Năm 2023, tổng lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup Việt Nam đạt gần 530 triệu USD, giảm 17% so với năm trước đó, song giữ vị trí thứ ba tại khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo tại Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 chiều 26/4 tại TP HCM, ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết, năm 2023, tổng lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup Việt Nam đạt gần 530 triệu USD, giảm 17% so với năm trước đó. Sự sụt giảm này cho thấy bối cảnh đầu tư công nghệ tại Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế nhiều biến động trên toàn cầu.
“So với mức giảm 35% của tổng số vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu, mức giảm nhẹ 17% cho thấy thị trường Việt Nam vẫn đang vững vàng trước rất nhiều thách thức trên thị trường vốn”, ông Huy nhìn nhận.
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam giữ vững vị trí thứ ba về số lượng thương vụ đầu tư và giành lại vị trí thứ ba về tổng giá trị đầu tư. Singapore dẫn đầu cả về số lượng thương vụ và tổng giá trị đầu tư, theo sau là Indonesia.
Lĩnh vực y tế nhận được số vốn cao kỷ lục, tăng vọt 391% so với cùng kỳ năm trước, trở thành lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất. Lĩnh vực Giáo dục cũng nhận số vốn cao nhất từ trước tới nay, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực Nhân sự và Du lịch/ Khách sạn cũng chứng kiến mức đầu tư tăng mạnh so với năm trước.
Năm 2023, gần 100 quỹ đã rót vốn vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư năng động nhất đến từ Singapore, theo sau là các nhà đầu tư Việt Nam.
Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cũng cho biết, năm 2023, đầu tư cho đổi mới sáng tạo và công nghệ cao của Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển đáng kể khi vượt cơn gió ngược toàn cầu. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đứng đầu khu vực trong thu hút lượng đầu tư vào đổi mới sáng tạo, tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử (eCommerce), fintech và trí tuệ nhân tạo.
“Với lực lượng dân số trẻ đông đảo, đam mê công nghệ và sự quyết tâm, vào cuộc của các cơ quan trung ương, địa phương, Việt Nam đang dần khẳng định là một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và công nghệ toàn cầu”, ông Đông nêu rõ.
Ngoài ra, Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và cạnh tranh trên thị trường công nghệ cao toàn cầu. Hai lĩnh vực có nhiều hứa hẹn là ngành công nghiệp bán dẫn và AI. Đây là những lĩnh vực chiến lược và động lực phát triển mới để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Để tận dụng tối đa những cơ hội này, Việt Nam sẽ sớm ban hành Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và Đề án Đào tạo 50.000 kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các trường đại học với các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thể đáp ứng nhu cầu của các ngành nói trên. Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
“Bằng cách trang bị cho lực lượng lao động những kiến thức và kỹ năng cần thiết, Việt Nam có thể nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và đảm bảo mình có lợi thế cạnh tranh trong cuộc cạnh tranh công nghệ cao toàn cầu”, ông Đông nhấn mạnh.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với việc nhiều công ty startup hướng tới mục tiêu lợi nhuận, người dùng sẽ có thể đối mặt với nhiều khó khăn khi mức phí sử dụng các nền tảng đã trở nên quen thuộc như Grab tăng cao.
Khi hãng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á – Grab, công bố lợi nhuận ròng quý đầu tiên vào tháng trước, điều này được cho là báo hiệu sự hồi sinh của công ty, theo Nikkei Asia.
Lợi nhuận 11 triệu USD trong ba tháng cuối năm ngoái của Grab là một cột mốc quan trọng. Đây là lần đầu tiên công ty có lãi kể từ khi thành lập cách đây hơn một thập kỷ. Con số này trái ngược khoản lỗ 391 triệu USD cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, công ty cũng công bố chương trình mua lại cổ phiếu đầu tiên trị giá 500 triệu USD.
Nhà sáng lập Anthony Tan cho biết năm 2023 là một năm “then chốt” đối với công ty. “Chúng tôi đặt mục tiêu đạt được một số cột mốc quan trọng và chúng tôi đã đạt làm được”, vị CEO nói trong cuộc họp cổ đông hồi tháng 2.
Nhưng các nhà đầu tư vẫn thờ ơ với tin tốt này và bán tháo cổ phiếu Grab. Cổ phiếu Grab giảm hơn 8% vào cuối ngày, trở thành nạn nhân của “mùa đông khởi nghiệp” khó khăn – khi niềm tin vào thị trường đầu tư công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á giảm sút.
Kể từ khi niêm yết cổ phiếu cách đây hơn hai năm, giá cổ phiếu của Grab đã giảm 70%. Tuy vậy, công ty này không hề đơn độc. Đối thủ Indonesia của Grab, GoTo và một công ty thương mại điện tử khác là Bukalapak, đều giảm khoảng 80% kể từ khi niêm yết.
Không có hồi kết cho sự sụt giảm giá cổ phiếu trong khi những nỗi lo vẫn còn đó. “Phải mất 10 năm, thậm chí có thể lâu hơn, để chứng kiến giá cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp đã được niêm yết của Đông Nam Á, trở lại mức cao nhất”, Takeshi Ebihara, nhà sáng lập của Rebright Partners có trụ sở tại Singapore, cho biết.
“Các nhà đầu tư cùng nhiều công ty công nghệ phải chấp nhận rằng họ đang phát triển trong một bong bóng hiếm có, thứ mà chúng ta sẽ không thấy trong vài thập kỷ tới”, vị này nói thêm.
Lãi suất cao hơn ở Mỹ được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái toàn cầu của các công ty khởi nghiệp công nghệ. Ở Đông Nam Á, “làng khởi nghiệp” đặc biệt gắn liền với cái tên SoftBank Group – nhà đồng hành của nhiều công ty công nghệ hàng đầu khu vực từ đầu, chẳng hạn như Grab và Tokopedia – đơn vị thương mại điện tử của GoTo.
Hai năm trước, quỹ đầu tư Vision Fund của SoftBank Group sụp đổ, nhiều công ty khởi nghiệp của khu vực đã bị bỏ lại mà không có tương lai rõ ràng. Vision Fund là đơn vị đầu tư mạo hiểm với số vốn ban đầu vào khoảng 100 tỷ USD.
Theo nhà cung cấp dữ liệu đầu tư Preqin, khoản đầu tư khởi nghiệp của Đông Nam Á trong quý đầu năm nay giảm xuống khoảng 800 triệu USD, tính đến ngày 18/3. Mức giảm này tương đương với gía trị đầu tư khởi nghiệp của năm 2017.
Với việc huy động thêm vốn trở nên ngày càng khó khăn, các công ty khởi nghiệp trong khu vực sẽ phải trải qua những tình cảnh như đóng cửa, sáp nhập và giảm định giá (các vòng gọi vốn có mức định giá thấp hơn so với trước đây). Đây là cảnh báo của Prantik Mazumdar, một nhà đầu tư thiên thần kiêm Chủ tịch của TiE Singapore.
Trong suốt thập kỷ qua, nhờ các công ty khởi nghiệp này, nhiều lĩnh vực của xã hội đã được chuyển đổi kỹ thuật số. Từ mua sắm trực tuyến đến vận tải hay chuyển tiền ở một khu vực mà khả năng tiếp cận ngân hàng bị hạn chế.
Những năm qua, các công ty này đã ưu tiên tăng trưởng hơn lợi nhuận. Họ tích cực đốt tiền để thu hút thêm người dùng thông qua các chương trình giảm giá và khuyến mãi cho dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn.
Nhưng ở hiện tại, khi các công ty này cạn kiệt tiền và thị trường bắt đầu trưởng thành, nhiều người dùng đã bắt đầu cảm thấy khó khăn hơn với các dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn, thứ vốn đã trở nên không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Mức giá và phí trên nền tảng đã tăng đều đặn trong những năm gần đây. Với viễn cảnh ngành công nghiệp này tiếp tục tối ưu với số ít tên tuổi còn lại trên thị trường, người tiêu dùng sẽ có ít lựa chọn hơn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhìn vào thị trường các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, phần lớn là sự hiện diện của các startup dạy tiếng Anh và các môn học trên ghế nhà trường, thay vì dạy nghề gắn liền với đổi mới, sáng tạo.
Với mục tiêu đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một trung tâm về công nghiệp bán dẫn tại Châu Á, cần có ít nhất 50.000 kỹ sư thiết kế, hàng trăm nghìn kỹ sư, lao động kỹ thuật trong các ngành liên quan.
Chưa bao giờ câu chuyện về ngành giáo dục, đào tạo được Chính phủ và các doanh nghiệp hàng đầu quan tâm như hiện nay.
Bởi không riêng Việt Nam, mà trên thế giới cũng đang thiếu hụt các kỹ sư công nghệ bán dẫn. Từ các doanh nghiệp nước ngoài như: Intel, Nvidia, cho đến các doanh nghiệp trong nước như: FPT, Viettel đều muốn chung tay giải bài toán lĩnh vực giáo dục.
Tuy nhiên, có một thực trạng không thể phủ nhận là trước nay Việt Nam chỉ mới tập trung vào bài toán giáo dục bậc phổ thông, cũng như giáo dục ngoại ngữ, mà thiếu đi các chương trình học nghề gắn liền với đổi mới, sáng tạo.
Nhìn vào thị trường các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, phần lớn là sự hiện diện của các startup dạy tiếng Anh và các môn học trên ghế nhà trường.
Ngay như Topica – startup từng thực hiện màn gọi vốn thành công tại Việt Nam trong lĩnh vực khởi nghiệp giáo dục, lên đến 50 triệu USD từ Northstar Group cũng có xuất phát điểm là nền tảng dạy học tiếng Anh, nhưng đã sớm phải dừng bước tăng trưởng.
Theo Sách trắng công nghệ giáo dục Việt Nam năm 2023, từ 2020 đến nay, giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến khi mà năm 2021 có đến 80% học sinh Việt Nam đã học trực tuyến do giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, các startup giáo dục ngày càng nhận được nhiều vốn đầu tư hơn với nhiều thương vụ đầu tư và sáp nhập với số vốn lớn hơn 1 triệu USD.
Năm 2022, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã nhận được 8 khoản đầu tư với tổng số tiền là 46,8 triệu USD, tiêu biểu là thương vụ nhận đầu tư 14 triệu USD của Edupia.
Trong năm ngoái, số lượng thương vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực này có xu hướng gia tăng. Như EQuest đã huy động thành công 120 triệu USD vào tháng 5/2023, MindX nhận 15 triệu USD vào tháng 4/2023, Teky gọi vốn 5 triệu USD, Vuihoc nhận vốn 6 triệu USD…
Theo đại diện của một quỹ đầu tư, khởi nghiệp công nghệ giáo dục (EdTech) đang là một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng, nhất là khi Việt Nam đang tiếp cận nhiều công nghệ mới, bao gồm: trí tuệ nhân tạo, bán dẫn…
Tất nhiên, ngành nghề mới sẽ đòi hỏi các startup giáo dục cần tiếp cận theo hướng mới, để giải bài toán tăng trưởng trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhiều startup giáo dục cũng gặp tình trạng “sai lầm” trong hoạt động quản trị kinh doanh, dẫn tới sụt giảm doanh thu, định giá và cả lòng tin từ phía các quỹ đầu tư.
Chưa kể, một số startup cũng đang có dấu hiệu chững lại do tư duy phát triển vào “lối mòn”, và ít được nhắc đến hơn so với quãng thời gian trước đó.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
90% công ty khởi nghiệp thất bại là một con số đã được nhiều báo cáo thừa nhận. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của các startup, trong đó một phần đáng kể là những sai lầm nghiêm trọng khi gây quỹ.
Những sai lầm này dẫn đến việc không thu hút được sự hỗ trợ cần thiết từ các nhà đầu tư mạo hiểm tiềm năng. Tuy nhiên, ngay cả trong số các công ty khởi nghiệp đã huy động được nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thành công, một số startup vẫn đối mặt với những thách thức trong việc đạt được thành công lâu dài.
Dưới đây là sáu cạm bẫy phổ biến phát sinh sau quá trình gây quỹ thành công và lời khuyên hữu ích để giúp định hướng và vượt qua những trở ngại này.
CHI TIÊU KHÔNG KIỂM SOÁT
Một cạm bẫy phổ biến các startup mắc phải là xử lý sai số tiền nhận được. Sau khi đảm bảo được nguồn tài trợ, những người sáng lập và đội ngũ lãnh đạo có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sử dụng tiền như thế nào. Nhiều người sẽ đưa ra vô số lý do để tuyển dụng thành viên mới trong nhóm hoặc thực hiện các khoản đầu tư đã chờ đợi từ lâu.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng vội vàng và đầu tư bất cẩn có thể dẫn đến giảm năng suất nhân viên và đốt tiền quá mức. Vì vậy, điều quan trọng là phải thận trọng và tránh chi tiêu thiếu kiểm soát, ngay cả khi tài khoản ngân hàng đang dồi dào. Sau vòng cấp vốn, điều cần thiết là phải vừa đầu tư vào tăng trưởng vừa phân bổ nguồn lực một cách khôn ngoan.
CHỈ TẬP TRUNG VÀO TĂNG TRƯỞNG DOANH THU
Theo đuổi mở rộng quy mô nhanh chóng thường được coi là mục tiêu cuối cùng của các công ty khởi nghiệp, vì doanh thu tăng đột biến sẽ tạo ra sự phấn khích. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhận ra là chỉ doanh thu thôi thì không đảm bảo thành công lâu dài. Việc mở rộng quy mô phải luôn là một quá trình được cân nhắc cẩn thận, có tính đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư tăng trưởng có hiệu quả kinh tế và đóng góp thực sự vào thành công lâu dài. Một chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ phải luôn là nền tảng cho mọi nỗ lực mở rộng doanh thu.
Đôi khi, thị trường đòi hỏi những khoản đầu tư nhanh chóng và đáng kể để tăng trưởng nhanh, ưu tiên tốc độ hơn hiệu quả, được gọi là Blitzscaling. Trong những trường hợp khác, điều quan trọng là phải xác nhận thêm mô hình kinh doanh trước khi theo đuổi việc mở rộng nhanh chóng được gọi là FastScaling.
KHÔNG HỌC HỎI TỪ NHỮNG LỜI TỪ CHỐI
Gây quỹ là một hành trình đầy thử thách, thường có nhiều lần bị từ chối trước khi tìm được nhà đầu tư hoặc tổ chức đầu tư phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù thật hấp dẫn khi tin rằng chỉ những nhà đầu tư được chọn mới thực sự nhận ra sự xuất sắc của công ty khởi nghiệp, nhưng việc suy ngẫm về lý do tại sao các nhà đầu tư khác lại không đồng ý tài trợ cũng rất có giá trị. Mỗi lời từ chối mang đến một cơ hội học hỏi, phát triển và trưởng thành.
Bằng cách chấp nhận sự từ chối và suy ngẫm về tất cả những lời “Không” nhận được, những người sáng lập có thể khám phá những hiểu biết sâu sắc có giá trị thúc đẩy một công ty khởi nghiệp hướng tới thành công.
MẤT TẬP TRUNG
Khả năng mở rộng có vẻ như vô hạn, nhưng con đường dẫn đến thành công nằm ở việc khám phá những cơ hội này một cách chu đáo. Duy trì sự tập trung rất quan trọng. Tham gia vào quá nhiều hoạt động cùng một lúc có thể dẫn đến sự phức tạp quá mức, dẫn đến mất đi sự gắn kết và mất động lực của các nhóm.
Thay vào đó, nên tập trung vào các động lực chính tăng trưởng và thành công, thực hiện các bước tuần tự có chủ ý và đôi khi tốt hơn. Bằng cách duy trì sự tập trung và tránh sự phức tạp, nhiều công ty khởi nghiệp đã thành công.
CHỈ TUYỂN DỤNG NGƯỜI CÓ CHỨC NĂNG PHÙ HỢP
Mở rộng quy mô kinh doanh thường đòi hỏi những nỗ lực tuyển dụng đáng kể. Thu hút những tài năng đặc biệt không chỉ bổ sung nhân lực mà còn đưa vào những kỹ năng mới, quan điểm mới và ý tưởng sáng tạo.
Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp phải tránh việc tuyển dụng thiếu thận trọng chỉ dựa trên sự phù hợp về chức năng. Bỏ qua sự phù hợp về văn hóa có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, một quả táo xấu sẽ làm hỏng cả nhóm và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm, dẫn đến một nền văn hóa độc hại và tỷ lệ luân chuyển nhân viên cao.
Khi tuyển dụng, những người sáng lập nên tuyển dụng những người phù hợp cả về chức năng và văn hóa, ưu tiên xây dựng các nhóm hợp tác, gắn kết để bổ sung cho thế mạnh của nhau, phát huy tinh thần đồng đội và chia sẻ những giá trị giống nhau.
KHÔNG THÀNH LẬP MỘT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ
Sau khi đảm bảo được nguồn vốn ban đầu, các nhà đầu tư thường yêu cầu thành lập ban giám đốc. Trong khi một số nhà sáng lập có thể coi hội đồng quản trị chỉ là nền tảng để báo cáo các con số và chỉ số, thì một hội đồng hoạt động tốt có thể có tác động sâu sắc đến sự thành công của một công ty khởi nghiệp.
Giá trị thực sự của nó nằm ở sự giàu có về kiến thức và kinh nghiệm tập thể mà các thành viên sở hữu. Bằng cách tận dụng kinh nghiệm khởi nghiệp sâu rộng, quan điểm đa dạng và hiểu biết sâu sắc có giá trị, các thành viên hội đồng quản trị tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét toàn diện các thách thức từ nhiều góc độ khác nhau.
Cách tiếp cận này khám phá các giải pháp sáng tạo và cách tiếp cận mới. Vì vậy, việc thành lập một ban giám đốc có hiệu quả cao rất quan trọng.
Điều này liên quan đến việc xây dựng niềm tin giữa đội ngũ lãnh đạo và thành viên hội đồng quản trị, cung cấp đầy đủ tất cả dữ liệu liên quan trước cuộc họp hội đồng quản trị, thiết lập một chương trình nghị sự mạnh mẽ tập trung vào ba đến năm chủ đề quan trọng nhất và sử dụng hiệu quả các cuộc họp hội đồng quản trị để khai thác trí tuệ tập thể của tất cả mọi người. các thành viên.
Không thể phủ nhận việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư mạo hiểm là một cột mốc quan trọng đối với mọi công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những bước đầu tiên trên con đường dẫn đến thành công. Để thực sự phát triển mạnh mẽ, những người sáng lập phải vượt qua vô số thách thức đang ở phía trước.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu đồng hành và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (Start-up) xây dựng nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa. MarketingTrips giới thiệu giải pháp Branding for Startup – đăng bài không giới hạn lên website MarketingTrips.com đồng thời còn được hỗ trợ chia sẻ bài viết lên các hệ thống fanpage của MarketingTrips.
Với cơ hội tiếp cận hàng trăm ngàn người dùng mỗi tháng trên website và fanpage, các công ty khởi nghiệp có nhiều cơ hội hơn để xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững trong dài hạn.
Tại sao lại là giải pháp đăng bài không giới hạn (mà không phải là Booking ngẫu nhiên theo từng bài viết)?
Theo quan sát và phân tích của MarketingTrips, trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi mỗi ngành hàng có vô số các đối thủ kinh doanh đang không ngừng tiếp cận khách hàng từng giờ, từng ngày trên nhiều điểm chạm khác nhau.
Khi mỗi ngày mỗi khách hàng “lướt” qua vô số các tin tức khác nhau, một bài đăng ngẫu nhiên dường như rất ít có tác động thực sự đến hành vi của họ trong tương lai. Việc biết và nhớ đến thương hiệu thậm chí còn là thứ rất khó khăn.
Dù với tư cách là người làm marketing hay chủ doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng thấy rằng, ngay cả đối với các trang tin tức lớn, mỗi bài đăng cũng có rất ít lượt tương tác, nếu mỗi ngày website đăng vô số các bài đăng (tin tức) khác nhau, sức ảnh hưởng của từng bài riêng lẻ càng trở nên vô cùng nhỏ.
Với các công ty khởi nghiệp, khi mọi thứ đều còn rất mới, nhận diện thương hiệu chưa có, việc để được khách hàng tiềm năng biết tới đã vô cùng khó khăn, chưa kể để trở thành Top of Mind trong tâm trí của họ dường như càng không thể.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi mức độ thành công của thương hiệu phụ thuộc vào mức độ thành công trên từng điểm chạm của thương hiệu với khách hàng trên từng kênh (nền tảng), việc liên tục tiếp cận và chia sẻ thông tin tới họ chính là chìa khoá.
Có gì trong giải pháp Branding for Startup của MarketingTrips.
Như đã đề cập ở trên, một trong những điểm khác biệt và có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất của giải pháp này là doanh nghiệp có thể đăng bài và tiếp cận khách hàng không giới hạn trên website MarketingTrips. Thay vì booking ngẫu nghiên theo từng bài đăng vốn mang lại ít sức ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể chủ động đăng bất cứ khi nào mà doanh nghiệp có nội dung cần chia sẻ.
Từ các câu chuyện thương hiệu, case study thành công của khách hàng tới thương hiệu, đến các tính năng mới của sản phẩm, mọi bài đăng đều có thể được chia sẻ tới khách hàng, chính là độc giả của MarketingTrips.
Ngoài việc đăng bài không giới hạn, MarketingTrips còn sẽ hỗ trợ chia sẻ tối thiểu (cam kết) 4 bài mỗi tháng lên hệ thống fanpage hiện có hàng triệu người tiếp cận tiềm năng mỗi tháng.
Đăng ký và triển khai.
Cách thức đăng ký và triển khai hết sức đơn giản, nếu nhận thấy giải pháp trên phù hợp với doanh nghiệp của mình, doanh nghiệp có thể bắt đầu đăng ký tại đây, sau khi đăng ký và hoàn tất thủ tục (MarketingTrips sẽ liên hệ hỗ trợ hoàn tất khi doanh nghiệp đăng ký), doanh nghiệp có thể bắt đầu đăng bài và bài viết sẽ được hiển thị tại mạng lưới đối tác nội dung của MarketingTrips tại đây.
Hãy hình dung thế này, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các giải pháp về CRM, và đối tượng độc giả của MarketingTrips hiện có hàng trăm ngàn người làm Marketing cũng như chủ doanh nghiệp, họ là những người có khả năng cần CRM để quản trị khách hàng và vận hành doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiếp cận họ chính là thứ mà doanh nghiệp có thể làm.
Mức phí khi đăng ký dịch vụ là 5 triệu/tháng (không bao gồm thêm bất cứ chi phí phát sinh nào).
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ, doanh nghiệp có thể liên hệ theo các thông tin được công bố trên website hoặc nhắn tin tực tiếp vào hệ thống fanpage của MarketingTrips.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo giới phân tích, đây là năm khó khăn nhất với các công ty khởi nghiệp trong vòng một thập kỷ qua.
WeWork huy động được 11 tỷ USD tiền tài trợ, trong khi Olive AI – một startup về chăm sóc sức khoẻ, huy động 852 triệu USD. Một startup khác về vận tải hàng hoá là Convoy huy động thành công 852 triệu USD và Veev – công ty khởi nghiệp về xây dựng nhà ở, đã được rót tổng cộng 647 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Điểm chung của các startup này là chỉ hơn một tháng qua, tất cả đều nộp đơn xin phá sản hoặc dừng hoạt động.
Đây là những thất bại gần nhất trong sự sụp đổ các công ty khởi nghiệp công nghệ mà giới phân tích cho rằng mọi thứ mới chỉ đang bắt đầu.
Cố gắng cầm cự bằng cách cắt giảm chi phí trong hai năm qua, nhiều công ty công nghệ từng rất có triển vọng hiện đang đứng trên bờ vực phá sản khi cạn kiệt cả thời gian và tiền bạc. Họ phải đối mặt với thực tế phũ phàng: Nhà đầu tư không còn hứng thú với những lời hứa hẹn.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đang quyết định xem startup nào đáng được cứu và starup nào buộc phải đóng cửa hoặc bán đi để thu hồi vốn.
Tháng 8, Hopin – công ty khởi nghiệp huy động 1,6 tỷ USD và từng được định giá 7,6 tỷ USD, đã bán mảng kinh doanh chính của mình với giá 15 triệu USD. Tháng trước, starup bất động sản Zeus Living từng huy động được 150 triệu USD, thông báo sẽ dừng hoạt động.
Plastiq – một công ty fintech từng được rót vốn 226 triệu USD, đã phá sản vào tháng 5. Trong tháng 9, công ty sản xuất xe tay ga Bird huy động được 776 triệu USD đã bị huỷ niêm yết trên sàn New York vì thị giá quá thấp.
“Tất cả chúng ta nên chuẩn bị tinh thần để nghe nhiều về thất bại hơn”, nhà đầu tư Jenny Lefcourt tại Freestyle Capital, cảnh báo.
Rất khó để có được bức tranh đầy đủ về các khoản lỗ vì các startup công nghệ không bị bắt buộc phải công bố những thông tin này. Sự u ám của ngành công nghệ cũng bị che đậy bởi xu hướng bùng nổ trí tuệ nhân tạo – thứ vốn thu hút rất nhiều tiền bạc của các nhà đầu tư trong năm qua.
Theo PitchBook tổng hợp, khoảng 3.200 công ty Mỹ được hỗ trợ bởi liên doanh tư nhân đã phá sản trong năm nay. Những công ty này đã huy động được 27,2 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm.
Phía PitchBook cho biết con số này không đầy đủ và có thể thấp hơn so với thực tế vì nhiều công ty phá sản trong im lặng.
Công ty cung cấp dịch vụ tài chính cho các startup Carta cho biết, có 87 doanh nghiệp trên nền tảng của họ từng huy động ít nhất 10 triệu USD, đã dừng hoạt động trong năm nay, tính đến hết tháng 10. Con số này gấp đôi cả năm ngoái.
“Đây là năm khó khăn nhất với các công ty khởi nghiệp trong vòng một thập kỷ qua”, Peter Walker tại Carta cho hay.
Các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng thất bại là chuyện bình thường, cứ mỗi công ty đóng cửa lại có một thành công vượt trội như Facebook hay Google. Nhưng khi nhiều công ty thoi thóp hoạt động trong nhiều năm qua đang có dấu hiệu sụp đổ, các nhà đầu tư dự đoán khoản thua lỗ sẽ thảm khốc hơn do lượng tiền mặt đổ vào quá lớn trong thập kỷ qua.
Trong giai đoạn 2012 – 2022, tổng số tiền đầu tư vào các startup của Mỹ tăng 8 lần, đạt 344 tỷ USD. Cơn lũ tiền này được thúc đẩy bởi lãi suất thấp và thành công trong lĩnh vực mạng xã hội và ứng dụng di động.
Trong giai đoạn đó, đầu tư mạo hiểm trở thành xu hướng – thậm chí cả 7-Eleven và “Sesame Street” cũng tung ra quỹ mạo hiểm – và số lượng các công ty “kỳ lân” trị giá 1 tỷ USD trở lên đã tăng đột biến từ vài chục lên hơn 1.000.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ các mô hình như Facebook và Google lại bế tắc đối với làn sóng khởi nghiệp tiếp theo – những công ty đã thử nghiệm các lĩnh vực kinh doanh chưa được kiểm chứng như công việc theo yêu cầu, vũ trụ ảo, vi mô và tiền điện tử.
Hiện, một số công ty đang chọn đóng cửa trước khi hết tiền, trả lại tiền thừa cho các nhà đầu tư. Số khác thì mắc kẹt trong trạng thái “zombie” – tồn tại nhưng không thể phát triển. Các nhà đầu tư cho biết, những startup như vậy có thể chật vật trong nhiều năm, nhưng khả năng cao sẽ gặp khó khăn trong việc huy động thêm tiền.
Convoy, công ty khởi nghiệp vận tải được định giá 3,8 tỷ USD, đã dành 18 tháng qua để cắt giảm chi phí, sa thải nhân viên và tìm cách thích ứng với thị trường khó khăn. Nhưng những nỗ lực đó vẫn chưa đủ.
Trong năm nay, khi tiền sắp cạn kiệt, họ đã tìm tới ba bên mua tiềm năng, nhưng tất cả đều rút lui. Ông Dan Lewis, coFounder kiêm CEO Convoy, cho biết, việc “đến gần thành công như vậy lại thất bại là một trong những điều khó khăn nhất”.
Convoy ngừng hoạt động vào tháng 10.
Bà Ishita Arora sáng lập Dayslice – startup phần mềm, nói rằng bà phải đối mặt với thực tế không thu hút đủ khách hàng để đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư. Bà đã trả lại một phần số tiền huy động được.
Tương tự, Founder Gabor Cselle của Pebble – một starup về mạng xã hội, chia sẻ ông cảm thấy bản thân đã khiến các nhà đầu tư thất vọng. Pebble đang trả lại cho các nhà đầu tư một phần nhỏ số tiền huy động được. “Đó là việc đúng đắn nên làm”, ông Cselle nói.
Cô Amanda Peyton ngạc nhiên trước phản ứng đối với bài đăng trên blog vào tháng 10 về “nỗi sợ hãi và cô đơn” khi đóng cửa Braid – fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán. Hơn 100.000 người đã đọc và cô nhận được rất nhiều tin nhắn động viên, cảm ơn từ đồng nghiệp.
Peyton nói rằng cô từng nhận thấy cơ hội và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực phần mềm là vô tận nhưng “hiện tại rõ ràng điều này là không đúng và thị trường có giới hạn”.
Các nhà đầu tư mạo hiểm cũng nhẹ nhàng thúc giục một số nhà sáng lập nên cân nhắc từ bỏ, thay vì cố gắng lãng phí thời gian và công sức. Nhà đầu tư mạo hiểm Elad Gil cho biết: “Có lẽ tốt hơn là chấp nhận thực tế và giơ khăn trắng đầu hàng”.
Ông Dori Yona – sáng lập SimpleClosure – công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ giúp các startup khác thu hẹp hoạt động, nói rằng thật buồn khi thấy nhiều công ty phải đóng cửa. Nhưng việc giúp các nhà sáng lập tìm thấy điểm kết thúc, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, trong giai đoạn khó khăn là công việc đặc biệt.
Ông nói thêm đây là một phần trong vòng tròn cuộc sống tại Thung lũng Silicon. “Nhiều người trong số họ đã bắt đầu khởi nghiệp lại với dự án tiếp theo”, ông nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các startup công nghệ tại Đông Nam Á được thúc đẩy bởi dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng internet liên tục tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển.
Trong thập kỷ qua, các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á đã có mức tăng trưởng chưa từng có, trở thành tâm điểm trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.
Bất chấp những thách thức như sự khác biệt về văn hóa và khoảng cách về cơ sở hạ tầng, công ty đầu tư mạo hiểm (VC) Jungle Ventures dự đoán giá trị của các doanh nghiệp này sẽ tăng vọt từ 340 tỷ USD hiện tại lên mức ấn tượng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Dân số trẻ, mức độ sử dụng internet ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu liên tục phát triển là những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á.
Người dân luôn mong muốn được thử nghiệm các công nghệ mới. Hơn nữa, các công ty mới nổi đang ngày càng thu hút nhân tài nước ngoài và đầu tư vốn mạo hiểm để cung cấp các giải pháp thiết yếu cho khu vực.
Sự tăng trưởng bùng nổ của họ có thể đến từ một số lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như: Thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và công nghệ y tế.
Mỗi ngành đều đang trải qua quá trình đổi mới mạnh mẽ và thích ứng với thị trường, trong đó chính quyền các khu vực cũng đang thúc đẩy số hóa và áp dụng công nghệ.
ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP TẠI ĐÔNG NAM Á
Một trong những động lực đằng sau sự gia tăng số lượng các công ty khởi nghiệp (startup) là nhân khẩu học trẻ trung. Đông Nam Á có một phần đáng kể dân số dưới 30 tuổi, họ am hiểu công nghệ và có tài năng kinh doanh.
Lợi thế về nhân khẩu học mang đến dòng ý tưởng đổi mới ổn định, những quan điểm mới mẻ và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ngoài ra, các doanh nhân trẻ có xu hướng khám phá các cơ hội kinh doanh mới, góp phần tạo nên bối cảnh khởi nghiệp sôi động trong khu vực.
Hơn nữa, khả năng tiếp cận vốn rất quan trọng cho sự tăng trưởng và bền vững của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã chứng kiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân đổ vào đáng kể.
Các nhà đầu tư nước ngoài, bị thu hút bởi tiềm năng của khu vực, đã đổ hàng tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn tài trợ sẵn có đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng phạm vi tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến.
Đại dịch đã đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế internet của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó việc áp dụng kỹ thuật số đang trở thành xu hướng chủ đạo.
Nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) của ASEAN dự kiến đạt 330 tỷ USD vào năm 2025, nhờ hơn 10 triệu người bán hàng trực tuyến và lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển dự kiến đạt doanh thu 150 tỷ USD vào năm 2025.
Trong thời kỳ đại dịch, thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại xã hội (Social Commerce) bùng nổ đã định hình lại hoạt động mua sắm trực tuyến, cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp từ các nền tảng mạng xã hội.
Các siêu ứng dụng địa phương như Grab và Gojek cung cấp các dịch vụ đa chức năng, từ gọi xe đến mua sắm trực tuyến, khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dùng.
Ngoài ra, sự hỗ trợ và sáng kiến của các cơ quan chính phủ cũng đã thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đang phát triển ở ASEAN. Các cơ quan quản lý khu vực đã công nhận tầm quan trọng của các công ty khởi nghiệp trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Ví dụ, Malaysia đã công bố Kế hoạch chi tiết về nền kinh tế kỹ thuật số, vạch ra tầm nhìn rõ ràng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của mình.
Sáng kiến này bao gồm các biện pháp nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh trực tuyến, chẳng hạn như ưu đãi về thuế, cơ hội tài trợ và phát triển kỹ năng công nghệ trong lực lượng lao động.
SỰ GÓP MẶT CỦA SINGAPORE TRONG NHIỀU LĨNH VỰC
Mặc dù có quy mô nhỏ hơn so với các nước láng giềng, Singapore vẫn nổi bật như một trung tâm thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư mạo hiểm.
Singapore là nơi có gần 4.800 công ty khởi nghiệp công nghệ, cùng với 252 vườn ươm và máy gia tốc, được hỗ trợ bởi 529 nhà đầu tư.
Những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Grab và Sea Group đã chọn Singapore làm trụ sở, với thêm 80 trong số 100 công ty công nghệ hàng đầu hoạt động từ quốc đảo này.
Sức hấp dẫn của khu vực còn mở rộng đến các công ty khởi nghiệp Ấn Độ, nhiều công ty trong số đó chọn đặt trụ sở chính tại Singapore do môi trường thân thiện với doanh nghiệp và vị trí chiến lược trong các thị trường phát triển mạnh của khu vực.
Mối quan hệ giữa Singapore và Ấn Độ rất sâu sắc, thể hiện rõ ở mối quan hệ văn hóa và thương mại phong phú của họ. Quốc gia này đã củng cố vị thế là một trong những đối tác thương mại lớn của Ấn Độ trong ASEAN, chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ trong giai đoạn 2021-2022.
Nó đã đóng góp đáng kể 136,7 tỷ USD cho Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ trong hai thập kỷ qua, chiếm 23% tổng dòng vốn FDI.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á cũng đã phải đối mặt với những trở ngại.
Theo DealStreetAsia, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm sụt giảm mạnh 58,6% trong quý 2 năm 2023. Các công ty khởi nghiệp huy động được 2,13 tỷ USD, thấp hơn so với con số 5,13 tỷ USD được ghi nhận trong cùng quý năm 2022.
Lạm phát leo thang làm tăng thêm những thách thức, khiến lãi suất cao hơn. Các nhà kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế Đông Nam Á, nhấn mạnh sự cần thiết phải quan sát thận trọng và lập kế hoạch chiến lược.
Sự tăng trưởng vượt trội và tiềm năng của các doanh nghiệp mới nhấn mạnh vai trò then chốt của họ trong bối cảnh công nghệ năng động của khu vực.
Các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á không chỉ phát triển mạnh mẽ, họ đang định hình lại bối cảnh kinh doanh, tạo ra các giải pháp sáng tạovà thu hút đầu tư đáng kể. Như vậy, tương lai có nhiều hứa hẹn đối với những công ty khởi nghiệp này và hành trình của họ là minh chứng cho cam kết đổi mới của khu vực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.
WeWork dự kiến nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngay vào tuần tới – tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin cho hay – trong bối cảnh startup “kỳ lân” đình đám một thời chật vật xoay sở với khối nợ khổng lồ và thua lỗ chồng chất.
Tin đồn về việc WeWork phá sản đã xuất hiện một thời gian, sau khi công ty cung cấp không gian làm việc linh hoạt này báo cáo với nhà chức trách về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng duy trì hoạt động trong vòng 1 năm tới.
Sau khi thông tin về việc WeWork có thể sắp chính thức đệ đơn phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ lên toà án ở New Jersey được Wall Street Journal đăng tải ngày 31/10, giá cổ phiếu công ty này có thời điểm giảm 32% trong phiên giao dịch ngoài giờ. Nếu tính từ đầu năm, giá cổ phiếu WeWork đã “bốc hơi” 96%.
Trước đó cùng ngày, WeWork cho biết đã đạt thoả thuận với các chủ nợ về giãn một số khoản nợ với tổng trị trị giá 6,4 triệu USD, đúng vào lúc sắp hết thời gian ân hạn của các khoản phải trả này.
Ở thời điểm cuối tháng 6, WeWork có 2,9 tỷ USD nợ ròng dài hạn và nợ hơn 13 tỷ USD tiền thuê mặt bằng dài hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng cao gây áp lực lớn lên lĩnh vực bất động sản thương mại.
Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.
WeWork cũng chính là một “hố đen” đã nhấn chìm nhiều tỷ USD của SoftBank – công ty đầu tư công nghệ của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son.
Rắc rối đã bủa vây WeWork sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2019 thất bại.
Vụ phát hành đổ bể do nhà đầu tư hoài nghi về mô hình kinh doanh đi thuê văn phòng dài hạn để cho thuê ngắn hạn của WeWork, cũng như những khoản thua lỗ khổng lồ của công ty dưới sự điều hành của nhà sáng lập kiêm CEO khi đó là Adam Neumann.
Tháng 8/2019, WeWork tiết lộ thua lỗ 900 triệu USD trong 6 tháng. Một tháng sau đó, Neumann bị cách chức sau hàng loạt cáo buộc về môi trường làm việc độc hại tại công ty.
SoftBank – cổ đông chính của WeWork – đã rót khoảng 10 tỷ USD để vực dậy startup này, nhưng WeWork vẫn tiếp tục trong tình trạng lỗ chồng lỗ. Năm 2020, SoftBank mạnh tay hạ định giá WeWork còn 2,9 tỷ USD.
Sau nhiều nỗ lực, WeWork cuối cùng cũng trở thành một công ty đại chúng vào năm 2021, với mức định giá khoảng 9 tỷ USD. Cuộc chào sàn của WeWork được tiến hành thông qua sáp nhập với một công ty séc trắng (SPAC) thay vì theo con đường IPO truyền thống.
Tháng 8 vừa qua, WeWork thông báo về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng tiếp tục hoạt động. Một loạt nhà điều hành cấp cao của công ty, gồm CEO Sandeep Mathrani, đã rời đi trong năm nay.
Ngoài sự thất bại của mô hình kinh doanh và văn hoá điều hành doanh nghiệp thời CEO Neumann, WeWork còn là một “nạn nhân” của đại dịch Covid-19, khi giãn cách xã hội dẫn tới xu hướng làm việc từ xa. Tuy nhiên, kể từ khi các biện pháp hạn chế chống Covid được gỡ bỏ tại các quốc gia đến nay, WeWork vẫn chưa khi nào báo lãi.
WeWork bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2010 ở New York, cung cấp không gian làm việc chung cho khách hàng chủ yếu là những người làm việc tự do, các start-up, và doanh nghiệp nhỏ. Sau đó, công ty nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng ra các công ty lớn hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Startup là gì? Các khái niệm phổ biến thường thấy xoay quanh thuật ngữ Start-up? Những quan niệm sai lầm về cái gọi là Start up? Các yếu tố chính quyết định sự thành công của một Startup? Các giai đoạn phát triển của một Startup? Những thuật ngữ quan trọng cần biết trong thế giới làm Startup? Lợi thế và bất lợi của các công ty Startup? Một số mô hình Startup mới hiện nay?
Startup còn được gọi là Khởi nghiệp hay công ty khởi nghiệp, khái niệm dùng để chỉ các doanh nghiệp mới bắt đầu gia nhập thế giới kinh doanh. Mặc dù về lý thuyết, thuật ngữ Startup đề cập đến các doanh nghiệp mới, tuy nhiên trong thực tế thì khái niệm này thường dùng để chỉ các công ty bắt đầu khởi sự kinh doanh nhưng với một mô hình mới.
Được nổi lên chủ yếu trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ phát triển mạnh mẽ, thuật ngữ Startup (Khởi nghiệp) được xem là biểu tượng của các làn sóng kinh tế mới, các mô hình kinh doanh mới có tính đột phá (phá vỡ) và sáng tạo cao. Không chỉ được dùng để chỉ các doanh nghiệp mới vận hành hay gia nhập thế giới kinh doanh, Startup còn đại diện cho các doanh nghiệp với nhiều chiến lược thâm nhập thị trường táo bạo, có nhiều lợi thế mới so với các doanh nghiệp cùng ngành trước đó và hơn thế nữa.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
Startup (Khởi nghiệp) là gì?
Thấu hiểu khái niệm Startup?
Những quan niệm sai lầm về cái gọi là Startup?
Các yếu tố chính quyết định sự thành công của một Startup?
Các giai đoạn phát triển của một Startup?
Những thuật ngữ quan trọng cần biết trong thế giới làm Startup?
Lợi thế (Thách thức) và bất lợi của các công ty Startup là gì?
Một số mô hình Startup mới hiện nay?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Startup là gì?
Startup trong tiếng Việt có nghĩa là Khởi nghiệp hoặc các Công ty khởi nghiệp.
Thuật ngữ Startup đề cập đến một công ty hay doanh nghiệp đang bước vào những giai đoạn vận hành kinh doanh đầu tiên. Các công ty khởi nghiệp có thể được thành lập bởi một hoặc nhiều nhà lãnh đạo khác nhau, những người đang thực sự khao khát mang các sản phẩm và dịch vụ mới vào thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thông thường, các Startup bắt đầu với những chi phí cao và doanh thu hạn chế, đó là lý do tại sao các doanh nghiệp này thường nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như các nhà đầu tư mạo hiểm.
Theo Wikipedia, Startup còn được gọi là Start-up hoặc Upstart, thuật ngữ đề cập đến các doanh nghiệp đang hoặc mới gia nhập ngành, và sở hữu các mô hình kinh doanh (Business Model) có thể mở rộng được.
Thấu hiểu khái niệm Startup.
Như đã đề cập ở trên, mặc dù khái niệm Startup thường được dùng để chỉ các doanh nghiệp mới vận hành, trong thực tế thì thuật ngữ này lại chủ yếu nhấn mạnh hay đề cập đến các doanh nghiệp có những mô hình kinh doanh mới, các chiến lược mới, các sản phẩm và dịch vụ có tính cạnh tranh cao so với các công ty cùng ngành đã tồn tại và hơn thế nữa.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng khác bạn nên biết và hiểu đúng về khái niệm Startup.
Một Startup hay công ty khởi nghiệp là doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh.
Người đứng đầu doanh nghiệp thường là các nhà sáng lập (Founder), họ có thể tự sử dụng tài chính cá nhân để kinh doanh hoặc gọi vốn từ các nguồn bên ngoài.
Điểm quan trọng của các Startup đó là chọn đúng thị trường hay phân khúc khách hàng mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của họ bằng các sản phẩm và dịch vụ vượt trội. Trong phần lớn trường hợp, chiến lược của các Startup là tập trung vào thị trường ngách (Niche market) thay vì là thị trường đại trà (Mass market).
Theo nhiều các nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ thành công của các công ty khởi nghiệp hay Startup là rất cao, trên 95% sau 3 năm đầu tiên.
Các Startup có thể sử dụng nguồn vốn (tự góp) ban đầu để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển kế hoạch kinh doanh của mình.
Nghiên cứu thị trường là kim chỉ nam giúp xác định nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi các bản kế hoạch kinh doanh (Business Plan) toàn diện vạch ra tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của công ty cũng như các chiến lược marketing là các yếu tố quyết định sự thành công khác.
Những quan niệm sai lầm về cái gọi là Startup?
Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, mặc dù không có bất cứ một quy định hay sự ràng buộc vào về mặt khái niệm của thuật ngữ Startup, ý nghĩa đằng sau thuật ngữ này trong thực tế lại rất khác so với lý thuyết.
Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về cái gọi là Startup.
Startup là tự kinh doanh (tự doanh) bất cứ một thứ gì đó mới: Trong khi bạn có thể bắt đầu tự kinh doanh riêng bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào, điều này không có nghĩa là bạn đang làm Startup. Trừ khi những gì bạn đang kinh doanh có thể gia tăng quy mô lên một mức đủ lớn hoặc có sức ảnh hưởng, một vài hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ thường không được gọi là Startup. Ví dụ, khi bạn tự mở một quán cafe nhỏ ven đường và chỉ dừng lại ở đó, đây chỉ là việc bạn đang kinh doanh riêng thay vì là bạn đang khởi nghiệp. Ngược lại nếu bạn quyết định nhân chuỗi rộng hơn với quy mô lớn hơn, đây có thể được coi là Startup.
Startup cần phải có nhiều tiền và nhiều nhân sự: Nhiều quan niệm cho rằng, muốn làm Startup thì phải có hay cần nhiều tiền và nhiều nhân sự. Thực tế là, tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh khác nhau mà nhà sáng lập không cần phải có quá nhiều tiền hay cần nhiều nhân sự. Trong các lĩnh vực như công nghệ hay tự động hoá, yếu tố tiền hay số lượng nhân sự không thực sự quan trọng.
Lợi thế (Thách thức) và bất lợi khi làm việc cho các công ty Startup là gì?
Có rất nhiều lợi ích khi làm việc cho các Startup. Nhiều trách nhiệm hơn và nhiều cơ hội học hỏi hơn là 2 thứ quan trọng nhất.
Vì phần lớn các Startups có ít nhân viên hơn các công ty lớn và lâu đời nên nhân viên trong Startup thường có xu hướng đảm nhiệm nhiều vai trò hay công việc khác nhau hơn là chỉ tập trung một chuyên môn nhất định, điều này dẫn đến việc họ phải chịu nhiều trách nhiệm hơn và dĩ nhiên, họ cũng có nhiều cơ hội học hỏi hơn.
Các Startup cũng có xu hướng làm việc thoải mái hơn, nơi làm việc trở thành một trải nghiệm chung, với giờ giấc linh hoạt, tăng cường sự tương tác giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo.
Không cần quá nhiều kinh nghiệm là những lợi thế khác cho những người mới. Tại nhiều Startup, họ coi trọng tố chất và khả năng học hỏi hơn là những kinh nghiệm đã có, đây chính là cơ hội cho những ai đang cần một nơi để thể hiện bản thân.
Tuy nhiên, vì là doanh nghiệp mới và có ít nguồn lực, cũng có nhiều hạn chế nhất định khi làm việc trong các Startup như phải làm nhiều hơn (thậm chí là tăng ca), áp lực công việc cao hơn, yêu cầu cao hơn.
Dưới đây là một số lợi thế và bất lợi khi làm việc cho Startup.
Lợi thế:
Nhiều cơ hội học hỏi và trau dồi bản thân.
Làm việc có trách nhiệm hơn.
Môi trường làm việc linh hoạt.
Cơ hội thăng tiến cao và dễ chứng minh năng lực thực sự của bản thân.
Bất lợi:
Thu nhập có thể thấp (và ít ổn định) hơn.
Nhiều áp lực hơn.
Khối lượng công việc cao hơn.
Khó thể hiện được năng lực của bản thân nếu không có chuyên môn cứng.
Các yếu tố chính quyết định sự thành công của một Startup?
Trong khi tuỳ thuộc vào từng startup cụ thể và trong từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự thành công một startup, thông qua một loạt các nghiên cứu từ nhiều startup thất bại và thành công, dưới đây là những lý do chính có thể khiến một startup thành công hơn trên thị trường.
1. Tầm nhìn và Chiến lược.
Một tầm nhìn rõ ràng về tương lai là một kỹ năng hoặc năng khiếu mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp đều cần có để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Tầm nhìn sẽ là động lực chính đằng sau sự thành công của một doanh nhân và nó sẽ đóng vai trò như một chiếc la bàn cho doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn.
Với tư cách là một startup, doanh nghiệp cần hình dung về cách kiếm tiền ngay từ đầu, đồng thời suy nghĩ về chiến lược bảo vệ và duy trì nó trong dài hạn. Nó có thể bao gồm cả việc hình dung về tập khách hàng mục tiêu, sự thay đổi của môi trường vĩ mô và vi mô, và hơn thế nữa.
2. Tốc độ.
Với các startup, tốc độ cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến sự thành công. Khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường, đã có khách hàng và doanh số ổn định, startup cần phải thiết lập một tư duy nhanh nhạy mới có thể đủ sức để đối đầu.
Thay vì từ từ đạt được các mục tiêu, startup cần giành được chúng nhanh hơn trước khi bị các đối thủ mạnh hơn gia nhập cuộc đua và theo kịp. Bỏ xa đối thủ một khoảng đủ để đánh chiếm thị trường và tạo ra rào cản chính là công thức thành công của startup.
3. Ngân sách hay nguồn vốn cũng rất quan trọng đối với sự thành công của Startup.
Theo các dữ liệu nghiên cứu chung, một trong những lý do chính khiến các công ty khởi nghiệp hay startup thất bại đó là vì họ hết tiền trước khi đạt được điểm hoà vốn hoặc trước khi có doanh số đủ để duy trì (nuôi) doanh nghiệp.
Hoặc là startup có đủ nguồn vốn để theo đuổi đến mục tiêu cuối cùng hoặc là nhanh chóng tìm kiếm khách hàng và thúc đẩy doanh số để duy trì doanh nghiệp trước khi chạm tới điểm gọi là thành công.
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, các startup thành công đều là các doanh nghiệp có khả năng quản trị tài chính và theo đuổi sự tin gọn trong cách vận hành.
Với tư cách là các nhà sáng lập của các startup, bạn cần phải đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng, từ việc quản lý chi phí đến thời điểm đạt được mục tiêu về doanh thu. Khi cả nguồn lực con người lẫn tài chính đều có giới hạn, bạn cần phải “đạt được nhiều thứ hơn với ít nguồn lực đầu tư hơn.”
4. Tính kỷ luật.
Cũng tương tự như con đường thành công cá nhân, sự thành công của startup cũng bắt nguồn từ tính kỷ luật mạnh mẽ.
Kỷ luật bắt đầu bằng sự tự chủ và là sản phẩm của một tiêu chuẩn cá nhân. Nếu không có kỷ luật, các startup sẽ không thể thành công trong kinh doanh ngay cả khi họ đang ở trong một nền kinh tế tốt nhất.
Kỷ luật tự giác dẫn đến đạo đức làm việc tích cực và đạo đức làm việc tích cực dẫn đến việc hoàn thành công việc một cách hiệu quả và năng suất. Điều quan trọng là tất cả các thành viên trong đội nhóm phải phối hợp và làm việc cùng nhau vì cùng một mục tiêu chung.
5. Sự quyết tâm là một yếu tố khác quyết định sự thành công của Startup.
Một startup thành công nhấn mạnh tầm quan trọng của sự quyết tâm khi xây dựng doanh nghiệp. Họ nói không với bỏ cuộc, nhất là khi họ đối mặt với những khó khăn và thất bại.
Trích từ cuốn sách kinh điển “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collins, nếu đặt đúng người vào đúng chỗ, startup cuối cùng sẽ tìm được hướng đi tới sự thành công. Sự quyết tâm và kiên trì là 2 yếu tố then chốt để biến điều này thành hiện thực.
6. Khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi.
Sống trong thế giới VUCA này, khó có thể nói trước được điều gì về tương lai. Có một thứ duy nhất mà bạn có thể làm đó là thích ứng nhanh với bối cảnh hay điều kiện mới.
Là startup, khi các yếu tố vĩ mô khiến hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, bạn phải nhanh chóng thích nghi và thay đổi tương ứng.
Hãy nhìn vào sự thất bại của Nokia hay sự ra đi thầm lặng của Yahoo, bạn sẽ thấy khả năng thích nghi và thay đổi thực sự quan trọng đến mức nào.
Thích nghi với sự thay đổi cũng có nghĩa là các startup có thể cần phải có những tư duy mới, con người mới, công nghệ mới, những thứ có thể giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến và tối ưu các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp cho khách hàng.
7. Năng lực điều hành (lãnh đạo).
Yếu tố quan trọng cuối cùng quyết định sự thành công của một startup đó là năng lực điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có đến 98% sự thành công của startup bị ảnh hưởng từ năng lực điều hành và quản trị doanh nghiệp.
Về phần này, kinh nghiệm của các thành viên sáng lập và đội nhóm là rất quan trọng vì kiến thức nền tảng của họ sẽ giúp họ đưa ra nhiều quyết định đúng đắn hơn là những quyết định tồi.
Các giai đoạn phát triển chính của một Startup là gì?
Theo dữ liệu từ ngân hàng vốn có mối quan hệ mật thiết với các startup SVB, một startup sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chính đó là: early-stage (Giai đoạn tiền gọi vốn), venture-funded stage (giai đoạn tăng trưởng) và late stage (Giai đoạn phát triển bền).
Giai đoạn tiền gọi vốn (Early-stage startup).
Vốn được xem là giai đoạn đầu tiên của một startup, đây là giai đoạn khó khăn nhất của bất kỳ startup nào. Vì chưa gọi được vốn, cùng với đó là các chiến lược và sản phẩm đang trong giai đoạn hoàn thiện, giai đoạn này thường kéo dài và khó khăn mãi cho đến khi tới được giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn này cũng bắt đầu với ý tưởng rằng các sản phẩm và dịch vụ của startup có khả năng mở rộng và nhắm vào những thị trường sẵn sàng tạo ra giá trị. Về cơ bản mọi thứ ở giai đoạn này còn khá mơ hồ.
Giai đoạn tăng trưởng (Venture-funded stage startup).
Đây chính là giai đoạn sau khi startup nhận được vốn qua vòng gọi vốn đầu tiên (Series A) và sẵn sàng cho các vòng gọi vốn tiếp theo trong tương lai.
Startup bước vào giai đoạn này khi các nhà đầu tư ở vòng Series A tin rằng doanh nghiệp có các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt và bản thân các nhà sáng lập cũng có kế hoạch cũng như năng lực vận hành để mở rộng quy mô.
Giai đoạn phát triển (Late stage startup).
Tới được giai đoạn này, startup về cơ bản là đã ổn định cả về mặt tài chính lẫn kế hoạch hay chiến lược kinh doanh (Business Plan) để phát triển doanh nghiệp.
Câu chuyện của startup giờ đây tất cả là về việc tối đa hoá hiệu suất kinh doanh, điều này cũng có nghĩa là các nhà sáng lập ở giai đoạn này sẽ tập trung nhiều hơn vào các đội nhóm bán hàng, marketing hay những yếu tố hỗ trợ bán hàng khác.
Tại thời điểm này trong vòng đời của một startup, cả nhà sáng lập, CEO, cùng tất cả nhân viên khác đều đã sẵn sàng và doanh nghiệp về cơ bản là đã thiết lập được những nền móng vững chắc cho sự hiện diện của mình trong ngành.
Những thuật ngữ hay khái niệm quan trọng cần biết trong thế giới làm Startup?
Một khi bạn bắt đầu tìm hiểu về khái niệm Startup, có vô số các thuật ngữ đi kèm khác mà bạn không thể không biết và hiểu. Dưới đây là những thuật ngữ quan trọng nhất.
1. Nhà sáng lập (Founder).
Nhà sáng lập hay đồng sáng lập (co-founder) là những người có thể gọi là chủ doanh nghiệp, người khai sinh nên doanh nghiệp. Tuỳ vào cấu trúc của từng startup mà tỷ lệ sở hữu của các nhà sáng lập là khác nhau.
Tuy nhiên, có một điểm chung là, khi doanh nghiệp càng lớn (sau IPO thì tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà sáng lập càng thấp. Ví dụ, mặc dù Bill Gates là người khai sinh nên Microsoft, tính đến hiện tại, ông chỉ nắm giữ dưới 10% cổ phần của Microsoft.
2. Công cụ tăng tốc (accelerator).
Công cụ tăng tốc là một tổ chức cung cấp những chương trình ngắn hạn bao gồm cả việc cố vấn (Mentorship), nguồn lực và thậm chí là cả cơ hội rót vốn (Funding) để giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng hơn.
3. Nhà đầu tư thiên thần (angel investor).
Nhà đầu tư thiên thần là người cấp vốn lần đầu tiên cho một startup. Người này tin tưởng vào ý tưởng hoặc giải pháp của startup và do đó, họ sẵn sàng mạo hiểm để đầu tư vào startup ở những giai đoạn rất sớm này.
4. “Tự thân vận động” (bootstrapping).
Trong thế giới startup, bootstrapping có nghĩa là doanh nghiệp có thể hoạt động mà không cần gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần hay các quỹ đầu tư mạo hiểm khác. Trong trường hợp này, các nhà sáng lập sử dụng tiền từ bạn bè và gia đình để bắt đầu công việc kinh doanh.
Hơn 80% startup bắt đầu kinh doanh với hình thức này.
5. Quỹ đầu tư mạo hiểm (VC – Venture Capital).
Quỹ đầu tư mạo hiểm, theo đúng tên gọi của nó chính là các tổ chức sẽ rót tiền đầu tư vào startup với mục tiêu mở rộng quy mô. Cũng tương tự như các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ này rót tiền vào startup từ những giai đoạn khá sớm.
6. Tốc độ đốt tiền (Burn Rate).
Burn rate là khái niệm đề cập đến cách và tốc độ chi tiêu (đốt tiền) của startup và thường được tính theo từng khoảng thời gian nhất định ví dụ là theo tháng.
Hầu hết các nhà đầu tư trước khi rót vốn vào startup đều sẽ muốn biết tốc độ chi tiêu cụ thể của doanh nghiệp để từ đó có thể tính điểm hoà vốn hay thời điểm họ sẽ rút lui (Exit) khỏi doanh nghiệp.
7. Huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding).
Huy động vốn từ cộng đồng là một hình thức tài trợ thay thế, dễ tiếp cận, dân chủ hơn so với huy động vốn từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm hay nhà đầu tư thiên thần.
Các startup khi này sẽ bắt đầu huy động vốn từ nhiều người và khách hàng khác nhau, người đầu tư có thể chính là những khách hàng đang sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của startup.
Ngày nay, có không ít các startup sẽ huy động vốn thông qua việc cung cấp các đơn đặt hàng trước sản phẩm hoặc dịch vụ của họ với mức giá chiết khấu đủ tốt.
8. Chiến lược rút lui (Exit).
Một khi bắt đầu rót tiền vào startup, một trong những mục tiêu của các nhà đầu tư đó là “Exit”, tức rút vốn khỏi startup. Hành động này thường xảy ra khi nhà đầu tư đã đạt được một mức lợi tức đầu tư nhất định từ việc đầu tư vào startup.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể chọn cách “Exit” khi họ cảm thấy không còn hứng thú với startup cho dù là họ sẽ bị lỗ sau khi rút lui.
Exit hay rút lui không chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư mà còn áp dụng cho cả nhà sáng lập, họ cũng có thể bán lại doanh nghiệp (startup) của mình để chuyển sang các công việc kinh doanh khác.
9. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Với hầu hết các startup, IPO hay phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (niêm yết trên sàn chứng khoán) là mục tiêu tối thượng.
Bằng cách IPO, startup sẽ có nhiều cơ hội hơn để có được nhiều tiền hơn từ việc bán các cổ phiếu của mình, đây chính là động lực để startup phát triển và cũng là động lực của các nhà sáng lập.
10. Hack tăng trưởng (Growth Hacking).
Growth Hacking là thuật ngữ marketing được sử dụng chủ yếu trong các startup để mô tả các chiến lược tập trung vào việc sử dụng các phương pháp chi phí thấp để đẩy nhanh sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Với sự phát triển của yếu tố công nghệ mà đặc biệt là mạng xã hội, nhiều startup ngày nay luôn không ngừng tìm kiếm các giải pháp có thể thúc đẩy nhanh chóng lượng người dùng hay khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà không cần phải đầu tư quá nhiều ngân sách vào marketing (tiếp thị).
11. MVP.
MVP trong tiếng Việt có nghĩa là Sản phẩm khả dụng tối thiểu. Trong kinh doanh và đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP hay Minimum Viable Product là một trong những kỹ thuật mang tính sống còn, khái niệm này mô tả một quá trình xây dựng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, từ giai đoạn thử nghiệm hay dùng thử đến giai đoạn tung chính thức ra thị trường.
12. Khả năng mở rộng (Scalability).
Cũng là thuật ngữ trong thế giới startup, khả năng mở rộng đề cập đến sự bền vững (sustainability) và tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là phát triển và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một số lượng người dùng ngày càng tăng thông qua một mô hình kinh doanh khả thi và có thể lặp lại.
13. Giá trị của startup (Valuation).
Có thể nói, được định giá cao là mục tiêu của hết các nhà sáng lập hay người làm startup, giá trị của startup được gọi là Valuation.
Tuỳ vào từng mô hình kinh doanh khác nhau, tình hình kinh doanh khác nhau mà các startup được định giá theo các công thức khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, mô hình kinh doanh nào có tốc độ tăng trưởng quy mô tiềm năng càng lớn thì mức định giá càng cao và ngược lại. Ví dụ một công ty công nghệ thường sẽ được định giá cao hơn một công ty bán lẻ có cùng quy mô hay doanh thu.
14. Pre-money Valuation (Giá trị của startup trước vòng gọi vốn).
Trong lĩnh vực startup mà cụ thể là cách định giá giá trị của startup, Pre-money Valuation đề cập đến giá trị của một doanh nghiệp trước khi gọi vốn, tức không bao gồm số tiền có thể gọi được từ một vòng gọi vốn nào đó.
Việc định giá này không chỉ giúp các nhà đầu tư biết được giá trị hiện tại của startup mà còn cung cấp thông tin về giá trị của mỗi cổ phần trong startup.
15. Post-money Valuation (Giá trị của startup sau vòng gọi vốn).
Ngược lại với Pre-money Valuation, Post-money Valuation là giá trị của startup sau gọi vốn, tức cộng thêm cả số tiền gọi được tại một vòng gọi vốn nào đó.
Ví dụ, trước khi gọi vốn, startup được định giá 1 triệu USD và nhà đầu tư quyết định đầu tư thêm 250.000 USD thì giá trị sau gọi vốn tức Post-money Valuation khi này sẽ là 1.250.000 USD.
Bạn có thể xem thêm ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn về cách tính giá trị startup theo Pre-money Valuation và Post-money Valuation.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Startup?
Scalable startup là gì?
Scalable startup có nghĩa là Startup có thể mở rộng, khái niệm dùng để chỉ các Startup hay công ty khởi nghiệp có những mô hình kinh doanh có thể mở rộng được quy mô.
Ví dụ, khi bạn bắt đầu mở một trung tâm anh ngữ đầu tiên, tiềm năng trong tương lai (dựa trên nhu cầu hay dung lượng của thị trường) là bạn có thể mở rộng nó lên thành 100 trung tâm khác nhau ở nhiều khu vực khác nhau.
Người Startup là gì?
Thực chất, không có khái niệm nào đúng nghĩa được gọi là người Startup. Những người thành lập nên các Startup vốn được gọi là Nhà sáng lập (Founder).
Startup lifecycle là gì?
Startup lifecycle có nghĩa là vòng đời phát triển của một startup, từ giai đoạn ban đầu trước khi gọi vốn, tới lúc gọi được vốn và cuối cùng là giai đoạn phát triển sau khi gọi được vốn.
Startup kỳ lân (Unicorn) là gì?
Startup kỳ lân hay còn được gọi là Unicorn là các startup được định giá (Valuation) từ mức 1 tỷ USD trở lên. Việt Nam hiện có các kỳ lân Startup như VNG, Momo hay VnPay.
Breakeven Point là gì?
Break even Point (BEP) có nghĩa là điểm hoà vốn. Vốn là thuật ngữ phổ biến trong phạm vi khởi nghiệp, Break even Point được sử dụng để mô tả một công ty start-up đã đạt được điểm mà ở đó doanh nghiệp không còn lỗ.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ tất cả các kiến thức nền tảng quan trọng mà bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Start-up. Từ các khái niệm cơ bản như Startup là gì, các quan điểm sai lầm về thuật ngữ Startup đến các kiến thức nâng cao như các yếu tố quyết định sự thành công của Startup hay những giai đoạn phát triển của một Startup.
Hy vọng với những thông tin này, dù bạn là nhân viên đang có ý định làm việc trong các Startup, là người sắp làm Startup hay nhà sáng lập của các Startup, cũng đều đã có những hành trang hữu ích trên con đường sự nghiệp và kinh doanh của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để khởi nghiệp thành công, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, người mới làm khởi nghiệp hay tự kinh doanh riêng cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Hiện nay, với lợi ích của việc mở cửa thông thương, Việt Nam hiện có thêm nhiều cơ hội để tiếp xúc với nền văn minh thế giới.
Những người trẻ làm khởi nghiệp ngày nay đã rất năng động và sáng tạo. Chính lý do này hình thành nên hiện tượng khởi nghiệp trong giới trẻ – một hiện tượng đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, người mới khởi nghiệp cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Bài viết này xin chia sẻ những điều cần biết về kiến thức kinh doanh cơ bản đến những người mới làm kinh doanh, đặc biệt là những bạn sẽ khởi nghiệp và đang khởi nghiệp.
1. Tại sao người mới khởi nghiệp cần có những kiến thức cơ bản về kinh doanh?
Người mới khởi nghiệp ngày nay, trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình các bạn hãy đảm bảo rằng phải trang bị đầy đủ những kiến thức kinh doanh cũng như kiến thức quản trị kinh doanh cơ bản để có thể quản lý, vận hành thật tốt việc kinh doanh của mình.
Đối với những ý tưởng khởi nghiệp có mục tiêu lớn như đưa sản phẩm phát triển rộng rãi ra thị trường (market) nội địa thậm chí là quốc tế thì việc trang bị những kiến thức về kinh doanh là điều cần thiết để các bạn có thể lên ý tưởng thật chi tiết và hoàn hảo cho từng bước đi của các bạn, hạn chế tối đa những thất bại không đáng có không thuộc về lĩnh vực chuyên môn.
Điều này cũng giúp ích cho những cá nhân hay tổ chức khởi nghiệp có mong muốn được hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư cần biết lợi nhuận kinh doanh, số liệu thống kê và tất tần tật thông tin về kế hoạch kinh doanh của bạn trước khi họ chấp nhận lời mời đầu tư cho bạn. Trên đây là những lý do khuyến học về kinh doanh dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.
2. Một số kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Trong khi về cơ bản là sẽ không có bất cứ một công thức chung nào để đạt được thành công trong kinh doanh, hay thậm chí, một công thức kinh doanh có thể đúng trong thời điểm này những lại sai trong thời điểm khác, việc người mới cần làm là sẵn sàng thử nghiệm và không ngừng học hỏi các kiến thức kinh doanh mới.
Dưới đây là một số kiến thức cơ bản bạn nên có.
Ý tưởng kinh doanh là điều quan trọng đầu tiên:
Hãy chắc chắn ý tưởng kinh doanh của bạn có những yếu tố sau:
Yếu tố khác biệt (USP): muốn phát triển thành công ý tưởng của bạn cần phải có sự khác biệt chẳng hạn như sản phẩm của bạn có gì đặc biệt hơn những sản phẩm cùng loại khác, hình thức bán hàng của bạn đặc biệt chỗ nào? …. Nếu không thể đảm bảo việc có sự khác biệt, chí ít các bạn cũng cần đảm bảo yếu tố nổi bật cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của bạn độc đáo hơn ở điểm nào? Lợi ích khách hàng nhận được khác hơn như thế nào so với lợi ích khách hàng của các đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng với bạn?
Yếu tố phù hợp: ý tưởng kinh doanh cần có sự khác biệt nhưng không phải bạn đưa ý tưởng của mình trở thành ý tưởng bất khả thi, không phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và đặc biệt là không phù hợp với phân khúc, thị trường kinh doanh mà bạn muốn hướng đến. Hãy tìm sự khác biệt cho ý tưởng nhưng vẫn đảm bảo điều kiện phù hợp của ý tưởng đó với tình hình chung.
Yếu tố triển vọng: Sau khi đảm bảo ý tưởng của bạn có sự khác biệt và phù hợp, bạn nên cân nhắc xem con đường này bạn đi được bao xa và bao lâu. Liệu rằng ý tưởng kinh doanh này của bạn sẽ tồn tại được trong thời gian bao lâu? Lợi nhuận bạn thu về có được như mong muốn và thị trường kinh doanh có được mở rộng hay không là những câu hỏi bạn cần phải trả lời để đảm bảo ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ thành công.
Bước tiếp theo cần phải xác định mô hình kinh doanh.
Những ý tưởng kinh doanh khác nhau sẽ có những mô hình kinh doanh phù hợp cho mỗi ý tưởng đấy. Bạn cần xác định mô hình kinh doanh dựa trên các tiêu chí sau:
Khách hàng của bạn thuộc tầng lớp nào, độ tuổi nào? Là những ai?
Sản phẩm của bạn đem lại lợi ích gì cho họ?
Bạn đưa sản phẩm đến tay họ bằng cách nào?
Dịch vụ chăm sóc khách hàng bạn lựa chọn có phù hợp và tốt cho khách hàng của bạn không?
Lợi nhuận bạn thu về được bao nhiêu?
Bạn sẽ triển khai những hoạt động kinh doanh như thế nào?
Bạn cần nguồn nhân viên như thế nào?
Bạn có hợp tác với ai nữa không?
Vốn bạn cần phải có để thực hiện kinh doanh là bao nhiêu?
Xác định kinh doanh tự thân hay hợp tác với ai.
Nếu kinh doanh cá nhân, chắc chắn bạn sẽ đi nhanh hơn nhưng về quãng đường dài đi được bao nhiêu thì không thể so bì với khi bạn cùng hợp tác với ai đó.
Bạn cần dựa vào một số tiêu chí sau để chọn đối tác phù hợp: có chung chí hướng và mục tiêu phát triển; hạn chế hợp tác với người thân, hãy chọn người lạ nếu có thể; cổ đông phải góp vốn với bạn và phải thành tín trong kinh doanh.
Bạn sẽ sử dụng những các nào để quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay khách hàng?
Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, TVC hay Influencer Marketing?
Ngay từ giai đoạn đầu, bạn phải thực hành phương châm kiếm tiền trước tiên để giúp công ty ổn định, rồi mới từ từ phát triển công ty lên được. Hãy trân trọng từng hợp đồng, từng khách hàng cho dù giá trị nhận được là nhỏ nhất.
Luôn luôn chủ động học hỏi để phát triển bản thân.
Kiến thức là vô tận và nguồn kiến thức luôn đổi mới mỗi ngày vì thế nếu là người đứng đầu, bạn nên chủ động cập nhật kiến thức cho bản thân chẳng những về chuyên môn mà còn phải về các kỹ năng sống để có thể điều khiển và hoạt động công ty thật tốt. Và đừng bao giờ từ bỏ khi thất bại.
3. Bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh doanh (và marketing) này bằng cách nào, ở đâu?
Các bạn có thể học online thông qua các trang web dạy trực tuyến hay đăng ký học các khóa học ngắn hạn ở những trung tâm được kết nối giáo dục với các trường đại học, doanh nghiệp lớn.
Sự kết nối này sẽ giúp cho nội dung của chương trình học mang tính thực tiễn nhiều hơn.
Các bạn sẽ được học tập và luyện thi chứng chỉ sau khi đăng ký những khóa học đó.
Ngoài ra, tuỳ vào khả năng tự học mà bạn cũng có thể không nhất thiết là phải tham dự các khoá học, thay vào đó, bạn có thể tự đọc sách và tìm tòi từ các tài liệu trên các nền tảng trực tuyến.
Tóm lại, đối với người mới khởi nghiệp, bạn hãy vững lòng tin, đừng bao giờ bỏ cuộc khi gặp thất bại. Hãy nhớ trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản về kinh doanh và marketing trước khi bắt tay vào công việc kinh doanh cụ thể. Hy vọng bài viết này đã mang lại những lợi ích đáng kể cho bạn trên hành trình đầy gian khó này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo nền tảng báo cáo thị trường Tracxn, tổng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đã giảm từ 372 triệu USD xuống còn 66 triệu USD trong nửa đầu năm 2023 (giảm 82%).
Mùa đông gọi vốn càng thêm ảm đạm.
Theo nền tảng báo cáo thị trường Tracxn, tổng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đã giảm từ 372 triệu USD xuống còn 66 triệu USD trong nửa đầu năm 2023 (giảm 82%).
So với tổng số tiền đầu tư 113 triệu đô la trong nửa cuối năm 2022, tổng số tiền gọi vốn đầu tư của Việt Nam 6 tháng đầu năm cũng giảm 41%.
Theo báo cáo, điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi, sự phục hồi không đồng đều sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ lạm phát gia tăng và sự không chắc chắn của các sự kiện toàn cầu là những nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn khi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một hệ sinh thái khởi nghiệp được tài trợ nằm ở top 3 khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, thị trường này đang chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng về khả năng đầu tư, đặt ra những thách thức cho bối cảnh khởi nghiệp địa phương.
Trong số thu hút đầu tư, các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu chiếm 88% tổng nguồn tài trợ trong nửa đầu năm 2023, lên tới 58,6 triệu USD. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư dành cho giai đoạn này vẫn giảm 33% so với nửa cuối năm 2022 và giảm 81% so với nửa đầu năm 2022.
Nguồn vốn thu hút được cho giai đoạn hạt giống giảm mạnh nhất. Trong vòng 6 tháng qua, Việt Nam chỉ huy động được 7,3 triệu đô la, giảm 71% so với nửa cuối năm 2022 và giảm 81% so với nửa đầu năm 2022.
Từ đầu năm đến nay, số tiền huy động được chủ yếu đến từ quý đầu tiên. Số tiền huy động trị giá 58,6 triệu đô la trong quý đầu tiên (bằng 89% tổng số tiền huy động) là một sự tương phản rõ rệt so với 8,5 triệu đô la huy động được trong quý 2 năm 2023 và giảm 97% so với 289 triệu đô la trong quý 2 năm 2022.
Đáng chú ý, nửa đầu năm 2023, Việt Nam không chứng kiến sự xuất hiện của bất kỳ kỳ lân hay đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nào.
Về mặt các thương vụ mua bán sát nhập, thị trường cũng ghi nhận bốn vụ mua lại trong nửa đầu năm 2023, tăng 33% so với ba vụ mua lại vào nửa cuối năm, nhưng thấp hơn 20% so với năm vụ mua lại cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, M Class, VLeisure, CrewFire và Duelist King là bốn công ty đã được mua lại thành công. Về phân phối vốn theo địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thu hút được nhiều khoản đầu tư nhất.
Về phía các quỹ, trong 6 tháng qua, Touchstone Partners, TNB Aura và ThinkZone là những nhà đầu tư nhiều nhất vào không gian Công nghệ Việt Nam. Tương tự, ThinkZone, East Ventures và YCombinator dẫn đầu trong các khoản đầu tư giai đoạn hạt giống.
Trong khi đó, các quỹ Smile Gate Investments, UOB và Pavilion Capital Partners là những nhà đầu tư tích cực nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu.
Startup trong lĩnh vực y tế thu hút đến 89% tổng lượng vốn.
Theo Tracxn, trong nửa đầu năm 2023, các ngành hàng thu hút vốn đầu tư chủ yếu là các lĩnh vực ứng dụng HealthTech, FinTech và doanh nghiệp.
Đáng chú ý, lĩnh vực công nghệ y tế đã đạt được mức tài trợ kỷ lục là 53,5 triệu đô la, cho thấy mức tăng đáng kể 259% so với nửa cuối năm 2022 và tăng 118% so với nửa đầu năm 2022.
Đặc biệt, BuyMed – startup sở hữu trang thương mại điện tử Thuocsi.vn ở Việt Nam và buymed.com.kh ở Campuchia, phân phối dược phẩm trực tiếp theo mô hình B2B – mới đây đã thành công gọi vốn 51,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do quỹ ngoại UOB Ventures Management dẫn đầu..
Trong khi đó, lĩnh vực FinTech và ứng dụng quản lý doanh nghiệp nhận được khoản đầu tư tương đối thấp, trị giá lần lượt là 6,2 triệu USD và 5,1 triệu USD.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã chậm lại (giảm từ mức 8% năm 2022 xuống 4,7% trong năm 2023), Tracxn nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023 vẫn có những triển vọng lạc quan khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp như cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.
Bất chấp xu hướng giảm, Tracxn nhận định rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng đáng kể nhờ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ như:
Thứ nhất, miễn thuế cho các công ty công nghệ thông tin (CNTT) và ưu đãi tiền thuê đất cho các công ty khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, giảm rào cản vào thị trường.
Thứ hai, thúc đẩy một nền kinh tế không dùng tiền mặt, từ đó sẽ góp phần vào sự phát triển của hệ sinh thái FinTech trong khu vực.
Thứ ba, thiết lập các chính sách hỗ trợ cho Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hay cung cấp vốn và tạo ra một cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia…
Thứ tư, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) đã và đang thực hiện nhiều chương trình hợp tác với các công ty công nghệ nổi tiếng như Google và Amazon để cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nhân trẻ.
Ngoài ra, NIC cũng đang không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nhân nữ và thúc đẩy tinh thần kinh doanh của sinh viên.
Do đó, mặc dù vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang có xu hướng giảm, Tracxn nhận định rằng hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việt Nam đã có 4 kỳ lân, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thiết lập kỷ lục vốn đầu tư 1,4 tỷ USD trong năm 2021.
Thuật ngữ unicorn – kỳ lân công nghệ xuất hiện từ năm 2013 dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp công nghệ được định giá trên 1 tỷ đô la Mỹ.
Mới đây, Forbes Vietnam vừa điểm lại các kỳ lân của Việt Nam, các công ty “cận” kỳ lân và các startup triển vọng tạo ra mô hình kinh doanh độc đáo hoặc lợi thế cạnh tranh có thể tiến xa.
Theo đó, nếu như các thế hệ công ty khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam (2000-2006) tập trung trong lĩnh vực phân phối game, thương mại điện tử, thanh toán, truyền thông số thì giai đoạn thứ hai (2007-2014) với sự xuất hiện của Tiki, Foody, Batdongsan.com.vn, Amanotes có xu hướng tập trung vào việc củng cố hoạt động kinh doanh theo chiều dọc để tạo thành hệ sinh thái xoay quanh sản phẩm chính ban đầu.
Thế hệ kế tiếp, từ năm 2015 tới nay bùng nổ cả về số lượng lẫn loại hình với điểm chung tập trung vào xây dựng nền tảng công nghệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
4 kỳ lân là ai?
Cuối năm 2021, Việt Nam bổ sung thêm hai kỳ lân vào danh sách là MoMo và Sky Mavis, bên cạnh hai cái tên xuất hiện trước đó là VNG (2014) và VNLIFE (2019).
Với 4 kỳ lân công nghệ, trên bản đồ khu vực, Việt Nam đứng thứ ba, xếp sau Singapore và Indonesia về số lượng.
VNG: VNG là một trong những startup đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu với việc phát hành trò chơi trực tuyến. VNG dần chuyển mình thành công ty công nghệ trên nền Internet và trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam vào năm 2014.
VNG được đánh giá là doanh nghiệp nội dung số có sức ảnh hưởng hàng đầu với sự phát triển của Internet Việt Nam và ông Lê Hồng Minh là một trong 10 nhân vật ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực này ở giai đoạn 2007-2017, theo hiệp hội Internet Việt Nam.
Giai đoạn 2016-2020, VNG nằm trong Top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam với định giá 69,3 triệu đô la Mỹ trong lần xếp hạng gần nhất năm 2020.
VNLIFE/VNPAY:Năm 2019, VNPAY trở thành kỳ lân sau khoản đầu tư 300 triệu đô la Mỹ từ GIC và Softbank, mức đầu tư kỷ lục rót vào một công ty công nghệ Việt Nam tính đến thời điểm đó.
Theo báo cáo e-Conomy SEA năm 2020 do Google, Temasek, Bain & Company thực hiện, VNPAY trở thành kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam, xếp thứ 12 trong khu vực Đông Nam Á.
Momo: Momo trở thành kỳ lân sau vòng series E cuối năm 2021, khi Mizuho Bank dẫn đầu nhóm các nhà đầu tư quốc tế với số tiền đầu tư 200 triệu đô la Mỹ.
Từ năm 2020, MoMo công bố mục tiêu phát triển thành siêu ứng dụng, mở rộng thị trường thông qua việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ (SME) và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các công ty Việt Nam để mở rộng hệ sinh thái.
Sky Mavis: Sky Mavis thành lập năm 2018, là công ty phát triển trò chơi đình đám Axie Infinity, tựa game NFT chạy trên nền tảng blockchain.
Thu hút 2,6 triệu người chơi, Axie Infinity không phải là game blockchain đầu tiên trên thế giới nhưng là game thành công nhất tính đến thời điểm hiện nay khi mở ra trào lưu game blockchain gây sốt tại Việt Nam và trên thế giới.
Tháng 10/2021, công ty nhận vốn vòng series B với 152 triệu đô la Mỹ với định giá lên 3 tỷ đô la Mỹ, chính thức trở thành 1 trong 4 kỳ lân công nghệ của người Việt.
“Cận” kỳ lân và các startup triển vọng.
Tiki: Là sàn thương mại điện tử lớn thứ ba tại Việt Nam tính theo số lượng truy cập, xếp sau Shopee (thuộc SEA Ltd) và Lazada (thuộc Alibaba), sự kiện IPO vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023 có thể định giá Tiki trên 1 tỷ đô la Mỹ và trở thành kỳ lân của Việt Nam.
Giao hàng tiết kiệm:GHTK có hai cổ đông lớn là SEA là công ty đang sở hữu chi phối tại Shopee, Shopee Food, Shopee Pay và Kerry Logistics là tập đoàn chuyển phát Hong Kong. Công ty đã cấu trúc lại danh mục tài chính, chuẩn bị IPO và kỳ vọng mục tiêu kỳ lân.
Trusting Social: Trusting Social là công ty khai thác ưu thế từ dữ liệu lớn và học máy, nhằm hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho những người chưa có lịch sử tín dụng, hay hiểu đơn giản là dùng công nghệ để giúp nhiều người dưới chuẩn của ngân hàng có thể vay được tiền.
Tháng 4.2022, tập đoàn Masan công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu đô la Mỹ để sở hữu 25% của Trusting Social Việt Nam.
Kyber Network: Kyber Network được phát triển trên nền tảng Blockchain Ethereum, cung cấp sàn giao dịch phi tập trung, có thể được tích hợp vào dApp, giúp cho người dùng có thể giao dịch và chuyển đổi giữa các loại tiền kỹ thuật số ngay lập tức trên Kyber Network.
Các sản phẩm chính gồm sàn giao dịch phi tập trung KyberSwap và nền tảng quản lý tài sản số Krystal. Trong đó, KyberSwap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) lớn nhất hiện nay.
Năm 2017, Kyber Network gọi vốn thành công, thu về 52 triệu đô la Mỹ, trở thành một trong những thương vụ gọi vốn lớn nhất trong lịch sử startup Việt Nam và nằm trong top 10 startup huy động vốn theo hình thức ICO lớn nhất thế giới ở thời điểm đó.
Amanotes: Amanotes được biết đến trên thị trường là nhà phát hành trò chơi điện tử dẫn đầu thế giới trong phân khúc trò chơi âm nhạc với 2,6 tỉ lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và iOS.
Với mô hình kinh doanh tạo ra dòng tiền, Amanotes chưa trải qua vòng gọi vốn nào nhưng vẫn tự lớn mạnh và phát triển.
Mục tiêu kinh doanh của Amanotes là xây dựng hệ sinh thái âm nhạc hoàn chỉnh, tạo ra những ứng dụng cho cộng đồng yêu nhạc cũng như hỗ trợ các nhà lập trình độc lập đưa sản phẩm đến người dùng.
KiotViet: Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet thuộc công ty cổ phần Phần mềm Citigo do Trần Nguyên Hạo và Tony Nguyễn thành lập năm 2010.
Citigo đang chuyển mình từ một công ty phần mềm thành hệ sinh thái cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam và Đông Nam Á trong việc cung cấp công cụ quản lý cho các chủ cửa hàng, nguồn hàng và nguồn vốn cho các chủ cửa hàng nhỏ lẻ.
Năm 2019, đạt 50.000 khách hàng và huy động 6 triệu đô la Mỹ từ Jungle Ventures và Traveloka. Năm 2021, số lượng khách hàng tăng lên gấp 3 lần, KiotViet huy động thành công 45 triệu đô la Mỹ.
Giao Hàng Nhanh:Giao Hàng Nhanh (GHN) do Lương Duy Hoài sáng lập năm 2012, tiên phong trong lĩnh vực e-logistics, thuộc hệ sinh thái Scommerce với 6 dịch vụ khác biệt trên cùng một nền tảng. Năm 2018, công ty này nhận vốn đầu tư từ Olympus Capital Asia và đến cuối năm 2019, Temasek đầu tư hơn 100 triệu đô la Mỹ vào Scommerce.
Nhìn chung, các startup triển vọng nhất đều liên quan đến hệ sinh thái thương mại điện tử (eCommerce), fintech, logistics, blockchain, game… những lĩnh vực có dư địa tăng trưởng lớn trong 2-3 năm tới, dù có thể không phải tất cả nhưng một số công ty triển vọng đó có thể lớn mạnh vươn mình trở thành các kỳ lân tiếp theo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Năm 2021, các startup Việt Nam nhận tổng cộng 1.4 tỷ USD vốn đầu tư từ quỹ trong và ngoài nước. Con số này cao gấp 1.5 lần mức kỷ lục ghi nhận trước đó.
Theo Báo cáo Đổi mới Sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và quỹ đầu tư Do Ventures, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup tại Việt Nam trong năm 2021 vẫn đạt kỷ lục 1.4 tỷ USD.
Con số này cao gấp 3 lần năm 2020 (451 triệu USD) và gấp 1.5 lần so với con số 874 triệu USD hồi năm 2019.
Số lượng quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam cũng tăng mạnh khoảng 60% và phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Trong số đó, quốc gia có số lượng nhà đầu tư tích cực nhất trong năm 2021 là Singapore, kế tiếp là Việt Nam và Mỹ.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng chứng kiến dấu hiệu tích cực sau 2 năm chững lại.
Tổng số giao dịch của các thương vụ trên 10 triệu USD vượt 1,2 tỷ USD, tăng 255% so với năm ngoái, đồng thời chiếm 82% tổng tiền đầu tư trong năm. Tương tự, các giao dịch nhỏ hơn cũng tăng 119% so với năm ngoái, đạt 256 triệu USD.
Trong khi nguồn vốn chảy vào vòng hạt giống tăng lên mức kỷ lục cả về số lượng lẫn giá trị thương vụ, nguồn vốn chảy vào các vòng sau series A bắt đầu hồi phục về mức trước đại dịch.
Đáng chú ý, năm 2021 xuất hiện 5 giao dịch trị giá trên 100 triệu USD ở các lĩnh vực như thương mại điện tử (eCommerce), thanh toán và trò chơi trực tuyến (Gaming)
Bên cạnh thanh toán và eCommerce, vốn dẫn đầu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư, lĩnh vực gaming nhanh chóng vươn lên vị trí thứ ba.
Một số lĩnh vực khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể về giá trị đầu tư là y tế, giáo dục và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ba ngành này hiện có mức tăng trưởng trong năm lần lượt là 1.016%, 526% và 205%.
Việt Nam đồng thời xuất hiện thêm 2 kỳ lân công nghệ mới là MoMo và Sky Mavis. Sau khi hoàn tất các vòng gọi vốn vào năm ngoái, MoMo được định giá khoảng 2 tỷ USD còn Sky Mavis được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Hiện tại, Việt Nam có 4 kỳ lân gồm VNG, Sky Mavis, VNLife và MoMo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Số lượng các startup tại Việt Nam nhận được vốn đầu tư hàng triệu USD đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2021, tổng giá trị các thương vụ đầu tư vượt 1,5 tỷ USD.
Quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã bước sang năm thứ 7 kể từ thời điểm Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng ban hành.
Tính đến nay, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu trong khi hệ sinh thái khởi nghiệp xếp hạng 59 trên 100 quốc gia.
Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Indonesia. Bên cạnh đó, hệ sinh thái tại 2 đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội cũng bứt phá lần lượt 46 và 5 bậc.
Năm 2021, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng 13% so với năm 2019 và 73% so với năm 2015 – một năm trước khi Đề án 844 ra đời.
Tổng vốn huy động đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2021.
Để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế thúc đẩy dòng vốn đầu tư, chuyển đổi tư duy từ quản lý sang hỗ trợ.
Trên thực tế, suốt 7 năm qua, số lượng quỹ/nhà đầu tư tại Việt Nam bùng nổ mạnh và đạt 217 đơn vị trong năm 2021, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, Việt Nam ghi nhận hơn 90 thương vụ đầu tư với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị đầu tư vào ngành tài chính và thương mại điện tử vượt 650 triệu USD.
Đầu tháng 3/2022, SoBanHang – ứng dụng quản lý dành cho các tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ, lẻ bán hàng qua mạng – tiếp tục huy động vốn đầu tư thành công và nhận được 2,5 triệu USD từ FEBE Ventures, Class 5, Trihill Capital…
Sau vòng gọi vốn hạt giống trị giá 1,5 triệu USD năm ngoái, SoBanHang được rót tổng cộng 4 triệu USD chỉ sau 8 tháng ra mắt.
Tuy hoạt động chưa đầy một năm, SoBanHang đã thu hút hơn 170.000 chủ cửa hàng và đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông và sàn thương mại điện tử.
Tương tự, Mio, nền tảng thương mại xã hội (Social Commerce), đã huy động được 8 triệu USD trong vòng gọi vốn series A.
Kể từ vòng hạt giống từ tháng 5/2021 đến nay, Mio đã huy động được tổng cộng 9,1 triệu USD tiền đầu tư từ các quỹ như Jungle Ventures, Patamar Capital…
Ngân hàng số Timo đầu năm nay cũng huy động được 20 triệu USD trong vòng gọi vốn dẫn dắt bởi Square Peg.
Startup y tế bùng nổ sau dịch Covid-19.
Ngoài 2 ngành dẫn đầu là thương mại điện tử (eCommerce) và tài chính, mảng y tế cũng thu hút dòng tiền đầu tư lớn, hơn 132 triệu USD.
Trước đại dịch Covid-19, các startup y tế có điều kiện bứt phá mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm không nhỏ từ các quỹ, tổ chức đầu tư, từ đó phản ánh khả năng giải quyết vấn đề bất cập của startup.
“Chính trong những cái ‘nguy’, chúng ta có cơ hội để khởi nghiệp, để đưa ra những sản phẩm thích nghi với điều kiện bình thường mới ở Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dưới những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, ngoài nguồn vốn và công nghệ, thì AWS đã trở thành “trợ thủ” đắc lực cho các startup giai đoạn đầu.
Thách thức muôn trùng với startup.
Theo số liệu từ CB Insights và đánh giá, tính đến quý 3/2021, mức độ tăng trưởng cả về giá trị (33,3% so với 2020) và số lượng (tăng 25%) các khoản đầu tư vào startup tại Việt Nam đều tăng mạnh trong năm qua.
Trong đó, công nghệ y tế, công nghệ tài chính, thương mại điện tử, chuyển phát và logistics được xem là những mảnh đất tiềm năng cho các startup Việt Nam.
“Trong 18 tháng qua, chúng tôi đã giúp rất nhiều các startup tận dụng lợi thế của đám mây để tạo ra những giải pháp mới, mô hình kinh doanh mới, hay thậm chí chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với đại dịch”, bà Priya Lakshmi – Trưởng phòng mảng kinh doanh Khởi nghiệp của AWS khu vực ASEAN chia sẻ.
Tuy nhiên, một bài toán mà hầu hết các startup đang gặp phải là chi phí cho những công nghệ mở, công nghệ điện toán đám mây trong quá trình chuyển đổi số.
Ông James Vương, Nhà sáng lập và CEO Infina nhận định, khởi nghiệp hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều so với 10 năm trước.
Thay vì phải sang tận Singapore để thuê máy chủ và thuê kỹ sư công nghệ thông tin để vận hành, thì giờ đây, với sự hỗ trợ điện tử đám mây từ AWS, việc phát triển sản phẩm đã trở nên khá dễ. Đặc biệt, chỉ cần đầu tư chi phí thấp, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn có thể đi đường rất xa.
“So với 10 năm trước, rủi ro với các startup cũng giảm đi rất nhiều. Với số tiền ít hơn vẫn có thể đi đường rất xa với những chương trình hỗ trợ như AWS Activate, hỗ trợ miễn phí trị giá tới 100.000 USD bằng AWS Credits để ứng dụng các dịch vụ đám mây”, ông James Vương khẳng định.
Hiện tại, Infina đang quan tâm đến công nghệ máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp trong các sản phẩm của AWS, ví dụ như là các ứng dụng có thể phát hiện ra các quy luật giúp ngăn chặn gian lận tài chính hoặc giúp startup có được thông tin từ dữ liệu.
CEO Raghu Rai của Jio Health – startup trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe số tại Việt Nam cho rằng: “Thách thức lớn nhất ở Việt Nam cho doanh nghiệp khởi nghiệp là tìm nguồn vốn”.
Nhưng để tìm được nguồn vốn, ban đầu startup cần có đội ngũ phù hợp với định hướng, quan trọng hơn là sản phẩm. Sau khi vượt qua giai đoạn non trẻ ban đầu thì startup cần tập trung vào tìm nguồn vốn để phát triển, mở rộng quy mô. Việc cân đối giữa vốn và công nghệ hay nguồn lực phụ thuộc vào giai đoạn của startup.
CEO Raghu Rai đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, lại nằm ở “điểm nóng” khởi nghiệp Đông Nam Á. Thay vì quá lo lắng cho vấn đề này, CEO Jio Health tin rằng doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để làm việc với khách hàng, khẳng định giá trị của mình, lắng nghe thị trường.
Để giảm bớt áp lực vốn, các startup như Infina hay Jio Health lựa chọn giải pháp sử dụng bên thứ ba chuyên cung cấp dịch vụ đám mây, giúp họ có thể quên đi gánh nặng phí cho hạ tầng công nghệ thông tin, các chi phí kiểm thử.
Hiện tại, cả 2 công ty đều thuộc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp AWS Activate của Amazon Web Services (AWS) – doanh nghiệp cung ứng các giải pháp số hóa, điện toán đám mây và dịch vụ công nghệ thông tin trực thuộc Tập đoàn Amazon (Mỹ).
Không chỉ được giải phóng về vấn đề hạ tầng, nhân sự liên quan đến công nghệ thông tin, những dịch vụ mà AWS cung cấp còn giúp những đơn vị còn trẻ như Jio Health, Infina và rất nhiều doanh nghiệp khác cắt giảm chi phí vận hành, loại trừ rủi ro để tiết kiệm chi phí trước khi tung sản phẩm ra thị trường.
Điển hình như Chương trình AWS Activate, bắt đầu từ năm 2013, đã cung cấp cho hàng trăm ngàn startup những chương trình như cấp miễn phí AWS Credits để sử dụng điện tử đám mây cũng như hỗ trợ hoạt động marketing…
Chỉ tính riêng năm 2020, AWS đã cung cấp hơn 1 tỉ USD dưới dạng AWS Credits để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thúc đẩy tăng trưởng khi họ xây dựng doanh nghiệp.
CEO James Vương của Infina đánh giá, Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, nhưng cũng đồng thời thúc đẩy quá trình số hóa, tăng tốc độ của quá trình này.
Trước đây, người tiêu dùng sử dụng điện thoại để làm nhiều việc như: đặt hàng, mua thực phẩm, đặt xe, chuyển tiền qua ngân hàng… Khi đại dịch Covid-19 xảy ra thì mọi người thực hiện các giao dịch như vậy nhiều hơn, thông qua các giải pháp trực tuyến.
Từ ý tưởng này, Infina ra đời giúp người dân đầu tư mà không phải đi đâu. Trước đây, ý tưởng này đã được thực hiện ở Trung Quốc và đã thành công. Ở Việt Nam, thời cơ đã đến và nếu ai đó nắm bắt được cơ hội thì cũng sẽ thành công.
“Đối với chúng tôi, những khủng hoảng, những đại dịch lại như thế này đôi khi lại là cơ hội cho chúng tôi phát triển. Trong đại dịch, chúng tôi không quá khó khăn để đưa ra các quyết định thành lập các dự án, startup”, CEO Infina chia sẻ.
Trong khi đó, ở Jio Health, CEO Raghu Rai khẳng định: “Không có chiến lược đối phó với Covid-19 vì nó chỉ xảy ra một lần trong đời và thực ra Jio Health là một nhà cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến”.
Lãnh đạo startup này khẳng định, sứ mệnh của Jio Health là giúp mọi người có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế vì thông thường là phải mất nhiều giờ để gọi xe đến các cơ sở y tế. Nhưng thông qua ứng dụng, người dân có thể tiếp cận nhân viên y tế trong 2 phút.
Những giải pháp y tế từ xa như vậy đã hình thành từ lâu, nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều người buộc phải sử dụng và có những trải nghiệm lần đầu tiên với cùng với các ứng dụng này.
Không phủ nhận Jio Health cũng từng gặp khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng tính năng TMĐT, thanh toán trực tuyến đã giải quyết được những vấn đề đó, giúp công ty có được nguồn cung về sản phẩm thiết yếu như: dược phẩm, thuốc men…
“Chúng tôi thấy rằng chúng tôi đã tự thích ứng và phản ứng tình huống một cách nhanh chóng. Có thể nói rằng, khó khăn này lại là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp đưa ra các giải pháp giải quyết khó khăn”, CEO Raghu Rai nói.
Đại diện Jio Health cho rằng, nếu không có một sản phẩm tuyệt vời hay là một lời tuyên bố giá trị, thì rất khó thuyết phục các nhà đầu tư.
“Tôi nghĩ rằng, thách thức lớn nhất tại Việt Nam trong vòng 10 năm vừa qua, đó là tìm nguồn vốn đầu tư. Bởi vì hệ sinh thái đầu tư vào Việt Nam vẫn còn non trẻ so với những quốc gia khác như Indonesia. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào giai đoạn của từng startup”, CEO Jio Health chia sẻ.
Với các startup trong giai đoạn ban đầu, đội ngũ phù hợp là quan trọng nhất, thậm chí còn quan trọng hơn cả sản phẩm. Bởi với một đội ngũ cam kết, nhiệt huyết và nhiều ý tưởng, sản phẩm sẽ dần được hoàn thiện, dựa trên công nghệ.
Sau giai đoạn này, startup sẽ đầu tư ưu tiên nhiều hơn vào nguồn vốn, vì nguồn vốn sẽ giúp công ty phát triển, mở rộng quy mô. Đến thời điểm đó, hàm ý công nghệ không còn quan trọng nữa mà đến thời điểm nhân rộng mô hình, mở rộng thị trường.
Như vậy, việc cân đối giữa vốn và công nghệ tùy thuộc vào giai đoạn của từng doanh nghiệp khởi nghiệp để đưa ra quyết định.
Về phía Infina, CEO James Vương nêu quan điểm, với các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu thì không cần nhiều vốn.
“Nếu startup có nhà sáng lập, nhà đồng sáng lập hay những nhà phát triển phần mềm hay là các chuyên gia công nghệ giỏi thì đấy sẽ là yêu cầu quan trọng hơn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn ban đầu. Bởi vì là chúng ta sẽ hiển nhiên là có ngay cái lợi thế về công nghệ”, lãnh đạo startup Infina chia sẻ.
Tuy nhiên, khi sản phẩm phát triển đến một giới hạn, thì cần tính giải pháp mà mọi người muốn sử dụng hay không. Ngay cả khi sản phẩm của startup được đánh giá là tuyệt vời nhưng không đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, của thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, hoặc không thu hút được đầu tư.
Chẳng hạn, một số startup phát triển ra những công nghệ như: AI, Blockchain… Tuy nhiên, khi thuyết minh với nhà đầu tư, với khách hàng rằng – chúng tôi có một sản phẩm, trong đó hàm chứa toàn bộ những công nghệ hiện đại nhất của thế giới thì liệu khách hàng có muốn sử dụng cái đó hay không?
“Tôi gọi đây là cách tiếp cận sai. Chúng ta phải tiếp cận từ thị trường, tức là biết thị trường cần gì, khách hàng trong thị trường đó là ai, khó khăn, thách thức của họ là gì? Tiếp đến ta hình dung ra một giải pháp để giải quyết khó khăn, thách thức của khách hàng.
Sau đó chúng ta mới tìm kiếm công nghệ, tìm kiếm con người, tìm kiếm nguồn vốn, đưa ra sản phẩm thử nghiệm ban đầu rồi cứ tiếp tục điều chỉnh”, CEO Infina nhấn mạnh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ đánh giá, chiến lược phát triển thành phố thông minh là một cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050.
Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Việc xây dựng và triển khai các Thành phố thông minh (smart city) đang trở thành nhu cầu cấp thiết.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
5 năm qua, 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai thành phố thông minh. Trong đó, vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ các tỉnh đã triển khai cao nhất 100% (6/6 địa phương đã triển khai).
Ngoài ra, 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt đề án/chương trình/kế hoạch phát triển đô thị thông minh; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh; 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết.
Điều này có thể thấy rõ qua sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng dịch vụ công trực tuyến, giáo dục thông minh, y tế thông minh, và quản lý điều hành, dịch vụ an sinh xã hội được chuyển đổi số, thông minh hóa một cách mạnh mẽ tại các thành phố lớn.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trần Văn Tùng đánh giá, việc Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thành phố thông minh, cùng với chuyển đổi số quốc gia cũng chính là một cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Được biết, Việt Nam hiện có hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp và 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu hoặc có hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 210 quỹ. Trong đó, 37 quỹ có pháp nhân Việt Nam. Các con số này liên tục tăng trong những năm qua, thể hiện sự tham gia tích cực của hệ sinh thái.
Ông Nguyễn Đình Thắng – thành viên sáng lập hội đồng VINASA, Chủ tịch Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp công nghệ số cho biết, proptech (công nghệ BĐS) và smart city đang là 2 làn sóng khởi nghiệp nổi lên ở Việt Nam, với các giải pháp sáng tạo tiềm năng được phát triển và đầu tư lớn.
Theo vị chuyên gia, việc xây dựng mô hình thành phố thông minh sẽ tạo ra giải pháp đột phá, giúp các địa phương tăng hiệu quả quản lý, giảm chi phí, minh bạch hơn.
Mục tiêu nhằm mang lại giá trị cho từng người dân, tạo ra môi trường sống tiện lợi và nhân văn hơn. Hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,5% và số lượng lên tới 813 đô thị.
Đây được coi là dấu hiệu đáng mừng cho mức độ phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo nhiều hơn, đầu tư mang tính chất hiệu quả hơn, nhưng cũng đặt ra vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường, tắc dường, cơ sở hạ tầng xuống cấp…
Đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là nhu cầu bức thiết của các đô thị tại Việt Nam và thế giới. Do vậy, đây cũng chính là cơ hội cho các startup Việt Nam vươn mình trở thành những kỳ lân trong tương lai khi giải được các bài toán của đô thị thông minh.
“Tôi tin là proptech và smart city sẽ là làn sóng tiếp theo của khởi nghiệp với những công nghệ mới như: AI, Big Data, IoT… Và đó là cuộc chơi lớn không chỉ dành cho các gã khổng lồ mà còn cho cả các startup”, ông Nguyễn Đình Thắng đánh giá.
Đồng quan điểm, Giám đốc quỹ đầu tư Nextrans – Lê Hàn Tuệ Lâm nhận xét, đại dịch Covid-19 đã khiến các quốc gia, trong đó có Việt Nam chuyển đổi số nhanh hơn, dịch chuyển mạnh sang giao dịch không chạm; thu nhập và tích hợp dữ liệu tập trung phục vụ xử lý các vấn đề thách thức đặt ra; tăng tốc kết nối trực tuyến…
Đó là các yếu tố then chốt của các giải pháp sáng tạo dành cho thành phố thông minh, góp phần giải quyết các thách thức về quản trị cũng như xử lý những vấn đề phát triển đô thị đặt ra để đạt được các mục tiêu.
Bà Lâm thông tin thêm, các nhà đầu tư nước ngoài đang rất kỳ vọng ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ bất động sản, thành phố thông minh.
Bằng chứng là trong đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn tiếp nhận được một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể từ các quỹ đầu tư đổ vào lĩnh vực công nghệ bất động sản.
Dự báo sau đại dịch Covid-19, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhiều khoản đầu tư nước ngoài vào các giải pháp cho thành phố thông minh, bao gồm đầu tư vào các startup khởi nghiệp Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các công ty khởi nghiệp (startup) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh, tạo điều kiện cho sự gián đoạn về kinh tế cũng như đưa ra các xu hướng mới tới thị trường.
Với sự hỗ trợ từ những công nghệ tiên tiến, các ý tưởng “thân thiện” với thị trường cộng với nhiều chiến lược mang tính cách mạng, một số công ty khởi nghiệp đã đánh bại các thương hiệu lâu đời trên thị trường, tạo ra tác động và giá trị lớn trong thị trường mục tiêu của họ.
Một ví dụ điển hình cho điều này là Yahoo, từng là doanh nghiệp dotcom dẫn đầu thị trường với doanh thu 125 tỷ USD vào những năm 1990 và 2000.
Các thương vụ mua lại mang tính chiến lược và bản năng kinh doanh đã đưa Yahoo luôn đi trước con đường trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ.
Và rồi sau đó Google xuất hiện vào năm 1997, tức là sau đó rất lâu so với đàn anh Yahoo, tuy nhiên, mọi thứ cuối cùng lại diễn ra theo cách mà rất ít người có thể tưởng tượng.
Là một công ty khởi nghiệp, Google tập trung vào việc cung cấp một công cụ tìm kiếm dễ sử dụng và khai thác các thuật toán nhằm hướng người dùng đến với nhiều thông tin hơn.
Điều này sau đó trở thành lợi thế cạnh tranh của Google trước những gã khổng lồ khác như Yahoo, vốn được vận hành với cơ sở hạ tầng phức tạp khiến họ khó thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.
Mặc dù đối với mỗi ngành hàng và bối cảnh kinh doanh khác nhau, các chiến lược và cách tiếp cận có thể khác nhau, tuy nhiên học những gì mà các tên tuổi trước đó đã từng làm là một trong những cách khôn ngoan nhất để phát triển.
Xây dựng những mục tiêu kinh doanh rõ ràng.
Việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể hành động được là điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp vì tất cả các thành viên trong tổ chức đều hiểu và sẽ có thể biến tầm nhìn của doanh nghiệp thành hiện thực.
Tầm nhìn của một doanh nghiệp là thứ xác định văn hóa tổ chức cũng như các phương pháp tiếp cận được sử dụng để đạt được kết quả.
Trong khi nó xác định các mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được, nó cũng giúp làm rõ các chiến lược và hành động bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu.
Quay lại với Google, họ tuyên bố tầm nhìn rất rõ ràng và cụ thể: “cho phép truy cập thông tin trên toàn thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.” Và kể từ ngày ra mắt vào năm 1997, mọi sản phẩm và dịch vụ của Google đều thể hiện rõ ràng tầm nhìn đó.
Để đặt ra các mục tiêu kinh doanh rõ ràng, dưới đây là những gì bạn có thể làm:
Viết ra mọi thứ bạn muốn đạt được trong vài năm tới.
Đảm bảo mọi hành động ngắn hạn được liên kết trực tiếp với mục tiêu lớn hơn của bạn trong dài hạn.
Xác định mọi thứ bạn sẵn sàng làm với tư cách là một doanh nghiệp.
Nếu bạn là một doanh nhân hay chủ của một công ty khởi nghiệp, điều có thể giúp bạn vượt qua các thương hiệu lâu đời trong ngành là tập trung nhiều hơn vào những sản phẩm và dịch vụ bạn muốn cung cấp.
“Khách hàng là Vua”.
Dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, B2B hay B2C, thương mại điện tử hay công nghệ, khách hàng của bạn chắc chắn là động lực chính khiến doanh nghiệp thành công.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu khách hàng của bạn có hài lòng hay không?
Đối với nhiều doanh nghiệp, đó có thể là số lần họ quay lại với thương hiệu; bởi số tiền họ chi tiêu cho các sản phẩm hay dịch vụ; cách họ đánh giá sản phẩm đang sử dụng hay nhiều chỉ số khác.
Dưới đây là 03 khía cạnh thiết yếu có thể giúp bạn đạt được sự hài lòng của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo tân dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có:
Dự đoán các vấn đề hay nỗi đau chính mà đối tượng mục tiêu của bạn phải đối mặt.
Xác định tệp khách hàng tiềm năng của bạn.
Cung cấp các giải pháp tối ưu (so với đối thủ hoặc sản phẩm thay thế) được nhắm mục tiêu để giải quyết các vấn đề của người dùng.
Tuân thủ những điều này không chỉ giúp làm cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn luôn lấy người dùng làm trọng tâm mà còn cung cấp cho bạn một quy trình có thể hành động được dựa trên các hiệu suất rõ ràng.
Tập trung vào tất cả mọi người xung quanh.
Bên cạnh việc nắm bắt cơ hội, giao tiếp hiệu quả và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng, thì một kỹ năng khác rất cần thiết đối với những người làm kinh doanh đó là đối xử tốt với tất cả mọi người.
Mọi người ở đây không chỉ có nghĩa là khách hàng của bạn hoặc đối tượng mục tiêu của bạn; nó còn bao gồm những người bạn tương tác và làm việc hằng ngày.
Bạn có thể hiểu thế này, nhân viên, đồng nghiệp hay thậm chí là sếp của bạn ai cũng có những tầm nhìn, giấc mơ và mong muốn riêng. Do đó, để đạt được vị trí mà bạn mong muốn trong tương lai, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất với tầm nhìn và giấc mơ của doanh nghiệp.
Nói một cách đơn giản nhất, bạn cần xây dựng một mối liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của công ty và sự phát triển của nhân viên. Hai nhóm này cần đồng điệu với nhau.
Phá vỡ những tư duy cũ và lặp lại.
Những tư duy kinh doanh mạnh là những tư duy thường tập trung vào việc thử nghiệm những ý tưởng mới, lấy khách hàng làm trọng tâm và thay đổi thị trường mục tiêu của họ sao cho phù hợp với bối cảnh và cơ hội.
Và để làm được điều này, nhiều người cho rằng họ cần trở thành một người Sếp hay một doanh nhân đầy uy lực như nhiều người vẫn nghĩ về. Tuy nhiên, đây lại là một cách tiếp cận sai lầm. Sự thật là, bạn cần trở thành một nhà lãnh đạo.
Bởi vì khởi nghiệp là một hành trình khó khăn và nó đưa bạn trải qua những kinh nghiệm sống khác nhau và dạy bạn rằng thành công nằm ở sự kiên định và thực tế nhưng nhưng lại rất cần sự khiêm tốn và đồng cảm.
Và một nhà lãnh đạo thành công, như Steve Jobs đã từng nói, là một nhà lãnh đạo có cách giao tiếp rõ ràng, đặt ra kỳ vọng rõ ràng, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác và là người chịu hoàn toàn trách nhiệm với đội nhóm.
Luôn luôn có Plan B.
Lập kế hoạch chi tiết cho các bước đi tiếp theo của doanh nghiệp là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của bất kỳ doanh nhân hay công ty khởi nghiệp nào.
Nhưng điều quan trọng bạn cần hiểu là ngay cả khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch và phương pháp tiếp cận của mình, mọi thứ vẫn có thể diễn ra theo một cách rất khác. Đặc biệt là khi bạn đang sống trong một thế giới VUCA.
Là một doanh nhân, khi bạn sẵn sàng trao cơ hội cho các ý tưởng tiềm năng của mình và mong muốn biến nó thành một dự án thành công, chắc chắn rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Một bản kế hoạch thay thế Plan B là mục tiêu bạn nên có.
Đôi khi cũng được gọi là Pivots, Plan B giúp bạn xác định lại mục tiêu của mình và tập trung vào các khía cạnh có thể mang lại các kết quả bổ sung.
Hãy thử nhìn vào Elon Musk, việc quyết tâm trở thành một doanh nhân đã thúc đẩy ông thử nghiệm các ý tưởng khác nhau, bao gồm cả PayPal, mà sau đó đã bán lại cho eBay.
Quyết tâm này cuối cùng đã khiến ông thành lập Tesla, công ty có giá trị nhất ngành ô tô ở thời điểm hiện tại.
Bạn cần lưu ý rằng Plan B không nhất thiết phải là một bản kế hoạch hành động hoàn toàn khác; trong nhiều trường hợp, đó chỉ là một chiến lược khác mà cuối cùng nó sẽ hỗ trợ cho ý tưởng ban đầu.
Một bản phân tích ma trận SWOT chi tiết là công việc bạn cần làm.
Thành công cần rất nhiều thời gian.
Cuối cùng, bạn trước tiên phải nhận ra rằng, thành công, đặc biệt là thành công từ các công ty khởi nghiệp là một hành trình gian nan và có nhiều sự đánh đổi.
Thành công dựa trên việc cung cấp giá trị và tạo ra những sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu của bạn.
Thành công đòi hỏi những nỗ lực nhất quán, sự cống hiến và cả sự dấn thân.
Có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc thành công có thể không đến sớm, nhưng một khi vận mệnh đến, bạn chắc chắn sẽ bắt gặp nó.
Từ Steve Jobs của Apple, Bill Gates của Microsoft hay Jeff Bezos của Amazon, họ đều xuất phát từ những thứ nhỏ bé, và hàng chục năm sau, họ dẫn dắt thị trường.
Mặc dù đây là một hành trình dài, nhưng bằng cách đạt được những cột mốc nhỏ, bạn có thể tự tin để bước tiếp:
Đặt mục tiêu ngắn hạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Đánh giá các tác động tích cực mà bạn đã tạo ra trong ngành và cho xã hội của mình.
Bạn đã giúp bao nhiêu người (bao gồm cả nhân viên) trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Softbank đã khởi chạy 3 tỷ USD vào Ấn Độ trong năm 2021 và sẽ đầu tư lên đến 10 tỷ USD trong năm 2022.
Nhà điều hành của Tập đoàn SoftBank, Ông Rajeev Misra cho biết quỹ đã đầu tư 3 tỷ USD vào các công ty Ấn Độ trong năm nay và có thể đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD vào năm tới, đây cũng được xem là một trong những khoản đầu tư lớn nhất vào các quốc gia Nam Á, nơi đã được đầu tư tới 20 tỷ USD trong 2021.
Ông Misra nói: “Nếu chúng tôi tìm được doanh nghiệp phù hợp, chúng tôi có thể đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD vào năm 2022, đồng thời lưu ý thêm rằng SoftBank sẽ khám phá những cơ hội với các doanh nghiệp có “mức định giá phù hợp””.
Misra cho biết công ty này sẽ giảm đầu tư vào Trung Quốc, nhưng vẫn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào nền kinh tế đang phát triển châu Á, một trung tâm trọng yếu của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trên thế giới.
Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà đầu tư lớn trên toàn cầu đã rót hàng chục tỷ đô la vào Ấn Độ khi họ đang tìm kiếm cơ hội trở thành “người chiến thắng sớm nhất” ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Các công ty như Tiger Global, SoftBank, Falcon Edge Capital và Sequoia Capital India đã tích cực theo đuổi các khoản đầu tư với các mức định giá kỷ lục.
Tại Ấn Độ, Softbank đã giúp không ít các công ty khởi nghiệp trẻ thành công. Một số khoản đầu tư đáng chú ý bao gồm đầu tư vào Paytm, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán (payment) và chuỗi khách sạn bình dân Oyo, cả hai công ty này đều đã nộp hồ sơ để chờ IPO.
Ngoài ra thì Ola, một gã khổng lồ gọi xe ở Ấn Độ cũng được SoftBank hậu thuẫn mạnh mẽ, công ty này cũng đang có kế hoạch IPO vào năm tới.
Ông Misra nói thêm: “SoftBank sẽ tìm cách đầu tư vào nhiều công ty khởi nghiệp hơn trong năm nay. Fintech được xác định là một trong những trọng tâm chính mà SoftBank đang khám phá và phát triển ở Ấn Độ.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tuy nhiên, đại diện quỹ Do Ventures cũng đưa ra cảnh báo, cộng đồng startup chưa nên vui mừng mà cần hết sức cẩn trọng khi làn sóng Covid-19 thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trong tháng 7 và 8 vừa qua.
Năm 2020, vốn đầu tư khởi nghiệp vào Việt Nam giảm một nửa so với cùng kì, tổng số thương vụ đầu tư giảm khoảng 17%. Tuy nhiên, thị trường đầu tư năm 2021 dường như đang hồi phục trở lại với điểm sáng là các startup Việt Nam.
Theo thống kê thực hiện bởi Do Ventures và Trung tâm đổi mới sáng tạo (NIC), trong 9 tháng đầu năm nay, lượng vốn đổ vào các startup Việt Nam đạt khoảng 600 triệu USD.
Theo thông lệ, quý 4 là thời điểm nhà đầu tư mạnh tay nhất để hoàn tất việc giải ngân nên giới chuyên gia kì vọng, tổng lượng tiền đổ vào các startup Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục, ước chừng cán mốc 1 tỷ USD vào cuối năm 2021 này.
Bà Lê Hoàng Uyên Vy – đại diện quỹ Do Ventures đánh giá, cộng đồng startup chưa nên vui mừng mà cần hết sức cẩn trọng khi làn sóng Covid-19 thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trong tháng 7 và 8 vừa qua.
Các thương vụ được chốt trong Q3/2021 thực tế đều đã được thông qua từ trước đó, nên rất có thể đỉnh dịch rơi vào những tháng của Q3 sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động đầu tư trong Q4/2021 và sang cả năm 2022.
Bà Lê Hoàng Uyên Vy phân tích: “Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và cả hàng hóa nhập khẩu. Khi nền kinh tế đóng lại đột ngột, chuỗi cung ứng bị đứt gãy sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp và cả startup”.
Tất nhiên, bất ổn luôn đi kèm với cơ hội. Chẳng hạn như lĩnh vực quản lý tài sản (weath management tech). Trong 6 tháng đầu năm 2021, các ứng dụng thuộc lĩnh vực này tăng trưởng 150% so với năm 2020 và 300% so với năm 2019.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các quỹ ngoại đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang đang được để mắt tới và thấy đây là một thị trường quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.
Thế nhưng, làm sao để Việt Nam giữ được sự thu hút này, bất chấp đại dịch vẫn là một câu hỏi lớn. Đại diện Do Ventures cho rằng, gọi được vốn chỉ là sự khởi đầu, quan trọng là startup dùng thế nào cho hiệu quả, điều đó rất quan trọng với Việt Nam giai đoạn này.
Là thế hệ khởi nghiệp đời đầu ở Việt Nam, ông Phan Minh Tâm – Chủ tịch HĐQT Quỹ đầu tư STI bày tỏ, mục tiêu đặt ra với startup hiện nay là phải sống sót.
Ông Phan Minh Tâm cho rằng, đây là thời điểm cho startup dám làm, dám thử có thể tạo ra đột phát và bứt tốc. Bởi trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vẫn đang sống tốt, nghĩa là vẫn có cách, nên các nhà sáng lập phải chủ động tìm ra.
Ở quỹ đầu tư của mình, từ trước khủng hoảng ông Tâm đã quyết định chia các startup trực thuộc STI thành các bộ phận riêng và không nhận tiền từ tập đoàn. “Dù tập đoàn có nhiều tiền, các công ty dưới có khó khăn cũng kệ. Sức ép đó là thử thách để nhà sáng lập phải linh hoạt”, Chủ tịch STI lý giải.
Đồng tình với cách làm này, đại diện của Do Ventures cho biết, để thuyết phục nhà đầu tư, hãy chủ động đưa ra KPI để có mức chuyển đổi giá trị cổ phần hợp lý. Điều này giúp startup không bị down round.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn muốn tổ chức của mình thực sự nhanh nhẹn, bạn sẽ phải cần một bộ máy có khả năng thích nghi cao. Vậy làm thế nào bạn xây dựng được điều này?
Một trong những “dấu vết” quan trọng nhất của một công ty khởi nghiệp thành công là khả năng thích ứng nhanh với mọi hình huống.
Theo thời gian, bạn không những phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mới mà còn với cả những đối thủ cạnh tranh hiện tại, những công ty luôn sẵn sàng tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới để thử nghiệm và cạnh tranh với bạn.
Các công nghệ mới xuất hiện có thể làm thay đổi mạnh mẽ cách hoạt động kinh doanh của bạn hoặc thậm chí khiến doanh nghiệp của bạn trở nên lỗi thời.
Các điều kiện thị trường hay bối cảnh xã hội sẽ luôn thay đổi và sở thích của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo chúng. Bởi những yếu tố này, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn đã có một bản kế hoạch kinh doanh được nghiên cứu tốt nhất thì nó cũng có thể sẽ sớm trở nên không còn phù hợp.
Nếu bạn may mắn, những thay đổi này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mô hình kinh doanh cốt lõi của bạn; bạn có thể tiếp tục kinh doanh và vẫn có được doanh số.
Tuy nhiên, như bạn biết, có hơn 90% các công ty khởi nghiệp là thất bại và bạn thử nghĩ xem bạn có nguy cơ thuộc về nhóm nào nhiều hơn?
Một trong những chiến lược rất có giá trị cho bạn lúc này đó là xây dựng một đội ngũ có khả năng thích nghi cao với mọi sự thay đổi.
Bạn có thể đưa ra các quyết định như tái cấu trúc đội nhóm, tuyển người mới, đổi mới hoặc tái định vị thương hiệu hoặc theo đuổi các tệp khách hàng mới.
Biến khả năng thích nghi trở thành một phần văn hóa của doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là, tất cả các giá trị, quan điểm và chuẩn mực văn hóa của công ty của bạn nên ưu tiên khả năng thích nghi và củng cố nó trên tất cả các nhân viên.
Đây là cách bạn có thể làm điều này:
Biến khả năng thích ứng trở thành một giá trị cốt lõi. Bằng cách nào đó, bạn cần ghi nhận khả năng thích nghi như là một tâm điểm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có thể củng cố văn hóa nội bộ của họ bằng một loạt các giá trị cốt lõi. Những doanh nghiệp khác liệt kê các “đặc điểm lý tưởng” của những người có khả năng này. Tuy nhiên, cách thức bạn thực hiện thực sự không quan trọng bằng việc bạn đang làm rõ tầm quan trọng của khả năng thích nghi đối với mọi người trong tổ chức của mình.
Cân nhắc đến khả năng thích nghi của ứng viên ngay khi tuyển dụng. Cách tốt nhất để xây dựng một nền văn hóa ngay từ đầu là tuyển dụng những người phù hợp với văn hóa đó một cách tự nhiên. Ví dụ: nếu bạn chỉ tuyển những người đúng giờ, tập trung vào thời gian, sẽ không khó để đảm bảo toàn bộ tổ chức luôn hoạt động đúng giờ. Trước khi tuyển bất kỳ ai, hãy hỏi họ một số câu hỏi để kiểm tra khả năng thích nghi của họ; những tình huống nào đòi hỏi sự thích nghi của họ trong quá khứ? Và cách họ đã phản ứng trước những hoàn cảnh đó là gì?
Khuyến khích các nhà lãnh đạo thể hiện khả năng thích nghi. Bất kể mục tiêu của tổ chức của bạn là gì, nhân viên của bạn sẽ thường làm theo những cách mà các nhà lãnh đạo từng làm. Nếu các nhà lãnh đạo của bạn có thể thích nghi, thì nhân viên của bạn cũng sẽ thích nghi được. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải đào tạo các nhà lãnh đạo của bạn trở thành những hình mẫu lý tưởng nhất; khuyến khích họ luôn linh hoạt và thực hiện điều chỉnh các cách tiếp cận của họ khi cần thiết. Nếu tất cả các nhà lãnh đạo trong đội nhóm của bạn sẵn sàng lăn xả với các thử nghiệm để tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề mới, nhân viên của họ cũng có thể làm điều tương tự.
Xây dựng những thông điệp nội bộ của bạn gắn liền với sự thích nghi. Bạn nên cân nhắc việc đưa các chủ đề về khả năng thích nghi vào các thông điệp nội bộ của bạn. Ví dụ: nếu bạn có các cuộc họp nội bộ định kỳ hoặc có các bản tin doanh nghiệp nội bộ – bạn có thể tuyên dương hay nêu bật những nhân viên đã thể hiện khả năng thích nghi trong vai trò của chính họ.
Khen thưởng cho sự đổi mới.
Tiếp theo, bạn hãy công khai khen thưởng cho những tư duy đổi mới và khả năng thích nghi. Khen thưởng nhân viên sẽ không chỉ khuyến khích họ tiếp tục thực hiện các hành động mà bạn đã tưởng thưởng cho họ; đó còn là một cách tuyệt vời để gia tăng khả năng giữ chân những nhân viên có khả năng thích nghi tốt nhất trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, nó cũng còn là một động lực cho các nhân viên khác. Khi mọi người thấy rằng bạn đang cố gắng khen thưởng cho những người thích ứng tốt với mọi tình huống, họ sẽ có nhiều khả năng hơn để thể hiện điều đó trong tương lai.
Kết quả là, bộ máy của bạn giờ đây trơn tru và hiệu quả hơn nhiều, mặc dù nhân viên có thể sẽ mất một thời gian để học hỏi và thích nghi với văn hoá mới, mọi thứ sẽ sớm trở nên ổn định và phát triển.
Tạo ra những sự thay đổi thường xuyên hơn.
Cuối cùng, hãy thường xuyên cố gắng tạo ra những sự thay đổi trong tổ chức của bạn. Nếu bạn thực hiện các thay đổi định kỳ, ngay cả khi những thay đổi đó không làm thay đổi nhiều đến tổ chức của bạn, thì ít nhất nhân viên của bạn cũng sẽ cảm thấy hào hứng – và họ sẽ dần học cách coi sự thay đổi là một chuẩn mực.
Ví dụ, bạn có thể định kỳ chỉnh sửa đối với quy trình làm việc hoặc thậm chí là sắp xếp lại cách bày trí văn phòng. Ngay cả khi đó là những thay đổi nhỏ, nhân viên của bạn sẽ phải học cách thích nghi với chúng.
Theo thời gian, bạn sẽ có thể trau dồi và nuôi dưỡng toàn bộ đội ngũ nhân viên của mình với khả năng thích nghi và nhạy bén hơn với mọi sự thay đổi.
Khi bạn đã có một đội ngũ như vậy, tổ chức sẽ làm việc hiệu quả hơn, tập trung hơn, có khả năng tư duy đổi mới hơn và sẽ kiên cường hơn nhiều trước những khó khăn nếu có trong tương lai của doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh “suy thoái kinh tế”, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám.
Giới công nghệ, đặc biệt là startup đã có một thập kỷ tăng trưởng với những kỷ lục liên tục được phá vỡ trên mọi loại bảng xếp hạng.
Những công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã lập lên một loại câu lạc bộ danh giá trên sàn chứng khoán: câu lạc bộ nghìn tỷ (có thể kể đến Apple, Microsoft, Alphabet..)
Tuy nhiên, với sự bùng phát của Covid-19 cùng lúc chiến tranh dầu mỏ ngày càng leo thang, thị trường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Các thị trường chứng khoán liên tiếp giảm điểm, không phải một “thứ hai đen tối” (19/10/1987) mà là một chuỗi tuần ác mộng với nhà đầu tư.
Với tất cả những tin tức tiêu cực vậy, điều gì sẽ xảy đến với các startup?
Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh suy thoái kinh tế, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám. Nhưng dù thế nào cũng cần nhìn vào dữ liệu để nắm bắt vấn đề.
Số lượng Angel & Seed Deals có thể không giảm.
Nhiều người cho rằng khi suy thoái xảy ra, các startup càng khó có cơ hội gọi vốn, nhất là với các vòng gọi vốn ban đầu (early stage startup).
Tuy nhiên nhìn vào dữ liệu quá khứ, điều đáng ngạc nhiên nhất là số lượng deals mà các nhà đầu tư rót vào các startup trong giai đoạn suy thoái không hề giảm, thậm chí còn tăng đáng kể.
Như dữ liệu trên, chúng ta dễ dàng thấy các deal angel-seed tăng đều qua các năm, từ 2007, ngay cả khi thị trường rơi vào suy thoái.
Tại sao lại xảy ra xu hướng này?
Một trong những lý do đơn giản nhất là các nhà đầu tư thiên thần và hạt giống thường có sức chịu rủi ro cao hơn các nhà đầu tư khác, vì vậy họ sẵn sàng đánh cược để có được mức tỷ suất sinh lời (ROI) thật cao nếu startup thành công. Sau cùng, nếu một startup có thể sống sót qua cuộc suy thoái thì chẳng tội gì không đầu tư?
Hơn nữa, những nhà đầu tư này thường chọn đầu tư vào những startup cụ thể trong một lĩnh vực nào đó họ biết hoặc quen thuộc. Họ tin vào sản phẩm hoặc đội ngũ nhà sáng lập vì những phân tích cá nhân, hơn là biến động thị trường vĩ mô.
Tuy nhiên, có một yếu tố chắc chắn thay đổi, đó là số tiền đầu tư.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, số tiền đầu tư cho mỗi vòng angel hoặc seed giảm tương đối, điều này cũng dễ hiểu khi các nhà đầu tư cần phải quản trị rủi ro chặt chẽ hơn.
“Ông chủ” đứng sau các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng e dè hơn.
Bản chất các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital – VC) cũng là một dạng startup, cần gọi vốn từ các “limited partners – LPs” (là những người bỏ tiền vào quỹ đầu tư).
Nếu nhìn vào những quỹ lớn như Sequoia, Andreessen Horowitz, Benchmark Capital,… sẽ thấy họ cũng theo mô hình vài năm gọi vốn một lần. Trong những năm gần đây, các quỹ VC lớn đã gọi thành công những con số kỷ lục, như Softbank là một ví dụ.
Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái, độ rủi ro của các LPs giảm xuống, khiến họ đa dạng hóa đáng kể các khoản đầu tư, và số tiền dành cho VC giảm đi tương ứng.
Điều này dễ thấy khi quan sát giai đoạn 2000-2001 (sự sụp đổ của các sàn chứng khoán do bong bóng dotcom) hay giai đoạn 2008-2009 (suy thoái kinh tế).
Kịch bản này tất nhiên có thể xảy ra thêm lần nữa, và bất cứ lúc nào. Khi đó VC sẽ có ít tiền hơn – là một tin không mấy vui vẻ cho cả giới startup.
Việc tiếp cận các quỹ đầu tư sẽ khó hơn cho các startup. Do đó, các nhà sáng lập/CEO cần chuẩn bị tinh thần cho những tình huống sau: công ty phải offer nhiều equity hơn cho mỗi round, quy mô mỗi round sẽ giảm đi đáng kể so với mức trung bình trước đây.
Và nhìn chung, định giá startup sẽ giảm đi. Các startup cần phải chứng minh năng lực nhiều hơn để gọi được vốn.
Các startup sẽ phải đối mặt với những viễn cảnh nào?
Bất cứ startup nào chưa đi đến vòng gọi vốn Series A đều sẽ phải “vật lộn” hơn trước rất nhiều để có thể sống sót. Phải cắt giảm chi phí, tính toán kỹ lưỡng dùng tiền cho những việc gì, phải tìm được những người giỏi nhất,…
Tất cả những điều này tạo nên áp lực rất lớn trên vai CEO/Nhà sáng lập. Hoặc là đi nhanh gấp vài lần trước kia, hoặc là chết nhanh với tốc độ tương tự.
Khả năng gọi vốn cho vòng tiếp theo để tăng trưởng với quy mô lớn hơn sẽ khó khăn hơn nhiều. Những startup “trong vòng nguy hiểm” là những bên cần gọi vốn để sống sót. Đây là những startup chưa có lãi và nếu không gọi được thêm tiền, công ty sẽ chết.
Trong thời kỳ khó khăn sắp tới, sẽ không còn cơ hội cho những “gã khổng lồ ngã ngựa” (Wework) nữa. Họ sẽ chết rất nhanh trước khi trở thành startup Kỳ lân.
Chưa bao giờ, các mô hình khởi nghiệp tinh gọn và chạy đua để có lãi sớm sẽ trở nên quan trọng như lúc này. Chính nó quyết định sự sống còn của startup!
Mặc dù vậy, hãy biết trong nguy có cơ.
Các nhà đầu tư trứ danh luôn chờ đợi các cuộc khủng hoảng, suy thoái để mua được cổ phiếu tốt với giá rẻ, như cách Warren Buffet đầu tư và trở thành một huyền thoại. Điều tương tự cũng xảy ra với giới startup.
Đối với các “later stage startups” (sau series A) hoặc được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, đây là cơ hội vàng để mua lại các đối thủ với giá rẻ.
Các quỹ đầu tư cũng sẽ đề ra một danh mục tập trung hơn. Việc tìm được một nhà đầu tư tốt, có am hiểu với lĩnh vực mình đang làm sẽ không khó như mò kim đáy bể. Vì chắc chắn số lượng quỹ đầu tư cũng sẽ giảm và lượng còn lại sẽ chuyên môn hóa sâu hơn.
Điều đáng chú ý là có rất nhiều gã kỳ lân khổng lồ được sinh ra trong thời kỳ suy thoái 2008. Hãy cùng nhìn vào danh sách dưới đây:
Ra đời năm 2008:
Airbnb định giá 38 tỷ USD vào năm 2019
Pinterest định giá 14 tỷ USD vào năm 2019
Cloudera định giá 2,5 tỷ USD vào năm 2019
Beats được mua lại bởi Apple với định giá 3 tỷ USD vào năm 2014
Yammer được mua lại bởi Microsoft với định giá 1,2 tỷ USD vào năm 2012
Ra đời năm 2009
Uber định giá 54,6 tỷ USD vào năm 2019
Square định giá 26,9 tỷ USD vào năm 2019
Slack định giá 12,5 tỷ USD vào năm 2019
Nutanix định giá 4,9 tỷ USD vào năm 2019
Như vậy, nếu đã có sẵn “gen” trong mình, thì có suy thoái xảy ra cũng không ngăn được các startup trở thành kỳ lân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngày càng nhiều người làm marketing chọn các công ty khởi nghiệp để bắt đầu thử thách bản thân. Tuy nhiên, ở một môi trường mà luôn coi tăng trưởng là yếu tố sống còn, có vô số những áp lực kèm theo mà bạn nên sẵn sàng.
Theo số liệu từ McKinsey, tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp chuyên về phần mềm hiện tại là khoảng 92% trong vòng ba năm đầu tiên.
Còn theo các nghiên cứu của CB Insights về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại.
Lý do số một là…không có khách hàng.
Họ thất bại vì họ không giải quyết được các vấn đề của thị trường, hoặc thực sự là một vấn đề đủ lớn mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho các giải pháp từ doanh nghiệp.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi CEO và những nhà đầu tư của họ thấy rằng ‘đứa con cưng’ của họ không phải là thành công như họ từng mong đợi, mặc dù họ tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của họ tốt hơn bất cứ thứ gì hiện có trên thị trường.
Điều gì sẽ xảy ra khi biểu tượng ‘kì lân’ mà họ muốn không trở thành hiện thực? Và bạn thử nghĩ xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc thiếu khách hàng đó?
Đó không phải là do CTO hoặc quản lý sản phẩm. Đó cũng không phải là lỗi của người phụ trách bán hàng…mọi ánh mắt khi này dường như đang đổ dồn về phía bộ phận Marketing.
Phải. Tất cả mọi lỗi lầm đều nhắm đến các hoạt động marketing.
Nếu bạn đang một nhà marketer trong số đó và bạn đang tìm cách thích nghi và phát triển.
Làm việc tại một công ty khởi nghiệp trong thực tế không “màu hồng” như nhiều người vẫn biết và nói về nó. Nhưng tại sao nhiều người vẫn muốn đầu quân cho những công ty này.
Có rất nhiều lý do để ai đó có thể yêu thích các công ty khởi nghiệp – có nhiều kinh nghiệm cá nhân hơn, nhiều sự sáng tạo và nhiều kết nối hơn giữa các thành viên và nhà sáng lập.
Và đương nhiên, cảm giác “nơi thuộc về” và gần gũi là một ưu điểm khác.
Khi bạn làm việc ở các công ty khởi nghiệp, có một thứ mà có lẽ là quan trọng nhất mà những người làm marketing nên tập trung vào đó là mở rộng quy mô (Scale up).
Việc mở rộng quy mô có thể có ít rủi ro hơn và mang lại cho các công ty khởi nghiệp nhiều cơ hội để tăng trưởng hơn. Với tư duy này, bạn không thể bỏ qua 7 chiến thuật sau đây để có thể tạo ra những bước nhảy vọt.
Người sáng lập công ty khởi nghiệp và cựu marketer của PayPal, Ông Matt Lerner cho rằng điều tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong một công ty khởi nghiệp là ‘tư duy tăng trưởng’ hay Growth Mindset.
Ở trường học, trường đại học và hầu hết các công việc, bạn được khen thưởng vì đã làm được nhiều việc và không mắc phải sai lầm.
Nhưng trong một công ty khởi nghiệp, sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn nên chọn các công việc phù hợp – tập trung vào những thứ có thể có sức ảnh hưởng, phát triển nhanh chóng và học hỏi từ chính những sai lầm của bản thân.
2. Đừng vứt bỏ những gì bạn đã học được.
Có rất nhiều điều bạn học được ở một công ty lớn hơn với bề dày lịch sử nhiều hơn thực sự có giá trị – nhưng bạn không thể áp dụng nó trực tiếp trong một công ty khởi nghiệp hoặc khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.
Phần lớn những gì bạn biết được là các tình huống cụ thể; Bạn cứ thử suy nghĩ rằng liệu một chiến dịch cụ thể nào đó có phải chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp bạn là “người dẫn đầu thị trường” không?
Bí quyết cho bạn là biết những gì nên giữ lại, những gì cần sửa đổi và những gì nên vứt bỏ hoàn toàn. Các quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, lập ngân sách, tư duy tối ưu… là những điều có giá trị nhất mà bạn nên giữ lại.
3. Làm việc chăm chỉ vẫn là làm việc chăm chỉ cho dù bạn đang ở đâu.
Làm việc tại một công ty khởi nghiệp là một công việc khó khăn trong thời gian dài. Dù cho vị trí hiện tại của bạn là gì hay công ty của bạn như thế nào, bạn cũng sẽ phải làm việc chăm chỉ, bất chấp những gì mà những người vốn theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nói với bạn.
4. Đổi mới bản thân.
Nhiều công ty khởi nghiệp hay các công ty đang mở rộng quy mô yêu cầu cả những kỹ năng xây dựng thương hiệu lẫn các kỹ năng về kỹ thuật số.
Nếu bạn có các kỹ năng về thương hiệu nhưng không có kỹ năng về kỹ thuật hay kỹ thuật số (digital marketing), làm việc tại một công ty đang phát triển nhanh với các dịch vụ kỹ thuật số hoặc eCommerce có thể làm thay đổi sự nghiệp của bạn.
Đây là con đường tôi đã từng đi. Ngày trước, tôi chọn làm việc trong một công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử được đầu tư vốn mạo hiểm. Những kinh nghiệm ngày đó là hành trang vô giá cho tôi mãi những ngày sau này.
5. Chọn lấy những “người chiến thắng.”
Bạn nên tìm kiếm các công ty trong các lĩnh vực ‘nóng’, chẳng hạn như fintech hoặc công nghệ, đã nhận được nhiều vốn đầu tư mạo hiểm để mở rộng. Những công ty này thường có thể sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển tốt hơn.
6. Tư duy thử nghiệm và học hỏi.
Các công ty khởi nghiệp thường ưu tiên việc cho phép bạn thử nghiệm các ý tưởng của mình, học các bài học của riêng mình và tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm, thay vì phải tuân theo các nguyên tắc cứng nhắc.
Ở một công ty khởi nghiệp, bạn đừng nên kỳ vọng các hướng dẫn cụ thể về công việc hay hướng đi, thay vào đó nhiệm vụ của bạn là tìm ra các cách để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, hay nói cách khác, bạn cần tự viết ra những hướng dẫn cho riêng mình.
Thành công thường đến từ những thử nghiệm thông minh, thất bại một cách nhanh chóng và học hỏi từ mỗi lần sai sót đó.
7. Tìm ra một cái gì đó mà bạn quan tâm nhiều nhất.
Nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ nào đó và bạn tìm thấy một ý tưởng tuyệt vời cho sản phẩm, đó là lúc bạn có thể toả sáng. Các công ty khởi nghiệp thưởng cho niềm đam mê và sự nhiệt huyết cao hơn nhiều so với các công ty lớn.
Đã qua rồi cái thời mà những người sáng lập thành lập công ty, tự phát triển sản phẩm và sau đó chỉ đơn giản là tìm kiếm sự trợ giúp từ các hoạt động bán hàng và marketing.
Tạo ra những bước nhảy vọt.
Tôi đã thực hiện một bước nhảy vọt từ một doanh nghiệp lớn sang công ty khởi nghiệp và sau đó trở lại làm việc tại các thương hiệu lớn. Bạn chắc chắn cũng có thể tạo ra các bước nhảy vọt tương tự trong sự nghiệp của mình.
Một công ty khởi nghiệp muốn thành công sẽ cần những người làm marketing có kinh nghiệm, những người này bắt đầu với những đề xuất giá trị (value proposition), phát triển sản phẩm, xây dựng trải nghiệm người dùng hoặc giao diện người dùng của chính sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp sẽ ngày càng cần nhiều kiến thức chuyên môn về marketing – điều này sẽ giúp họ tăng thêm các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.
Nếu bạn cũng đam mê phát triển và thử thách bản thân, đây là cơ hội dành cho bạn. Nếu bạn có thể chứng minh được mình phù hợp, có thể tồn tại và phát triển được trong các công ty khởi nghiệp, đó sẽ là một điểm cộng rất lớn cho sự nghiệp của bạn sau này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu. Họ thất bại vì họ thiếu một yếu tố quan trọng khác.
Câu nói nổi tiếng “Nếu bạn xây dựng nó, họ sẽ đến”, thường được các chuyên gia kinh doanh và doanh nhân sử dụng để ngụ ý rằng nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh và nỗ lực để xây dựng nó, mọi người sẽ đến với bạn để giúp bạn thực hiện giấc mơ đó.
Đó là một ý tưởng tốt đẹp. Và trong một thế giới hoàn hảo, nó có thể xảy ra.
Nhưng chúng ta đang không sống trong một thế giới hoàn hảo, có phải không? chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sự bất ổn và phức tạp.
Trong thế giới đó, chúng ta không thể ép buộc mọi người đến và nỗ lực với công việc kinh doanh của chúng ta chỉ vì chúng ta đã xây dựng nó.
Thay vào đó, mọi người thường phải xác định nơi mà họ muốn đến, những sản phẩm họ muốn mua và mức giá phù hợp để họ mua nó.
Nếu khách hàng của bạn không nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng với chi phí mà họ bỏ ra, họ sẽ không bao giờ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp.
Mặc dù các nghiên cứu khác nhau có số liệu thống kê khác nhau cho câu hỏi này, nhưng sự thật là hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại. Đã có những nghiên cứu cho thấy có tới 90% các công ty khởi nghiệp thất bại.
Theo số liệu tại trị trường Mỹ năm 2016:
79,6% thất bại sau 1 năm (2017).
68,8% thất bại sau 2 năm (2018).
61,2% thất bại sau 3 năm (2019).
54,3% thất bại sau 4 năm (2020).
Vậy, một câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã dẫn đến một tỷ lệ thất bại rất lớn với các công ty khởi nghiệp? CB Insights đã thực hiện một nghiên cứu về chủ đề này, trong đó họ đã phân tích 12 lý do hàng đầu khiến các startup thất bại.
Trong số 12 lý do đó, “thị trường không có nhu cầu” có lẽ là lý do gây được nhiều sự chú ý và ngac nhiên nhất với 35% trường hợp thất bại.
Cứ 100 doanh nghiệp, 35 doanh nghiệp thất bại vì họ đã tạo ra những thứ mà không ai muốn? Vậy sự thật đằng sau khái niệm “thị trường không có nhu cầu” là gì.
“Thị trường không có nhu cầu” thực sự có ý nghĩa là gì?
Khi BBVA phân tích nghiên cứu này, họ đã xem xét các công ty không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Họ trích dẫn một công ty có tên là Intronet, một công ty khởi nghiệp nhằm mục tiêu cạnh tranh với LinkedIn, đã tồn tại được 3 năm trước khi gặp khó khăn.
Intronet là một ứng dụng giúp dễ dàng tạo và theo dõi các lời giới thiệu đến những người trong mạng lưới cá nhân và chuyên nghiệp. Nó rất giống với LinkedIn. Nhưng có phải họ đã thất bại vì thị trường không có nhu cầu không?
Câu trả lời dĩ nhiên là không. Nhu cầu về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đã khiến Reid Hoffman, Konstantin Guericke, Jean-Luc Vaillant, Allen Blue và Eric Ly thành lập nên LinkedIn và thành công như ngày hôm nay với hơn 700 triệu thành viên.
Trên thực tế, nhu cầu về một sản phẩm như thế này lớn đến nỗi 10 năm sau khi tạo ra LinkedIn, những người sáng lập đã có thể bán nó cho Microsoft với giá 26,2 tỷ USD.
Điều này chứng minh là thị trường có nhu cầu rất lớn về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp.
Quay lại với Intronet, họ thất bại không phải vì sản phẩm của họ không phù hợp với nhu cầu của thị trường, mà là vì một lý do nào đó khác.
Vào thời điểm Intronet xuất hiện, cung nhiều hơn cầu. Tất cả những ai muốn có một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đều đã sử dụng LinkedIn, và do đó họ không cần Intronet trừ khi Intronet có những thứ gì đó đủ khác biệt.
Sự thật về ý niệm: “Hãy xây dựng nó và họ sẽ đến”.
Chỉ vì bạn xây dựng một doanh nghiệp không có nghĩa là mọi người sẽ có thể trở thành khách hàng của bạn.
Do đó, nếu bạn muốn tối đa hóa khả năng tồn tại và tránh các thất bại trong khởi nghiệp, thì bạn sẽ cần phải tạo ra một sản phẩm trong một thị trường (ngách) có ít hơn những nguồn cung và nhu cầu cao hơn.
Đến đây, nhiều người sẽ tin rằng sự thịnh vượng chỉ đến từ các doanh nghiệp lớn và không có chỗ cho các doanh nghiệp nhỏ như các công ty khởi nghiệp.
Tuy nhiên ý tưởng về việc các doanh nghiêp lớn cũng từng bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất có thể khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ. Hãy thử nghĩ vào các công ty như Amazon và Facebook.
Hãy tưởng tượng nếu Jeff Bezos thành lập Amazon với ý định coi nó là ‘đại diện’ của thương mại điện tử. Bạn có nghĩ rằng nó sẽ trở thành gã khổng lồ như ngày nay không?
Tương tự, hãy tưởng tượng nếu Mark Zuckerberg thành lập Facebook với mục tiêu xây dựng nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Bạn có nghĩ rằng Mark sẽ xây dựng được một nền tảng với 3 tỷ người dùng như lúc bấy giờ không?
Tất cả chúng ta dường như đều quên rằng Amazon chỉ bắt đầu bằng việc bán sách. Mục đích ban đầu của Facebook là kết nối các sinh viên trong trường Harvard thông qua một cộng đồng trực tuyến.
Bạn không thể có được bất kỳ thị trường ngách nào tốt hơn thế. Bằng việc bắt đầu ở những thị trường ngách có ít hoặc không có cạnh tranh, cả hai công ty đều đã phát triển thành những gã khổng lồ như ngày nay.
Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của họ. Họ thất bại bởi vì họ đang tham gia vào một thị trường mà các số liệu về cung và cầu không có lợi cho họ.
Nếu bạn muốn thành công với tư cách là một nhà sáng lập, mục tiêu duy nhất của bạn phải là thoát ra khỏi sự cạnh tranh, càng nhiều càng tốt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cựu nhân viên ngân hàng Raena Lim cùng chồng cô nảy ra ý tưởng thành lập công ty xuất phát từ một thực tế phổ biến là dù có rất nhiều quần áo nhưng luôn nghĩ ‘không có gì để mặc’.
Khi vợ chồng Chris Halim và Raena Lim, Singapore nhìn thấy cơ hội giúp tạo ra tính bền vững của quần áo thời trang, họ đã đi theo cách thức của riêng mình.
Và cặp đôi nhà sáng lập của ứng dụng cho thuê quần áo Style Theory đã dùng tất cả tâm huyết để xây dựng thành công một thương hiệu.
Startup này đã nhận được sự đầu tư lên tới 30 triệu USD từ những ông lớn như SoftBank, Alpha JWC Ventures và công ty bất động sản Indonesia Paradise Group.
“Chúng tôi đầu tư vào đó 40.000 USD”, cặp vợ chồng đã nghỉ việc để dành toàn bộ thời gian cho sự nghiệp khởi nghiệp chia sẻ: “Thành thật mà nói, chúng tôi không biết mình ngu ngốc hay dũng cảm”.
Tìm kiếm sự phù hợp.
Lim và Halim là đồng sáng lập của Style Theory, một nền tảng cho thuê thời trang của Singapore cho phép người đăng ký cho mượn đồ không giới hạn với mức phí cố định hàng tháng.
Công ty khởi nghiệp do SoftBank hậu thuẫn đến nay tự hào có hơn 200.000 người dùng đăng ký khắp Singapore và Indonesia, cung cấp khoảng 50.000 quần áo và hơn 2.000 túi.
Cựu nhân viên ngân hàng Goldman Sachs Lim cùng chồng cô, Halim – một nhân viên tư vấn nảy ra ý tưởng thành lập công ty vào năm 2016, xuất phát từ một thực tế phổ biến: không có gì để mặc vào lúc đó.
“Khoảnh khắc ‘lóe lên ý tưởng’ là khi Chris hỏi tôi một cách nghiêm túc với thái độ băn khoăn kiểu ‘tại sao em có quá nhiều quần áo mà vẫn luôn phàn nàn mình không có gì để mặc?’, Lim – Giám đốc vận hành của Theory Style nhớ lại.
Cô nói: “Đối với một người xuất thân từ lĩnh vực tài chính, có tư duy logic và toán học, tôi chợt cảm thấy ồ, đó thực sự là một phản ứng rất phi logic của tôi”.
Từ ý tưởng đến thực thi.
Từng có thời gian làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Kenya khi mới đi làm, Lim rất muốn bắt đầu một dự án thật sự có ý nghĩa với cộng đồng. Và khi loại hình thời trang nhanh trở nên phổ biến đồng thời đi theo là nguy cơ tàn phá môi trường, cơ hội đã rõ ràng.
Sản xuất dệt may là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, tạo ra lượng khí thải toàn cầu tương đương 1,2 tỷ tấn CO2 mỗi năm – nhiều hơn tất cả các chuyến bay và vận chuyển quốc tế cộng lại.
Một cách góp phần giải quyết điều đó là một loạt các nền tảng cho thuê quần áo mới đã được ra đời nhằm tìm cách thỏa mãn những người tiêu dùng có ý thức, ít phải sử dụng đến “thời trang nhanh”.
Được tiên phong vào năm 2009 bởi nền tảng Rent The Runway của Mỹ, ngành công nghiệp thời trang mặc lại đã nở rộ trong thập kỷ qua, truyền cảm hứng cho các thương hiệu khác như My Wardrobe HQ ở Anh và GlamCorner ở Australia.
Tuy nhiên, những thách thức về logistic của Đông Nam Á đã khiến khu vực này trở thành một thị trường khó có tính đột phá. Điều đó đã khiến các doanh nhân mới trong lĩnh vực này như Lim và Halim áp dụng chiến lược thử nghiệm trước.
Giám đốc điều hành Halim cho biết: “Chúng tôi bắt đầu với một danh sách chờ trước (đăng ký trước), vì vậy chúng tôi có đủ số lượng quần áo và công suất phục vụ khách hàng.
Khi khách hàng đến trải nghiệm, chúng tôi có thể kiểm nghiệm được mức độ thành công của dự án”.
Áp dụng phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu (data-driven).
Phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu của cặp đôi đã giúp họ chuyển từ mua lại tất cả hàng tồn kho sang mô hình ký gửi vào năm 2019.
Vận hành theo phương thức mới, Theory Style liên kết với các nhà thiết kế và cá nhân có đồ cần cho thuê, trả tiền cho họ mỗi khi một món đồ được thuê.
Sau đó, công ty sẽ thu 95 USD phí đăng ký hàng tháng không giới hạn cho việc quản lý, chuyển phát nhanh và dọn dẹp hàng hóa. Chính cách thức đó đã giúp startup thu hút các nhà đầu tư lớn.
“Người dùng cuối của dịch vụ này chắc chắn là các khách hàng cá nhân và trong đó khách hàng nữ chiếm đa số. Nhưng đây cũng là các giải pháp để các nhà cung cấp hoặc nhà thiết kế có thể tiếp cận thị trường mục tiêu này một cách trực tiếp hơn”, Jefrey Joe, đối tác quản lý của Alpha JWC Ventures cho biết.
Ngành công nghiệp cho thuê quần áo trực tuyến được định giá 1,2 tỷ USD toàn cầu vào năm 2019. Đến năm 2027, con số đó dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 2,8 tỷ USD. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng phần lớn của sự tăng trưởng.
Khu vực này sẽ là một thị trường bùng nổ – cơ hội lớn cho những doanh nghiệp phá cách như Theory Style trong lĩnh vực cho thuê quần áo tương đối non trẻ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Research Nester, khu vực này được dự báo sẽ chiếm gần một phần tư (22,14%) tổng thị trường trong vòng 6 năm tới.
Joe cho biết: “Quy mô thị trường của phân khúc này vẫn còn nhỏ nhưng chúng tôi cũng nhận thấy tiềm năng rất lớn. Thị trường thời trang này đủ lớn để tạo ra ít nhất một kỳ lân từ Đông Nam Á”, ông nói, đề cập đến các công ty khởi nghiệp được định giá 1 tỷ USD.
Xoay xở trong thời kỳ đại dịch Covid 19.
Tận dụng cơ hội về thị trường, cặp đôi Lim và Halim đã điều chỉnh sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng ở châu Á.
Điều đó bao gồm việc quản lý quần áo cho phù hợp với văn hóa và khí hậu địa phương, cũng như cung cấp dịch vụ thu gom và tạo kiểu cá nhân ở các cửa hàng mang tính thời vụ.
Tuy nhiên, triển vọng của ngành công nghiệp thời trang vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã giáng một đòn mạnh vào các nhà bán lẻ, làm giảm lợi nhuận và các cửa hàng buộc phải đóng cửa.
Trong khi đó, hoạt động xã hội cộng đồng bị hạn chế hoặc hủy bỏ và yêu cầu về vệ sinh được ưu tiên, việc cho thuê quần áo đã mặc lại bị ảnh hưởng nặng nề.
Style Theory bắt đầu kinh doanh bán lại vào năm 2020 để đáp ứng với việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch. Công việc kinh doanh hiện tại chỉ đạt được 75% so với trước khi dịch Covid 19 xảy ra.
Halim cho biết: “Đại dịch có lẽ là thời điểm thách thức nhất đối với chúng tôi với tư cách là một công ty. Nhưng nó cũng mang lại rất nhiều cơ hội. Điều thú vị nhất đối với chúng tôi thực sự là thời trang bán lại”.
Halim nhắc đến một dịch vụ cho phép người dùng mua và bán các mặt hàng đã qua sử dụng: “Chúng tôi đã chính thức ra mắt nền tảng này vào năm ngoái và có thể phát triển doanh nghiệp đó lên gấp 10 lần trong vòng một năm tới.”
Tuy nhiên, cặp đôi sáng lập vẫn tự tin, thời trang cho thuê là một lĩnh vực kinh doanh không lỗi mốt.
Trong 5 năm hoạt động, Style Theory đã thực hiện được hơn 2,3 triệu lượt cho thuê và tiết kiệm hơn 600.000 món đồ thiết kế được yêu thích tránh phải bỏ đi.
Hiện tại, cặp vợ chồng có kế hoạch nhắm vào các thị trường và đối tượng người tiêu dùng mới, bổ sung thêm các dòng quần áo nam giới và trẻ em và mở rộng sang Hong Kong vào cuối năm nay.
Và bất chấp những thách thức, cặp đôi doanh nhân cho biết, họ đã tìm thấy tiếng nói chung về nhu cầu thời trang của mình.
Halim nói: “Về cơ bản, công việc kinh doanh giống như nuôi dạy con cái. Sự tin tưởng hoàn toàn, sự đồng nhất 100%, thực sự hữu ích và cực kỳ quan trọng khi cả hai cùng nhau đưa ra các quyết định then chốt”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đây không phải là một câu chuyện đùa, nó là một câu chuyện thật xảy ra với tôi. Tôi đã nhận được một khoản đầu tư trị giá 1.3 triệu USD qua một bài đăng đơn giản trên mạng xã hội.
Khoản đầu tư đến từ một người mà tôi chưa từng nói chuyện trước đây nhưng đã gửi cho tôi một tin nhắn trực tiếp trên LinkedIn.
Kể từ khi điều này xảy ra, tôi đã có đủ thời gian để suy nghĩ về những gì đã làm cho điều đó trở nên khả thi và có một số bài học khác biệt mà tôi đã học được.
Trước tiên tôi muốn kể một chút về tôi. Tôi điều hành một công ty khởi nghiệp có tên là Stakester.
Công ty của tôi đã tròn hai tuổi, chúng tôi làm việc trong lĩnh vực thể thao điện tử (e-sports) và tôi chỉ có hơn 7.000 kết nối (connections) trên LinkedIn.
Về mục đích của tôi.
Tôi không có mục đích huy động bất kỳ khoản tiền nào trong giai đoạn này; vì chúng tôi vừa kết thúc một vòng huy động vốn.
Nhưng chúng tôi là một công ty khởi nghiệp nên sự thật là chúng tôi luôn nỗ lực, và luôn muốn nhận được sự của chú ý của công chúng lẫn giới đầu tư.
Trong vòng gọi vốn cuối cùng của mình, tôi đã học được một bài học vô cùng quý giá: đó là khi nói đến việc đầu tư, cơ hội để các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận lớn là tất cả vấn đề.
Vì vậy tôi muốn gây sự chú ý đến họ bằng một thứ vốn đã được chứng minh là tiềm năng của doanh nghiệp.
Với ý nghĩ đó, đây là những ưu tiên mà tôi muốn thể hiện:
Cho thấy sự tăng trưởng.
Chứng tỏ rằng nó đang diễn ra nhanh chóng.
Thu hút sự chú ý của nhiều người.
Thu hút nhiều người tiềm năng.
Đây là cách tôi đã làm điều đó:
1. Chọn một số liệu. Số liệu gì không thực sự quan trọng, miễn là nó có ý nghĩa và đang phát triển. Để làm cho điều này trở thành điểm nhấn của bài đăng. Tôi đã thiết kế một đồ thị đơn giản thể hiện một đường cong tăng trưởng.
2. Đề cập đến một khung thời gian. Ví dụ, thay vì 4 tuần, hãy sử dụng 1 tháng. Người đọc sẽ nhìn thấy các con số chứ không phải một thời kỳ.
3. Giữ tất cả mọi dữ liệu trên LinkedIn. Nếu bạn cần một liên kết, hãy đưa nó vào phần bình luận. LinkedIn ưu tiên các bài đăng thu hút được sự tương tác của mọi người trên nền tảng, do dó, tôi đã để liên kết đến website ở dưới phần bình luận.
Ngoài ra, hãy thêm một thẻ hashtag có liên quan để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy bạn cũng như bạn có thêm cơ hội để được tiếp cận nhiều người hơn.
4. Gắn thẻ những người liên quan: Nếu bạn thêm những người liên quan vào bài đăng của mình, chắc chắn họ sẽ rất thích thú.
Trong trường hợp của tôi, tôi đã gắn thẻ tất cả những người đã đầu tư vào doanh nghiệp của tôi vì tất cả họ đều sẽ có mạng lưới kết nối phù hợp.
Và đây là những gì tôi học được từ bài đăng đã mang về hơn 1 triệu USD đầu tư này:
Bài học 1: Hình thức rất quan trọng.
Biểu đồ hiển thị gì không quan trọng, hình dạng của nó mới thực sự quan trọng. Nó mang lại phản ứng cảm xúc tức thì.
Chúng ta thấy đường cong Covid uốn cong lên trên, chúng ta hoảng sợ; chúng ta thấy nó dốc xuống, chúng ta vui mừng và thư giãn.
Chúng ta có nhìn vào những con số và những gì chúng muốn nói không? Hẳn là rất it khi. Ở đây cũng vậy, hãy thể hiện một đường cong hấp dẫn, mọi người sẽ rất phấn khích.
Bài học 2: Đừng hỏi.
Lần thứ hai bạn yêu cầu để được hỗ trợ tiền hay một thứ gì đó, bạn mất đi sức mạnh. Thay vào đó, hãy khiến họ đến với bạn. Hãy cung cấp FOMO và họ sẽ bắt đầu tiếp cận bạn.
Bài học 3: Hãy đặt nền móng.
Xác suất để một bài đăng nhận được 1 triệu USD là một trên một triệu. Tôi đã vô cùng may mắn, tôi biết điều này.
Nhưng tôi đã khiến mình có nhiều khả năng gặp may hơn bằng cách đặt trước nhiều nền móng và kinh nghiệm.
Tôi đã phát triển cộng đồng LinkedIn của mình, tôi đã nhận xét về các bài đăng của người khác để họ có thể phản hồi lại. Tài khoản cá nhân của tôi nói về doanh nghiệp của tôi.
Với bạn, bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách đầu tư thời gian và sức lực để phát triển những điều tương tự. Cơ hội và may mắn của bạn sẽ chỉ tăng lên khi bạn thực sự cố gắng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Câu hỏi dễ trả lời nhất đối với những người có tinh thần kinh doanh tăng trưởng cao là: Tại sao rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại?
Tại sao có rất nhiều doanh nhân đầy quyết tâm – những nhà đổi mới, những người sẵn sàng mạo hiểm thời gian, danh tiếng và tiền bạc để xây dựng một doanh nghiệp dựa trên công nghệ – nhưng lại không giải quyết được các vấn đề thị trường để tạo ra doanh số?
Lý do thì rất nhiều – thẳng thừng và đa sắc thái. Nó có thể là công ty đã đốt hết tiền mặt của mình trước khi đạt được các mốc quan trọng dẫn đến điểm hòa vốn và có được doanh thu bổ sung. Đôi khi là từ sự cạnh tranh, hoặc suy thoái kinh tế hoặc một sự kiện thiên nga đen (hãy nghĩ về đại dịch) ập đến.
Hoặc cũng có thể là, những nhà sáng lập các công ty khởi nghiệp đã không thực hiện đúng công việc xác thực khách hàng và thị trường mục tiêu trước khi họ xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.
Kể từ năm 2014, CB Insights đã thu thập những thông tin đầu tiên về những thất bại của startup từ hàng trăm nhà sáng lập và nhà đầu tư khác nhau.
Lý do số 1 cho sự thất bại là: Không có nhu cầu từ thị trường.
Tất cả các loại hình và quy mô của các công ty khởi nghiệp đều thừa nhận đã phạm phải sai lầm này, từ các dự án nhỏ đến các công ty kỳ lân.
Lý do số 2 cho sự thất bại là: Công ty đã “đốt” hết tiền.
Để đạt được sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường không phải là điều dễ dàng, nhưng rõ ràng là ngành của chúng ta đã có thể làm tốt hơn chúng ta.
Dưới đây là ba ý tưởng để giúp các doanh nhân biến việc xác thực thị trường và khách hàng mục tiêu thành điểm khởi đầu cho công việc kinh doanh mới của họ.
1. Thay đổi tư duy và tâm trí của bạn.
Ngừng suy nghĩ về sản phẩm của bạn và không ngừng tập trung vào nỗi đau của khách hàng. Bỏ các định kiến về những gì thị trường “thực sự cần” và tìm kiếm những vấn đề mà thị trường đang gặp phải.
Mục tiêu là tìm ra đủ bằng chứng về một vấn đề đủ phổ biến, và hầu hết mọi người trong ngành mục tiêu của bạn đều nhận ra nó.
Bạn không nên tìm kiếm những vấn đề thú vị để giải quyết. Hãy tìm kiếm những vấn đề không thể biến mất trên thị trường. Đừng hỏi bạn bè và gia đình để xác thực nó. Vì họ có thể luôn luôn động viên bạn bằng việc thừa nhận ‘bạn luôn luôn đúng’.
Thay vì cố gắng để chứng minh các giả định của bạn, hãy bắt đầu tìm ra những bằng chứng về việc các giả định của bạn đang sai ở đâu.
Ý tưởng thất bại hoặc nếu bạn không có ý tưởng nào có nghĩa là bạn chưa tìm hiểu kỹ – hãy lập kế hoạch để thực hiện điều này nhiều lần.
Tiếp tục khám phá cho đến khi bạn tìm thấy sản phẩm phù hợp với thị trường hoặc tìm ra hết các lựa chọn. Việc thất bại sau một giả định trong kinh doanh sẽ giúp các doanh nhân nghĩ ra nhiều ý tưởng mới hơn.
2. Làm cho khách hàng trở thành một phần của đội nhóm xác thực của bạn.
Tìm hiểu mọi thứ có thể về khách hàng mục tiêu của bạn và Khách hàng sẽ cho một người nghe quan tâm nhất biết vấn đề của họ là gì.
Nói chuyện với những người đang sử dụng các giải pháp cạnh tranh hoặc thay thế. Hỏi họ những gì họ thích và những gì họ không thích. Khám phá những rào cản để thay đổi.
Khách hàng không mua công nghệ. Họ mua các sản phẩm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền hoặc tăng doanh thu.
Khách hàng sẽ rất hạnh phúc khi cung cấp cho một doanh nhân luôn trong chế độ học hỏi quan điểm của họ về các đề xuất giá trị của việc giải quyết những vấn đề đó.
Thu thập các phản hồi trung thực của khách hàng là cách duy nhất để tạo ra các giải pháp mà mọi người sẽ mua. Đó nên là trọng tâm của kế hoạch kinh doanh của bạn.
Không gì có thể thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư bằng các bằng chứng rằng một doanh nghiệp đã liên tục gặp gỡ và lắng nghe khách hàng của họ.
3. Tận dụng các dữ liệu bên ngoài.
Không tốn quá nhiều tiền hoặc tài nguyên để mua một vài bản khảo sát từ các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường. Hãy gặp gỡ các nhà cố vấn để hiểu rõ hơn về thị trường mà công ty của bạn đang cố gắng phục vụ.
Tìm kiếm trên internet các website với thiều thông tin và sự kiện của ngành – tải xuống các bản báo cáo và những nội dung quan trọng cần thiết. Khai thác các cuộc khảo sát và báo cáo miễn phí từ các tổ chức phi lợi nhuận.
Mở rộng nguồn lực của bạn với các mối quan hệ đối tác chiến lược – từ các doanh nghiệp quan trọng trong chuỗi cung ứng đến thông tin từ các đối thủ cạnh tranh. Theo dõi các chương trình marketing của họ khi họ cũng đang phục vụ các thị trường và khách hàng giống như bạn.
Ngay từ ngày đầu thành lập công ty của bạn, hãy tạo ra một cách dễ dàng nào đó để thu thập và sắp xếp các thông tin bạn có được về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Không quan trọng bạn có nguồn lực tài chính mạnh như thế nào – công nghệ tiên tiến ra sao, điều quan trọng nhất cho sự thành công của một công ty khởi nghiệp là sự phù hợp với thị trường bằng các sản phẩm đã được xác thực nghiêm ngặt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bị nắn gân với hoạt động trong nước, Tencent đang tìm cách chuyển hoạt động ra nước ngoài thông qua hình thức thâu tóm các nhà phát triển và phát hành game.
Sáu tháng đầu năm nay, Tencent đã đầu tư vào 62 startup về video game, nhiều gấp đôi cả năm 2020, theo báo cáo từ Niko Partners. Còn nếu so với năm 2019, con số này là nhiều gấp 5 lần.
Từ đây, gã khổng lồ Internet Trung Quốc đã vươn mình trở thành công ty game lớn nhất thế giới về mặt doanh thu, qua mặt cả những kẻ sừng sỏ nhất nước Mỹ như Activision Blizzard hay Electronic Arts với tuổi đời nhiều gấp đôi Tencent.
Nỗ lực đầu tư vào game của Tencent nhằm tránh ‘mưa rơi đạn lạc’ của chính phủ Trung Quốc trong các hoạt động kiềm chế tầm ảnh hưởng của Alibaba và Jack Ma.
Ngoài ra, hành động của Tencent cũng được thúc đẩy bởi thành công toàn cầu của Genshin Impact, một game do startup có tên gọi miHoYo phát triển.
Genshin Impact được xem là game Trung Quốc phát hành toàn cầu thành công nhất mọi thời đại.
Trong nửa đầu năm nay, chỉ tính riêng phiên bản mobile, Genshin Impact đã có doanh thu cao thứ ba thế giới, chỉ sau Honour of Kings (Liên Quân Mobile) và PUBG Mobile đều của Tencent.
Túi tiền không đáy của Tencent khiến ngay cả các nhà phát triển Mỹ cũng không kháng cự lại được. Riot Games, nhà phát triển của League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại) đã về tay Tencent từ năm 2011.
Đồng thời Tencent cũng nắm quyền kiểm soát một tên tuổi khác là Epic Games, kẻ ngáng đường Apple trong vụ kiện chống lại App Store của Táo khuyết.
Gần đây, Tencent lại đang thuê những cựu binh của nhà phát triển huyền thoại Blizzard để làm game chiến thuật thời gian thực (RTS) phục vụ thị trường phương Tây.
Sức hấp dẫn của Tencent còn thu hút các nhà phát triển Canada và Thụy Điển với chính sách đầu tư không can thiệp vào nội bộ startup hay sản phẩm.
Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tencent nhằm cố gắng phân tán sự chú ý của Bắc Kinh. Cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc hiện đang bắt đầu điều tra vụ sáp nhập DouYu và Huya, hai nền tảng livestream lớn nhất nhì Trung Quốc bị Tencent thâu tóm.
Giới chức nước này đồng thời cũng đang chuẩn bị phạt Tencent vì nắm thị phần tuyệt đối ở thị trường nghe nhạc trực tuyến.
Tencent hiện đang nằm trong nhóm các công ty công nghệ bị Trung Quốc đặt trong tầm ngắm vì chiếm thị phần lớn trong nước.
Ngoài Alibaba và Tencent, danh sách theo dõi còn có ByteDance, sàn thương mại điện tử JD.com, hãng dịch vụ vận chuyển Didi Chuxing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Visa đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính của Thụy Điển Tink với giá 1.8 tỷ euro (2.1 tỷ USD). Thoả thuận đến sau khi Visa từ chối việc mua lại Plaid, một đối thủ của Tink.
Cả Plaid và Tink đều hoạt động trong một không gian còn khá non trẻ vốn được gọi là ngân hàng mở (open banking), những ứng dụng này kêu gọi người cho vay (lenders) cung cấp cho các công ty của bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người tiêu dùng, miễn là họ đã nhận được sự đồng ý.
Các ngân hàng mở đã phát triển thịnh vượng ở Anh và EU nhờ các quy định mới.
Ông Al Kelly, CEO của Visa, cho biết trong một tuyên bố”
“Visa cam kết làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy sự đổi mới và trao quyền cho người tiêu dùng để hỗ trợ cho các mục tiêu ngân hàng mở của Châu Âu.
Bằng cách kết hợp mạng lưới của Visa và năng lực ngân hàng mở của Tink, chúng tôi sẽ mang lại thêm giá trị cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của Châu Âu bằng các công cụ giúp cuộc sống tài chính của họ trở nên đơn giản, đáng tin cậy và an toàn hơn”.
Được thành lập bởi các doanh nhân người Thụy Điển là Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg vào năm 2012, Tink khởi đầu là một ứng dụng quản lý tài chính nhưng sau đó đã chuyển hướng sang tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ của mình cho các doanh nghiệp khác.
Công ty khởi nghiệp này được thành lập tại Stockholm vào năm 2012 và có khoảng 400 nhân viên, với công nghệ kết nối với hơn 3.400 ngân hàng, tiếp cận hơn 250 triệu khách hàng của ngân hàng trên khắp Châu Âu.
Công nghệ của Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech kết nối với hơn 3.400 người cho vay (lender) để tạo ra các sản phẩm tài chính mới.
Tink lần cuối cùng được định giá là 680 triệu euro. Ứng dụng đã huy động được hơn 300 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm PayPal, SEB và ABN AMRO.
Nhà sáng lập Tink cho biết:
“Khi chúng tôi biết đến Visa, rõ ràng là chúng tôi có chung một sứ mệnh – sứ mệnh kết nối thế giới tài chính, đẩy nhanh tốc độ phát triển và thích ứng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trên toàn thế giới.”
“Hợp tác với Visa cũng có nghĩa là giờ đây chúng tôi sẽ có thể tiến nhanh hơn và vươn xa hơn bao giờ hết và chúng tôi biết rằng Visa là đối tác hoàn hảo cho giai đoạn tiếp theo trong hành trình của chúng tôi.”
Việc Visa mua lại Tink là một trong những thương vụ tạo nên làn sóng hợp lực mới nhất trong ngành thanh toán (payments industry), vốn rất khổng lồ về mặt quy mô.
Visa đã từng cố gắng mua lại Plaid vào năm ngoái, nhưng cuối cùng đã từ bỏ sau khi bị Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện với lý do chống độc quyền.
Visa cho biết, thỏa thuận với Tink phải tuân thủ các phê duyệt theo quy định và các điều kiện đóng cửa thông thường khác.
Visa cũng cho biết thêm là Tink sẽ giữ nguyên đội ngũ quản lý và xây dựng thương hiệu của mình sau thương vụ này, trong khi trụ sở chính của công ty cũng sẽ vẫn ở Stockholm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sự phối hợp nhóm không phải là điều ‘nên có’ – nó phải là điều ‘phải có’ và rất quan trọng để vận hành một doanh nghiệp thành công. Đặc biệt là với các startup.
Theo đó, Giáo sư Noam Wasserman của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) tuyên bố rằng 65% các công ty khởi nghiệp thường thất bại do xung đột giữa những người đồng sáng lập.
Chắc chắn, con số thống kê này có thể rất đáng kinh ngạc với nhiều người, tuy nhiên với những ai đã từng khởi nghiệp thì điều này lại hết sức dễ hiểu.
Có câu nói rằng “thời điểm tốt nhất trong công việc kinh doanh của bạn là trước khi bạn bắt đầu kinh doanh” – khi đó, trong bạn là bầu trời xanh và những giấc mơ lớn.
Mặc dù nguyên nhân của cuộc xung đột đó có thể rất đa dạng và mang nhiều ‘màu sắc’ riêng của những người đồng sáng lập, nhưng lời giải thích đơn giản nhất là trong nhóm những người sáng lập, họ đang cố gắng mang lại hai hoặc nhiều nhóm ý tưởng, giá trị, quan điểm…khác nhau và mong muốn hợp nhất chúng làm một. Điều này rất khó.
Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn miễn nhiễm với những rủi ro trong cuộc sống khởi nghiệp chỉ vì bạn thích người đồng sáng lập của mình.
Bạn có thể làm gì khi mỗi người đều mang đến những sự độc đáo hay khác biệt của riêng mình, những khác biệt đó, bất kể nhỏ hay lớn, đều là những điểm tiềm ẩn khi bạn lớn lên.
Nguồn gốc của sự thiếu phối hợp hay xung đột.
Là người sáng lập doanh nghiệp của mình, bạn có ý tưởng về doanh nghiệp của mình nên là gì, bạn nên phục vụ ai và như thế nào.
Vì vậy, bạn tiếp tục tuyển dụng những người khác tham gia vào sự nghiệp đó của bạn và cố gắng hết sức để truyền đạt tầm nhìn của bạn cho họ, nhưng kết quả là một mớ hỗn độn.
Khi thời gian trôi qua, những tầm nhìn khác nhau về những gì bạn đang làm và cách bạn nên thực hiện nó ngày càng lớn và có thể trở nên bất hòa hơn cho đến khi, cuối cùng, bạn thấy mình mâu thuẫn với nhau, không thể làm việc cùng nhau để thành công.
Tiếp cận thị trường … nhanh hơn.
Khi bạn bắt đầu kinh doanh, bạn phải chuẩn bị mọi thứ để tiếp cận thị trường nhanh nhất có thể trước khi hết tiền.
Bạn càng mất nhiều thời gian để tiếp cận thị trường và bắt đầu mang lại doanh thu, bạn càng phải chi tiêu lâu và nhiều hơn.
Vậy làm thế nào để sự phối hợp (alignment) có thể giúp bạn tiếp cận thị trường và thâm nhập nhanh hơn, tức bạn có doanh thu?
Các đội nhóm thiếu sự phối hợp thường dành rất nhiều thời gian để tranh cãi hoặc ít nhất là gặp nhau để giải quyết các vấn đề.
Những cuộc họp dài bất tận này thường làm suy giảm khả năng của bạn trong việc thực hiện những gì bạn cần làm để bước ra thị trường.
Ngược lại, các đội nhóm có thể phối hợp có thể bắt đầu ngay lập tức công việc xây dựng doanh nghiệp. Họ biết mình đang đi đâu và mỗi thành viên trong nhóm phải tập trung vào các mục tiêu ưu tiên của nhóm — với tầm nhìn lớn hơn — thay vì các mục tiêu cá nhân.
“Người bán tầm nhìn”.
Khi đội nhóm cảm thấy được những tầm nhìn lớn lao từ những người sáng lập, đó là một điều hết sức tích cực. Nó tạo ra năng lượng, nhiệt huyết và động lực mà không thế lực nào khác có thể sánh được.
Là một người sáng lập, bạn đã bị ám ảnh bởi mục tiêu doanh nghiệp của mình, nhưng khi đội nhóm của bạn cũng nỗ lực hết mình để đạt được thành công riêng của chính họ, nó tạo ra một sức mạnh kép cho doanh nghiệp.
Khi mọi người cảm thấy họ là ‘một phần’ của doanh nghiệp – họ làm việc không chỉ vì lương còn cả về tình cảm và trí tuệ – họ sẽ làm bất cứ điều gì cho bạn.
Mở khóa cho sự đổi mới.
Và đây là lợi ích lớn thứ ba của sự phối hợp – đổi mới.
Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta chỉ có thể nghĩ về một số thứ cùng một lúc, và do đó, khi chúng ta tập trung quá nhiều vào đội ngũ nội bộ của mình, chúng ta không có đủ không gian tinh thần để sáng tạo.
Với đội nhóm của bạn, vì họ được tự do suy nghĩ hơn về tất cả các vấn đề của doanh nghiệp nên rất nhiều lúc họ có rất nhiều ý tưởng mà bạn có thể tham khảo.
Khi bắt đầu kinh doanh hoặc thậm chí đang cố gắng xây dựng công việc kinh doanh hiện tại của mình, bạn sẽ gặp phải rào cản này đến rào cản khác – và bạn sẽ cần mọi người trong đội nhóm của bạn có tinh thần nhanh nhẹn và đổi mới để giải quyết chúng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trạng thái tinh thần tích cực làm tăng đáng kể khả năng nhận thức và khả năng sáng tạo của con người.
Cuối cùng – khi tất cả mọi người đều phối hợp và có cùng một câu chuyện trong đầu, điều đó sẽ giúp cho việc ra quyết định nhanh hơn và thực hiện tốt hơn bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào bởi vì những quyết định đó được đưa ra bởi cùng những người tin rằng họ đang làm việc để hướng tới một điều gì đó thực sự lớn lao và có ý nghĩa .
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thị trường fintech Việt Nam được dự báo đạt 7,8 tỷ USD đang đón nhận thêm nhiều sự ra đời của các startup công nghệ tài chính cả trong vào ngoài nước.
Theo thống kê từ TechInAsia, Việt Nam hiện được xem là thị trường màu mỡ trong mảng kinh doanh công nghệ tài chính (fintech) tại Đông Nam Á, và chỉ xếp sau các ông lớn trong ngành là Singapore và Indonesia.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 3 năm qua, số lượng fintech đã tăng gần 4 lần.
Hiện cả nước có hơn 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự báo đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu.
Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…
Trong đó, mảng thanh toán, chuyển tiền hiện chiếm tỷ trọng cao nhất và được xem là điểm nóng của mảng fintech trong nước.
Đáng chú ý có thể kể tới các tên tuổi như: MoMo, ZaloPay, Moca, GPay, ViettelPay, AppotaPay, AirPay, VNPay…
Do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 và sự thúc đẩy thanh toán không tiền mặt của chính phủ trong năm 2020, các ví điện tử đứng đầu tại Việt Nam đã hưởng lợi mạnh mẽ từ sự thay đổi trong thói quen thanh toán tại và lượng người dùng gia tăng mạnh mẽ trong năm qua, trở thành một hình thức thanh toán phổ biến sau đại dịch.
Vào tháng 9/2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam.
Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỷ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhận là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.
Nếu như các startup thanh toán, chuyển tiền của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, thì mức tăng trưởng mạnh nhất thuộc về các startup hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) và tiền điện tử/blockchain.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 30,8% dân số có tài khoản ngân hàng, đứng vị trí thứ 6 Đông Nam Á, tỷ lệ sử dụng thẻ debit gần 27%, thẻ credit hơn 4%.
Trong năm 2020, tổng mức chi tiêu qua kênh trực tuyến tại Việt Nam đạt trung bình 280 USD/người, giảm 9% so với năm 2019. Theo đó, các giao dịch qua POS di động chiếm hơn 21%, các giao dịch trực tuyến chiếm gần 80%.
Tuy nhiên, trước việc Việt Nam được kì vọng sẽ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, dự báo tổng chi tiêu đầu người năm 2021 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt giá trị 323 USD/người. Tổng mức giá trị thanh toán sẽ gia tăng khoảng 30%, đạt giá trị khoảng 15 triệu USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Không ai có thể chuẩn bị đầy đủ cho bạn những thứ để bạn trở thành một Giám đốc điều hành (CEO), nhưng đây là cách để bạn thành công.
Dưới đây là những bài học kinh nghiệm hàng đầu được chia sẻ bởi Ông Eric Trabold, CEO tại Nexkey với tư cách là một CEO của công ty khởi nghiệp.
Bạn cần nhiều hơn những con người tài năng.
Sự đổi mới, thành công, văn hóa… mọi thứ đều bắt nguồn từ những tài năng.
Một trong những công việc quan trọng nhất mà bạn cần làm với tư cách là CEO của công ty khởi nghiệp đó là tuyển dụng những người thực sự tài năng ở hầu hết các bộ phận chủ chốt trong toàn doanh nghiệp.
Tại sao điều này quan trọng? Những người tài năng bạn cần là ai? Những con người tài năng đó sẽ không bao giờ nói “Đó không phải là công việc của tôi”.
Mọi thử thách đều cần sự chung tay của tất cả mọi người và mọi người cần phải làm việc cùng nhau để phát triển.
Những người phù hợp sẽ nâng tầm doanh nghiệp, đôi khi theo những cách mà bạn không nghĩ là có thể. Hãy dựa vào những người này và tin tưởng họ.
Người con người tài năng mà bạn tuyển dụng cũng có khả năng thu hút những con người tài năng khác đến với tổ chức của bạn. Chu kỳ này thường là một vòng lặp liên tục và hiếm khi dừng lại.
Các giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp có thể yêu cầu những nhân tài khác nhau, vì vậy đừng bao giờ ngừng tuyển dụng, tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn luôn phải tuyển dụng.
Đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy bắt đầu bán hàng.
Tôi thấy có quá nhiều Startup thất bại trước cả khi họ có cơ hội để thành công. Tại sao lại như vậy? Họ đã đợi quá lâu để bắt đầu bán hàng.
Điều họ không nhận ra là bạn không thể hoàn thiện sản phẩm nếu không nhận được những phản hồi thực sự từ những khách hàng tiềm năng, đặc biệt là từ những khách hàng đã mua hàng của bạn.
Bạn cần nghiên cứu và thử nghiệm để xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có phù hợp với thị trường hay không.
Nếu bạn đang đợi cho đến khi sản phẩm của mình trở nên “hoàn hảo”, bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi những vòng luẩn quẩn giữa sản phẩm với khách hàng. Hãy đưa sản phẩm của bạn đến với những khách hàng có khả năng chi trả càng sớm càng tốt.
Bạn có thể gửi các bảng khảo sát để phân tích mức độ hài lòng của khách hàng, đầu tư vào nghiên cứu thị trường, thu thập phản hồi thường xuyên và sau đó là đưa ra các quyết định mang tính giáo dục về cách bạn sẽ liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ dựa trên những ý kiến đóng góp đó của khách hàng.
Đưa ra quyết định và thay đổi nhanh chóng nếu nó thực sự cần thiết.
Sai lầm sẽ không phải là vấn đề; bởi vì bạn sẽ tạo ra nó rất nhiều trong cuộc sống.
Bạn cần nắm lấy và xem xét sai lầm như là một cơ hội để bạn phát triển và học hỏi.
Hãy chuẩn bị để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và đừng trì hoãn điều không thể tránh khỏi khi có điều gì đó cần thay đổi.
Đối với một doanh nghiệp, việc trì hoãn các quyết định sẽ có hại hơn nhiều so với việc đưa ra những quyết định sai lầm, hãy nhận ra điều đó và ngay lập tức thực hiện thay đổi.
Hãy giao tiếp thường xuyên với đội nhóm của bạn, gặp gỡ trực tiếp, xem xét những thông tin và dữ liệu mà được cung cấp, sau đó đưa ra quyết định của mình.
Bạn sẽ không biết đó có phải là quyết định đúng đắn hay không cho đến khi bạn đưa ra quyết định đó. Việc trì hoãn những thay đổi cần thiết sẽ giết chết sự phát triển và tiến bộ của doanh nghiệp.
Khuyến khích sự cộng tác từ các đội nhóm.
Bạn không thể ở khắp mọi nơi trong doanh nghiệp và có thể nhận biết ngay mọi vấn đề khi nó phát sinh, điều đó là không hợp lý và cũng không thực sự cần thiết.
Hãy khuyến khích các đội nhóm của bạn kết nối, thảo luận và đi đến những quyết định cùng với nhau mà không cần dựa vào bạn. Chỉ khi đó, công ty mới có thể mở rộng quy mô.
Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm nhìn xa hơn và rộng hơn ngoài chính bộ phận của họ, họ cần hiểu được những hành động của chính họ có thể ảnh hưởng như thế nào đến những người khác và bộ phận khác.
Tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều phải làm việc vì một mục tiêu chung của tổ chức chứ không phải vì các bộ phận riêng lẻ.
Việc nuôi dưỡng một nền văn hóa khuyến khích sự cộng tác và giao tiếp là tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn làm đúng, các nhóm sẽ làm việc cùng nhau một cách tự nhiên.
Tìm người cố vấn (Mentors) và gặp gỡ các CEO khác.
Bạn nên ủng hộ việc có nhiều người cố vấn và kết nối với những người từng trải qua những trải nghiệm tương tự.
Trò chuyện với những người này sẽ vô cùng hữu ích trong việc đưa ra những quyết định nhanh chóng và thậm chí có thể mở mang tầm mắt của bạn cho một điều gì đó.
Thu thập càng nhiều thông tin đầu vào (input) càng tốt, nhưng cuối cùng hãy đưa ra quyết định của riêng bạn.
Có người cố vấn không có nghĩa là bạn sẽ trở thành một con cừu và làm theo mọi lời khuyên bạn tiếp nhận được.
Bạn phải là chính bạn, bạn cần tin tương vào bản thân và đội ngũ của mình vì không ai khác có thể hiểu biết công việc và doanh nghiệp của bạn hơn bạn.
Luôn tập trung vào mục tiêu và tiến về phía trước.
Khi đại dịch hay những cuộc khủng hoảng ập đến và khiến mọi thứ phải thay đổi, bạn không còn cách nào khác là phải đối mặt với nó với tư cách là một nhà lãnh đạo.
Sẽ có những thăng trầm, và đôi khi chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy tiếp tục tiến về phía trước. Đừng chăm chăm vào những thất bại mà hãy xem chúng như là một cơ hội để cải thiện và làm tốt hơn.
Hãy nhớ tập trung vào mục đích chính của bạn hay doanh nghiệp mình và tận hưởng nó!
Là giám đốc điều hành, bạn đang ở vị trí mà mọi hành động của bạn đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhân viên và đội ngũ. Nếu bạn đang cố gắng để mang lại sự thay đổi tích cực cho họ và cả thế giới, thì không có gì bạn không thể làm được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ra mắt chưa tròn 2 năm, giữa thời điểm Covid-19 bùng phát, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Anh đã được định giá 5,6 tỷ USD.
Tháng 6/2019, Johnny Boufarhat thành lập Hopin dựa trên một ý tưởng đơn giản: tại sao không có thứ gì đó giúp các cuộc họp và sự kiện trực tuyến chất lượng cao hơn?
Hopin ra đời, cung cấp nền tảng để người dùng dễ dàng tổ chức mọi thứ thông qua Internet, từ triển lãm thương mại đến các sự kiện xã hội, bắt đầu với giá 99 USD/tháng.
Chưa đầy 2 năm, các hội nghị quy mô lớn đã chuyển sang trực tuyến và Hopin được định giá 5,6 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc.
Cùng với những tên tuổi lớn như Zoom và Netflix, startup này là người chiến thắng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu và nhiều công ty phải chuyển sang làm việc từ xa.
“Tôi luôn tin rằng mình sẽ làm được điều gì đó gây tiếng vang”, Boufarhat nói với Business Insider trong cuộc phỏng vấn. “Với Hopin, chúng tôi muốn trở thành doanh nghiệp công nghệ lớn nhất ở châu Âu”.
Ý tưởng ra đời sau khi mắc bệnh.
Theo hồ sơ, Boufarhat vẫn là cổ đông chính của Hopin, giúp chàng trai 26 tuổi này trở thành một người cực kỳ giàu có trên giấy tờ.
Sinh ra trong gia đình gốc Lebanon sống ở Australia, Boufarhat có một thời thơ ấu “bán du mục”. Anh từng ở nhiều nơi như Dubai, Papua New Guinea và Los Angeles.
Boufarhat luôn quan tâm đến phần mềm và mã hóa, lập ra công ty đầu tiên của mình khi còn là sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí tại Đại học Manchester.
Ứng dụng mang tên Universe, một mạng xã hội kết nối sinh viên với các nhà hàng và quán ăn trong thành phố để được giảm giá.
Tuy nhiên, Boufarhat cảm thấy việc học đại học, sau đó làm trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và tư vấn quản lý, không phải là điều anh mong muốn nên đã cân nhắc đến việc bỏ học.
Tiếp đến, Boufarhat được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch (Autoimmune disease). Điều này khiến anh không thể thường xuyên ra khỏi nhà. Chính vào thời điểm này, ý tưởng về việc tạo ra phần mềm tốt hơn cho các cuộc họp trực tuyến đã xuất hiện.
Kể từ đó, Hopin có hành trình phát triển thần tốc, theo Boufarhat. Nhà sáng lập rất lạc quan về doanh nghiệp của mình. Anh nhiều lần tuyên bố đây là công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Tăng trưởng vượt bậc.
Vào tháng 2/2020, khoảng 8 tháng sau khi được thành lập, Hopin đã thu hút khoản đầu tư 6,5 triệu USD và bắt đầu gây chú ý.
Thời điểm đó, Boufarhat và nhóm nhỏ của mình cố gắng duy trì sản phẩm. “Từ con số 0 đến khi có 20 người làm việc, tôi đã viết hầu hết đoạn mã”, anh chia sẻ. Khi công ty có 40 nhân viên, nhà sáng lập 26 tuổi này vẫn phải đi tiếp thị và đảm nhận một số việc khác.
Hopin được xây dựng từ xa hoàn toàn. Đội ngũ nhân viên tăng từ 6 người vào tháng 2/2020 lên hơn 400 người hiện nay.
Sau hơn một năm, Hopin huy động tổng cộng 571,4 triệu USD, thu hút nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, bao gồm IVP, Salesforce Ventures, Northzone, Accel, Tiger Global, Coatue. Gần đây nhất là Andreessen Horowitz và General Catalyst đến từ Mỹ.
Đặc biệt, Boufarhat là nhà sáng lập duy nhất của Hopin, đi ngược lại thói quen đổ tiền vào startup do nhiều người tạo ra của các quỹ đầu tư.
“Tự khởi nghiệp, phát triển công ty từ xa và cố gắng học hỏi về khả năng quản lý khiến quá trình xây dựng Hopin rất khó khăn. Việc phải đưa ra những quyết định lớn với thời gian ngắn khiến tôi không thể ngủ”, Boufarhat nói.
Nhà sáng lập Hopin cũng không tìm được lời khuyên hoặc học hỏi mô hình đi trước, vì chưa từng có công ty nào gây dựng theo kiểu tương tự.
Định giá gấp 80 lần doanh thu.
Vào tháng 11/2020, Hopin được các nhà đầu tư định giá 2,1 tỷ USD. Vài tháng sau, con số này tăng gấp gần 3 lần. Theo thống kê của Dealroom, định giá tăng chóng vánh đã giúp Hopin trở thành startup phát triển nhanh nhất châu Âu từ trước đến nay.
Các nhà đầu tư mạo hiểm định giá startup bằng cách so sánh với công ty tương tự trên sàn chứng khoán, sau đó tính toán bội số thích hợp dựa doanh thu hàng năm và những yếu tố khác.
Zoom, một ông lớn công nghệ tăng trưởng nhanh chóng trong đại dịch, được định giá gấp 26,6 lần doanh thu hàng năm (ARR).
Hopin có khoảng 80.000 khách hàng, ARR 70 triệu USD và khoảng 440 nhân viên. Số vốn đầu tư khổng lồ giúp họ đủ tiền mua lại công ty tổ chức sự kiện Topi hồi tháng 12/2020 và nền tảng phát trực tuyến StreamYard vào đầu năm 2021.
Với mức định giá 5,61 tỷ USD, Hopin có bội số gấp 80 lần doanh thu hàng năm. Theo Business Insider, đây là con số đáng kinh ngạc, ngay cả trong thời điểm nhiều công ty đại chúng được định giá cao chót vót.
“Johnny đã sớm nhận ra cơ hội này”, Sonali De Rycker, từ quỹ đầu tư mạo hiểm Accel, đánh giá. “Đây là tốc độ tăng trưởng chúng tôi chưa từng thấy. Vẫn còn một con đường dài phía trước và thị trường rộng lớn dành cho Hopin”.
“Một tháng theo giờ Hopin giống như một năm trong thời gian bình thường”, chuyên gia Jules Maltz của quỹ đầu tư IVP cho biết. “Chúng tôi chưa từng rót vốn liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Tôi nghĩ Hopin là một trong những khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay”.
Câu hỏi đặt ra là sức hút của startup này có thể kéo dài bao lâu. Hiện tại thế giới đang dần trở lại sống bình thường trong bối cảnh vaccine bắt đầu được phân bổ rộng rãi.
Boufarhat khẳng định công ty đang có lãi và tăng trưởng bền vững. Tình hình tài chính của Hopin vẫn chưa được công bố rộng rãi, tuy nhiên startup này sẽ công.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ra đời vào tháng 4/2020, Clubhouse trở thành hiện tượng đặc biệt trong giới công nghệ và được định giá hàng tỷ USD.
Theo nguồn tin riêng của Bloomberg, trong những tháng vừa qua, Twitter đã đàm phán để mua lại ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse đang được định giá 4 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ đã ngưng lại mà không rõ nguyên nhân.
Người phát ngôn của Twitter và đại diện Clubhouse không bình luận gì về thông tin này.
Cũng theo Bloomberg, sau khi không đạt được thỏa thuận, Clubhouse tiếp tục mở cuộc đàm phán mới với các nhà đầu tư và dự định huy động khoảng 4 tỷ USD, bằng mức giá đã thảo luận với Twitter.
Dù mới xuất hiện trong vòng 1 năm qua, Clubhouse đã gây tiếng vang lớn, thu hút sự tham gia của nhiều nhân vật tầm cỡ thuộc giới kinh doanh, giải trí, bao gồm cả Elon Musk và Bill Gates.
Ứng dụng này cho phép tạo các cuộc trò chuyện trực tuyến bằng âm thanh, giống như kết hợp giữa podcast và mạng xã hội. Tương tự một số nền tảng khác, Clubhouse bắt đầu được chú ý đến khi Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, buộc mọi người phải làm việc tại nhà nhiều hơn.
Điểm đặc biệt của Clubhouse là người dùng không thể tự do tạo tài khoản mà phải thực hiện thông qua lời mời từ thành viên cũ. Tính đến tháng 2, đã có 8 triệu lượt tải xuống ứng dụng Clubhouse trên iPhone. Hiện tại vẫn chưa có phiên bản dành cho Android.
Sự bùng nổ của Clubhouse khiến các ông lớn trong lĩnh vực mạng xã hội đứng ngồi không yên, nhanh chóng phát triển tính năng tương tự cho nền tảng của mình.
Cuối năm 2020, mạng xã hội Twitter ra mắt Spaces dưới dạng phiên bản thử nghiệm, giới hạn trong một nhóm nhỏ người dùng, mang nhiều nét tương đồng với Clubhouse. Facebook, LinkedIn và Slack Technologies cũng đang phát triển tính năng trò chuyện âm thanh trên nền tảng của họ.
CEO Twitter, Jack Dorsey rất lạc quan về tiềm năng của mạng xã hội âm thanh, xem đây là một cách mới để mọi người tương tác. Hôm 7/4, trưởng bộ phận doanh thu của Twitter, Bruce Falck cho biết công ty bắt đầu xây dựng kế hoạch kiếm tiền từ Spaces.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.
Mentor giữ vai trò quan trọng trong hành trình của một startup. Một dự án khởi nghiệp có thể có hoặc không có Mentor.
Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu, các startup có mentor tỷ lệ thành công là 33%, các startup không có mentor tỷ lệ này chỉ là 10%. Các doanh nghiệp nhỏ có mentor thì có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm.
Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.
Đó vừa là một người đi song song với starup, không can thiệp quá sâu vào hoạt động khởi nghiệp của dự án, nhưng luôn theo dõi để dự án khởi nghiệp có hướng đi đúng và cơ hội thành công cao nhất.
Một mentor của một dự án bất kỳ thường sẽ có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực liên quan đến dự án đó.
Theo các chuyên gia, một trong nhhững nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại là không biết tìm cho mình một cố vấn khởi nghiệp, một người khổng lồ, một đại bàng để học cách cất cánh, đó chính là các mentor.
Đặc biệt, ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
“Câu hỏi startup thường tự đặt ra là có nên bỏ công việc hiện tại để khởi nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc chắn rằng con đường mình đang đi là đúng? Cần một ai đó chia sẻ những suy nghĩ đang rối lên trong đầu.
Startup không cần người tư vấn nên đi hướng nào mà cần ai đó đặt những câu hỏi giúp tự nhận ra hướng đi nào là tốt, đó là khi startupn cần một mentor”, ông Nguyễn Hữu Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương chia sẻ.
Cũng theo ông Đoan, ở những bước đường khởi nghiệp tiếp theo những vấn đề khó khăn của kinh doanh bắt đầu nảy sinh từ khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn. Đây cũng là lúc startup cần một mentor.
“Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường trực sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống, những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi startup cần một mentor”, ông Đoan nói.
Vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp khởi nghiệp và những người mới khởi nghiệp tìm mentor ở đâu ra? Trả lời câu hỏi này, ông Đoan cho rằng có thể tìm trong cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân.
Còn theo ông Phạm Duy Hiếu – CEO của Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF), ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, một startup dù còn đam mê nhưng vẫn sẽ xuất hiện khoảng chênh về niềm tin thành công của dự án.
Hoặc khi đứng giữa nhiều hướng rẽ khác nhau, startup không có kinh nghiệm sẽ dễ mất phương hướng và gặp khó trong việc lựa chọn hướng đi nào sẽ phù hợp nhất, tốt nhất. Đó là lúc cần sự hỗ trợ của một mentor.
Ông hiếu cho rằng, mentor không phải là người hỗ trợ kỹ thuật cho startup, mà là người truyền cảm hứng, tạo động lực và khơi dậy niềm tin cho startup, kích thích cho startup sáng tạo. Mối quan hệ giữa Mentor và startup là mối quan hệ tương hỗ, xây dựng trên niềm tin và kéo dài.
Mentor giúp startup phát triển bản thân và công việc trong kinh doanh. Ngược lại, startup cũng đem lại rất nhiều giá trị tích cực cho mentor của mình.
Một Mentor phải hội đủ một số tiêu chí cơ bản, có thể ví dụ như sự cam kết của mentor sẽ dành thời gian nhất định tối thiểu cho startup, kỹ năng (Mentoring Skill)….
Thực tế, tại Việt Nam, số lượng mentor là những doanh nhân thành công, những nhân vật có tầm ảnh hưởng chưa nhiều. Mạng lưới các nhà cố vấn mentor cũng còn khá rời rạc. Đây cũng là một điểm yếu và thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Được gọi là ngân hàng mở – open banking, một số công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh công nghệ theo xu hướng này đã huy động được số vốn đáng kể từ các nhà đầu tư.
Tink – Một công ty khởi nghiệp fintech của Thụy Điển đã chứng kiến giá trị của nó tăng lên 680 triệu euro (824 triệu USD) trong một vòng đầu tư mới.
Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech truy cập dữ liệu ngân hàng để tạo ra các sản phẩm tài chính mới. Công ty này đã huy động được 85 triệu euro nguồn vốn mới từ Eurazeo và công ty đầu tư mạo hiểm Dawn Capital có trụ sở tại Anh.
Trao đổi với CNBC, định giá của công ty có trụ sở tại Stockholm này đã tăng hơn 60% so với 415 triệu euro giá trị vào đầu năm.
Những người ủng hộ Tink bao gồm từ gã khổng lồ xử lý thanh toán trực tuyến PayPal đến các ngân hàng lớn của Châu Âu như BNP Paribas và ABN Amro.
Ngân hàng mở hay open banking là gì?
Được thành lập vào năm 2012, Tink hoạt động trong không gian được gọi là “ngân hàng mở”, nhằm mục đích phát triển các dịch vụ tài chính sáng tạo bằng cách kết nối với dữ liệu từ các ngân hàng lớn đã có tên tuổi.
Những người ủng hộ công nghệ ngân hàng mở nói rằng nó mang lại sự minh bạch và cạnh tranh hơn cho ngành, cũng như trải nghiệm ngân hàng tốt hơn cho người tiêu dùng.
Nền tảng ngân hàng mở của Tink tổng hợp dữ liệu từ hàng nghìn ngân hàng, cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng hiển thị cho người dùng tài khoản séc của họ và thực hiện thanh toán từ các nhà cung cấp khác nhau.
“Bất chấp những khó khăn trong năm nay, đó là một năm với sự tiến bộ tuyệt vời với Tink và theo ghi nhận, đó là sự tiến bộ tuyệt vời trong lĩnh vực ngân hàng mở nói chung”, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tink, Ông Daniel Kjellén trao đổi CNBC trong một cuộc phỏng vấn.
“Chúng tôi tiếp tục phát triển mạnh mẽ một cách tự nhiên, nhưng cũng là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện M&A trên khắp châu Âu để bổ sung cho nền tảng của mình”.
Tink đã đồng ý mua lại ba công ty vào đầu năm nay – Instantor của Thụy Điển, Eurobits của Tây Ban Nha và OpenWrks của Vương quốc Anh – trong nỗ lực mở rộng hơn nữa sang các lãnh thổ mới ở Châu Âu và củng cố nền tảng của mình.
Tink tận dụng các quy tắc ngân hàng thân thiện với công nghệ mới ở Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu yêu cầu các ngân hàng mở thông tin tài khoản của họ và cho phép các công ty bên thứ ba được quản lý thực hiện chuyển khoản ngân hàng thay mặt họ, nếu họ được khách hàng đồng ý.
Về lý thuyết, các quy tắc này không được mâu thuẫn với luật bảo vệ dữ liệu GDPR mới nghiêm ngặt của Châu Âu, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ do các công ty thu thập và đe dọa bị phạt tiền nếu vi phạm.
* Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) (EU) 2016/679 là quy định của luật EU về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho tất cả các cá nhân trong Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Nó cũng đề cập đến việc xuất dữ liệu cá nhân bên ngoài EU và EEA.
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty này bao gồm công ty Plaid của Mỹ – Công ty được Visa mua lại này đang gặp nguy hiểm do vụ kiện chống độc quyền của Mỹ và các đối thủ của Anh là TrueLayer, Yapily và Bud.
Ông Kjellén cho biết công ty sẽ sử dụng tiền mặt mới để đầu tư nhiều hơn vào mảng thanh toán của hoạt động kinh doanh của mình.
“Lĩnh vực mà chúng tôi có thể thấy sự tăng trưởng mạnh nhất hiện tại là thanh toán, hiện công ty xử lý 1 triệu giao dịch mỗi tháng”.
Tink hiện tạo ra doanh thu định kỳ hàng năm là 30 triệu euro, một số liệu quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp này. Khi việc sử dụng nền tảng tăng lên, công ty sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các đối tác của mình.
Tink cũng sẽ sử dụng tiền thu được từ thỏa thuận này để thúc đẩy việc tuyển dụng. Công ty hiện có 365 nhân viên, tăng lên nhiều so với mức 150 từ năm ngoái.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại:Link
GoStream đã cung cấp dịch vụ thành công ra các thị trường Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Arap Saudi.
GoStream là giải pháp kết nối các video trực tuyến (livestream) của các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng online từ tất cả các nguồn tới các nền tảng mạng xã hội mà chỉ cần một laptop và kết nối internet.
Với Gostream, người dùng có thể livestream từ các video được thu sẵn, từ các nguồn camera khác nhau và phát hành trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, YouTube,…
Người dùng có thể Livestream ở bất cứ nơi nào chỉ cần cài đặt ứng dụng Gostream trên điện thoại của mình mà không cần dùng đến máy tính.
Qua GoStream các nhà bán hàng dễ dàng tạo nên các kênh bán hàng online tương tự như mô hình Shopping TV với chi phí phải chăng dựa trên hạ tầng các mạng xã hội phổ biến trên thế giới như Facebook, YouTube, Twitter.
Phạm Ngọc Duy Liêm – đồng sáng lập và Giám đốc phát triển GoStream cho biết, livestream trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube,…đang ngày càng phổ biến và thu hút một lượng lớn người theo dõi.
Rất nhiều nhãn hàng, nhà sản xuất đã xem livestream như một kênh quảng bá và bán hàng đến người tiêu dùng (tương tự mô hình TV Shopping trên truyền hình truyền thống).
Tuy nhiên, để tạo được một buổi livestream hấp dẫn, phải có studio chuyên nghiệp, trang bị nhiều thiết bị đắt tiền như camera, server,…Điều này chỉ những doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng đầu tư. Vì vậy, GoStream ra đời nhằm cung cấp sản phẩm công nghệ hỗ trợ mọi người đều có thể thực hiện livestream mọi lúc, mọi nơi.
Hiện tại, GoStream có hơn 700.000 người dùng với 10.000 người dùng thực hiện livestream bán hàng trên nền tảng này mỗi ngày. Năm 2019, GoStream được Facebook đưa vào danh sách 1 trong 30 nền tảng được sử dụng để livestream nhiều nhất trong 30 ngày trên thế giới.
GoStream đã cung cấp dịch vụ thành công ra các thị trường Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Arap Saudi. Công ty cũng đang đặt mục tiêu lọt vào Top 10 công ty có ứng dụng hỗ trợ (add-on) các mạng xã hội (như Facebook, YouTube,…) lớn nhất Đông Nam Á trong tương lai gần.
Gần đây nhất, GoStream là 1 trong 4 startup công nghệ nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures trong chương trình Zone Startups Việt Nam 2019, tốc độ tăng trưởng mỗi tháng ghi nhận là 15%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách đưa Kustomer vào hoạt động, Facebook sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các dịch vụ của mình để quảng cáo và bán hàng đa tính năng hơn, chốt doanh số thông qua các dịch vụ của mạng xã hội này.
Vào hôm qua 30/12, Facebook thông báo chính thức việc mua lại Kustomer, một công ty khởi nghiệp chuyên về CRM – Hệ thống quản lý khách hàng.
Theo một nguồn tin, thương vụ này được định giá hơn 1 tỷ USD.
Các công cụ CRM giúp quản lý thông tin liên lạc của khách hàng, liên hệ với họ qua điện thoại, email, văn bản hoặc tin nhắn trực tiếp trong các ứng dụng cụ thể, chẳng hạn như WhatsApp hoặc Messenger.
Việc mua lại một công ty kinh doanh phần mềm như Kustomer là điều bất thường đối với Facebook. Trước đây, Facebook chủ yếu mua lại các công ty lấy người tiêu dùng làm trung tâm, chẳng hạn như công ty Giphy vào tháng 5 và công ty về trò chơi video trên nền tảng đám mây của Tây Ban Nha PlayGiga vào tháng 12 năm 2019.
Những thương vụ mua lại này thường đóng vai trò là nền tảng để xây dựng các tính năng cho người dùng của Facebook.
Bằng cách đưa Kustomer vào hoạt động, Facebook sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ sử dụng dịch vụ của mình để quảng cáo và bán hàng nhiều tính năng hơn để chốt doanh số thông qua các dịch vụ của mạng xã hội này.
Điều này dường như sẽ khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi tiêu nhiều hơn cho các quảng cáo trên Facebook. Đó là chìa khóa của Facebook, nền tảng với hơn 99% doanh thu đến từ quảng cáo.
Kustomer có trụ sở tại New York và được thành lập vào năm 2015. Công ty đã huy động được khoảng 173,5 triệu USD, theo Crunchbase. JPMorgan từng là cố vấn duy nhất cho Kustomer trong thương vụ này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hiện nay, Tim Chen là Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của website tài chính cá nhân NerdWallet, với 10 triệu lượt truy cập hàng tháng và được định giá hơn 500 triệu USD.
Vào năm 2008, giống như rất nhiều người khác trong cuộc khủng hoảng tài chính lúc đó, Chen thất nghiệp và rơi vào khủng hoảng.
Chen cho biết: “Điều đó thật khủng khiếp đối với tôi, bởi vì tôi chỉ hướng về thành tích trong suốt cuộc đời mình và tôi thực sự muốn thành công…nhưng tôi đã thất nghiệp..”.
Tuy nhiên, giờ đây, Chen coi đó là một trong những điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với anh. Nó đã biến anh trở thành một doanh nhân thành đạt.
“Tôi luôn mơ ước được làm một điều gì đó mang tính kinh doanh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình ‘được phép'” Anh nói.
Tình cờ có một ý tưởng
Ý tưởng xây dựng NerdWallet nảy sinh khi anh ngồi xoay ngón tay cái trong khi không có việc làm.
Anh đã nhận được một email từ em gái của mình đang sống ở Úc, với câu hỏi về việc tìm một thẻ tín dụng với phí giao dịch nước ngoài thấp hơn.
Sau khi tiếp nhận câu hỏi của em gái, Chen lập tức lên Google tìm kiếm thông tin, Chen nói. “Và, tôi đã bị sốc khi không tìm thấy bất kỳ thứ gì trên Google mà về cơ bản không phải là tài liệu marketing hoặc quảng cáo.”
Chen nói rằng anh ấy đã tự rút ra kinh nghiệm tài chính của mình và anh ấy, với tư cách là một chuyên gia đã phải mất một tuần nghiên cứu sâu rộng để tổng hợp những gì một số ngân hàng và công ty thẻ tín dụng lớn phải cung cấp.
sau đó, anh gửi cho em gái một bảng tính Excel chia nhỏ các lựa chọn của cô ấy.
Chẳng bao lâu, bảng tính đó đã được chuyển tiếp rộng rãi ra bên ngoài nhóm gia đình và bạn bè của anh ấy.
Nó khiến Chen nhận ra rằng có “vấn đề thực sự về khả năng mua sắm trong các dịch vụ tài chính”, nơi người tiêu dùng thường phải sàng lọc các tài liệu dày đặc của các ngân hàng để biết thông tin.
Nếu không có cố vấn tài chính chuyên nghiệp, thật khó để so sánh các sản phẩm. Trong khi đó, “Nhà cung cấp tài khoản séc của bạn có thể cung cấp cho bạn một khoản thế chấp, một thẻ tín dụng, một khoản vay mua ô tô, cuối cùng là các dịch vụ bảo hiểm hoặc quản lý tài sản và họ sẽ giảm cho bạn 50.000 đô la trong suốt cuộc đời của bạn,” Chen nói.
“Đó là cách toàn bộ hệ thống hoạt động.”
Chen muốn cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính trực tuyến minh bạch hơn. Vì vậy, làm việc tại căn hộ ở Manhattan của mình, anh ấy đã sử dụng 800 đô la tiền riêng của mình để trang trải các chi phí khởi nghiệp như lưu trữ web, phí tên miền và phần mềm.
Kế hoạch là cung cấp ưu và nhược điểm của các dịch vụ tài chính khác nhau và giải đáp thắc mắc, tư vấn và hỗ trợ mọi người đưa ra quyết định tài chính thông qua các bài báo do các nhà báo tài chính cá nhân chuyên nghiệp viết.
Tuy nhiên, 9 tháng sau khi khởi chạy website, Chen buộc phải chuyển đến căn hộ của bạn gái để tiết kiệm tiền – anh chỉ kiếm được khoảng 75 USD trong năm đầu tiên của website trong khi thường làm việc từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày.
“Tôi đã ăn đồ ăn vặt hàng ngày… Nó giống như bất cứ điều gì bạn có thể làm để tiết kiệm tiền,” Chen nói.
Trong năm thứ hai của NerdWallet, công ty chỉ tạo ra “doanh thu khoảng 60.000 đô la”, Chen nói. Anh từng băn khoăn liệu mình có nên tiếp tục với dự án kinh doanh này hay cố gắng tìm việc làm với một quỹ đầu cơ khác.
Chen từng nói với CNBC rằng anh “rất biết ơn” về thời điểm suy thoái kinh tế, bởi vì việc thiếu các cơ hội tuyệt vời tại các công ty Phố Wall đã cho anh thêm lý do để gắn bó với NerdWallet.
Tìm kiếm thành công
Chẳng bao lâu, NerdWallet, cuối cùng cũng bắt đầu thành công, với lượng khách truy cập và doanh thu tăng gấp ba lần từ tháng này sang tháng khác vào một thời điểm vào giữa năm 2010. Cuối cùng, Chen đã ngừng suy nghĩ về việc quay trở lại Phố Wall.
Năm 2015, NerdWallet đã huy động được khoảng 105 triệu đô la tài trợ. Nhưng con đường của công ty không phải lúc nào cũng ổn định. Năm ngoái, NerdWallet buộc phải sa thải hàng chục người (khoảng 11% lực lượng lao động) sau khi bỏ lỡ các mục tiêu lợi nhuận.
Trong một email gửi tới nhân viên vào mùa thu năm ngoái, Chen (không lạ gì với việc tự sa thải nhân viên) gọi việc cắt giảm nhân viên là “cực kỳ đau đớn”, nhưng anh cũng nói rõ sự lạc quan của mình đối với tương lai của công ty.
Phần lớn doanh thu của công ty đến từ các công ty dịch vụ tài chính trả tiền cho NerdWallet khi độc giả của họ đăng ký thẻ tín dụng hoặc sản phẩm tương tự sau khi nhấp qua trang NerdWallet. Đây là một thực tế khá phổ biến giữa các trang web tư vấn tài chính như Credit Karma và Bankrate.
Trong khi đó, NerdWallet cố gắng minh bạch về việc nhận tiền từ một số công ty tài chính mà trang này viết. Một tiết lộ trên trang web lưu ý rằng những mối quan hệ đó “có thể ảnh hưởng đến những sản phẩm mà chúng tôi đánh giá và viết về (và nơi những sản phẩm đó xuất hiện trên trang web), nhưng nó không ảnh hưởng đến các đề xuất hoặc lời khuyên của chúng tôi”.
Đó là một mô hình kinh doanh mà NerdWallet cũng đang đưa vào sử dụng thông qua tính năng kích hoạt bằng giọng nói mới trên Amazon’s Alexa cho phép người dùng nhận được lời khuyên kích hoạt bằng giọng nói về cách tìm thẻ tín dụng tốt nhất.
Chen nói, “Khi NerdWallet đã phát triển, tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm về sự khiêm tốn và khả năng học hỏi từ thất bại “hoàn toàn” là điều cần thiết cho sự thành công của công ty. Nó cũng giúp tôi tập trung hơn”.
Chen nói với LifeHacker: “Khi tôi thành lập NerdWallet, tôi ít hướng tới sứ mệnh hơn và quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng một công ty thành công. Bây giờ, đó là việc cung cấp cho người đọc những lời khuyên mà họ không nhận được ở những nơi khác.
“Nếu chúng ta tập trung vào việc làm đúng, chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ với một người để họ quay lại, hết lần này đến lần khác.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Có con ở độ tuổi quá sớm, người phụ nữ này sau đó đã không cam chịu nghỉ hẳn việc mà quyết định khởi nghiệp.
Eiko Hashiba đã rời ngân hàng Goldman Sachs ở Tokyo vào năm 2002 để sinh con khi mới 23 tuổi.
Phải bỏ việc để chăm con khiến cô tự hỏi tại sao không có cách nào linh hoạt hơn cho phụ nữ để làm việc ở Nhật Bản, thay vì phải nghỉ hẳn việc sau khi có con.
Vậy là 10 năm sau, câu hỏi đó vẫn còn trong tâm trí cô khi thành lập nên VisasQ Inc – công ty chuyên cung cấp những lời khuyên, tư vấn giống McKinsey &Co, điểm khác biệt là các chuyên gia tư vấn của họ không làm việc trong văn phòng, họ là những tư vấn viên hiện trường.
“Tôi có con ở độ tuổi quá sớm trong sự nghiệp và tôi muốn tiếp tục làm công việc của mình dù thế nào đi chăng nữa. VisasQ là một dịch vụ thúc đẩy khả năng của một người để làm việc”.
Cổ phiếu của VisasQ đã tăng 94% kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo vào tháng 3. Mức tăng này đã đẩy giá trị thị trường công ty lên 236 triệu USD và biến Hashiba – người nắm giữ 52% cổ phần công ty trở thành triệu phú đôla.
Mọi người từ khắp các ngành công nghiệp đăng ký làm tư vấn viên tại VisasQ và cung cấp những phiên tư vấn cho khách hàng. VisasQ hiện có hơn 110.000 người đăng ký làm tư vấn viên.
“Kinh nghiệm của tôi khi làm việc lúc chăm con đã khiến tôi nhận ra rằng sẽ có những cá nhân muốn làm việc như những tư vấn viên độc lập”.
Hashima là một trong nhóm rất ít những CEO nữ tại các công ty Nhật Bản. Chỉ 11 trong số 2.076 công ty niêm yết có CEO là nữ, tức là ít hơn 1%.
Khi mới khởi nghiệp, Hashiba nói rằng các lãnh đạo quỹ đầu tư mạo hiểm đã hỏi liệu cô có thể thành công ở vị trí CEO khi là một người phụ nữ không. Họ nói rằng tỷ lệ thành công rất thấp, chính điều đó đã khiến tôi muốn chứng minh rằng họ sai.
Hashiba gia nhập Goldman Sachs sau khi tốt nghiệp từ Đại học Tokyo danh giá vào năm 2001. Cô rời ngân hàng này chỉ sau 1 năm để sinh và chăm con. Sau đó, cô làm việc tại L’Oreal và quỹ đầu tư Nhật Bản Unison Capital trước khi thành lập nên VisasQ.
VisasQ hy vọng họ có thể tiếp cận lượng người nghỉ hưu tăng nhanh ở Nhật Bản để tìm kiếm số lượng người đăng ký làm tư vấn viên lên hàng triệu người. Có hơn 36 triệu người ở nước này hiện từ 65 tuổi trở lên.
Yukio Terakawa – Chủ tịch Yanmar Holdings nói rằng ông lên kế hoạch vẫn làm tư vấn tại VisasQ khi nghỉ hưu.
Daichi Mamada – người làm việc cho Mitsubishi Electrics sử dụng dịch vụ tư vấn của VisasQ để tìm sự đánh giá trong thị trường ngách.
“Giá trị dịch vụ mang lại rất cao. Tôi có thể nhận được nhiều thông tin và kiến thức. Dịch vụ tư vấn của họ cho phép tôi tiếp cận trực tiếp với người tôi không thể. Tư vấn viên cũng chia sẻ nhiều thông tin quan trọng”.
Giá cổ phiếu quá cao
Mặc cho thành công ban đầu là vậy, một nhà đầu tư kỳ cựu là Mitsushige Akino đã lên tiếng cảnh báo về cổ phiếu VisasQ. Ông nói rằng còn quá sớm để xem liệu có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không.
“Doanh nghiệp này cần một chút thời gian nữa để xác định mô hình. Chúng tôi không biết liệu các công ty sử dụng dịch vụ này sẽ thực sự được hưởng lợi từ những lời khuyên mà họ cung cấp hay không. Hiện giờ, mọi người đang mua cổ phiếu với sự hiểu biết rất mơ hồ”.
Việc mọi người đổ xô mua cổ phiếu đã khiến giá trị công ty được đẩy lên cao. Tỷ suất P/E của VisasQ đang ở mức 420 lần theo Bloomberg. Công ty này dự đoán doanh thu sẽ tăng 42% lên 1,4 tỷ yên (13,2 triệu USD) trong năm kết thúc vào tháng 2 nhưng lợi nhuận thì có thể sụt giảm vì những khoản đầu tư lớn.
VisasQ đã thành lập chi nhánh tại Singapore vào tháng 4 nhắm tới việc sử dụng đây như một cơ sở để mở rộng ra toàn cầu. Hashiba lên kế hoạch kết nối những lực lượng có sẵn ở Nhật Bản cho các khách hàng nước ngoài trong khi vẫn mở rộng lực lượng gồm các tư vấn viên từ những quốc gia châu Á khác.
“Nếu dịch vụ của họ không hiệu quả, khách hàng sẽ rời đi ngay. Vì chúng tôi vẫn chưa rõ liệu có đúng hiệu quả hay không, nên những ngày này cổ phiếu của họ vẫn được mua ở mức giá quá cao”.
Hashiba nói rằng cô không lo lắng về giá cổ phiếu mà quan tâm tới những phát triển trong dài hạn của công ty hơn.
“Chúng tôi đang trong bước phát triển còn rất non trẻ. Giấc mơ của toàn công ty là có rất nhiều người làm việc chăm chỉ đăng ký làm tư vấn viên tại VisasQ”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong những tuần đầu xuất hiện dịch coronavirus, CEO kiêm đồng sáng lập Anthony Tan của Grab đã lầm tưởng rằng dịch bệnh này chỉ là vấn đề cục bộ của Trung Quốc giống như dịch SARS năm 2003.
Khi Covid-19 bùng phát thành đại dịch khiến thị trường lao đao, CEO 38 tuổi của Grab đã phải tìm đến lời khuyên từ những nhà đầu tư lọc lõi của mình, bao gồm Chủ tịch Masayoshi Son của SoftBank và CEO Satya Nadella của Microsoft.
Những lời khuyên được đưa ra rất rõ ràng: Chẳng có ai biết được cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài hay nghiêm trọng tới đâu. Anthony Tan hiểu rằng ông sẽ phải đặt ra những giới hạn và đưa ra những quyết định dứt khoát, bất kể đó là những quyết định không được chào đón.
Tan mô tả: “Không còn gì phải bàn cãi nữa cả, chỉ có thực hiện thôi”.
Tháng 6 vừa qua, Grab đã phải cắt giảm khoảng 360 người lao động, tương đương gần 5% số nhân viên chính thức, sau khi đã cắt giảm hết các khoản chi tiêu tự do.
Tan tâm sự trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau cuộc cắt giảm nhân sự: “Tôi nhớ rằng mình đã không thể ngừng rơi nước mắt. Tôi không bao giờ muốn trải qua việc này thêm một lần nào nữa”.
Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng đầu tiên đối với hệ sinh thái khởi nghiệp 10 tuổi của Đông Nam Á. Trong đó, Grab đã trở thành một cái tên quen thuộc và là doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất khu vực với giá trị đạt hơn 14 tỷ USD.
Khi khu vực 650 triệu dân buộc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội vì dịch coronavirus, Grab đã phải đối mặt với nhu cầu giảm mạnh đối với mảng kết nối vận tải. Nhưng sau đó, gần 150 nghìn tài xế vận tải đối tác của công ty đã nhanh chóng trở thành các tài xế giao hàng tận nhà cho khách.
Tan cho biết ông đã chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai mà một phần người dùng của Grab sẽ làm việc tại nhà: “Giao đồ ăn đã trở thành thông lệ mới, mảng giao hàng tạp hóa và thanh toán điện tử đều đang phát triển rất nhanh, nên hành vi người tiêu dùng đã thay đổi vĩnh viễn bất kể có hay không có vắc-xin. Và rồi tất cả chúng ta đều được hưởng lợi”.
Cung cấp các dịch vụ tài chính
Tại Indonesia, thị trường lớn nhất của Grab, Grab đang cạnh tranh dữ dội với đối thủ Gojek, đang gia tăng gấp đôi hoạt động giao hàng. Mảng giao nhận thực phẩm mới 2 năm tuổi đang dần vượt qua mảng kết nối vận tải, vốn là mảng kinh doanh chủ chốt và lâu đời của công ty này.
Grab cũng phải sắp xếp lại các kế hoạch kinh doanh với các dịch vụ du lịch và lữ hành khi người tiêu dùng buộc phải ở nhà.
Thay vào đó, công ty này đang đẩy mạnh các dịch vụ tài chính của mình qua việc gia tăng các giao dịch thanh toán số và nâng số lượng doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm các khoản vốn vay lưu động. Các dịch vụ tài chính hiện tại của công ty bao gồm quản lý tài sản, bảo hiểm, và cho vay tài chính.
Trước khi đại dịch xuất hiện, Grab đang trong công cuộc chuyển mình thành một siêu ứng dụng hàng ngày. Biến cố dịch Covid-19 đã khiến công ty phải đẩy nhanh các kế hoạch, bao gồm việc giới thiệu thêm nhiều dịch vụ cho các tài xế và người bán trên nền tảng. Công ty cho biết vẫn đang chờ kết quả xin giấy phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore.
Tan chia sẻ rằng, sự xuất hiện của đại dịch ban đầu buộc ông phải suy tính đến cuộc chiến sinh tồn của công ty trong ngắn hạn. Nhưng thời gian làm việc tại nhà trong vài tháng cùng với những lời tham vấn của các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã khiến ông phản tỉnh và suy nghĩ về những chiến lược lâu dài hơn.
Tan nói rằng việc điên cuồng và chi li trong cắt giảm ngân sách đang giúp Grab tiến nhanh hơn đến mục tiêu có lãi, mặc dù ông không đưa ra một khoảng thời gian cụ thể.
Khi nhận xét về tác động của đại dịch đối với Grab, Jixun Foo, giám đốc điều hành Quỹ GGV Capital và là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, cho rằng tốc độ là điều tối quan trọng.
Ông nói thêm: “Khi thuận lợi thì người người nhà nhà đều cố gắng giành giật thị phần. Nhưng khi một cơn sóng thần xuất hiện, những công ty tốt nhất sẽ phản ứng nhanh nhất và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình một cách nhanh nhất”.
Grab hiện đang hoạt động tại 351 thành phố ở 8 quốc gia Đông Nam Á. Năm 2018, công ty này đã thu hút sự chú ý toàn cầu khi buộc Uber phải bán lại mảng kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á cho mình sau 5 năm cạnh tranh khốc liệt.
Đổi lại, Uber nắm giữ một lượng cổ phần tại Grab. Số liệu của Grab cho thấy ứng dụng này đã có tổng cộng 198 triệu lượt tải xuống và một mạng lưới hơn 9 triệu tài xế, người bán và các đại lý.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link