Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình marketing ngày nay cũng như hiểu rõ được các định nghĩa về PR và Quảng cáo dưới góc nhìn của Philip Kotler. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ.
Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình Marketing ngày nay. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ. Giáo sư Philip Kotler, hiện đang giảng dạy tại trường Kellog of Management.
Ông là tác giả của cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển của ngành marketing trên toàn thế giới, ông cũng là tác giả của một số cuốn sách và công trình nghiên cứu khác. Ông còn được biết đến với khái niệm tiên phong: “Marketing xã hội”, một khái niệm marketing phi lợi nhuận, mục tiêu của nó là nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.
Philip Kotler vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, According to Kotler. Cuốn sách liệt kê những công cụ marketing và ảnh hưởng của từng công cụ tới những tình huống thực tế trên thị trường hiện nay.
Ngoài ra cuốn sách này còn đề cập tới những khái niệm mới trong ngành marketing như, “demarketing” (không marketing), “reverse marketing” (phản marketing), quảng cáo bằng cơ thể và một số khái niệm khác.
Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách. Đây là một số trong hàng ngàn câu hỏi được đặt ra cho ông trong nhiều năm bởi nhiều giới như doanh nghiệp, sinh viên, phóng viên và giới quan sát.
Hỏi: Ông có ý kiến gì khi trên thị trường hiện nay cho rằng “cần phải có một mô hình marketing mới” ?
Kotler: Cần phải chú ý rằng, mô hình Marketing cổ điển không chỉ có 4P (Marketing Mix). Cách đây nhiều năm, Neil Borden đã phân tích mô hình 4P này thành bảng danh sách dài các công cụ marketing và bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thêm vào bản danh sách này một vài cộng cụ mới.
Do đó chúng ta không thể hỏi rằng “những công cụ nào tạo thành mô hình marketing?”. Đúng hơn chúng ta phải hỏi rằng “công cụ nào có vai trò quan trọng trong mô hình marketing?”.
Ví dụ, tôi cảm thấy rằng chúng ta đang quá lạm dụng các hoạt động quảng cáo, trong khi đó chúng ta lại thờ ơ với một công cụ khá hiệu qủa khác, đó là PR. Markeing trực tiếp cũng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong mô hình marketing.
Hỏi: Hiệu quả của quảng cáo truyền hình dường như đang ngày càng giảm đi. Phương pháp nào tốt hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng?
Kotler: Trung bình, 1 người Mỹ phải tiếp nhận hàng trăm thông điệp truyền thông khác nhau và họ cố gắng loại nó ra khỏi cuộc sống.
Quảng cáo truyền hình đang ngày càng mất dần hiệu quả do nhiều nguyên nhân: chúng ngày càng lộn xộn, sự gia tăng quá mức các kênh truyền hình, sự ra đời của nhiều phương tiện giải trí khác, song song với cuộc sống bận rộn thời gian xem truyền hình đang ngày càng giảm. Từ đó, bắt buộc những người làm marketing tìm ra những phương pháp khác để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Có nhiều giải pháp để lựa chọn:
Tài trợ (Sponsorships): Doanh nghiệp đặt thương hiệu của mình trên sân vận động, trên trang phục của toàn đội hoặc trên trang phục của những vận viên xuất sắc để quảng cáo.
Quảng bá thương hiệu trên phim (Product placement): trong phim Die Another Day, James Bond đi chiếc Aston Martin, liên lạc bằng điện thoại Sony, nổi bật với đồng hồ Omega. Tương tự như vậy, chúng ta còn thể quảng bá thương hiệu bằng sách.
Hoạt động ngoài trời (Street-level promotions): Khi NOKIA tung ra dòng điện thoại có chức năng chụp hình đầu tiêu, NOKIA cho nhân viên của mình đóng vai du khách, Họ đến những nơi đông người qua lại và nhờ những người xung quang chụp 1 vài kiểu ảnh bằng điện thoại di động có chức năng chụp ảnh vừa có mặt trên thị trường. NOKIA hy vọng rằng những người được nhờ chụp hình này sẽ kể cho những người khác nghe về chức năng mới của chiếc điện thoại và thông tin này sẽ lan truyền nhanh chóng trên thị trường.
Tranh thủ sự nổi tiếng (Celebrity endorsements): cuộc triễn lãm của Nike đã sử dụng danh tiếng của Michael Jordon làm thông điệp truyền thông. Ngoài ra, hình ảnh của Micheal Jordon còn được dùng để truyền thông cho thương hiệu Mc Donald’s, đồ lót hanes và pin Rayovac.
Quảng cáo bằng cơ thể (Body advertising): trẻ em vùng College đồng ý dán logo của Dunkin’ Donuts lên trán trong suốt khoảng thời gian giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ diễn ra.
Hỏi: Thử thách lớn nhất của hoạt động truyền thông ngày nay là gì?
Kotler: Đó là làm sao thu hút được sự chú ý của khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay rất thiếu thời gian để giải trí, do dó họ làm nhiều cách để loại những thông điệp quảng cáo lúc nào cũng vây lấy mình.
Thử thách chính là phải tìm ra phương pháp mới để thu hút sự chú ý hay định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. PR và quảng cáo truyền miệng đang ngày càng đóng góp nhiều hiệu quả trong hoạt dộng xây dựng và củng cố thương hiệu.
Hỏi:Có nhiều sự đồn thổi về truyền thông marketing tích hợp. Ngày nay, khái niệm này đã được ứng dụng như thế nào?
Kotler: Trong quá khứ, chúng ta học các môn học khác nhau, môn quảng cáo, khuyến mãi, PR, và một số công cụ truyền thông khác. Mỗi sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành chuyên gia của 1 trong những lĩnh vực đó.
Họ có rất ít kiến thức về những công cụ khác và có khuynh hướng lạm dụng công cụ mà họ biết trong mô hình marketing của mình.
Trong 1 công ty, người phụ trách mảng quảng cáo thường là người nhận được nhiều ngân sách nhất trong hoạt động marketing và dĩ nhiên những phòng ban khác sẽ phải đấu tranh để có được phần ngân sách cao hơn.
Rõ ràng, tình huống này gây bất lợi cho công ty. Đặc biệt, trong tình trạng hiện nay, khi mà Quảng cáo không còn là công cụ mang lại nhiều hiệu quả nhất. Phải chia ngân sách như thế nào cho từng công cụ để tránh xảy ra cuộc nội chiến?
Đó là lý do cần phải có người chuyên trách trong việc này. Chúng ta có thể gọi là Giám đốc Truyền thông (CCO-Chief Communication Office).
Người này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động truyền thông của thương hiệu, không chỉ là các hoạt động truyền thông chính thống mà còn là hoạt động khác như, trang phục nhân viên, thiết kế văn phòng và thậm chí là hình ảnh trên các phương tiện vận tải.
Ngày càng nhiều trường tổ chức các lớp học truyền thông marketing dựa trên khái niệm truyền thông marketing tích hợp – IMC. Đầu tiên, họ giải thích cho hoc viên về sự khác biệt giữa các công cụ truyền thông.
Tiếp theo, phải tạo ra được sự nhất quán giữa tầm nhìn thương hiệu và thông điệp truyền thông. Sự nhất quán này phải luôn được đảm bảo trên tất cả các phương tiện và trong suốt quá trình truyền thông.
Do đó, nếu thương hiệu muốn xây dựng cho mình một hình ảnh cao cấp thì nó phải tạo ra được những thông điệp cao cấp và truyền thông trên những phương tiện cao cấp.
Hỏi: Hiện nay, nhiều công ty tiêu rất nhiều tiền cho quảng cáo truyền hình. Họ có bị chậm trễ trong việc nhận ra hiệu quả của quảng cáo truyền hình đang ngày càng giảm?
Kotler: Nhiều công ty dường như không nhận ra sự thay đổi như vũ bão của thị trường truyền thông. Thời kỳ của truyền thông đại chúng – lãng phí và áp đặt – đang nhanh chóng qua đi. Ngân sách dành cho truyền thông đại chúng nên được cắt giảm, đặc biệt là quảng cáo truyền hình. Ngày càng ít người xem truyền hình, thời gian xuất hiện quá gắn để có được hiệu quả.
Nếu 1 quốc gia chỉ có 1 vài đài truyền hình, đài phát thanh và 1 vài đầu báo, thì markeing đại chúng sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Với 1 đầt nước, Hoa Kì là 1 ví dụ, có hàng ngàn đài truyền hình và phát thanh, thu hút sự chú ý của công chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng là rất xa xỉ
Trong đó có một số ít kênh có hiệu quả tương đối như giải bowling Super Bowl hay thế vận hội Olympics thế giới.
Hỏi: Các công ty quảng cáo phải làm gì để góp phần nâng cao hiệu quả của những hoạt động truyền thông đại chúng?
Kotler: Đã từ lâu, các công ty quảng cáo không còn chỉ làm 1 việc duy nhất là thực hiện các mẫu quảng cáo và chọn phương tiện truyền thông. Ngày nay, họ buộc phải động não để tạo ra nhiều phương pháp truyền thông khác nhau.
Một công ty quảng cáo thông minh là một công ty cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Họ phải làm việc với khách hàng để chọn ra thông điệp phương tiện truyền thông tốt nhất, các phương tiện này có thể là quảng cáo, thông cáo báo chí, sự kiện, khuyến mãi, tài trợ, gửi thư trực tiếp, gửi thư điện tử hoặc bán hàng qua điện thoại.
Một vài công ty quảng cáo đã liên kết lại với nhau nhằm nâng cao năng lực phục vụ của mình. Mỗi công ty sẽ chuyên về một lĩnh vực và tạo thành một tập đoàn truyền thông hùng mạnh.
Ogilvy, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới, gọi hệ thống của nó là “dàn nhạc Ogilvy” và hứa hẹn sẽ cung cấp giải pháp truyền thông tích hợp cho thị trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thu chủ yếu của tập đoàn này cũng được tạo ra từ những dịch vụ quảng cáo. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: “những tập đoàn truyền thông này có đủ khách quan khi đưa ra bản kế hoạch truyền thông tích hợp cho khách hàng?”
Tuy nhiên, Những công ty đi quảng cáo cũng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông. Ngoài quảng cáo ra, họ cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào marketing trực tiếp, PR, và các công cụ chiêu thị mới hơn. Do đó, các công ty quảng cáo phải nhanh chóng thay đổi định vị, từ công ty quảng cáo thành công ty truyền thông.
Hỏi: Như vậy, hạn chế lớn nhất của truyền thống là gì?
Kotler: Quảng cáo truyền thống gần như chỉ là một hoạt động truyền thông đơn chiều. Ngày nay, công ty phải thông minh hơn khi thiết lập một kênh truyền thông, nó phải chứa đựng một kênh giao tiếp đa chiều giữa thương hiệu với khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của nó.
Hỏi: Internet sẽ trở thành phương tiện truyền thông hiệu quả?
Kotler: Cách đây vài năm, Giám đốc điều hành của P&G cho biết rằng, họ sẽ chuyển 1 phần lớn ngân sách quảng cáo sang đầu tư vào lĩnh vực Internet nếu như họ tìm thấy được phương pháp quảng cáo trên Internet hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, kênh truyền thông này vẫn chưa thật sự mang lại nhiều hiệu quả.
Trên Internet, phương pháp được cho là hiệu quả nhất là các banner liên kết, nhưng xác suất được nhấp chuột chỉ vào khoảng 1%.
Các công ty đi quảng cáo cũng chú ý vào những trang web phổ biến với lượng truy cập nhiều và công cụ của họ là pup-up, tuy nhiên cách này được đánh giá là khá rủi ro về mặt luật pháp và người truy cập cũng có thể sủ dụng phần mềm khoá pop-up.
Google cũng đã phát triển phương pháp quảng cáo mới trên công cụ tìm kiếm của mình. Ví dụ, sau khi gơ “BMW” vào thanh tìm kiếm của Google, bên góc phải của cửa sổ kết quả sẽ trình bày link quảng cáo của BMW.
Dĩ nhiên, BMW cũng có thể biết được nó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hay không. Tuy nhiên, đa số cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra nhận định về hiệu quả cũng như tính phổ biến của nó.
Hỏi: Để thu hút sự chú ý của công chúng, chúng ta cẩn phải làm gì?
Kotler: Lịch sử huy hoàng của các chương trình tuyền hình sẽ không còn lặp lại, sẽ không còn cảnh hàng triệu khán giả dán mắt vào truyền hình mỗi tối. Các công ty quảng cáo cần phải suy nghĩ.
Ngày nay, có 3 cách để truyền thông đại chúng hiệu quả:
Cách 1: Quảng cáo đổ bộ: Quảng cáo trên tất cả các phương tiện trong cùng 1 khoảng thời gian.
Cách 2: Tài trợ Sự kiện: World Cup, Olympics là 2 trong số những chương trình có thể thu hút hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới.
Cách 3: Xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ: trong đó chứa đựng thông tin chi tiết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Hỏi: Một số chuyên gia kêu gọi doanh nghiệp nên tăng ngân sách cho hoạt động PR, ý kiến của ông như thế nào?
Kotler: Tôi đồng ý. Quảng cáo đã bị lạm dụng quá mức trong thời gian qua, đặc biệt là quảng cáo đại chúng và PR vẫn chưa được chú ý nhiều.
Nó bao gồm nhiều công cụ viết tắt là PENCILS: PR, sự kiện (Events), tin tức (News), hoạt động cộng đồng (Community involvement), công cụ nhận dạng (Identity tools), vận động hành lang (Lobbying) và đầu tư xã hội (Social investments).
Khi khách hàng thấy một mẫu quảng cáo, họ biết đó là quảng cáo và tìm cách dẹp nó đi. PR sẽ cung cấp giải pháp hoàn hảo để mang thông điệp quảng cáo vào tâm trí của khách hàng.
Hơn nữa, khách hàng sẽ cảm thấy thông điệp đó đáng tin hơn. PR còn là một công cụ tốt để lan truyền thông tin về một sản phẩm mới hay một dịch mới nào đó.
Nếu bạn thực sự quan tâm về PR, bạn có thể tim đọc quyển sách của Al Rise: “ The Fall of Advertising and the Rise of PR“.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Apple đã đạt mức vốn hóa thị trường (market cap) 3.000 tỷ USD trong giao dịch ngày 3/1 vừa qua, tăng gấp 3 lần định giá trong vòng chưa đầy 4 năm.
Giao dịch trong đầu năm mới đã giúp đẩy giá cổ phiếu Apple chạm mốc kỷ lục trên 182,8 USD, tăng gấp ba lần về giá trị trong vòng chưa đầy bốn năm, Guardian đưa tin ngày 3/1.
Giá cổ phiếu tăng do các nhà đầu tư có niềm tin rằng nhà sản xuất iPhone sẽ tiếp tục tung ra các sản phẩm bán chạy nhất khi họ khám phá các thị trường mới như ôtô tự lái và thực tế ảo.
Theo ước tính, Apple giờ đây có giá trị cao hơn cả giá trị của Boeing, Coca Cola, Disney, Exxon-Mobil, McDonald’s, Netflix và Walmart cộng lại.
Cổ phiếu của hãng tăng 38% kể từ đầu năm 2021. Đây là một trong những mức tăng trưởng lớn nhất trên chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones.
Các nhà phân tích kỳ vọng Microsoft cũng sẽ đạt được mốc 3.000 tỷ USD vào cuối năm nay.
Cổ phiếu công nghệ tăng vọt trong thời đại đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các giá cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn của Mỹ, kéo thị trường chứng khoán nước này lên theo.
Apple đã công bố thu nhập hàng quý cuối cùng của mình vào tháng 10 và kiếm được 20,6 tỷ USD trong ba tháng trước đó, mặc dù gặp phải các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng do Covid-19.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh và cổ phiếu châu Âu đạt mức cao kỷ lục trong ngày đầu tiên giao dịch năm 2022.
Điều này cho thấy các nhà đầu tư đặt cược vào sự phục hồi kinh tế dù số lượng trường hợp mắc Covid-19 tăng vọt do biến chủng Omicron gây ra.
Trước đó, Apple đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD trong giao dịch trong ngày vào năm 2018. Công ty này tiếp tục đạt mức định giá 2.000 tỷ USD chỉ hơn hai năm sau đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi nghĩ đến các chiến lược tăng trưởng cho thương hiệu, nhiều người làm marketing nói chung sẽ nghĩ đến việc chạy dàn trải trên tất cả các nhóm khách hàng (mass media, mass market), tuy nhiên sự thật là những nhóm khách hàng có giá trị cao (CLV) mới thực sự mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.
Về cơ bản, các nỗ lực nhằm mục tiêu chuyển đổi người dùng (UA) vốn không được áp dụng hay thuộc phạm vi trực tiếp của việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên do những thay đổi trong bối cảnh kinh doanh trong những năm gần đây, mọi thứ nay đã khác.
Về phía khách hàng hay người dùng nói chung, đã có những thay đổi đáng kể về hành vi và lối sống, bao gồm cả những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến mọi người phải ở nhà và đặt hàng trực tuyến.
Ở khía cạnh kinh doanh của các doanh nghiệp, những thay đổi đáng kể về cách thức vận hành của các nền tảng quảng cáo cũng như các thuật toán nhắm mục tiêu đã dẫn đến mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) thấp hơn và ít có khả năng mở rộng (scale) hơn.
Một câu hỏi đặt ra là, các đội nhóm tăng trưởng phải làm gì trong tương lai vì rõ ràng những nỗ lực trước đây của họ đã không còn phù hợp nữa.
Các thương hiệu giờ đây cần phải tìm ra nhiều cách hơn để có được khách hàng mới, xây dựng các đông lực tăng trưởng khác trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.
Giải pháp để tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Thay vì chỉ đánh giá các phương án ngắn hạn, các nhóm tăng trưởng phải chứng minh được các giải pháp có thể giúp thương hiệu tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Cách tiếp cận tốt nhất ở đây có thể là đặt lại trọng tâm của sự tăng trưởng và duy trì lợi nhuận bằng cách tập trung nhiều hơn vào thu hút những khách hàng có giá trị cao thông qua mô hình dự đoán – một kỹ thuật thống kê được sử dụng để dự đoán các hành vi mới có thể xảy ra trong tương lai.
Giá trị trọn đời (CLV) của khách hàng nên được tính toán dựa trên một tập hợp các hành vi và hành động khác nhau bên cạnh các chỉ số hiệu suất đơn thuần trong mỗi chiến dịch.
Điều này cho phép những người làm marketing có được những dấu hiệu dự báo trước những người dùng có nhiều khả năng mua hàng với giá trị cao nhất theo thời gian.
Do những hạn chế từ các chiến dịch hiệu suất ngắn hạn, khi thương hiệu tập trung quá nhiều vào những chuyển đổi như đăng ký, dùng thử sản phẩm hay các giao dịch bán hàng một lần (one-time purchases), việc áp dụng CLV cũng sẽ gặp không ít các rào cản.
Khi thương hiệu chuyển sang hướng tối ưu hoá sự tăng trưởng và lợi nhuận theo CLV, đặc biệt tối ưu UA dựa trên các dự đoán, các nhóm tăng trưởng sẽ nhắm mục tiêu đến những khách hàng có khả năng trung thành hơn, chi tiêu ít hơn cho các nhóm khách hàng chỉ mua một lần và đầu tư nhiều hơn vào những khách hàng có giá trị cao.
Ở khía cạnh cạnh tranh, điều này có nghĩa là CPA (chi phí trên mỗi hành động) sẽ dần thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cũng cao hơn.
Nhiều doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng mô hình tối ưu sự tăng trưởng theo CLV (hay LTV).
Facebook là một trong những nền tảng đã thừa nhận tầm quan trọng của việc tối ưu hóa theo CLV. Có nhiều sự kiện của Facebook trong năm 2021 đã đề cập đến cách các doanh nghiệp hàng đầu đã có được nhiều thành công hơn khi áp dụng chiến lược CLV với mô hình dự đoán để thúc đẩy sự tăng trưởng.
BoxyCharm (thuộc sở hữu của Ipsy), nền tảng đăng ký trong lĩnh vực trang điểm và làm đẹp là một ví dụ trong số đó.
BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu đến những khách hàng có giá trị cao để tăng ROI và giảm tỷ lệ rời bỏ (churn rate). Họ đã tối ưu hóa UA của mình trên các đăng ký (subscriptions) với mô hình chuyển đổi tiêu chuẩn bảy ngày (7 days click).
Mặc dù cách tiếp cận này đã hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh việc mang lại tỷ lệ chuyển đổi đăng ký khá cao, tỷ lệ rời bỏ vẫn là một mối quan tâm lớn.
BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu theo CLV trong dài hạn để giảm tỷ lệ rời bỏ, tăng đồng thời cả CLV lẫn lợi nhuận trên quy mô lớn, cuối cùng nền tảng này đã chuyển sang sử dụng một công cụ hay chiến thuật marketing mới nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình dự báo.
Thử nghiệm A/B (A/B Testing) đã mang đến sự thành công cho họ với những khách hàng có giá trị cao hơn, từ đó mang lại ROI cao hơn.
Bằng cách xây dựng một vài chỉ số dự báo đơn lẻ để nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng theo CLV, thương hiệu có thể giảm chi phí thu hút khách hàng mới và tăng giá trị trọn đời và cả lợi nhuận trên quy mô lớn.
Khi một mô hình dự báo CLV đã được xây dựng và được kích hoạt bằng cách gửi các tín hiệu chuyển đổi tùy chỉnh (custom conversion) đến Facebook, thương hiệu có thể chạy các chiến dịch bằng cách tối ưu hóa các tín hiệu. ROAS đã tăng lên đến 150% và giảm 75% chi phí UA với cách tiếp cận này.
Cách sử dụng dữ liệu CLV (LTV) để tối đa hóa kết quả cho các chiến dịch chuyển đổi người dùng (UA).
Nếu thương hiệu của bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng hoặc thậm chí là duy trì sự phát triển trong những năm gần đây, bạn nên cân nhắc việc tập trung vào CLV để đạt được sự tăng trưởng và quy mô lớn nhất.
Bằng cách đối sánh các dữ liệu về nhân khẩu học với các mối quan hệ, sở thích và các yếu tố khác, bạn có thể tạo ra những nhóm đối tượng hoàn toàn mới có những hành vi hay đặc điểm giống như các khách hàng hiện tại.
Từ những nhóm khách hàng vô cùng tiềm năng này, thương hiệu có thể mở rộng quy mô hay chạy các chiến dịch với chi phí thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.
Các dữ liệu này cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa các chiến dịch giữ chân người dùng sau một khoảng thời gian khuyến mãi hay tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí bằng cách tập trung vào từ khóa cụ thể.
Và đương nhiên còn rất nhiều cách khác mà thương hiệu có thể ứng dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ tháng 3 sắp tới, Instagram sẽ ra mắt các tính năng kiểm soát mới giúp bảo vệ an toàn cho người dùng trẻ tuổi.
Các tính năng mới sẽ giúp cha mẹ và người giám hộ kiểm soát con trẻ nhiều hơn khi sử dụng mạng xã hội này.
Họ sẽ giám sát được lượng thời gian con trẻ dùng ứng dụng, đặt giới hạn thời gian và thông báo cho họ nếu các trẻ dành quá nhiều thời gian trên nền tảng này.
Thông tin được công bố chỉ một ngày trước khi giám đốc điều hành Instagram, Adam Mosseri, tham dự phiên điều trần về tác động của ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí đối với người dùng trẻ tuổi tại Thượng viện Mỹ.
Trong một bài đăng trên blog, Mosseri cho biết các tính năng mới được thiết kế để bảo vệ an toàn cho người trẻ khi sử dụng Instagram và nền tảng này sẽ có cách tiếp cận cẩn trọng về cách gợi ý nội dung xem cho thiếu niên.
Instagram cũng đang hướng đến giáo dục các bậc cha mẹ quan tâm đến việc sử dụng mạng xã hội của con.
Công ty thuộc sở hữu của Meta này cho biết sẽ tăng quyền truy cập vào tính năng “nghỉ ngơi” mới, nhắc nhở người dùng nghỉ ngơi nếu đã dành quá nhiều thời gian trên nền tảng.
Giống như tính năng “nghỉ ngơi”, tính năng “chọn tham gia” buộc người dùng tuổi vị thành niên phải cấp quyền truy cập cho cha mẹ khi muốn sử dụng để giúp cha mẹ dễ kiểm soát, theo lời người phát ngôn của công ty được Wall Street Journal trích dẫn.
Ông Mosseri đã tham dự phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ để trả lời các các câu hỏi về ảnh hưởng của mạng truyền thông xã hội đối với người dùng trẻ.
Mosseri cho biết Instagram đã mất “một thời gian dài” để phát triển các tính năng an toàn này, tuy nhiên, công ty chỉ công bố các tính năng này chỉ sau vài tháng có báo cáo phản ánh mức ảnh hưởng của nền tảng xã hội này gây ra cho người dùng trẻ tuổi.
Trong tháng 9, Wall Street Journal đã xuất bản báo cáo điều tra trích dẫn các nghiên cứu nội bộ của Facebook (giờ đã đổi tên thành Meta) cho thấy Instagram gây ảnh hưởng đến một tỉ lệ đáng kể trong hàng triệu người dùng trẻ – đặc biệt là các cô gái tuổi vị thành niên.
Kết quả báo cáo cho thấy Instagram đã khiến cho vấn đề về hình ảnh cơ thể trở nên tồi tệ hơn trong số một trong ba thiếu niên đó. Những thiếu niên đổ lỗi cho nền tảng truyền thông xã hội này là nguyên nhân “làm họ ngày càng thêm lo lắng và trầm cảm”.
Cuối tháng đó, Facebook bác bỏ báo cáo này vì cho rằng nó “không chính xác.” Công ty cho biết đã nghe các bạn trẻ khen ngợi lợi ích do nền tảng chia sẻ hình ảnh này mang lại khi họ “vật lộn với những khó khăn và những vấn đề mà các bạn ở độ tuổi vị thành niên luôn gặp phải.”
Biên dịch: Gia Nhi
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dù được nhắc đến rất nhiều, thế giới ảo của Facebook hay Microsoft chưa đủ yếu tố để gọi là metaverse.
2021 là năm khái niệm metaverse (thế giới ảo) nổi lên nhờ các hãng công nghệ lớn. Trong khi Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh hướng đi mới, Microsoft và nhiều công ty khác cũng bày tỏ quan tâm đến metaverse, cho rằng đây là tương lai của Internet.
Dù được nhắc đến nhiều trong năm 2021, metaverse vẫn chưa tồn tại và sẽ không xuất hiện trong tương lai gần. Những gì hiện có chỉ là ý tưởng, tham vọng và sự cạnh tranh.
Theo Washington Post, 2021 không phải năm của metaverse. Các công ty chỉ thay đổi thương hiệu, dựa trên công nghệ sẵn có để tạo nên hình ảnh của metaverse.
Trở ngại hiện có trên các nền tảng khiến metaverse chưa thể thành sự thật.
Ngày 28/10/2021, Mark Zuckerberg tuyên bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, phản ánh hướng đi tập trung vào metaverse, không gian ảo cho phép mọi người tương tác cùng nhau. Kính thực tế ảo Oculus là “cánh cổng” dẫn đến metaverse của Facebook, tương tự cách smartphone giúp chúng ta truy cập Internet như hiện nay.
Trong 2 tháng từ khi Facebook đổi tên công ty, thuật ngữ metaverse được quan tâm nhiều hơn. Thống kê từ Factiva cho thấy 12.000 bài báo tiếng Anh đăng trong 2 tháng qua có chữ “metaverse”. Lượng bài viết nhắc đến “metaverse” trong 9 tháng đầu năm 2021 thấp hơn 4.000, cả năm 2020 là chưa đến 400 bài báo.
Trong các bài báo về metaverse, Facebook là công ty có số lần xuất hiện nhiều nhất, gấp 10 lần so với Microsoft. Dữ liệu từ Google Trends cho thấy lượng tìm kiếm liên quan đến metaverse tăng gấp 20 lần từ giữa tháng 10/2021.
Không ít bài báo khẳng định metaverse đã hiện diện trước mắt chúng ta, tương tự World Wide Web hay mạng xã hội. Tuy nhiên, sự thật chưa phải vậy.
Trong khi metaverse có nhiều định nghĩa khác nhau, đa số ý kiến nhận định đây không chỉ là môi trường trong kính thực tế ảo (VR) hay thực tế tăng cường (AR), người dùng tương tác dưới dạng avatar.
Định nghĩa được chấp nhận phổ biến của metaverse là cầu nối giữa các thế giới ảo khác nhau, mỗi người có avatar, mối quan hệ và tài sản ảo xuyên suốt các thế giới.
Trong cuốn tiểu thuyết về khoa học viễn tưởng Snow Crash năm 1992, tác giả Neal Stephenson mô tả metaverse không chỉ là một ứng dụng, thiết bị hay trải nghiệm, mà là hệ thống gồm nhiều ứng dụng, thiết bị và trải nghiệm. Trong tiếng Hy Lạp, “meta” nghĩa là “beyond” hoặc “after” (“vượt ra khỏi” hoặc “sau đó”).
Trong khi đó, nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball viết rằng metaverse là “trạng thái kế thừa của Internet di động”, “mạng lưới thế giới ảo 3D được dựng theo thời gian thực, quy mô lớn và có thể mở rộng” tồn tại theo thời gian trên mọi nền tảng và thiết bị.
Mark Zuckerberg mô tả metaverse là “Internet hiện thân, nơi bạn trải nghiệm chứ không chỉ nhìn vào”. Nhà sáng lập Facebook cho biết metaverse không chỉ được tạo bởi một công ty.
Thế giới ảo của Facebook không phải Metaverse.
Dựa vào những định nghĩa trên, khả năng tương tác là yếu tố quyết định quan trọng của metaverse. Tuy nhiên, đó cũng là thứ còn thiếu trong đa số các thế giới ảo bỗng dưng được gọi là metaverse hiện nay.
Khách tham dự cần tải phần mềm độc quyền của công ty và tạo avatar riêng. Vấn đề của Virbela là không tương thích với những nền tảng khác. Ngoài ra, thủ tục hôn nhân của cả 2 vẫn phải thực hiện ngoài đời để được pháp luật công nhận.
Các lãnh đạo của Meta đã tổ chức một buổi phỏng vấn trong Horizon Worlds, nền tảng ảo do công ty tự phát triển. Với nhiều không gian 3D khác nhau, hỗ trợ chơi game và ứng dụng công việc, Horizon Worlds thể hiện tầm nhìn của Meta về tương lai của metaverse.
Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể trải nghiệm không gian này bằng kính VR Oculus với giá bán 300 USD, thông tin đăng nhập nền tảng được liên kết với tài khoản Facebook.
Dựa vào những yếu tố hiện có, Horizon Worlds chưa phải metaverse. Đó chỉ là không gian ảo thuộc thế giới Internet rộng lớn hơn. Đại diện Meta cũng nói với Washington Post rằng Horizon Worlds chỉ là bước khởi đầu.
“Chúng tôi xem Horizon Worlds là một trong những bước đầu để biến metaverse thành hiện thực trong 5-10 năm tới. Cũng giống Internet, metaverse không được tạo ra bởi một công ty, Horizon Worlds là ví dụ về cách mọi người sẽ cùng xây dựng không gian xã hội thế hệ tiếp theo”, Eliza Kern, phát ngôn viên Meta cho biết.
Metaverse thực sự là gì?
Hiện tại, ví dụ tốt nhất về các yếu tố có thể xuất hiện trong metaverse là Roblox, nền tảng trực tuyến cho phép trải nghiệm và lập trình trò chơi.
Người dùng có thể tham gia game của người khác, hoặc mời bạn bè tham gia trò chơi do chính họ thiết kế, mỗi người đại diện bằng một hình nhân ảo.
Các môi trường trong Roblox sử dụng tiền ảo có tên Robux, mỗi giao dịch được trích một phần cho công ty phát triển. Tuy Roblox hỗ trợ kính VR, nền tảng này phổ biến nhất trên smartphone và máy tính.
Một metaverse thực thụ sẽ liên kết Roblox, Horizon Worlds, Virbela và mọi thế giới ảo khác, với giao thức chuyển đổi thông tin và tiền tệ.
Ví dụ, cần một sàn giao dịch để chuyển Robux sang V-Bucks, tiền ảo trong Fortnite, tựa game có các yếu tố tương tự metaverse do Epic Games phát triển.
Tim Sweeney, CEO Epic Games tích cực ủng hộ metaverse khi chia sẻ tầm nhìn về thuật ngữ này trong cuộc chiến pháp lý giữa Epic và Apple, cho rằng đây là tương lai công nghệ nằm ngoài tầm kiểm soát của Táo khuyết.
Satya Nadella, CEO Microsoft cũng đặt niềm tin vào “metaverse doanh nghiệp”, hệ thống thế giới ảo dành cho công việc.
Tuy nhiên, để các công ty đối thủ kết hợp thế giới của họ vào một metaverse cần sự cởi mở và hợp tác nhất định.
Trước đây, sự phát triển của các công nghệ tương tác như Web hay email được thúc đẩy bởi chính phủ, học viện và các tổ chức phi lợi nhuận, không phải công ty công nghệ như Meta hay Microsoft.
Thế giới ảo đã tạo ra nhiều vụ đầu cơ bất động sản ảo dựa trên blockchain, gọi là Decentraland. Với những người ủng hộ blockchain, họ sẽ muốn metaverse tồn tại độc lập khỏi các hãng công nghệ lớn, dùng blockchain nhằm phá vỡ thế độc quyền của Meta hay Google.
Tuy nhiên, trở ngại của các giao dịch blockchain hiện nay là tốc độ chậm, chưa an toàn và ảnh hưởng đến môi trường tùy nền tảng. Do đó, blockchain trong metaverse có thể gặp khó khăn khi cần mức độ xử lý chuyên sâu, nhanh chóng trên quy mô rất lớn.
Với những kế hoạch dành cho metaverse, rõ ràng Meta, Microsoft, Roblox, Epic Games và nhiều công ty khác đang quảng bá sản phẩm của họ như là một phần của metaverse. Định nghĩa về metaverse có thể phụ thuộc vào công ty nắm quyền lớn nhất.
Trong định nghĩa về metaverse, Ball nhấn mạnh mọi thứ có thể thay đổi trong tương lai. “Chúng ta không nên đợi một định nghĩa duy nhất, toàn diện về metaverse, đặc biệt khi metaverse chỉ mới xuất hiện”, ông cho biết. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên áp dụng thuật ngữ này một cách bừa bãi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi 2022 và nhiều năm tới, social media video marketing, đặc biệt là các định dạng video ngắn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của nhiều thương hiệu và người dùng, những số liệu sau đây sẽ giúp marketer hiểu rõ hơn về điều này.
Hiện đa số thiết bị và ứng dụng VR chỉ dùng trong chơi game với trải nghiệm hạn chế, còn AR cũng chưa có nhiều “đất diễn”.
Tuy nhiên, thời gian tới, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường này có thể được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động mua sắm, thời trang, mua bán bất động sản… nhờ sự phát triển của 5G cũng như sự đa dạng của các thiết bị hỗ trợ.
Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu, sinh viên và chuyên gia y tế có thể sử dụng VR để tìm hiểu nhiều chủ đề phức tạp và đòi hỏi sự trực quan, hay những người làm việc từ xa có thể sử dụng VR để tham gia vào cuộc họp ảo.
Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tạo mô hình 3D thực tế của sản phẩm, cho phép người dùng xem mặt hàng qua công nghệ AR như thể họ đang cầm trên tay sản phẩm.
“Với sự phát triển của Internet, đặc biệt là công nghệ Wi-Fi 6e tốc độ cao năm 2022, các thiết bị như VR, AR sẽ phát huy được sức mạnh, cho phép người tiêu dùng và doanh nghiệp nhận lại nhiều lợi ích nếu khai thác được tiềm năng của chúng”, chuyên gia Kevin Robinson của tổ chức Wi-Fi Alliance, dự đoán.
Với ưu điểm tốc độ cao, ổn định, 5G được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống trong năm 2021. Tuy vậy, dự đoán này không thành hiện thực.
Mạng di động thế hệ thứ năm chỉ được áp dụng hạn chế tại hầu hết quốc gia, trong khi các ứng dụng thực tiễn được mong đợi như thành phố thông minh, ôtô tự lái… cũng chưa thực sự phổ biến.
Tuy nhiên, 5G dự kiến phát triển mạnh mẽ trong 2022. Theo Make Use of, với việc ngày càng nhiều quốc gia đầu tư vào hạ tầng 5G, nhà sản xuất có thể tạo ra nhiều thiết bị 5G mới với giá rẻ.
Cùng với sự phát triển của các nội dung độ nét cao, các hệ thống tự động cần kết nối mọi lúc mọi nơi, mạng di động thế hệ thứ năm hứa hẹn sẽ thành chuẩn kết nối thông dụng thay cho 4G hiện nay.
Web3 có thể thành hiện thực.
Web3, hay Web 3.0, chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng tên nền tảng blockchain, nơi không còn các máy chủ tập trung và dữ liệu không bị kiểm soát bởi các “ông lớn” công nghệ như Facebook, Google… Người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ.
Tuy nhiên, Web3 hiện gây nhiều tranh cãi. Phía ủng hộ cho rằng nền tảng mới giúp họ tự do hơn, tránh việc bị xâm phạm dữ liệu và quyền riêng tư.
Trong khi đó, những người phản đối, như Elon Musk và Jack Dorsey, cho rằng đây chỉ là chiêu trò tiếp thị, thậm chí xem là khái niệm viễn vông và không thể thành hiện thực.
Dù vậy, Benedict Evans, chuyên gia phân tích nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, cho rằng với sự phát triển của blockchain thời gian qua các nền tảng phi tập trung như Web3 sẽ có cơ hội hình thành và xây dựng cộng đồng ở một mức độ nào đó trong năm nay.
Còn theo Sri Viswanath, CTO Atlassian, Web3 sẽ khắc phục được hầu hết nhược điểm của các hệ thống web hiện tại trong 5 năm tới.
Metaverse.
Vũ trụ metaverse – thuật ngữ mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số – được chú ý từ nửa sau 2021 và nhận được sự quan tâm lớn của nhiều tập đoàn công nghệ, trong đó có Microsoft, Google và Facebook.
Các công ty lớn tại Trung Quốc cũng nhanh chóng lên kế hoạch gia nhập vũ trụ ảo, hứa hẹn tạo nên không khí sôi động trong 2022.
Theo Sanjay Mehta, chuyên gia tại công ty nghiên cứu thương mại điện tử Lucidworks, metaverse sẽ phát triển mạnh do các môi trường ảo có thể là nơi để hiện thực hóa những gì không thể làm trong thế giới thực.
Về mặt doanh nghiệp, ông tin metaverse giúp xây dựng cộng đồng khách hàng, hiểu hành vi của người mua sắm và tạo ra nhiều cách thức chăm sóc khách hàng hơn dựa trên AI.
Dù vậy, một số khác lại cho rằng metaverse chỉ là sự cường điệu. Donnie Teng, chuyên gia tại Nomura Securities, cảnh báo loại hình này chỉ là cách để các công ty phổ biến công nghệ VR và AR. Ông cũng lo ngại vấn đề quyền riêng tư và quấy rối sẽ sớm xuất hiện trên các nền tảng ảo.
Công nghệ tự động hóa.
Vài năm qua, công nghệ tự động hóa ứng dụng AI đã dần hiện diện trong đời sống. Hiện nay, xe tự lái, robot phân loại và đóng gói hàng hoá, hệ thống xử lý dữ liệu độc lập dùng AI trên thiết bị thông minh… đã xuất hiện ngày một nhiều.
Giới phân tích tin rằng công nghệ tự động hóa sẽ thực sự bùng nổ trong năm nay ở nhiều lĩnh vực, nhờ tốc độ phát triển của mạng 5G và tiến bộ khoa học.
Đến 2025, thế giới sẽ có hơn 50 tỷ thiết bị kết nối IoT. Khoảng một thập kỷ tới, một nửa số công việc hiện nay có thể được tự động hóa ở cấp độ cao.
Điện toán lượng tử.
2021 chứng kiến cuộc cạnh tranh mới về điện toán lượng tử giữa Trung Quốc và Mỹ. Các chuyên gia nhận định 2022 sẽ là năm cuộc đua này trở nên gay cấn hơn do có sự tham gia của các quốc gia khác như Nhật Bản, Israel…
“Sẽ có sự đầu tư mạnh mẽ vào điện toán lượng tử năm nay”, Jonathan Medved, người sáng lập tổ chức đầu tư OurCrowd, nhận xét. “Tôi kỳ vọng, số tiền dành cho công nghệ này sẽ gấp đôi mức một tỷ USD của năm 2021. Trong một thập kỷ nữa, loại hình này sẽ cực kỳ phổ biến”.
Công nghệ sạch.
Vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm và nhiều doanh nghiệp cũng dần chuyển sang nguồn tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng và công nghệ sạch hơn. Ở mỗi lĩnh vực, nhiều chính sách lớn nhằm ngăn biến đổi khí hậu cũng bắt đầu được áp dụng.
Theo công ty tư vấn McKinsey, các doanh nghiệp sẽ chạy đua dùng công nghệ sạch thời gian tới. “Việc sử dụng công nghệ sạch là nhằm đảm bảo tuân thủ quy định môi trường ở các quốc gia, cũng như giảm chi phí sản xuất”, McKinsey nhận xét.
“Công nghệ sạch hứa hẹn cung cấp nguồn năng lượng xanh dồi dào để duy trì sự phát triển công nghệ theo cấp số nhân, chẳng hạn trong lĩnh vực điện toán công suất cao”.
Bảo Lâm
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các lý thuyết và kiến thức căn bản xoay quanh thuật ngữ Branding (Tiếng Việt có nghĩa là Xây dựng nhận diện thương hiệu) như: Branding là gì, Vai trò của Branding đối với thương hiệu và trong Marketing, Branding bao gồm những gì, phân biệt giữa Branding và Brand Building và hơn thế nữa.
Branding là quá trình một doanh nghiệp nào đó tiến hành xây dựng độ nhận diện cho một thương hiệu hay sản phẩm cụ thể. Là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành Marketing nói chung và các hoạt động xây dựng thương hiệu, thuật ngữ Branding vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ. Đặc biệt vẫn còn nhiều Marketer nhầm lẫn giữa Branding với Brand Building. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, Branding là gì vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào Branding.
Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
Xây dựng Brand Guidelines – Bản định hướng giúp doanh nghiệp làm Branding thành công.
Branding trong Marketing.
Branding trong cấu trúc xây dựng thương hiệu (Brand).
Thuận lợi và bất lợi của Branding với doanh nghiệp.
Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Branding.
Bên dưới là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về Branding.
Branding là gì?
Branding là khái niệm đề cập đến quá trình một doanh nghiệp nào đó tiến hành xây dựng độ nhận diện cho một thương hiệu hay sản phẩm cụ thể.
Trước hết, khoan hãy đi sâu về khái niệm branding trong Marketing hay Thương hiệu. Ví nó là thuật ngữ tiếng Anh nên cơ bản cần hiểu xem trong tiếng Việt nó có nghĩa là gì (về mặt câu từ hay ngữ nghĩa).
Theo từ điển Cambridge, Branding là Danh từ (Noun) có nghĩa là quá trình làm cho một sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay con người trở nên dễ phân biệt hơn so với những thứ tương tự còn lại bằng cách kết nối chúng tới một tên gọi, mẫu thiết kế, biểu tượng hay một tập hợp nhận diện cụ thể nào đó.
Branding bao gồm các mẫu thiết kế, biểu tượng, màu sắc…những thứ mà người dùng sử dụng nó để nhận diện và kết nối với sản phẩm hay doanh nghiệp.
Từ các phân tích này, bạn có thể thấy rằng, Branding đóng vai trò như một “từ tượng hình”, nó là đại diện cho những thứ hữu hình mà một người nào đó có thể nhìn thấy và phân biệt (so với những thứ còn lại).
(Note: Đối với ngành Marketing, việc phân tích các thuật ngữ không mang ý nghĩa chính là chứng minh việc đúng – sai của bản thân thuật ngữ đó mà là để làm rõ các nhiệm vụ hay công việc cụ thể đằng sau mỗi thuật ngữ).
Branding trong tiếng Việt có nghĩa là Xây dựng nhận diện thương hiệu.
Co – branding là gì?
Co-branding là hợp tác hay đối tác thương hiệu, khái niệm mô tả quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể liên kết và hợp tác với một thương hiệu hay doanh nghiệp khác nhằm đạt được các mục tiêu về Marketing hoặc (và) Kinh doanh.
Co-branding còn được dùng để khái quát hoá một loạt các hoạt động Marketing liên quan đến hai hay nhiều thương hiệu liên kết với nhau.
Branding là gì trong Marketing?
Một khi đã hiểu ý nghĩa thực sự đằng sau thuật ngữ Branding, bạn có thể dễ dàng hơn khi đặt nó vào bối cảnh của ngành Marketing nói chung.
Trong Marketing, Branding có thể hiểu (đúng đắn nhất) là xây dựng nhận diện thương hiệu (không phải Xây dựng thương hiệu hay Thương hiệu và ý này sẽ được MarketingTrips phân tích trong các phần tiếp theo).
Branding là quá trình tạo ra một bản sắc riêng biệt cho một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trong tâm trí đối tượng và người tiêu dùng mục tiêu.
Về mặt tổng thể, Branding có thể được chia làm 2 cấp độ (nhận diện).
Ở cấp độ cơ bản nhất, Branding bao gồm những thứ hữu hình có thể nhận diện và phân biệt được như logo, màu sắc, các mẫu thiết kế trực quan (Visual), slogan…
Ở cấp độ thứ hai, Branding bao gồm những thứ vô hình (không thể nhìn thấy) nhưng khách hàng vẫn có thể sử dụng nó để phân biệt, nhận diện hay ghi nhớ về một sản phẩm, doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể. Những điểm nhận diện này có thể là chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và thậm chí cả cách bạn định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Bằng cách xây dựng những điểm tiếp xúc với khách hàng (Touchpoints) chẳng hạn như website, thiết kế các mẫu quảng cáo để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thiết kế nên các nhận diện như logo hay bao bì, chọn màu sắc cụ thể cho sản phẩm hay dịch vụ… bạn đang Branding cho các sản phẩm hay doanh nghiệp của mình.
Branding là cách bạn định hình các sản phẩm và dịch vụ của mình trong mắt khách hàng mục tiêu, tác động đến nhận thức của họ về những gì bạn cung cấp.
Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.
Như đã phân tích ở trên, Branding là quá trình tạo ra một bản sắc riêng biệt cho một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trong tâm trí đối tượng và người tiêu dùng mục tiêu.
Điều này có nghĩa là để có thể khiến cho khách hàng nhận diện, biết và nhớ về doanh nghiệp hay một sản phẩm nào đó, bạn cần phải xây dựng.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không làm gì hay đầu tư bất cứ chiến lược Branding nào, bạn vẫn sẽ có một thương hiệu (Brand), chỉ là, nó là thương hiệu như thế nào.
Ví dụ: nếu bạn là một doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng không tốt, điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cách khách hàng nhìn nhận về bạn hay nói cách khác nó ảnh hưởng đến Thương hiệu hay Brand của bạn.
Cuối cùng, những gì khách hàng nghĩ và nói về bạn (về doanh nghiệp hay các sản phẩm cụ thể), đó mới là thương hiệu của bạn, đó là những gì đang diễn ra thực tế chứ không phải những gì bạn muốn họ nghĩ.
Thương hiệu (Brand) là những ấn tượng xuất hiện trong tâm trí của khách hàng khi họ nghe đến tên doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn. Đó là những cảm nhận mà họ có dựa trên trải nghiệm của họ với bạn, dù đó là tốt hay xấu (Brand tốt – Brand xấu).
Điều này cũng giải thích lý do tại sao bạn cần xây dựng các chiến lược hay làm Branding và kế hoạch quản trị thương hiệu (Brand) của bạn là vô cùng quan trọng.
Thuật ngữ còn lại chưa được nhắc đến đó là Brand Building.
Khác với Branding hay Brand như đã phân tích ở trên, Brand Building có nghĩa Xây dựng thương hiệu, tức xây dựng Brand, đó chính là quá trình xây dựng tất cả những gì mà bạn muốn khách hàng nghĩ, nhớ và cảm nhận được về Brand.
Branding từ đó là chỉ một phần của Brand hay Brand Building và không phải tất cả các hoạt động Branding đều nhắm đến mục tiêu xây dựng thương hiệu hay xây dựng cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận và nhớ về thương hiệu (như đã phân tích trong 2 cấp độ Branding ở trên).
Phân tích xa hơn, trong khi phần lớn Marketer tập trung vào các hoat động quảng cáo, truyền tải tất cả các nhận diện như logo, màu sắc, hay thậm chí là thông điệp (…Branding), trong nhiều trường hợp, mục đích của họ là bán hàng chứ không phải xây dựng thương hiệu (Brand).
Một sự thật là, không phải tất cả các hoạt động Marketing đều hướng tới việc xây dựng thương hiệu hay đóng góp tới giá trị của thương hiệu (Brand).
Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào Branding.
Với tư cách là những người làm thương hiệu hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ không thể mong muốn tạo ra một thương hiệu (Brand) không đáng tin cậy hoặc thương hiệu xấu.
Một lần nữa, bạn vẫn sẽ có một thương hiệu bất kể bạn có đầu tư vào Branding hay không hay đầu tư như thế nào.
Mục đích cuối cùng của Branding là đơn giản hoá và dễ dàng giúp khách hàng mục tiêu của bạn hiểu về những gì bạn cung cấp cũng như cách bạn cần họ “nghĩ về” thông qua quá trình định vị thương hiệu (Brand Positioning).
Định vị thương hiệu không chỉ là cung cấp các USP tới khách hàng, nó là sự kết hợp của tất cả các cách thức bạn truyền đạt những gì mà bạn đại diện (và muốn khách hàng nhớ về).
Để Branding hiệu quả, người làm marketing cần có một bản kế hoạch chiến lược bài bản và toàn diện, bao gồm các hướng dẫn rõ ràng về thương hiệu (brand guidelines), các điểm nhận diện thương hiệu (Brand Identity) và hơn thế nữa.
Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
Thông qua các phân tích ở trên, hẳn là bạn đã có thể nhận thấy tầm quan trọng của Branding đối với thương hiệu (Brand) hay doanh nghiệp.
Dưới đây là những gì bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp nếu bạn làm Branding đúng:
Tăng doanh số bán hàng khi nhiều khách hàng hơn biết và hiểu về doanh nghiệp.
Cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu cũng như sự công nhận của khách hàng tới những gì mà doanh nghiệp đang làm (cung cấp).
Giúp tạo ra một doanh nghiệp có sứ mệnh và mục đích tồn tại rõ ràng.
Giúp tạo ra một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, nơi nhân viên và thậm chí là các đối tác yêu thích những gì bạn đang làm.
Thu hút nhân tài đến với doanh nghiệp để cống hiến vì sứ mệnh chung.
Là công cụ giúp phát triển giá trị hay tài sản thương hiệu (Brand Equity) mạnh mẽ để từ đó nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Trong khi Branding như bạn thấy có thể rất mất thời gian và tốn kém, những gì nó có thể mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng đáng giá.
Xây dựng Brand Guidelines – Bản định hướng giúp doanh nghiệp làm Branding thành công.
Khi nói đến Branding nói riêng và các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building) nói chung, Tính nhất quán (consistent) là từ khoá chính bạn cần khắc ghi.
Có bản hướng dẫn bao gồm các nguyên tắc thương hiệu rõ ràng là kim chỉ nam để duy trì một thương hiệu nhất quán và gắn kết.
Thương hiệu (Brand) của bạn không chỉ bao gồm cách khách hàng nhìn nhận về bạn mà còn bao gồm cả cách nhân viên của bạn nghĩ về bạn.
Ngoài logo và màu sắc, bạn có thể truyền đạt thông điệp thương hiệu và nhận diện thương hiệu, tức quá trình làm Branding của mình thông qua các yếu tố sau:
Có lời hứa thương hiệu rõ ràng: Bạn muốn được khách hàng mục tiêu biết đến vì điều gì?
Cách nhân viên của bạn đối xử với khách hàng: Bạn có được biết đến với tư cách là nơi cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời không?
Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có được biết đến là chất lượng cao hay không?
Chiến lược giá bán: Chiến lược giá của bạn đang hướng đến những phân khúc khách hàng nào, các phân khúc (segment) khác nhau đón nhận các mức giá khác nhau?
Bao bì sản phẩm: Bao bì sản phẩm của bạn đang có tác động đáng kể đến sự nhận diện thương hiệu và giá trị thương hiệu của bạn hay không?
PR: Quan hệ công chúng (PR) và chiến lược Branding thường đi đôi với nhau. Cách bạn phản ứng với những thách thức và sai lầm bạn mắc phải trong khi phát triển doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách đối tượng mục tiêu nhìn nhận về bạn.
Influencer/KOL: Thương hiệu của bạn có đang hợp tác với những người có ảnh hưởng để thúc đẩy nhận diện thương hiệu không?
Quảng cáo: Cuối cùng, quảng cáo hiệu quả là rất quan trọng để nâng cao nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn không thể xây dựng bất cứ điều gì nếu các thông tin hay thông điệp bạn cần truyền tải không đến được nhiều và thường xuyên với công chúng hay khách hàng mục tiêu.
Về cơ bản, hầu như mọi quyết định bạn đưa ra trong công việc kinh doanh của mình cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của thương hiệu (dù ít hay nhiều).
Thấu hiểu thuật ngữ Co – Branding hay Hợp tác tương hiệu.
Có một kiểu hợp tác thương hiệu điển hình là hai hoặc nhiều công ty hợp tác để gắn các thành phần nhận diện thương hiệu như logo, tên hiệu vào một sản phẩm nào đó.
Mục đích của việc hợp tác này nhằm kết hợp sức mạnh của hai hoặc nhiều thương hiệu để gia tăng sự vượt trội về giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả, tăng cường khả năng chống lại sản phẩm hoặc dịch vụ của mỗi nhà sản xuất riêng lẻ hoặc giúp kết nối sự cảm nhận đa dạng của các thương hiệu cho một sản phẩm nào đó.
Việc hợp tác thương hiệu hay Co-branding sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng; đạt lợi ích tài chính; tăng cường vị thế cạnh tranh; giới thiệu sản phẩm mới với những ấn tượng mạnh mẽ; tạo ra giá trị được khách hàng mới cảm nhận; gia tăng hiệu quả hoạt động…
Có không ít các thương hiệu nước ngoài hợp tác với các thương hiệu trong nước. Việc hợp tác thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài khai thác thị trường mới với chi phí thấp nhất; có cách tiếp cận thích hợp khi công ty tìm kiếm phản hồi nhanh hơn; thu nhập từ tiền bản quyền; chia sẻ rủi ro; tạo tiềm năng phát triển các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.
Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ được tiếp cận nguồn lực tài chính mới; việc hợp tác công nghệ giữa hai công ty sẽ cho kết quả tốt hơn là nỗ lực của một công ty đơn lẻ; giúp gia tăng giá trị cho thương hiệu hợp tác; ấn tượng sản phẩm và sự tín nhiệm được cải thiện với những liên tưởng thương hiệu khác; gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm; gia tăng sự xuất hiện trước khách hàng từ những quảng cáo kết hợp.
Các kiểu Co Branding chính hiện có.
Có 4 dạng hợp tác thương hiệu chính là hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành; hợp tác thương hiệu cùng công ty; hợp tác thương hiệu liên doanh; hợp tác thương hiệu đa tài trợ.
Ingredient co branding là gì?
Hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành (ingredient co-branding) là hình thức tạo ra giá trị thương hiệu cho nguyên vật liệu, các thành phần chứa trong các sản phẩm khác. Chẳng hạn máy tính xách tay Dell sử dụng chip của Intel, pin của Sony và phần mềm của Microsoft.
Same company co branding là gì?
Hợp tác thương hiệu cùng công ty (same company co-branding) là hình thức một công ty quảng bá cho nhiều thương hiệu. Ví dụ Masan quảng bá cho nước tương Chinsu kết hợp với nước mắm Nam Ngư.
Joint-venture co branding là gì?
Hợp tác thương hiệu liên doanh (joint-venture co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty hợp tác quảng bá một sản phẩm cho một đối tượng khách hàng mục tiêu.
Chẳng hạn trường hợp Sacombank kết hợp với Viễn Thông A tạo ra sản phẩm thẻ giúp người tiêu dùng sử dụng thẻ của Sacombank để mua hàng ở siêu thị của Viễn Thông A với một số ưu đãi.
Multi-sponsors co branding là gì?
Hợp tác thương hiệu đa tài trợ (multi-sponsors co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty, nhiều thương hiệu hợp tác theo hình thức tài trợ để quảng bá cho các sản phẩm và thương hiệu của nhau. Chẳng hạn nhiều thương hiệu cùng tham gia quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm về nông thôn trong chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.
Để việc hợp tác thương hiệu thật sự mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần:
1. Tìm kiếm những thương hiệu bổ sung cho nhau.
2. Tìm kiếm sự hợp lực giữa các sản phẩm và dịch vụ.
3. Giúp mở rộng khách hàng và trải nghiệm khách hàng.
4. Đảm bảo ban giám đốc của các bên tương thích và thống nhất quan điểm.
5. Bắt đầu ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng.
Hiểu biết đầy đủ về hợp tác thương hiệu và áp dụng hiệu quả hình thức này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu vững mạnh và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, để khai thác tốt hình thức hợp tác thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ của các cơ quan và các hiệp hội liên quan.
Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Branding.
Branding có ý nghĩa chính là gì trong Marketing.
Branding trong Marketing đề cập đến quá trình xây dựng các nhận thức tích cực (tốt) về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ, thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông Marketing như mạng xã hội, báo chí, quảng cáo, website, và hơn thế nữa.
Lợi ích lớn nhất của Branding trong hoạt động kinh doanh là gì?
Về mặt kinh doanh, Branding là quá trình định hình cách mà doanh nghiệp muốn công chúng mục tiêu nhìn nhận và đánh giá về các sản phẩm và dịch vụ của họ với mục tiêu cuối cùng là khách hàng tin tưởng doanh nghiệp nhiều hơn và từ đó bán hàng được nhiều hơn.
Branding Design là gì?
Branding Design là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các công việc cần làm có thể là thiết kế logo, màu sắc, bao bì, brochure, website, ứng dụng…
Content Branding là gì?
Là hoạt động xậy dựng và phân phối nội dung (Content) với mục tiêu là xây dựng độ nhận diện của thương hiệu (Branding). Thông qua các nội dung theo định hướng Branding, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu và ghi nhớ thương hiệu tốt hơn.
Employee (Employer) Branding là gì?
Employee Branding có thể được định nghĩa là quá trình một doanh nghiệp xây dựng danh tiếng của họ đối với nhân viên với mục tiêu là cải thiện cách nhân viên nhìn nhận và đánh giá về họ với tư cách là nhà tuyển dụng (hay người sử dụng lao động).
Employee Branding có thể giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng được chấp nhận hơn trên thị trường tuyển dụng, do đó họ có thể tuyển dụng và giữ chân những nhân viên tài năng phù hợp với văn hóa và giá trị của doanh nghiệp.
Multi-market Branding là gì?
Trong ngành Marketing, Multi-market Branding là khái niệm được dùng để chỉ một thương hiệu nào đó thực hiện chiến lược xây dựng nhận diện thương hiệu trên nhiều thị trường khác nhau.
Đó có thể là trên những khu vực khác nhau hoặc các phân khúc khách hàng khác nhau.
Digital Branding là gì?
Là hoạt động xây dựng hình ảnh và nhận diện của thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số như Facebook, Google, TikTok, Digital OOH, hay trên các website báo chí.
Branding Identity là gì?
Vốn được gọi là Brand Identity, khái niệm đề cập đến tất cả các yếu tố giúp một khách hàng nhận diện hay phân biệt một thương hiệu so với các thương hiệu còn lại.
Quảng cáo Branding hay Branding trong quảng cáo là gì?
Trong ngành quảng cáo, Branding có thể được hiểu là một mục tiêu của quảng cáo, khác với Performance là thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, các quảng cáo định hướng Branding hướng tới mục tiêu xây dựng độ nhận diện thương hiệu.
Re Branding là gì?
Re Branding hay Rebranding trong tiếng Việt có nghĩa là tái nhận diện thương hiệu, đó chính là quá trình một thương hiệu nào đó thay đổi các điểm nhận diện của thương hiệu ví dụ như màu sắc bao bì, logo, slogan hay bất cứ thứ gì khác mà người tiêu dùng có thể dùng nó để phân biệt giữa các thương hiệu.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, mục tiêu chính của các phân tích của MarketingTrips không phải là để phân biệt đúng sai của các từ ngữ hay thuật ngữ đơn thuần mà là ý nghĩa thực sự đằng sau của các thuật ngữ đó.
Bằng cách hiểu branding là gì, và chúng khác với Brand Building như thế nào, bạn với tư cách là những người làm Marketing chuyên nghiệp có thể bắt đầu các công việc của mình một cách đúng đắn và mang lại nhiều giá trị hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu mục tiêu của thương hiệu là người dùng, khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa, một website tốt là điều kiện cần nên có.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, website là nền tảng trọng tâm của đa số các doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu mang lại chuyển đổi và doanh thu, website còn có trách nhiệm xây dựng nhận thức về thương hiệu và các mục tiêu kinh doanh lớn hơn.
Khi một khách hàng tiềm năng dừng lại trên website của thương hiệu để tìm kiếm các thông tin liên quan, hay có ý định mua một thứ gì đó, một cảm xúc tổng thể về website và chất lượng nội dung có trên đó là yếu tố quyết định.
Theo số liệu từ SWEOR, có đến 57% người dùng internet từ chối các quyết định mua hàng với một website có trải nghiệm kém. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ mất vài giây ban đầu để người dùng hình thành nhận thức và đánh giá về một doanh nghiệp nhất định.
Chất lượng một website ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định.
Trên một trang website bất kỳ, mọi thương hiệu đều muốn truyền tải các thông điệp của mình đến với người tiêu dùng tiềm năng. Ngoài việc thương hiệu cần thể hiện được sự khác biệt của họ, nội dung (content) cũng là yếu tố quyết định liệu khách truy cập có khả năng trở thành khách hàng và ủng hộ cho thương hiệu hay không.
Nội dung trên website phải đủ hấp dẫn để truyền tải một giọng điệu có thể nhận diện và một chân dung riêng biệt (unique persona). Bên cạnh đó, phong cách và ý tưởng trình bày nội dung cũng nên nhất quán trên tất cả các trang để giữ chân người dùng.
Cuối cùng, yếu tố địa phương hay cá nhân hoá cũng quan trọng không kém. Nếu bạn đang muốn nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng cụ thể nào đó, cách sử dụng từ tạo cảm giác thân quen với họ là điều bạn nên làm.
Một website đủ tốt có thể làm được gì.
Giữ chân đối tượng mục tiêu.
Với một website được thiết kế gọn gàng và nội dung tốt, bạn sẽ luôn tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng tiềm năng hay đối tượng mục tiêu của mình. Bất cứ khi nào người dùng cảm thấy tích cực, họ sẽ quay lại.
Tạo ra những ấn tượng tích cực về thương hiệu.
Những nội dung được viết và trình bày cẩu thả là nguyên nhân chính khiến khách hàng rời bỏ một website. Ngược lại, chưa biết sản phẩm hay dịch của bạn tốt đến đâu, kể từ khi họ truy cập website và có được những cảm xúc tích cực, họ có ấn tượng rất tốt về thương hiệu và sẵn sàng tìm hiểu thêm nhiều hơn sau đó.
Xây dựng và củng cố niềm tin trong lòng người tiêu dùng.
Nội dung của một website không phải lúc nào cũng được sử dụng trực tiếp cho mục tiêu bán hàng. Thay vào đó, nội dung phải kết hợp được giữa bán hàng và thông tin để có thể giữ chân người đọc được lâu hơn.
Để có thể gia tăng mức độ trải nghiệm và lòng tin của khách hàng, việc chia sẻ những trải nghiệm trước đó của các khách hàng khác là điều rất cần thiết. Người tiêu dùng có xu hướng tự tin ra quyết định hơn khi họ biết rằng họ “không phải là người đầu tiên dùng thử sản phẩm” của thương hiệu.
Ngoài ra, một website có nội dung tốt và được thiết kế chuyên nghiệp cũng mang lại cho thương hiệu của bạn một danh tiếng tốt. Danh tiếng này sẽ thúc đẩy những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu.
Nếu nội dung của thương hiệu đủ tốt để giữ khách hàng ở lại tìm hiểu lâu hơn, hiển nhiên, động cơ mua hàng của họ cũng có xu hướng cao hơn. Tuy nhiên, nội dung tốt thôi còn chưa đủ, nó cần kết hợp chặt chẽ với các lời kêu gọi hành động đủ mạnh.
Với các công cụ tìm kiếm như Google, trải nghiệm và thời gian ở lại trên trang (time on site) của người dùng là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website trên các trang tìm kiếm.
Việc lòng ghép các từ khoá liên quan đến các trang nội dung trên website là một yêu cầu khác để tối ưu nội dung với các công cụ tìm kiếm.
Nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu.
Về cơ bản, khó có thể xây dựng được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) hay thậm chí là nhận biết về thương hiệu (Brand Awareness) nếu người dùng không tương tác thường xuyên với các nội dung của thương hiệu.
Khi người dùng có được những cảm xúc tích cực với những nội dung được cung cấp trên website, họ không chỉ có xu hướng hành động nhiều hơn mà còn giới thiệu nó đến với bạn bè và những kết nối của họ.
Marketers nên làm gì để tạo ra một website với nội dung tốt:
Để có được một website hấp dẫn người truy cập, bạn nên:
Luôn luôn nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh (đối thủ gần nhất).
Đổi mới và phát triển các ý tưởng mới cho cấu trúc nội dung.
Đừng viết lặp nội dung trừ khi bạn có các cập nhật mới.
Cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành nghề liên quan.
Luôn tự hỏi liệu khách hàng của mình có đang nhận được những cảm xúc tích cực khi truy cập website hay không.
Sửa và cập nhật giao diện nếu có thể.
Người tiêu dùng có xu hướng thích hơn với các số liệu thống kê.
Khi thế giới đang hướng tới một không gian số với ít cookies được theo dõi hơn bởi các nền tảng thứ ba, các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất như website của thương hiệu là tài sản quý giá nhất doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Danh tiếng thương hiệu (Brand reputation) trả lời hai câu hỏi quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp đó là liệu khách hàng có sẵn sàng chi trả và nhân tài có sẵn sàng nộp đơn ứng tuyển. Vậy Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì và người làm thương hiệu nên hiểu về nó như thế nào.
“Tôi không biết tại sao bạn lại tồn tại. Tôi không biết công ty của bạn. Tôi không biết sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn. Tôi không biết công ty của bạn đại diện cho điều gì.
Tôi không biết khách hàng của công ty bạn. Tôi không biết những dấu ấn của công ty bạn. Tôi không biết danh tiếng của công ty bạn. Vậy bây giờ, bạn muốn bán cho tôi cái gì?” – McGraw-Hill.
Đoạn trích trên do nền tảng giáo dục McGraw-Hill đưa ra với mục tiêu chứng minh rằng danh tiếng của một doanh nghiệp hay thương hiệu là yêu cầu đầu tiên để bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hoạt động phục vụ cho việc bán hàng phải được bắt đầu trước khi nhân viên bán hàng gọi điện hay tiếp xúc với khách hàng mục tiêu.
Nhiệm vụ mà các thương hiệu cần làm đó là xây dựng một danh tiếng đáng ngưỡng mộ và có sức ảnh hưởng trên thị trường. Một thương hiệu có danh tiếng tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm và dịch vụ mà bản thân nó cung cấp hoặc có liên quan.
Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì?
Danh tiếng thương hiệu đề cập đến mức độ nhận biết, uy tín, sự tín nhiệm rộng rãi của người tiêu dùng tới một thương hiệu nào đó.
Ví dụ khi nhắc đến Apple hay Nike, bạn nghĩ ngay đến những sản phẩm chất lượng, nhiều người biết, xuất hiện tại nhiều thị trường khác nhau, được nhiều người có ảnh hưởng nhắc đến hay được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Danh tiếng thương hiệu là yếu tố quyết định liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả và ứng viên hay nhân tài có mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp hay không.
Ngược lại với một danh tiếng tốt, danh tiếng xấu có thể làm huỷ hoại tất cả những hệ giá trị mà doanh nghiệp đã xây dựng, khách hàng sẽ dần quay lưng lại dù cho doanh nghiệp có đang cố gắng phát triển sản phẩm hay thương hiệu đến mức nào.
Về cơ bản, danh tiếng của thương hiệu (brand reputation) mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào chất lượng của mô hình chiến lược đang được áp dụng.
Khi quan hệ công chúng (PR) ngày càng có xu hướng trở thành một bộ phận chức năng chuyên về quản lý danh tiếng trong các tổ chức và không còn được coi là một phần của chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), việc thiết lập chiến lược xây dựng danh tiếng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các thương hiệu.
Mô hình chiến lược của thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản chất về danh tiếng của doanh nghiệp và hiểu biết chiến lược được định hướng bởi thị trường sẽ có thể tạo ra những chiến lược PR gần gũi nhất với thị trường.
Trọng tâm của quá trình thiết lập chiến lược sẽ là các kết quả đầu ra của việc xây dựng mối quan hệ và xây dựng danh tiếng, các giá trị hoặc nguyên tắc đạo đức quan trọng, hay các tài sản mà thương hiệu đang đại diện.
Danh tiếng thương hiệu sẽ bao gồm 4 yếu tố chính: tính xác thực (reliability), trách nhiệm (responsibility), uy tín hay sự tín nhiệm (credibility) và độ tin cậy (trustworthiness). Nhiều nhà chiến lược cũng cho rằng văn hóa của một thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai chiến lược, danh tiếng, hiệu suất hay các hoạt động xây dựng thương hiệu khác.
Bảo vệ danh tiếng thương hiệu và các mối quan hệ.
Ở thời điểm hiện tại, các kỹ thuật truyền thông hay giao tiếp đang chuyển dần từ hướng các chiến dịch mang tính đại chúng sang các hoạt động được nhắm theo các mục tiêu cụ thể dựa trên các mối quan hệ và danh tiếng.
Việc lưu trữ và trao đổi thông tin giờ đây đóng vai trò quan trong trong việc hình thành các mối quan hệ hiệu quả đồng thời cho phép các thương hiệu cá nhân hoá các thông điệp.
Tuy nhiên khi quyền riêng tư hay tính bảo mật về dữ liệu cá nhân đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, một rủi ro pháp lý khác cũng đi kèm với các hoạt động này.
Trong khi người tiêu dùng sẵn sàng trao đổi những thông tin cá nhân của họ với những thương hiệu có danh tiếng tốt hơn, họ tỏ ra thờ ơ hơn hay thậm chí là phản đối nhiều hơn với các thương hiệu còn lại.
Đứng trước bối cảnh này, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các thương hiệu đó là tìm hiểu mong muốn của người tiêu dùng với các thông tin cá nhân của họ và kết hợp chúng vào chiến lược truyền thông tổng thể của thương hiệu.
4 nhóm thành phần chính khi nói đến chiến lược xây dựng danh tiếng thương hiệu.
1. Các nhân tố chính của thương hiệu.
Định vị thương hiệu trên thị trường: Một vấn đề nào đó có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu vị thế của thương hiệu trở nên yếu hơn – ví dụ như thị phần hay sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
Điểm mạnh hoặc điểm yếu của thương hiệu: Một thương hiệu càng khác biệt hay dễ phân biệt với các thương hiệu khác thì càng có lợi thế.
Những ý nghĩa mang tính nền tảng của thương hiệu.
2. Bối cảnh khủng hoảng ở hiện tại.
Việc xây dựng chiến lược danh tiếng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh khủng hoảng (nếu có) của thương hiệu ngay từ đầu.
Nếu các vấn đề của thương hiệu đang rất nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến nhiều người, chiến lược sẽ phải khác với khi thương hiệu đang ở trong một bối cảnh thuận lợi hơn.
3. Các sáng kiến của doanh nghiệp.
Các sáng kiến hay mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, đặc biệt là truyền thông.
4. Đánh giá kết quả.
Đánh giá kết quả là để đo lường mức độ hiệu của chiến lược, cụ thể là đánh giá các chỉ số như mức độ phục hồi, sự mới mẻ của thương hiệu hoặc khả năng dich chuyển thị phần.
Môi trường pháp lý.
Để quản lý danh tiếng của một thương hiệu, những người làm truyền thông nói chung phải hành động trong khuôn khổ của pháp luật cho phép. Những quan điểm được đưa ra phải đứng dưới góc nhìn của pháp lý.
Các thương hiệu nên phát triển một chiến lược pháp lý rõ ràng cho phạm vi ngành hay chuyên môn của họ, đặt ra các tiêu chuẩn thực thi như luật hợp đồng, sở hữu trí tuệ hay cả luật bảo vệ người tiêu dùng.
Việc phát triển một chiến lược pháp lý bài bản từ ban đầu có thể sẽ không loại bỏ được các vấn đề về pháp lý sau này, nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu tối đa các tác hại có thể phát sinh từ những vấn đề liên quan.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi xây dựng danh tiếng thương hiệu.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một trong những kế hoạch quan trọng của chiến lược xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.
Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể nhận thức được những loại tác động mà họ có thể gây ra đối với tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.
Áp dụng CSR có nghĩa là, trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp đang hoạt động theo những cách có thể giúp nâng cao tính xã hội và môi trường, thay vì mang lại những thứ tiêu cực cho chúng.
Các hoạt động CSR có thể giúp hình thành các mối quan hệ bền chặt hơn giữa nhân viên và doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần lao động, giúp người sử dụng lao động và người lao động cảm thấy gắn kết hơn với thế giới xung quanh họ.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay CRS thực sự quan trọng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Starbuckslà một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tạo ra các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh kinh doanh của mình.
Các chương trình trách nhiệm của doanh nghiệp (với xã hội và cộng đồng nói chung) là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.
Để một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, trước hết bản thân nó cần phải có trách nhiệm với chính mình và các cổ đông của mình. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội.
Có thể thấy, danh tiếng nói chung của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và ngược lại thương hiệu cũng góp phần làm thúc đẩy danh tiếng của một doanh nghiệp, do đó, bằng cách kết hợp chặt chẽ hơn và phối hợp song song với nhau, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng nói chung, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng và phát triển bền vững trong dài hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Warren Buffet từng nói với Forbes: Có một khoản đầu tư xứng đáng thay thế tất cả những đầu tư khác, đó là đầu tư vào chính bạn. Rõ ràng, đây là lời khuyên tuyệt vời cho tất cả doanh nhân được chia sẻ bởi nhà đầu tư nổi tiếng thế giới.
Xu hướng của tiếp thị thế giới cũng sẽ tập trung hơn vào việc thúc đẩy tư duy tự đầu tư của chính mỗi cá nhân, cũng như doanh nghiệp trong kỷ nguyên thế giới số.
Lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu là đi theo xu hướng nhưng cũng cần tập trung đúng mục tiêu và biết được giá trị đích thực của từng giải pháp.
Tập trung vào giải pháp cá nhân hóa.
Với xu hướng áp dụng các nguyên tắc của truyền thông đại chúng, đồng thời kỹ thuật số trở thành một kênh dẫn không thể thiếu trong đời sống thông tin hiện đại, giờ đây, các nhà tiếp thị dễ dàng xây dựng các chiến dịch marketing mang tính cá nhân hóa hơn và tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Nếu bạn có hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng, tại sao lại nói chuyện với tất cả họ như thể họ là cùng một người?
Chúng ta không làm tiếp thị kỹ thuật số, mà chúng ta làm tiếp thị trong một thế giới kỹ thuật số. Đó là nguyên tắc mà các nhà tiếp thị cần phải nắm rõ để xây dựng các chiến dịch marketing không bị phụ thuộc vào các công cụ, công nghệ…
Theo Mike Grehan – Giám đốc điều hành của Acronym, ngay cả một spot quảng cáo 30 giây trên TV, giờ đây cũng được thực hiện bằng máy ảnh kỹ thuật số, được chỉnh sửa trên chương trình phần mềm kỹ thuật số, tải lên máy chủ đám mây và phân phối số đến các đài truyền hình.
Từ đài truyền hình, bản ghi kỹ thuật số được chuyển đến TV thông minh của từng khách hàng theo quy trình kỹ thuật số hoàn toàn.
Vấn đề là, nội dung nào sẽ hướng đến người đang xem TV khi họ là người già, là trẻ con, là nhân viên văn phòng? Chúng ta làm tiếp thị là để truyền cảm xúc đến cho con người chứ không phải là truyền đến cho các thiết bị. Vì thế, đưa thông điệp đến gần hơn với từng cá nhân là việc mà các nhà tiếp thị phải xác định như một chiến lược quan trọng.
Tiếp thị bằng chứng thực của khách hàng.
Một buổi chụp hình với khách hàng lớn với sự chuẩn bị cầu kỳ về sân khấu, máy quay trong 2-3 ngày, giờ đây không còn mang lại ấn tượng nhiều cho khách hàng nữa.
Những câu chuyện được chứng thực từ chính những khách hàng bình thường, được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các website đánh giá, mới là con đường dẫn khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp của bạn.
Xu hướng này đến như một lẽ tất nhiên khi người mua ngày càng nghi ngờ vào truyền thông. Họ không tin vào các trường hợp điển hình, những lời khen có cánh của người nổi tiếng hoặc các hot blogger.
Bất cứ lời khen nào đến từ nhóm có tên tuổi sẽ bị nghi ngay là “quảng cáo”. Đó là lý do các công ty cần đầu tư sử dụng những chứng cứ thực sự từ người mua và có tương tác trực tuyến với nhãn hàng.
Khi hài lòng, khách hàng sẽ chia sẻ trực tuyến các cảm nhận của họ khi mua hàng, cũng như sử dụng sản phẩm. Công việc của người làm tiếp thị là sử dụng lại tất cả dữ liệu đó cho hoạt động truyền thông, chia sẻ của chuyên gia Dave Gerhardt – VP of Marketing, Drift.
Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng được quảng cáo rầm rộ nhất trong vài năm qua. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các nhà tiếp thị không nên theo đuổi xu hướng này mà cần chuẩn bị cho sự thay đổi trong 2-3 năm tới.
Năm 2020 là thời điểm các thương hiệu có thể bắt đầu chuẩn bị nội dung và trang web của họ để tìm kiếm bằng giọng nói. Nhưng theo quan điểm của JD Prater – Quora Evangelist, chuyên gia này nghi ngờ tỷ suất hoàn vốn (ROI – Return On Investment) của những nỗ lực áp dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói.
Bởi về cơ bản, tại thời điểm này hành vi của người tiêu dùng chưa thay đổi. Họ vẫn cần thêm thời gian để hình thành thói quen tìm kiếm mới.
Bởi thế, chiến lược đầu tư cho giọng nói cần được xác định là dài hạn, còn cho đến khi người tiêu dùng sẵn sàng, doanh nghiệp nên tập trung vào các kênh và chiến dịch có thể tác động tới hiệu quả doanh thu thực tế theo chu kỳ mỗi 6 tháng.
Tạo kết nối và trải nghiệm đáng giá.
Sự tham gia là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của bạn. Hành trình tham gia của khách hàng bắt đầu bằng trải nghiệm người dùng tại chỗ và trên cả các nền tảng xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào việc khai thác số liệu về sự tham gia của khách hàng trên các nền tảng số.
Ví dụ, thời gian dành cho trang web có thể là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI – Key Performance Indicator) rõ ràng cho hiệu quả của quy mô và phạm vi tiếp cận bao gồm: Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) và tương tác nội dung.
Trong khi đó, chia sẻ và nhận xét của người dùng có thể là KPI cho hầu hết nền tảng xã hội. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định chiến lược nội dung thu hút người dùng và tạo ra các trải nghiệm trên nền tảng đó.
Chiến dịch “Women Who Travel” của Condé Nast Traveller là một ví dụ tuyệt vời về cách thực hiện điều này. Hai năm trước, thương hiệu này cho ra mắt một loạt bài báo xoay quanh chủ đề kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ để truyền cảm hứng cho các nữ du khách trên khắp thế giới.
Để tiếp tục cuộc trò chuyện và kết nối hơn nữa với những nữ du khách đó, Condé Nast Traveller đã thành lập một nhóm Facebook có tên “Women Who Travel”, nhằm mục đích tạo không gian cho tất cả phụ nữ tự nhận biết để chia sẻ câu chuyện du lịch của họ, đưa ra lời khuyên và tạo thành một cộng đồng phụ nữ du lịch thông minh.
Kết quả là tới nay, nhóm này đã bùng nổ thành một cộng đồng hơn 140.000 thành viên, chia sẻ của John Shehata – Vice President, Audience Growth, Conde Nast.
Video vẫn có sức hút.
Các nút Call To Action trong quảng cáo của Google luôn hấp dẫn nhất trên web. Các báo cáo gần đây cũng cho thấy, các trưởng bộ phận trong công ty thích video hơn các định dạng nội dung khác.
Các video B2B (doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp) nếu được đầu tư kỹ lưỡng cũng có sức thu hút và làm hài lòng khán giả của doanh nghiệp ở mọi giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.
Theo Alex Rynne, Global Content Creator, trên LinkedIn, video đang là loại nội dung phát triển nhanh nhất và được tạo bởi hàng triệu người dùng trên nền tảng này.
Các thành viên đã dành hầu hết 3x thời gian xem quảng cáo video so với thời gian họ đọc các định dạng nội dung tĩnh.
Kể từ khi LinkedIn bắt đầu thí điểm tính năng Live vào năm nay, video trực tiếp đã thu hút được 7x phản ứng và hơn 24x bình luận, nhiều hơn hẳn những video thông thường.
Thời điểm hiện tại, rất nhiều nhà tiếp thị B2B hoặc nghĩ sản phẩm, dịch vụ của họ không đủ hào nhoáng để xuất hiện trên video, hoặc cần một ngân sách lớn để chi trả cho việc sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng video sẽ được nhiều nhà tiếp thị B2B thử nghiệm nhiều hơn trong năm 2020.
Với sự đầu tư này, video vẫn tiếp tục là sản phẩm truyền thông được cho là có sức hút lớn và mang lại hiệu quả cho tiếp thị trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo dự đoán của Kantar WorldPanel, chi tiêu FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) tại nhà sẽ tăng trưởng tốt trong dịp Tết 2022 với mức chi tiêu gấp 2-3 lần so với ngày thường.
Theo Khảo sát “Thói quen tiêu dùng” mới nhất của PwC ở 26 quốc gia gồm cả Việt Nam, 76% người được hỏi khẳng định vẫn có kế hoạch mua sắm nhiều hơn và cho biết giá cả, sự tiện lợi vẫn là những yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm.
Sở dĩ người tiêu dùng, vẫn giữ thái độ lạc quan vì họ được làm việc ở nhà hoặc theo phương thức kết hợp (hybrid). Ngoài ra, bối cảnh tỉ lệ tiêm chủng toàn cầu tăng cao càng củng cố niềm tin của người tiêu dùng về một năm 2022 tích cực hơn.
Ở Việt Nam, tình hình cũng rất tươi sáng. Theo dự đoán của Kantar WorldPanel, chi tiêu FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) tại nhà sẽ tăng trưởng tốt trong dịp Tết 2022 với mức chi tiêu gấp 2-3 lần so với ngày thường.
Trong đó, khu vực thành thị có xu hướng mua sắm Tết sớm hơn. Riêng ở lĩnh vực thương mại điện tử, Deloitte ước tính, doanh số TMĐT trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng từ 11%-15% so với cùng kỳ năm trước. Trước mắt, mùa lễ hội mua sắm cuối năm 12-12 đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng ấn tượng ở các sàn thương mại điện tử.
Theo số liệu thống kê từ thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express, số lượng đơn hàng trong tháng cao điểm mua sắm cuối năm đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ 2020.
Hầu hết các địa phương đều tăng trưởng về mặt số lượng đơn, không còn chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Điều đó cho thấy số lượng người mua, người bán ở các tỉnh thành ngoài các thành phố lớn đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, một khảo sát của Facebook và Công ty GroupM Việt Nam cho kết quả trong số những người sử dụng Internet ở các vùng nông thôn, 46% (khoảng 30 triệu dân) có tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến.
Báo cáo của Facebook và GroupM cũng đưa ra dự tính chi phí hàng tháng dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn sẽ tăng trung bình 7% hàng năm, nhanh hơn khu vực đô thị loại 1 (4%), tính từ 2020-2025.
Từ đó, báo cáo cho rằng trên 70% các ngành hàng vẫn có cơ hội để đẩy mạnh số lượng người tiêu dùng ở nông thôn so với ở đô thị loại 1.
Nắm bắt điểm mấu chốt này nhiều sàn thương mại điện tử đã tung các đợt ưu đãi lỡn, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết cho người dùng cả nước.
Hầu hết các chương trình đều hướng đến mục đích hỗ trợ song phương bao gồm cả người mua và người bán. Các thương hiệu, nhà bán hàng có dịp thúc đẩy doanh số, tận dụng cơ hội phục hồi hậu suy thoái. Trong khi người mua có thể mua sắm với giá ưu đãi để có cái Tết sung túc mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Về phía các doanh nghiệp bán lẻ, nhiều đơn vị cho biết đã chuẩn bị sẵn tinh thần, chờ đón một trong những làn sóng mua sắm lớn nhất trong năm.
Sau quý 3 ảm đạm, hai tháng giao mùa là dịp để họ bứt tốc và nắm bắt thời cơ chuyển mình trong bình thường mới. Hầu hết đều đã có kinh nghiệm trữ hàng và bổ sung nhân sự từ hai đợt sale lớn 11/11 và 12/12. Họ kỳ vọng doanh thu Tết sẽ là bước đệm vững chãi, mở ra năm 2022 với nhiều cơ hội khả quan hơn.
Về ngành hàng thì bách hóa, điện tử và các sản phẩm sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Các ngành hàng làm đẹp, thời trang có thể bùng nổ trong quý 4 năm nay khi các hoạt động dần trở lại bình thường mới, mùa mua sắm cuối năm và Tết đã cận kề.
Người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ từ cuối tháng 11, đầu tháng 12, và tập trung vào các nhóm hàng quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé… vì nỗi lo dịch bệnh trở lại. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được mua vào khoảng cận Tết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo dữ liệu mới từ CloudFlare, TikTok đã soán ngôi Google để trở thành trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới.
Ứng dụng chia sẻ video TikTok đã chấm dứt sự thống trị của gã khổng lồ Google, vốn được xếp hạng là tên miền phổ biến nhất trong cả năm 2020 và đầu năm 2021.
Tên miền Google.com bao gồm tất cả dịch vụ như: Bản đồ, Dịch, Ảnh, Chuyến bay, Sách, Tin tức và các trang khác đã không thể đánh bại tân binh TikTok với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động trên khắp thế giới.
TikTok.com cũng đã vượt qua những gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ vào năm ngoái, bao gồm các tiên miền của Amazon, Apple, Facebook, Microsoft và Netflix. ByteDance – công ty mẹ của TikTok, hiện có trụ sở tại Trung Quốc, là trang web duy nhất không phải của Mỹ góp mặt trong top 10.
Cloudfare cho biết, TikTok lần đầu vươn lên vị trí số một vào tháng 2, nhưng sau đó lại phải nhường vị trí cho Google. Đến tháng 8, mạng xã hội này mới liên tục xếp hạng cao nhất về lưu lượng truy cập và duy trì cho đến nay.
Theo một bài đăng trên blog của Cloudfare, có những ngày Google dẫn đầu lượt truy cập nhưng vị trí số 1 trong tháng 10 và 11 gần như là của TikTok, bao gồm ngày Lễ Tạ ơn (25/11) và Thứ Sáu đen (26/11).
Đại dịch Covid-19 là một trong những lý do khiến mạng xã hội video ngắn này vượt mặt các website khác về lượng truy cập khi hầu hết sinh hoạt của mọi người đều ở trong nhà, cắt giảm thời gian gặp gỡ xã hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với mỗi một phút trôi qua trên môi trường internet, có vô số lượt tìm kiếm, bài đăng, tin nhắn, lượt xem video, gửi email, mua sắm và nhiều thứ khác đã diễn ra.
Trong năm 2021, cứ sau mỗi 60 giây, hơn 500 giờ nội dung được tải lên YouTube và 695.000 câu chuyện (Stories) được chia sẻ trên Instagram. Gần 70 triệu tin nhắn đã được gửi qua WhatsApp và Facebook Messenger.
Cùng với đó, có khoảng 2 triệu lượt “quẹt” trên Tinder, 1,6 triệu USD đã được chi tiêu trực tuyến, 5000 lượt tải ứng dụng TikTok, hơn 9000 lượt kết nối được tạo ra trên nền tảng chuyên nghiệp LinkedIn và nhiều thứ khác đã diễn ra.
Dữ liệu do Lori Lewis tổng hợp và công bố trên trang AllAccess.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được trải qua 3 giai đoạn chính là số hoá, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và số hoá mô hình kinh doanh.
1. Định nghĩa chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”
Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.
2. Các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần nhận thức rõ chuyển đổi số là sự thay đổi quy mô lớn, đòi hỏi phải điều chỉnh cấu trúc, quy trình hoặc văn hóa kinh doanh cơ bản song sẽ mang lại tác động tích cực lớn đến sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.
Mô hình các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp được đề xuất với mục đích làm rõ các cấp độ của chuyển đổi số trong doanh nghiệp, bao gồm (1) chiến lược, (2) mô hình kinh doanh, và (3) mô hình quản trị.
Định hướng chiến lược.
Doanh nghiệp cần xác định và tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là việc chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh (omni channel), áp dụng công nghệ số vào hoạt động chăm sóc khách hàng để tạo ra giá trị mới thông qua sử dụng các kênh bán hàng hiện đại như Tiki, Shopee, Lazada, v.v. và các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba, v.v.
Hơn nữa, các ứng dụng trên điện thoại di động phục vụ mục đích giao hàng và vận chuyển sản phẩm như Grab Express, Ahamove, Lalamove có thể đáp ứng đúng nhu cầu vận chuyển mà các đơn vị kinh doanh đang tìm kiếm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận tới khách hàng tại các khu vực địa lý khác nhau thông qua Internet, Google, Facebook, các nền tảng quảng cáo trực tuyến.
Đây là điều mà các cách thức truyền thống không thể làm được. Thực hiện áp dụng công nghệ số đối với kênh tiếp thị, bán hàng và phân phối là yếu tố then chốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của mình.
Chuyển đổi số năng lực quản trị.
Đồng thời với tăng trưởng về mặt khách hàng và doanh thu, doanh nghiệp cần tập trung phát triển và duy trì năng lực quản trị nội bộ để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Mô hình quản trị bao gồm con người và tổ chức, hệ thống CNTT và quản trị dữ liệu, các nghiệp vụ quản lý, quản lý rủi ro và an ninh mạng cần được tổ chức một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu quản trị của từng thời kỳ.
Với nhu cầu số hóa các quy trình như quy trình thanh toán, kế toán, quy trình xuất kho, quản lý nhân sự, v.v. ngày càng gia tăng, doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp như ERP, MES, PLM, SCM, HRM, các hệ thống chấm công, tính lương, hệ thống bán lẻ POS, hệ thống quản lý kênh phân phối DMS, v.v.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có các nhu cầu về phân tích dữ liệu nhằm phân tích trên tổng thể và tìm kiếm các thông tin giúp tối ưu bộ máy hoạt động.
Các hệ thống cần thiết có thể là hệ thống kho dữ liệu và báo cáo thông minh (Data warehouse & BI), hệ thống hồ dữ liệu hoặc dữ liệu lớn (data lake, big data).
Hoạt động triển khai các hệ thống ứng dụng này nhằm tối ưu các quy trình hoạt động doanh nghiệp và được coi một giai đoạn lớn trong quá trình chuyển đổi số.
3. Các giai đoạn trong tiến trình chuyển đổi số.
Giai đoạn “Doing Digital” – Số hoá.
Ở giai đoạn này, chuyển đổi số tại các doanh nghiệp được triển khai riêng lẻ, chưa có tính kết nối. Cụ thể, doanh nghiệp chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ để tập trung vào chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và duy trì ổn định chuỗi cung ứng với mục tiêu hướng tới gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Các giải pháp công nghệ cho phát triển kinh doanh, mở rộng kênh bán hàng đơn giản trong giai đoạn này được doanh nghiệp lựa chọn có thể nói đến như thương mại điện tử và hỗ trợ bán hàng đa kênh (omni-channel), truyền thông và marketing online, thanh toán trực tuyến, v.v.
Với sự phát triển không ngừng của xu hướng 4.0, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dù chưa có kinh nghiệm trong chuyển đổi số nhưng với tiềm năng và nguồn lực sẵn có có thể dễ dàng tiếp cận với các giải pháp này với chi phí hợp lý.
Bên cạnh đó do mục tiêu chuyển đổi số luôn gắn liền với trải nghiệm khách hàng, các doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu thay đổi mỗi ngày thông qua việc áp dụng công nghệ số trong xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng và bền vững.
Giai đoạn “Becoming Digital” – Ứng dụng kỹ thuật số.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp chú trọng vào áp dụng công nghệ số ở phạm vi rộng, có sự kết nối giữa các chức năng để chuyển đổi mô hình quản trị và tạo ra kết nối ban đầu với mô hình kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho việc điều hành doanh nghiệp bền vững và duy trì tăng trưởng.
Doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh và liên kết với các dữ liệu sẵn có như số liệu bán hàng, nhập xuất kho, số liệu hạch toán kế toán.
Ngoài hệ thống báo cáo, ở giai đoạn quá độ này, doanh nghiệp sẽ số hóa quy trình lập kế hoạch, ngân sách và dự báo (PBF) và quản trị nguồn nhân lực (HRM) để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí, nhân sự.
Dữ liệu doanh nghiệp ở giai đoạn này được thu thập và liên kết với nhau một cách xuyên suốt trong các chức năng, từ bán hàng, quản lý hàng tồn kho cho đến kế toán.
Do sự phát triển và mở rộng của tập dữ liệu khách hàng cũng như doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần đưa ra các giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng.
Sự kết nối liên tục của dữ liệu phép doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch ngân sách, dự báo doanh thu và dòng tiền, xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực, v.v. cho các giai đoạn tiếp theo của mình.
Giai đoạn “Being Digital” – Chuyển đổi số.
Đây có thể được gọi là giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn, khi các hệ thống kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp được kết nối và tích hợp đồng bộ với nhau, thông tin chia sẻ xuyên suốt các phòng ban và theo thời gian thực.
Các giải pháp kết nối toàn bộ doanh nghiệp cần được triển khai ở giai đoạn này, trên cơ sở xem xét cấu trúc doanh nghiệp và các hệ thống hiện có cũng như năng lực của doanh nghiệp.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu đầu tư nhiều vào các sáng kiến để tạo ra sự đổi mới, sáng tạo nhằm tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp và là động lực để bứt phá, đuổi kịp các doanh nghiệp lớn hơn.
Tuy nhiên để một doanh nghiệp có thể trở thành “doanh nghiệp số” đòi hỏi những thay đổi sâu sắc về kỹ năng, vai trò của lãnh đạo và thậm chí là văn hóa doanh nghiệp.
Chính vì vậy ngay từ ở những giai đoạn đầu của lộ trình chuyển đổi số, yếu tố con người luôn cần được coi trọng và phát triển đồng thời với việc chuyển đổi số doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo CEO Adam Mosseri, Instagram sẽ đặt trọng tâm vào nhà sáng tạo, tính minh bạch, video với Reels và tính năng nhắn tin trong năm mới 2022.
Trong một video ngắn nhằm mục tiêu tổng kết năm cũ và tiết lộ kế hoạch của năm mới, CEO Instagram Adam Mosseri đã chia sẻ một số ưu tiên của nền tảng này trong 2022.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ phải suy nghĩ lại về Instagram khi thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng và chúng tôi buộc phải thay đổi cùng với nó.
Chúng tôi sẽ tập trung vào định dạng video, hợp nhất tất cả các sản phẩm video của mình xoay quanh Reels và tiếp tục phát triển nền tảng.”
Đối với những nhà sáng tạo (Content Creator), Mosseri cho biết Instagram sẽ giới thiệu nhiều công cụ kiếm tiền hơn để giúp họ tăng mức thu nhập. Ngoài ra, ông cũng cho biết Instagram sẽ tập trung vào các tính năng nhắn tin khi đây có lẽ là cách chính yếu mà mọi người giao tiếp với nhau trực tuyến.
Ông cho biết thêm rằng nền tảng cũng sẽ đầu tư nhiều hơn vào tính minh bạch, khả năng kiểm soát nội dung – thêm quyền kiểm soát cho phụ huynh để bảo vệ trẻ em trên ứng dụng.
Với người dùng, họ cũng sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn về cách họ trải nghiệm nội dung: kiểm soát các nội dung nhạy cảm, có thể ẩn số lượt “Thích”, ẩn một số nội dung không mong muốn như quấy rối, phân biệt chủng tộc hay những phát ngôn gây thù hận.
Về cơ bản, 2021 là năm không mấy suôn sẻ của Instagram khi Instagram Kids phải tạm ngưng do các lo ngại về tính an toàn hay nhiều cáo buộc khác liên quan đến việc nền tảng này gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của những người dùng vị thành niên.
Mosseri cho biết ông sẽ cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu trên nền tảng để các nhà nghiên cứu của bên thứ ba có thể tiến hành các nghiên cứu độc lập của riêng họ và đưa ra kết luận phù hợp về tác động của Instagram đến sức khỏe tâm lý của những người trẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Như những lĩnh vực khác, ngành bán lẻ đang trải qua quá trình thay đổi và thích ứng với các tác động từ cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình dịch chuyển lớn về mặt xã hội.
Khả năng kết nối của doanh nghiệp bán lẻ với khách hàng ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết, khi thói quen mua sắm tiếp tục thay đổi trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19.
Sau đây là những gì mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải nắm bắt để thích nghi và có được thành công:
1. Bán lẻ = bán hàng đa kênh.
Chúng ta đang sống thế giới lai, kết hợp giữa nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, với những kênh mới như qua giọng nói (Alexa và Google Home) và những thiết bị thông minh khác.
Với những thay đổi này, máy móc sẽ dần trở thành khách hàng của các doanh nghiệp bán lẻ. Ví dụ, thiết bị gia dụng như tủ lạnh có thể quyết định thời điểm đặt đồ ăn. Xe hơi có thể tự động tìm kiếm những dịch vụ hoặc trả phí đỗ xe.
Internet vạn vật (IoT) và thiết bị cảm biến cho phép các công ty thu thập dữ liệu và theo dõi toàn bộ các kênh bán hàng khác nhau, để có được cái nhìn tổng quát về khách hàng.
Các công ty như Burberry đã có nhiều bước tiến hướng đến lĩnh vực bán hàng đa kênh. Nếu khách bước vào cửa hàng của Burberry, hệ thống máy tính có thể nhận diện món đồ mà họ đã tìm trên nền tảng trực tuyến và còn xem qua lịch sử mua hàng trước đó.
Kết hợp những kênh bán hàng này lại với nhau là xu hướng chính cho những doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai.
2. Tạo ra dịch vụ thông minh hơn nhờ AI.
Các doanh nghiệp bán lẻ có thể phát triển kinh doanh từ nguồn dữ liệu hiện có và tạo ra những dịch vụ thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Khách hàng sẽ kỳ vọng mức độ dịch vụ được cá nhân hóa ngày càng tinh vi hơn từ người bán hàng, vì vậy những máy móc gợi ý ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Ví dụ Vivino, ứng dụng về rượu vang, cung cấp tính năng “Match for You” (Dành cho bạn). Bạn có thể dùng điện thoại để quét mã bất kỳ chai rượu nào, hệ thống Vivino sẽ đưa ra lời khuyên về độ phù hợp của loại rượu đó.
Machine vision (thị giác máy) cũng giúp cho lĩnh vực bán lẻ trở nên thông minh hơn. Amazon Go, cửa hàng bán lẻ vật lý của Amazon ứng dụng thị giác máy để quan sát món đồ khách hàng đang nhìn và đặt vào giỏ hàng của họ. Từ đó, hệ thống tự động thanh toán và khách hàng có thể đi thẳng ra khỏi cửa hàng thay vì phải xếp hàng chờ đợi.
3. Nền kinh tế trải nghiệm.
Các doanh nghiệp bán lẻ cần gia tăng giá trị để thu hút khách hàng tới cửa hàng vật lý hoặc vào trang web bán hàng.
Chúng ta đang sống trong nền kinh tế, nơi tạo ra những trải nghiệm tận hưởng không chỉ là lựa chọn, mà có vai trò quan trọng cho những doanh nghiệp bán lẻ muốn vươn mình sau đại dịch COVID-19.
Một ví dụ tiêu biểu là cửa hàng thời trang cao cấp của Gucci tại Ý đem đến sự hứng thú cho khách hàng bằng cách kết hợp quán cà phê, viện bảo tàng, triển lãm tranh và cửa hàng thời trang cùng một chỗ.
Các cửa hàng bán lẻ cũng xem xét sử dụng nền tảng thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) để đưa thêm nhiều thông tin về sản phẩm trong cửa hàng và trên trực tuyến tới khách hàng. TOMs Shoes (Tomorrow’s Shoes) đưa khách hàng tới Peru thông qua trải nghiệm VR để nhìn thấy được sức ảnh hưởng từ chiến dịch thiện nguyện “One for One”.
4. Giúp việc mua hàng dễ dàng hơn.
Chúng ta muốn mua được ngay sản phẩm yêu thích nhìn thấy trên TV, trò chơi điện tử hoặc từ YouTube “Nhìn thấy, thích, mua ngay”. Vì thế, trải nghiệm mua sắm như vậy cần phải trở nên dễ dàng hơn.
Điều này đã trở thành hiện thực. Khách hàng có thể xác định bài hát nghe từ radio hoặc bên trong một cửa hàng cà phê bằng ứng dụng Shazam trên điện thoại. Ứng dụng sẽ gợi ý mua bài hát đó.
Trong tương lai, tính năng này sẽ xuất hiện trên YouTube và những nền tảng trực tuyến khác. Vì vậy, khả năng mua sắm ngay lập tức là xu hướng quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ.
5. Mô hình gói đăng ký phí không qua trung gian.
Nhiều doanh nghiệp muốn bán hàng trực tiếp tới khách hàng, nhằm xây dựng quan hệ mật thiết hơn và có khả năng tiếp cận tới nguồn dữ liệu khách hàng có giá trị.
Những công ty như Dollar Shave Club và Black Socks đang tiên phong trong hướng tiếp cận này, với gói giao hàng theo từng tháng hoặc từng quý cho sản phẩm cạo râu và vớ. BarkBox cũng áp dụng hướng tiếp cận tương tự để cung cấp sản phẩm thức ăn cho chó theo gói cơ bản.
Những tổ chức này sẽ cần phải cân bằng giữa doanh thu bán lẻ và bán sản phẩm thông qua kênh bán hàng riêng.
6. Doanh nghiệp bán lẻ giao hàng và thực hiện đơn hàng tự động.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang tìm hướng đi trong việc tự động hóa chuỗi cung ứng và phương thức giao hàng. Ví dụ, hãng công nghệ Ocado phát triển phần mềm và hệ thống tự động cho các đơn vị bán lẻ.
Ocado hỗ trợ tạo ra kho hàng có mức tự động cao, với robot hoạt động cùng lúc. Qua đó, tạo ra trải nghiệm mua hàng khác biệt cho khách hàng.
Về phương diện giao hàng, chúng ta cũng bắt đầu chứng kiến những thứ như xe tải và tàu vận chuyển vận hành tự động. Những đơn vị bán lẻ kỳ vọng sẽ có thêm nhiều quy trình tự động hơn nữa trong tương lai.
7. Tính minh bạch trong chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng.
Tính minh bạch trong chuỗi cung ứng cho phép các công ty không chỉ nắm bắt chi tiết hơn về nhu cầu, từ đó đưa ra dự đoán về những thứ người tiêu dùng thực sự muốn, mà còn sử dụng thiết bị IoT và cảm biến để theo dõi khắp chuỗi cung ứng.
Các tổ chức ngày càng sử dụng công nghệ blockchain nhiều hơn để tăng thêm tính minh bạch cho chuỗi cung ứng. Ví dụ, De Beers Jewelers có thể giám sát nơi những viên kim cương được đào, sản xuất và cắt mài, để giúp khách hàng biết chính xác về nguồn gốc của sản phẩm.
8. Khách hàng ngày càng tỉnh táo hơn.
Khách hàng quan tâm tới tính bền vững, và hiểu ngày càng nhiều hơn về tác động của môi trường trong những sản phẩm họ mua. Trong tương lai, ta sẽ có thêm nhiều loại nhãn sản phẩm như nhãn khí thải carbon, thông tin xuất xứ.
Các doanh nghiệp bán lẻ nên suy tính về cách đưa sản phẩm ra thị trường và sẵn sàng giải đáp thắc mắc từ khách hàng về tính bền vững.
Các doanh nghiệp cần bắt kịp với những xu hướng đã nêu để có thể cạnh tranh trong tương lai.
Biên dịch: Minh Tuấn
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với trung bình có hơn 70% tỷ lệ người dùng truy cập các nền tảng qua thiết bị di động, Google vừa ra mắt khoá học mới mang tên Win on Mobile nhằm mục tiêu giúp các thương hiệu tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi của họ.
Theo Google, trong khi hầu hết người dùng truy cập bằng thiết bị di động, phần lớn các thương hiệu vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc tối ưu các nền tảng như website hay ứng dụng của họ với thiết bị di động.
Và khoá học này của Google sẽ tập trung vào điều đó.
Với khoá học CRO mới, Google sẽ cung cấp cho những người làm marketing hay thương hiệu các phương pháp hay nhất về cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên thiết bị di động, cách làm việc với các bên liên quan như nhóm sáng tạo, nhóm phân tích và nhà phát triển.
Khoá học sẽ bao gồm 14 chủ đề khác nhau bao gồm:
1. Tầm quan trọng của thiết bị di động.
2. Tốc độ trên thiết bị di động.
3. Các công nghệ web hiện đại.
4. Trải nghiệm trên thiết bị di động.
5. Nghiên cứu định tính.
6. Nghiên cứu định lượng.
7. Định vị giá trị.
8. Sự rõ ràng.
9. Thiết kế sáng tạo.
10. Giảm mức độ lo lắng (với thương mại điện tử).
11. Thử nghiệm với data-driven.
12. A/B Testing.
13. Thử nghiệm với Google Optimize.
14. Xử lý các vấn đề về tốc độ (cho các nhà lập trình).
Google đang tìm nhiều cách hơn để nữa để giúp các thương hiệu có thể hiển thị sản phẩm của họ lên đầu trên danh sách tìm kiếm.
Hiện tại, trong tài khoản Google Business Profiles (tên cũ là Google My Business), tại mục sản phẩm, Google cho phép bạn thêm các sản phẩm “đặc biệt” của thương hiệu, sau khi thêm, sản phẩm sẽ được di chuyển đến vị trí đầu tiên trong danh sách các sản phẩm bạn đã liệt kê trên Google Business Profiles.
Như bạn có thể thấy ở trên, sau khi chọn một sản phẩm nào đó là đặc biệt (special), nó sẽ được hiển thị đầu tiên trong danh sách các kết quả trên trang tìm kiếm.
Với cập nhật mới, nếu bạn đang muốn làm nổi bật một hoặc nhiều sản phẩm trên danh sách các tìm kiếm địa phương (Google Local Search) và trên bản đồ (Google Maps), bạn hoàn toàn có thể làm điều đó.
Hiện tính năng mới có thể chưa được cập nhật hết trên các tài khoản nên bạn có thể kiểm tra xem tài khoản của mình đã được cập nhật hay chưa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Lợi thế của MoMo là sở hữu hơn 28 triệu người dùng trẻ và năng động, cùng với mạng lưới đối tác đang không ngừng được mở rộng.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, thị trường bán lẻ nói chung, ngành F&B nói riêng đã bị tác động mạnh mẽ. Nhiều cửa hàng, tiểu thương phải thu hẹp mô hình kinh doanh, đóng cửa hoặc rút lui khỏi thị trường.
Theo bảng công bố “Top 10 Công ty uy tín Ngành hàng F&B năm 2021″ được công bố ngày 20/10, Vietnam Report thống kê có đến 91% doanh nghiệp thuộc nhóm ngành F&B bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh trong năm nay.
Hậu Covid-19, hành vi của người tiêu dùng cũng có sự chuyển dịch rõ rệt. Với nhu cầu bị dồn nén sau nhiều tháng giãn cách, mọi người có khuynh hướng gia tăng mua sắm, họp mặt ăn uống khi cuộc sống đang dần trở lại “bình thường mới”.
Trong bối cảnh này, siêu ứng dụng MoMo ra mắt 2 tính năng mới là Thổ Địa Quán Ngon và Thổ Địa Mua Bán, giúp người dùng khám phá quán ăn ngon và mua ngay bán gần xung quanh khu vực sống.
Cụ thể, Thổ Địa Quán Ngon là nơi tổng hợp hàng chục nghìn hàng quán ăn lớn, nhỏ tại TP. HCM và Hà Nội, bao gồm: chọn quán, tìm hiểu thông tin, mua deal giảm giá, thanh toán không tiền mặt đến review… sẽ được tối ưu trải nghiệm, tiết kiệm chi phí hiệu quả với hàng loạt chương trình khuyến mãi của MoMo và đối tác.
Thổ Địa Mua Bán được thiết kế như một “sàn rao vặt”. Đây sẽ là nền tảng an toàn kết nối người mua và người bán trong khu vực, giúp mọi người dễ dàng mua và bán mọi mặt hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
Mục tiêu của việc ra mắt tính năng mới theo đại diện MoMo, đó là biến chiếc ví điện tử này thành một siêu ứng dụng với tiện ích “tất cả trong một” (all in one), cũng như hỗ trợ các đối tác ngành F&B và mua sắm,… chuyển đổi số nhanh hơn sau đại dịch.
Trong đó, lợi thế của MoMo là sở hữu hơn 28 triệu người dùng trẻ và năng động, cùng với mạng lưới đối tác đang không ngừng được mở rộng.
Theo đó, MoMo dự kiến tăng cường số lượng và mở rộng khu vực cửa hàng của Thổ Địa Quán Ngon ở các thành phố lớn và cả nước, phát triển thêm nhiều tính năng ở nhiều ngành hàng khác nhau bên cạnh ẩm thực và bán lẻ như hiện có.
Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó Chủ TịchVí MoMo chia sẻ: “Với Thổ địa MoMo, chúngtôi hy vọng sẽ trở thành người bạn chí cốt, đồng hành với người dùng mỗi khi”ăn gì – ở đâu”.
Chúng tôi cũng kỳ vọng, việc ra mắt sản phẩm như đóng góp choxã hội thông qua việc giúp các đối tượng dễ bị tổn thương là các micro SMEs, SME có thêm khách hàng, tăng trưởng doanh số để phục hồi sau đại dịch”.
Gần đây nhất, Ngân hàng Mizuho cho biết sẽ chi 20 tỷ yên, tương đương khoảng 170 triệu USD để mua 7,5% cổ phần M-Service, công ty sở hữu ví điện tử MoMo và biến startup này trở thành Kỳ lân tiếp theo của thị trường Việt Nam.
Tại nhiều hoạt động trước đó, đại diện MoMo cũng từng tiết lộ, công ty đang có kế hoạch IPO trong thời gian tới và đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những mẫu giày kiểu hands-free (dễ mang và sử dụng, không cần dùng tay) thể hiện chiến lược đa dạng hoá và tiến tới sự toàn diện của thương hiệu.
Theo số liệu thống kê trên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WeForum), hiện có khoảng hơn 1 tỷ người khuyết tật hoặc có các hạn chế nhất định về khả năng điều khiển cơ thể trên toàn thế giới. Cũng bởi chính lý do này, ngày càng nhiều thương hiệu coi sự toàn diện là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu với các sản phẩm và dịch vụ của họ.
“Nếu bạn có một cơ thể, bạn thực sự là một vận động viên” – đó là tuyên bố thương hiệu của nhãn hàng thời trang thể thao Nike.
Về cơ bản, Nike “không bán sản phẩm”, họ bán những giấc mơ, họ luôn xem các vận động viên là linh hồn của thương hiệu, khát khao được vươn lên và chinh phục.
Và với sự ra mắt của những phiên bản giày tiện lợi cho các vận động viên khuyết tật nói riêng, thương hiệu này dường như đang thực hiện tuyên bố sứ mệnh của mình một cách nghiêm túc nhất.
FlyEase là một kiểu giày không có dây buộc. Bạn có thể tự mình cho chân vào và lấy ra mà không cần dùng tay.
Trong khi đối với những người có những hạn chế nhất định về mặt cơ thể, việc buộc dây giày thường là một công việc khá khó khăn, cách tiếp cận mới của Nike sẽ góp phần xoá bỏ tất cả các rào cản này.
Thúc đẩy hành động.
Quay trở lại vào năm 2012, một cậu bé vốn bị hạn chế về cơ thể người Mỹ đã liên hệ với Nike khi cậu cảm thấy vô cùng khó khăn với việc sử dụng các đôi giày của thương hiệu.
Cậu viết: “Ước mơ của tôi là vào được trường đại học tôi mong muốn mà không cần phải lo lắng về việc cần có ai đó đến buộc dây giày cho tôi mỗi ngày.
Là một thiếu niên đang phấn đấu để trở nên hoàn toàn tự chủ, tôi cảm thấy việc luôn cần có ai đó hỗ trợ mình mỗi ngày là điều vô cùng bực bội và đôi khi khiến tôi xấu hổ.”
Bức thư của cậu chính là nguồn cảm hứng hành động cho các nhà thiết kế tại Nike.
Giải quyết sự bất bình đẳng trong thời trang.
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) được chia sẻ trên Diễn đàn Kinh tế thế giới, hiện có khoảng hơn một tỷ người có những hạn chế nhất định về cơ thể trên khắp thế giới.
Con số này tương đương với khoảng 15% dân số toàn cầu và với tỷ lệ khiếm khuyết cao hơn ở các nước đang phát triển.
Nhiều người khiếm khuyết từ lâu đã không thể có được các cơ hội kinh tế và xã hội thông thường. Điều này có thể là do một loạt các yếu tố như thiếu các dịch vụ hỗ trợ, thiếu các thiết bị trợ giúp – và đương nhiên, quần áo hay giày dép cũng nằm trong số đó.
Bên cạnh Nike, từ những năm 1970, Levi Strauss & Co cũng đã giới thiệu một chiếc quần jean được thiết kế nhằm hướng tới sự đa dạng, Tommy Hilfiger cũng không ngoại lệ, họ tạo ra nhiều loại quần áo mới dưới thương hiệu Tommy Adaptive có thể thích ứng cho nhiều kiểu người khác nhau.
Khi đại dịch và đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế nhờ vào các yếu tố công nghệ, sự bất bình đẳng giữa nhiều nhóm người khác nhau vẫn tiếp tục là một bài toán chưa có hồi kết. Trước bối cảnh này, việc các thương hiệu có thể hoà mình vào xu hướng, đứng cạnh những người tiêu dùng đa dạng của họ là chiến lược thông minh hơn bao giờ hết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các bậc cha mẹ buộc phải mua sắm trực tuyến các sản phẩm cho bé để phục vụ cho nhu cầu giải trí và chăm sóc con mình, vì đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và vui chơi ngoài trời.
Đại dịch đã và đang tạo ra những áp lực tài chính khác nhau cho người dân như mất việc, lạm phát, phá sản,…Chính vì vậy, những người đang có kế hoạch sinh con trong giai đoạn này cần phải cân nhắc kế hoạch gia đình và lập ngân sách cẩn trọng.
Nên tảng so sánh giá iPrice đã thực hiện một nghiên cứu phân tích về chi phí mua vật dụng cơ bản cho trẻ sơ sinh, đồng thời cho thấy những thay đổi trong mối quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dành cho trẻ em trực tuyến.
Mặc dù tỷ lệ sinh đang có xu hướng giảm ở một số quốc gia Đông Nam Á, tuy vậy mối quan tâm trực tuyến đối với các mặt hàng dành cho trẻ em đang có sự gia tăng.
iPrice đã ghi nhận mức tăng 127% lượt hiển thị trên Google Analytics đối với các danh mục trẻ em trên tất cả sáu nền tảng vào năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Việt Nam, lượt hiển thị trung bình danh mục liên quan đến đồ dùng cho bé là 169%, theo sau đó là Philippines (146%), Indonesia (73%) và Malaysia (8%).
Các danh mục đồ dùng cho bé, đồ cho phòng cho bé sơ sinh, sản phẩm chăm sóc cho mẹ, tã, đồ chơi, sản phẩm cho bé ăn tăng cao nhất tại Singapore với 184% và Thái Lan là 180%.
Quốc gia duy nhất không có nhiều sự khác biệt về mức độ quan tâm đến đồ dùng cho bé là Malaysia, mức tăng chỉ có 8% trong số lần hiển thị trên Google trên tất cả các danh mục sản phẩm được nghiên cứu. Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với đồ dùng cho bé, sản phẩm chăm sóc cho mẹ và sản phẩm cho bé ăn giảm trung bình 13%.
Nhìn chung, đồ chơi vẫn là danh mục được quan tâm nhiều nhất tại tất cả các quốc gia với số lần hiển thị trên Google tăng 222%, tiếp theo là tã (160%) và đồ cho phòng cho bé sơ sinh (127%).
Người dân Việt Nam cũng có cùng xu hướng quan tâm như các nước trong khu vực, theo đó các mặt hàng đồ chơi trên kênh trực tuyến tăng 377% trong năm 2021 so với năm trước, theo sau là tã (275%) và cuối cùng là sản phẩm chăm sóc bà mẹ sau sinh (127%).
Các bậc cha mẹ buộc phải mua sắm trực tuyến các sản phẩm cho bé để phục vụ cho nhu cầu giải trí và chăm sóc con mình, vì đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và vui chơi ngoài trời.
Dữ liệu giá từ người bán của iPrice, đơn vị đồng hành mua sắm trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, đã ghi lại giá trung bình các mặt hàng thiết yếu để chuẩn bị cho trẻ sơ sinh.
Số liệu chỉ báo rằng cần phải cân nhắc kế hoạch hóa gia đình và lập ngân sách cẩn thận trước khi sinh con trong giai đoạn này.
Cụ thể, khoản chi phí cho các vật dụng mua một lần cho bé như cũi, xe đẩy, địu em bé, giường, ti giả, chăn, nôi và các vật dụng liên quan sẽ tiêu tốn khoảng 26,1 triệu đồng (1.148 USD). Ngoài ra, giá các mặt hàng cần mua thường xuyên như tã, khăn lau, sữa công thức sẽ nằm ở mức 730 nghìn đồng (32 USD).
Kết quả cho thấy, người dân Đông Nam Á có thể tiêu tốn khoảng 26,9 triệu đồng (1.179 USD) để trang trải các đồ dùng và vật dụng cơ bản cho con khi chúng chào đời.
Chi phí này vẫn còn chưa bao gồm các sản phẩm khác như tắm gội, phụ kiện vệ sinh, quần áo theo mùa, sản phẩm ăn dặm hoặc thậm chí là các chi phí chăm sóc sức khỏe cho bé.
May mắn thay, đây là chỉ mức giá trung bình trên nền tảng iPrice, điều này có nghĩa là vẫn còn các lựa chọn thay thế khác rẻ hơn cho các bậc phụ huynh.
Kế hoạch hóa gia đình là một nhu cầu thực sự quan trọng ở Đông Nam Á. Điều này rõ ràng nên bao gồm việc lập kế hoạch tài chính, đặc biệt là người có thu nhập thấp và cần tiết kiệm trong thời gian dài trước khi sinh con. Nếu không có sự cẩn trọng, chất lượng cuộc sống của em bé sẽ bị ảnh hưởng.
Với tất cả những khó khăn mà người dân Đông Nam Á đang phải đối mặt trong đại dịch, cùng với những bất ổn tiềm ẩn về tài chính, việc sinh con ngay bây giờ có thể là một thách thức lớn hơn trước đây. Nhưng vì đại dịch dường như sẽ không sớm biến mất, nên cuộc sống của nhiều người vẫn phải tiếp diễn.
Điều đó nói lên rằng, kế hoạch hóa gia đình cẩn thận có thể là chìa khóa để có một cuộc sống chất lượng tốt.
Các bậc cha mẹ có thể lập ngân sách tài chính bằng các theo dõi chi tiêu chặt chẽ hoặc có thể sử dụng công cụ so sánh giá như iPrice để tiết kiệm tiền khi mua sắm cho con.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với khối tài sản trị giá 53 tỷ USD, tỷ phú Zhang Yiming (Trương Nhất Minh) được dự đoán sớm soán ngôi người giàu nhất Trung Quốc.
Trương Nhất Minh – nhà sáng lập của ByteDance, công ty chủ quản mạng xã hội TikTok – đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú giàu nhất Trung Quốc dưới 40 tuổi, theo dữ liệu của Viện nghiên cứu Hurun Thượng Hải.
Tính đến giữa tháng 9, tài sản của người đàn ông 38 tuổi này đã tăng từ 230 tỷ nhân dân tệ lên 340 tỷ nhân dân tệ (khoảng 53 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng vọt về tài sản của Trương Nhất Minh là lớn nhất trong số các đồng nghiệp của ông. Hurun dự báo, “cha đẻ” TikTok có thể trở thành người giàu nhất nước này.
“Khả năng Trương Nhất Minh trở thành người giàu nhất Trung Quốc đến từ giả định ByteDance niêm yết thành công”, Rupert Hoogewerf – Chủ tịch của Hurun cho biết.
TikTok – mạng xã hội chia sẻ video rất phổ biến – đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới. ByteDance, công ty mẹ của nó, cũng đã vượt qua Ant Group để trở thành kỳ lân giá trị nhất thế giới với mức định giá 350 tỷ USD, theo Chỉ số Unicorn toàn cầu mới nhất của Hurun được công bố gần đây.
Tuy nhiên, ByteDance đang trải qua quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc siết chặt giám sát các công ty Internet lớn ở nước này, trong đó có cả Alibaba và Tencent. Hồi tháng 4, Bloomberg đưa tin ByteDance đang chuẩn bị IPO.
Tuy nhiên, trước các quy định mới của Bắc Kinh, công ty nhiều lần tuyên bố họ vẫn chưa sẵn sàng.
Đầu tháng 11, Bloomberg dẫn nguồn tin riêng cho biết Trương Nhất Minh đã từ chức Chủ tịch ByteDance. CEO mới của công ty – ông Lương Như Ba – đã thay thế ông Minh trong hội đồng quản trị gồm 5 thành viên. Tuy nhiên, tỷ phú trẻ tuổi này vẫn tham gia xây dựng chiến lược dài hạn cho công ty cũng như TikTok.
Trước đó, Trương Nhất Minh cũng đã gửi thư cho nhân viên để thông báo việc ông sẽ từ chức CEO ByteDance vào tháng 5.
Theo lá thư, ông cảm thấy mình vẫn chưa đạt được thành tựu như mong đợi trong việc xác định các chiến lược dài hạn và trách nhiệm với xã hội. Do đó, ông muốn dành thời gian cho những điều này.
Trương Nhất Minh đứng thứ hai trong danh sách người giàu Trung Quốc của Hurun vào tháng 10, sau tỷ phú Chung Thiểm Thiểm của công ty đồ uống lớn nhất nước này là Nongfu. Theo đó, tài sản của Trương Nhất Minh đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái. Ông đã vượt qua nhà sáng lập Tencent Mã Hóa Đằng và Jack Ma của Alibaba.
Theo tính toàn của Bloomberg, Trương Nhất Minh đang là người giàu thứ 30 trên thế giới với khối tài sản 44,5 tỷ USD.
Trong khi đó, Forbes thống kê ông có 59,4 tỷ USD giá trị tài sản ròng. Hồi tháng 11, đơn vị này cũng xếp ông là người giàu thứ hai Trung Quốc khi tài sản tăng hơn gấp đôi chỉ trong một năm.
Năm nay, 32 doanh nhân đã được thêm vào bảng xếp hạng, nhiều nhất kể từ khi Hurun bắt đầu tổng hợp danh sách những người giàu nhất Trung Quốc dưới 40 tuổi. Hầu hết là từ các doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ và giải trí.
Số lượng doanh nhân từ ngành công nghiệp sản xuất đạt tổng cộng 19, chiếm một phần tư danh sách, tiếp theo là 14 đại diện từ ngành giải trí và 6 gương mặt từ thương mại điện tử.
Bắc Kinh vẫn là thành phố có nhiều doanh nhân trẻ nhất, với tổng số 23 người giàu nhất cả nước dưới 40 tuổi. Thượng Hải và Thâm Quyến vẫn đứng thứ hai và thứ ba với 14 và 8 doanh nhân lọt vào danh sách.
Tất Đạt (theo SCMP, Bloomberg)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa thông báo ra mắt tính năng loại trừ các vị trí quảng cáo không mong muốn (placement exclusions) cho chiến dịch mua sắm thông minh (Smart Shopping) trong Google Ads.
Mặc dù mới được ra mắt, những Google không cho biết liệu tính năng này có còn khả dụng hay không khi các chiến dịch mua sắm thông minh sẽ được tích hợp vào trong chiến dịch hiệu suất tối đa (Performance Max) vào năm 2022.
Theo hình ảnh bên dưới, khả năng loại trừ các vị trí đặt quảng cáo không mong muốn trong chiến dịch mua sắm thông minh hiện đã khả dụng trong giao diện Google Ads. Loại trừ vị trí có thể được áp dụng cho GDN (Mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google) và YouTube.
Các nhà quảng cáo hay marketers cần lưu ý điều gì.
Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm cách mua hàng từ các thương hiệu phù hợp với giá trị và đạo đức của họ, việc có thể kiểm soát những nơi quảng cáo xuất hiện có thể giúp thương hiệu ngăn chặn các ảnh hưởng không mong muốn, thứ có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi nói chung.
Ngoài ra, theo thông báo của Google, các chiến dịch mua sắm thông minh và chiến dịch theo địa phương (Local campaigns) cũng sẽ được gộp chung vào chiến dịch hiệu suất tối đa vào năm 2022.
Hiện Google không cho biết các tính năng của từng loại chiến dịch sẽ thay đổi như thế nào sau khi được tích hợp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Và các công nghệ như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là những thành phần quan trọng của trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm kỹ thuật số.
Những người làm marketing được kỳ vọng là sẽ tương tác nhiều hơn với khách hàng trong không gian ảo ba chiều (3D) vào những năm tới.
Khi các hệ sinh thái ảo (virtual ecosystem) phát triển, nó sẽ không còn bị giới hạn trong một công nghệ đơn lẻ hoặc một phạm vi nhỏ hẹp nào đó, thay vào đó nó hướng đến sự tích hợp với các bối cảnh rộng lớn hơn.
Cũng bởi chính điều này, việc cung cấp những trải nghiệm 3D cho người tiêu dùng sẽ không còn là một khái niệm “xa lạ” nữa trong năm mới 2022.
Ông Shubham A. Mishra, Giám đốc điều hành của nền tảng công nghệ AI Pyxis One, gọi VR và AR là “những điều to lớn tiếp theo”.
Ông nói: “Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều việc các thương hiệu lớn mua lại các công ty khởi nghiệp chuyên về VR và AR, vì vậy, sẽ rất thú vị khi chờ xem cách các thương hiệu kết hợp các công nghệ này vào chiến lược marketing của họ.”
Vào 2021, Meta Platforms Inc (Facebook cũ) chính thức bắt đầu đẩy mạnh việc xây dựng các công nghệ thực tế ảo (VR) và xem đây là tương lai của việc xây dựng mối quan hệ cũng như tương tác với khách hàng. Tai nghe Oculus VR chuyên dùng để kết nối với Metaverse cũng đã được đổi tên thành Meta Quest để bắt kịp xu hướng mới.
Trong khi những người làm marketing hay quảng cáo từng chứng kiến tỷ lệ quảng cáo tăng vọt trên Facebook (thuộc Meta), lịch sử cũng có thể được lặp lại tương tự trên Metaverse.
Tuy nhiên, Facebook có thể chỉ có một, còn Metaverse thì lại khác, điều gì sẽ xảy ra nếu Facebook không thể độc quyền hệ sinh thái thực tế ảo VR? Và điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì chỉ có một Metaverse, nhiều Metaverse khác sẽ được xây dựng và kết nối với nhau.
Giám đốc điều hành của một nền tảng video cho biết: “Ở thời điểm hiện tại, các Metaverse được thiết lập tách biệt nhau dựa trên các nền tảng riêng.
Nhưng trong những năm tới, các công nghệ tương tác theo thời gian thực (real-time engagement) sẽ cho phép chúng kết nối với nhau và tạo ra nhiều trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người dùng. Chúng cũng không hoạt động riêng lẻ như các nền tảng web, thay vào đó, rào cản truy cập là cực thấp.”
Tương tác theo thời gian thực được đẩy mạnh.
Các hội nghị ảo và hội nghị kết hợp vẫn sẽ tiếp tục phát triển, những người tham dự trên môi trường ảo và những người trong thế giới thực sẽ được kết nối với nhau bằng những tương tác theo thời gian thực (real time engagement- RTE).
Các RTE cũng sẽ ngày càng được áp dụng nhiều hơn trên các Metaverse, trong trải nghiệm chơi game và cả việc truyền tải dữ liệu. Những nhà phát triển ứng dụng video, audio và những doanh nghiệp ưu tiên kỹ thuật số sẽ sớm thích nghi và tiếp cận điều này.
Trong phạm vi công nghệ marketing (martech), nhờ sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng ít hoặc không dùng mã (low-code, no-code), RTE sẽ càng được ưu tiên hơn.
Vào năm 2022, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp truyền thống áp dụng công nghệ tương tác theo thời gian thực nhờ vào sự phát triển của các xu hướng này.
Chính các công cụ không dùng mã hoặc ít dùng mã sẽ trao quyền thực sự cho các doanh nghiệp trong thời đại mới, họ sẽ nhanh nhẹn hơn, thích ứng và phát triển nhanh hơn đồng thời thúc đẩy kết quả kinh doanh tốt hơn.
Những trải nghiệm hội nghị ảo và trực tiếp.
Khi Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, các sự kiện trực tiếp sẽ dần được thay thế hoặc kết hợp song song với môi trường ảo, đây được coi là ưu tiên hàng đầu để giữ chân khách hàng trong bối cảnh mới.
Các sự kiện ảo sẽ được kết nối trực tiếp tới người tiêu dùng bằng những trải nghiệm theo thời gian thực, tất cả mọi người trên khắp thế giới sẽ được kết nối với nhau theo những cách mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.
Các cộng đồng vi mô (Micro-communities) sẽ phát triển mạnh mẽ.
Nhiều thương hiệu đang phát hiện ra rằng các nhóm hay cộng đồng nhỏ hơn có thể tạo ra những tác động lớn hơn đến người tiêu dùng cá nhân, do đó, họ sẽ có xu hướng xây dựng nhiều hơn các cộng đồng này để thúc đẩy sự tương tác.
Ông Philip Smolin, Giám đốc của một nền tảng marketing dựa trên AI cho biết: “Chúng ta có thể mong đợi rằng sẽ có nhiều thương hiệu hơn tiến hành xây dựng các cộng đồng vi mô xung quanh các sản phẩm của họ để từ đó mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm chân thực và có ý nghĩa hơn trong cả hai thế giới ảo và thực.”
“Thay vì theo dõi người tiêu dùng thông qua cookies, các thương hiệu có thể chỉ cần hỏi người tiêu dùng xem họ thích và không thích gì, sau đó thương hiệu chỉ cần cung cấp cho họ những thứ phù hợp dựa trên những điều này.”
Các thương hiệu sử dụng công nghệ tương tác kỹ thuật số không chỉ để khiến cho quá trình mua sắm được trở nên dễ dàng hơn, họ sẽ sử dụng chúng để xây dựng nên các cộng đồng của những người có cùng chí hướng với nhau.
Đừng từ bỏ yếu tố truyền thống.
Đối với các thương hiệu bán lẻ, công nghệ kỹ thuật số sẽ đóng vai trò mở khóa giá trị cho các cửa hàng thực của thương hiệu.
Ông Michael Osborne, Chủ tịch của một công cụ nhắn tin cho biết:
“Đừng từ bỏ truyền thống. Các cửa hàng hay địa điểm thực sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho các hành vi mua sắm trực tuyến, chúng cho phép người tiêu dùng có cơ hội chạm vào các sản phẩm trong thế giới thực.
Mặc dù các cửa hàng thực có thể không có doanh thu, nó hỗ trợ tăng trưởng doanh số bán hàng trong tổng thể quá trình.”
Khi người mua sắm đến cửa hàng và họ vẫn mang theo điện thoại di động, đó là lúc mà chiến lược marketing trên trên thiết bị di động càng trở nên phù hợp hơn với trải nghiệm của khách hàng. Khả năng tiếp cận người tiêu dùng khi họ đang di chuyển là chìa khóa để làm marketing khi mọi người đang ngày càng trở nên “bận rộn” hơn.
Bên cạnh đó, những dữ liệu dựa trên thói quen và mô hình mua sắm của người tiêu dùng sẽ giúp tạo ra những thông điệp phù hợp phù hợp hơn giữa họ với nhà bán lẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong cuộc đua cạnh tranh về định dạng video dạng ngắn với TikTok và Shorts, Instagram Reels là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Facebook. Vậy Instagram Reels là gì, nó có những tính năng gì và sử dụng ra sao?
Hàng loạt tính năng mới như xuất hiện trên nguồn cấp dữ liệu (feeds), hiển thị nổi bật hơn trong mục Khám phá (Explore), có sẵn dưới dạng tùy chọn trả lời bình luận và hơn thế nữa là những gì Reels đã ra mắt gần đây.
Theo CEO Mark Zuckerberg: “Instagram Reels là động lực chính để thúc đẩy sự tăng trưởng tương tác trên Instagram và hiện có hàng triệu người dùng đang tương tác với các video trên Reels mỗi ngày.”
Nếu Social Media là một phần trọng chiến lược marketing tổng thể của bạn trong năm mới 2022, những insights dưới đây được cung cấp bởi Branex sẽ rất hữu ích.
Một số dữ liệu chính.
Hiện có khoảng hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
500 triệu người dùng sử dụng stories trên Instagram mỗi ngày.
Trung bình mỗi tuần, các thương hiệu đăng tải 2.5 stories.
63% người dùng Instagram đăng nhập tài khoản mỗi ngày.
42% người dùng mở và lướt Instagram nhiều lần trên ngày.
33% stories được xem nhiều nhất là các stories về chủ đề kinh doanh.
Instagram Reels là gì.
Instagram Reels hay gọi tắt là Reels là định dạng video dạng ngắn (short-form video) cho phép người dùng tạo các video dài đến 15s cho các stories trên Instagram.
Instagram Reels hoạt động như thế nào.
Bước 1: Tạo Reels.
Người dùng có thể tạo hoặc tải lên từ các bộ sưu tập video có sẵn. Ấn và giữ nút Capture để bắt đầu tạo reel, họ cũng có thể thêm các thành phần như hiệu ứng AR, audio, đếm ngược thời gian…vào Reels.
Bước 2: Chia sẻ Reels.
Những tài khoản ở chế độ công khai (public) có thể chia sẻ video tới những người theo dõi hoặc mục Khám phá. Với những tài khoản ở chế độ riêng tư (Private), họ chỉ có thể chia sẻ đến những người theo dõi.
Bước 3: Xem Reels.
Hiện Instagram cung cấp 4 cách để người dùng có thể tìm và xem Reels trên Instagram.
Cách 1: Tại nguồn cấp dữ liệu (màn hình chính), nhấp vào icon Reels.
Cách 2: Truy cập trang Khám phá, sau đó khám phá các video, cuộn để xem nhiều hơn.
Cách 4: Bấm vào tên các audio hoặc hashtag, người dùng sẽ được chuyển hướng tới các Reels sử dụng audio và hashtag đó.
Ngoài ra khi lướt nguồn cấp dữ liệu (feed), bạn cũng sẽ nhận được các video đề xuất (suggest) để truy cập Reels.
* Lưu ý: Có một số tài khoản hiện có thể chưa được cập nhật tính năng Reels với nhiều lý do khác nhau. Bạn cũng cần cập nhật ứng dụng để đảm bảo bạn đang nhận được những tính năng mới nhất.
Tại sao Marketer nên chọn Instagram Reels.
Khi TikTok liên tiếp ‘gây bão’ với thế giới trong vài năm qua thông qua định dạng nội dung video ngắn (short-form video), đầy hấp dẫn, những nhài sáng tạo bắt đầu ‘nhảy’ vào nền tảng này để tận dụng phạm vi tiếp cận vô cùng lớn mà bài đăng của họ có thể đạt được.
Giờ đây, với việc ngày càng nhiều người dùng Instagram chuyển hướng sang TikTok, Instagram đang tìm đủ mọi cách trong khả năng của mình để thu hút người dùng trở lại với nền tảng của họ, sự ra đời của Instagram Reels là một trong số những giải pháp đó.
Mặc dù đã tồn tại được hơn 6 tháng, nhưng một số lượng khá lớn người dùng Instagram Reels vẫn không tận dụng được sức mạnh của nền tảng này.
Dưới đây là 04 lý do tại sao bạn cần sử dụng và tối ưu ngay Instagram Reels trong 2021.
1. Tăng cường phạm vi tiếp cận (Reach).
Mức độ tương tác trung bình (average engagement) hiện tại đối với các bài đăng trên Instagram là từ khoảng 2 đến 3%. Giả sử rằng bạn có 1.000 người theo dõi và đăng một video bình thường trên Instagram.
Khi này, chỉ một số lượng nhỏ những người theo dõi của bạn có khả năng nhìn thấy bài đăng của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn thay bài đăng đó bằng video (Reels), không có gì là lạ khi video đó sẽ được xem nhiều lần hơn bởi những người theo dõi của bạn do tính năng ‘Khám phá’.
2. Nội dung hấp dẫn hơn.
Tất cả chúng ta đều cảm thấy nhàm chán khi nhìn xem những hình ảnh tương tự nhau hết lần này đến lần khác trên Instagram.
Nhà sáng tạo cần phải phát triển nội dung của họ để trở nên phù hợp hơn, điều tối quan trọng để duy trì sự thành công trên các nền tảng trực tuyến.
Reels không chỉ nhanh mà khi được thực hiện đúng cách, chúng còn hấp dẫn hơn, hài hước hơn và thực sự đáng để xem hơn.
Nguồn cấp dữ liệu (feed) của Reels được thiết kế để liên tiếp cung cấp cho bạn những nội dung mà bạn không thể chối từ.
3. Thể hiện tính cách thực sự của bạn.
Nhà sáng tạo thường cảm thấy họ phải xuất hiện với một tính cách khác trên mạng: Chuyên nghiệp hơn trên máy ảnh và thoải mái ngoài máy ảnh.
Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy những cảnh ai đó vừa nhảy theo bài hát họ yêu thích trong khi vừa chạm hoặc gõ một thứ gì đó vào màn hình — loại nội dung mà chúng ta chưa từng thực sự được xem trước đây.
Tính chân thực này rất tốt từ góc độ của người làm marketing, điều có thể dẫn đến nhiều thành công hơn trong các hoạt động kinh doanh.
Thể hiện cá tính thật của bạn thông qua các bài hát và điệu nhảy chắc chắn là một phần của văn hóa truyền thông mạng xã hội, ít nhất là trong thời gian hiện tại.
4. Trải nghiệm trang ‘Khám phá’.
Hãy tạm quên đi việc bạn phải mất hàng giờ để tìm các thẻ hashtag phù hợp cho các bài đăng của bạn tại thời điểm này, Instagram Reels đang được thiết kế để việc khám phá trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Với trang khám phá riêng biệt (Explore Page) từ Reels, nhà sáng tạo có nhiều cơ hội để đưa video của mình đến với nhiều người xem hơn.
Việc kết hợp Reels vào chiến lược marketing trên Instagram là điều bắt buộc nếu bạn muốn phát triển thương hiệu cũng như tăng cường sự hiện diện trực tuyến của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kể chuyện thương hiệu hay Storytelling đang lên ngôi trong thế giới Marketing với những lý do rất chính đáng. Khoa học đã chứng minh, những câu chuyện luôn thu hút được sự chú ý của ai đó.
Hành trình của một câu chuyện khi chúng ta đọc hoặc nghe các điểm thắt nút, các nơ-ron thần kinh của chúng ta bắt đầu phát tác không chỉ ở phần não điều khiển trung tâm ngôn ngữ. Đó là lý do vì sao, kể chuyện thương hiệu có thể kích thích được tâm trí, sự yêu thích của người nghe đối với một thương hiệu.
Nhưng có rất nhiều nhầm lẫn xung quanh ý tưởng kể chuyện thương hiệu. Nó trở thành một thuật ngữ khiến người ta hiểu lầm về tiếp thị nội dung hay content marketing. Các nhà lãnh đạo, các agency hay người làm trực tiếp đôi khi cũng không đồng nhất với nhau về cách hiểu.
Kể chuyện thương hiệu là việc chúng ta kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng thông qua kể chuyện. Câu chuyện đó tập trung vào liên kết những yếu tố đại diện cho các giá trị mà bạn muốn chia sẻ với khách hàng của mình.
Cụ thể, một câu chuyện bao gồm các nhân vật, bối cảnh, xung đột, hành động gia tăng, cao trào và hồi kết. Tạo ra những yếu tố này, cho phép người nghe của bạn dễ dàng theo dõi một câu chuyện và nhớ nó.
Điều quan trọng, nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu của bạn không phải là công ty, mà đó là khách hàng của bạn. Khách hàng của bạn phải là hình mẫu lý tưởng để thực hiện công việc này. Thương hiệu của bạn chỉ đóng vai trò dẫn dắt.
Căn cứ trên những gì bạn đại diện, câu chuyện bạn kể muốn nói đến bản chất của thương hiệu công ty. Đó không nhất thiết là câu chuyện về sản phẩm bạn bán, và đó không phải câu chuyện để giúp bạn kiếm tiền.
Đó là câu chuyện có thể trở thành động lực thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp, là điều giúp doanh nghiệp phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Câu chuyện đó trả lời cho câu hỏi: Tại sao công ty của bạn tồn tại?
Lý tưởng nhất, bạn có thể gói gọn những gì công ty đại diện chỉ trong hai hoặc ba từ. Nike là viết tắt của thể thao xuất sắc, không phải giày thể thao hay thiết bị thể thao.
Disney là viết tắt của hạnh phúc gia đình, không phải công viên hay phim ảnh. Scribewise là viết tắt của các kết nối thông qua nội dung, không phải viết blog hay phương tiện truyền thông xã hội…
Giá trị cốt lõi là đặc điểm của công ty bạn. Rất nhiều công ty ngẫu nhiên nói rằng, giá trị của họ là những từ như toàn vẹn, đổi mới… nhưng họ chọn những từ này vì chúng nghe hay, chứ không phải vì chúng thực sự phản ánh bản chất con người họ.
Một giá trị của công ty là những hành vi tốt nhất của nhân viên tốt nhất của bạn vào những ngày tốt nhất của họ. Nói cách khác, nếu bạn đánh giá cao một nhân viên bán hàng mà anh ta là người sẵn sàng bẻ cong các quy tắc để đạt được thỏa thuận lớn, thì tính “toàn vẹn” không phải là giá trị của công ty bạn.
Tại sao Storytelling Marketing lại quan trọng và khi nào thì cần kể chuyện thương hiệu?
Thị trường ngày càng đông đúc hơn bao giờ hết. Mức độ cạnh tranh cũng ngày càng phức tạp hơn khi đã có nhiều thay đổi được chỉ ra trong nghiên cứu hành trình của người mua, các nền tảng nơi khách hàng tìm kiếm và đánh giá các đường link mua hàng, soi chiếu với hành vi mua hàng (hành vi mua bây giờ là dựa trên mạng xã hội, tư duy tự định hướng, và dựa trên niềm tin, sự minh bạch).
Bởi thế, cách tốt nhất để tiếp cận một khách hàng, người quyết định mua gì và khi nào họ sẽ mua là ngừng thúc đẩy việc bán sản phẩm của bạn mà tập trung hơn vào lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại. Khi bạn kể câu chuyện này và giải thích các giá trị của mình, bạn sẽ thu hút khách hàng và khiến họ muốn chia sẻ các giá trị của doanh nghiệp.
Khi bạn tìm thấy những người chia sẻ giá trị của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều. Họ sẽ trung thành với bạn (mặc dù ngay cả lòng trung thành của thương hiệu cũng đã thay đổi).
Câu chuyện của bạn sau đó trở thành chiến lược công ty của bạn, thúc đẩy thương hiệu của bạn tiến lên phía trước. Đó là một ý tưởng mà nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Ben Horowitz đã giới thiệu.
Ông ấy nói: Bạn có thể có một sản phẩm tuyệt vời, nhưng một câu chuyện hấp dẫn mới đưa công ty bạn phát triển hơn. Nếu bạn không có một câu chuyện hay thì thật khó để mọi người có động lực tham gia cùng bạn, làm việc trên sản phẩm và đầu tư cho sản phẩm.
Khi bạn kể một câu chuyện thương hiệu mà trong đó chứa đựng những giá trị cốt lõi của một công ty, bạn sẽ có định hướng cho các hoạt động tiếp thị và tạo dựng thông điệp nhất quán kết nối với người nghe của bạn.
Câu chuyện đó cũng sẽ dẫn dắt đội ngũ nhân sự của bạn có cùng quan điểm, tiếp thêm năng lượng cho họ để họ biết họ sẽ đi đâu và tại sao lại đến đó.
Câu chuyện mang tới cho công ty của bạn một mục đích. Mục đích đó đẩy doanh nghiệp của bạn tiến về phía trước.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut, Pringles, adidas, Louis Vuitton chi hàng triệu USD để gia nhập thị trường tài sản ảo.
Đầu tư vào thị trường NFT tiếp tục là xu hướng. Vào tháng 8, CNBC cho biết có một nhà đầu tư đã trả 1,3 triệu USD cho một tác phẩm kỹ thuật số.
Bên cạnh người dùng cá nhân, những doanh nghiệp lớn như Taco Bell, Pizza Hut hay Pringles cũng ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng họ.
Visa tham gia cuộc đua với việc mua một NFT trị giá 150.000 USD. Công ty thời trang thể thao Adidas cũng chi 156.000 USD để gia nhập thị trường này.
Các chuyên gia cho rằng tham vọng bắt kịp xu hướng và kiếm thêm doanh thu là lý do khiến những công ty lớn tham gia vào thị trường tài sản ảo.
Đầu tư lướt sóng, mở rộng nguồn thu.
Theo Luật sư Tal Lifshitz, đồng chủ tịch của nhóm đầu tư tiền số và blockchain Kozyak Tropin & Throckmorton (KTT) có trụ sở tại Miami, Mỹ, việc các thương hiệu lớn đầu tư vào NFT là điều dễ hiểu.
“Đó là xu hướng đầy thú vị. Đồng thời, NFT cũng là công nghệ tiên tiến, có tiềm năng giúp những công ty này làm kinh doanh và tương tác với người dùng của họ”, Luật sư Tal Lifshitz nói với Forbes.
“Việc NFT trở nên phổ biến sẽ khiến giá trị và công dụng của nó tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn là người duy nhất sở hữu điện thoại, điều đó thật vô nghĩa.
Nếu 2 người có điện thoại, nó dần có ích. Nếu hàng tỷ người có smartphone, bạn buộc phải có điện thoại. Đó là tương lai của NFT khi trở nên phổ biến”, ông Lifshitz cho biết.
Trong khi đó, bà Lydia Hylton, nhà đầu tư tại Redpoint Ventures cho rằng mục đích sau cùng khi các công ty mua NFT là vì lợi nhuận. Họ nhận thấy tiềm năng của những tài sản ảo này để gia tăng doanh thu, mở rộng tương tác giữa khách hàng với thương hiệu.
“Các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton phát triển nhờ sự khan hiếm của sản phẩm. Họ đang phát hành NFT gắn mác LV cho metaverse. Những công ty này luôn tìm cách để tăng sự gắn kết với khách hàng”, bà Hylton cho biết.
Theo nhà đầu tư này, NFT còn có thể được áp dụng như một phần thưởng để khuyến khích người dùng mua sắm. Đồng thời, đây là một dạng quà tặng sáng tạo, cung cấp quyền truy cập giới hạn cùng các ưu đãi khác.
Tham gia vào xu hướng tương lai.
Tiến sĩ Dustin York, phó giáo sư truyền thông tại Đại học Marryille nói rằng các công ty tham gia vào cuộc đua dựa trên thực tế người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trong thế giới ảo.
“Khi người dùng tập trung tại trung tâm thương mại, các thương hiệu sẽ theo sau. Khi người dùng mua sắm online, những doanh nghiệp sẽ ở đó. Và khi khách hàng đang tập trung vào Web 3.0, các công ty sẽ bán NFT”, giáo sư Dustin York nói với Forbes.
Giáo sư York cho rằng NFT đang trong giai đoạn bị “hype”, phát triển quá mức. Ông dự báo sẽ đến lúc nào đó giá trị của NFT giảm đi đáng kể.
“Hiện tại NFT là xu thế, giống như các trang thương mại điện tử thời bong bóng dot-com. Tài sản ảo sẽ dần bình ổn và trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”, giáo sư York chia sẻ.
Trong khi đó, nhà đầu tư NFT Andrew Lokenauth cho rằng các doanh nghiệp lớn chi tiền cho NFT vì metaverse là xu hướng của tương lai.
Theo ông Lokenauth, ngày càng có nhiều người dành thời gian trong thế giới ảo. Các doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích từ việc tiếp thị trong metaverse nên sớm tham gia.
Lokenauth chỉ ra rằng có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Justin Bieber, Travis Scott, the Weeknd hay Ariana Grande tổ chức hòa nhạc trong metaverse. “Trong tương lai, các công ty thời trang xa xỉ sẽ tổ chức trình diễn trong thế giới ảo. Đó là lý do tại sao họ đang chi số tiền lớn”, nhà đầu tư này nói.
Người dùng phải cẩn trọng với NFT.
Bất chấp việc các thương hiệu lớn đầu tư hàng triệu USD vào tài sản kỹ thuật số, Forbes cho rằng nhà đầu tư mới cần thận trọng với lĩnh vực này.
Khía cạnh “ảo” của NFT là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo. Ví dụ như có những NFT giả được bán lại cho người dùng ít kinh nghiệm.
“Cần đảm bảo rằng người bán NFT thật sự nắm giữ tác phẩm. Các vấn đề về tác quyền tác phẩm số chưa được giải quyết”, luật sư Lifshitz nói.
Theo ông Justin Giudici, Trưởng bộ phận sản phẩm tại Telos Foundation, vấn đề này chưa đáng báo động vì thị trường nào cũng sẽ có thành phần lừa đảo. “Trước khi mua bất kỳ NFT nào, hãy tìm hiểu tài sản đó và đảm bảo rằng người bán không lừa đảo.
Khi có sự tham gia của những thương hiệu lớn, nhiều kẻ tận dụng thị trường đi lên để trục lợi”, ông Giudici nói.
Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng nhiều nền tảng chưa hoàn thiện các bước xác minh tác phẩm, để lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Ông Akbar Hamid, người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành tại 5CRYPTO cho rằng người dùng cần hiểu rõ về cách hoạt động của NFT, thị trường tiền số vào blockchain. Đồng thời, việc nắm vững cách bảo mật, sử dụng ví tiền số cũng rất quan trọng.
Xuân Sang – Theo Forbes
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Sách trắng Thương mại điện tử (TMĐT) của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử (E-commerce) B2C năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2019.
Dự kiến đến năm 2025, eCommerce đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Ước tính mua sắm trực tuyến năm 2020 đạt 240 USD/người, năm 2025 là 600 USD/người”.
Hành vi và “điểm chạm” khách hàng.
Khảo sát của các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi nhiều kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Đại đa số người tiêu dùng hướng đến lối sống có lợi cho sức khỏe, ưu tiên chọn những mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tăng sức đề kháng.
Hành vi mua sắm cũng thay đổi với xu hướng có thể thực hiện tại nhà, hay xem đồ thực tế ở cửa hàng offline nhưng sẽ mua online.
Chính vì vậy, để hiểu được hành vi mua sắm sẽ rất phức tạp khi mà “điểm chạm” của khách hàng bị chi phối bởi cả online và offline.
Sự ra đời của kỹ thuật phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trên các sản phẩm công nghệ CDP (Customer Data Platform) hay CX (Customer Experience) sẽ là “chìa khóa” để hiểu khách hàng.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Nhiều năm gần đây, hầu hết các công ty đều hướng đến tăng cường trải nghiệm người dùng, đặc biệt là doanh nghiệp (DN) TMĐT vì họ có “báu vật” là dữ liệu người dùng.
Để tăng cường trải nghiệm khách hàng thì hệ thống phải tự động hóa việc hiểu rõ hành vi cũng như các “điểm chạm” khách hàng. Điều này ở Việt Nam là chưa thật sự tối ưu. Người dùng vẫn chưa thể có cảm giác “thật đã” khi shopping online.
Đại dịch còn xảy ra, chi tiêu chắc chắn sẽ hạn chế, chiến lược marketing kích cầu không thể đem lại hiệu quả như xưa thì tăng cường trải nghiệm khách hàng là điều mà DN TMĐT phải nhắm tới. Việc lựa chọn nền tảng công nghệ hay cách thức thực hiện để cụ thể nên được cộng đồng chia sẻ và tư vấn từ các chuyên gia.
Quyền riêng tư.
Nền tảng cho sự phát triển bền vững TMĐT chính là quyền con người về dữ liệu cá nhân. Sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật của Big Data hay AI (trí tuệ nhân tạo) đã làm ra những cỗ máy khủng khiếp, xuyên phá mọi rào cản về quyền riêng tư của khách hàng.
Tháng 3/2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo DN kinh doanh TMĐT một số vấn đề liên quan đến bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, như không nên yêu cầu người tiêu dùng cung cấp dữ liệu cá nhân quá mức, vượt quá yêu cầu giao dịch.
Luật An ninh mạng khá chặt chẽ nhưng trong đó lại không nhiều hành lang pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của người dùng trong không gian mạng, đặc biệt là trên TMĐT.
Lừa đảo và hệ thống thanh toán.
Các trò lừa đảo (phishing) làm kiềm hãm đà phát triển của TMĐT, làm xói mòn niềm tin của người dùng trong việc online shopping. Theo thống kê của Công ty An ninh mạng Kaspersky, nửa đầu năm 2021, ở Việt Nam tình trạng lừa đảo qua TMĐT đã tăng 36%.
Nhiều khách hàng mua sản phẩm trên sàn TMĐT bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo, hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái.
Mỗi năm có mấy trăm website giả mạo được lập ra phục vụ nhu cầu lừa đảo, cũng như hàng nghìn tài khoản trên các mạng xã hội hay cửa hàng trên các sàn TMĐT được tạo ra với mục đích duy nhất là lừa gạt những người mua hàng thiếu kiến thức và kinh nghiệm.
Có thể nói, hệ thống thanh toán đang là điểm sáng của TMĐT tại Việt Nam. Những năm gần đây, ngành ngân hàng ngày càng hoàn thiện phần số hóa để trở thành đầu tàu cho việc thanh toán TMĐT.
Các đơn vị thanh toán trung gian (ví, cổng…) cũng rất phát triển, đặc biệt “cú hích” từ Covid-19 làm cho người dân mau chóng dịch chuyển từ sử dụng tiền mặt sang thanh toán online.
Nếu giải quyết được triệt để vấn đề bảo mật, an toàn thông tin và đặc biệt là lòng tin người dùng khi thanh toán để giảm tỷ lệ “giao hàng nhận tiền” trên mỗi đơn hàng thì thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bối cảnh thế giới hướng đến môi trường xanh, một số hành động cụ thể giúp các doanh nghiệp cải thiện tính bền vững cho hoạt động.
Với thành công từ hội nghị của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu COP26, đây là lúc mà những doanh nghiệp cần phải hành động và giảm tác động lên môi trường.
Đây không chỉ là việc đúng để làm, mà còn tốt cho kinh doanh. Theo nhận định từ những nhà nghiên cứu, điều này thậm chí còn giúp doanh nghiệp ứng phó với xu hướng bỏ việc hàng loạt hiện nay (Great Resignation).
Trong nghiên cứu của WeSpire về Tình trạng gắn kết của Người lao động năm 2021, 93% người lao động cho biết doanh nghiệp của họ có những tác động tích cực đến thế giới và họ có kế hoạch gắn bó với công việc.
Một vài tổ chức đã có lộ trình cải thiện tính bền vững và công bố tham vọng về mục tiêu trung hòa khí thải carbon. Tuy nhiên, với những tổ chức khác đang có các bước thử nghiệm đầu tiên, họ nên tập trung kế hoạch vào điểm nào?
Có kế hoạch A.
Mỗi tổ chức là khác nhau và tác động của họ sẽ tùy thuộc vào ngành công nghiệp họ hoạt động. Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp vẫn có vai trò của riêng mình.
Điều ưu tiên là phải nắm bắt được các công việc kinh doanh hiện tại, xác định những phạm vi cần cải thiện và có kế hoạch rõ ràng. Những công cụ đánh giá miễn phí như B Impact Assessment (BIA – mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp lên nhân sự) có thể là bước khởi đầu tốt.
Thành lập đội ngũ nhân sự “xanh” sẽ thúc đẩy tính bền vững, đồng thời vạch ra kế hoạch với những mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung vào kế hoạch.
Việc này nên bao gồm những mục tiêu nhìn thấy được như giảm chuyến công tác hoặc giảm mức sử dụng nguồn điện trong văn phòng làm việc và thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện.
Hỗ trợ phương thức làm việc linh hoạt.
Hướng đi đầu tiên mà những doanh nghiệp làm việc trong văn phòng có thể tạo nên sự khác biệt là tiếp tục hỗ trợ nhân sự làm việc linh hoạt. “Nhờ hàng tỉ người tại nhiều quốc gia không phải di chuyển hàng ngày, chúng ta đang tận hưởng không khí, nguồn nước trong lành hơn và đóng góp tích cực tới môi trường.
Tiếp tục hướng đến phong cách sống này có tiềm năng ngăn hành tinh của chúng ta khỏi bờ diệt vong,” nhà chiến lược về làm việc từ xa, Molood Ceccarelli nhận định.
Một nghiên cứu từ Global Workplace Analytics củng cố nhận định này, khi ước tính nếu bất kỳ ai có thể hoặc muốn làm việc tại nhà trong nửa tuần đều thực hiện mong muốn đó được, thì “lượng khí thải nhà kính tương đương với toàn bộ người lao động tại New York không di chuyển ở trên đường”.
Đạt hiệu quả từ văn phòng làm việc (tại nhà).
Trong khi hạn chế di chuyển hàng ngày dường như thành công dễ dàng xét về khía cạnh tác động tới khí hậu, bất kỳ thành quả nào có thể trở thành công cốc nếu không tính toán tới những gì xảy ra bên trong ngôi nhà của người lao động. Do vậy, kế hoạch về tính bền vững của bạn nên có tác động lên cả văn phòng ở công ty và tại nhà.
Với những tòa nhà chịu trách nhiệm cho gần 40% lượng khí thải carbon toàn cầu hàng năm, văn phòng tại gia của bạn sẽ đem đến tiềm năng rất lớn về hiệu quả chưa được khai phá.
Chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo, rác thải tái chế, hạn chế sử dụng giấy, giảm nhiệt độ phòng xuống một vài độ và tắt thiết bị khi chưa cần dùng tới. Cùng nhau, những thay đổi trên có thể giảm tiêu thụ nguồn điện của bạn một cách đáng kể.
Nếu bạn đang thuê văn phòng, hãy bàn bạc với chủ nhà về những hướng khả thi. Còn nếu bạn sử dụng văn phòng chia sẻ, hãy cùng với những người thuê khác tạo nên sự khác biệt.
Tác động tới cách thiết lập văn phòng tại nhà của nhân viên còn thử thách hơn, nhưng có những lời khuyên hướng dẫn về tiết kiệm năng lượng đơn giản sẽ hữu ích.
Thậm chí, chủ doanh nghiệp có thể muốn làm theo cách của SkySpecs, xem năng lượng sạch như phúc lợi thu hút người lao động.
Di chuyển thông thái.
Cách nhân viên đến nơi làm việc và di chuyển như một phần trong công việc cũng là điều nên được cân nhắc. Có những thông tin rõ ràng về lợi ích sức khỏe tâm thần và thể chất từ việc đi lại di chuyển. Và khuyến khích người lao động sử dụng hình thức di chuyển thân thiện với môi trường hơn thì các doanh nghiệp cũng có thể giảm phát thải khí carbon.
Tuy vậy, chính sách di chuyển “xanh” toàn diện nên được áp dụng cho toàn bộ lộ trình kinh doanh, kể cả khi đang gặp khách hàng hay tham dự sự kiện.
Cuộc họp đó có cần phải gặp mặt trực tiếp hay có thể thực hiện bằng gọi video không? Tôi có thể di chuyển bằng tàu tới điểm đến thay vì máy bay không?
Nếu di chuyển hàng không là lựa chọn duy nhất, một tính năng tìm kiếm mới từ Google sẽ cho phép bạn chọn chuyến bay dựa trên lượng khí thải carbon.
Giữ đối tác tốt.
Để đem lại sự thay đổi thật sự, các doanh nghiệp cần phải tư duy vượt xa cách điều hành và cân nhắc về đối tác, nhà cung cấp. Tức là nguồn cung nên từ nội địa và bền vững.
Mỗi khi mua hàng hay làm việc với đối tác mới, hãy nhân nhắc xem liệu đó có phải là lựa chọn bền vững nhất cho việc kinh doanh và ngân sách của mình không.
Nếu đang đầu tư vào nội thất và trang thiết bị văn phòng làm việc mới, hãy chọn những sản phẩm được vinh danh từ giải thưởng Green Good Design.
Giải thưởng này không chỉ ghi nhận thiết kế tốt, mà còn là thiết kế truyền cảm hứng cho “quá trình hướng đến một thế giới khỏe mạnh và bền vững hơn”.
Tư duy dài hạn.
Có một vài phương pháp mà sẽ giúp bạn giảm thiểu tác động tiêu cực. Một vài trong số đó có thể nhỏ hoặc không đáng kể, tuy nhiên, nếu mỗi doanh nghiệp thực hiện, họ có thể làm nên sự khác biệt lớn.
Điều chủ chốt là tính thiết thực, không chỉ là nói mà phải làm được, “lời nói đi đôi với hành động”. Đồng thời cần phải thực hiện theo hướng dài hạn.
Đó không chỉ về thành quả nhanh chóng và ngắn hạn, mà là cam kết dài hạn để trở thành doanh nghiệp tốt hơn, đóng góp tốt hơn cho xã hội và trái đất.
Biên dịch: Minh Tuấn
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi nhiều người tin Web 3.0 sẽ là tương lai của Internet, Elon Musk và Jack Dorsey cho rằng đây chỉ là chiêu trò tiếp thị.
Web3, hay Web 3.0, là một trong những từ khóa thu hút sự chú ý trên Internet và trở thành chủ đề gây tranh cãi của các tỷ phú công nghệ. Đây là thuật ngữ chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng tên nền tảng blockchain.
Nó được coi là bước tiến tiếp theo của Internet, nơi sẽ không còn các máy chủ, và người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ. Dù mới ở giai đoạn sơ khai, Web3 nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng.
Đa số những người ủng hộ Web3 đánh giá các nền tảng trực tuyến hiện tại mang tính tập trung quá cao và bị chi phối bởi các công ty công nghệ lớn như Apple, Amazon, Google hay Meta – công ty mẹ của Facebook.
Những hãng này lưu trữ vô số dữ liệu và thông tin cá nhân trên khắp thế giới, khiến người dùng khó có thể tin tưởng.
Tuy nhiên, những tỷ phú công nghệ thế hệ mới như Elon Musk, CEO Tesla hay Jack Dorsey, đồng sáng lập Twitter, có cái nhìn kém tích cực về tương lai Web3.
Ngày 20/12, Musk chia sẻ lên Twitter cuộc phỏng vấn giữa Bill Gates và người dẫn chương trình David Letterman năm 1995. Nội dung cuộc trò chuyện xoay quanh việc Gates dự đoán tương lai của Internet, trong khi Letterman thắc mắc về sự khác biệt giữa công nghệ đài phát thanh với Internet.
Theo ông, mọi người vẫn có thể sử dụng công nghệ băng đĩa để lưu trữ và xem lại bất cứ lúc nào thay vì cần tới Internet như Gates nói.
Musk cho rằng nhận thức của đa số người dùng về Web3 hiện nay cũng giống với nhận thức về Internet hàng chục năm trước.
Musk thừa nhận có thể ông đã “quá già” để hiểu xu hướng công nghệmới. “Tôi lúc này giống như một trong số những người coi Internet 95 là một thứ mốt nhất thời, hay thứ gì đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”, ông nói, nhưng cũng nhấn mạnh rằng hồi năm 1995, ông đã hiểu rõ tiềm năng của Internet.
Một tỷ phú công nghệ khác là Jack Dorsey cũng không tin Web3 sẽ là tương lai của Internet. Theo ông, Web3 thực ra đang nằm dưới sự kiểm soát của các nhà đầu tư lớn.
“Nó đang nằm đâu đó giữa chữ a và z”, Dorsey bình luận, ám chỉ xu hướng này có thể bị chi phối bởi a16z – một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới vào Web3.
Trong khi đó, TechCrunch dẫn lời Hilary Carter, Phó chủ tịch Quỹ Linux, rằng Web3 tồn tại và phát triển nhờ sự đổi mới từ blockchain.
“Con đường này không bằng phẳng, nhiều công nghệ đã bị loại bỏ vì những thất bại khởi đầu, nhưng chính những thất bại đó đã thúc đẩy sự đổi mới và giải quyết các vấn đề lớn của nhân loại.
Sự lo ngại về tính bền vững của blockchain vài năm trước đã được giải quyết. Ảnh hưởng của nó lớn đến mức ngày nay, nhiều quốc gia đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống tiền tệ kỹ thuật số riêng. Đó là cơ sở để nhiều người đặt niềm tin vào Web3 – công nghệ được xây dựng trên nền tảng blockchain”, Carter nói.
Các giai đoạn của Web.
Web1 được coi là sự trỗi dậy của mạng lưới liên kết toàn cầu bằng Internet. Nó khởi đầu với cuộc cách mạng World Wide Web (1991-2004). Trên Web1, người dùng tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không nhiều nhà sáng tạo nội dung hoạt động trên nền tảng này.
Các nội dung xuất hiện dưới dạng đơn giản, thường chỉ có chữ, số và ảnh tĩnh. Web1 bị giới hạn bởi tốc độ đường truyền Internet, trong khi các thiết bị di động chưa thịnh hành và máy tính vẫn là cỗ máy cồng kềnh.
Đến 2004, tại hội nghị do O’Reilly Media và MediaLive tổ chức, John Battelle và Tim O’Reilly định nghĩa Internet như một nền tảng, nơi ai cũng có thể tham gia sáng tạo nội dung và xây dựng cộng đồng. Khái niệm này được gọi là Web2 và khi mới ra đời, nó cũng vấp phải không ít sự hoài nghi và bị cho là chứa nhiều lỗ hổng bảo mật.
Ví dụ tiêu biểu nhất về Web2 là các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay từ điển Wikipedia. Xu hướng này bùng nổ nhờ sự phổ biến của thiết bị di động, mạng xã hội và lưu trữ đám mây.
Đến nay, Web2 vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, nhưng không ít người lo ngại các tập đoàn công nghệ lớn nắm trong tay quá nhiều thông tin của người dùng. Vì vậy nhiều người tin bước tiến tiếp theo của Internet sẽ là Web3, nơi dữ liệu chỉ thuộc về chính người dùng.
Web3 được thúc đẩy nhờ sự phát triển của blockchain, AI và sức mạnh xử lý phần cứng từ các thiết bị di động có hiệu năng mạnh, máy tính cá nhân và cả xe điện thông minh. Tất cả được cho là sẽ kết nối, chia sẻ tài nguyên, xử lý thông tin để tạo ra một hệ thống xử lý dữ liệu phi tập trung khổng lồ.
Có ba yếu tố định hình tương lai Web3: Độ mở từ mã nguồn của tất cả lập trình viên; Tính ẩn danh cho phép người dùng tương tác với nhau một cách công khai hoặc bí ẩn; và Tính phi tập trung, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ trong Web3 thay vì phải thông qua một tổ chức, công ty bất kỳ.
Web1 và Web2 tạo nên các cuộc cách mạng Intetnet, cho phép người dùng giảm thiểu chi phí liên lạc, dễ dàng kết nối. Còn Web3 được kỳ vọng có thể mở ra kỷ nguyên kết nối mới để người dùng có thể trao đổi, cộng tác với nhau mà không cần qua một trung gian, yếu tố tín nhiệm cũng không còn quá quan trọng.
Khương Nha
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tư duy chiến lược là năng lực then chốt của một nhà lãnh đạo – tuy nhiên đối với nhiều người, họ đã không dành đủ thời gian và không gian để phát triển nó.
Hầu hết các nhà lãnh đạo đều muốn dành nhiều thời gian hơn cho tư duy chiến lược (strategic thinking).
Trong một cuộc khảo sát được công bố bởi HBR với 10.000 nhà lãnh đạo cấp cao, 97% trong số họ nói rằng ‘có chiến lược’ là năng lực lãnh đạo quan trọng nhất đối với sự thành công của tổ chức của họ.
Và trong một nghiên cứu khác từ StrategySkills, 96% các nhà lãnh đạo được khảo sát cho biết họ thiếu thời gian để phát triển tư duy chiến lược.
Phần lớn lý do được các nhà lãnh đạo này đưa ra là họ quá bận rộn với các cuộc họp, các nhiệm vụ hằng ngày, hàng loạt email cần xử lý…và nhiều thứ khác.
Trong khi các nhà lãnh đạo phải dính chặt với các công việc thường nhật, đó hiếm khi là công thức để phát triển tư duy chiến lược sáng tạo.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu của Pew Research được công bố trên trang CNBC, năng suất sẽ giảm dần đối với những người làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.
Theo một nghiên cứu khác của Đại học Stanford, các hoạt động ngoài trời như đi bộ hay đạp xe thực sự có thể thúc đẩy tư duy sáng tạo của con người.
Một rào cản khác khiến mọi người bị hạn chế với tư duy chiến lược đến từ các suy nghĩ bên trong của chính họ. Một nghiên cứu cho thấy, sự bận rộn đang được coi là một dấu hiệu của địa vị xã hội.
Bà Silvia Bellezza, Phó Giáo Sư của Trường Kinh doanh Columbia cho biết: “Bằng cách nói với người khác rằng chúng ta bận rộn và làm việc mọi lúc mọi nơi, chúng ta đang ngầm gợi ý rằng chúng ta là những người có địa vị và đang được săn đón.”
Do đó bằng cách loại bỏ các rào cản hay suy nghĩ về lòng tự trọng hay địa vị đến từ bên trong, các nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cách hơn để phát triển tư duy chiến lược của họ.
Dưới đây là một số cách khác các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để tạo ra cho mình nhiều thời gian và không gian hơn trong quá trình này.
Đầu tiên, điều quan trọng nhất cần nhớ là tư duy chiến lược không nhất thiết đòi hỏi phải bỏ ra nhiều thời gian; điều này có nghĩa là, các nhà lãnh đạo không phải chờ đến khi họ có thật nhiều thời gian thì mới có thể phát triển tư duy chiến lược.
Một chuyên gia về hiệu suất làm việc chia sẻ: “Bạn không cần nhiều thời gian để có một ý tưởng hay, bạn chỉ cần không gian…. bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một ý tưởng sáng tạo hoặc đưa ra quyết định, nhưng nếu bạn không có đủ không gian (tức về mặt tinh thần), mọi thứ khác dường như là vô nghĩa”.
Ngay cả khi bạn đang bận rộn với vô số các trách nhiệm và thời gian thì có hạn, việc tư duy một cách chiến lược sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có thể làm những việc đơn giản như viết ra tất cả các nhiệm vụ còn tồn đọng của bạn trên một mẫu giấy nhỏ nào đó để bạn có thể phân loại chúng một cách hợp lý và không bị gián đoạn bởi những thứ khác.
Thứ hai, sẽ rất hữu ích nếu bạn biết rõ thời gian của mình đang được sử dụng như thế nào. Để hiểu rõ hơn về cách thời gian của tôi đã được “tiêu xài”, tôi quyết định dành ra vài tháng để theo dõi cách tôi sử dụng nó.
Kết quả mà tôi có được là hiểu chính xác hơn về vị trí và cách tôi sử dụng thời gian, tôi loại bỏ những công việc ít giá trị và tập trung nhiều hơn vào những thứ mang nhiều giá trị.
Trong quá trình này, bạn cũng có thể phát hiện ra rằng bạn có thể giao cho nhân viên hoặc thuê ngoài hoặc cắt bớt những công việc “vô hình” nào đó và cho mình nhiều thời gian hơn.
Cuối cùng, một khi chúng ta nhận thức được sự sai lệch của khái niệm “Bận = Quan trọng” cũng như những mối nguy tiềm ẩn của nó, việc thiết lập một mô hình tư duy chiến lược mới cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Một doanh nhân từng cho rằng: “Bạn chỉ bận rộn khi bạn làm theo lịch trình do người khác giao phó.”
Bằng cách thay đổi cách chúng ta nghĩ về sự bận rộn – từ các dấu hiệu của địa vị đến các dấu hiệu của tầm quan trọng – chúng ta có thể loại bỏ nhiều rào cản từ mặt tâm lý đến các hành động cụ thể và rồi chúng ta luôn có đủ không gian và thời gian cho những thứ chiến lược nhất.
Thực hành và phát triển tư duy chiến lược không phải là một công việc dễ dàng, tuy nhiên thông qua việc áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày, tận dụng từng khoảnh khắc nhỏ để phát huy nó, các nhà lãnh đạo sẽ dần xây dựng được cho mình nhiều năng lực cạnh tranh hơn trong bối cảnh kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Quan điểm của cựu CEO Twitter Jack Dorsey về Web3 khiến nhiều người tranh cãi, thậm chí chặn ông trên mạng.
Jack Dorsey, đồng sáng lập và cựu CEO của Twitter, gần đây đã bày tỏ những nghi ngờ về tính phi tập trung của Web3. Quan điểm này nhận nhiều sự phản đối của lãnh đạo các công ty công nghệ, đầu tư mạo hiểm.
Trong số đó, Marc Andreessen, đồng sáng lập quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z) là người mạnh miệng phản đối Jack Dorsey nhất. Sau khi tranh cãi qua lại trên Twitter, tỷ phú với số tài sản 1,5 tỷ USD quyết định chặn Jack Dorsey trên nền tảng này.
“Tôi đã chính thức bị cấm dùng web3”, cựu CEO Twitter dẫn lại bức hình bị chặn cùng lời mỉa mai đối phương.
Web3 được nhiều người kỳ vọng là thế hệ tiếp theo, thay đổi cơ bản cách người dùng sử dụng Internet.
Một trong những yếu tố hứa hẹn nhất của Web3 là cho phép người dùng thực sự sở hữu nội dung thay vì cho các gã khổng lồ Internet khai thác, kiếm tiền từ thông tin cá nhân của họ như thế hệ trước.
Tuy nhiên Jack Dorsey, người sáng lập một trong những nền tảng mạng xã hội thành công nhất, lại cho rằng Web3 không thể đạt được những gì nó hứa hẹn.
“Bạn không hề sở hữu ‘Web3’. Các quỹ đầu tư và công ty công nghệ mới là chủ nhân của nó. Chúng ta không bao giờ thoát khỏi vòng lặp này. Web3 vẫn tập trung giống hiện tại, chỉ được dán nhãn khác đi”, người sáng lập Twitter, hiện là CEO Block nhận định.
Trong khi đó, Marc Andreessen lại là người lên tiếng ủng hộ Web3. Người đồng sáng lập quỹ a16z và trình duyệt Netscape hiện là nhà đầu tư lớn của các công ty khởi nghiệp Web3. Andreessen đầu tư cho các dự án tài chính phi tập trung, giày thể thao và tiền điện tử metaverse.
Tài liệu “Danh sách bài viết đáng đọc về Web3” của a16z thừa nhận công ty là “nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này”.
Khi chỉ trích Web3, Dorsey từng thẳng thừng phản đối Chris Dixon, một trong những lãnh đạo của a16z. Ông cũng nhận định Web3 hiện “nằm đâu đó giữa a và z” để phản hồi câu hỏi “Có ai thấy Web3 không” của Elon Musk – người cũng có quan điểm hoài nghi về dự án này.
Vào giữa năm nay, việc Twitter giới thiệu tính năng Spaces đã làm lu mờ ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse do a16z đầu tư. Có thể mâu thuẫn từ 2 tỷ phú công nghệ đã xuất hiện từ lúc đó, tiếp tục lớn dần và khiến họ “từ mặt” nhau sau tranh cãi về Web3.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhân viên của bạn ngày nay không chỉ cần lương, họ muốn được làm việc ở những nơi họ thuộc về, nơi có thể đáp ứng được những giá trị và mục đích sống của họ.
Thị trường việc làm đang phải chứng kiến “làn sóng từ chức vĩ đại” hiện diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có nhiều lý do khác nhau khiến người lao động đang suy nghĩ lại về cách họ làm việc tại các doanh nghiệp.
Trong khi mức lương trước giờ vẫn là ưu tiên hàng đầu, thậm chí là yếu tố quyết định, giờ đây, người lao động cần nhiều thứ hơn từ các doanh nghiệp nơi họ chọn làm việc.
Trước bối cảnh này, D-E-I tức đa dạng – công bằng và hoà nhập được xem là chiến lược thông minh của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu thu hút và giữ chân nhân viên.
Trong khi Microsoft cam kết sự phát triển gắn liền với tính bền vững để thu hút các giá trị của nhân viên, nhiều doanh nghiệp khác chọn các cách thức làm việc linh hoạt để đáp ứng nhu cầu mới của nhân viên của họ.
Sự đa dạng, công bằng và hòa nhập tại nơi làm việc khộng chỉ cần sự sẵn sàng từ các nhân viên, nó thực sự đòi hỏi sự nỗ lực, minh bạch và trách nhiệm giải trình từ phía các nhà lãnh đạo.
Các tổ chức theo đuổi D-E-I ngoài việc có thể giảm thiểu tối đa làn sóng từ chức vĩ đại, họ còn tạo ra một môi trường nơi nhân viên muốn gắn bó, cống hiến và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Hãy cởi mở tâm trí.
Nhiều tổ chức trên thế giới, từ phong trào nhằm chống lại sự phân biệt chủng tộc, hay phân biệt nam nữ, họ ngày càng hướng đến sự công bằng và toàn diện trong tổ chức của mình.
Để có thể phát triển và tận dụng được điều này, yêu cầu đầu tiên đối với các nhà lãnh đạo là nuôi dưỡng một tâm hồn cởi mở và luôn sẵn sàng chào đón những cái mới.
Mục tiêu của cách tiếp cận này là giảm thiểu các thành kiến vô thức hay chủ nghĩa duy ý chí và đặt những câu hỏi mang tính phản biện sâu hơn.
Trên thực tế, cách tiếp cận theo hướng tư duy mở có nghĩa là thực hiện việc suy nghĩ theo những cách mang tính thực tiễn cao tại tổ chức. Đối với mỗi vị trí tuyển dụng, bạn có thể tự hỏi “liệu chúng ta có bất cứ cơ hội nào để tạo ra sự khác biệt với vị trí hay nhân viên này hay không?”
Khi các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn trong việc lấp đầy các vị trí tuyển dụng và ngày càng có nhiều nhân viên cân nhắc nghỉ việc, bây giờ là thời điểm tối ưu để các nhà lãnh đạo phải thay đổi, từ việc phỏng vấn đến quy trình thăng tiến – và nhiều thứ khác.
Cởi mở về chính sách hay dữ liệu.
Về cơ bản, bộ phận nhân sự được xây dựng để bảo vệ thông tin. Các tổ chức thường tin rằng họ có thể tránh được các vụ kiện cáo hay những lùm xùm khác bằng cách giữ kín các dữ liệu doanh nghiệp vốn nhạy cảm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh lúc bấy giờ, thiếu đi sự minh bạch lại là một rào cản lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp.
Trên thực tế, không chỉ các nhà đầu tư hay cổ đông mới đòi hỏi sự minh bạch từ phía các doanh nghiệp, những khách hàng đầy trách nhiệm với các giá trị của bản thân giờ đây cũng đòi hỏi điều này. Họ muốn ủng hộ cho những thương hiệu mà họ thực sự hiểu và tin tưởng.
Đối với những người lao động hay nhân viên, họ cũng ngày càng chú ý đến việc liệu các hành động của doanh nghiệp có phù hợp với các tuyên bố của chính họ hay không, họ có xu hướng nhìn vào cách hành xử của các nhà lãnh đạo cấp cao để ra kết luận cuối cùng.
Theo một khảo sát của CNBC, gần 80% số người được khảo sát cho biết họ muốn làm việc cho một doanh nghiệp coi trọng sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (D-E-I).
Bằng cách cởi mở về chính sách, về các dữ liệu cần thiết, các tổ chức có thể xác định xem thứ mà họ cần giải quyết thuộc về hành vi hay cấu trúc trong tổ chức – hay là cả hai – điều kiện tiên quyết để đáp ứng các mục tiêu của D-E-I.
Và cởi mở cả tấm lòng.
Trong bối cảnh đại dịch, khi người lao động nói chung đang buộc phải “cách xa nhau” hơn, họ đang cần hơn hết sự cởi mở và chia sẻ từ doanh nghiệp.
Đối với người sử dụng lao động, điều tối quan trọng là phải tạo ra một môi trường làm việc nơi mà mọi người cảm thấy an toàn với các cuộc nói chuyện hay chia sẻ của mình. Thứ mà họ nên có là sự cởi mở, sự trải lòng, nơi mà mọi người tìm thấy sự kết nối với các tầm nhìn, giá trị và mục đích của doanh nghiệp.
Các nhà lãnh đạo cũng cần phải trở thành những tấm gương để các nhân viên trong tổ chức nhìn vào. Một phần của vấn đề này là để hạn chế các hành vi có hại, một phần khác là hạn chế sự xung đột và tôn vinh sự tử tế trong tổ chức.
Nếu các nhà lãnh đạo có thể làm được điều này bằng sự khiêm tốn và đồng cảm, một làn sóng tinh thần mạnh mẽ sẽ được thiết lập trong tổ chức của họ.
Chiến lược xây dựng một doanh nghiệp toàn diện và hoà nhập không thể tách biệt từ bộ phận nhân sự, nó cần phải được xây dựng từ toàn bộ các nhân viên và phòng ban trong tổ chức, mọi người trong tổ chức cần phải nhận thấy rằng họ là một thành phần không thể thiếu trong chính “ngôi nhà” của họ.
Khi nhân viên từ khắp mọi nơi trên thế giới không chỉ tìm kiếm một công việc mà còn cần phải mang lại cho họ cảm giác được kết nối sâu sắc hơn, việc xây dựng một cộng đồng đa dạng, hòa nhập và bình đẳng là chiến lược sống còn của các doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho thương hiệu, các chiến lược data driven marketing là ưu tiên hàng đầu. Cùng MarketingTrips tham khảo ngay.
Nhiều digital marketer đã nỗ lực hết mình để thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) vào website của thương hiệu. Tuy nhiên, tất cả những người truy cập này liệu sẽ có ý nghĩa gì nếu họ không mua những gì mà website đang muốn bán (cả online lẫn offline) hoặc làm theo những gì website mong muốn họ làm?
Thu hút lưu lượng truy cập không phải là tất cả, cũng không phải là mục tiêu cuối cùng. Nó chỉ là phương tiện trung gian để kết nối với khách hàng, thúc đẩy bán hàng và khách hàng sẽ quay lại mua hàng nhiều hơn nữa.
Để chuyển đổi lưu lượng truy cập website thành khách hàng tiềm năng (lead) và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng (customer), bạn cần tối ưu hóa phễu bán hàng (sales funnel) của mình. Nói cách khác, bạn cần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO).
Trong bối cảnh khi mà nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của các yếu tố công nghệ, những người làm marketing nói chung cần thúc đẩy CRO của mình bằng những hiểu biết sâu sắc về khách hàng (customer insight) theo hướng dữ liệu.
Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích một số chiến lược data driven marketing nhằm tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi theo hướng dữ liệu mà bạn có thể tham khảo.
Tầm quan trọng của CRO và chiến lược Data Driven Marketing.
CRO được xem là nền tảng của sự ổn định với các thương hiệu trực tuyến. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, CRO ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hay doanh số của bạn.
Khi được thực hiện đúng, nó có thể giúp tăng doanh số bán hàng đồng thời giảm chi phí thu hút khách hàng. Hoặc chỉ cần bạn giảm chi phí thu hút khách hàng (CAC) thì doanh số cũng đã tăng lên đáng kể.
Thứ hai, CRO tiết lộ những dữ liệu ở cấp độ sâu hơn. Điều này có nghĩa là, khi bạn thực hiện đúng quy trình tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ có được những thông tin chi tiết vô giá về khách hàng của mình, thứ mà bạn có thể sử dụng để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và định hướng các chiến lược marketing, tức chuyển đổi theo hướng dữ liệu (data-driven conversions).
Cuối cùng, CRO cũng giúp SEO. Mặc dù CRO không liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy lưu lượng truy cập vào một website, nhưng nó lại mang những lợi ích tiềm ẩn về SEO.
CRO cải thiện trải nghiệm của khách hàng (CX), đây là một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: trong quá trình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website, bạn thấy rằng một pop-up hiển thị không đúng lúc đã khiến khách hàng của mình khó chịu và do đó họ thoát nhanh hơn (bounce), từ thông tin này bạn rõ ràng là có thể có được cách để giữ khách hàng ở lại lâu hơn (giúp SEO) và cải thiện CRO tốt hơn.
Một số chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hoá chuyển đổi.
Dữ liệu (data) đang được xem là “một loại tiền tệ kiểu mới” trong thế giới công nghệ. Và nhiệm vụ tiên quyết của các marketer là phải làm quen với nó.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để tối ưu hoá hiệu suất của mình.
1. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu.
Các hoạt động phân tích đối tượng mục tiêu tiết lộ các dữ liệu có thể chuyển đổi quy trình CRO của bạn và định hình những kết quả mới. Nó có thể giúp bạn cá nhân hóa các điểm tiếp xúc với khách hàng theo những cách phù hợp hơn.
Việc tìm kiếm các yếu tố như sở thích hay nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu cũng có thể giúp bạn vận hành các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu sâu hơn và giảm thiểu chi tiêu quảng cáo trong khi vẫn có thể tối đa hóa doanh thu từ quảng cáo.
Bạn cũng có thể dõi hành vi của khách hàng để tìm hiểu xem họ quan tâm đến điều gì, nền tảng mạng xã hội nào họ thường lui tới nhiều nhất, blogs nào họ theo dõi thường xuyên nhất hay điều gì thu hút sự chú ý của họ tốt nhất, tất cả những dữ liệu này đều có thể giúp bạn thúc đẩy các hiệu suất marketing và tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu sau khi nghiên cứu, bạn nhận thấy rằng khách hàng của mình là người nhạy cảm về giá, tại sao bạn không thử các nội dung quảng cáo kiểu như: …giá tốt nhất thị trường…chỉ từ…, hay khuyến mãi ngay…từ ngày…đến…
2. Thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra những cách thức hứa hẹn nhất tới việc đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.
Mạng xã hội có thể tiết lộ nhiều dữ liệu về khách hàng của bạn đến mức các chỉ số của bạn có thể tăng vọt nếu bạn sử dụng chúng một cách chính xác.
Dưới đây là một số điểm dữ liệu bạn có thể cân nhắc:
Hình ảnh hay kiểu hiển thị (visual) nào thu hút đối tượng mục tiêu của bạn nhiều nhất.
Loại nội dung nào nhận được nhiều tương tác nhất.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng trên mạng xã hội.
Đâu là yếu tố cảm xúc hay nhận diện mà đối tượng mục tiêu muốn có ở thương hiệu.
Những CTA nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Và nhiều thứ khác.
Ví dụ: nếu dữ liệu cho thấy rằng khách hàng của bạn có xu hướng tương tác nhiều hơn với hình ảnh hơn là các liên kết, văn bản hay video. Bạn có thể cân nhắc việc thử chạy nhiều hơn các hình ảnh khác.
Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ phương tiện truyền thông mạng xã hội để chạy các quảng cáo video được cá nhân hóa, theo số liệu từ convertrank, các quảng cáo video được cá nhân hoá có thể thúc đẩy chuyển đổi cao hơn đến 184%. Do đó khi nghĩ đến các chiến lược marketing được thúc đẩy bởi dữ liệu (data-driven), video nên là ưu tiên hàng đầu.
3. Tận dụng sức mạnh của các tiêu đề (headlines).
Chuyển đổi vốn bắt đầu bằng một cú nhấp chuột. Và các lần nhấp chuôt đó chỉ đến khi bạn thu hút thành công sự chú ý của người dùng.
Các dòng tiêu đề thường là thứ đầu tiên mà người dùng của bạn để mắt tới và do đó, nó nên được cân nhắc trước tiên khi nói đến việc thu hút khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, khi tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn (từ các tiêu đề thu hút), tỷ lệ chuyển đổi theo đó cũng tăng lên.
Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là, các tiêu đề hấp dẫn không phải là các tiêu đề chỉ cần khiến khách hàng nhấp vào, mà còn là tiêu đề liên quan mật thiết đến những gì khách hàng sẽ được xem sau đó.
Thay vì cố gắng để “lừa dối” khách hàng, bạn nên coi giá trị là yếu tố hàng đầu khi tạo ra các tiêu đề cho bài viết.
Theo nghiên cứu từ CXL, các tiêu đề có chứa số (ví dụ: 35, 40%…) có thể thúc đẩy nhiều hơn đến 30% tỷ lệ chuyển đổi so với các tiêu đề không có số.
4. Thử nghiệm phân tách quảng cáo là một chiến lược Data Driven Marketing thông minh (A/B Testing).
A/B Testing hay kỹ thuật thử nghiệm phân tách quảng cáo có thể tiết lộ các điểm dữ liệu giúp mang lại hiệu quả cho hầu hết các chiến dịch.
Nó có thể tiết lộ cả những điểm yếu và điểm mạnh của quảng cáo của bạn, vì vậy bạn có thể biết những gì cần thay đổi và những gì cần tối ưu để từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các dữ liệu từ việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu ở trên để tạo ra các quảng cáo khác nhau. Sau đó, nhắm mục tiêu đến những người dùng khác nhau với các mẫu quảng cáo đó. Cuối cùng, hãy phân tích xem đâu mới là mẫu quảng cáo tối ưu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay đổi các yếu khác trong quảng cáo như nội dung quảng cáo, dòng tiêu đề, hình ảnh, CTA, vị trí của CTA, v.v. và tiếp tục quá trình phân tích.
Ví dụ: Sau phân tích bạn thấy rằng các tiêu đề ngắn hơn mang lại chuyển đổi cao hơn, bạn có thể nhân rộng nó ở các chiến dịch khác.
Chỉ thông qua việc tối ưu và thử nghiệm CTA (lời kêu gọi hành động), Sony đã có thể tăng lên đến 6% tỉ lệ nhấp chuột và tỷ lệ thêm vào giỏ hàng tăng lên 21,3%.
5. Sử dụng dữ liệu từ Google Analytics để tối ưu hóa các thành tố khác nhau của website.
Phần lớn các nỗ lực CRO của bạn liên quan đến việc website của bạn đang được tối ưu hóa đến mức nào. Bạn có thể có một tiêu đề hay, một quảng cáo hấp dẫn, nhưng nếu website của bạn không được thiết kế để tối ưu hóa chuyển đổi, kết quả có thể không tốt như bạn mong muốn.
Bạn cần thực hiện nhiều các thử nghiệm với các phần tử khác nhau trên website của bạn để xem phần tử nào đang tỏ ra hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu của Similarweb, màu sắc ảnh hưởng đến 85% các quyết định mua hàng và việc điều chỉnh yếu tố này có thể giúp tăng đến 24% tỷ lệ chuyển đổi.
Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và tuỳ theo từng ngành hàng khác nhau, do đó, điều quan trọng cuối cùng vẫn phụ thuộc vào cách bạn thử nghiệm trên website cụ thể của doanh nghiệp mình.
Chẳng hạn như việc giảm số lượng trường thông tin bắt buộc trong biểu mẫu đăng ký có thể giúp tăng đến 26% số lượt chuyển đổi.
6. Tối ưu trang đích (landing page) cũng nên là chiến lược Data Driven Marketing bạn cần ưu tiên.
Đầu tiên, bạn nên sử dụng các dữ liệu khách hàng đã có được ở các bước đầu tiên để xây dựng những nội dung có liên quan và hấp dẫn nhất với đối tượng mục tiêu. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng các bản đồ nhiệt (heatmaps) để tìm ra nơi họ quan tâm nhiều nhất. Sử dụng thông tin này để viết và thiết kế một trang đích có thể chuyển đổi.
7. Sử dụng CTA để tối ưu hóa chuyển đổi từ các blogs.
Blogs là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của một doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến. Chúng có thể thu hút thêm 67% lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn gấp 6 lần (theo fitsmallbusisness).
Một bài viết hay blogs nên kết thúc bằng một CTA. Và cách các CTA này được sử dụng sẽ xác định liệu bạn có nhận được khách hàng tiềm năng hoặc chuyển đổi hay không.
Thông thường, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các banner làm CTA, tuy nhiên theo nghiên cứu của Mention, các CTA được thiết kế bằng text (Anchor text) có thể giúp tăng đến 121% tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các Anchor text CTA bằng cách chèn nó vào các nội dung có liên quan vì nó có tính ngữ cảnh (contexual) cao hơn.
8. Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.
Bạn có thể sử dụng Google Analytics trên website của mình để phát hiện ra các lỗ hỏng trong phễu bán hàng của bạn và tối ưu hóa chúng để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: nếu phần lớn lưu lượng truy cập vào website của bạn rời khỏi trang sau khi xem trang sản phẩm, thì đã đến lúc bạn nên tối ưu hóa trang này.
Hoặc, nếu bạn đang gặp phải tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng (cart abandonment) cao, bạn có thể sử dụng các pop-up được kích hoạt bởi các ý định thoát (exit intent) để cung cấp các chương trình giảm giá hoặc quà tặng nào đó chẳng hạn.
61% khách hàng tin rằng các quà tặng bất ngờ là cách tuyệt vời để giữ chân họ.
Để duy trì khả năng cạnh tranh, sử dụng chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là chìa khóa chính.
Bất kể bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, là mô hình B2B, B2C hay C2C, nếu bạn muốn duy trì tính cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số, bạn phải thực hiện tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Trong khi tối ưu hóa website của bạn để có nhiều lượt chuyển đổi hơn, bạn phải đảm bảo thực hiện các bước tối ưu dựa trên dữ liệu để tránh việc phỏng đoán các kết quả sai lệch.
Hãy nhớ rằng, CRO không phải là một sự kiện mà là một quá trình thực hiện và duy trì lâu dài. Do đó, bằng cách tạo ra các thói quen thử nghiệm liên tục (thậm chí là xây dựng thành văn hoá thử nghiệm và học hỏi trên toàn bộ tổ chức), bạn có thể thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi hơn và bán hàng nhiều hơn.
Kết luận.
Trong bối cảnh khi Digital Marketing tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng thời, dữ liệu (Data) được xem là tài sản vô giá của doanh nghiệp, việc áp dụng chiến lược Data Driven Marketing sớm vào các hoạt động Marketing có thể giúp thương hiệu có nhiều lợi thế bán hàng hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau vụ kiện mới đây liên quan đến việc các kẻ lừa đảo (Scammers) đã sử dụng hơn 30.000 website giả mạo để đánh lừa người dùng nhằm chiếm đoạt tài khoản và thông tin cá nhân, Facebook vừa thông báo các nỗ lực pháp lý mới.
Vụ kiện xảy ra tại bang California, Mỹ, các kẻ lừa đảo đã sử dụng hơn 30.000 website giả mạo các nền tảng Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp để buộc người dùng nhập thông tin đăng nhập và sau đó chiếm đoạt tài khoản.
Theo giải thích của Meta:
“Kế hoạch của các kẻ lừa đảo liên quan đến việc tạo ra hơn 30.000 website mạo danh các trang đăng nhập của các nền tảng của chúng tôi như Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp. Trên các website này, mọi người được yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu, thứ sẽ bị đánh cắp ngay sau đó.”
Meta cho biết nhóm lừa đảo đã sử dụng một dịch vụ chuyển tiếp để chuyển hướng lưu lượng truy cập đến các website lừa đảo nhằm mục tiêu che giấu vị trí thực của các website lừa đảo và danh tính của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến của họ.
Trong khi các vụ tấn công nhằm chiếm đoạt tài khoản, lừa tiền người dùng đang ngày càng gia tăng trên nền tảng, phía Meta cũng đã có nhiều động thái mới nhằm mục tiêu “đóng băng” các website lừa đảo này.
Meta cho biết để hạn chế các rủi ro đáng tiếc trên nền tảng, họ sẽ tăng thêm mức hình phạt cho các kẻ lừa đảo và nhiều biện pháp phòng vệ khác cho người dùng.
Tuy nhiên, vì những kẻ lừa đảo hay những người có các hành vi gian lận trên nền tảng vẫn luôn phát triển song song với các chiến thuật mới, cả các nền tảng như Facebook lẫn các nhà cung cấp web khác cần phải hợp lực để nhanh chóng có các biện pháp xử lý phù hợp.
Ngoài ra khi internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của đa số mọi người, đồng thời khi các nhà làm luật ngày càng nhận thức rõ hơn về hậu quả từ các vụ lừa đảo, những vụ kiện cuối cùng sẽ là các đòn chừng phạt giáng mạnh tới các kẻ lừa đảo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Năm nay, Nestlé Việt Nam thăng hạng 2 bậc so với năm ngoái, vươn lên dẫn đầu trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
Danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021 do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố chiều 22/12 cho thấy, Nestlé Việt Nam vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng.
Những doanh nghiệp khác đứng trong top 5 gồm: Vietcombank, Viettel, Abbott Vietnam, Coca-Cola Việt Nam. Đây là mùa khảo sát thứ 8 được thực hiện với 595 doanh nghiệp hàng đầu theo 20 ngành nghề với 65.213 người đi làm có kinh nghiệm trên toàn quốc. Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2021.
Bảng xếp hạng năm nay có nhiều doanh nghiệp lần đầu lọt vào danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021 gồm: Saint-Gobain Việt Nam, Searefico, Gojek Vietnam, Công Ty TNHH Bel Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam, Hưng Thịnh Incons, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), …
Ngoài ra, bảng xếp hạng năm nay cũng có nhiều doanh nghiệp thăng hạng như: Manulife Việt Nam, Novartis Vietnam, Perfetti Van Melle Việt Nam, Acecook Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam…
Bên cạnh bảng xếp hạng những nơi làm việc tốt, năm nay nghiên cứu còn chọn ra top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn 2021 hay top 10 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc.
Cũng theo khảo sát, ngoài làn sóng làm việc tự do thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực, ngược lại, năm nay người lao động nghỉ việc ồ ạt và sự trỗi dậy của nhóm “siêu nhảy việc” gây xáo trộn nguồn nhân lực.
Theo Anphabe, có một nghịch lý diễn ra trong nguồn nhân lực là tỷ lệ thất nghiệp đang cao (chiếm 2,52% nguồn nhân lực), tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng cao, cứ 10 người, có 6 người đang chủ động tìm kiếm công việc mới.
Nghịch lý này càn quét từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á và bây giờ là Việt Nam, với tên gọi chung là The Great Resignation – trào lưu nghỉ việc ồ ạt.
Điều khiến các nhà quản lý thắc mắc là hậu Covid-19, những tưởng nhân viên sẽ quý công việc và vui mừng khi được đi làm lại, thay vào đó, họ quyết định nghỉ việc hàng loạt.
Chỉ số gắn kết tình cảm và gắn kết lý trí, hai yếu tố quan trọng tác động tới nỗ lực tự nguyện và cam kết gắn bó của người đi làm được Anphabe đo lường trên diện rộng đang ở mức thấp nhất 6 năm qua. Vì thế, tỷ lệ nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng thấp nhất, chỉ 46% nguồn nhân lực.
Lý giải cho hiện tượng này, khảo sát của Anphabe chỉ ra nhiều nhóm nguyên nhân có liên quan trực tiếp tới Covid-19 như biến động ngành nghề, sự mệt mỏi, kiệt sức trong môi trường làm việc căng thẳng và mất cân bằng, hay mất kết nối với đồng nghiệp và mất gắn kết với công ty, … Do đó, tỷ lệ thất nghiệp đang cao, cơ hội tìm việc mới không dễ, nhưng thực tế đó vẫn khó níu chân những người lao động muốn nghỉ việc.
Một nguyên nhân khác tác động mạnh mẽ đến làn sóng nghỉ việc ồ ạt sau khi thị trường dần mở cửa là tình trạng nhân viên “siêu nhảy việc” gia tăng đột biến sau thời gian dài “án binh bất động” do ảnh hưởng của Covid-19.
Anphabe ghi nhận, nguồn nhân lực Việt Nam hiện có 17% thuộc nhóm siêu nhảy việc, 19% thuộc nhóm siêu trung thành, còn lại 64% được coi là nhóm tiêu chuẩn.
Trong suy nghĩ của nhóm siêu nhảy việc, thời gian lý tưởng để gắn kết với một doanh nghiệp chỉ là khoảng 2 năm, ngắn hơn nhiều so với nhóm tiêu chuẩn là 4,5 năm và nhóm siêu trung thành là 12 năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo khảo sát của Yahoo Finance, Facebook được đánh giá là công ty tệ nhất năm với số phiếu nhiều hơn 50% so với vị trí thứ hai.
Tháng 12 hàng năm, Yahoo Finance tiến hành khảo sát để tìm ra công ty được đánh giá tốt nhất. Năm nay, danh hiệu này thuộc về Microsoft.
Khác với các năm trước, lần này họ thực hiện thêm một khảo sát khác về công ty tệ nhất với hơn 1.400 người tham gia. Công ty Facebook nhanh chóng nhận vị trí số một với lượt bình chọn cao gấp rưỡi so với công ty ở vị trí thứ hai là Alibaba.
Những người tham gia cho biết họ không hài lòng với Facebook về các vấn đề như quyền riêng tư, không giới hạn kiểm duyệt hay tác động của Instargram đối với sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, cũng có 30% tin Facebook sẽ khắc phục được các sai lầm trong tương lai.
Cuối tháng 10, giữa lúc đang đối mặt với hàng loạt bê bối, Facebook đổi tên công ty thành Meta. Khi đó, CEO Mark Zuckerberg cho biết động thái này đánh dấu sự khởi đầu cho hướng đi mới của công ty.
Meta phù hợp với mục tiêu xây dựng vũ trụ ảo metaverse, một thế giới số hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, nhiều chuyên gia nhận định đây chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chỉ trích và giám sát hiện nay.
Bắt đầu từ tháng 9, mạng xã hội lớn nhất thế giới quay cuồng với các cáo buộc liên quan đến Hồ sơ Facebook – kho tài liệu nội bộ được thu thập bởi một nhân viên cũ.
Đây đồng thời là cơ sở cho hàng chục báo cáo về những thất bại của công ty trong việc ngăn chặn làn sóng thông tin sai lệch, phân biệt chủng tộc, kích động thù hận và nhiều tác hại khác do nền tảng này gây ra.
Hiện người phát ngôn của Facebook từ chối bình luận về khảo sát của Yahoo Finance.
Huy Đức (theo Macrumors)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
McDonald’s theo đó sẽ chuyển các hoạt động truyền thông tại Mỹ cho Starcom của Publicis Groupe thay vì OMD của Omnicom Group.
Quyết định này sẽ càng làm suy yếu vị thế của Omnicom với chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới McDonald’s, hành động mới được đưa ra sau khoảng 2 năm kể từ khi McDonald’s thay thế DDB bằng Wieden+Kennedy New York cho các hoạt động sáng tạo tại thị trường Mỹ vào năm 2019.
OMD của Omnicom cũng đã bắt đầu chứng kiến các khủng hoảng từ 2019 khi McDonald’s lựa chọn hợp tác với nhiều agency địa phương khác nhau thay vì chỉ dựa vào OMD.
Theo Kantar, 314 triệu USD là khoản ngân sách chi tiêu cho các phương tiện truyền thông có thể đo lường được của McDonald’s ở Mỹ trong 9 tháng đầu năm, tức giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Những cuộc cạnh tranh kéo dài.
Publicis và Omnicom đã cạnh tranh với nhau trong nhiều năm để giành lấy hợp đồng truyền thông của gã khổng lồ đồ ăn nhanh McDonald’s.
Vào năm 2017, sau đợt đánh giá các agency truyền thông toàn cầu của McDonald’s, Publicis đã được chọn cho thị trường Pháp và một số khu vực Mỹ Latinh, trong khi OMD phụ trách các thị trường như Canada, Trung Quốc và Đức.
Sau đó vào năm 2020, Publicis lại có được ưu thế mới khi được chọn phụ trách việc lập kế hoạch truyền thông tại thị trường Trung Quốc (OMD vẫn phụ trách hoạt động mua truyền thông – media buying).
Đầu tư vào các phương tiện truyền thông mới.
Ngoài việc đầu tư vào các kênh truyền thông được sử dụng lâu nay, McDonald’s cũng đã đạt được những tiến bộ mới đáng kể với ứng dụng khách hàng thân thiết (loyalty app) được ra mắt từ tháng 7 năm nay, 21 triệu thành viên đã đăng ký chỉ trong vài tháng đầu tiên.
Theo McDonald’s, ứng dụng khách hàng thân thiết được coi là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất với người tiêu dùng, những người có thể nhận được các ưu đãi tuỳ theo tần suất mua hàng của họ, đồng thời kiếm được các phần thưởng hoặc các đặc quyền lợi ích khác.
Trong tương lai, các agency truyền thông của McDonald’s phải giúp thương hiệu này thích ứng được với các quyết định chi tiêu trong các hình thức mới, bao gồm cả chiến lược về NFT và Metaverse.
Khi nói đến quy mô của các khoản hợp đồng truyền thông của Publicis với Omnicom, Publicis đã giành được 155,8 triệu USD từ các hoạt động truyền thông tại Mỹ trong 10 tháng đầu năm so với mức 63 triệu USD của Omnicom.
Tuy nhiên, xét trên quy mô toàn cầu, OMG (Omnicom Media Group) gần đây đã giành được khoản ngân sách truyền thông trị giá 500 triệu USD của hãng thời trang cao cấp Chanel, và OMD (thuộc Omnicom Group) cũng được chọn làm agency truyền thông cho Legal Zoom và Home Depot với hợp đồng trị giá tổng cộng lên đến 800 triệu USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo một khảo sát mới đây của CMO Survey, các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) đã trở nên quan trọng hơn đối với các marketers trong suốt đại dịch.
Điều này có nghĩa là các phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ tiếp tục đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy và tương tác với khách hàng, ngay cả trong bối cảnh hậu đại dịch.
Nhằm hỗ trợ vấn đề này, Grazitti Interactive đã phác thảo một loạt các chiến thuật và chiến lược để giúp các marketers thiết lập một phương án nhanh nhẹn và nhạy bén hơn cho các chiến lược social media của họ vào năm 2022.
Dưới đây là những gì thương hiệu có thể tham khảo.
Chiến lược 1: Khám phá các cơ hội mới với các thử nghiệm marketing.
Social media là một nơi tuyệt vời cho phép các thương hiệu:
Truyền tải và củng cố các thông điệp thương hiệu.
Thu thập thêm nhiều hiểu biết (insights) từ khách hàng mục tiêu thông qua các phản hồi (bình luận, thích, chia sẻ, nhắn tin…).
Thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing).
Tuy nhiên, vào năm 2020, chỉ có 29% người làm marketing đầu tư nguồn lực vào việc xây dựng các năng lực thử nghiệm marketing (đúng bản chất vốn có của marketing) trên các kênh truyền thông mạng xã hội.
Do đó, trước khi bắt tay vào thực thi các chiến lược của mình trên các nền tảng này, bạn cần thấu hiểu được sức ảnh hưởng của nó đến mục tiêu chung của tổ chức.
Chiến lược 2: Khám phá các các tính năng hoặc các kênh truyền thông mạng xã hội mới.
Sẽ là một ý tưởng hay ho nếu bạn xây dựng được tư duy khám phá và thử nghiệm các kênh mới, các tính năng mới với các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram hay Shorts.
Nếu khai thác đúng, bạn có thể:
Gia tăng mức độ kết nối với khách hàng.
Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Phát triển nội dung nhanh hơn.
Chiến lược 3: Gắn kết chiến lược social media với chiến lược marketing tổng thể.
Cũng theo khảo sát của CMO Survey, khoảng 73% marketer tin rằng social media marketing đã chứng minh được mức độ hiệu quả hoặc rất hiệu quả đến doanh nghiệp của họ. Khi điều này xảy ra, các giám đốc hay các nhà quản lý marketing nên nhanh chóng kết hợp chúng với chiến lược marketing tổng thể để khai thác các cơ hội mới.
Chiến lược 4: Quản trị bằng sự nhanh nhạy.
Khi môi trường kinh doanh nói chung và các phương tiện truyền thông mạng xã hội nói riêng liên tục thay đổi, điều này đòi hỏi các thương hiệu hay doanh nghiệp phải thích ứng một cách nhanh nhạy (agile) với những gì đang thay đổi.
Để đảm bảo điều này xảy ra, bạn nên vạch ra các quy trình có thể lặp lại và mục tiêu có thể đạt được, từ đó đội nhóm của bạn có thể thử nghiệm, học hỏi và phát triển một cách nhanh chóng hơn.
Chiến lược 5: Hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer).
Những người có ảnh hưởng có thể không mang lại các khoản doanh số tức thời cho thương hiệu, tuy nhiên họ có thể xây dựng niềm tin và xác thực cho doanh nghiệp.
Theo nhiều số liệu dự báo khác nhau, các khoản ngân sách dành cho influencer marketing sẽ tăng đến gần 13% trong 3 năm tiếp theo.
Trong khi điều quan trọng nhất của các thương hiệu vẫn là chọn được những người có ảnh hưởng phù hợp để từ đó tiếp cận đúng với đối tượng mục tiêu, việc cung cấp hay đào tạo cho họ những hiểu biết cơ bản về thương hiệu và sản phẩm cũng mang ý nghĩa không kém.
Chiến lược 6: Nội dung sáng tạo là chìa khoá.
Xây dựng những nội dung có tính tương tác và sáng tạo cao vốn là hoạt động cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào, vai trò của các content marketer là tìm ra các chủ đề mà khách hàng quan tâm và xoay quanh các giải pháp của doanh nghiệp để từ đó sáng tạo ra những nội dung mới vừa giúp doanh nghiệp thu hút nhiều tương tác hơn, bán được nhiều hàng hơn đồng thời có được các thứ hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Chiến lược 7: Thấu hiểu ý định tìm kiếm trên social media.
Bằng cách quan sát và theo dõi những truy vấn tìm kiếm của người dùng, marketer có thể dự báo những ý định hoặc ý niệm (intent) đằng sau những cụm từ khoá đó.
Sau khi có được những dự báo ban đầu, bạn có thể thử nghiệm và xác nhận các dự báo đó, sau đó tiếp tục quay lại con đường tối ưu như ban đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link