Skip to main content

Tác giả: Community

Mỹ chiếm gần 50% tổng giá trị vốn hoá chứng khoán toàn cầu

Trong khi các công ty công nghệ Trung Quốc chật vật vì tăng trưởng kinh tế suy giảm và có phần tụt hậu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI), doanh nghiệp Mỹ hiện chiếm gấn một nửa tổng giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán toàn cầu – mức độ tập trung vốn hoá cao nhất trong 2 thập kỷ trở lại đây.

Tờ báo Nikkei Asia dẫn số liệu từ nhà cung cấp dữ liệu tài chính FactSet cho biết thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã mất khoảng 1,7 nghìn tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường từ cuối năm 2023 đến nay.

Vì sự sụt giảm này, tỷ trọng của chứng khoán Trung Quốc trong tổng vốn hoá thị trường chứng khoán toàn cầu tính bằng đồng USD đã giảm còn khoảng 10%, chỉ bằng một nửa so với mức đỉnh 20% thiết lập vào năm 2015 – thời điểm nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng tốc.

Trong khi đó, tổng vốn hoá của thị trường chứng khoán Mỹ tăng 1,4 nghìn tỷ USD từ cuối năm ngoái đến nay, đạt 51 nghìn tỷ USD. Tỷ trọng vốn hoá của thị trường Mỹ trong thị trường chứng khoán toàn cầu nhờ đó đạt 48,1%, cao nhất kể từ tháng 9/2003. Khoảng cách tỷ trọng giá trị thị trường Mỹ và thị trường Trung Quốc trong chứng khoán toàn cầu vì thế tăng lên mức cao nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được ghi lại vào năm 2001.

Sự gia tăng chênh lệch chủ yếu phản ánh vận may trái chiều của các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ và Trung Quốc.

“Đế chế” thương mại điện tử Mỹ Amazon và Meta – công ty mẹ của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook – đạt mức tăng trưởng vốn hoá tổng cộng 510 tỷ USD kể từ cuối năm ngoái, một phần nhờ báo cáo tài chính quý 4/2023 khả quan hơn dự báo mà các doanh nghiệp này công bố vào tuần trước.

Trong khi đó, hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba và công ty game và truyền thông xã hội số 1 nước này Tencent chứng kiến vốn hoá “bốc hơi” tổng cộng 31 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian.

Ở thời điểm ngày thứ Sáu tuần trước, trong số 500 công ty lớn nhất thế giới về vốn hoá thị trường có 236 doanh nghiệp Mỹ, tăng 15% so với thời điểm cách đây 3 năm.

Trái lại, Trung Quốc có 35 công ty trong danh sách này, giảm 60% trong cùng khoảng thời gian. Công cụ tìm kiếm Baidu, hãng thương mại điện tử JD.com và nhà sản xuất ô tô điện Nio là vài trong số những doanh nghiệp Trung Quốc không còn góp mặt trong danh sách này.

Vào cuối năm 2020, Tencent và Alibaba đều góp mặt trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới về giá trị vốn hoá thị trường, bám đuổi sát nút các công ty Mỹ. Các “ông lớn” công nghệ Trung Quốc này khi đó đã xây dựng được vị thế là các nền tảng dẫn đầu ở thị trường 1,4 tỷ dân. Kỳ vọng lớn về tăng trưởng của các công ty công nghệ Trung Quốc khi đó đã thúc đẩy giới đầu tư toàn cầu mua cổ phiếu các công ty này.

Nhưng trong những năm gần đây, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đuối sức rõ rệt. Sự phục hồi gây thất vọng của kinh tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 đã buộc các công ty công nghệ lớn của nước này cân nhắc lại kế hoạch mở rộng.

Chẳng hạn, Alibaba được cho là đang cân nhắc bán bớt mảng kinh doanh tiêu dùng bao gồm các cửa hàng thực phẩm. Nếu được triển khai, đây sẽ là sự dịch chuyển chiến lược của một doanh nghiệp vốn đã có những năm mở rộng mạnh mẽ hoạt động từ kinh doanh trực tuyến tới bán lẻ truyền thống.

Trái lại, đà tăng trưởng ấn tượng bất chấp lãi suất cao của kinh tế Mỹ đã tiếp thêm sức mạnh cho các công ty công nghệ nước này. Mới đây, Alphabet – công ty mẹ của công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn nhất thế giới Google – báo doanh thu và lợi nhuận ròng quý 4 đạt kỷ lục nhờ tăng trưởng mạnh ở mảng quảng cáo trực tuyến. Vị thế dẫn đầu của Mỹ trong cuộc đua AI cũng thu hút dòng tiền đổ vào cổ phiếu công nghệ Mỹ.

Hãng chip Mỹ Nvidia, công ty có giá trị vốn hoá thị trường lớn thứ 6 thế giới, đang chiếm vị thé gần như độc quyền về con chip dùng cho công nghệ AI tạo sinh. Các công ty Trung Quốc như Tencent đã mất quyền tiếp cận trực tiếp với những con chip này sau khi Chính phủ Mỹ vào năm 2022 áp lệnh hạn chế bán các sản phẩm con chip tiên tiến cho Trung Quốc trên cơ sở an ninh quốc gia.

Trung Quốc đang nỗ lực phát triển lĩnh vực sản xuất chip trong nước để tự chủ công nghệ, nhưng việc Mỹ hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip từ các nhà cung cấp như Applied Materials đã gây trở ngại cho nỗ lực này của Trung Quốc. Hãng gia công chip lớn nhất của Trung Quốc là SMIC đã mất khoảng 1/4 giá trị vốn hoá thị trường từ đầu năm đến nay.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn đang triển khai chiến dịch nhằm hạn chế ảnh hưởng của các công ty công nghệ trong nước. Cuối năm ngoái, cơ quan chức năng bất ngờ đưa ra hạn chế đối với lĩnh vực trò chơi trực tuyến, một lần nữa cho thấy những rủi ro pháp lý mà nhà đầu tư đối mặt.

Quý 4/2023, công ty quản lý tài sản Baron Capital của Mỹ đã giảm đầu tư vào Trung Quốc về 0 trong một quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng toàn cầu – lần đầu tiên kể từ khi quỹ này đi vào hoạt động năm 2012. Nhà quản lý danh mục Alex Umansky của Baron nhấn mạnh rằng việc Chính phủ Trung Quốc tăng cường giám sát các công ty công nghệ và căng thẳng địa chính trị gia tăng là những vấn đề đáng lo ngại.

Không còn nhiều hứng thú với chứng khoán Trung Quốc, giới đầu tư quốc tế đang gia tăng tìm kiếm cơ hội tại các thị trường châu Á khác như Ấn Độ. Số doanh nghiệp Ấn Độ có tên trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới về giá trị vốn hoá thị trường đã tăng gần gấp đôi trong 3 năm qua lên 21 công ty.

Kỳ vọng cao về tăng trưởng dân số và tăng trưởng thu nhập của Ấn Độ đã thúc đẩy nhu cầu mua cổ phiếu của các công ty tập trung vào thị trường nội địa của nước này, chẳng hạn công ty bảo hiểm quốc doanh Life Insurance Corp.

Việc nhà đầu tư quan tâm trở lại nhiều hơn tới các công ty có độ ổn định cao của Nhật Bản đã giúp hãm bớt đà giảm tỷ trọng vốn hoá của của thị trường chứng khoán nước này trong thị trường chứng khoán toàn cầu.

Giá trị vốn hoá của Toyota tính bằng USD hiện gần ngang với Tencent, đưa hãng xe Nhật vào một cuộc đua giành vị trí doanh nghiệp đắt giá thứ ba tại châu Á sau hãng chip TSMC của Đài Loan và hãng điện tử Samsung Electronics của Hàn Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Google đổi tên Google Bard thành Gemini và ra mắt gói có trả phí mới

Google vừa công bố việc đổi tên thương hiệu cho chatbot AI Google Bard (Bard AI), đổi tên Google Bard thành Gemini, đồng thời ra mắt gói có trả phí mới cho Gemini.

Google đổi tên Google Bard thành Gemini và ra mắt gói có trả phí mới
Google đổi tên Google Bard thành Gemini và ra mắt gói có trả phí mới

Theo chia sẻ từ Google, những ngày tới người dùng Android có thể tải xuống ứng dụng Android dành riêng mới cho Gemini và người dùng iPhone có thể sử dụng Gemini trong ứng dụng Google trên iOS.

CEO Google Sundar Pichai đã nhấn mạnh cam kết của công ty đối với AI trong cuộc họp báo mới đây. CEO này cho biết cuối cùng ông muốn cung cấp một sản phẩm AI có thể hoàn thành ngày càng nhiều nhiệm vụ thay cho người dùng, bao gồm cả trong Google Tìm kiếm.

Sissie Hsiao, phó chủ tịch của Google, phụ trách Google Assistant và Bard, nói với các phóng viên rằng những thay đổi về Gemini của Google là bước đầu tiên để “xây dựng một trợ lý AI thực sự”.

Google bên cạnh đó cũng đã công bố tùy chọn đăng ký có trả phí mới dành cho những người dùng thành thạo muốn truy cập vào Gemini Ultra 1.0, hiện được coi là mô hình AI tiên tiến nhất của Google.

Chi phí sử dụng là 19,99 USD mỗi tháng thông qua Google One, dịch vụ lưu trữ có trả phí của Google.

Bản Gemini hiện có sẵn cho người dùng ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng hiện tại chỉ hạn chế ở ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà sáng lập WeWork muốn mua lại công ty (đã từng nộp đơn phá sản)

Adam Neumann muốn mua lại WeWork – công ty cung cấp văn phòng chia sẻ đã nộp đơn phá sản tháng 11/2023, nguồn tin của Reuters cho biết.

Nhà sáng lập WeWork muốn mua lại công ty đã từng nộp phá sản
Nhà sáng lập WeWork muốn mua lại công ty đã từng nộp phá sản

Flow Global – công ty bất động sản của Neumann đang tìm cách mua lại WeWork hoặc tài sản của doanh nghiệp này, cũng như cung cấp tài chính hỗ trợ họ hoạt động trong quá trình phá sản.

Neumann là nhà sáng lập WeWork. Dưới thời ông, công ty này từng là startup giá trị nhất Mỹ năm 2019, với 47 tỷ USD. Tuy nhiên, chiến lược theo đuổi tăng trưởng, hy sinh lợi nhuận, cùng bê bối về phong cách quản lý đã khiến Neumann bị sa thải.

Hôm 5/2, DealBook đưa tin luật sư của Neumann đã gửi thư đến WeWork, khẳng định quỹ đầu tư mạo hiểm Third Point (Mỹ) sẽ hỗ trợ tài chính cho thương vụ.

Third Point cho biết họ chỉ mới “nói chuyện sơ qua” với Neumann và Flow, chưa đưa ra cam kết nào về tài chính.

WeWork cũng trả lời rằng họ thường xuyên nhận được các lời đề nghị như của Neumann và đang cân nhắc tất cả để phù hợp với lợi ích của công ty. “Chúng tôi tin những việc mình đang làm – giải quyết vấn đề chi phí thuê địa điểm và tái cấu trúc doanh nghiệp – sẽ đảm bảo công ty đạt vị thế tốt nhất. Mục tiêu là giúp công ty hoạt động độc lập, tài chính mạnh và bền vững trong dài hạn”, hãng cho biết trong thông báo.

Hôm 5/2, luật sư của WeWork cho biết công ty có thể bị buộc vay một khoản, do quá trình đàm phán về tiền thuê mặt bằng tiến triển chậm hơn dự kiến.

Trước đó, năm 2019, starup giá trị nhất nước Mỹ trong lĩnh vực văn phòng chia sẻ từng rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi kế hoạch IPO thất bại. Hai năm sau, công ty lên sàn thông qua việc sáp nhập với một doanh nghiệp mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Tuy nhiên, một năm qua, mã này đã mất giá tới 99%, còn 0,3 USD một cổ phiếu.

WeWork ngày càng thua lỗ do thuê mặt bằng dài hạn, trong bối cảnh ngày càng nhiều người làm việc từ xa khi đại dịch dùng phát. Đến nay, nhu cầu văn phòng vẫn chưa hồi phục.

Tháng 11/2023, công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Ngay trước khi thông tin này phát ra, Neumann bày tỏ tin tưởng, rằng với chiến lược và đội ngũ đúng đắn, việc tái cấu trúc sẽ giúp WeWork “lật ngược thế cờ thành công”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tài sản của SoftBank tăng gần 16 tỷ USD từ khoản cổ phần tại Arm

Theo số liệu báo cáo thu nhập mới đây của Arm, tài sản của SoftBank tại Arm đã tăng gần 16 tỷ USD, từ gần 71,6 tỷ USD lên 87,4 tỷ USD.

Cổ phiếu của hãng thiết kế vi xử lý Arm đã tăng vọt tới 41% và chỉ số thu nhập cũng vượt xa ước tính của các nhà phân tích.

SoftBank đã IPO Arm vào tháng 9 năm 2023 và hiện vẫn sở hữu khoảng 930 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 90% số cổ phiếu đang lưu hành của nhà thiết kế chip này.

Với mức tăng mới đây, cổ phần của SoftBank tăng gần 16 tỷ USD – từ gần 71,6 tỷ USD lên 87,4 tỷ USD – sau báo cáo thu nhập. Softbank mua lại Arm vào năm 2016 với giá 32 tỷ USD và cổ phiếu của công ty này có trị giá hơn 47 tỷ USD vào thời điểm IPO năm ngoái.

Khoản lợi nhuận được cho là phần nào xoa dịu khoản lỗ của SoftBank tại WeWork, theo số liệu từ SoftBank, quỹ này đã báo lỗ 6,2 tỷ USD trong quý 2 năm 2023 liên quan đến WeWork và các vụ cá cược tồi tệ khác.

SoftBank mới đây cũng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng khoản lỗ lũy kế trên WeWork đã vượt quá 14 tỷ USD.

Mặc dù SoftBank hiện chưa thể bán cổ phiếu của Arm vì đang phải tuân theo các điều khoản trước đó, trong 180 ngày sau khi ra mắt thị trường chứng khoán, SoftBank có thể bán được vào giữa tháng 3 năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mạng xã hội X đứng đầu App Store vì người dùng tò mò video nhạy cảm

Lần thứ hai trong hai tuần, X cho thấy họ gặp khó khăn trong kiểm duyệt nội dung khỏa thân của người nổi tiếng, khiến nền tảng nhận lượt tải đột biến.

X đứng đầu App Store vì người dùng tò mò video nhạy cảm
X đứng đầu App Store vì người dùng tò mò video nhạy cảm

Theo ghi nhận của The Verge, ứng dụng mạng xã hội X đã vươn lên dẫn đầu cửa hàng App Store trong ngày 7/2, do nhiều người tải về vì tò mò tìm kiếm video bán khỏa thân được cho là của rapper Drake. Hashtag #drakevideo trở thành xu hướng tìm kiếm trên nền tảng của Elon Musk.

Sự việc xảy ra chưa đầy hai tuần sau khi X nỗ lực ngăn sự lan truyền hình ảnh khiêu dâm giả mạo của Taylor Swift. Cuối tháng 1, loạt ảnh về nữ ca sĩ do AI tạo ra đã bị phát tán trên X, khiến công ty phải chặn tìm kiếm tên nghệ sĩ này.

Tuy nhiên, theo Fortune, vấn đề dường như không khiến Elon Musk bận tâm. Tỷ phú gốc Nam Phi thậm chí khoe trên trang cá nhân về việc ứng dụng dẫn đầu App Store và nói: “Nếu tôi nhận được một USD cho mỗi lần truyền thông đưa tin rằng một trong những công ty của tôi sắp phá sản, tôi sẽ không bao giờ cần phải huy động vốn nữa”.

Trong khi đó, Joe Benarroch, người phát ngôn của X, cho biết nền tảng cam kết duy trì một môi trường an toàn và tôn trọng cho tất cả người dùng. Ông nhấn mạnh công ty có “chính sách không khoan nhượng đối với việc chia sẻ hình ảnh khỏa thân vô căn cứ”, đồng thời “đã hành động với hàng nghìn bài đăng và theo dõi tích cực nhằm xóa các bài viết mới”.

Dù vậy, sau tuyên bố này, X vẫn không xóa được nội dung khỏa thân của người nổi tiếng. The Verge đã thử tìm kiếm với từ khóa “Drake” và thấy ít nhất 7 bài có thời gian đăng chưa tới một ngày, một số có hàng triệu lượt xem.

Hình ảnh deepfake nhạy cảm mới đây của Taylor Swift cũng có tới 47 triệu lượt xem trước khi bị khóa hôm 25/1. Ngày 27/1, Nhà Trắng phải bày tỏ lo ngại, kêu gọi các mạng xã hội tăng cường kiểm soát nội dung sau vụ lan truyền ảnh mạo danh.

Mỹ chưa có quy định liên bang nhằm ngăn chặn hoặc răn đe người tạo, chia sẻ ảnh deepfake khiêu dâm. Một số bang đã ra lệnh cấm deepfake, nhưng chưa có quy định rõ ràng về tác động của AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Alibaba sa thải hơn 20.000 nhân viên trong năm 2023 trong bối cảnh kinh doanh giảm sút

Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh cao cùng với đó là nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, công ty thương mại điện tử (eCommerce) và đám mây khổng lồ của Trung Quốc Alibaba đã sa thải hơn 20.000 nhân viên toàn cầu trong năm 2023.

Theo số liệu từ Bloomberg, tính đến cuối năm 2023, lực lượng lao động của Alibaba có khoảng 219.260 người. Con số này là gần 240.000 nhân viên vào cuối năm 2022.

Việc sa thải của Alibaba diễn ra khi doanh nghiệp đang tìm cách loại bỏ một số hoạt động kinh doanh không cốt lõi của mình.

Sa thải và kết quả kinh doanh gần đây của Alibaba.

Theo dữ liệu, Alibaba báo cáo thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 2,67 USD trong kỳ. Con số này cao hơn so với ước tính trung bình của các nhà phân tích là 2,64 USD/cổ phiếu, theo Seeking Alpha. Doanh thu cũng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước (YOY) lên 36,67 tỷ USD, vượt qua ước tính trung bình của các nhà phân tích là 270 triệu USD.

Khi nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong những quý gần đây, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Alibaba cũng đã mất thị phần vào tay các đối thủ có xu hướng cung cấp các sản phẩm rẻ hơn, như Pinduduo của PDD Holdings.

Doanh thu của đơn vị điện toán đám mây của Alibaba chỉ tăng 3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, đối với mảng điện toán đám mây, “EBITA (Lợi nhuận trước lãi suất, thuế và trích khấu hao) tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái do Alibaba chỉ ưu tiên tập trung vào lợi nhuận”.

Giám đốc điều hành Eddie Wu cho biết “ưu tiên hàng đầu” của Alibaba hiện  là “thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh cốt lõi, thương mại điện tử và điện toán đám mây”. CEO Wu cũng lưu ý rằng Alibaba sẽ đầu tư nhiều tiền hơn vào hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình để cải thiện “trải nghiệm cốt lõi” của khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Digiworld tiết lộ mảng kinh doanh mới đầy tiềm năng trong ngành ICT

Digiworld (DGW) hé lộ kế hoạch đặt chân vào một thị trường tiềm năng hoàn toàn mới mà các doanh nghiệp khác trong ngành ICT chưa từng khai phá.

Mới đây, CTCP Thế giới số (Digiworld – mã chứng khoán DGW) tổ chức buổi gặp gỡ nhà đầu tư để chia sẻ kết quả kinh doanh năm 2023 cũng như thông báo về những hoạt động sắp triển khai trong năm 2024.

Hội nghị đã kết thúc, nhưng dư âm vẫn đọng lại đâu đó sau sự kiện này. Nhà đầu tư đã cùng Digiworld trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau sau những giờ đồng hồ cùng nghe doanh nghiệp chia sẻ những câu chuyện quanh ngành bán lẻ ICT.

Tăng trưởng bền vững là ‘truyền thống’ của Digiworld

Ngành bán lẻ ICT tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn khá đặc biệt. Nếu tính các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, 4 cái tên ngành bán lẻ ICT được nhắc tới là Thế giới di động (MWG), FPT, Petrosetco (PET) và Digiworld.

Chỉ 4 cái tên, nhưng lại đang có những cục diện khác nhau, trong khi Thế giới di động và FPT đang lao vào cuộc chiến về giá, không ngần ngại phát động cuộc chiến giảm giá, thì Digiworld và Petrosetco lại âm thầm vươn lên, chiếm lĩnh thị trường.

Tại Digiworld, ngành bán lẻ ICT truyền thống vẫn chiếm vị thế cao. Ngành hàng điện thoại di động vẫn là ngành đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp với 2.204 tỷ đồng, tăng 24% so với quý trước.

Doanh thu ngành hàng thiết bị văn phòng đạt 1.124 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh mẽ 42% so với cùng kỳ và tăng 24% so với quý III trước đó.

Ngành hàng thiết bị gia dụng ghi nhận tăng trưởng 31% so với cùng kỳ và tăng 44% khi so sánh với quý III liền trước với doanh thu 234 tỷ đồng.

Ngành hàng tiêu dùng cũng ghi nhận đạt 215 tỷ doanh thu, tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời mảng này cũng ghi nhận tăng trưởng 26% so với quý trước đó.

Ngành hàng máy tính xách tay & máy tính bảng ghi nhận doanh thu 1.072 tỷ đồng, là ngành duy nhất ghi nhận không tăng trưởng khi giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Tăng trưởng ấn tượng đang là “truyền thống” của Digiworld khi doanh nghiệp đã dùng công thức quyền năng MES (Market Expansion Service), đưa dịch vụ phát triển thị trường đi chinh phục đối tác.

Loạt các đối tác từ công nghệ, ngành hàng gia dụng, tiêu dùng… đều đã tìm đến với Digiworld với loạt các thương hiệu nội tiếng như Acer, Levono, Asus, Apple, Xiaomi, Huawei… hay Whirlpool, Yoyong, Lotte Chilsung Beverage… hay ngành tiêu dùng như ABInBev…

Không dừng lại ở việc chinh phục đối tác, Digiworld còn liên tục mở rộng kinh doanh theo chiều dọc bằng những thương vụ M&A. Mới đây nhất, Digiworld đã hoàn tất việc mua lại 75% Achison vào năm 2023, hợp nhất bộ phận thiết bị bảo hộ vào mảng thiết bị văn phòng.

“Quả ngọt” gặt hái, năm 2023, doanh thu của Achison tăng 27% so năm trước, đạt 642 tỷ đồng (chiếm 3,3% tổng doanh thu năm 2023 của Digiworld); lợi nhuận sau thuế tăng 1% khi đạt 31,8 tỷ đồng (chiếm 8,2% lợi nhuận sau thuế năm 2023 của Digiworld). Đưa Achison về cùng trong hệ sinh thái, Digworld đã thành công mở ra thị trường phân phối mới, là chất xúc tác mới cho sự tăng trưởng của công ty trong giai đoạn tiếp theo.

Achison đặt mục tiêu doanh thu đạt 1 nghìn tỷ đồng trong năm 2024 (tăng 56% so năm 2023) và lợi nhuận sau thuế đạt 48 tỷ đồng (tăng mạnh 51%) nhờ mở rộng tệp khách hàng.

Kế hoạch mới với VietMoney, mở cánh cửa thị trường chưa ông lớn nào từng đặt chân

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, đại diện Digiworld cho biết công ty đã nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi cầm đồ VietMoney (chuỗi hiệu cầm đồ với 16 chi nhánh trên toàn quốc) lên hơn 72% trong quý IV/2023.

Theo ông Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty – mục đích M&A Vietmoney là do công ty này có thể kinh doanh các sản phẩm secondhand (hàng đã qua sử dụng). Ông Việt đánh giá thị trường điện thoại và laptop secondhand là khá lớn và hiện chưa có doanh nghiệp lớn nào tham gia vào phân khúc này.

Ông Đoàn Hồng Việt cũng tiết lộ biên lợi nhuận của các sản phẩm secondhand sẽ cao hơn máy mới. Do đó, khi các dịch vụ cho vay tiêu dùng thận trọng hơn, cân nhắc hơn khi giải ngân với người dân sẽ ảnh hưởng đến sức mua các sản phẩm phân phối của công ty. Bù lại các sản phẩm second-hand của VietMoney sẽ bù đắp và hỗ trợ cho Digiworld.

Đồng thời, ông Việt cũng nhận định, năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm và nửa cuối năm kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn.

Ông Việt cũng cho hay kế hoạch 2024 đưa ra khá thận trọng, dựa trên mảng laptop và điện thoại sẽ tăng một chữ số. Trong khi doanh thu sẽ tăng mạnh hơn ở các thiết bị văn phòng và thiết bị gia dụng.

Trong năm 2024, Digiworld sẽ phân phối thêm máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh thương hiệu Xiaomi. Công ty cũng sẽ phân phối độc quyền nhãn hàng Poly chuyên cung cấp các thiết bị hỗ trợ việc học trực tiếp như tai nghe, loa, giải pháp hình ảnh, USB…

Nhờ công thức quyền năng MES, Digiworld báo doanh thu quý IV tăng vọt 19%

Về kết quả kinh doanh năm 2023, dù thị trường ICT nói chung gặp nhiều khó khăn, tuy vậy, Digiworld với công thức MES đã chinh phục được nhiều ông lớn, mở ra nhiều ngành hàng mới. Đây là những bước đi giúp Digiworld gặt hái quả ngọt.

Riêng quý IV/2023, doanh thu tăng trưởng 19% so với cùng kỳ, đạt mức 4.849 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 520 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt tỷ lệ cao, 10,9%.

Tính chung cả năm 2023, Digiworld đạt 18.817 tỷ đồng doanh thu, giảm 14,7% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế giảm 47% về mức 363 tỷ đồng. EPS đạt 2.123 đồng.

Digiworld cũng đã đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu 23.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 490 tỷ, tăng lần lượt 22% và 38% so với thực hiện năm vừa qua.

Riêng quý I/2024, công ty đặt mục tiêu đạt 4.600 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 98 tỷ, tăng 16% và 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Mục tiêu này, như Chủ tịch HĐQT công ty, ông Đoàn Hồng Việt đã chia sẻ, là khá thận trọng trong bối cảnh mảng laptop và điện thoại sẽ tăng trưởng nhẹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị trường quảng cáo trực tuyến được hứa hẹn là sẽ khởi sắc trong năm 2024

Nếu như 1 năm trước, Giám đốc tài chính của Meta Susan Li đã đưa ra nhận định khá u ám về tình trạng của thị trường quảng cáo kỹ thuật số, bà nói với các nhà phân tích rằng ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn và sẽ tiếp tục như vậy khi nền kinh tế đi vào suy thoái.

Phát biểu với các nhà phân tích trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý 4 năm 2023, bà này cho biết vào thời điểm đó doanh thu của Facebook “vẫn chịu áp lực do nhu cầu quảng cáo yếu” và doanh số bán hàng sẽ tiếp tục “bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô không chắc chắn và đầy biến động”.

Trong thời gian đó, doanh thu quảng cáo của Meta giảm 4% và hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google cũng bị sụt giảm tương tự. Lạm phát, các vấn đề về chuỗi cung ứng và xung đột toàn cầu đã khiến mức chi tiêu của cả người tiêu dùng và nhà quảng cáo giảm sút.

Tuy nhiên, câu chuyện hiện tại thì rất khác.

Với kết quả từ Alphabet, Meta và Amazon – số liệu tăng trưởng cho thấy thị trường quảng cáo trực tuyến đang phục hồi mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ tiếp tục khởi sắc trong năm 2024.

Doanh thu quảng cáo trong quý 4 của Meta đã tăng 24% so với một năm trước đó lên 38,7 tỷ USD, trong khi đơn vị quảng cáo đang bùng nổ của Amazon tăng 27% lên 14,7 tỷ USD. Với Alphabet, vẫn là công ty dẫn đầu thị trường, hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google tăng 11% lên 65,5 tỷ USD, nhờ mức tăng trưởng 16% của YouTube.

Insider Intelligence cho biết trong một báo cáo gần đây rằng chi tiêu quảng cáo toàn cầu sẽ tăng 10% vào năm 2024, tăng từ mức tăng trưởng 6,3% vào năm 2023 và cùng mức mở rộng của năm trước.

Môi trường kinh tế vĩ mô hiện đang có dấu hiệu tích cực cho quảng cáo kỹ thuật số, các khoản đầu tư của Meta và Alphabet vào trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hiệu suất quảng cáo cũng đang được đền đáp.

Nói về việc các công ty như Snap (Snapchat) hay Pinterest đang sa thải nhân sự hàng loạt và doanh thu quảng cáo sụt giảm, phân tích cho thấy đây là “những công ty nhỏ hơn nhiều và họ đang phải vật lộn để xây dựng các hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình và trong môi trường kinh doanh mới này, các công ty lớn hơn đang ngày càng lớn mạnh hơn”.

Nhìn chung, quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) đang tiếp tục chiếm thị phần quảng cáo trong ngành quảng cáo trên toàn thế giới.

Meta cho biết doanh số quảng cáo từ Trung Quốc chiếm 10% doanh thu năm 2023 và chiếm 5 điểm phần trăm tăng trưởng.

Các nhà phân tích cho biết các nhà bán lẻ trực tuyến như Temu và Shein là những đơn vị đóng góp lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của Meta tại Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chủ tịch FED: Nhiều ngân hàng nhỏ có thể phải đóng cửa hoặc sáp nhập

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell dự đoán nhiều ngân hàng nhỏ có thể phải đóng cửa hoặc sáp nhập, do liên quan đến sự suy yếu của lĩnh vực bất động sản thương mại. Nhưng cuối cùng, ông cho rằng đây là vấn đề “có thể kiểm soát được”.

Chủ tịch FED: Nhiều ngân hàng nhỏ có thể phải đóng cửa hoặc sáp nhập
Chủ tịch FED: Nhiều ngân hàng nhỏ có thể phải đóng cửa hoặc sáp nhập

Vị quan chức ngân hàng trung ương đã đưa ra quan điểm này trong cuộc phỏng vấn chương trình “60 Minutes” phát sóng ngày 4/2. Đây là những bình luận đầu tiên của ông Powell về ngành ngân hàng, sau khi cổ phiếu của nhiều ngân hàng khu vực đang trải qua một giai đoạn bất ổn mới.

Đề cập đến cuộc khủng hoảng tài chính 16 năm trước đã “đánh sập” một số tổ chức lớn nhất ở Phố Wall cũng như hàng trăm ngân hàng trên khắp nước Mỹ, chủ tịch FED Powell nói: “Tôi nghĩ nguy cơ năm 2008 lặp lại là không nhiều”.

“Tôi nghĩ đó thực sự là một vấn đề có thể giải quyết được,” ông nói thêm.

Những lo ngại mới xuất hiện sau khi ngân hàng cho vay bất động sản thương mại trị giá 116 tỷ USD New York Community Bancorp (NYCB) gây sốc Phố Wall. Ngân hàng này cắt giảm cổ tức, bất ngờ báo cáo khoản lỗ quý lớn và phải dự trữ hàng triệu USD để đề phòng rủi ro tín dụng.

Cổ phiếu của NYCB đã giảm 38% vào ngày 31/1 và giảm thêm 11% vào ngày 1/2, kéo cả lĩnh vực ngân hàng giảm theo. Các cổ phiếu phục hồi trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng lại tiếp tục giảm vào đầu tuần sau đó khi cổ phiếu NYCB giảm hơn 10%.

Chủ tịch FED Powell thừa nhận một số ngân hàng nhỏ hơn sẽ “phải đóng cửa” hoặc sáp nhập do liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Giá trị của nhiều tài sản sụt giảm vì chính sách tăng lãi suất của FED, đồng thời đại dịch khiến nhiều toà nhà thương mại ở trung tâm thành phố trống rỗng.

Tuy nhiên, “chúng tôi đã xem xét bảng cân đối kế toán của các ngân hàng lớn hơn và dường như đây là một vấn đề có thể giải quyết được”, ông Powell nói.

“Có một số ngân hàng khu vực và ngân hàng nhỏ đã tập trung đầu tư vào những lĩnh vực đang gặp khó khăn này. Đây là điều mà chúng tôi đã biết từ lâu và chúng tôi đang làm việc với họ để đảm bảo họ có đủ nguồn lực và kế hoạch để vượt qua những tổn thất dự kiến”, chủ tịch FED nói.

Các ngân hàng khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương, vì họ nắm giữ nhiều bất động sản thương mại hơn các ngân hàng lớn. Đối với những ngân hàng có tài sản trên 100 tỷ USD, việc cho vay bất động sản thương mại chỉ chiếm 13% tổng tín dụng. Đối với các ngân hàng nhỏ hơn, tỷ lệ này lên tới 44%.

Các khoản cho vay đối với văn phòng và chung cư là điểm yếu nhất. Còn lại không phải phân khúc bất động sản thương mại nào cũng đối diện với những vấn đề giống nhau.

Trong khi đó, nhu cầu vay bất động sản thương mại từ các ngân hàng Mỹ đã suy yếu trong quý 4 năm 2023. Lý do là vì các quan chức ngân hàng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với tất cả các khoản vay ngoại trừ bất động sản nhà ở.

David Chiaverini, nhà phân tích ngân hàng tầm trung và khu vực của Wedbush Securities, nói với Yahoo Finance rằng “cơn bão hoàn hảo” có thể gây ra vấn đề cho toàn ngành ngân hàng. Đó là nếu lạm phát tăng trở lại, FED buộc phải duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Khi đó, các đơn vị đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc cầm cự.

Ông nói thêm, nếu những điều đó không xảy ra, bất ổn của các ngân hàng liên quan đến bất động sản thương mại sẽ “có thể kiểm soát được”.

Chủ tịch FED cũng lặp lại cụm từ này 3 lần trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes”.

“Vấn đề này có thể quản lý được”, ông Powell nói.

Theo Yahoo Finance

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Anh Dũng | Markettimes

Krutrim: Startup AI đầu tiên trở thành kỳ lân tại Ấn Độ

Vừa thành lập vào tháng 4/2023, startup AI Krutrim của Ấn Độ, đã trở thành kỳ lân một tháng sau khi ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn.

Krutrim: Startup AI đầu tiên trở thành kỳ lân tại Ấn Độ
Krutrim: Startup AI đầu tiên trở thành kỳ lân tại Ấn Độ

Krutrim, công ty khởi nghiệp AI được thành lập bởi doanh nhân nổi tiếng Bhavish Aggarwal, đã đạt được vị thế kỳ lân sau khi nhận được khoản tài trợ 50 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Matrix Partners India.

RA MẮT GIẢI PHÁP AI TOÀN DIỆN ĐẦU TIÊN CỦA ẤN ĐỘ

Sau khoản đầu tư này, Krutrim trở thành công ty khởi nghiệp AI đầu tiên của Ấn Độ đạt được mức định giá tỷ đô la, chỉ một tháng sau khi ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn, công ty cho biết trong một bài đăng trên blog. Krutrim, có nghĩa là “nhân tạo” trong tiếng Phạn, cũng đang phát triển các trung tâm dữ liệu và cuối cùng sẽ hướng tới việc tạo ra các máy chủ và siêu máy tính cho hệ sinh thái AI.

Công ty khởi nghiệp AI sẽ sử dụng nguồn vốn mới để thúc đẩy đổi mới và mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu nhằm cách mạng hóa bối cảnh AI.

Aggarwal cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được thông báo vòng tài trợ đầu tiên của chúng tôi đã kết thúc thành công, điều này không chỉ xác nhận tiềm năng của các giải pháp AI đổi mới của Krutrim mà còn nhấn mạnh niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng của chúng tôi trong việc thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa ra khỏi Ấn Độ cho thế giới”.

Với cột mốc tỷ USD này, Krutrim, được thành lập vào tháng 4 năm ngoái, tuyên bố đã trở thành kỳ lân Ấn Độ nhanh nhất. Vào tháng 12, Bhavish Aggarwal đã công bố các mô hình Krutrim AI và giới thiệu các giải pháp của mình là “AI toàn diện đầu tiên của Ấn Độ”. Các mô hình AI có thể hiểu hơn 20 ngôn ngữ Ấn Độ và tạo văn bản bằng 10 ngôn ngữ Ấn Độ, bao gồm tiếng Bengali, Tamil, Malayalam, Gujarati và Marathi.

Khoản đầu tư vào Krutrim đến vào thời điểm các nhà đầu tư trên toàn cầu đang gấp rút xác định và ủng hộ bước đột phá về AI, dựa trên luận điểm rằng những tiến bộ trong AI sẽ giúp vô số ngành công nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và các công ty khởi nghiệp đi đầu sẽ mang lại lợi nhuận cho nhiều thế hệ.

“ẤN ĐỘ PHẢI XÂY DỰNG AI CỦA RIÊNG MÌNH”

Mặc dù là quê hương của một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp lớn nhất thế giới, Ấn Độ vẫn chưa tạo được tác động đáng kể trong cuộc đua AI. Các đối thủ Ấn Độ vẫn chưa nổi lên và thách thức sự thống trị của những gã khổng lồ về mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT của OpenAI, Anthropic do Amazon hậu thuẫn hay Bard của Google.

Cường quốc Ấn Độ Reliance đã hợp tác với Nvidia vào tháng 9, tiết lộ kế hoạch xây dựng một mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo bằng các ngôn ngữ đa dạng của Ấn Độ. Nhưng công ty – do Mukesh Ambani, người giàu nhất châu Á điều hành – vẫn chưa ra mắt sản phẩm của mình.

Peak XV và Lightspeed India gần đây đã ủng hộ Sarvam, một công ty khởi nghiệp về AI cũng đang xây dựng một mô hình ngôn ngữ lớn.

Hiện nay, một nhóm các công ty khởi nghiệp và nhóm học thuật Ấn Độ đang chạy đua để xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn bằng các ngôn ngữ Ấn Độ, được gọi là LLM Ấn Độ, sau khi ChatGPT của OpenAI ra mắt hơn một năm trước. Các quốc gia đang hy vọng tạo ra hệ thống AI cạnh tranh của riêng mình, thay vì dựa vào công nghệ của Mỹ hay Trung Quốc.

Tại châu Âu, các nhà đầu tư đang đổ tiền vào Mistral AI của Pháp, trị giá 2 tỷ USD sau khi được thành lập vào năm ngoái. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất giới thiệu mẫu Falcon của mình, được hỗ trợ bởi viện nghiên cứu của chính phủ Abu Dhabi.

Ấn Độ, với 1,4 tỷ dân, đang tập trung xây dựng các hệ thống AI nhỏ hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Công ty khởi nghiệp AI sáng tạo Sarvam, công ty đã xây dựng hệ thống của mình bằng cách sử dụng các mô hình nguồn mở có sẵn, đã ra mắt OpenHathi, LLM tiếng Hindi nguồn mở đầu tiên vào tháng trước.

Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi họ huy động được 41 triệu USD từ khoản đầu tư từ Lightspeed Venture Partners, tỷ phú Vinod Khosla và những người khác.

Aggarwal, người sáng lập công ty khởi nghiệp gọi xe Ấn Độ Ola, cho biết trong tuyên bố: “Ấn Độ phải xây dựng AI của riêng mình. Chúng tôi hoàn toàn cam kết xây dựng hệ thống điện toán AI hoàn chỉnh đầu tiên của đất nước”.

Krutrim là liên doanh thứ ba của Aggarwal. Ola, công ty đầu tiên của ông, dẫn đầu thị trường gọi xe ở Ấn Độ và đang chú ý đến lợi nhuận. Ola Electric dẫn đầu thị trường xe điện hai bánh ở Ấn Độ và gần đây đã nộp hồ sơ xin IPO trị giá 662 triệu USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta sẽ gắn nhãn hình ảnh được tạo bởi AI từ các doanh nghiệp như OpenAI hay Google

Theo đó, đại diện về chính sách của Meta cho biết Meta Platforms sẽ bắt đầu phát hiện và gắn nhãn những hình ảnh được tạo bởi các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của các công ty khác như OpenAI hay Google trong thời gian tới.

Meta sẽ gắn nhãn cho bất kỳ nội dung nào được đăng lên các nền tảng như Facebook, Instagram hay Threads. Nỗ lực của Meta nhằm mục tiêu báo hiệu cho người dùng rằng những hình ảnh – trong nhiều trường hợp còn giống hơn cả ảnh thật – thực sự là những hình ảnh sáng tạo kỹ thuật số, nội dung do AI tạo ra.

Sau khi hệ thống mới thiết lập và bắt đầu chạy, tất cả các sản phẩm AI từ OpenAI, Microsoft, Adobe, Midjourney, Shutterstock hay Google đều sẽ được gắn nhãn.

Hành động của Meta nằm trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty công nghệ tìm cách hạn chế những ảnh hưởng từ các nội dung được tạo ra bởi AI, nạn lừa đảo và hơn thế nữa.

Phía Meta cho biết: “Mặc dù công nghệ vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành, đặc biệt là về âm thanh và video, nhưng chúng tôi hy vọng có thể tạo ra động lực và cảm hứng để nhiều doanh nghiệp khác có thể làm điều tương tự.”

Người phát ngôn của Meta từ chối cho biết liệu công ty có áp dụng nhãn cho nội dung AI được chia sẻ trên dịch vụ nhắn tin mã hóa WhatsApp hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Top các lý do chính khiến một công ty khởi nghiệp thất bại

90% công ty khởi nghiệp thất bại là một con số đã được nhiều báo cáo thừa nhận. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của các startup, trong đó một phần đáng kể là những sai lầm nghiêm trọng khi gây quỹ.

Những sai lầm này dẫn đến việc không thu hút được sự hỗ trợ cần thiết từ các nhà đầu tư mạo hiểm tiềm năng. Tuy nhiên, ngay cả trong số các công ty khởi nghiệp đã huy động được nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thành công, một số startup vẫn đối mặt với những thách thức trong việc đạt được thành công lâu dài.

Dưới đây là sáu cạm bẫy phổ biến phát sinh sau quá trình gây quỹ thành công và lời khuyên hữu ích để giúp định hướng và vượt qua những trở ngại này.

CHI TIÊU KHÔNG KIỂM SOÁT

Một cạm bẫy phổ biến các startup mắc phải là xử lý sai số tiền nhận được. Sau khi đảm bảo được nguồn tài trợ, những người sáng lập và đội ngũ lãnh đạo có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sử dụng tiền như thế nào. Nhiều người sẽ đưa ra vô số lý do để tuyển dụng thành viên mới trong nhóm hoặc thực hiện các khoản đầu tư đã chờ đợi từ lâu.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng vội vàng và đầu tư bất cẩn có thể dẫn đến giảm năng suất nhân viên và đốt tiền quá mức. Vì vậy, điều quan trọng là phải thận trọng và tránh chi tiêu thiếu kiểm soát, ngay cả khi tài khoản ngân hàng đang dồi dào. Sau vòng cấp vốn, điều cần thiết là phải vừa đầu tư vào tăng trưởng vừa phân bổ nguồn lực một cách khôn ngoan.

CHỈ TẬP TRUNG VÀO TĂNG TRƯỞNG DOANH THU

Theo đuổi mở rộng quy mô nhanh chóng thường được coi là mục tiêu cuối cùng của các công ty khởi nghiệp, vì doanh thu tăng đột biến sẽ tạo ra sự phấn khích. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhận ra là chỉ doanh thu thôi thì không đảm bảo thành công lâu dài. Việc mở rộng quy mô phải luôn là một quá trình được cân nhắc cẩn thận, có tính đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư tăng trưởng có hiệu quả kinh tế và đóng góp thực sự vào thành công lâu dài. Một chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ phải luôn là nền tảng cho mọi nỗ lực mở rộng doanh thu.

Đôi khi, thị trường đòi hỏi những khoản đầu tư nhanh chóng và đáng kể để tăng trưởng nhanh, ưu tiên tốc độ hơn hiệu quả, được gọi là Blitzscaling. Trong những trường hợp khác, điều quan trọng là phải xác nhận thêm mô hình kinh doanh trước khi theo đuổi việc mở rộng nhanh chóng được gọi là FastScaling.

KHÔNG HỌC HỎI TỪ NHỮNG LỜI TỪ CHỐI

Gây quỹ là một hành trình đầy thử thách, thường có nhiều lần bị từ chối trước khi tìm được nhà đầu tư hoặc tổ chức đầu tư phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù thật hấp dẫn khi tin rằng chỉ những nhà đầu tư được chọn mới thực sự nhận ra sự xuất sắc của công ty khởi nghiệp, nhưng việc suy ngẫm về lý do tại sao các nhà đầu tư khác lại không đồng ý tài trợ cũng rất có giá trị. Mỗi lời từ chối mang đến một cơ hội học hỏi, phát triển và trưởng thành.

Bằng cách chấp nhận sự từ chối và suy ngẫm về tất cả những lời “Không” nhận được, những người sáng lập có thể khám phá những hiểu biết sâu sắc có giá trị thúc đẩy một công ty khởi nghiệp hướng tới thành công.

MẤT TẬP TRUNG

Khả năng mở rộng có vẻ như vô hạn, nhưng con đường dẫn đến thành công nằm ở việc khám phá những cơ hội này một cách chu đáo. Duy trì sự tập trung rất quan trọng. Tham gia vào quá nhiều hoạt động cùng một lúc có thể dẫn đến sự phức tạp quá mức, dẫn đến mất đi sự gắn kết và mất động lực của các nhóm.

Thay vào đó, nên tập trung vào các động lực chính tăng trưởng và thành công, thực hiện các bước tuần tự có chủ ý và đôi khi tốt hơn. Bằng cách duy trì sự tập trung và tránh sự phức tạp, nhiều công ty khởi nghiệp đã thành công.

CHỈ TUYỂN DỤNG NGƯỜI CÓ CHỨC NĂNG PHÙ HỢP

Mở rộng quy mô kinh doanh thường đòi hỏi những nỗ lực tuyển dụng đáng kể. Thu hút những tài năng đặc biệt không chỉ bổ sung nhân lực mà còn đưa vào những kỹ năng mới, quan điểm mới và ý tưởng sáng tạo.

Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp phải tránh việc tuyển dụng thiếu thận trọng chỉ dựa trên sự phù hợp về chức năng. Bỏ qua sự phù hợp về văn hóa có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, một quả táo xấu sẽ làm hỏng cả nhóm và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm, dẫn đến một nền văn hóa độc hại và tỷ lệ luân chuyển nhân viên cao.

Khi tuyển dụng, những người sáng lập nên tuyển dụng những người phù hợp cả về chức năng và văn hóa, ưu tiên xây dựng các nhóm hợp tác, gắn kết để bổ sung cho thế mạnh của nhau, phát huy tinh thần đồng đội và chia sẻ những giá trị giống nhau.

KHÔNG THÀNH LẬP MỘT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ

Sau khi đảm bảo được nguồn vốn ban đầu, các nhà đầu tư thường yêu cầu thành lập ban giám đốc. Trong khi một số nhà sáng lập có thể coi hội đồng quản trị chỉ là nền tảng để báo cáo các con số và chỉ số, thì một hội đồng hoạt động tốt có thể có tác động sâu sắc đến sự thành công của một công ty khởi nghiệp.

Giá trị thực sự của nó nằm ở sự giàu có về kiến thức và kinh nghiệm tập thể mà các thành viên sở hữu. Bằng cách tận dụng kinh nghiệm khởi nghiệp sâu rộng, quan điểm đa dạng và hiểu biết sâu sắc có giá trị, các thành viên hội đồng quản trị tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét toàn diện các thách thức từ nhiều góc độ khác nhau.

Cách tiếp cận này khám phá các giải pháp sáng tạo và cách tiếp cận mới. Vì vậy, việc thành lập một ban giám đốc có hiệu quả cao rất quan trọng.

Điều này liên quan đến việc xây dựng niềm tin giữa đội ngũ lãnh đạo và thành viên hội đồng quản trị, cung cấp đầy đủ tất cả dữ liệu liên quan trước cuộc họp hội đồng quản trị, thiết lập một chương trình nghị sự mạnh mẽ tập trung vào ba đến năm chủ đề quan trọng nhất và sử dụng hiệu quả các cuộc họp hội đồng quản trị để khai thác trí tuệ tập thể của tất cả mọi người. các thành viên.

Không thể phủ nhận việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư mạo hiểm là một cột mốc quan trọng đối với mọi công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những bước đầu tiên trên con đường dẫn đến thành công. Để thực sự phát triển mạnh mẽ, những người sáng lập phải vượt qua vô số thách thức đang ở phía trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnEconomy

Top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2024

Đồ thị thông tin dưới đây gồm 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới dựa trên xếp hạng thường niên Global 500 năm 2024 của công ty định giá thương hiệu Brand Finance (Anh).

Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị cho cổ đông, nhưng việc xác định giá trị của một thương hiệu là điều không dễ. Đầu tư vào thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp thu hoạch thành quả trong nhiều thập kỷ, nhưng vì lợi ích về mặt tài chính này khó đong đếm, hầu hết các nhà chức trách trên thế giới không cho phép doanh nghiệp đưa tài sản thương hiệu vào bảng cân đối kế toán.

Đơn cử trường hợp hãng công nghệ Mỹ Apple. “Táo khuyết” có giá trị thương hiệu 516,6 tỷ USD, nhưng giá trị này không được đưa vào bảng cân đối kế toán.

Đồ thị thông tin dưới đây gồm 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới dựa trên xếp hạng thường niên Global 500 năm 2024 của công ty định giá thương hiệu Brand Finance (Anh).

Nhìn chung, giá trị của một thương hiệu được tính toán dựa trên mức độ lợi nhuận mà thương hiệu tạo ra cho công ty. Brand Finance phân tích từng công ty cùng với các công ty con.

Đứng đầu danh sách là Apple với giá trị thương hiệu tăng 217 tỷ USD so với xếp hạng năm ngoái. Khi doanh số iPhone bắt đầu đi vào trạng thái ổn định, Apple bắt đầu mở rộng các dòng sản phẩm từ thiết bị đeo cho tới Apple TV. Theo khảo sát của Brand Finance, hơn 50% người được hỏi nhận xét sản phẩn của Apple dù đắt nhưng xứng đáng với giá tiền.

Ở chiều ngược lại, giá trị thương hiệu Tesla giảm 58,3%, khiến hãng xe Mỹ tuột khỏi top 10 trong xếp hạng năm nay. Nguyên nhân một phần đến từ sự cạnh tranh với các thương hiệu xe điện mới và giá rẻ hơn, như BYD của Trung Quốc. Nhờ nhu cầu lớn tại thị trường Trung Quốc, BYD trở thành công ty xe điện bán chạy nhất thế giới năm 2023.

Xét về tăng trưởng giá trị thương hiệu, Nvidia dẫn đầu danh sách. Giá trị thương hiệu của công ty công nghệ Mỹ tăng gần 163% so với năm 2022 lên 44,5 tỷ USD, tăng 87 bậc trong bảng xếp hạng.

Năm qua, nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu liên quan tới trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, nhu cầu chip nhớ cao cũng là một nguyên nhân nữa giúp giá trị thương hiệu Nvidia tăng mạnh.

Xét theo quốc gia và vùng lãnh thổ, Mỹ chiếm hơn một nửa top 100 với tổng giá trị các thương hiệu là 3,2 nghìn tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai với 19 đại diện và tổng giá trị thương hiệu gần 830 tỷ USD

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top những thương hiệu giá trị nhất thế giới tại 12 quốc gia

Theo xếp hạng Global 500 của công ty Brand Finance (Anh), Năm 2024 Apple tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất thế giới với định giá gần 517 tỷ USD, tăng 73,6% so với năm trước.

Bên cạnh Apple, Mỹ có tới 6 đại diện trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới và 51 đại diện trong top 100. Các vị trí còn lại thuộc về thương hiệu đến các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh…

Giá trị của các thương hiệu được tính dựa trên sức mạnh thương hiệu (thông qua đầu tư, vốn chủ sở hữu, hiệu quả hoạt động của thương hiệu đó), cũng như đóng góp của thương hiệu vào doanh thu.

Đồ thị thông tin dưới đây thể hiện những thương hiệu giá trị nhất tại 12 quốc gia trên thế giới.

Những năm gần đây, giá trị các thương hiệu châu Á tăng đáng kể. Đáng chú ý là thương hiệu chia sẻ video ngắn TikTok của Trung Quốc (cùng với thương hiệu “anh em” Douyin ở nội địa Trung Quốc) được định giá 84 tỷ USD.

Tại Nhật, Toyota là thương hiệu giá trị nhất với 53 tỷ USD. Hãng dầu lửa quốc doanh Aramco là thương hiệu giá trị nhất tại Saudi Arabia với 42 tỷ USD. Ở châu Âu, thương hiệu viễn thông Deutsche Telekom đứng đầu với giá trị 73 tỷ USD, theo sau là thương hiệu hàng xa xỉ Louis Vuitton của Pháp với 32 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hơn 32.000 nhân sự trong lĩnh vực công nghệ bị sa thải từ đầu năm 2024

Ngành công nghệ Mỹ đã bắt đầu năm 2024 với một làn sóng sa thải khác, tiếp nối xu hướng diễn ra từ năm 2023. Theo startup Layoffs.fyi, tính từ đầu năm 2024 đến nay, hơn 32.000 nhân viên công nghệ đã mất việc.

Snap là công ty gần nhất đưa ra thông báo sa thải. Đầu tuần này, họ tuyên bố sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động, tương đương khoảng 540 nhân viên.

Không lâu trước đó, công ty phần mềm Okta cho biết sẽ sa thải 7% nhân viên để cắt giảm chi phí. Quyết định này ảnh hưởng đến khoảng 400 nhân viên.

Danh sách này vẫn còn dài, bao gồm cả các gã khổng lồ công nghệ như Amazon.com, Microsoft, Salesforce và Meta Platforms. Đơn cử như vài tuần trước, Microsoft đã quyết định cho 1.900 nhân sự trong bộ phận phát triển game nghỉ việc.

Ngoài ra, công ty khởi nghiệp fintech có tiếng là Brex cũng sa thải 20% nhân sự và eBay tuyên bố sẽ cắt giảm 1.000 nhân viên (tương đương 9% lực lượng lao động  toàn thời gian của công ty).

Đầu tháng 1, Google xác nhận họ đã sa thải hàng trăm nhân sự và Amazon cũng cắt giảm hàng trăm nhân viên tại nhiều bộ phận như Prime Video, MGM Studios,… Unity và Discord đang giảm lần lượt khoảng 25% và 17% lực lượng lao động .

Nguyên nhân do đâu?

Nhà sáng lập Layoffs.fyi là ông Roger Lee cho biết năm nay, “các công ty công nghệ vẫn đang cố gắng điều chỉnh sau khi tuyển dụng quá mức trong thời kỳ đại dịch…”

Cũng theo ông Lee, môi trường lãi suất cao và chu kỳ suy thoái của lĩnh vực công nghệ kéo dài hơn dự kiến cũng buộc các công ty phải tinh giản nhân sự.

Trao đổi với Bloomberg, nhà sáng lập của Layoffs.fyi cho biết đã có hai làn sóng cắt giảm lao động lớn trong những năm gần đây.

Làn sóng thứ nhất diễn ra trong hai quý đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát và làn sóng thứ hai bắt đầu từ quý II/2022 do ảnh hưởng của lãi suất tăng cao.

“Làn sóng sa thải năm nay nhỏ hơn và tập trung vào một số bộ phận hơn so với các đợt cắt giảm nhân sự một năm trước”, ông Lee nhận định.

Mặc dù các yếu tố kinh tế là lý do chính dẫn đến việc sa thải trong lĩnh vực công nghệ, ông Lee lưu ý rằng nhiều công ty đang coi cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo (AI) là một nguyên nhân khác.

Theo phân tích của nền tảng CompTIA, số tin tuyển dụng “về AI hoặc yêu cầu có kinh nghiệm AI đã tăng khoảng 2.000 từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, lên 17.479”.

Ông Art Zeile, CEO của nền tảng tuyển dụng DHI Group, cho biết các công ty công nghệ đang giảm lượng nhân viên ở những bộ phận hoạt động chưa hiệu quả vì họ muốn tập trung vào AI.

Các giám đốc doanh nghiệp chọn cách diễn đạt khác nhau để truyền tải thông điệp tới nhân viên và nhà đầu tư, nhưng mấu chốt là họ đều đang cố gắng tinh gọn hoạt động kinh doanh.

CEO Phil Spencer của Microsoft Gaming cho biết động thái sa thải là một phần trong “kế hoạch hành động” giúp công ty giảm bớt “các mảng kinh doanh chồng chéo nhau”. Ba tháng trước, Microsoft đã hoàn tất việc mua lại Activision Blizzard.

Trong khi đó, một công ty công nghệ khác là SAP cho biết họ đang tái cấu trúc để “tập trung hơn vào các lĩnh vực tăng trưởng chiến lược quan trọng, đặc biệt là mảng kinh doanh AI”.

CEO Sundar Pichai của Alphabet viết trong một bản ghi nhớ có tiêu đề “Các ưu tiên của năm 2024 và năm sau” rằng gã khổng lồ này có những mục tiêu tham vọng và sẽ đầu tư vào những mục tiêu đó dù phải đối mặt với lựa chọn khó khăn.

Vì vậy, ngay cả khi lĩnh vực công nghệ cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp cũng đang tích cực tuyển dụng thêm nhân viên ở những mảng khác như AI.

Ông Bert Bean, CEO của công ty nhân sự Insight Global, cho hay: “Tôi nhận định rằng đợt sa thải lần này đã sắp kết thúc và các công ty sẽ bắt đầu phục hồi”.

“Nhưng tình hình vẫn còn khó đoán”, ông Bean lưu ý. Ông dự đoán thị trường việc làm sẽ tiếp tục như hiện tại trong khoảng hai quý tới, “cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực sự bắt đầu cắt giảm lãi suất”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode

Mạng xã hội LinkedIn đang loại bỏ tùy chọn “Chế độ người sáng tạo” (Creator Mode). Trong khi chế độ sẽ tạm thời được giữ với những người dùng đã bật sang chế độ này, người dùng mới sẽ không thể bật tuỳ chọn này trong phần cài đặt.

LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode
LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode

Được ra mắt lần đầu vào năm 2021, Chế độ người sáng tạo của LinkedIn (LinkedIn Creator Mode) cung cấp tuỳ chọn để giúp người dùng thiết lập các thẻ hashtag theo chủ đề tương ứng với tài khoản, thêm phần “Nổi bật” để người dùng có thể giới thiệu các nội dung đang chú ý và nút “Theo dõi” thay vì là “Kết nối” với các tài khoản người dùng bình thường.

Theo chia sẻ, kể từ tháng này, LinkedIn sẽ bắt đầu xóa các thẻ hashtag, đồng thời từ tháng tới, người dùng sẽ không thể bật chế độ nhà sáng tạo từ phần cài đặt trong tài khoản.

Tuy nhiên, nút “Theo dõi” (Follow) sẽ vẫn hiển thị cho tất cả người dùng.

LinkedIn cho biết:

“Đối với những thành viên trước đây đã bật chế độ người sáng tạo, họ sẽ tiếp tục có quyền truy cập vào bộ công cụ sáng tạo và số liệu phân tích chuyên sâu hơn của chúng tôi.

Với việc loại bỏ nút chuyển đổi chế độ người sáng tạo, chúng tôi cũng sẽ hợp lý hóa giao diện của tài khoản bằng cách xóa thẻ hashtag và chuyển phần “Giới thiệu” (About) trở lại nằm ở phần đầu tài khoản.”

Theo phân tích, hành động mới của LinkedIn được xem là cách để hạn chế việc làm nổi bật tài khoản của người dùng hay người sáng tạo trên nền tảng.

Giống như tất cả các ứng dụng xã hội khác, LinkedIn đã công nhận giá trị của những người có ảnh hưởng tích cực trên nền tảng, và chế độ người sáng tạo là một cách để giúp họ được chú ý nhiều hơn, nhằm khuyến khích họ sáng tạo nhiều hơn.

Tuy nhiên, có thể LinkedIn chưa nhận thấy đây là một động lực có giá trị và khả thi với mạng xã hội ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone

Sự xuất hiện của bộ ba Mate 60 5G khiến giới công nghệ kinh ngạc, cho thấy các lệnh cấm của Mỹ khó loại Huawei khỏi cuộc cạnh tranh trên thị trường.

Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone
Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone

Theo thống kê công bố ngày 5/2 của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, trong hai tuần đầu tháng 1, Huawei bán được nhiều smartphone hơn bất kỳ hãng nào và trở thành thương hiệu điện thoại số một tại Trung Quốc đầu năm. Đây là lần đầu họ giành lại được vị trí này kể từ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên công ty giữa 2019.

Trong khi đó, công ty dữ liệu IDC nhận định năm 2023 đánh dấu sự quay trở lại ngoạn mục của Huawei khi đánh bật Xiaomi để có tên trong top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc quý IV/2023. Doanh số điện thoại của Huawei tăng 36,2% quý cuối năm ngoái, chiếm 13,9% thị phần.

Những thành tích trên là nhờ bộ ba Mate 60, ra mắt cuối tháng 8. Công ty không công bố chip xử lý nhưng các nguồn tin cho biết sản phẩm dùng Kirin 9000s, sản xuất trên tiến trình 7 nm của SMIC và hỗ trợ 5G.

Nikkei Asia dự đoán năm nay, Huawei sẽ thể hiện sự bứt phá một lần nữa trên thị trường smartphone và thiết bị viễn thông toàn cầu. Giới phân tích dự báo hãng có thể đạt sản lượng 100 triệu điện thoại. Con số này vẫn kém Apple và Samsung, hay chính Huawei năm 2019 với 240,6 triệu điện thoại xuất xưởng.

Tuy nhiên, nó cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ so với mức 30,5 triệu chiếc mà hãng phân phối năm 2022, đồng thời báo hiệu Huawei đang trên đà trở lại top 5 thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới.

HarmonyOS, hệ điều hành do hãng phát triển sau khi vào danh sách hạn chế của Mỹ, cũng đang hiện diện trên 800 triệu thiết bị như điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay.

Theo báo cáo của TechInsights tháng 12/2023, HarmonyOS dự kiến vượt iOS của Apple để trở thành hệ điều hành lớn thứ hai tại Trung Quốc năm nay. Công ty cũng đặt mục tiêu có 5.000 ứng dụng gốc cuối 2024 và đạt 500 nghìn trong tương lai.

Kế hoạch này nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Trung Quốc. Hiệp hội Internet nước này đang kêu gọi các công ty liên kết để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái HarmonyOS “vì một tương lai tươi sáng”.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông của Huawei phát triển ổn định dưới áp lực của Mỹ, với thị phần toàn cầu khoảng 30%, gần như không thay đổi từ năm 2019. Điều này phần lớn nhờ vị trí dẫn đầu của hãng trong việc xây dựng mạng 5G rộng khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Hãng cũng đang đẩy mạnh nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như điện toán đám mây, năng lượng xanh, ôtô thông minh. Cuối năm ngoái, Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính Huawei, cho biết công ty sẽ chuyển trọng tâm sang AI.

“Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển,, chiến lược All Intelligence của Huawei được thiết kế để giúp các ngành tận dụng tối đa cơ hội mới”, bà cho hay.

Tong bài phát biểu chào đón năm 2024 đăng trên trang web công ty, ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết: “Chúng tôi đã vượt qua cơn bão. Giờ đây, chúng tôi đã trở lại đúng hướng và kỳ vọng kết thúc năm 2023 với doanh thu hơn 700 tỷ nhân dân tệ (98,5 tỷ USD)”. Có nghĩa, doanh thu của hãng tăng 9% so với 2022 và trở lại mức được thấy lần cuối vào năm 2020, dù vẫn kém con số 123 tỷ USD của 2019.

Ông Hu nêu một số ví dụ cho thấy Huawei đang hồi phục sau khi bị Mỹ áp lệnh cấm, khiến họ không thể tiếp cận nhiều công nghệ quan trọng. Khi các cơn bão hoành hành ở Trung Quốc vào tháng 7/2023, gây hư hại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng liên lạc ở nhiều địa điểm, Huawei đã cùng các hãng viễn thông nỗ lực đưa mạng trở lại trực tuyến.

Tại Indonesia, nhóm kỹ sư của hãng đã triển khai mạng lưới thông tin dọc đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung chỉ trong 120 ngày. Hay tại Mỹ Latinh, một khách hàng của Huawei bị quá tải mạng, yêu cầu mở rộng khẩn cấp trong vòng 26 ngày và hãng đã “biến điều không thể thành có thể”.

Sang năm 2024, ông Hu cho biết thiết bị sẽ là một trong những mảng kinh doanh chính được tập trung mở rộng. Hãng thừa nhận sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. “Biến động địa chính trị và kinh tế sẽ nảy sinh, rào cản công nghệ và thương mại cũng sẽ tiếp tục tác động đến thế giới”, ông dự báo.

Về triển vọng năm 2024, ông Ken Hu nói: “Trước đây, chúng tôi không bỏ cuộc trước áp lực ngày càng tăng, cũng như không cho phép bị cuốn theo những lời khen. Con đường phía trước còn gập ghềnh nhưng lịch sử sẽ ưu ái những ai có niềm tin vững vàng”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Nhà đồng sáng lập Reddit Alexis Ohanian: Muốn thành công thì cần có tư duy của người lướt sóng

Theo một chia sẻ mới đây, nhà đồng sáng lập Reddit, Alexis Ohanian, cho biết nếu muốn thành công trong công việc và cuộc sống, con người cần huấn luyện não bộ với tư duy của người lướt sóng.

Nhà đồng sáng lập Reddit Alexis Ohanian: Muốn thành công thì cần có tư duy của người lướt sóng
Nhà đồng sáng lập Reddit Alexis Ohanian: Muốn thành công thì cần có tư duy của người lướt sóng

Theo người đồng sáng lập Reddit, Alexis Ohanian, những người thành công nhất trong cuộc sống là những người có thể nhận ra các cánh cửa cơ hội và biết khi nào cũng như cách để nắm bắt nó. Và điều này có ở tư duy của người lướt sóng.

Trong một bài phát biểu với các sinh viên tại trường cũ của mình, Đại học Virginia, nhà đồng sáng lập này cho rằng “tư duy của một người lướt sóng” có thể giúp bạn thành công trong cả cuộc sống và công việc kinh doanh.

Những người lướt sóng cần rèn luyện sự kết hợp giữa sự kiên nhẫn, tập trung và bình tĩnh để đánh giá chính xác con sóng nào là tốt nhất để bắt và cưỡi, và con sóng nào sẽ khiến họ bị “nhấn chìm”.

Ohanian cho biết khả năng kiên nhẫn chờ đợi cơ hội thích hợp mà không ngủ quên trên chiến thắng của thành công trong quá khứ hoặc đau khổ vì bất kỳ cơ hội nào đã bị bỏ lỡ là một đặc điểm rất quan trọng của người thành công (và sẽ thành công).

“Tư duy này là tư duy đúng đắn cho một cuộc sống tốt đẹp. Nếu bạn dành toàn bộ thời gian trên tấm ván đó chỉ để lo lắng về con sóng mình vừa bỏ lỡ, bạn sẽ bỏ lỡ những con sóng tiếp theo. Nếu bạn dành thời gian chỉ để mơ mộng và cố gắng hồi tưởng lại một con sóng tuyệt vời mà bạn đã có, bạn cũng có thể bỏ lỡ con sóng tiếp theo.”

Nói cách khác, bạn cần có khả năng học hỏi từ những thất bại trong quá khứ và vượt qua chúng để tận dụng mọi cơ hội trong tương lai. Bài học này đặc biệt đúng trong kinh doanh.

“Trong kinh doanh, bạn sẽ luôn bắt gặp cả thất bại lẫn cơ hội”.

Các biểu tượng công nghệ từ Bill Gates đến Steve Jobs đều coi việc vượt qua nỗi sợ thất bại là chìa khóa thành công của họ.

Các nhà tâm lý học cũng đồng ý rằng, những người thành công nhất thường là những người coi thất bại của mình là bài học và tiếp tục chấp nhận những rủi ro cần thiết thay vì lo sợ hay trốn tránh nó.

Ohanian cũng là một minh chứng cho điều này. Vào năm 2005, nhà sáng lập này và Steve Huffman đã bị quỹ đầu tư khởi nghiệp Y Combinator từ chối khi họ giới thiệu một ứng dụng di động đặt hàng thực phẩm với công nghệ tiên tiến.

Ohanian cho biết, sự từ chối được coi là một “thất bại lớn” vào thời điểm đó. Nó đưa anh và Huffman sau đó đã quay lại với Y Combinator với ý tưởng về Reddit. Y Combinator cuối cùng đã đầu tư 12.000 USD.

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ quảng cáo của Reddit năm 2023 là hơn 800 triệu USD, tăng hơn 20% so với một năm trước đó. Hiện nền tảng có khoảng hơn 50 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và hơn 1.5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Nền tảng này mới đây cũng công bố kế hoạch IPO trong năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft hợp tác với Semafor giúp phóng viên sử dụng AI trong sản xuất nội dung

Ngày 5/2, Microsoft công bố thoả thuận hợp tác với nền tảng truyền thông Semafor, cùng các tổ chức tin tức khác để giúp phóng viên sử dụng AI trong sản xuất nội dung.

Microsoft hợp tác với Semafor giúp phóng viên sử dụng AI trong sản xuất nội dung
Microsoft hợp tác với Semafor giúp phóng viên sử dụng AI trong sản xuất nội dung

Theo bài đăng của gã khổng lồ phần mềm trên blog, thông qua hợp tác này, tập đoàn sẽ hỗ trợ các tổ chức xác định và xây dựng quy trình, cũng như chính sách trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có trách nhiệm để thu thập tin tức và ứng dụng kinh doanh.

Cùng ngày, Semafor phát hành nền tảng tin tức “Signals” – nơi các phóng viên có thể sử dụng sự trợ giúp của những công cụ từ OpenAI và Microsoft, cung cấp cho độc giả phân tích và thông tin chuyên sâu liên quan những tin tức mới nóng.

Chi tiết tài chính của thoả thuận không được tiết lộ, trong bối cảnh Microsoft và OpenAI đang đối mặt vụ kiện vi phạm bản quyền nội dung của tờ New York Times (NYT) liên quan việc sử dụng trái phép nội dung trong đào tạo công nghệ AI.

Cuối tháng 12, NYT chính thức đệ đơn kiện OpenAI và Microsoft, cáo buộc hai công ty này đã tự ý thu thập hàng nghìn bài viết đã được báo này xuất bản để huấn luyện AI.

“Bằng những công cụ chatbot AI, hai công ty trên đã tìm cách lợi dụng sự đầu tư khổng lồ của New York Times vào các sản phẩm báo chí. Qua đó, họ hướng đến việc tạo nên các sản phẩm thay thế dù chưa có sự cho phép hay trả phí”, trích cáo buộc của một trong những tờ báo lớn nhất Mỹ vào thời điểm đó.

Trong nhiều tháng qua, vấn đề bản quyền đã trở thành đề tài tranh cãi kịch liệt trong lĩnh vực AI tạo sinh – tên gọi chung cho các AI có thể sáng tạo âm thanh, hình ảnh…

Để hoàn thiện sản phẩm AI của mình, các công ty phải cung cấp dữ liệu đầu vào cho máy tính và cho phép nó tìm hiểu, điều chỉnh để cải thiện hiệu suất. Quá trình này gọi là huấn luyện AI, hay còn có tên là học máy.

Dữ liệu đầu vào thường là các thông tin được đăng tải trên các báo, sản phẩm âm nhạc, hội họa… Hầu hết các bên phát triển AI tạo sinh đều thu thập những dữ liệu này từ Internet mà không xin phép tác giả.

Ngày càng nhiều đơn vị xuất bản, nhạc sĩ, họa sĩ ở Mỹ đang tìm đến các luật sư để yêu cầu các công ty AI trên phải trả tiền cho việc làm đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon ra mắt Amazon Rufus giúp người dùng mua sắm nhờ vào trợ lý AI

Amazon công bố trợ lý AI Amazon Rufus hỗ trợ người dùng tìm kiếm và mua sắm sản phẩm trực tuyến bằng cả văn bản và giọng nói.

Amazon ra mắt Amazon Rufus
Amazon ra mắt Amazon Rufus, trợ lý AI mua sắm trực tuyến mới

Theo đó, khách hàng chỉ cần nhập văn bản hoặc nói vào câu hỏi đặt tại thanh tìm kiếm trên ứng dụng di động của Amazon và cửa sổ trò chuyện sẽ xuất hiện.

Hiện tại người dùng có thể đặt những truy vấn mang tính đàm thoại như “Sự khác biệt giữa giày chạy địa hình và đường bộ là gì?” hoặc so sánh giữa các loại máy pha cafe.

“Rufus cải thiện trải nghiệm khách hàng khi họ có thể dễ dàng tìm và khám phá những sản phẩm tốt nhất phù hợp với nhu cầu”, trích bài đăng của Amazon trên blog.

Gã khổng lồ bán lẻ cho hay, Rufus sử dụng danh mục sản phẩm, đánh giá và hỏi đáp của khách hàng, cũng như thông tin trên website để trả lời các câu hỏi.

Amazon cho biết họ đang thử nghiệm tính năng này với một nhóm nhỏ người dùng ở Mỹ và dự định sẽ triển khai tính năng này trên toàn quốc trong những tuần tới.

Giám đốc điều hành Andy Jassy cho biết công ty có kế hoạch kết hợp AI tổng quát (Generative AI) trên tất cả các hoạt động kinh doanh.

Amazon đã tung ra nhiều công cụ và dịch vụ AI có tính sáng tạo trong những tháng gần đây, tận dụng cơn sốt do ChatGPT của OpenAI tạo ra.

Công ty đã thử nghiệm các công cụ AI để trả lời câu hỏi của người mua hàng và tóm tắt đánh giá, cũng như tính năng AI để giúp người bán bên thứ ba viết danh sách.

Ngoài hoạt động kinh doanh bán lẻ, Amazon còn giới thiệu Q, một chatbot dành cho doanh nghiệp và Bedrock, một dịch vụ AI tổng quát dành cho khách hàng trên nền tảng đám mây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google giải thích về tin đồn AI đang thay thế nhân viên hỗ trợ quảng cáo

Ông Philipp Schindler, phó chủ tịch cấp cao của Google, giải thích rằng AI đang được sử dụng để mang lại ROI trên quy mô lớn hiệu quả hơn chứ không phải để thay thế toàn bộ nhân viên.

Google giải thích về tin đồn AI đang thay thế nhân viên quảng cáo
Google giải thích về tin đồn AI đang thay thế nhân viên quảng cáo

Theo đó, Google muốn làm rõ rằng nền tảng không có kế hoạch thay thế nhân viên bán quảng cáo của mình bằng AI.

Ông Philipp Schindler, phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc kinh doanh của Google, nhấn mạnh rằng những đợt tái cơ cấu tổ chức gần đây là đều hướng tới việc nâng cao hiệu quả của các dịch vụ của nền tảng (trả lời các thắc mắc liên quan đến việc nhà quảng cáo có thể khó nhận được hỗ trợ hơn nếu họ phải tương tác với AI).

Phía Google cho biết:

  • “Tôi muốn nói rõ rằng, khi chúng tôi tái cơ cấu nhân sự, mục tiêu của quá trình này là mang lại những dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn và thông minh hơn.”
  • “Chúng tôi không tái cơ cấu vì AI đang thay thế nhiều nhân viên. Chỉ là chúng tôi nhận thấy có những cơ hội quan trọng nếu biết tận dụng AI, nó thực sự có thể mang lại ROI trên quy mô lớn”.

Câu trả lời của Google liên quan đến việc gần đây nhiều nhà quảng cáo đã bày tỏ lo ngại về vấn đề giao tiếp với nhân viên Google, lo ngại rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu AI thay thế con người. Tuy nhiên, Google phủ nhận mọi ý định thay thế các kênh giao tiếp với nhà quảng cáo bằng AI.

Google sa thải 12.000 nhân viên vào năm 2023, thêm vào đó, Google gần đây đã công bố kế hoạch tiếp tục sa thải nhân viên trong năm 2024.

Việc sa thải hàng loạt đã làm dấy lên suy đoán về khả năng thay thế nhân viên bằng AI – đặc biệt là trong nhóm Giải pháp khách hàng toàn cầu (GCS) của Google, đây là tổ chức bán hàng tập trung vào việc hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trái ngược với những suy đoán này, lãnh đạo Google Schindler xác nhận rằng GCS trên thực tế là kênh phát triển nhanh nhất của Google và vì vậy Google thực sự đang thực hiện các điều chỉnh cần thiết để hỗ trợ cho GCS nhiều hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Masan đạt hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan trong năm 2023 ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng 40% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận kỷ lục của Masan Consumer Holdings và khả năng sinh lời bền vững của WinCommerce bất chấp tiêu dùng suy yếu.

Doanh thu của Masan đạt hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023
Doanh thu của Masan đạt hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023

Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã MSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán quý IV/2023 và cả năm 2023.

Theo đó, năm 2023 tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần tăng gần 3% so với năm 2022, đạt 78.252 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 1.950 tỷ đồng, giảm hơn 49%.

Riêng quý IV/2023, doanh thu của Masan đạt 20.782 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 942 tỷ đồng, giảm gần 36%.

Đến cuối năm 2023, dòng tiền tự do của Masan được cải thiện lên 7.454 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 887 tỷ đồng trong năm 2022.

Lợi nhuận mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi tăng trưởng hơn 40%.

Trong năm 2023, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan tiếp tục ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (EBIT) tăng trưởng 40,1% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận kỷ lục của Masan Consumer Holdings (MCH) và khả năng sinh lời vững bền của WinCommerce (WCM – đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ WIN/WinMart/WinMart+) bất chấp tiêu dùng suy yếu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế vi mô và vĩ mô.

The CrownX (TCX) – nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp của Masan, hợp nhất WCM và MCH ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 2,6% so với cùng kỳ, mang lại doanh thu 57.684 tỷ đồng trong năm 2023 bất chấp sự suy yếu của tiêu dùng. Doanh thu ghi nhận 15.980 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

WCM đóng góp hơn một nửa doanh thu của The CrownX với 30.054 tỷ đồng trong năm 2023 và 7.653 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng lần lượt 2,3% và 3% so với cùng kỳ nhờ tác động tích cực của việc mở cửa hàng mới, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cửa hàng được chuyển đổi và thành công trong việc nâng cấp mô hình cửa hàng.

Trong năm 2023, WCM đã mở mới 312 cửa hàng WinMart+, trong đó có 67 cửa hàng được mở mới trong quý IV/2023. Cũng trong năm 2023, WCM đã nâng cấp tổng cộng 1.615 cửa hàng, chiếm 46% mạng lưới cửa hàng tiện lợi. Kết thúc năm 2023, WCM đang vận hành tổng cộng 3.633 cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc.

Ngoài ra, chương trình Hội viên WIN cũng thu hút 8 triệu người tham gia, góp 55% tổng doanh thu của WCM.

MCH ghi nhận 29.066 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,4% so với năm 2022 và 7.431 tỷ đồng EBITDA. Trong quý IV/2023, MCH tiếp tục đạt lợi nhuận sau thuế kỷ lục với mức tăng trưởng 30,5% so với cùng kỳ, trong khi vẫn duy trì mức hàng tồn kho lành mạnh.

Trong năm 2023, chiến lược “Go Global” với điểm nhấn là thương hiệu Chin-su mang lại doanh thu xuất khẩu 1.005 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ năm 2020 đến năm 2023, tổng doanh xuất khẩu thương hiệu này đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) mạnh mẽ ở mức 31%.

Bên cạnh đó, các ngành hàng chủ chốt gồm chăm sóc sức khỏe gia đình, cá nhân, gia vị và thực phẩm tiện lợi của MCH tăng trưởng lần lượt 39,4%, 18,2%, 8,8% so với cùng kỳ. Doanh thu đến từ nhóm sản phẩm đổi mới, sáng tạo đạt 1.284 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp 54% vào tăng trưởng doanh thu LFL.

Biên lợi nhuận gộp của MCH đạt mức cao kỷ lục 44,9% trong năm 2023, tăng đáng kể từ 40,1% trong năm 2022 trên cơ sở LFL.

Trên cơ sở LFL, biên EBITDA được cải thiện từ 24% trong năm 2022 lên 25,6% trong năm 2023. Để đảm bảo sự ổn định của biên lợi nhuận trong năm 2024, MCH đã chốt phần lớn giá cho nguyên vật liệu sản xuất cho đến nửa cuối năm 2024.

Trong năm 2023, Masan MEATLife (MML) đóng góp 6.984 tỷ đồng cho Masan, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu tăng ở tất cả các phân khúc, ngoại trừ gà trang trại.

Với việc tích hợp vào chương trình hội viên WIN, các sản phẩm MEATDeli tại các cửa hàng của WCM đạt doanh số bán hàng hàng ngày trên mỗi điểm bán tăng mạnh 33%. EBITDA của MML chuyển biến tích cực lên 266 tỷ đồng nhờ việc tăng thêm 157 tỷ đồng từ thịt chế biến và cải thiện đáng kể biên lợi nhuận của thịt lợn tươi có thương hiệu.

Phúc Long đạt doanh thu 1.535 tỷ đồng trong năm 2023. Chuỗi đồ uống nâng cao khả năng sinh lời bằng cách tối ưu hóa số lượng ki-ốt, đạt 255 tỷ đồng EBITDA, tăng 30,6% so với cùng kỳ.

Đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi.

Năm 2024, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất trong khoảng từ 84.000 – 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ. Đây là kết quả kinh doanh dự kiến tương ứng với các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô.

Lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số (Core NPAT Pre – MI) dự kiến trong khoảng 2.290 – 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.

Bên cạnh đó, Masan sẽ tiếp tục giảm đòn bẩy để cải thiện bảng cân đối kế toán, giảm lợi ích ở các mảng kinh doanh không cốt lõi trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.

Trong mức doanh thu khoảng từ 84.000 – 90.000 tỷ đồng đặt ra cho năm 2024, TCX dự kiến sẽ đóng góp khoảng 63.000 – 68.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng từ 9 – 18% so với năm 2023. Trong đó, doanh thu thuần của MCH dự kiến đạt từ 32.500 – 36.000 tỷ đồng và WCM dự kiến đạt từ 32.500 – 34.000 tỷ đồng.

PLH dự kiến đạt 1.790 – 2.170 tỷ đồng doanh thu, tương ứng mức tăng trưởng 17 – 41% so với cùng kỳ.

MML dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 7.100 – 7.800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 2 – 12% so với cùng kỳ nhờ tập trung đầu tư vào mảng kinh doanh thịt chế biến và giảm quy mô trang trại chăn nuôi gà.

MHT dự kiến đạt doanh thu thuần từ 15.000 – 15.800 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 6 – 12% so với cùng kỳ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Masan vẫn là một trong các doanh nghiệp thuộc ngành hàng FMCG lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Huawei vượt qua Apple để trở thành “Market Leader” tại thị trường Trung Quốc

Theo báo cáo của Counterpoint Research, Huawei Technologies đã trở lại vị trí số 1 trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc trong hai tuần đầu năm nay sau khi đối thủ Apple nắm giữ vị trị số 1 tại thị trường tỷ dân trong năm 2023.

Huawei vượt qua Apple để trở thành "Market Leader" tại thị trường Trung Quốc
Huawei vượt qua Apple để trở thành “Market Leader” tại thị trường Trung Quốc

Sự trở lại của Huawei đánh dấu lần đầu tiên gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc giành lại vị trí dẫn đầu về doanh số (sales) điện thoại thông minh ở đại lục kể từ khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty.

Hồi tháng 5/2019, Huawei bị Mỹ thêm vào danh sách đen thương mại, khiến hoạt động kinh doanh điện thoại ăn nên làm ra một thời của công ty bị tê liệt.

Huawei ghi nhận doanh số bán điện thoại thông minh tại Trung Quốc đại lục tăng lên vào đầu năm nay sau khi Apple chứng kiến doanh số iPhone trong quý 4/2023 sụt giảm.

Màn hồi sinh của Huawei bắt đầu bằng việc bất ngờ ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 Pro 5G vào tháng 8 năm ngoái. Đây là mẫu điện thoại được trang bị bộ vi xử lý nâng cao Kiri900S và HarmonyOS – cả hai đều được phát triển trong nước.

Tuy nhiên, báo cáo của Counterpoint Research chỉ ra rằng Huawei vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía Apple và các hãng điện thoại nội địa khác, bao gồm Xiaomi, Oppo và Vivo.

Dữ liệu của Counterpoint cho thấy doanh số điện thoại phân khúc cao cấp tại Trung Quốc tăng 37% trong năm ngoái, bất chấp ngành công nghiệp điện thoại thông minh toàn cầu suy yếu.

Trong khi Apple dẫn đầu phân khúc thị trường này tại thị trường khổng lồ này trong nửa đầu năm ngoái. Tuy nhiên đến quý 3, doanh số của nhà sản xuất iPhone bắt đầu sụt giảm khi mà các hãng Trung Quốc, dẫn đầu là Huawei, có đà tiến lên mạnh mẽ.

Trong quý 4 và cả năm ngoái, Apple là nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc đại lục, theo báo cáo của công ty nghiên cứu công nghệ IDC.

(Theo SCMP)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người Việt chi bao nhiêu tiền để mua áo dài trên sàn thương mại điện tử

Số liệu từ nền tảng theo dõi thương mại điện tử Metric cho thấy trong tháng 12/2023, người tiêu dùng Việt Nam đã chi khoảng 41,2 tỷ đồng để mua áo dài trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

Theo đó, 224.200 sản phẩm được giao thành công trong tháng 12. Lượng đơn hàng này được đặt từ 2.200 gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên chỉ có 10.700 sản phẩm phát sinh lượt bán, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Metric cho biết tất cả số liệu tổng hợp đã được lọc bỏ đơn ảo và các sản phẩm quà tặng. Theo báo cáo, các sản phẩm áo dài trong phân khúc giá 200.000 – 500.000 đồng, được người dùng chọn nhiều. Tuy doanh thu có xu hướng giảm, đây vẫn là phân khúc giá được người dùng quan tâm nhất cho trên các sàn thương mại điện tử lúc này.

Trong khi đó, phân khúc 50.000 – 100.000 đồng chứng kiến doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ. Các sản phẩm trong phân khúc này chủ yếu là phụ kiện đi kèm như quần mặc cùng áo dài. Hiện 10 thương hiệu áo dài có doanh thu bán hàng cao nhất chiếm gần 11% thị phần toàn thị trường.

Xu hướng mua sắm trang phục Tết của người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử phần nào phản ánh tình trạng thắt chặt chi tiêu so với mọi năm.

Theo Metric, trước tình hình kinh tế được dự báo là khó khăn trong năm 2024, người bán cần tối ưu nguồn hàng và giá vốn sản phẩm để có sự cạnh tranh bền vững trong thời gian tới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Diageo: Chúng tôi không đánh đổi giá trị thương hiệu để lấy thị phần trong ngắn hạn

Dù đã mất thị phần trong 70% danh mục sản phẩm của mình trong 6 tháng tính đến cuối tháng 12. CEO Diageo cho biết sẽ không dựa vào các chương trình khuyến mãi về giá để thúc đẩy tăng trưởng thị phần ngắn hạn, thứ sẽ gây tổn hại đến giá trị thương hiệu.

CEO Diageo: Chúng tôi không đánh đổi giá trị thương hiệu để lấy thị phần trong ngắn hạn
CEO Diageo: Chúng tôi không đánh đổi giá trị thương hiệu để lấy thị phần trong ngắn hạn

Thúc đẩy tăng trưởng thị phần được coi là ưu tiên chính của Diageo khi mới đây gã khổng lồ ngành F&B này báo cáo doanh số bán hàng giảm trong nửa đầu năm tài chính 2023.

Tuy nhiên, dù đã mất thị phần trong tới 70% danh mục sản phẩm của mình trong 6 tháng tính đến cuối tháng 12. CEO Diageo cho biết sẽ không dựa vào các chương trình khuyến mãi về giá để thúc đẩy tăng trưởng thị phần ngắn hạn, thứ sẽ gây tổn hại đến giá trị thương hiệu.

Diageo là doanh nghiệp đứng sau các thương hiệu đồ uống (rượu mạnh) đình đám như Johnnie Walker, Guinness và Don Julio. Doanh số bán hàng hữu cơ (organic sales) của Diageo giảm 0,6% trong 6 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2023. Trong khi doanh số bán hàng theo số lượng giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa đầu năm 2023, Diageo chỉ nắm giữ hoặc tăng thị phần trong 30% danh mục bán hàng của thương hiệu. Trong khi Diageo chứng kiến nhiều số liệu khả quan tại các thị trường như châu Âu hay ở Trung Quốc và Canada, thị phần tại thị trường hàng đầu là Mỹ đã giảm đến 17 điểm cơ bản trong 6 tháng tính đến cuối tháng 12.

CEO Diageo, Bà Debra Crew, chia sẻ: “Chúng tôi không quan tâm đến việc giành được thị phần ngắn hạn nếu điều đó phải trả giá bằng giá trị tài sản thương hiệu (Brand Equity) do các chương trình khuyến mãi về giá.”

“Vì vậy, việc phục hồi thị phần sẽ là ưu tiên hàng đầu của Diageo trong tương lai.”

“Nhưng cần phải rõ ràng, chúng tôi đang tập trung vào việc thực hiện điều này một cách đúng đắn đó là giành được thị phần chất lượng cao.”

Thị phần là thước đo sức khỏe vô cùng quý giá đối với thương hiệu. Số liệu cho thấy hơn một nửa (50,9%) marketer tin rằng việc tăng thị phần là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với bộ phận Marketing.

Thay vì tận dụng hoạt động quảng cáo rầm rộ, Diageo đang tìm cách cải thiện hoạt động phân phối các thương hiệu mà công ty đã để mất thị phần thông qua các hoạt động Trade Marketing (cả on-trade và off-trade), đồng thời tận dụng sự đổi mới, đặc biệt là trong danh mục rượu whisky. Kích hoạt thương hiệu (Brand Activation) cũng sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng đối với Diageo.

Đầu tư vào tiếp thị bền vững (Sustained marketing) cũng là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng thị phần của Diageo. Giám đốc tài chính Lavanya Chandrashekar của Diageo nói với các nhà đầu tư rằng Diageo cam kết đầu tư vào các hoạt động Marketing một cách “nhất quán” và “liên tục” để đạt được mục tiêu của mình.

Ngân sách Marketing của Diageo tăng 3,8% trong nửa đầu năm 2023.

“On-trade” là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghiệp rượu bia và đồ uống để chỉ các hoạt động mua bán và tiêu thụ sản phẩm tại các địa điểm như quán bar, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng có dịch vụ phục vụ thức ăn và đồ uống trực tiếp cho khách hàng.

Ngược lại với “off-trade,” nơi mà sản phẩm được bán lẻ để mang về và tiêu thụ tại nhà, “on-trade” là về việc cung cấp dịch vụ tại chỗ. Những địa điểm “on-trade” thường là nơi khách hàng có thể ngồi và thưởng thức thức ăn và đồ uống tại chỗ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Apple vừa chấp thuận đạo luật mới của EU (và sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các ứng dụng)

Chính sách mới trên App Store được cập nhật nhằm tuân thủ quy định của Liên minh Châu Âu đang hứng chịu làn sóng phản ứng dữ dội. Nhiều CEO cho rằng Apple đang cố tìm cách thu lợi từ những điều khoản không rõ ràng trong Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), theo Yahoo Finance.

Apple vừa chấp thuận đạo luật mới của EU (và sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các ứng dụng)
Apple vừa chấp thuận đạo luật mới của EU (và sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các ứng dụng)

Trong quá khứ, Apple và một số đại gia công nghệ khác được ví như “người gác cổng”. Theo lý thuyết, hãng phải tuân thủ quy định thúc đẩy cạnh tranh trên nền tảng kỹ thuật số. Tuy nhiên, Apple lại cố gắng lách luật, bằng cách áp đặt mức thuế cao hơn với nhà phát triển bên thứ ba.

Quy định mới của EU buộc Apple phải mở cửa cho các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba, tương tự như nền tảng Windows 11. Trên Windows 11, bất kỳ ai cũng có thể tạo, bán ứng dụng mà không phải trả phí cho Microsoft.

Đối với Android cũng vậy, tuy nhiên, Google hạn chế ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba hiển thị ở vị trí ưu tiên. Hãng kiểm soát chặt chẽ ứng dụng và dịch vụ mặc định trên nền tảng.

Ngoài ra, EU cũng buộc Google phải hỏi ý kiến người dùng trước khi đặt công cụ tìm kiếm của hãng làm mặc trên trên thiết bị điện thoại mới.

Nhưng Apple là trường hợp hoàn toàn khác, hãng đã chặn hầu hết dịch vụ mua bán ứng dụng như Xbox Game Pass và NVIDIA GeForce Now. Có lẽ Apple cho rằng công ty sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để kiếm tiền từ người dùng ứng dụng nếu họ có thêm nhiều lựa chọn thay thế trên nền tảng.

Hiện, Microsoft đang nỗ lực phát triển ứng dụng và cửa hàng trò chơi dành riêng cho hệ điều hành iOS cũng như Android với hy vọng Ủy ban Châu Âu cho phép hoạt động. Đáng buồn thay, có vẻ như Apple đã tìm ra cách để tránh tuân thủ đầy đủ quy định.

CÁC CEO LÊN TIẾNG CHỈ TRÍCH

Chủ tịch Microsoft Gaming Sarah Bond nhận định chính sách mới của đại gia công nghệ là “bước đi sai hướng” và kêu gọi Apple “lắng nghe phản hồi” nhiều hơn. Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Spotify Daniel Ek chỉ trích Apple luôn có “hành vi xấu” trong nhiều năm qua.

“Theo điều khoản mới, nếu chúng tôi ở lại App Store và chuyển sang cung cấp phương thức thanh toán riêng biệt, chúng tôi sẽ phải trả mức hoa hồng 17% và khoản phí trị giá 0,5 EURO cho mỗi lần cài đặt trong năm sau khi cán mốc 1 triệu lượt download”, CEO Ek tiếp tục, “Điều này tương đương với việc chúng tôi phải đối mặt với tình trạng tương tự hoặc thậm chí tệ hơn khi áp dụng bộ quy tắc cũ.

Và nếu chúng tôi xóa ứng dụng khỏi App Store và chỉ sử dụng cửa hàng ứng dụng thay thế, một số khoản phí vẫn tồn tại. Vì vậy, chúng tôi phải trả tiền cho mỗi lần cài đặt hoặc cập nhật ứng dụng, ngay cả đối với những người không còn sử dụng dịch vụ nữa, từ đó chi phí mua lại khách hàng có thể tăng gấp nhiều lần so với hiện tại”.

Mozilla, Epic Games và nhiều công ty khác đồng loạt chỉ trích Apple về bộ quy tắc mới, cho rằng bản cập nhật quy định tạo ra nhiều rào cản, thách thức và thuế ẩn cho nhóm nhà phát triển đang nỗ lực xây dựng ứng dụng không phụ thuộc vào hệ sinh thái Apple.

DMA của EU cũng quy định Apple phải cho phép các công cụ trình duyệt thay thế hoạt động trên iOS. Tuy nhiên, Apple đang cố gắng gây khó khăn cho nhiều công cụ trình duyệt bên thứ ba như Chromium với một loạt rào cản khắc nghiệt. Rõ ràng, đề xuất của Apple không mang đến cho người dùng lựa chọn khả thi bằng cách khiến những trình duyệt thay thế trở nên phức tạp, khó thao tác.

Giám đốc Điều hành Epic Games kiêm đồng sở hữu trò chơi phổ biến Fortnite cũng chỉ trích Apple, “Việc độc quyền quyết định công ty nào được phép cạnh tranh và đưa ra một loạt điều khoản khắt khe, Apple đang nhạo báng thị trường tự do”.

TUÂN THỦ “CHO CÓ”

Lập trường phản cạnh tranh lâu đời của Apple đã biến hãng trở thành công ty giàu có bậc nhất trong vài thập kỷ qua, từ đó xây dựng hệ sinh thái toàn diện mang lại nhiều trải nghiệm phụ ẩn đằng sau lý do muôn thuở “quyền riêng tư”.

Khoản phí hoa hồng của Apple đối với nhà phát triển và gánh nặng tuân thủ quy định khiến ngay cả những công ty lớn nhất cũng không thể cạnh tranh với dịch vụ mặc định hãng sở hữu, mang lại lợi thế hoàn toàn không công bằng cũng như làm “xói mòn” cảm xúc nhóm người dùng sẵn sàng trải nghiệm một số dịch vụ thay thế.

Ví dụ, nếu bạn đăng ký tài khoản trên NVIDIA GeForce Now hoặc Xbox Game Pass, Apple không muốn bạn có quyền truy cập vào các dịch vụ đó trên nền tảng của hãng, nhưng cũng không cung cấp được tính năng tương tự.

Nhiều chuyên gia nhận định hành vi của Apple làm giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng đồng thời gia tăng giá thành và kìm hãm đổi mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnEconomy

Doanh thu quảng cáo tại Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134.9 tỷ USD cho Meta năm 2023

Năm 2023, Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134,9 tỷ USD cho Meta, công ty mẹ Facebook và Instagram.

Doanh thu tại Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134.9 tỷ USD cho Meta năm 2023
Doanh thu tại Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134.9 tỷ USD cho Meta năm 2023

Meta Platforms ghi nhận doanh thu liên quan đến Trung Quốc tăng trưởng đều đặn do sức hút mạnh mẽ từ các nhà quảng cáo ở đại lục, khi các thương hiệu nội địa tranh giành người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài.

Năm 2023, Trung Quốc chiếm 10% tổng doanh thu 134,9 tỷ USD của Meta, tăng từ mức 6% trong hai năm trước đó, theo kết quả tài chính vừa được Meta công bố hôm 2/2.

Giám đốc tài chính Susan Li cho biết, thương mại trực tuyến và game được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà quảng cáo ở Trung Quốc nhằm tiếp cận người dân ở các thị trường khác. Bà nói thêm rằng, doanh số bán hàng tại đại lục đóng góp 5 điểm phần trăm vào tổng tăng trưởng doanh thu năm ngoái.

Quốc gia này cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu của Meta ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2023, ở mức 38%, tăng từ 27% năm 2022.

Dù Trung Quốc chặn nhiều ứng dụng truyền thông xã hội quốc tế như X (trước đây là Twitter), YouTube của Google, Facebook và Instagram của Meta, điều đó không thể ngăn cản nước này trở thành nhà quảng cáo hàng đầu trên các nền tảng.

Chẳng hạn, Reuters đưa tin năm 2022 về việc Trung Quốc là thị trường quảng cáo ở nước ngoài phát triển nhanh nhất và là một trong những nguồn doanh thu ngoài Mỹ lớn nhất của X. Trung Quốc cũng là thị trường quảng cáo lớn nhất của Meta ở châu Á vào năm 2017, theo báo cáo của New York Times năm đó.

Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009. Để có thể tiếp cận thị trường đại lục, CEO Meta Mark Zuckerberg đã đến đây trong hai năm 2016 và 2017. Dù vậy, cả hai nỗ lực đều bất thành và không thể khiến ứng dụng được chấp thuận.

Cũng trong ngày 2/2, Meta cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro địa chính trị, tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.

Meta đã báo cáo lợi nhuận 14 tỷ USD trong quý IV năm ngoái, vượt dự báo của các nhà phân tích khi doanh thu tăng lên 40,1 tỷ USD trong giai đoạn này. Công ty cho biết người dùng hàng tháng của Facebook là 3,07 tỷ.

Vào cuối năm 2021, Facebook đã đổi tên công ty mẹ thành Meta Platforms để phản ánh tầm nhìn của Zuckerberg về thế giới ảo, “metaverse“, sẽ là nền tảng điện toán lớn tiếp theo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Trung Quốc: Là nền kinh tế số 2 thế giới nhưng người dân phải ‘thắt lưng buộc bụng’, nhiều người đổ xô đi mua hàng giảm giá, tiết kiệm vài nghìn đồng/món cũng cảm thấy hài lòng

Người dân Trung Quốc đang sinh sống tiết kiệm hơn

Nikkei Asia viết, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng đổ xô đến các cửa hàng tiện lợi bán đồ ăn nhẹ (snack store) gần nhà với những mặt hàng giảm giá. Số lượng cửa hàng đã tăng gấp 3, lên tới 25.000 kể từ năm 2022 tại nhiều nơi của Trung Quốc. Điều này diễn ra trong bối cảnh người tiêu dùng nước này đang trở nên tiết kiệm hơn.

Cục Thống kê Quốc gia báo cáo chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 của nước này tăng 0,2%, tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 14 năm.

Công ty nhân sự Zhaopin cũng báo cáo rằng mức lương trong các bản tin tuyển dụng đã giảm so với cùng kỳ trong quý từ tháng 10 đến tháng 12. Người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao của mình khi sự cải thiện việc làm và thu nhập diễn ra chậm chạp.

Tại cửa hàng Super Ming ở thành phố phía đông Nam Kinh, các kệ hàng chất đầy đồ ăn nhẹ đóng gói sẵn và thực phẩm ăn liền. Bánh quy socola chip của một thương hiệu đến từ Mỹ được bán với giá 4,90 nhân dân tệ mỗi túi, hơn 16 nghìn đồng – thấp hơn đáng kể so với giá 6,40 nhân dân tệ (hơn 21 nghìn đồng) ở siêu thị địa phương hay 8,50 nhân dân tệ (hơn 28 nghìn đồng) ở cửa hàng bách hóa tiện lợi khác. Cũng có sự chênh lệch về giá tương tự ở nhiều sản phẩm khác nhau của các nhà sản xuất Trung Quốc hay Nhật Bản.

“Tôi chỉ tốn 80 nhân dân tệ để mua hai túi chứa đầy đồ ăn nhẹ. Nó gần nơi làm việc của tôi nên tôi đến đây hàng tuần”, một người phụ nữ bước ra khỏi cửa hàng cho biết.

Tại các khu vực thành thị của Trung Quốc, nhiều cửa hàng sẽ bán thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày sắp hết hạn với giá thấp hơn, nhưng các sản phẩm tại Super Ming không những có giá phải chăng mà ngày sản xuất cũng rất mới.

Một nhân viên cửa hàng cho biết: “Chúng tôi đang cắt giảm số lượng bên trung gian. Giá của chúng tôi thấp đến mức các cửa hàng nhỏ hay tiệm tạp hóa gia đình cũng mua sản phẩm từ chúng tôi”.

Được biết, các snack store với hàng giảm giá quản lý hàng tồn kho dễ dàng hơn các siêu thị cũng bán thực phẩm chế biến sẵn. Họ cũng có thể đảm bảo lợi nhuận bằng cách tăng sự quay vòng hàng hóa. Tỷ lệ hàng hoá bán ra và được lấp đầy trở lại tại các snack store là khoảng 15 ngày, so với 40 đến 50 ngày của siêu thị.

Xu hướng mua đồ tại “snack store” lan rộng

Super Ming ra đời từ năm 2019 tại tỉnh Giang Tây. Các cửa hàng của thương hiệu này đã tăng gấp bốn lần từ khoảng 700 vào cuối năm 2022 lên hơn 2.900 cửa hàng vào cuối năm 2023.

Vào mùa thu năm 2023, công ty mẹ của Busy For You, một chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhẹ giảm giá khác, đã mua lại 88% cổ phần trong công ty quản lý của Super Ming, theo nhà cung cấp dữ liệu doanh nghiệp Qichacha và các nguồn khác.

Busy For You, được thành lập tại tỉnh Hồ Nam vào năm 2017, đã tăng gấp đôi số cửa hàng từ năm 2022 lên hơn 4.000 vào tháng 10 năm 2023. Super Ming và Busy For You có tổng cộng 7.000 cửa hàng tính đến năm ngoái. Quy mô của hai thương hiệu này đã mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh với các đơn vị sản xuất và có thể giảm chi phí mua hàng.

Wanchen Group, công ty điều hành đối thủ Haoxianglai, cũng đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới lên hơn 10.000 cửa hàng vào năm 2025 từ hơn 4.100 cửa hàng hiện nay.

Mặc dù các siêu thị lớn và hoạt động mua sắm trực tuyến rất phổ biến ở Trung Quốc, nhưng các snack store bán hàng giảm giá truyền thống vẫn có chỗ đứng. Chúng có giá cả cạnh tranh như giá của các nhà bán lẻ trực tuyến lớn và cũng có lợi thế là sự gần gũi, thuận tiện.

Huaxi Securities ước tính có chỗ để mở 87.500 cửa hàng tiện lợi bán đồ ăn nhẹ giảm giá ở Trung Quốc đại lục.

Sự lan rộng của hoạt động kinh doanh giảm giá không chỉ giới hạn ở đồ ăn nhẹ. HotMaxx, công ty điều hành các cửa hàng ở Thượng Hải và những nơi khác, đã mở một cửa hàng lớn ở thành phố Hàng Châu vào tháng 12, tự quảng cáo mình là “vua bán hàng của Thượng Hải”.

HotMaxx bán thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày sắp hết hạn sử dụng với giá rẻ. Cửa hàng Hàng Châu mới cũng sẽ bán giày và quần áo của các thương hiệu thể thao.

Công ty Dingdong cũng khai trương một siêu thị giá rẻ ở Thượng Hải vào tháng 11, bán rau tươi, gia vị, đồ ăn nhẹ và nhiều mặt hàng khác.

Tham khảo Nikkei Asia

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Nhịp sống thị trường

Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới

Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới khi vượt qua Elon Musk với khối tài sản hơn 211 tỷ USD.

Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới
Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới

Bảng xếp hạng tỷ phú theo thời gian thực của Forbes cho thấy tài sản của Arnault hiện là hơn 211 tỷ USD, sau khi tăng 23,6 tỷ USD ngày 26/1. Trong khi đó, Elon Musk hiện chỉ sở hữu 198 tỷ USD.

Cổ phiếu Tesla giảm tới 13% hôm 25/1 và chỉ tăng nhẹ 0,3% hôm qua. Nguyên nhân là do Elon Musk cảnh báo doanh thu công ty có thể tăng trưởng chậm năm nay, do hãng này tập trung vào mẫu xe điện thế hệ mới, giá rẻ hơn, sẽ được sản xuất từ giữa năm sau. Việc này khiến tài sản của Elon Musk giảm tới 18 tỷ USD chỉ trong một phiên.

Ngược lại, cổ phiếu của LVMH tăng vọt trong phiên 26/1, đóng cửa với mức tăng 12,8%. Nguyên nhân là hãng này công bố doanh thu năm 2023 cao hơn dự báo, với 86,15 tỷ euro (93,3 tỷ USD), đồng thời nâng mức trả cổ tức hàng năm.

LVMH hiện là tập đoàn xa xỉ có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Hãng này sở hữu 70 thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, như Sephora, Tiffany & Co, Givenchy, Christian Dior, Dom Perignon and Moët Hennessy.

Năm 2021, LVMH mua hãng trang sức Tiffany & Co với giá gần 16 tỷ USD. Đây được coi là thương vụ lớn nhất ngành xa xỉ trên thế giới. Agache, công ty riêng của Arnault, cũng đứng sau một quỹ đầu tư mạo hiểm có tên Aglaé Ventures. Forbes cho biết công ty này đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp như Netflix hay ByteDance – công ty mẹ TikTok.

Arnault hiện là CEO kiêm Chủ tịch LVMH. Ông có 5 người con, đều làm việc cho LVMH. Gần đây, ông bổ nhiệm hai con trai vào HĐQT LVMH. Trước đó, hai người con khác của ông cũng đã làm thành viên HĐQT tập đoàn này. Mục đích của Arnault là củng cố quyền kiểm soát của gia đình với đế chế hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lenovo: Những ngày tồi tệ nhất đã qua nhờ vào Chip AI

Lenovo, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, dự đoán máy tính trang bị chip trí tuệ nhân tạo (AI Chip) sẽ làm sống lại nhu cầu thị trường PC hiện đang chậm chạp.

Lenovo: Những ngày tồi tệ nhất đã qua
Lenovo: Những ngày tồi tệ nhất đã qua

Amar Babu, Chủ tịch Lenovo châu Á – Thái Bình Dương, người phụ trách hoạt động ở Đông Nam Á, Australia, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Đài Loan (Trung Quốc), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia rằng có “sự phấn khích xung quanh toàn bộ danh mục PC AI”.

Ông chia sẻ việc điều chỉnh hàng tồn kho đang được tiến hành trên thị trường PC và Lenovo “tin rằng điều tồi tệ nhất đã ở phía sau”. Tuy nhiên, công ty vẫn “lạc quan một cách thận trọng” về dự báo này.

“Từ đây, chúng ta sẽ bắt đầu thấy tăng trưởng trở lại”, sếp lớn Lenovo nói.

Theo kết quả sơ bộ của hãng nghiên cứu thị trường IDC, các lô hàng PC toàn cầu vào năm 2023 đã giảm 13,9% so với năm 2022, đánh dấu năm giảm thứ hai liên tiếp. Nhu cầu PC, vốn tăng vọt trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 do xu hướng làm việc tại nhà và học từ xa, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Các hãng công nghệ Mỹ như Microsoft và Intel đang đặt cược vào một loại PC AI mới cho phép mọi người sử dụng AI hiệu quả hơn bằng cách xử lý dữ liệu trên chính thiết bị.

Ông Babu cho biết Lenovo cũng “tập trung rất nhiều vào việc xây dựng chiến lược AI” thông qua hợp tác với các công ty này. Ông chỉ ra những người mua PC trong thời kỳ đầu Covid-19 sẽ trở lại và mua mới thiết bị.

Ngoài mảng kinh doanh thiết bị như PC và điện thoại thông minh, Lenovo còn kinh doanh một loạt các sản phẩm dịch vụ khác như máy chủ và dịch vụ công nghệ thông tin. Ông Babu dự đoán AI tạo sinh được ứng dụng rộng rãi sẽ nâng cao nhu cầu về mọi thứ, từ dịch vụ đám mây đến máy chủ công ty và thiết bị cá nhân.

Về hoạt động kinh doanh của Lenovo tại châu Á – Thái Bình Dương, ông nhấn mạnh công ty sẽ tăng cường nỗ lực phát triển thị trường Ấn Độ, sau các thị trường như Nhật Bản, Australia và Đông Nam Á, nơi Lenovo là nhà sản xuất máy tính hàng đầu. Lenovo hiện đứng thứ hai ở Ấn Độ, sau HP. Mục tiêu của hãng là trở thành số 1.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Giá trị thị trường (Market Value) là gì? Cách xác định giá trị thị trường

Giá trị thị trường trong tiếng Anh có nghĩa là Market Value, là khái niệm được sử dụng phổ biến để mô tả quy mô hay độ lớn của các doanh nghiệp trên thị trường. Vậy giá trị thị trường là gì, cách xác định giá trị thị trường (công thức tính) ra sao và hơn thế nữa. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Giá trị thị trường (Market Value) là gì
Giá trị thị trường (Market Value) là gì

Giá trị thị trường (Market Value) là gì?

Giá trị thị trường (còn được gọi là OMV hoặc “giá trị thị trường mở”) là giá trị tính bằng tiền được sử dụng để mô tả độ lớn hay quy mô của một doanh nghiệp cụ thể trên thị trường.

Giá trị thị trường cũng thường được sử dụng để chỉ vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp giao dịch công khai (trên sàn chứng khoán). Giá trị thị trường được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.

Trong khi với các công ty đại chúng (đã IPO hay niêm yết trên sàn chứng khoán), giá trị thị trường rất dễ tính toán, với các doanh nghiệp chưa niêm yết, việc tính toán giá trị thị trường có thể khó khăn hơn vì nó liên quan đến nhiều loại giấy tờ có thể không có sẵn hoặc chưa được xác nhận (chưa kiểm toán).

Khái niệm giá trị thị trường cũng được sử dụng phá phổ biến trong cả kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.

Giá trị thị trường trong tiếng Anh có nghĩa là Market Value.

Thấu hiểu khái niệm giá trị thị trường (Market Value).

Giá trị thị trường (Market Value) của một doanh nghiệp là một dấu hiệu quan trọng được sử dụng để đánh giá về một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư coi đây là chỉ số để xem xét về tiềm năng hay triển vọng của một doanh nghiệp.

Giá trị thị trường được xác định bằng cách định giá hoặc bội số mà nhà đầu tư áp dụng cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như giá trên doanh thu, giá trên thu nhập hay giá trị doanh nghiệp trên EBITDA, v.v. Doanh nghiệp được định giá (Valuation) càng cao thì giá trị thị trường càng lớn.

Một số thông tin cần biết khác về khái niệm giá trị thị trường.

  • Giá trị thị trường là giá mà một tài sản có được trên thị trường và thường được sử dụng để chỉ giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp.
  • Giá trị thị trường có bản chất biến động vì chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ điều kiện vận hành của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp đến các yếu tố bên ngoài thị trường (cả vĩ mô và vi mô).

Giá trị phi thị trường là gì?

Giá trị phi thị trường là mức giá trị được ước tính cho một tài sản tại thời điểm thẩm định giá. Giá trị phi thị trường không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng của tài sản hay những lợi ích mà tài sản đó có thể mang lại trong quá trình sử dụng.

Bản chất dễ biến động của giá trị thị trường.

Về bản chất, giá trị thị trường có thể dao động khá lớn theo thời gian và bị ảnh hưởng đáng kể bởi chu kỳ kinh doanh. Giá trị thị trường lao dốc trong thời kỳ thị trường giá xuống đi kèm với suy thoái kinh tế và tăng giá trong thời kỳ thị trường giá lên xảy ra trong quá trình mở rộng kinh tế.

Giá trị thị trường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, khả năng sinh lời, gánh nặng về nợ và môi trường thị trường.

Ví dụ về giá trị thị trường và công thức tính giá trị thị trường.

Ví dụ: Công ty X và Công ty B đều có thể có doanh thu hàng năm là 100 triệu USD, nhưng nếu X là một công ty công nghệ đang phát triển nhanh trong khi B là một nhà bán lẻ đã lạc hậu thì giá trị thị trường của X nhìn chung sẽ cao hơn đáng kể so với Công ty B.

Trong ví dụ trên, Công ty X có thể giao dịch với bội số doanh thu (sales multiple) là 5, điều này có nghĩa là giá trị thị trường của doanh nghiệp này hiện là 500 triệu USD, trong khi Công ty B có thể giao dịch với bội số doanh thu là 2, và giá trị thị trường của doanh nghiệp này chỉ là 200 triệu USD.

Như bạn có thể thấy, doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng và sinh lời càng cao thì được định giá càng cao hay có giá trị thị trường càng cao và ngược lại.

Giá trị thị trường của một doanh nghiệp có thể khác biệt đáng kể so với giá trị sổ sách hoặc vốn chủ sở hữu của các cổ đông.

Một cổ phiếu thường bị coi là bị định giá thấp nếu giá trị thị trường của nó thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách, có nghĩa là cổ phiếu đang giao dịch ở mức chiết khấu khá thấp so với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.

Giá trị sổ sách (book value) còn được gọi là giá trị thực và nó có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị ngầm của một doanh nghiệp.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ giá trị thị trường (Market Value).

  • Sự khác biệt giữa giá trị thị trường (Market Value) và giá trị sổ sách (Book Value) là gì?

Trong khi giá trị thị trường đề cập đến giá trị của doanh nghiệp biến động theo các điều kiện bên ngoài của thị trường hay nhận định (kỳ vọng) của nhà đầu tư, giá trị sổ sách là giá trị tính trên các giấy tờ hiện có, đây là giá trị chính xác tính theo các tài sản cụ thể được đưa vào sổ sách (ghi chép).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải thích của MarketingTrips cho câu hỏi giá trị thị trường là gì, cách tính giá trị thị trường và các kiến thức hữu ích khác xoay quanh khái niệm giá trị thị trường.

Hy vọng với những thông tin có được, bạn giờ đây có thể dễ dàng tính toán giá trị của một doanh nghiệp, hiểu được tầm quan trọng của giá trị thị trường (Market Value) để từ đó không ngừng tìm cách để gia tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường và hơn thế nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà thuốc An Khang: Từ lạc quan mở rộng thần tốc đến bi quan dừng đột ngột và lỗ hơn 300 tỷ đồng mỗi năm

Năm 2022, Thế Giới Di Động lỗ 306 tỷ đồng sau khi triển khai chiến lược mở rộng ồ ạt. Năm 2023, công ty tạm ngưng mở rộng để tập trung tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chi phí để hướng đến vận hành có lợi nhuận nhưng kết quả lỗ tiếp 343 tỷ đồng.

Nhà thuốc An Khang: Từ lạc quan mở rộng thần tốc đến bi quan dừng đột ngột và lỗ hơn 300 tỷ đồng mỗi năm
Nhà thuốc An Khang: Từ lạc quan mở rộng thần tốc đến bi quan dừng đột ngột và lỗ hơn 300 tỷ đồng mỗi năm

Hồi năm 2022, chuỗi nhà thuốc An Khang từng liên tục thay đổi về chiến lược. Trong nửa đầu năm đó, An Khang mở rộng mạnh mẽ, tăng từ 178 cửa hàng lên 510 cửa hàng chỉ trong 6 tháng.

Đây là giai đoạn mà ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động cho rằng, muốn kiếm lợi nhuận trong ngành thuốc thì thời điểm này là phù hợp để tăng trưởng mô hình chuỗi nhà thuốc.

Đến tháng 7/2022, An Khang bổ nhiệm ông Đoàn Văn Hiểu Em làm Tổng giám đốc. Khi đó, ông Hiểu Em cho biết, tốc độ mở chuỗi của An Khang đang vượt qua kỳ vọng ban đầu của Ban giám đốc và có thể hoàn thành sớm kế hoạch 800 cửa hàng trong năm 2022. Ông cũng tự tin cuối năm 2022 An Khang sẽ có lãi và doanh thu là 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 3 tháng sau đó An Khang chỉ nâng được số cửa hàng lên 529 vào cuối tháng 10/2022 và ông Hiểu Em cho biết công ty sẽ dừng mở rộng chuỗi An Khang vì thị trường “quá nhiều biến đổi và khó khăn”.

Đến cuối năm 2022, số nhà thuốc An Khang giảm xuống chỉ còn 500. Đồng thời, báo cáo tài chính của Thế Giới Di Động cũng cho biết An Khang ghi nhận lỗ 306 tỷ đồng năm 2022.

Bước sang năm 2023, ban lãnh đạo công ty cho biết, chỉ có những cửa hàng có biên lợi nhuận dương được giữ lại. Mục tiêu tối thượng năm nay của An Khang là có lợi nhuận.

Trong thông điệp gửi cổ đông Thế Giới Di Động năm 2023, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng cho biết, sau khi đạt quy mô 500 nhà thuốc vào cuối năm 2022, công ty đã tạm ngưng mở rộng để tập trung tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chi phí để hướng đến vận hành có lợi nhuận.

Tuy nhiên, theo số liệu thực tế của năm nay, An Khang chịu lỗ tiếp 343 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ trong 2 năm trở lại đây lên gần 650 tỷ đồng. Số lượng cửa hàng tăng nhẹ trong nửa đầu năm, sau đó đóng bớt vào những tháng cuối năm.

Theo “Định hướng kinh doanh năm 2024” của Thế Giới Di Động, công ty đã không còn nhắc đến hai từ “lợi nhuận” khi nói về mục tiêu của An Khang. Thay vào đó, Thế Giới Di Động muốn tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước 31/12/2024.

Cụ thể, Thế Giới Di Động sẽ đầu tư chiều sâu để biến An Khang thành chuỗi dược phẩm hàng đầu về chăm sóc sức khỏe: Đa dạng hóa danh mục sản phẩm; đảm bảo đủ thuốc; nâng cao chất lượng đội ngũ dược sĩ; áp dụng công nghệ để mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe thuận tiện và tốt nhất cho khách hàng.

Năm 2024, An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà My | Markettimes

Hơn 17 triệu sản phẩm được bán ra trên Amazon đến từ các đối tác bán hàng Việt Nam

Theo Báo cáo do Amazon Global Selling công bố, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2023, các đối tác bán hàng Việt Nam đã xuất khẩu và bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên gian hàng của Amazon. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt qua Amazon tăng 50%, đóng góp vào bức tranh xuất khẩu năng động của đất nước. Trong khi đó, số lượng đối tác bán hàng trên Amazon tăng hơn 40%.

Top 5 danh mục sản phẩm từ các đối tác bán hàng Việt Nam bán chạy nhất trên Amazon gồm: Nhà cửa, Nhà bếp, Sức khoẻ & Chăm sóc cá nhân, May mặc, Làm đẹp. Đại diện Amazon Global Selling Việt Nam đánh giá, danh mục này phản ánh kinh nghiệm sản xuất lâu năm và các mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như nội thất, trang trí nhà cửa, may mặc.

Đặc biệt, với sự thăng hạng và mới nổi của các ngành hàng đang trên đà tăng tốc trong các năm gần đây như sức khỏe & chăm sóc cá nhân, và ngành làm đẹp, bức tranh xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam ngày càng mở rộng, mang đến nhiều hơn lựa chọn danh mục sản phẩm cho khách hàng toàn cầu.

Nhiều nhà bán hàng đã ghi nhận tăng trưởng doanh thu đáng kể. Trong đó, Abera – thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Made-in-Vietnam đạt được doanh thu triệu đô trong chưa đầy 1 năm lên Amazon, uy tín thương hiệu được nâng cao với chỉ số đánh giá tích cực đạt 95%. Đáng chú ý, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao gấp 5-6 lần cho thấy tiềm năng của Abera trong việc chuyển đổi quyết định mua hàng của khách hàng toàn cầu.

Thương hiệu thời trang Lamer – được sáng lập bởi bà Vũ Thị Thu Thủy đã nhận được hơn 2.000 đơn hàng trong 9 tháng mở bán trên nên tảng TMĐT này. Sau 1 năm, doanh thu các sản phẩm chủ đạo đã tăng trưởng 250%. Năng lực sản xuất của Lamer hiện có thể cung cấp hơn 300.000 sản phẩm mỗi năm.

Trong khi đó, Equo – một thương hiệu chuyên sản xuất ống hút từ cỏ bàng, gạo, mía,… dù từng gọi vốn thất bại trên Shark Tank Việt Nam, đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với năm trước đó sau khi bán hàng trên Amazon.

Theo Amazon Global Selling, nếu các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam được trang bị đầy đủ và tăng tốc xuất khẩu qua TMĐT, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C tại Việt Nam có thể đạt 296.300 tỷ đồng vào năm 2027.

“Hiện nay, có khoảng 2 triệu đối tác bán hàng của Amazon trên khắp thế giới. Sản phẩm do các đối tác bán hàng bên thứ ba chiếm 60% tổng lượng sản phẩm bán ra trên Amazon.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã góp mặt trong cộng đồng đối tác bán hàng ngày càng lớn mạnh này. Việt Nam là một mắt xích cung ứng mới nổi của thương mại điện tử toàn cầu”, ông Eric Broussard – Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon Khối Đối tác bán hàng quốc tế nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Thế Giới Di Động đặt mục tiêu lãi 2024 gấp 14 lần

Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu chỉ tăng 5%, lên 125.000 tỷ năm nay, còn lợi nhuận gấp hơn 14 lần, dự kiến đạt 2.400 tỷ đồng.

Thế Giới Di Động đặt mục tiêu lãi 2024 gấp 14 lần
Thế Giới Di Động đặt mục tiêu lãi 2024 gấp 14 lần

Kế hoạch kinh doanh này vừa được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) thông qua, và dự kiến trình cổ đông trong phiên họp thường niên sắp tới.

Dù mục tiêu lợi nhuận năm nay tăng mạnh so với mức chưa tới 200 tỷ đồng năm 2023, con số này vẫn thấp hơn so với trung bình giai đoạn 2020-2022. Ba năm này, lãi ròng của MWG khoảng 3.900-4.900 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2023, “đế chế” bán lẻ của ông Nguyễn Đức Tài ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh trước những biến động của thị trường, từ ảnh hưởng khi tham gia cuộc chiến về giá cho tới sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng.

Doanh thu của MWG không giảm quá mạnh so với cùng kỳ, vẫn đạt gần 118.300 tỷ đồng nhờ “chiến lược giá rẻ” trong nửa cuối năm. Nhưng lợi nhuận sau thuế giảm tới 96%, chỉ còn gần 168 tỷ đồng – mức thấp nhất 10 năm.

Kết quả này đến từ diễn biến kém khả quan của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh – hai chuỗi bán lẻ điện máy và điện thoại di động “xương sống” của doanh nghiệp này.

Doanh thu hai chuỗi này lần lượt đạt hơn 28.000 tỷ và 55.000 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với năm 2022. Ban lãnh đạo cho biết với đặc tính nhóm hàng giá trị cao và sử dụng lâu dài, các sản phẩm kinh doanh tại hai chuỗi này bị ảnh hưởng nặng nề trước nhu cầu yếu và tâm lý tiêu dùng tiết kiệm.

Điểm tích cực là Bách Hóa Xanh – chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu – đã hòa vốn trong tháng 12. Doanh thu của chuỗi này tăng 17% năm 2023, đạt 31.600 tỷ đồng.

Thực phẩm tươi sống tăng trưởng 35-40%, được đánh giá là mảng lợi thế giúp thu hút khách hàng. Nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu cũng tăng 5-10% nhờ triển khai nhiều chương trình khuyến mãi. Tuy vậy, chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng này vẫn lỗ hơn 1.200 tỷ đồng. Lỗ lũy kế sau 8 năm của Bách Hóa Xanh là khoảng 8.606 tỷ đồng.

Trước khó khăn của thị trường, quý cuối năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Trần Huy Thanh Tùng và ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO hai chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh – chỉ nhận cùng mức lương chưa tới 4 triệu đồng cho ba tháng. Trước đó, cả ba nhân sự chủ chốt của Thế Giới Di Động đều không nhận lương trong quý III.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

5 cách tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 cho Marketer

Nền tảng quảng cáo của Microsoft (Microsoft Advertising) mới đây đã chia sẻ một số cách mà Digital Marketer có thể tận dụng để tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 với 5 cách sau đây
Tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 với 5 cách sau đây

Về tổng thể, khi sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ đang làm thay đổi cách người dùng tiếp cận và tương tác với thương hiệu, bối cảnh làm tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing cũng đang trải qua quá trình thay đổi tương ứng.

Bối cảnh mới đòi hỏi những người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng cần một cách tiếp cận phức tạp và thành thạo hơn về mặt công nghệ. Làm chủ thế giới digital marketing ngày nay có nghĩa là marketer phải tận dụng được sức mạnh của các công nghệ tiên tiến như AI tổng quát (Generative AI), thử nghiệm nhiều định dạng quảng cáo đa dạng cùng với đó là các phương pháp thực hành bền vững và hơn thế nữa.

Để giúp người làm digital marketing có nhiều cách hơn trong việc tối ưu hoá chiến lược của mình, dưới đây là một số gợi ý rất đáng để tham khảo khi xây dựng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số trong năm 2024.

Khai thác sức mạnh của các công cụ AI tổng quát (Generative AI).

Kể từ lúc ra đời và trở nên phổ biến nhanh chóng ngay sau đó, các công cụ ứng dụng AI tổng quát như ChatGPT hay Google Bard đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều marketer.

AI tổng quát đã tạo ra một cuộc cách mạng hóa cách người làm marketing thu hút người tiêu dùng, xây dựng ý tưởng, sáng tạo nội dung và nâng cao năng suất của chính marketer. AI tổng quát có thể hoạt động như một “đối tác” sáng tạo và “người hỗ trợ” cho mọi thứ – tất cả các công việc đơn giản hàng ngày.

Với các công cụ AI tổng quát, người làm marketing có thể dễ dàng tạo ra hình ảnh, video tương tác hay các nội dung quảng cáo hấp dẫn. Những công cụ này đã và đang trao quyền nhiều hơn cho các marketer trong việc cá nhân hoá nội dung với người tiêu dùng, tương tác xuyên suốt và nhiều hơn thế nữa.

Vào năm 2024 này và xa hơn nữa, các công cụ AI sẽ tác động ngày càng nhiều đến nhiều khía cạnh khác nhau của quảng cáo  —  từ xây dựng nội dung quảng cáo đến tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo. Các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay Microsoft cũng đang ngày càng ứng dụng nhiều hơn sức mạnh của AI vào nền tảng.

Tận dụng các định dạng quảng cáo đa dạng để thu hút và tương tác với khách hàng mục tiêu.

Trong thế giới làm digital marketing, khả năng xây dựng các định dạng (nội dung) quảng cáo khác nhau luôn là một trong các chìa khoá quan trọng để thúc đẩy hiệu suất quảng cáo.

Điều này đòi hỏi nhiều kiến thức và chuyên môn về nền tảng, công nghệ, thiết bị, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Với những khả năng này, các digital marketer có thể quản lý các chiến dịch quảng cáo được lập trình (Programmatic Advertising) đa kênh (omni channel) và xuyên các kênh (cross-channel) một cách hiệu quả.

Tính linh hoạt bên cạnh đó là nền tảng để khai thác những hành vi đang thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và đảm bảo rằng các thông điệp của thương hiệu đang được chuyển đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm và trên đúng thiết bị.

Trong khi hiếm có một giải pháp nào là hoàn hảo cho mọi thương hiệu, mục tiêu chính là xây dựng các nội dung quảng cáo hấp dẫn có khả năng thu hút sự chú ý và quan tâm của đối tượng mục tiêu.

Để làm được điều đó, các marketer cần sử dụng các định dạng quảng cáo khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu và sở thích khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, quá trình này cũng có nghĩa là họ cần tìm kiếm cho mình các đối tác hỗ trợ, các agency phù hợp với kỳ vọng, mục tiêu và ngân sách của mình.

Một chiến lược Digital Marketing tận dụng nhiều định dạng quảng cáo phù hợp sẽ không những giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, lưu lượng truy cập (traffic) mà còn cả doanh số bán hàng.

Tập trung vào tính bền vững và đa dạng.

Theo công bố mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thị trường ngày nay, người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao những thương hiệu có ý thức xã hội thể hiện cam kết đối với các vấn đề quan trọng như môi trường, tính toàn diện và sự đa dạng.

Các hoạt động thân thiện với môi trường là nền tảng để xây dựng niềm tin vào thương hiệu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm xây dựng các chiến lược ủng hộ các phương pháp thân thiện với môi trường, ủng hộ việc giảm lượng khí thải carbon trong các chiến dịch Marketing, hay đưa Net Zero vào mục tiêu của doanh nghiệp.

Nói đến khái niệm tiếp thị toàn diện hay Inclusive Marketing, marketer có thể gọi phương pháp này theo một tên gọi khác đó là tiếp thị có mục đích. Chiến lược liên quan đến việc xây dựng niềm tin, giá trị được chia sẻ và tính toàn diện vào mọi tương tác của khách hàng.

Từ phát triển sản phẩm đến chiến dịch quảng cáo, Inclusive Marketing là một chiến lược có khả năng mang lại kết quả tốt khi nghiên cứu của Microsoft đã chỉ ra rằng có đến 85% người tiêu dùng có nhiều khả năng chọn các thương hiệu mà họ tin tưởng và ủng hộ hơn.

Về bản chất, marketing toàn diện hay quảng cáo toàn diện sẽ được thể hiện theo 3 cách: nội dung của quảng cáo (bạn quảng cáo những gì), sự đa dạng của đối tượng mục tiêu (bạn quảng cáo cho ai) và cách bạn truyền tải thông điệp của mình (bạn quảng cáo như thế nào).

Tiếp cận người tiêu dùng theo hướng toàn diện và đa dạng không chỉ giúp thúc đẩy một hình ảnh thương hiệu tích cực mà còn thiết lập một thương hiệu dẫn đầu về marketing có đạo đức trong thời đại kỹ thuật số vốn rất cần niềm tin.

Ưu tiên tính minh bạch và thấu hiểu khách hàng dựa trên dữ liệu (Data-driven Insights).

Với sự phức tạp và phân mảnh trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads), các thương hiệu cần có khả năng hiển thị và kiểm soát nhiều hơn đối với chuỗi cung cấp quảng cáo có lập trình của mình.

Để có được sự minh bạch này, thương hiệu sẽ cần:

  • Kiểm tra và xác minh các đối tác và nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn và mong đợi của thương hiệu. Bằng cách áp dụng điều này vào thực tế, nhà quảng cáo có thể tránh được việc phải làm việc với những đối tác có thể khiến doanh nghiệp hoặc danh tiếng của thương hiệu gặp rủi ro.
  • Sử dụng các công cụ và tiêu chuẩn ví dụ như ads.txt để xác định và xác thực nguồn cung cấp (nơi thương hiệu có thể hiển thị quảng cáo).
  • Tối ưu hóa quy trình đặt giá thầu và mua quảng cáo bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích theo thời gian thực. Các hoạt động này sẽ cho phép thương hiệu cải thiện lợi tức đầu tư (ROI), tăng phạm vi tiếp cận, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và hơn thế nữa.

Tóm lại, xây dựng chiến lược và vận hành dựa trên tính minh bạch sẽ giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra những người ủng hộ trung thành cho thương hiệu, lẫn các tác động tích cực đến doanh nghiệp.

Thay đổi tư duy trong kỷ nguyên hậu cookies.

Trong bối cảnh ngành tiếp thị kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, việc ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba đặt ra một thách thức đáng kể cho người làm marketing và doanh nghiệp.

Sự thay đổi này, cùng với các quy định về quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi các thương hiệu phải có chiến lược và tư duy mới hướng tới các giải pháp có khả năng thay thế.

Các giải pháp này có thể bao gồm việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất để hiểu sâu hơn về đối tượng, quảng cáo theo ngữ cảnh phù hợp với các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, sử dụng các giải pháp nhận dạng để nhận dạng người dùng đa nền tảng và khai thác các giải pháp mới nổi ví dụ như các giao dịch được quản lý (curated deals).

“Curated deals” là một thuật ngữ sử dụng để mô tả các ưu đãi hoặc giao dịch mà đã được lựa chọn và tổ chức cẩn thận để đảm bảo chất lượng và giá trị. Thông thường, những ưu đãi được tạo ra thông qua việc tập trung vào việc chọn lọc những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt và giá trị hấp dẫn nhất để đưa ra cho người tiêu dùng.

Các trang web hoặc ứng dụng cung cấp curated deals thường sẽ có nhóm người làm việc chuyên nghiệp, người ta có thể gọi là “curators”, để theo dõi và chọn lọc những ưu đãi tốt nhất từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và năng lượng khi tìm kiếm những ưu đãi chất lượng trên thị trường. Curated deals có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ mua sắm trực tuyến đến du lịch, ẩm thực, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác.

Ví dụ: thông qua các giao dịch được quản lý, marketer có thể kết hợp nhiều giải pháp để kết nối với khách hàng ở mức độ sâu hơn đồng thời tôn trọng các lựa chọn về quyền riêng tư của họ.

Các giao dịch được quản lý (lựa chọn) là giải pháp kết hợp nhiều chiến thuật nhắm mục tiêu lại (re-targeting) với nhau nhằm mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng những gói sản phẩm, dịch vụ hay ưu đãi phù hợp nhất.

Bằng cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba, các thương hiệu có thể thúc đẩy mối quan hệ minh bạch hơn với khách hàng bằng cách trao đổi một cách cởi mở về việc sử dụng dữ liệu, chính sách quyền riêng tư và trao đổi giá trị dựa trên các thông tin của họ.

Thông qua các chiến lược này, thương hiệu không chỉ có thể chứng minh các nỗ lực marketing của mình trong tương lai mà còn phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư dữ liệu và các hoạt động quảng cáo có đạo đức.

Khi cả marketer và người tiêu dùng đang điều hướng đến một bối cảnh ngành digital marketing đang phát triển nhanh chóng, việc tập trung vào các giải pháp phù hợp sẽ đảm bảo rằng thương hiệu không chỉ có thể tồn tại được mà còn phát triển mạnh mẽ và bền vững trong kỷ nguyên mới này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook kỷ niệm 20 năm thành lập kể từ ngày lần đầu giới thiệu TheFacebook.com

Vào ngày 4/2, sinh viên Đại học Harvard tên là Mark Zuckerberg đã giới thiệu TheFacebook.com, một trang mạng xã hội dành cho các sinh viên cùng trường.

Facebook kỷ niệm 20 năm thành lập kể từ ngày lần đầu giới thiệu TheFacebook.com
Facebook kỷ niệm 20 năm thành lập kể từ ngày lần đầu giới thiệu TheFacebook.com

Hai mươi năm sau khi ra mắt, Facebook giờ đã là một “gã khổng lồ” công nghệ. Công ty này tiếp tục thể hiện sức mạnh bền bỉ sau khi chôn vùi những đối thủ cạnh tranh lừng lẫy một thời như MySpace và Friendster, đồng thời thiết lập một chỗ đứng khác biệt trong bối cảnh truyền thông xã hội đang phát triển ngày một cao.

Tính đến hiện tại, Facebook có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày và luôn duy trì mức độ quan trọng đáng kể, thường chiếm vị trí trung tâm trong nhiều cuộc tranh luận về văn hóa và chính trị của thế giới.

Facebook tạo nên sự khác biệt so với các nền tảng xã hội ban đầu khác nhờ tính độc quyền ban đầu và sự nhấn mạnh vào việc “trò chơi hóa” (gamification) các mối quan hệ xã hội thông qua “lượt thích,” bình luận, lượt chia sẻ và số lượng bạn bè, cùng với tính năng cung cấp tin tức cập nhật về cuộc sống của bạn bè và người thân quen cho người dùng.

Năm 2004, Facebook là trang web duy nhất của Harvard. Trong vài năm tiếp theo, trang web đã mở rộng, đầu tiên cho phép sinh viên từ các trường cao đẳng và đại học khác đăng ký, sau đó là học sinh trung học và các chuyên gia có địa chỉ email công ty.

Đến năm 2006, nhiều người dùng ban đầu đã già đi, khiến Facebook phải xây dựng mạng lưới thành viên rộng hơn. Việc sớm nắm bắt và chú trọng đến giới trẻ đã giúp Facebook trở thành một không gian để thế hệ Millennials (chỉ những người sinh cuối những năm 1980 và đầu 1990) cập nhật thông tin về gia đình, bạn bè của họ, cũng như thông báo các cập nhật lớn và nhỏ về cuộc sống cũng như đưa ra ý kiến của họ về mọi thứ.

Kết nối xã hội mạnh mẽ là điểm thu hút mấu chốt của Facebook, giúp tạo sự khác biệt với các trang truyền thông xã hội khác phát triển trong cùng thời kỳ. Một trong những cái tên từng là đối thủ đáng gờm nhất của mạng xã hội Facebook giai đoạn nửa cuối thập niên 2000 là MySpace.

Đây là trang truyền thông xã hội phổ biến nhất trong giai đoạn từ năm 2005-2008, tập trung mạnh vào mảng âm nhạc khi cho phép nghệ sỹ đăng bài hát lên nền tảng này.

Người dùng cũng có thể quản lý danh sách phát nhạc và gửi bài hát cho bạn bè trực tuyến của họ. MySpace đã cố gắng khẳng định mình như một nền tảng cho âm nhạc với kho nhạc khổng lồ lên tới 42 triệu bài. Nhưng việc thiếu khả năng bắt kịp nhu cầu người dùng cùng những trục trặc công nghệ đã khiến MySpace dần dần tụt lại.

Vào giữa năm 2011, số người dùng hoạt động hàng tháng của MySpace đã giảm xuống còn khoảng 35 triệu. Ngược lại, vào tháng Chín cùng năm đó, Facebook đã có gần 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Friendster, một trang mạng xã hội ra mắt vào năm 2002, cũng không trụ được lâu. Nền tảng này đã ngừng hoạt động vào tháng 6/2015 sau khi nỗ lực chuyển sang một mạng xã hội chuyên về trò chơi trước đó.

Facebook cũng giống Friendster ở chỗ nhấn mạnh vào việc duy trì kết nối với bạn bè và chia sẻ thú vui chung. Nhưng yếu tố chính dẫn đến sự sụp đổ của Friendster là các thành viên mới không có mối liên hệ chặt chẽ với những người dùng khác.

Điều này làm suy yếu cơ cấu và hạn chế khả năng phục hồi của Friendster, vốn dựa vào hoạt động tương tác tích cực giữa những người dùng. Khi MySpace và Friendster cạn kiệt sức lực, Facebook lại lấy đà thông qua đổi mới công nghệ và các vụ mua lại.

Vào tháng 4/2012, công ty đã mua lại nền tảng truyền thông xã hội tập trung vào hình ảnh Instagram với giá khoảng 1 tỷ USD. Chỉ một tháng sau, Facebook chính thức phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) với giá 38 USD/cổ phiếu.

Vào thứ Sáu tuần này (2/2), cổ phiếu của Meta Platforms Inc. (công ty được Facebook đổi tên vào năm 2021) đóng cửa ở mức gần 475 USD/cổ phiếu.

Ông Pablo Boczkowski, Giáo sư tại khoa Nghiên cứu truyền thông tại Đại học Northwesterni cho biết trong một lĩnh vực kinh tế đang thay đổi nhanh chóng, tồn tại được 20 năm là một kỳ tích đáng chú ý.

Theo ông, Facebook làm khá tốt trong việc cố gắng lắng nghe những gì khách hàng muốn và cung cấp một sản phẩm được tối ưu hóa. Ông Boczkowski lưu ý rằng việc cập nhật giao diện người dùng và thiết kế không thực sự là yếu tố cần thiết để các công ty công nghệ thành công.

Giống như Google, giao diện tìm kiếm của họ rất ít được điều chỉnh. Nhưng với Facebook, người dùng dễ dàng nhận thấy khá nhiều thay đổi trong những năm qua, dù không phải tất cả những điều chỉnh đó đều thành công.

Một phần sức mạnh bền bỉ của Facebook có thể đến từ khoản đầu tư vào các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger và WhatsApp (được mua lại vào năm 2014 với giá 16 tỷ USD).

Công ty cũng tham gia vào lĩnh vực phần cứng công nghệ vào năm 2014 khi mua công ty công nghệ thực tế ảo Oculus với giá 2 tỷ USD. Nói về WhatsApp, một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Brazil, Argentina và Italy, ông Boczkowski lưu ý rằng khả năng sử dụng miễn phí một nền tảng nhắn tin rất quan trọng đối với một phần rất lớn dân số  toàn cầu.

Bằng cách cung cấp dịch vụ này, công ty đã củng cố vai trò quan trọng của mình. 20 năm sau ngày ra mắt, Facebook – giờ là Meta – vẫn đứng vững vị trí dẫn đầu lĩnh vực mạng xã hội dù có những nền tảng khác xuất hiện như Twitter (đã đổi tên thành X) hay TikTok.

Công ty vẫn tiếp tục phát triển các nền tảng và dịch vụ mới, như vũ trụ ảo (metaverse), kính thực tế ảo Quest hay nền tảng mạng xã hội Threads. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội đã khiến Facebook trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề quyền riêng tư, thu thập dữ liệu và đảm bảo an toàn trực tuyến cho người dùng.

Facebook tăng cường hoạt động giám sát nền tảng của họ trong suốt hai thập kỷ tồn tại để đáp ứng các yêu cầu của giới chức. Họ đã mở các nhóm kiểm duyệt nội dung, thành lập các trung tâm kiểm tra thông tin để chống lại các nội dung sai lệch và có hại, đưa ra các quy tắc mới về quảng cáo và triển khai những công cụ số cho phép người dùng giới hạn thời gian sử dụng thiết bị.

Giờ đây, các quy định lớn về Internet sắp có hiệu lực ở Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh, khiến Facebook và các công ty khác có khả năng phải đối mặt với khoản tiền phạt hàng tỷ USD, bị chặn các dịch vụ, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ bị phát hiện vi phạm các quy tắc an toàn thông tin trực tuyến.

Nhưng bất chấp những yếu tố bất lợi, báo cáo kết quả tài chính mới nhất của Meta được công bố vào ngày 1/2 cho thấy doanh thu đã tăng 16% vào năm ngoái lên 134,9 tỷ USD. Lợi nhuận ròng cũng tăng 69% lên 39,1 tỷ USD.

Kỷ niệm hành trình hai thập kỷ của Facebook-Meta, một điều rõ ràng là nền tảng này không chỉ định hình cách con người kết nối và chia sẻ trong không gian Internet, mà còn đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của bối cảnh kỹ số toàn cầu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tác động của AI đối với nhân sự lĩnh vực công nghệ toàn cầu

Phân tích cho thấy khi các công ty công nghệ ngày càng mạnh tay đầu tư vào AI, nhân sự ở những bộ phận khác sẽ gặp rắc rối.

Khi công bố kết quả kinh doanh vào giữa tuần này, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ Google) đều nhắc đến các khoản đầu tư lớn vào trí tuệ nhân tạo (AI). Theo Fortune, thế giới có thể đang chứng kiến một cuộc chạy đua công nghệ mới.

Song song với đó, công chúng có thể cũng đang nhìn thấy trước những tác động của AI đến lực lượng lao động toàn cầu, bắt đầu từ những công ty AI lớn nhất. Đối với nhiều người, tương lai sau này có lẽ không thật dễ chịu.

Khi các gã khổng lồ công nghệ tăng cường rót vốn vào AI, họ cũng đồng thời giảm tốc độ tuyển dụng ở các lĩnh vực không liên quan đến AI. Trong một số trường hợp, họ đang cắt giảm nhân sự ở những bộ phận đó.

Ví dụ, Alphabet có khoảng 182.000 nhân viên vào cuối năm 2023, giảm so với hơn 190.000 người vào cuối năm 2022. Ông lớn này vẫn tiếp tục việc sa thải nhân sự trong năm 2024, dự kiến sẽ có thêm 1.000 người nữa mất việc.

Cùng lúc, chi phí vốn (capex) của Alphabet bật tăng vào năm ngoái và dự kiến sẽ tăng trưởng “đáng kể” hơn trong năm nay.

CFO Ruth Porat của Alphabet gần đây chia sẻ: “Quý IV/2023, capex của chúng tôi là 11 tỷ USD, công ty chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trong đó khoản chi lớn nhất là dành cho máy chủ, sau đó là trung tâm dữ liệu”.

“Capex bật tăng trong quý IV cho thấy công ty chúng tôi kỳ vọng về những ứng dụng đặc biệt mà AI có thể mang đến cho người dùng, các nhà quảng cáo, các nhà phát triển, khách hàng doanh nghiệp trong mảng đám mây và chính phủ toàn cầu…”, ông Porat tiếp tục.

Công ty mẹ của Google có vẻ cũng đang đầu tư vào AI để giảm chi phí vận hành của chính mình. Ông Porat cho biết “việc tinh giản hoạt động trên khắp Alphabet thông qua sử dụng AI” là một phần của kế hoạch tái cơ cấu chi tiêu.

Vị CFO nhấn mạnh rằng chiến lược trên sẽ dẫn đến việc cắt giảm nhân sự cũng như khiến “tốc độ tuyển dụng chậm lại đáng kể”.

Tại Microsoft, sự tập trung cao độ vào cuộc đua phát triển ứng dụng và dịch vụ AI cũng buộc gã khổng lồ này phải sa thải nhân viên trong các bộ phận khác.

Một năm trước, Microsoft đã sa thải khoảng 10.000 nhân viên. Đầu năm nay, công ty tiếp tục giảm thêm gần 2.000 người trong bộ phận phát triển trò chơi.

Ngay cả khi Microsoft tập trung tuyển dụng những lao động có chuyên môn về AI, số nhân sự của công ty tại thời điểm cuối năm 2023 vẫn thấp hơn 2% so với cuối năm 2022.

Và cũng giống như Alphabet, Microsoft dự tính sẽ đầu tư mạnh tay vào AI trong tương lai.

CFO của Microsoft là bà Amy Hood cho hay: “Chúng tôi dự đoán capex sẽ tăng mạnh, chủ yếu được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng đám mây và AI”.

Bà Hood nói thêm: “Động lực để chúng tôi mở rộng quy mô đầu tư vào hạ tầng đám mây và AI là nhu cầu của khách hàng và cơ hội lớn trên thị trường.

Khi mở rộng các khoản đầu tư này, chúng tôi vẫn sẽ tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động trên toàn hệ thống công nghệ và quản lý chi phí một cách có kỷ luật”.

Theo phân tích, tương tự như Alphabet, những nhân sự an toàn nhất ở Microsoft chính là những người làm công việc liên quan đến AI. Và điều này không chỉ đáng lưu tâm với nhân viên của cả hai công ty, mà còn đối với toàn lĩnh vực công nghệ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

CEO Gymshark: Từ nhân viên giao hàng đến sở hữu thương hiệu tỷ USD

Sinh viên trường danh giá bỏ học, làm shipper cho Pizza Hut: Vài năm sau ‘đổi đời’, trở thành tỷ phú với khối tài sản hơn 29.000 tỷ đồng. Đó là câu chuyện của CEO Gymshark.

CEO Gymshark: Từ nhân viên giao hàng đến sở hữu thương hiệu tỷ USD
CEO Gymshark: Từ nhân viên giao hàng đến sở hữu thương hiệu tỷ USD

Vào một ngày cuối năm 2021, Ben Francis (sinh năm 1992) đứng bên ngoài một cửa hàng đã đóng cửa trên phố Regent, nơi được mệnh danh là thánh địa mua sắm ở thủ đô nước Anh.

Mặc chiếc áo cộc tay do chính mình thiết kế, Ben Francis chia sẻ rằng Gymshark sẽ sớm mở cửa hàng đầu tiên tại đây. Mười tháng sau đó, mong muốn đó đã thành hiện thực.

Gymshark là công ty quần áo, phụ kiện thể thao mà Ben Francis thành lập trong nhà để xe của cha mẹ mình vào năm 2012. Vào năm 2023, giá trị tài sản ròng của anh đã đạt 1,2 tỷ USD, hơn 29 nghìn tỷ đồng, theo Forbes. Anh cũng nằm trong số những những người trẻ nhất lọt vào bảng xếp hạng Tỷ phú thế giới năm 2023.

Sinh ra ở West Midlands nước Anh, Ben Francis mơ ước trở thành một cầu thủ bóng đá. Tuy nhiên, anh nhanh chóng nhận ra rằng mình không đủ khả năng cho thể thao chuyên nghiệp.

Năm 17 tuổi, Ben đăng ký tập tại một phòng thể hình và tham gia các khóa học về công nghệ thông tin. Anh bắt đầu quan tâm đến các video thể hình trên YouTube và phát triển các ứng dụng đơn giản giúp người dùng tạo lịch tập luyện và truy cập các video giảm cân. “Chúng rất đơn giản, nhưng cho tôi cơ hội sáng tạo với niềm đam mê thể hình và công nghệ”, Ben Francis nói.

Năm 18 tuổi, Ben Francis thi đỗ vào Đại học Aston ở Birmingham. Ben Francis kiếm sống bằng nghề làm shipper, cụ thể là người chuyên giao bánh pizza cho Pizza Hut và dành thời gian rảnh rỗi trong phòng tập thể hình.

Không hài lòng với mức lương 8 USD/giờ (hơn 190.000 đồng/giờ), anh và người bạn Lewis Morgan bắt đầu bán thực phẩm bổ sung trên mạng. Nhờ mua số lượng lớn họ kiếm được một khoản lãi nhỏ. Họ lấy tên trang web là Gymshark.

Nhưng công việc kinh doanh này cũng nhiều khó khăn. Sau đó, đôi bạn quyết định lấy tiền lãi mua máy in và máy may để thiết kế may quần áo thể thao, sau đó bán qua mạng.

Năm 2013, Ben và Morgan thuê một gian hàng tại BodyPower để marketing sản phẩm tới các vận động viên. Sau đó, họ tặng miễn phí sản phẩm quần áo cho những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Từ đó giúp doanh số bán hàng hàng ngày tăng từ 450 lên 45.000 USD. Gymshark chi trung bình 500 USD/tháng cho những KOL.

Và để tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu Gymshark, Ben cũng đã quyết định bỏ học đại học.

Công ty của Ben đạt mức tăng trưởng trung bình 62%. Năm 2018, Gymshark khai trương trụ sở chính tại Soligulla. Sau đó, Ben Francis bắt đầu thiết lập các điểm giới thiệu sản phẩm ở các thành phố trên khắp thế giới.

Sau 6 năm thành lập, Gymshark đã đạt doanh thu hàng năm lên tới 100 triệu bảng Anh (hơn 3.000 tỷ đồng).

Ngày nay thương hiệu thời trang thể thao Gymshark là một trong những thương hiệu hot nhất của giới trẻ Anh. Khi hỏi bất kỳ ai yêu thích thể thao tại quốc gia này, chắc chắn nhiều người sẽ biết đến thương hiệu này. Hiện tại, Gymshark có hơn 2 triệu người theo dõi trên Facebook và 6,7 triệu trên Instagram.

Ở tuổi còn trẻ, Ben đã sống cuộc sống nhiều người mơ ước: Giàu có, sự nghiệp phát triển, ngoại hình đẹp và có cơ hội hợp tác với nhiều doanh nghiệp/cá nhân trên thế giới. Ngoài ra, anh cũng luôn tham gia vào các sự kiện cộng đồng và là người truyền cảm hướng cho nhiều bạn trẻ yêu thích thời trang và muốn khởi nghiệp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lý do đằng sau việc Baemin từ giã thị trường Việt Nam sau 4 năm chinh chiến

Trong khi toàn thị trường giao đồ ăn (Food Delivery) Việt Nam 2023 tăng trưởng 27% so với năm ngoái, đạt 1,4 tỷ USD, thị phần của Baemin chạy thụt lùi từ 12% xuống còn 5%, báo cáo của Momentum Works cho biết.

Trong khi đó, vốn đã xưng bá, thị phần của Grab tại Việt Nam vẫn tăng từ 45% lên 47%, Shopee cũng tăng 41% lên 45%. Gojek, vốn chiếm thị phần 2% ít ỏi, nay cũng tăng lên 3%.

Baemin chính thức giã từ cuộc chơi tại Việt Nam vào ngày 8/12/2023, chấm dứt 4 năm chinh chiến tại thị trường này.

Đây cũng là cái kết tất yếu khi công ty mẹ Delivery Hero tỏ ý muốn thoái vốn khỏi thị trường “ít sinh lời” từ đầu năm 2022.

Delivery Hero mua lại Woowa Brothers của Hàn Quốc – công ty sở hữu Baemin – vào cuối năm 2019 với giá 4 tỷ USD. Đây được xem là một trong những thương vụ lớn nhất toàn cầu trên thị trường ứng dụng giao đồ ăn.

Cuối năm 2022, ứng dụng giao đồ ăn Line Man Wongnai được cho là đang trong quá trình đàm phán mua lại Foodpanda – một thương hiệu Food Delivery khác của Delivery Hero – tại Thái Lan. Chưa rõ kết quả cuộc đàm phán ra sao, nhưng đến tháng 2/2023, Foodpanda thông báo sa thải 1.000 nhân sự.

Không chọn mua Foodpanda, Line Man sau đó đã mua startup máy POS FoodStory và mua lượng cổ phần lớn tại công ty thanh toán Rabbit Line Pay. Năm 2023, Line Man đã bám sau Grab trong mảng Food Delivery tại Thái Lan, với thị phần tăng từ 24% lên 36%, chủ yếu giành lại miếng bánh từ Foodpanda.

Tháng 8/2023, công ty mẹ Delivery Hero thông báo đã đạt EBITDA điều chỉnh dương. Đơn vị này tiếp tục chào bán với Grab một phần mảng kinh doanh tại khu vực Châu Á trong tháng 9/2023.

Trong khi cuộc đàm phán tiếp tục không có kết quả, các thương hiệu giao đồ ăn Foodpanda và Baemin tiếp tục thông báo sa thải nhân sự trong bối cảnh thị trường Food Delivery được đánh giá tiềm năng.

Tháng 11/2023, Meituan ngỏ ý muốn mua Foodpanda khu vực Đông Nam Á, theo thông tin từ Bloomberg. Tuy nhiên đến cuối tháng 11/2023, Meituan đã ngưng mong muốn này, lý do được đưa ra là bởi “khó có khả năng sinh lời”. Cùng thời gian đó, Baemin xác nhận chấm dứt hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số phận của Foodpanda hiện vẫn bỏ ngỏ.

Trong năm 2023, trong khi Baemin chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam, Foodpanda – với 3 cuộc bán mình bất thành – bị giảm thị phần ở hầu hết các thị trường.

Tại Thái Lan, thị phần (Market Share) Foodpanda giảm từ 16% năm 2022 còn 8% trong năm 2023. Các thị trường khác như Malaysia giảm từ 38% xuống 30%, Singapore giảm từ 31% còn 28%, Philippines giảm từ 40% xuống 39%.

Trong khi nhiều tay chơi chủ chốt trên thị trường Food Delivery hướng tới mục tiêu lợi nhuận bền vững, Delivery Hero lại khát khao được thoái vốn, Momentum Works nhận định rất có thể sẽ có thêm cuộc hợp nhất trên thị trường này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Lợi nhuận sau thuế của MWG chạm mức thấp nhất 11 năm

Năm 2023, Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận doanh thu đạt 118.280 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2022, song lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 96%, còn chưa đến 168 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong 11 năm gần đây.

MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động
MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 với doanh thu thuần 31.421 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn lại tăng 11,7% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận gộp giảm 23%, còn 6.186 tỷ, biên lãi gộp vì thế cũng co hẹp về 19,7% từ mức 26,2% của cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng gần gấp đôi lên 603 tỷ, chủ yếu nhờ tăng lãi tiền gửi. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng lần lượt gần 10% và 72% lên 418 tỷ đồng và 300 tỷ, trong khi chi phí bán hàng giảm gần 22% xuống 5.607 tỷ.

Kết quả, MWG báo lãi sau thuế quý IV/2023 hơn 90 tỷ đồng, giảm hơn 85% so với quý IV/2022. Dù vậy, mức lợi nhuận này vẫn lớn hơn lợi nhuận cả 3 quý đầu năm 2023 cộng lại.

Lũy kế cả năm 2023, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 118.280 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước và mới hoàn thành 88% kế hoạch cả năm. Xét theo cơ cấu doanh thu, chuỗi Điện Máy Xanh đóng góp 46,7% doanh thu (55.000 tỷ đồng), chuỗi Thế Giới Di Động (bao gồm cả Topzone) đóng góp 23,9% (28.000 tỷ), đều giảm so với năm trước.

Theo MWG, hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh bị tác động nặng nề nhất do nhu cầu yếu ớt và tâm lý tiêu dùng tiết kiệm của người dân. Trong quý cuối năm MWG đã phải đóng cửa gần 200 cửa hàng hoạt động không hiệu quả thuộc hai chuỗi này.

Trong khi đó, các chuỗi khác đều ghi nhận tăng trưởng doanh thu so với cùng kỳ. Theo đó, chuỗi Bách Hóa Xanh đóng góp 31.600 tỷ đồng vào tổng doanh thu của MWG, tương đương 26,7%, tăng trưởng 17% so với năm 2022.

Các chuỗi An Khang, Avakids lần lượt đóng góp 2.200 tỷ đồng (tăng 43%) và 900 tỷ (tăng 80% so với cùng kỳ). Riêng chuỗi Erablue tại Indonesia ghi nhận doanh thu gấp 20 lần cùng kỳ. Đến cuối năm 2023, chuỗi Erablue đã đạt con số 38 cửa hàng.

Theo lý giải của MWG, năm 2023 tình hình sản xuất, xuất khẩu và việc làm kém khả quan đã tác động đáng kể đến thu nhập, niềm tin và xu hướng tiêu dùng của người dân. Sức mua giảm ở hầu hết các ngành hàng, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu khiến cho hoạt động kinh doanh doanh của MWG gặp khó khăn.

Kết quả lãi sau thuế năm 2023 của MWG sụt giảm tới 96% so với cùng kỳ năm trước, đạt 168 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 11 năm qua của MWG. Với con số lợi nhuận này, công ty còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận 4.200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2023.

Về tình hình tài chính, tính tới cuối năm 2023, quy mô tài sản của MWG đạt 60.108 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn lên tới 24.763 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản. Với khoản tiền gửi lớn, năm 2023, MWG thu về 1.828 tỷ đồng lãi tiền gửi, gấp 2,1 lần năm 2022 và đóng góp lớn vào doanh thu tài chính, giúp MWG có lãi trong năm 2023.

Ngoài ra, khoản phải thu ngắn hạn của MWG cũng tăng mạnh gần 72% so với đầu năm lên 5.159 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận khoản phải thu về cho vay ngắn hạn 2.086 tỷ vào cuối kỳ, trong khi đầu năm chỉ ghi nhận gần 17 tỷ.

Dù có khoản tiền mặt và tiền gửi 24.763 tỷ đồng nhưng MWG vẫn đi vay nợ nhằm tối ưu chi phí khi vay lãi suất thấp và gửi tiền lãi suất cao. Tổng nợ vay tại thời điểm cuối quý IV của MWG là 25.114 tỷ đồng, bao gồm 19.129 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và 5.985 tỷ vay dài hạn. Trong năm 2023, MWG đã trả 1.448 tỷ đồng chi phí lãi vay, thấp hơn đáng kể so với con số 1.828 tỷ đồng lãi tiền gửi thu về.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ