Dưới nhiều áp lực từ phía các nhà chức trách Ukraine và từ nhiều các thương hiệu phương Tây khác như Pepsi hay McDonald’s, Nestle vừa thông báo sẽ tạm dừng một loạt các hoạt động kinh doanh tại Nga.
Theo Reuters, Nestle sẽ tạm dừng kinh doanh một loạt thương hiệu tại Nga, bao gồm cả thương hiệu sô cô la đình đám KitKat và Nesquik, trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy liên tục chỉ trích và kêu gọi tập đoàn này đóng cửa.
Người phát ngôn của Nestle cho biết việc tạm dừng kinh doanh tại Nga sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tập đoàn, bao gồm cả các sản phẩm dành cho vật nuôi và cà phê, hiện đang chiếm “phần lớn dung lượng và doanh số” của Nestle ở Nga với tổng trị giá khoảng 1,82 tỷ USD vào năm 2021.
Tập đoàn hàng đầu của Thụy Sĩ này đã ngừng nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng không thiết yếu sang Nga, ngừng tất cả các hoạt động quảng cáo và đầu tư vốn vào nước này đồng thời cho biết họ sẽ quyên góp và cứu trợ cho Ukraine.
Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 400 doanh nghiệp và tập đoàn lớn đã rút lui khỏi Nga kể từ khi nước này quyết định xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Người phát ngôn của Nestle cho biết họ sẽ không thể bảo vệ được slogan “Good Food, Good Life” của mình khi tiếp tục hoạt động tại Nga.
Mặc dù sẽ tạm dừng phần lớn các hoạt động tại Nga tuy nhiên các thương hiệu như Nestle, PepsiCo, Unilever hay Procter & Gamble sẽ tiếp tục cung cấp các mặt hàng cơ bản về dinh dưỡng và vệ sinh tại Nga, chẳng hạn như sữa và tã.
Nestle cho biết họ sẽ tiếp tục trả lương cho khoảng 7.000 nhân viên của mình tại Nga đồng thời cũng sẽ sát cánh cùng người dân Ukraine và 5.800 nhân viên tại đây.
Ông Jaideep Prabhu, Giáo sư Marketing tại Trường Kinh doanh Judge của Đại học Cambridge, cho biết “Nestle đã từng bị phản đối nhiều lần.”
So với các thương hiệu FMCG khác như P&G hay Unilever, gã khổng lồ F&B Nestle dường như bị ảnh hưởng và “được gọi tên” nhiều hơn.
Giá cổ phiếu của Nestle giảm 1,6% sau giờ đóng cửa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng và thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và vẫn diễn biến phức tạp.
Báo cáo từ tổ chức Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023.
Việt Nam nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỷ lệ khoảng 44,3%, theo báo cáo công nghệ giáo dục Việt Nam 2021.
Năm 2021, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái “giáo dục ứng phó với đại dịch” sang trạng thái “giáo dục thích nghi với đại dịch”.
Theo các nhà quan sát, bước sang năm 2022, công nghệ giáo dục sẽ là công nghệ tiên phong khi nhu cầu sử dụng các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này trở thành nhu cầu thiết yếu.
Trong năm 2020 và 2021, một loạt chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ phát triển thị trường công nghệ giáo dục lần đầu tiên được đẩy mạnh.
Theo đó, kết quả học tập và thi cử từ xa được công nhận hay các thí nghiệm ảo cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có rất nhiều sản phẩm công nghệ giáo dục đạt được giải thưởng trong và ngoài nước và thu hút được lượng người dùng lớn.
Edtech – các startup trong lĩnh vực giáo dục – đang được đánh giá là vô cùng tiềm năng khi đại dịch Covid-19 và bối cảnh “bình thường mới” khiến nhu cầu học online trở thành tất yếu. Một số sản phẩm EdTech Việt Nam trong thời gian sắp tới có thể có những bước đi ấn tượng về mặt số lượng, nâng cao chất lượng và giữ được vị thế của mình.
Các chuyên gia khẳng định, Việt Nam cần phải đẩy mạnh “đổi mới sáng tạo mở” nhằm thu hút thêm các nguồn lực và hoạt động bên ngoài để thúc đẩy hạt nhân biên trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khởi nghiệp nói chung và lĩnh vực Edtech nói riêng.
Các trường đại học sẽ trở nên “mở” hơn nữa. Theo đó, nhiều hợp tác và ký kết với các trường nước ngoài sẽ được triển khai, từ đó giúp giải quyết nhu cầu nguồn lực các doanh nghiệp trong tương lai.
Mỗi trường nên dành thêm không gian cho nhiều trường đại học nước ngoài đến phát triển để đa dạng hệ sinh thái Việt Nam.
Tham khảo các khoá học trực tuyến của MarketingTrips tại: Course
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đây là nhận định từ khảo sát mới công bố về hành vi tiêu dùng trực tuyến của người dùng khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, của Lazada và Milieu Insight.
Theo khảo sát, phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á (73%) đã xem mua sắm trực tuyến là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ, trong khi so với 2 năm trước, con số này chỉ đạt mức gần 60%.
Bên cạnh đó 67% người tiêu dùng cho rằng các lễ hội mua sắm lớn trong năm có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.
Tại Việt Nam, 81% người được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%.
Đặc biệt, 85% cho biết rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
66% người tiêu dùng luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Trong khi đó, 34% còn lại sẵn sàng mua các mặt hàng bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.
Người tiêu dùng ở Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn hàng Việt.
Trên toàn khu vực, khảo sát cho thấy giá cả cạnh tranh (45%) và chi phí giao hàng hợp lý (45%) là 2 tiêu chí hàng đầu được người tiêu dùng cân nhắc khi mua sắm trực tuyến, các tiêu chí tiếp sau là sự dễ dàng trong tìm kiếm sản phẩm (43%) và tiện lợi (43%).
Trong khu vực, Singapore (55%), Thái Lan (48%) và Philippines (49%) là 3 quốc gia hàng đầu xem tiêu chí giao hàng tận nơi là yếu tố ưu tiên khi mua sắm trực tuyến.
Bên cạnh đó, “sản phẩm chính hãng” là yếu tố quan trọng để mua sắm trực tuyến ở Singapore (54%) và Việt Nam (53%), trong khi “sự đa dạng trong phương thức thanh toán” là lý do hàng đầu để khách hàng ở Indonesia (54%) chốt đơn trên các nền tảng số.
Tại các thị trường như Singapore (53%) và Malaysia (45%), tiêu chí “an toàn trong thanh toán” cũng là một tiêu chí nhận được đông đảo sự quan tâm từ người tiêu dùng.
Các thị trường có tỷ lệ sử dụng thiết bị di động cao đang dẫn đầu khu vực trong thanh toán qua ví điện tử, cụ thể Malaysia dẫn đầu với 63%, tiếp theo là Indonesia (55%) và Philippines (54%).
Phần lớn các thị trường đã tích cực hưởng ứng hoạt động mua sắm xuyên biên giới với 79% người được hỏi ở Singapore không thể hiện sự phân biệt giữa các thương hiệu nội địa hay quốc tế, tiếp theo là 58% ở Thái Lan và 56% ở Malaysia.
Mặc dù vậy, người tiêu dùng ở Việt Nam, Indonesia và Philippines vẫn dành phần lớn sự ưu tiên cho các thương hiệu trong nước, cứ 1 trong 2 người (52%) ở Việt Nam được hỏi cho biết họ thích mua hàng nội địa, tiếp theo là Philippines (41%) và Indonesia (36%).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo một khảo sát mới đây của The Muse được công bố trên CNBC, 80% Gen Y (Millennials) và Gen Z cho rằng nghỉ việc sau 6 tháng làm việc tại doanh nghiệp là điều bình thường.
Những nhà tuyển dụng đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tuyển dụng, người lao động trẻ có xu hướng nghỉ việc nhanh hơn.
Theo dữ liệu từ một cuộc khảo sát gần đây từ The Muse cho thấy 80% người tìm việc thuộc Gen Y (millennial) và Gen Z nói rằng họ có thể chấp nhận rời khỏi một công việc mới sau 6 tháng nếu công việc đó không đúng như kỳ vọng ban đầu của họ.
Tại sao người lao động lại rời đi trong một khoảng thời gian ngắn.
Bà Kathryn Minshew, người sáng lập và Giám đốc điều hành của The Muse, cho biết rằng, có nhiều lý do để một nhân viên quyết định rời đi trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên lý do lớn nhất là họ cảm thấy doanh nghiệp họ làm việc không đúng với những gì mà họ đã kỳ vọng ban đầu (lúc phỏng vấn).
Nếu có thể, hãy thảo luận về cách các phạm vi công việc (SOW) đã thay đổi kể từ khi ứng viên vào làm việc và đến thời điểm hiện tại.
Nếu những lý do đó là khách quan và phù hợp, những sự khác biệt trong kỳ vọng của ứng viên sẽ có thể dễ dàng chấp nhận hơn.
Một lý do khác khiến các ứng viên không còn hứng thú với công việc là do môi trường làm việc và phạm vi công việc quá nhàm chán.
CEO The Muse cho biết: “Có những sự khác biệt lớn giữa những gì doanh nghiệp quảng cáo lúc phỏng vấn và lúc làm việc thực tế, và do đó, ứng viên đã rời đi.”
Cách bạn có thể thảo luận về chủ đề “nhạy cảm” này trong các cuộc phỏng vấn.
Nếu vì một lý do nào đó, bạn phải rời bỏ doanh nghiệp sau một khoảng thời gian làm việc tương đối ngắn, bằng cách nào bạn có thể thảo luận nó với các nhà tuyển dụng mới hay làm thế nào để giá trị của bạn không bị ảnh hưởng?
Thể hiện tác động của bản thân.
Một nhà huấn luyện viên cá nhân cho biểt, cho dù bạn làm việc tại doanh nghiệp trong vài tháng tuy nhiên nếu bạn đã để lại được những thách tích hay dấu ấn nổi bật, hãy thể hiện nó cho các nhà tuyển dụng.
Bạn cũng nên nói về tốc độ bạn có thể thích nghi với môi trường làm việc mới (mặc dù cuối cùng đó không phải là môi trường làm việc bạn muốn) và cách bạn có thể giúp doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn.
Tập trung vào những gì bạn đã học được.
Tự nhận thức là một kỹ năng khó khăn và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cá nhân.
Bạn có thể chọn một công việc hay tổ chức khác nếu bạn nhận thấy không có sự phù hợp về mặt giá trị giữa hai bên.
Bạn có thể nói với các nhà tuyển dụng rằng bạn có ý thức rất rõ về bản thân, rằng bạn đã nhận ra doanh nghiệp hiện tại không còn phù với bạn, do đó bạn muốn tìm kiếm một môi trường mới.
Sau đó, hãy tập trung vào những trải nghiệm hay những gì bạn đã học được tại doanh nghiệp cũ, bạn đã giúp đỡ các đồng nghiệp khác như thế nào, học hỏi từ thất bại ra sao và bạn biết mình cần làm gì để cải thiện những hạn chế đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi thêm với các nhà tuyển dụng rằng: “Tôi mong muốn được gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp đó không còn phù hợp với tôi thì tôi cũng không thể hứa trước bất cứ điều gì..”
Thảo luận về những điều mà bạn muốn tránh.
Trong khi thực tế làm việc có thể rất khác so với những gì bạn kỳ vọng lúc phỏng vấn, bạn nên thẳng thắn trao đổi về những thứ bạn không mong muốn.
Ví dụ, nếu bạn thích làm việc ở một môi trường cầu tiến và công tác, bạn có thể nói:
“Tôi phát triển tốt nhất trong một môi trường nơi mọi người thực sự cộng tác với nhau, nơi tôi được học hỏi nhiều thứ, hay nơi các đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.”
Hãy thảo luận về tương lai.
Mục tiêu của bạn trong các cuộc phỏng vấn là lấy tất cả những gì bạn đã học và đã hoàn thành trước đó để làm lý do tại sao bạn là người hoàn hảo cho vị trí hay doanh nghiệp mới.
Thảo luận về tương lai, về những dự định, về những thứ mà bạn có thể (tự tin) mang lại cho doanh nghiệp là một cách thông minh.
Hãy nói về những dự án mà bạn đã phụ trách.
Nếu ở doanh nghiệp cũ, bạn được giao phó một nhiệm vụ hay một dự án nào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn đã xoay sở với nó.
Không cần phải liệt kê các công việc quá ngắn.
Nếu bạn chỉ làm việc trong một vài tuần hay thậm chí là 1-2 tháng, bạn có thể không cần phải cập nhật nó vào hồ sơ của mình, nhà tuyển dụng cũng không muốn nhìn thấy hay thảo luận về nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với Linkpop, Shopify cho phép nhà sáng tạo dễ dàng quảng cáo các sản phẩm của họ để thu hút người mua.
Shopify vừa chính thức giới thiệu Linkpop, một công cụ liên kết trong phần giới thiệu (link-in-bio) cho phép nhà sáng tạo và người theo dõi nhanh chóng quảng cáo các sản phẩm.
Những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram có thể thêm liên kết Linkpop vào phần tiểu sử hay giới thiệu (bio) của họ và từ đây, chỉ bằng một cú nhấp chuột, những người theo dõi của họ có thể truy cập và mua hàng từ cửa hàng trên Shopify.
Sau khi người dùng nhấp vào liên kết, họ có thể mua trực tiếp các sản phẩm mà không cần phải rời khỏi các ứng dụng mà họ đang sử dụng.
Bằng cách này, người tiêu dùng không phải tìm kiếm sản phẩm trong một môi trường khác và các nhà marketer sẽ có thể dễ dàng đo lường hơn về tác động của những người có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Trong khi thương mại xã hội (Social Commerce) vẫn đang phát triển chóng mặt trong những năm gần đây, khi các nền tảng mạng xã hội là nơi mà người dùng chọn để tương tác, giải trí và mua sắm, hợp tác mới của Shopify cũng không nằm ngoài mục tiêu đón đầu các xu hướng mới này.
Bắt đầu từ năm ngoái, Shopify đã hợp tác với TikTok để người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.
Chỉ tiêng trong tuần này, Shopify đã giới thiệu một loạt các công cụ để hỗ trợ những người làm marketing trên nền tảng.
Tính năng dự báo hạn mức chi tiêu mới cho phép các marketer phân loại tiềm năng chi tiêu của khách hàng theo 3 cấp độ: cao, trung bình hoặc thấp.
Phân khúc khách hàng mục tiêu. Dự báo chi tiêu là một bộ lọc cho công cụ phân khúc khách hàng mới. Các phân khúc khác bao gồm vị trí địa lý hay số lượng đơn hàng mà khách hàng đã đặt.
Các chiến dịch email tự động. Giờ đây, các nhà tiếp thị cũng có thể tự động hóa các chiến dịch email của họ cho khách hàng của Shopify. Bạn có thể lựa chọn các mẫu email và cũng có thể tạo ra các quy trình gửi email riêng.
Theo thông báo từ Shopify, hiện người dùng có thể gửi tới 10.000 email miễn phí mỗi tháng thông qua dịch vụ Shopify Email.
Bạn có thể truy cập ngay công cụ mới này tại: Linkpop
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nội dung như: viral marketing là gì, các yếu chính cấu thành một chiến dịch viral marketing thành công là gì, những ví dụ kinh điển về các chiến dịch viral marketing trên thế giới và hơn thế nữa.
Viral Marketing là gì? Viral Marketing là một phương thức làm marketing trong đó các marketer sử dụng các yếu tố như truyền miệng hay mạng xã hội để lan truyền nhanh chóng một nội dung gì đó.
Các nội dung được MarketingTrips đề cập trong bài:
Một vài điểm lưu ý chính về Viral Marketing bạn cần hiểu.
Thấu hiểu khái niệm Viral Marketing là gì?
Những ưu điểm và nhược điểm của Viral Marketing.
Các nền tảng căn bản của Viral Marketing là gì?
Một số câu hỏi phổ biến liên quan đến khái niệm Viral Marketing.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Viral Marketing là gì?
Viral Marketing là một phương thức làm marketing trong đó các marketer sử dụng các yếu tố như truyền miệng hay mạng xã hội để lan truyền nhanh một nội dung gì đó.
Mục đích của Viral Marketing là tìm cách lan truyền càng nhanh càng tốt những thông tin chủ yếu là về các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu từ người này sang người khác với mục tiêu sau cùng có thể là độ nhận biết thương hiệu hoặc doanh số bán hàng.
Internet và truyền miệng (WOM) là hai môi trường lan truyền chính của các chiến dịch Viral Marketing.
Một vài điểm lưu ý chính về khái niệm Viral Marketing bạn cần hiểu.
Viral Marketing là một kỹ thuật bán hàng liên quan đến việc những thông tin hay nội dung được truyền miệng hoặc phân phối tự nhiên (organic distribution) về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Internet và sự ra đời của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) đã làm gia tăng đáng kể số lượng các thông điệp được lan truyền dưới dạng meme, lượt chia sẻ, lượt thích và chuyển tiếp (forwards).
Trong khi một số chiến dịch marketing cố gắng kích hoạt tính lan truyền, trong nhiều trường hợp những gì được lan truyền vẫn còn là một bí ẩn.
Một khi điều gì đó được lan truyền (viral), đó là một cách dễ dàng, nhanh và tiết kiệm nhất để khiến một thông điệp trở nên phổ biến trên các cộng đồng khác nhau.
Viral Marketing thông thường có thể làm tăng phạm vi tiếp cận của thương hiệu và cuối cùng là khách hàng tiềm năng và doanh số, đó là những gì nó có thể mang lại.
Thấu hiểu khái niệm Viral Marketing là gì?
Trong phạm vi của Viral Marketing, Viral hay “lan truyền” là khái niệm đề cập đến một thứ gì đó có sức lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi trên toàn bộ hoặc nhiều nhóm đối tượng mục tiêu (target audience).
Viral Marketing hay tiếp thị bằng hình thức lan truyền là một hoạt động kinh doanh hay marketing có chủ ý, mặc dù việc phân phối thông điệp sẽ được diễn ra một cách tự nhiên.
Theo cách hiểu này, các nền tảng mạng xã hội đóng vai trò cung cấp hệ sinh thái hoàn hảo cho tiếp thị lan truyền, mặc dù nó có nguồn gốc từ tiếp thị truyền miệng truyền thống (traditional word of mouth).
Mặc dù phương thức marketing này đã được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp internet mới được tạo ra với số lượng cực lớn, nó vẫn còn phổ biến cho đến tận hôm này với các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2C hoặc C2C.
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến toàn cầu như YouTube, Twitter, Instagram, Snapchat hay Facebook đã góp phần không nhỏ vào việc kích hoạt các nỗ lực Viral Marketing hiện đại và gia tăng hiệu quả của chúng.
Những ưu điểm và nhược điểm của Viral Marketing.
Ưu điểm của Viral Marketing là gì?
Viral Marketing cho phép doanh nghiệp thực hiện những cách tốt hơn để tiếp thị các sản phẩm tới một nhóm đối tượng lớn hơn, những người mà nhiều khi sẽ không được nhắm mục tiêu với các chiến dịch quảng cáo có trả phí khác.
Chính phạm vi tiếp cận mở rộng này cho phép họ có thể thâm nhập vào các thị trường mới một cách nhanh chóng hơn đồng thời tệp khách hàng mới cũng được tăng lên.
Khi được thực hiện một cách sáng tạo, các doanh nghiệp có thể kích hoạt các phản ứng lan truyền (viral responses).
Một trong những ví dụ kinh điển về Viral Marketing là cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ thức ăn nhanh Burger King và McDonald’s.
Để đáp lại lời khẳng định của McDonald’s rằng bánh mì kẹp thịt của họ không hề bị phân hủy (do sử dụng nhiều chất bảo quản), Burger King đã sử dụng hình ảnh của một “chiếc bánh mốc meo” để chứng minh cho chất lượng sản phẩm của mình.
Burger King khẳng định rằng họ chỉ sử dụng các nguyên liệu tươi và không hề có chất bảo quản, nhằm mang lại một sản phẩm tốt hơn và lành mạnh hơn cho khách hàng của mình.
Nói về ngân sách thực hiện, khoản chi phí dành cho Viral Marketing chỉ bằng một phần nhỏ so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống. Và quảng cáo khi này về cơ bản là miễn phí khi người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm tích cực của họ về các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.
Bởi vì internet cho phép người dùng chia sẻ nội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng, tiếp thị lan truyền cũng có thể được kích hoạt và phát triển theo cấp số nhân.
Nhược điểm của Viral Marketing là gì?
Mặc dù như đã phân tích ở trên, bản thân Viral Marketing có rất nhiều lợi thế, tuy nhiên ở một góc nhìn ngược lại, Viral Marketing vẫn ẩn chưa nhiều nhược điểm hay bất lợi nếu các phản hồi của người tiêu dùng là tiêu cực sau một chiến dịch nào đó.
Vì người tiêu dùng có xu hướng chia sẻ những tin tức tiêu cực thường xuyên hơn những tin tức tích cực và các nghiên cứu cho thấy mọi người có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ hơn với những tin tức tiêu cực.
Viral tiêu cực có thể làm sụp đổ nhanh chóng hình ảnh của một thương hiệu.
Trong khi sẽ không mấy dễ dàng để đo lường tác động của các chiến dịch tiếp thị lan truyền vì rất khó để xác định xem liệu khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng có được tăng thêm từ nó hay không, mỗi doanh nghiệp khác nhau có một cách đo lường khác nhau.
Các nền tảng căn bản của Viral Marketing là gì?
Khi nói đến thuật ngữViral Marketing, dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì, đó là cố ý hay tình cờ, sẽ có 3 nền tảng chính cấu thành nên Viral Marketing: thông điệp (nội dung), người đưa tin hay người gửi thông điệp và môi trường.
Để có thể xây dựng nên một chiến dịch tiếp thị lan truyền thành công, mỗi một yếu tố nói trên đều cần được thực hiện một cách hoàn hảo nhất.
Các chiến dịch Viral Marketing có thể được xây dựng bởi bất kỳ quy mô doanh nghiệp nào và nó có thể hoạt động độc lập hoặc là một phần của một chiến lược truyền thông hay marketing lớn hơn.
Các chiến dịch này có thể sử dụng các vật liệu nội dung mang tính giải trí như video, trò chơi, hình ảnh, email, tin nhắn văn bản hay các sản phẩm miễn phí để thu hút cảm xúc của người dùng hoặc người xem, giúp họ có thể tiêu thụ nội dung một cách nhanh hơn.
Ngoài ra, các chiến dịch Viral marketing thành công cũng thường dựa vào sự trợ giúp của những người có ảnh hưởng (influencer marketing), họ vốn là những chuyên gia, những người có một số lượng lớn người hâm mộ (fans).
Có một điểm mà những người làm marketing phải lưu ý thêm đó là các phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng có thể khiến các nỗ lực tiếp thị lan truyền trở nên vô nghĩa hoặc sai lầm, không những các thông điệp được hiểu sai, chúng còn được xem là tin rác.
Thành công của Viral Marketing một lần nữa rất khó đo lường.
Một số câu hỏi phổ biến liên quan đến khái niệm Viral Marketing.
Viral Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, Viral Marketing có thể được hiểu là Tiếp thị lan truyền hoặc Tiếp thị truyền miệng, là một cách thức làm Marketing trong đó người làm marketing cố tình thúc đẩy các nội dung được chia sẻ rộng rãi (một cách miễn phí) trong cộng đồng.
Bằng cách nào tôi có thể khiến cho thương hiệu của mình ‘Go Viral’?
Trong khi có rất nhiều cách để khiến một thương hiệu được lan truyền. Bạn hãy chú ý đến yếu tố cảm xúc vì chúng là động lực thúc đẩy tiếp thị lan truyền.
Thay vì tỏ ra trung lập, bạn nên đứng hẳn về một quan điểm nào đó. Hãy sáng tạo và đừng tạo ra những quảng cáo truyền thống.
Ngoài ra kể chuyện cũng là một chiến thuật thông minh để khiến các thông điệp dễ lan truyền hơn, cuối cùng, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn dễ dàng được chia sẻ và tiếp nhận phản hồi.
Seeding có ý nghĩa là gì trọng phạm vi của Viral Marketing?
Seeding là một kỹ thuật marketing trong đó các thương hiệu “chủ động” phân phối các nội dung mà họ cho rằng người dùng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong phạm vi của Viral Marketing, Seeding đóng vai trò là chất xúc tác, là “điểm bùng phát” của nội dung, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường được chọn làm “hạt giống” để truyền bá và thúc đẩy lượng tương tác.
Các bước để bắt đầu một chiến dịch tiếp thị lan truyền là gì?
Đầu tiên, hãy xác định mục đích của việc lan truyền. Bạn đang tìm cách cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình hay nâng cao nhận thức về thương hiệu hay doanh số bán hàng?
Sau đó, hãy tìm hiểu thêm về đối tượng mục tiêu của bạn.
Nội dung bạn muốn lan truyền cần được tối ưu về mặt định dạng để nó có thể được chia sẻ dễ dàng và nhanh chóng.
Và cuối cùng, sử dụng các xu hướng và thẻ hashtag để quảng cáo nội dung vì chúng sẽ thu hút được sự chú ý lớn hơn của các nhóm đối tượng mục tiêu.
Kết luận.
Như đã phân tích, trong khi Viral Marketing là một chiến thuật thông minh để xây dựng thương hiệu và phát triển các hoạt động kinh doanh, vì nó ẩn chứa nhiều ưu và nhược điểm khác nhau, những gì bạn cần làm là dự báo tất cả các phương án có thể xảy ra sau khi chiến dịch được khởi chạy.
Hiểu viral marketing là gì theo đó là một trong những yêu cầu cơ bản nhất.
Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thiếu động lực tăng trưởng, biên lợi nhuận sụt giảm và chưa có thông tin thoái vốn khiến triển vọng ngắn hạn của Vinamilk kém khả quan.
Chốt phiên 23/3, cổ phiếu VNM của công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) tiếp tục giảm sâu về mốc 76.100 đồng, mất 10% so với thời điểm đầu năm và giảm hơn 20% trong một năm gần nhất. Thị giá này đã quay về vùng giá tương đương hồi cuối tháng 3/2020.
Diễn biến đó khiến nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VNM thời gian vừa qua chịu lỗ nặng, nỗi buồn càng nhân lên trong bối cảnh thị trường chung 2 năm gần nhất có xu hướng đi lên khá tích cực và VNM cũng từng là cổ phiếu hấp dẫn bậc nhất trên sàn chứng khoán.
Chia sẻ về trường hợp này trong chương trình Bí mật đồng tiền, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư Công ty Finpros ông Đỗ Thái Hưng nhận định Vinamilk đang thiếu đi động lực tăng trưởng.
“Chúng ta thấy họ luôn gặp khó trong bài toán tăng trưởng và thông báo rằng thị trường Việt Nam đã bão hoà. Với quan điểm cá nhân, tôi thấy trong thị trường được cho là bão hòa nhưng vẫn có những doanh nghiệp nổi lên”, ông chia sẻ.
Thực tế cùng khó khăn đại dịch vì đại dịch và thị trường bão hòa, nhưng công ty Sữa Quốc tế (IDP) lại có chiến lược rất tốt đánh vào những phân khúc khách hàng khác nhau. Công ty này vẫn phát triển thị phần tương đối tốt, trả cổ tức tiền mặt đến 90% và hiện có thị giá quanh 160.000 đồng.
Trong khi đó tổng doanh thu Vinamilk năm ngoái chỉ tăng 2% vượt mốc 61.000 tỷ đồng và mới hoàn thành 98% kế hoạch năm. Đáng chú ý hơn là biên lợi nhuận gộp hợp nhất trong năm rơi xuống 43,1%, tức giảm 326 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm hơn 5% về mức 10.633 tỷ đồng và mới hoàn thành 95% kế hoạch năm. Doanh nghiệp lý giải không đạt kế hoạch do bối cảnh kinh doanh chịu tác động của đại dịch kéo dài.
Ông Thái Hưng đánh giá việc đi xuống của VNM là hoàn toàn bình thường bởi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có chu kỳ phát triển riêng. Đây chỉ là một bước chững lại trong ngắn hạn còn về chiến lược dài hạn có thể tin tưởng Vinamilk quay trở lại nếu có những động lực mới.
“Vinamilk vẫn là một doanh nghiệp mà tôi đánh giá rằng rất hiếm hoi thậm chí trong rổ VN30 có sự minh bạch về mặt tài chính”, Giám đốc Finpros nói thêm.
Trong khi đó Phó giám đốc SSI Research Phạm Lưu Hưng cho biết biên lợi nhuận quý IV vừa qua của Vinamilk khá kém do giá nguyên vật liệu tăng.
“Hiện doanh nghiệp này đã chốt hết hợp đồng mua nguyên vật liệu trong nửa đầu năm nhưng lại ở mức cao nên biên lợi nhuận sắp tới của Vinamilk có thể tiếp tục giảm. Triển vọng ngắn hạn của VNM theo đó không khả quan”, ông bổ sung.
Chuyên gia SSI nhắc lại câu chuyện cổ phiếu VNM từ xưa đến nay có liên quan đến câu chuyện thoái vốn.
Những thông tin như thế thường giúp giá cổ phiếu chạy tốt hơn. Tuy nhiên các thông tin về thoái vốn của VNM gần như không có trong một 2 năm vừa qua.
Ông Hưng nhận định đây là giai đoạn Vinamilk đang phát triển sang các lĩnh vực khác nên biên lợi nhuận kém, đó có thể là lý do Nhà nước vẫn chưa có nhu cầu thoái vốn.
“Vài năm nữa khi các khoản đầu tư tốt hơn, biên lợi nhuận phục hồi thì lúc đấy có thể tính đến chuyện thoái vốn và 1-2 năm nữa câu chuyện Vinamilk sẽ tốt hơn thời điểm hiện tại”, chuyên gia SSI dự báo.
Rớt khỏi top 10.
Cổ phiếu VNM từng có thập kỷ huy hoàng 2007-2017 khi thị giá liên tục đi lên nhờ kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu luôn được săn đón nhờ mang lại khoản lợi nhuận đều đặn hàng năm. Theo đó Vinamilk cũng từng là mã chứng khoán có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường trước năm 2017.
Tuy nhiên việc thiếu động lực tăng trưởng trong kinh doanh sau đó đã khiến định giá doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn hơn.
Đến cuối tháng 5/2021, Vinamilk bị đánh bật khỏi top 5 vốn hóa. Đà rơi cổ phiếu vẫn tiếp tục trong thời gian sau đó khiến vốn hóa Vinamilk đang giảm về khoảng 159.000 tỷ đồng (chỉ tương đương thời điểm VN-Index đạt 700 điểm), chính thức rời khỏi top 10 công ty quy mô lớn nhất.
Không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả khối ngoại cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi VNM là một trong các mã bị nước ngoài bán ròng lớn nhất.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Vinamilk đã giảm xuống còn quanh 54%. Thực tế lợi nhuận trước thuế công ty đã chững lại trong khoảng 12.000-13.000 tỷ đồng 5 năm trở lại đây, trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng dù tốc độ không cao.
Chứng khoán VCBS đánh giá thị trường sữa tươi nội địa sẽ dần ổn định trong năm 2022 nhưng Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy tăng trưởng từ 2 con số từ 2023-2024 trở đi.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, doanh nghiệp đầu ngành sữa dự kiến nới rộng thị phần thêm 0,5% lên 56%. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng tăng nhẹ gần 5% lên 64.070 tỷ đồng.
Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm ngoái. Nếu không hoàn thành thì đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận âm.
Xa hơn ở mục tiêu đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021-2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo báo cáo mới nhất của Google, trong năm 2021, Google Maps đã xoá hơn 100 triệu doanh nghiệp lạm dụng hồ sơ doanh nghiệp của họ trên Google.
Google vừa chia sẻ báo cáo mới nhất liên quan đến dữ liệu của doanh nghiệp trên Google Maps, nền tảng này cho rằng hiện có ít hơn 1% doanh nghiệp lạm dụng Google Maps.
Google sử dụng các thuật toán, máy học và cả yếu tố con người để kiểm soát việc lạm dụng, spam và các nội dung không phù hợp trong hồ sơ doanh nghiệp.
Theo đó, Google cho biết họ đã chặn hơn 100 triệu hồ sơ doanh nghiệp lạm dụng Google Maps để cung cấp những nội dung “thiếu chính xác”.
Dưới đây là bản tóm tắt các nội dung bị xoá.
Đã xóa hơn 7 triệu hồ sơ doanh nghiệp (Business Profiles) giả mạo trên Google Maps. Google cho biết hơn 630.000 trong số các hồ sơ doanh nghiệp đó đã bị xóa thông qua báo cáo từ người dùng.
Đã ngăn chặn 12 triệu hồ sơ doanh nghiệp có ý định giả mạo trên Google Maps.
Đã chặn đứng 8 triệu hành vi gian lận thay đổi hồ sơ doanh nghiệp Google Maps.
Đã vô hiệu hóa hơn 1 triệu tài khoản do vi phạm chính sách, chẳng hạn như phá hoại hoặc gian lận trực tuyến.
Đã xóa hoặc chặn 95 triệu bài đánh giá vi phạm chính sách, hơn 60.000 trong số đó đã bị gỡ xuống do các trường hợp liên quan đến COVID-19.
1 triệu đánh giá (reviews) đã bị gỡ xuống thông qua các báo cáo của người dùng.
Đã chặn hoặc xóa 190 triệu ảnh và 5 triệu video mờ, chất lượng thấp hoặc vi phạm chính sách nội dung của Google.
Trong khi Google đang ưu tiên các hoạt động tìm kiếm địa phương và trên Google Maps nói chung, những nỗ lực gần đây cho thấy rằng nền tảng này đang tìm đủ mọi cách để khiến nền tảng của họ trở nên đáng tin cậy hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Digital 2022 Report là một bức tranh toàn cảnh về tất cả những gì liên quan đến yếu tố kỹ thuật số (Digital) và các hành vi trực tuyến của người tiêu dùng toàn cầu.
Digital 2022 Report phân tích và dự báo tương lai của thế giới kỹ thuât số từ đó giúp các thương hiệu có thể nhanh chóng thích ứng với các bối cảnh kinh doanh mới trong 2022.
Digital 2022 Report cũng tập trung vào eCommerce, những sự thay đổi trong các nền tảng mạng xã hội và cả những dữ liệu về quảng cáo, cách các thương hiệu có thể sử dụng dữ liệu (data) để xây dựng chiến lược Digital của họ.
Digital 2022 Report có những nội dung gì?
Như đã giới thiệu ở trên, Digital 2022 sẽ tập trung vào 4 nội dung chính sau:
Mức độ và cách thức sử dụng các nền tảng mạng xã hội (Social Media).
Cùng tìm hiểu nội dung xoay quanh thuật ngữ viral như viral là gì, có những hình thức viral nào, ứng dụng viral vào marketing ra sao và hơn thế nữa.
Thuật ngữ Viral đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một khái niệm quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Vậy Viral là gì?
Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.
Viral là gì?
Tại sao Viral lại quan trọng?
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Viral là gì?
Các định dạng content phổ biến được sử dụng trong Viral.
Các loại hình Viral hiện có là gì?
Thực hiện Viral như thế nào để đem lại hiệu quả?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Viral là gì?
Với tiếng Việt, bạn có thể hiểu Viral theo 2 nghĩa, một là nhiễm “virus” là dùng để mô tả một nội dung, hay sự vật, sự việc nào đó phổ biến nhanh chóng, được biết đến bằng cách xuất hiện trên Internet hay gửi từ người này sang người kia…
Mức độ lan truyền cực nhanh và mạnh mẽ tới mức nó có thể ngay lập tức trở thành trend, một cơn sốt mà đi bất cứ đâu bạn cũng sẽ nghe thấy, nhìn thấy… dù không muốn.
VD: Với các câu nói hot trend “Không phải dạng vừa đâu”, “Em sai rồi! Anh xin lỗi em đi”, “Hải, quay xe” hoặc “Ơ mây zing, gút chóp em” hay quảng cáo cực sốc của Điện máy xanh… đó chính là Viral.
Tại sao Viral lại quan trọng?
Viral được coi là chiến dịch marketing quan trọng, và được sử dụng rất nhiều. Nó là phương thức tấn công đến mọi người được sử dụng tại hầu hết các doanh nghiệp khi họ muốn gia tăng doanh thu, gây ấn tượng với người sử dụng hoặc tạo một dấu ấn nào đó trong lòng khách hàng (dù sản phẩm đó đã xuất hiện hay chưa).
Hay bạn có thể hiểu đơn giản, Viral với mục đích chính là tạo nên dấu ấn của một doanh nghiệp, một thương hiệu hay một sản phẩm, dịch vụ nào trong tâm trí khách hàng.
Nếu thành công, đó sẽ còn là lựa chọn mặc định của mỗi người trong tập khách hàng của doanh nghiệp. Viral là con đường nhanh nhất để khẳng định và gia tăng độ uy tín thương hiệu của một doanh nghiệp.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Viral là gì?
Tất cả những hình thức marketing khi sử dụng đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng, và Viral cũng vậy. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của viral.
Ưu điểm của Viral là gì?
Khi sử dụng Viral, chi phí bạn bỏ ra là rất ít nhưng đem lại sự lan truyền không thể ngờ được.
Sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được nhận diện qua lời nói và hình ảnh từ người dùng này đến người dùng kia.
Nhược điểm của Viral là gì?
Qua mỗi lượt chia sẻ, lan truyền hay truyền tai nhau, hình ảnh hoặc thông điệp truyền thông để có thể bị sai lệch, không đúng với ý đồ của thương hiệu đưa ra. Vì vậy có thể thấy, sử dụng Viral rất khó kiểm soát các thông điệp mà mình muốn truyền tải.
Các định dạng content phổ biến được sử dụng trong Viral.
Viral có rất nhiều định dạng khác nhau nhưng không thể không kể đến 6 loại phổ biến nhất hiện nay khi tìm hiểu thông tin Viral là gì?
Định dạng content Video
Định dạng content Infographic
Những bài viết hướng dẫn How to
Những Bài viết định nghĩa cái gì đó
Hay những bài viết giải thích lí do, tại sao
Định dạng dài viết liệt kê list.
Các loại hình Viral hiện có là gì?
Đây là mục quan trọng nhất để bạn hiểu rõ về tổng quan Viral là gì? hãy cùng theo dõi nhé.
Bạn hãy ghi nhớ và hiểu chúng theo cách liên kết thật đơn giản. Có 2 loại hình Viral đang được sử dụng phổ biên hiện nay, đó là Viral nghe và Viral nhìn.
Viral nghe là gì?
Đây là những câu nói, hay slogan, hay một bài hát, một đoạn nhạc đặc biệt nào đó khiến người nghe dù thích hay không, nhưng cũng sẽ bị “ngấm” và nhớ tới nội dung và gắn liền với sản phẩm, thương hiệu.
Họ vô thức sử dụng hoặc chúng được chế thành ảnh, clip, sử dụng như một Trend tức là đã thành công.
Viral nhìn là gì?
Chúng là các banner, hình ảnh, biểu ngữ hoặc video clip… để quảng cáo thương hiệu.
Chúng ta có thể tận dụng các trang mạng xã hội hoặc các ứng dụng như Facebook, Zalo, YouTube để thực hiện điều này với sức mạnh và khả năng tiếp cận tốt hơn.
Thực hiện Viral như thế nào để đem lại hiệu quả?
Hãy tìm hiểu mục dưới đây để hiểu rõ các bước thực hiện quá trình Viral và có cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm Viral là gì?
Bước 1: Tạo thông điệp.
Hãy phải xác định chính xác thông điệp của mình, bạn muốn truyền tải điều gì? Tới ai? Và mục đích như thế nào. Vì đây là điều quan trọng nhất và là điểm mấu chốt để bạn có thể tiếp tục thực hiện chiến dịch.
Bước 2: Lên ý tưởng nội dung.
Bạn hãy lựa chọn 1 trong 2 cách mà Nhân Hòa đã giới thiệu ở trên, đó là Viral nghe hoặc Viral nhìn.
Mà chúng tôi khuyên bạn nên chọn Viral nhìn, cụ thể là Video. Vì chúng trực quan, sinh động, dễ gây được ấn tượng, truyền đi trên nhiều kênh khác nhau còn có thể dễ dàng truyền tải hàng loạt thông điệp bên trong.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp Viral text để giật tit và kích thích sự tò mò của đối tượng, giúp các video được tiếp cận nhanh và tốt hơn.
Bước 3: Chọn kênh truyền tải.
Content viral của mình sẽ được post lên kênh nào? Đây chính là mẫu chốt để lan truyền virus. Các kênh chính là MXH, Báo chí, Truyền hình & KOLs.
Mạng xã hội thì từ Facebook hay từ YouTube, đi bài trên báo nào, book TVC quảng cáo vào giờ vàng nào, hay dùng tiếng nói của KOLs nào…đều cần có 1 chiến lược!
VD: Bạn không thể truyền thông điệp tới các ông cụ, bà lão thông qua Instagram hay Twitter… Càng không thể truyền thông điệp tới giới trẻ thông qua các báo như pháp luật, mua bán hay tìm việc…
Bước 4: Đo lường kết quả.
Viral trên bao nhiêu kênh, trong thời gian bao lâu. Hiệu quả từ mỗi kênh đem lại thế nào? Bao nhiêu tương tác, bao nhiêu lượt thảo luận, bao nhiêu lượt nhắc đến.
Thông điệp truyền đi đã đúng giá trị muốn truyền tải chưa? (hay tác dụng ngược như Masan). Ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh ra sao? Luôn phải thống kê được hết!
Đừng để viral vượt ra ngoài tầm kiểm soát, nó sẽ gây khó khăn hơn.
Bước 5: Quản trị rủi ro.
Viral marketing là con dao hai lưỡi! Bạn thu được từ nó rất nhiều, nhưng nếu bạn làm không khôn khéo, thương hiệu của bạn cũng rất dễ bị ảnh hưởng (tiêu cực).
Với góc nhìn này. Bạn nên luôn chuẩn bị sẵn sàng các mối quan hệ với báo chí, với các cơ quan truyền thông…để bất cứ khi nào có vấn đề nảy sinh bạn đều có thể có giải pháp phản ứng kịp thời.
Kết luận.
Trong khi viral có cả những ưu và nhược điểm khác nhau, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của thương hiệu là gì mà bạn nên quyết định có sử dụng nó hay không.
Tuy nhiên, dù cho bạn có chọn nó hay không thì việc thấu hiểu khái niệm hay ý nghĩa của nó là gì cũng rất quan trọng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một số sản phẩm quảng cáo tự động của Facebook (Meta) sẽ được đổi tên, đồng thời chiến dịch quảng cáo mua sắm cũng sẽ được cập nhật mới (Facebook Advantage+ Shoppings). Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Theo thông báo từ Meta (Facebook), tất cả các sản phẩm quảng cáo tự động (automated ad) của Meta sẽ có một cái tên gọi chung là Meta Advantage hay Meta Advantage Suite.
5 trong số các sản phẩm quảng cáo hiện có của Meta sẽ nằm dưới tên gọi mới này đồng thời sẽ được kết hợp với sản phẩm mới thứ 6 là Shopping Campaigns (Chiến dịch mua sắm), sẽ được ra mắt cho tất cả các nhà quảng cáo vào cuối năm nay.
Facebook Advantage hay Meta Advantage Suite là gì?
Advantage: Bao gồm những tính năng cho phép nhà quảng cáo tự động hóa một phần cụ thể của các chiến dịch thủ công.
Advantage+: Cho phép nhà quảng cáo tự động tất cả các phần của chiến dịch.
Meta cũng sẽ thay đổi tên gọi của một số công cụ mới.
Lookalike Expansion sẽ được đổi tên thành Advantage Lookalike. Công cụ giúp các nhà quảng cáo tiếp cận các tệp đối tượng rộng hơn so với các tệp Lookalike hiện có.
Detailed Targeting Expansion sẽ được đổi tên thành Advantage Detailed Targeting. Công cụ cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm thêm các đối tượng mới dựa trên những tùy chọn nhắm mục tiêu của họ (ví dụ: sở thích).
Automated App Ads sẽ được đổi thành Advantage+ App Campaigns. Công cụ sử dụng dữ liệu theo thời gian thực để điều chỉnh quảng cáo dựa trên đối tượng, vị trí và nội dung.
Automatic Placements sẽ được đổi thành Advantage+ Placements. Công cụ quyết định nơi quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên hệ sinh thái của Meta (ví dụ: Nguồn cấp dữ liệu của Facebook hay ‘Câu chuyện’ trên Instagram), với mục tiêu mang lại những kết quả tốt hơn.
Dynamic Experiences sẽ được đổi thành Advantage+ Creative. Công cụ cho phép nhà quảng cáo tạo ra nhiều biến thể mới của một mẫu quảng cáo.
Meta thông báo sẽ ra mắt phương thức quảng cáo mua sắm mới – Facebook Advantage+ Shopping.
Với tên gọi hiện tại là Automated Shopping Ads (quảng cáo mua sắm tự động), đang trong giai đoạn thử nghiệm, Meta cho biết sẽ sớm ra mắt phương thức quảng cáo mua sắm mới có tên là Advantage+ Shopping Campaigns thuộc hệ sinh thái Facebook Ads.
Mục tiêu của định dạng quảng cáo mới này là giúp các nhà quảng cáo thúc đẩy chuyển đổi bằng cách tự động hóa việc tối ưu hóa quảng cáo, nhắm mục tiêu, vị trí và ngân sách.
Theo như nhiều tuyên bố trước đây của Facebook, hệ thống quảng cáo của họ sẽ chuyển sang hướng tự động nhiều hơn, điều mà Google Ads cũng đang làm tương tự.
Meta cho biết mục tiêu cuối cùng của các cập nhật các sản phẩm quảng cáo của họ là tăng chuyển đổi, hạn chế tối ưu thủ công, tăng lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), giảm chi phí quảng cáo và hơn thế nữa.
Theo thông báo từ Microsoft, trình duyệt Internet Explorer (IE) trên hệ điều hành Windows 10 sẽ ngừng hoạt động từ 15/6.
Như đã thông báo trước đó, tương lai của Internet Explorer trên Windows là Microsoft Edge. Ứng dụng desktop Internet Explorer 11 (IE11) sẽ ngừng sử dụng từ ngày 15/6 đối với một số phiên bản của Windows 10”, Microsoft viết.
Những người bị ảnh hưởng bao gồm người dùng IE11 được cung cấp qua kênh Semi-Annual Channel (SAC), Windows 10 client SKU (bản 20H2 trở đi) và Windows 10 IoT (bản 20H2 trở đi).
Sau thời điểm nói trên, ứng dụng desktop sẽ bị vô hiệu hóa và không còn được hỗ trợ. Nó sẽ tự động chuyển người dùng sang Microsoft Edge khi khởi chạy.
Edge đảm nhận hoạt động duyệt web mặc định trên Windows. Theo nhiều đánh giá, Edge không phải trình duyệt tệ như Internet Explorer vì dựa trên Chromium, tương tự Google Chrome.
Đối với những người dùng và doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào Internet Explorer trong năm 2022, Microsoft sẽ duy trì chế độ Internet Explorer trong trình duyệt Edge để bảo đảm tính tương thích, thời hạn đến năm 2029.
Microsoft từng công bố kế hoạch cho Internet Explorer trên Windows 10 và Microsoft 365 ngừng hoat động vào tháng 8/2020. Sau đó, công ty chấm dứt hỗ trợ trình duyệt trên tất cả ứng dụng và dịch vụ Microsoft 365 từ ngày 17/8/2021.
Theo kế hoạch, Internet Explorer sẽ bị vô hiệu hóa trên Windows 8 và Windows 7 vào tháng 1/2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Digital Marketing đang dần trở thành xu hướng nghề nghiệp thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ Z (Gen Z).
Ngành nghề bùng nổ trong thời đại số và bước nhảy vọt giữa đại dịch COVID-19.
Những năm gần đây, Digital Marketing đang dần thay đổi vị thế của tiếp thị truyền thống bởi quá trình chuyển đổi số.
Giữa bối cảnh dịch COVID-19, các công nghệ Digital càng chứng tỏ sức mạnh và độ phù hợp không thể phủ nhận của nó trong các hoạt động kinh doanh, thay đổi nhận thức về việc tìm kiếm, lựa chọn mua hàng của nhiều người, tiếp cận người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Trong báo cáo Chỉ số Kinh tế Số (Digital Economy Index) tháng 5-2020 của Adobe khi phân tích 1 tỉ lượt truy cập các trang web bán lẻ cũng như các dữ liệu bán lẻ khác, doanh thu thương mại điện tử trong tháng 5, chỉ tính riêng tại Mỹ, đã chạm mức 82,5 tỉ đô, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là một mức tăng trưởng đầy bứt phá của ngành thương mại điện tử. Để đạt được mức doanh thu trên, lẽ ra ngành cần nhiều hơn bốn năm, nhưng trên thực tế, ngành đã đạt được trong chưa đầy 4 tháng.
Theo Nielsen Việt Nam, thế hệ Z được biết là “thế hệ kết nối” hay “những đứa trẻ trong thời đại chấm com”.
Ước tính đến năm 2025, sẽ có 2 tỉ người trên toàn cầu và Việt Nam có 15 triệu người thuộc thế hệ Z – lực lượng đóng góp 21% vào nguồn lao động và chiếm 30% lực lượng tiêu dùng tại Việt Nam.
Theo từ điển Oxford, Gen Z là những người sinh ra trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1990 cho đến 2012. Tuy nhiên, khoảng tuổi phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là 1997-2012.
Với cá tính thẳng thắn, thực tế và cởi mở trước các vấn đề của xã hội, thế hệ Gen Z khá tự tin khi quyết định chọn nghề nghiệp.
Họ xem tấm bằng Đại học, Cao đẳng không phải là cách duy nhất để thành công, chúng ta có nhiều hơn một con đường để chinh phục đam mê và thành công với nghề nghiệp mình chọn.
Hiện nay, các bạn trẻ Việt Nam đã có thể cập nhật mọi thứ một cách dễ dàng và nhanh chóng khi Internet phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chính sự lên ngôi của công nghệ 4.0 là lực đẩy rất lớn cho Gen Z hướng đến tiêu chuẩn công dân toàn cầu.
Những ngành nghề thời thượng, đón đầu xu thế công nghệ Số trở thành mối quan tâm và mục tiêu mà thế hệ này hướng đến.
Xu hướng chọn nghề của Gen Z.
Sống trong thời đại số (digital native), chỉ cần ngồi tại nhà với một cú click chuột, chúng ta có thể tìm kiếm mọi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.
Thế hệ Z cũng vì thế mà có xu hướng khám phá, theo đuổi ngành nghề có tính chất nhạy bén kết hợp với công nghệ hiện đại, có tính tự do và độc lập cao.
Digital Marketing là lĩnh vực có tốc độ biến đổi liên tục, môi trường làm việc năng động, sáng tạo với mức thu nhập hấp dẫn và cực “khát” nguồn năng lực.
Với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt trên thị trường thì chiến lược Marketing hiệu quả sẽ tạo ra mạng lưới gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây sẽ là lĩnh vực đầy tiềm năng và hợp xu thế chọn nghề đối với các bạn Gen Z.
Cũng theo báo cáo của LinkedIn trong năm 2021, Digital Marketing là một trong những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất từ các công việc liên quan đến Marketing.
Nhằm mục tiêu giúp các bạn mới gia nhập ngành hoặc những người làm marketing có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn trong nghề, MarketingTrips đã khai giảng một số khoá học chủ yếu tập trung vào Digital Marketing bạn có thể xem tại: Khoá học.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa thông báo rằng hiện người dùng có thể liên kết Merchant Center tới Google Analytics 4 (GA4) để xem báo cáo chuyển đổi.
Google Merchant Center là gì?
Google Merchant Center là một nền tảng kỹ thuật số, nơi các nhà bán lẻ trực tuyến có thể tải lên các dữ liệu sản phẩm nhằm mục tiêu sử dụng quảng cáo mua sắm của Google (Google Shopping Ads).
Google Merchant Center cũng đóng vai trò là nguồn thông tin cho danh sách các sản phẩm được liệt kê tự nhiên (không phải trả phí) trong thẻ Mua sắm trên trang tìm kiếm.
Google hiện cho phép bạn liên kết Google Merchant Center với Google Analytics 4.
Ngoài việc bạn có thể kết nối tới GA4, Google nói thêm rằng giờ đây bạn có thể xem các chuyển đổi của mình từ danh sách các sản phẩm được liệt kê miễn phí trên Google bằng cách kết nối Merchant Center với thuộc tính của Google Analytics.
Google cho biết:
“Bằng cách liên kết Merchant Center tới GA4, bạn có thể theo dõi hiệu suất bán hàng hay các chuyển đổi có được từ các sản phẩm đã được liệt kê trên Google (kể cả các sản phẩm được liệt kê miễn phí).”
Như bạn có thể thấy ở hình ảnh trên, từ trang quản trị của GA4, bạn có thể liên kết đến tài khoản Merchant Center của mình.
Nếu bạn đã có GA4, thì bạn có thể kết nối các thuộc tính hiện có với tài khoản Merchant Center của mình bằng cách truy cập vào trang cài đặt chuyển đổi.
Không giống như bất kỳ thế hệ nào khác trước đó như Gen Y hay Gen X, Gen Z luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị mà người làm Marketing cần quan tâm.
Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
Bà Purna Virji, cố vấn cấp cao các giải pháp nội dung của LinkedIn cho biết:
“Gen Z, họ là thế hệ trẻ nhất, đa dạng nhất, họ cũng là thế hệ gốc kỹ thuật số (digital native) đầu tiên của nhân loại và do đó quan điểm hay hành vi của họ cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các thiết bị điên tử hay môi trường internet.”
Theo nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen, hơn 70% số người trả lời nói rằng người dùng Gen Z có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình, như các hoạt động ngoài trời hoặc giải trí, đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn và thức uống…
Khi thế hệ này đang dần trở thành nhóm người tiêu dùng lớn nhất trên toàn cầu, những người làm marketing cần tiếp cận sớm và thấu hiểu họ nhiều hơn.
Dưới đây là một số cách người làm marketing có thể kết nối với Gen Z.
Cũng theo cố vấn cấp cao về nội dung của LinkedIn: “Gen Z hay Thế hệ Z tự coi mình là người dễ chấp nhận và cởi mở hơn bất kỳ thế hệ nào khác trước đó – họ có một bộ giá trị được xác định rất rõ ràng.
Gen Z rất giàu lòng vị tha và có ý thức rất tốt về yếu tố môi trường. Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ, Gen Z có ý thức nhiều hơn về thế giới xung quanh.”
“Gen Z luôn muốn thay đổi, họ muốn trở thành một phần của một cái gì đó lớn hơn và kết quả là họ dễ dàng bị thu hút bởi những thương hiệu theo đuổi các giá trị như tính bền vững, tính xác thực và sự hỗ trợ các yếu tố xã hội”.
Người tiêu dùng Gen Z tập trung vào các thương hiệu sẵn sàng chia sẻ giá trị của họ và một trong những điều quan trọng nhất là tính bền vững.
Theo một cuộc khảo sát người tiêu dùng được thực hiện bởi First Insight và Đại học Pennsylvania, 75% Gen Z nói rằng họ ưu tiên tính bền vững đối với các sản phẩm hay thương hiệu mà họ chọn.
Gen Z là thế hệ sẵn sàng trả nhiều tiền cho các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn bất kỳ thế hệ nào khác.
Cố vấn cấp cao của LinkedIn chia sẻ:
“Gen Z đánh giá cao những nội dung mang tính chân thực và các thương hiệu muốn tiếp cận Gen Z nên chứng minh tính bền vững là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu của họ.”
Nếu bạn là người làm marketing và muốn kết nối nhiều hơn với Gen Z, cho dù đó là cam kết với tính bền vững hay đa dạng và hòa nhập, những giá trị đó là điều kiện tiên quyết bạn cần phải xây dựng.
Tập trung vào các mục tiêu nghề nghiệp và cuộc sống của Gen Z.
Được lớn lên trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào thời kỳ suy thoái và đại dịch, người tiêu dùng Gen Z chứng kiến cha mẹ của họ phải vật lộn với sự bất an về tài chính và các vấn đề khác trong cuộc sống.
Chính những kinh nghiệm hay chứng kiến này đã giúp tạo ra một thế hệ mong muốn có một sự nghiệp ổn định và thăng tiến.
Tuy nhiên, Gen Z muốn nhiều hơn những yếu tố cơ bản như tiền lương hay các chế độ làm việc, họ muốn cống hiến, muốn tạo ra giá trị và có một sự nghiệp thịnh vượng.
“Gen Z có rất nhiều tham vọng và muốn phát triển. Họ muốn học những kỹ năng mới. Họ muốn tìm kiếm sự thành công trong sự nghiệp và sự an toàn về tài chính.”
Đối với những người làm marketing, hiểu được các yếu tố này, bạn cần hỗ trợ Gen Z nhiều hơn trong sự nghiệp của họ. Truyền tải những nội dung hay cảm xúc có thể truyền cảm hứng làm việc cho họ.
Marketing đến những sự ưu tiên của Gen Z.
Khi nói đến việc phát triển nội dung trên các nền tảng. Các nền tảng kỹ thuật số đã xóa mờ ranh giới giữa thương mại và kết nối, giữa tiêu dùng và sản xuất.
Việc thêm các yếu tố như sự hài hước vào hoạt động marketing của bạn có thể giúp bạn tương tác nhiều hơn với Gen Z khi những người tiêu dùng này luôn coi các nền tảng kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu.
Các thương hiệu từ hầu hết mọi lĩnh vực đều có thể kết nối với nhóm người dùng này bằng cách thêm một số tính cách hay cá tính vào chiến dịch của họ.
Ngoài ra, những người làm marketing cũng nên tìm cách sử dụng kiểu ngôn ngữ kỹ thuật số (digital language) của Gen Z, sử dụng những meme hấp dẫn, tận dụng các xu hướng xã hội (Social Media Trends) và các yếu tố tương tác trong nội dung của họ.
Nếu bạn quan tâm đến các giá trị, mục tiêu và sở thích của Gen Z khi tiến hành xây dựng nội dung – tất cả những nội dung đó đều có thể nhận được nhiều lượt tương tác.
Cuối cùng, hãy không ngừng nghiên cứu xem Gen Z yêu thích điều gì, ghét điều gì và tìm cách điều chỉnh các nội dung thương hiệu của bạn sao cho phù hợp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều thương hiệu lớn đã bắt đầu xây dựng phiên bản “song sinh kỹ thuật số” của mình trong Metaverse để tăng trải nghiệm cho người dùng.
Ngày 22/3, Adobe – công ty nổi tiếng với các phần mềm chỉnh sửa ảnh và video như Photoshop, Premiere – đã phát hành một “metaverse playbook” và công bố hợp tác với một loạt thương hiệu như Coca Cola, Nascar, Epic Games và Nvidia trong các dự án liên quan đến metaverse.
Chia sẻ với CBS MoneyWatch, Adobe cho biết metaverse playbook sẽ cung cấp cho các đối tác ảnh xem trước của trình tạo mô hình 3D Substance dùng cho metaverse sắp ra mắt.
Substance 3D cũng là công cụ giúp tạo ra nền tảng mua sắm dựa trên thực tế tăng cường AR.
Theo Stefano Corazza, đứng đầu bộ phận AR của Adobe, hiện đã có hàng trăm thương hiệu sử dụng Substance 3D để tạo nội dung tương tác. Thêm vào đó, nhu cầu về các công cụ tạo bản sao kỹ thuật số từ sản phẩm thực tế đầu năm nay cũng tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Chúng tôi có nhóm khách hàng rất đa dạng. Họ đều đang cố gắng thiết lập một quy trình làm việc tiêu chuẩn, với điểm chung là tạo các ‘cặp song sinh kỹ thuật số’ cho tất cả hàng hóa và thương hiệu đang kinh doanh”, Corazza chia sẻ.
Cái mà Corazza gọi là “song sinh” hay bản sao kỹ thuật số là phiên bản ảo của sản phẩm, cửa hàng, nhà kho, nhà máy, trụ sở công ty trong thế giới thực.
Trong metaverse, chúng được sử dụng để mô phỏng trải nghiệm mua sắm giống thực tại theo cách sinh động hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng bản sao cũng giúp các công ty phân tích dữ liệu, cho phép chạy mô phỏng các kịch bản thực tế trước khi đưa ra các quyết định.
Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường Technavio, thị trường bản sao kỹ thuật số dự kiến tăng trưởng gần 40% mỗi năm giai đoạn 2020-2025, với giá trị thị trường khoảng 25 tỷ USD.
Trong khi đó, số liệu từ công cụ tìm kiếm việc làm Adzuna cho thấy, tính đến giữa tháng 3, lượng người tìm việc liên quan đến metaverse tăng gần 400% so với tháng 10/2021.
“Trong khi các thương hiệu từng phải loại bỏ nội dung 2D và 3D trên website bán hàng truyền thống, metaverse đang khiến nhu cầu về nội dung tương tác ba chiều trở lại và trở thành nhu cầu hoàn toàn cần thiết”, Corazza chia sẻ.
Khi Metaverse vượt giới hạn giải trí.
Theo Richard Kerris, Phó giám đốc phụ trách nền tảng Omniverse của Nvidia, mọi công ty sẽ sớm tìm đến các bản sao kỹ thuật số.
“Ngoài truyền thông xã hội, mua sắm và giải trí, lĩnh vực hàng hoá công nghiệp đang chứng kiến sự rung chuyển lớn nhờ sự xuất hiện và mở rộng của metaverse”, Kerris nhận định.
Hãng xe Đức BMW hiện sử dụng nền tảng Omniverse của Nvidia để tạo ra một phiên bản ảo cho nhà máy chế tạo ôtô, với mục tiêu tối ưu hóa thời gian và chi phí sản xuất.
Công ty hiện xuất xưởng 2,5 triệu ôtô mỗi năm với 99% trong số đó được tùy chỉnh. Với 100 tùy chọn cho mỗi chiếc xe và hơn 40 kiểu xe, có hơn 2.000 cách để cấu hình một chiếc BMW mới.
“Bằng cách tạo phiên bản song sinh, BMW có thể mô phỏng gần như chính xác cách một nhà máy hoạt động.
Chẳng hạn, hệ thống xác định số lượng ôtô chạy trên băng chuyền, cung cấp cho nhân viên đường đi ngắn nhất từ nơi lắp ráp đến điểm tập kết xe”, Kerris giải thích. “Sự khác biệt đang có chưa từng diễn ra trong quá khứ, bởi nền tảng luôn tuân theo các quy luật vật lý và các tình huống đúng với thực tế”.
Lockheed Martin cũng đang sử dụng Omniverse. Công ty mô phỏng một phiên bản ảo của các khu vực thường xuyên xảy ra cháy rừng ở California, từ đó phân tích và dự đoán về hỏa hoạn. Điều này giúp các nhân viên cứu hỏa dễ triển khai đối phó với hỏa hoạn trong thế giới thực.
David Whelan, CEO Engage XR, công ty chuyên cung cấp nền tảng metaverse liên quan đến họp, đào tạo và sự kiện ảo cho hơn 160 tổ chức và doanh nghiệp, cho biết số khách hàng của họ tăng 50% trong bốn tháng qua.
Năm ngoái, công ty cũng hợp tác với Đại học Stanford tổ chức hội thảo Virtual People, với toàn bộ người tham gia sử dụng kính VR.
Whelan cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện tìm cách tận dụng các cơ hội tiếp thị bên trong metaverse. “Bạn cần mang đến cho mọi người một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt nếu muốn tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả công việc”, Whelan nhấn mạnh.
Cũng theo Whelan, với tính ứng dụng cao, metaverse sẽ không còn là một khái niệm gắn liền với giải trí. “Vào giữa những năm 1990, các thương hiệu và doanh nghiệp lớn phải chuẩn bị cho kỷ nguyên Internet. Theo tôi, hiện chúng ta cũng trong giai đoạn sẵn sàng cho kỷ nguyên metaverse”, ông nói.
Bảo Lâm (theo CBS News)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Social Media (tiếng Việt có nghĩa là Truyền thông xã hội) như: Social Media là gì, Vai trò của Social Media, các kiểu Social Media chính là gì, các nền tảng Social Media phổ biến hiện nay và nhiều nội dung hữu ích khác.
Social Media được hiểu đơn giản là các nền tảng truyền thông mạng xã hội hay phương tiện truyền thông xã hội. Khái niệm Social Media chủ yếu đề cập đến cách người dùng chia sẻ và tương tác với nội dung cũng như cách họ kết nối với những người khác thông qua môi trường internet.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Các vị trí liên quan đến Social Media mà bạn có thể đảm nhận tại doanh nghiệp.
Thấu hiểu khái niệm Social Media.
Các kiểu hay phương thức Social Media chính hiện có trên thế giới là gì?
Mục đích hay vai trò của các nền tảng Social Media.
Số lượng người dùng của một số nền tảng Social Media phổ biến trên thế giới.
Nền tảng Social Media phổ biến nhất toàn cầu là gì?
Nền tảng Social Media được chi tiêu nhiều nhất là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Social Media là gì?
Social Media trong tiếng Việt có nghĩa là “Truyền thông xã hội” hoặc “Các phương tiện truyền thông mạng xã hội“.
Social Media là khái niệm đề cập đến các công nghệ (hoặc nền tảng) dựa trên máy tính được sử dụng để chia sẻ nội dung, ý tưởng hay thông tin thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo (online hay virtual networks).
Các phương tiện truyền thông mạng xã hội này hoạt động dựa trên môi trường internet và các thiết bị điện tử nhằm mục tiêu giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập và chia sẻ các nội dung (hình ảnh, video…) khi cần.
Người dùng sẽ tương tác với các nền tảng social media thông qua máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh thông qua các ứng dụng (App) hoặc phần mềm web.
Trong khi các phương tiện này phổ biến ở Mỹ và châu Âu, các quốc gia ở châu Á như Indonesia cũng có lượng người dùng rất lớn.
Tính đến đầu năm 2022, có khoảng gần 5 tỷ người dùng sử dụng các nền tảng Social media trên toàn cầu.
Theo một định nghĩa khác từ Wikipedia, Social Media liên quan nhiều đến các công nghệ tương tác và các kênh kỹ thuật số (digital channels), những thứ có thể tạo điều kiện cho việc xây dựng và chia sẻ nội dung được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo.
Social Media Platform là gì?
Nếu thuật ngữ Social Media đề cập nhiều đến các yếu tố công nghệ, cách thức và cộng đồng ảo (trực tuyến), Social Media Platform chính là các nền tảng diễn ra các hoạt động chia sẻ và tương tác nội dung.
Social Media Platform cũng có thể được gọi là Social Media App, tức các ứng dụng mạng xã hội, hiện trên thế giới có các nền tảng hay ứng dụng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, WhatsApp, TikTok hay Twitter.
Social Media và Social Networking.
Nằm trong không gian mạng xã hội nói chung, nghe qua thì tưởng như là một hay giống nhau, Social Media và Social Networking là 2 khái niệm khác nhau, vậy sự khác biệt giữa Social Networking và Social Media là gì?
Trong khi đều là những thuật ngữ có gắn yếu tố Social (xã hội), Social Media như đã phân tích đề cập nhiều đến các yếu tố phương tiện và công nghệ, Social Networking ngược lại có liên quan đến cách người dùng truyền tải và nhận thông tin.
Nói một cách dễ hiểu thì người dùng sẽ truy cập hay sử dụng các Social Media hay các Social Media Platform (App) để tiến hành Networking.
Social Media Marketing là gì?
Cũng giống các khái niệm khác như Digital Marketing hay Content Marketing, Social Media Marketing đề cập đến tất cả những gì liên quan đến việc các marketer sử dụng những phương tiện truyền thông mạng xã hội cho mục tiêu marketing.
Tuỳ vào từng chiến dịch, mục tiêu chiến lược hay bối cảnh mà các mục tiêu có thể là lượt hiển thị, lương tương tác (like, share comment), khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng chẳng hạn.
Social Content là gì?
Social Content là các nội dung được xây dựng và sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, nội dung đó có thể là hình ảnh, văn bản (text) hoặc video.
Cũng tương tự như các mục tiêu marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp hay thương hiệu, họ có thể ưu tiên các định dạng nội dung hay các Social Content format khác nhau, tuy nhiên theo các số liệu mới nhất thì nội dung video luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất.
Các vị trí liên quan đến Social Media mà bạn có thể đảm nhận tại doanh nghiệp.
Social Media Executive: Các nhân viên làm việc trên các nền tảng mạng xã hội. Mục tiêu công việc của họ chủ yếu là xây dựng các cộng đồng trực tuyến, gia tăng mức độ tương tác với người dùng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, doanh số và hơn thế nữa.
Social Media Specialist: Các chuyên viên truyền thông mạng xã hội. Những người này thực hiện các công việc tương tự như các Social Media Executive nhưng ở một cấp độ cao hơn, dưới họ có thể các nhân viên khác.
Social Media Leader: Các trưởng nhóm Social Media. Cũng cùng một phạm vi công việc tương tự nhưng dưới họ có thể có các Social Media Executive và Social Media Specialist. Trong nhiều trường hợp, họ cũng có thể chịu trách nhiệm nhiều hơn về vai trò dẫn dắt đội nhóm hoặc xây dựng kế hoạch (ít thực thi hơn).
Social Media Manager: Những nhà quản lý các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Ở trong phần lớn ở các doanh nghiệp, người này đóng vai trò tương đương với các vị trí khác như Trade Marketing Manager, Brand Manager hay Content Manager. Công việc của họ thiên nhiều về chiến lược và dẫn dắt thay vì thực thi.
Khi làm việc trong phạm vi Social Media, thường thì bạn sẽ chỉ dừng lại ở cấp độ Manager, cũng có các tập đoàn lớn cần vị trí Social Media Director nhưng rất ít. Ở các vai trò cao hơn, trách nhiệm của bạn liên quan đến Marketing nhiều hơn thay vì chỉ là Social.
Thấu hiểu khái niệm Social Media.
Các phương tiện truyền thông mạng xã hội khởi đầu như là một cách để tương tác với bạn bè và gia đình nhưng sau đó đã được áp dụng bởi các doanh nghiệp muốn tận dụng một phương thức truyền thông mới để tiếp cận khách hàng của họ.
Sức mạnh lớn nhất của các nền tảng mạng xã hội là khả năng kết nối và chia sẻ thông tin với bất kỳ ai trên toàn cầu hoặc với nhiều người (cộng đồng) trong cùng một thời điểm.
Tính đến năm 2022, có khoảng 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu, trong đó Facebook khoảng 2.9 tỷ người dùng, TikTok và Instagram đều có hơn 1 tỷ người dùng và nhiều nền tảng khác.
Đến năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở thị trường Mỹ được dự báo sẽ tăng lên khoảng 257 triệu.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Pew, người dùng mạng xã hội ngày càng có xu hướng trẻ hơn. Gần 90% người dùng trong độ tuổi từ 18 đến 29 đã sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội.
Những gì mà nhóm người dùng này mong muốn là kết nối, giải trí và cả mua sắm.
Các kiểu hay phương thức Social Media chính hiện có trên thế giới là gì?
Các phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể xuất hiện dưới nhiều phương thức khác nhau như:
Photo Sharing: Mạng xã hội chuyên về chia sẻ hình ảnh như Instagram hay Pinterest.
Blogging: Mạng xã hội chuyên về chia sẻ nội dung kiểu blog, các nền tảng phổ biến trên toàn cầu như Wix (www.wix.com), WordPress (www.wordpress.org), Medium (www.medium.com) hay Tumblr (www.tumblr.com).
Social Networks: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay LinkedIn.
Video Sharing: Các nền tảng mạng xã hội chia sẻ nội dung video như YouTube hay Video hay TikTok.
Social Gaming: Các nền tảng trò chơi được chơi qua các nền tảng mạng xã hội như Zynga, King hay GREE.
Social reviews: Các nền tảng mạng xã hội chuyên về đánh giá hay đưa ra các phản hồi như TripAdvisor hay Yelp.
Và một số kiểu nền tảng khác.
Mục đích hay vai trò của các nền tảng Social Media.
Đối với những người dùng là cá nhân, các Social Media được sử dụng để giữ liên lạc hay tương tác với bạn bè và gia đình.
Một số người khác sẽ sử dụng các kiểu nền tảng khác để kết nối các cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm những người có cùng chí hướng để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.
Những người tham gia vào các hoạt động này là một phần của các mạng xã hội.
Đối với các doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông mạng xã hội là một công cụ không thể thiếu để thực hiện các chiến dịch marketing hay đáp ứng những gì khách hàng cần.
Các doanh nghiệp cũng sử dụng các Social Media để tìm kiếm và tương tác với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Ngoài ra trong bối cảnh khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng không chỉ sử dụng các nền tảng mạng xã hội để giải trí hay tìm kiếm thông tin đơn thuần mà thay vào đó là mua sắm, các thương hiệu cần nhanh chóng thích ứng và ứng dụng mạng xã hội vào các hoạt động eCommerce của mình.
Số lượng người dùng của một số nền tảng Social Media phổ biến trên thế giới (Cập nhật 2023).
Facebook (hơn 2.9 tỷ người dùng)
YouTube (hơn 2.5 tỷ người dùng)
WhatsApp (hơn 2 tỷ người dùng)
Facebook Messenger (hơn 1.5 tỷ người dùng)
Instagram (hơn 1.2 tỷ người dùng)
TikTok (hơn 1 tỷ người dùng)
QQ (hơn 700 triệu người dùng)
Douyin (hơn 800 triệu người dùng)
Nền tảng Social Media phổ biến nhất toàn cầu là gì?
Với hơn 2.9 tỷ người dùng, Facebook hiện là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất.
Nền tảng Social Media được chi tiêu nhiều nhất là nền tảng nào?
Theo số liệu mới nhất của App Annie trong quý 1 năm 2022, TikTok là nền tảng mạng xã hội được người dùng chi tiêu nhiều nhất, vượt qua cả YouTube và Tinder.
Kết luận.
Trong khi có khá nhiều kiểu Social Media khác nhau với từng mục đích sử dụng khác nhau, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của thương hiệu là gì mà bạn có thể lựa chọn các nền tảng phù hợp nhất.
Bên cạnh đó khi thương mại điện tử (eCommerce), Social Commerce hay thương mại xã hội tiếp tục trở thành một đề tài nóng trong những năm tới, việc am hiểu vai trò và lợi ích của các nền tảng mạng xã hội khác nhau sẽ là chìa khoá chính để tăng trưởng.
Bằng cách hiểu social media là gì, vai trò hay các loại hình Social Media khác nhau, bạn có nhiều cách hơn để thúc đẩy thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Xuất phát từ mong muốn giúp các bạn trẻ đang trong giai đoạn đầu tiếp cận với Digital Marketing có được tư duy và kỹ năng triển khai hoạt động này một cách đúng đắn, chuẩn xác ngay từ đầu, chương trình “DM – From Thinking to Execution” đã được thiết kế bởi MarketingTrips với mục tiêu giúp học viên hoàn thiện tư duy nền tảng chắc chắn về Digital Marketing, nắm chắc cách thức triển khai hoạt động Digital từ tổng quan đến chi tiết nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giúp các bạn trẻ nhanh chóng đạt được những cột mốc phát triển trong sự nghiệp.
Mục tiêu.
Học viên có đủ kiến thức để gia nhập ngay, đồng thời xây dựng khả năng tự học Digital Marketing chủ động để có những bước tiến xa hơn trong nghề.
* Thời gian cụ thể sẽ được điều chỉnh theo lịch đăng ký của học viên.
Các học viên phù hợp với chương trình.
Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing, kinh tế, quản trị kinh doanh có mong muốn theo đuổi ngành Digital Marketing.
Những bạn đã đi làm, hiện đang làm việc trong các mảng khác như Content Marketing, Brand Marketing, có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về Digital Marketing để mở rộng kỹ năng chuyên môn trong ngành.
Những bạn đã đi làm trong ngành quảng cáo nói riêng và Digital Marketing nói chung, chưa có nhiều kinh nghiệm, làm chưa hiệu quả, cần được hiểu và làm chuyên sâu hơn.
Người hướng dẫn.
Bạn Đàm Xuân Thành – Co-Founder & Editor của MarketingTrips.
Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình này là bạn Đàm Xuân Thành. Với hơn 4 năm kinh nghiệm trong ngành Digital Marketing, cùng những trải nghiệm làm việc tại nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau, bạn Thành mong muốn giúp các bạn trẻ mới ra trường, mới tiếp cận với Digital Marketing có thể đi đúng hướng ngay từ đầu, tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành các chuyên gia xuất sắc của doanh nghiệp mà bạn đang làm việc, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu trên môi trường số.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân – NEU.
Từng đảm nhận vị trí Digital Marketing Manager tại Công ty cổ phần giáo dục ILIAT toàn cầu.
Từng đảm nhận vị trí Performance-Based Ads Specialist tại VCCorp.
Đảm nhận vị trí Growth Manager tại Công ty TNHH Tư vấn & Truyền thông 5S – 5S Consulting & Media.
Một số điểm cần lưu ý.
Để đảm bảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 10 học viên.
Người hướng dẫn sẽ liên hệ xếp lớp (với những học viên tương tự nhất) sau khi học viên đăng ký form.
Chương trình được tổ chức qua Google Meet hoặc Zoom. (sẽ tổ chức lớp offline nếu tình hình dịch Covid-19 tích cực hơn).
Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 15 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).
Nội dung tổng quan của chương trình.
Khái niệm nền tảng trong Digital Marketing.
Tư duy: Khách hàng là trung tâm.
Tư duy phân khúc khách hàng và phân tích đặc điểm của khách hàng trên môi trường Digital.
Digital Marketing Funnel là gì? Tìm hiểu về các phễu chuyển đổi quan trọng trong Digital Marketing.
Tìm hiểu về các kênh quan trọng trong Digital.
Thực hành: Thao tác cài đặt, vận hành trên các kênh Digital.
Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp.
Bonus: Tâm lý học trong Digital Marketing.
Bonus: Phân tích một số case study làm Digital Marketing trong các lĩnh vực cụ thể (E-commerce, Giáo dục, Công nghệ,…).
Bonus: Phân tích, đánh giá case của học viên.
Nội dung chi tiết.
1. Khái niệm nền tảng trong Digital Marketing.
1.1 Digital Marketing chiếm vị thế như thế nào trong bức tranh tổng về Marketing?
1.2.Digital Marketing trong bức tranh lớn về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Tư duy khách hàng là trung tâm.
2.1 Điều gì khiến khách hàng hành động?
2.2 Những cảm xúc chủ đạo trên môi trường số.
2.3 Nhận thức quyết định hành vi.
3. Phân khúc khách hàng và phân tích đặc điểm của khách hàng trên Digital.
3.1 Phân khúc khách hàng mục tiêu.
3.2 Phân tích khách hàng trên môi trường số.
3.3 Hành trình khách hàng trong Marketing.
4. Digital Marketing Funnel là gì? Tìm hiểu về các phễu chuyển đổi quan trọng trong Digital Marketing.
4.1 Phễu Sản phẩm.
4.2 Phễu Traffic.
4.3 Phễu Khách hàng.
5. Tìm hiểu về các kênh quan trọng trong Digital.
5.1 Paid Media.
5.2 Owned Media.
5.3 Earned Media.
6. Thực hành: Thao tác cài đặt, vận hành trên các kênh Digital.
6.1 Thực hành với kênh Facebook.
6.2 Thực hành với kênh Google.
6.3 Thực hành với Website.
7. Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp
7.1 Tìm hiểu mô hình 3Cs, 4Cs.
7.2 Đề xuất chiến lược Digital Marketing.
7.3 Đề xuất hoạt động Digital Marketing.
7.4 Đo lường hoạt động Digital Marketing.
7.5 Tối ưu hoạt động Digital Marketing.
8. Bonus: Tâm lý học trong Digital Marketing.
9. Bonus: Phân tích một số case study làm Digital Marketing trong các lĩnh vực cụ thể (E-commerce, Giáo dục, Công nghệ…).
10. Bonus: Phân tích, đánh giá case của học viên.
Kết thúc chương trình.
Học phí của chương trình: 6.5 triệu (VNĐ).
Thông tin chuyển khoản:
Tên người nhận: Nguyễn Ngọc Trà
Ngân hàng: Vietcombank, CN Đông Sài Gòn
Số tài khoản: 0371 000 444 392
Nội dung chuyển khoản: DM – From Thinking to Execution – [Tên người chuyển]
* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 10 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản trước hoặc sau khi phỏng vấn xếp lớp.
Mọi thắc mắc hay ý kiến đóng góp cho MarketingTrips, bạn có thể liên hệ qua:
Phone: 0976.577.458
Email: help@marketingtrips.com hoặc marketingtrips.dmg@gmail.com
Cảm ơn tất cả các bạn. Hy vọng sẽ sớm gặp lại các bạn tại chương trình nhé!
Vượt qua năm 2021 nhiều khó khăn, ngành xuất bản làm ra hơn 400 triệu bản sách, doanh thu tăng so với những năm trước.
Vượt lên những thách thức bởi đại dịch trong năm 2021, các nhà xuất bản và đơn vị ngành sách đã tìm những hướng đi riêng, đạt kết quả sản xuất, kinh doanh khả quan.
Doanh thu tăng.
Dù đối mặt nhiều khó khăn, doanh thu ngành xuất bản năm 2021 vẫn đạt tăng trưởng, thậm chí cao hơn năm 2019 – năm trước đại dịch.
Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.996 tỷ đồng (tăng 12,4% so với năm 2020); nộp ngân sách 260 tỷ đồng (tăng 71,7%). Lợi nhuận toàn ngành (sau thuế) đạt 384 tỷ đồng (tăng 80,7%).
Trong năm 2021, ngành xuất bản đối mặt nhiều khó khăn khi chi phí nguyên vật liệu tăng, hoạt động xuất bản bị gián đoạn do giãn cách kéo dài, sức mua giảm, thiếu nhân lực hoạt động… Trong bối cảnh đó, số đầu sách và bản sách giảm nhẹ.
Theo tổng kết của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết ngày 31/12/2021, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 32.948 (giảm 9%); số bản sách làm ra là 400 triệu (giảm 0,7%).
Trong đó, sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo chiếm ưu thế (34% cơ cấu sách). Tỷ lệ xuất bản phẩm bình quân đầu người đạt 4,08 bản/người/năm (giảm 1,2% so với năm 2020).
Trong bối cảnh chưa thể tăng trưởng về số lượng sách, các đơn vị xuất bản đã tập trung cho chất lượng. Nhiều xuất bản phẩm có giá trị tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, biển đảo; quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Việt Nam; phục vụ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, hướng dẫn kỹ năng khởi nghiệp…
Bên cạnh đó, những cuốn sách có nội dung liên quan phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ca ngợi tình cảm, nhiệt huyết của đội ngũ làm công tác phòng, chống dịch và việc phục hồi kinh tế thời dịch bệnh cũng được các nhà xuất bản chủ động khai thác.
Đặc biệt, một số cuốn sách thu hút nhiều bạn đọc, phát hành số lượng lớn như: Muôn kiếp nhân sinh in 340.000 bản, Nhà giả kim in 310.000 bản; Hành trình về phương Đông in 87.000 bản, Sapiens – Lược sử loài người in 44.000 bản, Từ tốt đến vĩ đại in 33.000 bản…
Các chỉ số trên cho thấy nỗ lực của các nhà xuất bản trong việc nắm bắt thị trường, nhu cầu của độc giả. Đơn vị ngành sách cũng thích ứng nhanh nhạy để chuyển đổi các hình thức kinh doanh, quảng bá sách.
Trước những biến động của thị trường lao động sau đại dịch, tổng số lao động của các nhà xuất bản vẫn cơ bản được giữ vững, không bị xáo trộn, góp phần làm cho hoạt động của nhà xuất bản ổn định.
Thúc đẩy xuất bản điện tử, phát triển văn hóa đọc.
Nắm bắt xu thế chuyển đổi số, tìm hướng đi mới trong khó khăn, một số đơn vị phát triển hoạt động xuất bản điện tử, phát hành trực tuyến, thúc đẩy ứng dụng công nghệ.
Đến nay, 12 nhà xuất bản được thực hiện xuất bản phẩm điện tử (tăng 33% so với 2020). Lượng xuất bản phẩm điện tử là 2.300 (tăng 12%).
Một số doanh nghiệp phát hành sách nói có tăng trưởng tốt. Các sàn thương mại điện tử chuyên biệt về phát hành sách có mức tăng trưởng cao.
Hội sách trực tuyến quốc gia lần thứ hai tại địa chỉ Book365.vn đưa 40.000 bản sách đến bạn đọc, hơn 6 triệu lượt truy cập, doanh thu đạt trên 4,5 tỷ đồng (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2020).
Song song thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, năm 2021 đánh dấu bước tiến quan trọng trong phát triển văn hóa đọc.
Ngày 4/11/2021, Chính phủ ra Quyết định về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Đây là tiền đề mở ra nhiều hoạt động, dự án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Nhiều đơn vị ngành sách đã hưởng ứng, chung tay tổ chức các dự án ý nghĩa như: Bảo tàng Sách và Văn hóa đọc, giải thưởng “Khuyến đọc Việt Nam”, dự án xây dựng không gian đọc trong nhà văn hóa để đưa sách đến vùng nông thôn…
Nhiều chương trình, dự án tặng sách, khuyến đọc ý nghĩa được thực hiện như “Sách hay cho học sinh tiểu học”, “Chuyến tàu mùa thu”…
Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ tư đã trở thành một trong những giải thưởng uy tín của lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn hóa văn nghệ. 24 tác phẩm xuất sắc được tôn vinh, trong đó, nổi bật là chủ đề dành cho thiếu nhi với một giải A, 4 giải B, 2 giải C.
Giải thưởng trở thành nguồn động viên, cổ vũ cho các tác giả, dịch giả và đông đảo người làm sách, lan tỏa những tác phẩm giá trị tới công chúng, đồng thời đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đọc phát triển.
Tại một hội nghị về xuất bản diễn ra hồi tháng một ở Hà Nội, ông Phạm Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – nói trong điều kiện rất khó khăn, những người làm xuất bản đã không chùn bước, đoàn kết, sáng tạo và chủ động tìm ra các giải pháp, thực hiện nhiều bước đi chuyển đổi số nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhờ đó, không chỉ duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh, một số nhà xuất bản còn có những bước đột phá, vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị, vừa có bước tăng trưởng nhất định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo số liệu báo cáo mới nhất của App Annie trong quý 1 năm 2022, Instagram đã vượt qua TikTok để trở thành ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.
Sau một vài quý dẫn đầu về lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng, TikTok hiện đã đánh mất vị trí số 1 về tay Instagram (thuộc Meta).
Theo số liệu báo cáo Quý 1 năm 2022 của data.ai, Instagram và TikTok là những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu còn TikTok thì dẫn đầu về lượng chi tiêu của người tiêu dùng.
Hiện 57% doanh thu của TikTok đến từ nhóm người dùng Trung Quốc.
“Snapchat đã chuyển mình từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống từ quý trước, trong khi đó, Shopee đã tăng từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 7.
Công ty về thương mại điện tử hay thương mại di động có trụ sở tại Singapore này đã báo cáo doanh thu GAAP là 5,1 tỷ USD vào năm 2021 và hoạt động tại hơn 13 quốc gia.”
Về phần Snapchat, ngày càng nhiều người dùng trẻ coi nó như là một nền tảng nhắn tin chính cho các cuộc thảo luận có tính riêng tư – so với các nền tảng nhắn tin phổ biến khác như Facebook Messenger hay Telegram, Snapchat có được sự tín nhiệm cao hơn.
data.ai cũng xem xét đến các mức độ chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng.
Theo data.ai:
“Nhìn chung, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng cho các ứng dụng đã tăng hơn 40% trong hai năm qua, với tổng chi tiêu dành cho iOS tăng gần 42% so với quý 1 năm 2020 và tăng 44% đối với Google Play.”
data.ai cũng lưu ý rằng iOS chiếm 65% trong tổng số 33 tỷ USD chi tiêu cho các cửa hàng ứng dụng trên toàn cầu, con số này vẫn được duy trì với 5 quý trước đó.
Trong khi Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển, người dùng iOS lại chi tiêu nhiều hơn.
Trong khi người có Growth Mindset luôn nỗ lực tiến về phía trước, người sở hữu Fixed Mindset lựa chọn sự ổn định và ngại thay đổi. Cùng tìm hiểu Growth Mindset và Fixed Mindset là gì trong bài viết này.
Trong một thế giới VUCA, khi mà mọi thứ dường như đang thay đổi quá nhanh, sở thích và hành vi của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Để có thể nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới, doanh nghiệp cần những tư duy mới.
Liệu Growth Mindset (tư duy tăng trưởng) hay Fixed Mindset (tư duy cố định) mới là kiểu tư duy doanh nghiệp cần?
Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset và Fixed Mindset.
Có một quan niệm sai lầm phổ biến trong kinh doanh là bạn có sẵn những gì cần thiết để trở thành một doanh nhân hoặc là không, ngụ ý nó là yếu tố thuộc về thiên bẩm.
Tuy nhiên trên thực tế, các kỹ năng về kinh doanh có thể được học hỏi và củng cố giống như bất kỳ kỹ năng nào khác.
Giáo sư William Sahlman của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) đặt ra câu hỏi “Liệu bạn có cần phải là một thiên tài về sáng tạo để thành công không?” hay “Bạn có cần phải trẻ hoặc bỏ học đại học, hoặc mạo hiểm mới có thể trở thành một doanh nhân không?
Và ông cũng trả lời “Tôi không nghĩ vậy.”
Ông nói tiếp: “Tất cả mọi người đều có thể tìm thấy những cơ hội, thu hút các nguồn lực cần thiết và xây dựng đội ngũ để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của họ.”
“Tư duy này, tức quan điểm cho rằng khả năng và trí thông minh là những thứ có thể đạt được thông qua nỗ lực – được gọi là tư duy tăng trưởng hoặc tư duy phát triển (Growth Mindset) và nó là tài sản vô giá trong thế giới khởi nghiệp.”
Dưới đây là phần sơ lược về sự khác biệt giữa một Growth Mindser và Fixed Mindset, tại sao Growth Mindset lại cần thiết cho doanh nhân, cũng như cách bạn có thể đạt được và duy trì tư duy đó.
Sự khác biệt giữa Growth Mindset và Fixed Mindset là gì?
Một người nào đó có Growth Mindset tức là họ sẽ coi trí thông minh, khả năng và tài năng là những thứ có thể học hỏi được và cải thiện được thông qua sự nỗ lực.
Mặt khác, một người nào với Fixed Mindset sẽ xem những đặc điểm kể trên là ổn định và không thể thay đổi theo thời gian, họ nghĩ rằng “mọi thứ đã an bài”.
Hãy giả sử rằng bạn là một doanh nhân và bạn rất cần khả năng về tài chính để có thể quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn có một tư duy cố định, bạn có thể nghĩ rằng, “Tôi học toán rất kém nên dù có cố gắng đến mấy chắc cũng sẽ thất bại.”
Ngược lại nếu bạn sở hữu tư duy tăng trưởng, bạn có thể nghĩ rằng “Mặc dù trước đây tôi không giỏi toán, nhưng là vì lúc đó tôi chưa có động cơ chính đáng để học, bây giờ chỉ cần cố gắng ngày qua ngày, tôi sẽ sớm khá lên thôi.”
Khái niệm Growth Mindset và Fixed Mindset được nhà tâm lý học Carol Dweck đưa ra lần đầu trong cuốn sách năm 2006 mang tên The New Psychology of Success.
Theo Bà Dweck, những tình huống hay bối cảnh thử thách có thể là thảm họa đối với những người có tư duy cố định vì họ nghĩ rằng họ không thể vượt qua nó.
Khi bạn có tư duy tăng trưởng, bạn tin rằng bạn có thể có thêm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công, những thách thức là những cơ hội.
Tại sao các doanh nhân cần Growth Mindset và hạn chế Fixed Mindset.
Mặc dù Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nhưng nó vô cùng quan trọng đối với các doanh nhân.
Dưới đây là cách mà Growth Mindset có thể mang lại giá trị cho bạn.
1. Growth Mindset cho phép bạn tham gia vào các lĩnh vực mới.
Khi bạn có tư duy tăng trưởng, quá khứ là những gì đã qua và chúng dường như không ảnh hưởng nhiều đến những thứ bạn có thể đạt được trong tương lai.
Tư duy này sẽ giúp bạn sớm trở thành một người có chuyên môn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nếu bạn muốn theo đuổi và sẵn sàng học hỏi.
Thay vì để “bạn của quá khứ” sẽ tiếp tục là “bạn của tương lai”, những người có Growth Mindset luôn tin rằng họ sẽ liên tục cải thiện bản thân và trở thành một phiên bản tốt hơn.
2. Growth Mindset thúc đẩy khả năng phục hồi.
Khả năng phục hồi hay khả năng vượt qua những bối cảnh khó khăn — rất quan trọng trong thế giới doanh nhân và đặc biệt là trong các công ty khởi nghiệp.
Khi những thách thức, thất bại và cả những sự nghi ngờ nảy sinh, khả năng tồn tại và hồi phục của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng kiên trì và học hỏi từ những tình huống khó khăn.
Trong khi những người có tư duy cố định xem sai lầm là thứ gì đó tồi tệ và vô nghĩa, những người có tư duy tăng trưởng lại suy nghĩ ngược lại, họ coi đó là điều bình thường và cần học hỏi được ít nhất là một thứ gì đó từ nó.
Một tư duy cố định có thể ngăn cản bạn học hỏi từ những sai lầm, trong khi một tư duy tăng trưởng có thể cho phép bạn coi sai lầm là cơ hội học hỏi.
3. Growth Mindset cho phép bạn liên tục thử nghiệm.
Nếu bạn có Growth Mindset, bạn liên tục thử nghiệm các ý tưởng mới, học hỏi từ các kết quả có được và không ngừng lặp lại quá trình này.
Một doanh nhân có Fixed Mindset có khả năng coi những phản hồi tiêu cực là dấu hiệu cho thấy họ không có khả năng tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị.
Mặt khác, một doanh nhân có Growth Mindset lại sẵn sàng đón nhận những phản hồi tiêu cực hay những lời chỉ trích mang tính xây dựng và sử dụng chúng để cải thiện những gì họ cung cấp.
Với tư duy này, bạn coi những điểm yếu hiện có của sản phẩm là cơ hội để mang lại những thứ tốt hơn cho các nhóm đối tượng mục tiêu.
4. Growth Mindset giúp bạn luôn khiêm tốn.
Cuối cùng, Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng nhắc nhở bạn rằng luôn có nhiều điều mới mà bạn không biết, những điều hay ho để học hỏi.
Bằng cách biết rằng bạn có thể cải thiện mọi thứ, bạn giữ cho mình một tâm thế cởi mở trong suốt hành trình kinh doanh của bản thân.
Khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng và hành vi của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, Growth Mindset là thứ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với các bối cảnh mới và tạo ra sự bền vững cho doanh nghiệp.
Đừng bao giờ “thoải mái” với những gì bạn có!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Phân tích SWOT nổi tiếng là công cụ phân tích quan trọng và có tính quyết định đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. SWOT bản thân cũng có giá trị với không ít người.
SWOT bản thân là gì? SWOT bản thân là cách xác định các điểm mạnh, điểm yếu của các cá nhân cụ thể, sau đó dựa trên những điểm mạnh yếu này để tìm kiếm các cơ hội ở bên ngoài cũng như các rủi ro nếu có trong tương lai sự nghiệp của họ.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
SWOT bản thân là gì?
SWOT là gì?
Các phân tích SWOT cho bản thân được thực hiện như thế nào?
Những câu hỏi khi phân tích SWOT để bạn tự vấn cho chính bản thân mình.
Đánh giá kết quả sau quá trình phân tích SWOT bản thân.
Hành động phản hồi tới SWOT.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
SWOT bản thân là gì?
Cũng tương tự như các bản phân tích SWOT cho doanh nghiệp hay tổ chức, SWOT cho bản thân cũng sử dụng mô hình này để xác định các điểm mạnh, điểm yếu của các cá nhân cụ thể, sau đó dựa trên những điểm mạnh yếu này để tìm kiếm các cơ hội ở bên ngoài cũng như các rủi ro nếu có trong tương lai sự nghiệp của họ.
Việc phân tích SWOT bản thân thường được sử dụng để xác định và theo đuổi các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, từ đó giúp mỗi người trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Dù cho bạn là một học sinh, sinh viên hay người đã đi làm thì về cơ bản quá trình phân tích ma trận SWOT cho bản thân vẫn không thay đổi.
SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của Strength, Weakness, Opportunity và Threat, tức là Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức. Đây vốn là công cụ phân tích chuyên nghiệp để định vị về quá khứ, hiện tại và tương lai của một công ty.
Nó giúp nhà lãnh đạo của các tổ chức có tầm nhìn mới mẻ về những gì đã làm tốt, những thách thức nằm ở đâu và con đường nào cần theo đuổi.
Phân tích SWOT được phát minh như một công cụ kinh doanh vào những năm 1960 bởi những biểu tượng kinh doanh như Edmund P. Learned, C. Roland Christensen, Kenneth Andrews và William D. Guth.
Năm 1982, Heinz Weihrich đưa công cụ này thêm bước tiến mới khi xây dựng ma trận Điểm mạnh và Điểm yếu ở trên, Cơ hội và Thách thức đặt bên dưới. Đây là cách phổ biến nhất và hiệu quả nhất để phân tích.
Các phân tích SWOT cho bản thân được thực hiện như thế nào?
SWOT bản thân có thể giúp một người trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, Marlo Zarka – một huấn luyện viên chuyên nghiệp cho biết. Một khi tiến hành phân tích SWOT, bạn cần nghĩ về việc bạn muốn rút ra điều gì từ nó.
Bạn muốn có một công việc mới hay muốn có thành tích mới ở vị trí hiện tại? Bạn muốn tìm kiếm sự trưởng thành cá nhân hay muốn thử một điều gì đó mới mẻ?
Để tiến hành phân tích, hãy đặt từng câu hỏi trong 4 vấn đề cần phân tích. Sự trung thực là rất quan trọng, nếu không, việc phân tích sẽ không mang lại kết quả nào.
Với suy nghĩ đó, bạn cố gắng nhìn nhận bản thân một cách khách quan, như một người đồng nghiệp hay một người ngoài cuộc khi tiếp nhận những chỉ trích.
Caroline Smith – copywriter tại Centrica (công ty hoạt động lưu trữ và cung cấp khí ga, điện và dịch vụ bảo trì của Anh) cho biết, việc tưởng tượng và nhận định những tiềm năng của bản thân cũng quan trọng không kém.
“Đừng giới hạn sức mạnh của bản thân”, ông nói, “liệt kê tất cả những điểm mạnh của bạn, thậm chí cả những điều mà bạn đã cho nó “ngủ đông” và chú ý đến những ưu điểm vượt trội của bạn so với bạn bè.
SWOT bản thân chính là những điều khiến bạn trở nên khác biệt và độc đáo”.
Những câu hỏi khi phân tích SWOT để bạn tự vấn cho chính bản thân mình.
Để ma trận SWOT có giá trị, bạn cần phải dành thời gian để thực sự suy nghĩ về nó ngay cả trong giấc ngủ, tìm ra câu trả lời và suy ngẫm.
Đừng trả lời mọi câu hỏi trong một lần. Khi những câu hỏi và câu trả lời được suy nghĩ thật kỹ, thẩm thấu trong não trong suốt đêm, nó tiết lộ những sự thật ẩn sâu bên trong bạn.
Hãy bắt đầu với những suy nghĩ về thế mạnh (Strengths) của bạn. Đây là những kỹ năng và những nét đặc sắc khiến bạn khác biệt với những người khác. Hãy trả lời những câu hỏi sau:
Bạn giỏi cái gì một cách tự nhiên?
Bạn đã làm việc để phát triển kỹ năng gì?
Tài năng của bạn là gì hay nói cách khác, khả năng thiên bẩm của bạn là gì?
Tiếp theo, hãy trả lời những câu hỏi này để tìm ra điểm yếu (Weaknesses) của bạn. Phần này sẽ giúp bạn nhận ra cần phải khắc phục những điều gì, chúng cản trở sự nghiệp của bạn ra sao. Câu hỏi bao gồm:
Những đặc điểm và thói quen tiêu cực khi làm việc của bạn là gì?
Bạn cần được học hay huấn luyện những điều gì để cải thiện bản thân?
Những người khác đánh giá về khuyết điểm của bạn như thế nào?
Bạn hãy xem xét những yếu tố bên ngoài nào mà bạn có thể theo đuổi để tìm kiếm công việc mới hoặc định hướng sự nghiệp. Đó chính là cơ hội (Opportunities) của bạn. Những câu hỏi bạn phải giải quyết:
Trạng thái của nền kinh tế là gì?
Ngành công nghiệp của bạn đang phát triển không?
Ngành công nghiệp đó có công nghệ mới không?
Cuối cùng, công việc của bạn có những mối đe dọa (Threats) nào? Phần này cho thấy những yếu tố khách quan có khả năng làm tổn thương cơ hội để bạn đạt được mục tiêu. Các câu hỏi gồm:
Ngành công nghiệp của bạn có thay đổi định hướng không?
Giữa các công việc mà bạn phù hợp nhất có sự cạnh tranh mạnh mẽ không?
Nguy cơ khách quan lớn nhất đối với các mục tiêu của bạn là gì?
Hãy ghi nhớ bạn cần trả lời các câu hỏi một cách khách quan nhất, nếu cần thiết hãy tìm đến sự tư vấn của một người biết về bạn. Việc đi ra khỏi vùng thoải mái của bạn sẽ giúp bạn đạt được kết quả đang tìm kiếm.
Đánh giá kết quả sau quá trình phân tích SWOT bản thân.
Bạn có thể đánh giá kết quả bằng 2 phương pháp phổ biến.
Phương pháp thứ nhất là sự phù hợp, nghĩa là kết hợp 2 yếu tố để xác định hành động. Ví dụ, sự phù hợp giữa Điểm mạnh và Cơ hội sẽ cho bạn biết đâu là những thứ bạn nên tấn công và hành động.
Mặt khác, sự kết hợp giữa Điểm yếu và các Thách thức sẽ chỉ ra những lĩnh vực bạn cần tránh, và giúp bạn không lao vào những sai lầm.
Phương pháp thứ hai là chuyển đổi những thứ tiêu cực thành tích cực. Nói cách khác, chuyển điểm yếu thành điểm mạnh và thách thức thành cơ hội.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ tăng cường các kỹ năng, kiến thức thông qua giáo dục hay tìm ra cách sáng tạo để đưa những khuyết điểm trở thành ưu điểm.
Ví dụ, nếu bạn là một người hướng ngoại, công việc đòi hỏi phải “chôn chân” một chỗ hay có tính chất hướng nội, ít giao tiếp sẽ không phù hợp với bạn.
Nhưng nếu bạn có thể làm việc ở vị trí bán hàng – công việc cho phép bạn tiếp xúc với nhiều người, bạn có thể vừa có công việc ổn định vừa phát huy ưu điểm của mình để trở nên vượt trội.
Hành động phản hồi tới SWOT.
Một khi phân tích SWOT bản thân đã hoàn thành, bạn cần theo đuổi những gì bạn đã tìm ra. SWOT không có giá trị nếu nó chỉ là một danh sách liệt kê mà không có chút hành động cụ thể nào.
Việc hành động, tận dụng cơ hội, hạn chế điểm yếu có thể mang lại lợi ích cho bạn ở cấp độ cá nhân lẫn chuyên môn, và giúp bạn khác biệt so với bạn bè lẫn đồng nghiệp.
Một khi bạn sử dụng kết quả từ SWOT của bản thân, hãy theo dõi sự tiến bộ của bạn. Thiết lập các phép đo, cột mốc và phấn đấu cải thiện bản thân.
Từng bước một, từng chút một, bạn sẽ trở thành người mà bạn muốn trở thành. Hãy bắt đầu từ bây giờ, với bảng phân tích SWOT cho chính bản thân mình.
Kết luận.
Trong khi các mô hình ma trận SWOT chủ yếu được vận dụng trong bối cảnh kinh doanh, ngày nay chúng cũng được sử dụng để phân tích cá nhân, SWOT bản thân là một cách thông minh để bắt đầu xây dựng các lợi thế và phát triển sự nghiệp của chính mình.
Một bản mẫu lập kế hoạch kinh doanh Business Plan chi tiết đóng vai trò như là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp của bạn định hướng những công việc cần làm để đạt được mục tiêu kinh doanh theo cách hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu Business Plan là gì, các kiểu mẫu xây dựng Business Plan và hơn thế nữa trong bài viết này.
Một bản Business Plan mẫu đầy đủ sẽ bao gồm 6 chương: Tóm tắt dự án, Cơ hội, Kế hoạch vận hành, Nguồn lực, Kế hoạch tài chính và Phụ lục.
Các nội dung sẽ được đề cập trong bài bao gồm:
Phần 1 này sẽ đề cập tới 3 quy tắc xây dựng Business Plan và hướng dẫn chi tiết cách viết 3 chương đầu tiên trong cấu trúc của một bản kế hoạch. Nội dung của 3 chương sau và bản Business Plan mẫu (Business Plan Template/Framework) sẽ được đề cập trong phần 2 của bài viết.
Business Plan là gì?
Busines Plan đơn giản là các bản kế hoạch kinh doanh, bao gồm chi tiết các nội dung về cách một doanh nghiệp sẽ xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, bán hàng, tìm kiếm cơ hội, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hơn thế nữa.
3 quy tắc khi xây dựng Business Plan.
1. Business Plan cần ngắn gọn và súc tích.
Không ai muốn đọc một bản Business Plan dài tận 100 trang hay kể cả là 40 trang. Việc làm một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin, thậm chí là bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán.
Hơn thế nữa, mục đích của bản Business Plan là công cụ để quản lý dự án hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài, và nó cần được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Việc sửa đổi một xấp giấy tờ dày cộm quả thực rắc rối và dễ mắc sai lầm, cho dù đó là người có kinh nghiệm.
Vì vậy, đừng quên “keep it short” – giữ cho bản Business Plan ngắn gọn, súc tích.
2. Business Plan cần phù hợp với người đọc.
Một bản Business Plan có thể gửi tới nhiều người: sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,… Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về những thuật ngữ và danh từ riêng, từ viết tắt,… mà bạn nói.
Bởi thế, trước khi xây dựng Business Plan, hãy dự tính trước nó sẽ được gửi đến ai và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dễ hiểu nhất đối với họ, đồng thời giải thích rõ ràng đối với các danh từ riêng, từ viết tắt,…
Với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm.
Bạn cũng có thể sử dụng phụ lục của bản kế hoạch để cung cấp thêm chi tiết cụ thể.
3. Đừng quá sợ hãi khi lập Business Plan.
Đại đa số doanh nhân không phải là chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Bạn cũng giống họ, nên đừng quá lo lắng nếu chưa thể lập một Business Plan hoàn hảo.
Nếu bạn đủ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình và đam mê với nó, việc viết ra một Business Plan sẽ không khó khăn như bạn nghĩ.
Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với bản Business Plan đơn giản chỉ trên một mặt giấy giống như đề cương sơ bộ, rồi dựa vào đó để triển khai chi tiết sau.
Hướng dẫn chi tiết về 6 chương trong Business Plan.
Chương 1. Tóm tắt dự án.
Đây là phần tổng quan giới thiệu doanh nghiệp của bạn, giải thích những gì bạn làm và đưa ra những gì bạn đang tìm kiếm từ người đọc.
Về mặt cấu trúc, đây là chương đầu tiên trong Business Plan, nhưng bạn nên viết nó cuối cùng. Bởi lẽ, một khi bạn đã thống kê lại một lượt các chi tiết từ trong ra ngoài của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ sở để viết một bản tóm tắt đầy đủ và hấp dẫn hơn.
Phần giới thiệu này có thể tách rời như một tài liệu độc lập bao gồm những điểm nổi bật trong kế hoạch chi tiết của bạn.
Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể chỉ dựa vào bản tóm tắt này để đánh giá doanh nghiệp. Nếu họ cảm thấy ấn tượng, họ thường sẽ yêu cầu một bản kế hoạch hoàn chỉnh, một buổi thuyết trình hoặc các dữ liệu khác sau.
Hãy đảm bảo rằng bản tóm tắt rõ ràng và súc tích nhất có thể, bao gồm các điểm nổi bật chính của doanh nghiệp nhưng không quá chi tiết.
Lý tưởng nhất, chương này chỉ nên ngắn gọn trong 1-2 trang, được thiết kế để đọc nhanh và gây kích thích sự quan tâm của người đọc.
Chương này bao gồm những ý chính sau:
Khái quát chung: Câu khái quát ngắn gọn này được đặt ở đầu trang, ngay bên dưới tên doanh nghiệp. Bạn có thể dùng một tagline, nhưng thường hiệu quả hơn nếu đó là một câu mô tả những gì doanh nghiệp của bạn thực sự làm – hay còn gọi là tuyên bố giá trị (value proposition).
Vấn đề: Tóm tắt trong 1-2 câu về vấn đề bạn đang giải quyết. Mỗi doanh nghiệp đều đang giải quyết một vấn đề cho khách hàng, đồng thời nỗ lực tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường.
Giải pháp: Đây là phần mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đó có đúng là giải pháp của vấn đề bạn đã xác định ở trên?
Thị trường mục tiêu: Ai là khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp? Số lượng khách hàng đang có sẵn là bao nhiêu? Hãy nêu ra những điểm đặc trưng nhất.
Cạnh tranh: Thị trường mục tiêu của bạn đang giúp giải quyết vấn đề hiện tại như thế nào? Nó là độc nhất hay có các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường? Mỗi doanh nghiệp đều có hình thức cạnh tranh riêng, và bạn hãy đề cập đến chúng trong chương Giới thiệu về doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân sự: Các nhà đầu tư luôn đặt kỳ vọng rất lớn vào người thực hiện hơn là ý tưởng kinh doanh. Đừng quên cung cấp thông tin về đội ngũ nhân viên của bạn và giải thích ngắn gọn lý do tại sao các bạn là những người phù hợp nhất để triển khai ý tưởng kinh doanh.
Tóm tắt tình hình tài chính: Hãy nêu ra các khía cạnh nổi bật của kế hoạch tài chính, bao gồm biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến của bạn. Bạn cũng có thể dùng những dữ liệu này để giải thích thêm về mô hình kinh doanh của bạn.
Kêu gọi vốn: Nếu bạn đang kêu gọi vốn để bắt đầu hoặc phát triển doanh nghiệp, hãy mô tả chi tiết về những gì bạn cần trong mục này. Đừng vội bận tâm đến độ lớn nhỏ của các khoản đầu tư, vì điều đó sẽ luôn luôn được thương lượng sau khi nhà đầu tư có hứng thú với doanh nghiệp. Bạn chỉ cần cho biết bạn cần phải huy động số lượng vốn là bao nhiêu.
Dấu mốc và kết quả đạt được (traction): Yếu tố then chốt cuối cùng trong chương này mà các nhà đầu tư muốn xem là tiến trình bạn đã thực hiện cho đến nay và các cột mốc mà bạn dự định sẽ đạt được trong tương lai. Hãy làm nổi bật những kết quả tích cực, ví dụ như khách hàng tiềm năng của bạn đã đặt mua một số lượng lớn sản phẩm / dịch vụ.
Bạn có thể bỏ qua chương này nếu bạn đang xây dựng một bản Business Plan nội bộ. Trong trường hợp đó, bạn có thể mô tả chi tiết hơn về đội ngũ quản lý, kêu gọi vốn và kết quả đạt được để đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều đồng nhất quan điểm.
Chương 2. Cơ hội.
Chương này cần trả lời những câu hỏi sau: Bạn đang bán sản phẩm gì? Bạn đang giải quyết các vấn đề phát sinh như thế nào? Đâu là thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của bạn? Sản phẩm / Dịch vụ của bạn có lợi thế gì?
Người đã đọc bản Business Plan sẽ biết một chút về doanh nghiệp của bạn qua chương trước; tuy nhiên, chương này vẫn cực kỳ quan trọng để cung cấp thêm chi tiết và trả lời các câu hỏi bổ sung mà bạn chưa từng đề cập trước đó.
a. Vấn đề và giải pháp.
Bắt đầu chương này bằng cách mô tả vấn đề của khách hàng mà bạn đang giải quyết. Điểm quan tâm nhất (pain point) của họ là gì? Họ đang làm gì để tự giải quyết chính vấn đề của họ?
Để đảm bảo hiệu quả làm việc của doanh nghiệp, bạn nên tận dụng cơ hội tiếp xúc và nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Sau khi xác nhận rằng vấn đề thực sự của họ trùng khớp với vấn đề mà bạn đang cố gắng tìm giải pháp, hãy thực hiện bước tiếp theo là đưa ra giải pháp tiềm năng.
Giải pháp này chính là sản phẩm / dịch vụ mà bạn dự định cung cấp cho khách hàng. Trong phần này, bạn nên mô tả chi tiết giải pháp của bạn: Nó là gì và nó được cung cấp như thế nào, khách hàng của bạn sẽ có lợi ích gì từ nó, các trường hợp sử dụng khác nhau sẽ nhận được tương tác khác nhau ra sao,… Có thể các giải pháp hiện tại còn rất tốn kém hoặc phức tạp, nhưng đừng ngại đề cập đến chúng trong bản Business Plan.
b. Thị trường mục tiêu
Đã đến lúc bạn nên tập trung vào thị trường mục tiêu của mình: Bạn đang bán cho ai?
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh bạn và loại kế hoạch bạn đang viết, bạn có thể không cần phải mô tả quá chi tiết ở đây.
Chỉ cần bạn biết rõ ai là khách hàng của bạn và ước tính được sơ bộ về số lượng của họ. Nếu bạn dự định sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường một cách chính thức, trước tiên phải xác định phân khúc thị trường của bạn.
Ví dụ, nếu bạn là doanh nghiệp bán giày, bạn không thể coi tất cả mọi người đều là khách hàng mục tiêu chỉ vì họ đều có chân.
Hãy chọn một phân khúc thị trường cụ thể như người tập thể dục thể thao, các đấng mày râu phong cách,… Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi làm marketing và sales, đồng thời gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng từ bạn.
c. Chân dung khách hàng lý tưởng
Khi bạn đã xác định các phân khúc thị trường mục tiêu của mình, đã đến lúc xác định khách hàng lý tưởng của bạn cho mỗi phân đoạn.
Chân dung khách hàng lý tưởng của bạn (buyer persona) là một đại diện hư cấu về thị trường của bạn, được xác định với tên, giới tính, mức thu nhập, lượt thích, không thích,…
Buyer persona là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp bạn xác định chính xác nên triển khai hoạt động marketing và sales nào để tới gần nhất với khách hàng.
d. Khách hàng quan trọng
Phần này chỉ thực sự bắt buộc đối với các doanh nghiệp có rất ít khách hàng. Các doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu là người tiêu dùng điển hình có thể bỏ qua điều này.
Nếu bạn đang triển khai mô hình doanh nghiệp B2B, việc đề cập tới một số khách hàng quan trọng nổi tiếng hoặc trùng khớp với buyer persona và mối liên quan giữa họ với thành công của doanh nghiệp sẽ giúp tạo được uy tín vững chắc.
e. Cạnh tranh
Song song với mô tả thị trường mục tiêu của bạn, bạn nên mô tả sự cạnh tranh của bạn.
Còn ai khác trên thị trường cũng đang cung cấp giải pháp cho các vấn đề của nhóm khách hàng mà bạn nhắm tới? Thị phần của họ như thế nào? Lợi thế cạnh tranh của bạn trong cuộc đua này là gì?
Hầu hết các Business Plan đều sử dụng ma trận cạnh tranh (competitor matrix) hoặc ma trận SWOT để liệt kê các đối thủ cạnh tranh và so sánh họ với chính doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể xây dựng một ma trận đơn giản bằng cách liệt kê đối thủ cạnh tranh ở các hàng, tính năng của giải pháp ở các cột, và sử dụng dấu tick để dễ dàng nhận biết có – không.
Đừng quên nhấn mạnh rằng giải pháp của bạn khác biệt hoặc tốt hơn các sản phẩm / dịch vụ khác mà khách hàng có thể xem xét.
Sự so sánh này nên áp dụng cho cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh gián tiếp. Ví dụ, Audi và BMW là hai nhà sản xuất xe hơi cạnh tranh trực tiếp, và họ có cả đối thủ gián tiếp khác là các hãng xe tay ga cao cấp,…
f. Các sản phẩm / dịch vụ trong tương lai
Tất cả các doanh nhân nếu muốn thành công thì đều cần có tầm nhìn đến tương lai. Bản Business Plan nên bao gồm 1-2 đoạn nói về các kế hoạch tương lai tiềm năng để nhà đầu tư biết bạn đang có một chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, không nên mở rộng quá nhiều vào những ý tưởng này mà quên mất các sản phẩm / dịch vụ trong hiện tại.
Chương 3. Kế hoạch vận hành – Business Plan Operations.
Bạn sẽ làm thế nào để nắm lấy cơ hội và biến nó thành lợi thế cho doanh nghiệp? Chương này bao gồm kế hoạch marketing & sales, cách vận hành doanh nghiệp, cách bạn đo lường thành công và các mốc quan trọng mà bạn mong đợi đạt được.
a. Marketing & sales
Phần kế hoạch marketing & sales cho biết cách bạn dự định tiếp cận với phân đoạn thị trường mục tiêu, bán hàng trong đó, đặt giá sao cho phù hợp và loại hoạt động và quan hệ đối tác nào bạn cần. Hãy đảm bảo bạn đã xác định rõ ràng thị trường mục tiêu và buyer persona trước đó.
b. Định vị doanh nghiệp
Định vị là cách bạn giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của bạn tới khách hàng. Bạn có phải là nguồn cung cấp sản phẩm / dịch vụ giá rẻ hay một thương hiệu cao cấp? Có sản phẩm / dịch vụ nào của bạn mà đối thủ cạnh tranh không cung cấp hay không?
Trước khi bắt đầu định vị, bạn nên dành một chút thời gian để đánh giá thị trường hiện tại và trả lời các câu hỏi sau:
Bạn cung cấp các tính năng hoặc lợi ích khác biệt nào với đối thủ?
Nhu cầu và mong muốn của khách hàng của bạn là gì?
Đối thủ cạnh tranh của bạn tự định vị như thế nào?
Làm thế nào để có thể phân biệt bạn với các đối thủ? Nói cách khác, tại sao một khách hàng nên chọn bạn thay vì đối thủ?
Bạn thấy doanh nghiệp của mình ở đâu trong bối cảnh tổng thể các giải pháp?
Bạn có thể sử dụng công thức đơn giản này để phát triển một tuyên ngôn định vị:
Bạn có thể chuyển sang định giá dựa trên chiến lược định vị tổng thể của doanh nghiệp. Mức giá của sản phẩm / dịch vụ truyền đạt một thông điệp rất mạnh mẽ đến người tiêu dùng và có thể là một công cụ quan trọng để định vị chính bạn.
Ví dụ, nếu bạn đang cung cấp một mặt hàng cao cấp, một mức giá cao cấp sẽ nhanh chóng khiến người dùng hiểu ra điều đó.
Việc định giá không phải là một ngành khoa học, tuy nhiên bạn nên tuân theo một số quy tắc cơ bản sau:
Giá đã bao gồm chi phí của bạn.
Giá sản phẩm có thể không phải là lợi nhuận chính của bạn. Ví dụ: Bạn có thể bán sản phẩm với mức giá thấp hơn chi phí nhưng yêu cầu một hợp đồng bảo trì hoặc hỗ trợ nhiều lợi nhuận hơn.
Phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng.
3 chiến lược định giá bạn có thể tham khảo:
Định giá cộng thêm chi phí (cost-plus pricing): Bạn có thể cộng thêm vào chi phí của mình một số tiền hay một tỷ lệ phần trăm nhất định. Chiến lược này có hiệu quả đối với các nhà sản xuất coi trọng chi phí ban đầu.
Định giá dựa trên thị trường (market-based pricing): Bạn có thể nhìn vào bối cảnh hiện tại của đối thủ cạnh tranh và định giá dựa trên những gì thị trường đang mong đợi. Bạn có thể định giá ở mức cao cấp hoặc bình dân của thị trường để thiết lập vị trí riêng.
Định giá dựa trên giá trị (value pricing): Bạn có thể xác định mức giá dựa trên giá trị bạn cung cấp cho khách hàng của mình. Ví dụ, với dịch vụ dọn dẹp vệ sinh hằng tuần, bạn có thể tiết kiệm cho khách hàng 4 giờ / tuần. Nếu mỗi giờ đồng hồ có giá trị 50.000đ, dịch vụ của bạn có thể tính phí 200.000đ.
d. Xúc tiến thương mại
Hãy nhớ rằng, điều quan trọng mà bạn muốn đo lường là chi phí xúc tiến thương mại và doanh thu thu về sau đó. Các chương trình xúc tiến không đem lại lợi nhuận thì sẽ khó duy trì được trong thời gian dài.
Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể xem xét đưa vào kế hoạch xúc tiến:
Bao bì sản phẩm: Đưa hình ảnh bao bì sản phẩm vào Business Plan luôn là một ý tưởng hay, với điều kiện chúng phù hợp với chiến lược định vị và key value của doanh nghiệp, đồng thời khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Quảng cáo: Business Plan của bạn nên bao gồm tổng quan về các loại quảng cáo bạn dự định chi tiền và kế hoạch đo lường thành công của chúng.
Quan hệ công chúng (PR): Các phương tiện truyền thông đại chúng luôn là cách hữu hiệu để để tiếp cận khách hàng của bạn.
Content marketing: Đó là khi bạn công khai các thông tin, mẹo và lời khuyên hữu ích (thường là miễn phí) để target market có thể làm quen với doanh nghiệp của bạn.
Social media: Ngày nay, sự hiện diện của truyền thông xã hội cần thiết đối với phần lớn các doanh nghiệp. Bạn cần phải ở trên mọi kênh mà khách hàng đang sử dụng.
Liên minh chiến lược (strategic alliances): Bạn có thể làm việc chặt chẽ cùng một doanh nghiệp khác dưới hình thức hợp tác. Sự hợp tác này có thể giúp bạn thâm nhập vào vào phân khúc thị trường mục tiêu, còn đối tác của bạn có thể cung cấp sản phẩm / dịch vụ mới cho khách hàng của họ. Nếu bạn đã thiết lập quan hệ đối tác, hãy mô tả nó chi tiết trong Business Plan.
e. Vận hành doanh nghiệp
Phần này mô tả cách vận hành doanh nghiệp của bạn. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, bạn có thể có hoặc không cần các chi tiết sau:
Nguồn cung ứng: Nếu doanh nghiệp của bạn mua sản phẩm từ các nhà cung cấp khác, hãy mô tả chi tiết về nguồn cung sản phẩm, cách họ phân phối cho bạn và cách bạn phân phối cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp đang tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ muốn biết về tiến độ tìm kiếm của bạn. Nếu doanh nghiệp sắp phân phối sản phẩm cho khách hàng, bạn nên mô tả kế hoạch vận chuyển.
Công nghệ: Nếu bạn là một doanh nghiệp công nghệ, bạn cần mô tả công nghệ của bạn và sự vượt trội của nó so với các giải pháp khác. Lưu ý rằng bạn không phải tiết lộ bí mật thương mại trong Business Plan của mình, và cũng không cần phải mô tả công nghệ quá chi tiết.
f. Phân phối sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp sản phẩm, kế hoạch phân phối là một phần quan trọng trong bản Business Plan hoàn chỉnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp dịch vụ có thể bỏ qua phần này.
Phân phối là cách bạn đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng. Mỗi ngành đều có các kênh phân phối khác nhau, và cách tốt nhất để tạo ra kế hoạch phân phối là phỏng vấn những người khác trong ngành của bạn để tìm hiểu mô hình của họ.
Dưới đây là một số mô hình phân phối phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Trực tiếp (direct): Bán trực tiếp cho người tiêu dùng là lựa chọn đơn giản và có lợi nhất.
Phân phối bán lẻ (Retail distribution): Hầu hết các nhà bán lẻ lớn không thích gặp rắc rối khi giao dịch với hàng nghìn nhà cung cấp cá nhân. Thay vào đó, họ muốn mua thông qua các doanh nghiệp phân phối lớn có các sản phẩm tổng hợp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Đại diện của nhà sản xuất: Đây là những người có mối quan hệ với các nhà bán lẻ, nhà phân phối và sẽ làm việc để bán sản phẩm của bạn vào kênh thích hợp. Việc của bạn là trích hoa hồng cho họ.
g. Cột mốc và số liệu
Có thể các cột mốc và số liệu trong Business Plan của bạn không kéo dài, nhưng bạn cần dành thời gian để xem xét và lên lịch các bước quan trọng tiếp theo cho doanh nghiệp. Các nhà đầu tư luôn muốn thấy rằng bạn hiểu những gì cần phải làm và đang làm việc trên một lịch trình thực tế.
h. Kết quả đạt được
Trong khi cố gắng vươn tới các mốc quan trọng, bạn cũng sẽ muốn xem lại những thành tựu chính đã đạt được. Đó có thể là một số lần bán hàng đầu tiên, một chương trình thí điểm thành công hoặc hợp đồng quan trọng.
Các nhà đầu tư gọi đây là kết quả đạt được (traction) – một số bằng chứng về sự thành công mà doanh nghiệp có thể đạt được.
i. Số liệu
Số liệu là những con số được dùng làm cơ sở để đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp của bạn, từ đó phát hiện sự cố sớm, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho mô hình kinh doanh và kế hoạch tài chính của bạn.
j. Giả định chính và rủi ro
Cuối cùng, Business Plan của bạn nên nêu ra chi tiết các giả định chính mà bạn đã đưa ra, trong đó bao gồm các rủi ro mà bạn gặp có thể gặp phải.
Khi bạn đã xác định được các giả định của mình, bạn có thể tìm cách chứng minh rằng giả định đó là chính xác. Càng nhiều giả định được giảm thiểu, doanh nghiệp của bạn càng có nhiều khả năng sẽ thành công.
Chương 4. Nguồn lực – Business Plan Resources.
Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các team tuyệt vời để hiện thực hoá những ý tưởng tuyệt vời.
Trong phần này, hãy mô tả nguồn lực nhân sự hiện tại mà bạn có và những người bạn cần tuyển thêm. Nếu bạn đang vận hành sẵn một doanh nghiệp, các thông tin tổng quan về cấu trúc, vị trí, lịch sử hình thành cũng vô cùng hữu ích.
a. Đội nhóm
Có một câu nói nổi tiếng là “Các nhà đầu tư không đầu tư vào ý tưởng, họ đầu tư vào con người”. Một số người thậm chí còn nói rằng họ thà đầu tư vào ý tưởng tầm thường với một đội ngũ tuyệt vời đằng sau, còn hơn là một ý tưởng bom tấn với một đội ngũ tầm thường.
Trong chương này, hãy chứng minh rằng bạn có đội ngũ phù hợp để thực hiện ý tưởng. Một đội ngũ quản lý tuyệt vời cũng cho thấy rằng doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để phát triển và thành công.
Một đội ngũ quản lý điển hình bao gồm thông tin cơ bản của mỗi thành viên trong nhóm với đánh giá về trình độ, kinh nghiệm và các thành công có liên quan của họ. Nếu doanh nghiệp đang có vị trí trống, bạn chỉ cần xác định chúng và chỉ ra rằng bạn đang tìm kiếm người phù hợp.
Một sai lầm phổ biến của các startup là để mọi người ở cấp C-level ngay từ đầu. Mặc dù điều này có thể nghe to tát hơn, nhưng lại thường làm giảm hiệu quả công việc. Sẽ tốt hơn nếu để nhân viên cố gắng phát triển bản thân và được thăng chức trong tương lai.
Cuối cùng, bạn có thể cân nhắc đưa sơ đồ tổ chức doanh nghiệp vào Business Plan của mình ở phần phụ lục, để phòng khi các nhà đầu tư muốn biết tới.
b. Tổng quan về doanh nghiệp
Tổng quan về doanh nghiệp rất có thể sẽ là phần ngắn nhất trong Business Plan của bạn, và nó không cần thiết đối với một bản kế hoạch nội bộ. Còn nếu muốn đưa tới những người bên ngoài doanh nghiệp, phần này nên bao gồm:
Tuyên bố sứ mệnh (mission statement): Nên ngắn gọn trong 1-2 câu, và phải thể hiện được một cách xuất sắc những gì bạn đang cố gắng làm. Trên thực tế, nó cũng tương tự như tuyên bố giá trị của doanh nghiệp.
Quyền sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu áp dụng cho công nghệ và khoa học nên bạn có thể bỏ qua nếu không liên quan. Đó có thể là bằng sáng chế, giấy phép công nghệ,… đã được đăng ký hoặc đang trong quá trình đăng ký.
Cơ cấu pháp lý và quyền sở hữu: Hãy tóm tắt về cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp: doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần,… Đừng quên cung cấp thông tin về cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi đối tác kinh doanh có sở hữu một phần bằng nhau của doanh nghiệp không? Quyền sở hữu được chia như thế nào? Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ muốn biết điều này.
Lịch sử hình thành doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp của bạn đã đi vào hoạt động, sẽ có ích khi bạn làm nổi bật những thành tựu trong lịch sử của doanh nghiệp. Đối với nhân viên mới, những thông tin này sẽ là một cách truyền động lực làm việc hiệu quả.
Vị trí địa lý: Mô tả vị trí hiện tại của doanh nghiệp và bất kỳ cơ sở nào mà bạn sở hữu. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp yêu cầu cơ sở vật chất lớn để sản xuất, kho bãi,…, thông tin này là một phần quan trọng trong kế hoạch.
Chương 5. Kế hoạch tài chính – Financial Plan.
Business Plan của bạn không thể đầy đủ nếu thiếu đi dự báo tài chính. Các doanh nghiệp thường lo lắng về chương này, nhưng dự báo tài chính thực ra không hề đáng sợ.
Có rất nhiều công cụ và tài nguyên để giúp bạn xây dựng một dự báo tài chính vững chắc.
Một dự báo tài chính điển hình sẽ có dự báo hàng tháng trong 12 tháng đầu tiên và sau đó là dự báo hàng năm cho 3-5 năm còn lại. Sau đây là chi tiết về các phần trong đó:
a. Dự báo doanh số
Dự báo doanh số bán hàng thường được kẻ thành nhiều hàng. Với mỗi hàng ứng với một sản phẩm / dịch vụ cốt lõi mà bạn đang cung cấp, bên dưới nó sẽ có một hàng COGS (chi phí giá vốn) tương ứng.
Ví dụ, nếu bạn là một nhà hàng, bạn có thể chia nhỏ dự báo doanh số của mình thành các nhóm bữa trưa, bữa tối và đồ uống. Chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm là chi phí nguyên liệu.
b. Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch nhân sự của bạn cần nêu chi tiết số tiền bạn dự định trả cho nhân viên của mình và số tiền bạn phải chi để có được nhân viên trong biên chế (thuế, bảo hiểm,…).
Đối với một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể liệt kê mọi vị trí đi kèm số tiền theo thứ tự ngẫu nhiên. Còn nếu doanh nghiệp lớn hơn, bạn có thể chia nhỏ danh sách nhân sự theo các nhóm chức năng như sales, marketing, developer,…
c. Báo cáo lợi nhuận và lỗ (P&L)
Báo cáo lợi nhuận và lỗ là nơi tập hợp tất cả các số liệu của bạn và cho biết doanh nghiệp đang kiếm lời hay thua lỗ. Một P&L điển hình sẽ là một bảng tính bao gồm:
Doanh số: đến từ dự báo doanh số của bạn và bao gồm tất cả doanh thu do doanh nghiệp tạo ra.
Giá vốn hàng bán (COGs): xuất phát từ dự báo doanh số và là tổng chi phí bán sản phẩm của bạn. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, nó cũng có thể được gọi là chi phí bán hàng hoặc chi phí trực tiếp.
Tổng lợi nhuận: được tính bằng cách lấy doanh số trừ đi tổng chi phí bán sản phẩm. Hầu hết P&L cũng hiển thị con số này dưới dạng tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tổng lợi nhuận / Doanh thu = Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu).
Chi phí hoạt động: bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp, ngoại trừ giá vốn hàng bán. Bạn cũng nên loại trừ thuế suất, khấu hao và tiền trả góp và giữ lại lương, R&D (chi phí nghiên cứu và phát triển), chi phí quảng cáo,…
Tổng chi phí hoạt động.
Thu nhập hoạt động: hay còn gọi là EBITDA, tức thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao và trả góp. Đây là một phép tính đơn giản: Tổng chi phí hoạt động = Doanh số – (Tổng chi phí hoạt động + Giá vốn hàng bán)
Tổng chi phí: là chi phí hoạt động cộng thêm lãi suất, thuế, khấu hao và trả góp.
Lợi nhuận ròng: được đặt ở dòng dưới cùng của P&L, là con số thể hiện bạn đã kiếm được lợi nhuận hay bị thua lỗ trong một tháng hoặc năm cụ thể.
d. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường bị nhầm lẫn với báo cáo lợi nhuận và lỗ (P&L), nhưng chúng rất khác nhau và cũng phục vụ các mục đích khác nhau.
Trong khi P&L tính toán lợi nhuận và lỗ, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo dõi số tiền (trong ngân hàng) mà bạn có tại bất kỳ thời điểm nào.
Chìa khóa để phân biệt hai khái niệm là hiểu được sự khác biệt giữa tiền mặt và lợi nhuận. Cách đơn giản nhất để suy nghĩ về nó là khi bạn bán hàng.
Nếu bạn xuất hoá đơn gửi hàng đi xa và khách hàng lại mất tới 7-10 ngày để thanh toán hóa đơn, bạn không thu được tiền từ việc bán ngay lập tức. Tuy nhiên, trong P&L của bạn đã ghi nhận lợi nhuận từ việc bán hàng đó.
Một báo cáo lưu chuyển tiền tệ điển hình được tính bằng công thức: Starting cash + cash in – cash out = ending cash
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của bạn sẽ cho bạn thấy khi nào số tiền trong tài khoản của bạn ít nhất, và khi nào đây là thời điểm tốt nhất để mua các thiết bị mới. Trên tất cả, nó sẽ giúp bạn tính ra số tiền cần gọi vốn hoặc vay vốn để phát triển doanh nghiệp.
e. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó liệt kê các tài sản, các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của bạn. Nếu bạn lấy giá trị tài sản trừ đi số nợ, bạn có thể xác định giá trị thực của doanh nghiệp.
f. Kế hoạch sử dụng tiền quỹ
Nếu bạn đang kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư, bạn nên có thêm một phần ngắn gọn về kế hoạch bạn sử dụng số tiền đó.
Phần này không cần phải đi sâu vào từng số tiền nhỏ, nhưng bạn cần mô tả các khu vực chính nơi mà quỹ của nhà đầu tư sẽ được chi tiêu. Chúng có thể bao gồm marketing, R&D, sales, mua hàng tồn kho,…
g. Chiến lược đào thoát
Chiến lược đào thoát là kế hoạch của bạn khi lỡ như việc kinh doanh không thuận lợi, bạn sẽ phải bán doanh nghiệp cho một doanh nghiệp khác hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nhà đầu tư sẽ muốn biết suy nghĩ của bạn về điều này, vì nó liên quan tới lợi tức đầu tư của họ.
Chương 6. Phụ lục của Business Plan.
Phụ lục cho Business Plan của bạn không phải là một chương bắt buộc, nhưng đây là cách hữu ích để bạn có thể mô tả kỹ hơn bất kỳ biểu đồ, bảng biểu, định nghĩa, ghi chú hoặc thông tin quan trọng nào khác chưa có trong kế hoạch.
Mẫu Business Plan đơn giản của nhà hàng Y
TÓM TẮT DỰ ÁN
Nhu cầu cho các bữa ăn tiện lợi, nhanh chóng và ngon miệng ngày càng tăng
Y là lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn nhanh của bạn
Y đã có chỗ đứng trên thị trường đồ ăn nhanh
Dự kiến trong năm tiếp theo: nhân sự và doanh thu tăng x lần.
Cần thêm y tỷ đồng vốn đầu tư
CƠ HỘI
Vấn đề và giải pháp:
Nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao
Giới văn phòng và nhiều người không có thời gian nấu nướng, việc nhịn ăn hoặc mỗi bữa tìm kiếm một quán ăn không hiệu quả
Y cung cấp các bữa ăn hằng ngày được đóng gói sẵn với khẩu phần và kích thước cố định, dễ dàng mua được trong chuỗi nhà hàng của Y và trên internet.
Việc thay đổi menu mỗi ngày được tính toán bởi chuyên gia dinh dưỡng cùng sự hỗ trợ đắc lực từ các đầu bếp có kinh nghiệm. Nhờ đó, chế độ dinh dưỡng của mỗi bữa ăn được đảm bảo vượt trên mức trung bình của một người lớn.
Thị trường mục tiêu:
Người lớn từ x tuổi trở lên, cư trú và / hoặc làm việc trong khắp thành phố, là những người thường phải chịu các áp lực về thể chất và tinh thần nên cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Ước lượng số lượng: y người
Chân dung khách hàng lý tưởng:
Tuổi: trên x tuổi
Giới tính: cả nam và nữ
Mức thu nhập: trên y triệu đồng/tháng
Quan tâm tới dinh dưỡng
Sở thích: đồ ăn nhanh, đồ ăn của nhà hàng
Khách hàng quan trọng:
Các văn phòng làm việc với quy mô trên x nhân viên trong thành phố
Cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: các quán cơm, nhà hàng
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: các chuỗi thức ăn nhanh, máy bán hàng tự động
Lợi thế của Y: có ship hàng, tập trung vào dinh dưỡng, độ lành mạnh
Các sản phẩm / dịch vụ trong tương lai:
Dự án mới trong năm tới: Mỗi tuần sẽ phục vụ một bữa ăn lấy cảm hứng từ nền văn hoá ẩm thực quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Địa Trung Hải,…) vốn đã được người Việt ưa thích trong thời gian qua
Triển khai app đặt hàng với hệ thống định vị GPS
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
Marketing & sales:
Tiếp tục tham dự các hội chợ thương mại để truyền bá thông tin về sức khỏe dinh dưỡng và nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là các bữa ăn có sẵn của Y
Khai thác truyền thông trên social media nhiều hơn nữa
Định vị doanh nghiệp:
Đối với những người trên x tuổi đang bận rộn công việc và không có thời gian nấu ăn, nhà hàng Y sẵn sàng phục vụ tận nơi các bữa ăn đóng gói sẵn với đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Khác với các giải pháp đồ ăn tiện lợi thông thường, chúng tôi không chỉ bán đồ ăn mà còn bán sự lành mạnh và tin cậy.
Nhà hàng sẽ lên menu trước đó một ngày và đăng tải lên internet. Khách hàng đặt đồ ăn online qua website www.yyy… hoặc qua số hotline 01658.xxx.xxx mà không cần thanh toán trước.
Dựa vào số lượng đã đặt, nhà hàng sẽ nhập nguyên liệu tươi sống để chế biến và bày sẵn / giao đồ ăn tuyệt ngon vào ngày hôm sau, ngay trước khi khách hàng đến giờ hẹn.
Đạt x đơn hàng trong tuần đầu tiên khai trương
Giá trị đơn hàng trung bình đạt y nghìn đồng/suất
Số lượng món ăn tăng lên z món
Phục vụ trung bình w suất đồ ăn/ngày
NGUỒN LỰC
Đội nhóm:
Founder: A và B (hai anh em ruột)
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và sức khoẻ: C (có x năm kinh nghiệm)
Chuyên viên chăm sóc khách hàng: D
Chuyên viên quản lý tài chính: E
Đầu bếp: G và H (đều tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, đã có y năm kinh nghiệm)
Shipper:
Tổng quan về nhà hàng:
Hiện có 4 cổ đông chính: A, B, C, D
Tiền thân là quán cafe trực tuyến, chuyên cung cấp đồ uống cho hơn 20 đơn hàng trên địa bàn thành phố
2 năm kinh nghiệm trong ngành cung cấp đồ ăn / uống
Nhà hàng được thiết kế theo phong cách sang trọng và ấm cúng, nằm ở ngã tư phố, đối diện với khu trung tâm thương mại sôi động
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Dự báo doanh số:
Bữa trưa: Doanh số: a – Chi phí giá vốn: b
Bữa tối: Doanh số: c – Chi phí giá vốn: d
Đồ uống: Doanh số: e – Chi phí giá vốn: g
Kế hoạch nhân sự:
Tiền lương cho nhân viên:
– Chuyên gia tư vấn: x triệu đồng/tháng
– Chuyên viên: y triệu đồng/tháng
– Đầu bếp: z triệu đồng/tháng
– Shipper: w triệu đồng/tháng
Tiền thưởng cho nhân viên:
– Theo doanh số
– Ngày lễ tết, sinh nhật,…
Báo cáo lợi nhuận và lỗ (P&L):
Doanh số: a triệu đồng/tháng
Giá vốn hàng bán: b triệu đồng/tháng
Tổng lợi nhuận: c triệu đồng/tháng
Chi phí hoạt động: d triệu đồng/tháng
Tổng chi phí hoạt động: e triệu đồng/tháng
Thu nhập hoạt động: g triệu đồng/tháng
Tổng chi phí: h triệu đồng/tháng
Lợi nhuận ròng: k triệu đồng/tháng
Kế hoạch sử dụng tiền quỹ:
Mua thêm trang thiết bị cho nhà hàng
Thuê thêm nhân viên
Đầu tư vào dự án mới
Chiến lược đào thoát:
Nếu kinh doanh nhà hàng với mặt tiền cố định không hiệu quả, sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mô hình trực tuyến.
Kết luận.
Trong khi với từng loại hình và quy mô doanh nghiệp khác nhau, các bản mẫu Business Plan có thể khác nhau, trên đây chỉ là mẫu tham khảo. Bằng cách hiểu Business Plan là gì và hơn thế nữa, bạn có nhiều cách hơn để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
Nằm trong chuỗi các khoá học được hướng dẫn trực tiếp bởi đội ngũ sáng lập của MarketingTrips, Digital Marketing Generalist 02 lại tiếp tục khai giảng khoá mới.
Tại sao lại là Digital Marketing Generalist (DMG)?
Xuất phát từ góc nhìn mong muốn xây dựng nên những “người đa năng” (Generalist) thay vì các chuyên gia (Specialist) chỉ với một số ít các kỹ thuật cụ thể, chương trình DMG được thiết kế bởi MarketingTrips nhằm mục tiêu giúp học viên phát triển rộng và xa hơn trong ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng trước bối cảnh kinh tế mới.
Mục tiêu của DMG.
Học viên có đa dạng kiến thức và kỹ năng để gia nhập ngay hoặc phát triển xa hơn trong nghề.
Có thể hiểu và tiếp cận các vấn đề trong ngành ở góc nhìn rộng hơn (Mindset & Emotional).
Chuyển hoá về tư duy, cảm xúc làm Marketing, Digital Marketing từ người hướng dẫn vốn đã trải nghiệm đa dạng các công việc khác nhau tại doanh nghiệp.
Thời gian học.
Mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 2h. Tối từ 19h – 21h thứ 3, 5, 7 hoặc thứ 2,4,6 hoặc tối thứ 3, 5, và sáng chủ nhật từ 9h-11h (Lịch học có thể thay đổi linh hoạt).
Các khoá học sẽ được khai giảng liên tục, khoá DMG 02 khai giảng ngày 2 tháng 4.
Những bạn học khác ngành và mong muốn chuyển sang Marketing hay Digital Marketing.
Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing và quản trị kinh doanh.
Những bạn đã hoặc đang đi làm các công việc liên quan đến quảng cáo, Content, Marketing hay Digital Marketing (không phân biệt các cấp độ/level vị trí đang đảm nhận tại doanh nghiệp miễn là thấy nội dung chương trình phù hợp hoặc muốn tương tác sâu hơn với người hướng dẫn).
Các bạn làm nghề kinh doanh tự do (hoặc chủ doanh nghiệp) mong muốn hiểu và thực thi Marketing, Digital Marketing theo cách tiếp cận rộng và đa dạng nhất.
Người hướng dẫn.
Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình này là Bạn Ngọc Trà Nguyễn (Founder & Admin của MarketingTrips).
Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề cùng quan điểm và cách tiếp cận nghề theo hướng Generalist (hiểu vấn đề từ bản chất, tiếp cận và làm nhiều thứ khác nhau), mong muốn của Admin là hướng dẫn và góp phần xây dựng nên nhiều Generalist khác.
Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Kinh tế TP.HCM.
Từng đảm nhận vị trí Brand Manager, Marketing Manager tại AnDongPharma.
Từng đảm nhận vị trí Marketing Manager (Digital focused) tại VCCorp.
Từng đảm nhận vị trí Digital & Consumer Insight Manager tại Taco Vietnam (thương hiệu trà sữa ToCoToCo, Lẩu JiangHu và một số thương hiệu khác).
Từng đảm nhận vị trí Head of Marketing tại Hoa Thien Phu Pharma (thương hiệu Sắc Ngọc Khang, Hoa Thiên…).
Một số điểm cần lưu ý.
Để bảm đảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 10 học viên.
Chương trình được tổ chức qua Google Meet (sẽ tổ chức lớp offline nếu tình hình dịch Covid-19 tích cực hơn).
Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 15 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).
Nội dung tổng quan của chương trình.
Cấu trúc bộ phận Digital Marketing trong cấu trúc kinh doanh của tổ chức.
Tổng quan về ngành Marketing và Digital Marketing.
Các kỹ thuật phân tích và thấu hiểu đối tượng mục tiêu.
Content Creation & Marketing (cho SEO, Ads, Blogs).
Cài đặt và thiết lập các công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc đo lường, phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.
Tư duy về hình ảnh (Visual) cho nội dung và quảng cáo.
Xây dựng chiến lược (kế hoạch) Digital Marketing.
Hướng dẫn cơ bản về OKRs – Công cụ xây dựng mục tiêu và quản lý đội nhóm dựa trên các chỉ số hiệu suất và kết quả chính.
Các ví dụ thực tế (case study) sẽ được chia sẻ xuyên suốt chương trình.
Bạn cũng có thể xem chi tiết hơn về nội dung học tại đây.
Kết thúc chương trình.
Học phí của chương trình: 11 triệu (VNĐ).
Thông tin chuyển khoản:
Tên người nhận: Nguyễn Ngọc Trà
Ngân hàng: Vietcombank, CN Đông Sài Gòn
Số tài khoản: 0371 000 444 392
Nội dung chuyển khoản: DMG 02 – [Tên người chuyển]
Link đăng ký khoá học Digital Marketing Generalist 02:Tại đây
* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 10 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản thanh toán trước hoặc sau khi được xếp lớp.
Restaurant Brands International (RBI) cho biết đối tác vận hành của Burger King tại Nga đang không chịu đóng cửa hơn 800 cửa hàng hiện có.
RBI, doanh nghiệp sở hữu Burger King, đang cố rút khỏi thị trường Nga. “Chúng tôi đã liên hệ với đối tác và yêu cầu đóng cửa các nhà hàng Burger King tại Nga. Nhưng ông ấy đã từ chối làm như vậy”, Chủ tịch RBI, David Shear viết trong thư gửi nhân viên.
Theo David Shear, RBI đã dừng toàn bộ hỗ trợ của công ty với thị trường Nga, gồm vận hành, marketing, chuỗi cung ứng, cũng như từ chối phê duyệt mở rộng và đầu tư mới.
Ông Shear thừa nhận, các thoả thuận “phức tạp” của RBI với các đối tác khiến họ không thể dễ dàng rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga.
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng Nga, vì vậy Chủ RBI nhận định khả năng này không thể sớm diễn ra.
RBI thâm nhập thị trường Nga cách đây một thập kỷ thông qua hợp tác với liên doanh gồm ba đơn vị: Kolobov – doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận hành Burger King, quỹ đầu tư Investment Capital của Ukraine và Ngân hàng VTB.
Nhà băng thuộc sở hữu nhà nước này cũng đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. RBI đã bắt đầu làm thủ tục để chuyển nhượng 15% cổ phần của mình trong liên danh.
Từ đầu tháng 3, một loạt doanh nghiệp Mỹ cũng thông báo sẽ dừng hoạt động hạowc hạn chế hoạt động ở Nga.
Cũng giống như Burger King, thương hiệu F&B Starbucks không trực tiếp vận hành hơn 100 cửa hàng tại Nga. Tuy nhiên, đối tác của họ – tập đoàn Alshaya có trụ sở tại Kuwait – đồng ý ngay với yêu cầu đóng các cửa hàng và hỗ trợ cho 2.000 nhân viên tại đây.
Vào ngày 8/3, Starbucks Corp (SBUX.O) và một làn sóng các công ty khác theo sau McDonald’s Corp (MCD.N) khi cho biết họ sẽ đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động tại Nga.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Podcast Marketing là một trong những hình thức Marketing trong đó các thương hiệu sẽ tự giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp thông qua các nội dung âm thanh (audio content), những gì thương hiệu cần là thuyết phục các nhóm đối tượng mục tiêu.
Được phát triển song song với các nền tảng chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội hay các nền tảng video, các nền tảng truyền thông bằng âm thanh cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và tạo tiền đề cho khái niệm Podcast Marketing.
Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về các nội dung như Podcast Marketing hay Marketing Podcast là gì? Tại sao các thương hiệu nên sử dụng Podcast như là một kênh Marketing, cách làm Marketing cho Podcast và hơn thế nữa.
Để có thể hiểu sâu và toàn diện về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì
Podcast Marketing là gì?
Podcast Marketing hay Tiếp thị qua podcast là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các nội dung âm thanh (audio content) để làm marketing cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Những nội dung miễn phí này được chia sẻ tới người nghe nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của họ, đồng thời thông báo cho họ về các lợi ích mà các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại.
Podcast Marketing thường sử dụng các nội dung theo kiểu PR hơn là quảng cáo, tức là thương hiệu truyền tải những nội dung một cách gần gũi và đáng tin cậy nhất thay vì “nói quá” về những gì thương hiệu đang có.
Marketing là gì?
Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Podcast như là một kênh để Marketing.
Podcasting là một công việc khá khó khăn, nhưng đó lại là một cách tuyệt vời (mới) để tiếp cận đối tượng mục tiêu trên quy mô lớn.
Trong khi khái niệm Podcast Marketing hay “Podcast Marketing là gì” vẫn còn khá mới lạ tại Việt Nam (dung lượng tìm kiếm rất ít), gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên. Ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.
So với các hình thức làm marketing khác trên các nền tảng mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, Podcast vẫn có những điểm khác biệt và mức độ hấp dẫn nhất định vì nó mang tính trực tiếp và đối thoại cao hơn.
Một số lợi ích của Podcast Marketing.
Nếu bạn đã hiểu về Podcast Marketing tuy nhiên vẫn còn nghi ngờ về nó, dưới đây là một số lợi ích mà thương hiệu có được từ cách làm này.
Nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Podcast của bạn tạo ra “số lần hiển thị” hay sự hiện diện của thương hiệu, cũng giống như bất kỳ hình thức tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) nào khác, nó mang về thêm những lượng tương tác mới.
Kết nối với khách hàng tiềm năng: So với các hình thức marketing khác, Podcasting mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện với người nghe — đó không chỉ là nơi để bạn quảng cáo hay PR. Đó còn là về nghệ thuật kể chuyện.
Xây dựng độ tín nhiệm: Khi một nhân viên hay người có ảnh hưởng nào đó xuất hiện trên podcast với tư cách là chuyên gia, điều này có thể giúp xây dựng mức độ tin tưởng và tính có thẩm quyền của thương hiệu.
Một số mẹo khi xây dựng Podcast Marketing là gì?
Trong khi Podcast Marketing là một xu hướng mới và cần thiết, nó đòi hỏi một sự cam kết đáng kể về mặt thời gian và ngân sách từ phía doanh nghiệp.
Dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo trong quá trình xây dựng Podcast.
1. Hãy bắt đầu với các thử nghiệm nhỏ trước khi mở rộng quy mô.
Một podcast chất lượng cần có thời gian. Vì quá trình chuẩn bị nội dung, ghi âm, biên tập, tìm kiếm người nghe và quảng bá podcast có thể tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều công sức, trước khi mở rộng quy mô, bạn cần chạy các thử nghiệm nhỏ.
Sau quá trình phân tích và theo dõi thử nghiệm, bạn có thể quyết định xem liệu khoản đầu tư của bạn có xứng đáng với những gì nhận được hay không.
2. Để Podcast Marketing thực sự mang lại hiệu quả, những gì bạn cần làm là xuất bản thường xuyên.
Các nhóm đối tượng mục tiêu, khách hàng hay người nghe của bạn cần biết khi nào và ở đâu họ có thể tìm thấy các podcast của bạn. Dù là hàng tháng hay hàng tuần, bạn phải xuất bản các tập của mình theo lịch trình đã định.
Hàng tuần và hai tuần một lần là những tần suất podcast phổ biến nhất trên thế giới.
3. Xây dựng một quy trình làm Podcast rõ ràng.
Sẽ rất mất thời gian để bạn có thể tìm ra những định dạng, chất lượng âm thanh và phong cách phù hợp, vì vậy hãy lên kế hoạch ghi âm trước một vài tập để xem những gì sẽ phù hợp với bạn. Bạn cũng sẽ được hiển thị tốt hơn trên các nền tảng như iTunes hay Spotify nếu bạn có nhiều tập được tải xuống.
4. Cần đầu tư vào chất lượng của micro.
Bạn có thể ghi podcast trên iPhone của mình hay bất cứ thiết bị nào khác, tuy nhiên, để một podcast thực sự có chất lượng, bạn cần một hệ thống micro và thu âm đủ tốt.
Không ai muốn nghe một podcast với âm thanh kém và những tiếng ồn xung quanh.
5. Quảng bá podcast của bạn.
Như đã phân tích ở trên, để các podcast của bạn thực sự mang lại sức ảnh hưởng hay có được một lượng người dùng trung thành, bạn cần có nhiều thời gian.
Ngoài việc tận dụng các kênh có sẵn như website hay các nền tảng mạng xã hội, bạn cũng có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí để thúc đẩy sự tăng trưởng.
Những kênh Podcast phổ biến cho dân Marketing.
Social Media Marketing Podcast.
Một kênh podcast đặc biệt dành riêng cho những ai quan tâm đến Social Media và Marketing. Người đứng sau kênh này chính là Ông Michael Stelzner – Tác giả của Social Media Examiner, một trong những người đầy kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tiếp thị qua mạng xã hội (Social Media Marketing) nói riêng và ngành marketing nói chung.
Marketing School Podcast.
Với hơn 35 triệu lượt tải và 1.400 tập podcast đã xuất bản, Marketing School Podcast là một trong những kênh podcast phổ biến về phạm vi chính là digital marketing.
Được thành lập bởi 2 chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực này Neil Patel & Eric Siu nên các tập podcast chủ yếu được ra mắt mà không cần sự trợ giúp từ phía khách mời.
Với hai tác giả chính là Joe Pulizzi và Robert Rose – những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tiếp thị nội dung (content marketing), bạn sẽ được chia sẻ tất cả những gì mới nhất về content marketing, về cách thu hút khách hàng và hơn thế nữa.
Với độ dài khoảng 60 phút cho mỗi tập, This Old Marketing rất phù hợp với những ai quan tâm tới content marketing và muốn phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này.
The Duct Tape Marketing Podcast chuyên cung cấp những insights và mẹo từ chuyên gia cho các nhà tiếp thị (marketer) từ những năm 2005.
Người dẫn chính của podcast này là John Jantsch, người đã tham gia phỏng vấn hàng loạt các marketer và nhà lãnh đạo tư tưởng hàng đầu trên thế giới về những chủ đề liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ.
Nếu bạn đang thắc mắc không biết vai trò chính của các CMO (Giám đốc Marketing) là gì hay bạn đang đảm nhận các vị trí quản lý về marketing nói chung thì The CMO Marketing Podcast là nơi dành riêng cho bạn.
Với người dẫn dắt chính của kênh là cựu CMO của Procter & Gamble (P&G), bạn chắc chắn sẽ thu thập được nhiều kiến thức ngành có giá trị.
Kết luận.
Trong khi Podcast Marketing vẫn còn là một hình thức khá mới tại Việt Nam, bằng cách nhanh chóng thử nghiệm và theo dõi kết quả, bạn có thể sớm nhận thấy những gì mà nó có thể mang lại cho thương hiệu.
Đi sớm và nhanh hơn nghĩa là bạn có thể có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhờ công nghệ, doanh nghiệp thương mại điện tử thêm gắn kết, thấu hiểu người dùng Việt, góp phần tăng vị thế cạnh tranh trong thời đại số.
Trong thập kỷ qua, với sự giúp sức của công nghệ, thương mại điện tử tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc. Trở lại thời điểm 10 năm trước, khái niệm “thương mại điện tử” còn khá xa lạ với người tiêu dùng.
Giao diện, hiển thị gian hàng đơn giản; số lượng nhà bán hàng lẫn thương hiệu lên sàn chưa đa dạng và tốn nhiều công sức để có đơn hàng đầu tiên.
10 năm sau, thương mại điện tử thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc.
Giai đoạn 2020-2021 được xem là khoảng thời gian bùng nổ mạnh mẽ của ngành này, là một trong số ít lĩnh vực thương mại không chịu ảnh hưởng từ đại dịch, ngược lại còn là cánh tay trợ lực cho người tiêu dùng, nhà bán hàng và nền kinh tế số.
Kết quả có được sau 10 năm này ngoài nỗ lực của doanh nghiệp toàn ngành còn có sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ hiện đại, ngày một phát triển và thông minh hơn.
Năm 2016, theo eMarketer, Trung Quốc thu về gần 900 tỷ USD từ các cửa hàng thương mại điện tử. Trong khi Mỹ kiếm được hơn 423 tỷ USD doanh thu bán hàng từ kênh này. Tổng cộng ngành này ghi nhận khoảng 1.915 nghìn tỷ USD trên toàn cầu.
Công nghệ đã giúp đưa làn sóng thương mại điện tử lớn mạnh, quy mô khác xa với các website mua hàng trực tuyến mới ra đời trong thập kỷ trước đó. Dưới đây là những đóng góp quan trọng công nghệ mang đến cho thương mại điện tử trong những năm qua.
Ghi điểm nhờ cá nhân hóa hành trình mua sắm.
Một trong những điểm mới công nghệ mang lại cho các doanh nghiệp thương mại điện là khả năng kết nối và thấu hiểu khách hàng.
Trí tuệ thông minh (AI) và các thuật toán đã giúp ghi nhận thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Từ đó, dữ liệu thu thập thói quen mua sắm trở thành cơ sở để doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tại Việt Nam, những sàn thương mại điện tử lớn hiện nay ngày càng thấu hiểu người dùng để cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ.
Đơn cử, nền tảng Lazada cung cấp các đề xuất tìm kiếm, giao diện mua sắm thiết kế dựa theo sở thích, thói quen của mỗi người dùng. Từ đó, khách hàng có thể mua sắm tiện lợi, nhanh chóng hơn.
Đưa vận hành logistics lên tầm cao mới.
Giới chuyên gia từng nhận định không chỉ riêng thương mại điện tử mà các ngành liên quan cũng thừa hưởng các thành tựu từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Nổi bật có logistics với hàng loạt giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ thống tự động và vận hành kho bãi; phân loại kiện hàng; xử lý đơn; phân chia khu vực và vận chuyển nhanh chóng với tuyến đường được tối ưu hóa nhờ trí tuệ thông minh…
Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử hiếm hoi tại Việt Nam sở hữu đơn vị logistics riêng, tránh phụ thuộc vào bên thứ ba.
Lazada Logistics đã sớm ứng dụng AI vào các khâu xử lý đơn hàng, phân loại và thiết kế tuyến đường hợp lý, tối ưu thời gian giao nhận, giúp tăng tỷ lệ giao hàng thành công. Đồng thời, việc rút ngắn thời gian vận chuyển cũng tăng sự hài lòng của người dùng, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và khả năng tái mua sắm trong tương lai.
AI cũng giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí khi trở thành công cụ hỗ trợ, tư vấn khách hàng ở một số khía cạnh cơ bản. Công nghệ này có thể tự động hóa các truy vấn, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng.
Hai “ông lớn” lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử là Google và Amazon đã tiên phong áp dụng AI hội thoại, mở ra “phong trào” hội thoại tự động cho doanh nghiệp bán lẻ.
Mang lại trải nghiệm mua sắm online thực tế như tại cửa hàng.
Hai công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) những năm gần đây liên tục giúp các doanh nghiệp thương mại đa dạng trải nghiệm mua sắm cho người dùng của họ với những hình thức mới mẻ, thú vị mà không cần đến tận cửa hàng.
Đơn cử với ngành hàng thời trang, một số sàn thương mại điện tử trên thế giới cho phép khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm thực tế dù không tiếp xúc trực tiếp.
Ví dụ, khi mua sản phẩm trang điểm tại gian hàng Bobbi Brown, Estée Lauder và M.A.C trên Lazada Singapore, người dùng có thể lựa chọn và thử lớp trang điểm gồm son, phấn nền, má hồng… thông qua lớp trang điểm do công nghệ thực tế ảo VR mang lại.
Trải nghiệm cá nhân hóa này giúp tăng mức độ hài lòng và tin tưởng của khách hàng, đồng thời khiến hành trình mua sắm thú vị hơn mà không cần tiếp xúc với sản phẩm. Người dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn với tỷ lệ hoàn trả hàng thấp hơn.
Nâng cấp trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí, tương tác.
Trước đây, người dùng chỉ có mục đích duy nhất là tìm kiếm sản phẩm cần mua và thanh toán. Hiện tại, nhu cầu giải trí tăng mạnh, nhất là sau giai đoạn giãn cách xã hội, do hầu hết mọi người đều dành nhiều thời gian tại nhà.
Theo đó, người dùng dần quen với việc giải trí, tương tác với các nghệ sĩ, nhóm người có sức ảnh hưởng (KOL) thông qua các hoạt động như show âm nhạc online, livestream hay minigame trên ứng dụng thương mại điện tử.
Lazada là một trong những nền tảng tiên phong mang đến hình thức shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí, cung cấp những trải nghiệm giải trí mới lạ, khác biệt cho người dùng như đại nhạc hội trên kênh LazLive, minigame tương tác giúp thu thập voucher, giảm giá trực tiếp vào hóa đơn, mang thêm nhiều lợi ích cho khách hàng.
Nhiều người dùng thương mại điện tử tại Việt Nam cho biết họ thường vào ứng dụng một số sàn để chơi game, xem livestream giải trí.
Vào những dịp đặc biệt như lễ hội mua sắm hoặc sự kiện Lễ Tết, các chương trình giải trí, đại nhạc hội, minishow “chém giá”… cũng là điểm thu hút, khiến họ thường xuyên truy cập.
Kiến tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu, nhà bán hàng.
Ngoài việc giúp trải nghiệm mua sắm của người dùng thêm thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm, công nghệ còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho các đối tác thương hiệu và nhà bán hàng.
Điều này thể hiện rõ rệt trong thời gian dịch bệnh bùng phát, khi các kênh kinh doanh truyền thống gần như “đóng băng”.
Trong khi các doanh nghiệp truyền thống chật vật tìm cách sống sót, những đơn vị sớm chuyển đổi số vẫn duy trì doanh số, vượt sóng Covid-19. Công cuộc chuyển đổi số đã giúp hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ mở rộng tệp khách hàng và gia tăng doanh số.
Với các công nghệ hiện đại, thương hiệu và nhà bán hàng có thể dễ dàng theo dõi doanh số, quản lý vận hành, giao hàng và kiểm tra hàng trong kho.
Công nghệ cũng giúp cải thiện diện mạo gian hàng trực tuyến bằng các thiết kế bắt mắt, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, từ đó kích cầu mua sắm và tăng trưởng doanh thu.
Theo đó, công nghệ 4.0 đã góp phần vào việc thay đổi diện mạo, đưa thương mại điện tử và những ngành liên quan lên tầm cao mới với nhiều cải tiến vượt trội.
Tất cả các giao dịch từ đăng ký, kê khai, nộp thuế… của nhà cung cấp ở nước ngoài như Google hay Facebook sẽ được thực hiện trực tuyến, không phải nộp hồ sơ bản cứng đến cơ quan thuế Việt Nam.
Sáng nay 21/3, Tổng cục Thuế chính thức công bố, vận hành Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và công bố triển khai Ứng dụng thuế điện tử cho thiết bị di động eTax Mobile.
Tổng cục Thuế cho biết việc chính thức vận hành Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài và ứng dụng ứng dụng eTax Mobile không chỉ nhằm quản lý thuế hiệu quả mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động Thương mại điện tử.
Đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa loại hình kinh doanh truyền thống và hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, giữa hoạt động kinh doanh trong nước và hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.
“Đối với Cục thuế Doanh nghiệp lớn, ngoài 64 nhà cung cấp nước ngoài mà Cục cần hỗ trợ kê khai, đề nghị tiếp tục rà soát để hỗ trợ kịp thời đối với các 3 nhà cung cấp nước ngoài khác có nhu cầu kê khai trực tiếp qua Cổng Thông tin điện tử.
Đối với giao dịch của các Nhà cung cấp chưa thực hiện kê khai qua cổng, cần phối hợp chặt chẽ với Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ cá nhân, Vụ Kê khai và Cơ quan thuế các cấp để khấu trừ thuế tại nguồn đối với các tổ chức cá nhân Việt Nam có chi trả thu nhập”, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết.
Sau khi Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài đi vào vận hành, tất cả các giao dịch từ đăng ký, kê khai, nộp thuế… được thực hiện bằng hình thức trực tuyến thông qua cổng thông tin và các nhà cung cấp ở nước ngoài không phải nộp hồ sơ bản cứng đến cơ quan thuế Việt Nam.
“Khi đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử cùng với đăng ký thuế lần đầu thông qua cổng thông tin.
Đồng thời, phải đảm bảo điều kiện có khả năng truy cập và sử dụng internet, có địa chỉ thư điện tử để giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp”, đại diện Cục Thuế Doanh nghiệp lớn lưu ý.
Các thủ tục được xác thực bằng mã xác thực giao dịch điện tử. Mã sẽ được gửi về email mà nhà cung cấp ở nước ngoài đăng ký với cơ quan thuế Việt Nam khi thực hiện đăng ký thuế lần đầu và đăng ký thay đổi thông tin (nếu có).
Đồng thời, nhà cung cấp ở nước ngoài chỉ được đăng ký 1 địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Sau khi thực hiện thành công thủ tục đăng ký thuế lần đầu, cổng thông tin gửi thông tin về tài khoản giao dịch điện tử và mã số thuế vào địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký để thực hiện các thủ tục về thuế trên cổng thông tin.
Mã số thuế đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký, kê khai, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 3/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.
Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu mà nhà cung cấp nước ngoài nhận được.
Số thuế tính nộp bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu nhà cung cấp nước ngoài nhận được.
Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam thì được thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo quy định.
Về hình thức nộp thuế, đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, sau khi nhận được mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế thông báo.
Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.
Trong đó đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế gửi. Người nộp thuế khai thuế bằng đồng ngoại tệ nào thì nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sức hút từ Squid Game mang tới những bài học quý báu về Marketing mà bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể tận dụng để tăng doanh thu. Chọn Viral Marketing hay Advertising?
Được xem là một trong những bộ phim có doanh số cao nhất mọi thời đại, thành công từ Squid Game gắn liền với các chiến lược hay bài học đắt giá cho người làm marketing.
Sau vài tuần lên sóng Netflix, loạt phim Squid Game (tựa đề tiếng Việt: Trò chơi con mực) đã mang lại hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng.
Nói về bối cảnh ra đời, Squid Game phát sóng khi số lượng người dùng mạng xã hội đang hoạt động ở mức cao nhất lịch sử, các nội dung đem đến cho khán giả trở nên độc lập hơn. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu vừa và nhỏ dễ dàng tỏa sáng.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các dịch vụ phát trực tuyến khiến người dùng có thể xem nội dung dễ dàng mà không cần tới kênh truyền hình với lịch xem cố định như “Game of Thrones” (tựa đề tiếng Việt: “Trò chơi vương quyền”).
Mặt khác, Squid Game hầu như không được truyền thông hay marketing ở Mỹ trước khi ra mắt công chúng như các chương trình Netflix lớn khác; trước đó, kịch bản bộ phim được viết từ khoảng 2009 nhưng không ai muốn tạo ra một câu chuyện phi thực tế và bạo lực.
Nhưng, bộ phim vẫn trở thành chủ đề của năm 2021 và nổi tiếng nhờ sự kết hợp giữa may mắn và thời điểm ra mắt hoàn hảo.
Trước thành công của Squid Game, ông Pierre Subeh, một doanh nhân, tác giả kiêm nhà xuất bản, đã đúc kết 3 bài học quan trọng về marketing từ bộ phim.
Tiếp thị truyền miệng thành công hơn là đổ đống tiền vào quảng cáo.
Tiếp thị truyền miệng (Viral Marketing) được coi là một kỹ thuật cổ điển mọi thời đại và có thể tìm thấy ở bất kỳ cuốn sách marketing 100 tuổi nào.
Kỹ thuật này hoạt động như một yếu tố tối thiểu trong bất kỳ chiến lược marketing, nhưng đối với Squid Game, đây là yếu tố hàng đầu trong hoạt động quảng cáo.
Thực tế, thật không may là các công ty tiếp thị không thể mua hoặc đảm bảo thông tin truyền miệng, vì vậy họ thường được thực hiện một cách tự nhiên.
Nhưng, bằng phương tiện truyền thông xã hội, các công ty có thể tiếp cận với các thương hiệu, doanh nghiệp nhằm kích hoạt làn sóng xu hướng thông qua phương thức truyền miệng.
Ông Subeh lấy ví dụ: “Tôi nghe kể về Squid Game từ những người bạn của tôi, họ không thể ngừng nói về nó, nhưng điều đó vẫn chưa thuyết phục tôi xem bộ phim.
Khi mở điện thoại ra và thấy vô số meme tràn ngập thông tin về bộ phim trên Twitter, Facebook, Instagram và cả TikTok, tôi đã dừng lại một giây và phải thử xem chương trình.
Một chương trình truyền hình đi kèm với các xu hướng và meme dẫn đến một điều chắc chắn rằng nó gần như buộc bạn muốn xem để dễ dàng kết nối với cộng đồng và hiểu được những chuyện cười họ đang kể”.
Ông Subah cho biết Netflix thậm chí đã đầu tư vào một số hoạt động marketing cho loạt phim này nhưng không thực sự thu hút nhiều sự chú ý.
Subah kết luận rằng không có chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Media) nào, ở bất kỳ quy mô nào, có thể đạt được thành công mà Squid Game đạt được chỉ bằng cách truyền miệng và tâm lý ủng hộ bộ phim.
Khi thương hiệu có xu hướng TikTok lan truyền, chắc chắn sẽ thành công.
Theo nhận định của ông Subah, TikTok không chỉ định hình lại cách thương hiệu tiếp cận khán giả của mình mà còn đặt ra một tiêu chuẩn mới về việc các công ty nên làm sao để tiếp cận người dùng.
Ngày nay, người ta có thể chấp nhận một thương hiệu lớn bình luận về bài đăng mà không cần tỏ ra chuyên nghiệp.
Thực tế, các thương hiệu tiếp cận người dùng một cách thân mật trên nền tảng sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi và sự chú ý hơn. Việc này dẫn đến số lần hiển thị miễn phí cao hơn.
Đơn cử như ứng dụng hẹn hò Tinder nhận được rất nhiều lần hiển thị chỉ bằng việc bình luận nội dung hài hước liên quan đến các mối quan hệ.
Giờ đây, các thương hiệu chuyên nghiệp muốn họ trở nên có sự kết nối sâu sắc hơn thay vì duy trì một ngữ điệu nghiêm túc nào đó.
Đối với Squid Game, bộ phim đã thu hút một lượng lớn sức hấp dẫn trên nền tảng xã hội và gần như hình thành một nhóm người xem ủng hộ và chia sẻ những câu chuyện cười bên lề.
Lợi thế cho Squid Game là cách duy nhất để hiểu những câu chuyện cười đang lan truyền trên mạng xã hội là xem bộ phim này.
Điều đó tốt cho chiến lược marketing, làm cho chúng trở nên độc đáo và cụ thể để biến khán giả trở thành những người ủng hộ cho câu chuyện.
Không thể biết người dùng thực sự muốn gì đến khi họ cho chúng ta thấy.
Squid Game được lan truyền rộng rãi chỉ khi người dùng thực sự xem bộ phim này. Ngoài ra, đây là thời điểm hoàn hảo để phát hành một chương trình như vậy vì khán giả đã chán những chương trình kiểu “copy-paste” xuất hiện tràn lan trên các nền tảng phát trực tuyến.
Bài học thứ ba và quan trọng nhất mà chương trình này đem lại đó là chúng ta thực sự không thể đoán trước được người dùng muốn thứ gì tiếp theo cho đến khi họ cho chúng ta thấy.
Nghe có vẻ triết lý nhưng thực tế là đôi khi chúng ta không thực sự biết mình muốn gì cho đến khi được cung cấp thứ mà sau đó chúng ta mới nhận ra đây là điều mình muốn.
Ông Subeh giải thích rõ hơn thông qua một ví dụ: “Khi đến bất kỳ cửa hàng McDonald’s nào, bạn sẽ được chào đón bằng những bức ảnh lớn gây sự chú ý về các món ăn – thứ mà bạn không thực sự biết là bạn muốn hoặc thèm khi vào cửa hàng”.
Điều này chứng tỏ rằng không phải lúc nào chúng ta cũng tuân theo quy chuẩn thông thường mà phải phụ thuộc vào dữ liệu lịch sử để biết điều gì tiếp theo.
Ông Subah gợi ý rằng các doanh nghiệp đổi mới phải luôn cân nhắc việc chấp nhận rủi ro có tính toán với các chiến lược marketing của mình.
Cuối cùng, ông Subeh đúc kết lại rằng Squid Game đã xác định lại ranh giới của một chương trình truyền hình, cách mạng hóa cách khán giả xem và tương tác với nội dung.
“Nội dung thông thường có thể thu hút sự chú ý tầm thường của doanh nghiệp bạn, nhưng một nội dung thực sự mạnh mẽ, hấp dẫn và mới mẻ có thể khiến bạn lan truyền, dẫn đến nhiều hoạt động marketing miễn phí”, ông Subeh chia sẻ.
Bài học thành công về marketing từ Squid Game là một trong những câu chuyện đầy cảm hứng cho những người làm marketing khi tiếp cận tiếp thị truyền miệng.
Tốc độ Internet di động tại Việt Nam trong tháng 2 xếp thứ 50, giảm năm bậc so với tháng trước đó, nhưng vẫn cao hơn trung bình thế giới.
Thống kê tốc độ Internet trong tháng 2 vừa được Ookla Speedtest công bố cho thấy, tốc độ Internet Việt Nam đi xuống ở cả hạng mục di động và băng rộng cố định.
Với Internet di động, tốc độ download trung bình của Việt Nam trong tháng qua đạt 35,94 Mb/giây, giảm 8% so với mức 39,01 Mb/giây tháng trước.
Trong khi đó, tốc độ upload đạt 16,35 Mb/giây. Việt Nam đứng thứ 50 trong số 138 thị trường được thống kê, còn tháng 1/2022 xếp thứ 45.
Ba thị trường có tốc độ Internet di động cao nhất thế giới là UAE, Na Uy và Hàn Quốc, với tốc độ lần lượt là 133,51 Mb/giây, 118,58 Mb/giây và 116,51 Mb/giây.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Singapore (64,53 Mb/giây), cao hơn Thái Lan (32,52 Mb/giây) và Malaysia (25.72 Mb/giây).
Với Internet băng rộng cố định, tốc độ tải lên của Việt Nam trong tháng qua đạt 66,38 Mb/giây, tải xuống đạt 62,74 Mb/giây, giảm nhẹ so tháng trước đó, đồng thời đứng thứ 48 trên thế giới.
Chile, Singapore và Monaco là ba thị trường có tốc độ Internet băng rộng cố định cao nhất thế giới, với kết quả đo lần lượt là 197,59 Mb/giây, 194,07 Mb/giây và 188,66 Mb/giây.
Thống kê của của công cụ Speedtest do Trung tâm Internet Việt Nam phát triển cũng cho thấy trong tháng 2, Internet di động của Việt Nam đạt 39,1 Mb/giây, giảm so với mức 41,25 Mb/giây của tháng 1. Tốc độ Internet cố định đạt 84,33 Mb/giây, trong khi tháng trước là 87,25 Mb/giây.
Tốc độ Internet tại Việt Nam giảm trong bối cảnh nhiều tuyến cáp gặp sự cố.
Hôm 18/2, tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) gặp lỗi, trong khi sự cố của hai tuyến cáp khác là AAG và APG vẫn chưa được khắc phục xong.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), khi đó đánh giá việc ba tuyến cáp biển cùng gặp sự cố khiến dung lượng đi quốc tế của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng sự ảnh hưởng sẽ có tính chất cục bộ và ở một số giai đoạn nhất định, do “các nhà mạng ở Việt Nam thực tế đã quen ứng phó với tình trạng này” và sẽ từng bước bổ sung dung lượng qua các hướng cáp biển còn lại và các hướng cáp đất liền để giảm ảnh hưởng.
Đến tháng ba, sự cố của ba tuyến cáp trên đã được khắc phục hoàn toàn.
Dù giảm thứ hạng, tốc độ Internet tại Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với trung bình thế giới. Tốc độ Internet di động trung bình của thế giới trong tháng qua là 29,91 Mb/giây, trong khi Internet cố định là 60,76 Mb/giây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu Social Media là một phần quan trọng trong chiến lược Digital Marketing tổng thể của bạn trong 2022, các số liệu thống sau đây là những gì bạn cần tham khảo.
Hy vọng với những số liệu thống kê này, những người làm marketing nói chung sẽ có thể có nhiều cách hơn để sáng tạo cho chiến lược Social Media của họ trong năm mới 2022.
Các số liệu thống kê về Facebook 2022.
Tính đến đầu năm 2022, tổng số lượng người dùng của nền tảng mạng xã hội (social media platforms) lớn nhất thế giới này là khoảng 1.9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
Hơn 200 triệu hồ sơ (Job Application) được đăng tải mỗi tháng trên LinkedIn.
45 triệu người dùng sử dụng LinkedIn để tìm kiếm công việc hàng tuần.
Các số liệu thống kê về TikTok 2022.
Đến cuối năm 2021, TikTok chạm mốc 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
TikTok đứng thứ 7 trong tổng số các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu.
45% người dùng của TikTok từ 18 đến 24 tuổi.
Các số liệu thống kê về Twitter 2022.
Vào quý 3 năm 2021, Twitter đạt hơn 200 triệu người dùng.
Twitter xếp thứ 15 trong danh sách các nền tảng mạng xã hội lớn nhất.
83% các nhà lãnh đạo nổi tiêng trên thế giới sử dụng Twitter.
42% người dùng đã đăng ký truy cập vào ứng dụng mỗi ngày.
Kết luận.
Để có thể nhanh chóng xây dựng các lợi thế cạnh tranh và đi trước đối thủ, những số liệu mang tính xu hướng trong lĩnh vực Social Media nói trên trong năm 2022 sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình xây dựng chiến lược của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nga vừa yêu cầu Google dừng phát tán các nội dung mà Nga cho là đe dọa công dân Nga trên nền tảng YouTube. YouTube có thể bị cấm trong các tuần tới.
Cơ quan quản lý truyền thông Roskomnadzor cho rằng các quảng cáo trên YouTube kêu gọi đình chỉ hệ thống truyền thông của Nga và mạng đường sắt của Belarus.
Việc phát tán chúng là bằng chứng cho thấy công ty Mỹ chống đối Nga. Tuy nhiên, Roskomnadzor không tiết lộ người chạy quảng cáo.
Theo nhà chức trách, “các hành vi của Ban quản trị YouTube có tính chất khủng bố và đe dọa mạng sống, sức khỏe của công dân Nga.
Roskomnadzor kiên quyết phản đối các chiến dịch quảng cáo như vậy và yêu cầu Google ngừng phát tán các video chống lại Nga sớm nhất có thể”.
Một nguồn tin của Reuters cho hay Google đã xóa một quảng cáo mà chính phủ Nga gắn cờ.
Đây chỉ là một trong các căng thẳng gần đây giữa Moscow và các công ty ngoại vì vấn đề Ukraine. YouTube đã chặn truy cập các kênh truyền thông nhà nước Nga trên toàn cầu. Nền tảng đang chịu sức ép lớn từ nhà quản lý và chính trị gia tại Nga.
Moscow đã cấm Instagram từ đầu tuần sau khi công ty mẹ Meta thay đổi chính sách phát ngôn thù địch, cho phép người dùng tại Ukraine đăng những thông điệp chết chóc nhằm vào người Nga.
Các hãng thông tấn Nga, bao gồm RIA và Sputnik, dẫn lời một nguồn tin giấu tên về việc YouTube có thể bị Nga chặn vào tuần tới.
Cùng ngày, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ trích các doanh nghiệp mạng xã hội nước ngoài, trong đó có Meta và YouTube, đồng thời nhắc tới cánh cửa quay lại thị trường Nga còn bỏ ngỏ.
Ông khẳng định Nga có đủ công cụ và kinh nghiệm cần thiết để phát triển mạng xã hội riêng và “con đường một chiều” mà phương Tây kiểm soát luồng thông tin không thể tiếp diễn.
“Để quay trở lại, họ phải chứng minh sự độc lập và thái độ tốt đối với nước Nga và công dân Nga”, ông viết trên Telegram.
Vkontakte, “Facebook của Nga”, ghi nhận hoạt động mạnh mẽ trên nền tảng sau khi Nga tiến hành hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2. Trang web thu hút 300.000 người dùng mới trong 2 tuần.
Vào ngày Instagram bị chặn tại Nga, VKontakte cho biết lượng người dùng hàng ngày tăng 8,7% lên hơn 50 triệu, thiết lập kỷ lục mới.
Anton Gorelkin, thành viên của Duma quốc gia Nga về thông tin và truyền thông, nhắc tên các dịch vụ giúp người Nga chuyển video từ YouTube sang nền tảng nội địa RuTube.
“Không phải tôi kêu gọi mọi người ngay lập tức rời YouTube. Song có lẽ, từ các sự kiện gần đây, nên tuân thủ nguyên tắc không bỏ trứng vào một giỏ”, ông nói.
Đầu tuần này, ông cảnh báo YouTube có thể chung số phận với Instagram nếu tiếp tục “hành động như một vũ khí trong cuộc chiến thông tin”. Trong khi đó, các doanh nhân Nga cho hay sẽ ra mắt ứng dụng ảnh Rossgram nhằm lấp chỗ trống của Instagram.
Tháng 11/2021, Gazprom Media giới thiệu Yappy, đối thủ của TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đối với hầu hết nhân viên, họ thường có xu hướng không nhớ các phản hồi mang tính xây dựng mà họ nhận được, ít nhất là trong một thời gian dài.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo từng trải qua nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau, bạn sẽ không mấy ngạc nhiên khi biết rằng khoa học đã chứng minh việc “dẫn dắt bằng sự tích cực, chia sẻ tiêu cực và sau đó kết thúc bằng những cảm xúc tích cực – là một cách tồi tệ để truyền tải những phê bình mang tính xây dựng.”
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Management Review, những lời chỉ trích mang tính xây dựng hay các phản hồi tiêu cực hầu như luôn không thể được sử dụng để sửa chữa các hành vi tiêu cực hoặc phản ứng với những kết quả thấp hơn mức kỳ vọng.
Ở khía cạnh của người nghe hay người tiếp nhận thông tin, mọi người thường có xu hướng ghi nhớ rất rõ ràng những phản hồi tích cực mà họ nhận được – trong khi họ rất nhanh quên (không muốn nhớ) các phản hồi tiêu cực.
Bản chất của vấn đề ở đây là, với hầu hết con người nói chung, họ có xu hướng đánh giá cao khả năng của bản thân, tự tin về chính họ và cả những “cái tôi“, chính vì những lý do này, họ thường tìm cách quên đi những gì ngược lại với những thứ họ kỳ vọng được nghe.
“Sức ép giữa những khao khát muốn có của bản thân và những gì nhận được trong thực tế thường được giải quyết bằng cách thao túng niềm tin hoặc nhận thức … qua đó muốn chứng minh rằng khao khát của chính họ là đúng đắn.
Trong khi những niềm tin có được sau các phản hồi tích cực liên tục tăng lên, nó lại mất dần đi với các phản hồi tiêu cực, do đó, những phản hồi tiêu cực thường sẽ làm giảm niềm tin của con người theo thời gian.”
Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng trong những môi trường như vậy, mọi người sẽ cố gắng để ngăn chặn những phản hồi có khả năng đe dọa đến những quan điểm hay khao khát mà bản thân họ mong muốn có được.”
Bạn nên truyền tải các phản hồi tiêu cực như thế nào?
Là một nhà lãnh đạo, công việc chính của bạn và cũng là trách nhiệm của bạn – là phát triển nhân viên của mình.
Xét cho cùng, nhân viên của bạn càng giỏi thì doanh nghiệp của bạn càng có lợi.
Điều này có nghĩa là đôi khi bạn rất cần đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng, tuy nhiên như đã phân tích ở trên vì mọi người thường không muốn nhận được các phản hồi tiêu cực và nhanh chóng quên nó, làm cách nào bạn có thể xử lý điều này?
1. Luôn theo dõi nhân viên.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng lòng tin của bản thân sẽ “được điều chỉnh” ngay sau khi nhận được phản hồi (dù là tích cực hay tiêu cực).
Giả sử rằng, cũng là việc bạn chỉ ra sai lầm hay lỗi của nhân viên, nhưng việc bạn giúp nhân viên của mình nhận thấy rằng họ đã lặp lại điều đó một số lần sẽ rất khác với việc bạn chỉ thẳng là họ đã sai.
Trong khi nhân viên sẽ tỏ ra khó chịu với những phản hồi tiêu cực đến một cách đường đột từ bạn, họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn nếu bạn đưa ra phản hồi vì bạn hiểu họ.
Thông quá các số liệu hiệu suất cụ thể hay các chỉ số đánh giá theo thời gian, nhân viên hoàn toàn bị thuyết phục với những phản hồi dù cho nó là tiêu cực.
2. Tận dụng sức mạnh của những ký ức tích cực.
Những nghiên cứu cho thấy rằng những người nhận được các phản hồi tích cực thường có xu hướng ghi nhớ rất tốt những lời tích cực (“Làm tốt lắm!”) và các dữ liệu đi kèm với nó (“Doanh số bán hàng của bạn tăng 17% so với tháng trước!”).
Thay vì chỉ nhìn vào tất cả những phần lỗi của nhân viên, chỉ trích nó và mong muốn họ thay đổi (sự thật không diễn ra theo cách này), bạn có thể nhìn vào những phần tốt của họ và đưa ra những phàn hồi tích cực.
Nhân viên của bạn sẽ không chỉ ghi nhớ và tập trung vào những dữ kiện tích cực này mà còn không ngừng nỗ lực để nhân rộng nó.
Là nhà lãnh đạo, mặc dù bạn sẽ phải luôn đưa ra những phản hồi tới nhân viên, tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở cách nó là tích cực hay tiêu cực, nó còn liên quan đến việc bạn truyền tải nó như thế nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một số người dùng phản ánh họ không thể thiết lập Facebook Protect, thậm chí là bị khóa tài khoản dù đã bật tính năng này.
Đầu tháng 3, một loạt người dùng nhận được email từ Facebook có tiêu đề “Tài khoản của bạn yêu cầu bảo mật nâng cao từ Facebook Protect” và yêu cầu người dùng bật tính năng này (có thể thực hiện bằng cách truy cập vào liên kết đính kèm trong email) trước một ngày chỉ định, nếu không thì tài khoản sẽ bị khóa.
Email này được gửi từ địa chỉ security@facebookmail.com, khiến nhiều người dùng tưởng rằng đây là thư rác, lừa đảo và đã phớt lờ nó.
Tuy nhiên, Nathaniel Gleicher, người đứng đầu bộ phận Chính sách bảo mật của Meta khẳng định trên Twitter cá nhân: “Đây là thông báo thật được Facebook gửi.
Tính năng Protect là bắt buộc bởi một số tài khoản tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công như nhà báo, nhà hoạt động xã hội…”.
Tuy nhiên, theo trang The Verge, nhiều người dùng chia sẻ trên Twitter và các mạng xã hội khác cho biết họ gặp phải lỗi và không thể thiết lập Facebook Protect.
“Tính năng Facebook Protect này thật là phiền phức vì tôi chẳng thể thiết lập được nó. Tôi cần dùng đến Facebook vì công việc, nên Facebook làm ơn khắc phục sự cố ngu ngốc này đi”, người dùng Daniela bày tỏ bức xúc trên Twitter.
Cá biệt hơn, một số trường hợp còn tố rằng tài khoản của họ vẫn không thể truy cập dù đã thiết lập thành công tính năng này.
“Kính gửi Facebook: tính năng Facebook Protect mới của bạn liên tục gửi đến tôi một mã xác minh hai yếu tố giống hệt nhau, thế nhưng mã này không hoạt động (khi đăng nhập vào tài khoản).
Phải chăng đây là mức độ bảo mật cao? Có lẽ (từ nay) tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn trên Twitter”, người dùng Mike Morrell chia sẻ.
Hiện Meta vẫn chưa có động thái xác nhận, xử lý những lời phản ánh từ người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Hashtag như: hashtag là gì? Cách sử dụng hashtag trong Marketing? Hashtag có công dụng gì đối với thương hiệu? Hashtag trên Instagram là gì, Hashtag trên Facebook là gì và nhiều nội dung khác liên quan đến thuật ngữ hashtag.
Phát triển song song với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, hashtag dần trở thành một thuật ngữ phổ biến đối với những người làm marketing nói chung và Social Media Marketing nói riêng. Về tổng thể, hashtag là khái niệm mô tả các từ hay cụm từ nằm sau dấu thăng (#) được sử dụng với mục tiêu là giúp người dùng tìm kiếm các nội dung liên quan (cùng chủ đề) đến các bài đăng.
Các nội dung được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Vai trò của hashtag đối với các thương hiệu là gì?
Một số hashtag phổ biến nhất trên thế giới.
Một số cách để tìm kiếm những hashtag tốt nhất là gì?
Cách sử dụng hashtag trên một số nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok hay Instagram.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Hashtag là gì?
Khi nói đến khái niệm hashtag hay muốn hiểu hashtag là gì, có hai thứ mà bạn cần hiểu, thứ nhất là về mặt hiển thị và thứ hai là về mặt bản chất (tính kỹ thuật).
Về mặt hiển thị, hashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những thẻ hashtag.
Về mặt kỹ thuật, theo định nghĩa của Wikipedia, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.
Một trong những tính năng phổ biến nhất của các thẻ hashtag trên các nền tảng là chúng cho phép người dùng tìm kiếm những nội dung tương tự hoặc cùng nói về một chủ để.
Để có thể tìm kiếm các nội dung cần tìm, những gì người dùng cần làm là nhấp chuột vào các thẻ hashtag cần tìm kiếm hoặc nhập thẻ đó vào các thanh tìm kiếm trên các nền tảng.
Hashtag trong bối cảnh Marketing.
Trong phạm vi ngành marketing, hashtag gắn liền với 3 thứ.
Thứ nhất, các thẻ hashtag được marketer sử dụng với mục tiêu thúc đẩy phạm vi tiếp cận của bài viết. Mặc dù các nền tảng mạng xã hội không trực tiếp xác nhận điều này, tuy nhiên thông qua việc phân tích hiệu suất của các bài viết thì tác dụng này là có thật.
Thứ hai, các thẻ hashtag gắn liền với các chiến dịch marketing ví dụ như khuyến mãi, tặng quà hay một sự kiện đặc biệt nào đó của thương hiệu.
Thứ 3, sử dụng hashtag như là một cách để thể hiện mức độ liên quan của bài đăng với các từ khoá quan trọng.
Một số lưu ý khi sử dụng hashtag là gì?
Các hashtag luôn bắt đầu bằng dấu # nhưng chúng sẽ không hoạt động nếu bạn sử dụng dấu cách, dấu chấm câu hoặc các ký hiệu.
Bận cần đảm bảo rằng các tài khoản của bạn ở chế độ công khai. Nếu không, bất kỳ người dùng nào nếu họ không theo dõi trang của bạn họ sẽ không thể nhìn thấy các hashtag của bạn.
Đừng xâu chuỗi quá nhiều từ lại với nhau. Các thẻ hashtag tốt nhất thường có xu hướng tương đối ngắn và dễ nhớ nhất.
Nên sử dụng các thẻ hashtag có liên quan và cụ thể. Nếu quá mờ nhạt, nó sẽ khó có thể được tìm thấy và không được những người dùng mạng xã hội khác sử dụng.
Nên giới hạn một số lượng nhất định các hashtag. Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Các nền tảng sẽ coi là spam nếu bạn lạm dụng nó. Theo nhiều lời khuyên khác nhau, với mỗi bài đăng trên Facebook, Instagram hay TikTok, bạn nên sử dụng tối đa là 5 thẻ hashtag với những từ khoá liên quan.
Lịch sử ra đời của thuật ngữ hashtag.
Hashtag lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2007 bởi Chris Messina, một chuyên gia Marketing trên nền tảng mạng xã hội Twitter.
Do tính ngắn gọn của nền tảng, ông đề xuất giải pháp là sử dụng biểu tượng đồng bảng Anh (dấu thăng #) để nhóm các Tweet có liên quan lại với nhau.
Và đây cũng là hashtag đầu tiên được sử dụng.
Cũng từ sự kiện này, khái niệm hashtag dần trở nên phổ biến hơn, không chỉ trên Twitter mà còn trên cả nhiều nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram.
Mức độ tiếp cận và tính hiệu quả của nó cũng tăng trưởng theo cấp số nhân.
Mãi về sau này, khi nhắc đến hashtag, người ta (đặc biệt là các marketer) hiểu nó là những gì liên quan đến việc nhóm các nội dung có chung chủ đề lại với nhau, tăng khả năng khám phá cho nội dung từ đó tăng mức độ tiếp cận cho nội dung.
Vai trò của hashtag đối với các thương hiệu là gì?
Trong khi hashtag dần trở nên phổ biến và được những người làm marketing sử dụng như là một cách để thúc đẩy khả năng nhận diện của thương hiệu, vậy tác dụng thực sự của hashtag là gì hay nó có mối quan hệ như thế nào với marketing.
Dưới đây là một số tác dụng chính của hashtag bạn có thể tham khảo.
Hashtag giúp tăng mức độ tương tác với người dùng.
Khi bạn sử dụng các thẻ hashtag trong các bài đăng của mình có nghĩa là bạn đang chọn tham gia vào một cuộc trò chuyện diễn ra liên tục trên các nền tảng đó. Thông qua các hashtag, bạn có nhiều cơ hội hơn để hiển thị nội dung của mình.
Khi điều này xảy ra, bạn đang góp phần thúc đẩy mức độ tương tác của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội bằng các lượt thích, lượt chia sẻ, lượt bình luận và cả những người theo dõi mới.
Xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu (brand awareness) bằng các hashtag có thương hiệu (branded hashtag).
Sử dụng các thẻ hashtag có thương hiệu có thể là một cách hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn và thúc đẩy các cuộc trò chuyện với khách hàng.
Ví dụ: Với hình ảnh bên dưới, với bài đăng về “Social Commerce là gì?“, MarketingTrips đã sử dụng 3 hashtag, vừa hashtag có thương hiệu là #MarketingTrips, vừa các hashtag về các chủ đề liên quan là #SocialCommerce và #eCommerce.
Hashtag có thể hỗ trợ hay ủng hộ các vấn đề xã hội.
Sử dụng các thẻ hashtag ngoài các nội dung liên quan đến thương hiệu cũng góp phần thúc đẩy khả năng ảnh hưởng của thương hiệu đến công chúng.
Ví dụ: các thẻ hashtag #EachforEqual và #IWD2020 đã được sử dụng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội, bao gồm cả LinkedIn hay Facebook vào Ngày Quốc tế Phụ nữ nhằm mục tiêu kêu gọi sự bình đẳng giới.
Bằng cách sử dụng các hashtag này, thương hiệu của bạn làm cho người tiêu dùng nói riêng hay công chúng nói chung hiểu rằng bạn luôn luôn ủng hộ các vấn đề chung của xã hội, thương hiệu của bạn là thương hiệu “có trách nhiệm với xã hội” và cộng đồng.
Thêm các yếu tố ngữ cảnh vào bài đăng thông qua việc sử dụng các thẻ hashtag phù hợp.
Trên các nền tảng như Twitter, bạn không có quá nhiều không gian để viết chú thích (caption), chính xác là bạn chỉ có 280 ký tự.
Trên Instagram, các đoạn chú thích dài hơn không phải lúc nào cũng hiệu quả nhất. Tương tự với Facebook, Pinterest, LinkedIn, TikTok hoặc bất kỳ nền tảng nào khác – đôi khi càng ít lại càng được nhiều.
Sử dụng thẻ hashtag là một cách đơn giản để ngữ cảnh hóa những gì bạn đang nói mà không cần sử dụng hết các ký tự hoặc viết các chú thích quá dài dòng.
Để kỷ niệm 50 năm ngày Apollo 11 hạ cánh lên mặt trăng vào tháng 7 năm 2019, Nasa đã sử dụng thẻ #Apollo50th, đồng thời vì tháng 7 cũng là tháng của Ngày các biểu tượng Cảm xúc Thế giới (World Emoji Day), Nasa cũng sử dụng thêm thẻ #WorldEmojiDay nhằm mục tiêu thông báo rằng họ cũng đang gia nhập các cuộc trò chuyện về chủ đề này.
Khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm thương hiệu hơn cũng là một tác dụng rất tốt của các thẻ hashtag.
Trên Linkedin và Instagram, người dùng có thể theo dõi các thẻ bắt đầu bằng dấu # cũng như những người dùng khác. Sử dụng một vài thẻ hashtag phổ biến từ đó có thể là một cách khác để giúp người dùng mới tìm thấy thương hiệu của bạn.
Như hình ảnh ở trên, nếu bạn sử dụng thẻ #travel trong phần nội dung của mình, những người theo dõi các thẻ này sẽ có thể tìm thấy các nội dung của bạn.
Hashtag cũng giúp thể hiện các mối quan hệ đối tác hoặc nội dung được tài trợ.
Tác dụng này dành cho các thương hiệu khi làm việc với những người có ảnh hưởng (influencer) trong mối quan hệ đối tác.
Nếu thương hiệu của bạn sử dụng người có ảnh hưởng để gia tăng mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing, trên các bài đăng của người có ảnh hưởng nên thể hiện rõ thương hiệu của bạn (mối quan hệ tài trợ).
Đối với một số quốc gia như Mỹ, họ có quy định rằng nếu những người có ảnh hưởng đăng bài quảng cáo được tài trợ bởi các thương hiệu hay các nội dung có thương hiệu, họ cần biểu thị điều này thông qua các thẻ hashtag cụ thể như tên thương hiệu hay gắn nhãn “được tài trợ”.
Một số hashtag phổ biến nhất trên thế giới.
Trong khi những hashtag phổ biến nhất không nhất thiết là những thẻ mang lại nhiều hiệu quả nhất, việc quan sát và chọn lọc các thẻ phù hợp là những gì bạn cần làm.
Ví dụ, mặc dù thẻ #followme có hơn 575 triệu bài đăng trên Instagram nhưng việc đưa nó vào các bài đăng của bạn lại không mang lại cho bạn bất cứ hiệu quả gì.
Với các thẻ hashtag khác như #throwbackthursday hoặc #flashbackfriday, bạn có thể sử dụng chúng như là những cách thú vị để cho người dùng thấy rằng thương hiệu của bạn đang tham gia vào chủ đề này.
Kể từ tháng 6 năm 2021, một số hashtag phổ biến nhất trên Instagram là:
#love (2.1B posts)
#instagood (1.3B posts)
#fashion (972M posts)
#photooftheday (931M posts)
#photography (769M posts)
#beautiful (749M posts)
#instagram (691M posts)
#picoftheday (655M posts)
#nature (639M posts)
#happy (639M posts)
Một số cách để tìm kiếm những hashtag tốt nhất cho Marketing.
Để có thể tìm thấy các thẻ hashtag tốt nhất cho thương hiệu, những gì bạn cần làm là sử dụng các công cụ hoặc tiến hành các nghiên cứu nhỏ.
Dưới đây là một số cách bạn có thể làm.
Quan sát đối thủ cạnh tranh hoặc những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội (social media).
Công việc cụ thể bạn cần làm là thu thập tất cả thông tin về đối thủ cạnh tranh của bạn và bất kỳ người có ảnh hưởng nào có liên quan đến thương hiệu của bạn: họ thường đăng các nội dung gì, các chủ đề được họ quan tâm nhất là gì, họ có sử dụng hashtag không, hashtag đó là gì…và nhiều nội dung khác.
Sau đó, bạn cần ghi lại những thẻ mà họ sử dụng thường xuyên nhất và xem họ sử dụng bao nhiêu thẻ trong mỗi bài đăng của mình.
Mục tiêu chính của nghiên cứu là giúp bạn tìm hiểu cách đối thủ cạnh tranh tương tác với đối tượng mục tiêu và những từ khóa mà họ có xu hướng sử dụng nhiều nhất.
Sử dụng Hashtagify.me.
Hashtagify.me cho phép bạn tìm kiếm những hashtag tốt nhất cho thương hiệu trên Twitter và Instagram.
Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ hashtag nào và xem mức độ phổ biến của nó.
Ví dụ: nếu bạn muốn tìm kiếm mức độ phổ biến của thẻ #springtime, bạn sẽ nhận được các kết quả hiển thị cho mức độ phổ biến của nó, mức độ phổ biến gần đây cũng như các xu hướng trong tháng và tuần.
Tìm kiếm các hashtag có liên quan.
Nếu bạn đã nắm rõ những thẻ hashtag nào đang hoạt động tốt nhất cho thương hiệu của mình, hãy cân nhắc sử dụng các thẻ có liên quan.
Những thẻ này có thể cụ thể hơn so với các thẻ mà bạn đang sử dụng, nó có thể giúp bạn kết nối với nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn.
Trên Instagram, các thẻ hashtag có liên quan hiển thị ngay phía trên tab “Top” và tab “Recent” khi bạn ở trong phần Explore (khám phá).
Cách sử dụng hashtag trên một số nền tảng mạng xã hội phổ biến.
Cách sử dụng hashtag trên Instagram.
Số lượng hashtag tối ưu bạn nên sử dụng cho mỗi bài đăng trên Instagram là từ 5.10.
Ngoài việc thêm các thẻ hashtag sau các phần chú thích, bạn cũng có thể sử dụng các thẻ này ở phần bình luận khi trả lời các phản hồi từ phía người dùng.
Một số mẹo khi sử dụng hashtag trên Instagram là gì?
Hãy cân nhắc sử dụng hashtag ở phần bình luận đầu tiên của bài đăng để những người theo dõi có thể tập trung vào những chú thích mà thương hiệu đã viết.
Với các tài khoản Instagram Business, bạn có thể truy cập Instagram Insights. Sau đó, bạn có thể xem chi tiết số liệu về hiệu suất của các hashtag của bạn.
Tránh thêm hashtag vào phần giữa các phần chú thích hoặc bình luận của bạn, vì chúng có thể làm cho nội dung của bạn trở nên khó hiểu hơn.
Nhóm các thẻ hashtag lại với nhau ở phần cuối của nội dung là an toàn nhất.
Cách sử dụng hashtag trên Facebook.
Số lượng hashtag tối ưu bạn nên sử dụng cho mỗi bài đăng trên Instagram là từ 1-5.
Trên Facebook, bạn có thể đưa hashtag vào bất kỳ phần nào của bài đăng, nó có thể nằm trên phần nội dung lẫn dưới các phần bình luận.
Một số mẹo khi sử dụng hashtag trên Facebook là gì?
Bạn cần lưu ý rằng với hầu hết các nền tảng, bạn không nên sử dụng các hashtag có dấu hoặc dấu gạch dưới, hashtag chỉ thể hiện được vai trò của nó khi được viết liền và không dấu.
Bạn có thể theo dõi các hashtag của thương hiệu bằng cách sử dụng đường dẫn (URL) facebook.com/hashtag/_____. Dấu gạch cuối cùng là hashtag bạn muốn theo dõi.
Cách sử dụng hashtag trên LinkedIn.
Cũng tương tự như Facebook, bạn có thể thêm hashtag vào bất cứ phần nội dung nào, trên bài đăng hoặc dưới phần bình luận.
Bạn cũng có thể:
Tìm kiếm thẻ hashtag bằng thanh tìm kiếm của nền tảng.
Xem các thẻ hashtag thịnh hành trực tiếp từ trang chủ.
Khác với các nền tảng như Facebook hay TikTok, LinkedIn là một nền tảng chuyên nghiệp do đó hãy duy trì việc sử dụng thẻ hashtag một cách chuyên nghiệp. Đừng spam quá nhiều keyword, đừng sử dụng “ngôn ngữ của Facebook”.
Chọn theo dõi các thẻ hashtag trên LinkedIn để xem các bài đăng gần đây được bắt đầu bằng thẻ đó.
Cách sử dụng hashtag trên YouTube:
Với các video trên YouTube, để có thể thêm các thẻ hashtag vào nội dung, những gì bạn cần làm là thêm trực tiếp các thẻ vào phần tiêu đề và mô tả của video.
Ngoài ra theo thông tin mới đây nhất từ YouTube, với các phân đoạn video mới (video chapters), bạn có thể thêm các từ khoá vào các phần video khác nhau, bạn có thể xem chi tiết cách sử dụng các thẻ metadata này tại đây.
Hãy nhớ, bạn không nên không sử dụng nhiều hơn 15 hashtag trên mỗi video YouTube.
Một số mẹo khi sử dụng hashtag trên YouTube là gì?
Các thẻ hashtag sẽ được hiển thị dưới dạng siêu liên kết (hyperlinked) trong thẻ tiêu đề và mô tả, do đó người dùng có thể tìm kiếm các nội dung khác có cùng hashtag khi nhấp vào các thẻ đó.
Nếu bạn không sử dụng thẻ trong phần tiêu đề, thì 3 thẻ đầu tiên trong phần mô tả (description) sẽ hiển thị phía trên tiêu đề video của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về chủ đề hashtag.
Hashtag cầm tay là gì?
Hashtag cầm tay đơn giản là các sản phẩm kiểu sticker nhỏ gọn có thể cầm tay được và thường được sử dụng bằng cách gắn lên đó các thẻ hashtag gắn liền với các sự kiện cụ thể ví dụ như ra mắt sản phẩm mới hay đơn giản là sự kiện mừng sinh nhật.
Hashtag TikTok là gì?
Cũng tương tự như các hashtag trên mạng xã hội Facebook, các thẻ hashtag trên TikTok là những từ hay cụm từ có dạng #marketingtrips, từ khoá được gắn liền (không sử dụng dấu cách) đằng sau dấu #. Hashtag là cách để người làm nội dung truyền đạt thông điệp của bài đăng tới người dùng.
Kết luận.
Bằng cách hiểu rõ về khái niệm hashtag là gì, những gì nó đại diện, cách nó được ứng dụng để thúc đẩy khả năng hiện diện của thương hiệu cũng như cách sử dụng nó trên các nền tảng khác nhau, bạn có nhiều cơ hội hơn để phát triển thương hiệu và gia tăng mức độ tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ vị thế luôn nằm trong top 5, Vinamilk rớt xuống hạng 10 trong bảng danh sách các doanh nghiệp được định giá cao nhất trên sàn chứng khoán HoSE.
Tụt lại phía sau.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), đến hết tháng 2, tổng cộng 48 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu tại HoSE đạt vốn hóa tỷ USD, tăng thêm 4 doanh nghiệp so với tháng trước.
Trong đó, 3 “ông lớn” có vốn hóa lớn nhất thị trường lần lượt là Vietcombank (399.898 tỷ đồng – 17,5 tỷ USD), Vinhomes (337.463 tỷ đồng – 14,8 tỷ USD), Vingroup (293.673 tỷ đồng – 12,9 tỷ USD). 3 doanh nghiệp này cũng có mức định giá vượt mốc 10 tỷ USD.
Trong khi đó, những doanh nghiệp còn lại trong top 10 về vốn hóa có sự xáo trộn về vị trí. Đặc biệt, vốn hóa của Vinamilk sụt giảm còn 163.853 tỷ đồng, tương đương 7,2 tỷ USD.
Doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam rơi xuống vị trí thứ 10 về giá trị niêm yết, tụt một bậc so với tháng 1. Đây cũng là vị trí thấp nhất trong nhiều năm qua của Vinamilk trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE.
Xuyên suốt lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có thời gian nắm giữ “ngôi vương” về vốn hóa trong thời gian dài nhất.
Trong gần 4 năm qua, đại gia ngành sữa không còn giữ vị trí đầu bảng nhưng vẫn thường xuyên nằm trong top 5 doanh nghiệp có giá trị niêm yết lớn nhất trước khi rớt khỏi nhóm này từ giữa năm 2021.
Vinamilk liên tục rớt hạng về giá trị khi cổ phiếu của doanh nghiệp trong một năm qua giảm hơn 20%. Ở chiều ngược lại, VN-Index tăng gần 30% trong cùng khoảng thời gian này.
Đóng cửa phiên giao dịch 2/3, thị giá cổ phiếu VNM của Vinamilk giảm còn 78.500 đồng/cổ phiếu, là vùng giá thấp nhất của VNM trong gần 2 năm qua kể từ tháng 5/2020.
Tại thời điểm đó, cả thị trường chứng khoán vừa trải qua đợt lao dốc khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát. Và kể từ đó đến nay, nhiều cổ phiếu bluechip trong nhóm VN30 đã tăng giá vài trăm phần trăm trong khi VNM lại thuộc nhóm số ít đi giật lùi.
Liệu có phục hồi?
Năm 2021, Vinamilk đạt doanh thu 60.919 tỷ đồng, mức cao kỷ lục trong lịch sử doanh nghiệp. Tuy nhiên, biên lợi nhuận suy giảm do chi phí nguyên liệu, sản xuất tăng khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 5% so với cùng kỳ 2020, chỉ đạt 10.633 tỷ đồng.
Với việc tăng trưởng âm, doanh nghiệp cũng không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
Theo chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Vinamilk năm nay có thể tăng trưởng doanh thu 7%, lợi nhuận dự kiến tăng 4% so với kết quả 2021.
Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dù phục hồi nhanh trong năm 2022 nhưng còn nhiều thách thức.
Theo VCSC, sức mua của người tiêu dùng phổ thông năm nay vẫn thấp hơn 5-10% so với thời điểm 2019 khi thu nhập chịu ảnh hưởng sau đại dịch.
Minh chứng cụ thể là vào tháng 10/2021, thời điểm các quy định giãn cách xã hội được bãi bỏ ở nhiều tỉnh thành, doanh số của Vinamilk tại thị trường trong nước tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sau cả quý IV, mức tăng trường giảm còn 7%.
Dù thị phần của Vinamilk tăng thêm 1% trong năm 2021 với năng lực mạnh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những gián đoạn do dịch Covid-19, chuyên gia của VCSC dự báo khả năng lấy thêm thị phần của doanh nghiệp sẽ hạn chế trong tương lai.
Lý do là Vinamilk đã chiếm tới 60% tổng thị phần ngành sữa trong nước và thị trường nội địa đang cạnh tranh gay gắt, đặc biệt ở mảng sữa công thức.
Ngoài ra, ban lãnh đạo Vinamilk cũng cho biết đã tăng nhẹ giá bán dưới 5% trong tháng 12/2021 và tháng 1 khi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng.
Vinamilk đã chốt giá bột sữa đầu vào cho sản xuất đến tháng 6 và kỳ vọng không tăng giá bán từ nay đến cuối năm ngoại trừ xảy ra biến động đáng kể trong cơ cấu chi phí.
Cũng theo nhiều dự báo khác nhau, Vinamilk có nguy cơ rơi khỏi top 10 trên sàn chứng khoán nếu tiếp tục duy trì tình hình như hiện tại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để có thể thúc đẩy hiệu suất từ việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm, các công cụ SEO có trả phí lẫn miễn phí là ưu tiên hàng đầu.
Công cụ SEO có trả phí rất quan trọng khi bạn cần thêm những tính năng như: tính năng nâng cao, đầy đủ tính năng, lưu lại quá trình sử dụng hoặc nhận được các hỗ trợ trực tuyến. Các công việc còn lại thì chỉ cần công cụ SEO miễn phí là giải quyết được.
SEO là gì?
SEO là từ viết tắt củaSearch Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.
Top 100 công cụ SEO miễn phí cho Marketers.
Dưới đây là danh sách 100 công cụ SEO có thể hỗ trợ lẫn nhau, một số công cụ bạn có thể dùng miễn phí hoặc trả phí, số còn lại thì có bản dùng thử. Hãy thử chọn vài công cụ bạn thích và kiểm tra xem mức độ giá trị mà nó mang lại.
Các công cụ SEO sẽ được sắp xếp theo những nhóm chức năng lớn: Keyword, Content, Link, Social, Email…
Có nhiều người không đánh giá cao công cụ dùng để thay thế Google Keyword Tool này, tuy nhiên nó vẫn có thể cho ra nhữg dữ liệu không thể tìm thấy ở những nơi khác
Tất cả người làm SEO đều yêu Ubersuggest vì sự dễ sử dụng và ý tưởng khảo sát từ khóa đa dạng của nó. Bằng cách sử dụng sức mạnh của Google Suggest, nó sẽ trả về hàng trăm kết quả tiềm năng.
Ngoài những công cụ có tính phí của mình, Wordstream cung cấp một bộ công cụ giúp truy cập đến hàng ngàn các đề xuất từ khoá khác từ những từ khóa gốc.
Công cụ này thực hiện khảo sát từ khóa bằng cách thêm hình ảnh trừu tượng cho các từ khóa – đây là điều cần thiết khi bạn muốn đưa khái niệm giá trị của từ khóa đi xa hơn.
Các từ khóa trả tiền (PPC) hay từ khóa được tìm kiếm tự nhiên (organic) được cung cấp bởi SEMRush thường là rất hay và toàn diện. Công cụ SEO này cũng rất tốt cho việc khảo sát đối thủ.
Công cụ này lấy từ SEOgadget, giúp bạn lên một chiến lược thông minh, thực hiện khảo sát trên từ khóa tìm kiếm và qua đó ước tính kích thước của đối tượng.
Bất chấp sự nổi lên của Google Docs, Word vẫn chiếm phần lớn ưu thế đối với thế giới. Sao chép và cắt dán luôn luôn là một trở ngại, nhưng công cụ SEO này khiến cho việc này trở nên dễ dàng.
Copyscape vừa phục vụ cho việc kiểm tra đạo văn vừa dùng để kiểm tra việc trùng lặp nội dung. Rất tuyệt để kiểm tra xem nội dung bài viết của bạn có bị phân phát khắp các trang web khác không.
Dựa trên cơ sở dữ liệu công cộng rộng lớn, các dữ liệu công khai của Google cung cấp là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho việc khảo sát nội dung, infographics và nhiều nữa..
Sử dụng công cụ SEO này để kiểm tra các vấn đề trùng lặp nội dung. Tương tự các trang kiểm tra sự trùng lặp khác khác, công cụ này sẽ cho bạn thấy HTLM của 2 trang đó giống nhau như thế nào.
Một số công cụ tốt nhất lại được dùng để giải quyết các vấn đề đơn giản nhất. Text cleaner giúp dọn dẹp tất cả các loại định dạng văn bản khi thực hiện sao chép và cắt dán qua lại giữa các ứng dụng
Bạn lo lắng vì thuật toán Penguin của Google có thể gây khó khăn trong việc tối ưu hóa anchor text (văn bản có kèm liên kết) ? Bạn chỉ cần nhập đầy đủ URL ( địa chỉ hiện hành của trang web ) vào bản báo cáo những liên kết cần được chú ý.
Hầu hết mọi người biết Buzzstream như một trang được dùng để tiếp cận cộng đồng, nhưng đồng thời nó cũng cung cấp một số công cụ để xây dựng liên kết miễn phí. Doanh nghiệp của bạn nên có nó.
Chức năng dành cho trình duyệt Chrome này không chỉ giúp bạn tìm thấy các liên kết quan trọng bị hỏng, mà còn cho bạn biết các liên kết có dẫn đến một miền nào có sẵn hay không.
Công cụ tiện lợi này phân tích và cảnh báo bất cứ lúc nào khi một người nào đó xây dựng liên kết đến trang web của bạn. Nó khá tuyệt vời để tiếp cận và thu thập thông tin cạnh tranh.
23. Linksy.me Email Guesser (Email, Link Building)
Bạn cần phải gửi một email, nhưng bạn lại không có địa chỉ của người nhận? Gõ vào những thông tin bạn biết và công cụ tiện lợi này sẽ giúp bạn tìm ra địa chỉ đó.
24. Rapportive (Email, Link Building, Productivity
SEER cung cấp các công cụ SEO nội bộ của mình cho tất cả mọi người trên thế giới sử dụng. Các công cụ này tương tự với những công cụ đã được SEER sử dụng và thành công.
Là một trong những công cụ khảo sát liên kết phổ biến, Ahrefs cung cấp một số lượng lớn số liệu, văn bản và đồ thị đẹp. Chủ yếu ở dạng thu phí, nhưng họ có cung cấp một số dữ liệu miễn phí.
Bạn đã có thể nhìn thấy những biểu đồ liên kết của SEO Majestic trên khắp Internet. Công nghệ tuyệt vời này kết hợp với một số phương án miễn phí giúp cho việc khảo sát liên kết trở nên tuyệt vời hơn.
Các công ty ở khắp mọi nơi đều đính kèm công cụ này vào sản phẩm của mình, nhưng nó cũng có sẵn cho để sử dụng cho mục đính cá nhân, và phần lớn các dữ liệu là hoàn toàn miễn phí.
31. Open Site Explorer (Link Research, Moz, Competitive Intelligence, Link Building)
Khi Google và Yahoo bắt đầu loại bỏ những dữ liệu backlink của công chúng, Moz đã xây dựng Open Site Explorer để phục vụ cho nhu cầu lớn này. Có thể tìm thấy các backlink, anchor text, các số liệu phổ biến, nhiều thứ khác ở đây
Tối ưu hóa việc chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Buffer cho phép bạn chia sẻ thông tin vào những thời gian thích hợp để người xem có thể dễ dàng nhìn thấy và đọc được.
Google+ analytics đã tăng giá quá cao. Đây là nguồn tài nguyên miễn phí để theo dõi và phân tích những thông tin bạn chia sẻ. Hãy cùng xem số người theo dõi bạn tăng đáng kể theo thời gian như thế nào nhé.
Danh mục Google+ cơ bản này thực hiện khảo sát, tiếp cận cộng đồng, và xây dựng liên kết một cách tuyệt vời. Nó có thể thực hiện tìm kiếm theo từ khóa, nghề nghiệp, quốc gia, và còn nhiều thứ khác nữa..
36. SEO Tools for Excel (Tools Suite, Analytics, Social)
Bạn không cần phải rành về Excel mới sử dụng được bộ công cụ này. Nó có thể làm được nhiều điều rất hay. Vì vậy, không thể thiếu nó nếu bạn đang làm SEO.
Công cụ này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu xã hội để có thể khai thác số liệu thống kê kết hợp giữa Google, Twitter, Facebook, và nhiều trang khác.
Những người theo dõi của bạn có uy tín xã hội ra sao? Còn những người bạn đang cố gắng kết nối thì như thế nào ? Công cụ SEO miễn phí này sẽ cho bạn biết những điều đó
Công cụ này cho phép bạn tiến hành thực hiện các khảo sát cạnh tranh bằng cách hiển thị hầu hết các nội dung chia sẻ của đối thủ. Và còn rất nhiều tính năng khác nữa đang chờ bạn khám phá.
Công cụ này giúp bạn phân tích và thực hiện khảo sát trên các phương tiện truyền thông theo thời gian thực sự. Chỉ cần nhập cụm từ tìm kiếm và bạn có thể biết được họ đang chia sẻ những gì vào lúc này.
Có lẽ điều thú vị nhất về Followerwonk là khả năng theo dõi followers của bạn. Các SEO thông minh cũng sử dụng nó để tiếp cận và thực hiện các cuộc khảo sát.
RowFeeder cho phép bạn theo dõi các tên người dùng xã hội, hashtag, các từ khóa và tải các thông tin đó vào Excel để giám sát các phương tiện truyền thông xã hội dễ dàng hơn.
Là sản phẩm chủ lực của bộ phần mềm Moz, Moz Analytics cung cấp một bảng quản lý tất cả các dữ liệu tiếp thị quan trọng với các phân tích hướng dẫn hoạt động để việc tiếp thị đạt hiệu quả tốt hơn.
IFTTT là viết tắt của IF This, Then That. Công cụ này cho phép bạn tạo ra các phím tắt giữa nhiều ứng dụng khác nhau như Gmail và Twitter.
47. Remove Duplicate Items (Productivity)
http://ontolo.com/tools-remove-duplicates
Ontolo cung cấp một bộ các phần mềm liên kết xây dựng và một vài công cụ sản xuất hữu ích cho các nhà xây dựng liên kết. Công cụ này loại bỏ các bản bị trùng và giải quyết những vấn đề thường gặp.
Nhiều tập tin robots.txt chứa các lỗi ẩn mà con người không dễ dàng nhìn thấy được. Hãy chạy tập tin của bạn thông qua công cụ này và bạn sẽ bất ngờ với những thứ mình phát hiện.
51. Google SERP Snippet Optimization Tool (Technical SEO, CRO)
SEO Mofo! đã sử dụng công cụ này để snippet xuất hiện bên cạnh kết quả được trả về trong Google.com. Công cụ này còn cung cấp thêm cấu trúc dữ liệu, thang điểm để đánh giá và nhiều thứ khác.
52. Google Structured Data Testing Tool (Technical SEO)
Mọi người đều thích dùng Schema.org, nhưng các định dạng cỡ nhỏ này lại rất khó khăn để viết bằng tay. Phát minh được sáng tạo bởi Raven sẽ giúp đơn giản hóa vấn đề.
55. SEO Toolbar (Tools Suite, Toolbar, Technical SEO)
Chiến thắng giải thưởng công cụ SEO xấu nhất hành tinh, Xenu cũng đồng thời là một trong những công cụ hữu ích nhất. Thu thập thông tin toàn bộ trang web, tìm các liên kết bị hỏng, tạo ra sơ đô web, và còn nhiều tính năng hữu dụng khác nữa..
Nếu bạn chỉ có thể chọn một chức năng WordPress cho trang web của bạn, lựa chọn đầu tiên sẽ là Yoast, và lựa chọn thứ 2 cũng vậy. Công cụ đã trở thành các chuẩn mực rồi.
Việc phân tích API của Google rất tốt cho việc xây dựng các báo cáo tùy chỉnh, các công cụ và cả việc kéo dữ liệu trực tiếp vào Excel hoặc Google Docs.
Công cụ tuyệt vời này kết nối với tài khoản Google Analytics của bạn để giúp kiểm tra xem liệu bạn có bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật thuật toán của Google hay không.
Ninja là một số trong những SEO tốt nhất trên thị trường tiếp thị trên mạng, và giờ họ đã cung cấp miễn phí một số công cụ trực tuyến tốt nhất của mình.
Công cụ phầm mềm tiện ích này bao gồm một số chức năng Excel, chương trình tạo nội dung chiến lược, và còn nhièu chức năng khác nữa.
71. Virante SEO Tools (Tools Suite)
http://www.virante.org/seo-tools
Virant cung cấp nhiều công cụ SEO có chất lượng cao cho công chúng. Trước đây nó là những công cụ giống nhau được phát triển riêng cho đội Virant và giờ đây được chia sẻ cho công chúng sử dụng.
Là thanh công cụ SEO chuẩn mực cho các nhà tiếp thị, MozBar cho phép thực hiện hơn 50 tác vụ quan trọng ngay từ trình duyệt của bạn. Đây là công cụ được khuyến khích dùng.
Tìm kiếm trích dẫn theo khu vực là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện local SEO. Whitespark đã cung cấp một số giải pháp miễn phí và tính phí trong việc tìm các trích dẫn địa phương nhằm tăng mức cạnh tranh
Các công cụ miễn phí dùng để kiểm tra tốc độ của website, một chỉ số quan trọng trong SEO.
Cung cấp công cụ, dữ liệu, và những kiến thức để cải thiện tốc độ trang web của bạn. Tốc độ của trang web có liên quan mật thiết đến thứ hạng và số lượng người xem, vì vậy nó khá quan trọng.
BuiltWith sử dụng để khám phá các công nghệ đã và đang được sử dùng để xây dựng trang web. Đây cũng là công cụ tuyệt vời cho việc thu thập thông tin cạnh tranh.
85. Wayback Machine (Competitive Intelligence)
http://archive.org/web/web.php
Bạn muốn xem lịch sử của trang web của bạn hoặc trang web của đối thủ? Các công cụ SEO này cho phép bạn quay lại đúng những thời điểm đó và theo dõi những thay đổi quan trọng.
Công cụ này giúp theo dõi kết quả các cuộc tìm kiếm được thực hiện ở Mỹ trên Yahoo, Bing và Google trong khoảng thời gian 30 ngày. Công cụ này cũng có chức năng thu phí API.
Thu thập những thông tin cạnh tranh rất ấn tượng của một số ngành công nghiệp trực tuyến. Rất khó để vươt qua số liệu thống kê của đối thủ, nhưng công cụ này làm rất tốt công việc đó.
Tìm đăng ký, liên lạc, và các thông tin hành chính cho tên miền bất kỳ.
Các công cụ SEO miễn phí hữu ích khác.
90. Caption Tube (Video)
http://captiontube.appspot.com/
Đây là nguồn tài nguyên miễn phí và dễ sử dụng để tạo các chú thích cho YouTube. Cung cấp cho người xem bản dịch của video và giúp họ sử dụng nó dễ dàng hơn.
Bạn muốn biết liệu Google có thử nghiệm thuật toán nào trong tuần này không? MozCast cung cấp cho bạn một bản báo cáo hàng ngày để theo dõi những thay đổi của SERF.
Google cung cấp một loạt những sơ đồ của những trang web hàng đầu miễn phí. Hầu hết nó có sẵn trên máy chủ của bạn và có thể tạo ra những sơ đồ mới một cách tự động.
Có lẽ công cụ này là giải pháp đơn giản, gọn nhẹ nhất cho việc tạo lập sơ đồ trang web. Đây là lựa chọn tuyện vời cho các trang web quy mô nhỏ khi cần phải tạo sơ đồ trang web trong vài phút tại bất kì địa điểm nào.
Công cụ này cho phép bạn thực hiện phép thử A/ B ( kiểm tra phân tách) với một trình soạn thảo trực tuyến đơn giản, nó còn cho phép bạn kiểm tra nội dung mà không cần biết mã.
Kết luận:
Hy vọng với 100 công cụ SEO miễn phí nói trên, các Digital Marketer có thêm nhiều cách nữa để phát triển và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link
Từ đêm 18/3, ứng dụng Google Maps gặp lỗi khiến bản đồ không hiển thị đầy đủ trên cả phiên bản mobile lẫn máy tính, phạm vi ảnh hưởng tại nhiều quốc gia.
Ứng dụng bản đồ Google Maps bị lỗi từ đêm 18/3. Khi truy cập vào phiên bản web lẫn di động, phần bản đồ tải rất chậm và không đầy đủ, khiến người dùng khó xác định vị trí dù vẫn có thể kéo chuột để di chuyển trang web.
Tính năng tìm kiếm địa điểm và một số công cụ cơ bản cũng không hoạt động.
Sự cố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những người đang điều khiển phương tiện giao thông sử dụng Google Maps để điều hướng.
“Tôi thấy Google Maps hoạt động rất chậm, cứ nghĩ mạng có vấn đề nhưng không phải, tôi phải dùng Here WeGo để thay thế”, Duy Thái, một người dùng ở Q2, TP Thủ Đức, TP.HCM, cho biết.
Dữ liệu trên DownDetector cho thấy lượng người báo lỗi tăng vọt từ khoảng 22h ngày 18/3 (giờ Việt Nam), kéo dài đến rạng sáng 19/3. Đến 0h20 ngày 19/3, sự cố vẫn xảy ra khiến Google Maps không thể hiển thị bản đồ bình thường.
Trên Twitter, người dùng liên tục phản ánh sự cố trên Google Maps ảnh hưởng đến chuyến đi trong ngày. “Google Maps bị sập khi tôi ở ngoài đường.
Lần đầu tiên phải dùng đến Apple Maps”, tài khoản @5_D chia sẻ. “Làm sao tôi đến được nha sĩ cách đây 5 km đây?”, người dùng @jameswutweets cho biết.
Google cung cấp 2 website dùng để kiểm tra trạng thái hoạt động của các dịch vụ thuộc Google Workspace (Gmail, Google Docs, Google Drive…) và Google Cloud. Tuy nhiên, trạng thái của Google Maps không được hiển thị trên cả 2 trang web này.
Sự cố Google Maps cũng ảnh hưởng đến các ứng dụng, dịch vụ bên thứ ba sử dụng API dẫn đường, địa điểm hoặc tình trạng giao thông. Hiện tại, Google chưa đưa ra bình luận về sự cố.
Đến khoảng 0h50 ngày 19/3, Google Maps đã trở lại hoạt động bình thường trên cả phiên bản web và ứng dụng di động. Lượng báo cáo lỗi trên DownDetector cũng giảm dần.
Google Maps hoạt động ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hàng trăm triệu doanh nghiệp và địa điểm.
Gần đây, Google Maps giới thiệu các công cụ mới để giúp người dùng giảm tác động đến môi trường, gồm định tuyến thân thiện với môi trường, điều hướng trực tiếp cho người đi xe đạp và chia sẻ thông tin về xe đạp và xe tay ga.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với gần 1.5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Instagram hiện là ứng dụng mạng xã hội lớn thứ 4 trên toàn cầu, dưới đây là một số thông kê các Social Media Manager nên biết trong 2022.
Instagram hiện là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất trên thế giới sau Facebook, YouTube và WhatsApp và trong khi TikTok vẫn tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây, Instagram vẫn có lượng người dùng lớn hơn.
Nếu bạn là một Social Media Manager hoặc doanh nghiệp của bạn coi mạng xã hội là một phần quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của mình, một số dữ liệu quan trong dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.
Tính đến thời điểm hiện tại, Instagram đã nhận được tổng khoảng 3.8 tỷ lượt tải về từ các cửa hàng ứng dụng như App Store hay CH Play.
Hơn 95 triệu hình ảnh hoặc vieo được tải lên ứng dụng hàng ngày.
Trung bình mỗi người dùng sử dụng 30 phút mỗi ngày trên ứng dụng.
Instagram có hơn 1.3 tỷ người dùng sử dụng hàng năm.
Hơn 4 triệu doanh nghiệp sử dụng quảng cáo trên mục Câu chuyện hàng tháng.
Tác động từ lệnh cấm hoạt động của cơ quan quản lý Nga khiến cho Facebook mất đi 3.6 triệu USD doanh thu mỗi ngày.
Nga đã cấm Facebook hoạt động, cáo buộc mạng xã hội lớn nhất thế giới “phân biệt đối xử” khi kiểm duyệt các kênh truyền thông nhà nước và ngay lập tức khiến cho doanh thu của công ty mẹ Facebook – Meta bốc hơi hàng triệu đô la Mỹ.
Nhưng chính xác là thiệt hại bao nhiêu? Facebook có khoảng 66 triệu người dùng tại Nga, theo công ty thu thập dữ liệu Statista. Vào năm 2021, ứng dụng này thu về 19,68 USD/người tại châu Âu, theo báo cáo thu nhập mới nhất của Facebook.
Đồng nghĩa, công ty sẽ mất 3,6 triệu USD mỗi ngày hay 1,3 tỉ USD/năm do bị cấm hoạt động tại Nga. Về tổng thể, con số này tương đương với hơn 1% trong tổng doanh thu của Meta là 117,9 tỉ USD của năm 2021.
Facebook và các mạng xã hội khác đang trong tình trạng căng thẳng với Nga, khi những nền tảng này áp đặt biện pháp trừng phạt cho thông tin sai lệch về cuộc tấn công vào Ukraine.
Trước đó, Nga đã hạn chế một số quyền truy cập của Facebook, sau khi công ty gắn nhãn nội dung lên một vài bài đăng và cấm các đơn vị truyền thông của nước này, gồm Sputnik và RT.
Vào ngày 27.2, chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta – Nick Clegg cho biết Facebook đã ngăn chặn chiến dịch tung tin sai sự thật về Ukraine từ Nga và âm mưu xâm nhập vào tài khoản Facebook những người nổi tiếng tại Ukraine của các nhóm tin tặc.
Sau khi Nga thông báo lệnh cấm vào ngày 4.3, Clegg đã có một bài đăng trên Twitter với nội dung: “Hàng triệu người Nga sẽ không thể tiếp cận với thông tin đáng tin cậy, mất đi cách kết nối hằng ngày với gia đình và bạn bè.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ nhằm khôi phục dịch vụ của mình, giúp mọi người có thể sử dụng chúng để thể hiện bản thân và tổ chức hoạt động một cách an toàn và bảo mật.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link