Skip to main content

Meta cắt giảm một số dự án Metaverse

Meta cho biết mảng Metaverse Reality Labs đang phải cắt giảm một số dự án, dấu hiệu cho thấy tham vọng vũ trụ ảo của hãng đang gặp khó khăn.

Theo Reuters, trong cuộc họp nội bộ ngày 10/5, Giám đốc công nghệ Meta Andrew Bosworth nói với nhân viên của Reality Labs rằng các dự án đang được bộ phận này thực hiện “sẽ có sự điều chỉnh đáng kể”. Chi tiết thay đổi sẽ được công bố trong vòng một tuần tới.

Một ngày sau, người phát ngôn của Meta xác nhận thông tin mà Bosworth nói là chính xác. Người này cho biết một số dự án của Reality Labs bị hoãn lại, trong khi những dự án khác bị hủy bỏ hoàn toàn, nhưng không đề cập chi tiết.

Công ty sẽ không sa thải bất kỳ nhân viên nào trong RealityLabs, nhưng việc tuyển nhân viên mới sẽ bị hạn chế. Chính sách này cũng đang được áp dụng với tất cả các bộ phận khác. Meta hiện “đóng băng” tuyển dụng ở quy mô lớn sau thời kỳ kinh doanh ảm đạm.

Reality Labs là bộ phận chuyên phát triển công nghệ và thiết bị AR/VR để phục vụ cho tham vọng metaverse của CEO Mark Zuckerberg.

Năm ngoái, bộ phận này đạt doanh thu 2,3 tỷ USD, nhưng lỗ 10,2 tỷ USD. Báo cáo tài chính quý I/2022 cũng cho thấy Reality Labs tiếp tục chịu khoản lỗ 2,96 tỷ USD.

Zuckerberg cho rằng việc thua lỗ hàng tỷ USD là một phần kế hoạch. “Khi tập trung vào cơ hội và thách thức lớn nhất trước mắt, tôi nghĩ điều quan trọng là Meta cần phải xây dựng nền tảng mới để cho kỷ nguyên tiếp theo của công nghệ xã hội”, tỷ phú Mỹ nói trong cuộc họp ngày 28/4. “Hiện mọi thứ mới được đặt nền móng. Những gì tôi mong đợi là vào năm 2030. Đó sẽ là một năm thực sự thú vị”.

Reality Labs đang triển khai Horizon Worlds – thế giới ảo được coi là trung tâm trong chiến lược metaverse của Meta.

Trong các đợt thử nghiệm kể từ cuối năm 2021, nền tảng nhận phản hồi tốt. Tính đến giữa tháng 2, đã có 300.000 người dùng đầu tiên sau ba tháng có mặt trên thị trường.

Mark Zuckerberg đổi tên công ty từ Facebook thành Meta từ tháng 10/2021. Trong một cuộc họp với các nhà đầu tư hồi tháng 1, ông cho biết kính VR mới của hãng sẽ được phát hành cuối năm nay với giá cao, đồng thời tiết lộ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu cho Reality Labs những năm tới.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Brand Awareness là gì? Chiến lược xây dựng Brand Awareness

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Brand Awareness (tiếng Việt có nghĩa là độ nhận biết thương hiệu) như Brand Awareness là gì, phân loại Brand Awareness, các chỉ số đánh giá và đo lường Brand Awareness, các chiến lược xây dựng Brand Awareness và hơn thế nữa.

Brand Awareness là gì
Brand Awareness là gì? Chiến lược Brand Awareness

Brand Awareness là gì? Brand Awareness là khái niệm mô tả cách mà người tiêu dùng có thể ghi nhớ hoặc nhận ra thương hiệu trong các bối cảnh hay điều kiện khác nhau. Khi nói đến các thuật ngữ liên quan đến Brand (thương hiệu) hay quá trình xây dựng thương hiệu (Brand Building), Brand Awareness là khái niệm được đề cập đến đầu tiên.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Brand Awareness là gì?
  • Phân loại Brand Awareness.
  • Brand Awareness trong Marketing là gì?
  • Các thành phần chính của Brand Awareness là gì?
  • Vai trò của Brand Awareness trong doanh nghiệp.
  • Cách xây dựng Brand Awareness.
  • Brand Awareness trong hành trình của khách hàng hoặc phễu bán hàng (Sales Funnel).
  • Chiến lược thúc đẩy Brand Awareness.
  • Cách gia tăng Brand Awareness.
  • Brand Awaress được đo lường thông qua những chỉ số nào.
  • Một số ví dụ về các thương hiệu có độ nhận biết cao.

Brand Awareness là gì?

Brand Awareness là khái niệm mô tả cách mà người tiêu dùng có thể ghi nhớ hoặc nhận ra thương hiệu trong các bối cảnh hay điều kiện khác nhau.

Xét về khía cạnh của thương hiệu hay doanh nghiệp, Brand Awareness là một phần của tài sản thương hiệu (Brand Equity), giá trị có được thông qua các chiến lược tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).

Xét về khía cạnh của người tiêu dùng, Brand Awareness là một tập hợp các dấu hiệu liên kết (liên tưởng) có trong tâm trí của người tiêu dùng về một thương hiệu cụ thể nào đó.

Ví dụ như khi bạn nhìn thấy một cái logo gồm 4 vòng tròn đan xen vào nhau theo chiều ngang, bạn nghĩ tới thương hiệu xe hơi đình đám Audi, đó chính là độ nhận biết của bạn về thương hiệu đó.

Phân loại Brand Awareness.

Ở góc độ phân loại tổng thể, Brand Awareness có thể được phân thành 2 hình thức chính đó là Nhận biết hữu hình hay trực tiếp (Direct Brand Awareness) và Nhận biết vô hình hay gián tiếp (Indirect Brand Awareness).

  • Direct Brand Awaress là gì: Có thể được hiểu là nhận biết thông qua các yếu tố hữu hình (có thể thấy được), khách hàng có thể nhận ra một thương hiệu nào đó khi thấy các hình ảnh mà họ nhớ về thương hiệu. Như ví dụ với thương hiệu Audi ở trên, 4 vòng tròn đan xen vào nhau giúp bạn nhớ và nhận ra Audi.
  • Indirect Brand Awareness là gì: Chủ yếu đối với các thương hiệu lớn hoặc các thương hiệu mà người dùng thực sự yêu thích và trung thành, chỉ cần họ nghe thoáng qua vài âm thanh hay các dấu hiệu nào đó, họ cũng có thể suy luận hay liên tưởng được đến thương hiệu. Những giá trị này thường đến từ các chiến lược định vị hoặc tiếp thị thương hiệu ở mức độ rộng và hiệu quả. Ví dụ khi nhắc đến thương hiệu xe hơi mang lại cảm giác lái êm ái nhất, bạn có thể liên tưởng ngay đến Mercedes.

Brand Awareness trong Marketing là gì?

Trong phạm vi ngành Marketing, Brand Awareness là yếu tố đầu tiên quyết định các hành vi của người tiêu dùng, và sau đó là mua hàng.

Hành động mua hàng rất ít khi được diễn ra nếu người tiêu dùng không thể nhận ra một thương hiệu hay một sản phẩm từ một danh mục cụ thể nào đó, điều này càng đúng hơn với ngành B2B hoặc các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị cao.

Brand Awareness không đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cần nhớ đầy đủ về tên gọi hay các thuộc tính của thương hiệu, họ chỉ cần nhớ về những đặc điểm giúp họ phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm còn lại, điều có thể giúp họ ra các quyết định mua hàng một cách nhanh chóng và tự tin hơn.

Xây dựng Brand Awareness theo đó là ưu tiên hàng đầu khi quảng cáo một sản phẩm mới hoặc đưa một sản phẩm cũ vốn đã bị quên lãng trở nên “hồi sinh”.

Các thành phần chính của Brand Awareness là gì?

Brand Awareness về cơ bản có 2 thành phần chính là nhớ lại (ghi nhớ) thương hiệu (Brand Recall) và nhận biết (nhận diện) thương hiệu (Brand Recognition).

  • Brand Recall: Cũng tương tự như khái niệm Ad Recall tức đề cập đến khả năng ghi nhớ quảng cáo của người tiêu dùng sau các chiến dịch quảng cáo. Brand Recall đề cập đến khả năng hồi tưởng lại những gì mà người tiêu dùng đã từng biết trước đó về thương hiệu (ký ức tồn tại trong bộ nhớ não bộ) tức Recall.
  • Brand Recognition: Trong khi Brand Recall có phần bị động và ít có tác động hơn đến các hành động sau đó, Brand Recognition thể hiện khả năng ghi nhớ mạnh mẽ hơn.

Cũng trong phạm vi Marketing, cả Brand Recall và Brand Recognition đều quan trọng và ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng với khách hàng.

Theo các nghiên cứu khác nhau, trung bình, mỗi người tiêu dùng thường cân nhắc (consideration) khoảng từ 3-7 thương hiệu trong cùng một danh mục hay chủng loại, và họ thường ra quyết định mua hàng với những thương hiệu hay sản phẩm nằm trong Top 3 các sản phẩm xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của họ (Top of Mind).

Bạn có thể đọc thêm về hiệu ứng TOM để hiểu sâu hơn về điều này.

Về bản chất, người tiêu dùng có xu hướng hành động nhiều hơn với những thương hiệu quen thuộc hay thương hiệu cho họ cảm giác thuộc về.

Vai trò của độ Brand Awareness với doanh nghiệp.

Như đã phân tích, khi Brand Awareness là một trong những ưu tiên hàng đầu của thương hiệu hay các hoạt động marketing, dưới đây là một số vai trò chính mà nó có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Brand Awareness giúp thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.

Giả sử rằng nếu bạn gặp một ai đó mới, liệu bạn có tin tưởng họ hay tiếp tục giao tiếp với họ, mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng cũng hoạt động theo cách tương tự.

Khi thương hiệu có thể tiếp xúc (hoặc tiếp xúc nhiều lần) với khách hàng trên nhiều điểm chạm khác nhau, khi khách hàng biết về thương hiệu hoặc biết sớm hơn, họ có thể tin tưởng các sản phẩm hay dịch gắn liền với thương hiệu đó hơn.

Trong một thế giới nơi mà người tiêu dùng dựa vào những nghiên cứu sâu rộng và ý kiến của người khác trước khi mua hàng, niềm tin vào thương hiệu là yếu tố quan trọng hơn cả.

Brand Awareness giúp xây dựng mối liên kết với thương hiệu.

Nếu khách hàng đã không thể hoặc rất khó ra quyết định mua hàng với những thương hiệu mà họ chưa từng biết hay nghe nói trước đó, việc họ nhận biết sớm về thương hiệu có thể giúp thương hiệu dễ dàng xây dựng các kết nối với họ.

Bạn hãy hình dung rằng bạn không thể buộc khách hàng phải nhận thức điều này điều kia hay tìm hiểu nhiều hơn về bạn nếu họ chưa từng biết về bạn.

Brand Awareness giúp xây dựng tài sản thương hiệu (Brand Equity).

Như đã phân tích trước đó, Brand Awareness bên cạnh lòng trung thành của thương hiệu (Brand Loyalty) là các tài sản hay giá trị của thương hiệu.

Trong suốt hành trình của khách hàng trước khi ra quyết định mua hàng, Nhận biết là giai đoạn đầu tiên, do đó bằng cách tập trung xây dựng Brand Awareness từ những ngày đầu sản phẩm hay thương hiệu được ra mắt trên thị trường, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hay lợi thế hơn so với các đối thủ sau đó.

Brand Awareness giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng để từ đó gia tăng doanh số bán hàng.

Trừ những sản phẩm với giá trị rất nhỏ hoặc đối với một số trường hợp đặc biệt, khách hàng sẽ quyết định mua hàng sau quá trình họ nhận biết, nghiên cứu, phân tích hay so sánh với các sản phẩm khác.

Từ góc nhìn này, có được độ nhận biết lớn hơn có nghĩa là thương hiệu có nhiều cơ hội được tìm hiểu và nghiên cứu hơn, điều cuối cùng có thể giúp doanh nghiệp có thêm lượng khách hàng tiềm năng mới và doanh số.

Cách xây dựng Brand Awareness.

Brand Awareness không phải là thứ mà doanh nghiệp có thể đạt được trong một sớm một chiều, cũng càng không thể có được thông qua một vài chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.

Brand Awareness là kết quả của một quá trình nỗ lực lâu dài có chủ đích và tập trung vào các vấn đề của khách hàng.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo khi xây dựng Brand Awareness của mình.

Hãy kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân với những tính cách cụ thể thay vì là một doanh nghiệp bán hàng.

Quay lại ví dụ ở trên, khi gặp một người bạn mới, bạn thường làm điều gì?

Có phải là bạn sẽ tìm hiểu về tính cách, sở thích, thái độ hay giá trị của người đó không, thương hiệu kết nối với người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự.

Thay vì thể hiện với khách hàng bạn là một doanh nghiệp thương mại có nghĩa là bạn với khách hàng chỉ có mối quan hệ mua-bán đơn thuần, hãy cho họ thấy bạn cũng có những tính cách riêng, hãy cho họ thấy về sự mạnh mẽ hay thân thiện với môi trường chẳng hạn.

Trước khi quyết định “mang mình” đến với thế giới ngoài kia, bạn cần biết mình là ai, được sinh ra để làm gì, sứ mệnh của bạn là gì, hay đâu là những giá trị mà bạn có thể mang lại nếu ai đó “kết bạn” với bạn.

Điều quan trọng nhất khi xây dựng Brand Awareness là đừng bao giờ để cho khách hàng có hội để hiểu rằng bạn đang cố gắng bán hàng tới họ.

Hãy xã hội hoá.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp gỡ với một người bạn mới và rồi bạn cứ mãi mê nói về bạn, nói về những điểm mạnh yếu của bạn mà không cần quan tâm đến người đối diện đang nghĩ gì và họ có muốn nghe điều đó hay không?

Xây dựng Brand Awareness cũng hoạt động theo cách tương tự khi bạn muốn khách hàng biết và muốn được kết nối với mình.

Thay vì chỉ nói về thương hiệu của bạn hay đăng những thứ có lợi cho bạn, bạn nên tìm cách gia nhập vào xã hội, nói về các vấn đề xã hội hoặc ít nhất là nói về khách hàng của mình.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng danh tiếng của thương hiệu phần lớn đến từ các yếu tố xã hội chứ không phải từ chủ ý của doanh nghiệp hay thương hiệu.

Do đó, một khi khách hàng của bạn hiểu rằng bạn là một phần trong cộng đồng rộng lớn của họ, họ sẵn sàng đón nhận các thông điệp của bạn nhiều hơn.

Hãy kể một câu chuyện dài tập về thương hiệu.

Kể chuyện hay storytelling là một chiến thuật marketing cực kỳ hiệu quả, cho dù bạn đang tiếp thị sản phẩm hay quảng bá thương hiệu của mình.

Nếu bạn còn thắc mắc vì sao lại xảy ra điều này, hãy hình dung là khách hàng của bạn cũng như bạn, muốn theo dõi một câu chuyện thú vị nào đó hơn là những thông tin vô hồn.

Việc tạo ra một câu chuyện xung quanh thương hiệu của bạn sẽ giúp nhân bản hóa thương hiệu và mang lại chiều sâu cho thương hiệu.

Câu chuyện của bạn nên nói về điều gì?

Bất cứ điều gì, miễn là nó thật. Đó có thể là câu chuyện về người sáng lập của bạn, câu chuyện về cách doanh nghiệp của bạn xây dựng ý tưởng sản phẩm đầu tiên hoặc câu chuyện về tác động xã hội của thương hiệu đến con người chẳng hạn.

Mọi người thích nghe những câu chuyện mang tính tường thuật.

Brand Awareness trong hành trình của khách hàng hoặc phễu bán hàng (Sales Funnel).

brand awareness là gì
Brand Awareness trong phễu bán hàng Sales Funnel.

Như bạn có thể thấy ở trên, trong suốt hành trình của khách hàng hay phễu bán hàng (sales funnel), Brand Awareness hay xây dựng độ nhận biết của thương hiệu là giai đoạn đầu tiên để bán được hàng hay khiến khách hàng hành động.

Phễu bán hàng đề cập đến 4 giai đoạn của khách hàng bao gồm:

  • Brand Awareness: Nhận biết hay nhận thức về thương hiệu.
  • Interest: Khách hàng bắt đầu thích thú với thương hiệu.
  • Decision (hoặc thêm Consideration): Khách hàng ra quyết định hoặc cân nhắc về thương hiệu.
  • Action: Khách hàng bắt đầu mua hàng hoặc thực hiện một số hành động cụ thể nào đó như để lại thông tin tư vấn hoặc sử dụng thử sản phẩm.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng ngành hàng hay nhóm sản phẩm, quy trình này có thể khác nhau, khoảng thời gian di chuyển giữa các giai đoạn cũng có thể khác nhau, tuy nhiên, khách hàng khó có thể mua các sản phẩm mà họ chưa hoặc ít biết cũng như di chuyển quá nhanh từ giai đoạn nhận biết đến hành động.

Chiến lược thúc đẩy Brand Awareness.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng chiến lược hay mục tiêu của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn những cách thức khác nhau để xây dựng Brand Awareness, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.

Xây dựng và phân phối nội dung trên các website của bên thứ 3.

Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Brand Awareness hay truyền tải những nội dung (Content) đến khách hàng, bạn cần xây dựng nội dung và sau đó phân phối nó.

Một trong những cách hiệu quả là bạn phân phối nội dung đến các website có liên quan hay có khách hàng mục tiêu của bạn xuất hiện ở đó.

Bằng cách tài trợ các nội dung này hoặc cũng có thể là bạn được đăng bài miễn phí với các website phù hợp, bạn có thể có thêm được nhiều người bắt đầu biết và tìm hiểu về mình.

Tuy vào từng website hay nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, bạn cần chọn những kiểu nội dung khác nhau, bạn có thể xem Content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Quảng cáo để tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng trên nhiều điểm chạm khác nhau.

Bên cạnh các hình thức tự nhiên (organic), thương hiệu cũng nên sử dụng quảng cáo hay các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media) để thúc đẩy nhanh và nhiều hơn lượng tiếp cận khách hàng mới.

Mặc dù như đã phân tích, quảng cáo không thể giúp ích nhiều trong việc xây dựng Brand Awareness, nó lại có thể giúp khách hàng nhanh chóng biết về các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến thương hiệu.

Để có thể hiểu về bản chất của quảng cáo, bạn xem tại: Quảng cáo là gì?

Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu, một linh vật mang tính đại diện cho thương hiệu hoặc cũng có thể là một đại sứ thương hiệu.

Tuỳ vào mức độ đầu tư hay khả năng tài chính, các thương hiệu có thể xây dựng các bộ nhận diện khác nhau hay quyết định có sử dụng một đại sứ nào đó hay không.

Dù cho cách bạn chọn là gì, những hình ảnh đại diện cho thương hiệu nên mang đậm yếu tố con người, nhân hoá thương hiệu hay mang tính liên tưởng cao đến những giá trị mà thương hiệu có thể mang lại,

Những câu chuyện đằng sau những linh vật hay logo lại là những điểm bạn nên quan tâm.

Xây dựng một hình ảnh hoặc ký hiệu mang tính biểu tượng.

Bạn nghĩ như thế nào nếu bạn không nhìn thấy tên gọi Nike mà chỉ nhìn thấy biểu tượng “dấu ngoặc kéo lên” hay “hình cánh lưỡi trai” hay còn gọi là Swoosh.

Cũng tượng tự với Apple, liệu bạn có liên tưởng tới Apple với hình ảnh một quả táo đang cắn dở hay không, tất cả điều này giải thích lý do vì sao thương hiệu nên cần có một biểu tượng hay kí hiệu riêng biệt nào đó.

Với các chiến dịch quảng cáo hay Marketing, các sử dụng các biểu tượng này thay vì tên gọi thương hiệu (brandname) là một cách thông minh để kích thích khách hàng liên tưởng.

Brand Awareness được đo lường thông qua những chỉ số chính là gì?

Brand Awareness được đo lường thông qua những chỉ số chính là gì?
Brand Awareness được đo lường thông qua những chỉ số chính là gì?

Có 2 cách để thương hiệu có thể đo lường Brand Awareness.

Đo lường Brand Awareness bằng các chỉ số định lượng.

Bằng cách đo lường hay so sánh những chỉ số dưới đây, bạn có thể đánh giá Brand Awareness từ người tiêu dùng.

  • Direct Traffic hay các nguồn truy cập tự nhiên: Nếu bạn tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và khách hàng có thể tình cờ thấy bạn, điều này chưa hẳn là khách hàng biết đến bạn hoặc chủ động tìm bạn. Nhưng nếu họ truy cập trực tiếp vào website của bạn hay chủ động tương tác với bạn, họ chắc chắn đã biết về bạn.
  • Tổng dung lượng truy cập của website hay các nền tảng khác: Về cơ bản, một website có lượng dùng truy cập càng lớn thì thương hiệu đó càng có mức độ nhận biết cao.
  • Mức độ tương tác trên mạng xã hội: Bằng các đo lường các chỉ số như mức độ tiếp cận (reach), mức độ người tương tác (click, like, share, comment) hay sử dụng các công cụ Social Listening để theo dõi lượng người đề cập đến thương hiệu, bạn có thể biết được mức độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường.

Đo lường Brand Awareness bằng các chỉ số định tính.

Ngoài cách đo lường tương đối chính xác về các số liệu thể hiện mức độ người dùng biết đến thương hiệu về mặt tổng thể, bạn cũng có thể đo lường bằng những cách mang tính định tính cao hơn.

  • Khảo sát nhóm: Bằng cách khảo sát một nhóm người dùng bất kỳ và bạn có thể tính toán được lượng người biết đến thương hiệu trên mẫu (nhóm người) nghiên cứu.
  • Mức độ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm: Với các thương hiệu phổ biến hơn, họ có lượng người dùng tìm kiếm các từ khoá liên quan đến thương hiệu của họ nhiều hơn (mặc dù không phải luôn luôn với một số ngành hàng nhất định.)

Một số ví dụ về các thương hiệu có Brand Awareness cao.

Điểm đến cuối cùng của công việc xây dựng Brand Awareness là nhiều người biết và liên tưởng đến thương hiệu thậm chí là ngay cả khi bạn không thể hiện tên thương hiệu ra bên ngoài.

Bạn thử đoán xem dưới đây là những thương hiệu nào khi nó không có tên.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các lý thuyết cơ bản về brand awareness mà marketer cần biết. Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, trước khi nói đến việc bán hàng hay những thứ to tát hơn, thứ đầu tiên bạn cần có cho thương hiệu của mình là Brand Awareness, hiểu Brand Awareness là gì, bản chất của nó ra sao và hơn thế nữa.

Bạn đang xây dựng mọi thứ từ những nền tảng rất bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips.com

Campaign – ‘Dirt is Good’ và chiến dịch thành công của OMO

Cùng MarketingTrips tìm hiểu về chiến dịch truyền thông Marketing (Marketing Communication Campaign) đình đám tạo dựng nên thành công của OMO trong lòng người tiêu dùng – ‘Dirt is Good’ – ‘Ngại gì vết bẩn’.

chiến dịch dirt is good
Case Study – ‘Dirt is Good’ và chiến dịch thành công của OMO

Mục tiêu của chiến dịch Dirt is Good – Ngại gì vất bẩn.

  • Quảng bá triết lý toàn cầu của OMO.

Cách thức tiếp cận với Dirt is Good.

  • Cộng tác với Google về phương pháp sáng tạo và cách thức tiếp cận chỉ có trên nền tảng.
  • Ra mắt 3 mẫu quảng cáo TrueView trên YouTube.
  • Nhắm mục tiêu theo sở thích, địa lý và nhân khẩu học mở rộng.
  • Quảng cáo được phân phối trên trang đầu trên YouTube (masthead).
  • Phân phối cũng livestream ngắn có chỉnh sửa.
  • Giới thiệu phim ngắn mang tính tuyên ngôn Dirt Is Good.
  • Tương tác với người dùng trong thời gian thực thông qua các bình luận và những cuộc thăm dò ý kiến.

Các kết quả đạt được từ chiến dịch Dirt is Good.

  • Quảng cáo đã tiếp cận được 16,4 triệu người dùng (duy nhất).
  • Quảng cáo trên trang đầu (Masthead) tiếp cận 76% người dùng duy nhất chỉ trong một ngày.
  • Trung bình, mỗi người dùng đã tương tác với quảng cáo trong 56s (trên Desktop).
  • Đạt giải vàng các chiến dịch Marketing hiệu quả MENA Effie Awards.

Ông Asad Rehman, Giám đốc Truyền thông của Unilever (sở hữu nhãn hàng OMO) cho biết:

“Bằng cách thúc đẩy cả phạm vi tiếp cận và tần suất hiển thị quảng cáo, YouTube góp phần giúp nâng cao nhận thức về thông điệp của chúng tôi. Chúng tôi chắc chắn có thể nói rằng chiến dịch đã thành công trong việc thu hút người dùng.”

Triết lý thương hiệu của Unilever với OMO.

Để tiếp thị các sản phẩm thuộc thương hiệu OMO, Unilever đã phát triển triết lý thương hiệu toàn cầu xoay quanh quan điểm “Dirt is Good” (tạm dịch là ngại gì vết bẩn).

Với triết lý này, OMO khuyến khích các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tự do trải nghiệm các hoạt động khác nhau trong cuộc sống mà không cần phải lo lắng về bụi bẩn.

Ngoài ra, nhận thấy khi công nghệ phát triển cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, khi trẻ ngày càng ít có cơ hội hơn để vận động có thể và nâng cao khả năng sáng tạo, OMO sử dụng động cơ này để phát triển chiến dịch của mình.

Bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhóm sáng tạo của Google, thương hiệu và các Agency đã nắm bắt cơ hội sử dụng công nghệ và phạm vi tiếp cận của YouTube để truyền tải một thông điệp xã hội (social message) mang tính đột phá rằng các bậc cha mẹ không nên lo lắng về những vết dơ vì họ đang giúp trẻ định hình một tương lai tốt hơn.

Từ giai đoạn hình thành ý tưởng, OMO đã làm việc với Google để tạo ra những luồng phát trực tiếp hấp dẫn và tối đa hóa các định dạng quảng cáo trên YouTube bao gồm quảng cáo TrueView và Masthead.

Khả năng liên kết thông điệp mạnh hơn với nhiều định dạng phong phú hơn.

Sử dụng tài nguyên từ Google, Agency và Unilever đã phát triển 4 giai đoạn của chiến dịch Dirt Is Good, tất cả các giai đoạn có liên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau.

Đầu tiên, họ đã tạo ra hai biến thể khác nhau của quảng cáo TrueView theo kiểu TVC và được phân phối thông qua các quảng cáo trong luồng (in-stream ads). Các video “Bạn sẽ tức giận hay tự hào” có thời lượng 40 giây hoặc 16 giây và được đẩy theo tuần tự.

Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch dựa trên insight mà OMO đã phát hiện ra rằng trẻ em trung bình chỉ được chơi 48 phút mỗi ngày.

Để nhấn mạnh với các bậc cha mẹ về thực trạng trẻ em hiện ít được vận động hơn, chiến dịch đã tập trung thể hiện điều này đầu tiên.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bộ phim kéo dài 23 giờ 12 phút cho thấy hình ảnh một đứa trẻ không làm gì khác ngoài việc ngồi trên băng ghế chơi trò chơi máy tính và ngủ.

Đây là video nổi bật trên trang đầu của buổi phát trực tiếp (livestream masthead) trên trang chủ YouTube với phạm vi tiếp cận hàng ngày cao.

OMO cũng đã mời người dùng tương tác thông qua một cuộc thăm dò ý kiến ​​của họ về lối sống của trẻ em trong video này.

Để đảm bảo tần suất và thông điệp luôn được chú ý, các bản chỉnh sửa phát trực tiếp ngắn hơn 15 giây sau đó đã được tiếp thị lại (re-marketing) cho những người dùng đã xem quảng cáo ở Masthead.

Bằng cách này, OMO có thể nhắc nhở mọi người về những điểm tiếp xúc mà họ đã có với thương hiệu trước đó (brand touchpoints). Việc nhắm mục tiêu rộng cùng với giới hạn tần suất (chỉ hiển thị quảng cáo một số lần nhất định trên mỗi người dùng) đã giúp OMO đạt được phạm vi tiếp cận như mong muốn.

Phần cuối của chiến dịch tập trung vào một bộ phim mang tính tuyên ngôn Dirt Is Good – “Dirty Today, Learning for Tomorrow” – trong đó những đứa trẻ tuyên bố rằng chúng cần phải được chơi để học bằng cách nói trực tiếp với mẹ của chúng.

Mục đích của điều này là để thay đổi nhận thức bấy lâu của hầu hết các bậc cha mẹ là bụi bẩn là xấu, để trẻ em có thể năng động, học hỏi và phát huy hết khả năng của mình.

Kết quả cho thấy mức độ tương tác cao.

Với những chuẩn bị kỹ lưỡng, từ chiến lược nội dung (Content Strategy), cách thức tiếp cận, phương thức giao tiếp với bố mẹ, đến các ý tưởng sáng tạo lớn (Big Idea), chiến dịch đã thực sự thành công.

Ông Alex Brunori, Trưởng nhóm Sáng tạo khu vực MENA của Google cho biết:

“Nó hoạt động cực kỳ hiệu quả. Quảng cáo masthead đã tạo ra một số tỷ lệ tương tác cao nhất mà chúng tôi từng thấy.”

Chúng tôi đã thấy tỷ lệ nhấp chuột (CTR) rất cao, mọi người thích tương tác với masthead và tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện thông qua phần bình luân và thăm dò.”

Chỉ trong một ngày, quảng cáo masthead đã tiếp cận 76% người dùng duy nhất xem chiến dịch Dirt is Good, tương đương với 12,4 triệu người dùng.

Trung bình, người dùng trên máy tính (Desktop) đã tương tác với quảng cáo trong 56,35 giây. Kênh YouTube của OMO đã thu được hơn 2.000 người đăng ký trong suốt chiến dịch.

Video Dirt is Good đạt được gần 1.300 lượt thích và được chia sẻ gần 500 lần.

Kết luận – Marketer học được gì từ chiến dịch truyền thông Marketing Dirt is Good của OMO.

Bằng cách cộng tác và được hỗ trợ sáng tạo từ Google, hiểu rõ các insights của thị trường và khách hàng mục tiêu, tận dụng các thử nghiệm quảng cáo mới, Dirt is Good là một trong những chiến dịch Marketing (Marketing Campaign) thành công nhất của OMO trên toàn cầu và tại thị trường Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

TikTok ra mắt công cụ hỗ trợ phân tích Marketing mới

Công cụ mới của TikTok tập trung vào việc hoạch định các kế hoạch chiến lược triển khai để từ đó nâng cao hiệu suất của các hoạt động Marketing.

TikTok ra mắt công cụ hỗ trợ Marketing mới
TikTok ra mắt công cụ hỗ trợ Marketing mới

Công cụ mới của TikTok hoạt động như một bộ lọc dữ liệu, cho phép người làm marketing có thể lọc ra những trường dữ liệu cần thiết cho thị trường mục tiêu của mình.

Như bạn có thể thấy ở trên, có một loạt công cụ lọc dữ liệu để bạn lựa chọn, bao gồm vị trí, nhân khẩu học, ngành nghề kinh doanh, thời gian lọc, v.v.

Về bản chất, công cụ này cũng tương tự như công cụ lọc dữ liệu của Facebook mà bạn có thể xem ở đây, nơi các nhà quảng cáo hay người làm marketing phân tích các dữ liệu cần thiết cho các chiến lược của mình.

Bị người nhiều người cho rằng dữ liệu quá chung chung và không chuyên sâu, hay thậm chí là không có dữ liệu ở nhiều các tuỳ chọn, công cụ mới của TikTok chỉ mang tính định hướng cho các thương hiệu.

Bạn có thể truy cập công cụ mới tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Elon Musk tạm dừng việc mua Twitter

Tỷ phú Elon Musk thông báo tạm dừng thương vụ 44 tỷ USD để xác định thêm thông tin về số lượng tài khoản giả trên Twitter.

Elon Musk dừng mua Twitter
Elon Musk tạm dừng việc mua Twitter

“Thỏa thuận mua Twitter đang tạm hoãn để chờ các chi tiết khẳng định thống kê rằng tài khoản giả chiếm chưa đầy 5% lượng người dùng trên nền tảng”, tỷ phú Mỹ Elon Musk tweet ngày 13/5. Ông sau đó bổ sung rằng ông “vẫn quyết tâm với thương vụ này”.

Thông điệp được đăng kèm bài viết trên Reuters, trong đó trích dẫn tài liệu được Twitter nộp cho giới chức liên bang Mỹ sau khi đạt thỏa thuận với Musk.

Mạng xã hội Twitter cho biết trong số 229 triệu người dùng nhìn thấy quảng cáo trong quý I/2022, chỉ chưa đầy 5% là tài khoản giả hoặc bot.

Vấn đề tài khoản giả mạo có thể ảnh hưởng đến cách Twitter theo dõi “số lượng người dùng hoạt động hàng ngày có thể đem lại doanh thu”, tức những tài khoản có thể thấy quảng cáo khi truy cập mạng xã hội.

Twitter áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện và khóa tài khoản giả, đồng thời loại bỏ chúng khỏi các tính toán về doanh thu, nhưng cũng thừa nhận những tài khoản này vẫn luôn tồn tại. “Ước tính của chúng tôi có thể không phản ánh chính xác con số thực, số liệu thực tế có thể cao hơn những gì chúng tôi đánh giá”, mạng xã hội này cho hay.

Báo cáo tài chính cho thấy Twitter thu về 1,2 tỷ USD trong ba tháng đầu năm nay, trong đó 1,11 tỷ USD từ quảng cáo, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, chi phí vận hành cũng tăng mạnh lên mức 1,33 tỷ USD, khiến công ty này chịu tổn thất hoạt động 128 triệu USD.

Twitter và Musk thông báo đã đạt được thỏa thuận mua bán hôm 25/4, nhưng không đưa ra thời hạn cụ thể để hoàn thành hợp đồng và chỉ cho biết giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm nay.

Elon Musk cũng không nêu chi tiết về quyết định hoãn thỏa thuận, làm dấy lên khả năng ông có thể đình chỉ thương vụ. Mức độ nghiêm túc của tweet trên cũng là câu hỏi mở, vì tỷ phú này từng nhiều lần đăng những suy nghĩ bột phát của mình lên Twitter, bên cạnh những kế hoạch được tính toán kỹ càng.

Điệp Anh (theo NPR)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

TikTok đang thử nghiệm tab ‘Friends’ thay cho “Discover’

TikTok đang thử nghiệm tính năng mới cho phép người dùng kết nối với bạn bè hay những nhà sáng tạo khác thông qua tab ‘Friends’.

TikTok đang thử nghiệm tab 'Friends' thay cho "Discover'
TikTok đang thử nghiệm tab ‘Friends’ thay cho “Discover’

Trong những tuần gần đây, thay vì tab Khám phá (Discover) được hiển thị cạnh nút Home, một số người dùng đã được thay thế bằng tab Friends, nơi người dùng có thể kết nối với những người bạn khác mà họ có thể biết.

Như bạn có thể thấy, tab Friends hay Bạn bè đã thay thế tab Discover như hiện tại.

Về cơ bản tính năng này tương tự của Facebook, nền tảng không ngừng sử dụng các thuật toán đề xuất để khuyến khích người dùng kết nối với những người mà họ có thể biết với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy lượng tương tác trên nền tảng.

Thay vì để người dùng khám phá các nội dung đang thịnh hành, TikTok giờ đây cũng mong muốn người dùng kết nối và tương tác với nhau nhiều hơn.

Tại sao TikTok lại thay đổi đổi điều này?

Tab Khám phá trên TikTok phần lớn được lấy dữ liệu từ nguồn cấp dữ liệu For You (Cho bạn), là nơi người dùng có thể tìm kiếm hay khám phá các nội dung mới, tuy nhiên sau khi nhận thấy rằng người dùng chủ yếu sử dụng phần Tìm kiếm để khám phá, nền tảng này quyết định thử nghiệm và có thể loại bỏ tab Khám phá.

Ngoài ra, với mục tiêu gia tăng lượng người dùng và kết nối trên nền tảng, tab Bạn bè cũng là một cách khác mà TikTok mong muốn thông qua đó, người dùng có thể kết nối với nhiều người hơn từ đó ở lại lâu hơn trên nền tảng.

Như TikTok lưu ý, nhiều người dùng sẽ thấy tab Bạn bè hơn trong những tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok Pixel là gì? Hướng dẫn ccài đặt TikTok Pixel

Cùng tìm hiểu về các khái niệm như TikTok Pixel là gì, Sử dụng cookies với TikTok Pixel, cách cài đặt Pixel và hơn thế nữa.

tiktok pixel là gì
TikTok Pixel là gì?

TikTok Pixel là gì? Cũng tương tự như Facebook Conversion API của Facebook hay Google Ads Conversions Tracking của Google, TikTok Pixel đơn giản là công cụ được sử dụng để theo dõi và tối ưu chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội TikTok.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:

  • TikTok Pixel là gì?
  • Cách thức hoạt động của TikTok Pixel.
  • Cách tạo TikTok Pixel.
  • Các đối tác hiện có trong TikTok Pixel.
  • Các sự kiện tiêu chuẩn hiện có trên TikTok Pixel là gì?
  • Cách sử dụng cookies với TikTok Pixel.
  • TikTok API Events là gì?
  • Các câu hỏi thường gặp với TikTok Pixel.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

TikTok Pixel là gì?

TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.

Cũng tương tự như các nền tảng quảng cáo của Google hay Facebook, khi nhà quảng cáo kết nối các chuyển đổi trên website hay các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, hệ thống quảng cáo của TikTok (TikTok Ads) sẽ có thể theo dõi và tối ưu các chuyển đổi theo chỉ định của các nhà quảng cáo.

Cách thức hoạt động của TikTok Pixel.

Sau khi hiểu TikTok Pixel là gì và cài đặt nó, TikTok Pixel sẽ thu thập những thông tin có sẵn thông qua các trình duyệt web tiêu chuẩn, chẳng hạn như Chrome. Các thông tin được thu thập bao gồm:
  • Thông tin về quảng cáo hay sự kiện: Thông tin về quảng cáo mà người dùng TikTok đã nhấp vào hoặc sự kiện đã được kích hoạt. 
  • Dấu thời gian: Thời điểm kích hoạt sự kiện trong TikTok Pixel. Thông tin này dùng để xác định thời điểm diễn ra hành động trên trang web, chẳng hạn như thời điểm xem trang, thời điểm mua sản phẩm, v.v. 
  • Địa chỉ IP: Dùng để xác định vị trí địa lý nơi xảy ra sự kiện. 
  • Các thông tin khác của người dùng: Dùng để xác định nhà sản xuất, mẫu thiết bị, hệ điều hành và thông tin trình duyệt về thiết bị của người dùng.

Cách tạo và thiết lập TikTok Pixel.

Khi chọn cài đặt thủ công mã pixel, bạn có hai tùy chọn: Chế độ tiêu chuẩn và Chế độ nhà phát triển. 
  • Chế độ tiêu chuẩn: Tạo sự kiện trong Trình quản lý sự kiện trong trình quản lý quảng cáo và chèn mã cơ sở vào trang web của bạn. Theo dõi hoạt động của khách truy cập trang web bằng Sự kiện nhấp và/hoặc Sự kiện URL. Chế độ tiêu chuẩn được đề xuất cho hầu hết các nhà quảng cáo. 
  • Chế độ nhà phát triển: Tạo quy tắc sự kiện tùy chỉnh bằng mã. Ví dụ: kích hoạt sự kiện nếu người dùng truy cập cuộn qua ít nhất 50% trang. Chế độ nhà phát triển hỗ trợ các tham số như content_id và value. Cả mã cơ sở (base code) và mã sự kiện tùy chỉnh (custom event code) đều cần được chèn vào website của bạn.

Dưới đây là chi tiết các bước để bạn bắt đầu tạo TikTok Pixel.

Bước 1: Tạo Pixel.

Trước khi bắt đầu, bạn cần có trang web cho doanh nghiệp của mình và có khả năng sửa mã hoặc chủ đề của trang web đó.
  1. Nhấp vào Sự kiện ở phần Tài sản trong Trình quản lý quảng cáo TikTok. 
  1. Chọn Quản lý trong phần Sự kiện web
  1. Thiết lập các sự kiện web
  1. Chọn TikTok Pixel làm phương thức kết nối, sau đó nhấn vào Tiếp.

tiktok pixel là gì

  1. Đặt tên cho pixel: Bạn nên để tên pixel tương ứng với tên trang web hoặc tên miền. Số ký tự tối đa là 128, tính cả dấu cách. 
  1. Chọn Cài đặt thủ công mã pixel rồi nhấn vào Tiếp.

  1. Chọn một Chế độ thiết lập sự kiện và tiếp tục quy trình cài đặt.

Bước 2: Thu thập sự chấp thuận dùng cookies.

TikTok sẽ luôn đặt cookies bên thứ nhất khi dùng cookies, trừ khi bạn chọn không cho phép bằng cách đặt cấu hình trong quá trình thiết lập ban đầu hoặc trong phần cài đặt pixel của bạn. Bạn có thể thay đổi tùy chọn cài đặt này bất cứ lúc nào.
TikTok sẽ luôn cố gắng đặt và đọc cookies bên thứ ba. Để quản lý cookies bên thứ ba, hãy đặt cấu hình một nền tảng quản lý sự chấp thuận hoặc trình quản lý thẻ để kiểm soát việc kích hoạt pixel.
Để đo lường đầy đủ các sự kiện pixel, bạn cần chia sẻ nó với TikTok và tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trên TikTok, hãy dùng đồng thời cả pixel của bên thứ nhất và pixel của bên thứ ba.

Bước 3: Cài đặt Pixel.

Sau khi bạn đã chọn chế độ thiết lập, hãy chuyển sang màn hình tiếp theo. Sao chép mã pixel bằng cách nhấp vào Sao chép mã pixel hoặc nhấp trực tiếp vào mã. Bạn cũng có thể tải mã pixel bằng nút Tải mã pixel. Mã cơ sở pixel sẽ có dạng như sau:

Cài đặt TikTok Pixel

Dán mã pixel vào đầu phần đầu trang trên website của bạn. Phần đầu trang web sẽ bắt đầu bằng thẻ <head> và kết thúc bằng thẻ </head>.

Bước 4: Xác minh cài đặt Pixel.

Nếu đã chọn chế độ Tiêu chuẩn và cài đặt mã pixel cho website của mình, bạn phải kiểm tra xem quy trình cài đặt pixel có được thực hiện đúng không trước khi tiến hành tạo sự kiện trong Trình quản lý sự kiện.

Nếu bạn gặp lỗi, hãy xem một số lý do khả dĩ và cách thức giải quyết chúng bên dưới.
  • Mã cơ sở pixel không được phát hiện: Làm theo các hướng dẫn, nhớ sao chép và dán mã pixel vào mã nguồn trang web của bạn.
  • Mã cơ sở pixel đã được chèn nhưng ID pixel không khớp: Kiểm tra ID pixel của bạn trong mã cơ sở và bảo đảm rằng đó chính là ID pixel bạn vừa tạo và dự định sử dụng.
  • Sự cố mạng: Bạn có thể gặp sự cố mạng hoặc lỗi hết thời gian chờ trong khi cài đặt. Nếu là trường hợp này, hãy thử chèn mã cơ sở pixel vào một lúc khác.
  • Mã cơ sở pixel đã được chèn nhưng lỗi vẫn tiếp diễn: Nếu bạn chắc chắn rằng mã cơ sở pixel đã được cài đặt chính xác nhưng vẫn thấy lỗi, có thể có các yếu tố bên ngoài khác ngăn chúng tôi xác minh quy trình thiết lập pixel của bạn. Nếu đúng như vậy, bạn có thể chọn bỏ qua xác minh sau ít nhất 1 lần thử.

Bước 5: Xem lại mã cơ sở TikTok Pixel.

Nếu đã tạo TikTok nhưng chưa cài đặt nó trên website của mình, thì bạn có thể quay lại màn hình thiết lập bằng cách:
  1. Nhấp vào Sự kiện ở phần Tài sản. 
  1. Nhấp vào Quản lý ở phần Pixel trang web để truy cập Trình quản lý sự kiện. 
  1. Chọn pixel bạn muốn xem lại. 
  2. Nhấp vào nút “Hoàn tất thiết lập pixel“.

Các đối tác hiện có trong TikTok Pixel là gì?

Hiện TikTok Pixel đang liên kết với một số đối tác như:

  • Google Tag Manager
  • Shopify
  • BigCommerce
  • ecwid
  • PrestaShop
  • Square

Hướng dẫn bắt đầu kết nối TikTok Pixel với Google Tag Manager.

Có hai phương thức cài đặt TikTok Pixel thông qua Google Tag Manager (GTM). 
  • Phần tích hợp với đối tác: Được đề xuất cho hầu hết các nhà quảng cáo, bạn có thể chọn tùy chọn “Google Tag Manager” ở phần “Tự động cài đặt mã pixel qua nền tảng đối tác”. Bạn có thể xem Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về cách cài đăt công cụ này.
  • Chế độ nhà phát triển: Các nhà quảng cáo muốn tùy chỉnh quy tắc sự kiện bằng mã nên sử dụng Chế độ nhà phát triển dành cho Google Tag Manager. Bạn có thể tìm thấy tùy chọn này ở phần “Chèn thủ công mã pixel”. 
Tùy chọn 1: Cài đặt pixel bằng phần tích hợp của đối tác

Trước khi bắt đầu

  • Bạn sẽ cần tạo tài khoản Google Tag Manager. Bài viết trên cũng đã hướng dẫn bạn cách thức đăng ký tài khoản.
  • Bạn sẽ cần cài đặt vùng chứa Google Tag Manager vào trang web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động (App) của mình.

Hướng dẫn

  1. Nhấp vào “Sự kiện” ở phần Tài sản trong Trình quản lý quảng cáo TikTok. 
  1. Chọn Pixel trang web và nhấp vào “Quản lý” để truy cập Trình quản lý sự kiện. 
  1. Nhấp vào “Tạo pixel“. 
  1. Thêm tên pixel: Bạn nên để tên pixel trùng với tên trang web hoặc tên miền. Số ký tự tối đa là 128, tính cả dấu cách. 
  1. Chọn “Tự động cài đặt mã pixel qua nền tảng đối tác“. 
  1. Chọn “Google Tag Manager” làm đối tác, rồi chọn “Tạo“. 
  1. Nhấp vào “Kết nối” và nhập thông tin đăng nhập của bạn để chọn tài khoản Google Tag Manager mà bạn muốn kết nối, vùng chứa và không gian làm việc, rồi nhấp vào “Tiếp theo“. 
  1. Khi bạn đã kết nối thành công với tài khoản Google Tag Manager, hãy nhập URL trang web của bạn vào Trình kiểm tra Pixel để kiểm tra xem mã pixel đã được chèn chính xác chưa. 
Tùy chọn 2: Cài đặt pixel với Chế độ nhà phát triển 

Bước 1: Chèn mã pixel.

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Tag Manager của bạn. 
  1. Chọn vùng chứa trang web của bạn và nhấp vào “Add a new tag“. 
  1. Nhấp vào “Custom HTML Tag” và nhập tên cho thẻ của bạn. 
  1. Truy cập Trình quản lý sự kiện TikTok và chọn “Tạo pixel“. 
  1. Đặt tên cho pixel của bạn và chọn “Chèn thủ công mã pixel“. 
  1. Chọn mục Chế độ nhà phát triển. 
  1. Sao chép mã pixel bằng cách chọn “Sao chép mã pixel” hoặc nhấp trực tiếp vào mã. 
  1. Dán mã pixel của TikTok vào vùng chứa HTML trong Google Tag Manager.
Cài đặt pixel với Chế độ nhà phát triển 
Cài đặt tiktok pixel với Chế độ nhà phát triển

Nhấp vào menu thả xuống Advanced Settings (Cài đặt nâng cao) rồi chọnOnce per page(Một lần mỗi trang) trong phần Tag firing options (Các tùy chọn kích hoạt thẻ).

  1. Trong phần Triggering (Khởi động), chọn “All Pages” (Tất cả các trang). 
  1. Nhấp vào “Create Tag and Save” (Tạo thẻ và lưu). 

Bước 2: Tạo thẻ sự kiện.

  1. Trong Google Tag Manager, hãy chọn vùng chứa của trang web của bạn và nhấp vào “Add a new tag” (Thêm thẻ mới). 
  1. Nhấp vào Custom HTML Tag và nhập tên cho thẻ của bạn. 
  2. Chèn mã sự kiện cùng với mọi biến khác mà bạn muốn nhận được. 
  • Lưu ý: các biến (như: content_ids và product_name) có thể khác với ví dụ bên dưới.
  1. Trong phần Tag Sequencing (Sắp xếp theo trình tự thẻ), hãy đánh dấu chọn ô và chọn thẻ mã cơ bản của bạn để bảo đảm thẻ này kích hoạt sau mã cơ bản của bạn. 
  2. Trong phần Triggering (Kích hoạt), hãy chọn yếu tố kích hoạt phù hợp với trang web của bạn. 
  3. Đối với các sự kiện bổ sung, hãy tạo thêm thẻ bằng cách làm theo hướng dẫn nêu trên (ví dụ: Xem nội dung, Mua hàng). Vui lòng xem danh sách sự kiện được hỗ trợ trong tài liệu dành cho nhà phát triển. 
  1. Phát hành (Publish) thẻ của bạn. 

Bước 3: Xác minh việc cài TikTok Pixel xem có chính xác chưa.

  1. Truy cập trang chi tiết pixel trong Trình quản lý sự kiện TikTok và xác minh rằng các sự kiện pixel được báo cáo chính xác qua Trạng thái pixel và Kiểm tra sự kiện. 
  1. Tải Trình trợ giúp TikTok Pixel (TikTok Pixel Helper) để khắc phục các sự cố cài đặt ngay ở website trên máy tính của bạn. 

Các sự kiện tiêu chuẩn hiện có trên TikTok Pixel là gì?

Sự kiện hay Events được xác định là các hành động mà một người dùng truy cập website thực hiện để đạt được một mục tiêu kinh doanh, như thêm sản phẩm vào giỏ hàng, điền biểu mẫu đăng ký hoặc mua hàng.

Sự kiện có thể phát sinh từ một quảng cáo TikTok (có trả phí) hoặc là do chính ý muốn của họ (không phải trả phí). Sự kiện có thể giúp nhà quảng cáo xây dựng các tệp đối tượng marketing, tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo và đo lường hiệu suất của chiến dịch.

Phương thức theo dõi của các sự kiện.

Các phương thức theo dõi giúp bạn thiết lập và chỉ định quy tắc cho sự kiện mà bạn muốn theo dõi, ví dụ như “thêm vào giỏ hàng” hoặc “mua hàng”. Đối với mỗi sự kiện, có 2 loại phương thức theo dõi để bạn lựa chọn:

  • Sự kiện nhấp: Cứ mỗi lần có người nhấp vào một yếu tố cụ thể trên trang web của bạn thì sẽ được tính là một sự kiện. Đó có thể là thêm vật phẩm vào giỏ hàng, gửi biểu mẫu hoặc tải ứng dụng xuống. Sự kiện nhấp sử dụng yếu tố web của các nút hoặc liên kết bạn muốn theo dõi.
  • Sự kiện URL: Lượt truy cập của người dùng vào trang cụ thể trên trang web của bạn sẽ được tính là một sự kiện. Trang web ở đây có thể bao gồm trang xác nhận sau khi mua hàng hoặc trang cảm ơn. Sự kiện URL sử dụng các từ khóa có trong URL của trang bạn muốn theo dõi.

Dưới đây là danh sách các Sự kiện tiêu chuẩn hiện được TikTok Pixel hỗ trợ.

  • Thêm thông tin thanh toán: Khi khách truy cập thêm thông tin thanh toán của họ vào luồng thanh toán.
  • Thêm vào giỏ hàng: Khi khách truy cập thêm vật phẩm vào giỏ hàng.
  • Thêm vào danh sách mong muốn: Khi khách truy cập thêm vật phẩm vào danh sách mong muốn.
  • Nhấp vào nút: Khi người dùng nhấp vào nút. Bạn nên theo dõi các nút quan trọng có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn trên trang web. Đó có thể là các nút mạng xã hội, nút “thích”, nút liên kết ngoài, v.v.
  • Hoàn tất thanh toán: Khi khách truy cập tiến thành thanh toán. Đây được coi là một loại sự kiện mua hàng. Bạn nên dùng loại sự kiện mua hàng này nếu khách truy cập đang thanh toán cho dịch vụ.
  • Hoàn tất đăng ký: Khi khách truy cập đăng ký tài khoản hoặc đăng ký sản phẩm/dịch vụ nào đó.
  • Thông tin liên hệ: Khi khách truy cập liên hệ với bạn.
  • Tải xuống: Khi khách truy cập cố gắng tải xuống nội dung trên trang web của bạn.
  • Bắt đầu thanh toán: Khi khách truy cập sẵn sàng mua hàng và đang thanh toán.
  • Đặt đơn hàng: Khi khách truy cập đặt đơn hàng. Đây được coi là một loại sự kiện mua hàng. Bạn nên dùng loại sự kiện mua hàng này nếu khách truy cập đang thanh toán cho hàng hóa hoặc vật phẩm.
  • Tìm kiếm: Khi khách truy cập thực hiện tìm kiếm.
  • Gửi biểu mẫu: Khi khách truy cập gửi biểu mẫu.
  • Đăng ký: Khi khách truy cập đăng ký dịch vụ/sản phẩm nào đó trên trang web của bạn. Đó có thể là gói đăng ký trả phí, gói đăng ký nội dung hoặc lượt theo dõi.
  • Xem nội dung: Khi khách truy cập xem một trang quan trọng. Bạn nên theo dõi các trang quan trọng có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn trên trang web. Đó có thể là trang so sánh sản phẩm, trang thông báo hoặc về bản phát hành, v.v.

Cách sử dụng cookies với TikTok Pixel.

Các lợi ích của việc sử dụng cookies với TikTok Pixel là gì?

Nhiều sự kiện được so khớp hơn sẽ dẫn đến nhiều chuyển đổi hơn. Do đó, TikTok có thể nhận ra và tìm hiểu về mọi người từ trang web của bạn và loại hành động họ thực hiện hoặc không thực hiện.

Với những thông tin thu thập được này, TikTok sẽ phân phối quảng cáo của bạn hiệu quả hơn cho những người có khả năng chuyển đổi.

Ngoài ra, TikTok có thể ghi nhận tốt hơn các sự kiện cho quảng cáo của bạn, cho bạn biết mức độ hiệu quả của chúng và mở rộng quy mô đối tượng của bạn.

Bạn có thể kỳ vọng tăng được khoảng 50% sự kiện so khớp khi sử dụng kết hợp cookies với tính năng So khớp nâng cao. Kết quả được thể hiện qua số lượt chuyển đổi nhiều hơn và hiệu suất quảng cáo tốt hơn.

Cách sử dụng cookies với TikTok Pixel.

Bất kỳ TikTok Pixel nào được tạo sau ngày 10 tháng 3 năm 2022 sẽ sử dụng cookies của bên thứ nhất và thứ ba theo mặc định.

Các pixel hiện có được tạo trước đó sẽ bật cookies sau ngày 28 tháng 4 năm 2022. Bạn có thể định cấu hình việc sử dụng cookies trong phần cài đặt pixel của mình trong Trình quản lý sự kiện, bạn có lựa chọn sau:

  • Sử dụng cookies của bên thứ nhất và bên thứ ba với TikTok Pixel.

Khi sử dụng kết hợp cookies và tính năng So khớp nâng cao, bạn có thể cải thiện và củng cố được quá trình nhận biết những người ghé thăm trang web của bạn với người có tài khoản TikTok tương ứng.

  • Chỉ sử dụng cookies của bên thứ ba với TikTok Pixel.

Bạn có thể chọn không sử dụng cookies của bên thứ nhất với pixel của mình và chỉ sử dụng cookies của bên thứ ba bằng cách vô hiệu hóa việc sử dụng cookies bên thứ nhất trong phần cài đặt pixel của bạn. Với lựa chọn này, bạn sẽ không tối đa hóa toàn bộ khả năng ghi nhận và so khớp của pixel.

TikTok API Events là gì?

TikTok API Events hay API sự kiện của TikTok là một thành phần tích hợp Máy chủ đến máy chủ (S2S) cho phép bạn trực tiếp chia sẻ các sự kiện của khách truy cập trang web và ứng dụng đến TikTok.

Dữ liệu được chia sẻ qua API sự kiện được xử lý tương tự như với thông tin được chia sẻ qua TikTok Pixel và các công cụ SDK của TikTok cho doanh nghiệp.

Bạn có thể tận dụng dữ liệu sự kiện để triển khai các giải pháp như quảng cáo sản phẩm động, nhắm mục tiêu tùy chỉnh, ghi nhận và tối ưu hóa chiến dịch.

Kết luận.

Khi lượng người dùng của TikTok tiếp tục tăng lên và nhà quảng cáo cần đo lường sâu hơn về các hành động của người dùng với thương hiệu sau khi tương tác với quảng cáo, hiểu tiktok pixel là gì cũng như các cách thức áp dụng nó vào chiến lược đo lường, nhà quảng cáo có nhiều cách hơn để hiểu và tối ưu quảng cáo của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple vừa mất ngôi công ty giá trị nhất thế giới 

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco đạt giá trị vốn hóa thị trường 2.430 tỉ USD, trong khi của Apple giảm còn 2.390 tỉ USD.

Ngày 11-5, Tập đoàn xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco của Saudi Arabia đã vượt Apple – nhà sản xuất điện thoại iPhone, trở thành công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu.

Với giá cổ phiếu chốt phiên giao dịch 11-5 giảm gần 1%, xuống còn 45,5 riyal (12,13 USD)/cổ phiếu, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco ghi nhận giá trị vốn hóa thị trường 9.100 tỉ riyals (2.430 tỉ USD).

Trong khi đó, giá cổ phiếu của Apple giảm 4,5% xuống còn 147,63 USD/cổ phiếu, qua đó đưa giá trị thị trường của công ty này xuống còn 2.390 tỉ USD.

Giá cổ phiếu của tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Arabia đã tăng gần 30% kể từ ngày 2-1 tới nay, trong khi cổ phiếu của Apple lại giảm gần 16% kể từ đầu năm 2022.

Việc giá dầu mỏ tăng mạnh đã hỗ trợ rất nhiều cho giá trị vốn hóa thị trường của Saudi Aramco. Giá dầu thô đã tăng khoảng 60% kể từ năm ngoái nhờ nhu cầu cao hơn cũng như do thị trường lo ngại về nguy cơ thắt chặt nguồn cung giữa lúc công suất của các nhà sản xuất bị hạn chế. Một số ngân hàng đầu tư dự báo giá dầu có thể đạt trung bình 120-135 USD/thùng trong năm nay.

Giá trị vốn hóa thị trường của Saudi Aramco đã từng ghi nhận mức 2.450 tỉ USD, so với con số 1.900 tỉ USD hồi đầu năm nay. Trong khi đó, giá trị của Apple giảm từ 2.850 tỉ USD xuống còn 2.390 tỉ USD hiện nay. Giá trị của Apple trên thị trường chứng khoán có thời điểm đạt trên 3.000 tỉ USD vào ngày 3-1, nhưng mức này đã không được duy trì cho đến cuối phiên giao dịch đó.

Saudi Aramco là công ty không phải của Mỹ duy nhất nằm trong top 10 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn thế giới, bên cạnh những cái tên đình đám như Microsoft, Alphabet, Amazon, Tesla, Berkshire Hathaway, Meta, Johnson & Johnson và United Health.

Năm ngoái, Microsoft đã trở thành công ty giá trị nhất thế giới, nhưng Apple đã sớm giành lại vị trí dẫn đầu của mình trước khi bị Saudi Aramco vượt qua.

Lợi nhuận ròng năm 2021 của Saudi Aramco đã tăng hơn gấp đôi lên 110 tỉ USD, nhờ giá dầu tăng 67% trong năm ngoái. Saudi Aramco đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tadawul của Saudi Arabia vào năm 2019.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo TTXVN

Những tác động tiêu cực của TikTok

Việc các nền tảng video ngắn như TikTok hay Reels trở nên phổ biến trong những năm gần đây khiến nhiều người dùng khó có thể đặt điện thoại xuống.  

TikTok gây mất tập trung

“Tôi chưa sử dụng nền tảng mạng xã hội nào với tần suất nhiều như dùng TikTok mặc dù tôi mới chỉ biết đến ứng dụng này vào năm ngoái”, Priscilla Villa ở Central Falls (Mỹ) chia sẻ.

Aidan Lablanc, một người dùng khác thừa nhận mình kiểm tra các ứng dụng ít nhất 10 lần một ngày.

Thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của TikTok khiến người xem không thể ngừng xem các nội dung, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não người dùng và gây mất tập trung.

Một nghiên cứu dựa trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), đã xem xét các video ngắn ảnh hưởng như thế nào đến bộ não của sinh viên đại học ở Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét cách bộ não phản ứng với những video chung và những video được cá nhân hóa. Kết quả cho thấy những video phù hợp với sở thích của người xem có thể kích hoạt trung tâm hệ thống thưởng của não.

Hệ thống thưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong định hình cảm xúc và điều hướng hành động của con người, có chức năng tạo ra những cảm giác sung sướng và ham muốn.

Tiến sĩ Justin Shleifer là bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Bradley cho biết: “Chúng ta gần như bị các ứng dụng này điều chỉnh hành vi để có được sự hài lòng ngay lập tức”.

Mặc dù sự hài lòng ngay lập tức nghe có vẻ tuyệt vời, nó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ vài giờ sau khi đóng ứng dụng.

Ông Shleifer nói: “Tôi lo rằng trẻ em sẽ gặp khó khăn hơn khi đọc sách nếu chúng đã quá quen với việc nhận được sự thỏa mãn tức thời như khi thực hiện thao tác cuộn TikTok”.

Vấn đề có thể vượt xa hơn việc đọc sách. Trong những trường hợp khác đòi hỏi sự kiên nhẫn, trẻ em có thể khó tập trung vào bất cứ thứ gì không mang lại hiệu quả tức thì.

Thuật toán của TikTok có thể gây nghiện.

Theo một nghiên cứu của Wall Street Journal, TikTok sử dụng thuật toán để cung cấp nguồn cấp dữ liệu cho người dùng. Các video được cá nhân hóa dựa trên nội dung người dùng thả tim và thời lượng xem các video tương tự.

Người dùng xem một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoặc một thể loại video cụ thể càng lâu thì thuật toán càng đề xuất chính xác các video tương tự lên trang chủ.

Nhiều người dùng cũng thừa nhận, thuật toán khiến họ bị mắc kẹt, nó đã đề xuất nội dung gần như trùng 100% với sở thích của họ.

Một số nhà nghiên cứu lo lắng về tác động tiềm ẩn của thuật toán này đối với sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên.

Ví dụ: nếu một trẻ em đang xem video về cách giảm cân hoặc một chủ đề khác có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần của chúng, thì điều đáng lo ngại là ứng dụng sẽ tiếp tục đề xuất những video tương tự.

Vào tháng 3, tổng chưởng lý nhiều bang ở Mỹ đã mở một cuộc điều tra nhằm vào TikTok, liên quan đến tác động của nề tảng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em. Cuộc điều tra tập trung vào làm rõ các phương pháp mà ứng dụng đang sử dụng để giữ người dùng cuộn trong thời gian dài và tăng mức độ tương tác.

Trước khi cuộc điều tra đó bắt đầu, TikTok thông báo họ đang tìm một phương thức mới để đa dạng hóa video bằng cách sử dụng hệ thống đề xuất bao gồm nội dung có thể nằm ngoài sở thích người dùng.

Một câu hỏi khác được đặt ra rằng liệu ai đó có thể nghiện mạng xã hội hay không. Máy quét MRI từ Trung Quốc đã phát hiện ra phần nghiện ngập của não bộ được kích hoạt khi xem các video phù hợp với sở thích của họ.

Ông Schleifer không tin rằng có nguy cơ trực tiếp dẫn đến việc nghiện các ứng dụng như TikTok hoặc Instagram, nhưng cho biết càng nhiều trẻ em quen với phần thưởng tức thì, chúng càng khó rời mắt khỏi màn hình điện thoại và đưa ra những lựa chọn lành mạnh.

“Thay vì chống lại mạng xã hội, các bậc phụ huynh nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị của con trẻ và giáo dục chúng về cách tương tác với nền tảng”, ông Schleifer nói.

Người phát ngôn TikTok cho biết công ty đã có những kế hoạch để bảo vệ trẻ em. Ngoài việc cho phép cha mẹ kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị qua tính năng Family Pairing (Ghép nối gia đình), TikTok giảm thiểu thông báo đẩy (push notification) vào buổi tối và chủ động hiển thị lời nhắc trên trang chủ để tạm dừng ứng dụng.

Hương Dung (Theo Turnto10)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Google Ads là gì? Kiến thức nền tảng về Google Ads cho người mới

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Google Ads (Quảng cáo Google) như Google Ads là gì, các thành phần chính có trong Google Ads, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Google Ads hay cách khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads hoàn chỉnh và hơn thế nữa.

google ads là gì
Google Ads là gì?

Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, Facebook Ads và Google Ads là hai cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực ra Google Ads là gì và cách chạy Google Ads như thế nào?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:

  • Google Ads là gì?
  • Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.
  • Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?
  • Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.
  • Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.
  • Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?
  • Các hình thức quảng cáo hiện có trong Google Ads.
  • Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
  • Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong Google Ads.
  • Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Bên dưới là những nội dung chi tiết.

Google Ads là gì?

Google Ads hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo có trong Google Ads đều chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).

Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2023, Google Ads song song với đó là Facebook Ads và TikTok Ads là những nền tảng lớn nhất.

Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, Google Ads giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.

quảng cáo google
Google Ads là gì? Ví dụ về quảng cáo tìm kiếm của Google Ads.

Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong Google Ads. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.

Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.

Dưới đây là một số liệu thú vị về Google Ads.

  • Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của Google Ads là 8%.
  • Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
  • 54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.

Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.

Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, Google Ads cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.

Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.

Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.

Cơ chế tính chí chủ yếu của Google Ads là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.

Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?

Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google hay Google Ads khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Từ đây, Google Ads cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà Google Ads có thể mang lại.

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
  • Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.

Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.

Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong Google Ads, vậy những thuật ngữ đó là gì?

  • Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
  • Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
  • Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
  • Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
  • Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
  • Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của Google Ads.
  • Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
  • Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Google Ads là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
  • Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google Ads mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
  • Mục tiêu của chiến dich Google Ads: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
  • Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Google Ads có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
  • Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
  • Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
  • Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
  • Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
  • Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng Google Ads sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.

Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.

Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với Google Ads, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.

Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.

  • Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
  • Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
  • Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
  • Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
  • Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.

Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?

Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.

Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

Giao diện tổng quan của một trình quản lý quảng cáo.

Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.

Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.

Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).

Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).

Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?

google ads là gì
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?

Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, Google Ads cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.

Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:

  • Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
  • Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – Google Performance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
  • Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
  • Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Google Ads sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
  • Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
  • Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.

Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch Google Ads khác nhau.

Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?

Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.

Dưới đây là những bước chính bạn có thể trải qua khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads.

Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng Google Ads.

Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).

Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).

Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.

Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.

Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.

Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên Google Ads chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.

Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.

  • Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
  • Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
  • Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.

Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:

  • Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
  • Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
  • Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
  • Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.

Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).

Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.

Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google Ads (ít nhất 2 và trung bình 5).

Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.

Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).

Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.

Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.

Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.

Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.

Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.

Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).

Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.

Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.

Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.

Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của Google Ads mà còn cả Facebook Ads, TikTok Ads và nhiều nền tảng quảng cáo khác.

Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:

Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.

Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.

Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ Google Ads.

google ads
Cách thiết lập chuyển đổi trong Google Ads.

Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.

Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.
Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.

Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới  để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.

Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.

Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.

Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?
Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?

Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.

Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.

Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.

Ngoài ra theo yêu cầu của Google Ads thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ Google Ads tới website.

Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Google Ads: Các chiến dịch mua sắm thông minh và địa phương sẽ được chuyển đổi từ tháng 9
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, Google Ads trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.

Vậy những xu hướng chính của Google Ads trong 2023 là gì?

Xu hướng Google Ads 1: Google Ads sẽ tự động hoá nhiều hơn.

Như đã đề cập ở trên, vào năm 2023, Không chỉ Google Ads mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Google Ads, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.

Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:

“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”

Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).

Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:

  • Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
  • Phạm vi tiếp cận đa kênh.
  • Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
  • Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.

Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).

Xu hướng Google Ads 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.

Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như Google Ads là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2023.

Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.

Xu hướng Google Ads 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.

Vào năm 2023, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.

Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.

Một chuyên gia về Google Ads cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”

Xu hướng Google Ads 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.

Cũng tương tự như Facebook Conversion API, Google Ads cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.

Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào Google Ads để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2023.

Kết luận.

Bằng cách thấu hiểu google ads là gì, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của Google Ads trong 2023, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MareketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Facebook chia sẻ những ‘Culture Codes’ mới để cải thiện hiệu suất quảng cáo

Nhằm mục tiêu giúp các nhà quảng cáo và người làm marketing có thể tối đa hoá hiệu suất quảng cáo của họ, Facebook vừa chia sẻ những mẹo mới.

Facebook chia sẻ những mẹo mới để cải thiện hiệu suất quảng cáo
Facebook chia sẻ những mẹo mới để cải thiện hiệu suất quảng cáo

Khi Social Media hay Social Media Marketing tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, xu hướng sử dụng nội dung của người tiêu dùng theo đó cũng đã thay đổi.

Ở những ngày đầu của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter, các thương hiệu xem phương tiện truyền thông mạng xã hội như là một nền tảng khác để truyền tải các thông điệp của thương hiệu, một nơi khác để hiển thị quảng cáo của họ, với hy vọng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và bán được nhiều sản phẩm hơn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của sự sáng tạo, khi nhiều người coi mạng xã hội là nơi họ có thể chia sẻ quan điểm hay suy nghĩ của riêng họ với thế giới, họ kỳ vọng những thông điêp thương hiệu hay quảng cáo phù hợp hơn với sở thích của họ.

Theo giải thích của Facebook:

“Chúng tôi đang thấy sự dịch chuyển lớn trên nền tảng, thay đổi từ sự hoàn hảo và hào nhoáng tới một nền văn hóa thay vào đó tôn vinh những gì chân thực và gần gũi.”

Trong một báo cáo gần đây từ công ty nghiên cứu thị trường YPulse, 84% người tiêu dùng trẻ tuổi đồng ý với tuyên bố rằng “Tôi thích những nội dung không quá trau chuốt từ thương hiệu” và 79% trong số họ đồng ý rằng họ “mệt mỏi khi nhìn thấy những hình ảnh quá hoàn hảo trong quảng cáo.”

Facebook gọi những mẹo mà họ đang cung cấp là ‘Culture Codes’ (tạm dịch là những quy tắc văn hoá mới) mà theo Facebook chúng có thể giúp các thương hiệu tạo ra những nội dung (Content) tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn và có khả năng tương tác cao hơn với khán giả trên các nền tảng mạng xã hội hiện đại.

  • Bạn có thể xem Content là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm Nội dung.

Theo Facebook.

“Văn hóa là thứ được định hướng bởi con người, và nền văn hóa đó có ngôn ngữ riêng của nó – không trau chuốt và trên hết là tập trung vào yếu tố con người.

Khi các thương hiệu có thể hiểu các quy tắc văn hóa mới, họ giao tiếp với người tiêu dùng hay các nhóm đối tượng mục tiêu của họ với tư cách là những người đồng hành, thiết lập sự tin cậy và gần gũi thông qua một ngôn ngữ chung.”

Dưới đây là 6 quy tắc văn hoá mới từ Facebook mà các thương hiệu nên tham khảo.

  • Họ có những người thực kể những câu chuyện thực, mời nhân viên hoặc khách hàng truyền tải thông điệp của họ.
  • Họ sử dụng ngôn ngữ của nền tảng để báo hiệu rằng họ đang ở đó trong nguồn cấp dữ liệu và nó đang phù hợp với văn hóa của nền tảng.
  • Họ khai thác sức mạnh của những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để thiết lập lòng tin và mối liên quan.
  • Họ cho người tiêu dùng thấy “behind the scenes” về quá trình phát triển của họ.
  • Họ sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa lo-fi (chất lượng thấp, trái ngược với hi-fi) để mang lại cảm giác thân thuộc và đậm chất con người.
  • Họ sử dụng sự hài hước để xóa tan ranh giới giữa thương hiệu và khán giả.

Bằng cách tận dụng những yếu tố này, Facebook nói rằng các thương hiệu sẽ có thể có những lợi thế tốt hơn để xây dựng liên kết với khách hàng, thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng thông qua các quảng cáo của họ.

Giá trị cốt lõi hay ý tưởng chính ở đây là tính xác thực và việc tạo ra những nội dung “bình thường” giống như cách bạn giải thích những gì bạn làm với một người bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google vừa ra mắt ví kỹ thuật số Google Wallet mới

Google Wallet là ứng dụng ví điện tử cho phép người dùng lưu trữ những tài sản số như thẻ tín dụng, vé điện tử và hơn thế nữa.

Google ra mắt Google Wallet
Getty Images

Tại hội nghị các nhà phát triển vào ngày 12/5, Google chính thức ra mắt Google Wallet, một ứng dụng Android và Wear OS mới cho phép người dùng lưu trữ những thứ như thẻ tín dụng, thẻ khách hàng thân thiết, ID kỹ thuật số, thẻ chuyển tuyến vận tại, vé xem hòa nhạc, thẻ tiêm chủng, và nhiều thứ khác.

Khi Google thông báo thông tin này, có không ít người thắc mắc vậy nó khác gì so với Google Pay, nơi bạn có thể thanh toán trực tuyến và không cần tiếp xúc.

Trở lại năm 2020, Google đã thực hiện một số thay đổi lớn đối với Google Pay để tập trung nhiều hơn vào việc theo dõi chi tiêu của bạn, gửi và nhận tiền giữa bạn bè cũng như các thành viên trong gia đình.

Vào thời điểm đó, Google thậm chí còn muốn ra mắt tài khoản ngân hàng của riêng mình bằng cách hợp tác với các tổ chức tài chính như Citigroup (mảng tài chính và ngân hàng) giúp người dùng quản lý tài khoản ngân hàng của họ trong Google Pay.

Tuy nhiên tham vọng này của Google cuối cùng đã phải dừng lại khi người điều hành dự án đã rời khỏi Google sau 6 tháng triển khai.

Google cho biết hiện tại, Google Pay đã có mặt tại 42 thị trường, 39 thị trường trong số này sẽ thấy ứng dụng Google Pay cập nhật lên ứng dụng Google Wallet mới.

Với thị trường Mỹ và Singapore, Google Pay sẽ vẫn là ứng dụng tập trung vào thanh toán trong khi Google Wallet sẽ tồn tại song song để tập trung vào việc lưu trữ thẻ kỹ thuật số của người dùng.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, Google nói rằng “mọi người sẽ tiếp tục sử dụng ứng dụng Google Pay mà họ đã quen thuộc như hiện tại.”

Ông Arnold Goldberg, Phó Chủ tịch và Giám đốc mảng thanh toán tại Google cho biết:

“Ứng dụng Google Pay sẽ là một ứng dụng đồng hành với Google Wallet, hãy coi Google Pay là ứng dụng để bạn thanh toán và quản lý tiền, trong khi Google Wallet sẽ thực sự là nơi lưu trữ các tài sản thanh toán và phi thanh toán (non-payment) của mình.”

Goldberg lưu ý rằng Google quyết định đi theo con đường này vì tốc độ số hóa nhanh chóng mà họ đã thấy trong suốt hai năm qua của đại dịch.

Ông nói: “Với tư cách là một tổ chức thanh toán – những gì chúng tôi cần làm là không chỉ tập trung vào mảng thanh toán trực tuyến mà còn nghĩ về những gì chúng tôi có thể cho phép mọi người làm với ví kỹ thuật số của họ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Apple ngừng sản xuất iPod Touch

Apple vừa thông báo họ sẽ ngừng sản xuất iPod Touch, chấm dứt hơn hai thập kỷ thống trị của công ty trên thị trường máy nghe nhạc kỹ thuật số.

Apple ngừng sản xuất iPod Touch
Apple ngừng sản xuất iPod Touch

Theo Android Authority, trong suốt hơn 20 năm hoạt động, đã có những thời điểm Apple sản xuất một số mẫu iPod khác nhau nhưng dần loại bỏ chúng vì sự phổ biến của iPhone đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

iPod Touch là thiết bị cuối cùng trong danh mục iPod của Apple, và hiện Apple đã ngừng sản xuất nó, khép lại lịch sử hơn 20 năm của iPod. Khách hàng vẫn có thể mua máy phát nhạc này ngay bây giờ cho đến khi lượng hàng trong kho không còn.

Phó chủ tịch Apple Greg Joswiak nhận xét: “Ngày nay, tinh thần của iPod vẫn sống mãi. Chúng tôi đã tích hợp trải nghiệm âm nhạc của nó trên tất cả sản phẩm của mình, từ iPhone đến Apple Watch, HomePod Mini, trên Mac, iPad và Apple TV.

Apple Music cũng mang đến chất lượng âm thanh hàng đầu trong ngành với sự hỗ trợ âm thanh không gian, biến nó trở thành nơi tốt nhất để thưởng thức, khám phá và trải nghiệm âm nhạc”.

Apple đã cách mạng hóa máy nghe nhạc kỹ thuật số với sự ra đời của iPod đầu tiên vào năm 2001. Giao diện đơn giản và dung lượng lớn của iPod đã làm khuynh đảo thị trường và ngay lập tức đưa Apple trở thành công ty dẫn đầu thị trường.

Khi thương hiệu iPhone trở nên phổ biến và dung lượng lưu trữ của máy tăng lên, hầu hết khách hàng không còn cần mang theo máy nghe nhạc chuyên dụng nữa, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của iPod.

Trong thời kỳ hoàng kim của mình, iPod đã giúp thúc đẩy “hiệu ứng hào quang” của Apple, trong đó người tiêu dùng sẽ mua các sản phẩm rẻ tiền của công ty và sau đó dần dần đầu tư vào nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn để cuối cùng chuyển đổi hoàn toàn sang hệ sinh thái của Apple.

Mặc dù iPod Touch có thể là chiếc iPod cuối cùng nhưng chúng vẫn sẽ luôn được nhắc đến bởi những đóng góp đã mang lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Twitter đếm sai lượng người dùng hàng ngày MAU

Twitter thừa nhận đã phóng đại về số lượng người dùng hàng ngày trong giai đoạn 2019-2021 do bộ đếm hệ thống bị sai.

Twitter đếm sai người dùng hàng ngày ba năm liên tiếp
Twitter đếm sai người dùng hàng ngày ba năm liên tiếp

Vấn đề trên được Twitter nêu trong báo cáo tài chính quý I/2022 ngày 28/4. Trong đó, hãng thừa nhận bộ đếm đã đếm dư từ 1,9 triệu người dùng hàng ngày trở lên trong giai đoạn từ quý I/2019 tới quý IV/2021.

Theo Twitter, lỗi xảy ra do hệ thống vô tình cộng nhiều tài khoản đang hoạt động của một người dùng duy nhất, cũng như tính cả một số tài khoản đã ngừng sử dụng từ lâu. Hiện vấn đề đã được mạng xã hội khắc phục.

Trong quý đầu năm, nền tảng này có 229 triệu người dùng hàng ngày, tăng hơn 10 triệu người dùng so với quý IV/2021.

Đây không phải lần đầu Twitter gặp sự cố về bộ đếm. Năm 2017, mạng xã hội cũng ghi nhận lỗi tương tự khi tăng lượng người dùng hàng ngày của mình thêm khoảng 1-2 triệu trong giai đoạn từ 2015 tới giữa 2017.

Cũng trong báo cáo tài chính quý I/2022, Twitter cho biết đã đạt doanh thu (chủ yếu đến từ quảng cáo) 1,2 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, công ty cũng ghi nhận khoản lỗ 128 triệu USD trong quý vừa qua.

Đây có thể xem là một trong những báo cáo tài chính cuối cùng của Twitter. Mạng xã hội hiện được Elon Musk thâu tóm với giá 44 tỷ USD, dự kiến hoàn tất cuối năm nay. Sau đó, Twitter từ công ty đại chúng trở thành doanh nghiệp tư nhân.

Do quá trình mua bán với Musk đang diễn ra, Twitter cũng rút lại các dự báo tài chính đã đưa ra trước đó. Trong tương lai, doanh thu của nền tảng cũng bị bỏ ngỏ, khi tỷ phú Mỹ cho biết ông mua Twitter không phải để kiếm tiền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Instagram bắt đầu thử nghiệm NFTs cho một số Content Creator được chọn

Một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể đăng tài sản số NFTs lên trang cá nhân, tin nhắn hay Stories của Instagram từ tuần này.

Instagram NFTs
Instagram bắt đầu thử nghiệm NFTs cho một số Content Creator được chọn

“Chúng tôi đang xây dựng NFT, không chỉ trong phòng thí nghiệm thực tế ảo và metaverse, mà còn trên toàn bộ các ứng dụng của chúng tôi”, Zuckerberg viết trên Facebook.

“Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm các bộ sưu tập kỹ thuật số trên Instagram để người sáng tạo và nhà sưu tập có thể hiển thị NFT của họ”.

Người đứng đầu Meta hứa hẹn tính năng tương tự sẽ xuất hiện trên Facebook, Messenger và Whatsapp thời gian tới. Người dùng cũng có thể sử dụng thực tế ảo tăng cường để hiển thị NFT 3D trên Stories của Instagram.

Theo Zuckerberg, công nghệ Spark AR của hãng cho phép “đặt nghệ thuật kỹ thuật số trong không gian vật lý”.

Người đứng đầu Instagram Adam Mosseri cho biết người dùng có thể chia sẻ NFT mà họ đã tạo hoặc mua trên bảng tin (feed), tin nhắn hay Stories. Công ty sẽ bắt đầu thử nghiệm với một số tài khoản sử dụng tại Mỹ.

Mosseri cũng lưu ý về sự khác biệt giữa bản chất phi tập trung của Web3, NFT, blockchain và nền tảng tập trung như Instagram. “Một trong những lý do chúng tôi bắt đầu thử nghiệm với quy mô nhỏ là muốn đảm bảo có thể học hỏi từ cộng đồng”, ông nói.

Theo thông báo của Meta, người dùng không phải trả bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc đăng, chia sẻ NFT. Mosseri cũng hé lộ ý tưởng một nhóm nhỏ người dùng có thể kinh doanh, mua và bán trực tiếp NFT trên Instagram vào thời gian nhất định.

Trước đó, giới chuyên gia lo ngại NFT có thể cuốn các mạng xã hội truyền thống như Facebook, Twitter vào những rắc rối mới liên quan đến bản quyền và quyền kiểm soát dữ liệu. Theo Alan Woodward, giáo sư về an ninh mạng tại Đại học Surrey (Anh), thị trường NFT đang thiếu yếu tố dẫn dắt.

Do đó, khi đặt chân vào mảnh đất này, mạng xã hội sẽ trở thành bên chịu trách nhiệm chính. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi có vô số vụ tranh chấp bản quyền diễn ra gần đây.

Tuy nhiên, những người khác cho rằng việc Twitter và Meta chấp nhận rủi ro để gia nhập NFT cũng dễ hiểu, khi cả hai không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền từ công nghệ mới.

NFT (non-fungible token) là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu. Theo NonFungible, tổng giá trị NFT giao dịch trong năm 2021 đạt 17,6 tỷ USD, tăng 21.350% so với mức 82,5 triệu USD của năm 2020.

Theo từ điển Collins, trong năm 2021, tần suất sử dụng từ khóa NFT đã tăng 11.000% so với năm trước đó và trở thành từ nổi bật của năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sếp Apple nghỉ việc vì phải quay lại văn phòng

Ian Goodfellow, Giám đốc máy học của Apple, cho biết ông không đồng ý với yêu cầu buộc nhân viên phải đến văn phòng nên quyết định nghỉ việc.

Goodfellow thông báo rời Apple sau ba năm gia nhập công ty. Trong email gửi đồng nghiệp, Goodfellow nói việc Apple thay đổi quy định, buộc nhân viên phải đến văn phòng là một vấn đề.

“Tôi tin làm việc linh hoạt là chính sách tốt nhất với nhóm của tôi”, Goodfellow viết.

Theo hồ sơ trên LinkedIn, Goodfellow gia nhập Apple vào tháng 3/2019 với vị trí “Giám đốc Học máy trong Nhóm dự án đặc biệt”. Ông lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Montreal năm 2014.

Trước khi đầu quân cho Apple, ông làm việc tại hai phòng thí nghiện AI hàng đầu thế giới là Deepmind của Google và OpenAI của tỷ phú Elon Musk.

Ở Google, ông là nhà khoa học nghiên cứu cấp cao về trí tuệ nhân tạo. Tại OpenAI, Goodfellow được trả hơn 800.000 USD/năm.

Goodfellow được coi là cha đẻ của phương pháp tiếp cận AI mang tên GAN (Generative Adversarial Networks – Mạng đối kháng sinh mẫu). Phương pháp này cho hai mạng nơ-ron cạnh tranh với nhau để cải thiện độ chính xác của hệ thống.

Đây được xem là phương pháp có khả năng sinh ra dữ liệu gần giống thật nhất. Ngày nay các sản phẩm của nó được biết nhiều đến dưới dạng deepfake.

Apple yêu cầu nhân viên đến văn phòng thường xuyên từ tháng 4, sau hai năm làm việc từ xa do Covid-19. Chính sách trở lại văn phòng của Apple được đánh giá nghiêm ngặt hơn so với nhiều công ty công nghệ lớn khác.

Trong khi Meta, Google và Amazon vẫn đang xem xét cho một số nhóm nhân viên làm việc từ xa lâu dài, CEO Tim Cook của Apple yêu cầu tất cả nhân viên đến văn phòng ít nhất một ngày mỗi tuần từ 11/4, nâng lên hai ngày mỗi tuần từ 2/5 và ba ngày từ 23/5.

Trên Blind, ứng dụng cho phép nhân viên của các công ty lớn thảo luận bán ẩn danh, một số nhân viên Apple khẳng định sẽ nộp đơn xin nghỉ vào ngày trở lại văn phòng. “Tôi sẽ đến để chào và gặp gỡ mọi người rồi gửi đơn từ chức khi về nhà” một nhân viên Apple nói.

Người này cho hay, anh không muốn đến công ty vì quãng đường xa và phải gò ép mình tám tiếng mỗi giờ trong văn phòng. Nhiều người khác ủng hộ quyết định này và cho biết họ cũng sẽ làm như vậy.

Trong một thông báo vào tháng 3, Tim Cook thừa nhận một số nhân viên công ty không muốn trở lại văn phòng. “Nhiều người trong số các bạn mong đợi việc quay lại làm việc tại trụ sở từ lâu.

Đây là cột mốc quan trọng và là dấu hiệu tích cực cho thấy chúng ta có thể gắn kết đầy đủ hơn với đồng nghiệp trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số xem cột mốc này là thay đổi đáng lo ngại”, New York Post dẫn lời Cook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Xu hướng Marketing 2022 cho Marketers

Bằng cách cập nhật và thích ứng nhanh với các xu hướng Marketing 2022, các thương hiệu có thể có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn khi cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng của mình.

xu hướng marketing 2022
Tổng hợp những xu hướng Marketing chính trong 2022

Kể từ khi khái niệm ‘cạnh tranh’ hay ‘kinh tế thị trường’ xuất hiện và thay thế cho giai đoạn ‘trao đổi hàng hoá ngang bằng’, marketing và thương hiệu cũng từ đó xuất hiện và phát triển không ngừng. Khi các yếu tố vĩ mô thay đổi khiến hành vi và sở thích của người tiêu dùng thay đổi, các xu hướng Marketing theo đó cũng thay đổi.

Bằng cách thích ứng nhanh với các xu hướng Marketing mới trong 2022, người làm marketing không chỉ xây dựng thêm được nhiều lợi thế dẫn đầu cho thương hiệu của họ mà còn cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn khi hiểu họ nhiều hơn.

Các nhóm chủ đề về xu hướng Marketing 2022 sẽ được đề cập trong bài bao gồm:

  • Xu hướng Marketing nổi bật trong 2022.
  • Xu hướng Social Media Marketing.
  • Xu hướng Content Marketing.
  • Xu hướng SEO.
  • Xu hướng ứng dụng Công nghệ, Kỹ thuật số (Digital) và Tự động hoá (AI).
  • Xu hướng về Social Commerce và eCommerce.
  • Xu hướng về nội dung được cá nhân hoá đến người dùng.

Dưới đây là nội dung chi tiết.

Các xu hướng Marketing nổi bật nhất trong 2022.

1. Influencer Marketing sẽ chuyển từ một xu hướng đơn thuần thành chiến thuật marketing phổ biến.

Theo một khảo sát từ HubSpot, khi được hỏi đâu là xu hướng làm marketing mà họ sẽ đầu tư nhiều nhất trong năm 2022, 34% các chuyên gia cho biết họ sẽ đầu tư vào Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng.

Bên cạnh Influencer Marketing, các định dạng video ngắn và tối ưu website cho thiết bị di động cũng là các mối quan tâm hàng đầu.

Trong khi có khoảng 57% người làm marketing cho biết Influencer Marketing thực sự mang lại hiệu quả với họ, hơn 40% cho biết họ sẽ tăng ngân sách đầu tư trong 2022.

Liên quan đến chủ đề này, một câu hỏi được đặt ra là tại sao Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng lại hiệu quả và được ưu tiên đến vậy?

Câu trả lời phù hợp nhất có thể là vì những người có ảnh hưởng hay những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là những chuyên gia trong các lĩnh vực hay nền tảng nhất định, họ nhận được nhiều sự tin tưởng của đông đảo đối tượng mục tiêu.

Những nhóm đối tượng mục tiêu này thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những gì mà những người có ảnh hưởng chia sẻ đến họ hoặc cộng đồng.

Ngoài ra, những micro-influencer cũng là trọng tâm của các thương hiệu trong 2022.

2. Các nội dung video đặc biệt là những video dạng ngắn (short-form video) sẽ tiếp tục bùng nổ.

Trong một số cuộc khảo sát khác nhau, hơn 31% những người làm marketing đang có ý định đầu tư nhiều hơn vào các video ngắn trong chiến lược của họ.

Trong khi các video dạng dài có thể cung cấp nhiều thông tin và chuyên sâu hơn, việc đưa các nội dung chuyên sâu vào từng video ngắn hiện đang tỏ ra hiệu quả hơn với không ít các thương hiệu.

Đặc biệt, khi người tiêu dùng ngày càng ít kiên nhẫn với các nội dung do thương hiệu cung cấp, các video ngắn lại càng mang lại nhiều giá trị hơn.

3. Trong 2022, người làm marketing có xu hướng ưu tiên việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động.

Trong những năm trở lại đây, người tiêu dùng chủ yếu tương tác với các thương hiệu thông qua thiết bị di động cá nhân của họ.

Với hầu hết các ngành nghề kinh doanh khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập các website của thương hiệu từ thiết bị di động.

Trong bối cảnh này, các thương hiệu sẽ ngày càng tập trung nhiều hơn trong việc tối ưu hoá các trải nghiệm của người dùng với thiết bị di động, khiến các nền tảng của họ trở nên “thân thiện hơn” và dễ điều hướng hơn.

Đối với các thương hiệu hiện đang chủ yếu thu hút sự chú ý của Gen Y và Gen Z, khi các trải nghiệm mua sắm trực tuyến của họ đều diễn ra trên thiết bị đi động, điều này càng trở nên cấp thiết hơn.

4. Các thương hiệu sẽ quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố xã hội hay trách nhiệm xã hội.

Mặc dù trách nhiệm xã hội không trực tiếp thúc đẩy các hành động tương tác của người dùng với các nội dung của thương hiệu, nhiều marketer cho biết họ vẫn tiếp tục đầu tư đến nó trong 2022.

Theo nghiên cứu của McKinsey, sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng sẽ có xu hướng ủng hộ nhiều hơn với các thương hiệu thể hiện sự quan tâm của họ đối với cộng đồng và xã hội nói chung.

Nhận thức được điều này, những người làm marketing sẽ tập trung nhiều hơn đến tính toàn diện, tính bền vững hoặc tìm cách lồng ghép các yếu tố trách nhiệm xã hội vào các thông điệp thương hiệu của họ.

5. Experiential Marketing hay Tiếp thị trải nghiệm có thể sẽ lại trở thành xu hướng marketing trong 2022.

Mặc dù không phải là xu hướng mới, sau hơn 2 năm đối mặt với đại dịch, khi hầu hết người tiêu dùng phải ở nhà và tương tác trực tuyến, họ thực sự cần những trải nghiệm thực tế với các thương hiệu trong 2022.

Experiential marketing hay tiếp thị trải nghiệm từ đây có thể sẽ tiếp tục trở thành xu hướng marketing chính, đặc biệt với các thương hiệu bán lẻ.

Ngoài ra, khi được kết hợp với các yếu tố công nghệ mới như thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR), các thương hiệu có nhiều cách hơn để gia tăng trải nghiệm của khách hàng tại các cửa hàng (vật lý).

Theo nghiên cứu từ HubSpot, khoảng 48% người làm marketing nói rằng họ sẽ tiếp tục đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm trong năm 2022.

6. Nhiều doanh nghiệp hơn sẽ sử dụng SEO để thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên từ công cụ tìm kiếm.

Với tư cách là những người làm marketing, chúng ta hiểu rằng việc thúc đẩy khả năng được khám phá của các website của thương hiệu là rất quan trọng.

Mặc dù SEO không mới, tuy nhiên sau những khó khăn do đại dịch, đồng thời khi người tiêu dùng ở nhà và tìm kiếm nhiều hơn, chúng càng đóng vai trò lớn hơn.

Bạn có thể xem thêm xu hướng SEO 2022 để tìm hiểu rõ hơn về các xu hướng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trong 2022.

7. Các sự kiện ảo (Virtual Events) vẫn sẽ tiếp tục phát triển tuy nhiên một số thương hiệu sẽ đầu tư ít hơn.

Vào năm 2022, chúng ta kỳ vọng rằng các chiến lược marketing kết hợp (Hybrid) sẽ tiếp tục là xu hướng như những gì chúng đã diễn ra trong 2021.

Vào năm 2021, 51% marketer đầu tư vào các sự kiện ảo, tuy nhiên, 17% trong số này có kế hoạch giảm đầu tư vào năm 2022.

Trên thực tế, khoảng 80% nhà tiếp thị dự định đầu tư ngân sách tương tự hoặc nhiều hơn vào các sự kiện ảo vào năm 2022.

8. Các nội dung âm thanh có thương hiệu (Branded Audio Content) là xu hướng marketing trong 2022.

Theo một nghiên cứu của HubSpot, khoảng 53% các doanh nghiệp đang tận dụng Content Marketing nhận thấy rằng “podcast hoặc các loại nội dung âm thanh khác” rất hiệu quả khi nói đến mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu (brand awareness).

Mặc dù hiện chỉ có 16% marketer nói rằng họ đã đầu tư vào xu hướng này, nhưng 34% trong số đó nhận định nó hiệu quả, khoảng 84% marketer dự định sẽ tiếp tục đầu tư với mức ngân sách tương tự năm 2021 hoặc nhiều hơn vào năm 2022.

9. Inbound Marketing sẽ tiếp tục là chiến lược hàng đầu để thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu.

Trong khi Inbound Marketing đã tồn tại trong nhiều năm, 27% nhà tiếp thị nói rằng họ sẽ tận dụng nó lần đầu tiên vào năm 2022, khoảng 11% người làm marketing nói rằng đây sẽ là khoản đầu tư lớn nhất của họ.

Inbound Marketing có thể là một tài sản quý giá để nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng lòng tin của người tiêu dùng thông qua những nội dung có giá trị.

Để có thể tận dụng tốt nhất xu hướng này, các thương hiệu nên bắt đầu với việc nghiên cứu chuyên sâu về khách hàng, đối thủ và cả thị trường nói chung.

10. Người tiêu dùng ngày càng mong đợi được trải nghiệm VR và AR trong quá trình mua sắm.

Vào năm 2021, khoảng 35% nhà tiếp thị đã tận dụng AR (thực tế tăng cường) hoặc VR (thực tế ảo) trong các chiến lược marketing của họ. Trong số này, 42% có kế hoạch tăng mức đầu tư vào năm 2022.

Nếu bạn còn chưa hình dung được VR hay AR sẽ được ứng dụng trong thực tế như thế nào thì hãy xem chiến dịch dưới đây của IKEA, IKEA PLACE giúp người dùng hình dung đồ nội thất ảo trong căn phòng rất thực của mình.

11. Nhiều thương hiệu hơn sẽ bắt đầu thử nghiệm các hình thức quảng cáo tự nhiên (Native Ads).

Vào năm 2021, 24% nhà tiếp thị toàn cầu mà HubSpot khảo sát hiện đang đầu tư vào định dạng quảng cáo tự nhiên Native Advertising. Trong năm 2022, 23% marketer dự định sẽ thử nghiệm nó lần đầu.

Liên quan đến định dạng quảng cáo này, hơn 36% nhà quảng cáo nói rằng nó hiệu quả, và có thể thúc đẩy ROI cho thương hiệu.

Vì Native Ads nhìn tự nhiên hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống như Banner Ads, định dạng này có khả năng thúc đẩy người dùng tốt hơn.

Ví dụ về hình thức quảng cáo tự nhiên Native Ads

Như bạn có thể thấy ở trên góc bên phải, vì Native Ads nhìn rất “tự nhiên” và giống với các nội dung khác trên các nền tảng mà nó hiển thị, nó trông có vẻ “không giống với các hình thức quảng cáo khác.”

Một số xu hướng Content Marketing chính được mong đợi trong 2022.

Trong khi có đến hơn 47% người mua mong đợi các thương hiệu cung cấp các nội dung hữu ích đến họ, Content Marketing hay Tiếp thị nội dung sẽ tiếp tục được nhiều doanh nghiệp đầu tư trong 2022.

Trên thực tế, vào năm 2022, Content Creator, Content Marketing Manager và Content Strategist là 3 vị trí được kỳ vọng có nhu cầu cao nhất.

Dưới đây là một số xu hướng Content Marketing chính bạn nên theo dõi.

1. Video sẽ tiếp tục là định dạng nội dung marketing hàng đầu.

Theo các khảo sát của HubSpot, cả năm 2021 và 2022, Video Content Marketing là một trong những định dạng marketing hiệu quả nhất.

Có đến hơn 59% người tham gia khảo sát sử dụng video trong chiến lược tiếp thị nội dung của họ, trong khi có 76% marketer tận dụng video coi đây là định dạng nội dung hiệu quả nhất của họ.

2. Blog – Mặc dù không mới nhưng vẫn là xu hướng content marketing trong 2022.

Trong khi khoảng 48% các doanh nghiệp coi blog (xây dựng nội dung trên website) là ưu tiên hàng đầu của họ trong các chiến lược tiếp thị nội dung, 56% các nhà tiếp thị đang tận dụng blog nói rằng nó hiệu quả và 10% nói rằng đó là loại nội dung tạo ra ROI cao nhất.

3. Case Study là định dạng nội dung hiệu quả trong việc thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.

Case Study hay các định dạng nội dung (Content Format) nghiên cứu điển hình chuyên sâu cho phép khách hàng có những góc nhìn thực tế hơn về cách các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của họ.

Trong một số cuộc khảo sát, 64% các nhà tiếp thị sử dụng Case Study nhận thấy chúng hiệu quả và 15% cho biết chúng có khả năng mang lại ROI cao nhất trong số các định dạng nội dung mà họ từng sử dụng.

Một số xu hướng Social Media Marketing trong 2022.

Với khoảng hơn 4 tỷ người dùng các nền tảng mạng xã hội (Social Media) trên toàn cầu, sẽ là điều rất dễ hiểu khi các thương hiệu không thể bỏ qua.

Với khả năng tương tác và phản hồi tức thời, các nền tảng mạng xã hội thực sự mang lại nhiều giá trị cho cả thương hiệu lẫn khách hàng.

Dưới đây là một số xu hướng Social Media Marketing bạn có thể tham khảo.

1. TikTok sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các thương hiệu.

Khi người dùng, đặc biệt là những nhóm người dùng Gen Y và Gen Z tiếp tục tiêu thụ và dành nhiều thời gian hơn với các định dạng video ngắn, TikTok hay các nền tảng tương tự như Instagram Reels và YouTube Shorts lại có thêm cơ hội tăng trưởng.

Có tới 67% nhà tiếp thị có kế hoạch tăng đầu tư vào TikTok vào năm 2022. Trong khi đó, 10% marketer sử dụng mạng xã hội cho biết TikTok sẽ là nền tảng mà họ đầu tư nhiều nhất trong suốt cả năm.

2. Hầu hết những người làm marketing sẽ tập trung vào từ 3-5 nền tảng mạng xã hội trong chiến lược tổng thể của họ.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu sẽ ưu tiên cho những nền tảng khác nhau, 11% Social Media Marketer chỉ sử dụng 1 đến 2 nền tảng, 7% sử dụng 7 nền tảng trở lên và 64% hiện sử dụng 3 đến 5 nền tảng.

Để có thể xác định được đâu là nền tảng phù hợp với thương hiệu của mình, dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể sử dụng.

  • Quy mô đội nhóm và mức độ đầu tư của thương hiệu của bạn vào Social Media?
  • Nền tảng mạng xã hội nào có các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp nhất với mục tiêu của bạn?
  • Sẽ mất bao nhiêu thời gian để trở nên thành thạo một chiến lược trên từng nền tảng?
  • Khách hàng của bạn có đang ưu tiên nền tảng nào không?
  • Hay bạn kỳ vọng các số liệu nào từ các nền tảng đó và khả năng đáp ứng của chúng?

Các xu hướng SEO Marketing trong 2022.

61% nhà tiếp thị nói rằng tối ưu hoá hiệu suất của các công cụ tìm kiếm để tăng sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu là ưu tiên hàng đầu.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang đầu tư hoặc sẽ đầu tư nhiều hơn vào SEO trong năm 2022, dưới đây là một số xu hướng bạn nên theo dõi.

1. Tối ưu từ khoá là một trong những mục tiêu quan trọng nhất.

Theo một số nghiên cứu, có đến 47% các doanh nghiệp hiện đang sử dụng những dữ liệu về tìm kiếm (search insights) để tối ưu chiến lược của họ.

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều đang tận dụng SEO và dữ liệu tìm kiếm, hơn 55% doanh nghiệp vẫn đang tìm cách để tối ưu từ khoá và xây dựng nội dung dựa định hướng từ các từ khoá.

Nếu thương hiệu của bạn đang muốn tận dụng xu hướng marketing “không mới” này trong 2022, các công cụ nghiên cứu từ khoá như Google Keyword Planner, Ahrefs hay SEMRush là những gợi ý dành cho bạn.

2. Xây dựng backlinks giúp thương hiệu có được tự tín nhiệm cao hơn và thứ hạng tốt hơn.

Khi nói đến việc tối ưu SEO hay nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm, backlinks cùng với đó là nội dung (Content) và thuật toán (RankBrain) là những thành phần quan trọng nhất.

Bằng cách liên kết website của bạn với nhiều thương hiệu (hay nhà xuất bản) uy tín hơn, bạn khiến các công cụ tìm kiếm như Google tin tưởng bạn nhiều hơn.

Những xu hướng Marketing liên quan đến tự động hoá và trí tuệ nhân tạo trong 2022.

Có đến 70% các chuyên gia marketing hiện đang sử dụng tự động hóa, 33% các marketer hiện chưa sử dụng có xu hướng đầu tư vào nó trong năm 2022.

Dưới đây là một số xu hướng Automation & AI Marketing chính trong 2022.

1. Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào tự động hoá (Automation) và Trí tuệ nhân tạo (AI).

Mặc dù ở Việt Nam, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo hay tự động hoá vẫn còn tương đối nhiều hạn chế, đây sẽ là những thành phần mang tính hỗ trợ rất lớn trong các hoạt động marketing nói chung.

Dưới đây là một số cách các doanh nghiệp đang ứng dụng nó:

  • Chatbots và trợ lý ảo: Thay vì như trước đây những người làm marketing phải tương tác trực tiếp với khách hàng trên các nền tảng như website hay mạng xã hội, với Chatbots hay các trợ lý ảo, các thương hiệu có thể trả lời hay hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào một cách tự động.
  • Xây dựng nội dung: Các công cụ hỗ trợ bằng AI cũng có thể giúp xây dựng các nội dung phục vụ cho mục tiêu quảng cáo và bán hàng.
  • Chấm điểm khách hàng tiềm năng: Hiện nay, có một số công cụ có khả năng chấm điểm và đánh giá chất lượng của các khách hàng tiềm năng (Lead) để từ đó thương hiệu có thể tập trung nhiều hơn vào các khách hàng chất lượng cao và ít hơn vào những khách hàng chưa có khả năng chuyển đổi. Một lần nữa, mặc dù các công cụ này vẫn tương đối mới ở Việt Nam, đó là xu hướng của những người làm marketing trong 2022.
  • Predictive Marketing: Với các nền tảng tự động hoá và được hỗ trợ bởi AI, chúng có khả năng sử dụng các dữ liệu lịch sử để phân tích và dự báo những nội dung mà khách hàng có khả năng tương tác cao nhất.

2. Quyền riêng tư của người dùng sẽ ngày càng được ưu tiên nhiều hơn.

Trong thế giới marketing nói chung và digital marketing nói riêng, dữ liệu luôn là tài sản vô giá đối với các doanh nghiệp.

Theo GDPR, các tổ chức hay doanh nghiệp phải đảm bảo rằng dữ liệu của họ được thu thập một cách hợp pháp và an toàn đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của người dùng.

Vào năm 2021, Apple hạn chế việc thu thập dữ liệu của người dùng, trong 2022, Apple sẽ tiếp tục tung ra các bản cập nhật khác nhằm mục tiêu bảo vệ người dùng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, 2022 cũng là năm mà Google sẽ thử nghiệm nhiều hơn việc loại bỏ cookies theo dõi từ phía người dùng.

Trước bối cảnh này, những người làm marketing sẽ cần ưu tiên dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) nhiều hơn, và hạn chế dữ liệu từ các bên thứ 3 hơn.

Kết luận.

Bằng cách thích ứng nhanh với các xu hướng Mareketing 2022, những người làm marketing và thương hiệu có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời có cơ hội trở thành TOM trong tâm trí của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nguồn: MarketingTrips

Khai giảng khoá học Digital Marketing Generalist (DMG) – 03

Nằm trong chuỗi các khoá học được hướng dẫn trực tiếp bởi đội ngũ sáng lập của MarketingTrips, Digital Marketing Generalist 03 lại tiếp tục khai giảng khoá mới.

Digital Marketing Generalist 03
Khai giảng khoá học Digital Marketing Generalist (DMG) – 03

Tại sao lại là Digital Marketing Generalist (DMG)?

Xuất phát từ góc nhìn mong muốn xây dựng nên những “người đa năng” (Generalist) thay vì các chuyên gia (Specialist) chỉ với một số ít các kỹ thuật cụ thể, chương trình DMG được thiết kế bởi MarketingTrips nhằm mục tiêu giúp học viên phát triển rộng và xa hơn trong ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng trước bối cảnh kinh tế mới.

Sau khoá 1 và khoá 2 sắp hoàn thành, MarketingTrips tiếp tục tuyển sinh khoá 03 – Digital Marketing Generalist (DMG) – 03

Mục tiêu của Digital Marketing Generalist.

  • Học viên được tiếp cận đa dạng kiến thức và kỹ năng để gia nhập ngay hoặc phát triển xa hơn trong nghề.
  • Có thể hiểu và tiếp cận các vấn đề trong ngành ở góc nhìn rộng hơn (Mindset & Emotional).
  • Chuyển hoá về tư duy, cảm xúc làm Marketing, Digital Marketing từ người hướng dẫn vốn đã trải nghiệm đa dạng các công việc khác nhau tại doanh nghiệp.

Thời gian học.

  • Mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 2h. Tối từ 19h – 21h thứ 3, 5, 7 hoặc thứ 2,4,6 hoặc tối thứ 3, 5, và sáng chủ nhật từ 9h-11h (Lịch học có thể thay đổi linh hoạt).
  • Các khoá học sẽ được khai giảng liên tục, các bạn đăng ký xong sẽ được liên hệ tư vấn và xếp lớp.
  • Học phí của chương trình: 11 triệu (VNĐ).
  • Link đăng ký để được tư vấn và xếp lớp: Tại đây

Các học viên phù hợp với Digital Marketing Generalist.

  • Những bạn học khác ngành và mong muốn chuyển sang ngành Marketing hoặc Digital Marketing.
  • Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing và quản trị kinh doanh.
  • Những bạn mới đi làm các công việc liên quan đến Marketing, Content, Quảng cáo, Digital Marketing và mong muốn tiếp cận thêm nhiều kiến thức và công cụ hơn.
  • Các bạn làm nghề kinh doanh tự do (hoặc chủ doanh nghiệp) mong muốn hiểu và thực thi Marketing, Digital Marketing theo cách tiếp cận tổng quan và toàn diện.

Người hướng dẫn.

Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình Digital Marketing Generalist là Bạn Ngọc Trà Nguyễn (Founder & Admin của MarketingTrips).

Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề cùng quan điểm và cách tiếp cận nghề theo hướng Generalist (hiểu vấn đề từ bản chất, tiếp cận và làm nhiều thứ khác nhau), mong muốn của Admin là hướng dẫn và góp phần xây dựng nên nhiều Generalist khác.

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Từng đảm nhận vị trí Brand Manager, Marketing Manager tại AnDongPharma.
  • Từng đảm nhận vị trí Marketing Manager (Digital focused) tại VCCorp.
  • Từng đảm nhận vị trí Digital & Consumer Insight Manager tại Taco Vietnam (thương hiệu trà sữa ToCoToCo, Lẩu JiangHu và một số thương hiệu khác).
  • Từng đảm nhận vị trí Head of Marketing tại Hoa Thien Phu Pharma (thương hiệu Sắc Ngọc Khang, Hoa Thiên…).

Một số điểm cần lưu ý.

  • Để bảm đảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 15 học viên.
  • Chương trình được tổ chức qua Google Meet.
  • Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
  • Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 18 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).

Nội dung tổng quan của chương trình.

  1. Cấu trúc bộ phận Digital Marketing trong cấu trúc kinh doanh của tổ chức.
  2. Tổng quan về ngành Marketing và Digital Marketing.
  3. Các kỹ thuật phân tích và thấu hiểu đối tượng mục tiêu.
  4. Content Creation & Marketing (cho SEO, Ads, Blogs).
  5. Display Advertising – Programmatic Advertising – Native Advertising.
  6. Quảng cáo Google (GDN & Google Adwords).
  7. Quảng cáo Facebook (Facebook Ads).
  8. Cài đặt và thiết lập các công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc đo lường, phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.
  9. Tư duy về hình ảnh (Visual) cho nội dung và quảng cáo.
  10. Xây dựng chiến lược (kế hoạch) Digital Marketing.
  11. Hướng dẫn cơ bản về OKRs – Công cụ xây dựng mục tiêu và quản lý đội nhóm dựa trên các chỉ số hiệu suất và kết quả chính. 
  12. Các ví dụ thực tế (case study) sẽ được chia sẻ xuyên suốt chương trình.

Bạn cũng có thể xem chi tiết hơn về nội dung học tại đây.

Kết thúc chương trình.

  • Học phí của chương trình: 11 triệu (VNĐ).
  • Thông tin chuyển khoản:

Tên người nhận: Nguyễn Ngọc Trà

Ngân hàng: Vietcombank, CN Đông Sài Gòn

Số tài khoản: 0371 000 444 392

Nội dung chuyển khoản: DMG 03 – [Tên người chuyển]

  • Link đăng ký khoá học Digital Marketing Generalist 03: Tại đây

* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 15 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản thanh toán trước hoặc sau khi được xếp lớp.

Xin cảm ơn và hẹn gặp các bạn tại các buổi học!

Một vài số liệu Content Marketing các Marketer nên biết trong 2022

Nếu content marketing là một phần quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của bạn, những số liệu thống kê dưới đây có thể rất hữu ích với bạn.

số liệu Content Marketing các Marketer nên biết trong 2022
Một vài số liệu Content Marketing các Marketer nên biết trong 2022

Được tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu khác nhau, dưới đây là các số liệu thống kê về Content Marketing trong 2022.

  • Hiệu quả của Content Marketing: 96% người ra quyết định marketing cho rằng content marketing thực sự mang lại hiệu quả cho thương hiệu của họ.
  • Đo lường Content Marketing: Hơn 50% marketer sử dụng số liệu có được từ nguồn truy cập tự nhiên để đánh mức độ thành công của Content của họ.
  • Mục tiêu chủ yếu của Content Marketing: Hơn 88% người làm marketing cho rằng giá trị lớn nhất mà content marketing đã mang lại cho họ đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu và xây dựng sự tin tưởng của khách hàng.
  • Mức độ đầu tư Content Marketing: 7 trong 10 marketer chủ động đầu tư vào các hoạt động content marketing của họ.
  • Content Marketing giúp thúc đẩy lượng tương tác và khách hàng tiềm năng: 72% marketer cho rằng content marketing hay tiếp thị nội dung giúp tăng lượng tương tác và khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.
  • Chiến lược Content Marketing: 57% doanh nghiệp có chiến lược content marketing bài bản của riêng họ.
  • Người tiêu dùng kỳ vọng thương hiệu cung cấp Content đến họ: 9 trong số 10 người tiêu dùng kỳ vọng thương hiệu liên tục cung cấp những nội dung có giá trị đến họ.
  • Nội dung do người dùng tạo ra (UGC) rất quan trọng: 80% người tiêu dùng nói rằng họ tin tưởng các nội dung cho người dùng khác tạo ra thay vì thương hiệu. UGC ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ.
  • Sử dụng quảng cáo với Content Marketing: 84% content marketer sử dụng quảng cáo hoặc các hình thức có trả phí khác với Content của họ.
  • Thuê ngoài Content Mareketing: Khoảng 50% content marketer thuê ngoài ít nhất một hạng mục liên quan đến Content Marketing.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Metaverse chỉ là đơn thuần là công nghệ hay thay đổi cả xã hội

Thuật ngữ “metaverse” xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của Neal Stephensen xuất bản năm 1992, đề cập đến thế giới ảo. Trong thế giới này, con người tồn tại và giao tiếp bằng kỹ thuật số.

Metaverse chỉ là đơn thuần là công nghệ hay thay đổi cả xã hội
Metaverse chỉ là đơn thuần là công nghệ hay thay đổi cả xã hội

Metaverse đã trở thành một khái niệm mới, có nghĩa là một dạng ứng dụng Internet và hình thức xã hội mới tích hợp ảo và thực. Bản chất của nó là quá trình ảo hóa, số hóa thế giới thực.

Nói trắng ra thì metaverse là ứng dụng của công nghệ ảo vào đời sống con người, thực ra nó đã tham gia vào mọi mặt của đời sống con người từ lâu nhưng khái niệm “metaverse” vẫn chưa được đề xuất rõ ràng trước đây.

Ví dụ, bạn thanh toán hóa đơn bằng điện thoại di động mỗi ngày, mua sắm trực tuyến hoặc chơi trò chơi mỗi ngày, tất cả đều thuộc phạm vi của metaverse, nhưng trước đây chúng không được coi là metaverse.

Hiện vẫn chưa có khái niệm thống nhất về metaverse, nhưng các công ty công nghệ tin vũ trụ ảo không chỉ là nơi tái hiện sống động trải nghiệm đời thực trong môi trường số mà còn có thể tích hợp cả hai môi trường này với nhau.

Metaverse là một vũ trụ song song?

Một số người coi sự tương ứng giữa thế giới ảo và thế giới thực là một vũ trụ song song, và tin rằng con người sẽ du hành giữa hai vũ trụ này trong tương lai. Trên thực tế, nhiều người cho rằng cái gọi là metaverse không phải là vũ trụ tách rời khỏi vũ trụ thực, thay vào đó, nó đang ngày càng trộn lẫn với vũ trụ thực.

Khi số hóa ngày càng tham gia nhiều hơn vào đời sống xã hội, con người sẽ ngày càng không thể tách rời hai loại thế giới khác nhau này.

Hiện tại, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang dần sử dụng một số thành phần thiết yếu trọng tâm của Metaverse bao gồm công nghệ (Virtual Reality-VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality-AR), công nghệ thực tế hỗn hợp (Mixed Reality-MR) và trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như phần mềm và phần cứng để cung cấp năng lượng cho các ứng dụng nhất định.

Ví dụ, trong tương lai của y học, các bác sĩ ngồi trong phòng phẫu thuật ảo của bệnh viện tại lục địa Á-Âu có thể khám và điều trị cho bệnh nhân trên lục địa Úc, thực hiện phẫu thuật mở lồng ngực và mổ bụng cho bệnh nhân trên lục địa Úc, loại bỏ khối u; hoặc sửa chữa chứng phình động mạch trong não của bệnh nhân thông qua can thiệp xâm lấn tối thiểu.

Tất cả những điều này được thực hiện dựa vào máy tính để chuyển đổi hoạt động của bác sĩ tại lục địa Á-Âu thành kỹ thuật số, thông qua liên kết của các cảm biến và dụng cụ cơ học khác nhau, để tái tạo hoạt động của bác sĩ tại lục địa Á-Âu trên lục địa Úc, đây là quá trình từ thực tế thành ảo, và sau đó từ ảo quay trở lại thực tại, quá trình này không thể tách rời thực tế khỏi ảo, vì vậy metaverse có phải là một vũ trụ song song với vũ trụ thực hay không, cho tới nay vẫn là điều gây tranh cãi.

Xu hướng phát triển trong tương lai của công nghệ ảo.

Công nghệ ảo trong tương lai được gọi là metaverse, có thể thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và vào từng tế bào của cơ thể con người.

Có nghĩa là, cái gọi là metaverse sẽ thâm nhập vào bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như học tập, đào tạo, làm việc, sản xuất, du lịch, kết bạn và thậm chí hẹn hò với người yêu, tất cả đều thông qua các phương tiện ảo.

Điều này là do, theo lý thuyết, tất cả các hành vi của con người đều được điều khiển bởi não bộ, cho dù đó là nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ và cảm nhận, đó là do sự kích thích của các cơ quan khác nhau của cơ thể con người, được truyền qua dây thần kinh đến não, rồi thông qua não để hình thành nhận thức hoặc trí nhớ dựa trên kinh nghiệm tích lũy được, phản hồi lại hành vi của từng mô và cơ quan trong cơ thể để phản hồi.

Những lợi ích tiềm năng mà metaverse mang lại vẫn còn nhiều ẩn số, song trọng tâm của khái niệm metaverse là ý tưởng môi trường ảo, 3D có thể truy cập và tương tác trong thời gian thực sẽ trở thành phương tiện chuyển đổi cho sự tham gia của xã hội và doanh nghiệp. Hiện tại, một số công ty sử dụng nền tảng của metaverse để tiến hành đào tạo từ xa, các lĩnh vực thể thao, giải trí và chăm sóc sức khỏe.

Theo cách này, miễn là công nghệ tiên tiến hiện đại có thể truyền một số tín hiệu cụ thể đến não thông qua các phương pháp khác nhau, nó có thể khiến mọi người không cần thực sự nhìn, nghe, ngửi, nếm, chạm nhưng vẫn có thể cảm nhận được những cảm giác này và phản ứng tương ứng.

Ví dụ: bằng cách cấy ghép những ký ức nhất định, bạn có thể có được kiến thức và kỹ năng nhất định mà không cần trải qua vài năm học đại học; nếu bạn không thể thực sự lên mặt trăng, bạn cũng có thể trải nghiệm cảm giác “thực sự” khi lên mặt trăng trong thế giới ảo; công việc và sản xuất, chúng ta cũng có thể truyền tín hiệu đến máy móc trong một quá trình ảo.

Loại trải nghiệm tương lai này đã được mô tả một cách sinh động trong các bộ phim khoa học viễn tưởng như “The Matrix”, “Source Code”, “Total Recall”, “Ready Player One”, nhưng để thực sự đạt đến trạng thái đó, công nghệ vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục, và có lẽ chúng ta sẽ mất hàng chục năm để đạt được những thành tựu đó.

Trạng thái hiện tại của metaverse và tác động đến tương lai.

Metaverse không phải là sự phát triển công nghệ thuần túy, mà là một sự thay đổi xã hội to lớn sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh công nghệ của con người nói chung. Vì vậy, không thể nói quá tầm ảnh hưởng của metaverse tới tương lai, sự phát triển không ngừng của nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống của con người.

Khái niệm metaverse vẫn còn khá mới mẻ và nó vẫn còn sơ khai đối với nhiều người, nhưng những bigwigs hàng đầu thế giới đều đang chuẩn bị và có những người đã thực sự tham gia, khai thác tiềm năng của metaverse, một số đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.

Ví dụ, nghiên cứu giao diện thần kinh máy tính – não của Elon Musk đã đạt được thành công đột phá trong các thí nghiệm trên động vật, và đang chuẩn bị cho ứng dụng lâm sàng.

Musk tuyên bố rằng vấn đề tê liệt do chấn thương tủy sống sẽ được giải quyết đầu tiên, và sau đó có thể là sự bất tử của ý thức con người thông qua công nghệ máy tính – não bộ.

Khi cơ thể con người đối mặt với cái chết vì bệnh tật trong tương lai và trí nhớ có thể được chuyển và lưu trữ.

Những gã khổng lồ công nghệ kỹ thuật số như Apple, Microsoft, Facebook, Baidu và Tencent đều đã tham gia nghiên cứu và phát triển metaverse.

Mọi người gọi những công ty này là các “head player”, và họ đang sử dụng AI, VR / AR cũng như phát triển công nghệ và một số cơ sở hạ tầng để xây dựng metaverse.

Sự ra đời và phát triển của máy tính lượng tử sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho sự trưởng thành và phổ biến của metaverse.

Người ta tin rằng trong tương lai gần, những cảnh về thế giới ảo thực tế trong các bộ phim khoa học viễn tưởng sẽ xuất hiện trong thế giới của chúng ta, thế giới ảo.

Nó sẽ được kết hợp một cách hữu cơ với thế giới hiện thực, nâng cao đáng kể trình độ văn minh nhân loại, và xã hội loài người sẽ bước vào một kỷ nguyên mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Người Việt đang dần ưu tiên mua hàng trực tuyến

Không chỉ mê mua hàng online, tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng truyền thống của người Việt Nam cũng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% vào cuối năm 2021.

Người Việt đang dần ưu tiên mua hàng trực tuyến
Người Việt đang dần ưu tiên mua hàng trực tuyến

Theo báo cáo mới đây từ DPD Group, Việt Nam đang vượt trội về lượng đơn hàng mua trực tuyến với trung bình 104 lần/người/năm. Tương đương cứ khoảng 3 ngày, là một người Việt sẽ mua hàng online/lần.

Trong khi đó, con số trung bình của người dùng 6 quốc gia Đông Nam Á được khảo sát chỉ là 66 lần/năm. Cụ thể, mỗi năm người Thái Lan mua 75 đơn, người Philippines là 58 đơn, người Singapore là khoảng 52 đơn…

Báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Thái Lan với 16% và ngang hàng với Philippines.

Như vậy, người Việt Nam cực kỳ yêu thích việc mua sắm online và hiện đang dẫn đầu khu vực về nhiều chỉ số. Theo một báo cáo khác từ Statista thì hiện tại Việt Nam đang sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Theo báo cáo, trong nửa đầu 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu khách hàng mua sắm trực tuyến mới, với 55% đến từ khu vực thành thị.

DPD Group chia sẻ độ tuổi trung bình của khách hàng Việt Nam trên sàn thương mại điện tử là 36 tuổi. Và họ có đặc biệt đó là sự hiểu biết và kinh nghiệm mua sắm dày dặn.

Khi người Việt Nam nói riêng, người tiêu dùng Đông Nam Á nói chung ngày càng quen với việc mua sắm trực tuyến, họ cũng ngày càng tham gia nhiều hơn vào hoạt động bán lẻ xuyên biên giới.

Trên thực tế, hơn một nửa số người được hỏi đã mua hàng từ một trang web nước ngoài tại một số thời điểm nhất định. Số lượng người thực hiện mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia dự kiến sẽ còn tăng lên trong tương lai.

Bên cạnh việc đặt mua hàng từ các quốc gia khác trong cùng khu vực, người tiêu dùng Đông Nam Á còn tăng cường mua hàng từ những quốc gia lớn hơn tại châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thói quen mua sắm mới này cho thấy nhu cầu cần thiết của các nhà bán lẻ trực tuyến để mở rộng cơ sở khách hàng của họ ra ngoài biên giới quốc gia.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng (offline) giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% vào cuối năm 2021, theo báo cáo của PwC, trong khi mua hàng qua các nền tảng trực truyến và điện thoại thông minh (online) tăng từ 55% lên 69%.

Thống kê cho thấy, 38% số người tham gia khảo sát cho rằng giao hàng miễn phí là động lực quan trọng để mua hàng online. Phần lớn khách hàng lựa chọn mua sắm online vì tiết kiệm hơn các hình thức khác.

“Tuy nhiên, ngoài lợi thế giá bán, trải nghiệm trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) đang không được quan tâm đúng mức”, DPD Group đánh giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple

‘Cha đẻ của iPod’ đã chia sẻ về bài học từ Steve Jobs. Chính những chiến lược khôn ngoan và độc đáo của Steve Jobs đã góp phần mang đến thành công cho Apple trong thời gian dài.

Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple
Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple

Nhớ lại những ngày còn làm việc tại Apple, Tony Fadell, người được mệnh danh là “cha đẻ của những chiếc iPod”, không thể nào quên những bài học ông học hỏi được từ Steve Jobs.

Chia sẻ với Fast Company, Fadell cho biết ông nhớ mãi khoảnh khắc Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

Bài thuyết trình của nhà đồng sáng lập Apple tại sự kiện ra mắt iPhone 15 năm trước đã trở thành một trong những bài thuyết trình kinh doanh hay nhất trong lịch sử của hãng.

Chiến thuật thu phục khách hàng.

Mở đầu bài thuyết trình của mình, Steve Jobs nói đây là ngày mà ông đã mong chờ trong suốt 2,5 năm trở lại đây.

“Mỗi lần một sản phẩm mới ra mắt, nó đều là những sản phẩm mang tính cách mạng làm thay đổi mọi thứ… Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu 3 sản phẩm mang tính cách mạng trong lĩnh vực này: một chiếc iPod màn ảnh rộng với điều khiển cảm ứng, một chiếc điện thoại di động thông minh mang tính cách mạng và một thiết bị truyền thông Internet có tính đột phá”, ông trình bày.

Ngay sau đó, Steve Jobs khẳng định sản phẩm Apple sắp giới thiệu không phải là 3 thiết bị riêng biệt. Nó là một thiết bị duy nhất và họ gọi đó là iPhone.

Sau phần mở đầu gây tò mò, ông sử dụng chiến thuật “gây nghi ngờ” (virus of doubt) nhằm nhắc nhở người dùng về những bất tiện họ đã phải đối mặt trong quá trình sử dụng điện thoại. Sau đó, Jobs mới giới thiệu thiết bị của mình nhằm giải quyết những vấn đề này và gợi sự hứng thú cho khách hàng.

Theo Tony Fadell, Steve Jobs là bậc thầy của chiến thuật này. Mỗi khi muốn giới thiệu một sản phẩm mới, ông ấy luôn giải thích những lý do tại sao người dùng lại cần nó.

So với những CEO khác, Jobs nhận thức rõ điểm mới lạ của sản phẩm mình là gì và dành cho đối tượng nào. Ông luôn lồng ghép khách hàng và giới truyền thông vào bài thuyết trình của mình thông qua các câu chuyện. (Bạn có thể xem thêm Storytelling là gì để hiểu sâu hơn về chiến thuật này).

Vì vậy, những buổi diễn thuyết của ông không chỉ đơn giản là một bài nói. Nó là một cuộc trò chuyện, có thông điệp và ý nghĩa rõ ràng.

Để làm được điều này, Jobs không bao giờ đọc thuộc kịch bản mỗi khi lên sân khấu, Fadell cho biết. Trước hết, ông sẽ chia sẻ những câu chuyện này với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình của mình. Nếu họ không hiểu, cố CEO Apple sẽ sửa chữa bài nói của mình cho đến khi nó trở nên hoàn hảo.

Mỗi người sẽ có mỗi góc nhìn, cách tiếp nhận câu chuyện của các thương hiệu theo nhiều cách khác nhau. Chính vì điều này, Steve Jobs luôn sử dụng phương pháp loại suy để biến những chủ đề phức tạp thành những điều giản đơn, đời thường nhất.

Nhà đồng sáng lập Táo khuyết liên tục mở ra những khả năng mới cho khách hàng bằng những tính năng mới nằm trong thiết bị của mình.

Bằng chứng là khẩu hiệu “1.000 bản nhạc nằm trong túi” của iPod vào thời điểm ra mắt đã trở thành câu nói thương hiệu và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Vào thời điểm đó, người dùng thường sử dụng băng đĩa hoặc CD cùng với những đầu máy cồng kềnh nhưng chỉ nghe được 10-15 bài hát trong 1 lần.

Vì vậy, slogan “1.000 bản nhạc nằm trong túi” đã tạo ra một hình ảnh đối lập, khiến người dùng không khỏi tò mò và phấn khích về sản phẩm iPod của ông.

Làm việc không ngơi nghỉ.

Nhắc đến Steve Jobs, Tony Fadell còn khâm phục những nỗ lực và niềm say mê của vị cố CEO Apple trong công việc. Fadell cho biết tâm trí Steve Jobs dường như không thể thoát khỏi công việc dù là trong ngày nghỉ.

“Steve Jobs có thể đi du lịch nhưng đầu óc ông ấy lúc nào cũng nghĩ đến việc ra mắt sản phẩm mới, định hướng mới hay công nghệ mới cho Apple.

Ông ấy sử dụng thời gian nghỉ ngơi chỉ để mở mang đầu óc và thoát khỏi môi trường làm việc quen thuộc tại Apple”, Fadell chia sẻ.

Ở văn phòng, Steve Jobs thường xuyên gọi nhân viên đến để hỏi thêm về thông tin hoặc kiểm tra tiến độ công việc.

Những nhân viên này cho biết dù Steve Jobs đi du lịch, họ vẫn sẽ được ông gọi để hỏi thăm về tình hình công việc khoảng 5-6 lần/ngày. “Mặc dù tôi thích việc được chia sẻ về mọi điều với Steve Jobs, nhưng đôi lúc cũng nghĩ rằng ông ấy cần thời gian nghỉ ngơi”, Fadell nói.

Năm 2001, Tony Fadell làm việc ở Apple với vai trò là nhà cố vấn, đưa ra định nghĩa ban đầu cho iPod và sau đó được Táo khuyết chính thức mời về để dẫn dắt sự phát triển của dòng máy nghe nhạc huyền thoại này.

Ông cũng là nhà đồng sáng tạo iPhone và là cố vấn cho Steve Jobs trong giai đoạn từ năm 2008-2010. Sau đó, Fadell rời Apple vào năm 2008 vì vấn đề cá nhân.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung như: Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing? Vai trò của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp? và hơn thế nữa.

Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing
Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing

Content Marketing gồm những gì? Content Marketing là khái niệm đề cập đến phương thức ứng dụng Content (Nội dung) vào các hoạt động Marketing nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó. Cùng với sự trỗi dậy của các xu hướng Marketing mới như Inbound Marketing hay Performance Marketing, Content Marketing hiện đang đóng một vai trò chiến lược ở hầu hết các doanh nghiệp.

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:

  • Content Marketing gồm những gì?
  • Ví dụ về Content Marketing.
  • Content Marketer là ai?
  • Những kỹ năng quan trọng nhất của một Content Marketer.
  • Vai trò của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Các dạng hay loại hình chủ yếu trong Content Marketing.
  • Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Content Marketing.
  • Làm Content Marketing là làm những công việc gì?
  • Các vị trí về Content Marketing trong doanh nghiệp.
  • Sự khác biệt giữa Content và Content Marketing là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.
  • Content Mapping là gì?
  • Cập nhật những xu hướng Content Marketing mới trong năm 2022.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Marketing bao gồm những gì?

Content Marketing là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Từ góc nhìn này, để có thể hiểu được khái niệm Content Marketing có nghĩa là gì, chúng ta cần hiểu Content là gì và Marketing là gì.

  • Content là gì:

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong phạm vi kinh doanh và marketing, Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Một số định dạng nội dung phổ biến có thể kể đến như video, hình ảnh, audio (âm thanh), văn bản (text), hay các kiểu nội dung kết hợp như Infographics và Slide.

  • Marketing là gì:

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến thuật ngữ Marketing, tuy nhiên định nghĩa từ “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler là đáng tham khảo nhất.

Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Marketing xác định những nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng để từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Marketing cũng liên quan đến việc xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường, xác định phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất và từ đây thiết kế ra những sản phẩm và chương trình quảng bá phù hợp nhất.

Tổng hợp những phân tích ở trên, Content Marketing có thể được hiểu là chiến lược marketing trong đó tập trung vào việc xây dựng và phân phối những nội dung có giá trị cho khách hàng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy các hoạt động có lợi từ khách hàng tới thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Với Content Marketing, thay vì thương hiệu liên tục quảng cáo hay phân phối những nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc bán hàng tới khách hàng, họ sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để tương tác với khách hàng, những nội dung hữu ích và giúp giải quyết các nỗi đau của khách hàng.

Ngoài ra như đã phân tích ở trên, Content Marketing sẽ bao gồm tất cả các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, xây dựng, phân phối và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu marketing.

Mục tiêu của Content Marketing là gì theo đó phụ thuộc vào mục tiêu chung của marketing như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với khách hàng (Brand Loyalty), tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc bán hàng.

Content Marketer là gì?

Cũng tượng tự như Marketer là những người làm marketing hay những nhà tiếp thị, Content Marketer là khái niệm dùng để chỉ những người làm chuyên về Content Marketing hay tiếp thị nội dung.

Trong khi Content Marketer là những người phụ trách các hoạt động sản xuất, xây dựng và tối ưu hoá nội dung, tuỳ vào từng mô hình kinh doanh hay mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, vị trí này cũng đòi hỏi các kỹ năng và năng lực khác nhau.

Những kỹ năng quan trọng nhất của một Content Marketer.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể yêu cầu những kiểu năng lực khác nhau, dưới đây là top những kỹ năng quan trọng nhất mà một Content Marketer nên có.

  • Kỹ năng hoạt định chiến lược.

Mặc dù có thể cấp thiết hơn với các cấp độ (level) cao hơn, hoạt định chiến lược nên là kỹ năng quan trọng nhất của các content marketer.

Vì vai trò chính của các content marketer là đạt được các mục tiêu marketing thông qua hoạt động xây dựng và phân phối nội dung, việc hiểu được yêu cầu từ marketing và sau đó lập nên một bản kế hoạch công việc cần làm trong ngắn hạn lẫn dài hạn được xem là ưu tiên hàng đầu.

  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

Một khi đã hiểu được vai trò của Content Marketing với thương hiệu là gì hay Content Marketer cần làm những công việc gì, bước quan trọng tiếp theo là bạn cần hiểu về khách hàng và thị trường của mình cũng như các dữ liệu bạn đang có được.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ xây dựng và tối ưu nội dung như thế nào nếu bạn không thấu hiểu về sở thích và nỗi đau của khách hàng hay bạn không hiểu những dữ liệu bạn có được đang muốn “nói” với bạn điều gì.

Bằng cách thực hiện các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và phân tích các dữ liệu thu thập được từ các kênh khác nhau, người làm Content Marketing có được một bức tranh toàn diện về đối tượng họ đang cần tương tác.

  • Kỹ năng viết nội dung quảng cáo (Copywriting).

Vì phần lớn mục tiêu của Content Marketing là phát triển tệp khách hàng tiềm năng và bán hàng, kỹ năng viết nội dung quảng cáo mang tính chuyển đổi cũng là yêu cầu quan trọng đối với các Content Marketer.

  • Kỹ năng biên tập nội dung (Editing).

Cũng tương tự như Copywriting, một Content Marketer giỏi cũng cần khả năng biên tập nội dung sao cho ngắn gọn, logic và dễ hiểu nhất.

Một nội dung được biên tập cẩn thận, không lỗi chính tả, được định dạng (format) rõ ràng là yêu cầu bắt buộc để níu chân khách hàng đọc và ra các quyết định, ngược lại nếu nội dung được trình bày cẩu thả và lộn xộn, chưa nói đến việc có chuyển đổi được khách hàng hay không, việc khiến họ ở lại tiếp tục đọc đã là rất khó.

  • Kỹ năng tối ưu hoá nội dung với công cụ tìm kiếm (SEO).
Cách ứng dụng Content Marketing vào SEO là gì?

Ngày nay, ngoài việc các nội dung được sản xuất ra cần có khả năng tăng mức độ tương tác trên các nền tảng như mạng xã hội hay email, việc “được tìm thấy” trên các công cụ tìm kiếm như Google cũng quan trọng không kém.

Những nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm và được xếp hạng cao không chỉ giúp các thương hiệu tối ưu hoá được mức độ tiếp cận của nội dung với khách hàng (mới), mà còn giúp họ tăng mức độ tin tưởng với thương hiệu hay thậm chí là khách hàng tiềm năng.

Một kỹ năng quan trọng cuối cùng của những người làm Content Marketing đó là kỹ năng kể chuyện.

Khi các nội dung khô khan về sản phẩm hay doanh nghiệp có thể khó khăn hơn trong việc xây dựng kết nối và cảm xúc với khách hàng, những nội dung được xây dựng theo lối dẫn dắt và kể chuyện là một cách thông minh mà thương hiệu nên tham khảo.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, kể chuyện làm cho thương hiệu dễ nhớ hơn và những thông điệp xây dựng theo hình thức này có thể giúp khách hàng nhớ nhanh hơn đến 22 lần so với các nội dung được xây dựng theo kiểu tường thuật số liệu.

Vai trò hay mục tiêu của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Trong thời kỳ khi mà mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và sự khác biệt về mặt tính năng của các sản phẩm không còn quá lớn, một thương hiệu thành công là thương hiệu luôn luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, gắn kết với khách hàng ở cấp độ con người và cảm xúc, Content Marketing cũng thể hiện được vai trò to lớn của nó từ đây.

Khi được áp dụng một cách bài bản và dựa trên các nghiên cứu thị trường cụ thể, dưới đây là những gì mà Content Marketing có thể mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Content Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Giả sử nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp mới hay công ty khởi nghiệp chẳng hạn, làm thế nào để các nhóm đối tượng mục tiêu có thể nhận biết (nhanh) về thương hiệu, về các sản phẩm và dịch vụ đằng sau các thương hiệu đó.

Có thể câu trả lời của bạn là bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể biết đến mình.

Tuy nhiên, bạn sẽ nói gì với khách hàng của mình và liệu khách hàng (mới) của bạn có dừng lại để nghe bạn nói về các sản phẩm của mình.

Nếu chỉ đơn giản là bạn cung cấp các thông tin về tính năng của sản phẩm hay giá bán của nó thì bạn nên biết rằng khách hàng có vô số các lựa chọn khác trên thị trường mà thậm chí là tốt hơn nhiều so với bạn, vậy bạn nên làm gì?

Bằng cách ứng dụng Content Marketing vào quá trình tương tác với khách hàng, cung cấp những nội dung hữu ích để giải quyết các vấn đề của họ hay kể những câu chuyện truyền cảm hứng đến họ trước khi bán hàng, khách hàng sẽ nhanh chóng biết và nhớ đến bạn.

Content Marketing giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Trong khi mọi thứ xung quanh khách hàng không ngừng thay đổi, sở thích và tâm lý của họ cũng thay đổi, một câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu của bạn nếu bạn không thay đổi cùng với họ và gắn kết với họ thông qua những nội dung ý nghĩa.

Ngoài các yếu tố bán hàng hay chuyển đổi khách hàng, nhờ vào những nội dung mang tính cảm xúc và gắn kết ở cấp độ con người, những nội dung mang tính đồng cảm cao, khách hàng có nhiều lý do hơn để lại với thương hiệu.

Nói cách khác, nếu mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng chỉ là vấn đề về bán hàng hay mua-bán, mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu là thấp nhất.

Ở góc độ ứng dụng Content Marketing, nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu thật sâu nhiều khía cạnh tâm lý và hành vi của khách hàng, hiểu họ cần gì và muốn gì từ thương hiệu để từ đó tương tác với họ ở cấp độ bạn-bè hơn là thương mại hoặc mua-bán đơn thuần.

Content Marketing giúp tăng tỷ lệ tương tác trên các kênh.

Vì mục tiêu của Content Marketing không chỉ là bán hàng, cũng không chỉ là nói về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, khi nhu cầu, sở thích hay nỗi đau của khách hàng mới là trọng tâm chính của nó, khách hàng sẵn sàng tương tác nhiều hơn với những thương hiệu hiểu họ nhiều hơn.

Content Marketing giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng ưu tiên tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và cung cấp những nội dung có ý nghĩa, đồng thời vì tỷ lệ tương tác cũng tốt hơn, ngày càng có nhiều khách hàng hơn tìm đến tương tác và mua hàng từ thương hiệu.

Ngoài ra, nếu thương hiệu đang đầu tư vào các hoạt động tối ưu hoá nội dung (SEO Content), khi thương hiệu có thể bắt gặp khách hàng ở điểm chạm tìm kiếm đồng thời cung cấp những nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về họ, một lần nữa thương hiệu lại có thêm cơ hội để chuyển đổi và bán hàng với họ.

Với các sản phẩm ít có rào cản về mặt thương hiệu hay tính năng sản phẩm, Content Marketing nên là những gì thương hiệu cần ưu tiên.

Các loại hình chủ yếu trong Content Marketing là gì?

Xuất phát từ thuật ngữ Content và Marketing, Content Marketing chứa đựng nhiều kiểu hay phương thức truyền tải khác nhau để đạt được các mục tiêu marketing khác nhau.

Dưới đây là một số hình thức phổ biến nhất về Content Marketing.

1. Social Media Content Marketing.

Với khoảng gần 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu với trung bình mỗi người dùng dành khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày, điều này giải thích tại sao Social Media Marketing hay việc phát triển nội dung trên các nền tảng này lại trở nên phổ biến.

Tuỳ vào từng đối tượng mục tiêu của các thương hiệu hay cách thức mà họ muốn tương tác với thương hiệu trên các nền tảng khác nhau, thương hiệu có thể cung cấp những kiểu nội dung khác nhau trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram hay YouTube.

2. Blog Content Marketing.

Blog Content Marketing chính là việc cung cấp những nội dung cho khách hàng thông qua các blog hay website của thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu trong từng bối cảnh cụ thể là gì, các nội dung trên Blog có thể được xây dựng và tối ưu theo những cách khác nhau.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là “giáo dục” khách hàng, nội dung sẽ hướng đến việc cung cấp nhiều thông tin liên quan đến xu hướng hay những lợi ích của sản phẩm.

Nếu mục tiêu của thương hiệu là khách hàng tiềm năng (Lead), nội dung sẽ cần tập trung nhiều hơn đến các nỗi đau của khách hàng hay các giải pháp tối ưu mà thương hiệu có thể đáp ứng cho khách hàng (tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh).

Hay nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, các nội dung chuẩn SEO và website thân thiện với công cụ tìm kiếm là mục tiêu của Content Marketing.

3. Video Content Marketing.

Theo nghiên cứu, gần 70% người tiêu dùng nói rằng họ thích tìm hiểu về thương hiệu thông qua các nội dung video.

Thêm vào đó, đối với một số mục tiêu marketing như ghi nhớ về thương hiệu, cân nhắc tìm hiểu thêm về thương hiệu hay thậm chí là chuyển đổi bán hàng, các nội dung video (Video Content) thường tỏ ra hiệu quả hơn.

Theo “Báo cáo doanh thu quảng cáo trên Internet của IAB trong năm 2021”, Video và Audio Ads là hai định dạng ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, mức tăng trưởng chi tiêu đến 50% trong năm 2021.

4. Audio & Podcast Content Marketing.

Ví dụ về Podcast Content Marketing trên website HBR.
Ví dụ về Podcast Content Marketing trên website HBR.

Trong suốt đại dịch và những năm trở lại đây, lượng người dùng ưu tiên tiêu thụ các định dạng nội dung về âm thanh ngày càng tăng cao, gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên và ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

Vì lý do này, ngày càng có nhiều thương hiệu bắt đầu đầu tư xây dựng các kênh truyền thông Audio hay Podcast của riêng mình.

Nếu bạn đã nghiện cứu sơ bộ và nhận thấy rằng khách hàng của bạn cũng ưu tiên các phương thức truyền thông này từ thương hiệu, đã đến lúc Audio & Podcast Content Marketing nên xuất hiện trong chiến lược Content Marketing của mình.

5. Infographic Content Marketing.

Bởi bản chất của các Infographic Content là những nội dung mang tính trực quan cao, thông tin truyền tải đến khách hàng được thể hiện dưới dạng đồ hoạ hay các biểu đồ rõ ràng và logic, đây cũng là một hình thức Content Marketing hiệu quả.

Nếu nội dung của thương hiệu có chứa đựng nhiều số liệu hay những chủ đề phức tạp, Infographic Content Marketing là một giải pháp để giúp khách hàng ghi nhớ nhanh và tốt hơn những thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải.

6. Paid Ad Content Marketing.

Ví dụ về một nội dung Paid Ad Content Marketing trên nền tảng Faceboook.
Ví dụ về một nội dung Paid Ad Content Marketing trên nền tảng Faceboook.

Nếu các kiểu nội dung nói trên chủ yếu đề cập đến các cách thức tiếp thị nội dung tự nhiên (Organic Content Marketing), Paid Ad Content Marketing là khái niệm đề cập đến tất cả các nội dung marketing được truyền tải tới khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.

Với hình thức này, thương hiệu có thể hiện thị các nội dung quảng cáo ở bất cứ nơi đâu như trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), Banner hay các nội dung quảng cáo tự nhiên (Native Ads) trên các trang báo chí hay các nội dung được tài trợ thông qua những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer…).

Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Content Marketing.

Content Marketing Strategy là gì?

Content Marketing Strategy hay chiến lược tiếp thị nội dung là khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch mang tính định hướng về mục tiêu và cách thức triển khai các hoạt động content marketing.

Content Marketing Strategy có thể bao gồm các nội dung như mục tiêu của Content Marketing với thương hiệu là gì, chân dung khách hàng của thương hiệu ra sao, những hình thức Content Marketing nào sẽ được ưu tiên sản xuất và tối ưu hay các KPIs cụ thể gắn liền với từng nền tảng phân phối nội dung.

Content Seeding là gì?

Content Seeding có thể được hiểu là “gieo trồng nội dung” hay “nội dung nguồn”, khái niệm đề cập đến những nội dung mà các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) chủ động xây dựng trên các nền tảng khác nhau.

Thông thường, những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer) hay thậm chí là khách hàng (UGC) là những người bắt đầu “gieo” các nội dung gốc đó.

Content Seeding cho phép các thương hiệu làm nổi bật các nội dung của họ ở những nơi mà khách hàng mục tiêu (TA) có thể nhìn thấy và bắt đầu tương tác.

Khi các nội dung của thương hiệu được “những bên thứ 3” chủ động chia sẻ và tương tác, những khách hàng khác coi đây là động lực và niềm tin để bắt đầu các cuộc hội thoại với thương hiệu.

Brand Content Marketing là gì?

Brand Content Marketing là những nội dung marketing được phục vụ chủ yếu cho các hoạt động và mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Những gì mà Brand Content Marketing hướng tới là tăng mức độ nhận biết của khách hàng với thương hiệu, tăng mức độ ghi nhớ về thương hiệu, tăng mức độ yêu thích hay trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Cũng vì lý do này, các nội dung marketing với mục tiêu thương hiệu thường ít đề cập đến việc bán hàng hay thậm chí là chỉ ra các tính năng hoặc lợi ích trực tiếp của sản phẩm, thay vào đó, mục tiêu của phương thức này là giúp khách hàng “có tình cảm” với thương hiệu thông qua những câu chuyện thương hiệu.

Performance Content Marketing là gì?

Trái ngược lại với Brand Content Marketing nói trên, Performance Content Marketing đề cập đến các nội dung marketing với mục tiêu chủ yếu là bán hàng hoặc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng.

Các nội dung marketing theo hình thức này theo đó thường gắn liền với các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ bán hàng, hay nói nhiều hơn về các nỗi đau của khách hàng kèm với các giải pháp đáp ứng từ thương hiệu để từ đó chuyển đổi khách hàng.

Cũng từ đây, các nội dung Performance Content Marketing sẽ ngắn và tập trung hơn so với các Brand Content Marketing.

Làm Content Marketing là làm những công việc gì?

Đối với hầu hết những newbie hay những content marketer mới, một trong những mối băn khoăn lớn nhất của họ là khi họ trở thành một content marketer hay làm content marketing thì họ cần làm những công việc chính là gì.

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể mà các công việc liên quan đến content marketing có thể khác nhau.

Mặc dù vậy, dưới đây là những công việc chính mà một content marketer thường phải làm nhiều nhất.

  • Nghiên cứu và phân tích khách hàng.

Để có thể cung cấp những nội dung mà khách hàng cần, công việc đầu tiên và quan trọng nhất với content marketing là nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng.

Dù cho đó là hiểu cách họ tiêu thụ nội dung, cách họ tương tác với nội dung hay bất cứ điều gì khác, “thấu hiểu” là từ khoá chính.

  • Nghiên cứu sản phẩm, thương hiệu hay các yếu tố nội bộ khác của doanh nghiệp.

Khi đã hiểu được khách hàng, các content marketer đã có được một phần thành công với công việc của họ. Bước tiếp theo họ cần làm là hiểu sản phẩm, thương hiệu hay các thông tin nội bộ khác của doanh nghiệp.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ viết gì hay xây dựng nội dung gì nếu bạn chưa hiểu tường tận về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.

  • Viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá nội dung.

Khi nói đến Content Marketing, viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá được xem là những công việc trường kì và tốn nhiều thời gian hàng ngày nhất.

Bằng cách chuẩn bị cho mình những sự thấu hiểu về khách hàng, sản phẩm, đối thủ và thị trường, cộng với nhận thức rõ ràng về mục tiêu của Content Marketing là gì thông qua các hoạt động (chiến dịch) cụ thể, các content marketer bắt đầu xây dựng và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu chung của marketing.

Ví dụ nếu mục tiêu của content marketing hiện là có được các thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, công việc đầu tiên cần làm của các content marketer có thể là nghiên cứu và lựa chọn từ khoá (keyword).

  • Thu thập và Phân tích các dữ liệu có được.

Sau hàng loạt các hoạt động khác nhau, công việc cần làm tiếp theo của content marketing là thu thập và phân tích các dữ liệu có được từ các chiến dịch trên các nền tảng khác nhau.

Vì mục tiêu cuối cùng của content marketing là đạt được các chỉ số kinh doanh chung của marketing và doanh nghiệp, phân tích và đánh giá các số liệu là điều hết sức cần thiết.

Chẳng hạn như để đạt được mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, một content marketer đã sản xuất và phân phối một nội dung video trên nền tảng Facebook và sau đó sử dụng quảng cáo để gia tăng phạm vi tiếp cận.

Sau một khoảng thời gian, vì số liệu cho thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi có được từ video đó là rất thấp, nhiệm vụ của họ khi này là sản xuất các video với định hướng nội dung khác hay thậm chí là chuyển sang sử dụng các định dạng nội dung khác.

Các vị trí về Content Marketing trong doanh nghiệp.

Nếu sau khi bạn đã hiểu bản chất của content marketing là gì và những công việc bạn cần làm sau đó, dưới đây là các vị trí mà bạn có thể sẽ đảm nhận hay trải qua.

  • Content Marketing Executive: Những nhân viên phát triển nội dung marketing.
  • Content Marketing Specialist: Những chuyên viên content marketing với khoảng 1-3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
  • Content Marketing Leader: Những trưởng nhóm tiếp thị nội dung dày dặn kinh nghiệm có thể dẫn dắt các vị trí nói trên.
  • Content Marketing Manager: Là những trưởng bộ phận hay trưởng phòng content marketing, người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược content marketing và dẫn dắt đội ngũ cấp dưới (nếu có) đạt được mục tiêu chung của marketing.
  • Content Marketing Director: Mặc dù vị trí này ít xuất hiện ở các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa), Content Marketing Director không chỉ đóng vai trò xây dựng các chiến lược content marketing đơn thuần, họ còn tham gia vào sâu hơn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như kế hoạch kinh doanh hoặc xây dựng thương hiệu.

Content Mapping là gì?

Content Mapping là quá trình xây dựng nội dung nhằm mục tiêu là hướng đến người mua ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (cũng có thể gọi là vòng đời mua sắm của khách hàng).

Mỗi phần trong Content Mapping được thiết kế nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người mua tại một thời điểm nhất định trong hành trình của họ với mục tiêu cuối cùng là hướng họ đến với các quyết định mua hàng.

Content Mapping là một chiến thuật của Content Marketing.

Cách xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.

Cách thiết lập nhanh một bản chiến lược content marketing
Thiếp lập một chiến lược Content Marketing cần trải qua những bước chính là gì?

Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu tương đối đầy đủ về khái niệm content marketing hay là những gì mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp, công việc không kém phần quan trọng bạn cần làm là xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh.

Dưới đây là chi tiết từng bước để bạn làm điều đó.

1. Đặt mục tiêu (SMART).

Phần đầu tiên của mọi chiến lược content marketing là đặt mục tiêu THÔNG MINH. Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng content marketing là gì, nó nên cụ thể, có khả năng đo lường được, có thể đạt được, liên quan đến mục tiêu chung của marketing và thương hiệu và cuối cùng là gắn liền với các mốc thời gian cụ thể.

Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu THÔNG MINH:

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
  • Tăng doanh thu.
  • Tăng chuyển đổi.
  • Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ và niềm tin giữa những khách hàng tiềm năng và khách hàng.
  • Thu hút các đối tác chiến lược.

2. Xác định KPI.

Tiếp theo, khi bạn đã có được các mục tiêu cụ thể, bạn cần đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cho các mục tiêu SMART của mình. KPIs là các điểm dữ liệu có thể định lượng được mà thương hiệu có thể sử dụng để đo lường hiệu suất thực tế.

3. Quyết định loại hình nội dung.

Tiếp đến, bạn cần chọn loại hình hay kiểu nội dung chính mà bạn sẽ xây dựng.

Để làm được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cách suy nghĩ về đối tượng mục tiêu và tính cách của người mua.

Bạn có thể hỏi các câu hỏi dưới đây để làm rõ vấn đề.

  • Họ cần gì ở bạn?
  • Họ đang tìm cách vượt qua những thách thức nào?
  • Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào bạn có thể giúp họ thành công hay hạnh phúc hơn?
  • Họ dành thời gian chủ yếu ở đâu (nền tảng, kênh…)?

4. Chọn các kênh để phân phối nội dung.

Khi bạn đã quyết định được kiểu content mà bạn sẽ làm marketing, đã đến lúc bạn cũng cần chọn các kênh phân phối nội dung cụ thể.

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là Gen Z và họ chủ yếu ở trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram chẳng hạn, có thể đây là điểm bạn cần bắt đầu.

5. Thiết lập ngân sách.

Với các hoạt động cụ thể nói trên, bạn cần chi những hạng mục cụ thể nào để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Đây là phần bạn cần làm rõ nó.

6. Xây dựng và phân phối nội dung.

Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược content marketing cũng là bước thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức nhất.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây với tư cách là content marketer đó là xây dựng các hạng mục nội dung cho từng kênh để đạt được các KPIs tương ứng.

7. Phân tích và đo lường kết quả.

Đến bước cuối cùng, bây giờ là lúc bạn nhìn nhận lại những gì mà chiến lược content marketing của mình có thể tạo ra, hay nói cách khác, sau một loạt các nỗ lực marketing, cái bạn đang nhận được là gì?

Căn cứ vào các mục tiêu trước đó cùng với các KPIs đã đề ra, bạn cần đánh giá về mức độ hiệu quả tổng thể của toàn bộ chiến lược.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Content Marketing.

  • Keyword-driven Content Marketing là gì?

Là chiến lược được định hướng bởi từ khoá, sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược Content Marketing theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.

Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Kết luận.

Trong khi Content Marketing hay tiếp thị nội dung vẫn là xu hướng chính sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, bằng cách hiểu Content Marketing là gì cũng như tất cả các lý thuyết chính xoay quay nó, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Facebook: Doanh thu quảng cáo giảm và thương mại điện tử vẫn trì trệ

Meta bắt đầu tăng cường nỗ lực bước vào mảng thương mại điện tử ngay từ những ngày đầu của đại dịch. Họ ra mắt những tính năng gọi là Facebook và Instagram Shop vào tháng 5/2020.

Tờ WSJ đưa tin, công ty mẹ Facebook là Meta Platform đã phát triển các dịch vụ thương mại điện tử vào năm 2020 khi mọi người ngày càng mua sắm tại nhà nhiều hơn và đặc biệt công ty khi ấy cũng phải đối mặt với những thách thức trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số.

2 năm sau đó, các nhân viên, cựu lãnh đạo và các nhà bán lẻ nói rằng mảng này vẫn đang được tiến hành.

Một vài nhà bán lẻ nói rằng họ khá thất vọng với sự ra mắt mảng kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) của Meta bởi dịch vụ này không đáp ứng được những thành phần cơ bản như khả năng hiển thị sản phẩm với những màu sắc và kích thước khác nhau nếu không bán trực tiếp qua Facebook và Instagram.

Meta cũng giới hạn việc một người bán có thể giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giao trong cùng ngày hoặc ngày hôm sau. Một vài nhà bán lẻ khác thì lại cho biết, họ nhận thấy khả năng kết nối với người mua thông qua một lượng người dùng lớn của Facebook và Instagram.

Tuy nhiên, Ít nhất, 5 lãnh đạo cấp cao đã rời mảng này trong 6 tháng qua theo một nguồn tin của WSJ. Trong khi đó, Facebook vẫn đang tự tin vào mảng kinh doanh thương mại điện tử của họ.

“Xây dựng một nền tảng thương mại điện tử đầy đủ là một hành trình kéo dài nhiều năm – một nhiệm vụ trở thành ưu tiên của công ty từ ít nhất 2 năm trước. Chúng tôi tự hào về quá trình của mình và những đội ngũ đang làm việc để tạo ra những trải nghiệm này”.

Meta bắt đầu tăng cường nỗ lực bước vào mảng thương mại điện tử ngay từ những ngày đầu của đại dịch. Họ ra mắt những tính năng gọi là Facebook và Instagram Shop vào tháng 5/2020.

Các cửa hàng này sẽ cho phép các thương hiệu đăng tải danh mục hàng hóa trực tiếp trên Facebook và Instagram.

Một vài thương hiệu sử dụng các cửa hàng để kết nối người dùng mua hàng trên website của họ trong khi một số khác chọn bán sản phẩm cho người dùng thông qua các dịch vụ của Meta.

Meta cũng bắt đầu củng cố những tác động của thay đổi bảo mật mà Apple áp dụng từ tháng 6/2020 trên iPhone và iPad. Những thay đổi này cho phép người dùng chọn có để những hoạt động của họ bị theo dõi bởi những công ty như Meta hay không.

Dữ liệu theo dõi được vô cùng quan trọng với cách Meta đánh giá tác động của quảng cáo. Việc mất dữ liệu làm giảm mạnh lợi nhuận của công ty trong 2 quý vừa qua.

Kể từ tháng 2, khi Meta thông báo tốc độ tăng trưởng người dùng và doanh thu đáng thất vọng, và khi chính sách của Apple bắt đầu áp dụng, Meta đã mất 10 tỷ USD doanh thu trong năm 2022. Cổ phiếu của họ cũng giảm hơn 34%.

Điều này tương đương với việc giá trị thị trường bị thổi bay 307,8 tỷ USD. Trong khi đó, khoảng 97% doanh thu của meta tới từ quảng cáo. Meta cũng nói rằng họ sẽ chuyển dịch nhiều hơn trụ cột của công ty sang metaverse (vũ trụ ảo).

Mảng mua sắm trực tuyến có thể là giải pháp để giảm bớt ảnh hưởng từ những thay đổi của Apple. Bằng việc phát triển các kênh thương mại trên các ứng dụng của mình, Meta có thể tính toán được sự ảnh hưởng của các quảng cáo bên trong dịch vụ của họ và lấy lại một lượng data đã mất.

Tiềm năng thì rất to lớn: Amazon – công ty thống trị thương mại điện tử báo cáo doanh thu quảng cáo 7,88 tỷ USD trong quý gần nhất, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khủng hoảng nhân sự đáng chú ý nhất là sự rời đi của Phó chủ tịch mảng thương mại Gene Alston. Alston chịu trách nhiệm tất cả chiến lược và nhân sự cho các sản phẩm thương mại trên khắp các ứng dụng trong hệ sinh thái Meta.

Roi Tiger – Phó chủ tịch kỹ thuật cho mảng thương mại trên toàn công ty cũng tuyên bố rời đi. Eddie Garcia – người trước đây là Giám đốc sản phẩm cho Sam’s Club được mời về vào tháng 6 năm ngoái để phụ trách tính năng Marketplace cho công ty. Tuy nhiên, ông này cũng rời đi vào tháng 3 và gần đây tuyên bố trở thành Giám đốc sản phẩm cho eBay.

Chris Olaniran là một nhà buôn muốn tạo ra Instagram Shop để bán quần áo thương hiệu Vital Clothing.

Việc này yêu cầu cần thiết lập cả trên Facebook và Instagram và trong trường hợp của Olaniran, anh phải thiết lập trên cả Shopify – một công ty thương mại điện tử Canada để điều hành cửa hàng của mình. “Đây là điều đầu tiên tôi nhận ra, Ok, việc này phức tạp hơn tôi nghĩ”.

Sau khi tiến hành những thay đổi cần thiết ở cả Instagram và Facebook, kết nối với sản phẩm trên Shopify, nhận được sự chấp thuận bán hàng, Olaniran gặp khó khăn với việc đưa tất cả các sản phẩm của anh xuất hiện trên cửa hàng.

Olaniran cuối cùng tạm dừng ý tưởng mở Instagram Shop. “Tôi bắt đầu quy trình thiết lập một cửa hàng Etsy để có sự kết hợp với website của mình”.

Meta gần đây đã bắt đầu chạy một vài khuyến mại với người dùng Instagram, đề nghị giảm 20% khi đặt đơn hàng thương mại điện tử đầu tiên thông qua đây. Đáng chú ý, công ty còn thiết lập để mở rộng khả năng quảng cáo trong tính năng Facebook và Instagram Shop.

Với nhiều nhà bán lẻ và thương hiệu lâu đời, Facebook và Instagram Shops đại diện cho cái nhìn về tương lai. Michael Karanikolas – đồng sáng lập thương hiệu quần áo Revolvo nói với các nhà đầu tư rằng Instagram Shop đóng góp “rất nhỏ” vào kết quả kinh doanh của công ty. “Chúng tôi nghĩ trong dài hạn Instagram shops sẽ là một phần những lựa chọn mà chúng ta có cho khách hàng”.

Kevn Gould – nhà sáng lập và CEO Kombo Ventures – một công ty cổ phần với những thương hiệu nổi tiếng bán sản phẩm trên Instagram nói rằng anh sẽ xem Meta tạo ra một chiến dịch nhận thức lớn giới thiệu Facebook và Instagram Shop tới người dùng.

Facebook và Instagram thu hút khoảng 50% doanh thu cho BlendJet – một công ty máy xay sinh tố. Tuy nhiên, hầu hết tới từ quảng cáo dẫn khách hàng tới website của BlendJet.

Những tháng gần đây, công ty chứng kiến doanh thu trực tiếp từ Facebook và Instagram Shop tăng. Năm nay tính tới tháng 4, doanh thu của BlendJet trên các tính năng thương mại điện tử của Meta đã tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Chiến lược giá là gì? Các chiến lược định giá trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức và thông tin cơ bản về thuật ngữ chiến lược giá (chiến lược định giá / Pricing Strategy) trong marketing như: Chiến lược giá là gì, Các chiến lược định giá trong Marketing, Vai trò của các chiến lược định giá trong doanh nghiệp và trên thị trường là gì, một số ví dụ về chiến lược định giá của Coca-Cola hay OMO, và hơn thế nữa.

chiến lược giá là gì
Chiến lược giá là gì? Các chiến lược định giá trong Marketing

Trong khi có rất nhiều chiến lược giá phổ biến mà doanh nghiệp hay thương hiệu có thể sử dụng như chiến lược định giá thâm nhập thị trường, chiến lược giá kiểu hớt váng hay chiến lược định giá theo đối thủ cạnh canh, dưới đây là toàn diện về khái niệm và những chiến lược giá phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.

Bài viết từ MarketingTrips sẽ phân tích các nội dung bao gồm:

  • Chiến lược giá là gì trong marketing?
  • Sự khác biệt giữa giá bán và giá trị.
  • Vai trò của các chiến lược giá trong doanh nghiệp và trên thị trường là gì?
  • Giá bán trong mối quan hệ với mô hình tiếp thị hỗn hợp Marketing Mix.
  • Các chiến lược giá phổ biến được sử dụng trong Marketing và kinh doanh là gì?
  • Một số ví dụ về chiến lược định giá của Coca-Cola hay OMO.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về khái niệm chiến lược giá.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Chiến lược giá là gì?

Chiến lược giá là khái niệm mô tả cách thức một doanh nghiệp hay thương hiệu xác định mức chi phí hay giá bán mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được các sản phẩm hay dịch vụ tương ứng trên thị trường.

Chiến lược giá hay còn được gọi là chiến lược định giá hay chiến lược định giá bán, là một trong bốn phần quan trọng nhất của mô hình tiếp thị hỗn hợp Marketing-Mix (4Ps) bên cạnh các chiến lược khác như chiến lược sản phẩm (Product), chiến lược phân phối (Place) và chiến lược xúc tiến (Promotion).

Ngoài ra với các doanh nghiệp hay thương hiệu đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (Services), khi họ sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp 7Ps (ngoài 4Ps có ở mô hình 4Ps sẽ có thêm P – People, P – Physical Evidence và P – Process) thì chiến lược định giá bán vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất.

Mục tiêu của việc định giá là đưa ra một mức giá “hấp dẫn và cạnh tranh” nhất cho đối tượng mục tiêu dựa trên sự thấu hiểu về đối thủ và thị trường, điều cuối cùng sẽ giúp các thương hiệu bán được điều hàng hơn và có nhiều lợi thế hơn.

Thông thường, giá bán được định ra sẽ phản ánh nhiều thành phần khác nhau của doanh nghiệp như: mục tiêu, chiến lược, định vị thương hiệu hay phân khúc khách hàng.

Chiến lược giá hay chiến lược định giá trong tiếng Anh có nghĩa là Pricing Strategy.

Sự khác biệt giữa giá bán và giá trị.

Trong khi vẫn có nhiều sự nhầm lẫn đáng kể giữa 2 thuật ngữ này, chúng lại có những sự khác biệt nhau.

Nếu như giá bán phản ánh mức chi phí tính bằng tiền mà một khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy một sản phẩm hay dịch vụ tương ứng nào đó, giá trị đề cập đến những lợi ích cả hữu hình lẫn vô hình mà khách hàng đó có được khi sở hữu và sử dụng sản phẩm.

Mặc dù, trong hầu hết các trường hợp, giá bán và giá trị thường tỷ lệ thuận với nhau, tức giá bán cao hơn thì khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn và ngược lại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, dưới sự tác động của yếu tố MarketingThương hiệu, vẫn có không ít các trường hợp chúng không đi theo mô hình này, tức khách hàng phải bỏ ra một mức chi phí cao nhưng giá trị nhận được thì lại thấp hơn đáng kể.

Về bản chất, khi cán cân Giá bán – Giá trị càng bằng nhau hay tỷ lệ thuận với nhau, khách hàng hay người tiêu dùng đang chi tiêu một cách “đúng đắn”, và ngược lại, khi cán cân này càng chênh lệch (hầu hết là Giá bán > Giá trị), người tiêu dùng đang chi tiêu hay mua sắm một cách “không đúng đắn”.

Ví dụ: Khi bạn bỏ ra một mức chi phí cao (giá bán cao) để đổi lấy các sản phẩm từ các thương hiệu như Mercedes hay Volvo, bạn cũng nhận được các giá trị (hữu hình và vô hình) cao tương ứng như mức độ an toàn cao, tiện nghi tốt, sự êm ái hay cả sự sang trọng và lịch lãm mà nó có thể mang lại.

Theo các nghiên cứu của Harvard Business Review, giá bán ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý hay hành vi tiêu thụ của người tiêu dùng.

Vai trò của các chiến lược giá trong doanh nghiệp và trên thị trường là gì?

Như đã phân tích, vì định giá (Pricing) là một trong những hoạt động quan trọng nhất của marketing, việc lựa chọn một chiến lược giá bán đúng đắn là yếu tố quyết định liệu sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu có được thị trường chào đón hay không.

Dưới đây là một số vai trò mà các chiến lược giá có thể mang lại.

  • Giúp doanh nghiệp hay thương hiệu thâm nhập được vào thị trường.

Dù cho mục tiêu hay chiến lược của doanh nghiệp là gì, khi tung ra các sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, mục tiêu đầu tiên phải là sản phẩm hay dịch vụ đó được khách hàng chấp nhận mua và sử dụng.

Trong khi quyết định mua hàng của khách hàng trong suốt hành trình mua hàng (Customer Journey) có thể bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau như sở thích, tâm lý, thương hiệu…giá bán của sản phẩm hay mức chi phí mà họ phải bỏ ra cũng có sức ảnh hưởng không kém.

Bằng cách lựa chọn các chiến lược giá bán phù hợp với “túi tiền” hay khả năng chấp nhận (ngưỡng chấp nhận) của người tiêu dùng, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập được vào thị trường.

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng thêm các lợi thế cạnh tranh.

Cũng tương tự, mặc dù doanh nghiệp có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh trên nhiều phương diện hay khía cạnh khác nhau, lợi thế về giá chưa bao giờ mất đi giá trị của nó, đặc biệt trong các bối cảnh kinh tế khó khăn, các giá bán phù hợp hơn (và linh hoạt hơn) với người tiêu dùng có thể giúp thương hiệu giữ chân và có được nhiều lượng khách hàng hơn.

  • Giúp doanh nghiệp phát triển lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Khi doanh nghiệp có thể xác định được mức giá mà phân khúc khách hàng hay đối tượng khách hàng mục tiêu của mình mong muốn (thông qua quá trình nghiên cứu thị trường), doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn xây dựng và phát triển lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Bạn thử hình dung xem khách hàng mục tiêu (khách hàng lý tưởng) sẽ phản ứng như thế nào nếu họ cho rằng mức giá bán mà thương hiệu đưa ra là không phù hợp với họ hay với những giá trị mà họ có được từ thương hiệu.

Mối quan hệ giữa chiến lược giá với mô hình tiếp thị hỗn hợp Marketing Mix là gì?

Trong các mô hình Marketing Mix hay tiếp thị hỗn hợp, dù cho đó là 4Ps hay 7Ps, giá bán hay chiến lược giá là 1 trong 4 (hoặc 7) thành phần quan trọng nhất.

Với mô hình 4Ps, Giá bán (Price) đứng ở vị trí thứ 2 sau Sản phẩm (Product) và đứng trước các chiến lược khác như Phân phối (Place/Distribution) hay Xúc tiến (Promotion).

Mối quan hệ giữa chiến lược giá với mô hình tiếp thị hỗn hợp Marketing Mix là gì?
Mối quan hệ giữa chiến lược giá với mô hình tiếp thị hỗn hợp Marketing Mix là gì?. Giá bán (Price) trong mô hình Marketing Mix 4Ps.

Hay trong mô hình 7Ps với các hàng hoá là dịch vụ, giá bán vẫn là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chiến lược marketing tổng thể.

Giá bán (Price) trong mô hình Marketing Mix 7Ps.

Các chiến lược định giá trong Marketing.

Trong khi tuỳ thuộc vào mỗi mục tiêu hay chiến lược hay mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn các chiến lược giá riêng, dưới đây là các chiến lược được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

1. Chiến lược định giá dựa trên giá trị.

Chiến lược định giá dựa trên giá trị là khi các doanh nghiệp hay thương hiệu định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ dựa trên những gì khách hàng nhận được và sẵn sàng chi trả.

Ngay cả khi chiến lược này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ tính phí nhiều hơn cho một sản phẩm, họ vẫn quyết định định giá dựa trên sự quan tâm và dữ liệu của khách hàng.

Vì định giá dựa trên giá trị về cơ bản là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chiến lược này có thể nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiều hơn từ họ, khách hàng cũng có thể trung thành hơn với thương hiệu.

Một trong những thương hiệu áp dụng chiến lược định giá này đó là Apple, mặc dù giá bán các sản phẩm của Apple luôn cao hơn các đối thủ còn lại trên thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu vẫn ủng hộ và mua nó vì đơn giản là nó phù hợp với giá trị của họ.

Hầu hết các thương hiệu lớn khác như Mercedes, Gucci hay Nike đều chủ yếu sử dụng phương thức định giá này.

Chiến lược định giá dựa trên giá trị trong Marketing.

Về măt tổng thể, khi thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng chiến lược định giá dựa trên giá trị, các hoạt động hay áp lực của marketing trở nên nhẹ nhàng nhất.

Vì chiến lược này dựa trên những giá trị mà khách hàng nhận được (hoặc cảm nhận được) và hoàn toàn tập trung vào nhu cầu của khách hàng, mức độ khách hàng sẵn sàng chấp nhận và khả năng chi trả cao hơn.

Chỉ cần thương hiệu đảm bảo rằng, những gì khách hàng nhận được là khác biệt, và phù hợp với những gì họ đã phải chi trả, giá cao hơn cũng không phải là vấn đề.

2. Chiến lược định giá thâm nhập.

Chiến lược giá thâm nhập hay còn được gọi là chiến lược giá thâm nhập thị trường.

Thông thường, khi một doanh nghiệp áp dụng chiến lược định giá thâm nhập, họ tham gia thị trường với một mức giá bán thấp hơn với mục tiêu là thu hút sự chú ý (và doanh thu) của phần lớn khách hàng hiện có trên thị trường.

Tuy nhiên, về mặt chiến lược lâu dài, định giá thâm nhập sẽ dần được thay đổi sau một khoảng thời gian ngắn ban đầu sau khi doanh nghiệp đã “bước chân” được vào trị trường hay đã có được một lương khách hàng (trung thành) nhất định.

Phương pháp định giá này phù hợp nhất với các doanh nghiệp hoàn toàn mới (các công ty khởi nghiệp) đang tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc các doanh nghiệp đang muốn thâm nhập vào một thị trường mới bên cạnh thị trường hiện có.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận thua lỗ hay lợi nhuận thấp để có được thị phần như mong muốn khi áp dụng phương thức này.

Một trong những ví dụ bạn có thể thấy về phương thức định giá này là Grab.

Khi mới vào thị trường Việt Nam, Grab sẵn sàng chiết khấu cho tài xế cao hơn và giá sử dụng dịch vụ cho người dùng thấp hơn, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khi họ đã có được thị phần tương đối lớn, họ dần thay đổi chiến lược, cụ thể là tài xế nhận được mức chiết khấu thấp hơn và người dùng phải trả giá cao hơn cho một số dịch vụ của họ.

Chiến lược định giá thâm nhập trong Marketing.

Vì với phương thức định giá này, khi khách hàng chỉ cần bỏ một mức chi phí thấp hơn để có được nhiều giá trị hơn, người làm marketing nên tập trung vào yếu tố giá trị hay lợi ích của sản phẩm để thu hút khách hàng mua sản phẩm hơn là giá bán.

Thay vì khách hàng có thể không mua sản phẩm vì giá thấp với ít giá trị, họ sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm nhiều giá trị nhưng lại được bán với một mức giá thấp hơn.

3. Chiến lược định giá hớt váng.

Trái ngược với phương thức định giá thâm nhập nói trên, doanh nghiệp lựa chọn phương thức định giá hớt váng khi họ muốn bán giá cao nhất có thể cho các sản phẩm hay dịch vụ mới của họ khi chúng mới ra đời.

Sau đó theo thời gian, khi sản phẩm dần trở nên phổ biến hơn, giá bán của sản phẩm sẽ dần được hạ xuống thấp hơn.

Phương thức định giá hớt váng khác với phương thức định giá cao ở chỗ, giá bán sẽ giảm dần theo thời gian với định giá hớt váng, còn không thay đổi với định giá cao.

Thông thường, với các sản phẩm công nghệ, chẳng hạn máy tính, đồ chơi công nghệ hay thậm chí là điện thoại thông minh, doanh nghiệp thường sử dụng định giá hớt váng vì chúng sẽ dần trở nên phổ biến hơn theo thời gian.

Ý đồ đằng sau của phương thức định giá này là, khi khách hàng càng muốn sở hữu những thứ mới (lần đầu), họ sẵn sàng chi trả cao hơn để có được chúng.

Phương thức định giá hớt váng trong Marketing.

Trong phạm vi marketing, phương thức định giá này gắn liền với khái niệm vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle).

Hiểu một cách đơn giản là với những sản phẩm có vòng đời ngắn hơn, người làm marketing cần đẩy nhanh các hoạt động marketing để bán sản phẩm được nhiều hơn với mức giá tốt hơn trong gian đoạn đầu, sau đó khi sản phẩm dần trở nên phổ biến hay bão hoà hơn, doanh nghiệp có thể hạ giá bán để tiếp tục “hớt” các nhóm khách hàng còn lại.

4. Chiến lược định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh.

Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh còn được gọi là định giá cạnh tranh hoặc định giá dựa trên yếu tố cạnh tranh.

Thay vì dựa vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như giá thành của sản phẩm hay tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) mong muốn, doanh nghiệp hầu như là dựa hoàn toàn vào đối thủ để quyết định giá bán.

Khi nhắm đến chiến lược này, mục tiêu của doanh nghiệp là bán thấp hơn (hoặc cũng có thể là cao hơn) để có được nhiều khách hàng và khả năng cạnh tranh cao hơn.

Ví dụ: nếu bạn là doanh nghiệp đang bán dịch vụ về thiết kế website, khi nhận thấy rằng các đối thủ hiện có trên thị trường đang bán với mức giá từ 10-30 đồng, bạn có thể chọn mức giá trung bình ở giữ tức khoảng 20 đồng để bắt đầu.

Chiến lược định giá dựa trên đối thủ trong Marketing.

Bằng cách luôn luôn bám sát vào yếu tố thị trường, cụ thể ở đây là mức giá của các đối thủ hiện có, bạn có thể đưa thương hiệu của mình vào vị thế tốt hơn để giành được nhiều khách hàng hơn.

Mặc dù khách hàng luôn tìm kiếm các giải pháp với giá trị tốt nhất, họ không phải khi nào cũng tìm các sản phẩm có giá bán thấp nhất.

5. Chiến lược định giá cao.

Còn được gọi là định giá dựa trên uy tín và định giá sang trọng hoặc định giá cao cấp, chiến lược định giá cao là khi các doanh nghiệp định giá bán các sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng sản phẩm của họ có giá trị cao, sang trọng hoặc cao cấp.

Định giá cao theo đó thường tập trung vào yếu tố giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ hơn là những giá trị thực tế mà khách hàng có được hoặc chi phí sản xuất (giá thành) của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang, làm đẹp hay công nghệ thường sử dụng phương thức định giá này vì sản phẩm của họ thường sang trọng, khó “cân đong đo đếm” hoặc có tính “khan hiếm” cao.

Tuy nhiên, cũng như đã phân tích ở trên, giá bán cao trong nhiều trường hợp không đồng nghĩa với giá trị cao (giá trị thực chứ không phải giá trị cảm nhận).

Chiến lược định giá cao trong Marketing.

Vì định giá cao phụ thuộc vào giá trị cảm nhận của khách hàng, nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là khiến cho khách hàng cảm nhận được rằng sản phẩm là cao cấp hay có giá trị cao.

Bằng cách xây dựng các nhận diện thương hiệu (Brand Identity) cao cấp, sử dung những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer) trong các chiến dịch quảng cáo hay marketing của mình, thương hiệu có thể giúp khách hàng dần cảm nhận được yếu tố “cao cấp” này.

6. Chiến lược định giá dựa trên tâm lý.

Định giá theo tâm lý đơn giản là dựa vào yếu tố tâm lý của khách hàng để thúc đẩy việc mua hàng của họ.

Ví dụ: theo tâm lý hiệu ứng các chữ số, mặc dù một sản phẩm có giá 99,99 đồng về cơ bản là giống với 100 đồng, nhưng khách hàng có xu hướng xem 99,99 là giá tốt hơn.

Một phương thức khác để sử dụng định giá tâm lý đó là đặt một sản phẩm có giá cao hơn ngay bên cạnh một sản phẩm có giá thấp hơn (sản phẩm bạn đang muốn bán nhất).

Từ những thương hiệu F&B như Starbucks đến các thương hiệu bán lẻ như Nike hay Walmart đều sử dụng phương thức định giá này.

Chiến lược định giá tâm lý trong Marketing.

Chiến lược định giá tâm lý đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường mục tiêu hay khách hàng của các thương hiệu.

Nếu khách hàng của bạn có xu hướng thích được giảm giá hay khuyến mãi tặng kèm, việc cung cấp thường xuyên các chương trình này trong các hoạt động marketing có thể giúp khách hàng trung thành hơn với thương hiệu.

7. Chiến lược định giá Freemium.

Chiến lược định giá Freemium.

Freemium là từ kết hợp giữa Free và Premium, tức kết hợp giữa yếu tố miễn phí và cao cấp (đắt tiền).

Một doanh nghiệp sử dụng phương thức định giá Freemium sẽ cung cấp các phiên bản cơ bản của sản phẩm hay dịch vụ với hy vọng rằng người dùng cuối cùng sẽ trả tiền để nâng cấp hoặc truy cập nhiều hơn các tính năng của sản phẩm.

Freemium là một chiến lược định giá thường được các doanh nghiệp SaaS hay các công ty phần mềm khác sử dụng.

Chiến lược định giá Freemium trong Marketing.

Định giá Freemium có thể không giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền khi có được thêm nhiều người dùng hơn, nhưng nó cho phép họ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và cả những khách hàng có khả năng chi trả cao hơn.

8. Chiến lược định giá dựa trên địa lý.

Định giá dựa trên địa lý hay theo địa lý là chiến lược trong đó doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ với mức giá khác nhau cho các khu vực địa lý khác nhau.

Ý tưởng của chiến lược này là, vì mỗi khách hàng sinh sống trên mỗi khu vực khác nhau, khi họ có những thu thập hay điều kiện kinh tế khác nhau, họ sẵn sàng chi trả những mức giá khác nhau cho các sản phẩm tương ứng.

Ví dụ nếu khách hàng ở TP Hồ Chí Minh có thể chi trả 50.000 đồng cho mỗi chai bia thì khách hàng ở các tỉnh hay nông thôn lại chỉ có thể chi trả khoảng 10-20.000 chẳng hạn.

Chiến lược định giá theo địa lý trong Marketing.

Bằng cách nhắm mục tiêu quảng cáo hay marketing đến các khu vực khác nhau với những thông điệp khác nhau đồng thời cung cấp các mức giá phù hợp với họ, doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hơn và thị phần lớn hơn so với việc bán một sản phẩm với cùng một mức giá trên tất cả các khu vực.

9. Chiến lược định giá theo giờ.

Phương thức định giá theo giờ thường được sử dụng bởi các nhà tư vấn, người làm nghề tự do, nhà thầu, các cá nhân hoặc người lao động cung cấp dịch vụ kinh doanh.

Thay vì bạn định giá dựa trên các công việc hay giá trị của sản phẩm (có thể khó đo lường hơn), định giá theo giờ đơn giản là cứ mỗi giờ trôi qua bạn sẽ thu của khách hàng hay đơn vị cần dịch vụ một số tiền nhất định nào đó.

10. Chiến lược định giá Cao – Thấp.

Chiến lược định giá Cao – Thấp hay còn được gọi là định giá chiết khấu là khi một doanh nghiệp bán một sản phẩm ở mức giá cao ở thời điểm ban đầu nhưng sau đó lại hạ giá xuống khi sản phẩm đó có mức độ phù hợp hay tính mới lạ kém dần đi.

Định giá Cao – Thấp thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ bán các mặt hàng theo mùa hoặc các sản phẩm thay đổi thường xuyên chẳng hạn như quần áo, đồ trang trí và đồ nội thất.

Chiến lược định giá Cao – Thấp trong Marketing.

Nếu thương hiệu muốn duy trì lượng khách hàng ghé qua cửa hàng của mình ổn định quanh năm, chiến lược định giá Cao – Thấp có thể rất hữu ích.

Bằng cách đánh giá mức độ phổ biến của các sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong các khoảng thời gian cụ thể trong năm, bạn có thể tận dụng mức giá thấp để tăng doanh số bán hàng trong những tháng hay thời điểm bạn thường bán chậm hơn.

11. Chiến lược định giá phân biệt.

Ý tưởng của chiến lược định giá phân biệt khá đơn giản, cùng một sản phẩm tương tự hoặc có thay đổi nhưng không nhiều, doanh nghiệp bán với các mức giá khác nhau cho các phân khúc khách hàng hay thị trường khác nhau.

Hầu hết các tập đoàn như P&G, Coca-Cola hay Unilever đều sử dụng chiến lược định giá này cho các sản phẩm của họ.

Một số ví dụ về chiến lược định giá của Coca-Cola hay OMO.

Chiến lược định giá của Coca-Cola.

chiến lược giá của coca-cola
Chiến lược định giá của Coca-Cola.

Về mặt tổng thể, chiến lược định giá của Coca-Cola là chiến lược định giá phân biệt dựa trên các nhóm khách hàng và thị trường khác nhau.

Dưới đây là 3 chiến lược định giá cụ thể khác mà thương hiệu này cũng sử dụng.

  • Định giá hớt váng.
  • Định giá dựa trên đối thủ.
  • Định giá thâm nhập.

Ở thời điểm ban đầu xuất hiện, khi chưa đụng độ nhiều với các đối thủ như Pepsi (ra đời sau), Coca-Cola sử dụng chiến lược giá cao ở thời điểm ban đầu cho các sản phẩm của mình cho đến khi sản phẩm dần trở nên phổ biến hơn.

Sau đó, khi các đối thủ mới như Pepsi nhập cuộc, Coca-Cola lại coi giá bán của đối thủ là mục tiêu, họ tuyên bố rằng giá bán của mình khôn được quá thấp hoặc quá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên đối với các sản phẩm mới, họ lại chọn các mức giá thấp hơn với mục tiêu là thâm nhập thị trường nhanh hơn.

Chiến lược định giá của OMO.

Cũng tương tự như các tập đoàn bán lẻ khác như P&G hay Walmart, chiến lược định giá của OMO (Thuộc Unilever) khá phức tạp với các phương thức như giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu hay cả giảm giá.

Nhận thấy rằng phần lớn người tiêu dùng Việt Nam sống ở nông thôn và có thu nhập thấp, OMO đã chọn cách định giá thâm nhập để chiếm lấy phần lớn thị phần.

Từ khi gia nhập thị trường, trong khi giá bán của các đối thủ vẫn không ngừng tăng, OMO vẫn giữ nguyên giá bán của mình và chính chiến lược này đã giúp OMO từng bước giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Khi thị phần lớn hơn và thương hiệu đã in đậm nhiều hơn trong tâm trí của khách hàng, OMO đã chọn cách tăng giá trở lại, và vì người dùng mặc định rằng chất lượng hay giá trị của OMO đi đôi với giá bán (thông qua các chương trình marketing và trải nghiệm sản phẩm thực tế), họ chấp nhận sự thay đổi này.

Cách xây dựng một chiến lược định giá.

1. Đánh giá tiềm năng định giá.

Trước khi bạn quyết định đưa ra một chiến lược định giá cho doanh nghiệp, bạn cần đánh giá tiềm năng định giá của mình. Đây là giá bán mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được các mục tiêu về chi phí, nhu cầu và hơn thế nữa.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiềm năng định giá của bạn bao gồm:

  • Thông tin cụ thể về yếu tố địa lý.
  • Chi phí vận hành.
  • Hàng tồn kho.
  • Lợi thế cạnh tranh.
  • Dữ liệu về nhân khẩu học.

2. Xác định chân dung của người mua.

Bạn phải định giá sản phẩm của mình dựa trên kiểu tính cách hay chân dung của người mua đang tìm kiếm sản phẩm đó.

Bạn có thể cần xem xét đến các yếu tố như:

  • Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).
  • Mức độ sẵn sàng chi trả.
  • Nỗi đau của khách hàng
  • Hay các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng.

3. Phân tích dữ liệu lịch sử.

Nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động được một khoảng thời gian, bạn có thể xem xét đến các chiến lược định giá trong quá khứ trước khi quyết định đưa ra các chiến lược mới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân tích sự thất bại hoặc thành công của các thương hiệu khác trong quá khứ thông qua chiến lược định giá của họ.

4. Đánh giá mục tiêu kinh doanh.

Khi phát triển các phương thức định giá, bạn cần đảm bảo rằng giá bán của bạn phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của bạn và mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng.

Mục tiêu của doanh nghiệp có thể là:

  • Tăng lợi nhuận.
  • Cải thiện dòng tiền.
  • Thâm nhập thị trường.
  • Mở rộng thị phần.
  • Tăng chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp sẽ phù hợp với các kiểu định giá khác nhau.

5. Nhìn vào chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh.

Ngoài các yếu tố khác từ nội tại của doanh nghiệp và khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng là một mục tiêu khác mà các doanh nghiệp nên xem xét.

Dưới đây là 2 chiến lược bạn có thể tham khảo.

  • Đánh bại yếu tố giá bán của đối thủ cạnh tranh: Nếu đối thủ cạnh tranh đang tính phí cao hơn cho cùng một sản phẩm như thương hiệu của bạn, hãy làm cho giá bán thực tế trở nên phải chăng hơn.
  • Đánh bại yếu tố giá trị của đối thủ cạnh tranh: Còn được gọi là định giá dựa trên giá trị, bạn có thể định giá sản phẩm của mình cao hơn so với đối thủ cạnh tranh nếu giá trị bạn cung cấp cho khách hàng lớn hơn.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về khái niệm chiến lược giá.

  • Chiến lược giá rẻ là gì?

Là chiến lược trong đó doanh nghiệp chọn cách bán giá thấp hơn so với các đối thủ cùng phân khúc thị trường (phân khúc khách hàng).

  • Chiến lược dẫn đầu về giá là gì?

Chiến lược dẫn đầu về giá là chiến lược giá khi mà doanh nghiệp chọn một mức giá bán cạnh tranh nhất so với các đối thủ (tương tự) hiện có trên thị trường.

Thay vì chọn dẫn đầu về chất lượng hay sự đổi mới của sản phẩm, doanh nghiệp chọn cách tập trung vào việc tối ưu chi phí để có được mức giá bán cạnh tranh nhất. Doanh nghiệp khi này coi “giá bán” là điểm quyết định sự sống còn trên thị trường.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, trong khi có rất nhiều các chiến lược định giá khác nhau, tuỳ vào từng mục tiêu hay chiến lược của doanh nghiệp tại từng thời điểm cụ thể mà họ có thể lựa chọn các phương thức định giá khác nhau.

Bằng cách hiểu chiến lược giá là gì, cũng như nhiều chiến lược định giá khác nhau, bạn có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

TikTok ra mắt TikTok Pulse nhằm chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo

Nhằm mục tiêu hỗ trợ chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng, TikTok vừa ra mắt sản phẩm quảng cáo mới có tên là TikTok Pulse.

TikTok ra mắt sản phẩm quảng cáo cho nhà sáng tạo
TikTok ra mắt sản phẩm quảng cáo mới nhằm chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo

Theo đó, sản phẩm quảng cáo mới của TikTok sẽ cho phép nhà quảng cáo giới thiệu nội dung của thương hiệu của họ bên cạnh các video hay nhất trên TikTok.

Sản phẩm mới này có tên là TikTok Pulse, một giải pháp quảng cáo theo ngữ cảnh (contextual advertising) mới nhằm đảm bảo các quảng cáo của thương hiệu có thể được đặt cạnh khoảng 4% những video tốt nhất trên TikTok.

Đáng chú ý khác là, giải pháp này cũng sẽ là sản phẩm quảng cáo đầu tiên liên quan đến việc chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

TikTok cho biết những nhà sáng tạo và nhà xuất bản (publishers) với ít nhất 100.000 người theo dõi trên TikTok sẽ đủ điều kiện tham gia chương trình chia sẻ doanh thu này trong giai đoạn đầu của chương trình TikTok Pulse.

Theo như TikTok trao đổi với TechCrunch, tỷ lệ chia sẻ doanh thu sẽ là 50/50 giữa TikTok với những nhà sáng tạo được chọn.

TikTok Pulse sẽ ra mắt cho các nhà quảng cáo tại Mỹ vào tháng 6 sắp tới và sau đó sẽ dần mở rộng ra các thị trường khác.

TikTok Pulse là gì?

Về bản chất, TikTok Pulse cũng tương tự như chương trình đối tác của YouTube (YPP), nơi mà các nền tảng có thể đảm bảo rằng các nhà quảng cáo có một môi trường an toàn hơn để hiển thị các nội dung về thương hiệu của họ, đồng thời các nhà sáng tạo nội dung cũng nhận được mức doanh thu tốt hơn.

TikTok cho biết chương trình Pulse TikTok mới của họ cũng sẽ tập trung vào việc đảm bảo nội dung của các nhà sáng tạo là phù hợp với các mẫu quảng cáo.

Thông qua TikTok Pulse, các thương hiệu có thể đặt quảng cáo của họ song song với 12 loại danh mục nội dung khác nhau, bao gồm làm đẹp, thời trang, vật nuôi, chơi game, TV & phim, xe hơi, thể thao và giải trí, v.v.

Nếu đủ điều kiện, các nhà quảng cáo TikTok sẽ được cấp quyền truy cập vào TikTok Pulse để tiến hành chạy quảng cáo, tuy nhiên TikTok cũng cho biết rằng, dung lượng quảng cáo (Ad Inventory) là có giới hạn (Premium) và được mua theo hình thức CPM cố định trong Trình quản lý quảng cáo của TikTok.

Các nhà quảng cáo có thể sử dụng Bộ lọc an toàn thương hiệu của TikTok, hoặc một nền tảng thứ 3 khác khi triển khai chương trình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Mức tăng trưởng doanh thu của Facebook chậm lại

Cuộc chiến ở Ukraine, lạm phát gia tăng và thay đổi kinh tế vĩ mô rộng lớn là những thách thức khiến hãng công nghệ Mỹ phải xem lại kế hoạch tuyển dụng nhân sự.

Mức tăng trưởng doanh thu của Facebook chậm lại

Theo CNBC, Meta, công ty mẹ của Facebook, đang chậm lại tốc độ tuyển dụng vì tăng trưởng doanh thu của công ty hiện ở mức yếu nhất trong lịch sử và những thách thức kinh doanh khách quan bên ngoài thế giới đang diễn ra.

“Chúng tôi thường xuyên đánh giá lại nguồn nhân lực theo nhu cầu kinh doanh và dựa trên hướng dẫn chi phí được đưa ra cho giai đoạn thu nhập này.

Chúng tôi đang chậm lại tốc độ tuyển dụng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển lực lượng lao động để đảm bảo việc tập trung vào tác động lâu dài”, người phát ngôn của Meta viết trong email hôm 4.5.

Trong báo cáo thu nhập hồi tuần trước, Meta dự báo doanh thu cả năm có khả năng giảm trong quý 2/2022.

Giám đốc tài chính Meta David Wehner nhấn mạnh một số vấn đề mà công ty đang phải đối mặt và cho biết chi tiêu trong năm sẽ từ 87 đến 92 tỉ USD, giảm so với dự báo trước đó là từ 90 đến 95 tỉ USD.

Theo một nguồn tin khác, Meta dự định ngừng hoặc chậm tuyển dụng đối với hầu hết vai trò cấp trung và cấp cao, sau khi ngừng bổ sung các kỹ sư cấp cao trong những tuần gần đây. Khó khăn bắt đầu nổi lên vào năm ngoái khi người dùng từ bỏ các ứng dụng của Facebook.

Tháng 2.2022, Meta cho biết lượng người dùng hoạt động hằng ngày đã giảm liên tiếp lần đầu tiên trong quý 4/2021, dù con số đó đã tăng dần trở lại vào quý 1/2022.

Nhìn chung, ngành kinh doanh truyền thông kỹ thuật số còn bị ảnh hưởng do lo ngại về kinh tế vĩ mô và tình hình chiến sự Nga – Ukraine.

“Chúng tôi đã trải qua sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng nhiều hơn nữa sau khi Nga bắt đầu kế hoạch quân sự nhằm vào Ukraine, do mất doanh thu ở Nga cũng như giảm nhu cầu quảng cáo ở cả châu Âu và bên ngoài khu vực.

Chúng tôi tin rằng cuộc xung đột đã gây biến động mạnh đối với bối cảnh kinh tế vĩ mô vốn đã không chắc chắn cho các nhà quảng cáo”, ông Wehner nói trong báo cáo thu nhập hồi tuần trước.

Bên cạnh đó, ông Wehner cũng nhắc lại với các nhà đầu tư rằng thay đổi quyền riêng tư mà Apple thực hiện trên các thiết bị iOS vào năm ngoái sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu, sau khi dự đoán động thái này sẽ làm giảm 10 tỉ USD doanh thu trong năm nay của Meta.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Case Study: Học cách xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng

Thành công của các chiến dịch này là những gợi ý hữu ích cho Marketer về cách xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả thông qua người có ảnh hưởng (Influencer).

xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng
Case Study: Học cách xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng

Vào thập niên 90, sở hữu một thương hiệu đồng nghĩa với việc duy trì mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn vì họ tin tưởng và cho rằng công ty của bạn tốt hơn các đối thủ khác.

Quan trọng hơn, họ sẵn sàng trả tiền để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sự trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) đã từng là điều rất phổ biến.

Những thế hệ người tiêu dùng mới sẽ thống trị nhu cầu thị trường trong vài thập niên tới. Họ là những người rất nhạy cảm với các quảng cáo “chiêu trò” và chuộng những cách tiếp cận cá nhân, chân thật nhiều hơn.

Sự thành công của ba chiến dịch sau – do Gil Eyal – CEO của Hypr, platform hỗ trợ marketing thông qua người ảnh hưởng tại New York chia sẻ trên trang Adweek – là những gợi ý cho marketer về cách xây dựng hình ảnh thương hiệu (Brand Image) hiệu quả qua người ảnh hưởng.

Millennial và thế hệ Z đổi nhu cầu, doanh nghiệp thay đại sứ thương hiệu.

Nếu bật TV tại Mỹ vào năm 1991, bạn có thể sẽ nghe thấy câu slogan nổi tiếng của hãng Maybelline New York: “Maybe She’s Born With It, Maybe It’s Maybelline” (tạm dịch: Có thể cô ấy đẹp tự nhiên, Có thể cô ấy đẹp nhờ Maybelline), cùng hình ảnh siêu mẫu Christy Turlington mỉm cười với màu son mới nhất của Maybelline.

Lựa chọn Turlington là quyết định chiến lược của Maybelline. Vì Turlington là một siêu mẫu có hình ảnh như một cô bạn hàng xóm đủ xinh đẹp cuốn hút người xem, đủ gần gũi với số đông nữ giới.

Chiến dịch kinh điển này đã tồn tại suốt 24 năm và mang đến doanh số khủng cho Maybelline.

Quan trọng hơn, chiến dịch này cũng nâng cấp hình ảnh thương hiệu Maybelline từ cách giới thiệu lý tính với slogan cũ là “Fine Makeup, Sensibly Priced” (tạm dịch: Trang điểm đẹp, Giá hợp lý).

Đến năm 2015, Maybelline đổi slogan một lần nữa với thông điệp “Make It Happen” (phiên bản tiếng Việt: Dám Nghĩ, Dám Làm).

Sự thay đổi này đã mang đến mức tăng trưởng hai con số tại Mỹ cho Maybelline. Với lần thay đổi này, Maybelline chọn ký hợp đồng với Gigi Hadid, một trong những siêu mẫu nổi tiếng từ mạng xã hội đầu tiên trên thế giới.

Gil Eyal nhìn nhận chiến lược này đánh dấu sự thay đổi trong tư duy về đại sứ thương hiệu của Maybelline. Hãng mỹ phẩm nổi tiếng này đã chuyển hướng lựa chọn từ ngôi sao chính thống sang những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Lựa chọn người ảnh hưởng thay cho ngôi sao nổi tiếng đang trở thành xu hướng thời thượng trong marketing hiệu đại.

Góc nhìn của thế hệ Millennial (Gen Y), Gen Z đối với các thương hiệu, chiến dịch truyền thông lẫn mạng xã hội là nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi này.

Theo tìm hiểu của Gil Eyal, Gen Z sẽ chiếm 40% lượng người tiêu dùng toàn cầu vào năm 2020. Giải mã cách tiếp cận nhóm khách hàng cốt lõi này sẽ là điều tối quan trọng với những marketer muốn thành công trong tương lai.

Mặt khác, Gen Z ghét quảng cáo. Theo Gil Eyal, gần 74% thế hệ Millennial và Gen Z không thích “bị xem” là mục tiêu để quảng cáo trên mạng xã hội. Và 92% người tiêu dùng trẻ tin vào lời khuyên của người ảnh hưởng hơn là các quảng cáo của doanh nghiệp.

Một cách tiếp cận tiêu biểu cho xu hướng cá nhân hóa chiến dịch marketing sản phẩm là trường hợp của Starbucks và sự than phiền của đội ngũ chuyên viên pha chế (barista) về thức uống Unicorn Frappuccino.

Câu chuyện bắt đầu khi Braden Burson, barista tại chi nhánh Colorado (Mỹ) của Starbucks, đã đăng tải một đoạn video “van xin” khách hàng đừng đặt món Unicorn Frappuccino vào ngày Starbucks ra mắt loại thức uống mới này.

Trong đoạn video dài 2 phút, Burson đã than thở về chuyện loại thức uống này khó pha chế như thế nào, và “tay của tôi hoàn toàn bị bết dính. Bột màu kỳ lân thì bám đầy tóc và mũi của tôi. Tôi chưa từng bị căng thẳng đến như vậy trong cuộc đời mình”.

Ngay sau video của Braden Burson, hàng loạt barista khác của Starbucks cũng bày tỏ sự tán đồng. Barista Tina Dee đăng lên Twitter rằng: “Mỗi khi có bạn gọi món này, một phần trong tôi gần như chết lặng”.

Kết quả là, toàn bộ thức uống Unicorn Frappuccino của Starbucks được bán hết. Bất kể làn sóng than phiền trên là chiến dịch marketing có chủ đích, hay bộc phát từ đội ngũ pha chế thì Starbucks vẫn thu được thành công rõ nét với Unicorn Frappuccino.

Đòn bẩy cho các chiến dịch mạng xã hội.

Chiến dịch El Tornado của trò chơi điện tử FIFA là một ví dụ khác về cách marketing cùng người ảnh hưởng tạo nên làn sóng viral như thế nào.

Năm 2017, EA Sports ra mắt trò chơi điện tử phiên bản FIFA 18, đặc biệt giới thiệu kỹ thuật sút bóng mang tên “El Tornado”. FIFA 18 nổi bật với hình ảnh nhân vật hoạt hình siêu sao Cristiano Ronaldo xoay người sút bóng như một cơn lốc.

Song song với phiên bản này, EA Sports cũng đăng tải bộ phim về cách các cầu thủ nổi tiếng thực hiện kỹ thuật này và làn sóng săn lùng video hướng dẫn thực hiện El Tornado.

Kết quả là, hơn 50.000 video hướng dẫn cách thực hiện El Tornado ngoài đời thực đã được người hâm mộ bóng đá thực hiện và đăng tải lên mạng xã hội.

Và không chỉ người hâm mộ bóng đá cảm thấy hào hứng, hai vũ công hip hop người Mỹ – Run the Jewels cũng phát hành một ca khúc cùng các sản phẩm truyền thông đi kèm mang tên Mean Demeanor (El Tornado Mix).

James Harden – cầu thủ bóng rổ cũng mặc trang phục huấn luyện viên El Tornado của Adidas, và Coca Cola đăng biển hiệu quảng cáo ngoài trời với thông điệp “Share a Coke Zero With El Tornado” (tạm dịch: Cùng uống Coke Zero với El Tornado).

EA Sports sau đó đã tiến thêm một bước với chiến dịch này bằng việc thách thức các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thực hiện động tác El Tornado trong thực tế.

Các game thủ cũng tận dụng mạng xã hội để kêu gọi những cầu thủ mình yêu thích thực hiện động tác này.

Tổng quan, chiến dịch này của EA Sports đã phá vỡ mọi kỷ lục của marketing thế giới, với lượng người chơi mới tăng 20%, 46 triệu bức ảnh động về El Tornado được chia sẻ trên mạng xã hội trong năm 2017.

Mọi người bàn tán về El Tornado nhiều hơn cả sự trở lại của Taylor Swift, màn cầu hôn của Hoàng tử Harry với Meghan Markle, và cả tập phim mới của Star Wars.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Google thông báo sẽ dừng sử dụng nền tảng YouTube Go

Google chính thức gửi thư thông báo tới người dùng rằng YouTube Go sẽ dừng hoạt động kể từ tháng 8 năm 2022.

Google dừng sử dụng YouTube Go

YouTube Go là ứng dụng nằm trong gói phần mềm Android Go của Google. Gói phần mềm này được phát triển để tương thích với các thiết bị Android có phần cứng hạn chế.

Android Go sở hữu đầy đủ các dịch vụ tiện ích từ Google như: Google Maps Go, Gallery Go, Google Go, YouTube Go… Các ứng dụng này đều được lược bỏ một số tính năng để tối ưu hóa cũng như hạn chế tối đa dung lượng cho những thiết bị có phần cứng cũng bộ nhớ hạn chế.

Nhưng dường như, Google đang dần khép lại gói phần mềm này, thay vào đó, gã khổng lồ sẽ ưu tiên các ứng dụng có khả năng tương thích cao hơn, phù hợp với phần lớn thiết bị hiện tại.

Trên thực tế, các thiết bị điện thoại thông minh cấp thấp hiện nay đều có thể đáp ứng được yêu cầu phần cứng của các ứng dụng từ Google. Do đó, việc tiếp tục triển khai YouTube Go trong thời điểm này là không quá cần thiết.

YouTube Go sẽ bắt đầu ngừng hoạt động vào tháng 8/2022. Google chưa đưa ra thời hạn cụ thể khi nào quyền truy cập sẽ bị cắt hoàn toàn, nhưng gã khổng lồ có vẻ nghiêm túc trong việc chuyển người dùng sang ứng dụng YouTube chính.

Vào đầu năm 2022, Chrome đã loại bỏ chế độ Lite (tiết kiệm dữ liệu). Google ngày càng tối ưu hóa tốt hơn trong việc để phần mềm của mình thích ứng với các điều kiện dữ liệu chậm hơn, mà không cần đến một ứng dụng chuyên dụng.

Ngoài việc giải quyết những vấn đề về khả năng tương thích và quyền truy cập, rõ ràng, Google cũng muốn càng nhiều người dùng càng tốt có được trải nghiệm YouTube đầy đủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tiki bán lại 10% cổ phần cho một ngân hàng

Sàn thương mại điện tử Tiki hiện đang tiến đến rất gần với dấu mốc “Kỳ lân” với định giá trên 1 tỷ USD, sau khi hoàn tất các vòng huy động vốn.

Tiki bán lại 10% cổ phần cho một ngân hàng

Theo DealStreetAsia, Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan Financial) đã chính thức trở thành một cổ đông lớn của Tiki sau khi mua lại 10% cổ phần của startup thương mại điện tử (eCommerce) này.

Trong đó, 2 thành viên trực thuộc Shinhan Financial là Ngân hàng Shinhan và Shinhan Card sẽ nắm giữ lần lượt 7,44% và 2,56% cổ phần của Tiki. Khi việc mua lại cổ phần hoàn tất, Tập đoàn tài chính Shinhan sẽ đảm bảo tư cách cổ đông lớn thứ ba của Tiki.

Mặc dù giá trị thương vụ không được tiết lộ, nhưng theo những nguồn tin trước đó, Shinhan Financial có thể đã bỏ ra số tiền khoảng 40 triệu USD để sở hữu lượng cổ phần Tiki nói trên.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Tiki đã huy động thành công khoảng 450 triệu USD, với mức định giá tính tới tháng 12/2021 là 832 triệu USD, theo thống kê của TechinAsia.

Gần đây nhất, vào tháng 11/2021, Tiki đã huy động thành công 258 triệu USD trong vòng đầu tư do AIA Insurance Inc. dẫn dắt. Mục đích là nhằm mở rộng thị phần thương mại điện tử, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.

Hiện Tiki là một trong số các startup thương mại điện tử đang dẫn đầu thị trường Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng cao bất chấp đại dịch Covid-19, với nhiều sản phẩm đa dạng từ thực phẩm đến dịch vụ kỹ thuật số và giao hàng nhanh là thế mạnh của mình.

Shinhan Financial Group, bao gồm Shinhan Bank, Shinhan Card, Shinhan Financial Investment, Shinhan Life và Shinhan DS, đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đang tích cực thúc đẩy bán hàng cho khách hàng địa phương trong nhiều lĩnh vực như: Bán lẻ, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng đầu tư và Quản lý tài sản.

Theo kế hoạch ban đầu, Tiki muốn thực hiện IPO ở Mỹ vào năm 2025. Tuy nhiên, hiện tại, sàn thương mại điện tử Việt Nam muốn đẩy sớm kế hoạch này thêm một năm.

Đợt IPO của Tiki có thể được thực hiện thông qua sáp nhập với một công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng (SPAC), dù vậy, kế hoạch cuối cùng vẫn chưa được “chốt”.

Trước đó, Tiki đã chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global thành lập tại Singapore. Tiki Global đang sở hữu 90,54% cổ phần Tiki sau khi công ty này chào bán cổ phần riêng lẻ tăng vốn từ 230 tỷ đồng lên 2.430 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

LinkedIn: Từ cổng tuyển dụng tới mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới

‘Không quan trọng bạn biết gì, quan trọng là bạn biết ai’. Đó là câu nói nổi tiếng mà bất kỳ ai xin việc làm cũng từng nghe qua. LinkedIn là bằng chứng sống cho điều này.

LinkedIn: Từ cổng tuyển dụng tới mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới

Có lẽ, ứng viên nào cũng ít nhất một lần xem hay dùng qua LinkedIn để kích hoạt mạng lưới quan hệ rộng lớn trong ngành mình đang tìm hiểu.

LinkedIn chính là mạng xã hội dành cho người chuyên nghiệp lớn nhất hành tinh. Nếu Facebook mở ra kỷ nguyên “mạng xã hội”, LinkedIn đã cách mạng hóa với những sáng tạo không ngừng nghỉ.

Mùa hè năm 2003, nhà sáng lập Reid Hoffman lên ý tưởng về LinkedIn nhưng hành trình đến đỉnh cao của nó không hề dễ dàng.

Có những ngày, mạng tuyển dụng chỉ có 20 người đăng ký tài khoản. Song, đến nay, LinkedIn đã có 740 triệu thành viên tại 200 quốc gia.

Khởi đầu khiêm tốn và chậm chạp.

Reid Hoffman 41 tuổi khi thành lập LinkedIn năm 2003. Ngay từ đầu, cựu sinh viên Stanford đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và dựa vào mạng lưới.

Ông từng có trải nghiệm cay đắng khi tiếp cận nhiều nhà đầu tư mạo hiểm để trình bày ý tưởng thành lập công ty phần mềm nhưng đều bị từ chối.

Sau đó, ông vào làm tại Apple và Fujitsu trước khi nghỉ việc để tự kinh doanh. Ông cùng hai người bạn Peter Thiel và Max Levchin gia nhập ban quản trị PayPal, rồi bán PayPal cho eBay năm 2002.

Năm 2003, LinkedIn ra đời với tầm nhìn thay đổi cách mọi người quản lý cuộc sống công việc thông qua kết nối đúng người, đúng thông tin. Ban đầu, công ty muốn bỏ tiền tiếp thị đến những khách hàng doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm, người tìm việc làm tại khu vực Vùng Vịnh San Francisco.

Tốc độ đăng ký thành viên tương đối chậm chạp do mọi người không thể hiểu nổi giá trị của LinkedIn nằm ở đâu. Đến cuối năm 2004, startup chỉ có 150.000 người dùng, tăng trưởng dưới chuẩn một sản phẩm Internet.

Không nản lòng, các nhà sáng lập tiếp tục nỗ lực cải thiện và bổ sung tính năng vào nền tảng để xây dựng cộng đồng, gia tăng sức hấp dẫn.

Dù vậy, sự tự tin của cả nhóm không đồng nghĩa với hứng thú từ các nhà đầu tư. Chỉ có 2/26 nhà đầu tư mạo hiểm là Sequoia và Nokia Ventures phản hồi lại hồ sơ của LinkedIn.

Nhận thấy nhu cầu phải chứng minh lợi nhuận nhanh chóng và ổn định, LinkedIn “bật” chế độ nghiêm túc vào năm 2005 với màn ra mắt của các tính năng việc làm và mô hình trả phí, mở rộng quy mô với hơn 5 triệu người đăng ký.

Một năm sau, LinkedIn bắt đầu kiếm ra tiền, ngay cả khi Internet chưa phổ biến như bây giờ. Khi toàn cầu hóa và kết nối thế giới trở thành xu hướng, LinkedIn mở rộng tầm với sang các thị trường châu Âu và mở văn phòng quốc tế đầu tiên tại Vương quốc Anh.

Có lẽ, bạn sẽ nghĩ, cuối cùng cả nhóm đã được đền đáp, tuy nhiên, thực tế LinkedIn vấp phải hai rào cản lớn: quan điểm của người tiêu dùng và sự nhạy bén của tổ chức. Duy trì sự phát triển đồng nghĩa với việc họ cần phải thuê một CEO càng sớm càng tốt.

Cho đến lúc đó, các nhà sáng lập đầu tư nỗ lực để trả lời các câu hỏi về sản phẩm hơn là nhu cầu của tổ chức. Ông Reid – một chiến lược gia xuất sắc – đã phát triển một văn hóa với tầm nhìn sản phẩm, chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, song những gì LinkedIn cần lại là một người giàu kinh nghiệm về sản phẩm Internet.

Một người có thể thúc đẩy công ty mở rộng quy mô và đọi ngũ, hiểu sâu sắc về người dùng và đặt mọi người vào đúng vị trí của họ.

Vì vậy, giữa năm 2009, LinkedIn đã mời Jeff Weiner – một cựu tướng Warner Bros và Yahoo – vào ghế CEO, thay thế nhà sáng lập Reid Hoffman.

Từ startup đến công ty đại chúng.

Sự xuất hiện của ông Weiner đã thổi làn gió mới vào LinkedIn. LinkedIn đang ở giai đoạn cần tạo cảm hứng cho nhân viên của mình.

Điều đó đòi hỏi một tầm nhìn rõ ràng hơn, đó là tạo sinh kế cho 3,3 tỷ lao động trên toàn cầu bằng cách khớp kỹ năng của họ với cơ hội việc làm.

Thông thường, văn hóa tổ chức thường không được ưu tiên bằng lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho cổ đông.

Tuy nhiên, sức mạnh của ông Jeff lại là đặt nền móng cho nền văn hóa kết hợp cả hiệu suất lẫn nhân ái. Ông ấy đưa các chỉ số hiệu suất cá nhân vào chỉ số hiệu suất của nhóm, trong khi thiết lập văn hóa thúc đẩy sự hòa nhập và đồng cảm.

Ông khuyến khích nhân viên suy nghĩ như ông chủ và đưa ra quyết định kinh doanh xét đến tác động đến kết quả hoạt động.

Ông Weiner liên tục duy trì sự sáng tạo trong LinkedIn. Cuối cùng, LinkedIn đã chuyển từ một cổng thông tin tuyển dụng sang một mạng lưới dành cho dân chuyên nghiệp với các nội dung liên quan đến các ngành nghề và giải pháp văn phòng.

Không chỉ có vậy, LinkedIn còn chuyển hướng sang các ấn phẩm, hướng tới đối tượng doanh nhân.

Các nhà báo từ Financial Times tới Huffington Post thường xuyên đăng tải nội dung cho dân chuyên. Sáng kiến rõ ràng làm thay đổi nhận thức của mọi người về LinkedIn, từ “cổng tuyển dụng” đến “nền tảng chuyên nghiệp đa ngành”.

CEO LinkedIn đặt ra tham vọng tác động đến thế giới một cách sâu sắc, xóa bỏ định nghĩa hoang đường về thành công của doanh nghiệp. Ông đánh giá cao khả năng mở rộng dịch vụ của LinkedIn mà các mạng xã hội khác không theo kịp.

Quan trọng nhất, bản chất của LinkedIn nằm ở sự tin tưởng mà họ tạo ra ở người tiêu dùng. Không như các nền tảng khác, việc thiết lập kết nối trên LinkedIn đem lại giá trị rõ ràng, hữu hình cho khách hàng.

4 năm sau khi được bổ nhiệm vào tháng 12/2008, mạng xã hội việc làm LinkedIn ghi nhận doanh thu tăng gấp 10 lần. Ông vượt kỳ vọng của các nhà phân tích hết quý này sang quý khác, tăng 50% nhân viên và đẩy nhanh việc tuyển dụng trên toàn cầu.

Ngày 19/5/2011, LinkedIn trở thành công ty đại chúng, đặt nền móng cho các công ty mạng xã hội tư nhân khác.

Năm 2016 tiếp tục là một năm trọng đại khi Microsoft thâu tóm LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD. Ông Weiner chính là chất xúc tác quan trọng để kết nối LinkedIn với một trong các hãng phần mềm lớn nhất thế giới.

Quyết định táo bạo mang lại lợi ích không nhỏ cho LinkedIn. Nền tảng người dùng của họ tăng gần 50% kể từ khi thông báo giao dịch, mang về 6,8 tỷ USD doanh thu. Microsoft đánh bại những người mua tiềm năng khác như Salesforce, Facebook, Google.

Với các thương vụ quy mô lớn như vậy, rất khó để giữ văn hóa độc lập với nhau, song ông Weiner yêu cầu vận hành LinkedIn như một doanh nghiệp độc lập. Đó là lý do chính khiến thương vụ thành công.

Bất chấp các thành tích mà LinkedIn đạt được, họ không có thời gian để tự mãn. LinkedIn không có đối thủ trong thị trường tuyển dụng, nhưng trong bối cảnh Covid-19 hoành hành và vòng xoáy không bao giờ dứt về nỗi lo thất nghiệp, thay đổi trong mô hình làm việc, nhiều thách thức mới xuất hiện.

Hơn bao giờ hết, công ty cần nỗ lực gấp đôi để hỗ trợ cả nhà tuyển dụng và ứng viên thay đổi kỹ năng, chuyển đổi trước nhu cầu tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo ICT News)

Khoá học Digital Marketing và eCommerce của Google

Nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng năng lực trong lĩnh vực thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số, Google vừa thông báo ra mắt khoá học về eCommerce và Digital Marketing mới.

học digital marketing google
Google ra mắt khoá học về eCommerce và Digital Marketing.

Khi yếu tố công nghệ và các công cụ kỹ thuật số tiếp tục là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng trưởng trong bối cảnh mới, Google vừa tiếp thêm năng lượng cho các Digital Marketer thông qua chương trình mới.

Theo Google:

“3 trong số 4 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ đã báo cáo rằng việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số (digital tools) trong thời kỳ đại dịch đã tạo ra nhiều các cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh của họ.

Và các doanh nghiệp kỹ thuật số cũng đã báo cáo rằng tỷ lệ thu hút khách hàng của họ tốt hơn tới 20 lần. Tuy nhiên, gần một nửa (49%) doanh nghiệp nhỏ vẫn thiếu thông tin và kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ kỹ thuật số.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đang mở rộng chương trình Chứng chỉ nghề nghiệp của Google (Google Career Certificates) để có thể đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của các doanh nghiệp và người tìm việc.”

Chương trình Chứng chỉ nghề nghiệp của Google.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Chứng chỉ nghề nghiệp của Google để đào tạo nhân viên của họ cho các công việc liên quan đến phân tích dữ liệu, tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), thương mại điện tử (eCommerce), hỗ trợ CNTT, quản lý dự án hoặc thiết kế trải nghiệm người dùng (UX).

Chứng chỉ không yêu cầu người có kinh nghiệm và nhân viên có thể đạt được chứng chỉ được ngành công nhận trong vòng từ 3 đến 6 tháng học bán thời gian.

Google hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng năng lực eCommerce và Digital Marketing.

Đại dịch đã góp phần làm thúc đẩy nhu cầu về các công cụ kỹ thuật số – và các doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến đã chứng minh rằng họ có nhiều lợi thế hơn về mặt kinh doanh.

Để đảm bảo các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể sử dụng Digital Marketing và thương mại điện tử (eCommerce) để mở ra các cơ hội phát triển mới – Chương trình chứng chỉ nghề nghiệp của Google là một cánh tay đắc lực.

Dưới đây là những gì bạn sẽ nhận được trong khoá học:

  • Các kỹ năng Digital Marketing và eCommerce, bao gồm cách tìm kiếm khách hàng, Social Media, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo, xây dựng cửa hàng trực tuyến, đo lường và phân tích, nghiên cứu thị trường, cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng (brand loyalty).
  • Cũng giống như tất cả các chứng chỉ khác của Google, tất cả người hướng dẫn khóa học đều là nhân viên của Google, họ là những chuyên gia về các chủ đề liên quan.
  • Người học sẽ có được những trải nghiệm thực tế với các công cụ cũng như nền tảng Digital Marketing và eCommerce phổ biến như Canva, Constant Contact, Hootsuite, HubSpot, MailChimp, Shopify, Twitter, hay cả Google Ads và Google Analytics.

Bạn có thể xem chi tiết các khoá học tại: eCommerce & Digital Marketing Certificate

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Leader: 3 mẹo nhỏ để quản lý nhân viên là Gen Z

Đối với hầu hết những người quản lý, việc quản lý các thành viên trong đội nhóm của họ chưa bao giờ là một điều dễ dàng.

Thế hệ trẻ sau này, các bạn rất Yolo, khả năng tập trung chú ý cực ngắn, thiếu kiên nhẫn, vì lớn lên trong môi trường dễ dàng hơn nên không quen chịu khó, chịu cực.

Tuy nhiên, thật ra nguyên tắc lãnh đạo dù nhân sự của mình là ai, bản thân cũng nên hỏi mình vài câu hỏi sau đây:

1. Bạn có ra luật và trao đổi trước cho team hiểu luật chơi không?

Tổ chức nào, tập thể nào, game nào cũng có luật tương ứng. Người dẫn dắt nhất thiết phải ra luật, phải chủ động truyền thông rõ ràng, giao tiếp minh bạch về nguyên tắc chung của tập thể cho mọi thành viên tham gia.

Trong rất nhiều trường hợp, tôi thấy các bạn làm quản lý tại Việt Nam kỹ năng giao tiếp với team khá kém. Muốn gì không nói rõ, không huấn luyện, mentor mà bắt người ta tự đọc ý nghĩ của mình thì ở dưới mạnh ai nấy cào, mỗi người một kiểu, vô cùng bừa bộn.

Vì vậy, nếu bạn là sếp thì nên set the rule – ra luật rõ ràng, thưởng phạt phân minh mới được. Ai chơi đúng luật thì theo. Ai phạm luật thì theo luật mà bị loại.

2. Tại sao người ta phải theo bạn?

Trong những thứ quyền lực thì quyền đến từ chức danh là tệ nhất. Người tài, người trẻ người ta thường không phục và không làm theo nếu bạn chưa làm gì hay có thành tích gì khiến cho người ta thán phục.

Do đó, ở vị trí sếp, bạn cần position – định vị giá trị của mình rất rõ ràng với team. Bạn có thể là người giỏi chuyên môn, là người được công ty trọng dụng vì thành tích đáng nể, là người truyền cảm hứng từ giá trị sống đáng ngưỡng mộ, là người luôn huấn luyện, coaching, mentor cho team mình ngày càng giỏi hơn, hạnh phúc hơn, hiệu quả hơn, vv.

Không ai tự nguyện theo ai vì chức danh cả, ngược lại còn giữ khoảng cách và chống đối khi thấy người có chức tước không logic, không make sense – có lý, không giỏi, không phải là người dẫn đường hay hướng dẫn.

3. Bạn là sếp công sở hay sếp sếp?

Tôi có nhiều nhân viên cũ, 10-15 năm sau vẫn đi tìm thăm sếp. Là con người, ai cũng có cuộc đời đi làm, cuộc đời riêng tư và cuộc đời xã hội.

3 mảnh ghép này kết nối sâu và ảnh hưởng lẫn nhau. Một ngày làm việc tồi tệ có thể bắt đầu từ nhà. Một chút emo có thể bắt đầu từ tuổi thơ.

Một màn drama có thể bắt nguồn tự nỗi đau quá khứ, vv. Do đó, muốn quản trị được con người phải hiểu con người. Muốn hiểu con người phải hiểu bản thân. Lòng vòng vậy đó.

Khi bản thân mình bạn lead còn không nổi thì bạn lead nổi ai? Khi cảm xúc của bản thân bạn còn không kềm chế được thì bạn phàn nàn sao mấy trò drama của tụi nhỏ?

Mình OK đã, rồi mới mở lòng ra yêu thương, dẫn dắt được người khác. Cho nên, sếp giỏi chưa bao giờ dừng lại tại chỗ làm….

Hỏi và trả lời được 3 câu hỏi này thì lãnh đạo ở đâu, với ai đều sẽ OK cả. Lãnh đạo, luôn là lãnh đạo chính mình rồi mới tới đám đông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tham khảo: Blog Nguyễn Phi Vân

Thumbnail là gì? Thấu hiểu thuật ngữ ảnh thu nhỏ Thumbnails

Cùng tìm hiểu tất cả các thông tin xoay quanh thuật ngữ Thumbnail (Ảnh thu nhỏ) như: Thumbnail là gì, thumbnail YouTube là gì, cách thiết kế và sử dụng Thumbnails trên các nền tảng, và hơn thế nữa.

thumbnail là gì
Thumbnail là gì? Ý nghĩa, cách thiết kế và tạo Thumbnails

Thumbnail là gì? Thumbnail hay hình ảnh thu nhỏ là khái niệm được sử dụng chủ yếu trong ngành thiết kế hoặc trên các nền tảng kỹ thuật số như website hay YouTube đề cập đến các hình ảnh thu nhỏ kích thước giúp người dùng có thể xem trước một mẫu nội dung nhất định trước khi quyết định nhấp vào nó để xem chi tiết hơn.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:

  • Thumbnail là gì?
  • Anime Thumbnail là gì?
  • Một vài ưu điểm khi sử dụng thumbnail.
  • YouTube Thumbnail là gì?
  • Cách sử dụng Thumbnail trên các nền tảng như website, YouTube hay Facebook.
  • Mối quan hệ giữa Marketing và Thumbnail là gì?
  • Cách xây dựng một Thumbnail hiệu quả.
  • Các công cụ thiết kế Thumbnail phổ biến nhất hiện nay.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Thumbnail.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thumbnail là gì?

Thumbnail hay còn được viết tắt là Thumb trong tiếng Việt có thể được hiểu theo nghĩa là Hình ảnh thu nhỏ hoặc Ảnh thu nhỏ.

Thumbnail hay hình ảnh thu nhỏ được hiểu đơn giản là các hình ảnh đại diện với kích thước nhỏ hơn (trong nhiều trường hợp cũng có độ phân giải nhỏ hơn so với ảnh gốc) được sử dụng với mục tiêu là cho người dùng xem trước nội dung trước khi họ quyết định có nhấp vào xem chi tiết nội dung đó hay không.

Trong hầu hết các trường hợp, đi kèm với thumbnail là các liên kết (hyperlink) giúp điều hướng người dùng tới những nội dung đầy đủ và chi tiết hơn.

Các thumbnail cũng thường được lưu trữ và sử dụng trong một phần riêng biệt so với những nội dung đầy đủ mà người dùng có thể xem sau khi nhấp vào liên kết.

Anime Thumbnail (Anime Thumbnails) là gì?

Là những thumbnail được thiết kế theo kiểu hình ảnh hoạt hình (Anime, Animation). Anime Thumbnail về cơ bản cũng giống như các Thumbnail bình thường trên YouTube, chỉ là thay vì hiển thị các hình ảnh bình thường, sẽ hiển thị hình ảnh hoạt hình.

Một vài lợi ích khi sử dụng thumbnail.

Bên cạnh tác dụng chính của thumbnail là cho xem trước các nội dung, nó cũng mang lại một vài lợi ích cho cả người dùng (user) và người sử dụng thumbnail.

Vậy lợi ích chính khi sử dụng thumbnail là gì?

  • Thumbnail giúp website tải nhanh hơn: Như đã phân tích ở trên vì các thumbnail được sử dụng từ các hình ảnh thu nhỏ với kích thước và độ phân giải nhỏ hơn, nó giúp cho trang web được tải nhanh hơn khi người dùng duyệt web.
  • Thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm trực quan: Với các công cụ tìm kiếm trực quan hay các nền tảng lưu trữ hình ảnh, chúng sử dụng thumbnail hay hình ảnh thu nhỏ để hiển thị nội dung cho người xem. Do đó bằng cách sử dụng các thumbnail phù hợp, website có thể thu hút người dùng tốt hơn và thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

YouTube Thumbnail là gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ thuộc vào từng nền tảng hay website khác nhau, các thumbnail cũng được sử dụng theo những cách khác nhau.

YouTube Thumbnail là các thumbnail được sử dụng trên nền tảng YouTube, được sử dụng với mục tiêu cho phép người dùng xem trước hình ảnh của nội dung video, các hình ảnh này thường đóng vai trò ảnh đại diện cho video mà người dùng có thể muốn xem.

thumbnail là gì
Thumbnail của YouTube.

Như bạn có thể thấy ở trên, hình ảnh nền của video giới thiệu về thumbnail của YouTube là một thumbnail. Hình ảnh này chỉ mang tính đại diện giới thiệu về nội dung của video chứ không hề xuất hiện trong phần nội dung chính của video.

Và dưới đây là chi tiết của video.

Cách sử dụng Thumbnail trên các nền tảng như website, YouTube hay Facebook.

1. Sử dụng thumbnail trên Website.

Trong khi tuỳ vào từng nền tảng hay ngôn ngữ website khác nhau, cấu trúc hay cách sử dụng các thumbnail có thể khác nhau, tuy nhiên, các thumbnail thể hiện cách người quản trị website muốn người dùng chú ý đến các nội dung (bài viết) đằng sau thumbnail đó.

thumbnail
Cách sử dụng Thumbnail trên MarketingTrips.com

Ví dụ với hình ảnh được chụp từ MarketingTrips.com ở trên, những hình ảnh trên các tiêu đề bài viết này chính là các thumbnail, khi bạn nhấp vào các thumbnail đó, nội dung chi tiết của bài viết không nhất thiết phải xuất hiện lại hình ảnh đó.

Từ trong phần quản trị của website, các hình ảnh đại diện này cũng thường được tách biệt thành các phần khác nhau.

Nếu bạn đang sử dụng các nền tảng web phức tạp hay bạn là người mới, bạn có thể yêu cầu các lập trình viên (developer) hướng dẫn bạn cách sử dụng nó.

Để các thumbnail có thể thực sự mang lại giá trị cho website hay thu hút sự chú ý của người dùng, bạn nên sử dụng các thumbnail có liên quan đến nội dung bài viết, đồng thời đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng kích thước đề xuất của thumbnail đó.

2. Sử dụng thumbnail trên YouTube.

Nếu doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn thường xuyên làm việc với các video trên YouTube, nắm rõ các thông số hay cách sử dụng thumbnail cũng là điều hết sức cần thiết.

Theo thông tin từ Google, dưới đây là các thông số bạn cần nắm khi sử dụng thumbnail trên YouTube.

  • Độ phân giải khuyến nghị của hình ảnh thu nhỏ là 1280*720 (Pixels) với độ rộng tối thiểu là 640 Pixels.
  • Định dạng hình ảnh của các thumbnail là JPG, GIF hoặc PNG.
  • Dung lượng của mỗi thumbnail không được vượt quá 2MB.
  • Tỷ lệ hình ảnh (khung hình) là 16:9 vì hầu hết các trình phát hay trình xem trước của YouTube sử dụng tỷ lệ này.
  • Ngoài ra, YouTube cũng giới hạn số lượng các thumbnail được thêm vào và tải lên trên mỗi kênh trong ngày.

Cách tuỳ chỉnh các thumbnail trên YouTube cũng tương đối đơn giản, sau khi bạn truy cập vào YouTube Studio, bạn chọn các video cần sửa sau đó thêm mới hoặc để chế độ tự động chọn do YouTube đề xuất.

3. Sử dụng thumbnail trên Facebook.

Khi nói đến cách sử dụng thumbnail trên Facebook, có 2 phần nội dung mà bạn có thể cần sử dụng, một là sử dụng thumbnail khi tải lên video (tương tự như YouTube) và sử dụng thumbnail khi chia sẻ các liên kết (link) lên Facebook.

Sửa thumbnail khi tải lên video.

Cách sử dụng thumbnail khi tải lên các video trên Facebook.

Như bạn có thể thấy ở trên, cũng tương tự như YouTube, Facebook cho phép người dùng thêm mới hoặc để chế độ tự động lựa chọn các thumbnail khi tải lên video.

Dưới đây là một số thông số mà Facebook khuyến nghị bạn nên dùng khi thêm mới các thumbnail vào video trên Facebook.

  • Tỷ lệ hình ảnh chuẩn là 16:9 (tương tự YouTube) nếu là video ngang. Tỷ lệ là 9:16 với video dọc và 1:1 nếu là video vuông.
  • Định dạng hình ảnh nên sử dụng là JPG và PNG.
  • Độ phân giải tiêu chuẩn là 1200*630.

Sửa thumbnail khi chia sẻ liên kết.

Ngoài việc sử dụng một số công cụ khác để thay đổi thumbnail hay hình ảnh đại diện khi chia sẻ liên kết lên Facebook, hình ảnh đại diện được hiển thị chính là hình ảnh thumbnail được chọn trên website do đó khi bạn cần thay đổi thumbnail cho liên kết về cơ bản bạn chỉ cần sửa hình ảnh đại diện trên website.

Thumbnail khi chia sẻ bài viết (link) lên Facebook.

Dưới đây là một số khuyến khị của Facebook về cách sử dụng thumbnail cho liên kết:

  • Kích thước hình ảnh tối thiểu cho phép là 200 x 200 pixel.
  • Kích thước file hình ảnh không được vượt quá 8MB.
  • Sử dụng hình ảnh có kích thước tối thiểu là 1200 x 630 pixel để hiển thị đẹp nhất trên các thiết bị có độ phân giải cao.
  • Bạn phải sử dụng hình ảnh có kích thước tối thiểu là 600 x 315 pixel để hiển thị bài viết trên trang chứa liên kết có hình ảnh lớn hơn.
  • Nếu hình ảnh có kích thước dưới 600 x 315 px, hình ảnh đó sẽ vẫn hiển thị trong bài viết trên trang chứa liên kết nhưng kích thước sẽ nhỏ hơn nhiều.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn đã cập nhật mới thumbnail trên website nhưng khi chia sẻ liên kết (URL) qua Facebook hình ảnh thumbnail mới vẫn chưa được cập nhật, bạn có thể sử dụng trình gỡ lỗi của Facebook để xử lý.

Mối quan hệ giữa Marketing và Thumbnail là gì?

Như đã phân tích ở trên, với những gì mà các thumbnail có thể mang lại, các hình ảnh đại diện này cũng đóng vai trò hỗ trơ tương đối hiệu quả với các hoạt động marketing.

Dưới đây là một số tác dụng mà các thumbnail có thể mang lại cho các hoạt động hay chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

  • Tăng tỷ lệ tương tác với nội dung: Vì hình ảnh đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy quyết định đến việc họ có nhấp vào nội dung hay không. Bên cạnh các yếu tố khác như nội dung (Content) hay lời kêu gọi hành động (CTA), hình ảnh trực quan của các thumbnail cũng góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế cách người dùng tương tác với nội dung của thương hiệu.
  • Cải thiện mức độ nhận biết hay ghi nhớ về các nội dung của thương hiệu: Bằng cách tạo ra những thumbnail nổi bật với các logo hay biểu tượng đặc trưng của thương hiệu, bạn có thể khiến người dùng có khả năng ghi nhớ và nhận biết tốt hơn về thương hiệu cũng như các nội dung gắn liền với thương hiệu đó.
  • Tăng lượng khách hàng tiềm năng: Khi thương hiệu có thể gây sự chú ý với người dùng thông qua các thumbnail ấn tượng, họ có nhiều cơ hội hơn để nhận được các thông tin hay phản hồi của khách hàng.

Cách xây dựng một thumbnail hiệu quả.

Nhận thức được vai trò của các thumbnail với hiệu suất của các hoạt động marketing và thương hiệu, nhiệm vụ của bạn giờ đây là thiết kế ra những thumbnail ấn tượng.

Trước hết một thumbnail hiệu quả thì nên phù hợp và dựa trên những định hướng hay nhận diện chung của thương hiệu (Brand Identity).

Ví dụ nếu logo của thương hiệu của bạn có tone màu chủ đạo là đỏ chẳng hạn, các thumbnail có thể sử dụng tone màu này làm hình nền.

Hay nếu thương hiệu của bạn là một thương hiệu công nghệ thì các thumbnail có thể mang sắc thái khác với các thumbnail của thương hiệu về bán lẻ.

Tiếp đó một thumbnail có thể gây được ấn tượng với khách hàng cũng cần những sự khác biệt (USP) nhất định, sự khác biệt này có thể đến từ bất cứ điều gì chẳng hạn như màu sắc, logo, slogan hay chỉ đơn giản là một định hướng sử dụng hình ảnh khác biệt.

Nếu bạn để ý khi đọc các nội dung liên quan đến từ khoá lãnh đạo hay nhà lãnh đạo trên MarketingTrips, bạn sẽ thấy rằng “hình ảnh những Leader Kid” sẽ được sử dụng làm thumbnail xuyên suốt. Bên dưới là một hình ảnh ví dụ.

Cách xây dựng một thumbnail hiệu quả.
Cách xây dựng một thumbnail hiệu quả.

Cuối cùng, một thumbnail hiệu quả cũng cần thể hiện được nội dung của bài viết (hoặc video) kết hợp với các lời kêu gọi hành động (CTA).

Ví dụ như nếu bạn đang quảng cáo cho một video trên Facebook với mục tiêu là thúc đẩy lượng người dùng tương tác với một chương trình khuyến mãi chẳng hạn.

Thumbnail cho video này của bạn có thể cần hiển thị ngắn được lợi ích của khách hàng khi tham gia chương trình đồng thời kèm một lời kêu gọi hành động kiểu như “Tham gia ngay”.

Các công cụ thiết kế Thumbnail phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Tuỳ vào từng mục tiêu của bạn khi sử dụng Thumbnail là gì, bạn cần các công cụ thiết kế khác nhau, dưới đây là những cái tên bạn có thể tham khảo.

  • PhotoDirector Essential
  • Picmaker.
  • Canva.
  • Snappa.
  • Fotor.
  • Pixlr.
  • PicMonkey.
  • aceIt.
  • GIMP.
  • Visme.
  • Adobe Express.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Thumbnail.

  • Thumbnail maker là gì?

Là các phần mềm hay công cụ thiết kế Thumbnail. Bạn có thể sử dụng các phần mềm trực tuyến hoặc tải xuống các công cụ chỉnh sửa ngoại tuyến. Canva hay Picmaker là những cái tên bạn nên biết.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, trong khi tuỳ thuộc vào từng nền tảng hay yêu cầu khác nhau, bạn có thể cần những thumbnail khác nhau.

Tuy nhiên bằng cách hiểu thumbnail là gì, các yêu cầu bắt buộc, cũng như quy trình để tạo ra một thumbnail hiệu quả cho thương hiệu, bạn có thể tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp cũng như khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Google cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo mới với YouTube và GDN

Nếu bạn muốn hạn chế các quảng cáo không mong muốn từ YouTube và GDN, Google giờ đây cho bạn thêm một số tuỳ chọn mới để làm điều này.

Google cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo mới với YouTube và DGN
Google cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo mới với YouTube và DGN

Theo đó, Google hiện cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo với 3 chủ đề bao gồm:

  • Mang thai và nuôi dạy con cái.
  • Hẹn hò.
  • Giảm cân.

Theo Google, họ chính thức mở rộng các biện pháp hạn chế quảng cáo tới người dùng từ các “chủ đề không mong muốn” trên phạm vi toàn cầu như cách họ đã hạn chế quảng cáo với bia rượu và cờ bạc từ năm 2020.

Với các quảng cáo trên YouTube và GDN (Google Display Network).

Nếu như trước đây người dùng chỉ có thể hạn chế các quảng cáo bia rượu và cờ bạc, thì giờ đây họ có thể hạn chế các quảng cáo liên quan đến giảm cân, hẹn hò và nuôi dạy con cái.

Như những gì Google đã đề cập, người dùng chỉ có thể “hạn chế” tức là xem ít hơn với các chủ đề này chứ không phải là không thấy hoàn toàn. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào chính sách của từng quốc gia, các hạn chế và nội dung hạn chế có thể khác nhau.

Cách người dùng có thể hạn chế quảng cáo.

Để có thể hạn chế các quảng cáo không mong muốn, người dùng có thể truy cập phần Cài đặt quảng cáo (Ad Settings) trong trang tổng quan của tài khoản Google của họ như hình bên dưới.

Theo Google:

“Mọi người muốn kiểm soát nhiều hơn các trải nghiệm quảng cáo của họ, bao gồm cả việc chặn hay hạn chế các quảng cáo hoặc danh mục mà họ không muốn xem.

Vì lý do này, chúng tôi đang mở rộng các công cụ của mình, cho phép người dùng lựa chọn các tuỳ chọn khác nhau để xem ít hơn các quảng cáo liên quan đến chủ đề mang thai và nuôi dạy con cái, hẹn hò và cả giảm cân.

Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe phản hồi của người dùng và thêm mới các danh mục phù hợp cần hạn chế trong tương lai.”

Đối với những nhà quảng cáo hay người làm marketing nói chung, cập nhật mới này cũng có cả những thuận lợi và bất lợi nhất định.

Một mặt, khi có càng nhiều người dùng hạn chế quảng cáo, nhà quảng cáo ít có cơ hội hơn để tiếp cận các nhóm người dùng tiềm năng, mặt khác, việc hạn chế quảng cáo cũng giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo đến những ngưởi dùng không muốn xem chúng, điều có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có thông tin cá nhân người dùng

‘Gã khổng lồ’ công nghệ Google thuộc Tập đoàn Alphabet của Mỹ vừa thông báo sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có chứa các thông tin cá nhân của người dùng như địa chỉ nhà, số điện thoại hay email.

Google sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có thông tin cá nhân người dùng
Google sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có thông tin cá nhân người dùng

Đây là sự thay đổi mới nhất của Google về quyền riêng tư cá nhân và truy cập thông tin.

Trong một tuyên bố, Google cho biết quyết định này có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu do nhu cầu của người dùng ngày một tăng và ngày càng nhiều các quy định về mối đe dọa nảy sinh từ việc dễ dàng truy cập thông tin liên hệ.

Phát biểu với báo giới, bà Michelle Chang, quan chức phụ trách chính sách toàn cầu về tra cứu thông tin của Google, dẫn một nghiên cứu cho biết có một lượng lớn thông tin cá nhân mà người dùng cho là nhạy cảm. Ngày càng nhiều người dùng không muốn các thông tin cá nhân này xuất hiện trên Internet.

Cho đến nay, Google chỉ chấp nhận các yêu cầu xóa những trang web chia sẻ thông tin liên hệ cùng với một số mối đe dọa hoặc yêu cầu thanh toán. Bên cạnh đó, công ty này cũng xóa bỏ các liên kết đến tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng và hồ sơ y tế.

Theo Google, trong những năm gần đây, mỗi năm công ty này nhận được hàng ngàn yêu cầu và đã chấp thuận 13% số yêu cầu trên.

Bà Chang hy vọng tỉ lệ chấp thuận sẽ tăng lên theo quy định mở rộng, theo đó cho phép dỡ bỏ các liên kết đến thông tin đăng nhập bí mật.

Trước đó, Google cũng đã ban hành chính sách cho phép gỡ bỏ kết quả chuyển hướng đến nội dung khiêu dâm cũng như những thông tin cá nhân không chính xác, đầy đủ, không liên quan tại châu Âu. Năm ngoái, Google cũng bắt đầu cho phép xóa ảnh của trẻ vị thành niên.

“Gã khổng lồ” công nghệ cho biết thường xử lý các yêu cầu trong một vài ngày. Các trang web mà Google dỡ bỏ vẫn có thể được truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm khác hoặc trực tiếp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nói không với quảng cáo và câu chuyện thành công của WhatsApp

Nói không với quảng cáo, tập trung vào sản phẩm và khách hàng cùng một số nguyên tắc đơn giản khác là câu chuyện thành công của WhatsApp.

thành công của whatsapp
Nói không với quảng cáo và câu chuyện thành công của WhatsApp

Câu chuyện của WhatsApp không giống với các câu chuyện khởi nghiệp thành công khác, nơi có các nhà sáng lập bỏ học đại học, xây dựng một nhóm và nhận vốn đầu tư từ một doanh nghiệp lớn như Facebook hay Google. Ngược lại, WhatsApp là sản phẩm của những người đang ở độ tuổi 30 và có công việc ổn định trong một công ty danh tiếng.

Ứng dụng nhắn tin dựa vào kết nối Internet ra đời từ một nhu cầu thực sự và thành công nhờ nắm bắt gần như mọi xu hướng mới như thông báo đẩy, mã hóa.

Điều kỳ diệu nhất là sau hơn 10 năm tồn tại, dù không có quảng cáo, game hay chiêu trò, họ vẫn làm ra hàng triệu USD.

Từ những nhà sáng lập trẻ.

Brian Acton (37 tuổi) và Jan Koum (33 tuổi) thành lập WhatsApp năm 2009 sau khi nghỉ việc tại Yahoo!. Trong hành trình vòng quanh thế giới, họ cạn tiền và phải xin vào Facebook nhưng bị từ chối. Cả hai không tránh khỏi thất vọng nhưng chính thất bại này dẫn họ đến một hành trình mới: WhatsApp.

Jan Koum mua một chiếc iPhone vào tháng 1/2009 và nhanh chóng nhận ra tiềm năng của ngành công nghiệp ứng dụng nhờ vào App Store. Ông muốn phát triển một ứng dụng hiển thị trạng thái (status) bên cạnh tên của người dùng.

Ông bàn ý tưởng với Acton và đến gặp nhà đầu tư Alex Fishman để có thêm thông tin. Ông Alex giới thiệu họ với nhà phát triển người Nga Igor Solomennikov, người ông tìm thấy trên website RentACoder.com.

Bộ ba viết ứng dụng và đặt tên là WhatsApp vào ngày 24/2/2009. Sở dĩ ông Koum chọn tên này vì nó giống với “what’s up” (chuyện gì thế), phù hợp với ý tưởng ban đầu về status. Ông trình diễn WhatsApp cho vài người bạn, bao gồm Fishman, nhưng không ai thích nó.

Ngoài ra, các vấn đề như hao pin, văng ứng dụng… khiến ông một lần nữa nản lòng và muốn từ bỏ tất cả để tìm công việc mới. Ngay lúc đó, Acton đã động viên bạn mình: “Cậu sẽ là đồ ngốc nếu từ bỏ vào bây giờ. Hãy cho nó thêm vài tháng”.

Tháng 6/2009, Apple ra mắt tính năng thông báo đẩy, giúp người dùng không bỏ lỡ cập nhật từ ứng dụng. Ông Jan điều chỉnh WhatsApp để gửi thông báo cho bạn bè khi có ai đó thay đổi status.

Những người bạn Nga của Fishman tỏ ra thích thú và bắt đầu dùng nó để cập nhật mọi thứ, trêu chọc bạn bè bằng những status như “tôi dậy trễ rồi”, “không nói chuyện được, tôi đang tập gym”.

Bỗng nhiên, tính năng cập nhật trạng thái trở thành một kênh để nhắn tin tức thời. Mọi người bắt đầu trò chuyện với nhau thông qua status. Chẳng hạn, một người sẽ viết trạng thái “Có chuyện gì thế, Karen”, và Karen đáp bằng cách thay đổi status.

Ông Koum nhận ra cơ hội tình cờ khi đang ở nhà và nhận ra nhu cầu thay đổi mô hình hoạt động của ứng dụng. WhatsApp 2.0 ra mắt dưới dạng ứng dụng nhắn tin tức thời. Mọi người yêu thích ý tưởng đăng nhập bằng số điện thoại và gửi tin nhắn cho người khác bằng kết nối Internet thay vì qua SMS.

Thời điểm đó, một số ứng dụng cũng có tính năng tương tự, song BBM lại là độc quyền của BlackBerry, G-Talk và Skype lại yêu cầu chia sẻ ID độc nhất để trò chuyện với người khác. Điều đó biến WhatsApp trở thành ứng dụng có tính hữu dụng cao. Người dùng tăng lên 250.000 chỉ trong vài tháng.

Brian Acton không hoạt động tích cực song ông là người thuyết phục 5 cựu nhân viên Yahoo! khác đầu tư 250.000 USD vào vòng hạt giống tháng 10/2009.

Khoản tiền có ý nghĩa không nhỏ với WhatsApp và ông Acton chính thức gia nhập WhatsApp vào ngày 1/11.

Giai đoạn thử nghiệm kết thúc, ứng dụng phát hành trên App Store cho iPhone cũng trong tháng này. Nó là thay thế hoàn hảo cho SMS khi nhắn tin trong và ngoài nước miễn phí.

Không lâu sau, hai nhà sáng lập chìm trong email của người dùng iPhone từ khắp nơi, hỏi về tương lai của ứng dụng và liệu nó có ra mắt trên Nokia hay BlackBerry không.

Ông Jan tuyển Chris Peiffer về làm phiên bản cho BlackBerry và trình làng 2 tháng sau. Song, Chris – người đang sống tại Mỹ – tỏ ra hoài nghi về ứng dụng WhatsApp. Thực tế, Mỹ là thị trường yếu nhất của WhatsApp tới tận ngày nay.

Dù vậy, ông Koum và ông Acton dự định đưa ứng dụng ra ngoài thế giới, tại các khu vực như châu Âu và châu Á, nơi tin nhắn văn bản còn đắt đỏ. Chris cũng tham gia với hi vọng về tăng trưởng người dùng vững mạnh. Trong vòng 2 năm, WhatsApp hỗ trợ Symbian, Android và Windows.

Nói không với quảng cáo.

Nhóm phát triển WhatsApp chủ yếu làm việc tại một nhà kho, nơi họ thuê lại một số gian phòng. Nhân viên sử dụng những chiếc bàn Ikea giá rẻ và quấn chăn cho ấm để tiết kiệm chi phí. Hai nhà sáng lập cũng làm việc không công trong vài năm đầu tiên.

Chi phí tốn kém duy nhất trong những ngày đầu là gửi tin nhắn xác nhận cho người dùng. Để bù đắp cho điều này, họ chuyển sang mô hình trả phí (0,99 USD) khi ứng dụng phát triển nhanh hơn tốc độ gọi vốn.

Ứng dụng bổ sung tính năng gửi ảnh và số người dùng tăng chóng mặt ngay cả khi ứng dụng mất phí. Vì vậy, WhatsApp quyết định duy trì mô hình trả phí thêm một thời gian. Kỳ thực, ông Jan và ông Koum không phải là kiểu người hâm mộ báo chí, quảng cáo hay marketing.

Mục tiêu chính của họ là sản phẩm và khách hàng và WhatsApp đã nằm trong danh sách 20 ứng dụng hàng đầu App Store năm 2011.

Khi được hỏi về sao ông Jan không khoe khoang về thành tích này, ông đáp: “Báo chí và tiếp thị chỉ làm bụi mù. Bụi bay vào mắt và rồi bạn không tập trung vào sản phẩm nữa”.

Không chỉ marketing, cả hai còn từ chối tất cả yêu cầu gặp mặt từ các nhà đầu tư hứng thú. Họ tin rằng cuối cùng các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ buộc họ phải chuyển sang mô hình kinh doanh quảng cáo mà họ ghét bỏ.

Tuy nhiên, Jim Goetz – đối tác của hãng đầu tư Sequoia Capital – vô cùng bền bỉ, ông dành 8 tháng để thuyết phục hai người nói chuyện.

Theo ông, việc startup này đã trả thuế thu nhập doanh nghiệp là một điểm rất nối bật. “Đó là lần duy nhất tôi chứng kiến trong sự nghiệp đầu tư của mình”, ông nói.

Cuối cùng, ông thành công gặp mặt cả hai và đề xuất đầu tư 8 triệu USD đổi lấy hơn 15% cổ phần. Nhóm đồng ý với điều kiện không thúc ép mô hình quảng cáo.

Chỉ hai năm sau, vào tháng 2/2013, số người dùng WhatsApp chạm mốc 200 triệu và nhân viên tăng lên 50. Sequoia Capital tiếp tục rót vốn 50 triệu USD, nâng định giá ứng dụng lên 1,5 tỷ USD. Họ thay đổi mô hình của WhatsApp sang miễn phí năm đầu tiên và tính phí 1 USD cho các năm tiếp theo.

Tháng 2/2014, Facebook thông báo mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD, khiến mọi người băn khoăn về giá trị của ứng dụng.

Theo BuzzFeed, Facebook nhìn thấy WhatsApp là đối thủ đáng gờm trong tương lai, vượt qua Messenger về tỉ lệ tương tác.

Do đó, trong mắt họ, WhatsApp vừa là kình địch vừa là cơ hội để mạng xã hội kiếm tiền. Với một nền tảng bị quảng cáo chi phối như Facebook, dữ liệu của WhatsApp không khác gì một kho báu đang chờ khai phá.

Đúng như dự đoán, Facebook can thiệp vào mô hình kinh doanh hiện tại của WhatsApp và thêm vào các tính năng khác để thân thiện hơn với người dùng doanh nghiệp.

Năm 2017, một năm sau khi WhatsApp mã hóa hoàn toàn, ứng dụng WhatsApp for Business, phục vụ đối tượng doanh nghiệp ra đời. Ứng dụng cũng bổ sung tính năng thanh toán để chuyển tiền dễ dàng như gửi tin nhắn.

Khi WhatsApp trở thành công cụ hiện thực hóa tham vọng của Facebook, Brian Acton đã rời công ty vào tháng 9/2017, Jan Koum cũng nghỉ việc vì tranh cãi với Facebook về vấn đề bảo mật dữ liệu và mô hình kinh doanh.

Sau tất cả, thành công của WhatsApp đến từ sự kiên định của hai nhà sáng lập khi đặt người dùng lên hàng đầu, không làm phiền họ bằng các quảng cáo chen giữa những tin nhắn. Với những nguyên tắc căn bản này, WhatsApp trở thành lựa chọn của hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu tính đến năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Phong cách lãnh đạo cầu toàn của Elon Musk

Nhân viên Tesla phải làm theo lời Elon Musk nói, hoặc chứng minh được rằng ông đã sai. Điều này cũng có phần tương tự như phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo hàng đầu như Steve Jobs hay Jeff Bezos.

phong cách lãnh đạo của elon musk
Phong cách lãnh đạo cầu toàn của Elon Musk

Sau khi khánh thành siêu nhà máy tại Austin, Texas với tổng chi phí lên đến 1,06 tỷ USD, CEO Elon Musk cho biết Tesla có kế hoạch tuyển dụng 20.000 nhân viên mới.

Họ sẽ được bổ sung vào đội ngũ 100.000 nhân viên khắp thế giới của Tesla, SpaceX, tất cả đều được đặt dưới sự quản lý khắt khe của Elon Musk.

Phong cách quản lý (lãnh đạo) của Elon Musk.

Trong một bài phỏng vấn với Wall Street Journal vào năm 2015, ông từng miêu tả mình là một “nano-manager” (người quản lý luôn chú ý đến tiểu tiết và yêu cầu sự hoàn hảo).

“Kim cương vốn được rèn dưới áp lực và Elon Musk chính là tay rèn kim cương lão luyện”, Dolly Singh, từng là Giám đốc tuyển dụng tại SpaceX, chia sẻ với Business Insider.

Theo bà, Musk hiểu rõ cảm giác tồi tệ của nhân viên khi mắng chửi, nhưng ông cũng cho rằng họ sẽ bứt phá mọi giới hạn và kỳ vọng khi làm việc trong môi trường khắc nghiệt của ông.

“Ông ấy luôn đặt ra những thách thức và buộc người khác phải làm những điều mà họ vốn cho là không thể. Cuối cùng, kết quả đạt được lại rất tuyệt vời”, một kỹ sư phần mềm của Tesla nói với Business Insider.

Nhưng vào năm 2018, một cựu nhân viên khác tại Tesla lại cho rằng phong cách quản lý khắt khe của Elon Musk chỉ làm tốn tiền và thời gian của công ty, theo CNBC.

Kiểu lãnh đạo độc đoán này của CEO Tesla càng thể hiện rõ khi ông chia sẻ với New York Times vào năm 2020 rằng ông không muốn giao phó trách nhiệm của mình cho người khác vì vẫn chưa tìm được ai phù hợp.

Musk cũng từng nhấn mạnh về triết lý quản lý của mình với nhân viên Tesla trong một email năm 2018. Ông viết đáng lẽ ra công ty chỉ nên có những buổi họp ngắn hơn với ít nhân viên hơn và những người không có đóng góp gì thì nên mau chóng rời khỏi.

“Nếu không tạo lập được giá trị gì thì tốt nhất bạn nên rời khỏi phòng họp hoặc cuộc gọi ấy đi. Rời đi không có nghĩa là bạn bất lịch sự. Bạn chỉ trở thành người bất lịch sự khi cứ ở lì đấy và làm tốn thời gian của người khác”, Musk khẳng định.

Đôi khi cũng có phần “dễ thở”.

Tuy khó tính là thế nhưng CEO SpaceX lại đề cao mô hình làm việc thông minh và linh hoạt nhằm đạt được hiệu suất cao trong công việc.

Ông cho rằng nhân viên không nên dùng thuật ngữ khó hiểu, và nên bỏ qua bước thông qua cấp trên để có thể giao tiếp, hợp tác với nhau tốt hơn.

Theo đó, quy định của công ty cũng có thể thay đổi linh động. “Khi quy định trở nên bất hợp lý trong một vài trường hợp nhất định, các bạn hoàn toàn có thể thay đổi chúng”, ông viết trong thư nội bộ.

Trong một bức email được gửi vào tháng 10/2021, Musk nói với nhân viên Tesla rằng ông không sẽ không để ý việc họ nghe nhạc trong nhà máy hay giải trí trong giờ làm việc, theo CNBC.

Tuy nhiên, không phải lúc nào vị CEO này cũng thoải mái và rộng rãi với công nhân của mình. Viết trong một bức thư khác gửi đến các quản lý ở Tesla, Elon Musk cho biết họ có 3 cách để phản hồi khi nhận được email của ông.

Nếu họ đồng ý với ý kiến của ông, họ phải thực hiện đúng như những gì ông yêu cầu. Nếu không, họ phải chứng minh được tại sao ông sai hoặc yêu cầu ông làm rõ vấn đề.

“Nếu không làm được những điều trên, bạn sẽ bị sa thải ngay lập tức”, Musk thẳng thắn.

Vị CEO thét ra lửa.

Nói về phong cách lãnh đạo, Elon Musk cũng là một người nóng tính và dễ nổi cáu với nhân viên của mình. “Nếu bạn nói điều gì sai, phạm lỗi hoặc giẫm phải đuôi hổ của Elon Musk, anh ấy sẽ luôn coi bạn là một kẻ ngu và không bao giờ thay đổi quan điểm đó của mình”, một quản lý mảng kỹ thuật ở Tesla chia sẻ với Wired vào năm 2018.

Tuy nhiên, người này cũng cho biết Elon Musk rất quan tâm đến công nhân của mình. Đôi lúc, ông rất cân nhắc khi sa thải những nhân viên làm việc không tốt hay làm ảnh hưởng đến công ty.

Nói với Business Insider, nhiều nhân viên khác cũng cho hay Musk là một người có yêu cầu cao và cũng rất khó đoán. “Elon Musk chỉ đơn giản là làm những điều anh ấy muốn vào những lúc anh ấy thích”, một người nọ cho biết.

Vị tỷ phú cũng từng nổi nóng trước mặt ban quản lý và những nhân viên cấp thấp, sau đó rời khỏi phòng họp trong tâm trạng giận dữ, theo Tim Higgins.

Tuy nhiên, tháng 7/2021, ông phủ nhận việc nổi cáu với nhân viên, đồng thời cho biết ông luôn đưa ra những lời nhận xét thẳng thắn nên đôi khi có thể bị mọi người đàm tiếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Brand Audit là gì? Quy trình Brand Audit cho thương hiệu

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Brand Audit (tiếng Việt có nghĩa là Đánh giá hoặc kiểm toán thương hiệu) như: Brand Audit là gì? Vai trò của Brand Audit đối với thương hiệu? Các bước quy trình thực hiện triển khai Brand Audit? và hơn thế nữa.

brand audit là gì
Brand Audit là gì? Cách triển khai Brand Audit cho thương hiệu

Brand Audit là gì? Brand Audit là khái niệm đề cập đến hoạt động đánh giá và phân tích thương hiệu. Trong bối cảnh khi các yếu tố từ môi trường bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng, nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, Brand Audit là một trong những giải pháp để các thương hiệu có thể đảm bảo rằng họ đang “đứng cùng phía và đi cùng hướng” với khách hàng và thị trường.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Brand Audit là gì?
  • Các phạm vi phân tích chính có trong Brand Audit.
  • Vai trò của Brand Audit với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Brand Audit và Marketing Audit.
  • Sự khác biệt giữa Branding và Brand Marketing là gì?
  • Các bước cần làm trong quy trình Brand Audit.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Brand Audit là gì?

Brand Audit là thuật ngữ được ghép từ Brand (thương hiệu) và Audit (được sử dụng trong ngành kiểm toán có nghĩa là Kiểm tra, Đánh giá hay Kiểm toán). Brand Audit thường được hiểu theo nghĩa là kiểm toán thương hiệu.

Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, Brand Audit lại chưa nhận được sự quan tâm nhiều của những người làm thương hiệu nói riêng và người làm marketing nói chung.

Mặc dù có một số đơn vị dịch Brand Audit là Kiểm toán thương hiệu, tuy nhiên vì đây là thuật ngữ được sử dụng trong phạm vi ngành marketing nói chung nên cách dịch này không được chính xác và rõ nghĩa.

Brand Audit nên được xem xét là Đánh giá thương hiệu (hoặc Kiểm tra thương hiệu), là khái niệm được sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá vị trí của các sản phẩm hay thương hiệu trên thị trường.

Định vị thương hiệu là cách doanh nghiệp hay thương hiệu cần làm để khiến khách hàng nhận ra và ghi nhớ về thương hiệu, và vị trí thương hiệu đang ở trên thị trường.

Brand Audit cho phép các thương hiệu có được những cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về thương hiệu, cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu, hay vị thế của thương hiệu so với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.

Các phạm vi phân tích chính có trong Brand Audit (Kiểm toán thương hiệu).

Thực hiện Brand Audit hay đánh giá thương hiệu cho phép các thương hiệu có được những bức tranh tổng thể hơn về thương hiệu để từ đó có thể đưa ra các chiến lược dài hạn cũng như các chiến thuật cần làm trong ngắn hạn.

Mục tiêu cuối cùng của Brand Audit là tìm ra những phương thức có thể triển khai để cải thiện vị trí và hiệu suất tổng thể của thương hiệu.

Thông thường, các bản phân tích Brand Audit sẽ bao gồm 3 phạm vi đánh giá chính:

Đánh giá thương hiệu nội bộ.

Bao gồm các hoạt động đánh giá cách các nhân viên nhìn nhận về thương hiệu, đào tạo nhân viên về văn hoá của doanh nghiệp để từ đó các nhân viên trở thành những người chia sẻ giá trị và sứ mệnh của thương hiệu. Các cuộc khảo sát nhân viên nội bộ có thể cần thiết với các thương hiệu.

Đánh giá thương hiệu bên ngoài.

Là quá trình thương hiệu tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá về vị trí của thương hiệu bên ngoài thị trường.

Nếu như thương hiệu của bạn đã từng chạy rất nhiều chương trình thương hiệu khác nhau, truyền tải nhiều thông điệp thương hiệu hay quảng cáo khác nhau, hay kể nhiều các câu chuyện khác nhau thì giờ đây là lúc bạn cần hiểu khách hàng của bạn đã và đang cảm nhận mọi thứ đó như thế nào.

Đánh giá trải nghiệm của khách hàng.

Khi nói đến các bản Brand Audit hay Đánh giá thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu là một trong những điểm quan trọng nhất.

Thương hiệu cần đánh giá các tương tác của khách hàng với dịch vụ khách hàng hoặc tương tác của khách hàng với các nội dung của thương hiệu.

Mục tiêu của giai đoạn này là kiểm tra xem cách khách hàng cảm nhận về các trải nghiệm của họ với các điểm tiếp xúc khác nhau của thương hiệu, cách thương hiệu đang hỗ trợ họ thông qua quá trình bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

Vai trò của Brand Audit với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Như đã phân tích sơ bộ ở trên, trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, khi sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ đang làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn, các thương hiệu cần luôn luôn đảm bảo rằng họ đang đứng cùng phía với khách hàng hay thị trường. Đây chính là lúc Brand Audit phát huy tác dụng của nó.

Dưới đây là một số lợi ích hay vai trò mà hoạt động đánh giá thương hiệu có thể mang lại.

Nhìn nhận đúng vị trí hiện có của thương hiệu.

Nếu như không ít những người làm thương hiệu hay marketing có thể dễ dàng “lầm tưởng” về vị thế của thương hiệu của họ trọng mắt khách hàng hay trên thị trường, Brand Audit sẽ giúp họ nhìn nhận đúng mọi thứ hơn.

Liệu các thông điệp hay hình ảnh của thương hiệu có được khách hàng đón nhận, khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu, hay thương hiệu hiện đang phải đối mặt với những khó khăn hoặc cơ hội nào, tất cả các câu hỏi này sẽ được thị trường trả lời thay vì chỉ xuất phát từ những góc nhìn chủ quan của các marketer.

Giúp thương hiệu luôn duy trì được khả năng liên quan của mình đến khách hàng và thị trường.

Đối với hầu hết các thương hiệu, để họ có thể tiếp tục phát triển hay ít nhất là có thể tồn tại trên thị trường, họ cần tạo ra các mối liên quan với khách hàng của mình theo từng thời điểm khác nhau.

Nếu khách hàng của bạn đang có nhu cầu tương tác với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn, hay đơn giản là khách hàng cần những tính năng mới được thêm vào sản phẩm hiện có của thương hiệu, các đánh giá về thương hiệu đóng vai trò giúp các thương hiệu kết nối nhiều hơn và “có liên quan” hơn với khách hàng của họ.

Giúp thương hiệu nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức.

Khi thương hiệu có thể hiểu được cách mà những người dùng mục tiêu đang cảm nhận và “hành xử” với thương hiệu của mình, họ có thể xác định được đâu là các điểm mạnh của thương hiệu cần phát huy, các điểm yếu cần nhanh chóng cải thiện.

Đồng thời, xây dựng các kế hoạch đáp ứng có thể giúp họ tận dụng được các cơ hội mới hoặc hạn chế dần các thách thức mà họ có thể phải đối mặt.

Phân biệt Brand Audit và Marketing Audit.

Cũng tương tự như thuật ngữ Brand và Marketing, Brand Audit là một phần của bức tranh Audit rộng lớn hơn là Marketing Audit.

Nếu như Brand Audit tập trung vào các hoạt động phân tích và đánh giá thương hiệu, thì Marketing Audit hay Đánh giá Marketing bao gồm tất cả các hoạt động phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của tổng thể các hoạt động Marketing trong đó có Brand.

Thông thường một bản Marketing Audit sẽ có các nội dung sau:

  • Product Audit: Đánh giá sản phẩm.
  • Content Audit: Đánh giá nội dung của thương hiệu.
  • Pricing Audit: Đánh giá chiến lược định giá.
  • Sales & Distribution Audit: Đánh giá các hoat động phân phối và bán hàng.
  • Brand Audit (hoặc Brand Image Audit): Đánh giá thương hiệu hoặc đánh giá hình ảnh thương hiệu.
  • Process Audit: Đánh giá quy trình hỗ trợ khách hàng.
  • Advertising & Communications Audit: Đánh giá tổng thể các hoạt động truyền thông và quảng cáo của thương hiệu.
  • SEO Audit: SEO Audit là quá trình tiến hành phân tích, kiểm tra hay xác định các vấn đề liên quan đến SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) với mục tiêu là có được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Sự khác biệt giữa Branding và Brand Marketing là gì?

Branding là khái niệm thiên về phần hình thức chẳng hạn như hình ảnh thương hiệu, cụ thể hơn là khuếch trương hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity).

Branding thường không chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm, thường là chấp nhận một sản phẩm hiện hữu để nâng cấp thành thương hiệu.

Branding cũng vì vậy không đưa ra được các giải pháp lý tính và tập trung khai thác giá trị cảm tính. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp như Interbrand và Landor vẫn tập trung Branding chứ chưa lột tả hết ý nghĩa chiến lược sâu xa từ sản phẩm.

Brand Marketing ngược lại đề cập sâu sắc hơn về khía cạnh chiến lược (strategic brand management) và quản trị thương hiệu với ý nghĩa là một chiến lược marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4Ps, hoặc 7Ps.

Tóm lại, trong khi Branding đi sâu hơn vào chiến lược hình ảnh thương hiệu (Brand Image), Brand Marketing tập trung vào chiến lược tổng thể.

Các bước cần làm trong quy trình Brand Audit.

Để tiến hành xây dựng một bản Brand Audit hay Đánh giá thương hiệu thành công và toàn diện, dưới đây là các bước bạn có thể phải trải qua.

1. Xây dựng một bản tóm tắt về thương hiệu.

Bước đầu tiên cần làm trong quy trình Brand Audit là thu thập và xây dựng một bản tóm tắt ngắn về thương hiệu.

Những nội dung như giá trị của thương hiệu, mục tiêu thương hiệu, giọng điệu thương hiệu hay các tài sản liên quan đến thương hiệu như logo, slogan, linh vật gắn liền với thương hiệu, hoặc thậm chí là các số liệu bán hàng hay các bản kế hoạch marketing hiện có.

Về bản chất ở phần đầu tiên này, bạn cần xác định được thương hiệu đã làm và đang có những hạng mục gì.

2. Xác định mục tiêu.

Sau khi đã thu thập các tài liệu hay dữ liệu hiện có liên quan đến thương hiệu, bạn cần liệt kê các phép đo khác nhau hay các mục tiêu mà bạn hy vọng sẽ đạt được sau quá trình đánh giá thương hiệu.

Bạn cũng cần xem lại các bản kế hoạch truyền thông marketing của mình để đảm bảo rằng bạn có thể hiểu về những gì bạn đã làm và những gì bạn mong muốn đạt được.

Trong quá trình kiểm tra của bạn, hãy lên kế hoạch để thu thập càng nhiều dữ liệu về các hạng mục cần đánh giá càng tốt, đó có thể là số liệu về khách hàng mục tiêu, dịch vụ sản phẩm, các kênh truyền thông mạng xã hội, giá cả và khả năng cạnh tranh của thương hiệu.

3. Đánh giá các hoạt động marketing từ bên ngoài.

Ở phần này, bạn cần xem xét cách mà các nhóm khách hàng mục tiêu thấy và cảm nhận về thương hiệu của bạn, các hạng mục cần xem xét có thể là:

  • Logo.
  • Tài liệu quảng cáo.
  • Màu sắc thương hiệu.
  • Quảng cáo.
  • Cách thức đóng gói.

Ví dụ: bạn có thể đánh giá xem tông màu của logo có phù hợp với tông màu của các mẫu quảng cáo hay không hay có bất kỳ sự mâu thuẫn nào về mặt thiết kế không.

Bạn cũng có thể đánh giá chi tiết về từng thành phần của marketing và cách chúng được thực thi so với chiến lược marketing tổng thể của bạn.

4. Thực hiện khảo sát khách hàng.

Bước thứ 4 trong quy trình Brand Audit là khảo sát khách hàng. Khảo sát có thể là một cách đơn giản để hiểu cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn.

Mục tiêu của quá trình này là thu thập các đánh giá hay cảm nhận của khách hàng về thương hiệu để từ đó có các chỉnh sửa phù hợp hơn.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng bao gồm:

  • Bạn sẽ mô tả thương hiệu của chúng tôi như thế nào?
  • Sản phẩm của chúng tôi giúp gì cho bạn?
  • Bạn cảm thấy thế nào sau khi xem cái này (có thể là một mẫu quảng cáo)?
  • Bạn có giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung của chúng tôi cho người khác không?
  • Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy logo của chúng tôi?
  • Trải nghiệm của bạn với bộ phận dịch vụ khách hàng của chúng tôi như thế nào?
  • Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện trải nghiệm của bạn với thương hiệu?

5. Đánh giá dữ liệu website.

Đây là lúc bạn nghiên cứu xem khách hàng đã tương tác với thương hiệu như thế nào.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng như:

  • Mọi người điều hướng đến website của bạn như thế nào?
  • Họ đang nhấp vào những liên kết gì?
  • Website của bạn có đang thu hút đúng nhóm khách hàng mục tiêu (tiềm năng) không?
  • Tỷ lệ thoát hiện có của website là gì?
  • Tỷ lệ chuyển đổi như thế nào?

Google Analytics và Google Tag Manager có thể là các công cụ bạn cần.

6. Phân tích các kênh truyền thông mạng xã hội (Social Media).

Hãy đánh giá xem khách hàng của bạn đang tương tác như thế nào trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram, Facebook hay TikTok.

Khách hàng có tương tác nhiều với bạn không, tỷ lệ tiếp cận của bạn như thế nào hay liệu khách hàng có đang thảo luận (tích cực hoặc tiêu cực) về thương hiệu của bạn.

Các công cụ Social Listening có thể là những gì bạn cần.

7. Xem lại dữ liệu bán hàng.

Brand Audit cũng là cơ hội để bạn có thể xem xét lại các dữ liệu bán hàng của bạn vì nó liên quan trực tiếp đến thương hiệu của bạn.

Bạn cần phải xác định thời điểm bạn bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ nhất, cách khách hàng mua chúng và bất kỳ xu hướng nào khác liên quan đến hiệu quả bán hàng có được từ các hoạt động marketing hoặc thương hiệu.

Ví dụ: nếu bạn thấy lượng mua hàng tăng lên khi chạy các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể xác định chính xác thông điệp thương hiệu nào hay từ khoá nào có sức thuyết phục và mang lại cho bạn nhiều khách hàng nhất.

8. Đánh giá các yếu tố về nhân khẩu học.

Trong khi phân tích và đánh giá doanh số bán hàng, phân tích các nền tảng mạng xã hội hay cả website, bạn cần đánh giá xem ai đang mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoặc ai đang tương tác với nội dung của bạn.

Trong phần này của quá trình Brand Audit, bạn hãy khảo sát những người trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu mà bạn muốn chuyển đổi thành khách hàng.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể hỏi:

  • Bạn có nhận ra thương hiệu này không?
  • Bạn đã từng sử dụng thương hiệu này chưa?
  • Bạn biết gì về thương hiệu này?
  • Bạn có biết ai sử dụng thương hiệu này không?
  • Thương hiệu này có giải quyết được vấn đề gì cho bạn không?
  • Điều gì sẽ khiến bạn quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu này?

9. Thực hiện một số cuộc khảo sát nội bộ.

Trong khi cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu rất quan trọng, việc nhân viên hiểu như thế nào về thương hiệu cũng quan trọng không kém.

Một số câu hỏi bạn có thể hỏi.

  • Bạn mô tả gì về thương hiệu?
  • Hãy mô tả sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu?
  • Bạn nghĩ thương hiệu của chúng ta có thể giải quyết những vấn đề gì?
  • Vai trò của bạn trong việc truyền đạt mục đích thương hiệu là gì?
  • Bạn sẽ cải thiện điều gì về thương hiệu?
  • Trên thang điểm từ 1-10, bạn nghĩ thương hiệu của chúng ta phù hợp như thế nào so với tầm nhìn của chúng ta?

10. Tiến hành nghiên cứu cạnh tranh.

Ngoài việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố nội bộ, bạn cũng cần hiểu về các đối thủ hiện có của mình trên thị trường.

Hãy đánh giá logo, website, nội dung marketing cũng như các nền tảng khác của họ. Bạn cũng có thể đặt lại một số câu hỏi bạn đã hỏi khách hàng để hiểu thêm về cách họ phản ứng với đối thủ cạnh tranh của bạn.

11. Đánh giá kết quả toàn diện.

Đến giai đoạn này, bạn cần xem lại tất cả dữ liệu bạn đã thu thập được để xem bạn đã học được gì về thương hiệu của mình.

Giờ đây bạn đã có thể xác định được thương hiệu của bạn đang làm tốt điều gì, điều gì bạn nên ngừng làm hay cách bạn có thể cải thiện một số các yếu tố khác nhau.

12. Xây dựng một bản kế hoạch hành động.

Dựa trên các kết quả của bạn, hãy lập một bản kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện bất kỳ thay đổi thương hiệu tiềm năng nào.

Để có thể tiết kiệm thời gian và nhanh chóng thấy được các sự thay đổi, bạn nên ưu tiên cho các thay đổi nhỏ và cấp thiết, sau đó mới đến các thay đổi cần nhiều thời gian hơn.

13. Theo dõi toàn bộ tiến trình của bạn.

Bước cuối cùng trong quy trình Brand Audit là không ngừng theo dõi và tối ưu các kế hoạch hành động của bạn.

Nếu mục tiêu của bạn là tăng tỷ lệ nhận biết về thương hiệu (Brand Awareness) trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó chẳng hạn, hãy theo dõi dữ liệu này thường xuyên để xem liệu nó có đang hiệu quả hay không.

Bạn cũng có thể học hỏi từ đối thủ trong suốt quá trình theo dõi của mình.

Kết luận.

Trong khi hành vi của người tiêu dùng và bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi, đồng thời để tránh việc đưa ra những đánh giá chủ quan của những người làm marketing về thương hiệu của họ, Brand Audit giúp xác nhận gần như là chính xác về vị trí hay sức mạnh của thương hiệu trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram Reels cho phép người dùng tải lên video tới 90 giây

Theo thông báo gần đây, hiện một số người dùng đã có thể tải lên video trên Instagram Reels với thời lượng tới 90 giây thay vì 60 giây như trước đây.

Instagram Reels cho phép người dùng tải lên video tới 90 giây
Instagram Reels cho phép người dùng tải lên video tới 90 giây

Nếu như trước đây người dùng chỉ có thể tải lên các video với thời lượng dài 60s, thì giờ đây, theo thông tin từ một số người dùng, hiện họ đã có thể tải lên các video dài tới 90s.

Mới tháng trước, Instagram đã giới thiệu tùy chọn cho phép người dùng tạo Reels trực tiếp từ các Stories đồng thời thông báo sẽ cập nhật các tính năng liên tục cho Reels.

Theo Instagram, Reels là định dạng nội dung phát triển nhanh nhất trên cả Instagram và Facebook và người dùng trên cả hai nền tảng này cũng dành hơn một nửa thời gian của họ để xem video.

Mặc dù Reels, cũng giống các nền tảng video dạng ngắn khác như TikTok hay Shorts, bắt đầu là những video ngắn, hấp dẫn, nhưng hầu hết các nền tảng này đều đang dần thay đổi khi cho phép người dùng tải lên các video dài hơn.

Vào tháng 7, TikTok đã chuyển từ video 60 giây lên 3 phút và gần đây đã mở rộng để cho phép người dùng tải lên video có thời lượng tới 10 phút.

Ngoài Reels, người dùng hiện cũng có thể tạo các video dạng dài hơn thông qua Instagram Lives và video trên nguồn cấp dữ liệu Instagram, thời lượng lên đến 60 phút và 4 giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips