Bất kỳ ai cũng có thể cầm những khối Lego lên và để cho trí tưởng tượng của họ bay xa. Ai cũng có những “câu chuyện Lego” của riêng mình… Có thể nói, thành công của Lego phụ thuộc vào mảng marketing.
Vượt qua khỏi giới hạn của những khối đồ chơi
Đa dạng hóa là một chiến lược quan trọng của Lego, nhưng nó cũng là yếu tố “đe dọa” Hãng vào đầu những năm 2000.
Năm 1988, nhà sản xuất đồ chơi Đan Mạch đối diện với sự thâm hụt đầu tiên trong lịch sử và đến năm sau đó, Hãng phải cắt giảm 1.000 nhân sự. Năm 2003, khoản lỗ trước thuế của Lego vào khoảng 1,4 tỷ krone Đan Mạch (211,7 triệu USD). Năm 2004, Hãng có CEO mới và lên kế hoạch tập trung trở lại vào các sản phẩm và giá trị truyền thống của mình.
Kể từ đó, hơn cả việc tạo ra các khối đồ chơi ghép hình, Lego tạo ra một loạt phim (The Lego Movie, Lego Star Wars, Batman, Lego Ninjago), video game và kênh YouTube riêng với hơn 5 triệu lượt theo dõi, cùng vô số các trang của người hâm mộ Lego.
Đặc biệt, những nội dung do người dùng tạo ra đã mang đến giá trị lớn cho Lego, và cho cả người tạo ra nội dung đó.
Chẳng hạn như trang YouTube “Beyond The Brick” của 2 anh em Joshua và John Hanlon. Họ vận hành trang này từ năm 2011 và bắt đầu dành toàn thời gian cho nó từ tháng 5/2018. Trang hiện có hơn 280.000 người theo dõi và hơn 120 triệu lượt view.
Trên thực tế, anh em nhà Hanlon đã được mời đến trụ sở ở Đan Mạch của Lego 2 lần trong năm 2017. Trả lời phỏng vấn của CNBC, John Hanlon nói, khoảng 90% số tiền họ kiếm được đến từ kênh quảng cáo trên YouTube và phần còn lại là từ những quảng cáo mà họ bán hàng cho các công ty như BrickLink – một chợ online chuyên bán đồ chơi Lego.
Hai anh em nhà Hanlon đã dành nửa năm đến nhiều nơi trên thế giới để thực hiện các video về Lego và đăng lên YouTube. Vì sao họ yêu thích Lego đến như vậy?
“Dù ở độ tuổi nào, trình độ nào, bất kỳ ai cũng có thể cầm những khối Lego lên và để cho trí tưởng tượng của họ bay xa. Lego gắn kết mọi người ở mọi độ tuổi trong một niềm vui lành mạnh và phi điện tử”, John Hanlon nói với CNBC.
CMO Goldin cho biết, vào tháng 8 năm ngoái, chương trình truyền hình “Lego Masters” được chiếu tại Anh nhằm tìm kiếm người chơi Lego giỏi nhất, mỗi tập đã thu hút được hơn 2 triệu lượt xem. Bà khẳng định, mọi người không chỉ vào bình luận trên mạng xã hội, họ còn đến cửa hàng mua hàng vì muốn “xây” Lego.
Dòng Architecture của Lego được xem là phổ biến nhất trong cộng đồng “người lớn chơi Lego”. Họ “xây dựng” nhiều tòa nhà, thành phố như Điện Capitol Hoa Kỳ hay Bảo tàng Guggenheim ở New York. Nhiều người chơi còn tự sáng tạo ra những tác phẩm “độc quyền” của mình, như tòa Ministry of Home Affairs ở New Delhi, tòa Synagogue of Livorno ở Italia…
Bên cạnh việc thúc đẩy sự sáng tạo của người chơi, Lego còn kết hợp với nhiều công ty khác để quảng bá và bảo vệ thương hiệu của mình, như kết hợp với Warner Brothers trong phim Lego Batman và với Disney trong chuỗi phim Star Wars.
Khi hợp tác làm việc, Lego mang những thiết kế của họ để tạo ra các nhân vật, còn Warner lo phần animation (phần diễn hoạt hình ảnh, để hình ảnh xuất hiện một cách sống động trên màn hình).
“Chúng tôi đảm bảo rằng mọi thứ chúng tôi làm đều rất thiết thực đối với những giá trị của thương hiệu Lego và mang thương hiệu vào đời sống theo một cách mà chúng tôi có thể bảo vệ nó nhiều hết sức có thể.
Với Warner Brothers, bí quyết hợp tác là mỗi bên đều để cho đối phương làm những thứ họ giỏi nhất”, Goldin chia sẻ bí quyết hợp tác làm thương hiệu.
Không dừng lại ở đó, Lego còn tạo ra 8 công viên chủ đề Legoland, vừa khai trương Lego House (sân chơi với 25 triệu khối ghép hình) ở Đan Mạch hồi tháng 9/2017. Nó bao gồm nhiều khu vực đa màu sắc nhằm giáo dục trẻ em các “năng lực cốt lõi”: phát triển kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề, phát triển cảm xúc và sự sáng tạo.
Sự kết nối giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới thực là điều mà CMO Goldin thường xuyên được hỏi. Viện dẫn trường hợp dòng sản phẩm giáo dục về lĩnh vực robotics mang tên Mindstorms của Lego đã “hơn 20 tuổi”, bà chia sẻ: “Một trong những câu hỏi lớn mà tôi nhận được là về vấn đề số hóa, rằng nó là cơ hội hay là mối đe dọa với Lego.
Chúng tôi tin rằng số hóa là một cơ hội lớn… Công nghệ từ lâu đã là một phần trong trải nghiệm Lego”.
Thực tế, cộng đồng trực tuyến Lego Life dành cho trẻ em đã có 6 triệu thành viên. Đây là nơi để các nhà sáng tạo nhí đăng tải hình ảnh của những tác phẩm Lego do chính tay mình tạo ra.
Còn dòng sản phẩm Lego Boost thì vừa ra mắt vào tháng 8 năm ngoái, tạo điều kiện cho trẻ em 7 tuổi đính đồ chơi Lego vào các cảm biến để chúng trở thành robot, có thể cử động hoặc thậm chí nói chuyện.
Thay đổi để đáp ứng các nhu cầu tương lai
Sự sụt giảm 8% doanh thu hồi năm 2017 là lần đầu tiên sụt giảm doanh thu của Lego kể từ năm 2004 nhưng CEO Christiansen vẫn hy vọng sẽ có tương lai khả quan hơn.
“Chúng ta rất dễ trở nên ngạo mạn và nói rằng tất cả mọi người đều đã biết thương hiệu của chúng ta. Và chúng ta chỉ việc tiếp tục làm những việc mình đang làm vì chúng ta đang làm tốt. Nhưng đừng bao giờ ngưng tìm hiểu: Người tiêu dùng muốn gì? Làm sao chúng ta chinh phục được họ? Chúng ta sẽ cung cấp cho họ như thế nào?”
Phó chủ tịch Peter Kim, mảng Gắn kết người tiêu dùng kỹ thuật số của Lego
Lego đang dần thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của tương lai, thông qua việc thúc đẩy tốc độ vận hành nhanh hơn; cụ thể, theo cách nói của CEO Christiansen là trao cho đội ngũ nhân viên “nhiều quyền hơn để ra quyết định, để hành động nhanh hơn và sáng tạo hơn”.
Cách làm này đã được áp dụng ở bộ phận Sáng tạo của Lego, được định hướng phát triển như một agency độc lập với mọi hoạt động khác của Hãng.
Bộ phận Marketing do CMO Goldin dẫn dắt cũng lên kế hoạch giảm thiểu hệ thống phân cấp trong đội ngũ để những quyết định được thực hiện nhanh hơn, đồng thời tập trung nhiều hơn vào việc phân tích dữ liệu để đảm bảo đo lường được tác động của những chiến dịch Hãng đã tiến hành.
Bên cạnh đó, Lego cũng không ngừng tìm kiếm những thị trường mới. Hãng chứng kiến “sự tăng trưởng mạnh mẽ” ở thị trường Trung Quốc và đã công bố sự hợp tác với Tencent vào tháng 1/2018.
Theo đó, các game của Lego sẽ được đại gia Internet Trung Quốc này phân phối. Lego cũng sẽ mở rộng cộng đồng Lego Life ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, một văn phòng Lego ở Dubai đã được mở cửa trong năm 2018. Đồng thời, Phó chủ tịch Peter Kim còn cho biết Lego sẽ tìm hiểu nhiều hơn nữa về thị trường Ấn Độ.
Tìm ra được mong muốn của trẻ em và cha mẹ chúng chính là bí quyết thành công của Lego. Trích dẫn thực tế mỗi năm, 25 – 30% doanh thu của Lego đến từ các sản phẩm mới, CMO Goldin nhận định, bí quyết của Lego nằm ở sự mới lạ.
“Là một Giám đốc Marketing, bạn thực sự cần hiểu được cách mà toàn bộ quá trình được vận hành, làm sao bạn tăng tốc nó, làm sao bạn mang sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, làm sao bạn giải quyết các vấn đề có liên quan, nhưng bạn cũng phải biết cách để truyền cảm hứng sáng tạo”, Goldin nói với CNBC.
Chia sẻ rằng kinh nghiệm bán mỹ phẩm cho phụ nữ tại Hãng Revlon đã giúp ích rất nhiều ở vị trí hiện tại, vị nữ CMO Lego nhận định: “Giống như công ty đồ chơi, các hãng sản phẩm làm đẹp phụ thuộc nhiều vào sự mới lạ…
Giống như trẻ con, phụ nữ không biết họ muốn gì… Không bao giờ có người phụ nữ nào nói với bạn về những điều cô ấy thực sự muốn.
Không người phụ nữ nào có thể nói với bạn rằng cô ấy đã có đủ giày trên kệ, đủ màu son môi hay đủ các dụng cụ trang điểm. Nhưng nếu bạn hỏi họ về thứ họ muốn, họ không bao giờ biết. Với trẻ em cũng vậy, chúng tìm kiếm điều mới lạ”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Warren Buffett chắc chắn là một trong số ít các biểu tượng kinh doanh có thể mang đến những món quà của sự khôn ngoan và trung thực khi chúng ta cần nó nhất.
Trong cuốn sách, ‘The Snowball: Warren Buffett and the Business of Life’, tác giả Alice Schroeder có viết về một đoạn khi Buffett thuyết trình tại Đại học Georgia. Khi ấy, các sinh viên có hỏi Ông về định nghĩa của sự thành công. Và đây là câu trả lời:
“Khi bạn sắp kết thúc cuộc đời, thước đo thành công duy nhất của bạn phải là số người mà bạn muốn có tình yêu từ họ và họ cũng yêu bạn”.
Buffett cho biết thêm: “Tôi biết có những người có rất nhiều tiền, và cũng có mọi thứ. Nhưng sự thật là không ai trên thế giới yêu họ cả”. Nếu bạn đến tuổi tôi và không ai nghĩ tốt về bạn cả, tôi không quan tâm đến tài khoản ngân hàng của bạn lớn đến như thế nào, cuộc sống của bạn là một thảm họa”.
Một tỷ phú tự lập khác cũng từng nói rằng số lần bạn được yêu thương – không phải là sự giàu có hay thành tựu của bạn – mới là thước đo thành công cuối cùng trong cuộc sống.
1. Hãy vị tha và đừng mong đợi nhận lại bất cứ điều gì
Quy luật của tình yêu là có đi có lại. Khi chúng ta chọn yêu một người vô điều kiện bằng cách khuyến khích và tin tưởng vào họ, tình yêu sẽ được chuyển trở lại đầy mạnh mẽ thông qua sự tôn trọng, ngưỡng mộ, tin tưởng và trung thành.
“Nếu bạn đến tuổi tôi và không ai nghĩ tốt về bạn cả, tôi không quan tâm đến tài khoản ngân hàng của bạn lớn như thế nào, bởi cuộc sống của bạn khi ấy đã là một thảm họa”.
Hơn nữa, khi chúng ta nhận được những thứ đó, chúng ta trở nên tự từ bi hơn. Một nghiên cứu năm 2011 được thực hiện bởi Đại học California cho thấy tự từ bi hay lòng trắc ẩn có thể tăng động lực, ý chí và khả năng phục hồi sau thất bại.
Một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2007 trên tờ tạp chí Journal of Research in Personality, kết luận rằng những người có lòng tự từ bi có nhiều khả năng hạnh phúc, lạc quan và thể hiện sáng kiến cá nhân tốt hơn.
2. Hãy đồng cảm
Đồng cảm là một trong những đặc điểm phổ biến nhất của người đáng để thích (hoặc, như Buffett nói, người đáng để yêu nhất). Sự đồng cảm thực sự xảy ra khi bạn có thể bước vào thế giới của ngưởi khác và hiểu được họ.
Sự đồng cảm cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng ảnh hưởng đến người khác. Trong một nghiên cứu DDI với hơn 15.000 nhà lãnh đạo trên 20 ngành công nghiệp khác nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khả năng lắng nghe và phản hồi với sự đồng cảm là yếu tố quan trọng nhất của những nhà lãnh đạo.
3. Làm cho công việc của bạn trở nên thú vị và vui vẻ
Buffett chia sẻ: “Khi bạn tận hưởng công việc, bạn tận hưởng cuộc sống. Tôi yêu mỗi ngày. Ý tôi là, tôi tập nhảy và làm việc với những người tôi thích. Không có công việc nào trên thế giới thú vị hơn việc điều hành Berkshire, và tôi thấy mình may mắn khi được ở nơi mình đang ở”.
Trong các nền văn hóa tích cực và phát triển, nơi mọi người có chung các giá trị, niềm tin và chuẩn mực, bạn sẽ tìm thấy một nhóm người có hiệu suất cao, những người thu hút những người cùng loại.
4. Đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử
Khi còn nhỏ, chúng ta thường được dạy một ‘Nguyên tắc vàng’ là: Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử. Nhưng ‘nguyên tắc bạch kim’ lại đưa nó lên một cấp độ hoàn toàn mới: Hãy đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử.
Khi chúng ta tuân theo quy tắc bạch kim, chúng ta có thể chắc chắn hơn rằng chúng ta tôn trọng những gì họ muốn, thay vì chiếu các giá trị và sở thích của riêng mình đến họ. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua quy tắc vàng hoàn toàn, mà chúng ta nên nhận ra những hạn chế của nó khi mọi người và mọi tình huống đều khác nhau.
5. Theo đuổi đam mê của bạn
Nếu bạn muốn có một sự nghiệp như mơ ước, bạn phải theo đuổi đam mê của mình. Nó đơn giản mà. Nhiều người trong chúng ta coi mức lương và sự an toàn về công việc là điều ưu tiên mặc dù chúng ta có thể ghét công việc của mình đang làm.
Thà chúng ta làm việc, thứ mà chúng ta thực sự yêu thích còn hơn theo đuổi những quan điểm đó. Làm những gì chúng ta yêu thích là một đóng góp chính cho hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn không biết đam mê của mình là gì, thì đây chính là thời điểm để bạn làm điều đó !.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong quý II, MUJI tại Mỹ đã lỗ gần 64 triệu USD với hơn 200 chủ nợ khác nhau. Nhãn hàng đã nộp đơn bảo hộ phá sản theo Luật Phá sản Mỹ.
Theo Business Insider, thương hiệu thời trang tối giản Muji khu vực Mỹ vừa nộp đơn xin bảo vệ phá sản theo Luật Phá sản tại Mỹ. MUJI là cái tên tiếp theo phải đóng cửa tại thị trường Mỹ bởi những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Ông Ryohin Keikaku, Chủ tịch tập đoàn, cho biết MUJI sẽ đóng các cửa hàng không sinh lời đồng thời đàm phán lại giá thuê với chủ đất. 18 cửa hàng của MUJI tại Mỹ đã phải đóng cửa từ giữa tháng 3 do đại dịch bùng phát khiến Chính phủ Mỹ ra lệnh đóng cửa các cửa hàng hàng loạt.
MUJI cho biết các cửa hàng tại Mỹ hoạt động không có lời nhưng phải chịu chi phí hoạt động cao, làm tăng chi phí. Công ty nợ khoản 65 triệu USD với hơn 200 chủ nợ.
Ông Ryohin cũng cho biết việc đóng cửa MUJI tại thị trường Mỹ sẽ không làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh tại các quốc gia khác.
Tuy nhiên, thị trường chính của MUJI tại Nhật Bản cũng đang chịu lỗ vì cửa hàng đóng cửa hàng loạt và doanh thu giảm mạnh. Trong quý II, MUJI báo lỗ khoảng 27,2 triệu USD.
Trước MUJI đã có nhiều nhà bán lẻ thấm đòn và buộc đóng cửa tại Mỹ, như J.Crew hay Brooks Brothers.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi hẹn hò trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trở thành một thách thức, Tinder đã thử nghiệm tính năng trò chuyện video mới để mang mọi người gần nhau hơn mà không gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên thế giới, việc hẹn hò đã trở thành một thách thức. Để giải quyết vấn đề này, ứng dụng hẹn hò nổi tiếng Tinder hiện đang thử nghiệm tính năng trò chuyện video mới nhằm mang mọi người lại gần nhau hơn mà không đe doạ cho sức khỏe cộng đồng.
Tính năng mới được gọi tên “Face to Face” sẽ cho phép người dùng “match” với nhau tham gia vào một cuộc gọi video nếu cả hai đã kích hoạt chức năng này. Tinder đang thử nghiệm do nhu cầu phổ biến từ người dùng đặc biệt là ở những người trẻ tuổi: một cuộc khảo sát chỉ ra rằng 40% người dùng thuộc thế hệ Z muốn trò chuyện video mặc dù có thể hẹn hò trực tiếp.
Để đảm bảo trải nghiệm an toàn, người dùng có thể thoát cuộc gọi ngay lập tức bất cứ khi nào họ muốn và cả hai sẽ phải đồng ý với các điều khoản và điều kiện của Tinder, trong đó cấm ảnh khoả thân, bạo lực và bất kỳ hình thức quấy rối nào.
Người dùng cũng sẽ có lựa chọn đưa ra các phản hồi sau khi trò chuyện video hoặc báo cáo người dùng khác nhau nếu họ đã vi phạm bất kỳ quy tắc hoặc hành vi sai trái nào.
Tính năng trò chuyện video sẽ có mặt trên Tinder ở Mỹ, Brazil, Hàn Quốc và một số quốc gia khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi các lệnh cấm ứng dụng đang dâng cao, sau khi Ấn Độ chặn tất cả các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc do lo ngại các vấn đề về bảo mật dữ liệu, TikTok vừa công bố báo cáo minh bạch mới nhất về ứng dụng này.
Bản báo cáo cung cấp chi tiết và cụ thể về tất cả các yêu cầu mà ứng dụng này đã nhận được từ cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan chính phủ liên quan đến việc xóa nội dung hoặc dữ liệu.
TikTok cũng bao gồm chi tiết về việc xóa những nội dung do vi phạm nguyên tắc cộng đồng và / hoặc điều khoản dịch vụ của nền tảng trong các báo cáo của mình.
Trước hết, TikTok nói rằng họ đã xóa 49.247.689 video vi phạm những nguyên tắc cộng đồng hoặc các điều khoản dịch vụ của mình, với phần lớn những video này có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Điều này khá hợp lý khi lượng người dùng lớn nhất của TikTok sau Trung Quốc, là (hoặc đã) ở Ấn Độ, với các báo cáo cho thấy ứng dụng này đã có khoảng 200 triệu người dùng Ấn Độ trước khi nó bị cấm vào tuần trước.
TikTok cũng đã bị buộc phải thực hiện một số loại bỏ nội dung ở quy mô lớn và đáng kể ở Ấn Độ để ‘xoa dịu’ các cơ quan quản lý địa phương.
Vào tháng 4 năm ngoái, TikTok đã xóa hơn 6 triệu video vi phạm các nguyên tắc cộng đồng của mình sau khi tòa án tối cao Madras kêu gọi cấm ứng dụng này do lo ngại về nội dung ‘nhạy cảm’ và không phù hợp.
Điều đáng nói ở đây là, đa số nội dung bị xóa đều ở Ấn Độ – trong khi TikTok cũng lưu ý rằng phần lớn các lần xóa này là do hệ thống phát hiện nội bộ của nó, chứ không phải từ báo cáo của người dùng.
Nhưng điều thú vị hơn – và có thể được xem xét kỹ lưỡng hơn – các yếu tố trong báo cáo minh bạch của TikTok sẽ là phần được xem xét từ các yêu cầu của Chính phủ về việc xóa nội dung do vi phạm giới hạn và luật pháp của địa phương.
Trong số những lo ngại khác nhau về việc Chính phủ Trung Quốc có thể can thiệp vào hoạt động của TikTok như thế nào, TikTok cũng đã công bố số liệu như sau:
Theo TikTok:
“TikTok không nhận được bất kỳ yêu cầu nào của chính phủ để xóa hoặc hạn chế nội dung khỏi các quốc gia / thị trường khác ngoài những quốc gia trong danh sách trên.”
Như vậy, có thể thấy Trung Quốc không kiểm soát ứng dụng nhiều hơn những gì TikTok đang được truyền thông – và những người điều hành TikTok trước đây cũng đã nói nhiều về vấn đề này trong quá khứ.
Theo báo cáo mới nhất từ Sensor Tower, TikTok một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng App Store vào tháng 6, chứng kiến 87 triệu lượt tải xuống khác trong tháng trên cả iOS và Android.
“Các quốc gia có số lượt cài đặt ứng dụng nhiều nhất trong giai đoạn này là Ấn Độ với 18,8% tổng số lượt tải xuống và ở Mỹ là 8,7%.”
Vì vậy, trong khi các nhà chức trách cân nhắc những nguy cơ tiềm ẩn của ứng dụng này, người dùng dường như không có gì đáng lo ngại.
Điều đó, như chúng ta đã thấy với Facebook, không phải là sự chứng thực về bảo mật dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng điều này lại làm nổi bật rằng tính tiện ích hay hữu dụng sẽ luôn luôn ‘vượt qua’ những lo ngại về quyền riêng tư. Điều vốn vẫn là một xu hướng đáng lo ngại cho tương lai của công nghệ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong lĩnh vực công nghệ siêu cạnh tranh ở Thung lũng Silicon, với đầy những bản ngã và triệu phú lớn, Jack Dorsey thực sự khác biệt. Ông là CEO của cả Twitter và Square. Ông cũng là một trong những người tiên phong nghĩ về các vấn đề xã hội.
Gần đây nhất vị CEO này cho phép nhân viên có thể làm việc tại nhà vĩnh viễn, trước đó cũng đã cam kết 1 tỷ USD để chống lại Covid-19.
Trên một đoạn tweet Ông viết: ‘Tôi vừa tặng 1 tỉ USD vốn chủ sở hữu của tôi (28% giá trị tài sản của Ông) để chống lại Covid-19, Sau khi chúng tôi giải quyết xong đại dịch này, trọng tâm sẽ chuyển sang giáo dục, chăm sóc sức khỏe và UBI”.
Tiền ủng hộ sẽ đến từ cổ phần của ông tại Square. Theo Wall Street Journal, lời cam kết hào phóng của Dorsey là một trong những đóng góp tài chính lớn nhất trong cuộc chiến chống lại Covid-19 của một CEO.
Cùng thời điểm đó Ông cũng tweet: “Tại sao lại là bây giờ? Nhu cầu ngày càng cấp thiết và tôi muốn đóng góp ‘chút ảnh hưởng’ trong cuộc đời mình. Tôi hy vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho những người khác để làm một cái gì đó tương tự. Cuộc sống này quá ngắn ngủi, vì vậy hãy làm mọi thứ chúng ta có thể làm ngày hôm nay để giúp mọi người ngay bây giờ”.
Trong một nỗ lực vị tha tương tự, Dorsey đã kết hợp với một nhóm gồm 14 thị trưởng Mỹ để tiến hành một thử nghiệm cung cấp ‘thu nhập cơ bản toàn cầu’ (Universal Basic Income – UBI) cho cư dân của họ.
UBI là một khái niệm được Andrew Yang kêu gọi hưởng ứng trong cuộc tranh cử dân chủ cho chức tổng thống. Ông này gọi nó là một ‘cổ tức tự do’ và hứa sẽ trả cho mỗi người lớn Mỹ 1.000 USD mỗi tháng.
Cả Dorsey và Yang đều chia sẻ nỗi sợ hãi về những gì sẽ xảy ra với người lao động Mỹ khi tự động hóa, học máy, công nghệ và trí tuệ nhân tạo đang khiến tất cả các loại công việc dần bị thay thế.
Dorsey sẽ cung cấp 3 triệu USD cho một nhóm có tên là ‘Mayors for a Guaranteed Income – MGI’ tạm dịch là ‘Những thị trưởng vì một thu nhập được đảm bảo’, trong nỗ lực khởi động chương trình thí điểm ở 14 thành phố của Mỹ.
Theo thông tin từ website của MGI, thu nhập được bảo đảm là một khoản thanh toán bằng tiền mặt hàng tháng cho các cá nhân. Nó là vô điều kiện và không có yêu cầu gì thêm.
Thu nhập được đảm bảo có nghĩa là để bổ sung chứ không phải thay thế, dùng để đảm bảo an toàn xã hội hiện có và có thể là một công cụ cho sự công bằng chủng tộc và giới tính.
Các thị trưởng tuyên bố rằng nó sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho người được nhận mà còn cho cả các thành phố. Nhóm thị trưởng tranh luận, nhiều tiền mặt hơn trong túi giúp các gia đình an toàn về tài chính và kích thích nền kinh tế địa phương.
Đặc biệt là sau Covid-19 và suy thoái kinh tế, thu nhập được đảm bảo sẽ kích thích chi tiêu và tạo ra doanh thu rất cần thiết cho các tiểu bang và địa phương để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế trên cả nước.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 tấn công, chúng ta đã phải chứng kiến gần 50 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Một số lượng đáng kinh ngạc của các công ty mang tính biểu tượng của Mỹ, chẳng hạn như J.C. Penney, Hertz, Neiman Marcus, Brooks Brothers, GNC, J. Crew và Pier 1, nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Hàng ngàn công ty vừa và nhỏ được coi là không cần thiết đã được yêu cầu đóng cửa và nhiều công ty có thể không bao giờ mở lại.
Trong bối cảnh như các sự kiện hiện tại, hành động này của vị CEO Twitter như ‘nắng hạn gặp mưa’. Ngay cả khi lần thử nghiệm này của UBI không thành công, nó cũng có thể được điều chỉnh tốt hơn sau này. Đây dường như là thời điểm hoàn hảo cho những người có tư duy cầu tiến đưa ra những ý tưởng được cân nhắc kỹ lưỡng để giúp mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tiếp bước Huawei, TikTok đang trở thành mục tiêu trừng phạt của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mạng xã hội này đang có những nước đi khó đoán.
TikTok từ lâu vốn được biết đến là nền tảng ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những đoạn video ngắn kèm hiệu ứng có nội dung mang tính viral trend (tạo cơn sốt toàn cầu).
TikTok hiện phủ sóng trên 155 quốc gia và được chuyển thể theo 75 ngôn ngữ. theo dữ liệu Globalwebindex, 41% thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 16-24 đang sử dụng mạng xã hội này.
Tính đến tháng 4/2020, TikTok đã đạt tổng cộng hơn 2 tỷ lượt tải về, trong đó Bắc Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và Đông Nam Á là những thị trường lớn nhất của ứng dụng.
Tiếp bước Huawei, TikTok đang trở thành mục tiêu trừng phạt của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mạng xã hội này đang có những nước đi khó đoán.
TikTok từ lâu vốn được biết đến là nền tảng ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những đoạn video ngắn kèm hiệu ứng có nội dung mang tính viral trend (tạo cơn sốt toàn cầu).
TikTok hiện phủ sóng trên 155 quốc gia và được chuyển thể theo 75 ngôn ngữ. theo dữ liệu Globalwebindex, 41% thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 16-24 đang sử dụng mạng xã hội này.
Tính đến tháng 4/2020, TikTok đã đạt tổng cộng hơn 2 tỷ lượt tải về, trong đó Bắc Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và Đông Nam Á là những thị trường lớn nhất của ứng dụng.
Mặc dù vậy, việc TikTok thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc đang dấy lên mối lo ngại không chỉ ở Mỹ về cách ứng dụng này xử lý dữ liệu cá nhân.
Mỹ và nhiều quốc gia quay lưng với TikTok
Kể từ năm 2019, TikTok đã phải đối mặt với sự giám sát của chính quyền Tổng thống Trump về các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Tháng 11/2019, một cuộc điều tra của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) được mở ra nhằm tập trung xử lý các vấn đề về dữ liệu cá nhân. Cùng với đó sẽ nghiên cứu các hành động mới nhất của TikTok để đánh giá những rủi ro tiềm ẩn.
Một tháng sau, quân đội Mỹ đã có động thái nghiêm cấm binh lính hay nhân viên làm việc trong các lực lượng sử dụng ứng dụng này. Lầu Năm Góc tuyên bố, với các mối đe dọa tiềm ẩn mà TikTok có thể gây ra, đây là hành động cần thiết và phù hợp.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn đầu tháng 7 với phóng viên Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhấn mạnh nỗ lực của chính phủ Mỹ khi xem xét khả năng cấm cửa những ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, đây được xem như “tối hậu thư” rõ ràng gửi gắm đến TikTok.
Theo CNN, ông Pompeo còn mỉa mai rằng chỉ những ai “muốn thông tin cá nhân của mình rơi vào tay Trung Quốc” mới đi tải ứng dụng mạng xã hội của đất nước tỷ dân về điện thoại.
Ngoài Mỹ, Indonesia và Bangladesh là hai quốc gia mà TikTok không “có cửa” bước vào biên giới. Với các cáo buộc thu thập thông tin trái phép và nội dung độc hại, mạng xã hội này đã bị xóa khỏi cửa hàng App Store và Google Play địa phương.
Cuối tháng 6, Bộ Công nghệ Ấn Độ đã công bố lệnh cấm khoảng 60 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có TikTok, khiến hàng triệu người dùng không thể tải xuống ứng dụng nữa.
Dù công ty mẹ của ứng dụng là ByteDance đã bác bỏ cáo buộc cũng như cam kết phối hợp với nhà chức trách trong vấn đề bảo mật thông tin, đồng thời tuân thủ luật pháp nước sở tại, động cơ đằng sau các quyết định của Ấn Độ có thể là đòn trả đũa sau những căng thẳng quân sự leo thang tại biên giới với Trung Quốc.
Việc bị áp dụng lệnh cấm phát hành TikTok tại quốc gia này có thể khiến ByteDance đánh rơi mất 6 tỷ USD.
Tại Australia, ứng dụng này có thể được đưa ra trước Quốc hội Australia để bàn về mối lo ngại gián điệp, công ty này có thể sẽ bị đưa vào danh sách Can thiệp nước ngoài thông qua mạng xã hội. Tính đến nay, TikTok đang có 1,6 triệu người dùng tại Australia.
Quân đội Australia cũng đã cấm cài đặt ứng dụng video này trên các thiết bị do quân đội phát. Chính quyền Thủ tướng Scott Morrison cũng vừa thông qua gói ngân sách gần 190 tỷ USD cho an ninh quốc phòng, trong đó khoảng 1 tỷ USD dành cho an ninh mạng.
Theo Korea Times, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) vào đầu tháng 1/2020 đã tuyên bố mở cuộc điều tra TikTok sau khi Song Hee-kyeoung, đại diện đảng Tự do Hàn Quốc cảnh báo về quy trình thu thập dữ liệu của ứng dụng Trung Quốc hồi tháng 10/2019.
Cái mác “Made in China” là một trong những lý do mà TikTok đang phải hứng chịu làn sóng tẩy chay từ các thị trường lớn trên thế giới. Phía công ty mẹ ByteDance, cụ thể là CEO toàn cầu Kevin Mayer đã lên tiếng phủ nhận những yêu cầu cung cấp dữ liệu thu thập được từ TikTok của chính phủ Trung Quốc.
“Tôi xác nhận chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu chúng tôi cung cấp dữ liệu người dùng TikTok Ấn Độ. Nếu TikTok nhận được một đề nghị như vậy trong tương lai, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp”, Mayer viết trong lá thư gửi chính phủ Ấn Độ ngày 28/6.
Không những thế, TikTok cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn tránh xa các yếu tố chính trị và nâng cao hợp tác song phương.
Theo Reuters, ByteDance đang âm thầm thực hiện các kế hoạch di chuyển các nhân sự ra khỏi Trung Quốc khi mở rộng nhanh chóng đội ngũ kỹ sư tại trụ sở Mỹ.
Sau đó, TokTok cũng tuyên bố dừng hoạt động tại Hong Kong, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong vào ngày 30/6.
Việc TikTok rút khỏi Hong Kong được cho là nhằm thoát khỏi các yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc, cũng như bày tỏ thiện chí ủng hộ quyền tự do dư luận. Dù vậy, động thái rút lui khỏi thị trường này theo BBC nhận định “nhìn có vẻ khác thường, nhưng là bước đi chiến lược” nhằm thay đổi hình ảnh của công ty này.
“TikTok đã liên tục khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ cung cấp dữ liệu cho chính quyền Bắc Kinh, và cũng chưa bao giờ bị ép phải cung cấp dữ liệu.
Tiếp tục hoạt động tại Hong Kong, dưới luật an ninh mới, có thể gây khó cho những tuyên bố của họ”, cây viết Karishma Vaswani của BBC nhận xét.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi thử nghiệm phiên bản beta trong năm qua, Google đã chính thức thông báo rằng định dạng quảng cáo 3D ‘xoay’ (Swirl Ads) sẽ được cung cấp cho tất cả khách hàng toàn cầu ở chiến dịch hiển thị và Video 360.
Như bạn có thể thấy trong ví dụ minh hoạ trên, định dạng xoay (Swirl) cho phép các nhà quảng cáo sử dụng các định dạng trình bày tương tác 3D trong các quảng cáo của họ.
Theo giải thích của Google:
“Định dạng xoay 3D Swirl cho phép người dùng tương tác với một sản phẩm giống như nó đang ở ngay trước mặt họ bằng cách cho phép chúng xoay, thu phóng và mở rộng quảng cáo. Định dạng quảng cáo này cũng cho phép các thương hiệu minh họa các thay đổi về hành vi, hiệu suất công nghệ mới, những tính năng độc đáo của sản phẩm và nhiều hơn thế nữa”.
Mặc dù quảng cáo trông có vẻ tuyệt vời và có thể mang lại kết quả tốt, tuy nhiên việc tạo được các bản trình bày 3D phức tạp cũng đòi hỏi những năng lực kỹ thuật và những khoản đầu tư tương ứng.
Các nhà quảng cáo có thể tạo quảng cáo này bằng cách sử dụng các tài sản 3D được tạo sẵn thông qua Google Web Designer, Google cũng đã cung cấp nhiều mẫu sẵn có trên nền tảng này.
Các thương hiệu và agencies cũng có thể chỉnh sửa, cấu hình và xuất bản các mô hình chất lượng cao để sử dụng trong quảng cáo hiển thị bằng cách sử dụng nền tảng 3D của Google tại Poly.
Mặc dù có những hạn chế nhất định về mặt kỹ thuật, nhưng đối với những thương hiệu hay doanh nghiệp có nguồn lực, định dạng quảng cáo mới này (Swirl Ads) có thể là một sự lựa chọn tuyệt vời để tăng cường sự tương tác và tối đa hóa thông điệp của thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Twitter đã đình chỉ hơn 50 tài khoản của những người ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ vào ngày 10.7, Theo NBC News đưa tin.
Các tài khoản này chủ yếu được kết nối với phong trào ‘chủ nghĩa độc tài’ và một số thì liên quan đến ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ (white nationalists). Twitter và YouTube đã bị chỉ trích vì đã không có những hành động cụ thể nhằm chống lại những người theo ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ này.
Báo cáo từ Dự án toàn cầu chống thù hận và cực đoan (Global Project Against Hate and Extremism) lưu ý rằng các cuộc tấn công khủng bố ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ đã gia tăng trên phạm vi toàn thế giới, và chính phủ, thậm chí ngay cả một số người theo ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ ở những vị trí quyền lực.
Các nhóm chống thù hận lập luận rằng Twitter và YouTube nên cấm các tài khoản ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ như cách các nền tảng đã làm với các nhóm như ISIS hoặc al-Qaeda (Nhóm khủng bố).
Phía Twitter cũng đã chỉ ra rõ, nói rằng các tài khoản ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ đã vi phạm các chính sách của liên quan đến chủ nghĩa cực đoan và bạo lực, theo NBC News.
Phong trào ‘chủ nghĩa độc tài’ (Identitarian movement) còn được gọi là Bản sắc hệ (Generation Identity), là một kiểu ‘kỳ quái’ của nhóm ‘chủ nghĩa dân tộc da trắng’ quốc tế.
* Nhóm chủ nghĩa này có các giáo hội ở các quốc gia khác nhau, tất cả đều đưa ra một lập luận cơ bản giống nhau là: Quốc gia của họ chỉ thuộc về hậu duệ của người Châu Âu da trắng và họ sẽ không để những người nhập cư ‘thay thế’ họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bất kỳ ai cũng có thể cầm những khối Lego lên và để cho trí tưởng tượng của họ bay xa. Ai cũng có những “câu chuyện Lego” của riêng mình… Có thể nói, thành công của Lego phụ thuộc vào mảng marketing.
Khi nhận được tin sẽ trở thành CMO (Giám đốc marketing) tại Lego – công ty đồ chơi giá trị nhất thế giới, Julia Goldin mua cho các con trai mình một bộ Lego Big Ben.
Đó là năm 2014, khi bà đang là CMO của Hãng sản phẩm làm đẹp Revlon (trụ sở tại New York) và sống tại Mỹ. Nhưng, cả gia đình Goldin quyết định chuyển đến London (Anh) để bà nhận công việc mới.
Giá trị của Lego Group là 7,57 tỷ USD, giúp Hãng trở thành thương hiệu đồ chơi giá trị nhất thế giới hiện nay, theo Hãng tư vấn Brand Finance.
Bộ sản phẩm Millennium Falcon ra mắt hồi tháng 10/2017 đã trở thành một trong những sản phẩm “hit” trong năm của Lego. Có giá gần 800 USD với 7.500 mảnh ghép, bộ đồ chơi này là phiên bản tàu vũ trụ lớn nhất mà Công ty từng tạo ra.
Nhưng kết quả kinh doanh năm 2017 của Lego không mấy hoành tráng. Quá nhiều hàng tồn của năm 2016 đã được bán ra với giá rẻ, góp phần tạo ra sự sụt giảm 8% doanh thu của năm 2017.
Phát biểu trong buổi công bố kết quả kinh doanh vào tháng 3/2018, CEO Niels. B Christiansen nói rằng Công ty sẽ không có “sự thay đổi ngay lập tức” nào, và sự thúc đẩy marketing hiệu quả sẽ là một ưu tiên của năm 2018.
Trong buổi công bố kết quả kinh doanh hồi tháng 3/2018, Goldin đã có bài phát biểu trong 20 phút. Trên thực tế, việc một CMO phát biểu trong sự kiện công bố kết quả kinh doanh như thế này vốn là… chuyện lạ.
Lúc đó, bà nói rằng marketing là một phần trung tâm trong hệ thống vận hành của công ty này. Vì vậy, thành công của Lego phụ thuộc vào mảng marketing.
“Trong nhiều công ty, CMO chỉ làm về marketing. Với tôi, đó thực sự chỉ là một phần nhỏ của công việc. Công việc mà đội ngũ của tôi làm là toàn bộ các phần việc như hồ sơ sản phẩm, trải nghiệm sản phẩm, truyền thông, nội dung, các kênh truyền thông xã hội.
Vì vậy, marketing chính là cốt lõi của những gì chúng tôi đưa ra ngoài thị trường. Và, đó là lý do tại sao chúng tôi muốn nó trở thành một phần trong buổi thuyết trình về kết quả kinh doanh”, Goldin nói với CNBC.
“Câu chuyện Lego” của… Lego
Goldin kể: “Mỗi khi tôi gặp ai đó và nói với họ rằng tôi làm việc ở Lego, tôi đều nhận lại một nụ cười tươi, vì họ đều có một câu chuyện riêng để kể. Họ nhớ về bộ Lego đầu tiên của mình, lần đầu trao nó cho con em, hoặc một thành quả gì đó mà họ đã tự tay làm ra”.
“Câu chuyện Lego” của Goldin không phải có từ thời thơ ấu. Bà lớn lên ở Nga – nơi chưa có các khối ghép hình bằng nhựa nổi tiếng. Cho đến khi trở thành mẹ của đứa con trai 4 tuổi và chuyển đến Mỹ, bà mới “phải lòng” Lego. Khi con trai 6 tuổi, gia đình bà chuyển đến Nhật Bản, và tại đây, Lego cũng không được nhiều người biết đến.
“Lego không phổ biến ở Nhật thời điểm đó. Vì vậy tôi thường sang London để mua. Và một trong những bộ Lego đầu tiên tôi mua cho con mình là bộ Millennium Falcon (một phi thuyền trong bộ Lego Star Wars), vì bé đặc biệt thích nó. Và, đó chính là ‘câu chuyện Lego’ của tôi”, bà nhớ lại.
Cái tên Lego đến từ “Leg godt” – một cụm từ trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là “chơi hay”. Nhà sáng lập Ole Kirk Kristiansen làm ra các món đồ chơi bằng gỗ tại nhà xưởng riêng ở thị trấn Billund, Đan Mạch vào năm 1932, rồi bắt đầu bán chúng dưới thương hiệu đồ chơi Lego từ năm 1934.
Gia đình Kristiansen vẫn sở hữu 75% Công ty Lego thông qua việc nắm giữ Công ty mẹ Kirkbi (công ty quản lý đầu tư, nắm giữ 75% Lego Group) – Công ty đã tạo ra lợi nhuận ròng trị giá 7,8 tỷ krone Đan Mạch (tương đương 1,29 tỷ USD) hồi năm 2017.
Toàn bộ thương hiệu Lego nổi tiếng thế giới ngày nay từng được tạo nên chỉ bởi một “nền tảng” đơn giản là một khối lắp ghép bằng nhựa dài 31,8mm và rộng 15,8mm. Khoảng những năm 1960, châu Âu chứng kiến sự dịch chuyển lớn của cư dân từ các khu vực nông thôn lên thành thị, và các bộ đồ chơi Lego bắt đầu phản ánh xu hướng đô thị hóa của xã hội.
Một trong những bộ Lego đầu tiên là sản phẩm mô phỏng hình ảnh một thị trấn, nhằm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em. Hiện Lego có hơn 3.700 kiểu mảnh ghép khác nhau, từ những khối hình nhân vật đến các loại ống, “phụ tùng” như bánh xe, thanh kiếm… Và có hơn 900 triệu kiểu đồ chơi có thể được tạo ra chỉ với 6 khối Lego cùng màu.
Những khối ghép hình Lego được tạo ra tại nhà máy Lego ở Billund, Đan Mạch, với những cỗ máy được vận hành tự động.
Người hâm mộ thương hiệu đồ chơi này có thể trải nghiệm một chuyến tham quan nhà máy, nhà xưởng ban đầu của nhà sáng lập Kristiansen, cũng như chơi Lego cùng những nhà thiết kế của Hãng với mức giá 14.500 krone Đan Mạch (hơn 2.300 USD).
Truyền đạt sứ mệnh đến mọi nhân viên
Ngày nay, sứ mệnh của Công ty là “truyền cảm hứng và phát triển những nhà sáng tạo của tương lai” – điều thường xuyên được nhắc đi nhắc lại bởi Christiansen và Goldin. “Lego là một công ty được định hướng bởi sứ mệnh.
Sứ mệnh của chúng tôi luôn rất rõ ràng, đó là truyền cảm hứng và phát triển những ‘nhà xây dựng’ của tương lai, để tiếp cận được nhiều trẻ em hơn. Chúng tôi luôn dốc hết sức mình vì điều đó”, Goldin nói với CNBC.
Nhưng mục đích của họ không chỉ là bán được nhiều đồ chơi Lego cho nhiều trẻ em hơn. Công ty cho biết, cốt lõi của trò chơi Lego là giáo dục và sáng tạo. “Nó nhấn mạnh vào việc hợp tác, việc giải quyết vấn đề. Nó trui rèn những kỹ năng giúp người chơi trở nên mạnh mẽ hơn và thành công hơn trong cuộc sống.
Chúng tôi tin rằng mình đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của trẻ em”, Goldin phát biểu tại sự kiện công bố kết quả kinh doanh của Lego. Công ty cũng thành lập một quỹ nhằm thúc đẩy giáo dục trẻ em từ những năm tháng đầu đời.
Phó chủ tịch phụ trách Gắn kết người tiêu dùng kỹ thuật số Peter Kim cho biết, sứ mệnh này tạo ra một văn hóa nội bộ và một thông điệp đối ngoại mạnh mẽ. “Chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2032 sẽ tiếp cận được 300 triệu trẻ em. Đây là điều mà tất cả nhân viên làm việc tại Lego đều hiểu rõ”, ông nói tại một sự kiện được tổ chức vào tháng 3/2018.
Lego cũng có lợi thế đặc biệt nhờ là một công ty thuộc sở hữu tư nhân. “Chúng tôi thực sự có thể bám chặt vào sứ mệnh của mình, thậm chí khi những khó khăn xảy đến”, Kim khẳng định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi B2B và B2C có những sự khác biệt nhất định về cách tiếp cận, cùng tìm hiểu về cách xây dựng một chiến lược Content Marketing cho B2B.
Content Marketing đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh doanh, quảng bá sản phẩm, xây dựng nhận thức của khách hàng về thương hiệu…
Nội dung là yếu tố giúp công ty tìm đến được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tạo ra lượng truy cập mới cho website của mình.
Tuy nhiên, việc ngẫu nhiên đăng tải các bài blog và chia sẻ video trên Youtube sẽ không bao giờ là cách hiệu quả để công ty quảng bá kinh doanh hay chuyển đổi lượt truy cập thành lợi nhuận thực sự.
Bạn cần tạo ra nội dung tuân theo một chiến lược phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Trên trang Inc., Chris Christoff – Đồng sáng lập MonsterInsights có bài viết chia sẻ về cách để các doanh nghiệp B2B có thể lập chiến lược content marketing thành công:
“Tôi đã từng trải nghiệm cách content marketing có thể giúp tăng kết quả kinh doanh.
Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ giải thích vì sao mọi doanh nghiệp đều cần một chiến lược nội dung và cách để tạo ra chiến lược content marketing phù hợp cho thương hiệu hoặc công ty kinh doanh B2B”.
Chiến lược Content Marketing là gì?
Một chiến lược content marketing là phần liên quan đến việc tạo ra những dạng nội dung marketing khác nhau trong kế hoạch marketing của công ty. Các hình thức nội dung có thể là những bài viết trên blog, e-book, video… Từ những nội dung này, bạn sẽ bắt đầu quảng bá chúng trực tuyến.
Tạo ra những bài viết trên blog nên là phần cần để tâm nhiều nhất. Chúng không chỉ giúp công việc kinh doanh của bạn dễ dàng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, mà còn là cách hiệu quả để tạo ra những lượt truy cập trung thành đến website của bạn
Các bước xây dựng chiến lược Content Marketing cho B2B.
Xác định khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, trước cả khi bắt đầu nghĩ đến viết bài blog đầu tiên với nội dung gì, bạn cần tìm hiểu xem khách hàng mà bạn muốn hướng đến với bài viết đó là ai. Hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một profile về khách hàng lý tưởng của bạn. Bước này gọi là phác thảo chân dung người mua.
Ngay cả với lĩnh vực B2B, bạn vẫn cần có mục tiêu cụ thể về những nhân vật bạn sẽ tiếp cận trong một công ty. Ví dụ, nếu công việc kinh doanh của bạn liên quan đến thiết bị văn phòng, thì bạn nên tạo ra những nội dung hướng đến người phụ trách mua thiết bị thay vì CEO của công ty.
Hãy tiến hành nghiên cứu để tạo ra được những chân dung được cá nhân hoá về người mua hàng của công ty. Càng chi tiết càng tốt. Các thông tin này sẽ đóng vai trò then chốt trong chiến dịch content marketing của công ty.
Đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể.
Chiến lược nội dung cũng cần phục vụ cho một mục đích nhất định. Mục đích này không chỉ đơn thuần là cải thiện SEO cho website. Hãy đặt ra những mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho từng bài viết.
Ví dụ, bạn cần đặt mục tiêu sẽ thu được 1.000 email đăng ký nhận thông tin trên website trong vòng ba tháng. Từ đó, bạn có thể tạo ra chiến lược nội dung phù hợp cho các bài viết để đạt được mục tiêu này. Dĩ nhiên, bạn cũng cần nhớ đặt mục tiêu thực tế và hiệu quả.
Đừng hướng đến những mục tiêu như có nhiều like trên Facebook hoặc tăng lượt xem trang. Bạn nên luôn luôn hướng đến những mục tiêu có thể cải thiện doanh số, nhưng gia tăng lượt thanh toán của khách hàng.
Tìm tòi những ý tưởng nội dung mới.
Bây giờ, bạn có một khách hàng cụ thể để hướng đến và một chiến lược với mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho nội dung của bạn. Có nhiều cách để tìm ý tưởng, nhưng một trong những cách tốt nhất là tìm những từ khoá phù hợp.
Ví dụ, nếu bạn muốn viết về cách bàn làm việc đứng có thể cải thiện hiệu suất làm việc, hãy tìm kiếm các từ khoá có liên quan trong Google Keywords Planner để đảm bảo chọn được từ khoá có lượng người tìm kiếm cao. Sau đó bạn có thể dùng các từ khoá này để triển khai ý tưởng cho bài viết.
Các công cụ như Buzzsumo, Feedly và Quora sẽ giúp bạn xác định được các trào ưu hay câu hỏi phổ biến liên quan đến cụm từ khoá chính. Hãy dùng chúng để tạo ra những ý tưởng bài viết có liên kết với nhau.
Tạo nội dung “bán được hàng”.
Các bài viết sẽ giúp bạn tăng lượt truy cập trên trang. Bước tiếp theo là tìm ra cách để chuyển những lượt truy cập ấy thành lượt đăng ký nhận email từ công ty của bạn. Bạn có thể dùng một số “mồi câu” phổ biến như “nhập email để nhận ebook miễn phí, để dùng thử sản phẩm, hoặc nhận voucher giảm giá…”.
Cuối cùng, sau khi đã có chiến lược content có thể giúp gia tăng doanh số, bạn vẫn cần liên tục tái xác định mục tiêu cũng như tạo ra đa dạng thể loại nội dung như video, infographic.
Xây dựng chiến lược content marketing là một khoản đầu tư dài hạn có thể mang đến kết quả lâu dài.
Quan trọng hơn, content marketing sẽ giúp thương hiệu của bạn gia tăng độ phủ trên Google, Facebook, YouTube và Twitter. Vì vậy, hãy mạnh dạn đầu tư cho chiến lược này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Case Study sau đây từ Twitter, chúng ta sẽ thấy rằng việc đa dạng hoá các định dạng quảng cáo (Ad Formats) có thể giúp tăng cường các số liệu hay ‘sức khoẻ của thương hiệu’ (Brand Health) đến như thế nào.
Brief:
Đa dạng hoá định dạng quảng cáo giúp nâng ý định nghiên cứu về thương hiệu của người tiêu dùng lên gấp sáu lần, trong khi ý định mua hàng tăng lên gấp đôi, theo kết quả nghiên cứu mà Twitter, Magna và IPG Media Lab đã chia sẻ.
Định dạng quảng cáo “lượt xem đầu tiên” nhằm thu hút sự chú ý xuất hiện ở đầu nguồn cấp nội dung (top of the content feed) trên ứng dụng di động của Twitter có hiệu quả về chi phí cao hơn 27% trong việc ảnh hưởng đến ý định mua hàng so với các quảng cáo khác nếu xuất hiện đầu tiên. Nghiên cứu giúp chỉ ra rằng các thương hiệu có thể cải thiện hiệu quả của các chiến dịch bằng cách đưa các chiến dịch nhằm mục tiêu thu hút sự chú ý của khách hàng lên đầu tiên.
Định dạng quảng cáo video cuộn lên trước (pre-roll video ads) của Twitter cũng giúp tăng cường độ nhận biết thương hiệu và các số liệu khác. Định dạng quảng cáo video cuộn lên trước giúp thúc đẩy hơn 8% mức độ nhận thức về sản phẩm và ý định nghiên cứu thêm về thương hiệu. Nghiên cứu được khảo sát trên 4.000 người dùng Twitter, 6 lĩnh vực khác nhau và sự kết hợp của 136 mẫu quảng cáo.
Insight:
Sau nghiên cứu, Twitter mong muốn các thương hiệu có thể sử dụng hiệu quả hơn nền tảng của mình để tăng cường các số liệu chính như mức độ nhận biết/nhận thức thương hiệu và ý định mua hàng. Điều này đáp ứng được nhu cầu của các nhà quảng cáo về việc có thể đo lường được mức độ hiệu quả kinh doanh của thương hiệu sau quảng cáo.
Phát hiện của mạng xã hội này cũng cho thấy các thương hiệu có thể đạt được kết quả tốt hơn từ sự kết hợp đa dạng của các định dạng quảng cáo. ‘Sự pha trộn’ cho phép các thương hiệu thu hút sự chú ý của người dùng bằng cách kể một câu chuyện dài hơn về thương hiệu của mình.
Các kết quả từ nghiên cứu định dạng quảng cáo của Twitter xuất hiện khi mạng xã hội này đang tăng cường nỗ lực bán hàng trong quý 3 và quý 4, bao gồm việc tập trung vào các mùa mua sắm chính.
Doanh thu quảng cáo của Twitter đã tăng thêm 3 triệu USD lên mức 682 triệu USD trong quý 1 so với một năm trước khi cuộc khủng hoảng do dịch làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền tảng này.
Twitter ngày càng ‘khắt khe’ trong các chính sách kiểm duyệt nội dung của mình, trong đó bao gồm cả việc dán nhãn các tweet của Tổng thống Trump với các cảnh báo về các tweet được cho là có thông tin không chính xác, kích động bạo lực.
Tổng thống Donald Trump cũng đã phản ứng điều này bằng cách ký một lệnh hành pháp để hạn chế sự bảo vệ pháp lý cho các công ty truyền thông mạng xã hội.
Các vấn đề chính trị có khả năng ảnh hưởng đến các mạng xã hội thậm chí còn nhiều hơn khi cuộc bầu cử ở Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11 tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Có một tâm lý thực tế mà rất nhiều người tìm việc phải đối mặt: đó là quá trình săn việc thật không mấy dễ chịu và ai cũng mong ngóng khoảng thời gian này sẽ nhanh khép lại với kết quả tốt đẹp nhất.
Ít ai cảm thấy việc ứng tuyển, rồi đi phỏng vấn và những bước liên quan sau đó là những hoạt động mang đến niềm vui, trừ khi bạn là một người hướng ngoại, thích được ra ngoài trò chuyện và luôn vận động với sự biến chuyển trong cuộc sống. Nhưng phải nhắc lại, có rất ít người cảm nhận như vậy.
1. BỊ TỪ CHỐI, BỊ TỪ CHỐI VÀ BỊ TỪ CHỐI
Bạn thử nghĩ xem vì sao nhiều người lại không thích quá trình đi tìm việc? Bởi lẽ sau rất nhiều các bước như nộp đơn, đi phỏng vấn, chờ kết quả, cuối cùng câu trả lời có thể khiến bạn thất vọng vô cùng.
“Cảm ơn, anh/chị rất tuyệt nhưng rất tiếc … Một lần nữa, xin cảm ơn anh/chị đã dành sự quan tâm”, một câu từ chối vô cùng lịch sự từ nhà tuyển dụng nhưng có “sức sát thương” to lớn không hề kém gì với việc bạn không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ công ty đã ứng tuyển.
Cũng như khi bạn thầm thương trộm nhớ một ai, lấy hết sức can đảm để bày tỏ và theo đuổi nhưng rồi cũng chỉ nhận về câu trả lời “Ừ thì anh rất tốt nhưng than ôi ừ thì em rất tiếc … đấy!”.
Cảm giác tổn thương là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn sẽ phải học cách chấp nhận thực tế cũng như nên biết nói lời cảm ơn khi bị từ chối bởi một cánh cửa đóng lại sẽ là cơ hội để mở ra nhiều cánh cửa khác.
2. KHÔNG THỂ VỘI VÃ
Bạn mất bao lâu để tìm ra một công việc? Có thể nhanh, có thể hơi chậm hơn những người khác một chút. Nhưng bạn mất bao lâu để tìm ra một công việc mơ ước? Điều này thật khó đoán định bởi nó còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố của bản thân bạn và cả những yếu tố khách quan khác.
Cũng như việc hẹn hò, bạn có thể gặp gỡ nhiều người, hẹn hò với một số người trước khi gặp được một người bạn thật sự muốn gắn bó lâu dài. Do đó, săn việc cũng như tìm người thương, bạn không thể vội vã và hãy sẵn sàng “hôn thật nhiều chú ếch trước khi tìm ra hoàng tử thật sự của cuộc đời mình”.
3. SẼ TỐT HƠN KHI BIẾT TẬN DỤNG NHIỀU MỐI QUAN HỆ KHÁC NHAU
Việc tìm hiểu một ai đó ngày nay đã có nhiều thay đổi bởi sự bùng nổ của các website và ứng dụng hẹn hò như Match hay Tinder. Thế nhưng, nếu bạn bắt đầu muốn nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy mối quan hệ an toàn hơn khi giữa hai người có những liên kết chặt chẽ, ví dụ như những người bạn chung chẳng hạn.
Bạn có thể biết thêm thông tin về đối phương, có những cơ sở để tham khảo và đánh giá thận trọng hơn. Với lý do tương tự khi săn việc, đa phần các ứng viên cũng mong muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp tốt thông qua các mối quan hệ của họ như bạn bè, đồng nghiệp cũ hoặc những người quen biết.
Về phía nhà tuyển dụng, họ cũng cảm thấy tin tưởng và có phần thoải mái hơn nếu ứng viên được giới thiệu từ mạng lưới các mối quan hệ.
4. SỰ PHÙ HỢP LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG
Trong một mối quan hệ yêu đương, hai người cùng tốt vẫn chưa chắc có thể dẫn đến một kết quả tốt.
Nếu bạn là một cử nhân tốt nghiệp MBA loại xuất sắc và có công việc trong văn phòng ổn định, trong khi đối phương là một người buôn bán ở chợ rất giỏi giang, hai bên sẽ khó có nhiều điểm chung để trò chuyện hoặc tìm hiểu nhau xa hơn dù rằng nghề nghiệp nào cũng đều đáng quý và trân trọng.
Tương tự khi đi săn việc, sự phù hợp là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Bạn có thể có nhiều nhà tuyển dụng trong tầm ngắm bởi danh tiếng của họ nhưng chỉ nên tập trung vào những cơ hội vừa vặn với khả năng của mình, bất kể là công ty lớn hay nhỏ. Nếu không có sự phù hợp, công việc của bạn về lâu dài sẽ khó phát triển như mong muốn và vô tình khiến bạn chôn chân trong sự nghiệp của mình.
5. KIÊN NHẪN LÀ ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT NHẤT
Nếu bạn có cơ hội biết đến những người thành công và hạnh phúc với cuộc sống của mình, hẳn bạn sẽ thấy điểm chung trong những câu chuyện của họ đều nói về lòng kiên nhẫn và rất nhiều nghị lực.
Giữa hai người yêu nhau, giữa vợ chồng hay thậm chí là cha mẹ và con cái, sự kiên nhẫn đóng một vai trò rất lớn trong việc giữ cho một mối quan hệ vui vẻ và hoà thuận bất chấp nhiều thử thách trong cuộc sống.
Với quá trình săn việc, bạn cũng có thể gặp nhiều khó khăn tương tự, ví dụ như để tuột khỏi tay công việc mơ ước ở phút 89 khiến bạn mất hết sự tự tin, thế nhưng sự kiên nhẫn sẽ là một phẩm chất tốt để giúp bạn vực dậy tinh thần trong bất kỳ hoàn cảnh nào, một cách mạnh mẽ nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung như Google Tag Manager là gì, ưu điểm nổi trội của Google Tag Manager, cách thiết lập Google Tag Manager và hơn thế nữa.
Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager (GTM) là Trình quản lý thẻ (tag) của Google, đây là công cụ bắt buộc dành cho những người làm digital marketing chuyên nghiệp, đó là những gì họ cần để đơn giản hoá quá trình đo lường.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Vai trò của Google Tag Manager đối với Marketing là gì?
Ưu điểm nổi trội nhất của Google Tag Manager là gì?
Hướng dẫn cài đặt trình quản lý thẻ Google Tag Manager.
Cách thêm thẻ bằng Google Tag Manager.
Website của bạn nên có những loại thẻ (Tag) nào.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager là một trong những trường hợp hiếm hoi của bộ công cụ marketing có thể thực hiện chính xác những gì mà nó đang phân tích và đưa ra số liệu.
Nó là một hệ thống quản lý thẻ (tag) cho phép người dùng tải lên, cập nhật và sửa đổi mã theo dõi (tracking code) được triển khai trên các website của bạn mà không cần chỉnh sửa mã HTML trực tiếp trên website.
Đối với rất nhiều marketer hoặc chủ sở hữu website và thậm chí là đối với các nhà phát triển web, mã (code) và thẻ (tags) có thể là một quá trình khá phức tạp. Nhưng rất may là Google đã sớm nhận ra ‘nỗi đau’ này.
Google cung cấp Google Tag Manager cho phép người quản lý công cụ có thể thực hiện tất cả các hoạt động chỉnh sửa, cập nhật…thẻ và mã code trên cùng một công cụ tập trung thay vì bạn phải thực hiện hành động này riêng lẻ trên từng website, ứng dụng hay một bất cứ một nền tảng nào khác.
Điều này không chỉ giúp đơn giản hoá quá trình đối với những bạn ‘non-tech’ mà còn giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều đối với những người làm digital marketing nói chung.
Vai trò của Google Tag Manager đối với Marketing là gì?
Với Google Tag Manager bạn có thể theo dõi, đo lường, phân tích lưu lượng truy cập, đây là bộ công cụ hoàn hảo để ghi nhận những thành công về các hoạt động marketing của bạn trên nhiều nền tảng như website hoặc ứng dụng (app).
Google Tag Manager không chỉ đảm bảo việc các hoạt động marketing của bạn được tối ưu hóa để thành công nhất có thể mà còn giúp bạn tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể.
Sử dụng Google Tag Manager khiến quá trình triển khai các thẻ như Facebook Pixels và Google Analytics lên website của bạn một cách dễ dàng và tập trung hơn.
Ưu điểm nổi trội nhất của Google Tag Manager là gì?
Nếu bạn là một Digital Marketer chuyên nghiệp, bạn nên tìm hiểu và sử dụng sớm Google Tag Manager, dưới đây là những gì nó có thể mang lại.
Đơn giản hoá quá trình cài đặt: Nếu bạn là một người mới hoặc không thành thạo với các yếu tố kỹ thuật (code), việc thiết lập các thẻ hay mã code từ website hoặc các ứng dụng khác có thể rất khó khăn. Với Google Tag Manager, bạn chỉ cần vài thao tác đơn giản là hoàn thành.
Công cụ thiết lập “All in One”: Google Tag Manager quản lý các mã code theo dõi ở hầu hết các nền tảng quảng cáo khác nhau như Google, Facebook hay TikTok.
Giúp website tải nhanh hơn: Nếu việc cài đặt quá nhiều mã code vào website hay ứng dụng có thể làm chậm tốc độ tải nội dung của bạn, với Google Tag Manager, bạn chỉ cần sử dụng một code duy nhất.
Hướng dẫn cài đặt và thiết lập trình quản lý thẻ Google Tag Manager.
Để sử dụng Google Tag Manager, điều đầu tiên bạn cần làm đó là phải thêm nó vào website. Hành động này khá đơn giản và chỉ mất ‘vài chục giây’:
1. Bạn tạo một tài khoản Google Tag Manager tại: tagmanager.google.com
2. Sau khi tạo tài khoản của bạn, một container mới sẽ tự động được tạo.
* Container hay mã vùng chứa là một đoạn mã JavaScript nhỏ và không phải là đoạn mã JavaScript mà bạn dán vào các trang của mình.
Container cho phép Google Tag Manager kích hoạt các thẻ bằng cách chèn gtm.js vào trang (hoặc thông qua việc sử dụng iframe khi JavaScript không có sẵn).
3. Thực hiện theo các bước sau để sao chép và dán Container Snippet của Google Tag Manager vào đúng vị trí trên website của bạn.
Copy và dán đoạn mã đó vào thẻ <Head> trên website của bạn (quá trình này khá đơn giản nếu website của bạn đang sử dụng WordPress, còn nếu phực tạp hơn bạn có thể nhớ sự can thiệp của các bạn Tech). Đoạn mã sẽ có dạng như này.
Copy và dán đoạn mã như sau vào thẻ <body> trên website của bạn.
Khi bạn đã hoàn thành các bước trên, Google Tag Manager sẽ kích hoạt website của bạn. Lưu ý: Hãy thay mã GTM-XXXX thành mã của Google Tag Manager của bạn.
Cách thêm thẻ bằng Google Tag Manager.
Thẻ hay Tags là những đoạn mã giúp bạn tích hợp và triển khai các sản phẩm khác nhau – chủ yếu là đối với marketing – lên website của bạn.
Thẻ được sử dụng rộng rãi để đo lường và theo dõi hoạt động của người dùng, hiệu suất của các kênh digital, nội dung (Content) và chiến dịch kỹ thuật số của bạn.
Để cài đặt bất kỳ thẻ nào lên website của bạn, hãy làm theo các bước sau trên Google Tag Manager.
1. Đăng nhập vào tài khoản và chọn “New Tag”.
2. Chọn loại thẻ bạn muốn ở “Tag Type”.
3. Chọn loại thẻ theo dõi “Track Type” mong muốn của bạn.
Loại thẻ thường được chọn đầu tiên là “Page View” hay “Xem trang”.
Các tùy chọn thẻ khác thường liên quan với các chiến dịch cụ thể của bạn trên các kênh digital, mục tiêu và chuyển đổi bạn đã thiết lập trong Google Analytics cũng như trên các nền tảng mạng xã hội khác của bạn.
4. Tiếp theo, bạn sẽ cần phải chọn “Trigger” hay “Bộ kích hoạt” của bạn.
Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào các mục tiêu mà bạn đã thiết lập trong Google Analytics. Trigger được hiểu đơn giản là nó sẽ kích hoạt thẻ (tag) của bạn hoạt động mỗi khi có sự kiện xảy ra.
Những sự kiện là những gì bạn muốn theo dõi chẳng hạn như: nhấp chuột, điền vào biểu mẫu, mua hàng…v.v.
Website của bạn nên có những loại thẻ nào.
Google Tag Manager có rất nhiều loại thẻ được hỗ trợ và điều quan trọng là bạn phải biết những thẻ nào bạn nên ưu tiên cho doanh nghiệp của mình.
Marketing hãy nên là nói về kết quả. Tất cả mọi thứ từ nội dung đến chiến lược của bạn nên được đo lường cụ thể bằng số liệu. Bằng cách này, bạn có thể tìm hiểu các kênh và phương pháp nào đáng giá nhất để bạn ‘theo đuổi’.
Dưới đây là các thẻ mà bạn có thể bắt đầu cho doanh nghiệp của mình:
Facebook PixelhayFacebook Conversion API – Đây là thẻ giúp bạn đo lường hiệu quả marketing trên Facebook của bạn. Nó theo dõi các hoạt động của những người dùng từ Facebook đến website của bạn. Bằng cách này, bạn có thể đo lường chuyển đổi và các mục tiêu kinh doanh khác dựa trên các mục tiêu marketing của bạn trên các mạng xã hội.
Quảng cáo Google – Theo dõi chuyển đổi và sử dụng tiếp thị lại (re-marketing) với sự trợ giúp của thẻ Quảng cáo Google (Google Ads Tag).
Google Analytics – Tích hợp với tài khoản Google Analytics của bạn để đảm bảo rằng tất cả dữ liệu marketing có liên quan với website của bạn được theo dõi đầy đủ.
Công cụ tối ưu của Google (Google Optimize) – Kiểm tra và chỉnh sửa website của bạn mà không cần có chuyên môn về Code.
Kết luận.
Với những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, đo lường hiệu suất của các chiến dịch là một trong những công việc quan trọng nhất, hy vọng sau khi hiểu Google Tag Manager là gì cũng như các nội dung có liên quan, bạn có thể dễ dàng thiết lập nó cho riêng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cổ phiếu Alibaba trên sàn Hong Kong lập kỷ lục chiều nay, kéo vốn hóa của hãng lên 720 tỷ USD – cao hơn Facebook.
Cổ phiếu đại gia thương mại điện tử Alibaba hôm nay tăng 10% trên sàn Hong Kong, chốt phiên tại mức kỷ lục 261,6 đôla Hong Kong một cổ phiếu. Hôm qua, mã này cũng tăng 9% trên sàn New York, lên 257 USD.
Đà tăng giúp vốn hóa Alibaba hiện đạt 5.614 tỷ đôla Hong Kong (720 tỷ USD), cao hơn Facebook (694,5 tỷ USD). Như vậy, Alibaba hiện là công ty giá trị thứ 6 thế giới.
Hãng tư vấn Jefferies cho rằng nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu Alibaba do lo ngại bỏ lỡ thời cơ khi công ty này lãi lớn. Jefferies đặt khuyến nghị “mua” cho mã này, với giá mục tiêu 307 đôla Hong Kong.
“Alibaba kinh doanh khá vững chắc với nhiều mô hình, và hiện có triển vọng phục hồi tốt nhờ lợi thế công nghệ. Trong quý II, chúng tôi dự báo kết quả kinh doanh của họ sẽ khả quan, với mảng thương mại điện tử cốt lõi vẫn là con gà đẻ trứng vàng”, các nhà phân tích tại Jefferies nhận xét.
Trong 21 nhà phân tích được Bloomberg theo dõi, tất cả đều khuyến nghị mua cổ phiếu Alibaba, với giá mục tiêu 263 đôla Hong Kong. Alibaba là cái tên tiên phong trong làn sóng công ty Trung Quốc niêm yết thêm tại Hong Kong sau khi IPO tại Mỹ. Công ty này bắt đầu giao dịch trên sàn Hong Kong từ tháng 11/2019.
Công ty giá trị nhất thế giới hiện vẫn là Saudi Aramco. Đại gia dầu mỏ Saudi Arabia làm IPO tháng 12/2019, hiện có vốn hóa 1.770 tỷ USD.
Câu lạc bộ vốn hóa nghìn tỷ USD của thế giới hiện có 5 thành viên: Aramco, Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet – công ty mẹ Google. Top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới còn có Alibaba, Facebook, Tencent, Berkshire Hathaway và Visa.
Dù vậy, ông chủ Tencent Pony Ma hiện vẫn là người giàu nhất Trung Quốc và thứ 18 thế giới, với tài sản 64,4 tỷ USD. Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma đứng nhì với 52 tỷ USD. Theo số liệu của Bloomberg, tài sản của Jack Ma tăng 2,7 tỷ USD hôm nay, còn Pony Ma tăng 2,5 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một phát ngôn viên của Amazon cho biết vào ngày 10.7 rằng email yêu cầu nhân viên xóa TikTok là một lỗi. Công ty đã từ chối cung cấp giải thích thêm về các lý do cụ thể hơn.
Trước đó, Amazon đã gửi email cho nhân viên vào sáng ngày 10.7 yêu cầu họ gỡ bỏ ngay ứng dụng chia sẻ video phổ biến hàng đầu trên thế giới TikTok ra khỏi thiết bị di động của họ do lo ngại các vấn đề về bảo mật, theo một email nội bộ được chia sẻ trên Twitter và New York Times.
Vì các rủi ro bảo mật, ứng dụng TikTok không còn được phép sử dụng trên các thiết bị di động truy cập email của Amazon, công ty này cho biết trong một email gửi toàn nhân viên.
TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới nhưng các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp đang ngày càng cảnh giác hơn với công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Quân đội Hoa Kỳ đã cấm các thành viên của mình sử dụng TikTok và chính phủ liên bang đang xem xét lệnh cấm rộng hơn vì lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng này để do thám người Mỹ.
Đầu tháng này, Ấn Độ tuyên bố sẽ cấm TikTok và các ứng dụng phổ biến khác của Trung Quốc trích vì các mối lo ngại đe dọa đối với ‘chủ quyền và sự toàn vẹn’.
Phát ngôn viên của TikTok cho biết công ty hoàn toàn cam kết tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, trong một tuyên bố với tờ Times.
Tháng trước, một tính năng bảo mật mới trong iOS 14 đã tiết lộ TikTok đang truy cập nội dung clipboard của người dùng mặc dù đã từng hứa sẽ ngừng các hoạt động này từ năm ngoái.
Lệnh cấm nội bộ của Amazon đã gây ra phản ứng ngay lập tức từ nhân viên và những người theo dõi công ty này trên Twitter.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều cơ hội và thách thức xoay quanh nền kinh tế Work From Home mới. Theo đó nhóm nhân sự digital marketing và công nghệ làm việc năng suất hơn nhưng stress cũng cao hơn.
Làm việc tại nhà (WFH) là một trong những thay đổi lớn về kinh tế và văn hóa sẽ tồn tại với chúng ta sau đại dịch. Ban đầu, WFH là do ảnh hưởng từ Covid-19 khiến các chính sách của doanh nghiệp phải thay đổi.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi dịch có thể nói đã qua đi nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang biến WFH thành một sự lựa chọn vĩnh viễn, trong đó có cả Facebook và Twitter.
WFH có thể có tác động lớn đến ngành bất động sản thương mại, quy hoạch đô thị, bán lẻ, nhà hàng địa phương và nhiều khía cạnh khác của xã hội, bao gồm cả marketing.
WFH: năng suất cao hơn, nhưng stress nhiều hơn.
Trái với dự đoán của một số nhà quản lý, nhân viên làm việc từ xa có năng suất cao hơn so với làm việc trong văn phòng.
Ví dụ, một nghiên cứu hành vi của Stanford, được công bố vào năm 2017, cho thấy các nhân viên của WFH có năng suất cao hơn đáng kể so với nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, nhân viên đôi khi lại cho biết văn phòng là một môi trường có năng suất cao hơn.
Xóa bỏ những ranh giới xung quanh công việc – chẳng hạn như đi lại buổi sáng và buổi chiều – cho phép nhân viên làm việc hiệu quả hơn, và chỉ đơn giản là làm việc nhiều hơn.
Theo báo cáo thì trong đại dịch, nhiều nhân sự làm việc nhiều giờ hơn so với những ngày đầu diễn ra. Và cũng chính điều đó đã khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí bị kiệt sức.
Theo một khảo sát gần đây từ mạng xã hội chuyên nghiệp Fishbowl của hơn 16.000 nhân viên WFH, dưới 69% cho biết họ đã bị kiệt sức khi làm việc tại nhà.
Theo đó, khi được hỏi “Bạn có gặp phải tình trạng kiệt sức khi làm việc tại nhà trong đại dịch không?” thì có đến 74% nhân viên công nghệ và 73% những người làm quảng cáo/ marketing trả lời là có. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ cao hơn nam giới.
Tình trạng ‘Chạy trốn công việc’.
Sự kiệt sức khi WFH đang khiến nhiều người tìm kiếm công việc khác. Theo đó, quảng cáo (44%), chăm sóc sức khỏe (43%) và tài chính (42%) là ba lĩnh vực hàng đầu mà mọi người nói rằng sự kiệt sức đang đẩy họ ra khỏi các công ty hiện tại của họ.
Có một điều thú vị ở đây là khoảng 30% trong số những người trả lời WFH làm họ kiệt sức nhưng họ lại không có ý đinh đi tìm kiếm công việc mới.
Một khảo sát liên quan khác từ Fishbowl, gồm 18.000 nhân sự trên khắp các công ty, cho thấy WFH đang thúc đẩy một số lượng đáng kể trong số họ di chuyển hoặc xem xét chuyển từ các trung tâm đô thị có chi phí cao đến các địa điểm thuê thấp hơn.
Hơn 43% số người tham gia khảo sát tại 50 thị trường hàng đầu bày tỏ mong muốn chuyển đến một thành phố ít tốn kém hơn và 6,4% cho biết họ đã chuyển đi.
Khu vực vịnh San Francisco đứng đầu danh sách các nhân sự muốn ‘chạy trốn’ đến các khu vực ít tốn kém hơn. Washington, DC, New York, Baltimore và Los Angeles là những nơi tiếp theo thứ tự đó.
Nhân sự công nghệ và quảng cáo có nhiều khả năng muốn di chuyển hơn so với các đồng nghiệp của họ trong các ngành công nghiệp khác. Và đàn ông háo hức hơn phụ nữ khi di dời, đồng thời những người dưới 40 cũng tỏ ra hứng thú hơn với việc di dời này.
Tại sao chúng ta phải quan tâm.
Việc chuyển sang làm việc từ xa sẽ thay đổi cuộc sống của các nhà marketing và công nghệ theo những cách tinh tế và ấn tượng hơn. Các công ty sẽ tìm kiếm nhân tài theo một phạm vi địa lý rộng lớn hơn và thường sẽ tìm kiếm nhân viên ở những địa điểm có chi phí thấp hơn để tiết kiệm tiền bồi thường.
Nhiều marketing agency sẽ làm việc ‘ảo’ 100%. Và trong khi làm việc từ xa đã trở thành hiện thực đối với một số lượng lớn các digital marketer thì sẽ có những điều chỉnh đáng kể trong tương lai đó là làm việc không cần văn phòng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn Reliance Industries Limited (RIL), Ông Mukesh Ambani hiện đã giàu hơn Warren Buffet về giá trị ròng. Mukesh Ambani hiện có 68.3 tỷ USD, vượt qua 67.9 tỷ USD của Warren Buffet theo Bloomberg Billionaires Index.
Ông Mukesh Ambani, 63 tuổi, hiện là người giàu thứ tám trên thế giới và Warren Buffett đứng thứ chín.
kể từ khi chạm mức thấp vào tháng 3 do một loạt các khoản đầu tư vào đơn vị digital Jio của Ấn Độ, sự giàu có của Mukesh Ambani đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong cuộc khủng hoảng coronavirus. Ông hiện là ông trùm kinh doanh châu Á duy nhất trong câu lạc bộ độc quyền của 10 người giàu nhất thế giới tháng trước.
Warren Buffett, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, 89 tuổi, đã chứng kiến sự sụt giảm của cải đáng kể sau khi tặng hơn 37 tỷ USD cổ phiếu của Berkshire Hathaway Inc. Cổ phiếu từ năm 2006.
Warren Buffett, được biết đến với cái tên ‘Oracle of Omaha’ (Nhà tiên tri của Omaha, Omaha là nơi ông sinh sống), đã cho đi 2.9 tỷ USD để làm từ thiện trong tuần này.
* Nhà tiên tri của Omaha là một biệt hiệu cho Warren Buffett, người được cho là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông sống và làm việc tại Omaha, Nebraska. Buffett là chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway từ những năm 1960.
Ông Mukesh Ambani vẫn tiếp tục giữ thứ hạng số một là người Ấn Độ giàu có nhất.
Sau khi thua lỗ mạnh trong hai tháng đầu tiên của thị trường, hai tháng tiếp theo thì chứng kiến sự gia tăng của ông nhờ vào các thỏa thuận đáng giá do Reliance Industries thực hiện khi bán cổ phần trong nhánh viễn thông của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trước ‘tình cảnh’ người sáng tạo YouTube thấy lợi nhuận thấp hơn bình thường do tác động của COVID-19, Youtube đã cố gắng để cung cấp thêm tùy chọn giúp YouTubers hiểu được các số liệu chính của họ và tối đa hóa tiềm năng doanh thu của họ.
Và bây giờ, YouTube cũng đang tìm cách tinh chỉnh bản trình bày dữ liệu của mình để cung cấp thêm ngữ cảnh cho người sáng tạo.
Theo tweet trên từ trang chính thức của YouTube, YouTube đang thêm chỉ số RPM mới – Revenue per Mille, số liệu này sẽ giúp người sáng tạo dễ dàng theo dõi được họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trên mỗi 1000 lượt xem video của họ.
Dữ liệu này được thêm ngoài dữ liệu CPM (Cost Per Mille) hiện có, cho biết số tiền mà các nhà quảng cáo đang chi tiêu để hiển thị quảng cáo trên các video trên YouTube và các số liệu khác về mức độ tương tác và duy trì.
YouTube gần đây cũng đã thêm vào những số liệu mới như tỉ lệ click CTR (click through rate), hiểu người xem video đến từ đâu, cùng với đó là biểu đồ hiệu suất kênh tích hợp mới trong Creator Studio, nơi sẽ hiển thị số lượng người đăng ký, thời gian xem và hiệu suất doanh thu trong trên cùng một giao diện.
Bản cập nhật mới lần này về chi tiết doanh thu cho người sáng tạo sẽ giúp bối cảnh hóa hiệu suất doanh thu YouTube của họ được tốt hơn chứ không chỉ là số liệu về doanh thu ước tính.
Một số người sáng tạo đã bày tỏ sự thất vọng về sự thiếu minh bạch ở khía cạnh này trong thời gian gần đây khiến YouTube thực hiện bản cập nhật lần này.
Mục tiêu của YouTube là cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hiểu được việc doanh số quảng cáo giảm là do chi tiêu tổng thể từ các nhà quảng cáo thấp hơn trong đại dịch.
YouTube hy vọng điều này sẽ giảm bớt bất kỳ vấn đề nào về những sự nghi ngờ hay thiếu minh bạch, để từ đó để giúp người sáng tạo tiếp tục sáng tạo và tương tác tốt hơn trên nền tảng này.
Theo báo cáo từ OneZero, tỷ lệ quảng cáo trên YouTube đã giảm gần 50% kể từ đầu tháng 2, mặc dù lượng người xem tăng trong thời gian thực hiện lệnh đóng cửa vì COVID-19.
Đây là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người, nhưng thật tốt khi thấy YouTube vẫn cập nhật để cung cấp nhiều công cụ hơn nhằm cải thiện tính minh bạch trên nền tảng.
YouTube không thể đưa các nhà quảng cáo trở lại nền tảng, nhưng bằng cách cung cấp thêm công cụ để giúp người sáng tạo theo dõi dữ liệu của họ, điều đó có thể giúp cải thiện sự hiểu biết và do đó cho phép những người sáng tạo tinh chỉnh nội dung của họ sao cho phù hợp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Bloomberg, một nghiên cứu chỉ ra Google, Amazon.com và một số công ty khác vẫn trả hàng chục triệu USD tiền quảng cáo cho các trang web đăng tải tin giả về dịch Covid-19.
Theo một nghiên cứu được công bố hôm 8/7, trong năm nay, các nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google, Amazon.com và một số công ty công nghệ khác vẫn trả ít nhất 25 triệu USD cho các trang web lan truyền thông tin sai lệch về dịch Covid-19.
Theo đó, các nền tảng của Google sẽ trả 19 triệu USD, tức 75% số tiền mà những trang web trên nhận được từ doanh thu quảng cáo.
OpenX, một nhà phân phối quảng cáo số nhỏ hơn, thanh toán 10%. Trong khi đó, Amazon sẽ trả khoảng 1,7 triệu USD, tương đương 7%, theo nhóm nghiên cứu Global Disinformation Index (GDI).
GDI là nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Anh, chuyên xếp hạng rủi ro về thông tin sai lệch trên các trang truyền thông toàn cầu.
Nghiên cứu của GDI dựa trên các quảng cáo được phát từ tháng 1 đến tháng 6 trên 480 trang web tiếng Anh được cho là đăng tải thông tin sai lệch về virus. Một vài quảng cáo trong số đó dành cho những thương hiệu như gã khổng lồ mỹ phẩm L’Oreal, trang web nội thất Wayfair và Canon.
Dữ liệu trên không tính đến các dịch vụ truyền thông xã hội và video trực tuyến. Vì vậy, con số thực tế có khả năng cao hơn nhiều.
Các chính phủ và quan chức y tế trên khắp thế giới vẫn đang nghiên cứu về chủng virus mới. Điều này cho phép thông tin sai lệch lan truyền rộng rãi trên mạng.
Các gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon đã cam kết ngăn chặn tình trạng này. Trong đó, Google xóa quảng cáo khỏi những trang web vi phạm chính sách của mình. Tuy nhiên, GDI cho rằng những nền tảng này cần phải làm nhiều hơn nữa để hạn chế làn sóng tin giả.
“Các tập đoàn khẳng định với công chúng rằng họ không kiếm tiền từ ngôn từ kích động thù địch và nội dung gây hại, nhất là về đại dịch. Nhưng điều đó không giống với những dữ liệu mà chúng tôi có được”, Bloomberg dẫn lời ông Danny Rogers, nhà đồng sáng lập GDI, bình luận.
Hôm 19/5, một quảng cáo của hãng L’Oreal đăng tải trên Americanthinker.com do Amazon phân phối được xếp ngay gần bài viết có tiêu đề: “Các công ty dược phẩm khổng lồ đang giấu thuốc sốt rét Hydroxychloroquine?”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo đó, CMO hiện tại là Bà Julie Bramham sẽ chuyển sang vai trò toàn cầu của thương hiệu và Bà Deepika Warrier sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc Marketing (CMO) đến từ PepsiCo.
Nhà cự marketer lâu năm của PepsiCo, Bà Deepika Warrier sẽ đảm nhận vai trò CMO tại Diageo Ấn Độ vào cuối tháng 7. CMO hiện tại, Bà Julie Bramham sẽ chuyển đến Amsterdam để làm giám đốc thương hiệu toàn cầu (global brand director) cho thương hiệu rượu mạnh hàng đầu thế giới Johnnie Walker.
Bà Julie Bramham gần đây nhất thuộc danh sách những nhà marketer quyền lực nhất trong sự kiện APAC Power List 2020 do Campaign Asia bình chọn.
Các chiến dịch đáng chú ý mà Bà Bramham đã giám sát trong năm qua bao gồm ‘The Travelling Billborad’ của Johnnie Walker, một chiến dịch sử dụng hình ảnh người ảnh hưởng (influencer) khai thác một bảng quảng cáo với logo mang tính biểu tượng của Johnnie Walker ‘Striding Man’ (Hình ảnh người đàn ông cầm chiếc gậy sải bước), chiến dịch này giúp thương hiệu này tăng doanh thu hơn 40% mỗi năm (YoY).
Thêm vào đó, là một chiến dịch khác cho nhãn hàng rượu Royal Challenge với sự tham gia của nữ vận động viên môn bóng gậy người Ấn Độ Virat Kohli nhằm mục đích phá vỡ ranh giới về giới tính đang chia rẽ môn thể thao này.
Chiến dịch đã đạt được 10 triệu lượt tiếp cận và được đề cập trong báo cáo thường niên toàn cầu của Diageo.
Trong khi đó, CMO mới là Bà Deepika Warrier đã có hơn 20 năm kinh nghiệm tại PepsiCo, gần đây nhất là giám đốc điều hành của NourishCo Beverages. NourishCo là một liên doanh giữa PepsiCo và Tata Consumer Products.
Trên trang LinkedIn của mình, Bà Deepika Warrier viết:
“PepsiCo đã trở thành một ‘cựu sinh viên’ và là một ‘trường đại học’ của lãnh đạo thực thụ – PepsiCo dạy tôi đánh giá cao về những tài năng tuyệt vời, cách kết hợp dữ liệu với cách kể chuyện để viết nên các chiến lược truyền cảm hứng, tầm quan trọng của việc thực thi, niềm đam mê đối với các thương hiệu của chúng tôi và hơn thế nữa.
Công ty có những nhà lãnh đạo thật tuyệt vời, ở quá khứ và cả hiện tại, người không chỉ đảm bảo rằng tôi được học hỏi mỗi ngày trong suốt 20 năm qua với những kinh nghiệm quan trọng, mà còn sát cánh cùng tôi vượt qua những cuộc khủng hoảng cá nhân.
Và tất nhiên rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp và các đối tác, đại lý cũng đã hỗ trợ tôi. Tôi rất khó để có thể tóm tắt 20 năm qua trong một bài đăng và tên rất nhiều người đã tạo ra sự khác biệt như vậy với cuộc sống của tôi và của gia đình tôi”.
Trong vai trò mới, Bà Warrier sẽ làm việc cùng với Anand Kripalu, MD (Managing Director) và CEO của United Spirits Limited, cũng như Cristina Diezhandino, CMO của Diageo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Không có lợi thế về kiến thức như các đồng nghiệp khác, người làm trái ngành luôn là người đi sau và phải chịu nhiều thiệt thòi?
Không phải ai cũng may mắn biết được bản thân yêu thích, phù hợp với công việc/ngành nghề nào ngay từ thời đi học. Việc chọn trường đại học, theo đuổi một chuyên ngành nào đó thường ảnh hưởng bởi định hướng của gia đình, tầm nhìn hạn chế từ thời cấp 2, cấp 3.
Chính vì thế có không ít bạn sau khi ra trường, lăn lộn trầy trật làm việc một thời gian mới phát hiện bản thân không có đam mê, nhiệt huyết với lĩnh vực đã theo học.
Lúc này, bạn rơi vào thế bí, mắc kẹt giữa cán cân Theo đuổi Đam mê – Thu nhập ổn định. Nếu chấp nhận bỏ công việc hiện tại và theo đuổi một lĩnh vực mới, bạn có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thu nhập bèo bọt vì kiến thức và kinh nghiệm không nhiều.
Vậy phải làm sao để biết được đâu là điều nên làm? Hy vọng 2 trường hợp thành công khi chọn làm trái ngành trong bài viết sau sẽ giúp bạn chọn được tìm ra được câu trả lời của mình.
Có một điều rất quan trọng cũng là rào cản đối với những ai đang muốn làm trái ngành chính là thiếu hụt kiến thức chuyên môn. Chính vì vậy, để có thể phát triển sự nghiệp trong trường hợp này, bạn phải tự học hỏi, tự tích lũy kiến thức. Với người khác, họ nỗ lực một, với bạn phải nỗ lực gấp mười. Do đó, việc đầu tiên để bạn có thể làm trái ngành chính là chấp nhận mình phải cố gắng rất nhiều và vượt qua được những áp lực tâm lý. Bởi bạn biết rằng, bạn đang dấn thân vào nơi mà sự hiểu biết của bạn chỉ là con số 0.
Bạn có biết CEO Đỗ Tuấn Anh, người sáng lập ra startup Appota, đơn vị lọt vào TOP 10 công ty khởi nghiệp công nghệ đứng đầu tư nhất Đông Nam Á, đã từng tốt nghiệp cử nhân khoa Sử?
Với nền tảng như thế, nhưng anh lại mong muốn trở thành nhà báo, nên đã khởi đầu với việc làm trái ngành chính là thành lập diễn đàn công nghệ GSM Vietnam. Rồi tiếp tục chuyển sang công ty chuyên về dịch vụ sửa chữa mobile. 1 năm sau đó, anh Đỗ Tuấn Anh lại mở một website để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ làm báo, nhưng tiếc thay lại không thành công.
Thất bại không thể đánh bại được những người luôn cố gắng làm chủ đời mình. Và anh Đỗ Tuấn Anh lại tiếp tục, tiếp tục và tiếp tục. Anh đã thành lập kho tải ứng di động, rồi chuyển sang các Service Point, với dịch vụ chủ yếu là sửa chữa và unlock iPhone bằng phần cứng.
Lúc này, đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng do thiếu kỹ năng quản lý và không cạnh tranh được với thị trường, công ty anh phá sản. Anh lại đứng lên khi vấp ngã lần nữa và thành công đã mỉm cười với anh.
Bài học bạn có thể rút ra từ anh Đỗ Tuấn Anh chính là ý chí mạnh mẽ, không dễ từ bỏ và hiểu rõ mình đang làm gì. Dù học và làm là 2 mảng hoàn toàn khác nhau, đồng thời cũng gặp không ít thất bại, nhưng nó không khiến anh từ bỏ. Trái lại, còn là động lực giúp anh thành công như hôm nay.
Bạn biết đấy, không ai có thể thay bạn quyết định làm trái ngành, cũng không ai thay bạn gặt hái thành công, chỉ có bạn mà thôi. Chính môi trường trái ngành, đã cho bạn mảng màu kiến thức mới, kinh nghiệm mới. Bạn đã khác người, nhưng bạn lại hơn người ở việc dũng cảm đối mặt và hiểu rõ mình đang làm gì.
Đừng “mặc cả” với tương lai của mình
Tham khảo rất nhiều kênh thông tin, cũng như đọc nhiều tấm gương thành công khi làm trái ngành, điều đó càng thôi thúc tôi chuyển mình nhưng cũng khiến tôi lo lắng, vì thực tế cũng tồn tại trường hợp mất phương hướng và không biết phải tiếp tục như thế nào.
Mặc dù yêu thích viết lách, nhưng tôi lại chọn học và tốt nghiệp cử nhân ngành Kế Toán của một trường Đại học có tiếng tại TP.HCM. Tôi bắt đầu tìm việc tại các công ty, từ công ty về giáo dục đến công ty về dịch vụ du lịch, rồi đến cả ngân hàng.
Nhưng thời gian làm việc tại mỗi nơi chỉ kéo dài nhiều nhất là 1 năm. Vô tình, tôi lại được nhận vào vị trí quản lý nội dung Fanpage cho một doanh nghiệp về dịch vụ giải trí, lương thấp hơn với công việc cũ.
Những ngày đầu đi làm, tôi như một tờ giấy trắng vì hoàn toàn không có kinh nghiệm và chuyên môn. Tôi chấp nhận vị trí học viên trong 3 tháng liền, vừa tham gia các lớp học ở ngoài, vừa học hỏi từ đồng nghiệp, may mắn mọi người cũng rất nhiệt tình chỉ bảo tôi.
Không ngại lương thấp, không ngại học từ đầu, không ngại bị góp ý, tôi đã dần bước vào thế giới mới và đã có kinh nghiệm 6 năm trong lĩnh vực Truyền thông – Marketing, hiện giờ đang quản lý team nội dung cho một tập đoàn về bất động sản.
Tôi đã can đảm đứng trước các nhà tuyển dụng, nói rõ vì sao tôi lại chuyển ngành và cách tôi từng bước tích lũy kinh nghiệm. Tôi nhận ra rằng, thực tế ngành học không ảnh hưởng đến chất lượng làm việc mà là kinh nghiệm và sự chịu khó.
Nếu tôi tiếp tục theo ngành Kế toán, tiếp tục kéo dài chuỗi ngày không hứng thú với công việc, thì chắc tôi đã đánh mất nhiệt huyết của mình. Nhưng chẳng phải Kế toán không giúp gì được cho tôi, ngược lại nó giúp ích tôi rất lớn trong việc tính toán chi phí và lợi nhuận khi thực hiện dự án, nên làm gì và không nên làm gì. Giúp cấp trên đánh giá cao khả năng của tôi và tin tưởng tôi hơn nữa.
Các ngành học, kinh nghiệm sống đều giao thoa nhau, nếu bạn biết cách vận dụng chúng thì không gì làm khó được bạn. Mạnh dạn chuyển mình, nắm bắt cơ hội, từ bỏ cái tôi để sống và làm việc hết mình. Đừng mãi giữ khư khư quan điểm học ngành nào phải làm ngành đó, kinh nghiệm, ý chí mới là thứ một nhà tuyển dụng thật sự cần.
Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ có được sự lựa chọn cho riêng mình. Hãy nhớ rằng, dù trái ngành hay đúng chuyên môn, thì thành công luôn nằm ở bạn. Chúc bạn tìm được công việc khiến bạn vui vẻ và luôn tự hào!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Điều này có thể rất hữu ích cho các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội – Các khoá học quản lý cộng đồng mới này được đào tạo trên nền tảng Blueprint của Facebook.
Chương trình bao gồm một loạt các yếu tố chính sau đây:
Xây dựng một cộng đồng trực tuyến – Xác định mục tiêu cộng đồng và nguyên tắc hướng dẫn
Thực tiễn tốt nhất để quản lý đối tượng mục tiêu – Bao gồm xây dựng thương hiệu, ra mắt cộng đồng của bạn, xây dựng và hỗ trợ nhóm của bạn và nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác
Phục vụ những nội dung có liên quan – Giữ xu hướng và lập kế hoạch cho các hoạt động hướng đến mục tiêu
Thu hút và kiểm duyệt một cộng đồng – Bao gồm các hoạt động cộng đồng, kết nối giữa các thành viên, chiến thuật tương tác, các tiêu chuẩn cộng đồng, v.v.
Đo lường và phân tích thành công của một cộng đồng
Mỗi yếu tố được chia thành các nhóm riêng, điều này có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua kế hoạch bài học đầy đủ trong thời gian của riêng bạn.
Khóa học mới này đi kèm với các chương trình giáo dục Blueprint khác nhau của Facebook hiện cũng bao gồm các tài nguyên mới được tạo để giúp các doanh nghiệp xử lý các tác động của COVID-19.
Một số khóa học Blueprint tập trung vào người mới bắt đầu và những khóa khác có thể sẽ vượt qua những điều mà các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội có kinh nghiệm có thể nhận thức được rõ.
Và đối với những người mới bắt đầu xây dựng một cộng đồng, những bài học mới này chắc chắn đáng để được xem xét.
Bạn có thể truy cập khóa học ‘Quản lý cộng đồng hiệu quả’ mới tại đây và tất cả các khóa học Blueprint khác của Facebook tại liên kết này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bản cập nhật mới nhất cho Google Images là tạo ra một cách mới cho chủ sở hữu website tăng traffic hay lưu lượng truy cập bằng ảnh của họ.
Google đang thêm nhiều ngữ cảnh vào hình ảnh trong kết quả tìm kiếm hình ảnh, điều này mang đến cho chủ sở hữu website một cơ hội mới để tăng lưu lượng truy cập thông qua tìm kiếm hình ảnh.
Vừa ra mắt trong tuần này, một tính năng mới trong Google Images, Google cũng đã chia sẻ về những gì sẽ xuất hiện trong hình ảnh.
Những thông tin về người, địa điểm hoặc những thứ liên quan đến hình ảnh được lấy từ ‘kho tri thức’ của Google (Google’s Knowledge Graph) và hiển thị bên dưới ảnh khi người dùng nhấp chuột vào.
* Knowledge Graph tạm dịch là sơ đồ tri thức, là cơ sở dữ liệu ngữ nghĩa của Google. Đây là nơi các Entity (thực thể) được đặt trong mối quan hệ với nhau, các thuộc tính được gán và được đặt trong bối cảnh (context) theo chủ đề (topic) hoặc một Ontology (bản thể học) nào đó.
Nhiều bối cảnh hơn = Nhấp chuột nhiều hơn?
Google cho biết bản cập nhật này nhằm giúp người tìm kiếm khám phá các chủ đề chi tiết hơn.
Một trong những cách người tìm kiếm có thể khám phá các chủ đề chi tiết hơn là truy cập vào website nơi hình ảnh được tìm thấy và giới thiệu.
Bối cảnh được thêm vào có khả năng làm cho hình ảnh hấp dẫn hơn để nhấp vào. Google đã thêm các mô tả meta (meta descriptions) vào kết quả tìm kiếm hình ảnh.
Kết quả trong Google hình ảnh có nguồn gốc từ các website, nhưng các sự kiện tương ứng cho mỗi hình ảnh được lấy từ sơ đồ tri thức của Google.
Chúng ta có thể hình dung đơn giản như hình ảnh là từ website của bạn do bạn cung cấp nhưng những thông tin liên quan là do Google cung cấp, chẳng hạn Google có thể cung cấp thông tin từ Wikipedia.
Một mặt, điều đó mang lại cho chủ sở hữu website một ít quyền kiểm soát thông tin được hiển thị dưới hình ảnh của họ trong kết quả tìm kiếm.
Mặt khác, Google đang cung cấp cho người tìm kiếm thêm thông tin về hình ảnh có khả năng thu hút nhiều nhấp chuột hơn vào nguồn hình ảnh.
Có lẽ phần tốt nhất của bản cập nhật này là nó không yêu cầu hành động nào đối với chủ sở hữu website.
Nếu bạn may mắn đủ để có nội dung được đưa vào sơ đồ tri thức của Google (Google’s Knowledge Graph), thì bây giờ bạn có nhiều cơ hội hơn để các liên kết đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Phía Google cho biết:
“Các sự kiện trong biểu đồ tri thức đến từ nhiều nguồn tổng hợp thông tin thực tế. Ngoài các nguồn công khai, chúng tôi được cấp phép dữ liệu để cung cấp thông tin như tỷ số của các trận thể thao, giá cổ phiếu và dự báo thời tiết”.
“Chúng tôi cũng nhận được thông tin thực tế trực tiếp từ chủ sở hữu nội dung theo nhiều cách khác nhau, bao gồm từ những người đề xuất thay đổi cho bảng kiến thức mà họ đã đưa ra”.
Cung cấp cho sơ đồ tri thức của Google về doanh nghiệp của bạn là việc cần làm nếu bạn chưa thực hiện được điều đó. Các doanh nghiệp địa phương sẽ đạt được nhiều nhất từ bản cập nhật này.
Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang kinh doanh một loại hình kinh doanh vốn cần rất nhiều hình ảnh được tải lên website.
Sau đó, những thông tin về sơ đồ tri thức của bạn cùng với một liên kết, sẽ có khả năng có thể được hiển thị bên dưới những hình ảnh trong kết quả tìm kiếm của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong thập kỷ qua, tầm quan trọng của phương tiện truyền thông mạng xã hội đã phát triển và trở thành một phần quan trọng trong mọi chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Điều này cũng không có gì quá khó hiểu: Theo một nghiên cứu từ We Are Social cho thấy trên toàn thế giới có 3.8 tỷ người sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội vào năm 2020 và con số này vẫn tăng lên đều hàng năm.
Các phương tiện truyền thông mạng xã hội tạo thành một phần gốc rễ để gắn kết với cộng đồng Millennials (Gen Y) và Gen-Z.
Bây giờ, tất cả chúng ta đều biết rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu hút và tạo mối quan hệ lâu dài với đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng ta.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội là một phương tiện mang tính năng động và tương tác cao. Điều này có nghĩa là khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội càng phát triển thì bạn càng có thêm nhiều cơ hội để tăng cường mức độ tương tác với khách hàng của mình.
Tuy nhiên, năm 2020 đang bắt đầu chứng kiến sự thay đổi so với các xu hướng trước đó, dù nhỏ, cũng có thể tạo ra tác động lâu dài đến các chiến dịch của bạn.
Khi các nhà marketers quản lý các dự án và chiến dịch truyền thông mạng xã hội mới, điều quan trọng là phải tích hợp các xu hướng truyền thông mạng xã hội đang diễn ra vào các nỗ lực của họ để tiếp tục có được thành công vang dội hơn.
Dưới đây là 5 xu hướng cần lưu ý khi bạn xây dựng và cải tổ các chiến lược truyền thông mạng xã hội của mình trong năm 2020 này.
1. Bán hàng cộng đồng = Cá nhân hoá.
Cá nhân hóa là một xu hướng đã tồn tại trên bức tranh của marketing trong nhiều năm nay nhưng vẫn tiếp tục cho thấy cơ hội phát triển về mặt truyền thông xã hội.
Khi bạn bán thương hiệu của mình trên mạng xã hội, điều quan trọng là bạn phải tùy chỉnh nội dung của mình theo các phân khúc mục tiêu có liên quan.
Chẳng hạn, các nền tảng như Facebook cung cấp các tính năng nhắm mục tiêu và tùy chỉnh nâng cao cho các chiến dịch quảng cáo.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào bạn có thể tập trung vào việc cá nhân hóa đúng cách cho khách hàng của bạn? Câu trả lời là hãy tự nghiên cứu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc các chiến thuật marketing tốt nhất và sau đó áp dụng nó cho phân khúc thị trường mục tiêu của bạn.
Với xu hướng thương mại xã hội ngày càng phát triển, khách hàng của bạn tiếp tục ‘tiêu thụ’ các phương tiện truyền thông được xây dựng để dành riêng cho họ. Điều này tạo thành một phần của trải nghiệm khách hàng mà họ mong muốn có được từ thương hiệu.
Bằng cách tăng khả năng hiển thị thương hiệu đến họ trên các nền tảng mạng xã hội thông qua việc cá nhân hóa, bạn cung cấp cho họ trải nghiệm tuyệt đối, nơi mà họ biết bạn đang quan tâm nhiều đến họ.
2. Instagram dấu “like”.
Instagram là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Cho dù bạn đang tìm kiếm các cách thức để có được nhiều người theo dõi hơn hay tạo một hồ sơ thương hiệu độc đáo cho doanh nghiệp của mình, thì Instagram là một phương tiện mà bạn không thể bỏ qua.
Quá hiển nhiên để chúng ta hiểu rằng, hành động ‘thích’ là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tương tác của một bài đăng, đặc biệt là đối với các thương hiệu đo lường hiệu quả bằng sự tương tác trên Instagram.
Tuy nhiên, Instagram đã khiến lượt ‘thích’ trở nên ít quan trọng hơn trong tính năng của mình. Người dùng sẽ không còn xem được lượt thích trên các bài đăng khác trên Instagram mà chỉ xem được trên bài đăng của riêng họ.
Lý giải cho điều này? Bởi vì việc ‘thích’ có liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, đặc biệt là đối với các phương tiện trực tuyến.
Instagram muốn tách ra khỏi sự kỳ thị liên quan đến việc xem lượt thích là thước đo của mức độ phổ biến và sự công nhận. Những lượt thích giả mạo cũng có thể vẽ nên một bức tranh sai lệch cho các thương hiệu khi họ nghĩ rằng họ có phạm vi tiếp cận rộng hơn với đối tượng mục tiêu của họ. Điều này là hoàn toàn sai lệch.
Bạn có thể tự hỏi chính mình là điều này sẽ tác động đến kế hoạch marketing trên truyền thông mạng xã hội của bạn như thế nào. Để bắt đầu, các nhà marketer cho thương hiệu sẽ phải tìm những cách mới để đo lường mức độ tiếp cận và thành công của thương hiệu trên Instagram.
Nếu lượt thích bị xóa bỏ, bạn sẽ dựa trên cơ sở nào để đánh giá mức độ tương tác với khách hàng mục tiêu.?
Có vẻ như khi mạng xã hội Instagram thực hiện động thái này, các nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến khác cũng có thể lựa chọn tương tự. Để điều chỉnh những thay đổi đến tính năng này, bạn nên nghĩ ra những cách mới để để đo lường tương tác trên các nền tảng này.
Khi những nền tảng truyền thông mạng xã hội ngày càng phát triển, một trong những yêu cầu đặt ra cho người làm marketing là việc cần đảm rằng các chỉ số hiệu suất của họ đối với thương hiệu cũng phải tăng theo tương ứng.
Nhưng như bạn thấy đó, các chỉ số như lượt thích hoặc rồi cũng có thể sẽ bỏ dần các chỉ số tương tác tương tự khác. Bạn sẽ làm gì?
Đây là một tín hiệu cho tất cả những người làm marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội để suy nghĩ lại về số liệu của họ đồng thời nên tập trung vào những người có thể hành động nhiều hơn thay vì những tương tác như ‘thích’ hay ‘chia sẻ’.
Việc tập trung vào các yếu tố như nhân khẩu học của đối tượng, thu thập thông tin chi tiết về dữ liệu để nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng tốt hơn sẽ là kết quả cuối cùng của xu hướng này.
Nếu bạn muốn thay đổi xu hướng và tập trung hơn vào nội dung video, bạn có thể cân nhắc nhiều hơn cho các nền tảng như YouTube, Instagram và Snapchat hoặc cuối cùng là bắt đầu một kênh TikTok.
Các số liệu như khách hàng tiềm năng có thể phản ánh ROI (return on invest) cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn chính xác hơn. Xu hướng này sẽ là một bước ngoặt cho tất cả các nhà marketers.
4. Video – Vẫn là tương lai của nội dung.
Cho dù bạn đang suy nghĩ về TikTok hoặc “Câu chuyện – Story” trên Instagram hoặc nội dung dài hơn như IGTV, Facebook Live hoặc YouTube thì nội dung video vẫn là loại hình nội dung tốt nhất trong việc giữ chân khách hàng.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Cisco, đến năm 2022, 82% tất cả nội dung trực tuyến sẽ là video.
TikTok cũng đang nắm giữ một cơ hội lớn cho các thương hiệu muốn nhắm vào đám đông Gen-Z. Với hơn 1.5 tỷ người dùng, TikTok là một nền tảng tuyệt vời để thương hiệu gia tăng tương tác với giới trẻ bằng những video hài hước và thân thiện.
Trong khi đó, theo dữ liệu của Socialbakers cho thấy, các nhà marketers vẫn đánh giá rất cao mức độ hiệu quả đối với nội dung video và phát trực tiếp (livestream) trên nền tảng Facebook.
Nếu bạn chưa tạo video cho thương hiệu của mình, thì giờ là lúc bạn nên nhảy vào và biến nó thành một phần không thể thiếu trong chiến lược nội dung của bạn.
5. Những nền tảng ngách (Niche) sẽ phát triển mạnh.
Những ‘vị vua’ truyền thông mạng xã hội mà tất cả chúng ta đều biết là Facebook, Instagram. Nhưng những nền tảng khác như LinkedIn, Snapchat và thậm chí các nền tảng mới hơn như TikTok bạn cũng không được bỏ qua.
LinkedIn là một nền tảng thích hợp đối với B2B marketing khi thương hiệu muốn tạo kết nối kinh doanh lâu dài với khách hàng. TikTok và Snapchat là những nền tảng tương tác vừa chớm nở cho các nhà làm marketing nhằm tương tác với đám đông giới trẻ hơn nhiều.
Những nền tảng này phản ánh một xu hướng nóng trong chính bản thân nó. Mọi người đang di chuyển từ các không gian rộng lớn và truyền thống hơn đến các nền tảng với các cộng đồng cụ thể và tập trung hơn. Đó chính là các nền tảng ngách.
Điều này là rất quan trọng đối với các thương hiệu để khám phá những ‘ngóc ngách’ từ đó tạo ra những kết nối mới với đối tượng hay cộng đồng của họ. Xây dựng một cộng đồng thương hiệu vững mạnh và đa chiều là yếu tố cốt lõi ở vấn đề này.
Sử dụng các nền tảng marketing truyền thông mạng xã hội phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn với đối tượng và mục tiêu thương hiệu của bạn. Với tư cách là những nhà marketers, bạn biết bạn nên làm gì rồi chứ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Brooks Brothers, thương hiệu thời trang ra đời năm 1818 vừa nộp đơn xin phá sản hôm 8/7. Nhà bán lẻ thời trang này đạt doanh thu hơn 991 triệu USD vào năm ngoái, có hơn 200 cửa hàng ở Bắc Mỹ và 500 cửa hàng trên toàn thế giới.
Đại dịch Covid-19 vừa “đánh sập” một trong những nhà bán lẻ lâu đời và uy tín nhất nước Mỹ. Theo CNBC, hãng thời trang 200 năm tuổi Brooks Brothers đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Luật phá sản Mỹ vào ngày 8/7.
Thương hiệu ra đời năm 1818 này tự hào khi cung cấp trang phục cho 40 tổng thống Mỹ và vô số chủ ngân hàng đầu tư. Brooks Brothers đạt doanh thu hơn 991 triệu USD vào năm ngoái, trong đó 20% đến từ việc bán hàng trực tuyến. Công ty có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới với hơn 4.000 nhân viên.
Đại dịch Covid-19 khiến cho chi phí thuê mặt bằng trở thành gánh nặng của Brooks Brothers, trong khi doanh số bán hàng vốn đã sụt giảm từ năm ngoái trở nên tồi tệ hơn.
“Trong năm qua, ban lãnh đạo cùng đội ngũ cố vấn về tài chính, pháp lý đã đánh giá nhiều chiến lược khác nhau để định vị sự thành công trong tương lai của công ty, bao gồm cả phương án ‘bán mình’ cho đối tác tiềm năng.
Trong quá trình đánh giá chiến lược này, Covid-19 xuất hiện và gây tổn hại lớn cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, đại diện của Brooks Brothers chia sẻ.
Nhiều doanh nghiệp, bao gồm Authentic Brands thể hiện sự quan tâm với việc mua lại Brooks Brothers, tuy nhiên đa phần họ muốn mua lại thương hiệu này với ít cửa hàng hơn.
“Chúng tôi đang tìm kiếm người chủ sở hữu phù hợp để dẫn dắt thương hiệu trong tương lai. Điều quan trọng là đơn vị mua lại phải phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa và tham vọng của Brooks Brothers”, phát ngôn viên của công ty nói.
Hồi đầu tháng 4, Brooks Brothers đã tiến hành đánh giá 250 cửa hàng ở Bắc Mỹ và quyết định đóng cửa 51 cơ sở. Trước công ty này, nhiều chuỗi bán lẻ khác như J.C.Penney, Debenham, Neiman Marcus… cũng buộc phải phá sản vì Covid-19.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dữ liệu cho thấy những dấu hiệu về những phản hồi tích cực của khách hàng đối với cả inbound Marketing và outbound marketing, tuy nhiên, những phản hồi với việc bán hàng thì đang chững lại.
HubSpot vừa cung cấp những insights sâu rộng về tác động của COVID-19 đối với các doanh nghiệp kỹ thuật số (digital businesses) bằng cách tổng hợp dữ liệu ở quý hai từ hơn 70.000 khách hàng của mình.
Thông qua dữ liệu:
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về lưu lượng truy cập website, tăng 18% từ quý 2 so với quý 1.
Khối lượng Chat với khách hàng tăng ổn định, đạt đỉnh vào cuối tháng 5 với mức tăng chung là 31% từ quý 2 so với quý 1.
Tỷ lệ mở email marketing cũng tăng mạnh, hiện ở mức 32% và trên mức trước COVID-19.
Tỷ lệ phản hồi giảm từ 25 đến 30% trong các email bán hàng.
“Chúng ta có thể suy luận rằng, mặc dù hậu quả của đại dịch vẫn còn, tuy nhiên ngành thương mại kỹ thuật số (digital commerce) vẫn đang phát triển khá tốt”. Vice President (VP) of Marketing của HubSpot cho biết.
Tin tốt cho Marketing
“Theo tôi, điều rõ ràng nhất bây giờ là các công ty nên đầu tư vào sự hiện diện trực tuyến của mình thực sự tốt để có thể hưởng lợi khi cả thế giới đột nhiên ‘được ở nhà và online’ nhiều hơn do đại dịch”. VP of Marketing của HubSpot cho biết thêm.
“Chúng tôi đã nhận thấy lưu lượng truy cập tăng đột biến bắt đầu từ giữa tháng Ba. Mức cao nhất vào giữa tháng Tư, tăng khoảng 24% so với mức trung bình”.
Đối với email marketing, tỷ lệ mở thực sự có xu hướng tăng trong khi khối lượng email marketing được gửi cũng tăng cao. Điều này gần như chưa bao giờ xảy ra.
Theo mức thông thường, nếu bạn gửi nhiều email hơn thì tỷ lệ mở của bạn sẽ giảm xuống. Còn bây giờ thì như bạn thấy đó, mọi thứ xảy ra thật ‘bất ngờ’.
Bán hàng trở nên khó khăn
Câu chuyện bán hàng giờ đây trở nên ‘ít hạnh phúc’ hơn. Khi các đội nhóm bán hàng tăng khối lượng email được gửi đi, tăng 44% cho quý 2 so với quý 1, tỷ lệ phản hồi giảm trầm trọng. Mọi người muốn nghe từ các nhà làm marketing; họ không muốn nghe từ các bộ phận bán hàng.
VP of Marketing của HubSpot giải thích: đại dịch có ảnh hưởng phân cực đến hoạt động thương mại. Các phần mềm máy tính đã làm khá tốt, hàng tiêu dùng đã làm tốt, sản xuất trên mức chuẩn. Nhưng đối với ngành giải trí, du lịch, nhân sự thì hoàn toàn chao đảo.
Tại sao chúng ta phải quan tâm.
Thật dễ dàng để có thể suy đoán về những ảnh hưởng có thể có của COVID-19 đối với các doanh nghiệp cũng như đối với các nỗ lực marketing và bán hàng (Sales).
Chúng ta cũng đã có đủ thời gian và dữ liệu có ý nghĩa cho thấy những gì đã thực sự diễn ra. Hãy cân nhắc những gì nên làm với doanh nghiệp của bạn ngay từ bây giờ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn đã bao giờ thắc mắc: Một công ty như Masan lại có những 5, 6 loại nước mắm khác nhau. Trong mỗi chủng loại sản phẩm lại có nhiều mẫu mã và bao bì. Sao họ phải sinh ra làm gì nhiều để rồi quản lý cho mệt?
Việc quyết định có những loại sản phẩm gì trong danh mục thường để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng hoặc đảm bảo tính cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ. Là Brand Manager, bạn phải hiểu tường tận vai trò của từng loại sản phẩm trong Portfolio. Thường được chia làm 5 loại chính:
1. Cash-cow Brand
Như một người nông dân nuôi bò sữa, vốn đầu tư duy nhất là tiền mua từ nhỏ, sau đó nuôi lớn thì chỉ cần cho ăn mỗi ngày và lấy sữa.
Một cash-cow brand cũng vậy, đây là định nghĩa cho một thương hiệu đã có sức khỏe tốt, vững mạnh trên thị trường mang lại nguồn doanh thu bền vững mà không cần phải tốn chi phí đầu tư quá nhiều. Một vài ví dụ như sữa Milo của Nestle, bột giặt Omo của Unilever, dầu ăn Neptune,….
2. Flanker Brand
Flanker là tấm khiên bảo vệ và che chắn cho những đấu sĩ ngày xưa. Flanker Brand được sinh ra để bảo vệ thương hiệu Flagship (thương hiệu dẫn đầu của một công ty). Ví dụ Unilever có bột giặt Omo là Flagship Brand.
Sau đó Unilever tung ra Viso, một loại bột giặt ở phân khúc thấp hơn nhằm bảo vệ Omo trước những đối thủ. Nếu khách hàng lựa chọn bột giặt giá rẻ hơn Omo, họ có thể chọn Viso thay vì chọn đối thủ. Từ đó thị phần trong ngành hàng giặt tẩy của Unilever vẫn được giữ vững.
3. Silver-bullet Brand
Silver-bullet (viên đạn bạc) được hiểu là loại vũ khí thần kì. Thương hiệu ở đây được tạo ra để mang hiệu ứng cộng hưởng cho Brand gốc. Để dễ hình dung, hãy xem qua ví dụ sau đây.
Vào năm 2015, Nescafe có đưa ra thị trường sản phẩm máy pha cà phê Nescafe Dolce Gusto. Chiến dịch tung hàng cực kỳ hoành tráng và được định vị cao cấp.
Trong chiến dịch, thương hiệu mời nhiều người nổi tiếng, bán ở trung tâm thương mại, sử dụng hình ảnh sang trọng. Tuy nhiên, Nescafe không hy vọng thu được doanh số bán hàng lớn ở dòng sản phẩm này.
Lý do duy nhất tung Brand này chỉ để nâng thương hiệu Nescafe sang trọng hơn, đồng thời xây dựng hình ảnh chuyên gia cafe trong mắt người tiêu dùng. Tóm lại Silver-bullet brand là sử dụng những đặc tính nổi trội của brand đó ảnh hưởng ngược lại với thương hiệu gốc.
4. Strategic Brand
Khi bạn muốn nhắm tới một phân khúc thị trường cao hơn hay tạo ra xu hướng mới trên thị trường, bạn sẽ dùng một thương hiệu mạnh để tung ra một sub-brand mới để thực hiện điều đó. Ví dụ bột giặt Omo tung ra sản phẩm Omo Matic để dùng cho máy giặt.
Tức là họ đã tạo ra phân khúc mới trên thị trường, tạo ra nhu cầu cao hơn từ đó định giá cao hơn để bán được nhiều lợi nhuận hơn. Đây là những sản phẩm để “upgrade” người tiêu dùng, có giá mắc hơn giá trung bình thị trường.
5. Low-end Entry Brand
Sản phẩm giá thấp để tiếp cận được nhiều người hơn, bán số lượng nhiều hơn, tận dụng quy mô sản xuất và tiềm lực logistic có sẵn.
Ví dụ trong danh mục sản phẩm của Kotex có Kotex Freedom có giá thành thấp nhất, được bán ở những nơi xa xôi, không khá giả. Hoặc một ví dụ khác là bột giặt Surf của Unilever.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ năm 2021, trải nghiệm người dùng sẽ là một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google khi quyết định các kết quả trên công cụ tìm kiếm.
Google vừa thông báo rằng họ sẽ giới thiệu một thuật toán xếp hạng mới. Mặc dù điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì Google thường xuyên thay đổi các yếu tố xếp hạng của mình, nhưng điều đáng ngạc nhiên ở đây là những xem xét liên quan đến trải nghiệm của người dùng (UX).
Điều này có nghĩa là nếu Google nghĩ rằng người dùng của bạn có trải nghiệm kém trong khi sử dụng website của bạn, thì website của bạn sẽ không được xếp hạng cao.
Bản cập nhật mới này được gọi là ‘Trải nghiệm trang của Google’ (Google Page Experience) và dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2021. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, nhưng thiết nghĩ, bạn hãy nên bắt đầu ngay bây giờ.
Trải nghiệm trang hay Page Experience là gì
Google đã tạo những tài liệu chi tiết về các tiêu chí của trải nghiệm trang bạn có thể tham khảo tại Link. Nói một cách đơn giản, đây là những số liệu được sử dụng để tìm hiểu cách người dùng sẽ cảm nhận trải nghiệm trên một trang hay một website cụ thể. Điều này bao gồm những thứ như:
Nó có thân thiện với thiết bị di động không?
Có tải nhanh không?
Nó có chạy trên HTTPS không?
Có quảng cáo xâm nhập hiện tại không?
Nội dung có nhảy xung quanh khi trang đang được tải không?
Trải nghiệm trang tổng thể bao gồm một số yếu tố xếp hạng tìm kiếm hiện có, bao gồm các hình phạt, tăng thứ hạng HTTPS, hình phạt duyệt an toàn, cập nhật tốc độ trang và cập nhật thân thiện với thiết bị di động.
Các trang web cốt lõi là gì?
Các trang web cốt lõi hay Core Web Vitals bao gồm các số liệu thực, tập trung vào người dùng, gán điểm số cho các khía cạnh khác nhau của trang web của bạn, bao gồm những thứ như tính ổn định của nội dung, tốc độ load, tương tác và thời gian xem trang.
Các số liệu thuộc các điều sau đây:
LCP – Largest Contentful Paint: Đo hiệu suất tải để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và LCP nên chỉ trong khoảng 2.5 giây khi trang đầu tiên bắt đầu tải.
FID – First Input Delay: Điều này đo lường sự không hoạt động của trang và để cung cấp UX (trải nghiệm người dùng) tốt, tất cả các trang cần phải có FID dưới 100 mili giây.
CLS – Cumulative Layout Shift: Được thiết kế để đo độ ổn định về mặt thị giác. Cung cấp UX tốt có nghĩa là các trang có thể giữ CLS dưới 0,1.
Khi bạn nhóm tất cả những yếu tố này, bạn sẽ có được khái niệm ‘trải nghiệm trang’ cho tất cả các yếu tố.
Mặc dù Google tuyên bố rằng trải nghiệm trang cụ thể không phải là điểm xếp hạng, nhưng mỗi mục trong đó có thứ hạng và trọng số riêng cho thuật toán xếp hạng chung của các từ khoá Google.
Bạn nên chuẩn bị ngay từ bây giờ
Mặc dù Google không có kế hoạch cho bản cập nhật này sẽ ra mắt trong năm nay, nhưng đây là điều mà các doanh nghiệp và thương hiệu nên chuẩn bị ngay bây giờ. Một cách để chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới là sử dụng báo cáo Core Web Vitals mới được cập nhật trong Google Search Console.
Một cách khác để chuẩn bị cho sự thay đổi này là bạn nên làm việc với các chuyên gia như SEO, Developer, Digital Marketer… để đảm bảo rằng tất cả website của bạn đã sẵn sàng cho những gì sắp diễn ra.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok vừa phát hành công cụ quảng cáo ‘tự phục vụ’ trên phạm vi toàn cầu, công cụ quảng cáo mới cho phép các nhà quảng cáo tự khởi chạy các chiến dịch và truy cập các số liệu báo.
Cập nhật mới lần này có thể sẽ rất hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) vì các công cụ này cho phép một phạm vi ngân sách rộng hơn: Nhiều tùy chọn quảng cáo hiện tại của TikTok, như Brand Takeovers chẳng hạn, có yêu cầu chi tiêu tối thiểu khá cao nên thường là quá đắt đỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ. Theo Digiday.
Các công cụ mới này của TikTok cung cấp khả năng marketing với hiệu suất tốt hơn (performance marketing) và nhắm mục tiêu tốt hơn, điều mà TikTok đã thiếu ở những phiên bản trước đây.
Tại Mỹ, TikTok hiện vừa tăng thêm 17 triệu người dùng trong vòng từ tháng 1 đến tháng 3, tương đương tốc độ tăng trưởng 48,3% (Theo Comscore) – và đặc biệt, người dùng TikTok đã được đa dạng hóa khá lớn, Gen Z không còn là nhóm người dùng ‘chuyên biệt’ trên nền tảng này.
Theo nhưu trước đây, TikTok chỉ tốt với các chiến dịch marketing thương hiệu. Phía TikTok cho biết: “Trước khi chúng tôi giới thiệu sự ra mắt của TikTok For Business, chúng tôi cũng cảnh báo rằng các tùy chọn hiện có trên nền tảng chủ yếu tập trung vào marketing thương hiệu (brand marketing) và cũng đã khuyến nghị các nhà quảng cáo hãy chờ đợi cho đến khi chúng tôi ra mắt công cụ hỗ trợ marketing theo hiệu suất (performance marketing).
Giờ đây với nền tảng quảng cáo mới, TikTok đang tung ra các công cụ để “nhắm mục tiêu hiệu suất” và “phân tích hiệu suất”, điều này cũng cho thấy những nỗ lực của nền tảng này nhằm tăng cường khả năng marketing dựa trên hiệu suất hay performance marketing.
Tuy nhiên, ngay cả khi TikTok bổ sung thêm nhiều tùy chọn quảng cáo, sự xem xét toàn cầu về các vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân cũng là mối nguy có thể đe dọa sự hấp dẫn của nó đối với các nhà quảng cáo.
Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cũng đang xem xét việc cấm các ứng dụng truyền thông mạng xã hội Trung Quốc, bao gồm TikTok, sau lệnh cấm gần đây ở Ấn Độ do những lo ngại về an ninh quốc gia cũng như các vấn đề về dữ liệu người dùng.
Giờ đây, TikTok được sử dụng rộng rãi hơn bởi các cá nhân và marketers, việc xem xét các vấn đề luật pháp liên tục có thể gây ra lo ngại rằng những người làm marketing sẽ tránh đầu tư quá nhiều vào ứng dụng này, bất chấp những nỗ lực của nền tảng đang phát triển bộ công cụ quảng cáo.
Vẫn còn rất nhiều rào cản và khó khăn cho TikTok nói riêng và các mạng xã hội khác nói chung khi mà vấn đề về bảo mật dữ liệu người dùng cũng như việc thông tin ‘không được kiểm duyệt’ đang tràn lan trên các nền tảng này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard của iPhone bị đánh giá nguy hiểm về mặt bảo mật về dữ liệu cá nhân.
Sau khi iOS 14 beta được phát hành, người dùng iPhone phát hiện ra một số ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong bộ nhớ tạm (clipboard) của máy. Nếu người dùng sử dụng tính năng copy đoạn văn bản, sau đó khởi động ứng dụng, iPhone sẽ hiển thị thông báo “Ứng dụng pasted from” ngay cả khi người dùng chưa thực hiện lệnh dán.
Điều này có nghĩa là ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard ngay cả khi người dùng chưa đồng ý.
Từ khi được phát hiện hồi đầu năm nay, việc tự động lấy dữ liệu clipboard này đã tạo ra những ý kiến trái chiều.
Theo Mysk, nhà bảo mật đầu tiên phát hiện ra điều này và gửi cảnh báo đến Apple hồi tháng 1/2020, Apple khi đó cho biết “họ không nhận thấy vấn đề gì với lỗ hổng này”.
Từ đó đến nay, các ứng dụng trên iOS và iPadOS vẫn có quyền truy cập không hạn chế vào clipboard của hệ thống. Dù không thừa nhận lỗ hổng, trong bản beta của iOS 14, Apple lại âm thầm bổ sung tính năng hiển thị thông báo với việc paste dữ liệu.
Khắp các diễn đàn trên thế giới, một luồng ý kiến cho rằng các ứng dụng dùng clipboard nhằm giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Chẳng hạn Apollo for Reddit – một ứng dụng chuyên lấy lại các chủ đề trên mạng xã hội Reddit nhưng có thiết kế đẹp và tiện lợi hơn, cũng bị phát hiện tự động lấy dữ liệu trong clipboard.
Tuy nhiên, đơn vị phát triển ứng dụng cho là việc này nhằm giúp app phát hiện khi người dùng copy một liên kết nào từ Reddit để đưa ra gợi ý chủ đề phù hợp.
Zalo chưa đưa ra trả lời về mục đích của việc tự động dán dữ liệu, nhưng nhiều người dùng cho biết chỉ cần copy số điện thoại nào đó, Zalo sẽ tự động tìm và đưa ra gợi ý kết bạn, hoặc khi copy một liên kết từ trình duyệt, ứng dụng cũng hiển thị bản xem trước để người dùng duyệt trước khi gửi tin nhắn.
Một số ứng dụng ngân hàng cũng sử dụng tính năng tự động dán dữ liệu trong clipboard khi người dùng cần nhập mã OTP. Nhiều ứng dụng từ điển tự động tra cứu nếu phát hiện trong clipboard có đoạn văn bản chứa tiếng nước ngoài. Từ đó, giúp người dùng giảm một số thao tác.
Phan Anh (Hà Nội), một người dùng iOS nhiều năm cho biết, anh khá bất ngờ trước việc nhiều ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard, nhưng anh lại cho rằng điều đó không quá nghiêm trọng. “Chỉ khi cần ‘paste’ văn bản thì tôi mới ‘copy’, nên các dữ liệu đó nếu không bị ‘paste’ vào ứng dụng này thì cũng ‘paste’ vào ứng dụng khác.
Dữ liệu trên smartphone vốn đã rất khó bảo vệ, vì vậy nếu được đánh đổi bằng trải nghiệm tốt hơn thì cũng có thể chấp nhận”, anh nói.
Tuy nhiên, việc phải đánh đổi thông tin cá nhân để lấy trải nghiệm cũng khiến nhiều người không hài lòng, đặc biệt khi họ không được lựa chọn mà buộc phải chấp nhận các điều khoản nhà phát triển đưa ra.
“Người dùng ngày nay đang ở vai trò ‘bị ép’ phải cho lấy dữ liệu, bởi nếu không cho, họ có thể không sử dụng ứng dụng được nữa”, anh Bùi An, quản trị viên một diễn đàn công nghệ lớn tại Việt Nam nhận định. Theo anh An, cho dù các nhà phát triển luôn khẳng định sẽ tôn trọng dữ liệu của người dùng, nhưng một khi dữ liệu và tay họ, sẽ rất khó biết chúng sẽ được sử dụng như thế nào.
Nhiều độc giả của VnExpress cũng không đồng tình với cách làm của các ứng dụng hiện nay và cho rằng điều đó đã vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
“Quyền riêng tư phải được hiểu là: Cái gì của tôi là của tôi. Không ai được động vào khi chưa có sự đồng ý”, tài khoản Htpcty bình luận trong bài “Nhiều ứng dụng tại Việt Nam tự động lấy dữ liệu iPhone”.
Người này cũng cho rằng, điều đáng lên án là các ứng dụng đã lấy thông tin của người dùng một cách âm thầm, không thông báo. “Đây là sự bất bình đẳng giữa đơn vị phát triển và người dùng, xâm phạm quyền riêng tư của người dùng” tài khoản này bình luận.
Nhiều người cũng chỉ trích Apple vì “thả cửa” cho các ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard mà không thông báo trong điều khoản sử dụng.
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar, nhận định việc này có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ dữ liệu một cách không mong muốn, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, không thể lường trước. “Có thể hiểu đơn giản là mọi ký tự bạn gõ, mọi file bạn xử lý, mọi trang web bạn duyệt… đều có thể bị đọc được bởi một ứng dụng độc hại”, ông Đức nói.
Clipboard là vùng nhớ, lưu trữ dữ liệu tạm thời của người dùng. Chẳng hạn ứng dụng chỉnh sửa ảnh có thể lưu trữ ảnh, ứng dụng Gọi xe có thể lưu trữ dữ liệu về vị trí của thiết bị trong clipboard… Việc các app đọc dữ liệu của nhau, dẫn đến thông tin riêng tư của người sử dụng hoàn toàn có thể bị lộ cho bên thứ ba.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm bảo mật Athena nhận định, việc ứng dụng tự lấy dữ liệu trong bộ nhớ tạm khi chưa được phép, người dùng không biết dữ liệu này sẽ được sử dụng như thế nào là nguy hiểm. “Điều này tạo ra nhiều nguy cơ về mặt bảo mật, đặc biệt nếu các dữ liệu được copy đó là tên đăng nhập, mật khẩu, hay mã OTP ngân hàng”, ông nói.
Đến ngày 30/6, 24 trên tổng số 53 ứng dụng bị nhà bảo mật Mysk phát hiện lấy dữ liệu từ clipboard, đã phải cập nhật để bỏ tính năng này, bao gồm Viber, TikTok, PUBGMobile… Mới đây, Reddit và LinkedIn cũng đã thông báo sẽ tung ra bản cập nhật để loại bỏ việc tự động copy clipboard. Một số ứng dụng phổ biến tại Việt Nam cũng đang trong quá trình rà soát.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% sau phiên ngày 8.7. Công ty này cho biết họ đang chuẩn bị tung ra một nền tảng đăng ký mới dưới một mã code có tên Gryphon. Phía Twitter cũng chưa tiết lộ gì về nền tảng mới này, họ chỉ cho biết họ sẽ làm việc với các nhóm ‘Thanh toán – Payments’ và Twitter.com để hoàn thành dự án này.
Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% trong phiên giao dịch chiều ngày 8.7 sau khi công ty này đăng tải một danh sách các công việc cho biết họ đang xây dựng một nền tảng đăng ký dưới tên mã code là Gryphon.
“Chúng tôi đang xây dựng một nền tảng đăng ký (subscription platform) mới, một nền tảng có thể được các đội nhóm khác sử dụng lại trong tương lai. Đây là lần đầu tiên với Twitter! Gryphon là một nhóm các kỹ sư web đang cộng tác chặt chẽ với nhóm Thanh toán (payments team) và nhóm Twitter.com”. Phía Twitter cho biết.
Động thái này có thể giúp đa dạng hóa doanh thu của Twitter bên cạnh doanh thu từ quảng cáo, hiện đang chiếm hơn 80%. Vào quý 4 năm 2019 – trước khi Covid-19 làm đóng cửa nhiều mảng lớn của nền kinh tế và các nhà quảng cáo bắt đầu hạn chế ngân sách chi tiêu – doanh thu quảng cáo của Twitter đã tăng 12% so với quý trước.
Giá cổ phiếu tăng cao cũng có thể được thúc đẩy bởi những bình luận từ Bộ trưởng Ngoại giao, Ông Mike Pompeo cho rằng chính phủ Mỹ đang xem xét việc cấm TikTok, trước đó đã bị cấm ở thị trường Ấn Độ.
Việc cấm TikTok có thể sẽ là cơ hội mới cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác như Snapchat và Facebook.
Cổ phiếu của Snapchat đã tăng gần 4.5% vào đầu ngày 8.7, trong khi đó giá cổ phiếu của Facebook cũng đang tăng lên đáng kể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua một nghiên cứu từ VidMob – một công ty chuyên về quảng cáo video và nền tảng phân tích sáng tạo cho thấy: Những cảm xúc mang tính ngạc nhiên được sử dụng trong quảng cáo video có khả năng tạo ra chuyển đổi bán hàng tốt hơn.
Brief:
Theo một nghiên cứu mà công ty quảng cáo video VidMob chia sẻ, một quảng cáo video thể hiện cảm xúc ngạc nhiên (surprised emotions) trong 3s đầu tiên đã thúc đẩy hiệu suất tăng 360% từ khi bắt đầu đại dịch, trong khi quảng cáo với cảm xúc hạnh phúc (happy emotions) đã giảm 64% chuyển đổi.
Trong nghiên cứu này, chuyển đổi chính là tỷ lệ mua hàng của người tiêu dùng trực tuyến thông qua các video quảng cáo.
Các video quảng cáo với cảm xúc bình tĩnh (calm emotions) chứng kiến tỷ lệ mua hàng tăng vọt đến 156% trong suốt thời gian thực hiện lệnh đóng cửa. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu suất quảng cáo tăng cao với phụ nữ, lên tới 325%, trong khi với nam giới thì giảm 41%.
Người xem video cũng phản ứng tích cực hơn với quảng cáo ngoài trời (Outdoor), tỷ lệ mua hàng tăng 60% trong khi quảng cáo hiển thị trong nhà (Indoor) giảm 57%.
VidMob đã phân tích gần 8.700 quảng cáo từ 44 thương hiệu thương mại điện tử và hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) chạy các chiến dịch chuyển đổi bán hàng trên Facebook, Instagram và Facebook Audience Network từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 8 tháng 5.
Insight:
Quảng cáo video thể hiện cảm xúc “ngạc nhiên”, phân phối ngoài trời và liên quan đến phụ nữ đã hiệu quả hơn các loại quảng cáo sáng tạo khác trong đại dịch Covid-19.
Sự gia tăng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong đại dịch Covid-19 làm cho chuyển đổi bán hàng trở thành một chỉ số đáng kể về tính hiệu quả của quảng cáo video.
Với các thương hiệu đang tìm cách thúc đẩy bán hàng trực tuyến nên xem xét cách quảng cáo video của mình ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Điều đó đặc biệt đúng đối với các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook và Instagram vốn đã tăng cường hỗ trợ mua sắm trực tuyến trong đại dịch.
Như nghiên cứu của VidMob đã chỉ ra, người tiêu dùng có nhiều khả năng phản hồi với các quảng cáo video thể hiện cảm xúc ngạc nhiên hơn là cảm xúc hạnh phúc. Sự khác biệt đó phản ánh những cảm xúc mà người tiêu dùng đang cảm thấy giữa những lo lắng tăng cao về sức khỏe cá nhân, an ninh, công việc và triển vọng kinh tế do đại dịch gây ra.
Thương hiệu cần đảm bảo rằng nội dung cảm xúc và giai điệu của quảng cáo video của họ phù hợp với cảm xúc của người tiêu dùng. Trong đại dịch, lý do phổ biến nhất để người tiêu dùng mua sản phẩm và dịch vụ là sự hữu ích hoặc khả năng đáp ứng cho một nhu cầu cụ thể nào đó.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi mọi người đã phản ứng tích cực hơn với các quảng cáo hiển thị ngoài trời khi mọi người đã quá mệt mỏi với khoảng thời gian ‘bị giam ở nhà’ trong suốt đại dịch.
Phụ nữ đưa ra đến 70%, 80% quyết định mua hàng của người tiêu dùng ở Mỹ, khiến họ trở thành đối tượng mục tiêu chính của nhiều loại sản phẩm cũng như đối với các nhà quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Người đưa tin Kara Swisher trên Twitter viết: “Các lãnh đạo công ty công nghệ đều từng phải ra điều trần trước đây nhưng sự tập hợp đủ của bộ tứ quyền lực công nghệ sẽ tạo ra một sự kiện chấn động”.
Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 7 này như như một phần trong cuộc điều tra chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện.
Đặc biệt hơn, Tim Cook sẽ ra điều trần cùng các CEO khác của nhóm “Big 4” công nghệ gồm Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Jeff Bezos của Amazon.
Người đưa tin Kara Swisher trên Twitter viết: “Các lãnh đạo công ty công nghệ đều từng phải ra điều trần trước đây nhưng sự tập hợp đủ của bộ tứ quyền lực công nghệ sẽ tạo ra một sự kiện chấn động”.
Mục tiêu của cuộc điều tra hiện nay là tìm hiểu xem, liệu các gã khổng lồ trong giới công nghệ có tận dụng quy mô của họ để tạo lợi thế không công bằng so với các công ty nhỏ hơn hay không.
Quan trọng hơn, đó là câu hỏi liệu việc tận dụng lợi thế của các công ty lớn có ảnh hưởng đến người tiêu dùng hay không.
Trong trường hợp của Apple, các mối quan tâm thường tập trung vào số phần trăm Apple thu từ các khoản thanh toán và đăng ký thuê bao của các ứng dụng trên App Store.
Trong quá khứ, một số người đại diện khác của Apple cũng từng phải ra điều trần trước Quốc hội về chuyện chống độc quyền.
Bên cạnh cuộc điều tra chống độc quyền ở Mỹ sắp tới, Apple sẽ còn phải đối mặt với 2 vụ điều tra chống độc quyền ở châu Âu.
Ở Anh, chính quyền nước này quan tâm đến việc hợp tác mà trong đó Google trả tiền cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khoảng 1/3 người tiêu dùng nhận biết được nạn tẩy chay quảng cáo Facebook đang diễn ra trong những ngày gần đây, Gen Z tham gia tương tác vào ‘làn sóng’ này nhiều nhất.
Theo đó, khoảng 70% người dùng chưa biết hoặc chưa đưa ra ý kiến liên quan đến chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook – Stop Hate for Profit.
Hiện tại có gần 1.000 nhà quảng cáo đã chính thức tham gia vào chương trình tẩy chay Quảng cáo Facebook theo chiến dịch Stop Hate for Profit. Các tổ chức đứng sau chiến dịch đã vận động các thương hiệu nhằm mục tiêu thúc đẩy nạn tẩy chay kèm các mục tiêu khác của của tổ chức, tuy nhiên vẫn có một sự hạn chế đáng kể.
Tìm kiếm tình cảm của người tiêu dùng.
Để xác định tâm lý của người tiêu dùng đối với việc tẩy chay này, thông qua một Khảo sát người tiêu dùng trên Google (Google Consumer Survey) với hơn 1.000 người lớn ở Mỹ trong khoảng thời gian từ 30 tháng 6 đến 5 tháng 7.
Câu hỏi được khảo sát là: “Điều gì miêu tả đúng nhất về cảm xúc của bạn về chiến dịch ‘Stop Hate for Profit’ của các thương hiệu và các nhà quảng cáo?”. Họ được chọn trong bốn lựa chọn ngẫu nhiên gồm: ‘Tôi không biết về chiến dịch này’, ‘tôi tán thành’, ‘tôi không tán thành’ và ‘tôi không có ý kiến gì cả’.
Và biểu đồ bên dưới và thống kê kết quả chúng ta có được.
Nhóm lớn nhất với 38,8% số người được hỏi cho biết họ không biết về chiến dịch tẩy chay này. Tiếp đó, 29,4% cho biết họ không có cảm xúc nay ý kiến gì về chiến dịch này cả.
Trong số khoảng một phần ba còn lại, 19,3% là ủng hộ chiến dịch tẩy chay này, trong khi khoảng 12,5% lại không tán thành việc tẩy chay.
Đàn ông Gen Z ủng hộ tẩy chay nhiều nhất.
Tỉ lệ đàn ông tán thành với chiến dịch này là 22% và 17% với phụ nữ.
Xét theo độ tuổi, những người có nhận thức tẩy chay cao nhất là từ 25 – 34 tuổi, trong khi những người từ 55 – 64 tuổi ít nhận biết về chiến dịch. Mức độ tán thành với chiến dịch cao nhất đến từ những người từ 18 – 24 tuổi. Tỷ lệ không tán thành với chiến dịch cao nhất đến từ những người trong độ tuổi từ 45 – 54. Nhìn chung, nam giới Gen Z là nhóm những người ủng hộ và tương tác nhiều nhất đến chiến dịch.
Tại sao chúng ta phải quan tâm.
CEO Facebook, Mark Zuckerberg được cho là tin rằng các nhà quảng cáo không bị ảnh hưởng sẽ sớm quay trở lại việc quảng cáo.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là có gần 70% người tiêu dùng trong cuộc khảo sát không hề biết về sự tẩy chay hoặc ‘không ý kiến’, điều này có thể được coi là thất bại về mặt PR của chiến dịch.
Sự han chế về mức độ nhận biết của người tiêu dùng có nghĩa là các thương hiệu sẽ sớm tiếp tục quảng cáo trên Facebook trong tháng 7.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
“Với hơn 2 tỷ người dùng, Facebook có khả năng lan truyền ngôn ngữ kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc với tốc độ chóng mặt ở quy mô toàn cầu”, Jim Steyer, giáo sư ngành luật tại Đại học Stanford kiêm CEO công ty truyền thông Common Sense Media nói.
Đó là lời khẳng định mạnh mẽ của người đàn ông đã khởi động phong trào tẩy chay Facebook Stop Hate for Profit (SHFP). Tới nay, hơn 800 công ty đã tham gia phong trào này, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Adidas, Ford và Unilever.
Từ giáo sư luật thành nhà hoạt động dân quyền
Facebook, cũng như những nền tảng mạng xã hội khác, đều “có tác động quan trọng đến sự phát triển của xã hội, cũng như là cảm xúc và nhận thức của trẻ em”.
Là người có tâm huyết trong ngành giáo dục và sự phát triển của thế hệ trẻ, Steyer đã sáng lập Common Sense Media, một tổ phức phi lợi nhuận thúc đẩy bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên Internet.
Ông bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên, sau đó phụ trách bộ phận luật ở Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu NAACP. Từ năm 1986, ông giảng dạy về luật tự do dân sự ở Đại học Stanford.
Ngoài Steyer, lãnh đạo phong trào SHFP còn có thêm 2 người khác. Sacha Baron Cohne, nghệ sĩ vẽ truyện tranh, người nổi tiếng với những bức hình châm biếm Borat và Ali G. Và Jonathan Greenblatt, người đứng đầu Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL).
Làn sóng biểu tình xuất phát từ cái chết của George Floyd tại bang Minneapolis ngày 25/5 đã thúc đẩy 2 tổ chức đấu tranh dân quyền là Colour of Change và NAACP đứng cùng chiến tuyến với Steyer.
Ý tưởng ban đầu của Steyer và các đồng sự là “đánh vào túi tiền của Facebook”. Được biết, tập đoàn công nghệ này có doanh thu quảng cáo khoảng 70 tỷ USD hàng năm, phần lớn đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chứ không phải là các doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp lớn toàn cầu tẩy chay Facebook
Lời kêu gọi ngừng chi tiêu cho hoạt động quảng cáo trên Facebook ngay lập tức nhận được câu trả lời từ các doanh nghiệp. Thương hiệu thời trang The North Face, trang web tuyển dụng Upwork, nhà bán lẻ Patagonia là những công ty đầu tiên tham gia chiến dịch.
Các công ty xác định sẽ ngừng tất cả hoạt động quảng cáo trên Facebook từ đầu tháng 7, hoặc nếu có sẽ thực hiện trên Instagram và nhắm tới người dùng bằng hệ thống định hướng có tên Facebook Audience Network.
Đến nay, có khoảng 800 doanh nghiệp lớn nhỏ toàn cầu thông báo về việc họ sẽ ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook, đồng lòng tạo áp lực tài chính buộc công ty này phải thay đổi những chính sách của họ.
Steyer nhận thức trước được những bước chuyển mình này, nhưng ngạc nhiên vì phong trào diễn ra nhanh đến vậy. Ông nói “đây chỉ là giai đoạn đầu tiên”.
Bước tiếp theo của phong trào là sự “đoàn kết của các doanh nghiệp toàn cầu”, châu Âu và nước Anh sẽ là những điểm đến tiếp theo. Steyer cho biết họ đã thành lập một văn phòng đại diện ở London, đứng đầu là cựu Bộ trưởng văn hóa Ed Vaizey.
Facebook vẫn khẳng định họ vô tội
“Chúng tôi tin cách tốt nhất để chống lại sự chia rẽ, tổn thương và lời nói kích động là hãy nói về chúng nhiều hơn. Phải cho những nội dung thù địch ra ánh sáng chứ không nên giấu nó trong bóng tối”, Nick Clegg, giám đốc truyền thông của Facebook viết trong thông báo chính thức ngày 2/7.
Gần đây, Facebook liên tục khẳng định công việc của họ là cung cấp một nền tảng để kết nối mọi người, họ không có quyền kiểm duyệt hoặc không chịu trách nhiệm về nội dung thảo luận của người dùng. Tương tự như một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại không chịu trách nhiệm về nội dung hội thoại của 2 người gọi.
Sử dụng điều 230 được ban hành năm 1996, một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act), Facebook tự coi họ là một nhà cung cấp dịch vụ Internet hơn là một đơn vị sản xuất nội dung. Vì thế, họ không chịu trách nhiệm trước pháp luật vì nội dung của người dùng tạo ra.
“Họ là nhà sản xuất nội dung lớn nhất thế giới”, Steyer phản đối.
Một luận điểm mà SHFP đang cố gây áp lực từ Facebook: Công ty này đã lấy đi rất nhiều chi phí quảng cáo từ các doanh nghiệp truyền thông báo chí chính thống. Những đơn vị này phải tuân thủ hàng loạt quy định và trách nhiệm khi xuất bản nội dung, vậy tại sao Facebook lại từ chối thực hiện những nghĩa vụ tương tự.
Ngoài ra, SHFP cho rằng Facebook lựa chọn những trang tin như Breitbart News là “nguồn tin đáng tin cậy” và The Daily Caller “là người cung cấp sự thật” là không đúng. “Ghi nhận 2 trang tin tức này thể hiện sự ủng hộ chủ nghĩa dân tộc da trắng”, Steyer nói.
Cho rằng Facebook còn những vấn đề chính trị liên quan tới Tổng thống Trump và cuộc bầu cử sắp tới, tuy nhiên Steyer xác định chiến dịch SHFP chỉ tập trung về việc yêu cầu các nền tảng xã hội xem xét nội dung thù địch, thông tin sai lệch và phân biệt chủng tộc. Trong đó, Facebook là nghi phạm lớn nhất.
“Tôi còn trẻ và còn nhiều thời gian cho cuộc đấu tranh này, tôi xem đây là nhiệm vụ của cuộc đời mình”, Steyer chia sẻ về tương lai của bản thân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
“Chúng tôi đã quyết định ngừng hoạt động tại thị trường Hong Kong”, một phát ngôn viên của TikTok cho biết.
TikTok sẽ rời khỏi thị trường Hong Kong trong vòng vài ngày, một phát ngôn viên trao đổi với Reuters vào cuối ngày 6.7, bên cạnh đó các công ty công nghệ khác bao gồm cả Facebook cũng đã bị đình chỉ để xử lý các yêu cầu của chính phủ đối với dữ liệu người dùng trong khu vực.
Ứng dụng video dạng ngắn thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc này đã đưa ra quyết định rời khỏi khu vực sau khi Trung Quốc thành lập một đạo luật an ninh quốc gia mới cho thành phố bán tự trị.
‘Trước những sự kiện gần đây, chúng tôi đã quyết định ngừng hoạt động của ứng dụng TikTok tại Hong Kong’, một phát ngôn viên của TikTok trả lời câu hỏi của Reuters về cam kết của họ với thị trường Hong Kong.
TikTok hiện đang được điều hành bởi cựu giám đốc của Walt Disney, Ông Kevin Mayer, người đã từng nói trước đây rằng dữ liệu người dùng của ứng dụng này không được lưu trữ ở Trung Quốc.
TikTok cũng đã nói trước đó rằng họ sẽ không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào của chính phủ Trung Quốc về kiểm duyệt nội dung hoặc truy cập vào dữ liệu người dùng của TikTok, và cũng chưa bao giờ được yêu cầu làm như vậy.
Hong Kong là một thị trường nhỏ, hiện TikTok đang thua lỗ ở thị trường này, theo một nguồn tin cho biết. Tính đến tháng 8 năm 2019, TikTok đã thu hút được khoảng 150.000 người dùng ở Hong Kong.
Trên toàn cầu, TikTok đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần thông qua các cửa hàng ứng dụng Apple Store và Google Play tính đến quý 1 năm 2020, theo số liệu từ Sensor Tower.
Mặc dù hiện tại không có kế hoạch giới thiệu Douyin (phiên bản của TikTok tại thị trường Trung Quốc) cho thị trường Hong Kong, ứng dụng này vốn đã có một lượng người dùng khá lớn ở trung tâm tài chính châu Á khi rất nhiều người Trung Quốc đi du lịch và ở lại ở Hong Kong.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau quyết định của Ấn Độ về việc cấm TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc vì lo ngại về quyền riêng tư, Instagram sẽ ra mắt Reels, đối thủ với TikTok ở thị trường này.
Cuộc thử nghiệm ở Ấn Độ cũng diễn ra chỉ vài ngày sau khi Facebook công bố ứng dụng Lasso (Cạnh tranh với TikTok) sẽ ngừng hoạt động vào ngày 10 tháng 7.
Ngoài Ấn Độ, Instagram Reels cũng sẽ ra mắt ở Brazil và gần đây là Pháp và Đức. Không những vậy, một phát ngôn viên của Instagram cho biết là họ sẽ còn mở rộng hơn sang các thị trường khác.
Không giống như Lasso, vốn là ứng dụng riêng biệt, Instagram Reels đã được thiết kế để trở thành một tính năng trong chính ứng dụng Instagram.
Reels cho phép người dùng tạo và đăng các video ngắn 15 giây được cài đặt với nhạc hoặc âm thanh khác, tương tự như TikTok.
Cũng giống như TikTok, tính năng này cung cấp một bộ công cụ chỉnh sửa – như đồng hồ đếm ngược và các công cụ điều chỉnh tốc độ video nhằm mục đích giúp ghi lại những nội dung sáng tạo một cách dễ dàng hơn.
Sau sự ra mắt của Reels năm ngoái tại Brazil, Instagram đã cập nhật tính năng dựa trên phản hồi của người dùng. Người dùng cho biết họ muốn có một không gian để biên soạn nội dung của họ và xem những nội dung được tạo bởi người dùng khác.
Để giải quyết những lo ngại này, Instagram đã chuyển Reels sang một không gian dành riêng trên trang profile của người dùng và hiện đã làm nổi bật Reels trong phần Khám phá.
Điều này mang đến cho Reels khả năng lan truyền mạnh mẽ bằng cách lọt vào mắt xanh của những người dùng Instagram, những người chưa từng theo dõi tài khoản của những người sáng tạo (content creator). (Trước đây, Reels chỉ có sẵn cho Instagram Stories, điều này đã hạn chế mức độ tiếp xúc của người dùng với Reels).
Để bắt đầu làm Reels ‘toả sáng’, vào tháng 6 vừa rồi Facebook tuyên bố đã tham gia một thỏa thuận toàn cầu với Saregama, một trong những nhãn hiệu âm nhạc lớn nhất Ấn Độ, cho phép sử dụng bản quyền âm nhạc trong video cùng các trải nghiệm mạng xã hội khác trên cả Facebook và Instagram.
Facebook cũng có thỏa thuận với các nhãn hiệu Ấn Độ khác, bao gồm Yash Raj Films, Zee Music Company và T-Series. Với kho âm nhạc hơn 100.000 bản nhạc huyền thoại âm nhạc của Ấn Độ và nhiều thể loại khác thì đây cũng có thể coi là môt ‘bước đệm’ lớn cho Reels có thể tiến xa hơn trên quốc gia này.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm lý tưởng để Reels đến Ấn Độ, do quốc gia này quyết định cấm TikTok cùng nhiều ứng dụng Trung Quốc khác.
Lệnh cấm các ứng dụng Trung Quốc đã đánh bật TikTok ra khỏi thị trường lớn nhất bên ngoài Trung Quốc của ứng dụng này, đồng thời để lại cơ hội lớn cho Instagram tham gia và đón người dùng mới cho Reels.
Trước khi bị ‘xóa sổ’, TikTok đã tích lũy được hơn 200 triệu người dùng ở Ấn Độ, đây là một mất mát đáng kể cho ứng dụng video có trụ sở tại Bắc Kinh này.
Tuy nhiên, Instagram không phải là không có sự cạnh tranh cho những nhóm người dùng đó. Theo tờ Reuters, gần đây đã có sự gia tăng phổ biến đối với các ứng dụng chia sẻ video khác của Ấn Độ, chẳng hạn như Roposo, Chingari và Mitron.
Roposo là ứng dụng vừa tăng thêm 22 triệu người dùng chỉ trong hai ngày sau khi Ấn Độ cấm TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Marketing Technology có 3 thành phần chính là Marketing (Tiếp thị) – Technology (Công nghệ) và Management (Quản trị) tương ứng với nó là Content – Code và Corporate.
Ở phạm vi bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về một khái niệm không mới cũng không cũ, nói đúng hơn là nó đang ‘hợp thời’. Nó chính là Martech hay Marketing Technology mà chúng ta có thể tạm dịch là Công nghệ marketing.
Martech là gì?
Martech là từ viết tắt của Marketing Technology, có nghĩa là công nghệ Marketing, khái niệm đề cập đến việc người làm Marketing sử dụng các yếu tố công nghệ để hỗ trợ cho các mục tiêu của Marketing.
Martech có 3 thành phần chính là Marketing (Tiếp thị) – Technology (Công nghệ) và Management (Quản trị) tương ứng với nó là Content – Code và Corporate.
Ba nguyên lý khác nhau. Ba miền khác nhau. Được phân chia bởi hàng thập kỷ của các rào cản về khái niệm và văn hóa, các thành phần này đã ‘cố thủ’ trong các bản sắc riêng biệt của chúng.
Có những hội nghị về marketing, mà không có sự tham dự của các nhà công nghệ. Cũng có những hội nghị về công nghệ, mà không có sự tham dự của các nhà marketing. Và quản trị, cũng theo đó, hiếm khi được thảo luận ở một trong hai hội nghị này.
Những khái niệm và cách vận hành rời rạc này về cơ bản vẫn có ‘hiệu lực’ cho đến khi chúng không thể làm được điều đó nữa.
Hẳn là bạn đã nghe nhiều về chuyển đổi số (digital transformation), chúng chính là ‘kẻ phá bĩnh’ rất nhiều thứ, và cũng phá vỡ cả sự phân loại rời rạc đó.
Trong một thế giới mang tính cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy thay đổi công nghệ và tăng sự kỳ vọng của khách hàng, mô hình cũ của ba ngành riêng biệt này không thể tự bản thân chúng tự đổi mới.
Và đây cũng chính là lúc một mô hình mới mang tính thống nhất sẽ ra đời để có thể đáp ứng được những sự thay đổi và nhu cầu đó.
Nó chính là Marketing Technology.
Có một quan điểm hạn hẹp của Martech là sự giao thoa giữa các ngành này (như hình). Trong sơ đồ Martech là phần giữa ba vòng tròn chồng lên nhau, điều này đúng nhưng chưa đủ và hoàn toàn chính xác.
Qua lăng kính đó, Martech là một nhóm nhỏ có nhiệm vụ xây dựng cả thương hiệu và hệ thống. Họ mở rộng marketing và IT (CNTT), bắc cầu cho hai thành phần này.
Quan điểm hạn hẹp này của Martech, nhìn nhận Martech tương tự như một phần mềm, một bản vá cho một chương trình đã lỗi thời.
Quan điểm lớn của Martech thì rộng lớn hơn nhiều.
Theo quan điểm này, khi một trong ba yếu tố đó không thể tách rời và chúng gần như trùng nhau hoàn toàn (xem hình dưới).
Những người làm marketing nắm bắt công nghệ để cung cấp các chiến dịch hấp dẫn và ‘ghi điểm’ trong trải nghiệm khách hàng. Các nhà công nghệ nắm bắt các nguyên tắc thiết kế trải nghiệm người dùng và tăng trưởng để tạo ra các sản phẩm mà mọi người yêu thích và thích chia sẻ. Người quản lý tổng hợp vô số các yếu tố trên thành một tổng thể gắn kết, lớn hơn tổng các phần của nó.
Các ranh giới giữa 3 bộ phận này dần mờ đi, và đó là một điều tốt. Bởi chính nó đã đưa khách hàng vào trọng tâm của mọi vấn đề.
Các nhà quản lý nắm lấy sự phân tán, mang lại cho các đội nhóm sức mạnh để cảm nhận và phản ứng với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Chiến lược trở nên hai chiều hơn, một tầm nhìn chung thích nghi với các cơ hội mới nổi thông qua các thử nghiệm liên tục. Lý tưởng của thương hiệu được thực hiện và cải thiện mỗi ngày.
Bởi vì Martech không chỉ là công nghệ. Nó yêu cầu cả con người và các quá trình thúc đẩy công nghệ theo đuổi lý tưởng đó của thương hiệu. Martech = con người, quy trình, công nghệ.
Điều chỉnh tam giác quy trình – công nghệ – con người là nghệ thuật quản lý trong thời đại kỹ thuật số của chúng ta. Trí tưởng tượng là tài nguyên lớn nhất của nó.
Theo quan điểm lớn, tất cả những người ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng là – một marketer, một nhà công nghệ và một người quản lý.
Ở Martech, chúng là một ‘bộ lạc’ thống nhất, nhưng không phải là đồng nhất. Các cá nhân vẫn mang đến những tài năng, kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau.
Niềm tin cốt lõi của nó là đây là những khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau của cùng một sứ mệnh được hợp nhất đó là thiết kế và phát triển những trải nghiệm phi thường.
Martech phải là marketing mới, công nghệ mới và quản trị mới lấy khách hàng làm trọng tâm (customer centric).
Marketing (tiếp thị), Technology (công nghệ) và Management (quản trị) tách rời đã là quá khứ.
Marketing Technology Management – Martech mới là tương lai.
Không phải mọi tổ chức đều sẵn sàng để marketing, công nghệ và quản trị được hội tụ. Giờ đây là thời gian để bạn bắt đầu thay đổi và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với giá trị thị trường lên đến hơn 26 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) vượt mức 20% tại Mỹ, mảng giao đồ ăn trực tuyến (Online Food Delivery) đang là miếng bánh mà tất cả các đối thủ lớn đều muốn ‘xâm chiếm’.
Brief:
Uber đã mua lại Postmates với giá 2,65 tỷ USD vào hôm qua, ngày 6.7 và đây cũng là thỏa thuận lớn nhất giữa hai công ty vận chuyển thực phẩm (food delivery) có trụ sở tại Mỹ vào năm 2020. Thỏa thuận này dự kiến sẽ kết thúc vào quý 1 năm 2021. Uber sẽ điều hành ứng dụng Postmates tách biệt với ứng dụng Uber Eats.
Việc mua lại toàn bộ cổ phiếu này theo sau thỏa thuận thất bại của Uber với Grubhub, sẽ mang lại cho Uber Eats thị phần lớn nhất ở Los Angeles và xây dựng vị trí dẫn đầu tại Miami, hai thành phố lớn nhất của Postmates. Uber ước tính rằng họ sẽ phát hành khoảng 84 triệu cổ phiếu phổ thông cho 100% vốn cổ phần đã được pha loãng hoàn toàn từ Postmates.
“Khi ngày càng có nhiều người và nhiều nhà hàng đến sử dụng dịch vụ của chúng tôi, tỉ lệ đặt đơn quý 2 trên Uber Eats đã tăng hơn 100% mỗi năm. Chúng tôi rất vui mừng được chào đón những người bạn Postmates đến gia đình Uber khi chúng tôi đổi mới để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng , người giao hàng và thương nhân trên cả nước”, Giám đốc điều hành của Uber, Ông Dara Khosrowshahi cho biết trong bản thông cáo.
Insight:
Thỏa thuận này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Uber thất bại trong việc sáp nhập với Grubhub và mang lại cho Uber Eats 35% thị phần giao hàng thực phẩm tại Mỹ (theo Edison Trends). Thoả thuận này cũng đưa Uber lên vị trí chỉ đứng sau DoorDash trong cuộc đua giao hàng tại Mỹ, DoorDash hiện đang chiếm 45% thị phần.
Postmates có thể giúp Uber Eats của Uber vượt qua cuộc khủng hoảng của Covid-19. Trong khi ở phân khúc gọi xe, Uber giảm 80% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước, thì mảng Eats của Uber đã tăng hơn 50% cũng trong giai đoạn này.
Mặc dù Postmates chỉ là công ty cung cấp thực phẩm lớn thứ tư của Mỹ theo thị phần, nhưng các thành trì của nó ở Los Angeles và Miami mang lại cho Uber mà cụ thể là Uber Eats một lợi thế hoàn toàn mới.
Phía đối thủ DoorDash – vẫn là tên tuổi lớn nhất tại thị trường Mỹ và cũng đang nhanh chóng có được chỗ đứng tại thị trường Los Angeles, do đó, một sự cạnh gay gắt để bảo vệ thành trì của chính mình có lẽ là điều khó tránh khỏi.
Uber dự đoán sẽ có hơn 200 triệu USD trong hợp lực tỉ lệ hoạt động (run-rate) sau một năm từ khi thỏa thuận kết thúc. Về phần Postmates, trước khi bán cho Uber, thương hiệu này có mức tăng trưởng 67% về tổng lượng đặt đơn hàng năm, có hơn 115.000 nhà hàng đối tác và hơn 10 triệu khách hàng hoạt động hàng tháng.
Riêng Uber, đã trải qua sự tăng trưởng 100% về tổng lượng đặt đơn hàng năm, có 400.000 nhà hàng đối tác và 111 triệu khách hàng hoạt động hàng tháng.
* Run-Rate hay tỷ lệ hoạt động đề cập đến hiệu suất tài chính của một công ty dựa trên việc sử dụng thông tin tài chính hiện tại như một công cụ dự đoán hiệu suất trong tương lai. Tỷ lệ hoạt động có chức năng ngoại suy hiệu suất tài chính hiện tại và giả định rằng các điều kiện hiện tại sẽ tiếp tục trong tương lai. Tỷ lệ hoạt động cũng có thể đề cập đến độ pha loãng trung bình hàng năm từ các khoản trợ cấp tùy chọn cổ phiếu của công ty trong khoảng thời gian ba năm gần đây nhất được ghi nhận trong báo cáo hàng năm.
Việc nắm giữ Postmates của Uber cũng có thể đẩy nhanh quá trình hợp nhất trong thị trường giao hàng ở Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh DoorDash, những đối thủ nhỏ còn lại cũng sẽ là một lực cản lớn, chẳng hạn như Waitr hay các đơn vị vận hành địa phương khác.
Grubhub chẳng hạn, cũng đã ‘đua’ liên tục, sau việc mua lại Eat24 từ Yelp với giá 287.5 triệu USD trước khi sáp nhập với đại gia giao hàng châu Âu, Just Eat Takeaway trong một thỏa thuận trị giá 7.3 tỷ USD vào đầu tháng 6 vừa rồi.
DoorDash hiện đang sở hữu Caviar và Uber Eats thì đã mua Ando – một ứng dụng giao đồ ăn được phát triển bởi đầu bếp David Chang – vào năm 2018.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link