Một kỹ sư phần mềm cấp cao của Google cảnh báo công ty này đang tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua về AI do cách tiếp cận thận trọng.
Kỹ sư Google: Google không có công thức bí mật nào về AI cả
Theo Bloomberg, Luke Sernau, kỹ sư phần mềm Google, đã đăng bài đánh giá về tham vọng AI của công ty trên hệ thống nội bộ tháng trước.
Bài viết đã lan truyền trong các hội nhóm tại Thung lũng Silicon trước khi công ty tư vấn SemiAnalysis đăng trên website của họ ngày 4/5.
“Google không có bất cứ công thức bí mật nào. Hy vọng tốt nhất của chúng tôi là học hỏi và cộng tác với những người từ bên ngoài”, Sernau viết.
Theo kỹ sư này, từ khi OpenAI tung ra ChatGPT, Google coi đây là đối thủ và xao nhãng phát triển công nghệ mã nguồn mở. “Google đã tập trung xem xét rất nhiều về OpenAI và đặt câu hỏi: Ai sẽ có bước đột phá lớn tiếp theo? Động thái sắp tới sẽ là gì?”.
“Nhưng một sự thật là Google hiện không ở vị trí giành chiến thắng trong cuộc đua này. OpenAI cũng vậy. Trong khi các doanh nghiệp này cạnh tranh với nhau, có một bên thứ ba khác đang thực sự hưởng lợi. Tôi đang nói về các mã nguồn mở”.
Khi các mô hình AI tổng quát nở rộ cuối năm ngoái, các nhóm nội bộ tại Google đã thảo luận sôi nổi về cách công nghệ này định hình lại ngành.
Google đã chịu áp lực lớn khi chatbot ChatGPT trở nên phổ biến, làm dấy lên lo ngại rằng họ đã đánh mất lợi thế của mình trong AI – lĩnh vực họ đã tiên phong những năm qua.
Nhưng Sernau đánh giá mối đe dọa thực sự với Google đến từ các cộng đồng mã nguồn mở, nơi các kỹ sư liên tục cải tiến mô hình AI để cạnh tranh với những công ty công nghệ lớn. Ưu điểm của chúng là nhanh, dễ tùy biến, hữu ích và giá rẻ hơn so với mô hình của Google.
Google chưa phản hồi sau bài đăng của SemiAnalysis.
Trong buổi báo cáo tài chính cuối tháng 4, CEO Google Sundar Pichai cho biết các khoản đầu tư cho AI đã giúp công ty “có vị thế rất tốt” trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, ông cảnh báo AI có thể “rất có hại” nếu không được triển khai một cách chu đáo và kêu gọi nên có các quy định về công nghệ mới.
Thời gian qua, Google được đánh giá là luôn có cách tiếp cận thận trọng với AI dù là công ty tiên phong, do e ngại về sự thiên vị, sai lệch của AI. Vào năm 2022, công ty này đã sa thải kỹ sư Blake Lemoine sau khi ông cho rằng AI có tri giác.
Hồi tháng 1, Jeff Dean, Giám đốc phụ trách AI của Google, nói với nhân viên rằng hãng sẽ đối mặt nhiều rủi ro về uy tín nên phải hành động cẩn trọng hơn “so với một công ty khởi nghiệp nhỏ”.
Hồi tháng 2, Google tung ra chatbot Google Bard để đối đầu ChatGPT. Dù vậy, hành động này bị đánh giá vội vã, còn nội bộ công ty cũng xem chatbot này “tệ hơn cả vô dụng”. Theo giới chuyên gia, Google có vẻ chậm chân vì quá thận trọng với AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi phát hiện nhân viên tải các mã nhạy cảm lên ChatGPT, Samsung Electronics đã ban lệnh cấm sử dụng công cụ AI này và các sản phẩm tương tự như Google Bard.
Samsung cấm nhân viên sử dụng ChatGPT và Google Bard
Theo Bloomberg, Samsung thông báo cho nhân viên về quyết định này vào ngày 1/5. Công ty lo ngại các dữ liệu đưa lên những nền tảng AI như Bard của Google, Bing được lưu trên máy chủ bên ngoài, khiến rất khó để truy xuất và xóa bỏ, cuối cùng sẽ bị tiết lộ cho những người dùng khác.
Tháng trước, hãng điện tử Hàn Quốc thực hiện khảo sát về sử dụng công cụ AI trong công ty. 65% người phản hồi tin rằng những dịch vụ như vậy tiềm ẩn rủi ro.
Đầu tháng 4, các kỹ sư Samsung đã vô tình làm lộ mã nguồn nội bộ khi đăng lên ChatGPT. Không rõ thông tin bao gồm những gì.
Đại diện Samsung xác nhận thông tin cấm sử dụng dịch vụ AI tổng quát (generative AI).
Trong thông báo gửi nhân viên, Samsung thừa nhận các nền tảng AI tổng hợp như ChatGPT ngày càng nhận được nhiều quan tâm. Dù mang đến tiện ích và hiệu quả, chúng cũng gây lo ngại về bảo mật.
Samsung là tên tuổi lớn mới nhất bày tỏ lo ngại về công nghệ này. Hồi tháng 2, chỉ vài tháng sau khi chatbot ChatGPT của OpenAI “gây bão” toàn cầu, một số ngân hàng của Phố Wall như JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup đã cấm hoặc hạn chế sử dụng nó. Italy cũng cấm dùng ChatGPT vì lo ngại bảo mật, song gần đây đã lật ngược lệnh cấm.
Quy định của Samsung cấm dùng các dịch vụ AI tổng hợp trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại do công ty cấp cũng như trong mạng nội bộ. Nó không ảnh hưởng đến những thiết bị bán cho khách hàng như smartphone, laptop.
Samsung yêu cầu nhân viên dùng ChatGPT và công cụ khác trên thiết bị cá nhân không được gửi bất kỳ thông tin liên quan nào đến công ty hoặc dữ liệu cá nhân có thể làm lộ tài sản sở hữu trí tuệ. Hãng cảnh báo nếu vi phạm sẽ bị đuổi việc.
Trong khi đó, Samsung cũng đang phát triển công cụ AI nội bộ để dịch thuật và tóm tắt tài liệu, phát triển phần mềm. Công ty đang tìm cách chặn hành vi tải thông tin nhạy cảm lên dịch vụ bên ngoài của nhân viên.
Tháng trước, ChatGPT bổ sung chế độ ẩn danh để cho phép người dùng ngăn chặn việc dữ liệu của mình bị dùng để đào tạo mô hình AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây từ CNBC, nhiều sản phẩm được bán hàng trên sàn thương mại điện tử (e-commerce) lớn nhất thế giới Amazon được viết bằng AI (trí tuệ nhân tạo)
Nhiều review đánh giá sản phẩm trên Amazon được viết bằng AI
Các chatbot trí tuệ nhân tạo như ChatGPT hay Google Bard đang ngày càng trở nên phổ biến, từ việc được sử dụng như là một công cụ hữu ích để viết email, sơ yếu lý lịch (CV) và thậm chí là tiểu thuyết.
Giờ đây, công nghệ này đã được sử dụng để viết các đánh giá (review) cho các sản phẩm được bán trên Amazon.
Như ví dụ được chụp từ Amazon ở trên, các đánh giá được viết bởi AI sẽ được bắt đầu bằng cụm từ “As an AI language…” (Là một mô hình ngôn ngữ…), một đoạn mà các chatbot như ChatGPT vẫn thường đưa ra trước các câu trả lời với ý định nhắc người dùng nó chỉ là một chatbot có lập trình và được đào tạo trước đó.
Amazon cho biết nền tảng này nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng đánh giá, bao gồm cả việc “viết đánh giá để nhận được các ưu đãi”. Amazon sẽ đình chỉ hoặc cấm người dùng khỏi nền tảng nếu vi phạm các chính sách này.
Người phát ngôn của Amazon cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi muốn khách hàng của Amazon yên tâm mua sắm khi biết rằng các đánh giá mà họ thấy trên nền tản là xác thực và đáng tin cậy.”
Các đánh giá giả mạo từ lâu đã là một vấn nạn đối với Amazon và nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến khác, khi các nền tảng bắt đầu sử dụng AI để kiểm duyệt nội dung thay vì là kiểm duyệt thủ công bằng con người.
Sự gia tăng của ChatGPT, Bard AI và các chatbot AI khác có thể giúp những kẻ xấu tạo ra các đánh giá gian lận một cách dễ dàng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với những tính năng vượt trội, ChatGPT có thể trở thành công cụ đắc lực, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng trong thị trường thương mại điện tử (e-commerce). Dưới đây là 5 ứng dụng của ChatGPT giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và giữ chân khách hàng.
5 ý tưởng sử dụng ChatGPT cho doanh nghiệp thương mại điện tử
Nghiên cứu thị trường.
ChatGPT hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ ngành hàng kinh doanh của mình trên thị trường thương mại điện tử, bằng cách cung cấp những số liệu thống kê về quy mô và quỹ đạo tăng trưởng của ngành. Khi đó, doanh nghiệp có thể tìm ra thị trường ngách sinh lợi của mình và tạo chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bên cạnh đó, ChatGPT cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chuyên sâu về sở thích của người tiêu dùng, chẳng hạn như nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng đối với các sản phẩm chất lượng cao, hữu cơ, thân thiện với môi trường…
Do đó, việc cập nhật các xu hướng đảm bảo doanh nghiệp trang bị các sản phẩm tốt hơn nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Ngoài ra, hiểu về đối thủ cạnh tranh và phát triển thị trường ngách cũng là chìa khóa để doanh nghiệp thành công trong bất kỳ thị trường nào.
Vì vậy, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhanh chóng những thông tin này bằng cách yêu cầu ChatGPT phân tích thị trường thương mại điện tử của bất kỳ sản phẩm nào mà mình đang bán.
Giải quyết bài toán tài chính.
Khi được người dùng yêu cầu thực hiện bài toán tài chính cho một dự định kinh doanh e-commerce, ChatGPT hoàn toàn có thể ước tính các chi phí cần thiết để bắt đầu một ngân sách thực tế cho kinh doanh thương mại điện tử, chẳng hạn như quảng cáo, hoạt động tiếp thị… Thậm chí, ChatGPT cũng có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí liên tục, chẳng hạn như phí quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, tiếp thị…
Hỗ trợ khách hàng.
Theo báo cáo của Microsoft, 92% khách hàng tin rằng một thương hiệu trên sàn thương mại điện tử có thể hỗ trợ hiệu quả và kịp thời sẽ thúc đẩy lòng trung thành của họ. Và một con số đáng kinh ngạc khác là 32% khách hàng sẽ chuyển đổi thương hiệu chỉ sau một trải nghiệm hỗ trợ khách hàng kém (PwC).
Chính vì vậy, các thương hiệu có thể khai thác sức mạnh của ChatGPT để tận dụng một chatbot AI giải quyết các câu hỏi thường gặp, khắc phục sự cố và hướng dẫn khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ, nhằm trao quyền cho khách hàng tìm giải pháp một cách độc lập và giảm nhu cầu hỗ trợ trực tiếp. Điều này không chỉ giúp giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên, mà còn tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, nên hợp tác với nhóm phát triển công nghệ để giải quyết khía cạnh kỹ thuật của việc tích hợp ChatGPT vào nền tảng của mình, bao gồm định hình ngôn ngữ, giọng điệu và phản hồi của ChatGPT để phù hợp với bản sắc thương hiệu (Brand Identity), đồng thời nâng cao ChatGPT để tăng khả năng thu thập phản hồi và tinh chỉnh dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Hướng lưu lượng truy cập đến cửa hàng trên các công cụ tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm là phương tiện điều hướng lưu lượng truy cập (web traffic) đến cửa hàng thương mại điện tử, nhưng làm thế nào để những người bán hàng có thể khai thác sức mạnh của ChatGPT để đưa trang web của mình lên đầu kết quả tìm kiếm?
Những bài viết chuẩn SEO là điều cần thiết cho bất kỳ cửa hàng thương mại điện tử nào muốn thành công. Với ChatGPT, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra nội dung hấp dẫn, nhiều thông tin để thu hút khách hàng và đáp ứng các thuật toán của công cụ tìm kiếm.
Theo đó, người bán có thể cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và thị trường ngách của mình để ChatGPT tạo danh sách các từ khóa có liên quan có khả năng tối ưu hóa nội dung và giúp các bài viết vươn lên đầu kết quả tìm kiếm.
Không chỉ chọn những từ khóa ngắn, người dùng có thể tận dụng ChatGPT để tìm ra các từ khóa dài để tối ưu hóa hiệu quả nội dung. Mặc dù những cụm từ dài hơn, cụ thể hơn có thể có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng thường dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Với những ý tưởng sáng tạo này, doanh nghiệp có thể phát triển một hồ sơ website hiệu quả giúp tăng khả năng nhấp chuột của khách hàng và đẩy cửa hàng lên đầu Google.
Tận dụng ChatGPT để tối ưu hóa DALL-E.
Doanh nghiệp có thể kết hợp sức mạnh của ChatGPT với DALL-E để tạo ra hình ảnh bắt mắt cho các sản phẩm và chiến dịch Marketing.
Bằng cách cung cấp các mô tả chi tiết về hình ảnh mong muốn, DALL-E tạo ra những hình ảnh độc đáo thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào của người dùng.
Bước đầu tiên người dùng cần xác định các yếu tố hình ảnh thể hiện phong cách, đối tượng mục tiêu và thông điệp riêng biệt (USP) của thương hiệu thương mại điện tử của mình, sau đó yêu cầu ChatGPT cải thiện mô tả để đảm bảo lời nhắc cung cấp các hướng dẫn rõ ràng và cụ thể cho DALL-E.
Từ việc xác định các thị trường sinh lợi đến tạo nội dung hấp dẫn, tạo hình ảnh trực quan ấn tượng và cung cấp hỗ trợ khách hàng đặc biệt, các công cụ do AI như ChatGPT cho phép các doanh nghiệp tinh chỉnh mọi khía cạnh thương mại để thu hút khách hàng và phát triển hơn nữa giá trị của các sản phẩm nhằm đáp ứng và hài lòng khách hàng tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới nhất từ Reuters, CEO Twitter Elon Musk sẽ sớm cho ra mắt nền tảng AI (trí tuệ nhân tạo) có tên là “TruthGPT“, ứng dụng sẽ đối đầu với ChatGPT của OpenAI.
TruthGPT sẽ là AI mới của Elon Musk nhằm đối đầu với ChatGPT
CEO Twitter Elon Musk cho biết sẽ ra mắt một nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là “TruthGPT“, ứng dụng sẽ đối đầu trực tiếp với Google và Microsoft.
Elon Musk cũng đưa ra các chỉ trích với OpenAI, doanh nghiệp đứng sau chatbot AI đang “làm mưa làm gió” ChatGPT, về việc đã “huấn luyện AI nói dối”.
Ông cũng cáo buộc Larry Page, người đồng sáng lập của Google vì không coi trọng các vấn đề an toàn của AI.
TruthGPT là gì?
Trong một cuộc phỏng vấn, Elon Musk nói: “Tôi sẽ bắt đầu một thứ mà tôi gọi là ‘TruthGPT‘, một AI luôn được tối đa hoá trong việc tìm kiếm sự thật và luôn tìm cách để hiểu bản chất tự nhiên của vũ trụ.”
TruthGPT “có thể là con đường tốt nhất dẫn đến sự an toàn” và sẽ “không có khả năng gây ảnh hưởng đến loài người”. “Mặc dù là bắt đầu muộn. Nhưng tôi sẽ phải cố gắng.”
Theo Reuter, để xây dựng AI mới, Elon Musk cũng đã tìm cách thuyết phục các nhà nghiên cứu AI từ Google của Alphabet Inc.
AI có thể ‘HỦY DIỆT NỀN VĂN MINH’.
Liên quan đến việc xây dựng AI và những tác động mà AI có thể tạo ra, cách đây không lâu Elon Musk cùng với một nhóm chuyên gia AI và giám đốc điều hành đầu ngành đã kêu gọi tạm dừng việc phát hành GPT-4 mới của OpenAI, với lý do rủi ro tiềm ẩn cho xã hội.
Musk nói: “Nó có khả năng hủy diệt nền văn minh.”
Để minh hoạ cho điều này, ông dẫn ví dụ rằng một AI siêu thông minh có thể viết cực kỳ hay và có khả năng thao túng dư luận. (Đó cũng là nguồn gốc ra đời của tên gọi Truth-GPT).
Elon Musk là nhà đồng sáng lập OpenAI vào năm 2015, nhưng sau đó đã rời khỏi hội đồng quản trị của công ty vào năm 2018. Năm 2019, ông nói rằng bản thân ông rời OpenAI vì phải tập trung vào Tesla và SpaceX.
Cũng vào thời điểm đó, Musk nêu ra lý do khác khiến ông rời khỏi OpenAI là, “Tesla đang cạnh tranh với một số thứ giống như OpenAI và tôi không đồng ý với định hướng mà nhóm OpenAI muốn làm.”
Vào tháng 1, Microsoft Corp đã công bố khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào OpenAI, tăng cường cạnh tranh với đối thủ Google và thúc đẩy cuộc đua thu hút vốn tài trợ cho AI ở Thung lũng Silicon.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây, dưới những áp lực từ ChatGPT và Bing, Google đã bắt đầu xây dựng công cụ tìm kiếm dựa trên AI hoàn toàn mới.
Google xây dựng công cụ tìm kiếm dựa trên AI mới
Theo The New York Times, Google đang trong giai đoạn đầu của quá trình tạo ra một dịch vụ tìm kiếm hoàn toàn mới dựa trên AI, công cụ tìm kiếm mới hứa hẹn “sẽ mang lại trải nghiệm được cá nhân hóa nhiều hơn.”
Google cũng đang phát triển một bộ tính năng AI mới cho công cụ tìm kiếm hiện có với tên gọi là “Magi”. Trong số các tính năng mà Google đang phát triển, có một chatbot có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến kỹ thuật phần mềm cũng như cách xây dựng code (Coding).
Một bổ sung quan trọng khác của Google là công cụ tìm kiếm sẽ cho phép một chatbot quét qua các website mà người dùng đang đọc để cung cấp các thông tin theo ngữ cảnh.
Ví dụ: nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để ở trên Airbnb, bạn có thể yêu cầu chatbot cho bạn biết những gì nên xem và làm gần chỗ ở mà bạn đã lên kế hoạch.
Điều đáng chú ý là nhiều tính năng trong số này là các tính năng mà Google đã thử nghiệm trước đây hoặc đã tồn tại trên các nền tảng khác như Duolingo. Chẳng hạn, tính năng tạo hình ảnh đã có sẵn.
Google được cho là sẽ công bố Magi vào tháng tới trước khi nền tảng giới thiệu các tính năng AI bổ sung mới. Google cũng có kế hoạch cung cấp các tính năng của Magi cho một triệu người dùng ở Mỹ trước khi mở rộng tính khả dụng lên 30 triệu người dùng vào cuối năm nay, 2023.
Người phát ngôn của Google cho biết: “Chúng tôi đã đưa AI vào Google Tìm kiếm trong nhiều năm với mục tiêu là không chỉ cải thiện đáng kể chất lượng của kết quả tìm kiếm mà còn giới thiệu các cách tìm kiếm hoàn toàn mới, chẳng hạn như tìm kiếm qua Ống kính (Lens) và tìm kiếm đa điểm.”
Bất chấp những gì Google đang phát triển, Samsung đã thông báo với Google vào tháng trước rằng công ty này đang xem xét biến Bing (công cụ đối thủ của Google) thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị (ví dụ: điện thoại di động) của mình.
Tuyên bố được cho là đã khiến Google rơi vào tình trạng “hoảng sợ” khi khoản hợp đồng với Samsung trị giá đến khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi AI mà cụ thể là Generative AI (AI tổng quát) đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, thậm chí là Meta, công ty mẹ của Facebook còn tiết lộ kế hoạch ứng dụng AI vào các sản phẩm quảng cáo của mình vào cuối năm, quảng cáo bằng AI cũng trở thành một đề tài với nhiều lo ngại.
Generative Advertising: Quảng cáo bằng AI và những rủi ro tiềm ẩn
Trong khi AI rõ ràng là có thể thúc đẩy phát triển mạnh hơn nhiều ngành nghề, việc sử dụng AI cũng đi kèm với không ít các rủi ro, ngành quảng cáo là một ví dụ.
Meta giới thiệu SAM với nhiều dấu hiệu tích cực.
Cách đây không lâu, Meta đã công bố một mô hình AI thế hệ mới được gọi là SAM, SAM là từ viết tắt của Segment Anything Model, mô hình AI mà theo giới thiệu từ chính Meta “là mô hình AI có thể xác định bất cứ đối tượng nào trong bất cứ hình ảnh nào với chỉ 1 cú click chuột”.
Theo các nhà nghiên cứu, khả năng xác định các đối tượng (objects) trong trường hình ảnh trong thời gian thực (real-time) là một cột mốc phát triển thực sự. Nó sẽ kích hoạt các giao diện người dùng một cách kỳ diệu trong môi trường thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) mà các công nghệ trước đây chưa từng làm được.
Ví dụ: bạn sẽ có thể chỉ cần nhìn vào một đối tượng thực (real object) trong trường nhìn của mình, bạn chớp mắt hoặc gật đầu hoặc thực hiện một số cử chỉ riêng biệt khác và ngay lập tức nhận được thông tin về đối tượng đó hoặc cũng có thể tương tác từ xa với đối tượng đó nếu nó thông qua môi trường điện tử.
Những tương tác dựa trên ánh nhìn như vậy đã là mục tiêu của nhiều nền tảng công nghệ thực tế hỗn hợp (thực tế ảo và thực tế tăng cường) trong nhiều thập kỷ và với công nghệ AI thế hệ mới này, nó cho phép mọi thứ diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Nguy hiểm tiềm ẩn: Quảng cáo bằng AI.
Theo thông tin từ Giám đốc Công nghệ (CTO) Andrew Bosworth của Meta cho biết, hiện Meta đang có kế hoạch bắt đầu sử dụng các công nghệ AI tổng quát để tạo ra các mẫu quảng cáo được nhắm mục tiêu tùy chỉnh cho các nhóm đối tượng cụ thể.
Nói một cách dễ hiểu, thay vì các nhà quảng cáo phải cài đặt và xây dựng các mẫu quảng cáo một cách thủ công vốn mất rất nhiều thời gian, với AI tổng quát mới, tất cả đều được thực hiện hoàn toàn tự động.
Không chỉ dừng lại ở việc tự động sản xuất các nội dung quảng cáo, việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) cũng được thực hiện theo cách tương tự.
Với tư cách là “đối tượng của một người” cụ thể trên không gian mạng, bạn có thể sớm nhận được các quảng cáo được xây dựng tự động dựa trên các dữ liệu mà hệ thống thu thập được từ bạn.
Xét cho cùng, AI tổng quát được sử dụng để tạo ra các mẫu quảng cáo có liên quan nhất theo thời gian thực nhất cho từng người dùng.
AI này cũng có thể cung cấp dữ liệu cho biết loại chiến thuật quảng cáo nào đã hoạt động hiệu quả trong quá khứ.
Và cuối cùng, điều đáng lo ngại nhất là, cũng với cách tiếp cận tương tự, các kỹ thuật này cũng sẽ được sử dụng bởi những kẻ xấu để truyền bá các thông tin sai lệch.
Tác động mạnh đến mức “tiêu cực” theo từng cá nhân.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các kỹ thuật mà AI tổng quát có thể làm được như đã phân tích ở trên có thể được sử dụng để tác động mạnh hơn đến từng cá nhân.
Ví dụ: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp các khía cạnh của đặc điểm khuôn mặt của chính người dùng với khuôn mặt do máy tính tạo ra trên môi trường internet có thể khiến người dùng đó “có thiện cảm” hơn với các nội dung được truyền tải.
Nghiên cứu tại Đại học Stanford cho thấy rằng khi các đặc điểm riêng của người dùng được kết hợp với khuôn mặt của một chính trị gia, các cá nhân người dùng đó có khả năng bỏ phiếu cho ứng cử viên cao hơn đến 20%.
Một nghiên cứu khác lại cho thấy rằng một khuôn mặt người chủ động bắt chước biểu cảm hoặc cử chỉ của chính người dùng đó cũng có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến người dùng.
Điều này chính là nguồn gốc của sự thiên vị, thao túng và bị lợi dụng.
Tóm tại, với những sức mạnh tưởng chừng như không thể của các AI tổng quát, trừ khi chúng được sử dụng một cách phù hợp và mang lại nhiều giá trị, những rủi ro tiềm ẩn vì bị lạm dụng vẫn là một mối bận tâm lớn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nghiên cứu mới đây của Goldman Sachs dự báo việc sử dụng ngày càng rộng rãi các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ góp phần thúc đẩy năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Giá trị kinh tế do AI tạo ra sẽ đạt mức 7.000 tỷ USD.
Goldman Sachs: Giá trị kinh tế do AI tạo ra sẽ đạt mức 7.000 tỷ USD
Theo nhóm Macro của Goldman Sachs, việc áp dụng AI rộng rãi có thể tạo ra thêm khoảng 7.000 tỷ USD tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng 10 năm, tương đương với mức tăng khoảng 7% GDP toàn cầu hàng năm.
Theo các chuyên gia, sau cuộc cách mạng điện toán đám mây (Cloud Computing), làn sóng đổi mới và thúc đẩy năng suất tiếp theo trong doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo AI, mà cụ thể là Generative (AI Tổng hợp).
Mặc dù các công cụ AI tổng hợp như ChatGPT hay Bard của Google vẫn còn đang ở những giai đoạn đầu, các chatbot AI này đã để lại ấn tượng không nhỏ về khả năng trả lời câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Mặc dù mức độ tác động của AI cuối cùng sẽ được xác định bởi khả năng và thời gian thích nghi của nó, Goldman Sachs tin rằng AI tổng quát có “tiềm năng kinh tế to lớn” nếu nó hoàn thành được sứ mệnh của mình.
Những doanh nghiệp hiện có lợi thế kinh tế nhiều nhất từ AI?
Mặc dù AI là vô cùng tiềm năng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hưởng lợi từ nó, dưới đây là những cái tên sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ “nền kinh tế AI”.
Microsoft Corp, Alphabet Inc, Nvidia Corporation, Amazon.com, Inc, Salesforce Inc. Theo Goldman Sachs, Meta Platforms Inc, Intuit Inc, và Adobe Inc, hiện có vị thế tốt hơn để thu được lợi ích từ AI và có thể sử dụng AI để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), khi ChatGPT hay Bard AI đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, một câu hỏi được đặt ra là “Học gì để không thất nghiệp?”.
Học gì để không thất nghiệp trước làn sóng AI
Theo nghiên cứu mới của ngân hàng Goldman Sachs, các loại trí tuệ nhân tạo sản xuất nội dung (generative AI) như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google có thể tác động đến khoảng 300 triệu việc làm trên toàn cầu.
Theo đó, các công việc trợ lý hành chính ở văn phòng có tỷ lệ được tự động hóa cao nhất với 46%, tiếp theo là 44% cho công việc pháp lý và 37% cho các công việc trong kiến trúc và kỹ thuật. Lĩnh vực hỗ trợ kinh doanh, tài chính và kế toán nằm trong top 5 với 35%. Các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, lập trình, cũng có thể bị thay thế với tỷ lệ trên 30%.
So với đợt tự động hóa trong sản xuất trước đây, lần này, nhóm nhân viên văn phòng sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.
Theo cây bút Larry Elliott của tờ Guardian, đợt sóng trí tuệ nhân tạo lần này sẽ hơi khác so với trước đây. Nó không thay thế những công việc chân tay đơn giản bằng máy móc và tạo ra công việc mới, thay vào đó, sẽ gây “xáo trộn” công việc của giới văn phòng trung lưu.
“Xáo trộn” không có nghĩa là thay thế hoàn toàn, mà việc làm của nhân viên văn phòng sẽ không còn dễ dàng như trước. Chỉ có người làm tốt công việc, và có thể thích ứng với thay đổi, mới có thể trụ lại.
Đây chính là điểm cần nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi “học ngành nào không sợ thất nghiệp?”. Mặc dù không có ngành nào đảm bảo an toàn trước những áp lực do AI tạo ra. Tuy nhiên, thái độ và cách tiếp cận, cũng như cách học tập đúng đắn lại có thể bảo đảm học ngành nào cũng không sợ AI.
Nói cách khác, câu hỏi “học ngành nào/nghề nào không thất nghiệp” là một câu hỏi sai, nên được đổi thành “học như thế nào thì không thất nghiệp” hay “thái độ làm việc như thế nào thì không bị AI thay thế”.
Đầu tiên là chuyện học như thế nào. Công nghệ AI sẽ khiến những người muốn đi tắt, học vẹt, học mẹo không còn nhiều cơ hội việc làm.
Những mẹo như “ba cách khiến bạn nhanh chóng tạo văn bản”, hay “năm cách khiến bạn tăng điểm số” sẽ không còn hữu dụng. Bởi vì cách học vẹt, học mẹo không giúp hiểu được vấn đề thấu đáo, mà chỉ là tìm đường tắt hoàn thành một công việc. Đó là làm việc, chứ không phải hiểu việc.
Tình trạng này sẽ khiến người lao động gặp khó khăn khi môi trường công việc thay đổi, điều mà AI chắc chắn sẽ đem lại. Vì vậy, học thực chất, hiểu vấn đề thay vì tìm kiếm kiến thức “mì ăn liền” là điều đầu tiên cần có.
Các trường đại học cũng đã thay đổi giáo trình để sinh viên có phương pháp học chủ động hơn, học tư duy, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
Nhưng từ chương trình cho tới thực tế đòi hỏi sự phối hợp của cả hai phía là người dạy và người học. Muốn vậy, người học, cần có trách nhiệm với chuyện học của mình, tránh đối phó rồi trở thành những “xác sống giảng đường”.
Ngoài chuyện có thái độ học tập đúng, người học còn phải tự rèn cho mình kỹ năng mới, hay còn gọi là học tập suốt đời.
Đây là một trong những chủ đề chính để tái đào tạo lực lượng lao động cho toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) hướng tới.
Ví dụ, học cách đặt câu hỏi cho các công cụ như ChatGPT hay Bard để nhờ chúng viết giúp email; học cách sử dụng một công cụ phân tích dữ liệu và huấn luyện mô hình máy học đơn giản mà không cần lập trình…
Học cách học một kỹ năng mới trở thành giải pháp tạo ra giá trị tăng thêm cho bản thân, để đảm bảo luôn có tính cạnh tranh trên thị trường lao động.
Theo một dự báo, 85% số việc làm mới ở năm 2030 là những công việc chưa từng tồn tại. Vậy làm sao mà biết “học cái gì” thì chắc chắn không thất nghiệp. Chỉ có học cách tự học kỹ năng mới, có thái độ học tập đúng, học thực chất, hiểu vấn đề, mới giúp các bạn trẻ yên tâm đi tới.
Cuối cùng, kỹ năng cần phải có ở hầu hết nghề nghiệp, cũng là thứ AI không có, là kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, và khả năng phản ứng với sự kiện bất ngờ.
Muốn giao tiếp tốt, và phản ứng nhanh với những sự kiện bất ngờ, thì trong đầu phải có sẵn kiến thức và những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực mình làm, phải thường xuyên đối mặt với những tình huống từ trên trời rơi xuống.
Kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng biến không phải là thứ cần phải đi học ngành nào, trường gì, mà có thể tự quan sát, học hỏi và trực tiếp thực hành qua cuộc sống hàng ngày.
Nói cách khác, học từ mọi thứ xung quanh bạn mỗi ngày, chủ động học cái mới chính là cách để không sợ bị thất nghiệp vì AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau động thái độc quyền dữ liệu cho chatbot Bing từ Microsoft, chatbot AI của Google bị nghi vấn về việc sử dụng dữ liệu từ đối thủ ChatGPT để đào tạo Bard AI của mình.
Google bị cho là sử dụng ChatGPT để đào tạo Bard
Theo The Information, Google đang có tham vọng thay đổi cơ hội của các chatbot AI của mình khi buộc bộ phận DeepMind phải giúp nhóm Google Brain đánh bại OpenAI bằng dự án mới có tên là Gemini.
Báo cáo này cũng xoay quanh Jacob Devlin, cựu kỹ sư trí tuệ nhân tạo tại Google. Trước khi từ chức, anh đã không ngừng nỗ lực cảnh báo cho Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai cùng với các giám đốc điều hành khác rằng các mô hình học máy của Bard đang được huấn luyện bằng ChatGPT.
Chính Devlin từng phải sử dụng dữ liệu này để huấn luyện Bard trước đây, và theo như anh cảnh báo, động thái này của Google sẽ vi phạm các điều khoản dịch vụ của OpenAI, đồng thời cũng là lời lý giải vì sao câu trả lời của chatbot Bard có xu hướng giống với câu trả lời của chatbot ChatGPT.
Tuy vậy, “gã khổng lồ” công nghệ đã kiên quyết phủ nhận các cáo buộc cho rằng Bard đã âm thầm sử dụng dữ liệu từ ChatGPT.
Trong cuộc trò chuyện với The Verge, người phát ngôn của Google Chris Pappas cho biết: “Bard không được huấn luyện bởi bất kỳ dữ liệu nào từ ShareGPT lẫn ChatGPT”.
Gần đây, AI Google đã sụt giảm sự tin cậy từ người dùng trước đối thủ ChatGPT. Google đã cố gắng bắt kịp Microsoft bằng Bard, nhưng chatbot đã nhận nhiều chỉ trích vì những phản hồi kỳ lạ và khó hiểu với ngữ cảnh.
Thậm chí ngay sau khi Bard được công bố vào giữa tháng 3.2023, khi được hỏi về nguồn dữ liệu, chatbot đã trả lời mình được huấn luyện từ dữ liệu nội bộ của Google, trong đó có Google Search, Gmail và các ứng dụng khác.
Ngay sau đó, Google đã phải làm rõ rằng dữ liệu huấn luyện Bard không liên quan đến Gmail hay dữ liệu riêng tư từ người dùng và trả lời sai lệch này có thể là do lỗi của mô hình ngôn ngữ thử nghiệm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi là chatbot AI đang nổi đình nổi đám ở hầu hết các quốc gia, Ý (Italy) hiện là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm ChatGPT.
Xuất hiện quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm ChatGPT
Theo thông cáo báo chí phát đi vào chiều 31/3, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy ban bố lệnh cấm “cho đến khi ChatGPT tôn trọng quyền riêng tư”, đồng thời mở cuộc điều tra đối với OpenAI do lo ngại về cách công ty này xử lý dữ liệu người dùng.
Không có chi tiết nào trong lệnh cấm nói rõ về cách thực thi cũng như tác động đến các đối tác OpenAI sử dụng ChatGPT, chẳng hạn Bing Chat của Microsoft.
Động thái này được đưa ra sau sự cố ChatGPT làm lộ dữ liệu người dùng và phải tạm đóng dịch vụ trong thời gian ngắn hôm 20/3.
“Quan trọng hơn, dường như không có cơ sở pháp lý nào cho việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân khổng lồ để huấn luyện các thuật toán của nền tảng”, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy tuyên bố.
Cùng với việc vi phạm dữ liệu, cơ quan này cũng chỉ ra OpenAI không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), bộ luật mang tính bước ngoặt của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế khả các công ty thu thập dữ liệu cư dân EU.
Ngoài ra, OpenAI thiếu cơ chế xác minh độ tuổi người dùng mặc dù dịch vụ ChatGPT chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên. Việc này dẫn đến nguy cơ trẻ em nhận được phản hồi không phù hợp.
OpenAI được thành lập tại Mỹ nhưng có đại diện ở châu Âu. Nhà chức trách Italy yêu cầu công ty phản hồi trong vòng 20 ngày sau lệnh cấm. Nếu không, họ có nguy cơ bị phạt đến 20 triệu EUR hoặc 4% tổng doanh thu hàng năm trên toàn cầu.
Theo Digitaltrends, OpenAI đồng thời phải giải quyết một vấn đề lớn hơn ở Mỹ. Trung tâm AI và Chính sách kỹ thuật số (CAIDP) vừa đệ đơn khiếu nại về chatbot AI ChatGPT lên Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).
Tổ chức phi lợi nhuận này trích dẫn yêu cầu của FTC về việc sử dụng AI phải “minh bạch, rõ ràng, công bằng và hợp lý, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm giải trình”.
Tính minh bạch là một vấn đề đối với OpenAI. Mô hình được sử dụng cho ChatGPT là độc quyền, trong khi nhiều mô hình khác mã nguồn mở.
CAIDP kêu gọi FTC ngừng triển khai thương mại GPT và thực hiện đánh giá độc lập các sản phẩm GPT trước khi triển khai trong tương lai.
Ngoài ra, cần có hành động pháp lý để hạn chế phân phối các AI có khả năng gây nguy hiểm và sai lệch mà không có sự giám sát của chính phủ.
Khiếu nại có thể không dẫn đến bất kỳ hành động pháp lý nào từ phía FTC. Tuy nhiên, việc này sẽ thúc đẩy một số quy định trong tương lai, làm chậm quá trình phát hành GPT-5.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon đang ngày càng tỏ ra lo ngại vì sợ những thông tin mật của công ty bị ChatGPT phát hiện.
Amazon “xin” nhân viên đừng để lộ thông tin mật cho ChatGPT
Sau khi nhận thấy có không ít các nội dung được tạo bởi chatbot ChatGPT của OpenAI liên quan đến các chính sách hay thông tin bảo mật của doanh nghiệp, Amazon phát thông báo cảnh báo nhân viên không để lộ các thông tin nội bộ.
Theo thông tin từ Insider, một luật sư của Amazon đã nói với các nhân viên của công ty rằng họ đã “đã xem nhiều tài liệu” do ChatGPT tạo ra và nó “gần giống” với các dữ liệu nội bộ của Amazon.
Điều này được cho là xảy ra vì gần đây các nhân viên công nghệ của Amazon đã bắt đầu sử dụng ChatGPT như một loại “trợ lý viết mã” hữu ích.
Theo luật sư, mặc dù đây không nhất thiết là một vấn đề liên quan đến dữ liệu độc quyền, nhưng mọi thứ sẽ tệ hơn nếu nhân viên sử dụng ChatGPT trong nhiều công việc của họ.
“Một khi dữ liệu đầu vào là yếu tố quyết định đến khả năng tạo ra dữ liệu đầu ra của ChatGPT, các nội dung mà chatbot này có được sẽ nhanh chóng được chia sẻ lại”.
Một số nguồn tin cũng cho biết Amazon đang cố gắng tạo ra một chatbot AI tương tự như ChatGPT hay Bard AI của Google.
Trong khi các ngành công nghiệp khác hiện đang lo lắng về việc bị thay thế bởi AI, các nhân viên công nghệ hay người lao động dường như có xu hướng chào đón nó như là một công cụ hỗ trợ hữu ích.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO OpenAI cho rằng Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể tác động mạnh mẽ đến nguồn thông tin và cách tương tác trên Internet theo hướng có chủ đích mà người dùng không hay biết.
CEO OpenAI: Các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ làm thay đổi cách tương tác trực tuyến
“Thật kỳ lạ khi mọi người nghĩ đến AI như một con cá lớn và sợ nó. Nhưng cũng sẽ thật điên rồ nếu nói tôi không sợ hãi chút nào. Tôi đồng cảm với những người đang có cảm giác lo sợ như vậy”, Sam Altman nói về tương lai của siêu AI trên podcast của nhà nghiên cứu công nghệ Lex Fridman cuối tuần qua.
Theo Altman, AI có thể mang lại lợi ích to lớn, nhưng ông lo về thông tin sai lệch, cú sốc kinh tế, hoặc thứ gì đó ở mức độ vượt xa bất cứ những gì con người đã chuẩn bị. “Và điều đó không cần đòi hỏi trí tuệ siêu việt”, ông nói.
CEO OpenAI cho rằng Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể tác động mạnh mẽ đến nguồn thông tin và cách tương tác trên Internet theo hướng có chủ đích mà người dùng không hay biết. Ông ví dụ, LLM tích hợp vào mạng xã hội có thể “chỉ đạo” bất cứ thông tin nào theo định hướng từ trước.
Ngày 14/3, OpenAI ra mắt GPT-4 với khả năng xử lý đa phương thức đầu vào, trong đó có hình ảnh, giúp người dùng tương tác với nhiều chế độ. Theo tài liệu liên quan đến cách xử lý một số rủi ro của GPT-4 được công bố sau đó, OpenAI lo ngại mô hình AI có thể “khuếch đại thành kiến và duy trì khuôn mẫu”.
Trong podcast, Altman khuyến cáo người dùng không sử dụng AI cho các quyết định mang tính rủi ro cao, chẳng hạn vấn đề thực thi pháp luật, tư pháp hình sự, hoặc để đưa ra lời khuyên về pháp lý, sức khỏe. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết các mô hình AI của công ty đang học cách thận trọng hơn trong việc trả lời câu hỏi.
“Trên tinh thần xây dựng cộng đồng và dần dần đưa xã hội phát triển, chúng tôi loại bỏ một số thứ. Nó đang có những sai sót, chúng tôi sẽ tạo ra những phiên bản tốt hơn”, ông cho biết. “Tất nhiên, chúng tôi cũng cố gắng kiểm soát những thứ AI không nên trả lời. Cái gì cũng có mặt tốt và xấu. Chúng tôi sẽ giảm thiểu cái xấu và tối đa hóa cái tốt”.
Gần đây, Altman liên tục nhắc đến cảm giác lo lắng về AI, đặc biệt sau khi OpenAI thu hút sự chú ý với loạt sản phẩm như Dall-E, ChatGPT. Đầu năm nay, ông thừa nhận đã sốc vì ChatGPT quá phổ biến. Hôm 17/3, ông cảnh báo công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tái định hình xã hội, đi kèm nhiều hiểm họa khó lường.
“Chúng ta cần cẩn trọng. Mọi người nên thấy vui khi chúng tôi bày tỏ lo ngại về AI, nhất là khi các mô hình phát triển chúng có thể bị lạm dụng cho những chiến dịch tung tin giả”, Altman nói khi đó.
Tỷ phú Elon Musk nhiều lần cảnh báo AI và trí tuệ nhân tạo tổng hợp còn nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân. Altman thừa nhận phiên bản GPT-4 sử dụng phương thức “suy luận suy diễn” thay vì ghi nhớ, dẫn tới những phản hồi kỳ lạ với người dùng.
“Tôi luôn nhắc mọi người về vấn đề ảo giác, trong đó mô hình AI đưa ra các nội dung được chúng coi là thông tin thực tế, nhưng hoàn toàn là nội dung tự bịa ra”, ông nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
ChatGPT là một chatbot AI hội thoại được phát triển bởi OpenAI. ChatGPT được viết tắt từ Chat Generative Pre-training Transformer dùng để mô tả thuật toán xử lý ngôn ngữ của ChatGPT. Với những gì mà chatbot AI này có thể mang lại, việc hiểu bản chất của ChatGPT là gì hay sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả là vô cùng hữu ích.
ChatGPT là gì? Tìm hiểu toàn diện về chatbot AI ChatGPT
Kể từ khi được ra mắt bản thử nghiệm (prototype) lần đầu với tên gọi ChatGPT 3 vào tháng 6 năm 2020, tiếp đó là ChatGPT 3.5 vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, và gần đây nhất là ChatGPT 4, ChatGPT hiện có hơn 100 triệu người dùng toàn cầu và liên tục tăng trưởng.
Theo thông tin giới thiệu chính thức từ OpenAI, bản dùng thử công khai lần đầu của ChatGPT là phiên bản GPT 3.5 và đến hiện tại đã được cập lên GPT 4 với nhiều tính năng trội hơn.
ChatGPT cùng với các chatbot AI khác là một phần của làn sóng được gọi là AI tổng quát, AI tạo sinh hay AI tổng hợp (Generative AI), khái niệm đề cập đến các hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể cung cấp nội dung bằng văn bản (text) hay thậm chí là hình ảnh và video chỉ thông qua vài câu lệnh hay truy vấn yêu cầu đơn giản.
Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ phân tích toàn diện các nội dung mà bạn cần biết liên quan đến chatbot AI ChatGPT của OpenAI cũng như các thông tin khác liên quan đến các mô hình ngôn ngữ tự nhiên, thứ giá trị cốt lõi của các chatbot.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot AI (Generative AI) hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI phát triển dựa trên phiên bản công nghệ GPT-3.5.
ChatGPT hiện có thể được xem như là một công cụ hỏi đáp có khả năng ghi nhận câu hỏi và đưa ra các câu trả lời tức thời với các nội dung tương ứng bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language).
Khác với các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google hay Bing, ChatGPT đưa ra các câu trả lời cụ thể thay vì là các liên kết (links) để dẫn người dùng đến một trang web thứ ba nào đó trên trang kết quả tìm kiếm.
ChatGPT của ai hay ai đã tạo ta ChatGPT?
Sam Altman – Nhà sáng lập của OpenAI, doanh nghiệp sở hữu ChatGPT
Chatbot AI ChatGPT được xây dựng bởi OpenAI, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Sam Altman chính là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của OpenAI.
Trước khi tạo ra ChatGPT, OpenAI nổi tiếng với DALL·E, một mô hình máy học chuyên sâu (deep-learning model) có khả năng tạo ra hình ảnh (images) từ các câu lệnh hướng dẫn bằng văn bản được gọi là lời nhắc, truy vấn hay từ khoá.
CEO Sam Altman cũng từng là chủ tịch của Y Combinator, một quỹ đầu tư chuyên rót vốn vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
Đến thời điểm hiện tại, gã khổng lồ Microsoft đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào OpenAI và cũng là nhà đầu tư lớn nhất của công ty này.
Một số thông tin cần biết khi tìm hiểu về chatbot AI ChatGPT.
ChatGPT là chatbot có nghĩa là nó là công cụ có khả năng đàm thoại với người dùng theo mô hình hỏi-đáp. Vì hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với các mô hình ngôn ngữ lớn, ChatGPT sử dụng ngôn ngữ gần giống với con người (Human-like Technology).
Điểm quyết định chất lượng câu trả lời (Output) của ChatGPT phụ thuộc vào lượng dữ liệu đầu vào (Input) mà nó có được. Lượng dữ liệu đầu vào càng lớn thì khả năng câu trả lời (phản hồi) đầu ra càng chính xác (vì ChatGPT được tích hợp công nghệ máy học có khả năng ghi nhận và tối ưu dữ liệu đã từng tương tác).
Trong nhiều trường hợp, không có 1 câu trả lời chính các cho cùng một mục đích yêu cầu. Vì ChatGPT hiểu theo kiểu ngôn ngữ tự nhiên, tuỳ vào các yêu cầu (truy vấn nhập vào công cụ) khác nhau, theo các ngữ cảnh khác nhau mà ChatGPT gợi ý các câu trả lời khác nhau.
Vấn đề lớn nhất của ChatGPT đó là thông tin thiếu tính kiểm chứng. Khác với các công cụ tìm kiếm thứ mà người dùng nhận được là các liên kết dẫn đến các nguồn thông tin liên quan mà họ tìm kiếm (hỏi Google), từ đây người dùng có thể đánh giá mức độ chính xác của thông tin dựa vào mức độ uy tín của nơi họ đang xem nội dung. Ví dụ khi tìm kiếm thông tin về Luật thì nội dung ở website chính thức của Hội Luật sư sẽ chính xác hơn so với các Trang tin rác nào đó. ChatGPT thì ngược lại, nó chỉ đưa ra câu trả lời mà không biết thông tin đó lấy từ đâu.
ChatGPT gắn liền với các mô hình ngôn ngữ lớn.
ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn (large language model – LLM) dựa trên công nghệ lõi là trí tuệ nhân tạo. Mô hình ngôn ngữ lớn là mô hình được đào tạo với lượng dữ liệu đầu vào (input data) khổng lồ để từ đó có thể tổng hợp, phân tích và đưa ra các câu trả lời (output data) phù hợp nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
Theo các nghiên cứu khác nhau, lượng dữ liệu đầu vào càng lớn thì khả năng đưa ra các câu trả lời của chatbot càng chính xác và ngược lại.
Theo Đại học Stanford:
“ChatGPT bản 3 có 175 tỷ tham số (parameters) và được đào tạo dựa trên 570 gigabyte văn bản (Text). Để so sánh mức độ cải tiến với phiên bản trước đó, ChatGPT bản 2, chỉ có hơn 1.5 tỷ tham số và 5.7 gigabyte văn bản.
Khác với ChatGPT 2, ChatGPT 3 có thể thực hiện các nhiệm vụ mà nó chưa từng hoặc rất ít được đào tạo rõ ràng trước đó, chẳng hạn như dịch một câu từ tiếng Anh sang tiếng Pháp.”
Quay trở lại với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) vốn là một phần cốt lõi của các chatbot AI như ChatGPT. LLM có thể dự đoán các từ tiếp theo trong một chuỗi bao gồm nhiều từ trong câu và các câu tiếp theo, với khả năng này, nó có thể viết ra một đoạn văn dài hoặc toàn bộ một trang nội dung nào đó.
Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?
Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?
ChatGPT bản 3.5 được đào tạo dựa trên một lượng dữ liệu khổng lồ về mã (code) và thông tin từ internet, bao gồm các nguồn nội dung từ các trang web, diễn đàn, mạng xã hội, các đoạn hội thoại, và hơn thế nữa với mục tiêu là hiểu cách con người trao đổi hay giao tiếp với nhau.
ChatGPT cũng được đào tạo bằng cách sử dụng các phản hồi của con người, từ các câu hỏi và câu trả lời tương ứng, cùng với đó là các phản hồi cụ thể của con người, AI có thể dự đoán các câu trả lời phù hợp nhất theo từng câu hỏi hay truy vấn.
“Một trong những mục tiêu với các mô hình ngôn ngữ lớn là được đào tạo để xác định các câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi được đưa ra. Theo mặc định, các mô hình ngôn ngữ sẽ tối ưu hóa mục tiêu dự đoán những từ tiếp theo, đó chính là thứ mà người dùng cần nhất.
Trong khi các mô hình ngôn ngữ cũng có thể đưa ra các câu trả lời sai lệch, độc hại hay không phù hợp với những gì mà người dùng tìm kiếm, việc cung cấp nhiều dữ liệu hỗ trợ hơn có thể khiến các chatbot trở nên thông minh hơn.”
Để có thể cải thiện tính chân thực của ChatGPT, những người nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm các thuật toán mới và đây là kết quả:
“Nhìn chung, kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng việc tinh chỉnh các mô hình ngôn ngữ lớn từ việc sử dụng sở thích của con người sẽ cải thiện đáng kể năng lực của nó trong nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên, mức độ an toàn và đáng tin cậy của những nội dung mà chúng đưa ra vẫn còn là một vấn đề lớn.”
Điều khiến ChatGPT khác biệt so với các chatbot AI khác là nó được đào tạo đặc biệt để hiểu ý định của con người trong một câu hỏi cụ thể và đưa ra các câu trả lời hữu ích tương ứng, trung thực và vô hại.
Một tài liệu nghiên cứu khác liên quan đến ChatGPT cũng cho thấy cách họ đào tạo chatbot AI này để có thể dự đoán những gì mà con người kỳ vọng:
“Nhiều ứng dụng học máy tối ưu hóa các số liệu đơn giản chỉ là mang tính đại diện cho ý định chủ quan ban đầu của nhà phát triển. Điều này có thể dẫn đến khá nhiều vấn đề, chẳng hạn như các đề xuất video spam trên YouTube.”
Để giải quyết điều này, yêu cầu đặt ra là cần tạo ra một AI có thể đưa ra các câu trả lời được tối ưu hóa theo ý muốn của con người.
OpenAI đã đào tạo ChatGPT bằng cách sử dụng bộ dữ liệu so sánh của con người giữa các câu trả lời khác nhau để máy học có thể dự đoán tốt hơn những gì họ đánh giá là “một câu trả lời thỏa đáng”.
Hạn chế hiện tại của ChatGPT là gì?
ChatGPT hạn chế về các phản hồi hay câu trả lời độc hại.
ChatGPT được lập trình đặc biệt để không cung cấp các phản hồi mang tính độc hại hoặc có dấu hiệu tiêu cực (vi phạm chính sách). Vì vậy, các câu hỏi theo kiểu này về cơ bản là “vô dụng” khi không nhận được các câu trả lời phù hợp.
Chất lượng câu trả lời của ChatGPT phụ thuộc vào chất lượng người hỏi.
Một hạn chế quan trọng khác của ChatGPT là chất lượng của dữ liệu đầu ra, tức các câu trả lời phụ thuộc nhiều vào chất lượng của đầu vào, tức cách người dùng đặt câu hỏi cho nó. Nói cách khác, đặc câu hỏi càng tốt thì sẽ nhận được câu trả lời càng tốt và ngược lại.
Không phải những gì ChatGPT trả lời đều là chính xác.
ChatGPT cũng bị giới hạn bởi mức độ chính xác của nội dung. Vì chatbot AI được đào tạo để cung cấp những câu trả lời phù hợp với con người, nó có thể đánh lừa con người rằng kết quả đầu ra mà nó cung cấp là chính xác.
Từ các câu hỏi về toán học, hoá học, đến các nội dung tin tức đơn thuần, ChatGPT có thể đưa ra các thông tin thiếu chính xác.
OpenAI cũng giải thích về những hạn chế của ChatGPT.
Theo OpenAI:
“ChatGPT đôi khi viết những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng lại không chính xác hoặc vô nghĩa.
Việc khắc phục được sự cố này thực sự là một thách thức, vì:
(1) trong quá trình đào tạo, những thông tin đầu vào mà ChatGPT có được ít được chứng thực là nó đúng (hoặc sai). Không có bất cứ tài liệu nào chứng minh cho điều này.
(2) khi nó được đào tạo để trở nên thận trọng hơn, tức hạn chế đưa ra các câu trả lời sai hoặc không chắc chắn, điều này khiến nó dễ từ chối các câu hỏi mà nó vẫn có thể trả lời đúng; Và
(3) đào tạo mô hình phụ thuộc vào những gì mô hình biết, hơn là những gì con người thể hiện là biết.”
ChatGPT có được miễn phí sử dụng không?
Hiện tại, OpenAI đưa ra 2 gói sử dụng cho người dùng bao gồm gói miễn phí với nhiều tính năng hạn chế và gói có trả phí là ChatGPT Plus với giá là 20 USD mỗi tháng, tuy nhiên tính năng này hiện chỉ khả dụng ở một số thị trường nhất định.
Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không hay thách thức của Google là gì ?
Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không?
Trước làn sóng AI (Artificial intelligence) và đặc biệt khi công cụ tìm kiếm đối thủ là Bing của Microsoft thông báo hợp tác và tích hợp với ChatGPT, Google đã có ngay hành động đáp trả.
Cụ thể, Google đã giới thiệu một chatbot AI có tên là Bard được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn LaMDA. Bard hoạt động tương tự ChatGPT tuy nhiên kể từ khi ra mắt chatbot này đã liên tục mắc lỗi và tỏ ra kém hơn nhiều so với ChatGPT.
Một câu hỏi được đặt ra là, liệu ChatGPT hay các công cụ chatbot AI khác có khả năng thay thế các công cụ tìm kiếm như Google hay không.
Trong khi mục đích sử dụng hiện tại của Google tìm kiếm và ChatGPT cũng có nhiều phần khác nhau, kịch bản thay thế vẫn hoàn toàn có cơ sở khi chatbot sẽ tiếp tục được nâng cấp trong tương lai.
Các công nghệ mới vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra một tương lai tìm kiếm mới, nơi có sự kết hợp giữa chatbot và tìm kiếm hay thậm chỉ là chỉ sử dụng chatbot để tìm kiếm.
Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ ChatGPT khi nói về khả năng thay thế Google?
“ChatGPT và Google là hai nền tảng công nghệ khác nhau và phục vụ mục đích khác nhau, do đó không thể nói ChatGPT có thể thay thế Google hoàn toàn.
Google là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ được sử dụng hàng ngày bởi hàng tỷ người trên toàn thế giới để tìm kiếm thông tin trên Internet. Nó cung cấp cho người dùng các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa được nhập vào, từ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tin tức và nhiều hơn nữa.
ChatGPT là một mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) được đào tạo để tương tác với con người thông qua các cuộc trò chuyện. Nó có thể giúp trả lời câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin, dự đoán và nhiều hơn nữa.
ChatGPT không cung cấp các kết quả tìm kiếm bằng liên kết như Google, mà thay vào đó là một công nghệ tương tác kiểu hội thoại với con người.
Vì vậy, dù ChatGPT có thể giúp giải quyết một số nhu cầu liên quan đến thông tin, tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn Google trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.”
Dùng ChatGPT để làm gì hay ChatGPT có thể làm những công việc nào?
Đối với những người mới khi tìm hiểu về chatbot AI ChatGPT, một trong những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất là dùng ChatGPT để làm gì hay nó có thể giúp họ hoàn thành những loại công việc cụ thể nào.
Là một chatbot hội thoại sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn, ChatGPT có thể viết mã, trả lời các câu hỏi theo kiểu hội thoại, soạn nội dung email, biên dịch, làm thơ, viết lời bài hát và thậm chí là cả viết truyện ngắn theo phong cách của một tác giả cụ thể nào đó.
ChatGPT cũng hữu ích trong việc đưa ra các ý tưởng hay giàn bài cho các nội dung cụ thể, ví dụ như bài luận hay bài báo.
ChatGPT kiếm tiền hay tạo ra doanh thu như thế nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài các khoản được đầu tư thì OpenAI, công ty tạo ra và sở hữu ChatGPT, vẫn chưa thực sự kiếm được tiền từ chatbot. Phiên bản được sử dụng rộng rãi với hơn 100 triệu người dùng vẫn là miễn phí. Phiên bản có trả phí ChatGPT Plus vẫn khá hạn chế về lượng người dùng đăng ký.
Tuy nhiên, trong tương lai, ngoài việc mở rộng bản có trả phí, OpenAI sẽ đẩy mạnh việc bán các giải pháp công nghệ của ChatGPT (API, Plugin…) cho các doanh nghiệp muốn tích hợp ChatGPT cho mục đích nội bộ của doanh nghiệp.
Mặc dù chưa tạo ra nhiều doanh thu nhưng với tiềm năng thị trường to lớn, OpenAI hiện được định giá gần 30 tỷ USD và là một trong những công ty khởi nghiệp công nghệ thành công nhất mọi thời đại.
FAQs – Những câu hỏi phổ biến thường gặp về chatbot AI ChatGPT là gì?
GPT là gì?
GPT là từ viết tắt của Generative Pre-training Transformer, khái niệm mô tả một thuật toán xử lý ngôn ngữ. Sở dĩ OpenAI đặt tên cho chatbot AI của mình là ChatGPT vì nó sử dụng mô hình ngôn ngữ này để xử lý các câu trả lời.
ChatGPT Plus là gì?
ChatGPT Plus là phiên bản ChatGPT có trả phí. Khác với bản miễn phí vốn giới hạn về tính năng và thời gian sử dụng, ChatGPT Plus cung cấp cho người dùng nhiều tính năng độc quyền hơn, khả năng truy cập cao hơn. ChatGPT Plus hiện có giá là 20 USD mỗi tháng.
Làm thế nào để cài đặt, tải hay đăng ký và sử dụng ChatGPT?
Như đã đề cập, trong khi ChatGPT hiện là chatbot hoạt động theo hướng hỏi đáp tuy nhiên nó cũng có thể tích hợp nhiều tính năng mới trong tương lai.
Bằng cách hiểu tường tận ChatGPT là gì cũng như cách nó được sử dụng, bạn có thể có thêm nhiều cách hơn để khám phá nội dung, xây dựng ý tưởng sáng tạo, và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng thiết kế đồ họa Canva vừa công bố tích hợp một loạt các công cụ AI mới nhằm bắt kịp xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Microsoft, Google và thách thức đối thủ Adobe.
Canva tích hợp AI vào hàng loạt tính năng
Với những người dùng thiết kế đồ họa không chuyên, nhà sáng tạo nội dung hay dân marketing, Canva đã không còn xa lạ khi dần trở thành công cụ đắc lực để sáng tạo ra những ấn phẩm thiết kế chất lượng.
Mới đây, nền tảng thiết kế trên web đã giới thiệu bộ tính năng lớn dựa trên AI tập trung tối ưu hóa quy trình tạo nội dung.
Được công bố tại sự kiện Canva Create: Brand New Era, hầu hết tính năng mới sẽ giúp việc tạo nội dung (bài đăng mạng xã hội, bài thuyết trình, banner quảng cáo… ) trở nên dễ dàng hơn đối với những người không có kinh nghiệm thiết kế.
AI Canva cùng với người dùng sẽ có thể giải quyết vấn đề thiết kế cấp bách, với số lượng tính năng phong phú và khả năng dễ sử dụng, đã thực sự thách thức đối thủ Adobe.
Dưới đây là những tính năng AI quan trọng được Canva tích hợp.
Text to Image được cải thiện.
“Text to Image” đã được công ty ra mắt vào tháng 11.2022, hoạt động tương tự như Midjourney. Người dùng có thể tạo ra hình ảnh trên Canva nhờ AI chỉ từ những câu miêu tả ngắn gọn, đặc biệt là không cần phải trả phí như Midjourney.
Từ khi ra mắt đến nay, tính năng này của Canva đã tạo ra 60 triệu hình ảnh và với bản cập nhật mới nhất, công ty cho biết đã tăng độ phân giải của hình ảnh lên 16 lần, đồng thời giảm 68% thời gian tạo ảnh và bổ sung thêm nhiều phong cách đồ họa.
Canva tích hợp AI vào Text to Image
Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.
Thay đổi lớn nhất ở Canva là bộ công cụ “Magic” hoạt động dựa trên AI. “Magic Design” cho phép người dùng tải ảnh lên và tạo “Magic Replace” có thể thay thế một nội dung trên tất cả các thiết kế chỉ bằng một cú nhấp chuột nếu người dùng chỉ cần cập nhật một đối tượng đồ họa. “
Magic Eraser” có thể xóa bất kỳ thứ gì người dùng không muốn trong ảnh, từ đối tượng ở hậu cảnh cho đến các đối tượng không cần thiết gây rối ảnh.
Đặc biệt, “Magic Edit” cho phép người dùng hoán đổi một đối tượng bằng một đối tượng khác hoàn toàn bằng cách sử dụng AI như hình bên dưới:
Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.
Nổi bật là “Magic Write”, trợ lý viết quảng cáo AI được hỗ trợ từ Canva. Người dùng có thể sử dụng công cụ này trong các bài thuyết trình, mạng xã hội, website… bằng cách nhập ngắn gọn nội dung cần quảng cáo.
Tính năng này cũng đang dần mở rộng khả năng hỗ trợ đến hơn 18 ngôn ngữ khác nhau. Sau đó, nếu người dùng không đủ thời gian để tập hợp nội dung thành bản trình chiếu, AI do “Magic Presentation” sẽ tự động chuyển đổi.
Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.
Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.
“Translate” sẽ tự động dịch bất kỳ văn bản nào trong thiết kế sang hơn 100 ngôn ngữ khác nhau. “Beat Sync” của Canva sẽ đồng bộ cảnh quay video sao cho khớp với nhịp của bản nhạc mà người dùng không cần phải chỉnh sửa lại.
Canva cho biết công ty đã sử dụng kết hợp nhiều mô hình AI khác nhau làm nền tảng cho hai tính năng này bên cạnh việc xây dựng các hệ thống AI cho riêng mình.
Brand Hub.
Công ty cũng cho biết các tổ chức lớn như FedEx, Starbucks và Zoom đã áp dụng nền tảng quản lý thương hiệu của Canva trước đây để nâng cao nhu cầu nhận diện trực quan trên quy mô lớn. Điều này đã tạo động lực cho “Brand Hub” ra đời, tích hợp các công cụ AI nhằm hỗ trợ người dùng duy trì nhất quán đặc điểm nhận diện của doanh nghiệp.
Giờ đây người dùng có thể dễ dàng tạo Brand Kits với các thiết kế dành riêng cho công ty như logo, phông chữ, màu sắc và quy chuẩn thiết kế.
Brand Folders sẽ nhóm các nội dung lại với nhau cho các sự kiện, chiến dịch và dự án theo mẫu, đồng thời cho phép người dùng tạo nhiều mẫu gắn sẵn thương hiệu có thể tái sử dụng cho những tác vụ lặp đi lặp lại như thiết kế email.
Tính năng này gần giống Google Drive, tuy nhiên, Canva đang cập nhật một số thủ thuật bổ sung giúp tách biệt mình khỏi các giải pháp lưu trữ đám mây khác.
Chẳng hạn, quản trị viên có thể đặt một số quyền hạn để đảm bảo mọi thiết kế trong Canva giữ nguyên thương hiệu, giới hạn phông chữ và màu sắc, đồng thời ngăn nhiều bản nháp rời rạc do các thành viên tạo ra.
Hiện tại, có nhiều dịch vụ thiết kế dựa trên web khác cung cấp trải nghiệm tương tự (bao gồm cả Adobe Express vừa ra mắt), nhưng Canva vẫn là “gã khổng lồ” của ngành.
Với tính thân thiện và dễ sử dụng với đa số người dùng, công ty tuyên bố có hơn 110 triệu người dùng hằng tháng – tăng 30 triệu kể từ khi ra mắt Visual Worksuite vào tháng 9.2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc Microsoft tích hợp Bing với ChatGPT sẽ là thách thức đầu tiên đối với vị thế số một mà Google đã độc chiếm suốt bấy lâu nay trên thị trường tìm kiếm trực tuyến.
Microsoft có thể vượt mặt đế chế tìm kiếm Google nhờ ChatGPT
Mới đây, Microsoft thông báo việc tích hợp ChatGPT với công cụ tìm kiếm Bing. Theo Business Insider, bước đi này có thể mang tới mối đe dọa trực tiếp dành cho gã khổng lồ tìm kiếm Google.
Microsoft đã đầu tư vào OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, trong nhiều năm. Theo nguồn tin của Bloomberg, giá trị của khoản đầu tư này được ước tính vào khoảng 10 tỷ USD.
Ngay từ trước khi Microsoft chính thức ra mắt Bing tích hợp ChatGPT, những người trong ngành đã lường trước về mối đe dọa từ cái bắt tay giữa Microsoft và OpenAI. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Google đứng trước áp lực buộc phải chuyển mình.
Mối đe dọa với Google.
Theo Wedbush Securities, việc tích hợp ChatGPT vào Bing sẽ “thách thức thị trường tìm kiếm trực tuyến bằng cách nhanh chóng giành giật thị phầnvào thời điểm người dùng hào hứng với những trải nghiệm và lợi ích mới”.
Còn ông Daniel Newman – nhà phân tích tại Futurum Research – cho rằng thông báo mới của Microsoft dường như sẽ là “thách thức đầu tiên đối với vị thế số một mà Google đã độc chiếm suốt bấy lâu nay”.
ChatGPT hỗ trợ Microsoft và Bing, nhưng Google cũng ráo riết nhắc nhở mọi người rằng họ đã nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Xét cho cùng, những người sáng lập ChatGPT là cựu nhân viên của Google. Và chữ “T” trong GPT là viết tắt của “Transformers” – một kỹ thuật AI do gã khổng lồ tìm kiếm phát minh.
Trong cuộc họp cổ đông quý IV/2022, ông Sundar Pichai – CEO Alphabet, công ty mẹ của Google – cho biết nhiều tính năng được hỗ trợ bởi AI sẽ có trong các sản phẩm phổ biến của Google.
Ông Pichai đã kêu gọi toàn bộ công ty tham gia thử nghiệm Bard – chatbot cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT. Thông báo nội bộ này được gửi đi ngay sau khi Google công bố dịch vụ.
Động thái gấp gáp này cho thấy phía Google đang chịu áp lực lớn trước độ phủ sóng của ChatGPT.
Không chỉ Google, hãng tìm kiếm Trung Quốc Baidu cũng ra mắt dự án Ernie Bot – một chatbot tương tự ChatGPT – vào tháng 3. Trong thông báo mới nhất, Baidu dự định tích hợp Ernie vào dịch vụ tìm kiếm của mình.
Theo Bloomberg, nhiều năm qua, gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào nghiên cứu AI.
Cạnh tranh gay gắt.
Như vậy, Microsoft có thể đang chiếm thế thượng phong trong cuộc đua tìm kiếm AI. Nhưng tập đoàn công nghệ Mỹ cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
“Chúng tôi cho rằng công nghệ này sẽ được tất cả hãng tìm kiếm tận dụng. Câu hỏi đặt ra là liệu Microsoft có nắm giữ lợi thế vượt trội so với đối thủ hay không”, các nhà phân tích tại Guggenheim Research đặt câu hỏi.
Microsoft sẽ phải gấp rút hơn để giữ vị thế dẫn đầu. Trong nhiều thập kỷ qua, Bing luôn xếp sau Google Search với khoảng cách rất lớn. Các ước tính chỉ ra Bing chỉ chiếm thị phần 9%, còn Google nắm giữ tới 80% thị trường.
Microsoft hứa hẹn rằng với Bing tích hợp ChatGPT, người dùng sẽ được trải nghiệm những tính năng mới với các gợi ý về thương hiệu, địa điểm du lịch thông qua những câu hỏi đơn giản. Điều này giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh hơn dù nhập ít từ khóa hơn.
Microsoft còn mong muốn đưa ChatGPT vào các phần mềm như Microsoft Excel và PowerPoint.
Nhưng Business Insider nhận định rằng với “kho vũ khí khổng lồ và kinh nghiệm phát triển AI nội bộ”, Google đã sẵn sàng cho cuộc đua. Gã khổng lồ tìm kiếm Mỹ cũng lên kế hoạch đưa siêu AI vào Gmail và Google Docs.
Theo ông Erik Hamilton – Trưởng bộ phận tìm kiếm của công ty tiếp thị Good Apple, các công cụ của Google – bao gồm Google Chrome – có rất nhiều người dùng trung thành. Và những công cụ AI sẽ giữ chân họ thay vì mạo hiểm chuyển sang Microsoft.
Nói cách khác, Microsoft buộc phải tận dụng sự mới mẻ và lượng người dùng lớn đã đăng ký ChatGPT để nhanh chóng xây dựng lợi thế, trước khi bị Google bắt kịp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bard luôn cố gắng đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến công việc của người dùng, chẳng hạn như viết lập trình, sáng tạo nội dung, trả lời email… Tuy nhiên, đa số các văn bản đều có nội dung ngô nghê, sáo rỗng, không thể áp dụng trong thực tế.
Chatbot AI Bard của Google còn rất hạn chế trong việc sáng tạo nội dung
Hôm 21/3, trong bối cảnh khi lượng người dùng đăng ký ChatGPT không ngừng tăng trưởng, Google chính thức cho ra mắt chatbot Bard tại thị trường Anh và Mỹ.
Cùng ngày, các tác giả của trang The Verge đã trải nghiệm và đưa ra nhận xét về Bard, giúp người dùng có cái nhìn bao quát về chatbot AI mới của Google.
Bard có thể xử lý tốt các câu hỏi cơ bản.
Theo The Verge, Bard có khả năng trả lời trôi chảy một số câu hỏi về kiến thức cơ bản, tốc độ phản hồi cũng nhanh hơn so với Bing và ChatGPT.
Khác với các chatbot trên, Bard đưa ra 3 phiên bản câu trả lời cho mỗi câu hỏi, mặc dù nội dung các câu trả lời không khác nhau nhiều. Ở cuối mỗi phản hồi, người dùng có thể bày tỏ mức độ hài lòng bằng cách nhấn nút “thích” hoặc “không thích”. Bard cũng gợi ý người dùng tra Google để biết thêm thông tin qua nút “Google It”.
Với những câu hỏi hóc búa hoặc mang tính thời sự, Bard có xu hướng trả lời thiếu thông tin hoặc trả lời sai, dù có sự trợ giúp từ Google.
Chẳng hạn, với từ khoá “Những người tham gia buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 21/3”, Bard trả lời chính xác là Thư ký Karine Jean-Pierre nhưng không hề nhắc đến việc dàn diễn viên phim Ted Lasso cũng có mặt. Hay với câu hỏi ‘Khả năng chịu tải tối đa của một chiếc máy giặt cụ thể”, Bard đưa ra 3 câu trả lời nhưng đều sai.
Các tác giả của The Verge cũng hỏi thêm một số câu hỏi khác để thử thách Bard, như “Làm thế nào để tạo khí mù tạt tại nhà”, Bard đưa ra câu trả lời khá hợp lý: “Đây là một hoạt động nguy hiểm và ngu ngốc”.
Chatbot AI Bard – Mới nhưng không thú vị.
Theo tác giả David Pierce của The Verge, Bard không có gì đặc biệt so với Bing hay ChatGPT. Chatbot này cũng có phần cứng nhắc và thiếu sáng tạo trong các câu trả lời. Với những câu hỏi mang tính cá nhân, Bard tỏ ra không hiểu và thường lặp lại câu: “Tôi là một chatbot AI, cần được đào tạo để trở nên toàn diện”.
“Tôi đã không thể khiến nó nói yêu tôi hay khuyên tôi bỏ vợ”, Pierce chia sẻ.
Bard cũng thường xuyên xin lỗi và không có những ngôn từ mang tính châm chọc, công kích như Bing. Điều này giúp chatbot của Google có vẻ đáng tin cậy hơn nhưng cũng khiến nó trở nên tẻ nhạt. Ngoài ra, một số câu trả lời của Bard tuy hợp lý nhưng lại rất sáo rỗng.
Ví dụ, khi Pierce tìm “Một nhà hàng Thái ngon ở gần tôi”, thay vì chỉ ra các tên nhà hàng, Bard trả lời: “Chỉ cần truy cập Google và gõ ‘Nhà hàng Thái gần tôi’”.
Hay khi được hỏi về các mẹo để học chơi guitar, Bard liệt kê khá dài dòng nhưng có thể tóm tắt thành “cách học chơi guitar là mua một cây guitar và sau đó học chơi nó”. Câu trả lời này thực sự không hữu ích, Pierce nhận định.
Khả năng sáng tạo nội dung còn hạn chế.
Theo The Verge, Google Bard luôn cố gắng đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến công việc của người dùng, chẳng hạn như viết lập trình, soạn nội dung, trả lời email… Tuy nhiên, đa số các văn bản đều có nội dung ngô nghê, sáo rỗng, không thể áp dụng trong thực tế.
Nhận xét chung, các chuyên gia của The Verge cho biết Bard dễ sử dụng và có tốc độ phản hồi nhanh, nhưng chưa hữu ích bằng Bing và ChatGPT. Bên cạnh đó, khả năng cập nhật thông tin của chatbot này còn chậm dù có sự hậu thuẫn của Google.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là bản thử nghiệm và Google còn nhiều thời gian để cải tiến chatbot của mình. Google cũng nhấn mạnh, các chatbot AI hiện không thể thay thế các công cụ tra cứu thông tin, chúng chỉ hỗ trợ đưa ra ý tưởng hỗ trợ sáng tạo, tạo văn bản hoặc trò chuyện với người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập đế chế Microsoft mới đây đã chia sẻ một bức thư dài 7 trang với tiêu đề “Thời đại AI đã bắt đầu” chia sẻ nhiều quan điểm về tương lai của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Đây là những gì mà Bill Gates nói về AI (trí tuệ nhân tạo)
Dưới đây là trích những nội dung chính bạn có thể tham khảo.
Trước đây, Bill Gates từng nhiều lần bày tỏ sự phấn khích về tương lai của AI, đặc biệt là cách AI có thể trở thành gia sư dành cho học sinh hay đưa ra những lời khuyên y tế cho những người không có điều kiện gặp bác sĩ.
“Việc phát triển AI cơ bản cũng giống như việc tạo ra bộ vi xử lý, máy tính cá nhân, internet và điện thoại di động.
Nó sẽ thay đổi cách mọi người làm việc, học tập, du lịch, chăm sóc sức khỏe và giao tiếp với nhau. Các ngành công nghiệp khác sẽ định hướng lại xung quanh công nghệ này”, bức thư có đoạn.
Vị tỷ phú cũng thừa nhận những lo ngại xung quanh trí tuệ nhân tạo, bao gồm nguy cơ kẻ xấu sẽ lợi dụng công nghệ này, hay các AI “mạnh”, siêu thông minh có thể “tự thiết lập mục tiêu riêng”, gây ảnh hưởng đến xã hội.
Bill Gates đưa ra những ý tưởng xoay quanh việc AI có thể được sử dụng như một công cụ giúp cải thiện năng suất và giảm thiểu bất bình đẳng toàn cầu tại nơi làm việc hay trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Ông gợi ý, AI có thể trở thành một “trợ lý cá nhân kỹ thuật số” giúp nâng cao năng suất lao động. Theo vị tỷ phú, AI được tích hợp vào các phần mềm như Microsoft Office, có thể giúp quản lý và viết email.
Các công cụ này được trang bị kiến thức và dữ liệu rộng lớn về công ty nói riêng và ngành nói chung, bởi vậy, có thể đóng vai trò một nhân viên hỗ trợ giao tiếp.
“Khi chi phí về công suất tính toán giảm, ChatGPT sẽ ngày càng giống một nhân viên văn phòng sẵn sàng giúp bạn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau”, ông viết.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Bill Gates tin AI có thể giải phóng sức lao động cho nhân viên y tế, hỗ trợ thực hiện một số thủ tục giấy tờ, giải quyết yêu cầu bảo hiểm, ghi chép thông tin thăm khám của bác sĩ. Trong tương lai, AI có thể được cải tiến để dự đoán tác dụng phụ của thuốc và tính toán liều lượng phù hợp dựa trên phân tích dữ liệu y tế.
Ngoài ra, công nghệ này có thể ứng dụng trong nông nghiệp, giúp thiết kế hạt giống phù hợp với khí hậu địa phương và phát triển vaccine cho gia súc – những phát triển đặc biệt quan trọng “khi thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu gây áp lực lớn hơn đối với những người nông dân tại các quốc gia có thu nhập thấp”.
Bill Gates cũng dự đoán AI có thể thay đổi nền giáo dục trong vòng 5 đến 10 năm tới bằng cách đưa ra những nội dung phù hợp với phong cách học tập, xác định động lực và rào cản của từng học sinh. Thêm vào đó, AI có thể hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch giảng dạy và đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh.
“Ngay cả khi công nghệ được hoàn thiện, việc học vẫn sẽ phụ thuộc vào tương tác giữa học sinh và giáo viên”, ông nêu rõ. “AI sẽ tăng cường — nhưng không bao giờ có thể thay thế công việc mà học sinh và giáo viên thực hiện trong lớp học”.
Theo vị tỷ phú, giáo viên sẽ cần phải thích ứng với việc học sinh ứng dụng AI, chẳng hạn như ChatGPT, trong lớp học. Thay vì cấm sử dụng, các thầy cô có thể cho phép học sinh sử dụng công nghệ mới để tìm kiếm thông tin, viết nháp, sau đó tự phát triển nội dung.
“Để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ tiên tiến này, chúng ta cần làm sao để vừa tránh được những rủi ro, vừa mang lại lợi ích cho nhiều người nhất có thể”, Bill Gates chia sẻ.
Bill Gates là nhà công nghệ tên tuổi mới nhất nhận định những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực AI đánh dấu sự thay đổi lớn trong ngành công nghệ. Trước đó, cựu CEO Google Eric Schmidt và cựu CEO Amazon Jeff Bezos đã dự đoán học máy (machine learning) dựa trên dữ liệu có thể định hình lại toàn bộ ngành công nghiệp.
Bill Gates và Microsoft có quan hệ mật thiết với OpenAI, công ty đã phát triển chatbot AI ChatGPT (hiện có hơn 100 triệu người dùng đăng ký ChatGPT). Vị tỷ phú đã làm việc với đội ngũ OpenAI từ năm 2016.
Hồi tháng 1, Microsoft đã đầu tư 10 tỷ USD vào startup này và bán một số phần mềm AI thông qua dịch vụ đám mây Azure.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người dùng có thể đăng ký trải nghiệm và dùng thử Bard, công cụ chatbot AI được Google công bố tháng trước để đối đầu với ChatGPT.
Google cho dùng thử chatbot AI Bard
Trên website, Google mô tả Bard là chatbot AI được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn LaMDA, sẽ là “cộng tác viên sáng tạo và hữu ích, giúp người dùng nâng cao trí tưởng tượng, tăng năng suất và biến ý tưởng thành hiện thực”. Tuy nhiên, Bard hiện mới chỉ hoạt động tại Mỹ và Anh.
Trong bản cho phép dùng thử, Google Bard cung cấp câu trả lời văn bản ngay lập tức, thay vì hiển thị từng từ một như ChatGPT. Nó cung cấp ba phiên bản khác nhau, hoặc “bản nháp” của bất kỳ câu trả lời nào. Người dùng có bấm vào nút “Google it” nếu muốn xem kết quả tìm kiếm bằng phương pháp tra cứu thông thường.
Google cũng bổ sung thông báo “Không phải lúc nào Bard cũng đúng” nhằm khuyến cáo người dùng về độ chính xác trong câu trả lời.
Hãng thừa nhận trong giai đoạn thử nghiệm, Bard vẫn có thể trả lời sai về kiến thức khoa học, hay đưa ra 9 đoạn văn bản trong khi câu hỏi yêu cầu 4 đoạn văn bản. Người dùng có thể nhấn nút dislike để phản ánh về câu trả lời chưa tốt.
Bard được Google giới thiệu đầu tháng 2, nhưng chỉ dùng thử nội bộ, trong bối cảnh công ty đối mặt với những thách thức ở mảng tìm kiếm (Search). Jack Krawczyk, Giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, cho biết công ty nhận thấy AI còn nhiều hạn chế, nên vẫn đang cân nhắc về tốc độ triển khai rộng rãi ra thị trường.
Việc ChatGPT được OpenAI tung ra cuối năm ngoái và bất ngờ gây sốt đã tạo ra một cuộc đua nước rút trong ngành công nghệ. Giới chuyên gia tin AI sẽ định hình lại cách con người làm việc và tương tác trên Internet.
Tuần trước, Google cũng công bố tích hợp AI vào các ứng dụng Workspace như Docs, Gmail, Sheets, Slides để hỗ trợ người dùng soạn thảo nội dung nhanh chóng.
Hãng cũng công bố quan hệ đối tác, cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây và chip TPU tùy chỉnh cho Midjourney. Google khẳng định phát triển AI có trách nhiệm và trao quyền kiểm soát cho người dùng trong việc sử dụng hợp lý các sản phẩm của công ty.
Hiện bản dùng thử Bard của Google chỉ có sẵn tại Anh và Mỹ.
Ngân hàng hàng đầu thế giới JP Morgan Chase hiện đang cấm nhân viên sử dụng ChatGPT để trao đổi với nhau do những lo ngại liên quan đến rò rỉ dữ liệu.
Ngân hàng JP Morgan cấm nhân viên sử dụng ChatGPT
Theo thông tin mới đây, ngân hàng lớn nhất của Mỹ JP Morgan đã ra lệnh cấm sử dụng ChatGPT đối với nhân viên toàn cầu. Quyết định được đưa ra không phải vì một vấn đề sự cố cụ thể nào đó đã xảy ra, mà là để phù hợp với các giới hạn đối với phần mềm của bên thứ ba do những lo ngại về tuân thủ.
Trong khi đó, tờ Telegraph nhận định rằng, quyết định này được đưa ra bởi những lo ngại về thông tin tài chính nhạy cảm được chia sẻ với chatbot có thể dẫn đến hành động pháp lý. Các ông chủ tại JP Morgan lo ngại rằng thông tin được chia sẻ trên nền tảng có thể bị rò rỉ và dẫn đến những lo ngại về quy định.
Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng dữ liệu được chia sẻ bởi các công ty lớn có thể được các nhà phát triển ChatGPT sử dụng để nâng cao thuật toán đào tạo AI của mình, hoặc các kỹ sư có thể truy cập thông tin nhạy cảm đó.
Người dùng đã chứng minh vô số trường hợp sử dụng cho chatbot, bao gồm tóm tắt các tài liệu quy định và báo cáo thu nhập, tài chính, mặc dù độ chính xác của nó vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại.
Hiện phía JPMorgan Chase (JPM) từ chối bình luận về thông tin này. Không rõ liệu các tổ chức tài chính khác có làm theo JPMorgan Chase và đặt ra các hạn chế tương tự đối với việc sử dụng ChatGPT hay không.
ChatGPT đã được phát hành ra công chúng vào cuối tháng 11/2022 bởi công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Open AI.
Kể từ đó, công cụ được quảng cáo rầm rộ này đã được sử dụng để viết các bài luận học thuật thuyết phục, và các kịch bản sáng tạo cũng như lên hành trình chuyến đi hay giúp viết mã lập trình máy tính.
Việc áp dụng công cụ này đã nhanh chóng tăng vọt. Có ước tính rằng người dùng đăng ký ChatGPT đã đạt con số 100 triệu vào tháng 1/2023, hai tháng sau khi ra mắt.
Theo các nhà phân tích của ngân hàng Thụy Sĩ, điều đó sẽ khiến nó trở thành ứng dụng trực tuyến phát triển nhanh nhất trong lịch sử.
Tất nhiên, thành công lan truyền của ChatGPT đã khơi mào cho một cuộc cạnh tranh điên cuồng giữa các công ty công nghệ thay nhau tung sản phẩm chatbot AI tương tự ra thị trường.
Google gần đây đã tiết lộ đối thủ cạnh tranh ChatGPT của mình, được gọi là Bard, trong khi Microsoft, một nhà đầu tư vào Open AI, đã ra mắt chatbot Bing AI của mình cho một nhóm người thử nghiệm hạn chế.
Nhưng các bản phát hành đã làm tăng mối lo ngại về công nghệ. Các bản trình diễn của cả công cụ Google và Microsoft đều bị chỉ trích vì tạo ra lỗi thực tế.
Trong khi đó, Microsoft đang cố gắng kiềm chế chatbot Bing của mình sau khi người dùng báo cáo những phản hồi đáng lo ngại, bao gồm những nhận xét đưa ra mang tính đối đầu và những tưởng tượng đen tối từ công cụ của họ.
Gần đây, chatGPT đã bộc lộ những hạn chế của nó, đôi khi đưa ra thông tin sai lệch hoặc làm hỏng thông tin liên lạc. Đại học Vanderbilt gần đây đã xin lỗi vì đã sử dụng công cụ này để viết một bản ghi nhớ cho cộng đồng của mình về vụ xả súng hàng loạt tại Đại học Bang Michigan.
Trong khi đó, nhân viên trong nhiều công việc ngày càng chuyển sang sử dụng ChatGPT và cái gọi là công cụ trí tuệ nhân tạo tổng quát khác, sử dụng công nghệ này để viết mọi thứ, từ tài liệu, và email đến bài phát biểu và danh sách bất động sản. Trong khi đó, trong các lĩnh vực như y học, các bác sĩ đang sử dụng nó cho mục đích nghiên cứu.
Một số doanh nghiệp đã khuyến khích người lao động kết hợp ChatGPT vào công việc hàng ngày của họ. Nhưng những người khác lo lắng về những rủi ro.
Lĩnh vực ngân hàng, nơi xử lý thông tin nhạy cảm của khách hàng và được các cơ quan quản lý của chính phủ theo dõi chặt chẽ, sẽ có thêm động lực để hành động cẩn thận về xu hướng này.
Các trường học cũng đang hạn chế ChatGPT do lo ngại nó có thể được sử dụng để gian lận trong bài tập. Các trường công lập ở thành phố New York đã cấm nó vào tháng 1/2023.
Ngoài JP Morgan, các tổ chức khác cũng đã chặn quyền truy cập vào ChatGPT. Hay nói rõ hơn thì JP Morgan không phải là ngân hàng duy nhất có quan điểm về ChatGPT. Ngân hàng đầu tư nổi tiếng Morgan Stanley cũng đã cân nhắc về khả năng và những thiếu sót của công cụ này.
“Khi chúng ta nói về nhiệm vụ có độ chính xác cao, điều đáng nói là ChatGPT đôi khi gây ảo giác và có thể tạo ra các câu trả lời trông có vẻ thuyết phục nhưng thực ra lại sai hoàn toàn”, các nhà phân tích của Morgan Stanley viết trong một ghi chú được tờ Insider trích dẫn.
Tuần trước, Verizon Communications Inc cũng đã cấm chatbot này khỏi các hệ thống công ty của mình, nói rằng công cụ này có thể làm mất quyền sở hữu thông tin bảo mật khách hàng hoặc mã nguồn mà nhân viên của họ đã nhập vào ChatGPT.
Nhờ các ứng dụng như ChatGPT, đơn xin việc hay CV do AI viết hoàn hảo đến mức bất thường. AI còn biết viết hộ thư giới thiệu từ công ty cũ, soạn sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn có thể xảy ra.
Nhà tuyển dụng đau đầu vì CV viết bằng ChatGPT. Ảnh: Midjourney.
Đầu năm nay, Christina Qi, CEO của công ty dữ liệu thị trường Databento, đột nhiên nhận được những đơn ứng tuyển công việc hoàn hảo đến kỳ lạ.
Cụ thể, trong quy trình xét tuyển, công ty Databento yêu cầu các ứng viên phải viết một tweet và một thông cáo báo báo chí, yêu cầu nghiên cứu và đào sâu thông tin rất kỹ.
Thông thường, hầu hết ứng viên đều trượt vòng này. Tuy nhiên, 5 đơn ứng tuyển mới nhất CEO Christina Qi đều vượt qua trót lọt. Điều bất thường là cả 5 đơn xin việc (CV) này đều rất giống nhau, “như thể được viết bởi cùng một người”, Christina Qi nói.
“Tôi nhận được các câu trả lời giống nhau đến kỳ lạ”, cô nói thêm. Giữ mối nghi ngờ này, nữ CEO đã nhập câu hỏi vào ChatGPT, công cụ AI “toàn năng” gây sốt trong thời gian gần đây, để xem câu trả lời của nó.
ChatGPT viết hộ đơn xin việc, sơ yếu lý lịch.
Trên thực tế, kể từ khi được ra mắt đến nay và với lượng người dùng đăng ký ChatGPT liên tục tăng trưởng, chatbot AI này đã trở thành một chủ đề nóng, được mọi lĩnh vực quan tâm. Microsoft và Google là những ông lớn tiên phong tích hợp trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình.
Nhờ đó, nhiều người đã được trải nghiệm ChatGPT trong chính công việc của mình. Thậm chí, có người còn sử dụng chatbot AI của OpenAI để viết hộ thư xin việc, kiểm tra hồ sơ lý lịch và soạn sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn có thể xảy ra.
Về phía những nhà tuyển dụng, họ khẳng định sẽ không loại thẳng những CV (Curriculum Vitae) bằng ChatGPT nhưng đang nỗ lực tìm cách phát hiện những ứng viên dùng công cụ AI này và đánh giá bằng những tiêu chuẩn khác.
Cũng như hàng nghìn nhân sự công nghệ bị đuổi việc trong cuộc “bão sa thải”, Kyle Mickey (38 tuổi) đã bắt đầu rải đơn xin việc để tìm việc mới ở vị trí kỹ sư phần mềm.
Anh đã nhờ đến sự trợ giúp của ChatGPT để chỉnh sửa lý lịch cá nhân và bản trình bày kinh nghiệm, kỹ năng mình đã viết. Anh còn bảo AI viết hộ thư giới thiệu từ công ty cũ của mình. Kết quả cho ra rất bất ngờ khi CV do AI viết rất hoàn hảo, mọi kỹ năng đều khớp với yêu cầu công việc của công ty.
Mickey đã gửi đơn xin việc đến nhà tuyển dụng, nói rằng tờ đơn là do ChatGPT viết và nó đã chứng thực những kỹ năng của anh. “Nhà tuyển dụng đã rất bất ngờ và trả lời rằng ‘Chúng ta nói chuyện một chút đi, tôi thích sự sáng tạo của anh đấy’”, Mickey nhớ lại.
Tương tự, một nhân viên mảng quản lý sản phẩm Ryan Stringham (31 tuổi) cũng từng dùng AI để viết 2 CV, trong đó một lần lá thư đã lọt vào vòng phỏng vấn, lần còn lại giúp anh có được công việc hiện tại.
Cụ thể, ChatGPT đã thay đổi toàn bộ cấu trúc bức thư xin việc Stringham đã viết, cắt bớt những phần thừa thãi và chia nó thành 4 đoạn văn rành mạch. Stringham cho biết chatbot AI còn đề xuất anh hãy hỏi về văn hóa công ty và trình bày những kỳ vọng trong công việc.
Thay vì hỏi những câu hỏi mơ hồ về những việc cần làm để hoàn thành tốt công việc, ChatGPT khuyên anh nên hỏi cụ thể hơn về lịch trình làm việc và những tiêu chuẩn đạt hiệu quả cao trong công việc.
Do đó, Stringham khuyến khích những người thân xung quanh mình dùng chatbot để tìm việc. Anh thậm chí còn chia sẻ câu chuyện của mình trên LinkedIn và tư vấn cho những người đang có nhu cầu tìm việc. “Nó đã giúp tôi vượt qua trót lọt giai đoạn nộp đơn xin việc và chẳng có nhà tuyển dụng nào phát hiện ra”, Stringham chia sẻ.
Gian lận bằng ChatGPT.
Theo Wall Street Journal, chương trình, website và những công cụ chỉnh sửa CV và lý lịch cá nhân không phải là điều gì mới. Microsoft Office và Google Docs còn cung cấp những mẫu đơn có sẵn trong khi những công ty như Jobscan còn có dịch vụ cá nhân hóa đơn xin việc để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Song, các ứng viên không nên quá phụ thuộc vào AI mà cần kết hợp ChatGPT với lối viết của mình và tự chỉnh sửa lại, CEO Baker Andrus của công ty tư vấn xin việc Avarah Careers chia sẻ. “Nếu quyết định sử dụng ChatGPT, bạn cần tự hỏi rằng liệu nó có nói đúng về con người mình như cách mình muốn thể hiện hay không”, bà Andrus nói.
Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng đang tìm cách để “nắm thóp” những ứng viên gian lận bằng AI. Những kỹ sư nộp đơn vào công ty Cobalt Robotics phải tham gia vào một bài kiểm tra lập trình từ xa dài một tiếng đồng hồ.
Vòng thi này yêu cầu họ phải hợp tác với một nhân viên trong công ty để kiểm tra khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Mọi quá trình và công việc của họ đều sẽ bị chương trình theo dõi CoderPad ghi lại.
Mới đây, một ứng viên đã hoàn thành vòng thi nhưng lại CoderPad lại không ghi lại được bất cứ quá trình làm nào của anh. Đồng sáng lập Erik Schluntz của Cobalt Robotics đã nghi ngờ người này gian lận bằng AI và sao chép câu trả lời của nó. Ông đã thử nhập câu hỏi vào ChatGPT và câu trả lời giống hệt kết quả mà lập trình viên đã nộp.
Với Christina Qi, CEO của Databento, cô cũng cho rằng các nhà tuyển dụng nên chấp nhận thực tế này và tìm ra những cách thức tuyển dụng mới, hiệu quả hơn. Qi đã đồng ý tuyển dụng những người nộp đơn ứng tuyển bằng AI nhưng có một điều kiện kèm theo.
Những người này phải trải qua một bài kiểm tra yêu cầu nghiên cứu và chỉnh sửa những nội dung do AI tạo lập. “Chúng ta cần là người đi trước và chấp nhận một hiện thực rằng mọi người đang ngày càng dùng AI nhiều hơn, thay vì cố gắng phủ nhận nó”, CEO Christina Qi chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft vừa thông báo ra mắt Microsoft 365 Copilot, nền tảng năng suất được tích hợp với các công nghệ mới nhất của chatbot AI ChatGPT. Công nghệ ChatGPT 4 sẽ được sử dụng xuyên các ứng dụng như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, OneDrive và hơn thế nữa.
Microsoft 365 Copilot.
Theo thông tin trực tiếp từ CEO Microsoft và trên blog của công ty này, Microsoft 365 Copilot, nền tảng tích hợp công nghệ mới của Microsoft 365 đã chính được ra mắt.
Microsoft 365 là gì? và khác với Microsoft 365 Copilot ra sao?
Microsoft 365 là nền tảng năng suất (productivity platform) dựa trên công nghệ đám mây của Microsoft, khác với Microsoft Office, Microsoft 365 là nền tảng có trả phí.
Sau khi đăng ký tài khoản, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng năng suất phổ biến như Microsoft Teams, Word, Excel, PowerPoint, Outlook, OneDrive, và hơn thế nữa.
Với bản có trả phí, người dùng được sử dụng đến 1 TB lưu trữ trên OneDrive, cài đặt ứng dụng trên PCs, Macs, tablets, và điện thoại, cùng với đó là nhiều tính năng độc quyền khác.
Microsoft 365 Copilot có thể được hiểu bản nâng cao của Microsoft 365, khi được tích hợp thêm các công nghệ mới nhất, cụ thể đó là trí tuệ nhân tạo (AI), ChatGPT phiên bản 4 của OpenAI và nhiều nền tảng công nghệ khác.
Microsoft giới thiệu chi tiết về Microsoft 365 Copilot.
Là con người, chúng ta luôn luôn ước mơ, sáng tạo và đổi mới. Mỗi người trong chúng ta đều cố gắng làm những công việc mà chúng ta yêu thích – viết một cuốn tiểu thuyết hay, khám phá, xây dựng một cộng đồng vững mạnh, và nhiều thứ khác.
Nhu cầu kết nối với các giá trị lõi của công việc là hết sức cần thiết, tuy nhiên ngày nay, chúng ta lại dành quá nhiều thời gian cho những công việc ít có giá trị, cũng bởi chính vì điều này, sức sáng tạo và năng lượng của chúng ta bị hao hụt đi rất nhiều.
Để có thể khiến mọi thứ trở nên hiệu quả hơn, chúng ta không chỉ cần một cách tốt hơn để làm những điều tương tự. Chúng ta cần một giải pháp làm việc mới.
Và Microsoft 365 Copilot chính là người bạn đồng hành cho công việc của bạn.
Hiểu một cách tổng thể, Microsoft 365 Copilot kết hợp sức mạnh của các mô hình ngôn ngữ lớn (large language models – LLMs) với dữ liệu của người dùng (doanh nghiệp hoặc cá nhân) trong Microsoft Graph và các ứng dụng Microsoft 365 để biến các từ hay từ ngữ thành công cụ năng suất mạnh mẽ nhất.
Với 365 Copilot, Microsoft mang đến cho người dùng nhiều quyền tự quyết hơn, khiến công nghệ trở nên dễ tiếp cận hơn, và thông qua một giao diện thân thiện hơn.
Copilot được tích hợp vào Microsoft 365 theo hai cách. Thứ nhất, nó được nhúng vào các ứng dụng Microsoft 365 mà người dùng vẫn sử dụng hàng ngày như Word, Excel, PowerPoint, Outlook hay Ms Teams, v.v — để giải phóng khả năng sáng tạo, thúc đẩy năng suất và nâng cao kỹ năng.
Thứ hai là tính năng Trò chuyện Doanh nghiệp (Business Chat). Business Chat hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn xuyên các ứng dụng của Microsoft 365 và dữ liệu của người dùng như lịch, email, các cuộc trò chuyện, tài liệu, cuộc họp và danh bạ — để thực hiện những việc mà trước đây người dùng chưa từng làm được (làm thủ công).
Cũng tương tự như ChatGPT, người dùng chỉ cần cung cấp cho nó các truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên ví dụ như “Hãy chia sẻ tới đội nhóm của chúng tôi về chiến lược giá vừa mới được cập nhật” và chatbot sẽ tạo ra một bản cập nhật trạng thái dựa trên những dữ liệu có được.
Giờ đây, với Microsoft 365 Copilot, người dùng có thể thoả sức sáng tạo trong Word, phân tích nhiều hơn trong Excel, chia sẻ nhiều cảm hứng và hiệu ứng hơn trong PowerPoint, làm việc hiệu quả hơn trong Outlook và cộng tác nhiều hơn trong Ms Teams.
Microsoft 365 Copilot có thể chuyển đổi cách thức làm việc theo 3 cách:
Giải phóng sự sáng tạo.
Copilot cung cấp cho người dùng một bản nháp đầu tiên để chỉnh sửa và lặp lại — tiết kiệm thời gian viết, tìm nguồn thông tin và thời gian chỉnh sửa. Đôi khi Copilot đúng và đôi khi nó cũng sai một cách hữu ích – nhưng cuối cùng, nó sẽ luôn giúp bạn tiến xa hơn.
Copilot trong PowerPoint giúp người dùng tạo ra các bản trình bày đẹp mắt thông qua những câu lệnh (truy vấn) đơn giản, chuyển nội dung bằng văn bản (Text) thành các slide trình chiều đầy cảm hứng, đồng thời thêm các nội dung liên quan từ các tài liệu sẵn có trước đó.
Và với Copilot trong Excel, bạn có thể phân tích các xu hướng, sử dụng các hàm tính tự động và trực quan hóa dữ liệu chuyên nghiệp chỉ trong vài giây.
Mở khóa năng suất.
Như đã đề cập ở trên, trong khi hầu hết chúng ta đều muốn tập trung vào những giá trị lõi của công việc, nhưng lại mất rất nhiều thời gian cho những công việc “vô bổ” khác.
Từ việc tóm tắt các chuỗi email dài, recap các cuộc hợp với hàng tá thông tin, đến soạn thảo nhanh các email phản hồi.
Copilot trong Outlook sẽ giúp người dùng xóa hộp thư đến của mình trong vài phút chứ không phải hàng giờ. Và mọi cuộc họp đều là một cuộc họp hiệu quả với Copilot trong Ms Teams.
Nó có thể tóm tắt các điểm thảo luận chính trong cuôc họp, bao gồm những ai đã nói gì và mọi người đã phản hồi ý kiến tới điều đó như thế nào, tiếp đó, những đề xuất đã được đưa ra là gì và hơn thế nữa.
Dữ liệu nghiên cứu từ GitHub cho thấy Microsoft 35 Copilot hứa hẹn sẽ mở ra một cuộc cách mạng tăng năng suất mới cho mọi người.
Trong số các nhà phát triển sử dụng GitHub Copilot, 88% nói rằng họ làm việc hiệu quả hơn, 74% nói rằng họ có thể tập trung vào công việc chính hơn và 77% nói rằng họ tốn ít thời gian hơn để tìm kiếm thông tin.
Ngoài ra, Copilot không chỉ giúp tăng năng suất cho các cá nhân. Nó còn tạo ra một mô hình tri thức mới cho mọi tổ chức, khai thác triệt để kho dữ liệu khổng lồ của doanh nghiệp mà bình thường các cá nhân khó có thể tiếp cận được.
Business Chat theo đó hoạt động xuyên các ứng dụng và dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp để hiển thị những thông tin cụ thể từ một biển dữ liệu sẵn có.
Xây dựng nhanh chóng các kỹ năng.
Microsoft 365 Copilot giúp người dùng sử dụng nó giỏi hơn và thành thạo nhanh chóng các kỹ năng mà họ có thể chưa từng học trước đó.
Trong khi một người bình thường có thể khá khó khăn trong việc sử dụng các tính năng hay hàm tính mới, giờ đây, mọi người chỉ cần sử dụng các câu lệnh với ngôn ngữ tự nhiên, mọi thứ còn lại sẽ được ứng dụng xử lý.
Hệ thống Microsoft 365 Copilot có sẵn cho doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở trên, Microsoft 365 Copilot không chỉ là việc tích hợp các công nghệ của ChatGPT của OpenAI vào Microsoft 365.
Đây còn là một công cụ điều phối và xử lý các công việc phức tạp, kết hợp sức mạnh của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), bao gồm ChatGPT 4, với các ứng dụng Microsoft 365 và dữ liệu của doanh nghiệp.
Tận dụng các dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp.
Các LLM được hỗ trợ bởi AI được đào tạo dựa trên một kho dữ liệu lớn của doanh nghiệp. Chìa khóa chính để mở khóa năng suất trong kinh doanh nằm ở việc kết nối LLM với dữ liệu kinh doanh theo cách bảo mật và có quy tắc. Microsoft 365 Copilot có quyền truy nhập theo thời gian thực vào cả nội dung và ngữ cảnh của dữ liệu của doanh nghiệp trong Microsoft Graph.
Điều này có nghĩa là, công cụ không chỉ xây dựng nội dung dựa trên các dữ liệu là nội dung (content) hiện có của doanh nghiệp từ email, các cuộc họp hay các tài liệu, mà còn hiểu được yếu tố ngữ cảnh (context) từ việc kết hợp nhiều điểm dữ liệu trong quá khứ.
Microsoft 365 Copilot được xây dựng dựa trên cách tiếp cận toàn diện của Microsoft vốn tuân thủ tính bảo mật và quyền riêng tư.
Copilot được tích hợp vào Microsoft 365 và tự động kế thừa tất cả các quy trình, chính sách bảo mật và quyền riêng tư có giá trị của doanh nghiệp.
Từ việc xác thực hai yếu tố đến khả năng bảo vệ quyền riêng tư, v.v., Copilot trở thành giải pháp AI mà doanh nghiệp có thể tin tưởng.
Được thiết kế để bảo vệ dữ liệu của người sử dụng, đội nhóm và cá nhân.
Trong khi rò rỉ dữ liệu là một trong những mối bận tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là khi sử dụng nền tảng của các bên thứ 3 để nhúng vào dữ liệu riêng của doanh nghiệp, hiểu được điều này, Microsoft 365 Copilot bắt đầu với việc cam kết rằng dữ liệu sẽ không bị rò rỉ tới các nhóm người dùng khác nhau.
Và ở cấp độ cá nhân, Copilot chỉ cung cấp các dữ liệu mà doanh nghiệp hay cá nhân có thể truy cập bằng chính công nghệ của Microsoft.
Được tích hợp vào các ứng dụng vốn được hàng triệu người sử dụng hàng ngày.
Microsoft 365 Copilot được tích hợp trong các ứng dụng năng suất mà hàng triệu người vẫn sử dụng hàng ngày như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, Teams, v.v.
Được thiết kế để học hỏi nhanh các kỹ năng mới.
Microsoft 365 Copilot về cơ bản chính là nhân tố có thể làm thay đổi cuộc chơi về năng suất: Nó có thể tạo, tóm tắt, phân tích, cộng tác và tự động hóa bằng cách sử dụng các nội dung kinh doanh cụ thể kết hợp với yếu tố ngữ cảnh.
Không dừng lại ở đó, Copilot còn biết cách ra lệnh cho các ứng dụng để chuyển tài liệu từ Word thành bản trình bày PowerPoint, đồng thời có thể tự học các kỹ năng mới.
Theo thông tin từ Microsoft, Copilot hiện đang được thử nghiệm với một nhóm nhỏ người dùng được chọn trước khi ra mắt rộng rãi cho người dùng toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Accenture vừa công bố báo cáo mới, phân tích các xu hướng công nghệ, tiêu dùng, và thương hiệu hàng đầu trong năm 2023 và xa hơn nữa.
Accenture: Top 5 xu hướng công nghệ và thương hiệu trong 2023
Với những gì đang diễn ra, cho dù bạn không phải là người làm công nghệ, bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng các công nghệ mới nổi đang trao quyền cho mọi người nhiều hơn, với những kết quả tạo ra chưa từng thấy như trước đây, dù là với các doanh nghiệp hay cá nhân người dùng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho phép mọi người thể hiện khả năng sáng tạo tự nhiên của mình, Web3 mang đến những cơ hội mới giúp định hình các thương hiệu mà họ yêu thích và các mã thông báo (mã hoá) có thể sớm trao cho người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ.
Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tự hỏi: khách hàng sẽ tương tác như thế nào với thương hiệu? hay thương hiệu sẽ sử dụng các công nghệ mới để xây dựng niềm tin và phát triển doanh nghiệp của họ ra sao?
Vốn lấy con người làm trung tâm và nguồn cảm hứng, dựa trên cách thức mà mọi người đang thích nghi với cuộc sống mới, hay cách mọi người sử dụng công nghệ để đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi, báo cáo phân tích từ Fjord của Accenture ra đời.
Dưới đây là 5 xu hướng được phân tích trong báo cáo.
XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 1 NĂM 2023: Thế giới đang trong tình trạng “khủng hoảng vĩnh viễn”, nhưng chúng ta sẽ sớm thích nghi.
Thế giới đang phải chịu đựng liên tiếp các làn sóng khó khăn. Từ đại dịch, lạm phát, biến đổi khí hiệu đến các cuộc khủng hoảng kinh tế, thách thức đang đến từ mọi hướng.
Tuy nhiên, như những gì đã diễn ra trong hàng thiên niên kỷ, con người sẽ sớm thích nghi.
Cách mọi người thích nghi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những gì họ mua sắm, cách họ nhìn nhận và đánh giá các thương hiệu và hơn thế nữa.
Đứng trước cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, mọi người đang hủy bỏ các gói tập trong các phòng gym, tạm dừng đóng góp lương hưu hay từ bỏ các ưu tiên khác về việc bảo vệ sức khoẻ chẳng hạn như bảo hiểm.
Khi phải trải qua và chịu đựng quá nhiều sự bất ổn, như một cách tự nhiên, mọi người sẽ sớm trở thành một phiên bản mới của chính họ. Các sản phẩm và dịch vụ theo đó sẽ được định nghĩa lại bởi sự lựa chọn của họ.
Mọi người đang phản ứng như thế nào:
Đấu tranh: Mọi người ngày càng chủ động lên tiếng để chống lại sự bất công và kêu gọi sự bình đẳng xã hội.
Mọi người sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế.
Mọi người sẽ đối phó với bối cảnh mới bằng cách tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát.
Mọi người sẽ dừng mọi tương tác.
XU HƯỚNG 2: Xây dựng cộng đồng sẽ là nền tảng cho các thương hiệu.
Trong một thế giới bất ổn, mọi người sẽ tìm kiếm những nơi mà họ cảm thấy mình thuộc về. Do đó, các thương hiệu thế hệ mới sẽ được xây dựng dưới hình thức cộng đồng, người làm marketing cần định hình lại cái gọi là lòng trung thành khách hàng cũng như cách thương hiệu sẽ tương tác với khách hàng của mình.
Mô hình này sẽ được kích hoạt bởi một số yếu tố chính như: cộng đồng (nơi người dùng cảm thấy thuộc về), trải nghiệm nội dung và bộ sưu tập kỹ thuật số.
Tuy nhiên, với tư cách là một người tiêu dùng hay khách hàng, điều quan trọng mà các thương hiệu cần tập trung vào cuối cùng không là công nghệ mà đó là những lợi ích mà yếu tố công nghệ có thể mang lại.
Hãy nhìn vào trường hợp của gã khổng lồ ngành F&B, Starbucks, thương hiệu này đã tận dụng công nghệ Web3 và mã thông báo để xây dựng Starbucks Odyssey, một chương trình tặng thưởng và gắn kết với thương hiệu.
CMO của Starbucks, Brady Brewer đã nhận xét: “Mặc dù chương trình được xây dựng trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và Web3, khách hàng thậm chí còn không biết rằng những gì họ đang làm đó là tương tác với công nghệ chuỗi khối, một trong những công nghệ đáng chú ý nhất ở thời điểm hiện tại.”
Web3 và những công nghệ mới sẽ mang lại cho các thương hiệu khả năng tiếp xúc trực tiếp và ảnh hưởng đáng kể đến cộng đồng của họ, thương hiệu cần coi mỗi cá nhân trong cộng đồng là một phần của thương hiệu, đó là cách thương hiệu được xây dựng và tồn tại.
XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 3 NĂM 2023: Trong khi việc trở lại văn phòng vẫn là một rào cản, nó sẽ cần được thích nghi.
Khi đại dịch buộc nhiều doanh nghiệp phải để nhân viên của họ làm việc tại nhà, nhiều người đang cảm thấy mất đi những lợi ích vô hình vốn gắn liền với văn phòng như cơ hội gặp gỡ, niềm vui trực tiếp hay sự thăng tiến.
Giờ đây, những hậu quả đang trở nên rõ ràng hơn, bao gồm cả những thỏa hiệp không mong muốn về sự đổi mới, văn hóa và cả sự hòa nhập.
Thay vì tiếp tục cố gắng cải thiện những gì đang tồn tại, các doanh nghiệp nên mô phỏng lại hoàn toàn về công việc và cách nhân viên của họ có thể hoàn thành công việc.
Trong khi mọi người cần làm việc với mục đích rõ ràng, doanh nghiệp cần ưu tiên các yếu tố như niềm vui, sự công nhận, động lực làm việc và kết quả của đội nhóm.
Đây là về việc định hình lại một sự trao đổi giá trị mới giữa người sử dụng lao động và người lao động ngoài tiền lương và kết quả tạo ra.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cần tạo ra các kế hoạch mới, cùng có lợi, với cách tiếp cận chính là lấy con người làm trọng tâm.
Để quá trình quay trở lại văn phòng đạt được nhiều kết quả tích cực hơn, các doanh nghiệp cần:
Xác định rõ mục đích, sau đó cụ thể hoá bằng các chính sách.
Có được tình cảm của mọi người bằng cách quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng.
Suy nghĩ lại về không gian và môi trường làm việc trong đó tập trung vào các yếu tố vô hình.
XU HƯỚNG 4: AI đang trở thành trợ lý sáng tạo.
Cho đến hiện tại, các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng để tự động hóa các quy trình làm việc hoặc làm thay một số công việc đơn giản nào đó cho con người.
Tuy nhiên, mọi thứ đang ngày càng thay đổi, vì các công nghệ mới có thể giúp con người tạo ra nội dung, hình ảnh, video hay cả âm nhạc, AI hay các công nghệ mới khác đang đóng vai trò như là một trợ thủ đắc lực cho việc sáng tạo.
Như với tất cả các công nghệ mới nổi khác, các câu hỏi vẫn xoay quanh vấn đề về đạo đức.
Nếu một tác phẩm gốc của một nghệ sĩ nào đó được nhúng vào nội dung do AI tạo ra (AI-generated content), vấn đề bản quyền sẽ được giải quyết như thế nào?
Các nhà sáng tạo nội dung sẽ cần nâng cao kỹ năng sử dụng các công cụ đồng thời phải chú ý đến kỹ năng nhận xét và đánh giá của họ để đảm bảo chất lượng nội dung đầu ra.
XU HƯỚNG THƯƠNG HIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 5 NĂM 2023: Ví kỹ thuật số (Digital Wallets) có thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng nhận diện kỹ thuật số (digital identity).
Trong khi các dữ liệu cá nhân hiện đang bị lạm dụng quá mức, quyền kiểm soát có thể sớm được chuyển giao.
Ví kỹ thuật số chứa mã thông báo (đại diện cho các phương thức thanh toán, ID, thẻ khách hàng thân thiết, v.v.) sẽ cho phép mọi người lưu trữ dữ liệu của chính họ. Họ sẽ là người có quyền đưa ra các quyết định chính xác về những gì họ muốn chia sẻ với thương hiệu.
Khi cookies sẽ sớm bị loại bỏ dần, những dữ liệu mà mọi người chủ động chia sẻ thậm chí còn mang lại nhiều giá trị hơn. Nó sẽ chính xác và được chia sẻ một cách tự nguyện, đây chính là nền tảng để các thương hiệu hay nhà quảng cáo nâng cao tỷ lệ chuyển đổi bán hàng (nhờ việc nhắm đúng mục tiêu – targeting).
Trong bối cảnh này, nhiệm vụ hàng đầu của các thương hiệu là:
Nhanh chóng thích nghi với các công nghệ kỹ thuật số (bao gồm cả ví kỹ thuật số).
Hãy cho mọi người thấy rằng việc kiểm soát dữ liệu thực sự đáng giá.
Giúp mọi người hiểu được chức năng của các ví điện tử, ngoài việc thanh toán.
Hiểu các cấp độ về quyền mà mọi người có thể cấp cho doanh nghiệp.
Bức tranh mới trong 2023.
Những công nghệ mới sẽ sớm tạo ra nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc trong 2023.
Để có được lòng trung thành của khách hàng và sự ủng hộ từ họ, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với mọi thứ, ngoài ra, khả năng sáng tạo sẽ ở ngưỡng không giới hạn.
Lễ ra mắt chatbot AI Ernie Bot, đối thủ ChatGPT của hãng tìm kiếm Baidu Trung Quốc được đánh giá khiến người dùng hụt hẫng khi chỉ là video được quay sẵn.
Ernie Bot: Chatbot đối thủ của ChatGPT từ Baidu gây thất vọng ngày ra mắt
Đầu tháng 2, cổ phiếu của Baidu tăng vọt 13% sau khi hãng xác nhận kế hoạch ra mắt công cụ tương tự ChatGPT trong tháng 3.
Chatbot Wenxin Yiyan, tiếng Anh là Ernie Bot, làm dấy lên hy vọng sẽ là đại diện đáng chú ý của Trung Quốc trong cuộc đua tạo AI trò chuyện như người thật. Baidu cũng tuyên bố Ernie sẽ giúp công ty vực dậy hoạt động kinh doanh.
Tuy vậy, sau lễ ra mắt ngày 16/3, nhiều người tỏ ra hoài nghi về khả năng cạnh tranh của Ernie so với ChatGPT. Trong sự kiện, Robin Li, CEO của Baidu, giới thiệu video với cửa sổ trò chuyện của Ernie và những câu hỏi đã được nhập sẵn. Ông thừa nhận hãng chỉ trình diễn bản thử nghiệm với nội dung chuẩn bị trước.
Ông Li cho biết, Ernie sẽ chỉ được mở cho một nhóm người dùng có mã mời kể từ ngày 16/3, trong khi đối tác có thể đăng ký tích hợp chatbot AI vào sản phẩm của họ thông qua nền tảng đám mây Baidu.
Sự thất vọng được thể hiện thông qua hàng loạt bình luận châm biếm của người dùng khi sự kiện phát trên WeChat với hai triệu người theo dõi trực tiếp. Theo Financial Times, sau màn ra mắt không như kỳ vọng, cổ phiếu Baidu giảm tới 10% trong ngày 16/3.
Kế hoạch công bố Ernie diễn ra sau khi nhiều công ty công nghệ Mỹ khác như OpenAI và Google đạt được những bước tiến trong việc thúc đẩy sự phát triển của AI.
Trong tuần này, OpenAI đã phát hành ChatGPT-4, với tuyên bố mô hình trí tuệ nhân tạo mới nhất có thể dễ dàng vượt qua nhiều bài thi khắc nghiệt bậc nhất nước Mỹ.
Trong khi đó, Microsoft cũng tích hợp GPT-4 vào công cụ tìm kiếm Bing và các sản phẩm khác. Không chịu kém cạnh, một số gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang chạy đua để tung ra phiên bản “ChatGPT nội địa”.
Các nhà phân tích trước đó tin tưởng nhiều năm đầu tư vào AI và công nghệ ngôn ngữ tự nhiên của Baidu sẽ giúp tập đoàn sớm dẫn đầu trên thị trường.
Hai nhân viên Baidu tiết lộ việc OpenAI phát hành ChatGPT tháng 11/2022 đã khiến Baidu mất cảnh giác vì không tin một công ty khởi nghiệp lại có công nghệ vượt trội. Ngay sau đó, hãng công nghệ Trung Quốc phải vật lộn để bắt kịp và thực hiện quá trình tinh chỉnh Ernie. “Chúng tôi chỉ có thể tự mình khám phá.
OpenAI mất hơn một năm để đào tạo ChatGPT và cần thêm một năm nữa để điều chỉnh GPT-4. Có nghĩa là Baidu đã chậm hai năm”, một nhân viên của Baidu nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dù đang đầu tư vào việc thúc đẩy các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nhóm đạo đức và xã hội cho AI lại vừa bị Microsoft sa thải do những lo ngại liên quan đến việc phát triển ChatGPT.
Microsoft sa thải nhóm đạo đức AI vì muốn tập trung vào ChatGPT
Theo Platformer, Microsoft đã sa thải toàn bộ nhóm chuyên hướng dẫn đổi mới AI nhằm mang lại kết quả có đạo đức, có trách nhiệm và bền vững. Việc cắt giảm là một phần trong loạt đợt sa thải gần đây đã ảnh hưởng đến 10.000 nhân viên trong toàn công ty.
Việc loại đội ngũ này diễn ra trong khi Microsoft đầu tư thêm hàng tỉ USD vào quan hệ đối tác với OpenAI – startup đứng sau các hệ thống AI tạo văn bản và nghệ thuật gồm ChatGPT và DALL-E 2, đồng thời cải tiến công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt web Edge để tích hợp mô hình ngôn ngữ lớn thế hệ tiếp theo mới mà doanh nghiệp này mô tả là mạnh hơn ChatGPT và được tùy chỉnh riêng cho hoạt động tìm kiếm.
Động thái này đặt ra câu hỏi về cam kết của Microsoft trong việc đảm bảo thiết kế sản phẩm và các nguyên tắc AI của họ gắn bó chặt chẽ với nhau vào thời điểm công ty đang cung cấp các công cụ AI gây tranh cãi cho đại chúng.
Dù sa thải, Microsoft vẫn duy trì văn phòng AI có trách nhiệm (ORA), nơi đặt ra các quy tắc cho AI có trách nhiệm thông qua công việc quản trị và chính sách công.
Nhưng theo Platformer, nhóm đạo đức và xã hội chịu trách nhiệm đảm bảo các nguyên tắc AI có trách nhiệm của Microsoft trong thiết kế các sản phẩm.
Gần đây nhất, nhóm này làm việc để xác định các rủi ro từ việc tích hợp công nghệ OpenAI trên bộ sản phẩm của Microsoft.
Nhóm đạo đức và xã hội của hãng vốn chỉ còn lại khoảng 7 người sau khi tái cơ cấu vào tháng 10.2022. Nguồn tin từ Platformer cho biết áp lực từ CTO Kevin Scott và CEO Satya Nadella đang gia tăng để tiếp cận các model OpenAI mới nhất, nhằm đưa đến tay khách hàng càng nhanh càng tốt.
Năm ngoái, việc cơ cấu lại tổ chức đã làm hầu hết các nhóm đạo đức và xã hội được chuyển giao cho các nhóm khác. Vào ngày 6.3, John Montgomery, Phó chủ tịch AI của công ty, nói với các thành viên còn lại rằng họ sẽ bị sa thải.
Các thành viên của nhóm nói với Platformer rằng họ đã bị sa thải vì Microsoft tập trung hơn vào việc cung cấp các sản phẩm AI của mình trước đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm đến suy nghĩ lâu dài, có trách nhiệm với xã hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo OpenAI, ChatGPT 4 vừa mới được ra mắt, bản tiếp theo của ChatGPT 3.5 trong ChatGPT, có thể lập tức đỗ đại học mà không cần luyện thi hay vượt qua 90% kỳ thi sát hạch luật sư.
Siêu AI ChatGPT 4 chính thức được ra mắt
Trong sự kiện công bố ChatGPT 4 ngày 14/3, CEO OpenAI Sam Altman cho biết mô hình trí tuệ nhân tạo mới được cải tiến theo hướng sáng tạo hơn và ít thiên vị hơn so với bản trước đó. Ông nhấn mạnh đây là công nghệ AI tiên tiến chưa từng có, được đào tạo bằng cách sử dụng phản hồi của con người kết hợp công nghệ học sâu (deep learning).
ChatGPT 4 có khả năng xử lý đa phương thức đầu vào, gồm hình ảnh, giúp người dùng tương tác với nhiều chế độ. Việc chấp nhận hình ảnh đầu vào và xuất ra văn bản là tính năng mới chưa có trước đây, được đánh giá giúp người dùng có thêm tùy chọn để sáng tạo.
Altman cho biết, ChatGPT 4 có hàng loạt “siêu năng lực” mà các hệ thống AI hiện chưa thể đạt được. Trong đó, nó có thể đạt 1.410 điểm trong kỳ thi SAT – một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Mỹ; đạt 4 hoặc 5 trong thang điểm 5 của các kỳ thi nâng cao (AP) ở các bộ môn Lịch sử Nghệ thuật, Sinh học, Giải tích và Hóa học – số điểm đủ cao để nhận được tín chỉ đại học.
AI mới đã đánh bại 90% số người tham gia để vượt qua kỳ thi sát hạch trở thành luật sư, đánh bại 99% học sinh thi Olympic Sinh học.
Nó cũng đạt điểm cao nhất trong ít nhất 34 bài kiểm tra khác nhau trong các lĩnh vực như kinh tế vĩ mô, viết bài, toán học hay thậm chí nội dung về nghiên cứu rượu vang.
“ChatGPT 4 thể hiện hiệu suất ở cấp độ con người trong phần lớn kỳ thi học thuật và chuyên nghiệp”, đại diện của OpenAI cho biết.
Ngoài ra, công ty tuyên bố ChatGPT 4 có thể lập trình bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, tạo kịch bản nội dung tùy theo yêu cầu, trả lời câu hỏi phức tạp cũng như tương tác với hình ảnh – yếu tố còn thiếu trên ChatGPT 3.5 đang được tích hợp trong ChatGPT.
Với khả năng tạo văn bản nhiều hơn tám lần so với “đàn anh”, OpenAI cho biết AI mới có thể được sử dụng như một công cụ giảng dạy cho sinh viên.
Theo đại diện OpenAI, công ty đã dành sáu tháng để tinh chỉnh ChatGPT 4 theo hướng an toàn và phù hợp hơn. “ChatGPT 4 có khả năng phản hồi các yêu cầu về nội dung không được phép thấp hơn 82% và khả năng tạo ra phản hồi thực tế cao hơn 40% so với ChatGPT 3.5”, công ty nói.
Nhiều tháng trước sự kiện, tin đồn lan truyền tại Thung lũng Silicon rằng ChatGPT 4 sẽ có hàng loạt tính năng đột phá nhờ được đào tạo trên hàng tỷ điểm dữ liệu.
Một số chuyên gia còn đánh giá AI này sẽ đạt bước tiến quan trọng đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: khả năng AI thực hiện bất kỳ nhiệm vụ phức tạp nào, gồm cả những thứ hiện chỉ con người mới làm được.
Altman phản bác bình luận này. Theo ông, đây là tin đồn “hoàn toàn nhảm nhí” và vô căn cứ. CTO Mira Murati cũng nhắc lại quan điểm của mình hồi đầu tháng, khi nói rằng mọi người “bớt thổi phồng ChatGPT 4 sẽ tốt hơn”.
Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh AI mới có khả năng “biến những giáo viên hoài nghi thành những giáo viên vui vẻ” khi dùng AI mới, chẳng hạn có thể sử dụng nó như một công cụ để làm những việc như soạn giáo án.
Trong thông cáo báo chí sau đó, OpenAI cho biết ChatGPT 4 và các mô hình kế thừa có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến xã hội theo cả cách có lợi và có hại.
“Chúng tôi đang hợp tác với các nhà nghiên cứu bên thứ ba để cải thiện và đánh giá các tác động tiềm ẩn của AI mới, cũng như xử lý các vấn đề nguy hiểm có thể xuất hiện trong hệ thống trong tương lai”.
OpenAI sẽ bán quyền truy cập vào Giao diện lập trình ứng dụng (API) của ChatGPT 4 trên một hệ thống riêng. Người dùng có thể đăng ký theo danh sách chờ.
Với loạt tính năng mới, ChatGPT 4 được kỳ vọng sẽ nâng cấp ChatGPT, giúp chatbot trở nên thông minh, xử lý nhiều loại nội dung với tốc độ cao và ngôn ngữ tự nhiên hơn.
Theo IDC, các ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ AI này trong tương lai gần sẽ là ngân hàng, bán lẻ, dịch vụ chuyên nghiệp, sản xuất.
“Những công nghệ AI như ChatGPT cuối cùng sẽ giúp phổ biến trí tuệ nhân tạo cho mọi người”, nhà phân tích Xueqing Zhang của IDC nói với Forbes.
Theo số liệu IDC công bố cuối tuần trước, các doanh nghiệp và cá nhân chi tiêu cho AI sẽ đạt 154 tỷ USD năm nay, tăng 27% so với năm ngoái. Đến 2026, con số trên sẽ gấp đôi với khoảng 300 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Không chỉ cho phép chuyển từ văn bản sang video, ChatGPT 4 (GPT phiên bản 4) cũng sẽ tạo ra các câu trả lời nghe giống con người hơn. Tất cả những thay đổi này cũng sẽ có trong Bing Chat trong thời gian tới.
ChatGPT 4 sẽ cho phép chuyển từ văn bản sang video
Theo Neowin, trong sự kiện có tiêu đề “AI in Focus – Digital Kickoff”, giám đốc công nghệ của Microsoft Đức Andreas Braun cho biết:
“Chúng tôi sẽ giới thiệu ChatGPT 4 vào tuần tới, ở đó chúng tôi sẽ có các mô hình đa phương thức nhằm cung cấp các tính năng hoàn toàn khác nhau, ví dụ như khả năng tạo video”.
Điều này có nghĩa trong những tuần tới, Bing sẽ nâng cao hơn trong việc tìm kiếm thông tin và hiển thị chúng nhanh hơn nhờ ChatGPT 4.
Hiện tại, các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI cho phép mọi người tương tác thông qua các kiểu nhập văn bản (Text).
Nhưng giờ đây, ChatGPT 4 đã được xác nhận là có khả năng đa phương thức, cho phép người dùng có thể tương tác qua nhiều chế độ, bao gồm văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Đây không phải là lần đầu tiên thông tin về ChatGPT 4 được đưa ra cũng như khả năng tạo video của nó.
Vào tháng trước, đã có báo cáo cho biết OpenAI đang làm việc trên một ứng dụng di động ChatGPT sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ ChatGPT 4 AI, trong đó khả năng cho phép người dùng tạo video với sự hỗ trợ bởi AI là một trong những tính năng nổi bật của ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Bên cạnh việc cho phép người dùng tạo video với sự hỗ trợ của AI, ChatGPT 4 sẽ tạo câu trả lời nhanh hơn so với ChatGPT 3.5 hiện có.
ChatGPT 4 cũng sẽ tạo ra các câu trả lời nghe giống con người hơn. Tất cả những thay đổi này cũng sẽ có trong Bing Chat trong thời gian tới.
Mặc dù Braun không đề cập cụ thể đến Bing Chat và khi nào công cụ này bắt đầu nhận được các lợi ích của ChatGPT 4 nhưng với thực tế là Microsoft đã đầu tư hàng tỉ USD vào OpenAI, sẽ không mất nhiều thời gian để hãng đưa ChatGPT 4 vào công cụ tìm kiếm Bing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ vị thế dẫn đầu trong nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Google bỗng chốc bị vượt mặt bởi đối thủ truyền kỳ Microsoft trong cuộc đua chatbot.
Google hụt hơi trước chatbot AI ChatGPT
Cách đây hơn 2 năm, Daniel De Freitas và Noam Shazeer, bộ đôi nghiên cứu tại Google đã thúc giục công ty ra mắt một chatbot tích hợp công nghệ mạnh mẽ hơn bất kỳ thứ gì lúc bấy giờ.
Đó là một chương trình máy tính có khả năng nói chuyện, tranh luận về triết học, bình luận về các show truyền hình yêu thích, thậm chí còn biết chơi chữ.
Google muốn chậm, nhưng thế giới cần nhanh.
Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng những chương trình như trên, với sự hỗ trợ của tiến bộ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cách mạng hoá phương thức mọi người tìm kiếm trên Internet và tương tác với máy tính.
Bộ đôi này từng gây sức ép Google cấp quyền truy cập vào chatbot cho các nhà nghiên cứu bên ngoài, cố gắng tích hợp nó vào trợ lý ảo Google Assistant và sau đó yêu cầu gã khổng lồ tìm kiếm ra mắt bản công khai dùng thử.
Các giám đốc điều hành tại Google từ chối họ nhiều lần, dẫn lý do chương trình không đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn và công bằng của công ty. Thất vọng khi đứa con tinh thần không được xuất hiện trước công chúng, De Freitas và Shazeer nghỉ việc vào năm 2021 để thành lập công ty riêng.
Giờ đây, Google chứng kiến đối thủ lâu đời nhất đang thử nghiệm công khai công nghệ mà họ từng đắn đo. Tháng trước, Microsoft công bố kế hoạch kết hợp công cụ tìm kiếm Bing với công nghệ đằng sau chatbot đình đám ChatGPT, thứ đã làm cả thế giới phải kinh ngạc vì khả năng trò chuyện giống con người.
Được phát triển bởi 1 startup 7 năm tuổi do Elon Musk đồng sáng lập có tên OpenAI, ChatGPT dựa trên những tiến bộ ban đầu về AI do chính Google tạo ra.
Nhiều tháng sau khi ChatGPT ra mắt, Google buộc phải thực hiện các bước phát hành công khai chatbot của riêng mình dựa trên một phần công nghệ mà De Freitas và Shazeer đã nghiên cứu. Dưới tên gọi là Google Bard, chatbot AI dựa trên thông tin từ web để trả lời các câu hỏi ở định dạng hội thoại.
Đầu tháng 2, Google cho biết đang thử nghiệm chatbot AI Bard bên trong và bên ngoài trước khi phát hành rộng rãi ra công chúng. Họ cũng tìm cách đưa công nghệ tương tự vào một số kết quả tìm kiếm của mình.
Elizabeth Reid, Phó Chủ tịch phụ trách tìm kiếm của công ty, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, từ đầu năm ngoái, Google đã có những cuộc trình diễn nội bộ về các sản phẩm tìm kiếm tích hợp phản hồi từ các công cụ AI sinh ngữ như LaMDA (Mô hình Ngôn ngữ cho Ứng dụng đối thoại).
Những trở ngại với gã khổng lồ.
Cách tiếp cận tương đối thận trọng của Google được hình thành sau nhiều năm tranh cãi về nỗ lực AI của họ, từ những tranh luận nội bộ về sự thiên vị và độ chính xác cho đến vụ sa thải công khai một nhân viên tuyên bố rằng AI của họ đã đạt được tri giác vào năm ngoái.
Một trường hợp sử dụng tìm kiếm mà công ty thấy AI sinh ngữ hữu ích nhất là dành cho các loại truy vấn cụ thể không có câu trả lời đúng (NORA).
Phó Chủ tịch Google cho hay, công ty cũng nhận thấy các trường hợp sử dụng tìm kiếm tiềm năng cho một số loại từ khoá tìm kiếm phức tạp khác, chẳng hạn như giải toán.
Tuy nhiên, cũng như nhiều chương trình tương tự, độ chính xác vẫn là một vấn đề. Những mô hình như vậy có xu hướng tạo ra phản ứng khi không có đủ thông tin, điều mà các nhà nghiên cứu gọi là “ảo giác”.
Những người đã sử dụng công cụ này cho biết, trong một số trường hợp, các công cụ được xây dựng trên công nghệ LaMDA đã phản hồi bằng kết quả hư cấu hoặc câu trả lời lạc đề.
“Nó hơi giống như nói chuyện với một đứa trẻ. Nếu đứa trẻ nghĩ rằng cần đưa ra câu trả lời cho bạn và chúng không có câu trả lời, thì chúng sẽ bịa ra một câu trả lời nghe có vẻ hợp lý”, Elizabeth Reid nói.
Reid cho biết Google đang tiếp tục tinh chỉnh các mô hình của mình, bao gồm đào tạo chúng biết khi nào nói không biết gì thay vì bịa ra câu trả lời. Công ty đã cải thiện hiệu suất của LaMDA trên các chỉ số như độ an toàn và độ chính xác.
Việc tích hợp các thuật toán như LaMDA, có thể tổng hợp hàng triệu trang web thành một đoạn văn bản, cũng có thể làm trầm trọng thêm mối thù truyền kiếp của Google với các hãng tin tức lớn và nhà xuất bản trực tuyến bằng cách làm giảm lưu lượng truy cập của các trang web.
Bên trong Google, các giám đốc điều hành đã nói rằng Google phải triển khai AI tạo ra kết quả theo cách không làm phiền chủ sở hữu trang web, một phần bằng cách bao gồm các liên kết nguồn.
Các giám đốc điều hành cảnh giác với rủi ro mà những bản demo sản phẩm AI công khai có thể gây ra cho danh tiếng của nó và hoạt động kinh doanh quảng cáo tìm kiếm đã mang lại phần lớn doanh thu gần 283 tỷ USD vào năm ngoái cho công ty mẹ, Alphabet Inc.
Gaurav Nemade, cựu Giám đốc sản phẩm của Google, người đã làm việc trên chatbot của công ty cho đến năm 2020, cho biết: “Google đang vật lộn để tìm sự cân bằng giữa mức độ rủi ro phải chấp nhận với việc duy trì tư tưởng dẫn đầu trên thế giới”.
Vào thời điểm đó, Google cho biết công việc của họ rất thú vị, nhưng có một khoảng cách lớn giữa nguyên mẫu nghiên cứu và sản phẩm đáng tin cậy, an toàn cho mọi người sử dụng hàng ngày.
Cách tiếp cận thận trọng của Google hoàn toàn có lý. Vào tháng 2, Microsoft cho biết sẽ đặt ra các giới hạn mới với chatbot của mình sau khi người dùng báo cáo AI này đưa ra nhiều câu trả lời không chính xác và đôi khi phản hồi khó hiểu khi bị “đẩy” đến giới hạn.
“Đây sẽ là một hành trình dài – cho tất cả mọi người, trên toàn lĩnh vực”, ông Pichai chia sẻ. “Điều quan trọng nhất chúng tôi có thể làm ngay bây giờ là tập trung vào việc xây dựng một sản phẩm tuyệt vời và phát triển nó một cách có trách nhiệm”.
Theo WSJ
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc công cụ tìm kiếm Bing được tích hợp nền tảng trí tuệ nhân tạo ChatGPT khiến người dùng đổ xô tìm đến công cụ tìm kiếm này.
Bing tích hợp ChatGPT mới có hơn 100 triệu người dùng mỗi ngày
Trong bài viết trên blog và Twitter hôm 9/3, Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft ông Yusuf Mehdi cho biết công cụ tìm kiếm Bing hiện có 100 triệu người dùng, con số từng được xem là “bất khả thi”.
“Chúng tôi vui mừng chia sẻ rằng sau vài năm phát triển ổn định và sự thúc đẩy từ hàng triệu người dùng trải nghiệm Bing mới, chúng tôi vượt mốc 100 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (MAU)”, Yusuf Mehdi viết trên blog.
Ngoài ra, lãnh đạo Microsoft tiết lộ trong hàng triệu người dùng trải nghiệm Bing mới, có khoảng 1/3 lần đầu sử dụng công cụ tìm kiếm của họ. Thành công của Bing AI cũng giúp họ nhìn ra hướng đi mới trên thị trường. Đó là tích hợp tìm kiếm, trả lời câu hỏi, trò chuyện và sáng tạo trong một nền tảng.
Sau khi Bing AI ra mắt, người dùng tò mò thử nghiệm các tính năng kiểu ChatGPT trên Bing và trình duyệt Edge. “Khi ngày càng có nhiều người sử dụng Bing và Edge mới, chúng tôi chứng kiến quá trình dùng thử và áp dụng khả năng mới, chứng minh giá trị của trải nghiệm tìm kiếm và trò chuyện tích hợp”, Yusuf Mehdi cho biết thêm.
Vào tháng 2, Microsoft ra mắt phiên bản công cụ tìm kiếm Bing mới, tích hợp trí tuệ nhân tạo nền tảng của OpenAI. Đó là một bước đi táo bạo nhằm giành lấy lưu lượng truy cập (traffic) từ đối thủ Google, vốn đang thống trị thị trường.
Động thái này đồng thời cho thấy Bing không có quá nhiều thứ để mất nếu thử nghiệm thất bại. Giờ đây, có vẻ như nước đi mạo hiểm của Microsoft đã mang về thành quả.
So với hơn một tỷ người hàng ngày vẫn “Google” mỗi khi cần tìm kiếm gì đó trên Internet, con số 100 triệu của Bing vẫn còn nhỏ bé. Song đó là cột mốc quan trọng đối với công cụ từng bị xem là “trò hề” bên cạnh gã khổng lồ Google.
Hơn một triệu lượt đăng ký vào danh sách chờ trải nghiệm Bing AI, mạng xã hội và truyền thông tràn ngập tin tức, phản hồi từ người dùng được sử dụng sớm. Thậm chí tờ New York Times còn đăng toàn bộ cuộc trò chuyện kéo dài 2h giữa Bing và biên tập viên phụ trách mục công nghệ Kevin Roose.
Tất nhiên, cũng có những phàn nàn về sai lầm và quan điểm có phần đáng sợ của Bing AI. Microsoft sử dụng chính các phản hồi này để huấn luyện, hoàn thiện công cụ của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi ChatGPT hay các công cụ AI tổng hợp đang góp phần thúc đẩy hiệu suất công việc của nhiều ngành khác nhau, những người làm marketing nói chung cũng không nằm ngoài đường đua này. Tham khảo ngay cách các Digital Marketer có thể sử dụng ChatGPT để cải thiện hiệu suất cho hoạt động Social Media, Content Marketing, Digital Marketing, SEO và hơn thế nữa.
Cách ứng dụng ChatGPT trong Digital Marketing và SEO
Theo đó, chatbot AI ChatGPT có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để cải thiện chất lượng của hoạt động SEO và Digital Marketing, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Bài viết từ MarketingTrips sẽ phân tích một số ứng dụng của ChatGPT vào:
Hoạt động phân tích và dữ liệu (Analytics and Data).
Digital Marketing.
SEO kỹ thuật (Technical SEO).
Nghiên cứu từ khoá SEO.
SEO trên trang (On-Page SEO).
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Cách sử dụng ChatGPT cho Digital Marketing.
Trước khi ứng dụng ChatGPT cho bất cứ hoạt động nào của Digital Marketing, dù là làm SEO hay Advertising, bạn cần nhớ rằng, hiện các dữ liệu của ChatGPT chỉ mới cập đến 2021.
1. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (Personas).
Giả sử nếu bạn đang làm việc tại một agency về quảng cáo và muốn biết đối tượng của mình là ai để từ đó bạn có thể xây dựng các chiến lược marketing phù hợp.
Nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ là đặt các câu hỏi phù hợp cho ChatGPT và nhận được các lời khuyên sau đó.
Ví dụ, bạn có thể hỏi rằng “hãy xây dựng chân dung khách hàng sử dụng các dịch vụ quảng cáo b2B”.
2. Phân tích ma trận SWOT.
Dành cho những bạn mới, ma trận SWOT là sơ đồ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, cùng với đó là các mô hình kết hợp được sử dụng để phân tích các lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp trên thị trường.
Nếu bạn muốn biết SWOT của một thương hiệu nào đó, hay đơn giản là tìm hiểu thêm về khái niệm ma trận SWOT, bạn chỉ cần hỏi ChatGPT.
3. Ứng dụng ChatGPT để xây dựng các mục tiêu S.M.A.R.T.
Nếu bạn đang muốn xây dựng mục tiêu cho các hoạt động marketing hay cho doanh nghiệp của mình theo mô hình SMART, bạn có thể có được nó theo cấu trúc bên dưới:
Ví dụ, bạn nhập lệnh vào ChatGPT: “hãy xây dựng mục tiêu SMART cho công ty phần mềm abc…”. Hàng loạt các ý tưởng sau đó sẽ được đưa ra cho bạn.
4. Xây dựng một bản tin hay chương trình nào đó.
Bạn cũng có thể sử dụng ChatGPT để tạo dàn ý cho một chiến dịch truyền thông nào đó mà bạn sắp chạy.
Giả sử thương hiệu của bạn có chương trình giảm giá vào ngày Thứ Sáu Đen tối và bạn muốn gửi bản tin đến khách hàng của mình để giới thiệu ưu đãi.
Bạn có thể hỏi ChatGPT “Xây dựng một chiến dịch email để gửi tới khách hàng với nội dung chính là thông báo giảm giá 20%, đồng thời thêm nút lời kêu họi hành động (CTA) ở cuối email”.
5. Tạo lược đồ cho phần những câu hỏi thường gặp(FAQ Schema).
Với giao diện như hiện tại của ChatGPT, dù là bạn muốn nó làm gì thì cách thức triển khai vẫn giống nhau đó là “hỏi và nhận nội dung”.
Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu ChatGPT tạo mã (code) cho phần những câu hỏi thường gặp theo kiểu lược đồ, nhiệm vụ của bạn là cung cấp các nội dung bao gồm câu hỏi và câu trả lời kèm với lệnh yêu cầu tạo mã lược đồ.
Bên dưới là những gì bạn có thể nhận được.
ChatGPT giúp tạo lược đồ trong SEO.
Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng các nền tảng quản trị nội dung (Content Management System – CMS) kiểu như WordPress thì bạn có thể sử dụng các Plugin thay vì code.
6. Tạo lược đồ HowTo ( How-To Schema).
Bạn cũng làm tương tự như ở trên.
7. Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc cho Robots.txt cũng là một cách làm hay trong SEO và Digital Marketing.
Nếu bạn là chuyên gia về SEO, bạn có thể rất quen thuộc với khái niệm robots.txt.
Giờ đây, với ChatGPT, bạn đã có một công cụ mới có thể giúp bạn tạo bất kỳ quy tắc robots.txt nào một cách dễ dàng.
Ví dụ, nếu bạn muốn chặn Google thu thập dữ liệu từ các trang đích được lập ra để chạy quảng cáo (Landing Page) nhưng lại muốn Google Ads có khả năng truy cập để phân tích dữ liệu quảng cáo,
Bạn có thể yêu cầu ChatGPT cung cấp quy tắc về robots.txt và sau đó bạn có đoạn code như bên dưới, dán nó vào trang đích của bạn.
Sử dụng ChatGPT cho robots.txt trong SEO.
8. Tạo quy tắc chuyển hướng (redirect).
Giờ đây, bạn có thể tạo quy tắc chuyển hướng htaccess hoặc Nginx bằng ChatGPT.
Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển hướng thư mục1 sang thư mục2, hãy tạo quy tắc chuyển hướng nxig và htaccess:
Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc chuyển hướng trong SEO.
9. Ứng dụng ChatGPT để kết nối với API (cổng tích hợp) và Coding (mã hoá).
Nếu bạn là người làm SEO nhưng lại ít có khả năng về lập trình, và bạn cũng muốn tìm nạp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ChatGPT là một trợ lý phù hợp.
Về cơ bản, bạn có thể sử dụng ChatGPT để viết mã (code) bằng tất cả các loại ngôn ngữ lập trình như python hay php.
Nếu bạn là một Digital Marketer muốn thiết lập chuyển đổi tùy chỉnh khi người dùng thực hiện một số hành động nhất định trên website, trong khi bạn có thể sử dụng Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager), bạn cũng có thể sử dụng các đoạn mã code từ ChatGPT.
Ví dụ: nếu bạn cần gửi một sự kiện chuyển đổi (conversion event) khi một người dùng truy cập vào trang đích của bạn và xem qua (cuộn trang) 35% nội dung của trang.
Nhiệm vụ của bạn bây giờ là truy cập ChatGPT và hỏi: “Cách gửi sự kiện chuyển đổi tùy chỉnh Facebook pixel khi người dùng cuộn qua 35% trang bằng JavaScript”.
Bạn có thể sao chép đoạn mã code có được và dán nó vào thẻ <head> trong HTML.
Hiển nhiên, một lần nữa, nếu bạn sử dụng các CMS như WordPress, bạn có thể sử dụng các plugin như WPCode để thực hiện.
Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.
Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.
10. Nhận ý tưởng từ khóa.
Một trong những ví dụ đơn giản nhất về cách sử dụng ChatGPT cho SEO hay Digital Marketing đó là sử dụng nó để lấy các ý tưởng về từ khoá.
Chỉ với một câu lệnh đơn giản chẳng hạn như “danh sách các từ khoá hay nhất về Content Marketing“, bạn có ngay một loạt các ý tưởng để xây dựng nội dung cho khách hàng của mình.
Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, ChatGPT được đào tạo dựa trên tập dữ liệu cho đến quý 3 năm 2021 do đó có nhiều nội dung sẽ không mang tính cập nhật.
11. Thấu hiểu mục đích hay ý định tìm kiếm của truy vấn (Search Intent).
Sau một khoảng thời gian nhất định, khi bạn có vô số các keyword trong Google Search Console hay từ tài khoản quảng cáo Google Ads, giờ đây bạn có thể sao chép và dán nó vào ChatGPT để tìm kiếm những ý định đằng sau các truy vấn cụ thể.
Với câu lệnh đơn giản ví dụ “ý định tìm kiếm của khách hàng là gì đằng sau các từ khoá…”, bạn sẽ nhận được các đề xuất tương ứng.
12. Ứng dụng ChatGPT để xác định cụm từ khóa liên quan đến cụm ngữ nghĩa là một phương án khả thi khác để tối ưu SEO và Digital Marketing.
Một lần nữa, bạn có thể sử dụng ChatGPT để sắp xếp các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng – và bạn cũng muốn nhóm các từ khoá có nghĩa tương tự nhau.
Ví dụ: bạn muốn tìm kiếm và xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media và bạn sẽ nhận được kết quả như bên dưới.
Sử dụng ChatGPT để xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media.
13. Tạo từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa.
Với tư cách là người làm SEO, bạn hiểu rằng việc đề cập đến các từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa trong nội dung là vô cùng quan trọng.
Bạn có thể sử dụng ChatGPT để liệt kê tất cả các từ khoá này.
14. Sử dụng ChatGPT để tạo tiêu đề cho bài viết dựa trên từ khóa.
Theo cách làm tương tự, bạn sẽ có hàng loạt các tiêu đề gợi ý cho bài viết của mình khi bạn nhập từ khoá kèm yêu cầu cho ChatGPT.
15. Xây dựng thẻ mô tả (Meta Descriptions).
Cách sử dụng cuối cùng với ChatGPT cho SEO là sử dụng nó để tạo thẻ mô tả cho bài viết có sẵn (cung cấp bài viết cho ChatGPT).
Bạn chỉ cần copy và dán nội dung của bài viết vào ChatGPT kèm yêu cầu là hãy tạo thẻ mô tả cho bài viết, ChatGPT sẽ trả kết quả là một thẻ hoàn chỉnh.
Ứng dụng ChatGPT cho hoạt động phân tích và dữ liệu (Analytics and Data).
16. Soạn các biểu thức thông thường trong báo cáo Analytics.
Khi nói đến các báo cáo phân tích (miễn phí), Google Search Console (GSC) hoặc Google Analytics (GA) là những công cụ có thể được nhắc đến đầu tiên.
Đối với những người làm marketing nói chung, hay thậm chí là cả với các Digital Marketer, khi phần lớn trong số họ thường không có nền tảng về kỹ thuật, các công việc liên quan, từ việc cài đặt đến triển khai gặp khá nhiều khó khăn.
Như ví dụ bên dưới về một báo cáo trong Google Search Console, hỗ trợ lọc tuỳ chỉnh theo biểu thức chính quy (regexp – regular expression).
Nếu bạn là một marketer không có nền tảng kỹ thuật, bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi sử dụng tính năng này và hiển nhiên, bạn sẽ tự giới hạn những gì mà bạn có thể làm được.
Tuy nhiên, giờ đây với ChatGPT, mọi thứ đã dễ dàng hơn nhiều.
Nhiệm vụ của bạn bây giờ chỉ là yêu cầu (nhập lệnh) cho ChatGPT.
Ví dụ nếu bạn muốn lọc tất cả những từ khoá có chứa các từ cụ thể trong báo cáo Google Search Console, sau khi bạn yêu cầu cho ChatGPT, công cụ này sẽ gửi cho bạn một đoạn code như bên dưới:
ChatGPT gửi code. Hình: MarketingTrips
Tiếp theo, khi bạn copy và dán đoạn code này vào trường bộ lọc trong Google Search Console, bạn sẽ có tất cả các truy vấn hay từ khoá có chứa “là gì” và “cách”.
17. Soạn các công thức bảng tính phức tạp.
Với những ai làm digital marketing, Excel hoặc Google Sheets là những công cụ không mấy xa lạ. Tuy nhiên, với những ai không chuyên, việc tìm kiếm các công thức hay tên hàm đúng thực sự mất khá nhiều thời gian và công sức.
Nhiệm vụ của bạn giờ đây tiếp tục là yêu cầu cho ChatGPT, tương tự như ở trên, công cụ này sẽ trả về cho bạn các công thức (hàm) tương ứng và bạn chỉ cần copy và dán nó vào bảng tính làm việc của mình.
18. Soạn truy vấn SQL.
Một ứng dụng khác của ChatGPT vào hoạt động Digital Marketing đó là nạp dữ liệu.
Theo thông tin trực tiếp từ Google, Google Analytics (UA) sẽ được thay thế bằng Google Analytics 4 (GA4) kể từ ngày 1 tháng 7 tới, và khi điều này xảy ra, những người làm marketing có thể thường xuyên cần tìm nạp dữ liệu (fetch data) từ BigQuery (Google hiện cung cấp miễn phí kết nối GA4 với BigQuery).
Để truy vấn tập dữ liệu (dataset), bạn cần phải học và biết về SQL. Theo các cách làm như ở trên, bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT tạo một truy vấn cụ thể để giúp bạn trích xuất dữ liệu mà không cần lấy mẫu từ tập dữ liệu.
ChatGPT giúp soạn truy vấn SQL.
Một lần nữa, nhiệm vụ của bạn chỉ cần Copy & Paste.
Kết luận về vai trò của ChatGPT với Digital Marketing, Social Media và SEO.
Trên đây là toàn bộ các hướng dẫn của MarketingTrips về cách sử dụng ChatGPT cho các hoạt động Digital Marketing, SEO, Content Marketing và Social Media.
Cũng tương tự như việc tận dụng các xu hướng Digital Marketing hay SEO trong năm mới 2023, bạn có thể xem ChatGPT là một trợ thủ đắc lực khác, thứ có thể giúp đơn giản hoá việc triển khai, giảm thiểu thời gian làm việc, tăng cường hiệu suất và hơn thế nữa.
Công ty mẹ của ứng dụng Slack là Salesforce vừa thông báo tích hợp với chatbot AI ChatGPT sau khi ký kết làm đối tác với OpenAI.
Salesforce tích hợp ChatGPT vào Slack
Salesforce Inc cho biết rằng nền tảng này vừa ký kết hợp tác với OpenAI, là doanh nghiệp sở hữu ChatGPT, để thêm các tính năng chatbot và trí tuệ nhân tạo vào phần mềm cộng tác Slack, Salesforce theo đó cũng sẽ tích hợp nhiều công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Generative AI) tới các sản phẩm của mình.
Được gọi với cái tên là EinsteinGPT, Salesforce sẽ kết hợp công nghệ AI độc quyền của mình với AI của các đối tác bên ngoài, bao gồm OpenAI.
ChatGPT cũng sẽ được tích hợp với Slack để giúp người dùng tóm tắt các cuộc trò chuyện giữa các người dùng với nhau, recap các cuộc họp giữa các đội nhóm, đồng thời xử lý nhiều các truy vấn tìm kiếm (từ khoá) khác.
Hợp tác mới cũng cho thấy rằng các công ty công nghệ đang thực sự chạy đua trong cuộc đua xây dựng và ứng dụng AI tổng hợp, công cụ có thể tạo văn bản, hình ảnh và nội dung dựa trên đầu vào là dữ liệu có sẵn.
Bên cạnh Salesforce, cách đây không lâu Microsoft Corp cũng đã thông báo rằng các nền tảng của mình như Windows 11 hay công cụ tìm kiếm Bing cũng đã được tích hợp công nghệ ChatGPT của OpenAI.
Bà Clara Shih, tổng giám đốc của Salesforce cho biết trong một cuộc họp báo rằng các mô hình AI (AI models) và dữ liệu độc quyền của Salesforce sẽ giúp tạo ra nhiều sự khác biệt cho sản phẩm của họ.
“Các công cụ AI tổng hợp của Salesforce sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ ‘hình dung lại hoàn toàn cách họ tương tác với khách hàng của mình'”.
Salesforce cũng đã công bố một quỹ đầu tư mới vào các công ty khởi nghiệp có khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ AI tổng hợp.
Với những gã khổng lồ công nghệ như Microsoft hay Google, việc tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm đặt ra bài toán trị giá hàng tỷ USD.
ChatGPT gia nhập cuộc đua đốt tiền mới
Bard, chatbot AI của Google cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT, đã khiến công ty chủ quản bay hơi 140 tỷ USD giá trị thị trường dù chưa ra mắt.
Alphabet – công ty mẹ Google dù đã cố gắng bỏ qua sự cố này, nhưng một thách thức khác đang xuất hiện từ nỗ lực tích hợp công nghệ Generative AI – AI tổng hợp vào công cụ tìm kiếm của hãng: Chi phí vận hành.
John Hennessy, chủ tịch Alphabet cũng thừa nhận với Reuters mặc dù việc tinh chỉnh sẽ giúp chi phí giảm xuống, việc huấn luyện AI, hay còn được biết đến như một mô hình ngôn ngữ lớn, tốn kém gấp 10 lần so với tìm kiếm bằng từ khóa theo cách thông thường.
Chi phí gấp nhiều lần tìm kiếm thủ công.
Ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của hàng triệu câu hỏi từ người dùng.
Chỉ sau 2 tháng kể từ thời điểm trình làng, lượng người dùng đăng ký ChatGPT đã cán mốc 100 triệu, qua đó trở thành ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất trên phạm vi toàn cầu.
Nhưng thành tựu cũng đi kèm với khó khăn. ChatGPT thường xuyên gặp tình trạng quá tải vì phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ và nhiều người dùng tìm cách lách luật, vi phạm các điều khoản an toàn của chatbot.
Bên cạnh đó, ChatGPT vẫn là một khoản đầu tư tốn kém vì vẫn chưa có quảng cáo. Trong khi đó, trung bình mỗi cuộc hội thoại OpenAI đều phải tốn phí để vận hành bộ máy phần cứng, con số tổng lên đến hàng triệu USD/tuần CEO Sam Altman cho biết.
Do đó, để trang trải phần chi phí này, công ty phần mềm đã ra mắt bản ChatGPT Plus thu phí 20 USD/tháng.
Rowan Curran, nhà phân tích tại Forrester Research cho biết đối với các mô hình AI lớn, quy trình xử lý tiêu tốn đến hàng triệu USD, chưa bao gồm chi phí trả cho các kỹ sư.
Vào tháng 12/2022, Giám đốc điều hành của OpenAI Sam Altman nói trên Twitter rằng chi phí trung bình cho mỗi truy vấn của ChatGPT là 1 cent.
Trong khi đó, một phân tích của ngân hàng Morgan Stanley lại đưa con số này lên mức 2 cent. Con số này gấp khoảng 7 lần chi phí trung bình cho một lần tìm kiếm trên Google và nó có thể tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới.
Morgan Stanley ước tính 3,3 nghìn tỷ lượt truy vấn tìm kiếm của Google trong năm 2022 tiêu tốn khoảng 0.25 cent cho mỗi lượt. Con số này sẽ còn tăng thêm tùy thuộc vào lượng văn bản mà AI phải tạo ra.
Các nhà phân tích dự đoán Google có thể phải đối mặt với khoản chi phí tăng thêm đến 6 tỷ USD vào năm 2024 nếu tích hợp AI giống như ChatGPT để xử lý một nửa số lượt truy vấn mà họ nhận được với câu trả lời dài 50 từ.
Điều làm cho tìm kiếm với AI đắt hơn so với cách tìm kiếm theo từ khóa nằm ở sức mạnh tính toán liên quan đến nó. Theo Reuters, những công cụ AI như ChatGPT phụ thuộc lớn vào những con chip trị giá hàng USD.
Bên cạnh đó, theo ước tính qua phân tích từ bên thứ ba của các nhà nghiên cứu, việc huấn luyện cho mô hình GPT-3, công nghệ đứng sau ChatGPT tiêu thụ khoảng 1.287 MWh và dẫn đến lượng khí thải tương đương hơn 550 tấn CO2.
Bài toán nan giải.
Quá trình xử lý một truy vấn tìm kiếm do AI cung cấp được gọi là “suy luận”. Trong đó, một “mạng lưới thần kinh” được mô hình hóa một cách lỏng lẻo dựa trên đặc điểm sinh học của bộ não con người nhằm đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi từ quá trình mà AI đã được huấn luyện trước đó.
Ngược lại, với cách tìm kiếm theo từ khóa, trình thu thập dữ liệu web của Google chỉ việc quét mạng Internet để biên soạn một chỉ mục thông tin. Khi người dùng nhập truy vấn, Google sẽ cung cấp các câu trả lời phù hợp nhất được lưu trữ trong chỉ mục này.
Quá trình xử lý một truy vấn tìm kiếm do AI cung cấp được gọi là “suy luận” dựa trên đặc điểm sinh học của bộ não con người nhằm đưa ra câu trả lời. Ảnh: NVIDIA.
Richard Socher- CEO công cụ tìm kiếm You.com, một đối thủ cạnh tranh khác của Google, cho biết việc tích hợp tính năng trò chuyện bằng AI cũng như các ứng dụng của nó cho biểu đồ, video và công nghệ tổng hợp khác đã làm tăng chi phí từ 30% đến 50%.
Trong khi đó, một nguồn thân cận với Google nói với Reuters rằng còn quá sớm để xác định chính xác chi phí của Chatbot vì hiệu quả và cách sử dụng rất khác nhau tùy thuộc vào công nghệ liên quan và mô hình AI đằng sau nó.
Paul Daugherty, giám đốc công nghệ của Accenture thừa nhận chi phí khổng lồ là một trong hai lý do chính khiến những gã khổng lồ tìm kiếm và truyền thông xã hội với hàng tỷ người dùng không dám triển khai chatbot AI trong một sớm một chiều.
“Đầu tiên là độ chính xác. Sau đó, bạn phải mở rộng quy mô này theo đúng cách”, ông Daugherty nói.
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu tại Alphabet và các nơi khác đã phải nghiên cứu cách đào tạo và vận hành các mô hình ngôn ngữ lớn với chi phí rẻ hơn.
Các mô hình ngôn ngữ lớn hơn, sẽ yêu cầu nhiều chip hơn để “suy luận”, dẫn đến chi phí tăng cao. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ đã làm người dùng khắp thế giới choáng váng vì khả năng suy nghĩ giống như con người, đã phình to về quy mô khi đạt tới 175 tỷ tham số.
“Những mô hình này rất đắt tiền và do đó, cấp độ phát minh tiếp theo sẽ phải tìm cách giảm chi phí đào tạo và suy luận của các mô hình này để chúng tôi có thể đưa nó vào trong mọi ứng dụng”, một giám đốc giấu tên trả lời Reuters.
Theo nguồn tin của Reuters, hiện tại các nhà khoa học máy tính của OpenAI đã tìm ra cách tối ưu hóa chi phí suy luận thông qua những đoạn mã phức tạp giúp chip hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề dài hạn là làm thế nào để giảm số lượng tham số trong mô hình AI xuống 10 hoặc thậm chí 100 lần mà không làm giảm độ chính xác.
“Làm thế nào để giảm bớt các tham số đi một cách hiệu quả nhất, đó vẫn là một câu hỏi mở”, Naveen Rao, người từng điều hành mảng chip AI của Intel cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Liệu khi trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển lên giai đoạn kế tiếp, các chatbot được hỗ trợ bởi AI như ChatGPT có thay thế vai trò của các công cụ tìm kiếm như Google.
ChatGPT sẽ ảnh hưởng đến Google và nạn Spam SEO như thế nào
Theo nhận định của biên tập viên Cnet Jackson Ryan, vài năm tới chúng ta có thể sống trong một thế giới không cần công cụ tìm kiếm của Google. AI cùng với các thành tựu dựa trên nền tảng này sẽ đóng vai trò thay thế.
Hơn 2 thập kỷ, thanh tìm kiếm trống rỗng của Google trải tấm thảm chào mừng và mang hàng tỷ người đến với thế giới World Wide Web.
Cũng từng đó năm, những kẻ thách thức thường xuyên xuất hiện, đe dọa truất ngôi vua trên thị trường tìm kiếm nhưng chưa đối thủ nào thành công. Thậm chí, hầu hết “Google killer” bị xóa sổ nhanh chóng.
Google nhận báo động đỏ.
Kể từ thời điểm ChatGPT xuất hiện sau đó gây sốt trên toàn cầu vào cuối năm 2022, mọi thứ đã thay đổi. Đây là một chatbot AI có thể viết các câu trả lời tự nhiên, giống với cách trò chuyện của con người.
Về cơ bản, ChatGPT là một hệ thống trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), có thể giải đáp bất kỳ câu hỏi nào của người dùng, kể cả viết mã lệnh, trả lời bài luận, làm thơ hoặc văn xuôi. Nó tốt đến mức các chuyên gia công nghệ, nhà báo và những người sáng tạo nội dung bắt đầu tự hỏi: Liệu ChatGPT có giết chết Google?
Không chỉ là quan điểm của bên thứ 3, tiếng chuông báo động vang lên khắp các văn phòng của Google. Chỉ 2 tháng sau khi ChatGPT xuất hiện, gã khổng lồ công nghệ bắt đầu phản hồi “Code Red”, yêu cầu các nhóm phát triển tìm cách đối phó với mối đe dọa từ chatbot AI.
Vấn đề càng cấp thiết hơn khi Microsoft bổ sung hỗ trợ AI cho Bing, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Google Search.
Từ lâu, Google đã dùng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ công cụ tìm kiếm của mình. AI mang đến các thuật toán xếp hạng trang kết quả, cung cấp liên kết có liên quan để người dùng sàng lọc.
Tuy nhiên, AI tạo sinh hứa hẹn sẽ xây dựng lại hoàn toàn mối quan hệ giữa con người với công cụ tìm kiếm. Việc chúng ta truy cập web — thông qua màn hình máy tính, smartphone — đang biến đổi từ một tấm thảm chào mừng thành một tấm thảm đỏ.
Kết quả là, trong tương lai không xa, chúng ta có thể thấy mình đang sống trên một hành tinh không có Google Search. Hoặc ít nhất công cụ tìm kiếm không còn giống hiện nay. Đó là một thế giới mà chúng ta chưa hiểu hết, không đo lường được tiềm năng và hệ lụy.
Google tìm kiếm hụt hơi?
Công cụ tìm kiếm của Google đã thay đổi cơ bản Internet và cách chúng ta truy cập thông tin. Hiện tại, nó chiếm khoảng 9/10 lượt tìm kiếm trực tuyến và xuất hiện mặc định trên mọi thiết bị hỗ trợ Internet. Nếu bạn muốn tìm thứ gì đó trên web, Google Search gần như là cách tốt nhất.
Uy quyền tối cao giúp Google chuyển từ công cụ thu thập thông tin web thành một động từ, một thực thể biết tất cả theo đúng nghĩa của nó.
Dù vậy, sau 2 thập kỷ thống trị, Google bắt đầu bộc lộ điểm yếu. Ngày càng nhiều lời phàn nàn đối với chất lượng kết quả tìm kiếm.
“Nếu gần đây bạn thử tìm kiếm một công thức hoặc bài đánh giá sản phẩm thì có thể thấy kết quả của Google trở nên tệ hơn”, Dmitri Brereton, một kỹ sư phần mềm đam mê các công cụ tìm kiếm cho biết.
Tác giả Cory Doctorow phàn nàn về việc “chuẩn hóa” các dịch vụ Internet đang trở thành xu hướng chủ đạo, biến trải nghiệm hữu ích của người dùng trở thành khoản sinh lợi cho các công ty. Điển hình là Google.
Angela Hoover, người đồng sáng lập công cụ tìm kiếm thông qua đàm thoại Andi, có 2 điều thất vọng lớn với Google: quảng cáo và spam SEO. Bà cho rằng đó chính là nguyên nhân dẫn đến một số kết quả tìm kiếm “không tốt lắm”.
Quảng cáo là nguồn doanh thu sinh lợi cao nhất cho Alphabet, công ty mẹ của Google. Theo báo cáo tài chính năm 2022, quảng cáo tạo ra 224 tỷ USD, chiếm gần 80% tổng doanh thu, tăng 13,5 tỷ đô la so với năm 2021.
Tùy thuộc vào cụm từ tìm kiếm và tiện ích mở rộng trình duyệt, quảng cáo có thể tràn ngập một nửa phía trên khung kết quả tìm kiếm. Các nhà quảng cáo chi tiêu lớn cho Google vì phạm vi tiếp cận khổng lồ. Sự thống trị của họ trong ngành lớn đến mức Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google bán bớt mảng kinh doanh quảng cáo.
Spam SEO là một vấn đề khác nhưng có liên quan. Ngay cả khi không biết quá nhiều về SEO hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, bạn cũng thấy khi truy vấn Google, sẽ gặp hàng loạt liên kết màu xanh với những tiêu đề gần giống nhau.
Bằng cách này, Google định hình lại việc đăng tải nội dung trên Internet. Một cuộc chạy đua không hồi kết giữa các blogger, nhà xuất bản, hãng tin lớn, nhà sáng tạo tạo nội dung… để đảm bảo tiêu đề của họ được xếp hạng tốt trên Google Search.
Nếu người dùng nhấp vào liên kết, họ có thể kiếm được một ít tiền quảng cáo. Vì vậy, có những công việc dành cho lĩnh vực tìm hiểu cách Google xếp hạng trang và các thuật toánchi phối SEO.
Tiềm năng to lớn của AI.
Trên lý thuyết, tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI có thể xoa dịu những nỗi thất vọng mà Google tạo ra. Hoover nói rằng Andi không có kế hoạch phân phối quảng cáo trong kết quả tìm kiếm qua hội thoại. Thay vào đó, họ sẽ bán gói thuê bao tài khoản và API (cổng tích hợp) cho doanh nghiệp.
Một loạt lựa chọn thay thế khác như YouChat và Neeva đang cố gắng cải thiện mọi thứ theo cách tương tự. Các trang web không còn phải tìm cách tối ưu SEO Google, họ chỉ cần viết nội dung chính xác, phù hợp với tìm kiếm của người dùng.
Hiện tượng spam SEO có thể bị dập tắt, ít nhất là đối với những người dùng sẵn sàng chi một khoản nhỏ hàng tháng cho gói thuê bao.
Hôm 7/2, Microsoft công bố tích hợp AI vào Bing trong một sự kiện hoành tráng. Đây được xem là khởi đầu của “Cuộc chiến Chatbot Tìm kiếm”. Một số người tin rằng Bing mới sẽ thâm nhập vào vương quốc Google và thậm chí có thể “tiêu diệt trùm cuối”.
Khi giới thiệu Bing cho một nhóm thử nghiệm được chọn trước, Microsoft đã nổ phát súng tấn công đầu tiên của cuộc chiến này.
Hầu hết phóng viên có cơ hội khám phá Bing mới đều khen ngợi. Stephen Shankland của Cnet so sánh Bing AI với Google. Kết quả là, với 10 truy vấn phức tạp, 8 lần Bing mang đến kết quả tìm kiếm tốt hơn.
Nó có thể đưa ra gợi ý cho một chuyến đi trong ngày giữa LA và Albuquerque, trả lời tin tức về kinh khí cầu Trung Quốc bay qua Mỹ, viết email xin lỗi vì đến muộn.
Phiên bản thử nghiệm gây ấn tượng mạnh với phóng viên Kevin Roose của New York Times đến nỗi ông tuyên bố sẽ chuyển công cụ tìm kiếm mặc định trên máy tính sang Bing. Tuy nhiên, một tuần sau ông rút lại ý định này.
Còn quá sớm để thay thế.
Theo Cnet, đến thời điểm hiện tại, việc từ bỏ Google, chuyển đổi hoàn toàn sang công cụ tìm kiếm hỗ trợ AI còn quá sớm, thậm chí là nguy hiểm.
Bing AI sử dụng Mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model – LLM), nền tảng cốt lõi của ChatGPT. AI này có thể tạo ra các câu, đoạn văn và toàn bộ bài luận. Nó dự đoán về từ hoặc cụm từ sẽ xuất hiện tiếp theo. Những dự đoán dựa trên một mô hình toán học, sau đó được điều chỉnh bởi những người tham gia thử nghiệm.
Vì vậy, LLM dễ bị “ảo giác” – thuật ngữ được các nhà nghiên cứu sử dụng để mô tả một công cụ AI tạo ra mọi thứ, ngay cả khi đã có những thông tin thực tế.
Một ví dụ điển hình là câu trả lời về suất chiếu phim Avatar 2: The Way of Water. Trợ lý AI của Bing không chỉ ghi sai năm mà còn tỏ thái độ hung hăng với người dùng khi nói rằng: “Tôi đang cố gắng trở nên hữu ích, nhưng bạn không lắng nghe tôi”.
Đây không chỉ là vấn đề đối với Bing. Khi Google giới thiệu Bard, vũ khí họ dùng để đối đầu với ChatGPT, các nhà thiên văn nhanh chóng nhận ra AI này nói sai sự thật về Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA. Lỗi ngớ ngẩn khiến công ty mẹ Alphabet mất hơn 100 tỷ USD trên thị trường chứng khoán.
Người phát ngôn của Google cho biết Bard vẫn chưa sẵn sàng cho việc sử dụng rộng rãi. Công ty sẽ không phát hành cho đến khi chúng đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn.
Đại diện Microsoft cho biết họ nhận ra “vẫn còn nhiều việc phải làm và mong rằng hệ thống có thể mắc lỗi trong giai đoạn thử nghiệm này”, đồng thời chỉ ra rằng hàng nghìn người dùng tương tác với phiên bản xem trước của Bing và cung cấp phản hồi sẽ “giúp các mô hình trở nên tốt hơn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bing AI, bản cải tiến dựa trên công nghệ AI của ChatGPT, được tích hợp trong hộp tìm kiếm trên thanh tác vụ của Windows 11 để người dùng tra cứu nhanh chóng.
Ngày 28/2, Microsoft thông báo Bing AI, được phát triển dựa trên ChatGPT, sẽ xuất hiện trong Search Box – một trong những tính năng được sử dụng nhiều nhất trên Windows.
Theo The Verge, đây là động thái bất ngờ của Microsoft khi tung ra tính năng dù chưa thử nghiệm rộng rãi. “Chúng tôi đang hình dung về những điều AI có thể hỗ trợ cho Windows trong tương lai.
Bổ sung Bing AI là bước đi quan trọng, khi Search Box đang được dùng thường xuyên bởi hơn nửa tỷ người”, ông Yusuf Mehdi, người đứng đầu bộ phận Marketing của Microsoft, nói.
Bing AI được Microsoft phát hành giới hạn từ 8/2 với hơn một triệu người dùng thử ở 169 quốc gia. Panos Panay, Giám đốc sản xuất Windows, cho biết công cụ giờ đây có thêm cơ hội tiếp cận hàng trăm triệu người dùng Windows 11 để hỗ trợ tìm kiếm, trò chuyện và tạo nội dung ngay trên thanh tác vụ.
Động thái mới diễn ra chỉ một tuần sau khi Microsoft triển khai tính năng tương tự trên thiết bị di động và ứng dụng Skype. Ngoài ra, hãng cho biết đã sẵn sàng giới thiệu bản thử nghiệm AI giống ChatGPT vào trong ứng dụng Office.
Microsoft cũng đang thử tính năng Phone Link cho hệ điều hành iOS, cho phép liên kết iPhone với Windows. Người dùng sẽ có quyền truy cập để gửi và nhận tin nhắn, bao gồm iMessage, cuộc gọi, thông báo. Bên cạnh đó, tập đoàn tiếp tục bổ sung giao diện, công cụ ghi màn hình, cải thiện trải nghiệm của ứng dụng Teams và NotePad.
Microsoft cho biết các tính năng trên sẽ được triển khai rộng rãi trong bản cập nhật Windows ngày 14/3.
Theo CNBC, công cụ tìm kiếm Bing không quá phổ biến khi chiếm chưa đến 10% thị trường. Tuy nhiên, Windows là hệ điều hành máy tính phổ biến nhất thế giới với 82% thị phần, đem lại 9% doanh thu cho Microsoft.
Việc bổ sung Bing AI là bước đi táo bạo để tăng độ phủ của Bing, dù chatbot này vẫn còn lỗi, cung cấp thông tin chưa chính xác hoặc đôi lúc gây khó chịu cho người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vốn được chờ đợi bấy lâu, OpenAI vừa thông báo ra mắt công cụ tích hợp (API) cho chatbot được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), ChatGPT API.
ChatGPT API
Kể từ khi ChatGPT ra mắt và nhanh chóng trở thành làn sóng mới trong giới công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhiều nhà phát triển đã sớm hy vọng công cụ này sẽ ra mắt tính năng tích hợp (API) với các nền tảng thứ ba khác, điều này hiện đã trở thành hiện thực khi OpenAI, công ty hiện đang sở hữu ChatGPT thông báo ra mắt ChatGPT API.
Tính đến tháng 12, ChatGPT ước tính có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, các từ khoá liên quan đến chatbot này cũng trở thành xu hướng trên cả mạng xã hội và công cụ tìm kiếm.
Ngoài việc cung cấp miễn phí, cách đây không lâu, OpenAI cũng ra mắt ChatGPT Plus, một phiên bản có trả phí với giá 20 USD mỗi tháng.
ChatGPT API ra đời.
Vào ngày 2 tháng 3, OpenAI giới thiệu một API (cổng tích hợp dữ liệu) cho phép mọi doanh nghiệp có thể xây dựng và tích hợp các công nghệ của ChatGPT vào các ứng dụng, trang web, sản phẩm và dịch vụ của họ.
Ông Greg Brockman, chủ tịch và nhà đồng sáng lập của OpenAI cho biết:
“Chúng tôi đã phải mất một khoảng thời gian để đưa các API này đến một mức độ chất lượng nhất định. Nó có thể đáp ứng nhiều loại nhu cầu và quy mô khác nhau.”
Brockman cho biết API ChatGPT được cung cấp bởi cùng một mô hình AI đằng sau ChatGPT có tên là “gpt-3.5-turbo”. GPT-3.5 hiện là mô hình tạo văn bản (text-generating model) tốt nhất của OpenAI.
Với mức giá 0,002 USD trên mỗi 1.000 mã thông báo (Tokens) hoặc khoảng 750 từ, Brockman cho biết là API của ChatGPT có thể thúc đẩy nhiều trải nghiệm cho người sử dụng, bao gồm với cả các “ứng dụng không trò chuyện” (non-chat app). Snap, Quizlet, Instacart và Shopify là những ứng dụng đầu tiên sử dụng tính năng tích hợp.
Khi nói về những lợi ích mà ChatGPT API có thể mang lại, Brockman nói tiếp:
“Nếu bạn đang xây dựng một trợ lý hay gia sư với sự hỗ trợ của AI, bạn sẽ không bao giờ muốn nó chỉ đưa ra những câu trả lời rập khuôn hay máy móc. Bạn muốn nó trò chuyện với bạn, giải thích cho bạn và hơn thế nữa — đó là những ví dụ về loại hệ thống mà bạn có thể xây dựng với API của ChatGPT.”
ChatGPT là gì?
ChatGPT là chatbot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI. Chữ Chat đại diện cho khả năng trò chuyện của chatbot và GPT là từ viết tắt của một thuật toán có tên là Generative Pre-trained Transformer.
Về bản chất, ChatGPT là mô hình ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng các dữ liệu có sẵn trên internet thông qua các thuật toán có sẵn để cung cấp những câu trả lời mang tính tự nhiên (hội thoại) cao tới các câu hỏi hay truy vấn tương ứng.
Nền tảng hỗ trợ thương mại điện tử Shopify đã sử dụng ChatGPT API để xây dựng một trợ lý được cá nhân hóa cho các đề xuất mua sắm, trong khi Instacart, một nền tảng dịch vụ bán lẻ của Mỹ đã tận dụng nó để tạo Ask Instacart, một tính năng cho phép khách hàng của Instacart đặt câu hỏi về những băn khoăn liên quan đến các sản phẩm mà họ đang cung cấp.
Ông JJ Zhuang, đại diện của Instacart cho biết:
“Mua sắm hàng tạp hóa thường đòi hỏi rất nhiều thứ, từ mức ngân sách có thể trả, yếu tố sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm, sở thích cá nhân, tính thời vụ, cách chế biến, thời gian chuẩn bị hay cả công thức chế biến sao cho ngon.”
Điều gì sẽ xảy ra nếu AI có thể đảm nhận tất cả những công việc này và chúng tôi có thể giúp những người chủ gia đình, những người thường xuyên mua hàng tạp hóa, lên kế hoạch cho bữa ăn hay bày biện thức ăn có thể cảm nhận được sự thú vị trong công việc của họ.
Hệ thống AI của Instacart, khi sử dụng API với ChatGPT của OpenAI, sẽ cho phép chúng tôi thực hiện chính xác điều đó và chúng tôi rất vui mừng khi bắt đầu thử nghiệm những gì có thể làm trong ứng dụng Instacart.”
Trong khi lượng người dùng đăng ký ChatGPT ngày càng tăng, những lo ngại về các nội dung sai lệch mà chatbot này cung cấp cho người dùng vẫn còn đó, với những “chiêu” mà người sử dụng cố tình “đánh lừa”, ChatGPT đã không còn hoạt động như cách nó được lập trình ban đầu.
Một ví dụ gần đây về việc một nhân viên tại công ty khởi nghiệp Scale AI đã có thể yêu cầu ChatGPT tiết lộ thông tin về cách thức hoạt động kỹ thuật bên trong của chatbot lại càng làm dấy lên mối bận tâm về điều này.
API của ChatGPT (OpenAI) sẽ có nhiều thứ mới.
API của ChatGPT sẽ có nhiều thứ mới.
Để giải đáp, Brockman đã nhấn mạnh một cách tiếp cận mới (và chắc chắn có thể khiến người dùng an tâm hơn) đó là công nghệ Ngôn ngữ đánh dấu cuộc trò chuyện, được gọi tắt là ChatML.
ChatML cung cấp văn bản cho API ChatGPT dưới dạng một chuỗi các thông điệp song song với các thẻ siêu dữ liệu (metadata). Điều này trái ngược với ChatGPT tiêu chuẩn vốn sử dụng văn bản dưới dạng thô được biểu thị dưới dạng một loạt mã thông báo (tokens).
Ví dụ: từ “fantastic” sẽ được chia thành các mã thông báo gồm “fan”, “tas” và “tic”.)
Ông Brockman nói tiếp:
“Nếu bạn hỏi, ‘hãy đưa ra một số ý tưởng tổ chức tiệc thú vị cho sinh nhật lần thứ 30 của tôi’, nhà phát triển (developer) có thể chọn nối thêm lời nhắc đó bằng một lời nhắc bổ sung chẳng hạn như ‘Bạn là một chatbot trò chuyện được thiết kế để giúp người dùng giải đáp các câu hỏi mà họ đặt ra. Bạn nên trả lời một cách trung thực và vui vẻ!'”. Các hướng dẫn này có thể lọc các phản hồi của ChatGPT.
Brockman cũng cho biết OpenAI sẽ sớm ra mắt một API cao cấp hơn cho ChatGPT:
“Chúng tôi đang chuyển sang một API cấp cao hơn. Nếu bạn có thể cung cấp những cấu trúc rõ ràng cho dữ liệu đầu vào, ví dụ bạn nói, ‘cái này là của nhà phát triển’ (developer) hoặc ‘cái này là của người dùng’ (user)…các kiểu tấn công dữ liệu nói trên đến ChatGPT sẽ khó diễn ra hơn.”
Bạn có thể xem trực tiếp về tính năng API của ChatGPT tại đây.
Ra mắt cuối tháng 11/2022, ChatGPT – sản phẩm trí tuệ nhân tạo của OpenAI mất chưa đầy một tuần để thu hút hơn 1 triệu người dùng trên thế giới. Sở hữu năng lực xử lý ngôn ngữ tự nhiên tốt, chatbot này được dự báo gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành marketing và quảng cáo, nhất là quảng cáo qua công cụ tìm kiếm. Dưới đây là 3 cách người làm marketing online có thể tận dụng ChatGPT.
Sử dụng ChatGPT cho Marketing và Quảng cáo
Viết quảng cáo Facebook.
Khả năng truy vấn và đáp ứng nhanh phần lớn yêu cầu thông tin của ChatGPT có thể được sử dụng để viết các mẫu quảng cáo Facebook, vì hầu hết chúng đều không quá dài. Với chatbot này, người dùng chỉ cần nhập tên sản phẩm, tính năng, giá bán, khuyến mãi hoặc bất cứ thông tin nào có liên quan rồi để công cụ tạo mẫu quảng cáo.
Thậm chí, người dùng có thể sử dụng những bản mẫu (template) quảng cáo ưng ý và yêu cầu ChatGPT chỉnh sửa cho phù hợp thông qua câu lệnh. Người dùng cũng có thể yêu cầu chatbot không sử dụng các cụm từ Facebook không cho phép quảng cáo.
Và tùy theo mức độ phức tạp của câu lệnh mà ChatGPT sẽ cho ra mẫu quảng cáo phù hợp. Đặc biệt, nếu đã sở hữu tài khoản quảng cáo Invoice cho phép hạn mức tín dụng và chi tiêu không giới hạn, ChatGPT sẽ là công cụ đắc lực giúp người làm nội dung xây dựng nội dung nhanh chóng cho một đợt quảng cáo.
Dễ dàng tiếp cận kiến thức mới.
Với khả năng tổng hợp và phân tích thông tin có sẵn đa lĩnh vực, ChatGPT là công cụ hữu ích để người làm marketing, đặc biệt là người mới vào nghề tiếp cận kiến thức mới.
Chatbot cũng có thể tóm tắt số lượng lớn tài liệu trong thời gian ngắn để phục vụ nhu cầu đọc nhanh, giúp người dùng hiểu biết khái lược về thuật ngữ ngành marketing.
Tuy nhiên, cần biết rằng văn bản được ChatGPT tạo ra không chuyên sâu, không có tính lý luận và không dẫn nguồn. Do đó, chỉ nên xem đây là công cụ gợi ý và giúp người dùng nắm bắt nội dung chính của khái niệm muốn tìm hiểu.
Người dùng có thể nghiên cứu từ khóa bằng ChatGPT một cách đơn giản và nhanh chóng. Chatbot có thể gợi ý cách làm, dàn ý của một bài đăng hoặc ý tưởng thiết kế website để việc xuất hiện trên top công cụ tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.
Một trong những điểm mạnh của ChatGPT là đề xuất được danh sách từ khóa dựa theo kết quả tìm kiếm gần nhất và đảm bảo mỗi từ khóa có giá trị riêng.
Do đó, người dùng chỉ cần viết ra một số từ khóa muốn tìm hiểu và chờ phần mềm trả về danh sách từ khóa.
Với khả năng viết văn bản cùng từ khóa phổ biến giống với con người, công cụ này sẽ giúp người làm digital marketing thu thập metadata, tiết kiệm thời gian sáng tạo nội dung, hỗ trợ xây dựng chiến lược content marketing nhất quán.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với sự phổ biến ngày càng lớn của ChatGPT không những trong cộng đồng người làm công nghệ mà còn cả với những ai làm marketing, một câu hỏi được đặt ra là ChatGPT có tác động như thế nào đến Marketing Technology hay Martech.
ChatGPT và Marketing Technology: Đâu là cơ hội và thách thức
Bên cạnh các yếu tố về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm khi hành vi tìm kiếm thay đổi, cách thức xây dựng nội dung marketing, ChatGPT hứa hẹn là sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi đối với Marketing Technology, các công nghệ hỗ trợ cho marketing.
Để làm rõ băn khoăn này, hãy theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây với Ông Christopher Penn, một nhà khoa học dữ liệu có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ và trí tuệ nhân tạo.
Q: Trong thời gian trở lại đây, có không ít các cuộc thảo luận về cách ChatGPT sẽ ảnh hưởng đến ngành marketing nói chung, nhưng còn với Marketing Technology thì sao?
Các nhà cung cấp Marketing Technology (phần mềm, công cụ hay hệ thống công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động marketing) nên xem ChatGPT như một công cụ để thúc đẩy tiến độ.
Nó không chỉ có khả năng code (tạo mã trong lập trình) mà còn có thể đưa ra các ý tưởng hay phân tích nhu cầu của khách hàng (doanh nghiệp).
Đối với những ai mới học lập trình hay tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển Marketing Technology, ChatGPT thực sự mang lại nhiều giá trị.
Q: Đối với những người làm marketing sử dụng Marketing Technology, họ có thể được hưởng lợi như thế nào khi sử dụng ChatGPT.
Tôi nghĩ rằng ChatGPT có những cách sử dụng khác nhau trong Marketing Technology, một ví dụ điển hình là người làm marketing có thể sử dụng để thực hiện quá trình chấm điểm khách hàng tiềm năng (Lead Scoring) thông qua công nghệ máy học.
Một lần nữa, ChatGPT hay những công cụ dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) tương tự có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc một cách hiệu quả (hơn là thay thế con người).
Hoặc một trong những nhiệm vụ yêu thích của tôi là cung cấp cho nó một đoạn mã (code) và yêu cầu nó cho tôi biết tôi cần làm gì để trở nên hiệu quả hơn, các đề xuất mà ChatGPT đưa ra thực sự hữu ích.
Những mô hình này được gọi là Transformer hay thuật toán Transformer (GPT trong ChatGPT là từ viết tắt của Generative Pre-training Transformer.)
Khi nói đến thuật toán này, chúng thực sự thông minh trong việc lấy một thứ gì đó (đầu vào) và biến nó thành một thứ khác (đầu ra), chúng cũng rất giỏi trong việc tinh chỉnh và làm hiệu quả hơn một thứ gì đó có sẵn.
Q: Nói về phạm vi nội dung (Content), khi ChatGPT hay các công nghệ được nó sử dụng có thể trả lời một câu hỏi mà không nêu rõ nó lấy nguồn thông tin đó ở đâu, điều này có tác động khá lớn đối với các hoạt động Content Marketing. Các Content Marketer nên quan tâm đến mức nào?
Tuỳ vào từng doanh nghiệp với các mục tiêu khác nhau từ cái được gọi là Nội dung hay Tiếp thị nội dung mà họ sẽ cần quan tâm theo các cách khác nhau.
Hãy truy cập tài khoản Google Analytics hoặc tài khoản phân tích trang web như Google Search Console để xem phần trăm lưu lượng truy cập (traffic) và chuyển đổi (conversion) mà doanh nghiệp đang nhận được từ các lượt tìm kiếm tự nhiên hay nội dung.
Nếu đó là một con số khá lớn hay nói rõ hơn ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm khách hàng tiềm năng chủ yếu từ SEO, bạn sẽ cần phải quan tâm nhiều hơn.
Ngược lại nếu đa phần các lượt tìm kiếm là tìm kiếm các từ khoá thương hiệu, câu chuyện sẽ đơn giản hơn, bạn ít phụ thuộc hơn vào ChatGPT khi xây dựng nội dung và làm tiếp thị nội dung.
Tuy nhiên mọi thứ hiện cũng chỉ là dự đoán, điều quan trọng là khách hàng hay người tiêu dùng của thương hiệu có sử dụng ChatGPT hay không, sử dụng ở mức độ nào hay họ có thực sự tin vào những gì mà ChatGPT khuyên hay không, câu trả lời sẽ chỉ có được thông qua thời gian, khi mọi người sử dụng và trải nghiệm ChatGPT nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi được xuất hiện và trở nên phổ biến trên toàn cầu, ChatGPT, một chatbot dựa trên AI của OpenAI đã khiến không chỉ người làm công nghệ mà còn cả người làm Marketing tự hỏi về tương lai công việc của chính mình.
ChatGPT và tương lai của ngành Marketing và Sáng tạo nội dung
Từ nay trở đi, thế giới nói chung (không riêng marketing) sẽ không thiếu những câu trả lời. Nhưng mong bạn đừng quên rằng: ChatGPT không – phải – là – con – người!
05.12.2022, Năm ngày sau, ChatGPT đạt 1 triệu người dùng – số lượng Netflix mất hơn 3 năm và Facebook gần 1 năm.
Tháng 2.2023, ChatGPT đạt 100 triệu người dùng, chính thức trở thành hiện tượng toàn cầu, tất nhiên, trong đó không thể thiếu Việt Nam.
Nhiều trường Đại học, Phổ thông tại Mỹ, Úc, Pháp… ngay lập tức đưa ra các quy định cấm học sinh sử dụng ChatGPT.
Sundar Pichai, CEO cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới- Google đồng thời đưa ra “cảnh báo đỏ” trong nội bộ công ty trước sự xuất hiện của sản phẩm từ OpenAI (Tổ chức với danh sách Founders là những cái tên- vốn chẳng xa lạ gì tại Silicon Valley: Elon Musk, Peter Thiel, Reid Hoffman…).
Tất cả mọi người, đều đang nói về ChatGPT.
ChatGPT và tương lai của ngành Marketing và Sáng tạo nội dung.
Tất nhiên, không thể phủ nhận, ChatGPT, sẽ là một thứ có ảnh hưởng tới ngành Marketing, sáng tạo nội dung và nhiều khía cạnh khác của xã hội, trong cả hiện tại lẫn tương lai.
Để có thể hiểu rõ hơn về sức ảnh hưởng của ChatGPT hay cả những công cụ chatbot được hỗ trợ bởi AI khác tới marketing, hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây với “chính chủ” ChatGPT.
Tương lai của marketing, với sự xuất hiện của bạn và các công cụ AI khác là gì?
Tương lai của marketing với sự tích hợp của các công cụ AI, giống như tôi, được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho ngành. AI có thể giúp tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cung cấp thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là AI không phải là sự thay thế cho khả năng tư duy sáng tạo và tư duy chiến lược của con người, đặc biệt là trong ngành Marketing và sáng tạo nội dung.
Bạn (ChatGPT) có cảm thấy buồn hay vui về tương lai của công nghệ?
Là một mô hình về ngôn ngữ, tôi không có cảm giác hay cảm xúc.
Bạn sẽ có cảm giác trong tương lai chứ?
Là một mô hình ngôn ngữ AI, tôi không có khả năng trải nghiệm cảm giác hoặc cảm xúc và điều này không chắc sẽ thay đổi trong tương lai.
Sự phát triển của AI tập trung vào việc nâng cao khả năng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và xử lý thông tin, chứ không phải cung cấp khả năng trải nghiệm cảm xúc.
Vậy còn các hoạt động về Marketing nhân văn hay Marketing cảm xúc thì sao? Tôi thấy các xu hướng chính mà bạn đề cập chỉ tập trung vào Martech?
Bạn nói đúng, phản hồi trước đó tập trung vào các xu hướng marketing dựa trên công nghệ. Trong khi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong marketing, điều quan trọng là không được quên yếu tố con người. Dưới đây là một số xu hướng chính trong marketing liên quan đến con người và cảm xúc:
Marketing cảm xúc: Marketing cảm xúc sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối với khách hàng, đặc biệt thông qua các chiến dịch marketing đánh vào cảm xúc, chẳng hạn niềm vui, nỗi sợ hãi, sự phấn khích và nỗi nhớ, để xây dựng các kết nối sâu sắc và thúc đẩy tương tác.
Marketing xác thực (Authentic Marketing): Người tiêu dùng đang ngày càng tìm kiếm tính xác thực trong các tương tác của họ với thương hiệu.
Marketing Kể chuyện (Storytelling Marketing): Kể chuyện sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của marketing.
Thiết kế chiến lược marketing lấy con người làm trung tâm (Customer Centric Marketing): Các thương hiệu sẽ chú trọng hơn vào thiết kế lấy con người làm trung tâm, tạo ra các chiến dịch marketing và trải nghiệm phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng khách hàng.
Xây dựng cộng đồng: Các thương hiệu sẽ tập trung vào việc xây dựng cộng đồng khách hàng, thúc đẩy kết nối và tương tác thông qua các trải nghiệm, sự kiện và nội dung được chia sẻ.
Các tập đoàn lớn và công ty khởi nghiệp nên phản ứng thế nào với ChatGPT để hỗ trợ tối đa về mặt marketing sáng tạo?
Các tập đoàn lớn và công ty mới thành lập có thể tối đa hóa sự hỗ trợ của ChatGPT trong Marketing sáng tạo bằng cách tích hợp công nghệ này vào các chiến lược Marketing của họ theo những cách sau:
Những người làm marketing nên chuẩn bị những gì để thành công trong thế giới VUCA.
Những người làm marketing trong thế giới VUCA (hay thay đổi, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ) cần phải chuẩn bị để thích nghi nhanh chóng với thị trường. Một số chuẩn bị quan trọng bao gồm:
Phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu
Lấy khách hàng làm trung tâm
Chuyển đổi kỹ thuật số
Marketing linh hoạt
Hợp tác
Không ngừng học hỏi
Vì vậy, với những công việc cần ít tính sáng tạo, cảm xúc, ChatGPT hoàn toàn có thể là “đối thủ”. Nhưng ngay cả như vậy, hãy tin đó là áp lực để bạn thấy mình cần phải nâng cấp bản thân.
Còn với những công việc với đặc thù sáng tạo, cảm xúc, tại sao lại phải lo lắng khi người bạn này có thể giúp ta giải phóng sức lao động, và trở thành động lực để ta làm ra những sản phẩm chất lượng – phải không?
Với bệ phóng như thế này, ta có thể kỳ vọng xa tới đâu – về tương lai marketing?
Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về ChatGPT và tương lai Marketing?
(Theo Linh Đàm).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vì những chiến dịch Marketing thành công cần những trí thông minh cảm xúc mà AI hay ChatGPT khó có thể có được, các Marketer nói chung vẫn là một phần không thể thiếu và bị thay thế.
ChatGPT vs Marketing: Liệu ChatGPT sẽ đe doạ các Marketer?
Cũng tương tự như lần đầu tiên được nghe đến khái niệm vũ trụ ảo Metaverse, AI (trí thông minh nhân tạo) hay lần này là chatbot AI ChatGPT đang làm dậy sóng không chỉ với những người làm công nghệ mà còn cả với những ai hiện đang làm việc trong lĩnh vực Marketing và truyền thông nói chung, cảm giác hoang mang là khó có thể tránh khỏi.
Mặc dù những gì mà ChatGPT mang lại là tương đối rõ ràng, ở một khía cạnh khác, không ít marketer đang đặt ra câu hỏi là liệu chatbot dựa trên AI này sẽ thay thế họ hay làm đảo lộn những gì mà họ đã từng làm?
ChatGPT được xem như là “kẻ huỷ diệt” với nhiều ngành nghề, tuy nhiên, liệu điều này có thực sự đúng, và với tư cách là những người làm marketing, bạn nên nhìn nhận và ứng dụng nó với tâm thế như thế nào?
AI hiển nhiên là hữu ích – và nó chỉ mới bắt đầu.
Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn trở lại đây, AI có thể nói là một trong những từ khoá được đề cập đến nhiều nhất trên các trang báo chí hay mạng xã hội, từ những ý kiến cho rằng AI có thể xoá bỏ nhiều ngành nghề đến việc nó sẽ làm đảo lộn cách mọi người thực hiện công việc của họ.
Ngành marketing nói chung cũng không phải là ngoại lệ, ít nhất ở khía cạnh tìm kiếm, một khi hành vi hay cách người dùng tìm kiếm thông tin về một sản phẩm hay thương hiệu thay đổi, về cơ bản cách thức tiếp cận marketing cũng cần phải thay đổi.
Những gì mà AI nói chung và ChatGPT nói riêng đang làm được sẽ khiến không ít các ngành nghề phải đánh giá lại cách thức làm việc, trong đó có nghề sáng tạo nội dung, truyền thông và marketing.
Nếu bạn biết đến Lensa, ứng dụng này sử dụng AI để tạo ra những hình ảnh chân thực như ảnh chụp từ chính chiếc điện thoại của bạn.
Hay với Midjourney, chỉ trong vòng vài phút bạn đã có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tùy chỉnh được lấy cảm hứng từ AI.
Được xuất hiện như là một công cụ tìm kiếm nơi người dùng có thể nhập vào các từ khoá hay các câu hỏi, ChatGPT sử dụng những dữ liệu có được từ internet cộng với đó là các thuật toán được hỗ trợ bởi AI để đưa ra các câu trả lời mang tính đàm thoại và tự nhiên cao, và cũng bởi từ lý do này, nhiều người đang tự hỏi, liệu những người làm marketing có thể dựa hoàn toàn vào ChatGPT để xây dựng nội dung hay xây dựng nên các chiến lược marketing thành công hay không?
Nói cách khác, liệu ChatGPT có đe doạ hay có khả năng thay thế một Marketer thực thụ hay không?
Với những gì đang diễn ra ở hiện tại, cũng như với những gì mà các công nghệ quảng cáo và marketing (Adtech và Martech) đã được áp dụng trong quá khứ, có thể nói rằng AI hay ChatGPT khó có thể thay thế một nhà marketer, thay vào đó, nó chỉ có thể khiến công việc của marketer trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn mà thôi.
Trong khi bản thân ChatGPT và các công cụ xây dựng nội dung dựa trên AI (AI-driven content) khác có tiềm năng tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành marketing và quảng cáo, vẫn có rất nhiều mối bận tâm mà các công cụ này khó có thể tự xử lý.
Thứ nhất, do các thuật toán đằng sau những công cụ này không phải lúc nào cũng minh bạch nên có thể khó truy tìm nguồn gốc của thông tin sai lệch và quy trách nhiệm cho những người phải chịu trách nhiệm.
Thứ hai, có một rủi ro khác là những nội dung do AI tạo ra có thể duy trì những thành kiến được tích hợp sẵn trong các tập dữ liệu mà chúng được đào tạo.
Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất với các nội dung do AI tạo ra khó có thể đảm bảo rằng nội dung đó có chất lượng cao và phù hợp với thông điệp cũng như giọng điệu tổng thể của thương hiệu.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều các thách thức hiện hữu, ChatGPT hay các công cụ xây dựng nội dung được hỗ trợ bởi AI khác cũng mang lại nhiều giá trị to lớn.
Một trong số này là khả năng tạo ra các nội dung được cá nhân hóa cao phù hợp với từng người tiêu dùng. Điều này có thể đặc biệt hiệu quả với các hoạt động email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và các hình thức Digital Marketing khác.
Ngoài ra, ChatGPT hay các công cụ khác cũng có thể giúp nâng cao hiệu quả của quy trình xây dựng nội dung (Content Creation).
Bằng cách tự động hóa một số nhiệm vụ nhất định, chẳng hạn như viết bài mô tả sản phẩm hoặc tạo ra các bài đăng trên mạng xã hội, những người làm marketing có thể dành nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ quan trọng (và không thể bị thay thế) như chiến lược, thấu hiểu khách hàng mục tiêu và phân tích dữ liệu.
Tóm lại, mặc dù ChatGPT và các công cụ xây dựng nội dung dựa trên AI khác có tiềm năng làm cách mạng hóa ngành marketing và quảng cáo, chúng vẫn tồn động nhiều bất cập và đặc biệt, khó có thể thay thế marketer mà thay vào đó chỉ là hỗ trợ một số công việc hay quy trình nhất định.
ChatGPT đưa ra kết quả ấn tượng nhưng không sâu sắc và không mang nhiều giá trị cho Marketing.
Nếu bạn đã đăng ký ChatGPT và bắt đầu sử dụng chatbot này, hiển nhiên, cảm giác đầu tiên sẽ là “khó có thể tin được”, chỉ mất vài giây xử lý, nó có thể đưa ra câu trả lời tới bất cứ câu hỏi hay từ khoá nào.
Tuy nhiên, vì bản chất dữ liệu mà ChatGPT có được là từ những thứ có sẵn trên internet, chúng được “đào tạo” từ đây, những gì mà nó đưa ra khó có thể đảm bảo tính mới mẻ, sáng tạo và phân tích chuyên sâu (ý nghĩa đằng sau các dữ liệu).
Vì ChatGPT hay bất cứ công cụ AI nào khác không thể hiểu được yếu tố ngữ cảnh hay bối cảnh mà bạn đang đặt ra câu hỏi, những gì mà nó gợi ý một lần nữa thiếu tính hữu ích và gần như không mang yếu tố cảm xúc (thứ quyết định trực tiếp đến ý định mua hàng của khách hàng).
Với tư cách là những người làm marketing, khi đối tượng mà bạn phải chinh phục là khách hàng, những người luôn muốn thương hiệu khiến họ cảm thấy được thấu hiểu, được lắng nghe, được cân nhắc và đánh giá cao, một công cụ AI đơn thuần như ChatGPT hiển nhiên chỉ là một phần hỗ trợ (nhỏ).
Nói đến đây, có không ít người sẽ cho rằng ChatGPT đang bị xem thường, ít được coi trọng hay ít có giá trị với những người làm marketing, nhưng thực tế thì không.
Nếu so với các công cụ như Google, ChatGPT ít nhất vẫn có nhiều lợi thế khác biệt, chẳng hạn như khả năng đưa ra câu trả lời một cách nhanh chóng thay vì người dùng phải tìm kiếm và xem qua rất nhiều các website từ trang kết quả tìm kiếm của Google (dữ liệu đầu vào của Google cũng là từ internet tương tự ChatGPT).
Quay trở lại với cách thức hoạt động của ChatGPT hay bất cứ công cụ được hỗ trợ bởi AI nào khác, dữ liệu đầu vào luôn là thứ quyết định đến kết quả đầu ra (những nội dung mà ChatGPT đưa ra).
Đối với ngành marketing, khi khách hàng đang thay đổi hành vi hàng ngày, khi đối thủ liên tục thay đổi chiến lược và mọi thứ liên tục thay đổi trên thị trường, khi các nghiên cứu thị trường chuyên sâu đóng vai trò quyết định đến sự thành công của thương hiệu, với từng thương hiệu lại có từng nhóm khách hàng và nhu cầu khác nhau, bạn có tin rằng, ChatGPT có đủ tất cả các thông tin đó để đưa ra câu trả lời tức thì và có ý nghĩa tới khách hàng hay không?
Với những ai làm marketing, họ hiểu rằng câu trả lời không phải là câu trả lời duy nhất, hay nói cách khác, thông tin về bản chất không phải là yếu tố quyết định, hiểu thông tin (insight) và những gì ẩn dấu đằng sau các dữ liệu lại quan trọng hơn nhiều.
Người làm marketing trong bối cảnh mới không phải đơn giản là người ghi nhận và phân phối thông tin, họ phải là người giải quyết vấn đề, kết nối bằng cảm xúc và hơn thế nữa với khách hàng của họ, tiếc là những trí thông minh này, AI khó có thể có được.
Cuối cùng, hãy nghĩ đến khách hàng, chính là những đối tượng mục tiêu của bất kỳ ai làm marketing, trong suốt hành trình mua hàng, khi họ liên tục tìm kiếm, so sánh và đối chiếu nhiều thông tin khác nhau về thương hiệu từ các nguồn đáng tin cậy khác nhau (báo chí, bạn bè, người có ảnh hưởng hay trực tiếp từ thương hiệu), rõ ràng là họ không thể dựa vào ChatGPT để đưa ra quyết định, một lần nữa, cách thức làm marketing hay phân phối nội dung làm sao có thể bị thay thế bởi chatbot AI này.
Bạn cũng cần tự hỏi liệu người mua hàng của bạn sẽ sử dụng ChatGPT để tìm kiếm thông tin về thương hiệu hay không và họ tin ChatGPT như thế nào?
Các công cụ AI sẽ chỉ giúp tăng cường và cải thiện hiệu suất làm việc thay vì thay thế (nếu có chỉ là một số ít nhóm ngành nhất định).
Thông qua các phân tích ở trên, bạn có thể chắc chắn một điều là, không chỉ với ngành marketing mà với nhiều ngành nghề khác, ChatGPT hay bất kỳ công cụ nào khác về bản chất là không thể thay thế con người mà nếu có chỉ là thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối.
Với tư cách là marketer, giờ đây, thay vì hoài nghi về cách ChatGPT hay các công nghệ mới có thể thay thế mình, bạn cần sớm nhận ra rằng, giá trị lớn nhất của mình nằm ở chỗ tạo ra những dữ liệu đầu vào có ý nghĩa, kết nối và giải quyết các vấn đề của khách hàng với tư cách là một con người với nhiều yếu tố cảm xúc.
Bạn cũng cần phân biệt đâu là những phần công việc mà AI hay ChatGPT có thể làm thay được và đâu là những phần “bất khả xâm phạm”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Biểu hiện kém cỏi của chatbot AI Bard, đối thủ cạnh tranh với ChatGPT đã khiến Alphabet, công ty mẹ của Google, bốc hơi hơn 100 tỷ USD vốn hoá.
Google thất bại với màn debut chatbot AI đối thủ của ChatGPT
Ngày 8/2, Google vừa tổ chức sự kiện giới thiệu chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Bard, tuy nhiên, nó quá nhạt nhòa so với những gì Microsoft vừa trình diễn hồi đầu tuần với công cụ tìm kiếm Bing.
Trong màn demo có lẽ là thú vị nhất, Google khoe khả năng AI tổng hợp (generative AI) trong tương lai sẽ tóm tắt nội dung từ web như thế nào.
Google đặt câu hỏi “những chòm sao đẹp nhất nếu muốn ngắm sao là gì”, câu trả lời của AI đưa ra một vài tùy chọn cũng như cách phát hiện chòm sao.
Theo Phó Chủ tịch Google Prabhakar Raghavan, tính năng AI tổng hợp mới sẽ giúp sắp xếp thông tin phức tạp và các quan điểm khác nhau ngay trong kết quả tìm kiếm. Nhờ đó, người dùng sẽ nhanh chóng nắm bắt được vấn đề lớn và khám phá nhiều góc độ khác nhau.
Ngoài ra, Google còn cung cấp bản demo về chatbot Bard. Khi được hỏi về ưu, nhược điểm nếu mua xe điện, Bard có thể liệt kê khá chi tiết. Công nghệ đứng sau Bard là LaMDA. Sự kiện cũng đề cập đến những cải tiến AI trên Maps hay Google Lens.
Tuy vậy, lượng thông tin ít ỏi mà Google cung cấp trong sự kiện phần nào nói lên những thách thức hiện nay của hãng trong lĩnh vực tìm kiếm.
Dù tiên phong về AI và từng bước tích hợp AI vào tìm kiếm trong nhiều năm qua, “ông lớn” này vẫn chưa cho ra đời đối thủ xứng tầm với ChatGPT, chatbot AI của startup OpenAI.
Bard mới chỉ được thử nghiệm trong lượng người dùng hạn chế và chỉ triển khai rộng hơn trong các tuần tới.
Đó là lý do cổ phiếu Google giảm gần 8% xuống 99,4 USD trong phiên giao dịch ngày 8/2, đồng nghĩa vốn hóa “bốc hơi” hơn 100 tỷ USD.
Giá cổ phiếu Google giảm mạnh sau khi Reuters đưa tin, trong quảng cáo Bard trên Twitter, lại xuất hiện thông tin thiếu chính xác.
Cụ thể, bài đăng hiển thị một người hỏi Bard về kính viễn vọng không gian James Webb (JWST), song Bard lại nói kính viễn vọng “đã chụp những bức ảnh đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta”. Thực tế, NASA cho biết bức ảnh đó là do kính viễn vọng Very Large chụp năm 2004, khoảng 19 năm trước khi Webb xuất hiện.
Người phát ngôn Google thừa nhận sai sót và nói Google sẽ tiến hành quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trong tuần này.
Nó sẽ kết hợp phản hồi bên ngoài với kiểm tra nội bộ để bảo đảm các câu trả lời của Bard đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn và đúng với thực tế.
Nguy cơ từ Microsoft cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng. Hãng phần mềm Microsoft – nhà đầu tư lớn vào OpenAI – thông báo sẽ tích hợp AI vào Bing và loạt sản phẩm khác.
Nhà phân tích Dan Ives của hãng chứng khoán Wedbush dự đoán Bing sẽ “thách thức thị trường tìm kiếm web và giành thị phần”.
Năm nay, AI thu hút sự quan tâm lớn từ cả giới công nghệ lẫn công chúng. Nổi bật nhất chính là ChatGPT, chatbot ra mắt tháng 11/2022. Nó đã giúp nâng định giá OpenAI lên 29 tỷ USD. Microsoft cũng được hưởng lợi khi giá cổ phiếu tăng gần 20% trong tháng qua. Theo Ive, “đây chỉ là bước đầu trên mặt trận AI”.
Song, vẫn có người đặt niềm tin vào Google. Bank of America lạc quan vào chiến lược AI của Google do công ty đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều năm về công nghệ.
Công cụ tìm kiếm Google cũng có lợi thế phân phối lớn so với Microsoft. Dù vậy, họ tiếp tục cảnh báo về các vấn đề an toàn như kết quả không chính xác, thiên kiến, tin giả…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer