Skip to main content

Tác giả: Community

39 xu hướng Content Marketing trong 2020

Content marketing hay tiếp thị nội dung là những gì liên quan đến hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối những nội dung có giá trị và liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ. 

content marketing là gì

Nếu bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh, marketing, hay SEO bạn có thể bạn đã nghe cụm từ Content Marketing. Bạn ít nhất đã được tiếp xúc với nó thông qua các dạng nội dung:

  • Blogs
  • Podcast
  • Video
  • SEO
  • Email Marketing
  • Báo chí
  • Copywriting
  • Social Media (truyền thông xã hội)
  • Các Landing Page (trang đích)

Nhưng chính xác thì…

Content Marketing là gì.

Content marketing hay tiếp thị nội dung là hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối những nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.

Với mục đích thu hút, giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi & chuyển đổi họ thành khách hàng, content marketing giúp người đọc cải thiện kiến thức cuộc sống qua việc chia sẻ thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống như:

  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Góc nhìn/nhận xét đa chiều về một vấn đề/sự vật nào đó, …

Thay vì quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn cung cấp nội dung thực sự hữu ích cho khách hàng tiềm năng và khách hàng, từ đó giúp họ giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải.

Sự khác biệt của Content Marketing và Những Content bình thường.

Hãy đọc lại định nghĩa content marketing một lần nữa, nhưng lần này loại bỏ phần “giá trị và có liên quan”. Đó là sự khác biệt giữa content marketing (tiếp thị nội dung) và các thông tin rác mà nhiều công ty đang cố gắng “bán hàng” gì đó cho bạn.

Các công ty gửi thông tin qua email, chia sẻ trên mạng xã hội,… mọi lúc – hầu hết nó không có liên quan hoặc chả có giá trị nào (bạn có thể gọi nó là tin rác/tin spam).

Đó chính là những content thông thường. Điều làm cho content marketing có giá trị trong môi trường ngày nay chính là yếu tố: Content mang đến giải pháp/giá trị hữu ích đối với người dùng.

Đây là điểm tiên quyết phân biệt giữa Content marketing & các content thông thường khác.

6 hình thức của content marketing.

Bất kể bạn đang áp dụng chiến thuật Marketing nào, content marketing phải là một phần của quá trình của bạn chứ không phải là một thứ riêng biệt.

Bởi đơn giản, nội dung chất lượng là một phần của tất cả các hình thức tiếp thị. Và 6 hình thức content marketing chính được đông đảo marketer áp dụng cho thương hiệu của mình bao gồm:

1. Blogs.

Blog là gì?

Blog (weblog) là một hình thức nhật ký trên website đề cập đến một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể, được người viết (hoặc tổ chức) thể hiện dựa trên quan điểm cá nhân.

Bài viết trên blog là một chiến lược hàng đầu trong content marketing! Blog phổ biến trong thế giới kinh doanh & xã hội bởi nó cho phép mọi người truy cập thông tin chất lượng hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, blog content marketing mang đến các lợi ích:

  • Tăng 126% leads mang về cho doanh nghiệp nhỏ
  • Tăng 434% tỉ lệ được Google Index trang (đối với SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

Khi nội dung thông tin được chia sẻ qua blog của doanh nghiệp, bạn chắc chắn sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, điều này sẽ:

  • Khuyến khích khách hàng cũ tiếp tục ghé thăm blog
  • Nuôi dưỡng người dùng/người đọc trở thành những khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng lòng tin với đối tượng người dùng chưa từng biết đến doanh nghiệp

Blogs còn là một phương tiện truyền thông cho các hình thức content marketing khác như eBook, Videos và cả Infographic.

Trong khi các bài viết trên blog thường ngắn hơn và giải quyết triệt để các chủ đề trong lĩnh vực thì 3 hình thức này lại trình bày chi tiết hơn về thông tin và phân loại khách hàng. Đặc điểm chung của cả 3 hình thức này chính là: tính trực quan và thu hút người dùng.

2. Ebook.

Ebooks (sách điện tử) chứa đựng một số lượng lớn thông tin được chia sẻ về nhiều khía cạnh của một vấn đề, thường được đóng gói lại thành file PDF.

Việc sử dụng ebook để chia sẻ các hướng dẫncung cấp thông tin hữu ích giúp gia tăng số lượng email đăng ký nhận bản tin từ bạn. Vì sao lại như vậy? Vì đó là khi người đọc có hứng thú với nội dung ebook bạn cung cấp và để lại email trên trang đăng ký của bạn và nhận ebook này.

Ngoài ra, sử dụng ebook trong chiến lược content marketing cũng mang đến lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí in ấn, đóng gói và vận chuyển so với ấn phẩm như sách, tạp chí (bạn chỉ cần tạo lập nội dung và chi ngân sách cho design ebook thôi)
  • Tạo sự uy tín, nhận diện thương hiệu
  • Tạo ra nguồn doanh thu (ví dụ như bán ebook chẳng hạn)

3. Video.

Trong những năm gần đây, video marketing được xem là hình thức hiệu quả nhất trong chiến lược tiếp thị nội dung, cụ thể:

  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi:

Theo Hubspot, chèn thêm video trên landing page giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi lên đến 80%, vượt xa so với việc đọc một trang thông tin thông thường. Truyền đạt cảm xúc thích hợp qua video hấp dẫn chính là công cụ bán hàng mạnh mẽ nhất!

  • Tăng tỉ lệ mở email:

Số liệu thống kê cho thấy, chèn một video trong email giúp tăng 200 – 300% tỉ lệ click Chèn chữ “video” trong tiêu đề mail sẽ giúp tăng tỉ lệ mở mail & giảm tỉ lệ hủy đăng ký nhận bản tin.

  • Tối ưu SEO:

Sự thật là… Công cụ tìm kiếm yêu thích video! Những website có chèn video vào sẽ tăng 53 lần khả năng hiển thị trên trang nhất Google!

Giả sử tôi kinh doanh tour du lịch, dưới đây là các cách tôi sử dụng video để truyền tải các nội dung như

  • Quay lại review/testinomial của du khách đã đi tour của công ty
  • Chia sẻ kinh nghiệm đi phượt/treking Tà Năng, Phan Dũng
  • Giới thiệu cảnh đẹp SaPa
  • Báo giá, chi phí tour đi nước ngoài, …

Rất đa dạng, phải không? Nhìn chung thì video marketing và cả những viral video marketing được chia thành 8 loại chính:

  1. Video sản phẩm: nói về sản phẩm
  2. Video doanh nghiệp: nói về những con người, thành viên góp phần tạo nên tổ chức, doanh nghiệp
  3. Quảng cáo truyền hình
  4. App Videos
  5. Video hoạt hình giải thích một khía cạnh nào đó
  6. Website video
  7. Video tutorial (hướng dẫn làm)
  8. Video Testimonial (video ghi lại đánh giá của khách hàng đã sử dụng dịch vụ)

4. Infographic.

Infographic là một cách thức hiệu quả khi truyền đạt mọi thông tin thông qua 1 hình ảnh với biểu đồ, icon minh họa, số liệu ,….

Dù rất phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp/website chọn hình thức content marketing này để tiếp thị.

5. Email.

Email marketing (Tiếp thị qua email) là việc gửi thư thương mại đến một nhóm người thông qua địa chỉ email của họ.

Theo đó, mỗi email được gửi đến những khách hàng tiềm năng hoặc đã mua hàng của doanh nghiệp. Trong tất cả các hình thức marketing, email là hình thức duy nhất mà người dùng chủ động yêu cầu nhận được từ website/doanh nghiệp.

Một số lợi thế của việc sử dụng email so với các hình thức khác bao gồm:

  • Không đòi hỏi quá nhiều chi phí, đội ngũ set up có chuyên môn
  • Hướng thông điệp dịch vụ/sản phẩm đến khách hàng mục tiêu một cách chủ động
  • Đo lường hiệu quả, tỉ lệ chuyển đổi một cách dễ dàng
  • Tiếp cận được số lượng lớn người dùng

6. Social Media.

Sử dụng các kênh truyền thông xã hội (social media) như Facebook, Youtube, Twitter, LinkedIn, … sẽ giúp bạn:

  • Tăng lượng truy cập (traffic về website)
  • Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi, bán hàng
  • Tận dụng tối ưu hình thức word-of-mouth marketing

Bạn cứ tự hỏi thế này: Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng mong nhận được nội dung từ chiến lược marketing của bạn?

Điều gì sẽ xảy ra nếu khi họ nhận được nó, thông qua in, email, trang web, mạng xã hội họ đã dành 15, 30, 45 phút để nghiền ngẫm nội dung đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ áp dụng và chia sẻ nó với bạn bè của họ?

Thật sự cực kì tuyệt vời phải không nào! Sự thực thì như công nghệ, content marketing thay đổi cực kì nhanh.

Để tạo nên một chiến lược content marketing thành công, bạn cần phải hiểu được xu hướng hiện tại. Bên dưới là 39 xu hướng content marketing do Hubspot nghiên cứu:

39 Xu hướng Content Marketing mà bạn nên biết trong 2020.

1) 37% các nhà tiếp thị (marketer) cho biết hình ảnh trực quan (visual image) là hình thức content đóng vai trò quan trọng nhất đối với doanh nghiệp họ.

2) 80% các marketer sử dụng hình ảnh trong chiến dịch marketing social media của họ, nhiều hơn cả blog (68%) và video (60%).

3) Khi nghe một thông tin mới, bạn chỉ nhớ 10% của thông tin đó sau 3 ngày. Tuy nhiên, nếu thêm vào thông tin đó một hình ảnh liên quan, bạn sẽ giữ được đến 65% lượng thông tin này sau 3 ngày.

4) Các nhà tiếp thị B2C đặt tầm quan trọng lớn hơn vào nội dung thị giác (nội dung có hình ảnh) hơn là các nhà tiếp thị B2B.

5) 51% nhà tiếp thị B2B ưu tiên lựa chọn hình ảnh trực quan trong chiến dịch marketing của mình vào năm 2016.

Video Marketing.

6) Năm 2017, nội dung video chiếm 74% traffic từ Internet.

7) Cisco dự đoán rằng lưu lượng truy cập Internet toàn cầu đến từ video sẽ chiếm 82% lượng truy cập của người dùng vào năm 2021.

8) 76,5% các marketers và các chủ doanh nghiệp nhỏ trong một cuộc khảo sát của Animoto đã sử dụng tiếp thị video cho biết nó có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của họ.

9) 34% các nhà tiếp thị B2C nói rằng sản xuất video sẽ là yếu tố quyết định cho thành công tiếp thị nội dung vào năm 2017.

10) Số lượng người dùng thích xem video hơn là đọc nội dung về một sản phẩm đã tăng lên tới 4 lần.

11) Hơn 60% các nhà tiếp thị và các chủ doanh nghiệp nhỏ cho biết họ dự định tăng mức đầu tư vào tiếp thị video vào năm 2018.

12) 62% nhà tiếp thị B2B đánh giá các video là một chiến thuật content marketing hiệu quả vào năm 2016.

13) Sử dụng từ “video” trong một dòng chủ đề email tăng tỷ lệ mở cửa lên 19% và tỷ lệ nhấp liên kết lên 65%.

14) Trong cuộc khảo sát HubSpot năm 2016, 43% người tiêu dùng muốn xem nhiều nội dung video hơn vào năm 2016.

Xu hướng content marketing trực quan (bao gồm hình ảnh/video).

15) Năm 2016, 14% các nhà tiếp thị đã sử dụng video trực tiếp (live stream video).

16) Người dùng Facebook dành thời gian gấp 3 lần để xem phim trực tuyến (live stream video) so với các video truyền thống.

17) 51% tất cả các lần nhấn nút “play” video được thực hiện trên thiết bị di động – mức tăng này tăng 15% so với năm 2015 và tăng 203% so với năm 2014

18) Các video có độ dài dưới 5 phút chiếm 55% tổng thời gian xem video trên Smart phone.

19) Magnifyre phát hiện ra rằng có thêm 29% người xem video 360 độ so với một video ở định dạng truyền thống với cùng một nội dung.

20) 85% người trưởng thành tiêu thụ nội dung trên nhiều thiết bị cùng một lúc

Infographic.

21) Nghiên cứu theo dõi mắt cho thấy: người đọc internet chú ý đến hình ảnh mang thông tin. Trên thực tế, khi các hình ảnh có liên quan, độc giả dành nhiều thời gian để xem các hình ảnh hơn là đọc văn bản trên trang.

22) Infographics được “thích” và chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội gấp 3 lần so với các loại nội dung khác.

23) Infographics là chiến thuật tiếp thị nội dung B2B với mức gia tăng sử dụng lớn nhất, từ năm 2015 đến năm 2016, tăng từ 50% lên 58%.

24) Con người tiếp thu thông tin gồm văn bản và hình minh họa tốt hơn 323% so với người chỉ tiếp thu thông tin từ văn bản.

Mạng xã hội.

25) Sau khi phân tích hơn 1 triệu bài viết, BuzzSumo đã phát hiện ra rằng các bài viết chèn hình ảnh vào mỗi 75-100 từ nhận được gấp đôi các chia sẻ trên mạng xã hội so với các bài báo có ít hình ảnh hơn.

26) Các bài đăng trên Facebook với hình ảnh sẽ có tương tác nhiều hơn 2.3 lần so với không có hình ảnh.

27) Có hơn 500 triệu người dùng Instagram trong tháng 6 năm 2016 vừa qua.

28) 55% marketers chọn Facebook làm nền tảng phương tiện truyền thông xã hội quan trọng nhất của họ.

29) 85% video trên Facebook được xem không có âm thanh.

30) Người dùng Facebook xem 8 tỷ video mỗi ngày.

31) Người dùng Snapchat xem 10 tỷ video mỗi ngày.

32) Người dùng Snapchat chia sẻ 9.000 bức ảnh / giây.

33) Lượng tương tác tự nhiên của Facebook đã tăng gấp đôi vào năm 2015, trong khi trên Instagram hầu như giảm đi một nửa.

34) Mức cam kết Facebook về tương tác tự nhiên cao nhất trên các bài đăng có video (13,9%) và ảnh (13,7%).

35) Snapchat có 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày vào tháng 6 năm 2016.

36) 44% phụ nữ online sử dụng Pinterest, so với 16% nam giới.

37) Người mua sắm được giới thiệu bởi Pinterest chi trung bình $80 so với mức giới thiệu trên Facebook là 40 đô la.

38) YouTube tiếp cận với những người ở độ tuổi 18+ ở khung giờ cao điểm nhiều hơn bất kỳ mạng xã hội hay TV còn lại

39) Một nửa số người đăng ký YouTube trong độ tuổi từ 18 đến 34 sẽ gạt bỏ mọi thứ họ đang làm để xem một video mới từ kênh yêu thích của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

3 Bí kíp tối ưu chiến dịch social marketing theo mùa

Làm thế nào các nhà bán lẻ có thể làm cho tiền quảng cáo mạng xã hội theo mùa của họ đi xa hơn.

Lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo mạng xã hội có trả phí theo các thời kì cao điểm – theo mùa, theo các kì ngỉ, hoặc các chương trình khuyến mãi – giúp bạn đảm bảo bạn có thể đạt được mục tiêu của mình.

Michelle Stinson Ross – Giám đốc vận hành Marekting tại Apogee Results (Một Digital Agency tại Texas, Mỹ) đã chia sẻ những bí quyết giúp các người làm quảng cáo (Advertiser) có thể dụng tối đa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo theo mùa vụ.

Bí quyết được ông chia sẻ tại SMX West (SMX – Search Marketing Expo – Một tổ chức về Marketing được vận hành bởi Seacrch Engine Land và Marketing Land).

Một phần của chia sẻ tập trung sâu sắc vào digital commerce marketing (Tiếp thị thương mại số), các diễn giả chia sẻ việc những phương tiện mua sắm và thương mại xã hội đã làm thay đổi cách mà các nhà bán lẻ trực tuyến tiếp cận tiếp thị số (Digital Marketing).

Hãy ghi nhớ…

Các chiến dịch mạng xã hội có trả phí (social media marketing) phải tạo ra phễu doanh số cao hơn các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).

Hãy thử nghĩ…Người dùng có thể tìm kiếm các sản phẩm mà họ chưa từng nghe về nó không? Là không thể đúng không. Về bản chất các từ khoá họ có được là một phần từ cách các thương hiệu đã tác động đến họ.

Đó là lý do tại sao những nhà làm quảng cáo mạng xã hội có trả phí cần suy nghĩ về nó như những hình thức quảng cáo đại chúng đã từng “làm mưa làm gió” trước đây như: báo giấy, radio hay là tivi chẳng hạn.

Tất cả những phương tiện này đã truyền đạt các thông điệp quảng cáo đến người dùng mà họ có thể chưa từng nghe về nó.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội là kênh làm marketing có thể không xuất hiện như một “intense moment buying” (khoảnh khắc nảy sinh ý niệm mua hàng), nhưng nó có thể cung cấp một cơ hội để ghi nhớ hoặc giới thiệu người dùng tiềm năng đến nhãn hàng của bạn và những giá trị mà nhãn hàng có thể mang lại cho họ.

Bạn có thể xây dựng và phát triển khách hàng cũng như tiếp thị lại vào những thời điểm bán hàng theo mùa của bạn đạt cao điểm.

Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn – tất cả các nền tảng này đều có thể tiếp thị lại từ đó nhãn hàng hay thương hiệu có thể nhắc nhở họ ghi nhớ về bạn – còn cơ hội nào tuyệt vời hơn để gia tăng doanh số chứ !!!

Tiếp thị lại có thể đạt được kết quả tốt nhất khi nhà làm quảng cáo phân khúc rõ khách hàng, tách rõ phân khúc khách hàng mới tiếp cận thương hiệu (Top of Funnels) và những khách hàng đã quá quen thuộc với bạn từ đó truyền tải những thông điệp phù hợp nhất với các phân khúc tương ứng, điều này giúp bạn tăng được tỉ lệ chuyển đổi đáng kể bởi tính phù hợp trong quảng cáo (Relevance).

“Tiếp thị lại còn là cơ hội để các nhãn hàng hay thương hiệu bán chéo (Cross-sale) và bán nhiều hơn (Upsell) với tệp khách hàng cũ”

Nhắm mục tiêu hành vi theo mùa

Đối với bán hàng theo mùa vụ thì có thể nói thời gian là thứ quan trọng nhất và nhắm mục tiêu theo hành vi theo mùa là chìa khoá cho các nhà bán lẻ trực tuyến.

Bạn lướt thấy quảng cáo một sản phẩm Gear trong mùa đông và Ski Gear (Dụng cụ trượt tuyết) trong mùa hè thì không thể tạo ra được sức cộng hưởng.

Xu hướng và hành vi người tiêu dùng có thể cho bạn rất nhiều điều ngạc nhiên. Hãy nghiên cứu xu hướng tìm kiếm và phân tích dữ liệu riêng theo ngành hàng, nhãn hàng của bạn để có thể dự đoán – và cuối cùng là gia tăng cơ hội bán hàng của bạn ở phía trước.

Hãy đặc biệt chú ý đến các nhà bán lẻ tại các cửa hàng truyền thống. Chúng ta chú ý đối thủ và các cửa hàng bán lẻ khác và cố gắng để nhận ra các dấu hiệu ảnh hưởng đến khách hàng của mình, đó cũng là thời gian chúng ra bắt đầu suy nghĩ về công việc cho kỳ lễ tới. Chúng ta có thể nhắm mục tiêu nó trên mạng xã hội.

Kết nối xuyên suốt với hành trình khách hàng (Customer Journey)

Tiếp thị lại trở nên đặc biệt quan trọng khi mà các nhà làm quảng cáo có thể “quay lại” với tệp khách hàng tiềm năng được tạo ra thông qua các chiến dịch mở rộng.

Nhà làm quảng cáo thương mại có thể tăng cường nỗ lực của tiếp thị lại trên mạng xã hội bằng việc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội và sau đó tiếp thị lại với chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.

Khi đo lường, các nhà làm marketing cần nhận biết rõ mức ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội dựa trên mô hình phân bổ click (Last-click attribution).

Trong khi bạn đang muốn đưa khách hàng của mình đến trang đích và cân nhắc sản phẩm của bạn, họ có thể không mua tại thời điểm đó. Nhưng đó là nơi mà quảng cáo trả phí trên click (PPC) có thể thu hút được khách hàng, hoàn thành quy trình và khiến họ mua hàng ở cuối chu trình.

* Nguồn: MarketingTrips Vietnam

Chuẩn SEO là gì? Các bước viết bài chuẩn SEO

Cùng tìm hiểu các thuật ngữ như chuẩn SEO là gì, Các tiêu chí của web chuẩn SEO, các bước cơ bản để viết bài chuẩn SEO và hơn thế nữa.

chuẩn seo là gì
Chuẩn SEO là gì? Các bước viết bài chuẩn SEO

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài bao gồm:

  • Chuẩn SEO là gì?
  • Website chuẩn SEO là gì?
  • Các tiêu chí của một Web (App) chuẩn SEO là gì?
  • Các bước cơ bản nhất để xây dựng một bài viết chuẩn SEO.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Chuẩn SEO là gì?

Chuẩn SEO được hiểu là đạt được các yếu tố tối ưu để thân thiện với bộ máy tìm kiếm.

Chuẩn SEO thường bao gồm website chuẩn SEO và bài viết chuẩn SEO.

Chuẩn SEO là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong ngành SEO. Để có thể tìm hiểu toàn diện về SEO, bạn có thể xem tại: seo là gì

Website (hoặc Ứng dụng) chuẩn SEO là gì?

Website chuẩn SEO là website đạt được các tiêu chí về SEO Onpage.

Thiết kế website chuẩn SEO không chỉ cần kiến thức lập trình mà còn cần kiến thức chuyên sâu về SEO cũng như Web Usability.

Các tiêu chí của một Web (App) chuẩn SEO là gì?

Dưới đây là các tiêu chí cơ bản của các website chuẩn SEO mà những người làm SEO cần biết:

  • Permalink: Liên kết tĩnh
  • Navigate: Điều hướng
  • Sitemap: Sơ đồ website
  • Thẻ Heading: Đầu mục, chủ đề
  • Frame Editer: Trình soạn thảo
  • Link Singer
  • Layout Themes
  • Analytics: để đo lường và phân tích dữ liệu truy cập website
  • Social
  • Ngôn ngữ
  • Ecoding
  • Page speed insight: Tốc độ tải trang
  • Tối ưu và thân thiện Mobile

Để kiểm tra website cuả bạn có chuẩn SEO hay không thì bạn có thể sử dụng một số công cụ SEO sau đây: SEO doctor, SEOquake, Web developer, SEO moz Tool bar.

Một bài viết chuẩn SEO là một bài viết được tối ưu SEO đáp ứng được hầu hết các tiêu chí SEO onpage. Tối ưu được càng nhiều yếu tố thì càng chuẩn SEO.

Các bước cơ bản nhất để xây dựng một bài viết chuẩn SEO.

Bước 1. Nghiên cứu từ khoá, lưạ chọn từ khoá để viết bài SEO

Bước 2: Viết thẻ Title chứa từ khoá SEO

Bước 3: Viết thể mô tả chứa từ khoá

Bước 4: Viết nội dung cơ bản có ích cho người đọc, nên là nội dung độc không sao chép

Bước 5: Đặt từ khoá trong thẻ H1, H2, H3,…các thẻ heading có vai trò nhấn mạnh từ khoá SEO

Bước 6: Bôi đậm và in nghiêng các từ khoá liên quan đến từ khoá chính

Bước 7: Tối ưu mật độ từ khoá, mật độ từ khoá tốt nhất là từ 2-4% so với số từ của bài viết

Bước 8: Tối ưu hình ảnh chèn vào website theo chuẩn SEO: Thẻ Alt chưá từ khoá SEO, thẻ caption chứa từ khoá SEO

Bước 9: Đặt các liên kết nội bộ tới các bài viết liên quan trong website.

Bước 10: Kiểm tra lại bài viết đã chuẩn SEO chưa, nội dung đủ dài và hấp dẫn chưa? Và đăng bài viết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Marketing trên mạng xã hội đối với thương hiệu Việt

Marketing trên mạng xã hội có thể là một trong những công cụ dễ dàng và hiệu quả nhất cho các nhà marketer tại Việt Nam.

marketing trên mạng xã hội
Mức độ hiệu quả của Marketing qua mạng xã hội đối với thương hiệu Việt

Ngày nay, người Việt dành hàng giờ đồng hồ để lên mạng xã hội và đây là cơ hội tốt để chúng ta có thể đạt được KPIs từ những hoạt động tương ứng.

Marketing trên mạng xã hội có thể là một trong những công cụ dễ dàng và hiệu quả nhất cho các nhà marketer tại Việt Nam.

Hiện nay, có 3 trang mạng xã hội tại Việt Nam mà chúng ta nên cân nhắc hoạt động marketing của mình, đó là: Facebook, Instagram và TikTok.

Trước hết, để có thể đi sâu vào các nội dung bên dưới, bạn có thể tìm hiểu toàn bộ các nội dung về mạng xã hội tại: mạng xã hội là gì

Vậy sự khác biệt giữa các kênh này là như thế nào? Người tiêu dùng sử dụng chúng với mục đích gì? Và liệu các trang mạng xã hội này có đem lại hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo của những nhà marketer?

Marketing trên mạng xã hội Facebook – mạng xã hội rộng khắp.

Marketing trên mạng xã hội Facebook - mạng xã hội rộng khắp.
Marketing trên mạng xã hội Facebook – mạng xã hội rộng khắp.

Facebook đang là trang mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam, gần như 100% người Việt Nam đang ở độ tuổi 20-30 đều sử dụng Facebook.

Trong số những người sử dụng Facebook, 80% người có theo dõi các fanpage của các nhãn hàng hay dịch vụ trên Facebook. Trung bình mỗi người Việt Nam theo dõi 15.6 fanpages trên Facebook, nhiều nhất trong 3 trang mạng xã hội kể trên.

Hầu hết người dùng theo dõi các fanpage của nhãn hàng để tìm kiếm các chương trình khuyến mãi của nhãn hàng đó. Vì vậy, những gì chúng ta nên làm là đưa các bài đăng và quảng cáo của mình lên Facebook.

Marketing trên mạng xã hội Instagram – nổi bật và chi tiết.

 

marketing trên mạng xã hội
Marketing trên mạng xã hội Instagram – nổi bật và chi tiết.

Mặc dù mức độ phổ biến của mạng xã hội Instagram không cao như Facebook, nhưng tỉ lệ người theo dõi fanpage trên Instagram cao hơn Facebook. 83% người dùng Instagram đang theo dõi các fanpage của nhãn hàng hay dịch vụ.

Khác với Facebook, những người theo dõi Instagram mong đợi nhận được nhiều thông tin về sản phẩm, vì vậy Instagram có thể là một trong những kênh hiệu quả để chúng ta vẽ lên những câu chuyện ấn tượng cho nhãn hiệu của mình.

Zalo – công cụ liên lạc và tìm kiếm thông tin.

marketing trên mạng xã hội

Mặc dù 90% người được khảo sát đang dùng Zalo nhưng tỉ lệ theo dõi fanpage trên Zalo không cao.

Chỉ có 51% người được khảo sát theo dõi các fanpage trên Zalo, trung bình mỗi người theo dõi khoảng 10 trang trên Zalo, một con số khá thấp so với Facebook và Instagram.

Dường như Zalo vẫn đang được sử dụng như là một công cụ để liên lạc nhiều hơn là tìm kiếm thông tin.

Top 10 thương hiệu có bài đăng ấn tượng nhất.

Dưới đây là top 10 thương hiệu được chọn là những thương hiệu có bài đăng ấn tượng nhất bởi những người được khảo sát.

Đây là những thương hiệu có bài đăng với lượng tương tác cao, những khuyến mãi hấp dẫn và có đầu tư nhiều vào marketing trên mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Grab nhận thêm 850 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật

Khoản đầu tư mới trị giá 850 triệu USD từ MUFG và TIS nhằm gia tăng nguồn lực cho Grab trong việc phát triển dịch vụ ở mảng tài chính.

Các nhà đầu tư rót vốn lần này cho Grab gồm Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG), đầu tư 706 triệu USD và TIS, đầu tư 150 triệu USD. Trong đó, Grab và MUFG sẽ đồng phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính thế hệ mới, hướng đến nhu cầu tài chính của đối tác nhà hàng, tài xế và người dùng.

Trong khi đó, một phần trong thỏa thuận của Grab và TIS là hợp tác nâng cao cơ sở hạ tầng thanh toán di động trong khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản, từ đó thúc đẩy các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Cả hai công ty cũng sẽ hợp tác để phát triển các công nghệ thanh toán mới.

Grab đã nộp hồ sơ xin giấy phép ngân hàng số tại Singapore và ra mắt giải pháp quản lý tài sản GrabInvest.

Ông Ming Maa, Chủ tịch Grab kỳ vọng việc hợp tác sẽ đảm bảo mọi người dân Đông Nam Á có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ tài chính ở mức giá phải chăng, là chìa khóa để thúc đẩy tài chính toàn diện cho cả khu vực.

Năm 2019, Grab tiếp tục tăng trưởng và củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực đặt xe công nghệ, giao nhận thức ăn và thanh toán di động ở Đông Nam Á. Grab Financial Group cũng nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh, bổ sung thêm các sản phẩm dịch vụ tài chính như bảo hiểm tiêu dùng và cho vay tiêu dùng trong khu vực. Công ty này cũng đã nộp hồ sơ xin giấy phép ngân hàng số tại Singapore và ra mắt giải pháp quản lý tài sản GrabInvest.

* Nguồn VnExpress

Dự báo tác động của đại dịch Covid-19 lên hành vi tiêu dùng của người Việt

Theo ông Jason Yu, Giám đốc điều hành Worldpanel Division, Kantar China, tác động của đại dịch virus COVID-19 (hay còn gọi là coronavirus) đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) sẽ có một vài điểm tương đồng với đại dịch SARS năm 2003.

Tại Trung Quốc, Kantar cũng đang triển khai một chương trình khảo sát online toàn quốc về sự thay đổi trong hành vi và thái độ của người tiêu dùng Trung Quốc trong giai đoạn dịch bùng phát.

Với dữ liệu thu thập từ Consumer Panel, hiện nay chúng tôi đã có thể đo lường được tác động ban đầu của dịch Covid-19 lên ngành hàng FMCG trong mùa tết truyền thống ở Trung Quốc vừa qua(*).

Những diễn biến tương tự cũng có thể xảy ra với Việt Nam. Dưới đây là những dự đoán của Kantar về sự tác động của đại dịch Covid-19 lên hành vi người tiêu dùng Việt trong thời gian dịch bùng phát cũng như giai đoạn sau khi dịch đi qua.

Trong ngắn hạn.

Sự lây lan của coronavirus trở thành một vấn đề khẩn cấp mang tính toàn cầu. Do đó, ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Để giữ an toàn và bảo vệ bản thân, người tiêu dùng hạn chế bớt các hoạt động hàng ngày có mức độ tương tác nhiều với đám đông.

Tần suất đi mua sắm sẽ có thể giảm đi thay vào đó kích thước giỏ hàng tăng lên cho mỗi lần mua hàng, tuy nhiên điều này vẫn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ và doanh số hàng tiêu dùng nhanh trong ngắn hạn.

Chi tiêu cho ăn uống (F&B) và các hoạt động tiêu dùng khác bên ngoài nhà có xu hướng bị cắt giảm trong giai đoạn bùng phát dịch do người dân hạn chế ra đường hay đến các khu vui chơi, mua sắm, giải trí.

Dù vậy, việc tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh tại nhà dự kiến vẫn sẽ duy trì tăng trưởng và bị ảnh hưởng ít hơn so với tiêu dùng bên ngoài.

Chất tẩy rửa gia dụng và vệ sinh cá nhân được tiêu thụ nhiều hơn do tăng nhu cầu tự bảo vệ bản thân, bao gồm nước rửa tay, nước rửa tay khô diệt khuẩn, khăn giấy ướt; và có thể kéo theo sự gia tăng của kem dưỡng da tay do người tiêu dùng rửa tay thường xuyên hơn dẫn đến việc làm khô da.

Thực phẩm lành mạnh như trái cây, nước ép trái cây, rau củ giúp tăng khả năng miễn dịch sẽ có chiều hướng tăng. Người tiêu dùng cũng có xu hướng dự trữ các loại thực phẩm ăn liền tại nhà như mì ăn liền, xúc xích, đồ ăn nhẹ, v.v…, đặc biệt là ở những khu vực có trường hợp nhiễm bệnh hay cách ly.

Về mặt bán lẻ, trong giai đoạn này, các địa điểm quy mô nhỏ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi sẽ được ưu tiên hơn so với chợ truyền thống hoặc siêu thị/đại siêu thị. Ngoài ra, sự bùng phát của dịch cũng đang làm tăng đáng kể số lượng giao dịch mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nơi.

Mặt khác, việc chậm trễ của các hoạt động xuất nhập khẩu do sự bùng phát của coronavirus đang tạo ra những thách thức đối với các nhà cung cấp và người bán hàng trong khâu sản xuất, phân phối và dự trữ hàng hóa.

Chính vì vậy, trong cuộc chiến chống lại Covid-19, lượng cung suy giảm, dẫn đến nhiều khả năng đẩy giá cả leo thang, khiến người tiêu dùng cũng hạn chế và cân nhắc hơn trong chi tiêu.

Trong trung và dài hạn.

Tác động của đợt bùng phát dịch năm 2020 có thể đẩy nhanh các xu hướng mà chúng ta đã quan sát thấy trong năm 2019.

Thứ nhất, ý thức về sức khỏe và vệ sinh của người tiêu dùng Việt sẽ nâng cao, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia đình bao gồm xà phòng, nước rửa tay, nước rửa tay khô diệt khuẩn, sản phẩm tẩy rửa nhà cửa, khăn giấy, v.v…

Những mặt hàng này hiện vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng người dùng lẫn lượng tiêu thụ, nhưng dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều người bắt đầu quen với việc mua các mặt hàng này và sử dụng thường xuyên hơn.

Thứ hai, trong năm 2020, thị phần thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ tăng lên do tính tiện lợi và việc ít tương tác trực tiếp khi mua hàng, mô hình mua sắm từ trực tuyến đến ngoại tuyến (OTO) và mua sắm thương mại điện tử phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt trong thời gian này.

Các nền tảng mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu, nhờ vào (1) thu hút người mua mới chưa bao giờ mua sắm trực tuyến trước đó (hiện nay đến 3/4 hộ gia đình Việt Nam tại 4 thành phố chính(**) chưa mua bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nhanh nào trực tuyến, theo dữ liệu Consumer Panel cập nhật đến hết năm 2019) và (2) gia tăng mức chi tiêu từ những người đã và đang mua hàng trực tuyến.

Cuối cùng, việc các kênh mới nổi ngày càng phổ biến, bao gồm các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và thương mại điện tử, phản ảnh những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt.

Từ việc mua sắm truyền thống ở 1 hoặc 2 kênh chính, người mua hàng dần chuyển sang mua sắm đa kênh, tích hợp nhiều kênh, củng cố xu hướng bán lẻ đa kênh ngày càng tăng lên trong lĩnh vực bán lẻ và thị trường hàng tiêu dùng nhanh trong thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 dự đoán sẽ có những tác động nhất định đến các ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG trong Quý 1 và có thể cả Quý 2 năm 2020.

Để thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng, Kantar sẽ tiếp tục theo dõi tác động của coronavirus lên hành vi tiêu dùng thông qua các báo cáo FMCG Monitor hàng tháng.

Chúng tôi mong sẽ chia sẻ và cập nhật thêm nhiều thông tin mới tới độc giả trong những tháng tới.

* Nguồn: Kantar Worldpanel

Đến lúc quảng cáo thay đổi để chạm được đến người dùng

Trung bình, một người dùng Internet bắt gặp khoảng 1.700 banner quảng cáo trong một tháng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Việc vắt kiệt những khoảnh khắc nhìn màn hình của user (on-screen moments) không còn mang lại hiệu quả như mong đợi cho thương hiệu với mức độ cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Vậy đâu sẽ là “Đại dương xanh” cho các doanh nghiệp nhằm có được sự chú ý của khách hàng? Và các marketer sẽ phải thay đổi như thế nào để các chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận với người dùng ở cả khoảnh khắc khi chú ý vào màn hình (on-screen moments) và không chú ý vào màn hình (screenless moments)?

Quảng cáo trực quan bị bão hòa, nhãn hàng đối phó như thế nào?

Với thực tế phải đối diện hơn 1.700 banner tiếp thị trong một tháng, tình trạng tránh né quảng cáo trở nên phổ biến, xuất phát từ việc người dùng đang bị bội thực bởi thông điệp được các nhãn hàng liên tục truyền tải trên cả những kênh online và offline. Tuy nhiên, mắt có thể đóng nhưng tai luôn nghe.

Chính những khoảnh khắc không-màn-hình (screenless moments) diễn ra hằng ngày khi người dùng đang di chuyển, học tập, làm việc, chơi game, làm việc nhà… sẽ là “đại dương xanh” để thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình thật sự hiệu quả.

Cuộc sống của chúng ta gắn liền với những khoảnh khắc không-màn-hình và chúng thường được lấp đầy bởi âm nhạc.

Khảo sát Online Music Streaming Study của Adtima (đơn vị sở hữu hệ sinh thái quảng cáo trên di động lớn nhất Việt Nam với Zalo, Zing.vn, Zing MP3, Zing TV, Báo Mới) năm 2018 cho thấy 42% người dùng có thói quen nghe nhạc khi đang học tập và làm việc.

Con số này cũng ở mức tương tự khi người dùng chơi game, trên các phương tiện di chuyển hoặc đang làm việc nhà.

Thói quen nghe nhạc online của người dùng khi đang học tập, làm việc, di chuyển, chơi game…

Với cơ hội mà screenless moments mang lại, doanh nghiệp cần một công cụ để thông qua những khoảnh khắc không-màn-hình có thể trò chuyện với người dùng.

Đây là lúc mà Dynamic Audio Ads – những đoạn quảng cáo âm thanh được tùy chỉnh và nhắm đến nhiều tệp khách hàng khác nhau thể hiện vai trò của mình.

Tận dụng âm nhạc làm cầu nối đến users, các chiến dịch Dynamic Audio Ads đạt hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng.

Vì tính chất nhịp điệu của âm nhạc mà những thông điệp truyền thông dễ dàng được lưu giữ và ghi nhớ rất lâu trong tâm trí của người nghe.

(Khả năng ghi nhớ khi nghe Audio Ads cao hơn đến 59% so với các định dạng quảng cáo khác – Nguồn: Báo cáo Plugged in: Audio Ads năm 2018).

Khả năng ghi nhớ khi nghe Audio Ads cao hơn đến 59% so với các định dạng quảng cáo khác.

Đặc biệt hơn, người dùng hiện nay nghe nhạc trên điện thoại bằng tai nghe. Vì thế, những chiến dịch Dynamic Audio Ads mở ra cơ hội trò chuyện độc lập với từng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, giúp tăng 100% Share of Voice của nhãn hàng vì lúc này người dùng đang không lắng nghe những âm thanh nào khác ngoài nội dung quảng cáo.

Một đoạn Dynamic Audio Ads hoàn chỉnh được cấu thành từ 3 yếu tố: Âm thanh – Giọng nói – Thông điệp quảng cáo.

Vì đây là không gian trò chuyện 1-1 giữa nhãn hàng và người nghe, các marketer hãy vẽ nên một bức tranh thật sinh động và lưu ý tính cá nhân hóa luôn cần đặt lên cao nhất.

Tiếp thị âm nhạc vẽ ra một bức tranh lớn hơn để tiếp cận khách hàng.

Không chỉ dừng lại ở quảng cáo âm thanh, nhãn hàng hoàn toàn có thể tận dụng kết hợp Dynamic Audio Ads vào chiến dịch All-in-one Music Marketing lớn của mình, nhất là khi âm nhạc hoàn toàn đóng vai trò cầu nối giữa brands và khách hàng một cách hiệu quả.

Có 5 bước để thực hiện một chiến dịch All-in-one Music Marketing hoàn chỉnh:

5 bước để thực hiện một chiến dịch All-in-one Music Marketing.

Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của brand để lựa chọn nghệ sĩ và tạo ra một bài hát (key music asset) thật sự phù hợp.

Bước 2: Đẩy mạnh Nhận thức (Brand Awareness) và Cân nhắc sản phẩm (Consideration) bằng chạy Trueviews, Display Ads và Dynamic Audio Ads trên chính các nền tảng nghe nhạc trực tuyến.

Bước 3: Tạo Tương tác (Engagement) xung quanh nội dung của bài hát bằng music game, sponsored playlists trên mạng xã hội hoặc trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến.

Bước 4: Khuếch đại chiến dịch bằng những hoạt động bên lề cùng nghệ sĩ trên các nền tảng online (mạng xã hội, trang tin tức, ứng dụng nghe nhạc, xem phim…)

Bước 5: Không dừng lại ở hoạt động online, nhãn hàng hoàn toàn có thể tạo những trải nghiệm thực tế để nghệ sĩ tiếp tục lan tỏa bài hát tới người dùng bằng các gian hàng trò chơi âm nhạc, sự kiện fan meeting hoặc các sự kiện âm nhạc lớn…

Lấy nhãn hàng bia Bivina làm ví dụ, ta có cái nhìn chi tiết hơn về cách thương hiệu có thể thực hiện một chiến dịch All-in-one Music marketing. Bivina là thương hiệu bia rất quen thuộc với đối tượng người dân biển tại các vùng duyên hải miền Trung Việt Nam.

Dẫu vậy, thương hiệu lại gặp khó khăn trong việc làm mới hình ảnh và cải thiện tình hình doanh thu trước sự xuất hiện của nhiều sản phẩm bia đối thủ.

Đến với Adtima, Bivina đã cùng thực hiện một chiến dịch Music Marketing ấn tượng, tận dụng hai nghệ sĩ có tính giải trí cao là Huỳnh James và Pjnboys để tạo nên một bài hát có phong cách và nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của Bivina mang tên “Uống gì nào?”.

“Uống gì nào?” ngay lập tức trở thành hit tiếp theo của Huỳnh James và Pjnboys, qua đó mang thương hiệu bia Bivina đến gần với người tiêu dùng hơn. Bài hát đạt nhiều lượt nghe và tương tác trên Zing MP3, cũng như các trang mạng xã hội.

Và khi đã sở hữu một Key Music Asset chất lượng trong tay, Bivina từ đó hoàn toàn có thể triển khai rất nhiều hoạt động bên lề như chạy Trueviews, Display Ads và Dynamic Audio Ads, tổ chức các sự kiện để khuếch đại và tăng tương tác và trên cả online và offline.

Với những tác động tích cực liên tục lên người dùng ở đa dạng các kênh, chắc chắn nhãn hàng sẽ cải thiện hình ảnh thương hiệu và khắc sâu nó trong tâm trí khách hàng, từ đó dễ thúc đẩy nhu cầu mua sắm sản phẩm của Bivina.

Để tổng kết, ta có thể rút ra được hai ý chính sau để giúp các nhãn hàng tiếp cận được đến người dùng một cách hiệu quả hơn:

  1. Dynamic Audio Ads là đại dương xanh cho nhãn hàng, là chìa khóa để chiến thắng được những khoảnh khắc không-màn-hình (screenless moments) trong lòng người tiêu dùng.
  2. All-in-one Music Marketing Solution mở ra cơ hội để nhãn hàng tận dụng kết nối với người dùng một cách hiệu quả thông qua âm nhạc, ở cả những khoảnh khắc nhìn-màn-hình (on-screen moments) và không-màn-hình (screenless moments).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Adtima

Bản tin Agency World #1 (2/2020): Xu hướng Thâu tóm Sáp nhập, Tập trung hoá, Chuyển đổi số

Bản tin Agency World là chuyên mục điểm tin những hoạt động, tin vắn, dự án, thay đổi nhân sự, đấu thầu (pitching) của các agency trên thế giới và cả Việt Nam. Chuyên mục do Brands Vietnam tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm Agency Mania (thế giới), Campaign Asia (châu Á) và thông tin do thành viên cung cấp (Việt Nam).

Theo báo cáo “Prediction 2020: Agencies” của Forrester, 2020 sẽ là năm của những xu hướng mới ra đời mà các agency nên lưu tâm như:

  1. Tiếp thị tự động hoá (automation) sẽ định hình lại tình hình nhân sự của agency.
  2. Công nghệ và các công cụ mới sẽ được tận dụng vào quy trình sáng tạo.
  3. Xu hướng tập trung hoá vẫn đang tiếp tục diễn ra (centralization) trong các mạng lưới agency.
  4. Các đội ngũ in-house của client sẽ lấy về nhiều ngân sách media hơn.
  5. Các agency độc lập và tầm trung sẽ có cơ hội phát triển nếu có chuyên môn đặc thù.

1. Tin vắn

Trong những tháng cuối năm 2019, hoạt động mua lại và sáp nhập agency vẫn diễn ra sôi động.

Theo R3, tổng giá trị của 489 thương vụ M&A trong lĩnh vực dịch vụ marketing đạt 27.7 tỷ USD trong năm 2019, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Publicis Groupe là agency tích cực thâu tóm nhất với tổng giá trị lên đến 4.2 tỷ USD. Những agency được mua lại gồm Epsilon, Bain Capital (đã mua lại Kantar), và Accenture (mua lại Droga5). Dentsu chiếm số lượng M&A nhiều nhất với 12 thương vụ.

  • Story Worldwide (một công ty chuyên về nội dung và sáng tạo) mua lại VonShine Industries để tăng cường mảng hoạt động influencer marketing và truyền thông mạng xã hội. Công ty này được kỳ vọng sẽ ra mắt StoryScore2.0, giải pháp đo lường tác động sáng tạo của nội dung.
  • Tổng giá trị của 489 thương vụ M&A trong lĩnh vực dịch vụ marketing đạt 27.7 tỷ USD trong năm 2019. Trong đó, Publicis Groupe là agency tích cực thâu tóm nhất với tổng giá trị lên đến 4.2 tỷ USD.
  • Ngược lại, Dentsu cắt giảm 1400 vị trí (tương đương 11% tổng đầu việc) tại bảy thị trường đang chật vật – Úc, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Đức, Singapore và Anh – bởi doanh thu và lợi nhuận giảm. Tỉ lệ sa thải chiếm 3% trong tổng số nhân sự. Tuy nhiên Dentsu ở Mỹ không bị tác động.
  • Havas Group mua lại Gate One, agency tư vấn quản trị có trụ sở tại London, được xem là động thái giúp Havas trở thành nhà cung cấp dịch vụ tích hợp để cạnh tranh với các tập đoàn tư vấn lớn khác.
  • Tại Ấn Độ, Havas Group cũng mua lại Shobiz – agency chuyên về trải nghiệm thương hiệu, sau khi đã hoàn tất mua lại Think Design và Langoor vào năm 2019.
  • Tập đoàn media GroupM trực thuộc WPP sáp nhập [m]Platform với 2Sixty, công ty phát triển phần mềm và khoa học máy trực thuộc Essence. Đây là động thái nhằm cải thiện “sự nhất quán”, tối ưu hoá khả năng Search, Social, Programmatic, Ad Operation và góp phần vào việc tái cấu trúc GroupM.
  • Còn WPP đang cố gắng đơn giản hoá bộ máy làm việc bằng việc sáp nhập các digital agency như MirumiStrategyLabs và Possible vào Wunderman Thompson.
  • Publicis Media chuẩn bị hoàn tất việc sáp nhập Spark Foundry và Blue 449 để tạo ra một công ty thống nhất độc lập mang tên Spark Foundry.
  • Không tiến hành mua lại hay sáp nhập, tập đoàn ngân hàng Citi đã thành lập một agency creative in-house, với sứ mệnh là “trung tâm sáng tạo xuất sắc” để đảm trách các vấn đề liên quan đến chiến lược sáng tạo, đưa sản phẩm ra ngoài thị trường và đẩy mạnh tốc độ giao tiếp giữa agency bên ngoài và các đội ngũ in-house.
  • R/GA Ventures và công ty mẹ Interpublic đã ra mắt liên doanh mới mang tên RG/A Data Venture Studio để kết nối nhiều công ty startup và củng cố mô hình quản lý dữ liệu.
  • Dentsu Aegis Network mua lại E-Nor, công ty tư vấn chuyên về Google Analytics và cũng là một đại lý bán lẻ, đối tác kinh doanh và dịch vụ của Google Marketing Platform với nhiều khách hàng như Salesforce, Blue Cross và Accenture. E-Nor sẽ gia nhập vào Cardinal Path, một tập đoàn tư vấn được Dentsu mua lại vào năm 2016. Sự kết hợp này sẽ cho phép tích hợp nhiều hệ thống với nhau để vận hành các hoạt động marketing đa kênh.
  • Đặc biệt, ông trùm Google quyết định ngừng cung cấp các dịch vụ “hỗ trợ quản lý chiến dịch” đối với các sản phẩm Google Display & Video 360, Search Ads 360, Google Analytics 360, và Campaign Manager tại Mỹ. Điều này xảy ra phần vì xu hướng quảng cáo tự động (programmatic), phần là vì đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ quản lý chiến dịch, trong đó có các digital agency và đối tác của Google, bao gồm JellyfishMightyHive, v.v…
  • Thương hiệu Oreo của tập đoàn bánh kẹo Mondelez International hợp tác với Elvie (agency tư vấn chiến lược sáng tạo) để ra mắt bộ sưu tập thời trang đầu tiên sử dụng hình ảnh của Oreo, sau đó hợp tác với người ảnh hưởng trên Instagram để ra mắt tại 11 thị trường.

2. Số liệu mới

  • Theo GroupM, thị trường quảng cáo quốc tế được dự đoán sẽ giảm tăng trưởng, chỉ còn 3.9% vào năm 2020 (so với con số 4.8% vào năm ngoái). Nguyên nhân chính đến từ những rào cản mới đối với thương mại toàn cầu và những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô.
  • GroupM kì vọng tổng giá trị ngành quảng cáo toàn cầu sẽ đạt mức 628 tỷ USD (tương đương mức tăng 3.9%). Các agency Zenith và Magna thì có mức dự đoán lạc quan hơn. Năm 2021, mức tăng trưởng GroupM dự đoán còn thấp hơn, đạt mức 3.1% do sự đi xuống của nền kinh tế. Mỹ vẫn là thị trường quảng cáo lớn nhất (250 tỷ USD). TV và digital sẽ chiếm khoảng 80% doanh thu quảng cáo, với phần lớn thuộc về digital với 52% vào năm 2020.
  • Theo tổ chức Advertiser Perceptions, Amazon tiếp tục là nhà cung cấp DSP (Demand Side Platform) số 1 của nhiều nhà quảng cáo, theo sau là Trade Desk, Google, MediaMath, Adobe Marketing Cloud và AppNexus. 46% các nhà quảng cáo cho biết có sử dụng Amazon Advertising trong 12 tháng vừa qua.
  • Tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh hàng đầu thế giới, Procter & Gamble (P&G) có kế hoạch giữ lại 30% ngân sách truyền thông toàn cầu cho đội ngũ in-house (tương đương 7 tỷ USD). Tập đoàn cũng có kế hoạch tự tổ chức team sáng tạo và sản xuất in-house để phục vụ cho các nhãn hàng. P&G tin rằng động thái này sẽ cải thiện tính sáng tạo, khả năng thích nghi và phối hợp tốt hơn giữa các bộ phận.
  • Ngân sách quảng cáo vẫn tiếp tục “chảy” từ TV sang digital, cụ thể là các kênh quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo video, quảng cáo hiển thị và mạng xã hội (quảng cáo digital có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất). Doanh thu quảng cáo digital tăng 15% và được dự đoán chiếm hơn một nửa doanh số quảng cáo toàn cầu (306 tỷ USD) theo Magna.
  • Theo Advertising Age, mặc dù đã cắt giảm ngân sách nhưng P&G đã chi khoảng 10.1 tỷ USD cho quảng cáo, dịch vụ marketing và digital, trở thành tập đoàn có chi tiêu quảng cáo lớn nhất thế giới.
  • Đứng thứ 2 về chi tiêu quảng cáo trên toàn cầu là tập đoàn Samsung ElectronicsL’Oreal ở vị trí thứ 3 và Unilever ở vị trí thứ 4.
  • Ở Mỹ, P&G chỉ đứng ở vị trí thứ 4, với chi tiêu quảng cáo khoảng 4.3 tỷ USD.
  • Theo Zenith trực thuộc Publicis Groupe, giá media dự kiến tăng 6.1% trong năm 2020. Lạm phát giá được kỳ vọng sẽ đối trọng với lượng người xem TV giảm trên quy mô toàn cầu. doanh số quảng cáo programmatic toàn cầu sẽ chạm mức 127 tỷ USD vào năm 2020 và 147 tỷ USD vào năm 2021, sau khi đã cán mốc 100 tỷ đô lần đầu tiên vào năm 2019.
  • Cũng theo GroupM, thị trường quảng cáo đang được củng cố giữa một số ít tay chơi công nghệ như Alibaba, Alphabet, Amazon, Booking.com, eBay, Facebook, JAC, JD.com, Netflix và Uber, chiếm khoảng 36 tỷ USD chi tiêu toàn cầu.
  • Theo Instascreener, chi tiêu tiếp thị qua người ảnh hưởng tại Mỹ và Canada tăng 83% so với cùng kỳ. Fashion Nova chi nhiều tiền nhất cho influencer marketing, theo sau là thương hiệu rượu vodka Ciroc và Flat Tummy Co.
  • Còn theo Allied Market Research, thị trường video streaming toàn cầu sẽ đạt được 149.34 tỷ USD trước năm 2026, bởi nhu cầu video streaming và video game streaming trên nền điện toán đám mây.
    • Cũng theo Ad Age, Procter & Gamble được công nhận là marketer của năm vì “chiến lược marketing sáng tạo”, “rõ ràng và có trách nhiệm”, “giảm thiểu tác động tới môi trường” cùng “sự kiên trì của nhân lực P&G”. Ví dụ như, P&G đã tận dụng việc cộng tác với bên ngoài như kênh National Geographic và Arianna Huffington’s Thrive để quay phim tài liệu và tạo những “thói quen nhỏ” cho người dùng.Đặc biệt, công ty an ninh mạng CHEQ ước tính số lượng tin tức giả trực tuyến làm thiệt hại 78 tỷ USD hàng năm trên toàn cầu. Các thương hiệu mất đến 235 triệu USD hàng năm từ việc vô tình chạy quảng cáo bên cạnh những tin tức giả.

      3. Giải thưởng và Dự án

      • Theo COMvergence, OMD là media agency toàn cầu đứng đầu về doanh số theo billing trong năm 2019 (đạt giá trị 19.6 tỷ USD, tăng 6.1% so với 2018), theo sau là Mindshare của WPP và Carat của Dentsu. Còn xếp theo mạng lưới, thì GroupM dẫn đầu trên toàn cầu, trong khi Publicis Media đứng số 1 tại Mỹ.
      • Dựa theo bảng xếp hạng BrandZ Top 100 thương hiệu giá trị của Kantar, Amazon đứng đầu với tổng giá trị thương hiệu lên đến 334.65 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 14 năm qua. Amazon tăng trưởng 20% giá trị thương hiệu và hiện tại vượt qua cả Apple và Google.

      Theo Ad Age, danh sách Marketer of the Year năm 2019 bao gồm:

      1. P&G
      2. Popeyes
      3. White Claw
      4. Target
      5. Barbie
      6. Disney
      7. Ally Financial
      8. Greta Thunberg
      9. Microsoft
      10. US Women’s Soccer
    • Trang Adweek đã đề cử Droga5 là Agency của thập kỷ, chủ yếu do sự tăng trưởng ổn định (doanh thu hàng năm tăng từ 14 triệu USD lên đến 200 triệu USD trong suốt giai đoạn 2010-2020, tương đương mức tăng trưởng trung bình mỗi năm là 30%) và “thống trị mảng sáng tạo” (liên tiếp 3 lần thắng giải Agency của năm tại Mỹ theo trang Adweek, và giành giải Independent Agency của năm tại Cannes Lions năm 2015, 2016 và 2017).
    • McCann Worldgroup thắng giải Agency of the Year toàn cầu năm 2019 (theo Adweek) nhờ mang về một loạt những client lớn toàn cầu như: eBay, Fujifilm, Sarepta Therapeutics, Saudi Aramco. MacCann Worldgroup tăng trưởng 2.5%, đạt 2.4 tỷ USD tổng doanh thu.
    • Nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới Anheuser-Busch InBev cho biết họ đang trong quá trình “chuyển đổi toàn diện” mối quan hệ hợp tác với Vizeum thuộc Dentsu Aegis Network. Thương hiệu cho biết không có ý định thay đổi media agency. Ngân sách truyền thông ước tính của AB InBev là 1 tỷ USD trên 50 thị trường toàn cầu.
    • Theo MediaPost, những agency đạt giải Agency of the Year năm 2019 là: Mindshare (Media Agency of the Year), Omnicom (Holding Company of the Year), USIM (Independent Agency of the Year), BBDO (Creative Agency of the Year), 360i (Search Marketing Agency of the Year) và Target (Client of the Year).

    4. Agency review

    • AB InBev đã chọn Wieden+Kennedy New York làm agency đối tác (AOR) mới để quản lý thương hiệu Michelob Ultra, thay thế agency đương nhiệm FCB Chicago.
    • Tập đoàn khách sạn Marriott International bổ nhiệm agency Alma (trực thuộc mạng lưới DDB Latina) là AOR mảng truyền thông xã hội cho khu vực Caribe và Mỹ La tinh. Marriott International có hơn 30 thương hiệu khách sạn trên toàn cầu.
    • Nhà sản xuất xe hơi Audi vẫn hợp tác với BBH London, là AOR trong suốt 4 thập kỷ qua, để đảm trách công việc sáng tạo, trong một đợt pitching đối đầu với agency Engine. BBH sẽ hợp tác với agency quảng cáo toàn cầu mới là MDC Partners’s72andSunny cũng như AOR media của Audi là PHD.
    • Tập đoàn dược GSK quy hoạch tất cả ngân sách truyền thông của công ty con Pfizer (ước tính 400 triệu USD, với những nhãn hiệu nổi tiếng Sensodyne, Voltaren, Panadol của GSK, và Advil, Centrum và Caltrate của Pfizer,) đưa về cho agency Publicis Media mà không có đợt đánh giá nào, thay thế vị trí đương nhiệm của Mindshare (thuộc WPP) và Dentsu Aegis Network. Các dự án sẽ được đảm nhiệm bởi một công ty mới có tên là platformGSK, thành lập bởi Publicis Groupe vào năm ngoái sau khi chiến thắng khách hàng này.
    • Sephora, thương hiệu chuỗi cửa hàng làm đẹp trực thuộc tập đoàn hàng xa xỉ LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, đã khởi động đợt đánh giá truyền thông tại Bắc Mỹ. Công ty mẹ LVMH đã chọn Dentsu Aegis Network làm agency truyền thông độc quyền cho nhiều thương hiệu vào năm ngoái.
    • Pinterest đã hợp tác với Cos.Mediahub (trực thuộc Interpublic Group) và 72andSunny (thuộc MDC Partners) để đảm trách các hoạt động truyền thông và sáng tạo. Trước đây, những hoạt động sáng tạo được đảm nhiệm bởi đội ngũ in-house, còn việc đặt mua media thì hợp tác với Giant Spoon.
    • Bayer đã bổ nhiệm MullenLowe Group thuộc tập đoàn Interpublic để thay thế agency đương nhiệm BBDO. Agency này sẽ phụ trách chiến lược kỹ thuật số, xây dựng thương hiệu và phát triển sáng tạo.
    • Tập đoàn hàng không The Lufthansa Group đã chọn Mindshare làm AOR media toàn cầu sau đợt đánh giá, thay thế vị trí đương nhiệm 20 năm của GroupM. Agency này sẽ phụ trách các dự án cho các thương hiệu hàng đầu, bao gồm Austrian Airlines và Swiss Air Lines.
    • Kimberly-Clark đã chọn Accenture Interactive (và Droga5) làm AOR cho nhóm thương hiệu chăm sóc trẻ em (Huggies, Pull-ups và Green Finger) tại Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, thay thế agency đương nhiệm WPP. Agency mới này sẽ cung cấp “mô hình hoạt động tích hợp” cho K-C. WPP vẫn giữ được khách hàng K-C này tại Canada và khu vực APAC.
    • Tập đoàn Volkswagen, sở hữu thương hiệu xa xỉ Audi, đã chọn 72andSunny phụ trách các chiến dịch toàn cầu. Thương hiệu này sẽ tiếp tục làm việc với Venables Bell & Partners có trụ sở tại San Francisco, AOR chuyên về sáng tạo của Mỹ.
    • Nền tảng nhóm mua Groupon đã chọn TBWA/Chiat/Day New York làm AOR sáng tạo, thay thế agency đương nhiệm là O’Keefe Reinhard & Paul.

5. 5 đợt pitching lớn nhất năm 2019

6. Tình hình nhân sự cấp cao

 

* Nguồn: BrandsVietnam

Airbnb và văn hoá doanh nghiệp đầy cảm hứng

Khi nói về xây dựng văn hoá doanh nghiệp, rất nhiều founder sai lầm khi cho rằng đó là việc của sau này, khi công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn đi vào ổn định.

Vào khoảng giữa năm 2011, khi Airbnb mới được rót 7 triệu vốn đầu tư và có 40 nhân viên đang tập trung làm thị trường Mỹ thì nhận được đề nghị mua lại Wimdu, một công ty có mô hình tương tự với 400 nhân viên, đã được đầu tư 90 triệu đô đang thống lĩnh thị trường châu Âu.

Nếu không mua, Airbnb có nguy cơ bị đối thủ có nguồn lực lớn hơn đè bẹp. Với tâm thế “bị dí súng vào đầu”, sau một hồi suy nghĩ, BGĐ Airbnb vẫn dũng cảm từ chối deal này. Brian Chesky, CEO Airbnb, sau này đã giải thích lý do anh quyết định không mua lại công ty đó là sự khác biệt văn hoá.

Anh nhận thấy văn hoá hai bên khó hoà hợp với nhau “chúng tôi là những người truyền giáo còn họ là lính đánh thuê”, và hơn thế nữa với văn hoá của mình Airbnb sẽ chiến thắng đối thủ nếu cạnh tranh trực tiếp. Không ngoài dự đoán của anh, chỉ ít năm sau Airbnb tiến vào thị trường châu Âu, vượt qua đối thủ chiếm được hơn 50% thị phần ở đó. Còn Wimdu, sau vài lần đổi chủ và điều chỉnh mô hình đã đóng cửa năm 2018.

Câu chuyện trên cho thấy văn hoá có tác động lớn đến thế nào tới khả năng cạnh tranh của startup. Khi nói về xây dựng văn hoá doanh nghiệp, rất nhiều founder sai lầm khi cho rằng đó là việc của sau này, khi công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn đi vào ổn định. Thực tế không phải vậy.

Văn hoá là một phần của chiến lược phát triển cần phải được định hình, xây dựng và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Ở góc độ khác, nhiều founder cho rằng văn hoá doanh nghiệp là thứ tốn kém không đem lại hiệu quả trực tiếp trong giai đoạn đầu. Điều này cũng không đúng. Xây dựng văn hoá ở startup không hề tốn kém, các bạn chỉ cần để tâm vào làm đúng cách là được.

Văn hoá startup là văn hoá công ty nhỏ với những bản sắc khác biệt phù hợp với mô hình kinh doanh. Xuất phát từ founder, văn hoá startup có ba vòng ảnh hưởng: Vòng một là chính bản thân. Vòng hai là các đồng nghiệp cùng công ty. Vòng ba là xã hội bên ngoài.

Để khởi xướng một “nền” văn hoá cho startup, founder cần lựa chọn những giá trị cốt lõi PHÙ HỢP NHẤT với anh ta và LIÊN QUAN đến mục tiêu và hoạt động của doanh nghiệp. Để hình dung rõ hơn, bạn hãy xem các giá trị cốt lõi của Airbnb trong hình (xin hãy đọc nguyên bản tiếng Anh để hiểu các hàm ý trong đó).

Những giá trị cốt lõi phù hợp thường được nghĩ ra khá nhanh, như thể bạn đã sống với nó hàng ngày chỉ phải viết xuống mà thôi.

Giá trị cốt lõi sẽ được duy trì nhiều năm đến mãi mãi. Vì vậy, founder cần có tầm nhìn tốt để có thể nghĩ được giá trị cốt lõi hay.

Sau khi tuyên bố các giá trị cốt lõi, founder cần bắt tay vào xây dựng vòng ảnh hưởng thứ nhất bằng cách diễn giải các giá trị này thành các tình huống hàng ngày để suy nghĩ, hành động nhất quán với giá trị cốt lõi đó.

Giá trị cốt lõi thực chất là một bộ tiêu chí giúp bạn lựa chọn đối tác, khách hàng, nhân viên, cộng đồng… phù hợp.

Và thể hiện bản thân với những đối tượng đó một cách nhất quán theo những gì mình coi trọng. Ở giai đoạn đầu, founder có thể điều chỉnh những điểm chưa phù hợp với mình và bắt đầu thu thập những câu chuyện xung quanh việc áp dụng các giá trị vào thực tế.

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta được nghe rất nhiều các câu chuyện về Airbnb, từ chuyện Brian và Joe thiếu tiền phải thuê đệm hơi ở San Francisco rồi nghĩ ra ý tưởng như thế nào, chuyện Brian đến lúc gọi được hàng chục triệu đô tiền đầu tư vẫn bị mẹ than phiền vì đi làm không được đóng bảo hiểm ra sao, rồi họ tuyển người khó khăn với những câu hỏi tuyển dụng kỳ dị thế nào…. Có thể nói Airbnb là startup “giàu bản sắc” và có nhiều “selling story” nhất thế giới.

Từ các founders, những câu chuyện sẽ giúp lan toả gía trị cốt lõi đến các nhân viên ở vòng ảnh hưởng thứ hai.

Sau mỗi lựa chọn khó khăn, founder phải giải thích cho những người xung quanh sự liên quan của quyết định đó tới giá trị cốt lõi, dần họ sẽ hiểu và hành động theo bạn. Và khi mỗi người trong doanh nghiệp thực hành tương tự, họ sẽ truyền thông và tạo ảnh hưởng văn hoá đến bên ngoài.

Tốc độ hình thành các vòng ảnh hưởng như vậy phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng nội dung liên quan được tạo ra, tần suất, mức độ và phạm vi lan truyền nội dung đó đến các đối tượng mục tiêu.

Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi được lựa chọn là “Coi trọng chất lượng” thì founder sẽ lựa chọn các đối tác có cùng quan điểm, chọn các nhân viên có khả năng kỹ thuật cao, làm việc có trách nhiệm, tỉ mỉ, chi tiết .. có khả năng làm ra các sản phẩm chất lượng, chọn các khách hàng có đủ tinh tế để đánh giá đúng chất lượng của bạn.

Là một thành tố của chiến lược, nên “coi trọng chất lượng” cũng sẽ định hình nên các quan điểm về tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Ở khía cạnh truyền thông, việc sáng tạo và cóp nhặt các giai thoại thú vị, dễ nhớ được xây dựng, thu thập và lan truyền sẽ góp phần quảng bá các giá trị cốt lõi đến các đối tượng ở ngoài doanh nghiệp.

Không phải ngẫu nhiên chúng ta thường được nghe về câu chuyện các founder của Airbnb phải đi bán ngũ cốc để khởi nghiệp và trong giá trị cốt lõi của họ có “Be cereal entrepreneur”, coi khả năng xoay sở sáng tạo vượt khó như một phần văn hoá công ty, hay câu chuyện về các nhân viên của Zappos được phép tán chuyện với khách hàng bao lâu tuỳ thích và giá trị cốt lõi đầu tiên của họ là “Deliver WOW through service”.

Những giai thoại chính là là nội dung giúp truyền thông cho mọi người về giá trị của các công ty đó. Văn hoá càng giàu bản sắc thì các câu chuyện càng hay và sức lan toả của chúng càng lớn.

Đến một mức độ nhất định, các bạn có thể khiến cho nhân viên, khách hàng, đối tác và những người biết đến công ty say sưa kể lại các câu chuyện của bạn. Đó chính là một dấu hiệu của sự thành công trong xây dựng văn hoá startup.

Tóm lại, các founder hoàn toàn có thể xây dựng văn hoá cho startup của mình bằng cách nghĩ ra, viết xuống các giá trị cốt lõi phù hợp nhất rồi thực hành nó hàng ngày cho bản thân, cho team rồi xây dựng những giai thoại đủ tốt để mọi người yêu quý và truyền bá không công cho doanh nghiệp.

Rõ ràng đó không phải là vấn đề đầu tư bao nhiêu tiền mà là mức độ tâm huyết, say mê và khả năng chinh phục lòng người của các bạn.

 

Hà Anh | MarketingTrips

Cú lội ngược dòng của “đế chế” Biti’s

Ra đời từ năm 1982, Biti’s nhanh chóng trở thành một huyền thoại trong giới học sinh và phụ huynh nhờ vào độ bền “khủng” của sản phẩm mang thương hiệu này. Sau nhiều năm mờ nhạt, Biti’s đã tạo ra một cú lội ngược dòng trên thị trường.

Còn nhớ một thời khi thị trường giày dép Việt Nam chưa phát triển, thì Biti’s – thương hiệu nổi tiếng của Công ty TNHH Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên, được xem là sự lựa chọn hàng đầu. Những năm 90, gia đình nào sang hay “nhà có điều kiện” mới làm bạn với sandal của Biti’s. Ngày đó, đôi dép này thịnh hành một phần vì độ bền “khủng” của nó.

Biti’s miệt mài với định vị thương hiệu “nâng niu bàn chân Việt” cho đến giai đoạn đầu của thời kỳ những năm 2000, khi những đôi bàn chân Việt trẻ và khỏe, với sự hậu thuẫn của một nền kinh tế đổi mới, đã bắt đầu biết xỏ vào giày Nike hay adidas.

Và như một lẽ tự nhiên, Biti’s “thất thế”. Tâm lý sính ngoại là một phần, nhưng chủ yếu là giày adidas và Nike chất lượng đã được toàn thế giới công nhận, mẫu mã thì “oách” hơn nhiều.

Biti’s là một ví dụ điển hình cho thấy thương hiệu thời trang Việt Nam vẫn có thể thành công trong thị trường bao la, nếu chú trọng đến việc nắm bắt xu hướng và cách thức truyền thông.

Biti’s từng là sự lựa chọn hàng đầu.

Dần dà, giới trẻ hình thành định kiến rằng Biti’s “hết thời”, hoặc chỉ còn được quan tâm bởi tầng lớp cha chú đã có thói quen tiêu dùng sản phẩm này từ thời bao cấp khó khăn. Theo đó, bất lợi bủa vây tứ phía, và cái tên Biti’s dần bị quên lãng.

Chuyện vực dậy cái tên từ thời cha chú trong thị trường mở cửa với đủ cái tên ngoại quốc và chất lượng cao như hiện nay, là điều quá khó, không chỉ với riêng Biti’s.

Để có thể chống lại guồng quay đào thải chứ chưa nói đến chuyện phát triển, Biti’s cần phải tìm cách thay đổi tư duy tồn tại khá lâu tại Việt Nam là “sính ngoại”, nghi ngờ chất lượng của các sản phẩm trong nước.

Những tưởng sẽ giống Giày Thượng Đình, Biti’s cũng bị “chìm nghỉm” trước cơn sóng toàn cầu. Tuy nhiên, từ giữa năm 2016, Biti’s bỗng trở lại hùng hậu với sản phẩm giày thể thao được giới trẻ đón nhận khá nhiều, đó là Biti’s Hunter.

Từ “Nâng niu bàn chân Việt”, Biti’s phiên bản 2016 trở lại rầm rộ cùng chiến dịch Influencer Marketing “Đi để trở về”. Hãng này cũng đã chuẩn bị cho mình một chiến lược PR cực hùng hậu khi đưa ra ý tưởng mang những đôi giày vào MV ca nhạc của 2 nam ca sĩ đình đám là Sơn Tùng M-TP và Soobin Hoàng Sơn.

Riêng về Sơn Tùng, chẳng ai có thể phủ nhận được sức hút cũng như độ phủ sóng của anh chàng. Và tất nhiên đôi giày “lạc quẻ” trong MV mới nhất của nam ca sĩ ngay lập tức tạo nên một cơn bão dữ dội, khiến người hâm mộ lùng sục mua bằng được.

Sau hiệu ứng “giày Sơn Tùng” và “giày Soobin”, các cửa hàng Biti’s “cháy hàng”, thậm chí cung cấp không đủ với lượng tiêu thụ khủng của người mua hàng. Thậm chí, Biti’s còn là thương hiệu được Forbes Việt Nam định giá hơn 17 triệu USD.

Cảm xúc thương hiệu vẫn là vật “ngáng chân”

Với khoảng 8.500 công nhân lành nghề cùng mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, hiện Biti’s luôn duy trì mức tăng trưởng tốt ở thị trường trong nước với khoảng 20%/năm.

Ở thị trường quốc tế, ngoài nhà phân phối chính thức là Công ty Cambo Trading chuyên phân phối sản phẩm Biti’s trên toàn lãnh thổ Campuchia, Biti’s còn xuất khẩu đến 40 nước như: Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Mexico… Bên cạnh đó, Biti’s cũng được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như: Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers, Lotto… tin tưởng chọn lựa trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị lớn.

Giờ đây, Biti’s đã lớn mạnh và phát triển đi lên cùng đất nước, không chỉ trở thành một thương hiệu uy tín trong nước mà còn tiên phong xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Biti’s đã đánh dấu thương hiệu tại 40 nước trên thế giới, trong đó phải nói đến các thị trường khó tính như: Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ…

Là một doanh nghiệp gia đình, Biti’s khá kín tiếng với truyền thông về những con số doanh thu và lợi nhuận.

Nhưng giai đoạn 2012, doanh số bán hàng của Biti’s đã đạt được 1.000 tỷ đồng và mức tăng trưởng ở thị trường nội địa lúc bấy giờ được công ty này xác định khoảng 20%/năm.

Cuối năm 2016, Biti’s tăng vốn từ 270 tỷ đồng lên 437 tỷ đồng, lượng vốn góp của 11 thành viên đều tăng, trong đó nắm giữ nhiều nhất là ông Vưu Khải Thành, Chủ tịch Công ty Biti’s, với 162,3 tỷ đồng. Cả gia đình ông Thành nắm giữ gần 380 tỷ đồng với tỉ lệ sở hữu gần 87%.

Tính đến tháng 8/2018, giá trị vốn góp của Biti’s đạt 436,86 tỷ đồng. Trong đó, ông Vưu Khải Thành, bà Lai Khiêm là các cổ đông lớn nhất khi nắm lần lượt 29,650% và 27,250%.

Ngoài ra, ba người con của ông Vưu Khải Thành gồm Vưu Lệ Quyên, Vựu Lệ Minh, Vưu Tuấn Kiệt cùng sở hữu 10% vốn doanh nghiệp. Như vậy, gia tộc họ Vưu nắm gần 87% vốn Biti’s.

Có thể thấy, Biti’s là một ví dụ điển hình cho thấy thương hiệu thời trang Việt Nam vẫn có cơ hội để gây sức ảnh hưởng trong thị trường bao la hiện nay, nếu chú trọng đến việc nắm bắt xu hướng và cách thức truyền thông marketing phù hợp.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, dù cái tên Biti’s đã dành được ít nhiều cảm mến của giới mộ điệu thời trang thì yếu tố cảm xúc thương hiệu và chất lượng sản phẩm vẫn là những chướng ngại vật làm “ngáng chân” thương hiệu này tới việc cạnh tranh với gã khổng lồ adidas hay Nike.

Với sự thay đổi hình ảnh theo hướng trẻ trung hơn, Biti’s đã tạo tiếng vang lớn.

Nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu ngoại nhập, liệu Biti’s có duy trì được phong độ hay lại một lần nữa chìm xuống? Điều đó còn phải chờ xem sức “kháng chiến” của Biti’s trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Kỳ vọng của Sabeco từ chiến lược đổi diện mạo Bia Saigon

Thay đổi hình ảnh nhận diện thương hiệu Bia Saigon, Sabeco đang tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới.

Đầu tháng 8, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon, tiếp tục thực hiện chiến lược chuyển mình toàn diện của hãng bia hơn 144 năm lịch sử.

Kế hoạch tái ra mắt bộ nhận diện thương hiệu này bắt đầu từ năm 2018, sau khi tiến hành khảo sát danh mục thương hiệu bia của Sabeco. Doanh nghiệp nhận ra rằng, các sản phẩm chưa có bộ nhận diện thống nhất và sự khác biệt rõ ràng theo từng phân khúc thị trường.

Bên cạnh đó, phân khúc bia cao cấp chỉ chiếm 4% thị phần còn 80% dành cho phân khúc cận cao cấp và phổ thông. Đây cũng là phân khúc thị trường giàu tiềm năng tăng trưởng và là thế mạnh mà doanh nghiệp muốn gia tăng thị phần.

“Đó là lý do Sabeco tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu của Bia Saigon. Không làm mất đi di sản và cá tính vốn có, chúng tôi tập trung thiết kế để bảo tính nhất quán và hợp thời, đồng thời thể hiện sự lạc quan và tự tin như một Việt Nam tươi trẻ đang vươn lên và vươn tầm ra thế giới”, ông Bennett Neo, Tổng giám đốc cho biết.

Trọng tâm của sự thay đổi lần này chính là ở biểu tượng rồng và Bia Saigon. Theo đại diện doanh nghiệp thiết kế mới của Bia Saigon đặt hình ảnh rồng – biểu trưng cho quyền lực, thịnh vượng và đại diện cho Việt Nam ở vị trí trung tâm để đảm bảo tính thẩm mỹ đồng nhất trong tất cả danh mục sản phẩm của thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu mới của Bia Saigon.

Các lần thay diện mạo mới cho thương hiệu bia

Vẫn giữ nguyên công thức, thành phần và nồng độ cồn song danh mục sản phẩm của Bia Saigon gồm Bia Saigon Special, Bia Saigon Export và Bia Saigon Lager cũng có vẻ ngoài mới. Cả ba thiết kế mới này đều thể hiện đặc tính khác biệt của từng sản phẩm.

Sắc xanh nổi bật trong thiết kế Bia Saigon Special tượng trưng cho đặc tính tự nhiên từ nguyên liệu nấu bia với thành phần chính là lúa mạch. Trong khi đó, màu trắng là điểm nhấn của thiết kế Bia Saigon Lager còn màu đỏ đại diện cho Bia Saigon Export với công thức nguyên bản.

Hình ảnh rồng đã xuất hiện cùng Bia Saigon từ lâu. Năm 1994, sau nhiều lần phác thảo và hoàn thiện, Bia Saigon đã chính thức được gắn liền với hình ảnh rồng và từ đó trở thành biểu tượng của thương hiệu bia hàng đầu Việt Nam.

Chia sẻ về ý nghĩa của việc lựa chọn biểu tượng rồng xuyên suốt các thời kỳ, nhất là quyết định tái định vị thương hiệu Bia Saigon vào đầu tháng 8 vừa qua, lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, rồng được xem là biểu tượng của quyền lực, thịnh vượng, gắn liền với đất nước Việt Nam giống như khát vọng vươn lên của thương hiệu bia hơn trăm năm tuổi.

“Rồng của Sabeco có dáng hướng lên giống như chữ S của bản đồ Việt Nam. Hình ảnh rồng là dấu mốc trưởng thành của một thương hiệu bia trăm năm và khẳng định được vị trí trong ngành bia Việt”, ông Hoàng Đạo Hiệp, Phó Tổng giám đốc Sabeco phụ trách Marketing, nhấn mạnh.

“Sabeco mong muốn trở thành ‘niềm tự hào dân tộc’ để mỗi người dân Việt đều biết đến và sử dụng Bia Sài Gòn. Chúng tôi mong mỗi người dân Việt Nam sẽ tự hào vì đây là sản phẩm made in Vietnam”, vị này nói thêm.

Chiến lược củng cố vị thế trong ngành bia

Tổng giám đốc Bennett Neo khẳng định sự thay đổi diện mạo mới là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn nhằm củng cố vị thế trên thị trường đồng thời tái khẳng định cam kết của doanh nghiệp trong việc tiếp tục đầu tư cho thương hiệu Bia Saigon.

Theo ông, với việc ra mắt diện mạo mới của Bia Saigon, Sabeco tiếp tục nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hình ảnh mới còn đại diện cho tinh thần vượt lên thách thức, trẻ trung và tiến bộ của người trẻ Việt.

Đây là một phần trong chiến lược phát triển dài hạn của Sabeco với bốn mục tiêu trọng điểm của mô hình 4C là tiêu thụ (Consumption), bảo tồn (Conservation), đất nước (Country), văn hóa (Culture).

Chiến dịch này cũng là bước đi mới nhất nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh cho tổng công ty, tiếp nối những cải tiến gần đây về nâng cao năng suất, tăng cường quản lý chuỗi cung ứng, bán hàng và tiếp thị.

“Chúng tôi đang tập trung củng cố nội lực của mình nhằm đảm bảo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh doanh bền vững.

Trong đó, chiến dịch tái ra mắt Bia Saigon là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hiện thân cho những nỗ lực đổi mới của Sabeco tại thị trường Việt Nam”, lãnh đạo doanh nghiệp nhấn mạnh.

Bên dưới là một Poster quảng cáo trong chiến dịch.

Một poster quảng cáo của Sabeco. Hãng này đang tập trung vào giới trẻ.

Vị này cho rằng, chiến dịch làm mới thương hiệu Bia Saigon cũng là một phần trong những phát kiến về quản lý danh mục thương hiệu của doanh nghiệp. Hoạt động này góp phần tăng cường tính kết nối giữa thương hiệu Bia Saigon với thế hệ những người trẻ và tiếp tục hành trình phát triển thương hiệu trở thành niềm tự hào của Việt Nam.

Doanh nghiệp kỳ vọng, việc ra mắt Bia Saigon sẽ đóng góp vào sự phát triển của tổng công ty và sẽ được chuyển đổi thành các giá trị cho sự phát triển của Việt Nam, thông qua các đóng góp trực tiếp hay gián tiếp. Đây là bước đi chiến lược, đặt nền móng cho kế hoạch tiến ra thị trường nước ngoài của một thương hiệu Việt.

Chiến dịch sẽ được quảng bá rộng khắp cả nước với nhiều hình thức từ sản phẩm, bao bì, hình ảnh, truyền thông đến trải nghiệm. Doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch tổ chức hàng loạt các sự kiện “Đêm Sài Gòn” nhằm lan tỏa tinh thần của hãng và giúp các bạn trẻ dễ dàng đón nhận sản phẩm.

“Với sự đầu tư nghiêm túc vào phát triển thương hiệu, chúng tôi mong muốn góp phần tăng cường tính kết nối giữa thương hiệu Bia Saigon với thế hệ những người trẻ và tiếp tục hành trình phát triển thương hiệu trở thành niềm tự hào của Việt Nam”, ông Bennett Neo chia sẻ kỳ vọng của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Google đổi thuật toán mới, hàng tỷ kết quả tìm kiếm bị ảnh hưởng

Mỗi lần thay đổi mới của Google với thuật toán tìm kiếm có thể làm ảnh hưởng tới hàng tỷ kết quả trên toàn cầu.

Google đổi thuật toán mới, hàng tỷ kết quả tìm kiếm bị ảnh hưởng
Google đổi thuật toán mới, hàng tỷ kết quả tìm kiếm bị ảnh hưởng

Google vừa thông báo đang thực hiện thay đổi thuật toán trong hệ thống tìm kiếm của mình. Theo công ty tìm kiếm số một, việc thay đổi này có thể ảnh hưởng tới khoảng 10% kết quả tìm kiếm của họ.

Thay đổi mới sẽ dựa trên những nghiên cứu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) của Google, được công ty này áp dụng dần trên các sản phẩm tìm kiếm trong vòng 10 tháng qua.

Về cơ bản, nghiên cứu này sẽ giúp cải thiện kết quả tìm kiếm nhờ khả năng nhận biết sự liên quan giữa các từ khoá trong một câu.

Thuật toán mới của Google sẽ cải thiện khả năng tìm kiếm bằng tiếng Anh. Các ngôn ngữ khác sẽ được phát triển sau. Ảnh: Google.

Công nghệ xử lý NLP mới của Google được gọi tắt là BERT. Với khả năng nhận biết ngữ cảnh trong cả câu nói, BERT có thể đem lại những kết quả tìm kiếm đúng với nhu cầu của người dùng hơn.

Theo chia sẻ của Google, một trong những cách mà họ “đào tạo” cho hệ thống BERT là lấy câu tiếng Anh, loại bỏ khoảng 15% số từ, và cho hệ thống tự tìm ra những từ phù hợp để điền vào.

“Đây là sự thay đổi lớn, tích cực nhất chúng tôi đưa ra trong 5 năm qua, và có lẽ là một trong những thay đổi quan trọng nhất kể từ khi Google ra mắt”, ông Nayak nhận xét.

Google cho biết sự thay đổi thuật toán tạm thời chỉ ảnh hưởng tới các kết quả tìm kiếm tiếng Anh. Sau vài ngày được áp dụng, nó đã thay đổi khoảng 10% kết quả tìm kiếm bằng tiếng Anh tại Mỹ. Các ngôn ngữ và vùng khác sẽ nhận thuật toán mới sau.

Công ty này cũng cho biết những sự thay đổi sẽ chưa ảnh hưởng nhiều tới lượng truy cập (traffic), một chỉ số rất quan trọng của nhiều trang web.

Do Google là công ty tìm kiếm lớn nhất, mỗi thay đổi nhỏ về thuật toán cũng có thể khiến cho các trang web bị ảnh hưởng rất lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

SEM là gì ? Ưu nhược điểm của SEM

SEM hoặc Search Engine Marketing (còn được gọi là Search Marketing) là quá trình nhận lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm hoặc tự nhiên (miễn phí) hoặc trả tiền (thông qua quảng cáo). SEM có hai trụ cột chính: SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Quảng cáo tìm kiếm trả tiền).

SEO là cách để có được lưu lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm có trả tiền là quá trình thanh toán cho quảng cáo của bạn xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

SEM là gì – Ưu và Nhược điểm của SEM

Mục tiêu chính của SEM là gì?

Mục tiêu tổng thể của SEM là tăng khả năng hiển thị trong các công cụ tìm kiếm bằng cách đạt được thứ hạng cao hơn trong SERPS (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc vị trí hàng đầu cho các vị trí đặt quảng cáo. Vị trí quảng cáo và thứ hạng cao hơn có nghĩa là lưu lượng truy cập nhiều hơn và điều này có một số lợi thế.

Sơ đồ dưới đây cho thấy hai thành phần chính tạo nên SEM :

Tại sao SEM lại quan trọng?

Trước khi đi vào chi tiết về SEO và PSA là gì và cách sử dụng chúng để hiển thị nhiều hơn và có được lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm, hãy nhanh chóng kiểm tra tầm quan trọng của SEM cho sự thành công của trang web hoặc kinh doanh trực tuyến.

Trong thế giới ngày nay, Internet là nguồn cho tất cả mọi thứ chúng ta cần biết, học hỏi, hỏi, mua hoặc làm.

Bất cứ khi nào chúng ta có câu hỏi hoặc tìm kiếm điều gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm là chuyển sang công cụ tìm kiếm (trong phần lớn các trường hợp là Google) và nhập từ khóa cần tìm.

Khi chúng ta nhấn Enter, chúng ta hy vọng sẽ nhận được câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi của mình (bao gồm cả quảng cáo và trang web).

Phần lớn người dùng nhấp vào một trong những quảng cáo trên đầu hoặc một trong năm kết quả tìm kiếm tự nhiên đầu tiên.

Các công cụ tìm kiếm đang nỗ lực để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm của họ bằng cách trình bày cho người tìm kiếm các trang web (hoặc quảng cáo) sẽ giữ cho người dùng của họ hài lòng và quay lại để tìm kiếm thêm.

Để làm được điều đó, họ đã phát triển các thuật toán phức tạp để quyết định xem trang web nào (hoặc quảng cáo) hiển thị ở các vị trí đầu tiên.

SEM là quan trọng bởi vì đó là quy trình để tối ưu hóa trang web hoặc quảng cáo của bạn để chúng xuất hiện ở các vị trí hàng đầu.

Mục tiêu của bạn không chỉ là có sự hiện diện trong công cụ tìm kiếm (vd: Google) mà còn hiển thị ở một trong 5 vị trí hàng đầu cho các truy vấn tìm kiếm (từ khoá), quan trọng đối với doanh nghiệp hoặc trang web của bạn.

Kỹ thuật SEM

Có một số kỹ thuật bạn có thể làm theo để cải thiện sự hiện diện của bạn trong công cụ tìm kiếm và để đạt được vị trí cao hơn cho quảng cáo của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng được nhóm lại thành SEO và PSA.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc SEO là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để đạt được thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm cho các từ khóa nhất định. Nguyên tắc SEO cũng có thể giúp bạn tạo các trang web chất lượng cao với nội dung tốt và thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Cho đến 10 năm trước, SEO cơ bản là nhồi nhét từ khóa, xuất bản nội dung tầm thường và backlink nhưng ngày nay đã không còn phù hợp.

SEO đã trở nên phức tạp hơn và để làm cho nó đúng bạn thường phải update xu hướng SEO thường xuyên.

Để làm cho toàn bộ quá trình SEO dễ dàng hơn, nó được chia nhỏ thành các quy trình sau đây:

  • Technical SEO – tối ưu hóa trang web của bạn để thu thập thông tin và lập chỉ mục để công cụ tìm kiếm có thể khám phá, đọc và hiểu trang web của bạn.
  • On Page SEO – tối ưu hóa tất cả các trang trên trang web của bạn từng trang một và cung cấp cho công cụ tìm kiếm các tín hiệu phù hợp để hiểu trang web của bạn và các trang con.
  • Viết nội dung – cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm nội dung họ muốn và làm cho họ thỏa mãn.
  • Off-Page SEO – quảng bá trang web của bạn trên Internet, nhận backlinks chất lượng tốt và chứng minh các thuật toán công cụ tìm kiếm mà trang web của bạn xứng đáng nằm trong một trong những vị trí hàng đầu cho từ khóa bạn muốn.
  • SEO Local – tối ưu hóa trang web của bạn để mọi người có thể tìm và ghé thăm cửa hàng của bạn.
  • SEO trên thiết bị di động – giúp người dùng dễ dàng tìm và sử dụng trang web của bạn trong khi đang di chuyển và từ thiết bị di động hoặc máy tính bảng của họ.
  • Ecommerce SEO – Quy tắc SEO chỉ áp dụng cho các trang web thương mại điện tử.

Tại sao SEO lại quan trọng?

Xếp hạng cao hơn, lưu lượng truy cập nhiều hơn: Nếu mục tiêu của bạn với SEM là để có được lưu lượng truy cập đến trang web của bạn mà không phải trả tiền cho quảng cáo, thì SEO là con đường để đi.

Như đã đề cập ở trên, các trang web xuất hiện ở 3 vị trí hàng đầu của các kết quả hữu cơ nhận được hơn 60% lưu lượng truy cập – Thống kê này giải thích tầm quan trọng của SEO.

Lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm : Mở Google và tìm kiếm bất kỳ thứ gì bạn muốn. Các trang web xuất hiện ở các vị trí hàng đầu sẽ nhận được hàng nghìn lượt truy cập từ Google hàng ngày.

Tùy thuộc vào từ khóa bạn sử dụng, họ có thể kiếm được doanh thu hàng nghìn đô la (từ quảng cáo hoặc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng họ), vì lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm được nhắm mục tiêu.

Không giống như lưu lượng truy cập từ Facebook hoặc các mạng truyền thông xã hội khác, lưu lượng truy cập hữu cơ chuyển đổi tốt hơn vì người dùng có ý định rõ ràng trước khi gõ từ khóa nào đó vào Google không chỉ vì tò mò hoặc giải trí.

Bên cạnh lưu lượng truy cập, SEO cung cấp một số lợi thế khác và chúng có thể được tóm tắt như sau:

Tin tưởng: Người dùng tin tưởng các công cụ tìm kiếm vì họ biết rằng chúng có đánh giá nghiêm ngặt về việc trang web nào được hiển thị trong kết quả tìm kiếm và từ đó họ tin tưởng các trang web xếp hạng ở vị trí hàng đầu.

Tin tưởng không chỉ tạo ra nhiều chuyển đổi hơn mà còn tăng nhận thức về thương hiệu và điều này làm cho nỗ lực tiếp thị của bạn trên các kênh khác dễ dàng hơn.

SEO có thể hướng dẫn bạn cách tạo trang web tốt hơn: SEO không chỉ là về công cụ tìm kiếm mà còn phục vụ người dùng. Để có một trang web được tối ưu hóa hoàn toàn cho các công cụ tìm kiếm, nó phải được tối ưu hóa cho người dùng đầu tiên.

Quảng cáo tìm kiếm có trả tiền (PSA)

Bên cạnh việc nhận lưu lượng truy cập không phải trả tiền từ Công cụ tìm kiếm, cách khác để tận dụng hàng triệu người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm hàng ngày và nhận được lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu đến trang web của bạn là thông qua quảng cáo trả tiền.

Nếu bạn tìm kiếm trên Google, bạn sẽ nhận thấy rằng bên trên và bên dưới kết quả không phải trả tiền sẽ hiển thị Quảng cáo trả tiền.

Thay vì chờ đợi để đạt được thứ hạng cao thông qua SEO, bạn có thể trả tiền theo cách của bạn để quảng cáo xuất hiện trên đầu.

Tất nhiên, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, đó không phải là dễ dàng như vậy. Nó trở nên phức tạp hơn khi một số nhà quảng cáo đang cạnh tranh cho một trong những vị trí quảng cáo hàng đầu.

Mô hình được sử dụng phổ biến nhất là PPC (Pay Per Click), có nghĩa là bạn chỉ trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn và hệ thống PSA được sử dụng rộng rãi nhất là Google Ads.

Google Ads thuộc sở hữu của Google và đó là nền tảng bạn cần để hiển thị quảng cáo của mình trên Google hoặc Youtube.

PPC hoạt động như thế nào?

Cách nó hoạt động rất đơn giản nhưng nó trở nên khó khăn hơn khi bạn triển khai chiến dịch ở các thị trường có nhiều cạnh tranh. Dưới đây là tổng quan về quy trình:

  • Bạn tạo một tài khoản miễn phí với Google Ads
  • Bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo. Mỗi chiến dịch có thể chứa một số nhóm quảng cáo, từ khóa và quảng cáo.
  • Bạn chỉ định đối tượng mục tiêu của bạn tức là mọi người có thể xem quảng cáo của bạn (bạn có thể thu hẹp lựa chọn của bạn theo quốc gia, thời gian trong ngày, vị trí người dùng, v.v.).
  • Bạn bắt đầu chiến dịch và bạn chỉ trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.
  • Bạn theo dõi kết quả chiến dịch của mình và thực hiện các thay đổi cần thiết.

Số tiền bạn trả mỗi khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn tùy thuộc vào một số yếu tố.

Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn trước một chỉ dẫn về số tiền bạn sẽ bị tính cho mỗi nhấp chuột nhưng số tiền thực tế được quyết định khi nhấp chuột thực sự xảy ra.

Các nhà quảng cáo sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để họ giành được vị trí hàng đầu.

Để dễ hiểu hơn, giả sử có 10 nhà quảng cáo bán ‘nhẫn cưới’ và muốn quảng cáo của họ được hiển thị bên trên trang đầu tiên của Google khi mọi người tìm kiếm ‘Mua nhẫn cưới ở đâu’.

Google hiển thị 3 quảng cáo phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền và 2 quảng cáo ở dưới cùng. Điều này có nghĩa là chỉ có 5 điểm quảng cáo trên trang đầu tiên nhưng có tới 10 nhà quảng cáo.

Quảng cáo nào sẽ hiển thị trên 5 vị trí có sẵn này?

Tương tự như SEO, hệ thống Google Ads sẽ tính đến một số quy tắc trước khi quyết định vị trí của từng nhà quảng cáo.

Một số yếu tố có thể được kiểm soát bởi các nhà quảng cáo như giá thầu họ sẵn sàng trả cho mỗi nhấp chuột, chất lượng của quảng cáo, v.v. một số được quyết định trong phiên đấu giá và một số chỉ được Google biết đến.

Điều bạn cần hiểu là Quảng cáo trả tiền là cách tuyệt vời để quảng bá trang web của bạn trên Google nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như thiết lập tài khoản và triển khai chiến dịch.

Khi nào sử dụng quảng cáo PPC?

Khi bạn muốn có kết quả nhanh – Một trong những nhược điểm của SEO là cần có thời gian để lên TOP .

Vì vậy, trong khi bạn kiên nhẫn chờ đợi để SEO có được thứ hạng cao hơn, bạn có thể bắt đầu chiến dịch trong Google Ads và nhận được lưu lượng truy cập theo cách này.

Bạn sẽ trả tiền cho lưu lượng truy cập nhưng miễn là bạn có nhiều lợi nhuận.

PPC và SEO có thể kết hợp cùng nhau trong một chiến dịch Marketing. Nó không bao giờ là cái này hay cái kia. Nếu bạn đã có một số kết quả tốt với SEO, bạn có thể tăng thị phần của mình bằng cách chạy quảng cáo cho cùng một từ khóa SEO để tăng lưu lượng truy cập cho website.

SEO là một cách tuyệt vời để có được khách hàng nhưng nếu doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào nó, thì tốt hơn hết là nên quảng cáo PPC như một cách thứ hai.

SEM khác SEO như thế nào

Theo thời gian dần dần SEM được hiểu ngầm là Adwords, do SEO rất khó tính KPI (Chỉ số đo lường) và ROI (Return of Investment) và thường bị phân biệt SEM và SEO như hình ở trên.

Nếu bạn muốn làm quảng cáo PPC – Adwords thì rất dễ, bất kể ai có thẻ tín dụng Quốc tế như VISA, MASTER CARD đều có thể tự quảng cáo trên Google hay Yahoo được. Còn SEO thì khó hơn nhiều, bạn có thể bỏ ra dăm bảy triệu để đi học SEO hoặc có thể thuê các công ty dịch vụ seo thực hiện cho bạn nhanh hơn.

Vậy câu hỏi đưa ra là các bạn làm SEM rồi thì có cần làm SEO nữa không? Đây cũng là một câu hỏi không đúng bởi thực tế thì SEO là một phần của SEM và ngay kể cả bạn trả tiền rồi thì bạn vẫn nên tối ưu trang web của mình. Nói cách khác, việc trả tiền chỉ có thể thực hiện được trong thời gian ngắn (trừ khi bạn có quá nhiều tiền) còn SEO (nhất là organic SEO) có thể mang lại lợi ích cho bạn trong một thời gian dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

4 Cách tối ưu hóa Google Adwords cho thiết bị di động

1. Nâng cấp lên quảng cáo văn bản mở rộng

Quảng cáo văn bản mở rộng cung cấp thêm không gian cho văn bản quảng cáo của bạn và được thiết kế để đạt được hiệu suất tối ưu trên các thiết bị di động.

Để tận dụng những lợi ích của định dạng mới này, chúng tôi khuyên bạn nên cập nhật quảng cáo văn bản hiện có của mình lên quảng cáo văn bản mở rộng. Bạn sẽ không mất chi phí để làm điều này.

2. Sử dụng đúng phần mở rộng quảng cáo cho thiết bị di động

Phần mở rộng quảng cáo cho phép bạn hiển thị thêm thông tin doanh nghiệp với quảng cáo của bạn, chẳng hạn như địa chỉ, số điện thoại hoặc các liên kết đến trang cụ thể trên trang web của bạn. Các phần mở rộng này giúp quảng cáo của bạn nổi bật và hấp dẫn hơn với các khách hàng trên thiết bị di động.

Bạn sẽ không mất phí sử dụng phần mở rộng quảng cáo, dù bạn sẽ bị tính phí như bình thường cho các lượt nhấp vào quảng cáo của mình.

Dưới đây là một vài phần mở rộng quảng cáo có thể giúp bạn cải thiện hiệu suất quảng cáo trên thiết bị di động:

3. Thực hiện theo các phương pháp hay nhất để viết quảng cáo trên thiết bị di động có hiệu quả

Để kết nối với khách hàng tiềm năng trên các thiết bị di động, quảng cáo của bạn phải có liên quan, hấp dẫn và giàu thông tin. Hãy cùng tóm tắt lại một số phương pháp hay nhất để viết một quảng cáo trên thiết bị di động thành công:

  • Thu hút sự chú ý với tiêu đề hấp dẫn: Tiêu đề của bạn là những gì mọi người nhìn thấy đầu tiên. Đó là một phần có thể nhấp và nổi bật nhất của quảng cáo trên thiết bị di động, do đó hãy tập trung vào việc làm cho tiêu đề có liên quan và hấp dẫn. Thử bao gồm từ khóa của bạn để mọi người sẽ biết ngay rằng quảng cáo của bạn có liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm.
  • Sử dụng lời kêu gọi hành động mạnh mẽ: Một lời kêu gọi hành động rõ ràng, mạnh mẽ cho khách truy cập trên thiết bị di động biết những gì được mong đợi và khuyến khích họ thực hiện hành động mà bạn muốn họ thực hiện. Sử dụng các động từ mạnh như MuaGọi ngay hôm nayĐặt hàngĐăng ký hoặc Nhận báo giá. Bằng cách chọn cụm từ hành động phù hợp, bạn sẽ tránh được việc phải trả tiền cho các lượt nhấp ít có khả năng dẫn đến kết quả kinh doanh cho bạn hơn.
  • Khai thác tối đa văn bản mô tả của bạn: Nêu bật những gì làm cho doanh nghiệp của bạn độc đáo và lý do tại sao bạn có những gì khách hàng đang tìm kiếm. Nhấn mạnh các lợi điểm bán hàng chính (dịch vụ, độ tin cậy, phạm vi lựa chọn rộng, sản phẩm độc quyền, giá hoặc chương trình khuyến mãi cụ thể và các lợi điểm khác) giúp bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Xoay vòng nhiều biến thể quảng cáo: Nếu bạn có nhiều quảng cáo trong một nhóm quảng cáo, theo mặc định, Google Ads sẽ tự động bắt đầu hiển thị các quảng cáo có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Bạn nên có 2 đến 4 quảng cáo khác nhau, mỗi quảng cáo có các dòng tiêu đề hoặc nội dung mô tả khác nhau.

4. Đảm bảo trang đích trên thiết bị di động khớp với quảng cáo của bạn

Trang đích dành cho thiết bị di động của bạn đóng vai trò lớn trong việc biến các lượt nhấp thành khách hàng. Khi ai đó nhấp vào quảng cáo Google Ads của bạn, họ mong đợi truy cập trang có liên quan đến những gì họ đã nhìn thấy trong quảng cáo của bạn.

Nếu không tìm thấy ngay lập tức những gì mong đợi thì có nhiều khả năng họ sẽ rời khỏi trang web của bạn.

Chọn một trang đích trên thiết bị di động phản ánh lời kêu gọi hành động trong văn bản quảng cáo của bạn và cung cấp một lộ trình rõ ràng để thực hiện hành động đó, chẳng hạn như mua một sản phẩm cụ thể hoặc điền vào một biểu mẫu.

Bất kỳ chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi đặc biệt nào được hứa hẹn trong quảng cáo phải được hiển thị nổi bật trên trang đích của bạn.

Sự kết nối giữa quảng cáo trên thiết bị di động và trang đích của bạn là cầu nối giữa khách hàng tiềm năng và hành động mà bạn muốn họ thực hiện.

Bạn có đang thúc đẩy khách hàng thực hiện cùng một hành động ở cả hai nơi không? Bạn có đang nhấn mạnh những điểm bán giống nhau không? Sự kết nối giữa quảng cáo và trang đích của bạn càng vững chắc, cơ hội bạn nhận được kết quả càng cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Phân biệt SEO và SEM trong Digital Marketing

Cùng tìm hiểu các khái niệm như SEO là gì, SEM là gì, phân biệt SEO và SEM, các chiến lược của SEO với SEM và hơn thế nữa.

seo và sem
Phân biệt SEO và SEM?

Marketing càng phát triển, ngôn ngữ của Marketer càng đa dạng và phức tạp. Những thuật ngữ và từ viết tắt mà chúng ta sử dụng thường khiến không ít người hay thậm chí là chính chúng ta cũng đang bối rối. SEO và SEM cũng tương tự.

Phân biệt SEO và SEM.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

seo và sem
SEO và SEO là gì? Cách SEO hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Để có thể dễ dàng hiểu bản chất của SEO hay SEO là gì, bạn có thể xem hình ảnh ở trên.

Khi bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào ô tìm kiếm, chẳng hạn như trong trường hợp này là marketing là gì, bạn có thể thấy một kết quả tìm kiếm trả về là một bài viết về chủ đề Marketing của MarketingTrips.

Các trang kết quả được trả về từ công cụ tìm kiếm này được gọi là SERPs (Search Engine Results Pages).

SEM là gì?

SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức làm marketing trên công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search hay Bing Search.

Trong khi cùng là thuật ngữ nói về cách làm marketing thông qua công cụ tìm kiếm, SEM là khái niệm mang tính tổng quát bao trùm cả SEO và SEO chỉ là một phương thức của SEM.

Mặc dù là vậy, hiện nay vẫn không có không ít các bên coi SEM là hình thức quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm (Paid Search Ads), trái ngược với SEO là miễn phí.

Như đã phân tích, về mặt tổng thể chiến lược, SEM bao gồm SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm để có được lượng người dùng không phải trả phí), Search Ads (có được thứ hạng và người dùng thông qua các quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm) mà Google Search Ads trong Google Ads là hình thức phổ biến nhất và cả các hình thức marketing khác trên công cụ tìm kiếm như Google Shopping, Google Maps hay Google Image.

Liên quan đến khái niệm SEM, nhiều người vẫn gọi là PPC (Pay Per Click) tức đề cập đến các hình thức quảng cáo có trả phí, cụ thể là trả phí trên mỗi lần khách hàng nhấp chuột.

Tuy nhiên cách gọi này không chính xác vì, SEM chỉ đề cập đến các cách thức quảng cáo hay marketing trên công cụ tìm kiếm, PPC thì rộng hơn và không nhất thiết là xảy ra trên công cụ tìm kiếm, GDN hay quảng cáo hiển thị của Google cũng là hình thức PPC tuy nhiên nó không thuộc phạm trù của SEM.

Về cơ bản, sự khác biệt lớn nhất giữa SEO và SEM đó là “miễn phí” và có trả phí.

Tìm hiểu về SEO và SEM.

Bức tranh tổng quan về SEO.

SEO là công cụ cần liên tục phát triển để theo kịp các thuật toán luôn thay đổi của Google. Nhưng có một điều không đổi, SEO được tạo thành từ các hoạt động trên trang (on-page) và ngoài trang (off-page) như hai trụ cột chính.

SEO Onpage.

▪️ Tối ưu hóa meta data, bao gồm thẻ tiêu đề (page title tag), thẻ mô tả (meta description tag), thẻ heading, thẻ ALT hình ảnh, mà trong đó kết hợp các từ khóa mục tiêu.

▪️ Tối ưu SEO bài viết và trang web thông qua chiến lược nghiên cứu từ khóa.

▪️ URL trang đơn giản và được định dạng tốt với các từ khóa chọn lọc.

▪️ Tốc độ tải trang nhanh.

▪️ Tích hợp chia sẻ xã hội trong nội dung.

SEO Offpage.

▪️ Xây dựng liên kết (Link building) để thu hút và có được inbound links chất lượng (các backlink này giúp chiếm phần lớn SEO off-page).

▪️ Tín hiệu từ mạng xã hội (ví dụ: tăng lượng truy cập đến một trang web từ chia sẻ social media).

▪️ Thu hút chú ý từ các trang web nổi bật như Reddit, Facebook, …

Mục đích cuối cùng của SEO.

Tạo ra nội dung có chất lượng và giá trị mà người đọc quan tâm sẽ thấy hữu ích, thường là trên blog và các trang web.

Sử dụng SEO sẽ giúp bạn thiết lập quyền lợi trong thuật toán của Google. Nhờ đó, lượng truy cập trang web sẽ tăng, nhiều cơ hội cho các inbound links và quan trọng nhất là có thêm conversion.

Hãy chú ý đến các chiến thuật trên on-page và off-page để đảm bảo landing page, trang web và bài viết blog của bạn được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm nhé.

Nhất định không được bỏ qua bài viết các thuật ngữ trong SEO nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực này.

Tổng quan về SEM.

seo và sem
Cách thức hoạt động của SEM.

SEM hoàn toàn liên quan đến việc có được khả năng hiển thị tìm kiếm, thông qua các quảng cáo trả tiền trên các công cụ tìm kiếm như Google. Đây được gọi là quảng cáo trả tiền cho mỗi lần chuột (pay-per-click).

Có nhiều thuật ngữ khác được sử dụng cho các hoạt động SEM bao gồm: cost-per-click ads, quảng cáo tìm kiếm phải trả tiền – có trả tiền.

Quảng cáo pay-per-click cho phép bạn chủ động nhắm vào người mua tiềm năng, thông qua quảng cáo và từ khóa phù hợp với truy vấn tìm kiếm của họ.

Và loại quảng cáo này hiển thị trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, bên cạnh danh sách không phải trả tiền. Chúng mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng khả năng hiển thị của các trang web, landing page, bài viết blog và hơn thế nữa.

Các chiến lược SEM đặc trưng.

Google Ads là nền tảng công cụ tìm kiếm phổ biến nhất để lưu trữ quảng cáo. Bạn có thể xem xét các nền tảng khác như Bing hay Yahoo. Bất cứ nơi nào bạn chọn để đổ tiền vào tiếp thị internet của mình, đều có những chiến lược SEM chính như sau:

▪️ Chiến dịch quảng cáo với đối tượng cụ thể (ví dụ: địa lý, ngành, nhân khẩu học,…).

▪️ Tạo các nhóm quảng cáo bao gồm các biến thể từ khóa mục tiêu.

▪️ Viết quảng cáo có liên quan bằng cách sử dụng các từ khóa chọn lọc.

▪️ Đặt ngân sách quảng cáo.

▪️ Theo dõi các số liệu như số lần click, số lần hiển thị, tỷ lệ chi phí mỗi lần trung bình.

Kết luận.

Mặc dù tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu bạn có thể lựa chọn SEO hoặc SEM hoặc kết hợp cả hai. Bằng cách thấu hiểu từng thuật ngữ, sự khác biệt giữa SEO và SEM cũng như vai trò của nó trong doanh nghiệp, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Làm thương hiệu: Kể một câu chuyện đủ hay và mọi thứ sẽ thay đổi

Không phải là Logo, cũng không phải là Slogan… Một câu chuyện hay ngay từ những bước đi đầu tiên sẽ mang lại những thay đổi lớn trên chặng đường dài cho thương hiệu hay Brand. Tại sao tôi nên chọn bạn? Tại sao tôi nên tin tưởng bạn? Tại sao tôi nên quan tâm đến những gì bạn đang làm? Tại sao?

làm thương hiệu

Câu chuyện hay sẽ xuyên suốt tất cả những gì bạn làm. Gọn gàng hơn thì, tất cả những gì bạn đang cố gắng làm hoặc thể hiện trong Marketing, đều hướng đến một câu chuyện mà khiến mọi người phải nhấc mông dậy, mua sản phẩm và không ngừng lan truyền nó khi có cơ hội.

Hãy ghi nhớ những điều này, nó vô cùng quan trọng:

Một câu chuyện được gọi là thành công khi có thể “bắt” và “thu hút” trí tưởng tượng của phần đông khán giả (khách hàng) mục tiêu;

Một câu chuyện hay phải “thật”. Nó không nhất thiết phải thực tế, nhưng nó phải phù hợp, nhất quán và phải là “authentic”.

Người tiêu dùng bây giờ quá thông minh, họ dễ dàng nhận ra câu chuyện thương hiệu có “mùi” của sự mâu thuẫn, và mọi thứ mà thương hiệu đang xây dựng có thể sẽ biến mất không còn dấu vết gì. Hãy nhất quán trong câu chuyện thương hiệu;

Câu chuyện “ra tiền” thì phải có lời hứa rõ ràng. Có thể là: mang đến sự vui vẻ, an toàn, nhanh gọn, thời thượng… Miễn là nó phải được thể hiện một cách rõ ràng, táo bạo; hoặc phải thực sự hay một cách đặc biệt, hoặc tệ đến mức chẳng buồn nghe;

Những câu chuyện tuyệt vời luôn nhận được sự tin tưởng. Niềm tin là thứ “hiếm hoi” nhất chúng ta còn lại trong thời đại này. Chả ai tin tưởng ai cả.

Thậm chí giờ người ta còn đang nghi ngờ cả những người nổi tiếng trong các quảng cáo, đang tuyên bố một điều gì đó rất chung chung trong đoạn video 30s (Họ biết là những người này được trả tiền để làm điều đó).

Mọi người hoài nghi mấy cô gái xinh đẹp đang tiếp thị sản phẩm ở đâu đó, như quán bar. Mọi người còn không tin cả những đơn vị sản xuất dược phẩm nữa… Kết quả là, không có Marketer nào thành công trong việc kể một câu chuyện trừ khi có được sự tin tưởng để kể câu chuyện đó;

Câu chuyện hay khi nó được kể một cách “tinh tế”“mượt mà”. Ngạc nhiên một điều là, càng thể hiện ít chi tiết, câu chuyện lại càng trở nên mạnh mẽ trong tâm trí khán giả.

Marketer tài năng thì hiểu rằng: tốt hơn hết là hãy tạo cơ hội để mọi người tiếp tục câu chuyện theo hướng họ muốn, hãy để họ cùng sáng tạo câu chuyện, sẽ hiệu quả hơn nhiều là tuyên bố thẳng tuột mọi thứ ra;

Những câu chuyện tốt được thể hiện nhanh gọn. Nên hiểu rằng, ấn tượng đầu tiên luôn là quan trọng nhất;

Những câu chuyện bắt tai có vẻ sẽ không hấp dẫn theo hướng logic, nhưng nó lại hấp dẫn các giác quancảm nhận và trí tưởng tượng của chúng ta;

Những câu chuyện tuyệt vời thì hiếm khi nhắm vào tất cả mọi người. Nhắm đến chung chung thì chả đi đến đâu.

Cái chung chung đó thì là số đông, mà số đông thì lại có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc sống, khác cả về mức độ hài lòng. Nếu bạn cần hạ thấp câu chuyện của thương hiệu chỉ để thu hút tất cả mọi người, nó sẽ chẳng thu hút ai hết.

Một câu chuyện hay là khi nó không ‘tự vả’ vào chính bản thân nó.

Những câu chuyện hiệu quả nhất phù hợp với thế giới quan của một nhóm khán giả, và sau đó nhóm này sẽ lan truyền câu chuyện. Một cách tự nhiên, câu chuyện sẽ tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng.

Câu chuyện hợp tình hợp lí khi nó không tự “vả” vào chính nó. Cửa hàng của bạn mà đúng địa điểm nhưng không đúng thực đơn, bạn thua chắc.

Nếu phòng trưng bày nghệ thuật của bạn mang đến cho khán giả những tay bút trứ danh, nhưng nhân viên giám sát thì không, bạn thua.

Người tiêu dùng rất thông minh, họ sẽ nhìn thấu “Đầu voi đuôi chuột” của bạn ngay lập tức, *whoosh*, nhãn hàng sẽ bay màu theo cách không tưởng;

Quan trọng nhất, câu chuyện tuyệt vời là câu chuyện phù hợp với cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới này.

Những câu chuyện hay nhất không hề dạy mọi người bất cứ điều gì mới. Thay vào đó, những câu chuyện hay nhất đồng ý với những gì khán giả đã tin tưởng và khiến họ cảm thấy như thể là những gì họ làm, ngay từ đầu đã là điều đúng đắn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Người dùng mạng xã hội thích xem video

Lượng tương tác trên Facebook với nội dung video đạt 6,55% trên tổng số lượt tiếp cận, cao hơn mức 5,22% của các post ảnh.

Theo thống kê của We Are Social, công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông mạng xã hội (Social Media Research) nội dung với định dạng video chiếm ưu thế trên các nền tảng số, đặc biệt là mạng xã hội.

Tỷ lệ tương tác trung bình của một bài đăng kèm ảnh, bài đăng chứa link dẫn và status lần lượt đạt 5,22%, 3,22% và 2,71% trên tổng số lượt tiếp cận nội dung đó (reach) trong khi video đạt tới 6,55%.

Video lôi kéo được nhiều tương tác nhất. Nguồn: We Are Social.

Các loại video ‘dễ tiêu hóa’, có tính tương tác cao như video ngắn và vertical video (video quay theo chiều dọc) đạt hiệu ứng tốt và sẽ là xu hướng thời gian tới.

Video dạng livestream cũng bắt đầu được chú ý và ưa chuộng trên mạng xã hội. Quyền năng của định dạng này nằm ở tính tương tác trực tiếp.

Những yếu tố âm thanh, hình ảnh hoặc biểu cảm của người nói được truyền tải theo thời gian thực, tiếp cận một cách gần gũi hơn với người xem.

Livestream cũng tốn ít chi phí, không cần chỉnh sửa hậu kỳ”, ông Trần Quốc Toản, CEO Adsota, nhận định trong báo cáo thị trường quảng cáo số Việt Nam 2019.

Trong năm 2019, trung bình mỗi ngày, người Việt dành 6 tiếng 42 phút để truy cập Internet trên mọi thiết bị.

Trong đó, 2 tiếng 33 phút dành cho mạng xã hội, cao hơn mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút. Với người dùng đa dạng, ở mọi lứa tuổi, Facebook được coi là mạng xã hội “quốc dân” còn giới trẻ lại yêu thích Instagram và Tiktok.

Số lần tương tác trung bình trong một tháng trên Facebook của nữ và nam. Nguồn: Adsota

Bên cạnh đó, theo thống kê của Adsota, giới nữ có xu hướng tương tác nhiều hơn nam giới với các bài post trên mạng xã hội.

“Với đặc điểm dễ bị tác động bởi yếu tố cảm xúc và các luồng thông tin khác nhau, nữ giới thường hoạt động tích cực trên mạng xã hội.

Họ sẵn sàng tương tác và chia sẻ ý kiến cá nhân về những vấn đề và thông điệp có liên quan, cũng như có xu hướng bấm vào nội dung quảng cáo nhiều hơn”, ông Toản cho biết.

Với 43,7 triệu người dùng, Việt Nam nằm trong 15 quốc gia có số người dùng smartphone cao nhất thế giới. Người Việt chủ yếu truy cập Internet thông qua các công cụ di động, trong khi việc sử dụng PC để tham gia thế giới trực tuyến chỉ chiếm 30%.

Do đó, họ thích và tương tác nhiều hơn với các nội dung được thiết kế phù hợp với nền tảng mobile. Tỷ lệ tra cứu về sản phẩm và mua hàng thông qua smartphone cũng lần lượt đạt mức cao 59% và 53%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Big C bất ngờ tuyên bố sẽ dừng bán nhãn hàng riêng

Hệ thống siêu thị Big C (gồm 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi đã lọt vào tay đại gia Thái Lan với giá 1,05 tỉ USD) vừa cho biết họ sẽ ngưng bán nhãn hàng riêng.

Khó đưa hàng vào siêu thị, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt chấp nhận chọn con đường gia công làm nhãn hàng riêng cho siêu thị – mang thương hiệu riêng của siêu thị. Khi gia công nhãn hàng riêng, DN mong muốn có chỗ đứng trong siêu thị, có đầu ra cho sản phẩm. Nhưng nay cửa vào siêu thị của DN Việt đang hẹp dần.

Cửa hẹp cho DN Việt

Đây là động thái khá bất ngờ bởi từng có thời điểm siêu thị này tuyên bố có trên 1.000 mặt hàng mang nhãn hàng riêng, từ thực phẩm đông lạnh, chế biến, hóa mỹ phẩm cho đến những đồ dùng trong gia đình. Đồng thời siêu thị này cũng từng khẳng định sẽ đầu tư để phát triển mạnh mảng kinh doanh này.

Là khách hàng lâu nay thường mua nhãn hàng riêng của Big C, chị Lan Hương nhà ở quận Tân Bình, TP.HCM tỏ ra tiếc nuối. “Lâu nay tôi thường mua hàng thực phẩm chế biến mang thương hiệu riêng của siêu thị vì giá rẻ hơn 10%-30% so với các nhóm hàng cùng thương hiệu. Nhờ đó tôi tiết kiệm được đáng kể chi tiêu cho gia đình.

Ví dụ cùng một lít dầu ăn, nếu mang nhãn hàng siêu thị bán giá 24.000 đồng, trong khi hàng thương hiệu nổi tiếng giá tới khoảng 34.000-36.000 đồng. Nay nghe tin siêu thị ngừng bán nhãn hàng riêng tôi thấy hơi lạ và tiếc” – chị Hương nói.

Hiện nay mỗi siêu thị đều có hàng ngàn mặt hàng mang nhãn hàng riêng. Trong ảnh: Khách hàng mua sắm tại Big C. Ảnh: Tú Uyên.

Một DN gia công sản phẩm giấy cho Big C chia sẻ đang làm ăn với một đối tác có đơn hàng, doanh số ổn định nay bỗng dưng bị ngừng hợp đồng thì ít nhiều có ảnh hưởng đến kinh doanh. Ví dụ, sản phẩm bị thu hẹp đầu ra, lãng phí công suất máy móc, thiết bị, đối mặt với việc cắt giảm nhân công… Khó khăn khi siêu thị không còn đặt hàng làm nhãn hàng riêng nữa là điều chắc chắn.

“Theo tôi, việc Big C tuyên bố ngưng phát triển nhãn hàng riêng nhưng trên thực tế có đúng như vậy hay không thì cần phải kiểm chứng. Rất có thể họ không đặt hàng DN Việt làm nhãn hàng riêng là để phục vụ cho một chiến lược nào đó” – vị đại diện công ty trên nhận định.

Đại diện một công ty chế biến thực phẩm có sản lượng sản xuất hàng nhãn riêng chiếm khoảng 30% trong tổng công suất của DN cũng cho hay: Sở dĩ công ty sản xuất hàng nhãn riêng cho nhà bán lẻ vì muốn tận dụng tối đa công suất của máy móc, tạo việc làm ổn định cho người lao động, không phải lo về thị trường đầu ra cho sản phẩm và giảm được nhiều khoản chi phí khác.

“Chúng tôi xem việc làm gia công cho các thương hiệu của nhà bán lẻ như là mảng sản xuất chính của mình. Chúng tôi cũng ý thức được rằng khi làm nhãn hàng riêng cho siêu thị thì hình ảnh thương hiệu của bản thân DN ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng nếu không làm thì DN khác sẽ làm. Rất tiếc là họ chỉ cần mình trong một giai đoạn, sau đó sẵn sàng bỏ mình” – vị đại diện DN trên ngậm ngùi.

TS Đào Xuân Khương, chuyên gia tư vấn phân phối bán lẻ, nhận định: “Nếu siêu thị tìm đựợc nhà gia công khác tốt hơn, giá rẻ hơn thì họ sẽ thay đối tác ngay”.

Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel

Việc các DN gia công nhãn hàng riêng cho các siêu thị nếu có cam kết, ràng buộc rõ ràng thì vẫn mang lại lợi ích, tăng trưởng cho cả đôi bên.

Ví dụ, DN tối ưu hóa công suất máy móc, thiết bị, giảm chi phí sản xuất…, còn hệ thống bán lẻ tạo dựng được thương hiệu qua sản phẩm chất lượng.

Do vậy cần bắt tay nhau để đẩy mạnh phát triển những lợi thế riêng của cả hai bên.

Ngưng nhãn hàng riêng để hỗ trợ DN Việt?

Đại diện hệ thống siêu thị Big C xác nhận đã hạn chế chính sách phát triển nhãn hàng riêng, chỉ bán nhãn hàng riêng còn tồn đọng.

Thay vào việc phát triển nhãn hàng riêng, siêu thị sẽ tập trung hỗ trợ các DN Việt phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu của riêng họ. Đặc biệt là các DN vừa và nhỏ địa phương thông quan chương trình Đồng hành cùng thương hiệu Việt.

“Với chính sách mới này, các DN vừa và nhỏ sẽ được hỗ trợ phát triển thương hiệu riêng, hỗ trợ mặt bằng để trưng bày hàng hóa trong siêu thị. Đồng thời, họ sẽ được ưu tiên để có thể tiếp cận người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu, xây dựng kênh phân phối mới…” – đại diện Big C cam kết.

Tuy nhiên, nhiều DN và chuyên gia tỏ ra hoài nghi về lời hứa của Big C. “Tôi nghĩ họ ngừng đặt DN Việt làm nhãn hàng riêng để tạo cơ hội cho hàng Thái Lan lấp đầy siêu thị. Việc thay đổi chính sách này chủ yếu có lợi cho siêu thị.

Thực tế cho thấy sau khi tập đoàn bán lẻ của Thái Lan Central Group mua lại Big C, họ cũng ưu ái cho hàng Thái và không còn mặn mà với DN Việt” – đại diện một DN không muốn nêu tên nói.

Đồng quan điểm, TS Đào Xuân Khương, chuyên gia tư vấn phân phối bán lẻ, phân tích: “Tôi cho rằng khó có khái niệm giúp đỡ hay đồng hành cùng DN Việt trong trường hợp này. Big C đã có chủ sở hữu mới là Thái Lan nên có thể họ ngừng làm nhãn hàng riêng với DN Việt.

Thay vào đó họ nhập hàng từ Thái Lan sang với giá rẻ hơn hoặc họ sẽ gia công ở Thái Lan rồi đưa vào siêu thị bán. Điều này cũng có nghĩa là họ muốn hỗ trợ DN Thái Lan nói riêng và hàng Thái Lan nói chung”.

Mới đây, Bộ Công Thương cũng nhận định Thái Lan đã thiết lập kênh phân phối vững chắc và đang tiếp tục mở rộng tại Việt Nam (VN).

Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan như Central Group, TCC Group… đã tiến hành mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ tại VN thời gian qua và tiếp tục có kế hoạch mở rộng tại VN. Đây là điều kiện thuận lợi để DN Thái đưa trực tiếp hàng của nước họ tới người tiêu dùng VN.

“Đề nghị hệ thống siêu thị do DN Thái Lan sở hữu tăng cường hỗ trợ giới thiệu, bán, tiêu thụ các sản phẩm của VN” – Bộ Công Thương nêu mong muốn.

Nhãn hàng riêng có lợi thế giá rẻ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhãn hàng riêng là xu thế tất yếu đối với sự phát triển của kênh bán lẻ hiện đại.

Tại các thị trường phát triển, thị phần của sản phẩm hàng nhãn riêng đang chiếm khoảng 20%, đặc biệt tại châu Âu lên đến 30%. Thậm chí tại một số nước, độ phủ nhãn hàng riêng trong siêu thị chiếm đến 80%-90% lượng hàng.

Trong khi ở VN, tỉ lệ này chỉ mới hơn 3% trên tổng số các mặt hàng kinh doanh tại hệ thống bán lẻ. Khảo sát tại các siêu thị cho thấy giá cả hàng hóa với nhãn hàng riêng thường thấp hơn 10%-30% so với sản phẩm có thương hiệu cùng loại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Pháp Luật

Kích thước hình ảnh chia sẻ link trên facebook

Facebook chính thức thông báo về việc thay đổi bố cục bài đăng khi chia sẻ link dịch vụ website.

Theo đó, thay vì giao diện cũ với thumbnail nhỏ bên cạnh link, giao diện mới sẽ có hình ảnh đại diện lớn phía trên link và “clickable” hơn nhiều lần. Điều này sẽ làm cho bài viết dưới dạng link của bạn được nổi bật hơn.

Sau đây là tổng quan về kích thước và hướng dẫn văn bản và những hạn chế liên quan đến máy tính để bàn News Feed, điện thoại di động và quảng cáo Sidebar cho cho quảng cáo chia sẻ link.

Nhiều người cho rằng, tỷ lệ 1200 × 627 mới là tỷ lệ kích thước chuẩn cho hình ảnh chia sẻ link. Điều này chỉ đúng khi hình ảnh bạn đăng tải có độ nét cực cao.

Thông thường hình ảnh tìm kiếm từ trên google, không phải lúc nào cũng cho ta hình ảnh có độ phân giải tốt. Vậy nên khuyên các bạn sử dụng kích thước mà Facebook khuyến khích

1. Hiển thị trên Desktop News Feed

  • Tiêu đề: 1-2 dòng
  • Mô tả: 2-3 dòng
  • Text: 500 ký tự là max
  • Kích thước ảnh: 400×209
  • Link: 1 dòng
  • Nếu hình ảnh thu nhỏ không phải là ít nhất 400 × 209 điểm ảnh, Facebook sẽ thay đổi kích thước 154 × 154 hoặc 90×90

2. Hiển trị trên thiết bị di động

  • Tiêu đề 1-2 dòng
  • Mô tả: 1 dòng
  • Text: 110 ký tự
  • Kích thước ảnh: 260×292
  • Link: 1 dòng

Nếu hình ảnh thu nhỏ không phải là ít nhất 560 × 292 điểm ảnh, Facebook sẽ thay đổi kích thước 100 × 100.

3. Sidebar (Cột bên phải)

  • Tiêu đề link: 25 ký tự
  • Link: 1 dòng
  • Mô tả: 90 ký tự
  • Kích thước ảnh: 100x72px

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Growth Hack” và “Growth không hack

Growth hack là khái niệm mới có từ năm 2010 do “ông tổ” môn phái là Sean Ellis nghĩ ra.

Sean Ellis là một doanh nhân khởi nghiệp thực hành có “số má” đứng sau thành công của các công ty tên tuổi như Dropbox, LogmeIn, Qualaroo và là nhà sáng lập của website growthhackers.com. Ông tạo ra từ “growth hack” chỉ vì bực mình khi tuyển người làm một kỹ thuật tăng trưởng mới mà toàn nhận được đơn xin việc của các thạc sỹ marketing.

Sean Ellis, Founder & CEO growthhackers.com

Theo định nghĩa ban đầu của ông, growth hacker, người làm growth hack là “một người mà mục tiêu duy nhất là tăng trưởng. Tất cả mọi thứ họ làm được xem xét kỹ lưỡng bởi tác động tiềm năng của nó đối với khả năng tăng trưởng”.

Sau đó có nhiều người tìm cách định nghĩa growth hacker rõ ràng hơn. Ví dụ Andrew Chen định nghĩa growth hacker “là sự kết hợp giữa các marketer và lập trình viên, một người nhìn vào nhiệm vụ marketing truyền thống ‘Làm sao thu hút được khách hàng?’ và trả lời bằng cách thực hiện hàng loạt hoạt động như A/B testing, phân tích landing page, các yếu tố giúp lan truyền nội dung, khả năng gửi email và Open Graph”.

Tuy nhiên do sự tiến hoá quá nhanh của môn phái này mà các định nghĩa nhanh chóng bị lạc hậu.

Với các kỹ thuật khác biệt nhưng cực kỳ hiệu quả và rẻ tiền, việc ứng dụng growth hack lan ra nhanh như một đám cháy và dần trở thành kỹ thuật áp dụng chính thống trong các công ty startup công nghệ.

Có rất nhiều trường hợp growth hack thành công đã đi vào lịch sử như chữ ký của Hotmail, tặng dung lượng free của Dropbox, hay ăn theo Craigslist của Airbnb… nhưng thú vị nhất vẫn là câu chuyện của Bittorrent, ứng dụng chia sẻ ngang hàng nổi tiếng.

Năm 2012, khi Bittorrent có khoảng vài trăm nghìn người dùng, doanh thu lẹt đẹt không bứt lên được, người ta mời về một cô gái khá xinh tên là Annabell.

Cả tháng trời cô hỏi hết cái này đến cái khác, đặc biệt hành hạ đội kỹ thuật về các loại chỉ số, nhưng không làm gì hơn. Cuối cùng một ông trong phòng kỹ thuật tức quá mới bật ra “Việc của cô là tăng doanh thu, cô làm gì đi”.

AnnaBell là nhân tố quan trọng trong mạch phát triển của Bittorrent.

Cô gái nghe thấy vậy mỉm cười nói “Được rồi, các anh làm cái nút Phiên bản pro to lên gấp 3 lần cho em”.

Mọi người rất miễn cưỡng nhưng cũng làm theo.

Thật bất ngờ, cái nút to tướng xấu xí đó đã khiến doanh thu từ nâng cấp phần mềm tăng gần gấp đôi mỗi ngày. Hành động đó là kết quả của việc Annabell sau khi nói chuyện với người dùng đã phát hiện ra là rất ít người trong số họ để ý thấy công ty có phiên bản pro.

Từ đó trở đi, mọi người trong công ty “ngoan như cún”, nghe Annabell răm rắp. Và những kỹ thuật growth hack của cô đã góp công lớn đưa Bittorrent trở thành tên tuổi toàn cầu.

Ngày nay, growth hack đã tiến xa hơn rất nhiều so với tạo chữ ký email, tặng free dung lượng, ăn theo site nổi tiếng, cải thiện landing page, hay làm to nút Pro.

Những kỹ thuật growth hack đã trở thành triết lý phát triển cho không chỉ phần mềm mà cả các sản phẩm dịch vụ thông thường.

Đã có nhiều công ty thay vị trí giám đốc marketing truyền thống bằng chức giám đốc tăng trưởng, ngụ ý ưu tiên cho growth hacking hơn. Và các định nghĩa kinh điển không còn đủ tính bao quát cho môn phái nữa.

Bản thân người viết trong quá trình nghiên cứu cũng cố gắng nghĩ ra một định nghĩa phù hợp hơn, là “Growthhack là quá trình tác động dựa trên dữ liệu để cải thiện chuyển đổi mọi người ở các ngưỡng khác nhau tại các điểm chạm khác nhau đến gần hơn tới việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận hay người dùng trung thành”.

Nếu bạn biết về marketing, tôi xin gọi vui là growth không hack, hẳn bạn đã quen với các khái niệm điểm chạm, cải thiện chuyển đổi người dùng, ngưỡng. Tuy nhiên, khi thực hành growth hack, bạn sẽ cần định nghĩa lại tất cả những từ này.

Điểm chạm.

Marketing: Điểm chạm là điểm mà tại đó khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn. Đây có thể là bất cứ điều gì từ việc khách hàng nói chuyện với một nhân viên của bạn, một bao bì sản phẩm, một tờ rơi, hay một email họ nhận được hàng tháng từ thương hiệu của bạn…

Growthhack: Điểm chạm là tất cả những điểm mà tại đó dân số trên thế giới này tiếp xúc với các sản phẩm, dịch vụ hay môi trường nào đó dẫn họ đến gần hơn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ví dụ: Facebook, Google hay Amazon làm internet vệ tinh miễn phí vì họ muốn chuyển đổi người dùng ở điểm chạm môi trường internet.

Cải thiện chuyển đổi người dùng.

Marketing: cải thiện chuyển đổi người dùng là cải thiện tỷ lệ người chuyển đổi từ không quan tâm sang quan tâm, từ quan tâm sang đăng ký, đăng ký sang hoạt động, hoạt động sang thích, thích sang thử, thử sang tin, tin sang mua lại, mua cho mình sang giới thiệu cho người khác sản phẩm dịch vụ của bạn.

Growthhack: Chuyển đổi mọi người là cải thiện tỷ lệ chuyển đổi ở tất cả các điểm chạm theo khái niệm của growth hack.

Ngưỡng.

Marketing: Ngưỡng là các phần của phễu chuyển đổi, tại các điểm chạm, phổ biến là: Chưa quan tâm/quan tâm, quan tâm/đăng ký, đăng ký/hoạt động, hoạt động /thích, thích /thử, thử/tin, tin/mua lại, mua/giới thiệu người khác.

Growth hack: Do số điểm chạm là không giới hạn, và không chỉ gắn với sản phẩm/dịch vụ của bạn mà gắn với tất cả các sản phẩm, dịch vụ, môi trường có thể tạo thuận lợi/gây khó khăn cho dân số toàn cầu tiếp cận với sản phẩm của bạn.

Ví dụ ngưỡng để growth hack cho Facebook không chỉ là số người đăng ký tài khoản Facebook mà còn là số người có khả năng tiếp cận với internet trên toàn cầu.

Sự tiến hoá của growth hack cũng kéo theo sự đa dạng của các kỹ thuật, tối ưu giao diện, cải thiện landing page, tối ưu nội dung… nay đã là bánh mì và muối.

Người ta đã tiến xa hơn trên con đường lôi kéo người dùng và túi tiền của họ bằng những kỹ thuật tưởng như không liên quan, ví dụ growth hack bằng cách mở rộng môi trường, chiếm hữu dữ liệu, ngăn chặn nguồn lực hay mua bán sáp nhập…

Growth hack ban đầu từ chỗ được coi là kỹ thuật dành cho người ít tiền đã trở thành hoạt động tiêu tốn hàng tỷ đô la. Tuy vậy, hẳn bạn vẫn muốn bắt đầu từ câu hỏi, làm growth hack thế nào cho phù hợp với một doanh nghiệp nhỏ, ít tiền? Hãy xem một vài gợi ý sau.

1. Xây dựng mindmap tăng trưởng tổng quát.

Từ lõi là mục tiêu tăng trưởng, vẽ các yếu tố nhóm 1 bao gồm toàn bộ các nhân tố chính giúp thúc đẩy hoặc kìm hãm tăng trưởng.

Nhóm 1 gần mục tiêu nhất là các yếu tố của phễu chuyển đổi khách hàng tiềm năng trong marketing truyền thống vì đó là các yếu tố tác động trực tiếp nhất. Các yếu tố xanh là tỷ lệ thuận, yếu tố đỏ là tỷ lệ nghịch.

Từ mỗi yếu tố ở nhóm 1, cần tiếp tục phân tích ra vòng thứ 2 là các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên mỗi yếu tố nhóm 1. Có thể tiếp tục phân tích ra các vòng rộng hơn, tại các điểm chạm xa hơn nếu muốn làm sâu hơn nữa.

Ở những doanh nghiệp lớn như nhóm FANG, vòng ngoài cùng của họ đã đạt đến mức là các yếu tố tác động đến môi trường mang tính toàn cầu, ví dụ như tiếp cận Internet. Xem ví dụ hình dưới đây về mindmap tổng quát đơn giản giúp tăng trưởng doanh thu.

2. Thử nghiệm các yếu tố khác nhau theo mức ưu tiên.

Nhóm 1 > Nhóm 2 > Nhóm 3… để tìm ra được yếu tổ nào có mức tương quan chi phí/hiệu quả tăng trưởng tốt nhất để tập trung đầu tư vào. Trong rất nhiều trường hợp, những thử nghiệm đem lại cho ta kết quả ngạc nhiên.

Và nhiều khi các yếu tố vòng ngoài lại có chỉ số này tốt hơn yếu tố vòng trong. Ví dụ, việc tập trung đầu tư đội ngũ sale trực tiếp để thúc đẩy bán một mặt hàng nào đó thường không hiệu quả bằng việc hợp tác bán kèm với sản phẩm của doanh nghiệp khác có cùng nhóm khách hàng và thời điểm phát sinh nhu cầu.

3. Bản chất của Growth Hacking.

Là quá trình xác định/bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và thử nghiệm liên tục dựa trên phân tích dữ liệu tại các điểm chạm để tìm ra tập hợp các yếu tố có mức đầu tư/tăng trưởng tối ưu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Bí quyết giúp P&G lật ngược thế cờ trước Colgate

Trước nguy cơ bị mất hoàn toàn thị phần vào tay Colgate, sếp P&G chỉ cần sử dụng một câu hỏi dài đúng 3 chữ là “How might we” để giải quyết khó khăn này.

Min Basadur khi còn đang làm Giám đốc sáng tạo tại P&G vào những năm 1970 nhận được một cuộc điện thoại từ phòng phát triển sản phẩm. “Chúng tôi cần sự giúp đỡ”, Basadur nhớ lại vị lãnh đạo nhóm đã nói với ông như vậy ngay khi bắt đầu cuộc gọi. “Chúng tôi cảm thấy thật sự thất bại”.

Thì ra trong suốt 6 tháng vừa qua, nhóm phát triển sản phẩm đã gặp khó khăn trong việc nghĩ ra một sản phẩm có thể đánh bại Irish Spring – một loại xà phòng mới được khách hàng hết sức ưa chuộng của đối thủ Colgate. Khi thị phần của Colgate bắt đầu tăng, P&G hiểu rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi “miếng cơm” của họ bị teo nhỏ lại.

1 ngày sau, đội phát triển sản phẩm đã tạo ra một đột phá kinh ngạc, một phần lớn là nhờ công của Basadur và cách ông ấy sử dụng đúng 3 từ: How Might We? (HMW – Chúng ta có thể làm như thế nào?)

Vấn đề khi ấy là thế này: Những bánh xà bông Irish Spring của Colgate được thiết kế những vệt xanh lá cây – trắng trên bề mặt và họ cho đăng tải một đoạn quảng cáo trên truyền hình với hình ảnh người đàn ông dùng loại xà bông này tắm giữa một cánh đồng cỏ mang lại cảm giác cực kỳ thư giãn, tươi mát cho người xem. Đội ngũ của P&G không thể tìm ra ý tưởng về một loại xà bông có thể đánh bại Irish Spring.

Basadur đã tổ chức một cuộc thảo luận suốt cả ngày với toàn đội. Ông ấy bắt đầu với vấn đề mà họ đang làm trong suốt 6 tháng: Tạo ra một loại xà bông với những đường vân trắng xanh tốt hơn Irish Spring.

Với vấn đề như vậy, câu hỏi quan trọng nhất mà cả đội phát triển sản phẩm nhìn thấy khi ấy chỉ là làm thế nào để tạo ra được một loại bánh xà bông với những vệt xanh trắng tốt hơn.

Sau đó, Basadur lại đặt một câu hỏi khác: “Tại sao chúng ta lại muốn tạo ra một loại bánh xà bông tốt hơn?”. Câu trả lời là vì công ty đang mất đi thị phần.

Basadur tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác: Vậy tại sao chúng ta lại muốn tạo ra một loại xà phòng tốt hơn Irish Spring? – Ông khuyến khích các đồng nghiệp của mình tư duy trên phương diện khách hàng.

Một người đưa ra câu trả lời: “Chúng tôi muốn khách hàng cảm thấy thư giãn, tươi mát hơn”.

Đó chính là khoảnh khắc quan trọng nhất. Basadur reo lên: “Chúng tôi đã tìm ra được vấn đề và đây cũng chính là bí mật của quy trình xử lý”.

Bây giờ vấn đề chuyển sang là: Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một loại bánh xà bông với cảm giác tươi mát hơn?

Chiều ngày hôm đó, toàn đội đã nảy ra khoảng 200 câu trả lời cho câu hỏi này và khăng khăng với ý tưởng tạo ra một loại xà bông gợi cho mọi người tới hình ảnh của biển và bãi cát tuyệt đẹp.

Sau đó, P&G ra mắt loại xà bông mới mang tên Coast với những gợn sóng màu xanh dương. Nó ngay lập tức đánh bại Irish Spring.

Hiện tại 2 loại xà bông này vẫn còn bán trên thị trường Mỹ – cùng với rất nhiều sản phẩm tương tự từ các đối thủ cạnh tranh. Còn P&G hiện tại đạt giá trị thị trường 225 tỷ USD.

Quá trình này – đặc biệt là câu hỏi “How might we?” – sau này đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều công ty bao gồm cả Ideo, Facebook và Google. Basadur hiện là một chuyên gia tư vấn kinh doanh và có kinh nghiệm giảng dạy về quy trình quản lý trong các tổ chức trong suốt 40 năm.

Khi trả lời phỏng vấn tờ Quartz, Duane Bray – chủ tịch hãng Ideo nói rằng: “HMW là câu hỏi giúp giải phóng những khúc mắc, cho phép mọi người định hình tại tư duy và xem vấn đề đó như một cơ hội”.

Basadur trả lời tờ BI về lý do tại sao câu hỏi này lại rất hiệu quả trong việc giải quyết mọi vấn đề: “Những gì hầu hết mọi người làm và vẫn làm hiện nay là ngay lập tức chuyển những tình huống vẫn còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thành các giải pháp. Họ đã bỏ qua những bước nội tại gồm: Tìm kiếm bản chất, sự thật của vấn đề, tự tạo ra những thử thách ban đầu bằng cách đặt câu hỏi HMW”.

Mặc khác, hầu hết mọi người trong chúng ta ai cũng chỉ chăm chăm làm sao giải quyết một vấn đề nhanh nhất có thể mà không cần dừng lại để suy nghĩ bản chất thực sự của vấn đề đó là gì.

Hầu hết mọi người trong chúng ta ai cũng chỉ chăm chăm làm sao giải quyết một vấn đề nhanh nhất có thể mà không cần dừng lại để suy nghĩ bản chất thực sự của vấn đề đó là gì.

Điều quan trọng nhất, theo Basadur là bạn phải lùi một bước trước khi lao vào giải quyết vấn đề.

Khi ai đó nói “Tôi có một ý tưởng”, chúng ta thường phản hồi lại kiểu “Đó là ý tưởng hay ho, nhưng…”. Đó không phải là phản hồi của một nhà lãnh đạo thông minh! Thay vào đó, họ có thể nói: “Tôi thích ý tưởng đó và tôi muốn cùng xây dựng ý tưởng này để biến chúng trở nên tốt hơn”.

Xác định vấn đề là bước thứ 3 trong quy trình 8 bước mà Basadur sử dụng khi xử lý bất kỳ công việc nào. Nó giống như bước thứ 2 trong quy trình gọi là “Thiết kế tư duy” được phát triển bởi một kỹ sư tại Đại học Stanford. Khi bạn hỏi chính mình: “Câu hỏi nào chúng ta cần trả lời” và sau đó phải ngừng lại, suy nghĩ thận trọng trước khi đưa đến kết luận về phương thức giải quyết vấn đề cuối cùng.

Điều thú vị là Basadur cho biết ông không cần những hiểu biết sâu sắc về ngành chăm sóc cá nhân mà vẫn có thể tạo ra Coast – sản phẩm giúp công ty đánh bại đối thủ cạnh tranh.

“Tôi không biết bất cứ điều gì về xà bông cả. Nhưng tôi biết cách thức tiến hành các bước trong quy trình xử lý vấn đề. Và thế là tôi có câu trả lời”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tổng hợp các Website và Blog Về Digital Marketing hàng đầu

Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, dưới đây là một số blog và website hàng đầu trên thế giới bạn có thể tham khảo.

Website và Blog Về Digital Marketing
Tổng hợp các Website và Blog Về Digital Marketing hàng đầu

Web chủ đề Marketing và Digital.

Marketing Land đây là website cập nhật tin tức tổng hợp về digital marketing rất đa dạng và nhiều. Nội dung trên trang này bao gồm Search, Mobile, Analytics, Social, Display, Email, Retail và nhiều hơn nữa. Đa phần các tin tức mới nhất trong ngành đều sẽ được cập nhật ngay trên website này.

Think With Google website về marketing thực hiện bởi Google một phần hướng về micro moments, một phần về các chủ đề về các sản phẩm của Google như YouTube, Adwords, GDN, DoubleClick. Trang này cũng có các bài viết phân tích về các kênh marketing của nhiều ngành khác nhau như B2B, thời trang, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, công nghệ v.v…

Marketo Blog Marketo xây dựng một blog nội dung rất phong phú và thú vị với nhiều chủ đề về marketing tự động, social media, content marketing, email marketing, v.v…

HubSpot Blog một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất. Thiên nhiều về content, design, tối ưu hóa, bán hàng và các thông tin dành riêng cho agency.

MarketingTrips, một trong những trang tin hàng đầu tại Việt Nam về lượng tương tác trong lĩnh vực Marketing, Digital, Content và hơn thế nữa.

Web chủ đề công nghệ

Nguồn: Pinterest

TechCrunch một trang tin tức tổng hợp với rất nhiều thông tin mới nhất về các nền tảng công nghệ và được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.

Mashable một trang tin tức công nghệ tổng hợp khác với các nội dung được cập nhật mới liên tục và phù hợp để giúp bạn theo dõi xu thế của thị trường.

Engadget tất cả tin tức về các công nghệ mới nhất có thể tìm được tại đây nhưng Engadget mạnh về các nội dung như giới thiệu sản phẩm công nghệ và review sản phẩm.

ZDNet được thành lập từ năm 1997 đến nay, ZDNet có lẽ là một trong những website công nghệ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến giờ. Trang này tập trung các thông tin về nhiều mảng như phần cứng, di động, cloud, big data, lập trình v.v…

Web chủ đề Search Marketing

Nguồn: Pinterest

Search Engine Land là website anh em với Marketing Land, tập trung chủ yếu về mảng search, SEO – SEM và các tin tức liên quan đến các bộ máy tìm kiếm. Nếu bạn cần up-to-date với thông tin về SEO thì đây là website bạn nên theo dõi.

Moz Blog Moz (trước đây là SEOMoz) là website mà bất cứ dân SEO nào cũng phải biết, cung cấp rất nhiều kiến thức hay và hữu ích về các chủ đề SEO – SEM. Hiện nay Moz dù với nội dung chủ đạo vẫn là SEO nhưng đã mở rộng hơn, chứa cả các nội dung về Content, Email, CRO, Social Media và cũng khá là hữu ích. Bạn có thể download bộ video tài liệu SEO – Inbound Marketing từ Moz.

Search Engine Watch một trong những website hàng đầu về nội dung liên quan đến Search: SEO-SEM và cũng có bao gồm nhiều chủ đề hữu ích khác như Social, Analytics, Video, Content, v.v.. Là điểm đáng đến để cập nhật các thông tin và bài viết hữu ích về Search cũng như các nội dung liên quan.

Search Engine Journal một website khác chuyên về chủ đề Search với tên bắt đầu là Search Engine. Cũng như các website từng chuyên về SEO – SEM khác, SEJ dần dần cũng mở rộng ra nhiều chủ đề liên quan đến mảng này như Content, Social Media, Paid Search.

QuickSprout Blog được viết bởi Neil Patel, một trong những SEOs có tiếng trên thị trường thế giới và đồng thời là co-founders của KISSMetrics và CrazyEgg. QuickSprout tập trung những nội dung rất hữu ích về SEO cũng như các mảng có liên quan và tác động đến SEO.

Web chủ đề phân tích

Nguồn: Pinterest

Google Analytics Blog blog chính thức của Google Analytics là nơi bạn cần ghé thăm đầu tiên nếu muốn những thông tin, hướng dẫn và các phân tích chuyên sâu bằng công cụ Google Analytics. Blog cũng có một số case studies rất thú vị.

KissMetrics Blog KISSMetrics là một blog rất đang theo dõi về chủ đề phân tích, testing và online marketing. Mỗi bài viết đều có những con số để chứng minh và minh họa visually. Rất đáng để bookmark.

Occam’s Razor được viết bởi Avinash Kaushik, một trong những người có tiếng tăm nhất trong lĩnh vực phân tích và đọc qua những bài viết của ông, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Blog của ông có những bài viết cực kỳ hay và thú vị về việc phân tích và đưa ra quyết định dựa trên các data có được. Nếu bạn là một Digital Marketer nghiện phân tích những con số thì trang này là trang bạn cần bookmark đầu trên list.

Annielytics Annie cũng là một chuyên gia về phân tích và blog của bà tập trung nhiều về các hướng dẫn cách để khai thác và sử dụng hiệu quả các công cụ analytics như Google Analytics. Nếu bạn muốn hướng đi chuyên sâu về phân tích thì blog của Annie sẽ là một nguồn kiến thức rất giá trị.

Web chủ đề Social Marketing

Buffer Blog không chỉ sở hữu công cụ Social Media Marketing hữu ích, Buffer còn sở hữu một trong những blog nổi bật nhất về chủ đề Social Marketing với những bài viết chuyên sâu hữu ích.

Social Media Examiner đây là trang web mà bạn nên bookmark nếu muốn theo dõi tất cả những thông tin cập nhật mới nhất về Social. Với rất nhiều bài viết có ích và được cập nhật thường xuyên SME là một website bạn nên follow.

Web chủ đề Email Marketing

Nguồn: Pinterest

Vero Blog bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao open rate, click rate của email mình lại không được cao hoặc conversion của email chưa được tốt lắm? Nếu bạn quan tâm đến Email Marketing (bạn nên), thì Vero là nơi chứa những thông tin cực kỳ giá trị để giúp bạn có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên.

MailChimp Blog không chỉ là ứng dụng gửi email hàng đầu trên thị trường, MailChimp còn sở hữu một blog với Content rất hữu ích và giá trị. Những case studies và thử nghiệm được chứng thực bằng data là những gì bạn cần để tìm ra định hướng cho chiến dịch email của mình.

Emma Blog tổng hợp những lời khuyên và thông tin rất hữu dụng để giúp bạn tạo được một chiến dịch Email Marketing tuyệt vời.

Web chủ đề Copy & Content Marketing

Nguồn: Pinterest

CopyBlogger CopyBloggers có một trong những blog hàng đầu về mảng content marketing và copywriting. Đằng sau mỗi màn hình là một con người và con người thì chỉ tương tác với những nội dung hay và hữu ích mà họ cảm thấy thích và nếu bạn thật sự tin điều này thì nội dung của blog này sẽ rất có ích cho bạn.

Content Marketing Institute là nơi tập hợp bài viết của những chuyên gia về content marketing hàng đầu thế giới và là điểm đến đang tin cậy cho mọi thông tin cập nhật mới nhất và có ích về chủ đề content marketing.

KopyWriting nếu bạn muốn biết cách để cải thiện content của mình và khiến chúng hiệu quả hơn thì những bài viết của KopyWriting là những gì bạn cần. Cách viết vui và hấp dẫn cùng với nội dung hữu ích, đây là blog bạn nên bookmark cho chuyên mục thường đọc về content của mình.

B2B Marketing Insider Michael Brenner là chuyên gia hàng đầu về content và ông chia sẽ những kiến thức hữu ích đó trên blog này. Thường trực trên trang là các bài viết hướng dẫn làm cách nào để content của bạn có thể thực sự hiệu quả hơn trong việc lấy leads hoặc cải thiện sales cùng với content strategy.

Web chủ đề Mobile Marketing

Nguồn: Pinterest

Apptamin blog Apptamin tổng hợp tất cả các thông tin cho những ai liên quan đến mảng mobile dù là developers, marketers hay designers. Những bài viết rất tường tận và hữu ích với các chủ đề từ quảng cáo ứng dụng di động cho đến tracking, các công cụ hỗ trợ, v.v…

TUNE tập trung nhiều về ứng dụng mobile với các nội dung liên quan đến tối ưu hóa trên app store, quảng cáo cho ứng dụng di động, quảng cáo trên điện thoại. Với các nội dung chuyên sâu và không kém phần hữu ích, TUNE là trang đáng để bookmark nếu bạn đang tìm hiểu về mobile marketing.

Swrve hiểu được người dùng muốn gì, tương tác thế nào trên ứng dụng di động điều cần thiết để có định hướng về mobile một cách đúng đắn. Những bài viết trên Swrve hướng đến việc giúp bạn hiểu được những insight đó.

Web chủ đề design, UI / UX

Nguồn: Pinterest

UXMovement đây là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn tìm hiểu về UX, cách để làm thế nào có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Các bài viết bao trùm nhiều chủ đề từ forms, navigation, CTA – button, nội dung, wireframes, v.v…

UXpin nơi bạn có thể tìm thấy gần như mọi thông tin bạn cần liên quan đến chủ đề UI / UX. Nội dung của blog bao trùm các chủ đề rộng từ thiết kế web, thiết kế di động cho đến, testing, quản lý phát triển sản phẩm. Đáng để bookmark nếu bạn quan tâm đến các chủ đề này.

Usability Tools blog tập trung về việc cải thiện thiết kế để tăng trải nghiệm người dùng và qua đó cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate). Nếu bạn quan tâm đến CRO và quan tâm đến UX, blog này là dành cho bạn.

UXMag một website về UI UX cũng đáng theo dõi với các bài viết rất hữu ích và thú vị về nhiều chủ đề liên quan không chỉ gói gọn trong web hoặc mobile.

UXMyths trang này tập trung vào việc phá vỡ các suy nghĩ sai lệch về những vấn đề liên quan đến UI / UX dựa vào các luận cứ và dẫn chứng thuyết phục. Có rất nhiều kiến thức bạn có thể học được từ trang này.

Web chủ đề CRO, A/B testing

Nguồn: Pinterest

ConversionXL đây có lẽ là blog về chủ đề CRO (conversion rate optimization) hay nhất mà người viết được biết hiện nay. Các bài viết hướng đến việc tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách tăng trải nghiệm người dùng thông qua A/B testing, phân tích và đánh giá.

UnBounce blog có nội dung cực kỳ hay và hữu ích tập trung mạnh vào A/B testing và tối ưu hóa conversion rate của các kênh khác nhau. Các case studies đều được dẫn chứng bằng dữ liệu và các suy luận đều có các luận cứ để hỗ trợ. Bookmark trang web này để học được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Optimizely là một trong những công cụ A/B testing hàng đầu hiện nay và đương nhiên họ có 1 cái blog để thể hiện họ là người đi đầu trong mảng này. Các bài viết trên này cung cấp những case studies những thông tin và kiến thức bổ ích mà bất cứ người nào quan tâm đến CRO đều sẽ cảm thấy hữu ích.

Visual Web Optimizer blog của VWO cũng tương tự như Optimizely, bookmark để có thêm các kiến thức hữu ích liên quan đến A/B testing và CRO.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Các bước cơ bản để xây dựng một thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng

Trong mô hình Brand Key, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp (Business) – Sản phẩm (Product) – Thương hiệu (Brand).

Các công cụ phổ biến: mô hình ma trận SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.

Bước 2: Môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ.

Mô hình Marketing Insight Quy trình xây dựng thương hiệu

Công cụ: Ma trận SWOT của đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu.

Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.

Công cụ: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu (Bước 1 trong Brand Diamond)

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:

1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?
2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

Bước 6: Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu

Hãy cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)

Bước 7: Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả.

Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

Bước 8: Văn hóa thương hiệu

Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu.

Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ.

Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”.

Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

Bước 10: Xây dựng lời hứa thương hiệu

Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.

Các giá trị đạt đến khi xây dựng 10 bước

Brand Equity – Tài sản thương hiệu: Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp.

Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.

Mô hình CBBE (Custome base brand equity) của RedBull

Định vị thương hiệulà khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một phân khúc thị trường mục tiêu nhất định.

Brand Essence: Tinh túy thương hiệu là những giá trị cảm tính, cảm xúc và “tinh túy” nhất mà thương hiệu đạt được/ ghi dấu trong tâm trí khác hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips