Skip to main content

Thẻ: sem

Google sẽ trả cho các nhà xuất bản Canada 73 triệu USD mỗi năm để giữ tin tức trong trang tìm kiếm

Google sẽ trả cho các nhà xuất bản (Publisher) của Canada 73 triệu USD mỗi năm để giữ các nội dung tin tức trong trang tìm kiếm (SERPs) của Google.

Google sẽ trả cho các nhà xuất bản Canada 73 triệu USD mỗi năm để giữ tin tức trong trang tìm kiếm
Google sẽ trả cho các nhà xuất bản Canada 73 triệu USD mỗi năm để giữ tin tức trong trang tìm kiếm

Phản ứng lại với yêu cầu của các nhà xuất bản Canada về việc buộc Google hoặc là trả phí để thu thập các nội dung tin tức hoặc là cấm không được hiển thị nội dung của họ trên trang kết quả tìm kiếm của Google, Google đang chọn phương án trả phí.

Cụ thể, Google sẽ phải trả cho các nhà xuất bản Canada 73 triệu USD mỗi năm để giữ tin tức trên trang kết quả tìm kiếm của mình.

Quyết định của Google được đưa ra trong bối cảnh châu Âu sẽ công bố Đạo luật Tin tức Trực tuyến (Online News Act) mới vào ngày 19/12 sắp tới, các chính sách mới được cho là bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi của người dùng cũng như hạn chế yếu tố độc quyền của các Big Tech.

Trước đó, chính Google đã phản đối quyết liệt yêu cầu của các nhà xuất bản Canada đồng thời còn thông báo rằng công cụ tìm kiếm sẽ dừng hiển thị các liên kết của các nội dung tin tức của các nhà xuất bản thay vì phải trả phí.

Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge cho biết trong một tuyên bố rằng: “Một hệ sinh thái tin tức bền vững sẽ tốt cho tất cả mọi người. Sức khỏe của ngành tin tức Canada chưa bao giờ gặp rủi ro nhiều hơn thế.”

Trái ngược với Google “đã quay đầu”, Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram vẫn giữ nguyên lập trường là từ chối thanh toán cho các nhà xuất bản bất chấp lệnh cấm. Người phát ngôn của Meta cho biết sẽ xóa tin tức khỏi Facebook và Instagram ở Canada.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google bị báo cáo lỗi hiển thị quảng cáo trên trang tìm kiếm

Google Ads đã bị báo cáo là lỗi hiển thị quảng cáo, hiển thị nhiều hơn số lượng các mẫu quảng cáo thông thường.

Google bị báo cáo lỗi hiển thị quảng cáo (và hiện đã được xử lý)
Google bị báo cáo lỗi hiển thị quảng cáo (và hiện đã được xử lý)

Theo báo cáo của các nhà quảng cáo Google Ads, Google Tìm kiếm (Search) đang hiển thị nhiều hơn các mẫu quảng cáo so với thông thường, cụ thể Google hiển thị đến 5 mẫu quảng cáo trong khi theo thông thường thì chỉ có tối đa 4 mẫu quảng cáo được hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) cho một từ khoá.

Trong khi nhiều nhà quảng cáo cho rằng Google đang thêm các kết quả quảng cáo thì đại diện phụ tách sản phẩm quảng cáo của Google xác nhận rằng đây chỉ là “lỗi kỹ thuật” và đội ngũ của Google đã xử lý nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Analytics (UA) không hiển thị dữ liệu từ khoá tìm kiếm

Dữ liệu về từ khoá (truy vấn tìm kiếm) hiện không hiển thị trong Google Analytics (UA), nguyên nhân của vấn đề này là gì.

Google Analytics (UA) không hiển thị dữ liệu từ khoá tìm kiếm
Google Analytics (UA) không hiển thị dữ liệu từ khoá tìm kiếm

Theo đó, nhiều nhà quảng cáo gần đây cho biết rằng, Google Analytics, cụ thể là phiên bản Universal Analytics 3 (UA) hiện không hiển thị bất kỳ dữ liệu về truy vấn tìm kiếm (Search Query) nào trong báo cáo Search Console đã được tích hợp.

Như bạn có thể thấy ở hình bên dưới, sau khi được tích hợp với Google Search Console, các dữ liệu về từ khoá sẽ được xuất hiện ở đây trong Google Analytics.

Tuy nhiên, hiện dữ liệu này không khả dụng mà chỉ hiển thị “not set” (không có dữ liệu).

Theo thông tin phản hồi từ Google trên mạng xã hội Twitter hiện công cụ tìm kiếm này đang kiểm tra vấn đề và sẽ sớm có thông báo.

Trong quá trình chờ Google phản hồi, nhiều ý kiến cho rằng, vì Universal Analytics 3 tức phiên bản Google Analytics hiện đang được sử dụng rộng rãi sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, do đó, đây có thể là tín hiệu sớm từ Google thông báo rằng các nhà quảng cáo nên sớm chuyển dữ liệu của họ sang Google Analytics 4.

Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, các dữ liệu về từ khoá hay truy vấn tìm kiếm nói trên hiện đã được tích hợp sẵn trong Google Analytics 4 (vẫn có sẵn trong Google Search Console) do đó các nhà quảng cáo nên sớm cài đặt GA4 để có thể xem báo cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google muốn trở thành “mạng xã hội kiểu mới” thông qua các cập nhật mới

Theo thông báo mới nhất của Google, công cụ tìm kiếm này sẽ sớm ra mắt 5 thay đổi mới với các tìm kiếm qua thiết bị di động, Mobile Search.

Google SEO: Cập nhật 5 thay đổi mới với Mobile Search
Google SEO: Cập nhật 5 thay đổi mới với Mobile Search

Nếu bạn là một Marketer hay một người chuyên làm về SEO, việc cập nhật các xu hướng thay đổi hay các ưu tiên của các công cụ tìm kiếm là yêu cầu bắt buộc.

Trước hết, để có thể hiểu chi tiết về ngành SEO, bạn có thể xem tại: seo là gì

Theo đó, nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động, Google vừa công bố 5 thay đổi mới bao gồm:

1. Phím tắt tìm kiếm (Google Search Shortcuts).

Nếu bạn là người thường xuyên tìm kiếm trên Google, bạn thấy rằng, bạn có nhiều cách khác nhau để tìm kiếm thông tin về một thứ gì đó.

Ngoài cách làm truyền thống là bạn nhập một từ khoá lên thanh tìm kiếm, bạn cũng có thể tìm sản phẩm bằng cách tải lên ảnh chụp màn hình, dịch văn bản bằng Google Lens hoặc thậm chí tìm một bài hát nào đó bằng cách sử dụng âm thanh.

Giờ đây, trên ứng dụng Google dành cho iOS, tất cả các phương pháp tìm kiếm nâng cao của Google sẽ dễ điều hướng và sử dụng hơn.

Đây là một ví dụ về phím tắt mới của Google:

2. Kết quả trên thanh tìm kiếm.

Google đang khiến cho các kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm (SERPs) trở nên linh hoạt và nhanh hơn bằng cách hiển thị các liên kết đến kết quả ngay trong thanh tìm kiếm.

Khi bạn bắt đầu nhập một truy vấn (từ khoá) tìm kiếm, Google sẽ bắt đầu đề xuất các kết quả trước khi bạn gửi đi truy vấn đó.

Bạn có thể xem qua ví dụ bên dưới. 

3. Sàng lọc các truy vấn nâng cao.

Google đang cố gắng để khiến cho việc tìm kiếm các kết quả trở nên phù hợp nhất hay có liên quan nhất bằng cách hiển thị một loạt các sàng lọc từ khoá tìm kiếm.

Khi bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào thanh tìm kiếm trên điện thoại di động, Google sẽ đưa ra các ý tưởng đóng vai trò sàng lọc kết quả để làm cho câu hỏi của bạn trở nên cụ thể hơn.

Trong ví dụ bên dưới, khi bạn nhập “thành phố tốt nhất ở mexico”, Google làm cụ thể thắc mắc này bằng các từ khoá sàng lọc kiểu như: thành phố tốt nhất…nhưng là về cái gì, tốt để sống, du lịch hay gì nữa.

4. Câu chuyện trên web của Google (Google Web Stories).

Google đang làm cho các tìm kiếm trên thiết bị di động trở nên trực quan hơn với việc tích hợp sâu hơn các câu chuyện trên web của Google.

Google tuyên bố trong một thông báo:

“Chúng tôi cũng đang giúp bạn khám phá một chủ đề một cách dễ dàng hơn bằng cách nêu bật những thông tin hữu ích và có liên quan nhất, bao gồm cả nội dung từ những nhà sáng tạo nội dung trên web (Web Content Creator).

Đối với các chủ đề như thành phố (city), bạn có thể xem các câu chuyện trực quan và video ngắn từ những người đã ghé thăm thành phố đó, cách họ đã khám phá thành phố, và nhiều nội dung khác, những thứ mà bạn có thể rất muốn biết trước chuyến đi của mình.”

5. Kết quả tìm kiếm kết hợp cả văn bản (Text), hình ảnh (Photo) và Video.

Google đang biến các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) trên thiết bị di động thành một nguồn cấp dữ liệu (News Feed) khám phá vô tận (cũng giống như nguồn cấp dữ liệu của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok).

Người dùng sẽ không còn phải chuyển đổi giữa các tab như Web, Hình ảnh và Video nữa vì Google sẽ hiển thị tất cả các nội dung đó trên một trang duy nhất.

Google cho biết:

“Chúng tôi cũng đang hình dung lại cách chúng tôi hiển thị kết quả tìm kiếm để phản ánh tốt hơn cách mọi người muốn khám phá về các chủ đề hay kiểu nội dung mà họ cần.

Bạn sẽ thấy những nội dung có liên quan nhất, từ nhiều nguồn khác nhau, bất kể thông tin có ở định dạng nào (Content Type) – cho dù đó là văn bản, hình ảnh hay video.”

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có tùy chọn tiếp tục cuộn để khám phá các từ khoá có liên quan khác.

Theo nhận định của MarketingTrips, Google đang muốn biến nền tảng tìm kiếm của mình hay cụ thể hơn là trang kết quả tìm kiếm thành “một nền tảng mạng xã hội kiểu mới”, nơi người dùng thoả sức ‘cuộn để xem’ liên tục các nội dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Đo lường hiệu quả SEO với một vài chỉ số đơn giản

Trong khi SEO (Search Engine Optimization) là hoạt động tốn khá nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp, việc đo lường hiệu quả SEO (KPIs của SEO) hay đánh giá đúng những gì mà SEO có thể mang lại cũng không kém phần quan trọng. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi khi tiến hành đo lường SEO trong bài viết này.

đo lường hiệu quả SEO
Đo lường hiệu quả SEO với một vài chỉ số đơn giản

Khi nói đến việc đo lường hiệu quả của các hoạt động SEO, ngoài các chỉ số căn bản mà những người làm trong ngành SEO hay đề cập đến như thứ hạng từ khoá, tổng số lượt truy cập vào website hoặc ứng dụng (Traffic) hay tỷ lệ nhấp chuột (CTR), còn một số chỉ số quan trọng khác nhưng ít được nhắc tới.

Theo đó, 4 chỉ số căn bản nhất để đo lường hiệu quả của bất cứ hoạt động SEO nào là:

  • Traffic – Lưu lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng.
  • Ranking – Xếp hạng của nội dung hay từ khoá.
  • Conversions – Các chuyển đổi có được từ tìm kiếm tự nhiên (SEO).
  • Backlink – Các liên kết mà website có được.

(Trước khi tìm hiểu các nội dung bên dưới, bạn cũng có thể hiểu toàn diện về khái niệm và ngành SEO tại: SEO là gì)

Bên dưới là nội dung chi tiết:

1. Traffic là chỉ số đầu tiên cần xem xét khi nói đến việc đo lường hiệu quả SEO.

Đo lường lưu lượng truy cập mà website có được từ SEO là công việc hết sức căn bản – tuy nhiên, thực hiện nó như thế nào thì bạn cũng cần một chút nhỏ kỹ thuật.

Trước tiên, hãy sử dụng công cụ phân tích và đánh giá website Search Console của Google để chia lưu lượng truy cập thành nhóm thương hiệu (Brand) và không có thương hiệu (Non-Brand).

Lý do đơn giản cho hành động này là vì lưu lượng truy cập có thương hiệu (Brand Traffic) nói chung không phải là hiệu quả chính của SEO.

Thay vào đó, nó bị ảnh hưởng nhiều bởi các chiến dịch Marketing và thương hiệu (có trả phí) của doanh nghiệp, thông qua các hoạt động như quảng cáo, PR, v.v.

Tóm lại, tìm kiếm có thương hiệu là kết quả của các hoạt động Marketing tổng thể.

Tiếp theo, tìm kiếm không liên quan đến thương hiệu (Non-brand Traffic) chính là nơi người làm SEO thể hiện năng lực của họ, đặc biệt là khi bạn có thể xác định được các từ khóa ở các giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình của khách hàng và ưu tiên chúng.

Các từ khóa giáo dục hay thông tin (Informational Keyword) chẳng hạn như “iphone” thường xuất hiện ở các phần đầu của phễu bán hàng và từ khóa giao dịch hay từ khoá thương mại (Commercial Keyword) sẽ nằm ở cuối của phễu.

2. Xếp hạng (Ranking).

Việc chỉ dựa vào thứ hạng hiện tại của các từ khoá có thể khiến bạn không đo lường hay đánh giá đúng hiệu quả của SEO.

Thay vào đó, hãy có thể xem xét đến các yếu tố sau:

  • Xếp hạng từ khóa mục tiêu của bạn theo thời gian (tháng, quý, năm).
  • Các trang riêng lẻ (single page) được xếp hạng như thế nào?
  • Bạn có đang đạt được các cột mốc tăng trưởng không?
  • Xu hướng thay đổi đang diễn ra là gì?

Đánh giá thứ hạng của từ khoá hay trang theo thời gian sẽ cho bạn thấy sự cải thiện hiệu suất qua các mốc thời gian hay biến động khác nhau.

Thay vì xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến một từ khóa vốn cung cấp ít thông tin cụ thể và khả năng hành động, hãy xem xét đến các trang riêng lẻ từ Google Search Console.

Điều này cho phép thương hiệu tách biệt các thuộc tính cụ thể nào đang ảnh hưởng đến việc xếp hạng cho một từ khóa cụ thể.

Về vấn đề lộ trình hay các cột mốc tăng trưởng, không phải tất cả các thay đổi xếp hạng đều có giá trị như nhau.

Ví dụ, bạn có thể tăng 20 thứ hạng từ 40 lên 20, tuy nhiên sự thay đổi này rõ ràng là ít có giá trị hơn so với việc bạn chỉ tăng 10 thứ hạng nhưng là từ 20 lên 10 (Top 10).

Cuối cùng, hãy tìm hiểu sâu hơn để xem số lần hiển thị và nhấp chuột thực tế (CTR) mà bất kỳ thay đổi xếp hạng nào đang tạo ra.

3. Chuyển đổi (Conversions) là chỉ số quan trọng tiếp theo bạn cần theo dõi và đánh giá khi đo lường hiệu quả SEO.

Chuyển đổi (Conversions) là chỉ số quan trọng tiếp theo bạn cần theo dõi và đánh giá khi đo lường hiệu quả SEO.
Chuyển đổi (Conversions) là chỉ số quan trọng tiếp theo bạn cần theo dõi và đánh giá khi đo lường hiệu quả SEO.

Như đã phân tích ở trên, nếu bạn chỉ dừng lại ở việc đo lường thứ hạng từ khoá hay thậm chí là lưu lượng truy cập, những chỉ số này chỉ có ý nghĩa về mặt danh nghĩa về SEO, thực tế là nó sẽ không mang lại bất cứ giá trị nào cho doanh nghiệp nếu những lượt truy cập đó không mang lại chuyển đổi.

Cũng vì điều này, có không ít các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO (SEO Agency) cố tình sử dụng các thủ thuật gian lận SEO (công cụ hay phần mềm) để có được thứ hạng tốt và gửi báo cáo “số đẹp” cho khách hàng (là doanh nghiệp cần làm SEO) của họ trong khi những chỉ số đó dường như là vô giá trị.

Tuỳ vào từng doanh nghiệp, khái niệm “chuyển đổi” có thể được định nghĩa theo những cách khác nhau chẳng hạn như khách hàng tiềm năng (Lead), số lượt tải xuống (một thứ gì đó) hay doanh số bán hàng (Sales).

Bạn có thể dễ dàng đo lường tỷ lệ chuyển đổi này từ Google Analytics.

4. Backlink (Liên kết).

Trong SEO, backlink vẫn là một chỉ số đo lường quan trọng. Chúng vẫn là một yếu tố xếp hạng và có thể giúp đo lường hiệu quả của SEO cũng như nội dung (Content).

Trong khi mục tiêu cuối cùng của SEO là thúc đẩy những lưu lượng truy cập và chuyển đổi có ý nghĩa. Tập trung phân tích các chỉ số có tác động trực tiếp cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về các kết quả cuối cùng có được.

Khi nói đến backlink, số lượng backlink trong nhiều trường hợp là không quan trọng bằng chất lượng của các backlink đó, tức nó đến từ các website như thế nào.

Các công cụ đo lường SEO như Semrush, Moz hay Ahrefs sẽ giúp bạn đơn giản hoá quá trình này.

Tổng hợp một số gian lận thường gặp của các SEO Agency khi đo lường và đánh giá hiệu quả SEO (Search Engine Optimization).

Khi nói đến SEO, ngoài việc tự thực thi và đo lường hiệu quả (inhouse SEO Team), doanh nghiệp cũng có thể thuê ngoài các đơn vị chuyên làm dịch vụ SEO (SEO Agency), khi này có một số gian lận mà các thương hiệu cần lưu ý, dưới đây là một số gian lận phổ biến thường thấy.

  • Làm SEO với các từ khoá có lượng tìm kiếm thấp.

Nếu bạn từng tìm hiểu về Search Engine Optimization hay các hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, bạn hiểu rằng thứ hạng từ khoá SEO không phải là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất mà đó phải người dùng, hay nói cách khác thương hiệu cần người truy cập vào website từ các tìm kiếm tự nhiên.

Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần làm SEO với các từ khoá có khối lượng tìm kiếm (Search Volume) ít nhất là tương đối (có đủ nhiều), tuy nhiên vì đa phần các từ khoá có lưu lượng tìm kiếm càng cao thì càng cạnh tranh và khó thúc đẩy thứ hạng, các SEO Agency chọn cách SEO các từ khoá có lượng tìm kiếm thấp.

Mặc dù báo cáo đo lường hiệu quả SEO có vẻ tốt, mọi thứ lại không phải như vậy.

  • Sử dụng phần mềm SEO hay các thủ thuật gian lận SEO.

Vì khi thuê ngoài các SEO Agency, thường các doanh nghiệp chỉ xem hiệu quả có được ví dụ như thứ hạng (Keyword Ranking) hay traffic, các SEO Agency lợi dụng điều này để sử dụng các phần mềm hay thủ thuật SEO (nhiều trường hợp là Spam), điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của website và thương hiệu.

Bạn cứ hình dung như thế này, để có được thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm, cách làm “chính thống” là tối ưu nội dung và các kỹ thuật khác phù hợp với chính sách của các công cụ tìm kiếm, tuy nhiên vì một số lý do nào đó không ít người làm SEO cố tình sử dụng các thủ thuật gian lận (ví dụ như trao đổi hay mua bán backlink, sử dụng phần mềm SEO…).

Theo chính sách của Google, Google có thể giảm lượng hiển thị của website, chặn các từ khoá liên quan đến thương hiệu hoặc có thể xoá website ra khỏi công cụ tìm kiếm nếu website đó vi phạm (có thể phạt ngay trong lần đầu tiên hoặc nếu vi phạm nhiều lần), điều này ảnh hưởng rất lớn với các thương hiệu muốn phát triển bền vững.

Để có thể hiểu rõ hơn về các gian lận SEO, bạn có thể xem thêm về các hình thức tiếp cận SEO tại đây: Tìm hiểu gốc rễ của Black Hat SEO, White Hat SEO và Gray Hat SEO

Chứng minh giá trị hay hiệu quả của SEO bằng những công cụ và cách thức đo lường thông minh.

Thông qua các phân tích ở trên của MarketingTrips, hy vọng bạn có thể vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn nhiều về những giá trị mà bạn có thể có được từ SEO.

Bằng cách tập trung trực tiếp vào các chỉ số đánh giá và đo lường hiệu quả SEO (Search Engine Optimization) vốn mang nhiều ý nghĩa thực tế cho doanh nghiệp, bạn có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung cho doanh nghiệp của mình và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips 

Từ khoá là gì? Cách tối ưu Từ khoá khi SEO Website

Từ khoá là gì? Các loại từ khoá trong SEO Website? Vai trò hay tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá với hoạt động SEO hiện nay là gì? Cách tìm và sử dụng Từ khoá khi SEO Website? Các công cụ phân tích từ khoá phổ biến trong SEO và Marketing? Cách tối ưu từ khoá khi SEO website?

Từ khoá (Keyword) là khái niệm chung dùng để chỉ một từ hay cụm từ cụ thể nào đó. Trong ngành SEO, SEO từ khoá đề cập đến việc tối ưu hoá website của thương hiệu hay doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm như Google với mục tiêu là có được thứ hạng cao hơn.

Từ khoá là gì
Từ khoá là gì? Cách tối ưu Từ khoá trong SEO Website

Khi nói đến các hoạt động Inbound Marketing nói chung và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization) nói riêng, một trong những nhiệm vụ mà các thương hiệu cần đảm bảo đó là cung cấp những nội dung mà người tiêu dùng của họ đang tìm kiếm và quan tâm nhất.

Để đáp ứng được mục tiêu này, việc hiểu khái niệm hay bản chất của từ khoá (keyword), cùng với đó là quá trình nghiên cứu và phân tích từ khoá một cách kỹ lưỡng là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các marketer.

Mục lục bài viết:

  • Từ khoá là gì?
  • Một số khái niệm phổ biến về thuật ngữ Từ khoá trong phạm vi SEO.
  • SEO là gì?
  • Inbound Marketing là gì?
  • Các loại từ khoá chính có thể được sử dụng trong SEO.
  • Từ khoá ngắn là gì?
  • Từ khoá dài là gì?
  • Vai trò của việc nghiên cứu và phân tích từ khoá với thương hiệu nói chung và hoạt động SEO nói riêng là gì?
  • Mối quan hệ giữa Từ khoá – Nội dung (Content) và SEO.
  • Các công cụ phân tích từ khoá phổ biến hiện có trên thị trường.
  • Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Từ khoá là gì?

Bên dưới là chi tiết toàn bộ những gì bạn cần biết về khái niệm Từ khoá trong phạm vi SEO (Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm).

Từ khoá là gì?

Từ khoá trong tiếng Anh có nghĩa là Keyword.

Theo từ điển Cambridge, từ khoá nói chung được định nghĩa đơn giản là một từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào một công cụ hay phần mềm nào đó, sau đó công cụ hay phần mềm sẽ tìm kiếm và trả về tất cả các thông tin liên quan đến từ khoá đang được từ kiếm.

Từ khoá còn có một tên gọi khác là Search Query, chính là các truy vấn tìm kiếm, ví dụ như “marketing là gì” hay “quảng cáo là gì“.

Từ khoá SEO là gì?

Từ khoá SEO đơn giản là các từ khoá mà người làm SEO hoặc Marketing sử dụng để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Khái niệm từ khoá SEO (SEO Keyword) gắn liền với SEO Website.

Một số khái niệm phổ biến về thuật ngữ Từ khoá trong phạm vi ngành SEO.

Từ khoá là gì theo góc nhìn của Yoast.

Theo Yoast, Từ khoá là một từ hay cụm từ mà thương hiệu muốn xếp hạng (Ranking) cho một trang (webpage) nhất định.

Vì vậy, khi mọi người tìm kiếm từ khóa tức các cụm từ đó trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, họ sẽ tìm thấy website của thương hiệu.

Giả sử bạn đang có một website về đàn piano và bạn bán tất cả các kiểu đàn. Bạn cập nhật nhiều nội dung lên website về các chủ đề liên quan đến các thông tin mà người mua đàn có thể cần.

Khi họ nhập các từ khoá lên công cụ tìm kiếm, họ sẽ có thể thấy bạn. Để có thể tối ưu hoá các từ khoá từ tìm kiếm, dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tự vấn trước khi xây dựng nội dung.

  • Kiểu tìm kiếm nào bạn muốn người dùng thấy bạn.
  • Đâu là từ khoá mà bạn nghĩ rằng khách hàng có thể sử dụng để tìm thấy bạn?
  • Truy vấn tìm kiếm sẽ trông như thế nào (chẳng hạn như ngắn hay dài)?

Từ khoá là gì theo góc nhìn của Ahrefs.

Ahrefs định nghĩa từ khoá cũng khá đơn giản, từ khoá là những từ và cụm từ mà mọi người nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm những gì mà họ cần.

Ngoài tên gọi là Từ khoá, những từ và cụm từ này cũng còn được gọi là Google Searchs hoặc Truy vấn (Queries).

Từ khoá mang ý nghĩa chính là gì với Moz.

Theo nền tảng phân tích SEO Moz, từ khoá là những ý tưởng và chủ đề, những thứ có thể tiết lộ về nội dung của một Trang hay website nào đó.

Về mặt SEO, chúng là những từ và cụm từ mà người tìm kiếm nhập vào các công cụ tìm kiếm, và còn được gọi là “truy vấn tìm kiếm”.

Một số nền tảng khác như HubSpot hay Semrush cũng có các định nghĩa tương tự.

SEO là gì?

seo là gì
SEO là gì. Từ khoá là một phần của SEO và SEO là một phần của Inbound Marketing.

Như đã phân tích ở trên, trong khi khái niệm từ khoá có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và mang các ý nghĩa khác nhau, thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong phạm vi SEO tức liên quan đến việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (và bài viết này cũng sẽ tập trung nói về chủ đề này).

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

seo là gì
Trong ví dụ này: “Marketing là gì” chính là Từ khoá.
Khái niệm SEO là gì?

Để có thể dễ dàng hiểu bản chất của SEO hay SEO là gì, bạn có thể xem hình ảnh ở trên.

Khi bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào ô tìm kiếm, chẳng hạn như trong trường hợp này là marketing là gì, bạn có thể thấy một kết quả tìm kiếm trả về là một bài viết về chủ đề Marketing của MarketingTrips.

Các trang kết quả được trả về từ công cụ tìm kiếm này được gọi là SERPs (Search Engine Results Pages).

Inbound Marketing là gì?

Về mặt tổng thể, từ khoá liên quan đến các hoat động SEO, và SEO là một phần của bức tranh lớn hơn là Inbound Marketing.

Inbound Marketing là phương thức marketing trong đó các marketer sử những nội dung và trải nghiệm có giá trị để thu hút khách hàng, những gì các nhà tiếp thị cần làm và hướng tới đó là giữ chân người dùng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu.

Trong khi Outbound Marketing có thể làm phiền khách hàng vì những nội dung không mong muốn, Inbound Marketing sẽ xây dựng những thứ mà họ tìm kiếm nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề mà họ đang có.

Các loại từ khoá chính có thể được sử dụng trong SEO.

Mặc dù tuỳ theo cách gọi và phân loại, Từ khoá có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, có 04 loại từ khoá chính liên quan đến ý niệm hay ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:

Từ khoá thông tin (Informational Keyword):

Người dùng sẽ sử dụng từ khoá này nếu họ muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.

Từ khoá điều hướng (Navigational Keyword):

Là từ khoá được sử dụng trong trường hợp người dùng tìm các thông tin liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể.

Từ khoá thương mại (Commercial Keyword):

Thương hiệu có thể sử dụng kiểu từ khoá này trong trường hợp người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm của đối thủ.

Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (Conversion Keyword – Transactional Keyword):

Người dùng sử dụng từ khoá này khi họ đã sẵn sàng để mua hàng.

Từ khoá ngắn là gì?

Từ khoá ngắn (còn được gọi là từ khoá đuôi ngắn) hay Short-tail Keyword là những từ khoá chỉ chứa 1 hoặc vài từ (Word). Mặc dù không có bất cứ một quy định nào về số lượng từ có trong từ khoá ngắn, từ khoá ngắn thường được xem là những từ khoá có tối đa khoảng 3 từ, ví dụ “SEO là gì“.

Về mặt ý nghĩa, từ khoá ngắn là những từ khoá chung chung với ý niệm tìm kiếm (Search Intent) của người dùng là tìm nhiều thông tin liên quan nhất có thể.

Ở khía cạnh mua hàng, khách hàng thường ít khi mua hàng với các từ khoá ngắn mà chỉ là thu thập và tham khảo thêm thông tin.

Thông thường, từ khoá càng ngắn thì có dung lượng tìm kiếm (Search Volume) càng cao và ngược lại với các từ khoá dài.

Từ khoá dài là gì?

Từ khoá dài (hoặc còn được gọi là từ khoá đuôi dài) hay Long-tail Keyword là những từ khoá có nhiều từ xuất hiện trong từ khoá, thường là từ khoảng 4 từ trở lên.

Ví dụ, “các bước xây dựng kế hoạch truyền thông marketing” là một từ khoá dài theo đúng nghĩa.

Ngược lại với các từ khoá ngắn, các từ khoá dài thường có dung lượng tìm kiếm ít hơn và có tỷ lệ chuyển đổi thành hành động cao hơn.

Vì giờ đây mục tiêu của khách hàng không chỉ là tìm kiếm thông tin, mà là hướng tới việc ra các quyết định cụ thể, các thương hiệu có thể tập trung khai thác kiểu từ khoá này nếu muốn bán được nhiều hàng hơn.

Ví dụ, một khách hàng tìm kiếm “mua điện thoại iphone ở tphcm” thường sẽ có ý định mua hàng cao hơn nhiều so với “điện thoại”.

Vai trò của việc nghiên cứu từ khoá với thương hiệu nói chung và hoạt động SEO nói riêng là gì?

Vai trò của việc nghiên cứu từ khoá với thương hiệu nói chung và hoạt động SEO nói riêng là gì?

Một khi doanh nghiệp hay thương hiệu xem SEO là một phần của chiến lược truyền thông marketing tổng thể (IMC), việc nghiên cứu và phân tích từ khoá là những gì cần làm.

Dưới đây là một số vai trò chính của Từ khoá hay nói cách khác là những giá trị mà thương hiệu có thể có được thông qua việc phân tích và thấu hiểu từ khoá.

Từ khoá giúp gửi thông báo đến các công cụ tìm kiếm.

Như đã đề cập ở trên, từ khoá gắn liền với việc tối ưu hoá thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, MSN, hay tại Việt Nam là Cốc Cốc.

Ngoài ra với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram hay YouTube cũng đã trở thành những công cụ tìm kiếm phục vụ cho nhiều mục đích tìm kiếm khác nhau.

Bạn cứ thử hình dung rằng, khi người dùng nhập một từ khoá hay truy vấn vào các nền tảng nói trên, điều gì sẽ xảy ra?

Các nền tảng sau đó, sẽ sử dụng các thuật toán riêng để “trả về” các thông tin liên quan đến từ khoá mà người dùng đã nhập vào.

Từ góc nhìn này, việc thương hiệu sử dụng từ khoá gì trên website (hay từ các kênh của thương hiệu) đóng vai trò quyết định đến việc website có khả năng hiển thị khi người dùng tìm kiếm hay không.

Chẳng hạn như khi MarketingTrips sử dụng từ khoá “Brand Marketer” để tối ưu cho một Trang (bài viết) trên website của mình, MarketingTrips đang gửi một tín hiệu thông báo đến các công cụ tìm kiếm như Google rằng, khi ai đó nhập từ khoá này vào công cụ tìm kiếm, hãy xếp hạng và trả về Trang có gắn từ khoá đó của MarketingTrips.

Ngược lại, nếu MarketingTrips không sử dụng từ khoá để tối ưu nội dung, về cơ bản là cơ hội để MarketingTrips được Google xếp hạng gần như là bằng 0.

Từ khoá giúp thương hiệu thấu hiểu khách hàng (tiềm năng) của mình (Customer Insight).

Từ khía cạnh thấu hiểu khách hàng mục tiêu thông qua phương thức tiếp cận là Inbound Marketing, thay vì thương hiệu chủ quan giả định về những gì khách hàng quan tâm, với Từ khoá, thương hiệu có thể nhận biết đâu là vấn đề mà khách hàng đang băn khoăn tìm kiếm để từ đó có thể chủ động sản xuất ra những nội dung phù hợp.

Ví dụ khi người dùng tìm kiếm từ khoá “xe hơi cũ có dễ hư không”, từ khoá này giúp các thương hiệu hay doanh nghiệp mua bán xe hơi cũ hiểu rằng, khách hàng của họ rất sợ xe hơi cũ bị hư hỏng.

Thấu hiểu được điều đó, thương hiệu sẽ xây dựng nhiều nội dung liên quan hơn đến chủ đề và từ khoá này với mục tiêu là giúp khách hàng vượt qua được các rào cản đang gặp.

Từ khoá giúp thương hiệu có thêm cơ hội thúc đẩy lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng.

Như đã phân tích ở ý đầu tiên, vì thông qua việc phân tích từ khoá, marketer có thể tối ưu hoá nội dung theo những gì mà người dùng đang nhập vào công cụ tìm kiếm.

Công với một số chiến thuật SEO khác, thương hiệu có cơ hội có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm và cuối cùng, website có nhiều người dùng truy cập hơn và nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Về bản chất, dựa trên các thuật toán xếp hạng nội dung của các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ hiếm có cơ hội xuất hiện trước mắt người dùng nếu nội dung bạn xây dựng không liên quan đến các từ khoá mà người dùng đang sử dụng.

Từ khoá đóng vai trò ánh xạ hay phản ánh những gì mà người dùng cần.

Cũng theo cách này, từ các từ khoá có được, ngoài việc sử dụng các từ khoá đó để tối ưu nội dung với công cụ tìm kiếm và có thứ hạng cao hơn, thương hiệu cũng cơ thêm cơ hội để nghiên cứu và sản xuất nhiều nội dung hơn nhằm giải quyết những “nỗi đau” mà khách hàng đang gặp phải.

Thương hiệu càng hiểu khách hàng thì càng bán được nhiều hàng.

Mối quan hệ giữa Từ khoá – Nội dung (Content) và SEO.

Khi nói đến thuật ngữ SEO hoặc Từ khoá, Nội dung hay Content là yếu tố không thể bỏ qua.

Như đã phân tích ở trên, về bản chất, trong khi bạn có từ khoá và chiến thuật SEO tốt thì bạn vẫn không thể có được thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm nếu không có những nội dung chất lượng.

Với mỗi từ khoá được nhập vào thanh tìm kiếm (Search Bar), thứ mà người tìm kiếm quan tâm là những nội dung mà họ có thể có được, dù cho bằng một cách nào đó bạn có được thứ hạng cao tuy nhiên điều này cũng sẽ không có ý nghĩa gì với người dùng.

Bạn có thể xem content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Các công cụ phân tích và kiểm tra thứ hạng từ khoá phổ biến hiện có trên thị trường.

Hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích và nghiên cứu từ khoá khác nhau, và phần lớn trong số này là công cụ có trả phí.

Dưới đây là một số công cụ mà bạn có thể tham khảo.

  • Ahrefs.
  • Semrush.
  • Moz.
  • Yoast.
  • Google Keyword Planner.
  • Keywordtool.io
  • Google Trends.
  • Google Search Console.

Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Từ khoá là gì?

  • Từ khoá là gì?

Nói một cách dễ hiểu nhất, từ khoá là những gì mà người tìm kiếm nhập vào các công cụ tìm kiếm như Google hay trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube.

  • Thương hiệu nên sử dụng từ khoá ngắn hay từ khoá dài?

Như đã phân tích qua ở trên, mỗi từ khoá dù ngắn hay dài đều có những giá trị riêng, căn cứ vào chiến lược tổng thể của thương hiệu trong từng giai đoạn mà bạn có thể chọn kiểu từ khoá phù hợp.

Ví dụ, bạn có thể chọn từ khoá ngắn nếu muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) hay từ khoá dài nếu muốn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

  • Mật độ từ khoá tốt nhất nên là bao nhiêu?

Mặc dù không có công thức chính xác về tỷ lệ từ khoá lặp lại trong bài viết, và mật độ từ khoá còn phụ thuộc vào mức độ “duy nhất” của bài viết cũng như nhiều yếu tố khác, mật độ khuyến nghị nên là khoảng 0.5% đến 1.5%. Có nghĩa là với bài viết dài 1000 từ, bạn có thể lặp lại từ khoá từ 5 đến tối đa 15 lần.

  • Nghiên cứu từ khoá là gì?

Nghiên cứu từ khoá là hoạt động phân tích và lựa chọn các từ khoá phục vụ cho các mục tiêu SEO và Marketing khác nhau của doanh nghiệp.

Google Keyword Planner là một trong những công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí phổ biến nhất do Google cung cấp.

  • Phân loại từ khoá là gì?

Phân loại từ khoá là quá trình thương hiệu phân chia từ khoá (keyword) thành các nhóm từ khoá theo các mục đích khác nhau chẳng hạn như: từ khoá thông tin, từ khoá mua hàng, từ khoá so sánh với đối thủ và hơn thế nữa.

  • Bộ từ khoá là gì?

Bộ từ khoá hay còn được gọi là nhóm từ khoá, chính là một tập hợp gồm nhiều từ khoá khác nhau (và thường được nhóm theo một chủ đề nào đó, tức các từ khoá có trong cùng một bộ từ khoá sẽ tương tự nhau).

Ví dụ, bộ từ khoá về giày chạy bộ sẽ bao gồm nhiều từ khoá khác nhau liên quan đến chủ đề giày chạy bộ (chẳng hạn như: giày chạy bộ giá rẻ, giày chạy bộ nam…), tuỳ theo cách phân loại, các bộ từ khoá cũng sẽ được nhóm theo các cách khác nhau.

  • Từ khoá SEO là gì?

Từ khoá SEO đơn giản là các từ khoá mà người làm SEO hoặc Marketing sử dụng để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

  • Từ khoá phủ định là gì?

Từ khoá phủ định là các từ khoá mà khi nhà quảng cáo thêm nó vào nhóm quảng cáo, các mẫu quảng cáo sẽ không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khoá đó.

  • Từ khoá ngữ nghĩa là gì?

Từ khoá ngữ nghĩa hay còn được gọi là ý nghĩa của từ khoá là các ý định tìm kiếm (Search Intent) của người tìm kiếm đằng sau mỗi từ khoá.

  • Từ khoá thương hiệu là gì?

Là các từ khoá gắn liền với tên gọi của một thương hiệu, sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó chẳng hạn như Pepsi, Unilever hay MarketingTrips.

  • Thứ hạng từ khoá là gì?

Là vị trí hay thứ tự xuất hiện của từ khoá trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

Ví dụ khi bạn tìm kiếm một từ khoá gì đó, thứ hạng sẽ được mô tả bằng cách là bài viết (hoặc chuyên mục, website…) chứa từ khoá đó đang nằm ở trang nào (thứ mấy) trên công cụ tìm kiếm, xuất hiện ở vị trí đầu tiên sẽ tương đương với thứ hạng từ khoá là Top 1 và tương tự cho các vị trí khác.

  • Từ khoá giáo dục hay từ khoá thông tin là gì?

Là những từ khoá chung chung thường nằm ở phần đầu của phễu bán hàng (Seles Funnel) hay hành trình khách hàng, “iphone” là một kiểu từ khoá thông tin.

  • Từ khoá giao dịch hay từ khoá thương mại là gì?

Là những từ khoá thường nằm ở các phần cuối của phễu bán hàng, người dùng sử dụng từ khoá này để đưa ra các cân nhắc mua hàng. “mua iphone” là một kiểu từ khoá thương mại.

  • Đối sánh từ khoá là gì?

Là cách nhà quảng cáo kích hoạt hiển thị các mẫu quảng cáo của họ, tuỳ vào từng tuỳ chọn đối sách từ khoá khác nhau mà khi một người dùng nhập một cụm từ bất kỳ vào ô tìm kiếm, các mẫu quảng cáo có được kích hoạt hiển thị hay không.

  • Từ khoá xu hướng (ngắn hạn) là gì?

Là những từ khoá nổi lên theo từng thời điểm nhất định, sau đó rơi dần theo thời gian.

Ví dụ, trong thời điểm bộ phim bom tấn Avatar ra mắt, thì “Avatar” hay những từ khoá tương tự được gọi là từ khoá ngắn hạn hay từ khoá xu hướng.

  • Từ khoá bền vững (dài hạn) là gì?

Là kiểu từ khoá ngược lại với từ khoá xu hướng, tức các từ khoá này không tăng và sụt giảm nhanh theo từng đợt mà là bền vững (thậm chí là tăng) theo thời gian.

  • Từ khoá đối thủ là gì?

Là từ khoá của các thương hiệu đang cạnh tranh với thương hiệu của bạn. Ví dụ khi bạn tìm kiếm Lazada nhưng bạn lại thấy mẫu quảng cáo của Shopee.

  • Từ khoá chính và từ khoá phụ là gì?

Từ khoá chính là từ khoá mà người làm SEO ưu tiên xếp hạng đầu tiên, trong khi với từ khoá phụ, nó có thể được xếp hạng hoặc không, vì nó đóng vai trò chính là bổ sung cho từ khoá chính. Từ khoá chính thường có lưu lượng tìm kiếm lớn hơn từ khoá phụ.

  • Từ khoá liên quan là gì?

Là khái niệm mô tả các từ khoá liên quan (tương tự, gần giống…) đến từ khoá mà bạn làm SEO hoặc đang tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Ví dụ “chiến lược marketing” là từ khoá liên quan đến từ khoá “kế hoạch marketing” hoặc “marketing”.

  • Từ khoá đề xuất là gì?

Trên các công cụ tìm kiếm như Google, khi người dùng tìm kiếm một từ khoá gì đó, Google sẽ đề xuất các từ khoá mà mọi người cũng tìm kiếm và thường là những từ khoá có liên quan đến từ khoá hay chủ đề mà người dùng đang tìm.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp từ MarketingTrips cho câu hỏi “từ khoá là gì?”. Trong các hoạt động SEO Website nói riêng và Inbound Marketing nói chung, Từ khoá (Keyword) được xem là nền tảng của mọi hành động mà thương hiệu cần phân tích và nghiên cứu. Bằng cách hiểu rõ khái niệm từ khoá, có những loại từ khoá nào hay sử dụng những công cụ nào để tìm kiếm, phân tích từ khoá, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm, cung cấp cho khách hàng nhiều nội dung có liên quan hơn và từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads ra mắt “Trang chẩn đoán” mới cho các nhà quảng cáo

Trang chẩn đoán (Diagnostic Insights Page) là nơi các nhà quảng cáo Google Ads có thể tìm thấy các vấn đề, những thứ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của tài khoản quảng cáo.

Theo thông tin từ Google, dữ liệu chẩn đoán sẽ giúp nhà quảng cáo xác định các vấn đề thường xảy ra trong chiến dịch như: quảng cáo không hiển thị, mức độ tương tác thấp, chuyển đổi không được đo lường v.v.

Dữ liệu này có thể được tìm thấy trên trang thông tin chi tiết và trang tổng quan của chiến dịch hiệu suất tối đa (Performance Max), cho phép bạn khắc phục sự cố ngay khi chúng được phát hiện.

Google Ads sẽ cung cấp các thông tin chi tiết sau:

  • Tình trạng tài khoản
  • Tình trạng thanh toán
  • Xem xét chính sách quảng cáo
  • Theo dõi chuyển đổi
  • Ngân sách chiến dịch
  • Chiến lược giá thầu mục tiêu
  • Tình trạng chiến dịch
  • Độ mạnh của quảng cáo (Ad strength)

Vì cơ bản Google Ads có thể xác định ngay các vấn đề mà tải khoản quảng cáo của bạn đang gặp phải, bạn có thể sửa và tối ưu quảng cáo ngay khi nhận được thông báo.

Về trang chẩn đoán của Google Ads.

Google lưu ý rằng, những thông tin chi tiết được chẩn đoán chỉ hiển thị khi chiến dịch quảng cáo của nhà quảng cáo không nhận được lưu lượng truy cập hoặc chuyển đổi.

Nếu chiến dịch của bạn đang chạy và mọi người vẫn nhìn thấy quảng cáo và nhấp vào chúng, thì sẽ không có bất cứ chẩn đoán nào được thông báo cả.

Vì cập nhật này đang trong giai đoạn thử nghiệm nên một số nhà quảng cáo có thể chưa tìm thấy nó trong tài khoản hoặc nếu có thì trong nhiều trường hợp dữ liệu cũng chưa được hiển thị đầy đủ.

Hiện dữ liệu chẩn đoán đã có sẵn cho các chiến dịch hiệu suất tối đa và sẽ dần được mở rộng sang các loại chiến dịch khác trong vài tháng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Một số chiến thuật tối ưu Content cho SEO trong 2022

Cùng tìm về một số chiến thuật nhỏ có thể giúp bạn tối ưu hoá mức độ ảnh hưởng của nội dung (content) đến hiệu suất SEO tổng thể trong 2022.

seo content 2022
Cách tối ưu hoá Content cho SEO trong 2022. Photo Source: iStock

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng chiến lược hay tối ưu hoá nội dung (Content) của mình cho các hoạt động SEO trong 2022, một số chiến thuật nhỏ dưới đây sẽ có thể rất đáng để bạn tham khảo.

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các chiến thuật, các bạn cần tìm hiểu trước các khái niệm về Content và SEO chẳng hạn như Content là gì hay SEO là gì.

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

Một số chiến thuật tối ưu Content cho SEO trong 2022.

  • Tìm kiếm đúng chủ đề và từ khoá.

Thay vì tập trung vào các thủ thuật Black Hat SEO, hãy tập trung vào từ khoá và các chủ đề nội dung mang lại giá trị cho khách hàng của bạn khi truy cập website.

Bạn có thể sử dụng công cụ Keyword Magic Tool để hỗ trợ quá trình này.

  • Sử dụng các từ khoá có liên quan.

Bạn hãy hình dung rằng khi khách hàng tìm kiếm một từ khoá nào đó, chẳng hạn như thương hiệu là gì, họ có thể rất muốn thấy và đọc các từ khoá liên quan như lòng trung thành thương hiệu là gì hay giá trị thương hiệu là gì.

  • Hãy cố gắng kiếm soát mật độ từ khoá.

Nếu bạn truy cập không ít các trang web về SEO, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng, họ sử dụng thủ thuật lặp lại từ khoá (hoặc chèn rất nhiều hình ảnh) một cách vô nghĩa và điều này không mang lại bất cứ giá trị nào cho bản thân người tìm kiếm hay người đọc.

Kết quả là thường những website này rất ít người truy cập hoặc tỷ lệ truy cập lại (direct traffic/retiontion) rất thấp ngay cả khi họ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

  • Đừng quên internal links.

Internal Links hay các liên kết nội bộ không chỉ là công cụ hỗ trợ SEO mà còn là cách để bạn giúp người đọc khám phá các nội dung có liên quan khác về chủ đề họ đang đọc.

  • Đào sâu về chất lượng nội dung.

Nếu website của bạn đang muốn trở thành một nơi mà khách truy cập mong muốn được truy cập hàng ngày, hãy cố gắng đào sâu vào chất lượng nội dung, sử dụng văn phong mang tính “lãnh đạo tư tưởng” để giúp người đọc nhận ra các giá trị mà bạn đang cung cấp.

  • Tối ưu trải nghiệm web.

Ngày nay, phần lớn người dùng đều truy cập website từ điện thoại thông minh của họ.

Bằng cách đảm bảo website của bạn có tốc độ tải trang nhanh, cỡ chữ vừa đọc (không quá nhỏ), giao diện web mang lại cảm xúc cho người dùng, bạn có thể khiến họ muốn truy cập lại nhiều hơn nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google Ads đang cập nhật mới cho Google Performance Max

Google Ads đang cập nhật một số tính năng mới với kiểu chiến dịch hiệu suất tối đa Google Ads Performance Max Campaigns.

Google Ads đang cập nhật mới cho Google Performance Max
Google Ads đang cập nhật mới cho Google Performance Max

Performance Max hay Performance Max Campaigns là một kiểu chiến dịch theo hướng tự động mới nhất của Google trong Google Ads, sản phẩm là trọng tâm chính của Google trong thời gian gần đây.

Dưới đây là một số cập nhật mới sẽ sớm được áp dụng cho Performance Max.

In-Store Goals (mục tiêu tại cửa hàng).

Kể từ khi được ra mắt, mục tiêu của Google với Performance Max đúng như tên gọi của nó, tối đa hoá hiệu suất với các hoạt động quảng cáo trực tuyến.

Sắp tới, khi nhà quảng cáo sử dụng kiểu chiến dịch này, họ sẽ có khả năng tối ưu hóa theo mục tiêu bán hàng cho cửa hàng để từ đó thúc đẩy nhiều doanh số bán hàng thực tế tại cửa hàng, lượt ghé qua cửa hàng và hơn thế nữa.

Nếu bạn đang có các cửa hàng kinh doanh truyền thống (bán hàng tại cửa hàng thực), Performance Max có thể sẽ là một lựa chọn.

Điểm tối ưu hóa cho Performance Max.

Như bạn có thể thấy ở trên, Google Ads sẽ chấm điểm tối ưu (Optimization Score) cho các chiến dịch quảng cáo của bạn và bạn có thể dựa trên điểm số này cùng với các đề xuất bổ sung để cải thiện hiệu suất.

Mục tiêu của Google với cập nhật này là tự động hoá quy trình tối ưu.

Tính năng “bùng nổ” mới.

Tính năng “bùng nổ” mới trong Performance Max sẽ được kết hợp cùng với các mục tiêu tại cửa hàng và sẽ cho phép các nhà quảng cáo quảng cáo trong một khung thời gian nhất định để có thể đạt được các mục tiêu tại cửa hàng.

Thêm insights và thông tin bổ sung.

Các nhà quảng cáo sẽ nhận được nhiều thông tin hơn với các chiến dịch Performance Max của họ nhờ vào các cập nhật mới.

Những thông tin bổ sung sẽ bao gồm xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng, đối tượng và đấu giá trong các chiến dịch hiệu suất tối đa.

Tính năng này có thể giúp các nhà quảng cáo hiểu điều gì đang thúc đẩy chiến dịch của họ.

Công cụ thử nghiệm Performance Max mới.

Đây là công cụ thử nghiệm có thể để chỉ ra cách Performance Max đang thúc đẩy lượt chuyển đổi gia tăng từ các chiến dịch Google Ads hiện tại của bạn.

Thử nghiệm này hiện dành cho các chiến dịch phi bán lẻ (non-retail ) và đang ở giai đoạn thử nghiệm mở cho các nhà quảng cáo trên toàn cầu.

Nhiều quyền truy cập hơn với Performance Max.

Giờ đây, các nhà quảng cáo sử dụng ứng dụng Google Ads (app) hoặc Search Ads 360 sẽ có thể tích hợp và quản lý các chiến dịch hiệu suất tối đa của họ.

Performance Max cho khách sạn.

Dự kiến vào cuối năm 2022, một bản cập nhật mới của chiến dịch hiệu suất tối đa sẽ được ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.

Việc mở rộng sẽ cho phép các khách sạn tận dụng Performance Max để quảng cáo các sản phẩm (địa điểm khách sạn, bất động sản…) trên tất cả các kênh của Google, bao gồm cả các từ khoá dành riêng cho từng bất động sản cụ thể trên công cụ tìm kiếm.

Performance Max sẽ làm nổi bật các nội dung cho tất cả các khách sạn hay tài sản bất động sản, những hình ảnh, đoạn mô tả và video sẽ được tạo tự động. Các nhà quảng cáo cũng sẽ có thể xem và chỉnh sửa các nội dung này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Xu hướng SEO 2023: Các chiến lược mới nhất cho Marketers

Trong khi SEO hay tối ưu các công cụ tìm kiếm vẫn sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2023, dưới đây là 10 xu hướng SEO 2023 đáng tham khảo nhất cho những người làm Digital Marketing.

xu hướng seo 2023
Top 10 xu hướng SEO 2023 quan trọng Marketers cần biết

Khi các yếu tố công nghệ thay đổi khiến hành vi của người dùng theo đó cũng thay đổi theo, việc bắt kịp các xu hướng mới sẽ giúp người làm marketing nói chung và người làm SEO (Search Engine Optimization) nói riêng có nhiều cơ hội hơn để gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là Top 10 các xu hướng SEO 2023 đáng theo dõi nhất dành cho Marketer.

1. Ý niệm của người dùng là xu hướng SEO đầu tiên trong năm 2023.

Khi nói đến các hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (hay thậm chí là với Google Ads), việc thấu hiểu mối quan hệ giữa từ khoá và những ý định tìm kiếm Search Intent sau từ khoá là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Bằng cách dự báo các ý niệm, thấu hiểu hành trình của khách hàng và liên kết các từ khoá vào từng giai đoạn khác nhau của khách hàng, marketer có thể chủ động sản xuất và cung cấp các nội dung (Content) phù hợp với họ.

Ban có thể xem thêm content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ Content.

2. Chất lượng nội dung.

Khi Google giới thiệu MUM, thuật toán đa phương thức được thiết kế để trả lời các truy vấn (từ khoá) phức tạp bằng cách đánh giá đồng thời các thông tin có trên văn bản, video, hình ảnh và âm thanh đa ngôn ngữ, chất lượng nội dung trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

3. Sự đa dạng của các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Google hiện đang tập trung vào việc thêm các giao diện và tính năng mới vào SERPs, việc nhận ra các ý định của Google đằng sau các SERPs có thể giúp các SEOer hay Marketer có thêm được nhiều cơ hội tối ưu hơn.

4. Các nội dung trực quan và hình ảnh cũng là xu hướng SEO mới trong 2023.

4. Các nội dung trực quan và hình ảnh cũng là xu hướng SEO mới trong 2023.
4. Các nội dung trực quan và hình ảnh cũng là xu hướng SEO mới trong 2023.

Các công cụ tìm kiếm đang ngày càng ưu tiên nhiều hơn các nội dung trực quan (visual) và hình ảnh, ngoài ra Google cũng đang xây dựng SERPs theo hướng trực quan hơn, ưu tiên hình ảnh nhiều hơn trong Google Khám phá.

5. Tự động hoá.

Các công cụ hay ứng dụng nghiên cứu, phân tích và xây dựng nội dung tự động dựa trên công nghệ AI đang bùng nổ trên toàn cầu.

Vào năm 2023, nhiều marketer hơn sẽ sử dụng các ứng dụng này để phục vụ cho nhu cầu của SEO và đây sẽ sớm trở thành một xu hướng mới trong toàn ngành.

6. Công nghệ máy học và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Công nghệ máy học (Machine Learning) hiện đang thúc đẩy những tiến bộ mới trong các mô hình ngôn ngữ tự nhiên và xây dựng nội dung.

Quy trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Nutural language processing) sẽ là chìa khoá với các dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) khi dữ liệu của bên thứ ba ngày càng bị hạn chế.

7. Nâng cao trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị di động cũng được dự báo là xu hướng SEO hàng đầu trong 2023.

Người dùng ngày càng sử dụng các thiết bị di động để khám khá thương hiệu, từ các giai đoạn đầu tiên như nhận biết và cân nhắc về thương hiệu đến giai đoạn chuyển đổi.

Người làm SEO nói riêng và marketing nói chung cần đầu tư nhiều hơn vào những nội dung như thân thiện với thiết bị di động, cải thiện trải nghiệm điều hướng trên trang (UX), tốc độ tải trang và hơn thế nữa.

8. Ưu tiên cho tính bền vững.

Google đang tìm cách ưu tiên cho các hành vi mua sắm bền vững, khuyến khích thương hiệu đáp ứng nhu cầu về tính bền vững cho khách hàng thông qua các sản phẩm và nội dung của mình.

Việc cung cấp các giá trị hay sáng kiến mới của thương hiệu như tính bền vững có thể giúp thương hiệu có nhiều lợi thế hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.

9. IndexNow.

IndexNow hay công cụ cập nhật các nội dung (URL) từ các trang web tới công cụ tìm kiếm đang dần thay đổi để có thể cập nhật tức thời (real-time) các nội dung thay vì phải chờ đợi sau khi “submit”.

10. E-A-T là xu hướng SEO cuối cùng bạn cần theo dõi trong 2023.

10. E-A-T là xu hướng SEO cuối cùng bạn cần theo dõi trong 2022.
10. E-A-T là xu hướng SEO cuối cùng bạn cần theo dõi trong 2023.

Sự mất tin tưởng từ phía người dùng đối với các nội dung hay thông tin do thương hiệu cung cấp đang khiến cho E-A-T dần trở nên quan trọng hơn.

E-A-T được viết tắt từ Expertise (Chuyên gia), Authoritativeness (tính có thầm quyền) và Trustworthiness (Mức độ đáng tin cậy) là bộ hướng dẫn cải thiện chất lượng nội dung trên Trang (website) của Google.

E-A-T không phải là các thuật toán mà là bộ hướng dẫn được Google sử dụng để đánh giá chất lượng (nội dung) của các Trang.

Một dự báo khác của MarketingTrips về xu hướng SEO trong năm 2023 là các công cụ tìm kiếm sẽ tập trung nhiều hơn vào nội dung và trải nghiệm của người dùng trên trang thay vì là backlink như trước đây.

Để tận dụng được điều này các thương hiệu nên chủ động gặp gỡ và hiểu sâu hơn về khách hàng của mình, hiểu những thứ họ thực sự cần đằng sau các từ khoá (Search Intent) đồng thời không ngừng tối ưu các điều hướng trên website của mình.

Kết luận.

Trên đây các xu hướng SEO 2023, bằng cách liên tục cập nhật các xu hướng mới từ các công cụ tìm kiếm và ý định của người dùng, marketer có thể đảm bảo rằng họ đang đáp ứng được các yêu cầu mới hiện có từ thị trường.

Xem thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Top 100 công cụ SEO miễn phí cho Marketers

Để có thể thúc đẩy hiệu suất từ việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm, các công cụ SEO có trả phí lẫn miễn phí là ưu tiên hàng đầu.

công cụ seo miễn phí
công cụ seo miễn phí

Công cụ SEO có trả phí rất quan trọng khi bạn cần thêm những tính năng như: tính năng nâng cao, đầy đủ tính năng, lưu lại quá trình sử dụng hoặc nhận được các hỗ trợ trực tuyến. Các công việc còn lại thì chỉ cần công cụ SEO miễn phí là giải quyết được.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt củaSearch Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

Top 100 công cụ SEO miễn phí cho Marketers.

Dưới đây là danh sách 100 công cụ SEO có thể hỗ trợ lẫn nhau, một số công cụ bạn có thể dùng miễn phí hoặc trả phí, số còn lại thì có bản dùng thử. Hãy thử chọn vài công cụ bạn thích và kiểm tra xem mức độ giá trị mà nó mang lại.

Các công cụ SEO sẽ được sắp xếp theo những nhóm chức năng lớn: Keyword, Content, Link, Social, Email…

Các công cụ phân tích từ khoá – Keywords Tools.

1. Google Keyword Planner (Keyword Research)

http://adwords.google.com/keywordplanner

Có nhiều người không đánh giá cao công cụ dùng để thay thế Google Keyword Tool này, tuy nhiên nó vẫn có thể cho ra nhữg dữ liệu không thể tìm thấy ở những nơi khác

2. Google Trends (Keyword Research)

http://www.google.com/trends/

Giúp xem xét các xu hướng tìm kiếm trên Google và cho biết các từ khóa tìm kiếm phổ biến theo thời gian. Đây là công cụ bạn nhất định phải có.

3. Ubersuggest (Keyword Research)

http://ubersuggest.org/

Tất cả người làm SEO đều yêu Ubersuggest vì sự dễ sử dụng và ý tưởng khảo sát từ khóa đa dạng của nó. Bằng cách sử dụng sức mạnh của Google Suggest, nó sẽ trả về hàng trăm kết quả tiềm năng.

4. Wordstream Free Keyword Tools (Keyword Research, Tools Suite)

http://www.wordstream.com/free-keyword-tools

Ngoài những công cụ có tính phí của mình, Wordstream cung cấp một bộ công cụ giúp truy cập đến hàng ngàn các đề xuất từ khoá khác từ những từ khóa gốc.

5. Keyword Eye (Keyword Research)

http://www.keywordeye.com/

Công cụ này thực hiện khảo sát từ khóa bằng cách thêm hình ảnh trừu tượng cho các từ khóa – đây là điều cần thiết khi bạn muốn đưa khái niệm giá trị của từ khóa đi xa hơn.

6. SEMRush (Tools Suite, Keyword Research, Competitive Intelligence)

http://www.semrush.com/

Các từ khóa trả tiền (PPC) hay từ khóa được tìm kiếm tự nhiên (organic) được cung cấp bởi SEMRush thường là rất hay và toàn diện. Công cụ SEO này cũng rất tốt cho việc khảo sát đối thủ.

7. Wordtracker (Keyword Research)

http://www.wordtracker.com/

Đây là một bộ khảo sát từ khóa mạnh mẽ được sử dụng bởi nhiều nhà tiếp thị hàng đầu. Wordtracker có cung cấp rộng rãi bản dùng thử miễn phí.

Các công cụ kiểm tra nội dung – Content Tools.

8. Content Strategy Generator Tool (Content)

http://seogadget.com/content-strategy-generator-tool-v2-update/

Công cụ này lấy từ SEOgadget, giúp bạn lên một chiến lược thông minh, thực hiện khảo sát trên từ khóa tìm kiếm và qua đó ước tính kích thước của đối tượng.

9. Convert Word Documents to Clean HTML (Content)

http://word2cleanhtml.com/

Bất chấp sự nổi lên của Google Docs, Word vẫn chiếm phần lớn ưu thế đối với thế giới. Sao chép và cắt dán luôn luôn là một trở ngại, nhưng công cụ SEO này khiến cho việc này trở nên dễ dàng.

10. Copyscape (Content)

http://www.copyscape.com/

Copyscape vừa phục vụ cho việc kiểm tra đạo văn vừa dùng để kiểm tra việc trùng lặp nội dung. Rất tuyệt để kiểm tra xem nội dung bài viết của bạn có bị phân phát khắp các trang web khác không.

11. Google Public Data (Content)

http://www.google.com/publicdata/directory

Dựa trên cơ sở dữ liệu công cộng rộng lớn, các dữ liệu công khai của Google cung cấp là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho việc khảo sát nội dung, infographics và nhiều nữa..

12. MyBlogGuest (Link Building, Content)

http://myblogguest.com/

Blog vẫn còn được sử dụng và phát triển mạnh. MyBlogGuest giúp bạn tìm thấy những cơ hội tốt ở khu vực này.

13. Similar Page Checker (Content, Technical SEO)

http://www.webconfs.com/similar-page-checker.php

Sử dụng công cụ SEO này để kiểm tra các vấn đề trùng lặp nội dung. Tương tự các trang kiểm tra sự trùng lặp khác khác, công cụ này sẽ cho bạn thấy HTLM của 2 trang đó giống nhau như thế nào.

14. Text Cleaner (Content)

http://www.textcleanr.com/

Một số công cụ tốt nhất lại được dùng để giải quyết các vấn đề đơn giản nhất. Text cleaner giúp dọn dẹp tất cả các loại định dạng văn bản khi thực hiện sao chép và cắt dán qua lại giữa các ứng dụng

15. Wordle (Content)

http://www.wordle.net/

Tạo ra các từ ngữ đẹp. Tuyệt vời cho việc hiển thị hình ảnh và khảo sát nghiên cứu.

16. Yahoo Pipes (Content, Productivity)

http://pipes.yahoo.com/pipes/

Một công cụ tuyệt vời giúp gom các mảnh thông tin lại thành nội dung cụ thể. Được sử dụng để xây dựng thông tin liên kết và bất cứ gì bạn muốn.

17. nTopic (Content)

http://www.ntopic.org/

nTopic là một trong số ít các phương pháp đã được chứng minh là đánh giá nội dung một cách chính xác và cung cấp các từ khoá đề xuất để cải thiện nó.

18. Raven (Tools Suite, Diagnostic, Content, Social)

http://raventools.com/

Raven cung cấp một bộ công cụ SEO kinh điển, nội dung, và các công cụ khảo sát phổ biến với nhiều nhà tiếp thị.

Các công cụ kiểm tra liên kết miễn phí – SEO Link Tools.

19. Anchor Text Over Optimization Tool (Link Research, Technical SEO)

http://www.removeem.com/ratios.php

Bạn lo lắng vì thuật toán Penguin của Google có thể gây khó khăn trong việc tối ưu hóa anchor text (văn bản có kèm liên kết) ? Bạn chỉ cần nhập đầy đủ URL ( địa chỉ hiện hành của trang web ) vào bản báo cáo những liên kết cần được chú ý.

20. Buzzstream Tools Suite (Link Building)

http://tools.buzzstream.com/link-building

Hầu hết mọi người biết Buzzstream như một trang được dùng để tiếp cận cộng đồng, nhưng đồng thời nó cũng cung cấp một số công cụ để xây dựng liên kết miễn phí. Doanh nghiệp của bạn nên có nó.

21. Domain Hunter Plus (Link Building)

http://domainhunterplus.com/

Chức năng dành cho trình duyệt Chrome này không chỉ giúp bạn tìm thấy các liên kết quan trọng bị hỏng, mà còn cho bạn biết các liên kết có dẫn đến một miền nào có sẵn hay không.

22. Linkstant (Link Building)

http://www.linkstant.com/

Công cụ tiện lợi này phân tích và cảnh báo bất cứ lúc nào khi một người nào đó xây dựng liên kết đến trang web của bạn. Nó khá tuyệt vời để tiếp cận và thu thập thông tin cạnh tranh.

23. Linksy.me Email Guesser (Email, Link Building)

http://linksy.me/find-email

Bạn cần phải gửi một email, nhưng bạn lại không có địa chỉ của người nhận? Gõ vào những thông tin bạn biết và công cụ tiện lợi này sẽ giúp bạn tìm ra địa chỉ đó.

24. Rapportive (Email, Link Building, Productivity

http://rapportive.com/

Chức năng Rapportive của Gmail sẽ cho ban nhiều thông tin nhanh và chính xác hơn về đối tác liên lạc. Người tiếp thị cần phải có công cụ này.

25. Seer Toolbox (Tools Suite, Analytics, Link Research)

http://www.seerinteractive.com/seo-toolbox/

SEER cung cấp các công cụ SEO nội bộ của mình cho tất cả mọi người trên thế giới sử dụng. Các công cụ này tương tự với những công cụ đã được SEER sử dụng và thành công.

26. SEOgadget Links API (API, Link Research)

http://seogadget.com/api/

Công cụ này cho phép bạn thu thập dữ liệu liên kết và thông tin liên lạc dễ dàng. Giúp bạn tiết kiệm được khoảng thời gian lớn.

27. Ahrefs (Link Research, Link Building)

https://ahrefs.com/

Là một trong những công cụ khảo sát liên kết phổ biến, Ahrefs cung cấp một số lượng lớn số liệu, văn bản và đồ thị đẹp. Chủ yếu ở dạng thu phí, nhưng họ có cung cấp một số dữ liệu miễn phí.

28. Majestic SEO (Link Research, Competitive)

http://www.majesticseo.com/

Bạn đã có thể nhìn thấy những biểu đồ liên kết của SEO Majestic trên khắp Internet. Công nghệ tuyệt vời này kết hợp với một số phương án miễn phí giúp cho việc khảo sát liên kết trở nên tuyệt vời hơn.

29. Majestic SEO API (API, Link Research)

http://blog.majesticseo.com/general/majestic-seo-api-now-explained/

Công cụ này cung cấp nhiều dữ liệu liên kết có sẵn và miễn phí thông qua API.

30. Mozscape API (API, Link Research, Moz)

http://moz.com/products/api

Các công ty ở khắp mọi nơi đều đính kèm công cụ này vào sản phẩm của mình, nhưng nó cũng có sẵn cho để sử dụng cho mục đính cá nhân, và phần lớn các dữ liệu là hoàn toàn miễn phí.

31. Open Site Explorer (Link Research, Moz, Competitive Intelligence, Link Building)

http://www.opensiteexplorer.org/

Khi Google và Yahoo bắt đầu loại bỏ những dữ liệu backlink của công chúng, Moz đã xây dựng Open Site Explorer để phục vụ cho nhu cầu lớn này. Có thể tìm thấy các backlink, anchor text, các số liệu phổ biến, nhiều thứ khác ở đây

Các công cụ xã hội – Social Tools.

32. Bitly (Social)

https://bitly.com/

Hầu hết mọi người sử dụng bitly để rút gọn URL, nhưng sức mạnh thật sự của trang này lại là phân tích.

33. Buffer (Social)

https://bufferapp.com/

Tối ưu hóa việc chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Buffer cho phép bạn chia sẻ thông tin vào những thời gian thích hợp để người xem có thể dễ dàng nhìn thấy và đọc được.

34. CircleCount (Social)

http://www.circlecount.com/

Google+ analytics đã tăng giá quá cao. Đây là nguồn tài nguyên miễn phí để theo dõi và phân tích những thông tin bạn chia sẻ. Hãy cùng xem số người theo dõi bạn tăng đáng kể theo thời gian như thế nào nhé.

35. FindPeopleonPlus (Social)

http://www.findpeopleonplus.com/

Danh mục Google+ cơ bản này thực hiện khảo sát, tiếp cận cộng đồng, và xây dựng liên kết một cách tuyệt vời. Nó có thể thực hiện tìm kiếm theo từ khóa, nghề nghiệp, quốc gia, và còn nhiều thứ khác nữa..

36. SEO Tools for Excel (Tools Suite, Analytics, Social)

http://nielsbosma.se/projects/seotools/

Bạn không cần phải rành về Excel mới sử dụng được bộ công cụ này. Nó có thể làm được nhiều điều rất hay. Vì vậy, không thể thiếu nó nếu bạn đang làm SEO.

37. SharedCount (Social, Analytics)

http://www.sharedcount.com/

Làm sao để chia sẻ những mẩu thông tin nhỏ trên khắp những dịch vụ xã hội chính? Đây là công cụ được sử dụng để thực hiện điều đó.

38. SharedCount API (API, Social)

http://www.sharedcount.com/documentation.php

Công cụ này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu xã hội để có thể khai thác số liệu thống kê kết hợp giữa Google, Twitter, Facebook, và nhiều trang khác.

39. Social Authority API (API, Social)

https://followerwonk.com/social-authority

Những người theo dõi của bạn có uy tín xã hội ra sao? Còn những người bạn đang cố gắng kết nối thì như thế nào ? Công cụ SEO miễn phí này sẽ cho bạn biết những điều đó

40. Social Crawlytics (Social, Analytics)

https://socialcrawlytics.com/

Công cụ này cho phép bạn tiến hành thực hiện các khảo sát cạnh tranh bằng cách hiển thị hầu hết các nội dung chia sẻ của đối thủ. Và còn rất nhiều tính năng khác nữa đang chờ bạn khám phá.

41. Social Mention (Social)

http://www.socialmention.com/

Công cụ này giúp bạn phân tích và thực hiện khảo sát trên các phương tiện truyền thông theo thời gian thực sự. Chỉ cần nhập cụm từ tìm kiếm và bạn có thể biết được họ đang chia sẻ những gì vào lúc này.

42. Followerwonk (Social, Analytics, Moz)

https://followerwonk.com/

Có lẽ điều thú vị nhất về Followerwonk là khả năng theo dõi followers của bạn. Các SEO thông minh cũng sử dụng nó để tiếp cận và thực hiện các cuộc khảo sát.

43. KnowEm (Social)

http://knowem.com/

KnowEm cho phép bạn kiểm tra 100 hồ sơ xã hội có sẵn cùng một lúc. Bạn muốn tìm kiếm theo các tên thương hiệu? Hãy dùng KnowEm đầu tiên.

44. RowFeeder (Social, Analytics)

https://rowfeeder.com/

RowFeeder cho phép bạn theo dõi các tên người dùng xã hội, hashtag, các từ khóa và tải các thông tin đó vào Excel để giám sát các phương tiện truyền thông xã hội dễ dàng hơn.

45. Moz Analytics (Tools Suite, Diagnostic, Moz, Rank Tracking, Social)

http://moz.com/products

Là sản phẩm chủ lực của bộ phần mềm Moz, Moz Analytics cung cấp một bảng quản lý tất cả các dữ liệu tiếp thị quan trọng với các phân tích hướng dẫn hoạt động để việc tiếp thị đạt hiệu quả tốt hơn.

Productivity.

46. IFTTT (Productivity)

https://ifttt.com/

IFTTT là viết tắt của IF This, Then That. Công cụ này cho phép bạn tạo ra các phím tắt giữa nhiều ứng dụng khác nhau như Gmail và Twitter.

47. Remove Duplicate Items (Productivity)

http://ontolo.com/tools-remove-duplicates

Ontolo cung cấp một bộ các phần mềm liên kết xây dựng và một vài công cụ sản xuất hữu ích cho các nhà xây dựng liên kết. Công cụ này loại bỏ các bản bị trùng và giải quyết những vấn đề thường gặp.

48. Scraper for Chrome (Productivity)

https://chrome.google.com/webstore/detail/scraper/

Nếu bạn chưa bao giờ dọn dẹp trang web của mình thì điều này thật thiếu sót. Công cụ SEO này sẽ giúp bạn dọn dẹp sạch sẽ mà không cần mã code.

49. Trello (Productivity)

https://trello.com/

Quản lý và theo dõi những dự án đơn giản. Được sử dụng và xác nhận bởi Moz.

Các công cụ SEO kỹ thuật.

50. Frobee Robots.txt Checker (Technical SEO)

http://www.frobee.com/robots-txt-check

Nhiều tập tin robots.txt chứa các lỗi ẩn mà con người không dễ dàng nhìn thấy được. Hãy chạy tập tin của bạn thông qua công cụ này và bạn sẽ bất ngờ với những thứ mình phát hiện.

51. Google SERP Snippet Optimization Tool (Technical SEO, CRO)

http://www.seomofo.com/snippet-optimizer.html

SEO Mofo! đã sử dụng công cụ này để snippet xuất hiện bên cạnh kết quả được trả về trong Google.com. Công cụ này còn cung cấp thêm cấu trúc dữ liệu, thang điểm để đánh giá và nhiều thứ khác.

52. Google Structured Data Testing Tool (Technical SEO)

http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets

Nếu bạn sử dụng chức năng Microformats của Schema.org hoặc bất kỳ cấu trúc dữ liệu nào, công cụ này sẽ giúp bạn xác minh chúng.

53. Robots.txt Checker (Robots.txt, Technical SEO)

http://tool.motoricerca.info/robots-checker.phtml

Gồm những tính năng hiệu quả, công cụ này giúp phát hiện ra các lỗi ẩn trong các tập tin robots.txt có thể gây ra vấn đề cho công cụ tìm kiếm của bạn.

54. Schema Creator (Structured Data, Technical SEO)

http://schema-creator.org/

Mọi người đều thích dùng Schema.org, nhưng các định dạng cỡ nhỏ này lại rất khó khăn để viết bằng tay. Phát minh được sáng tạo bởi Raven sẽ giúp đơn giản hóa vấn đề.

55. SEO Toolbar (Tools Suite, Toolbar, Technical SEO)

http://tools.seobook.com/seo-toolbar/

Trong các công cụ phổ biến nhất hiện nay, thanh công cụ SEO này cho bạn rất nhiều thông tin bao gồm backlink và các cuộc khảo sát cạnh tranh.

56. SeoQuake (Toolbar, Tools Suite, Technical SEO)

http://www.seoquake.com/

Có nhiều dữ liệu cơ bản hơn bất kì công cụ SEO nào khác

57. URI Valet (Technical SEO)

http://urivalet.com/

Một công cụ tuyệt vời để đào sâu hơn vào máy chủ, thông tin kiểu mẫu, phân tích, chuyển hướng vấn đề và nhiều hơn nữa.

58. Xenu Link Sleuth (Diagnostic, Technical SEO)

http://home.snafu.de/tilman/xenulink.html

Chiến thắng giải thưởng công cụ SEO xấu nhất hành tinh, Xenu cũng đồng thời là một trong những công cụ hữu ích nhất. Thu thập thông tin toàn bộ trang web, tìm các liên kết bị hỏng, tạo ra sơ đô web, và còn nhiều tính năng hữu dụng khác nữa..

59. Yoast WordPress SEO Plugin (Technical SEO )

http://yoast.com/wordpress/seo/

Nếu bạn chỉ có thể chọn một chức năng WordPress cho trang web của bạn, lựa chọn đầu tiên sẽ là Yoast, và lựa chọn thứ 2 cũng vậy. Công cụ đã trở thành các chuẩn mực rồi.

60. Screaming Frog (Diagnostic, Technical SEO)

http://www.screamingfrog.co.uk/

Một trang web thu thập nhiều công cụ dữ liệu mạnh mẽ với nhiều tính năng tùy chỉnh. Công cụ cần phải có cho những người muốn làm SEO.

Các công cụ dùng để phân tích – Analytics Tools.

61. Google Analytics (Analytics)

http://www.google.com/analytics/

Là công cụ phân tích SEO phổ biến nhất, Google Analytics luôn liên tục nâng cấp và thiết lập các tiêu chuẩn mới

62. Google Analytics API (Analytics)

https://support.google.com/analytics/answer/1008004?hl=en&ref_topic=1008008

Việc phân tích API của Google rất tốt cho việc xây dựng các báo cáo tùy chỉnh, các công cụ và cả việc kéo dữ liệu trực tiếp vào Excel hoặc Google Docs.

63. Panguin Tool (Analytics)

http://www.barracuda-digital.co.uk/panguin-tool/

Công cụ tuyệt vời này kết nối với tài khoản Google Analytics của bạn để giúp kiểm tra xem liệu bạn có bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật thuật toán của Google hay không.

64. Piwik (Analytics)

http://piwik.org/

Piwik là một giải pháp phân tích trang web đơn giản, và một thay thế tuyệt vời cho Google Analytics.

65. YouTube Analytics (Video, Analytics)

https://www.youtube.com/analytics

Cung cấp phân tích cụ thể cho các video trên YouTube. Đây là công cụ cần phải có của nhà xuất bản video trên Youtube.

66. StatCounter (Analytics)

http://statcounter.com/

Miễn phí, nhanh chóng và phân tích giải pháp nhẹ nhàng. Thường được sử dụng khi người dùng muốn tránh sử dụng Google Analytics vì lý do bảo mật.

Tools Suite.

67. Bing Webmaster Tools (Tools Suite)

http://www.bing.com/toolbox/webmaster

Có chức năng tương tự như Google, Bing cũng cung cấp một bộ công cụ và nguồn để nghiên cứu, hỗ trợ việc quản lý trang web hiệu quả.

68. Google Webmaster (Tools Suite)

http://www.google.com/webmasters/

Với giao diện mới được sửa chữa, công cụ quản lý này tiếp tục là một tài nguyên cần phải có đối với chủ những công cụ chuẩn đoán tình trạng web.

69. Internet Marketing Ninjas SEO Tools (Tools Suite)

http://www.internetmarketingninjas.com/tools/

Ninja là một số trong những SEO tốt nhất trên thị trường tiếp thị trên mạng, và giờ họ đã cung cấp miễn phí một số công cụ trực tuyến tốt nhất của mình.

70. SEOgadget Tools (Tools Suite)

http://seogadget.com/tools/

Công cụ phầm mềm tiện ích này bao gồm một số chức năng Excel, chương trình tạo nội dung chiến lược, và còn nhièu chức năng khác nữa.

71. Virante SEO Tools (Tools Suite)

http://www.virante.org/seo-tools

Virant cung cấp nhiều công cụ SEO có chất lượng cao cho công chúng. Trước đây nó là những công cụ giống nhau được phát triển riêng cho đội Virant và giờ đây được chia sẻ cho công chúng sử dụng.

72. MozBar (Tools Suite, Toolbar, Moz)

http://moz.com/tools/seo-toolbar

Là thanh công cụ SEO chuẩn mực cho các nhà tiếp thị, MozBar cho phép thực hiện hơn 50 tác vụ quan trọng ngay từ trình duyệt của bạn. Đây là công cụ được khuyến khích dùng.

Email.

73. Boomerang (Email)

http://www.boomeranggmail.com/

Boomerang cho phép bạn theo dõi email, ngay cả khi bạn quên. Đây là công cụ SEO tuyệt vời cho việc xây dưng liên kết hoặc gửi nhiều email.

74. Email Format (Email)

http://email-format.com/

Email Format giúp bạn tìm được cấu trúc thích hợp với hàng ngàn công ty và tổ chức trên các trang web.

75. MailTester.com (Email)

http://mailtester.com/

Bạn cầnn phải gửi một email đến một địa chỉ chưa được kiểm tra, nhưng bạn lại không muốn nó trở thành thư rác. Hãy sử dụng công cụ kiểm tra email này.

76. Banana Tag (Email)

http://bananatag.com/

Banana Tag cho phép bạn theo dõi email của mình sau khi bạn gửi cho họ. Ví dụ, kiểm tra số lần mail của bạn được mở từ Gmail.

Các công cụ dùng để SEO địa phương.

77. GetListed (Local, Moz)

https://getlisted.org/

Công cụ thực hiện SEO theo địa điểm này sẽ đánh giá mức độ phổ biến và đưa ra bước hành động tiếp theo để nâng cao điểm số của bạn.

78. Google Map Maker (Local)

http://www.google.com/mapmaker

Giữa những thứ khác, Google Map Maker cho phép bạn đóng góp cho các bản đồ công cộng, và cũng có thể dùng nó để chia sẻ hay tích hợp vào Google Maps.

79. Whitespark Local Citation Finder (Local)

https://www.whitespark.ca/local-citation-finder/

Tìm kiếm trích dẫn theo khu vực là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện local SEO. Whitespark đã cung cấp một số giải pháp miễn phí và tính phí trong việc tìm các trích dẫn địa phương nhằm tăng mức cạnh tranh

Các công cụ miễn phí dùng để kiểm tra tốc độ của website, một chỉ số quan trọng trong SEO.

80. Google PageSpeed Insights (Speed)

https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights

Cung cấp công cụ, dữ liệu, và những kiến thức để cải thiện tốc độ trang web của bạn. Tốc độ của trang web có liên quan mật thiết đến thứ hạng và số lượng người xem, vì vậy nó khá quan trọng.

81. Pingdom (Speed)

http://tools.pingdom.com/fpt/

Pingdom cung cấp tất cả các công cụ để phân tích tốc độ tải trang, các vấn đề DNS, và kết nối.

82. WebPagetest (Speed)

http://www.webpagetest.org/

Đây là công cụ nhanh chóng và dễ dàng. Cung cấp các gợi ý để cải thiện hiệu suất.

83. CloudFlare (Speed)

https://www.cloudflare.com/

Họ đã thực hiện CloudFlare miễn phí như thế nào? Nó hoạt động cả với CDN và dịch vụ bảo mật của bạn để cung cấp 1 trang web tốc độ và an toàn.

Các công cụ SEO miễn phí dùng để phân tích cạnh tranh.

84. BuiltWith (Competitive Intelligence)

http://builtwith.com/

BuiltWith sử dụng để khám phá các công nghệ đã và đang được sử dùng để xây dựng trang web. Đây cũng là công cụ tuyệt vời cho việc thu thập thông tin cạnh tranh.

85. Wayback Machine (Competitive Intelligence)

http://archive.org/web/web.php

Bạn muốn xem lịch sử của trang web của bạn hoặc trang web của đối thủ? Các công cụ SEO này cho phép bạn quay lại đúng những thời điểm đó và theo dõi những thay đổi quan trọng.

86. Searchmetrics Visibility Charts (SERP Tracking, Competitive Intelligence)

http://suite.searchmetrics.com/en/research

Theo dõi khả năng hiển thị của trang web bất kỳ, ngoài ra có thể theo dõi người đứng đầu và cuối danh sách của kết quả tìm kiếm của trang Google.com.

87. SERPmetrics (SERP Tracking, Competitive Intelligence)

http://serpmetrics.com/flux/

Công cụ này giúp theo dõi kết quả các cuộc tìm kiếm được thực hiện ở Mỹ trên Yahoo, Bing và Google trong khoảng thời gian 30 ngày. Công cụ này cũng có chức năng thu phí API.

88. SimilarWeb (Competitive Intelligence)

http://www.similarweb.com/

Thu thập những thông tin cạnh tranh rất ấn tượng của một số ngành công nghiệp trực tuyến. Rất khó để vươt qua số liệu thống kê của đối thủ, nhưng công cụ này làm rất tốt công việc đó.

89. Whois Lookup (Competitive Intelligence)

http://whois.domaintools.com/

Tìm đăng ký, liên lạc, và các thông tin hành chính cho tên miền bất kỳ.

Các công cụ SEO miễn phí hữu ích khác.

90. Caption Tube (Video)

http://captiontube.appspot.com/

Đây là nguồn tài nguyên miễn phí và dễ sử dụng để tạo các chú thích cho YouTube. Cung cấp cho người xem bản dịch của video và giúp họ sử dụng nó dễ dàng hơn.

91. Easel.ly (Infographics)

http://www.easel.ly/

Đây là công cụ SEO miễn phí để tạo và chia sẻ các infographic. Ai cũng có thể tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp với các khuôn mẫu đã được tạo sẵn.

92. Infogr.am (Infographics)

http://infogr.am/

Một nguồn tài nguyên tuyệt vời và miễn phí gồm các đồ họa thông tin cho phép bạn dễ dàng tạo ra hình ảnh và hình tượng hóa dữ liệu của mình

93. MozCast (SERP Tracking, Moz)

http://mozcast.com/

Bạn muốn biết liệu Google có thử nghiệm thuật toán nào trong tuần này không? MozCast cung cấp cho bạn một bản báo cáo hàng ngày để theo dõi những thay đổi của SERF.

94. Rank Checker for Firefox (Rank Tracking)

http://tools.seobook.com/firefox/rank-checker/

Công cụ kiểm tra này khá gọn nhẹ và dễ dàng kiểm tra bảng xếp hạng chỉ với một nút bấm. Nhanh chóng, dễ dàng và miễn phí.

95. Sitemap Generators (Sitemaps)

http://code.google.com/p/sitemap-generators/wiki/SitemapGenerators

Google cung cấp một loạt những sơ đồ của những trang web hàng đầu miễn phí. Hầu hết nó có sẵn trên máy chủ của bạn và có thể tạo ra những sơ đồ mới một cách tự động.

96. XML Sitemaps.com (Sitemaps)

http://www.xml-sitemaps.com/

Có lẽ công cụ này là giải pháp đơn giản, gọn nhẹ nhất cho việc tạo lập sơ đồ trang web. Đây là lựa chọn tuyện vời cho các trang web quy mô nhỏ khi cần phải tạo sơ đồ trang web trong vài phút tại bất kì địa điểm nào.

97. Piktochart (Infographics)

http://piktochart.com/

Một công cụ dễ thương và tạo ra infographic dễ dàng. Không cần phải dày dạn kinh nghiệm để sử dụng công cụ này.

98. Wistia (Video)

http://wistia.com/

Vua của video trực tuyến, Wistia cung cấp giải pháp thân thiện với SEO cho việc lưu trữ video. Có đủ các gói dịch vụ miễn phí và không miễn phí.

99. Optimizely (A/B Testing, CRO)

https://www.optimizely.com/

Công cụ này đóng vai trò thử nghiệm và phân tích giúp bạn thành công trong nỗ lực tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

100. Visual Website Optimizer (A/B Testing, CRO)

https://visualwebsiteoptimizer.com/

Công cụ này cho phép bạn thực hiện phép thử A/ B ( kiểm tra phân tách) với một trình soạn thảo trực tuyến đơn giản, nó còn cho phép bạn kiểm tra nội dung mà không cần biết mã.

Kết luận:

Hy vọng với 100 công cụ SEO miễn phí nói trên, các Digital Marketer có thêm nhiều cách nữa để phát triển và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips 

Học miễn phí SEO căn bản từ LinkedIn

LinkedIn vừa cung cấp khoá học miễn phí SEO Foundations căn bản cho những người làm Digital Marketing.

Học miễn phí SEO căn bản từ LinkedIn

Nhằm mục tiêu giúp cho những người làm tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) hiểu thêm về cách tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), khoá học SEO Foundations cung cấp những kiến thức căn bản nhất từ khái niệm tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, phân tích từ khoá, đo lường hiệu suất đến cách kết hợp SEO vào thương mại điện tử.

Khoá học được chia làm 8 phần bao gồm:

  • Phần 1: Tổng quan về SEO.
  • Phần 2: Thấu hiểu về từ khoá – nền tảng căn bản của SEO.
  • Phần 3: Tối ưu hoá nội dung cho công cụ tìm kiếm.
  • Phần 4: Tối ưu hoá nội dung bằng các kỹ thuật nâng cao.
  • Phần 5: Lập kế hoạch Content dài hạn.
  • Phần 6: Chiến lược xây dựng backlinks.
  • Phần 7: Đo lường mức độ hiệu quả của SEO.
  • Phần 8: Thấu hiểu SEO và thương mại điện tử.
  • Làm bài kiểm tra: Test

Bạn có thể tham gia khoá học miễn phí ngay tại: SEO Foundations

Xem thêm:

Google Ads công bố 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu trong 2022

Google Ads vừa công bố 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu cho năm 2022 bao gồm: tự động hóa, tối ưu hoạt động đo lường và quyền riêng tư.

Khi hành vi mua sắm của người tiêu dùng liên tục thay đổi trong suốt đại dịch, Google Ads kỳ vọng có thể mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng của mình.

Theo đó, nền tảng quảng cáo này đã công bố 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu cho năm 2022 bao gồm: tự động hóa, tối ưu các hoạt động đo lường và quyền riêng tư.

Những cơ hội mới với tự động hóa.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Google Ads, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.

Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:

“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”

Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).

Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:

  • Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
  • Phạm vi tiếp cận đa kênh.
  • Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
  • Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.

Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).

Tương lai của các hoạt động đo lường.

Khi thế giới quảng cáo chuyển sang giai đoạn tôn trọng quyền riêng tư nhiều hơn và ít cookies hơn, hoạt động đo lường hiệu suất của các chiến dịch là một chủ đề đầy thách thức đối với hầu hết các nhà quảng cáo.

Bên cạnh đó, với các rào cản mới từ iOS của Apple, việc chứng minh được giá trị của quảng cáo nói riêng và marketing nói chung sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Để có thể giải toả bớt các áp lực này, Google đang ra mắt các giải pháp mới về quyền riêng tư và đo lường bao gồm:

  • Chuyển đổi nâng cao.
  • Chế độ đồng ý (được sử dụng cookies từ phía người dùng).
  • Mô hình chuyển đổi.
  • Phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution).

Các giải pháp được áp dụng mới sẽ dựa trên dữ liệu của bên thứ nhất và các API khác an toàn hơn cho quyền riêng tư của người dùng.

Đáp lại kỳ vọng của người dùng về quyền riêng tư.

Khi nhu cầu về quyền riêng tư ngày càng tăng, trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thương hiệu hay nhà quảng cáo cần cho khách hàng của mình hiểu rằng dữ liệu của họ vẫn luôn được bảo vệ và ở chế độ an toàn.

Xuất phát từ góc nhìn này, Google đã cập những chính sách mới về quyền riêng tư trong đó tập trung vào việc:

  • Xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.
  • Đảm bảo các phép đo vẫn được thực hiện chính xác (và có thể hành động được).
  • Giữ cho quảng cáo có tính liên quan cao nhất.

Google cũng khuyên các nhà quảng cáo nên chủ động đầu tư và khai thác dần dữ liệu của bên thứ nhất trong bối cảnh mới này.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách xây dựng chiến lược quảng cáo tìm kiếm có trả phí với khoản ngân sách nhỏ

Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM) là một chiến lược hiệu quả cho các doanh nghiệp trực tuyến, cũng như những doanh nghiệp có cửa hàng thực.

Cách xây dựng chiến lược tìm kiếm trả phí với khoản ngân sách nhỏ
Source: Forbes

Công cụ này có thể giúp mọi doanh nghiệp tăng doanh thu bằng cách tăng cường sự hiện diện, lưu lượng truy cập website và số khách hàng đến với các cửa hàng.

Bạn có thể nghĩ rằng khó mà tiếp cận được SEM với một khoản ngân sách marketing khiêm tốn của các doanh nghiệp nhỏ, nhưng sự thật lại không như bạn nghĩ.

Với chiến lược phù hợp và đôi chút kiến thức, ngay cả những doanh nghiệp có ngân sách hạn hẹp cũng có thể biến SEM trở thành một phần trong kế hoạch tiếp thị của họ.

Đặt ra giai đoạn.

SEM cho phép thông tin của bạn xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp nhỏ muốn đầu tư vào công cụ này.

Tuy nhiên, SEM luôn đi kèm với một khoản chi phí, do đó, hãy cân nhắc ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp nhỏ của bạn và mức độ phù hợp của SEM với kế hoạch tổng thể. Sau đó, quyết định số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu.

Tuỳ theo số tiền và mục tiêu của bạn mà bạn có thể chỉ chọn cách tiếp cận khách hàng với các từ khoá và giai đoạn cụ thể trong hành trình mua hàng (chẳng hạn như từ khoá thông tin hoặc từ khoá chuyển đổi).

Tiếp đó, hãy xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả của chiến dịch mà thương hiệu hay doanh nghiệp mong muốn (KPI). Một số KPIs có thể là:

  • Lưu lượng truy cập vào trang web (web traffic).
  • Sự hiện diện (impression).
  • Chuyển đổi (conversion).

Hãy nêu rõ điều bạn muốn hoàn thành và đặt ra kỳ vọng thực tế dựa trên ngân sách. Bằng cách này, bạn có thể đo lường hiệu quả công việc so với mục tiêu. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh ngân sách và kỳ vọng khi cần.

Tập trung vào mục tiêu của bạn .

Để tận dụng tối đa ngân sách, điều quan trọng là bạn phải hiểu được mục tiêu, nhu cầu và khách hàng của mình. Khi hiểu rõ về thị trường, bạn có thể tránh các cách tiếp cận dàn trải và chỉ tập trung vào những điều quan trọng nhất. Sau đây là một số điểm bạn cần cân nhắc:

  • Bạn đang nhắm mục tiêu đến khu vực lân cận, thành phố, quốc gia, tiểu bang hay vùng? Nếu vậy, hãy sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo địa lý để thu hẹp phạm vi tiếp thị và tập trung chi tiêu ở những khu vực quan trọng nhất.
  • Để thu hút khách hàng, hãy chạy quảng cáo trong giờ làm việc. Khi đó, bạn sẽ có thể trả lời cuộc gọi, email hoặc trò chuyện trực tiếp khi mọi người rảnh và sẵn sàng kết nối.
  • Xác định phạm vi tiếp cận bạn muốn, sau đó chọn loại mức độ phù hợp của từ khóa phù hợp với bạn, với ngân sách, mục tiêu và đối tượng của bạn.
  • Là một doanh nghiệp nhỏ, có thể bạn không muốn hiển thị cho tất cả các từ khoá. Hãy chú ý đến danh sách từ khóa và đưa ra các lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp.

Từ khóa SEM.

Một từ khóa sẽ được liên kết với mọi quảng cáo bạn đặt giá thầu. Và mặc dù bạn có thể cố gắng phân phối quảng cáo đến mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng, bạn cũng có thể chỉ cần tập trung vào các giai đoạn quan trọng nhất với doanh nghiệp của mình. Sau đó, hãy tạo một chiến dịch dựa trên những cụm từ đó.

Nếu những từ khóa này đi kèm một mức giá quá cao, việc tiến hành tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa bằng một số công cụ SEO có thể giúp bạn tìm thấy các từ khóa đồng hoặc gần nghĩa nhưng với chi phí thấp hơn.

Sau khi bạn có danh sách từ đồng hoặc gần nghĩa với chi phí thấp, hãy sử dụng các công cụ kiểm tra thứ hạng để xem đâu là các từ khoá mà website của bạn không có được các vị trí hiển thị tốt (đầu tiên) trên công cụ tìm kiếm.

Quá trình này gọi là xác định khoảng trống nội dung SEO. Việc xây dựng chiến lược SEM xung quanh khoảng trống nội dung của SEO là cách hiệu quả để phát triển thương hiệu và khả năng hiển thị của nội dung, đồng thời cải thiện hiệu quả cho chiến lược đặt giá thầu của bạn.

Chiến lược và thủ thuật đặt giá thầu.

Bạn phải đặt giá thầu cho một từ khóa để quảng cáo có trả phí của bạn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Khi bạn thắng thầu, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở một trong các vị trí tìm kiếm có trả phí trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Để kiểm soát ngân sách marketing cho doanh nghiệp nhỏ của mình, bạn cần áp dụng một số mục tiêu chiến dịch và thủ thuật đặt giá thầu để từ đó giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch và kết quả nhận được. Hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

  • Tôi cần cuộc gọi hay lượt nhấp chuột? Với khả năng tận dụng các chiến dịch chỉ gọi hoặc chỉ nhấp, bạn có thể khuyến khích loại hình liên hệ mình muốn.
  • Tôi có muốn tìm các kết quả khả thi không? Nếu có, hãy cân nhắc sử dụng tính năng tiếp thị lại để nhắm mục tiêu lại khách hàng thay vì tiếp cận kiểu “blanket” và chỉ quảng cáo cho những người tìm kiếm.
  • Chiến dịch của tôi đang hoạt động như thế nào so với KPI đã xác định? Nếu bạn không nhận được số lượt nhấp, cuộc gọi hay lượt hiển thị mong muốn, hãy điều chỉnh chiến lược đặt giá thầu và mục tiêu theo đối thủ cạnh tranh dựa trên dữ liệu phân tích.
  • Nội dung trên trang đích của tôi phù hợp ở mức độ nào? Nội dung đó có mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng không? Bằng cách tối ưu hóa trang đích cho phù hợp nhất với các từ khóa nhắm mục tiêu, bạn có thể đảm bảo rằng mình đang mang lại cho người dùng thông tin họ muốn.
  • Ngoài ra, bằng cách giúp họ chuyển đổi đơn giản và di chuyển dễ dàng, bạn có thể khuyến khích các tương tác có ý nghĩa hơn, điều này có thể giúp tăng điểm số chất lượng của trang đích. (Điểm số chất lượng do công cụ tìm kiếm đưa ra và đóng vai trò ước tính chất lượng của quảng cáo, từ khóa và trang đích. Khi điểm số chất lượng tăng lên, bạn có thể nhận được giá thấp hơn và các vị trí quảng cáo tốt hơn.)
  • Làm cách nào để cung cấp cho người tìm kiếm thông tin mà không để họ tương tác với quảng cáo của tôi? Hãy sử dụng tiện ích quảng cáo để cung cấp thông tin như số điện thoại, địa chỉ, đường dẫn trang web, chú thích hoặc đoạn trích có cấu trúc.

SEM DIY.

Là chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn thường tự mình làm mọi thứ. Tuy nhiên, việc tự tiến hành SEM có thể không phải là cách tận dụng thời gian và ngân sách tiếp thị tốt nhất.

Do đó, trước khi thiết lập các quảng cáo đầu tiên và chiến lược đặt giá thầu, hãy dành ít phút để cân nhắc các lựa chọn của bạn. Bởi vì mặc dù bạn có thể quản lý SEM, nhưng bạn có khả năng dành thời gian cho SEM không?

Nếu bạn không muốn thực hiện một mình, có thể bạn phải cân nhắc thuê một người chuyên tư vấn về SEM để hướng dẫn bạn trong suốt quá trình.

Bằng cách đó, bạn có thể mất ít thời gian tìm hiểu SEM hơn và dành nhiều thời gian xử lý các chiến dịch.

Đối với những người thực sự muốn tự mình tìm hiểu mọi thứ về SEM, hãy dành thời gian nghiên cứu về từng công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, hãy tìm hiểu kỹ các thuật ngữ — thứ có thể giúp bạn trong quá trình thiết lập và tối ưu các chiến dịch.

Cho dù bạn chọn cách nào, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể thay đổi lựa chọn. Ban đầu, bạn có thể tự mình quản lý công cụ tìm kiếm trả phí, sau đó thuê một người tư vấn để trợ giúp khi cần. Ngoài ra, bạn có thể tìm ai đó để xử lý công việc đó toàn thời gian.

Đừng sợ quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm vì SEM là lựa chọn cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau. Hy vọng rằng, những mẹo này sẽ giúp bạn bắt đầu dễ dàng hơn, bất kể ngân sách của bạn là bao nhiêu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương

Google vừa xác nhận các thay đổi mới đối với thuật toán tìm kiếm địa phương đã được ra mắt gần đây và được gọi là “Bản cập nhật tìm kiếm địa phương tháng 11 năm 2021.”

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương
TonelsonProductions/Shutterstock

Google xác nhận rằng một bản cập nhật thuật toán mới đã bắt đầu được áp dụng cho các kết quả tìm kiếm địa phương từ cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 12.

Bản cập nhật này liên quan đến việc “tái cân bằng” các yếu tố xếp hạng mà Google sử dụng để hiển thị các kết quả tìm kiếm mang tính địa phương.

Dưới đây là thông báo chính thức từ trang Twitter của Google.

Theo thông tin từ Google, có 03 yếu tố xếp hạng chính cho các kết quả tìm kiếm địa phương bao gồm:

  • Mức độ liên quan (Relevance): mức độ phù hợp của những nội dung từ Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile) địa phương với những gì mà người dùng đang tìm kiếm.
  • Khoảng cách (Distance): Mức độ gần xa từ nơi phát sinh từ khoá tìm kiếm đến nơi các kết quả tìm kiếm tiềm năng có thể hỗ trợ. Về cơ bản, khi người tìm kiếm càng ở gần với đơn vị cung cấp dịch vụ (liên quan như yếu tố xếp hạng ở trên) thì càng được ưu tiên.
  • Sự nổi bật hay yếu tố đại chúng (Prominence): là mức độ nổi tiếng của một doanh nghiệp cụ thể. Doanh nghiệp càng được nhiều người biết đến và tìm kiếm thì càng được ưu tiên hiển thị.

Cũng như nhiều bản cập nhật thuật toán khác, Google hiếm khi cung cấp chi tiết chính xác về điểm trọng số của từng yếu tố xếp hạng. Do đó, có lẽ cách tốt nhất để trở nên phù hợp hơn với bản cập nhật mới đó là xem xét lại yếu tố cân bằng.

Ví dụ: nếu bạn đang tập trung quá nhiều vào việc tối ưu hóa mức độ liên quan với Hồ sơ doanh nghiệp trên Google của mình, thì bây giờ là lúc để bạn cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố khác như “Sự nổi bật” hay “Sự nổi tiếng” của doanh nghiệp.

Bản cập nhật tìm kiếm địa phương sẽ chỉ ảnh hưởng đến bảng xếp hạng của Hồ sơ doanh nghiệp trên Google (Google Business Profile) trong phạm vi địa phương, do đó, nếu thứ hạng của hồ sơ doanh nghiệp của bạn không thay đổi, thì rất có thể bạn đã không bị những tác động tiêu cực hay ảnh hưởng bởi bản cập nhật này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Search Console vừa ra mắt diện mạo mới

Google vừa ra mắt giao diện mới cho Google Search Console nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Nếu bạn đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của mình tại google.com/search-console, bạn sẽ thấy giao diện mới như bên dưới.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Theo Google:

“Nâng cấp thiết kế mới nhằm nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng. Trong vài tháng tới, bạn sẽ tiếp tục thấy những thay đổi nhỏ khác trong sản phẩm của chúng tôi với mục tiêu tương tự, chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích nó.”

Search Console là một công cụ phân tích và hiểu dữ liệu được những người làm SEO sử dụng nhiều lần mỗi ngày. Với giao diện mới gọn gàng hơn và sắp tới là có thêm nhiều tính năng hơn, Google đang muốn thu hút nhiều người dùng hơn đến và ở lại với nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi

Theo thông báo từ Google, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi nhằm mục tiêu tối ưu hoá việc đặt giá thầu ở cấp độ chiến dịch và tài khoản.

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi

Cụ thể, theo thông báo, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi (conversion actions) thành các danh mục cụ thể dựa trên loại chuyển đổi và có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc đặt giá thầu ở cấp độ tài khoản hoặc cấp độ chiến dịch.

Bên cạnh các mục tiêu chuyển đổi mới, Google cũng đã công bố công cụ khắc phục sự cố mới được gọi là Tag Assistant (trình trợ lý thẻ) đồng thời cung cấp thêm thông tin giải thích về tình hình hiệu suất cho các chiến dịch tìm kiếm.

Hiện tại Google Ads có 3 loại mục tiêu chuyển đổi:

  • Standard goals  (Mục tiêu tiêu chuẩn) – Các hành động chuyển đổi sẽ do các nhà quảng cáo thêm vào, sau đó được tự động nhóm lại thành các mục tiêu chuyển đổi dựa trên các loại danh mục chuyển đổi của nó (ví dụ: “Mua hàng” (Purchases), “Liên hệ” (Contacts) hoặc “Gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng” (Submit lead forms)).
  • Account-default goals (Mục tiêu mặc định của tài khoản) – Là những mục tiêu chuyển đổi tiêu chuẩn (có ở trên) mà bạn đã chỉ định làm chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình. Khi bạn tạo một chiến dịch mới, tất cả các mục tiêu mặc định của tài khoản trong tài khoản quảng cáo của bạn đều được chọn mặc định để tối ưu hoá.
  • Custom goals (Mục tiêu tùy chỉnh) – Những mục tiêu mà nhà quảng cáo có thể tạo và thêm bất kỳ sự kết hợp nào của các hành động chuyển đổi chính (được sử dụng để đấu giá thầu) và chuyển đổi phụ (không được sử dụng để đấu giá thầu).

Ví dụ: giả sử bạn là một nhà bán lẻ quần áo trực tuyến. Bạn có thể đặt “Mua hàng” làm mục tiêu chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình để tất cả các chiến dịch của bạn có thể tối ưu hóa cho kết quả đó.

Với mục tiêu mua hàng này, bạn cũng sẽ có thể xác định hành động chuyển đổi cụ thể nào, chẳng hạn như ‘Hoàn tất đơn hàng’, sẽ được sử dụng để đấu giá thầu.

Nhà quảng cáo có thể quyết định bất cứ hành động chuyển đổi riêng lẻ nào được sử dụng để tối ưu hóa việc đấu giá thầu khi mục tiêu của hành động đó được sử dụng để đấu giá.

Các nhà quảng cáo sẽ bắt đầu thấy các hành động chuyển đổi của họ được nhóm theo các mục tiêu chuyển đổi mới này khi họ tạo các chiến dịch mới trong những tuần tới. Những chuyển đổi hiện có, những cài đặt giá thầu và tối ưu chuyển đổi sẽ không thay đổi.

Trình trợ lý thẻ mới.

Các hành động chuyển đổi của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các mục tiêu chuyển đổi (3 kiểu chuyển đổi) được đề cập ở trên.

Do đó, Google cũng đang giới thiệu trình trợ lý thẻ Tag Assistant mới, công cụ có thể giúp bạn chẩn đoán các vấn đề xảy ra với các hành động chuyển đổi của mình, chẳng hạn như những hành động chuyển đổi chưa được xác minh (unverified conversion), thẻ không hoạt động (inactive tags) hoặc không có chuyển đổi gần đây.

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi
Trình trợ lý thẻ (Tag Assistant) mới trong Google Ads

Cập nhật phần giải thích cho các chiến dịch tìm kiếm.

Cuối cùng, Google cũng đã thêm phần giải thích (Explanations) cho các chiến dịch tìm kiếm. Theo Google: “Với phần giải thích, bạn có thể xem cụ thể lý do của bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến các giá trị chuyển đổi trong tài khoản”.

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi
Ví dụ về phần giải thích trong Google Ads

Phần giải thích này hiện có sẵn cho các chiến dịch sử dụng chiến lược giá thầu: manual CPC, enhanced CPC for value, target CPA, maximize conversions, maximize clicks…và các chiến dịch dành cho ứng dụng (app) sử dụng chiến lược giá thầu target CPA.

Tại sao các nhà quảng cáo nên quan tâm đến điều này.

Các nhà quảng cáo nên quan tâm đến các cập nhật này của Google vì:

Mục tiêu chuyển đổi mới có thể đơn giản hóa việc quản lý chuyển đổi và cải thiện hiệu suất của chiến dịch bằng cách cung cấp cho hệ thống máy học của Google nhiều dữ liệu hơn.

Trình trợ lý thẻ có thể giúp nhà quảng cáo xử lý các rắc rối thường gặp khi các hành động chuyển đổi chưa được xác minh hoặc không hoạt động, từ đó giúp họ theo dõi các chuyển đổi một cách chính xác hơn.

Và, các phần giải thích có thể giúp các nhà quảng cáo tìm hiểu lý do tại sao hiệu suất của các chiến dịch lại thay đổi để từ đó họ có những phương án tối ưu kịp thời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google giải thích về việc content hay links quyết định điểm E-A-T

Google theo đó đã thẳng thắn chia sẻ về cách sử dụng E-A-T để thúc đẩy SEO và các yếu tố kỹ thuật khác.

Google giải thích về việc content hay links quyết định điểm E-A-T
Google giải thích về việc content hay links quyết định điểm E-A-T

Thời gian gần đây có rất nhiều người làm SEO hay marketing nói chung thắc mắc về việc yếu tố gì sẽ quyết định điểm số E-A-T của một website. Liệu các liên kết (links) có đóng một vai trò nào đó hay không hay nó hoàn toàn dựa vào điểm nội dung (content).

Dưới đây là những gì mà chuyên gia John Mueller từ Google cung cấp.

E-A-T là gì?

E-A-T là từ viết tắt của Expertise, Authoritativeness và Trustworthiness. Chúng là những đặc tính mà đơn vị đánh giá chất lượng bên thứ ba của Google có nhiệm vụ tìm kiếm khi đánh giá các website được xếp hạng bằng các thuật toán.

E-A-T là một lý tưởng mà Google dành cho các website được xếp hạng, đặc biệt là trong các kết quả tìm kiếm về các chủ đề nhạy cảm như sức khỏe và tài chính.

Vì hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google yêu cầu đơn vị đánh giá chất lượng kiểm tra E-A-T và Google cũng khuyến nghị các nhà xuất bản (publishers) sử dụng hướng dẫn này để tối ưu website của riêng họ, nhiều người trong cộng đồng tìm kiếm và xuất bản muốn biết thêm về E-A-T để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của họ.

Một số người trong cộng đồng tìm kiếm tin rằng có một số kiểu tính điểm liên quan đến E-A-T. Họ thắc mắc “Điều gì đang xảy ra với E-A-T? Liệu chúng được xác định bởi các backlink chất lượng hay nhiều nội dung hơn về các chủ đề trên các trang?”

Google giải thích đơn giản.

“E-A-T là từ viết tắt của Expertise (website có tính chuyên môn cao), Authority (website có tính thẩm quyền cao) và Trustworthiness (website đáng tin cậy). Đây là 3 yếu tố lõi xuất phát từ nguyên tắc đánh giá chất lượng của chúng tôi.”

Bảng hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google không cung cấp các thông tin chi tiết về thuật toán.

Tiếp theo, Google phản bác ý tưởng rằng bảng nguyên tắc đánh giá chất lượng (QRG) có chứa những thông tin chi tiết về các thuật toán của Google và xác nhận rằng QRG không phải là cẩm nang cho các thuật toán của Google.

Bảng nguyên tắc đánh giá chất lượng yêu cầu bên đánh giá chất lượng chú ý nhiều hơn đến yếu tố kiến thức chuyên môn, tính có thẩm quyền và đáng tin cậy đối với các truy vấn tìm kiếm trong các chủ đề cụ thể.

“Nguyên tắc của đơn vị đánh giá chất lượng không giống như một cuốn cẩm nang về các thuật toán của Google, mà nó là thứ mà chúng tôi cung cấp cho những người đang xem xét các thay đổi mà chúng tôi đang thực hiện trong thuật toán của mình.

Và đặc biệt, E-A-T là hướng dẫn chỉ dành riêng cho một số loại website và nội dung nhất định. Tài chính và sức khoẻ là một ví dụ.”

Điểm E-A-T không hẳn liên quan đến SEO.

Google nhấn mạnh quan điểm rằng E-A-T là thứ mà những bên đánh giá chất lượng nhìn vào nhưng không liên quan đến SEO.

“Còn hơn thế nữa, các thuật toán của chúng tôi thay đổi theo thời gian… chúng tôi cố gắng cải thiện chúng, những đơn vị đánh giá chất lượng của chúng tôi sẽ cố gắng xem xét các thuật toán của chúng tôi và họ cũng xem xét E-A-T.

Vì vậy, có thể có một số trùng lặp ở đây nhưng chắc chắn nó không phải là có một yếu tố kỹ thuật liên quan cụ thể mà Google sử dụng chúng như một yếu tố SEO.

Tuy nhiên, nó chắc chắn đó là điều chúng tôi sẽ xem xét, đặc biệt nếu bạn đang vận hành các website có phạm vi nội dung rộng lớn mà Google đã đề cập đến E-A-T trong các nguyên tắc đánh giá chất lượng.”

E-A-T là một bản hướng dẫn và không phải là một yếu tố xếp hạng.

Google khuyến khích các nhà xuất bản sử dụng các nguyên tắc của bên đánh giá chất lượng làm nguồn cảm hứng tối ưu cho các website của chính họ.

E-A-T cũng phù hợp với sự khuyến khích đó, đặc biệt là đối với những website có các chủ đề nhạy cảm (như sức khoẻ, tài chính…).

Bảng hướng dẫn đánh giá chất lượng (QRG) được phát triển một cách khách quan để xếp hạng các kết quả tìm kiếm theo các thuật toán mới.

“Chúng tôi làm việc với các đơn vị đánh giá chất lượng tìm kiếm bên ngoài để đo lường chất lượng của kết quả tìm kiếm một cách liên tục.

Đơn vị đánh giá sẽ đánh giá mức độ hiệu quả mà một website mang lại cho những người dùng nhấp vào website đó dựa trên những gì mà họ đang tìm kiếm và đánh giá chất lượng kết quả dựa trên tính có chuyên môn, tính có thẩm quyền và độ tin cậy của các nội dung trên trang.

Những yếu tố này không ảnh hưởng trực tiếp đến việc xếp hạng, nhưng chúng giúp chúng tôi đánh giá chất lượng kết quả tìm kiếm của mình.”

Nói tóm lại, cả liên kết (backlinks) hay nội dung (content) đều không phải (hoặc không hẳn) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến điểm E-A-T của Google, E-A-T liên quan nhiều hơn đến các thuật toán của Google và các yếu tố khác của đơn vị đánh giá chất lượng của bên thứ ba.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google sử dụng kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu làm mặc định với các mục tiêu chuyển đổi

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu – data-driven attribution là mô hình phân bổ mới trong Google Ads cho phép nhà quảng cáo đo lường cụ thể các điểm tiếp xúc với khách hàng trong suốt hành trình khách hàng.

Google sử dụng kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu làm mặc định với các mục tiêu chuyển đổi

Theo đó, Google đã thông báo rằng họ đang đặt kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) trở thành mô hình phân bổ mặc định cho tất cả các mục tiêu chuyển đổi trong các tài khoản Google Ads, vì mô hình này sẽ giúp loại bỏ kiểu phân bổ theo lượt nhấp chuột cuối cùng (last-click attribution) và các kiểu phân bổ khác.

Theo giải thích của Google:

“Không giống như các mô hình phân bổ khác, phân bổ theo hướng dữ liệu cung cấp cho nhà quảng cáo các kết quả chính xác hơn bằng cách phân tích tất cả những dữ liệu có liên quan đến các khoảnh khắc marketing giúp dẫn đến chuyển đổi.

Phân bổ theo hướng dữ liệu trong Google Ads tính đến nhiều tín hiệu hơn, bao gồm cả định dạng quảng cáo và thời gian từ khi tương tác với quảng cáo đến khi xảy ra chuyển đổi.

Chúng tôi cũng sử dụng kết quả từ các thử nghiệm để làm cho các mô hình của chúng tôi trở nên chính xác hơn và phản ánh tốt hơn yếu tố giá trị của quảng cáo của bạn.”

Về cơ bản, Google nói rằng phân bổ theo lượt nhấp chuột cuối cùng là không được chính xác và phần lớn đã lỗi thời về mặt theo dõi phản hồi thực sự của các quảng cáo.

Phân bổ theo lần nhấp chuột cuối cùng chỉ định sự ghi nhận cho một chuyển đổi với yếu tố cuối cùng mà người dùng đã chạm vào hoặc nhấp vào và đó thường chỉ là một phần của bức tranh rộng lớn hơn trong hành trình của khách hàng.

Ví dụ: nếu bạn nhìn thấy một quảng cáo trên Facebook, bạn truy cập vào website, sau đó bạn quên nó, tiếp đến, với một quảng cáo khác trong Instagram, bạn thực hiện tìm kiếm trên Google và sau đó dẫn bạn trở lại website để mua hàng.

Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng mô hình phân bổ theo lần nhấp cuối cùng, chuyển đổi sẽ chỉ được phân bổ cho yếu tố cuối cùng đó, trong khi như bạn thấy, đường dẫn mua hàng của khách hàng còn chứa nhiều hành động khác.

Mặc dù, khó có phép đo nào đo lường được toàn bộ quá trình này, nhưng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu của Google nhằm mục đích cung cấp nhiều thước đo hơn và toàn diện hơn cho các quảng cáo.

Như ví dụ bạn có thể thấy ở trên từ Google, việc thiếu đi một quảng cáo được hiển thị đúng lúc cũng có thể làm mất đi của bạn đến 50% chuyển đổi.

Một lần nữa, Google không thể tính đến mọi yếu tố trong quá trình khám phá, nhưng bằng cách cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về hiệu suất quảng cáo của bạn – trên Tìm kiếm, YouTube và Hiển thị – hệ thống xác định tốt hơn các mô hình trong số các tương tác quảng cáo của bạn, những quảng cáo có thể dẫn đến chuyển đổi tốt nhất.

Google giải thích thêm:

“Có thể có một số bước nhất định trong quá trình hành động có xác suất dẫn khách hàng hoàn thành chuyển đổi cao hơn. Khi đó, mô hình sẽ cung cấp nhiều ngân sách hơn cho các tương tác quảng cáo có giá trị đó.”

Ở một khía cạnh khác, mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu dựa trên công nghệ máy học để cải thiện tỷ lệ phản hồi quảng cáo và trong bối quyền riêng tư về dữ liệu đang được ưu tiên nhiều hơn, các nhà quảng cáo cũng đang kỳ vọng những mô hình tương tự để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo của mình.

Google lưu ý rằng các nhà quảng cáo vẫn sẽ có tùy chọn chuyển sang một trong 5 mô hình phân bổ khác theo cách thủ công, vì vậy, cập nhật mới này cũng sẽ không tước bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát của bạn trên tài khoản.

Bên cạnh đó, Google cho biết họ đang bổ sung thêm nhiều loại chuyển đổi hơn, bao gồm cả chuyển đổi trong ứng dụng và ngoại tuyến (in-app và offline).

Google sẽ triển khai mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu làm mô hình mặc định bắt đầu từ tháng 10, với mục tiêu sẽ áp dụng trong tất cả các tài khoản Google Ads vào đầu năm sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Responsive Search Ads: 5 mẹo để xây dựng quảng cáo hiệu quả

Responsive Search Ads (RSA) là một định dạng quảng cáo có trong Google Ads giúp tạo ra các quảng cáo có thể thích ứng và đối sánh một cách chặt chẽ với những gì mọi người đang tìm kiếm.

responsive search ads
Responsive Search Ads: 5 mẹo để xây dựng một mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng đầy sức ảnh hưởng

Trong thời gian gần đây, những thay đổi trong xu hướng tìm kiếm đã tăng tốc cùng với những biến động do đại dịch: 15% của tất cả các tìm kiếm hàng ngày chứa các từ khóa mà các nhà quảng cáo chưa từng thấy trước đây.

Để đảm bảo rằng các thương hiệu luôn có liên quan đến những gì mọi người đang tìm kiếm, những người làm marketing nói chung cần tìm ra các cách nhanh chóng để tối ưu hóa các quảng cáo tìm kiếm của họ.

Responsive Search Ads là gì?

Responsive Search Ads (RSA) hay quảng cáo tìm kiếm thích ứng là một trong những phương thức quảng cáo tự động của Google hiện có trong trình quản lý quảng cáo của Google Ads. Bạn có thể xem Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo này.

Với Responsive Search Ads, nhà quảng cáo chỉ cần thêm nhiều tiêu đề (headlines) và đoạn mô tả (descriptions) khác nhau, sau đó để hệ thống máy học của Google tự tối ưu hoá các mẫu quảng cáo khác nhau với mục tiêu là tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Google cho phép thêm tối đa 15 dòng tiêu đề và 4 mô tả khác nhau và kết hợp những nội dung này để tạo ra các quảng cáo được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Responsive Search Ads
Giao diện của Responsive Search Ads trong Google Ads.

Responsive Search Ads tạo ra các quảng cáo có thể thích ứng và đối sánh một cách chặt chẽ với những gì mọi người đang tìm kiếm bất kỳ lúc nào.

Hệ thống được hỗ trợ bởi công nghệ máy học sẽ tự động tạo quảng cáo với các thông điệp được tùy chỉnh trên quy mô lớn, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức của các nhà quảng cáo, đồng thời mang lại các kết quả tối ưu hơn.

Theo Google, các nhà quảng cáo chuyển từ quảng cáo văn bản mở rộng (ETA) sang Responsive Search Ads trong khi sử dụng cùng một nội dung, nhận thấy rằng trung bình họ có nhiều hơn 7% chuyển đổi với mức giá tương tự cho mỗi chuyển đổi (CPC).

Tuy nhiên, để tạo ra các RSA có thể thúc đẩy được kết quả, trước tiên bộ máy tìm kiếm cần một lượng nội dung đầu vào chất lượng.

Những lợi ích chính khi sử dụng Responsive Search Ads là gì?

Mặc dù Responsive Search Ads cũng có những hạn chế nhất định như khả năng kiểm soát các mẫu quảng cáo của các nhà quảng cáo thấp hơn hay sẽ có một số tiêu đề cũng như đoạn mô tả sẽ ít được hiển thị hơn do có hiệu suất thấp hơn, dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của Responsive Search Ads.

  • Tiết kiệm thời gian: Sau khi thiết lập và khởi chạy các chiến dịch RSA, nhà quảng cáo sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn do Google Ads sẽ tự động làm những việc còn lại.
  • Hiệu suất được cải thiện: Khi hệ thống của Google tự tối ưu hóa và học hỏi, tỷ lệ nhấp chuột sẽ tăng dần lên và sự thật là nhiều nhà quảng cáo cho rằng RSA tối ưu hơn so với các phiên bản trước đó.
  • Tối ưu hóa sẽ diễn ra liên tục trong thời gian thực: Khi quá trình học tập diễn ra, hệ thống quảng cáo sẽ trở nên thông minh hơn trong việc lựa chọn và cung cấp những mẫu quảng cáo có khả năng thu hút người dùng tốt nhất.

5 phương pháp hay nhất về Responsive Search Ads mà các nhà quảng cáo có thể tham khảo.

1. Viết các tiêu đề ngắn gọn và khác biệt.

Hệ thống sẽ tối ưu hóa sự kết hợp giữa dòng tiêu đề và đoạn mô tả để cung cấp những thông tin mới trong các quảng cáo. Đối với mỗi chiến dịch, các nhà marketer có thể chèn tối đa 15 dòng tiêu đề và 4 đoạn mô tả.

Các tiêu đề ngắn gọn, đáng nhớ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Mỗi dòng tiêu đề phải nêu bật một điểm mới, đưa ra một thông tin mới mẻ hoặc nói điều gì đó khác biệt.

Mỗi dòng tiêu đề cũng nên được bao gồm các yếu tố chính như tên thương hiệu, sản phẩm, từ khóa có liên quan, lợi ích nhận được và lời kêu gọi hành động (CTA).

Dưới đây là một ví dụ giả định về một dòng tiêu đề được kết hợp từ các yếu tố chính khác nhau để quảng cáo cho một nhãn hàng điện thoại thông minh của BrandXYZ.

2. Sử dụng ít nhất 3 từ khoá phổ biến trong tiêu đề.

Khi dòng tiêu đề của một mẫu quảng cáo bao gồm các cụm từ tìm kiếm mà mọi người thường sử dụng, nó sẽ làm tăng khả năng hiển thị của quảng cáo. Khả năng mọi người sẽ nhấp vào nó cũng sẽ cao hơn.

Trước khi bạn bắt đầu tạo tiêu đề, hãy sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm hoặc công cụ chèn từ khóa của Google để chọn ra ít nhất ba cụm từ tìm kiếm phổ biến để đưa vào tiêu đề quảng cáo của bạn.

Một ví dụ bạn có thể tham khảo là chiến dịch RSAs do KFC Malaysia đã xây dựng trong đại dịch. Chuỗi thức ăn nhanh này đã chứng kiến ​​sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng khách đến ăn uống tại các cửa hàng (dine-in) do các hạn chế của đại dịch. Nhưng đồng thời, hiện ​​lượng tìm kiếm về giao đồ ăn tại Malaysia lại tăng đột biến gấp 16 lần.

Để tận dụng xu hướng tìm kiếm mới này, KFC đã chạy một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm thích ứng để thúc đẩy các đơn đặt hàng trực tiếp thông qua website giao hàng trực tuyến của mình.

Thương hiệu đã sử dụng công cụ chèn từ khóa của Google để xác định các cụm từ tìm kiếm giao đồ ăn phổ biến như “đồ ăn gần tôi”, “giao hàng KFC” và “khuyến mãi KFC” mà họ sau đó đã sử dụng trong các quảng cáo của mình.

Để tăng cường hiệu quả của chiến dịch, KFC Malaysia cũng đã sử dụng công cụ tính toán điểm mạnh của quảng cáo của Google cho RSA để đảm bảo họ đang đưa vào các từ khóa phù hợp và tối ưu sức mạnh của các quảng cáo.

Bà Hanim Mazam, Giám đốc Marketing Cấp cao của KFC Malaysia cho biết:

“Công cụ tính toán điểm mạnh của quảng cáo đã giúp nhóm của chúng tôi đo lường chất lượng của nội dung quảng cáo (ad copy) và cung cấp cho chúng tôi các đề xuất ý nghĩa. Chúng tôi đã cải thiện chất lượng quảng cáo của mình và tăng số lượng đơn đặt hàng lên tới 40% nhờ tính năng này”.

3. Sử dụng lời kêu gọi hành động.

Đừng quên khuyến khích mọi người hành động khi họ đọc quảng cáo của bạn. Đừng ngại sử dụng các từ ngữ hướng hành động trong đoạn mô tả quảng cáo hoặc bao gồm các cụm từ kêu gọi hành động (CTA) như “liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay” hoặc “đặt ngay”.

Tốt nhất, CTA nên đồng bộ với thiết kế hành trình của khách hàng và dẫn mọi người đến các sản phẩm hoặc dịch vụ. Các CTA mạnh mẽ đóng vai trò là biển chỉ dẫn rõ ràng cho những gì mọi người cần làm ngay sau khi đọc quảng cáo của bạn.

4. Làm nổi bật các USP của bạn.

Những nội dung hấp dẫn chẳng hạn như “giảm giá 50%” và “trả góp miễn phí” có thể thu hút sự chú ý hiệu quả của các nhóm đối tượng mục tiêu, nhưng điều quan trọng là bạn phải giới thiệu các điểm bán hàng riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ trong dòng tiêu đề hoặc đoạn mô tả của quảng cáo.

Bạn cũng hãy làm nổi bật các tính năng và lợi ích của sản phẩm từ đó giúp mọi người đưa ra các quyết định mua hàng một cách nhanh chóng và sáng suốt hơn.

Bằng cách tận dụng phương pháp này, chiến lược quảng cáo tìm kiếm của Mitsubishi đã giúp tăng hơn 150% số lượt đăng ký lái thử và giảm 60% giá trên mỗi chuyển đổi.

5. Cố định các yếu tố chính để tối ưu hoá khả năng hiển thị.

Mặc dù hệ thống chọn ngẫu nhiên các kết hợp giữa dòng tiêu đề và đoạn mô tả, các nhà quảng cáo cũng có thể ghim dòng tiêu đề và đoạn mô tả vào các vị trí cụ thể trong các quảng cáo tìm kiếm.

Điều này giúp cho các yếu tố chính như tên sản phẩm, giá cả hoặc điểm bán hàng riêng biệt được hiển thị rõ ràng ngay trong dòng tiêu đề và đoạn mô tả.

Các nhà quảng cáo cũng có thể ghim 2 hoặc 3 đoạn mô tả vào một vị trí và kiểm tra xem dòng tiêu đề hoặc đoạn mô tả nào đang hoạt động hiệu quả nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

Cách cải thiện ROI bằng việc kết nối quảng cáo tìm kiếm có trả phí với tìm kiếm tự nhiên

Cùng xem chia sẻ dưới đây của Google và chuyên gia SEO tại Merkle U.K về cách tích hợp dữ liệu có trả phí và tự nhiên để thúc đẩy sức mạnh của các hoạt động tìm kiếm đối với sự tăng trưởng trong kinh doanh.

Cách cải thiện ROI bằng việc kết nối quảng cáo tìm kiếm có trả phí với tìm kiếm tự nhiên

Trong khi đầu tư nhiều hơn vào bất kỳ loại hoạt động có trả phí nào cũng sẽ không có những tác động trực tiếp đến việc cải thiện thứ tự xếp hạng tự nhiên, việc đầu tư vào sự cộng tác giữa hai nhóm sẽ cung cấp những thông tin chi tiết có thể mang lại lợi thế cho chiến lược tìm kiếm tự nhiên của bạn.

Trọng tâm của phương pháp này là sự kết hợp dữ liệu tự động thông qua Google Data Studio, dữ liệu được lấy từ Google Ads, Google Analytics và Google Search Console để có được những cái nhìn liền mạch giữa các kênh tự nhiên và kênh có trả phí.

Tại sao việc kết nối những dữ liệu tìm kiếm tự nhiên và dữ liệu tìm kiếm có trả phí lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thời gian 18 tháng qua đã chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong hành vi của người tiêu dùng và dữ liệu tìm kiếm là một trong những cách tốt nhất để hiểu những thay đổi này.

Chuyển đổi những “dấu chân” bị mất thành lưu lượng truy cập trực tuyến

Với việc mua sắm ngoại tuyến bị đình trệ do ảnh hưởng của Covid-19, ba thương hiệu giày bán hàng theo mô hình bán trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) ở trên đang chuyển đổi lượng khách hàng bị mất thành lưu lượng truy cập trực tuyến.

Mặc dù lưu lượng truy cập đó có thể bị giảm khi các cửa hàng mở cửa trở lại, tuy nhiên với một lượng khán giả lớn hơn đã tìm kiếm, phạm vi truy vấn từ khoá được mở rộng, những thương hiệu đó có thể nhanh chóng xác định các xu hướng và phục vụ nhu cầu của lượng khách hàng đang ngày càng gia tăng.

Khi hành vi của người tiêu dùng liên tục thay đổi trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch, điều cần thiết là các thương hiệu phải khai thác thông tin theo cách đảm bảo họ luôn ở “trong tầm ngắm” khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi.

Khám phá các thông tin tổng quan về phạm vi truy vấn tìm kiếm.

Một cách đơn giản để sử dụng dữ liệu tích hợp đó là khám phá các thông tin tổng quan về các phạm vi hay độ phủ của truy vấn (query coverage).

Bằng cách đặt các chỉ số độ bao phủ của các truy vấn có trả phí và truy vấn tự nhiên cạnh nhau, các thương hiệu có thể dễ dàng nhận ra các công việc cần thiết để mở rộng phạm vi tìm kiếm có trả phí và tối ưu hóa tối ưu hoá các hoạt động tìm kiếm tự nhiên.

Trong quá trình làm việc với Benefit, một thương hiệu mỹ phẩm, Google và đối tác phát hiện ra rằng các trang hiện tại có thứ tự xếp hạng tự nhiên cao hơn cho các xu hướng tìm kiếm mới hơn mà không cần bất cứ hoạt động có trả phí nào.

Từ điều này, chúng ta có thể học được hai điều: Các truy vấn tương đối mới này sẽ ít bị cạnh tranh hơn và các trang được xếp hạng tự nhiên cao cho một cụm từ tìm kiếm cụ thể có điểm chất lượng cao gấp đôi so với các trang không được xếp hạng.

Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể ưu tiên việc mở rộng độ phủ của các quảng cáo có trả phí sang các cụm từ hay truy vấn mới hơn để có thể tận dụng nhiều cơ hội hơn.

Kết quả nhận được từ chiến lược này đã chứng minh sức mạnh của việc loại bỏ các khoảng trống trong dữ liệu của bạn: việc đặt giá thầu phù hợp trên tập hợp các từ khóa mới này đã tạo ra kết quả cao hơn 20% so với mức trung bình của các tài khoản quảng cáo.

Điều này dẫn chúng ta đến một điểm mấu chốt: Một cái nhìn toàn diện về dữ liệu không chỉ quan trọng đối với việc báo cáo mức độ hiệu quả mà còn quan trọng đối với việc tìm kiếm ra những insights hữu ích, có thể hành động được cho các thương hiệu.

Vì các từ khoá tự nhiên và từ khoá có trả phí của một thương hiệu có thể chia sẻ cùng một trang kết quả trên các công cụ tìm kiếm, việc thay đổi cách một nội dung xuất hiện sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách người dùng tương tác với cả những nội dung tự nhiên lẫn nội dung quảng cáo có trả phí.

Việc các thương hiệu hành động dựa trên những thông tin chi tiết được cung cấp bởi dữ liệu kết hợp là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới một cách tiếp cận tìm kiếm tổng thể.

Kết hợp chiến lược đặt giá thầu với các tìm kiếm tự nhiên có thể mang lại ROI tốt hơn.

Đối với các thương hiệu lớn, tiềm năng về lợi thế cạnh tranh thậm chí còn lớn hơn.

Phát triển chiến lược đặt giá thầu tới những dữ liệu tìm kiếm tự nhiên được tích hợp có thể giúp thương hiệu cải thiện ROI nhiều hơn nữa.

Ví dụ: đối với các từ khóa có mức độ tiếp cận hay độ phủ tự nhiên cao và ít bị cạnh tranh, các thương hiệu có thể giảm chi tiêu cho những từ khoá này và tái đầu tư vào các phạm vi hay cơ hội khác.

Sử dụng chiến lược giá thầu tại thời điểm đấu giá (auction-time bid) đảm bảo thuật toán của các công cụ tìm kiếm tận dụng các tín hiệu mang tính ý định trong thời gian thực đang được thu thập, trong khi việc phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) có thể đảm bảo giá trị của một lượt chuyển đổi dựa trên giá trị của các bước trong hành trình mua sắm của người dùng – điều rất cần thiết cho bất kỳ cách tiếp cận nào trong đó những từ khoá tự nhiên và từ khoá có trả phí được kết hợp với nhau.

Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa ROI sau khi khách hàng nhấp vào quảng cáo đó là làm cho toàn bộ trải nghiệm được diễn ra nhanh hơn.

Chưa hết, trong khi tốc độ tải trang là yếu tố quan trong hàg đầu của Google Ads, hầu hết các đội nhóm quảng cáo tìm kiếm có trả phí đều không ưu tiên vấn đề này.

Trong khi đó, các chuyên gia SEO, hiếm khi chứng minh được lợi tức ROI mà các chiến dịch quảng cáo có trả phí có thể có được với một website được tải nhanh hơn – điều này có nghĩa là các nhóm SEO và nhóm quảng cáo cần làm việc chặt chẽ với nhau hơn.

Với tư cách là các chuyên gia SEO, nhiều người đã chuyển trọng tâm của mình từ việc có được những xếp hạng tự nhiên cao sang các trải nghiệm khách hàng.

Bây giờ là lúc để thu hẹp khoảng cách trong dữ liệu tìm kiếm của bạn, tập hợp các nhóm SEO và nhóm quảng cáo của bạn lại với nhau và tối ưu những cơ hội mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các Marketer nên làm gì để chuẩn bị cho tương lai của hoạt động SEO

SEO đã đi được một chặng đường dài và sẽ tiếp tục thay đổi khi các công cụ tìm kiếm được cập nhật. SEO sẽ như thế nào trong 5 năm tới? Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Các Marketer nên làm gì để chuẩn bị cho tương lai của hoạt động SEO

Nhiều người đang đặt ra một câu hỏi rằng, “Tương lai của hoạt động SEO trong 5 năm tới là gì? Nếu tôi đang muốn tuyển một đối tác có tư duy về tương lai của SEO, tôi nên hiểu những gì và làm thế nào để xác định họ sẽ là một đối tác SEO vững mạnh?”

Chúng ta có thể hiểu rằng miễn là còn các công cụ tìm kiếm, các hoạt động SEO vẫn sẽ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong suốt những năm qua, đó là một thực tế không mấy dễ dàng.

Chúng ta đã đi một chặng đường dài với SEO từ việc tối ưu hóa các thẻ chứa từ khóa và thực hiện phương pháp chỉ tối ưu hóa một từ khóa cho một trang nhất định. Ngày nay, SEO sẽ gắn liền với mức độ am hiểu về người dùng.

Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển khi các công cụ tìm kiếm đang ngày càng nỗ lực để phục vụ người dùng của họ được tốt hơn bằng cách dự đoán các mục đích chính đứng đằng sau các tìm kiếm của họ.

1. Trả lời các câu hỏi.

Google đã và đang sử dụng công nghệ máy học, bao gồm cả mô hình ngôn ngữ trình bày mã hóa hai chiều từ máy biến áp (BERT). Các loại mô hình ngôn ngữ này được thiết kế để hiểu rõ hơn các từ trong ngữ cảnh của một câu.

BERT và bằng sáng chế về NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) được cấp gần đây của Google giữ nhiệm vụ triển khai công nghệ học máy và cung cấp những câu trả lời phù hợp nhất cho các câu hỏi (từ khoá) của người tìm kiếm.

Khi này, dựa trên mô hình đã có, Google phải cố gắng dự đoán các câu trả lời cho một nhóm các câu hỏi trực tiếp từ phía người dùng tìm kiếm.

Trong những giai đoạn tinh chỉnh ban đầu, Google sử dụng thứ tự xếp hạng về mức độ liên quan của nội dung mà nó đã học được để truy xuất các tài liệu hữu ích cho mô hình ngôn ngữ, và mô hình này sử dụng những nội dung đó để trả lời cho từng câu hỏi.

Khi tính năng tìm kiếm bằng giọng nói qua các thiết bị di động ngày càng phát triển, người dùng có xu hướng chuyển sang công cụ tìm kiếm để có các câu trả lời nhanh chóng. Điều này làm cho việc trả lời các câu hỏi trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Từ góc độ SEO, điều đó có nghĩa là từ bây giờ (và trong những năm tới), ngoài việc chúng ta tập trung tối ưu các cụm từ khoá phổ biến, chúng ta cũng cần đầu tư tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi mà khách hàng mục tiêu của chúng ta đang hỏi.

2. Những kết quả tìm kiếm địa phương.

Chúng ta cũng có thể mong đợi rằng SEO theo các từ khoá địa phương sẽ tiếp tục quan trọng trong những năm tới.

Khi bạn có nhu cầu tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ gần mình, bạn có thể sẽ sử dụng các từ khoá gắn liền với các yếu tố đia phương để có thể có được những kết quả chính xác hơn. Sau đó, bạn xem các kết quả hiển thị trên Google Maps, có thể bạn sẽ đọc các bài đánh giá nếu có, tiếp đến, bạn liên hệ tới họ.

Theo khảo sát của Google, Khách hàng đang dựa nhiều vào các kết quả trên bản đồ (Maps) để tìm kiếm các dịch vụ và sản phẩm địa phương và điều này sẽ tiếp tục phát triển.

Điều đó có nghĩa là ngoài các hoat động SEO tự nhiên, chúng ta cũng cần dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn cho sự hiện diện tại địa phương của mình.

3. Tập trung vào các ý định tìm kiếm.

Xác định ý định (Intent) của người tìm kiếm là một trong những khái niệm rất căn bản của người làm SEO nói riêng và người làm marketing nói chung. Nhưng nó cũng là một trong những khái niệm thường bị bỏ qua nhất trong quá trình làm SEO.

Chúng ta không thể chỉ tập trung vào khối lượng tìm kiếm (search volumes) khi chọn từ khóa để nhắm mục tiêu – chúng ta cũng phải hiểu những ý định (mục đích) liên quan đến các từ và cụm từ đó.

Sau đó, chúng ta phải đảm bảo rằng các trang nội dung của chúng ta đang được phát triển và tối ưu hóa giải quyết các vấn đề mà người dùng đang muốn tìm kiếm.

Tương lai của hoạt động SEO là tập trung vào việc hiểu người tìm kiếm của chúng ta là ai, họ muốn biết điều gì và làm thế nào chúng ta có thể mang lại những giá trị cho họ thông qua nội dung của chúng ta.

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho những gì SEO có thể trở thành trong tương lai là cập nhật liên tục những tin tức ngành và chú ý đến những thay đổi mà các công cụ tìm kiếm như Google đang hướng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube thêm danh sách các phân đoạn của video trong kết quả tìm kiếm – một cơ hội làm SEO cho Marketers

YouTube đang tìm cách cải tiến các công cụ tìm kiếm trong ứng dụng của mình, với việc thêm các chương của video trong kết quả tìm kiếm và mở rộng quyền truy cập vào nội dung bằng các ngôn ngữ khác nhau.

YouTube thêm danh sách các Chương của video trong kết quả tìm kiếm - một cơ hội làm SEO cho Marketers

Vào tháng 7, YouTube đã thông báo rằng họ sẽ triển khai phân đoạn các chương tự động cho tất cả các video clip đã tải lên, hệ thống của YouTube sẽ xác định các yếu tố chính trong mỗi video nhằm cải thiện và tinh chỉnh điều hướng của người dùng.

Ở thời điểm hiện tại, cập nhật này đã được áp dụng lên các kênh.

Như bạn có thể thấy ở trên, khi video được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên YouTube của bạn, bạn có thể nhấn vào menu mũi tên thả xuống để xem chi tiết các phân đoạn video (Chapters), khi này bạn có thể kết nối với các nội dung cụ thể của các video đó.

Theo giải thích của YouTube:

“Khi bạn duyệt video để xem trên YouTube, bạn sẽ thấy hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) của mỗi video. Điều này cho bạn những cơ hội để thu thập nhanh những hình ảnh trong nội dung của video.

Lúc này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những gì bạn sẽ xem thông qua các phân đoạn video được hiển thị trực tiếp trên trang tìm kiếm.

Những hình ảnh này trình bày chi tiết các chủ đề khác nhau được đề cập trong video và cho phép bạn chọn những video mà sẽ muốn xem. Bạn cũng có thể chuyển thẳng đến những phần nội dung có liên quan nhất đến sở thích cụ thể của bạn.”

YouTube cũng lưu ý rằng cập nhật mới này hiện vẫn chưa khả dụng cho tất cả các video.

Theo thông báo ban đầu của YouTube về việc phân đoạn nội dung tự động, không phải tất cả các video đều đủ điều kiện để tự động phân đoạn, nhưng theo thời gian, có lẽ đây cũng sẽ là điều mà YouTube hướng tới, vì nó có thể cải thiện khả năng khám phá video bằng cách cung cấp các kết quả phù hợp với các phân đoạn video cụ thể cho từng truy vấn.

Cũng cần lưu ý rằng các nhà sáng tạo có thể chỉnh sửa các phân đoạn vốn được thêm tự động trong video của họ hoặc nhập các phân đoạn của riêng họ theo cách thủ công.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, mỗi phân đoạn video được gắn nhãn và đặt tên cụ thể – và điều này đối với các marketer chính là cơ hội để họ có thể tối ưu hoá video dựa trên các truy vấn tìm kiếm có liên quan đến nội dung của từng phân đoạn.

Nếu bạn biết rằng mọi người đang tìm kiếm thông tin về ‘dây giày đen’ và bạn có một phân đoạn video cụ thể về điều này, bạn có thể thêm tiêu đề đó vào video của mình theo cách thủ công để tối ưu hoá khả năng được khám phá của video.

Tuy nhiên, đừng cố gắng để spam nó với các thuật ngữ không liên quan đến video của bạn.

Thuật toán của Google khá giỏi trong việc phát hiện các vi phạm này.

Ngoài ra, YouTube cũng triển khai các mẫu video tự động phát trong hình thu nhỏ trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động (hiện đã có trên máy tính để bàn), đồng thời triển khai một thử nghiệm mới cho phép nó hiển thị kết quả tìm kiếm từ các ngôn ngữ khác với phụ đề được dịch tự động.

Nói về điều này, theo YouTube:

“Chúng tôi mong muốn rằng, dù cho bạn đang ở đâu và sử dụng ngôn ngữ địa phương gì, bạn cũng có thể khám phá và xem nội dung từ nhiều nơi khác nhưng lại được thể hiện theo ngôn ngữ của bạn.

Chúng tôi sẽ bắt đầu bổ sung kết quả tìm kiếm bằng video tiếng Anh và hiện đã có kế hoạch mở rộng sang nhiều ngôn ngữ hơn trong thời gian tới.

Chúng tôi hy vọng rằng tất cả nội dung trên toàn cầu đều sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn thông qua phụ đề đã được dịch và giúp nhà sáng tạo tiếp cận nhiều hơn với khán giả toàn cầu.”

Cuối cùng, YouTube cũng đang tìm cách cung cấp thêm yếu tố ngữ cảnh cho một số tìm kiếm trên YouTube với các liên kết website bổ sung cho các chủ đề nhất định thông qua công cụ tìm kiếm của Google.

Điều này, về mặt lý tưởng, nó sẽ giúp cung cấp cho người dùng nhiều nguồn dữ liệu hơn cho các kết quả tìm kiếm có dung lượng thấp, bạn có thể truy cập các nội dung đó ngay cả khi nội dung video không có sẵn.

Đây thực sự là những bổ sung rất hữu ích của YouTube đối với cả người xem video lẫn người làm marketing đang tìm cách tối ưu hoá video của họ.

Ngoài ra, như đã lưu ý, cập nhật này cũng sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động SEO của bạn, bạn cần tìm hiểu và thử nghiệm nhiều hơn để tăng khả năng được khám phá cho các video của mình.

Bạn có thể xem chi tiết cách cài đặt và sử dụng tính năng này của YouTube tại: YouTube Video Chapters

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ có thể điều chỉnh giá trị chuyển đổi trong chiến lược giá thầu thông minh

Điều này cho phép các doanh nghiệp đưa các kiến thức trực quan của họ vào công nghệ máy học để tối ưu hóa chiến dịch một cách chính xác hơn.

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ có thể điều chỉnh giá trị chuyển đổi trong chiến lược giá thầu thông minh

Ông Stephen Chang, Giám đốc sản phẩm quảng cáo của Google Ads cho biết:

“Bạn có thể điều chỉnh giá trị chuyển đổi (conversion values) dựa trên các đặc điểm như vị trí, thiết bị và đối tượng. Bằng cách áp dụng quy tắc cho những đặc điểm này, bạn có thể điều chỉnh giá trị chuyển đổi để phù hợp hơn với kết quả kinh doanh của mình.”

Tính năng bổ sung này có nghĩa là các nhà quảng cáo giờ đây có thể sử dụng kiến thức vốn có về những gì đang hiệu quả trong ngành nghề kinh doanh của họ để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trong Google Ads.

Ví dụ: nếu nhà quảng cáo biết các đối tượng hoặc những người dùng ở các vị trí nhất định nào đó có nhiều khả năng chuyển đổi nhất, họ có thể đặt quy tắc để tăng giá trị chuyển đổi cho các nhóm đó.

Các quy tắc này cũng sẽ được áp dụng cho chiến lược “Tối đa hóa giá trị chuyển đổi” và nhắm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (tROAS) để tối ưu hóa giá thầu của bạn trong thời gian thực.

Các quy tắc giá trị chuyển đổi sẽ có sẵn cho chiến lược giá thầu thông minh (Smart Bidding) thông qua tìm kiếm, Google Shopping và cả quảng cáo hiển thị (Display).

Tại sao các nhà quảng cáo cần quan tâm cập nhật này.

Đây thực sự là một tính năng bổ sung tuyệt vời. Nó cho phép các doanh nghiệp tận dụng nhiều hơn các kiến thức ngành của họ để tối ưu hoá chiến dịch. Từ đó có thể tối đa hoá tỉ suất lợi nhuận của mình.

Tính năng này cũng cho phép nhà quảng cáo điều chỉnh các chiến dịch cho các mục tiêu kinh doanh cá nhân của riêng họ khi triển khai các chiến dịch diễn ra trong thời gian thực (như các sự kiện bán hàng đặc biệt hoặc tương tự).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Cách hoạch định SEO Content có thể tăng thứ hạng cho từ khoá

Tìm hiểu cách xác định các chỉ số cho mục tiêu của nội dung, thực hiện nghiên cứu từ khóa nhằm thúc đẩy giá trị SEO và xây dựng lịch nội dung của bạn.

Nội dung đã là vua trong một thời gian khá dài, nhưng chỉ vì bạn đã viết một cái gì đó không có nghĩa là nó sẽ có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) đủ điều kiện đến website của bạn.

Trên thực tế, nó thậm chí không đảm bảo rằng nội dung của bạn sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm: 90% nội dung trên website không nhận được lưu lượng truy cập từ Google, theo dữ liệu năm 2020 từ Tim Soulo của Ahrefs.

Chìa khóa để bạn có được nội dung hiệu quả đó là lập kế hoạch. Vậy, làm thế nào để bạn lập kế hoạch cho những nội dung SEO (SEO Content) có thể giúp bạn xếp hạng?

Aja Frost, trưởng bộ phận SEO tại HubSpot sẽ chia sẻ về điều này dưới đây.

Cách xác định các chỉ số đo lường cho mục tiêu của nội dung của bạn.

Bước 1. Tìm ra điều gì sẽ khiến sếp hoặc khách hàng của bạn thực sự mong muốn. Đó có thể không phải là lưu lượng truy cập, mà là thứ gì đó chẳng hạn như khách hàng tiềm năng, cuộc hẹn, lượt mua hàng — đó phải là mục tiêu cuối cùng của bạn.

Các mục tiêu về lưu lượng truy cập sẽ dẫn chúng ta đến các mục tiêu cuối cùng đó.

Đó là lý do tại sao chúng ta có thể bắt đầu với các mục tiêu nhu cầu và chuyển những mục tiêu đó vào mục tiêu lưu lượng truy cập bằng cách chia nó cho tỷ lệ chuyển đổi lịch sử hoặc dự kiến của bạn.

Mục tiêu nhu cầu (demand goals) ÷ tỷ lệ chuyển đổi lịch sử (hoặc kỳ vọng) = mục tiêu lưu lượng truy cập (traffic goals).

Sau khi có được mục tiêu về lưu lượng truy cập của mình, bạn sẽ cần phải ước tính tỉ lệ chuyển đổi kỳ vọng và dưới đây là cách để bạn xác định điều đó.

Xem xét các nhu cầu thực sự của bạn từ 12 đến 24 tháng qua… và sau đó so sánh chúng với lưu lượng truy cập thực tế của bạn trong cùng một khoảng thời gian.

Lấy tổng chỉ số nhu cầu mà bạn lựa chọn (Leads) chia cho lưu lượng truy cập không phải trả phí (organic traffic) của bạn, bạn sẽ có chỉ số CVR (tỉ lệ chuyển đổi) của mình.

CVR = Leads / Organic Traffic.

Nếu bạn không có dữ liệu này, bạn có thể sẽ phải sáng tạo hoặc tìm ra tỷ lệ chuyển đổi trung bình có thể so sánh được.

Ví dụ: nếu bạn đang xây dựng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bạn có thể sử dụng chỉ số CVR có thể so sánh được từ các tài sản khác mà bạn đang có (ví dụ như blog hoặc các nền tảng mạng xã hội, v.v.).

Bước 2. Tiếp theo, bạn cần tìm ra nhu cầu bạn muốn thúc đẩy trong 12 tháng tới và chia chúng cho CVR lịch sử hoặc dự kiến của bạn. Từ đây bạn có các mục tiêu về lưu lượng truy cập của mình.

Bước 3. Sau đó, bạn cần xác định lượng tìm kiếm hàng tháng mà bạn phải nhắm mục tiêu để tạo nên sự khác biệt giữa các dự đoán của bạn và nội dung của bạn sẽ phát triển như thế nào nếu bạn không làm gì thêm cả.

Bạn có thể phân tích CTR và ước tính theo SERP (vị trí trên trang kết quả tìm kiếm) vị trí 1-3, 4-6, 7-9 và vị trí thứ 10 trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

MSV = Demand Traffic / CTR.

Cách nghiên cứu từ khoá dựa trên chân dung khách hàng.

Đầu tiên, hãy xây dựng hoặc tinh chỉnh chân dung khách hàng của bạn.

Bạn càng hiểu sâu sắc về khách hàng mục tiêu của mình và hiểu biết càng chi tiết thì danh sách các từ khóa gốc của bạn sẽ càng toàn diện và chính xác hơn. Tất cả các từ khóa mục tiêu của bạn trong quá trình nghiên cứu đều bắt nguồn từ những thuộc tính này.

Một số câu hỏi cơ bản về chân dung khách hàng mà bạn cần trả lời bao gồm ngành của họ là gì, bộ phận của họ lớn như thế nào trong công ty của họ và những công cụ nào họ cần để thực hiện công việc của mình.

Ví dụ, nếu bạn phát hiện ra rằng khách hàng mục tiêu của bạn làm việc trong ngành khách sạn với một nhóm gồm hai người và một công ty gồm 24 người và họ thường sử dụng các công cụ để đặt phòng khách sạn, bạn sẽ biết rằng “phần mềm quản lý khách sạn” là một từ khóa ưu tiên hàng đầu.

Từ đó, phát triển danh sách các từ khóa gốc của bạn và mở rộng nó ra thành các từ khóa đuôi ngắn (short tail keywords) và đuôi dài (long tail keywords) có liên quan.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phổ biến Ahrefs, Moz, Semrush…để thực hiện quá trình nghiên cứu và phân tích này.

Sau đó, bạn nên lọc, phân loại và nhóm các từ khóa của bạn lại với nhau để bạn có thể tạo ra những nội dung có liên quan một cách hiệu quả.

Khi bạn đã có danh sách các từ khóa gốc, hãy tải chúng lên công cụ phân tích từ khoá (Google Keyword Planner) bạn chọn và tải xuống các đề xuất tìm kiếm (nếu có).

Tiếp đến, bạn cần phân loại các truy vấn tìm kiếm theo mục đích như: thông tin, giao dịch và điều hướng.

Các truy vấn thông tin chứa các từ như ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, các truy vấn giao dịch chứa các câu hỏi liên quan đến giá cả, chi phí và khuyến mại, đồng thời các truy vấn điều hướng dành riêng cho các thương hiệu hoặc sản phẩm mà bạn đang nghiên cứu.

Xây dựng lịch trình nội dung của bạn.

Bạn có thể sử dụng bất cứ công cụ nào như Trello, Asana, Monday hay chỉ là Google Sheets và thêm những thứ sau vào công cụ đó của mình:

  • Những thông tin cơ bản: Như từ khóa mục tiêu, đề xuất URL, tiêu đề và hơn thế nữa.
  • Cơ hội liên kết nội bộ: liên kết đến sản phẩm, ưu đãi hoặc trang đăng ký.
  • Độ khó: Trung bình về độ khó của các từ khóa mục tiêu nhân với điểm chất lượng nội dung của đối thủ cạnh tranh.
  • Lưu lượng truy cập mong đợi (demand traffic): Nhân khối lượng tìm kiếm với CTR của vị trí mong đợi của bạn.
  • Lợi thế cạnh tranh: Thứ gì đó sẽ làm nội dung của bạn trở nên khác biệt (dữ liệu gốc, quan điểm mới, giá cả.v.v.).

Bạn cũng có thể nhóm các từ khóa theo chủ đề (trái ngược với chân dung khách hàng) và tổng hợp lượng tìm kiếm bạn đang nhắm mục tiêu cho mỗi chủ đề.

Cuối cùng, bạn bắt đầu viết nội dung của mình dựa trên các mục tiêu và điểm dữ liệu này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google cảnh báo việc sử dụng quá nhiều liên kết nội bộ trên website – Internal Links

Google cho biết việc sử dụng quá nhiều liên kết nội bộ (internal links) trên cùng một trang trên website có thể làm giảm giá trị của chúng.

Chuyên gia của Google giải thích rằng việc sử dụng quá nhiều liên kết nội bộ trên cùng một trang (webpages) có thể làm giảm giá trị của chúng.

Chủ đề này được thảo luận nhằm trả lời những thắc mắc gần đây của nhiều chủ sở hữu website về việc liệu có bất kỳ mối nguy hiểm nào liên quan đến việc sử dụng quá nhiều liên kết nội bộ trên website hay không.

Liên kết nội bộ rất quan trọng đối với SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) vì chúng gửi các tín hiệu đến Google về những trang (webpage) nào là quan trọng nhất đối với một website cụ thể.

Chúng không gửi các tín hiệu xếp hạng giống như các liên kết bên ngoài (external links), nhưng chúng vẫn rất quan trọng.

Ngoài ra, Google sử dụng các liên kết nội bộ để hiểu rõ hơn về cấu trúc của một website.

Sơ đồ website (sitemap) cũng có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin đó, nhưng một cấu trúc hợp lý của các liên kết nội bộ sẽ giúp làm cho nó trở nên rõ ràng hơn.

Theo Google, với tất cả sự trợ giúp mà các liên kết nội bộ có thể cung cấp, việc sử dụng nó quá nhiều có thể là một điều xấu.

Khi được hỏi liệu sử dụng quá nhiều liên kết nội bộ trên một trang có gây tổn hại đến website hay không, Chuyên gia Google trả lời:

“Chúng tôi sử dụng các liên kết nội bộ để hiểu rõ hơn về cấu trúc của một trang và bạn có thể tưởng tượng tình huống là, nếu chúng tôi đang cố gắng để hiểu cấu trúc của một website với các trang khác nhau, nếu tất cả các trang được liên kết với tất cả các trang khác trên website, nơi về cơ bản bạn đã có một liên kết nội bộ hoàn chỉnh trên mỗi trang riêng biệt, thì không có cấu trúc nào thực sự ở đó.

Khi tất cả các trang đơn lẻ đều được liên kết với nhau bằng nhiều liên kết, chúng tôi không thể tìm ra trang nào là trang quan trọng nhất. Chúng tôi không thể tìm ra cái nào trong số này có liên quan đến nhau.

Và trong trường hợp như vậy, tất cả các liên kết nội bộ đó không thực sự mang lại hiệu quả cho website của bạn.”

Vấn đề thứ hai là sử dụng quá nhiều liên kết nội bộ sẽ làm loãng giá trị của chúng.

Một liên kết nội bộ có thể báo hiệu cho Google rằng một trang nào đó là quan trọng đối với website, nhưng nó bắt đầu ít quan trọng hơn khi nhiều liên kết được thêm vào.

Nếu có 20 liên kết nội bộ trên một trang thì tất cả chúng đều sẽ không có nhiều giá trị và không quan trọng bằng việc chỉ có một hoặc hai liên kết.

“Nếu bạn làm loãng giá trị của cấu trúc website của mình bằng cách có quá nhiều liên kết nội bộ đến mức chúng tôi không thể tìm thấy cấu trúc nữa, thì điều đó khiến chúng tôi khó hiểu về những gì bạn cho là quan trọng trên website của mình.”

Theo lời khuyên của Google, chủ sở hữu website nên hướng tới việc có cấu trúc cho các liên kết nội bộ giống với cấu trúc website của chính họ.

Cấu trúc nó có thể giống như: trang chủ > trang danh mục > trang dịch vụ > yêu cầu trang báo giá.

Mặc dù một số liên kết nội bộ là tốt, nhưng nhiều liên kết hơn sẽ không giúp nó tốt hơn.

Bạn có thể gửi đi những tín hiệu mạnh hơn với ít liên kết nội bộ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Trà Nguyễn | MarketingTrips

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường

Google giải thích lý do tại sao các từ khóa không liên quan có thể hiển thị trong báo cáo Google Search Console của một website.

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường
Google Search Console

Dưới đây là chia sẻ từ chuyên gia của Google giải thích lý do tại sao một website có thể hiển thị cho các từ khóa có vẻ như bất thường hoặc không liên quan đến những nội dung của một website nhất định.

Chia sẻ từ Google cũng một phần phản hồi lại câu hỏi được đặt ra gần đây là: “Website của tôi có các nhấp chuột từ các từ khóa mà tôi không thể tìm thấy trên website của mình. Sao có thể như thế được?”

Chuyên gia của Google giải thích về cách xếp hạng cho các từ khóa ngẫu nhiên.

Nếu một website đang hiển thị cho các truy vấn tìm kiếm không mong muốn và kết quả không thể dễ dàng bị thay thế, thì các lý do rất có thể là do việc cá nhân hóa và/hoặc nhắm mục tiêu cục bộ.

“Thông thường đó là việc cá nhân hóa và nhắm mục tiêu cục bộ theo địa phương.

Bạn có thể kiểm tra các truy vấn xem có được số lượng hiển thị lớn hay không và website của bạn có được xếp hạng ở các vị trí cao hơn hay không, nhưng chắc chắn, nó chỉ nhận được rất ít lần hiển thị và xuất hiện riêng lẻ trong một số ngày (thay vì thường xuyên).”

Chuyên gia này tiếp tục nói rằng hình ảnh là một lý do khác khiến điều này có thể xảy ra.

Có thể hình ảnh của website đang được kéo vào một hộp xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm hoặc ‘bảng tri thức’ (knowledge panels) xuất hiện ở tay phải bên cạnh.

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường

Khi một hình ảnh được hiển thị trong một hộp (ngẫu nhiên) hoặc ‘bảng tri thức’, hình ảnh đó sẽ được ghi lại dưới dạng một lần hiển thị trong Search Console.

Nếu một từ khóa riêng lẻ có số lượng hiển thị lớn, vị trí xếp hạng cao và ít nhấp chuột, thì hình ảnh có thể là lý do tại sao website được xếp hạng cho những truy vấn tìm kiếm đó.

Theo Chuyên gia từ Google:

“Một số truy vấn đôi khi làm hiển thị một hộp hình ảnh (có nhiều hình ảnh ở đầu trang kết quả) và nếu hình ảnh từ các trang của bạn được hiển thị ở đó, bạn sẽ thấy đó là một lần hiển thị trong Google Search Console.

Điều tương tự cũng xảy ra nếu hình ảnh được hiển thị trong phần ‘bảng tri thức’ ở bên cạnh. Sự thật là, không nhiều trong số những hình ảnh này nhận được nhấp chuột, vì vậy có thể website có số lượng hiển thị lớn, vị trí cao, nhưng lại có ít nhấp chuột cho những truy vấn đó.”

Cuối cùng, Google khuyên bạn nên thực hiện một cách tiếp cận khác để phân tích dữ liệu trong Search Console nhằm tìm ra nguồn gốc của các lần hiển thị tương tự.

Bạn nên xác định xuất xứ của các truy vấn theo quốc gia, sau đó điều chỉnh cài đặt tìm kiếm nâng cao của Google để hiển thị kết quả từ các quốc gia đó. Giờ đây, bạn sẽ có bản trình bày rõ hơn về những gì người dùng đang nhìn thấy.

“Khi bạn cài đặt và xem báo cáo này, hãy đảm bảo bạn sẽ đi sâu vào báo cáo theo quốc gia và sử dụng cài đặt tìm kiếm nâng cao thích hợp cho quốc gia đó để bạn hiểu rõ nhất có thể về những gì người dùng nhìn thấy.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ không thể tạo từ khoá ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ từ tháng 7

Các thuộc tính khác, như giá thầu và trạng thái hiển thị, vẫn có thể được chỉnh sửa, nhưng bạn sẽ phải chuyển đổi thành đối sánh cụm từ (phrase match) nếu bạn muốn chỉnh sửa văn bản của từ khóa.

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ không thể tạo từ khoá 'đối sánh rộng có sửa đổi' từ tháng 7

Theo thông báo mới nhất của Google Ads, kể từ cuối tháng 7, các nhà quảng cáo sẽ không còn có thể tạo từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ (broad match modifier) mới.

Các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ hiện tại sẽ tiếp tục được phân phối theo hành vi tìm kiếm của ‘đối sánh cụm từ’ (phrase match).

Các bạn có thể theo dõi ví dụ minh hoạ từ Google thông qua hình ảnh bên dưới để hiểu về cách hoạt động của các loại đối sánh từ khoá.

‘Đối sánh rộng có sửa đổi’ là gì?

Từ khóa đối sánh rộng có sửa đổi là loại đối sánh từ khoá cho phép quảng cáo của bạn chỉ hiển thị cho các tìm kiếm có bao gồm các từ trong từ khóa (Keywords) của bạn nhưng không cần phải theo thứ tự khi một truy vấn tìm kiếm được xác định.

Để sử dụng loại đối sánh rộng có sửa đổi, bạn chỉ cần thêm dấu “+” đằng trước các từ, cụm từ trong từ khóa (Keyword) của bạn.

Ví dụ:

  • Từ khóa của bạn: +áo +thun +nam
  • Từ khóa sẽ kích hoạt hiển thị quảng cáo của bạn: áo thun nam giá rẻ, mua áo thun nam…
  • Từ khóa sẽ không kích hoạt quảng cáo của bạn: áo cổ tròn nam, áo thun mang tại nhà, áo cổ tròn cho nam,…

Khi Google Ads lần đầu tiên thông báo rằng họ đang mở rộng ‘đối sánh cụm từ’ để bao gồm luôn cả lưu lượng truy cập từ ‘đối sánh rộng có sửa đổi’, nền tảng này cũng tuyên bố rằng sau khi công cụ mới được triển khai trên toàn thế giới, các nhà quảng cáo sẽ không thể tạo các từ khóa mới theo hình thức ‘đối sánh rộng có sửa đổi’.

Nhà quảng cáo vẫn có thể chỉnh sửa các thuộc tính của nó như trạng thái hoặc giá thầu, tuy nhiên, việc chỉnh sửa văn bản của từ khóa sẽ yêu cầu phải thay đổi loại đối sánh từ khóa thành ‘đối sánh cụm từ’.

Lời khuyên từ Google.

Google khuyên bạn nên hợp nhất các từ khóa trùng lặp và chuyển các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ của bạn sang một loại đối sánh khác để có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý tài khoản của bạn trong tương lai.

Để giúp nhà quảng cáo xác định các từ khóa dư thừa, đề xuất “Xóa các từ khóa dư thừa” (Remove redundant keywords) cũng xuất hiện trên trang “Đề xuất” (Recommendations page) khi một từ khóa nào đó bị trùng trong cùng một nhóm quảng cáo.

Các công cụ chỉnh sửa hàng loạt để chuyển đổi từ khóa cũng đã được thêm vào Google Ads và Google Ads Editor.

Khi một từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ được chuyển đổi, từ khóa cũ đó sẽ bị xóa và một từ khóa mới trong loại đối sánh được chỉ định sẽ được tạo.

Điều này có nghĩa là thống kê của từ khóa mới sẽ bắt đầu lại từ đầu, nhưng các nhà quảng cáo vẫn có thể xem số liệu hiệu suất lịch sử của từ khóa cũ đã bị loại bỏ.

Tại sao các nhà quảng cáo phải quan tâm đến bản cập nhật này.

Các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng hoặc thêm các đối sánh từ khoá này sẽ cần phải chuyển sang một loại đối sánh khác vào cuối tháng 7.

Vì các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ hiện tại có thể đã được xử lý theo hành vi ‘đối sánh cụm từ’, bạn nên chuyển đổi từ khóa của mình nếu nó chưa được thực hiện.

Điều này sẽ cho phép bạn bắt đầu thu thập thống kê số liệu của từ khóa mới sớm hơn và nó có thể giúp bạn quản lý tài khoản của mình được dễ dàng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

SEO: Google xếp hạng webpages chứ không phải websites

Đây là một cụm từ đơn giản chỉ để trả lời rất nhiều câu hỏi về SEO, nhưng lại gây ra rất nhiều cuộc thảo luận và tranh luận: Google xếp hạng các webpages chứ không phải websites.

Bạn sẽ được tiết lộ một sự thật về SEO sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi về cách mà Google hoạt động và xếp hạng nội dung trên các trang của kết quả tìm kiếm – SERPs.

Google xếp hạng webpages chứ không phải websites.

Google xếp hạng các webpages tức các trang (bài viết) của websites chứ không phải là tổng thể các websites.

Khi bạn xem xét sức mạnh của tuyên bố có vẻ đơn giản này từ Google, bạn sẽ phải ghi nhớ nó trong khi phát triển chiến lược tìm kiếm tự nhiên của mình, điều này có thể giúp đơn giản hóa nhiều quyết định của bạn.

Thêm vào đó, nó chấm dứt nhiều cuộc tranh luận phổ biến hơn về SEO mà tất cả chúng ta đã phải chịu đựng trong nhiều năm.

Điều này có nghĩa là gì?

Về cơ bản, “Google chỉ xếp hạng các trang riêng lẻ tức webpages chứ không phải toàn bộ websites, vốn dĩ có rất nhiều webpages”, có nghĩa là Google coi mọi webpages mà rô bốt của nó thu thập dữ liệu và lập chỉ mục giống như một thế giới nội dung, mã (code) và liên kết khép kín nhỏ của riêng nó.

Do đó, cho đến khi xếp hạng và lập chỉ mục, các webpages đó có thể tồn tại trên bất kỳ tên miền (domain) nào mà bạn muốn và Google sẽ xử lý nó theo cách tương tự.

Tại sao một số chuyên gia SEO lại ghét cụm từ có vẻ ‘vô tội ‘này?

Bởi vì sự tồn tại của nó phá vỡ nhiều khái niệm mà họ yêu quý – và bởi vì công việc kinh doanh của họ phụ thuộc vào những người tin rằng những khái niệm này của họ tồn tại.

Đừng bao giờ sử dụng đến cụm từ SEO “trên trang” (on-page) hoặc “ngoài trang” (off-page) hoặc “SEO kỹ thuật” (Technical SEO) cho vấn đề đó, vì vậy hãy chia nhỏ điều này thành 03 lĩnh vực để kiểm tra hiệu suất SEO của mình (và nhiều hơn nữa ): Nội dung, Thiết kế web và Quyền hạn (Liên kết).

1. Nội dung – Content

Khi nói đến lĩnh vực nội dung của SEO, một câu hỏi được đặt ra: “Viết blog về các chủ đề khác nhau trong cùng một blog có hại đến xếp hạng của tôi không?”

Đó là một câu hỏi hay.

Khi Google đưa ra luận điểm “…các webpages, …không phải websites” trong câu trả lời của mình, nó đã góp phần kết thúc khá nhiều cuộc thảo luận.

Sự thật là hàng chục chủ đề vẫn có thể ‘sống hài hòa’ trên cùng một websites mà không hề gây tổn hại cho nhau.

Tại sao ư?

Chúng ta hãy xem lại tuyên bố của Google về việc họ chỉ xếp hạng các webpages riêng lẻ chứ không phải là websites.

Google không xếp hạng các websites dựa trên một chủ đề duy nhất.

Như chuyên gia Joshua Hardwick của Ahrefs đã từng giải thích:

“Chỉ vì khi doanh nghiệp của bạn sản xuất cửa sổ kính màu không có nghĩa là mọi trang (webpages) trên websites của bạn phải xếp hạng cho truy vấn,‘cửa sổ kính màu’”.

2. Thiết kế webpages.

Nếu bạn đã từng tham gia vào công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong bất kỳ khoảng thời gian nào, bạn có thể đã nghe toàn bộ cuộc tranh luận về “tên miền phụ so với thư mục con” ít nhất một lần.

Tuy nhiên tranh luận này giờ đây không còn quan trọng nữa.

Bởi vì Google xếp hạng các webpages chứ không phải các websites; do đó, các trang webpages đó có thể nằm trên bất cứ tên miền phụ (subdomain) hoặc thư mục con nào và Google vẫn sẽ xử lý chúng theo cách tương tự.

Ví dụ: rất có thể bạn đã gặp phải trường hợp một trang trong các trang webpages của bạn chạy chậm hơn tất cả các trang còn lại của websites.

Tuy nhiên kết quả thực vẫn là trang này không hề kéo xuống toàn bộ các trang còn lại của websites của bạn, nó chỉ chậm một trang đó thôi.

3. Tính thẩm quyền – Authority.

Một trong những chiến lược SEO hiệu quả và phổ biến hiện nay là Content Hubs. Mô hình này còn được gọi là Mô hình cụm trụ, dựa trên ý tưởng tạo chủ đề “trung tâm” hoặc “trụ cột” sau đó liên kết nó đến các trang con khác hoặc “cụm” chủ đề phụ cung cấp chi tiết hơn về nội dung trung tâm hay trụ cột chính đó.

Một trong những lý do tại sao chiến lược này hoạt động hiệu quả là vì nó cho phép một phương pháp dễ dàng chuyển quyền hạn có được từ các liên kết đến từ các trung tâm chủ đề chính của bạn đến các chủ đề phụ (hoặc ngược lại).

Mặc dù các liên kết nội bộ đó (internal links) có thể không mạnh bằng các liên kết bên ngoài (external links), nhưng chúng vẫn có rất nhiều sức mạnh vì Google coi tất cả chúng là các trang riêng lẻ với quyền hạn của riêng mình.

Hy vọng rằng bây giờ bạn đã biết rõ hơn, hãy ghi nhớ câu thần chú về SEO này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cách tuyển một chuyên gia SEO cho Marketing Team

Một chuyên gia SEO nội bộ của doanh nghiệp đang nhanh chóng trở thành một thành viên thiết yếu của các nhóm thương hiệu. Dưới đây là những điều bạn cần biết về việc tuyển dụng cho vị trí này.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục phát triển đội ngũ marketing nội bộ hay còn gọi là in-house của họ bằng cách đầu tư vào việc tuyển các chuyên gia chuyên biệt.

Các Digital Marketer mạnh về các công cụ tìm kiếm và có các kỹ năng độc đáo để thành công với tư cách là một chuyên gia SEO đang được doanh nghiệp ngày càng chào đón.

Trên thực tế, nhu cầu tìm kiếm cho các từ khóa liên quan đến công việc SEO vào tháng 11 năm 2020 đã tăng 10% so với một năm trước đó, theo dữ liệu từ nền tảng Conductor.

Trong bài đăng này, bạn sẽ tìm hiểu lý do tại sao bạn nên tuyển SEO nội bộ của doanh nghiệp, loại chuyên gia nào bạn có thể cần, nơi để tìm ứng viên tốt nhất, tìm kiếm những gì trong chừng mực của ứng viên và hơn thế nữa.

Tại sao bạn nên tuyển một chuyên gia SEO

Các chuyên gia tìm kiếm là những cố vấn đáng tin cậy chịu trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển cho thương hiệu của bạn và củng cố vị thế của thương hiệu trong các thị trường cốt lõi.

Một chuyên gia SEO là một nhà truyền bá cho tất cả mọi thứ về tiếp thị tự nhiên hay organic marketing. SEO, không giống như nhiều lĩnh vực marketing khác, đây là một chức năng mang tính đồng đội đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các bên liên quan.

Một chuyên gia SEO nội bộ của doanh nghiệp sẽ quản lý quan hệ đối tác đa chức năng với các nhóm nội dung, website, marketing và UX / UI khác để đảm bảo bạn có thể được nhìn thấy khi khách hàng tìm kiếm.

Ngoài ra, một chuyên gia SEO nội bộ sẽ giúp hoàn thiện nhóm marketing cốt lõi của bạn, giám sát các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của thương hiệu bạn.

Bạn nên tuyển kiểu chuyên gia SEO nào

Xác định đúng chuyên gia SEO cần tuyển nên là ưu tiên hàng đầu của bạn.

Những chuyên gia SEO có nền tảng nội dung (content) chuyên sâu hơn sẽ là những chuyên gia nghiên cứu, chỉnh sửa và viết từ khóa.

Các chuyên gia SEO với chuyên môn kỹ thuật cao hơn sẽ tập trung vào tối ưu hóa trên trang (onpage), liên kết ngoài trang (offpage), khắc phục các lỗi trang và phát triển web.

Trong một số trường hợp, bạn có thể muốn tuyển một chuyên gia SEO kỹ thuật và nội dung kết hợp với kinh nghiệm quản lý dự án mạnh mẽ.

Hãy nhớ rằng các ứng viên của bạn sẽ cần phải có kinh nghiệm quản lý và phát triển nhóm dưới quyền của họ.

Khi bạn đã xác định được loại chuyên gia SEO cần tuyển dụng, hãy tạo một mô tả công việc hấp dẫn để thu hút các ứng viên tiềm năng.

Mô tả của bạn nên thu hút các ứng viên tìm hiểu thêm về cách thực hiện một bước chuyển mình tiềm năng và tập trung vào một thương hiệu hoặc ngành duy nhất.

Chuyên gia SEO của bạn sẽ ảnh hưởng và thúc đẩy thành công như thế nào

Một số lợi ích tức thì của việc tuyển SEO nội bộ (in-house SEO) bao gồm:

  • Tăng khả năng hiển thị nội dung hàng đầu.
  • Kết quả tìm kiếm xếp hạng cao hơn.
  • Thúc đẩy tỷ lệ nhấp chuyển đổi.

Về lâu dài, nội dung thương hiệu của bạn sẽ có cơ hội liên tục xếp hạng trên các trang của kết quả tìm kiếm – SERPs.

Khi xem xét các mối quan hệ chức năng chéo, chuyên gia SEO của bạn sẽ giảm khung thời gian tối ưu hóa nội dung trên trang bằng cách xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các nhóm phát triển nội dung và website.

Bạn có thể tìm kiếm chuyên gia SEO ở đâu

Các chuyên gia SEO có thể được tìm thấy trải rộng trong các ngành và lĩnh vực khác nhau.

Các Agency chuyên về digital là một nơi tốt để bạn xem xét.

Một số chuyên gia SEO có thể đã sẵn sàng và tập trung vào tối ưu hóa nội dung hay quản lý dự án.

Khi phỏng vấn các chuyên gia SEO này, hãy đảm bảo rằng họ hoàn toàn cam kết quản lý một thương hiệu so với một số ít họ có thể giám sát trong môi trường Agency.

Ai nên phỏng vấn ứng viên SEO

Nên có nhiều người tham gia vào quá trình phỏng vấn với các ứng viên chuyên gia SEO của bạn đảm bảo sự liên kết giữa các nhóm chức năng chéo.

Điều này cũng mang lại cho ứng viên của bạn cơ hội hiểu biết toàn diện về người mà họ sẽ hợp tác chặt chẽ.

Đây là một số thành viên có thể tham gia phỏng vấn:

Marketing Team

  • Liệu người này có làm việc tốt trong tổ chức marketing lớn hơn không?
  • Liệu họ có thể đóng góp vào việc đạt được các chỉ số mà hoạt động marketing đưa ra không?

Cân nhắc vị trí bao gồm trưởng bộ phận marketing hoặc CMO của bạn, để cung cấp cho ứng viên của bạn viễn cảnh dài hạn về nơi mà doanh nghiệp đang tìm kiếm để phát triển trong tương lai.

Content Team

  • Người này sẽ hợp tác hiệu quả với các bên liên quan về nội dung như thế nào?
  • Họ sẽ đưa các phương pháp hay nhất về SEO vào quá trình tạo nội dung của chúng tôi như thế nào?

Điểm thưởng nếu ứng viên của bạn có kinh nghiệm hoặc quan tâm đến việc tạo nội dung, để được hỗ trợ thêm về nội dung.

Technical Team

Hiểu mối quan hệ hợp tác giữa phát triển web và các chức năng UI / UX liên quan đến tối ưu hóa website.

Bằng cách gặp gỡ các nhóm kỹ thuật, ứng viên của bạn có cơ hội xác định cách hiệu quả nhất để xây dựng một mối quan hệ thành công.

Tùy thuộc vào cấp độ SEO mà bạn đang muốn tuyển, hãy xem xét một số câu hỏi phỏng vấn SEO này trong quá trình phỏng vấn ứng viên của bạn.

Những mẹo và đề xuất hữu ích này sẽ đảm bảo kiểm tra các ứng viên phù hợp từ góc độ kỹ thuật, nội dung và phù hợp với đội nhóm.

Khi nào chuyên gia SEO của bạn bắt đầu

Khi bạn đã xác định được chuyên gia SEO của mình (xin chúc mừng!), Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng họ sẵn sàng thành công với trải nghiệm tích hợp mạnh mẽ.

Họ sẽ cần những tài nguyên và công nghệ cần thiết nào?

Chuyên gia SEO của bạn nên được giới thiệu với ai?

Bằng cách tạo một lịch trình giới thiệu hiệu quả, bạn sẽ có một giai đoạn phát triển nhanh chóng và có thể tạo ra tác động cho tổ chức marketing của mình nhanh hơn nhiều.

Sau giai đoạn giới thiệu, hãy xác định mức độ thành công sẽ được đo lường như thế nào đối với chuyên gia SEO của bạn.

  • Họ sẽ đạt được gì trong 90, 180 và 360 ngày đầu tiên?
  • Quỹ đạo phát triển của người này sẽ như thế nào trong hơn 2 năm nữa?
  • Chiến lược tự nhiên của nhóm marketing của bạn sẽ phát triển như thế nào với công việc mà chuyên gia SEO của bạn sẽ tạo ra trong thời gian của họ?

Bây giờ bạn đã củng cố kế hoạch hành động của mình để tuyển một chuyên gia SEO, đã đến lúc bạn bắt đầu rồi đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Pháp phạt Google và Amazon 135 triệu Euro vì vấn đề quảng cáo

Nguyên nhân là do hai đơn vị vừa nêu đã đặt cookie quảng cáo trên máy tính mà chưa có sự đồng ý trước của người dùng.

google-marketingtrips

Ngày 10/12, Cơ quan giám sát quyền riêng tư dữ liệu (CNIL) của Pháp cho biết họ đã phạt hai đơn vị của Google tổng cộng 100 triệu Euro (121 triệu USD) và một công ty con của Amazon 35 triệu Euro (42 triệu USD) vì vấn đề cookie quảng cáo.

Cookie là một phần dữ liệu nhỏ được lưu trữ trên trình duyệt máy tính của người dùng, cho phép các trang web xác định và ghi nhớ hoạt động trước đó của họ.

Thông báo của CNIL cho biết cơ quan này đã áp khoản phạt 35 triệu Euro lên Amazon Europe Core, 60 triệu Euro đối với Google LLC và 40 triệu Euro cho Google Ireland Limited.

Theo CNIL, các công ty phải nộp khoản tiền phạt nêu trên vì họ đã đặt cookie quảng cáo trên máy tính của người dùng mà không có sự đồng ý trước và không cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng.

CNIL cho biết khi người dùng truy cập trang web Google.fr và Amazon.fr, một số cookie dùng cho mục đích quảng cáo sẽ tự động được cài đặt trên máy tính của họ, dù người dùng không thực hiện bất kỳ hành động nào. CNIL nói rằng loại cookie này chỉ có thể được cài đặt sau khi người dùng đồng ý.

Theo CNIL, Google đã không cung cấp thông tin đầy đủ về bảo mật cho người dùng vì phía công ty không cho khách hàng biết về các cookie quảng cáo và ngay cả khi bị chặn thì vẫn có cookie hoạt động được.

CNIL cũng cho biết Amazon đã không cung cấp thông tin rõ ràng hoặc đầy đủ về các cookie mà họ cài đặt trên máy tính của người dùng, cho đến khi thiết kế lại trang web vào tháng 9/2020.

CNIL cho biết Google đã ngừng việc cài đặt cookie trên vào tháng 9, song phía công ty vẫn không đưa ra lời giải thích đầy đủ về việc họ đã sử dụng công cụ này thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VTV

Top 5 công cụ kiểm tra ‘backlink’ miễn phí cho dân SEOer

Kiểm tra backlink có thể rất tốn kém. Nếu không quá cần thiết, những người làm SEO có thể sử dụng 5 công cụ miễn phí này để thực hiện công việc của mình.

Top 5 công cụ kiểm tra 'backlink' miễn phí cho dân SEOer

Mức độ uy tín của một website và web pages được quyết định bởi số lượng và chất lượng của các backlink và là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.

Đây cũng là một trong những phạm vi tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nơi bạn có thể đạt được lợi thế cao hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Tất nhiên, ngoài yếu tố này còn có thêm yếu tố on-page, nghiên cứu từ khóa và cả việc tối ưu hóa nội dung trên trang.

Đây là lý do tại sao các bạn bạn được trang bị các công cụ kiểm tra backlink tốt nhất. Trình kiểm tra backlink tốt nhất sẽ cho phép bạn phát hiện các cơ hội để xây dựng liên kết mới, khám phá các chiến lược của đối thủ cạnh tranh và theo dõi ‘sức khỏe’ của backlink của bạn.

Trong bài đăng này, nội dung sẽ tập trung vào một số công cụ kiểm tra backlink tốt nhất trên thị trường, đặc biệt chúng có sẵn phiên bản miễn phí, hoàn toàn hoặc ít nhất là một phần trong toàn bộ công cụ.

1. SEO SpyGlass

Top 5 công cụ kiểm tra 'backlink' miễn phí cho dân SEOer

SEO SpyGlass cung cấp cho bạn một bảng điều khiển được chỉ định đầy đủ để phân tích và quản lý backlink. Không giống như các công cụ kiểm tra miễn phí khác, SpyGlass cho phép bạn sắp xếp và lọc dữ liệu backlink bằng cách sử dụng hàng chục tham số backlink:

  • Các trang liên kết và được liên kết.
  • Anchor text và anchor URL.
  • Thuộc tính Dofollow và nofollow.
  • DA và PA của các nguồn liên kết.
  • Rủi ro về các hình phạt, nguồn liên kết spam.
  • Và hơn thế nữa.

2. Google Search Console

Google Search Console là một công cụ của Google nhằm giúp quản trị viên website cải thiện website của họ. Nó hoàn toàn miễn phí, nhưng chỉ có thể được sử dụng để phân tích các website mà bạn sở hữu.

Khi bạn đã xác minh quyền sở hữu của mình, bạn sẽ được cấp quyền truy cập vào nhiều bảng điều khiển về chất lượng website, một trong số đó là danh sách các backlink được xem trực tiếp từ các chỉ mục của Google.

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể xem 1.000 kết quả hàng đầu. Không có số liệu bổ sung và không có tính năng phân tích nào được cung cấp, nhưng bạn có thể tự do xuất dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng các công cụ khác.

3. Seobility

Seobility cho phép tối đa ba kiểm tra backlink mỗi ngày và giới hạn số lượng backlink bạn có thể xem là 400 trên mỗi lần kiểm tra.

Danh sách các backlink được sắp xếp từ xếp hạng liên kết cao nhất đến thấp nhất, vì vậy, mặc dù số lượng liên kết bạn có thể xem bị hạn chế, bạn vẫn có thể xem những liên kết tốt nhất.

Các backlink kèm theo một vài tham số bổ sung, như văn bản anchor text, thuộc tính dofollow/nofollow, loại liên kết và các trang được liên kết.

Ở đầu trang, bạn cũng có được một bản tóm tắt nhanh về backlink tổng thể: tổng số lượng backlink, xếp hạng tên miền và số lượng tên miền giới thiệu (referring domains).

4. Ahrefs

Công cụ kiểm tra backlink của Ahrefs cho phép số lượng kiểm tra không giới hạn mỗi ngày, nhưng số lượng backlink bạn có thể xem được giới hạn trong top 100.

Backlink đi kèm với một số số liệu bổ sung, như DA (domain authority), PA (page authoriry) lưu lượng truy cập và cả anchor text.

Ngoài ra còn có một đánh giá nhanh về backlink tổng thể như: xếp hạng tên miền, tổng số lượng backlink và tổng số tên miền giới thiệu.

5. SEMrush

Hầu hết các công cụ trong danh sách này cố gắng thu hút người dùng bằng cách cho phép họ xem các bảng backlink một phần và sau đó yêu cầu thanh toán để kiểm tra phần còn lại.

SEMrush thì theo một hướng hoàn toàn khác. Nó chia sẻ ‘một tấn’ phân tích backlink, nhưng không có danh sách backlink.

Ngoài ra, SEMrush có rất nhiều thứ bạn có thể tham khảo. Họ cung cấp khá nhiều bảng biểu và biểu đồ tóm tắt backlink của bạn: backlink theo ngành, theo quốc gia, theo tên miền cấp cao nhất, thuộc tính, loại, anchor và cả điểm quy tín của DA và PA.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Google sẽ thôi hỗ trợ riêng các Google Ads Agency vừa và nhỏ

Một số đối tác đại lý Google Ads đã được cho biết trong tuần này rằng họ sẽ không còn được đặc quyền hỗ trợ riêng (Dedicated Agency) từ Google. Google đã xác nhận với Search Engine Land rằng họ đã thực hiện các thay đổi.

google ads

Tại sao thay đổi?

Chương trình đại diện Agency trải qua đánh giá mỗi quý. Google cho biết thay đổi mới nhất này không liên quan đến các hạn chế hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng coronavirus. Google Ads đã thông báo cho các nhà quảng cáo rằng một số tùy chọn hỗ trợ có thể bị trì hoãn hoặc không có sẵn do thay đổi lịch làm việc và các hoạt động thường nhật của các chuyên gia hỗ trợ kể từ đầu tháng này trên giao diện Google Ads.

Ảnh hưởng đến các Agency vừa và nhỏ.

“Gần đây, chúng tôi đã thực hiện các thay đổi đối với việc hỗ trợ đại diện của Google đối với các đối tác Agency vừa và nhỏ của chúng tôi” một phát ngôn viên của Google cho biết. Những thay đổi này không liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra. Chúng là một phần của việc đánh giá thường xuyên về cấp độ hỗ trợ của chúng tôi cho các Agency. Những đối tác lớn Premier Partner sẽ không bị ảnh hưởng gì từ chính sách này.

Tại sao chúng ta phải quan tâm?

Google Ads đã có một vấn đề uy tín khi hỗ trợ. Các nhóm Agency riêng thường có những ngoại lệ nhất định. Bây giờ thì đa số các Agency vừa và nhỏ sẽ không còn lợi ích này của chương trình đối tác.

Ông Jeff Ferguson, Giám đốc điều hành của Fang Marketing, cho biết các Agency của ông – Premier Agency (đối tác cấp cao), đang mất dần các quyền đại diện riêng (dedicated representatives). “Tôi nghĩ nó hoàn toàn sai thời điểm để làm những điều như thế này ngay cả khi họ đã lên kế hoạch để thực hiện việc này, họ nên ban hành việc này khi mọi thứ đã quay trở lại bình thường sau đợt bùng phát dịch”.

Hiện tại, ông Ferguson đang lo lắng về các khách hàng của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cung cấp thực phẩm vốn đang không thể chạy các chiến dịch vì họ đang bị nhầm lẫn với các công ty khác đang trục lợi bối cảnh dịch coronavirus bùng phát. Không biết mọi thứ sẽ đi đâu và về đâu…

Hùng Lâm | MarketingTrips

SEM là gì ? Ưu nhược điểm của SEM

SEM hoặc Search Engine Marketing (còn được gọi là Search Marketing) là quá trình nhận lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm hoặc tự nhiên (miễn phí) hoặc trả tiền (thông qua quảng cáo). SEM có hai trụ cột chính: SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Quảng cáo tìm kiếm trả tiền).

SEO là cách để có được lưu lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm có trả tiền là quá trình thanh toán cho quảng cáo của bạn xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

SEM là gì – Ưu và Nhược điểm của SEM

Mục tiêu chính của SEM là gì?

Mục tiêu tổng thể của SEM là tăng khả năng hiển thị trong các công cụ tìm kiếm bằng cách đạt được thứ hạng cao hơn trong SERPS (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc vị trí hàng đầu cho các vị trí đặt quảng cáo. Vị trí quảng cáo và thứ hạng cao hơn có nghĩa là lưu lượng truy cập nhiều hơn và điều này có một số lợi thế.

Sơ đồ dưới đây cho thấy hai thành phần chính tạo nên SEM :

Tại sao SEM lại quan trọng?

Trước khi đi vào chi tiết về SEO và PSA là gì và cách sử dụng chúng để hiển thị nhiều hơn và có được lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm, hãy nhanh chóng kiểm tra tầm quan trọng của SEM cho sự thành công của trang web hoặc kinh doanh trực tuyến.

Trong thế giới ngày nay, Internet là nguồn cho tất cả mọi thứ chúng ta cần biết, học hỏi, hỏi, mua hoặc làm.

Bất cứ khi nào chúng ta có câu hỏi hoặc tìm kiếm điều gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm là chuyển sang công cụ tìm kiếm (trong phần lớn các trường hợp là Google) và nhập từ khóa cần tìm.

Khi chúng ta nhấn Enter, chúng ta hy vọng sẽ nhận được câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi của mình (bao gồm cả quảng cáo và trang web).

Phần lớn người dùng nhấp vào một trong những quảng cáo trên đầu hoặc một trong năm kết quả tìm kiếm tự nhiên đầu tiên.

Các công cụ tìm kiếm đang nỗ lực để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm của họ bằng cách trình bày cho người tìm kiếm các trang web (hoặc quảng cáo) sẽ giữ cho người dùng của họ hài lòng và quay lại để tìm kiếm thêm.

Để làm được điều đó, họ đã phát triển các thuật toán phức tạp để quyết định xem trang web nào (hoặc quảng cáo) hiển thị ở các vị trí đầu tiên.

SEM là quan trọng bởi vì đó là quy trình để tối ưu hóa trang web hoặc quảng cáo của bạn để chúng xuất hiện ở các vị trí hàng đầu.

Mục tiêu của bạn không chỉ là có sự hiện diện trong công cụ tìm kiếm (vd: Google) mà còn hiển thị ở một trong 5 vị trí hàng đầu cho các truy vấn tìm kiếm (từ khoá), quan trọng đối với doanh nghiệp hoặc trang web của bạn.

Kỹ thuật SEM

Có một số kỹ thuật bạn có thể làm theo để cải thiện sự hiện diện của bạn trong công cụ tìm kiếm và để đạt được vị trí cao hơn cho quảng cáo của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng được nhóm lại thành SEO và PSA.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc SEO là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để đạt được thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm cho các từ khóa nhất định. Nguyên tắc SEO cũng có thể giúp bạn tạo các trang web chất lượng cao với nội dung tốt và thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Cho đến 10 năm trước, SEO cơ bản là nhồi nhét từ khóa, xuất bản nội dung tầm thường và backlink nhưng ngày nay đã không còn phù hợp.

SEO đã trở nên phức tạp hơn và để làm cho nó đúng bạn thường phải update xu hướng SEO thường xuyên.

Để làm cho toàn bộ quá trình SEO dễ dàng hơn, nó được chia nhỏ thành các quy trình sau đây:

  • Technical SEO – tối ưu hóa trang web của bạn để thu thập thông tin và lập chỉ mục để công cụ tìm kiếm có thể khám phá, đọc và hiểu trang web của bạn.
  • On Page SEO – tối ưu hóa tất cả các trang trên trang web của bạn từng trang một và cung cấp cho công cụ tìm kiếm các tín hiệu phù hợp để hiểu trang web của bạn và các trang con.
  • Viết nội dung – cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm nội dung họ muốn và làm cho họ thỏa mãn.
  • Off-Page SEO – quảng bá trang web của bạn trên Internet, nhận backlinks chất lượng tốt và chứng minh các thuật toán công cụ tìm kiếm mà trang web của bạn xứng đáng nằm trong một trong những vị trí hàng đầu cho từ khóa bạn muốn.
  • SEO Local – tối ưu hóa trang web của bạn để mọi người có thể tìm và ghé thăm cửa hàng của bạn.
  • SEO trên thiết bị di động – giúp người dùng dễ dàng tìm và sử dụng trang web của bạn trong khi đang di chuyển và từ thiết bị di động hoặc máy tính bảng của họ.
  • Ecommerce SEO – Quy tắc SEO chỉ áp dụng cho các trang web thương mại điện tử.

Tại sao SEO lại quan trọng?

Xếp hạng cao hơn, lưu lượng truy cập nhiều hơn: Nếu mục tiêu của bạn với SEM là để có được lưu lượng truy cập đến trang web của bạn mà không phải trả tiền cho quảng cáo, thì SEO là con đường để đi.

Như đã đề cập ở trên, các trang web xuất hiện ở 3 vị trí hàng đầu của các kết quả hữu cơ nhận được hơn 60% lưu lượng truy cập – Thống kê này giải thích tầm quan trọng của SEO.

Lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm : Mở Google và tìm kiếm bất kỳ thứ gì bạn muốn. Các trang web xuất hiện ở các vị trí hàng đầu sẽ nhận được hàng nghìn lượt truy cập từ Google hàng ngày.

Tùy thuộc vào từ khóa bạn sử dụng, họ có thể kiếm được doanh thu hàng nghìn đô la (từ quảng cáo hoặc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng họ), vì lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm được nhắm mục tiêu.

Không giống như lưu lượng truy cập từ Facebook hoặc các mạng truyền thông xã hội khác, lưu lượng truy cập hữu cơ chuyển đổi tốt hơn vì người dùng có ý định rõ ràng trước khi gõ từ khóa nào đó vào Google không chỉ vì tò mò hoặc giải trí.

Bên cạnh lưu lượng truy cập, SEO cung cấp một số lợi thế khác và chúng có thể được tóm tắt như sau:

Tin tưởng: Người dùng tin tưởng các công cụ tìm kiếm vì họ biết rằng chúng có đánh giá nghiêm ngặt về việc trang web nào được hiển thị trong kết quả tìm kiếm và từ đó họ tin tưởng các trang web xếp hạng ở vị trí hàng đầu.

Tin tưởng không chỉ tạo ra nhiều chuyển đổi hơn mà còn tăng nhận thức về thương hiệu và điều này làm cho nỗ lực tiếp thị của bạn trên các kênh khác dễ dàng hơn.

SEO có thể hướng dẫn bạn cách tạo trang web tốt hơn: SEO không chỉ là về công cụ tìm kiếm mà còn phục vụ người dùng. Để có một trang web được tối ưu hóa hoàn toàn cho các công cụ tìm kiếm, nó phải được tối ưu hóa cho người dùng đầu tiên.

Quảng cáo tìm kiếm có trả tiền (PSA)

Bên cạnh việc nhận lưu lượng truy cập không phải trả tiền từ Công cụ tìm kiếm, cách khác để tận dụng hàng triệu người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm hàng ngày và nhận được lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu đến trang web của bạn là thông qua quảng cáo trả tiền.

Nếu bạn tìm kiếm trên Google, bạn sẽ nhận thấy rằng bên trên và bên dưới kết quả không phải trả tiền sẽ hiển thị Quảng cáo trả tiền.

Thay vì chờ đợi để đạt được thứ hạng cao thông qua SEO, bạn có thể trả tiền theo cách của bạn để quảng cáo xuất hiện trên đầu.

Tất nhiên, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, đó không phải là dễ dàng như vậy. Nó trở nên phức tạp hơn khi một số nhà quảng cáo đang cạnh tranh cho một trong những vị trí quảng cáo hàng đầu.

Mô hình được sử dụng phổ biến nhất là PPC (Pay Per Click), có nghĩa là bạn chỉ trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn và hệ thống PSA được sử dụng rộng rãi nhất là Google Ads.

Google Ads thuộc sở hữu của Google và đó là nền tảng bạn cần để hiển thị quảng cáo của mình trên Google hoặc Youtube.

PPC hoạt động như thế nào?

Cách nó hoạt động rất đơn giản nhưng nó trở nên khó khăn hơn khi bạn triển khai chiến dịch ở các thị trường có nhiều cạnh tranh. Dưới đây là tổng quan về quy trình:

  • Bạn tạo một tài khoản miễn phí với Google Ads
  • Bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo. Mỗi chiến dịch có thể chứa một số nhóm quảng cáo, từ khóa và quảng cáo.
  • Bạn chỉ định đối tượng mục tiêu của bạn tức là mọi người có thể xem quảng cáo của bạn (bạn có thể thu hẹp lựa chọn của bạn theo quốc gia, thời gian trong ngày, vị trí người dùng, v.v.).
  • Bạn bắt đầu chiến dịch và bạn chỉ trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.
  • Bạn theo dõi kết quả chiến dịch của mình và thực hiện các thay đổi cần thiết.

Số tiền bạn trả mỗi khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn tùy thuộc vào một số yếu tố.

Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn trước một chỉ dẫn về số tiền bạn sẽ bị tính cho mỗi nhấp chuột nhưng số tiền thực tế được quyết định khi nhấp chuột thực sự xảy ra.

Các nhà quảng cáo sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để họ giành được vị trí hàng đầu.

Để dễ hiểu hơn, giả sử có 10 nhà quảng cáo bán ‘nhẫn cưới’ và muốn quảng cáo của họ được hiển thị bên trên trang đầu tiên của Google khi mọi người tìm kiếm ‘Mua nhẫn cưới ở đâu’.

Google hiển thị 3 quảng cáo phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền và 2 quảng cáo ở dưới cùng. Điều này có nghĩa là chỉ có 5 điểm quảng cáo trên trang đầu tiên nhưng có tới 10 nhà quảng cáo.

Quảng cáo nào sẽ hiển thị trên 5 vị trí có sẵn này?

Tương tự như SEO, hệ thống Google Ads sẽ tính đến một số quy tắc trước khi quyết định vị trí của từng nhà quảng cáo.

Một số yếu tố có thể được kiểm soát bởi các nhà quảng cáo như giá thầu họ sẵn sàng trả cho mỗi nhấp chuột, chất lượng của quảng cáo, v.v. một số được quyết định trong phiên đấu giá và một số chỉ được Google biết đến.

Điều bạn cần hiểu là Quảng cáo trả tiền là cách tuyệt vời để quảng bá trang web của bạn trên Google nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như thiết lập tài khoản và triển khai chiến dịch.

Khi nào sử dụng quảng cáo PPC?

Khi bạn muốn có kết quả nhanh – Một trong những nhược điểm của SEO là cần có thời gian để lên TOP .

Vì vậy, trong khi bạn kiên nhẫn chờ đợi để SEO có được thứ hạng cao hơn, bạn có thể bắt đầu chiến dịch trong Google Ads và nhận được lưu lượng truy cập theo cách này.

Bạn sẽ trả tiền cho lưu lượng truy cập nhưng miễn là bạn có nhiều lợi nhuận.

PPC và SEO có thể kết hợp cùng nhau trong một chiến dịch Marketing. Nó không bao giờ là cái này hay cái kia. Nếu bạn đã có một số kết quả tốt với SEO, bạn có thể tăng thị phần của mình bằng cách chạy quảng cáo cho cùng một từ khóa SEO để tăng lưu lượng truy cập cho website.

SEO là một cách tuyệt vời để có được khách hàng nhưng nếu doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào nó, thì tốt hơn hết là nên quảng cáo PPC như một cách thứ hai.

SEM khác SEO như thế nào

Theo thời gian dần dần SEM được hiểu ngầm là Adwords, do SEO rất khó tính KPI (Chỉ số đo lường) và ROI (Return of Investment) và thường bị phân biệt SEM và SEO như hình ở trên.

Nếu bạn muốn làm quảng cáo PPC – Adwords thì rất dễ, bất kể ai có thẻ tín dụng Quốc tế như VISA, MASTER CARD đều có thể tự quảng cáo trên Google hay Yahoo được. Còn SEO thì khó hơn nhiều, bạn có thể bỏ ra dăm bảy triệu để đi học SEO hoặc có thể thuê các công ty dịch vụ seo thực hiện cho bạn nhanh hơn.

Vậy câu hỏi đưa ra là các bạn làm SEM rồi thì có cần làm SEO nữa không? Đây cũng là một câu hỏi không đúng bởi thực tế thì SEO là một phần của SEM và ngay kể cả bạn trả tiền rồi thì bạn vẫn nên tối ưu trang web của mình. Nói cách khác, việc trả tiền chỉ có thể thực hiện được trong thời gian ngắn (trừ khi bạn có quá nhiều tiền) còn SEO (nhất là organic SEO) có thể mang lại lợi ích cho bạn trong một thời gian dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Phân biệt SEO và SEM trong Digital Marketing

Cùng tìm hiểu các khái niệm như SEO là gì, SEM là gì, phân biệt SEO và SEM, các chiến lược của SEO với SEM và hơn thế nữa.

seo và sem
Phân biệt SEO và SEM?

Marketing càng phát triển, ngôn ngữ của Marketer càng đa dạng và phức tạp. Những thuật ngữ và từ viết tắt mà chúng ta sử dụng thường khiến không ít người hay thậm chí là chính chúng ta cũng đang bối rối. SEO và SEM cũng tương tự.

Phân biệt SEO và SEM.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

seo và sem
SEO và SEO là gì? Cách SEO hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Để có thể dễ dàng hiểu bản chất của SEO hay SEO là gì, bạn có thể xem hình ảnh ở trên.

Khi bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào ô tìm kiếm, chẳng hạn như trong trường hợp này là marketing là gì, bạn có thể thấy một kết quả tìm kiếm trả về là một bài viết về chủ đề Marketing của MarketingTrips.

Các trang kết quả được trả về từ công cụ tìm kiếm này được gọi là SERPs (Search Engine Results Pages).

SEM là gì?

SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức làm marketing trên công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search hay Bing Search.

Trong khi cùng là thuật ngữ nói về cách làm marketing thông qua công cụ tìm kiếm, SEM là khái niệm mang tính tổng quát bao trùm cả SEO và SEO chỉ là một phương thức của SEM.

Mặc dù là vậy, hiện nay vẫn không có không ít các bên coi SEM là hình thức quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm (Paid Search Ads), trái ngược với SEO là miễn phí.

Như đã phân tích, về mặt tổng thể chiến lược, SEM bao gồm SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm để có được lượng người dùng không phải trả phí), Search Ads (có được thứ hạng và người dùng thông qua các quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm) mà Google Search Ads trong Google Ads là hình thức phổ biến nhất và cả các hình thức marketing khác trên công cụ tìm kiếm như Google Shopping, Google Maps hay Google Image.

Liên quan đến khái niệm SEM, nhiều người vẫn gọi là PPC (Pay Per Click) tức đề cập đến các hình thức quảng cáo có trả phí, cụ thể là trả phí trên mỗi lần khách hàng nhấp chuột.

Tuy nhiên cách gọi này không chính xác vì, SEM chỉ đề cập đến các cách thức quảng cáo hay marketing trên công cụ tìm kiếm, PPC thì rộng hơn và không nhất thiết là xảy ra trên công cụ tìm kiếm, GDN hay quảng cáo hiển thị của Google cũng là hình thức PPC tuy nhiên nó không thuộc phạm trù của SEM.

Về cơ bản, sự khác biệt lớn nhất giữa SEO và SEM đó là “miễn phí” và có trả phí.

Tìm hiểu về SEO và SEM.

Bức tranh tổng quan về SEO.

SEO là công cụ cần liên tục phát triển để theo kịp các thuật toán luôn thay đổi của Google. Nhưng có một điều không đổi, SEO được tạo thành từ các hoạt động trên trang (on-page) và ngoài trang (off-page) như hai trụ cột chính.

SEO Onpage.

▪️ Tối ưu hóa meta data, bao gồm thẻ tiêu đề (page title tag), thẻ mô tả (meta description tag), thẻ heading, thẻ ALT hình ảnh, mà trong đó kết hợp các từ khóa mục tiêu.

▪️ Tối ưu SEO bài viết và trang web thông qua chiến lược nghiên cứu từ khóa.

▪️ URL trang đơn giản và được định dạng tốt với các từ khóa chọn lọc.

▪️ Tốc độ tải trang nhanh.

▪️ Tích hợp chia sẻ xã hội trong nội dung.

SEO Offpage.

▪️ Xây dựng liên kết (Link building) để thu hút và có được inbound links chất lượng (các backlink này giúp chiếm phần lớn SEO off-page).

▪️ Tín hiệu từ mạng xã hội (ví dụ: tăng lượng truy cập đến một trang web từ chia sẻ social media).

▪️ Thu hút chú ý từ các trang web nổi bật như Reddit, Facebook, …

Mục đích cuối cùng của SEO.

Tạo ra nội dung có chất lượng và giá trị mà người đọc quan tâm sẽ thấy hữu ích, thường là trên blog và các trang web.

Sử dụng SEO sẽ giúp bạn thiết lập quyền lợi trong thuật toán của Google. Nhờ đó, lượng truy cập trang web sẽ tăng, nhiều cơ hội cho các inbound links và quan trọng nhất là có thêm conversion.

Hãy chú ý đến các chiến thuật trên on-page và off-page để đảm bảo landing page, trang web và bài viết blog của bạn được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm nhé.

Nhất định không được bỏ qua bài viết các thuật ngữ trong SEO nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực này.

Tổng quan về SEM.

seo và sem
Cách thức hoạt động của SEM.

SEM hoàn toàn liên quan đến việc có được khả năng hiển thị tìm kiếm, thông qua các quảng cáo trả tiền trên các công cụ tìm kiếm như Google. Đây được gọi là quảng cáo trả tiền cho mỗi lần chuột (pay-per-click).

Có nhiều thuật ngữ khác được sử dụng cho các hoạt động SEM bao gồm: cost-per-click ads, quảng cáo tìm kiếm phải trả tiền – có trả tiền.

Quảng cáo pay-per-click cho phép bạn chủ động nhắm vào người mua tiềm năng, thông qua quảng cáo và từ khóa phù hợp với truy vấn tìm kiếm của họ.

Và loại quảng cáo này hiển thị trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, bên cạnh danh sách không phải trả tiền. Chúng mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng khả năng hiển thị của các trang web, landing page, bài viết blog và hơn thế nữa.

Các chiến lược SEM đặc trưng.

Google Ads là nền tảng công cụ tìm kiếm phổ biến nhất để lưu trữ quảng cáo. Bạn có thể xem xét các nền tảng khác như Bing hay Yahoo. Bất cứ nơi nào bạn chọn để đổ tiền vào tiếp thị internet của mình, đều có những chiến lược SEM chính như sau:

▪️ Chiến dịch quảng cáo với đối tượng cụ thể (ví dụ: địa lý, ngành, nhân khẩu học,…).

▪️ Tạo các nhóm quảng cáo bao gồm các biến thể từ khóa mục tiêu.

▪️ Viết quảng cáo có liên quan bằng cách sử dụng các từ khóa chọn lọc.

▪️ Đặt ngân sách quảng cáo.

▪️ Theo dõi các số liệu như số lần click, số lần hiển thị, tỷ lệ chi phí mỗi lần trung bình.

Kết luận.

Mặc dù tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu bạn có thể lựa chọn SEO hoặc SEM hoặc kết hợp cả hai. Bằng cách thấu hiểu từng thuật ngữ, sự khác biệt giữa SEO và SEM cũng như vai trò của nó trong doanh nghiệp, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips