tư chọn lọc các thương hiệu lớn, phổ biến ở mỗi vùng ẩm thực khác nhau để đánh diện rộng, gồm JUMBO Seafood, Sushi Tei, Crystal Jade Palace (Singapore), Gloria Jean’s Coffees (Úc), Pizza Maru (Hàn Quốc), Mango Tree (Thái Lan), Yakiniku BBQ (Nhật Bản)…

Cũng “rất nhanh rất nguy hiểm” như cách công ty mẹ làm bất động sản, các thương hiệu Nova F&B lần lượt xuất hiện tại các vị trí vàng, nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn với người tiêu dùng. Đơn cử, từng có quán Saigon Casa Café tại góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa giao với Lý Chính Thắng hay hệ thống Saigon Casa Café – Phin Deli Café tại khu vực hồ Con Rùa (quận 1) rất hút khách, tuy nhiên sau sự cố lần lượt đóng cửa.

Những tưởng NovaGroup chấp nhận từ bỏ “cuộc chơi” F&B, song một cái tên khác đã được bổ sung vào hệ sinh thái hoạt động trong lĩnh vực F&B, đó là Global X – CTCP Trải nghiệm toàn cầu.

Trong tài liệu giới thiệu về Tập đoàn Novaland công bố hồi tháng 10/2023, Global X được giới thiệu là một mảnh ghép trong hệ sinh thái BĐS – Dịch vụ vui chơi giải trí – ẩm thực – Nghỉ dưỡng lưu trú – Du lịch thể thao.

CTCP Trải nghiệm toàn cầu có tên ban đầu là CTCP ẩm thực Toykyo Sushi do bà Nguyễn Như Xuân Trang (Tổng giám đốc của Nova Service) là người đại diện pháp luật. Sau đó, công ty đổi tên thành CTCP Ẩm thực châu Á và hiện tại là CTCP Trải nghiệm toàn cầu với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Thảo Quân, Phó TGĐ của Nova Service, đồng thời được giới thiệu là một trong những người có công trong sự thành công của hệ thống CityGym.

Vào ngày 4/12/2023, công ty vừa tăng vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng.

Theo giới thiệu, Global X hoạt động với 3 mảng chính: Nhà hàng và Café, Beer Garden và Nightlife.

Chỉ 2 tháng sau khi thành lập, Global X nhanh chóng “trình làng” các tên tuổi mới như Yoyo, Lalaland, Coco Thai, Dragon Hotpot… Vị trí số 2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, Tp.HCM – nơi được coi là “căn cứ địa” của các thương hiệu Nova F&B và là địa điểm của trung tâm Nova Gallery lớn nhất cũng đồng thời là nơi đặt trụ sở của Global X.

Vẫn cách làm cũ, trong thời gian cực ngắn, Global X phát triển rất nhanh đến hơn 10 thương hiệu với hàng chục chi nhánh (chủ yếu là các mặt bằng cũ của Nova F&B).

Trong đó, Global X có vẻ đang thiên về mảng Beer Garden và Nightlife. Đây được biết đến là “sân chơi” cực kỳ sôi động nhưng đã có người dẫn đầu – Golden Gate.

Golden Gate được biết đến là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam. Khởi đầu với thương hiệu lẩu nấm Ashima, đến nay Golden Gate sở hữu hơn 22 thương hiệu cùng gần 400 nhà hàng đa phong cách trên 40 tỉnh thành, phục vụ 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm. Doanh thu lợi nhuận cũng tăng trưởng mạnh, từ mức 40 tỷ (năm 2009) gấp hơn 100 lần lên 4.800 tỷ đồng (năm 2019).

Một số chuỗi nhà hàng tiêu biểu của Golden Gate có thể kể đến như lẩu băng chuyền Kichi Kichi (lẩu tự chọn giá rẻ cho khách hàng trẻ), nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), nướng (Gogi House, Sumo BBQ), pizza cho giới trẻ (Cowboy Jack’s), chuỗi nhà hàng bia (Vuvuzela, Citybeer Station)…

Về phần Novaland, quý 3/2023 công ty có lãi trở lại sau 2 quý lỗ đậm. Dù vậy, so với cùng kỳ, doanh thu của Novaland giảm gần 60% còn 1.000 tỷ, lãi ròng chỉ còn ¼ với 170 tỷ (quý 3/2022 đạt gần 750 tỷ đồng).

Tính đến thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản công ty 199.430 tỷ, vốn chủ gần 44.000 tỷ. Trong khi đó, Novaland có khoản nợ phải trả là hơn 205.000 tỷ, bao gồm nợ ngắn hạn là hơn 88.100 tỷ và nợ dài hạn là hơn 117.000 tỷ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tri Túc | Markettimes

Careerbuilder đổi tên thành Careerviet sau khi gia nhập Tập đoàn Kariera, châu Âu

CareerBuilder Vietnam vừa trở thành một thành viên đáng tự hào của Tập đoàn Kariera, một công ty đa quốc gia uy tín với hơn 25 năm kinh nghiệm tại thị trường châu Âu.

Tập đoàn Kariera tập trung vào việc phát triển công nghệ và cung cấp các giải pháp quản lý nhân sự toàn diện, được tối ưu hóa theo từng quốc gia.

Điều này giúp CareerBuilder Vietnam không chỉ là một doanh nghiệp công nghệ toàn cầu mà còn là đối tác đáng tin cậy, mang lại hiệu quả cao trong tuyển dụng và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tại từng thị trường địa phương.

Theo đó, từ ngày 14/01/2024, CareerBuilder Vietnam sẽ ra mắt nhận diện thương hiệu mới dưới tên gọi CareerViet. Trang web chính thức của CareerBuilder Vietnam sẽ được chuyển sang tên miền: CareerViet.vn.

Sứ mệnh của CareerViet là kết nối nhân tài phù hợp với nhà tuyển dụng hàng đầu, tạo điều kiện cho sự thành công cá nhân của tất cả mọi người. Để minh họa cho sứ mệnh đó, logo mới với màu xanh chủ đạo tượng trưng cho sự tin tưởng và chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhân sự. Màu đỏ thể hiện sự nhiệt huyết, năng lượng và sáng tạo. Sự lựa chọn màu sắc này nhằm tạo ra môi trường tích cực để kết nối ứng viên phù hợp với cơ hội việc làm phù hợp.

Quyết định này là một phần của chiến lược toàn diện nhằm mang lại những giá trị gia tăng cho người lao động tại Việt Nam.

Về phía nhà tuyển dụng, bên cạnh các dịch vụ ưu việt đã được sự tin tưởng đồng hành bởi hơn 20.000 doanh nghiệp tại Việt Nam như: đăng tuyển dụng, tìm hồ sơ ứng viên, quảng cáo tuyển dụng, CareerViet còn dự kiến mang về phiên bản quốc tế ứng dụng AI cho giải pháp kết nối, tuyển dụng và quản lý nhân tài – Talent Solution và giải pháp nâng tầm thương hiệu tuyển dụng – Employer Branding từ tập đoàn Kariera Group.

CareerBuilder Vietnam tin rằng những giá trị mà CareerViet mang lại trong thời gian tới sẽ góp phần to lớn gắn kết nhân tài và nhà tuyển dụng, thúc đẩy thành công cá nhân cho tất cả những người tham gia vào hệ sinh thái CareerViet.vn. Hãy cùng CareerBuilder Vietnam bắt đầu hành trình với “lớp áo mới” – CareerViet.

CareerViet.vn – Thành viên ca Kariera Group

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm mới 2024

Báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 26/1 cho thấy lạm phát vẫn tiếp tục xu hướng hạ nhiệt trong tháng cuối cùng của năm 2023.

Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm 2024
Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm 2024

Cụ thể, vào tháng 12/2023, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCEPI lõi) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – chỉ tăng 0,2% so với tháng 11 và 2,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng tương ứng là 0,2% và 3%.

Báo cáo trước đó cho thấy PCEPI lõi tháng 11 tăng 0,1% so với tháng 10 và 3,2% so với một năm trước. Chỉ số PCEPI lõi không tính giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động.

Trong khi đó, nếu tính cả chi phí năng lượng và thực phẩm, PCEPI toàn phần tháng 12 tăng 0,2% so với tháng 11 và đi lên 2,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo bản báo cáo, giá hàng hoá tháng 12 giảm 0,2% so với tháng 11, trong khi chi phí dịch vụ tăng 0,3% – qua đó đảo ngược xu hướng từng thấy khi lạm phát bắt đầu đi lên vào năm 2022, CNBC lưu ý.

Giá thực phẩm nhích 0,1%, trong khi giá hàng hoá và dịch vụ năng lượng đi lên 0,3%. Chi phí cho các mặt hàng lâu bền hơn như thiết bị máy móc, máy tính và xe hơi sụt 0,4%.

Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại là bằng chứng khác cho thấy lạm phát – dù vẫn còn khá cao – đang tiếp tục hạ nhiệt và có thể giúp Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào khoảng cuối năm nay.

Trong khi lạm phát (Inflation) lùi gần về mức mục tiêu 2% của Fed, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng 0,7% trong tháng 12, cao hơn ước tính của các nhà kinh tế là 0,5%. Tăng trưởng thu nhập cá nhân giảm tốc còn 0,3%, phù hợp với dự báo.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ đang dùng tiền tiết kiệm để chi trả cho việc mua sắm. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm từ mức 4,1% vào tháng 11 xuống còn 3,7%.

Thị trường tài chính không biến động nhiều sau khi số liệu lạm phát mới được công bố. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ gần như đi ngang, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc hầu hết đều đi xuống.

Sau 11 đợt tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022, Fed đã kéo chi phí đi vay liên ngân hàng lên phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất trong hơn 22 năm. 

Tại cuộc họp chính sách tháng 12/2023, các quan chức ngân hàng trung ương đã phát tín hiệu sẽ hạ lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2024, theo sau đó là 4 lần vào năm 2025 và 3 lần khác vào năm 2026. Dự kiến mỗi lần giảm 25 điểm cơ bản. 

Theo dữ liệu của CME Group, các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 30 – 31/1. Dự đoán này không có gì mới, nhưng xác suất Fed hạ lãi suất lần đầu vào tháng 3 đã giảm mạnh từ mức 81% một tuần trước xuống còn 46,2%.

Cùng với đó, các nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 5 lần trong năm nay. Trước đó, họ kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ giảm 6 lần.

Tâm lý nhà đầu tư thay đổi sau khi dữ liệu mới cho thấy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cao hơn dự kiến, đạt 0,6% trong tháng 12 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022.

Một báo cáo khác do Bộ Thương mại công bố hôm 25/1 cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn hoạt động bền bỉ bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed. GDP tăng 3,3% trong quý IV/2023 (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm), cao hơn đáng kể dự báo của các nhà kinh tế là 2%.

Bên cạnh đó, nhiều quan chức Fed như Thống đốc Christopher Waller, Chủ tịch chi nhánh Chicago Austan Goolsbee, Chủ tịch chi nhánh New York John Williams và Chủ tịch chi nhánh Atlanta Raphael Bostic đều phát tín hiệu rằng họ không vội hạ lãi suất ngay cả khi chiến dịch tăng lãi suất đã xong.

“Tôi không thích bị trói tay và chúng tôi vẫn còn nhiều báo cáo kinh tế khác. Hãy nhìn xa hơn. Nếu chúng tôi tiếp tục đạt được những tiến bộ bất ngờ về lạm phát, chúng tôi sẽ tính đến những dữ kiện này khi xác định mức độ thắt chặt [của chính sách]”, ông Goolsbee chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNBC hồi cuối tuần trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta sẽ buộc nhà quảng cáo chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tự động (với Meta Advantage)

Theo cập nhật mới đây, Meta đang tìm nhiều cách hơn để ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting). Cụ thể, giải pháp quảng cáo tự động được hỗ trợ bởi AI Meta Advantage sẽ được thêm vào cho tất cả các mục tiêu chiến dịch.

Bản cập nhật này là một phần của bản cập nhật API Marketing v.19 của Meta.

Theo Meta:

“Kể từ ngày 23 tháng 1, các chiến dịch được tối ưu hóa cho Số lần hiển thị (Impressions), Lượt xem video (Video views), Số người tiếp cận (Reach), Mức độ tương tác (Engagement) hoặc Tăng mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall Lift) giờ đây sẽ có thêm tùy chọn chọn Advantage (nhắm mục tiêu tự động).

Các chiến dịch được tối ưu hóa cho Khách hàng tiềm năng (Lead) sẽ tự động áp dụng tuỳ chọn nhắm mục tiêu tự động (nhà quảng cáo cũng có thể chọn tắt tuỳ chọn khi cài đặt chiến dịch), trong khi các chiến dịch được tối ưu hóa cho Số lần nhấp vào liên kết (Link clicks) hoặc lượt xem trang đích (Landing page views) sẽ tự động áp dụng nhắm mục tiêu tự động (nhà quảng cáo không thể từ chối hay tuỳ chọn thay thế khác)”.

Về tổng thể, Meta sẽ muốn các nhà quảng cáo sớm thích nghi với Meta Advantage, giải pháp quảng cáo tự động nhằm giúp nhà quảng cáo hay người làm marketing tối đa hóa hiệu suất quảng cáo trong khi không cần phải thu thập dữ liệu chi tiết của khách hàng.

Như Meta đã giải thích:

“Nhờ vào AI và công nghệ máy học, tính năng nhắm mục tiêu tự động có trong Meta Advantage là giải pháp tiên tiến có thể giúp cải thiện hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả.

Cụ thể, nhắm mục tiêu tự động cho phép hệ thống của Meta tiếp cận những nhóm khách hàng tiềm năng rộng hơn so với cách xác định cụ thể ban đầu của nhà quảng cáo.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Salesforce sa thải hàng loạt nhân viên trong bối cảnh chung của ngành công nghệ

Theo đó, nguồn tin từ Reuters cho biết gã khổng lồ phần mềm Salesforce đang sa thải khoảng 700 nhân viên, tương đương 1% lực lượng lao động toàn cầu của doanh nghiệp.

Salesforce sa thải hàng loạt nhân viên
Salesforce sa thải hàng loạt nhân viên

Tuy nhiên, báo cáo nói thêm rằng Salesforce vẫn còn 1.000 việc làm đang có nhu cầu tuyển dụng trên toàn công ty, ngụ ý rằng động thái này có thể chỉ là một sự điều chỉnh thường xuyên đối với lực lượng lao động của công ty.

Việc cắt giảm việc làm diễn ra trong làn sóng sa thải của các công ty công nghệ Mỹ với nhiều lý do khác nhau đã được đưa ra, từ việc do đã tuyển dụng quá nhiều trước đại dịch, do suy thoái kinh tế, và cả lý do sẽ ứng dụng nhiều hơn AI (trí tuệ nhân tạo) vào các hoạt động đơn giản của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh tương tự, eBay thông báo sẽ cắt giảm khoảng 1.000 việc làm, tương đương khoảng 9% lực lượng lao động hiện tại, trong khi Microsoft cho biết sẽ sa thải 1.900 nhân viên trong mảng game tại Activision Blizzard và Xbox.

Vào năm 2023, Salesforce cũng đã cắt giảm 10% lực lượng lao động và đóng cửa một số văn phòng.

Về Salesforce.

Salesforce là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ, nổi tiếng với sản phẩm chính là nền tảng quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM).

Sứ mệnh của Salesforce là giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng, Salesforce cung cấp các công cụ và giải pháp đa dạng cho quản lý thông tin khách hàng, bán hàng, và tiếp thị.

Nền tảng Salesforce CRM không chỉ giúp theo dõi thông tin chi tiết về khách hàng mà còn hỗ trợ quá trình tương tác, quản lý dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa chiến lược Marketing.

Ngoài ra, Salesforce còn phát triển nhiều ứng dụng và dịch vụ khác như Salesforce Service Cloud, Marketing Cloud, và nền tảng phát triển ứng dụng Force.com.

Được biết đến với sự đổi mới và tầm nhìn tiên tiến, Salesforce đã trở thành một đối tác quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu trong việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng cường trải nghiệm khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trình duyệt Opera muốn cải thiện thị phần thông qua chiến dịch quảng cáo mới

Trình duyệt Opera muốn cải thiện thị phần thông qua chiến dịch quảng cáo mới

Trình duyệt web Opera của Na Uy vừa công bố một chiến dịch quảng cáo mới nhằm tăng trưởng thị phần khá nhỏ của mình, hiện ở mức dưới 3% theo dữ liệu từ StatCounter.

Trình duyệt Opera muốn cải thiện thị phần thông qua chiến dịch quảng cáo mới
Trình duyệt Opera muốn cải thiện thị phần thông qua chiến dịch quảng cáo mới

Báo cáo từ Neowin cho thấy, người dùng Opera (cũng như người dùng các trình duyệt cạnh tranh khác) giờ đây có thể đăng ký để giành được một chuyến đi đến hòn đảo cô đơn ở Iceland trong một tuần. Phần thưởng cho người được chọn là 10.000 USD.

Việc lựa chọn địa điểm nói trên không phải là ngẫu nhiên bởi Opera đang muốn quảng cáo cho một trong những bổ sung mới nhất trong bộ tính năng của trình duyệt này là Tab Islands. Tính năng này cho phép các trang web được mở trong thanh tab được nhóm lại và thu gọn thành tab duy nhất. Điều đó rất hữu ích, đặc biệt đối với những người thường xuyên mở nhiều tab trên các cửa sổ trình duyệt.

Ngoài hoạt động truyền thông tiếp thị cho Tab Islands, không có nhiều điều để nói về chiến dịch mới. Nếu quan tâm đến ưu đãi khuyến mại và không ngại đi du lịch đến Iceland để dành thời gian ngắt kết nối với thế giới, mọi người có thể đăng ký trên trang web của Opera.

Người chiến thắng sẽ nhận được 10.000 USD, một vé máy bay hai chiều đến thủ đô Reykjavik của Iceland và phương tiện di chuyển miễn phí đến ngôi nhà trên đảo Bjarnarey. Đáng chú ý, phần thưởng còn bao gồm chỗ ở 7 ngày miễn phí dành cho hai người, điều đó có nghĩa người chiến thắng không hoàn toàn bị cô đơn.

Không có yêu cầu cụ thể nào đối với người chiến thắng, tuy nhiên người đăng ký phải trả lời một câu hỏi về suy nghĩ của họ đối với Tabfulness – một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong truyền thông Marketing của Opera.

Công ty cho biết họ sẽ chọn người chiến thắng dựa trên tính sáng tạo trong câu trả lời. Bên cạnh đó, người nộp đơn phải tham gia một cuộc phỏng vấn với nhóm Opera trước khi chính thức được tuyên bố là người chiến thắng.

Cuộc thi kết thúc vào ngày 25.2, Opera sẽ công bố người chiến thắng 4 ngày sau trên X (Twitter).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Jack Ma lại trở thành cổ đông lớn nhất của Alibaba sau đợt mua thêm mới đây

Theo South China Morning Post, hai nhà đồng sáng lập Alibaba Group Holding là Jack Ma và Joe Tsai, đã trở thành hai cổ đông lớn thông qua việc gom cổ phiếu đang giảm giá trên sàn New York và Hong Kong.

Jack Ma lại trở thành cổ đông lớn nhất của Alibaba sau đợt mua thêm mới đây
Jack Ma lại trở thành cổ đông lớn nhất của Alibaba sau đợt mua thêm mới đây

Theo đó, Jack Ma đã chi khoảng 50 triệu USD để mua cổ phiếu Alibaba trong quý IV/2023, nâng tỷ lệ sở hữu của ông lên cao hơn mức 4,3% được báo cáo vào cuối năm 2021, qua đó giúp ông trở thành cổ đông lớn nhất. Jack Ma rời vị trí Chủ tịch điều hành Alibaba vào năm 2019.

Joe Tsai, người tiếp nhận vị trí Chủ tịch Alibaba từ Daniel Zhang vào ngày 10/9/2023, đã chi 151,7 triệu USD cho 1,957 triệu cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Mỹ trong quý trước thông qua công ty đầu tư Blue Pool Management của gia đình ông.

Qua đó giúp Joe Tsai trở thành cổ đông lớn thứ hai, theo hồ sơ nộp tại New York. Theo báo cáo thường niên Alibaba,Joe Tsai sở hữu 1,4% cổ phần của công ty vào năm ngoái.

Việc hai nhà đồng sáng lập mua vào mạnh mẽ trong bối cảnh giá cổ phiếu Alibaba giảm 11% trong quý IV/2023, cho thấy niềm tin của họ rằng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sẽ xoay chuyển tình thế. Đây là lần đầu tiên trong gần một phần tư thế kỷ, một cổ đông Trung Quốc sở hữu cổ phần lớn nhất trong Alibaba.

Tổng sở hữu cổ phần của Joe Tsai và Jack Ma đã vượt qua SoftBank Group. Công ty đầu tư Nhật Bản đã giảm dần tỷ lệ sở hữu của mình kể từ khi Alibaba IPO vào năm 2014. Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu Alibaba của Softbank đã giảm từ 7% tháng 12/2022 xuống 2% tháng 3 năm ngoái và dưới 0,5% vào tháng 5/2023, theo tính toán của Morgan Stanley.

Người phát ngôn của Alibaba từ chối bình luận trước những thông tin trên.

Giá cổ phiếu Alibaba đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những năm gần đây sau khi các nhà quản lý Trung Quốc kiểm soát đợt IPO trị giá 39,7 tỷ USD của công ty con Ant Group vào năm 2020, chỉ 48 giờ trước khi nó được lên kế hoạch trở thành đợt huy động vốn lớn nhất thế giới tại Thượng Hải và Hong Kong.

Kể từ đó, gã khổng lồ công nghệ này đã bị phạt kỷ lục và phải trải qua một loạt các cuộc tái cấu trúc để tuân thủ các quy định chống độc quyền của Trung Quốc. Giá cổ phiếu Alibaba đã giảm 75% từ đỉnh 300 USD xuống mức hiện tại là khoảng 70 USD ở New York.

Sau khi có động thái mua vào của Jack Ma, cổ phiếu công ty đã tăng 7,8%, lên 74,02 USD tại New York. Cổ phiếu Alibaba, được niêm yết tại Hong Kong vào năm 2019 trong một đợt niêm yết thứ cấp, đã tăng 7,3% lên 72,60 đô la Hong Kong vào hôm 24/1, sau khi trước đó tăng cao tới 73 đô la Hong Kong.

Alibaba vốn được coi là hình mẫu cho sự tăng trưởng đã trở thành ví dụ cho suy thoái và phải đối mặt với những rủi ro pháp lý khó lường tại Trung Quốc. Sức hấp dẫn của tập đoàn với các nhà đầu tư đã giảm sút.

Alibaba bị PDD Holdings, một công ty thương mại điện tử nhỏ hơn nhiều trong nước, soán ngôi vị công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Mỹ có giá trị nhất, khiến các nhân viên Alibaba phải tự đặt câu hỏi về vấn đề họ đang gặp phải và triển vọng công ty

Điều này buộc Jack Ma phải lên tiếng và kêu gọi nhân viên thay đổi. Từ lâu, vị tỷ phú đã rời khỏi vai trò điều hành để theo đuổi các dự án cá nhân.

Trong khi đó, Joe Tsai đã trở lại tập đoàn và tiến hành một cuộc tái cấu trúc toàn diện, cùng với Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm Wu Yongming – một trong những thành viên sáng lập Alibaba. Ban lãnh đạo mới được tái cấu trúc đang đặt cược vào trí tuệ nhân tạo và cải tiến dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)

Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)

Microsoft vừa thông báo sẽ sa thải 1.900 nhân viên mảng game tại Activision Blizzard và Xbox, hành động diễn ra trong bối cảnh hoạt công ty công nghệ đang tiến hành sa thải nhân viên.

Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)
Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)

Theo đó, việc cắt giảm chiếm khoảng 8% tổng nhân viên thuộc Microsoft Gaming và chủ yếu sẽ diễn ra tại Activision Blizzard.

Chủ tịch Activision Blizzard Mike Ybarra và Giám đốc thiết kế Allen Adham cũng sẽ rời công ty, trong khi đó một trò chơi được Blizzard công bố trước đó cũng đã bị hủy bỏ, Microsoft cho biết.

Việc sa thải xuất hiện vài tháng sau khi Microsoft chốt hợp đồng trị giá 69 tỷ USD với Activision Blizzard nhằm mục tiêu nâng cao sức mạnh của hãng trên thị trường trò chơi điện tử với các tựa game bán chạy nhất, bao gồm “Call of Duty”, để cạnh tranh tốt hơn với hãng dẫn đầu ngành là Sony.

“Thông báo của Microsoft nói rằng họ sẽ sa thải 1.900 nhân viên trò chơi điện tử, điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn đang làm việc tại một công ty thành công trong một ngành cực kỳ sinh lợi, sinh kế của bạn cũng sẽ không được bảo vệ nếu không có tiếng nói trong công việc”, Liên minh Công đoàn Mỹ (CWA) ) nói.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các công nhân tại Microsoft và trong toàn ngành trò chơi điện tử, những người muốn có tiếng nói của công đoàn trong công việc,” CWA nói thêm.

Một số công ty lớn khác như Alphabet, Amazon.com và eBay cũng đã sa thải hàng nghìn nhân viên trong những tuần gần đây nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Nhìn chung, hơn 21.000 nhân viên đã bị sa thải tại 76 công ty công nghệ trong tháng 1, theo trang web theo dõi Layoffs.fyi.

Theo báo cáo của Challenger, Gray và Christmas hồi đầu tháng này, lĩnh vực công nghệ đã mất 168.032 việc làm vào năm 2023 và chiếm số lượng bị sa thải cao nhất trong các ngành.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

SAP tái cơ cấu tổ chức theo hướng tập trung vào AI và có thể sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn nhân viên

Gã khổng lồ công nghệ SAP vừa công bố kế hoạch tái cơ cấu lớn, chiến lược mới có thể ảnh hưởng đến 8.000 việc làm. Công ty cho biết trong một bài đăng trên blog rằng động thái mang tính thay đổi này là để doanh nghiệp trở nên phù hợp hơn với bối cảnh kinh doanh mới, đầu tư mạnh hơn vào AI và hơn thế nữa.

SAP có thể sa thải hàng ngàn nhân viên trong chiến lược tái cấu trúc mới
SAP có thể sa thải hàng ngàn nhân viên trong chiến lược tái cấu trúc mới

CEO SAP Christian Klein cũng đã giải thích tầm quan trọng của việc chuyển đổi chiến lược này, mô tả nó là chương tiếp theo của SAP. Gã khổng lồ phần mềm doanh nghiệp Đức đặt mục tiêu hướng trọng tâm vào AI đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng của công ty, đặc biệt là vào năm 2024.

Tính đến thời điểm hiện tại, SAP có 108.000 nhân viên, hơn 7% trong số này sẽ bị ảnh hưởng bởi chiến lược mới. SAP cho biết công ty sẽ giải quyết bằng cách cho phép nhân viên nghỉ tự nguyện hoặc (và) tiến hành đào tạo lại theo hướng nội bộ.

CEO SAP Christian Klein cho biết: “Chiến lược mới sẽ đánh dấu SAP trong một chương tiếp theo, tăng cường chuyển dịch đầu tư sang các lĩnh vực tăng trưởng chiến lược, và trên hết là AI kinh doanh”.

Việc SAP tái cơ cấu được cho là điều đương nhiên trong bối cảnh hầu hết các công ty công nghệ như Google, Meta, Amazon hay Huawei đều đã và đang sa thải hàng loạt đồng thời đưa ra chiến lược cạnh tranh mới.

Google vừa mới sa thải hàng ngàn nhân viên với lý do tiết kiệm chi phí. Trong làn sóng bất bình, các nhân viên của Google được cho là đã lên kế hoạch phản đối việc sa thải gần đây của công ty, điều này đã ảnh hưởng đến khoảng 15.000 nhân viên.

Liên minh Công nhân của Alphabet đã tổ chức các cuộc biểu tình tại 5 cơ sở của Google trên khắp nước Mỹ vào ngày 18/1, trải dài từ Mountain View, California đến New York. Cuộc biểu tình nhằm mục đích thách thức những gì liên minh coi là “luận điểm nói chuyện không có thật” được Google sử dụng để biện minh cho quá trình ra quyết định của mình.

Tình trạng bất ổn xảy ra sau một đợt sa thải gần đây, được cho là đã khiến hơn 1.000 nhân viên ở nhiều bộ phận khác nhau trong gã khổng lồ công nghệ bị sa thải.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giá trị vốn hoá thị trường của Nvidia chạm mốc 1500 tỷ USD

Theo số liệu cập nhật mới đây nhất, giá trị vốn hoá thị trường của Nvidia lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 1,5 nghìn tỷ USD khi cơn sốt đầu tư vào AI tiếp tục đưa nhà sản xuất chip này lên tầm cao mới.

Giá trị vốn hoá thị trường của Nvidia chạm mốc 1500 tỷ USD
Giá trị vốn hoá thị trường của Nvidia chạm mốc 1500 tỷ USD

Theo đó, giá cổ phiếu chỉ tăng hơn 1% cũng đủ để nâng tổng giá trị vốn hóa thị trường của gã khổng lồ bán dẫn Nvidia của CEO Jensen Huang từ mức 1,48 nghìn tỷ USD lên 1,52 nghìn tỷ USD, theo dữ liệu từ Refinitiv.

Cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn này đạt mức tăng 24% vào năm 2024, kéo dài mức tăng mãi từ năm 2023 khi tăng gần 250% nhờ sự bùng nổ của chatbot AI ChatGPT đã góp phần khơi mào cuộc chiến về AI và các mô hình ngôn ngữ lớn vốn sử dụng rất nhiều tài nguyên chip.

Các nhà đầu tư đã xác định Nvidia là cổ phiếu AI quan trọng do đơn vị này thống trị thị trường bộ xử lý đồ họa (GPU) giúp hỗ trợ bot của OpenAI và các mô hình ngôn ngữ thông minh khác.

Mức tăng 3 chữ số đã nâng Nvidia lên mức định giá nghìn tỷ đô la vào tháng 5 đồng thời đưa doanh nghiệp này trở thành thành viên của cái gọi là các công ty công nghệ vốn hóa lớn “Magnificent Seven”, cùng với Apple, Microsoft, chủ sở hữu Google Alphabet, Amazon, công ty mẹ Facebook Meta và Tesla.

Hoà chung với không khí tăng trưởng của Nvidia, tổng giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft mới đây cũng đã tăng lên mức 3 nghìn tỷ USD, trong khi Meta lần đầu tiên vượt qua 1 nghìn tỷ USD kể từ năm 2021.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh nghiệp bán trà sữa Lotus Sky cho Vietnam Airlines có lợi nhuận tăng gần 800%

CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) là một trong những doanh nghiệp cung cấp suất ăn trên máy bay lớn nhất thị trường. Đây cũng là đơn vị cung cấp trà sữa cho Vietnam Airlines.

Doanh nghiệp cho biết thị trường nội địa phục hồi hoàn toàn và có sự tăng trưởng cao so với giai đoạn trước, nên lợi nhuận sau thuế trong 3 tháng cuối năm 2023 tăng cao. Việc tiết giảm chi phí trong quý 4/2023 như chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng góp phần giúp lợi nhuận tăng cao.

Cả năm 2023, NCS đạt doanh thu hơn 613 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 46 tỷ đồng, tăng lần lượt gần 50% và 772% so với năm 2022.

Ngoài trà sữa, NCS còn thắng lớn với một số sản phẩm như Giò Tết, bánh Trung thu… Năm vừa qua, sản phẩm bánh Trung thu đạt doanh thu 13,4 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán cho Vietnam Airlines là 4,7 tỷ đồng.

NCS hiện còn duy trì bán cơm văn phòng cho bệnh viện Việt Pháp, cung cấp bánh cho các đại lý, trường Vinschool doanh thu đạt 14,9 tỷ đồng.

Tại thị trường trong nước, NCS là một trong những doanh nghiệp lớn nhất kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn trên máy bay. Với việc cung cấp trung bình 22.000 suất ăn/ngày cho các chuyến bay trong nước và quốc tế từ sân bay Nội Bài, công ty này đều đặn thu về hàng chục tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến ngành hàng không, NCS là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc số chuyến bay và hành khách bay giảm sút,

Trong giai đoạn hoạt động hàng không bị gián đoạn, NCS đã phải chuyển hướng đi bán bánh trung thu, bán cơm văn phòng cho các đoàn tiếp viên, nhân sự trong ngành dịch vụ hàng không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD vào Lazada

Vài tháng trước, dường như mọi thứ đang rộng đường với Lazada. Shopee – đối thủ cạnh tranh lớn nhất, đã hãm đà tăng trưởng để ổn định tình hình tài chính. TikTok Shop của TikTok mới nổi sau nhiều trục trặc ở Indonesia mới đây đã phải hợp tác với Tokopedia của GoTo Group. Số lượng đơn đặt hàng Lazada đang tăng trưởng trong khi khoản lỗ được thu hẹp dần qua từng quý. 

Lazada – nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu Alibaba, dường như đã sẵn sàng cho một năm 2024 đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm mới, xuất hiện thông tin Lazada sa thải 30% nhân viên tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả những quản lý cấp cao.

Làm thế nào để giải thích cho động thái bất ngờ này? Thực tế, dù khó chấp nhận, nhưng có lẽ điều này đã diễn ra trong một thời gian dài.

Thành lập tại Singapore năm 2012, Lazada đã trải qua con đường tăng trưởng ngoạn mục bất chấp sự non trẻ của cả công ty và ngành công nghiệp thương mại điện tử thời điểm đó. Chưa đầy ba năm, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Lazada vượt trên 1,3 tỷ USD, trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Thành tích xuất sắc này đã thu hút sự chú ý của Alibaba. Vào năm 2016, ông lớn Trung Quốc đã mua lại cổ phần chi phối Lazada với giá 1 tỷ USD.

Alibaba đặt cược lớn vào Lazada với hy vọng về những gì có thể đạt được ở Đông Nam Á. Ban lãnh đạo tập đoàn của Jack Ma thường xuyên nhắc đến tiềm năng Lazada trong các báo cáo và cuộc gặp gỡ nhà đầu tư.

Tên của Lazada được xếp cạnh các doanh nghiệp thương mại điện tử quốc tế khác dưới sự quản lý của Alibaba, bao gồm Trendyol tại Thổ Nhĩ Kỳ hay Daraz ở khu vực Nam Á.

Thương mại điện tử quốc tế được lãnh đạo Alibaba đánh giá cao. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế tại Alibaba được thể hiện qua việc xếp nó vào một trong 6 bộ phận kinh doanh lớn sau cuộc tái cấu trúc lớn công bố hồi tháng 3 năm ngoái.

Alibaba đã đầu tư mạnh vào Lazada để thực hiện tham vọng của mình. Tính cả chi phí mua lại năm 2016, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã rót khoảng 7,47 tỷ USD vào Lazada, bao gồm cả khoản đầu tư 634 triệu USD gần đây vào tháng 12 năm ngoái.

Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD cho Lazada.

Dù nhận được khoản tiền lớn từ Alibaba giúp công ty chịu lỗ trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, nhưng vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ Lazada, khi nền tảng này vẫn chưa thể tìm ra công thức thành công.

Tới năm 2020, Lazada liên tục bị Shopee vượt mặt dù xuất phát điểm trước. Theo Momentum Works, Lazada có thị phần nhỏ hơn Shopee ở cả 6 nền kinh tế lớn Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines).

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Shopee trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2022 là 47,9 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng GMV thương mại điện tử của khu vực (99,5 tỷ USD) và hơn gấp đôi GMV của Lazada (20,1 tỷ USD).

Thêm vào đó, Lazada còn phải đối mặt với thách thức từ các sàn thương mại điện tử nội địa, chẳng hạn như Bukalapak và Blibli ở Indonesia.

Không có gì lạ khi Alibaba, ít nhất đã vài lần, cảm thấy choáng ngợp trước sự cạnh tranh khốc liệt mà Lazada phải đối mặt.

Kể từ khi tập đoàn Trung Quốc nắm quyền kiểm soát, tình trạng luân chuyển lãnh đạo đã trở thành chuyện thường như cơm bữa tại Lazada, với nhiều lần vị trí CEO bị xáo trộn để tìm kiếm giải pháp mới.

Chẳng hạn năm 2022, công ty đã bổ nhiệm James Dong, cựu giám đốc phụ trách thị trường Thái Lan và Việt Nam, thay thế ông Chun Li làm CEO.

Trước đó năm 2020, CEO kiêm đồng sáng lập Lazada ông Pierre Poignant bị thay thế bởi ông Chun Li. Ông Poignant từng giữ chức COO Lazada kể từ khi thành lập trước khi kế nhiệm ông Lucy Peng làm CEO vào tháng 12/2018, khi ông Peng trở thành Chủ tịch.

Có rất ít số liệu chỉ ra việc thay đổi lãnh đạo mang lại lợi ích cho Lazada như thế nào. Nếu có, chúng sẽ cho cái nhìn đầy đủ hơn về việc tham gia của Alibaba vào vận hành Lazada phức tạp như thế nào.

Ngoại trừ ông Poignant, mọi cá nhân khác từng giữ vị trí CEO Lazada đều được Alibaba đề cử, nhằm thực hiện các mệnh lệnh của công ty mẹ. Điều này đi ngược lời hứa ban đầu của Alibaba rằng Lazada sẽ có thể duy trì một mức độ tự chủ nhất định sau khi mua lại.

Ngay cả trong thời gian ông Poignant còn giữ chức vụ Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành Daniel Zhang lúc bấy giờ của Alibaba, được cho là có quyền hạn cao hơn. Ông Zhang thường xuyên có những chuyến bay tới Đông Nam Á để đích thân giám sát hoạt động công ty.

Sự tham gia mật thiết của Alibaba vào Lazada là một trong những yếu tố chính dẫn đến chia rẽ văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp. Alibaba có xu hướng thẳng thắn hơn trong khi nhân viên cũ của Lazada có cách làm việc chuyên nghiệp, một số khác lại bảo thủ chậm thay đổi ở một số thị trường như Indonesia.

Sự chia rẽ này dẫn đến nội bộ hỗn loạn, khiến Lazada mất tập trung vào các cơ hội, đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát.

Nội tại rối ren trong khi bên ngoài Lazada lại phản ứng chậm chạp trước những động thái cạnh tranh từ đối thủ. Hiệu quả hoạt động giảm, năng lực cốt lõi bị đình trệ và tỷ lệ thâm hụt tăng lên tạo cơ hội cho đối thủ tận dụng thời cơ.

Alibaba muốn tham gia nhiều hơn vào Lazada bởi họ tin rằng họ có giải pháp phù hợp cho những thách thức mà nền tảng thương mại điện tử Đông Nam Á đang đối mặt. Tuy nhiên, nhìn lại, sự can thiệp của Alibaba trong thời gian qua đã phản tác dụng, tạo ra sự xao lãng và cản trở những bước tiến của Lazada, theo KrASIA.

Khi mọi chuyện cuối cùng cũng êm đẹp, Lazada quay trở lại thị trường và bàng hoàng khi nhận thấy không chỉ phải đối mặt với Shopee mà còn có các đối thủ khác như Tokopedia, TikTok Shop, Temu,… đang vươn lên đáng gờm.

Thách thức của Lazada còn đến từ thực tế thị trường Đông Nam Á vẫn còn nhiều dư địa, do đó có thể chứng kiến thêm nhiều người chơi mới gia nhập. Chẳng hạn Temu – nền tảng thương mại điện tử giá rẻ thuộc PDD Holdings, đã tiến vào khu vực từ quý III năm ngoái.

Malaysia và Philippines là một trong những thị trường mục tiêu ban đầu mà Temu hướng đến.

Ngoài Lazada, công ty mẹ Alibaba còn sở hữu các nền tảng thương mại điện tử khác vốn có thể hoạt động được ở Đông Nam Á như AliExpress, Taobao và Tmall.

Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch đưa 1688.com – nền tảng mua sắm trực tiếp từ nhà máy Alibaba, tham gia hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Như vậy có thể thấy, sự hiện diện của Alibaba tại Đông Nam Á không chỉ giới hạn ở Lazada. Và với việc đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một trong 6 trụ cột kinh doanh của tập đoàn, áp lực buộc Lazada phải tạo ra lợi nhuận để đảm bảo vị thế của mình với những đơn vị khác cùng hệ sinh thái.

Nhìn từ góc độ này có thể thấy 2024 sẽ là một năm bản kề với Lazada. Và cũng có thể hiểu được  tại sao nền tảng này lại quyết định triển khai chiến lược tương tự Shopee.

Sau khi đốt tiền vào hỗ trợ chiến lược giáquảng cáo rầm rộ, Shopee đã giành được thị phần nhưng lại rơi vào tình trạng thua lỗ. Công ty được bù lỗ từ hoạt động kinh doanh của Garena – mảng giải trí thuộc Sea.

Ngay cả người dẫn đầu thị trường như Shopee cũng không thể thay đổi được tình thế và cuối cùng buộc chọn cắt giảm chi phí và trợ giá, đặc biệt là cắt giảm nhân sự. Sau một loạt động thái kể trên, năm ngoái Shopee đã có quý lợi nhuận liên tiếp.

Với những tồn tại như hiện nay, không có lý do gì để Lazada không thử làm điều tương tự ngay bây giờ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

CEO Meta lại quay lại vị trí Top 4 CEO công nghệ giàu nhất thế giới

Với khối tài sản 141 tỷ USD, CEO Meta Mark Zuckerberg hiện giàu thứ năm thế giới và giàu thứ tư nếu chỉ tính riêng CEO công nghệ.

Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index, kết quả này là nhờ màn lội ngược dòng của CEO Meta năm 2023, khi ông quyết tâm cắt giảm nhân sự và tối ưu hóa chi tiêu, hướng tới “năm hiệu quả” tại Meta. Công ty cũng khởi sắc và cán mốc vốn hóa nghìn tỷ USD.

Tháng 9/2022, Zuckerberg rời khỏi danh sách 10 người giàu nhất thế giới sau khi công ty sở hữu Facebook quyết theo đuổi tham vọng vũ trụ ảo metaverse nhưng không thành công, kéo theo khoản lỗ hàng chục tỷ USD. Khối tài sản của Mark Zuckerberg giảm hơn trăm tỷ USD, từ 142 tỷ USD năm 2021 xuống chỉ còn 38,1 tỷ USD một năm sau đó.

Sau thời gian này, CEO Meta quyết định làm điều gì đó khác biệt. Theo Forbes, ông không đưa ra những lời xin lỗi nửa vời như trước. Thay vào đó, ông chuyển hướng. Việc đầu tiên là sa thải hơn 21.000 nhân viên vào cuối 2022 và đầu 2023.

Những tháng gần đây, CEO Zuckerberg tập trung vào AI, tuyên bố mua hơn 350.000 card đồ họa, tương đương chục tỷ USD, để xây dựng hệ thống đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn. Ông khẳng định vẫn theo đuổi metaverse, nhưng tinh chỉnh để mọi thứ hợp thời hơn bằng cách tích hợp thêm AI.

Những thay đổi của CEO Meta sau năm 2022 được giới đầu tư đón nhận tích cực. Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa công ty hiện đạt 1.000 tỷ USD, chỉ kém mức 1.100 tỷ USD vào tháng 9/2021.

Cổ phiếu công ty cũng tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Các cổ đông đang lạc quan khi Meta tìm cách củng cố vị thế của mình như một người khai phá mạnh mẽ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Meta dự kiến báo cáo tài chính quý IV/2023 vào ngày 1/2 tới đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google Hàn Quốc muốn nhân viên tự nghỉ việc (nhưng nhân viên không đồng ý)

Tờ Korea JooAng Daily cho biết Google đang có khoảng 800 nhân viên toàn thời gian ở Hàn Quốc. Từ năm ngoái, công ty đã nỗ lực thu hẹp quy mô bằng cách thuyết phục một số nhân viên chủ động từ chức.

Tuy nhiên, chỉ 10 người tại văn phòng Google ở Seoul đồng ý, số khác vẫn ở lại. Luật lao động  nước này không cho phép những công ty sử dụng trên 5 lao động Hàn Quốc được quyền sa thải nhân viên mà không có lý do chính đáng cụ thể.

Giám đốc điều hành công ty luật KangNam Bongsoo Jung viết trên LinkedIn: “Nghỉ việc chỉ xảy ra khi một nhân viên đồng ý với đề nghị của người sử dụng lao động. Trong hầu hết trường hợp, họ sẽ không từ chức vì rủi ro phải đối mặt khi tìm công việc mới”.

Theo Businss Insider, khoảng 100 nhân viên Google Hàn Quốc đã thành lập công đoàn vào năm ngoái do lo ngại tình trạng sa thải. Kim Jong-sub, đứng đầu công đoàn Google Hàn Quốc, nói với Korea Herald vào tháng 4/2023: “Việc cắt giảm việc làm đang diễn ra trong ngành công nghệ Mỹ khiến nhân viên ở Hàn Quốc lo ngại về tương lai của mình.

Đó là lý do công đoàn được lập”. Họ có vai trò đàm phán với Google để hướng đến một thỏa thuận đảm bảo, “theo đuổi chế độ tự nguyện nghỉ việc” của nhân viên, thay vì buộc phải từ chức theo yêu cầu. Tự nguyện nghỉ đồng nghĩa lao động vẫn có thể nhận tiền bồi thường.

Năm ngoái, Google sa thải 6% nhân viên, tương đương 12.000 lao động. Năm nay CEO Sundar Pichai thông báo các đợt cắt giảm mới sẽ tiếp tục trong 2024. Tháng này, hàng trăm nhân viên thuộc bộ phận Google Assistant, thiết bị phần cứng và một số thành viên nhóm kỹ thuật cốt lõi đã mất việc. Điều này gây nên làn sóng giận dữ.

Tuần trước, Liên đoàn lao động Alphabet đã biểu tình ở năm cơ sở của Google trên khắp nước Mỹ nhằm “đẩy lùi các quan điểm không có thật mà Google sử dụng để biện minh cho lý do sa thải của mình”.

Họ cho rằng Google không thể tiếp tục điều chỉnh nhân sự khi vẫn kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý. Một bản kiến nghị đã được gửi đến CEO Sundar Pichai, nhấn mạnh sự cống hiến của nhân viên, đồng thời kêu gọi nên có một môi trường làm việc bền vững và nhiều hỗ trợ hơn.

Trong khi đó, theo Bloomberg, Google đang tiếp tục tái cơ cấu và sa thải hàng chục người tại bộ phận X, còn gọi là The Moonshot Factory – nơi chuyên nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ đột phá với tham vọng thay đổi thế giới.

Các dự án này có mục tiêu giải quyết những vấn đề và thách thức lớn trên thế giới như biến đổi khí hậu, tương lai của Internet và an ninh mạng. Tuy nhiên, X vẫn chưa đạt được thành công đáng kể và được cho là đang ưu tiên các dự án có tiềm năng tạo doanh thu ngay lập tức. Điều này dẫn đến việc nhiều dự án bị khai tử sớm hơn bình thường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnExpress

Nhân viên không hạnh phúc khiến các doanh nghiệp Mỹ mất gần 2.000 tỷ USD năm 2023

Không cảm nhận rõ ràng về vai trò, thiếu gắn kết với công việc và mức độ hài lòng thấp, những nhân viên bất mãn khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại khoảng 1.900 tỷ USD do năng suất lao động suy giảm vào năm 2023.

Đó là thông tin được ghi nhận trong báo cáo nghiên cứu của hãng khảo sát Gallup về thị trường lao động của Mỹ trong năm 2023. Báo cáo của đơn vị này cho rằng, con số thiệt hại kinh tế đang chú ý đó bắt nguồn từ việc ngày càng nhiều người lao động Mỹ cảm thấy các chủ doanh nghiệp thiếu quan tâm đến họ sau nhiều biến động từ nền kinh tế và đại dịch.

Thước đo mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp từ các cuộc khảo sát của Gallup tăng đều đặn trong một thập niên, nhưng đạt đỉnh điểm vào năm 2020. Sự suy giảm mức độ gắn kết với công việc trong vài năm qua làm giảm sự hài lòng tại nơi làm việc của người lao động. Nhiều nhân viên ở Mỹ cho rằng, họ không biết rõ doanh nghiệp đang mong đợi điều gì từ họ.

Thông thường, những nhân viên có mức độ gắn kết cao sẽ giúp mang lại năng suất, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. Kết nối tốt hơn với nhân viên cũng giúp nâng cao khả năng giữ chân họ. Jim Harter, chuyên gia nghiên cứu về nơi làm việc và phúc lợi của Gallup cho rằng, những nhân viên có động lực làm việc sẽ tạo ra những thành quả quan trọng đối với tổ chức.

Tuy vậy, nghiên cứu mới nhất của Gallup cũng đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về lực lượng lao động tại Mỹ. Người lao động Mỹ cho biết, họ cảm thấy lạc lõng hơn tại nơi làm việc vào năm 2023 và ngày càng xa cách với phía doanh nghiệp. Họ thừa nhận ít có khả năng kết nối với sứ mệnh của công ty và cảm thấy khó chịu với cách tổ chức vận hành.

Cụ thể, chỉ 1/3 số người lao động được hỏi cho biết họ đang cảm thấy gắn kết với công việc. Trong khi đó, 50% trả lời rằng họ chỉ nỗ lực ở mức tối thiểu cho công việc, một hiện tượng được gọi là “nghỉ việc trong im lặng”.

Theo phân tích của Gallup đối với 112.000 nhóm làm việc và đơn vị kinh doanh cho thấy, người lao động Mỹ ít có khả năng biết những gì họ được mong đợi tại nơi làm việc so với năm 2020.

Trong số những nhân viên làm việc từ xa, chi có 47% biết cấp trên mong đợi gì ở họ vào năm 2023, giảm so với 59% vào năm 2020. Đối với nhân viên làm từ xa kết hợp với văn phòng, tỷ lệ này là 54% vào năm 2020 nhưng giảm xuống còn 41% vào năm 2023.

“Tình hình hiện nay cho thấy, các nhà quản lý ngày càng giảm mức độ gắn kết với công việc. Họ báo cáo mức độ kiệt sức ngày càng tăng và có nhiều khả năng đang tìm kiếm các công việc khác”, Jim Harter nói.

Mỗi điểm phần trăm tăng hoặc giảm mức độ gắn kết với công việc đại diện cho khoảng 1,6 triệu nhân viên làm toàn thời gian hoặc bán thời gian ở Mỹ. Báo cáo của Gallup chỉ ra rằng những nhân viên không gắn kết hoặc chủ động không gắn kết với công việc trên toàn quốc sẽ gây thiệt hại khoảng 1.900 tỷ USD do giảm năng suất động.

Gallup tính toán tổn thất do năng suất suy giảm bằng cách ước tính năng suất mất mát theo giá trị đô la khi một nhân viên không cảm thấy gắn kết với công việc.

Để khắc phục điều này, Harter đề nghị cấp quản lý của các công ty kiểm tra sự có mặt của nhân viên hàng tuần và hướng dẫn họ cách phối hợp với đồng nghiệp. Theo khảo sát của Gallup, khi nhân viên được hướng dẫn cách cộng tác với nhau, thì số người cảm nhận rõ ràng về vai trò của họ sẽ tăng lên (khoảng 80% từ mức dưới 50%).

Chiến lược này đặc biệt cần thiết đối với những người lao động trẻ vì họ có nhiều khả năng chuyển đổi công việc để tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn.

“Khi không rõ ràng về vai trò và vị trí của chính mình, người lao động sẽ làm việc kém hiệu quả hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các công việc quan trọng khác mà các nhà quản lý mong đợi.

Chắc chắn lực lượng lao động mới sẽ kỳ vọng những nhà quản lý thực sự quan tâm đến sự phát triển của họ. Họ mong muốn công việc của họ có thể giúp họ cải thiện cuộc sống thay vì khiến họ tách rời nó”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google sa thải 100 nhân viên thuộc nhóm hỗ trợ nhà sáng tạo nội dung trên YouTube

Google vừa thông báo là sẽ sa thải 100 nhân viên hiện đang làm việc cho nền tảng video YouTube (sau khi sa thải hơn 1.000 việc làm trong tuần qua.).

Sundar Pichai, CEO của Google, cũng đã nói với các nhân viên rằng sẽ có nhiều đợt cắt giảm việc làm hơn trong năm nay.

CEO Pichai thông báo với tất cả nhân viên trong bản ghi nhớ: “Việc loại bỏ vai trò này không ở quy mô như đợt cắt giảm năm ngoái và sẽ không ảnh hưởng đến mọi nhóm.”

Theo báo cáo, CEO Pichai nói thêm rằng việc sa thải tập trung vào việc loại bỏ bớt các lớp quản trị để đơn giản hóa việc thực thi và thúc đẩy tốc độ ở một số lĩnh vực nhất định. Điều này cũng có thể được hiểu là, khi Google tiếp tục ứng dụng AI nhiều hơn, việc sa thải sẽ lại tiếp tục được diễn ra.

Theo một email được tiết lộ, gã khổng lồ công nghệ này thông báo cho các nhân viên từ bộ phận điều hành của YouTube và các thành viên trong nhóm quản lý nhà sáng tạo nội dung về việc họ sẽ bị sa thải.

Giám đốc kinh doanh của YouTube, bà Mary Ellen Coe, viết trong một thông báo gửi nhân viên: “Chúng tôi đã đưa ra quyết định loại bỏ một số vai trò nhất định và chia tay với một vài đồng nghiệp của mình.”

Cuộc chiến khó khăn với TikTok và lạm phát đã khiến YouTube tăng trưởng chậm hơn.

Các nguồn tin cho biết, việc sa thải chủ yếu ảnh hưởng đến các nhóm nhân viên hiện đang hỗ trợ hàng triệu nhà sáng tạo nội dung trên YouTube.

YouTube đã phải vật lộn để phục hồi sau tình trạng doanh số từ quảng cáo chậm lại trong năm qua vì lạm phát, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ TikTok, nền tảng video ngắn được sử dụng phổ biến bởi Gen Z (hơn 60% người dùng của TikTok là Gen Z).

YouTube TV hiện là một trong các trọng tâm khác của YouTube nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Funemployment là gì? Xu hướng thất nghiệp vui vẻ của Gen Z

Thuật ngữ “thất nghiệp vẫn vui” (Funemployment) khiến nhiều người cảm thấy bớt tội lỗi vì lãng phí thời gian. Thay vì lo lắng và căng thẳng vì mất việc làm, nhiều người đã chọn thất nghiệp như một cơ hội để làm những việc mà bình thường họ không thể làm được. Vậy funemployment hay thất nghiệp vui vẻ là gì? và Tại sao nó lại phổ biến với giới trẻ đặc biệt là Gen Z?

Funemployment (Thất nghiệp vui vẻ) là gì?

Funemployment (Thất nghiệp vui vẻ) là gì?
Funemployment (Thất nghiệp vui vẻ) là gì?

Theo từ điển Collins, funemployment hay “thất nghiệp vui vẻ” được ghép từ “fun” (vui vẻ) và “unemployment” (thất nghiệp), đây là từ miêu tả trạng thái tận hưởng khoảng thời gian nghỉ việc. Thay vì chán nản và khủng hoảng vì thất nghiệp, những người theo chủ nghĩa “thất nghiệp vẫn vui” thường tận dụng thời gian nghỉ việc để giải phóng bản thân và tận hưởng niềm vui trong cuộc sống.

Hầu hết những người “thất nghiệp vẫn vui” thường là những người trẻ tuổi với ít trách nhiệm tài chính hoặc có khoản tiết kiệm cố định.  Họ cho rằng tìm kiếm việc mới là một gánh nặng căng thẳng, cần có thời gian để chuẩn bị.

Vậy nên, nhân cơ hội này, họ quyết tâm làm những điều mà bản thân yêu thích. Họ có thể đi du lịch, tham gia tình nguyện, dành thời gian cho gia đình hoặc bất kỳ hoạt động nào khơi dậy khả năng sáng tạo trước khi tìm được việc mới.

Thất nghiệp vui vẻ nhưng là vui thật hay vui giả?

Dù có vẻ khó tin, nhưng funemployment thực sự là một cách tiếp cận tích cực đối với việc thất nghiệp. Nhiều người sử dụng thuật ngữ này trên mạng xã hội và tự nhận mình ​“thất nghiệp vẫn vui”.

Không ít người đã quá quen với việc “cày ngày cày đêm”, đến mức cảm thấy sẽ rất bất thường nếu để “tay chân thảnh thơi” khi không có việc gì để làm. Thế nhưng tìm việc là một quá trình lâu dài và căng thẳng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay.

Thuật ngữ “thất nghiệp vẫn vui” khiến nhiều người cảm thấy bớt tội lỗi vì lãng phí thời gian. Thay vì lo lắng và căng thẳng vì mất việc làm, nhiều người đã chọn thất nghiệp như một cơ hội để làm những việc mà bình thường họ không thể làm được.

Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, nhiều người đã thay đổi lối suy nghĩ về công việc. Tuy chăm chỉ vẫn là một phần quan trọng để có một cuộc sống tốt đẹp, nhưng bệnh dịch kéo dài đi đôi với nền kinh tế khó khăn khiến mọi người bắt đầu cân nhắc tầm quan trọng của các mối quan hệ.

Hơn nữa, sau khi mất việc, nhiều người cảm thấy bồn chồn và kiệt sức khi phải nhanh chóng tìm kiếm công việc mới. Do đó, khi có cơ hội nghỉ ngơi, họ sẽ tận hưởng khoảng thời gian này. Đây cũng là cơ hội để mọi người nhìn nhận lại bản thân và đánh giá định hướng nghề nghiệp.

Những lưu ý giúp bạn tận hưởng xu hướng funemployment (thất nghiệp vui vẻ).

Funemployment có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Bí quyết tận hưởng funemployment nằm ở cách mà bạn đối mặt và quản lý giai đoạn nghỉ việc của mình. Vậy làm thế nào tận hưởng funemployment?

Bước đệm trước một công việc khác trong tương lai

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là chìa khóa quan trọng để mỗi người đạt được trạng thái hạnh phúc. Nhân lúc “tạm nghỉ ngơi” này, bạn có thể tự đặt ra những mục tiêu cá nhân, định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai và từng bước hoàn thành mục tiêu, thay vì tận hưởng những thú vui thoáng qua. Lúc này, dù funemployment nhưng bạn vẫn duy trì “kim chỉ nam” nghề nghiệp và thiết lập sự tập trung, duy trì động lực để đạt được những thành tựu quan trọng trong tương lai.

Dành thời gian cho bản thân 

Mục tiêu của funemployment là một bước “tạm” để bạn hướng đến những thành công lớn trên hành trình công việc và cuộc sống của mình. Để làm được những điều lớn lao, bạn phải có sức khỏe dồi dào.

Funemployment chính là thời điểm lý tưởng để bạn tập trung vào sức khỏe bản thân. Duy trì trạng thái cân bằng sức khỏe không đến từ những điều “đao to búa lớn”, bạn có thể dành thời gian này để tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi lành mạnh và thực hành thiền định.

Funemployment giúp khám phá những sở thích, đam mê mới

Tận dụng thời gian rảnh rỗi để sẵn sàng trải nghiệm và khám phá những sở thích mới. Đây là cách giúp bạn duy trì tinh thần trẻ trung, khơi dậy nguồn cảm hứng và mở cửa cho những ý tưởng sáng tạo. Bạn càng tiếp thu những điều mới mẻ có chọn lọc, bạn càng tự chủ hơn trong cuộc sống.

Kết nối tích cực với những người xung quanh

Thất nghiệp không nên là lý do để bạn cô lập bản thân. Hãy tận dụng thời gian này để kết nối với bạn bè, gia đình, network công việc hoặc list friend trên mạng xã hội. Các mối quan hệ này có thể mang lại nguồn hỗ trợ tinh thần tuyệt vời và cơ hội mới để bạn phát triển sự nghiệp.

Chơi hết mình rồi phải làm việc hết mình

“Thất nghiệp vẫn vui” là khi bạn đang cho phép mình có một kỳ nghỉ ngắn hạn. Tuy nhiên nhiều người thường dễ dàng rơi vào cạm bẫy ngọt ngào của thời gian này và mặc định chơi hết mình, giải trí hết nấc, để rồi khiến bản thân trì trệ tìm kiếm việc làm.

Bạn nên nhớ rằng công việc có thể mang đến áp lực, thế nhưng áp lực cũng tạo kim cương. Những viên kim cương ấy thể hiện qua mức thu nhập hàng tháng và sự công nhận về năng lực, bản lĩnh cá nhân. Sau khi cho phép mình tận hưởng thời gian nghỉ ngơi vừa đủ, chắc chắn bạn đã sạc đủ pin để dốc sức tìm việc và nỗ lực phấn đấu cho tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VietnamWorks

Nghiên cứu: 63% lời khuyên tài chính trên TikTok là sai lệch

Là một trong những thể loại video được chia sẻ khá phổ biến và cũng nhận được rất nhiều lượt quan tâm trên mạng xã hội TikTok đó là những video chia sẻ kiến thức và lời khuyên về tài chính. Xuất hiện với hàng loạt các tài sản, món đồ xa xỉ cùng tài khoản có nhiều con số, nhiều “chuyên gia” tự nhận mình là có nhiều kinh nghiệm và có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng có đến 63% lời khuyên tài chính trên TikTok là sai lệnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Trên mạng xã hội TikTok, nếu bạn thử tìm kiếm các từ khoá hay các hashtag liên quan đến sự giàu có hay xa xỉ, có hàng tá video mà bạn có thể xem, thậm chí, nhiều video trong số này có hàng chục triệu lượt xem hoặc cao hơn.

Theo số liệu, các hashtag như #millionaire (triệu phú) đã được xem đến 69 triệu lần trong 30 ngày qua, trong khi video #financialfreedom (Tự do tài chính) đã được xem thêm đến 20 triệu lần.

Một nghiên cứu gần đây từ nền tảng nghiên cứu chứng khoán WallStreetZen cho thấy 63% video liên quan đến chứng khoán (và tài chính) trên TikTok là sai lệch. Tệ hơn nữa, 95% trong số những người chia sẻ các video đó không có bất kỳ tuyên bố từ chối trách nhiệm nào về rủi ro đầu tư.

Bà Christine Kieffer, giám đốc cấp cao về giáo dục nhà đầu tư tại Cơ quan quản lý ngành tài chính (FINRA), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập đại diện cho các công ty môi giới và thị trường hối đoái, cho biết: “Nếu mọi người nghe theo những lời khuyên này, bạn biết đấy, họ sẽ không thể đổ lỗi cho ai cả”. “Điều quan trọng là đừng truy cập YouTube hoặc TikTok. Thay vào đó, hãy nói chuyện với một chuyên gia (người) thực sự.”

Bà Kieffer tin rằng việc nhiều người không muốn tiết lộ những lo lắng hoặc vấn đề tài chính cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn đến sự phổ biến các video tư vấn tài chính, vì có “một số mức độ thông tin mà mọi người có thể thu thập mà họ không cảm thấy như họ đang tiết lộ thông tin cá nhân của chính mình”.

Một số video hướng dẫn đáng nghi ngờ hơn của TikTok bao gồm việc chia sẻ cách để trốn thuế hay thực hiện các gian lận có thể đối diện với các rủi ro pháp lý.

Một số người đang đưa ra lời khuyên như thể nó hợp pháp, tuy nhiên, nó lại có thể khiến mọi người đối diện với nhiều rủi ro liên quan đến pháp luật. Theo nghiên cứu, 3 trong số 4 người thuộc Thế hệ Z (Gen Z) dựa vào các nền tảng như TikTok và YouTube để học hỏi về kiến thức tài chính, đây có thể là một vấn đề lớn.

Chuyên gia này cũng bày tỏ quan điểm rằng, TikTok cần triển khai các quy trình kiểm tra thực tế nghiêm ngặt hơn khi hiển thị các thông tin hay nội dung về tài chính.

TikTok từ chối bình luận về các nghiên cứu và dẫn chứng đã được đưa ra, mặc dù nền tảng này cũng chỉ ra rằng có đến 91,6% video vi phạm nguyên tắc cộng đồng về gian lận và lừa đảo đã bị xóa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2023.

Bà Kieffer của FINRA cho biết, một trong những vấn đề khiến việc tư vấn trên mạng xã hội trở nên thách thức là các nền tảng được thiết kế để khơi gợi cảm xúc và kích thích phản ứng ngay lập tức – cả hai điều này đều không phải là phản ứng hữu ích khi đưa ra các quyết định về tài chính.

“Điều quan trọng là các cá nhân cần phải bình tĩnh trong việc đưa ra quyết định và nhận ra rằng cảm xúc của họ có thể đang bị chi phối; hoặc họ có thể chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và Internet cũng như mạng xã hội đã cung cấp một số cơ hội thuận tiện cho họ.”

Bà Kieffer khuyên người dùng nên hít thở sâu trước khi làm theo các lời khuyên trên mạng xã hội và kiểm tra tính hợp lý của các lời khuyên đó, bao gồm cả nguồn dẫn chứng cho những gì mà họ được khuyên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giá trị vốn hoá thị trường của Microsoft vượt mốc 3000 tỷ USD

Theo cập nhật số liệu mới đây nhất, giá trị thị trường (Market Value) của Microsoft lần đầu tiên vượt mốc 3.000 tỷ USD, giữ vị trí là công ty có giá trị vốn hoá thị trường lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Apple.

Giá trị vốn hoá thị trường của Microsoft vượt mốc 3000 tỷ USD
Giá trị vốn hoá thị trường của Microsoft vượt mốc 3000 tỷ USD

Về tổng thể, cổ phiếu của Microsoft và Apple liên tục cạnh tranh nhau để giành vị trí công ty có vốn hoá cao nhất thị trường tính từ đầu năm, Apple mới đây cũng bị Microsoft vượt qua để trở thành công ty có vốn hoá lớn nhất thế giới, tuy nhiên sau đó lại bị Apple vượt mặt trở lại.

Tại thời điểm viết bài, giá trị vốn hoá thị trường của Apple là 3,01 nghìn tỷ USD, trong khi giá trị vốn hoá thị trường của Microsoft là 3 nghìn tỷ USD.

Cổ phiếu của Microsoft cũng đạt mức cao kỷ lục 405,63 USD, tăng 1,7%. Theo dữ liệu của LSEG, cổ phiếu của Apple đã giảm mức tăng trước đó và đang giao dịch ở mức 194,82 USD, giảm 0,35%, mang lại giá trị thị trường là 3,01 nghìn tỷ USD.

Theo phân tích, động lực lớn nhất hiện tại giúp Microsoft có được vị trí tốt là nhờ vào AI, đặc biệt là nhờ vào khoản đầu tư và mối quan hệ hợp tác với OpenAI, đơn vị sở hữu chatbot AI đình đám ChatGPT.

Microsoft đang được coi là người đi đầu trong cuộc đua giành vị trí thống trị thị trường trong việc triển khai trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Generative AI) giữa các đối thủ nặng ký về công nghệ khác, bao gồm Google, Amazon, Oracle, hay cả Meta (Facebook, Instagram…)

Bằng cách sử dụng công nghệ của OpenAI, Microsoft đã tung ra các phiên bản mới hơn của các sản phẩm phần mềm hàng đầu cũng như công cụ tìm kiếm Bing, Bing dự kiến sẽ có cơ hội tốt hơn khi cạnh tranh với Google.

Về phía Apple, nhà sản xuất iPhone đang phải đối mặt với nhu cầu sử dụng iPhone đang chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi mà các công ty trong nước như Huawei hay Xiaomi đang có vị trí rất tốt.

Các phân tích cho thấy trong khi các nhà đầu tư tỏ ra khá lạc quan về AI đối với Microsoft, Apple dường như không có những “câu chuyện AI rõ ràng”, tốc độ tăng trưởng và thâm nhập của iPhone vẫn đang là một mối lo ngại.

Theo dữ liệu của LSEG, 54 nhà phân tích nghiên cứu cổ phiếu của Microsoft đưa ra mức giá mục tiêu trung bình là 425 USD, tăng từ mức 415 USD một tháng trước và khuyến nghị trung bình của họ là “mua”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok cắt giảm một số nhân sự thuộc nhóm bán hàng và quảng cáo

Mạng xã hội TikTok của ByteDance vừa thông báo một đợt sa thải nhẹ mới, cắt giảm khoảng 60 nhân sự thuộc nhóm bán hàng và quảng cáo.

Người phát ngôn của công ty cho biết các vị trí bị ảnh hưởng có trụ sở tại Los Angeles, New York và Austin ở Mỹ và cả một số ở nước ngoài.

Con số này chưa đến 1% trong tổng số khoảng 7.000 nhân viên của TikTok tại Mỹ tính đến tháng 3 năm 2023.

Bên cạnh TikTok, mới đây hàng loạt công ty công nghệ khác cũng thông báo sa thải, từ Google Alphabet, Amazon hay mới đây là eBay cũng thông báo sa thải hàng ngàn nhân viên.

Ở mảng game, Riot Games của Tencent Holdings đang cắt giảm hàng loạt việc làm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của TikTok với hơn 150 triệu người dùng. Kết thúc năm 2023, TikTok là ứng dụng di động không phải trò chơi đầu tiên đạt được mức doanh thu 10 tỷ USD (mức chi tiêu của người tiêu dùng trong ứng dụng).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và tính hiệu quả

Về tổng thể, khi bước vào năm mới 2024 này, các thương hiệu được dự báo là sẽ phải đối mặt với một số thách thức do tình trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, khi AI, một trong những công nghệ đột phá của năm 2023, cũng được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng vào năm 2024, các xu hướng và phương thức làm marketing của doanh nghiệp ít nhiều cũng chịu nhiều tác động.

Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và hiệu quả
Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và hiệu quả

Dưới đây là một số dự báo về xu hướng làm marketing nổi bật trong năm mới 2024.

Tập trung vào thực tế hơn là mục đích.

Sự bất ổn về kinh tế và giá cả cao hơn tiếp tục là mối quan tâm lớn đối với các marketer. Theo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) trong quý 4 năm 2023, hơn 1/3 số doanh nghiệp dự đoán hiệu quả hoạt động sẽ thấp hơn do thị trường tiếp tục yếu kém.

Người Việt Nam cũng ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Trong Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của DecisionLab, một nửa số người được hỏi cho biết việc tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ. Họ có thể trở nên nhạy cảm hơn về giá hoặc giảm chi tiêu vào năm 2024.

Triển vọng thận trọng này khiến những người làm marketing phải tập trung nhiều hơn vào các chiến lược tiết kiệm chi phí.

Năm 2024 sẽ là một năm thành công với những gì doanh nghiệp biết là có hiệu quả. Nói cách khác, thương hiệu cần tập trung vào thực tế thị trường hơn là những kỳ vọng hay mục đích tăng trưởng.

Forrester, một công ty nghiên cứu toàn cầu, dự đoán các CMO sẽ ưu tiên các hoạt động Marketing thực tế hơn là các chiến dịch có mục đích cao hơn vào năm 2024. Điều này có nghĩa là họ sẽ tập trung vào các nguyên tắc cốt lõi của Marketing: cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, mô hình phân phối đáng tin cậy và tạo ra những trải nghiệm thương hiệu đáng nhớ (và liền mạch).

Thương hiệu nên làm gì:

  • Tối ưu hóa kênh thương hiệu (Conversion Funnel) để có chuyển đổi tốt nhất. Giá trị sẽ là thước đo mà các thương hiệu nên tập trung vào trong năm 2024.
  • Liên tục theo dõi quan điểm của người tiêu dùng và xu hướng thị trường để xây dựng các chiến lược phù hợp với sở thích ngày càng phát triển của họ.

Sự trỗi dậy của AI.

Vào năm 2023, AI dường như là một trong những từ khoá nóng nhất trong thế giới Marketing với tốc độ đổi mới nhanh chóng và những tác động tiềm ẩn. AI có thể tăng tốc các nhiệm vụ bằng cách tự động hóa chúng, cho phép con người tập trung vào công việc sáng tạo hơn và tạo ra giá trị cao hơn.

Nó cũng có khả năng cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, dẫn đến mức độ tương tác tốt hơn. Nếu năm 2023 là năm của khám phá AI tổng quát thì năm 2024 sẽ là năm của thử nghiệm AI tổng quát.

Tuy nhiên, khi AI phát triển, tầm quan trọng của sự tương tác và tính xác thực của con người cũng tăng lên. Salesforce, nhà cung cấp dịch vụ CRM hàng đầu, báo cáo rằng 89% khách hàng tin rằng việc biết họ đang giao tiếp với AI hay con người là rất quan trọng. Chỉ 37% tin tưởng AI có độ chính xác như con người.

Cảm xúc, tình cảm và xu hướng văn hóa của con người là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhận thức về thương hiệu, hầu hết những điều này vẫn nằm ngoài khả năng dự đoán của AI.

Do đó, việc cân bằng giữa hiệu quả của AI với khả năng đồng cảm và diễn giải sắc thái của con người là điều cần thiết. Sự kết hợp này đảm bảo rằng các thương hiệu không chỉ tận dụng AI để đạt hiệu quả mà còn duy trì các kết nối sâu sắc, cộng hưởng về mặt cảm xúc với khán giả, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe thương hiệu toàn diện.

Thương hiệu nên làm gì:

  • Tích cực khám phá và thử nghiệm các công cụ AI mới để tối ưu hóa hiệu suất. Theresanaiforthat.com hiện liệt kê hơn 10.000 AI cho các nhiệm vụ và công việc khác nhau. Xác định và ưu tiên các trường hợp sử dụng AI có ý nghĩa phù hợp với mục tiêu Marketing của họ.
  • Hãy nhớ: Khách hàng của bạn vẫn là con người! Tập trung vào việc theo dõi nhận thức để thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu, bên cạnh việc tận dụng AI để đạt hiệu quả và đổi mới.
  • Ứng dụng Brand Authenticity trong xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (employer branding) mạnh mẽ.

Nhiều công ty trên toàn thế giới đang thận trọng trong việc tuyển dụng nhân viên mới. Điều này là do lo ngại về việc gặp khó khăn trong tuyển dụng trong năm tới.

Tại Việt Nam, theo EuroCham BCI Q4 2023, một nửa số doanh nghiệp châu Âu đánh giá nguồn lao động Việt Nam ở mức vừa phải, cho thấy việc tìm kiếm ứng viên đủ tiêu chuẩn không hề dễ dàng.

Các doanh nghiệp trong nước ngày càng lo ngại về sự sẵn có của nhân tài và chuyên môn địa phương, tỷ lệ này đã tăng từ 17% lên 20%. Đây là trở ngại lớn thứ 4 trong kinh doanh tại Việt Nam trong tổng số 10 trở ngại.

Vì vậy, điều quan trọng đối với các công ty là tạo ra một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ để thu hút những ứng viên giỏi nhất. Điều quan trọng nữa là phải nhận ra giá trị của nhân viên với tư cách là người ủng hộ thương hiệu. Nhân viên không chỉ là người lao động, họ còn đại diện cho giá trị của thương hiệu.

Các doanh nghiệp ưu tiên sự hài lòng, hạnh phúc và sự gắn kết của nhân viên sẽ tác động tích cực đến nhận thức về thương hiệu bên ngoài. Những nhân viên cảm thấy có mối liên hệ thực sự với thương hiệu sẽ trở thành những đại sứ đích thực và đóng góp vào hình ảnh tích cực của thương hiệu trước công chúng.

Thương hiệu nên làm gì:

  • Theo dõi nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng (hay còn được gọi là danh tiếng doanh nghiệp) và hiểu động lực thu hút nhân tài để tăng cường chiến lược Marketing tuyển dụng và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng;

Thiết lập thương hiệu theo cách có thể thành công vào năm 2024.

Đối mặt trực tiếp với những thách thức của năm 2024 đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ khả năng phục hồi. Chìa khóa thành công của thương hiệu nằm ở sự hiểu biết và thích ứng với những điều kiện mới này.

Đây là lúc các giải pháp theo dõi thương hiệu (brand tracking) trở nên vô giá, cung cấp những hiểu biết sâu sắc (Insights) để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo decisionlab

Netflix sẽ xoá bỏ gói đăng ký giá rẻ không có quảng cáo (ad-free)

Netflix mới đây cho biết sẽ ngừng cung cấp gói cước không có quảng cáo (ad-free) giá 11,99 USD, thay vào đó chuyển sang gói mới từ 6,99 USD nhưng đi kèm quảng cáo.

Netflix sẽ xoá bỏ gói đăng ký giá rẻ không có quảng cáo (ad-free)
Netflix sẽ xoá bỏ gói đăng ký giá rẻ không có quảng cáo (ad-free)

Ngày 23/1, Netflix thông báo với các cổ đông rằng công ty sẽ bắt đầu loại bỏ gói cước Cơ bản không có quảng cáo giá 11,99 USD (300.000 đồng). Nền tảng giải trí trực tuyến này sẽ triển khai gói rẻ hơn là 6,99 USD (170.000 đồng) nhưng đổi lại, người dùng phải xem quảng cáo.

Bên cạnh đó, Netflix cũng tăng giá các gói hiện tại. Với gói Tiêu chuẩn (phát video độ phân giải HD), giá mới sẽ là 15,99 USD (393.000 đồng), trong khi gói Cao cấp (hỗ trợ độ phân giải 4K) là 22,99 USD (565.000 đồng) mỗi tháng.

“Việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quảng cáo mang đến cho chúng tôi cơ hội khai thác nguồn doanh thu và lợi nhuận mới đáng kể trong trung và dài hạn”, đại diện Netflix thông báo. Tuy nhiên, hãng chưa đưa ra lộ trình tăng giá cụ thể cho từng thị trường, ngoài việc lên kế hoạch hủy gói Cơ bản tại Canada và Anh trong quý II/2024.

Tại Việt Nam, Netflix đang triển khai bốn gói cước tùy theo nhu cầu người dùng. Trong đó, gói di động có giá 70.000 đồng/tháng, gói Cơ bản 108.000 đồng/tháng, gói Tiêu chuẩn 220.000 đồng/tháng và gói Cao cấp 260.000 đồng/tháng.

Ngày 23/1, Netflix công bố kết quả tài chính quý IV/2023 với những con số khả quan. Trong quý này, công ty có thêm 13,1 triệu thuê bao, vượt mức tăng dự kiến 8,97 triệu và nâng tổng số thuê bao lên 260 triệu. Nhờ vậy, doanh thu của nền tảng cũng tăng lên 8,8 tỷ USD, vượt dự báo của chính công ty là 8,7 tỷ USD.

“Ngày càng rõ ràng Netflix đã chiến thắng trong cuộc chiến phát trực tuyến”, nhà phân tích Jessica Reif Ehrlich của Bank of America, nói với Reuters.

Từ giữa năm ngoái, Netflix tìm cách tăng doanh thu và số lượng thuê bao, trong đó áp dụng biện pháp siết chia sẻ tài khoản, gồm cả tại thị trường Việt Nam.

Người dùng ứng dụng trên TV sẽ được yêu cầu xác minh đang sống cùng nhà với chủ tài khoản mới có thể tiếp tục xem phim. Netflix khẳng định thay đổi trên mang lại tín hiệu tích cực. Trong quý II/2023, nền tảng thu hút thêm 5,9 triệu tài khoản mới, trong đó tại Mỹ và Canada là 1,17 triệu – mức tăng nhiều nhất kể từ 2021.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Việt Nam đã chi hơn 1.8 tỷ USD nhập khẩu đồ điện gia dụng và linh kiện trong năm 2023

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện trong tháng 12 đạt hơn 153 triệu USD, tăng 8% so với tháng trước đó. Lũy kế cả năm 2023, nước ta đã chi hơn 1,8 tỷ USD nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, giảm 21% so với năm 2022.

Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất từ Trung Quốc với thị phần chiếm đến 40%. Cụ thể trong năm 2023, nước ta chi hơn 735 triệu USD nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện từ Trung Quốc, giảm 24% so với năm 2022.

Thái Lan là nhà cung cấp lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 655 triệu USD, giảm 19% so với năm 2022 và chiếm tỷ trọng 35%. Malaysia vẫn giữ vị trí nhà cung cấp lớn thứ 3 với hơn 262 triệu USD, giảm 22% so với năm trước. Các nhà cung cấp lớn trong top 5 bao gồm Hàn Quốc và Indonesia.

Trong năm 2022, Việt Nam chi hơn 2,3 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này.
Trong năm 2022, Việt Nam chi hơn 2,3 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này.

 

Theo báo cáo mới nhất từ Statista (Công ty nghiên cứu thị trường của Đức với nền tảng hơn 1.000.000 thống kê, 80.000 chủ đề, từ 22.500 nguồn và 170 ngành khác nhau), thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam năm 2023 có thể đạt mức doanh thu 8,2 tỷ đô (tương đương gần 200.000 tỷ đồng).

Statista chỉ ra rằng, thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 5,15% (CAGR 2023-2028). Sau hơn 2 năm dịch Covid-19, người dân Việt Nam có tâm lý dành nhiều thời gian cho gia đình hơn, dẫn đến nhu cầu nâng cấp và mức độ chi tiêu cho các thiết bị điện tử sẽ tăng dần lên khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại.

Còn theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trung bình năm 2023, mỗi hộ gia đình Việt Nam chi tiêu khoảng 8,4 triệu đồng cho thiết bị gia dụng. Với quy mô dân số gần 100 triệu dân cùng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, Việt Nam được đánh giá là điểm thu hút hàng đầu của các thương hiệu về thiết bị điện tử, gia dụng thông minh.

Đồ điện gia dụng là khái niệm chỉ tất cả những thiết bị vận hành bằng năng lượng điện, được sử dụng trong nhà ở để phục vụ các nhu cầu cần thiết trong đời sống sinh hoạt của con người như: Làm lạnh, bảo quản thực phẩm, nấu nướng, âm thanh, ánh sáng,…

Với dân số trong độ tuổi có thói quen mua sắm cao và thu nhập bình quân đang được cải thiện, các chuyên gia dự báo nhu cầu mua mới hoặc thay đổi mặt hàng điện máy gia dụng cơ bản vẫn tăng dù 70% hộ gia đình Việt Nam đã sở hữu đầy đủ các mặt hàng gia dụng cơ bản.

Trong đó, đồ điện gia dụng chiếm tỷ trọng hàng đầu trong nhóm ngành này là tủ lạnh, đồng thời là một trong những món đồ điện gia dụng phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới.

Báo cáo của HSC Research cho thấy tủ lạnh đứng đầu trong danh mục đồ gia dụng xuất hiện nhiều nhất ở các hộ gia đình Việt. Vị trí thứ hai là máy giặt và điều hòa (máy lạnh) xếp thứ ba.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Như Quỳnh | Markettimes

TikTok đang thử nghiệm cho phép người dùng tải lên video dài tới 30 phút

TikTok hiện đang thử nghiệm tùy chọn mới cho phép người dùng tải lên video dài đến 30 phút .

TikTok đang thử nghiệm cho phép người dùng tải lên video dài 30 phút
TikTok đang thử nghiệm cho phép người dùng tải lên video dài 30 phút
Theo đó, TikTok đã liên tục tăng giới hạn độ dài của video được tải lên ứng dụng trong nhiều năm, bắt đầu ở mức 15 giây cho mỗi video, sau đó được kéo dài lên 60 giây, sau đó là 3 phút, rồi 5 phút, trước khi tăng lên 10 phút vào năm 2022.

Tháng 10 năm ngoái, TikTok đã bắt đầu thử nghiệm các video tải lên có thời lượng 15 phút.

Về tổng thể, TikTok chỉ đang áp dụng những gì đã được ứng dụng ở Douyin, phiên bản TikTok ở Trung Quốc, ứng dụng này hiện đã cho phép người dùng tải lên video dài tới 30 phút, tuy nhiên, sự thay đổi vẫn chưa tạo ra những dấu hiệu tích cực.

Trong khi việc liệu người dùng TikTok có thực sự hào hứng với tuỳ chọn mới hay không vẫn là một dấu chấm hỏi, video dài hơn về cơ bản là sẽ khiến TikTok dễ dàng xây dựng các giải pháp quảng cáo hơn từ đó có thể thúc đẩy doanh thu tốt hơn.

YouTube có thể mang lại tiềm năng doanh thu tốt hơn vì nó chia sẻ thu nhập từ quảng cáo hiển thị trong mỗi video hiệu quả hơn, nhưng đối với các video ngắn hơn, 30 giây, điều đó là không thể vì nền tảng không thể sử dụng các phương pháp tiếp cận trước và giữa video, cũng như không thể hiển thị quảng cáo ngay giữa các video.

Thời lượng tải lên video 30 phút bên cạnh đó cũng có thể cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok nhiều cơ hội hơn để cải thiện thu nhập.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

164 triệu tài khoản Zing (VNG) có trong vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất Internet

Zing có 164 triệu tài khoản người dùng trong tổng số 26 tỷ thông tin cá nhân bị rò rỉ, làm dấy lên lo ngại về một làn sóng tội phạm mới.

Ngày 23/1, Forbes dẫn báo cáo từ công ty tư vấn bảo mật Security Discovery và Cyber News cho biết một kho dữ liệu lên đến 12 terabyte vừa được phát hiện và là vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử được ghi nhận, gọi là MOAB. Adam Pilton, nhà tư vấn an ninh mạng CyberSmart, ước tính 12 terabyte tương đương với 15.600 tủ hồ sơ.

Theo Mashable, Tencent là công ty bị ảnh hưởng nặng nhất trong vụ này bởi có đến 1,5 tỷ trong tổng số 2,6 tỷ hồ sơ cá nhân thuộc các nền tảng của họ. Tiếp đến là Weibo với 504 triệu hồ sơ, Myspace 360 triệu, X 281 triệu, LinkedIn 251 triệu, Zing 164 triệu hồ sơ. Trong 12 terabyte dữ liệu còn có Dropbox, Telegram và các thông tin liên quan đến tổ chức phi chính phủ của Mỹ, Brazil, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines.

Tra cứu trên công cụ của Cyber News, một số tài khoản có đuôi @Zing.vn được thông báo là “dữ liệu đã bị rò rỉ”, thuộc thư mục Zing.vn.

Nhóm nghiên cứu nói kho dữ liệu được tìm thấy trên một bản lưu trữ mở, có thể được biên soạn bởi một số tin tặc hoặc bên môi giới dữ liệu. “Kẻ xấu có thể tận dụng dữ liệu tổng hợp này cho một làn sóng tấn công, như đánh cắp danh tính, lừa đảo tinh vi hoặc truy cập trái phép các tài khoản cá nhân”, Bob Dyachenko, chủ sở hữu Security Discovery, cảnh báo.

Danh tính bên thu thập kho cơ sở dữ liệu chưa được tiết lộ. Theo các nhà phân tích, tin tốt là dữ liệu này chủ yếu tập hợp từ các sự cố cũ và có thể trùng lặp. Tuy nhiên, tin xấu là nó cũng chứa nhiều thông tin mới, gồm cả thông tin xác thực như email, mật khẩu lẫn dữ liệu nhạy cảm khác của người dùng như số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ… Không loại trừ khả năng đã có những bản sao khác về kho dữ liệu.

Đại diện VNG xác nhận số dữ liệu được nêu trong báo cáo là từ vụ hơn 163 triệu tài khoản bị hacker đăng lên diễn đàn Raidforums năm 2018. “Đây là tài khoản chơi game được tạo ra, không phải số liệu người dùng.

VNG đã hỗ trợ khách hàng chuyển sang hệ thống đăng nhập mới với tính bảo mật cao hơn và hiện chưa ghi nhận bất kỳ sự cố nào liên quan đến vấn đề này”, đại diện công ty cho biết.

Người dùng cần làm gì?

Người dùng có thể dùng công cụ Have I Been Pwned hoặc tra thông tin trên Cyber News để xem dữ liệu của mình có nằm trong tập tin không. Cả hai công cụ này đều đang miễn phí.

Jake Moore, cố vấn an ninh mạng toàn cầu tại công ty bảo mật ESET, nói: “Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp những gì tội phạm mạng có thể làm với lượng thông tin như vậy. Nạn nhân cần nhận thức được hệ quả của việc mất mật khẩu và cần cập nhật các bước bảo mật cần thiết để ứng phó”.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ NCS, tình trạng lộ lọt dữ liệu xảy ra trong thời gian dài nên nhiều thông tin người dùng có thể đã nằm trong các cơ sở dữ liệu được rao bán trên mạng.

Các dữ liệu này có thể bị đánh cắp từ vài năm trước, cũng có thể mới diễn ra. Do đó, việc cần làm ngay là thay đổi mật khẩu, bật xác thực đa yếu tố, thêm OTP gửi đến điện thoại khi cần đăng nhập và cảnh giác với email lừa đảo dù có phải nạn nhân của vụ rò rỉ dữ liệu này hay không.

Trong khi đó, Josh Hickling, cố vấn tại hãng bảo mật Pentest People, cho rằng trong những ngày tới sẽ có nhiều người trở thành mục tiêu của các vụ lừa đảo qua email. Tin tặc sẽ dựa trên dữ liệu được công bố để thực hiện các vụ lừa đảo.

Phổ biến nhất, chúng sẽ gieo rắc nỗi sợ rằng người dùng đã bị rò rỉ dữ liệu, nằm trong tầm ngắm của một cuộc tấn công, cần thay đổi thông tin đăng nhập ứng dụng, trang web nhưng lại dụ họ vào một trang mạo danh. Một mánh lới khác là dựa trên dữ liệu nhân chủng học để giả cảnh báo người dùng phạm pháp, cần cung cấp thông tin hoặc đóng tiền phạt.

Ở góc nhìn khác, Richard Bird, Giám đốc an ninh của Traceable AI, cho rằng một hồ sơ quy mô lớn như trên sẽ là hồi chuông cảnh báo với chính phủ và các công ty về việc cần có một luật bảo mật dữ liệu cấp quốc gia.

Trước đó, năm 2023, hãng bảo mật chuyên bảo vệ rủi ro kỹ thuật số DarkBeam cũng từng bị rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng, với 3,8 tỷ hồ sơ email và mật khẩu của người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress