Skip to main content

Thẻ: Snapchat

Snap sa thải 10% nhân sự toàn cầu (và sẽ có nhiều đợt sa thải khác trong năm 2024)

Snap Inc, công ty mẹ của Snapchat đang sa thải 10% nhân sự toàn cầu tương đương với khoảng 500 nhân viên, đồng thời cảnh báo rằng nền tảng sẽ tiếp tục sa thải nhân viên trong năm 2024.

Snap đang và sẽ có nhiều đợt sa thải khác trong năm 2024
Snap đang và sẽ có nhiều đợt sa thải khác trong năm 2024

Theo nguồn tin được CNBC chia sẻ, Snap, công ty mẹ của Snapchat đã sa thải 10% nhân sự toàn cầu.

Nguồn tin cho biết nền tảng này dự kiến sẽ có thêm nhiều đợt sa thải nhân sự khác vào năm 2024, mà ít nhất là sau báo cáo tài chính sắp tới.

CEO và người đồng sáng lập Snap, Evan Spiegel, mới đây được cho là đã có thông báo khẩn cấp tới nhân viên của mình với ngụ ý rằng nền tảng cần phát triển nhanh hơn nữa loại kính được hỗ trợ bởi công nghệ thực tế tăng cường (AR) hiện đang bị thống trị bởi Apple và Meta.

Về tổng thể, Snap đang chật vật tìm kiếm lợi nhuận và vẫn chưa cải thiện được doanh thu quảng cáo, trong khi các đối thủ lớn hơn như Meta (Facebook, Instagram) hay TikTok lại chứng kiến hoạt động kinh doanh bùng nổ.

CEO Spiegel cho biết trong một bản ghi chú tháng: “Chúng tôi cần hoạt động kinh doanh của mình đủ mạnh và đủ lợi nhuận để xây dựng các sản phẩm công nghệ thực tế tăng cường”.

Nhiều nhân viên của Snap coi bản ghi nhớ này như một gợi ý rằng công ty sắp có nhiều sự thay đổi lớn. Theo một trong những người quen thuộc với công ty, các nhân viên đã “rất lo lắng” về việc sa thải trong những tuần gần đây.

Vào tháng 9, Snap đã sa thải khoảng 150 người sau khi đóng cửa một bộ phận ngắn hạn chuyên tạo ra các công cụ thực tế tăng cường cho doanh nghiệp.

Vào tháng 10, CEO Spiegel lại thông báo về sự ra đi của Jerry Hunter, người được thăng chức làm COO đầu tiên của Snap vào năm 2022, cùng với kết quả quý 3 mờ nhạt của công ty.

Vào tháng 11, trưởng nhóm kỹ thuật lâu năm của Snap, Nima Khajehnouri, cũng đã rời công ty.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Snapchat thử nghiệm gói có trả phí không có quảng cáo (ad-free subscription)

Sau thử nghiệm của YouTube hay Meta, Snapchat mới đây cũng đã công bố đang thử nghiệm gói xem nội dung có trả phí và không phải xem quảng cáo.

Snapchat thử nghiệm gói có trả phí không có quảng cáo (ad-free subscription)
Snapchat thử nghiệm gói có trả phí không có quảng cáo (ad-free subscription)

Snapchat hiện đã bắt đầu thử nghiệm gói đăng ký có trả phí không có quảng cáo ở Úc.

Với 10,50 USD một tháng, gói Snapchat+ mới cho phép người tiêu dùng sử dụng nền tảng này mà không bị gián đoạn bởi các nội dung quảng cáo trong Story hoặc Lens.

Tuy nhiên, ứng dụng này cũng lưu ý rằng người dùng vẫn có thể thấy các nội dung được tài trợ trong My AI.

Về tổng thể, cũng giống như với bất cứ nền tảng nào khác như Facebook hay Instagram, việc nhiều người dùng đăng sử dụng gói không có quảng cáo có thể ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận và thậm chí là cả chuyển đổi quảng cáo của nhà quảng cáo, tuy nhiên, tính thời điểm hiện tại tỷ lệ người dùng đăng ký các gói này là rất nhỏ.

Ví dụ như theo thông tin từ chính Snapchat, hiện chỉ có chưa tới 1% người dùng đăng ký gói có trả phí của nền tảng.

Các gói hiện tại của Snapchat bao gồm:

  • Gói hàng tháng: Với 3,91 USD một tháng, người dùng có thể trải nghiệm phiên bản Snapchat cung cấp tất cả các định dạng quảng cáo.
  • Gói hàng năm: Bằng cách đăng ký gói đăng ký 12 tháng, người dùng phải trả 2,73 USD/tháng cho phiên bản Snapchat phục vụ tất cả các định dạng quảng cáo.
  • Gói hàng tháng không có quảng cáo (ad-free): Với 10,50 USD một tháng, người dùng có thể trải nghiệm phiên bản Snapchat hầu như không có quảng cáo.

Người dùng có thể hủy đăng ký Snapchat+ bất cứ lúc nào trong cửa hàng ứng dụng.

Gói đăng ký Snapchat+ không có quảng cáo hiện chỉ đang được thử nghiệm ở Úc.

Theo giải thích của Snapchat:

“Nhận thức rằng Úc là nơi phù hợp để thử nghiệm lần đầu vì lượng người dùng ở đây đa dạng và có cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến.”

“Nó không chỉ dựa trên yếu tố luật pháp hoặc quy định mà còn phụ thuộc vào sự tham gia tương tác và phản hồi của người dùng ở thị trường đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Snap tăng trưởng trở lại, cam kết ROI cao hơn cho nhà quảng cáo

Việc liên tục tích cực đầu tư vào AI và các giải pháp quảng cáo đã giúp Snap tăng trưởng doanh thu trở lại, hứa hẹn mang lại ROI cao hơn cho các nhà quảng cáo.

Doanh thu của Snap tăng trưởng tốt, cam kết ROI cao hơn cho nhà quảng cáo
Doanh thu của Snap tăng trưởng tốt, cam kết ROI cao hơn cho nhà quảng cáo

Theo báo cáo doanh thu quý 3 năm 2023 mới đây từ Snap, công ty mẹ của Snapchat, doanh thu của nền tảng đã tăng 5% sau hai quý liên tiếp sụt giảm.

Cũng tương tự như Google hay Meta, quảng cáo là nguồn doanh thu lớn nhất của Snap – mặc dù đã tăng trưởng trở lại, Snap vẫn cho rằng thị trường quảng cáo trực tuyến vẫn đang đối mặt với một số thách thức đáng kể.

Đại diện của Snap cho rằng nhiều thương hiệu đang tạm dừng chi tiêu, cắt giảm chi tiêu và thậm chí là có kế hoạch tạm dừng chi tiêu.

Doanh thu trong quý 3 của Snap là 1,19 tỷ USD, tăng so với mức 1,13 tỷ USD một năm trước. Trong hai quý trước, doanh thu của Snap đã giảm từ 4% đến 7%.

Tích cực đầu tư vào giải pháp quảng cáo.

Trong thư gửi các nhà đầu tư, Snap cho biết nền tảng đã “tập trung vào việc cải thiện nền tảng quảng cáo” để tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các nhà quảng cáo.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư thực sự đáng kể vào cách nền tảng xếp hạng quảng cáo và tối ưu hóa quảng cáo nhằm tạo ra các phạm vi tín hiệu rộng hơn và thúc đẩy các mô hình lớn hơn. Tốc độ thử nghiệm các giải pháp mới hiện cũng nhanh hơn nhiều.”

Theo chia sẻ của Snap, nền tảng đã ứng dụng công nghệ máy học (ML) vào việc cải thiện xếp hạng và tối ưu hóa quảng cáo. Điều này đã dẫn đến một sự cải thiện đáng kể về ROI cho các nhà quảng cáo đồng thời tăng doanh thu ở các phần kênh thấp hơn trong phễu bán hàng (Sales Funnel).

Số lượng người đăng ký có trả phí trên Snap hiện đang tăng cao.

Hiện số người dùng hoạt động hàng ngày trong quý 3 của Snapchat là 406 triệu, tăng 12% so với một năm trước. Tháng trước, Snap cho biết ứng dụng đã đạt được mức 5 triệu người dùng đăng ký có trả phí (Paid Subsciber), tăng từ mức 4 triệu vào tháng 6.

Tháng trước, Snap cũng đã hợp tác với Microsoft để đưa các liên kết được tài trợ vào chatbot AI của Snap là My AI.

Snap báo cáo rằng My AI hiện có hơn 200 triệu người dùng và gửi hơn 20 tỷ tin nhắn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Lượng người dùng Snapchat+ của Snapchat đạt mức 5 triệu

Theo số liệu mới được công bố, Snapchat+ của mạng xã hội Snapchat hiện đã có 5 triệu người dùng có trả phí.

Snapchat+ có 5 triệu người dùng có trả phí
Snapchat+ có 5 triệu người dùng có trả phí

Trong khi X (Twitter) và Meta (Facebook, Instagram…) vẫn đang loay hoay với phương án tính phí cho người dùng (Subscription model), tính năng có trả phí Snapchat+ của mạng xã hội Snapchat hiện đã chạm mức 5 triệu người, tăng mạnh so với mức 4 triệu chỉ cách đây 3 tháng.

Với con số này, có thể nói Snapchat là một trong những mạng xã hội thành công nhất với gói có trả phí cho người dùng. Để so sánh, X Premium (trước đây là ‘Twitter Blue’) hiện chỉ có tổng cộng khoảng 1 triệu thành viên, trong khi gói xác minh (tick xanh) cho người dùng của Facebook hay Instagram của Meta thì hiện vẫn đang thử nghiệm ở một số thị trường nhất định (và được cho là có số lượng rất hạn chế).

Với hơn 5 triệu người dùng có trả phí, Snapchat+ hiện đang tạo ra doanh thu trực tiếp gần 20 triệu USD mỗi tháng trong ứng dụng.

Tính đến thời điểm hiện tại, lượng người dùng của mạng xã hội Snapchat là khoảng 750 triệu người hoạt động hàng tháng (MAU), điều này có nghĩa là lượng người dùng có trả phí của mạng xã hội cũng chỉ mới chiếm 0.67%.

Theo Snap:

“Kể từ khi ra mắt, người đăng ký (subscriber) là những người đầu tiên dùng thử hơn 20 tính năng mới, bao gồm các sản phẩm hỗ trợ AI mới nhất ví dụ như My AI và Dreams.

Trong vài tuần qua, chúng tôi cũng đã giới thiệu thêm tính năng khôi phục Streak và tuỳ chỉnh kích thước văn bản để nhấn mạnh những gì thực sự quan trọng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Snapchat sẽ hiển thị quảng cáo trong stories và chia sẻ doanh số với nhà sáng tạo

Tính năng hiển thị quảng cáo mới trong mục câu chuyện (stories) hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ sớm ra mắt với người dùng và nhà sáng tạo.

Snapchat sẽ hiển thị quảng cáo trong stories và chia sẻ doanh số với nhà sáng tạo

Theo đó, Snapchat đang giới thiệu một cách mới để các nhà sáng tạo trên ứng dụng có thể kiếm tiền. Các quảng cáo hiện đang xuất hiện giữa các video trong mục Câu chuyện của một nhóm nhỏ nhà sáng tạo nội dung ở Mỹ, sau giai đoạn thử nghiệm, nền tảng này hy vọng sẽ sớm áp dụng cho các nhà sáng tạo và thị trường khác trên toàn cầu.

Theo Snap, khi một quảng cáo được hiển thị trong Câu chuyện của các nhà sáng tạo, Snapchat sẽ chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo đó.

Công ty cho biết hoạt động chia sẻ doanh thu sẽ dựa trên một công thức có tính đến các chỉ số như tần suất đăng bài và mức độ tương tác của các bài đăng.

Tính năng này hiện chỉ dành cho các Snap Stars (những người có ảnh hưởng lớn trên nền tảng), những nhà sáng tạo hoặc nhân vật của công chúng có lượng người theo dõi lớn và tài khoản đã được xác minh trên Snapchat (được biểu thị bằng một ngôi sao màu vàng).

Tính năng mới của Snapchat được ra mắt trong bối cảnh nền tảng này đang tìm nhiều cách hơn để thu hút nhà sáng tạo và người dùng đến với nền tảng, đồng thời khi ngày càng nhiều người dùng trẻ tuổi chuyển sang TikTok hay Reels, áp lực tăng trưởng của Snapchat cũng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Công ty cho biết họ đã trả hơn 250 triệu USD cho những nhà sáng tạo vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Snapchat cán mốc 500 triệu người dùng

Snapchat đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và tỷ lệ người dùng lên tới 90% trong độ tuổi 13-24 tuổi, 75% ở độ tuổi 13-34.

Ngày 21/5, Snapchat – mạng xã hội nổi tiếng với giới trẻ dùng điện thoại thông minh, thông báo đã cán mốc 500 triệu người dùng hàng tháng trên khắp thế giới.

Phát biểu khai mạc hội nghị lãnh đạo đối tác của công ty mẹ Snap, Giám đốc Điều hành (CEO) Snapchat, ông Evan Spiegel cho biết:

“Giờ đây chúng tôi đã đạt tới ngưỡng hơn 500 triệu người dùng hàng tháng, tức là cứ hai người dùng điện thoại thông minh tại Mỹ thì có gần một người sử dụng Snapchat.”

Theo ông, tại Mỹ, Pháp, Anh, Australia và Hà Lan, Snapchat đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Tỷ lệ người dùng lên tới 90% trong độ tuổi 13-24 tuổi, và 75% ở độ tuổi 13-34.

Snapchat đã chứng kiến sự tăng trưởng nóng trong năm qua, khi nhiều khách hàng phải ở trong nhà do đại dịch.

Ông Spiegel cho biết cộng đồng Snapchat bên ngoài Bắc Mỹ và châu Âu đang gia tăng nhanh chóng. Khoảng 40% số người dùng mạng xã hội này hiện ở ngoài hai khu vực trên.

Con số 500 triệu người dùng nói trên cao hơn bất kỳ ước tính nào trước đó, cho thấy sự gia tăng mạnh mức độ sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời cho thấy nỗ lực chạy đua của Snapchat trước các đối thủ như TikTok và Instagram của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Pinterest cạnh tranh sát với TikTok và Snapchat khi tăng trưởng hơn 37% người dùng hàng tháng

Pinterest tiếp tục phát triển lượng người dùng tiềm năng của mình và thêm các tính năng mới để giúp các nhà marketers kết nối nhiều hơn với Pinners.

Bạn đang không chắc liệu thương hiệu của mình có tìm được đối tượng mục tiêu trên Pinterest hay không?

Các số liệu mới từ mạng xã hội trực quan này cho thấy cân nhắc đó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi người dùng trung bình hàng tháng (MAU) đã tăng 37% trên toàn cầu.

Mặc dù người dùng Pinterest của Mỹ tăng trưởng chậm hơn so với thị trường quốc tế, người Mỹ vẫn là nguồn doanh thu chính của Pinterest và là cơ hội vàng để những người làm marketing tiếp cận và truyền cảm hứng cho đối tượng mục tiêu mới.

Pinterest báo cáo doanh thu 582 triệu USD trong quý 4 năm 2020 từ Mỹ và thêm 123 triệu USD trên toàn thế giới.

Với sự tăng trưởng tốt trong mỗi quý, Pinterest đã tăng doanh thu từ chỉ hơn 1 tỷ USD vào năm 2019 lên 1,69 tỷ USD vào năm 2020.

Mức độ phổ biến hiện tại của Pinterest khiến ứng dụng này cạnh tranh mạnh với TikTok và Snapchat.

Pinterest đã hoạt động tốt kể từ khi công khai nền tảng này vào ngày 18 tháng 4 năm 2019, kết thúc quý 4 năm 2020 với 98 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) ở Mỹ.

Điều đó đánh dấu tốc độ tăng trưởng 46% trên phạm vi quốc tế và 11% ở thị trường Mỹ so với năm ngoái.

Lượng người dùng tích cực này đưa Pinterest vào cùng mức phổ biến như TikTok, được báo cáo là có khoảng 100 triệu người dùng tính đến tháng 8 năm 2020.

Tương tự, Snapchat được báo cáo có 108 triệu người dùng tại Mỹ vào tháng 1 năm 2021.

Nếu bạn đang lập kế hoạch cho chiến lược marketing của riêng mình hoặc tìm kiếm các kênh hiệu quả để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thì Pinterest có sẵn cho bạn để sử dụng cùng với TikTok và Snapchat.

Nhưng bạn sẽ kết nối với ai trên Pinterest?

Gen Z and Y đang tăng trưởng mạnh trên Pinterest.

Phụ nữ là đối tượng chính đón nhận Pinterest khi nền tảng này lần đầu tiên ra mắt và vẫn chiếm 60% người dùng của nền tảng trên toàn cầu; tuy nhiên, ứng dụng này đã tuyên bố trong một bài đăng rằng:

“Thế hệ Z và Millennials (Y) đang thúc đẩy phần lớn sự phát triển của chúng tôi, với số lượng nam giới trên Pinterest cũng tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Tháng 10 năm ngoái, nền tảng này cũng tuyên bố rằng:

“Những người ghim tương tác với các giao diện mua sắm trên Pinterest đã tăng hơn 85% trong sáu tháng qua.”

Theo Pinterest, Gen Z pinners đang thúc đẩy sự phổ biến của các xu hướng làm đẹp như ‘Indie beauty’ và ‘Rainbrows.’

Nếu bạn đang muốn kết nối với những người sành ăn, bạn sẽ muốn nhắm mục tiêu Gen X bằng Pins (Ghim) được tài trợ của bạn. Đây là hoạt động thúc đẩy khách hàng mục tiêu trên các tìm kiếm như “Epic charcuterie”, “You’re the top chef” và “Bland is banned.”

Bạn cũng sẽ tìm thấy thế hệ Boomers trên Pinterest. Nền tảng cũng cho biết đây là thông tin nhân khẩu học đằng sau các tìm kiếm như “Du mục bình thường” và “Xe đi xa” khi họ đang tìm cách thoát khỏi sự ‘ngột ngạt’ sau đại dịch.

Pinterest tiếp tục phát triển, bao gồm cập nhật bảng tin và tung ra các công cụ bán hàng bổ sung mới để hỗ trợ khả năng khám phá và giúp các doanh nghiệp có được khách hàng tiềm năng thông qua con đường chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Hơn 500.000 người tải Telegram vì Donald Trump

Người ủng hộ Trump đổ sang ứng dụng Telegram sau khi loạt mạng xã hội khóa tài khoản của ông và nền tảng Parler bị gỡ khỏi chợ ứng dụng.

Telegram trở thành ứng dụng được tải về nhiều thứ hai tại Mỹ trong ngày 10/1 khi nhiều người dùng tìm ‘chỗ trú chân’ mới sau khi tài khoản của Tổng thống Donald Trump bị các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Snapchat khóa vô thời hạn.

Hơn 545.000 người đã tải ứng dụng này từ ngày 6 đến 10/1, gấp gần ba lần một tuần trước đó. Các bài viết trên Parler, nền tảng được coi là “thiên đường” của những người bị Twitter khoá tài khoản, cũng hối thúc người dùng chuyển sang Telegram trước khi Parler bị Apple và Google gỡ khỏi kho ứng dụng hôm 11/1.

Nhiều đồng minh chủ chốt của Trump, trong đó có con trai Donald Trump Jr. và cựu luật sư Sidney Powell, cũng thường xuyên đăng bài trên Telegram.

Những nhóm người dùng Parler hoặc ủng hộ Trump trên ứng dụng này cũng thu hút hàng chục nghìn tài khoản.

Telegram là ứng dụng được người Nga phát triển, hoạt động tương tự WhatsApp, cho phép lập nhóm chat hoặc gửi tin nhắn giữa từng cá nhân, đồng thời cho những tài khoản công chúng lập kênh để phát thông điệp đến người theo dõi.

Mỗi nhóm chat công khai có thể tiếp nhận tới 200.000 người. Tin nhắn gửi qua Telegram được mã hóa, khiến ứng dụng này được dùng để né tránh các biện pháp giám sát của giới chức.

Jen Goldbeck, giáo sư ngành thông tin tại Đại học Maryland của Mỹ, nhận định Telegram có thể trở thành mái nhà dài hạn cho người ủng hộ Trump, vì nó ít có khả năng bị vô hiệu hóa như Parler.

Độ ổn định và dễ sử dụng cũng khiến Telegram hấp dẫn hơn những nền tảng như Gab, 4chan hay TheDonald.win.

Hàng chục nền tảng mạng xã hội đã thực hiện biện pháp chặn hoặc hạn chế nội dung, tài khoản liên quan đến Tổng thống Trump ở các mức độ khác nhau sau vụ người biểu tình ủng hộ ông xâm chiếm tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1, làm gián đoạn quy trình chứng nhận kết quả bầu cử của đại cử tri đoàn, khiến ít nhất 6 người chết và hàng chục người bị thương.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Top 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất thế giới năm 2020

Hãy cùng điểm qua 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất hiện nay: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.

Ảnh: Search Engine Journal

Tất cả các mạng xã hội đều được tạo ra theo một cách riêng.

Trong khi Instagram có thể là một sức mạnh cho một thương hiệu nào đó, thì đối với thương hiệu khác nó lại không mang lại được giá trị gì – và trong khi một doanh nghiệp có thể có rất nhiều lượt tương tác trên Facebook, thì một doanh nghiệp khác sẽ thu hút nhiều hơn trên LinkedIn.

Với ý nghĩ đó, làm cách nào để bạn có thể lựa chọn nơi đầu tư thời gian của mình cũng như khả năng chi tiêu cho quảng cáo?

Động thái tốt nhất cho bạn là nên có sự hiện diện của thương hiệu trên nhiều nền tảng, và trong đó chọn một hoặc vài nền tảng chính yếu để đầu tư và tăng trưởng.

Chúng ta sẽ xem xét từng nền tảng trong số 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội chính bao gồm: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.

Bạn sẽ có được những thông tin chi tiết về nội dung nào thành công trên mỗi nền tảng và nhận được các mẹo hữu ích để đưa hoạt động marketing truyền thông mạng xã hội của riêng bạn.

1. Facebook

  • Trụ sở: Menlo Park, CA
  • Thành lập: 2004
  • MAU: 2.45 Tỷ.

Một số ngành hàng phát triển mạnh trên Facebook bao gồm dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, bán lẻ, trò chơi, giải trí, truyền thông, viễn thông, công nghệ, hàng tiêu dùng và doanh nghiệp ô tô.

Trong khi ‘News Feed’ ngày càng ngăn chặn các bài đăng của doanh nghiệp, vẫn có nhiều cách để tăng cường sự tương tác mà không cần đầu tư vào quảng cáo.

Bạn nên cân nhắc tham gia (hoặc tạo) các nhóm, sử dụng chatbot Facebook Messenger hoặc sử dụng video trực tiếp để tăng mức độ tương tác của bạn.

2. Twitter

  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • Thành lập: 2006
  • MAU: 330 Triệu.

Nếu doanh nghiệp của bạn liên quan đến giải trí, thể thao, chính trị hoặc marketing, bạn có thể kiếm được mức độ tương tác lớn trên Twitter.

Trên Twitter, các thương hiệu có cơ hội để tạo dựng và xây dựng tiếng nói của họ.

Tham gia vào các chủ đề, cung cấp giá trị, chia sẻ nội dung của riêng bạn cũng như của những người khác và tham gia cuộc trò chuyện liên tục với đối tượng mục tiêu.

3. LinkedIn

  • Trụ sở: Mountain View, CA
  • Thành lập: 2003
  • MAU: 310 Triệu

Trong mạng lưới chuyên gia khổng lồ của mình, bạn sẽ tìm thấy hơn 61 triệu người dùng ở các vị trí cấp cao trên LinkedIn.

Nếu bạn đang tìm kiếm những người ra quyết định có khả năng thuê công ty của bạn, cung cấp sản phẩm hoặc hợp tác với bạn, thì LinkedIn là nơi dành cho bạn.

Bạn có biết rằng 44% người dùng LinkedIn có thu nhập trên mức trung bình của quốc gia? Hay hơn 50% người Mỹ có bằng đại học sử dụng LinkedIn?

Nó có thể không phải là mạng xã hội ‘hào nhoáng’ nhất, nhưng có tiềm năng vô hạn để kết nối với một nhóm chuyên gia ưu tú, những người có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.

4. Instagram

  • Trụ sở: Menlo Park, CA
  • Thành lập: 2010
  • MAU: 1 Tỷ.

Instagram là một nền tảng chứa nhiều hình ảnh bắt mắt và cảm hứng sáng tạo.

Đây cũng là một mạng xã hội nơi các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm và những người có ảnh hưởng.

Kể từ khi giới thiệu các bài đăng có trả phí vào năm 2018, ROI tiềm năng cho các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm cao hơn bao giờ hết – Không chỉ ngành B2B có thể kết nối với một lượng lớn khán giả, bạn còn có thể liên kết thông tin sản phẩm và doanh số bán hàng trực tiếp từ nền tảng này.

Nếu nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu của bạn dưới 35 tuổi, thì Instagram là ‘một mỏ vàng’: 63% người dùng ở độ tuổi từ 18 đến 34, hầu như có sự phân chia giữa người dùng nam và nữ.

5. Snapchat

  • Trụ sở: Los Angeles, CA
  • Thành lập: 2011
  • MAU: 360 Triệu.

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là trẻ, bạn chắc chắn muốn tham gia vào Snapchat.

Những người dùng tích cực nhất Snapchat là những người từ 13 tuổi và họ dành tới 30 phút mỗi ngày cho ứng dụng này.

Snapchat là ‘nơi ẩn náu’ của nội dung do người dùng tạo, video hậu trường, ưu đãi độc quyền và người có ảnh hưởng.

6. Pinterest

  • Thành lập: 2010
  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • MAU: 322 Triệu.

Một số nội dung phổ biến nhất trên Pinterest bao gồm thời trang, thực phẩm, trang trí, đám cưới, tập luyện.

Ngoài ra, bất kỳ thứ gì có hình ảnh phong phú đều có thể phát triển mạnh trên Pinterest.

Đáng chú ý, 81% người dùng Pinterest là nữ – nếu bạn có đối tượng chủ yếu là nữ, đó là lý do thuyết phục để đầu tư thời gian vào hoạt động marketing trên nền tảng này.

Điều đó không có nghĩa là nam giới không có trên Pinterest.

Trên thực tế, 40% người đăng ký Pinterest mới là nam giới.

7. Reddit

  • Thành lập: 2005
  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • MAU: 430 Triệu.

Reddit tự coi mình là “trang đầu của internet”.

Theo bảng xếp hạng của Alexa, Reddit là một trong 20 trang web được truy cập nhiều nhất.

Reddit có sự pha trộn độc đáo giữa nội dung và cộng đồng, với hơn 150.000 cộng đồng dành riêng cho mọi chủ đề.

Với rất nhiều ngóc ngách, luôn có một vị trí cho mọi thương hiệu và doanh nghiệp – vấn đề của bạn là tìm ra những ngóc ngách, nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn đang hoạt động và tìm hiểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Snapchat chia sẻ xu hướng và hành vi người dùng trên nền tảng năm 2020

Snapchat đã chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về các xu hướng người tiêu dùng mới nhất, vốn đang ngày càng thay đổi do đại dịch.

Theo Snapchat:

“Các sự kiện của năm 2020 đã làm thay đổi cách chúng ta làm việc, mua sắm và giữ liên lạc, tạo ra điều được gọi là “bình thường mới “. Giờ đây, khi chúng ta xây dựng hy vọng phục hồi vào năm 2021 và xa hơn, đã đến lúc tập trung vào bình thường tiếp theo”.

Snapchat đã thu thập một loạt các xu hướng và thông tin chi tiết vào một báo cáo dài 15 trang mới có tên ‘Các chiến lược cho sự bình thường tiếp theo’, phác thảo thói quen đã thay đổi như thế nào và ý nghĩa của nó đối với cách tiếp cận của bạn.

Snap đã xác định một số thay đổi quan trọng, bao gồm sự gia tăng của thương mại điện tử di động, sự hồi sinh của mã QR cho marketing, mở rộng và tăng khả năng tiếp cận của AR (thực tế ảo tăng cường) cho các chiến dịch và sự phát triển không ngừng của các công cụ cũng như tùy chọn video của riêng mình.

Theo Snap:

Thế hệ Millennials hay thế hệ Y là thế hệ lớn nhất trong lịch sử. Vào năm 2020, họ đã thực hiện một trong ba lần mua hàng và thế hệ này dự kiến sẽ thúc đẩy một nửa mức tăng tăng trưởng chi tiêu trong thập kỷ tới.”

Có rất nhiều ghi chú thú vị ở đây và các gợi ý để giúp định hướng chiến lược tương lai của bạn, với thế hệ trẻ dẫn đường cho những thay đổi quan trọng tiếp theo.

Ngoài ra, Snapchat cũng đã chia sẻ một số thông tin chi tiết về việc sử dụng tổng thể, điều này tiếp tục nhắc lại khả năng ảnh hưởng của ứng dụng đối với thế hệ người tiêu dùng tiếp theo này.

Có một số lưu ý hay và quan trọng ở đây, điều rất đáng để lưu ý trong kế hoạch của bạn, với những hiểu biết cụ thể về xu hướng và thói quen tiêu dùng đang gia tăng, tất cả đều chỉ ra những cách tiếp cận mới và những thay đổi đang phát triển.

Ngay cả khi Snapchat không nằm trong kế hoạch năm 2021 của bạn, bạn cũng nên xem xét và hiểu rõ hơn về những xu hướng chính này.

Bạn có thể tải xuống báo cáo “Các chiến lược bình thường tiếp theo” của Snapchat tại đây:

Strategies for the Next Normal

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google kết hợp với Snapchat sử dụng hiệu ứng tương tác thực tế ảo cho ‘Year in Search’

Điều này thật thú vị – Google đã tạo ra một ‘Ống kính’ mới trong Snapchat, cung cấp khả năng tương tác về tổng quan xu hướng ‘Tìm kiếm hàng đầu của năm’ – ‘Year in Search’.

Theo giải thích của Snapchat:

“Khi năm 2020 kết thúc, Snap và Google đã hợp tác để đưa câu chuyện mang tính biểu tượng của Google về “Tìm kiếm hàng đầu của năm” với trải nghiệm tương tác thực tế ảo đầy sống động.

Đây là lần đầu tiên “Tìm kiếm hàng đầu của năm” của Google được sử dụng công nghệ AR và màn ra mắt của chiến dịch trên Snapchat.”

Ngoài ‘Ống kính’ (Lens), Snapchat nói rằng Google cũng sẽ chạy video “Tìm kiếm hàng đầu của năm” dưới dạng quảng cáo trên Snapchat, “đây là lần đầu tiên chương trình được giới thiệu dưới dạng video dọc trên nền tảng này”.

Việc tích hợp nhấn mạnh mức độ liên quan ngày càng tăng của Snapchat, không chỉ với tư cách là một nền tảng AR, mà còn là một công cụ kết nối rộng hơn, với việc Google sử dụng ứng dụng này để giúp nâng cao nhận thức về xu hướng tìm kiếm tổng quan trong năm.

Nó cũng có thể báo hiệu mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa hai công ty. Google đã từng tìm cách mua lại Snap, vì vậy họ chắc chắn sẽ quan tâm đến những gì nhóm Snapchat đang làm và phát triển.

Điều đó có thể thấy cơ hội hội nhập sâu hơn giữa hai bên trong tương lai?

Nhưng thực sự, điều đáng quan tâm nhất ở đây là các công cụ AR của Snapchat và cách chúng tiếp tục phát triển và cung cấp cơ hội mới cho các dự án tương tự.

AR được thiết lập để trở thành một sự cân nhắc lớn hơn nhiều vào năm 2021, khi cả Facebook và Apple đều tìm cách phát hành kính hỗ trợ AR của họ.

Snapchat dường như đi đầu trong sự thay đổi đó và mặc dù nó không có kế hoạch công khai cho giai đoạn tiếp theo của thiết bị đeo Spectacles của riêng mình, nhưng những dự án như thế này cho thấy Snap vẫn là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P4)

Nhiều doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xoay sở để trụ vững trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không may mắn được như vậy và kết quả là họ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Snapchat

Snapchat đã tiếp tục thiết lập thị trường ngách của riêng mình vào năm 2020, đặc biệt là đối với sức hút không ngừng của nó đối với nhóm đối tượng trẻ. Các mối quan hệ đối tác ứng dụng mới và các tùy chọn tương tác cũng đã cung cấp thêm nhiều cách để xem xét, nhưng AR vẫn là chìa khóa để thúc đẩy sự hấp dẫn của ứng dụng này.

Cách tiếp cận mới để giải trí

Một trong những lĩnh vực thế mạnh chính của Snapchat là sự phát triển ổn định của chương trình Snap Originals, các chương trình truyền hình ngắn, được căn chỉnh theo chiều dọc, thu hút người xem trẻ tuổi và thói quen tiêu dùng đang phát triển của họ.

Với điều này, chúng ta mong đợi rằng Snap sẽ tập trung nhiều hơn vào Snap Originals vào năm 2021 – và mong đợi sẽ thấy nhiều nhà xuất bản và hãng phim lớn chú ý hơn đồng thời tìm cách phù hợp hơn với định dạng, khi họ tìm kiếm những cách mới để duy trì kết nối với khán giả trẻ hơn.

Điều đó có thể thấy qua một số thông báo lớn cho Snap Originals, với những người nổi tiếng tên tuổi sẽ tham gia. Và điều đó sẽ mang lại nhiều người xem hơn nữa cho Snap, mở rộng cơ hội quảng cáo và tiếp xúc với Snap.

Tập trung vào thương mại điện tử

Khi Instagram và Facebook tìm cách kết hợp nhiều công cụ thương mại điện tử hơn, mong đợi Snap cũng sẽ phù hợp với sự thay đổi này và tìm cách cung cấp cho những người sáng tạo của mình nhiều cơ hội hơn để bán sản phẩm trực tiếp trong luồng.

Snapchat đã thử nghiệm trên nhiều tùy chọn thương mại điện tử khác nhau trong một khoảng thời gian, bao gồm cả việc tích hợp với Amazon, nhưng khi việc mua sắm trong nguồn cấp dữ liệu trở nên quen thuộc hơn, Snap cũng nên kết hợp các công cụ tương tự để tối đa hóa cơ hội của riêng mình.

 Nâng cao AR – Thực tế ảo tăng cường

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P4)

Như đã lưu ý, AR vẫn là chìa khóa để tối đa hóa sự phát triển của Snapchat và như vậy, bạn có thể mong đợi thấy Snap bổ sung thêm nhiều chức năng và công cụ AR hơn.

Snapchat đã bắt đầu triển khai khả năng ‘quét’ mã vạch và nhãn để cung cấp thêm thông tin theo ngữ cảnh thông qua máy ảnh của mình và nó sẽ tiếp tục bổ sung vào cơ sở dữ liệu cho các mục có thể quét và kết nối các bản quét đó với các công cụ AR nâng cao, bao gồm khuyến mãi, ưu đãi và hơn thế nữa.

Và điều đó sẽ dẫn đến một sự phát triển quan trọng khác …

Hợp tác với Apple 

Snapchat đã làm việc với Apple trong nhiều năm để giúp phát triển chức năng AR của Apple. Quay trở lại năm 2017, khi ra mắt iPhone X, Apple đã giải thích cách họ làm việc với Snapchat để phát triển ‘Ống kính’ và các bổ sung hình ảnh dựa trên những tiến bộ mới nhất của thiết bị, trong khi với sự ra mắt của iPhone 12 vào đầu năm nay, Apple đã thông báo rằng Snap sẽ là một trong những đối tác đầu tiên cho tính năng LiDAR mới của mình.

Kính AR của Apple sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2022, nhưng có thể được đẩy lên sớm hơn phụ thuộc vào nỗ lực của Facebook.

Tất cả các phát triển AR của Snap sẽ phù hợp với điều này và đó sẽ là một bước phát triển lớn cho ứng dụng này.

TikTok

TikTok để lại vô cùng nhiều ấn tượng vào năm 2020. Ứng dụng video dạng ngắn này đã tăng từ 500 triệu người dùng vào tháng 12 năm 2019 lên gần một tỷ ở hiện tại và mặc dù phải đối mặt với các lệnh cấm, hạn chế, cáo buộc kiểm duyệt, đang trải qua các cuộc đánh giá an ninh quốc gia.

Bất chấp tất cả những điều này, TikTok vẫn tiếp tục tiến về phía trước và hiện có vẻ sẽ tiến lên cấp độ tiếp theo vào năm 2021.

Và nó có thể là một cân nhắc chính cho cách bạn sẽ làm digital marketing của mình.

Tập trung vào thương mại điện tử

Giống như hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng sẽ đưa thương mại điện tử trở thành trọng tâm vào năm 2021 – mặc dù trong trường hợp của TikTok, điều đó sẽ cấp bách hơn một chút.

TikTok cần tìm thêm cách để đảm bảo những người sáng tạo hàng đầu của mình được trả tiền, nếu không, họ sẽ chuyển sang các nền tảng khác, nơi họ có thể kiếm tiền thật.

Đó là điều cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Vine – khi các ngôi sao lớn của nó nhận ra rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn trên YouTube và Instagram, họ đã kêu gọi Vine thiết lập một thỏa thuận chia sẻ doanh thu tốt hơn.

Vine (thông qua công ty mẹ Twitter) đã từ chối, và những ngôi sao lớn đó đã rời đi, điều này sau đó dẫn đến sự sụt giảm của ứng dụng.

TikTok hiện lớn hơn Vine trước đây, nhưng ngay cả như vậy, nó vẫn có thể trở thành nạn nhân của điều tương tự nếu nó không thể đưa ra các giao dịch chia sẻ doanh thu hấp dẫn, sinh lợi hơn để giữ chân những người sáng tạo hàng đầu của mình.

Tại Trung Quốc, phiên bản địa phương của TikTok (được gọi là ‘Douyin’) đã đạt được thành công lớn trên mặt trận này bằng cách kết hợp thương mại điện tử và các tùy chọn mua hàng trong luồng (in-stream).

Phần lớn trong số hơn 122 triệu USD doanh thu do Douyin tạo ra vào năm ngoái đến từ các tích hợp thương mại điện tử này và với điều này, bạn có thể mong đợi thấy TikTok đang tìm cách triển khai tương tự và nhanh chóng, vì nó cũng đã tìm cách trở lại đúng hướng sau những bê bối về pháp lý và chính trị.

Nếu thỏa thuận tiếp quản Oracle / Walmart được thông qua, Walmart đã ‘gắn cờ’ ý định thương mại điện tử của mình cho ứng dụng này – mặc dù thỏa thuận đó dường như vẫn chỉ có khả năng xảy ra, do các cuộc đàm phán và trì hoãn đang diễn ra.

Nhưng ngay cả khi không, hãy hy vọng TikTok sẽ bổ sung thêm nhiều công cụ thương mại điện tử hơn nữa vì nó tìm kiếm nhiều cách hơn để tối đa hóa doanh thu và tiềm năng chia sẻ doanh thu.

Liên kết âm nhạc

TikTok cũng sẽ tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với ngành công nghiệp âm nhạc để tổ chức nhiều sự kiện và buổi ra mắt độc quyền hơn, đồng thời thu hút nhiều người hâm mộ hơn.

TikTok đã hợp tác với một số nhạc sĩ trong các buổi hòa nhạc kỹ thuật số độc quyền và hợp tác ký kết của nó với một số hãng lớn.

Khi các nhạc sĩ nhận ra sức mạnh quảng bá của nền tảng, bạn có thể mong đợi rằng những kết nối đó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nữa và điều đó có thể dẫn đến những cơ hội mới, không chỉ cho TikTok mà còn cho các thương hiệu đang tìm cách khai thác những xu hướng này thông qua tài trợ và quan hệ đối tác để mở rộng các chương trình khuyến mãi của họ.

LinkedIn

Và cuối cùng, chúng ta có LinkedIn, người đứng đầu lâu đời trong không gian mạng xã hội, có thể không thú vị bằng một số nền tảng khác, nhưng vẫn là một công cụ kết nối quan trọng cho nhiều thương hiệu.

LinkedIn đã vượt qua 700 triệu thành viên vào năm 2020 và tiếp tục chứng kiến ​​’mức độ tương tác kỷ lục’. LinkedIn đang ở một vị trí vững chắc, là nền tảng quan trọng cho các chuyên gia và nó sẽ tìm cách tận dụng điều này với các bản phát hành năm 2021.

Sự kiện trực tiếp

Sự kiện ảo trở thành trọng tâm chính vào năm 2020 và LinkedIn đã chuyển sang phục vụ cho điều này bằng cách tung ra các công cụ sự kiện của riêng mình và tích hợp chức năng phát trực tiếp với chức năng tương tự.

Các sự kiện có ý nghĩa trên LinkedIn và video trực tiếp là loại nội dung hấp dẫn nhất trên nền tảng. Việc mở rộng các công cụ của nó ở mặt này có vẻ hợp lý – và nếu nó có thể tăng khả năng quảng bá như cũ, bạn có thể mong đợi sẽ thấy nhiều doanh nghiệp hơn tìm cách kết hợp các sự kiện và chức năng của họ vào trải nghiệm LinkedIn.

Phần video chuyên dụng

Như với tất cả các nền tảng mạng xã hội, video là loại nội dung hấp dẫn nhất trên LinkedIn, với người dùng LinkedIn có khả năng chia sẻ video trên nền tảng này cao hơn khoảng 20 lần so với bất kỳ loại bài đăng nào khác.

Do đó, việc LinkedIn tận dụng điều đó bằng một phần video chuyên dụng trong ứng dụng của mình là điều hợp lý. Phần này sẽ tập trung nhiều hơn vào nội dung video chuyên nghiệp, theo lĩnh vực và mang lại nhiều cơ hội hơn cho người sáng tạo trên LinkedIn để xây dựng nhận thức và sự hiện diện của thương hiệu.

Và nó cũng có thể trở thành một cơ hội thu nhập. Nếu LinkedIn muốn cung cấp một không gian riêng để giới thiệu những người sáng tạo video tốt nhất của mình, thì nó cũng có thể cung cấp quảng cáo đầu hoặc giữa video, giúp họ có thêm động lực để tiếp tục đăng.

Điều đó có thể thấy nhiều nội dung video chuyên nghiệp hơn được thêm vào nền tảng, thúc đẩy sự tương tác hơn nữa.

LinkedIn vẫn chưa coi video thành trọng tâm chính, nhưng với việc phân loại chủ đề được cải thiện (thông qua thẻ hashtag) và các tùy chọn video đang phát triển, LinkedIn cũng có thể cung cấp một không gian video chuyên dụng ở một số giai đoạn tiếp theo.

Thông tin chi tiết mới về dữ liệu

LinkedIn có cơ sở dữ liệu nghề nghiệp lớn nhất trong lịch sử, cho phép nó truy cập vào một loạt thông tin chi tiết chuyên sâu về sự nghiệp của mọi người đã tiến triển như thế nào, mọi người đã chuyển sang vai trò nào theo thời gian, điều đó liên quan đến điểm chung và sở thích như thế nào, v.v.

Đây là một điểm mạnh chính của nền tảng này và vào năm 2021, bạn có thể mong đợi LinkedIn sẽ tinh chỉnh hơn nữa việc đối sánh dữ liệu của mình để cung cấp thêm thông tin chi tiết nhằm giúp hướng dẫn người dùng đến con đường sự nghiệp lý tưởng và sự phát triển của họ.

LinkedIn gần đây đã thực hiện một bước theo hướng này với công cụ Career Explorer, công cụ này làm nổi bật các con đường sự nghiệp tiềm năng dựa trên các kỹ năng bạn có.

Phát trực tiếp vào ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn

Các Stories hay ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn vẫn còn khá sơ khai. Trên thực tế, thật thú vị khi thấy điều gì đó khác biệt trong ứng dụng, mặc dù bản thân các ‘Câu chuyện’ có xu hướng hoặc khá nhẹ nhàng hoặc quá quảng cáo.

Nhưng cũng như với Instagram và với sự tập trung rộng rãi hơn vào nội dung video, chúng ta có thể hy vọng LinkedIn sẽ thêm tính năng phát trực tiếp vào công cụ ‘Câu chuyện’ của mình.

Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn không? Có thể là không, nhưng khả năng chia sẻ video trực tiếp từ các sự kiện, ở đầu nguồn cấp dữ liệu người theo dõi, có thể là một cập nhật quan trọng đối với nhiều người.

Hết phần cuối !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Snapchat đang trả cho người dùng 1 triệu USD mỗi ngày để thử nghiệm Spotlight

Theo đó, Snapchat đang tặng 1 triệu USD mỗi ngày cho những người dùng đăng tải nội dung bằng các tính năng mới của ‘Spotlight’ – Đối thủ mới của TikTok.

Snapchat đang đầu tư rất nhiều vào việc quảng bá các tính năng mới trên ứng dụng Spotlight mới của mình, với mức 1 triệu USD mỗi ngày cho những người dùng gửi nội dung tốt nhất.

Spotlight được ví như câu trả lời của Snapchat cho TikTok vì nó cho phép người dùng tạo các loại nội dung video ngắn tương tự.

Với Spotlight, người dùng có thể tạo video ngắn có thời lượng lên đến 60 giây (Tương tự TikTok) và chỉnh sửa chúng bằng các công cụ sáng tạo như:

  • Chú thích
  • Nhạc được cấp phép
  • Bản ghi âm gốc
  • Bộ lọc Thực tế tăng cường – AR (còn được gọi là Ống kính)
  • Ảnh GIF
  • Thẻ hashtags

Snapchat đang đặt tên cho ứng dụng này là “Spotlight” vì nó được thiết kế để làm nổi bật các video giải trí từ tất cả người dùng, bất kể số lượng người theo dõi hoặc người ảnh hưởng của họ.

Spotlight cũng sẽ làm nổi bật nội dung từ người dùng cho dù họ có hồ sơ (Profile) công khai hay không. Snapchat cho biết trong một thông báo:

“Đó là một nơi công bằng và thú vị để Snapchatters chia sẻ những Snaps hay nhất của họ và xem các quan điểm từ khắp cộng đồng Snapchat.”

Để khuyến khích việc sử dụng các tính năng mới của mình, Snapchat đang trả cho người dùng 1 triệu USD mỗi ngày cho những nội dung tốt nhất.

Dưới đây là thông tin thêm về Spotlight, cách sử dụng nó và cách có khả năng kiếm được một khoản tiền thưởng.

Làm thế nào để người dùng có thể gửi nội dung lên Spotlight?

Người dùng có thể gửi nội dung lên Spotlight bằng cách tạo Snap theo cách thông thường.

Tiếp theo, ở đầu màn hình với nút gửi tới ‘Send To’, bạn sẽ thấy có một tùy chọn mới để chọn Spotlight.

Từ đó, nhấn nút ‘Gửi’ ở góc dưới cùng bên phải và nội dung sẽ được gửi.

Người dùng có tùy chọn thêm chủ đề vào Snap của họ trước khi gửi nó cho Spotlight, điều này được khuyến nghị để những người quan tâm đến chủ đề đó có thể hiển thị.

Snapchat quản lý nội dung của Spotlight như thế nào?

Snapchat đang hiển thị nội dung đã gửi trong một phần mới dành riêng cho video Spotlight. Nội dung hiển thị dựa trên sở thích cá nhân của người dùng.

“Chúng tôi tập trung vào việc phục vụ Snaps phù hợp cho đúng người vào đúng thời điểm. Chúng tôi làm điều này bằng cách cố gắng hiểu sở thích cá nhân của bạn”.

Thuật toán của Snapchat cũng xem xét các yếu tố sau khi quản lý nội dung:

  • Thời gian xem
  • Thích
  • Chia sẻ
  • Tỷ lệ thoát

Trước khi nội dung xuất hiện trong Spotlight, nội dung đó sẽ được người kiểm duyệt xem xét để đảm bảo nội dung đó vừa phù hợp vừa mang tính giải trí.

Snapchat nhấn mạnh rằng Spotlight là một nền tảng giải trí chứ không phải là nơi dành cho tin tức hoặc nội dung quá chính trị.

Người dùng Snapchat có thể kiếm tiền từ các bài đăng trên Spotlight như thế nào?

Việc kiếm được tiền từ nội dung gửi Spotlight hay không được xác định bằng công thức độc quyền dựa trên số lượt xem duy nhất mà nội dung đó nhận được so với nội dung khác được gửi vào ngày hôm đó.

Snapchat lưu ý rằng họ đang tích cực theo dõi gian lận để đảm bảo số lượt xem không bị tăng giả mạo.

Thu nhập sẽ được trả cho người dùng hàng ngày và Snapchat sẽ gửi một tin nhắn trực tiếp để thông báo cho những người được thưởng một phần tiền.

Snapchat đang trả 1 triệu USD mỗi ngày từ nay đến cuối năm 2020. Và thậm chí có thể lâu hơn, công ty này cho biết.

Spotlight đang được triển khai từ từ và có sẵn đầu tiên ở các quốc gia sau:

  • Châu Úc
  • Canada
  • Đan mạch
  • Pháp
  • Đức
  • Ireland
  • New Zealand
  • Na Uy
  • Thụy Điển
  • Vương quốc Anh
  • Hoa Kỳ

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Snapchat công bố tính năng tạo video dạng ngắn nhằm cạnh tranh với TikTok

Tính năng mới này của Snapchat có tên gọi là Spotlight sẽ gợi ý người dùng xem các nội dung do những người có ảnh hưởng và những thành viên khác của mạng xã hội này chia sẻ.

Để cạnh tranh với các đối thủ khác như TikTok của Trung Quốc, ngày 23/11, mạng xã hội Snapchat của Mỹ công bố một tính năng gợi ý video ngắn mới.

Snapchat là một ứng dụng phổ biến trên thế giới với những người dùng điện thoại thông minh trẻ tuổi, với 249 triệu người dùng (số liệu tính tới cuối tháng 9).

Tính năng mới có tên gọi là Spotlight sẽ gợi ý người dùng xem các nội dung do những người có ảnh hưởng và những thành viên khác của mạng xã hội này chia sẻ.

Spotlight được tung ra để mở rộng các kết nối trong cộng đồng người dùng Snapchat bằng cách cho phép mọi người tạo các video ngắn và đưa lên mạng xã hội này.

Tính năng này khuyến khích người dùng tạo các video ngắn đi kèm những công cụ chỉnh sửa sử dụng filters (bộ lọc) và thêm các hiệu ứng làm đẹp.

Công ty Snap, đơn vị sở hữu của nền tảng Snapchat, cho biết Spotlight mang lại một trải nghiệm mới, giúp người dùng chia sẻ video với hàng triệu người khác và cũng có thể kiếm lời từ những video này.

Snap cũng khẳng định triển khai đội ngũ nhân sự kiểm duyệt nội dung các video đăng tải, thay vì các hệ thống tự động mà các đối thủ áp dụng. Spotlight cũng không có mục bình luận từ cộng đồng.

Spotlight sử dụng thuật toán phân tích thói quen xem video của người dùng để gợi ý những video phù hợp nhất.

Hiện các mạng xã hội đang cạnh tranh mạnh mẽ trong phát triển những tính năng mới để đáp ứng thị hiếu, đặc biệt là những người dùng trẻ tuổi.

Trên thực tế, mạng xã hội lớn nhất toàn cầu hiện nay là Facebook bị cho là đang dần mất thị phần người xem trẻ tuổi vào tay những đối thủ như Snapchat và TikTok.

Một nghiên cứu của Piper Jaffay tiến hành tháng trước cho thấy Snapchat hiện là nền tảng mạng xã hội được các thanh thiếu niên Mỹ yêu thích nhất, trong khi TikTok cũng đã vượt qua nền tảng chia sẻ video và hình ảnh của Instagram (thuộc sở hữu của Facebook) để chiếm vị trí thứ hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

WhatsApp công bố tính năng mới cạnh tranh với đối thủ Snapchat

Tính năng Disappearing Messages cho phép người dùng Whatsapp lựa chọn lưu giữ hoặc tin nhắn tự xóa trong lịch sử trò chuyện của cả hai bên sau 7 ngày.

Ngày 5/11, ứng dụng WhatsApp thuộc sở hữu của Facebook cho biết sẽ “kết nạp” tính năng mới Disappearing Messages (tạm dịch: tin nhắn biến mất) vào ứng dụng này nhằm cạnh tranh với đối thủ Snapchat.

Theo đó, tính năng Disappearing Messages cho phép người dùng lựa chọn lưu giữ hoặc tin nhắn tự xóa trong lịch sử trò chuyện của cả hai bên sau 7 ngày.

WhatsApp cho biết tính năng mới sẽ hoạt động trong cả cuộc trò chuyện cá nhân và nhóm, song chỉ những quản trị viên nhóm mới có thể điều chỉnh tắt hoặc bật tính năng. Theo WhatsApp, tính năng nay sẽ khiến các cuộc trò chuyện giống với các cuộc trò chuyện trực tiếp nhất có thể.

WhatsApp cho rằng thời hạn 7 ngày là đủ để người dùng yên tâm rằng các cuộc trò chuyện của họ không tồn tại vĩnh viễn nhưng không quên nội dung trò chuyện gần đây.

Tính năng Disappearing Messages cho phép tin nhắn tự động xóa sau 7 ngày ngay cả khi người dùng không mở ứng dụng WhatsApp trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, thông báo về tin nhắn sẽ hiển thị trong mục thông báo mới cho tới khi ứng dụng được mở.

Tính năng Disappearing Messages sẽ có sẵn cho người dùng hệ điều hành Android, iOS, KaiOS và máy tính để bàn.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Facebook đang “lép vế” so với các đối thủ như  Snapchat and TikTok trong việc thu hút người dùng trẻ tuổi, dù ứng dụng Instagram tiếp tục tăng trưởng trong nhóm khách hàng này.

Một khảo sát của hãng Piper Jaffay tiến hành hồi tháng 10 cho thấy Snapchat là nền tảng xã hội được nhiều thanh thiếu niên Mỹ yêu thích nhất, tiếp đó là TikTok và Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Vietnamplus

Số lượng người dùng của Snapchat vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các quý

Snap Inc., công ty mẹ của Snapchat, đã công bố báo cáo thu nhập mới nhất của mình, cho thấy sự gia tăng của số lượng người dùng và cải thiện triển vọng doanh thu, khi mức độ tương tác với ứng dụng tăng lên trong bối cảnh COVID-19.

Số lượng người dùng của Snapchat vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các quý
Số lượng người dùng của Snapchat vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các quý

Trước hết, về số lượng người dùng – Snapchat đã có thêm 11 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) trong Quý 3, nâng tổng thể số lượng người dùng ứng dụng này lên đến hơn 249 triệu.

Vào thời điểm năm ngoái, nhiều người cho rằng Snap đã phải vật lộn với sự trỗi dậy của Instagram, và cụ thể là Instagram Stories, được Facebook sao chép từ Snap. Tuy nhiên với lệnh đóng cửa do COVID-19 buộc mọi người phải tìm kiếm các tùy chọn giải trí thay thế, Snapchat đã thu được thêm 20 triệu lượt kích hoạt hàng ngày trong năm nay.

Trong bối cảnh đó, nền tảng Twitter hiện có 186 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAUs) có thể kiếm tiền, một số liệu hơi khác, nhưng có liên quan để tham khảo.

Phần lớn tốc độ tăng trưởng người dùng của Snap nằm trong danh mục ‘Phần còn lại của thế giới’, vốn được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​quyết định nâng cấp ứng dụng Android của Snap vào tháng 4 năm ngoái.

Cụ thể, Snapchat đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể ở Ấn Độ, nơi bị thống trị bởi các thiết bị Android. Trong một thời gian dài, Snap đã phần lớn bỏ qua ứng dụng Android của mình, nhưng nhu cầu phục vụ cho nhiều người dùng hơn đã thúc đẩy suy nghĩ lại vào năm 2018, điều này hiện đã dẫn đến các cơ hội phát triển quan trọng cho nền tảng này.

Snapchat cũng lưu ý rằng người dùng Ấn Độ ngày càng sử dụng những nội dung Khám phá truyền thống (Discover) của nền tảng:

“Số lượng người dùng của Snapchat trung bình hàng ngày ở Ấn Độ xem nội dung ‘Khám phá’ đã tăng liên tiếp gần 50% trong Quý 3 năm 2020.”

Tổng thời gian hàng ngày mà Snapchatters dành để xem ‘Chương trình’ (Shows) cũng đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này phản ánh vị trí của Snapchat như một công ty dẫn đầu về phương tiện truyền thông mới, với chương trình tập trung vào Gen Z, thiết lập thói quen mới của người xem và củng cố hơn nữa vị trí của Snap như một nền tảng chính để kết nối với khán giả nhỏ tuổi.

Snapchat nói rằng hơn 40% dân số thế hệ Z của Mỹ đã xem nội dung ‘Thể thao Khám phá’ trên Snapchat vào tháng trước.

Mặc dù đã có lúc có vẻ như Snap có thể bị nhấn chìm bởi kẻ tung hoành Facebook, nhưng nền tảng này đã tiếp tục tăng gấp đôi nền tảng của nó và kết nối của nó với khán giả và sở thích của họ, đây là chìa khóa để giữ cho ứng dụng đi trước một bước trong mắt người dùng trẻ hơn (Gen Z).

Điều đó cũng được phản ánh trong số liệu thống kê sử dụng của mình – Snap nói rằng số Snaps trung bình hàng ngày được tạo ra đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi gần đây nó đã có một cú hit AR khác với Lens ‘Anime’, biến người dùng thành các nhân vật theo phong cách Anime .

Hiệu ứng hình ảnh đã “thu hút 3 tỷ lần trong tuần đầu tiên” và một lần nữa đã thúc đẩy nhiều người tải xuống và mở ứng dụng, một chiến thắng lớn khác cho các công cụ AR đang phát triển của Snap.

Và thật thú vị, theo báo cáo của Fast Company, Lens hay ‘Ống Kính Tự Quay’ đã thực sự đã gây được tiếng vang lớn trên TikTok, với việc người dùng thêm tính năng này trên Snap, sau đó đăng lại trong các clip TikTok của họ.

Về doanh thu, Snap Inc. đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái lên 679 triệu USD trong quý 3.

Đây quả là một bước nhảy đáng kể, với thu nhập của ứng dụng ở Bắc Mỹ tăng vọt trong quý. Cổ phiếu Snap đã tăng 20% trong giao dịch sau giờ làm việc sau thông báo.

Giám đốc điều hành Snap, Ông Evan Spigel cho rằng doanh thu tăng trưởng là nhờ sự tập trung mới vào các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo của mình.

“Hai năm trước, chúng tôi đã chuyển đổi hoạt động kinh doanh của mình bằng cách không ngừng tập trung chú ý vào việc mang lại lợi tức đầu tư cho các nhà quảng cáo và xây dựng các sản phẩm và trải nghiệm mới để phục vụ cộng đồng của chúng tôi.

Doanh thu và sự phát triển cộng đồng mà chúng tôi đã tạo ra nhờ những nỗ lực này đã mang lại cho chúng tôi cơ hội để tăng gấp đôi và đổi mới hơn nữa, đặc biệt là về máy ảnh và nền tảng thực tế tăng cường của chúng tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Snapchat thêm ‘Brand Profiles’ nhằm hướng đến thị trường B2B

Snapchat vừa công bố một bản thử nghiệm beta mới về Brand Profiles hay hồ sơ thương hiệu. Điều này sẽ cung cấp các cách cụ thể hơn để các thương hiệu kết nối với Snapchatters trong ứng dụng của họ.

Phía Snapchat cho biết:

Hồ sơ thương hiệu cung cấp một ‘ngôi nhà’ cố định cho các thương hiệu trên Snapchat từ đó mang lại nhiều trải nghiệm thương hiệu hơn cho Snapchatters”.

Với hơn 229 triệu Snapchatters sử dụng ứng dụng hàng ngày, ‘mãnh đất màu mỡ’ này cho các đối tác của chúng tôi trở nên đặc biệt quan trọng trong một thế giới nơi mà Gen Y và Z đều ngày càng khó tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tin cậy“.

Hồ sơ thương hiệu sẽ cho phép các thương hiệu giới thiệu:

  • Những lăng kính tương tác thực tế ảo (AR) được gắn thương hiệu – Các thương hiệu sẽ có thể lưu và hiển thị bất kỳ lăng kính (lenses) nào họ đã tạo hoặc ủy thác trên hồ sơ của họ, điều này giúp tối đa hóa giá trị của trải nghiệm AR trong quảng cáo.
  • Điểm nổi bật (Highlights) – Điểm nổi bật sẽ cho phép các thương hiệu giới thiệu các bộ sưu tập Snaps, câu chuyện, hình ảnh và video tốt nhất của mình ngay trên hồ sơ. Như Snap đã giải thích: “Đây là cách tốt nhất để Snapchatters, những người vốn không quen thuộc với một thương hiệu biết được sâu hơn về thương hiệu”.
  • Bài đăng câu chuyện (Story Posts) – Các thương hiệu cũng sẽ có thể giới thiệu những Câu chuyện công khai của riêng họ trên hồ sơ thương hiệu, mang đến cho người hâm mộ một góc nhìn khác thông qua ứng dụng.
  • Cửa hàng tự nhiên (Native Store) – Và cuối cùng, hồ sơ thương hiệu cũng sẽ bao gồm trải nghiệm cửa hàng tùy chọn, cho phép Snapchatters duyệt và mua các mặt hàng trực tiếp trong ứng dụng.

Đây là một bổ sung quan trọng cho Snapchat khi từ lâu ứng dụng này đã quảng bá chính nó chỉ là nơi kết nối bạn bè.

Tất nhiên, Snap cũng đã giới thiệu nội dung của nhà xuất bản, thông qua ‘Khám phá’ và quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo và các mối quan hệ đối tác khác.

Nhưng việc bổ sung các tuỳ chọn thương hiệu cụ thể lần này là một bước khác để mở rộng phạm vi, chính xác là ‘Snapchat sẽ là gì’.

Một trong những tính năng tùy chọn mới lần này là ‘Cửa hàng’, Snapchat đã dần tích hợp nhiều tùy chọn thương mại điện tử và mua sắm trên nền tảng (on-platform shopping).

Ngoài ra, Snapchat cho biết thêm: các thương hiệu được phê duyệt cho hồ sơ thương hiệu chính thức cũng sẽ có quyền truy cập vào các công cụ quản lý website và di động mới để giúp họ:

“… cộng tác với các thành viên trong nhóm, quản lý nội dung và đánh giá phân tích. Tương tự như Hồ sơ công khai (Public Profiles), các thương hiệu giờ đây có thể thấy nhân khẩu học và sở thích của những người xem ‘Câu chuyện – Srories’ của họ.”

Đây đều là những bổ sung quan trọng theo cách riêng của họ và chắc chắn sẽ biến Snapchat trở thành điểm đến hấp dẫn hơn để xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, bằng cách tạo một danh mục riêng cho các bài đăng thương hiệu, điều này sẽ mở ra một cơ hội mới cho Snap để mở rộng khả năng quảng cáo của mình.

Ví dụ, bằng cách cho phép các tùy chọn để ‘Boost’ những cập nhật thương hiệu cụ thể, theo kiểu Facebook Boost Post vẫn đang làm.

Nhìn chung, bản cập nhật lần này là một bổ sung thú vị cho những trải nghiệm với Snap, chắc chắn sẽ thu hút các thương hiệu muốn kết nối với khán giả trẻ của họ (Gen Y hoặc Gen Z).

Sapchat cũng lưu ý là khi ra mắt, chỉ một nhóm nhỏ các thương hiệu sẽ được chấp thuận tham gia thử nghiệm bản beta, với kế hoạch Snapchat sẽ mở rộng tùy chọn cho nhiều doanh nghiệp hơn trong những tháng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

Cổ phiếu Twitter ‘nhảy vọt’ khi công bố nền tảng đăng ký tiềm năng

Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% sau phiên ngày 8.7. Công ty này cho biết họ đang chuẩn bị tung ra một nền tảng đăng ký mới dưới một mã code có tên Gryphon. Phía Twitter cũng chưa tiết lộ gì về nền tảng mới này, họ chỉ cho biết họ sẽ làm việc với các nhóm ‘Thanh toán – Payments’ và Twitter.com để hoàn thành dự án này.

Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% trong phiên giao dịch chiều ngày 8.7 sau khi công ty này đăng tải một danh sách các công việc cho biết họ đang xây dựng một nền tảng đăng ký dưới tên mã code là Gryphon.

“Chúng tôi đang xây dựng một nền tảng đăng ký (subscription platform) mới, một nền tảng có thể được các đội nhóm khác sử dụng lại trong tương lai. Đây là lần đầu tiên với Twitter! Gryphon là một nhóm các kỹ sư web đang cộng tác chặt chẽ với nhóm Thanh toán (payments team) và nhóm Twitter.com”. Phía Twitter cho biết.

Động thái này có thể giúp đa dạng hóa doanh thu của Twitter bên cạnh doanh thu từ quảng cáo, hiện đang chiếm hơn 80%. Vào quý 4 năm 2019 – trước khi Covid-19 làm đóng cửa nhiều mảng lớn của nền kinh tế và các nhà quảng cáo bắt đầu hạn chế ngân sách chi tiêu – doanh thu quảng cáo của Twitter đã tăng 12% so với quý trước.

Giá cổ phiếu tăng cao cũng có thể được thúc đẩy bởi những bình luận từ Bộ trưởng Ngoại giao, Ông Mike Pompeo cho rằng chính phủ Mỹ đang xem xét việc cấm TikTok, trước đó đã bị cấm ở thị trường Ấn Độ.

Việc cấm TikTok có thể sẽ là cơ hội mới cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác như Snapchat và Facebook.

Cổ phiếu của Snapchat đã tăng gần 4.5% vào đầu ngày 8.7, trong khi đó giá cổ phiếu của Facebook cũng đang tăng lên đáng kể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Snapchat cho ra mắt định dạng quảng cáo động (Dynamic Ads) trên toàn cầu

Snapchat đã xác nhận việc cung cấp quảng cáo động (Dynamic Ads) của mình hiện đã có sẵn trên phạm vi toàn thế giới sau bản beta đã chạy trước đó ở Mỹ.

snapchat-dynamics-ads-marketingtrips

1. Quảng cáo động hay Dynamic Ads là gì ?

Tương tự như trên Google và Facebook, quảng cáo động trong Snapchat cũng là một đơn vị quảng cáo hiển thị được cá nhân hóa.

Chúng được cung cấp bởi một nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (product feed) được tải lên cho phép quảng cáo hiển thị những sản phẩm cho người dùng dựa trên các tiêu chí mà người mua quảng cáo (Media buyer) đã chọn trước đó.

Thông thường, Dynamic Ads được sử dụng trong việc nhắm mục tiêu quảng cáo lại (re-targeting), tức chỉ hiển thị quảng cáo cho người dùng các sản phẩm họ đã xem nhưng chưa thực hiện hành động mua.

2. Lợi ích của quảng cáo động trong Snapchat.

Quảng cáo thường hoạt động tốt hơn khi chúng trông có vẻ tự nhiên đối với nền tảng (platform) mà chúng được chạy, nhưng cũng chính điều này có thể tạo ra nhiều công việc hơn cho các nhà quảng cáo (advertiser).

Thay vì có thể tạo một hoặc hai phiên bản video và chạy nó trên tất cả các nền tảng, các nhà quảng cáo sẽ thực hiện các chỉnh sửa cho từng video ở từng nền tảng khác nhau.

Snap cung cấp các mẫu để giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà quảng cáo trong việc làm cho sản phẩm của họ dễ dàng hiển thị hơn theo cách có vẻ tự nhiên nhất. Có năm mẫu có sẵn cho các nhà quảng cáo:

snapchat-dynamic-ads-marketingtrips

Ví dụ về cách hiển thị của một sản phẩm mắt kính

3. Quảng cáo động hoạt động như thế nào

Có hai yêu cầu để bật và chạy quảng cáo động trên Snapchat: pixel theo dõi (tracking pixel) và danh mục sản phẩm (product catalog).

Pixel là cơ chế theo dõi trên một website cho phép cung cấp hành vi và thông tin truy cập từ đó giúp nhà quảng cáo nhận ra người dùng sau này khi truy cập lại trên nền tảng.

Các sự kiện (event) này phải ít nhất từ 1.000 người dùng Snapchat mới có thể kích hoạt quảng cáo động.

Snap chỉ biết sản phẩm cần hiển thị thông qua tham số là ID (mã nhận diện) của sản phẩm. Điều này phải được thể hiện và sẽ phản hồi ngược trở lại Snapchat thông qua các hành động như: lượt xem trang, xem nội dung, thêm vào giỏ hàng và các hành động mua hàng.

Các tham số ID này sau đó sẽ được khớp với danh mục sản phẩm mà thương hiệu đã tải lên để từ đó các đơn vị quảng cáo (Ad Unit) sẽ kéo đúng ảnh và giá cả của từng sản phẩm đúng với mã ID tương ứng.

Danh mục sản phẩm có thể được tải lên một cách thủ công hoặc tự động tìm nạp dữ liệu theo lịch trình cài sẵn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Search Engine Journal

20 số liệu quan trọng nhất của TikTok mà Marketer cần phải biết trong 2020

Kể từ khi phát hành toàn cầu vào năm 2018, TikTok đã đạt được một sự tăng trưởng hết sức đáng nể. Tính đến thời điểm hiện tại thì ứng dụng video này vẫn chưa phải là đối thủ gây bất lợi cho các ứng dụng toàn cầu khác như Facebook, Instagram hay cả Snapchat.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thêm TikTok vào chiến lược Social Media Marketing của mình trong 2020? Những số liệu thống kê của TikTok này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về ứng dụng video ngắn mang tính lan truyền này. (Viral Video App).

tik-tok-status-2020-marketingtrips

1. TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 toàn cầu.

Với 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (Montly Active Users), TikTok đang làm mưa làm gió trước Instagram, WeChat, Facebook Messenger, Facebook, Whatsapp và đã chính thức “vượt mặt” LinkedIn, Reddit, Snapchat, Twitter và Pinterest.

2. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2020.

Theo số liệu được phát hành từ dữ liệu di động và công ty phân tích AppAnnie cho thấy TikTok đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trong năm nay.

Năm ngoái TikTok có khoảng 738 triệu lượt tải xuống, đủ để cạnh tranh với Whatsapp đang chiếm vị trí cao hơn với 849 triệu lượt tải.

Mặc dù chỉ được phát hành trên toàn cầu vào năm 2018, nhưng TikTok đang được xếp hạng là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong thập kỷ qua.

3. TikTok là ứng dụng thuộc Startup có giá trị nhất thế giới.

Với ước tính trị giá 78 tỷ USD, Bytedance, chủ sở hữu TikTok là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới. Vào tháng 9 năm 2018, công ty mẹ của TikTok, Bytedance đã chiếm lấy vị trí lâu đời của Uber, vốn là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới.

4. TikTok hiện sẵn có trên 150 quốc gia.

Các nhà quảng cáo trên TikTok có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới bằng hơn 75 ngôn ngữ. Nhưng cái lớn ở đây là Trung Quốc, nơi Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt hơn là khi Facebook, Instagram, Whatsapp, Twitter, Snapchat, Pinterest và YouTube đều đã bị chặn trên quốc gia này.

WeChat vẫn là cửa ngõ lớn nhất đến Trung Quốc, ứng dụng đa năng lớn nhất trong cả nước và là đối thủ địa phương khốc liệt nhất của TikTok.

5. Khoảng 400 triệu người dùng hoạt động hằng ngày DAUs tại Trung Quốc.

Cho đến nay, Douyin – phiên bản TikTok tại Trung Quốc, vẫn là đại diện đông đảo nhất của ứng dụng. Cụ thể, Trung Quốc chiếm hơn 90% người dùng hoạt động hàng ngày trên ứng dụng này.

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy người dùng Trung Quốc chiếm 80% tổng thời gian dành cho TikTok. Người dùng Ấn Độ chiếm thêm 10%.

6. WeChat có số người dùng hoạt động hàng tháng ở Trung Quốc gấp 2 lần so với TikTok

TikTok hiện có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Trung Quốc, WeChat có hơn một tỷ. Người Trung Quốc dành khoảng một phần ba thời gian trực tuyến của họ cho một ứng dụng và đăng trung bình 68 triệu video mỗi ngày trong năm 2017.

Mặc dù hơi khập khiễng nếu so sánh TikTok với WeChat tuy nhiên bản thân TikTok vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ chính “người nhà” của mình.

7. Khoảng 1/3 người dùng smartphone ở Ấn Độ đã tải xuống TikTok

Ấn Độ công bố có hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên TikTok, khiến TikTok trở thành ứng dụng phổ biến thứ 2 ngoài Trung Quốc. Theo Sensor Tower, mức tăng trưởng dự kiến của TikTok ở Ấn Độ dự kiến ở mức 50% trong năm 2020.

Theo kết quả mà Kalagato, công ty phân tích có trụ sở tại Delhi đã chia sẻ với Quartz, khoảng 52% người dùng Ấn Độ kiếm được ít hơn 25.000 rupee mỗi tháng, tương đương với 350 USD.

8. Brazil là thị trường phát triển nhanh nhất và lớn thứ 3 trên toàn cầu với hơn 8.6% lượt tải.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể là thị trường lớn nhất của TikTok, nhưng Brazil là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về lượt tải hàng năm.

Phát hiện gần đây nhất của Sensor Tower cho thấy vào tháng 2, TikTok đã được tải xuống 9,7 triệu lần ở Brazil, đánh dấu mức tăng 992,6% so với cùng kỳ năm 2019.

9. TikTok có khoảng 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Mỹ.

Mỹ đại diện cho khoảng 5% người dùng toàn cầu TikTok. Nhưng chỉ số không nói lên toàn bộ câu chuyện về sự thành công của ứng dụng.

Theo Sensor Tower, TikTok là ứng dụng phi trò chơi hàng đầu được tải xuống ở Mỹ vào tháng 2 năm 2019. AppAnnie báo cáo mức tăng trưởng hàng năm 375% ở quốc gia này.

Câu lạc bộ TikTok là một trong những hoạt động ngoại khóa mới nhất tại các trường trung học. Những người sáng tạo nội dung tập hợp lại với nhau và cùng sống trong những khu nhà ở với mục đích duy nhất là làm video. Nhiều nghệ sĩ như Justin Bieber, Camila Cabello…cũng đang góp phần quảng bá cho ứng dụng video này.

10. Gần một nửa số người dùng TikTok từ 18-24 tuổi.

TikTok nổi tiếng nhất với thanh thiếu niên. Hơn 27% người dùng là từ 13-17 tuổi. Nhưng dữ liệu nội bộ từ tháng 3 năm 2019 cho thấy nhân khẩu học có độ tuổi lớn nhất (chiếm 42%) là nhóm người trẻ trưởng thành.

Kết hợp lại, các phân khúc 13-24 tuổi chiếm 69% lượng người dùng ứng dụng cụ thể:

  • Age 13-17: 27%
  • Age 18-24: 42%
  • Age 25-34: 16%
  • Age 35-44: 8%
  • Age 45-54: 3%
  • Age 55+: 4%

11. 40 ngôi sao của TikTok có hơn 10 triệu người theo dõi (followers).

Đồng thời khoảng 25 tài khoản hàng đầu của TikTok có hơn 20 triệu người theo dõi. Trên Douyin, có những người có ảnh hưởng (influencers) với nhiều người theo dõi hơn.

Với 44,4 triệu người hâm mộ, Charli DiênAmelio là ngôi sao lớn nhất của TikTok, Điều đáng chú ý ở đây là các ngôi sao TikTok vượt trội hơn những người nổi tiếng chính thống.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Instagram, trong đó có Cristiano Ronaldo, Ariane Grande, Dwayne Johnson và Selena Gomez là những ngôi sao hàng đầu. Tất cả những ngôi sao này cũng có mặt trên TikTok, nhưng chỉ Ronaldo mới lọt vào danh sách 25 người đứng đầu.

12. Người dùng TikTok trung bình sử dụng khoảng 46 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

Theo các tài liệu của công ty từ tháng 3 năm 2019, người dùng TikTok trung bình ở Mỹ mở ứng dụng 8 lần một ngày và ở lại khoảng 46 phút.

Ở nhiều tài khoản, lượng thời gian sử dụng còn cao hơn so với Facebook. Ở Mỹ, trung bình có thêm tới 37 tỷ lượt xem video mới hàng tháng trên TikTok.

13. Khoảng 35% người dùng TikTok đã tham gia thử thách hashtag

Theo TikTok, 16% tất cả các video trên nền tảng của nó được liên kết với các thách thức hashtag và hơn một phần ba người dùng đã thử chúng.

Các thương hiệu cũng đang tận dụng yếu tố này. Thương hiệu Clean & Clear Ấn Độ thu hút được 10,400 người theo dõi mới và truyền cảm hứng cho 2,62 triệu video với thử thách hashtag thương hiệu. Trong khi đó, nhãn hàng Snackmaker Kind cũng đã cán mốc 60 triệu lượt xem trong khoảng 24 giờ với thử thách của nó.

14. Khoảng 64% người dùng TikTok đã dùng thử hiệu ứng Face Filters hoặc Lenses (sửa khuôn mặt hoặc ống kính).

Các bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo hàng đầu trên TikTok bao gồm thu phóng khuôn mặt, màn hình xanh, vũ trường, vòng xoáy và chân dung.

Các thương hiệu có thể tham gia với các ống kính mang nhãn hiệu 2D và 3D riêng. Khi họ hợp tác với TikTok để tạo ra chúng, họ sẽ có được một vị trí trong tab “Xu hướng” trong 10 ngày. Chi phí chạy từ $ 80.000- $ 120.000 tùy theo độ phức tạp của thiết kế.

15. Hơn 14 triệu video giáo dục đã được chia sẻ tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Nội dung giáo dục đang “cất cánh” trên TikTok, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo cáo thường niên của ByteDance, khoảng 14 triệu video nội dung dựa trên kiến thức đã được chia sẻ trên nền tảng vào năm 2019.

Thành công của các video hướng dẫn đã khiến Bytedance quảng bá thành công nhãn hiệu #EduTok ở Ấn Độ. Kể từ khi giới thiệu hashtag vào mùa hè năm ngoái, Edutok đã được xem 85,8 tỷ lần.

16. TikTok đứng thứ sáu trong số các ứng dụng cho chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy chi tiêu của người dùng cho TikTok đang tăng lên. TikTok chỉ đứng sau Tinder, YouTube, Netflix, iQIYI và Tencent Video. Nhưng đáng chú ý, ứng dụng này đứng trước Disney +, Google One, Pandora Music và Line Manga.

Nhìn chung, người tiêu dùng đã chi 23,4 tỷ đồng cho các ứng dụng trong năm nay, làm cho Q1, 2020 trở thành quý có thu nhập lớn nhất từ trước đến nay, số liệu từ AppAnnie.

17. TikTok đảm bảo hơn 5 triệu lượt hiển thị hàng ngày cho thương hiệu thông qua quảng cáo.

Quảng cáo tiếp quản thương hiệu (Takeover Ads) sẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng được mở. Video toàn màn hình, GIF hoặc hình ảnh kéo dài một vài giây và liên kết đến một website nội bộ hoặc bên ngoài.

Theo nguồn tin từ TikTok “bị rò rỉ” từ tháng 6 năm 2019, những vị trí này có giá 50.000 đô la mỗi ngày. Và đi kèm với một vài đảm bảo: Chỉ một nhà quảng cáo mỗi ngày và năm triệu lượt hiển thị.

18. Giá quảng cáo dao động từ 50 USD đến 150.000 USD

Các nhà quảng cáo có quyền truy cập vào nền tảng quảng cáo tự phục vụ của TikTok qua đó có thể đặt giới hạn ngân sách hàng ngày hoặc mọi lúc, bắt đầu với ngân sách tối thiểu là 50 đô la ở cấp nhóm quảng cáo. Loại quảng cáo đắt nhất được liệt kê trong nền tảng quảng cáo là thử thách Hashtag mang nhãn hiệu.

Định dạng và giá quảng cáo bao gồm:

  • Video trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Video): tối thiểu 25.000 USD cho mỗi chiến dịch với tối đa 30.000 USD hàng ngày.
  • Thương hiệu tiếp quản (Brand Takeover Ads): 50.000 USD mỗi ngày.
  • Thử thách Hashtag (Hashtag Challenge): 150.000 USD trong 6 ngày.
  • Ống kính có thương hiệu (Branded Lenses): 80.000 USD đến 120.000 USD.

19. TikTok sở hữu Creator Marketplace (hệ thống người tạo nội dung) với hơn 1000 ngôi sao.

Ra mắt vào cuối năm ngoái, Creator Marketplace là một cổng thông tin để các thương hiệu và đại lý tìm kiếm và kết nối với nền tảng các ngôi sao trong danh sách.

Vẫn đang ở chế độ thử nghiệm, cơ sở dữ liệu chỉ-dành-cho-lời-mời cho phép các thương hiệu tìm kiếm với nhiều bộ lọc như vị trí, số lượng người hâm mộ và chủ đề nội dung. Các thương hiệu cũng có thể đi sâu vào nhân khẩu học của người sáng tạo, với những hiểu biết về giới tính, địa điểm và độ tuổi.

20. Byte, đối thủ của TikTok có kế hoạch trả cho nhà sáng tạo 250.000 USD cho video được tạo ra.

Với việc khởi động vào ngày 15 tháng 4, chương trình đối tác của Byte, có kế hoạch “đưa tiền trực tiếp vào túi” của nhà sáng tạo để đổi lấy nội dung chất lượng.

Chương trình nhấn mạnh cách các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hướng đến thành công của ứng dụng. Và theo một số cách, nó báo trước các cuộc chiến đấu thầu tiềm năng với các ngôi sao hàng đầu hiện tại.

Những người có ảnh hưởng trên TikTok kiếm tiền thông qua quan hệ đối tác, quà tặng ảo từ người hâm mộ và bằng cách mang thành công của họ ra khỏi nền tảng.

Theo ước tính từ Blue Lotus Capital Advisors, 3 tỷ đô la đã được chi cho quà tặng kỹ thuật số trên Douyin vào năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Airbnb, Uber và loạt công ty nổi tiếng vẫn liên tục lỗ nặng

“Thành công” của một công ty không đồng nghĩa với lợi nhuận. Nhiều startup nổi tiếng như Uber hay Airbnb chưa có lãi, thậm chí lỗ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD mỗi quý.

Airbnb

Startup này được thành lập vào năm 2008 và đến nay huy động được tổng cộng 4,4 tỷ USD vốn đầu tư, theo Crunchbase. Hiện, Airbnb đang kinh doanh lỗ. Trong quý đầu năm 2019, startup này báo lỗ 306 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó. Dù vậy, Airbnb có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2020.

Dropbox

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu Dropbox được thành lập vào năm 2007 và niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 3/2018 với định giá 9,2 tỷ USD, theo Crunchbase. Tuy nhiên, quý 3/2019, Dropbox báo lỗ 17 triệu USD.

Theo nhận định của các nhà phân tích, dù chưa có lãi (chủ yếu do cần đầu tư nhiều cho marketing để thúc đẩy tăng trưởng), công ty này sẽ sớm đạt lợi nhuận. 2020 được dự báo là năm lỗ cuối cùng của Dropbox và công ty sẽ lãi khoảng 35 triệu USD trong năm 2021.

Lyft

Ứng dụng chia sẻ xe Lyft ra đời vào năm 2012 và IPO vào tháng 3/2019. Công ty này được định giá 24 tỷ USD khi IPO với giá cổ phiếu chào sàn là 72 USD. Tuy nhiên, đến nay, cổ phiếu này chỉ giao dịch quanh mức 45 USD. Năm 2018, chi phí vận hành của Lyft cao hơn gần gấp đôi lợi nhuận gộp, khiến công ty này lỗ ròng 911,3 triệu USD. Dù vậy, CEO Logan Green của Lyft vẫn dự báo công ty sẽ có lãi vào cuối năm 2021.

Pinterest

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ hình Pinterest IPO vào tháng 4/2019, sau một thập kỷ hoạt động. Công ty này được định giá 12,7 tỷ USD ở thời điểm IPO. Dù nổi tiếng toàn cầu với hơn 250 triệu người dùng, Pinterest báo lỗ ròng 124,7 triệu USD trong quý 3/2019, tăng 561% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là Pinterest không kiếm đủ doanh thu để trang trải chi phí, gồm nghiên cứu, phát triển, bán hàng và marketing. Dù vậy, một số nhà phân tích dự báo Pinterest sau này sẽ lãi lớn hơn mạng xã hội Twitter khi đẩy mạnh doanh thu quảng cáo.

Snap

Khi lên sàn vào năm 2017, Snap Inc. được định giá 24 tỷ USD và là IPO lớn nhất thế giới trong nhiều năm, theo Financial Times. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công ty này vẫn chưa có lãi. Số lượng người dùng của Snap liên tục giảm và chi phí trung bình hàng tháng kể từ khi IPO là 68 triệu USD.

Theo phân tích tờ Financial Times vào tháng 4/2019, Snap có thể cạn tiền trong 3 năm tới nếu không có lợi nhuận. Theo Crunchbase, nguyên nhân Snap liên tục thua lỗ là công ty tập trung vào tăng trưởng thay vì lợi nhuận. Với chiến lược này, khối nợ của công ty không ngừng tăng lên, bên cạnh chi phí khổng lồ.

Uber

Ra đời năm 2009, ứng dụng chia sẻ xe Uber đã tạo ra một cuộc cách mạng giao thông. Công ty này được định giá 8,1 tỷ USD khi IPO vào năm ngoái. Tuy nhiên, Uber chưa bao giờ có lãi dù có tới 91 triệu người dùng, theo Reuters.

Vài năm gần đây, hàng loạt bê bối cùng cạnh tranh gay gắt khiến Uber gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người dùng. Trong hồ sơ IPO, Uber cũng dự báo chi phí hoạt động của công ty “sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần”. Năm 2018, công ty này báo lỗ hơn 3 tỷ USD. Theo các nhà phân tích, tăng trưởng suy giảm của Uber có thể khiến công ty này khó đạt lợi nhuận.

WeWork

Startup chia sẻ văn phòng gây chấn động giới khởi nghiệp khi IPO “hụt” vào tháng 8/2019. Ban đầu được định giá tới 47 tỷ USD, nhưng sau IPO bất thành, định giá của WeWork tụt xuống chỉ còn 5 tỷ USD và kế hoạch IPO bị hoãn vô thời hạn. Theo Financial Times, tính tới tháng 7/2019, WeWork lỗ 219.000 USD mỗi giờ.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo: Zing