Skip to main content

PwC bắt tay với OpenAI nhằm tận dụng AI để tối ưu hoá dịch vụ tư vấn

Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát với chatbot ChatGPT.

PwC bắt tay với OpenAI nhằm tận dụng AI để tối ưu hoá dịch vụ tư vấn
PwC bắt tay với OpenAI nhằm tận dụng AI để tối ưu hoá dịch vụ tư vấn

Theo Bloomberg, hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP đã hợp tác với OpenAI, chủ sở hữu công cụ ChatGPT. Kết quả của mối hợp tác này là PwC sẽ cung cấp cho khách hàng những lời khuyên do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Mối hợp tác này diễn ra khi các công ty kiểm toán Big Four đang tìm cách cắt giảm chi phí và tăng năng suất.

BIG FOUR KIỂM TOÁN ĐẦU TIÊN HỢP TÁC VỚI OPENAI

Theo đó, công ty kiểm toán sẽ sử dụng AI để tư vấn các vấn đề phức tạp về thuế, pháp lý và nhân sự, chẳng hạn như thực hiện thẩm định đối với các công ty, xác định các vấn đề tuân thủ và thậm chí đề xuất xem có nên ủy quyền các giao dịch kinh doanh hay không.

Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, được coi là một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát (Generative AI) với chatbot ChatGPT.

Các công ty kiểm toán lớn đang cắt giảm chi phí để đối phó với sự suy giảm của các dịch vụ chuyên nghiệp.

PwC đang dừng tăng lương và thưởng cho một số trong số 25.000 nhân viên ở Vương quốc Anh, Deloitte LLP chuẩn bị cắt giảm hơn 800 việc làm ở Vương quốc Anh, Ernst & Young LLP sẽ sa thải khoảng 5% nhân viên từ bộ phận tư vấn dịch vụ tài chính ở Vương quốc Anh, trong khi KPMG LLP đang có kế hoạch cắt giảm 125 việc làm tư vấn.

PwC cho biết, mối quan hệ đối tác với OpenAI, không dựa trên ChatGPT, cũng sẽ không dẫn đến việc cắt giảm việc làm trong thời gian tới.

Bivek Sharma, giám đốc điều hành về thuế, pháp lý và con người tại PwC UK, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai rằng hệ thống AI mới của PwC đã “hoạt động giống như một đối tác có thời hạn 25 năm”.

Sharma cho biết: “Gánh nặng tuân thủ trên toàn cầu đang gia tăng và cùng với địa chính trị, mức độ phức tạp mà C-Suite đang phải đối mặt là điều bạn chưa từng thấy trước đây”.

“Rất nhiều người nói về việc AI sẽ chuyển dịch công việc như thế nào, nhưng trên thực tế, để giải quyết những tình huống rất phức tạp này, AI là công cụ thực sự cần thiết giúp thực hiện các công việc đó”.

Harvey, một công ty khởi nghiệp về AI được OpenAI hỗ trợ và chuyên về các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, cũng là một phần của quan hệ đối tác.

Hệ thống này hiện đang được triển khai ở Anh, nơi khoảng 650 nhân viên sẽ được tiếp cận để thử nghiệm và đào tạo.

Công ty có kế hoạch mở rộng khả năng tiếp cận tới 10.000 nhân viên tại hơn 50 quốc gia trong vài tháng tới. PwC cho biết mối hợp tác này cũng giúp thực hiện các dự án quy mô lớn, mà trước đây nếu thực hiện có thể sẽ quá tốn kém hoặc kéo dài.

Brad Lightcap, giám đốc vận hành của OpenAI, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Zoom: Dịch vụ chuyên nghiệp là “một lĩnh vực mà chúng tôi khá hào hứng”.

Ông nói: “Những mô hình này có thể là những trợ lý thực sự đắc lực trong quy trình làm việc pháp lý, quy trình làm việc kế toán và quy trình làm việc về thuế”.

CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN BIG FOUR ĐÃ TĂNG GẤP ĐÔI ĐẦU TƯ VÀO AI

Các công ty kiểm toán Big Four đã tăng gấp đôi đầu tư vào AI khi họ tìm cách tăng năng suất. Đối thủ KPMG đã công bố khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la vào các dịch vụ đám mây và AI tổng quát của Microsoft, trong khi Ernst & Young LLP gần đây đã hợp tác với IBM để sử dụng AI nhằm hợp lý hóa các quy trình nhân sự.

Deloitte đã mở rộng quan hệ đối tác với Google Cloud để phát triển các giải pháp hỗ trợ AI cho khách hàng. PwC cũng đã sử dụng dịch vụ chatbot để giúp tăng tốc các công việc như tóm tắt tài liệu kể từ tháng 3.

Fiona Czerniawska, Giám đốc điều hành của Source Global Research cho biết: “Rủi ro ở đây là, với tỷ suất lợi nhuận chịu áp lực từ lạm phát tiền lương vào năm 2021, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp tập trung vào việc sử dụng các công cụ nhúng AI như một phương tiện để giảm chi phí thay vì phát triển các giải pháp tốt hơn”.

PwC không tiết lộ giá trị của thỏa thuận với OpenAI nhưng cho biết PwC ở Anh đang chi 100 triệu bảng Anh (122 triệu USD) cho AI trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Omni-channel và cú lội ngược dòng của Guardian Việt Nam

Mặc dù sức mua ở giai đoạn này không bằng những năm trước, nhưng điều này vẫn không ‘kéo chân’ được Guardian Việt Nam. Họ có thể ‘ngược dòng nước’ là nhờ những đầu tư vào hệ thống omni-channel trong 4 năm qua đã mang về những trái ngọt đầu tiên. Những tối ưu nho nhỏ từng ngày của CEO Phương Thục và đội ngũ đã giúp doanh nghiệp luôn tiến về phía trước.

Omni-channel và cú lội ngược dòng của Guardian Việt Nam
Omni-channel và cú lội ngược dòng của Guardian Việt Nam

Chia sẻ trong tọa đàm “Tương lai của ngành bán lẻ tại Việt Nam – Nắm bắt công nghệ và xây dựng khả năng phục hồi” do TrueDigital, Teibto và Algonomy tổ chức, bà Lê Huỳnh Phương Thục – Giám đốc Guardian Việt Nam cho biết: hiện chuỗi của bà có 130 cửa hàng offline và 6 kênh bán hàng online.

Bên cạnh đó, nhờ chăm sóc khách người dùng tốt, thành viên Hội Cam (khách hàng thân thiết) – cả đăng ký online lẫn offline khoảng 2 triệu người. App của Guardian Việt Nam cũng có 200.000 download, trong đó có 80% hoạt động thường xuyên. Thương hiệu đang mừng tuổi 12 ở thị trường Việt.

Dù đang trong giai đoạn suy thoái, nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, song Guardian Việt Nam thì ngược lại. Thương hiệu không chỉ mở rộng kênh bán hàng online mà cả offline, khi cách đây hơn 1 năm họ có 105 cửa hàng, sau 10 tháng con số lên tới 130.

Vậy vì sao chuỗi bán lẻ lifestyle lớn nhất nhì Việt Nam lại không bị thời cuộc ‘kéo chân’ như nhiều đồng nghiệp khác?

Đầu tiên, như bà Phương Thục từng chia sẻ trong một sự kiện về bán lẻ (Retail) vào tháng 3/2023, rằng: “ Với tốc độ đổi mới như hiện tại, ngành làm đẹp sẽ rất ổn, tăng trưởng tốt trong 2023 và sau này, vì khách hàng vẫn rất chịu chi ”.

Thứ hai, những đầu tư vào hệ thống omni-channel trong 4 năm qua đã mang về cho thương hiệu những trái ngọt đầu tiên. CEO Guardian Việt Nam tự tin khẳng định: họ đang là một trong những thương hiệu bán lẻ dẫn đầu ở mảng omni-channel tại Việt Nam

Hành trình xây omni-channel của Guardian Việt Nam.

Mặc dù Guardian Việt Nam là chuỗi bán lẻ truyền thống lâu đời, nhưng vì khách hàng ngày nay có cuộc sống số phong phú và đa dạng, nên tất nhiên chúng tôi cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Một thống kê cho thấy, 60% khách hàng tiêu tốn 6 tiếng 30 phút/ngày cho các loại app/web khác nhau. Và hầu hết người trẻ ở các thành phố lớn rất cởi mở trong việc dùng e-banking hoặc ví điện tử. Theo tôi, đây là một môi trường rất thuận lợi cho các nhãn hàng xây dựng omni-channel.

TikTok cũng đang dần trở thành một thế lực tại Việt Nam khi nhiều thanh thiếu niên sinh trước 2010 đang ăn ngủ cùng nền tảng này. Vậy nên, tôi thường nói với các bạn ở team PR, ‘các em phải bắt đầu lên TikTok tuyển nhân sự, ở Linkedin bây giờ chỉ còn tuyển được những người ở độ tuổi của chị’.

Trong 10 năm qua, hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều, vì vậy chuyển dịch lên đa kênh – omni-channel là tất yếu.

Trao cho khách hàng một trải nghiệm tiện lợi – dù là tiêu dùng trên môi trường số hay ngoài đời thực, vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là một cơ hội chuyển mình cho các doanh nghiệp bán lẻ như Guardian”, bà Lê Huỳnh Phương Thục mở đầu câu chuyện.

Từ kinh nghiệm của mình, bà cũng có vài lưu ý chung cho các doanh nghiệp khác nếu muốn làm đa kênh.

Thứ nhất, với hệ thống bán hàng online thì ‘nhảy’ phải đúng nhạc và đầu tư đúng chỗ.

Guardian có cửa hàng online thông qua app và web mà mình xây dựng. Đồng thời, họ cũng có cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử để thêm sự lựa chọn cho những khách hàng vừa thích mua sắm vừa thích giải trí/xem livestream.

Họ còn bán hàng trên GrabMart và vì khách ở đây có nhu cầu tiêu dùng nhanh nên danh mục sản phẩm cũng phải khác những nền tảng khác.

Dù bán hàng online trên nhiều kênh, nhưng chỉ nên tập trung đầu tư cho những kênh mà mình tự xây dựng – vì đó mới chính là tài sản cũng như cốt lõi kinh doanh của doanh nghiệp. Để khách có thể dễ dàng mua hàng trên website hay ứng dụng (App), doanh nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái kèm theo như logistic/kho bãi/nhân sự vận hành.

Còn những kênh như sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội nên xem như là phễu lọc hoặc ‘chợ’ để bán thêm hàng. Thường thì doanh nghiệp sẽ rất khó để lấy được số liệu đúng và tốt ở trên vài mạng xã hội.

Thứ hai, tận dụng nguồn lực từ chuyên gia và thuê đối tác ngoài.

“Để trở thành những chuyên gia trên không gian online không phải chuyện một sớm một chiều, mà nó mất ít nhất từ 3 đến 4 năm. Để vừa đi nhanh vừa bền vững, chúng ta phải đồng thời xây dựng nhân sự inhouse cũng như thuê các đối tác bên ngoài.

Bởi làm một mình không thể giỏi ngay lập tức được! Guardian đang muốn bán hàng qua livestream và chúng tôi đang học từng ngày cũng như thuê đối tác để nhanh cải thiện hơn chuyên môn của mình ở lĩnh vực này”, CEO Guardian Việt Nam cho hay.

Thứ ba, sắp xếp nhân sự tối ưu, ứng dụng  công nghệ, tích hợp đa kênh online và offline.

Làm sao để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với bán hàng đa kênh. Trong khi cửa hàng online phục vụ 24/7, thì cửa hàng offline chỉ bán từ 8h sáng đến 11h tối.

Theo đó, doanh nghiệp phải sắp xếp hệ thống và nhân sự làm sao để vừa phục vụ tốt khách hàng cả online lẫn offline, vừa không khiến nhân sự cảm thấy không công bằng.

Vậy nên, đã tích hợp kênh online lẫn offline thì phải chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ chứ không thể làm bằng tay.

Onmi-channel mượt mà là phải giải quyết những chuyện ‘lông gà, vỏ tỏi’ hằng ngày.

Bên cạnh đó, với bà Phương Thục, làm omni-channel không chỉ là đưa sản phẩm lên các kênh online hoặc chọn đối tác phù hợp để giải quyết các điểm nghẽn hoặc xây dựng các bộ kỹ năng mới, mà còn là giải quyết những chuyện ‘lông gà, vỏ tỏi’ hằng ngày.

Trước đây, một trong những bất lợi của bán lẻ truyền thống là không có dữ liệu để có thể đo lường hành vi của khách hàng. Hoặc nói cách khác, một trong những ước mơ của doanh nghiệp khi làm omni-channel là có thể đo lường các điểm chạm giữa khách hàng và sản phẩm tại cửa hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thường thì khách bỏ thương hiệu là do không được phục vụ tốt, chứ không phải vì chất lượng sản phẩm kém.

Hiện tại, chúng tôi đã đầu tư AI vào các cửa hàng và có thể quan sát chi tiết từng hành vi của khách hàng – nhân viên cũng như từng ngóc ngách của cửa hàng.

Qua từng hình ảnh mà chúng tôi quan sát từng ngày cộng với kết quả mà AI trả lại, chúng tôi đã có vài phương hướng tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của các cửa hàng”, bà Phương Thục chia sẻ tiếp.

Một trong những kết quả mà hệ thống AI trả về: các cửa hàng của Guardian Việt Nam thường khá vắng khách trong khoảng từ 12h trưa đến 14h chiều.

Như lệ thường trước đó, doanh nghiệp thường tập hợp nhân viên để huấn luyện sơ bộ lúc đổi ca vào khoảng 13h đến 14h hằng ngày. Để thu hút khách hàng và cải thiện khả năng bán hàng ở khung đầu giờ trưa như kể trên, Guardian chuyển sang huấn luyện nhân viên vào 8h đến 9h sáng.

Chưa hết, trong cửa hàng của Guardian Việt Nam, có những khu vực – mặc dù khách đứng khá lâu nhưng lại ít mua hàng, ví dụ như các quầy mỹ phẩm.

Để cải thiện thực trạng này, họ đã tăng cường các mẫu thử, cũng như cắt cử nhân viên tư vấn chuyên sâu đến đứng ở đó. Hai giải pháp này đã thực sự giúp Guardian tăng tỷ lệ mua hàng trên từng mét vuông cửa hàng.

Omni-channel tức là doanh nghiệp không chỉ có mặt ở nơi khách hàng cần mà phải phục vụ khách hàng xuyên suốt và đồng nhất. Ví dụ: khách hàng mua online dễ dàng thì cũng phải đến cửa hàng offline đổi dễ dàng. Để giải bài toán nhỏ này, chúng tôi đã tranh luận với nhau rất nhiều.

Khách hàng mua online – tức bộ phận bán hàng online được cộng thành tích, trong khi trả hàng ở cửa hàng thì bộ phận bán hàng offline bị giảm số.

Hay nói xa hơn, nên ra số cho bộ phận bán hàng offline và online giống hay khác nhau? Giống nhau thì liệu có công bằng mà khác nhau thì phải tính sao cho hợp lý? Trách nhiệm của chúng tôi là phải tính toán làm sao mang lại sự công bằng cho tất cả nhân viên.

Mong muốn của chúng tôi: ai là khách hàng của Guardian Việt Nam đều được phục vụ tốt, nhưng muốn thế thì chúng tôi phải huấn luyện nội bộ tốt trước cái đã! Nếu chúng ta không thay đổi được tư duy của người nhà và không thể khiến người nhà đồng lòng vì mục tiêu chung thì đừng nói đến chuyện omni-channel gì cả”, bà Phương Thục khuyến nghị.

Cuối cùng, theo vị nữ doanh nhân này, thì hành trình theo đuổi omni-channel của doanh nghiệp mình vẫn còn rất dài. Trong thời gian tới, Guardian Việt Nam sẽ tập trung vào việc tăng sự gắn kết với khách và cá nhân hóa dịch vụ khách hàng hơn nữa.

Chẳng hạn họ sẽ gửi những khuyến mãi cũng như danh sách hàng hóa gợi ý theo đúng nhu cầu thực tế của từng khách hàng thông qua email tự động, với tham vọng từ email có thể bán được thêm hàng trên app hoặc web.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quỳnh Như | Markettimes

Cách làm SEO trên Instagram: Mẹo giúp tăng tương tác và tiếp cận

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề SEO trên Instagram như: Instagram SEO là gì, tại sao thương hiệu cần làm SEO trên Instagram, các yếu tố xếp hạng chính trên Instagram là gì, một số chiến thuật để tăng cường độ tiếp cận của nội dung trên Instagram, và hơn thế nữa.

Instagram SEO
Instagram SEO: Một số mẹo giúp tăng khả năng tiếp cận

SEO hay kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vốn được biết đến là những hoạt động nhằm mục tiêu giúp nội dung của thương hiệu hay website xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo.

Tuy nhiên, SEO cũng có giá trị không nhỏ trên các nền tảng mạng xã hội, nó có thể giúp nội dung của các tài khoản Instagram xuất hiện ở vị trí cao hơn trong phần kết quả tìm kiếm của ứng dụng.

Trong bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu cách Instagram xếp hạng các tài khoản và nội dung để từ đó thương hiệu có thể có nhiều cách hơn để thúc đẩy khả năng tiếp cận, cách gia tăng giá trị cho Instagram SEO và hơn thế nữa.

SEO trên Instagram là gì?

Instagram SEO hay làm SEO trên mạng xã hội Instagram, là quá trình tối ưu hóa tài khoản (profile) và nội dung để có được thứ hạng cao hơn trong phần kết quả tìm kiếm của mạng xã hội Instagram. Có được thứ hạng cao hơn có nghĩa là thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để gia tăng phạm vi tiếp cận (Reach), thu hút nhiều người theo dõi hơn (Follower), cũng như có cơ hội để được chuyển đổi nhiều hơn.

Cũng tương tự như cách bạn làm SEO để có được lưu lượng truy cập (traffic) trên các công cụ tìm kiếm, bạn không thể chuyển đổi mọi người thành khách hàng hay đơn giản là tương tác với họ nếu họ không thể tìm thấy bạn. Instagram SEO có thể giúp nội dung của thương hiệu được hiển thị nhiều hơn.

Bạn thử hình dung thế này, khi ai đó nhập một từ khoá tìm kiếm bất kỳ vào Instagram, các hoạt động Instagram SEO hiệu quả sẽ giúp bài đăng của bạn xuất hiện ở các vị trí đầu tiên trong phần kết quả. Rõ ràng bạn đang sẵn sàng để tương tác với khách hàng của mình.

Tại sao thương hiệu nên làm SEO trên Instagram?

Như bạn có thể thấy, Instagram SEO giúp thương hiệu có cơ hội tiếp cận và tương tác với các nhóm khách hàng tiềm năng, những người đang tích cực tìm kiếm các nội dung họ cần trên Instagram. Tăng khả năng tiếp cận và tương tác có nghĩa là tăng khả năng chuyển đổi và bán hàng, đó chắc chắn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.

Với hơn 2 tỷ người dùng toàn cầu và là mạng xã hội lớn thứ 3 thế giới, Instagram là “mỏ vàng” của nhiều thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu nhắm mục tiêu tới các nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi ví dụ như Gen Z.

Theo nghiên cứu của Instagram, người dùng Instagram muốn tương tác với các thương hiệu như là một phần trải nghiệm của họ.

Khoảng 50% người dùng Instagram cho biết họ thích khám phá các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng này với khoảng 44% người dùng cũng mua sắm trên nền tảng hàng tuần.

Các yếu tố chính mà Instagram sử dụng để xếp hạng nội dung (Instagram Ranking Factor).

Khi làm việc với các nền tảng mạng xã hội như Instagram, dù là để làm SEO, phân phối nội dung tự nhiên hay sử dụng quảng cáo, điều quan trọng hàng đầu là bạn cần nắm bắt được cách nền tảng xếp hạng nội dung.

Nói cách khác, cách thuật toán xếp hạng nội dung của nền tảng hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn xây dựng và tối ưu hoá nội dung.

3 yếu tố xếp hạng chính trên Instagram theo đó là văn bản tìm kiếm, hoạt động của người dùng và các tín hiệu phổ biến.

Theo phát ngôn của chính Instagram, sẽ không có bất cứ một thuật toán Instagram cố định nào, thay vào đó, nền tảng sẽ sử dụng một bộ phân loại và quy tắc được cá nhân hóa cho mỗi người dùng.

Instagram điều chỉnh nội dung dựa trên cách mọi người sử dụng ứng dụng:

  • Nguồn cấp dữ liệu (Feed) và Câu chuyện (Stories): Các bài đăng gần đây từ bạn bè và gia đình mà bạn theo dõi.
  • Khám phá (Explore): Khám phá các nội dung và đề xuất từ những tài khoản mà bạn không theo dõi.
  • Reels: Đề xuất các nội dung giải trí, chủ yếu từ các tài khoản bạn không theo dõi.
  • Tìm kiếm: Những nội dung liên quan mà bạn có thể tìm thấy bằng cách nhập một từ khoá cụ thể vào thanh tìm kiếm.

Một số chiến thuật SEO hiệu quả trên Instagram giúp tăng khả năng tiếp cận.

Trong khi sẽ không có bất cứ một phương pháp nào có thể đảm bảo chắc chắn các nội dung Instagram của bạn sẽ luôn nằm ở các vị trí hàng đầu trên phần kết quả tìm kiếm, bằng cách liên tục thử nghiệm và tối ưu, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy kết quả của mình.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu mà bạn có thể sử dụng.

1. Sử dụng các từ khóa cụ thể để giúp xếp hạng SEO trên Instagram.

Như đã đề cập ở trên, khi người dùng Instagram bắt đầu tìm kiếm các từ khóa (keyword) liên quan đến doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn, đó là lúc bạn cần xuất hiện để tương tác với họ.

Chiến lược SEO trên Instagram của bạn cần sử dụng các từ khóa giống như cách bạn thực hiện trên công cụ tìm kiếm hay các chiến lược Content Marketing khác.

Theo xác nhận từ chính CEO của Instagram Adam Mosseri, mạng xã hội này lập chỉ mục nội dung dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Đường dẫn tài khoản Instagram (Handle).
  • Tên hồ sơ (tài khoản).
  • Tiểu sử (Bio).
  • Chú thích (Captions).

Trong khi đường dẫn của tài khoản có thể sẽ là tên thương hiệu (Brand), bạn có thể sử dụng tên hồ sơ và phần tiểu sử để thêm các từ khoá (chính) liên quan.

Ví dụ: nếu bạn nhập “trang trí nội thất”, bạn sẽ thấy các tài khoản có các từ khóa đó trong phần đường dẫn, tên hồ sơ và tiểu sử của tài khoản.

Phần chú thích cũng cần phải mang tính mô tả và sử dụng từ khóa mục tiêu. Bạn có thể sử dụng phần này để viết các đoạn nội dung ngắn và hấp dẫn nhằm thu hút người theo dõi mới đồng thời mang lại giá trị cho nhóm khách hàng hiện tại.

2. Sử dụng từ 3-5 hashtags có liên quan trong phần chú thích.

Trong khi việc sử dụng các từ khoá vẫn là ưu tiên hàng đầu khi nói đến hoạt động Instagram SEO, Instagram cũng khuyên bạn nên sử dụng hashtag trong phần chú thích để giúp nền tảng hiểu được yếu tố ngữ cảnh của nội dung.

Một nghiên cứu đã phân tích hơn 75 triệu bài đăng trên Instagram xác nhận rằng hashtag không trực tiếp làm tăng lượt xem bài đăng.

Tuy nhiên, hashtag giúp thuật toán của Instagram hiểu nội dung và giúp người dùng dễ dàng khám phá nội dung đó hơn.

Theo cách tiếp cận này, dưới đây là một số chiến thuật sử dụng hashtag trên Instagram.

  • Chỉ sử dụng các hashtag có liên quan đến đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
  • Chỉ sử dụng tối đa 3-5 hashtag cho mỗi bài đăng.
  • Kết hợp các hashtag phổ biến và ngách để mở rộng khả năng được khám phá.
  • Thêm hashtag vào phần chú thích chứ không phải dưới phần bình luận (Comment).

3. Tránh đăng lại các video có chứa watermark và logo trên Instagram Reels.

Theo xác nhận từ chính CEO của Instagram, mạng xã hội này khuyến cáo người dùng không nên đăng lại các video từ các mạng xã hội khác của những người dùng khác lên Instagram.

Dù đó là video từ YouTube hay TikTok, các video có gắn logo và watermark (hình mờ sau video) đều có thể được xem là vi phạm.

Thay vào đó, Instagram khuyên người dùng nên đăng các video gốc được đăng lần đầu trên chính Instagram hoặc ít nhất là các video do chính người dùng tạo ra.

4. Tận dụng thẻ thay thế (Alt Text) để thúc đẩy SEO trên Instagram.

Văn bản thay thế (alt text) là cách mà bạn thông báo cho các bộ máy tìm kiếm hay hệ thống duyệt nội dung biết về ý nghĩa đằng sau các hình ảnh được đăng tải.

Cũng giống như các từ khóa trong phần hồ sơ và chú thích, Instagram sử dụng đoạn văn bản này để hiểu nội dung của hình ảnh và cung cấp những hình ảnh đó cho những người dùng có liên quan.

Để thêm đoạn văn bản thay thế này vào hình ảnh, sau khi bạn viết chú thích, hãy cuộn xuống và chọn “Cài đặt nâng cao.”

Trong phần Trợ năng, hãy nhấp vào “Viết văn bản thay thế” và nhập nội dung bạn muốn.

Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể sử dụng để tận dụng tối đa văn bản thay thế cho mục đích SEO trên Instagram.

  • Sử dụng các từ khoá chính.
  • Sử dụng câu từ theo kiểu mô tả.
  • Đảm bảo mô tả có liên quan đến hình ảnh.
  • Sử dụng dưới 100 ký tự.

5. Thời gian đăng bài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất SEO trên Instagram.

Như đã phân tích, tương tác (engagement) của đối tượng mục tiêu là một yếu tố xếp hạng quan trọng trên Instagram (và trên nhiều mạng xã hội khác).

Bạn nên đăng bài ở những thời điểm khi người theo dõi của bạn hoạt động tích cực nhất, điều này sẽ giúp tăng phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác tự nhiên của bài đăng.

6. Tích cực tương tác lại với người dùng.

Tương tác lại với các tài khoản hay người dùng khác là hành động giúp Instagram hiểu được khả năng linh hoạt và hỗ trợ của bạn với người dùng.

Tương tự, việc tương tác lại với đối tượng mục tiêu cũng sẽ khuyến khích họ tương tác trở lại với thương hiệu, đây chính là một phần được gọi là “tín hiệu phù hợp” giữa người dùng với các nội dung của thương hiệu.

Tương tác là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đối với Instagram.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tỷ lệ tương tác trên Instagram:

  • Nghiên cứu kỹ đối tượng mục tiêu để từ đó có thể tạo ra các nội dung phù hợp.
  • Xây dựng các meme và đồ họa có tiềm năng chia sẻ cao.
  • Đặt câu hỏi trong phần chú thích và kêu gọi mọi người chia sẻ câu trả lời của họ.
  • Tổ chức các cuộc thi tặng quà với các giải thưởng phù hợp.
  • Theo dõi phạm vi tiếp cận và tỷ lệ tương tác của từng mẫu nội dung để tìm ra nội dung nào có khả năng tương tác cao nhất.

Hãy bắt đầu sử dụng Instagram SEO để phát triển doanh nghiệp.

Hy vọng với tất cả các thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có được những kiến thức và hiểu biết cơ bản về Instagram SEO.

Hãy nhớ rằng, làm SEO trên Instagram cũng giống như làm SEO trên các công cụ tìm kiếm, bạn cần nhiều thời gian và thử nghiệm trước khi có thể tìm ra các chiến thuật phù hợp và mang lại giá trị cao nhất.

Instagram cũng luôn thay đổi các thuật toán mới của mình, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ phải luôn cần cập nhật các kiến thức và ưu tiên mới của nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nestle vừa phải đóng cửa 1 nhà máy sữa bột vì lý do bất ngờ

Hãng tin CNN cho hay Nestle đang có kế hoạch đóng cửa một nhà máy sản xuất sữa bột cho trẻ em do tỷ lệ sinh tại Trung Quốc quá thấp, một hệ lụy của tình trạng lão hóa dân số nhanh ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Nestle vừa phải đóng cửa 1 nhà máy sữa bột vì lý do bất ngờ
Nestle vừa phải đóng cửa 1 nhà máy sữa bột vì lý do bất ngờ

Gã khổng lồ ngành FMCG này vào ngày 18/10/2023 đã tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy sữa bột trẻ em ở Askeaton-Ireland vào quý I/2026 trừ phi tìm được thêm khách hàng mới.

Nhà máy này của Nestle chủ yếu sản xuất sữa bột trẻ em cho thị trường Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc kể từ năm 2012.

Hiện Nestle đang tìm kiếm người mua cơ sở sản xuất này nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chính thức.

Theo CNN, thông tin trên cho thấy đà lão hóa nhanh của dân số Trung Quốc đang ảnh hưởng thế nào đến các tập đoàn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ở xứ sở tỷ dân này.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách lo lắng Trung Quốc sẽ thiếu nhân lực lao động gây ảnh hưởng đến tăng trưởng thì các doanh nghiệp lại băn khoăn về sức cầu của thị trường lớn nhất thế giới này.

“Số trẻ em sơ sinh mới tại Trung Quốc đã giảm mạnh từ 18 triệu trẻ/năm vào năm 2016 xuống chỉ còn chưa đến 9 triệu trẻ năm 2023. Thế rồi thị trường này vốn phụ thuộc nhiều vào sữa bột nhập khẩu thì nay lại đang chứng kiến sự gia tăng của các hãng sữa bột nội địa”, tuyên bố của Nestle ghi rõ.

Trước khi nhà máy sữa bột của Nestle tại Ireland đóng cửa vào năm 2026 thì trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm của hãng sẽ ngừng hoạt động trước đó 1 năm.

Công việc tại đây sẽ được chuyển sang các cơ sở ở Trung Quốc và Thụy Sĩ nhằm tiết kiệm chi phí.

Hãng tin CNN cho biết doanh số của Nestle trên toàn cầu trong năm nay đã chịu ảnh hưởng từ giá nguyên liệu tăng cao, ví dụ như sản phẩm cà phê hay thanh chocolate của hãng.

Tờ Fortune cho hay giá thành bình quân sản phẩm của Nestle đã tăng 8,4% mà theo hãng chủ yếu là do lạm phát nguyên liệu đầu vào, qua đó ảnh hưởng đến doanh số khi người tiêu dùng đang phải tiết kiệm.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Nestle công bố ngày 19/10 cho thấy tăng trưởng doanh số trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 76,6 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn thấp hơn mức dự kiến 8,1%, qua đó khiến giá cổ phiếu giảm hơn 2%.

Quay trở lại với Trung Quốc, thị trường này đáng giá hàng tỷ USD doanh thu cho mảng sữa bột của Nestle và bản thân thương hiệu cũng tạo được ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu dùng.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của các thương hiệu sữa bột địa phương có chất lượng tốt đã tác động đến các tập đoàn quốc tế.

Việc người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu sử dụng lại các hãng sữa bột nội địa cho thấy các doanh nghiệp địa phương đã dần lấy lại được niềm tin khách hàng kể từ vụ bê bối sữa chứa Melamine vào năm 2008.

*Nguồn: CNN, Fortune

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Năm 2023: Hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã được bán ra trên Amazon

Năm 2023, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được bán ra trên Amazon, giá trị xuất khẩu tăng 50%, số lượng đối tác bán hàng tăng 40%.

Năm 2023: Hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã được bán ra trên Amazon
Năm 2023: Hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã được bán ra trên Amazon

Thông tin trên được ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ tại hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon 2023 sáng 19/10 tại TP.HCM. Hội nghị thu hút sự quan tâm của các hiệp hội ngành hàng, startup và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon.

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, chuyển đổi số đang đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa và thương mại điện tử mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp vừa và nhỏ vì mức độ sẵn sàng nắm bắt sự chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, kế hoạch tăng trưởng bền vững.

Theo Amazon Global Selling, trên toàn cầu, sản phẩm từ các đối tác bán hàng bên thứ ba, trong đó có Việt Nam, chiếm 60% tổng số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon.

Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới với năng lực sản xuất và cung ứng đa dạng sản phẩm. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2023, 5 ngành hàng Việt bán chạy nhất trên Amazon gồm: Nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, may mặc, và làm đẹp.

“Việt Nam có lợi thế từ năng lực sản xuất, tinh thần khởi nghiệp và quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, đang đứng trước “cơ hội vàng” để tham gia và trở thành mắt xích mới nổi của chuỗi cung ứng thương mại điện tử toàn cầu”, ông Gijae Seong cho hay.

Ông Gijae Seong cũng lưu ý, các đối tác bán hàng cần tăng cường xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngành xuất khẩu trực tuyến, các tiêu chuẩn xuất khẩu tại thị trường nước sở tại …

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện tận dụng các lợi thế và thúc đẩy động lực thành công cho xuất khẩu trực tuyến, Amazon Global Selling Việt Nam đã công bố 3 trọng tâm chiến lược năm 2024.

Cụ thể, tăng cường sự sẵn sàng cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam bằng cách đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan Chính phủ, các đối tác chiến lược đề trang bị kiến thức và cung cấp đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước; Thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng; Nâng cao chất lượng và thành công của nhà bán hàng Việt thông qua đào tạo, xây dựng và phát triển thương hiệu…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Nghiên cứu: Gen Z thiếu tính kỷ luật và thích thách thức Sếp

Một Giám đốc Nhân sự nhận xét: “Trong tổ chức của chúng tôi, những người Gen Z mà tôi từng tương tác thường thiếu tính kỷ luật và họ cũng thích thách thức cấp trên của mình.”

Nghiên cứu: Gen Z thiếu tính kỷ luật và thích thách thức Sếp
Nghiên cứu: Gen Z thiếu tính kỷ luật và thích thách thức Sếp

Theo số liệu nghiên cứu mới đây, 74% nhà quản lý được khảo sát cho biết họ khó làm việc với Gen Z hơn các thế hệ khác.

Trong khi độ tuổi cũng chỉ là một con số, nhưng đối với một số nhà quản lý, có những nhóm tuổi nhất định trở nên khác biệt hơn so với những nhóm tuổi khác và sự khác biệt này cũng kéo theo nhiều thứ liên quan khác cả về cá nhân lẫn công việc.

Dữ liệu có được từ một cuộc khảo sát với 1.344 nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp do ResumeBuilder thực hiện cho biết 74% nhà quản lý nhận thấy khó làm việc với Gen Z hơn so với các thế hệ khác (như Gen X và Gen Y), trong khi 49% cho biết dường như tất cả mọi lúc họ đều cảm thấy khó khăn khi làm việc với Gen Z.

Cũng theo dữ liệu, thiếu kỹ năng công nghệ (39%), động lực làm việc (37%) và sự nỗ lực (37%) là những lý do hàng đầu khiến các nhà quản lý thất vọng với hiệu suất làm việc của Gen Z. Các lý do khác được đưa ra là kỹ năng giao tiếp kém (36%) và dễ bị xúc phạm (35%).

Akpan Ukeme, giám đốc nhân sự tại SGK Global Shipping Services, cho biết trong báo cáo: “Trong tổ chức của chúng tôi, những người Gen Z mà tôi từng tương tác thường thiếu tính kỷ luật và họ cũng thích thách thức cấp trên của mình”. “Họ nghĩ họ giỏi hơn bạn, thông minh hơn bạn, có năng lực hơn bạn và họ sẽ nói thẳng vào mặt bạn như vậy”.

Theo vào đó, 65% số người được hỏi cho biết họ phải sa thải nhân viên Gen Z nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác và 12% cho biết họ phải sa thải Gen Z chưa đầy một tuần kể từ ngày bắt đầu nhận việc.

Bà Stacie Haller, cố vấn nghề nghiệp của ResumeBuilder, cho biết trong báo cáo: “Nhân sự Gen Z cần nỗ lực hơn nữa để có thể hiểu những kỹ năng chuyên môn nào là cần thiết để thành công trong công việc.”

Sự mất kết nối giữa Gen Z và nơi làm việc một phần có thể là do đại dịch. Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2021, 46% Gen Z cho biết đại dịch khiến việc theo đuổi các mục tiêu học tập hoặc nghề nghiệp của họ trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi các tổ chức và trường học chuyển sang hình thức trực tuyến nhiều hơn, nhiều Gen Z chưa bao giờ có cơ hội trải nghiệm đầy đủ về sự năng động trực tiếp tại văn phòng.

Bà Jennifer Stapleton, giám đốc cấp cao của công ty phần mềm và tiếp thị truyền thông mạng xã hội Social Rise chia sẻ rằng những người lao động trẻ như Gen Z nên tập trung vào các kỹ năng giao tiếp, cởi mở hơn với các phản hồi (bao gồm cả tích cực và tiêu cực) và khả năng thích ứng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Nhà đồng sáng lập DeepMind: Mô hình “bán được nhiều quảng cáo nhất có thể của Google đã phá vỡ Internet”

Mustafa Suleyman, nhà đồng sáng lập DeepMind, cho rằng mô hình kinh doanh “bán được nhiều quảng cáo nhất có thể” của Google đã phá vỡ Internet.

Nhà đồng sáng lập DeepMind: Mô hình "bán được nhiều quảng cáo nhất có thể của Google đã phá vỡ Internet"
Nhà đồng sáng lập DeepMind: Mô hình “bán được nhiều quảng cáo nhất có thể của Google đã phá vỡ Internet”

Theo ông, kết quả tìm kiếm hiển thị trên Google bị tác động bởi clickbait – mồi nhử nhấp chuột, khái niệm chỉ những nội dung giật gân, khuyến khích người dùng bấm vào để dẫn dụ đến một trang web khác.

Ông cho rằng clickbait được tận dụng để khiến người dùng ở lại website càng lâu càng tốt. Trong khi đó, thông tin trực tuyến bị “chôn vùi dưới đáy của những dòng giới thiệu vớ vẩn”.

“Công nghệ của Google thúc đẩy các trang web tận dụng clickbait để bán được nhiều quảng cáo hơn”, nhà đồng sáng lập DeepMind lập luận.

Suleyman là một trong ba người thành lập phòng thí nghiệm AI DeepMind ở London năm 2010. Sau đó, công ty được Google mua lại với giá 400 triệu bảng Anh. Từ đó, DeepMind trở thành nền tảng quan trọng để Google phát triển các dịch vụ liên quan đến AI, đặc biệt lĩnh vực tìm kiếm.

18 tháng trước, Suleyman rời Google và mở startup Inflection AI. Công ty đang phát triển chatbot đàm thoại tên Pi, hoạt động tương tự ChatGPT. Mô hình này giúp CEO 39 tuổi huy động được 1,5 tỷ USD từ các quỹ đầu tư.

Những nhận định của ông về tác động của Google Search đến Internet được đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia công nghệ hàng đầu đang lên kế hoạch thành lập một tổ chức giám sát mối đe dọa AI trên quy mô toàn cầu.

Suleyman và cựu giám đốc điều hành Google Eric Schmidt dự định trình bày đề xuất An toàn AI tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về công nghệ tại Anh tháng tới.

Những người ủng hộ kế hoạch thành lập cơ quan giám sát AI toàn cầu còn có tỷ phú Reid Hoffman, nhà sáng lập LinkedIn và Florentino Cuéllar, chủ tịch của tổ chức nghiên cứu Carnegie.

Michelle Donelan, Bộ trưởng Khoa học, Đổi mới và Công nghệ Anh, nói với Telegraph rằng cơ quan chức năng sẽ “xem xét những rủi ro và cơ hội từ AI tổng quát” và cân nhắc về đề xuất thành lập một hội đồng giám sát.

Mối lo ngại về AI tổng quát được thổi bùng sau thành công bất ngờ của ChatGPT. Các nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu khắp thế giới đã phát đi cảnh báo về tốc độ phát triển của công nghệ có thể vượt tầm kiểm soát của con người.

Giờ đây, những chatbot AI dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn có thể viết email, trò chuyện trực tuyến, trong một số lĩnh vực còn vượt trội hơn so với người bình thường.

Ở chiều ngược lại, Suleyman cho rằng chatbot AI có thể “đối đầu với Google” bằng cách cung cấp thông tin chính xác hơn tìm kiếm trên Internet. Tuy nhiên, bất chấp tiến bộ gần đây, nhiều chatbot vẫn mắc lỗi, tạo thông tin sai lệch.

Trong khi đó, Google cũng đang phát triển một dự án chatbot AI có tên Bard để đảm bảo vị thế của mình trong xu hướng mới.

Tuy nhiên sản phẩm không được đón nhận như kỳ vọng. Bloomberg đã phỏng vấn 18 nhân viên và cựu nhân viên Google, cho thấy Google Bard thường đưa ra lời khuyên nguy hiểm cho người dùng, từ chủ đề đơn giản như lặn biển đến phức tạp như cách hạ cánh máy bay. “Bard thậm chí tệ hơn cả vô dụng”, một người nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube đang thử nghiệm công cụ cho phép nhà sáng tạo hát như ca sĩ

Dựa trên sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo), YouTube đang thử nghiệm công cụ mới cho phép nhà sáng tạo hát như ca sĩ.

YouTube đang thử nghiệm công cụ cho phép nhà sáng tạo hát như ca sĩ
YouTube đang thử nghiệm công cụ cho phép nhà sáng tạo hát như ca sĩ

Theo đó, YouTube đang phát triển một công cụ mới được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép các nhà sáng tạo nội dung ghi lại âm thanh sử dụng giọng nói của các nhạc sĩ nổi tiếng.

Để phục vụ cho việc phát triển công cụ, YouTube được cho là đang tích cực đàm phán về vấn đề bản quyền bài hát với các công ty âm nhạc, các thông tin chi tiết hơn hiện chưa được tiết lộ.

Về phía YouTube, nền tảng video lớn nhất thế giới này thời gian gần đây liên tục ra mắt các công cụ cho nhà sáng tạo chủ yếu tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.

Ví dụ như bộ công cụ mà người sáng tạo có thể sử dụng để tạo nền cho video, công cụ tạo quảng cáo bằng AI hay một công cụ khác cho phép họ lồng tiếng tự động sang các ngôn ngữ khác.

Ở một khía cạnh khác, ngành công nghiệp âm nhạc coi AI vừa là một công nghệ mới đầy hứa hẹn vừa là mối đe dọa lớn khi việc tạo ra các bài hát sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, khi các nhà sáng tạo cũng có thể sẽ trở thành “ca sĩ”.

Ngoài ra, khi trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng rộng hơn vào lĩnh vực âm nhạc, vấn đề vi phạm bản quyền theo đó là một nhức nhối lớn với hầu hết các ca sĩ, nhạc sĩ và cả các công ty làm âm nhạc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

X (Twitter) sẽ sớm ra mắt 2 gói đăng ký có trả phí

Hoà chung với không khí ra mắt gói đăng ký có trả phí (Subscription) của Facebook hay YouTube, mạng xã hội X (Twitter cũ) thông báo sẽ sớm ra mắt 2 gói đăng ký có trả phí cho người dùng.

X (Twitter) sẽ sớm ra mắt 2 gói đăng ký có trả phí
X (Twitter) sẽ sớm ra mắt 2 gói đăng ký có trả phí

Cụ thể, theo thông báo từ chính Elon Musk, mạng xã hội X sẽ sớm công bố 2 gói đăng ký có trả phí (Premium subscription) mới.

Một gói có giá thấp và người dùng vẫn phải xem quảng cáo, và gói kia có giá cao hơn nhưng người dùng không phải xem quảng cáo.

X vẫn cho cho biết là các gói mới (Premium) có liên quan như thế nào để gói hiện tại là Twitter (X) Blue, và gói này được áp dụng như thế nào đến người dùng ở các quốc gia khác nhau, chẳng hạn như mới đây X cũng thông báo đang thử nghiệm gói có trả phí 1 USD áp dụng cho người dùng đăng ký mới ở thị trường New Zealand và the Philippines.

Theo một số nguồn tin khác, X đang thử nghiệm 3 gói đăng ký mới, được gọi là Cơ bản (Basic), Tiêu chuẩn (Standard) và Ưu tiên (Plus).

Theo báo cáo, người dùng gói Cơ bản vẫn sẽ thấy quảng cáo trên trang Dành cho bạn (For You), người dùng gói Tiêu chuẩn sẽ chỉ xem một nửa số lượng quảng cáo và người dùng gói Ưu tiên (Plus) sẽ không phải xem quảng cáo.

Kể từ khi Elon Musk mua lại Twitter một năm trước, mạng xã hội này đã liên tục đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Nhiều người dùng cho rằng lý do X ra mắt gói có trả phí không phải là để “giảm lượng bot” như X tuyên bố mà là để kéo lại khoản doanh thu do doanh thu quảng cáo của nền tảng liên tục tụt dốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Grab: Không thể giữ chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi

“Bất kỳ nền tảng công nghệ nào cũng có thể đưa ra mức giá dịch vụ thật rẻ để thu hút người dùng. Nhưng cuối cùng, nếu nền tảng không mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn và thu nhập cao hơn cho tài xế, thì tài xế sẽ không ở lại” – ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam nhấn mạnh khi trao đổi với truyền thông mới đây.

Grab: Không thể giữ chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi
Grab: Không thể giữ chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi

Then chốt để mở khóa việc sử dụng Grab.

Thích nghi với bối cảnh kinh tế khó khăn và việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, từ đầu năm đến nay, Grab đã có những thay đổi lớn về chiến lược giá.

Ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam nói: “Chúng tôi nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để duy trì sự phù hợp với người tiêu dùng. Trong bối cảnh khó khăn, họ vẫn chi tiêu, nhưng họ cân nhắc kỹ hơn về cách chi tiêu”.

Cụ thể, mới đây, nền tảng này đã giới thiệu tính năng mới, giúp người dùng Grab tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng khi đặt đơn hàng GrabFood có thể lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp với nhu cầu.

Với lựa chọn giao hàng nhanh, đơn hàng sẽ được xử lý nhanh chóng để sớm đến tay người dùng, trong khi ở lựa chọn giao hàng ưu tiên, đơn hàng sẽ được ưu tiên xử lý để người dùng có thể nhận được đồ ăn nhanh nhất có thể. Và lựa chọn giao hàng tiết kiệm sẽ giúp người dùng giảm chi phí, nếu họ sẵn sàng chờ đợi.

Không chỉ với GrabFood, trước đó, người dùng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam cũng đã được hưởng mức giá rẻ hơn so với trước vào một số khung giờ nhất định trong ngày, khi nền tảng này giới thiệu dịch vụ GrabBike Economy và GrabCar Economy.

CEO Grab Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh trong buổi trao đổi với truyền thông mới đây: “Con đường phía trước vẫn còn khá dài.

Chúng tôi nghĩ rằng hiện tại, với bối cảnh kinh tế đang phát triển và những thách thức đặt ra, điều quan trọng hơn đối với chúng tôi là tập trung mang đến những dịch vụ có mức giá tiết kiệm, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều tập người dùng khác nhau”.

Chiến lược giá này được cho biết nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động của Grab, đến cả những người dùng mới ở Hà Nội và TP. HCM và đặc biệt là đến các tỉnh thành mới.

Grab đã ở thị trường Việt Nam 9 năm, đủ lâu để biết rằng không thể thu hút, hay níu chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi, mà sự phù hợp về mặt giá cả về lâu dài mới là quan trọng. Yếu tố giá ở còn quan trọng hơn nhiều đối với người dùng ở các tỉnh thành khác, ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

“Chiến lược này cũng là then chốt để mở khóa việc sử dụng Grab ở các tỉnh thành khác về lâu dài. Việc mở rộng ra bên ngoài hai thành phố trọng điểm là điều bắt buộc đối với chúng tôi” – đại diện Grab Việt Nam khẳng định.

Điểm cân bằng giữa tài xế và người dùng.

Mặt khác, CEO này cũng tự tin rằng, chiến lược “affordability” (giá phải chăng) mà Grab Việt Nam đang thực hiện mang lại nhiều lựa chọn hơn về các loại dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu của những người dùng khác nhau.

“Chúng tôi cung cấp nhiều tùy chọn dễ tiếp cận hơn cho đa dạng người dùng, từ những người giàu có đang tìm kiếm dịch vụ cao cấp cho đến cả sinh viên những người có nỗi lo chi tiêu lớn hơn – những người mà sự tiện lợi vẫn là một thứ hơi xa xỉ.

Tôi nghĩ rằng các khoản đầu tư mà chúng tôi đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình trong nhiều năm qua sẽ tạo ra hiệu quả mạng lưới” – lãnh đạo Grab Việt Nam nói.

Vị này cho rằng, cách tốt nhất để đưa ra mức giá phải chăng là có công nghệ phù hợp để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tài xế trên nền tảng, tối đa hóa từng phút hoạt động đối tác tài xế trên nền tảng Grab và từ đó tăng thu nhập.

“Nói một cách khái quát hơn, tôi cho rằng, bất kỳ người chơi nào muốn có tính cạnh tranh cao trong thị trường này cần phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn” – ông Alejandro Osorio nhận định. “Chúng tôi đã chứng kiến ​​nhiều người chơi đến, nỗ lực và thất bại.

Cần rất nhiều thời gian và nỗ lực đổi mới công nghệ một cách bền vững, với trọng tâm là cân bằng giữa người lái xe và người tiêu dùng, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tồn tại trên thị trường”.

Grab, hay bất kỳ nền tảng nào khác, cũng có thể giảm giá dịch vụ để hút người dùng. Nhưng cuối cùng, nếu nền tảng không mang lại hiệu quả tốt hơn và năng suất tốt hơn, thì tài xế, và các đối tác kinh doanh sẽ không ở lại.

Từ quý 1 đến quý 3/2023, Grab chứng kiến mức thu nhập trung bình hàng tháng của các đối tác tài xế tăng 5%.

Mấu chốt để tồn tại, và phát triển, theo CEO Grab Việt Nam, là tìm ra điểm cân bằng, với công nghệ phù hợp được đặt lên hàng đầu để có thể vừa thúc đẩy nhu cầu, vừa tăng thu nhập cho tài xế.

Khi nói đến xu hướng mới là xe điện (EV), đại diện Grab tại Việt Nam cho biết, nền tảng này không coi EV là một đối thủ cạnh tranh. Có những đối thủ bước vào thị trường, đang sử dụng xe điện, nhưng nền tảng này tỏ rõ thái độ ủng hộ hợp tác với xe điện.

“Chúng tôi nghĩ rằng quy mô hoạt động rộng khắp cả nước, mạng lưới đối tài xế sâu rộng và sự thấu hiểu thị trường sẽ thực sự mang đến cơ hội tuyệt vời cho các đối tác xe điện đang muốn triển khai và phát triển hệ sinh thái của riêng họ với Grab là đối tác chính” – CEO Grab Việt Nam cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Nhã Mi | Markettimes

SEO Content Brief là gì? Ví dụ về SEO Content Brief mẫu

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về thuật ngữ SEO Content Brief như: SEO Content Brief là gì, tại sao SEO Content Brief lại quan trọng trong SEO, ví dụ về mẫu xây dựng SEO Content Brief và hơn thế nữa.

SEO Content Brief là gì
SEO Content Brief là gì? Ví dụ về SEO Content Brief mẫu

Trong bối cảnh mới, dưới sự phát triển nhanh chóng của AI (trí tuệ nhân tạo), các hành vi tìm kiếm đang không ngừng thay đổi. Từ cách người dùng sử dụng các công cụ để tìm kiếm thông tin đến cách họ đánh giá thông tin.

Tuy nhiên, trong khi tương lai của AI vẫn còn là thứ gì đó mơ hồ và hành vi tìm kiếm của người dùng vẫn chủ yếu dựa trên các công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google hay Bing Search), các thương hiệu nói chung và người làm SEO nói riêng vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm với khách hàng của họ.

Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả, vấn đề không chỉ nằm ở cách làm nội dung hay am hiểu về các thuật toán xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các bản tóm tắt mang tính định hướng cho việc xây dựng nội dung phục vụ cho mục đích SEO hay còn được gọi là SEO Content Brief cũng vô cùng quan trọng.

SEO Content Brief là gì?

SEO Content Brief hiểu đơn giản là các bản tóm tắt ngắn gọn (Brief) phục vụ cho hoạt động xây dựng nội dung (Content) với mục đích tối ưu hoá thứ hạng của nội dung hay website trên các công cụ tìm kiếm (SEO).

SEO Content Brief là từ ghép giữa SEO, Content và Brief.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization, trong tiếng Việt có nghĩa là Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

Trong Marketing, SEO Web đơn giản là việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để website có thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm với mục đích cuối cùng là tìm kiếm khách hàng tiềm năng và bán hàng.

Content là gì?

Khi nói đến khái niệm content hay câu hỏi content là gì, có rất nhiều câu trả lời sẽ được đưa ra tuỳ thuộc vào từng góc nhìn hay bối cảnh cụ thể. Theo MarketingTrips, Content (Nội dung) ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Mặc dù cụm từ Content được sử dụng khá phổ biến và có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức hay định dạng khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Trong phạm vi ngành Marketing, Content có thể được hiểu là các nội dung hay thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng mục tiêu với mục đích cuối cùng là đạt được các yêu cầu do Marketing đã đặt ra.

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Content, bạn có thể xem thêm tại content là gì

Brief là gì?

Brief trong tiếng Anh mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau như một cái gì đó ngắn và đơn giản, một bản chỉ dẫn, một lá thư hay một bài viết ngắn.

Trong phạm vi ngành Marketing hay cụ thể hơn là sáng tạo nội dung, Brief được sử dụng với ý nghĩa là một bản “Tóm tắt” về một nội dung, yêu cầu hay chủ đề sự kiện nào đó.

Tại sao SEO Content Brief lại quan trọng trong SEO (Search Engine Optimization)?

Như đã phân tích ở trên, một khi SEO hay việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm còn mang lại giá trị cho thương hiệu hay doanh nghiệp, các bản SEO Content Brief sẽ còn tiếp tục thể hiện được lợi ích và vai trò của nó.

Thứ nhất, SEO Content Brief giúp cho việc xây dựng nội dung phục vụ cho SEO trở nên nhanh chóng hơn khi người làm nội dung biết được các nội dung họ viết cần tập trung vào những vấn đề gì (thay vì viết lan man thiếu định hướng).

Thứ hai, vì là bản tóm tắt mang tính định hướng cách viết nội dung SEO, các SEO Content Brief giúp cho các nội dung sau khi được xuất bản dễ dàng đạt được mục tiêu được đưa ra ban đầu hơn, dù là gia tăng thứ hạng tìm kiếm hay tăng tỷ lệ chuyển tự nhiên.

Thứ ba, nếu thương hiệu đang sử dụng các SEO Agency thay vì là đội nhóm nội bộ, các bản SEO Content Brief đóng vai trò như là những kim chỉ nam hành động cho Agency. Họ sẽ biết nên xây dựng nội dung ra sao, phong cách trình bày hay những giá trị đi kèm khác cần có thay vì chỉ là có được thứ hạng cao.

Mẫu xây dựng một bản SEO Content Brief đúng chuẩn cho Marketer.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể, các bản SEO Content Brief có thể được xây dựng theo các mẫu khác nhau, dưới đây là ví dụ từng bước về một mẫu tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo.

1. Chọn (đúng) từ khóa mục tiêu.

Khi nói đến bất cứ hoạt động nào trong SEO, từ khoá luôn là yếu tố mang tính nền tảng được cân nhắc đầu tiên vì suy cho cùng, mọi thứ khách hàng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm đều là từ khoá.

Một bản SEO Content Brief theo đó cũng sẽ được bắt đầu bằng việc xác định đúng từ khoá mục tiêu (từ khoá chính).

Từ khóa mục tiêu là một cụm từ hoặc chủ đề chính mà nội dung được viết sẽ tập trung vào. Đó là từ khóa chính mà nội dung hay bài viết sau khi được hoàn thành sẽ cố gắng để có được thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Sau khi được chọn, từ khóa chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các phần nội dung khác có trong SEO Content Brief — như từ khóa phụ, dàn ý nội dung (Content Outline), chủ đề phụ hoặc các liên kết nội bộ nếu có.

Để tìm kiếm hay lựa chọn các từ khoá mục tiêu, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá phổ biến như Google Trends, Google Keyword Planner, Google Search Console hay các công cụ khác như Ahrefs hay SEMrush.

Khi phân tích và lựa chọn từ khoá, bạn có thể cần chú ý vào các thông tin quan trọng như:

  • Dung lượng tìm kiếm (Volume). Là số lượng tìm kiếm trung bình ước tính mà một từ khóa (Keyword) nhận được mỗi tháng. Các từ khoá được tìm kiếm nhiều thường là mục tiêu của thương hiệu.
  • Độ khó của từ khóa (KD). Là mức độ khó của việc có được thứ hạng (cao) trên trang kết quả tìm kiếm. Độ khó của từ khoá tính toán đến độ mạnh của các đối thủ đang muốn cạnh tranh cho cùng một từ khoá. Thông thường, từ khoá càng ngắn và có dung lượng tìm kiếm cao thì độ khó càng cao và ngược lại.
  • Mục đích hay ý định tìm kiếm (Search Intent). Mục đích của người dùng đằng sau các từ khoá hay truy vấn mà họ nhập vào công cụ tìm kiếm là gì, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp về các phần nội dung cần có trong bài viết.

2. Lập một danh sách bao gồm các từ khóa phụ.

Từ khóa phụ chính là các từ khoá có liên quan chặt chẽ với từ khóa chính mà bạn đang nhắm mục tiêu ở trên.

Chúng đóng vai trò giúp cho các công cụ tìm kiếm biết rằng bạn đã đề cập đến các chủ đề phụ liên quan đến từ khóa chính của mình.

Giả sử từ khóa chính của bạn là “Content Marketer là gì” Từ khóa phụ của bạn có thể là:

  • “Content Marketer thường làm gì”
  • “Content Marketing là gì?
  • “Content Marketer”

Cũng tương tự như cách làm với từ khoá chính, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá để xác định đúng các từ khoá phụ.

Các đề xuất trực tiếp từ Google (Google Search Suggest) cũng là cách tiếp cận mà bạn có thể tham khảo. Bên dưới là các đề xuất của Google khi bạn tìm kiếm từ khoá “Content Marketer“.

3. Tiến hành nghiên cứu và phân tích trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Nếu bạn thử tìm kiếm bất cứ từ khoá nào trên công cụ tìm kiếm, bạn sẽ thấy được mức độ cạnh tranh bạn phải đối diện với các trang hay website hiện có.

Vì bản chất của làm SEO hay xây dựng SEO Content Brief là để có được thứ hạng ở nơi mà bạn phải cạnh tranh với rất nhiều website khác, việc phân tích về các website này dường như là điều không thể tránh khỏi.

Các thông tin chính mà bạn cần phân tích đó là tiêu đề, thẻ mô tả, số từ (độ dài của tiêu đề, mô tả và cả bài viết), cấu trúc bài viết (H2, H3…) hay các đoạn trích nổi bật khác của các đối thủ đang có được thứ hạng cao cho từ khoá mà bạn cũng muốn xếp hạng.

4. Xây dựng dàn ý dự kiến.

SEO Content Brief là bản tóm tắt mang tính định hướng cho người viết nội dung, hãy cung cấp cho họ một điểm xuất phát dưới dạng một dàn ý dự kiến.

Một bản dàn ý dự kiến tiêu chuẩn sẽ cần có các phần dưới đây:

  • Tiêu đề được đề xuất (Title).
  • Các H2 chính.
  • Các H3 quan trọng.
  • Mô tả cụ thể cho từng phần.

Để xây dựng các dàn ý, hãy kết hợp tất cả các dữ liệu có được từ các nghiên cứu từ khoá mà bạn đã thực hiện ở các bước nói trên:

  • Sử dụng từ khóa chính và phụ làm tiêu đề nếu có thể.
  • Thêm các câu hỏi thường gặp.
  • Đảm bảo dàn ý của bạn bao gồm tất cả các chủ đề quan trọng mà đối thủ cạnh tranh của bạn đề cập đến.
  • Sau khi bạn xây dựng xong dàn ý này, SEO Content Brief về cơ bản là sắp hoàn thành.

5. Lập danh sách các liên kết nội bộ có thể được đưa vào bài viết.

Liên kết nội bộ (Internal Link) đơn giản là đoạn văn bản có thể nhấp được (Anchor Text), khi được nhấp vào, nó sẽ dẫn đến một trang khác trong chính website đang xem.

Với SEO, các liên kết nội bộ rất quan trọng vì:

  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về cấu trúc website và trang (webpage).
  • Chuyển quyền (PA) giữa các trang khác nhau trên cùng một website.
  • Giúp người dùng điều hướng website và khám phá nội dung dễ dàng hơn.
  • Các liên kết nội bộ cũng có thể trỏ đến các chủ đề phụ cần được xem thêm hoặc giải thích nhiều hơn về chủ đề liên quan.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cơ bản về SEO Content Brief, từ khái niệm, ví dụ về mẫu xây dựng SEO Content Breif đến các lý thuyết liên quan khác.

Hy vọng với các thông tin có được, bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình các bản tóm tắt nội dung đề xuất cho SEO, có được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm hay mang lại nhiều giá trị hơn từ các hoạt động SEO của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

AI sẽ làm thay đổi cách truy cập nội dung trên công cụ tìm kiếm bằng thuật toán

Nếu không có sự bù đắp tương xứng, cỗ máy tìm kiếm mới của Google có thể xóa sổ cả nguồn cung cấp thông tin cho nó, đánh sập hệ thống truyền thông trên nền web. AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ làm thay đổi cách truy cập nội dung trên công cụ tìm kiếm bằng thuật toán.

AI sẽ làm thay đổi cách hiển thị nội dung trên công cụ tìm kiếm bằng thuật toán
AI sẽ làm thay đổi cách hiển thị nội dung trên công cụ tìm kiếm bằng thuật toán

Ngôi nhà điển hình của một người làm công việc đánh giá sản phẩm công nghệ chứa đầy dây nhợ, đèn LED nhấp nháy từ laptop, smartwatch và hàng loạt thiết bị khác.

Những reviewer dành hàng tuần để thử nghiệm thực tế, tạo ra các hướng dẫn, nhận xét chuyên sâu, giúp người đọc biết rõ sản phẩm trước khi mua hàng hoặc cách tận dụng tối đa thiết bị công nghệ.

Điều gì sẽ xảy ra khi các nội dung này bị biến thành dữ liệu đầu vào cho một cỗ máy khổng lồ? Ở đó, công cụ tìm kiếm AI tóm tắt nội dung qua một cuộc hội thoại tương tự chatbot ChatGPT. Bản thân cuộc trò chuyện là một bài báo nhỏ, có thể đến từ một trang báo nào đó, trong khi liên kết đến bài viết gốc bị đẩy xuống phía dưới.

Tầm nhìn về tìm kiếm bằng AI của Google.

Thay đổi cốt lõi ở công cụ tìm kiếm AI mà Google đang hướng đến là hiển thị trực tiếp kết quả lên trang web của họ. Tuy nhiên, chưa xác định được đâu là giới hạn của những nội dung này và liệu Google có cách nào bù đắp hoặc trích dẫn nguồn tin hay không. Công ty chỉ cam kết miệng rằng “tiếp tục gửi lượng truy cập có giá trị đến các trang web”.

Các tác giả giật mình khi xem trực tiếp bản demo được giới thiệu tại Goole I/O. “Google có từng nhận một chiếc xe đạp điện và chạy nó chưa?”, Angela Moscaritolo, chuyên gia về sức khỏe và thể chất của PCMag đặt ra vấn đề khi nhìn thấy công cụ tìm kiếm AI của Google khuyến cáo phương tiện này phù hợp cho việc leo đồi.

“Có phải họ đã mang chiếc xe đến bãi biển và đi khắp thị trấn để xác định xem phương tiện này có thực sự tốt cho việc leo đồi không? Nếu bạn không xác minh tuyên bố do AI đưa ra, thì bạn cần phải trích dẫn nguồn”, bà nói thêm.

Đến lúc này, những gì Google đưa ra cho thấy người dùng không thể thực sự biết thông tin đến từ một bài báo, đánh giá của khách hàng, tuyên bố tiếp thị của nhà sản xuất hay một số thứ hỗn tạp nào đó.

Điều nguy hiểm hơn đối với xã hội là nếu Google đi theo cách này, nội dung ít có khả năng đến từ các nguồn tin uy tín. Một khi đơn vị xuất bản không tìm được doanh thu thì họ có thể không tham gia.

Những thay đổi mang tính bước ngoặt của công cụ tìm kiếm và cách truy cập nội dung trực tuyến.

Đây không phải là lần đầu tiên Thung lũng Silicon buộc các đơn vị xuất bản phải tìm hướng thích ứng. Có lẽ các nhà báo còn nhớ sự thay đổi từ báo in sang phương tiện kỹ thuật số, khi người dùng dần quen với cách tiếp cận thông tin dễ dàng, miễn phí trên Internet.

“Các trang web như Craigslist đóng vai trò to lớn khi mọi người không còn trả tiền cho các danh sách, một phần quan trọng trong những tờ báo in trước đây”, Sascha Segan – người từng là reviewer điện thoại chủ chốt của PCMag, gia nhập một số website tin tức đầu tiên trong những năm 1990, bao gồm The Washington Post  The Guardian – nêu nhận xét.

PCMag có mặt trên web từ năm 1995, vì vậy họ đủ thời gian để chuẩn bị cho sự sụp đổ của ấn bản in vào năm 2009 và chuyển sang hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật số.

Thương hiệu nổi tiếng giúp họ giữ được một lượng độc giả trung thành khi chuyển đổi phương thức hoạt động, nhưng phải thừa nhận nhiều người biết đến tạp chí thông qua công cụ tìm kiếm của Google.

Tương tự, các ấn phẩm công nghệ thường xuyên tranh giành vị trí trong kết quả tìm kiếm bằng cách sử dụng chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nhằm mục đích đưa người đọc đến trang web, thúc đẩy click chuột và mang lại doanh thu.

“Có phải mọi nhóm SEO của các tổ chức truyền thông đều đang hoảng loạn?”, một phóng viên của Wall Street Journal đặt ra câu hỏi trên Twitter sau Google khi giới thiệu tầm nhìn của họ về công cụ tìm kiếm AI mới tại sự kiện I/O.

Những năm gần đây, các công ty công nghệ đã tung ra nhiều sản phẩm liên quan đến tin tức, bao gồm Facebook Instant Articles và Google AMP. Chúng được giới thiệu là công cụ hỗ trợ cho kinh doanh truyền thông.

AMP giúp các trang web dành cho thiết bị di động tải nhanh hơn và sạch hơn. Vấn đề là AMP tạo ra ít tiền hơn cho các ấn phẩm so với một bài báo tiêu chuẩn, đôi khi chỉ là 60% và Google chắc chắn sẽ không chi tiền để bù vào.

AI sẽ thay tin tức bằng thuật toán.

Bảng tóm tắt nội dung xuất hiện đầu kết quả tìm kiếm sẽ cho người dùng 2 lựa chọn. Một là dành thời gian đọc trực tiếp thay vì truy xuất đến nguồn, giúp Google và các công cụ AI của họ trở thành người nắm toàn quyền thông tin. Hai là bỏ qua các kết quả AI, nhấp vào bài viết từ các trang web lớn nhất, được tối ưu hóa SEO nhất.

“Trong nhiều năm, Google đã cân nhắc giữa việc phụ thuộc vào báo chí hay chiếm đoạt nó. Có vẻ như họ muốn phát triển thành nguồn thông tin chính thống. Nhưng khi làm như vậy, Google có thể hủy hoại tất cả nguồn thông tin mà họ sử dụng”, Segan nhận định,

PCMag là một ví dụ. Họ thiết lập hoạt động thương mại để tạo nguồn lực cho việc đánh giá sản phẩm, đồng thời thúc đẩy doanh thu.

Nếu mọi người không truy cập vào địa chỉ pcmag.com, mua sản phẩm thông qua liên kết trên web, xem quảng cáo, tương tác với bài viết trả tiền thì khoản đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả. Tìm kiếm vẫn là kênh thu hút lưu lượng truy cập (website traffic) quan trọng, bên cạnh dịch vụ phân phối tin của đối tác.

Một lựa chọn khác cho phía xuất bản là dựng lên tường trả phí, yêu cầu đăng ký thuê bao để truy cập. Tuy nhiên, tương tự những gì đang diễn ra với video, đó là quá trình khó khăn, phức tạp. Chuyển sang mô hình hoạt động mới sẽ tiếp tục bức tử nhiều đơn vị xuất bản.

Những người sáng tạo nội dung cũng bắt đầu phản ứng lại. AI và xu hướng đạo văn là một trong những vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong cuộc đình công của các tác giả tại Hollywood. Nhiều nghệ sỹ đệ đơn kiện các nền tảng AI tạo ảnh như DALL-E và Midjourney vì sử dụng trái phép nội dung của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

AI sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về hành vi tìm kiếm

Những người khổng lồ tìm kiếm Internet đang bắt đầu cuộc đua tích hợp AI vào sản phẩm dịch vụ, làm thay đổi lĩnh vực kinh doanh béo bở này.

AI sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về hành vi tìm kiếm
AI sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về hành vi tìm kiếm

Cuộc đua trình duyệt và tìm kiếm nóng trở lại

Sự xuất hiện của các hệ thống AI có khả năng trả lời câu hỏi trực tiếp bằng văn bản, đáng chú ý nhất là ChatGPT của OpenAI, đã hâm nóng trở lại cuộc chiến đã ngã ngũ hơn 1 thập kỷ trước, khi Google đánh bại Microsoft bước lên ngôi vương của trình duyệt và tìm kiếm Internet.

Với sự tiền trạm của OpenAI, công ty mà Microsoft rót vốn chục tỷ USD cách đây không lâu, nhà sản xuất Windows vừa tung ra cú đánh đầu tiên. Công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt thất sủng (so với Chrome) Edge đã được bơm trợ lực là công nghệ AI.

Trong khi đó, Google đang ở thế chống đỡ và có phần bị động hơn đối thủ. Họ đã âm thầm phát triển dự án LaMDA và dịch vụ hội thoại Bard dựa trên AI nhưng chưa có mốc chính xác tung ra sản phẩm.

Sức nóng của lĩnh vực này không chỉ đến từ những “tay chơi kỳ cựu”, mà còn được thổi lửa bởi những công ty khởi nghiệp sẵn sàng tất tay cho mục đích soán ngôi thị trường trực tuyến lớn nhất của kỷ nguyên Internet. Họ đặt cược vào thị hiếu của giới trẻ sẽ giúp việc lật đổ Google trở nên dễ dàng hơn.

“Với những người trẻ tuổi, các trang kết quả tìm kiếm của Google có vẻ lộn xộn và tràn ngập quảng cáo”, Greg Sterling, chuyên gia phân tích thị trường tìm kiếm từ những năm 1999 cho biết. “Mọi người đã sẵn sàng cho những điều mới mẻ, đơn giản, đáng tin cậy và không chứa nhiều quảng cáo trong đó”.

Về bản chất, các hệ thống tương tự như ChatGPT dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn có thể “hiểu” những truy vấn hay từ khoá phức tạp và tạo phản hồi bằng văn bản, không phải là một giải pháp thay thế trực tiếp cho tìm kiếm.

Thông tin sử dụng để đào tạo ChatGPT đã có ít nhất 1 năm tuổi và các câu trả lời của nó chỉ giới hạn trong những dữ liệu lịch sử thay vì nhiều tài liệu được nhắm mục tiêu từ các website đáp ứng truy vấn cụ thể.

Điều đó dẫn đến cuộc chạy đua kết hợp giữa AI và kỹ thuật tìm kiếm truyền thống, còn gọi là thế hệ tăng cường truy vấn, trước tiên xác định các trang có tài liệu phù hợp nhất, sau đó sử dụng quy trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên để “đọc” dữ liệu. Kết quả được đưa vào mô hình ngôn ngữ lớn, chẳng hạn như GPT-3 của OpenAI và trả ra câu trả lời chính xác hơn.

Ngai vàng của Google lung lay

Sự đột phá của AI mở ra một cơ hội hiếm có mà những đối thủ của Google tin rằng có thể tạo ra dịch vụ tìm kiếm mới, có tính khác biệt, thay vì đánh bại gã khổng lồ trong trò chơi của chính hãng này tạo ra.

“Tất cả mọi người, gồm cả chúng tôi đang cố gắng đánh bại họ (Google) bằng cách tập hợp những liên kết tốt hơn”, Sridhar Ramaswamy, cựu giám đốc điều hành Google và là đồng sáng lập startup tìm kiếm Neeva nói.

Công ty này đã bắt đầu chèn câu trả lời bằng văn bản ngắn vào các trang kết quả tìm kiếm của mình. Và nhằm hạn chế điểm yếu cố hữu đôi khi tạo ra các kết quả không chính xác của mô hình ngôn ngữ lớn, Neeva đã đưa cả trích dẫn vào câu trả lời văn bản, thể hiện nguồn của dữ liệu được truy xuất.

Trong khi đó, một số công ty chọn cách “cấp tiến” hơn, họ loại bỏ các trang kết quả tìm kiếm và cung cấp cho người dùng giao diện trò chuyện thuần tuý tương tự như ChatGPT.

Microsoft cho phép người dùng chuyển đổi giữa giao diện trò chuyện và trang kết quả tìm kiếm truyền thống với Bing. You.com, một công ty khởi nghiệp lĩnh vực tìm kiếm khác, cũng đưa ra giải pháp tương tự với nút “trò chuyện” để người dùng có thể chuyển sang phiên bản mới.

Angela Hoover, đồng sáng lập startup tìm kiếm Andi, cho biết dịch vụ trò chuyện thuần tuý có sức hấp dẫn với giới trẻ, những người luôn muốn có trải nghiệm hoàn toàn khác.

“GenZ chuyển sự chú ý sang TikTok vì họ khao khát những điều mới mẻ”, cô cho biết. “Họ muốn những câu trả lời chính xác, được trình bày một cách trực quan theo cách đối thoại”.

Aravind Srinivas, đồng sáng lập Perplexity AI, nhận định việc chuyển giao diện tìm kiếm sang trò chuyện sẽ tạo ra dịch vụ hữu ích và khác biệt hơn. “Về cơ bản, nó giống như một phiên bản Wikipedia tăng cường và vượt qua các khái niệm về công cụ tìm kiếm”.

Mở ra cách kiếm tiền mới

Ở một khía cạnh khác, việc công cụ tìm kiếm tích hợp AI có thể hàm ý những thay đổi về kinh tế đối với các website. Chẳng hạn, các nhà xuất bản dựa vào lưu lượng truy cập do công cụ tìm kiếm tạo ra, có thể đối mặt sự sụt giảm truy cập do người dùng Internet nay đã tìm thấy câu trả lời mà không cần phải nhấp vào trang kết quả.

Trong khi đó, các công cụ tìm kiếm cũng sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn để tạo ra câu trả lời văn bản đầy đủ. Hoạt động này tác động đến doanh thu của các công ty. Srinivas ước tính một tìm kiếm liên quan đến AI có thể tốn gấp 7-8 lần so với truy vấn truyền thống. Chi phí này chỉ được bù đắp nếu “giá trị của mỗi truy vấn cao hơn”.

Với trường hợp của Microsoft, việc tích hợp AI vào Bing và Edge rất có thể đang được “bù lỗ” để giành thị phần từ Google. Giảm tỷ suất lợi nhuận cho tất cả trở thành một quân bài trong chiến lược rộng lớn hơn của gã khổng lồ sản xuất Windows. Nói cách khác, tập đoàn này hướng đến làm suy yếu một trong những trụ cột kinh doanh của đối thủ.

Hầu hết các công ty khởi nghiệp về tìm kiếm đều hi vọng có thể tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ quảng cáo, để tạo ra sự khác biệt với Google.

Startup Andi có kế hoạch sử dụng mô hình “Premium” tính phí với một số người dùng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lượng cao hơn. “Chúng tôi tin rằng quảng cáo là một trong những thứ làm hỏng tìm kiếm của Google”, Hoover cho biết.

Tuy nhiên, chưa công ty nào “ném đá dò đường” về việc người dùng có sẵn sàng bỏ tiền ra cho những truy vấn mà họ đang nhận được miễn phí hay không. Srinivas cho hay, chính những người sáng lập Google từng nhận xét rằng mô hình kinh doanh dựa vào quảng cáo là một sai lầm với công cụ tìm kiếm.

Thế Vinh 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tương lai của công cụ tìm kiếm: Đây là cách mà kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên Google

Trong cuộc đua về tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo), Google thông báo hàng loạt các tính năng AI mới vào sản phẩm của mình, trong đó cập nhật với Google Search (tìm kiếm) là đáng phải quan tâm nhất.

Tương lai của công cụ tìm kiếm: Đây là cách mà kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên Google
Tương lai của công cụ tìm kiếm: Đây là cách mà kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên Google

Gã khổng lồ tìm kiếm Google theo đó sẽ sớm định hình lại tương lai của các hoạt động tìm kiếm trên nền tảng. Các tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mới sẽ giúp người dùng trải nghiệm nội dung trực tuyến theo cách đơn giản và thuận tiện hơn nhiều.

Trong khi từ các nỗ lực mới đây thông qua việc tích hợp với ChatGPT, đối thủ Bing của Microsoft dường như đang muốn dành lấy vị trí thống thị bấy lâu của Google, các cập nhật của Google về AI lại có thể chứng minh điều ngược lại.

Google tìm kiếm sẽ có thêm nhiều tính năng được hỗ trợ bởi AI.

Cũng giống như Bing được hỗ trợ bởi AI (Bing AI) của Microsoft, Google tìm kiếm (Google Search) cũng sẽ kết hợp các thông tin có sẵn từ internet và trình bày những thông tin đó theo cách có khả năng tương tác cao với người dùng trong tương lai.

Hiện tại, khi bạn nhập một từ khoá nào đó trên Google, bạn sẽ thấy một danh sách các liên kết đến các website có chứa “các thông tin liên quan” đến truy vấn tìm kiếm hay còn được gọi là các kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm (SERPs), các website này được sắp xếp theo thứ tự mà Google cho là có liên quan nhất.

Tuy nhiên trong một sự kiện AI mới đây, đại diện của Google cho biết tương lai của trải nghiệm tìm kiếm của Google sẽ khác.

Google sẽ cung cấp cho người dùng một bản nội dung tóm tắt được hỗ trợ bởi AI ngay ở đầu kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, Google cũng sẽ tập trung vào việc khiến cho hoạt động tìm kiếm “trở nên trực quan hơn”, các video và hình ảnh sẽ được ưu tiên nhiều hơn thay vì chỉ là bằng văn bản (text-based).

Liên quan đến điều này, có không ít người làm marketing (SEO) thắc mắc rằng các liên kết hay website của họ sẽ được hiển thị như thế nào trên trang tìm kiếm?

Google cho biết là các liên kết vẫn sẽ nằm ở đó, tuy nhiên người dùng sẽ phải cuộn qua phần tóm tắt nội dung do AI tạo ra trước họ quyết định là có nên truy cập tiếp vào các website hay không.

Bên dưới là ví dụ mà Google đưa ra về cách Google sẽ hiển thị nội dung trên trang tìm kiếm trong tương lai.

Như bạn có thể thấy, bên trái là kết quả mà bạn hiện vẫn thấy trên Google, bên phải là giao diện trải nghiệm tìm kiếm mới.

Theo phân tích của MarketingTrips, cập nhật này của Google sẽ giúp giải quyết (và ảnh hưởng đến) một số vấn đề như sau.

Thứ nhất, Google có thể giúp người dùng có ngay các câu trả lời cho các hỏi đơn giản cần thông tin nhanh mà họ không cần phải mất thời gian để duyệt web.

Thứ hai, thông qua đoạn nội dung tóm tắt, người dùng có thể có được những cái nhìn toàn diện hơn về những gì có trong bài viết mà họ có thể xem khi nhấp chuột vào. Nếu những nội dung đó không chứa đựng những gì mà người dùng cần, họ sẽ có thể không cần nhấp chuột vào (và ngược lại).

Cuối cùng, điều này cũng sẽ giúp loại bỏ nhiều hơn các website được xây dựng chỉ để với mục đích kiếm tiền (MMO – Make Money Online, Affiliate Marketing, Click-bait…), chạy thủ thuật SEO hay gian lận.

Hiện tại, trải nghiệm Google Search mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm và chưa có sẵn cho người dùng.

Liên quan đến các nền tảng tìm kiếm, CEO của Microsoft Satya Nadella cũng đã đưa ra ý kiến sau hàng loạt các cập nhật của Google.

CEO này cho rằng việc có một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tìm kiếm không chỉ mang lại nhiều tiền hơn cho bản thân các công cụ tìm kiếm mà còn cho cả các nhà xuất bản (Publisher) và nhà quảng cáo.

“Trước hết, tôi vô cùng ngưỡng mộ Google và những gì họ đã làm được. Họ quá tuyệt vời. Tôi cũng rất tôn trọng CEO Sundar Pichai và đội nhóm của anh ấy. Tôi chỉ muốn chúng tôi đổi mới, và hôm nay là ngày mà chúng tôi đưa ra thêm một số tính năng mới để cạnh tranh về mảng tìm kiếm với Google.”

Ông cũng nói thêm là mặc dù Google hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường với một “khoản lợi nhuận đáng kể, nhưng việc có thêm các đối thủ cạnh tranh khác tức khi thị phần tìm kiếm được trải đều, điều này sẽ giúp các nhà xuất bản có được nhiều lưu lượng truy cập (Website Traffic) từ nhiều nguồn hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh

Nếu mọi người không biết bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì, họ sẽ không bao giờ kinh doanh, mua hàng hay hợp tác với bạn.

Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh
Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh

Tại sao bạn nên quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu? Bởi vì ngày nay, mọi người sẽ Google bạn trước khi họ ghé thăm nhà hàng của bạn, mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hoặc đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh của bạn.

Bất kỳ lúc nào bạn tương tác với mọi người – dù cho đó là trực tuyến hay ngoại tuyến – thương hiệu của bạn vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất.

Chúng ta đã từng sống trong những thời kỳ đơn giản hơn. Những thương hiệu mà hầu hết chúng ta biết đến đều được quản lý bởi các tập đoàn lớn như: IBM, Coca-Cola, BMW.

Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp, có thể bạn đã viết một bản kế hoạch kinh doanh toàn từ toàn diện đến tập trung chi tiết vào các con số như: dòng tiền, doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể thấy, xây dựng thương hiệu từ đầu không nằm trong tầm ngắm của hầu hết các doanh nghiệp, nếu có thì cũng rất ít.

Nếu bạn nghĩ thế giới vẫn đơn giản như nó đã từng, thương hiệu chỉ có vài cái tên lớn, thì bạn đã nhầm. Thế giới hiện tại đã hoàn toàn thay đổi.

Chưa bao giờ bạn có nhiều cơ hội và nên xây dựng thương hiệu như ngày hôm nay, sau đó tận dụng nó để mở rộng kinh doanh, tăng doanh số bán hàng và nâng cao uy tín cũng như lợi nhuận của bạn.

Tuy nhiên, bất chấp những cơ hội to lớn dành cho các doanh nghiệp, nhiều người làm marketing ngày nay vẫn đang tiếp cận các phương pháp cũ, vẫn tập trung vào quảng cáo chứ không phải tương tác với khách hàng mục tiêu.

Ngày nay, khi các nền tảng mạng xã hội đang phát triển đến chóng mặt, một doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau nếu không có một bản chiến lược thương hiệu toàn diện.

Bạn cần truyền tải được những gì mà bạn đang đại diện, giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng là gì, bạn cần tìm cách để duy trì cuộc trò chuyện và tương tác với khách hàng mục tiêu, nhiều nhất có thể.

Dưới đây là một số nội dung bạn có thể tham khảo khi xây dựng chiến lược thương hiệu của mình.

Những nội dung cần có trong bản kế hoạch hay chiến lược thương hiệu (Brand Plan).

Một kế hoạch thương hiệu được viết tốt sẽ nên tập trung vào chiến thuật, nguồn lực và niềm tin của doanh nghiệp theo hướng họ cần để thương hiệu đạt được mục tiêu của mình.

Kế hoạch thương hiệu đóng vai trò như một chiếc ô mà theo đó các chức năng như marketing, digital, bán hàng (sales) và phát triển sản phẩm (R&D) sẽ được thống nhất thành một khối nhất định.

Kế hoạch sẽ nêu chi tiết những gì mỗi chức năng (nhóm) cần làm để thương hiệu thành công, đồng thời cũng đặt ra các mục tiêu mà khối vận hành và tài chính cần hỗ trợ.

Một kế hoạch thương hiệu thành công nên bắt đầu với một tầm nhìn – là ý tưởng về những gì thương hiệu nên đại diện hoặc tượng trưng. Kế hoạch cũng nên bao gồm một nhiệm vụ – một kế hoạch ‘tấn công’ cụ thể để giúp khởi động hay kích hoạt thương hiệu.

Nội dung tiếp theo của bản kế hoạch chính là các mục tiêu (OKR, KPI), là những điều bạn muốn thương hiệu đạt được, và sau đó là các chiến lược hành động nhằm cung cấp ‘bản đồ đường đi’ để đạt được điều đó.

Một kế hoạch thương hiệu thành công phải xác định được khách hàng mục tiêu, chính là nhóm đối tượng đang cần sự hỗ trợ từ thương hiệu của mình.

Để thuyết phục những nhóm đối tượng này mua sản phẩm, một thương hiệu phải có một thông điệp chính (Brand Message), thông điệp này giải thích tại sao công ty hay sản phẩm của họ có thể làm được những điều mà những người khác (đối thủ) không thể.

Cuối cùng, một kế hoạch thương hiệu nên bao gồm các chiến lược quảng cáo hay truyền thông tích hợp để thu hút người tiêu dùng mục tiêu thực hiện hành động.

Một điều quan trọng nhất bạn nên nhớ là, xây dựng thương hiệu là về cảm xúc, là xây dựng cách khách hàng của bạn cảm nhận về bạn hoặc sản phẩm và dịch của bạn.

Bài học xây dựng thương hiệu từ Elon Musk.

Được biết đến như một thiên tài sáng tạo, Elon Musk đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu mình là một doanh nhân có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, người luôn sẵn sàng ‘giải cứu’ thế giới bằng cách phát minh ra những sản phẩm và công nghệ tuyệt vời nhất.

Với khách hàng, họ không chỉ ngưỡng mộ khả năng sáng tạo và sự nhạy bén trong kinh doanh của Elon Musk mà còn cả về tư tưởng của ông.

Đối với nhiều người theo dõi Elon Musk, ô tô Tesla là một phần mở rộng gắn liền với yếu tố con người, chính là bản thân ông – nó là những phương tiện ‘của thời đại mới’, đồng thời chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Một trong những điều thu hút nhất với người tiêu dùng về Elon Musk là ông luôn chịu trách nhiệm về thương hiệu cá nhân của ông.

Vào năm 2013, khi công ty phải hứng chịu làn sóng dư luận xấu sau khi một số chiếc xe Tesla bốc cháy, Elon Musk đã tự mình viết một bài đăng trên blog nhằm bảo vệ mạnh mẽ sản phẩm của Tesla và coi đó là bản sắc thương hiệu của chính ông.

Người tiêu dùng đã khen ngợi Elon Musk vì sự trung thực và chân thành của ông bằng cách biến Model S của công ty trở thành chiếc xe điện bán chạy nhất thế giới vào năm 2015 và cả 2016.

Như Elon Musk đã chỉ ra, thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tính xác thực, minh bạch và những hành động chân thành. Đặc biệt là từ những người lãnh đạo.

Nếu bạn dành càng nhiều thời gian, nỗ lực và nguồn lực cho kế hoạch thương hiệu của mình, bạn càng có nhiều khả năng tạo ra một thương hiệu tích cực và bền vững, điều này cùng với sự ủng hộ của người tiêu dùng sẽ tác động một cách tích cực đến lợi nhuận của bạn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bill Gates: AI sẽ thay thế các công cụ tìm kiếm và nền tảng mua sắm trực tuyến

Trong một chia sẻ mới đây trên Yahoo News, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates cho biết AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ làm thay đổi mọi thứ, từ việc thay thế công cụ tìm kiếm đến các nền tảng thương mại điện tử.

Bill Gates: AI sẽ thay thế các công cụ tìm kiếm và nền tảng mua sắm trực tuyến
Bill Gates: AI sẽ thay thế các công cụ tìm kiếm và nền tảng mua sắm trực tuyến

Theo đó, Bill Gates, người đồng sáng lập của Microsoft Corp cho biết rằng cuộc đua giành chiến thắng trong lĩnh vực công nghệ sẽ thuộc về các doanh nghiệp hay tổ chức AI hàng đầu, sẵn sàng phá vỡ (disruption) công cụ tìm kiếm, nền tảng hay ứng dụng năng suất (ví dụ như Slack) và các nền tảng thương mại điện tử (mua sắm trực tuyến).

Ông nói: “Bạn sẽ không bao giờ truy cập vào các công cụ tìm kiếm nữa.” “Bạn cũng sẽ không bao giờ vào Amazon.”

Phát biểu tại AI Forward 2023, một sự kiện ở San Francisco do Goldman Sachs Group Inc và SV Angel tổ chức, nhà đồng sáng lập Microsoft cho biết ông sẽ rất thất vọng nếu Microsoft không gia nhập vào “đường đua”, mặc dù sẽ có đến khoảng 50% doanh nghiệp tham gia là các công ty khởi nghiệp.

Sàn thương mại điện tử (eCommerce) Amazon của Amazon.com Inc, hay Google của Alphabet Inc hiện chưa đưa ra phản hồi liên quan đến dự báo của Bill Gates.

Nhà sáng lập nói thêm: “Bất cứ ai giành được chiến thắng, đó đều là một vấn đề lớn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Content Brief là gì? Mẫu Content Briefs trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức cơ bản về thuật ngữ Content Brief như: Content Brief là gì, tại sao Content Brief lại quan trọng với người làm marketing, ví dụ về cách xây dựng một bản mẫu Content Brief và hơn thế nữa.

content brief là gì
Content Brief là gì? Mẫu Content Briefs trong Marketing

Với tư cách là những người làm marketing nói chung, câu nói “Content is King” chưa bao giờ trở nên vô giá trị.

Trong khi việc xây dựng Content hay tạo ra Nội dung về cơ bản là khá dễ dàng, để các nội dung này thực sự có sức ảnh hưởng với khách hàng hay đối tượng mục tiêu, các marketer cần làm nhiều hơn chỉ là việc viết nội dung.

Các bản Tóm tắt nội dung hay còn được gọi trong tiếng Anh là Content Brief chính là câu trả lời cho điều này.

Content Brief là gì?

Content Brief trong tiếng Việt có nghĩa là Tóm tắt nội dung hay Bản tóm tắt nội dung, nó là một tài liệu ngắn cung cấp cho người viết nội dung những hướng dẫn và hiểu biết cơ bản để bắt đầu quá trình xây dựng nội dung. Nội dung có thể là các bài viết trên blog, bài PR, sách trắng hoặc các bài đăng trên mạng xã hội.

Mục tiêu của Content Brief là trình bày những yếu tố quan trọng mà người viết cần đưa vào bài viết hay nội dung của mình. Và đảm bảo rằng mỗi phần nội dung được viết đều hướng tới việc đạt được mục tiêu chung của toàn bộ bài viết.

Content Brief đơn giản là từ ghép từ thuật ngữ Content và Brief.

Content là gì?

Content (Nội dung) ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Mặc dù cụm từ Content được sử dụng khá phổ biến và có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức hay định dạng khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Trong phạm vi ngành Marketing, Content có thể được hiểu là các nội dung hay thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng mục tiêu với mục đích cuối cùng là đạt được các yêu cầu do Marketing đã đặt ra.

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Content cùng các định dạng Content phổ biến, bạn có thể xem thêm tại bài viết content là gì

Brief là gì?

Brief trong tiếng Anh mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau như một cái gì đó ngắn và đơn giản, một bản chỉ dẫn, một lá thư hay một bài viết ngắn.

Trong phạm vi ngành Marketing hay cụ thể hơn là sáng tạo nội dung, Brief được sử dụng với ý nghĩa là một bản “Tóm tắt” về một nội dung, yêu cầu hay chủ đề sự kiện nào đó.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu và bối cảnh khác nhau, các bản Content Brief hay Tóm tắt nội dung có thể được trình bày theo những cách khác nhau, dưới đây là một số thông tin thường thấy trong các bản Content Brief tiêu chuẩn.

  • Đối tượng mục tiêu. Dù cho bạn đang viết nội dung về chủ đề gì, đó là nội dung quảng cáo, SEO hay PR, nó cũng đều hướng tới những nhóm đối tượng nhất định được gọi là đối tượng mục tiêu. Để có thể tạo ra những nội dung phù hợp với họ, việc hiểu về ít nhất là các thông tin cơ bản như độ tuổi, nghề nghiệp hay sở thích là hết sức cần thiết.
  • Mục tiêu cần đạt được: Mục tiêu của các bản Content Brief là gì, là xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, gia tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm (SEO) hay xây dựng lòng trung thành của các khách hàng mục tiêu. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, Content Brief rõ ràng là sẽ được xây dựng theo những cách khác nhau.
  • Định dạng lý tưởng của nội dung. Content Brief được tạo ra là để hướng tới việc xây dựng nên các bài viết dài (ví dụ bài PR), các video ngắn, các TVC quảng cáo hay là các bản đồ hoạ thông tin (Infographics) với nhiều tính trực quan.
  • Nơi nội dung sẽ được xuất hiện: Nơi các nội dung được xây dựng dựa trên Content Brief hiển thị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cách xây dựng Content Brief. Một nội dung được hiển thị trên một trang báo sẽ khác với nội dung được hiển thị trên mạng xã hội hay tạp chí.
  • Ngoài ra, nếu Content Brief hướng tới mục tiêu xây dựng nên các bài viết SEO và có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm, Content Brief còn có thể có các nội dung như từ khoá chính và từ khoá phụ, mức độ cạnh tranh của từ khoá hay các phân tích khác về đối thủ.

Content Brief có giống với Creative Brief không?

Mặc dù trong một số trường hợp Content Brief và Creative Brief có thể tương tự nhau, tuy nhiên về bản chất và mục tiêu của chúng là khác nhau.

Các bản Content Brief thường hướng tới việc tạo ra các mẫu nội dung bằng văn bản hay nội dung có thể đọc và xem được.

Ngược lại, Creative Brief lại thiên về yếu tố sáng tạo trực quan (ví dụ cách phối màu), yếu tố bố cục hình ảnh hay các ý tưởng (câu chuyện) cần được truyền tải đằng sau các nội dung được thể hiện.

Tại sao Content Brief lại quan trọng.

Nếu bạn có thể hiểu được khái niệm và các nội dung có trong các bản Content Brief, bạn hẳn là đã hình dung được về tầm quan trọng của nó.

Các bản Content Brief hay Tóm tắt nội dung giữ cho các nội dung được viết hay sản xuất ra tập trung vào đúng mục tiêu tổng thể ban đầu. Đồng thời, nó cũng đảm bảo rằng các nội dung được xây dựng sẽ chứa đựng tất cả các thông tin quan trọng nhất.

Ví dụ, nếu bạn đang xây dựng một bản Content Brief cho nội dung của một trang đích (Landing Page) được sử dụng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn không thể bắt tay ngay vào việc viết nội dung nếu bạn chưa “gạch đầu dòng” những thông tin cần phải có và đủ để đạt được mục tiêu sau khi Landing Page được xuất bản và hiển thị trước mặt khách hàng.

Một bản SEO Content Brief tiêu chuẩn cần có những nội dung chính là gì?

Nói đến Content Brief, SEO Content Brief là một trong những bản Brief được sử dụng phổ biến nhất trong phạm vi ngành Marketing.

Một bản SEO Content Brief thường có các nội dung chính sau đây:

  • Một tiêu đề dự kiến (được đề xuất).
  • Thông tin cơ bản về đối tượng mục tiêu và trình độ kiến thức hiện tại của họ.
  • Danh sách các từ khóa (Keyword) mục tiêu (từ khoá chính) và từ khóa phụ.
  • Mục đích hay ý định tìm kiếm (Search Intent) đằng sau từ khóa mục tiêu.
  • Số từ được đề xuất.
  • Danh sách các liên kết nội bộ (internal links) được đề xuất.
  • Danh sách các liên kết bên ngoài (External Links) được đề xuất.
  • Và các thông tin khác về phong cách viết bài.

Như đã đề cập ở trên, Content Brief là thuật ngữ rất rộng và do đó, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh và mục tiêu cụ thể, nó sẽ được xây dựng theo những cách khác nhau.

Tuy nhiên, có một điểm chung duy nhất giữa hầu hết các bản Content Brief hay Tóm tắt nội dung đó là chúng được xây dựng với mục tiêu giúp cho các sản phẩm cuối cùng là Nội dung trở nên phù hợp hơn với đối tượng mà chúng hướng tới, bao gồm cả việc đạt được các mục tiêu cuối cùng (của thương hiệu).

Đạt được mục tiêu của nội dung một cách dễ dàng hơn với các bản tóm tắt nội dung tức Content Brief.

Content Brief như bạn có thể thấy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách các bản nội dung (Content) được tạo ra và cách những nội dung hoàn thành được sứ mệnh của mình trước đối tượng mục tiêu.

Content Brief không phải là những phác thảo đơn thuần thể hiện ý tưởng hay sự sáng tạo của các Content Marketer, ngược lại, nó đòi hỏi rất nhiều về khả năng nghiên cứu, lập kế hoạch, phân tích dữ liệu và hơn thế nữa.

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá chất lượng của các sản phẩm nội dung (được tạo ra) thì Content Brief theo đó chính là kim chỉ nam cho hành động.

Ngoài ra, nếu bạn không phải là người trực tiếp xây dựng nội dung, việc tạo ra các bản Content Brief chất lượng cũng đóng vai trò rất lớn trong việc định hướng người làm nội dung có thể tạo ra những nội dung phù hợp với thương hiệu và đạt được mục tiêu cuối cùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips   

Báo cáo Social Media Quý 3/2023: Threads được tải xuống nhiều nhất và người dùng chi tiêu trên TikTok nhiều nhất

data.ai vừa công bố báo cáo về hoạt động của các nền tảng mạng xã hội trong quý 3 năm 2023, mạng xã hội Threads được tải xuống nhiều nhất, người dùng vẫn chi tiêu nhiều nhất trên TikTok và Facebook vẫn là mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Báo cáo Social Media Quý 3/2023: Threads được tải xuống nhiều nhất và người dùng chi tiêu trên TikTok nhiều nhất
Báo cáo Social Media Quý 3/2023: Threads được tải xuống nhiều nhất và người dùng chi tiêu trên TikTok nhiều nhất

Về tổng thể, dưới đây là một số thông tin đáng chú ý nhất từ báo cáo.

Về lượt tải xuống, Threads, TikTok và Instagram là 3 mạng xã hội chiếm vị trí cao nhất, Facebook đứng ở vị trí thứ 4.

Về mức độ chi tiêu trong ứng dụng, TikTok là mạng xã hội có mức chi tiêu tính trên người dùng cao nhất, tiếp đó là YouTube và ứng dụng hẹn hò Tinder. LinkedIn đứng ở vị trí thứ 9 trong khi các mạng xã hội của Meta như Facebook hay Instagram không nằm ở Top 10.

Xét tiếp đến lượng người dùng sử dụng hàng tháng (MAU), các nền tảng của Meta như WhatsApp, Facebook Messenger, Facebook, Instagram dường như vẫn chưa có đối thủ, xếp sau là các nền tảng như TikTok, Telegram, hay X (Twitter).

Cuối cùng, xét về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội, Indonesia vẫn là quốc gia xếp đầu với hơn 6 giờ sử dụng mỗi ngày, kế tiếp là Thái Lan với 5.7 giờ hay Ấn Độ với 5.2 giờ.

Điểm đáng chú ý, Việt Nam không nằm trong danh sách này chủ yếu là các quốc gia có số thời gian sử dụng hàng ngày trên 3 giờ đồng hồ, (số liệu cũ cho thấy trung bình người dùng Việt Nam sử dụng khoảng 2-3 giờ).

Bạn có thể tải xuống báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

ChatGPT hiện có thể phản hồi bằng hình ảnh và tìm kiếm web

Theo thông báo cập nhật mới nhất của OpenAI cho ChatGPT, chatbot AI này hiện có thể phản hồi bằng hình ảnh và duyệt web theo thời gian thực.

ChatGPT hiện có thể phản hồi bằng hình ảnh và tìm kiếm web
ChatGPT hiện có thể phản hồi bằng hình ảnh và tìm kiếm web

Theo đó, OpenAI, công ty đứng sau chatbot AI ChatGPT đã chính thức ra mắt tính năng duyệt internet (web) theo thời gian thực cho ChatGPT sau một khoảng thời gian ngắn thử nghiệm (được cho là chưa tới 1 tháng).

Điều này có nghĩa là nếu như trước đây, ChatGPT không thể trả lời các câu hỏi sau thời điểm mà bộ dữ liệu được tích hợp vào nó (chỉ đến khoảng tháng 9 năm 2012), thì giờ đây, với tính năng mới, các thông tin đã có thể được tìm kiếm và phản hồi theo thời gian thực.

Một trong những mục tiêu lớn của OpenAI là mở rộng bộ dữ liệu của ChatGPT – và khả năng của công cụ tìm kiếm tương tự như Google và Bing.

Cũng trong tuần này, ChatGPT thông báo rằng hiện chatbot cũng có thể tạo ra hình ảnh bằng mô hình DALL-E 3 của OpenAI, tuy nhiên tính năng mới này hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm cho một số người dùng được chọn.

OpenAI viết trong một ghi chú phát hành: “Từ một câu đơn giản đến một đoạn chi tiết, hãy hỏi ChatGPT xem bạn muốn xem gì và nó sẽ chuyển ý tưởng của bạn thành những hình ảnh cực kỳ chính xác.”

Theo một nghiên cứu của UBS, sau khi được ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng có tốc độ phát triển nhanh nhất từng được ghi nhận, với khoảng 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong hai tháng.

Kể từ đó, chatbot đã khởi động một cuộc chạy đua vũ trang AI, truyền cảm hứng cho những gã khổng lồ công nghệ như Google, Microsoft hay Meta không ngừng phát triển các tính năng, ứng dụng và trải nghiệm mới.

Hai trong số những đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong cuộc đua đó là OpenAI với ChatGPT và Google với đối thủ cạnh tranh, Google Bard.

Vào tháng 4, OpenAI được cho là đã hoàn tất đợt bán cổ phiếu trị giá 300 triệu USD với mức định giá từ 27 tỷ đến 29 tỷ USD, các khoản đầu tư đến từ các công ty như Sequoia Capital và Andreessen Horowitz.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nokia thông báo sa thải 14.000 nhân viên trong bối cảnh kinh doanh bết bát

Hãng tin CNBC cho hay Nokia mới đây đã tuyên bố sẽ cắt giảm 14.000 lao động để tiết kiệm chi phí trong bối cảnh kết quả kinh doanh tệ hại quý III/2023.

Nokia thông báo sa thải 14.000 nhân viên
Nokia thông báo sa thải 14.000 nhân viên

Cụ thể, doanh số của thương hiệu nổi tiếng này đã giảm 20% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 4,98 tỷ Euro. Lợi nhuận của hãng cũng giảm 69% so với cùng kỳ năm 2022 xuống chỉ còn 133 triệu Euro.

Chính thương hiệu Phần Lan này cũng đã phải ngậm ngùi thừa nhận sau khi hồi sinh rằng đang phải đối mặt với một thị trường đầy thách thức.

Mặc dù đã bán đứt mảng kinh doanh điện thoại để cố hồi sinh thông qua mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng viễn thông nhưng có vẻ Nokia vẫn chẳng thoát được khó khăn.

Hiện Nokia đang đặt mục tiêu cắt giảm chi phí trong khoảng 800 triệu Euro đến 1,2 tỷ Euro từ nay đến cuối năm 2026, qua đó sa thải bớt từ 86.000 lao động xuống chỉ còn 71.000-77.000 người.

Theo CNBC, Nokie đang phải đối mặt với sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu trong khi các nhà mạng ngày càng hạn chế đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng.

Câu chuyện của Nokia đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi thương hiệu này có cú hồi sinh ngoạn mục vào năm 2013, chuyển mình từ một hãng thuần kinh doanh điện thoại sang công ty chuyên kinh doanh hạ tầng viễn thông.

Dẫu vậy, dù đã hồi sinh nhưng cho đến hiện tại thì Nokia cũng đang phải “hấp hối”.

Hiện điện thoại Nokia vẫn được sản xuất và phân phối nhưng bởi hãng HMD Global Oyj. Công ty này lấy được bản quyền từ tay Microsoft sau khi tập đoàn mua lại mảng sản xuất điện thoại từ tay Nokia vào năm 2014.

Tuy nhiên ngay cả HMD cũng gặp khó sau khi Microsoft không cứu được dòng điện thoại Nokia huyền thoại năm nào.

Không phải lần đầu

Trên thực tế, đây không phải lần đầu Nokia bị nhận định là mất công hồi sinh để rồi chỉ đốt tiền của nhà đầu tư.

Vào năm 2017, việc 2 công ty là HMD Global Oyj, doanh nghiệp Phần Lan sở hữu các nhân viên kỳ cựu trước đây của Nokia, và FIH Mobile, một phân nhánh của Foxconn sở hữu mảng sản xuất điện thoại cơ bản của Nokia, chịu khoản lỗ kỷ lục đã chứng minh việc hồi sinh một thương hiệu huyền thoại không hề dễ.

Cả 2 doanh nghiệp trên đã rót một lượng vốn khủng để hồi sinh Nokia và đạt được doanh thu khủng, nhưng lợi nhuận thì lại xuống mức thấp kỷ lục.

Tại thị trường Châu Âu nơi mọi hoạt động của FIH đều liên quan đến Nokia, doanh thu năm 2016 của hãng tăng gấp 10 lần đạt 1,7 tỷ USD nhưng lợi nhuận lại giảm xuống chỉ còn 160 triệu USD.

Trước đó vào năm 2013, Microsoft cũng đã từng cố thử hồi sinh Nokia khi chi 7,2 tỷ USD để phát triển dòng sản phẩm Windows Phone nhưng theo nhiều ước tính, tập đoàn này đã lỗ đến 8 tỷ USD từ dự án và buộc phải chấp nhận từ bỏ.

Cũng chính vụ việc này đã góp phần khiến CEO Steve Ballmer lúc đó của Microsoft bị mất chức để nhường chỗ cho CEO Satya Nadella hiện tại.

Hàng loạt những sự kiện này khiến nhà đầu tư liên tục đặt câu hỏi liệu Nokia có đang thực sự hồi sinh thành công hay vẫn chỉ đang hấp hối kéo dài suốt nhiều năm?

Chuyển mình hay kéo dài hơi tàn?

Nokia là thương hiệu điện thoại nổi tiếng của Phần Lan có lịch sử 155 năm, bắt đầu từ một xưởng sản xuất giấy vào năm 1865. Vào năm 2007, thị phần mảng điện thoại di động của hãng chiếm đến 40% thế giới cho đến khi iPhone của Apple ra đời.

Chỉ 5 năm sau đó, thị phần của Nokia đã giảm tới 96%. Riêng trong nửa đầu năm 2012, hãng đã lỗ đến hơn 2 tỷ USD.

Đây chính là lúc Nokia quyết định chơi canh bạc tất tay khi bán lại toàn bộ mảng kinh doanh di động cho Microsoft với giá 7,2 tỷ USD để rồi khiến CEO Ballmer mất chức sau đó như đã nói ở trên.

Sau khi bán đi mảng kinh doanh chính làm nên thành công của mình, Nokia bắt đầu chuyển hướng kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông bằng việc mua lại Siemen vào năm 2013 nhờ nguồn tiền thanh toán từ Microsoft.

Canh bạc này đã giúp Nokia thu được lợi nhuận và có vẻ dần hồi sinh. Đến năm 2015, hãng thậm chí đã thực hiện phi vụ thâu tóm Alcatel-Lucent với tổng giá trị 16,6 tỷ USD, qua đó vươn lên từ một nhà cung cấp mạng di động thành tập đoàn cung ứng đầy đủ hạ tầng mạng viễn thông, từ mạng quang cho đến IP định tuyến.

Nhận thức được đường đi mới, Nokia đã quyết định bán nốt mảng kinh doanh bản đồ công nghệ cho các doanh nghiệp ô tô Đức với giá 3 tỷ USD.

Vậy là từ lúc tái cơ cấu cho đến năm 2017, Nokia đã thay đổi 99% nhân sự và 80% ban quản trị. Tổng giá trị thị trường đã tăng hơn 500% trong 5 năm.

Thế nhưng trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của Nokia bắt đầu gặp thách thức trở lại khi nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ đại dịch, lạm phát cũng như sự suy giảm đầu tư của các nhà mạng.

Cổ phiếu của Nokia (NOK) đã giảm đến gần 40% trong 5 năm qua do tình hình khó khăn của ngành cơ sở hạ tầng viễn thông.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Nokia có sống sót tiếp qua giai đoạn này hay không hay thương hiệu nổi tiếng này lại một lần nữa cần được hồi sinh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Top 3 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm

Trong khi Google sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), đây là 3 yếu tố quan trọng nhất mà Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu.

Top 3 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm
Top 3 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm

Đối với những người làm Marketing nói chung và SEO nói riêng, dường như ai cũng có thể hiểu rằng vốn dĩ không tồn tại một danh sách cụ thể (ít nhất là được Google chia sẻ) bao gồm các yếu tố mà Google áp dụng vào thuật toán của mình để xếp hạng nội dung của các website trên công cụ tìm kiếm.

Cũng tương tự như vậy, sẽ không có bất cứ một công thức chung nào có thể được áp dụng và có được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Trong từng bối cảnh và tính huống khác nhau, Google xếp hạng theo những cách khác nhau.

Nếu như trước đây, người làm SEO có thể “thao túng” một cách đơn giản các công cụ tìm kiếm ví dụ như thông qua việc nhồi nhét từ khoá hay mua bán các liên kết (backlink), mọi chiến thuật này giờ đây dường như vô tác dụng, thậm chí là còn có tác dụng ngược khi website bị liệt kê vào “danh sách đen” (Blacklist) của công cụ tìm kiếm.

Đối với những ai hiểu về công cụ tìm kiếm, họ biết càng nhiều thì càng nhận ra rằng họ biết rất ít. Tuy nhiên, dù cho việc hiểu hết về công cụ tìm kiếm là không thể, vẫn tồn tại thứ được gọi là các tín hiệu chính mà các công cụ tìm kiếm như Google coi là quan trọng đối với việc xếp hạng.

Giai thoại về “200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google”.

Trước khi liệt kê các yếu tố và tín hiệu quan trọng mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm, có thể bạn cần biết đến danh sách gồm 200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google.

Nếu bạn tìm kiếm các từ khoá (Keyword) liên quan đến chủ đề này, hẳn là sẽ có vô số thứ mà bạn có thể tham khảo. Ý tưởng là Google sử dụng một danh sách dài gồm nhiều yếu tố phức tạp để tính toán đến khả năng xếp hạng, thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google theo đó dường như là “cỗ máy bất khả xâm phạm”.

Trên thực tế, không tồn tại thực sự một danh sách chi tiết bao gồm các yếu tố này được công bố. Dù vậy, số lượng các yếu tố được sử dụng để xếp hạng sẽ là rất nhiều.

Yandex tiết lộ một số thông tin thú vị về các yếu tố xếp hạng tìm kiếm.

Vào đầu năm 2023, một tài liệu rò rỉ cho thấy công cụ tìm kiếm Yandex sử dụng khoảng 690 yếu tố xếp hạng khác nhau.

Trong một cuộc trò chuyện trực tiếp, Dan Taylor, một chuyên gia về công cụ tìm kiếm của Nga, cho biết cả Yandex và Google đều có một số điểm tương đồng trong cách lập chỉ mục (Index) và xếp hạng các trang web:

“Cả hai đều dựa trên các điểm dữ liệu cụ thể; nội dung trên trang, liên kết, thẻ siêu dữ liệu (metadata), tính thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendliness), chất lượng tương tác của người dùng hay hành vi của người dùng với website.”

Điều này có nghĩa là, cơ chế xếp hạng tìm kiếm của Google cũng có thể hoạt động tương tự như của Yandex.

3 yếu tố xếp hạng chính mà mọi Marketer hay SEOer nên tập trung vào.

Bỏ qua các yếu tố gian lận hay thủ thuật (Black Hat SEO và Grey Hat SEO), dưới đây là các yếu tố chính mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm.

1. Nội dung chất lượng cao.

Giai đoạn đầu tiên của việc xếp hạng là hiểu các truy vấn hay từ khoá tìm kiếm của người dùng. Giai đoạn thứ hai là khớp các truy vấn này với nội dung trên trang.

Xét từ cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm là: “Hệ thống của chúng tôi phân tích nội dung để đánh giá xem nội dung đó có chứa những thông tin có thể liên quan đến nội dung người dùng đang tìm kiếm hay không.”

Miễn là website đủ tốt về mặt kỹ thuật để được thu thập thông tin và hiển thị, nội dung chất lượng cao sẽ tiếp tục là yếu tố xếp hạng hàng đầu.

Nội dung (Content) không chỉ là chìa khóa để xếp hạng mà còn là yếu tố quyết định đến trải nghiệm người dùng và chuyển đổi bán hàng.

“Không có nội dung thì hiển nhiên website không thể xếp hạng được. Mỗi website sẽ có các yếu tố khác biệt được coi là yếu tố xếp hạng quan trọng.”

Tới đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy rốt cuộc thì nội dung chất lượng cao là gì?

Giải thích một cách ngắn gọi, nội dung chất lượng cao được định nghĩa là nội dung tuân theo các tín hiệu E-E-A-T của công cụ tìm kiếm:

  • E (Experience): Kinh nghiệm.
  • E (Expertise): Chuyên môn.
  • A (Authoritativeness): Tính có thẩm quyền.
  • T (Trustworthiness): Đáng tin cậy.

Các từ khoá và câu từ được sử dụng trên trang theo đó là một phần của nội dung.

Như Google nói: “Tín hiệu cơ bản nhất cho thấy thông tin trên website có liên quan đó là khi nội dung chứa các từ khóa giống với truy vấn tìm kiếm của người dùng.”

Với các công cụ tìm kiếm như Google, hệ thống máy học đã được phát triển như là một phần của động thái hướng tới việc phân tích cú pháp của các truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Google có thể hiểu được sự khác biệt giữa hành vi “gian lận” liên quan đến một người không trung thực và cũng là “gian lận” nhưng là trong cách một ai đó đang tìm cách đánh lừa hệ thống. Rõ ràng cùng là “gian lận”, nhưng ngữ nghĩa của nó thì lại hoàn toàn khác nhau.

Nếu bạn tìm kiếm một từ khoá sai chính tả, Google cũng sẽ hiển thị kết quả cho những từ khoá viết đúng chính tả.

Liên quan đến vấn đề về nội dung, dưới đây các hệ thống có tác động nhiều nhất đến cách nội dung được xếp hạng.

Hệ thống nội dung hữu ích.

Được ra mắt lần đầu vào năm 2022, hệ thống nội dung hữu ích hay còn được gọi là thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content) của Google tập trung vào việc cung cấp những nội dung tốt nhất cho người dùng.

Mục tiêu của Google là đề xuất những nội dung chất lượng cao, mang lại trải nghiệm tốt cho người đọc, và cũng là mang lại các đánh giá tốt cho công cụ tìm kiếm từ góc độ người dùng.

Hệ thống nội dung hữu ích cũng được Google liên tục cập nhật bạn có thể xem thêm tại: Google Helpful Content Update.

RankBrain.

Được ra mắt vào năm 2015, RankBrain là một trong những hệ thống máy học của Google có thể kết nối các từ (Word) với các khái niệm (concept) và giúp Google hiểu được mục đích thực sự của các truy vấn tìm kiếm (Search Intent).

Trước RankBrain, Google không thể hiểu các từ đồng nghĩa và do đó sẽ trả về theo cách hiểu nghĩa đen của một từ.

Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm “pziza” – trừ khi có một trang có lỗi chính tả cụ thể đó, bạn có thể phải thực hiện lại tìm kiếm của mình với cách viết đúng. Tuy nhiên giờ đây, với công nghệ học máy nâng cao, hệ thống của Google có thể nhận ra nếu một từ nào đó có vẻ không đúng (và Google cũng sẽ đề xuất chỉnh sửa).

BERT.

Vào năm 2018, BERT được xem là hệ thống đã tạo ra làn sóng mới trong ngành SEO như là một bản cập nhật quan trọng cho Google.

Hệ thống BERT hiểu được cách kết hợp giữa các từ có thể có ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là các từ dừng (stop word). Điều này làm cho ngay cả cái gọi là từ dừng cũng có liên quan đến hành vi tìm kiếm khi chúng đóng góp trực tiếp vào ý nghĩa của các từ khoá.

BERT là một bước thay đổi lớn trong việc hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giúp Google hiểu cách kết hợp các từ thể hiện ý nghĩa và ý định tìm kiếm khác nhau.

Mô hình đồng nhất đa nhiệm (MUM).

Vào năm 2021, tại sự kiện Google IO, MUM đã được công bố là một hệ thống có thể đưa mọi thứ tiến thêm một bước mới bằng cách sử dụng đa phương thức (multimodal), cho phép Google lấy thông tin từ văn bản, hình ảnh và có thể cả video.

Google tuyên bố: “Với MUM, chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển từ việc hiểu ngôn ngữ nâng cao sang sự hiểu biết dựa trên nguồn thông tin đa sắc tháo của thế giới… MUM vừa có khả năng hiểu ngôn ngữ, vừa tạo ra ngôn ngữ.”

Mức độ mới mẻ của nội dung.

Caffeine (Google Caffeine) được giới thiệu vào năm 2010 và cũng là một bước tiến quan trọng trong việc làm mới lại việc lập chỉ mục (Index) vài tuần một lần. Mục đích của Google đối với Caffein là “phân tích website theo từng phần nhỏ và cập nhật chỉ mục tìm kiếm một cách liên tục.”

Theo Google, nội dung mới không được áp dụng trên tất cả các trang của website. Nó phụ thuộc vào từ khoá và quan trọng hơn là đối với một số từ khoá cụ thể mang tính cập nhật ví dụ như tình hình thời tiết hay giá cổ phiếu của một mã cổ phiếu nào đó.

Cá nhân hóa & tính địa phương.

Ngoài các yếu tố xếp hạng tìm kiếm nói trên, Google cũng có tính đến lịch sử tìm kiếm của người dùng và vị trí của người dùng để từ đó đề xuất các website hay trang phù hợp.

Ví dụ: các từ khoá như “quán cà phê ngon nhất” được coi là sẽ phụ thuộc vào vị trí và do đó kết quả xếp hạng sẽ phụ thuộc vào vị trí bản đồ của người dùng. Một số từ khoá về sản phẩm được cung cấp theo vị trí cũng sẽ nhận được các nội dung dựa trên yếu tố địa phương.

Điều này có nghĩa là, kết quả cho cùng một từ khoá có thể khác nhau trên mỗi thiết bị và việc hiểu được động lực mà người dùng có thể có ở từng giai đoạn nhất định trong hành trình khám phá (Customer Journey) của họ sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt về kết quả nào sẽ được cung cấp trong trang kết quả tìm kiếm.

E-E-A-T không phải là yếu tố xếp hạng nhưng lại quan trọng.

E-E-A-T, như đã phân tích ở trên, là một phần của Nguyên tắc xếp hạng tìm kiếm chất lượng của Google và không hẳn là một yếu tố xếp hạng nhưng nó là một nguyên tắc quan trọng.

E-E-A-T được tạo thành từ một loạt các tín hiệu tinh chỉnh nhằm nhấn mạnh rằng Google đang cố gắng để mang lại những trải nghiệm người dùng tốt nhất và chống lại mọi thông tin được cho là sai lệch (vô giá trị).

Như đã đề cập ở trên, nội dung chất lượng là một yếu tố xếp hạng quan trọng và E-E-A-T hiển nhiên là thứ khó có thể tách rời. Nói cách khác, bạn không thể tạo ra một nội dung chất lượng nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm về những thứ bạn đang viết.

2. Trải nghiệm trang.

Như cách Google tuyên bố: “Hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google luôn xem xét để khen thưởng cho các nội dung mang lại trải nghiệm trang tốt nhất.”

Trải nghiệm trang được triển khai lần đầu vào năm 2021. Trước đó, Core Web Vitals (CWV) được xem như là một yếu tố xếp hạng quan trọng.

Nói đến trải nghiệm trang, rõ ràng là thương hiệu không thể cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ tốt nếu website tải quá lâu, không thân thiện, hoặc nội dung bị che khuất bởi quảng cáo hoặc các rào cản khác.

Trải nghiệm trên Trang sẽ tập trung vào 4 tín hiệu chính bao gồm:

  • HTTPS. (Trình bảo mật có biểu tượng ổ khoá nằm đầu đường dẫn vào website ví dụ https://marketingtrips.com/).
  • Tốc độ tải trang.
  • Thân thiện với thiết bị di động.
  • Các chỉ số quan trọng khác về trang web cốt lõi (CWV).

Trải nghiệm trang mặc dù là yếu tố rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng nhất. Trong một số trường hợp, nó không được áp dụng để xếp hạng trừ khi có một website khác tương tự muốn cạnh tranh về thứ hạng.

3. Liên kết (Link).

Yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng cuối cùng chính là các liên kết.

Kể từ khi Google ra mắt lần đầu tiên, người làm SEO (Black Hat SEO) đã sử dụng chính các liên kết (backlink) để thao túng thứ hạng tìm kiếm. Và cũng kể từ đó, Google không ngừng tìm cách để chống lại điều này.

Cũng trong những ngày đầu của Google, các liên kết này nhanh chóng trở thành kỹ thuật spam được sử dụng nhiều nhất để thao túng thứ hạng. Phải đến năm 2012, Google mới có bản cập nhật huyền thoại có tên là Penguin với mục tiêu xóa sạch các liên kết chất lượng thấp đồng thời hạ thấp tầm quan trọng của các liên kết kể từ thời điểm này.

Chuyển tiếp đến năm 2023; trong một buổi AMA tại PubCon, đại diện Google cũng nói rằng các liên kết không phải là tín hiệu xếp hạng quan trọng và một website hoàn toàn có thể được xếp hạng mà không cần các liên kết.

Cần lưu ý rằng có nhiều lý do khiến Google hạ thấp tầm quan trọng của liên kết, chẳng hạn như để giảm spam liên kết hoặc cố tình lạm dụng (mua bán) liên kết. Ngược lại, với các liên kết tự nhiên, rõ ràng là nó vẫn chiếm một vị trí quan trọng.

Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến các liên kết quan trọng là Google thường tìm thấy các trang bằng cách thu thập dữ liệu và duyệt qua các trang thông qua liên kết.

Đây là lý do tại sao một trang không có liên kết từ bên ngoài (inbound link) hoặc liên kết nội bộ (internal link) lại có thể khó xếp hạng hơn vì Google không tìm thấy nó thông qua các liên kết được sử dụng để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

Các liên kết nội bộ không chỉ giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả các trang được liên kết trên website – mà nó còn giúp liên kết các cụm chủ đề (Content Pillar) với nhau, đây là một chiến lược nội dung SEO có giá trị.

Bài học lớn về các yếu tố xếp hạng của Google.

Điều chính cần rút ra từ bài viết này là cách xếp hạng và khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm không phải là một chiến thuật đơn giản với các yếu tố xếp hạng có sẵn.

Trong tất cả các yếu tố nói trên, mặc dù không có một bộ yếu tố xếp hạng rõ ràng nào mà chắc chắn Google sẽ sử dụng, một số yếu tố và tín hiệu quan trọng ngược lại dường như lại dễ xác định hơn.

Chiến lược thông minh đó là hãy bắt đầu bằng việc thực sự hiểu động lực ẩn sau của Google và cách thức hoạt động của nó. Sau đó, bạn có thể tiếp tục với cách tiếp cận nội dung và chiến lược phát triển cho website của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Viber giới thiệu Viber for Business cho các thương hiệu trên toàn cầu

Viber vừa chia sẻ những giải pháp liên quan đến dịch vụ Viber for Business, nhằm hỗ trợ tương tác giữa nhãn hàng và người dùng trên toàn cầu và tại Việt Nam.

Viber giới thiệu Viber for Business cho các thương hiệu trên toàn cầu
Viber giới thiệu Viber for Business cho các thương hiệu trên toàn cầu

Theo khảo sát của Viber, hiện người Việt dành 2 giờ 32 phút mỗi ngày cho mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin, ở lại lâu hơn một phút so với mức trung bình của người dùng trên toàn cầu.

Các doanh nghiệp địa phương có thể tiếp cận đối tượng của mình thông qua tin nhắn vì đến 73% khách hàng Việt Nam thích tương tác với các nhãn hàng thông qua trò chuyện.

Trong khi đó, với hơn 20.000 thương hiệu trên toàn thế giới sử dụng – Viber for Business cung cấp các giải pháp quảng cáo (quảng cáo tự nhiên, nhãn dán và ống kính của thương hiệu), giải pháp nhắn tin (tin nhắn kinh doanh, chatbot) cũng như các cuộc gọi công việc sắp tới và giải pháp OTP.

Ngoài ra, hệ sinh thái Viber for Business giúp các nhãn hàng giải quyết nhu cầu kinh doanh của họ: xây dựng nhận thức về nhãn hàng và tạo ra khách hàng tiềm năng mới, tăng doanh thu và tăng tỷ suất hoàn vốn, nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả…

Ngoài hệ sinh thái toàn diện gồm các công cụ kinh doanh của Viber, các nhãn hàng còn được hưởng lợi từ các biện pháp bảo mật mạnh mẽ của ứng dụng.

Cụ thể, Viber cung cấp mã hóa đầu cuối cho tất cả cuộc trò chuyện riêng tư, nhóm và cuộc gọi riêng tư – một tiêu chuẩn vàng cho liên lạc riêng tư.

Nó cũng sử dụng mã hóa đường truyền – công cụ gần gũi nhất để liên lạc giữa người dùng với nhãn hàng cùng mức độ bảo mật cao.

Song song đó, tin nhắn không được lưu trữ trên máy chủ của Viber, các kết nối được bảo mật và chỉ có HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Security) – tất cả các biện pháp được thực hiện để đảm bảo trải nghiệm Viber an toàn cho cả người dùng và thương hiệu.

Berina Tanovic – Giám đốc kinh doanh tại Rakuten Viber cho biết: “Khi mở rộng danh mục kinh doanh của Viber, chúng tôi cam kết điều chỉnh các giải pháp phù hợp với nhu cầu riêng biệt của các doanh nghiệp ở quy mô và địa điểm khác nhau, khi ngày càng có nhiều thương hiệu Việt Nam chuyển sang sử dụng Viber để giao tiếp với khách hàng, chúng tôi sẽ cung cấp các giải pháp cho phép họ kết nối với khách hàng từ địa phương và quốc tế.

Với Viber, các doanh nghiệp này có quyền truy cập vào nền tảng giao tiếp an toàn, giàu tính năng, đáp ứng các nhu cầu kinh doanh cụ thể của họ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Chiến lược giá rẻ tới đáy của Mixue có thể khiến nhiều thương hiệu gặp khó

Việc Mixue khơi mào “cuộc chiến giá rẻ” gần đây có thể làm méo mó đi bộ mặt của thị trường F&B Việt Nam trong tương lai, thậm chí là đẩy các doanh nghiệp cùng ngành vào thế kinh doanh phải hy sinh lợi nhuận.

Chiến lược giá rẻ tới đáy của Mixue có thể tạo ra nhiều hệ luỵ
Chiến lược giá rẻ tới đáy của Mixue có thể tạo ra nhiều hệ luỵ

Gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 9/2018 với cửa hàng đầu tiên đặt tại Hà Nội, Mixue với logo “người tuyết bán kem” khi đó còn là một cái tên khá lạ lẫm trong ngành F&B, cũng như chưa nhận được nhiều sự chú ý từ phía người tiêu dùng.

Sau đó đúng 5 năm, Mixue tuyên bố đã có hơn 1.400 cửa hàng tại Việt Nam, chủ yếu là nhượng quyền. Kem giá rẻ, trà sữa giá rẻ được xem là công thức giúp Mixue trở thành chuỗi đồ uống nhượng quyền có quy mô lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Trong suốt khoảng thời gian này, Mixue gần như thống trị phân khúc thị trường đồ uống giá rẻ với những que kem ốc quế có giá chỉ 10.000 đồng, hay ly trà sữa 25.000 đồng, mà không vấp phải bất cứ sự cạnh tranh nào từ các đối thủ.

Giá rẻ cũng chính là công thức đưa Mixue từ một cửa hàng đá bào bình dân ở Trung Quốc trở thành chuỗi kem và trà sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với gần 30.000 cửa hàng ở Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, và Indonesia.

Trong khi đó, dù đã tồn tại lâu đời hơn, Starbucks mới có tổng cộng 10.000 cửa hàng và McDonalds có khoảng 9.100 nhà hàng trên khắp khu vực Đông Nam Á.

Mixue đang sở hữu cho mình một thứ “quyền lực mềm” mà bất kì doanh nghiệp nào trong ngành này đều khao khát, gồm: hiệu quả chuỗi cung ứng, tối ưu về giá và dễ dàng nhượng quyền thương mại khi sản phẩm, máy móc, quy trình đều đã được đóng gói.

Bên cạnh đó, Mixue cũng là một minh chứng sống cho thấy, doanh nghiệp hoàn toàn có. thể chiến thắng ở một thị trường đã bão hòa, nếu có cách làm đúng.

Thương hiệu Trung Quốc được xếp vào danh sách những doanh nghiệp hiếm hoi ăn nên làm ra trong ngành trà sữa nói chung. Bởi theo hãng nghiên cứu Momentum Works, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu, do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Lý do duy nhất hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia vào ngành này, đó là kinh doanh trà sữa mang về tỷ suất lợi nhuận cao, lên tới 60-70% trên tổng doanh thu.

Những năm gần đây, nhu cầu trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng, theo Momentum Works.

Còn theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.

Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Với nhu cầu sử dụng cao, thị trường lớn nhưng đã có sự thanh lọc rõ rệt theo thời gian, chiến lược giá rẻ của Mixue đã phát huy tác dụng, khi gửi đi thông điệp “ai cũng có thể mua sản phẩm Mixue”.

Tới đây, khi thương hiệu này vừa tiếp tục giảm giá 15-20% các sản phẩm về trà, đồng nghĩa thị trường Việt Nam sẽ chuẩn bị đón nhận một cuộc đua đồ uống giá rẻ tới đáy.

Cụ thể, các loại trà như hồng trà mật ong, trà ô long 4 mùa, nước chanh tươi lạnh… giá chỉ 15.000 đồng/ly. Trà đào tứ kỳ xuân giảm từ 25.000 đồng còn 20.000 đồng/ly, hồng trà chanh giảm từ 20.000 – 22.000 đồng xuống 15.000 – 17.000 đồng/ly…

Mixue mạnh vì có kem tươi là mồi và giá rẻ. Các chuỗi cửa hàng trà sữa ToCoToCo bây giờ cũng đang khốn đốn vì thị phần bị chuyển sang Mixue. Doanh số các điểm bán của chúng tôi sụt giảm tới 30% so với 6 tháng trước.

So sánh với thương hiệu cùng phân khúc như ToCoToCo, Đô Đô, Chatoo, hay Cooler City, đồ uống của Mixue rẻ hơn từ 5.000 – 7.000 đồng cho một sản phẩm cùng loại.

5.000 – 7.000 đồng với nhiều người đúng là một số tiền không lớn. Nhưng đặt trong phân khúc giá rẻ – nơi mà người tiêu dùng đặc biệt nhạy cảm về giá, thì chừng đó tiền là đã đủ tạo ra sự khác biệt.

Nhìn rộng ra, Mixue cũng đang chủ động đa dạng hóa các sản phẩm giới thiệu đến tay người tiêu dùng. Nếu trước đây khách hàng chỉ biết đến Mixue qua kem và trà sữa, thì chiến lược giá rẻ mới sẽ giúp các sản phẩm trà hoa quả được ưa chuộng hơn.

Đặc biệt, chiến lược giá rẻ của Mixue cũng khiến nhiều người liên tưởng tới cuộc cạnh tranh về giá giữa các nhà bán lẻ lớn trong ngành hàng công nghệ Việt Nam thời gian gần đây như: Thế Giới Di Động, FPT Retail, CellphoneS, Di Động Việt…

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thị trường ảm đạm, các nhà bán lẻ đã đồng loạt triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để bán hàng, cũng bắt nguồn từ tuyên bố của đơn vị nắm giữ thị phần hàng đầu là Thế Giới Di Động.

Không phủ nhận, cạnh tranh về giá là điều khó tránh khỏi trong giai đoạn hiện tại. Nhưng về lâu dài, việc Mixue khơi mào “chiến lược giá rẻ” có thể làm méo mó đi bộ mặt của thị trường F&B Việt Nam trong tương lai, thậm chí là đẩy các doanh nghiệp cùng ngành vào thế kinh doanh phải hy sinh lợi nhuận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Theo The Leader

Công thức xây dựng và phát tán tin giả (Fake News)

Tin giả (fake news) lan truyền trên không gian mạng dưới nhiều hình thức, từ dạng tin tức, quảng cáo sai sự thật đến công nghệ trí tuệ nhân tạo giả gương mặt, giọng nói.

Công thức xây dựng và phát tán tin giả (Fake News)
Công thức xây dựng và phát tán tin giả (Fake News)

Cuối năm 2022 Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng”. Trong đó, các chuyên gia định định nghĩa về tin giả trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem.

Hoặc đó là những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hay bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.

Công thức tạo ra tin giả.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), cách thức tạo ra fake news ngày càng tinh vi như giả tiếng, giả hình, video và xuất hiện trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok… Nhiều thông tin dưới dạng bài viết được trình bày tương tự như một bài báo chính thống, gây nhầm lẫn cho người đọc.

Hành vi “giả hình” là sử dụng công nghệ cắt ghép tạo hình ảnh người giả y như thật để tạo ra tin tức sai sự thật. “Giả tiếng” là sử dụng công nghệ TTP (công cụ chuyển văn bản thành tiếng nói – text to speech) để tạo ra các cuộc gọi tự động với giọng robot thu sẵn. Hiện nhiều người đang dùng công nghệ này cho các chương trình trên YouTube.

“Giả video” được thực hiện bằng cách cắt ghép hình ảnh người dẫn chương trình lồng vào dẫn bản tin giả. Loại hình ảnh giả này “buộc” người xem nghĩ đó là thật vì có hình ảnh quen thuộc của người dẫn chương trình truyền hình.

Hơn hết, các sản phẩm được tạo ra bởi AI ngày càng tinh vi, đặc biệt là deepfake với nhiều hệ lụy khôn lường về vấn nạn tin giả. Nạn nhân của tin giả bằng công nghệ này trên toàn cầu có thể là người tiếp nhận thông tin sai, bị ghép mặt vào các video khiêu dâm…

Deepfake là sự kết hợp giữa deep learning (học sâu) và fake (giả). Công nghệ này dùng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một người, từ đó, tái tạo và chỉnh sửa để tạo ảnh hoặc video trông như thật.

Các nhóm người này có thể tạo MC với khuôn mặt và giọng nói giống người dẫn chương trình từ các hãng thông tấn lớn, sau đó, xây dựng kịch bản giật gân, sai sự thật, nhằm câu kéo tương tác từ cộng đồng mạng. Thậm chí, nhiều video còn đóng logo của kênh tin tức, khiến người xem lầm tưởng là các tin đã xác thực hoặc độc quyền.

Tác động đến công chúng.

Đầu tiên, các thông tin sai sự thật có tác động tiêu cực đến tâm lý người tiếp cận. Công chúng thường có thói quen xem nhanh tin tức được đăng tải trên mạng xã hội (Social Network) và chỉ dừng lại ở những tin gây sự chú ý đặc biệt. Điều này dẫn tới việc tiếp nhận thông tin thiếu tính kiểm chứng kỹ lưỡng.

Người dùng sẽ dễ bị “dụ dỗ” khi đọc những tin tức tạo ra cảm xúc mạnh và dễ tin vào nó. Khi đó, họ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng chủ yếu sẽ dẫn đến những điều tiêu cực như ngạc nhiên, buồn phiền, hoảng sợ, phẫn nộ…

Không chỉ tâm lý, fake news cũng tác động đến hành vi của người tiếp nhận. Trên không gian mạng, với những cảm xúc mạnh về các thông tin giật gân, người dùng có thể thực hiện nhiều hành động vô tình lan truyền tin giả mạnh mẽ hơn như bày tỏ cảm xúc hoặc bình luận, gắn tên (tag) bạn bè, chia sẻ (share) trên mạng xã hội khi chưa kiểm chứng, xác định nguồn tin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

X (Twitter) sẽ tính phí 1 USD mỗi năm cho người dùng mới

Mạng xã hội X (Twitter) sẽ tính phí cho mỗi người dùng mới là 1 USD mỗi năm để họ có thể đăng bài (Tweet) lên mạng xã hội này.

X (Twitter) sẽ tính phí 1 USD mỗi năm cho người dùng mới
X (Twitter) sẽ tính phí 1 USD mỗi năm cho người dùng mới

Theo thông tin xác thực từ chính trang hỗ trợ của mạng xã hội X (Twitter), nền tảng này sẽ bắt đầu tính phí 1 USD mỗi năm cho người dùng đăng ký mới, tính năng hiện đang được thử nghiệm tại New Zealand và the Philippines.

X giải thích: “Kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2023, chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm ‘Not A Bot’, một phương thức đăng ký mới dành cho người dùng mới ở hai quốc gia.”

“Thử nghiệm mới này được phát triển để củng cố những nỗ lực đáng kể của chúng tôi nhằm giảm lượng tin rác, thao túng nền tảng và cả hoạt động bot. ”

Theo chương trình mới này, người dùng mới sẽ được yêu cầu xác minh số điện thoại của họ và trả khoản phí 1 USD nếu họ muốn sử dụng các tính năng cốt lõi của Twitter như tweet (đăng bài), tweet lại (chia sẻ), đánh dấu trang (bookmarks) và thích. Những người dùng không trả phí sẽ chỉ có thể sử dụng X ở chế độ “chỉ đọc” (Read Only).

X cũng cho biết hiện tại phí sẽ không áp dụng cho người dùng hiện tại mà chỉ cho người dùng đăng ký mới.

Tuy nhiên theo phát biểu của chính Elon Musk “Các tùy chọn đăng ký có trả phí đã được chứng minh là giải pháp hữu hiệu trên quy mô lớn” thì cũng rất có thể gói trả phí cũng sẽ sớm được áp dụng cho những người dùng hiện tại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Startup thương mại điện tử B2B Kilo ngừng hoạt động

Dù chưa rõ lý do startup Kilo ngừng hoạt động là gì, nhưng có thể thấy thị trường thương mại điện tử B2B (B2B eCommerce) Việt Nam hiện đang rất cạnh tranh, khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.

Startup thương mại điện tử B2B Kilo ngừng hoạt động
Startup thương mại điện tử B2B Kilo ngừng hoạt động

Công ty TNHH Kilo MDC – đơn vị vận hành startup Kilo thành lập bởi ông Kartick Narayan – cựu CMO của Groupon, Phó chủ tịch Coupang và Giám đốc kinh doanh của Tiki vừa chính thức tạm ngừng kinh doanh sau khoảng 3 năm hoạt động.

Mặc dù Kilo được ghi nhận “tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn”, nhưng khả năng startup này quay lại mảng thương mại điện tử (eCommerce) B2B tại Việt Nam là rất thấp.

Được biết, startup Kilo ban đầu ra đời với mục tiêu giúp kết nối các nhà bán buôn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), đồng thời mong muốn số hóa chuỗi giá trị bán lẻ địa phương thông qua công nghệ.

Với nền tảng và công cụ sẵn có, Kilo cho phép các đối tác quản lý doanh nghiệp trên nhiều kênh bán hàng, chẳng hạn như ứng dụng của Kilo, Facebook và Zalo, đồng thời tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro trong dài hạn.

Ông Kartick Narayan – nhà sáng lập và CEO tin rằng, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là trụ cột của nền kinh tế bán lẻ (Retail Industry) tại Việt Nam và phục vụ 80% giao dịch mua hàng.

Cuối năm 2021, Kilo từng huy động thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A. Dù chưa rõ lý do startup này ngừng kinh doanh là gì, nhưng có thể thấy thị trường thương mại điện tử B2B hiện đang rất cạnh tranh khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.

Mặc dù thị trường thương mại điện tử B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, mô hình này đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.

Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, cao hơn những đơn hàng 147 USD của mô hình B2C.

Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.

Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, quốc gia có các điểm bán lẻ và chợ truyền thống đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thống kê của RedSeer Consulting cũng cho thấy khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh truyền thống.

Dù startup Kilo đã bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B, nhưng vẫn còn đó những tên tuổi lớn, như VinShop, Telio, Karavan, hay gần đây là Ninja Mart.

VinShop tuyên bố là kênh phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam khi cung ứng 4.000 mặt hàng cho 100.000 tạp hoá tại 22 tỉnh thành trên cả nước.

Kể từ khi ra mắt thị trường vào tháng 9/2020, tính trung bình mỗi ngày có tới 220 cửa tạp hóa “lên đời” công nghệ nhờ VinShop; hàng nghìn tấn hàng được VinShop giao đến các cửa hàng tạp hóa, đội ngũ giao vận của nền tảng này chạy trên khắp Việt Nam.

Tương tự, Telio hoạt động theo mô hình sàn thương mại điện tử B2B, liên kết các đơn vị bán lẻ (siêu thị, tạp hóa…) với trực tiếp các nhãn hàng bán buôn thông qua một nền tảng tập trung, mang tới sự đa dạng nguồn hàng, giá cả tốt hơn và vận chuyển hiệu quả hơn.

Theo phân tích của nhà sáng lập Bùi Sỹ Phong, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện bị chi phối bởi các kênh phân phối truyền thống, nhiều tầng lớp và phân tán.

Các cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hộ gia đình chiếm trên 60% thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh tại khu vực đô thị và trên 90% ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Các cửa hàng nhỏ lẻ thường cần liên hệ tới 50 đến 80 nhà bán buôn và nhà phân phối để đặt hàng, và mất tới một tuần để mua đầy đủ các mặt hàng cho cửa hàng của mình.

Do đó, Telio ra đời giúp giải quyết bài toán này, và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 9 năm nay, trong vòng gọi vốn mới nhất từ quỹ Granite Oak có trụ sở tại Anh, Telio đã huy động được thêm 15 triệu USD, nâng tổng số vốn mà công ty đã kêu gọi được lên khoảng 65 triệu USD.

Telio hiện có mặt trên 25 tỉnh, thành tại Việt Nam, kết nối thành công hơn 80.000 đại lý với các thương hiệu hàng đầu như: Unilever, P&G, Cocacola, Vinamilk, Kinh Đô, ACON, Cipla, Hoa Linh, Sanofi…

Ra đời muộn hơn, Karavan trực thuộc công ty Teko – một thành viên của kỳ lân VNLife chuyên hỗ trợ kết nối các thương hiệu FMCG với các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, tiệm cà phê,… tại các khu vực thành thị và nông thôn.

Karavan đã phát triển mạng lưới đại lý từ 8.000 lên 50.000 đơn vị. Mức tăng trưởng hiện tại vào khoảng 25%. Startup này cũng đặt tầm nhìn dẫn đầu thị trường B2B tại Việt Nam.

Góp mặt trong thị trường này còn một “tay chơi” ngoại là Ninja Mart – nền tảng giúp chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống kết nối dễ dàng hơn với nhà sản xuất, nhập hàng với giá cả tốt hơn, giao nhận nhanh chóng và tối ưu hơn.

Là một nhánh kinh doanh của Ninja Van, Ninja Mart đã mở rộng địa bàn hoạt động đến hơn 29 tỉnh và thành phố trọng điểm với mạng lưới phân phối và giao hàng rộng khắp, cung ứng các mặt hàng tiêu dùng đa dạng (đồ uống, thực phẩm khô, sản phẩm từ sữa, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm…) của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường.

Từ năm 2020, Ninja Mart đã cung cấp giải pháp để khắc phục nhiều vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và vận chuyển. Qua đó giúp nhà sản xuất phân phối được nhiều sản phẩm hơn đến các cửa hàng tạp hóa, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Bằng việc loại bỏ bớt các lớp phân phối trung gian, Ninja Mart đã và đang trở thành một nhà bán buôn cung cấp dịch vụ toàn diện. Giờ đây, các chủ tiệm tạp hóa có thể nhập nhiều mặt hàng chỉ cần thông qua một đầu mối là Ninja Mart.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Theo The Leader

AWS: Đám mây là lựa chọn tối ưu để tăng tốc chuyển đổi số

Kiến trúc sư bảo mật cấp cao của AWS Kimberly Dickson khẳng định, rủi ro bảo mật, tấn công mạng có thể xảy ra ở bất cứ đâu và không chỉ trên môi trường đám mây. Nhưng điều chúng tôi mong muốn hướng tới cung cấp cho các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam khả năng đảm bảo an ninh chặt chẽ, an toàn trong hành trình ứng dụng đám mây, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Đám mây là lựa chọn tối ưu để tăng tốc chuyển đổi số
Đám mây là lựa chọn tối ưu để tăng tốc chuyển đổi số

Công nghệ đám mây đang thay đổi cách con người làm việc. Các kỹ năng số có thể làm tăng GDP của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lên 934 tỷ USD.

Với Việt Nam, nền kinh tế số được hỗ trợ bởi công nghệ đám mây có thể đạt giá trị 57 tỷ USD, chiếm 25-30% GDP. Trong đó, dữ liệu được coi là xương sống. Tất nhiên, đi kèm với đó là yêu cầu về an toàn bảo mật dữ liệu như một ưu tiên hàng đầu.

Đám mây đang dần “phủ” vào nhiều ngành, lĩnh vực

Tầm quan trọng của điện toán đám mây đã được thể hiện rõ trong đại dịch Covid-19. Khi hoạt động học tập, công việc… diễn ra online, AWS đã giúp Zoom mở rộng hoạt động từ 10 triệu đến 300 triệu người dùng.

Tại Việt Nam, Lotte Data Communication Vietnam không chỉ giảm 50% chi phí vận hành mà còn tạo ra kết nối an toàn và bảo vệ DDOS cho khách hàng bằng cách xây dựng các giải pháp API trên AWS. Nhờ đó, Lotte Data Communication Vietnam có thể cung cấp những dịch vụ an toàn, khả dụng cao và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Khoa tiếng Anh thuộc đại học Quốc gia Hà Nội thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh cho hơn 15.000 sinh viên mỗi năm.

Trong suốt thời kỳ đại dịch, để duy trì trải nghiệm học tập chất lượng cao cho hàng nghìn sinh viên học tiếng Anh, Khoa tiếng Anh đã dịch chuyển Hệ thống quản lý học tập (LMS) lên đám mây, nhờ đó có thể mở rộng và cung cấp dịch vụ đào tạo cho 5.000 sinh viên trên 161 lớp học trực tuyến.

Hoặc như Techcombank là một trong những ngân hàng đã sử dụng giải pháp bảo mật AWS trong cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của mình…

Từ thực tế này, bà Kimberly Dickson khẳng định, công nghệ đám mây không chỉ thúc đẩy hoạt động kinh doanh mà còn tạo ra tác động cho tất cả người dùng và khách hàng. Đó thực sự là một sự lựa chọn tối ưu khi tăng tốc quá trình chuyển đổi số.

Hóa giải những thách thức, lo ngại khi lên mây

Đám mây là giải pháp quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về vấn đề an ninh bảo mật dữ liệu.

Qua tiếp cận với doanh nghiệp, Kiến trúc sư bảo mật cấp cao của AWS nhận thấy, khó khăn thách thức không nằm ở mặt kỹ thuật mà là cách nhìn nhận về vấn đề an ninh bảo mật.

Theo chuyên gia này, có 3 yêu cầu cốt lõi khách hàng đặt ra khi ứng dụng đám mây. Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu rõ chìa khóa thành công trên đám mây là đảm bảo an toàn và an ninh bảo mật là công cụ tối ưu hóa.

Với những hoạt động an ninh bảo mật mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn khi phát triển và mở rộng quy mô cũng như sử dụng đám mây một cách an toàn để phục vụ khách hàng.

Thứ hai là vấn đề tối ưu hóa chi phí đầu tư vào an ninh bảo mật. Sự tối ưu hóa này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, không chỉ chi tiêu cho an ninh bảo mật mà còn là cách sử dụng nguồn lực, nhân tài của công ty.

Thứ ba, khách hàng cũng yêu cầu giải pháp nâng cao năng lực an ninh bảo mật không chỉ dành cho nội bộ tổ chức, các nhân viên bảo mật của tổ chức mà cho cả thị trường.

Để giúp khách hàng khai thác những cơ hội kinh tế từ đám mây và dữ liệu một cách an toàn, AWS cung cấp các giải pháp có thể triển khai và mở rộng bảo mật với mô hình chia sẻ trách nhiệm với khách hàng của mình.

Theo đó, AWS chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hạ tầng đám mây cũng như các dịch vụ mà AWS cung cấp cho khách hàng sử dụng.

Khách hàng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các biện pháp bảo mật các ứng dụng và tải công việc của họ, bao gồm cả bảo mật truy cập và mã hóa dữ liệu họ lưu trữ và xử lý trên đám mây AWS.

Theo bà Kimberly Dickson, doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự phức tạp ngày càng cao về tấn công mạng. Do đó, AWS muốn các doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể và thấu hiểu rõ hơn các mối đe dọa.

Ví dụ như với AWS Security Hub, một công cụ toàn diện, trực quan hóa giúp doanh nghiệp bao quát được cấu hình bảo mật cũng như hình dung được các mối đe dọa có thể hiện hữu trên đám mây.

AWS cũng tập trung đào tạo, nâng cao năng lực an ninh bảo mật. Từ năm 2017, hãng đã trang bị kỹ năng đám mây cho hơn 6 triệu nhân lực ở Châu Á – Thái Bình Dương và hơn 50.000 người tại Việt Nam.

“Tại AWS, chúng tôi hiểu rằng khả năng giám sát hiển thị các mối đe dọa bảo mật, kiểm soát để ngăn chặn và phát hiện các mối đe dọa là chìa khóa cho phép quá trình đổi mới tăng tốc một cách an toàn.

Chúng tôi tin rằng, doanh nghiệp có thể ngăn chặn các hành vi vi phạm bằng các quy trình an ninh mạng hợp lý cùng biện pháp kiểm soát chặt chẽ”.

Nhấn mạnh điều này, chuyên gia bảo mật AWS khuyến nghị các doanh nghiệp cần có chiến lược bảo mật phù hợp, vừa đảm bảo hoạt động sáng tạo và tăng trưởng, vừa đảm bảo quy trình bảo mật. Bảo vệ dữ liệu là một ưu tiên hàng đầu.

Bằng cách đảm bảo dữ liệu an toàn thông qua xác thực đa yếu tố, các doanh nghiệp có thể thực hiện những bước đầu tiên trong việc bảo mật cho chính mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Adobe: Đây là cách Generative AI tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung

Trong một hội nghị mới đây về công nghệ (MAX conference), lãnh đạo của công cụ thiết kế Adobe đã bày tỏ quan điểm về cách Generative AI sẽ tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung mà cụ thể là với các nhà sáng tạo nội dung.

Adobe: Đây là cách Generative AI tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung
Adobe: Đây là cách Generative AI tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung

Trong bối cảnh khi Adobe không ngừng nỗ lực trong việc tích hợp AI tổng quát (Generative AI) tới các sản phẩm thiết kế và sáng tạo của mình, một lãnh đạo cấp cao của nền tảng đã chia sẻ rằng những công nghệ mới này sẽ không chỉ giúp các chuyên gia sáng tạo nội dung trở nên linh hoạt hơn mà còn giúp họ giải quyết tốt hơn những thách thức vốn có trong quá trình sáng tạo.

Ý tưởng là tận dụng AI để thực hiện các công việc cơ bản và theo đó các nhà sáng tạo sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những việc khác, quan trọng hơn.

“Nếu bạn từng phải mất rất nhiều thời gian để xử lý các công việc cơ bản như thay đổi tỷ lệ khung hình, giờ đây bạn có thể làm điều đó chỉ bằng một cú nhấp chuột.”

Adobe cũng đã công bố một số cải tiến AI tổng quát mới tại hội nghị MAX 2023, bao gồm các mô hình mới có trong Firefly, công cụ chỉnh sửa hình ảnh được hỗ trợ bởi AI tổng quát của Adobe, đồng thời bổ sung thêm các tính năng mới cho Lightroom, Illustrator và cả Adobe Express.

Gã khổng lồ phần mềm cũng đã giới thiệu khả năng tạo hình ảnh vector và các mẫu thiết kế từ những câu lệnh bằng văn bản (như cách người dùng tương tác với ChatGPT).

Các công cụ mới này được giới thiệu với mục đích cung cấp cho nhà sáng tạo nhiều công cụ hơn để thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ.

Từ MAX đến Generative Fill đều là những cách Adobe khiến cho quá trình sáng tạo của nhà sáng tạo trở nên đơn giản và tối ưu hơn nhiều.

Nói về việc AI sẽ thay thế con người, đại diện Adobe cho rằng AI chỉ giúp các chuyên gia hay nhà sáng tạo tối ưu công việc của họ hơn là bị thay thế.

Ông nói rằng ở một quốc gia như Ấn Độ, nơi có khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi và sử dụng điện thoại thông minh làm phương tiện chính để tương tác với mọi người, chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng gia tăng và các thương hiệu không ngừng muốn có thêm nội dung từ nhà sáng tạo (Content Creator).

“Các thương hiệu không chỉ cần tương tác với những đối tượng này mà còn phải tạo ra sự khác biệt về thương hiệu. Tất cả những điều này về cơ bản là đang thúc đẩy nhiều nhu cầu hơn về hoạt động sản xuất và sáng tạo nội dung, tạo ra nhiều quảng cáo phù hợp với sở thích của người tiêu dùng hơn.”

Nói về cách tận dụng các công cụ sáng tạo, Adobe cho biết:

“Nếu bạn có một ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu, bạn chỉ cần sử dụng các lời nhắc bằng văn bản. Thứ nhất, nó giúp bạn bắt đầu nhanh hơn. Thứ hai, nó cung cấp cho bạn nhiều biến thể để bạn có thể lặp lại quy trình một cách nhanh chóng hơn.”

Dù mới được công bố từ đầu năm, Firefly của Adobe đã được sử dụng để tạo ra hơn 3 tỷ hình ảnh. Adobe cũng đã công bố mô hình Firefly Image 2, một phiên bản cập nhật của công cụ chuyển văn bản thành hình ảnh. Mô hình mới được cho là sẽ tạo ra những hình ảnh chất lượng cao hơn và đúng với mô tả (từ phía người dùng) hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc: Ernie 4 tốt như ChatGPT của OpenAI

Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc mới đây đã ra mắt phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn Ernie được gọi là Ernie 4 cho biết phiên bản này sẽ tốt như ChatGPT của OpenAI.

Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc: Ernie 4 tốt như ChatGPT của OpenAI
Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc: Ernie 4 tốt như ChatGPT của OpenAI

Theo đó, Baidu đã chính thức ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) Ernie phiên bản mới nhất được đặt tên là Ernie 4.

Người sáng lập và CEO Robin Li cho biết trong một hội nghị công nghệ mới đây tại Trung Quốc rằng quyền truy cập sớm với Ernie 4 sẽ chỉ dành cho những người được mời thay vì ra mắt rộng rãi cho công chúng.

CEO này cho biết phiên bản mới nhất Ernie 4 là một bản nâng cấp toàn diện so với phiên bản tiền nhiệm, cho thấy những cải tiến đáng kể về khả năng hiểu, tạo, logic, bộ nhớ và hiệu suất tổng thể của nó “không thua kém gì so với GPT-4” (hiện được tích hợp trong ChatGPT của OpenAI).

CEO này cũng giới thiệu Baidu GBI, một sản phẩm dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) mà doanh nghiệp đã tạo ra với mục tiêu cung cấp các hỗ trợ tương tác ngôn ngữ tự nhiên (natural language interaction) và xử lý phân tích cơ sở dữ liệu chéo (cross-database analysis), cùng với đó là nhiều chức năng khác.

Theo giới thiệu, Baidu GBI (tương tự như Power BI của Microsoft) có thể thực hiện các công việc phân tích dữ liệu mà con người phải mất vài ngày mới hoàn thành chỉ trong “vài phút”.

“Người dùng Trung Quốc thích nắm bắt các công nghệ mới và các mô hình ngôn ngữ lớn là động lực thúc đẩy một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.” CEO này nói.

Baidu đã phát hành phiên bản Ernie 3.5 vào tháng 6, tuyên bố rằng nó hoạt động tốt hơn ChatGPT 3.5 của OpenAI và sẽ đánh bại GPT-4 ở một số kỹ năng tiếng Trung.

Ernie Bot, được Baidu công bố vào tháng 3 cũng là câu trả lời công khai đầu tiên của Trung Quốc cho làn sóng AI tổng quát (Generative AI) mà đại diện là ChatGPT.

Theo CLSA, Trung Quốc hiện có ít nhất 130 mô hình ngôn ngữ lớn, chiếm 40% tổng số toàn cầu và chỉ sau 50% của Mỹ.

Theo Haifeng Wang, giám đốc công nghệ (CTO) của Baidu, khả năng của Ernie đã được cải thiện 30% trong vài tháng qua, ứng dụng này đã thu hút được khoảng 45 triệu người dùng, 825 ứng dụng và 500 plug-in đã được tạo ra dựa trên nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Công ty mẹ TikTok ra mắt CapCut for Business cho thương hiệu

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, vừa công bố ra mắt CapCut for Business, một phiên bản sửa và tạo video mới tập trung vào doanh nghiệp.

Công ty mẹ TikTok ra mắt CapCut for Business cho thương hiệu
Công ty mẹ TikTok ra mắt CapCut for Business cho thương hiệu

Theo chia sẻ từ chính ByteDance, CapCut for Business là công cụ chỉnh sửa video cung cấp nhiều chức năng sáng tạo với mục tiêu giúp thương hiệu hay doanh nghiệp tạo ra những nội dung quảng cáo tốt hơn, xây dựng các video khuyến mãi, hoặc đơn giản là các video được tải lên tự nhiên một cách hiệu quả hơn v.v.

CapCut for Business là gì?

“Với CapCut for Business, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể khai thác các giải pháp sáng tạo ở cấp doanh nghiệp để xây dựng, chỉnh sửa và mở rộng quy mô nội dung. Nó có thể tạo ra nhiều sự khác biệt cho thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số.

Cho dù bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ hay là một người sáng tạo nội dung đang làm việc với các thương hiệu, CapCut for Business đều nhằm mục đích xóa bỏ các rào cản trong việc tạo ra những nội dung chất lượng cao.”

CapCut for Business theo đó có các tính năng sáng tạo nổi bật dưới đây:

  • Nội dung phác thảo về quảng cáo (Ad Script) – Hiện đã có sẵn trong TikTok Creative Center, trình tạo nội dung quảng cáo sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để đề xuất các ý niệm nội dung video dựa trên lời nhắc (yêu cầu được nhập vào hệ thống) của thương hiệu.
  • Mẫu doanh nghiệp – CapCut đã thêm một loạt các mẫu, bao gồm nhiều yếu tố được cấp phép thương mại khác nhau, để thương hiệu hay nhà sáng tạo có thể sử dụng.
  • Công cụ chuyển từ đường dẫn (URL) sản phẩm thành các nội dung quảng cáo – CapCut cho biết công cụ này có khả năng chuyển đổi các URL của sản phẩm hoặc trang đích của thương hiệu (Landing Page) thành các video quảng cáo hấp dẫn.
  • Các nhân vật AI – Thay vì sử dụng các nhân vật là con người thật, CapCut cũng cho phép doanh nghiệp tận dụng các nhân vật ảo được tạo ra bởi AI.

CapCut for Business cũng bao gồm các công cụ cộng tác để doanh nghiệp có thể chia sẻ ý tưởng với các thành viên khác một cách liền mạch và đơn giản hơn.

Trong khi CapCut vốn là một công cụ sáng tạo khá quen thuộc, các tùy chọn chỉnh sửa và tùy chỉnh nâng cao trong CapCut for Business sẽ giúp tạo ra những nội dung sinh động và có khả năng tương tác cao hơn nhiều.

Bạn có thể truy cập CapCut for Business mới thông qua ứng dụng CapCut trên máy tính để bàn, thiết bị di động hoặc máy tính bảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

CEO có phải nên là người đưa ra quyết định tối thượng

Nói về vai trò của CEO, một quan niệm sai lầm phổ biến là họ là người ra quyết định cuối cùng và một trong những khía cạnh rõ nét nhất để họ thể hiện quyền lực đó là có quyền đưa ra mọi quyết định. Trên thực tế, vai trò của CEO thiên về định hình hơn là đưa ra quyết định.

CEO có phải nên là người đưa ra quyết định tối cao
CEO có phải nên là người đưa ra quyết định tối cao

Về tổng thể, có một yếu tố mang tính nền tảng giải thích cho kết luận trên đó là, trong hầu hết các tổ chức (doanh nghiệp), CEO hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với vô số các quyết định thường nhật và sẽ không thể có một CEO nào đủ thời gian và khả năng để tham gia vào từng quyết định đó.

Khi CEO càng cố gắng để làm như vậy, họ sẽ càng làm chậm toàn bộ hoạt động vận hành và thậm chí có thể khiến doanh nghiệp dừng lại. Do đó, thay vì trực tiếp đưa ra quyết định, vai trò thích hợp của CEO là cho phép người khác đưa ra quyết định mà CEO có thể hỗ trợ.

Tất nhiên, có những lúc CEO phải là người đưa ra quyết định cuối cùng hay tối thượng, cách tiếp cận phù hợp nhất cho CEO vẫn nên là càng ít quyết định thì càng tốt.

Thay vì yêu cầu cấp dưới phải như thế này hay thế kia, các CEO có thể định hình các quyết định bằng cách sắp xếp mọi người (nhân viên) cùng làm việc và hướng tới một mục đích chung, CEO là người đưa ra các ưu tiên và mục tiêu của tổ chức.

Các quyết định cũng có thể được định hình bằng cách phát triển một chiến lược phát triển doanh nghiệp rõ ràng, áp dụng các cơ chế cho phép nhân viên đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, đồng thời không ngừng nuôi dưỡng một nền văn hóa tăng trưởng mạnh mẽ.

Một hệ thống đo lường và khen thưởng hiệu suất rõ ràng cũng mang lại rất nhiều lợi ích.

Trong khi bối cảnh đưa ra quyết định là khác nhau ở từng doanh nghiệp, nền tảng của việc đưa ra quyết định vẫn có những điểm chung nhất định.

Các quyết định được đưa ra phải dựa trên chiến lược (strategy), cơ cấu, văn hóa, con người, sản phẩm, đầu tư, lợi nhuận có được…v.v.) và cấp độ của tổ chức mà quyết định có thể ảnh hưởng tới ví dụ cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng, và một số cấp độ nhỏ hơn khác nếu có.

Dù có thể không phải là người chỉ định tối cao hay người đưa ra quyết định cuối cùng, các CEO đều phải tham gia vào quá trình định hình của việc ra quyết định. Từ việc thiết kế quy trình, tham gia vào quy trình, định hình cách ra quyết định, đến việc giám sát hiệu quả sau các quyết định.

Thiết kế quy trình ra quyết định.

Các CEO có thể tác động đến bất kỳ quyết định nào bằng cách thiết kế nên một quá trình ra quyết định. Điều này liên quan đến việc thiết lập các thông số như ai sẽ tham gia, câu hỏi nào cần được trả lời, loại thông tin nào cần được thu thập, những rào cản nào cần phải ghi nhớ, khi nào nên quyết định điều gì và ai sẽ là người đưa ra quyết định.

Các CEO có thể đóng vai trò chính trong việc thiết kế nên quy trình ra quyết định (cấp doanh nghiệp hoặc rất quan trọng) này nhưng cũng có thể chỉ là người tham gia góp ý trong những quy trình khác.

Tùy thuộc vào từng vấn đề cụ thể mà CEO phải chọn các thông số khác nhau trong quy trình ra quyết định ví dụ: ai sẽ thực hiện nhiệm vụ gì, đặt mục tiêu ra sao, khung thời gian nào cần được thiết lập và mục tiêu nào cần phải đạt được.

Tham gia vào quy trình ra quyết định.

Sau khi xây dựng các quy trình, các CEO phải lựa chọn mức độ mà họ muốn tham gia vào các giai đoạn khác nhau có trong quá trình ra quyết định. CEO có thể chủ động ở mọi bước, thỉnh thoảng kiểm tra hoặc đơn giản là tham gia vào một thời điểm cụ thể nào đó, chẳng hạn như phần đầu, phần giữa hoặc phần cuối.

Mức độ can thiệp của các CEO vào quá trình ra quyết định thường sẽ phản ánh mức độ mà họ mong muốn các cấp dưới của họ chủ động tương tác, ra quyết định và chịu trách nhiệm.

Hoặc là họ sẽ hướng dẫn và định hình cách nhân viên của họ ra quyết định, hoặc là họ sẽ gây ảnh hưởng một cách công khai đến cách nhân viên phải đưa ra quyết định.

Tất cả những điều này vốn đã nằm trong quy trình ra quyết định đã được thiết kế trước đó (như đã đề cập ở trên).

Mức độ tham gia của CEO tới quá trình ra quyết định ngoài ra cũng phản ánh mức độ họ tin tưởng nhân viên của họ, mức độ nghiêm trọng của các quyết định và hơn thế nữa.

Giám sát công việc.

Tiếp đó, các CEO cũng phải chọn mức độ họ muốn đích thân tham gia giám sát các công việc liên quan. Cung cấp các phản hồi cần thiết trong quá trình làm việc và ra quyết định cũng là một yếu tố quan trọng trong vai trò của CEO.

Trong trường hợp phải đưa ra các bản đánh giá về nhân viên, các CEO phải là người giám sát, phải kiểm tra để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng và tổ chức (đội nhóm) đang thực hiện theo đúng kế hoạch.

Trong các trường hợp khác, CEO đóng vai trò như một người huấn luyện, hướng dẫn mọi người, đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng và giúp cải thiện hiệu suất, trong khi thực sự không cố tình để gây ảnh hưởng đến các quyết định cuối cùng.

Bằng cách giám sát quá trình ra quyết định một cách cá nhân, các CEO đặt ra các tiêu chuẩn, khuyến khích sự phối hợp và cho phép điều chỉnh định hướng nếu cần thiết.

Trong một số trường hợp, CEO có thể gặp nhân viên của họ thường xuyên hơn để theo dõi tiến độ. Ngược lại, họ chỉ thỉnh thoảng kiểm tra để đảm bảo mọi thứ đang đi đúng hướng.

Một lựa chọn quan trọng trong khi giám sát quá trình ra quyết định đó là mức độ mà CEO muốn tham gia. Các CEO có thể chọn tham gia ở cấp độ cao hoặc đi sâu vào chi tiết.

Đưa ra quyết định.

Đối với một số vấn đề lớn, chẳng hạn như việc đặt ra các mục tiêu hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, CEO có thể là người đưa ra quyết định chính, đưa ra quyết định cuối cùng sau khi tiếp nhận một loạt các phản hồi hay góp ý.

Trong các tình huống khác, CEO có thể chọn tham khảo ý kiến từ các lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp.

Hoặc, chẳng hạn như các quyết định về xây dựng chiến lược của một đơn vị kinh doanh nào đó (SKU, BU…), CEO có thể để những người khác, chẳng hạn như người đứng đầu đơn vị kinh doanh tự đưa ra quyết định và sau đó CEO là người phê duyệt nó.

Các yếu tố chính mà CEO cần xem xét khi lựa chọn mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định.

Như đã có phân tích ở trên, các CEO thường sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để xác định mức độ tham gia cá nhân của họ vào quá trình ra quyết định.

Nó bao gồm tầm quan trọng của quyết định: Liệu nó có quan trọng đối với các ưu tiên chính của CEO và có ý nghĩa lâu dài đối với những định hướng, tầm nhìn hoặc sứ mệnh của doanh nghiệp hay không? Các quyết định chiến lược cấp cao hầu như luôn cần đảm bảo sự tham gia trực tiếp của CEO.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đó là những tác động của quyết định đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp, về mặt doanh thu, chi phí hoặc lợi nhuận; các rủi ro liên quan đến quyết định đó, hoặc có thể làm tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu.

Nếu một quyết định liên quan đến việc phân bổ hoặc tái phân bổ các nguồn lực quan trọng – như đầu tư vốn hoặc nguồn nhân lực – thì quyết định đó có thể đảm bảo sự giám sát của CEO.

Nếu một quyết định trải rộng trên nhiều bộ phận của tổ chức hoặc có khả năng dẫn đến sự bất đồng hoặc xung đột nội bộ đáng kể, CEO cũng nên tham gia nhiều hơn và cân nhắc đưa ra quyết định cuối cùng.

Những quyết định khẩn cấp, đặc biệt là những quyết định phải được thực hiện nhanh chóng để giải quyết những thách thức trước mắt hoặc tận dụng các cơ hội, sự tham gia kịp thời của CEO cũng rất cần thiết.

Tóm lại, vai trò của CEO không phải là đưa ra mọi quyết định mà là tạo ra một môi trường trong đó các quyết định được đưa ra một cách hiệu quả. Bằng cách định hình các quyết định thay vì đưa ra quyết định, các CEO có thể trao quyền cho đội nhóm hay nhân viên của họ nhiều hơn, thúc đẩy sự linh hoạt và khả năng đóng góp cá nhân nhiều hơn.

CEO cũng có thể được ví như một người chỉ huy, điều phối nhiều bộ phận khác nhau để tạo ra kết quả cuối cùng tốt nhất có thể. Thay đổi quan điểm về việc ra quyết định theo đó là nền tảng của mọi CEO trong bối cảnh bất ổn này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Đôi nét về The Storytellers, Agency về sáng tạo vừa được Accenture mua lại

The Storytellers là agency chuyên về mảng tư vấn quản lý sáng tạo và Accenture là doanh nghiệp về công nghệ, tư vấn và xây dựng chiến lược.

Đôi nét về The Storytellers, Agency về sáng tạo vừa được Accenture mua lại
Đôi nét về The Storytellers, Agency về sáng tạo vừa được Accenture mua lại

Theo thông tin mới đây từ CampaignAsia, Accenture đã chính thức mua lại công ty tư vấn quản lý sáng tạo The Storytellers với số tiền không được tiết lộ.

Các điều khoản của thỏa thuận cũng không được chia sẻ, mặc dù Accenture được cho là đã mua 100% cổ phần kinh doanh, tất cả 28 nhân viên và giám đốc của The Storytellers cũng đã chuyển đến văn phòng làm việc của Accenture.

Trước khi mua lại, The Storytellers là một công ty TNHH tư nhân, theo hồ sơ tại Companies House, đã tuyển dụng khoảng 34 nhân viên vào năm 2022 (27 người vào năm 2021).

Accenture chia sẻ: “Accenture và The Storytellers sẽ làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng các hoạt động và dịch vụ khách hàng vẫn diễn ra liên tục. Đội ngũ điều hành của The Storytellers sẽ tiếp tục quản lý danh mục khách hàng của họ đồng thời nỗ lực hỗ trợ các nhóm khách hàng của Accenture.”

Được thành lập vào năm 2003, The Storytellers tập trung làm việc trực tiếp với các nhà lãnh đạo C-Suite để “xây dựng nên những câu chuyện thương hiệu (Storytelling) nhằm đẩy nhanh sự thay đổi mang tính chuyển đổi và nâng cao hiệu suất trong tổ chức (của khách hàng)”.

Kể từ khi được thành lập, The Storytellers đã hợp tác với hơn 200 thương hiệu trên toàn cầu, bao gồm HSBC, Coca-Cola, Boots, BT, BP, Pfizer, TNT và British Airways.

Người đại diện của Accenture, EMEA, cho biết: “Trong 20 năm, The Storytellers đã tạo dựng được nhiều danh tiếng trong việc giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đẩy nhanh các chiến lược chuyển đổi của họ để có thể đảm bảo một sự phát triển bền vững trong một thế giới luôn không ngừng thay đổi.”

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần một cách mới để thúc đẩy mọi người hành động, thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi (điểm thất bại của phần lớn doanh nghiệp), và hơn thế nữa.

Vào năm 2022, Accenture Interactive đã bắt đầu sáp nhập bộ phận dịch vụ quảng cáomarketing, loại bỏ Karmarama và The Monkeys, đồng thời đổi tên thành một tổ chức duy nhất là Accenture Song.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

CEO VinFast: VinFast sẽ tấn công mạnh thị trường Đông Nam Á

Theo Giám đốc điều hành Lê Thị Thu Thủy, nhà sản xuất xe điện (EV) Việt Nam là VinFast Auto có kế hoạch thâm nhập mạnh mẽ thị trường Đông Nam Á, bắt đầu từ Indonesia và dự kiến huy động được “rất nhiều vốn” để thúc đẩy kế hoạch mở rộng toàn cầu của mình, Bloomberg đưa tin hôm 16/10.

CEO VinFast: VinFast sẽ tấn công mạnh thị trường Đông Nam Á
CEO VinFast: VinFast sẽ tấn công mạnh thị trường Đông Nam Á

Trong một cuộc phỏng vấn với Rishaad Salamat và Yvonne Man của Bloomberg TV, bà cho biết công ty dự kiến đạt mục tiêu bán 45.000 – 50.000 xe trong năm nay.

Bà Thủy cũng tin rằng Đông Nam Á có rất nhiều tiềm năng khi các chính phủ đang tìm cách thúc đẩy xe điện với các mục tiêu táo bạo. “Chúng tôi có ý định tiến vào ASEAN một cách tích cực, bắt đầu từ Indonesia”, bà Thủy nói.

Tháng trước, VinFast công bố kế hoạch mở rộng thêm 7 thị trường châu Á, trong đó có Indonesia. Công ty cũng đặt mục tiêu bắt đầu giao xe vào năm tới và mở nhà máy ở Indonesia vào năm 2026. Hãng đã bàn giao 10.027 ô tô điện và 28.220 xe máy điện trong quý III. Tổng lượng xe đã bàn giao tính đến hết quý III là 28.727 xe.

Bà Thủy cho biết VinFast sẽ tìm cách huy động “rất nhiều vốn” trong tương lai cho các kế hoạch phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, công ty vẫn sẽ trông cậy vào sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ trong 18 tháng tới.

Hồi tháng 5, ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết VinFast có thể có lãi sau năm 2025 nếu hoạt động kinh doanh “suôn sẻ” và điểm hòa vốn sẽ đến vào cuối năm 2024.

VinFast chính thức IPO hồi tháng 8 và sẽ phát hành 76 triệu cổ phiếu ra thị trường, mặc dù một phần sẽ phải đối mặt với tình trạng giao dịch giới hạn, theo bà Thủy. VinFast đang “thực hiện nhiều giao dịch” để có thêm nhà đầu tư, bà Thủy chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Đức Nam | Markettimes

Báo cáo: Niềm tin của người tiêu dùng Đông Nam Á đang trên đà khôi phục khi nhóm khách hàng tìm kiếm giá trị hướng đến các nhu cầu mới

Vừa qua, Meta, Bain & Company và DSG Consumer Partners, đồng công bố báo cáo thường niên SYNC Southeast Asia (Đông Nam Á) “Những bước đi táo bạo: Dẫn đầu làn sóng tăng trưởng tiêu dùng sắp tới ở Đông Nam Á”. Nghiên cứu đưa ra nhiều phát hiện mới trong bối cảnh tiêu dùng đang thay đổi ở Đông Nam Á và những cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

Tháp phân cấp mới về nhu cầu và mong muốn.

Ở Đông Nam Á, 39% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết chi tiêu trung bình giảm so với năm trước do lo ngại lớn về sự ổn định kinh tế (63%) và chi phí sinh hoạt (58%). Danh mục chi tiêu đối với thực phẩm, chăm sóc cá nhân và sức khỏe vẫn giữ ở mức ổn định, trong khi đồ uống có cồn và đồ điện tử có mức chi tiêu giảm mạnh nhất.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy rằng mặc dù chi tiêu giảm, người tiêu dùng lại có xu hướng cân nhắc ưu tiên nhu cầu so với mong muốn.

Những thứ xa xỉ được đề cập trước đây như đi ăn ngoài hàng tuần, quần áo hàng hiệu và công nghệ mới nhất được thay thế bằng mặt hàng và dịch vụ người tiêu dùng coi là “nhu cầu” mới.

Xét trên mọi mức thu nhập, phương tiện truyền thông xã hội được xếp vào hạng mục nhu cầu quan trọng nhất và livestream (phát trực tuyến) nổi lên như một hạng mục nhu cầu quan trọng mới.

Thế hệ GenZ và nền kinh tế cá thể là các lực lượng tham gia quan trọng Theo báo cáo, dân số lao động của Đông Nam Á sẽ tăng thêm 24 triệu người vào năm 2030.

Với thu nhập tăng đồng nghĩa với tầng lớp trung lưu và trung lưu bậc cao ngày càng tăng, khu vực này đang tiến gần hơn đến điểm uốn tiêu dùng và sẽ đẩy nhanh quỹ đạo tăng trưởng tiêu dùng. Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi hai nhóm người tiêu dùng: hộ gia đình độc thân và Gen Z.

Gen Z hiện chiếm 23% tổng dân số Đông Nam Á, trong khi nền kinh tế của một người, gồm hộ gia đình độc thân, đang phát triển và chủ yếu do 3 nhóm nhân khẩu học chính tạo thành: người độc thân lớn tuổi, người trẻ có chuyên môn và người di cư trẻ ở thành thị.

Xu hướng thay đổi về quy mô hộ gia đình dự kiến sẽ rõ rệt nhất ở Philippines, Singapore và Thái Lan, dự kiến sẽ tăng 20% số hộ gia đình độc thân vào năm 2030.

Theo ông Praneeth Yendamuri, Đối tác tại Bain & Company: “Mặc dù bối cảnh toàn cầu vẫn chìm trong suy thoái, các thị trường ở Đông Nam Á vẫn thể hiện khả năng phục hồi và niềm tin của người tiêu dùng đang khôi phục trở lại.

Đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của 700 triệu người tiêu dùng trong nền kinh tế trị giá 4 nghìn tỷ USD, dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,6% hàng năm cho đến năm 2030 (so với 2,7% trên toàn cầu).

Tầm quan trọng của SEA liên tục được chứng tỏ trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư nhờ vào giá trị toàn cầu cũng như tác động tình hình kinh doanh rất rất rõ rệt.

Để phát huy hết tiềm năng, khu vực Đông Nam Á cần phải thực hiện các bước đi táo bạo như đánh giá lại tham vọng bằng cách ưu tiên, sắp xếp thứ tự và quan trọng nhất là tập trung nguồn lực cho các mục tiêu đó.

Để Các doanh nghiệp cần am hiểu “khẩu vị” của người tiêu dùng trong nước và sửa đổi mô hình hoạt động của mình để kịp thời đáp ứng – cân bằng lợi thế về quy mô hiện có cũng như tư duy nhân tố đột phá.

Nghiên cứu cũng cho thấy thế hệ Gen Z coi trọng bản sắc, cá tính và tính xác thực hơn các thế hệ trước. Ngoài việc tập trung vào kỹ thuật số, Gen Z còn khá tích cực trong cộng đồng số, kinh doanh qua hội thoại với tương tác trung bình tám lần một tháng với 82% người được khảo sát cho biết họ thuộc một cộng đồng trực tuyến.

AI đang thúc đẩy cá nhân hóa qua các thế hệ.

Trong khi Gen Z đang đi đầu trong xu hướng ưu tiên kỹ thuật số ở Đông Nam Á, các thế hệ trước cũng đang nhanh chóng bắt kịp và không bị tụt hậu trong việc thử nghiệm công nghệ mới. Trên thực tế, việc các doanh nghiệp có thể tương tác thành công với người tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn nhờ vào xu hướng trực tuyến và trải nghiệm các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và công nghệ sức khỏe ở mọi thế hệ.

Báo cáo này xác định cách các doanh nghiệp ở Đông Nam Á đang bắt đầu sử dụng AI cho mục đích tiếp thị và giải quyết các vấn đề cụ thể tại khu vực, chẳng hạn như ngôn ngữ, văn hóa và sở thích đa dạng.

Ông Benjamin Joe, Phó Chủ tịch, Đông Nam Á và Thị trường mới nổi tại Meta cho biết: “AI đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và đặc biệt mang lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.

Tại Meta, chúng tôi kết hợp công cụ khám phá được hỗ trợ bởi AI với kết nối xã hội – khía cạnh cốt lõi của các nền tảng nhằm mang lại trải nghiệm hài hòa giải trí và phù hợp với bản địa. Với công cụ mới có khả năng tạo tác động lớn, các nhà tiếp thị trên khắp khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu sử dụng AI để thúc đẩy hơn nữa khả năng tương tác cũng như hiệu quả hoạt động.”

Nói về tương lai, nghiên cứu chỉ ra rằng 73% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát công nhận cơ hội do AI mang lại nhưng cũng cho biết rằng họ chưa chuẩn bị để tận dụng những công nghệ này.

Báo cáo cũng gợi ý rằng các doanh nghiệp có thể tiếp cận hiệu quả đến người tiêu dùng Đông Nam Á và đẩy mạnh tỷ suất hoàn vốn (ROI) nhờ tập trung vào tiếp thị cá nhân hóa trên quy mô lớn và đầu tư vào nền tảng vận hành bằng AI cũng như được hỗ trợ bởi AI .

Việc sử dụng AI giờ đây quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp hơn bao giờ hết trong hệ sinh thái kỹ thuật số Đông Nam Á không ngừng thay đổi”.

Sự khởi đầu của nhân tố đột phá.

Được định nghĩa là những thương hiệu mới tham gia thị trường, các nhân tố đột phá đang tăng doanh thu nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng danh mục của mình, chỉ riêng những thương hiệu này đã mang lại doanh thu 52 tỷ USD ở Đông Nam Á và sẽ nắm giữ 23% thị trường vào năm 2022. Những ngành công nghiệp hàng đầu với thành công trong tăng trưởng thị phần phải kể đến làm đẹp, chăm sóc cá nhân và thực phẩm đóng gói.

Ông Sameer MehtaGiám đốc khu vực Đông Nam Á tại DSG Consumer Partners chia sẻ: “Những thương hiệu chưa đầy 10 năm tuổi nhưng đã cho thấy mức tăng trưởng thị phần nhanh chóng được gọi là tác nhân tạo nên đột phá.

Khi mà “mong muốn” (Need) chuyển sang “nhu cầu” (Want/Demand) và không hài lòng với giá trị mà các thương hiệu đương nhiệm mang lại, thì không có gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng Đông Nam Á sẽ chọn lựa tác nhân đột phá để thỏa mãn nhu cầu chưa được đáp ứng và kỳ vọng ngày càng cao của họ”.

Bạn có thể xem và tải xuống báo cáo đầy đủ tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

YouTube giới thiệu sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới

Sản phẩm quảng cáo mới của YouTube hướng tới mục tiêu giúp thương hiệu tiếp cận và tương tác với các nhóm khách hàng tiềm năng cao thông qua sự hỗ trợ của AI (trí tuệ nhân tạo).

YouTube giới thiệu sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới
YouTube giới thiệu sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới

Theo đó, YouTube đã công bố một số sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) mới được thiết kế để giúp thương hiệu kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp và tối ưu hóa hiệu suất của các chiến dịch trên nền tảng.

Với Spotlight Moments, hệ thống của YouTube sử dụng AI để xác định những nội dung thịnh hành xung quanh các sự kiện lớn, những cơ hội mà nhiều thương hiệu vẫn tìm kiếm.

YouTube cũng tiết lộ tính khả dụng mở rộng của các chiến dịch Tiếp cận video (Video Reach) và Lượt xem video (Video View), giúp tận dụng AI để nâng cao hiệu quả và nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting)..

Spotlight Moments.

Một trong những sản phẩm quảng cáo mới và nổi bật nhất đó là Spotlight Moments, công cụ sử dụng AI để xác định các video YouTube phổ biến và phù hợp nhất xung quanh các sự kiện văn hóa lớn như Halloween hoặc World Cup.

Nhà quảng cáo có thể tận dụng điều này để giới thiệu các quảng cáo cùng với những nội dung liên quan đến sự kiện.

Theo YouTube:

“Spotlight Moments có thể giúp thương hiệu xây dựng sức ảnh hưởng dựa trên các nội dung video xoay quanh những khoảnh khắc văn hóa lớn nhất thế giới.”

Mở rộng chiến dịch tiếp cận và chiến dịch xem video.

YouTube cũng công bố mở rộng tính khả dụng của 2 sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI khác là chiến dịch Tiếp cận video (Video Reach) và Lượt xem video (Video View).

YouTube cho biết các định dạng quảng cáo mới này mang lại kết quả tốt hơn đáng kể cho nhà quảng cáo so với kiểu chiến dịch video cũ.

Video Reach sử dụng AI để phân phối quảng cáo trên nhiều tùy chọn quảng cáo video của YouTube – bao gồm cả quảng cáo trong luồng (in-stream ads), trong nguồn cấp dữ liệu và video ngắn – nhằm tối đa hóa phạm vi tiếp cận.

Trong các thử nghiệm, nhà quảng cáo báo cáo rằng phạm vi tiếp cận của chiến dịch tăng thêm 54% với chi phí thấp hơn 42% (so với các kiểu chiến dịch cũ).

Trong khi đó, Video View sử dụng tính năng tối ưu hóa bằng AI để có được lượt xem video với chi phí thấp hơn nhằm thúc đẩy mức độ cân nhắc thương hiệu tốt hơn.

YouTube cho biết kiểu chiến dịch này giúp tăng lượt xem video nhiều hơn 40% với chi phí mỗi lần xem (CPV) thấp hơn 30% so với quảng cáo trong luồng thông thường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Từ vị trí dẫn đầu, báo cáo mới nhất cho thấy thị phần của Huawei đã vượt qua Apple tại thị trường Trung Quốc.

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc
Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Theo đó, báo cáo phân tích mới đây được công bố trên CNBC cho thấy iPhone đã chính thức bị truất ngôi khỏi vị trí dẫn đầu thị phần mảng điện thoại thông minh tại Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết doanh số bán điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã cho thấy mức tăng trưởng khá tích cực so với năm trước, tuy nhiên chủ yếu là nhờ doanh số bán của Android với mức tăng trưởng hai con số, dẫn đầu là các thiết bị của Huawei, Xiaomi và Honor.

iPhone của Apple ngược lại đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể, mức tăng trưởng về số lượng so với cùng kỳ năm trước là âm kể từ khi iPhone 15 ra mắt.

Kết quả, Huawei đã vượt qua iPhone để chiếm vị trí số 1 về thị phần.

Các nhà phân tích viết: “Chúng tôi tin rằng nhu cầu yếu ở Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến lượng xuất xưởng của iPhone 15 trên toàn cầu thấp hơn mức dự kiến vào năm 2023”. Đồng thời phân tích cũng cho biết thêm rằng xu hướng này cho thấy iPhone sẽ thua trước Huawei vào năm tới.

Về cơ bản, sự tăng trưởng về số lượng của Android không phụ thuộc vào việc giảm giá và cả việc giảm giá của iPhone, ngoại trừ các mẫu iPhone 15.

Ngoài ra, các nhà phân tích tại Morgan Stanley cũng đã cắt giảm mục tiêu giá đối với Apple từ 215 USD xuống còn 210 USD trong một báo cáo mới đây. Các nhà phân tích cho biết họ hiện “đề phòng hơn” với Apple vì những trở ngại về nguồn cung.

Họ cũng cắt giảm 8% kỳ vọng về iPhone trong quý.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết họ sẽ theo dõi sát về tổng doanh thu, tăng trưởng doanh thu dịch vụ, tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng trưởng doanh thu của Apple ở Trung Quốc trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm

LinkedIn (thuộc Microsoft) vừa thông báo rằng nền tảng sẽ sa thải 668 nhân viên trong các nhóm kỹ thuật, nhân tài và tài chính trong bối cảnh doanh thu (chủ yếu từ quảng cáo) đang chậm lai.

LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm
LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm

Theo đó, đợt cắt giảm nhân sự này của mạng xã hội LinkedIn tương đương với khoảng 3% trong tổng số 20.000 nhân viên hiện đang làm việc tại mạng xã hội.

LinkedIn cho biết trong một thông báo: “Trong khi chúng tôi đang điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và hợp lý hóa việc ra quyết định, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư vào các ưu tiên chiến lược cho tương lai của mình và để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại giá trị cho các thành viên và khách hàng của mình.”

Theo công ty việc làm Challenger, Gray & Christmas, riêng lĩnh vực công nghệ đã sa thải khoảng 141.516 nhân viên trong nửa đầu năm 2023 so với mức khoảng 6.000 người trong năm trước.

LinkedIn hiện chủ yếu kiếm tiền thông qua việc bán quảng cáo, bằng cách tính phí đăng ký đối với các chuyên gia tuyển dụng và doanh nghiệp sử dụng mạng lưới dữ liệu để tìm kiếm ứng viên phù hợp.

Trong quý 4 của năm tài chính 2023, doanh thu của LinkedIn đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với 10% của quý trước.

Microsoft cũng cho rằng nhu cầu tuyển dụng chậm lại cùng với đó là sự sụt giảm trong chi tiêu quảng cáo là những trở ngại cho LinkedIn (mặc dù lượng người dùng của nền tảng vẫn tiếp tục tăng lên mức gần 1 tỷ người).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok hiện chiếm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu

 Theo Insider Intelligence, TikTok đang nắm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) thế giới, chỉ đứng sau Google (bao gồm YouTube), Facebook (bao gồm Instagram), Amazon và Alibaba. Tuy nhiên, với sự giám sát từ quốc hội, vai trò của TikTok trong bức tranh mạng xã hội Mỹ trở nên không chắc chắn. Các doanh nghiệp dựa vào TikTok cũng vậy.

TikTok hiện chiếm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu
TikTok hiện chiếm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu

Trong lúc CEO TikTok Shou Zi Chew đang bị các thành viên Quốc hội Mỹ “xoay” như chong chóng vào cuối tháng 3, Chad Spangler – một chủ doanh nghiệp – theo dõi phiên điều trần trong lo lắng. Hội đồng lưỡng đảng đang xem xét nguy cơ của TikTok đối với an ninh quốc gia và người Mỹ.

Họ đặt câu hỏi về các tính năng gây nghiện, những bài viết nguy hiểm và đích đến của dữ liệu người dùng trong nước. Chính trị gia đe dọa cấm TikTok trên toàn quốc trừ khi công ty mẹ ByteDance thoái vốn toàn bộ, động thái mà Trung Quốc phản đối mạnh mẽ.

Những nhà sáng tạo như Spangler, người bán tác phẩm của mình trên mạng, tỏ ra lo ngại về sinh kế của họ. TikTok nổi lên như một phần quan trọng của nền kinh tế nhà sáng tạo, mang về 100 tỷ USD hàng năm, theo Influencer Marketing Hub.

Họ ký các quan hệ hợp tác béo bở với các thương hiệu, còn chủ doanh nghiệp nhỏ như Spangler sử dụng lượng khán giả lớn trên TikTok để quảng bá sản phẩm, gia tăng lưu lượng truy cập website.

“Đó là sức mạnh của TikTok”, Spangler nói. Ứng dụng góp phần lớn doanh thu của The Good Chad, cửa hàng anh đang điều hành. Anh nhận xét TikTok đạt được thành công hiếm có mà những nền tảng khác không làm được.

Spangler có hơn 200.000 người theo dõi trên TikTok. Anh kiếm được hơn 100.000 USD năm ngoái, chủ yếu nhờ vào ứng dụng đến từ Trung Quốc.

Dữ liệu của Influencer Marketing Hub chỉ ra, thu nhập hàng năm trung bình của một người có ảnh hưởng trên mạng (Influencer, KOL) tại Mỹ là hơn 108.000 USD trong năm 2021.

TikTok phát triển mạnh mẽ tại Mỹ, thu hút sự chú ý từ những người quen dùng Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter.

Năm 2021, ứng dụng ghi nhận 1 tỷ người dùng hàng tháng. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 8/2022 cho thấy 67% thanh thiếu niên Mỹ dùng TikTok và 16% sử dụng gần như liên tục.

Các nhà quảng cáo cũng không bỏ lỡ thời cơ. Theo Insider Intelligence, TikTok đang nắm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số thế giới, chỉ đứng sau Google (bao gồm YouTube), Facebook (bao gồm Instagram), Amazon và Alibaba.

Tuy nhiên, với sự giám sát từ quốc hội, vai trò của TikTok trong bức tranh mạng xã hội Mỹ trở nên không chắc chắn. Các doanh nghiệp dựa vào TikTok cũng vậy.

Hồi tháng 4, các nhà lập pháp Montana thông qua dự luật cấm mạng xã hội TikTok được cung cấp tại bang này từ năm sau. TikTok cho biết sẽ phản đối dự luật và khẳng định không có cách rõ ràng nào để thực thi. Quốc hội hiện đã cấm ứng dụng trên thiết bị chính phủ và một số quan chức đang muốn cấm hoàn toàn.

Nhà Trắng còn ủng hộ dự luật lưỡng đảng hồi tháng 3 có tên Restrict Act, cho chính quyền Tổng thống Joe Biden quyền cấm các nền tảng như TikTok. Dù vậy, sau khi vấp phải phản ứng đáng kể, động lực đứng sau dự luật đã chậm lại.

Khi các cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ, các nhà sáng tạo nội dung rơi vào tình trạng bấp bênh. Theo CNBC, nhiều người rục rịch “chuyển nhà” sang nền tảng khác.

Vivian Tu, sống tại Miami, chuẩn bị cho tương lai TikTok bị cấm bằng cách xây dựng lượng khán giả và đa dạng hóa nội dung trên các nền tảng khác nhau.

Cô đăng trên TikTok từ năm 2021 để giải đáp các câu hỏi về tài chính, đầu tư cho đồng nghiệp. Cuối tuần đầu tiên, cô đã được hơn 100.000 người theo dõi. Năm ngoái, cô bỏ công việc tại Phố Wall và truyền thông để theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nội dung toàn thời gian.

Ngoài TikTok, cô còn dùng Instagram, YouTube, Twitter và còn làm podcast, newsletter hàng tuần. Cô chia sẻ, bắt đầu tạo dựng thương hiệu trên nhiều nền tảng trước khi TikTok gặp phải các rắc rối hiện tại.

Cô hi vọng sẽ phân bổ thu nhập đủ để ổn định nếu có điều gì xảy ra. Dù vậy, cô gọi những gì đã làm trên TikTok – nơi hiện có 2,4 triệu người theo dõi – là “niềm vui và tự hào”.

“Sẽ là thất vọng lớn nếu chứng kiến ứng dụng bị cấm”, cô trả lời CNBC.

Các công ty mạng xã hội hàng đầu Mỹ cũng đang sẵn sàng lấp khoảng trống của TikTok. Meta bơm tiền cho Reels, tính năng bắt chước TikTok của Instagram.

CEO Mark Zuckerberg tiết lộ người dùng đã chia sẻ lại video hơn 2 tỷ lần mỗi ngày, tăng gấp đôi trong vòng 6 tháng và tin rằng sẽ chiếm thị phần trong lĩnh vực video ngắn.

Snap và YouTube đang chi hàng tỷ USD cho tính năng video ngắn riêng, cạnh tranh với TikTok. Tu nhận xét sẽ có làn sóng tháo chạy của các nhà sáng tạo nội dung sang các nền tảng khác nếu TikTok bị cấm. Song, rất khó đánh bại TikTok khi xét đến việc khám phá nội dung mới và liên quan.

“Đó là lý do một người như tôi, không có người theo dõi nào hay video nào cả, có thể sáng tạo video và có được video 3 triệu lượt xem đầu tiên. Điều này không xảy ra ở bất kỳ đâu khác”, Tu chia sẻ.

Emily Foster, một chủ doanh nghiệp nhỏ khác, đồng tình. Foster thiết kế thú nhồi bông, bán qua cửa hàng Etsy và website Alpacasews. Cô bắt đầu khâu áo len để tặng bạn bè.

Sau khi video về chú rồng do cô làm ra thu hút 1.000 lượt xem trên TikTok, cô có tự tin để mở gian hàng Etsy. Những thiết kế của cô nhanh chóng được quan tâm và đạt hơn 250.000 người theo dõi. Gần đây, cô đăng video hậu trường gói hàng cho khách, được hơn nửa triệu lượt xem. Nhờ đó, toàn bộ hàng tồn kho đã bán hết chỉ trong 1 ngày.

Đơn hàng đến tới tấp khiến Foster không thể làm thủ công. Vì vậy, cô lên website gọi vốn cộng đồng Kickstarter để huy động vốn, bù đắp chi phí sản xuất. Cô thu được hơn 100.000 USD đầu tư trong chiến dịch mới nhất, sau khi 3 video của cô trở nên phổ biến trên TikTok.

“Việc kinh doanh của tôi sẽ không bao giờ được như ngày nay nếu thiếu TikTok”, cô bày tỏ.

Trước viễn cảnh TikTok bị cấm, Foster đã chia sẻ video trên cả Instagram, YouTube và Twitter để mở rộng nền tảng theo dõi.

Cô vẫn có thể kinh doanh nếu TikTok biến mất nhưng sẽ khó hơn nhiều. Ngoài tiền bạc, cô còn có nguy cơ mất đi lượng người theo dõi dày công mới có được.

(Theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketing Funnel (Phễu Marketing) là gì? Khái niệm và Ví dụ

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các lý thuyết cơ bản về thuật ngữ Marketing Funnel (Tiếng Việt có nghĩa là Phễu Marketing) trong ngành Marketing như: Marketing Funnel là gì, cách tối ưu Marketing Funnel theo hành trình khách hàng (Customer Journey), tìm hiểu về mô hình phễu marketing AIDA, tìm hiểu về mô hình phễu marketing TOFU – MOFU – BOFU, các giai đoạn chính có trong một phễu marketing phổ biến và hơn thế nữa.

Marketing Funnel là gì
Marketing Funnel (Phễu Marketing) là gì? Khái niệm và Ví dụ

Có được sự hiểu biết về Marketing Funnel hay Phễu Marketing là cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào muốn tối đa hóa doanh số bán hàng và thúc đẩy sự tương tác của khách hàng.

Bằng cách xác định và phân tích chi tiết từng giai đoạn có trong phễu (Funnel), thương hiệu có thể tìm thấy các cơ hội để tối ưu hóa nỗ lực Marketing của mình và chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng (Leads) hơn thành khách hàng lâu dài.

Về tổng thể, để di chuyển từ giai đoạn biết đến thương hiệu hay các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đến giai đoạn mua hàng, hầu hết các khách hàng đều trải qua một hành trình khám phá đầy thú vị (và phức tạp).

Để có thể giúp khách hàng tự tin di chuyển về phía trước, tìm hiểu và tương tác nhiều hơn và sau đó là ra quyết định mua hàng, marketer phải kết nối với họ trên càng nhiều điểm chạm thì càng hiệu quả.

Nắm vững hành trình của khách hàng (Customer Journey) theo đó là chìa khoá để doanh nghiệp khám phá các cơ hội tiềm năng trên môi trường kinh doanh trực tuyến.

Marketing Funnel (Phễu Marketing) là gì?

Marketing Funnel (Phễu Marketing) hay còn được gọi là Phễu bán hàng, Phễu mua hàng hay Phễu chuyển đổi là khái niệm mô tả quá trình một khách hàng tiềm năng (người dùng) di chuyển qua các bước khác nhau từ giai đoạn nhận biết về thương hiệu đến lúc ra quyết định mua hàng.

Một mô hình Marketing Funnel tốt là mô hình có thể cung cấp các thông tin chi tiết (Insight) về cách người dùng truy cập vào website, đối tượng mục tiêu (Target Audience) của doanh nghiệp đến từ đâu, họ làm gì khi ở trên website của thương hiệu và điều gì đã thúc đẩy họ hành động (chuyển đổi).

Với tư cách là người làm marketing nói chung, bạn có thể sử dụng những thông tin hay hiểu biết này để tối ưu hóa nỗ lực marketing và gia tăng chuyển đổi.

Bạn cũng có thể sử dụng Marketing Funnel hay Phễu Marketing để theo dõi lộ trình người tiêu dùng di chuyển từ sự quan tâm ban đầu đến hành động mua hàng sau cùng.

Tóm lại, xây dựng nên một Marketing Funnel hoàn chỉnh là yếu tố căn bản và là điều kiện cần để từ đó tạo nên các chiến dịch marketing thành công.

Ví dụ: một nhà bán lẻ có thể muốn biết liệu một chiến dịch quảng cáo cụ thể nào đó có dẫn đến việc tăng lưu lượng truy cập hoặc số lượt mua hàng hay không. Với Marketing Funnel, họ có thể biết có bao nhiêu người đã truy cập vào website (website traffic) qua các kênh khác nhau, những hành động họ đã thực hiện và cuối cùng họ đã chuyển đổi ra sao.

Tổng quan về Hành trình khách hàng kỹ thuật số (Digital Customer Journey).

Về bản chất, từng doanh nghiệp khác nhau, ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có những tập khách hàng với các hành trình khác nhau.

Từ thời điểm khách hàng hay người tiêu dùng biết đến thương hiệu (Brand Awareness) cho đến khi họ thực hiện hành động mua hàng, họ sẽ trải qua nhiều bước hay điểm chạm khác nhau, để tối đa hoá sự thành công, thương hiệu phải tìm cách cung cấp các nội dung hay cách tiếp cận phù hợp ở từng giai đoạn này.

Việc hiểu và tối ưu hóa hành trình của khách hàng (Customer Journey) cho phép marketer có nhiều cơ hội hơn để thử nghiệm và mang lại những trải nghiệm tích cực cho khách hàng, thứ có thể giúp họ tiếp tục tương tác với thương hiệu về lâu dài.

Trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi nhan chóng, hành trình của người mua lại thường bị phân mảnh trên các nền tảng trực tuyến (ví dụ như qua mạng xã hội), việc nắm bắt được cách khách hàng di chuyển trong suốt quá trình khám phá thương hiệu lại càng trở nên quan trọng hơn.

Các mô hình Marketing Funnel (Phễu Marketing) phổ biến nhất hiện nay là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, tuỳ vào từng loại hình kinh doanh khác nhau hay nhóm khách hàng khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình Marketing Funnel khác nhau. Các mô hình khác nhau cũng sẽ dẫn đến các hoạt động marketing và bán hàng khác nhau.

Ở thời điểm hiện tại, 2 mô hình phổ biến nhất là AIDA (AIDA là cụm từ được viết tắt từ Awareness – Interest – Desire – Action) và TOFU – MOFU – BOFU (TOFU là từ viết tắt của Top of the Funnel, MOFU viết tắt từ Middle of the Funnel và cuối cùng là BOFU thì được viết tắt từ Bottom of the Funnel.

Thông thường, các marketer sử dụng AIDA để phân tích khách hàng, còn nhân viên bán hàng (Sales) thì sử dụng mô hình còn lại để phân tích và thúc đẩy chuyển đổi khách hàng.

Tổng quan về mô hình Marketing Funnel (Phễu Marketing) AIDA.

Có 4 giai đoạn trong mô hình AIDA bao gồm: giai đoạn nhận biết (Awareness) – giai đoạn thích thú hay quan tâm (Interest) – giai đoạn khao khát hay mong muốn (Desire) – giai đoạn hành động (Action).

Awareness – Giai đoạn nhận biết.

Dù doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực gì hay có mô hình kinh doanh ra sao, bước đầu tiên trong bất kỳ Marketing Funnel (Phễu Marketing) nào đó là thu hút sự nhận biết và quan tâm của khách hàng tiềm năng.

Từ các hoạt động SEO, đến các quảng cáo có trả phí trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, đó đều là các giải pháp mà doanh nghiệp có thể làm.

Interest – Giai đoạn quan tâm.

Một khi mọi người bắt đầu biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, marketer cần chuyển đổi những khách hàng tiềm năng này đến một cấp độ cao hơn, khi họ hình thành nên các ý định tìm hiểu mạnh mẽ hơn về thương hiệu.

Tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh hay tập khách hàng khác nhau, mà quá trình này là khác nhau hay các dấu hiệu nhận biết mức độ quan tâm là khác nhau.

Desire – Giai đoạn khao khát (mong muốn).

Giai đoạn tiếp theo trong Marketing Funnel hay Phễu Marketing đó là giai đoạn khi khách hàng tiềm năng thể hiện sự khao khát được sở hữu hay mua các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Để có thể thúc đẩy khách hàng tự tin hơn với các quyết định của mình và giúp họ có thêm động lực, các chương trình như dùng thử miễn phí, giảm giá hoặc khuyến mãi đặc biệt là rất cần thiết.

Action – Giai đoạn hành động.

Cuối cùng, bạn cần kết thúc một hành trình tương tác với khách hàng tiềm năng bằng việc bán hàng hoặc thúc đẩy họ thực hiện một hành động nào đó trước bán hàng như tải xuống tài liệu, bảng báo giá hay demo sử dụng sản phẩm.

Tổng quan về mô hình Marketing Funnel (Phễu Marketing): TOFU – MOFU – BOFU.

Một mô hình Marketing Funnel (Phễu Marketing) phổ biến khác đó là TOFU – MOFU và BOFU.

TOFU – Giai đoạn đầu phễu (đầu kênh): Thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.

Ở giai đoạn này, các Digital Marketer thường tập trung vào các hoạt động nhằm tối đa hoá mức độ tiếp cận và tương tác tổng thể với khách hàng tiềm năng như:
  • Bài đăng trên blog.
  • Hội thảo.
  • Video.
  • Truyền thông mạng xã hội.
  • Nghiên cứu.
  • Sách điện tử.

Về khía cạnh nội dung (content), các nội dung ở phần này của Marketing Funnel cần phải có nhiều thông tin và thông tin đó phải hữu ích để khiến những khách hàng tiềm năng mới có động lực tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu.

MOFU – Giai đoạn giữa phễu: Thúc đẩy tương tác.

Đây là giai đoạn mà các hoạt động marketing phải hướng khách hàng đến các hoạt động tương tác (engagement) cụ thể, marketer có thể sử dụng các chiến thuật như:
  • Nghiên cứu điển hình (Case Study).
  • Truyền thông mạng xã hội.
  • Quảng cáo có trả phí (Paid Ads).
  • E-mail.
Các nội dung ở phần này của kênh cần tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng đưa ra bình luận, đánh giá hay cân nhắc về thương hiệu.

BOFU – Giai đoạn cuối kênh: Chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Giai đoạn cuối cùng trong Marketing Funnel (Phễu Marketing) sẽ tập trung vào các chiến thuật nhằm chuyển đổi khách hàng. Các chiến thuật có thể sử dụng như:
  • Dùng thử (demo).
  • Các nghiên cứu điển hình (Case Study).
  • Social Proof.

Nội dung ở phần này của Marketing Funnel hay Phễu Marketing phải tập trung vào việc xác thực sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Niềm tin là chìa khoá ở giai đoạn này.

Tìm kiếm cái gọi là hành trình của khách hàng (Customer Journey) và Marketing Funnel (Phễu Marketing).

Từ việc cung cấp những thông tin chi tiết (Insights) về những gì mà khách hàng hay người tiêu dùng đang tìm kiếm đến việc có thể hiểu được ý định của họ đằng sau mỗi hành động, việc phân tích và hiểu rõ hành trình khách hàng dường như là nền tảng của các chiến lược và chiến thuật marketing.

Để tiếp cận và thu hút khách hàng hiện đại một cách hiệu quả, các thương hiệu phải nhận ra được sự phức tạp trong ý định của người tiêu dùng.

Điều này mở rộng các hoạt động marketing sang một phạm vi rộng hơn bao gồm việc tối ưu hóa kênh và quản trị trải nghiệm khách hàng, marketer khi này có thể tạo ra những kết nối hay mối quan hệ giàu ý nghĩa hơn với khách hàng của mình, thúc đẩy chuyển đổi, giữ chân và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen  | MarketingTrips   

Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng

Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram, hay Threads, vừa chia sẻ một số cách để thương hiệu hay marketer có thể tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng (Lead).

Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng
Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng

Theo đó, nếu bạn đang tìm cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng trên các nền tảng như Facebook, Instagram hay ứng dụng nhắn tin WhatsApp, những chia sẻ mới đây của Meta có thể sẽ rất hữu ích.

Theo Meta, để có thể nhanh chóng tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) trên các nền tảng của Meta, nhà quảng cáo có thể sử dụng 3 loại hình quảng cáo phổ biến nhất bao gồm: Lead Ads (Lead Generation), Message Ads và Call Ads.

Dưới đây là chi tiết những chia sẻ thêm của Meta về các loại quảng cáo này.

Lead Ads: Quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Lead Ads là hình thức quảng cáo cho phép người dùng (khách hàng tiềm năng) nhanh chóng để lại thông tin với thương hiệu thông qua một vài bước đơn giản.

Nhà quảng cáo nên sử dụng Lead Ads để:

  • Thấu hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
  • Xác nhận khách hàng tiềm năng.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các tính năng nhắm mục tiêu (Targeting).

Call Ads: Quảng cáo cuộc gọi.

Quảng cáo cuộc gọi có thể giúp thương hiệu kết nối trực tiếp với những khách hàng tiềm năng thông qua các cuộc gọi (từ điện thoại di động).

Nhà quảng cáo nên sử dụng Call Ads để:

  • Kết nối với khách hàng tiềm năng khi họ muốn đặt ra các câu hỏi.
  • Chạy quảng cáo trong giờ làm việc của doanh nghiệp.

Message Ads: Quảng cáo tin nhắn.

Quảng cáo tin nhắn là các quảng cáo cho phép người dùng nhấp vào quảng cáo để nhắn tin trực tiếp tới thương hiệu. Khách hàng khi này có thể bắt đầu trò chuyện với thương hiệu thông qua các ứng dụng như Facebook Messenger, Instagram hay WhatsApp.

Nhà quảng cáo nên sử dụng Message Ads để:

  • Kết nối với những khách hàng thể hiện các dấu hiệu tiềm năng.
  • Cung cấp các câu trả lời tới các câu hỏi mà khách hàng thường hỏi liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tự động phản hồi tới khách hàng theo kịch bản có sẵn.
  • Tương tác với khách hàng tiềm năng để thúc đẩy chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips