Nguyên nhân của việc sụt giảm doanh thu của YouTube đến từ sự cạnh tranh ngày một gay gắt từ các nền tảng khác như TikTok, Disney+.
Doanh số quảng cáo của YouTube giảm mạnh
Trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới, nền tảng chia sẻ video YouTube đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính của Alphabet do mọi người mắc kẹt ở nhà và chỉ còn cách dán mắt vào màn hình để giải trí.
YouTube tiếp tục phát triển nhanh vào năm ngoái, khi nền kinh tế mở cửa trở lại và chi tiêu cho quảng cáo tăng vọt.
Mặc dù vậy, đến quý I/2022, mọi chuyện có vẻ như đã kết thúc. Ban đầu, Alphabet dự báo YouTube đạt mức tăng trưởng 25%. Tuy nhiên, con số thực tế chỉ là 14%. Điều này góp phần làm giảm doanh thu và giá trị cổ phiếu của Alphabet.
Cụ thể, theo CNBC, doanh thu của Alphabet đạt 68,01 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn so với dự báo ban đầu. Trong khi đó, doanh thu quảng cáo của YouTube chỉ đạt 6,87 tỷ USD, thấp hơn mức 7,51 tỷ USD do các nhà phân tích dự đoán.
Những con số trên của YouTube là dấu hiệu mới nhất cho thấy thị trường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố lạm phát và lo ngại ngày càng gia tăng về các điều kiện kinh tế vĩ mô.
Giữa tháng 4, CEO của Snap – Evan Spiegel, cho biết quý đầu tiên của năm nay là thách thức lớn với YouTube. Công ty dự báo doanh thu của YouTube có thể thấp hơn trong quý tiếp theo.
Đối với cả YouTube và Snapchat, hiện nay càng có nhiều đối thủ cạnh tranh muốn chiếm thị phần của họ, đặc biệt là TikTok. Hàng loạt công ty truyền thông lớn nhỏ khác cũng bắt đầu tung ra những dịch vụ phát video trực tuyến để giành lấy người dùng.
“Dù mảng kinh doanh tìm kiếm và đám mây của Alphabet vẫn hoạt động tốt trong quý I/2022, mảng kinh doanh của YouTube lại giảm xuống thấp hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích.
Nguyên nhân đến từ sự cạnh tranh ngày một gay gắt từ các nền tảng khác như TikTok và rất nhiều dịch vụ giải trí cao cấp như Disney+”, nhà phân tích Paul Verna nhận định.
Quý II năm ngoái, doanh thu của YouTube đạt hơn 7 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2020 và gần bằng doanh thu hàng quý của Netflix.
Chính vì tăng trưởng mạnh trước đó nên kết quả đáng thất vọng của YouTube trong thời gian gần đây đã khiến lợi nhuận của Alphabet giảm đáng kể.
Thời điểm hiện tại, YouTube đang đặt cược sự tăng trưởng vào sản phẩm video dạng ngắn mang tên Shorts. Đây được coi là lời đáp trả của YouTube với các đối thủ như TikTok, Snap hay Reels của Instagram.
Tháng 5/2021, YouTube cho biết sẽ trả 100 triệu USD cho những người sáng tạo nội dung cho Shorts trên nền tảng của mình.
Trong cuộc gọi vào tháng trước, các giám đốc cấp cao của công ty cho biết Shorts đã có hơn 30 tỷ lượt xem hàng ngày. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình kiếm tiền.
Theo CNBC, có nhiều yếu tố khác nhau đã ảnh hưởng đến thị trường quảng cáo kỹ thuật số, bao gồm sự thay đổi về quyền riêng tư trên iPhone, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu hụt lao động, lạm phát và lãi suất tăng.
Alphabet cho biết lệnh cấm của Apple đối với việc theo dõi hành vi người dùng nhằm chạy quảng cáo của bên thứ 3 đã hạn chế một số hoạt động kinh doanh của YouTube trên iPhone.
Trước lúc báo cáo kết quả kinh doanh được công bố, ông Daniel Salmon, một nhà phân tích của BMO Equity Research, đã hạ thấp một phần ước tính doanh thu của YouTube để phản ánh sự cạnh tranh ngày càng cao từ TikTok.
Ngoài ra, YouTube – với hệ thống mạng lưới chạy quảng cáo ở nhiều trang web, còn có thể bị hạn chế bởi một số quy định mới ở châu Âu như cấm quảng cáo bằng cách theo dõi hành vi người dùng.
Theo một thống kê, tổng doanh thu ở châu Âu của YouTube đã tăng 19% so với 1 năm trước đó nhưng giảm 12% so với quý IV/2021.
Ruth Porat – Giám đốc tài chính của Alphabet cho biết cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine cũng ảnh hưởng đến sự hiện diện của Google trong khu vực, từ đó gây ra tác động xấu đến doanh thu của YouTube.
“Tác động trực tiếp nhất là chúng tôi đã phải đình chỉ phần lớn hoạt động thương mại tại Nga như đã thông báo vào đầu tháng 3.
Ngay từ khi cuộc xung đột mới diễn ra, đã có sự sụt giảm trong chi tiêu của các nhà quảng cáo, đặc biệt là trên YouTube ở châu Âu”, Porat cho biết.
Trên thực tế, từ năm 2020, TikTok đã “vượt mặt” YouTube. Cụ thể, tháng 4/2020, ứng dụng TikTok đã ghi nhận doanh thu kỷ lục 78 triệu USD, chính thức vượt qua YouTube để trở thành ứng dụng phi trò chơi có doanh thu cao nhất thế giới.
Sensor Tower cho biết 86,6% doanh thu của TikTok đến từ thị trường Trung Quốc, với phiên bản tiếng Trung là Douyin, và 8,2% doanh thu đến từ thị trường Mỹ.
Trong khi đó, YouTube đạt doanh thu 76 triệu USD, với 56,4% doanh thu từ thị trường Mỹ và 0% doanh thu từ thị trường Trung Quốc.
Theo SCMP, doanh thu của TikTok đến từ cả người xem video vì họ có thể bỏ tiền ra mua Douyin Coins để tặng cho những người sáng tạo nội dung video và livestream trên nền tảng này.
TikTok đang phát triển mạnh ở thị trường quốc tế nhưng thời gian qua, nền tảng này đã vấp phải nhiều vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và kiểm duyệt, đặc biệt là tại Mỹ.
Tháng 5 năm ngoái, Hải quân, Không quân và Cơ quan An ninh Giao thông Mỹ, đã cấm sử dụng TikTok trong các thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ.
Trước đó, một nhóm các tổ chức bảo vệ quyền riêng tư của Mỹ đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, cáo buộc rằng TikTok đã vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em.
Apple – ‘Đại ca giang hồ’ máu mặt ở thung lũng Silicon: 1 thay đổi chính sách thổi bay 16 tỷ USD của Facebook, Twitter, YouTube và Snap, không ai có thể phản kháng
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng với hàng hoạt các thương hiệu khác như McDonald’s hay Exxon Mobil, Starbucks sẽ đóng cửa 130 cửa hàng cafe và rút lui hoàn toàn khỏi Nga.
Starbucks đóng cửa 130 cửa hàng và rời khỏi Nga sau 15 năm
Với 130 cửa hàng được cấp phép, doanh số của Starbucks tại Nga đang chiếm chưa đến 1% doanh thu hàng năm của toàn công ty.
Starbucks cho biết họ sẽ trả lương cho gần 2.000 nhân sự tại Nga trong 6 tháng và giúp họ tìm kiếm các cơ hội mới khi phải rời khỏi chuỗi cafe này.
Theo Starbucks, dưới những áp lực từ cả người tiêu dùng và nhà đầu tư về việc các thương hiệu phương tây cần có các hành động rõ ràng nhằm mục tiêu giảm bớt xung đột trong những diễn biến gần đây của Nga và Ukraine, họ không thể làm khác được.
Trong kết quả kinh doanh quý mới nhất được công bố vào đầu tháng 5, Starbucks không tiết lộ ảnh hưởng tài chính của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga.
Ở một khía cạnh khác với McDonald’s, thương hiệu vốn đã có mặt ở Nga hơn 30 năm, gã khổng lồ thức ăn nhanh này cho biết việc tạm dừng các hoạt động của họ ở Nga và Ukraine đã khiến doanh nghiệp phải tiêu tốn hơn 127 triệu USD trong quý đầu tiên.
Khác với Starbucks, doanh số của McDonald’s ở Nga và Ukraine chiếm 9% doanh thu toàn công ty vào năm 2021. Hiện McDonald’s có khoảng 850 nhà hàng ở Nga và hầu hết trong số đó được điều hành trực tiếp bởi công ty thay vì là nhượng quyền như Starbucks.
McDonald’s cho biết họ sẽ bán lại những địa điểm kinh doanh hiện tại cho những thương hiệu khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các tài khoản của những người nổi tiếng nhất (KOL, Influencer, Celeb…) trên Twitter trở nên im ắng thời gian qua và điều này có thể còn trầm trọng hơn khi nền tảng về tay Elon Musk.
Tháng 4/2009, diễn viên Ashton Kutcher thách thức CNN tham gia cuộc đua trở thành tài khoản đầu tiên đạt một triệu người theo dõi trên Twitter – mạng xã hội khi đó mới được ba năm tuổi. Kutcher nói anh sẽ gõ cửa nhà người sáng lập CNN Ted Turner nếu giành phần thắng.
Khi Kutcher phát trực tiếp cảnh ăn mừng sau khi chiến thắng, những người nổi tiếng khác bắt đầu tham gia Twitter, khiến lượng truy cập nền tảng này tăng vọt dẫn tới sập hệ thống.
13 năm sau, Twitter trở thành một trong những trung tâm toàn cầu về tin tức, chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, nhiều người nổi tiếng chỉ coi tài khoản Twitter như một công cụ quảng cáo, hoặc đã ngừng sử dụng hoàn toàn.
Đây chưa phải là hồi kết cho Twitter, bởi vẫn có khoảng 229 triệu người sử dụng Twitter mỗi ngày, tăng lên so với mức 217 triệu người cách đây ba tháng.
Tuy nhiên, tỷ phú Elon Musk không sai khi đặt nghi vấn “có phải Twitter đang chết dần?” hồi tháng 4. Khi đó, ông đăng danh sách những người có lượng theo dõi lớn như Taylor Swift, Justin Bieber nhưng hầu như không còn tương tác trên nền tảng.
Dữ liệu từ Social Blade, trang web phân tích mạng xã hội, cho thấy 10 tài khoản Twitter được theo dõi nhiều nhất, không tính Musk, có số bài đăng trong 4 tháng đầu năm nay ít hơn 35% so với cùng kỳ 2018. Chỉ có Elon Musk và cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tăng số bài viết ở giai đoạn này.
Musk được cho là khó có thể đảo ngược xu hướng này.
Các cuộc phỏng vấn của Washington Post với 17 người đại diện và nhà tư vấn cho người nổi tiếng cho thấy Twitter được xem như nền tảng mang lại rủi ro cao nhưng hiệu quả thấp với nghệ sĩ hạng A. Đó là nơi các phát ngôn bị chính trị hóa đến mức nhiều người không muốn tự mình tham gia nữa, mà giao nhiệm vụ đăng bài cho cấp dưới hoặc công ty quản lý.
Nhiều người nổi tiếng chuyển sang Instagram và TikTok, nơi cung cấp các công cụ video nhạy bén và an toàn hơn khi cho phép chặn các tương tác không mong muốn bằng nhiều cách khác nhau.
Twitter từ chối bình luận, nhưng nhấn mạnh rằng không ít ngôi sao vẫn hoạt động tích cực trên nền tảng này.
Musk, đang có kế hoạch mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, cam kết nới lỏng các hạn chế về phát ngôn trên nền tảng nếu thỏa thuận thành công. Dù vậy, điều này vẫn khó giữ chân những nhân vật nổi tiếng nhất trên nền tảng.
Dưới thời cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, Twitter thu hút rất nhiều ngôi sao hàng đầu tham gia chia sẻ, bình luận và hé lộ cuộc sống phía sau thảm đỏ.
Đỉnh cao của thời “ngôi sao trên Twitter” là năm 2014, khi người dẫn chương trình lễ trao giải Oscar Ellen DeGeneres bước tới chụp với Meryl Streep.
Đây thực chất là cảnh do nhóm cộng tác truyền hình của Twitter dàn dựng. Bradley Cooper đột nhiên chộp lấy điện thoại và hàng loạt sao hạng A cùng tham gia vào bức ảnh. Bài đăng của DeGeneres khi đó phá kỷ lục về lượt chia sẻ nhiều nhất trên Twitter.
Nhưng cũng trong thập niên 2010, hai sự kiện đã xảy ra. Đầu tiên là sự nổi lên của Instagram sau khi được Facebook mua lại năm 2012.
Nền tảng này mang đến cách thu hút người hâm mộ bằng hình ảnh mà không cần dùng lời nói như Twitter. Thứ hai, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 gây phân cực Twitter, khi tin tức liên quan đến ứng viên Donald Trump bắt đầu lấn át các chủ đề thịnh hành khác.
Twitter bắt đầu được quảng bá như một ứng dụng tin tức và được thay đổi danh mục trên kho ứng dụng, từ mạng xã hội sang tin tức. Tuy nhiên, những người làm giải trí lại chùn bước trước việc lao mình vào phát ngôn trực tuyến và vòng quay tin tức.
Nhiều gương mặt nổi tiếng lần lượt rời Twitter như ca sĩ Lizzo, Ariana Grande hoặc hạn chế sự hiện diện bằng những hoạt động quảng bá mờ nhạt.
Cũng có một số ngoại lệ như diễn viên hài Leslie Jones và nữ diễn viên Anna Kendrick thường bày tỏ các quan điểm cá nhân thú vị. Dù vậy, Twitter nói chung không còn là nơi mọi người có thể quan sát cuộc sống tại Hollywood qua lăng kính đầy màu sắc.
Đưa các ngôi sao trở lại Twitter là một trong những cách để bắt đầu kế hoạch phát triển mạng xã hội như Musk hình dung, nhưng không phải điều dễ dàng.
Theo Jamin Jamming, nhà quản lý phương tiện truyền thông, sử dụng Twitter sẽ chỉ khiến các ngôi sao thể hiện mình không có tham vọng, trừ khi họ là nhà hoạt động chính trị hoặc người trong ngành truyền thông.
“Điểm thu hút của nhiều người nổi tiếng là ngoại hình. Nhưng lớp trang điểm, sự thời thượng hay phong cách thời trang của họ không được truyền tải qua Twitter”, ông nói.
“Để thành công trên Twitter, bạn phải là người thông minh, kiểm soát được những điều chia sẻ và có thể bắt kịp xu hướng thời đại.
Còn việc tương tác và giao lưu với mọi người trên nền tảng này rất khó”, Wynter Mitchell-Rohrbaugh, nhà hoạch định chiến lược cho người nổi tiếng, nhận xét.
So với rủi ro, lợi ích mà Twitter đem lại không có gì nổi bật, đặc biệt là khi đặt cạnh những nền tảng lớn khác.
“Nếu nhìn vào động lực bên trong mà Twitter có thể cung cấp, như bạn là người nổi tiếng đang quảng bá bộ phim mới nhất, nền tảng không có những tính năng tích hợp thông minh để gợi ý mọi người mua vé”, Kai Gayoso, trưởng bộ phận kỹ thuật số tại công ty quản lý tài năng Range Media, nói. Cố vấn truyền thông xã hội Kendall Ostrow cũng cho rằng người nổi tiếng rất khó kiếm tiền qua Twitter.
Nhiều người quản lý tài khoản của người nổi tiếng cho biết sự thất bại của nền tảng này trong việc giải quyết những vụ quấy rối hoặc lạm dụng là lý do chính khiến họ bỏ Twitter.
Trong khi Instagram và TikTok sở hữu bộ lọc bình luận tinh vi, Twitter hầu như không cung cấp tính năng kiểm soát. Cho tới gần đây, “các cuộc trò chuyện lành mạnh” mới được nêu ra thành một phần trong sứ mệnh của công ty.
“Cái giá của sự thể hiện bản thân trên Twitter quá cao đối với các ngôi sao”, một người dùng bình luận sau khi Musk đăng bài nhận xét rằng người nổi tiếng đang ít hoạt động trên nền tảng hồi tháng 4. Diễn viên hài nổi tiếng Kathy Griffin sau đó thể hiện sự đồng tình với nhận định này.
“Nếu Musk mua lại Twitter, mạng xã hội này sẽ là nơi cuối cùng tôi khuyên một ngôi sao đầu tư vào. Mọi thứ liên quan tới Musk đều sẽ trở nên phức tạp”, Lix Stahl, Chủ tịch công ty In Haus từng làm việc trong các chiến dịch cho Grande và Jay-Z, nói.
Trang Linh – Ma Dung (theo Washington Post)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi người có System Thinking (Tư duy hệ thống) suy nghĩ mọi thứ một cách đa chiều, người không có System Thinking suy nghĩ ngắn hạn và rời rạc.
Tìm hiểu về khái niệm System Thinking (Tư duy hệ thống)
Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy rằng, khi đưa ra 1 vấn đề, người không có System Thinking (tư duy hệ thống) sẽ nghĩ ngay ra cách giải quyết vấn đề một cách tạm thời, ngắn hạn, gói gọn trong khuôn khổ khả năng giới hạn của bản thân, mang tính chắp vá, nghĩa là chỉ giải quyết kiểu cho qua, cho xong lúc đó.
Còn việc nó có lặp lại hay ảnh hưởng gì đến người khác, phòng ban khác, cả tổ chức hay không bạn chưa bao giờ nghĩ đến hay quan tâm.
Người giải quyết vấn đề kiểu chắp vá như thế gọi là người không có System Thinking. Nhiều khi có một việc đó đi giải quyết tới lui hoài mà không đặt câu hỏi tại sao nó xảy ra, chỉ cắm đầu làm con robot đi giải quyết vấn đề trên bề mặt.
Ngược lại, người có System Thinking là người giải quyết vấn đề tận gốc, nghĩa là họ nghĩ rộng ra, sâu hơn, đặt câu hỏi về nguyên nhân gây ra vấn đề, zoom out để nhìn vấn đề từ bức tranh tổng thể, và tìm ra cách giải quyết khiến cho vấn đề không có cửa tái diễn hay lặp lại.
Ví dụ, khách hàng phàn nàn là booking rồi mà đến nơi hay đến giờ không ai biết có booking và không ai chuẩn bị phục vụ. Nếu giải quyết kiểu chắp vá bạn sẽ xin lỗi, tặng voucher hay làm gì đó cho khách hàng hết bực bội lúc đó rồi thôi.
Bạn nghĩ chuyện này có khả năng lặp lại hay không? Đương nhiên là có rồi. Chuyện gì có thể xảy ra một lần đều có thể xảy ra nhiều lần nếu chúng ta không giải quyết tận gốc.
Người có System Thinking sẽ đặt câu hỏi tại sao lại không có booking, vậy khách hàng booking xong data – dữ liệu đó đi về đâu, sai ở chỗ hệ thống không ghi nhận và thông báo cho người chịu trách nhiệm hay chính người chịu trách nhiệm không kiểm tra để ghi nhận booking.
Nếu không kiểm tra là tại sao, vì hệ thống báo cáo phức tạp quá không hiểu và không biết cách sử dụng hay vì hệ thống không có tính năng gởi noti mỗi khi có booking mới nên phải login vào mới biết…?
Cứ đặt câu hỏi như vậy và lần tìm ra nguyên nhân chính thì cách giải quyết vấn đề cuối cùng có thể là bắn noti trong vòng 5 giây sau khi nhận được booking online cho người chịu trách nhiệm để nhắc nhở là có booking mới và nhắc lại tin nhắn này khi chưa giải quyết trong vòng 30 phút chẳng hạn.
Ngoài chuyện xin lỗi và giải quyết phàn nàn của khách hàng, cách giải quyết của người có System Thinking sẽ sâu hơn, chính xác hơn và nhổ tận gốc rễ vấn đề như thế.
Do đó, người có System Thinking luôn đặt câu hỏi xoay quanh 3 nền tảng chính ảnh hưởng đến vấn đề bao gồm:
1. Inter-relationships – Tác động và quan hệ giữa các yếu tố, phòng ban, tổ chức, có liên quan đến vấn đề.
Ở đây, bạn sẽ vẽ ra hết tất cả các stakeholders – thành viên hay tổ chức có tham gia tác động vào vấn đề, giống như trong ví dụ nó không chỉ dừng lại ở nhân viên phục vụ khách hàng ngày hôm đó mà là cả một dây chuyền phòng vận hành, phòng công nghệ và hệ thống quản trị. Khi vấn đề xảy ra, đặt tất cả các câu hỏi liên quan đến tất cả những ai có liên quan trong chuỗi tạo ra giá trị đang gặp vấn đề.
2. Perspectives – Góc nhìn.
mỗi thành viên hay tổ chức có tham gia vào hệ giá trị đang gặp vấn đề này đều có góc nhìn khác nhau cho cùng một sự việc và đó có thể là lý do dẫn đến sự thiếu alignment – cách tiếp cận hướng về mục tiêu chung.
Ai cũng muốn làm cho xong việc của mình, nhưng như thế nào là xong? Nếu ai cũng làm xong việc của mình nhưng khách hàng vẫn có trải nghiệm không tốt thì sao?
Góc nhìn khác nhau vì vậy có thể tạo ra vấn đề hoặc khiến cho chuyện đổ thừa xảy ra hàng ngày mà vấn đề lớn vẫn không bao giờ được giải quyết.
3. Boundaries – Giới hạn.
có khi cách giải quyết vấn đề mình đưa ra dựa trên sự giới hạn khả năng và nguồn lực hiện có, và vì vậy nó chỉ mang tính chắp vá.
Nếu muốn giải quyết vấn đề tận gốc thì sao? Mình có thể vận động thêm nguồn lực từ đâu? Có thể hợp tác cộng tác với đối tác bên ngoài ra sao?
Cộng tác có thể mở ra thêm những cơ hội gì, vì khi có vấn đề là có cơ hội giải quyết vấn đề, có cơ hội tạo ra những giải pháp hay ho và xuất sắc hơn….
Với system thinking, bạn sẽ nhìn thấy nhiều cơ hội mới, sẽ sáng tạo hơn khi giải quyệt vấn đề, sẽ hiệu quả và tối ưu hơn khi vận động nguồn lực giải quyết vấn đề, và vì vậy người có System Thinking luôn là người giải quyết vấn đề xuất sắc, sáng tạo và thành công nhất.
Nếu sự khác nhau về cách tư duy này là sự khác nhau giữa người thành công và không thành công, giữa lãnh đạo và nhân viên, và nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc và sự nghiệp, không thể không rèn luyện System Thinking.
Rèn luyện, bắt đầu từ sự hiểu rõ System Thinking là gì, và bắt đầu zoom out khi đối diện với vấn đề, bắt đầu đặt câu hỏi dựa trên 3 nền tảng trên bạn nhé.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hermès không có bộ phận Marketing! Điều này khó tin ngang với chuyện McKinsey không có một bộ phận tư vấn và Microsoft không có bộ phận phần mềm.
Sự thần bí là cần thiết để công ty duy trì sự tồn tại qua hai thế kỷ. Và Hermès đã luôn cẩn thận nuôi dưỡng hình ảnh của mình.
Hermès không có bộ phận mang tên marketing, nhưng trên thực tế Marketing là cốt lõi kinh doanh của Hermès.
Axel Dumas phụ trách chính khâu tiếp thị cho biết: “Nghề của chúng tôi là tạo ra ham muốn. Nhu cầu luôn thay đổi, nhưng chúng tôi cố thúc đẩy để nó phát sinh không ngừng”.
Để thấm nhuần tư tưởng này trong công ty, tất cả các nhân viên mới vào đều phải trải qua khóa huấn luyện kéo dài ba ngày có tên gọi “Inside the Orange Box” (Bên trong chiếc hộp màu cam – Hộp đựng sản phẩm có màu cam đặc trưng của Hermès).
Các nhân viên sẽ phải học lịch sử công ty, bắt đầu từ thời Thierry Hermès cũng như một lịch sử của mỗi dòng sản phẩm. Vì vậy, bất kỳ nhân viên Hermès nào cũng có thể thao thao về ý nghĩa, lịch sử của một chiếc túi Kelly, hay chiếc yên ngựa được làm những năm 1890.
Tuy nhiên, người giám hộ chính cho sự thần bí Hermès chính là gia đình. Theo một số cựu giám đốc từng làm việc tại Hermès (cả ba người đều giấu tên), các giám đốc bộ phận không phải thành viên gia đình hiếm khi được ra quyết định chiến lược.
Các thành viên gia đình thường giữ nhiều vị trí chủ chốt một lúc và tác động lên toàn bộ các dòng sản phẩm. “Trong cuộc họp có 3-5 người, khi một thành viên gia đình nói đồng ý, chả ai dám nói không. Chả ai có đủ quyền để phản bác”.
Khâu sáng tạo sản phẩm và tiếp thị được ban lãnh đạo xem xét kỹ lưỡng nhưng cũng có một số mảng, giám đốc bộ phận được hoàn toàn tự chủ.
Ví dụ giám đốc sáng tạo Pierre-Alexis Dumas quyết định các phong cách chính, như Jean-Claude Ellena – nhà sáng chế nước hoa của công ty điều hành một phòng thí nghiệm tại nhà phát triển nước hoa Hermès.
Một người anh em họ khác, Pascale Mussard, đứng đầu Petith – bộ phận chuyên tận dụng nguyên liệu thừa để sáng tạo. Và nhóm tổ chức sự kiện có toàn quyền quyết định và tổ chức các buổi họp mặt cho những khách hàng sành điệu, giàu có và nổi tiếng.
Ở cấp độ bán lẻ, quyền tự chủ lớn hơn. Hai lần một năm có hơn 1.000 đại diện bán hàng đến Paris tham dự một sự kiện được gọi là “Podium”, nơi họ tự chọn lựa những sản phẩm mà họ muốn bán tại cửa hàng của mình ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới…
Quy định của công ty là mỗi cửa hàng flagship phải chọn toàn bộ 11 danh mục hàng hóa, mỗi mục ít nhất một món. Điều này buộc các nhà bán lẻ không chỉ chọn túi xách, khăn quàng cổ mà còn mua nước hoa, đồ trang sức, đồng hồ, đồ trang trí nội thất.
Quy định này cũng buộc các nhà quản lý cửa hàng có chiến lược chọn hàng hóa hợp lý giúp cửa hàng mình nổi bật hơn đối thủ.
Những người lắm tiền nhiều của phải “truy lùng” vòng quanh thế giới để tìm thấy món hàng yêu thích.
Ví dụ, chỉ ở cửa hàng Costa Mesa – Beverly Hills khách mới mua được quả bóng rổ giá 12.900 đô, và tủ sách bằng da màu cam giá 112.000 đô hay chiếc xe đạp giá 11.300 đô.
Hơn cả một sản phẩm thời trang.
Một trong các sản phẩm mang về lợi nhuận cao nhất cho Hermès chính là chiếc túi Hermès Birkin, có giá từ 8.300 đến 150.000 đô la.
Sản phẩm này cũng đại diện cho nghề thủ công huyền thoại của Hermès. Xưởng chế tác của công ty có sáu tầng, nằm ở ngoại ô Pantin của Paris.
Các nghệ nhân đồ da người Pháp phải có ít nhất 3 năm đào tạo trước khi tham gia làm Birkin. Họ phải tỉ mẩn khâu tay từng miếng da cá sấu và da dê với hai cây kim, đê khâu quét sáp ong và búa đinh tán nhỏ.
Hermès đã mua hai trang trại cá sấu ở Australia trong năm 2010 và một trang trại cá sấu ở Louisiana để cung cấp da làm túi.
Nhưng xu hướng thời trang hay thay đổi và để giữ Birkin luôn là biểu tượng thì cần một cái đầu lạnh. Năm 1981, Jane Birkin, một nữ diễn viên – biểu tượng thời trang người Anh đã ngồi cạnh Jean-Louis Dumas trên một chuyến bay giữa Paris và London.
Ông nhận thấy cô đựng quá nhiều đồ trong chiếc túi cói. Ông nói: “Cô cần một cái túi nhiều ngăn”. “Khi nào Hermès làm túi có ngăn, tôi sẽ mua”. Và ông đã yêu cầu thiết kế một biến thể của chiếc Kelly. Các mẫu Birkin ra mắt ba năm sau đó và nhanh chóng thành công.
Hermès đã chính thức phủ nhận người nổi tiếng được đối xử đặc biệt khi mua túi. Beyoncé, Lady Gaga, Kim Kardashian là tín đồ của dòng túi này. Victoria Beckham được cho là có một bộ sưu tập túi Birkin trị giá hơn 2 triệu USD.
Tại LVMH, người nổi tiếng được trả tiền để làm gương mặt đại diện, như Michelle Williams đại diện cho túi xách Louis Vuitton, Charlize Theron là bộ mặt của nước hoa Dior… Còn tại Hermès, danh tiếng của sản phẩm là quá đủ.
Và thực sự là có tồn tại khoảng cách về đẳng cấp. Một người giàu có đơn thuần sẽ không thể mua một chiếc túi Birkin hay Kelly trực tuyến hoặc tại cửa hàng. Và Hermès nổi tiếng với danh sách khách hàng chờ mua túi của mình.
“Một số trường hợp phải chờ bảy đến mười năm”, Robert Chavez – CEO Hermès Mỹ nói, “Nếu bạn muốn một cái túi da thằn lằn hay cá sấu thì sẽ mất nhiều thời gian hơn”.
Cũng giống như các câu lạc bộ thượng lưu, thành viên phải đáp ứng một số yêu cầu. “Nhưng không có quy tắc cụ thể nào cả” – Chavez nói thêm.
Phóng viên của Forbes đã đến cửa hàng flagship ở New York trên đại lộ Madison hỏi mua một chiếc Birkin. Dưới đây là đoạn đối thoại giữa người hỏi mua hàng và người bán hàng:
Khi nào sẽ có hàng?
Ông có thể giữ thông tin của tôi và báo tin khi có hàng không?
Chúng tôi không có dịch vụ đó.
Tôi nghe nói có một danh sách chờ đợi?
Chúng tôi không có dịch vụ đó.
Lần cuối cùng anh bán một chiếc Birkin là khi nào?
Tôi không thể nói.
Tôi nghe nói rằng nếu tôi chi sộp hơn một chút, tôi sẽ mua được một chiếc Birkin?
Chúng tôi không có dịch vụ đó.
Chính vì sự hạn chế của sản phẩm này mà cách duy nhất để chắc chắn mua được một chiếc túi Birkin là thông qua đấu giá. Sự tăng giá của túi Hermès ở mức đáng kinh ngạc, đặc biệt với các loại da độc đáo.
Heritage Auctions từng đấu giá bán một bộ sưu tập của Birkins với giá gấp 3-5 lần giá mua. Kỷ lục cho một chiếc Birkin là 203.150 đô la, được một nhà một nhà sưu tập mua vào năm 2011. Đó là một chiếc túi da cá sấu màu đỏ với các chi tiết mạ vàng trắng và kim cương.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Digital Marketer (người làm công việc Digital Marketing) như: Digital Marketer là ai? Digital Marketing là gì? Học ngành Digital Marketing là học gì và ra trường làm gì? Các công cụ Digital Marketing phổ biến? Các kỹ năng cần có của một Digital Marketer chuyên nghiệp? Kiến thức căn bản của Digital Marketing bao gồm những gì? và hơn thế nữa.
Digital Marketing là gì? Digital Marketer là ai và làm gì?
Digital Marketing là một hình thức Marketing được thực hiện trên môi trường Digital (kỹ thuật số). Người làm Digital Marketing được gọi là Digital Marketer. Khi các yếu tố công nghệ (Technology) và kỹ thuật số (Digital) đang thâm nhập, ảnh hưởng và chi phối ngày càng nhiều các hoạt động Marketing nói chung, khái niệm Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn, thậm chí là còn trở thành một nghề hay ngành học mơ ước của nhiều bạn trẻ (sinh viên). Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn chưa thực sự hiểu bản chất của ngành Digital Marketing là gì? và ứng dụng nó vào doanh nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả các câu hỏi này.
Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:
Digital Marketer là gì hay họ là ai?
Marketer là gì?
Tìm hiểu khái niệm Digital và Marketing.
Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?
Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.
Vai trò của các Digital Marketer trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Digital Marketer.
Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer là gì?
Digital Marketing lương bao nhiêu và học trường nào?
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Digital Marketing.
Bên dưới là tất cả những gì bạn cần biết về Digital Marketing.
Digital Marketing là gì? Digital Marketer là ai và làm công việc gì?
Digital Marketer là một kiểu Marketer tức là các nhà tiếp thị trong đó công việc chủ yếu liên quan đến các hoạt động Marketing trên môi trường kỹ thuật số (Digital).
Theo đó, Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.
Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.
Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Digital Marketer, bạn cần hiểu thêm Digital là gì, Marketer là gì và làm Digital Marketing là làm những công việc gì.
Chân dung của một Marketer.
Marketer, mặc dù không được chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt tuy nhiên nó có nghĩa là Nhà tiếp thị, tức đề cập đến những người làm các công việc về Marketing.
Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.
Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.
Mặc dù, marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.
Tìm hiểu khái niệm Digital Marketing và Marketing.
Digital là gì: Digital trong tiếng Việt có thể được hiểu là kỹ thuật số. Theo TechTarget, Digital là khái niệm mô tả công nghệ điện tử (Electronic Technology), công nghệ được dùng để tạo ra, lưu trữ và xử lý dữ liệu theo hai trang thái là 0 và 1. Chính vì điều này, các công nghệ kỹ thuật số thường được biểu thị dưới dạng chuỗi số 0 và 1. Một khái niệm khác từ McKinsey thì cho rằng, Digital không phải là một thứ (thing) mà là về cách làm hay vận hành (Doing).
Marketing là gì: Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…
Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
Nhìn vào cụm từ thì chúng ta có thể thấy Digital Marketing hay Marketing Online đều có cùng Marketing, ở Việt Nam chúng ta tạm dịch là Tiếp thị, mặc dù cách dịch này là chưa chính xác với bản chất vốn có của Marketing tuy nhiên chúng ta cứ tạm dịch là như thế (Mindset chúng ta khi hành động có thể khác).
Sự khác biệt duy nhất giữa 2 khái niệm này là Digital và online. Digital được dịch kỹ thuật số, điều này có nghĩa Digital Marketing là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh kỹ thuật số như: Mobile, PC, Smart TV, Website, ứng dụng (App), các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo…), các ứng dụng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok….), các frame OOH thang máy, các Billboards có tích hợp yếu tố kỹ thuật số hay điện tử… cùng nhiều kênh và phương tiện kỹ thuật số khác mà không nhất thiết phải “Online”.
Ngược lại với Digital thì Marketing Online thì dễ hiểu hơn là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh Online (không offline như Digital vẫn bao hàm).
Điều này có nghĩa là Marketing Online nhấn mạnh đến yếu tố Online hay nói một cách nôm na là “Lên mạng” trong khi Digital Marketing thì không nhất thiết.
Qua 2 khái niệm thì chúng ta có thể thấy, Digital Marketing bao hàm và rộng lớn hơn nhiều so với Marketing Online khi nó bao gồm luôn cả khía cạnh “Offline”.
Hãy lấy một ví dụ đơn giản như thế này: Chúng ta sử dụng Mobile SMS để làm Marketing. Khi này chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại có gắn Sim là có thể gửi tin nhắn đi được mà không cần phải kết nối mạng (Online). Khi này Mobile SMS không thuộc Marketing Online nhưng lại thuộc Digital Marketing.
Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?
Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:
Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.
Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:
Thứ nhất là SEO Onpage
Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.
Thứ hai là SEO Offpage
Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlink (liên kết ngược).
Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.
Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)
Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.
2. Content Marketing.
Content Marketing biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:
Viết Blog
Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn.
Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.
Ebooks
Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.
Infographics
Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.
3. Social Media Marketing.
Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.
Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:
Facebook.
Twitter.
LinkedIn.
Instagram.
Snapchat.
Pinterest.
4. Pay Per Click – PPC.
PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click).
Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt.
Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:
Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.
5. Affiliate Marketing.
Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:
Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).
6. Native Advertising.
Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.
Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó.
Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app).
Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).
7. Marketing Automation.
Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:
Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ. Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên.
Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.
Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.
Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa.
Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.
8. Email Marketing.
Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:
Blog đăng ký bản tin.
Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
Email chào mừng khách hàng mới
Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành
9. PR Online.
PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website).
PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:
Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned media cho công ty của bạn.
Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.
Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.
Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.
10. Inbound Marketing.
Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng.
Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.
Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.
Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.
Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.
Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.
Trong những năm tới, khi công nghệ tiếp tục phát triển và giữ vai trò mũi nhọn trong các hoạt động kinh doanh và chuyển đổi của doanh nghiệp, khi mọi người chuyển sang thế giới ảo để thực hiện các công việc hàng ngày của họ, để truy cập mọi thể loại thông tin, để kết nối với bất kỳ ai từ khắp nơi trên thế giới, để tìm kiếm giải trí…thì con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn.
Việc có các tiện ích như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng hiện là một cảnh tượng phổ biến trong một thế giới được kết nối (connected world), nơi công nghệ gần như là trung tâm của mọi thứ chúng ta làm.
Với xu hướng này, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đang thấy rằng những người làm marketing hay các chuyên gia truyền thông đã chuyển sang thế giới ảo và tối ưu hóa tất cả các loại nền tảng kỹ thuật số như một con đường mang tính đổi mới và sáng tạo để nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển doanh nghiệp.
Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số không chỉ nổi lên mà còn từ lâu đã chiếm lĩnh một sức hút quan trọng trong thời đại hiện đại ngày nay.
Những lợi ích của digital marketing đơn giản là vô cùng to lớn. Công cụ hiệu quả về mặt chi phí này không chỉ mang lại sự tiện lợi và nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học một cách chính xác, mà nó còn cho phép các nhà marketer đo lường và theo dõi kết quả của các hoạt động nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn.
Mô hình 5Ds trong Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số chủ yếu xoay quanh mô hình 5Ds bao gồm: Digital Devices (thiết bị kỹ thuật số), Digital Platforms (nền tảng kỹ thuật số), Digital Media (phương tiện kỹ thuật số), Digital Data (dữ liệu kỹ thuật số) và Digital Technology (công nghệ kỹ thuật số).
5Ds tạo điều kiện để xây dựng các tương tác một cách hiệu quả giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như cung cấp những thông tin chi tiết về hành vi thị trường để xây dựng và thực hiện những chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Digital Devices.
Chữ D đầu tiên của mô hình đề cập đến các thiết bị kỹ thuật số. Nó chủ yếu tập trung vào sự tương tác của các đối tượng mục tiêu trên các website và ứng dụng di động thông qua việc sử dụng kết hợp các thiết bị được kết nối. Những thiết bị này có thể bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, TV và thiết bị chơi game.
Digital Platforms.
Các nền tảng kỹ thuật số là một thành phần khác liên quan đến việc phân tích các nền tảng hoặc dịch vụ ưa thích của các đối tượng mục tiêu. Hầu hết các tương tác diễn ra thông qua việc sử dụng các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, Google, YouTube, Twitter, Snapchat và LinkedIn.
Digital Media.
Phương tiện truyền thông kỹ thuật số thường đề cập đến các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media), kênh do thương hiệu sở hữu (Owned Media) và các kênh nơi khách hàng nói về thương hiệu (Earned Media) được sử dụng để xây dựng sự tương tác với thị trường mục tiêu thông qua một số phương pháp tiếp cận như như quảng cáo e-mail, nhắn tin, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
Digital Data.
Dữ liệu kỹ thuật số thường bao gồm thông tin về đối tượng mục tiêu, các bản phân tích các dữ liệu thu thập được trên website, ứng dụng, các mô hình tương tác với các doanh nghiệp, trong khi công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology) tập trung vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác trên nhiều nền tảng, từ website và ứng dụng dành cho thiết bị di động đến các cửa hàng thực (physical Store) của thương hiệu.
5Ds sẽ làm thay đổi cách các doanh nghiệp làm kinh doanh trên toàn cầu.
Tất cả các thành phần trong mô hình 5Ds đều rất cần thiết nếu những người làm marketing muốn đạt được những lợi thế vô song trong các chiến dịch digital marketing.
Từ góc nhìn tiếp thị truyền thống, chúng đã chuyển đổi ngành một cách hiệu quả nhằm mang đến những phương tiện hiệu quả hơn để nâng cao nhận thức về thương hiệu, phát triển mạnh mẽ trong thời đại cạnh tranh cao và tập trung nhiều hơn vào công nghệ.
Việc tối ưu hóa lợi ích và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số với mô hình 5Ds được coi là một bước đi đúng hướng trong thời đại cạnh tranh cao ngày nay.
Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?
Cũng tương tự như các Marketer hay Marketer truyền thống, Digital Marketer vẫn chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến marketing chỉ khác là các công việc hay trách nhiệm của họ chủ yếu diễn ra trên môi trường số.
Dưới đây là một số vai trò mà các Digital Marketer có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối rộng hơn với nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
Nếu với các phương thức marketing phi thuật số khác, doanh nghiệp có thể rất khó hoặc rất tốn kém để kết nối với khách hàng của họ.
Với Digtal Marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách nhanh chóng hơn với khách hàng với một chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật tối ưu hoá website của họ trên các công cụ kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, mỗi khi khách hàng tìm một thứ gì đó, họ có thêm một cơ hội để gặp gỡ ngay khách hàng.
Vì môi trường kỹ thuật số hay Digital dường như “không có giới hạn” hay bị hạn chế nhiều như môi trường vật lý, các Digital Marketer có thể giúp doanh nghiệp kết nối với một lượng rất lớn đối tượng mục tiêu.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng nhiều hơn và tương tác với họ theo những cách có ý nghĩa hơn hoặc thậm chí là cá nhân hoá.
Một trong thế mạnh lớn nhất của việc làm marketing trên môi trường digital là doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn.
Từ những dữ liệu có được này, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng nhiều hơn, hiểu về các sở thích, nhu cầu hay kỳ vọng của họ với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích website như Google Analytics, họ có thể hiểu nhiều hơn về hành vi kỹ thuật số của những người truy cập vào website của họ ví dụ như đâu là nội dung được nhiều người dùng quan tâm nhất hay những nội dung nào mang lại tỷ lệ chuyển cao nhất và hơn thế nữa.
Cũng theo cách tương tự, thông qua các công cụ kỹ thuật số như chatbot, doanh nghiệp có thể gửi những nội dung được cá nhân hoá theo từng người dùng tương tác với họ.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách liền mạch hơn.
Với một khách hàng nhất định, trước khi họ thực hiện hành động là mua hàng, họ thường trải qua rất nhiều điểm tiếp xúc khách nhau với thương hiệu, và được gọi là hành trình mua hàng hoặc hành trình khách hàng (customer journey).
Trong bối cảnh hiện tại, khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số có thể làm cho quá trình khách hàng tìm hiểu và nghiên cứu về các sản phẩm hay thương hiệu trở nên dễ dàng hơn, họ đang tương tác với thương hiệu trên nhiều điểm chạm hay kênh (channel) hơn trước khi quyết định mua hàng.
Giả sử rằng, khách hàng của bạn vô tình xem một quảng cáo của bạn trên TV hay một kênh radio nào đó chẳng hạn, nếu họ quan tâm đến các sản phẩm do bạn cung cấp, họ có thể tiếp tục tìm hiểu về bạn trên các nền tảng khác, công cụ tìm kiếm chẳng hạn.
Nếu doanh nghiệp đang có những Digital Marketer, họ hoàn toàn có thể gặp gỡ được khách hàng này khi họ tìm kiếm về thương hiệu hay thậm chí là các từ khoá liên quan khác.
Chính vì doanh nghiệp có thể sẵn sàng để gặp gỡ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng, họ đang làm cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu trở nên liền mạch hơn, một điều kiện quan trọng để khách hàng tiếp tục tương tác và ủng hộ doanh nghiệp.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số hơn, với một tốc độ nhanh hơn.
Ngày nay, với các nền tảng quảng cáo như Facebook (Facebook Ads) và Google (Google Ads) hoặc như TikTok Ads, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (so với các kênh truyền thống cũ).
Với nhiều định dạng hỗ trợ tìm khách hàng tiềm năng và thậm chí là tăng doanh số bán hàng trực tiếp (chuyển đổi) từ các nền tảng này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cơ hội để thúc đẩy doanh số bán hàng thông các chiến dịch quảng cáo thông minh.
Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến hoạt động Digital Marketing.
Trong khi Digital Marketer ở một số trường hợp vẫn là tên gọi chung chung, có một số vị trí khác cụ thể hơn mô tả chi tiết hơn về chân dung của một nhà tiếp thị kỹ thuật số.
Nhân viên SEO: Là những người chịu trách nhiệm chính các công việc liên quan đến tối ưu hoá thứ hạng và lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Thông thường các nhân viên SEO sẽ trực thuộc bộ phận Marketing hoặc Digital Marketing.
Performance-based Ads: Những nhân viên quảng cáo hiệu suất, khái niệm đề cập đến những người vận hành các hoạt động quảng cáo (chủ yếu trên môi trường kỹ thuật số) với mục tiêu chính là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Digital Content Marketer: Với Digital Marketing, nội dung (Content) là một trong những yếu tố then chốt quyết định mức độ hiệu quả của các chiến dịch nói chung. Digital Content Marketer là những Marketer chịu trách nhiệm sản xuất và tối ưu nội dung trên các nền tảng Digital như website, fanpage, Blog hay công cụ tìm kiếm.
Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer hay người làm Digital Marketing là gì?
Nếu đã hiểu Digital Marketer là gì và bạn hiện cũng đang mong muốn theo đuổi nó? Bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chính dưới đây.
Digital Marketer cũng là Marketer do đó ngoài các kỹ năng chính là về Digital, họ cũng cần được trang bị các kỹ năng mà một Marketer nên có.
Kỹ năng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số.
Vì môi trường làm việc chủ yếu của các Digital Marketer là trên internet và gắn liền với các nền tảng kỹ thuật số, do đó kỹ năng đầu tiên họ cần có đó là quen thuộc với các nền tảng kỹ thuật số phổ biến như website, fanpage, CRM, CDP…
“Quen thuộc” có thể được hiểu là hiểu cách vận hàng, quản lý và tối ưu.
Kỹ năng phân tích dữ liệu.
Điểm khác biệt lớn nhất của Digital Marketing với các phương thức truyền thống khác là Digital Marketing cho phép doanh nghiệp thu thập và lưu trữ nhiều dữ liệu hơn từ khách hàng (cả từ dữ liệu của bên thứ nhất First-Party Data và dữ liệu của bên thứ 3).
Thông qua các dữ liệu có được từ các nền tảng nói trên hoặc nhờ sự hỗ trợ của các công cụ trung gian khác, Digital Marketer cần phân tích, tổng hợp và dự báo các chiến thuật khác nhau và đưa nó vào các kế hoạch hành động trong tương lai.
Về bản chất, nếu Digital Marketer không thể hiểu các dữ liệu có được (kết hợp với các thử nghiệm khác), họ không thể trở thành một Digital Marketer thực thụ (hiệu quả).
Kỹ năng quảng cáo.
Trong hầu hết các doanh nghiệp, quảng cáo (một phần của Paid Media) là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng 100% ngân sách Marketing cho quảng cáo ở một số giai đoạn hay chu kỳ kinh doanh nhất định.
Bằng cách thông thạo các nền tảng quảng cáo phổ biến như Facebook, Google, TikTok hay LinkedIn, từ các công việc đơn giản như cài đặt đến các công việc khó khăn như tối ưu chuyển đổi, bạn có thể đã sẵn sàng để trở thành một Digital Marketer.
Kỹ năng SEO.
Bên cạnh các kỹ năng liên quan đến các kênh có trả phí, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) để có được lượng người dùng tự nhiên cũng là một yêu cầu khác của Digital Marketer.
Thông qua việc tìm hiểu SEO là gì, các công cụ tìm kiếm hiện đang ưu tiên những điều gì hay thuật toán của nó hoạt động ra sao, kết hợp với các công cụ hỗ trợ SEO khác như Google Keyword Planner hay Ahrefs, bạn đang trang bị cho mình những bộ kỹ năng cứng cần thiết để trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp trong tương lai.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm Digital Marketing hay Digital Marketer, từ khái niệm, công cụ, đến các nền tảng kiến thức căn bản nhất của Digital Marketing.
Nếu sau khi đã hiểu rõ về thuật ngữ digital marketing là gì hay về chân dung của một Digital Marketer chuyên nghiệp, và bạn cũng mong muốn được trở thành một người làm Digital Marketing thực thụ trong tương lai, những nội dung nói trên là hành trang căn bản nhất dành cho bạn.
Một số người bán tại Đông Nam Á cho biết, người dùng thích mua hàng trên Shopee hơn các sàn khác chỉ vì sàn thương mại điện tử này miễn phí vận chuyển.
Cách Shopee đã đo ván Lazada trên sàn thương mại điện tử
Ngoài việc hàng hóa không có sẵn tại Đông Nam Á, logistics cũng là vấn đề lớn, không dễ giải quyết. Năm 2017, dịch vụ giao hàng nhanh tại đây không chỉ đắt mà còn chậm chạp.
Người dùng thường mất 7 ngày mới nhận được hàng đã đặt trên các sàn thương mại điện tử. Thậm chí, các đơn hàng nước ngoài có thể 1 năm mới đến tay người mua.
Shopee chấp nhận lỗ để có người dùng.
Giải pháp của Shopee vô cùng đơn giản và quyết liệt: chiến lược giá có hỗ trợ và miễn phí vận chuyển. Theo LatePost, một số người bán tại Đông Nam Á cho biết nhiều người dùng thích mua hàng trên Shopee hơn các sàn khác chỉ vì Shopee miễn phí vận chuyển.
Người bán cũng hưởng lợi từ trợ giá giao hàng. Chẳng hạn, khi một cửa hàng tại Indonesia nhận đơn hàng trên 90.000 IDR (hơn 142.000 đồng), họ sẽ được hỗ trợ khoảng 50.000 IDR (79.000 đồng) phí giao hàng.
Shopee đổ tiền vào vận chuyển để đổi lấy lượng truy cập và doanh số, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chuyển phát địa phương. Hai doanh nghiệp chuyển phát lớn nhất Indonesia, J&T và JNW, là hai người hưởng lợi lớn nhất.
Một nhân viên J&T tiết lộ số lượng bưu cục tăng đáng kể trong năm 2018. Để chuyển hàng đến Indonesia – quốc gia bao gồm hơn 1.000 đảo, J&T còn mua thêm vài tầu chở hàng.
Đến giữa năm 2018, hầu hết sản phẩm mua trên Shopee đều giao trong 3 ngày hoặc ngay ngày hôm sau. Chính khoản trợ giá này đã khiến Shopee lỗ ròng 961 triệu USD năm 2018.
Thực tế, Lazada cũng từng hỗ trợ phí vận chuyển song năm 2018, sau khi đội ngũ Alibaba can thiệp, Lazada dừng hoạt động này tại nhiều nước.
Tương tự, việc đổ tiền vào chiến dịch quảng bá, tiếp thị, thu hút nhà buôn, địa phương hóa nền tảng… đều là những phương thức Lazada thử qua trước khi có Shopee. Nhiều nhân sự quản lý của Lazada đã chuyển sang Shopee làm việc, góp phần vào các bước tiến của Shopee trong logistics.
Quý I/2019, số lượt tải ứng dụng, người dùng tích cực hàng tháng và tỷ lệ giữ chân người dùng của Shopee đều vượt Lazada, theo báo cáo của iPrice.
Nhận xét về thành tích này, một quản lý bậc trung tại Shopee cho rằng, đó là vì đối thủ đã trở thành “thanh gươm cùn”.
Xung đột văn hóa dai dẳng.
Tháng 9/2018, Peng Lei từ chức CEO Lazada chỉ sau 6 tháng và giữ chức Chủ tịch. Đồng sáng lập Lazada Frenchman Pierre Poignant là người thay thế, song, theo LatePost, người thực sự cầm trịch lại là Zhang Yong, đồng CEO Alibaba.
Theo nguồn tin, mỗi tháng Zhang thường ngồi chuyến bay 5 tiếng từ Hàng Châu tới Singapore để tham dự các cuộc họp trong 2 ngày.
Khi đó, thị trường vẫn còn non trẻ, Lazada cần một “chiến binh đường phố” thực sự để nắm quyền. Trong các cuộc họp tháng này, các bộ phận tại 7 nước sẽ báo cáo cho Zhang.
Với mỗi nước, từ 30 đến 50 người tham gia họp qua truyền hình và Zhang ra quyết định cho từng chương trình một. Tuy nhiên, đôi khi phong cách quản trị của Zhang lại phản tác dụng.
Chẳng hạn, Lisa của nhóm nhạc BlackPink là người Thái Lan. Ngày 12/12/2018, Shopee mời BlackPink đến trình diễn tại Jakarta, thu hút đám đông tham dự.
Năm tiếp theo, Tokopedia cũng làm như vậy. Lazada muốn mời BlackPink hợp tác nhưng đội ngũ tại trụ sở Hàng Châu không hiểu nổi vì sao Lazada lại muốn chi ngân sách lớn để mời một nhóm gần như vô danh tại Trung Quốc để biểu diễn tại Đông Nam Á.
Một nhà đầu tư Lazada tiết lộ bộ phận đã họp với Zhang tại Singapore nhưng không thể trình bày ý kiến rõ ràng.
Cuối cùng, họ dùng kinh phí để quảng cáo có trả phí trên Facebook và Google. Nhà đầu tư này cũng cho biết do quảng cáo có trả phí tại Đông Nam Á rẻ hơn Trung Quốc, tỉ lệ lợi nhuận sẽ cao hơn và được hệ thống đánh giá nội bộ của Alibaba xếp hạng tốt hơn.
Zhang có mặt tại Đông Nam Á ít nhất 2 ngày mỗi tháng, song người đồng cấp tại Shopee lại ngày ngày ở đây.
Nhân viên Alibaba trong các vị trí quản lý tại Lazada cũng không thể xử lý xung đột văn hóa một cách triệt để. Theo nhà đầu tư nói trên, “văn hóa của Alibaba quá mạnh. Họ muốn đồng hóa các nhóm địa phương nhưng lại không biết ai và sớm tự biến mình thành kẻ địch của các nhóm khác”.
Những xung đột văn hóa trở thành vấn đề hóc búa đối với tầng lớp quản lý cao cấp. Tháng 6/2018, trong một bài phát biểu, Peng Lei nhắc nhở tất cả nhân viên Alibaba cần phải khiêm tốn do họ còn nhiều thứ phải học hỏi. “Mỗi quốc gia có triết lý riêng”, bà nói.
Sau khi giữ chức Chủ tịch ban quản trị, bà một lần nữa nhấn mạnh nhân viên Alibaba phải “duy trì tinh thần khiêm tốn và nỗ lực không ngừng”.
Những nhân viên xuất sắc hoặc có kỹ năng đặc biệt tại Alibaba có thể đáp ứng KPI nhưng không ở lại lâu. Họ hoặc ra làm ăn riêng hoặc chỉ dùng Lazada làm bàn đạp để thăng tiến tại Alibaba. Vì vậy, không bất ngờ khi nhân sự Lazada không ổn định.
Từ năm 2018, công ty mất ít nhất 3 trưởng bộ phận tại 4 nước Đông Nam Á. Điều đó không chỉ làm giảm khả năng thực thi kế hoạch của bản thân Lazada, mà còn ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng. Những người bán hàng tại Malaysia nói rằng, vì đội ngũ của Lazada thay đổi thường xuyên, rất khó để hình thành quan hệ với họ.
Covid-19: Mặt trận mới.
Dịch bệnh thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng nhanh hơn nhưng lại có lợi cho các đối thủ của Alibaba. Năm 2019, Shopee giới thiệu Shopee Mall, nơi các thương hiệu lớn mở gian hàng trực tuyến. Công ty cũng đầu tư 192,9 triệu USD tiếp thị và quảng bá, bao gồm chi phí mời các ngôi sao như Cristiano Ronaldo làm đại sứ.
Đến giữa năm 2019, Lazada chuyển sang chiến lược giảm lỗ. Một số kênh quảng cáo chia sẻ, Shopee chủ yếu mua quảng cáo CPI, còn Lazada mua quảng cáo CPR, phản ánh chiến lược Marketing khác nhau của hai bên: Trong khi Shopee vẫn muốn thu hút người dùng, còn Lazada muốn kiểm soát chi phí.
Zhang Yong không còn bay đến Singapore mỗi tháng. Alibaba giao dần trách nhiệm cho những người khác, chẳng hạn Li Chun, người đã gắn bó với Lazada được 3 năm.
Li tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, làm cho eBay Trung Quốc và sau đó là eBay Mỹ, có 12 năm kinh nghiệm.
Sau khi quay lại quê hương năm 2014, anh gia nhập Alibaba, nhận chức vụ Giám đốc Công nghệ tại bộ phận B2B.
Tháng 6/2017, anh được bổ nhiệm làm đồng Chủ tịch bộ phận Khách hàng, chiến lược, sản phẩm và công nghệ Lazada. Những người thân quen với Li khen ngợi anh là quản lý tận tâm và chuyên nghiệp, khiêm tốn.
Hai năm sau, Li tiếp tục trở thành CEO Lazada Indonesia, đúng vào thời kỳ đen tối nhất của Lazada. Li dành một nửa thời gian tại Jakarta.
Lazada không còn áp đặt các điều kiện đối tác hạn chế với nhà cung ứng. Công ty cũng chủ động mời chào các thương gia để có được sự ủng hộ từ người bán và nền tảng giao hàng.
Phong cách lãnh đạo của Li đã cho quả ngọt. Từ tháng 6/2019 tới tháng 5/2020, dù Tokopedia và Shopee vẫn là hai ứng dụng phổ biến nhất tại Indonesia, số lượt tải mới Lazada lại đứng đầu chợ ứng dụng, theo App Annie. Tháng 6/2020, Li được bổ nhiệm làm CEO Lazada.
Dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn với Lazada. Đến quý III/2020, số lượt truy cập Shopee hàng tháng cao gấp 4 lần Lazada tại Đông Nam Á. Lệnh phong tỏa tại các thành phố không thể ngăn cản việc Shopee đầu tư vào các chiến dịch tiếp thị quy mô lớn.
Lazada phản ứng chậm hơn. Sau khi Covid-19 bùng phát tại Jakarta vào tháng 3 và tháng 4/2020, Alibaba được cho là đã rút hết nhân viên tại Indonesia, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên làm điều này.
Shopee hiện vẫn đang dẫn trước Lazada, trong khi Lazada dựa vào các sáng kiến kỹ thuật số và phát triển thương mại để thúc đẩy tăng trưởng trong năm nay. Shopee có thể duy trì lợi thế hay Lazada lật ngược thế cờ hay không, chỉ tương lai mới có câu trả lời.
Du Lam
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc mua lại Rank Ranger sẽ góp phần củng cố thêm năng lực phân tích từ khoá cũng như việc đo lường thứ hạng SEO của Similarweb.
Similarweb mua lại công ty về phân tích SEO Rank Ranger
Vào ngày 16 tháng 5 vừa qua, Similarweb thông báo họ đã chính thức mua lại Rank Ranger, một công ty về theo dõi thứ hạng và SEO.
Thông qua thương vụ mới, Similarweb tìm cách cung cấp cho các chuyên gia tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc hơn về các từ khóa đã thúc đẩy lưu lượng truy cập website.
Thúc đẩy năng lực SEO của Similarweb thông qua việc mua lại Rank Ranger.
Với việc mua lại này, người dùng Similarweb giờ đây sẽ có thể theo dõi, phân tích và báo cáo về thứ hạng từ khóa theo các mốc thời gian khác nhau.
CEO của Similarweb cho biết trong một bài đăng trên blog:
“Bằng cách kết hợp các tính năng phân tích lưu lượng truy cập của những từ khóa hàng đầu hiện có của Similarweb và bộ dữ liệu mới với các công cụ SEO và theo dõi thứ hạng của Rank Ranger, chúng tôi đang mở rộng đáng kể bộ sản phẩm SEO của mình cho các doanh nghiệp, điều mà chúng tôi tự tin sẽ tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho họ.”
Rank Ranger cung cấp các công cụ tối ưu hóa cho các chuyên gia tìm kiếm (chuyên gia SEO).
Được thành lập vào năm 2009, Rank Ranger cung cấp các công cụ phần mềm được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tận dụng cả những cơ hội từ lưu lượng truy cập miễn phí (từ SEO) lẫn có trả phí (từ quảng cáo).
Việc kết hợp mới cùng Similarweb mang lại cho các chuyên gia tìm kiếm khả năng phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong thứ hạng của từ khoá trên công cụ tìm kiếm, cho dù là do nội dung của đối thủ đang làm tốt hơn hoặc do xu hướng mới trên thị trường.
Ông Shay Harel, Giám đốc điều hành và người sáng lập Rank Ranger, cho biết trong một bài đăng trên blog:
“Chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với Similarweb. Từ lâu, Similarweb đã là công cụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để phân tích website và giờ đây với các tích hợp mới, chúng tôi tin rằng Similarweb sẽ mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng.”
Rank Ranger sẽ tiếp tục hoạt động với tên gọi là Rank Ranger, công ty con của Similarweb.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang tìm cách xây dựng và tối ưu chiến lược Social Listening của mình trong 2022, làm cách nào bạn có thể cải thiện và tinh chỉnh quy trình giám sát để từ đó tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp của bạn?
Chiến lược Social Listening 2022 – Image Source: Mention
Trong báo cáo mới đây về Social Listening 2022, được thực hiện bởi Meltwater.
Nghiên cứu đã phân tích cách marketer đang hưởng lợi từ các chiến lược Social Listening của họ và cách họ chuyển những insights có được vào quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing của họ.
Dưới đây là một số nội dung quan trọng hàng đầu được rút ra từ báo cáo.
Xây dựng một chiến lược Social Listening tốt hơn trong 2022.
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp hay thương hiệu đều nhận thức rõ ràng là các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của họ, quá trình thu thập và phân tích dữ liệu thực tế vẫn còn nhiều thách thức.
Khi được hỏi về cách tiếp cận chiến lược Social Listening, nhiều doanh nghiệp thừa nhận rằng họ không có đủ nguồn lực, thông tin cũng như năng lực để có thể tận dụng hết các cơ hội mà Social Listening hay lắng nghe mạng xã hội có thể mang lại.
Mỗi doanh doanh nghiệp có một cách tiếp cận chiến lược Social Listening khác nhau.
Về bản chất, với Social Listening, nhiều dữ liệu hơn luôn tốt hơn và thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để luôn cập nhật các xu hướng của ngành đồng thời xây dựng doanh nghiệp dựa trên những phản hồi trực tiếp và khả năng hiểu biết rộng hơn về thị trường.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý là có nhiều dữ liệu hơn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều nội dung có ý nghĩa hơn tới khách hàng bởi vì nó còn phụ thuộc vào cách phân tích và chuyển tải các insight thành nội dung.
Bằng cách đừng chỉ nhìn vào các dữ liệu mà mọi người thảo luận về thương hiệu và ngành của bạn và thay vào đó mở rộng cách suy nghĩ tới những gì họ thực sự muốn biết trong quá trình mua hàng, thương hiệu có nhiều khả năng hơn để thấu hiểu họ.
Theo nguồn tin của Reuters, TikTok đã tiến hành thử nghiệm, cho phép người dùng tại Việt Nam chơi game trên ứng dụng.
TikTok thử nghiệm sản phẩm Game tại Việt Nam
Đưa game lên ứng dụng sẽ giúp tăng doanh thu quảng cáo cũng như lượng thời gian người dùng dành cho TikTok. TikTok hiện là một trong các ứng dụng phổ biến nhất thế giới với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng.
Trong khi đó, Việt Nam với dân số trẻ (70% dưới 35 tuổi) và đam mê công nghệ, là một thị trường hấp dẫn với các mạng xã hội lớn như TikTok, Meta (công ty mẹ Facebook và Instagram) và Alphabet (công ty mẹ Google và YouTube).
Nguồn tin của Reuters tiết lộ, TikTok dự định mở rộng thử nghiệm game trên các nước Đông Nam Á, bắt đầu từ quý III.
Đại diện TikTok xác nhận công ty đang thử nghiệm game HTML5, một dạng minigame, lên ứng dụng thông qua hợp tác với các nhà phát triển game và xưởng game như Zynga.
Tuy nhiên, công ty từ chối bình luận về kế hoạch với Việt Nam hay tham vọng game của mình. Đại diện nền tảng khẳng định TikTok luôn muốn tạo sự phong phú và thường xuyên thử nghiệm tính năng mới, mang lại giá trị cho cộng đồng.
Reuters cũng không rõ kế hoạch triển khai tính năng game của TikTok tại các thị trường khác ngoài Việt Nam.
Dù người dùng TikTok có thể xem game qua tính năng livestream, tại hầu hết khu vực, họ không thể chơi game trên ứng dụng. Tại Mỹ, chỉ có một số game dường như sẽ được ra mắt, bao gồm “Disco Loco 3D”, “Garden of Good” của Zynga.
Theo nguồn tin, dù khởi đầu bằng minigame – các game có cơ chế chơi đơn giản, thời lượng ngắn, tham vọng game của TikTok không dừng lại ở đây.
TikTok sẽ phải xin giấy phép để đưa game lên nền tảng tại Việt Nam. Quy trình dự kiến diễn ra thuận lợi vì các game trong kế hoạch không gây tranh cãi hay dính đến cờ bạc, bạo lực, tình dục.
Người dùng Douyin – phiên bản TikTok Trung Quốc – đã có thể chơi game trên ứng dụng từ năm 2019. Game TikTok có khả năng chứa quảng cáo và doanh thu sẽ được chia sẻ giữa ByteDance và nhà phát triển game.
Nỗ lực nhảy vào mảng game của TikTok không có gì bất ngờ. Các hãng công nghệ lớn khác cũng muốn giữ chân người dùng bằng cách này hay cách khác.
Chẳng hạn, Facebook giới thiệu Instant Games vào năm 2016, còn Netflix gần đây cũng bổ sung game vào nền tảng của mình.
Nó cũng đánh dấu nỗ lực mới nhất của ByteDance trên hành trình trở thành người chơi lớn trong game. Công ty đã mua lại studio game Moonton Technology năm ngoái, trực tiếp cạnh tranh với Tencent, doanh nghiệp game lớn nhất Trung Quốc.
Dù không có game, TikTok vẫn ghi nhận doanh thu quảng cáo tăng mạnh. Năm nay, doanh thu quảng cáo TikTok có thể tăng gấp ba lần lên hơn 11 tỷ USD, cao hơn cả doanh số Twitter và Snap gộp lại, theo hãng nghiên cứu Insider Intelligence.
Du Lam (Theo Reuters)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook vừa thông báo một số tính năng mới liên quan đến kiểu chiến dịch tin nhắn Marketing (Marketing Message) và khách hàng tiềm năng (Lead Generation).
Trước hết, về tin nhắn marketing, tính năng mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo gửi các tin nhắn khuyến mãi tới những khách hàng đã đồng ý nhận tin nhắn.
Theo Facebook:
“Ví dụ: một khách hàng có thể chọn nhận thông báo về đợt bán hàng hay khuyến mãi sắp tới, điều này cho phép các nhà quảng cáo hay thương hiệu luôn cập nhật cho khách hàng về những chương trình khác trong tương lai.
Các SMEs từ lâu đã nói với chúng tôi rằng Meta Business Suite cho phép họ phản hồi hiệu quả hơn các yêu cầu của khách hàng, nhưng họ thường phải dựa vào các giải pháp khác để tương tác lại với khách hàng.
Với tính năng mới này, các SMEs sẽ có một công cụ mới để thúc đẩy doanh số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng từ Meta Business Suite.”
Tiếp đến, Facebook cũng đang thêm tính năng lọc khách hàng tiềm năng (Lead Filtering) mới, điều sẽ cho phép Business Manager (trình quản lý kinh doanh của Facebook) lọc ra các khách hàng tiềm năng chất lượng thấp bằng cách cung cấp cho khách hàng tiềm năng một số câu hỏi trắc nghiệm trong các biểu mẫu quảng cáo khách hàng tiềm năng tức thì (Lead Ad Instant forms) của họ.
Các tính năng mới hiện đang được thêm dần vào các tài khoản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi có thể mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau về khái niệm sáng tạo cũng như con đường hình thành nên sáng tạo, dưới đây là những cách mà các nhà phát minh vĩ đại trên thế giới đã sử dụng.
Đọc vị 8 cách sáng tạo mà các nhà phát minh vĩ đại đã sử dụng
Tôi đang đọc cuốn Big Little Break-throughs – Những phát minh bình thường vĩ đại của tác giả Josh Linkner. Sách đưa ra nhiều bài học thực tế về việc những người thành công khắp nơi trên thế giới đã thành công nhờ tư duy sáng tạo như thế nào.
Nhưng điểm đặc biệt là, sáng tạo của họ không có gì ghê gớm, mang tính phòng lab, với đội ngũ tech cool ngầu hay rầm rộ kiểu thay đổi thế giới hết.
Họ thành công là nhờ ứng dụng sáng tạo vào tất cả những việc tưởng chừng như nhỏ bé mỗi ngày, trong đời sống và công việc, như cách chúng ta đang sống và làm việc.
Trong đó, tác giả sau khi nghiên cứu thành công đến từ những phát minh bình thường vĩ đại của thế giới, đã đưa ra 8 bài học là 8 cách người phát minh thành công đã sử dụng để sáng tạo ra những phát minh bình thường vĩ đại.
Chia sẻ lại cho mọi người cùng phản tư và ứng dụng nhé.
Fall in love with the problem – Say nắng với vấn đề.
Tình yêu nó có một ma lực và động lực cực kỳ ghê gớm khiến cho người ta quên ăn quên ngủ, tập trung cực độ và sống, thở, bước đi trên mây mỗi ngày với đối tượng được yêu. Cho nên, người phát minh thành công là người say vấn đề của mình như điếu đổ.
Họ dành hết thời gian nghĩ về vấn đề. Họ ăn ngủ với vấn đề. Họ chung sống với vấn đề và dành hết thời gian cho nó.
Không gì có thể ngăn cản họ tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm, không sợ thất bại mà chỉ tập trung vào để tìm ra 1001 cách giải quyết tốt hơn. Trong trạng thái “say như điếu đổ” đó, con người luôn tạo ra những kết quả xuất sắc nhất.
Start before you’re ready – Bắt đầu khi còn chưa sẵn sàng.
Đã là yêu thì làm sao có thể chờ, dù là chờ ý kiến, mentor, đội ngũ hay bất cứ thứ gì. Khi bắt gặp vấn đề, họ như bị hớp hồn, chỉ lao vào, xông vào, quên hết tất cả, mặc kệ hoàn cảnh hay giới hạn gì về nguồn lực.
Họ cứ bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, tìm giải pháp, rồi tới đâu giải quyết tới đó. Họ đẩy mọi thứ ào ào về phía trước, không sợ bất kỳ chướng ngại nào, không cho phép bất cứ điều gì ngăn họ lại.
Họ đâm đầu vào tường, lui ra và tìm đường khác chứ không bao giờ ngồi đó suy nghĩ quá nhiều chỉ để không làm gì. Không có khái niệm về sự sẵn sàng. Sẵn sàng là ngay bây giờ, ngay lúc này, no matter what – dù hoàn cảnh có thế nào đi chăng nữa.
Open a test kitchen – Thử nghiệm.
Người sáng tạo thành công có đặc điểm là không ngồi không suy nghĩ, vì họ biết từ lý thuyết tới thực tế nó cách xa nhau nửa vòng trái đất. Có nhiều thứ nghĩ vậy làm không cách nào ra. Có nhiều chuyện nghĩ như mơ nhưng làm mới biết nó tào lao hết sức.
Cho nên, nghĩ ra ý tưởng gì là họ thử nghiệm ngay để kiểm tra mức độ thực tế của ý tưởng. Nhờ thử nghiệm, ý tưởng được hiện thực hoá và cải tiến một cách khách quan và gần với thực tế hơn.
Cứ nghĩ, cứ thử, cứ hiệu chỉnh như một vòng lặp không bao giờ chấm dứt như thế. Nhờ vậy mà khi phát minh hiện nguyên hình, nó mang tính ứng dụng thực tế cao và rộng rãi. Thành công là nhờ vậy.
Break it to fix it – Đập để xây.
Ngạn ngữ tiếng Anh có câu “If it ain’t broke, don’t fix it – nếu không hư đừng có sửa”, vì đụng vô cái là bao nhiêu vấn đề hiện hữu đang có nó sẽ phơi ra và build lại hết nổi. Nhưng đó là cách nghĩ cù sì.
Người sáng tạo là người cần phải hiểu tường tận từng đơn vị, hiểu logic và cách vận hành của đơn vị, nên họ có thói quen tháo ra xây lại, tư duy cách xây và kết hợp từ những đơn vị cơ bản lại với nhau.
Đầu óc của nhà phát minh khiến họ luôn đam mê, không ngại tháo ra xây lại bao nhiêu lần, cho bằng được mới thôi.
Reach for weird – Khoái chuyện lạ.
Người có đầu óc sáng tạo không đi tìm những thứ đương nhiên, rõ ràng ngay trước mắt. Họ yêu sự xuất hiện của cái gì đó bất ngờ, lạ lẫm, không giống ai, kỳ cục….
Chính vì đầu óc mở, luôn tiếp nhận những cái mới, không phán xét bất kỳ điều gì bất thường, chấp nhận dễ dàng những thứ không giống ai nên họ mới có thể tìm ra những giải pháp không giống ai.
Vậy, gọi là sáng tạo. Người đầu óc bị đóng khung, thấy cái gì khác chút là cau mày nhăn mặt thì sáng tạo nào nó dám gõ cửa. Cho nên, cứ phải mở não mở tim ra thì mới có thể sáng tạo được.
Use every drop of toothpaste – Xài đến giọt cuối cùng.
Đây là tư duy less is more – ít là nhiều. Khi bị giới hạn về nguồn lực, kiểu cái khó ló cái khôn, người ta phát minh xuất sắc nhất.
Giới hạn nguồn lực là một áp lực khiến cho sáng tạo đạt đỉnh cao nhất, vì não phải làm việc gấp một vạn lần để tìm ra ba vạn tám ngàn cách khác nhau để giải quyết một vấn đề.
Người thành công không chỉ lo đi tìm nguồn lực. Họ tạo ra sự xuất sắc trong hoàn cảnh giới hạn của nguồn lực.
Don’t forget the dinner mint – Đừng quên những bất ngờ nho nhỏ.
Vô khách sạn 5 sao, buổi tối trước khi đi ngủ bỗng nhìn thấy ra giường đã được mở góc sẵn và trên đó là một thanh sô cô la bạc hà nho nhỏ chúc bạn một giấc mơ ngọt ngào.
Và bạn mỉm cười vì nó làm cho đời cảm thấy nhẹ nhàng vui vẻ hơn. Đôi khi, chỉ có 1 chút gì đó thay đổi nho nhỏ cũng có thể mang lại những niềm vui và sự hài lòng to lớn.
Vì vậy, người sáng tạo sẽ luôn nghĩ về cảm giác và trải nghiệm của người sử dụng và không bao giờ bỏ qua những chi tiết bất ngờ dù cực nhỏ nhưng mang tính khuếch đại âm thanh khi chạm người nghe.
Sáng tạo có khi chỉ thế, những điều cực nhỏ mang lại những niềm vui cực lớn.
Fall seven times, stand up eight – Vấp ngã thì đứng dậy thôi.
người sáng tạo là người không bao giờ sợ sai, sợ thất bại, sợ mất mặt. Với họ, mọi thứ trong đời là sự thử nghiệm.
Họ say mê thử nghiệm, không được thử lại, không ra thử tiếp, chưa hài lòng thử nữa. Cứ như thế mà họ làm hoài làm hoài không biết mệt, không để ý tới chuyện mình đã ngã bao lần. Mỗi lần ngã xuống, với họ, là một bước tiến gần hơn tới thành công. Cho nên, cứ ngã thôi, chỉ là một bước tiến gần hơn đến thành công thôi mà. Có gì đâu mà sợ?
Những bài học sáng tạo này, rất gần thực tế, là tư duy và cách tiếp cận mang tính đời thường, có thể ứng dụng hàng ngày cho những người đời thường như chúng ta. Chúc các bạn ứng dụng thành công nhé.
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Marketer (Người làm Marketing) như: Marketer là gì, Marketer là ai và làm những công việc chính là gì, vai trò của các Marketer trong doanh nghiệp, các kỹ năng và tố chất cần thiết để trở thành một Marketer chuyên nghiệp. Một ngày làm việc của một Marketer giỏi gồm những gì hay làm thế nào để trở thành một marketer giỏi.
Marketer là gì? Họ là ai và làm những công việc gì?
Theo dự báo của các nền tảng việc làm như LinkedIn, Marketer hay các nhà tiếp thị là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất của các thương hiệu và nhu cầu này có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.
Thành công của một Marketer đến từ đâu?
Marketer và những người hướng nội – Introvert.
Những lầm tưởng cơ bản về khái niệm Marketer.
Những kỹ năng cần có của một Marketer là gì?
Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?
Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Marketer là gì?
Marketer trong tiếng Việt tạm dịch là Nhà tiếp thị, khái niệm đề cập đến những người làm các công việc liên quan đến ngành Marketing.
Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.
Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.
Mặc dù, khái niệm marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.
Phân biệt Marketer với Marketeer.
Trong khi có không ít người nhầm lẫn các thuật ngữ này với nhau và coi chúng là một, thực tế là chúng có những ý nghĩa rất khác nhau.
Theo từ điển Oxford, khác với Marketer là những người làm Marketing nói chung ở cấp độ rộng lớn và chuyên nghiệp hơn, Marketeer là khái niệm dùng để chỉ những người bán các sản phẩm hay dịch vụ trong một kiểu thị trường (cụ thể) nhất định.
Theo một góc nhìn khác, Marketer làm nhiều các công việc có trong Marketing và hướng đến lợi nhuận chung của tổ chức, Marketeer chịu trách nhiệm cho một hoặc một số sản phẩm hoặc thị trường đặc biệt nào đó.
Phân loại một số kiểu (vai trò) Marketer thường gặp trong các doanh nghiệp.
Cũng tương tự như các cách phân loại marketing ví dụ như Traditional Marketing và Digital Marketing hay Brand Marketing và Performance Marketing, Marketer cũng có thể được phân chia thành các kiểu tương ứng.
Brand Marketer: Những người làm các công việc marketing với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển giá trị hay tài sản thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu, mức độ yêu thích thương hiệu (Brand Love) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
Performance Marketer: Mục tiêu chính của các nhà tiếp thị này là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Digital Marketer là gì: Chủ yếu làm việc trên các nền tảng kỹ thuật số như website, Google Analytics, Facebook hay Google, Digital Marketer gắn liền với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số và thường là chịu trách nhiệm cho cả Brand Marketing và Performance Marketing.
Content Marketer là gì: Có nghĩa là các nhà tiếp thị nội dung làm các công việc liên quan đến Content Marketing, tức sản xuất và phân phối nội dung (Content) để đạt được các mục tiêu Marketing.
Social Media Marketer: Chịu trách nhiệm chủ yếu các hoạt động Social Media và Social Media Marketing, các nhà tiếp thị này tập trung vào việc thúc đẩy mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
PR Marketer: Những người làm các công việc liên quan đến quan hệ công chúng và giới truyền thông. Bạn có thể xem PR là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm này.
Full Stack Marketer là gì: Là một trong những “từ khoá” khó nhằn nhất, các Full Stack Marketer thường là những người có kinh nghiệm làm việc trên nhiều các phạm vi công việc hay vai trò khác nhau. Ví dụ thay vì chỉ tập trung vào Content Marketing hay Social Media, Full Stack Marketer đảm nhận hết (hoặc nhiều nhất) các công việc này.
B2C Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (cuối).
B2B Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng đến các doanh nghiệp thay vì là người tiêu dùng cuối.
T-Shape Marketer là gì?
T-Shaped Marketer hay một nhà tiếp thị hình chữ T là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
Ví dụ, bạn có thể giỏi về content marketing. Bạn từng trải qua các vị trí và công việc content marketing khác nhau và cũng dành được không ít những thành tích với nó.
Nhưng bạn cũng hiểu biết (và thực hành) về các khía cạnh marketing khác như email marketing, các kênh quảng cáo có trả phí (paid media), social media, xây dựng cộng đồng và SEO chẳng hạn. Chỉ là với những thứ này bạn không thực sự giỏi và nhiều thành tích như chuyên môn chính và sâu của bạn.
Đây là mô hình về một t-shaped markter.
t shaped marketer là gì
Optimizer Marketer là gì hay họ là ai?
Hiểu một cách đơn giản, Optimizer Marketer là kiểu Marketer tập trung vào các hoạt động hướng đến mục tiêu là tối ưu các chiến dịch hay công việc đang làm. Đó có thể là tối ưu chi phí quảng cáo hay tối ưu chi phí để có được một khách hàng tiềm năng.
Game Changer Marketer là gì hay họ là ai?
Gần như là ngược lại hoàn toàn với những gì mà các Optimizer Marketer coi là ưu tiên hàng đầu, Game Changer Marketer mô tả chân dung của một Marketer trong đó người này luôn tìm cách để thay đổi cuộc chơi (Game Changer), thay đổi vị thế, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hay khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.
Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.
Là một trong những vị trí “HOT” nhất tại các doanh nghiệp, đặc biệt trong những năm trở lại đây khi hầu hết các thương hiệu hay doanh nghiệp đều tập trung vào chuyển đổi số và thương mại điện tử (eCommerce).
Dưới đây là một số vai trò chính mà các Marketer có thể mang lại.
Thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.
Cũng tương tự như khái niệm marketing và thương hiệu, marketer được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán những sản phẩm giống hoặc tương tự nhau.
Khi mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp không chỉ là theo cơ chế trao đổi hay 1-1, khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm hay dịch vụ họ cần, xây dựng mối quan hệ với khách hàng trở thành mục tiêu quan trọng hơn bao giờ hết.
Dù cho bạn là Brand Marketer hay Digital Marketer thì bản chất vai trò của bạn vẫn là tăng mức độ tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ với họ trên nhiều điểm chạm, và từ đó hướng họ thực hiện nhiều hành động có lợi cho thương hiệu (và cả chính họ).
Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Như đã phân tích ở trên, khi khách hàng hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là yếu tố then chốt.
Bằng cách gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu cũng như sở thích của họ trên nhiều nền tảng khác nhau, doanh nghiệp xây dựng nên cho mình được những lợi thế cạnh tranh nhất định, thứ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng của khách hàng.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Với sứ mệnh là làm hài lòng khách hàng thông qua những nội dung, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, marketer đóng vai trò chính (bên cạnh đội ngũ bán hàng) trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng.
Ví dụ, nếu bạn là một Social Media Marketer, khi bạn có thể hiểu và cung cấp những nội dung phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu của mình trên Facebook hay TikTok, họ sẽ dần trở thành người ủng hộ thương hiệu và cân nhắc mua các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Thành công của một Marketer đến từ đâu?
Thành công của một Marketer đến từ đâu?
Có lẽ là một trong những câu hỏi “khó” có câu trả lời chính xác nhất và cũng được nhiều bạn marketer quan tâm nhất (đặc biệt là các bạn mới có ý định bước vào nghề marketing) đó là đâu là những yếu tố góp phần tạo nên thành công của một marketer.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể và cách định nghĩa “thành công”, dưới đây là những yếu tố chính giúp xây dựng nên một marketer giỏi mà bạn có thể tham khảo.
Sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Bạn hiểu thế này, vì đa số các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cơ bản là có sẵn và không nhiều marketer có khả năng hay quyền hạn để thay đổi nó, một sản phẩm có khả năng đáp ứng được (tối ưu nhất) nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến kết quả là sản phẩm đó dễ bán hơn, và hiển nhiên vì marketer là người đang bán nó, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của họ.
Marketer giỏi không có nghĩa là bạn phải cố gắng để bán những thứ mà người tiêu dùng không cần và cho rằng mình không có năng lực khi mọi thứ thất bại.
Chiến lược giá bán.
Giả sử bạn đang là marketer trong một doanh nghiệp có sản phẩm rất tốt tuy nhiên vì một lý do nào đó khách hàng không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp đưa ra, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả của công việc của bạn.
Nếu bạn có quyền hạn để thay đổi chiến lược giá hoặc bạn có thể để xuất với các bên liên quan để thay đổi, bạn nên làm như vậy.
Marketer giỏi hay thành công là marketer linh hoạt với mọi tình huống hay bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải an bài với những thứ đang có.
Mức độ đầu tư vào các hoạt động Marketing và bán hàng.
Cách đây khoảng 8 năm vào năm 2014, khi mình đảm nhận vai trò Digital Marketer cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (SaaS), vì mọi thứ đều rất mới, công ty cũng ít có ngân sách đầu tư vào marketing và bán hàng, công việc chủ yếu của mình là “Organic Marketing” với ngân sách có thể nói là bằng 0.
Dù kết quả có được khá ấn tượng tuy nhiên với những nguồn lực đã đầu tư, bạn có thể hiểu rằng hiệu ứng bán hàng hay tốc độ tăng trưởng lại không được như kỳ vọng.
Marketer không phải là thần thánh, cũng không phải biến từ không thành có, tất cả kết quả có được đều tương ứng với một nguồn lực đầu tư nhất định.
Trách nhiệm của chính Marketer.
Cũng như bất cứ công việc nào khác như kế toán, bán hàng hay công nghệ, người làm marketing muốn thành công thì cần sự nỗ lực và trách nhiệm rất lớn từ bản thân.
Trách nhiệm giúp bạn hình dung rằng, bạn đang làm cho chính mình chứ không chỉ là cho doanh nghiệp, trách nhiệm khiến bạn tập trung và cố gắng hoàn thành công việc thay vì đổ lỗi cho người khác.
Thành công hay thất bại, dù là marketer hay bất kỳ ai, vẫn là vấn đề của chính bạn, một phần do bạn quyết định chứ không phải do bất cứ ai khác.
Đam mê với nghề.
Có một thực tế là không ít các bạn marketer đến với nghề vì tò mò, vì bạn bè rủ rê hay bất cứ lý do nào khác chứ không phải vì đam mê của chính họ.
Bạn thử hình dung xem, bạn có thể làm được bao nhiêu giờ mỗi ngày, nỗ lực được không nếu những gì bạn đang làm không khiến bạn vui và cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.
Trong khi bạn có thể có được một công việc về marketing mà không cần phải đam mê hay thứ gì đó to tát hơn, liệu bạn có đủ năng lượng hay nhiệt huyết để đi xa hơn, vượt qua nhiều thách thức hơn, và cuối cùng có được các vị trí cao hơn?
Dù cho bạn học gì, ở đâu và trường nào hay bạn được ai hướng dẫn, nếu bạn không đam mê tìm tòi nghiên cứu và học hỏi mỗi ngày, thành công chỉ là một cơn gió thoáng qua.
Năng lực của bản thân Marketer.
Khi nói đến năng lực nghề nghiệp nói chung, trong khi bạn có thể nỗ lực để cải thiện các kỹ năng hay năng lực của bản thân, mỗi người thường chỉ có một số sở trường hay tố chất nhất định, chọn nghề mình mạnh nhất là một trong những cách để giúp bạn thành công hơn, dù cho đó là marketing hay bất cứ ngành nào khác.
Tiếp đến, một khi bạn đã chọn để trở thành một marketer, thì sẽ ai sẽ là người quyết định năng lực của chính bạn?
Hiển nhiên câu trả lời đó là chính bạn, giả sử bạn gặp được những người sếp, những thầy cô hay người hướng dẫn nào đó cho bạn nhiều kiến thức hay hoặc tư duy tốt, liệu bạn có thành công được không nếu bạn không không ngừng làm việc và rèn luyện?
Marketer giỏi cần có khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm và học hỏi.
Theo một nghiên cứu từ Harvard, bởi bản chất người hướng nội có khả năng tập trung cao, họ lắng nghe nhiều hơn là nói, đồng thời họ cũng tập trung vào ý nghĩa của các sự kiện xung quanh, họ có khả năng kết nối tốt hơn với khách hàng.
Một chuyên gia biết: “Nếu tôi phải đặt cược, những marketer giỏi nhất của tương lai sẽ là những người hướng nội. Những người sẽ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe, suy ngẫm sâu sắc và thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa.”
Những lầm tưởng cơ bản nhất về khái niệm Marketer là gì?
Marketer là chạy quảng cáo.
Trong khi chạy quảng cáo có thể là một trong số các công việc của marketer, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, nhân viên chạy quảng cáo hay Advertiser không phải là Marketer.
Theo các cấu trúc và mô hình marketing, khi người làm marketing hay marketer sẽ phải làm các công việc từ nghiên cứu thị trường, phân khúc và định vị thị trường mục tiêu đến các hoạt động khác như tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), quảng cáo chỉ là 1 phần rất nhỏ trong Marketing-Mix chứ không phải là công việc chính hay những gì marketer hướng tới.
Marketer là người chịu trách nhiệm chính cho việc bán hàng.
Bán hàng là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào và đó cũng là mục tiêu hàng đầu của các marketer, tuy nhiên doanh số bán hàng có được ảnh hưởng từ nhiều bộ phận và vị trí khác nhau như bán hàng, chăm sóc khách hàng, công nghệ hay sản phẩm…
Từ góc nhìn này, marketer không thể là người chịu trách nhiệm chính cho doanh số.
Marketer là nhà tiếp thị.
Như đã đề cập đến từ các phần đầu, Marketer hay Marketing sẽ không chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra là Nhà tiếp thị hay Tiếp thị.
Nếu tiếp thị được hiểu theo nghĩa chào bán hay giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng, tiếp thị chỉ là một công việc nhỏ trong phần Xúc tiến (P4) của toàn bộ quá trình quản trị marketing tổng thể.
Những kỹ năng chính cần có của một Marketer là gì?
Những kỹ năng chính cần có của một Marketer là gì?
Trong khi cũng tuỳ thuộc vào từng vị trí công việc hay cấp độ cụ thể, hoặc tuỳ thuộc vào từng bối cảnh thị trường khác nhau, các marketer có thể cần có những bộ tố chất và kỹ năng khác nhau, dưới đây là một số kỹ năng chính.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sáng tạo là kỹ năng quan trọng thứ ba mà nhân viên cần có để phát triển trong tương lai khi tự động hóa tiếp tục xâm nhập vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Tiếp đó thì giải quyết các vấn đề phức tạp và tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng đầu tiên và thứ hai.
Với Marketer, khi thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn đồng thời hành vi hay sở thích của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, bên cạnh đó là hàng loạt các công cụ và nền tảng quảng cáo đang có xu hướng tự động hoá nhiều hơn thông qua AI và công nghệ máy học (Machine Learning), sáng tạo là yếu tố quan trọng quyết định mức độ thành công của các thương hiệu cũng như người làm marketing.
Tự nhận thức và tự nghiên cứu.
Nếu sáng tạo có thể giúp các marketer khác biệt hoá thương hiệu của họ với đối thủ cạnh tranh hay thu hút nhanh hơn sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
Khả năng tự nhân thức và tự nghiên cứu có thể giúp marketer trả lời các câu hỏi các câu hỏi mà những người khác không thể hỗ trợ hay khách hàng không tự nói ra.
Chẳng hạn để kiểm tra xem một ý tưởng nội dung nào đó mà bạn cho rằng khách hàng có thể thích, thông qua các số liệu phân tích có được bạn có thể tự xác nhận các ý tưởng hay đề xuất ban đầu của mình.
Dù cho bạn đang là một Content Marketer hay Brand Marketer hoặc Performance Marketer, dù cho bạn đang thực hiện các hoạt động marketing trên nền tảng nào, thứ cuối cùng mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung (Content).
Để khách hàng có thể tương tác lại với thương hiệu, các kỹ năng như hiểu nền tảng, hiểu công cụ hay hiểu sản phẩm là chưa đủ, các marketer cần cung cấp các thông điệp phù hợp với họ (trong từng tình huống hay hành trình khách hàng cụ thể).
Phân tích dữ liệu (Data Analysis).
Data Driven Marketing hay làm marketing được định hướng và dẫn dắt bởi dữ liệu là từ khoá của bối cảnh kinh doanh mới, data hay dữ liệu là tài sản của mọi doanh nghiệp.
Với tư cách là những marketer, chúng ta thử nghĩ rằng liệu mình có thể làm được gì nếu cứ mãi xây dựng các chiến lược theo các ý niệm chủ quan của bản thân?
Liệu khách hàng có nghe những gì chúng ta nói nếu chúng ta không cung cấp mọi thứ từ sản phẩm, dịch vụ đến các thông điệp thương hiệu theo nhu cầu cá nhân của họ và theo cách chúng ta thấu hiểu họ?
Bằng cách thu thập nhiều nhất các dữ liệu từ nhiều các điểm chạm hay nền tảng khác nhau, các marketer đang cho chính họ thêm cơ hội để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Quảng cáo.
Liên quan đến khái niệm quảng cáo, môt phần nhiều người đồng nghĩa Marketer với Advertiser (Nhà quảng cáo) vì đối với không ít các doanh nghiệp, quảng cáo là động lực chính thúc đẩy họ tăng trưởng.
Mặc dù không phải là tất cả những gì marketer cần làm trong suốt quá trình làm việc, tuy nhiên, khi doanh nghiệp tiếp tục coi quảng cáo là kênh chính để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng, marketer nên trang bị sẵn cho mình các kỹ năng cần thiết.
Marketer là gì? Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEO và SEM).
Suốt quá trình diễn ra Covid-19, khi mọi người bao gồm cả người tiêu dùng ở nhà và tìm kiếm nhiều hơn, gặp gỡ khách hàng trên các công cụ tìm kiếm là một điểm chạm cần có.
Bằng cách hiểu và tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm (SEO), đồng thời tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ quảng cáo có trả phí (Google Ads), những gì mà các marketer có thể mang lại cho thương hiệu là rất lớn.
Trải nghiệm.
Mặc dù có rất ít người quan tâm đến kỹ năng này, tuy nhiên theo góc nhìn của MarketingTrips, vì những gì marketer cần làm và thuyết phục nằm ở phía khách hàng và thị trường, một marketer có trải nghiệm sống, trải nghiệm ngành hàng, trải nghiệm các bối cảnh kinh doanh càng nhiều thì họ càng có nhiều cơ hội thành công.
Tư duy (Mindset) và trí tưởng tượng.
Một trong những sai lầm lớn nhất của các marketer mới đó là quá tập trung vào công cụ (chẳng hạn như cách set up quảng cáo…) trong những ngày đầu bước chân vào nghề.
Nhiều bạn cho rằng chỉ cần ai đó “cầm tay chỉ cách chạy quảng cáo” hay nắm được cách sử dụng công cụ (tools) là có thể trở thành một marketer.
Sự thật là, như đã phân tích ở trên, một marketer thành công là marketer có tư duy tốt về khách hàng, kinh doanh, sản phẩm, đối thủ, thị trường và cả khả năng dự báo hay tưởng tượng về những thứ mà khách hàng có thể đón nhận. Công cụ, nền tảng hay thực thi chỉ là cách thể hiện hay hiện thực hoá các tư duy nói trên.
Bạn cứ thử hình dung rằng, nếu bạn hiểu được, tư duy được thì bạn mới từng bước thực thi được, còn một khi bạn không biết mình nên và cần làm gì thì liệu bạn có làm được gì hay tools sẽ giúp ích bạn như thế nào?
Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?
Như đã phân tích ở trên, dựa theo các kiểu hay vai trò Marketer khác nhau, họ có thể tập trung hoặc đảm nhận các trách nhiệm công việc khác nhau như:
Xây dựng chiến lược tổng thể cho các hoạt động marketing.
Xây dựng nội dung trên mạng xã hội (Social Media Marketing).
Xây dựng nội dung cho quảng cáo.
Xây dựng nội dung chuẩn SEO cho các công cụ tìm kiếm (SEO Content).
Vận hành và tối ưu quảng cáo trên các nền tảng khác nhau (Google, Facebook, TikTok…).
Nghiên cứu thị trường.
Xây dựng thương hiệu.
Phân tích các dữ liệu có được.
Quản trị và tối ưu website.
Và nhiều công việc khác.
Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.
Nếu học trái ngành và muốn gia nhập ngành marketing hay muốn trở thành một marketer, mình nên bắt đầu từ đâu?
Nếu bạn đã hiểu bản chất của marketer là gì và nó khác với các nhà quảng cáo như thế nào, có thể bạn đã bắt đầu có được những hình dung đúng.
Để có thể bước vào ngành marketing và trở thành một marketer chuyên nghiệp, bạn cần bắt đầu học từ những kiến thức và tư duy căn bản về marketing (từ các mô hình quản trị marketing), thấu hiểu các thuật ngữ và có được nền tảng căn bản về xây dựng nội dung.
Sau khi đã có được những tư duy đúng và hình dung được các công việc cần làm của một marketer (bạn không nhất thiết phải làm được việc và ra kết quả trong những ngày đầu), bạn có thể cần bắt đầu tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số như website, fanpage hay các nền tảng quảng cáo phổ biến khác.
Đến giai đoạn này, khi bạn đã bắt đầu có thể tự thực thi các công việc đơn giản của một marketer, bạn cần LÀM nhiều hơn và liên tục để học hỏi và rút ra kinh nghiệm.
Lặp lại quá trình này liên tục trong tương lai.
Có một số quan điểm sai lầm của không ít các bạn mới là chỉ cần học công cụ quảng cáo là có thể trở thành marketer hay tập trung quá nhiều vào công cụ ở những ngày đầu gia nhập ngành, kết quả là họ thường sẽ không đi xa hơn với công cụ trong tay vì cái họ cần là những tư duy “nhập môn” đúng và bài bản ngay từ đầu còn công cụ hay thực thi có thể dần dần thử nghiệm sau trong quá trình làm việc.
Chúng ta cứ thử hiểu rằng, chúng ta có thể thử và làm gì nếu chúng ta không biết việc để làm hoặc tư duy sai về cách làm, đây là lúc mà tư duy (Mindset) thể hiện rõ vai trò của nó.
Modern Marketer là gì?
Modern Marketer có nghĩa là người làm marketing hiện đại (Modern Marketing). Trái ngược với khái niệm Traditional Marketer, các Modern Marketer tập trung vào khách hàng mục tiêu và các chỉ số kinh doanh cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng.
Brand Marketer là gì?
Brand Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là nhà tiếp thị thương hiệu, những người thuộc bộ phận marketing hoặc thương hiệu chuyên làm các công việc liên quan đến Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu.
Performance Marketer là gì?
Performance Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà tiếp thị hiệu suất, khái niệm mô tả chân dung của một người làm các công việc liên quan đến Performance Marketing nói riêng và marketing nói chung trong doanh nghiệp.
Cũng như các vị trí khác trong ngành marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, ngành hàng khác nhau hay mục tiêu chiến lược khác nhau, vai trò và nhiệm vụ của các Performance Marketer có thể rất khác nhau.
Content Marketer là gì?
Content Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer, khái niệm được hiểu đơn giản là những người sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (content) với mục đích cuối cùng là đạt được các mục tiêu marketing.
Content Marketer khác với Content Creator và Copywriter. Trong khi đều là những người làm về Content, các vai trò này cũng có những điểm khác nhau.
Digital Marketer là gì?
Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.
Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.
Full Stack Marketer là gì?
Cũng có phần tương tự như các Stack trong ngành khoa học máy tính hoặc lập trình, tức sẽ chứa nhiều các phần tử dữ liệu con khác nhau, trọng phạm vi kinh doanh mà cụ thể là marketing, Stack được hiểu là một bộ (một set) các kiến thức và kinh nghiệm khác nhau.
Từ góc nhìn này, Full Stack Marketer hay những thuật ngữ liên quan khác như Full Stack Marketing, Full Stack Digital Marketing…dùng để chỉ các marketer có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau liên quan đến Marketing nói chung.
Hybrid Marketer là gì?
Một Hybrid Marketer hay hiểu đơn giản là nhà tiếp thị đa năng là những người làm marketing được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ về thương hiệu, hiểu biết sâu sắc về PR, am hiểu yếu tố kỹ thuật số và các phương pháp phát triển các nền tảng như website hay ứng dụng để đáp ứng nhiều nhu cầu của một môi trường tiếp thị tích hợp.
T Shaped Marketer là gì?
T-Shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
Search Marketer là gì?
Search Marketer là những người làm marketing chuyên về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm thông qua cả công cụ có trả phí (Paid Search) lẫn tự nhiên (SEO) với mục tiêu cuối cùng là giúp website có thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Marketer làm gì?
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể mà các doanh nghiệp có các yêu cầu khác nhau, bên cạnh đó là tuỳ vào từng marketer, họ cũng có thể lựa chọn các công việc mà họ muốn làm nhất.
Đó có thể là chạy quảng cáo, sáng tạo nội dung, nghiên cứu thị trường, quản trị website, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.
Kết luận.
Trở thành một Marketer chuyên nghiệp là một quá trình rèn luyện lâu dài chứ không phải là một hành động hay sự kiện nhất thời.
Bằng cách xác định đúng mục tiêu của mình với nghề nghiệp ngay từ đầu, hiểu bản chất của Marketer là gì và trang bị những tư duy đúng đắn, bạn có thể phát triển và đi hơn trong nghề sau quá trình làm việc và học hỏi thực tế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chỉ trong vòng 6 năm, Shopee của tập đoàn Sea (Singapore) đã trở thành sàn thương mại điện tử số một Đông Nam Á, bất chấp đi sau nhiều ‘ông lớn’ như Lazada, Tokopedia.
Hai năm qua, khi phần lớn lĩnh vực bán lẻ Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, thương mại điện tử (eCommerce) vẫn phát triển như vũ bão khi người mua, kẻ bán dần chuyển sang các nền tảng trực tuyến.
Theo báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường eCommerce Đông Nam Á trị giá 38 tỷ USD năm 2019, tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 và dự báo vượt 100 tỷ USD vào năm 2025.
“Lướt” trên con sóng này chính là Shopee. Năm 2015, Sea ra mắt sàn eCommerce Shopee với ưu tiên hàng đầu là người dùng di động. Dù là một kẻ đến sau, công ty chỉ mất 6 năm để trở thành nền tảng số một tại khu vực Đông Nam Á.
Theo Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie, đi sau không đồng nghĩa với bất lợi. Ngược lại, họ có thể quan sát thị trường cẩn thận hơn và xác định xu hướng hay lĩnh vực cần cải thiện.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Junjie chia sẻ: “Đầu năm 2015, chúng tôi xem eCommerce như một ngành công nghiệp và dù đã có người chơi, chúng tôi vẫn nhìn thấy có nhiều tiềm năng tăng trưởng và nhiều khía cạnh chưa được những người chơi hiện hữu giải quyết tốt”.
Làm thế nào Shopee đạt thành tích này chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố dẫn đến vị trí của Shopee ngày nay.
Ưu tiên di động.
Người dân Đông Nam Á nằm trong số người dùng Internet di động nhiều nhất thế giới. Theo Google, Temasek và Bain & Company, có khoảng 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% kết nối với Internet chủ yếu bằng điện thoại di động.
Ngay từ đầu, Shopee đã xem di động là xu hướng đang lên và là con đường kế tiếp của eCommerce trong khu vực. Công ty tập trung tối ưu hóa trải nghiệm và tương tác của người dùng trên di động.
Theo Shopee, mua sắm trực tuyến phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người dùng trẻ, đặc biệt là những người lớn lên cùng công nghệ, thường xuyên liên lạc, làm việc và giải trí trên thiết bị. Cách tiếp cận này giúp Shopee tận dụng lợi thế tăng trưởng của thuê bao di động.
Shopee cho biết hơn 95% đơn hàng trên nền tảng thực hiện trên di động. Trước nhu cầu đó, công ty cung cấp giải pháp mua sắm khép kín trực tiếp ngay trong ứng dụng. Khách hàng có thể xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi đơn hàng.
Trong khi đó, người bán dùng ứng dụng để chụp ảnh, lên danh mục sản phẩm, quản trị hiệu suất, nhận tiền và giám sát quá trình vận chuyển thông qua công cụ thanh toán và logistics tích hợp sẵn.
Địa phương hóa ứng dụng.
Đông Nam Á là một khu vực lớn, không phải thị trường riêng lẻ. Mỗi quốc gia lại có một thách thức và đặc điểm khác nhau, phân khúc khách hàng cũng khác biệt.
Do đó, Shopee áp dụng cách tiếp cận địa phương hóa tại mỗi thị trường để mang đến trải nghiệm mua sắm phù hợp nhất cho các thương hiệu, người bán và người mua. Nó nằm trong triết lý ưu tiên khách hàng của Shopee.
Hiểu rõ thị trường và hành vi người dùng đồng nghĩa Shopee có thể phản hồi linh hoạt trước nhu cầu của họ.
Hoạt động này nhằm xây dựng lòng trung thành và tạo ra trải nghiệm đáng nhớ. Không chỉ có văn phòng và nhân viên tại mỗi nước, danh mục sản phẩm và chiến dịch tiếp thị của Shopee cũng linh hoạt.
Chẳng hạn, tại Indonesia, Shopee ra mắt Shopee Barokah để phục vụ người dùng Hồi giáo, đặc biệt trong tháng ăn chay.
Vào các dịp lễ, Tết âm lịch, Shopee cũng chạy các chương trình có chủ đề gắn với những ngày này. Shopee có 7 phiên bản ứng dụng khác nhau và có nhiều tùy chọn thanh toán để đáp ứng nhu cầu của từng nước.
Shopee bắt tay với ngân hàng và dịch vụ logistics bản địa để chăm sóc khách hàng. Ví dụ, tại Malaysia, nhận thấy cước giao hàng cao ảnh hưởng đến giao dịch của người dùng, công ty xử lý bằng cách đưa ra tùy chọn giao hàng miễn phí trên toàn quốc với hàng có trọng lượng tối đa 5kg.
Khi nói đến tương tác, một cách tiếp cận hiệu quả khác của Shopee là mời các ngôi sao, người có tầm ảnh hưởng làm đại sứ thương hiệu.
Tại Philippines, Shopee mời ca sỹ, nhạc sỹ Jose Mari Chan, người nổi tiếng với các bài hát mừng Giáng sinh và vô cùng phù hợp với một đất nước nổi tiếng vì ăn mừng Giáng sinh dài nhất thế giới.
Tại các thị trường khác như Thái Lan, người dùng yêu thích nhiều ngôi sao đa chủng tộc, còn tại Việt Nam, Shopee cũng mời diễn viên, ca sỹ, danh hài tham gia chiến dịch quảng cáo.
Không chỉ là mua sắm.
Một sáng kiến quan trọng của Shopee là cung cấp trải nghiệm cá nhân và xã hội cho người dùng. Về trải nghiệm cá nhân, Shopee dựa vào dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các mẫu và thông tin chi tiết từ lịch sử duyệt và mua sắm của người dùng.
Thay vì chỉ tập trung vào tăng lượng đơn hàng và cạnh tranh bằng giá, người bán có thể giành chiến thắng bằng cách tương tác với khách hàng và tạo dựng quan hệ thông qua những trải nghiệm này.
Shopee tích hợp mua sắm với mạng xã hội, xây dựng cộng đồng đủ mạnh để người dùng kết nối và giao lưu với người khác.
Các tính năng mà nền tảng đưa ra là Shopee Live (phát sóng trực tiếp), Shopee Games (chơi game ngay trong ứng dụng), Shopee Feed (bảng tin để người dùng chia sẻ nội dung về các mặt hàng), Shopee Live Chat (chat trực tiếp, cho phép người mua tương tác với người bán trực tiếp và tìm thêm thông tin trước khi giao dịch).
Ngoài ra, dữ liệu và AI còn được dùng để xác định các trường hợp nghi ngờ lừa đảo, hàng giả, hàng nhái, giúp người dùng an tâm khi mua sắm. Cùng lúc đó, các ví điện tử như ShopeePay, AirPay mang đến phương thức thanh toán tiện lợi, bảo mật, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới.
Shopee cam kết củng cố hệ sinh thái đối tác bán hàng. Ở cấp độ cơ bản nhất, Shopee liên tục nâng cấp và giới thiệu tính năng mới để người bán theo dõi, quản lý hiệu quả bán hàng, thanh toán, tồn kho và giao nhận.
Chẳng hạn, trong hoạt động tiếp thị, Shopee cung cấp hàng loạt công cụ trực quan và dữ liệu để nắm bắt thói quen của khách hàng, đồng thời cho phép người bán tạo các phiếu giảm giá và khuyến mại khác.
Gần đây, Shopee bắt tay với Google ra mắt “Google Ads với Shopee”, giải pháp Marketing có một không hai để thúc đẩy doanh số trực tuyến. Nhằm bảo đảm nhiều doanh nghiệp tận dụng làn sóng chuyển đổi số và chống chọi với dịch Covid-19, nền tảng giới thiệu các khóa học và gói hỗ trợ cho người bán.
Nhờ chiến lược tiếp thị bài bản cho mỗi thị trường hoạt động, Shopee ghi nhận thành công cả trong nước và quốc tế, trở thành nền tảng eCommerce hàng đầu Đông Nam Á.
Không ngừng đổi mới và lên kế hoạch chiến lược là điều cần thiết để thích ứng với nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng.
Du Lam
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok Branded Mission là nơi các thương hiệu có thể kết nối với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mà không cần thông qua các Agency.
TikTok ra mắt Branded Mission cho Digital Marketers
TikTok Branded Mission được ra đời với mục tiêu cho phép các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) tương tác trực tiếp với các thương hiệu để xây dựng và kiếm tiền từ nội dung (Content) của họ thông qua các chiến dịch Marketing.
Một mục tiêu lớn khác của Branded Misson là cung cấp cho các Digital Marketer những cách mới để kết nối với Gen Z, chính là nhóm người dùng lớn nhất trên nền tảng.
TikTok Branded Mission và Marketing.
Đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số, Branded Mission cho phép các thương hiệu mời những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đóng góp vào chiến dịch Marketing của họ để từ đó tạo thêm sức ảnh hưởng cho chiến dịch.
Ví dụ, các thương hiệu có thể:
Thu hút cộng đồng tham gia vào các chiến dịch có thương hiệu.
Để nhà sáng tạo kể các câu chuyện thương hiệu theo những cách chân thực nhất.
Khám phá hệ sinh thái đa dạng của những nhà sáng tạo, những động lực chính tạo nên vắn hoá của TikTok.
Đối với nhà sáng tạo, Branded Mission mang đến những cơ hội mới để kết nối với thương hiệu để xây dựng hình ảnh và tăng thêm thu nhập.
Ví dụ, các nhà sáng tạo có thể:
Tất cả những nhà sáng tạo từ 18 tuổi trở lên với hơn 1.000 người theo dõi đều đủ điều kiện tham gia Branded Mission.
Những nhà sáng tạo có video được thương hiệu lựa chọn sẽ nhận được lưu lượng truy cập lớn hơn.
Theo TikTok:
“Branded Mission là giải pháp quảng cáo đầu tiên trong ngành cho phép các nhà quảng cáo thu thập những nội dung chân thực nhất từ các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, biến các video hoạt động hiệu quả nhất của nhà sáng tạo thành quảng cáo và cải thiện mức độ thân thuộc của thương hiệu trên phương tiện truyền thông.”
Nói cách khác, đó là một cách mới để các thương hiệu và nhà sáng tạo cộng tác với nhau trong việc tạo ra những nội dung có thương hiệu (branded content).
Khám phá sức mạnh và sự sáng tạo của chiến lược ‘đồng sáng tạo’.
Như đã phân tích ở trên, Branded Misssion là sự kết hợp hay đồng sáng tạo của các thương hiệu với nhà sáng tạo để từ đó tận dụng tối đa sức mạnh của sự sáng tạo.
Branded Mission có tiềm năng đưa nhiều thương hiệu đến gần hơn với cộng đồng trên TikTok và điều này chỉ xảy ra khi các thương hiệu sẵn sàng trao quyền cho những nhà sáng tạo để họ có thể đóng góp nhiều hơn vào chiến dịch.
Branded Mission hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm ở một số thị trường được chọn và theo TikTok, nó sẽ sớm có mặt tại các thị trường khác từ cuối năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
“Không có lối tắt đến thành công”. Đó là khẳng định của triệu phú tự thân Gerard Adams khi nói về việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
Một số sai lầm khi xây dựng thương hiệu cá nhân
Trải nghiệm của chính mình là cơ sở để Gerard Adams đưa ra kết luận trên. Trở thành triệu phú tự thân vào năm 24 tuổi khi công ty marketing của anh kiếm được 10 triệu USD doanh thu, Adams là một doanh nhân, nhà đầu tư thiên thần với cổ phần tại 9 công ty khác nhau. Và, dưới đây là những chia sẻ của Adams về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân, cùng 4 sai lầm bạn không bao giờ nên “vướng” phải:
Tôi thậm chí còn không mảy may nghĩ đến việc đầu tư cho “nhân hiệu” của mình lúc mới bắt đầu sự nghiệp. Khi đó, tất cả thời gian lẫn sức lực của tôi đều đổ vào xây dựng EliteD Daily.com cùng các cộng sự, rồi sau đó bán nó lại cho Daily Mail với giá 50 triệu USD.
Tôi đã là một doanh nhân từ trước khi “từ khóa” này trở thành xu hướng trên mạng Internet, trước cả khi tôi quyết định dấn thân vào thế giới mạng xã hội.
Điều này khá quan trọng, đặc biệt khi nhiều người muốn xây dựng cho bản thân một thương hiệu cá nhân thành công trong khi chưa tạo ra hoặc làm được bất cứ điều gì có ý nghĩa với cộng đồng; mà thay vào đó, họ chỉ muốn sự chú ý.
Trên thực tế, một số công ty đã thành công xây dựng thương hiệu thông qua các kênh trực tuyến, bằng cách đăng những câu nói hay video truyền cảm hứng.
Nhưng, đó là khi truyền thông mạng xã hội mới xuất hiện; còn giờ, mọi chuyện đã khác. Trên một không gian mạng với hàng ngàn thương hiệu khác nhau cùng truyền đi một thông điệp, bằng cùng một phương pháp, bạn phải làm thế nào để nổi bật?
Cách duy nhất để xây dựng được một cộng đồng trung thành với thương hiệu của bạn là cho các “khán giả” biết tại sao họ nên theo dõi bạn.
Bạn phải xác định bản thân cần gì để có thể trở thành một người dẫn dắt suy nghĩ của đám đông trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Điều này sẽ giúp định hướng cho những nội dung mà bạn dự định truyền đạt trong tương lai, với mục đích là thu hút nhiều sự chú ý hơn đến doanh nghiệp của bạn, hoặc truyền cảm hứng cho người khác bằng câu chuyện của bạn.
Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm trong quá khứ, cách bạn đạt được thành quả hôm nay, hoặc dẫn các “khán giả” vào hành trình xây dựng một điều gì đó mới mẻ.
Tôi từng nghĩ chẳng ai quan tâm đến câu chuyện của tôi hoặc những gì tôi nói. Nhưng tôi đã lầm. Những bài học cuộc sống và kinh doanh tôi chia sẻ thực sự đã tác động không ít đến cuộc sống của nhiều người.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể kể câu chuyện của mình bằng nhiều cách, nhưng cần đặc biệt lưu ý tránh những điều sau:
1. Không biết bản thân muốn gì.
Trên mạng xã hội, người ta theo dõi ai đó hoặc nội dung nào đó là bởi nó có liên quan đến họ. Nếu không biết mục tiêu của bản thân, bạn cũng không thể xác định “tệp khán giả” của mình. Sở hữu tầm nhìn rõ ràng về những gì muốn đạt được chính là chìa khoá để xây dựng các mối quan hệ có giá trị, đồng thời tạo cơ hội cho người khác cộng tác với bạn.
Dưới đây là vài câu hỏi sẽ giúp bạn xác định mục tiêu một cách rõ ràng:
Tôi muốn thương hiệu của mình được biết đến là gì?
Thông điệp thương hiệu của tôi là gì?
Những bài học và kinh nghiệm nào tôi có thể chia sẻ với người khác?
Tại sao việc tạo ra tác động với cộng đồng lại quan trọng với tôi?
Bạn nên dành thời gian viết ra câu trả lời cho từng câu hỏi, bởi chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân và xác định mục tiêu rõ ràng cho thương hiệu.
Tin buồn là, nếu bạn đang cố gắng xây dựng thương hiệu bản thân chỉ để trở nên giàu có và nổi tiếng, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới thành công.
2. Không mang lại giá trị nào cho cộng đồng.
Điều quan trọng tiếp theo trong xây dựng thương hiệu cá nhân thành công là đảm bảo nội dung bạn chia sẻ có giá trị thật sự và có thể giải thích được.
Đâu là điểm khác nhau giữa sự nổi tiếng và sự ồn ào nhất thời? Đó là giá trị mà bạn mang đến cho cộng đồng. Nếu các “khán giả” cảm thấy họ là một nhân vật trong câu chuyện hay tình huống bạn đưa ra, bạn sẽ thành công.
Do đó, nội dung của bạn phải hướng đến sự thoải mái, tạo cảm xúc nhất định và giúp người khác vượt qua một vấn đề hoặc nỗi sợ mà tất cả chúng ta thường phải đối mặt.
Hãy tự hỏi bản thân điều này:
Tôi đang giúp mọi người vượt qua vấn đề hay nỗi sợ nào?
Tôi muốn mọi người cảm thấy như thế nào sau khi xem nội dung của tôi?
Kinh nghiệm trong quá khứ của tôi có thể giúp đỡ người khác như thế nào?
Tôi muốn mọi người học được điều gì?
Có hàng triệu thương hiệu khác nhau, và thứ phân biệt bạn với các thương hiệu khác chính là sự độc đáo của bạn.
Hãy kể một câu chuyện thật và thành tâm chia sẻ về những gì bạn đã làm để có ngày hôm nay, gồm cả những mất mát, thất bại và cả những điểm khác biệt so với những gì mọi người thường thấy.
Điều này sẽ giúp người xem cảm thấy họ không đơn độc trong vấn đề của mình. Khi mọi người thấy mình trong câu chuyện của bạn, niềm tin sẽ hình thành.
Cần biết rằng, việc mang đến một hình ảnh giả tạo về con người bạn sẽ gây tác hại khôn lường. Ngày nay, không khó để người khác nhận ra sự giả dối, nhất là trên môi trường trực tuyến.
Bạn có thể thu hút sự chú ý bằng cách đăng những mẩu chuyện độc, lạ, song chúng chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn, và rồi bạn sẽ mất hết khán giả khi họ nhận ra sự thật. Người khác muốn biết đến bạn là chính bạn, có hay có dở, có quá trình tự hoàn thiện, chứ không phải qua những điều bạn thể hiện.
Để hiểu mình đang là ai và muốn trở thành ai, cách tốt nhất là học cách tự nhận thức. Đồng thời, việc chia sẻ con đường tự nhận thức bản thân sẽ giúp sự kết nối lẫn ảnh hưởng giữa bạn với các khán giả của mình thêm phần sâu sắc; điều này cũng giúp truyền cảm hứng cho những người khác tự nhận thức về bản thân họ.
Cần lưu ý rằng, câu chuyện cá nhân của bạn phải càng dễ hiểu càng tốt, bởi đây là lý do để khán giả tiếp tục theo dõi bạn.
Và, trả lời những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân, cũng như giúp định hình các đặc điểm gắn liền với thương hiệu cá nhân của bạn:
Tôi muốn được gia đình, bạn bè và cộng đồng nhớ đến như thế nào?
Nếu tôi có thể đạt được hoặc trở thành bất cứ điều gì trong cuộc đời này, nó sẽ là gì?
Sai lầm lớn nhất hoặc những câu chuyện dễ bị tổn thương mà tôi chưa chia sẻ là gì?
4. Không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu doanh nghiệp.
Bạn hoàn toàn có thể tận dụng thương hiệu cá nhân để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Bên cạnh đó, một “nhân hiệu” tốt cũng ít nhiều tác động đến cuộc sống của bạn, giúp bạn trở thành người dẫn đầu trong một lĩnh vực, cũng như hỗ trợ tạo ra nguồn thu nhập và kinh doanh bền vững.
Không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí tiền, thời gian, lẫn công sức của mình.
MarketingTrips Digital Marketing Solutions for SMEs là chương trình theo hình thức tương tác 1-1 giữa đội ngũ chuyên gia của MarketingTrips với các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ về các giải pháp Digital Marketing.
Digital Marketing Solutions for SMEs (DMS) là giải pháp tương tác trực tiếp với các đội ngũ quản lý, Team Marketing, hoặc nhà lãnh đạo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu xây dựng và tối ưu các giải pháp Digital Marketing.
Giới thiệu về Digital Marketing Solutions for SMEs.
Nằm trong các giải pháp hỗ trợ chủ yếu cho các SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ), DMS của MarketingTrips hướng tới mục tiêu tư vấn và cải thiện toàn diện các hiện trạng Digital Marketing của doanh nghiệp theo hình thức 1-1 trực tiếp với đội ngũ (hoặc các Leader).
Các giải pháp cụ thể có thể là:
Tư vấn, xây dựng và tối ưu website (Nội dung và Cấu trúc).
Từng bước xây dựng và phát triển chiến lược Inbound Marketing: Chiến lược nội dung trên các kênh (website, fanpage…), chiến lược phân tích và đo lường hiệu suất, chiến lược phân tích đối tượng mục tiêu, chiến lược giữ chân khách hàng theo từng điểm chạm khi tiếp xúc với thương hiệu và hơn thế nữa.
Tư vấn xây dựng nội dung chuẩn SEO (Onpage Content) và tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm (tập trung vào nội dung và không nhất thiết phải có backlinks).
Xem xét, phân tích và tối ưu chiến lược trên các nền tảng quảng cáo (Facebook Ads, Google Ads, Ad Network…).
Phân tích, tối ưu và triển khai các hoạt động đo lường hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trên môi trường số (Digital Performance Analysis).
Tại sao lại là DMS.
Xuất phát từ trải nghiệm thực tế của những người sáng lập MarketingTrips với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, MarketingTrips nhận thấy ở rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp hay công ty mới thành lập, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các nhân viên phụ trách về Digital Marketing rất khó để có thể thấu hiểu và tiếp cận Digital Marketing một cách toàn diện và đúng đắn ngay từ đầu.
Chính vì điều này, vì doanh nghiệp không có những nền móng đúng ngay từ đầu, họ sẽ ngày càng phải bỏ ra nhiều ngân sách và nguồn lực hơn để sửa những cái cũ đồng thời mất nhiều thời gian hơn mới có thể cạnh tranh với các đối thủ.
Một khó khăn khác khi tiếp cận sai Digital Marketing ngay từ đầu là doanh nghiệp không biết mình đang làm gì, đúng hay sai ở đâu và cần làm gì tiếp theo.
Khi yếu tố công nghệ và hành vi kỹ thuật số của người tiêu dùng ngày càng phát triển, Digital Marketing được dự báo tiếp tục là chìa khoá cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp đang kinh doanh trên các nền tảng số, DMS kỳ vọng sẽ có thể mang lại nhiều hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.
DMS mang lại những giá trị gì.
Với đội ngũ sáng lập là những người có nhiều năm kinh nghiệm với vai trò quản lý trong lĩnh vực Digital Marketing, Marketing, Content, thương hiệu, xây dựng và phát triển website…ở các doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam, dưới đây là những giá trị mà DMS có thể mang lại:
Tư duy (Mindset): Thấu hiểu và hiểu đúng những gì mình đang làm là gốc rễ của vấn đề.
Đánh giá thực trạng: Bằng cách xem xét hết toàn bộ những gì mà doanh nghiệp đã làm, DMS đưa ra những đánh giá và đề xuất mới.
Đồng hành: DMS cùng với Team Marketing của doanh nghiệp hoặc các nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề đang tồn động.
Cung cấp giải pháp: DMS đưa ra kế hoạch định hướng và hướng dẫn thực thi các hạng mục đã thảo luận.
Tối ưu: DMS xem xét và đánh giá hiệu suất có được.
Quy trình triển khai DMS.
Bước 1: Gặp gỡ, trao đổi và ghi nhận các vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Bước 2: Xem xét toàn bộ các hoạt động Digital Marketing mà doanh nghiệp đã làm.
Bước 3: Đội ngũ MarketingTrips tiến hành phân tích vấn đề và đưa ra các định hướng giải pháp cho từng vấn đề.
Bước 4: Chi tiết hoá các vấn đề cũng như đưa ra các kỳ vọng (KPIs) cần đạt được sau triển khai.
Bước 5: Hướng dẫn và làm việc trực tiếp với đội ngũ nội bộ của doanh nghiệp.
Bước 6: Đánh giá kết quả liên tục.
Bước 7: Hoàn thành (tuỳ theo từng khoảng thời gian mà MarketingTrips đã cam kết cùng doanh nghiệp).
Với mong muốn có thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, MarketingTrips kỳ vọng sẽ cải thiện và mang lại nhiều kết quả tích cực cho doanh nghiệp.
Khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) vẫn là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu trong 2022 và những năm tới, vậy bài viết trên các nền tảng này nên được đo lường như thế nào.
[Checklist] Đo lường bài viết trên các nền tảng Social MediaBằng cách theo dõi các số liệu (KPIs) cụ thể trên từng nền tảng, người làm Marketing nói chung và Social Media Marketing nói riêng có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn cho chiến lược của mình.
Thông thường tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các KPIs chính để đo lường hiệu suất, một số KPIs còn lại sẽ là phụ. Các KPIs nói trên chủ yếu tập trung vào Brand Marketing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ai cũng vậy, dù cho họ là người đang thành công hay thất bại, sẽ không ít lần họ tự hoài nghi về chính bản thân họ và rồi điều gì đã xảy ra?
Khi bạn nghi ngờ bản thân – Hãy dấn thân
Ai cũng có lúc nghi ngờ bản thân mình. Khó vậy sao làm được? Chuyện đó mình làm gì có cửa? Chuyện này mình làm thì fail chắc, v.v.
Đừng sợ hãi! Ai trong đời cũng có nhiều lúc nghi ngờ khả năng của bản thân mình, kể cả người thành công nhất. Nghi ngờ bản thân là trạng thái tự nhiên khi ta đứng trước một sự việc, công việc, nhiệm vụ gì đó tưởng chừng như quá sức.
Nhưng sự khác nhau cơ bản giữa người thành công và kẻ không thành công khi cả hai cùng nghi ngờ bản thân, chính là sự dấn thân.
Có người nghi ngờ, và sợ hãi bỏ cuộc. Có người nghi ngờ và tự bảo mình. Let’s try. Why not? Cứ thử thôi. Tại sao không? Thử, chưa biết thành công thất bại ra sao, nhưng ít ra là đã thành công khi vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình.
Còn bỏ cuộc, thì coi như là thua từ đầu, thua toàn diện, và hại nhất là cả đời cứ ngồi tiếc vẩn vơ, trời ơi sao hồi đó mình không thử. Cho nên, nếu bạn đang nghi ngờ bản thân, thì cứ nhắm mắt dấn thân một lần đi.
Try it. Why not? Còn nếu bạn cần thêm lý do, thì đây là 3 lý do vì sao bạn cứ thử dấn thân thôi, vì cuối cùng có chết đứa nào đâu, thậm chí còn có lợi nữa là đằng khác.
What’s the worst that could happen?
Hỏi mình, chuyện xấu nhất có thể xảy ra khi bạn gật đầu dấn thân là gì? Có thể fail – thất bại có phải không? Ủa mà thời này người ta đề cao chuyện fail lắm đó nha. Người ta nói gì? Không phải là thất bại mà là tìm ra 1001 cách khác để thành công.
Thất bại càng nhanh thì càng đến gần với thành công. Không phải là thất bại mà là được đời dạy cho một bài học MBA miễn phí. Design thinking – Tư duy thiết kế là công cụ cả thế giới xài, và nó vận hành thế nào?
Cứ ra nhiều ý tưởng, rồi thử nghiệm, rồi fail thì quay lại coi tại sao, có cần thay đổi tưởng hay không, hay cần hiệu chỉnh cách làm, rồi thử tiếp. Cứ như vậy như một cái vòng lặp không bao giờ chấm dứt. Ý là, fail là chuyện bình thường mà.
Từ lý thuyết đến thực hành đương nhiên đường vẫn rất xa. Cho nên, chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Là được học miễn phí một bài học vô giá và thực tế.
Vậy thôi. Có gì đâu mà sợ. Thời này, ai có phẩm chất perseverence – kiên trì, resilience – bền bỉ, vượt qua mọi sự khó khăn, bất định, thất bại để tiếp tục đứng lên thì người đó trở thành nhân tài. Tổ chức nào cũng mong đợi. Vậy đó! Rồi còn sợ gì?
Dấn thân, là 50% thành công.
Chưa làm gì hết. Chưa nhúng tay đụng chân gì hết. Chỉ cần gật đầu say yes là bạn đã vượt ải thành công và có 50% cơ hội để hoàn thành. Thường thì, con người sợ đủ thứ khi đứng trước cửa ải này, và thường thì bỏ chạy cho nó dễ.
Nếu bạn chọn bỏ chạy, bạn sẽ bỏ chạy cả đời. Cái gì dễ, não nó sẽ ghi nhớ và auto đẩy bạn về phía hành vi đó. Bạn dự định bỏ chạy cả đời?
Vậy thì mọi thứ mình khép lại ở đây. Bạn không cần học, không cần làm, không cần cố gắng, không cần hỏi xin lời khuyên gì của ai. Người bỏ chạy là người thất bại.
Hết! Không có thuốc thang gì ở đây hết. Cũng không ai rảnh đi giúp người bỏ chạy.
Người ta chỉ chìa bàn tay với những ai đang mím môi, gồng mình, đẩy bản thân qua những giới hạn tưởng chừng quá sức mà thôi. Giờ bạn quyết định đi, một lần trong đời đưa ra quyết định cứu lấy bản thân đi, bỏ chạy hay là ở lại?
Regret is the worst thing you could do to yourself – Nuối tiếc là cảm giác tội lỗi nhất mà bạn có thể gây ra cho chính bản thân mình
Lúc có cơ hội thì không dám, sợ hãi, bỏ chạy. Mất cơ hội rồi thì ngồi đó tiếc lên tiếc xuống. Hay cái là, tiếc nuối nó như là phim bộ. Nó chiếu đi chiếu lại cả đời khi bạn chạm vào bất cứ điều gì nhắc nhớ cái event bỏ chạy của bản thân.
Chiếu riết, nó thành nỗi ám ảnh bám theo bạn cả đời, khiến bạn trở nên tự ti, nhút nhát, sợ hãi, sống trong cảm giác tội lỗi, bất lực.
Đó có phải là cuộc đời bạn muốn? Nếu không, thì nó chỉ cách cuộc đời ngược lại có 1 chữ thôi, là chữ “yes”, là nhắm mắt thử một lần. Được thì ăn mừng. Thua thì thôi, làm dữ vậy? Thua, ta lại thử vài lần tiếp nữa. Có sao đâu.
Nói chung là, cứ thử, cứ dấn thân, toàn được chớ chẳng mất gì. Chuyện này là không cần nghĩ luôn mọi người. Nó cực kỳ obvious – rõ như ban ngày. Nghi ngờ bản thân ai chẳng có lúc nghi ngờ. Khác nhau, chỉ ở một bước lùi hay một bước tiến mà thôi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi Content Marketing đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp từ quy mô lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), một chiến lược Content Marketing được thiết lập toàn diện ngay từ đầu là chìa chính để thành công.
Top 10 mẹo nhỏ với chiến lược Content Marketing cho SMEs
Trước khi tìm hiểu về các mẹo nhỏ khi xây dựng chiến lược Content Marketing cho SMEs, bạn cần tìm hiểu qua về khái niệm chiến lược Content Marketing.
Chiến lược Content Marketing là gì?
Cũng tương tự các chiến lược khác như chiến lược Marketing, chiến lược SEO, chiến lược Content Marketing là khái niệm đề cập đến tất cả các chiến lược sử dụng nội dung (Content) để làm Marketing.
Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mục tiêu hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì, chiến lược Content Marketing có thể tập trung vào những chỉ số cụ thể khác nhau và được thực thi theo những cách tiếp cận khác nhau.
Một chiến lược Content Marketing tốt cần chứa đựng cách nội dung marketing (Content Marketing) được xây dựng và phân phối đến các nhóm đối tượng mục tiêu (TA).
Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, Content Marketing hay Tiếp thị nội dung là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.
Top 10 mẹo nhỏ để xây dựng một bản chiến lược Content Marketing cho SMEs.
Content Marketing hay Tiếp thị nội dung đơn giản là việc xây dựng và phân phối những nội dung (Content) có giá trị dựa trên sự hiểu biết về khách hàng với mục tiêu là thúc đẩy các hành động có lợi cho thương hiệu.
Bạn càng tạo ra nhiều nội dung có giá trị, thì cơ hội thành công của bạn càng cao.
60% Marketer báo cáo rằng tiếp thị nội dung giúp tạo ra nhu cầu và xây dựng lượng khách hàng tiềm năng hiệu quả.
81% Marketer xem nội dung như một chiến lược kinh doanh cốt lõi của họ.
Dưới đây là Top 10 các mẹo nhỏ bạn có thể tham khảo khi xây dựng một chiến lược Content Marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
1. Sứ mệnh.
Cũng tương tự như các chiến lược Marketing hay SEO, các nội dung marketing cần được xây dựng dựa trên sứ mệnh chung của doanh nghiệp và các mục tiêu của nó cũng cần bám sát điều này.
Dưới đây là một số mục tiêu bạn có thể muốn đạt được.
Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện (Qualified Lead).
Bước tiếp theo là xác định ai là những người mà bạn đang xây dựng nội dung và muốn họ tương tác với nội dung đó.
Một sai lầm thường thấy với các bạn content marketer đó là xây dựng nội dung cho khách hàng nhưng lại chủ yếu dựa trên quan điểm hay thế giới quan cá nhân của chính họ.
Ngoài việc chạy các thử nghiệm để tìm hiểu về họ, bạn cũng cần liên tục trao đổi với các phòng ban khác như bán hàng, nghiên cứu thị trường hay thậm chí là gặp gỡ trực tiếp khách hàng để xem liệu họ đang cần gì.
3. Mục tiêu.
Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn có thể đo lường được và khả thi. Bạn sẽ đo lường kết quả và hiệu suất của mình như thế nào?
Doanh thu: Là số lượt bán hàng, đăng ký hoặc tải xuống có trả phí (nếu có) mà website của bạn có được hàng tháng (MoM).
Khách hàng tiềm năng: Lượng khách hàng gửi biểu mẫu, đăng ký nhận bản tin, tỷ lệ chuyển đổi, chọn tham gia sự kiện…
Nhận thức về thương hiệu (Brand Awarensss): Chính là lượng khách hàng truy cập vào website, lượt xem video, mức độ tương tác trên các bài đăng của thương hiệu…
Mức độ trung thành (Brand Loyalty): Nếu sản phẩm của bạn là sản phẩm khách hàng có thể cần mua nhiều lần, liệu họ có đang quay lại?
Mức độ tương tác: Ngoài các chỉ số trực tiếp về bán hàng, lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội cũng quan trọng không kém.
4. Nguồn lực.
Những kết quả hiện có của bạn gắn liền với những nguồn lực hay tài nguyên khác nhau. Hãy cân nhắc xem với các mục tiêu hiện có thì bạn cần thêm nguồn lực nào mới hay không, đó có thể là con người hoặc ngân sách chẳng hạn.
5. Lập lịch xuất bản nội dung.
Lịch xuất bản nội dung là công cụ chính để giữ cho mọi thứ bạn đang làm được diễn ra liên tục và không bị dán đoạn. Bạn có thể theo dõi các nội dung như:
Chủ đề nội dung.
Ngày tháng
Nền tảng (Facebook, Instagram hay TikTok).
Từ khóa trọng tâm của bài đăng là gì?
Bạn nên bắt đầu với việc hiểu từng kiểu nội dung cho từng nền tảng nhất định.
6. Tối ưu hóa nội dung.
Nghiên cứu từ khóa là chìa khóa chính bạn có thể cân nhắc. Bạn có thể bắt đầu với những từ khoá có lượng truy cập nhỏ và sau đó mở rộng dần lên.
Nghiên cứu từ khoá giúp bạn biết được đâu là các chủ đề hay nội dung mà họ quan tâm nhiều nhất. Những công cụ như Google Keyword Planner sẽ hữu ích với bạn.
7. Nhân bản nội dung.
Bằng các công cụ phân tích như Google Analytics với sự hỗ trợ của Google Tag Manager, bạn có thể biết được những nội dung nào đang giúp bạn có nhiều khách hàng nhất hoặc có lượng tương tác cao nhất.
Bạn nên nhân bản nó thành các kiểu nội dung khác nhau để tiếp tục tái sử dụng.
8. Liên tục cập nhật nội dung.
Với hầu hết các ngành hàng, đặc biệt khi chúng ta đang sống trong thời kì VUCA, mọi thứ đều có thể thay đổi rất nhanh ngay cả hành vi của khách hàng.
Bằng cách liên tục cập nhật các xu hướng mới, cập nhật các nội dung cũ đã đăng trước đó, bạn không giúp cải thiện thứ hạng SEO của mình mà còn giúp khách hàng có được những giá trị mới từ nội dung.
9. Đừng quên quảng cáo cho nội dung của mình.
Với các website hay thương hiệu mới, sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn viết nội dung rất hay nhưng lại có rất ít người biết đến nó.
Hãy quảng cáo nội dung của bạn đến những người có khả năng cần nó nhất và đừng quên thử nghiệm xem ai mới là người cần đến nó.
10. Phân tích.
Bước cuối cùng khi xây dựng chiến lược Content Marketing cho SMEs là phân tích nội dung và các kết quả có được.
Một khi bạn đã xác định được mục tiêu của bạn khi sử dụng Content Marketing là gì, bạn có thể phân tích các hiệu suất có được và chi phí đã bỏ ra để có được nó.
Các chỉ số như ROAS (lợi nhuận có được dựa trên ngân sách quảng cáo), CAC (chi phí để có được một khách hàng mới), hay CPL (chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng) có thể là những gì bạn cần.
Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, dự đoán có thể cán mốc 39 tỷ USD vào 2025.
Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử (eCommerce) nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trong bối cảnh phát triển vượt bậc sau đại dịch Covid- 19.
Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Theo hãng Statista, thị trường này có thể cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025.
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đà tăng trưởng của thương mại điện tử đạt trên 20% trong năm 2021 với quy mô trên 16 tỷ USD.
Dẫu vậy, tốc độ này bị đánh giá là chưa mạnh mẽ bởi tác động tiêu cực từ đại dịch. Dự báo mức tăng trưởng sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19 và những động lực phát triển từ làn sóng thứ hai.
Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, có tới hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.
99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai, cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.
Đây là những động lực giúp thương mại điện tử nước ta tăng trưởng tốt.
Dữ liệu của Metric.vn cho thấy Shopee, Lazada, Tiki và Sendo là 4 sàn thương mại điện tử nổi bật nhất tại Việt Nam.
Con số thống kê tính từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022 chỉ ra rằng Shopee đang là sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay với doanh số lên tới 43.118 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần.
Đứng thứ 2 là Lazada với thị phần 20,9%, tương ứng 12.539 tỷ đồng. Trong khi đó, dù xếp ngay sau nhưng Tiki và Sendo bị bỏ xa so với hai đối thủ phía trên.
Duy Vũ
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vài tháng trước, Forrest Li – nhà sáng lập Sea, công ty mẹ của Shopee – có 22 tỷ USD và giàu nhất Singapore, nhưng giờ ông chỉ còn gần 5 tỷ USD.
Li là một trong những người mất tiền nhiều nhất trong đợt bán tháo khiến tài sản 500 người giàu nhất thế giới bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD năm nay.
Ông trải qua hàng loạt sự kiện không may, từ cổ phiếu công nghệ bị bán tháo, mảng thương mại điện tử cốt lõi tại Ấn Độ bị đóng cửa đến báo cáo lợi nhuận gây thất vọng, khiến giá cổ phiếu tại Mỹ giảm hơn 80% từ đỉnh tháng 10.
Việc này khiến tài sản của Li giảm theo. Ông hiện vẫn là tỷ phú, với 4,7 tỷ USD tài sản, theo Bloomberg Billionaires Index. Tuy nhiên, con số này không còn đủ để giúp ông nằm trong nhóm 500 người giàu nhất thế giới nữa.
Nhà đầu tư cũng đang chuẩn bị cho nhiều tin tức tiêu cực khác. Hôm nay, Sea sẽ công bố báo cáo tài chính quý I. Hãng này được dự báo lỗ hơn 740 triệu USD. Lỗ ròng của Sea đã tăng từ quý cuối năm ngoái, do họ tăng tốc mở rộng hoạt động.
Việc này cho thấy mức độ dễ tổn thương của khối tài sản tăng nhanh giai đoạn đầu đại dịch. Khi đó, các đại gia công nghệ hưởng lợi từ nhu cầu dịch vụ tăng, ví dụ thương mại điện tử và game.
Tuy nhiên, lãi suất tăng và căng thẳng quanh chiến sự tại Ukraine đang kéo tụt nhóm cổ phiếu tăng trưởng.
“Sea sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2022”, Shawn Yang – Giám đốc hãng nghiên cứu cổ phiếu Blue Lotus Capital cho biết.
Mảng thương mại điện tử – nguồn thu chính của họ – được dự báo không đạt mục tiêu doanh thu 8,9 – 9,1 tỷ USD năm nay do cạnh tranh từ các đối thủ và người tiêu dùng quay lại cửa hàng truyền thống, Yang nói.
Hồi tháng 3, Li đã gửi thư cho các nhân viên, khuyên họ không nên lo sợ. Dù cổ phiếu công ty lao dốc, “đây chỉ là nỗi đau trong ngắn hạn mà chúng ta phải chịu đựng để thực sự tối đa hóa tiềm năng dài hạn”.
Cổ phiếu hãng này hiện khá biến động. Sau khi tăng 32% trong 2 phiên cuối tuần trước, giá lại giảm 6,7% phiên đầu tuần này.
Gang Ye – một trong các nhà sáng lập khác của Sea – đã mất 4,3 tỷ USD tài sản năm nay. Trong khi đó, đồng sáng lập David Chen không còn là tỷ phú.
Hà Thu(theo Bloomberg)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu xem khái niệm “người giỏi” nên được hiểu như thế nào, “người xuất sắc” là ai và con đường hình thành nên họ như thế nào.
Có lẽ do đã tiếp xúc và làm việc với quá nhiều người từ đủ mọi chức danh, chuyên môn, và cả văn hoá khác nhau trên thế giới, nên mình có một sự nhạy cảm nhất định về con người. Đầu tiên, phải công nhận là có rất nhiều người giỏi.
Giỏi ở đây là ý nói giỏi về chuyên môn, có khả năng tư duy tốt, có tinh thần làm việc chuyên nghiệp, và luôn trong tâm thế hoàn thành tốt việc được giao trong khuôn khổ mô tả công việc của mình.
Cũng giống như người ta đặt ra một cái tiêu chuẩn, một cái mốc chung cần hướng tới, và bạn sắp hay vừa chạm vào cái mốc ấy. Người thoả mãn tiêu chuẩn chung kiểu vậy là người giỏi.
Và người giỏi, thế giới thật ra có rất nhiều. Họ cũng biết rất rõ tiêu chuẩn và mục tiêu cần hướng đến là gì, rồi tự thân vận động để đạt được những kết quả, thành quả tương ứng. Nhưng đó, là khi những ngôi sao chúng xếp thẳng hàng….
Có người may mắn, và những ngôi sao chúng xếp thẳng hàng. Và thế là họ chỉ cần vung tay theo kế hoạch để đạt được điều mình mong muốn.
Tuy nhiên, trong thế kỷ bất định và trong sự chuyển động ngày càng phức tạp của môi trường kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau đại dịch, thì ít khi những ngôi sao chúng xếp thẳng hàng.
Người giỏi, vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong hành trình sự nghiệp của mình. Giờ đây, những nguồn lực, đòi hỏi về điều kiện đầu vào trong bài toán của họ đều có thể gặp khó khăn, thách thức, chứa nhiều ẩn số, thay đổi quá nhanh hoặc quá bất ngờ.
Trong môi trường mà sự lạ lẫm, không ngờ, thậm chí là đảo ngược về tình trạng có thể diễn ra bất cứ lúc nào, không theo bất kỳ sự tính toán, sắp xếp ngay ngắn nào đó trước, người giỏi sẽ rất dễ nản, dễ bị bực mình, dễ bị over về cảm xúc và bỏ cuộc.
Khi mọi thứ nó không diễn ra theo ý mình muốn thì chuyện nổi cơn là hết sức bình thường. Có điều, nếu bỏ cuộc để đi tìm một môi trường mới, thì kết cuộc bạn cũng sẽ phải đối diện với môi trường mang tính chất tương tự. Vì giờ đây, bất định là hằng số chung.
Cho nên, thế kỷ này cần nhiều hơn là giỏi. Thế kỷ này cần người xuất sắc, có thể lèo lái qua mọi khúc quanh nghiệt ngã một cách tài tình và bình thản nhất, trong bất kỳ tình huống hay môi trường nào.
Cho nên, nếu bạn là người giỏi, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên đưa mình lên level xuất sắc. Còn nếu bạn nghĩ mình chưa giỏi, thì nên bỏ qua luôn, trực chỉ đến thẳng level xuất sắc.
Vậy người xuất sắc, họ là ai?
Zen Master
Muốn khắc động, cần phải tĩnh. Muốn đối diện với hỗn độn, cần phải lắng trong. Muốn tìm ra đường đi giữa bất định, mơ hồ, cần phải nhìn thấu vào bản chất.
Người xuất sắc không bao giờ để cho bản thân bị cuốn theo và cuốn vào sự hỗn độn, cuốn vào sự quay cuồng của những cơn bão giả thật bất minh. Mặc cho ngoài kia có chơi game kiểu gì, trong này họ vẫn bình tâm như vại.
Mặc cho ngoài kia nhân gian có sân si và đường trần trải bằng hoang mang, sợ hãi, họ vẫn thong dong từng bước về phía trước trong trí tuệ của gạn đục khơi trong. Họ tìm thấy con đường khi nhắm mắt, thở sâu.
Họ hiểu bản chất vấn đề khi quay về với với những điều cơ bản nhất. Họ để mặc cho đời thoải mái chơi game các kiểu, vì hiểu rằng game nào rồi cũng có hồi kết thúc và vấn đề nào rồi cũng có giải pháp liên quan.
Chính sự zen của họ làm cho mọi thứ lu xu bu nó tự biến mất và sự thật hiển hiện rõ ràng trong mọi sự trong veo. Họ quản trị được bản thân, quản trị được cảm xúc, và hiểu rõ về cách vận hành của thứ gọi là đời.
Hỗn độn ngoài kia là giả. Hỗn độn trong này mới là thật. Khi bạn không cho phép bản thân mình hỗn độn, thì ngoài kia mọi thứ rất rõ ràng. Người xuất sắc, họ nhìn mọi thứ rất rõ ràng, vì bản thân họ không bao giờ hỗn độn.
Trong tâm thế thật bình thản đó, người xuất sắc mỉm cười và giải quyết vấn đề. Không phải chỉ là giải quyết, mà là thiết kế giải pháp một cách sáng tạo, linh hoạt, nhân văn, phù hợp với từng tình huống, với từng môi trường, theo nguồn lực cho phép.
Tâm thế của họ khi đối diện vấn đề là “Bring it on – Chơi tới! Chuyện nhỏ!”. Mọi thử thách đối với họ chỉ là thêm một bài toán, một vấn đề cần được giải quyết.
Và họ hiểu rằng, đối diện là học, giải quyết là rèn luyện, ứng dụng, là trải nghiệm tất yếu cần có để trở nên xuất sắc hơn. Họ say mê vấn đề.
Họ đam mê sáng tạo. Họ sống bằng sự hưng phấn khi mang vấn đề ra nghiên cứu và giải quyết. Họ thử nghiệm không ngừng vì đó là hơi thở. Họ thích thú khi thử nghiệm thất bại vì vỡ ra hàng tá những thứ hay ho mới lạ để có thể làm cho giải pháp xịn sò hơn.
Họ giải quyết vấn đề quên cả thời gian, như hơi thở ra vào rất nhẹ nhàng, tự nhiên, tươi tắn. Họ không còn phân biệt phe ta phe họ, vì không có phe nào cả, tất cả đều là những element – thành tố quan trọng để chở vấn đề về với kết quả sau cùng.
Vì thế, họ trở nên selfless – không ích kỷ, chỉ nghĩ tới bản thân và lợi ích của bản thân mình mà ngược lại cực kỳ bao dung, vị tha, công tâm, từ bi bác ái.
Sau cùng, tư duy thiết kế lấy con người làm trọng tâm, và họ, là những nhà thiết kế lấy con người làm trọng tâm.
Magician.
Người xuất sắc hiểu rằng, muốn giải quyết vấn đề cần phải có nguồn lực. Nhưng họ cũng hiểu rằng, trong sự hỗn độn và bất định kia, nguồn lực cũng mang bản chất không lường trước được. Có đó, có thể mất đó. Hứa đó, có thể đổi ý đó.
Ậm ừ đó, có thể lắc đầu ngay sau đó. Nói chung, khi giải quyết vấn đề bất định với nguồn lực cũng bất định, thì nguồn lực trở thành vấn đề cần giải quyết và cần tìm ra giải pháp sáng tạo khác nhau cho mỗi vấn đề.
Người xuất sắc hiểu rất rõ điều này, nên họ không bị phụ thuộc vào bất kỳ sự ứng nhắc nào, vào điều kiện bất di bất dịch nào.
Có thì quá tốt, không có thì phải đi tìm bằng nhiều cách khác nhau. Có thì đương nhiên ai cũng làm được. Không có thì chỉ có thể là người xuất sắc tìm ra cách trong khi người khác thì nổi cơn, phàn nàn, bỏ cuộc.
Người xuất sắc cuối cùng khác người như thế. Họ là magician – ảo thuật gia. Họ có thể biến không thành có hoặc biến có thành rất wow bằng khả năng và network của chính mình.
Sao cũng có cách. Sao cũng làm được. Game nào cũng chơi. Nhạc nào cũng nhảy. Và họ thoải mái, vui vẻ, hứng thú diễn như không diễn, biến gác trọ thời gian thành sân khấu của chính mình.
Tất cả, nghe rất khó mà rất dễ.Nó chỉ là tư duy, tâm thế, bản lĩnh đối diện với cuộc sống của mỗi người. Bất định là chuyện của mọi thời.
Hỗn độn là bản chất của cuộc đời. Còn xuất sắc hay không đơn giản là lựa chọn của mỗi người trên hành trình nhân thế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ đã tạm đóng cửa hơn 800 cửa hàng tại Nga hồi tháng 3, và giờ quyết định rời đi hoàn toàn.
McDonald’s bán mảng kinh doanh tại Nga
Thông báo hôm 16/5 của McDonald’s cho biết: “cuộc khủng hoảng gây ra bởi chiến sự tại Ukraine, môi trường kinh doanh khó đoán đã khiến McDonald’s đưa ra quyết định việc tiếp tục sở hữu mảng kinh doanh ở Nga không còn khả thi, cũng như không phù hợp với các giá trị của hãng nữa”.
Hồi tháng 3, ngay khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, cũng như các công ty phương Tây khác, McDonald’s tạm đóng các cửa hàng tại Nga.
Sau khi việc bán hoàn tất, các nhà hàng tại Nga sẽ không còn được sử dụng tên, logo và thực đơn của McDonald’s nữa.
Hãng cho biết các nhân viên vẫn sẽ được trả lương đến khi giao dịch hoàn tất và “nhân viên được đảm bảo việc làm với người mua mới”.
CEO Chris Kempczinski cho biết ông tự hào với hơn 60.000 nhân viên tại Nga và quyết định này là “cực kỳ khó khăn”.
“Dù vậy, chúng tôi đã cam kết với cộng đồng toàn cầu và phải giữ gìn các giá trị. Điều này đồng nghĩa chúng tôi không thể duy trì hoạt động tại đây”, ông nói.
Quyết định trên đã đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ kéo dài 3 thập kỷ của McDonald’s và Nga. Hãng mở cửa hàng đầu tiên tại Moskva năm 1990.
Việc rời đi cho thấy “Nga giờ sẽ phải tìm đến đầu tư nội bộ và phát triển các thương hiệu tiêu dùng trong nước”, Neil Saunders – Giám đốc điều hành tại GlobalData cho biết.
McDonald’s sẽ phải chịu thiệt hại khoảng 1,2 – 1,4 tỷ USD vì việc này. “Các cửa hàng của McDonald’s tại Nga hầu hết là do họ sở hữu.
Điều này đồng nghĩa giá trị tài sản bị mất sẽ lớn”, Saunders nói, “Tuy nhiên, với bối cảnh hiện tại, là bên mua từ Nga gặp rào cản tài chính và McDonald’s không cấp phép sử dụng tên, độ nhận diện nữa, giá bán sẽ không thể bằng giá trị sổ sách được”.
Trong báo cáo tài chính quý gần nhất, McDonald’s cho biết việc đóng cửa các nhà hàng ở Nga khiến họ thiệt hại 127 triệu USD.
Trong đó, gần 27 triệu USD đến từ chi phí cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng và trả cho nhà cung cấp. 100 triệu USD là từ việc thực phẩm và nhiều hàng hóa khác phải bỏ đi.
McDonald’s hiện có 847 nhà hàng ở Nga, tính đến cuối năm ngoái, theo tài liệu của nhà đầu tư. Cùng với 108 cửa hàng ở Ukraine, các cửa hàng này đóng góp 9% doanh thu công ty năm 2021.
Hà Thu(theo CNN)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các thông tin về thuật ngữ SEO (là từ viết tắt của Search Engine Optimization trong tiếng Việt có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) như: SEO là gì, SEO Web là gì, SEO là gì trong Marketing, Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động SEO Website trong doanh nghiệp, các chiến lược phát triển SEO, các kỹ năng quan trọng nhân viên SEO cần biết trong năm mới 2025 và nhiều nội dung khác.
SEO là gì? Top các kỹ năng nhân viên SEO cần biết 2024
Đối với hầu hết các thương hiệu, khi các yếu tố về công nghệ thay đổi, hành vi của người tiêu dùng thay đổi, các chiến lược ưu tiên của họ cũng cần thay đổi. Đa dạng và toàn diện là những từ khoá trong bối cảnh mới. SEO Web là chiến lược các doanh nghiệp cần theo đuổi với mong muốn bắt gặp khách hàng trong quá trình họ tìm kiếm về thương hiệu. SEO (Search Engine Optimization) là một phần không thể thiếu trong Marketing.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài về chủ đề SEO bao gồm:
Vai trò của SEO trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
Phân loại SEO.
Một số thuật ngữ chính liên quan đến SEO hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
Bộ máy tìm kiếm là gì?
Giới thiệu các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới.
Các công cụ tìm kiếm như Google xếp hạng nội dung dựa trên những yếu tố nào?
SEO hoạt động như thế nào.
Chiến lược SEO là gì?
Black Hat SEO là gì?
White Hat SEO là gì?
Grey Hat SEO là gì?
SEO và Inbound Marketing.
SEO và Content.
Lượt truy cập tự nhiên (Organic Traffic) là gì?
Lượt truy cập trực tiếp (Direct Traffic) là gì?
Phân biệt SEO và SEM hay PPC.
Paid Search Engine Marketing là gì?
Cách thức triển khai hoạt động SEO trong doanh nghiệp.
Cách lựa chọn một Agency dịch vụ hay đơn vị làm SEO.
Các công cụ theo dõi và đo lường hiệu suất SEO phổ biến trên thế giới là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp trong ngành SEO.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization, trong tiếng Việt có nghĩa là Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.
Khái niệm SEO là gì?
Để có thể dễ dàng hiểu bản chất của SEO hay SEO Web là gì, bạn có thể xem hình ảnh ở trên.
Khi bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào ô tìm kiếm, chẳng hạn như trong trường hợp này là marketing là gì, bạn có thể thấy một kết quả tìm kiếm trả về là một bài viết về chủ đề Marketing của MarketingTrips.
Các trang kết quả được trả về từ công cụ tìm kiếm này được gọi là SERPs (Search Engine Results Pages).
SEO Web là gì trong Marketing?
Trong Marketing, SEO Web hay SEO Website đơn giản là việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để website có thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm với mục đích cuối cùng là tìm kiếm khách hàng tiềm năng và bán hàng.
SEOer là ai?
Cũng tương tự như Marketer, là khái niệm đề cập đến những người làm Marketing, SEOer dùng để chỉ những người làm SEO hay tối ưu hoá thứ hạng của nội dung (website) trên các công cụ tìm kiếm.
Về bản chất, vai trò của các SEOer là kết hợp các thuật toán của các công cụ tìm kiếm với những nội dung (Content) có trên website hay ứng dụng của thương hiệu để từ đó tối đa hoá khả năng hiển thị của nội dung trên các trang kết quả tìm kiếm.
Mục tiêu cuối cùng của các SEOer là thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website (traffic) hoặc các chỉ số cao hơn như lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hoặc doanh số bán hàng.
Làm SEO là làm gì?
Mặc dù tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau hay các cấp độ SEO khác nhau, những người làm SEO có thể thực thi những công việc khác nhau, dưới đây là những công việc chính mà các SEOer thường làm.
Nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ hay ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ chuẩn bị làm SEO.
Phân tích chi tiết về các website của đối thủ cạnh tranh bao gồm traffic, từ khoá, thứ hạng, backlinks và nhiều thứ khác.
Xây dựng danh sách từ khoá và kế hoạch SEO tổng thể (bao gồm các KPIs cụ thể).
Tối ưu cấu trúc website sao cho thân thiện hay phù hợp với thuật toán ưu tiên của công cụ tìm kiếm (on-page).
Xây dựng nội dung cho website.
Xây dựng hệ thống backlink từ những website uy tín và chất lượng (off-page).
Xây dựng hệ thống site vệ tinh cho website chính của thương hiệu.
Kiểm tra và tối ưu thứ hạng (ranking) của các từ khoá cũng như hiệu suất có được.
Cập nhật liên tục các thuật toán mới của các công cụ tìm kiếm.
Duy trì lặp lại các công việc nói trên.
Vai trò của SEO trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, vai trò của các SEOer có thể khác nhau từ đó họ có thể mang lại những giá trị khác nhau cho doanh nghiệp.
Dưới đây là một số vai trò chính của hoạt động SEO.
SEO giúp xây dựng độ nhận biết về thương hiệu (brand awareness).
Vì mục tiêu của SEO là giúp nội dung có khả năng hiển thị cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, nó cũng giúp thương hiệu có nhiều cơ hội được nhìn thấy và khám phá hơn.
Trong khi có được thứ hạng cao hơn hay nhiều traffic hơn từ công cụ tìm kiếm (Organic Traffic) không đồng nghĩa với việc “có thương hiệu”, việc khách hàng tìm thấy thương hiệu với các từ khoá hay truy vấn liên quan có thể khiến họ dần biết và tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu.
SEO giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Điều này thì quá rõ ràng và dễ hiểu, một khi khách hàng tìm kiếm và xem nội dung trên website của thương hiệu, thương hiệu có thêm cơ hội để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu về những sản phẩm hay dịch vụ từ doanh nghiệp.
Thông thường ở các doanh nghiệp, SEO sẽ thuộc bộ phận lớn hơn là Marketing hoặc Digital Marketing, trong khi các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là Google Ads có thể tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản ngân sách tương đối lớn, SEO cũng có đầu tư về ngân sách nhưng tiết kiệm hơn rất nhiều.
Ở góc độ dài hạn, SEO càng có lợi thế hơn và tiết kiệm nhiều hơn.
SEO giúp xây dựng lòng tin với khách hàng.
Giả sử rằng khách hàng vô tình xem một mẫu quảng cáo hoặc biết đến thương hiệu của bạn từ một kênh khác ngoài công cụ tìm kiếm nhưng không nhớ rõ tên thương hiệu, điều gì sẽ xảy ra nếu họ lên các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu thêm và không tìm thấy bạn.
Hiển nhiên, có thể họ sẽ hiểu rằng doanh nghiệp hay thương hiệu đó chưa đủ phổ biến để họ có thể tìm thấy một cách dễ dàng hay có nhiều thông tin viết về nó.
Thúc đẩy doanh số bán hàng cũng là những gì mà SEO có thể mang lại.
Từ các phân tích ở trên, khi SEO giúp website được hiển thị nhiều hơn, nhiều khách hàng tiềm năng tìm thấy và nghiên cứu về thương hiệu hơn, doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh số bán hàng được nhiều hơn.
Bằng cách kết hợp với Content Marketing, SEO có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng, tức là tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.
Phân loại SEO.
Về măt tổng thể, các hoạt động SEO có thể được phân chia thành 2 nhóm chính là SEO Onpage và SEO Offpage.
Onpage SEO là gì?
Onpage SEO hay còn được gọi là SEO trên trang là hoạt động tối ưu hóa nội dung và cấu trúc website cho các công cụ tìm kiếm và người dùng.
Các công việc chính liên quan đến SEO Onpage như tối ưu hóa các thẻ (tag), nội dung (content), liên kết nội bộ (internal link) hay các đoạn mã code của website sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Onpage SEO có thể bao gồm chi tiết các công việc dưới đây.
1. Tối ưu hoá về mặt kỹ thuật (Technical SEO).
Nằm trong tổng thể các công việc liên quan đến việc tối ưu hoá trải nghiệm của người dùng và cũng là những gì các công cụ tìm kiếm ưu tiên khi xếp hạng nội dung, những người làm SEO cần tối ưu hoá các khía cạnh kỹ thuật như tăng tốc độ tải trang và tối ưu source code.
2. Tối ưu hoá nội dung (SEO Content).
Vì người dùng là mục tiêu cuối cùng của các công cụ tìm kiếm, chúng ưu tiên cho những nội dung có chất lượng cao và phù hợp với các ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng.
Các công việc về tối ưu hoá nội dung có thể là tối ưu hoá từ khoá, tối ưu hoá tiêu đề, tối ưu hoá mật độ từ khoá, tối ưu hoá các thẻ hình ảnh (alt tags) hay tối ưu hoá chất lượng nội dung liên quan đến chủ đề đang viết.
3. Tối ưu hoá liên kết nội bộ và cấu trúc bài viết.
Ngoài các yếu tố kỹ thuật và nội dung, tối ưu hoá các liên kết nội bộ (internal link) cũng là một công việc hết sức quan trọng của các SEOer với SEO Onpage.
Đối với các công cụ tìm kiếm, một nội dung hay website chất lượng là website có các nội dung hay chuyên mục được liên kết chặt chẽ với nhau, cũng như external link, internal link cũng là các backlink có giá trị cao đối với website.
Offpage SEO là gì?
Trái ngược lại với SEO Onpage, SEO Offpage không tập trung đến các yếu tố nội bộ trên website, mà thay vào đó là các thành phần bên ngoài website.
Offpage SEO có thể bao gồm chi tiết các công việc dưới đây.
1. Xây dựng các liên kết cho website (backlink).
Như đã phân tích ở trên, bằng cách liên kết website của thương hiệu với nhiều các website chất lượng và uy tín khác, các nội dung hay website có cơ hội có được thứ hạng cao hơn.
Theo thuật toán của các công cụ tìm kiếm, khi một website càng nhận được nhiều backlink từ các website (uy tín hơn) khác, website hay webpage đó càng có chất lượng cao hơn.
Tất nhiên, các công cụ tìm kiếm như Google cũng rất nghiêm ngặt với những hành động như mua bán hay trao đổi backlink.
Về bản chất, các nội dung càng được giới thiệu một cách “tự nhiên” thì càng có giá trị, ngược lại nếu nó là hành động “cố ý” từ những người làm SEO, điều này là vi phạm.
2. Xây dựng các website vệ tinh.
Ngoài việc nhận được các backlink từ các website chất lượng khác, những người làm SEO cũng có thể chủ động tự xây dựng các website giới thiệu cho riêng họ và sau đó nhận các liên kết tương tự như các website khác.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ với website chính của thương hiệu là brandabc.com, bạn có thể xây dựng các website vệ tinh với các tên miền khác như banle.com hay retail.com và sau đó xây dựng nội dung cho các website này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nền tảng phổ biến như WordPress hay Wix để xây dựng các website hoàn toàn miễn phí.
3. Chia sẻ và lan truyền nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
Ngày nay, với các công cụ tìm kiếm như Google, chúng coi trọng mức độ phổ biến của các nội dung hay website trên các nền tảng như mạng xã hội và xem đây là một dấu hiệu để xếp hạng nội dung.
Bằng cách liên tục chia sẻ các nội dung của thương hiệu trên các nền tảng như Facebook hay YouTube, website có được mức độ tin tưởng cao hơn và có thứ hạng tốt hơn.
Ngoài các công việc chính nói trên, SEO Offpage còn có thể bao gồm các công việc khác như xây dựng thương hiệu, guest posting, content marketing.
Một số thuật ngữ chính liên quan đến SEO hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
Một số thuật ngữ chính liên quan đến SEO hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
Sau khi có thể hiểu SEO là gì cũng như các cách thức làm SEO, dưới đây là một số thuật ngữ bạn có thể bắt gặp khi thực thi SEO.
Keywords – Từ khoá: Chính là những cụm từ hay truy vấn mà người dùng sẽ nhập vào các công cụ tìm kiếm với mong muốn tìm thấy các nội dung họ cần. Như ví dụ “marketing là gì” nói trên, đây chính là một từ khoá.
Backlink – Liên kết ngược: Là thuật ngữ dùng chung cho các liên kết như internal link, external link, outbound link hay inbound link.
Internal Link – Liên kết nội bộ: Là những liên kết hướng người dùng (hoặc bot tìm kiếm) đến các nội dung khác trong nội bộ website.
External Link – Liên kết ra bên ngoài: Là khi bạn liên kết website của mình đến một website có tên miền (domain) khác. External Link còn được gọi là Outbound Link.
Inbound Link: Là những liên kết từ các website khác trỏ về website của bạn. Trong không ít các trường hợp, người ta gọi backlink chính là các Inbound Link tức là các liên kết có được từ các website khác.
Anchor Text: Trong SEO, Anchor Text có thể được hiểu là “Văn bản neo”, khái niệm đề cập đến phần văn bản (Text) mà khi người dùng nhấp chuột vào, nó sẽ điều hướng họ đến một liên kết khác. Nói một cách dễ hiểu, Anchor Text chính là phần hiển thị đại diện cho một liên kết (không phân biệt Internal hay External).
DA hay Domain Authority: Theo MOZ, Domain Authority hay mức độ tín nhiệm của tên miền là điểm xếp hạng của các công cụ tìm kiếm với một tên miền cụ thể. DA có thang điểm từ 1 đến 100 với ý nghĩa là các website có DA cao hơn thì được ưu tiên xếp hạng tốt hơn.
PA hay Page Authority là gì trong SEO: Cũng tương tự như DA nhưng thay vì đánh giá mức độ tín nhiệm của một website hay tên miền (domain), PA chỉ đánh giá một Trang hay Webpage cụ thể. PA cũng được xếp hạng từ 1 đến 100 giống như DA.
Tag – Thẻ: Tag hay các thẻ là những phần mà người làm SEO sử dụng để tối ưu Onpage, một website có thể có các Tag khác nhau như Alt tag (thẻ mô tả hình ảnh), Title tag (thẻ mô tả tiêu đề), Description tag (thẻ mô tả bài viết hoặc chuyên mục hoặc web).
Ranking – Thứ hạng: Chính là thứ tự bài viết hay website được sắp xếp trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Top từ 1 đến 10 là mục tiêu của SEO.
Chuẩn SEO là gì: Nói một cách dễ hiểu nhất, vì SEO gắn liền với thuật toán xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, chuẩn SEO là chuẩn theo những yêu cầu mà bộ máy tìm kiếm sử dụng để phân tích và xếp hạng nội dung.
Nghề SEO là gì: Cũng giống như nghề Marketing hay nghề Kế toán, SEO cũng có thể được xem là một ngành nghề, tức người làm SEO có thể phát triển sự nghiệp của họ với SEO từ vị trí nhân viên lên quản lý.
Nhân viên SEO là gì: Tất cả những ai làm các công việc liên quan đến SEO có thể được gọi là nhân viên SEO nói chung (không phân biệt cấp độ).
Bộ máy hay công cụ tìm kiếm là gì?
Mục tiêu của SEO là tối ưu hoá hay “thân thiện hoá” website với các công cụ tìm kiếm, vậy công cụ hay bộ máy tìm kiếm là gì?
Bộ máy tìm kiếm hiểu một cách đơn giản là hệ thống kỹ thuật nơi có thể thu thập, lọc, xếp hạng và trả về các nội dung dựa trên các thuật toán riêng.
Giả sử rằng khi bạn cho phép bộ máy tìm kiếm như Google thu thập và xếp hạng nội dung của bạn, nó có thể sử dụng bộ máy phân tích của nó để cung cấp nội dung cho người dùng thông qua các từ khoá tìm kiếm liên quan.
Các bộ máy tìm kiếm khác nhau có những cách thu thập và xếp hạng nội dung khác nhau.
Giới thiệu các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới.
Ngoài Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới với hơn 95% thị phần tìm kiếm trên toàn cầu, dưới đây là một số công cụ khác.
Yahoo Search.
Bing Search.
Brave Search.
DuckDuckGo Search.
MSN Search.
Các công cụ tìm kiếm như Google xếp hạng nội dung hay thứ hạng SEO dựa trên những yếu tố chính là gì?
Các công cụ tìm kiếm như Google xếp hạng nội dung hay thứ hạng SEO dựa trên những yếu tố chính là gì?
Cũng tương tự như các cách thức tiếp cận marketing, chúng không ngừng thay đổi theo hành vi của người tiêu dùng và thị trường vĩ mô nói chung, các thuật toán xếp hạng nội dung theo đó cũng liên tục thay đổi.
Với hầu hết các công cụ tìm kiếm, dưới đây là những yếu tố hay dấu hiệu mà chúng sử dụng để đánh giá và xếp hạng nội dung.
Nội dung (Content): Vì mục tiêu của các công cụ tìm kiếm không phải là thương hiệu hay người làm SEO, mà là người dùng, nội dung được xem là yếu tố quan trọng nhất. Bạn có thể hiểu là khi khách hàng nhập một cụm từ khoá vào công cụ tìm kiếm, các nội dung phù hợp nhất với ý định của họ sẽ được đánh giá cao nhất.
Backlink: Mặc dù trước đây, backlink là ưu tiên hàng đầu khi nói đến việc ưu tiên xếp hạng website hay bài viết, trong những năm gần đây, nó ít quan trọng hơn so với nội dung. Một phần vì không ít các SEOer lạm dụng nó, một phần các công cụ tìm kiếm đang có xu hướng ưu tiên nhiều hơn cho những nội dung có giá trị.
Thuật toán xếp hạng của các bộ máy hay công cụ tìm kiếm (Rankbrain): Như đã phân tích ở trên, các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo đều có những thuật toán xếp hạng riêng, có nghĩa là cùng một từ khoá nhưng Google và Yahoo lại trả về những kết quả khác nhau. Về bản chất, nội dung hay website càng phù hợp với thuật toán của bộ máy tìm kiếm thì càng có thứ hạng cao hơn.
Ngoài các yếu tố chính nói trên, các công cụ tìm kiếm cũng sử dụng các dấu hiệu khác để xếp hạng nội dung như: DA, PA, mức độ phổ biến của nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, thời gian người dùng ở lại trên bài viết và website hay tốc độ tải trang (page speed).
SEO hoạt động như thế nào.
Các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing sử dụng trình thu thập thông tin (được gọi là crawlers hoặc bots) để thu thập tất cả nội dung chúng được phép và có thể tìm thấy trên môi trường internet.
Một khi được phép thu thập, các trình thu thập này bắt đầu hành trình của mình, chúng liên tục (hàng tỷ lần mỗi ngày) len lỏi vào các webiste, đi theo các liên kết nội bộ (internal link) đến các trang trong website cũng như các liên kết bên ngoài (external link) để kiểm trà và thu thập nội dung.
Với những thông tin có được, các trình thu thập thông tin hay bot tìm kiếm có thể hiểu nội dung của từng trang và cách nó được kết nối về mặt ngữ nghĩa với tất cả các trang khác trong cơ sở dữ liệu khổng lồ của công cụ tìm kiếm, quá trình này được gọi là lập chỉ mục (index), bạn có thể tìm hiểu thêm trong các công cụ như Google Search Console.
Khi người dùng nhập hoặc đọc (tìm kiếm bằng âm thanh) một truy vấn hay từ khoá vào hộp tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sử dụng các thuật toán phức tạp của riêng chúng để “lấy ra” từ cơ sở dữ liệu những gì mà chúng cho là chính xác và hữu ích nhất cho truy vấn đó.
Và đây cũng chính là những gì mà những người làm SEO đang cố gắng có được, tìm cách để bộ máy tìm kiếm “lấy” đúng mình và xếp hạng mình cao hơn.
Như đã từng phân tích ở các phần trước đây, các thuật toán của công cụ tìm kiếm không ngừng thay đổi và cũng không có bất cứ một công thức chuẩn xác nào cho nó, tất cả các thông tin mà Google cung cấp liên quan đến cách nó xếp hạng nội dung chỉ mang tính tương đối.
Điều này cũng giải thích một phần vì sao thứ hạng của các kết quả tìm kiếm trong rất nhiều trường hợp không đi theo các mong muốn chủ quan của người làm SEO.
Mặc dù các thuật toán liên tục thay đổi nhưng về bản chất, các công cụ tìm kiếm luôn thay đổi vì người dùng chứ không phải vì bất cứ doanh nghiệp hay SEOer nào khác.
Chiến lược SEO là gì?
Cũng tương các chiến lược khác như chiến lược Inbound Marketing hay chiến lược Social Media, chiến lược SEO là một bản kế hoạch mô tả toàn diện về những gì mà SEO sẽ làm và các kết quả có được kèm các giai đoạn thời gian cụ thể.
Một bản kế hoạch hoặc chiến lược SEO sẽ có những thông tin như:
Mục tiêu của SEO là gì?
Chiến lược từ khoá ra sao?
Sẽ làm gì với SEO Onpage và SEO Offpage?
Chiến lược xây dựng và phân phối nội dung của SEO là gì?
Thứ hạng mục tiêu của các từ khoá cụ thể ra sao?
Tổng lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) từ SEO là bao nhiêu?
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng trên lưu lượng SEO có được.
Trong bối cảnh mới, khi giá trị của nội dung và trải nghiệm của người dùng với nội dung đó mới là điểm quyết định (trước đây là backlinks), chiến lược SEO cũng có thể cần bao gồm các hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng mục tiêu (Customer Insight) của họ, về ngành hàng họ đang kinh doanh và hơn thế nữa.
Ngoài ra, những gì mà một chiến lược SEO thông minh nên có là xây dựng các nội dung theo các chủ đề xoay quanh người dùng thay vì chỉ là các từ khoá đơn thuần.
Black Hat SEO là gì?
Liên quan đến các chiến lược hay cách tiếp cận SEO, SEO cũng được chia thành các loại như Black Hat SEO, White Hat SEO và Grey Hat SEO.
Black Hat SEO còn được gọi là SEO mũ đen, khái niệm đề cập đến các cách làm SEO đi ngược lại với các chính sách hay thuật toán tự nhiên của công cụ tìm kiếm.
Vì là đi ngược với công cụ tìm kiếm, Black Hat SEO là cách làm không an toàn và mang nhiều rủi ro về dài hạn, với những doanh nghiệp coi trọng thương hiệu, họ không nên sử dụng chiến thuật SEO này.
Với cách tiếp cận này, thông thường các SEOer sẽ dùng các biện pháp như sử dụng công cụ (tools) gian lận để kéo traffic hay xây dựng backlink tự động, tất cả các hành động này đều đi ngược lại với quy định của các công cụ tìm kiếm như Google.
White Hat SEO là gì?
Trái ngược lại gần như hoàn toàn với Black Hat SEO, White Hat SEO hay SEO mũ trắng là cách tiếp cận an toàn và thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Mục tiêu của White Hat SEO là tạo ra những nội dung có giá trị cho người dùng hoặc làm họ thích thú với những nội dung đó, bởi vì nó có giá trị nên các website khác sẽ muốn liên kết với nó và tạo ra khái niệm gọi là backlink (hoặc inbound link).
Grey Hat SEO là gì?
Grey Hat SEO là gì?
Là chiến thuật trung lập nằm ở giữa ranh giới của Black Hat SEO và White Hat SEO, Grey Hat SEO hay SEO mũ xám là sự kết hợp giữa 2 chiến thuật này.
Khi áp dụng Grey Hat SEO, những người làm SEO vừa tập trung vào khách hàng và tạo ra những nội dung có giá cho họ, vừa sử dụng các biện pháp “gian lận” nhưng ở cấp độ nhẹ hơn và ít bị công cụ tìm kiếm “phạt” hơn.
Theo quan sát của MarketingTrips, phần lớn các website về SEO của Việt Nam đều sử dụng SEO mũ xám hoặc có phần nghiêng về SEO mũ đen.
Nếu bạn truy cập các website đó, bạn sẽ để ý và thấy rằng họ lặp từ khoá một cách “vô lý”, sử dụng nhiều các hình ảnh và chèn thẻ (tag) với mục tiêu hoàn toàn là vì bot tìm kiếm và thứ hạng chứ không phải vì người dùng hay giá trị của nội dung.
Đơn giản là người dùng không cần những thứ đó khi tìm kiếm.
SEO và Inbound Marketing.
Nằm trong chiến lược tổng thể là Inbound Marketing hoặc Marketing, mục tiêu của SEO là tạo ra những nội dung có giá trị cho người dùng và giữ chân họ ở lại lâu và dài hơn với website của thương hiệu.
Bằng cách tích hợp các hoạt động SEO vào chiến lược inbound marketing tổng thể, các doanh nghiệp không chỉ đảm bảo rằng SEOer đang triển khai SEO mũ trắng tức những thứ có lợi cho người dùng mà còn có thể thúc đẩy các hiệu suất chung của thương hiệu.
SEO và Content.
Như đã phân tích ở trên, cùng với các thành phần khác như backlink (chất lượng và tự nhiên) và thuật toán tìm kiếm (rankbrain), Content hay nội dung là yếu tố quan trọng nhất khi nói đến các hoạt động tối ưu SEO bền vững.
Trước khi quyết định xây dựng nội dung cho SEO, bạn có thể tự hỏi các câu hỏi dưới đây:
Khách hàng mục tiêu của mình là ai?
Họ cần những nội dung gì hay nỗi đau của họ là gì?
Khi tìm kiếm một từ khoá nhất định, ý niệm chính của họ là gì (Search Intent) là gì?
Bộ máy hay thuật toán tìm kiếm của các công cụ như Google hay Yahoo đang ưu tiên những điều gì? Đâu mới là thứ mà chúng cho là có giá trị với người dùng?
Mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu với SEO là gì hay nói cách khác khi nội dung hay website có được thứ hạng tốt, doanh nghiệp cần gì sau đó?
Bằng cách kết hợp tất cả các yếu tố nói trên khi xây dựng nội dung, bạn có thể đảm bảo rằng mình đang cung cấp những thông tin hay nội dung có giá trị với các nhóm đối tượng mục tiêu, tập trung giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của họ để từ đó họ sẽ sớm trở thành khách hàng của mình.
Lượt truy cập tự nhiên (Organic Traffic) là gì?
Những lưu lượng truy cập (users) có được từ SEO được gọi là Organic Traffic.
Trái ngược với các traffic đến từ các kênh quảng cáo hay cụ thể ở đây là SEM (Google Ads) khi doanh nghiệp phải trả phí, Organic Traffic mang lại những traffic tự nhiên.
Organic Traffic có thể bao gồm các traffic đến từ SEO (Organic Search Traffic) hoặc các lưu lượng truy cập không phải trả phí khác từ mạng xã hội hay email.
Lượt truy cập trực tiếp (Direct Traffic) là gì?
Nếu như ai đó tìm kiếm các từ khoá bất kỳ và nhìn thấy bạn, website của bạn có thể có các Organic Traffic, Direct Traffic là những lưu lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website bằng cách nhập thẳng tên miền vào trình duyệt của họ hoặc sử dụng cookies đã lưu để xem lại (retention) website.
Như đã phân tích ở trên, những gì mà SEO nên tập trung vào là lượng người dùng ở lại lâu trên website và quay lại sau đó chứ không phải là chỉ là chuyện thứ hạng cao hay thấp.
Giả sử rằng, website của bạn bằng một cách nào đó có được thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm và khách hàng nhấp vào nó, điều gì sẽ xảy ra nếu nội dung hay các trải nghiệm họ có được không phù hợp với họ, hiển nhiên, đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng bạn có thể “gặp” họ.
Với các công cụ tìm kiếm như Google, nó coi trọng Direct Traffic và cũng coi đây là một dấu hiệu để xếp hạng DA và PA, đơn giản là bởi vì, chỉ khi website của bạn có giá trị họ mới nhớ và quay lại nhiều đó nhiều lần.
Trừ các website mới, hoặc một số kênh như các nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media) có lượng truy cập cao do nội dung chất lượng khiến lượng traffic từ đây cao hơn hẳn Direct hay thậm chí là Organic Search Traffic, Direct Traffic của website thường là cao nhất với các website uy tín và có thương hiệu.
Chẳng hạn với các website lớn như Báo VnExpress hay Báo Thanh Niên, khoảng 60% lượng người dùng đến từ Direct Traffic. Bạn có thể xem trực tiếp số liệu này từ trong tài khoản Google Analytics của mình hoặc các công cụ hỗ trợ khác.
Phân biệt SEO và SEM hay PPC.
Với một số bạn mới, cần phân biệt các khái niệm trông có vẻ khá giống nhau là SEO và SEM cùng với đó là PPC.
SEO hay Search Engine Optimization là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm với mục tiêu là tạo ra những Organic hay Organic Search Traffic.
SEM hay Search Engine Marketing là khái niệm chung đề cập đến tất cả các hình thức marketing thông qua công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là, SEM bao gồm cả SEO và các hình thức quảng cáo có trả phí khác trên công cụ tìm kiếm (PPC/Google Search Ads).
PPC hay Pay Per Click là những nhình thức quảng cáo phải trả phí khi có ai đó nhấp vào quảng cáo, Google Ads bao gồm cả Google Search Ads là một hình thức PPC.
Paid Search Engine Marketing là gì?
Paid Search Engine Marketing hay Tiếp thị có trả phí trên các công cụ tìm kiếm là khái niệm đề cập đến các quảng cáo có trả phí cho mỗi lần nhấp chuột.
Paid Search Engine Marketing là gì?
Như bạn có thể thấy thông qua hình ảnh mà MarketingTrips chụp lại từ công cụ tìm kiếm Google nói trên, khi người dùng nhập một từ khoá bất kỳ vào ô tìm kiếm, các thương hiệu có thể marketing đến họ thông qua Paid Search Engine Marketing.
Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiêp là gì, bạn có thể chọn các hình thức hay định dạng quảng cáo khác nhau như Google Search Ads, Google Shopping hay các chiến dịch thông minh có thể tiếp cận người dùng tìm kiếm trên YouTube.
Cách thức triển khai hoạt động SEO trong doanh nghiệp.
Mặc dù các doanh nghiệp khác nhau có thể lựa chọn các cách thức hay chiến lược triển khai SEO khác nhau, dưới đây là những gì mà các SEOer có thể làm.
1. Phân tích website.
Bước đầu tiên trước khi thực hiện bất cứ hoạt động SEO nào là phân tích và đánh giá hiện trạng của website nơi mà sẽ làm SEO. Các chỉ số phân tích có thể là cấu trúc website, thứ hạng và backlink hiện tại, tốc độ tải trang hoặc các chỉ số kỹ thuật khác.
2. Xây dựng chiến lược từ khoá.
Bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khoá như Google Keyword Planner, những người làm SEO có thể lựa chọn các từ khoá phù hợp với website của mình.
3. Ước tính thứ hạng và lưu lượng truy cập có được từ các từ khoá.
Sau khi lựa chọn từ khoá, bạn cũng cần dự báo về thứ hạng (Ranking) của nó trong tương lai (gần) và lượng người dùng có được.
4. Bắt đầu xây dựng và tối ưu nội dung.
Có thể kết hợp với các Content Marketer, SEOer bắt đầu xây dựng và tối ưu hoá nội dung theo các từ khoá đã chọn, đây chính là phần quan trọng nhất của Onpage SEO.
5. Chia sẻ nội dung lên các nền tảng khác như mạng xã hội hoặc Guest Posting.
Như đã phân tích ở trên, các công cụ tìm kiếm coi trọng mức độ phổ biến của nội dung trên các nền tảng khác nhau khi xếp hạnh nội dung trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Bằng cách phân phối nội dung của bạn tới càng nhiều người, bạn càng có nhiều cơ hội được khám phá và xếp hạng cao hơn.
6. Theo dõi hiệu suất của website cũng như các từ khoá liên quan.
Sau khi xuất bản nội dung được một khoảng thời gian, công việc tiếp theo của những người làm SEO là theo dõi hiệu suất có được của các từ khoá tương ứng chẳng hạn như thứ hạng, lưu lượng người dùng có được hoặc chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
7. Liên tục lặp lại các quy trình hay công việc nói trên.
Bởi vì SEO là một quá trình hay thậm chí là dài hạn chứ không phải một hành động hay sự kiện nhất thời, bằng cách liên tục tối ưu hoá nội dung và website của mình, thương hiệu trở nên thân thiện hơn trong mắt các công cụ tìm kiếm.
Cách lựa chọn một Agency về dịch vụ SEO.
Agency dịch vụ SEO là gì?
Cũng như các Agency trong lĩnh vực Digital hay Marketing, các Agency cung cấp dịch vụ SEO có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tối ưu website, tối ưu thứ hạng từ khoá hoặc tối ưu các chuyển đổi khác.
Lựa chọn các Agency về dịch vụ SEO cần chú ý đến những thông tin nào?
Nếu bạn thử tìm kiếm một từ khoá bất kỳ liên quan đến dịch vụ SEO hẳn là bạn thấy rằng thị trường này đang khá sôi động.
Trong khi hầu hết các đơn vị này đều sử dụng những “từ khoá” mang tính thuyết phục cao cho những bên đang cần dịch vụ, dưới đây là những nội dung bạn cần đánh giá khi lựa chọn một Agency tốt về SEO.
Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Search Traffic): Nếu các Agency đó cam kết các thông số về SEO cho website của bạn, thì bạn cũng nên xem liệu họ có đang SEO được cho chính website của họ. Liệu bạn có tin tưởng họ nếu họ còn không tự SEO được cho chính mình. Nếu website của Agengy đó rất ít người dùng truy cập và có mức độ tương tác khá kém trên các nền tảng khác, bạn cần cân nhắc lại.
Direct Traffic: Như đã phân tích ở trên, với các website hay doanh nghiệp uy tín lâu năm, Direct Traffic của họ thường khá cao vì người dùng đã biết và tin tưởng họ do đó họ tiếp tục quay lại website. Nếu đơn vị cung cấp dịch vụ SEO của bạn có người dùng chủ yếu đến từ SEO, bạn cũng cần nên đánh giá lại.
Social Proof: Chính là những đánh giá hay thông tin phản hồi mà bạn có được từ những khách hàng khác đã từng sử dụng dịch của họ hoặc có nhu cầu về SEO. Nếu khi bạn tìm kiếm một Agency SEO A chẳng hạn và bạn thấy rằng có rất nhiều khách hàng (bên cần làm SEO) phàn nàn về dịch vụ của họ. Có lẽ Agency đó không đủ giá trị.
Trải nghiệm trên Trang: Nếu bạn có ý định chọn Agency SEO A để thực thi các hoạt động SEO chẳng hạn, có thể bạn rất cần thử trải nghiệm website của họ vì cách họ xây dựng website của họ cũng chính là cách họ làm cho website của bạn. Nếu bạn thấy rằng nội dung của họ ít có giá trị hay thậm chí là sử dụng các thủ thuật Black Hat SEO như đã phân tích ở trên để có được thứ hạng cao hơn, có lẽ họ sẽ Spam nhiều hơn là mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp của bạn.
Các công cụ theo dõi và đo lường hiệu suất SEO phổ biến trên thế giới là gì?
Để có thể phân tích và theo dõi thường xuyên hiệu suất SEO của bạn trên các công cụ tìm kiếm, dưới đây là một số công cụ bạn có thể tham khảo.
Hoặc bạn cũng có thể theo dõi trực tiếp trên Google Analytics và Search Console bằng cách liên kết Google Search Console vào trực tiếp trong Google Analytics.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp trong ngành SEO.
SEO Spam hay Buff SEO là gì?
Là hình thức gian lận trong ngành SEO. Người làm SEO tức các SEOer sử dụng các thủ thuật gian lận để có được các thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), hình thức này đi ngược lại với các hướng dẫn hay chính sách của Google và do đó website rất dễ bị phạt khi sử dụng thủ thuật này.
Trên thực tế, vì nó đi ngược lại với quy định của các công cụ tìm kiếm, hầu như rất hiếm (hoặc không có) Team SEO nội bộ nào của doanh nghiệp sử dụng hình thức SEO này mà chủ yếu được sử dụng bởi các đơn vị dịch vụ SEO (SEO Agency) hoặc các website được sinh ra với mục đích gian lận (không cần thương hiệu).
Phần mềm hay công cụ SEO là gì?
Là các phần mềm (software/tools) được sử dụng để gia tăng thứ hạng của từ khoá trên trang kết quả tìm kiếm. Về bản chất, các phần mềm SEO cũng là những cách thức gian lận trong SEO và đi ngược lại với quy định của các công cụ tìm kiếm.
Chuẩn SEO là gì?
Chuẩn SEO nghĩa là đạt chuẩn các yêu cầu cần thiết trong SEO.
Về bản chất, các tiêu chuẩn SEO gắn liền với các yêu cầu, bản cập nhật thuật toán hay chính sách của công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo. Bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn hướng dẫn đó, thứ hạng của website hay từ khoá sẽ phát triển tốt và bền vững hơn.
Tối ưu SEO là gì?
Chính là hoạt động tối ưu theo các hướng dẫn nói trên từ các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là có được thứ hạng từ khoá cao hơn.
Technical SEO là gì?
Là hình thức SEO kỹ thuật, những nguời làm SEO tối ưu hoá thứ hạng tìm kiếm của website và ứng dụng bằng cách tối ưu các yếu tố kỹ thuật như: tốc độ tải trang, mã code trên trang (css, scrip…), sitemap (sơ đồ trang), các thẻ như meta, header và hơn thế nữa.
Nhân viên SEO trong tiếng Anh là gì?
Nhân viên SEO có thể được hiểu là SEO Executive. Tuỳ vào từng cấp độ hay từng doanh nghiệp mà tên gọi của nhân viên SEO có thể khác và bao gồm các tên gọi như: SEO Specialist, SEO Leader hay SEO Manager.
SEO website (SEO Web) là gì?
Cũng tương tự như SEO App (ASO), thuật ngữ SEO web đề cập đến nền tảng (platforms) mà những người làm SEO tức SEOer sẽ tiến hành tối ưu hoá thứ hạng tìm kiếm.
SEO Agency là gì?
Là đơn vị cung cấp các dịch vụ liên quan đến SEO như tối ưu website, cung cấp SEO Content, SEO từ khoá…và hơn thế nữa.
Negative SEO là gì?
Là bất kỳ hoạt động độc hại nào nhằm phá hoại thứ hạng tìm kiếm của đối thủ cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm. Đây thường được coi là “SEO mũ đen” vì bản chất vi phạm của nó.
SEO Content là gì?
Là các nội dung được được xây dựng với mục đích làm SEO, tức tối ưu hoá công cụ tìm kiếm hay có được thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Social SEO là gì?
Là các hoạt động SEO trên các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Thông qua các hoạt động thường thấy như tối ưu nội dung trên trang (fanpage/profile), sử dụng đoạn mô tả trang (Page Description) hay tối ưu các thẻ hashtag, những người làm SEO cũng có thể tối ưu các Trang này cho công cụ tìm kiếm.
Kết luận.
Hy vọng với bài phân tích khá sâu và toàn diện nói trên của MarketingTrips xoay quanh câu hỏi “SEO là gì”, bạn có thể nắm được các thông tin cơ bản về ngành SEO như khái niệm SEO là gì trong Marketing, cách thức làm SEO Web cũng như các tư duy khác về tối ưu hoá nội dung và công cụ tìm kiếm. Chúc website của bạn sẽ có thứ hạng tốt hơn trên Google hay Bing trong tương lai nhé.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giống như động thái của Apple gần đây, Google sẽ thực hiện các biện pháp để giải quyết các ứng dụng lỗi thời (cũ hoặc không nhận được bản cập nhật trong hai năm) trên Play Store.
Getty Images
Theo GizChina, với hành động này, Google được cho là sẽ loại khoảng 869.000 ứng dụng khỏi Play Store, trong khi Apple xóa khoảng 650.000 ứng dụng.
Báo cáo của CNET cho biết Google sẽ ẩn các ứng dụng này, khiến người dùng không thể tải xuống cho đến khi các nhà phát triển cập nhật chúng.
Lý do chính mà cả hai công ty đưa ra khi thực hiện các biện pháp này là để bảo vệ sự an toàn cho người dùng của họ.
Các ứng dụng lỗi thời không tận dụng được các thay đổi đối với Android và iOS, các API mới hoặc các phương pháp phát triển mới cung cấp khả năng bảo vệ nâng cao. Do đó, các ứng dụng lỗi thời có thể có các vấn đề bảo mật mà các ứng dụng mới hơn không có.
Một số nhà phát triển đã phàn nàn về kế hoạch gỡ bỏ các ứng dụng chưa được cập nhật trên Play Store trong hai năm. Họ cho rằng hành động của Apple và Google là không công bằng.
Trước đó, Google cũng đã đưa ra các hạn chế bổ sung đối với người dùng cửa hàng kỹ thuật số của hãng tại Nga khi các nhà phát triển sẽ không thể tải lên các ứng dụng trả phí và cập nhật cho chúng trong phiên bản tiếng Nga của Play Store.
Mặc dù vậy, người dùng vẫn có thể tải xuống các ứng dụng Android miễn phí từ Play Store tại Nga, trong khi các ứng dụng và trò chơi trả phí mà người dùng đã tải xuống trước đó tiếp tục hoạt động.
Cuối cùng, Google lưu ý tình hình hiện tại luôn có xu hướng thay đổi nhanh chóng, và các thay đổi tiếp của công ty vẫn có thể diễn ra trong tương lai không xa. Công ty sẽ thông báo đến người dùng về tất cả đổi mới trên trang hỗ trợ của họ.
TikTok vừa xuất bản báo cáo mới thể hiện rõ lợi ích của chiến lược truyền thông tích hợp (IMC) trong việc thúc đẩy thông điệp thương hiệu.
Lợi ích của chiến lược truyền thông tích hợp với thương hiệu
Mặc dù trong bối cảnh ngày nay, khi các nền tảng kỹ thuật số và ứng dụng mạng xã hội phát triển rất mạnh, điều này không có nghĩa là các kênh truyền thống như TV hay quảng cáo ngoài trời mất đi tính hiệu quả của nó.
Theo ghi nhận của TikTok:
“Mặc dù người xem có nhiều lựa chọn hơn, Linear TV (hay TV truyền thống không có kết nối internet) vẫn có những ảnh hưởng cực kỳ lớn trong phạm vi giải trí và sẽ tiếp tục là một kênh marketing hiệu quả.”
Trong khi các ứng dụng kỹ thuật số và video đã trở thành loại nội dung phổ biến nhất trên tất cả các ứng dụng, TV truyền thống vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kết nối của thương hiệu với người tiêu dùng.
Thông qua báo cáo mới, TikTok muốn nhấn mạnh rằng một kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả nên kết hợp giữa các yếu tố hiện đại lẫn truyền thống, tích hợp để có thể tiếp xúc với khách hàng trên nhiều điểm chạm hơn.
Theo TikTok:
“Người tiêu dùng không chỉ dành ít thời gian hơn để xem TV truyền thống, mà 90% trong số họ thường làm nhiều việc khác trong khi xem.
Có một thực tế là, vì các chương trình phát trực tuyến hay TV truyền thống không thể có được sự tương tác tích cực từ người xem, họ dần chuyển sự chú ý sang những nơi khác.”
Trong bối cảnh mới, người tiêu dùng dường như bận rộn hơn, coi trọng thời gian của họ nhiều hơn và đặc biệt thích được chia sẻ suy nghĩ của họ với thế giới xung quanh.
“TV truyền thống, TikTok hay các dịch vụ phát trực tuyến đều mang lại những cơ hội Marketing riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng, kết hợp tất cả các nền tảng lại với nhau trong một chiến lược truyền thông marketing tích hợp là lựa chọn thông minh nhất.”
Một trong những phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là khi người tiêu dùng xem quảng cáo của thương hiệu trên TV sau đó lại thấy nó trên TikTok hay các nền tảng khác, họ bị thuyết phục nhiều hơn. Điều tương tự cũng xảy ra trong chiều ngược lại.
TikTok đề xuất:
“Khi sự chú ý của người tiêu dùng tiếp tục mở rộng trên các nền tảng khác nhau, các thương hiệu áp dụng các chiến lược truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communication) đang thu được nhiều kết quả hơn.
Trong khi các dịch vụ truyền hình và phát trực tuyến truyền thống có thể hiệu quả hơn trong việc giới thiệu những nội dung và văn hoá mới.
Các nền tảng mạng xã hội như TikTok có thể xây dựng một luồng tương tác liên tục cho phép người tiêu dùng tham dự vào các cuộc hội thoại trực tiếp.”
Tương tác là từ khoá chính ở đây – nó là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với các thương hiệu muốn tiếp cận những người tiêu dùng hiện đại.
Bạn có thể xem chi tiết báo cáo của TikTok: Tại đây
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Người từng cố vấn cho các tập đoàn lớn như Apple và Twitter đã chia sẻ kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo nên có.
Getty Images
John Baird và Edward Sullivan là hai nhà điều hành sở hữu doanh nghiệp chuyên về tư vấn đào tạo cho các nhà quản lý cấp cao.
Doanh nghiệp của họ đã giúp tạo ra những nhà lãnh đạo hàng đầu tại các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 như Apple, Nike và Twitter.
Trong suốt quá trình xây dựng doanh nghiệp cũng như có cơ hội làm việc với nhiều nhà lãnh đạo cấp cao khác, họ luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Thói quen quan trong nhất của các nhà lãnh đạo xuất sắc là gì?” hay “Đâu là điều quyết định một nhà lãnh đạo giỏi?”
Trong khi với các doanh nghiệp khác nhau, nhà lãnh đạo cần có những kỹ năng và thói quen khác nhau, Baird và Sullivan tin rằng các CEO thành công đều có chung một thói quen quan trọng.
Trong một buổi phỏng vấn với CNBC, Baird cho biết: “Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất, có khả năng chuyển đổi doanh nghiệp tốt nhất mà chúng tôi từng gặp đều có chung thói quen là rất tò mò. Họ luôn đặt câu hỏi khi có điều gì đó bất ổn hoặc nghi ngờ, họ muốn biết lý do tại sao và chúng tôi có thể làm gì khác để giải quyết vấn đề đó.”
Sullivan thì chia sẻ: “Đặt câu hỏi cho phép các nhà lãnh đạo không ngừng học hỏi và cải thiện cách họ tiếp cận công việc.
Các chuyên gia ở tất cả các cấp độ đều có thể được hưởng lợi từ việc đặt câu hỏi và thu thập các phản hồi từ đồng nghiệp của họ.”
Thông thường, khi Baird làm việc với những giám đốc điều hành khác, những người đang cảm thấy lạc lõng trong sự nghiệp hoặc nghi ngờ về khả năng của họ, với vai trò là cố vấn, ông thường đưa ra các câu hỏi như: “Mục đích của bạn là gì?” hay “Bạn thường tìm thấy nguồn cảm hứng của mình ở đâu?”
Ông nói tiếp: “Tôi sẽ yêu cầu mọi người quay lại câu hỏi ‘tại sao?’ và đánh giá xem công việc của họ đang phù hợp với mục đích và giá trị của họ như thế nào.”
“Câu trả lời cho những câu hỏi đó luôn giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn, dù cho đó là việc loại bỏ một thứ gì đó hay tiếp tục hoàn thành chúng.”
“Mọi nhà quản lý hay lãnh đạo đều nên tự hỏi bản thân: Nhân sự của tôi cần làm gì để trở nên sáng tạo và tháo vát hơn? Đôi khi những hành động đơn giản như trang trí lại nơi làm việc hay di chuyển chỗ ngồi cũng là giải pháp. Mọi nhân viên cần có cảm giác thân thuộc và hòa nhập để họ có thể cảm thấy họ có giá trị.”
Ông Baird tiếp tục: “Một điều mà chúng tôi phát hiện ra là mọi người (nhân viên) thực sự quan tâm đến các phản hồi, nhưng nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy khó khăn với điều này.”
Để có thể bình thường hoá mối quan hệ giữa sếp với nhân viên cũng như thúc đẩy khả năng tương tác hai chiều, Ông Baird đề xuất 3 câu hỏi cho các nhà lãnh đạo bao gồm:
Điều gì bạn đang làm hiệu quả?
Điều gì chưa hiệu quả?
Và cuối cùng là “Với tư cách là người lãnh đạo của bạn, tôi có thể làm gì để hỗ trợ bạn hay khiến công việc của bạn trở nên hiệu quả hơn?”
Ông cho biết thêm, các cuộc thảo luận bắt nguồn từ những câu hỏi kiểu này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo với nhân viên thông qua sự đồng cảm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta cho biết mảng Metaverse Reality Labs đang phải cắt giảm một số dự án, dấu hiệu cho thấy tham vọng vũ trụ ảo của hãng đang gặp khó khăn.
Theo Reuters, trong cuộc họp nội bộ ngày 10/5, Giám đốc công nghệ Meta Andrew Bosworth nói với nhân viên của Reality Labs rằng các dự án đang được bộ phận này thực hiện “sẽ có sự điều chỉnh đáng kể”. Chi tiết thay đổi sẽ được công bố trong vòng một tuần tới.
Một ngày sau, người phát ngôn của Meta xác nhận thông tin mà Bosworth nói là chính xác. Người này cho biết một số dự án của Reality Labs bị hoãn lại, trong khi những dự án khác bị hủy bỏ hoàn toàn, nhưng không đề cập chi tiết.
Công ty sẽ không sa thải bất kỳ nhân viên nào trong RealityLabs, nhưng việc tuyển nhân viên mới sẽ bị hạn chế. Chính sách này cũng đang được áp dụng với tất cả các bộ phận khác. Meta hiện “đóng băng” tuyển dụng ở quy mô lớn sau thời kỳ kinh doanh ảm đạm.
Reality Labs là bộ phận chuyên phát triển công nghệ và thiết bị AR/VR để phục vụ cho tham vọng metaverse của CEO Mark Zuckerberg.
Năm ngoái, bộ phận này đạt doanh thu 2,3 tỷ USD, nhưng lỗ 10,2 tỷ USD. Báo cáo tài chính quý I/2022 cũng cho thấy Reality Labs tiếp tục chịu khoản lỗ 2,96 tỷ USD.
Zuckerberg cho rằng việc thua lỗ hàng tỷ USD là một phần kế hoạch. “Khi tập trung vào cơ hội và thách thức lớn nhất trước mắt, tôi nghĩ điều quan trọng là Meta cần phải xây dựng nền tảng mới để cho kỷ nguyên tiếp theo của công nghệ xã hội”, tỷ phú Mỹ nói trong cuộc họp ngày 28/4. “Hiện mọi thứ mới được đặt nền móng. Những gì tôi mong đợi là vào năm 2030. Đó sẽ là một năm thực sự thú vị”.
Reality Labs đang triển khai Horizon Worlds – thế giới ảo được coi là trung tâm trong chiến lược metaverse của Meta.
Trong các đợt thử nghiệm kể từ cuối năm 2021, nền tảng nhận phản hồi tốt. Tính đến giữa tháng 2, đã có 300.000 người dùng đầu tiên sau ba tháng có mặt trên thị trường.
Mark Zuckerberg đổi tên công ty từ Facebook thành Meta từ tháng 10/2021. Trong một cuộc họp với các nhà đầu tư hồi tháng 1, ông cho biết kính VR mới của hãng sẽ được phát hành cuối năm nay với giá cao, đồng thời tiết lộ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu cho Reality Labs những năm tới.
Bảo Lâm
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Brand Awareness (tiếng Việt có nghĩa là độ nhận biết thương hiệu) như Brand Awareness là gì, phân loại Brand Awareness, các chỉ số đánh giá và đo lường Brand Awareness, các chiến lược xây dựng Brand Awareness và hơn thế nữa.
Brand Awareness là gì? Chiến lược Brand Awareness
Brand Awareness là gì? Brand Awareness là khái niệm mô tả cách mà người tiêu dùng có thể ghi nhớ hoặc nhận ra thương hiệu trong các bối cảnh hay điều kiện khác nhau. Khi nói đến các thuật ngữ liên quan đến Brand (thương hiệu) hay quá trình xây dựng thương hiệu (Brand Building), Brand Awareness là khái niệm được đề cập đến đầu tiên.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Brand Awareness trong hành trình của khách hàng hoặc phễu bán hàng (Sales Funnel).
Chiến lược thúc đẩy Brand Awareness.
Cách gia tăng Brand Awareness.
Brand Awaress được đo lường thông qua những chỉ số nào.
Một số ví dụ về các thương hiệu có độ nhận biết cao.
Brand Awareness là gì?
Brand Awareness là khái niệm mô tả cách mà người tiêu dùng có thể ghi nhớ hoặc nhận ra thương hiệu trong các bối cảnh hay điều kiện khác nhau.
Xét về khía cạnh của thương hiệu hay doanh nghiệp, Brand Awareness là một phần của tài sản thương hiệu (Brand Equity), giá trị có được thông qua các chiến lược tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).
Xét về khía cạnh của người tiêu dùng, Brand Awareness là một tập hợp các dấu hiệu liên kết (liên tưởng) có trong tâm trí của người tiêu dùng về một thương hiệu cụ thể nào đó.
Ví dụ như khi bạn nhìn thấy một cái logo gồm 4 vòng tròn đan xen vào nhau theo chiều ngang, bạn nghĩ tới thương hiệu xe hơi đình đám Audi, đó chính là độ nhận biết của bạn về thương hiệu đó.
Phân loại Brand Awareness.
Ở góc độ phân loại tổng thể, Brand Awareness có thể được phân thành 2 hình thức chính đó là Nhận biết hữu hình hay trực tiếp (Direct Brand Awareness) và Nhận biết vô hình hay gián tiếp (Indirect Brand Awareness).
Direct Brand Awaress là gì: Có thể được hiểu là nhận biết thông qua các yếu tố hữu hình (có thể thấy được), khách hàng có thể nhận ra một thương hiệu nào đó khi thấy các hình ảnh mà họ nhớ về thương hiệu. Như ví dụ với thương hiệu Audi ở trên, 4 vòng tròn đan xen vào nhau giúp bạn nhớ và nhận ra Audi.
Indirect Brand Awareness là gì: Chủ yếu đối với các thương hiệu lớn hoặc các thương hiệu mà người dùng thực sự yêu thích và trung thành, chỉ cần họ nghe thoáng qua vài âm thanh hay các dấu hiệu nào đó, họ cũng có thể suy luận hay liên tưởng được đến thương hiệu. Những giá trị này thường đến từ các chiến lược định vị hoặc tiếp thị thương hiệu ở mức độ rộng và hiệu quả. Ví dụ khi nhắc đến thương hiệu xe hơi mang lại cảm giác lái êm ái nhất, bạn có thể liên tưởng ngay đến Mercedes.
Brand Awareness trong Marketing là gì?
Trong phạm vi ngành Marketing, Brand Awareness là yếu tố đầu tiên quyết định các hành vi của người tiêu dùng, và sau đó là mua hàng.
Hành động mua hàng rất ít khi được diễn ra nếu người tiêu dùng không thể nhận ra một thương hiệu hay một sản phẩm từ một danh mục cụ thể nào đó, điều này càng đúng hơn với ngành B2B hoặc các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị cao.
Brand Awareness không đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cần nhớ đầy đủ về tên gọi hay các thuộc tính của thương hiệu, họ chỉ cần nhớ về những đặc điểm giúp họ phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm còn lại, điều có thể giúp họ ra các quyết định mua hàng một cách nhanh chóng và tự tin hơn.
Xây dựng Brand Awareness theo đó là ưu tiên hàng đầu khi quảng cáo một sản phẩm mới hoặc đưa một sản phẩm cũ vốn đã bị quên lãng trở nên “hồi sinh”.
Các thành phần chính của Brand Awareness là gì?
Brand Awareness về cơ bản có 2 thành phần chính là nhớ lại (ghi nhớ) thương hiệu (Brand Recall) và nhận biết (nhận diện) thương hiệu (Brand Recognition).
Brand Recall: Cũng tương tự như khái niệm Ad Recall tức đề cập đến khả năng ghi nhớ quảng cáo của người tiêu dùng sau các chiến dịch quảng cáo. Brand Recall đề cập đến khả năng hồi tưởng lại những gì mà người tiêu dùng đã từng biết trước đó về thương hiệu (ký ức tồn tại trong bộ nhớ não bộ) tức Recall.
Brand Recognition: Trong khi Brand Recall có phần bị động và ít có tác động hơn đến các hành động sau đó, Brand Recognition thể hiện khả năng ghi nhớ mạnh mẽ hơn.
Cũng trong phạm vi Marketing, cả Brand Recall và Brand Recognition đều quan trọng và ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng với khách hàng.
Theo các nghiên cứu khác nhau, trung bình, mỗi người tiêu dùng thường cân nhắc (consideration) khoảng từ 3-7 thương hiệu trong cùng một danh mục hay chủng loại, và họ thường ra quyết định mua hàng với những thương hiệu hay sản phẩm nằm trong Top 3 các sản phẩm xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của họ (Top of Mind).
Bạn có thể đọc thêm về hiệu ứng TOM để hiểu sâu hơn về điều này.
Về bản chất, người tiêu dùng có xu hướng hành động nhiều hơn với những thương hiệu quen thuộc hay thương hiệu cho họ cảm giác thuộc về.
Vai trò của độ Brand Awareness với doanh nghiệp.
Như đã phân tích, khi Brand Awareness là một trong những ưu tiên hàng đầu của thương hiệu hay các hoạt động marketing, dưới đây là một số vai trò chính mà nó có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Brand Awareness giúp thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.
Giả sử rằng nếu bạn gặp một ai đó mới, liệu bạn có tin tưởng họ hay tiếp tục giao tiếp với họ, mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng cũng hoạt động theo cách tương tự.
Khi thương hiệu có thể tiếp xúc (hoặc tiếp xúc nhiều lần) với khách hàng trên nhiều điểm chạm khác nhau, khi khách hàng biết về thương hiệu hoặc biết sớm hơn, họ có thể tin tưởng các sản phẩm hay dịch gắn liền với thương hiệu đó hơn.
Trong một thế giới nơi mà người tiêu dùng dựa vào những nghiên cứu sâu rộng và ý kiến của người khác trước khi mua hàng, niềm tin vào thương hiệu là yếu tố quan trọng hơn cả.
Brand Awareness giúp xây dựng mối liên kết với thương hiệu.
Nếu khách hàng đã không thể hoặc rất khó ra quyết định mua hàng với những thương hiệu mà họ chưa từng biết hay nghe nói trước đó, việc họ nhận biết sớm về thương hiệu có thể giúp thương hiệu dễ dàng xây dựng các kết nối với họ.
Bạn hãy hình dung rằng bạn không thể buộc khách hàng phải nhận thức điều này điều kia hay tìm hiểu nhiều hơn về bạn nếu họ chưa từng biết về bạn.
Brand Awareness giúp xây dựng tài sản thương hiệu (Brand Equity).
Như đã phân tích trước đó, Brand Awareness bên cạnh lòng trung thành của thương hiệu (Brand Loyalty) là các tài sản hay giá trị của thương hiệu.
Trong suốt hành trình của khách hàng trước khi ra quyết định mua hàng, Nhận biết là giai đoạn đầu tiên, do đó bằng cách tập trung xây dựng Brand Awareness từ những ngày đầu sản phẩm hay thương hiệu được ra mắt trên thị trường, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hay lợi thế hơn so với các đối thủ sau đó.
Brand Awareness giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng để từ đó gia tăng doanh số bán hàng.
Trừ những sản phẩm với giá trị rất nhỏ hoặc đối với một số trường hợp đặc biệt, khách hàng sẽ quyết định mua hàng sau quá trình họ nhận biết, nghiên cứu, phân tích hay so sánh với các sản phẩm khác.
Từ góc nhìn này, có được độ nhận biết lớn hơn có nghĩa là thương hiệu có nhiều cơ hội được tìm hiểu và nghiên cứu hơn, điều cuối cùng có thể giúp doanh nghiệp có thêm lượng khách hàng tiềm năng mới và doanh số.
Cách xây dựng Brand Awareness.
Brand Awareness không phải là thứ mà doanh nghiệp có thể đạt được trong một sớm một chiều, cũng càng không thể có được thông qua một vài chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
Brand Awareness là kết quả của một quá trình nỗ lực lâu dài có chủ đích và tập trung vào các vấn đề của khách hàng.
Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo khi xây dựng Brand Awareness của mình.
Hãy kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân với những tính cách cụ thể thay vì là một doanh nghiệp bán hàng.
Quay lại ví dụ ở trên, khi gặp một người bạn mới, bạn thường làm điều gì?
Có phải là bạn sẽ tìm hiểu về tính cách, sở thích, thái độ hay giá trị của người đó không, thương hiệu kết nối với người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự.
Thay vì thể hiện với khách hàng bạn là một doanh nghiệp thương mại có nghĩa là bạn với khách hàng chỉ có mối quan hệ mua-bán đơn thuần, hãy cho họ thấy bạn cũng có những tính cách riêng, hãy cho họ thấy về sự mạnh mẽ hay thân thiện với môi trường chẳng hạn.
Trước khi quyết định “mang mình” đến với thế giới ngoài kia, bạn cần biết mình là ai, được sinh ra để làm gì, sứ mệnh của bạn là gì, hay đâu là những giá trị mà bạn có thể mang lại nếu ai đó “kết bạn” với bạn.
Điều quan trọng nhất khi xây dựng Brand Awareness là đừng bao giờ để cho khách hàng có hội để hiểu rằng bạn đang cố gắng bán hàng tới họ.
Hãy xã hội hoá.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp gỡ với một người bạn mới và rồi bạn cứ mãi mê nói về bạn, nói về những điểm mạnh yếu của bạn mà không cần quan tâm đến người đối diện đang nghĩ gì và họ có muốn nghe điều đó hay không?
Xây dựng Brand Awareness cũng hoạt động theo cách tương tự khi bạn muốn khách hàng biết và muốn được kết nối với mình.
Thay vì chỉ nói về thương hiệu của bạn hay đăng những thứ có lợi cho bạn, bạn nên tìm cách gia nhập vào xã hội, nói về các vấn đề xã hội hoặc ít nhất là nói về khách hàng của mình.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng danh tiếng của thương hiệu phần lớn đến từ các yếu tố xã hội chứ không phải từ chủ ý của doanh nghiệp hay thương hiệu.
Do đó, một khi khách hàng của bạn hiểu rằng bạn là một phần trong cộng đồng rộng lớn của họ, họ sẵn sàng đón nhận các thông điệp của bạn nhiều hơn.
Hãy kể một câu chuyện dài tập về thương hiệu.
Kể chuyện hay storytelling là một chiến thuật marketing cực kỳ hiệu quả, cho dù bạn đang tiếp thị sản phẩm hay quảng bá thương hiệu của mình.
Nếu bạn còn thắc mắc vì sao lại xảy ra điều này, hãy hình dung là khách hàng của bạn cũng như bạn, muốn theo dõi một câu chuyện thú vị nào đó hơn là những thông tin vô hồn.
Việc tạo ra một câu chuyện xung quanh thương hiệu của bạn sẽ giúp nhân bản hóa thương hiệu và mang lại chiều sâu cho thương hiệu.
Câu chuyện của bạn nên nói về điều gì?
Bất cứ điều gì, miễn là nó thật. Đó có thể là câu chuyện về người sáng lập của bạn, câu chuyện về cách doanh nghiệp của bạn xây dựng ý tưởng sản phẩm đầu tiên hoặc câu chuyện về tác động xã hội của thương hiệu đến con người chẳng hạn.
Mọi người thích nghe những câu chuyện mang tính tường thuật.
Brand Awareness trong hành trình của khách hàng hoặc phễu bán hàng (Sales Funnel).
Brand Awareness trong phễu bán hàng Sales Funnel.
Như bạn có thể thấy ở trên, trong suốt hành trình của khách hàng hay phễu bán hàng (sales funnel), Brand Awareness hay xây dựng độ nhận biết của thương hiệu là giai đoạn đầu tiên để bán được hàng hay khiến khách hàng hành động.
Phễu bán hàng đề cập đến 4 giai đoạn của khách hàng bao gồm:
Brand Awareness: Nhận biết hay nhận thức về thương hiệu.
Interest: Khách hàng bắt đầu thích thú với thương hiệu.
Decision (hoặc thêm Consideration): Khách hàng ra quyết định hoặc cân nhắc về thương hiệu.
Action: Khách hàng bắt đầu mua hàng hoặc thực hiện một số hành động cụ thể nào đó như để lại thông tin tư vấn hoặc sử dụng thử sản phẩm.
Mặc dù tuỳ thuộc vào từng ngành hàng hay nhóm sản phẩm, quy trình này có thể khác nhau, khoảng thời gian di chuyển giữa các giai đoạn cũng có thể khác nhau, tuy nhiên, khách hàng khó có thể mua các sản phẩm mà họ chưa hoặc ít biết cũng như di chuyển quá nhanh từ giai đoạn nhận biết đến hành động.
Chiến lược thúc đẩy Brand Awareness.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng chiến lược hay mục tiêu của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn những cách thức khác nhau để xây dựng Brand Awareness, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.
Xây dựng và phân phối nội dung trên các website của bên thứ 3.
Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Brand Awareness hay truyền tải những nội dung (Content) đến khách hàng, bạn cần xây dựng nội dung và sau đó phân phối nó.
Một trong những cách hiệu quả là bạn phân phối nội dung đến các website có liên quan hay có khách hàng mục tiêu của bạn xuất hiện ở đó.
Bằng cách tài trợ các nội dung này hoặc cũng có thể là bạn được đăng bài miễn phí với các website phù hợp, bạn có thể có thêm được nhiều người bắt đầu biết và tìm hiểu về mình.
Tuy vào từng website hay nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, bạn cần chọn những kiểu nội dung khác nhau, bạn có thể xem Content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
Quảng cáo để tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng trên nhiều điểm chạm khác nhau.
Bên cạnh các hình thức tự nhiên (organic), thương hiệu cũng nên sử dụng quảng cáo hay các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media) để thúc đẩy nhanh và nhiều hơn lượng tiếp cận khách hàng mới.
Mặc dù như đã phân tích, quảng cáo không thể giúp ích nhiều trong việc xây dựng Brand Awareness, nó lại có thể giúp khách hàng nhanh chóng biết về các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến thương hiệu.
Để có thể hiểu về bản chất của quảng cáo, bạn xem tại: Quảng cáo là gì?
Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu, một linh vật mang tính đại diện cho thương hiệu hoặc cũng có thể là một đại sứ thương hiệu.
Tuỳ vào mức độ đầu tư hay khả năng tài chính, các thương hiệu có thể xây dựng các bộ nhận diện khác nhau hay quyết định có sử dụng một đại sứ nào đó hay không.
Dù cho cách bạn chọn là gì, những hình ảnh đại diện cho thương hiệu nên mang đậm yếu tố con người, nhân hoá thương hiệu hay mang tính liên tưởng cao đến những giá trị mà thương hiệu có thể mang lại,
Những câu chuyện đằng sau những linh vật hay logo lại là những điểm bạn nên quan tâm.
Xây dựng một hình ảnh hoặc ký hiệu mang tính biểu tượng.
Bạn nghĩ như thế nào nếu bạn không nhìn thấy tên gọi Nike mà chỉ nhìn thấy biểu tượng “dấu ngoặc kéo lên” hay “hình cánh lưỡi trai” hay còn gọi là Swoosh.
Cũng tượng tự với Apple, liệu bạn có liên tưởng tới Apple với hình ảnh một quả táo đang cắn dở hay không, tất cả điều này giải thích lý do vì sao thương hiệu nên cần có một biểu tượng hay kí hiệu riêng biệt nào đó.
Với các chiến dịch quảng cáo hay Marketing, các sử dụng các biểu tượng này thay vì tên gọi thương hiệu (brandname) là một cách thông minh để kích thích khách hàng liên tưởng.
Brand Awareness được đo lường thông qua những chỉ số chính là gì?
Brand Awareness được đo lường thông qua những chỉ số chính là gì?
Có 2 cách để thương hiệu có thể đo lường Brand Awareness.
Đo lường Brand Awareness bằng các chỉ số định lượng.
Bằng cách đo lường hay so sánh những chỉ số dưới đây, bạn có thể đánh giá Brand Awareness từ người tiêu dùng.
Direct Traffic hay các nguồn truy cập tự nhiên: Nếu bạn tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và khách hàng có thể tình cờ thấy bạn, điều này chưa hẳn là khách hàng biết đến bạn hoặc chủ động tìm bạn. Nhưng nếu họ truy cập trực tiếp vào website của bạn hay chủ động tương tác với bạn, họ chắc chắn đã biết về bạn.
Tổng dung lượng truy cập của website hay các nền tảng khác: Về cơ bản, một website có lượng dùng truy cập càng lớn thì thương hiệu đó càng có mức độ nhận biết cao.
Mức độ tương tác trên mạng xã hội: Bằng các đo lường các chỉ số như mức độ tiếp cận (reach), mức độ người tương tác (click, like, share, comment) hay sử dụng các công cụ Social Listening để theo dõi lượng người đề cập đến thương hiệu, bạn có thể biết được mức độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường.
Đo lường Brand Awareness bằng các chỉ số định tính.
Ngoài cách đo lường tương đối chính xác về các số liệu thể hiện mức độ người dùng biết đến thương hiệu về mặt tổng thể, bạn cũng có thể đo lường bằng những cách mang tính định tính cao hơn.
Khảo sát nhóm: Bằng cách khảo sát một nhóm người dùng bất kỳ và bạn có thể tính toán được lượng người biết đến thương hiệu trên mẫu (nhóm người) nghiên cứu.
Mức độ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm: Với các thương hiệu phổ biến hơn, họ có lượng người dùng tìm kiếm các từ khoá liên quan đến thương hiệu của họ nhiều hơn (mặc dù không phải luôn luôn với một số ngành hàng nhất định.)
Một số ví dụ về các thương hiệu có Brand Awareness cao.
Điểm đến cuối cùng của công việc xây dựng Brand Awareness là nhiều người biết và liên tưởng đến thương hiệu thậm chí là ngay cả khi bạn không thể hiện tên thương hiệu ra bên ngoài.
Bạn thử đoán xem dưới đây là những thương hiệu nào khi nó không có tên.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các lý thuyết cơ bản về brand awareness mà marketer cần biết. Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, trước khi nói đến việc bán hàng hay những thứ to tát hơn, thứ đầu tiên bạn cần có cho thương hiệu của mình là Brand Awareness, hiểu Brand Awareness là gì, bản chất của nó ra sao và hơn thế nữa.
Bạn đang xây dựng mọi thứ từ những nền tảng rất bền vững.
Cùng MarketingTrips tìm hiểu về chiến dịch truyền thông Marketing (Marketing Communication Campaign) đình đám tạo dựng nên thành công của OMO trong lòng người tiêu dùng – ‘Dirt is Good’ – ‘Ngại gì vết bẩn’.
Case Study – ‘Dirt is Good’ và chiến dịch thành công của OMO
Mục tiêu của chiến dịch Dirt is Good – Ngại gì vất bẩn.
Quảng bá triết lý toàn cầu của OMO.
Cách thức tiếp cận với Dirt is Good.
Cộng tác với Google về phương pháp sáng tạo và cách thức tiếp cận chỉ có trên nền tảng.
Ra mắt 3 mẫu quảng cáo TrueView trên YouTube.
Nhắm mục tiêu theo sở thích, địa lý và nhân khẩu học mở rộng.
Quảng cáo được phân phối trên trang đầu trên YouTube (masthead).
Phân phối cũng livestream ngắn có chỉnh sửa.
Giới thiệu phim ngắn mang tính tuyên ngôn Dirt Is Good.
Tương tác với người dùng trong thời gian thực thông qua các bình luận và những cuộc thăm dò ý kiến.
Các kết quả đạt được từ chiến dịch Dirt is Good.
Quảng cáo đã tiếp cận được 16,4 triệu người dùng (duy nhất).
Quảng cáo trên trang đầu (Masthead) tiếp cận 76% người dùng duy nhất chỉ trong một ngày.
Trung bình, mỗi người dùng đã tương tác với quảng cáo trong 56s (trên Desktop).
Đạt giải vàng các chiến dịch Marketing hiệu quả MENA Effie Awards.
Ông Asad Rehman, Giám đốc Truyền thông của Unilever (sở hữu nhãn hàng OMO) cho biết:
“Bằng cách thúc đẩy cả phạm vi tiếp cận và tần suất hiển thị quảng cáo, YouTube góp phần giúp nâng cao nhận thức về thông điệp của chúng tôi. Chúng tôi chắc chắn có thể nói rằng chiến dịch đã thành công trong việc thu hút người dùng.”
Triết lý thương hiệu của Unilever với OMO.
Để tiếp thị các sản phẩm thuộc thương hiệu OMO, Unilever đã phát triển triết lý thương hiệu toàn cầu xoay quanh quan điểm “Dirt is Good” (tạm dịch là ngại gì vết bẩn).
Với triết lý này, OMO khuyến khích các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tự do trải nghiệm các hoạt động khác nhau trong cuộc sống mà không cần phải lo lắng về bụi bẩn.
Ngoài ra, nhận thấy khi công nghệ phát triển cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, khi trẻ ngày càng ít có cơ hội hơn để vận động có thể và nâng cao khả năng sáng tạo, OMO sử dụng động cơ này để phát triển chiến dịch của mình.
Bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhóm sáng tạo của Google, thương hiệu và các Agency đã nắm bắt cơ hội sử dụng công nghệ và phạm vi tiếp cận của YouTube để truyền tải một thông điệp xã hội (social message) mang tính đột phá rằng các bậc cha mẹ không nên lo lắng về những vết dơ vì họ đang giúp trẻ định hình một tương lai tốt hơn.
Từ giai đoạn hình thành ý tưởng, OMO đã làm việc với Google để tạo ra những luồng phát trực tiếp hấp dẫn và tối đa hóa các định dạng quảng cáo trên YouTube bao gồm quảng cáo TrueView và Masthead.
Khả năng liên kết thông điệp mạnh hơn với nhiều định dạng phong phú hơn.
Sử dụng tài nguyên từ Google, Agency và Unilever đã phát triển 4 giai đoạn của chiến dịch Dirt Is Good, tất cả các giai đoạn có liên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau.
Đầu tiên, họ đã tạo ra hai biến thể khác nhau của quảng cáo TrueView theo kiểu TVC và được phân phối thông qua các quảng cáo trong luồng (in-stream ads). Các video “Bạn sẽ tức giận hay tự hào” có thời lượng 40 giây hoặc 16 giây và được đẩy theo tuần tự.
Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch dựa trên insight mà OMO đã phát hiện ra rằng trẻ em trung bình chỉ được chơi 48 phút mỗi ngày.
Để nhấn mạnh với các bậc cha mẹ về thực trạng trẻ em hiện ít được vận động hơn, chiến dịch đã tập trung thể hiện điều này đầu tiên.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bộ phim kéo dài 23 giờ 12 phút cho thấy hình ảnh một đứa trẻ không làm gì khác ngoài việc ngồi trên băng ghế chơi trò chơi máy tính và ngủ.
Đây là video nổi bật trên trang đầu của buổi phát trực tiếp (livestream masthead) trên trang chủ YouTube với phạm vi tiếp cận hàng ngày cao.
OMO cũng đã mời người dùng tương tác thông qua một cuộc thăm dò ý kiến của họ về lối sống của trẻ em trong video này.
Để đảm bảo tần suất và thông điệp luôn được chú ý, các bản chỉnh sửa phát trực tiếp ngắn hơn 15 giây sau đó đã được tiếp thị lại (re-marketing) cho những người dùng đã xem quảng cáo ở Masthead.
Bằng cách này, OMO có thể nhắc nhở mọi người về những điểm tiếp xúc mà họ đã có với thương hiệu trước đó (brand touchpoints). Việc nhắm mục tiêu rộng cùng với giới hạn tần suất (chỉ hiển thị quảng cáo một số lần nhất định trên mỗi người dùng) đã giúp OMO đạt được phạm vi tiếp cận như mong muốn.
Phần cuối của chiến dịch tập trung vào một bộ phim mang tính tuyên ngôn Dirt Is Good – “Dirty Today, Learning for Tomorrow” – trong đó những đứa trẻ tuyên bố rằng chúng cần phải được chơi để học bằng cách nói trực tiếp với mẹ của chúng.
Mục đích của điều này là để thay đổi nhận thức bấy lâu của hầu hết các bậc cha mẹ là bụi bẩn là xấu, để trẻ em có thể năng động, học hỏi và phát huy hết khả năng của mình.
Kết quả cho thấy mức độ tương tác cao.
Với những chuẩn bị kỹ lưỡng, từ chiến lược nội dung (Content Strategy), cách thức tiếp cận, phương thức giao tiếp với bố mẹ, đến các ý tưởng sáng tạo lớn (Big Idea), chiến dịch đã thực sự thành công.
Ông Alex Brunori, Trưởng nhóm Sáng tạo khu vực MENA của Google cho biết:
“Nó hoạt động cực kỳ hiệu quả. Quảng cáo masthead đã tạo ra một số tỷ lệ tương tác cao nhất mà chúng tôi từng thấy.”
Chúng tôi đã thấy tỷ lệ nhấp chuột (CTR) rất cao, mọi người thích tương tác với masthead và tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện thông qua phần bình luân và thăm dò.”
Chỉ trong một ngày, quảng cáo masthead đã tiếp cận 76% người dùng duy nhất xem chiến dịch Dirt is Good, tương đương với 12,4 triệu người dùng.
Trung bình, người dùng trên máy tính (Desktop) đã tương tác với quảng cáo trong 56,35 giây. Kênh YouTube của OMO đã thu được hơn 2.000 người đăng ký trong suốt chiến dịch.
Video Dirt is Good đạt được gần 1.300 lượt thích và được chia sẻ gần 500 lần.
Kết luận – Marketer học được gì từ chiến dịch truyền thông Marketing Dirt is Good của OMO.
Bằng cách cộng tác và được hỗ trợ sáng tạo từ Google, hiểu rõ các insights của thị trường và khách hàng mục tiêu, tận dụng các thử nghiệm quảng cáo mới, Dirt is Good là một trong những chiến dịch Marketing (Marketing Campaign) thành công nhất của OMO trên toàn cầu và tại thị trường Việt Nam.
Công cụ mới của TikTok tập trung vào việc hoạch định các kế hoạch chiến lược triển khai để từ đó nâng cao hiệu suất của các hoạt động Marketing.
TikTok ra mắt công cụ hỗ trợ Marketing mới
Công cụ mới của TikTok hoạt động như một bộ lọc dữ liệu, cho phép người làm marketing có thể lọc ra những trường dữ liệu cần thiết cho thị trường mục tiêu của mình.
Như bạn có thể thấy ở trên, có một loạt công cụ lọc dữ liệu để bạn lựa chọn, bao gồm vị trí, nhân khẩu học, ngành nghề kinh doanh, thời gian lọc, v.v.
Về bản chất, công cụ này cũng tương tự như công cụ lọc dữ liệu của Facebook mà bạn có thể xem ở đây, nơi các nhà quảng cáo hay người làm marketing phân tích các dữ liệu cần thiết cho các chiến lược của mình.
Bị người nhiều người cho rằng dữ liệu quá chung chung và không chuyên sâu, hay thậm chí là không có dữ liệu ở nhiều các tuỳ chọn, công cụ mới của TikTok chỉ mang tính định hướng cho các thương hiệu.
Tỷ phú Elon Musk thông báo tạm dừng thương vụ 44 tỷ USD để xác định thêm thông tin về số lượng tài khoản giả trên Twitter.
Elon Musk tạm dừng việc mua Twitter
“Thỏa thuận mua Twitter đang tạm hoãn để chờ các chi tiết khẳng định thống kê rằng tài khoản giả chiếm chưa đầy 5% lượng người dùng trên nền tảng”, tỷ phú Mỹ Elon Musk tweet ngày 13/5. Ông sau đó bổ sung rằng ông “vẫn quyết tâm với thương vụ này”.
Thông điệp được đăng kèm bài viết trên Reuters, trong đó trích dẫn tài liệu được Twitter nộp cho giới chức liên bang Mỹ sau khi đạt thỏa thuận với Musk.
Mạng xã hội Twitter cho biết trong số 229 triệu người dùng nhìn thấy quảng cáo trong quý I/2022, chỉ chưa đầy 5% là tài khoản giả hoặc bot.
Vấn đề tài khoản giả mạo có thể ảnh hưởng đến cách Twitter theo dõi “số lượng người dùng hoạt động hàng ngày có thể đem lại doanh thu”, tức những tài khoản có thể thấy quảng cáo khi truy cập mạng xã hội.
Twitter áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện và khóa tài khoản giả, đồng thời loại bỏ chúng khỏi các tính toán về doanh thu, nhưng cũng thừa nhận những tài khoản này vẫn luôn tồn tại. “Ước tính của chúng tôi có thể không phản ánh chính xác con số thực, số liệu thực tế có thể cao hơn những gì chúng tôi đánh giá”, mạng xã hội này cho hay.
Báo cáo tài chính cho thấy Twitter thu về 1,2 tỷ USD trong ba tháng đầu năm nay, trong đó 1,11 tỷ USD từ quảng cáo, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, chi phí vận hành cũng tăng mạnh lên mức 1,33 tỷ USD, khiến công ty này chịu tổn thất hoạt động 128 triệu USD.
Twitter và Musk thông báo đã đạt được thỏa thuận mua bán hôm 25/4, nhưng không đưa ra thời hạn cụ thể để hoàn thành hợp đồng và chỉ cho biết giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm nay.
Elon Musk cũng không nêu chi tiết về quyết định hoãn thỏa thuận, làm dấy lên khả năng ông có thể đình chỉ thương vụ. Mức độ nghiêm túc của tweet trên cũng là câu hỏi mở, vì tỷ phú này từng nhiều lần đăng những suy nghĩ bột phát của mình lên Twitter, bên cạnh những kế hoạch được tính toán kỹ càng.
Điệp Anh (theo NPR)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok đang thử nghiệm tính năng mới cho phép người dùng kết nối với bạn bè hay những nhà sáng tạo khác thông qua tab ‘Friends’.
TikTok đang thử nghiệm tab ‘Friends’ thay cho “Discover’
Trong những tuần gần đây, thay vì tab Khám phá (Discover) được hiển thị cạnh nút Home, một số người dùng đã được thay thế bằng tab Friends, nơi người dùng có thể kết nối với những người bạn khác mà họ có thể biết.
Như bạn có thể thấy, tab Friends hay Bạn bè đã thay thế tab Discover như hiện tại.
Về cơ bản tính năng này tương tự của Facebook, nền tảng không ngừng sử dụng các thuật toán đề xuất để khuyến khích người dùng kết nối với những người mà họ có thể biết với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy lượng tương tác trên nền tảng.
Thay vì để người dùng khám phá các nội dung đang thịnh hành, TikTok giờ đây cũng mong muốn người dùng kết nối và tương tác với nhau nhiều hơn.
Tại sao TikTok lại thay đổi đổi điều này?
Tab Khám phá trên TikTok phần lớn được lấy dữ liệu từ nguồn cấp dữ liệu For You (Cho bạn), là nơi người dùng có thể tìm kiếm hay khám phá các nội dung mới, tuy nhiên sau khi nhận thấy rằng người dùng chủ yếu sử dụng phần Tìm kiếm để khám phá, nền tảng này quyết định thử nghiệm và có thể loại bỏ tab Khám phá.
Ngoài ra, với mục tiêu gia tăng lượng người dùng và kết nối trên nền tảng, tab Bạn bè cũng là một cách khác mà TikTok mong muốn thông qua đó, người dùng có thể kết nối với nhiều người hơn từ đó ở lại lâu hơn trên nền tảng.
Như TikTok lưu ý, nhiều người dùng sẽ thấy tab Bạn bè hơn trong những tuần tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về các khái niệm như TikTok Pixel là gì, Sử dụng cookies với TikTok Pixel, cách cài đặt Pixel và hơn thế nữa.
TikTok Pixel là gì?
TikTok Pixel là gì? Cũng tương tự như Facebook Conversion API của Facebook hay Google Ads Conversions Tracking của Google, TikTok Pixel đơn giản là công cụ được sử dụng để theo dõi và tối ưu chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội TikTok.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:
Các sự kiện tiêu chuẩn hiện có trên TikTok Pixel là gì?
Cách sử dụng cookies với TikTok Pixel.
TikTok API Events là gì?
Các câu hỏi thường gặp với TikTok Pixel.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
TikTok Pixel là gì?
TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.
Cũng tương tự như các nền tảng quảng cáo của Google hay Facebook, khi nhà quảng cáo kết nối các chuyển đổi trên website hay các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, hệ thống quảng cáo của TikTok (TikTok Ads) sẽ có thể theo dõi và tối ưu các chuyển đổi theo chỉ định của các nhà quảng cáo.
Cách thức hoạt động của TikTok Pixel.
Sau khi hiểu TikTok Pixel là gì và cài đặt nó, TikTok Pixel sẽ thu thập những thông tin có sẵn thông qua các trình duyệt web tiêu chuẩn, chẳng hạn như Chrome. Các thông tin được thu thập bao gồm:
Thông tin về quảng cáo hay sự kiện: Thông tin về quảng cáo mà người dùng TikTok đã nhấp vào hoặc sự kiện đã được kích hoạt.
Dấu thời gian: Thời điểm kích hoạt sự kiện trong TikTok Pixel. Thông tin này dùng để xác định thời điểm diễn ra hành động trên trang web, chẳng hạn như thời điểm xem trang, thời điểm mua sản phẩm, v.v.
Địa chỉ IP: Dùng để xác định vị trí địa lý nơi xảy ra sự kiện.
Các thông tin khác của người dùng: Dùng để xác định nhà sản xuất, mẫu thiết bị, hệ điều hành và thông tin trình duyệt về thiết bị của người dùng.
Cách tạo và thiết lập TikTok Pixel.
Khi chọn cài đặt thủ công mã pixel, bạn có hai tùy chọn: Chế độ tiêu chuẩn và Chế độ nhà phát triển.
Chế độ tiêu chuẩn: Tạo sự kiện trongTrình quản lý sự kiện trong trình quản lý quảng cáo và chèn mã cơ sở vào trang web của bạn. Theo dõi hoạt động của khách truy cập trang web bằng Sự kiện nhấp và/hoặc Sự kiện URL. Chế độ tiêu chuẩn được đề xuất cho hầu hết các nhà quảng cáo.
Chế độ nhà phát triển: Tạo quy tắc sự kiện tùy chỉnh bằng mã. Ví dụ: kích hoạt sự kiện nếu người dùng truy cập cuộn qua ít nhất 50% trang. Chế độ nhà phát triển hỗ trợ các tham số như content_id và value. Cả mã cơ sở (base code) và mã sự kiện tùy chỉnh (custom event code) đều cần được chèn vào website của bạn.
Dưới đây là chi tiết các bước để bạn bắt đầu tạo TikTok Pixel.
Bước 1: Tạo Pixel.
Trước khi bắt đầu, bạn cần có trang web cho doanh nghiệp của mình và có khả năng sửa mã hoặc chủ đề của trang web đó.
Nhấp vào Sự kiện ở phần Tài sản trong Trình quản lý quảng cáo TikTok.
Chọn Quản lý trong phần Sự kiện web
Thiết lập các sự kiện web
Chọn TikTok Pixel làm phương thức kết nối, sau đó nhấn vào Tiếp.
Đặt tên cho pixel: Bạn nên để tên pixel tương ứng với tên trang web hoặc tên miền. Số ký tự tối đa là 128, tính cả dấu cách.
Chọn Cài đặt thủ công mã pixel rồi nhấn vào Tiếp.
Chọn một Chế độ thiết lập sự kiện và tiếp tục quy trình cài đặt.
Bước 2: Thu thập sự chấp thuận dùng cookies.
TikTok sẽ luôn đặt cookies bên thứ nhất khi dùng cookies, trừ khi bạn chọn không cho phép bằng cách đặt cấu hình trong quá trình thiết lập ban đầu hoặc trong phần cài đặt pixel của bạn. Bạn có thể thay đổi tùy chọn cài đặt này bất cứ lúc nào.
TikTok sẽ luôn cố gắng đặt và đọc cookies bên thứ ba. Để quản lý cookies bên thứ ba, hãy đặt cấu hình một nền tảng quản lý sự chấp thuận hoặc trình quản lý thẻ để kiểm soát việc kích hoạt pixel.
Để đo lường đầy đủ các sự kiện pixel, bạn cần chia sẻ nó với TikTok và tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trên TikTok, hãy dùng đồng thời cả pixel của bên thứ nhất và pixel của bên thứ ba.
Bước 3: Cài đặt Pixel.
Sau khi bạn đã chọn chế độ thiết lập, hãy chuyển sang màn hình tiếp theo. Sao chép mã pixel bằng cách nhấp vào Sao chép mã pixel hoặc nhấp trực tiếp vào mã. Bạn cũng có thể tải mã pixel bằng nút Tải mã pixel. Mã cơ sở pixel sẽ có dạng như sau:
Cài đặt TikTok Pixel
Dán mã pixel vào đầu phần đầu trang trên website của bạn. Phần đầu trang web sẽ bắt đầu bằng thẻ <head> và kết thúc bằng thẻ </head>.
Bước 4: Xác minh cài đặt Pixel.
Nếu đã chọn chế độ Tiêu chuẩn và cài đặt mã pixel cho website của mình, bạn phải kiểm tra xem quy trình cài đặt pixel có được thực hiện đúng không trước khi tiến hành tạo sự kiện trong Trình quản lý sự kiện.
Nếu bạn gặp lỗi, hãy xem một số lý do khả dĩ và cách thức giải quyết chúng bên dưới.
Mã cơ sở pixel không được phát hiện: Làm theo các hướng dẫn, nhớ sao chép và dán mã pixel vào mã nguồn trang web của bạn.
Mã cơ sở pixel đã được chèn nhưng ID pixel không khớp: Kiểm tra ID pixel của bạn trong mã cơ sở và bảo đảm rằng đó chính là ID pixel bạn vừa tạo và dự định sử dụng.
Sự cố mạng: Bạn có thể gặp sự cố mạng hoặc lỗi hết thời gian chờ trong khi cài đặt. Nếu là trường hợp này, hãy thử chèn mã cơ sở pixel vào một lúc khác.
Mã cơ sở pixel đã được chèn nhưng lỗi vẫn tiếp diễn: Nếu bạn chắc chắn rằng mã cơ sở pixel đã được cài đặt chính xác nhưng vẫn thấy lỗi, có thể có các yếu tố bên ngoài khác ngăn chúng tôi xác minh quy trình thiết lập pixel của bạn. Nếu đúng như vậy, bạn có thể chọn bỏ qua xác minh sau ít nhất 1 lần thử.
Bước 5: Xem lại mã cơ sở TikTok Pixel.
Nếu đã tạo TikTok nhưng chưa cài đặt nó trên website của mình, thì bạn có thể quay lại màn hình thiết lập bằng cách:
Nhấp vào Sự kiện ở phần Tài sản.
Nhấp vào Quản lý ở phần Pixel trang web để truy cập Trình quản lý sự kiện.
Chọn pixel bạn muốn xem lại.
Nhấp vào nút “Hoàn tất thiết lập pixel“.
Các đối tác hiện có trong TikTok Pixel là gì?
Hiện TikTok Pixel đang liên kết với một số đối tác như:
Google Tag Manager
Shopify
BigCommerce
ecwid
PrestaShop
Square
Hướng dẫn bắt đầu kết nối TikTok Pixel với Google Tag Manager.
Có hai phương thức cài đặt TikTok Pixel thông qua Google Tag Manager (GTM).
Phần tích hợp với đối tác: Được đề xuất cho hầu hết các nhà quảng cáo, bạn có thể chọn tùy chọn “Google Tag Manager” ở phần “Tự động cài đặt mã pixel qua nền tảng đối tác”. Bạn có thể xem Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về cách cài đăt công cụ này.
Chế độ nhà phát triển: Các nhà quảng cáo muốn tùy chỉnh quy tắc sự kiện bằng mã nên sử dụng Chế độ nhà phát triển dành cho Google Tag Manager. Bạn có thể tìm thấy tùy chọn này ở phần “Chèn thủ công mã pixel”.
Tùy chọn 1: Cài đặt pixel bằng phần tích hợp của đối tác
Trước khi bắt đầu
Bạn sẽ cần tạo tài khoản Google Tag Manager. Bài viết trên cũng đã hướng dẫn bạn cách thức đăng ký tài khoản.
Bạn sẽ cần cài đặt vùng chứa Google Tag Manager vào trang web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động (App) của mình.
Hướng dẫn
Nhấp vào “Sự kiện” ở phần Tài sản trong Trình quản lý quảng cáo TikTok.
Chọn Pixel trang web và nhấp vào “Quản lý” để truy cập Trình quản lý sự kiện.
Nhấp vào “Tạo pixel“.
Thêm tên pixel: Bạn nên để tên pixel trùng với tên trang web hoặc tên miền. Số ký tự tối đa là 128, tính cả dấu cách.
Chọn “Tự động cài đặt mã pixel qua nền tảng đối tác“.
Chọn “Google Tag Manager” làm đối tác, rồi chọn “Tạo“.
Nhấp vào “Kết nối” và nhập thông tin đăng nhập của bạn để chọn tài khoản Google Tag Manager mà bạn muốn kết nối, vùng chứa và không gian làm việc, rồi nhấp vào “Tiếp theo“.
Khi bạn đã kết nối thành công với tài khoản Google Tag Manager, hãy nhập URL trang web của bạn vào Trình kiểm tra Pixel để kiểm tra xem mã pixel đã được chèn chính xác chưa.
Tùy chọn 2: Cài đặt pixel với Chế độ nhà phát triển
Bước 1: Chèn mã pixel.
Đăng nhập vào tài khoản Google Tag Manager của bạn.
Chọn vùng chứa trang web của bạn và nhấp vào “Add a new tag“.
Nhấp vào “Custom HTML Tag” và nhập tên cho thẻ của bạn.
Truy cập Trình quản lý sự kiện TikTok và chọn “Tạo pixel“.
Đặt tên cho pixel của bạn và chọn “Chèn thủ công mã pixel“.
Chọn mục Chế độ nhà phát triển.
Sao chép mã pixel bằng cách chọn “Sao chép mã pixel” hoặc nhấp trực tiếp vào mã.
Dán mã pixel của TikTok vào vùng chứa HTML trong Google Tag Manager.
Cài đặt tiktok pixel với Chế độ nhà phát triển
Nhấp vào menu thả xuống Advanced Settings (Cài đặt nâng cao) rồi chọn“Once per page“(Một lần mỗi trang) trong phần Tag firing options (Các tùy chọn kích hoạt thẻ).
Trong phần Triggering (Khởi động), chọn “All Pages” (Tất cả các trang).
Nhấp vào “Create Tag and Save” (Tạo thẻ và lưu).
Bước 2: Tạo thẻ sự kiện.
Trong Google Tag Manager, hãy chọn vùng chứa của trang web của bạn và nhấp vào “Add a new tag” (Thêm thẻ mới).
Nhấp vào Custom HTML Tag và nhập tên cho thẻ của bạn.
Chèn mã sự kiện cùng với mọi biến khác mà bạn muốn nhận được.
Lưu ý: các biến (như: content_ids và product_name) có thể khác với ví dụ bên dưới.
Trong phần Tag Sequencing (Sắp xếp theo trình tự thẻ), hãy đánh dấu chọn ô và chọn thẻ mã cơ bản của bạn để bảo đảm thẻ này kích hoạt sau mã cơ bản của bạn.
Trong phần Triggering (Kích hoạt), hãy chọn yếu tố kích hoạt phù hợp với trang web của bạn.
Đối với các sự kiện bổ sung, hãy tạo thêm thẻ bằng cách làm theo hướng dẫn nêu trên (ví dụ: Xem nội dung, Mua hàng). Vui lòng xem danh sách sự kiện được hỗ trợ trong tài liệu dành cho nhà phát triển.
Phát hành (Publish) thẻ của bạn.
Bước 3: Xác minh việc cài TikTok Pixel xem có chính xác chưa.
Truy cập trang chi tiết pixel trong Trình quản lý sự kiện TikTok và xác minh rằng các sự kiện pixel được báo cáo chính xác qua Trạng thái pixel và Kiểm tra sự kiện.
Tải Trình trợ giúp TikTok Pixel (TikTok Pixel Helper) để khắc phục các sự cố cài đặt ngay ở website trên máy tính của bạn.
Các sự kiện tiêu chuẩn hiện có trên TikTok Pixel là gì?
Sự kiện hay Events được xác định là các hành động mà một người dùng truy cập website thực hiện để đạt được một mục tiêu kinh doanh, như thêm sản phẩm vào giỏ hàng, điền biểu mẫu đăng ký hoặc mua hàng.
Sự kiện có thể phát sinh từ một quảng cáo TikTok (có trả phí) hoặc là do chính ý muốn của họ (không phải trả phí). Sự kiện có thể giúp nhà quảng cáo xây dựng các tệp đối tượng marketing, tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo và đo lường hiệu suất của chiến dịch.
Phương thức theo dõi của các sự kiện.
Các phương thức theo dõi giúp bạn thiết lập và chỉ định quy tắc cho sự kiện mà bạn muốn theo dõi, ví dụ như “thêm vào giỏ hàng” hoặc “mua hàng”. Đối với mỗi sự kiện, có 2 loại phương thức theo dõi để bạn lựa chọn:
Sự kiện nhấp: Cứ mỗi lần có người nhấp vào một yếu tố cụ thể trên trang web của bạn thì sẽ được tính là một sự kiện. Đó có thể là thêm vật phẩm vào giỏ hàng, gửi biểu mẫu hoặc tải ứng dụng xuống. Sự kiện nhấp sử dụng yếu tố web của các nút hoặc liên kết bạn muốn theo dõi.
Sự kiện URL: Lượt truy cập của người dùng vào trang cụ thể trên trang web của bạn sẽ được tính là một sự kiện. Trang web ở đây có thể bao gồm trang xác nhận sau khi mua hàng hoặc trang cảm ơn. Sự kiện URL sử dụng các từ khóa có trong URL của trang bạn muốn theo dõi.
Dưới đây là danh sách các Sự kiện tiêu chuẩn hiện được TikTok Pixel hỗ trợ.
Thêm thông tin thanh toán: Khi khách truy cập thêm thông tin thanh toán của họ vào luồng thanh toán.
Thêm vào giỏ hàng: Khi khách truy cập thêm vật phẩm vào giỏ hàng.
Thêm vào danh sách mong muốn: Khi khách truy cập thêm vật phẩm vào danh sách mong muốn.
Nhấp vào nút: Khi người dùng nhấp vào nút. Bạn nên theo dõi các nút quan trọng có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn trên trang web. Đó có thể là các nút mạng xã hội, nút “thích”, nút liên kết ngoài, v.v.
Hoàn tất thanh toán: Khi khách truy cập tiến thành thanh toán. Đây được coi là một loại sự kiện mua hàng. Bạn nên dùng loại sự kiện mua hàng này nếu khách truy cập đang thanh toán cho dịch vụ.
Hoàn tất đăng ký: Khi khách truy cập đăng ký tài khoản hoặc đăng ký sản phẩm/dịch vụ nào đó.
Thông tin liên hệ: Khi khách truy cập liên hệ với bạn.
Tải xuống: Khi khách truy cập cố gắng tải xuống nội dung trên trang web của bạn.
Bắt đầu thanh toán: Khi khách truy cập sẵn sàng mua hàng và đang thanh toán.
Đặt đơn hàng: Khi khách truy cập đặt đơn hàng. Đây được coi là một loại sự kiện mua hàng. Bạn nên dùng loại sự kiện mua hàng này nếu khách truy cập đang thanh toán cho hàng hóa hoặc vật phẩm.
Tìm kiếm: Khi khách truy cập thực hiện tìm kiếm.
Gửi biểu mẫu: Khi khách truy cập gửi biểu mẫu.
Đăng ký: Khi khách truy cập đăng ký dịch vụ/sản phẩm nào đó trên trang web của bạn. Đó có thể là gói đăng ký trả phí, gói đăng ký nội dung hoặc lượt theo dõi.
Xem nội dung: Khi khách truy cập xem một trang quan trọng. Bạn nên theo dõi các trang quan trọng có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn trên trang web. Đó có thể là trang so sánh sản phẩm, trang thông báo hoặc về bản phát hành, v.v.
Cách sử dụng cookies với TikTok Pixel.
Các lợi ích của việc sử dụng cookies với TikTok Pixel là gì?
Nhiều sự kiện được so khớp hơn sẽ dẫn đến nhiều chuyển đổi hơn. Do đó, TikTok có thể nhận ra và tìm hiểu về mọi người từ trang web của bạn và loại hành động họ thực hiện hoặc không thực hiện.
Với những thông tin thu thập được này, TikTok sẽ phân phối quảng cáo của bạn hiệu quả hơn cho những người có khả năng chuyển đổi.
Ngoài ra, TikTok có thể ghi nhận tốt hơn các sự kiện cho quảng cáo của bạn, cho bạn biết mức độ hiệu quả của chúng và mở rộng quy mô đối tượng của bạn.
Bạn có thể kỳ vọng tăng được khoảng 50% sự kiện so khớp khi sử dụng kết hợp cookies với tính năng So khớp nâng cao. Kết quả được thể hiện qua số lượt chuyển đổi nhiều hơn và hiệu suất quảng cáo tốt hơn.
Cách sử dụng cookies với TikTok Pixel.
Bất kỳ TikTok Pixel nào được tạo sau ngày 10 tháng 3 năm 2022 sẽ sử dụng cookies của bên thứ nhất và thứ ba theo mặc định.
Các pixel hiện có được tạo trước đó sẽ bật cookies sau ngày 28 tháng 4 năm 2022. Bạn có thể định cấu hình việc sử dụng cookies trong phần cài đặt pixel của mình trong Trình quản lý sự kiện, bạn có lựa chọn sau:
Sử dụng cookies của bên thứ nhất và bên thứ ba với TikTok Pixel.
Khi sử dụng kết hợp cookies và tính năng So khớp nâng cao, bạn có thể cải thiện và củng cố được quá trình nhận biết những người ghé thăm trang web của bạn với người có tài khoản TikTok tương ứng.
Chỉ sử dụng cookies của bên thứ ba với TikTok Pixel.
Bạn có thể chọn không sử dụng cookies của bên thứ nhất với pixel của mình và chỉ sử dụng cookies của bên thứ ba bằng cách vô hiệu hóa việc sử dụng cookies bên thứ nhất trong phần cài đặt pixel của bạn. Với lựa chọn này, bạn sẽ không tối đa hóa toàn bộ khả năng ghi nhận và so khớp của pixel.
TikTok API Events là gì?
TikTok API Events hay API sự kiện của TikTok là một thành phần tích hợp Máy chủ đến máy chủ (S2S) cho phép bạn trực tiếp chia sẻ các sự kiện của khách truy cập trang web và ứng dụng đến TikTok.
Dữ liệu được chia sẻ qua API sự kiện được xử lý tương tự như với thông tin được chia sẻ qua TikTok Pixel và các công cụ SDK của TikTok cho doanh nghiệp.
Bạn có thể tận dụng dữ liệu sự kiện để triển khai các giải pháp như quảng cáo sản phẩm động, nhắm mục tiêu tùy chỉnh, ghi nhận và tối ưu hóa chiến dịch.
Kết luận.
Khi lượng người dùng của TikTok tiếp tục tăng lên và nhà quảng cáo cần đo lường sâu hơn về các hành động của người dùng với thương hiệu sau khi tương tác với quảng cáo, hiểu tiktok pixel là gì cũng như các cách thức áp dụng nó vào chiến lược đo lường, nhà quảng cáo có nhiều cách hơn để hiểu và tối ưu quảng cáo của mình.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco đạt giá trị vốn hóa thị trường 2.430 tỉ USD, trong khi của Apple giảm còn 2.390 tỉ USD.
Ngày 11-5, Tập đoàn xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco của Saudi Arabia đã vượt Apple – nhà sản xuất điện thoại iPhone, trở thành công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu.
Với giá cổ phiếu chốt phiên giao dịch 11-5 giảm gần 1%, xuống còn 45,5 riyal (12,13 USD)/cổ phiếu, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco ghi nhận giá trị vốn hóa thị trường 9.100 tỉ riyals (2.430 tỉ USD).
Trong khi đó, giá cổ phiếu của Apple giảm 4,5% xuống còn 147,63 USD/cổ phiếu, qua đó đưa giá trị thị trường của công ty này xuống còn 2.390 tỉ USD.
Giá cổ phiếu của tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Arabia đã tăng gần 30% kể từ ngày 2-1 tới nay, trong khi cổ phiếu của Apple lại giảm gần 16% kể từ đầu năm 2022.
Việc giá dầu mỏ tăng mạnh đã hỗ trợ rất nhiều cho giá trị vốn hóa thị trường của Saudi Aramco. Giá dầu thô đã tăng khoảng 60% kể từ năm ngoái nhờ nhu cầu cao hơn cũng như do thị trường lo ngại về nguy cơ thắt chặt nguồn cung giữa lúc công suất của các nhà sản xuất bị hạn chế. Một số ngân hàng đầu tư dự báo giá dầu có thể đạt trung bình 120-135 USD/thùng trong năm nay.
Giá trị vốn hóa thị trường của Saudi Aramco đã từng ghi nhận mức 2.450 tỉ USD, so với con số 1.900 tỉ USD hồi đầu năm nay. Trong khi đó, giá trị của Apple giảm từ 2.850 tỉ USD xuống còn 2.390 tỉ USD hiện nay. Giá trị của Apple trên thị trường chứng khoán có thời điểm đạt trên 3.000 tỉ USD vào ngày 3-1, nhưng mức này đã không được duy trì cho đến cuối phiên giao dịch đó.
Saudi Aramco là công ty không phải của Mỹ duy nhất nằm trong top 10 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn thế giới, bên cạnh những cái tên đình đám như Microsoft, Alphabet, Amazon, Tesla, Berkshire Hathaway, Meta, Johnson & Johnson và United Health.
Năm ngoái, Microsoft đã trở thành công ty giá trị nhất thế giới, nhưng Apple đã sớm giành lại vị trí dẫn đầu của mình trước khi bị Saudi Aramco vượt qua.
Lợi nhuận ròng năm 2021 của Saudi Aramco đã tăng hơn gấp đôi lên 110 tỉ USD, nhờ giá dầu tăng 67% trong năm ngoái. Saudi Aramco đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tadawul của Saudi Arabia vào năm 2019.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc các nền tảng video ngắn như TikTok hay Reels trở nên phổ biến trong những năm gần đây khiến nhiều người dùng khó có thể đặt điện thoại xuống.
TikTok gây mất tập trung
“Tôi chưa sử dụng nền tảng mạng xã hội nào với tần suất nhiều như dùng TikTok mặc dù tôi mới chỉ biết đến ứng dụng này vào năm ngoái”, Priscilla Villa ở Central Falls (Mỹ) chia sẻ.
Aidan Lablanc, một người dùng khác thừa nhận mình kiểm tra các ứng dụng ít nhất 10 lần một ngày.
Thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của TikTok khiến người xem không thể ngừng xem các nội dung, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não người dùng và gây mất tập trung.
Một nghiên cứu dựa trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), đã xem xét các video ngắn ảnh hưởng như thế nào đến bộ não của sinh viên đại học ở Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét cách bộ não phản ứng với những video chung và những video được cá nhân hóa. Kết quả cho thấy những video phù hợp với sở thích của người xem có thể kích hoạt trung tâm hệ thống thưởng của não.
Hệ thống thưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong định hình cảm xúc và điều hướng hành động của con người, có chức năng tạo ra những cảm giác sung sướng và ham muốn.
Tiến sĩ Justin Shleifer là bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Bradley cho biết: “Chúng ta gần như bị các ứng dụng này điều chỉnh hành vi để có được sự hài lòng ngay lập tức”.
Mặc dù sự hài lòng ngay lập tức nghe có vẻ tuyệt vời, nó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ vài giờ sau khi đóng ứng dụng.
Ông Shleifer nói: “Tôi lo rằng trẻ em sẽ gặp khó khăn hơn khi đọc sách nếu chúng đã quá quen với việc nhận được sự thỏa mãn tức thời như khi thực hiện thao tác cuộn TikTok”.
Vấn đề có thể vượt xa hơn việc đọc sách. Trong những trường hợp khác đòi hỏi sự kiên nhẫn, trẻ em có thể khó tập trung vào bất cứ thứ gì không mang lại hiệu quả tức thì.
Theo một nghiên cứu của Wall Street Journal, TikTok sử dụng thuật toán để cung cấp nguồn cấp dữ liệu cho người dùng. Các video được cá nhân hóa dựa trên nội dung người dùng thả tim và thời lượng xem các video tương tự.
Người dùng xem một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoặc một thể loại video cụ thể càng lâu thì thuật toán càng đề xuất chính xác các video tương tự lên trang chủ.
Nhiều người dùng cũng thừa nhận, thuật toán khiến họ bị mắc kẹt, nó đã đề xuất nội dung gần như trùng 100% với sở thích của họ.
Một số nhà nghiên cứu lo lắng về tác động tiềm ẩn của thuật toán này đối với sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên.
Ví dụ: nếu một trẻ em đang xem video về cách giảm cân hoặc một chủ đề khác có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần của chúng, thì điều đáng lo ngại là ứng dụng sẽ tiếp tục đề xuất những video tương tự.
Vào tháng 3, tổng chưởng lý nhiều bang ở Mỹ đã mở một cuộc điều tra nhằm vào TikTok, liên quan đến tác động của nề tảng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em. Cuộc điều tra tập trung vào làm rõ các phương pháp mà ứng dụng đang sử dụng để giữ người dùng cuộn trong thời gian dài và tăng mức độ tương tác.
Trước khi cuộc điều tra đó bắt đầu, TikTok thông báo họ đang tìm một phương thức mới để đa dạng hóa video bằng cách sử dụng hệ thống đề xuất bao gồm nội dung có thể nằm ngoài sở thích người dùng.
Một câu hỏi khác được đặt ra rằng liệu ai đó có thể nghiện mạng xã hội hay không. Máy quét MRI từ Trung Quốc đã phát hiện ra phần nghiện ngập của não bộ được kích hoạt khi xem các video phù hợp với sở thích của họ.
Ông Schleifer không tin rằng có nguy cơ trực tiếp dẫn đến việc nghiện các ứng dụng như TikTok hoặc Instagram, nhưng cho biết càng nhiều trẻ em quen với phần thưởng tức thì, chúng càng khó rời mắt khỏi màn hình điện thoại và đưa ra những lựa chọn lành mạnh.
“Thay vì chống lại mạng xã hội, các bậc phụ huynh nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị của con trẻ và giáo dục chúng về cách tương tác với nền tảng”, ông Schleifer nói.
Người phát ngôn TikTok cho biết công ty đã có những kế hoạch để bảo vệ trẻ em. Ngoài việc cho phép cha mẹ kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị qua tính năng Family Pairing (Ghép nối gia đình), TikTok giảm thiểu thông báo đẩy (push notification) vào buổi tối và chủ động hiển thị lời nhắc trên trang chủ để tạm dừng ứng dụng.
Hương Dung (Theo Turnto10)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Google Ads (Quảng cáo Google) như Google Ads là gì, các thành phần chính có trong Google Ads, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Google Ads hay cách khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads hoàn chỉnh và hơn thế nữa.
Google Ads là gì?
Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, Facebook Ads và Google Ads là hai cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực ra Google Ads là gì và cách chạy Google Ads như thế nào?
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:
Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?
Các hình thức quảng cáo hiện có trong Google Ads.
Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong Google Ads.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?
Bên dưới là những nội dung chi tiết.
Google Ads là gì?
Google Ads hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo có trong Google Ads đều chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).
Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2023, Google Ads song song với đó là Facebook Ads và TikTok Ads là những nền tảng lớn nhất.
Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, Google Ads giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.
Google Ads là gì? Ví dụ về quảng cáo tìm kiếm của Google Ads.
Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong Google Ads. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.
Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.
Dưới đây là một số liệu thú vị về Google Ads.
Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của Google Ads là 8%.
Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.
Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.
Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, Google Ads cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.
Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.
Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.
Cơ chế tính chí chủ yếu của Google Ads là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.
Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?
Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google hay Google Ads khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Từ đây, Google Ads cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà Google Ads có thể mang lại.
Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.
Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.
Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong Google Ads, vậy những thuật ngữ đó là gì?
Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của Google Ads.
Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Google Ads là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google Ads mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
Mục tiêu của chiến dich Google Ads: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Google Ads có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng Google Ads sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.
Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.
Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với Google Ads, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.
Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.
Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.
Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?
Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.
Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
Giao diện tổng quan của một trình quản lý quảng cáo.
Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.
Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.
Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).
Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?
Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, Google Ads cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.
Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:
Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – GooglePerformance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Google Ads sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch Google Ads khác nhau.
Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.
Dưới đây là những bước chính bạn có thể trải qua khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads.
Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng Google Ads.
Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).
Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).
Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.
Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.
Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.
Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên Google Ads chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.
Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.
Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.
Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:
Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.
Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).
Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.
Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google Ads (ít nhất 2 và trung bình 5).
Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.
Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).
Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.
Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.
Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.
Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.
Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.
Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).
Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.
Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.
Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.
Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của Google Ads mà còn cả Facebook Ads, TikTok Ads và nhiều nền tảng quảng cáo khác.
Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:
Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.
Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.
Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ Google Ads.
Cách thiết lập chuyển đổi trong Google Ads.
Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.
Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.
Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.
Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.
Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.
Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?
Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.
Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.
Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.
Ngoài ra theo yêu cầu của Google Ads thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ Google Ads tới website.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?
Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, Google Ads trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.
Vậy những xu hướng chính của Google Ads trong 2023 là gì?
Xu hướng Google Ads 1: Google Ads sẽ tự động hoá nhiều hơn.
Như đã đề cập ở trên, vào năm 2023, Không chỉ Google Ads mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Google Ads, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.
Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:
“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”
Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).
Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:
Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
Phạm vi tiếp cận đa kênh.
Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.
Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).
Xu hướng Google Ads 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.
Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như Google Ads là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2023.
Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.
Xu hướng Google Ads 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.
Vào năm 2023, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.
Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.
Một chuyên gia về Google Ads cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”
Xu hướng Google Ads 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.
Cũng tương tự như Facebook Conversion API, Google Ads cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.
Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào Google Ads để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2023.
Kết luận.
Bằng cách thấu hiểu google ads là gì, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của Google Ads trong 2023, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu giúp các nhà quảng cáo và người làm marketing có thể tối đa hoá hiệu suất quảng cáo của họ, Facebook vừa chia sẻ những mẹo mới.
Facebook chia sẻ những mẹo mới để cải thiện hiệu suất quảng cáo
Khi Social Media hay Social Media Marketing tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, xu hướng sử dụng nội dung của người tiêu dùng theo đó cũng đã thay đổi.
Ở những ngày đầu của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter, các thương hiệu xem phương tiện truyền thông mạng xã hội như là một nền tảng khác để truyền tải các thông điệp của thương hiệu, một nơi khác để hiển thị quảng cáo của họ, với hy vọng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và bán được nhiều sản phẩm hơn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của sự sáng tạo, khi nhiều người coi mạng xã hội là nơi họ có thể chia sẻ quan điểm hay suy nghĩ của riêng họ với thế giới, họ kỳ vọng những thông điêp thương hiệu hay quảng cáo phù hợp hơn với sở thích của họ.
Theo giải thích của Facebook:
“Chúng tôi đang thấy sự dịch chuyển lớn trên nền tảng, thay đổi từ sự hoàn hảo và hào nhoáng tới một nền văn hóa thay vào đó tôn vinh những gì chân thực và gần gũi.”
Trong một báo cáo gần đây từ công ty nghiên cứu thị trường YPulse, 84% người tiêu dùng trẻ tuổi đồng ý với tuyên bố rằng “Tôi thích những nội dung không quá trau chuốt từ thương hiệu” và 79% trong số họ đồng ý rằng họ “mệt mỏi khi nhìn thấy những hình ảnh quá hoàn hảo trong quảng cáo.”
Facebook gọi những mẹo mà họ đang cung cấp là ‘Culture Codes’ (tạm dịch là những quy tắc văn hoá mới) mà theo Facebook chúng có thể giúp các thương hiệu tạo ra những nội dung (Content) tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn và có khả năng tương tác cao hơn với khán giả trên các nền tảng mạng xã hội hiện đại.
Bạn có thể xem Content là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm Nội dung.
Theo Facebook.
“Văn hóa là thứ được định hướng bởi con người, và nền văn hóa đó có ngôn ngữ riêng của nó – không trau chuốt và trên hết là tập trung vào yếu tố con người.
Khi các thương hiệu có thể hiểu các quy tắc văn hóa mới, họ giao tiếp với người tiêu dùng hay các nhóm đối tượng mục tiêu của họ với tư cách là những người đồng hành, thiết lập sự tin cậy và gần gũi thông qua một ngôn ngữ chung.”
Dưới đây là 6 quy tắc văn hoá mới từ Facebook mà các thương hiệu nên tham khảo.
Họ có những người thực kể những câu chuyện thực, mời nhân viên hoặc khách hàng truyền tải thông điệp của họ.
Họ sử dụng ngôn ngữ của nền tảng để báo hiệu rằng họ đang ở đó trong nguồn cấp dữ liệu và nó đang phù hợp với văn hóa của nền tảng.
Họ khai thác sức mạnh của những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để thiết lập lòng tin và mối liên quan.
Họ cho người tiêu dùng thấy “behind the scenes” về quá trình phát triển của họ.
Họ sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa lo-fi (chất lượng thấp, trái ngược với hi-fi) để mang lại cảm giác thân thuộc và đậm chất con người.
Họ sử dụng sự hài hước để xóa tan ranh giới giữa thương hiệu và khán giả.
Bằng cách tận dụng những yếu tố này, Facebook nói rằng các thương hiệu sẽ có thể có những lợi thế tốt hơn để xây dựng liên kết với khách hàng, thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng thông qua các quảng cáo của họ.
Giá trị cốt lõi hay ý tưởng chính ở đây là tính xác thực và việc tạo ra những nội dung “bình thường” giống như cách bạn giải thích những gì bạn làm với một người bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Wallet là ứng dụng ví điện tử cho phép người dùng lưu trữ những tài sản số như thẻ tín dụng, vé điện tử và hơn thế nữa.
Getty Images
Tại hội nghị các nhà phát triển vào ngày 12/5, Google chính thức ra mắt Google Wallet, một ứng dụng Android và Wear OS mới cho phép người dùng lưu trữ những thứ như thẻ tín dụng, thẻ khách hàng thân thiết, ID kỹ thuật số, thẻ chuyển tuyến vận tại, vé xem hòa nhạc, thẻ tiêm chủng, và nhiều thứ khác.
Khi Google thông báo thông tin này, có không ít người thắc mắc vậy nó khác gì so với Google Pay, nơi bạn có thể thanh toán trực tuyến và không cần tiếp xúc.
Trở lại năm 2020, Google đã thực hiện một số thay đổi lớn đối với Google Pay để tập trung nhiều hơn vào việc theo dõi chi tiêu của bạn, gửi và nhận tiền giữa bạn bè cũng như các thành viên trong gia đình.
Vào thời điểm đó, Google thậm chí còn muốn ra mắt tài khoản ngân hàng của riêng mình bằng cách hợp tác với các tổ chức tài chính như Citigroup (mảng tài chính và ngân hàng) giúp người dùng quản lý tài khoản ngân hàng của họ trong Google Pay.
Tuy nhiên tham vọng này của Google cuối cùng đã phải dừng lại khi người điều hành dự án đã rời khỏi Google sau 6 tháng triển khai.
Google cho biết hiện tại, Google Pay đã có mặt tại 42 thị trường, 39 thị trường trong số này sẽ thấy ứng dụng Google Pay cập nhật lên ứng dụng Google Wallet mới.
Với thị trường Mỹ và Singapore, Google Pay sẽ vẫn là ứng dụng tập trung vào thanh toán trong khi Google Wallet sẽ tồn tại song song để tập trung vào việc lưu trữ thẻ kỹ thuật số của người dùng.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, Google nói rằng “mọi người sẽ tiếp tục sử dụng ứng dụng Google Pay mà họ đã quen thuộc như hiện tại.”
Ông Arnold Goldberg, Phó Chủ tịch và Giám đốc mảng thanh toán tại Google cho biết:
“Ứng dụng Google Pay sẽ là một ứng dụng đồng hành với Google Wallet, hãy coi Google Pay là ứng dụng để bạn thanh toán và quản lý tiền, trong khi Google Wallet sẽ thực sự là nơi lưu trữ các tài sản thanh toán và phi thanh toán (non-payment) của mình.”
Goldberg lưu ý rằng Google quyết định đi theo con đường này vì tốc độ số hóa nhanh chóng mà họ đã thấy trong suốt hai năm qua của đại dịch.
Ông nói: “Với tư cách là một tổ chức thanh toán – những gì chúng tôi cần làm là không chỉ tập trung vào mảng thanh toán trực tuyến mà còn nghĩ về những gì chúng tôi có thể cho phép mọi người làm với ví kỹ thuật số của họ.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link