Skip to main content

CEO và COO của Lazada tại cả 6 thị trường hầu như đều đã rời đi (và sẽ điều chỉnh lại LazMall)

Tờ Techinasia mở đầu bài viết cho biết, nền tảng thương mại điện tử Lazada chào năm 2024 bằng việc cắt giảm nhân sự ở tất cả các quốc gia mà họ có mặt. Theo nguồn tin của Techinasia thì có khoảng 30% tổng số nhân viên đã bị sa thải, trong tổng số 8.000 đến 10.000 nhân sự.

Chiến lược tiếp theo của Lazada là gì?

Các nguồn tin của Tech in Asia biết ba điều sẽ xảy ra trước mắt. Đầu tiên là sự hợp nhất giữa LazMall và Marketplace của Lazada. LazMall là một nền tảng được tuyển chọn dành cho các thương hiệu đã được xác minh, trong khi Marketplace là nền tảng miễn phí cho tất cả mọi người.

Các nguồn tin giấu tên cho biết họ không thể nói chi tiết, chính xác kết quả cuối cùng sẽ như thế nào, nhưng việc bổ nhiệm Jason Chen làm giám đốc kinh doanh của tập đoàn vào tháng 8 năm ngoái là để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch này.

Thứ hai, một cuộc cải tổ lãnh đạo đang được thực hiện. Theo nguồn tin của Techinasia, Kaya Qin sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Lazada Malaysia để thay thế Alan Chin, người đã bị sa thải. Qin vốn là COO của tập đoàn và Giám đốc điều hành của chi nhánh tại Việt Nam.

Động thái thứ ba là tập trung hóa. Các nguồn tin nói thêm rằng Lazada sẽ giảm số lượng nhân viên tại mỗi thị trường và số nhân viên còn lại sẽ báo cáo trực tiếp cho văn phòng Singapore và “có trách nhiệm nhiều hơn với Trung Quốc”. Cấu trúc cuối cùng của Lazada vẫn chưa rõ vì các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra.

Tại sao Lazada lại thực hiện những động thái này?

Trên sân nhà, Alibaba nhanh chóng mất chỗ đứng trước đối thủ PDD Holdings, công ty đã vượt qua Alibaba về giá trị thị trường.

Ở nước ngoài, Lazada vẫn chưa chiếm được vị trí dẫn đầu thị trường ở Đông Nam Á mặc dù đã nhận được khoản đầu tư 7,4 tỷ USD từ Tập đoàn mẹ Alibaba. Với việc thị trường thương mại điện tử khu vực đạt mức bão hòa, động lực đó khó có thể thay đổi.

Những xu hướng này có thể đã buộc Alibaba phải cắt lỗ và từ bỏ nỗ lực kiếm lợi nhuận ở Đông Nam Á, bảo toàn nguồn lực để bảo vệ sân nhà của mình.

Các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm có thể nhằm mục đích đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh tốt hơn, trước thềm đợt IPO.

“Từ tháng 8 năm ngoái”

Được thành lập vào năm 2012 bởi Rocket Internet, Lazada có mặt tại 6 quốc gia gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.

Dù khởi đầu sớm nhưng Lazada đã bị Shopee vượt mặt với hàng loạt ưu đãi, giảm giá. Các nhà phân tích cũng dự đoán TikTok Shop sẽ gia tăng sự cạnh tranh sau khi gã khổng lồ truyền thông xã hội Trung Quốc mua lại cổ phần kiểm soát tại Tokopedia của Indonesia.

Các cựu giám đốc điều hành của Lazada đã nói với Techinasia rằng “kể từ tháng 8 năm ngoái”, công ty đã tiến hành tái cơ cấu, luân chuyển nhân viên đến các phòng ban khác nhau.

Trong mỗi đợt, một số ít người đã bị sa thải. Loh Wee Lee cũng thôi giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Lazada Singapore vào tháng 8/2023.

Sau đó xuất hiện một làn sóng cắt giảm lớn vào tháng 10/2023. The Edge Singapore đưa tin rằng Lazada Singapore đã hoạt động mà không có bộ phận truyền thông nội bộ kể từ năm ngoái.

Một số người cho biết, dấu hiệu rõ ràng nhất là việc Lazada chấm dứt các chứng từ đồng tài trợ hoặc trợ cấp cho khách hàng. Nguồn tin cho biết thêm, điều này khiến nhiều nhóm thị trường địa phương gặp khó khăn vì họ không thể đưa ra các ưu đãi để lôi kéo khách hàng mua sắm tại Lazada.

Đổi lãnh đạo liên tục

Đây không phải là lần đầu tiên Lazada trải qua những thay đổi về lãnh đạo sau khi được gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba mua lại vào năm 2016. Đồng sáng lập Lazada Maximilian Bittner đã từ chức vào năm 2018 để nhường chỗ cho tỷ phú Trung Quốc Lucy Peng, còn được gọi là Peng Lei. Bà cũng chính là một trong những người sáng lập Alibaba.

Peng giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Lazada trong 8 tháng và được kế nhiệm bởi người đồng sáng lập Lazada và cựu COO Pierre Poignant từ tháng 12/2018, trước khi Li Chun, cựu sếp tại PayPal và Alibaba tiếp quản vào tháng 6/2020. James Dong sau đó đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành tập đoàn vào tháng 6/2022.

Việc cắt giảm diễn ra trong bối cảnh có suy đoán rằng chi nhánh thương mại điện tử quốc tế của Alibaba, bao gồm cả Lazada, đang tìm cách niêm yết tại Mỹ trong năm nay. Kế hoạch này được đưa tin lần đầu tiên vào tháng 5/2023.

Hiện không rõ, kế hoạch kể trên có còn tồn tại hay không. Bản thân công ty mẹ Alibaba cũng đã trải qua thời kỳ khó khăn khi giá cổ phiếu của công ty này đã giảm 75% trong 3 năm qua.

Vào tháng 12/2023, PDD Holdings, công ty điều hành trang thương mại điện tử Temu, đã chính thức vượt Alibaba về vốn hóa thị trường.

Một nguồn tin thân cận với ban lãnh đạo của Alibaba gần đây đã nói với The Financial Times rằng việc PDD vượt qua Alibaba “là một lời cảnh tỉnh thực sự cho công ty”. Những người trong nội bộ công ty và các nhà phân tích nói thêm rằng Alibaba cho đến nay đã thất bại trong việc tích cực đối đầu các đối thủ mới.

Theo những người trong nội bộ Lazada mà Techinasia trò chuyện, những trở ngại kinh tế ở Đông Nam Á đã góp phần khiến mức chi tiêu của người tiêu dùng trên nền tảng này giảm đi.

Bản thân đối thủ Shopee cũng cắt giảm nhân sự từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023, ảnh hưởng đến 7.000 việc làm trên toàn thế giới.

Điều đó đã giúp Tập đoàn mẹ Sea Group tạm thời rơi vào tình trạng lãi trước khi báo lỗ vào quý 3 năm 2023 sau khi tích cực quay trở lại lĩnh vực thương mại điện tử. Shopee đã phải ngừng chương trình liên kết với người bán vào tháng 3 năm ngoái.

Tuy nhiên, các nhà phân tích công nghệ phụ trách các công ty thương mại điện tử trong khu vực cho Techinasia biết rằng việc củng cố tại Lazada có thể chỉ là tạm thời. Họ tin rằng Alibaba chỉ đang hạn chế thua lỗ để đưa ra bảng cân đối kế toán “đẹp” trước thềm IPO.

Sớm hay muộn, Lazada cũng sẽ quay trở lại cuộc đua. Trong khi đó nhân viên của Lazada vẫn đang trong tình trạng lấp lửng. Các nguồn tin cho biết một số người bị sa thải vẫn tiếp tục làm việc trong khi những người còn lại không chắc chắn về những gì diễn ra tiếp theo.

Chưa kể, theo Techinasia, hầu hết các C-Suite (lãnh đạo cấp cao nhất gồm những vị trí như giám đốc điều hành (CEO), giám đốc điều hành (COO), giám đốc tài chính (CFO) và giám đốc thông tin (CIO)) ở mỗi quốc gia đều đã ra đi. Ở một số nước, chẳng hạn như Malaysia, người lãnh đạo cao nhất đang là… giám đốc kinh doanh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Mức độ sẵn sàng chi trả là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Trong kinh doanh và marketing, dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh sản phẩm gì và nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu nào, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng, đối với các phân khúc khách hàng khác nhau, điều này cũng khác nhau.

Để có thể thành công, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, một chiến lược định giá phù hợp cũng là chìa khoá để thương hiệu có thể chinh phục được khách hàng của mình. Nếu định giá quá thấp, doanh nghiệp để mất doanh thu, nếu định giá quá cao, doanh nghiệp có thể đẩy khách hàng vào tay đối thủ.

Với tư cách là một người làm marketing chuyên nghiệp, bạn cần hiểu và đánh giá được các yếu tố tiềm năng có thể ảnh hưởng đến cách khách hàng ra quyết định mua hàng, nói cách khác, khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền (mức độ sẵn sàng chi trả) khi nào, những thứ mà khách hàng có thể coi là rào cản chính là những gì mà Marketer cần giải quyết.

Mức độ sẵn sàng chi trả (sẵn lòng chi trả) là gì?

Mức độ sẵn sàng chi trả (Ý định chi trả) là gì?
Mức độ sẵn sàng chi trả (Ý định chi trả) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Trong ngành marketing, có một khái niệm dù không mới nhưng không phải marketer nào cũng có thể hiểu đó là “mức độ sẵn sàng chi trả” hay “ý định chi trả” hoặc “mức sẵn lòng chi trả”, nó chính là mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Đối với từng phân khúc thị trường khác nhau, chỉ số này cũng sẽ khác nhau.

Mặc dù khách hàng tiềm năng có thể sẵn sàng trả ít hơn ngưỡng này nhưng điều quan trọng là marketer phải hiểu rằng, trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ không trả ở mức giá cao hơn.

Theo nhận định từ một giáo sư kinh tế của Trường Kinh doanh Harvard, khái niệm “sẵn sàng chi trả” (Willingness to Pay – WTP) cho doanh nghiệp biết rằng dù khách hàng có sẵn lòng trả tiền cho một sản phẩm ra sao và sản phẩm đó đến từ đâu, họ sẽ không trả nhiều hơn số tiền mà họ đã định sẵn”. (số tiền họ cho là ngưỡng phù hợp).

Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, cái gọi là “ngưỡng” nói trên cũng sẽ khác nhau.

Danh sách các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

Khi nói đến thuật ngữ “mức độ sẵn sàng chi trả” (WTP), các yếu tố ảnh hưởng không phải là những hằng số cố định, tuỳ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố bên trong (ví dụ tâm lý khách hàng) và bên ngoài (ví dụ bối cảnh thị trường), mà các chỉ số này có thể khác nhau, dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

  • Thu nhập
  • Địa lý
  • Thời tiết
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
  • Cấp độ dịch vụ
  • Quảng cáo
  • Sản phẩm cạnh tranh
  • Kỳ vọng của khách hàng
  • Tính hợp pháp
  • Bao bì
  • Tác động đến môi trường hoặc xã hội (CRS)
  • Tính cấp thiết của sản phẩm (hoặc dịch vụ)

Như bạn có thể thấy, giá cả không phải là đặc điểm duy nhất quan trọng đối với khách hàng. Ví dụ: kỳ vọng của khách hàng, thiết kế bao bì hay thương hiệu cũng ảnh hưởng lớn đến cách khách hàng sẵn sàng chi trả.

Về tổng thể, khi khách hàng có nhu cầu cấp thiết đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp, họ có thể sẵn sàng trả giá cao hơn so với khi nhu cầu của họ ít khẩn cấp hơn. Tương tự, sự thiếu hụt về nguồn cung thực tế hoặc nhận thức được có thể khiến họ sẵn sàng trả giá cao hơn.

Ngược lại, mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng có thể giảm xuống do sự xuất hiện của một số đối thủ cạnh tranh mới có mức độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) mạnh hơn hoặc nhận thức rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó đã lỗi thời (đặc biệt đúng với các sản phẩm liên quan đến công nghệ).

Cách xác định mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

Bằng cách xác định đúng mức độ sẵn sàng (sẵn lòng) chi trả của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng nên những chiến lược giá bán phù hợp, cho phép tối đa hóa lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.

Dưới đây là các phương pháp chính bạn có thể sử dụng để ước tính và tính toán mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

1. Khảo sát và Nhóm tập trung (Focus Groups).

Một trong những cách chắc chắn nhất để xác định mức độ sẵn sàng chi trả (trả tiền) của khách hàng là hỏi chính họ. Mặc dù các cuộc khảo sát có xu hướng có chi phí tiết kiệm hơn so với các cuộc khảo sát nhóm tập trung nhưng cả hai đều là những cách thức hiệu quả để thực hiện điều đó. Các cuộc khảo sát thường thu thập một lượng lớn dữ liệu có thể định lượng được, trong khi các nhóm tập trung thường mang lại thông tin có nhiều sắc thái và chất lượng hơn.

2. Phân tích kết hợp.

Phân tích kết hợp là một loại khảo sát chuyên biệt, trong đó người trả lời được yêu cầu xếp hạng các tính năng đi kèm khác nhau. Sau đó, các phản hồi này được thương hiệu sử dụng để gán một giá trị bằng số cho từng đặc điểm (được gọi là “giá trị một phần”) nhằm xác định sở thích của người tiêu dùng.

Các giá trị này có thể được sử dụng để dự đoán cách người tiêu dùng sẽ phản ứng với một sản phẩm nhất định và giúp xác định những tính năng nào sẽ tạo nên kết quả mong đợi cuối cùng.

3. Thử nghiệm và lựa chọn dựa trên dữ liệu lịch sử.

Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp ngày càng có thể sử dụng dữ liệu về những lựa chọn trong quá khứ của người tiêu dùng để xác định mức độ sẵn sàng chi trả thực sự của họ. Đây được xem là phương pháp hiệu quả vì những hiểu biết (insights) có được hoàn toàn dựa trên những gì người tiêu dùng làm thay vì những gì họ nói.

Tầm quan trọng của việc xác định đúng mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng ngay từ đầu.

Bằng cách ước tính mức độ sẵn sàng chi trả và thực hiện ngược lại để xác định giá, các doanh nghiệp có thể tự tin tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trong khi thu được càng nhiều giá trị càng tốt từ người tiêu dùng.

Trong khi định giá cao có thể khiến doanh nghiệp để mất khách hàng vào tay đối thủ, định giá thấp lại khiến doanh nghiệp không thể tồn tại được, định giá dựa trên mức độ chấp nhận của khách hàng được xem là chiến lược lý tưởng nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới, chưa có thương hiệu và lợi thế trên thị trường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nielsen: 78% người mua hàng trên các nền tảng số tại Việt Nam là nhân viên văn phòng

Theo báo cáo mới đây của Nielsen, có đến 78% người mua hàng trên các nền tảng số tại Việt Nam là nhân viên văn phòng và trong đó đa số là nữ.

Tại sự kiện thương mại điện tử do TikTok tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, bà Lê Minh Trang, đại diện công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, đánh giá nền kinh tế số có thể coi là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam.

Trong số này, thương mại điện tử (eCommerce) là một trong những mảng lớn nhất. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2023 của Bộ Công Thương, từ 2018 đến 2023, tăng trưởng của quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử liên tục ở mức hai con số, từ 16% đến 25%, trong đó năm 2023 có thể đạt quy mô 20,5 tỷ USD.

Để làm rõ hơn chân dung người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam, Nielsen năm 2023 cũng đã khảo sát người tiêu dùng tại bốn thành phố lớn gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. Kết quả cho thấy, người mua hàng online đa phần là người trẻ, tuổi trung bình 31, trong đó 58% là nữ, 83% có trình độ đại học trở lên.

Về nghề nghiệp, 78% người mua hàng trực tuyến là nhân viên văn phòng, trong khi chỉ 12% là lao động  tự do, 6% là sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn người mua hàng online đã kết hôn, với tỷ lên 71%, và 68% có thu nhập hộ gia đình trên 15 triệu đồng.

Một xu hướng lớn cũng được Nielsen chỉ ra là Shoppertainment, tức giải trí kết hợp mua sắm, điển hình là phát trực tiếp (livestream) trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Hình thức này nở rộ thời gian qua, thu hút người dùng bởi khả năng dễ tương tác với bên bán, xem sản phẩm chi tiết và có nhiều phiên mang tính giải trí cao. 64% người được hỏi nói đã mua hàng “vô thức” khi xem livestream.

Tại sự kiện, đại diện TikTok đánh giá xu hướng mua sắm kết hợp giải trí, cùng video ngắn có tác động đến hành vi mua hàng của người dùng. Theo thống kê của đơn vị này đến hết tháng 11/2023, có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng.

Dc dù sự tiện lợi khi mua sắm cùng sự phong phú của sản phẩm là yếu tố chính thúc đẩy mua hàng trực tuyến, người dùng trong nước cũng có nhiều lo ngại, đặc biệt về chất lượng sản phẩm.

84% người được khảo sát lo ngại chất lượng hàng hóa cũng như việc không thể kiểm tra sản phẩm, trong khi 68% lo ngại yếu tố về giao hàng như chi phí cao, thời gian kéo dài. 59% cho biết họ không tin tưởng người bán hàng trực tuyến hoặc từng có trải nghiệm không tốt.

Ngành hàng công nghệ là một trong những ngành có mức giảm lớn nhất, do người dùng hiện có thể dễ dàng ra cửa hàng để trải nghiệm thực tế và xem kỹ hơn sản phẩm trước khi mua.

Xem thêm:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnExpress

Hàng loạt người dùng huỷ đăng ký các nền tảng dịch vụ streaming

Trong tháng 11/2023, trong tám dịch vụ streaming lớn tại Mỹ, bao gồm AppleTV+, Prime Video của Amazon, Max, Peacock, Paramount+, Netflix, Hulu và Disney+, tỷ lệ người dùng hủy đăng ký đã tăng lên 6,3%, cao hơn mức 5,1% cùng kỳ năm ngoái, theo công ty phân tích Antenna.

Trong hai năm qua, khoảng 25% tài khoản đăng ký trả phí tại Mỹ với tám dịch vụ streaming lớn nói trên đã hủy ít nhất ba dịch vụ trong số này. Tỷ lệ này ở thời điểm tháng 1/2021 còn chưa đến 10%, nhưng đã tăng dần đều trong khoảng thời gian sau đó, cùng thời điểm mà hầu hết các dịch vụ streaming đều tăng giá.

Một phân tích mới đây của tờ DailyMail.com chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ hiện phải mất 121,41 USD/tháng để mua các gói không quảng cáo của tám dịch vụ nói trên, cũng như dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tuyến BritBox.

Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều dịch vụ, các công ty đã tăng giá những gói dịch vụ streaming của mình thêm 43% trong năm qua để nâng cao khả năng sinh lời, từ đó gia tăng áp lực lên ngân sách của khách hàng.

Giá dịch vụ tăng là nguyên nhân chính khiến các nền tảng streaming ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ chân người dùng. Hiện phải mất hơn 120 USD để đăng ký chín dịch vụ streaming lớn ở Mỹ, trong khi chi phí này một năm trước chỉ hơn 100 USD.

Trước đây, đăng ký một loạt dịch vụ streaming được xem là phương án có hiệu quả về mặt chi phí hơn so với dịch vụ truyền hình cáp. Nhưng giờ đây việc bỏ hoàn toàn truyền hình cáp không còn là phương án tiết kiệm nữa.

Dù giá dịch vụ truyền hình cáp ở mỗi bang có sự khác nhau, nhưng chi phí dịch vụ truyền hình trung bình vào khoảng 83 USD/tháng, theo số liệu mới nhất từ trang CableTV.com.

Trong khi đó, tám trong chín dịch vụ streaming lớn tại Mỹ đã tăng giá trong năm ngoái. Chẳng hạn như Apple TV+ đã tăng giá gói không quảng cáo đến 43%, từ 6,99 USD lên 9,99 USD. Còn Disney+ tăng giá dịch vụ thêm 27% từ 10,99 USD lên 13,99 USD. Britbox, dịch vụ có các chương trình truyền hình của Anh, cũng tăng giá gói không quảng cáo thêm 1 USD lên 8,99 USD.

Bên cạnh việc kiểm soát việc chia sẽ mật khẩu, Netflix đã bỏ gói dịch vụ không quảng cáo cho thành viên mới với giá 9,99 USD/tháng, có nghĩa là giờ đây gói dịch vụ không quảng cáo rẻ nhất của Netflix có giá đến 15,49 USD/tháng. Nền tảng này cũng tăng giá gói không quảng cáo cao cấp từ 19,99 USD/tháng lên 22,99 USD/tháng.

Gói này cho phép người dùng thêm hai thành viên nữa từ các hộ gia đình khác.

Cuối năm ngoái, Amazon đã khiến người dùng không hài lòng với thông báo sẽ phát quảng cáo trên dịch vụ Prime Video từ ngày 29/1, và người dùng sẽ phải trả thêm 2,99 USD/tháng để tránh bị gián đoạn dịch vụ do quảng cáo.

Trước xu hướng người dùng bỏ đăng ký các dịch vụ streaming, các công ty trong lĩnh vực này đang thực hiện nhiều chiến thuật để thu hút người dùng mới và cả những khách hàng đã bỏ đăng ký, trong đó có phương án cung cấp các gói dịch vụ có quảng cáo với giá rẻ hơn, hay đưa ra các gói dịch vụ kết hợp.

Netflix, Max, Peacock, Paramount+, Disney+ và Hulu đều đang bán các gói dịch vụ có quảng cáo với giá thấp hơn. Trong đó, Peacock và Paramount+ có các gói rẻ nhất thị trường ở mức giá 5,99 USD/tháng. Đáng chú ý, với giá 6,99 USD/tháng, gói có quảng cáo của Netflix đã thu hút được 15 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu trong tháng 11 năm ngoái.

Trong khi đó, Disney+ và Hulu, cùng với ESPN+, đang cung cấp nhiều gói dịch vụ kết hợp khác nhau. Ví dụ như người dùng có thể mua gói Disney Bundle Duo Premium, bao gồm Disney+ không quảng cáo và Hulu không quảng cáo, với giá chỉ 19,99 USD/tháng, tức tiết kiệm được 11,99 USD so với khi mua riêng từng gói. Hay gói Disney Bundle Trio Premium, có giá 24,99 USD/tháng, bao gồm Disney+ không quảng cáo, Hulu không quảng cáo và ESPN+ có quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Uniqlo của Fast Retailing đạt doanh thu cao kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp

Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.

Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.

Cụ thể, lợi nhuận của Fast Retailing trong quý I vừa qua là 146,7 tỷ yen (1,01 tỷ USD), so với mức tương ứng 117,1 tỷ yen của cùng kỳ năm tài chính trước đó. Trong khi theo ước tính trung bình của 5 nhà phân tích được LSEG khảo sát, lợi nhuận của Fast Retailing  chỉ đạt 137,9 tỷ yen trong quý I.

Fast Retailing giữ nguyên dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm tài chính 2023-2024 (kết thúc vào tháng 8/2024) là 450 tỷ yen, sau khi ghi nhận mức thu nhập kỷ lục 381,1 tỷ yen trong năm tài chính 2022-2023.

Tính theo khu vực, hoạt động kinh doanh của Uniqlo tại Trung Quốc đại lục báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý đầu tiên, công ty cho biết.

Công ty đã đạt được mức doanh thu kỷ lục liên tiếp trong hai năm qua khi thực hiện chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ ở nước ngoài.

Hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đại lục, thị trường nước ngoài lớn nhất của Fast Retailing, đã sôi động trở lại vào năm tài chính 2023-2024 (bắt đầu từ ngày 1/9/2023), sau hơn hai năm trì trệ do chính sách “Zero COVID” nghiêm ngặt dẫn đến việc phong tỏa các thành phố của Trung Quốc.

Giám đốc tài chính của Fast Retailing, Takeshi Okazaki nói với các phóng viên rằng người tiêu dùng Trung Quốc đang trở nên chọn lọc hơn khi lựa chọn sản phẩm và giá cả. Mặc dù vậy, ông không hề bi quan về triển vọng kinh doanh tại đây, với dự báo doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Fast Retailing cho biết vào tháng 10/2023 rằng họ có kế hoạch mở 80 cửa hàng mới mỗi năm tại Trung Quốc, bao gồm tại khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Công ty này hiện đã có 931 cửa hàng Uniqlo ở Trung Quốc đại lục – nhiều hơn ở Nhật Bản – khiến nó trở thành điểm nhấn cho các nhà bán lẻ hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Công ty cũng đã thực hiện một nỗ lực mới ở thị trường Bắc Mỹ, nơi thu nhập hoạt động tăng gần gấp đôi vào năm ngoái. Fast Retailing có kế hoạch mở 20 cửa hàng mới tại Mỹ và Canada vào năm 2024, tăng thêm 72 cửa hàng vào cuối tháng 12/2023.

Fast Retailing dự kiến công ty sẽ tiếp tục đạt mức lợi nhuận kỷ lục vào năm 2024, nhưng biến đổi khí hậu có thể gây trở ngại cho một công ty vốn nổi tiếng với việc tung ra nhanh chóng các mặt hàng theo mùa như áo khoác lông cừu và quần áo giữ nhiệt.

Ông Okazaki cho biết: “Ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng vậy, nhiệt độ có xu hướng biến đổi mạnh trong năm nay, vì vậy câu hỏi cơ bản là làm thế nào để cơ cấu các dòng sản phẩm”.

Cổ phiếu của Fast Retailing đã tăng 32% vào năm 2023, vượt xa mức tăng 30% của chỉ số chứng khoán chủ chốt Nikkei 225 của Nhật Bản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Oxfam: 5 tỷ người trên toàn cầu đang nghèo đi trong khi 5 người giàu nhất đang giàu thêm

Theo báo cáo của Oxfam, 5 người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều trong những năm gần đây trong khi đó có 5 tỷ người đang nghèo đi.

Theo báo cáo Oxfam công bố cuối tuần trước, sau khi tính đến lạm phát, giá trị tài sản ròng của nhóm 5 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng vọt 114% lên tổng cộng 869 tỷ USD kể từ năm 2020.

Nếu xu hướng này tiếp tục, thế giới có thể xuất hiện tỷ phú sở hữu tài sản lên tới nghìn tỷ USD đầu tiên trong vòng một thập kỷ tới, theo CNN.

Cùng lúc đó, gần 5 tỷ người trên toàn cầu trở nên nghèo đi, do phải đối mặt với lạm phát, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu. Và phải mất gần 230 năm để xóa bỏ nghèo đói dựa trên tình hình hiện tại.

Báo cáo của Oxfam dựa trên dữ liệu do Forbes tổng hợp, được tính toán để trùng với thời điểm khai mạc hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos, Thụy Sĩ – một cuộc họp thượng đỉnh của nhóm những người giàu nhất cùng các nhà lãnh đạo thế giới.

Elon Musk, ông chủ hãng xe điện Tesla và nhiều công ty khác là người chiến thắng trong những năm gần đây. Tài sản của Elon Musk đã tăng vọt lên 245,5 tỷ USD vào cuối tháng 11/2023, tăng 737% so với tháng 3/2020.

Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn bán lẻ hàng xa xỉ LVMH của Pháp, cùng gia đình có giá trị tài sản ròng là 191,3 tỷ USD, tăng 111%.

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có khối tài sản 167,4 tỷ USD, tăng 24%; trong khi tài sản nhà sáng lập Oracle, Larry Ellison đạt tổng cộng 145,5 tỷ USD, tăng 107%.

Cái tên cuối cùng trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới là Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway Warren Buffett, người có giá trị tài sản ròng tăng 48% lên 119,2 tỷ USD.

Nhìn chung, từ năm 2020, tài sản của các tỷ phú đã tăng 34% lên 3.300 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh gấp ba lần so với tốc độ lạm phát .

Nhiều tỷ phú trở nên giàu có nhờ cổ phần trong các công ty họ lãnh đạo, đã gia tăng hơn 1.600 tỷ USD giá trị tài sản.

Trong báo cáo năm nay, Oxfam cho rằng các doanh nghiệp đang thu về lợi nhuận lớn, góp phần thúc đẩy sự giàu có của các ông chủ. 7 trong số 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới có CEO là tỷ phú hoặc có tỷ phú là cổ đông chính.

Dựa trên dữ liệu từ Wealth X, 1% người giàu nhất nắm giữ 43% tài sản tài của thế giới. Ở Mỹ, nhóm này sở hữu 32%, con số này là 50% tại châu Á. Ở Trung Đông, 1% người giàu nhất nắm giữ 48% tài sản tài chính, trong khi ở châu Âu là 47%.

Oxfam cho biết, khoảng 148 các công ty lớn nhất thế giới đã thu về gần 1.800 tỷ USD lợi nhuận trong 12 tháng tính đến tháng 6/2023. Con số này cao hơn 52,5% so với mức trung bình của họ trong giai đoạn 2018 đến 2021.

Oxfam chỉ ra rằng ngành dầu khí, các công ty dược phẩm và ngành tài chính thu về lợi nhuận cao hơn trong một hoặc hai năm qua so với mức trung bình của họ trong những năm trước.

“Chúng ta đang phớt lờ vai trò của sức mạnh độc quyền trong việc phân phối lại tài sản cho tầng lớp thượng lưu”, ông Nabil Ahmed, Giám đốc Kinh tế và Công bằng chủng tộc tại Oxfam America nói.

Oxfam đang kêu gọi các chính phủ can thiệp.

“Quyền lực công có thể kiềm chế sức mạnh doanh nghiệp và bất bình đẳng – định hình thị trường công bằng hơn và thoát khỏi sự kiểm soát của các tỷ phú,”, Amitabh Behar, Giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam International, cho biết trong một tuyên bố.

“Các chính phủ phải can thiệp để phá vỡ các độc quyền, trao quyền cho người lao động, đánh thuế những lợi nhuận khổng lồ của các doanh nghiệp này và quan trọng nhất, đầu tư vào một kỷ nguyên mới của hàng hóa và dịch vụ công”, vị này nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chủ tịch FPT: Trên bất kỳ chuyến bay nào cũng đều có dòng code của FPT

“Nếu như trước đây, FPT luôn phải chủ động đi tìm đối tác, khách hàng thì nay rất nhiều khách hàng, đối tác lớn lại chủ động tìm đến Việt Nam và FPT. Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam.

Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của thế giới, đã vươn lên số hai thế giới về phần mềm, chỉ sau Ấn Độ”, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT, nhấn mạnh trong sự kiện diễn ra ngày 11/1 tại Hoà Lạc, Hà Nội.

Theo chia sẻ, trong quá khứ FPT liên tục bắt chước Ấn Độ. Nhưng từ năm 2013, tập đoàn đã rẽ nhánh sang chuyển đổi số – công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ.

Hiện, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số đã chiếm gần 50% tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài của FPT. Trong đó mảng cloud chiếm 40% doanh thu, AI và phân tích dữ liệu chiếm 12%,…

“Năng lực trong những mảng công nghệ mới cũng là vũ khí để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn”, người đứng đầu tập đoàn công nghệ Việt Nam khẳng định.

Trong những lĩnh vực tiềm năng như năng lượng, dầu khí, công nghệ ô tô (automotive), FPT đã có những hợp đồng trăm triệu USD.

Năm 2023, lần đầu tiên FPT có khách hàng đạt quy mô doanh thu trên 200 triệu USD. Đây là công ty có trụ sở tại Mỹ cung cấp bộ giải pháp cho nhà phân phối ô tô, trong đó khách hàng bán hơn 5 triệu xe mỗi năm trên thị trường.

Một thập kỷ làm phần mềm trong ngành ô tô, hiện FPT đang sở hữu 4.000 kỹ sư và chuyên gia, với 150 khách hàng là những tên tuổi như:  Honda, Hyundai, Volvo, VinFast, Ford, Yazaki, LG, Panasonic, NXP…

Mới đây, theo công bố của Everest Group về ACES (Automated, Connected, Electric, and Share Vehicles) đối với 26 nhà cung cấp phần mềm ô tô trên toàn cầu, FPT được định vị trong nhóm đối thủ chính cùng với những cái tên như Infosys, Tata Technologies, Cognizant, NTT DATA….

Cuối năm ngoái, FPT Automotive được thành lập tại Mỹ với tham vọng chinh phục thị trường phần mềm ô tô quy mô hàng trăm tỷ USD.

Theo ông Tạ Trần Minh, Giám đốc điều hành FPT Automotive, FPT tiến vào lĩnh vực này từ năm 2006, khi rất ít công ty Việt Nam làm phần mềm nhúng, phần mềm cho ô tô. Ban đầu, tập đoàn hợp tác với khách hàng Nhật Bản.

Đến nay, quy mô ngành tăng trưởng nhanh chóng, dự kiến đạt 116 tỷ USD vào 2032, tăng 16% trong giai đoạn 2023- 2032. Đến năm 2030 mức đầu tư trong ngành ước đạt 238 tỷ USD/năm.

Theo ông Minh, sự tăng trưởng lớn của ngành này đến từ cuộc cách mạng xe điện, xe tự hành và kết nối trong xe ô tô. Qua đó, tạo ra động lực lớn và mục tiêu sống còn của ngành như cuộc chạy đua smartphone.

“Thế giới có bài toán lớn là chống lại biến đổi khí hậu. Xe điện là lời giải khả thi nhất. Nhưng làm ra xe điện  với tốc độ sạc nhanh, quãng đường di chuyển xa, đầu ra hạ tầng là bài toán khó. Những đòi hỏi này yêu cầu kỹ sư chất lượng cao.

Với xe tự hành, cách đây 10 năm nhiều người nói rằng 2020 có xe tự hành chạy đầy đường. Nhưng đến nay xe tự hành chỉ tiệm cận cấp độ 3, theo đuổi mục tiêu cấp độ 4. Vì vậy, cuộc đua xe tự hành còn dài và nhiều cơ hội cho công ty công nghệ”, CEO FPT Automotive nhận định về cơ hội trong ngành.

“5 năm trở lại đây ngành này thiếu hụt nguồn lực quan trọng. Ấn Độ khát khao đội ngũ năng lực như Việt Nam nên cơ hội của FPT rất lớn. Khi phát triển chuyên ngành tỷ đô thì đây là bước đi đúng đắn. Hiện chúng tôi có 4.000 kỹ sư liên quan đến ngành và có tập khách hàng chắc chắn ở thị trường Nhật Bản”, ông Minh nói thêm.

Trong khi đó với lĩnh vực hàng không, lãnh đạo FPT thừa nhận từng “không dám mơ” có ngày đứng trong top các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới.

Trong quá khứ, FPT đã mất 5 năm để thuyết phục một công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới đồng ý hợp tác triển khai dự án chuyển đổi số cho họ.

Và hiện nay, cả hai tập đoàn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này đều có tên trong danh sách khách hàng của FPT. Mỗi chuyến bay trên bất kì hãng máy bay nào đều có dòng code của FPT”, phía doanh nghiệp cho hay.

Nói thêm về lĩnh vực mới này, ông Đặng Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT Software phụ trách khối châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông chia sẻ hành trình thuyết phục một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đồng ý hợp tác với FPT:

“Khi đến trình bày với họ tôi nói: Trong mơ cũng không nghĩ có ngày được bàn về việc lập trình cho công ty này. Nhưng sau 10 năm, mọi chuyến bay mà các anh chị ngồi đây từng bay đều có dòng code của người FPT bảo vệ cho các anh chị.

Không nhiều công ty trên thế giới có thể cung cấp dịch vụ công ngệh thông tin cho cả hai công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới”.

Hiện FPT đã xây dựng được nền tảng Blockchain, là nền tảng quan trọng cho hệ thống bảo mật hàng không của châu Âu.

Năm ngoái, FPT sau 25 năm thành lập, lần đầu tiên cán mốc doanh thu 1 tỷ USD từ cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài.

Hiện tại, tập đoàn tiếp tục công bố mục tiêu dài hạn của chiến lược toàn cầu là “bước lên đẳng cấp cao hơn trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin tỷ USD”, đạt 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.

Đây được đánh giá là mục tiêu đầy tham vọng của tập đoàn công nghệ Việt Nam, bởi thời gian thực hiện trong vòng 5-7 năm tới, trong khi FPT mất 25 năm để cán mốc 1 tỷ USD.

Ông Phạm Minh Tuấn, CEO FPT Software, cho biết mục tiêu tăng từ 1 tỷ USD doanh thu lên 5 tỷ USD trong vòng 7 năm tới là có cơ sở.

Thứ nhất, hiện tại thị phần FPT tại Mỹ và châu Âu đang quá thấp, dư địa còn rất lớn. Châu Âu hiện đóng góp 7% doanh thu, kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Thứ hai, thường các công ty công nghệ hàng đầu chỉ mạnh ở một thị trường, nhưng FPT hiện diện được cả tại Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và châu Âu.

Thứ ba, khi nói về chuyển đổi số, ý tưởng có thể xuất phát từ Mỹ hay châu Âu nhưng việc triển khai thường diễn ra tại châu Á đầu tiên, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Ý định mua hàng là gì? Lý thuyết về Ý định mua hàng

Ý định mua hàng (Buying Intent hoặc Purchase Intent) là khái niệm đề cập đến mức độ sẵn sàng mua hàng của một khách hàng hay người tiêu dùng đối với một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Hiểu được ý định mua hàng là chìa khoá để thúc đẩy bán hàng của người làm Marketing. Vậy thực chất thì Ý định mua hàng là gì, Ý định mua hàng được phân loại, xác định và đo lường ra sao, các lý thuyết cơ bản cần biết về Ý định mua hàng, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu rõ trong bài viết này.

Ý định mua hàng là gì
Ý định mua hàng (Purchase Intent) là gì? Cách xác định Buying Intent trong Marketing

Nằm trong bối cảnh ngành Marketing, ý định mua hàng (tiếng Anh là Buying Intent hoặc Purchase Intent) là thước đo hữu ích để xác định những khách hàng tiềm năng có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Hiểu được ý định mua hàng của khách hàng là gì có thể giúp thương hiệu hay Marketer đào sâu tìm hiểu về cách tận dụng nó tốt hơn để tăng doanh số bán hàng.

Mục lục bài viết:

  • Ý định mua hàng (Buying Intent) là gì?
  • Tại sao việc hiểu được ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng lại quan trọng.
  • Cách doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng (Buying Intent) của khách hàng.
  • Các loại ý định mua hàng (Buying Intent) phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Một số lời khuyên khi tìm hiểu và tận dụng ý định mua hàng (Buying Intent) vào chiến lược Marketing.

Ý định mua hàng là gì?

Ý định mua hàng hay còn được gọi tắt là Ý định mua, trong tiếng Anh có nghĩa là Buying Intent hoặc Purchase Intent, được định nghĩa là xác suất cho thấy mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc hoàn tất việc mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể từ doanh nghiệp.

Về tổng thể, người làm marketing và bán hàng thường sử dụng ý định mua hàng để nhắm mục tiêu chính xác tới các (nhóm) khách hàng tiềm năng cụ thể có khả năng tạo ra chuyển đổi cao.

Trong khi khái niệm khách hàng tiềm năng dùng để chỉ những người tiêu dùng có tiềm năng mua hàng, những người có ý định mua hàng là những khách hàng có mức độ sẵn sàng mua hàng cao hơn.

Tuỳ thuộc vào từng nhóm người mua khác nhau, họ có thể thể hiện ý định mua hàng theo nhiều cách khác nhau mà thương hiệu có thể theo dõi. Có 2 loại ý định mua hàng chính đó là:

  • Ý định mua tích cực (Active Buying Intent): Ý định mua tích cực là khi người tiêu dùng thực hiện hành động nghiên cứu một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Ví dụ: nếu người tiêu dùng đang tìm kiếm một đôi giày cụ thể thông qua các cửa hàng trực tuyến hoặc mạng xã hội, họ có nhiều khả năng mua đôi giày đó trong những ngày hoặc tuần tới nhiều hơn so với những người không thực hiện hành động này.
  • Ý định mua thụ động (Passive Buying Intent): Ý định mua thụ động là khi người tiêu dùng đang sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể không làm họ hài lòng nhưng họ không biết rằng hiện trên thị trường đang có những lựa chọn thay thế khác tốt hơn. Nếu họ biết đến một sản phẩm mới có thể đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của họ, họ có nhiều khả năng mua sản phẩm đó nhanh hơn những người có ý định mua tích cực.

Tại sao việc hiểu được ý định mua hàng của khách hàng lại quan trọng?

Với tư cách là người làm marketing, bạn có thể hiểu rằng, thấu hiểu khách hàng và đáp ứng vượt kỳ vọng của họ là nền tảng của mọi chiến lược thành công.

Các nghiên cứu từ Google cũng nhận định rằng hiểu được ý định của người tiêu dùng quan trọng hơn nhiều so với việc nắm bắt các chỉ số như giới tính hay độ tuổi. Google còn lấy ví dụ rằng có đến 40% những người mua sắm các sản phẩm liên quan đến trẻ em sống trong các hộ gia đình không có trẻ em.

Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp hay người làm marketing có thể bỏ lỡ vô số các khách hàng tiềm năng nếu chỉ nhắm mục tiêu thẳng đến các chỉ số hay dấu hiệu mà doanh nghiệp cho rằng là có liên quan. Thay vào đó, bằng cách mở rộng tìm hiểu danh sách các ý định mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để chuyển đổi các khách hàng thực sự có nhu cầu.

Cách doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng của khách hàng.

Khái niệm ý định mua hàng chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh kỹ thuật số, khi doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ khác nhau để theo dõi hành vi của khách hàng trên các nền tảng.

Doanh nghiệp có thể đánh giá ý định mua hàng bằng cách phân tích một số loại dữ liệu khác nhau. Các loại dữ liệu này cũng có thể cho biết liệu các chiến dịch Marketing hiện tại có hiệu quả hay không, hay nói cách khác, nó có khả năng thúc đẩy khách hành mua hàng hay không và mua như thế nào.

Về tổng thể, doanh nghiệp có thể thu thập và theo dõi dữ liệu dựa trên 3 nguồn khác nhau được gọi dữ liệu của bên thứ nhất (First-party Data), Dữ liệu của bên thứ hai (Second-party Data) và Dữ liệu của bên thứ ba (Third-party Data).

Dữ liệu của bên thứ nhất là loại dữ liệu được thu thập từ chính các nền tảng do doanh nghiệp sở hữu ví dụ như website.

Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data là những dữ liệu mà bạn không tự thu thập trực tiếp – nói cách khác, bạn đang sử dụng nó thông qua một bên thứ hai. Ví dụ: nếu một doanh nghiệp phần mềm hợp tác với một Agency để bán lại các sản phẩm của mình, thì doanh nghiệp này có thể chia sẻ dữ liệu của bên thứ nhất của mình với Agency đó để sử dụng làm dữ liệu của bên thứ hai nhằm nhắm mục tiêu và thu hút thêm khách hàng mới.

Dữ liệu của bên thứ ba hay Third-Party Data là bất kỳ dữ liệu nào được thu thập bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác mà không có bất kỳ mối liên kết hay chia sẻ trực tiếp nào đến người dùng truy cập hoặc khách hàng của bạn.

Dữ liệu của bên thứ ba thường được thu thập, tổng hợp và bán cho các doanh nghiệp để giúp họ xây dựng chiến lược quảng cáo và nhắm mục tiêu lại hiệu quả hơn.

Tuỳ vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để thấu hiểu ý định mua hàng của khách hàng, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

  • Phạm vi: Phạm vi thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, thứ hai và bên thứ ba, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ cách khách hàng tiềm năng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Điều này có thể cho doanh nghiệp biết khách hàng đang ở đâu trong quá trình mua hàng (Customer Journey) và liệu họ có thể mua hàng hay không.
  • Độ chính xác của dữ liệu: Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ đo lường để xác định chính xác các hành động của khách hàng.
  • Insights: Phân tích các insights của khách hàng có thể cho thấy các dấu hiệu về ý định của người mua, theo dõi loại công nghệ mà người tiêu dùng đang sử dụng để tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ hay theo dõi từng dữ liệu riêng lẻ trên mỗi sản phẩm trên website của doanh nghiệp. Điều này có thể cho doanh nghiệp biết sản phẩm nào đang được khách hàng quan tâm nhiều nhất hoặc liệu họ có tiếp tục quay lại để đánh giá sản phẩm hay không.
  • Thông tin liên hệ: Một hành động khác thể hiện rõ nét nhất ý định mua hàng của khách hàng đó là việc khách hàng để lại các thông tin liên hệ.

Lý thuyết cơ bản về ý định mua hàng (các loại ý định mua hàng phổ biến).

Về tổng thể, có 4 loại ý định mua hàng chính gắn liền với từng giai đoạn tìm hiểu sản phẩm trong hành trình mua hàng của khách hàng bao gồm: Ý định về thông tin (Giai đoạn nhận biết), Ý định tìm hiểu (Giai đoạn quan tâm), Ý định điều hướng và so sánh (Giai đoạn cân nhắc và lựa chọn) và Ý định mua hàng (Giai đoạn chuyển đổi).

Ý định về thông tin (Giai đoạn nhận biết).

Là khi khách hàng bắt đầu biết và tìm kiếm các câu trả lời, các băn khoăn của họ. Thứ mà khách hàng cần nhất lúc này là thông tin, nội dung hay các dữ liệu minh chứng có liên quan.

Ý định tìm hiểu (Giai đoạn quan tâm).

Là khi khách hàng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về các sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Mặc dù họ chưa hoàn toàn sẵn sàng để mua hàng nhưng họ đang khám phá các lựa chọn khác nhau, nghiên cứu các lựa chọn, đọc các bài đánh giá về sản phẩm và thương hiệu cũng như lắng nghe trên mạng xã hội.

Ý định điều hướng và so sánh (Giai đoạn cân nhắc và lựa chọn).

Là khi khách hàng bắt đầu truy cập các trang sản phẩm cụ thể (với các thương hiệu cụ thể). Giai đoạn này cũng gắn liền với khái niệm ý định tìm kiếm (Search Intent).

Ý định mua hàng (Giai đoạn chuyển đổi).

Là ý định có cấp độ cao nhất, những khách hàng có ý định này đã thực sự sẵn sàng cho việc mua hàng. Họ có thể cân nhắc thêm các yếu tố khác như khuyến mãi hay các chương trình hậu mãi sau khi họ mua và sử dụng sản phẩm.

Một số lời khuyên khi tìm hiểu và tận dụng ý định mua hàng vào chiến lược Marketing.

Nếu bạn đã có thể hiểu được ý định mua hàng hay Buying Intent là gì, bạn thấy rằng nó có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến các chiến lược marketing của doanh nghiệp, bằng cách hiểu được các ý định của khách hàng trong từng giai đoạn, doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch đáp ứng khác nhau phù hợp với kỳ vọng của họ.

Để có thể tận dụng được nhiều giá trị hơn khi khai thác Ý định mua hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng, dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể tham khảo.

Tối ưu hóa từ khóa.

Ở góc độ của người tìm kiếm hay khách hàng, từ khoá chính là những băn khoăn của khách hàng cần được thương hiệu hay doanh nghệp làm sáng tỏ. Ở khía cạnh doanh nghiệp, từ khoá chính là những gì cần thiết để thấu hiểu kỳ vọng của khách hàng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khoá hoặc thậm chí là sử dụng các công cụ có sẵn như Google Analytics để hiểu rõ những gì người mua đang tìm kiếm, xác định ý định và sau đó đáp ứng nhu cầu của họ.

Khảo sát khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.

Để cải thiện ý định mua hàng, người làm marketing cũng có thể khảo sát khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Có thể gửi khảo sát qua email cho khách hàng sau khi họ mua sản phẩm. Trong cuộc khảo sát, có thể hỏi họ làm cách nào họ tìm thấy thương hiệu, họ đánh giá sản phẩm như thế nào và họ có thể muốn thấy điều gì từ sản phẩm trong tương lai.

Nếu doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng của mình, hãy hỏi trực tiếp họ xem có điều gì có thể khiến họ mua hàng ngay lập tức hay điều gì có thể cản trở họ hoàn tất việc mua hàng.

Với các dữ liệu có được, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược Marketing và kinh doanh của mình sao cho phù hợp.

Sử dụng các công cụ công nghệ quảng cáo (Adtech).

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hay nền tảng công nghệ quảng cáo để nhắm mục tiêu (chính xác) đến các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp (có ý định mua hàng) thay vì là nhắm tới tất cả những ai từng tương tác với thương hiệu trên các điểm chạm hay nền tảng.

Thương hiệu cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích và lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) để có thêm nhiều góc nhìn và hiểu biết hơn về khách hàng. Một khi khách hàng đã được phân khúc thành các nhóm khác nhau với các loại ý định mua hàng khác nhau, doanh nghiệp đã thực sự sẵn sàng tiếp cận và chuyển đổi họ.

Kết luận.

Trên đây là tất cả các giải đáp cho câu hỏi Buying Intent hay Ý định mua hàng là gì. Bằng cách thấu hiểu khái niệm, cách xác định ý định mua hàng và các loại ý định mua khác nhau, doanh nghiệp giờ đây có nhiều cách hơn để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, xây dựng các chiến dịch tiếp cận được nhắm mục tiêu và hơn thế nữa để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tổng quan về thị trường tuyền hình trực tuyến Việt Nam năm 2023

Riêng lĩnh vực dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có doanh thu đạt gần 10.500 tỷ đồng (tăng trên 3% so với năm 2022), thuê bao đạt gần 22 triệu (tăng hơn 19% so với năm 2022), đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng.

Trong mảng dịch vụ truyền hình trả tiền, truyền hình OTT được xem là tâm điểm đáng chú ý của thị trường trong thời gian qua. Trước đó, số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết năm 2021 doanh thu truyền hình OTT mới đạt khoảng 200 tỷ đồng, năm 2022 lên đến 740 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 1.550 tỷ đồng.

Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết năm 2023 là năm đầu tiên các văn bản quy phạm pháp luật về điện ảnh và truyền hình điều chỉnh đến hoạt động quản lý nội dung trên dịch vụ trên dịch vụ phát thanh, truyền hình đi vào thực tiễn.

Đối với nội dung về phim, Luật Điện ảnh 2022, Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ, Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL ngày 05/4/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng, làm căn cứ để các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh phổ biến phim trên Internet theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường phổ biến phim tại Việt Nam.

Ở lĩnh vực dịch vụ phát thanh, truyền hình, Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01/10/2022 của Chính phủ, Thông tư số 05/2023/TT-BTTTT và Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT ngày 30/6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung các quy định để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, loại hình cung cấp dịch vụ nội dung truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet.

Các quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên đã làm rõ các yêu cầu, điều kiện kinh doanh dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet, cho phép các doanh nghiệp gồm cả các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tham gia thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền để kinh doanh dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet với cùng mặt bằng pháp lý, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Trước năm 2023, tại Việt Nam có 6 doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền bằng cách cung cấp dịch vụ nội dung truyền hình theo yêu cầu xuyên biên giới qua mạng Internet vào Việt Nam.

Đây đều là các doanh nghiệp quy mô khu vực và toàn cầu, đã và đang cung cấp dịch vụ trên nhiều nước với tiềm lực và kinh nghiệm phong phú, điển hình là dịch vụ của các doanh nghiệp đến từ Mỹ, như: Netflix, Amazon Prime Video, AppleTV và các dịch vụ của doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, như: WeTV, iQIYI, MangoTV.

Nội dung dịch vụ của các doanh nghiệp kể trên tập trung vào giải trí với các tuyến phim truyền hình, phim điện ảnh, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế, ký sự truyền hình,…khá phong phú về thể loại, hấp dẫn về nội dung và đã thu hút được một lượng thuê bao không nhỏ thuộc nhiều lứa tuổi tại Việt Nam.

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan liên quan đã tổ chức phổ biến, hướng dẫn và thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ các dịch vụ này nhằm đảm bảo các dịch vụ của doanh nghiệp nước ngoài không vi phạm các điều cấm của pháp luật Việt Nam, phải tuân thủ các quy định mới ban hành giống như các doanh nghiệp trong nước đang thực hiện.

Đồng thời bộ có nhiều văn bản yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải loại bỏ các nội dung truyền hình vi phạm pháp luật Việt Nam và ban hành các văn bản cho ý kiến đối với các đề xuất đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu tham gia thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền của Việt Nam.

Đến thời điểm tháng 12/2023, cả 6 doanh nghiệp nước ngoài đang cung cấp dịch vụ nội dung theo yêu cầu, như: Netflix, Amazon Prime Video, AppleTV, WeTV, iQIYI, MangoTV đều đã có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông việc tạm thời chỉ duy trì phổ biến phim theo quy định của Luật Điện ảnh và sẽ tiếp tục triển khai các bước chuẩn bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnEconomy

Trải nghiệm khách hàng (CX) là chìa khoá tăng trưởng của các thương hiệu bán lẻ

Thị trường năm nay chứng kiến hàng loạt ý tưởng cửa hàng mới được mở ra, tập trung chủ yếu mang lại những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng – điều mà mua sắm trực tuyến không thực hiện được.

Quân cờ giúp các nhà bán lẻ tăng tính cạnh tranh

Ông Simon Smith, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Thị trường bán lẻ ở châu Á – Thái Bình Dương luôn đề cao yếu tố ‘trải nghiệm’, đơn cử như việc các trung tâm mua sắm có truyền thống lựa chọn các ngành hàng luôn dẫn đầu trong thị trường bán lẻ (Retail) như ăn uống và giải trí để mang lại trải nghiệm cho khách hàng. Một khi các nhà bán lẻ và chủ sở hữu thích ứng với môi trường bán lẻ đa kênh, thị trường có thể sẽ có nhiều cơ hội đổi mới hơn”.

Bán lẻ trải nghiệm nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thực tế và các dịch vụ mà kênh trực tuyến không thể đem lại. Các sản phẩm được đặt theo yêu cầu và cá nhân hóa là ví dụ điển hình của loại hình này, hoặc là sự kết hợp giữa bán lẻ, ăn uống và giải trí như toàn bộ tòa nhà mang lại trải nghiệm ở một số nơi.

Mô hình này có thể thấy tại tòa Tokyu Kabukicho cao 47 tầng ở Tokyo, tòa tháp có hai khách sạn nằm trên các khối bán lẻ – nơi có các tiện ích như rạp chiếu phim và các khu vui chơi giải trí đa dạng.

Bình luận về xu hướng này, ông Tetsuya Kaneko, Giám Đốc Bộ phận Nghiên Cứu và Tư Vấn, Savills Nhật Bản nói: “Sự phát triển của mô hình bán lẻ này là khởi đầu cho sự gia tăng của các cửa hàng bán lẻ tập trung hơn vào trải nghiệm của khách hàng – yếu tố mà phương thức trực tuyến không thể sánh được. Nhiều khu mua sắm có thể sẽ mở thêm nhiều cửa hàng hơn để thúc đẩy khái niệm trải nghiệm trực tiếp.”

Tại Việt Nam, TP.HCM là khu vực dẫn đầu với các mô hình hoạt động bán lẻ thú vị. Theo bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý Cho thuê Bán lẻ Savills TP.HCM cho rằng khi thị trường ngày càng bão hòa với hoạt động mua sắm trực tuyến và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng, việc cung cấp những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn đã trở thành chìa khóa để nổi bật và phát triển.

“Trải nghiệm cá nhân hóa và tích cực thúc đẩy kết nối khách hàng mạnh mẽ hơn, từ đó tăng tường ủng hộ thương hiệu và quay lại nhiều lần”, bà Quyên nói.

Ở Việt Nam, Uniqlo trong năm vừa qua khá thành công với “Click & Collect” và “self-checkout”, giúp khách hàng cảm thấy mới mẻ, tự do và sáng tạo trong không gian mua sắm. Nhà bán lẻ Muji cũng triển khai chương trình “Muji Passport”.

Nhiều nhà bán lẻ tại Việt Nam đang tổ chức các workshop, lễ hội âm nhạc, triển lãm… tại các trung tâm thương mại cao cấp để tăng cơ hội kết nối với khách hàng, gia tăng dấu ấn thương hiệu trong thị trường tiêu dùng 100 triệu dân này. Ngay cả những thương hiệu F&B vừa và nhỏ trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng.

Ví dụ, tháng 12 năm 2023, chuỗi cà phê Phê-la đã mở cửa hàng flagship để khách hàng trải nghiệm quy trình pha chế thủ công và triển lãm về trà tại Xuân Thủy, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Ở Tháp Kabukicho, hãng trò chơi điện tử Namco đã mở một khu tích hợp giữa trò chơi điện tử, máy đồ chơi “gachapon” và quầy bar phục vụ cocktail. Cửa hàng cũng cung cấp các buổi biểu diễn AI DJ với các nhân vật ảo được yêu thích như Pacman.

Đầu năm nay, thương hiệu bán lẻ Muji của Nhật Bản đã mở một cửa hàng mới theo chủ đề trang trại ở Thượng Hải. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe, cửa hàng cung cấp thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc địa phương và mang trải nghiệm ăn từ trang trại đến bàn ăn cho khách hàng, đồng thời bán nhiều mặt hàng đồ gia dụng của Muji.

Dù cho rằng nền tảng trực tuyến sẽ chấm dứt các đại lý du lịch truyền thống, Luxury Escapes đã đi ngược lại xu hướng này bằng cách mở một cửa hàng ở Melbourne, Úc. Đại lý được lấy cảm hứng rằng “lập kế hoạch và đặt chỗ cho chuyến du lịch cũng quan trọng như chính chuyến đi”. Nơi đây cũng cung cấp cà phê và rượu sâm panh song song với các lời khuyên khi du lịch cũng như cho việc đặt chỗ.

Đơn vị tư vấn đầu tư Trung Quốc Futu Securities đã mở một cửa hàng trên đường Nathan, một trong những khu phố mua sắm sầm uất nhất Hong Kong. Rộng tới hơn 370 m2, cửa hàng đóng vai trò là trung tâm để các nhà đầu tư tương tác và tìm hiểu về thế giới tài chính đi kèm với khu trưng bày công nghệ và sản phẩm của Futu.

Nhà sản xuất ô tô hạng sang Bentley đã khai trương Bentley Cube tại Seoul vào đầu năm nay, mang đến dịch vụ vận hành và trải nghiệm theo nhu cầu và cá nhân hóa cho khách hàng Hàn Quốc. Đây là ý tưởng cửa hàng đầu tiên của Bentley và được kỳ vọng là hình mẫu cho việc mở rộng quy mô cửa hàng này trên toàn thế giới trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tổ chức Lao động Quốc tế: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2024 sẽ tăng thêm 2 triệu người, từ 5,1% trong năm 2023 lên 5,2%

Báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội Thế giới: Xu hướng 2024” của Tổ chức Lao động  Quốc tế (ILO) dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu 2024 sẽ tăng thêm 2 triệu người, từ 5,1% trong năm 2023 lên 5,2%.

Năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu có sự cải thiện hơn so với trước đó. Tuy nhiên, tiền lương thực tế vẫn giảm ở hầu hết nước G20 do mức lương tăng không theo kịp lạm phát.

Tình trạng lao động nghèo vẫn tồn tại khi số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo cùng cực (kiếm dưới 2,15 USD mỗi ngày) tăng khoảng 1 triệu người trong 2023. Số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo ở mức vừa phải (kiếm được ít hơn 3,65 USD mỗi ngày) tăng 8,4 triệu người vào năm ngoái.

Theo ILO, sự khác biệt lớn vẫn tồn tại giữa các quốc gia có thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn. Trong khi tỷ lệ khoảng cách việc làm vào năm 2023 là 8,2% ở các nước thu nhập cao, thì ở nhóm các quốc gia thu nhập thấp hơn là 20,5%. Tương tự, trong khi tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 duy trì ở mức 4,5% ở các nước thu nhập cao thì ở các nước thu nhập thấp là 5,7%.

Báo cáo cũng cảnh báo, sự bất bình đẳng về thu nhập cũng ngày càng gia tăng, đồng thời cho biết thêm rằng sự xói mòn của thu nhập thực tế khả dụng là điềm báo xấu về tổng cầu và sự phục hồi kinh tế bền vững.

Tỷ lệ việc làm phi chính thức dự kiến không thay đổi, chiếm khoảng 58% lực lượng lao động  toàn cầu vào năm 2024.

ILO cũng đánh giá, sau một thời gian ngắn tăng cường sau đại dịch, năng suất lao động đã trở lại mức thấp trong thập kỷ trước. Tổ chức này nhận thấy, mặc dù có tiến bộ công nghệ và đầu tư tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng năng suất vẫn tiếp tục chậm lại.

Một trong những nguyên nhân là lượng đầu tư đáng kể được hướng tới các lĩnh vực kém năng suất hơn như dịch vụ và xây dựng. Các rào cản khác bao gồm thiếu hụt kỹ năng và sự thống trị của các công ty độc quyền kỹ thuật số lớn, cản trở việc áp dụng công nghệ nhanh hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các lĩnh vực có sự chiếm ưu thế của các công ty năng suất thấp.

Ông Gilbert Houngbo, Tổng giám đốc ILO, nói mức sống giảm, năng suất lao động thấp, kết hợp với lạm phát dai dẳng là nguyên nhân khiến bất bình đẳng gia tăng và cản trở mọi nỗ lực đạt được công bằng xã hội.

Ông lưu ý, nếu không cải thiện công bằng xã hội, thế giới sẽ không bao giờ đạt được sự phục hồi bền vững. Do vậy, ông đồng thời kêu gọi giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các thách thức về lực lượng lao động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Deinfluencing hay Deinfluencer là gì? Xu hướng đi ngược với các Influencer

Nếu như các Influencer gắn liền với việc thúc đẩy các xu hướng mua sắm (ví dụ từ các chiến dịch Influencer Marketing), Deinfluencer ngược lại kêu gọi người tiêu dùng hạn chế mua sắm, đặc biệt là với những thứ không cần thiết.

Deinfluencing là gì? và Deinfluencer là ai?

Bạn hãy cứ tưởng tượng thế này, nếu bạn từng sở hữu một chiếc áo len cho những ngày đông, khi thời tiết se lạnh tràn về, thật khó để có thể cưỡng lại những ngôn ngữ quảng cáo từ các thương hiệu thời trang như “Len nguyên chất 100%, ấm cúng, bền vượt thời gian…”.

Tuy nhiên thay vì sẽ chọn mua ngay một chiếc áo mới, có không ít người sẽ bắt đầu đánh giá về mức độ ảnh hưởng của những sản phẩm này tới môi trường hay thậm chí là xem xét đến khía cạnh bảo vệ động vật nếu những sản phẩm đó được làm từ các bộ phận của động vật.

Lĩnh vực thời trang nhanh hiện là một trong các ngành đang chứng kiến xu hướng này khi ngày càng có nhiều người dùng chọn cách đi ngược lại với các xu hướng mua sắm được kêu gọi từ những người có ảnh hưởng, họ đánh giá nhiều khía cạnh về môi trường trước khi ra quyết định mua hàng.

Những người đi ngược lại với xu hướng này được gọi là Deinfluencer và xu hướng họ theo đuổi gọi là Deinfluencing.

Thay vì với những người có ảnh hưởng (Influencer), những người này thường khuyến khích và kêu gọi những người theo dõi họ chạy theo các xu hướng mới, Deinfluencer ngược lại sẽ nói với những người theo dõi họ rằng không nên mua những thứ không cần thiết hoặc không nên mua các sản phẩm mà quá trình sản xuất và tiêu thụ nó đi kèm với các tác động tiêu cực tới môi trường.

Xu hướng Deinfluencing đã được nổi lên trong bối cảnh suy thoái kinh tế và khi cái gọi là chủ nghĩa tiêu dùng phát triển tràn lan.

Chủ nghĩa tiêu dùng hay còn được gọi là Chủ nghĩa tiêu thụ, trong tiếng Anh có nghĩa là Consumerism, là ý tưởng cho rằng việc tăng cường tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ mua trên thị trường luôn là mục tiêu mong muốn và hạnh phúc của một người tiêu dùng nào đó.

Về cơ bản, sự hạnh phúc và thoả mãn của các nhóm người tiêu dùng này phụ thuộc vào việc họ có được tiêu dùng, mua sắm và sở hữu của cải vật chất hay không. Chủ nghĩa tiêu dùng gắn liền với yếu tố Vật chất hơn là Tinh thần.

Theo ý nghĩa kinh tế, chủ nghĩa tiêu dùng có liên quan đến ý tưởng rằng hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng là động lực chính của nền kinh tế và khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn là mục tiêu chính của các chính sách.

Từ quan điểm này, chủ nghĩa tiêu dùng là một hiện tượng tích cực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều quan điểm khác lại cho rằng việc coi động lực để có được nhiều của cải vật chất là gốc rễ của nhiều vấn đề, bao gồm việc gây lo lắng cho cá nhân và làm xói mòn cơ cấu xã hội.

Một lý do khác khiến cho xu hướng Deinfluencing phát triển đó là khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn cách mua sắm trực tuyến, nơi mà người mua hàng không thể nhìn kỹ mặt hàng trước khi mua hay không thể đánh giá được vấn đề chất lượng của sản phẩm, điều này làm cho nhiều người tiêu dùng chọn mua những thứ không phù hợp, mua mà không sử dụng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube ra mắt công cụ chỉnh sửa video mới cho Shorts

YouTube vừa thông báo mắt công cụ chỉnh sửa video mới cho nền tảng video ngắn Shorts. Tính năng chỉnh sửa mới hiện chỉ khả dụng trên thiết bị iOS nhưng dự kiến sẽ sớm được triển khai cho Android.

Giờ đây, người dùng có thể chỉnh sửa bố cục video YouTube khi chuyển đổi video dài thành video ngắn.

Tính năng chỉnh sửa mới sẽ tương thích với tất cả các công cụ Remix, hiện chỉ có thể truy cập được trên iOS nhưng sẽ được triển khai cho Android trong thời gian tới.

Theo chia sẻ, công cụ chỉnh sửa video mới của Shorts có thể hữu ích đối với các thương hiệu và người làm marketing muốn tận dụng mức độ phổ biến của Shorts (hơn 2 tỷ người dùng hàng tháng) để xây dựng thương hiệu.

Để sử dụng công cụ mới của YouTube, chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Chuyển đến video bạn muốn chuyển thành video ngắn rồi nhấn vào nút “remix”.
  • Chọn “Chỉnh sửa thành Short”.
  • Cắt để Chọn phần video bạn muốn sử dụng rồi nhấn vào “Bố cục” (Layout).
  • Tại đây, bạn có thể chọn trong số nhiều bố cục khác nhau.
  • Kéo phần xem trước cho đến khi bạn hài lòng với bố cục mới.
  • Lưu bố cục.
  • Sau khi chỉnh sửa xong, bạn có thể tải video ngắn của mình lên Shorts.

Bạn có thể xem thêm về thông báo của YouTube tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Instagram sa thải 60 vị trí quản lý kỹ thuật (loại bỏ một lớp quản trị)

Theo một báo cáo mới từ The Information, mạng xã hội Instagram của Meta đã sa thải 60 vị trí quản lý liên quan đến các chương trình kỹ thuật (technical program manager), quyết định đồng nghĩa với việc Instagram sẽ loại bỏ một lớp quản trị tại công ty.

Các nhân viên bị ảnh hưởng có 2 tháng để nộp đơn xin việc khác tại công ty. Sau thời hạn 2 tháng, công việc của những người này sẽ bị chấm dứt nếu họ không thể nhận (phù hợp) bất cứ vị trí nào.

Trong một bài đăng trên LinkedIn, một cựu nhân viên của Instagram lưu ý rằng một số người quản lý chương trình kỹ thuật có thể phải “phỏng vấn lại cho cùng vai trò” hoặc đảm nhận vai trò quản lý dự án (PM).

Người phát ngôn của Meta từ chối bình luận về việc cắt giảm việc làm.

The Information báo cáo rằng Instagram cũng đã thông báo cho nhân viên về việc tổ chức lại các đội nhóm sản phẩm. Ba lĩnh vực trọng tâm mới của Instagram là Sáng tạo (Xây dựng nội dung), Nhà sáng tạo nội dung và Chia sẻ với bạn bè.

Những thay đổi này có nghĩa là Instagram sẽ tăng cường tập trung vào việc hỗ trợ những nhà sáng tạo có nhiều khả năng thúc đẩy sự tham gia (đăng ký tài khoản và tương tác) của những người dùng trẻ khác với nền tảng.

Khi những người dùng thanh thiếu niên (Teenger) là mục tiêu của Instagram, mạng xã hội này sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm mục tiêu thúc đẩy nhóm người dùng này đến với nền tảng.

Ở một bối cảnh khác, Instagram cũng đang đối mặt với nhiều vụ kiện liên quan đến việc lạm dụng dữ liệu trẻ em để nhắm mục tiêu quảng cáo, Meta mới đây cũng cho biết sẽ bắt đầu giới hạn một số nội dung nhạy cảm được hướng thẳng tới người dùng trẻ trên cả Facebook và Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok hiện có hơn 2.8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tại Việt Nam

Tại chương trình “TETastic with TikTok – Khởi sắc doanh số” tổ chức ngày 13-1, ông Nguyễn Lâm Thanh – đại diện TikTok Việt Nam – cho hay đến tháng 11-2023, có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), hộ kinh doanh tại Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng này.

Hashtag #HoChiMinhCity đạt 1 tỉ lượt xem

Trong đó, 5 ngành hàng bán chạy nhất là thời trang, nhà cửa và đời sống, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, điện tử, làm đẹp.

Ông Thanh cho hay TikTok liên tục triển khai các chương trình đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng vận hành, sáng tạo nội dung, các công cụ, giải pháp hỗ trợ. Trong năm 2023, hơn 140 buổi đào tạo, hội thảo miễn phí hằng tuần được tổ chức, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận diện thương hiệu và tối ưu hoạt động trên nền tảng cho hơn 50.000 MSME.

TikTok cũng tích cực phối hợp với các bộ ban ngành, cơ quan, tổ chức trên khắp cả nước tăng cường cơ hội thương mại số cho doanh nghiệp và sản phẩm địa phương. Như với chương trình chợ phiên OCOP có sự tham gia của hơn 3.000 MSME nhằm tiêu thụ nông sản địa phương, vượt ngưỡng doanh số 100 tỉ đồng.

Chia sẻ thêm về việc hợp tác với TP.HCM, ông Thanh cho biết TikTok đã xây dựng chuỗi hoạt động gồm quảng bá du lịch, văn hóa, thúc đẩy thương mại và giải quyết các vấn đề an sinh.

“Từ lãnh đạo địa phương đến các doanh nghiệp, nhà kinh doanh đều nhận thấy nếu không sớm làm chuyển đổi số, có thể bị đào thải. Từ thay đổi nhận thức chúng tôi sẽ triển khai các hành động, gồm xây dựng nhiều khóa đào tạo cho tiểu thương, nhà kinh doanh”, ông Thanh nói.

Thông tin thêm về khởi động các hỗ trợ dành cho các nhà bán hàng (TikTok Seller) trong dịp Tết, đại diện TikTok cho hay sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thoại mở, phiên chia sẻ và thảo luận về bức tranh và xu hướng tiêu dùng Tết. Các chuyên gia cũng trực tiếp hỗ trợ và tư vấn 1:1 cho doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng công cụ tiếp thị trên TikTok.

Kết quả, trong hơn 1 tháng hashtag #HoChiMinhCity đã tăng từ 300 triệu lượt xem lên 1 tỉ lượt xem, giúp quảng bá cho thành phố là điểm đến du lịch hấp dẫn; hashtag #chobenthanh thu hút 122 lượt đăng tải video với hơn 200 triệu lượt xem; tổ chức 77 phiên livestream với 18.200 đơn hàng được ghi nhận.

“Từ lãnh đạo địa phương đến các doanh nghiệp, nhà kinh doanh đều nhận thấy nếu không sớm làm chuyển đổi số, có thể bị đào thải. Từ thay đổi nhận thức chúng tôi sẽ triển khai các hành động, gồm xây dựng nhiều khóa đào tạo cho tiểu thương, nhà kinh doanh”, ông Thanh nói.

Thông tin thêm về khởi động các hỗ trợ dành cho các nhà bán hàng trong dịp Tết, đại diện TikTok cho hay sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thoại mở, phiên chia sẻ và thảo luận về bức tranh và xu hướng tiêu dùng Tết. Các chuyên gia cũng trực tiếp hỗ trợ và tư vấn 1:1 cho doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng công cụ Marketing trên TikTok.

Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi

Khuyến nghị tới các nhà bán hàng, chuyên gia của TikTok cho rằng xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) đang ngày càng lên ngôi. Do đó, video dạng ngắn là phương tiện tốt nhất ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi mua hàng của người dùng.

Theo báo cáo được TikTok thực hiện về hành vi mua sắm của người dùng tại Việt Nam trong mùa lễ hội 2023, 69% người dùng ưu tiên xem video dạng ngắn để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ; 84% người dùng bị thuyết phục để mua sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Ông Jason Song, giám đốc marketing mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của TikTok, cho hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là một trụ cột quan trọng giúp đẩy mạnh nền kinh tế các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Tuy nhiên, hoạt động bán hàng trực tuyến và tiếp thị số của nhóm này chưa được khai thác tối đa. Do đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các chương trình đào tạo, tư vấn và công cụ tiếp thị trên nền tảng”, ông Song nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Báo Tuổi Trẻ

Apple và Microsoft liên tiếp giành nhau vị trí công ty có vốn hoá lớn nhất toàn cầu

Lần đầu tiên kể từ năm 2021, vốn hóa Microsoft chốt phiên cao hơn Apple, trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Chốt phiên giao dịch 12/1, cổ phiếu Apple tăng 0,2%, trong khi Microsoft tăng 1%. Nhờ đó, vốn hóa Microsoft đạt 2.887 tỷ USD, cao nhất đến nay. Vốn hóa của Apple hiện là 2.875 tỷ USD.

Lo ngại về nhu cầu smartphone đã kéo cổ phiếu Apple năm nay giảm 0,6%, sau khi tăng tới 48% năm ngoái. Ngược lại, cổ phiếu Microsoft tăng 4%, sau khi tăng 57% năm ngoái. Nhà đầu tư hào hứng với đại gia phần mềm này, nhờ khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI – công ty mẹ ChatGPT.

Microsoft đã tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo của OpenAI vào các phần mềm của họ. Động thái này giúp mảng điện toán đám mây của họ phục hồi mạnh trong quý III/2023. Việc đi đầu về AI cũng giúp Microsoft có thêm cơ hội thách thức sự thống trị của Google trong mảng tìm kiếm.

Ngược lại, Apple đang đối mặt với nhu cầu yếu, trong đó có iPhone – con gà đẻ trứng vàng của hãng này. Nhu cầu tại Trung Quốc đang đi xuống khi nền kinh tế này chưa phục hồi hoàn toàn sau Covid-19. Bên cạnh đó, Apple cũng chịu cạnh tranh ngày càng lớn từ Huawei tại đây.

Kính Vision Pro sẽ được bán tại Mỹ từ ngày 2/2, đánh dấu đợt ra mắt sản phẩm lớn nhất của Apple kể từ khi công bố iPhone năm 2007. Tuy nhiên, báo cáo đầu tuần này của ngân hàng UBS ước tính doanh số Vision Pro sẽ có tác động “không đáng kể” đến EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) của Apple năm nay.

Tính từ năm 2018, Microsoft đã vài lần vượt lên trên Apple trong chớp nhoáng, để trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Lần gần nhất là năm 2021, do lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch.

Theo báo cáo tài chính gần nhất, công bố tháng 11/2023, Apple dự báo doanh số bán hàng dịp nghỉ lễ cuối năm không đạt kỳ vọng của Wall Street. Nguyên nhân là nhu cầu iPad và các thiết bị đeo yếu đi.

Giới phân tích cho rằng doanh thu của Apple quý cuối năm ngoái có thể tăng 0,7% lên 117,9 tỷ USD. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 4 quý qua, hãng này ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với năm ngoái. Apple sẽ công bố báo cáo tài chính vào ngày 1/2.

Trong khi đó, doanh thu Microsoft được dự báo tăng 16% lên 61,1 tỷ USD. Nguyên nhân là mảng điện toán đám mây tăng trưởng ổn định. Báo cáo tài chính hãng này cũng sẽ được công bố trong vài tuần tới.

Tại thời điểm viết bài, vốn hoá thị trường của Microsoft (2.887 tỷ USD) cao hơn của Apple (2.874 tỷ USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grab: 91% người dùng sử dụng ứng dụng để khám phá các nhà hàng và cửa hàng mới

Ngày nay, khách hàng không chỉ sử dụng các ứng dụng giao hàng như Grab, Gojek để đặt hàng, mà còn để khám phá, trải nghiệm ở các nhà hàng và cửa hàng mới.

Dùng ứng dụng giao hàng để khám phá cửa hàng mới

Theo khảo sát của Grab trong năm 2023, 91% người dùng sử dụng ứng dụng Grab để khám phá các nhà hàng và cửa hàng mới.

Thống kê cũng cho thấy, 61% người tiêu dùng sử dụng ứng dụng giao đồ ăn, 58% sử dụng Facebook, 45% hỏi bạn bè, gia đình; 41% sử dụng Google, 28% sử dụng YouTube để khám phá cửa hàng mới khi chưa biết nên mua hàng ở đâu.

Có thể thấy, cứ 2 người dùng tại Việt Nam sẽ có 1 người sử dụng ứng dụng Grab khi chưa biết rõ nên mua hàng ở đâu.

Theo ông Vorapol Leelavechbutr, Giám đốc Thương mại và Truyền thông kỹ thuật số Khu vực Đông Nam Á ngành hàng kem của Unilever, trên 50% người tiêu dùng sau khi khám phá thông điệp bán hàng trên ứng dụng đã mua hàng của hãng.

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, hơn 80% người tiêu dùng không nghĩ đến kem khi sử dụng ứng dụng nhưng một khi họ nhìn thấy hình ảnh của chúng tôi khi sử dụng dịch vụ GrabFood hoặc GrabMart thì hơn 50% người dùng này có khả năng sẽ mua hàng”, ông Vorapol cho biết.

Trải nghiệm thiết yếu trong hành trình mua hàng

Không chỉ trở thành công cụ để tham khảo mua hàng, các nền tảng giao hàng cũng đã trở thành một phần thiết yếu trong hành trình mua hàng.

Theo báo cáo của Grab, hơn 90% người dùng ứng dụng giao đồ ăn cho biết họ thường đọc các đánh giá trực tuyến, hơn 60% người dùng đã mua voucher trả trước qua các kênh trực tuyến, và hơn 70% đã đặt món trực tuyến ngay khi đang ngồi tại nhà hàng.

9 trên 10 người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ ưa chuộng các thương hiệu ẩm thực và mua sắm có trải nghiệm tích hợp hình thức trực tuyến và ngoại tuyến.

Khi đặt hàng đồ ăn, người dùng sử dụng điện thoại di động xuyên suốt cả quá trình – từ khám phá cho tới mua hàng (trực tuyến hay tại nhà hàng) và cả thanh toán.

Với hành trình đặt hàng liền mạch trên ứng dụng giao hàng, hợp tác cùng GrabAds, Lotteria Việt Nam đã thu hút được 8000 người dùng mới và tăng tỉ lệ lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) lên 9,3 lần. Tương tự, Cô Gái Hà Lan Việt Nam cũng tăng ROAS lên 4.16 lần với tỉ lệ gợi nhớ quảng cáo và sân phẩm dùng thử là 38%.

Người Việt ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường

Theo khảo sát của Grab, 47% người Việt chia sẻ rằng, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các thương hiệu chú trọng yếu tố tính bền vững. Trong khi đó, 93% người dùng Grab có xu hướng ủng hộ các thương hiệu có các hoạt động đảm bảo tính bền vững.

Tại Việt Nam, số lượng các cuốc xe, đơn đặt hàng lựa chọn Khoản đóng góp trung hòa các-bon đã tăng gấp 12 lần từ năm 2022 đến năm 2023. Đây là tính năng yêu cầu trả thêm cao nhất là 2.000 VNĐ cho mỗi lần di chuyển và mua hàng, nhằm hỗ trợ cho hoạt đông trung hòa các-bon, đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường.

Khi người tiêu dùng càng hướng đến các sản phẩm bảo vệ môi trường, những thương hiệu chú trọng tiêu dùng xanh sẽ càng có được ưu thế lớn trên thị trường.

Để hưởng ứng xu hướng này, các đối tác bán hàng nên chủ động cải tiến đóng gói, thông qua việc giảm bớt lớp đóng gói hoặc cho khách hàng lựa chọn loại bao bì thân thiện với môi trường như lá chuối, bao bì sinh học dễ phân hủy.

Ngoài ra, các đối tác cũng có thể để khách hàng lựa chọn không cần dụng cụ ăn uống và truyền thông về những hoạt động bảo vệ môi trường của mình.

Theo bà Deborah Chong, Giám đốc thương mại Điện tử Danone, trên cả hiệu quả kinh doanh, mối quan hệ hợp tác giữa hãng và Grab đã tạo ra thay đổi thiết thực vì môi trường.

Trong đó, Grab đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Tầm nhìn và Sứ mệnh của hãng tại Đông Nam Á – tập trung vào việc nâng cao sức khỏe thông qua thực phẩm đến càng nhiều người càng tốt.

“Tầm nhìn sức khoẻ toàn cầu gắn liền với cam kết bền vững của chúng tôi được thể hiện một cách hoàn hảo thông qua chương trình tái chế AQUA X Grab tại Indonesia. Quá trình hợp tác đang thúc đẩy những thay đổi trông thấy về trách nhiệm với môi trường. Cùng nhau, chúng tôi tạo ra nhiều cơ hội để đạt được tầm nhìn chung”, bà Deborah cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Dự báo các xu hướng B2B Marketing năm 2024 sẽ lên ngôi

Theo báo cáo Marketing Mix của công ty tư vấn Marketing SageFrog, sau nhiều năm là trụ cột chính tạo ra khách hàng tiềm năng, hiệu quả của các công cụ Marketing như tối ưu hóa các công cụ tiềm kiếm (SEO), Marketing qua công cụ tìm kiếm (SEM) và quảng cáo trên mạng xã hội đang suy giảm. Ngược lại, nhiều Marketer ngày càng quay trở lại với các kênh Marketing truyền thống.

Sự trở lại của những kênh Marketing truyền thống là xu hướng B2B Marketing đầu tiên trong năm 2024.

Trong kinh doanh B2B, các hoạt động gặp gỡ, phát triển, tiếp xúc khách hàng mới, giao dịch được thực hiện mạnh mẽ thông qua các triển lãm thương mại. Những hoạt động này đã bị trì hoãn suốt những năm dịch bệnh.

Khi việc gặp gỡ trở nên an toàn trở lại, các nhà tiếp thị nhận ra rằng không có gì có thể thực sự thay thế được sự kết nối và tương tác mà các sự kiện trực tiếp mang lại, khiến các hoạt động này gần như bùng nổ trở lại trong năm 2023. Theo dự đoán của SageFrog, tuy sẽ giảm tần suất so với năm ngoái, tiếp thị sự kiện sẽ là hoạt động được chi tiêu nhiều nhất trong năm 2024, chiếm tới 25% chi phí marketing.

Tương tự, dù khá truyền thống, tiếp thị qua thư điện tử (email marketing) là một trong những kênh tiếp thị được nhiều doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng chi tiêu trong năm 2024 với nguồn kinh phí tương đối lớn (20% chi phí marketing) bởi đây là một kênh tiếp thị đóng vai trò quan trọng, dễ làm, dễ thực hiện, tạo ra hiệu quả lớn.

Đây là kết quả của sự nổi lên trong những năm gần đây của các kênh tiếp thị truyền thống về khả năng tạo ra các khách hàng tiềm năng. Theo báo cáo của SageFrog, tỷ lệ khách hàng tiềm năng từ các triển lãm tiếp thị tăng từ 28% năm 2021 lên 33% năm 2023.

3 năm gần đây, email marketing cũng liên tục tạo ra lượng khách hàng tiềm năng lớn, từ năm 2021 là 35%, năm 2022 là 22% và năm 2023 lại tiếp tục tăng lên 32%. Bên cạnh đó, những kênh tiếp thị truyền thống như tài trợ và quảng cáo trên các sản phẩm in ấn cũng chiếm những vị trí hàng đầu trong việc tạo ra khách hàng tiềm năng.

Sự trỗi dậy của các hội chợ và sự kiện đánh dấu một bước tiến rõ ràng chuyển sang tương tác trực tiếp, cho thấy các tương tác trực tiếp đang ngày càng nổi bật. Đồng thời, việc sử dụng danh mục, tài trợ và quảng cáo trên báo cho thấy xu hướng mạnh mẽ hướng tới việc tận dụng các con đường truyền thống hơn để tạo khách hàng tiềm năng.

Như những con số tiết lộ, các doanh nghiệp đang quay trở lại với các chiến thuật truyền thống này, đầu tư nhiều hơn vào tiếp thị sự kiện, danh mục và tài trợ, đồng thời nhận thấy phần thưởng từ những nỗ lực gia tăng này.

Tất cả những điều này cho thấy người làm B2B Marketing đang khám phá sự kết hợp cân bằng giữa các chiến lược tiếp thị để thích ứng với những điều kiện và sở thích thị trường đang thay đổi.

Chăm sóc khách hàng không thể mãi thủ công.

Theo báo cáo của công ty tư vấn và nghiên cứu B2B toàn cầu Sirius Decision, nhiều doanh nghiệp khi sử dụng các dữ liệu khách hàng từ hoạt động tiếp thị mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin và báo giá, do đó bỏ lỡ đến 75% khách hàng tiềm năng. Và nếu không chăm sóc thường xuyên trong vòng 2 năm, thì 80% khách hàng thường sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, theo công ty tiếp thị tự động Bownow, trong tương lai, để tiết kiệm và tối ưu chi phí tiếp thị, các doanh nghiệp nên tập trung xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng theo thời gian thay vì chỉ “hớt váng” những khách hàng có nhu cầu nóng.

Trong một doanh nghiệp, khi đã dành thời gian và chi phí đến một hạn mức nhất định cho hoạt động tiếp thị, các doanh nghiệp không thể đầu tư thêm, từ đó không thể thúc đẩy việc thu thập thêm dữ liệu khách hàng tiềm năng. Khi đó, thay vì cố gắng đổ chi phí, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng mối quan hệ với khách hàng để tăng doanh thu về lâu dài.

Nhiều doanh nghiệp khi sử dụng các dữ liệu khách hàng từ hoạt động tiếp thị mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin và báo giá, do đó bỏ lỡ đến 75% khách hàng tiềm năng.

Ví dụ, mỗi tháng doanh nghiệp chỉ có thể thu thập được tối đa danh sách khoảng 100-200 khách hàng tiềm năng, nhưng mỗi tháng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng trung bình của doanh nghiệp chỉ chiếm 5%, nghĩa là nếu có danh sách 100 khách hàng thì công ty có thể kí được 5 hợp đồng.

Muốn tăng doanh thu và không muốn đầu tư thêm chi phí cho hoạt động tạo ra khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng lên 6%, 7%, 10%.

Để có thể nâng tỷ lệ chuyển đổi đó, doanh nghiệp có thể tập trung chăm sóc những tập khách hàng không quan tâm lắm (lạnh, nguội, mát, ấm) để chuyển đổi họ lên mức độ quan tâm cao hơn và xếp họ vào đúng nhóm phù hợp để có thể có những hoạt động chăm sóc phù hợp.

Trong khi đó, với số lượng khách hàng ngày một tăng, doanh nghiệp sẽ rất khó để có thể chăm sóc khách hàng với nỗi lực của mỗi cá nhân nhân viên. Thêm vào đó, bất cứ khi nào có sự thay đổi nhân sự thì hoạt động chăm sóc này sẽ dễ dàng bị đứt gãy.

Do đó, doanh nghiệp cần có sự nuôi dưỡng tiếp thị chủ động chứ không phải chỉ thực hiện thủ công bởi cá nhân các nhân viên bán hàng. Đó là lí do tại sao các doanh nghiệp nên ứng dụng các công cụ tiếp thị tự động vào quy trình bán hàng.

Ứng dụng công nghệ tiếp thị để tối ưu hóa và dễ dàng theo dõi kết quả cũng là xu hướng B2B Marketing đáng quan tâm khác trong năm 2024.

Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng doanh nghiệp không phải là một đường thẳng băng như nhiều người vẫn nghĩ. Theo bà Nguyễn Quỳnh Thao, chuyên viên tiếp thị thành công khách hàng tại công ty CloudCIRCUS, thông thường, nhu cầu mua hàng của khách sẽ có sự tiến triển rất ít trong thời gian đầu khi họ mới chỉ quan tâm và thu thập thông tin về sản phẩm. Chỉ khi có một sự kiện hay điểm chạm rất lớn xảy ra thì họ mới cân nhắc rất nhanh.

Điểm chạm đó là trạng thái mà công ty muốn sử dụng một sản phẩm, dịch vụ vì một lí do rất khẩn cấp nào đó.

Ví dụ, thông thường, những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xe tải có quan tâm đến sản phẩm camera hành trình vì sự an toàn, nhưng không bắt buộc phải mua. Tuy nhiên, nghị định của chính phủ quy định rằng tất cả xe bán tải trên 2 tấn phải trang bị camera hành trình chính là điểm phản ứng (reactive point) khiến khách hàng quyết định mua.

Trước đấy, khách hàng có thể quan tâm, tìm hiểu, cân nhắc nhưng có thể vì đắt quá nên chưa mua, nhưng ngay khi điểm chạm đó xảy ra, họ lập tức sẽ ra quyết định.

Và nếu trước đó, những doanh nghiệp luôn luôn thực hiện những hoạt động để gắn kết với doanh nghiệp, thường xuyên gửi thông tin về sản phẩm mới, khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến doanh nghiệp và ra quyết định mua khi điểm chạm đó diễn ra. Đó là lí do doanh nghiệp cần có giai đoạn nuôi dưỡng.

Hành trình chốt đơn khách hàng B2B thường khá dài, dựa vào tính logic cao, phụ thuộc vào sự quyết định của nhiều người. Có thể thấy, hoạt động bán hàng cho khách hàng doanh nghiệp phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan.

Sẽ rất khó để can thiệp vào các yếu tố khách quan, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể can thiệp vào các yếu tố chủ quan của khách hàng dựa vào việc phân tích điểm phản ứng của doanh nghiệp. Nếu xác định được điểm chạm này thì doanh nghiệp có thể rút ngắn được thời gian bán hàng.

Theo đánh giá trung bình của nền tảng Bownow, thông thường, một khách hàng vào website của doanh nghiệp khoảng 3 lần thì đó sẽ là điểm phản ứng. Để đo lường được điểm chạm này, một hệ thống theo dõi cách ứng xử, hành vi của người dùng – một tính năng của tiếp thị tự động – là một công cụ hiệu quả cho hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo The Leader

Mạng xã hội tin tức Artifact của cựu sáng lập Instagram đóng cửa

Artifact, mạng xã hội tổng hợp tin tức của những nhà sáng lập Instagrag sẽ đóng cửa vào những ngày tới. Tính đến thời điểm hiện tại, Artifact đã ra mắt được khoảng hơn 1 năm.

Mạng xã hội tin tức Artifact của cựu sáng lập Instagram đóng cửa
Mạng xã hội tin tức Artifact của cựu sáng lập Instagram đóng cửa

Theo phát ngôn ban đầu, Artifact muốn trở thành ứng dụng tin tức tổng hợp, nơi người dùng cá nhân có thể trở thành nhà sáng tạo nội dung, tìm kiếm những điều thú vị từ khắp khắp nền tảng. Artifact cũng sử dụng một số công cụ AI để tóm tắt tin tức, viết lại các tiêu đề có khả năng thúc đẩy tương tác và hơn thế nữa.

Artifact cũng từng tham vọng cạnh tranh với Twitter (X) và Threads của Meta, tậm chí là bao gồm cả chính Instagram.

Trong bài đăng trên blog do Kevin Systrom, người đồng sáng lập Instagram và Artifact viết, ông này thừa nhận rằng thực tế thị trường là điều mà nhiều công ty khởi nghiệp thường không làm được, và việc đưa ra các quyết định sớm có thể giúp ích được nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Để người dùng có thời gian chuyển đổi, ứng dụng sẽ bắt đầu bằng cách tắt nhiều tính năng khác nhau, như khả năng nhận xét và tạo bài đăng. Các bài đăng hiện tại sẽ vẫn hiển thị trong thời điểm hiện tại và Artifact sẽ tiếp tục hoạt động cho đến tháng 2.

Việc Artifact ngừng hoạt động diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều nền tảng đối thủ như X hay Threads phát triển mạnh, bên cạnh đó là nhu cầu tổng hợp tin tức ngày càng giảm sút.

Về tổng thể, kể từ khi các chatbot AI như ChatGPT ra đời và trở nên phổ biến, cùng với đó là AI ngày càng được ứng dụng vào các công cụ tìm kiếm, cách người dùng tìm kiếm tin tức và thông tin đang thay đổi nhanh chóng.

Đối với Artifact, bản thân nền tảng vẫn chưa xác định rõ mình muốn trở thành điều gì hay giúp người dùng giải quyết tốt nhất điều gì, chính điều này đã khiến Artifact không có được mấy sự chú ý từ phía người dùng.

Bất chấp việc ngừng hoạt động, nhà sáng lập Artifact nói rằng tin tức và thông tin “vẫn là lĩnh vực quan trọng đối với đầu tư khởi nghiệp” và ông tin rằng những “bộ óc thông minh” khác cũng đang nghiên cứu các ý tưởng mới trong lĩnh vực này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thuật toán LinkedIn năm 2024: Cách thúc đẩy tương tác và tiếp cận cho bài đăng

LinkedIn vừa thông báo cập nhật một số thay đổi về cách thuật toán của nền tảng hoạt động trong năm 2024 và xa hơn thế nữa. Hiểu được cách thuật toán hoạt động có thể giúp thương hiệu có nhiều cách hơn để thúc đẩy lượng tương tác và tiếp cận cho bài đăng của mình. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về Thuật toán LinkedIn năm 2024 trong bài viết này.

Thuật toán LinkedIn 2024
Thuật toán LinkedIn 2024: Cách thúc đẩy tương tác và tiếp cận cho bài đăng

Về tổng thể, nếu bạn muốn các nội dung của mình trở nên lan truyền trên mạng xã hội (ví dụ như trên TikTok), LinkedIn chia sẻ thẳng thắn quan điểm của nền tảng rằng “bạn nên tìm kiếm điều đó ở một nơi khác”.

Dan Roth, tổng biên tập của LinkedIn cho biết: “Khi mọi thứ lan truyền trên LinkedIn, đó thường là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần xem xét lại nền tảng, bởi vì điều đó vốn không được tán dương”.

Khác với các nền tảng mạng xã hội khác khi coi “viral” là tiêu chuẩn đánh giá nội dung hay thậm chí sử dụng nó để thu hút sự chú ý của các nhà sáng tạo nội dung vốn coi trọng sự “nổi tiếng”, LinkedIn nhìn nhận mức độ phổ biến của nội dung hay các bài đăng theo một cách khác.

Mặc dù vậy, điều này cũng không có nghĩa là LinkedIn sẽ giảm phạm vi tiếp cận của tất cả các bài đăng có nhiều lượt tương tác, chỉ là có một số nội dung nhất định sẽ được ưu tiên, một số khác sẽ ít được ưu tiên hơn.

Để có thể có được một góc nhìn đầy đủ hơn về cách thuật toán của LinkedIn hoạt động trong năm 2024, dưới đây là những điểm chính bạn cần lưu ý.

Thuật toán của LinkedIn năm 2024 sẽ tiếp tục cố gắng giải quyết một số vấn đề.

Theo số liệu báo cáo mức độ hoạt động của LinkedIn, lượng người dùng của mạng xã hội này đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua. Công ty cho biết nền tảng đã chứng kiến lượng ​​nội dung được chia sẻ tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái từ năm 2021 đến năm 2023, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây sẽ có 3 người dùng đăng ký.

Trong thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên mang tính cá nhân hơn nhiều hơn. Từ các chủ đề về nhà cửa tới cuộc sống và công việc đều trở nên phổ biến trên nền tảng. Nhiều người dùng cũng bắt đầu chia sẻ những loại ảnh tự chụp hoặc ảnh gia đình mà trước đây họ thường đăng tải lên các nền tảng như Facebook hay Instagram.

Cũng theo cách tiếp cận tương tự ở trên các mạng xã hội khác hay thậm chí là trên các công cụ tìm kiếm như Google, nhiều người cố gắng lạm dụng thuật toán để đạt được nhiều lượt thích, lượng truy cập và người theo dõi nhất có thể.

Như một kết quả tất yếu, cũng như cách người ta phàn nàn về việc các kết quả trên trang tìm kiếm của Google bị các thủ thuật SEO lạm dụng, ngày càng có nhiều người dùng hơn phàn nàn về các nội dung mà họ nhìn thấy hay được các thuật toán của nền tảng đề xuất.

Thậm chí vào năm 2023, không ít người còn đánh giá “LinkedIn giờ đây không khác gì ứng dụng hẹn hò Tinder”, nơi người dùng thích đăng tải những bức hình cá nhân khá nhạy cảm với những nội dung không phù hợp trên một nền tảng chuyên nghiệp (LinkedIn được xem là mạng xã hội chuyên nghiệp hoặc mạng xã hội việc làm).

Cũng từ đây, LinkedIn bắt đầu cố gắng thay đổi các thuật toán của mình với mục tiêu khiến cho nguồn cấp dữ liệu của nền tảng trở nên hữu ích hơn hay nói cách khác là quay lại như cách mà nó vốn có.

Theo phát ngôn của LinkedIn, những thay đổi mới trong thuật toán sẽ giảm tới 80% lượng người dùng phàn nàn.

Hai thay đổi lớn trên nguồn cấp dữ liệu của LinkedIn.

Về bản chất, vào năm 2024 và xa hơn thế nữa, các thuật toán của mạng xã hội Linkedin sẽ ưu tiên 2 khía cạnh sau đây khi nói đến việc phân phối nội dung trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

1. Nếu người dùng đăng bài trên LinkedIn, nhiều khả năng những người theo dõi họ sẽ nhìn thấy bài đăng của họ.

Theo LinkedIn, người dùng cho biết rằng họ thấy những nội dung có giá trị nhất khi nội dung đó dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ thấy nội dung này có giá trị nhất khi nó đến từ những người mà họ biết và quan tâm.

Cho đến nay, LinkedIn đã chứng kiến lượng người xem bài đăng từ những người họ theo dõi tăng 10%.

2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” hiện được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.

Hệ thống thuật toán của LinkedIn hiện đang đánh giá xem một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác có khả năng tìm thấy những thông tin liên quan và hữu ích.

Theo LinkedIn, mục tiêu của các thuật toán là giúp các thành viên của nền tảng làm việc hiệu quả hơn và đạt được nhiều thành công hơn.

Kể từ khi những thay đổi mới này có hiệu lực, LinkedIn đã chứng kiến mức tăng gần 40% về “số người xem và xem nội dung dựa trên kiến thức từ những người ngoài mạng lưới kết nối của họ.

Cách thuật toán của LinkedIn xác định ‘Kiến thức và Lời khuyên’.

Tới đây, có không ít người dùng hay người làm marketing thắc mắc rằng làm thế nào thuật toán của LinkedIn có thể nhận ra khi một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên?

Theo chia sẻ từ LinkedIn, nền tảng mong muốn thấy rằng người dùng đang xây dựng một cộng đồng xoay quanh nội dung (content) và xung quanh việc chia sẻ kiến thức mà họ có đủ khả năng để nói đến.

Mặc dù nền tảng không chia sẻ toàn bộ các số liệu được sử dụng để đánh giá, dưới đây là một số chỉ số chính.

1. Bài viết hướng đến một nhóm đối tượng khán giả (người xem) riêng biệt.

Với từng bài đăng hay nội dung nhất định, rõ ràng là nó chỉ phù hợp với một số người dùng nhất định, trước khi đăng bài, LinkedIn cho biết người đăng nên tìm hiểu về rõ về ai sẽ có thể và mong muốn xem nó.

Hệ thống thuật toán của LinkedIn sẽ xem xét mọi bài đăng và xác định liệu từng bài đăng cụ thể sẽ phù hợp với ai.

Để có thể làm rõ vấn đề, LinkedIn đưa ra ví dụ rằng, “nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người.”

2. Ai là người viết các nội dung.

Khi bạn đăng bất cứ nội dung nào đó trên LinkedIn, nền tảng này không chỉ đánh giá giá trị của nội dung bài đăng của bạn.

Các thuật toán mới cũng sẽ đánh giá chính bạn, xem liệu bạn có đủ kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến có thể đưa ra các lời khuyên có giá trị hay không.

Mặc dù LinkedIn không nó rõ là nền tảng dựa trên điều gì để xác định một người dùng nào đó là “có kiến thức và kinh nghiệm liên quan”, vì bản chất LinkedIn là nền tảng việc làm và kết nối chuyên nghiệp, các dữ liệu giúp nền tảng xác định điều này không phải là điều quá khó.

3. Bài đăng có những “bình luận có ý nghĩa”.

Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ tìm cách ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận. Kết quả là, một số người dùng đã lạm dụng điều này để thúc đẩy lượng tiếp cận (Reach) của bài đăng (ví dụ sử dụng tài khoản ảo để bình luận).

Hiển hiên, LinkedIn sau đó không ngừng tìm cách để ngăn chặn điều này (hãy nghĩ về cách Google ngăn chặn việc lạm dụng từ khoá để gian lận thứ hạng tìm kiếm).

LinkedIn sẽ xem xét những người bình luận này là ai, họ có lịch sử như thế nào. Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn đăng một nội dung nào đó về Marketing và sau đó có nhiều chuyên gia Marketing bình luận về bài đăng của bạn, LinkedIn coi đó là một dấu hiệu tích cực.

4. Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.

Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.
Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.

Nhờ vào sự phát triển của các công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), LinkedIn ngày càng có nhiều cách hơn để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau – ví dụ: bao gồm liệu bài đăng nào đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hay không.

Một phần, nền tảng xem xét liệu một bài đăng có cung cấp thông tin chung chung (được ưu tiên ít hơn) hay được rút ra từ chính quan điểm và hiểu biết sâu sắc của người viết (được ưu tiên nhiều hơn).

Theo LinkedIn “Chúng tôi thực sự đánh giá cao những nhà sáng tạo có quyền tự do sáng tạo và sử dụng cá tính của họ để xây dựng nội dung.”

Cách LinkedIn đánh giá về mức độ thành công của các bài đăng.

Trong khi có không ít người muốn có nhiều lượt thích và theo dõi (follower) trên LinkedIn. Nó có thể là một công cụ xây dựng thương hiệu hữu ích và có thể mang lại nhiều lợi ích kinh doanh hơn.

Tuy nhiên, thuật toán của LinkedIn lại không coi trọng việc tiếp cận nhiều người, thay vào đó, nền tảng muốn các bài đăng hay nội dung có thể tiếp cận đúng người.

Đây cũng là lý do tại sao hệ thống của LinkedIn không khuyến khích cái gọi là lan truyền (Viral).

LinkedIn cho biết rằng sẽ là rất hữu ích nếu coi LinkedIn như một phiên bản kỹ thuật số của nơi làm việc (digital workplace), nơi có rất nhiều nhóm có nhiều cuộc trò chuyện riêng lẻ. Không có cuộc thảo luận nào phù hợp với mọi người trong mỗi nhóm – cũng như không có một nội dung nào phù hợp với tất cả mọi người trên LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Báo cáo Generation Z năm 2023: Nhiều insights của Gen Z đã được tiết lộ

Gen Z ngày nay cảm thấy kết nối tốt hơn với các sự vật, hiện tượng gợi nhắc ký ức và giá trị xưa cũ, theo Báo cáo Generation Z năm 2023 (Generation Z in 2023 Report) được thực hiện bởi GWI.

Sau hàng loạt những biến động trong tình hình kinh tế – xã hội, tâm lý của người tiêu dùng đã có sự thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây. Thay vì chạy theo những xu hướng mới, Gen Z ngày nay cảm thấy kết nối tốt hơn với các sự vật, hiện tượng gợi nhắc ký ức và giá trị xưa cũ.

Theo báo cáo Generation Z năm 2023 được thực hiện bởi GWI, có tới 17% tham gia khảo sát cho biết họ thích nghĩ về quá khứ hơn là tương lai – tỷ lệ này cao hơn 19% so với các thế hệ khác.

Đặc biệt có tới 54% người tiêu dùng thuộc thế hệ này yêu thích phong cách thời trang cổ điển và các chương trình phim ảnh, truyền hình, âm nhạc theo phong cách hoài cổ của những năm 90 và đầu những năm 2000.

Làn sóng này được nhìn thấy rõ nét trong những xu hướng thời trang và giải trí những năm gần đây kể từ khi xóa bỏ giãn cách sau đại dịch như: phong cách Y2K tái xuất sau hơn 20 năm, trở thành xu hướng thời trang nổi bật của năm 2023; ca khúc “Running up Hill” được phát hành năm 1985 bởi nữ ca sĩ Kate Bush lội ngược dòng, đứng đầu khắp các bảng xếp hạng âm nhạc Anh nhờ “cơn sốt” Stranger Things; hàng loạt các nhân vật quen thuộc gắn liền với nền văn hoá đại chúng những năm 1980 – 1990 như Barbie, Super Mario, Beauty and the Beast hay Little Marmaid xuất hiện trên màn ảnh rộng với định dạng live-action.

Gen Z và những khía cạnh hoài niệm trong cuộc sống.

Trước đây, những điều mới lạ luôn được các bạn trẻ chạy theo ráo riết để kịp “bắt trend”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phong cách của các bạn không chỉ hướng đến những giá trị xưa cũ, mà bằng việc lồng ghép và sáng tạo, những giá trị ấy lại càng được nhân đôi để hài hòa giữa nét đẹp truyền thống nhưng vẫn không bị lỗi thời. Sự yêu thích của thế hệ Z với những năm 90 không chỉ giới hạn ở âm nhạc mà còn nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Từ thời trang…

Kể từ 2021, tìm kiếm trên Google cho từ khoá “Y2K” bắt đầu tăng mạnh, cùng với đó là sự lên ngôi của phong cách thời trang với những chi tiết ánh kim, kẹp tóc kiểu “claw”, và mũ lưỡi trai Von Dutch.

Với 54% Gen Z thừa nhận yêu thích phong cách cổ điển, thời đại của những chiếc quần skinny jeans vốn thịnh hành ở những năm trước đã dần “lụi tàn”, nhường vị trí cho kiểu quần ống rộng đến từ thập niên 90.

Tuy nhiên, “hồi sinh” một xu hướng mới không đồng nghĩa với việc tuân theo các tiêu chuẩn cũ đã lỗi thời. Khi Y2K quay trở lại vào năm 2023, Gen Z cùng với sự tiến bộ trong tư tưởng đã góp phần thay đổi tiêu chuẩn vẻ đẹp “độc hại” trong quá khứ khi cho rằng muốn mặc đẹp thì phải sở hữu một thân hình skinny và mảnh khảnh.

Thế hệ này cổ vũ sự tích cực và đa dạng trong thời trang, với 41% Gen Z mong muốn các nhà bán lẻ cung cấp kích cỡ quần áo Y2K theo nhiều loại khác nhau và 38% mong muốn nhìn thấy các hình dáng cơ thể khác nhau trong quảng cáo.

…đến “làm mới” những thước phim trong ký ức.

Hoài niệm thông qua phương tiện truyền thông đã xuất hiện dưới nhiều hình thức trong những năm gần đây. Trên thực tế, một loạt phim của Disney đã được làm lại từ nhiều thập kỷ trước dưới dạng live-action hay hoạt hình hiện đại, như Mulan, Beauty and the Beast, Little Mermaid và còn nhiều phim khác đang được thực hiện nhằm gợi nhớ tuổi thơ và mang đến những góc nhìn đương đại, mới mẻ hơn với khán giả trẻ.

Nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh cũng thường xuyên lấy cảm hứng từ những thập kỷ trước và đạt được thành công vang dội, nổi bật trong số đó là Stranger Things.

Dù lấy bối cảnh từ thập niên 1980, bộ phim này vẫn thành công thu về 7,2 tỷ phút xem trực tuyến tại Mỹ trong năm 2022 và thu hút nhiều sự quan tâm của Gen Z, có lẽ vì nó tượng trưng cho những ngày trước Internet, một điều gì đó mới mẻ đối với thế hệ trẻ.

Nhiều thương hiệu cũng đã sử dụng các yếu tố hoài niệm trong các chiến dịch quảng cáo nhằm đáp ứng sự thay đổi trong tâm lý và hành vi người tiêu dùng sau đại dịch bằng cách làm cho mọi người cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Số liệu của GWI cho thấy có đến 53% người được khảo sát cho biết họ cảm thấy hạnh phúc và 40% cảm thấy được an ủi khi kết nối với các phương tiện truyền thông từ quá khứ.

Đi cùng xu hướng thế giới, đối với các bạn trẻ Việt Nam, sự tôn vinh các giá trị nguyên bản không chỉ được thể hiện qua phong cách thời trang, âm nhạc, phim truyện,… Mà những giá trị truyền thống trong gia đình cũng được các bạn hướng đến với sự “tích cực” , thể hiện sự “trân trọng” đối với những khoảnh khắc của gia đình.

Chọn phong cách kể chuyện tôn vinh các món ăn Việt, đồng thời đánh mạnh vào thực trạng tại các gia đình hiện nay khi không khí quây quần đang bị tách rời bởi điện thoại và những công việc cá nhân, chiến dịch Tết 2023 của Yakult đã khéo léo xây dựng hình tượng Gen Z làm tâm điểm gắn kết gia đình và mâm cơm ngày Tết.

Để tìm lại không khí Tết xưa, dù vụng về chàng thanh niên vẫn quyết tâm xắn tay vào bếp, nấu bữa tất niên, chuyên tâm như một đầu bếp thực thụ. Cả nhà thấy chàng trai vụng về lại cố gắng như vậy thì cùng lại bếp phụ giúp. Cả nhà nhờ vậy mà cùng nhau tạo nên mâm cơm Tất niên.

Video khép lại với hình ảnh đoàn tụ của cả gia đình, lan tỏa thông điệp “Nhẹ bụng, ngon miệng – Tết sum vầy” mà nhãn hàng mang tới. Mọi thành viên trong gia đình, dù thuộc thế hệ nào, đều có thể tìm thấy sự đồng điệu và gắn kết qua những khoảnh khắc đơn giản ý nghĩa bên bữa cơm Tết. Đó mới chính là giá trị nguyên bản nhất giữa con người với con người, là tâm hồn của người Việt mỗi độ xuân sang.

Gen Z không chỉ là thế hệ của sự thay đổi mà còn là người tiên phong trong việc duy trì và phát huy giá trị của gia đình, thông qua chiến dịch của mình, đã khéo léo gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, giữa các thế hệ trong gia đình, qua đó tạo nên một Tết đầy ý nghĩa và hạnh phúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VTV.vn

Xu hướng mới sẽ định tình tương lai của thị trường điện thoại thông minh

Năm 2024 chứng kiến một bước ngoặt đáng chú ý trong ngành công nghiệp smartphone. Không còn là cuộc chiến của các thông số phần cứng, thị trường điện thoại thông minh giờ đây chuyển hướng sang một cuộc chiến mới: trải nghiệm người dùng và phần mềm.

Thị trường phần cứng đã bão hoà.

Thị trường smartphone đã chứng kiến sự bão hòa đáng kể trong những năm gần đây. Một phần nguyên nhân chính là do sự phổ biến rộng rãi của thiết bị di động và số lượng lớn các mẫu smartphone thường không có nhiều khác biệt so với nhau.

Điều này, kết hợp với việc thiếu những đổi mới thực sự đột phá, đã góp phần vào việc giảm sự quan tâm của cộng đồng người dùng công nghệ nói chung. Hơn nữa, việc người dùng không thấy lý do để nâng cấp lên một mẫu điện thoại mới đắt đỏ hơn mà không mang lại nhiều cải tiến lớn đã làm giảm nhu cầu thay thế thiết bị cũ bằng các mẫu mới​​.

Trong bối cảnh đó, AI trở thành một yếu tố quan trọng, giúp tái khởi động thị trường smartphone. Sự phát triển của AI trong điện thoại thông minh không chỉ giới hạn ở việc cung cấp các tính năng hỗ trợ đơn giản mà còn mở rộng ra khả năng xử lý dữ liệu phức tạp và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ chưa từng có.

AI và ngành di động.

Sự tích hợp AI vào smartphone đã trở nên phổ biến hơn trong 1-2 năm trở lại đây. Các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng, loa thông minh, và các thiết bị giải trí gia đình khác đều đã bắt đầu tận dụng AI để tăng cường trải nghiệm người dùng ngay tại nhà và làm thay đổi cách họ tương tác với môi trường xung quanh​​.

Năm 2023 đã chứng kiến bước đột phá khi công cụ như ChatGPT không chỉ giới hạn ở nền tảng máy tính mà đã mở rộng sang smartphone, mang lại trải nghiệm AI mạnh mẽ ngay trên chính thiết bị mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Từ đó, AI đã không chỉ cải thiện khả năng hiểu và phản hồi đối với người dùng, mà còn mở ra khả năng xử lý tác vụ phức tạp và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ chưa từng có.

AI trong smartphone đã phát triển từ việc mang tới các tính năng hỗ trợ cơ bản đến việc trở thành một yếu tố quan trọng trong trải nghiệm sử dụng hàng ngày của người dùng, đồng thời mở rộng khả năng của smartphone trong lĩnh vực chụp ảnh và chỉnh sửa hình ảnh, cũng như cung cấp các dịch vụ dựa trên định vị và học máy. Sự phát triển này không chỉ tăng cường khả năng xử lý dữ liệu mà còn tạo ra những trải nghiệm mới lạ, phong phú hơn cho người dùng.

Galaxy AI và cuộc cách mạng mới.

Với sự giới thiệu của “Galaxy AI” bởi Samsung, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến smartphone. Thay vì tập trung chủ yếu vào cải tiến phần cứng, Samsung đang đẩy mạnh sự tích hợp AI, mở ra những khả năng mới cho hiệu năng, xử lý tác vụ, chụp và chỉnh sửa ảnh.

Samsung đã thể hiện sự dẫn đầu của mình trong việc áp dụng AI vào trải nghiệm sống hàng ngày. “Galaxy AI” hứa hẹn không chỉ cải thiện hiệu năng và khả năng xử lý tác vụ mà còn mang đến cách mạng trong chụp ảnh và chỉnh sửa hình ảnh, mở ra những trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng.

Việc chú trọng này vào AI hơn là phần cứng thông thường là một bước tiến quan trọng, đánh dấu sự thay đổi trong cách các nhà sản xuất và người tiêu dùng xem xét và đánh giá giá trị của một chiếc smartphone.

Sự phát triển mạnh mẽ của AI dự báo về một không gian mở lớn với vô số khả năng. AI không chỉ làm thay đổi cách chúng ta sử dụng điện thoại thông minh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta có thể kỳ vọng vào một kỷ nguyên mới của điện thoại thông minh, nơi mà trí tuệ nhân tạo không chỉ phục vụ như một công cụ mà trở thành trợ lý cá nhân, đối tác sáng tạo cũng như là người bạn đồng hành trong trải nghiệm mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Citigroup sẽ sa thải 20.000 nhân viên nhằm tối ưu hoá lợi nhuận

Các nguồn tin từ Reuters và Bloomberg cho biết Citigroup Inc (Citigroup) sẽ sa thải 20.000 nhân viên trong một động thái mới nhắm giúp tiết kiệm tới 2,5 tỷ USD.

Citigroup sẽ sa thải 20.000 nhân viên
Citigroup sẽ sa thải 20.000 nhân viên

Phía Citigroup cho biết, chi phí trên toàn công ty dự kiến sẽ giảm xuống mức từ 51 tỷ USD đến 53 tỷ USD trong trung hạn (công ty này không chia sẻ rõ khung thời gian chính xác).

Chi phí trong năm 2024 của Citigroup sẽ nằm trong khoảng từ 53,5 tỷ USD đến 53,8 tỷ USD – giảm so với mức 56,4 tỷ USD mà công ty đã chi vào năm 2023.

Theo số liệu báo cáo doanh thu mới đây, doanh thu quý 4 năm 2023 của Citigroup tiếp tục làm thất vọng các nhà phân tích, Citigroup có kết quả kinh doanh tồi tệ nhất trong 5 năm khi hoạt động kinh doanh lãi suất và tiền tệ bị ảnh hưởng lớn do hoạt động (nhu cầu) của khách hàng sụt giảm trong những tuần cuối năm.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Citigroup giảm 25% xuống còn 2,6 tỷ USD.

Về cơ cấu tổ chức, CEO Jane Fraser đã khởi xướng một đợt tái cơ cấu lớn nhất của Citigroup trong nhiều thập kỷ bắt đầu từ tháng 9 khi tìm cách cải thiện lợi nhuận của ngân hàng. CEO này cho biết các động thái này sẽ cho phép ngân hàng loại bỏ tình trạng quan liêu, giảm từ 13 cấp quản lý xuống chỉ còn 8 cấp.

20.000 vị trí mà Citigroup sẽ loại bỏ bao gồm việc cắt giảm việc làm trong quá trình tái cơ cấu cũng như sa thải những việc lẽ ra đã có thể xảy ra.

Kết quả kinh doanh quý của Citigroup bị lỗ 1,8 tỷ USD, tương đương 1,16 USD một cổ phiếu.

Công ty cũng ghi nhận khoản phí hoạt động 1,7 tỷ USD trong quý để chi trả cho các khoản đánh giá đặc biệt.

Về Citigroup.

Citigroup là một công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia có trụ sở tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Công ty được thành lập vào năm 1998 từ sự sáp nhập giữa Citicorp và Travelers Group. Citigroup là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, với tổng tài sản hơn 2.500 tỷ USD. Công ty cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới.

Citigroup có mạng lưới hoạt động tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Công ty có hơn 200.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Các lĩnh vực kinh doanh chính của Citigroup bao gồm:

  • Ngân hàng bán lẻ (mảng kinh doanh chính).
  • Ngân hàng đầu tư.
  • Tài chính doanh nghiệp.
  • Quản lý tài sản.
  • Ngân hàng bảo hiểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thu nhập của CEO Tim Cook năm 2023 giảm gần 40% so với 2022

Ngày 11/1, Apple đăng tải tài liệu cho các nhà đầu tư, trong đó tiết lộ một số chi tiết về mức lương của ban lãnh đạo, gồm cả Giám đốc điều hành Tim Cook.

Năm 2022, mức thu nhập của Tim Cook tại Apple 99,4 triệu USD. Năm nay, CEO Apple kiếm được hơn 63 triệu USD, giảm gần 40% so với năm trước đó.

Trong đó gồm: 3 triệu USD tiền lương, 47 triệu USD cổ phiếu thưởng, 11 triệu USD thưởng kế hoạch, và các khoản thưởng khác là 2,5 triệu USD.

Trong khi đó, thu nhập bình quân của nhân viên Apple trong năm 2023 là hơn 94.000 USD. So với thu nhập của Tim Cook là 672:1, theo Apple, tỷ lệ này là phù hợp với quy định của Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).

Mức thu nhập của một số nhân sự khác trong ban lãnh đạo Apple gồm: CFO Luca Maestri, Cố vấn pháp lý Kate Adams, Phó Chủ tịch phụ trách bán lẻ Deirdre O’Brien và COO Jeff Williams, mỗi người nhận gần 27 triệu USD trong năm qua.

Hội đồng quản trị Apple đã thực hiện một chính sách vào năm 2017 yêu cầu Tim Cook phải sử dụng máy bay riêng cho tất cả các chuyến công tác và cá nhân của mình vì “lý do an ninh và hiệu quả”.

Kể từ khi chính sách được áp dụng, nhà đầu tư đều muốn biết Apple đã chi bao nhiêu cho việc đi lại và bảo vệ Tim Cook.

Theo hồ sơ, năm ngoái Apple đã chi 1,6 triệu USD cho các chi phí đi lại bằng máy bay riêng của Tim Cook, cao gấp đôi năm 2022. Chi phí an ninh cho cá nhân CEO là 820.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sa thải hàng loạt nhân viên kiểm duyệt nội dung là lý do chính khiến X ngày càng tồi tệ

Mạng xã hội X của Elon Musk đã sa thải hơn 1.000 nhân viên trên toàn cầu thuộc các bộ phận chịu trách nhiệm ngăn chặn nội dung gây hại và chính điều này đã dẫn đến hàng nghìn tài khoản bị cấm đã khôi phục hoạt động, khiến những nội dung có hại lan truyền nhanh chóng.

Nhận định trên là một phần nội dung báo cáo mới nhất của Ủy ban an toàn mạng của Australia công bố ngày 11/1.

Ủy ban này đã sử dụng Đạo luật An toàn trực tuyến của Australia để thu được số liệu chi tiết về các kỹ sư phần mềm, người kiểm duyệt nội dung và nhân viên làm việc ở các bộ phận an toàn khác ở X – trước đây là Twitter – đã bị cho nghỉ việc.

Theo bà Julie Inman Grant, một thành viên của ủy ban và là một cựu nhân viên của Twitter, đây là lần đầu tiên số liệu trên được công khai.

Báo cáo cho biết có 1.213 chuyên viên của các bộ phận đảm bảo an toàn và bảo mật, trong đó có cả các nhà thầu, đã rời khỏi X kể từ khi Elon Musk mua lại mạng xã hội này từ tháng 10/2022.

Australia dẫn đầu nỗ lực toàn cầu nhằm quản lý truyền thông xã hội, theo đó buộc các công ty công nghệ phải cụ thể hóa cách thức giải quyết các vấn đề như ngôn từ thù hận và lạm dụng tình dục trẻ em.

Tháng 10 năm ngoái, Ủy ban An toàn mạng của Australia đã áp mức phạt 610.500 AUD (388.000 USD) đối với X, cho rằng mạng xã hội này đã không chứng minh được cách thức ngăn chặn nội dung khiêu dâm trẻ em.

Tuy nhiên, X không nộp phạt và hiện đang xúc tiến quy trình pháp lý để lật ngược bản án. Hiện X chưa có phản hồi trước thông tin trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vào siêu thị Aeon không cần phải gửi hay niêm phong túi và triết lý kinh doanh của người Nhật

Đối với những người từng đi siêu thị, chuyện niêm phong túi hay phải gửi túi ở ngoài đã là câu chuyện quá bình thường nhằm chống nạn “cầm nhầm”.

Thế nhưng với những ai từng vào siêu thị Aeon Mall chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi nơi đây lại cho mang thoải mái túi xách vào trong mua hàng bất kể có đang đông nghẹt khách đi chăng nữa.

Vậy phải chăng Aeon không sợ nạn cầm nhầm?

Trên thực tế thì không phải riêng siêu thị Aeon mà hầu như cửa hàng nào của Nhật cũng vậy. Lối tư duy kinh doanh của người Nhật rất khác so với các siêu thị nước ngoài khi thay vì ngăn chặn nạn cầm nhầm, họ lại không muốn gây phiền hà cho đại đa số khách hàng.

Việc để khách thoải mái mang túi vào siêu thị tạo cảm giác thoải mái cho mọi người, đồng thời không tỏ vẻ kỳ thị coi thường người mua với việc bắt họ niêm phong túi.

Câu chuyện không niêm phong túi này thậm chí còn chỉ là nghĩa hẹp trong cả một văn hoá tôn trọng khách hàng của người Nhật Bản mang tên “Omotenashi”.

Kinh doanh đạo đức.

Omotenashi trong tiếng Nhật được hiểu là tiếp đón khách hàng bằng cả tấm lòng chân thật, không giả tạo, không giấu giếm bất cứ điều gì.

Nói một cách đơn giản, các doanh nghiệp Nhật Bản không chiếm thiện cảm của người mua bằng những chiêu trò mà bằng bản thân chất lượng dịch vụ với một thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Họ đặt khách hàng lên đầu, trên lợi ích cá nhân, hình ảnh của bản thân và lợi nhuận công ty. Đây là văn hoá kinh doanh nổi tiếng của Nhật Bản, nơi mà các giá trị đạo đức truyền thống thấm nhuần vào tư tưởng và cách hành xử trong công việc.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được “Omotenashi” hàng ngày ở Nhật Bản. Đó chính là cái gập đầu sâu và lời chào nồng nhiệt khi bạn bước vào cửa hàng. Tài xế taxi tự động đóng, mở cửa và xếp hành lí vào cốp xe cho khách. Nhà vệ sinh vô cùng sạch sẽ, được phục vụ ở hầu hết các địa điểm công cộng. Ở dưới hoặc bên cạnh bàn ăn nhà hàng hay quán bar luôn có một chiếc giỏ nhỏ để bạn để túi xách hay áo khoác.

Ở các nước Phương Tây, tiền tip là một văn hóa phổ biến để tạo niềm vui và động lực cho người phục vụ. Tuy nhiên khi nói đến Omotenashi, người Nhật không kỳ vọng nhận được thứ gì đó để đổi lại dịch vụ được cung cấp.

Trong thực tế, nếu bạn đưa tiền tip cho ai đó, họ sẽ từ chối, có người còn coi đó là một sự xúc phạm. Đó chỉ đơn giản là một cử chỉ tử tế từ trái tim với mục đích duy nhất là giúp khách hàng có một trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Bởi vậy rất nhiều du khách Phương Tây sau khi đến thăm Nhật Bản đều có chung quan điểm rằng đất nước Mặt trời mọc không chỉ là một xã hội hiện đại, phát triển, mà còn sở hữu một phong cách phục vụ vô cùng chuyên nghiệp. Dù nhịp sống có hiện đại và biến đổi thế nào, thì văn hoá ứng xử truyền thống vẫn được vận dụng thật khéo léo trong cuộc sống.

Điều đáng quý là văn hoá này không chỉ dành cho lễ tân hay bảo vệ mà nó bắt đầu từ chính tư duy của người lãnh đạo cao nhất.

Chính những nhà quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc làm vừa lòng khách hàng ở cấp độ cao nhất và có đủ tầm nhìn nhằm nâng tầm dịch vụ của doanh nghiệp.

Muốn áp dụng áp dụng Omotenashi vào hành động, người đứng đầu doanh nghiệp trước hết phải hiểu và truyền tải được thông điệp của mình tới nhân viên. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo phải tạo ra cảm giác tự hào bằng cách theo dõi sát sao, liên tục đưa ra lời khen, động viên tích cực cho nhân viên.

Niềm tự hào là thứ vô hình, nhưng sẽ khiến cho các nhân viên tận tâm hơn trong công việc. Nhân viên chính là cầu nối quan trọng, khi họ nhận thức được chỉ có trái tim mới chạm tới trái tim thì sẽ phục vụ hơn cả sự mong đợi của khách hàng và xa hơn nữa là mang lại giá trị cho cộng đồng.

Ví dụ, khi mới mở cửa ở Việt Nam, các cấp lãnh đạo của Aeon Mall thể hiện tinh thần Omotenashi bằng cách đứng xếp hàng chào khách tới và tiễn khách đi ở cổng vào giờ mở cửa và giờ đóng cửa của trung tâm thương mại. Họ thậm chí còn xuống tận siêu thị hướng dẫn khách hàng tới từng quầy sản phẩm, chỉ cho khách hàng nơi nhà vệ sinh…

Lẽ thường, đây là những công việc của nhân viên cấp thấp, còn lãnh đạo với quỹ thời gian hạn hẹp của mình sẽ lo những công việc to tát hơn. Tuy nhiên, những lãnh đạo người Nhật tại Aeon Mall lại suy nghĩ ngược lại, họ coi việc phục vụ khách hàng, trân trọng khách hàng mới là việc quan trọng và họ dành thời gian để thực sự thực hiện nhiệm vụ đó.

Khi nhân viên thấy lãnh đạo kính trọng và tự nguyện nỗ lực chăm sóc khách hàng từng ly từng tý một, họ sẽ cảm thấy có động lực để hết mình làm theo. Còn nếu trong doanh nghiệp mà lãnh đạo không nêu gương, lại thêm tâm lý của nhân viên là đi làm có lương chứ không phải luồn cúi, thì việc tận tâm phục vụ khách hàng như vậy sẽ là một điều ghê gớm và khó chấp nhận.

Hành vi tốn tiền?

Người Nhật chia dịch vụ chăm sóc khách hàng ra làm 5 cấp bậc bao gồm Moral (Có đạo đức) – Manner (Cư xử lịch sự) – Service (Dịch vụ chuyên nghiệp) – Hospitality (Hiếu khách) – Omotenashi, trong đó Omotenashi chính là đỉnh cao.

Nhiều người cho rằng Omotenashi bắt nguồn từ truyền thống trà đạo của Nhật Bản.

Tuy nhiên, trên thực tế, Omotenashi không bắt nguồn từ trà đạo mà có nguồn gốc từ tiệc trà. Người ta nói rằng một buổi trà đạo có thể mất cả năm để lên kế hoạch vì tỉ mỉ đến từng chi tiết. Trong bữa tiệc trà này, chủ nhà luôn đem đến cho khách sự thoải mái nhất có thể. Ngay cả việc lựa chọn bộ ấm chén, hoa và cách thức trang trí cũng được đáp ứng theo sở thích cụ thể của khách.

Khách mời thấy rõ nỗ lực của chủ nhà và họ cũng đáp lại bằng thái độ tôn trọng. Cứ thế, cả chủ và khách tạo ra môi trường hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau. Chính vì thế mà Omotenashi được hình thành và luôn được áp dụng trong ngành dịch vụ của Nhật Bản.

Là một cường quốc thường xuyên phải đối mặt với thảm họa động đất, sóng thần, nay lại chịu thêm sự càn quét của làn sóng COVID-19, tinh thần Omotenashi của người Nhật Bản lại càng hiện hữu mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những tấm gương sẵn sàng tặng suất ăn miễn phí, không tăng giá hàng hay thắp sáng đèn biển hiệu trong đêm tối tại những vùng từng chịu thiên tai, sóng thần ở Nhật Bản khiến nhiều người phải khâm phục.

Tại nhiều nước, tinh thần Omotenashi thường bị hiểu nhầm là tốn tiền bạc hoặc không cần với người tiêu dùng. Thế nhưng đây là một tinh thần dịch vụ chứ không phải chỉ là những câu chào mời có lệ.

Rõ ràng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt và khách hàng cần nhất chữ “tín” thì văn hoá kinh doanh này lại chiếm thiện cảm và thực sự mang lại giá trị cho không chỉ người mua mà còn bản thân công ty.

Không phải những thủ thuật gian lận, không phải những chiến lược marketing hoành tráng sẽ tạo nên thương hiệu và uy tín của công ty mà chính những giá trị đạo đức nhân văn, lối hành xử chuyên nghiệp sẽ gây dựng chỗ đứng của doanh nghiệp đó trong lòng khách hàng.

Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh mà một doanh nghiệp có thể gây dựng trong thời buổi này đó là trao đi một dịch vụ uy tín, đặt khách hàng làm trung tâm.

Khi đặt khách hàng lên đầu, nghĩ cho họ trước, cố gắng đem lại một thái độ phục vụ và chất lượng sản phẩm hàng đầu đáp ứng nhu cầu của họ, thì thành công cũng theo đó mà tìm đến với doanh nghiệp.

Vậy nên, lấy đạo đức làm gốc trong cách hành xử ở bất cứ nơi đâu chính là bí quyết kinh doanh sắc bén nhất. Đó cũng nên là chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của bất cứ một công ty nào.

Nguồn: Tổng hợp

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Honda Motor: Honda sẽ chiến đấu để tồn tại bất chấp khó khăn tại thị trường Trung Quốc

Giám đốc điều hành Honda Motor trong một bài phát biểu mới đây khẳng định chắc nịch công ty sẽ “chiến đấu để tồn tại”, bất chấp khó khăn trong chiến lược xe điện tại thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng cam kết đưa xe điện trở thành phân khúc tạo ra 100% doanh số bán ô tô mới vào năm 2040 dù cho vẫn đang chậm chân trong việc ra mắt các mẫu xe cạnh tranh.

Theo Nikkei, Honda đã và đang phát triển các dòng xe điện phù hợp với từng khu vực, chẳng hạn như dòng e:N ở Trung Quốc, Prologue và ZDX ở Bắc Mỹ. Toshihiro Mibe, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Honda giải thích lý do đằng sau chiến lược này.

“Đầu những năm 2020, chúng tôi vẫn nghĩ rằng đây vẫn là buổi bình minh của xe điện thôi. Tuy nhiên hiện tại, với tốc độ mở rộng thị trường, công ty cần có một “chiến lược toàn cầu”, ông Toshihiro Mibe nói.

Chiến lược chuyển sang sản xuất các mẫu xe điện toàn cầu diễn ra trong bối cảnh Honda đang gặp khó khăn tại các thị trường như Trung Quốc – nơi cuộc chiến về giá đang làm giảm doanh thu toàn ngành. Trong 6 tháng tính đến tháng 9/2023, tổng doanh số bán ô tô tại Trung Quốc đã giảm 12% so với cùng kỳ một năm trước đó.

“Đúng là liên doanh của chúng tôi ở Trung Quốc đang gặp khó khăn. Với việc Bắc Kinh hỗ trợ ngành công nghiệp xe điện bằng nhiều chính sách khác nhau, xe hybrid và động cơ thông thường của Honda đã mất thị phần”, ông Mibe nói và cho biết Honda cũng “khá tụt hậu về hệ thống thông minh so với các nhà sản xuất Trung Quốc như BYD”.

Honda kỳ vọng lợi nhuận hoạt động tăng 53% lên 1,2 nghìn tỷ yên (8,2 tỷ USD) nhờ hiệu quả hoạt động mạnh mẽ ở Mỹ và đồng yên giá rẻ, song theo ông Seiji Sugiura thuộc Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, “đây có thể là công cuộc vô cùng khó”. Ông nhận thấy môi trường kinh doanh tại Mỹ có khả năng trở nên tồi tệ hơn khi nhu cầu sau đại dịch suy yếu, trong bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng.

Honda sản xuất cả xe máy và máy bay thương mại song ô tô vẫn chiếm hơn 60% tổng doanh thu công ty. Một nhà phân tích cho biết cam kết chỉ bán ô tô điện vào năm 2040 của Honda là “khó tin” do nhà sản xuất này thiếu các mẫu xe điện bán chạy.

0 Series là một nỗ lực nhằm tạo ra một dòng sản phẩm hàng đầu. Honda cho biết các mẫu xe này tạo sự khác biệt ở chỗ tương đối nhẹ và nhanh. Hãng đã giảm trọng lượng ô tô bằng cách làm nhẹ pin, từ đó khiến không gian bên trong cabin trở nên thoải mái.

“Thị trường Trung Quốc vẫn còn rất lớn”, Shinji Aoyama, phó chủ tịch điều hành của Honda, nói. “Chúng tôi hoạt động không tốt thì điều đó cũng không thay đổi được sự thật rằng đây là một thị trường quan trọng”.

Honda hiện đang liên minh với các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp để bắt kịp cuộc chơi xe điện. Hãng từng phát triển Prologue và ZDX với General Motors và hợp tác với LG Energy Solution của Hàn Quốc, CATL của Trung Quốc để mua pin – một trong những thành phần cốt lõi của xe điện.

Theo Masashi Go, đối tác tại công ty tư vấn Roland Berger của Đức, các nhà sản xuất ô tô hạng trung theo đuổi liên minh xe điện nhằm mục đích tiết kiệm chi phí – một thách thức khó khăn trong quá trình chế tạo những chiếc xe đắt tiền.

“Một giải pháp khả thi là các công ty này từ bỏ việc tự phát triển xe điện và sử dụng nền tảng được phát triển chung”, Masashi Go nói dù thừa nhận quyết định này có thể dẫn đến sự thiếu khả năng cạnh tranh về sau.

Honda hiện đang mong muốn tiếp tục phát triển công nghệ pin thể rắn. Công ty có kế hoạch thiết lập một dây chuyền sản xuất thử nghiệm tại quận Tochigi của Nhật Bản trong năm nay. Pin thể rắn hứa hẹn mật độ năng lượng dày và an toàn hơn so với pin lithium-ion hiện tại. Nếu thành công, chúng có thể giúp Honda tung ra nhiều mẫu xe điện cạnh tranh hơn ra thị trường.

Theo ông Mibe, điện khí hóa đã “thay đổi đáng kể hệ thống phân cấp của nhà sản xuất ô tô”. Khi được hỏi liệu 0 Series có đảm bảo chiến thắng cho Honda hay không, ông nói: “Chúng tôi sẽ chiến đấu hết sức để tồn tại. Chúng tôi không thể ngủ quên trên ánh hào quang của mình”.

Được biết mới đây, Honda Motor đã từ bỏ kế hoạch cùng General Motors phát triển dòng xe điện giá rẻ. Nguyên nhân được cho là do bối cảnh kinh doanh thay đổi.

“Sau khi nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng tôi thấy đây là một lĩnh vực kinh doanh khó khăn và quyết định dừng việc phát triển dòng xe điện giá rẻ. GM và Honda sẽ tìm kiếm giải pháp riêng biệt. Bản thân dự án sẽ chấm dứt”, ông Mibe cho biết, sau đó viện dẫn những thách thức về chi phí.

Trước đó, hồi năm 2020, General Motors và Honda Motor đồng ý cùng nhau phát triển những chiếc xe điện hoàn toàn mới, dự kiến ra mắt vào năm 2024. Các mẫu xe này được trang bị công nghệ pin “Ultium” độc quyền của GM, trong khi thiết kế do phía Honda phụ trách.

“Sự hợp tác này kết hợp sức mạnh của cả 2 công ty. Hiệu quả sản xuất và quy mô sẽ đem lại những giá trị to lớn cho khách hàng. Mối quan hệ đối tác cũng sẽ giúp thúc đẩy lộ trình điện khí hóa cũng như nỗ lực của ngành trong việc giảm hiệu ứng nhà kính”, ông Doug Parks, phó Chủ tịch chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu GM nói.

Thông qua hợp tác, GM và Honda đặt cược vào việc phát triển những mẫu xe điện giá cả cạnh tranh so với các đối thủ dẫn đầu thị trường là Tesla và BYD.

GM trước đây đã cho biết, những phương tiện của hãng khi sử dụng pin Ultium với 10 phút sạc đã có thể di chuyển quãng đường hơn 160,93 km. Xe cũng có thể tăng tốc từ 0 – 96 km/h trong vòng chưa đến 3 giây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Ngân hàng Barclays của Anh sa thải hàng loạt nhân viên toàn cầu

Barclays, một ngân hàng đa năng của Anh đang sa thải 5.000 nhân viên toàn cầu trong nỗ lực mới của ngân hàng nhằm cắt giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận.

Ngân hàng Barclays của Anh sa thải hàng loạt nhân viên toàn cầu
Ngân hàng Barclays của Anh sa thải hàng loạt nhân viên toàn cầu

Theo đó, khoảng 5.000 người trong tổng số 84.000 nhân viên của ngân hàng trong năm 2023 sẽ bị loại bỏ, những người này hiện làm việc trong các bộ phận khác nhau từ các văn phòng trên toàn cầu.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Barclays cho biết: “Barclays đã loại bỏ khoảng 5.000 nhân viên trên toàn cầu cho đến năm 2023, đây như là một phần của chương trình hiệu quả liên tục được thiết kế nhằm đơn giản hóa và định hình lại hoạt động kinh doanh, cải thiện dịch vụ và mang lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng.”

Barclays cho biết ngân hàng đang “hỗ trợ các nhân viên bị ảnh hưởng bằng các dịch vụ đào tạo, tư vấn và hỗ trợ việc làm, tùy thuộc vào vị trí của họ”.

Theo phân tích, ngân hàng này đã phải vật lộn để đạt được hiệu quả từ các hoạt động đầu tư trong những năm gần đây, một số các dịch vụ của ngân hàng này cũng được cho là có lượng nhân sự không phù hợp với quy mô và hiệu quả kinh doanh.

Barclays cho biết sẽ “tìm kiếm tính hiệu quả ở các bộ phận khác nhau của ngân hàng, cố gắng tạo dựng và điều hành một tổ chức hiệu quả hơn…”

Theo số liệu mới nhất, Barclays có vốn hóa thị trường khoảng 23,5 tỷ bảng Anh (khoảng gần 30 tỷ USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Loud Budgeting là gì? Tại sao Gen Z và Gen Y yêu thích xu hướng này

Khác với xu hướng “quiet luxury” (sang trọng trong im lặng), Loud Budgeting đề cập đến việc sẵn sàng chia sẻ và nói về văn hoá chia tiêu hay thậm chí là về mục tiêu tiết kiệm. Đây được xem là xu hướng tài chính của Gen Z và Gen Y trong bối cảnh mới.

Loud Budgeting là gì
Loud Budgeting là gì? Tại sao Gen Z và Gen Y yêu thích xu hướng này

Thoát khỏi nền văn hóa gọi là “quiet luxury” — nơi mọi người thần tượng những người giàu có có ảnh hưởng hoặc giả mạo sự giàu có của họ để tạo ra sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội — khái niệm Loud Budgeting lại đề cao sự minh bạch về kế hoạch tài chính, sẵn sàng nói về mục tiêu tiết kiệm, và cả những hành động cụ thể để hợp lý hoá việc chi tiêu.

Loud Budgeting là gì?

Nếu như trước đây, phần lớn mọi người thường cho rằng tiền bạc là thứ nhạy cảm và các cuộc nói chuyện về tiền bạc thường được ít khuyến khích, đặc biệt là trước đám đông. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy “ngại” khi nói chuyện về tiền bạc.

Tuy nhiên với xu hướng Loud Budgeting mới, mọi người được khyến khích làm điều ngược lại, cởi mở hơn với tiền bạc, sẵn sàng nói về kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm để đạt được mục tiêu tài chính và hơn thế nữa.

Loud Budgeting mang lại cho mọi người cảm giác dễ chịu và gần gũi hơn với các quyết định tài chính của họ. Trong khi việc âm thầm theo đuổi các xu hướng chi tiêu quá mức (consumerism) hay thậm chí là cố gắng để theo kịp cách chi tiêu của những người bạn vốn có tài chính mạnh hơn có thể khiến bạn chi tiêu quá mức hoặc thậm chí là “vỡ nợ”, theo đuổi xu hướng Loud Budgeting lại an toàn hơn rất nhiều.

Việc nói “không” với một bữa tối đắt tiền hoặc một kỳ nghỉ đắt tiền sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn bè và gia đình của bạn biết và chấp nhận xu hướng chi tiêu an toàn của bạn.

Hơn nữa, việc cởi mở trò chuyện về tiền bạc, thậm chí chỉ với gia đình và bạn bè, cho phép tất cả chúng ta học hỏi từ những sai lầm của nhau và đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt hơn.

Làm thế nào để bắt đầu với văn hoá Loud Budgeting.

Một trong những điểm khác biệt giữa việc theo đuổi mục tiêu Loud Budgeting và các mục tiêu khác đó là sẵn sàng chia sẻ về mục tiêu của mình. Một cuộc đối thoại cởi mở và trung thực với bạn bè và gia đình về điều này nghe có vẻ khó khăn, đối với những người trẻ hiện đại, điều này ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là khi có nhiều người trong cùng thế hệ cũng đang theo đuổi lý tưởng đó.

Nếu ai đó trong cuộc sống của bạn đề nghị bạn chi tiêu theo cách mà bạn không muốn, bạn hãy chủ động đưa ra giải pháp thay thế, nói với họ về mục tiêu của bạn và hơn thế nữa.

Mọi kế hoạch và mục tiêu của bạn sẽ dễ dàng trở thành hiện thực hơn nếu bạn loại bỏ các ý tưởng hay hành động đi ngược lại với nó.

Cách tối đa hoá nỗ lực Loud Budgeting.

Một phần quan trọng của xu hướng Loud Budgeting là phải minh bạch về lý do bạn tiết kiệm. Tốt nhất bạn nên công khai xác định các mục tiêu (tài chính) cụ thể mà bạn đang cố gắng đạt được trong năm (để bạn có thể sẵn sàng chia sẻ rõ ràng ý định của mình với người khác nếu có).

Nếu bạn là người ít có sức mạnh vượt qua khi đối mặt với các cám dỗ, điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho những tình huống mà bạn biết rằng có thể sẽ có áp lực tài chính từ những người liên quan. Hãy viết cho mình một kịch bản dự kiến để bạn biết phải nói gì và làm gì để nó trở nên phù hợp với mục tiêu của bạn.

Bạn càng minh bạch, bạn càng có nhiều khả năng phải chịu trách nhiệm về bản thân, và bạn bè hay gia đình của bạn sẽ càng hiểu những gì bạn đang cố gắng làm và thậm chí còn có thể giúp đỡ bạn nhiều hơn.

Thay vì bị áp lực chi tiêu, những người theo xu hướng Loud Budgeting sẽ sớm tiết kiệm để đạt được mục tiêu.

Kết luận.

Là một phần của văn hoá hướng tới sự cởi mở và minh bạch, Loud Budgeting đang là sự lựa chọn của nhiều người thuộc thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z.

Nếu xu hướng này tiếp tục phát triển vào năm 2024, bạn hay doanh nghiệp của bạn có thể sẽ phải làm quen với việc nhiều người hơn sẵn sàng chia sẻ về mục tiêu của họ.

Nếu bạn từng theo đuổi chủ nghĩa tiêu dùng vốn không phù hợp (ít nhất là trong bối cảnh hiện tại), Loud Budgeting là từ khoá để bạn có thể khiến cho cuộc sống của mình trở nên nhẹ nhàng và ít áp lực hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok giới hạn tìm kiếm các thẻ hashtag trong Creative Center

Theo cập nhật mới đây, mạng xã hội TikTok đã loại bỏ khả năng tìm kiếm các thẻ hashtag cụ thể trong các công cụ của Trung tâm sáng tạo (Creative Center), điều này sẽ hạn chế việc các nhà quảng cáo hay thương hiệu thu thập dữ liệu về mức độ phổ biến hoặc không của một số thẻ hashtag nhất định.

Công cụ tìm kiếm theo hashtag trong Creative Center là gì?

Các công cụ trong Trung tâm sáng tạo của TikTok cho phép nhà quảng cáo tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng sử dụng khác nhau, điều này có thể rất hữu ích cho việc thiết lập các kế hoạch chiến dịch của thương hiệu.

Tuy nhiên, theo cập nhật mới, TikTok đã xóa tính năng tìm kiếm theo hashtag do lo ngại rằng dữ liệu đang được lạm dụng theo cách không phù hợp.

Như bạn có thể thấy, hiện tại dữ liệu chỉ có sẵn tới 100 thẻ hashtag khác nhau được phân chia theo các ngành nghề khác nhau thay vì có thể tìm kiếm không giới hạn.

TikTok loại bỏ tính năng mới này trong bối cảnh nền tảng đang được giám sát chặt chẽ về cách kiểm duyệt nội dung hay cách thuật toán của nền tảng hoạt động từ các cơ quan quản lý. Mặc dù đối với người làm marketing, đây đơn giản chỉ là mất đi một công cụ phân tích và nghiên cứu, ở các khía cạnh lớn như xã hội hay chính trị thì nó là cách giúp nền tảng tránh khỏi các lệnh cấm và trừng phạt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vốn hoá thị trường của công ty mẹ Tinder Match Group vượt mức 10 tỷ USD

Theo ghi nhận mới đây, cổ phiếu của Match Group đã tăng tới 12% vào đầu phiên mới đây sau khi The Wall Street Journal đưa tin nhà đầu tư hoạt động Elliott Investment Management đã tích lũy được khoảng 1 tỷ USD cổ phần trong công ty.

Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của Match Group, công ty mẹ của ứng dụng hẹn hò Tinder rơi vào khoảng 10,5 tỷ USD.

Chủ sở hữu của Tinder, Match đã phải vật lộn để thúc đẩy tăng trưởng trong những quý gần đây. Cổ phiếu của Match đã phục hồi sau đợt giảm mạnh sau báo cáo thu nhập vào tháng 11 sau khi lượng người dùng giảm 5% (xuống còn 15,7 triệu).

Theo WSJ, Elliott gần như chắc chắn sẽ tham gia vào cuộc đối thoại với ban quản trị của Match Group để khám phá các lựa chọn nhằm tối đa hóa giá trị cổ đông. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Elliott có mong muốn thay đổi các vị trí lãnh đạo mới hay không.

Match Group từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng người phát ngôn đã lưu ý trong một tuyên bố rằng công ty “thường xuyên hợp tác với các nhà đầu tư và sẽ tiếp tục nỗ lực để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng cũng như giá trị cho các cổ đông”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị trường Trung Quốc được kỳ vọng là khởi sắc trong năm 2024

Sau một năm phục hồi không được như kỳ vọng của giới chuyên gia, tâm lý của người tiêu dùng Trung Quốc cuối cùng cũng có thể bắt đầu khởi sắc trong năm 2024.

Thị trường Trung Quốc được khởi sắc trong năm 2024
Thị trường Trung Quốc được khởi sắc trong năm 2024

Năm ngoái, thế giới coi việc Trung Quốc mở cửa trở lại là chất xúc tác có thể kéo nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi khó khăn. Song, hy vọng đó không thành khi các nhà phân tích cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 5% của chính mình.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP năm nay. Mặc dù nền kinh tế tỷ dân khó có thể tránh khỏi việc tăng trưởng chậm lại, Goldman Sachs dự đoán lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng có khả năng phục hồi tốt hơn ngành sản xuất.

Theo Goldman Sachs, GDP của Trung Quốc có thể tăng 4,8% trong năm 2024. Động lực chính là sự khởi sắc của lĩnh vực dịch vụ mà các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo sẽ tăng trưởng 9,2%.

Ngân hàng lớn thứ 5 của Mỹ cho biết các cổ phiếu sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong 12 tháng tới là nhà điều hành sòng bạc H World và Galaxy, công ty lữ hành Trip.com và Tongcheng, cùng các hãng hàng không như Spring Airlines.

Cổ phiếu của các công ty phát triển game trực tuyến như FTG và NetEase, cùng với ông lớn trong lĩnh vực giao đồ ăn là Meituan và gã khổng lồ công nghệ Tencent cũng được cho là sẽ tăng.

Người tiêu dùng thay đổi

Niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc suy yếu kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020. Sau khi Bắc Kinh loại bỏ các biện pháp kiểm soát COVID vào cuối năm 2022, chi tiêu tiêu dùng bị đè nặng khi nhu cầu đối với hàng hoá Trung Quốc trên toàn cầu sụt giảm và thị trường nhà đất rơi vào khủng hoảng.

Song, các chuyên gia tin rằng thói quen chi tiêu của người dân Trung Quốc có thể sắp thay đổi. Ngày càng nhiều người tiêu dùng chọn mua các hàng hoá chất lượng thay vì chạy theo số lượng lớn.

Bà Jian Shi Cortesi, Giám đốc phụ trách đầu tư của GAM Investment tại Trung Quốc và châu Á, cho hay: “Lĩnh vực tiêu dùng ở Trung Quốc đang có một chuyển động đáng chú ý khi khách hàng ngày càng ưu tiên hàng hoá chất lượng cao hơn là các sản phẩm rẻ tiền, sản xuất hàng loạt”.

Vị giám đốc nói sự thay đổi này là minh chứng cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang trưởng thành, đồng thời chỉ ra rằng mức thu nhập khả dụng của họ ngày càng tăng.

“Xu hướng này có thể báo trước triển vọng đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cao cấp…”, bà Cortesi nhấn mạnh.

Bà Cortesi cũng lưu ý rằng sáng kiến “Made in China” (tạm dịch là sản xuất tại Trung Quốc) đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cho phép nước này trở mình thành một thị trường có sức cạnh tranh lớn trên toàn cầu.

Theo CNBC, “Made in China” là kế hoạch do chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2015 nhằm hướng đất nước sản xuất các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, có giá trị cao hơn.

Theo bà Cortesi, mặc dù Bắc Kinh không còn đẩy mạnh sáng kiến trên như trước nhưng kết quả đạt được cho đến nay vẫn phù hợp với kế hoạch dài hạn. Vị giám đốc nói thu nhập của người Trung Quốc và tiêu dùng trong nước đều được hưởng lợi từ “Made in China”.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tăng cường phát triển công nghệ và lĩnh vực chế tạo. Điều này sẽ giúp tạo thêm việc làm có thu nhập tốt và qua đó tác động tích cực đến tiêu dùng.

Cần thêm hỗ trợ tài khoá

Câu hỏi lớn xoay quanh triển vọng phục hồi của thị trường Trung Quốc là liệu chính phủ có triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ kinh tế hay không.

Sau cuộc họp quan trọng nhằm vạch ra các ưu tiên kinh tế cho năm mới vào tháng 12, các nhà lãnh đạo cam kết sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước, tập trung phát triển các lĩnh vực chiến lược và giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản.

Bà Serena Zhou, nhà kinh tế cấp cao tại Mizuho Securities, cho hay: “Chúng tôi dự đoán Bắc Kinh sẽ tung ra nhiều chính sách hỗ trợ tài khoá trong năm nay”. Theo bà, yếu tố khó đoán là liệu chính phủ có giải cứu lĩnh vực bất động sản hay không.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đề cập đến chiến lược xây dựng nhà ở giá rẻ nhằm khép lại cuộc khủng hoảng nhà đất khi các nhà chức trách tìm cách giảm bớt rủi ro liên quan đến lĩnh vực bất động sản, khối nợ của chính quyền địa phương cũng như của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Chúng ta có thể sẽ thấy chính phủ tung các biện pháp hỗ trợ vừa phải, chẳng hạn như khuyến khích các nhà phát triển tư nhân đảo nợ (refinance) từ thị trường trái phiếu trong nước, cho phép chính quyền địa phương mua các dự án chưa hoàn thành từ doanh nghiệp địa ốc tư nhân, biến chúng thành dự án nhà ở xã hội, đồng thời thu hút các công ty này vào những dự án cải tạo làng đô thị thông quan mối quan hệ hợp tác công – tư”, bà Zhou dự đoán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Khả Nhân | Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

TikTok là ứng dụng đầu tiên chạm mốc 10 tỷ USD chi tiêu trong ứng dụng

Lượng chi tiêu trong ứng dụng (in-app spending) của TikTok tăng mạnh trong năm 2023 và trở thành nền tảng đầu tiên vượt mức 10 tỷ USD.

Theo dữ liệu mới đây từ data.ai cho thấy mức chi tiêu cho các ứng dụng năm 2023 tăng 11%, đạt 64 tỷ USD. Nhu cầu từ nền tảng video thúc đẩy sự tăng trưởng, trong khi trò chơi giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, TikTok có mức chi tiêu trong app cao nhất với hơn 10 tỷ USD. Cột mốc này đạt được nhờ tính năng cho phép người dùng tặng tiền cho nhà sáng tạo nội dung cũng như những streamer họ yêu thích. Các nhà nghiên cứu thị trường đánh giá mạng xã hội của ByteDance đã “mở khóa được bí mật kiếm tiền trên thiết bị di động”.

Về tổng thể cách chi tiêu trong ứng dụng, thay vì trò chơi (game), người dùng ngày càng chi trả nhiều tiền hơn cho các ứng dụng livestream, nội dung do người dùng tạo ra và ứng dụng hẹn hò. Tuy nhiên, yếu tố thúc đẩy lớn nhất vẫn là quảng cáo khi chiếm 2/3 doanh thu bán hàng trên thiết bị di động, tương đương 362 tỷ USD và tăng 8% so với năm 2022.

Ngoài chi nhiều tiền hơn, người dùng cũng đang dành thời gian dài hơn trên điện thoại. 10 nước đứng đầu có mức sử dụng smartphone trung bình 5 giờ mỗi ngày, kèm mức chi tiêu tăng 3%. Trong đó, Indonesia xếp hạng cao nhất với 6 giờ mỗi ngày.

Các ứng dụng được tải nhiều nhất tại 125 thị trường là Shein và Temu. Ứng dụng du lịch và bán vé cũng phục hồi về mức độ phổ biến. Loạt công cụ AI tổng quát cũng tăng trưởng mạnh, khi người dùng chi hơn 10 tỷ USD mỗi tháng vào cuối 2023 cho các ứng dụng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

[Long-Form] Lazada và cú trượt dài trên thị trường thương mại điện tử

Shopee – nền tảng thương mại điện tử “cây nhà là vườn” của khu vực Đông Nam Á, đang dẫn đầu theo nhiều nghĩa. Thành lập vào năm 2015, Shopee thuộc công ty game Garena.

Đội ngũ sáng lập Shopee là những người trẻ từng du học và làm việc cho các tập đoàn đa quốc Ia. Tại quý IV/2020, doanh thu Shopee đạt 35,4 tỷ USD, gấp đôi năm 2019 và chiếm tới 57% khối lượng giao dịch toàn thị trường (Gross Merchandise Volume) thương mại điện tử Đông Nam Á.

Thời điểm ấy, vị thế của Lazada chưa được đảm bảo khi một gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến từ Trung Quốc cũng đang nhòm ngó thị trường này. Đó là Alibaba – công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc.

Đông Nam Á là thị trường nước ngoài đầu tiên và lớn nhất Alibaba đặt chân đến. Giám đốc điều hành khi ấy là Daniel Zhang Yong cùng đồng sáng lập Peng Lei hàng tháng thường bay đến Đông Nam Á để họp.

Năm 2016, khi Shopee mới chỉ đang là một startup, Alibaba đã mua lại Lazada – khi đó là công ty thương mại điện tử lớn nhất khu vực.

Ngày nay, Shopee chiếm thị phần lớn nhất khu vực. Công ty mẹ Sea Limited là công ty công nghệ lớn nhất khu vực, với giá thị trường gần 130 tỷ USD.

Một nhà đầu tư giấu tên nói rằng: “Alibaba đang trải qua những gì mà Amazon từng trải khi cố gắng xâm nhập thị trường Trung Quốc bằng cách mua lại Joyo. Dù hệ thống và nhân sự của Amazon tốt hơn Alibaba nhưng rốt cuộc vẫn thua Taobao. Tại thị trường Đông Nam Á, điều ngược lại đang diễn ra với Alibaba”.

Năm 2014, Alibaba niêm yết trên sàn New York một cách rầm rộ. Vào thời điểm đó, Jack Ma đầy cảm hứng tuyên bố rằng trong vòng một thập kỷ tới, nửa doanh thu sẽ đến từ thị trường nước ngoài.

Rất nhiều cựu nhân viên Alibaba tin rằng việc lựa chọn thị trường phù hợp để mở rộng là vấn đề đơn giản.

“Châu Mỹ và châu Âu vốn là sân nhà của Amazon và Alibaba gần như không có cơ hội thành công ở đó. Nga và Trung Đông giáp với Trung Quốc, nhưng tốc độ phát triển kinh tế chậm của họ không phải là lý tưởng. Ấn Độ là thị trường tiềm năng để đầu tư nhưng không thể làm được nếu không có sự hỗ trợ của các đối tác trong nước.

Châu Phi và Đông Nam Á là hai khu vực duy nhất còn lại. So với Đông Nam Á, khoảng cách của Châu Phi với Trung Quốc và nguồn nhân lực hạn chế là một vấn đề”, nhân viên Alibaba chia sẻ.

Do đó, lợi thế của Đông Nam Á rất rõ ràng. Khu vực này có dân số đông đúc với hơn 600 triệu người, một phần của khu vực kém phát triển nhưng nhìn chung lại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, được thúc đẩy bởi các điều kiện chính trị xã hội tương đối ổn định và thuế quan ưu đãi trong ASEAN.

Đông Nam Á là nơi có một lượng lớn cộng đồng người Hoa hải ngoại.

Alibaba tiến vào Đông Nam Á thông qua Lazada – được thành lập tại Singapore vào năm 2012. Lazada mang trong mình DNA vườn ươm Rocket Internet của Đức, nơi nổi tiếng là một “nhà máy sao chép”, chuyên sao chép các mô hình kinh doanh từ Thung lũng Silicon và sau đó “áp dụng” chúng vào các quốc gia khác ở nước ngoài.

Đến năm 2015, GMV của Lazada đạt trên 1,3 tỷ USD, vượt qua đối thủ Tokopedia của Indonesia để trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu khu vực. Không lâu sau, vào tháng 4/2016, Alibaba mua 51% cổ phần Lazada, sau đó tiếp tục đầu tư 1 tỷ USD vào tháng 6/2017 để nâng tỷ lệ sở hữu lên 83%.

Thời gian đầu, Lazada tập trung chủ yếu vào thị trường Indonesia.

Các đường phố và ngõ hẻm của Jakarta tràn ngập quảng cáo. Indonesia được coi là thị trường hứa hẹn nhất ở Đông Nam Á. Chiến lược quảng cáo đã phát huy hiệu quả khi gieo vào đầu người tiêu dùng rằng thương mại điện tử dễ tiếp cận hơn họ nghĩ rất nhiều.

Một chuyên gia trong ngành thương mại điện tử nói: “Rocket Internet đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Lần đầu tiên trong lịch sử, có người đổ tiền vào lĩnh vực này”.

Giống như Alibaba và JD.com phát động lễ hội mua sắm 11/11 và 18/6  tại Trung Quốc, Lazada đã phát triển Harbolnas, sự kiện bán hàng riêng của mình vào ngày 12/12. Học theo kinh nghiệm từ thị trường Trung Quốc, họ bắt đầu tập trung vào điện tử tiêu dùng, quản lý nhu cầu lưu kho, giao hàng và thanh toán.

Khi hoạt động của Lazada được mở rộng, đội ngũ quản lý bắt đầu tỏ ra lúng túng trong khi nhu cầu thương mại điện tử ngày càng tăng. Theo một người trong nội bộ Lazada, khi tổ chức các hoạt động khuyến mại, tình trạng hết hàng bất ngờ và giao hàng chậm trễ trở nên phổ biến do kho hàng chưa được tích hợp tốt.

Việc về tay Alibaba được kỳ vọng là động lực thúc đẩy Lazada phát triển thông qua sự kết hợp giữa tài chính và chuyên môn.

Tên tuổi của Jack Ma – sáng lập Alibaba và được coi là doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc lúc bấy giờ, đã khiến Lazada chấp nhận khoản đầu tư từ Alibaba. Với mối hợp tác kinh doanh mới, Alibaba đã đóng cửa đơn vị kinh doanh xuyên biên giới AliExpress tại Indonesia.

Vào thời điểm đó, Shopee hầu như không được coi là mối đe dọa. Shopee lần đầu tiên ra mắt tại Đài Loan vào tháng 10/2015 và sau đó mở rộng sang Đông Nam Á qua Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Sau thương vụ mua lại, Alibaba hứa hẹn với Lazada rằng họ sẽ có thể duy trì hoạt động độc lập. Vậy nhưng những bất đồng và xung đột đã nhanh chóng nổ ra.

Một người trong nội bộ Lazada cho biết: “Chẳng hạn, vào năm 2017, Cainiao – nhà cung cấp dịch vụ giao hàng của Alibaba, muốn xây dựng nhà kho rộng 10.000 m2, nhưng Lazada muốn thử nghiệm một nhà kho rộng 5.000 m2 trước.

Năm đó, Alibaba cũng muốn đưa một số thương hiệu quốc tế lớn đến với Lazada nhưng nhân viên của Lazada cảm thấy những thương hiệu này quá đắt và sẽ không được người tiêu dùng địa phương đón nhận”.

Để đảm bảo các quyết định của mình sẽ được thực hiện, Alibaba chuyển đổi cơ cấu nội bộ của Lazada. Tháng 3/2018, ông Peng Lei, cựu Giám đốc điều hành Ant Financial, đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành Lazada. Đây là một phần điều khoản ràng buộc để Alibaba chấp nhận đầu tư 2 tỷ USD vào Lazada.

Sau khoản tài trợ khổng lồ, Lazada đã không hành động ngay lập tức để chống lại các đối thủ cạnh tranh mà thay vào đó là bắt đầu quá trình thanh lọc nội bộ.

Một nhà cung cấp quảng cáo nói rằng vì Lazada gần như là một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn Alibaba, nên việc quản lý tài khoản trên nhiều quốc gia phức tạp hơn và cho đến khi việc này có thể được giải quyết xong xuôi thì chuyện lập ngân sách và chi tiêu quảng cáo gần như sẽ tạm dừng.

Song song, những nhà bán hàng địa phương nhận thấy giao diện shop thay đổi chỉ sau một đêm. Một người bán hàng quen thuộc với các dịch vụ của Alibaba ở Trung Quốc cho biết hệ thống back-end mới của Lazada gần như là một bản sao Taobao.

Kế hoạch nâng cấp mà Alibaba dành cho Lazada có tên mã là Voyage (cuộc hành trình), biểu tượng cho con đường hướng tới các thị trường mới. Giám đốc công nghệ Alibaba, Zhang Jianfeng, đặt ra hai yêu cầu chính:

Thứ nhất, dự án tổng thể phải hoàn thành trước ngày 31/3 – ngày cuối cùng trong năm tài chính của Alibaba. Thứ hai, kế hoạch phải đạt được ngay lập tức.

Các chủ shop đồng ý rằng giao diện bán hàng trên Lazada cần được nâng cấp vì khó sử dụng nhưng sự thay đổi đột ngột này là điều họ không mong muốn. Gần như tất cả các tính năng sản phẩm và quản lý của Taobao như phiếu giảm giá, dịch vụ khách hàng và giao diện bán hàng,… đều được ra mắt ngay cùng một lúc, khiến người người dùng khó học cách sử dụng chúng.

Nhân viên Lazada ví von rằng việc áp hệ thống Alibaba vào nền tảng thị trường Đông Nam Á mà không tinh chỉnh giống như lắp động cơ Boeing 747 lên một chiếc xe cổ.

Bên cạnh những thay đổi kỹ thuật, hàng trăm nhân viên quản lý cấp trung của Alibaba đã được bổ nhiệm vào các vị trí khác nhau trong Lazada. Động thái này khiến các nhà quản lý người châu Âu ban đầu tại Lazada không khỏi lo lắng.

“Các sếp châu Âu rất kiêu ngạo và không quen trở thành cấp dưới cũng như phải báo cáo cho các nhà quản lý người Trung. Mặt khác, những nhân sự châu Âu biết rõ rằng đồng nghiệp Trung Quốc đến để thay thế họ. Vậy ai còn muốn làm việc ở Lazada nữa?”, một người trong nội bộ Lazada nói.

Các lãnh đạo người châu Âu như đồng sáng lập Charles Debonneuil và Giám đốc tiếp thị Tristan de Belloy đã sớm rời công ty. Nhiều người khác, bao gồm cả nhân viên ở cấp thấp hơn, cũng làm theo.

Mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng hơn bởi rào cản ngôn ngữ. Có hàng chục ngôn ngữ được sử dụng trên khắp Đông Nam Á. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính ở Singapore nhưng nhân viên Alibaba nhìn chung không thông thạo và thích sử dụng tiếng Trung để giao tiếp với nhau trong phạm vi nhỏ.

Một người khác trong nội bộ Lazada nói rằng khi Alibaba lựa chọn những ứng viên sẽ được chuyển sang Lazada, yếu tố đầu tiên họ tìm kiếm là lòng trung thành, trong khi điểm đánh giá thứ hai là hiệu quả kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.

Vì vậy, khả năng thông thạo tiếng Anh không phải là yêu cầu then chốt, mặc dù sau này những nhân viên trẻ hơn, thông thạo ngôn ngữ này hơn đã được cử sang làm việc.

Với ba đợt nâng cấp sản phẩm, điều chỉnh nhân sự, thanh lọc kế toán, hoạt động thực tế của Lazada đã bị đình trệ.

Một số đối tác của Lazada nói rằng họ cảm thấy công ty “gần như không làm gì” trong sáu tháng đầu tiên sau khi CEO Peng Lei đến. Một số chủ shop ở Malaysia cho biết Lazada thậm chí đã dừng một số chương trình khuyến mãi quan trọng trong thời gian này.

Cuối năm 2017, công ty mẹ của Shopee là Garena đổi tên thành Sea Limited và niêm yết trên sàn chứng khoán New York với giá trị 6,3 tỷ USD.

“Sau khi IPO, rất nhiều người đã bán cổ phiếu của mình. Họ không tin rằng nó có thể phát triển lớn hơn”, một nhà đầu tư Shopee chia sẻ.

Vào năm 2018, CEO Shopee Chris Feng đã nắm bắt cơ hội để phát động cuộc tấn công trước sự trì trệ của Lazada tại Đông Nam Á.

Hiện vốn hóa thị trường của Shopee đã vượt 120 tỷ USD. Nhân viên của Shopee cho biết 80% giá cổ phiếu của Sea Limited được hỗ trợ bởi tiềm năng tăng trưởng của nền tảng, trong khi 80% tiềm năng của Shopee được hỗ trợ bởi CEO Feng.

Chris Feng là người gốc Giang Tô (Trung Quốc). Ông nhận được học bổng của chính phủ Singapore vào năm 2000 khi còn là học sinh năm hai trung học. Sau đó, ông theo học tại Đại học Quốc gia Singapore chuyên ngành khoa học máy tính và học cao hơn tại Stanford.

Ông gia nhập McKinsey và sau đó chuyển sang Rocket Internet, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của Lazada.

Những người thân cận với Feng cho biết ông là người tiên phong rời bỏ Lazada để gia nhập Garena vào năm 2014 do không hài lòng với tình hình tại công ty cũ. Ông thành lập bộ phận trò chơi di động của Garena và sáng lập Shopee một năm sau đó.

Theo những người quen thuộc, ông rất được cấp dưới tôn trọng và được coi là một người “vô cùng thông minh và vô cùng tự tin”, “phản ứng nhanh chóng và có khả năng ghi nhớ tuyệt vời”.

Cứ hai tuần, Feng tổ chức các cuộc họp quy mô lớn với sự tham gia của hàng chục cá nhân và có thể bất ngờ nêu ra dữ liệu và thông tin được đề cập trong các cuộc họp trước đó một cách dễ dàng.

Vào các ngày trong tuần, Feng thường mặc áo phông có logo Shopee và chỉ mặc vest trang trọng trong những dịp quan trọng.

Ông vẫn sống trong một căn nhà công cộng giá phải chăng (HDB) do chính phủ Singapore điều hành. Một người bạn lâu năm nhận xét Feng không coi trọng tiền bạc mà “thực sự là người muốn làm nên chuyện lớn”.

Kinh nghiệm và mối quan hệ của Feng tại Lazada được đánh giá là rất quan trọng đối với sự phát triển của Shopee. Chẳng hạn, ông biết rõ về tình hình hỗn loạn bên trong Lazada vào năm 2018 và nắm lấy cơ hội để phát động một cuộc tấn công.

Giống như Lazada, Shopee bắt đầu bằng chiến lược quảng cáo rầm rộ trên khắp Đông Nam Á, với các biển quảng cáo dán tại các bến xe buýt và dọc các đường cao tốc. Họ có những đại diện thương hiệu tại nhiều nước, chẳng hạn như võ sĩ người Philippines Manny Pacquiao và ca sĩ người Malaysia Siti Nurhaliza.

Theo báo cáo từ iPrice, tháng 3/2018, chênh lệch giữa số lượt truy cập của Shopee và Lazada bắt đầu thu hẹp.

CEO Feng tập trung vào thị trường Indonesia. Một nhà đầu tư cho biết: “Khi nói về dân số và quy mô, riêng Indonesia đã chiếm hơn 40% Đông Nam Á. Có câu nói ai chiến thắng ở Indonesia cũng sẽ thành công trên khắp Đông Nam Á”.

Khoảng một nửa dân số 260 triệu người của Indonesia dưới 30 tuổi. Nước này có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng 230 USD. Các ngành công nghiệp nội địa của Indonesia kém phát triển và không thể cung cấp đủ hàng hóa chất lượng cao và giá rẻ cho thị trường trong nước.

Thông qua các kết nối tại Trung Quốc, Shopee đã thu hút được một lượng lớn người dùng Indonesia. Một người tiêu dùng cho biết những mặt hàng bán trên Shopee khá phong phú bao gồm mỹ phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày và đồ chơi nhỏ.

Cô cho biết thích mua mặt nạ thương hiệu Hàn Quốc bán trên Shopee với giá 0,069 USD, mặc dù cô biết rằng nó được sản xuất bởi một công ty Trung Quốc ở Quảng Châu.

“Tại Trung Quốc, nền tảng thương mại điện tử cho phép các nhà máy trực tiếp mở cửa hàng và bán hàng giá rẻ. Indonesia không có nhiều nhà máy, nhưng các nhà bán buôn Trung Quốc từ đại lục có thể mua và trữ lượng lớn hàng hóa”, một thương nhân Indonesia nói.

Hầu hết những thương nhân truyền thống này đều có kênh phân phối trực tiếp do đó việc đưa họ lên bán hàng trên thương mại điện tử không phải là điều dễ dàng.

Trước khi được Alibaba mua lại, Lazada đã cố gắng thuyết phục họ, nhưng vì công ty này không hoạt động trong giới kinh doanh Trung Quốc nên những nỗ lực đã không thành công.

Sau khi bị Alibaba tiếp quản, Lazada vẫn không quan tâm đến việc hình thành quan hệ đối tác với những nhà bán buôn này.

Nhiều người làm việc tại Lazada vào thời điểm đó cho biết trọng tâm của tập đoàn là xây dựng thương hiệu và mang lại những mặt hàng có thể nâng cao xu hướng tiêu dùng ở Đông Nam Á. Alibaba dành nguồn lực và thời gian của họ để giới thiệu nhiều thương hiệu quốc tế hơn và giúp Alibaba có thêm doanh số bán hàng ở nước ngoài vào Ngày Độc thân.

“Bản thân lãnh đạo người châu Âu tại Lazada đã không nắm được tình hình thực tế. Thế nhưng tôi cũng không ngờ nhân viên của Alibaba còn thiếu thực tế hơn nữa”, cựu nhân viên Lazada nói.

Trong khi đó, mỗi năm CEO Shopee dành khoảng 80% thời gian ở Indonesia. Ông thậm chí còn học ngôn ngữ địa phương. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông và cộng sự cuối cùng đã lôi kéo được các nhà bán buôn sử dụng nền tảng của Shopee và đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá giá rẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nhiều ý tưởng được tiết lộ từ triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2024

Thiết bị tích hợp AI, năng lượng xanh hay TV màn hình trong suốt dự kiến trở thành xu hướng của làng công nghệ 2024.

Diễn ra ngay đầu năm, Triển lãm điện tử tiêu dùng CES là nơi các công ty công nghệ toàn cầu mang đến ý tưởng cũng như sản phẩm mới nhất, báo hiệu những xu hướng công nghệ của năm.

Trong bài giới thiệu, ban tổ chức CES 2024, diễn ra từ ngày 9 đến 11/1 tại Las Vegas, cho biết sự kiện năm nay tập trung vào những cải tiến mới nhất về AI, công nghệ bền vững và di động.

AI hiện diện mọi nơi.

Sau năm 2023 bùng nổ về nền tảng AI tạo sinh, 2024 dự kiến là năm những sản phẩm này đi sâu hơn vào thực tế. Tại CES, AI tổng quát được trình diễn trong hầu hết lĩnh vực và chủng loại sản phẩm.

Trong bài phát biểu về tầm nhìn “AI cho mọi người”, Samsung giới thiệu hàng loạt thiết bị ứng dụng AI, như TV dùng AI để tăng chất lượng hình ảnh và âm thanh; robot hoạt động như bạn đồng hành; máy tính, máy hút bụi, máy giặt sử dụng AI để đơn giản hóa công việc. Trí tuệ nhân tạo còn giúp thiết bị “hiểu” không gian sống và thói quen của người dùng để tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa.

Hãng BMW kết hợp cùng Amazon công bố trợ lý cá nhân trong xe , giúp người dùng có thể được giải đáp mọi thắc mắc về xe bằng cách nói chuyện. Trong khi đó, Volkswagen cho biết sẽ tích hợp ChatGPT vào 7 mẫu xe để người dùng dễ dàng điều khiển các tính năng trong ôtô của họ như điều hòa, ổ khóa và cửa sổ thông qua khẩu lệnh.

Hàng loạt thiết bị khác cũng được trình diễn tại sự kiện như Rabbit R1 có thiết kế như điện thoại, sử dụng mô hình hành động lớn (LAM) để hiểu hành động của người dùng và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công việc, cuộc sống như một trợ lý cá nhân; gối Motion Pillow sử dụng AI phân tích giấc ngủ và điều chỉnh để giúp ngủ ngon hơn; thiết bị thông dịch X1 Interpreter Hub có thể dịch đa ngôn ngữ; hay gương BMind phân tích khuôn mặt và đưa ra đề xuất cải thiện làn da, sức khỏe; bếp Seergrills ứng dụng AI để tính toán độ chín phù hợp.

“Không ngạc nhiên khi thấy AI khắp mọi nơi, từ dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, thực phẩm, công nghệ, di động và nhà thông minh”, Fabrizio, Phó chủ tịch CES, nói.

Giải pháp năng lượng xanh.

Phát triển bền vững, quản lý năng lượng, giảm phát thải carbon là xu hướng lớn của giới công nghệ năm qua và cũng là một trong những chủ đề chính tại CES 2024. Tại sự kiện, hãng máy phát điện di động EcoFlow giới thiệu giải pháp pin dung lượng lớn lên tới 90 kWh để sử dụng trong gia đình, cho phép duy trì hoạt động của thiết bị trong nhà với thời gian lên đến một tháng, có thể sạc từ nguồn năng lượng mặt trời hoặc điện lưới.

Savant, nhà cung cấp hệ thống năng lượng thông minh, giới thiệu phần mềm quản lý việc sử dụng kết hợp điện mặt trời và điện lưới. Cùng với cảm biến và bộ điều khiển, hệ thống cho phép người dùng có thể theo dõi chi tiết nguồn năng lượng sử dụng trong các thiết bị, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mặt trời.

Để giải quyết vấn đề ngoại hình và thiết kế đơn điệu của tấm pin mặt trời, hãng inQs của Nhật Bản giới thiệu ý tưởng sử dụng tấm kính màu với hình thức bắt mắt và có thể tạo ra điện. Một sản phẩm mẫu của hãng có kích thước chỉ như một hộp trang trí trên bàn, có khả năng tạo điện để chạy một chiếc quạt nhỏ.

TV gập và trong suốt.

CES hàng năm luôn là mặt trận để các hãng TV giới thiệu công nghệ và ý tưởng mới. Năm nay, cuộc đua tập trung vào TV trong suốt.

LG giới thiệu mẫu OLED T kích cỡ 77 inch độ phân giải 4K, cho phép bật tắt đèn nền để nhìn xuyên qua sản phẩm. Samsung cũng ra mắt dòng Transparent với công nghệ microLED và không có khung xung quanh.

Các mẫu TV này khi tắt giống như một tấm kính mỏng, nội dung hiển thị mang cảm giác như hình ảnh 3D lơ lửng khi bật. Samsung chưa công bố thời gian bán ra thị trường, trong khi TV LG có thể sẽ lên kệ ngay trong năm 2024.

Trong khi đó, công ty TV C Seed cũng giới thiệu một sản phẩm độc đáo là màn hình TV có thể gấp gọn trong một chiếc hộp đầu tiên trên thế giới. Mẫu N1 của công ty có giá 200.000 USD cho bản màn hình 137 inch, có thể đóng mở chỉ với một nút bấm và thời gian chuyển đổi hình dạng trong hơn hai phút.

Thiết bị Wi-Fi 7.

Dù đã ra đời hơn một năm, Wi-Fi 7 mới được cấp chứng nhận từ Liên minh Wi-Fi ngay trước thềm CES 2024. Wi-Fi 7 có tốc độ tối đa hơn 40 Gbps, nhanh hơn bốn lần so với Wi-Fi 6 và 6E, đồng thời giúp giảm độ trễ so với các phiên bản trước đó.

Tại CES, nhiều hãng đã giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ chuẩn mới, trong đó có loạt chip của Intel, được đưa vào nhiều mẫu laptop mới ra mắt. TP-Link cũng giới thiệu loạt bộ định tuyến không dây với kết nối này. Liên minh Wi-Fi ước tính sẽ có hơn 233 triệu thiết bị Wi-Fi 7 riêng lẻ được tung ra thị trường trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Thương hiệu bán lẻ nói không với Digital Marketing và KOL

Ali Hall và Julie Lavington cùng thành lập nên Sosandar – một thương hiệu thời trang bán lẻ tại Anh vào năm 2016. Chỉ sau vài năm, doanh thu hàng năm của hãng đã tăng lên 42 triệu bảng Anh.

Thay vì tiếp cận những chiến dịch Digital Marketing mới mẻ hay hợp tác với các KOL có tiếng, hai nhà sáng lập hồi tháng 12 cho biết mình đang lên kế hoạch mở thêm 8 cửa hàng vật lý vào cuối năm 2024 tại các thị trấn giàu có.

Lý do rất rõ ràng: Bất chấp sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng vẫn quan tâm đến những sản phẩm được bày bán trên khắp các cửa tiệm – nơi họ có thể trực tiếp trải nghiệm, thử lên người và sờ tận chất vải.

“Tại sao bạn không theo đuổi 60% mà chỉ chăm chăm vào 40% còn lại”, Hall nói khi đề cập đến sự phân chia ngoại tuyến-trực tuyến trong thị trường may mặc tại Vương quốc Anh.

So với hồi năm 2020 và 2021, mối quan tâm dành cho các cửa hàng vật lý đang tăng dần. Mọi người bắt đầu quay trở lại với mua sắm truyền thống hậu đại dịch trong khi những người chơi trực tuyến phải vật lộn đối mặt với rất nhiều thách thức xoay quanh mạng lưới hậu cần, chi phí và giá cả.

“Khách hàng muốn có thể mua sắm ở mọi nơi. Họ vừa muốn đến cửa hàng, họ vừa muốn mua sắm trực tuyến”, Lavington cho biết thêm.

Sự thay đổi trong tâm lý thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán. Trong đó, cổ phiếu của Frasers Group, công ty sở hữu Sports Direct và Flannels, tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2021. Marks và Spencer cũng gia nhập lại chỉ số FTSE 100 vào năm ngoái nhờ doanh thu và lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ.

“Chúng tôi thấy sự tái cân bằng giữa các kênh trực tuyến và cửa hàng vật lý”, Tamara Sender Ceron, nhà phân tích bán lẻ thời trang tại Mintel nói và cho biết điều này khiến các hãng bán lẻ đặt ra câu hỏi, rằng đâu mới là kênh phân phối sinh lời. Even Next, một nhà điều hành thị trường tại Vương quốc Anh, thừa nhận rất khó để dự đoán câu trả lời chính xác.

“Chúng tôi không biết đâu. Chúng tôi sẽ không rút lui khỏi hoạt động bán lẻ vật lý. Chúng có vẻ ổn vào lúc này”, Giám đốc điều hành lâu năm Lord Simon Wolfson cho biết.

Trong 2 thập kỷ qua, các nhà bán lẻ trực tuyến đã định hình lại cách mọi người mua sắm, tiếp thị kỹ thuật số khéo léo và giao hàng nhanh chóng nhờ hoạt động hậu cần tự động. Những công ty như Asos, Boohoo, Zalando và Farfetch đã có thể phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch.

Asos có thời điểm tăng hơn gấp 3 lần lợi nhuận chỉ trong 6 tháng. Giám đốc tài chính David Schröder thì khoe rằng cổ phiếu Boohoo đã chạm mức kỷ lục 4,13 bảng Anh sau khi các đơn đặt hàng tăng lên.

Tuy nhiên, khi các công ty này đạt đến độ trưởng thành, họ sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức về khả năng mở rộng cũng như tuổi thọ mô hình kinh doanh. Theo Forrester Research, khi các cửa hàng vật lý mở cửa trở lại, số lượng các đơn đặt hàng trực tuyến tại châu Âu đã ít nhiều chậm lại.

“Nhu cầu trực tuyến không nhất thiết phải giảm, song trong năm ngoái, mọi người đã quay trở lại mua sắm tại các cửa hàng nhiều hơn”, Sender Ceron, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử Canada Shopify, nhận định và cho biết việc nhân viên văn phòng đi làm trở lại đã thúc đẩy xu hướng thử quần áo trực tiếp tại cửa hàng.

Trong thời kỳ đại dịch, các nhà bán lẻ đã cố gắng cải tiến quy trình, cho phép khách hàng nhận và trả đơn đặt hàng trực tuyến tại cửa hàng vật lý. Ngay cả nhà bán lẻ thời trang Primark, vốn luôn cho rằng bán lẻ trực tuyến không hiệu quả, cũng đã bắt đầu thử nghiệm cái gọi là “nhấp chuột và mua”.

“Họ sử dụng điện thoại thông minh để so sánh giá cả và kiểm tra tình trạng tồn kho trong khi thực tế đang ở cửa hàng”, Sender Ceron nói.

Trước đây, chi phí cố định để vận hành cửa hàng vật lý khá đắt đỏ, thậm chí bị coi là gánh nặng. Tuy nhiên hiện tại, sự sụt giảm đối với giá nhà cho thuê đã khiến các hãng bán lẻ hưởng lợi.

Trong khi đó, các hãng bán hàng trực tuyến đang phải chịu mức giá cao hơn cho tất cả mọi thứ, từ vận chuyển hàng hóa đến tiếp thị. John Edgar, giám đốc điều hành tập đoàn Fenwick cho biết: “Trực tuyến là nơi giao dịch đắt đỏ hơn bao giờ hết. Đó là chi phí cho Google, hậu cần… và chúng thay đổi theo doanh thu bán hàng”.

H&M và Zara là những nhà bán lẻ thời trang nhanh đầu tiên, bán quần áo theo xu hướng nhưng giá cả phải chăng. Trong khi đó, các công ty phá vỡ quy tắc này vào những năm 2000, chẳng hạn như Asos và Boohoo, giờ đây phải đối mặt với thách thức mới từ các nhà khai thác châu Á nhắm đến khách hàng thế hệ Millennial và Gen Z ở châu Âu và Mỹ: Shein và Temu.

Hiện tại, cạnh tranh đang vô cùng khốc liệt. Thu nhập giảm sút vì lạm phát trong nhóm người tiêu dùng từ 25 đến 40 tuổi đã khiến doanh thu Asos, Boohoo, Zara và H&M bị ảnh hưởng. Một số bắt đầu săn hàng giảm giá, trong khi phần còn lại bắt đầu mua quần áo cũ trên các ứng dụng như Depop và Vinted.

Ít ai tin rằng bán lẻ trực tuyến đã qua thời kỳ đỉnh cao. Forrester Research kỳ vọng tăng trưởng doanh số mua sắm trực tuyến sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024. Ước tính doanh số bán lẻ (Retail sales) trực tuyến tại Đức, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha sẽ tăng từ 372 tỷ euro vào năm 2023 lên 579 tỷ euro vào năm 2028, tương đương 9,2% mỗi năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

FPT Retail gia nhập thị trường viễn thông có giá trị ước tính là 6.3 tỷ USD vào năm 2022

FPT Retail thông báo từ 11/1, mạng di động ảo FPT – MVNO chính thức ra mắt trên phạm vi toàn quốc với đầu số 0775.

Mạng di động ảo của FPT Retail hướng tới đối tượng khách hàng là người dùng trẻ, hiện đại gắn với slogan “Turn “On” Amazing Life – Tận hưởng từng khoảnh khắc”.

FPT Retail cho biết muốn khai thác hiệu quả tập khách hàng hiện có và xây dựng được tập khách hàng trung thành, từ đó tạo nên nguồn doanh thu bền vững.

Công ty kỳ vọng sẽ kết hợp được lợi thế của các đơn vị trong cùng tập đoàn để có được hiệu quả cộng hưởng như phát triển nhóm khách hàng doanh nghiệp (giải pháp viễn thông dành cho doanh nghiệp), khách hàng hộ gia đình (kết hợp internet – truyền hình), khách hàng sử dụng các dịch vụ IoT, M2M.

“Chúng tôi sẽ tích hợp các dịch vụ, tiện ích, nội dung trong hệ sinh thái FPT và các đối tác để khách hàng sử dụng thuận lợi các dịch vụ và khai thác hiệu quả các gói cước đã lựa chọn.

Phát huy thế mạnh công nghệ từ tập đoàn, dịch vụ di động FPT cũng sẽ được ứng dụng những công nghệ như Cloud computing, Chat BOT, AI…”, ông Hoàng Trung Kiên, Tổng Giám đốc FPT Retail cho biết.

Doanh nghiệp nhận định giữa bối cảnh thị trường bán lẻ đầy khó khăn và biến động, việc triển khai mạng di động ảo là động thái linh hoạt giúp FPT Retail tận dụng và phát huy tối đa các lợi thế sẵn có để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Sở hữu chuỗi hơn 800 cửa hàng FPT Shop trên toàn quốc, mỗi năm, FPT Retail bán ra trên 1,5 triệu smartphone cũng như thiết bị IoT các loại và là đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn.

“Do đó, việc triển khai dịch vụ viễn thông sẽ là một kênh duy trì kết nối giữa FPT Retail và khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ khách hàng quay lại. Điều này cũng giúp hỗ trợ hiệu quả trong chuỗi giá trị của toàn hệ thống”, phía doanh nghiệp nhấn mạnh.

FPT Retail kỳ vọng dịch vụ viễn thông do đơn vị triển khai sẽ là một mảnh ghép giúp hoàn thiện hệ sinh thái số của tập đoàn FPT, hướng tới ứng dụng các công nghệ mới như 5G, IoT,…

Hiện tại Việt Nam có 4 nhà mạng di động ảo đang hoạt động, gồm iTel (đầu số 087) và Wintel (đầu số 055), Local (đầu số 089) hợp tác cùng Vinaphone và MobiFone, gần đây là VNSKY (đầu số 0777).

Việc thuê lại một phần hạ tầng của các công ty viễn thông sẽ giúp đơn vị khai thác mạng di động ảo giảm đáng kể rào cản khi bước vào thị trường vì không phải bỏ ra hàng nghìn tỷ để xây dựng cơ sở vật chất.

Hồi tháng 7 năm ngoái, ông Nguyễn Văn Dũng, CEO VNSKY đánh giá dù thị trường mạng di động đã có nhiều ông lớn song vẫn còn nhiều dư địa để trở thành một phần của ngành viễn thông trong mảng dịch vụ số đi kèm dữ liệu.

Số liệu nghiên cứu của VNSKY cho thấy thị trường viễn thông tại Việt Nam có giá trị ước tính là 6,3 tỷ USD vào năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng kép (CARG) 4,4% giữa các năm 2022 và 2027. Hiện nay, trong bối cảnh bùng nổ của tiện ích số cũng như siêu ứng dụng, nhu cầu sử dụng Internet nói chung và dữ liệu di động (mobile data) của người dân ngày càng tăng cao.

Theo Global Data, nhu cầu sử dụng mobile data đang có xu hướng phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng 11,2% mỗi năm (giai đoạn 2021-2026). Cả nước có hơn 125 triệu thuê bao (tính đến hết năm 2022), với hơn 100 triệu smartphone, đồng nghĩa rằng trung bình mỗi người sở hữu trên một SIM. Tuy nhiên, mới chỉ có 65% số người dùng đang sử dụng dữ liệu di động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta sẽ chặn một số nội dung muốn tiếp cận thanh thiếu niên (Teenager) trên Facebook và Instagram

Theo thông báo, Meta sẽ bắt đầu xóa một số nội dung nhạy cảm và “không phù hợp với lứa tuổi” khỏi nguồn cấp dữ liệu của những người dùng trong độ tuổi thanh thiếu niên (Teenager) trên FacebookInstagram.

Ở các bản cập nhật trước, Meta đã hạn chế đề xuất các chủ đề nội dung như tự làm hại bản thân, rối loạn ăn uống và bệnh tâm thần.

Bản cập nhật mới này tương tự cũng hạn chế các chủ đề nhạy cảm xuất hiện trong bảng tin và Câu chuyện (Stories) của người dùng trẻ tuổi, ngay cả khi nội dung đó được đăng bởi những người họ theo dõi.

Meta cho biết nền tảng cũng sẽ ẩn thêm nhiều kết quả tìm kiếm và cụm từ khoá liên quan đến tự tử, tự làm hại bản thân và rối loạn ăn uống cho mọi người trong những tuần tới.

“Chúng tôi muốn những người trẻ có được những trải nghiệm an toàn và phù hợp với lứa tuổi trên ứng dụng của chúng tôi.”

Theo mặc định, nhóm người dùng trẻ này đang có cài đặt kiểm soát nội dung trên Facebook và Instagram chặt chẽ nhất. Biện pháp này đang được sử dụng để giảm lượng nội dung nhạy cảm mà họ có thể tiếp xúc trên các ứng dụng của Meta.

Meta cũng sẽ gửi thông báo và lời nhắc tới những người dùng này để khuyến khích họ cập nhật cài đặt nhằm làm cho tài khoản của họ trở nên riêng tư hơn.

Cập nhật của Meta diễn ra trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội vẫn là mục tiêu bị giám sát chặt chẽ về mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm của họ đối với giới trẻ.

Meta đã bị một gia đình kiện vào năm 2022 vì đề xuất những nội dung tự làm hại bản thân tới con gái của họ trên Instagram. Nền tảng cũng bị chỉ trích sau khi một tài liệu nghiên cứu nội bộ của Meta bị rò rỉ vào năm 2021, trong đó tiết lộ rằng công ty đã nhận thức được tác hại của Instagram đối với những bạn Nữ tuổi teen.

Trong phiên điều trần mới đây, Meta cam kết rằng sẽ không ngừng nỗ lực để kiểm soát mức độ an toàn của nội dung tới những người trẻ tuổi.

Mới đây, Meta cho biết nền tảng đã “phát triển hơn 30 công cụ và tài nguyên khác nhau để hỗ trợ người dùng thanh thiếu niên và cha mẹ của họ” đồng thời thường xuyên tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia để làm cho nền tảng trở nên an toàn hơn.

Ở khía cạnh nhà quảng cáo, điều này cũng có nghĩa là thương hiệu cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận hay nhắm mục tiêu vào nhóm người trẻ này. Các nội dung của thương hiệu cần được chỉnh sửa theo hướng thân thiện hơn và hạn chế sử dụng các từ khoá nhạy cảm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ quản lý đầu tư BlackRock sa thải 3% nhân viên tương đương khoảng 600 người

Gã khổng lồ quản lý đầu tư BlackRock Inc. cho biết sẽ sa thải khoảng 3% nhân viên, tương đương khoảng 600 nhân viên, trong bối cảnh kinh tế được mô tả là “đang thay đổi nhanh chóng” và nhu cầu của khách hàng cũng diễn ra theo cách tương tự.

Trong một bản ghi nhớ gửi tới nhân viên, CEO Larry Fink và Chủ tịch Rob Capito cho biết doanh nghiệp vẫn kỳ vọng lực lượng lao động của công ty sẽ đông hơn vào cuối năm nay khi mọi thứ trở nên ổn định hơn và sẵn sàng cho tăng trưởng nhiều hơn.

BlackRock cũng cho biết khách hàng của doanh nghiệp đang có nhiều sự thay đổi về nhu cầu trong bối cảnh mới, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại diện BlackRock chia sẻ: “Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng ngành công nghiệp của mình đang thay đổi nhanh hơn bất kỳ lúc nào hết kể từ khi thành lập BlackRock. ETF đang trở nên phổ biến như một phương tiện ưa thích…”

“Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ đang làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành nghề kinh doanh của chúng tôi và nhiều ngành khác cũng sẽ không phải là ngoại lệ.” Một số người nắm rõ tình hình nhân sự của BlackRock cho biết đợt sa thải mới này không nhắm cụ thể vào bất cứ đội nhóm nào, thay vào đó là sa thải trên diện rộng.

Hiện BlackRock có khoảng 20.000 nhân viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon sa thải hàng loạt vị trí thuộc Prime Video và MGM Studios

Amazon.com sẽ sa thải hàng trăm nhân viên hiện đang làm việc trong mảng phát trực tuyến và studio, công ty này cho biết trong một ghi chú nội bộ mới đây.

Các nhân viên sắp bị sa thải tại Prime Video và Amazon MGM Studios sẽ dần được thông báo bằng email.

Gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến đã cắt giảm hơn 27.000 việc làm vào năm 2023 khi đại dịch và suy thoái đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Mike Hopkins, phó chủ tịch cấp cao của Prime Video và Amazon MGM Studios, nói với nhân viên: “Chúng tôi đã xác định các cơ hội trước khi chọn cách giảm hoặc ngừng đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định, đồng thời tăng cường đầu tư và tập trung vào các sáng kiến về nội dung và sản phẩm có khả năng mang lại tác động lớn nhất”.

Trước khi sa thải, Amazon đã chi khá mạnh tay trong những năm gần đây để củng cố hoạt động kinh doanh truyền thông, bao gồm thương vụ trị giá 8,5 tỷ USD cho MGM và khoảng 465 triệu USD cho mùa đầu tiên của bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” trên Prime Video vào năm 2022.

Amazon cũng được cho là đã sẵn sàng để ra mắt gói quảng cáo trên Prime Video cũng như cấp dịch vụ thuê bao đăng ký không có quảng cáo ở một số thị trường nhất định như cách mà các đối thủ Netflix và Walt Disney đã làm.

Amazon gần đây đã cắt giảm một số công việc tại bộ phận trợ lý giọng nói Alexa, trong khi Microsoft cũng đã sa thải một số nhân viên tại mạng xã hội LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer