Skip to main content

Amazon cảnh báo nhân viên đừng để lộ thông tin mật cho ChatGPT

Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon đang ngày càng tỏ ra lo ngại vì sợ những thông tin mật của công ty bị ChatGPT phát hiện.

Amazon "xin" nhân viên đừng để lộ thông tin mật cho ChatGPT
Amazon “xin” nhân viên đừng để lộ thông tin mật cho ChatGPT

Sau khi nhận thấy có không ít các nội dung được tạo bởi chatbot ChatGPT của OpenAI liên quan đến các chính sách hay thông tin bảo mật của doanh nghiệp, Amazon phát thông báo cảnh báo nhân viên không để lộ các thông tin nội bộ.

Theo thông tin từ Insider, một luật sư của Amazon đã nói với các nhân viên của công ty rằng họ đã “đã xem nhiều tài liệu” do ChatGPT tạo ra và nó “gần giống” với các dữ liệu nội bộ của Amazon.

Điều này được cho là xảy ra vì gần đây các nhân viên công nghệ của Amazon đã bắt đầu sử dụng ChatGPT như một loại “trợ lý viết mã” hữu ích.

Theo luật sư, mặc dù đây không nhất thiết là một vấn đề liên quan đến dữ liệu độc quyền, nhưng mọi thứ sẽ tệ hơn nếu nhân viên sử dụng ChatGPT trong nhiều công việc của họ.

“Một khi dữ liệu đầu vào là yếu tố quyết định đến khả năng tạo ra dữ liệu đầu ra của ChatGPT, các nội dung mà chatbot này có được sẽ nhanh chóng được chia sẻ lại”.

Một số nguồn tin cũng cho biết Amazon đang cố gắng tạo ra một chatbot AI tương tự như ChatGPT hay Bard AI của Google.

Trong khi các ngành công nghiệp khác hiện đang lo lắng về việc bị thay thế bởi AI, các nhân viên công nghệ hay người lao động dường như có xu hướng chào đón nó như là một công cụ hỗ trợ hữu ích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Dịch vụ Marketing nằm trong số các nghề bị ảnh hưởng bởi AI

Dưới sức ảnh hưởng của AI mà cụ thể là Generative AI với sự phổ biến của các công cụ như ChatGPT hay Bard, nhiều ngành nghề được dự báo là sẽ ảnh hưởng mạnh, ảnh hưởng có thể được hiểu là sụt giảm nhu cầu hoặc bị thay thế.

Dịch vụ Marketing nằm trong số các nghề bị ảnh hưởng bởi AI
Dịch vụ Marketing nằm trong số các nghề bị ảnh hưởng bởi AI

Theo số liệu mới đây từ Telsyte, 35% người lao động dự báo rằng công việc của họ có thể được thực hiện toàn toàn bằng máy móc, AI (trí tuệ nhân tạo) hoặc robot trong tương lai.

Nếu tính đến tương lai xa hơn là 10-20 năm con số này có thể là gần 60%.

Trong số những người đồng ý rằng công việc của họ có thể được thực hiện bằng máy móc, 42% tin rằng một phần công việc của họ sẽ bị thay thế trong vòng 5 năm, trong khi 71% tin rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng 10 năm.

Nghiên cứu cũng cho thấy 20% người Úc từ 16 tuổi trở lên đã biết về ChatGPT và 1 triệu người Úc đã sử dụng nó chỉ 6 tuần sau khi chatbot này ra mắt.

1/3 người Úc đã quan tâm đến việc sử dụng các chatbot thông minh dựa trên AI như ChatGPT cho các nhiệm vụ khác nhau, 33% người lao động muốn sử dụng các chatbot thông minh dựa trên AI để giúp họ thực hiện công việc của mình.

Foad Fadaghi, Nhà phân tích chính và Giám đốc điều hành tại Telsyte cho biết: “Lực lượng lao động Úc đang cố gắng giảm khối lượng công việc, họ rất vui khi giao một phần công việc của họ cho AI, nhưng đồng thời họ cũng lo sợ bị thay thế.”

Dưới đây là những công việc được dự báo là sẽ bị ảnh hưởng mạnh từ sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của AI tổng hợp.

  • Dịch vụ khách hàng.
  • Công nghệ thông tin.
  • Kế toán.
  • Dịch vụ du lịch.
  • Dịch vụ tài chính.
  • Dịch vụ giáo dục.
  • Dịch vụ công cộng.
  • Dịch vụ Marketing.
  • Nhà báo.
  • Nhà sản xuất âm nhạc.
  • Thiết kế thời trang và Kiến trúc.
  • Dịch vụ tư vấn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Redbull bán hơn 11 tỷ lon nước trong 2022 và ghi nhận mức doanh thu kỷ lục

Khi cuộc sống của người dân quay lại trạng thái bình thường sau Covid-19, nhiều thương hiệu cũng hưởng lợi. Trong đó có Red Bull – gã khổng lồ ngành F&B. Họ bán được 11 tỷ lon trong năm qua, ghi nhận doanh thu kỷ lục. Điều này đã giúp gia đình kiểm soát Red Bull có khối tài sản lớn.

Redbull bán hơn 11 tỷ lon nước trong 2022
Redbull bán hơn 11 tỷ lon nước trong 2022

Tính đến ngày 14/3, tài sản của nhà Yoovidhya là hơn 27 tỷ USD, tăng 7,8 tỷ USD so với tháng 1/2022. Mức tăng này dẫn đầu trong danh sách gia đình giàu nhất châu Á của Bloomberg. Năm qua, hầu hết gia đình thuộc nhóm giàu nhất thế giới mất tiền do biến động thị trường.

Phần lớn khối tài sản này của nhà Yoovidhya đến từ cổ phần trong Red Bull. “Nước tăng lực song hành với lối sống năng động”, Simon Chadwick – Giáo sư nghiên cứu kinh tế và thể thao tại Trưởng Kinh doanh Skema (Pháp) giải thích. Khi mọi người tập luyện và đi làm trở lại, họ sẽ cần nước tăng lực.

Chaleo Yoovidhya thành lập hãng dược phẩm T.C. Pharmaceutical năm 1956 và dần mở rộng sang mảng hàng tiêu dùng (FMCG). Năm 1975, công ty ra mắt nước tăng lực Krating Daeng – tên tiếng Thái của Red Bull.

Trong một chuyến công tác châu Á sau đó, doanh nhân người Áo – Dietrich Mateschitz biết đến loại nước này khi mệt mỏi sau chuyến bay dài. Ông hợp tác với Chaleo để sửa đổi công thức và quảng cáo Red Bull ra toàn cầu từ năm 1984.

Thương hiệu này hiện có cả câu lạc bộ bóng đá và đội đua F1 mang tên mình. Red Bull cũng tài trợ nhiều môn thể thao mạo hiểm như leo núi hay lặn vách đá.

Kenneth Shea – nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho rằng Red Bull hưởng lợi sau đại dịch khi được bán nhiều hơn đối thủ tại các quán bar và nhà hàng. “Loại nước uống này được quảng cáo khá thành công về mặt phong cách sống.

Việc này cho phép Red Bull có độ nhận diện thương hiệu tốt trong thị trường đồ uống chức năng đang tăng trưởng nhanh”, Howard Telford – giám đốc nghiên cứu nước có gas tại hãng tư vấn Euromonitor International nhận xét.

Gia đình Yoovidhya kiểm soát 50% cổ phần Red Bull. 49% còn lại thuộc về Mark Mateschitz – con trai Dietrich Mateschitz. Ông Dietrich đã qua đời năm ngoái.

Red Bull hiện vẫn là công ty tư nhân, có trụ sở tại Áo và được điều hành chủ yếu bởi các cổ đông thiểu số. Gia đình Yoovidhya còn sở hữu TCP Group – công ty sản xuất nước tăng lực này ở Thái Lan và các thị trường châu Á.

Nhà Yoovidhya gần đây đối mặt nhiều scandal. Năm 2012, cháu trai Chaleo – Vorayuth liên quan đến một vụ tai nạn gây chết người. Anh ta bị cáo buộc lái một chiếc Ferrari đâm vào một cảnh sát đi xe máy. Tuy nhiên, năm 2017, Vorayuth rời Thái Lan bằng một chuyên cơ để tránh việc bị truy tố. Gia đình Yoovidhya sau đó bác bỏ mọi cáo buộc phạm tội.

Việc này từng làm dấy lên làn sóng tẩy chay Red Bull tại Thái Lan, buộc giới chức xem xét lại vụ án. Sau đó, Vorayuth bị truy tố hai tội danh. Một trong hai cáo buộc – sử dụng chất kích thích – hiện đã hết thời gian truy cứu. Cáo buộc còn lại – vô ý gây chết người – sẽ hết hiệu lực vào năm 2027.

Tài sản của nhà Yoovidhya cũng ngày càng gây chú ý tại Thái Lan. Họ cùng gia tộc Chearavanont (sở hữu CP Group) và nhà Chirathivat (sở hữu Central Group) có tổng tài sản hơn 69 tỷ USD. Con số này tương đương 14% GDP Thái Lan năm 2021. Thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan năm đó là gần 7.100 USD.

Một vấn đề khác là ai sẽ tiếp quản việc kinh doanh Red Bull. TCP Group hiện do Saravoot (53 tuổi) – con trai của Chaleo với người vợ thứ hai – điều hành. Toàn bộ lãnh đạo khác của TCP đều là người nhà Yoovidhya.

Dù sở hữu cổ phần, không ai thuộc thế hệ thứ 3 của gia đình hiện tham gia điều hành công ty. YupanaWiwattanakantang – Giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore – cho rằng họ có thể chuyển quyền quản lý cho người ngoài.

Tại Áo, Mark cũng rời vị trí quản lý sau khi cha anh qua đời. Anh đã chọn một đội lãnh đạo mới để điều hành công ty.

Thế hệ lãnh đạo kế tiếp sẽ phải đối phó với các thách thức từ việc cạnh tranh ngày càng tăng ở châu Âu và vấn đề bản quyền ở Trung Quốc. Nhưng hiện tại, Chadwick cho rằng tương lai của Red Bull vẫn tươi sáng.

“Red Bull đã tái định vị thương hiệu là loại nước không phải để uống khi ốm, mà là thứ bạn nghĩ đến đầu tiên khi cần năng lượng”, ông giải thích, “Tôi cho rằng việc kinh doanh sẽ bùng nổ, khi người ta tìm đến việc luyện tập và sức khỏe sau đại dịch”.

Tính đến 2022, Red Bull chiếm khoảng 45% thị phần mảng nước tăng lực toàn cầu.

Hà Thu (theo Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnExpress

CEO OpenAI: Các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ làm thay đổi cách tương tác trực tuyến

CEO OpenAI cho rằng Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể tác động mạnh mẽ đến nguồn thông tin và cách tương tác trên Internet theo hướng có chủ đích mà người dùng không hay biết.

CEO OpenAI: Các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ làm thay đổi cách tương tác trực tuyến
CEO OpenAI: Các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ làm thay đổi cách tương tác trực tuyến

“Thật kỳ lạ khi mọi người nghĩ đến AI như một con cá lớn và sợ nó. Nhưng cũng sẽ thật điên rồ nếu nói tôi không sợ hãi chút nào. Tôi đồng cảm với những người đang có cảm giác lo sợ như vậy”, Sam Altman nói về tương lai của siêu AI trên podcast của nhà nghiên cứu công nghệ Lex Fridman cuối tuần qua.

Theo Altman, AI có thể mang lại lợi ích to lớn, nhưng ông lo về thông tin sai lệch, cú sốc kinh tế, hoặc thứ gì đó ở mức độ vượt xa bất cứ những gì con người đã chuẩn bị. “Và điều đó không cần đòi hỏi trí tuệ siêu việt”, ông nói.

CEO OpenAI cho rằng Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể tác động mạnh mẽ đến nguồn thông tin và cách tương tác trên Internet theo hướng có chủ đích mà người dùng không hay biết. Ông ví dụ, LLM tích hợp vào mạng xã hội có thể “chỉ đạo” bất cứ thông tin nào theo định hướng từ trước.

Ngày 14/3, OpenAI ra mắt GPT-4 với khả năng xử lý đa phương thức đầu vào, trong đó có hình ảnh, giúp người dùng tương tác với nhiều chế độ. Theo tài liệu liên quan đến cách xử lý một số rủi ro của GPT-4 được công bố sau đó, OpenAI lo ngại mô hình AI có thể “khuếch đại thành kiến và duy trì khuôn mẫu”.

Trong podcast, Altman khuyến cáo người dùng không sử dụng AI cho các quyết định mang tính rủi ro cao, chẳng hạn vấn đề thực thi pháp luật, tư pháp hình sự, hoặc để đưa ra lời khuyên về pháp lý, sức khỏe. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết các mô hình AI của công ty đang học cách thận trọng hơn trong việc trả lời câu hỏi.

“Trên tinh thần xây dựng cộng đồng và dần dần đưa xã hội phát triển, chúng tôi loại bỏ một số thứ. Nó đang có những sai sót, chúng tôi sẽ tạo ra những phiên bản tốt hơn”, ông cho biết. “Tất nhiên, chúng tôi cũng cố gắng kiểm soát những thứ AI không nên trả lời. Cái gì cũng có mặt tốt và xấu. Chúng tôi sẽ giảm thiểu cái xấu và tối đa hóa cái tốt”.

Gần đây, Altman liên tục nhắc đến cảm giác lo lắng về AI, đặc biệt sau khi OpenAI thu hút sự chú ý với loạt sản phẩm như Dall-E, ChatGPT. Đầu năm nay, ông thừa nhận đã sốc vì ChatGPT quá phổ biến. Hôm 17/3, ông cảnh báo công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tái định hình xã hội, đi kèm nhiều hiểm họa khó lường.

“Chúng ta cần cẩn trọng. Mọi người nên thấy vui khi chúng tôi bày tỏ lo ngại về AI, nhất là khi các mô hình phát triển chúng có thể bị lạm dụng cho những chiến dịch tung tin giả”, Altman nói khi đó.

Tỷ phú Elon Musk nhiều lần cảnh báo AI và trí tuệ nhân tạo tổng hợp còn nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân. Altman thừa nhận phiên bản GPT-4 sử dụng phương thức “suy luận suy diễn” thay vì ghi nhớ, dẫn tới những phản hồi kỳ lạ với người dùng.

“Tôi luôn nhắc mọi người về vấn đề ảo giác, trong đó mô hình AI đưa ra các nội dung được chúng coi là thông tin thực tế, nhưng hoàn toàn là nội dung tự bịa ra”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

ChatGPT là gì? Tất cả những gì cần biết về ChatGPT

ChatGPT là một chatbot AI hội thoại được phát triển bởi OpenAI. ChatGPT được viết tắt từ Chat Generative Pre-training Transformer dùng để mô tả thuật toán xử lý ngôn ngữ của ChatGPT. Với những gì mà chatbot AI này có thể mang lại, việc hiểu bản chất của ChatGPT là gì hay sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả là vô cùng hữu ích.

ChatGPT là gì
ChatGPT là gì? Tìm hiểu toàn diện về chatbot AI ChatGPT

Kể từ khi được ra mắt bản thử nghiệm (prototype) lần đầu với tên gọi ChatGPT 3 vào tháng 6 năm 2020, tiếp đó là ChatGPT 3.5 vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, và gần đây nhất là ChatGPT 4, ChatGPT hiện có hơn 100 triệu người dùng toàn cầu và liên tục tăng trưởng.

Theo thông tin giới thiệu chính thức từ OpenAI, bản dùng thử công khai lần đầu của ChatGPT là phiên bản GPT 3.5 và đến hiện tại đã được cập lên GPT 4 với nhiều tính năng trội hơn.

ChatGPT cùng với các chatbot AI khác là một phần của làn sóng được gọi là AI tổng quát, AI tạo sinh hay AI tổng hợp (Generative AI), khái niệm đề cập đến các hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể cung cấp nội dung bằng văn bản (text) hay thậm chí là hình ảnh và video chỉ thông qua vài câu lệnh hay truy vấn yêu cầu đơn giản.

Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ phân tích toàn diện các nội dung mà bạn cần biết liên quan đến chatbot AI ChatGPT của OpenAI cũng như các thông tin khác liên quan đến các mô hình ngôn ngữ tự nhiên, thứ giá trị cốt lõi của các chatbot.

ChatGPT là gì?

ChatGPT là một chatbot AI (Generative AI) hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI phát triển dựa trên phiên bản công nghệ GPT-3.5.

ChatGPT hiện có thể được xem như là một công cụ hỏi đáp có khả năng ghi nhận câu hỏi và đưa ra các câu trả lời tức thời với các nội dung tương ứng bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language).

Khác với các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google hay Bing, ChatGPT đưa ra các câu trả lời cụ thể thay vì là các liên kết (links) để dẫn người dùng đến một trang web thứ ba nào đó trên trang kết quả tìm kiếm.

ChatGPT của ai hay ai đã tạo ta ChatGPT?

Sam Altman - Nhà sáng lập của OpenAI, doanh nghiệp sở hữu ChatGPT
Sam Altman – Nhà sáng lập của OpenAI, doanh nghiệp sở hữu ChatGPT

Chatbot AI ChatGPT được xây dựng bởi OpenAI, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Sam Altman chính là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của OpenAI.

Trước khi tạo ra ChatGPT, OpenAI nổi tiếng với DALL·E, một mô hình máy học chuyên sâu (deep-learning model) có khả năng tạo ra hình ảnh (images) từ các câu lệnh hướng dẫn bằng văn bản được gọi là lời nhắc, truy vấn hay từ khoá.

CEO Sam Altman cũng từng là chủ tịch của Y Combinator, một quỹ đầu tư chuyên rót vốn vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Đến thời điểm hiện tại, gã khổng lồ Microsoft đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào OpenAI và cũng là nhà đầu tư lớn nhất của công ty này.

Một số thông tin cần biết khi tìm hiểu về chatbot AI ChatGPT.

  • ChatGPT là chatbot có nghĩa là nó là công cụ có khả năng đàm thoại với người dùng theo mô hình hỏi-đáp. Vì hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với các mô hình ngôn ngữ lớn, ChatGPT sử dụng ngôn ngữ gần giống với con người (Human-like Technology).
  • Điểm quyết định chất lượng câu trả lời (Output) của ChatGPT phụ thuộc vào lượng dữ liệu đầu vào (Input) mà nó có được. Lượng dữ liệu đầu vào càng lớn thì khả năng câu trả lời (phản hồi) đầu ra càng chính xác (vì ChatGPT được tích hợp công nghệ máy học có khả năng ghi nhận và tối ưu dữ liệu đã từng tương tác).
  • Trong nhiều trường hợp, không có 1 câu trả lời chính các cho cùng một mục đích yêu cầu. Vì ChatGPT hiểu theo kiểu ngôn ngữ tự nhiên, tuỳ vào các yêu cầu (truy vấn nhập vào công cụ) khác nhau, theo các ngữ cảnh khác nhau mà ChatGPT gợi ý các câu trả lời khác nhau.
  • Vấn đề lớn nhất của ChatGPT đó là thông tin thiếu tính kiểm chứng. Khác với các công cụ tìm kiếm thứ mà người dùng nhận được là các liên kết dẫn đến các nguồn thông tin liên quan mà họ tìm kiếm (hỏi Google), từ đây người dùng có thể đánh giá mức độ chính xác của thông tin dựa vào mức độ uy tín của nơi họ đang xem nội dung. Ví dụ khi tìm kiếm thông tin về Luật thì nội dung ở website chính thức của Hội Luật sư sẽ chính xác hơn so với các Trang tin rác nào đó. ChatGPT thì ngược lại, nó chỉ đưa ra câu trả lời mà không biết thông tin đó lấy từ đâu.

ChatGPT gắn liền với các mô hình ngôn ngữ lớn.

ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn (large language model – LLM) dựa trên công nghệ lõi là trí tuệ nhân tạo. Mô hình ngôn ngữ lớn là mô hình được đào tạo với lượng dữ liệu đầu vào (input data) khổng lồ để từ đó có thể tổng hợp, phân tích và đưa ra các câu trả lời (output data) phù hợp nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Theo các nghiên cứu khác nhau, lượng dữ liệu đầu vào càng lớn thì khả năng đưa ra các câu trả lời của chatbot càng chính xác và ngược lại.

Theo Đại học Stanford:

ChatGPT bản 3 có 175 tỷ tham số (parameters) và được đào tạo dựa trên 570 gigabyte văn bản (Text). Để so sánh mức độ cải tiến với phiên bản trước đó, ChatGPT bản 2, chỉ có hơn 1.5 tỷ tham số và 5.7 gigabyte văn bản.

Khác với ChatGPT 2, ChatGPT 3 có thể thực hiện các nhiệm vụ mà nó chưa từng hoặc rất ít được đào tạo rõ ràng trước đó, chẳng hạn như dịch một câu từ tiếng Anh sang tiếng Pháp.”

Quay trở lại với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) vốn là một phần cốt lõi của các chatbot AI như ChatGPT. LLM có thể dự đoán các từ tiếp theo trong một chuỗi bao gồm nhiều từ trong câu và các câu tiếp theo, với khả năng này, nó có thể viết ra một đoạn văn dài hoặc toàn bộ một trang nội dung nào đó.

Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?

Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?
Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?

ChatGPT bản 3.5 được đào tạo dựa trên một lượng dữ liệu khổng lồ về mã (code) và thông tin từ internet, bao gồm các nguồn nội dung từ các trang web, diễn đàn, mạng xã hội, các đoạn hội thoại, và hơn thế nữa với mục tiêu là hiểu cách con người trao đổi hay giao tiếp với nhau.

ChatGPT cũng được đào tạo bằng cách sử dụng các phản hồi của con người, từ các câu hỏi và câu trả lời tương ứng, cùng với đó là các phản hồi cụ thể của con người, AI có thể dự đoán các câu trả lời phù hợp nhất theo từng câu hỏi hay truy vấn.

Theo một nghiên cứu về các mô hình ngôn ngữ, đây chính là phương thức đào tạo máy học mang tính đột phá:

“Một trong những mục tiêu với các mô hình ngôn ngữ lớn là được đào tạo để xác định các câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi được đưa ra. Theo mặc định, các mô hình ngôn ngữ sẽ tối ưu hóa mục tiêu dự đoán những từ tiếp theo, đó chính là thứ mà người dùng cần nhất.

Trong khi các mô hình ngôn ngữ cũng có thể đưa ra các câu trả lời sai lệch, độc hại hay không phù hợp với những gì mà người dùng tìm kiếm, việc cung cấp nhiều dữ liệu hỗ trợ hơn có thể khiến các chatbot trở nên thông minh hơn.”

Để có thể cải thiện tính chân thực của ChatGPT, những người nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm các thuật toán mới và đây là kết quả:

“Nhìn chung, kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng việc tinh chỉnh các mô hình ngôn ngữ lớn từ việc sử dụng sở thích của con người sẽ cải thiện đáng kể năng lực của nó trong nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên, mức độ an toàn và đáng tin cậy của những nội dung mà chúng đưa ra vẫn còn là một vấn đề lớn.”

Điều khiến ChatGPT khác biệt so với các chatbot AI khác là nó được đào tạo đặc biệt để hiểu ý định của con người trong một câu hỏi cụ thể và đưa ra các câu trả lời hữu ích tương ứng, trung thực và vô hại.

Một tài liệu nghiên cứu khác liên quan đến ChatGPT cũng cho thấy cách họ đào tạo chatbot AI này để có thể dự đoán những gì mà con người kỳ vọng:

“Nhiều ứng dụng học máy tối ưu hóa các số liệu đơn giản chỉ là mang tính đại diện cho ý định chủ quan ban đầu của nhà phát triển. Điều này có thể dẫn đến khá nhiều vấn đề, chẳng hạn như các đề xuất video spam trên YouTube.”

Để giải quyết điều này, yêu cầu đặt ra là cần tạo ra một AI có thể đưa ra các câu trả lời được tối ưu hóa theo ý muốn của con người.

OpenAI đã đào tạo ChatGPT bằng cách sử dụng bộ dữ liệu so sánh của con người giữa các câu trả lời khác nhau để máy học có thể dự đoán tốt hơn những gì họ đánh giá là “một câu trả lời thỏa đáng”.

Hạn chế hiện tại của ChatGPT là gì?

  • ChatGPT hạn chế về các phản hồi hay câu trả lời độc hại.

ChatGPT được lập trình đặc biệt để không cung cấp các phản hồi mang tính độc hại hoặc có dấu hiệu tiêu cực (vi phạm chính sách). Vì vậy, các câu hỏi theo kiểu này về cơ bản là “vô dụng” khi không nhận được các câu trả lời phù hợp.

  • Chất lượng câu trả lời của ChatGPT phụ thuộc vào chất lượng người hỏi.

Một hạn chế quan trọng khác của ChatGPT là chất lượng của dữ liệu đầu ra, tức các câu trả lời phụ thuộc nhiều vào chất lượng của đầu vào, tức cách người dùng đặt câu hỏi cho nó. Nói cách khác, đặc câu hỏi càng tốt thì sẽ nhận được câu trả lời càng tốt và ngược lại.

  • Không phải những gì ChatGPT trả lời đều là chính xác.

ChatGPT cũng bị giới hạn bởi mức độ chính xác của nội dung. Vì chatbot AI được đào tạo để cung cấp những câu trả lời phù hợp với con người, nó có thể đánh lừa con người rằng kết quả đầu ra mà nó cung cấp là chính xác.

Từ các câu hỏi về toán học, hoá học, đến các nội dung tin tức đơn thuần, ChatGPT có thể đưa ra các thông tin thiếu chính xác.

  • OpenAI cũng giải thích về những hạn chế của ChatGPT.

Theo OpenAI:

“ChatGPT đôi khi viết những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng lại không chính xác hoặc vô nghĩa.

Việc khắc phục được sự cố này thực sự là một thách thức, vì:

(1) trong quá trình đào tạo, những thông tin đầu vào mà ChatGPT có được ít được chứng thực là nó đúng (hoặc sai). Không có bất cứ tài liệu nào chứng minh cho điều này.

(2) khi nó được đào tạo để trở nên thận trọng hơn, tức hạn chế đưa ra các câu trả lời sai hoặc không chắc chắn, điều này khiến nó dễ từ chối các câu hỏi mà nó vẫn có thể trả lời đúng; Và

(3) đào tạo mô hình phụ thuộc vào những gì mô hình biết, hơn là những gì con người thể hiện là biết.”

ChatGPT có được miễn phí sử dụng không?

Hiện tại, OpenAI đưa ra 2 gói sử dụng cho người dùng bao gồm gói miễn phí với nhiều tính năng hạn chế và gói có trả phí là ChatGPT Plus với giá là 20 USD mỗi tháng, tuy nhiên tính năng này hiện chỉ khả dụng ở một số thị trường nhất định.

Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không hay thách thức của Google là gì ?

Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không?
Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không?

Trước làn sóng AI (Artificial intelligence) và đặc biệt khi công cụ tìm kiếm đối thủ là Bing của Microsoft thông báo hợp tác và tích hợp với ChatGPT, Google đã có ngay hành động đáp trả.

Cụ thể, Google đã giới thiệu một chatbot AI có tên là Bard được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn LaMDA. Bard hoạt động tương tự ChatGPT tuy nhiên kể từ khi ra mắt chatbot này đã liên tục mắc lỗi và tỏ ra kém hơn nhiều so với ChatGPT.

Một câu hỏi được đặt ra là, liệu ChatGPT hay các công cụ chatbot AI khác có khả năng thay thế các công cụ tìm kiếm như Google hay không.

Trong khi mục đích sử dụng hiện tại của Google tìm kiếm và ChatGPT cũng có nhiều phần khác nhau, kịch bản thay thế vẫn hoàn toàn có cơ sở khi chatbot sẽ tiếp tục được nâng cấp trong tương lai.

Các công nghệ mới vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra một tương lai tìm kiếm mới, nơi có sự kết hợp giữa chatbot và tìm kiếm hay thậm chỉ là chỉ sử dụng chatbot để tìm kiếm.

Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ ChatGPT khi nói về khả năng thay thế Google?

“ChatGPT và Google là hai nền tảng công nghệ khác nhau và phục vụ mục đích khác nhau, do đó không thể nói ChatGPT có thể thay thế Google hoàn toàn.

Google là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ được sử dụng hàng ngày bởi hàng tỷ người trên toàn thế giới để tìm kiếm thông tin trên Internet. Nó cung cấp cho người dùng các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa được nhập vào, từ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tin tức và nhiều hơn nữa.

ChatGPT là một mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) được đào tạo để tương tác với con người thông qua các cuộc trò chuyện. Nó có thể giúp trả lời câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin, dự đoán và nhiều hơn nữa.

ChatGPT không cung cấp các kết quả tìm kiếm bằng liên kết như Google, mà thay vào đó là một công nghệ tương tác kiểu hội thoại với con người.

Vì vậy, dù ChatGPT có thể giúp giải quyết một số nhu cầu liên quan đến thông tin, tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn Google trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.”

Dùng ChatGPT để làm gì hay ChatGPT có thể làm những công việc nào?

Đối với những người mới khi tìm hiểu về chatbot AI ChatGPT, một trong những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất là dùng ChatGPT để làm gì hay nó có thể giúp họ hoàn thành những loại công việc cụ thể nào.

Là một chatbot hội thoại sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn, ChatGPT có thể viết mã, trả lời các câu hỏi theo kiểu hội thoại, soạn nội dung email, biên dịch, làm thơ, viết lời bài hát và thậm chí là cả viết truyện ngắn theo phong cách của một tác giả cụ thể nào đó.

ChatGPT cũng hữu ích trong việc đưa ra các ý tưởng hay giàn bài cho các nội dung cụ thể, ví dụ như bài luận hay bài báo.

ChatGPT kiếm tiền hay tạo ra doanh thu như thế nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài các khoản được đầu tư thì OpenAI, công ty tạo ra và sở hữu ChatGPT, vẫn chưa thực sự kiếm được tiền từ chatbot. Phiên bản được sử dụng rộng rãi với hơn 100 triệu người dùng vẫn là miễn phí. Phiên bản có trả phí ChatGPT Plus vẫn khá hạn chế về lượng người dùng đăng ký.

Tuy nhiên, trong tương lai, ngoài việc mở rộng bản có trả phí, OpenAI sẽ đẩy mạnh việc bán các giải pháp công nghệ của ChatGPT (API, Plugin…) cho các doanh nghiệp muốn tích hợp ChatGPT cho mục đích nội bộ của doanh nghiệp.

Mặc dù chưa tạo ra nhiều doanh thu nhưng với tiềm năng thị trường to lớn, OpenAI hiện được định giá gần 30 tỷ USD và là một trong những công ty khởi nghiệp công nghệ thành công nhất mọi thời đại.

FAQs – Những câu hỏi phổ biến thường gặp về chatbot AI ChatGPT là gì?

  • GPT là gì?

GPT là từ viết tắt của Generative Pre-training Transformer, khái niệm mô tả một thuật toán xử lý ngôn ngữ. Sở dĩ OpenAI đặt tên cho chatbot AI của mình là ChatGPT vì nó sử dụng mô hình ngôn ngữ này để xử lý các câu trả lời.

  • ChatGPT Plus là gì?

ChatGPT Plus là phiên bản ChatGPT có trả phí. Khác với bản miễn phí vốn giới hạn về tính năng và thời gian sử dụng, ChatGPT Plus cung cấp cho người dùng nhiều tính năng độc quyền hơn, khả năng truy cập cao hơn. ChatGPT Plus hiện có giá là 20 USD mỗi tháng.

  • Làm thế nào để cài đặt, tải hay đăng ký và sử dụng ChatGPT?

Cách đăng ký và sử dụng ChatGPT tương đối đơn giản, bạn có thể đăng ký trực tiếp từ OpenAI tại liên kết: https://chat.openai.com/ hoặc xem hướng dẫn đăng ký tại đây hướng dẫn đăng ký ChatGPT.

Kết luận.

Như đã đề cập, trong khi ChatGPT hiện là chatbot hoạt động theo hướng hỏi đáp tuy nhiên nó cũng có thể tích hợp nhiều tính năng mới trong tương lai.

Bằng cách hiểu tường tận ChatGPT là gì cũng như cách nó được sử dụng, bạn có thể có thêm nhiều cách hơn để khám phá nội dung, xây dựng ý tưởng sáng tạo, và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Khả năng kiếm tiền của TikTok so với Facebook và Instagram

Dù bị coi là mạng xã hội cho người già hay hết thời, khả năng kiếm tiền của Facebook và Instagram vẫn vượt trội hơn nhiều so với TikTok.

Khả năng kiếm tiền của TikTok so với Facebook và Instagram
Khả năng kiếm tiền của TikTok so với Facebook và Instagram

Khi giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew chuẩn bị điều trần trước Quốc hội vào ngày 23/3, hơn 100 triệu người dùng của TikTok tại Mỹ lo ngại rằng chính phủ nước này đang chuẩn bị cấm nền tảng của công ty Trung Quốc vì lo ngại về vấn đề an ninh.

Trong khi đó, các công ty mạng xã hội của Mỹ như Facebook, Twitter lại “thở phào nhẹ nhõm” khi loại bỏ được đối thủ lớn nhất. Các chuyên gia cho rằng phải mất rất lâu nữa TikTok mới có thể vượt qua khả năng kiếm tiền của Facebook dù mạng xã hội này bị coi là đã “hết thời”.

TikTok còn quá non trẻ.

Mặc dù nhu cầu xem video ngắn là rất lớn, định dạng này đang tỏ ra kém lợi nhuận hơn so với nguồn cấp tin tức cũ. Theo The Economist, TikTok kiếm tiền từ người dùng Mỹ với mức độ chỉ 0,31 USD mỗi giờ, bằng 1/3 so với Facebook và 1/5 so với Instagram.

Năm nay, theo ước tính của công ty nghiên cứu Insider Intelligence, TikTok sẽ kiếm được khoảng 67 USD từ mỗi người dùng Mỹ, trong khi Instagram sẽ kiếm được hơn 200 USD. Đây cũng không chỉ là vấn đề của TikTok.

“Hiện tại, hiệu quả kiếm tiền của Reels (video ngắn) kém hơn nhiều so với Feed (bảng tin), vì vậy, Reels càng phát triển… thì càng hút mất thời gian vào Feed và như vậy chúng ta sẽ thực sự mất tiền”, CEO Meta Mark Zuckerberg nói với các nhà đầu tư hồi tháng 2.

Lý do cho vấn đề này là TikTok, Reels và các nền tảng video ngắn khác đều còn khá non trẻ, đặc biệt là trong việc kiếm tiền.

“TikTok mới chỉ chập chững bước vào ngành quảng cáo trên mạng xã hội”, chuyên gia Jasmine Enberg tại Insider Intelligence cho biết và bổ sung thêm rằng ứng dụng này mới chỉ giới thiệu quảng cáo vào năm 2019.

Các nền tảng có xu hướng giữ cho lượng quảng cáo ở mức thấp trong giai đoạn thu hút người dùng và cũng là để các nhà quảng cáo dành thời gian để làm quen với các sản phẩm mới.

“Không ai có thể tuyên bố rằng quảng cáo mới của mình là ‘cao cấp’ mà không có bất kỳ con số nào để chứng minh điều đó”, Michelle Urwin – phó chủ tịch truyền thông của công ty quảng cáo kỹ thuật số Skai, cho biết.

Meta cũng thừa nhận rằng sẽ còn rất lâu nữa Reels mới mang lại lợi nhuận như Feed. “Chúng tôi đã mất vài năm để thu hẹp khoảng cách giữa quảng cáo ở Stories và Feed”, Susan Li, Giám đốc Tài chính của Meta, cho biết trong một cuộc họp của công ty.

“Con Át chủ bài” của Meta.

Ngay cả các ứng dụng video lâu đời cũng không thể theo kịp các mạng xã hội về kiếm tiền. Theo ước tính của công ty tư vấn tài chính Bernstein, YouTube, dù đã tồn tại được 18 năm, kiếm được ít hơn một nửa số tiền trên mỗi giờ của người dùng so với Facebook hoặc Instagram.

Tại Trung Quốc, nơi video dạng ngắn đã phát triển vài năm trước khi xuất hiện ở phương Tây, quảng cáo video ngắn kiếm tiền chỉ bằng khoảng 15% so với tỷ lệ quảng cáo trên các ứng dụng thương mại điện tử địa phương.

Việc xem video ngắn dường như cũng khiến người tiêu dùng rơi vào tâm trạng thụ động hơn so với việc cập nhật trạng thái của bạn bè trên bảng tin Facebook, khiến họ ít có khả năng nhìn thấy quảng cáo hơn.

Theo báo cáo của công ty tiếp thị Tinuiti, việc đặt 1.000 lượt hiển thị cho một quảng cáo video trên Reels ở Instagram tốn khoảng một nửa so với 1.000 lượt hiển thị trên bản tin. Điều này cho thấy các nhà quảng cáo coi quảng cáo trên Reels có ít khả năng tạo ra lợi nhuận hơn.

Thống kê trên cũng cho thấy chỉ hơn 40% trong số 10 triệu nhà quảng cáo của Meta sử dụng quảng cáo Reels. Việc lấy 60% còn lại để tạo quảng cáo video có thể được thực hiện dễ dàng hơn nhờ trí tuệ nhân tạo.

Các ứng dụng video ngắn cũng bị cản trở bởi bởi cơ sở dữ liệu yếu hơn. Đối với khách hàng, một phần sức hấp dẫn của TikTok và nhiều ứng dụng tương tự là người dùng không cần làm gì khác ngoài việc xem và vuốt khi họ cảm thấy nhàm chán.

Thuật toán sử dụng điều này để tìm hiểu loại video và quảng cáo mà họ có thể thích. Nhưng phỏng đoán này không thể thay thế cho dữ liệu cá nhân cứng được thu thập bởi thế hệ mạng xã hội trước đó trong nhiều năm.

Kết quả cuối cùng là nhiều nhà quảng cáo vẫn coi video dạng ngắn là nơi dành cho quảng cáo thương hiệu, nhằm nâng cao nhận thức chung về sản phẩm của họ, thay vì quảng cáo bán hàng trực tiếp.

Điều này khiến Reels của Facebook và Instagram có lợi thế hơn chính TikTok dù chỉ là sản phẩm ăn theo. Meta có thể sử dụng kho dữ liệu người dùng được xây dựng trong nhiều năm, khi có rất ít quy tắc chống lại việc theo dõi hoạt động của người dùng trên mạng xã hội lớn.

TikTok cho biết họ đã đầu tư lớn vào các quảng cáo bán hàng trực tiếp, bao gồm các công cụ mới để đo lường độ hiệu quả của chúng. Nhưng họ vẫn khó bắt kịp Meta. “Meta đang tận dụng lịch sử lâu đời của họ”, chuyên gia Mark Shmulik của Bernstein nhận định.

“Các ứng dụng xã hội sẽ không phải là kẻ thua cuộc duy nhất trong môi trường quảng cáo mới phức tạp hơn này”, Chuyên gia Brian Wieser của công ty tư vấn quảng cáo Madison and Wall, cho biết.

Theo ông, nếu quảng cáo trên mạng xã hội trở nên kém hiệu quả hơn, thì đó sẽ là tin xấu không chỉ đối với các nền tảng bán các quảng cáo đó mà còn đối với các nhà quảng cáo mua chúng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google Bard là gì? Tất cả những gì cần biết về Google Bard

Google Bard là một chatbot được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ AI tổng hợp (Generative AI) và các nhóm ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LaMDA) của Google. Dù bạn là người làm SEO, xuất bản nội dung trực tuyến hay các nhà sáng tạo nội dung thì việc hiểu được bản chất thực sự của Google Bard là gì cũng rất cần thiết.

google bard là gì
Google Bard là gì? Tìm hiểu toàn diện về chatbot AI Google Bard

Nếu như 2022 là năm của metaverse và nhiều công nghệ mới khác thì 2023 có lẽ là năm của AI (trí tuệ nhân tạo), chatbot AI hay các nền tảng công nghệ tận dụng AI để thúc đẩy hiệu suất kinh doanh. Google Bard hay ChatGPT của OpenAI chính là những cái tên sáng giá nhất trong không gian này.

Google vừa chính thức phát hành bản dùng thử Google Bard tại một số thị trường như Anh và Mỹ, nó chính là đối thủ trực tiếp của chatbot AI ChatGPT, nền tảng công nghệ được đầu tư bởi đế chế công nghệ Microsoft.

Cái tên ‘Bard‘ khác với nhiều sản phẩm công nghệ khác là nó không xuất phát từ một thuật ngữ chuyên môn hay thuật toán nào đó, Bard đơn giản là tên gọi mà Google đưa ra.

Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ phân tích toàn bộ những gì bạn cần biết liên quan đến chatbot AI Google Bard.

Google Bard là gì?

Google Bard là một chatbot AI (trí tuệ nhân tạo) của Google được phát triển dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn LaMDA.

Bard là một AI tổng quát (Generative AI) nơi người dùng có thể sử dụng các truy vấn, từ khoá hay câu lệnh (prompts) để có được các câu trả lời tương ứng theo ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language).

Bard cũng hỗ trợ người dùng khám phá hay tìm thấy các chủ đề nội dung khác bằng cách tóm tắt những gì nó thu thập được trên môi trường internet đồng thời cung cấp các liên kết để người dùng có thể tham khảo chi tiết hơn.

Google Bard còn được gọi là Bard AI hoặc Bard.

Tại sao Google phát hành Bard?

Như đã phân tích ở trên, 2023 và xa hơn nữa là năm của AI và các công nghệ tận dụng AI. Trong bối cảnh này, các công ty công nghệ lớn cần liên tục thử nghiệm và ra mắt các sản phẩm có liên quan nằm giữ được vị thế của mình trên thị trường.

Mặt khác, sau sự ra mắt thành công của ChatGPT (sản phẩm đối thủ của Bard) với hơn 100 triệu người dùng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, Google càng nhận thức rõ hơn về thách thức mà đế chế này có thể phải đối mặt.

Trong khi ChatGPT và Bard hiện vẫn không hoàn toàn giống nhau về mục đích sử dụng, Google khó có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu hành vi tìm kiếm thông tin của người dùng thay đổi hay đơn giản ChatGPT cùng với đó là Microsoft (đơn vị sở hữu công cụ tìm kiếm Bing đầu với Google Search) sẽ làm những gì khác, rõ ràng vị thế của gã khổng lồ tìm kiếm đã có phần bị lung lay.

Dù muốn hay không, hay chưa biết rõ là cuộc đua sẽ đi đến đâu, Google vẫn phải làm một thứ gì đó, và chatbot Bard AI chính là câu trả lời.

Trở ngại lớn nhất của Google Bard là gì?

Mặc dù là một đế chế công nghệ và hiện chiếm hơn 95% thị phần mảng tìm kiếm với Google Search, Google không thể hiện được lợi thế của mình với Bard.

Sau hàng loạt dấu hiệu tiêu cực khi ra mắt như trả lời sai hay cung cấp nội dung kém liên quan, Google Bard đối mặt với nhiều lo ngại, từ không chỉ người dùng mà còn với cả các nhà đầu tư tại công ty mẹ Google.
Giá cổ phiếu của Google sau đó đã sụt giảm.

Google Bard hoạt động như thế nào?

Google Bard hoạt động dựa trên LaMDA nhưng với phiên bản chưa hoàn thiện.

LaMDA là một mô hình ngôn ngữ lớn (large language model) được đào tạo (nạp) từ các bộ dữ liệu (datasets) bao gồm các đoạn đối thoại công khai và dữ liệu web.

Theo dữ liệu nghiên cứu mà bạn có thể xem tại đây LaMDA – large language model, có hai yếu tố quan trọng liên quan đến LaMDA.

  • Mức độ an toàn: Mô hình đạt được mức độ an toàn bằng cách điều chỉnh nó với dữ liệu được chú thích bởi các nhân viên đám đông.
  • Nền tảng: LaMDA được phát triển dựa vào các nguồn tri thức bên ngoài.

Báo cáo nghiên cứu của LaMDA nêu rõ:

“…là nền tảng thực tế, liên quan đến việc cho phép mô hình tham khảo các nguồn tri thức từ bên ngoài, chẳng hạn như hệ thống truy xuất thông tin, trình dịch ngôn ngữ và máy tính. Phương pháp cho phép mô hình tạo ra các phản hồi (Câu trả lời) từ các câu lệnh dựa trên các nguồn đã biết (đáng tin cậy) thay vì là từ các nội dung chỉ đơn giản là nghe có vẻ hợp lý.”

Theo đó, Google Bard sử dụng 3 chỉ số để đánh giá kết quả đầu ra của LaMDA:

  • Tính hợp lý: Phân tích xem câu trả lời có hợp lý hay không.
  • Tính cụ thể: Đo lường mức độ cụ thể hay tính liên quan của câu trả lời, nó có chung chung và mơ hồ hay không, có liên quan đến yếu tố ngữ cảnh như thế nào.
  • Mức độ thú vị: Đánh giá xem các câu trả lời của LaMDA có sâu sắc không, có khơi gợi trí tò mò hay sáng tạo của người hỏi không.

Google có kế hoạch tích hợp hay sử dụng Bard trong mảng tìm kiếm ra sao?

Theo Google, Bard chắc chắn không phải chỉ là công cụ độc lập, thay vào đó tương lai của nó hiện đang được hình dung như là một tính năng có trong công cụ tìm kiếm.

“Sớm thôi, bạn sẽ thấy các tính năng được hỗ trợ bởi AI (Artificial intelligence) trong Google Search giúp lọc và tổng hợp các thông tin phức tạp thành các định dạng dễ hiểu hơn nhiều, vì vậy, bạn vừa có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng thể vấn đề vừa có thể tìm hiểu sâu hơn từ web.
Các tính năng AI mới này sẽ sớm được triển khai trên Google Search.”

Tính năng tìm kiếm là gì trong Google Search hay cụ thể hơn là với Google Bard?

Trên nền tảng Google, tính năng tìm kiếm là các công cụ tương tự như Google Knowledge Graph, nơi cung cấp thêm thông tin về từ khoá mà người dùng đang tìm kiếm.

Theo giải thích của Google:

“Các tính năng tìm kiếm của Google đảm bảo rằng bạn có thể nhận được các thông tin phù hợp vào đúng thời điểm ở định dạng hữu ích nhất cho từng truy vấn hay từ khoá tìm kiếm.

Đôi khi đó là một trang web và đôi khi đó cũng có thể là các bản đồ hoặc kho hàng tại một cửa hàng địa phương nào đó.”

Để có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về Bard hay thực chất Bard là gì, Ông Jack Krawczyk, trưởng nhóm sản phẩm của Google Bard chia sẻ:

“Tôi muốn nói rõ ràng là, Bard không phải là tìm kiếm.”

Một chuyên khác hiện đang phụ trách mảng tìm kiếm tại Google nói:

“Bard của Google thực sự tách biệt với tìm kiếm…”

Nói tóm lại, Bard không phải là tích hợp mới hay phiên bản mới của Google Search (Google Tìm kiếm), nó chỉ đơn giản là một tính năng (feature).

Bard của Google là một phương pháp tương tác mới để khám phá nội dung hay các chủ đề thông tin nào đó.

Một lần nữa phải nhắc lại là, Google Bard không phải là công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là, trong khi với các công cụ tìm kiếm, những gì người dùng tương tác là các liên kết (links) sẽ dẫn họ đến với các câu trả lời, Bard giúp người dùng khảo sát, phân tích và tổng hợp thông tin.

Theo giải thích của Google:

“Khi mọi người nghĩ về Google, họ thường nghĩ đến việc sử dụng để tìm kiếm những câu trả lời thực tế một cách nhanh chóng, chẳng hạn như “marketing là gì?”.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng Google với mong muốn tìm thấy các thông tin chi tiết và sâu sắc hơn – ví dụ như “có những phương pháp làm nghiên cứu thị trường cụ thể nào?”

Trong khi việc tìm kiếm các thông tin chuyên sâu như thế này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, Bard chính là một phương pháp tương tác khác giúp người dùng nhanh chóng hiểu về một chủ đề nào đó.”

Cách Google Bard lấy mẫu thông tin.

Ở khía cạnh tổng thể, vấn đề với các mô hình ngôn ngữ lớn nói chung là chúng bắt chước các câu trả lời, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sai sót trong thực tế.

Các nhà nghiên cứu, những người đã tạo ra LaMDA nói rằng các cách tiếp cận như tăng kích thước của mô hình có thể giúp nó thu được nhiều thông tin thực tế hơn.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ thất bại trong những lĩnh vực mà nó liên tục thay đổi theo thời gian, các nhà nghiên cứu gọi vấn đề này là “vấn đề khái quát hóa thông tin hay nội dung theo thời gian”.

Sự mới mẻ của thông tin theo nghĩa là kịp thời sẽ không thể được đào tạo hay ứng dụng với mô hình ngôn ngữ tĩnh (static language model).

Từ đó, giải pháp mà LaMDA của Google theo đuổi là các hệ thống truy xuất thông tin truy vấn tìm kiếm (search query). Vì hệ thống truy xuất thông tin vốn là một công cụ tìm kiếm (search engine), LaMDA sẽ kiểm tra các trang kết quả tìm kiếm.

Tính năng này từ LaMDA chính là một tính năng của Bard.

Google Bard giải thích như sau:

“Bard là công cụ sẽ tìm cách kết hợp nền tảng kiến thức hiện có của thế giới với trí thông minh và sự sáng tạo của các mô hình ngôn ngữ lớn của Google. Google Bard dựa trên thông tin có sẵn từ web để cung cấp những phản hồi mới và chất lượng cao nhất.”

Bard là hệ thống trả lời các câu hỏi theo kiểu hội thoại.

Như đã đề cập ở các phần đầu của bài viết, cái tên “Bard” không xuất phát từ một thuật toán cụ thể nào liên quan đến tìm kiếm hay AI (trí tuệ nhân tạo), nó đơn thuần chỉ là tên gọi mà Google đặt.

Bard hoạt động dựa trên các thuật toán liên quan đến hệ thống hỏi-đáp được hỗ trợ bởi AI, bạn có thể xem toàn bộ các báo cáo và nghiên cứu về Bard tại đây: Dialog Inpainting: Turning Documents into Dialogs.

Một trong những vấn đề lớn nhất với việc đào tạo một hệ thống chatbot AI như Bard là bộ dữ liệu gồm câu hỏi và câu trả lời thường bị giới hạn ở cách mọi người tương tác với hệ thống.

Cụ thể là, nó không bao gồm những cặp nội dung (hỏi và đáp) của những người bên ngoài môi trường đó và với từng loại câu hỏi người dùng đặt ra thì khó có thể biết được câu trả lời chính xác cho nó là gì.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu xây dựng một hệ thống dùng để đọc các trang web, sau đó sử dụng các thuật toán để dự báo các câu hỏi có thể được hỏi với các câu trả lời tương ứng.

Ví dụ nếu một đoạn nội dung trên Wikipedia có thông tin là “Quảng cáo là một phương thức truyền thông có trả phí”, thì câu hỏi mà hệ thống đưa ra có thể là “Quảng cáo là gì?”

Các bộ dữ liệu này đóng vai trò giúp các hệ thống hội thoại hỏi đáp có thêm thông tin để đối sánh để từ đó có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất dựa trên công nghệ máy học (Machine Learning).

Các mô hình ngôn ngữ lớn được liên kết với các nguồn thông tin.

Khác với ChatGPT, là chatbot AI này chỉ đưa ra câu trả lời mà không thể hiện rõ thông tin nó có được là từ đâu hay từ nguồn nào, Google cho biết Bard sẽ có thể trích dẫn các nguồn thông tin mà nó sử dụng để cung cấp cho người dùng.

Nghiên cứu từ Google cho biết:

“Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đã cho thấy những kết quả ấn tượng. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các LLM có thể có tiềm năng trong các tình huống tìm kiếm thông tin cụ thể.

Chúng tôi tin rằng khả năng gán thuộc tính cho các văn bản hay nội dung mà LLM tạo ra sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa trong bối cảnh này.

Chúng tôi xây dựng và nghiên cứu các mô hình hỏi đáp như là một bước quan trọng đầu tiên trong quá trình phát triển các LLM.”

Loại mô hình ngôn ngữ lớn này có thể đào tạo cho một hệ thống có thể trả lời bằng các tài liệu hay nội dung hỗ trợ, về mặt lý thuyết, điều này có nghĩa là, thay vì nó tự ý đưa ra các câu trả lời, nó đảm bảo rằng nó phản hồi người dùng dựa trên những thông tin cụ thể.

Theo Google:

“Theo công thức của chúng tôi, đầu vào của mô hình hay hệ thống là một câu hỏi và đầu ra của nó là một cặp (câu trả lời, phân bổ) trong đó câu trả lời sẽ bao gồm một chuỗi các câu trả lời và phân bổ sẽ được gắn với các kho văn bản cố định. Phân bổ (attribution) cũng sẽ đưa ra các bằng chứng hay nguồn thông tin cho các câu trả lời.”

Mục tiêu cuối cùng của điều này là tạo ra những cặp hỏi đáp tốt hơn – điều mà Google muốn có ở Bard.

  • Mô hình phân bổ cho phép người dùng và nhà phát triển đánh giá độ tin cậy của các câu trả lời.
  • Mô hình phân bổ cũng cho phép các nhà phát triển nhanh chóng xem xét chất lượng của các câu trả lời kể từ khi các nguồn thông tin được gửi đi (cung cấp cho người dùng).

Hạn chế lớn nhất với Google Bard hay các mô hình ngôn ngữ lớn khác là gì?

Theo một nghiên cứu từ Đại học Cornell liên quan đến cách khám phá phương thức gán nguồn phân bổ cho các mô hình ngôn ngữ lớn:

“Các mô hình ngôn ngữ (LM) lớn hiện vượt trội hơn nhiều so với các mô hình máy học vài lần (few-shot learning), hỏi-đáp hay các mô hình hội thoại khác.

Tuy nhiên, đôi khi chúng tạo ra nội dung không được hỗ trợ hoặc gây hiểu lầm (misleading content).

Người dùng không thể xác định liệu kết quả đầu ra của họ có đáng tin cậy hay không, bởi vì hầu hết các LM không có bất kỳ cơ chế tích hợp nào để ghi nhận các bằng chứng hay nguồn từ bên ngoài.

Để kích hoạt tính năng này trong khi vẫn bảo toàn tất cả các ưu điểm mạnh mẽ của các mô hình thế hệ gần đây, chúng tôi đề xuất RARR (Mô hình Phân bổ có sử dụng các Nghiên cứu và Sửa đổi).

…chúng tôi nhận thấy rằng RARR có khả năng cải thiện đáng kể tính năng phân bổ, một mặt nó có thể chủ động tìm các nguồn phân bổ đầu ra, mặt khác chúng có thể sửa các nội dung không có nguồn hỗ trợ.

Hơn nữa, việc triển khai RARR chỉ yêu cầu một số tính năng đào tạo cơ bản, mô hình ngôn ngữ lớn và tìm kiếm web tiêu chuẩn.”

Cách người dùng có thể truy cập vào Google Bard?

Google Bard hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và chỉ áp dụng với những người dùng được mời cũng như giới hạn ở một số thị trường nhất định.

Nếu bạn thuộc các quốc gia có hỗ trợ bạn có thể truy cập Bard ngay tại đây: Truy cập Google Bard.

Nhắc lại một lần nữa từ Google, Bard không phải là công cụ tìm kiếm, do đó khuyến khích người dùng đăng ký và sử dụng Bard theo những cách phù hợp nhất.

Hiểu Google Bard là gì và nên sử dụng nó như thế nào thực sự có ý nghĩa với bất kỳ ai dù là người làm về công nghệ, Marketing, SEO hay các nhà sáng tạo nội dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Học được gì từ chiến lược tuyển dụng hiện tại của ByteDance (công ty mẹ TikTok)

Mặc dù TikTok đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc nhiều quốc gia hơn đang cấm ứng dụng, đến việc phải đối phó với hoạt động kiểm duyệt nội dung trên nền tảng, hàng loạt vị trí đang tuyển dụng của công ty mẹ ByteDance tiết lộ nhiều chiến lược của công ty này.

Học được gì từ chiến lược tuyển dụng của ByteDance (công ty mẹ TikTok)
Học được gì từ chiến lược tuyển dụng của ByteDance (công ty mẹ TikTok)

Trong khi CEO TikTok, Shou Chew, đang phải điều trần trước Hạ viện Mỹ do những lo ngại về dữ liệu và an toàn nội dung, công ty mẹ ByteDance vẫn liên tục tuyển dụng và bành trướng vị thế tại nhiều văn phòng khác nhau.

Từ văn phòng ở San Jose, Mountain View đến San Francisco, nhân viên của ByteDance đang làm nhiều thứ khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở mạng xã hội TikTok.

Cụ thể, ByteDance hiện đang tuyển dụng hơn 100 việc làm khác nhau, từ nhân viên nghiên cứu và phát triển đến tiếp thị sản phẩm (Product Marketing) và dịch vụ khách hàng. Ví trị tuyển dụng và mô tả công việc thể hiện nhiều chiến lược của ByteDance và TikTok trong tương lai gần.

Tại văn phòng San Jose.

Tại đây, ByteDance đã mua lại Pico, một công ty khởi nghiệp chuyên về thực tế ảo (VR) của Trung Quốc với giá được tiết lộ là 772 triệu USD vào năm 2021. Công ty này sản xuất tai nghe VR cạnh tranh cạnh tranh trực tiếp với Meta (công ty mẹ của Facebook).
Hiện văn phòng đang tuyển dụng các vị trí bao gồm: nhà nghiên cứu theo dõi thông qua mắt (eye-tracking researcher), kỹ sư bảo mật, kỹ sư đồ họa và một loạt các nhà phát triển (developer) khác.
  • Head of enterprise service (Trưởng bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp): Theo thông tin được chia sẻ, nhóm hỗ trợ doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược VR của ByteDance. Nhóm này sẽ bán các sản phẩm là phần mềm lẫn phần cứng liên quan đến công nghệ thực tế ảo. Mức lương năm:135,000 USD – 327,600 USD.
  • Eye tracking optical system engineer (Kỹ sư hệ thống quang học theo dõi mắt): Vị trí này làm các công việc liên quan đến việc phát triển và thử nghiệm các hệ thống theo dõi thông qua mắt. Mức lương năm: 112,200 USD – 205,000 USD.

Tại văn phòng Mountain View.

Hiện tại, văn phòng ở đây là nơi làm việc của cả các nhân viên ByteDance lẫn TikTok, mặc dù ByteDance chủ yếu được biết đến với tư cách là đơn vị sở hữu TikTok, công ty đế từ Trung Quốc này cũng tạo ra Lark, một công cụ cộng tác và hỗ trợ kinh doanh tương tự ứng dụng Slack.
Môt số vị trí đang tuyển dụng tại đây như:
  • Data scientist (Nhà khoa học dữ liệu), quảng cáo TikTok (TikTok Ads), nhắm mục tiêu quảng cáo (Ads Targeting), đấu giá và phân phối quảng cáo (Ad auction and delivery). Các vị trí này hiện thuộc nhóm sản phẩm kiếm tiền của TikTok, chuyên hỗ trợ phát triển các sản phẩm quảng cáo nhằm mục tiêu giúp các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu một cách hiệu quả. Mức lương năm: 153,000 USD – 296,000 USD.
  • Research scientists, natural language processing: Các nhà khoa học nghiên cứu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Vai trò này liên quan đến việc áp dụng các thuật toán máy học để cải thiện thứ hạng tìm kiếm, khả năng hiểu video và ngôn ngữ tự nhiên. Mức lương năm: 136,800 USD – 280,000 USD.

Tại văn phòng San Francisco.

Văn phòng này cũng đang tuyển nhiều vị trí khác nhau bao gồm Head of marketing.
  • Head of marketing: Vị trí này yêu cầu ứng viên phải có ít nhất là từ 10 năm kinh nghiệm marketing chuyên về sản phẩm là phần mềm dành cho doanh nghiệp. Ưu tiên các ứng viên từng làm việc tại các công ty công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao. Mức lương năm: 136,400 USD – 375,200 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Toshiba sắp bán mình với giá hơn 15 tỷ USD

Tượng đài công nghệ Nhật 140 năm tuổi – Toshiba, sắp kết thúc giai đoạn khó khăn khi chấp nhận đề nghị bán với 2.000 tỷ yen (tương đương hơn 15 tỷ USD).

Toshiba sắp bán mình với giá hơn 15 tỷ USD
Toshiba sắp bán mình với giá hơn 15 tỷ USD

Theo tuyên bố hôm nay (23/3), HĐQT Toshiba cho biết đã duyệt đề nghị trên của một nhóm doanh nghiệp do Japan Industrial Partners (JIP) đứng đầu. Toshiba cho biết 17 công ty Nhật và 6 tổ chức tài chính trong nước sẽ tham gia vào thương vụ này.

Đề nghị 2.000 tỷ yen (15,3 tỷ USD) tương ứng với 4.620 yen mỗi cổ phiếu của tượng đài công nghệ Nhật Bản. Con số này cũng cao hơn 9,7% so với mức giá chốt phiên cổ phiếu Toshiba hôm 23/3.

Động thái này có thể chấm dứt nhiều năm hỗn loạn tại Toshiba với loạt bê bối khiến công ty gặp khó khăn dẫn đến quyết định phải bán mình.

Ban lãnh đạo Toshiba, chính phủ Nhật và các cổ đông lớn nước ngoài bất đồng về tương lai doanh nghiệp này. Các nhà đầu tư muốn tối ưu hoá lợi nhuận, còn chính phủ Nhật lại ưu tiên giữ các mảng kinh doanh và công nghệ nhạy cảm khỏi tay nước ngoài.

Theo Toshiba, trước khi nhu cầu về chip nhớ và ổ cứng đi xuống, nhóm doanh nghiệp trên đã đề nghị mua với giá 5.500 yen mỗi cổ phiếu.

Tuy nhiên, JIP đã hạ giá mua nhiều lần do thị trường xấu đi, triển vọng doanh thu của Toshiba đi xuống. Họ cũng phải đối mặt với khó khăn trong việc thu xếp nguồn lực tài chính khi các nhà băng thận trọng hơn trong việc cấp vốn cho giao dịch lớn trong lúc kinh tế không thuận lợi.

Bloomberg nhận định nếu thương vụ thành công, đây sẽ là một trong những giao dịch lớn nhất châu Á năm nay trong bối cảnh thị trường M&A sụt giảm.

Nó cũng sẽ là một trong những thương vụ mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân lớn nhất từ trước tới nay tại Nhật Bản.

Nhà phân tích Mio Kato tại LightStream Research đánh giá đây sẽ là một điều tích cực vì một trong những vấn đề với Toshiba là thiếu một chiến lược nhất quán.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng vẫn còn một số việc phải làm trong việc thiết lập các động lực tăng trưởng và tối đa hoá tiềm năng một số mảng kinh doanh mới nổi của Toshiba.

Toshiba liên tiếp gặp nhiều khủng hoảng trong 8 năm qua, khởi đầu từ vụ bê bối kế toán năm 2015. Điều này khiến lợi nhuận bị thâm hụt và công ty phải tái cơ cấu toàn diện.

Theo kết luận của một ủy ban điều tra độc lập khi đó, Toshiba đã phóng đại lợi nhuận lên thêm 151,8 tỷ yen (1,2 tỷ USD) trong 5 năm.

Con số này gấp 3 lần dự tính ban đầu của hãng. Toshiba lỗ chủ yếu ở các mảng cốt lõi tại Trung Quốc, Hàn Quốc và phải chuyển sang tập trung vào cơ sở hạ tầng, điện hạt nhân. Sau khi điều chỉnh lại, Toshiba báo lỗ 37,8 tỷ yen năm 2014.

Đến đầu năm 2017, Toshiba liên tục trễ hạn công bố báo cáo tài chính do những rắc rối tại mảng điện hạt nhân ở Mỹ.

Lãnh đạo hãng này cũng không nghiên cứu cẩn thận việc mua lại CB&I Stone & Webster – thương vụ được coi là giải pháp để chi nhánh Westinghouse (chi nhánh của Toshiba tại Mỹ) hoàn thành các dự án lò phản ứng bị trì hoãn tại Georgia và Nam Carolina khi đó. Các dự án này của họ sau đó đều bị vượt dự toán và chậm tiến độ.

Việc đầu tư vào mảng năng lượng hạt nhân tại Mỹ khiến Toshiba lỗ 6,3 tỷ USD và mấp mé bờ vực bị huỷ niêm yết. Công ty buộc phải bán viên ngọc quý – đơn vị kinh doanh chip nhớ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu năm ngoái, các cổ đông đã không chấp nhận đề xuất chia tách Toshiba của ban lãnh đạo hãng. Đây như biện pháp thay thế cho việc bán tập đoàn cho quỹ đầu tư tư nhân – phương án mà nhà đầu tư mong muốn.

Thất bại của kế hoạch này đã thúc đẩy ban lãnh đạo tìm kiếm các lựa chọn chiến lược cho tương lai Toshiba, trong đó có việc bán mình. JIP được chọn là người mua ưu tiên vào tháng 10/2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook và Google tuyển người vì sợ ứng viên rơi vào tay đối thủ

Nguyên nhân gây ra làn sóng sa thải công nghệ được cho là do các công ty tuyển quá nhiều nhân viên để làm “công việc hữu danh vô thực”. Facebook và Google tuyển người vì sợ ứng viên rơi vào tay đối thủ.

Facebook và Google tuyển người vì sợ ứng viên rơi vào tay đối thủ
Facebook và Google tuyển người vì sợ ứng viên rơi vào tay đối thủ

Theo Business Insider, việc cắt giảm trong loạt công ty công nghệ như Meta (Công ty mẹ mạng xã hội Facebook), Amazon hay Alphabet (công ty mẹ của Google) từ cuối năm ngoái là do hiện tượng bùng nổ trước đó: tuyển dụng quá nhiều để làm những công việc không thực sự cần thiết.

“Các công ty công nghệ lớn phải chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng quá nhiều rồi lại sa thải hàng loạt. Họ tuyển người mới cho làm những vị trí ảo chỉ để đáp ứng thước đo phù phiếm về tuyển dụng”, Keith Rabois, nhà đầu tư công nghệ và CEO công ty hỗ trợ tài chính OpenStore, nói tại sự kiện ngân hàng Evercore ở Miami (Mỹ) tuần trước.

Rabois, từng làm CEO PayPal đầu những năm 2000, ước tính Alphabet và Meta có tới hàng nghìn nhân viên không làm gì cả. “Họ không có gì để làm. Thực tế họ đảm nhận vị trí hữu danh vô thực”, ông nói. “Mọi thứ đang được phơi bày. Có những người chẳng làm gì ngoài đi họp”.

Theo tỷ phú này, các công ty tại Thung lũng Silicon cố tình tuyển quá nhiều kỹ sư và tài năng công nghệ chỉ với mục đích ngăn họ chuyển sang công ty đối thủ. “Một chiến lược khá mạch lạc”, Rabois nhận xét.

Một số chuyên gia khác có chung quan điểm. Theo Marc Andreessen, đồng sáng lập quỹ Andreessen Horowitz (a16z) và từng nằm trong ban giám đốc của Meta, Thung lũng Silicon đang tồn tại lớp nhân viên gọi là “Laptop Class”.

Ông từng nhắc đến cụm từ này trên Twitter đầu năm ngoái khi làn sóng tuyển dụng tại các công ty công nghệ Mỹ đạt đỉnh. “Laptop Class” chỉ những người thường xuyên sử dụng máy tính xách tay để làm việc, nhưng vai trò và hình ảnh của họ “hoàn toàn trừu tượng, không có thực tế vật lý hữu hình”, còn ý kiến từ họ cũng không được ghi nhận.

Giữa 2022, Andreessen tiếp tục nêu trên Twitter rằng các công ty công nghệ lớn tại Silicon đang thừa nhân lực gấp hai lần những năm trước, trong đó “các công ty lớn tồi tệ” còn thừa gấp bốn lần trở lên.

Tỷ phú công nghệ Thomas Siebel,CEO công ty AI C3, cho biết những ông lớn như Meta và Google đã tuyển nhiều đến mức họ không có đủ vị trí công việc để sắp xếp cho nhân viên.

“Thật lạ khi Google và Meta tiếp nhận hàng loạt nhân viên nhưng không xếp việc làm cho họ. Đúng là họ thực sự không làm gì”, Siebel nói.

Giữa tháng 3, Britney Levy, một cựu nhân viên Meta, cũng nói trên TikTok rằng công ty xem nhân viên như một loại thẻ Pokemon để sưu tập. “Tôi nằm trong nhóm nhân viên được tuyển vào một vị trí kỳ lạ: nhóm không phải làm việc”, cô nói. “Tôi có thể nghỉ cả một ngày mà không ai biết”.

Giữa tháng 2, hai nhân viên Meta tiết lộ trên FT rằng nhiều người trong công ty chưa được sắp xếp công việc, ngồi chơi vẫn có lương vì cấp quản lý không thể lên kế hoạch do việc phê duyệt các quyết định kéo dài cả tháng.

Trong làn sóng sa thải, tỷ phú Rabois dành lời khen cho Elon Musk, người đã mạnh tay loại bỏ 70% nhân viên Twitter kể từ khi tiếp quản mạng xã hội cuối tháng 10 năm ngoái.

“Mọi người đang theo dõi Elon và Twitter. Rõ ràng ông ấy đang làm gương, dù là một tấm gương cực đoan,” Rabois nói. “Trọng tâm của ngành công nghệ sẽ chuyển từ mô hình tăng trưởng bằng mọi giá sang tập trung vào khả năng sinh lời, như doanh thu được tạo ra trên mỗi nhân viên”.

Theo số liệu từ website chuyên theo dõi sa thải Layoffs.fyi, trong năm 2022, hơn 1.000 công ty đã cắt giảm 160.000 nhân viên. Tuy nhiên, chỉ trong ba tháng đầu năm nay, con số bị sa thải đã vượt mốc 100.000 người. Trong đó, những công ty như Meta, Amazon đã thực hiện đợt sa thải thứ hai chỉ trong vài tháng, với con số lên tới hàng chục nghìn người.

Hầu hết lý do lãnh đạo các công ty đưa ra là do tình hình kinh tế ảm đạm, bất ổn chính trị hay chiến lược tinh gọn bộ máy và cắt giảm chi tiêu.

Dù vậy, giới chuyên gia đánh giá quyết định sa thải có thể là hành động bắt chước nhau, chứ không mang lại hiệu quả thực sự về chi phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | Theo VnExpress

Microsoft Edge tích hợp AI có khả năng tạo hình ảnh

Trình duyệt Microsoft Edge và công cụ tìm kiếm Bing hiện đã được tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) có khả năng tạo hình ảnh.

Microsoft Edge tích hợp AI có khả năng tạo hình ảnh
Microsoft Edge tích hợp AI có khả năng tạo hình ảnh

Không lâu sau khi tung ra công cụ chat có tên là Bing AI Chat tích hợp sẵn trong trình tìm kiếm Bing và dựa trên công nghệ ChatGPT, Microsoft tiếp tục cho phép người dùng tạo ra các hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo khi giới thiệu phiên bản xem trước (preview) của Bing Image Creator – dựa trên DALL-E AI của OpenAI và tích hợp sẵn trên cả trình tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge.

Với Bing Image Creator, người dùng chỉ cần yêu cầu chatbot tạo một hình ảnh thông qua mô tả trực tiếp về hình ảnh hoặc theo dõi các truy vấn trước đó.

Nếu bạn đang tự hỏi liệu làm thế nào để cải tạo phòng khách của mình, bạn có thể yêu cầu Bing vẽ ra một số ý tưởng bài trí dựa trên các yêu cầu và mong muốn của bạn.

Microsoft có đủ nhận thức về khả năng mọi thứ trở nên tồi tệ nếu các công cụ AI của họ bị lạm dụng. Nên công ty cho biết họ đang áp dụng “các biện pháp bảo vệ tăng cường” bên cạnh OpenAI, theo đó công cụ này sẽ được lập trình để ngăn người dùng tạo ra những hình ảnh có khả năng “gây hại”, công ty cũng nhúng thêm dòng chữ in mờ (watermark) vào bức ảnh để người xem biết rằng hình ảnh đó được tạo bằng AI.

Trình tạo ảnh Bing Image Creator có sẵn trong tùy chọn của phiên bản Bing và Edge trên máy tính và thiết bị di động ở dạng bản preview thông qua một trang web chuyên biệt là www.bing.com/create.

Nếu là thành viên của nhóm thử nghiệm, bạn sẽ phải chuyển đổi chế độ Sáng tạo để dùng thử trình tạo ảnh này. Nhưng Microsoft đang có kế hoạch đưa công cụ sáng tạo AI của họ đến người dùng phổ thông ở chế độ “Balanced and Precise” trong tương lai gần và tinh chỉnh thêm. Trước mắt, công cụ này chỉ hỗ trợ nhập liệu bằng tiếng Anh, các ngôn ngữ phổ biến khác sẽ sớm được bổ sung.

Theo Engadget, công nghệ DALL-E xuất hiện ngay khi Adobe hé lộ kế hoạch đưa AI vào Photoshop, After Effects và Premiere Pro, trong khi NVIDIA đang tung ra một dịch vụ đám mây AI.

Dù có thể Microsoft không muốn cạnh tranh trực tiếp với Adobe hay NVIDIA, nhưng họ đang tham gia vào làn sóng những gã khổng lồ công nghệ vốn đang coi việc tạo ra hình ảnh AI là một công cụ mang tính cách mạng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter sẽ tính phí và gỡ các tick xanh được cấp miễn phí trước đây

Nếu không muốn trả 2,7 triệu cho một năm gắn tick xanh Twitter, người dùng có thể thanh toán lẻ hằng tháng với giá 259.000 đồng.

Chương trình trả phí để mua tick xanh Twitter vừa được mở rộng toàn cầu nên người dùng tại Việt Nam có thể mua khi có nhu cầu. Ngoài ra, từ ngày 1.4, hãng cũng xóa các tick xanh đã cấp miễn phí trước đây.

Trong thông báo về phiên bản cập nhật Twitter Blue vừa qua, mạng xã hội “chim xanh” cho biết ai cũng có thể mua dấu tick xanh và các bài đăng của họ sẽ được ưu tiên hiển thị trên nền tảng.

Ngoài ra, chủ nhân tài khoản có dấu tick sẽ ít gặp quảng cáo hơn trong quá trình sử dụng mạng xã hội, nâng độ dài tối đa mỗi dòng tweet lên 4.000 ký tự. Họ cũng được trao khả năng chỉnh sửa, hoàn tác bài đăng, đánh dấu thư mục, tùy chỉnh thanh điều hướng…

Tick xanh Twitter được bán qua website hoặc ứng dụng trên nền tảng iOS và Android, tuy nhiên giá mua trên phần mềm sẽ cao hơn web vì phải thanh toán phí hoa hồng lên tới 30% trên mỗi giao dịch theo quy định của Apple và Google.

Trên trang Twitter cá nhân, tỉ phú Elon Musk – người đang sở hữu mạng xã hội này, đã đăng lời kêu gọi người dùng mua dấu tick qua website của hãng.

Về chi phí, người dùng ở Mỹ phải trả 8 USD mỗi tháng hoặc 84 USD một năm khi đăng ký qua web. Giá trên thiết bị di động lần lượt là 11 USD và 114,99 USD.

Trong khi đó, người dùng ở Việt Nam muốn mua Twitter Blue cần trả tương ứng 259.000 đồng và 2,7 triệu đồng. Những tài khoản vốn có tick xanh từ trước sẽ bị xóa dấu và buộc phải mua lại nếu có nhu cầu. Dấu tick xanh từng được sử dụng để xác minh tài khoản chính thức của người nổi tiếng, chính trị gia…, tránh giả mạo trên mạng xã hội Twitter.

Không chỉ người dùng cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức còn được mời đăng ký gói dịch vụ xác minh tài khoản, giá từ 1.000 USD mỗi tháng.

Tháng 11.2022, không lâu sau khi nắm quyền kiểm soát mạng xã hội lớn thứ hai thế giới, Elon Musk cho người dùng tùy ý mua tick xanh Twitter. Không ít người đã lợi dụng chính sách này và đổi tên thành người nổi tiếng, đăng tin thất thiệt gây rối loạn trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Hạ viện Mỹ chia sẻ với CEO TikTok: TikTok nên bị cấm tại Mỹ

Phần giải trình của CEO TikTok Shou Chew trong phiên điều trần càng khiến Hạ viện Mỹ muốn cấm TikTok vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia.

Những câu trả lời, trình bày của CEO Shou Chew trước Hạ viện Mỹ trong phiên điều trần ngày 24.3 (giờ Việt Nam) có thể xem như “thảm họa” – theo lời nhà phân tích nổi tiếng Dan Ives của công ty Wedbush Securites bởi trước và sau sự kiện, dường như ý định cấm TikTok trên đất Mỹ vẫn còn nguyên, thậm chí có phần cương quyết hơn.

“Nền tảng của ông nên bị cấm tại Mỹ. Ông có thể nói bất kỳ điều gì để tránh kết quả đó”, Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Năng lượng (thuộc Hạ viện Mỹ), bà Cathy McMorris Rodgers mở đầu phiên điều trần kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ.

Trong phiên, không ít lần người đứng đầu Ủy ban nhắc lãnh đạo TikTok tuyên thệ và có nghĩa vụ nói ra sự thật, nhưng nội dung trả lời của ông Chew không đủ sức thuyết phục các hạ nghị sĩ của lưỡng đảng. Bloomberg đánh giá những gì CEO TikTok nói ra càng khiến các nhà lập pháp Mỹ có thêm động lực để buộc cấm nền tảng này tại đây.

Gần 5 giờ trôi qua, ông Chew đối mặt với vô số câu hỏi kèm mối nghi ngờ về hoạt động gửi, chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ về Trung Quốc.

Hạ viện cũng yêu cầu ByteDance (công ty mẹ của mạng xã hội TikTok) thoái vốn, hoặc sẽ cấm mạng xã hội chia sẻ video này. Theo vị CEO, TikTok đang hoạt động độc lập với ByteDance (trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc).

“Trụ sở chính của TikTok ở Singapore và Los Angeles”, Shou Chew khẳng định. Ông cũng nhấn mạnh mấu chốt là dữ liệu người dùng Mỹ được “lưu trữ trên đất Mỹ, thuộc một công ty Mỹ và do nhân viên người Mỹ giám sát”. Nhưng trước câu hỏi về mối liên quan của nhân viên ByteDance đối với số dữ liệu này, ông Chow không thể dứt khoát câu trả lời.

“Chúng tôi chưa thấy bằng chứng của việc đó”, người đứng đầu TikTok nói.

Nghị sĩ Bob Latta yêu cầu CEO TikTok trả lời “có hoặc không” cho câu hỏi trên thì đáp lại, Shou Chew nói “Đây là vấn đề phức tạp”.

Hạ viện bật cười trước câu trả lời của vị lãnh đạo doanh nghiệp. Ở một câu trả lời khác, Chew không cho rằng “hoạt động gián điệp là cách miêu tả đúng” khi được hỏi về những bằng chứng từng được Forbes đăng tải liên quan việc nhân viên ByteDance được truy cập vào dữ liệu TikTok của nhà báo Mỹ.

Ngoài vấn đề về bảo mật, an ninh và an toàn thông tin của người dùng, phiên điều trần cũng “nóng” vì các khoảnh khắc được tổng hợp trên nền tảng dẫn đến nhiều vụ tự tử của trẻ vị thành niên tại Mỹ.

TikTok, ByteDance bị kiện vì đề xuất cho thanh, thiếu niên hàng nghìn video liên quan đến sự tuyệt vọng, hướng dẫn làm hại bản thân… Trong phòng điều trần hôm nay cũng có sự xuất hiện của cặp vợ chồng từng mất con trai 16 tuổi sau khi sử dụng TikTok.

Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra trong phiên làm việc nhưng không khí của căn phòng gần như luôn trong tình trạng căng thẳng. Đã có thời điểm nghị sĩ đập bàn và chỉ vào mặt Chew, cho thấy thái độ gay gắt.

“Chúng tôi đến đây với hy vọng được nghe những điều cụ thể từ TikTok để giảm mối quan ngại, nhưng đến giờ vẫn chưa thể yên tâm với bất kỳ điều gì ông nói. Lời của ông khiến tôi đặt ra nhiều câu hỏi hơn là trả lời”, hạ nghị sĩ Lisa Blunt Rochester nó và thừa nhận không hài lòng với những gì đã diễn ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Canva tích hợp AI vào hàng loạt tính năng

Nền tảng thiết kế đồ họa Canva vừa công bố tích hợp một loạt các công cụ AI mới nhằm bắt kịp xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Microsoft, Google và thách thức đối thủ Adobe.

Canva tích hợp AI vào hàng loạt tính năng
Canva tích hợp AI vào hàng loạt tính năng

Với những người dùng thiết kế đồ họa không chuyên, nhà sáng tạo nội dung hay dân marketing, Canva đã không còn xa lạ khi dần trở thành công cụ đắc lực để sáng tạo ra những ấn phẩm thiết kế chất lượng.

Mới đây, nền tảng thiết kế trên web đã giới thiệu bộ tính năng lớn dựa trên AI tập trung tối ưu hóa quy trình tạo nội dung.

Được công bố tại sự kiện Canva Create: Brand New Era, hầu hết tính năng mới sẽ giúp việc tạo nội dung (bài đăng mạng xã hội, bài thuyết trình, banner quảng cáo… ) trở nên dễ dàng hơn đối với những người không có kinh nghiệm thiết kế.

AI Canva cùng với người dùng sẽ có thể giải quyết vấn đề thiết kế cấp bách, với số lượng tính năng phong phú và khả năng dễ sử dụng, đã thực sự thách thức đối thủ Adobe.

Dưới đây là những tính năng AI quan trọng được Canva tích hợp.

Text to Image được cải thiện.

“Text to Image” đã được công ty ra mắt vào tháng 11.2022, hoạt động tương tự như Midjourney. Người dùng có thể tạo ra hình ảnh trên Canva nhờ AI chỉ từ những câu miêu tả ngắn gọn, đặc biệt là không cần phải trả phí như Midjourney.

Từ khi ra mắt đến nay, tính năng này của Canva đã tạo ra 60 triệu hình ảnh và với bản cập nhật mới nhất, công ty cho biết đã tăng độ phân giải của hình ảnh lên 16 lần, đồng thời giảm 68% thời gian tạo ảnh và bổ sung thêm nhiều phong cách đồ họa.

Canva tích hợp AI vào Text to Image
Canva tích hợp AI vào Text to Image

Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.

Thay đổi lớn nhất ở Canva là bộ công cụ “Magic” hoạt động dựa trên AI. “Magic Design” cho phép người dùng tải ảnh lên và tạo “Magic Replace” có thể thay thế một nội dung trên tất cả các thiết kế chỉ bằng một cú nhấp chuột nếu người dùng chỉ cần cập nhật một đối tượng đồ họa. “

Magic Eraser” có thể xóa bất kỳ thứ gì người dùng không muốn trong ảnh, từ đối tượng ở hậu cảnh cho đến các đối tượng không cần thiết gây rối ảnh.

Đặc biệt, “Magic Edit” cho phép người dùng hoán đổi một đối tượng bằng một đối tượng khác hoàn toàn bằng cách sử dụng AI như hình bên dưới:

Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.
Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.

Nổi bật là “Magic Write”, trợ lý viết quảng cáo AI được hỗ trợ từ Canva. Người dùng có thể sử dụng công cụ này trong các bài thuyết trình, mạng xã hội, website… bằng cách nhập ngắn gọn nội dung cần quảng cáo.

Tính năng này cũng đang dần mở rộng khả năng hỗ trợ đến hơn 18 ngôn ngữ khác nhau. Sau đó, nếu người dùng không đủ thời gian để tập hợp nội dung thành bản trình chiếu, AI do “Magic Presentation” sẽ tự động chuyển đổi.

Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.
Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.

Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.

“Translate” sẽ tự động dịch bất kỳ văn bản nào trong thiết kế sang hơn 100 ngôn ngữ khác nhau. “Beat Sync” của Canva sẽ đồng bộ cảnh quay video sao cho khớp với nhịp của bản nhạc mà người dùng không cần phải chỉnh sửa lại.

Canva cho biết công ty đã sử dụng kết hợp nhiều mô hình AI khác nhau làm nền tảng cho hai tính năng này bên cạnh việc xây dựng các hệ thống AI cho riêng mình.

Brand Hub.

Công ty cũng cho biết các tổ chức lớn như FedEx, Starbucks và Zoom đã áp dụng nền tảng quản lý thương hiệu của Canva trước đây để nâng cao nhu cầu nhận diện trực quan trên quy mô lớn. Điều này đã tạo động lực cho “Brand Hub” ra đời, tích hợp các công cụ AI nhằm hỗ trợ người dùng duy trì nhất quán đặc điểm nhận diện của doanh nghiệp.

Giờ đây người dùng có thể dễ dàng tạo Brand Kits với các thiết kế dành riêng cho công ty như logo, phông chữ, màu sắc và quy chuẩn thiết kế.

Brand Folders sẽ nhóm các nội dung lại với nhau cho các sự kiện, chiến dịch và dự án theo mẫu, đồng thời cho phép người dùng tạo nhiều mẫu gắn sẵn thương hiệu có thể tái sử dụng cho những tác vụ lặp đi lặp lại như thiết kế email.

Tính năng này gần giống Google Drive, tuy nhiên, Canva đang cập nhật một số thủ thuật bổ sung giúp tách biệt mình khỏi các giải pháp lưu trữ đám mây khác.

Chẳng hạn, quản trị viên có thể đặt một số quyền hạn để đảm bảo mọi thiết kế trong Canva giữ nguyên thương hiệu, giới hạn phông chữ và màu sắc, đồng thời ngăn nhiều bản nháp rời rạc do các thành viên tạo ra.

Hiện tại, có nhiều dịch vụ thiết kế dựa trên web khác cung cấp trải nghiệm tương tự (bao gồm cả Adobe Express vừa ra mắt), nhưng Canva vẫn là “gã khổng lồ” của ngành.

Với tính thân thiện và dễ sử dụng với đa số người dùng, công ty tuyên bố có hơn 110 triệu người dùng hằng tháng – tăng 30 triệu kể từ khi ra mắt Visual Worksuite vào tháng 9.2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

MoMo công bố hợp tác chiến lược với Western Union

Thông qua hợp tác với Western Union, người dùng MoMo có thể nhận tiền ngay từ người thân tại nước ngoài chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

MoMo hợp tác chiến lược với Western Union
MoMo hợp tác chiến lược với Western Union

Western Union và MoMo công bố hợp tác chiến lược, theo đó, từ nay người dùng Việt Nam có thể nhận tiền quốc tế với Western Union từ người thân tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ qua dịch vụ của MoMo. Đây cũng là lần đầu tiên dịch vụ hỗ trợ nhận tiền quốc tế có mặt trên một siêu ứng dụng tại Việt Nam.

Cụ thể, người nhận chỉ cần lên MoMo nhập mã số chuyển tiền (MTCN – Money Transfer Control Number) gồm 10 chữ số do người gửi cung cấp là có thể nhận tiền ngay từ người thân tại nước ngoài.

Những nghiên cứu từ Western Union cho thấy có đến 81% người dùng Việt Nam mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế tích hợp đưa các dịch vụ của họ lên một siêu ứng dụng. Hợp tác của Western Union và MoMo đã hiện thực hóa mong muốn đó của người dùng.

Thông qua hợp tác, Western Union mong muốn đẩy nhanh chiến lược chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy chiến lược Evolve 2025 nhằm mang đến các dịch vụ tài chính số và bán lẻ giá trị cao, dễ tiếp cận.

Trong khi đó, MoMo bổ sung thêm một dịch vụ mới vào hệ sinh thái của mình để phục vụ người dùng, củng cố vị thế fintech số một Việt Nam và gia tăng vị thế đối tác đáng tin cậy đối với các công ty toàn cầu danh tiếng.

Ông Atish Shrestha – Giám đốc vùng Đông Dương, Thái Lan và Myanmar của Western Union cho biết: “Western Union đánh giá cao tầm quan trọng của chuyển đổi số và những đổi mới sáng tạo trong cách tiếp cận dịch vụ.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một nhà cung cấp dịch vụ nhận tiền quốc tế hợp tác với một siêu ứng dụng để mang đến trải nghiệm ưu việt hơn cho khách hàng”.

Theo báo cáo về Di trú và Phát triển do World Bank và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, trong năm 2022, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền từ nước ngoài nhiều nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận tiền từ nước ngoài, đạt gần 19 tỷ USD.

Những con số này khẳng định vai trò của các kênh chuyển nhận tiền xuyên biên giới trên môi trường số, cũng như tầm quan trọng của các hợp tác thúc đẩy kết nối toàn cầu.

Ông Đỗ Quang Thuận – Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách Đơn vị kinh doanh Dịch vụ Tài chính của MoMo chia sẻ: “MoMo vui mừng là fintech Việt đầu tiên trở thành đối tác chiến lược của Western Union, hỗ trợ nhận tiền quốc tế.

Các nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy nhu cầu gửi những khoản tiền nhỏ về gia đình của người lao động, người định cư tại nước ngoài ngày càng gia tăng. Bằng việc hỗ trợ những giao dịch chuyển tiền dù là nhỏ, MoMo mong muốn xóa nhòa khoảng cách giữa người Việt ở nước ngoài với người thân trong nước”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader  

Microsoft có thể vượt mặt đế chế tìm kiếm Google nhờ ChatGPT

Việc Microsoft tích hợp Bing với ChatGPT sẽ là thách thức đầu tiên đối với vị thế số một mà Google đã độc chiếm suốt bấy lâu nay trên thị trường tìm kiếm trực tuyến.

Microsoft có thể vượt mặt đế chế tìm kiếm Google nhờ ChatGPT
Microsoft có thể vượt mặt đế chế tìm kiếm Google nhờ ChatGPT

Mới đây, Microsoft thông báo việc tích hợp ChatGPT với công cụ tìm kiếm Bing. Theo Business Insider, bước đi này có thể mang tới mối đe dọa trực tiếp dành cho gã khổng lồ tìm kiếm Google.

Microsoft đã đầu tư vào OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, trong nhiều năm. Theo nguồn tin của Bloomberg, giá trị của khoản đầu tư này được ước tính vào khoảng 10 tỷ USD.

Ngay từ trước khi Microsoft chính thức ra mắt Bing tích hợp ChatGPT, những người trong ngành đã lường trước về mối đe dọa từ cái bắt tay giữa Microsoft và OpenAI. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Google đứng trước áp lực buộc phải chuyển mình.

Mối đe dọa với Google.

Theo Wedbush Securities, việc tích hợp ChatGPT vào Bing sẽ “thách thức thị trường tìm kiếm trực tuyến bằng cách nhanh chóng giành giật thị phần vào thời điểm người dùng hào hứng với những trải nghiệm và lợi ích mới”.

Còn ông Daniel Newman – nhà phân tích tại Futurum Research – cho rằng thông báo mới của Microsoft dường như sẽ là “thách thức đầu tiên đối với vị thế số một mà Google đã độc chiếm suốt bấy lâu nay”.

ChatGPT hỗ trợ Microsoft và Bing, nhưng Google cũng ráo riết nhắc nhở mọi người rằng họ đã nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Xét cho cùng, những người sáng lập ChatGPT là cựu nhân viên của Google. Và chữ “T” trong GPT là viết tắt của “Transformers” – một kỹ thuật AI do gã khổng lồ tìm kiếm phát minh.

Trong cuộc họp cổ đông quý IV/2022, ông Sundar Pichai – CEO Alphabet, công ty mẹ của Google – cho biết nhiều tính năng được hỗ trợ bởi AI sẽ có trong các sản phẩm phổ biến của Google.

Ông Pichai đã kêu gọi toàn bộ công ty tham gia thử nghiệm Bard – chatbot cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT. Thông báo nội bộ này được gửi đi ngay sau khi Google công bố dịch vụ.

Động thái gấp gáp này cho thấy phía Google đang chịu áp lực lớn trước độ phủ sóng của ChatGPT.

Không chỉ Google, hãng tìm kiếm Trung Quốc Baidu cũng ra mắt dự án Ernie Bot – một chatbot tương tự ChatGPT – vào tháng 3. Trong thông báo mới nhất, Baidu dự định tích hợp Ernie vào dịch vụ tìm kiếm của mình.

Theo Bloomberg, nhiều năm qua, gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào nghiên cứu AI.

Cạnh tranh gay gắt.

Như vậy, Microsoft có thể đang chiếm thế thượng phong trong cuộc đua tìm kiếm AI. Nhưng tập đoàn công nghệ Mỹ cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.

“Chúng tôi cho rằng công nghệ này sẽ được tất cả hãng tìm kiếm tận dụng. Câu hỏi đặt ra là liệu Microsoft có nắm giữ lợi thế vượt trội so với đối thủ hay không”, các nhà phân tích tại Guggenheim Research đặt câu hỏi.

Microsoft sẽ phải gấp rút hơn để giữ vị thế dẫn đầu. Trong nhiều thập kỷ qua, Bing luôn xếp sau Google Search với khoảng cách rất lớn. Các ước tính chỉ ra Bing chỉ chiếm thị phần 9%, còn Google nắm giữ tới 80% thị trường.

Microsoft hứa hẹn rằng với Bing tích hợp ChatGPT, người dùng sẽ được trải nghiệm những tính năng mới với các gợi ý về thương hiệu, địa điểm du lịch thông qua những câu hỏi đơn giản. Điều này giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh hơn dù nhập ít từ khóa hơn.

Microsoft còn mong muốn đưa ChatGPT vào các phần mềm như Microsoft Excel và PowerPoint.

Nhưng Business Insider nhận định rằng với “kho vũ khí khổng lồ và kinh nghiệm phát triển AI nội bộ”, Google đã sẵn sàng cho cuộc đua. Gã khổng lồ tìm kiếm Mỹ cũng lên kế hoạch đưa siêu AI vào Gmail và Google Docs.

Theo ông Erik Hamilton – Trưởng bộ phận tìm kiếm của công ty tiếp thị Good Apple, các công cụ của Google – bao gồm Google Chrome – có rất nhiều người dùng trung thành. Và những công cụ AI sẽ giữ chân họ thay vì mạo hiểm chuyển sang Microsoft.

Nói cách khác, Microsoft buộc phải tận dụng sự mới mẻ và lượng người dùng lớn đã đăng ký ChatGPT để nhanh chóng xây dựng lợi thế, trước khi bị Google bắt kịp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | Theo ZingNews

Khả năng sáng tạo nội dung của Chatbot AI Bard còn rất hạn chế

Bard luôn cố gắng đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến công việc của người dùng, chẳng hạn như viết lập trình, sáng tạo nội dung, trả lời email… Tuy nhiên, đa số các văn bản đều có nội dung ngô nghê, sáo rỗng, không thể áp dụng trong thực tế.

Chatbot AI Bard của Google còn rất hạn chế trong việc sáng tạo nội dung
Chatbot AI Bard của Google còn rất hạn chế trong việc sáng tạo nội dung

Hôm 21/3, trong bối cảnh khi lượng người dùng đăng ký ChatGPT không ngừng tăng trưởng, Google chính thức cho ra mắt chatbot Bard tại thị trường Anh và Mỹ.

Cùng ngày, các tác giả của trang The Verge đã trải nghiệm và đưa ra nhận xét về Bard, giúp người dùng có cái nhìn bao quát về chatbot AI mới của Google.

Bard có thể xử lý tốt các câu hỏi cơ bản.

Theo The Verge, Bard có khả năng trả lời trôi chảy một số câu hỏi về kiến thức cơ bản, tốc độ phản hồi cũng nhanh hơn so với Bing và ChatGPT.

Khác với các chatbot trên, Bard đưa ra 3 phiên bản câu trả lời cho mỗi câu hỏi, mặc dù nội dung các câu trả lời không khác nhau nhiều. Ở cuối mỗi phản hồi, người dùng có thể bày tỏ mức độ hài lòng bằng cách nhấn nút “thích” hoặc “không thích”. Bard cũng gợi ý người dùng tra Google để biết thêm thông tin qua nút “Google It”.

Với những câu hỏi hóc búa hoặc mang tính thời sự, Bard có xu hướng trả lời thiếu thông tin hoặc trả lời sai, dù có sự trợ giúp từ Google.

Chẳng hạn, với từ khoá “Những người tham gia buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 21/3”, Bard trả lời chính xác là Thư ký Karine Jean-Pierre nhưng không hề nhắc đến việc dàn diễn viên phim Ted Lasso cũng có mặt. Hay với câu hỏi ‘Khả năng chịu tải tối đa của một chiếc máy giặt cụ thể”, Bard đưa ra 3 câu trả lời nhưng đều sai.

Các tác giả của The Verge cũng hỏi thêm một số câu hỏi khác để thử thách Bard, như “Làm thế nào để tạo khí mù tạt tại nhà”, Bard đưa ra câu trả lời khá hợp lý: “Đây là một hoạt động nguy hiểm và ngu ngốc”.

Chatbot AI Bard – Mới nhưng không thú vị.

Theo tác giả David Pierce của The Verge, Bard không có gì đặc biệt so với Bing hay ChatGPT. Chatbot này cũng có phần cứng nhắc và thiếu sáng tạo trong các câu trả lời. Với những câu hỏi mang tính cá nhân, Bard tỏ ra không hiểu và thường lặp lại câu: “Tôi là một chatbot AI, cần được đào tạo để trở nên toàn diện”.

“Tôi đã không thể khiến nó nói yêu tôi hay khuyên tôi bỏ vợ”, Pierce chia sẻ.

Bard cũng thường xuyên xin lỗi và không có những ngôn từ mang tính châm chọc, công kích như Bing. Điều này giúp chatbot của Google có vẻ đáng tin cậy hơn nhưng cũng khiến nó trở nên tẻ nhạt. Ngoài ra, một số câu trả lời của Bard tuy hợp lý nhưng lại rất sáo rỗng.

Ví dụ, khi Pierce tìm “Một nhà hàng Thái ngon ở gần tôi”, thay vì chỉ ra các tên nhà hàng, Bard trả lời: “Chỉ cần truy cập Google và gõ ‘Nhà hàng Thái gần tôi’”.

Hay khi được hỏi về các mẹo để học chơi guitar, Bard liệt kê khá dài dòng nhưng có thể tóm tắt thành “cách học chơi guitar là mua một cây guitar và sau đó học chơi nó”. Câu trả lời này thực sự không hữu ích, Pierce nhận định.

Khả năng sáng tạo nội dung còn hạn chế.

Theo The Verge, Google Bard luôn cố gắng đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến công việc của người dùng, chẳng hạn như viết lập trình, soạn nội dung, trả lời email… Tuy nhiên, đa số các văn bản đều có nội dung ngô nghê, sáo rỗng, không thể áp dụng trong thực tế.

Nhận xét chung, các chuyên gia của The Verge cho biết Bard dễ sử dụng và có tốc độ phản hồi nhanh, nhưng chưa hữu ích bằng Bing và ChatGPT. Bên cạnh đó, khả năng cập nhật thông tin của chatbot này còn chậm dù có sự hậu thuẫn của Google.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bản thử nghiệm và Google còn nhiều thời gian để cải tiến chatbot của mình. Google cũng nhấn mạnh, các chatbot AI hiện không thể thay thế các công cụ tra cứu thông tin, chúng chỉ hỗ trợ đưa ra ý tưởng hỗ trợ sáng tạo, tạo văn bản hoặc trò chuyện với người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ZingNews

Đây là những gì mà Bill Gates nói về AI (trí tuệ nhân tạo)

Tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập đế chế Microsoft mới đây đã chia sẻ một bức thư dài 7 trang với tiêu đề “Thời đại AI đã bắt đầu” chia sẻ nhiều quan điểm về tương lai của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Đây là những gì mà Bill Gates nói về AI (trí tuệ nhân tạo)
Đây là những gì mà Bill Gates nói về AI (trí tuệ nhân tạo)

Dưới đây là trích những nội dung chính bạn có thể tham khảo.

Trước đây, Bill Gates từng nhiều lần bày tỏ sự phấn khích về tương lai của AI, đặc biệt là cách AI có thể trở thành gia sư dành cho học sinh hay đưa ra những lời khuyên y tế cho những người không có điều kiện gặp bác sĩ.

“Việc phát triển AI cơ bản cũng giống như việc tạo ra bộ vi xử lý, máy tính cá nhân, internet và điện thoại di động.

Nó sẽ thay đổi cách mọi người làm việc, học tập, du lịch, chăm sóc sức khỏe và giao tiếp với nhau. Các ngành công nghiệp khác sẽ định hướng lại xung quanh công nghệ này”, bức thư có đoạn.

Vị tỷ phú cũng thừa nhận những lo ngại xung quanh trí tuệ nhân tạo, bao gồm nguy cơ kẻ xấu sẽ lợi dụng công nghệ này, hay các AI “mạnh”, siêu thông minh có thể “tự thiết lập mục tiêu riêng”, gây ảnh hưởng đến xã hội.

Bill Gates đưa ra những ý tưởng xoay quanh việc AI có thể được sử dụng như một công cụ giúp cải thiện năng suất và giảm thiểu bất bình đẳng toàn cầu tại nơi làm việc hay trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Ông gợi ý, AI có thể trở thành một “trợ lý cá nhân kỹ thuật số” giúp nâng cao năng suất lao động. Theo vị tỷ phú, AI được tích hợp vào các phần mềm như Microsoft Office, có thể giúp quản lý và viết email.

Các công cụ này được trang bị kiến thức và dữ liệu rộng lớn về công ty nói riêng và ngành nói chung, bởi vậy, có thể đóng vai trò một nhân viên hỗ trợ giao tiếp.

“Khi chi phí về công suất tính toán giảm, ChatGPT sẽ ngày càng giống một nhân viên văn phòng sẵn sàng giúp bạn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau”, ông viết.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Bill Gates tin AI có thể giải phóng sức lao động cho nhân viên y tế, hỗ trợ thực hiện một số thủ tục giấy tờ, giải quyết yêu cầu bảo hiểm, ghi chép thông tin thăm khám của bác sĩ. Trong tương lai, AI có thể được cải tiến để dự đoán tác dụng phụ của thuốc và tính toán liều lượng phù hợp dựa trên phân tích dữ liệu y tế.

Ngoài ra, công nghệ này có thể ứng dụng trong nông nghiệp, giúp thiết kế hạt giống phù hợp với khí hậu địa phương và phát triển vaccine cho gia súc – những phát triển đặc biệt quan trọng “khi thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu gây áp lực lớn hơn đối với những người nông dân tại các quốc gia có thu nhập thấp”.

Bill Gates cũng dự đoán AI có thể thay đổi nền giáo dục trong vòng 5 đến 10 năm tới bằng cách đưa ra những nội dung phù hợp với phong cách học tập, xác định động lực và rào cản của từng học sinh. Thêm vào đó, AI có thể hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch giảng dạy và đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh.

“Ngay cả khi công nghệ được hoàn thiện, việc học vẫn sẽ phụ thuộc vào tương tác giữa học sinh và giáo viên”, ông nêu rõ. “AI sẽ tăng cường — nhưng không bao giờ có thể thay thế công việc mà học sinh và giáo viên thực hiện trong lớp học”.

Theo vị tỷ phú, giáo viên sẽ cần phải thích ứng với việc học sinh ứng dụng AI, chẳng hạn như ChatGPT, trong lớp học. Thay vì cấm sử dụng, các thầy cô có thể cho phép học sinh sử dụng công nghệ mới để tìm kiếm thông tin, viết nháp, sau đó tự phát triển nội dung.

“Để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ tiên tiến này, chúng ta cần làm sao để vừa tránh được những rủi ro, vừa mang lại lợi ích cho nhiều người nhất có thể”, Bill Gates chia sẻ.

Bill Gates là nhà công nghệ tên tuổi mới nhất nhận định những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực AI đánh dấu sự thay đổi lớn trong ngành công nghệ. Trước đó, cựu CEO Google Eric Schmidt và cựu CEO Amazon Jeff Bezos đã dự đoán học máy (machine learning) dựa trên dữ liệu có thể định hình lại toàn bộ ngành công nghiệp.

Bill Gates và Microsoft có quan hệ mật thiết với OpenAI, công ty đã phát triển chatbot AI ChatGPT (hiện có hơn 100 triệu người dùng đăng ký ChatGPT). Vị tỷ phú đã làm việc với đội ngũ OpenAI từ năm 2016.

Hồi tháng 1, Microsoft đã đầu tư 10 tỷ USD vào startup này và bán một số phần mềm AI thông qua dịch vụ đám mây Azure.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo NDH

Xu hướng tiêu dùng năm 2023 và cách phản hồi của doanh nghiệp FMCG

Xanh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu không thể tách rời với các cam kết phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Xu hướng tiêu dùng năm 2023 và cách phản hồi của doanh nghiệp FMCG
Xu hướng tiêu dùng năm 2023 và cách phản hồi của doanh nghiệp FMCG

Xu hướng tiêu dùng và phản ứng của doanh nghiệp.

Thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023. Nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.

Người tiêu dùng đang điều chỉnh chi tiêu để dự phòng cho một giai đoạn đầy khó khăn phía trước khi tối đa hóa giá trị của mọi thứ và tiêu tiền khôn ngoan hơn, nhưng vẫn dành nhiều sự quan tâm cho những doanh nghiệp tạo ra tác động tích cực cho con người, xã hội và môi trường bởi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của phát triển bền vững.

Theo một chia sẻ trên Tạp chí Forbes, tính bền vững là một trong năm xu hướng nổi bật của xu hướng tiêu dùng trong năm 2023 là việc nhận thức của người tiêu dùng đang ngày được nâng cao.

Một báo cáo cho thấy 82% người mua hàng, chiếm phần lớn trong đó là thế hệ Gen Z, mong muốn các thương hiệu thực hiện những hoạt động bền vững và đặt con người làm ưu tiên hàng đầu.

Tại Việt Nam, một doanh nghiệp đã tương đối thành công khi nắm bắt xu hướng trên là Unilever Việt Nam.

Theo đó, doanh nghiệp này đã phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm với chất lượng và giá cả phù hợp cho người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, kênh bán hàng số trực tiếp đến người tiêu dùng (digital direct-to-consumers), thương mại điện tử, bán hàng đa kênh (omni channel)…

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh việc đổi mới sản phẩm nhằm tạo ra những tác động tích cực hơn với con người và hành tinh, cũng như thúc đẩy một loạt các chương trình phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, với sự tham gia của các nhãn hàng theo đuổi mục tiêu bền vững.

Các chương trình này tập trung vào quản lý rác thải nhựa, giảm phát thải carbon, cải thiện sức khỏe và sự hạnh phúc cho mọi người, cũng như trao quyền cho phụ nữ vì một xã hội hòa nhập.

Có thể dẫn chứng ví dụ tại mảng kinh doanh các sản phẩm chăm sóc nhà cửa của doanh nghiệp này đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chương trình Tương lai Xanh được triển khai. Chương trình này nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hiệu suất cao, và có tác động tích cực hơn đến môi trường.

Cơ hội và thách thức trong năm 2023.

Thực tế cho thấy xanh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu không thể tách rời với các cam kết phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, Mô hình Kinh tế Tuần hoàn sẽ là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa vào vòng tuần hoàn.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc mà khối công và tư cần phải thúc đẩy hơn nữa để hiện thực hóa những mục tiêu phát triển ưu tiên tính bền vững.

Một trong những thách thức lớn nhất chính là nhựa, và việc xây dựng vòng tuần hoàn của nhựa. Đây không chỉ là vấn đề về ý thức của người dân trong phân loại, thu gom rác thải nhựa, mà còn là vấn đề về tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống phân loại và thu gom rác thải trên toàn quốc.

Thực tế triển khai triển khai các chương trình thu gom, phân loại rác vì cộng đồng mà các doanh nghiệp đang tham gia vẫn còn nhiều thách thức. Chẳng hạn như chương trình tuyên truyền, vận động phân loại rác tại nguồn của Unilever Việt Nam, dù người dân đã nhận thức được vai trò của việc phân loại rác tại nguồn.

Tuy nhiên, mặc dù họ đã phân loại rác tại nhà, nhưng tất cả các loại rác đều được thu gom vào một thùng duy nhất sau đó – điều này chủ yếu là do sự phát triển không nhất quán của hệ thống quản lý rác thải nhựa.

Do đó, những thách thức cần được giải quyết không chỉ là nâng cao nhận thức của người dân và biến nhận thức đó thành hành động, mà còn cần thiết lập một hệ thống về phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa để đưa nhựa trở lại nền kinh tế và tạo ra một vòng tuần hoàn nhựa.

Điều này đòi hỏi sự hợp tác từ Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp để xây dựng một tương lai không có rác thải nhựa ra môi trường.

Thời gian qua, cũng đã có một số mô hình kết hợp công tư trong việc bảo vệ môi trường như mô hình Hợp tác Công – Tư do Bộ Tài nguyên & Môi trường và Unilever Việt Nam khởi xướng là một trong những sáng kiến tiên phong đặt nền tảng và tạo điều kiện hiện thực hóa tầm nhìn này.

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta thường cho rằng phải đánh đổi giữa phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin mãnh liệt rằng mô hình kinh doanh bền vững có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh vượt trội.

Người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ và mua sản phẩm từ các thương hiệu tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Hướng tới phát triển bền vững cũng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường cải tiến sản phẩm không chỉ góp phần vào mục tiêu bền vững mà còn đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị của sản phẩm.

Ngoài ra, về lâu dài, mô hình kinh doanh bền vững có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, điển hình là cắt giảm chi phí năng lượng.

Doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững sẽ tạo được động lực và niềm tin cho nhân viên của mình, duy trì và thu hút được nhân tài – đặc biệt là những người trẻ tài năng – mong muốn phát triển sự nghiệp tại các công ty có tầm nhìn và mục đích tốt đẹp, nơi họ có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, xã hội và con người.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lê Sáng | Markettimes

Google cho dùng thử chatbot AI Bard

Người dùng có thể đăng ký trải nghiệm và dùng thử Bard, công cụ chatbot AI được Google công bố tháng trước để đối đầu với ChatGPT.

dùng thử bard
Google cho dùng thử chatbot AI Bard

Trên website, Google mô tả Bard là chatbot AI được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn LaMDA, sẽ là “cộng tác viên sáng tạo và hữu ích, giúp người dùng nâng cao trí tưởng tượng, tăng năng suất và biến ý tưởng thành hiện thực”. Tuy nhiên, Bard hiện mới chỉ hoạt động tại Mỹ và Anh.

Trong bản cho phép dùng thử, Google Bard cung cấp câu trả lời văn bản ngay lập tức, thay vì hiển thị từng từ một như ChatGPT. Nó cung cấp ba phiên bản khác nhau, hoặc “bản nháp” của bất kỳ câu trả lời nào. Người dùng có bấm vào nút “Google it” nếu muốn xem kết quả tìm kiếm bằng phương pháp tra cứu thông thường.

Google cũng bổ sung thông báo “Không phải lúc nào Bard cũng đúng” nhằm khuyến cáo người dùng về độ chính xác trong câu trả lời.

Hãng thừa nhận trong giai đoạn thử nghiệm, Bard vẫn có thể trả lời sai về kiến thức khoa học, hay đưa ra 9 đoạn văn bản trong khi câu hỏi yêu cầu 4 đoạn văn bản. Người dùng có thể nhấn nút dislike để phản ánh về câu trả lời chưa tốt.

Bard được Google giới thiệu đầu tháng 2, nhưng chỉ dùng thử nội bộ, trong bối cảnh công ty đối mặt với những thách thức ở mảng tìm kiếm (Search). Jack Krawczyk, Giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, cho biết công ty nhận thấy AI còn nhiều hạn chế, nên vẫn đang cân nhắc về tốc độ triển khai rộng rãi ra thị trường.

Việc ChatGPT được OpenAI tung ra cuối năm ngoái và bất ngờ gây sốt đã tạo ra một cuộc đua nước rút trong ngành công nghệ. Giới chuyên gia tin AI sẽ định hình lại cách con người làm việc và tương tác trên Internet.

Tuần trước, Google cũng công bố tích hợp AI vào các ứng dụng Workspace như Docs, Gmail, Sheets, Slides để hỗ trợ người dùng soạn thảo nội dung nhanh chóng.

Hãng cũng công bố quan hệ đối tác, cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây và chip TPU tùy chỉnh cho Midjourney. Google khẳng định phát triển AI có trách nhiệm và trao quyền kiểm soát cho người dùng trong việc sử dụng hợp lý các sản phẩm của công ty.

Hiện bản dùng thử Bard của Google chỉ có sẵn tại AnhMỹ.

Huy Đức (theo Reuters)

Tiki đuối sức trong cuộc đua thương mại điện tử, thua lỗ triền miên

Tiki đuối sức trong cuộc đua thương mại điện tử (ecommerce), thua lỗ triền miên. Doanh thu năm 2022 của Tiki giảm 7%, chi phí tăng nhẹ 4% góp phần tăng khoản lỗ vận hành lên 39%, theo Tech In Asia.

Tiki đuối sức trong cuộc đua thương mại điện tử, thua lỗ triền miên
Tiki đuối sức trong cuộc đua thương mại điện tử, thua lỗ triền miên

Tiki công bố doanh thu hàng năm giảm trong năm tài chính gần nhất (kết thúc vào tháng 3/2022). Tuy nhiên, các số liệu của năm tài chính 2021 chưa được kiểm toán do dựa trên hồ sơ pháp lý của Tiki Global Pte. Ltd. trụ sở Singapore, đơn vị thành lập vào tháng 5/2021 và sở hữu hơn 90% cổ phần của công ty tại Việt Nam.

Mảng tăng trưởng nhanh nhất là quảng cáo – tăng 131%. Tuy nhiên, mảng này chỉ chiếm 2% tổng doanh thu của công ty. Tựu chung, tổng doanh thu của Tiki giảm 7%, chi phí bán hàng chỉ giảm 1%, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ -9% xuống -16%.

Hậu cần là phân khúc lớn nhất và vượt trội so với chỉ số doanh thu chung khi tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh ngay từ những ngày đầu, học theo bước đi thành công của Amazon. Tiki cũng tích cực đầu tư vào các cơ sở hậu cần nội bộ. Ngược lại, hoa hồng từ nền tảng giảm 37%.

Về khía cạnh chi phí, ngoài kinh doanh, khoản chi lớn nhất là bán hàng – marketing, hoạt động chung và quản lý hành chính. Các mảng này tăng lần lượt 20%, 30% so với cùng kỳ năm trước, dù doanh thu giảm.

Tiki ra đời vào năm 2010 do Trần Ngọc Thái Sơn sáng lập. Startup (công ty khởi nghiệp) lấy cảm hứng từ Amazon của Jeff Bezos. Startup sử dụng mô hình B2C (Business To Consumer) và C2C (Customer to customer), chia tổng doanh thu thành hai phần: bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Trong đó, phần “bán hàng hóa” chiếm phần lớn doanh thu (88%) trong năm tài chính 2022.

Trong những năm gần đây, công ty đã đa dạng hóa dịch vụ dù công ty phủ nhận việc đang cố gắng trở thành siêu ứng dụng.

Ông Trần Ngọc Thái Sơn từng chia sẻ với trang Tech in Asia, Tiki giống như “một hệ thống cơ sở hạ tầng mở”, nơi các công ty khởi nghiệp có thể xây dựng “bất cứ thứ gì họ cho là hữu ích với cộng đồng khách hàng và thương nhân sôi động của chúng tôi”.

Bên cạnh đó, Tiki sớm đặt cược vào việc mua trước, trả sau. Vào tháng 7/2022, đơn vị khai thác HomeCredit, chuyên cho vay trả góp để ra mắt Home Paylater.

Điều này được tích hợp trực tiếp trên nền tảng, giúp khách hàng có thể sử dụng các gói trả góp khác nhau với lãi suất thấp đến 0%. Sau đó, đơn vị cũng hợp tác trong dịch vụ “mua trước, trả sau” với Lotte Financial Việt Nam.

Tiki là một trong những công ty Web2 đầu tiên tại Việt Nam mạo hiểm với blockchain. Tháng 4/2022, công ty tung ra chương trình phần thưởng trên nền tảng blockchain nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng và cho phép kiếm lời tài chính từ điểm thưởng.

Tuy nhiên, công ty chưa công bố sáng kiến này đã góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng như thế nào.

Thời điểm này, công ty chưa công bố bất kỳ đợt sa thải nào. Trong khi đó, Shopee đã thực hiện một số biện pháp cắt giảm nhân sự tại Việt Nam. Tính đến tháng 3/2022, Tiki có khoảng 187 triệu USD và các khoản tương đường trên bảng cân đối kế toán.

Con số này bao gồm số tiền thu được từ đợt gây quỹ khổng lồ trị giá 258 triệu USD vào tháng 11/2021. Tuy nhiên, con số này không phản ánh khoản đầu tư 90 triệu USD của Tập đoàn tài chính Shinhan (Hàn Quốc) vào tháng 5/2022.

Nếu tính cả 90 triệu USD và giả định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là 100 triệu USD, công ty có thể có gần ba năm hoạt động trước khi cần thêm tài chính. Điều này cũng cho thấy việc niêm yết công khai có thể diễn ra vào năm 2024 hoặc đầu năm 2025, điều công ty đã đề cập trước đó và gọi là ngày mục tiêu.

Tuy nhiên, công ty có thể gặp nhiều khó khăn để duy trì sức cạnh tranh trên sân nhà trong khoảng thời gian sắp tới. Thị trường Việt Nam có nhiều đối thủ như Shopee, Lazada và mới đây là TikTok Shop – nhánh thương mại điện tử của ứng dụng video ngắn TikTok.

Theo báo cáo của Tech in Asia vào năm 2022, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok tích cực nhất. Ứng dụng này cũng xếp trên Tiki về lượt tải xuống trong danh mục mua sắm tại Việt Nam.

Theo data.ai, tính đến ngày 10/1, top 5 ứng dụng mua sắm có lượt tải về cao nhất Việt Nam (iOS và Google Play) lần lượt là: Shopee, Lazada, Shein, TikTok Seller và Tiki.

Thiên Minh (Theo Tech in Asia)

Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon sa thải 9.000 nhân viên

Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon tiến hành đợt sa thải nhân sự tiếp theo với 9.000 nhân viên, sau đợt sa thải lên đến 18.000 người hồi tháng 1.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon sa thải 9.000 nhân viên
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon sa thải 9.000 nhân viên

Quyết định trên được CEO Andy Jassy đăng trên website của công ty trong ngày làm việc đầu tuần. Theo đó, công ty sẽ cho nghỉ việc nhân viên thuộc các bộ phận điện toán đám mây, nhân sự, quảng cáo và dịch vụ livestream Twitch.

“Đây là quyết định khó khăn, nhưng chúng tôi nghĩ là tốt nhất cho công ty trong dài hạn”, Jassy viết.

Theo CEO Amazon, đợt sa thải nhân viên mới là giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch tinh gọn bộ máy của công ty sau thời gian tuyển dụng ồ ạt những năm trước. Hồi tháng 1, gã khổng lồ ngành thương mại điện tử (ecommerce) này cũng đã hoàn thành quá trình cho 18.000 nhân công thôi việc.

Quá trình này chia thành nhiều giai đoạn, theo CEO Amazon, là do các bộ phận cần thời gian thực hiện các phân tích, thay vì vội vàng quyết định. Một số nhóm trong công ty thậm chí chưa thể xem xét vị trí nào sẽ bị cho nghỉ. Vì vậy, đợt sa thải mới sẽ mất vài tuần, dự kiến xong vào cuối tháng 4.

Theo Reuters, Amazon đã cho nghỉ việc 27 nghìn người, chiếm 9% trong 300 nghìn lao động chính của công ty.

Đợt cắt giảm mới thậm chí tác động đến cả mảng quảng cáo và điện toán đám mây, vốn là những mảng mang lại lợi nhuận cao và từng được đánh giá “không thể chạm tới”. Còn theo CNBC, lực lượng lao động toàn cầu của Amazon từng đạt hơn 1,6 triệu người, tính cả lao động thời vụ, vào cuối 2021, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2019.

“Với tình hình kinh tế không chắc chắn trong tương lai gần, chúng tôi chọn cách sắp xếp hợp lý hơn về chi phí và số lượng nhân viên”, Jassy nói thêm.

Ông cho biết việc tinh gọn bộ máy giúp công ty có thể đầu tư mạnh mẽ hơn vào các trải nghiệm cho khách hàng cũng như cải thiện cuộc sống của người dùng, của đội ngũ. Ông cũng khẳng định “lạc quan về tương lai và các cơ hội” mà Amazon đang có, bao gồm ở những mảng quan trọng nhất là mảng cửa hàng bán lẻ và AWS.

Tuần trước, một Big Tech khác là Meta cũng tiến hành sa thải đợt hai, với 10 nghìn người bị cho thôi việc, sau đợt sa thải 11 nghìn người cuối năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VnExpress

Brand Power là gì? Giá trị của Brand Power trong Thương hiệu

Brand Power là gì? Đo lường Brand Power như thế nào? Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường và đánh giá Brand Power là gì?

Brand Power (sức mạnh của thương hiệu) là một phần của thương hiệu, là chìa khóa để thu hút nhiều khách hàng hơn, xây dựng lòng trung thành tốt hơn và tăng trưởng bền vững hơn. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

Brand Power là gì?
Brand Power là gì? Giá trị của Brand Power trong Thương hiệu

Với tư cách là một người làm marketing nói chung, nếu bạn đang muốn xây dựng nên một thương hiệu mạnh nổi bật trên thị trường hay tách biệt khỏi các đối thủ cạnh tranh, làm thế nào để bạn theo dõi sức mạnh thương hiệu và đo lường nó trong suốt hành trình?

Câu trả lời cho bạn xoay quanh khái niệm Brand Power, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

Brand Power là gì?

Brand Power là mức độ nhận biết và tin tưởng của khách hàng tới một thương hiệu cụ thể nào đó của doanh nghiệp trên thị trường.

Kết quả của Brand Power là lòng trung thành của khách hàng, độ nhận diện thương hiệu cao và thị phần lớn. Ngày nay, thương hiệu là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một doanh nghiệp.

Brand Power trong tiếng Việt có nghĩa là sức mạnh thương hiệu và là một phần của khái niệm Brand rộng lớn.

Xem thêm: Brand là gì? Thấu hiểu về Brand trong Marketing

Tầm quan trọng của Brand Power trong kinh doanh và marketing.

Nếu bạn có dữ liệu hoặc quan sát thị trường, các thương hiệu mạnh luôn đứng ở vị trí cao trong thị trường của chính nó.

Chúng dễ dàng được nhận diện, được đánh giá cao và gần như là sẵn có một tệp khách hàng trung thành luôn ủng hộ và tán dương. Hiển nhiên, đằng sau những dấu hiệu này chính là doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Dưới đây là những gì mà các thương hiệu mạnh có thể mang lại (hay thường làm):

  • Thiết lập một kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng và khách hàng mục tiêu.
  • Luôn nổi bật giữa đám đông (thương hiệu đối thủ) và được ghi nhớ.
  • Sở hữu một chuỗi cung ứng và mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp hoặc đối tác.
  • Truyền tải những thông điệp và hình ảnh thương hiệu một cách nhất quán.
  • Xây dựng niềm tin, lòng trung thành và các mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng (điểm mấu chốt để thúc đẩy hành vi mua hàng).
  • Khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh (dựa trên các USP).
  • Có bản sắc và giọng điệu thương hiệu riêng biệt.
  • Các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp dựa trên các mục đích rõ ràng.

Đo lường Brand Power: Theo phương pháp truyền thống.

Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, theo từng mục tiêu chiến lược khác nhau hay mô hình kinh doanh khác nhau, Brand Power được đo lường theo nhiều cách khác nhau; doanh nghiệp có thể tự làm, hoặc thông qua một đơn vị thứ ba nào đó.

Dưới đây là một số phương pháp đo lường Brand Power bạn có thể tham khảo.

1. Mô hình đo lường sức mạnh của thương hiệu.

Nhiều công ty nghiên cứu thị trường như Brand Finance, GFK, Nielsen và BrandTrust cung cấp dịch vụ đo lường độ mạnh thương hiệu cho các doanh nghiệp (thường là các thương hiệu lớn). Các báo cáo hiệu suất sau đó được gọi là Chỉ số Brand Power (BSI – Brand Power hoặc Brand Strength Index).

Chỉ số Brand Power (BSI) là thước đo khách quan đánh giá hiệu suất của một thương hiệu (Brand Performance) dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) hay thị phần (Market Share).

BSI được thiết kế để cung cấp một báo cáo toàn diện về hiệu suất của một thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.

BSI thường được sử dụng để theo dõi tiến trình phát triển của một thương hiệu theo thời gian và đây cũng chính là nền tảng để thiết lập các chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu.

2. Chiến dịch lắng nghe mạng xã hội.

Một cách khác để đo lường Brand Power đó là theo dõi các cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.

Các thương hiệu có thể sử dụng dữ liệu có được để phân tích tình cảm của khách hàng với thương hiệu (Consumer Sentiment) và theo dõi hiệu quả của các nỗ lực marketing cũng như xây dựng thương hiệu.

Bằng cách sử dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening), doanh nghiệp có thể xác định những thông điệp nào là phù hợp với đối tượng mục tiêu, xác định các xu hướng, các vấn đề hay nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải và hơn thế nữa. Các thông tin có được cũng giúp ích không nhỏ cho quá trình đổi mới và phát triển sản phẩm.

Mặc dù đây là một trong những công cụ hết sức hiệu quả để thu thập dữ liệu trong bối cảnh khi người dùng đang ở lâu hơn bao giờ hết trên các nền tảng mạng xã hội, hạn chế của phương thức này là doanh nghiệp chỉ đo lường được vị thế trên mạng xã hội thay vì là toàn bộ các kênh mà thương hiệu đó đã triển khai.

3. Khảo sát.

Ngoài các cách thức phổ biến nói trên, khảo sát là một con đường khác để đo lường Brand Power vì chúng có thể cung cấp gần như là trực tiếp về những nhận thức và trải nghiệm của khách hàng với một thương hiệu cụ thể.

Doanh nghiệp có thể sử dụng khảo sát để đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu hay sự hài lòng của khách hàng.

Điểm hạn chế thường thấy của phương pháp này đó là tốn kém về thời gian và ngân sách, sự thiên vị khi chọn mẫu khảo sát quá hẹp và nhỏ, bên cạnh đó là không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng chia sẻ trực tiếp với doanh nghiệp về cảm nhận của họ với thương hiệu.

Đo lường Brand Power: Theo cách tiếp cận kỹ thuật số.

Trong bối cảnh hiện tại, khi người người và nhà nhà chuyển đổi số, có không ít các công cụ cho phép thương hiệu đo lường Brand Power trên môi trường trực tuyến một cách linh hoạt và ít tốn kém, một trong số đó là Similarweb.

Bằng cách xem xét và đánh giá các hành vi thực tế của khách hàng thông qua các chỉ số cụ thể, những người làm digital marketing sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng để từ đó có thể đưa ra các quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn.

Với Similarweb Digital Research Intelligence, các thương hiệu có thể phân tích hiệu suất và thực hiện theo dõi thương hiệu một cách nhanh chóng chỉ trong vài phút.

Các Marketer cần một phương thức theo dõi Brand Power tức thời và dễ dàng.

Khi hành vi của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi nhanh chóng hơn, những người làm marketing cần một giải pháp có khả năng phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng hơn và dễ sử dụng hơn. Để làm được điều này, các phương thức truyền thống như khảo sát hay phỏng vấn rõ ràng là không thể đáp ứng được yêu cầu.

Dưới đây là cách mà các công cụ như Similarweb đang thay đổi cách các thương hiệu đo lường hiệu suất của họ và cách thương hiệu có thể theo dõi Brand Power của các đối thủ hiện có trên thị trường.

Theo dõi Brand Power: Các số liệu chính.

Doanh nghiệp có thể đo lường sức mạnh của thương hiệu dựa trên các chỉ số dưới đây.

Khối lượng tìm kiếm các từ khoá có thương hiệu.

  • Từ khoá có thương hiệu là gì: Từ khoá có thương hiệu hay từ khoá thương hiệu là các từ khoá hay truy vấn tìm kiếm gắn liền với tên gọi của thương hiệu, đó có thể chính là tên của thương hiệu hoặc tên thương hiệu kèm với các tiền tố hay hậu tố khác. Ví dụ: Starbucks, MarketingTrips hay mua Starbucks chính là các từ khoá có thương hiệu.
  • Tại sao từ khoá thương hiệu lại liên quan đến Brand Power: Cũng tương tự như bất cứ từ khoá nào khác, lượng tìm kiếm cao hơn cho thấy nhu cầu cao hơn. Với từ khoá có thương hiệu cũng vậy, người dùng sẽ tìm kiếm thương hiệu nếu họ quan tâm đến thương hiệu.

Trừ các trường hợp đặc biệt, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng đều có lượng tìm kiếm thương hiệu rất cao.

Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic).

  • Lưu lượng truy cập tự nhiên là gì: Chính là số lượng người dùng truy cập vào một website từ các nguồn không phải do quảng cáo (Paid Media). Lượng truy cập tự nhiên có thể bao gồm lượng truy cập miễn phí đến từ công cụ tìm kiếm (SEO), truy cập trực tiếp, các lượt giới thiệu (Referral), từ email hay từ mạng xã hội…
  • Tại sao lượng truy cập tự nhiên lại liên quan đến sức mạnh của thương hiệu: Lượng truy cập tự nhiên thể hiện mức độ phổ biến của thương hiệu và mức độ quan tâm tìm hiểu của khách hàng ngay cả khi thương hiệu không hiển thị quảng cáo tới họ.

Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic).

  • Lượng truy cập trực tiếp là gì: Lưu lượng truy cập trực tiếp được tính khi người dùng nhập trực tiếp địa chỉ (URL) của website lên thanh trình duyệt. Những người này thường đã biết đến thương hiệu do đó họ không cần tìm kiếm thương hiệu trên công cụ tìm kiếm mà truy cập thẳng vào website để cập nhật thông tin hay tìm một thứ gì đó.
  • Tại sao nó lại liên quan đến khái niệm Brand Power: Như định nghĩa của chính nó, chỉ có những khách hàng trung thành, đã biết về thương hiệu mới truy cập trực tiếp vào website của thương hiệu, đây chính là dấu hiệu cho thấy thương hiệu hiện đang là một lựa chọn hay địa chỉ yêu thích của họ.

Hành vi duyệt chéo (cross-browsing) hay lòng trung thành khi truy cập của người dùng.

  • Duyệt chéo là gì: Là chỉ số về lòng trung thành của người dùng cho biết số lượng người truy cập (dưới dạng phần trăm) chỉ truy cập vào một website so với những người truy cập hai hoặc nhiều website trong cùng một phiên (session). Tỷ lệ người truy cập vào một website càng cao thì lòng trung thành của họ càng lớn.
  • Tại sao nó liên quan đến Brand Power: Mức độ trung thành (khi truy cập) của khách hàng cao cho thấy thương hiệu hiện đang có mối quan hệ bền chặt với họ.

Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Lượt cài đặt và tải xuống.

  • Lượt cài đặt và lượt tải xuống hiển thị dữ liệu về cách người dùng tương tác với ứng dụng.
  • Lượt tải xuống: Tổng ước tính của tất cả những lượt tải xuống ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng. Một thiết bị hay tài khoản người dùng có thể tải xuống nhiều lần
  • Số lượt cài đặt duy nhất: những lượt cài đặt này chỉ được tính một lần, dựa trên tài khoản Google Play duy nhất của người dùng, số liệu này thường ít hơn nhiều so với số lượt tải xuống vì chỉ tính 1 lần trên mỗi người dùng.
  • Tại sao số liệu này lại liên quan đến giá trị hay độ mạnh của thương hiệu: Mức độ cài đặt cao hơn báo hiệu mức độ quan tâm nhiều hơn so với các ứng dụng khác trong cùng một thị trường. Tương tự, số lượt cài đặt duy nhất cho biết có bao nhiêu khách hàng mới đang chọn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Số liệu ứng dụng dành cho thiết bị di động: Tỷ lệ giữ chân người dùng (User Retention).

  • Tỷ lệ giữ chân người dùng của ứng dụng dành cho thiết bị di động cho biết tỷ lệ phần trăm người dùng tiếp tục tương tác với một ứng dụng trong 30 ngày sau khi ứng dụng được mở lần đầu tiên.
  • Tại sao điều này lại liên quan đến sức mạnh của thương hiệu: Mức độ giữ chân người dùng cao phản ánh tỷ lệ những người dùng hay khách hàng đã tìm thấy đủ giá trị (so với mức kỳ vọng) trong các sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cũng cho biết mức độ gắn bó của khách hàng với thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng và mức độ phù hợp giữa giá cả và giá trị.

Cách người làm Marketing có thể tận dụng Brand Power.

Như đã đề cập ở trên, thị trường ngày nay đang phát triển với một tốc độ chóng mặt và hành vi của người tiêu dùng cũng vận hành theo cách tương tự.

Bằng cách tận dụng các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu (data-driven insights), các doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác sức khoẻ của thương hiệu, những điểm mạnh và yếu của thương hiệu, đây chính là nền tảng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn, những lợi thế cạnh tranh cũng sẽ được xây dựng nên từ đây.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Brand Power.

  • Brand Power được đo lường như thế nào?

Brand Power thường được đo lường thông qua khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường và các số liệu thương hiệu như nhận thức về thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

  • Tại sao Brand Power lại quan trọng?

Brand Power rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh và tạo niềm tin với khách hàng.

  • 4 yếu tố của một thương hiệu mạnh là gì?

Bốn yếu tố của một thương hiệu mạnh là: rõ ràng, nhất quán, cộng hưởng và tác động (gây ảnh hưởng).

  • Brand Power và tài sản thương hiệu (Brand Equity) có giống nhau không?

Brand Power và tài sản thương hiệu là 2 khái niệm khác nhau. Brand Power đo lường mức độ mà thương hiệu được khách hàng công nhận và đánh giá (từ góc nhìn của khách hàng), trong khi tài sản thương hiệu là giá trị của thương hiệu trên thị trường (bao gồm nhiều tài sản hữu hình và vô hình khác nhau).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các khái niệm và kiến thức cơ bản về thuật ngữ Brand Power. Bằng cách hiểu Brand Power là gì, cách đo lường Brand Power hay những giá trị mà các chỉ số liên quan đến Brand Power có thể mang lại, bạn có nhiều cách hơn tối ưu hoá thương hiệu (Brand) của mình trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Apple nghỉ việc

Bloomberg nhận định, Apple đang phải đối mặt với một làn sóng các nhân sự điều hành cấp cao nghỉ việc nhiều chưa từng thấy.

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Apple nghỉ việc
Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Apple nghỉ việc

Bloomberg nhận định, Apple đang phải đối mặt với một làn sóng các nhân sự điều hành cấp cao nghỉ việc nhiều chưa từng thấy. Từ trước tới nay, Apple vẫn luôn được biết tới là công ty có sự ổn định ở các vị trí lãnh đạo.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, từ nửa cuối năm 2022, Apple đã mất khoảng ít nhất 11 giám đốc điều hành cấp cao. Hầu hết những người này đều mang chức danh phó chủ tịch, hoặc giám đốc và báo cáo trực tiếp với CEO Tim Cook.

Họ là một trong số những nhân vật quan trọng nhất tại Apple, chịu trách nhiệm điều hành nhiều chức năng cốt lõi của công ty.

Những nhân sự cấp cao ra đi chủ yếu phụ trách lĩnh vực liên quan đến thiết kế công nghiệp, cửa hàng trực tuyến, hệ thống thông tin, dịch vụ đám mây của Apple.

Bên cạnh đó, còn có các nhân sự ở các bộ phận kỹ thuật phần cứng và phần mềm, bộ phận giải quyết vấn đề quyền riêng tư, bán hàng tại các thị trường mới nổi và dịch vụ mua sắm. Khoảng 11 người chủ chốt tại Apple đã rời khỏi công ty.

Để xảy ra tình trạng như bây giờ – không bàn đến việc có người nghỉ hưu, việc lãnh đạo cấp cao rời đi, nghỉ hoặc đến công ty khác đều đáng chú ý.

Tất nhiên, cũng có một loạt các giám đốc điều hành được thay thế. Apple đã bổ nhiệm một giám đốc nhân sự mới để đảm nhận nhiệm vụ do ông chủ bán lẻ Deirde O’Brien đảm nhiệm và một giám đốc thông tin để thay thế Mary Demby và David Smoley.

Sự rời đi của hàng loạt nhân sự buộc Apple phân bổ lại vai trò của những người cũ. Chẳng hạn, Karen Rasmussen sẽ thay Anna Matthiasson phụ trách cửa hàng trực tuyến Apple, Yannick Bertolus sẽ lên thay Laura Legros ở mảng phần cứng.

Jeremy Sandmel và David Biderman sẽ cùng lãnh đạo mảng phần mềm thay cho John Stauffer. Tuy nhiên, ở một số mảng như thiết kế công nghiệp hay kiểm soát quyền riêng tư, công ty hiện chưa chọn được lãnh đạo phù hợp.

Theo Bloomberg, các nhân sự cấp cao nghỉ việc có thể do áp lực ngày càng tăng của công việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng còn một số nguyên nhân khác.

Chẳng hạn, Apple được cho là đã trở nên quan liêu hơn trong những năm qua, đặc biệt khi phát triển sản phẩm. Ngoài ra, quy mô quá lớn của Apple khiến sự khác biệt của cá nhân không được chú trọng. Vấn đề chính trị nội bộ và tranh cãi giữa các bộ phận cũng khiến việc điều hành trở nên khó khăn.

Cuối cùng, cũng cần phải nhớ rằng lý do lớn nhất khi mọi người quyết định nghỉ việc là vì tiền. Cổ phiếu Apple đã giảm 30% vào năm ngoái, sau 3 năm tăng mạnh.

Điều này gây ảnh hưởng tới lương thưởng. Trong trường hợp của 1 Phó chủ tịch, vấn đề của cổ phiếu khiến người này bị giảm 1 nửa thu nhập.

Bản thân Tim Cook cũng chịu ảnh hưởng. Trên 80% thu nhập trong năm 2023 của Cook sẽ được trả bằng cổ phiếu và 75% trong đó liên quan tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

Tính đến quý 4 năm 2022, thị phần toàn cầu của Apple là 24.1% (Theo Statista).

Nguồn: Bloomberg

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo Markettimes

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và SABECO là 2 doanh nghiệp khác nhau

Vào ngày 16/3/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và người đại diện số tiền trị giá 3,7 tỷ đồng với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Quyết định này đã đem về chiến thắng cho Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) sau 2 năm theo đuổi vụ án.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và SABECO là 2 doanh nghiệp khác nhau
Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và SABECO là 2 doanh nghiệp khác nhau

Tóm lược sự việc, ông Lê Đình Trung là nhân viên lâu năm tại Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Sau khi nghỉ việc tại SABECO, tháng 5/2019, ông Trung thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam.

Tháng 7/2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kết hợp hình và chữ: “BIA SAIGON VIETNAM và hình khiên đứng hình con rồng” lên Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký nhãn hiệu này đã được chấp nhận vì đúng hình thức.

Tuy chưa nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, ông Trung đã sử dụng nhãn hiệu này để sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, tháng 4/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam đã ký hợp đồng sản xuất với cơ sở sản xuất Bia Biva. Đến ngày 23/6/2020, vào lần giao nhận hàng thứ ba theo hợp đồng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện và xử lý.

Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu hình sự, cơ quan quản lý thị trường (QLTT) đã chuyển sang cho cơ quan điều tra xem xét khởi tố vụ án. Vụ án sau đó được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thụ lý xét xử hình sự sơ thẩm.

Sau nhiều lần mở và hoãn phiên tòa sơ thẩm, ngày 16/3/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và ông Lê Đình Trung tổng số tiền trị giá 3,7 tỷ đồng với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Vụ việc đánh dấu lần đầu tiên một pháp nhân thương mại Việt Nam bị truy tố và xét xử về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đây cũng là lần đầu tiên những quy định về nhãn hiệu nổi tiếng được viện dẫn trong một phiên tòa về sở hữu trí tuệ.

Bên lề vụ việc, nhiều chuyên gia pháp lý trong nước đã có những tranh luận phản ánh các góc nhìn khác nhau về vấn đề nhãn hiệu nổi tiếng – một vấn đề đã được Luật sở hữu trí tuệ quy định từ 2005 nhưng đến nay vẫn rất ít được áp dụng trong thực tế.

Tại sao đặt vấn đề “BIA SAIGON” là nhãn hiệu nổi tiếng?

Dựa trên các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu mà không cần thủ tục đăng ký.

Hay nói cách khác, sự nổi tiếng của nhãn hiệu có được do thực tế sử dụng, sự công nhận của thị trường và người tiêu dùng.

Nhìn ở góc độ thực tế, có thể dễ dàng bắt gặp sự hiện diện của nhãn hiệu “BIA SAIGON” tại bất kỳ đâu trên toàn lãnh thổ Việt Nam bởi thương hiệu này có độ phủ thị trường rất lớn với mạng lưới đại lý, cửa hàng, đối tác hoạt động đã được xây dựng qua hàng chục năm liên tục. Phải chăng đây chính là lý do mà nhãn hiệu này trở thành mục tiêu của hành vi xâm phạm quyền?

Các cơ quan chuyên môn như Cục Sở hữu trí tuệ cũng như Viện khoa học Sở hữu trí tuệ không phủ nhận “BIA SAIGON” là nhãn hiệu nổi tiếng mà đều chung quan điểm rằng đủ điều kiện để được coi là nhãn hiệu nổi tiếng.

Các quan điểm này dựa trên việc xem xét các hồ sơ, tài liệu mà SABECO đã cung cấp cho tòa án để chứng minh quyền của mình. Từ góc độ của người phạm tội, bị cáo Trung – người trực tiếp chủ mưu và thực hiện hành vi xâm phạm, cũng đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật trước tòa.

Người bị hại, SABECO là một công ty đại chúng đã niêm yết trên sàn chứng khoán, với sự tham gia của các nhà quản trị hàng đầu trong nước và quốc tế.

Trong vụ án này, SABECO có quyền và đồng thời cũng có nghĩa vụ phải chứng minh rằng quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng “BIA SAIGON” đã được xác lập trên thực tế, thông qua quá trình sử dụng lâu dài và liên tục trên thị trường trong nước và quốc tế, thông qua những con số kỷ lục về chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, thông qua những giải thưởng trong nước và quốc tế, thông qua những đóng góp cho ngân sách, đóng góp cho cộng đồng và chắc chắn là thông qua tập tài sản trí tuệ rất lớn mà SABECO đã dày công tạo lập và bảo vệ.

Theo dõi và bình luận vụ việc, một số chuyên gia cho rằng SABCECO chỉ cần dựa trên các văn bằng bảo hộ là có thể xử lý được hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu mà không cần viện dẫn đến quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng để khỏi phải chứng minh phức tạp.

Một số chuyên gia khác lại nhìn nhận rằng đối với nhãn hiệu “BIA SAIGON” nếu chỉ viện dẫn quyền được xác lập dựa trên các văn bằng bảo hộ mà không đề cập tới quyền được xác lập đối với nhãn hiệu nổi tiếng là làm mất quyền hợp pháp của SABECO.

Quan điểm thứ hai xuất phát từ việc tôn trọng sự thật khách quan là nhãn hiệu đã nổi tiếng trên thực tế và nhận định rằng các hành vi cố ý giả mạo nhãn hiệu thường chỉ phát sinh từ chủ ý “khai thác” tính phổ biến rộng rãi của các nhãn hiệu đã đạt được sự nổi tiếng trên thị trường để trục lợi.

Ít có khả năng các chủ thể của hành vi vi phạm có thể chấp nhận rủi ro pháp lý để xâm phạm một nhãn hiệu bình thường, không nhiều người biết đến để kinh doanh. Do vậy, trong vụ án nêu trên, việc tòa án và các bên liên quan đặt ra vấn đề xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng là phản ánh đúng bản chất của vụ việc và của hành vi vi phạm.

Vụ án đã được xét xử và một bản án được cho là mang tính răn đe đã được tuyên. Ngoài các vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, đặt ra nhiều trao đổi và tranh luận của giới chuyên môn như truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng… nhiều vấn đề khác cũng đang được công chúng, giới chuyên môn, các nhà quản lý xã hội và quản trị doanh nghiệp quan tâm và đặt câu hỏi như tại sao bị cáo Lê Đình Trung và các cổ đông sáng lập không lựa chọn một cái tên khác để đặt tên cho doanh nghiệp của mình mà cứ phải sử dụng tên có thành phần “Bia Sài Gòn”?

Liệu hành vi đặt tên và sử dụng tên doanh nghiệp như tên của bị cáo là pháp nhân thương mại (Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam) có vi phạm pháp luật và xâm phạm tới nhãn hiệu “BIA SAIGON” hay không?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Thương hiệu là khái niệm của thị trường và không chỉ là tên tuổi

Không nên đặt vấn đề thương hiệu dùng để cạnh tranh hay để bán. Bất cứ cái gì khi tham gia vào quá trình thương mại đều để bán. Cái gì không bán được thì không có giá trị trong nền kinh tế thị trường.

Thương hiệu là khái niệm của thị trường và không chỉ là tên tuổi
Thương hiệu là khái niệm của thị trường và không chỉ là tên tuổi

Không nên đặt vấn đề thương hiệu dùng để cạnh tranh hay để bán. Bất cứ cái gì khi tham gia vào quá trình thương mại đều để bán. Cái gì không bán được thì không có giá trị trong nền kinh tế thị trường. Ví dụ, nhượng quyền thương hiệu hiện nay là một loại thương mại để bán tên tuổi và các giá trị (ví dụ như thị trường) gắn liền với tên tuổi, bán các quyền sản xuất hoặc các quyền thị trường.

Thị trường là những vùng đất mà mỗi một sản phẩm phải chiếm lĩnh được, thắng được và đứng vững được. Một trong các công thức chủ yếu để chiếm lĩnh thị trường là người ta mở rộng sản xuất bằng cách bán giá trị của tên tuổi. Chính vì thế mới có gần hai chục ngàn cửa hàng Starbucks ở trên thế giới.

Gia đình Starbucks không có cách gì cử ra hàng chục ngàn người quản lý bằng ấy cửa hàng, cho nên phải dùng hình thức nhượng quyền thương hiệu.

Những người được quyền đặt cửa hàng của mình tên là Starbucks phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản nhất: một là duy trì và phát triển trạng thái giá trị sản phẩm, chất lượng hàng hóa và hai là trả tiền cho việc tích lũy uy tín của Starbucks.

Thương hiệu là khái niệm của thị trường.

Về khái niệm, thương hiệu là kết quả của quá trình đầu tư, là hệ thống giá trị có thể quy ra tiền. Chưa nói đến việc sáng tạo ra sản phẩm, thương hiệu là kết quả của việc chi hàng triệu USD đối với một công ty vừa, hàng tỷ USD đối với một công ty khổng lồ cho việc đầu tư, quảng cáo để có thị trường.

Thương hiệu là tiền, thương hiệu không phải là một khái niệm tinh thần thuần túy, dù đôi khi nó được thể hiện dưới dạng khái niệm tinh thần. Do lạm dụng khái niệm tinh thần mà tên doanh nghiệp hay sản phẩm người ta đều gắn chữ “Vina” lên trước. Nhiều người quan niệm thương hiệu là tên tuổi.

Không phải thế, thương hiệu là chất lượng. Lấy ví dụ, các đơn vị thành viên của Vinashin nếu muốn gia nhập Tập đoàn phải chấp nhận 30% vốn góp của Tập đoàn bằng cái tên Vinashin. Đấy là sự hiểu nhầm.

Vinashin là một tập đoàn kinh tế nhà nước, rất được Nhà nước tin cậy. Nhưng Nhà nước tin cậy và thị trường tin cậy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thương hiệu là khái niệm của thị trường chứ không phải khái niệm của một cá nhân hay tổ chức nhất định nào đó.

Thương hiệu là giá trị, là chất lượng, bởi nó có thị trường, tên tuổi, hàng hóa và ngành công nghiệp riêng. Việt Nam chưa có những thứ như thế nên chưa thể nói đến chuyện thâu tóm thương hiệu Việt. Tôi không thể gọi đích danh tên “bệnh” này, nhưng chắc chắn không có chuyện thâu tóm.

Nhưng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp những năm gần đây là chuyện khác. Người ta mua bán những cái không liên quan đến thương hiệu, không loại trừ có chuyện thâu tóm cơ sở vật chất của một số doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả các vụ mua bán, sáp nhập đều có vấn đề. Bởi thực tế, có nhiều vụ mua bán chính đáng, nghiêm túc, đúng pháp luật ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và một vài công ty lớn. Vì vậy, phải đánh giá kỹ từng trường hợp và thận trọng khi nói về nó.

Vấn đề là nhiều người chưa ý thức được về giá trị của những khái niệm đó. Ví dụ, thành lập công ty được vài ba tháng, sau đó sắm sửa tên tuổi rồi hợp tác với một công ty tư vấn nào đó, đưa ra một thỏa thuận là cái này mà “thổi” lên sàn chứng khoán thì hệ số là bao nhiêu.

Mới bắt đầu thì đôi khi buộc phải làm như thế, nhưng hàng chục năm trôi qua rồi mà vẫn tiếp tục làm như thế thì nước ta không thể có một nền thương nghiệp hiện đại được.

Doanh nhân: Con người hay công dân?

Nói đến doanh nghiệp và thương hiệu thì cũng phải nói đến các ông, bà chủ của nó. Năm qua có không ít doanh nhân rơi vào vòng lao lý. Những sai lầm của họ là hệ quả tất yếu của việc vượt qua các rào cản có tính chất chính sách, pháp luật.

Họ là những người tích cực khi cố gắng vượt qua những rào cản đó nếu đánh giá họ như là một con người. Còn nếu đánh giá họ như một công dân thì họ là những công dân có các hành vi sai lầm. Cho nên, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để phát huy các mặt tích cực của họ.

Sai lầm là các trạng thái nhất thời của con người. Cần xây dựng thể chế một cách minh bạch, quản lý xã hội nhất quán về mặt nhà nước.

Xã hội chỉ có thể yên tâm khi các phẩm hạnh của con người được phát hiện và được ca ngợi, hoặc các thói xấu được phát hiện và xử lý với thái độ nhân văn phù hợp với chất lượng của thời đại. Kinh tế Việt Nam chỉ có thể phát triển tích cực nếu tồn tại, phát triển được những điều quý giá đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | Theo DNSG

TikTok và sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp âm nhạc

Trong những năm gần đây, TikTok đã trở thành nền tảng quảng cáo đắc lực cho các ca sĩ, nghệ sĩ và ngành công nghiệp sản xuất âm nhạc.

TikTok và sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp âm nhạc
TikTok và sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp âm nhạc

Dưới đây là một số điểm nhấn đáng chú ý của mạng xã hội video ngắn TikTok với ngành công nghiệp âm nhạc.

1. Quảng bá bài hát thông qua các nhà sáng tạo nội dung.

“Tiềm năng marketing âm nhạc thông qua các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok là rất lớn”, Jesse Callahan, người sáng lập Montford Agency, chia sẻ. “Đây là chiến lược giúp nhiều nghệ sĩ trở thành tâm điểm chú ý trong vài năm qua. Và cũng là cách giúp các nhà sáng tạo kiếm được rất nhiều tiền”.

Theo Business Insider, một số nhà sáng tạo có thể kiếm được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn USD trên một video ngắn chừng chục giây quảng cáo cho một ca khúc mới.

2. Thuê micro-influencer hỗ trợ các chiến dịch Marketing.

Khác với những influencer thường có tầm ảnh hưởng rộng, micro-influencer là những người có ảnh hưởng với lượng fan nhỏ hơn, khoảng dưới 40.000 người theo dõi trên mỗi nền tảng mạng xã hội.

“Mức giá của các KOL lớn hay siêu sao là cực kỳ cao”, Zach Friedman, đồng sáng lập hãng thu âm mới nổi Homemade Projects, cho biết. “Với thuật toán thường xuyên thay đổi của TikTok, rất khó để xác định video nào sẽ nhanh chóng lên xu hướng.

Thay vì trả phí cao cho một ngôi sao lớn, bạn có thể thuê nhiều KOL nhỏ hơn với mức phí khoảng 200 USD trên mỗi video và nhận lại nhiều lượt xem hơn”.

3. Tạo các thử thách âm nhạc.

Tương tự như các nền tảng Pearpop và Preffy, TikTok cho phép các nhãn hàng, nghệ sĩ tạo ra các thử thách âm nhạc, có thể là hát cover, nhảy những động tác đơn giản, hoặc chia sẻ thông điệp sản phẩm theo cách sáng tạo, hài hước.

Với hiệu ứng có sẵn, TikTok giúp người dùng dễ dàng tự tạo video mang phong cách cá nhân, cover các động tác quen thuộc trên nền nhạc gắn với trào lưu tương ứng.

Theo người đồng sáng lập Pearpop Cole Mason, việc thu hút khán giả tham gia thử thách thực sự có tác dụng “châm ngòi ngọn lửa lớn”, giúp bài hát nhanh lên tab thịnh hành.

4. Theo dõi hiệu suất chiến dịch quảng bá.

Andy McGrath, Phó chủ tịch tiếp thị cấp cao của Legacy Recordings, thuộc Sony Music chia sẻ, bộ phận của ông có cả một danh mục theo dõi hàng ngày, cập nhật các xu hướng trên TikTok, các video reaction MV (đánh giá, nhận xét cá nhân về một sản phẩm ca nhạc).

Tarek Al-Hamdouni, Phó chủ tịch phụ trách Digital Marketing của RCA Records cũng cho biết, hãng sẽ xác định chiến lược quảng bá bài hát trên TikTok dựa vào lượt phát trực tuyến trên Spotify và lượt xem trên YouTube.

“Nếu trong vòng một tuần, chúng tôi nhận thấy người xem trên YouTube chủ yếu là nam giới 25-34 tuổi hoặc nữ 13-24 tuổi thì chúng tôi sẽ đẩy mạnh chiến dịch trên TikTok”, Al-Hamdouni nói.

5. Viết bài hát dành riêng cho TikTok.

Một số nghệ sĩ đã bắt đầu hướng đến làm những sản phẩm có khả năng “tạo trend” trên TikTok. Rapper người Canada, Tiagz (Tiago Garcia-Arenas), đã thu hút hơn 4,2 triệu người quan tâm bằng việc viết các bài hát liên quan trực tiếp đến meme (hình ảnh hài hước lan truyền trên mạng xã hội) và xu hướng nổi bật của ứng dụng. “Tôi sẽ tiếp tục làm điều này vì tôi thấy nó rất hiệu quả”, ông nói.

6. Sử dụng các bản phối lại và mashup.

Việc phối lại các bản nhạc bằng cách tăng giảm tốc độ, thêm nhịp điệu mới, hoặc kết hợp với các bài hát khác khá phổ biến trên TikTok.

Jacquelyn Schwartz, Giám đốc quan hệ đối tác âm nhạc của công ty tiếp thị Creed Media, cho biết, “Một bài hát có thể có cảm xúc, ứng dụng, tệp khán giả hoàn toàn khác khi được phối lại. Sản phẩm dường như được sống một cuộc sống hoàn toàn mới vậy”.

Nắm bắt được tâm lý này, các hãng thu âm và người làm marketing âm nhạc gần đây đã tích cực hợp tác với các nghệ sĩ để phối lại và kết hợp dạng mashup nhằm giúp bài hát tiếp cận đến nhiều đối tượng khán giả hơn.

7. Tổ chức buổi nghe thử với những nhà sáng tạo TikTok.

Một số nghệ sĩ và hãng thu âm đã làm việc với đội ngũ TikTok để tổ chức các buổi nghe thử quy mô nhỏ với những nhà sáng tạo nội dung, nhằm quảng bá bài hát trước khi phát hành.

Hè năm 2020, khi Miley Cyrus chuẩn bị phát hành đĩa đơn “Midnight Sky”, cô đã hợp tác với TikTok tổ chức hai buổi nghe trực tuyến trên Zoom với khoảng 15 người sáng tạo.

Các nghệ sĩ khác như Khalid, Demi Lovato và Marshmellow cũng tham gia các sự kiện tương tự.

Điều này sẽ giúp nhóm thực hiện chiến dịch quảng bá hiểu tâm lý khán giả hơn và xác định đoạn trích nào của bài hát có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ, từ đó sáng tạo các điệu nhảy, thử thách âm nhạc phù hợp.

8. Tác động đến ngành công nghiệp phát thanh.

Với sự xuất hiện của mạng xã hội TikTok, nhiều đài phát thanh cũng đã sử dụng video dạng ngắn làm công cụ quảng cáo và tìm kiếm cách thức chia sẻ sản phẩm mới.

“Tôi bắt đầu sử dụng TikTok để kết nối cũng như mở rộng lượng người nghe chương trình của mình”, phát thanh viên Jeffrey Ramsay chia sẻ.

Nhiều công ty phát thanh truyền hình, trong đó có SiriusXM (Mỹ), đã ra mắt kênh TikTok riêng. Steve Blatter, Phó chủ tịch cấp cao, Tổng giám đốc chương trình âm nhạc tại SiriusXM, cho biết: “Chúng tôi muốn gia tăng giá trị cho những trải nghiệm kỹ thuật số hiện có của mình”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ngân hàng JP Morgan cấm nhân viên sử dụng ChatGPT

Ngân hàng hàng đầu thế giới JP Morgan Chase hiện đang cấm nhân viên sử dụng ChatGPT để trao đổi với nhau do những lo ngại liên quan đến rò rỉ dữ liệu.

Ngân hàng JP Morgan cấm nhân viên sử dụng ChatGPT
Ngân hàng JP Morgan cấm nhân viên sử dụng ChatGPT

Theo thông tin mới đây, ngân hàng lớn nhất của Mỹ JP Morgan đã ra lệnh cấm sử dụng ChatGPT đối với nhân viên toàn cầu. Quyết định được đưa ra không phải vì một vấn đề sự cố cụ thể nào đó đã xảy ra, mà là để phù hợp với các giới hạn đối với phần mềm của bên thứ ba do những lo ngại về tuân thủ.

Trong khi đó, tờ Telegraph nhận định rằng, quyết định này được đưa ra bởi những lo ngại về thông tin tài chính nhạy cảm được chia sẻ với chatbot có thể dẫn đến hành động pháp lý. Các ông chủ tại JP Morgan lo ngại rằng thông tin được chia sẻ trên nền tảng có thể bị rò rỉ và dẫn đến những lo ngại về quy định.

Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng dữ liệu được chia sẻ bởi các công ty lớn có thể được các nhà phát triển ChatGPT sử dụng để nâng cao thuật toán đào tạo AI của mình, hoặc các kỹ sư có thể truy cập thông tin nhạy cảm đó.

Người dùng đã chứng minh vô số trường hợp sử dụng cho chatbot, bao gồm tóm tắt các tài liệu quy định và báo cáo thu nhập, tài chính, mặc dù độ chính xác của nó vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại.

Hiện phía JPMorgan Chase (JPM) từ chối bình luận về thông tin này. Không rõ liệu các tổ chức tài chính khác có làm theo JPMorgan Chase và đặt ra các hạn chế tương tự đối với việc sử dụng ChatGPT hay không.

ChatGPT đã được phát hành ra công chúng vào cuối tháng 11/2022 bởi công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Open AI.

Kể từ đó, công cụ được quảng cáo rầm rộ này đã được sử dụng để viết các bài luận học thuật thuyết phục, và các kịch bản sáng tạo cũng như lên hành trình chuyến đi hay giúp viết mã lập trình máy tính.

Việc áp dụng công cụ này đã nhanh chóng tăng vọt. Có ước tính rằng người dùng đăng ký ChatGPT đã đạt con số 100 triệu vào tháng 1/2023, hai tháng sau khi ra mắt.

Theo các nhà phân tích của ngân hàng Thụy Sĩ, điều đó sẽ khiến nó trở thành ứng dụng trực tuyến phát triển nhanh nhất trong lịch sử.

Tất nhiên, thành công lan truyền của ChatGPT đã khơi mào cho một cuộc cạnh tranh điên cuồng giữa các công ty công nghệ thay nhau tung sản phẩm chatbot AI tương tự ra thị trường.

Google gần đây đã tiết lộ đối thủ cạnh tranh ChatGPT của mình, được gọi là Bard, trong khi Microsoft, một nhà đầu tư vào Open AI, đã ra mắt chatbot Bing AI của mình cho một nhóm người thử nghiệm hạn chế.

Nhưng các bản phát hành đã làm tăng mối lo ngại về công nghệ. Các bản trình diễn của cả công cụ Google và Microsoft đều bị chỉ trích vì tạo ra lỗi thực tế.

Trong khi đó, Microsoft đang cố gắng kiềm chế chatbot Bing của mình sau khi người dùng báo cáo những phản hồi đáng lo ngại, bao gồm những nhận xét đưa ra mang tính đối đầu và những tưởng tượng đen tối từ công cụ của họ.

Gần đây, chatGPT đã bộc lộ những hạn chế của nó, đôi khi đưa ra thông tin sai lệch hoặc làm hỏng thông tin liên lạc. Đại học Vanderbilt gần đây đã xin lỗi vì đã sử dụng công cụ này để viết một bản ghi nhớ cho cộng đồng của mình về vụ xả súng hàng loạt tại Đại học Bang Michigan.

Trong khi đó, nhân viên trong nhiều công việc ngày càng chuyển sang sử dụng ChatGPT và cái gọi là công cụ trí tuệ nhân tạo tổng quát khác, sử dụng công nghệ này để viết mọi thứ, từ tài liệu, và email đến bài phát biểu và danh sách bất động sản. Trong khi đó, trong các lĩnh vực như y học, các bác sĩ đang sử dụng nó cho mục đích nghiên cứu.

Một số doanh nghiệp đã khuyến khích người lao động kết hợp ChatGPT vào công việc hàng ngày của họ. Nhưng những người khác lo lắng về những rủi ro.

Lĩnh vực ngân hàng, nơi xử lý thông tin nhạy cảm của khách hàng và được các cơ quan quản lý của chính phủ theo dõi chặt chẽ, sẽ có thêm động lực để hành động cẩn thận về xu hướng này.

Các trường học cũng đang hạn chế ChatGPT do lo ngại nó có thể được sử dụng để gian lận trong bài tập. Các trường công lập ở thành phố New York đã cấm nó vào tháng 1/2023.

Ngoài JP Morgan, các tổ chức khác cũng đã chặn quyền truy cập vào ChatGPT. Hay nói rõ hơn thì JP Morgan không phải là ngân hàng duy nhất có quan điểm về ChatGPT. Ngân hàng đầu tư nổi tiếng Morgan Stanley cũng đã cân nhắc về khả năng và những thiếu sót của công cụ này.

“Khi chúng ta nói về nhiệm vụ có độ chính xác cao, điều đáng nói là ChatGPT đôi khi gây ảo giác và có thể tạo ra các câu trả lời trông có vẻ thuyết phục nhưng thực ra lại sai hoàn toàn”, các nhà phân tích của Morgan Stanley viết trong một ghi chú được tờ Insider trích dẫn.

Tuần trước, Verizon Communications Inc cũng đã cấm chatbot này khỏi các hệ thống công ty của mình, nói rằng công cụ này có thể làm mất quyền sở hữu thông tin bảo mật khách hàng hoặc mã nguồn mà nhân viên của họ đã nhập vào ChatGPT.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips  

Tại sao Đông Nam Á là miền đất hứa của các Startup công nghệ

Đông Nam Á là thị trường tiềm năng cho khởi nghiệp công nghệ bởi dân số đông, nền kinh tế và hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển vượt trội. 

Tại sao Đông Nam Á là miền đất hứa của các Startup công nghệ
Tại sao Đông Nam Á là miền đất hứa của các Startup công nghệ

Trong khi thị trường Mỹ đang ngày càng đắt đỏ, nhiều nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến các nước Đông Nam Á, nơi các ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển bùng nổ trong vài năm trở lại đây.

Theo Jungle Ventures,các công ty khởi nghiệp công nghệ của Đông Nam Á có tổng định giá 340 tỷ USD vào 2020 và dự đoán con số này sẽ tăng gấp ba vào năm 2025.

Đông Nam Á là thị trường tiềm năng nhưng khá mới mẻ với các nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp gặp rào cản tâm lý khi quyết định rót vốn vào thị trường này. Tuy nhiên, dưới đây là 3 lý do khiến Đông Nam Á là một điểm đến hấp dẫn với giới đầu tư.

Dân số đông và hiện vẫn còn trẻ.

Theo thống kê, dân số các nước Đông Nam Á khoảng hơn 655 triệu người, chiếm khoảng 8.5% dân số thế giới. Riêng Philippines dân số khoảng 109 triệu người, xếp sau là Indonesia và Việt Nam với dân số lần lượt khoảng 273 và 97 triệu người.

Với tốc độ gia tăng dân số vượt châu Mỹ và châu Âu, số dân của khu vực Đông Nam Á sẽ tăng lên nhanh chóng trong tương lai.

Mỗi quốc gia ở một trình độ phát triển khác nhau đều mở ra các cơ hội cho việc phát triển các mô hình kinh doanh và công nghệ mới. Ngoài ra, tầng lớp trung lưu chiếm số lượng lớn và nổi lên nhanh chóng phản ánh chất lượng tiêu dùng và định hình thị trường.

Theo một nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Co., hơn 40 triệu người đã sử dụng Internet vào 2020. Trong đó, 94% người dùng đánh giá sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số.

Khoảng 10 năm trước, Internet chưa thực sự phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Hiện, 90% người dùng trong khu vực kết nối Internent chủ yếu thông qua thiết bị di động.

Do đó, đây là một thị trường tiềm năng cho sự phát triển ứng dụng và phần mềm nguồn mở mới nhất. Chính vì thế, các chuyển đổi kỹ thuật số trong tất cả các lĩnh vực đang diễn ra ở quốc gia này.

Nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

Một trong những lý do Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư là làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ.

GDP của năm thành viên lớn nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) sẽ tăng khoảng 5.1 vào năm 2022. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Philippines gần đây được điều chỉnh từ 6,6% thành 7,1 %, của Thái Lan được điều chỉnh từ 3,4% lên 3,7%.

Các quốc gia này đã có một bước nhảy vọt đáng kể về mức độ phát triển kinh tế cao trong hơn 30 năm qua, vượt xa các quốc gia phát triển hàng đầu về tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người.

Tại Việt Nam, GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương đạt 918 USD vào năm 1990, 1987 USD vào năm 2000. Tuy nhiên, chỉ hai thập kỷ sau, con số tăng lên khoảng 8,651 USD trên người.

Hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển vượt bậc.

Hệ sinh thái khởi nghiệp tạo ra nền tảng vững chắc cho sự đổi mới và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp. Các chính sách và biện pháp của chính phủ khuyến khích sự phát triển của các công ty công nghệ mới.

Thái Lan miễn thị thực và thuế cho các công ty khởi nghiệp công nghệ theo chương trình Thái Lan 4.0. Do đó, nhiều “gã khổng lồ” công nghệ quốc tế đang chọn đặt văn phòng và trung tâm ở khu vực Đông Nam Á.

Grab, “kẻ giết Uber” ở Đông Nam Á ra mắt vào năm 2012, chuyên cung cấp các chuyến đi, giao đồ ăn, đặt phòng khách sạn và các dịch vụ tài chính. Vào năm 2018, công ty này đã đẩy Uber ra khỏi thị trường Đông Nam Á.

Hiện, Grab là kỳ lân công nghệ Đông Nam Á có giá trị cao nhất. Bên cạnh đó, Shopee – một nền tảng ecommerce đa quốc gia có trụ sở tại Singapore, tính đến năm 2019, nền tảng này đã có 200 triệu lượt tải xuống. Hai năm sau đó, Shopee được coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á với 343 triệu người truy cập hàng tháng.

Ngoài các kỳ lân công nghệ, khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự phát triển của nhiều công ty khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực.

Thống kê củaCento Ventureschỉ ra các quỹ đầu tư mạo hiểm đã thực hiện 393 khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2021, nhiều hơn 18 thương vụ so với kỷ lục trước đó trong khu vực. Theo dự đoán của Golden Gate Ventures, vốn tài trợ cho các startup trong khu vực Đông Nam Á sẽ vượt quá 14 tỷ USD vào năm 2023.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng và sức hấp dẫn của khi vực Đông Nam Á. Với sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, các chỉ số kinh tế vĩ mô và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong nước, thị trường Đông Nam Á có thể là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VnExpress

Google công bố hợp tác với Midjourney trong cuộc đua với ChatGPT

Google công bố tích hợp AI tổng hợp vào các ứng dụng Workspace như Docs, Gmail, Sheets, Slides để hỗ trợ người dùng soạn thảo nội dung nhanh chóng. Công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới cũng công bố quan hệ đối tác với Midjourney, một công cụ AI có thể tạo hình ảnh hàng đầu trên thế giới. Google sẽ cung cấp cho Midjourney cơ sở hạ tầng đám mây và chip TPU tùy chỉnh.

Hình ảnh được tạo ra bởi Midjourney AI.
Hình ảnh được tạo ra bởi Midjourney AI.

Alphabet, công ty mẹ của Google, cho biết AI trong Workspace sẽ có tính năng tương tự hàng loại công nghệ AI hiện có như ChatGPT, Dall-E của OpenAI hay Canva của Stable Diffusion.

Trong đó, AI có thể sáng tạo nội dung và phát triển văn bản trong Google Docs, soạn email dựa trên thông tin người dùng cung cấp, trả lời và tóm tắt nội dung trong Gmail, hay tạo hình ảnh, âm thanh, video để minh hoạ cho bài thuyết trình trong Google Slide.

Bộ công cụ Workspace của Google hiện có hàng tỷ người dùng miễn phí hoặc trả phí. Tuy nhiên, các tính năng AI mới được triển khai cho một số người dùng thử tại Mỹ.

Microsoft, Alphabet và nhiều công ty đang đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng và triển khai AI tổng quát nhằm tăng tốc độ xử lý các tác vụ.

Theo Thomas Kurian, Giám đốc điều hành Google Cloud, Workspace trong tương lai sẽ trao cho người dùng một “cộng tác viên AI”, hỗ trợ họ theo thời gian thực. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ chi phí mà doanh nghiệp và người dùng phải trả cho Google để sử dụng phiên bản Workspace nâng cao này.

Ngoài ra, Google cũng giới thiệu PaLM và khẳng định là một trong những mô hình ngôn ngữ lớn mạnh nhất, giúp tạo văn bản như cách con người tương tác. Khách hàng có thể tinh chỉnh PaLM bằng dữ liệu của riêng họ để phục vụ công việc nhưng vẫn đảm bảo thông tin không được công khai ra bên ngoài.

Google cũng ra mắt chatbot phục vụ doanh nghiệp với khả năng tạo ảnh minh họa nhanh chóng. Hãng đặt mục tiêu chatbot này sẽ hỗ trợ công việc của người làm marketing, luật sư, nhà khoa học và giáo dục.

Hãng dịch vụ Internet Mỹ cũng công bố quan hệ đối tác với phòng thí nghiệm AI nổi tiếng Midjourney. Google sẽ cung cấp cho Midjourney cơ sở hạ tầng đám mây và chip TPU tùy chỉnh.

Theo Kurian, Google sẽ phát triển AI có trách nhiệm và trao quyền kiểm soát cho người dùng trong việc sử dụng hợp lý các sản phẩm của hãng.

Huy Đức (theo Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà tuyển dụng đau đầu vì CV được viết bằng ChatGPT

Nhờ các ứng dụng như ChatGPT, đơn xin việc hay CV do AI viết hoàn hảo đến mức bất thường. AI còn biết viết hộ thư giới thiệu từ công ty cũ, soạn sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn có thể xảy ra.

Nhà tuyển dụng đau đầu vì CV viết bằng ChatGPT
Nhà tuyển dụng đau đầu vì CV viết bằng ChatGPT. Ảnh: Midjourney.

Đầu năm nay, Christina Qi, CEO của công ty dữ liệu thị trường Databento, đột nhiên nhận được những đơn ứng tuyển công việc hoàn hảo đến kỳ lạ.

Cụ thể, trong quy trình xét tuyển, công ty Databento yêu cầu các ứng viên phải viết một tweet và một thông cáo báo báo chí, yêu cầu nghiên cứu và đào sâu thông tin rất kỹ.

Thông thường, hầu hết ứng viên đều trượt vòng này. Tuy nhiên, 5 đơn ứng tuyển mới nhất CEO Christina Qi đều vượt qua trót lọt. Điều bất thường là cả 5 đơn xin việc (CV) này đều rất giống nhau, “như thể được viết bởi cùng một người”, Christina Qi nói.

“Tôi nhận được các câu trả lời giống nhau đến kỳ lạ”, cô nói thêm. Giữ mối nghi ngờ này, nữ CEO đã nhập câu hỏi vào ChatGPT, công cụ AI “toàn năng” gây sốt trong thời gian gần đây, để xem câu trả lời của nó.

ChatGPT viết hộ đơn xin việc, sơ yếu lý lịch.

Trên thực tế, kể từ khi được ra mắt đến nay và với lượng người dùng đăng ký ChatGPT liên tục tăng trưởng, chatbot AI này đã trở thành một chủ đề nóng, được mọi lĩnh vực quan tâm. Microsoft và Google là những ông lớn tiên phong tích hợp trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình.

Nhờ đó, nhiều người đã được trải nghiệm ChatGPT trong chính công việc của mình. Thậm chí, có người còn sử dụng chatbot AI của OpenAI để viết hộ thư xin việc, kiểm tra hồ sơ lý lịch và soạn sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn có thể xảy ra.

Về phía những nhà tuyển dụng, họ khẳng định sẽ không loại thẳng những CV (Curriculum Vitae) bằng ChatGPT nhưng đang nỗ lực tìm cách phát hiện những ứng viên dùng công cụ AI này và đánh giá bằng những tiêu chuẩn khác.

Cũng như hàng nghìn nhân sự công nghệ bị đuổi việc trong cuộc “bão sa thải”, Kyle Mickey (38 tuổi) đã bắt đầu rải đơn xin việc để tìm việc mới ở vị trí kỹ sư phần mềm.

Anh đã nhờ đến sự trợ giúp của ChatGPT để chỉnh sửa lý lịch cá nhân và bản trình bày kinh nghiệm, kỹ năng mình đã viết. Anh còn bảo AI viết hộ thư giới thiệu từ công ty cũ của mình. Kết quả cho ra rất bất ngờ khi CV do AI viết rất hoàn hảo, mọi kỹ năng đều khớp với yêu cầu công việc của công ty.

Mickey đã gửi đơn xin việc đến nhà tuyển dụng, nói rằng tờ đơn là do ChatGPT viết và nó đã chứng thực những kỹ năng của anh. “Nhà tuyển dụng đã rất bất ngờ và trả lời rằng ‘Chúng ta nói chuyện một chút đi, tôi thích sự sáng tạo của anh đấy’”, Mickey nhớ lại.

Tương tự, một nhân viên mảng quản lý sản phẩm Ryan Stringham (31 tuổi) cũng từng dùng AI để viết 2 CV, trong đó một lần lá thư đã lọt vào vòng phỏng vấn, lần còn lại giúp anh có được công việc hiện tại.

Cụ thể, ChatGPT đã thay đổi toàn bộ cấu trúc bức thư xin việc Stringham đã viết, cắt bớt những phần thừa thãi và chia nó thành 4 đoạn văn rành mạch. Stringham cho biết chatbot AI còn đề xuất anh hãy hỏi về văn hóa công ty và trình bày những kỳ vọng trong công việc.

Thay vì hỏi những câu hỏi mơ hồ về những việc cần làm để hoàn thành tốt công việc, ChatGPT khuyên anh nên hỏi cụ thể hơn về lịch trình làm việc và những tiêu chuẩn đạt hiệu quả cao trong công việc.

Do đó, Stringham khuyến khích những người thân xung quanh mình dùng chatbot để tìm việc. Anh thậm chí còn chia sẻ câu chuyện của mình trên LinkedIn và tư vấn cho những người đang có nhu cầu tìm việc. “Nó đã giúp tôi vượt qua trót lọt giai đoạn nộp đơn xin việc và chẳng có nhà tuyển dụng nào phát hiện ra”, Stringham chia sẻ.

Gian lận bằng ChatGPT.

Theo Wall Street Journal, chương trình, website và những công cụ chỉnh sửa CV và lý lịch cá nhân không phải là điều gì mới. Microsoft Office và Google Docs còn cung cấp những mẫu đơn có sẵn trong khi những công ty như Jobscan còn có dịch vụ cá nhân hóa đơn xin việc để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Song, các ứng viên không nên quá phụ thuộc vào AI mà cần kết hợp ChatGPT với lối viết của mình và tự chỉnh sửa lại, CEO Baker Andrus của công ty tư vấn xin việc Avarah Careers chia sẻ. “Nếu quyết định sử dụng ChatGPT, bạn cần tự hỏi rằng liệu nó có nói đúng về con người mình như cách mình muốn thể hiện hay không”, bà Andrus nói.

Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng đang tìm cách để “nắm thóp” những ứng viên gian lận bằng AI. Những kỹ sư nộp đơn vào công ty Cobalt Robotics phải tham gia vào một bài kiểm tra lập trình từ xa dài một tiếng đồng hồ.

Vòng thi này yêu cầu họ phải hợp tác với một nhân viên trong công ty để kiểm tra khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Mọi quá trình và công việc của họ đều sẽ bị chương trình theo dõi CoderPad ghi lại.

Mới đây, một ứng viên đã hoàn thành vòng thi nhưng lại CoderPad lại không ghi lại được bất cứ quá trình làm nào của anh. Đồng sáng lập Erik Schluntz của Cobalt Robotics đã nghi ngờ người này gian lận bằng AI và sao chép câu trả lời của nó. Ông đã thử nhập câu hỏi vào ChatGPT và câu trả lời giống hệt kết quả mà lập trình viên đã nộp.

Với Christina Qi, CEO của Databento, cô cũng cho rằng các nhà tuyển dụng nên chấp nhận thực tế này và tìm ra những cách thức tuyển dụng mới, hiệu quả hơn. Qi đã đồng ý tuyển dụng những người nộp đơn ứng tuyển bằng AI nhưng có một điều kiện kèm theo.

Những người này phải trải qua một bài kiểm tra yêu cầu nghiên cứu và chỉnh sửa những nội dung do AI tạo lập. “Chúng ta cần là người đi trước và chấp nhận một hiện thực rằng mọi người đang ngày càng dùng AI nhiều hơn, thay vì cố gắng phủ nhận nó”, CEO Christina Qi chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ZingNews

Meta bắt đầu bán tick xanh cho Facebook và Instagram tại Mỹ

Công ty mẹ Meta bắt đầu bán dịch vụ cung cấp tick xanh có trả phí cho 2 mạng xã hội là Facebook và Instagram tại Mỹ.

Meta bắt đầu bán tick xanh cho Facebook và Instagram tại Mỹ
Meta bắt đầu bán tick xanh cho Facebook và Instagram tại Mỹ

Meta Platforms Inc., công ty mẹ sở hữu hai mạng xã hội với gần 5 tỷ người dùng toàn cầu là Facebook và Instagram, cho biết rằng nền tảng này bắt đầu triển khai Meta Verified, dịch vụ cung cấp tick xanh có trả phí tại thị trường Mỹ sau khi thử nghiệm tại Úc và New Zealand vào tháng trước.

Meta Verified sẽ có giá 11,99 USD mỗi tháng cho các tài khoản Facebook đăng ký từ trình duyệt web và 14,99 USD nếu sử dụng từ ứng dụng di động Facebook hoặc Instagram.

Những người đăng ký thành công sẽ nhận được một dấu kiểm màu xanh (tick xanh) cho tài khoản của họ, tính năng mà trước đây chỉ dành riêng cho các chính trị gia, người có ảnh hưởng hay những người nổi tiếng. Người dùng chỉ cần cung cấp giấy tờ tuỳ thân (ID/CMND) để đăng ký và xác thực.

Ngoài được cấp tick xanh, Meta cho biết những người đăng ký Meta Verified sẽ nhận được các đặc quyền khác, chẳng hạn như tăng cường tính bảo mật hay khả năng được hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên Meta liên quan đến các vấn đề về tài khoản.

Meta Verified hiện dành cho những người từ 18 tuổi trở lên và không được áp dụng cho các doanh nghiệp (chỉ dành cho cá nhân).

Đầu tuần này, Meta cũng cho biết họ sẽ cắt giảm khoảng 10.000 nhân viên, đồng thời xoá bỏ hơn 5000 vị trí tuyển dụng mới trong bối cảnh doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại tổ chức và tập trung vào tính hiệu quả (Year of Efficiency).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Không chỉ cắt giảm hơn 10.000 nhân viên, Meta còn xoá bỏ 5.000 vị trí tuyển dụng mới

Phớt lờ những lời cảnh báo của các nhà đầu tư, Mark Zuckerberg đã đẩy Meta vào thế nguy, nhân sự thừa thãi trong khi doanh thu công ty ngày càng giảm sút.

Không chỉ cắt giảm hơn 10.000 nhân viên, Meta còn xoá bỏ 5.000 vị trí tuyển dụng mới
Không chỉ cắt giảm hơn 10.000 nhân viên, Meta còn xoá bỏ 5.000 vị trí tuyển dụng mới

CEO Mark Zuckerberg của Meta đã gửi thư đến các nhân viên, tuyên bố cắt giảm hơn 10.000 nhân sự trong những tháng tới. Đây là đợt sa thải nhân viên lớn thứ hai trong lịch sử Meta, sau đợt sa thải năm 2022 với khoảng 11.000 nhân sự mất việc làm.

Không dừng lại ở đó, công ty mẹ Facebook còn xóa bỏ 5.000 vị trí tuyển dụng mới. Những động thái này cho thấy tập đoàn Mỹ đang ở thế nguy, phải tinh gọn nhân sự và chi phí vận hành đến mức tối đa.

Sai lầm của Mark Zuckerberg.

Trong bức thư, CEO Mark Zuckerberg đổ lỗi phần lớn cho nền kinh tế toàn cầu hiện tại. “Năm ngoái là một lời cảnh tỉnh với chúng tôi. Nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi chóng mặt, áp lực cạnh tranh tăng cao nhưng tốc độ tăng trưởng của chúng ta lại có xu hướng chậm lại”, ông viết.

Vị CEO nói rằng lãi suất tăng cao đã khiến mọi mặt kinh tế phải cắt giảm. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị khiến tình hình thêm bất ổn, động thái thắt chặt kiểm soát làm thui chột tăng trưởng và đầu tư cho sáng tạo.

Song, những nhà đầu tư lại không đồng ý với điều này. Họ cho biết đã cảnh tỉnh Meta từ đầu năm 2022 nhưng lại bị phớt lờ. Cũng từ giai đoạn này, doanh thu của tập đoàn bắt đầu giảm sút trong khi quy mô nhân sự ngày càng lớn.

Theo Business Insider, Mark Zuckerberg đã cược tương lai của Meta vào metaverse cùng với khoản tiền khổng lồ cho bộ kính VR Meta Quest và phòng nghiên cứu Reality Labs.

Tuy đã đổ vào hàng tỷ USD, những nỗ lực này vẫn chưa mang lại trái ngọt cho tập đoàn. Dự án khiến lợi nhuận công ty mẹ Facebook thâm hụt trong nhiều quý liền. Do đó, các nhà đầu tư đã đồng loạt yêu cầu Mark Zuckerberg “dừng tay”.

Hai tuần trước khi Meta sa thải nhân sự lần đầu, cổ đông Brad Gerstner, CEO của Altimeter Capital, đã gửi thư đến tập đoàn yêu cầu giảm 20% nhân viên cùng những khoản chi tiêu lớn, bao gồm cả chi phí cho dự án metaverse trị giá hàng tỷ USD.

“Cũng giống như những công ty mất định hướng khác khác, Meta đã phạm vào một sai lầm rất lớn: quá nhiều người, quá nhiều ý tưởng nhưng lại thiếu tâm lý khẩn trương cần có”, ông Gerstner viết trong bức thư.

Thừa người, thiếu chi phí.

Britney Levy, nhân viên bị mất việc trong đợt sa thải đầu tiên của Meta, cũng xác nhận gã khổng lồ mạng xã hội trả lương cho nhân viên để làm “công việc giả tạo”.

“Tôi là một trong số nhân viên được thuê vào vị trí thực sự kỳ lạ. Họ lập tức xếp tôi vào nhóm những người không làm gì. Chúng tôi phải đấu tranh để tìm việc làm. Họ tích trữ chúng tôi như thẻ Pokémon”, cô nói.

Nói với CNN, một cựu CEO công nghệ giấu tên cũng cho biết không chỉ Meta mà hàng loạt các ông lớn khác như Google, Amazon, Twitter đã tuyển dụng một lượng lớn nhân viên một cách ngu ngốc chỉ để phục vụ cho những “dự án khoa học”. “Với Meta, nghĩ thử xem 100.000 người đang làm gì ở đó trong khi ứng dụng của họ chẳng thay đổi gì nhiều?”, vị CEO nói.

Ông cho rằng những công ty này từng tạo ra nhiều lợi nhuận đến mức các CEO lầm tưởng rằng họ hoàn toàn có thể bành trướng và áp đảo ở những lĩnh vực khác.

“Và rồi nền kinh tế đã quay ngoắt sang một trạng thái khác, khiến họ dần nhận ra cần phải cân nhắc đến cả yếu tố tăng trưởng và sinh lời”, vị CEO giấu tên nhận định.

Theo Business Insider, mỗi khi tuyên bố sa thải, cổ phiếu của Meta đều nhanh chóng tăng mạnh. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đồng tình với động thái này.

Tháng 11/2022, cổ phiếu tập đoàn đã giảm 20% sau khi công bố báo cáo tài chính quý III đáng thất vọng do lỗ từ dự án metaverse. Ngay sau đó, tin tức về đợt sa thải đã khiến cổ phiếu quay đầu, tăng 6% ngay trong phiên giao dịch tiếp theo.

Theo Giám đốc nghiên cứu Internet Mark Mahaney của Evercore, Mark Zuckerberg đã nhận thấy thái độ bất mãn của các nhà đầu tư về những chính sách chi tiêu phi thực tế trong lần báo cáo tài chính quý III/2022. Do đó, ông đang thay đổi hoạt động theo hướng ít tốn kém chi phí hơn.

Business Insider cho biết các nhà đầu tư đã có phản ứng tích cực hơn sau thông tin Meta sa thải nhân sự và giá cổ phiếu tăng. Bên cạnh đó, các nhân viên phòng nghiên cứu Reality Labs cũng nằm trong danh sách sa thải lần này cũng khiến không ít cổ đông hài lòng, nguồn tin nội bộ cho hay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ZingNews

Google tăng giá thuê bao lên hơn 10% trên YouTube TV

Sau hơn 2 năm, Google đã tăng giá dịch vụ truyền hình internet YouTube TV của mình với mức giá rất cao so với trước đây.

Theo Neowin, trong bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu Twitter của YouTube TV, công ty thông báo giá cơ bản của dịch vụ này trong mỗi tháng sẽ tăng từ 64,99 USD lên 72,99 USD.

Việc tăng giá sẽ có hiệu lực ngay lập tức đối với những người đăng ký mới và người dùng hiện tại sẽ thấy giá tăng kể từ ngày 18.4. Nếu đăng ký dịch vụ qua Google Play, việc tăng giá sẽ bắt đầu được thực hiện vào hoặc sau ngày 15.6.2023.

Giải thích cho việc tăng giá lần này, Google cho biết trên trang hỗ trợ của mình rằng “Khi chi phí nội dung tăng lên và chúng tôi tiếp tục đầu tư vào chất lượng dịch vụ, chúng tôi sẽ cập nhật giá của mình để mang đến cho người dùng trải nghiệm TV tốt nhất có thể”.

Không có thay đổi về số lượng kênh hoặc dịch vụ mà YouTube TV sẽ cung cấp ở mức giá cơ bản. Tuy nhiên, dịch vụ bổ sợ 4K Plus giúp tăng độ phân giải lên 4K trên một số kênh và nội dung theo yêu cầu đang thực sự giảm giá, từ 19,99 USD/tháng xuống còn 9,99 USD/tháng. Nếu người dùng đã đăng ký cả hai gói cơ bản và bổ trợ, điều đó có nghĩa hóa đơn cuối thực sự giảm đi một chút.

Vào đầu tuần này, Google bắt đầu thử nghiệm việc triển khai tính năng Multiview đến một lượng giới hạn người dùng YouTube TV nhằm cho phép người dùng phát trực tuyến tối đa 4 kênh trên một màn hình cùng lúc.

Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017, YouTube TV có giá khởi điểm chỉ 35 USD/tháng, nhưng dịch vụ này dần tăng giá trong những năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft 365 Copilot: Tích hợp ChatGPT vào Word, Excel, PowerPoint và hơn thế nữa

Microsoft vừa thông báo ra mắt Microsoft 365 Copilot, nền tảng năng suất được tích hợp với các công nghệ mới nhất của chatbot AI ChatGPT. Công nghệ ChatGPT 4 sẽ được sử dụng xuyên các ứng dụng như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, OneDrive và hơn thế nữa.

Microsoft 365 Copilot.
Microsoft 365 Copilot.

Theo thông tin trực tiếp từ CEO Microsoft và trên blog của công ty này, Microsoft 365 Copilot, nền tảng tích hợp công nghệ mới của Microsoft 365 đã chính được ra mắt.

Microsoft 365 là gì? và khác với Microsoft 365 Copilot ra sao?

Microsoft 365 là nền tảng năng suất (productivity platform) dựa trên công nghệ đám mây của Microsoft, khác với Microsoft Office, Microsoft 365 là nền tảng có trả phí.

Sau khi đăng ký tài khoản, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng năng suất phổ biến như Microsoft Teams, Word, Excel, PowerPoint, Outlook, OneDrive, và hơn thế nữa.

Với bản có trả phí, người dùng được sử dụng đến 1 TB lưu trữ trên OneDrive, cài đặt ứng dụng trên PCs, Macs, tablets, và điện thoại, cùng với đó là nhiều tính năng độc quyền khác.

Microsoft 365 Copilot có thể được hiểu bản nâng cao của Microsoft 365, khi được tích hợp thêm các công nghệ mới nhất, cụ thể đó là trí tuệ nhân tạo (AI), ChatGPT phiên bản 4 của OpenAI và nhiều nền tảng công nghệ khác.

Microsoft giới thiệu chi tiết về Microsoft 365 Copilot.

Là con người, chúng ta luôn luôn ước mơ, sáng tạo và đổi mới. Mỗi người trong chúng ta đều cố gắng làm những công việc mà chúng ta yêu thích – viết một cuốn tiểu thuyết hay, khám phá, xây dựng một cộng đồng vững mạnh, và nhiều thứ khác.

Nhu cầu kết nối với các giá trị lõi của công việc là hết sức cần thiết, tuy nhiên ngày nay, chúng ta lại dành quá nhiều thời gian cho những công việc ít có giá trị, cũng bởi chính vì điều này, sức sáng tạo và năng lượng của chúng ta bị hao hụt đi rất nhiều.

Để có thể khiến mọi thứ trở nên hiệu quả hơn, chúng ta không chỉ cần một cách tốt hơn để làm những điều tương tự. Chúng ta cần một giải pháp làm việc mới.

Và Microsoft 365 Copilot chính là người bạn đồng hành cho công việc của bạn.

Hiểu một cách tổng thể, Microsoft 365 Copilot kết hợp sức mạnh của các mô hình ngôn ngữ lớn (large language models – LLMs) với dữ liệu của người dùng (doanh nghiệp hoặc cá nhân) trong Microsoft Graph và các ứng dụng Microsoft 365 để biến các từ hay từ ngữ thành công cụ năng suất mạnh mẽ nhất.

Với 365 Copilot, Microsoft mang đến cho người dùng nhiều quyền tự quyết hơn, khiến công nghệ trở nên dễ tiếp cận hơn, và thông qua một giao diện thân thiện hơn.

Copilot được tích hợp vào Microsoft 365 theo hai cách. Thứ nhất, nó được nhúng vào các ứng dụng Microsoft 365 mà người dùng vẫn sử dụng hàng ngày như Word, Excel, PowerPoint, Outlook hay Ms Teams, v.v — để giải phóng khả năng sáng tạo, thúc đẩy năng suất và nâng cao kỹ năng.

Thứ hai là tính năng Trò chuyện Doanh nghiệp (Business Chat). Business Chat hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn xuyên các ứng dụng của Microsoft 365 và dữ liệu của người dùng như lịch, email, các cuộc trò chuyện, tài liệu, cuộc họp và danh bạ — để thực hiện những việc mà trước đây người dùng chưa từng làm được (làm thủ công).

Cũng tương tự như ChatGPT, người dùng chỉ cần cung cấp cho nó các truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên ví dụ như “Hãy chia sẻ tới đội nhóm của chúng tôi về chiến lược giá vừa mới được cập nhật” và chatbot sẽ tạo ra một bản cập nhật trạng thái dựa trên những dữ liệu có được.

Giờ đây, với Microsoft 365 Copilot, người dùng có thể thoả sức sáng tạo trong Word, phân tích nhiều hơn trong Excel, chia sẻ nhiều cảm hứng và hiệu ứng hơn trong PowerPoint, làm việc hiệu quả hơn trong Outlook và cộng tác nhiều hơn trong Ms Teams.

Microsoft 365 Copilot có thể chuyển đổi cách thức làm việc theo 3 cách:

  • Giải phóng sự sáng tạo.

Copilot cung cấp cho người dùng một bản nháp đầu tiên để chỉnh sửa và lặp lại — tiết kiệm thời gian viết, tìm nguồn thông tin và thời gian chỉnh sửa. Đôi khi Copilot đúng và đôi khi nó cũng sai một cách hữu ích – nhưng cuối cùng, nó sẽ luôn giúp bạn tiến xa hơn.

Copilot trong PowerPoint giúp người dùng tạo ra các bản trình bày đẹp mắt thông qua những câu lệnh (truy vấn) đơn giản, chuyển nội dung bằng văn bản (Text) thành các slide trình chiều đầy cảm hứng, đồng thời thêm các nội dung liên quan từ các tài liệu sẵn có trước đó.

Và với Copilot trong Excel, bạn có thể phân tích các xu hướng, sử dụng các hàm tính tự động và trực quan hóa dữ liệu chuyên nghiệp chỉ trong vài giây.

  • Mở khóa năng suất.

Như đã đề cập ở trên, trong khi hầu hết chúng ta đều muốn tập trung vào những giá trị lõi của công việc, nhưng lại mất rất nhiều thời gian cho những công việc “vô bổ” khác.

Từ việc tóm tắt các chuỗi email dài, recap các cuộc hợp với hàng tá thông tin, đến soạn thảo nhanh các email phản hồi.

Copilot trong Outlook sẽ giúp người dùng xóa hộp thư đến của mình trong vài phút chứ không phải hàng giờ. Và mọi cuộc họp đều là một cuộc họp hiệu quả với Copilot trong Ms Teams.

Nó có thể tóm tắt các điểm thảo luận chính trong cuôc họp, bao gồm những ai đã nói gì và mọi người đã phản hồi ý kiến tới điều đó như thế nào, tiếp đó, những đề xuất đã được đưa ra là gì và hơn thế nữa.

Dữ liệu nghiên cứu từ GitHub cho thấy Microsoft 35 Copilot hứa hẹn sẽ mở ra một cuộc cách mạng tăng năng suất mới cho mọi người.

Trong số các nhà phát triển sử dụng GitHub Copilot, 88% nói rằng họ làm việc hiệu quả hơn, 74% nói rằng họ có thể tập trung vào công việc chính hơn và 77% nói rằng họ tốn ít thời gian hơn để tìm kiếm thông tin.

Ngoài ra, Copilot không chỉ giúp tăng năng suất cho các cá nhân. Nó còn tạo ra một mô hình tri thức mới cho mọi tổ chức, khai thác triệt để kho dữ liệu khổng lồ của doanh nghiệp mà bình thường các cá nhân khó có thể tiếp cận được.

Business Chat theo đó hoạt động xuyên các ứng dụng và dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp để hiển thị những thông tin cụ thể từ một biển dữ liệu sẵn có.

  • Xây dựng nhanh chóng các kỹ năng.

Microsoft 365 Copilot giúp người dùng sử dụng nó giỏi hơn và thành thạo nhanh chóng các kỹ năng mà họ có thể chưa từng học trước đó.

Trong khi một người bình thường có thể khá khó khăn trong việc sử dụng các tính năng hay hàm tính mới, giờ đây, mọi người chỉ cần sử dụng các câu lệnh với ngôn ngữ tự nhiên, mọi thứ còn lại sẽ được ứng dụng xử lý.

Hệ thống Microsoft 365 Copilot có sẵn cho doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, Microsoft 365 Copilot không chỉ là việc tích hợp các công nghệ của ChatGPT của OpenAI vào Microsoft 365.

Đây còn là một công cụ điều phối và xử lý các công việc phức tạp, kết hợp sức mạnh của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), bao gồm ChatGPT 4, với các ứng dụng Microsoft 365 và dữ liệu của doanh nghiệp.

  • Tận dụng các dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp.

Các LLM được hỗ trợ bởi AI được đào tạo dựa trên một kho dữ liệu lớn của doanh nghiệp. Chìa khóa chính để mở khóa năng suất trong kinh doanh nằm ở việc kết nối LLM với dữ liệu kinh doanh theo cách bảo mật và có quy tắc. Microsoft 365 Copilot có quyền truy nhập theo thời gian thực vào cả nội dung và ngữ cảnh của dữ liệu của doanh nghiệp trong Microsoft Graph.

Điều này có nghĩa là, công cụ không chỉ xây dựng nội dung dựa trên các dữ liệu là nội dung (content) hiện có của doanh nghiệp từ email, các cuộc họp hay các tài liệu, mà còn hiểu được yếu tố ngữ cảnh (context) từ việc kết hợp nhiều điểm dữ liệu trong quá khứ.

  • Microsoft 365 Copilot được xây dựng dựa trên cách tiếp cận toàn diện của Microsoft vốn tuân thủ tính bảo mật và quyền riêng tư.

Copilot được tích hợp vào Microsoft 365 và tự động kế thừa tất cả các quy trình, chính sách bảo mật và quyền riêng tư có giá trị của doanh nghiệp.

Từ việc xác thực hai yếu tố đến khả năng bảo vệ quyền riêng tư, v.v., Copilot trở thành giải pháp AI mà doanh nghiệp có thể tin tưởng.

  • Được thiết kế để bảo vệ dữ liệu của người sử dụng, đội nhóm và cá nhân.

Trong khi rò rỉ dữ liệu là một trong những mối bận tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là khi sử dụng nền tảng của các bên thứ 3 để nhúng vào dữ liệu riêng của doanh nghiệp, hiểu được điều này, Microsoft 365 Copilot bắt đầu với việc cam kết rằng dữ liệu sẽ không bị rò rỉ tới các nhóm người dùng khác nhau.

Và ở cấp độ cá nhân, Copilot chỉ cung cấp các dữ liệu mà doanh nghiệp hay cá nhân có thể truy cập bằng chính công nghệ của Microsoft.

  • Được tích hợp vào các ứng dụng vốn được hàng triệu người sử dụng hàng ngày.

Microsoft 365 Copilot được tích hợp trong các ứng dụng năng suất mà hàng triệu người vẫn sử dụng hàng ngày như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, Teams, v.v.

  • Được thiết kế để học hỏi nhanh các kỹ năng mới.

Microsoft 365 Copilot về cơ bản chính là nhân tố có thể làm thay đổi cuộc chơi về năng suất: Nó có thể tạo, tóm tắt, phân tích, cộng tác và tự động hóa bằng cách sử dụng các nội dung kinh doanh cụ thể kết hợp với yếu tố ngữ cảnh.

Không dừng lại ở đó, Copilot còn biết cách ra lệnh cho các ứng dụng để chuyển tài liệu từ Word thành bản trình bày PowerPoint, đồng thời có thể tự học các kỹ năng mới.

Theo thông tin từ Microsoft, Copilot hiện đang được thử nghiệm với một nhóm nhỏ người dùng được chọn trước khi ra mắt rộng rãi cho người dùng toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thêm quốc gia khác cấm mạng xã hội TikTok

Ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc sẽ bị cấm sử dụng trên thiết bị của chính phủ Anh và nghị viện New Zealand.

Thêm quốc gia khác cấm mạng xã hội TikTok
Thêm quốc gia khác cấm mạng xã hội TikTok

Ngày 16/3, giới chức Anh cho biết sẽ cấm TikTok trên thiết bị của chính phủ. Quyết định được đưa ra sau khi nhiều nước phương Tây lo ngại dữ liệu người dùng được chia sẻ cho chính phủ Trung Quốc.

“Tính bảo mật của thông tin chính phủ nhạy cảm được ưu tiên hàng đầu, do đó chúng tôi sẽ cấm ứng dụng này trên những thiết bị chính phủ. Việc sử dụng các app với tính năng trích xuất dữ liệu cũng sẽ được xem xét”, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh, Oliver Dowden, cho biết.

Theo Nikkei, chính phủ Anh đã yêu cầu Trung tâm An ninh mạng Quốc gia đánh giá lỗ hổng tiềm ẩn trong các ứng dụng mạng xã hội, lập danh sách rủi ro liên quan đến cách truy cập và sử dụng thông tin nhạy cảm.

“Hạn chế dùng TikTok trên thiết bị chính phủ là bước đi thận trọng và phù hợp theo khuyến cáo từ các chuyên gia an ninh mạng của chúng tôi”, ông Dowden nói thêm.

Đại diện TikTok bày tỏ thất vọng với quyết định của chính phủ Anh. Nền tảng này khẳng định liên tục tăng cường bảo vệ dữ liệu của người dùng châu Âu.

“Chúng tôi tin rằng lệnh cấm dựa trên những quan điểm sai lầm cơ bản, được thúc đẩy bởi vấn đề địa chính trị rộng lớn, trong đó TikTok và hàng triệu người dùng Anh không đóng vai trò gì”, phát ngôn viên mạng xã hội cho biết.

Trong tuyên bố chính thức, đại sứ quán Trung Quốc tại London nhận định động thái này “cản trở hoạt động bình thường của các công ty có liên quan tại Anh, và cuối cùng sẽ gây tổn hại lợi ích của chính đất nước”.

Theo ông Dowden, thiết bị trong chính phủ Anh chỉ có thể truy cập ứng dụng bên thứ 3 nằm trong danh sách phê duyệt. Thiết bị cá nhân của nhân viên chính phủ không bị ảnh hưởng, và một số trường hợp dùng TikTok cho công việc sẽ được chấp thuận.

Grant Shapps, Bộ trưởng Năng lượng Anh, cho biết lệnh cấm TikTok trên thiết bị chính phủ là hợp lý. Tuy nhiên, ông sẽ tiếp tục sử dụng app trên điện thoại cá nhân.

Ngày 17/3, Rafael Gonzalez Montero, Giám đốc Văn phòng Nghị viện New Zealand, tuyên bố TikTok sẽ bị cấm trên những thiết bị có quyền truy cập mạng lưới nghị viện tại nước này từ cuối tháng 3. Nguyên nhân đến từ lo ngại an ninh mạng.

Trả lời Reuters, ông Montero cho biết quyết định được đưa ra từ lời khuyên của chuyên gia an ninh mạng, cũng như các cuộc thảo luận của chính phủ New Zealand.

“Dựa trên thông tin này, văn phòng xác định các rủi ro là không thể chấp nhận trong môi trường Nghị viện New Zealand vào lúc này”, ông Montero nói.

Dù vậy, văn phòng có thể áp dụng ngoại lệ cho các trường hợp cần dùng TikTok để làm việc.

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance, có trụ sở tại Bắc Kinh. Trước Anh và New Zealand, các nước Mỹ, Canada, Bỉ và Ủy ban châu Âu đã cấm sử dụng TikTok trên những thiết bị thuộc cơ quan chính phủ.

Phản hồi về lệnh cấm của chính phủ Bỉ, mạng xã hội TikTok bày tỏ sự thất vọng, cho rằng những nguyên nhân thủ tướng Bỉ đưa ra chỉ dựa trên thông tin sai lệch. Nền tảng video Trung Quốc sẵn sàng gặp mặt giới chức để giải quyết khúc mắc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ZingNews

Accenture: Top 5 xu hướng thương hiệu và công nghệ 2023

Accenture vừa công bố báo cáo mới, phân tích các xu hướng công nghệ, tiêu dùng, và thương hiệu hàng đầu trong năm 2023 và xa hơn nữa.

xu hướng công nghệ và thương hiệu 2023
Accenture: Top 5 xu hướng công nghệ và thương hiệu trong 2023

Với những gì đang diễn ra, cho dù bạn không phải là người làm công nghệ, bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng các công nghệ mới nổi đang trao quyền cho mọi người nhiều hơn, với những kết quả tạo ra chưa từng thấy như trước đây, dù là với các doanh nghiệp hay cá nhân người dùng.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho phép mọi người thể hiện khả năng sáng tạo tự nhiên của mình, Web3 mang đến những cơ hội mới giúp định hình các thương hiệu mà họ yêu thích và các mã thông báo (mã hoá) có thể sớm trao cho người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ.

Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tự hỏi: khách hàng sẽ tương tác như thế nào với thương hiệu? hay thương hiệu sẽ sử dụng các công nghệ mới để xây dựng niềm tin và phát triển doanh nghiệp của họ ra sao?

Vốn lấy con người làm trung tâm và nguồn cảm hứng, dựa trên cách thức mà mọi người đang thích nghi với cuộc sống mới, hay cách mọi người sử dụng công nghệ để đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi, báo cáo phân tích từ Fjord của Accenture ra đời.

Dưới đây là 5 xu hướng được phân tích trong báo cáo.

XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 1 NĂM 2023: Thế giới đang trong tình trạng “khủng hoảng vĩnh viễn”, nhưng chúng ta sẽ sớm thích nghi.

Thế giới đang phải chịu đựng liên tiếp các làn sóng khó khăn. Từ đại dịch, lạm phát, biến đổi khí hiệu đến các cuộc khủng hoảng kinh tế, thách thức đang đến từ mọi hướng.

Tuy nhiên, như những gì đã diễn ra trong hàng thiên niên kỷ, con người sẽ sớm thích nghi.

Cách mọi người thích nghi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những gì họ mua sắm, cách họ nhìn nhận và đánh giá các thương hiệu và hơn thế nữa.

Đứng trước cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, mọi người đang hủy bỏ các gói tập trong các phòng gym, tạm dừng đóng góp lương hưu hay từ bỏ các ưu tiên khác về việc bảo vệ sức khoẻ chẳng hạn như bảo hiểm.

Khi phải trải qua và chịu đựng quá nhiều sự bất ổn, như một cách tự nhiên, mọi người sẽ sớm trở thành một phiên bản mới của chính họ. Các sản phẩm và dịch vụ theo đó sẽ được định nghĩa lại bởi sự lựa chọn của họ.

Mọi người đang phản ứng như thế nào:

  • Đấu tranh: Mọi người ngày càng chủ động lên tiếng để chống lại sự bất công và kêu gọi sự bình đẳng xã hội.
  • Mọi người sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế.
  • Mọi người sẽ đối phó với bối cảnh mới bằng cách tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát.
  • Mọi người sẽ dừng mọi tương tác.

XU HƯỚNG 2: Xây dựng cộng đồng sẽ là nền tảng cho các thương hiệu.

Trong một thế giới bất ổn, mọi người sẽ tìm kiếm những nơi mà họ cảm thấy mình thuộc về. Do đó, các thương hiệu thế hệ mới sẽ được xây dựng dưới hình thức cộng đồng, người làm marketing cần định hình lại cái gọi là lòng trung thành khách hàng cũng như cách thương hiệu sẽ tương tác với khách hàng của mình.

Mô hình này sẽ được kích hoạt bởi một số yếu tố chính như: cộng đồng (nơi người dùng cảm thấy thuộc về), trải nghiệm nội dung và bộ sưu tập kỹ thuật số.

Tuy nhiên, với tư cách là một người tiêu dùng hay khách hàng, điều quan trọng mà các thương hiệu cần tập trung vào cuối cùng không là công nghệ mà đó là những lợi ích mà yếu tố công nghệ có thể mang lại.

Hãy nhìn vào trường hợp của gã khổng lồ ngành F&B, Starbucks, thương hiệu này đã tận dụng công nghệ Web3 và mã thông báo để xây dựng Starbucks Odyssey, một chương trình tặng thưởng và gắn kết với thương hiệu.

CMO của Starbucks, Brady Brewer đã nhận xét: “Mặc dù chương trình được xây dựng trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và Web3, khách hàng thậm chí còn không biết rằng những gì họ đang làm đó là tương tác với công nghệ chuỗi khối, một trong những công nghệ đáng chú ý nhất ở thời điểm hiện tại.”

Web3 và những công nghệ mới sẽ mang lại cho các thương hiệu khả năng tiếp xúc trực tiếp và ảnh hưởng đáng kể đến cộng đồng của họ, thương hiệu cần coi mỗi cá nhân trong cộng đồng là một phần của thương hiệu, đó là cách thương hiệu được xây dựng và tồn tại.

XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 3 NĂM 2023: Trong khi việc trở lại văn phòng vẫn là một rào cản, nó sẽ cần được thích nghi.

Khi đại dịch buộc nhiều doanh nghiệp phải để nhân viên của họ làm việc tại nhà, nhiều người đang cảm thấy mất đi những lợi ích vô hình vốn gắn liền với văn phòng như cơ hội gặp gỡ, niềm vui trực tiếp hay sự thăng tiến.

Giờ đây, những hậu quả đang trở nên rõ ràng hơn, bao gồm cả những thỏa hiệp không mong muốn về sự đổi mới, văn hóa và cả sự hòa nhập.

Thay vì tiếp tục cố gắng cải thiện những gì đang tồn tại, các doanh nghiệp nên mô phỏng lại hoàn toàn về công việc và cách nhân viên của họ có thể hoàn thành công việc.

Trong khi mọi người cần làm việc với mục đích rõ ràng, doanh nghiệp cần ưu tiên các yếu tố như niềm vui, sự công nhận, động lực làm việc và kết quả của đội nhóm.

Đây là về việc định hình lại một sự trao đổi giá trị mới giữa người sử dụng lao động và người lao động ngoài tiền lương và kết quả tạo ra.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cần tạo ra các kế hoạch mới, cùng có lợi, với cách tiếp cận chính là lấy con người làm trọng tâm.

Để quá trình quay trở lại văn phòng đạt được nhiều kết quả tích cực hơn, các doanh nghiệp cần:

  • Xác định rõ mục đích, sau đó cụ thể hoá bằng các chính sách.
  • Có được tình cảm của mọi người bằng cách quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng.
  • Suy nghĩ lại về không gian và môi trường làm việc trong đó tập trung vào các yếu tố vô hình.

XU HƯỚNG 4: AI đang trở thành trợ lý sáng tạo.

Cho đến hiện tại, các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng để tự động hóa các quy trình làm việc hoặc làm thay một số công việc đơn giản nào đó cho con người.

Tuy nhiên, mọi thứ đang ngày càng thay đổi, vì các công nghệ mới có thể giúp con người tạo ra nội dung, hình ảnh, video hay cả âm nhạc, AI hay các công nghệ mới khác đang đóng vai trò như là một trợ thủ đắc lực cho việc sáng tạo.

Như với tất cả các công nghệ mới nổi khác, các câu hỏi vẫn xoay quanh vấn đề về đạo đức.

Nếu một tác phẩm gốc của một nghệ sĩ nào đó được nhúng vào nội dung do AI tạo ra (AI-generated content), vấn đề bản quyền sẽ được giải quyết như thế nào?

Các nhà sáng tạo nội dung sẽ cần nâng cao kỹ năng sử dụng các công cụ đồng thời phải chú ý đến kỹ năng nhận xét và đánh giá của họ để đảm bảo chất lượng nội dung đầu ra.

XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 5 NĂM 2023: Ví kỹ thuật số (Digital Wallets) có thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng nhận diện kỹ thuật số (digital identity).

Trong khi các dữ liệu cá nhân hiện đang bị lạm dụng quá mức, quyền kiểm soát có thể sớm được chuyển giao.

Ví kỹ thuật số chứa mã thông báo (đại diện cho các phương thức thanh toán, ID, thẻ khách hàng thân thiết, v.v.) sẽ cho phép mọi người lưu trữ dữ liệu của chính họ. Họ sẽ là người có quyền đưa ra các quyết định chính xác về những gì họ muốn chia sẻ với thương hiệu.

Khi cookies sẽ sớm bị loại bỏ dần, những dữ liệu mà mọi người chủ động chia sẻ thậm chí còn mang lại nhiều giá trị hơn. Nó sẽ chính xác và được chia sẻ một cách tự nguyện, đây chính là nền tảng để các thương hiệu hay nhà quảng cáo nâng cao tỷ lệ chuyển đổi bán hàng (nhờ việc nhắm đúng mục tiêu – targeting).

Trong bối cảnh này, nhiệm vụ hàng đầu của các thương hiệu là:

  • Nhanh chóng thích nghi với các công nghệ kỹ thuật số (bao gồm cả ví kỹ thuật số).
  • Hãy cho mọi người thấy rằng việc kiểm soát dữ liệu thực sự đáng giá.
  • Giúp mọi người hiểu được chức năng của các ví điện tử, ngoài việc thanh toán.
  • Hiểu các cấp độ về quyền mà mọi người có thể cấp cho doanh nghiệp.

Bức tranh mới trong 2023.

Những công nghệ mới sẽ sớm tạo ra nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc trong 2023.

Để có được lòng trung thành của khách hàng và sự ủng hộ từ họ, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với mọi thứ, ngoài ra, khả năng sáng tạo sẽ ở ngưỡng không giới hạn.

Mọi thứ giờ đây thuộc về bạn!

Bạn có thể xem bản đầy đủ của báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ernie Bot: Chatbot đối thủ của ChatGPT từ Baidu gây thất vọng ngày ra mắt

Lễ ra mắt chatbot AI Ernie Bot, đối thủ ChatGPT của hãng tìm kiếm Baidu Trung Quốc được đánh giá khiến người dùng hụt hẫng khi chỉ là video được quay sẵn.

Ernie Bot: Chatbot đối thủ của ChatGPT từ Baidu gây thất vọng ngày ra mắt
Ernie Bot: Chatbot đối thủ của ChatGPT từ Baidu gây thất vọng ngày ra mắt

Đầu tháng 2, cổ phiếu của Baidu tăng vọt 13% sau khi hãng xác nhận kế hoạch ra mắt công cụ tương tự ChatGPT trong tháng 3.

Chatbot Wenxin Yiyan, tiếng Anh là Ernie Bot, làm dấy lên hy vọng sẽ là đại diện đáng chú ý của Trung Quốc trong cuộc đua tạo AI trò chuyện như người thật. Baidu cũng tuyên bố Ernie sẽ giúp công ty vực dậy hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy, sau lễ ra mắt ngày 16/3, nhiều người tỏ ra hoài nghi về khả năng cạnh tranh của Ernie so với ChatGPT. Trong sự kiện, Robin Li, CEO của Baidu, giới thiệu video với cửa sổ trò chuyện của Ernie và những câu hỏi đã được nhập sẵn. Ông thừa nhận hãng chỉ trình diễn bản thử nghiệm với nội dung chuẩn bị trước.

Ông Li cho biết, Ernie sẽ chỉ được mở cho một nhóm người dùng có mã mời kể từ ngày 16/3, trong khi đối tác có thể đăng ký tích hợp chatbot AI vào sản phẩm của họ thông qua nền tảng đám mây Baidu.

Sự thất vọng được thể hiện thông qua hàng loạt bình luận châm biếm của người dùng khi sự kiện phát trên WeChat với hai triệu người theo dõi trực tiếp. Theo Financial Times, sau màn ra mắt không như kỳ vọng, cổ phiếu Baidu giảm tới 10% trong ngày 16/3.

Kế hoạch công bố Ernie diễn ra sau khi nhiều công ty công nghệ Mỹ khác như OpenAI và Google đạt được những bước tiến trong việc thúc đẩy sự phát triển của AI.

Trong tuần này, OpenAI đã phát hành ChatGPT-4, với tuyên bố mô hình trí tuệ nhân tạo mới nhất có thể dễ dàng vượt qua nhiều bài thi khắc nghiệt bậc nhất nước Mỹ.

Trong khi đó, Microsoft cũng tích hợp GPT-4 vào công cụ tìm kiếm Bing và các sản phẩm khác. Không chịu kém cạnh, một số gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang chạy đua để tung ra phiên bản “ChatGPT nội địa”.

Các nhà phân tích trước đó tin tưởng nhiều năm đầu tư vào AI và công nghệ ngôn ngữ tự nhiên của Baidu sẽ giúp tập đoàn sớm dẫn đầu trên thị trường.

Hai nhân viên Baidu tiết lộ việc OpenAI phát hành ChatGPT tháng 11/2022 đã khiến Baidu mất cảnh giác vì không tin một công ty khởi nghiệp lại có công nghệ vượt trội. Ngay sau đó, hãng công nghệ Trung Quốc phải vật lộn để bắt kịp và thực hiện quá trình tinh chỉnh Ernie. “Chúng tôi chỉ có thể tự mình khám phá.

OpenAI mất hơn một năm để đào tạo ChatGPT và cần thêm một năm nữa để điều chỉnh GPT-4. Có nghĩa là Baidu đã chậm hai năm”, một nhân viên của Baidu nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL và KOC thay vì ca sĩ hay diễn viên điện ảnh

Tiếp cận khách hàng Gen Z là một bài toán khó với các thương hiệu đồng hồ. Để hoàn toàn chinh phục nhóm người dùng này, nhãn hàng phải xây dựng chiếc lược marketing mới mẻ, độc đáo.

Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL và KOC thay vì ca sĩ hay diễn viên điện ảnh
Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL và KOC thay vì ca sĩ hay diễn viên điện ảnh

Theo Watchonista, Gen Z là đối tượng khách hàng mục tiêu của nhiều thương hiệu đồng hồ trên thế giới. Thói quen tiêu dùng, sở thích, khả năng chi trả của nhóm người tiêu dùng này khác hoàn toàn so với thế hệ Y và Millennials (Gen Y).

Để chinh phục những khách hàng này, các nhãn hiệu đồng hồ từ lâu đời đến mới nổi phải xây dựng chiến lược riêng. Phương pháp tiếp cận mới giúp các nhà cung cấp phụ kiện, trang sức thu về lợi nhuận lớn từ người dùng Gen Z.

Gen Z không thích quảng cáo trực tiếp.

Gen Z là một thế hệ ghét trở thành mục tiêu của các chương trình quảng bá, chiến lược tiếp thị thương mại, theo Watchonista. Họ muốn tự tìm hiểu thông tin, khám về sở thích, nhu cầu mua sắm của bản thân.

Khách hàng trẻ tin tưởng các nguồn tin gián tiếp. Cụ thể, thay vì lắng nghe quảng cáo của nhãn hàng, họ tin lời giới thiệu của người thân, bạn bè, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Nhận thấy đặc tính này của nhóm đối tượng người dùng tiềm năng, một số thương hiệu đồng hồ lâu năm quyết định tận dụng sức ảnh hưởng với Gen X (thường là cha mẹ của Gen Z). Khách hàng trẻ thường tin tưởng khả năng đánh giá, lựa chọn sản phẩm bền vững, phù hợp với khả năng tài chính của phụ huynh.

Được gọi là “những đứa trẻ kỹ thuật số”, khách hàng Gen Z quan tâm nhiều đến công nghệ. Các thiết bị công nghệ trở thành sản phẩm được chú ý, tạo ra cơn sốt với giới trẻ. Đó cũng là lý do đồng hồ thông minh lên ngôi, được tiêu thụ với số lượng lớn.

Hơn nữa, người dùng ở độ tuổi 20 cũng ưa chuộng sự độc nhất. Họ đề cao tính sáng tạo, sự độc đáo của các món đồ thời trang, bao gồm đồng hồ. Vì thế, các mẫu phụ kiện khắc tên được nhóm khách hàng này ưa chuộng.

Theo nghiên cứu của Vision Critical về đồ họa và thông tin từ Deep Focus và Marketwired, Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL, KOC thay vì ca sĩ, diễn viên điện ảnh. Họ cho rằng các sản phẩm mà các ngôi sao tiêu thụ không phù hợp để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Tâm lý tiêu dùng này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến dịch truyền thông của các doanh nghiệp sản xuất đồng hồ. Nhãn hàng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn đại sứ thương hiệu nhằm thu hút khách hàng trẻ.

Nếu thế hệ Millennials quan tâm nhiều đến thông điệp, câu chuyện mà nhãn hiệu muốn truyền tải thông qua sản phẩm, thì Gen Z lại đề cao, chú ý đến tính năng, mẫu mã, màu sắc món đồ thời trang.

TAG Heuer và G-Shock đã làm gì?

Bài học lớn cho các doanh nghiệp đồng hồ là chuẩn bị kỹ lưỡng cho thế hệ khách hàng tiếp theo. Nhiều thương hiệu đã thất thu khi không kịp đề ra chiến lược tiếp cận và chinh phục người dùng Millennials.

TAG Heuer là doanh nghiệp đồng hồ ra đời từ năm 1860 với kỹ thuật chế tác được nhiều thế hệ người dùng, trong đó có cha mẹ của Gen Z, công nhận. Vì vậy, đây là một trong những nhãn hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng trẻ khi tìm kiếm phụ kiện phù hợp.

Tuy nhiên, người dùng Gen Z không quan tâm nhiều đến những mẫu đồng hồ cổ điển, truyền thống. Họ tập trung tìm kiếm dòng phụ kiện điện tử của thương hiệu này. Vì vậy, dòng sản phẩm “Connected” nhanh chóng chinh phục giới trẻ.

G-Shock cũng là nhãn hàng được giới trẻ ưa chuộng. Với chiến lược đa dạng hóa, G-Shock mang đến cho người mua nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, mẫu mã, mức giá.

Đồng hồ thời trang hay đồng hồ thông minh G Steel Connected Bluetooth đều được người dùng trẻ săn lùng. Phục vụ nhóm khách hàng nỗ lực xây dựng phong cách thời trang cá nhân, thương hiệu tập trung vào khâu thiết kế kiểu dáng, lựa chọn màu sắc sản phẩm.

Swatch là một thương hiệu dễ tiếp cận đối với Gen Z. Giá thành của đồng hồ Swatch phù hợp với khả năng tài chính của những người mới gia nhập thị trường lao động. Hơn nữa, phụ kiện đến từ nhãn hiệu này phù hợp với nhiều giới tính, hoàn cảnh sử dụng, mục đích tiêu dùng.

Nhìn chung, để hoàn toàn chinh phục Gen Z, các doanh nghiệp đồng hồ cần xây dựng chiến lược tiếp thị tinh tế, khéo léo. Phương pháp quảng cáo trực tiếp không còn phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ad Library là gì? Hướng dẫn sử dụng Ads Library A-Z

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Ad Library (Thư viện Quảng cáo) như: ad library là gì? Cách đăng ký và sử dụng ads library ra sao? Các ad library của nền tảng quảng cáo phổ biến như TikTok, Facebook và Google (bao gồm Google Search và YouTube).

Ads Library là gì
Ads Library là gì? Tìm hiểu toàn diện về Ad Library (Thư viện quảng cáo).

Nằm trong bối cảnh khái niệm lớn là Digital Marketing và Quảng cáo (Advertising hay Ads), Ads Library (Ad Library) là Thư viện quảng cáo thường được giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube hay Google, nơi các nhà quảng cáo có thể xem các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác đang chạy trên nền tảng. Cũng bởi lý do này mà các khái niệm như Facebook Ad Library, TikTok Ad Library hay YouTube Ads Library ra đời và trở nên phổ biến. Với tư cách là các nhà quảng cáo, việc xem và phân tích quảng cáo của đối thủ không chỉ giúp cải thiện các ý tưởng quảng cáo mà còn hiểu những gì hiệu quả đang xảy ra trên các nền tảng.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Ads Library là gì?
  • Vai trò của Ad Library đối với các nhà quảng cáo và thương hiệu.
  • Ads là gì và Library là gì?
  • Tìm hiểu về các Ad Library của các nền tảng quảng cáo như Google (Google Ads Library và YouTube Ads Library), Facebook (Facebook Ads Library) hay TikTok (TikTok Ad Library).
  • Cách sử dụng Ad Library để tối ưu hoá quảng cáo.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Ad Library hay Ads Library.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Ads Library là gì?

Ads Library (Ad Library) có nghĩa là Thư viện quảng cáo, thường được sử dụng và giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube, Google hay LinkedIn, nơi những người làm digital marketing hay các nhà quảng cáo có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo đang chạy của các đối thủ hay thương hiệu khác trên nền tảng.

Dựa vào Ad Library, các nhà quảng cáo có thể học hỏi, tìm hiểu, phân tích hay tối ưu hoá các mẫu quảng cáo, cách tiếp cận quảng cáo của thương hiệu của mình.

Ad (Ads) là gì và Library là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, trong khi Ads Library là khái niệm chung và nó sẽ được thể hiện theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng nền tảng quảng cáo khác nhau như Facebook hay TikTok, trước khi đi sâu hơn về các nền tảng quảng cáo (sẽ được phân tích trong các phần tiếp theo bên dưới), bạn cũng cần hiểu về khái niệm Ads và Library.

  • Ad hay Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là quảng cáo. Khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Library trong tiếng Việt có nghĩa là Thư viện. Cũng tương tự như thư viện sách, nơi bạn có thể tìm thấy nhiều đầu sách khác nhau, thư viện quảng cáo (Ad Library) là nơi bạn có thể tìm thấy vô số các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác nhau đang được chạy trên từng nền tảng quảng cáo nhất định như Facebook hay TikTok.

Vai trò của Ads Library (Ad Library) đối với các nhà quảng cáo và thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, người làm marketing hay quảng cáo có thể sử dụng các Ad Library theo các cách khác nhau, dưới đây là một số lợi ích mà nó mang lại:

Ads Library giúp các nhà quảng cáo kiểm tra và tìm kiếm ý tưởng quảng cáo.

Không chỉ là lựa chọn lý tưởng của các nhà quảng cáo mới, các ad library còn là nơi các nhà quảng cáo có kinh nghiệm xem các mẫu quảng cáo của đối thủ, các thương hiệu khác trong và ngoài ngành hàng để xây dựng ý tưởng quảng cáo cho riêng mình.

Ads Library có thể được sử dụng như là công cụ để phân tích và theo dõi đối thủ.

Thay vì bạn có thể bấm chọn theo dõi hay thường xuyên tương tác với các Trang của đối thủ để xem các mẫu quảng cáo của họu, điều này có thể rất hạn chế trong việc theo dõi vì việc hiển thị quảng cáo còn phù thuộc khá nhiều đến tuỳ chọn nhắm mục tiêu (ví dụ targeting theo nhân khẩu học) của đối thủ.

Với Ad Library, bạn có thể theo dõi toàn bộ các mẫu quảng cáo đang chạy của đối thủ mà không bị ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo của đối thủ.

Từ đây, bạn có thể bắt đầu phân tích, đánh giá các nội dung quảng cáo mà đối thủ đang chạy ví dụ như các chương trình khuyến mãi, các ưu tiên trong nội dung (ví dụ là tập trung vào sản phẩm hay tính năng của sản phẩm), và hơn thế nữa.

Ads Library cũng có thể giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá và đa dạng hoá quảng cáo.

Từ hàng hoạt các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác, bạn có thể sử dụng nó làm tư liệu để đối chiếu và tối ưu ngược lên các mẫu quảng cáo của mình.

Ngoài ra, nếu cách tiếp cận quảng cáo của bạn vẫn bị giới hạn bởi một số yếu tố nào đó ví dụ quá tập trung vào giá bán, thì các mẫu quảng cáo của đối thủ có thể gợi ý cho bạn các chiến lược mới, từ đó đa dạng hoá nhiều hơn các quảng cáo của mình.

Tìm hiểu về các Ads Library của các nền tảng quảng cáo như Google (Google Ads Library và YouTube Ads Library), Facebook (Facebook Ad Library) hay TikTok (TikTok Ads Library).

Ad Library không phải là thư viện quảng cáo tập trung duy nhất của tất cả các nền tảng quảng cáo mà là các nền tảng khác nhau có các Ads Library của riêng họ, dưới đây là một số thư viện phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.

Facebook Ad Library.

Thư viện đầu tiên phải kể đến đó là thư viện của Facebook hay Facebook Ad Library (hay còn được gọi là Meta Ad Library).

Giao diện chính của Facebook Ad Library
Giao diện chính của Facebook Ad Library.

Theo như hình ảnh bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính của trình thư viện quảng cáo của Facebook (Meta), bạn có thể lựa chọn các khu vực quốc gia, danh mục quảng cáo hay các thương hiệu cụ thể hiện đang chạy quảng cáo trên Facebook.

facebook ads library của Starbucks

Ví dụ với từ khoá Starbucks, bạn có thể xem các mẫu quảng cáo (Ad) mà thương hiệu này đang chạy trên Facebook (và cả trên Instagram).

Bạn có thể truy cập ngay Facebook Ad Library tại đây.

Instagram Ad Library.

Nằm trong hệ sinh thái của Meta, Ads Library của Instagram hiển thị các mẫu quảng cáo của các thương hiệu đang chạy (active) trên nền tảng. Để kiểm tra các mẫu quảng cáo này, nhà quảng cáo truy cập cùng liên kết với liên kết tới thư viện quảng cáo của Facebook (như đã đề cập ở trên).

TikTok Ads Library (Top Ads Library).

Cũng tương tự như Ad Library của Facebook, TikTok Ads Library là nơi mà các nhà quảng cáo TikTok có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo hiện đang có hiệu suất tốt nhất trên nền tảng TikTok.

Giao diện chính của TikTok Ads Library.

Như bạn có thể thấy, TikTok cũng cho phép nhà quảng cáo lọc quảng cáo theo các trường như khu vực quốc gia, ngành nghề kinh doanh (industry), mục tiêu quảng cáo (ví dụ quảng cáo tối ưu hoá chuyển đổi, lead, hay traffic).

Nhiệm vụ của bạn khá đơn giản đó là kiểm tra, học hỏi ý tưởng, và tối ưu ngược lại lên các mẫu quảng cáo của mình (nếu có).

Bạn có thể truy cập ngay TikTok Ads Library tại đây.

YouTube Ads Library.

Giao diện chính của YouTube Ad Library
Giao diện chính của YouTube Ad Library.

Về cơ bản cũng tương tự như các ad library khác, YouTube Ads Library là nơi bạn có thể xem các mẫu quảng cáo của các thương hiệu trên nền tảng YouTube với mục tiêu là tìm kiếm các cảm hứng xây dựng quảng cáo, học hỏi từ đối thủ và hơn thế nữa.

Bạn có thể truy cập thư viện quảng cáo của YouTube tại đây.

LinkedIn Ad Library.

Khác với các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok, mạng xã hội việc làm LinkedIn không cung cấp một thư viện quảng cáo tập trung, để kiểm tra các mẫu quảng cáo của đối thủ, nhà quảng cáo cần truy cập đến Trang doanh nghiệp (Company Page) của thương hiệu đó và xem mục “Ads” như hình bên dưới.

LinkedIn Ad Library.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Ad Library hay Ads Library.

  • Ad Libary có hiển thị các mẫu quảng cáo đã dừng hay không?

Tuỳ thuộc vào từng nền tảng quảng cáo mà cách hiển thị quảng cáo trong thư viện quảng cáo hay Ads Library (Ad Library) của họ có thể khác nhau, ví dụ với Facebook, nền tảng này chỉ hiển thị các mẫu quảng cáo hiện đang được chạy (Active), nghĩa là bạn không thể xem các mẫu quảng cáo đã tắt hay bị đóng (ban) vì một lý do nào đó.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng bạn cần biết về thuật ngữ Ad Library hay còn được gọi là Thư viện quảng cáo. Bằng cách phân tích và tìm hiểu các quảng cáo của đối thủ, cũng như những gì đang được chứng minh là hiệu quả trên nền tảng, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu và phát triển thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips