Việc thực hiện yêu cầu “người có ảnh hưởng” (Influencer) sử dụng tên thật trên mạng xã hội nhằm mục đích thúc đẩy các tài khoản “tự truyền thông” có ảnh hưởng phải chịu trách nhiệm tương ứng khi thảo luận về các chủ đề nóng trên mạng xã hội.
Reuters cho hay quy định mới yêu cầu các tài khoản “tự truyền thông” của những người có ảnh hưởng không được để ẩn danh.
Quy định áp dụng cho các mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc, bao gồm công cụ tìm kiếm Baidu, Douyin (TikTok của Trung Quốc), ứng dụng nhắn tin WeChat, trang web chia sẻ video Bilibili, ứng dụng thương mại điện tử xã hội Xiaohongshu và nền tảng tiểu blog Weibo.
“Tự truyền thông” được hiểu là việc truyền tải những tin tức, hình ảnh, video, thông tin … chưa được chính phủ phê duyệt.
Phản ứng về quy định mới, một số nền tảng như WeChat và Sina Weibo cho biết trước tiên họ sẽ mời các tài khoản có hơn 1 triệu người theo dõi trở lên công khai thông tin tên thật của mình.
Việc thực hiện yêu cầu “người có ảnh hưởng” (Influencer) sử dụng tên thật trên mạng xã hội nhằm mục đích thúc đẩy các tài khoản “tự truyền thông” có ảnh hưởng phải chịu trách nhiệm tương ứng khi thảo luận về các chủ đề nóng trên mạng xã hội.
Các tài khoản của những người có sức ảnh hưởng có thể ảnh hưởng lớn đến việc định hướng dư luận so với người dùng thông thường. Weibo cho biết các động thái này nhằm mục đích thúc đẩy hơn nữa một hệ sinh thái trực tuyến lành mạnh.
Do đó, bất kỳ người dùng phổ biến nào không tuân thủ chính sách mới này sẽ bị hạn chế lưu lượng truy cập trực tuyến và bị giảm thu nhập mà họ có thể tạo ra trên mỗi nền tảng.
Dẫu vậy, quy định bắt buộc hiển thị thông tin tên thật đã gây lo ngại về doxxing và quyền riêng tư giữa một số người dùng. Doxing là một hình thức đe dọa trực tuyến khi thông tin cá nhân của người dùng được công khai trên mạng xã hội.
Trung Quốc là một trong những quốc gia áp dụng các biện pháp quản lý internet nghiêm ngặt nhất thế giới. Các chuyên gia cho rằng động thái mới nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dùng trực tuyến Trung Quốc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa cho ra mắt bản cập nhật thuật toán lõi tháng 11 năm 2023 mới, đây là lần thứ 4 Google cập nhật thuật toán lõi (Google Core Algorithm Update) của hệ thống trong năm 2023.
Theo đó, Google vừa công bố triển khai bản cập nhật thuật toán cốt lõi mới nhất tháng 11 năm 2023, với tên gọi “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 11 năm 2023“.
Đây là lần thứ 4 trong năm nay Google đã cập nhật thuật toán lõi đối với hệ thống xếp hạng tìm kiếm, lần đầu vào tháng 3 và lần thứ 2 vào tháng 8 mới đây.
Cũng giống như các bản cập nhật khác, những thay đổi (nếu có) dự kiến sẽ mất nhiều tuần để hoàn thành, điều này có nghĩa là các ảnh hưởng của thuật toán đến website dù tốt hay xấu cũng sẽ không dừng lại trong vài ngày tới.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Có gì trong các bản cập nhật thuật toán lõi của Google (Google Core Algorithm Updates).
Về tổng thể, để cải thiện chất lượng tìm kiếm và ngăn chặn việc hệ thống xếp hạng tìm kiếm bị đánh lừa (gian lận), Google sẽ định kỳ tung ra các thuật toán mới gọi là cập nhật thuật toán lõi.
Trong khi các ảnh hưởng của nó đến website có thể tốt hoặc xấu, tác động ít hoặc nhiều, điều quan trọng với các marketer hay SEOer là theo dõi và đo lường kết quả để từ đó có thể đưa ra các hành động xử lý kịp thời.
Những điểm chính quan trọng đáng chú ý có trong thuật toán lõi tháng 11 năm 2023 này của Google.
Một số thứ mới trong bản cập nhật thuật toán lõi tháng 11.
Google cho biết rằng bản cập nhật lõi mới này liên quan nhiều hơn đến việc cải tiến hệ thống so với các bản cập nhật trước. Google cũng cập nhật phần hỏi đáp về thuật toán tìm kiếm của hệ thống bạn có thể xem tại đây.
Nhiều thay đổi sẽ diễn ra trong vài tuần tới.
Bên cạnh việc bản cập nhật mới sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của các website (tốt hoặc xấu) trong vài tuần tới, Google cho biết đây cũng sẽ là lần cuối cùng nền tảng thông báo về việc cải tiến hệ thống đánh giá và xếp hạng “vì chúng sẽ được diễn ra với tốc độ thường xuyên hơn và nhanh hơn”.
Một số điểm lưu ý chính có trong bản cập nhật.
Nói về tốc độ ra mắt các thuật toán lõi, Google cho biết, bản cập nhật mới chứa nhiều yếu tố khác so với các bản cập nhật trước đó nên nó được ưu tiên.
Sự khác biệt giữa cập nhật xếp hạng và hệ thống xếp hạng: Google cho biết “Hệ thống xếp hạng là những gì chúng tôi sử dụng để tạo ra kết quả tìm kiếm. Chúng tôi sử dụng nhiều hệ thống xếp hạng khác nhau để thực hiện những việc khác nhau. Cập nhật xếp hạng là khi chúng tôi thực hiện các hành động nhằm cải tiến hệ thống xếp hạng.”
Nói về lý do cập nhật của các thuật toán lõi, Google cho biết: “Chúng tôi sử dụng hệ thống tự động để xếp hạng kết quả tìm kiếm và giống như bất kỳ điều gì khác, những hệ thống này vốn không hoàn hảo. Chúng tôi luôn tìm cách để cải thiện chúng với mục tiêu mang lại những kết quả tốt hơn.”
Nâng cao trải nghiệm tìm kiếm là mục tiêu cốt lõi của các bản cập nhật hay thuật toán xếp hạng của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Brand Safety hay sự an toàn của thương hiệu từ đâu đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số khi việc hiển thị quảng cáo trên hoặc bên cạnh các nội dung độc hại cũng có thể làm ảnh hưởng trực đến danh tiếng của thương hiệu.
Để có thể giúp các thương hiệu duy trì sự an toàn trên các nền tảng của mình, Google mới đây đã giới thiệu một số cập nhật với hệ thống quảng cáo trên YouTube và cả Mạng lưới hiển thị quảng cáo của Google (GDN).
Đại diện của Google về Niềm tin và trách nhiệm với nhà quảng cáo, cũng đã trình bày nhiều tùy chọn khác nhau để bảo vệ thương hiệu, chẳng hạn như tính năng mới cho phép người làm marketing dễ dàng lựa chọn các chủ đề (Theme) mà họ muốn loại trừ trên cả YouTube và GDN.
Dưới đây là tổng hợp một số cách mà nhà quảng cáo Google có thể bảo vệ thương hiệu của mình.
1. Loại trừ các chủ đề nội dung không phù hợp.
Giờ đây, trên phạm vi toàn cầu, nhà quảng cáo có thể dễ dàng lọc ra các chủ đề trên YouTube và GDN không phù hợp với thương hiệu của họ. Các bộ lọc này đóng vai trò hạn chế và loại bỏ việc các quảng cáo của thương hiệu hiển thị trên các chủ đề nội dung không phù hợp.
2. Sử dụng tính năng dự báo tác động trong Google Ads.
Tính năng dự báo tác động hay Estimated Impact là công cụ cho phép nhà quảng cáo đánh giá tác động của các cài đặt hiện có trên chiến dịch đối với không gian quảng cáo (Ad Inventory), số lần hiển thị và cả chi phí quảng cáo. Tính năng này hiện đã khả dụng với tất cả các nhà quảng cáo Google Ads.
Nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng công cụ này để phân tích mức độ ảnh hưởng của việc loại trừ một số nội dung nhất định đến phạm vi tiếp cận và hiệu suất của quảng cáo.
3. Tận dụng AI để đảm bảo an toàn cho quảng cáo.
Công nghệ AI của YouTube hiện có thể phát hiện các mẫu giúp nền tảng phát hiện nội dung tương tự đã bị xóa trước đó – thậm chí là trước khi nội dung đó được nhìn thấy.
AI cũng được dùng để tự động xác định và xóa các nội dung vi phạm các quy tắc của YouTube.
4. Điều chỉnh vị trí đặt quảng cáo trên YouTube.
YouTube hiện cung cấp các loại không gian quảng cáo phù hợp cho nhiều lĩnh vực hơn, bao gồm cả YouTube Shorts, cho phép các marketer điều chỉnh chiến dịch của họ cho phù hợp với các danh mục nội dung cụ thể.
Tùy thuộc vào thương hiệu, nhà quảng cáo có thể chọn không gian quảng cáo giới hạn hoặc mở rộng, từ đó giúp thương hiệu linh hoạt trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.
Bà Danielle Wolinsky, Trưởng nhóm toàn cầu của Google về Niềm tin và Trách nhiệm với Nhà quảng cáo, cho biết trong một tuyên bố:
“Trong ngành này, có một điều sẽ không bao giờ thay đổi đó là những người làm marketing cũng như người dùng cần phải tin tưởng vào toàn bộ hệ sinh thái quảng cáo. Đó cũng là cách chúng tôi có thể giữ cho các nền tảng của mình trở nên an toàn.”
“Sự phù hợp và an toàn của thương hiệu là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi luôn tích cực thực thi các chính sách mới dành cho nhà xuất bản của mình và nỗ lực để đảm bảo quảng cáo của thương hiệu trên YouTube không xuất hiện bên cạnh các nội dung độc hại”.
“Tính minh bạch và khả năng kiểm soát đối với người làm marketing đang được nâng cao hơn bao giờ hết.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ ngành thương mại điện tử Amazon vừa công bố ra mắt tính năng mua trước trả sau (BNPL – Buy now, Pay later) cho các doanh nghiệp nhỏ hiện đang sử dụng các cửa hàng trực tuyến của Amazon.
Theo đó, Amazon đã lần đầu tiên ra mắt tùy chọn “mua trước – trả sau” cho hàng triệu chủ doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng cửa hàng trực tuyến của Amazon (Theo CNBC).
Để triển khai tuỳ chọn mới, Amazon cũng công bố mối quan hệ đối tác mới với Affirm, một công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) của Mỹ.
Thông qua tuỳ chọn mới, các khoản vay từ 100 USD đến 20.000 USD, sẽ có sẵn cho tất cả khách hàng đủ điều kiện trước. Dịch vụ này hiện chỉ dành riêng cho các chủ sở hữu duy nhất hoặc các doanh nghiệp nhỏ do một người sở hữu, cũng chính là hình thức sở hữu doanh nghiệp phổ biến nhất tại Mỹ.
Ông Todd Heimes, giám đốc Amazon Business Worldwide, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi liên tục nghe các doanh nghiệp nhỏ nói rằng họ cần các giải pháp thanh toán để quản lý dòng tiền của mình. Chúng tôi cung cấp khả năng sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán bằng hóa đơn; đây là một lựa chọn khác dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ để thanh toán từng đợt theo thời gian.”
Nếu được chấp thuận, người dùng có thể thanh toán các giao dịch mua hàng trên Amazon theo từng đợt bằng nhau trong khoảng thời gian từ 3 đến 48 tháng. Theo Giám đốc Doanh thu của Affirm Wayne Pommen, khách hàng (doanh nghiệp) sẽ phải trả lãi suất hàng năm từ 10% đến 36%, dựa trên rủi ro nhận thấy của giao dịch.
Nói về mô hình kinh doanh, Affirm sử dụng các mô hình riêng của mình để bảo lãnh cho các khoản vay cho mỗi giao dịch của nền tảng, doanh nghiệp này hiện đang nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp chỉ có một người sở hữu khi nhóm này chiếm hầu hết các doanh nghiệp nhỏ trong nước, với khoảng 28 triệu doanh nghiệp đăng ký ở Mỹ (theo Pommen).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, sau một thời gian dài thẩm tra, xác minh với hàng nghìn giờ theo dõi trên livestream của đối tượng, sáng ngày 2/11, khi nhân viên đang tiến hành livestream bán hàng, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục QLTT tỉnh Gia Lai và Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Pleiku bất ngờ ập vào kiểm tra Hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên (Ngọc Quyên Shop), địa chỉ 121/5 Lê Đại Hành, tổ 3, phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Cơ sở này đã tiến hành đăng ký thủ tục thành lập hộ kinh doanh lần đầu tại Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND TP Pleiku vào đầu tháng 3 năm 2021 với địa chỉ trụ sở chính tại số 121 Lê Đại Hành, tổ 3, phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai với ngành nghề buôn bán hàng may mặc.
Bạt ngàn thương hiệu thế giới giá vài chục ngàn.
Ập vào Hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên đầu giờ sáng ngày 2/11, lực lượng chức năng ghi nhận hàng hóa được chất đống ngổn ngang từ khu vựa phía ngoài cổng đến kho chứa trữ sâu bên hông khu vực nhà ở.
La liệt các sản phẩm như nước hoa Gucci, Tom Ford, YSL, Chanel, Louis Vuitton, Dior, Boss, Sauvage, Lancôme, Kilian….; giầy, dép, túi, ví các thương hiệu Louivuiton, Chanel, adidas, Nike; Mỹ phẩm các nhãn hiệu Vaseline, Bioderma; các loại thực phẩm chức năng giảm cân cấp tốc trong vòng 7 ngày cùng hàng loạt các mặc hàng là đồ gia dụng, tiêu dùng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tại Hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên không có cửa hàng kinh doanh cố định. Toàn bộ hàng hóa được kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, cụ thể là livestream bán qua Facebook cá nhân dưới tên “Ngọc Quyên Gia Lai”, tài khoản này có hàng trăm nghìn người theo dõi. Các livestream cũng được phát lại tại các tài khoản khác mang tên “Ngọc Quyên”.
Tại các phiên livestream mà lực lượng Quản lý thị trường theo dõi, rất nhiều các sản phẩm như giày Gucci, giày Adidas, hay Nike được Shop chào bán với giá từ 80.000 đến trên 100.000 đồng/ sản phẩm.
Các loại đồng hồ, kính mắt các nhãn hiệu Versace, Gucci, LV có giá từ 30.000 đồng đến dưới 200.000 đồng/sản phẩm. Các loại mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, nước giặt có giá từ 20.000 đến dưới 100.000 đồng/sản phẩm.
Theo nhận định ban đầu của lực lượng chức năng, hành vi vi phạm tại Hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên có dấu hiệu sử dụng ứng dụng bán hàng không thông báo với cơ quan có thẩm quyền; kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
Theo ước tính, số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lên đến hàng chục ngàn sản phẩm. Tại thời điểm kiểm tra chủ cơ sở kinh doanh chưa xuất trình được các hóa đơn chứng từ hợp pháp đồng thời thừa nhận hàng hóa được nhập chủ yếu trên nền tảng thương mại điện tử từ nhiều địa điểm khác nhau.
Với 7-8h livestream mỗi ngày, hàng trăm đơn hàng là giày, dép, túi xách, nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã được Hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên chốt đơn thành công. Đáng chú ý, rất nhiều các sản phẩm mang thương hiệu thế giới như Chanel, Gucci, Dior, YSL có giá chỉ từ 30.000 đến trên 100.000 đồng/sản phẩm.
Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng.
Trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộa tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng được nhân rộng và phát triển gấp bội.
Tại nhiều tỉnh thành, lực lượng QLTT đã truy quét và xử lý triệt để hàng loạt các vụ việc, thu giữ lượng lớn hàng hóa vi phạm. Đã có nhiều vụ việc Quản lý thị trường tiến hành chuyển hồ sơ sang Cơ quan Công an khởi tố, bắt tạm giam đối tượng vi phạm.
Mới đây nhất, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã tiến hành khởi tố 2 bị can về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quy định tại khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự. Hai đối tượng là Trương Thị Liên (SN 1971 ở xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung) và Nguyễn Thị Thảo (sinh năm 1994 ở phường Quảng Châu, TP. Sầm Sơn, là con dâu của Liên).
Kết quả điều tra ban đầu xác định, Trương Thị Liên cùng con dâu là Nguyễn Thị Thảo đã mua nhiều loại hàng hóa khác nhau giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng thế giới nhưng không được các chủ sở hữu hàng hóa bị giả mạo nhãn hiệu ủy quyền hoặc cho phép sử dụng nhãn hiệu trên thị trường Việt Nam.
Tổng số hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gồm 54 chủng loại với 13.370 sản phẩm, trụ giá trên 973 triệu đồng. Vụ việc được kiểm tra cuối tháng 4 năm 2022 do Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục QLTT.
Đặc biệt, ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án nhằm mục tiêu chung là hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng Trong hoạt động thương mại điện tử.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.
Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm.
Bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam.
Theo Lãnh đạo Tổng cục QLTT, không chỉ tại Gia Lai, trong thời gian tới lực lượng QLTT sẽ tăng cường theo dõi, rà soát để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu công khai trên các nền tảng thương mại điện tử, góp phần mang lại niềm tin cho người dân và xã hội, kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước cũng như thu hút sự quan tâm, tin tưởng của các DN nước ngoài khi đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Đối với hàng hóa tại Hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên trên địa bàn TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, hiện lực lượng QLTT đang tiến hành kiểm đếm, phân loại sản phẩm vi phạm để làm cơ sở xử lý theo quy định.
Theo VTV
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
MIT vừa công bố báo cáo xu hướng phát triển của các nền tảng kỹ thuật số (Digital Platform) năm 2023 mới.
Trong bối cảnh hiện tại, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các nền tảng kỹ thuật số đã và đang làm thay đổi vĩnh viễn cách con người giao tiếp, giải trí, mua sắm, cộng tác và hơn thế nữa.
Trong tương lai, các hệ sinh thái đa kết nối (interconnected ecosystems) được kỳ vọng là sẽ tiếp tục để lại nhiều dấu ấn không thể xóa nhòa trong nền kinh tế tuần hoàn (interconnected ecosystems) và hoạt động sản xuất, ngay cả khi các doanh nghiệp hay tổ chức phải vật lộn với những thách thức như làm thế nào để tạo ra giá trị, các quy định và cả việc đối phó với những thông tin sai lệch.
Để có thể hình dung rõ hơn về cách các nền tảng kỹ thuật số và yếu tố công nghệ tác động đến bối cảnh kinh tế và giao tiếp nói chung, dưới đây là 5 xu hướng nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT mà bạn có thể tham khảo.
1. Sự tích hợp ngày càng rộng của trí tuệ nhân tạo.
Vào năm 2023 này và xa hơn thế nữa, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục được mở rộng sang các nền tảng. AI sẽ là nền tảng để nâng cao khả năng mở rộng và tính linh hoạt, nâng cao khả năng ra quyết định, và cả sự cộng tác giữa con người và máy tính.
Một số nền tảng sẽ xây dựng và bán công nghệ AI dưới dạng dịch vụ (AI-TaaS) trong khi những nền tảng khác sẽ áp dụng AI để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của riêng họ.
Mặc dù có vô số cơ hội nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít các thách thức nghiêm trọng liên quan đến AI. Từ những thành kiến tiềm ẩn, những thách thức về nguồn lao động, sự phân bổ không đồng đều về lợi ích của AI đến cả nhiều rủi ro về tính bảo mật.
2. Sự phát triển của các nền tảng tuần hoàn.
Các chuyên gia khẳng định rằng các nền tảng sẽ đóng môt vai trò hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế tuần hoàn và các mục tiêu bền vững (sustainability) bằng cách cho phép trao đổi giữa sản phẩm và nguyên liệu cũng như hỗ trợ chuỗi cung ứng tập trung đến việc tái sử dụng, sửa chữa, thiết kế lại và tái chế.
Dưới đây là một số cơ hội của các nền tảng trong nền kinh tế tuần hoàn:
Trao đổi sản phẩm và nguyên vật liệu: Các doanh nghiệp trao đổi những vật liệu dư thừa hoặc chất thải có thể được tái sử dụng cho các trường hợp sử dụng khác.
Các thị trường hay nền tảng mua bán lại (resale marketplaces) đối với quần áo và các mặt hàng khác.
Các nền tảng chia sẻ tài sản như ô tô và không gian bất động sản để giảm công suất nhàn rỗi.
Mạng lưới nhà cung cấp tuần hoàn cam kết thực hiện các hoạt động như chương trình thu hồi và giảm chất thải.
Các nền tảng vận chuyển bền vững hướng tới mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và số quãng đường di chuyển.
3. Có nhiều quy định hơn cho các nền tảng.
Việc giám sát các nền tảng kỹ thuật số mà đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội sẽ tiếp tục là trọng tâm trong những năm tới.
Trong khi Mục 230 của Đạo luật về giao tiếp tại Mỹ năm 1996 quy định các nền tảng có quyền miễn trừ pháp lý đối với các nội dung do bên thứ ba đăng trên trang web hay ứng dụng của họ, cùng với đó là khả năng xóa hoặc chặn quyền truy cập.
Đạo luật về dịch vụ kỹ thuật số ở Liên minh châu Âu (EU) lại yêu cầu các nền tảng lớn phải tiến hành kiểm tra định kỳ và phải minh bạch, bao gồm cả việc chia sẻ các thuật toán (Algorithms) đề xuất của nền tảng. EU cũng buộc các công ty nền tảng phải chịu trách nhiệm nếu họ vi phạm các điều khoản dịch vụ đã nêu.
4. Sản xuất kết nối.
Mặc dù ngành sản xuất đã tụt hậu so với các ngành công nghiệp khác khi nói đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi.
Các dịch vụ dựa trên nền tảng (platform-based) mới đang tận dụng dữ liệu sản xuất để hỗ trợ vận hành nhà máy một cách thông minh hơn và dự báo cung-cầu cũng tốt hơn.
Phân tích dự đoán (Predictive analytics), được tích hợp AI bên cạnh đó lại có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu, nhu cầu bổ sung cũng như tính toán các rủi ro nếu có.
5. Sức mạnh ngày càng tăng của những người có ảnh hưởng và nền kinh tế nhà sáng tạo.
Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) hiện được ước tính trị giá khoảng 100 tỷ USD, chiếm tới 40% tổng ngân sách chi tiêu cho Digital Marketing.
Ngành này đang được thúc đẩy bởi các blogger và người dẫn chương trình video độc lập (MC/Host) đang kiếm tiền từ chính hoạt động của họ, một số khác lại tìm cách hợp tác với các nhãn hàng để tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền.
Dù vậy, dưới sự phát triển của AI, khi các công cụ AI cũng có khả năng sáng tạo, thách thức sáng tạo cũng là một vấn đề lớn đối với các nhà sáng tạo (Content Creator) nói chung và người có ảnh hưởng (Influencer) nói riêng.
Các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard sẽ là “đối thủ” của các nhà sáng tạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bỏ ngoài tai những chỉ trích gay gắt là thời trang rẻ tiền, trả lương bèo bọt, SHEIN ‘không nói nhiều’, chỉ ‘lẳng lặng’ đi mua lại những hãng thời trang đình đám bậc nhất của Anh, Mỹ.
Vào tháng 8 vừa qua, SHEIN đã mua lại thành công một phần ba cổ phần của Sparc, vốn là tập đoàn điều hành hãng thời trang Forever 21 đình đám có trụ sở tại Mỹ. Qua đó, Sparc cũng nắm giữ cổ phần thiểu số trong SHEIN.
Tại thời điểm đó, hãng thời trang trực tuyến này đang phải đối mặt với những chỉ trích, cáo buộc gay gắt tại Mỹ như: vi phạm luật thuế nhập khẩu Mỹ, là nguyên nhân khiến các bãi chôn lấp quá tải với những món quần áo rẻ tiền, trả lương bèo bọt cho người lao động,…
SHEIN đã phủ nhận các cáo buộc đó. Qua việc biến đối thủ cạnh tranh trong ngành thời trang nhanh thành đối tác, SHEIN đang chuẩn bị bàn đạp để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ cũng như tiến ra thế giới.
Tuy có khách hàng giống nhau nhưng SHEIN và Forever 21 lại phục vụ theo cách khác nhau. SHEIN bán hàng trực tuyến còn Forever 21 chủ yếu phủ sóng ở các trung tâm thương mại. Sau khi hợp tác, hai bên sẽ có những cách tiếp cận khách hàng mới.
Một số mẫu váy, giày của Forever 21 sẽ được bán qua kênh của SHEIN – một nền tảng trực tuyến có tới 150 triệu người dùng. SHEIN cũng sẽ được hiện diện nhiều hơn tại các trung tâm thương mại Mỹ.
Công ty đã chấp nhận chạm tay nhiều hơn vào lĩnh vực bán lẻ truyền thống. Hãng đã có các cửa hàng tạm thời ở các thành phố lớn của Mỹ như Dallas và Los Angeles, thu hút hàng dài những khách hàng háo hức.
Mới đây, vào cuối tháng 10, SHEIN lại tiếp tục công bố việc mua lại hãng thời trang Missguided của Anh từ tay tập đoàn Frasers. Thương vụ này được thực hiện khi SHEIN đang chuẩn bị cho đợt IPO tại Mỹ.
SHEIN sẽ sản xuất sản phẩm của Missguided, bán trên trang web của cả hai công ty với tư cách là một thương hiệu độc lập. Frasers vẫn sẽ giữ lại bất động sản và nhân viên của Missguided.
Missguided vốn bị tập đoàn Frasers mua lại với giá 23,4 triệu USD trước đó một năm.
Thương hiệu này là tên tuổi lớn trong làng thời trang nhanh của nước Anh, từng nổi tiếng với việc bán những bộ bikini giá 1 bảng. Sau đó, họ rơi vào khó khăn tài chính, không thể thanh toán tiền cho các nhà cung và buộc phải “bán mình” cho Frasers.
Việc SHEIN mua lại Missguided sẽ giúp công ty mở rộng thị phần và tăng cường thâm nhập thị trường toàn cầu. Các công ty được mua lại cũng dễ dàng chấp nhận thương vụ bởi chuỗi cung ứng bài bản, ít tốn kém cũng như lượng người dùng khổng lồ, đáng mơ ước mà SHEIN đang nắm giữ trông quá ư hấp dẫn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đóng bớt cửa hàng loạt ki-ốt không hiệu quả trong hệ thống Winmart giúp chuỗi trà và cà phê Phúc Long ghi nhận lợi nhuận cải thiện 33% trong quý III.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới đây của công ty mẹ Tập đoàn Masan (MSN), doanh thu của Phúc Long vẫn giảm hơn 16% về 377 tỷ đồng. Tuy nhiên, cức này tăng nhẹ so với quý II và dần hồi phục so với năm 2022.
Doanh thu giảm nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận cải thiện lớn. Biên lợi nhuận gộp quý III đạt hơn 65%, tăng hơn quý trước đó và cả cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) đạt 78 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý có EBITDA cao nhất trong năm nay của Phúc Long.
“Yếu tố chính giúp cải thiện khả năng sinh lời trong quý III là cơ cấu hợp lý số lượng điểm bán tại hệ thống Winmart và Winmart+”, đại diện Masan giải thích.
Kết quả trên cho thấy tín hiệu khả quan sau nhiều tháng chuỗi trà và cà phê này tái cấu trúc mô hình ki-ốt. Trước đây, Masan không nêu rõ số liệu kinh doanh của Phúc Long trong báo cáo chung của tập đoàn.
Thương hiệu này chỉ xuất hiện kể từ báo cáo bán niên của MSN cho đến nay, cũng là thời điểm ghi nhận những tín hiệu khả quan đầu tiên sau quá trình tái cấu trúc.
Masan bắt đầu thử nghiệm mô hình ki-ốt từ tháng 5/2021 với kỳ vọng đưa Phúc Long thành công ty trà và cà phê số một Việt Nam bằng việc mở rộng 1.000 cửa hàng tích hợp vào hệ thống Winmart.
Sau một năm, thương hiệu này có hơn 700 ki-ốt. Một số khu vực tại TP HCM ghi nhận đến 3-4 điểm bán Phúc Long cùng nằm trên một đoạn đường dài chưa đến 5 km.
Nhưng từ cuối năm ngoái, MSN đã đóng cửa 150 điểm bán diện tích nhỏ và chỉ tập trung mở mới cửa hàng flagship. Các ki-ốt được giữ lại chủ yếu để nhận khách online từ cửa hàng flagship vào giờ cao điểm. Đến nay, chuỗi trà và cà phê này chỉ còn 92 điểm bán tích hợp, trong khi nâng mô hình flagship lên 147 cửa hàng.
Masan không phản hồi về việc đã hoàn thành giai đoạn tái cấu trúc hay chưa. Đại diện tập đoàn chỉ cho biết vẫn phát kiến tất cả mảng kinh doanh để duy trì độc độ tăng trưởng bền vững và cải thiện khả năng sinh lời cho Phúc Long.
Công ty đặt mục tiêu mở mới 11 cửa hàng trong những tháng cuối năm và cải thiện doanh số trên mỗi điểm bán về mức tương tự quý IV/2022.
Tuy nhiên thực tế trước mắt, động lực tăng trưởng của chuỗi trà và cà phê này vẫn nằm trên vai các cửa hàng flagship.
Trong 9 tháng, các cửa hàng rộng lớn bên ngoài Winmart đóng góp 876 tỷ đồng, tức hơn ba phần tư tổng doanh thu. Tính riêng tháng 10, Phúc Long khai trương 3 điểm bán mới, toàn bộ đều là cửa hàng flagship tại TP HCM.
Quá trình tái cấu trúc Phúc Long từng được các đơn vị phân tích xem là một điểm có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mảng hàng tiêu dùng và cả Masan.
Trong báo cáo hồi cuối tháng 9, Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng quá trình này là một trong những nguyên nhân khiến đơn vị này điều chỉnh giảm dự phóng doanh thu thuần và biên lợi nhuận sau thuế năm 2023 của MSN.
Phúc Long không phải là chuỗi đồ uống duy nhất thử nghiệm mô hình ki-ốt. Cũng trong năm 2021, The Coffee House ra mắt mô hình Now, hoạt động theo hệ thống ki-ốt tích hợp vào các siêu thị tiện lợi “cùng nhà” là Kingfoodmart.
Trước đó vào cuối năm 2019, Highlands Coffee cũng chọn cách mở các quầy cà phê bên lề đường để kiếm thêm khách hàng mới. Điểm chung của những trường hợp kể trên là đều thất bại chỉ sau vài tháng hoặc hơn một năm thử nghiệm.
Bình luận với VnExpress, ông Hoàng Tùng – một chuyên gia trong ngành F&B, cho rằng mô hình ki-ốt của các thương hiệu kể trên không thành công vì nhu cầu mua mang đi của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp.
Tệp khách hàng chính của họ có thói quen và sở thích uống tại quán. Khi tìm đến dịch vụ đồ uống, nhất là những thương hiệu có giá thành cao, đa số không chỉ thưởng thức sản phẩm mà còn muốn trải nghiệm tổng thể không gian và dịch vụ tại cửa hàng.
Tuy nhiên theo ông, ki-ốt không phải là mô hình kém hiệu quả. Bằng chứng là vẫn có nhiều thương hiệu thành công từ mô hình này như Luckin Coffee – thương hiệu vượt Starbucks thành chuỗi cà phê lớn nhất châu Á với hơn 10.000 điểm bán, hay Cotti Coffee – chuỗi đồ uống hơn 5.000 cửa hàng tại 5 nước và chuẩn bị vào Việt Nam.
“Để thành công, ngay từ đầu doanh nghiệp phải xây dựng ki-ốt là mô hình để triển khai nhân rộng, không phải là một giải pháp nhằm tối ưu thêm cho hoạt động kinh doanh, bên cạnh các cửa hàng thông thường”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Thực tế trong thời gian qua, thị trường F&B ghi nhận nhiều thương hiệu nổi lên nhờ mô hình điểm bán hàng thu nhỏ. Nổi bật là chuỗi kem và trà sữa đến từ Trung Quốc Mixue với hơn 1.000 cửa hàng khắp cả nước hay thương hiệu nội địa Hồng trà Ngô Gia cũng có trên 200 ki-ốt ở khu vực phía Nam.
Khảo sát của iPOS – nền tảng cung cấp giải pháp bán hàng, vận hành, nhân sự cho hơn 100.000 thương hiệu nhà hàng và quán cà phê, cho thấy người tiêu dùng vẫn có nhu cầu lớn với ăn uống bên ngoài nhưng cắt giảm số tiền trên mỗi lần sử dụng dịch vụ. Do đó, các hàng quán nhỏ lẻ có giá cả bình dân được hưởng lợi hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các vụ kiện Amazon đã được Nokia nộp tại tòa án Mỹ, Đức, Ấn Độ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU).
Theo Bloomberg, Nokia đã kiện Amazon tại các tòa án trên khắp ba châu lục, cáo buộc gã khổng lồ thương mại điện tử này sử dụng công nghệ của mình trong các dịch vụ và thiết bị phát trực tuyến mà không được cấp phép.
Arvin Patel, Giám đốc cấp phép của Nokia cho biết trên website của công ty rằng các vụ kiện đã được nộp ở Mỹ, Đức, Ấn Độ, Anh và Tòa án sáng chế thống nhất châu Âu. Ngoài ra, một vụ kiện cũng đã được đệ trình chống lại HP ở Mỹ về các công nghệ liên quan đến video.
Patel cho biết Nokia đã cố gắng thảo luận với Amazon và HP trong nhiều năm, nhưng đôi khi kiện tụng là cách duy nhất để đáp trả những công ty chọn không tuân theo các quy tắc được người khác tuân theo và tôn trọng.
Patel nói các công ty này cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến hoặc thiết bị phát trực tuyến được hưởng lợi ích to lớn từ nghiên cứu của Nokia, do đó cần phải được đền bù tương ứng. Cả Amazon và HP đã từ chối bình luận về vấn đề này.
Nokia nói kiện tụng không bao giờ là lựa chọn đầu tiên của hãng, phần lớn các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế đều được thống nhất một cách thân thiện.
Nhưng những năm gần đây, các cơ quan quản lý như Ủy ban châu Âu đã nỗ lực giảm việc đưa ra tòa các tranh chấp về công nghệ như điện thoại di động, cho rằng việc này kéo dài có thể cản trở sự đổi mới. Vào tháng 6 qua, Nokia công bố thỏa thuận cấp phép với Apple Inc. nhưng không tiết lộ các điều khoản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Doanh thu ngành hàng điện thoại di động trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng đầy tích cực, dẫn đầu là Samsung.
Dữ liệu mới nhất từ Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI cho biết, trong tháng 9, người Việt đã chi tổng cộng khoảng 1,15 nghìn tỷ đồng để mua sắm điện thoại di động trên sàn thương mại điện tử, thiết lập kỷ lục doanh thu tháng.
Từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình, người tiêu dùng Việt Nam chi gần 660 tỷ đồng mỗi tháng cho việc mua sắm các sản phẩm điện thoại di động trên sàn thương mại điện tử.
So với tháng 8, doanh thu ngành hàng điện thoại di động tháng trước tăng gần 1/4. Đặc biệt, tăng trưởng doanh thu xuất hiện trải khắp ở hầu hết nhãn hàng lớn.
Trong đó, Samsung đạt hơn 340 tỷ đồng doanh thu vào tháng trước, tăng tới 1/5 so với tháng 8 và đứng đầu về thị phần ngành hàng.
Tương tự, các nhãn hàng khác như Xiaomi, Redmi, OPPO, Realme, POCO hay Vivo cũng đồng loạt tăng doanh thu trên thương mại điện tử (GMV) ở mức hai chữ số.
Với Apple, dù mới đây tung ra mẫu iPhone mới là iPhone 15, nhãn hàng này lại ghi nhận chỉ số giảm. Nguyên nhân là do tổng giá trị của các dòng sản phẩm đời cũ như iPhone 14 Pro Max, iPhone 14 Pro giảm gần 1/4.
Trong khi đó, iPhone 15 đến tuần cuối tháng trước mới bắt đầu được mở bán trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki và mới thu về hơn 8 tỷ đồng từ các sàn.
Kết quả là iPhone hiện đang xếp thứ hai sau Samsung về thị phần thương mại điện tử trong tháng trước.
Không chỉ ngành điện thoại di động, ngành hàng tivi cũng có một tháng rực rỡ trên các sàn thương mại điện tử, YouNet ECI cho biết. Tổng doanh thu của mặt hàng này đã đạt hơn 68 tỷ đồng, tăng đến 50% so với tháng 8.
Ông Nguyễn Phương Lâm, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu thị trường của YouNet ECI, nhận định, kết quả mới nhất cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có sự tin tưởng ngày càng lớn đối với thương mại điện tử và đã sẵn sàng mua sắm các mặt hàng giá trị cao thông qua kênh này.
Đi cùng với đó, yêu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng dịch vụ bán hàng và hậu mãi cũng sẽ tăng lên.
Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm giám sát phản hồi khách hàng, cải thiện trải nghiệm khách hàng khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, ông Lâm khuyến nghị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các startup công nghệ tại Đông Nam Á được thúc đẩy bởi dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng internet liên tục tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển.
Trong thập kỷ qua, các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á đã có mức tăng trưởng chưa từng có, trở thành tâm điểm trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.
Bất chấp những thách thức như sự khác biệt về văn hóa và khoảng cách về cơ sở hạ tầng, công ty đầu tư mạo hiểm (VC) Jungle Ventures dự đoán giá trị của các doanh nghiệp này sẽ tăng vọt từ 340 tỷ USD hiện tại lên mức ấn tượng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Dân số trẻ, mức độ sử dụng internet ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu liên tục phát triển là những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á.
Người dân luôn mong muốn được thử nghiệm các công nghệ mới. Hơn nữa, các công ty mới nổi đang ngày càng thu hút nhân tài nước ngoài và đầu tư vốn mạo hiểm để cung cấp các giải pháp thiết yếu cho khu vực.
Sự tăng trưởng bùng nổ của họ có thể đến từ một số lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như: Thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và công nghệ y tế.
Mỗi ngành đều đang trải qua quá trình đổi mới mạnh mẽ và thích ứng với thị trường, trong đó chính quyền các khu vực cũng đang thúc đẩy số hóa và áp dụng công nghệ.
ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP TẠI ĐÔNG NAM Á
Một trong những động lực đằng sau sự gia tăng số lượng các công ty khởi nghiệp (startup) là nhân khẩu học trẻ trung. Đông Nam Á có một phần đáng kể dân số dưới 30 tuổi, họ am hiểu công nghệ và có tài năng kinh doanh.
Lợi thế về nhân khẩu học mang đến dòng ý tưởng đổi mới ổn định, những quan điểm mới mẻ và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ngoài ra, các doanh nhân trẻ có xu hướng khám phá các cơ hội kinh doanh mới, góp phần tạo nên bối cảnh khởi nghiệp sôi động trong khu vực.
Hơn nữa, khả năng tiếp cận vốn rất quan trọng cho sự tăng trưởng và bền vững của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã chứng kiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân đổ vào đáng kể.
Các nhà đầu tư nước ngoài, bị thu hút bởi tiềm năng của khu vực, đã đổ hàng tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn tài trợ sẵn có đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng phạm vi tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến.
Đại dịch đã đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế internet của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó việc áp dụng kỹ thuật số đang trở thành xu hướng chủ đạo.
Nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) của ASEAN dự kiến đạt 330 tỷ USD vào năm 2025, nhờ hơn 10 triệu người bán hàng trực tuyến và lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển dự kiến đạt doanh thu 150 tỷ USD vào năm 2025.
Trong thời kỳ đại dịch, thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại xã hội (Social Commerce) bùng nổ đã định hình lại hoạt động mua sắm trực tuyến, cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp từ các nền tảng mạng xã hội.
Các siêu ứng dụng địa phương như Grab và Gojek cung cấp các dịch vụ đa chức năng, từ gọi xe đến mua sắm trực tuyến, khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dùng.
Ngoài ra, sự hỗ trợ và sáng kiến của các cơ quan chính phủ cũng đã thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đang phát triển ở ASEAN. Các cơ quan quản lý khu vực đã công nhận tầm quan trọng của các công ty khởi nghiệp trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Ví dụ, Malaysia đã công bố Kế hoạch chi tiết về nền kinh tế kỹ thuật số, vạch ra tầm nhìn rõ ràng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của mình.
Sáng kiến này bao gồm các biện pháp nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh trực tuyến, chẳng hạn như ưu đãi về thuế, cơ hội tài trợ và phát triển kỹ năng công nghệ trong lực lượng lao động.
SỰ GÓP MẶT CỦA SINGAPORE TRONG NHIỀU LĨNH VỰC
Mặc dù có quy mô nhỏ hơn so với các nước láng giềng, Singapore vẫn nổi bật như một trung tâm thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư mạo hiểm.
Singapore là nơi có gần 4.800 công ty khởi nghiệp công nghệ, cùng với 252 vườn ươm và máy gia tốc, được hỗ trợ bởi 529 nhà đầu tư.
Những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Grab và Sea Group đã chọn Singapore làm trụ sở, với thêm 80 trong số 100 công ty công nghệ hàng đầu hoạt động từ quốc đảo này.
Sức hấp dẫn của khu vực còn mở rộng đến các công ty khởi nghiệp Ấn Độ, nhiều công ty trong số đó chọn đặt trụ sở chính tại Singapore do môi trường thân thiện với doanh nghiệp và vị trí chiến lược trong các thị trường phát triển mạnh của khu vực.
Mối quan hệ giữa Singapore và Ấn Độ rất sâu sắc, thể hiện rõ ở mối quan hệ văn hóa và thương mại phong phú của họ. Quốc gia này đã củng cố vị thế là một trong những đối tác thương mại lớn của Ấn Độ trong ASEAN, chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ trong giai đoạn 2021-2022.
Nó đã đóng góp đáng kể 136,7 tỷ USD cho Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ trong hai thập kỷ qua, chiếm 23% tổng dòng vốn FDI.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á cũng đã phải đối mặt với những trở ngại.
Theo DealStreetAsia, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm sụt giảm mạnh 58,6% trong quý 2 năm 2023. Các công ty khởi nghiệp huy động được 2,13 tỷ USD, thấp hơn so với con số 5,13 tỷ USD được ghi nhận trong cùng quý năm 2022.
Lạm phát leo thang làm tăng thêm những thách thức, khiến lãi suất cao hơn. Các nhà kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế Đông Nam Á, nhấn mạnh sự cần thiết phải quan sát thận trọng và lập kế hoạch chiến lược.
Sự tăng trưởng vượt trội và tiềm năng của các doanh nghiệp mới nhấn mạnh vai trò then chốt của họ trong bối cảnh công nghệ năng động của khu vực.
Các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á không chỉ phát triển mạnh mẽ, họ đang định hình lại bối cảnh kinh doanh, tạo ra các giải pháp sáng tạovà thu hút đầu tư đáng kể. Như vậy, tương lai có nhiều hứa hẹn đối với những công ty khởi nghiệp này và hành trình của họ là minh chứng cho cam kết đổi mới của khu vực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cotti Coffee áp dụng các chiến lược tương tự như Luckin Coffee trước kia để nhanh chóng mở rộng mạng lưới cửa hàng.
Theo KrAsia, chuỗi cà phê Cotti Coffee đến từ Trung Quốc đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Kuningan City Mall ở Jakarta (Indonesia), sau khi mở cửa hàng tại Seoul (Hàn Quốc) một tuần trước đó. Thương hiệu này cũng đang có kế hoạch mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Cotti Coffee mới chỉ thành lập vào tháng 10/2022, bởi 2 người sáng lập thương hiệu Luckin Coffee là ông Charles Lu và bà Jenny Qian. Sau khi thừa nhận gian lận tài chính vào tháng 4/2020, nhà sáng lập Charles Lu đã từ chức tại ban điều hành Luckin.
Sau đó, ông thành lập một thương hiệu thực phẩm đóng gói sẵn và một chuỗi mì với 6.000 cửa hàng, trước khi tái lập chỗ đứng của mình trong ngành cà phê bằng cách thành lập Cotti Coffee.
Cotti Coffee áp dụng các chiến lược tương tự như Luckin Coffee trước kia để nhanh chóng mở rộng mạng lưới cửa hàng. Thương hiệu này đưa ra các chương trình khuyến mãi sâu, với giá đồ uống trung bình khoảng 1,38 USD (khoảng 33.000 đồng) mỗi ly, rồi tiếp tục giảm thêm còn 1,22 USD (khoảng 29.000 đồng).
Khách hàng mới cũng được mua ly cà phê đầu tiên từ Cotti Coffee với mức “rẻ như cho” – khoảng 0,14 USD (3.500 đồng). Chiến lược giánày cũng được áp dụng tại các thị trường quốc tế mà Cotti đặt chân tới như Singapore, Hàn Quốc.
Đáng chú ý, Cotti Coffee còn trở thành nhà tài trợ cho Đội tuyển bóng đá Quốc gia Argentina.
Chỉ sau chưa đầy 1 năm, Cotti Coffee đã có mặt trên 300 thành phố ở 5 quốc gia với hơn 5.000 cửa hàng và trở thành thương hiệu cà phê lớn thứ 5 thế giới.
Nếu tiến vào thị trường Việt Nam, Cotti Coffee cũng sẽ phải giải được bài toán văn hóa cà phê mạnh, cà phê vỉa hè tại đây. Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng, cà phê.
TP.HCM là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39,78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội – tỉnh thành đứng ở vị trí thứ hai.
Thị trường Việt Nam cũng đã đón chào nhiều thương hiệu F&B nước ngoài như Starbucks, Amazon Coffee, Arabica,…. Trong đó, Starbucks mới đây đã chạm mốc 100 cửa hàng sau 10 năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều điện thoại của các hãng sản xuất Trung Quốc đã phát đi cảnh báo và gỡ ứng dụng Google do xác định đây là “mã độc”.
Vài ngày gần đây, người dùng smartphone mang thương hiệu Trung Quốc như Huawei, Honor, Vivo phản ánh tình trạng nhận cảnh báo “mối đe dọa bảo mật” trên điện thoại vì cài đặt ứng dụng Google.
Trong một bài chia sẻ trên trang hỗ trợ của Google, một người đang sử dụng chiếc Huawei P10 cho biết thiết bị đã “phát hiện ứng dụng Google là mã độc có tên TrojanSMS-PA”.
Người này sau đó gỡ chương trình, cài lại nhưng không xử lý được tình trạng trên. P10 vẫn là thế hệ smartphone của Huawei được sử dụng đầy đủ dịch vụ của Google trên nền tảng Android trước khi có các lệnh cấm thương mại của Mỹ từ cuối năm 2019, khiến dòng máy kể từ Mate 30 trở về sau bị loại bỏ gói dịch vụ Google.
Hàng nghìn người khác cũng cho biết gặp tình trạng tương tự, trong đó phần lớn sử dụng điện thoại của Huawei và Honor, một số ít hơn đang sử dụng máy do Vivo sản xuất.
TrojanSMS-PA được cảnh báo là có thể âm thầm gửi tin nhắn SMS, đánh cắp thông tin cá nhân, thực hiện thanh toán trái phép. Tuy nhiên, chuyên gia bảo mật cho rằng đây là các “báo động giả”.
Đại diện Google khẳng định thông báo trên không xuất phát từ hệ thống Play Protect của hãng bởi các ứng dụng “chính chủ” từ đơn vị khi đưa lên gian phần mềm Play Store cũng phải trải qua các bước xét duyệt, quét an ninh tương tự những chương trình từ nhà phát triển khác, có chung yêu cầu phải đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật.
Hãng cho rằng có thể người dùng đã sử dụng thiết bị không được chứng nhận Play Protect nên phải tải và cài đặt ứng dụng từ nguồn không đảm bảo.
Tuy nhiên các máy Huawei hiện cảnh báo mã độc do người dùng phản ánh đều là thiết bị ra đời trước khi có lệnh cấm của Mỹ, bên cạnh đó còn có smartphone thương hiệu khác như Honor, Vivo nên chuyên gia cho rằng phỏng đoán của Google là chưa chính xác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông các nghiên cứu khác nhau, Google mới đây đã giới thiệu báo cáo về cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến họ trong quá trình này và cách người làm marketing có thể tận dụng để xây dựng chiến lược.
Về tổng thể, sự phát triển bùng nổ của Internet đã làm thay đổi nhanh hơn bao giờ hết cách người tiêu dùng suy nghĩ và đưa ra quyết định.
Trong thế giới kỹ thuật số, nhu cầu mua sắm của mọi người liên tục thay đổi khi họ không ngừng theo đuổi các lựa chọn mới, các nhu cầu mới cũng như chịu sự tác động rất lớn từ các chiến dịch truyền thông của thương hiệu.
Trên thực tế, khoảng 1/3 người tiêu dùng trên toàn cầu hiện đang dành nhiều thời gian hơn để ra quyết định, đồng thời họ cũng xem xét đến nhiều thương hiệu, cửa hàng và nhà bán lẻ hơn.
Để có thể làm sáng tỏ hơn điều này, hiểu cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng ở trong suốt hành trình khám phá mua hàng (Customer Journey), Google và The Behavioral Architects đã không ngừng thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu vẫn là giúp người làm marketing có nhiều cách hơn để tiếp cận khách hàng của họ một cách hiệu quả.
Làm thế nào các Marketer có thể tác động hay tạo ra sức ảnh hưởng đến cách khách hàng ra quyết định mua hàng.
Thông qua các nghiên cứu, dưới đây là 3 cách mà marketer có thể bắt đầu thử nghiệm để tìm ra giải pháp phù hợp.
Tìm kiếm (Search): Nhiều người đang chuyển sang Google Tìm kiếm trong suốt hành trình khám phá mua hàng của họ. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với những tên tuổi lớn trên thị trường vốn có ngân sách lớn có thể là một thách thức. Các nghiên cứu của Google cho thấy rằng các ứng dụng thông minh của yếu tố khoa học hành vi (behavioural science) có thể giúp các thương hiệu có nhiều lợi thế hơn, thậm chí là tỷ lê nhấp chuột vào quảng cáo cũng cao hơn. Việc hiểu được các ý định tìm kiếm của khách hàng (Search Intent) cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Nội dung (Content): Về tổng thể, website của thương hiệu là tài sản có giá trị trong quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Nếu người mua hàng không cảm thấy tin tưởng về việc mua hàng, họ sẽ không nhấp vào ‘mua’. Thương hiệu có thể sử dụng các nguyên tắc cơ bản của khoa học hành vi để vừa xây dựng niềm tin của khách hàng vừa tăng doanh số bán hàng.
Các lợi thế bán hàng (USP) và Điểm bán hàng (Points of Sale) Theo nghiên cứu, người mua sắm sẵn sàng thay đổi lựa chọn theo nhà bán lẻ ưa thích của họ thay vì chỉ là lựa chọn theo các thương hiệu sản phẩm mà họ ưa thích (Brand), đặc biệt khi giá cả là một yếu tố quan trọng.
Bạn có thể tải xuống báo cáo “Nghiên cứu mới của Google: Giải mã cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng” tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Anthropic là startup do chính các cựu giám đốc điều hành của OpenAI sáng lập. Startup đã thu hút vốn đầu tư của nhiều hãng công nghệ bao gồm Google, Amazon, Zoom.
Google đã đồng ý đầu tư tới 2 tỷ USD vào Anthropic, công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo được thành lập bởi các cựu giám đốc điều hành OpenAI.
Theo hãng tin CNBC, người phát ngôn của Anthropic cho biết cam kết này bao gồm khoản tiền mặt trả trước 500 triệu USD và thêm 1,5 tỷ USD sẽ được đầu tư theo thời gian. Hiện tại Google chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Anthropic là nhà phát triển của Claude 2, một chatbot đối thủ với ChatGPT của OpenAI được các công ty bao gồm Slack, Notion và Quora sử dụng. Công ty được thành lập vào năm 2021 và ngoài Google, còn nhận được tài trợ từ Salesforce và Zoom và được định giá vào đầu năm nay là 4,1 tỷ USD.
Claude 2 có khả năng tóm tắt lên tới khoảng 75.000 từ, có thể bằng độ dài của một cuốn sách. Người dùng có thể nhập các tập dữ liệu lớn và yêu cầu tóm tắt dưới dạng bản ghi nhớ, thư hoặc câu chuyện. Ngược lại, ChatGPT có thể xử lý khoảng 3.000 từ.
Nghiên cứu của Arthur AI, một nền tảng giám sát máy học, cho thấy Claude 2 là chatbot đáng tin cậy nhất về mặt “tự nhận thức”, nghĩa là đánh giá chính xác những gì nó biết và không biết, đồng thời chỉ trả lời những câu hỏi mà nó có dữ liệu đào tạo để hỗ trợ. Arthur AI đã thử nghiệm chatbot từ Meta, Cohere và OpenAI.
Vào tháng 4, Google đã đầu tư 300 triệu USD vào công ty, nắm giữ 10% cổ phần. Cùng tháng đó, Anthropic là một trong bốn công ty được mời tham dự cuộc họp tại Nhà Trắng để thảo luận về việc phát triển AI có trách nhiệm với Phó Chủ tịch Kamala Harris.
Ngoài ra, Alphabet, công ty mẹ của Google, Microsoft và OpenAI là những đại diện đã tham dự cuộc họp này.
Amazon.com cũng cho biết họ sẽ đầu tư tới 4 tỷ USD vào Anthropic để cạnh tranh với các đối thủ đám mây đang phát triển về AI.
Trong báo cáo hàng quý của Amazon gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, nhà bán lẻ trực tuyến nêu chi tiết rằng họ đã đầu tư vào một trái phiếu trị giá 1,25 tỷ USD từ Anthropic có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu, trong khi khả năng đầu tư lên tới 2,75 tỷ USD trong trái phiếu thứ hai sẽ hết hạn vào quý đầu tiên của năm 2024.
Ngoài ra còn có các nhà đầu tư chính khác như Salesforce và Zoom.
Anthropic nhanh chóng huy động được 450 triệu USD vào tháng 5. Vào thời điểm đó, startup đánh dấu vòng cấp vốn lớn nhất cho một công ty AI kể từ khi Microsoft đầu tư vào OpenAI vào tháng 1, theo dữ liệu của PitchBook.
THỎA THUẬN MỚI VỚI GOOGLE LÀ VÍ DỤ VỀ SỰ THÈM MUỐN VÔ ĐỘ CỦA BIG TECH VỀ AI TỔNG QUÁT.
Tất nhiên, các thương vụ đầu tư vào Anthropic vẫn thua khá xa so với khoản đầu tư khổng lồ 10 tỷ USD từ Microsoft vào OpenAI hồi tháng 1.
Nhưng số lượng các nhà đầu tư là những công ty công nghệ lớn quan tâm đến Anthropic ngày càng tăng cho thấy các công ty đám mây đang liên tục điều động để đảm bảo mối quan hệ với các công ty khởi nghiệp AI.
Anthropic được thành lập bởi Dario Amodei, cựu phó chủ tịch nghiên cứu của OpenAI và chị gái ông, Daniela Amodei, phó chủ tịch chính sách và an toàn của OpenAI. Một số cựu sinh viên nghiên cứu OpenAI khác cũng thuộc nhóm sáng lập Anthropic.
Anthropic đã đầu tư ít nhất hai tháng để phát triển chatbot mới nhất của mình, với một nhóm từ 30 đến 35 người làm việc trực tiếp trên mô hình AI và tổng cộng 150 người hỗ trợ nó. Cô cho biết thị trường đang phát triển nhanh đến mức có rất nhiều cơ hội cho nhiều người chơi thành công.
Amodei cho biết vào thời điểm đó: “Đây là thời điểm thực sự bất thường từ góc độ kinh doanh bởi vì có rất nhiều nhu cầu về các mô hình ngôn ngữ lớn (ví dụ PaLM 2 hay Llama 2) và thực sự nhiều hơn nhu cầu mà ngành hiện có thể cung cấp”.
Thỏa thuận mới với Google là một ví dụ khác về sự thèm muốn vô độ của các công nghệ lớn khi nói đến AI có khả năng sáng tạo. Microsoft, Google, Amazon, Nvidia, Salesforce và những công ty khác đều đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các công ty khởi nghiệp AI – trực tiếp từ công ty hoặc thông qua các chi nhánh quỹ đầu tư tương ứng của họ.
Điều đó khó có thể dừng lại sớm khi cuộc chiến AI tổng quát tiếp tục nóng lên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo đã chính thức hoàn tất việc chuyển trọng tâm của quá trình thu thập và cập nhật dữ liệu từ máy tính để bàn sang thiết bị di động (mobile-first crawling and indexing).
Cụ thể, sau nhiều năm xây dựng và ấp ủ, Google đã chuyển đổi hoàn toàn sang việc ưu tiên lập chỉ mục trên thiết bị di động. Điều này có nghĩa là Google sẽ ưu tiên cho các phiên bản web trên thiết bị di động khi thu thập dữ liệu trang và lập chỉ mục nội dung.
Kể từ năm 2015, Google chính thức bắt đầu tập trung ưu tiên cho các trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động. Vào thời điểm đó, Google đã cập nhật thuật toán tìm kiếm của nền tảng với mục tiêu ưu tiên cho các trang web “thân thiện với thiết bị di động” (mobile-friendly).
Theo chia sẻ của Google:
“Trong những năm qua, lưu lượng truy cập web (web traffic) trên thiết bị di động tiếp tục gia tăng; ở một số vùng, mọi người hầu như chỉ sử dụng điện thoại để truy cập internet.
Cảm ơn bạn – chủ sở hữu các trang web, người làm SEO, nhà phát triển web, nhà thiết kế và tất cả những người khác đã làm việc trên trang web – đã giúp tạo nên sự thành công lớn cho các website di động.”
Ưu tiên lập chỉ mục cho thiết bị di động giúp mang lại những trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Với việc thiết bị di động hiện đã vượt qua máy tính để bàn về mức độ sử dụng Internet trên toàn cầu, việc ưu tiên thu thập và lập chỉ mục cho các phiên bản di động sẽ giúp mang lại những trải nghiệm chính xác nhất cho những gì người dùng nhìn thấy khi tìm kiếm trên điện thoại.
Nhiều website trên toàn cầu đã dần thích nghi bằng cách làm cho các trang dành cho thiết bị di động có đầy đủ tính năng như máy tính để bàn.
Google sẽ xử lý các website chỉ dành riêng cho máy tính để bàn.
Google cho biết một số lượng nhỏ các website hiện vẫn không hoạt động bình thường trên thiết bị di động. Đối với các website này, Google sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu cho phiên bản dành riêng cho máy tính để bàn.
Những thay đổi liên quan đến Search Console.
Trong một thay đổi liên quan, Google đang xóa các trình lập chỉ mục (indexing crawler) từ trình thu thập thông tin Google Search Console. Về bản chất, tất cả các dữ liệu này sẽ không còn cần thiết nữa vì tất cả các trang đều được thu thập qua thiết bị di động.
Khi quá trình triển khai hoàn tất, Google đã hoàn toàn coi thiết bị di động là phương tiện chính để người dùng truy cập vào website.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok vừa thông báo tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud của Salesforce với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo dễ dàng di chuyển và lưu trữ dữ liệu.
Thông qua tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud, các nhà quảng cáo của TikTok sẽ dễ dàng di chuyển trực tiếp các khách hàng tiềm năng do chiến dịch Marketing của họ tạo ra sang nền tảng Salesforce, cũng từ đây, việc xử lý dữ liệu và insights trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Đối với doanh nghiệp sử dụng CRM hay CDP để quản lý và xử lý dữ liệu, việc tích hợp mới này cũng khiến cho quá trình từ thu thập đến phân tích dữ liệu trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều.
Theo TikTok:
“Tích hợp mới của TikTok với Salesforce Marketing Cloud được thiết kế thân thiện với người dùng và do đó không yêu cầu các kỹ năng nâng cao về kỹ thuật. Các đội nhóm Marketing sẽ có thể thiết lập nó chỉ trong vài phút, cho phép họ tập trung nhiều hơn vào những gì thực sự quan trọng – đó là thu hút, nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.”
Thông tin về khách hàng tiềm năng (Lead) sẽ được chuyển đến TikTok theo thời gian thực. Các nhóm bán hàng và marketing cũng sẽ có thể phản hồi tới khách hàng tiềm năng thông qua Salesforce Marketing Cloud.
Tích hợp mới sẽ có sẵn trên AppExchange của Salesforce, trong khi TikTok khuyên các thương hiệu nên liên hệ với các Đại diện của TikTok hoặc Salesforce để được tư vấn và hướng dẫn cách triển khai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh khi các công cụ AI như ChatGPT, Bard hay Bing AI đang ngày càng làm giảm lượng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như của Google, gã khổng lồ tìm kiếm cũng có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận, giảm nhân sự mảng hướng dẫn tìm kiếm (Search guidelines) hay có cách tiếp cận mới trong thuật toán nội dung hữu ích của Google là hai trong số đó.
Trong bối cảnh khi các công cụ AI như ChatGPT, Bard hay Bing AI đang ngày càng làm giảm lượng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như của Google, gã khổng lồ tìm kiếm cũng có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận, giảm nhân sự mảng hướng dẫn tìm kiếm (Search guidelines) hay có cách tiếp cận mới trong thuật toán nội dung hữu ích là hai trong số đó.
Thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content Algorithm) là gì?
Được ra mắt lần đầu năm 2022, thuật toán nội dung hữu ích của Google (Google HelpfulContent) hay Hệ thống nội dung hữu ích của Google được thiết kế để “thưởng” cho các website có chất lượng nội dung tốt, những nội dung được tạo cho người dùng thay vì cho các công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, thuật toán này vẫn đối diện với nhiều chỉ trích từ phía chủ sở hữu website, cho rằng Google không thể tìm thấy cái gọi là “hữu ích” từ các nội dung trực tuyến.
“Đây là một trò đùa, các nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, viết tốt, chứa đầy nội dung và hình ảnh gốc nhưng lại không hề được ưu tiên, Google rõ ràng đang buộc các nhà xuất bản phải tạo ra các nội dung rác từ AI (trí tuệ nhân tạo).”
Chủ các website phàn nàn rằng bản cập nhật thuật toán “nội dung hữu ích” mới đây của Google mặc dù được cho là nhằm cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm, tuy nhiên, sự thật là nó đã và đang diễn ra theo một cách khác.
Trong bản cập nhật thuật toán Google Helpful Content tháng 9 mới đây, Google cho biết hệ thống tìm kiếm của Google sẽ không chỉ tiếp tục ưu tiên cho các nội dung hữu ích, được tạo ra cho con người đọc mà còn nới lỏng các hạn chế với những nội dung do các công cụ AI tạo ra.
Mặc dù cái gọi là “hữu ích” vẫn chưa thực sự thể hiện rõ qua cách Google xếp hạng các nội dung trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), quan điểm mới của Google với các nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra cũng dấy lên nhiều lo ngại về quyền tác giả, tính xác thực hay cả chất lượng của nội dung.
Cũng theo chính Google, “nội dung hữu ích” thay vì như trước đây là những nội dung “do con người tạo ra và hữu ích cho mọi người” thì giờ đây nó sẽ là “nội dung hữu ích là những nội dung được viết cho mọi người”.
Cũng theo thông báo này, công cụ tìm kiếm sẽ vẫn thúc đẩy các nội dung (content) do AI tạo ra trong trang kết quả tìm kiếm miễn là nó được coi là “có chất lượng cao”.
Với những gì đang diễn ra, nhiều chủ sở hữu website cho biết các nội dung do AI tạo ra đang có kết quả xếp hạng cao hơn các nội dung do con người viết, trong khi những người khác cho biết các nội dung đang có xếp hạng cao lại không thực sự “hữu ích”.
Hàng hoạt các website và thông tin trên các diễn đàn SEO cũng cho biết nội dung do AI tạo ra cũng đã bắt đầu xuất hiện phía trên các nội dung của họ (vốn do người viết).
Trong khi Google thường xuyên cập nhật cho các thuật toán của mình, và các nhà sáng tạo nội dung hay chủ các website vẫn phải “đau đầu” với nó, một số chủ sở hữu trang web khẳng định họ chưa bao giờ thấy sự thay đổi như thế này trước đây.
Nội dung do AI tạo ra và nhiều mối nguy tiềm ẩn.
Theo chia sẻ từ Google: “Thuật toán nội dung hữu ích được thiết kế để hiển thị nhiều nội dung hữu ích hơn trong kết quả tìm kiếm, được tạo ra để trợ giúp hoặc thông báo cho mọi người, các nội dung được tạo ra chỉ để có được vị trí xếp hạng tốt hơn trên Google tìm kiếm sẽ ít được xuất hiện hơn.”
“Chúng tôi không nhắm mục tiêu nội dung được sản xuất bằng bất kỳ phương pháp cụ thể nào – dù là AI hay cách khác – chúng tôi chỉ quan tâm đến chất lượng của một website nhất định và sự hữu ích của nó đối với người đọc.”
Trong khi mục tiêu chính của Google dường như là hạ thấp thứ hạng các website sử dụng lại nội dung hay sắp xếp lại những thông tin đã có sẵn trên môi trường trực tuyến nhằm mục đích xếp hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm.
Vấn đề là các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) như PaLM 2 hay Llama 2, vốn được đào tạo dựa trên khối lượng lớn nội dung được lấy miễn phí từ Internet. Vì vậy, về bản chất, các mô hình AI này đang khéo léo dùng lại những gì đã được xuất bản trước đó. Đó phải là điều mà Google trừng phạt.
Mặc dù vậy, với những gì mà Google đang làm, nó đang được hiểu theo cách ngược lại, Google vẫn ưu tiên cho các nội dung do AI tạo ra miễn là nó “có chất lượng” theo cách hiểu của các thuật toán của Google.
Theo quan điểm của MarketingTrips, rõ ràng là Google vẫn đang sử dụng “chiến lược nước đôi”, một mặt, Google nói rằng nội dung AI vẫn ổn, nhưng mặt khác, lại ưu tiên các nội dung hữu ích và nội dung gốc đồng thời khuyến cáo các website sử dụng các công cụ AI để viết nội dung SEO.
Phát hiện ra các nội dung AI là không thể.
Với những gì đang diễn ra, một vấn đề đối với cả người dùng và Google là, công cụ tìm kiếm hiện tại không thể nhận ra sự khác biệt giữa nội dung do máy tạo ra và do con người tạo ra.
Trong khi Google như đã thông báo là sẽ giảm thứ hạng và trừng phạt các nội dung thiếu tính hữu ích hay kém chất lượng, công cụ tìm kiếm lại chưa thể đưa ra các giải pháp cụ thể về cách họ phát hiện và phân biệt các nội dung AI.
Mặc dù lợi ích do các công nghệ AI tạo ra là quá rõ ràng, việc ứng dụng nó ra sao vào các bối cảnh cụ thể vẫn còn là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.
WeWork dự kiến nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngay vào tuần tới – tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin cho hay – trong bối cảnh startup “kỳ lân” đình đám một thời chật vật xoay sở với khối nợ khổng lồ và thua lỗ chồng chất.
Tin đồn về việc WeWork phá sản đã xuất hiện một thời gian, sau khi công ty cung cấp không gian làm việc linh hoạt này báo cáo với nhà chức trách về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng duy trì hoạt động trong vòng 1 năm tới.
Sau khi thông tin về việc WeWork có thể sắp chính thức đệ đơn phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ lên toà án ở New Jersey được Wall Street Journal đăng tải ngày 31/10, giá cổ phiếu công ty này có thời điểm giảm 32% trong phiên giao dịch ngoài giờ. Nếu tính từ đầu năm, giá cổ phiếu WeWork đã “bốc hơi” 96%.
Trước đó cùng ngày, WeWork cho biết đã đạt thoả thuận với các chủ nợ về giãn một số khoản nợ với tổng trị trị giá 6,4 triệu USD, đúng vào lúc sắp hết thời gian ân hạn của các khoản phải trả này.
Ở thời điểm cuối tháng 6, WeWork có 2,9 tỷ USD nợ ròng dài hạn và nợ hơn 13 tỷ USD tiền thuê mặt bằng dài hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng cao gây áp lực lớn lên lĩnh vực bất động sản thương mại.
Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.
WeWork cũng chính là một “hố đen” đã nhấn chìm nhiều tỷ USD của SoftBank – công ty đầu tư công nghệ của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son.
Rắc rối đã bủa vây WeWork sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2019 thất bại.
Vụ phát hành đổ bể do nhà đầu tư hoài nghi về mô hình kinh doanh đi thuê văn phòng dài hạn để cho thuê ngắn hạn của WeWork, cũng như những khoản thua lỗ khổng lồ của công ty dưới sự điều hành của nhà sáng lập kiêm CEO khi đó là Adam Neumann.
Tháng 8/2019, WeWork tiết lộ thua lỗ 900 triệu USD trong 6 tháng. Một tháng sau đó, Neumann bị cách chức sau hàng loạt cáo buộc về môi trường làm việc độc hại tại công ty.
SoftBank – cổ đông chính của WeWork – đã rót khoảng 10 tỷ USD để vực dậy startup này, nhưng WeWork vẫn tiếp tục trong tình trạng lỗ chồng lỗ. Năm 2020, SoftBank mạnh tay hạ định giá WeWork còn 2,9 tỷ USD.
Sau nhiều nỗ lực, WeWork cuối cùng cũng trở thành một công ty đại chúng vào năm 2021, với mức định giá khoảng 9 tỷ USD. Cuộc chào sàn của WeWork được tiến hành thông qua sáp nhập với một công ty séc trắng (SPAC) thay vì theo con đường IPO truyền thống.
Tháng 8 vừa qua, WeWork thông báo về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng tiếp tục hoạt động. Một loạt nhà điều hành cấp cao của công ty, gồm CEO Sandeep Mathrani, đã rời đi trong năm nay.
Ngoài sự thất bại của mô hình kinh doanh và văn hoá điều hành doanh nghiệp thời CEO Neumann, WeWork còn là một “nạn nhân” của đại dịch Covid-19, khi giãn cách xã hội dẫn tới xu hướng làm việc từ xa. Tuy nhiên, kể từ khi các biện pháp hạn chế chống Covid được gỡ bỏ tại các quốc gia đến nay, WeWork vẫn chưa khi nào báo lãi.
WeWork bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2010 ở New York, cung cấp không gian làm việc chung cho khách hàng chủ yếu là những người làm việc tự do, các start-up, và doanh nghiệp nhỏ. Sau đó, công ty nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng ra các công ty lớn hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads đang cố tình làm gián đoạn việc nhà quảng cáo muốn tạm dừng chiến dịch quảng cáo bằng các pop-up (nội dung hiển thị bật lên) chen ngang.
Theo đó, Google Ads đã bắt đầu hiển thị các nội dung khảo sát bằng pop-up (các cửa sổ bật lên) cố tình làm gián đoạn việc các nhà quảng cáo muốn tạm dừng chiến dịch quảng cáo của mình.
Cuộc khảo sát bật lên có thể gây khó chịu và bất tiện cho nhiều người làm marketing nói chung đặc biệt là những người bận rộn, những người không có thời gian giải thích thêm cho việc tạm dừng chiến dịch quảng cáo của họ với Google.
Tuy nhiên, với Google thì ngược lại, Google vừa có thêm thông tin để cải thiện sản phẩm quảng cáo của mình, hoặc vừa có thể khiến cho quá trình tạm dừng bị gián đoạn.
Nhiều nhà quảng cáo cũng lo ngại việc liệu pop-up gián đoạn này cũng có thể được áp dụng và phá vỡ nhiều quy tắc cài đặt tự động khác của nhà quảng cáo hay không (ví dụ như việc nhà quảng cáo chọn cách tắt chiến dịch nếu một chiến dịch nào đó vượt quá ngưỡng chi tiêu cho phép hoặc không mang lại chuyển đổi yêu cầu).
Google chưa trả lời cụ thể cho mục đích của khảo sát này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu cài trình chặn quảng cáo, người dùng YouTube sẽ vẫn nhận được cảnh báo phải gỡ bỏ mới có thể tiếp tục xem nội dung trên nền tảng.
“Có vẻ bạn đang dùng trình chặn quảng cáo. Tính năng phát video sẽ bị ngừng trừ khi YouTube được thêm vào danh sách cho phép quảng cáo”, thông báo có đoạn.
YouTube cũng gợi ý người dùng có thể mua gói Premium nếu không muốn bị quảng cáo làm phiền, cũng như giúp nhà phát triển có thêm doanh thu.
Ngày 31/10, Giám đốc truyền thông YouTube Christopher Lawton xác nhận nền tảng đang “trấn áp” các trình chặn quảng cáo ở quy mô toàn cầu. “Quảng cáo giúp hỗ trợ người sáng tạo nội dung và cho phép hàng tỷ người truy cập nội dung yêu thích trên YouTube”, ông nói.
Trên các diễn đàn như Reddit, người dùng sử dụng trình chặn cho biết sau khi tắt thông báo, họ vẫn có thể tiếp tục xem nội dung bên trong, nhưng sau đó xuất hiện cảnh báo “việc phát sẽ bị khóa sau khi xem ba video”.
Việc YouTube mạnh tay với trình chặn quảng cáo bắt đầu từ tháng 6, khi nền tảng cho biết đang thực hiện “một thử nghiệm nhỏ” với một nhóm người dùng, còn hiện đã được triển khai toàn cầu.
Tại Việt Nam, gói YouTube Premium có giá 79.000 đồng mỗi tháng cho người dùng cá nhân, 149.000 đồng cho gói gia đình (tối đa 5 thành viên) và 49.000 đồng nếu là sinh viên.
Quảng cáo đầu tiên được YouTube phát bên trong video xuất hiện vào tháng 8/2007 với Fox, The Simpsons Movie, BMW và Hairspray là các đơn vị đầu tiên.
Giám đốc truyền thông của YouTube, nền tảng đã thử nghiệm nhiều định dạng quảng cáo khác nhau suốt hơn 15 năm qua, nhưng loại “phủ hoạt ảnh kiểu TV” được xem nhiều nhất. Quảng cáo này chạy khoảng 10 giây sau khi video phát được 15 giây.
YouTube hiện đã tăng tần suất quảng cáo lên nhiều lần trong một video, gây khó chịu cho người dùng. Do đó, nhiều người tìm đến công cụ chặn quảng cáo thay vì trả tiền cho gói Premium.
Chính sách mới của YouTube có thể thúc đẩy người dùng mua gói Premium, nhưng cũng tạo ra một cuộc chạy đua không hồi kết giữa nền tảng với các công ty phát triển công cụ chặn quảng cáo đằng sau. Trong những tháng tới, chúng ta có thể sẽ thấy trò mèo vờn chuột giữa YouTube và các đơn vị tạo trình chặn quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu tài sản của tỷ phú 67 tuổi Steve Ballmer vượt qua tài sản của Bill Gates thì đây sẽ là trường hợp thực sự hiếm hoi khi một nhân viên lại giàu hơn cả người sáng lập công ty.
Theo đó, Steve Ballmer – trợ lý cũ của Bill Gates, đã lọt vào danh sách 5 người giàu nhất thế giới và thậm chí có thể sớm vượt qua ông chủ cũ của mình tại Microsoft về giá trị tài sản ròng.
Cụ thể, tài sản của Ballmer đã tăng khoảng 29 tỷ USD trong năm nay, lên khoảng 115 tỷ USD. Qua đó, ông giữ vị trí thứ 5 trong danh sách tỷ phú của Bloomberg.
Hiện Ballmer đang bám đuổi sát nút Bill Gates – người ở vị trí thứ 4 với hơn 121 tỷ USD, chỉ nhiều hơn tài sản của Ballmer 6 tỷ USD.
Cũng theo danh sách, Ballmer hiện giàu hơn nhiều tỷ phú đình đám khác như Larry Ellison (114 tỷ USD), Warren Buffett (111 tỷ USD), Larry Page (110 tỷ USD), Mark Zuckerberg (108 tỷ USD) và Sergey Brin (105 tỷ USD).
Ballmer gia nhập Microsoft năm 1980 với vai trò trợ lý chủ tịch. Mặc dù vậy, ông đóng vai trò là giám đốc kinh doanh nhiều hơn trợ lý cá nhân.
Theo Forbes, ban đầu ông thương lượng mức lương cơ bản 50.000 USD cộng với 10% mức tăng trưởng lợi nhuận mà ông tạo ra. Tuy nhiên, khi phần lợi nhuận tăng quá mức, ông đã đồng ý đổi lấy một lượng cổ phần đáng kể tại Microsoft.
Sau đó, cố vấn đáng tin cậy của Bill Gates liên tục thăng tiến để trở thành CEO của Microsoft năm 2000. Dưới sự lãnh đạo của Ballmer, Microsoft đã đạt được nhiều thành công lớn khi thử nghiệm nhiều loại sản phẩm khác nhau. Doanh thu hàng năm của công ty đã tăng từ 25 tỷ USD lên 70 tỷ USD và thu nhập ròng tăng 215%.
Ballmer thôi giữ vị trí này vào năm 2014 với 333 triệu cổ phiếu tương đương với 4% cổ phần của Microsoft. Tháng 8 cùng năm, ông rời khỏi Hội đồng quản trị của công ty. Trong những năm gần đây, sự giàu có của Ballmer đã tăng vọt, một phần là do sự bùng nổ về trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn cầu.
Khoản đầu tư của Microsoft vào ChatGPT của OpenAI đã thúc đẩy giá cổ phiếu Microsoft đồng thời được dự đoán là có thể phá vỡ sự thống trị của Alphabet (công ty mẹ Google) trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet. Những điều trên khiến cổ phiếu Microsoft đã tăng 38% trong 10 tháng qua.
Cần nhấn mạnh rằng Ballmer là tỷ phú khác biệt trong 10 người giàu nhất danh sách của Bloomberg. Elon Musk, Bernard Arnault, Jeff Bezos và những người còn lại có được sự giàu có nhờ cổ phần trong các công ty mà họ thành lập hoặc vẫn đang điều hành, trong khi Ballmer không phải là người sáng lập hay CEO hiện tại của Microsoft.
Nếu tài sản của tỷ phú 67 tuổi này vượt qua tài sản của Bill Gates thì đây sẽ là trường hợp thực sự hiếm hoi khi một nhân viên lại giàu hơn cả người sáng lập công ty.
Ballmer đã cống hiến 34 năm để làm việc tại Microsoft. Ông là nhân viên thứ 30 của công ty. Sau khi về hưu, Ballmer chủ yếu dành thời gian cho niềm đam mê bóng rổ và thực hiện các hoạt động từ thiện cùng vợ. Ông hiện sở hữu đội bóng rổ Los Angeles Clipper, được định giá ở mức hơn 2 tỷ USD.
Năm 2021, tài sản của Ballmer vượt mốc 100 tỷ USD. Tuy không duy trì được quá lâu nhưng điều này vẫn giúp vị tỷ phú công nghệ trở thành người thứ 9 trong lịch sử nước Mỹ đạt được điều này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội xem xét giảm giờ làm việc bình thường cho lao động khu vực tư từ 48 giờ xuống 44 giờ, tiến tới còn 40 giờ mỗi tuần.
Là người đầu tiên phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội tại Quốc hội chiều 31/10, ông Phạm Trọng Nghĩa (Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp), nói sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1947 quy định “thời hạn làm việc của công nhân, đàn ông hay đàn bà không quá 48 giờ mỗi tuần lễ”. Sắc lệnh này cũng quy định thời gian làm thêm mỗi năm không quá 100 giờ.
Sau gần 80 năm độc lập và qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế – xã hội, thế và lực Việt Nam được nâng lên tầm cao mới, nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực tư không giảm, giờ làm thêm tăng lên gấp ba.
Vì vậy, ông Nghĩa đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường với lao động khu vực tư như khu vực công, đã được thực hiện từ năm 1999 (40 giờ/tuần).
“Đây là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Bí thư Huyện ủy Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) đánh giá năng suất lao động của Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này khiến nền kinh tế đối mặt thách thức lớn để bắt kịp khu vực và thế giới.
“Cải thiện năng suất lao động là con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững”, ông Phương nói, đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình năng suất lao động và đề ra giải pháp.
Theo Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua năm 2019, có hiệu lực từ năm 2021, giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần.
Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; nếu quy định giờ làm việc theo tuần thì không quá 10 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Giờ làm thêm khống chế 40 giờ mỗi tháng, không quá 200 giờ mỗi năm. Doanh nghiệp khi tổ chức làm thêm giờ phải được người lao động đồng ý, đảm bảo số giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường trong ngày. ‘
Nếu áp dụng giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng thời gian làm việc lẫn làm thêm không quá 12 tiếng mỗi ngày và không quá 40 giờ mỗi tháng.
Luật mở rộng khung giờ làm thêm tối đa 300 giờ mỗi năm cho một số ngành nghề, như: Sản xuất gia công xuất khẩu hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất và cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước, diêm nghiệp, điện, điện tử.
Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê chỉ ra gần 41% lao động trên toàn quốc làm việc từ 40 đến 48 giờ mỗi tuần; 30,8% làm việc trên 48 giờ mỗi tuần. Tỷ trọng lao động làm việc trên 48 giờ một tuần của nam cao hơn nữ (33,9% và 27,4%). Cả nước có 7,5% lao động làm việc trên 60 giờ mỗi tuần, cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (9,3%).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Elon Musk từng chi 44 tỷ USD để mua lại Twitter, nay là X, nhưng hiện ông định giá mạng xã hội khoảng 19 tỷ USD.
Theo Fortune, trong thông báo nội bộ ngày 30/10, Musk cho biết công ty dự định trao cổ phần và cổ phiếu hạn chế cho các nhân viên có đóng góp lớn với mức 45 USD mỗi cổ phiếu.
Dựa trên kế hoạch vốn cổ phần, X được định giá khoảng 19 tỷ, thấp hơn 25 tỷ USD so với số tiền Elon Musk đã bỏ ra để mua mạng xã hội cách đây tròn một năm.
Tháng 4 năm ngoái, Musk tuyên bố mua Twitter với giá 54,2 USD mỗi cổ phiếu. Sau khi “lật kèo” không thành, ngày 28/10/2022, ông chính thức tiếp quản mạng xã hội, sau đó đổi tên thành X vào tháng 7.
Để có 44 tỷ USD, Musk huy động từ nhiều công ty lớn và hiện gánh khoản nợ 13 tỷ USD. Các ngân hàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ có Morgan Stanley, Bank of America, Barclays, MUFG, BNP Paribas, Mizuho và Société Générale. Tất cả đều đang “mắc kẹt” với khoản nợ và phải chịu lỗ trên giấy tờ khi giá trị của X giảm mạnh.
Một số doanh nghiệp khác, như Fidelity – một trong những cổ đông góp tiền mua Twitter, cho biết hồi tháng 5 rằng họ định giá cổ phần của mình hiện chỉ bằng 1/3 so với khi thương vụ hoàn tất. Hồi tháng 7, Musk cũng dự đoán X có thể chỉ đạt doanh thu khoảng ba tỷ USD năm nay, trong khi năm 2022 là 4,4 tỷ USD.
Kể từ khi tiếp quản X, Musk liên tục tìm cách tạo doanh thu và tiết kiệm chi phí cho nền tảng, từ việc sa thải phần lớn nhân viên cho đến thu phí người dùng. Sau khi tung ra gói Blue giá 8 USD, gần đây ông tiếp tục thử nghiệm thu phí định danh một USD ở một số thị trường.
Cuối tuần trước, nền tảng ra thêm hai gói Basic và Premium+. Gói Basic giá ba USD mỗi tháng, cho phép đăng nội dung dài và chỉnh sửa nội dung, nhưng không có tích xanh và phải “sống chung” với quảng cáo.
Gói Premium+ giá 16 USD không có quảng cáo và có một số đặc quyền khác, nhưng được đánh giá là không khác biệt quá nhiều so với gói 8 USD.
Trong khi Musk loay hoay với X, các nhà quảng cáo hàng đầu – nguồn thu chính của nền tảng – lần lượt rời đi. Theo Rolling Stone, hầu hết không muốn thương hiệu của họ xuất hiện bên cạnh nội dung tiêu cực, tin giả hoặc bài viết mang tính công kích, xúc phạm.
Dữ liệu từ công ty tư vấn tiếp thị Ebiquity ngày 23/10 cho thấy chỉ có hai trong số 70 thương hiệu hàng đầu hiện làm việc với Ebiquity vẫn mua quảng cáo trên X vào tháng 10, giảm so với 31 thương hiệu vào tháng 9/2022.
Trong cuộc họp với các chủ ngân hàng vào tháng 10, bà Linda Yaccarino, CEO X, cho biết doanh thu công ty tăng “ở mức một chữ số phần trăm” trong quý III/2023 so với quý trước.
Bà kỳ vọng X, mạng xã hội có 245 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, sẽ có lãi vào đầu năm 2024.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bloomberg nhận định Nhật Bản đang mắc căn bệnh “chất lượng cao”, tự mãn với hào quang quá khứ và chưa biết hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, để cho các nền kinh tế khác dần vượt mặt ở hàng loạt lĩnh vực công nghệ.
Mới đây, báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế Đức được dự đoán sẽ vượt qua Nhật Bản để xếp thứ 3 thế giới trong năm 2023 nhờ đồng Yên mất giá đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông.
Trong khi nhiều người đổ lỗi cho việc đồng Yên mất giá xuống thấp nhất 33 năm so với đồng USD thì câu chuyện nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới còn phức tạp hơn nhiều với tư tưởng “Nhật Bản là trung tâm” (Japan Centricism) cùng một giấc mơ vượt qua Mỹ chẳng bao giờ thành hiện thực.
Giấc mơ mãi là giấc mơ.
Vào năm 1964 khi Nhật Bản đăng cai kỳ Thế vận hội Olympic đầu tiên của mình, quốc gia này đã làm cả thế giới trầm trồ với những công nghệ tiên tiến, từ những đoàn tàu cao tốc chạy 210 km/h (Shinkansen) đến những băng nhạc cassette của Sony.
Có thể nói thập niên 1960-1970 là thời kỳ vàng son của công nghệ Nhật Bản khi các doanh nghiệp nước này luôn đi đầu trong nhiều công nghệ mới, thậm chí nhiều người còn mơ đến viễn cảnh quốc gia này vượt cả nền kinh tế số 1 thế giới lúc đó là Mỹ.
Thế nhưng giấc mơ đó chẳng bao giờ xảy ra.
Lần cuối cùng Nhật Bản thu hút được sự chú ý của truyền thông quốc tế là vào năm 2021 khi tổ chức kỳ Thế vận hội 2020 (phải lùi 1 năm vì đại dịch Covid-19).
Trớ trêu thay trong bối cảnh dịch bệnh, chẳng có ai quan tâm đến những thành quả công nghệ của họ. Giới truyền thông quốc tế chỉ để ý đến số ca nhiễm mới và những chiếc giường bằng giấy trong làng thể thao liệu có đủ “chắc”.
Theo hãng tin Bloomberg, ngay cả khi không có dịch bệnh thì thời hoàng kim của Nhật Bản cũng đã qua.
Những niềm tự hào của nền kinh tế này như tivi màu, băng cassette hay máy tính cá nhân giờ đã bị thay thế bởi smartphone, xe điện, chip bán dẫn…đều là các sản phẩm mà Nhật Bản không dẫn đầu.
Thậm chí là người láng giềng Hàn Quốc hiện nay cũng vượt Nhật Bản về mảng smartphone và chip nhớ điện tử, còn Trung Quốc thì cho nền kinh tế này “hít khói” ở mảng xe điện và sản xuất smartphone.
Ngay cả ở mảng tàu cao tốc từng là niềm tự hào của Nhật Bản thì hiện nay đang bị Trung Quốc dần vượt mặt.
Câu chuyện ở đây không đơn giản chỉ là niềm tự hào dân tộc bị tổn thương mà nó còn liên quan đến cả một nền kinh tế đang cố gắng níu kéo thời hoàng kim của mình bằng kỳ Olympic 2020.
Trong khi Mỹ và Trung Quốc tranh cãi nhau về bằng sáng chế, ganh đua nhau về kỹ thuật tiên tiến nhất cũng như đặt ra các tiêu chuẩn cho công nghệ mới thì Nhật Bản, từng là niềm tự hào của Châu Á nay lại bị “ra rìa”.
Tất nhiên, chính quyền Tokyo nhận ra điều đó khi có kế hoạch thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử như một dự án quốc gia, song hành với chiến lược đảm bảo an ninh lương thực cũng như nhiên liệu.
Vậy nhưng theo hãng tin Bloomberg, kế hoạch này muốn thành công cần đòi hỏi sự thay đổi gốc rễ tại Nhật Bản.
Cụ thể, chính phủ cần dỡ bỏ những vùng bảo hộ, giảm bớt thủ tục hành chính, tuyển dụng thêm tài năng từ nước ngoài và đặc biệt là loại bỏ tư tưởng “Nhật Bản là trung tâm” (Japan Centricism) đã ăn sâu vào tiềm thức các doanh nghiệp.
Chuyên gia Kazumi Nishikawa của Bộ Công thương Nhật Bản cho biết việc thần thánh hóa công nghệ Nhật là điều “ngu ngốc” khi thời kỳ đỉnh cao của họ đã qua. Đây là thời điểm cần tiếp thu cái mới, cần sự cầu thị và học hỏi chứ không phải đắm mình trong hào quang quá khứ.
“Tư tưởng sản phẩm phải tự nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản không còn hiệu quả nữa”, ông Nishikawa thừa nhận.
Hiện nền kinh tế thứ 3 thế giới đang đổ hàng trăm tỷ Yên vào mảng chip điện tử nhưng thế vẫn chưa là gì so với số tiền Mỹ chi vào mảng này.
Theo các thống kê, nền kinh tế số 1 thế giới đã chi tới 52 tỷ USD, tương đương 5,7 nghìn tỷ Yên để phát triển mảng chip nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.
Trong khi đó, quốc gia hàng xóm của Nhật Bản là Hàn Quốc cũng chi nhiều tiền chẳng kém. Những tập đoàn như Samsung hay SK đã cam kết để thêm 450 tỷ USD cho mảng này trong 10 năm tới.
Thậm chí doanh nghiệp TSMC của Đài Loan cũng cho biết sẽ chi tới 100 tỷ USD cho mảng mà họ đang dẫn đầu trong 3 năm tới.
“Nếu không chịu đầu tư cho tương lai, Nhật Bản sẽ luôn phải phụ thuộc vào nước khác trong kỷ nguyên công nghệ số”, Giám đốc Yuko Harayama của Viện nghiên cứu Riken nhấn mạnh.
Căn bệnh “chất lượng cao”.
Hiện nay Nhật bản vẫn dẫn đầu thế giới trong một số công nghệ như robot hay siêu máy tính. Những kỹ sư Nhật Bản thậm chí mới đây đã phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ đường truyền Internet.
Trong bản đánh giá chuỗi cung ứng của Nhà Trắng-Mỹ được công bố vào năm 2021, Nhật Bản được nhắc đến 85 lần, nhiều hơn so với Hàn Quốc và Đài Loan nhưng tương đương với Châu Âu.
Chủ tịch danh dự Tetsuro Higashi của công ty bán dẫn Tokyo Electron cho biết việc định hình điểm yếu của công nghệ Nhật Bản không đồng nghĩa với việc phải xây dựng lại cả một ngành từ con số 0.
Trên thực tế, ngành chất bán dẫn của Nhật cũng đã có nền tảng với bộ nhớ của Kioxia hay cảm ứng ảnh của Sony cùng vô số các nhà sản xuất, lắp ráp chip khác.
Thế nhưng điều khó khăn ở đây là Nhật Bản chưa kết nối được những doanh nghiệp này thành một hệ thống cũng như tạo nên sản phẩm cốt lõi của mình.
Hệ quả là theo báo cáo của IC InSights, thị phần chip điện tử của Nhật Bản đã giảm từ 50% năm 1990 xuống chỉ còn 6% hiện nay.
Một báo cáo khác của tổ chức Stiftung Neue Verantwortung tại Đức cho thấy đóng góp của ngành chip Nhật Bản cho thế giới đã suy giảm trong 25 năm qua và để Trung Quốc vượt qua.
Một báo cáo của chuyên gia tư vấn Takami Yunogami được trình bày trước Hạ viện Nhật Bản cho thấy nước này từng sản xuất bộ nhớ cho những chiếc máy tính lớn (mainframe computer), nơi khách hàng đòi hỏi chất lượng cực cao và bảo hành tới 25 năm.
Thế nhưng khi mảng máy tính cá nhân trỗi dậy thì ngành công nghiệp Nhật lại không bắt kịp, để rồi bị Samsung vượt qua với những bộ nhớ giá rẻ chỉ bảo hành có 3 năm.
Tương tự với mảng xe điện, những thương hiệu hàng đầu như Toyota đang chú trọng quá nhiều đến vấn đề chất lượng, lo ngại đủ các yếu tố để rồi chậm chân trước Trung Quốc.
Rõ ràng trong kỷ nguyên công nghệ thay đổi từng ngày, Nhật Bản đang mắc căn bệnh “chất lượng cao” trong khi khách hàng thay mới sản phẩm liên tục và ưa chuộng giá rẻ.
Từ ông hoàng đến kẻ phụ trợ.
Một yếu điểm nữa khiến công nghệ Nhật Bản gặp cản trở là chính phủ quá coi trọng những tập đoàn trong nước mà bỏ quên khả năng hợp tác phát triển với nước ngoài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc hợp tác và làm việc chung với người nước ngoài là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho mảng công nghệ.
Tinh thần lao động của người Nhật là đáng kính nể nhưng nếu không thể hòa nhập được với thế giới, tiềm năng công nghệ của họ sẽ bị giới hạn.
Một ví dụ điển hình là năm 1999, Nhật Bản xúc tiến vụ sáp nhập, mua lại của Hitachi với bộ phận sản xuất bộ nhớ của NEC dưới cái tên mới: Elpida.
Thế nhưng kế hoạch vun trồng cho tập đoàn Hitachi thất bại hoàn toàn vào năm 2012 khi Elpida phá sản cùng khoản nợ 5,5 tỷ USD, để rồi bị công ty Mỹ Micron Technology mua lại.
“Tất cả những gì chúng tôi cố thử đều không thành công, từ các dự án quốc gia cho đến liên doanh đều thất bại. Mảng chip điện tử hiện đã nằm ngoài tầm khôi phục để vươn lên top thế giới rồi”, chuyên gia Yunogami thừa nhận.
Dẫu vậy, báo cáo của Yunogami cũng cho thấy Nhật Bản vẫn còn cơ hội sản xuất thiết bị phụ trợ và nguyên liệu thô cho ngành chip nếu không thể cạnh tranh trực tiếp.
Thật trớ trêu nhưng ông hoàng công nghệ một thời nay lại chỉ còn cơ hội nếu sản xuất phụ trợ cho những người chơi khác như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.
Hậu quả của tự mãn.
Cách đây 40 năm, Mỹ và Nhật Bản từng nổ ra xung đột thương mại khi nền kinh tế xứ sở mặt trời mọc bùng nổ. Tại thời điểm đó, Mỹ đã áp đặt các quy định về tỷ lệ sử dụng chip điện tử nội địa lên các mặt hàng hoặc sẽ phải chịu mức thuế thương mại đặc biệt.
“Mỹ từng coi sự trỗi dậy của Nhật Bản là mối đe dọa và cần phải kiểm soát”, Cựu bộ trưởng ngoại giao về chính sách kinh tế tài khóa Nhật Bản, ông Akira Amari cho biết.
Thế nhưng thay vì đấu tranh hoặc tìm đường phát triển mới, các công ty Nhật lại chấp nhận chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Một phần nguyên nhân cũng là do việc tự mãn với thành quả công nghệ phát triển được, qua đó từ bỏ thị trường nước ngoài béo bở khi bị Mỹ áp thuế.
Ví dụ điển hình của câu chuyện này là Docomo, công ty Nhật Bản tiên phong trong công nghệ kết nối điện thoại với Internet nhưng giờ đây thế giới lại chỉ nhớ đến Apple và Samsung.
“Nhật Bản rất giỏi trong việc sáng chế, đi từ 0 đến 1, nhưng lại chẳng thành công lắm cho việc phát triển đi lên 10. Nhật Bản có thể thắng trong công nghệ nhưng lại thua trong kinh doanh”, ông Amari ngậm ngùi.
*Nguồn: Bloomberg
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Instagram vừa thông báo cập nhật một số tính năng quảng cáo mới cho Instagram Reminder Ads nhằm mục tiêu đơn giản hoá quá trình tạo quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất.
Instagram Reminder Ads hay Quảng cáo nhắc nhở trên Instagram đang triển khai các tính năng quảng cáo mới giúp nhà quảng cáo tiếp cận nhiều đối tượng hơn:
Khả năng hiển thị trên Instagram Stories: Quảng cáo nhắc nhở hiện có thể được hiển thị trong Instagram Stories, cho phép các doanh nghiệp tăng cường khả năng hiển thị và nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Thiết lập từ Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager): Giờ đây, nhà quảng cáo có thể tạo quảng cáo nhắc nhở trực tiếp trong Trình quản lý quảng cáo, thay vì như trước đây là chỉ được quảng cáo từ các bài đăng tự nhiên có sẵn.
Về tổng thể, việc mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn có thể giúp thương hiệu nâng cao nhận diện thương hiệu (Brand Awareness), dẫn đến nhiều chuyển đổi hơn và lợi tức đầu tư (ROI) cao tốt.
Instagram Reminder Ads hay Quảng cáo nhắc nhở trên Instagram là gì?
Instagram Reminder Ads là một sản phẩm quảng cáo của Instagram Ads được Instagram ra mắt vào đầu năm 2023.
Instagram Reminder Ads được thiết kế đặc biệt để cho phép các nhà quảng cáo xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tăng khả năng tham dự và sự quan tâm đến các lần ra mắt, sự kiện hay các khoảnh khắc đặc biệt của thương hiệu.
Instagram Reminder Ads hay Quảng cáo nhắc nhở trên Instagram cung cấp cho người dùng tùy chọn đăng ký nhận thông báo về các sự kiện mà họ quan tâm.
“Mọi người đến Instagram để khám phá các thương hiệu, sản phẩm mới hoặc sự kiện sắp diễn ra.”
“[Vì vậy, chúng tôi đã giới thiệu Quảng cáo nhắc nhở] với mục tiêu cung cấp cho doanh nghiệp nhiều cách hơn để được mọi người khám phá và hình thành nên các kết nối có ý nghĩa.”
Bạn có thể xem chi tiết về tính năng quảng cáo mới tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
HyperOS là nỗ lực của Xiaomi nhằm tạo ra hệ thống duy nhất hoạt động trên cả smartphone lẫn thiết bị IoT, tương tự HarmonyOS của Huawei.
Xiaomi mô tả HyperOS, được công bố cuối tuần qua, là sự kết hợp giữa “hệ thống Android tùy biến ở mức cao” kết hợp nền tảng IoT Vela độc quyền được giới thiệu cách đây ba năm.
Mục tiêu của nền tảng mới là hỗ trợ một loạt thiết bị thông minh từ smartphone, máy tính bảng, smartband, smartwatch cho đến loa, thiết bị gia dụng cũng như các sản phẩm có gắn cảm biến và kết nối Internet khác.
Cũng theo Xiaomi, HyperOS là hệ điều hành “lấy con người làm trung tâm” với nỗ lực “đưa danh mục sản phẩm rộng lớn và đang mở rộng về dưới mái nhà chung là một hệ điều hành duy nhất, giúp quản lý tập trung và dễ dàng hơn”.
Công ty cho biết HyperOS sẽ được cài đặt đầu tiên trên dòng điện thoại Xiaomi 14 mới ra mắt tại Trung Quốc, cũng như smartwatch và TV.
Trước Xiaomi, Huawei đã phát triển hệ điều hành nội địa để tránh phụ thuộc vào Android của Google. Công ty giới thiệu HarmonyOS vào tháng 8/2019, 3 tháng sau khi bị Mỹ đưa vào Danh sách thực thể. Nền tảng được phát triển dựa trên mã nguồn mở, không tích hợp các dịch vụ của Google.
Huawei đang chuẩn bị cho một nước đi táo bạo hơn với HarmonyOS Next, dự kiến ra mắt năm tới. Đây được đánh giá là nỗ lực lớn nhất của hãng trong việc cắt đứt hoàn toàn với hệ sinh thái của Google bằng cách loại bỏ hỗ trợ các ứng dụng Android.
Hiện Huawei vẫn cho phép ứng dụng Android chạy trên thiết bị HarmonyOS – cách để “xoa dịu cú sốc” và níu chân người dùng sau khi bị Mỹ cấm vận. Trong lúc đó, hãng âm thầm chuẩn bị cho chặng đường mới.
“HarmonyOS trải qua bốn năm khó khăn. Nhìn lại, quả thực là thuyền nhẹ vượt qua muôn trùng núi non”, Richard Yu Chengdong, đứng đầu mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, dẫn một câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Lý Bạch trong sự kiện hồi tháng 9.
Theo công bố của Huawei, hiện có 700 triệu thiết bị chạy HarmonyOS với hơn 2,2 triệu nhà phát triển tạo ứng dụng cho nền tảng. Trong khi đó, theo dữ liệu từ StatCounter, Android chiếm 70% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu tháng 9, còn HarmonyOS có thị phần không đáng kể.
Ngoài Huawei và Xiaomi, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng nền tảng tùy chỉnh dựa trên Android. Chẳng hạn, Oppo có ColorOS, Vivo có OriginOS. Smartphone Xiaomi hiện cũng chạy MIUI dựa trên Android nguồn mở.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá cách xây dựng mô hình chiến lược Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) cho các thương hiệu trong ngành hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh).
Để thâm nhập và cạnh tranh ở bất kỳ thị trường nào, điều căn bản là người làm marketing phải am hiểu toàn bộ chuỗi giá trị của thị trường đó dưới góc nhìn của khách hàng, bạn có thể tìm hiểu bằng cách trả lời câu hỏi:
“Ở thị trường này, khách hàng quan tâm đến điều gì trong quá trình mua hàng?”. Từ nền tảng này, marketer mới có thể thiết kế các loại hình giá trị của thương hiệu cho khách hàng (có trong Marketing Mix), thứ tác động trực tiếp đến tâm lý và hành vi khách hàng.
Mô hình chiến lược Marketing Mix hay nói cụ thể hơn là chuỗi giá trị của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) xoay quanh 9 yếu tố quan trọng, và đây cũng là cơ sở để các thương hiệu xây dựng chi tiết chiến lược Marketing Mix.
1. Định vị thương hiệu – Brand Positioning.
Định vị thương hiệu là giai đoạn mà người làm marketing gieo vào tâm trí khách hàng về giải pháp thương hiệu cho các nhu cầu quan trọng của họ (ví dụ, Heineken là bia sang, dành tiếp khách quý, tặng đối tác quan trọng, đãi đám cưới sang, thưởng thức vào dịp đặc biệt như xem giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, nghe nhạc trong bar).
2 và 3. Chiến lược giá và danh mục sản phẩm – Portfolio & Pricing.
Đa dạng mẫu mã sản phẩm để khách hàng thoải mái chọn lựa trong bối cảnh gắn liền với chiến lược giá thành tương ứng với giá trị cảm nhận (ví dụ, Colgate ngừa sâu răng giá rẻ dành cho gia đình, Colgate Optic White làm trắng răng thẩm mỹ được định giá cao hơn).
4. Sản Phẩm – Product.
Sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của marketing. Sản phẩm phải đạt chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và trải nghiệm.
5. Bao Bì – Packaging.
Là khi marketer thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng sản phẩm ở giai đoạn mua hàng trên quầy kệ. Ngoài ra, bao bì còn giúp tạo ra các trải nghiệm thuận tiện (chai nước giặt Ariel có nắp để đong), hoặc thú vị trong suốt quá trình sử dụng (kiểu dáng, hoa văn của chai rượu Chivas đầy nghệ thuật tạo cảm hứng khi rót để thưởng thức).
6. Cải Tiến và Đổi Mới – Innovation & Renovation.
Thương hiệu cần tạo ra nhiều sản phẩm mới để thỏa mãn đa dạng nhu cầu khách hàng, đồng thời làm mới mẻ, kích thích sự hứng thú của khách hàng cho những dòng sản phẩm hiện tại.
7. Thiết kế kênh Phân Phối (Online và Offline) – Distribution.
Xây dựng hệ thống để hàng hóa đi từ nhà máy đến cửa hàng bán lẻ, nhằm đảm bảo đủ chủng loại hàng hóa ở những cửa hàng bán lẻ mà các tập Shopper (người mua sắm) hay lui tới trải nghiệm mua sắm.
8. Các Hoạt Động Bán Lẻ – Channel Activities.
Nằm trong phạm vi Marketing Mix, các hoạt động bán lẻ thường được tổ chức định kỳ như khuyến mại, trưng bày, hoạt náo, livestream, quảng cáo, game… để tác động đến tâm lý và kích thích mua hàng ở cửa hàng bán lẻ Online và Offline.
9. Truyền Thông – Communications.
Truyền thông là quá trình giúp khách hàng mục tiêu hiểu được thông điệp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ ra sao, khơi gợi nhu cầu mua sắm ngẫu hứng, đồng thời truyền cảm hứng về các giá trị nhân văn, tốt đẹp do thương hiệu tạo ra và có tác động tích cực đến các khía cạnh xã hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các thông tin nền tảng quan trọng cần biết về thuật ngữ GDP (GDP là từ viết tắt của Gross Domestic Product) như: GDP là gì, thấu hiểu chỉ số GDP trong bối cảnh kinh tế, công thức tính GDP, phân biệt GDP với GNP và GNI, phân loại GDP, cách sử dụng dữ liệu GDP (Tổng sản phẩm quốc dân) để đo lường sức khoẻ của một quốc gia, và nhiều nội dung liên quan khác.
Dù bạn có phải là một người làm việc trong chính phủ, các tổ chức nhà nước, tại doanh nghiệp hay thậm chí là làm việc trong lĩnh vực kinh tế hay không, việc có được các kiến thức nền tảng về kinh tế vĩ mô là vô cùng cần thiết. Khi các chỉ số như GDP (Gross Domestic Product) có thể giúp bạn tính toán và xác định về sức khoẻ hay độ lớn của một quốc gia, có được những sự hiểu biết về thuật ngữ này là vô cùng hữu ích.
GDP là gì?
GDP là từ viết tắt từ chữ tiếng Anh Gross Domestic Product trong tiếng Việt có nghĩa là tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm nội địa.
GDP là tổng giá trị tiền tệ hoặc thị trường của tất cả các sản phẩm là dịch vụ và hàng hoá thành phẩm được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể.
GDP là một thước đo tổng thể về dung lượng sản xuất trong nước, nó có chức năng như là một điểm đánh giá toàn diện về sức khỏe kinh tế hay vị thế kinh tế của một quốc gia nhất định.
Mặc dù chỉ số GDP thường được tính theo năm nhưng đôi khi nó cũng được tính theo quý tuỳ vào từng quốc gia ở từng thời điểm khác nhau.
Ví dụ, ở Việt Nam, GDP thường được tính theo năm tuy nhiên vẫn có thể chia nhỏ theo quý để phục vụ cho một mục đích đặc biệt nào đó.
Thấu hiểu khái niệm GDP (Gross Domestic Product).
GDP là giá trị tính bằng đơn vị tiền tệ của tất cả các sản phẩm là hàng hóa thành phẩm và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể.
GDP cung cấp một bức tranh tổng thể về tiềm lực kinh tế của một quốc gia hay nói cách khác là mức độ giàu có ở cấp độ quốc gia nói chung.
GDP có thể được tính theo ba cách, sử dụng theo mức chi tiêu, sản xuất hoặc thu nhập. GDP có thể được đối sánh theo lạm phát và dân số để có được những góc nhìn khách quan và chính xác hơn.
Trong khi GDP thực (Real GDP) có tính đến ảnh hưởng của lạm phát (Inflation), GDP danh nghĩa (nominal GDP) thì không.
Mặc dù cũng có những điểm hạn chế nhất định, chỉ số GDP vẫn là công cụ quan trọng để các chính phủ hay người làm chính sách dựa vào để đưa ra phương án hành động. Nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng sử dụng chỉ số GDP để ra quyết định chiến lược.
Một số lưu ý quan trọng cần hiểu về chỉ số GDP.
Việc tính toán chỉ số hay dữ liệu GDP của một quốc gia bao gồm tất cả các chỉ số tiêu dùng cá nhân và công cộng, chi tiêu của chính phủ, đầu tư, các chi phí xây dựng và cán cân thương mại nước ngoài.
Trong khi dữ liệu xuất khẩu (sang các quốc gia khác) được cộng vào giá trị của GDP, dữ liệu nhập khẩu thì được trừ đi vì nó không được sản xuất trên lãnh thổ của chính quốc gia đang tính toán.
Trong tất cả các thành phần tạo nên chỉ số GDP của một quốc gia, cán cân thương mại nước ngoài hay còn được gọi là cán cân ngoại thương (FBT) là đặc biệt quan trọng.
Về tổng thể, GDP của một quốc gia có xu hướng tăng khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà các nhà sản xuất trong nước bán ra nước ngoài vượt quá tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài mà người tiêu dùng (doanh nghiệp) trong nước mua hay nhập vào.
Khi tình huống này xảy ra, một quốc gia được cho là có thặng dư thương mại hay còn được gọi với một cái tên khác đó là xuất siêu (xuất khẩu cao hơn nhập khẩu).
Trong tình huống ngược lại – tức là nếu số tiền mà người tiêu dùng trong nước chi cho hàng hóa nước ngoài lớn hơn tổng số tiền mà nhà sản xuất trong nước có thể bán cho người tiêu dùng nước ngoài – thì đó được gọi là thâm hụt thương mại. Trong tình huống này, GDP của một quốc gia có xu hướng giảm.
Một quốc gia “khoẻ mạnh” là quốc gia xuất siêu và có thặng dư thương mại cao.
GDP có thể được tính toán trên cơ sở danh nghĩa hoặc thực tế, tính toán dựa trên thực tế tức là có tính đến yếu tố lạm phát.
Về bản chất, vì có thể phản ánh được những gì thực tế đang diễn ra, GDP tính theo cơ sở thực tế là một phương pháp chính xác.
Giả sử một quốc gia có GDP danh nghĩa là 100 tỷ USD vào năm 2012. Đến năm 2022, GDP danh nghĩa của quốc gia đó đã tăng lên thành 150 tỷ USD. Chỉ số giá cả cũng tăng 100% trong cùng thời gian.
Trong ví dụ này, nếu bạn chỉ nhìn vào GDP danh nghĩa (nominal GDP,) thì nền kinh tế của quốc gia này dường như đang rất khoẻ.
Tuy nhiên, vì GDP thực tế (tính theo tỷ giá USD năm 2012) sẽ chỉ là 75 tỷ USD, nó lại không được “khoẻ” như bạn nghĩ.
Các loại chỉ số GDP phổ biến trên thế giới (và tại Việt Nam).
Trên thực tế, chỉ số GDP được tính toán theo rất nhiều cách khác nhau tuỳ theo từng cách phân loại khác nhau. Mỗi cách tính GDP đều mang những ý nghĩa thú vị khác nhau.
Đươi đây là các loại chỉ số GDP phổ biến nhất.
GDP danh nghĩa.
GDP danh nghĩa là chỉ số GDP được sử dụng để đánh giá về tình hình sản xuất kinh tế trong một nền kinh tế bao gồm các mức giá hiện hành. Nói cách khác, GDP danh nghĩa không loại bỏ yếu tố lạm phát hoặc sự biến động về giá tiêu dùng (CPI), những yếu tố có thể làm thay đổi chỉ số GDP nói chung.
Tất cả các sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ được tính trong GDP danh nghĩa đều được định giá theo giá mà những hàng hóa và dịch vụ đó thực sự được bán trong năm đó.
GDP danh nghĩa thường được sử dụng khi so sánh các quý sản lượng khác nhau trong cùng một năm. Khi so sánh GDP từ hai năm trở lên, GDP thực tế lại được sử dụng thay thế.
GDP thực tế.
Ngược lại với GDP danh nghĩa, GDP thực tế (Real GDP) là thước đo được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát, phản ánh chính xác số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một năm nhất định, với giá cả không đổi từ năm này sang năm khác để tách biệt tác động của lạm phát hoặc giảm phát (Deflation).
Giá cả tăng có xu hướng làm tăng GDP của một quốc gia, nhưng điều này không nhất thiết phản ánh bất kỳ thay đổi nào về số lượng hoặc chất lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi quốc gia đó. Do đó, nếu chỉ nhìn vào GDP danh nghĩa của một nền kinh tế, bạn có thể khó biết được liệu con số này tăng lên do sự mở rộng sản xuất thực tế hay đơn giản là do giá cả tăng cao.
GDP thực tế được tính bằng cách sử dụng chỉ số giảm phát giá GDP (GDP Price Deflator), là mức chênh lệch giá giữa năm hiện tại và năm cơ sở được tính toán.
Ví dụ: nếu giá tăng 5% kể từ năm cơ sở thì hệ số giảm phát sẽ là 1,05. GDP danh nghĩa thì được chia cho chỉ số giảm phát này. GDP danh nghĩa thường cao hơn GDP thực tế vì lạm phát thường là số dương.
GDP thực tế cũng tính đến những thay đổi trong yếu tố giá trị thị trường (market value) và do đó nó có thể làm thu hẹp sự khác biệt giữa các số liệu sản lượng từ năm này sang năm khác. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa GDP thực tế và GDP danh nghĩa của một quốc gia thì đây có thể là dấu hiệu của lạm phát hoặc giảm phát trong thời kỳ tính toán.
GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita).
GDP bình quân đầu người hay còn được gọi là thu nhập bình quân đầu người là thước đo GDP tính bình quân trên từng đầu người trong tổng lượng dân số của một quốc gia. GDP bình quân đầu người có thể biểu thị năng suất trung bình hoặc mức sống trung bình của người dân trên một quốc gia nhất định.
GDP bình quân đầu người có thể được biểu thị theo danh nghĩa hoặc thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) hoặc ngang giá sức mua (PPP).
Theo cách giải thích cơ bản, GDP bình quân đầu người cho thấy giá trị sản xuất kinh tế có thể được phân bổ cho mỗi cá nhân là bao nhiêu.
Vì GDP bình quân đầu người được tính từ GDP tổng của một quốc gia và dân số của quốc gia đó, điều quan trọng là phải hiểu mỗi yếu tố đóng góp như thế nào vào kết quả chung và nó giúp phản ánh điều gì về sức khoẻ của nền kinh tế.
Ví dụ: nếu GDP bình quân đầu người của một quốc gia đang tăng lên với mức dân số ổn định, thì đó có thể là kết quả của những tiến bộ công nghệ đang tạo ra nhiều sản phẩm hơn với cùng mức dân số tương ứng.
Một số quốc gia có thể có GDP bình quân đầu người cao nhưng dân số thấp, điều này thường có nghĩa là họ đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ (tự cung tự cấp) dựa trên nguồn lực đặc biệt dồi dào.
Công thức tính chỉ số GDP.
Như đã phân tích ở trên, GDP có thể được xác định thông qua ba phương pháp chính là tính theo mức chi tiêu, theo sản xuất (đầu ra) và theo thu nhập. Cả ba phương pháp đều cùng mang lại một chỉ số cuối cùng giống nhau.
Theo đó công thức được sử dụng để tính toán chỉ số GDP là:
GDP (Gross Domestic Product) = C + G + I + NX
Trong đó, C là mức tiêu dùng, G là mức chi tiêu của chính phủ, I là mức đầu tư, và cuối cùng NX là chỉ số xuất khẩu ròng.
Phân biệt chỉ số GDP với GNP và GNI.
Mặc dù GDP là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ quy mô hay sức khoẻ kinh tế của một quốc gia, vẫn có nhiều cách khác để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Trong khi GDP (Tổng sản phẩm quốc dân) đo lường hoạt động kinh tế trong phạm vi biên giới vật lý của một quốc gia (cho dù nhà sản xuất là người bản địa ở quốc gia đó hay các tổ chức thuộc sở hữu nước ngoài), thì GNP (Tổng sản phẩm quốc nội) là thước đo tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra chỉ bởi các cá nhân và tổ chức trong nước, bao gồm cả những tổ chức (và cá nhân) có trụ sở ở nước ngoài nhưng thuộc quốc gia đang tính toán.
GNP không bao gồm sản lượng được sản xuất bởi các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, dù các hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trên chính lãnh thổ của quốc gia đang tính toán.
GNI (Tổng thu nhập quốc nội) là một thước đo khác của tăng trưởng kinh tế. Nó là tổng của tất cả các khoản thu nhập mà toàn bộ công dân của một quốc gia kiếm được (bất kể hoạt động kiếm tiền được diễn ra trong nước hay nước ngoài).
Mối quan hệ giữa GNP và GNI tương tự như mối quan hệ giữa phương pháp sản xuất (sản lượng) và phương pháp thu nhập được sử dụng để tính GDP.
GNP sử dụng phương pháp sản xuất, trong khi GNI sử dụng phương pháp thu nhập. Với GNI, thu nhập của một quốc gia được tính bằng thu nhập trong nước cộng với thuế kinh doanh gián tiếp và khấu hao.
Con số thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài được tính bằng cách trừ tất cả các khoản thanh toán cho các công ty và cá nhân nước ngoài khỏi tất cả các khoản thanh toán cho các doanh nghiệp trong nước.
Trong nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, GNI được coi là thước đo tốt hơn cho sức khỏe tổng thể của nền kinh tế so với GDP. Bởi vì một số quốc gia có phần lớn thu nhập được các tổ chức và cá nhân nước ngoài rút ra nước ngoài nên con số GDP của họ cao hơn nhiều so với con số thể hiện qua GNI.
Ví dụ, vào năm 2019, Luxembourg có sự chênh lệch đáng kể giữa GDP và GNI, chủ yếu là do các khoản thanh toán lớn được thực hiện cho phần còn lại của thế giới thông qua các tập đoàn nước ngoài kinh doanh tại Luxembourg.
GDP của Mỹ hiện là khoảng 26,80 nghìn tỷ USD tính đến quý 2 năm 2023 trong khi GNI của nước này là khoảng 25,84 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022.
Cách sử dụng dữ liệu GDP.
Hầu hết các quốc gia đều công bố dữ liệu GDP hàng tháng và hàng quý. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và công bố chỉ số này.
Chỉ tiêu GDP của Việt Nam hàng quý, năm được biên soạn theo 2 phương pháp, từ góc độ sản xuất gọi là phương pháp sản xuất và từ góc độ sử dụng gọi là phương pháp sử dụng. Hai phương pháp này dựa vào hoạt động sản xuất và hành vi tiêu dùng của các chủ thể của toàn bộ nền kinh tế. Đây là cách làm khoa học, vừa đảm bảo xem xét được đầy đủ hoạt động sản xuất và hành vi tiêu dùng cũng như vừa có thể so sánh, đối chiếu để đánh giá tính chính xác của từng phương pháp, bổ trợ thông tin để kiểm tra chéo về chuỗi các hoạt động sản xuất – tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo phương pháp sản xuất, kết quả sản xuất của các ngành kinh tế của cả nước tạo ra trong quý được tiếp cận từ các đơn vị sản xuất gồm: Doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, hộ sản xuất nông, lâm thủy sản, cơ sở kinh doanh cá thể phi nông lâm thủy sản, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị sự nghiệp… qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, sản lượng, diện tích… từ các nguồn gồm: Điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê quốc gia, hồ sơ hành chính…
Theo phương pháp sử dụng, GDP được tính toán dựa vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ; số liệu về thu, chi ngân sách Nhà nước (từ Bộ tài chính); trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (số liệu từ Tổng cục Hải quan); kết quả hoạt động xây dựng, nhập khẩu máy móc thiết bị và từ kết quả nhiều cuộc điều tra khác…
GDP thực tế là chỉ số nói lên nhiều nhất về sức khỏe của nền kinh tế. Nó được theo dõi và thảo luận rộng rãi bởi các nhà kinh tế, nhà phân tích, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách hay cả từ các lãnh đạo doanh nghiệp.
Kết luận.
Trên đây là tất cả các giải đáp về những kiến thức liên quan cho câu hỏi GDP là gì cũng như cách tính toán và sử dụng dữ liệu GDP để đánh giá sức khoẻ của một quốc gia. Hy vọng với các thông tin có được giờ đây bạn đã có thể bắt đầu tìm hiểu các kiến thức nền tảng khác về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và hơn thế nữa một cách dễ dàng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau một khoảng thời gian nghiên cứu và cân nhắc, Facebook và Instagram hiện đã chính thức cung cấp gói đăng ký có trả phí (paid subscriptions) tại châu Âu.
Meta vừa thông báo rằng Instagram và Facebook sẽ bắt đầu cung cấp các gói đăng ký có trả phí cho người dùng tại châu Âu.
Những người đăng ký sẽ không bị sử dụng thông tin cá nhân để nhắm mục tiêu quảng cáo (ad targeting), trong khi những người dùng sử dụng miễn phí vẫn sẽ bị hệ thống quảng cáo của Meta khai thác dữ liệu.
Người dùng có thể sẽ phải trả từ 10 USD đến 14 USD mỗi tháng, tùy thuộc vào việc họ muốn đăng ký qua web hay ứng dụng điện thoại thông minh (app).
Động thái này diễn ra trong bối cảnh khi Meta phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các cơ quan quản lý, nhà lập pháp và tòa án của khối gồm 27 quốc gia về cách Meta xử lý dữ liệu của người dùng để phục vụ các quảng cáo được cá nhân hóa.
Chính sách bảo mật của EU đã khiến các công ty công ty hay nền tảng mạng xã hội ngày càng gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
Meta cũng cho biết nền tảng sẽ tạm dừng tất cả các quảng cáo hiển thị cho trẻ vị thành niên ở EU, EEA và Thụy Sĩ bắt đầu ngay từ ngày 6 tháng 11.
Việc tạm dừng quảng cáo diễn ra trong bối cảnh các chính sách pháp lý chưa rõ ràng trong việc cho phép các nền tảng sử dụng dữ liệu trẻ vị thành niên để khai thác quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhà đồng sáng lập Google Brain Andrew Ng nói rằng các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đang nói dối về nguy cơ AI sẽ xóa sổ loài người vì muốn chiếm lĩnh thị trường.
Theo đó, trong một chia sẻ mới đây từ BI, chuyên gia AI hàng đầu và cũng là người đồng sáng lập Google Brain, Andrew Ng cho biết các công ty công nghệ lớn đang làm dấy lên lo ngại về rủi ro của AI là để chiếm lĩnh thị trường và giảm bớt sự cạnh tranh.
Google Brain là một nhóm nghiên cứu AI chuyên về phương pháp học sâu (deep learning), bộ phận này đã sáp nhập với DeepMind (đã được Google mua lại) vào đầu năm 2023.
Được thành lập vào năm 2011, Google Brain đã kết hợp các nghiên cứu học máy mở với các hệ thống thông tin và tài nguyên điện toán quy mô lớn.
Andrew Ng là giáo sư phụ trợ tại Đại học Stanford, ông cũng là người đã từng dạy Sam Altman, hiện là CEO của OpenAI (ChatGPT).
Ông nói: “Chắc chắn có những công ty công nghệ lớn không muốn phải cố gắng cạnh tranh với các mã nguồn mở khác, vì vậy họ đang tạo ra những nỗi sợ hãi về AI, dấy lên lo ngại rằng AI sẽ xâm chiếm con người.”
Vào tháng 5, các chuyên gia và CEO về AI đã ký một tuyên bố từ Trung tâm An toàn AI trong đó so sánh những rủi ro do AI gây ra với chiến tranh hạt nhân và cả đại dịch.
CEO OpenAI Sam Altman, CEO DeepMind Demis Hassabis và CEO Anthropic Dario Amodei (mới đây đã được Google đầu tư 2 tỷ USD) đều ghi tên mình vào tuyên bố công khai.
Trong khi các chính phủ trên khắp thế giới cũng đang tìm cách quản lý AI, với lý do lo ngại về sự an toàn, khả năng mất việc làm và thậm chí là nguy cơ tuyệt chủng của loài người.
Ông Ng cho biết ý tưởng rằng AI có thể xóa sổ loài người có thể dẫn đến việc các đề xuất về yêu cầu được cấp phép cho AI sẽ được chấp thuận, và điều này có nguy cơ làm phá hủy sự đổi mới. Ông nói thêm rằng bất kỳ quy định nào về AI cũng phải được xây dựng một cách chu đáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo chia sẻ từ tân CEO Unilever Hein Schumacher, Unilever sẽ không tập trung theo đuổi mục đích thương hiệu đối với một số thương hiệu mà khái niệm này đơn giản là không phù hợp.
Trong khi trước đây, gã khổng lồ ngành FMCG Unilever vốn coi mục đích của thương hiệu (Brand Purpose) là trọng tâm cho các thương hiệu của mình, CEO mới dường như đang thay đổi quan điểm này, ít nhất là với một số danh mục sản phẩm nhất định.
Theo thông tin được công bố, cựu giám đốc tài chính (CFO) Hein Schumacher đã được bổ nhiệm đảm nhận vai trò CEO của Unilever từ tháng 7. Trong một chia sẻ mới đây với các nhà đầu tư, tân CEO này cho biết rằng công ty sẽ ngừng theo đuổi cái gọi là mục đích thương hiệu đối với một số sản phẩm nhất định.
Quan điểm của CEO mới được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư đang phản đối cách tiếp cận tập trung vào mục đích thương hiệu và bỏ qua yếu tố tăng trưởng của cựu CEO Unilever Alan Jope.
Tuy nhiên, CEO Schumacher không bác bỏ hoàn toàn khái niệm về mục đích thương hiệu, đồng thời cũng thừa nhận nhiều giá trị mà Unilever đã có được với chiến lược này, vấn đề là ông cho rằng khái niệm này đơn giản là không phù hợp với một số danh mục sản phẩm.
Ông nói: “Khi được thực hiện tốt, mục đích thương hiệu có thể mang lại hiệu quả cao”, đồng thời chỉ ra những ví dụ thành công của các nhãn hàng như Dove và Lifebuoy.
Ông nói thêm: “Nhưng chúng tôi sẽ không áp dụng điều này với toàn bộ danh mục sản phẩm, đối với một số thương hiệu, nó đơn giản là không phù hợp.”
Trong những năm gần đây, không chỉ trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), các cuộc tranh luận xoay quanh tính bền vững và mục đích của thương hiệu đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
Về cơ bản là trái ngược với cựu CEO, người kế nhiệm Schumacher tuyên bố rằng ông coi mục đích thương hiệu là động lực tăng trưởng cho một số thương hiệu nhất định, ông cho biết cách tiếp cận này của Unilever đã không thể thúc đẩy hay nâng cao ý nghĩa của cái gọi là mục đích.
CEO này đang tìm cách tách các chương trình phát triển bền vững tổng thể của doanh nghiệp ra khỏi ý tưởng tích hợp mục đích xã hội hoặc môi trường (CSR) vào mọi đề xuất thương hiệu.
Thúc đẩy văn hóa hiệu suất.
Một ưu tiên khác của Unilever cũng được CEO Schumacher vạch ra đó là cam kết thúc đẩy “văn hóa hiệu suất” tại Unilever.
Ông nói: “Chúng tôi có một nền tảng gồm nhiều tài năng xuất sắc trên toàn cầu, nhưng chúng tôi lại không có văn hóa hiệu suất phù hợp.” Điều này có nghĩa là từ CEO đến nhân viên của Unilever cần tập trung vào ít việc hơn nhưng làm tốt hơn.
CEO này cũng cho biết, để thực hiện tốt chiến lược mới, một số vai trò như CMO (Giám đốc Marketing) hay CGO (Giám đốc Tăng trưởng) sắp tới cũng sẽ được bổ nhiệm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi mảng giải khát khó khăn thì doanh số của Pepsi thường được “cứu” bởi những loại sản phẩm khác như đồ ăn vặt, nhưng tình hình thắt chặt chi tiêu năm nay khiến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của hãng mất tác dụng.
Báo cáo kết quả kinh doanh gần đây của Pepsi và Coca Cola dù đã vượt mức dự báo của các chuyên gia nhưng cổ phiếu của 2 hãng này lại không mấy liên quan.
Thay vào đó, các nhà đầu tư Phố Wall lại lo lắng việc lãi suất tăng cao cùng xu thế ăn uống lành mạnh để giảm cân sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của toàn ngành.
Dẫu vậy nhìn cụ thể thì Coca Cola vẫn nhỉnh hơn Pepsi trong vài quý qua nhờ chiến lược tập trung và nhượng quyền đóng chai hiệu quả của mình.
Theo CNBC, thông thường kết quả kinh doanh của Coca Cola sẽ nhỉnh hơn một chút so với Pepsi trong suốt nhiều thập niên và lần này cũng không ngoại lệ. Doanh thu của Coca đạt 11,91 tỷ USD còn Pepsi là 11,44 tỷ USD sau khi đã điều chỉnh lạm phát.
Tổng mức vốn hóa thị trường của Coca sau khi công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2023 đạt 242 tỷ USD, cao hơn 20 tỷ USD so với đối thủ Pepsi.
Cả 2 gã khổng lồ ngành F&B này đều có kết quả kinh doanh quý III cao hơn so với dự báo trước đó của các chuyên gia, qua đó nâng mục tiêu dự kiến cho cả năm 2023.
Trong khi nhu cầu tăng cao khiến Coca dễ dàng nâng mức dự báo này thì Pepsi lại bị cho là gặp một số thách thức trong quản lý chi phí nhằm giữ được mức lợi nhuận cho cả năm.
Thật vậy, báo cáo cho thấy chỉ riêng Coca là hãng giữ được đà tăng trưởng doanh số theo đơn vị (Volume). Trong khi Coca tăng trưởng 2% doanh số theo đơn vị trong quý III thì Pepsi lại đi ngang, thậm chí riêng mảng thực phẩm còn giảm 1,5%.
Tại thị trường Bắc Mỹ, sự chênh lệch giữa 2 đối thủ truyền kỳ này còn lớn hơn nữa khi Coca báo cáo doanh số đơn vị đi ngang còn Pepsi thì giảm 6%.
Hệ quả là Coca nâng mức dự báo doanh số lẫn lợi nhuận cho cả năm 2023 nhưng Pepsi thì lại chỉ dự báo dè dặt, qua đó cho thấy nhu cầu nước giải khát dù tăng trưởng cũng chưa đủ để giải quyết các khó khăn cho hãng.
Thương hiệu.
Hãng tin CNBC nhận định trong khi Coca vẫn tập trung phát triển thương hiệu truyền thống của mình và thu hút người tiêu dùng thì Pepsi trong thời gian qua lại chủ yếu tập trung hồi sinh một số thương hiệu không phải nước ngọt có ga như Gatorade.
“Coca đã làm xói mòn thị phần của Pepsi trong mảng nước ngọt có ga truyền thống suốt nhiều quý qua”, chuyên gia phân tích Nik Modi của RBC Capital Market nhận định.
Khi mảng kinh doanh đồ uống gặp khó, Pepsi thường được “cứu” nhờ doanh số từ những phân khúc sản phẩm khác như đồ ăn vặt.
Tuy nhiên trong năm nay, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao thì chẳng có mảng nào cứu được Pepsi cả.
“Một nguyên nhân chính khiến đồ ăn vặt ở Mỹ hấp dẫn người tiêu dùng là nó có thể thay thế phần nào cho những bữa ăn.
Dù vậy, khi giá đồ ăn vặt tăng lên trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu hiện nay thì người dân sẽ chọn những thương hiệu rẻ tiền hơn hoặc dọn nốt đồ thừa trong tủ lạnh”, chuyên gia Modi nhận định.
Ngoài ra, việc Pepsi cắt bỏ nhiều chương trình khuyến mãi dù giúp tăng lợi nhuận thì lại làm giảm 2,5% doanh số theo đơn vị ở thị trường Bắc Mỹ.
Đóng chai.
Theo CNBC, sự khác biệt lớn nữa giữa Coca và Pepsi không chỉ nằm ở danh mục đầu tư mà còn ở mảng nhượng quyền đóng chai.
Thông thường, Coca sẽ làm việc với các nhà máy đóng chai độc lập để thuê ngoài (OutSource) quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển đến các điểm phân phối.
Những nhà máy đóng chai địa phương này hiểu rõ thị trường và khách hàng của mình để có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất ngay lập tức.
Trái lại, Pepsi sở hữu đến 3/4 nhà máy đóng chai ở Bắc Mỹ.
Dù mục tiêu của chiến lược này là cắt giảm chi phí cũng như kiểm soát chất lượng nhưng chúng cũng đòi hỏi phân phối nhiều nguồn lực của hãng hơn trong mảng nước giải khát, vốn đã bị xói mòn về nhu cầu trong 20 năm qua vì xu thế ăn uống lành mạnh.
“Sự khác biệt về chiến lược nhượng quyền đóng chai hiện đã cho thấy rõ hiệu quả và tác hại của nó”, chuyên gia Modi nhận định.
Chiến lược giá.
Ở khía cạnh chiến lược giá, Coca Cola đã nâng giá sản phẩm vào mùa thu năm 2021 do chi phí nguyên liệu tăng cao vì đứt gãy chuỗi cung ứng hậu đại dịch. Sau đó Pepsi cũng theo sát để nâng giá sản phẩm của mình vào mùa hè cùng năm.
Trong suốt 2 năm này, việc nâng giá sản phẩm đã thúc đẩy doanh số theo giá trị của cả 2 ông lớn trong ngành giải khát.
Vào đầu năm 2023, Pepsi quyết định hoãn việc tiếp tục tăng giá theo kế hoạch sang năm 2024, trong khi Coca vẫn giữ nguyên chiến lược chuyển chi phí đầu vào đi lên sang cho người tiêu dùng của mình.
Dù vậy để xoa dịu người tiêu dùng, CEO James Quincey của Coca Cola vào tháng 7/2023 đã tuyên bố rằng công ty sẽ ngừng tăng giá cho thị trường Mỹ và Châu Âu.
Tuy nhiên, do độ trễ về thời gian triển khai chiến lược giá giữa các thị trường mà giá Coca ở thị trường Bắc Mỹ chỉ tăng 5% trong quý III, còn Pepsi lại tăng đến 12%.
“Mức giá càng tăng thì ảnh hưởng càng lớn đến doanh số khi nền kinh tế khó khăn và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu”, chuyên gia phân tích Edward Jone s của Brittany Quatrochi nhận định.
Thu lợi từ rạp chiếu phim.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý III của mình, Coca cho biết một nửa doanh số của hãng đến từ hoạt động kinh doanh như rạp chiếu phim hay nhà hàng.
Việc người dân tích cực ra ngoài sau thời gian dài bị giãn cách trong đại dịch đã thúc đẩy mạnh doanh số của hãng.
CEO Quincey cho hay tăng trưởng doanh số từ các hoạt động bên ngoài (Away From Home) như trên cao hơn nhiều so với mảng kinh doanh cho khách hàng đem về nhà (At Home Business).
“Mảng kinh doanh cho các hoạt động bên ngoài đang tăng trưởng mạnh, không chỉ rạp chiếu phim hay nhà hàng mà là toàn bộ hoạt động giải trí, du lịch, khách sạn…đều tăng trưởng”, CEO Quincey hồ hởi.
Xin được nhắc là Coca Cola đã phục vụ sản phẩm của mình tại nhiều rạp chiếu phim hay chuỗi nhà hàng, ví dụ như McDonald’s ở Mỹ.
Trái lại, Pepsi lại tụt hậu so với Coca trong mảng kinh doanh bên ngoài dù hợp tác được với một số chuỗi thương hiệu lớn như Yum-chủ sở hữu của Taco Bell.
Thị trường quốc tế.
Theo CNBC, một yếu tố nữa giúp Coca thắng thế Pepsi là do sự hồi phục của thị trường quốc tế bên ngoài Mỹ.
Số liệu của FactSet cho thấy khoảng 40% doanh thu của Pepsi đến từ thị trường ngoài Mỹ nhưng con số này lên đến 60% với Coca Cola.
“Những thị trường quốc tế ngoài Mỹ đang tăng trưởng mạnh trở lại”, chuyên gia Esward Jones Quatrochi nhận định.
Thông thường, các thị trường quốc tế sẽ bù đắp được cho mảng kinh doanh nội địa lúc bết bát, ví dụ như khi doanh số mảng giải khát theo đơn vị của Pepsi tại Bắc Mỹ giảm 6%. Thế nhưng không phải thị trường (market) quốc tế nào cũng “cứu” được Pepsi.
Tại một số nền kinh tế như Argentina hay Thổ Nhĩ Kỳ, tình trạng siêu lạm phát đã khiến Coca hay Pepsi đều phải tăng giá sản phẩm mạnh hơn nhiều dù đã tạm dừng động thái này ở Mỹ và Châu Âu, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu.
Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá đã làm xói mòn doanh thu lẫn thu nhập của 2 hãng này khi quy đổi. Đồng thời, giá nguyên liệu sẽ còn tiếp tục tăng do lãi suất và lạm phát leo thang ở nhiều nơi.
Rõ ràng, năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức cho cả Pepsi lẫn Coca Cola, nhưng có vẻ một bên đang thắng thế nhờ những chiến lược đúng đắn của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với tư cách là những người làm marketing hay người xây dựng thương hiệu, nguyên lý nền tảng là thương hiệu của bạn cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng, có ý nghĩa, nếu không, sẽ chẳng có người tiêu dùng nào lắng nghe thương hiệu cả.
Hãy thử nhìn vào các thương hiệu lớn như Nike, Starbucks hay Mercedes, có một điểm chung giữa các thương hiệu này đó là “họ không chỉ bán sản phẩm” mà “bán văn hoá”, “bán thương hiệu” và hơn thế nữa.
Trong cuộc đua xây dựng thương hiệu, tính năng hay lợi ích trực tiếp của sản phẩm (yếu tố vật lý) là điều kiện cần, và những giá trị tinh thần gắn liền với thương hiệu hay những gì mà thương hiệu đại diện là điều kiện đủ.
Để làm sáng tỏ điều này, ông Marcus Collins, hiện là Giáo sư Marketing của Đại học Michigan và cũng là trưởng bộ phận chiến lược tại Wieden+Kennedy, đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu cách các thương hiệu có thể tận dụng yếu tố tinh thần mà cụ thể ở đây là giá trị văn hóa để kết nối với khách hàng.
Theo ông, văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đến cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng và với tư cách là marketer, bạn có thể tận dụng nó khi xây dựng thương hiệu.
Bên dưới là chi tiết cuộc trò chuyện về chủ đề này với Giáo sư Marcus Collins.
Cụm từ “văn hóa” được sử dụng khá rộng rãi trong thế giới Marketing và Quảng cáo, vậy trong bối cảnh này, văn hoá thực chất là gì và làm thế nào để có thể tận dụng nó trong việc kết nối với các nhóm khách hàng mục tiêu?
Marcus Collins: Trong Marketing, tôi thường nghe thấy những câu kiểu như: ‘Hãy tận dụng yếu tố văn hoá’ hay ‘Hãy sử dụng văn hoá làm nền tảng khi truyền thông?’ Tuy nhiên, nếu bạn thử hỏi ai đó văn hoá là gì, chắc chắn bạn sẽ nhận được vô số các câu trả lời khác nhau, thậm chí là mỗi người có một cách định nghĩa khác nhau về cái gọi là văn hoá.
Vì vậy, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng chung một loại ngôn ngữ, cùng nói về nó theo cùng một góc nhìn.
Khi bạn có ngôn ngữ đó (với khách hàng của mình), thì bạn có thể vận hành nó và khai thác nó theo cách có thể khiến mọi người chấp nhận nó, bởi vì không có tác động bên ngoài nào làm ảnh hưởng đến hành vi của con người nhiều hơn yếu tố văn hóa.
Với tư cách vừa là Giáo sư Marketing, vừa là trưởng bộ phận chiến lược của một doanh nghiệp, ông hy vọng mọi người trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo sẽ tiếp cận chủ đề này như thế nào?
Marcus Collins: Ở cấp độ đơn giản nhất, những người làm marketing có thể tận dụng yếu tố văn hoá để khiến khách hàng của họ thay đổi quan điểm, và sau đó là khiến họ từng bước hành động.
Với tư cách là một marketer, việc tác động đến hành vi của khách hàng để bán được nhiều hơn hay có được nhiều lượng tương tác hơn là chưa đủ.
Bởi vì marketer cũng là người tiêu dùng, họ cũng cần khiến khách hàng ý thức được những gì họ đang làm, đang mua, hay nói cách khác, khách hàng cần hành động một cách có chủ đích, những hành động thực sự mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ.
Nói rộng hơn, marketer phải biết rằng họ là một phần của một cộng đồng lớn hơn mà chúng ta vẫn gọi là xã hội (society), từ góc nhìn này, họ phải có trách nhiệm với những người mà họ tương tác.
Ông từng nói, “Đó không phải là về Marketing hay công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh. Mà tất cả là về con người.
Trong khi phần lớn các agency hay marketer vẫn tự cho là họ hiểu rất rõ vấn đề này, có không ít thương hiệu hiện vẫn chạy theo các xu hướng (Trends) một cách điên cuồng. Vậy rào cản hoặc thách thức lớn nhất đang kìm hãm họ là gì?
Marcus Collins: Trong thế giới marketing và thương hiệu, việc bạn làm gì không quan trọng bằng việc hiểu rõ khách hàng của bạn là ai và họ đang quan tâm đến điều gì.
Chúng ta kết nối với khách hàng dựa trên việc thấu hiểu họ hơn là chỉ nghĩ về những gì chúng ta bán. Đó không phải là lý thuyết hay khái niệm về marketing, đó là hành trình hiểu về con người.
Đó là quá trình khám phá điều gì đã làm thúc đẩy hành vi của con người, cho dù họ có ý thức được về điều đó hay không.
Điều này vượt ra khỏi các đề xuất giá trị (USP) của các sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta có thể mang đến cho người tiêu dùng, mà thay vào đó là cách kết nối với mọi người dựa trên cách họ nhìn thế giới.
Khi các marketer hay thương hiệu nhìn nhận được điều này, họ sẽ không còn chỉ quan tâm đến những gì họ làm, mà là tại sao họ lại làm điều đó, cách họ nhìn thế giới hoặc niềm tin của họ với những gì họ đang làm.
Nếu tôi là Nike, tôi sẽ không đặt mình gói gọn trong phạm vi ngành giày thể thao, là những chiếc sneakers khô khan, mà tôi sẽ thuộc ngành “mỗi con người là một vận động viên”.
Vì vậy, dù tôi có thể làm gì miễn là để hỗ trợ các vận động viên trở thành một phiên bản tốt nhất của chính họ, đó là công việc kinh doanh của tôi. Đây chính là đỉnh cao của quá trình xây dựng thương hiệu để tạo ra sức mạnh thương hiệu (Brand Power).
Những người làm marketing theo đó phải vượt ra khỏi những hiểu biết thông thường về Marketing rằng nó tất cả là về sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm với người tiêu dùng.
Khi bạn giao tiếp với khách hàng ở góc độ mua bán (một cuộc giao dịch), bạn vẫn có thể bán được một ít. Nhưng nếu đó là về sự hoà quyện về văn hoá, thì đó là niềm tin và sự trung thành, đây mới là nền tảng của thương hiệu.
Các thương hiệu nên suy nghĩ như thế nào về việc điều hướng văn hóa?
Marcus Collins: Như tôi đã nói, bối cảnh văn hóa rất phức tạp và khá phân cực (polarization), do đó, rất nhiều thương hiệu đã chọn cách an toàn đó là cố gắng ngồi ở giữa và không dám phá vỡ bất kỳ cực nào.
Theo kinh nghiệm của tôi, tính trung lập không thực sự là một lựa chọn khả thi. Bởi vì bạn đang đi xây dựng niềm tin, bạn cần phải cho khách hàng hay đối tượng mục tiêu của bạn biết rõ bạn là ai và bạn đang (sẵn sàng) đại diện cho điều gì?
Trong khi, bạn cũng có thể nói rằng bạn không đại diện cho bất cứ điều gì cả và đơn giản chỉ là bạn muốn có mối quan hệ mua bán với khách hàng của mình.
Với những gì đang diễn ra, rõ ràng là nếu có một sản phẩm hay thương hiệu nào đó cung cấp những tính năng tốt hơn ví dụ như một chiếc xe hơi chạy nhanh hơn hay một loại dầu gội giúp làm sạch gàu hơn, bạn sẽ khó có thể giữ chân được khách hàng của mình.
Đây chính là lúc mà các giá trị về văn hoá, những gì bạn đại diện hay niềm tin của khách hàng đóng vai trò then chốt.
Bạn nhìn thế giới như thế nào và bạn sẵn sàng ủng hộ điều gì? Khách hàng của bạn cũng cần điều đó.
Thương hiệu của bạn là một thứ gì đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa và những ý nghĩa đó vốn dĩ không do bạn kiểm soát và sở hữu. Nó thuộc về tâm trí của khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo CNBC, công ty startup trí tuệ nhân tạo (AI) Anthropic cho biết Google đã đầu tư ban đầu 500 triệu USD và sẽ bổ sung 1,5 tỷ USD trong tương lai.
Công ty được thành lập vào năm 2021 bởi hai cựu lãnh đạo OpenAI, Dario Amodei và em gái ông – Daniela Amodei. Nhiều cựu nhân viên nghiên cứu của OpenAI cũng tham gia vào nhóm sáng lập của Anthropic.
Đầu năm 2023, Anthropic được định giá 4,1 tỉ USD. Vào tháng 4, Google từng đầu tư 300 triệu USD vào Anthropic và nắm giữ 10% cổ phần.
Anthropic là công ty đứng sau Claude 2, chatbot đối thủ của ChatGPT. Claude 2 có khả năng tóm tắt văn bản lên tới khoảng 75.000 từ, bằng độ dài của một cuốn sách.
Người dùng có thể nhập các tập dữ liệu lớn và yêu cầu chatbot tóm tắt nội dung dưới dạng bản ghi nhớ, thư hoặc câu chuyện. Trong khi đó, ChatGPT chỉ có thể xử lý khoảng 3.000 từ.
Vào tháng 7, Daniela Amodei cho biết Anthropic đã dành ít nhất 2 tháng để phát triển chatbot mới nhất, công ty có một nhóm nhân viên từ 30 – 35 người đang làm việc trực tiếp trên mô hình AI và có tổng cộng 150 người hỗ trợ.
Theo nghiên cứu của nền tảng giám sát máy học (machine learning) Arthur AI, Claude 2 là chatbot đáng tin cậy nhất về mặt tự nhận thức, nghĩa là khả năng đánh giá chính xác những gì nó biết và không biết. Ngoài ra, Claude 2 chỉ trả lời những câu hỏi mà nó có dữ liệu đào tạo.
Anthropic cũng nằm trong 4 công ty được mời tham dự cuộc họp tại Nhà Trắng để thảo luận về việc phát triển AI có trách nhiệm với Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Tiếp đó, Anthropic huy động được 450 triệu USD vào tháng 5.
Trước đó, Amazon cũng đầu tư 4 tỉ USD vào Anthropic để cạnh tranh phát triển AI. Số tiền đầu tư ngày càng tăng cho thấy các công ty điện toán đám mây đang nỗ lực đảm bảo mối quan hệ hợp tác với những công ty startup AI trong bối cảnh AI là xu hướng mới của ngành công nghệ.
Theo một số chuyên gia, trong tương lai, các công ty AI sẽ là nhóm khách hàng quan trọng của những “ông lớn” điện toán đám mây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads vừa thông báo thêm chủ đề tìm kiếm (Search themes) vào Performance Max với mục tiêu thúc đẩy hiệu suất quảng cáo.
Theo giải thích của Google Ads, Chủ đề tìm kiếm (Search Themes) là một cách mới để nhà quảng cáo cung cấp thêm thông tin về doanh nghiệp (ví dụ: các chủ đề nào có thể dẫn đến chuyển đổi) hoặc khách hàng (ví dụ: từ khoá tìm kiếm mà khách hàng của bạn có thể sử dụng) để giúp cải thiện hiệu suất quảng cáo.
“Khi thêm các chủ đề tìm kiếm, bạn đang thông báo cho Google AI biết rằng bạn đang muốn nhận được lượng truy cập liên quan đến chủ đề đó trong chiến dịch Performance Max trên tất cả không gian quảng cáo của Google Ads, bao gồm Tìm kiếm, YouTube, Gmail, Khám phá, Maps và Hiển thị. Chủ đề tìm kiếm cũng giúp bạn tìm thấy khách hàng tiềm năng trên các kênh dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.”
Google cũng nhấn mạnh rằng đối với không gian quảng cáo trên tìm kiếm, “các từ khóa khớp chính xác giống hệt với từ khoá tìm kiếm của người dùng sẽ được ưu tiên hơn so với các chủ đề tìm kiếm và các từ khóa khác.” Với chủ đề tìm kiếm, chiến dịch Performamce Max có thể dự đoán hiệu suất ở cấp chiến dịch.
Nhà quảng cáo có thể thêm 25 chủ đề tìm kiếm riêng biệt cho mỗi nhóm nội dung.
Chủ đề tìm kiếm sẽ có mức độ ưu tiên giống như đối sánh từ khoá cụm từ và đối sánh từ khóa rộng trong chiến dịch tìm kiếm.
Nhà quảng cáo sẽ có thể xem các danh mục tìm kiếm phù hợp với quảng cáo trong phần thông tin chi tiết về cụm từ tìm kiếm (search terms insights) ở cả cấp độ chiến dịch và cấp độ tài khoản.
Bạn có thể xem chi tiết về Google Ads Search Themes trong Performance Maxtại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Lạm phát ở nhiều quốc gia chưa có dấu hiệu suy giảm, tác động lên mọi mặt của cuộc sống với giá xăng cao ngất ngưởng, hay giá đồ uống, thực phẩm đều tăng phi mã. Trong khi đó, ngành du lịch lại rất cần du khách tham quan và chi tiêu để tăng doanh thu những tháng cuối năm.
Với cam kết giúp người dân trải qua một mùa Halloween an toàn, Hàn Quốc sẽ tiến hành kiểm tra 6 khu vực đông đúc từ ngày 23/10, bao gồm ga Itaewon và Gangnam. Những con đường gần những khu vực này sẽ chỉ cho phép giao thông một chiều vào dịp cuối tuần Halloween.
Dự kiến vào ngày 27/10 trước khi Halloween diễn ra, các cuộc kiểm tra và mô phỏng chung sẽ tiếp tục được mở rộng tại 14 địa điểm ở Seoul thường có đông người tụ tập.
Thủ đô Seoul cũng sẽ lắp đặt 909 camera giám sát trong năm 2023, tập trung chủ yếu vào 70 khu vực được đánh giá là thu hút giới trẻ và du khách. Các camera giám sát này sẽ được lắp đặt hệ thống tự động đếm số người.
Nếu số người tụ tập ở một số khu vực nhất định trở nên quá cao, hệ thống sẽ tự động báo lại cho các phòng cấp cứu ở từng văn phòng quận, văn phòng chính quyền thành phố, sở cứu hỏa và sở cảnh sát. Tất cả những biện pháp trên được đưa ra nhằm tránh việc lặp lại thảm họa chen lấn cũng vào dịp Halloween năm 2022.
Nỗi đau vẫn chưa nguôi đối với người dân Hàn Quốc nên các sự kiện và lễ hội liên quan đến chủ đề Halloween hầu như đã biến mất hoàn toàn trong năm nay.
Đáng chú ý, các công viên giải trí vốn có truyền thống thu hút du khách ghé thăm bằng lễ Halloween cũng đang có những thay đổi rõ rệt.
Lotte World – khu phức hợp giải trí lớn tại Jamsil năm nay trang trí công viên theo chủ đề truyện tranh, thay vì những ngôi nhà ma, các màn trình diễn thây ma hay trang trí toàn bộ công viên theo chủ đề Halloween như mọi năm.
Tương tự, Everland – một công viên giải trí nổi tiếng khác ở Yongin, tỉnh Kyunggi, đã chọn “Mừng lễ tạ ơn” làm chủ đề cho lễ hội năm nay.
Khu vườn Bốn Mùa của công viên được trang trí bằng hoa và trái cây mùa thu và sẽ ra mắt một lễ diễu hành theo chủ đề thế giới mộng ảo thay vì diễu hành theo chủ đề Halloween. Ngay cả những lễ hội địa phương tập trung vào các bữa tiệc chủ đề Halloween cũng bị hủy bỏ.
Theo Pulsen News, Hàn Quốc đang chuẩn bị cho một Halloween lặng lẽ. Các chuỗi bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại lớn không quảng cáo các sản phẩm liên quan đến Halloween và bán các sản phẩm về “lễ hội ma” ít hơn 40% so với các năm trước.
Các khách sạn lớn giảm bớt sự chú trọng vào Halloween trong khi một loạt thương hiệu thực phẩm và đồ uống quyết định không sản xuất bộ sưu tập riêng cho Halloween.
Tương tự tại Nhật Bản, chính quyền quận Shibuya yêu cầu người dân, du khách không tổ chức tụ tập nhân lễ Halloween ở khu vực này từ 27 đến 31/10.
Theo CNN, trong thông báo phát đi, chính quyền địa phương cho biết lượng du khách đổ xô đến đây quá đông đã dẫn đến nhiều rắc rối như say xỉn trên đường phố, ẩu đả, xả rác.
“Dịp Halloween hằng năm khu vực quanh ga Shibuya đông đến mức gần như không thể di chuyển”, thông báo cho biết.
Việc dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại hậu Covid-19 đã khiến lượng du khách nước ngoài đổ về Shibuya tăng bùng nổ trở lại, tương đương mức trước đại dịch.
“Mối quan tâm chính là ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tai nạn xảy ra”, giáo sư nói, cho biết thêm rằng các cửa hàng có lẽ sẽ không sẵn sàng bỏ lỡ dịp kinh doanh hái ra tiền này. “Các bên liên quan cần cân nhắc xem nên ưu tiên cho sự an toàn hay kiếm tiền.
Tất nhiên, an toàn phải được đặt lên hàng đầu nhưng rất nhiều doanh nghiệp địa phương sẽ quan tâm đến lợi nhuận”.
Chính quyền địa phương cũng sẽ tăng đáng kể số lượng nhân viên viên an ninh, kể cả tại điểm tụ tập nổi tiếng Center-Gai. Ông Hasebe nói: “Du lịch phát triển quá mức là một vấn đề ở Nhật Bản, nhưng tình hình ở Shibuya còn nghiêm trọng hơn thế nhiều.
Với tư cách là quận trưởng, tôi rất đau lòng khi phải yêu cầu mọi người đừng đến, nhưng chúng tôi làm điều này để ưu tiên sự an toàn”. Các quan chức lo ngại số lượng người vui chơi ở Shibuya có thể vượt quá 60.000 trong năm nay trừ khi có biện pháp đối phó.
Halloween là ngày lễ phổ biến với giới trẻ Nhật Bản. Thay vì đi xin kẹo hay ghé thăm các ngôi nhà ma ám, họ coi đây là dịp để tiệc tùng, uống rượu. Do đó, ngoài hạn chế tiệc tùng, giới chức ban lệnh cấm uống rượu trên đường phố từ 18h đến 5h trong khoảng thời gian trước Halloween 5 ngày.
Các quán rượu trong khu vực cũng được khuyến khích không bán rượu cho khách trong thời gian này. Cảnh sát sẽ được cắt cử canh chừng nhằm đảm bảo an toàn. “Chúng tôi muốn nói với cả thế giới rằng năm nay Shibuya không phải nơi tổ chức tiệc tùng Halloween”, người đứng đầu quận Shibyuya Ken Hasebe nói.
Trong khi đó tại Mỹ, mặc dù đang phải đối mặt với áp lực từ chi phí sinh hoạt tăng cao, ghi nhận tại nhiều thành phố lớn cho thấy, sự chuẩn bị của người dân Mỹ trước thềm Halloween vẫn rất sôi động.
Theo khảo sát hàng năm của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF) do Prosper Insights & Analytics thực hiện, người tiêu dùng dự kiến sẽ chi mức kỷ lục 12,2 tỷ USD các sản phẩm kẹo, trang phục và đồ trang trí Halloween trong năm nay.
Mức chi tiêu này ương đương 108,24 USD mỗi người cho dịp lễ hội đặc biệt này, tăng từ mức 100,45 USD so với năm 2022.
Mặt khác, cuộc khảo sát của NRF cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng vẫn đang khám phá thêm các phương thức để tiết kiệm chi phí vì 40% số người được khảo sát dự định mua sắm Halloween tại các cửa hàng giảm giá, tiếp theo là 39% mua sắm tại các cửa hàng Halloween đặc biệt và 32% mua sắm tại các cửa hàng trực tuyến.
Trang phục là nguồn tạo doanh thu lớn nhất cho dịp lễ năm nay và dự kiến sẽ mang lại 4,3 tỷ USD cho các nhà sản xuất.
Tiếp theo đó là đồ trang trí Halloween ước tính sẽ tạo ra 4,1 tỷ USD và bánh kẹo là 3,8 tỷ USD. Phil Rist, phó chủ tịch cấp cao về chiến lược của đơn vị đã thực hiện cuộc thăm dò năm 2022 của NRF là Prosper Insight, cho biết: “Các nền tảng mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hành vi của khách hàng và Halloween cũng không phải ngoại lệ.”
Năm nay, những người mua sắm trẻ tuổi, đặc biệt là những người dưới 25, sẽ tìm đến các mạng xã hội như Instagram và TikTok để tìm ý tưởng về trang phục.
Với hơn 20.000 lựa chọn, Creatures of Habit, một cửa hàng trang phục ở Paducah, có đủ mọi bộ quần áo đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Năm nay, lạm phát đã khiến nhiều người tới đây để thuê trang phục thay vì mua.
Thậm chí có nhiều du khách dự định đến Mỹ du lịch còn thuê trang phục trước nhiều tuần. “Giá các vật tư như móc treo quần áo, túi ni lông, chỉ may… đều tăng. Nhưng chúng tôi quyết không tăng giá để mọi người ai cũng có một mùa lễ Halloween trọn vẹn”, chủ cửa hàng nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch của Masan Group lần đầu lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes kể từ năm 2018.
Theo cập nhật mới nhất Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Masan (Masan Group) đã rời khỏi bảng xếp hạng các tỷ phú đô la trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú bao gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Trần Bá Dương và ông Hồ Hùng Anh.
Sự sụt giảm liên tục gần đây của cổ phiếu MSN – cổ phiếu ông Đăng Quang đang nắm giữ thông qua các pháp nhân khác nhau chiếm phần lớn trong tài sản là nguyên nhân khiến doanh nhân này rời bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/10, cổ phiếu MSN có giá 57.800 đồng/cp, giảm 38% so với đầu năm. Đây cũng là mức giá thấp nhất của cổ phiếu này trong 2 năm qua.
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, tốt nghiệp Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Viện Hàn lâm khoa học Belarus.
Sau khi học xong, ông không về nước mà ở lại Nga lập nghiệp. Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây, sau đó đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.
Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chinsu.
Kể từ đây, nhiều thương hiệu của doanh nghiệp này trở thành sản phẩm quen thuộc trong các món ăn của gia đình Việt như: Tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư, mỳ Omachi, xúc xích Ponnie, cà phê Vinacafe … Masan Group hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong mảng thực phẩm và đồ uống, cũng là một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Ông Nguyễn Đăng Quang lần đầu lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes kể từ năm 2018. Ngoài việc làm Chủ tịch của Masan Group, vị doanh nhân này còn là thành viên HĐQT của Techcombank.
Hiện Masan là một trong những công ty lớn nhất ngành FMCG tại Việt Nam với doanh thu gần 80.000 tỷ năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhảy việc cuối năm là đánh đổi tất cả những cố gắng của bạn trong suốt một năm qua. Điều này là đúng hay sai? Nhảy việc thời điểm nào thì sẽ phù hợp?
Thời gian nhảy việc phù hợp
Các chuyên gia về tuyển dụng và nhân sự trên thế giới cho rằng ở bất cứ quốc gia nào và thị trường lao động nào, các doanh nghiệp hầu như đều ít nhiều gặp biến động về nhân sự thời điểm đầu năm hoặc sau kỳ nghỉ Tết dài. Thực tế nếu xét về góc độ thời gian, có lẽ đây là lúc khá phù hợp nếu bạn đang có dự định nhảy việc bởi một vài lý do như:
Một là, bạn đã trải qua một kỳ nghỉ Tết đủ dài để refresh bản thân và đang rất sẵn sàng cho một nơi làm việc mới với những đồng nghiệp mới.
Hai là, nếu nghỉ vào giữa năm hoặc cuối năm, bạn rất khó để nhận được khoản thưởng Tết một cách trọn vẹn. Do đó, đầu năm mới sẽ là thời điểm thích hợp nhất đi kèm với tâm lý “năm mới sẽ dễ dàng để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ một cách thuận lợi hơn”.
Ba là, đầu năm là thời điểm các công ty tuyển dụng sôi nổi, việc làm cũng nhiều hơn đồng nghĩa với việc cơ hội để bạn lựa chọn công ty phù hợp nhất với nguyện vọng của bản thân cũng rộng mở hơn.
Tuy nhiên, nếu không phải vì khoản thưởng Tết hấp dẫn thì cuối năm cũng có thể xem là thời điểm đáng xem xét nếu bạn đã có một offer tốt hơn từ nơi làm mới.
Bởi lẽ đây là thời điểm là “tỷ lệ chọi” thấp nhất trong năm khi nhu cầu tuyển dụng vẫn có nhưng hồ sơ thì lại rất hiếm hoi.
Trong khi đó, việc bạn chuyển công ty vào những tháng cuối năm cũng sẽ giúp bạn hoàn thành 2 tháng thử việc trong năm cũ và sẽ thuận lợi cho việc tính thưởng Tết đủ tháng làm việc chính thức/năm ở công ty mới.
Quyết đoán nhảy việc vì “nước đã tràn ly”
Thời gian chỉ là vấn đề cần cân nhắc khi bạn có một khoản thưởng đủ lớn và thực sự vẫn chưa tìm được một nơi làm việc mới đủ sức hấp dẫn. Ở câu chuyện của cảm xúc có lẽ sẽ có nhiều việc đáng bàn.
Nghỉ việc không phải là chuyện nhỏ, đặc biệt là khi bạn đã qua tuổi 30 hoặc đã có gia đình với nhiều mối lo về kinh tế.
Nhưng nếu ngay lúc này, dù có đang ở thời điểm nào đi chăng nữa, dù bạn đã có thâm niên với công ty đi chăng nữa nhưng vẫn cảm thấy không có tiếng nói chung với quản lý và đồng nghiệp trong công việc, không cảm thấy bản thân được ghi nhận và những nỗ lực của bạn dường như không có nhiều giá trị đối với nơi làm việc ấy. Hãy chấp nhận sự thật và dũng cảm tìm một nơi làm việc mới.
Đặt câu hỏi: “Tương lai của mình 2-3 năm nữa tại nơi này sẽ như thế nào?” Nếu không thể thăng tiến về cấp bậc thì mức độ thăng tiến về chuyên môn, kỹ năng và mối quan hệ của bạn có đi lên hay vẫn đi ngang?
Việc đi làm chỉ trở nên có động lực khi bạn được học hỏi những điều mới mẻ, các vấn đề về lương bổng được đáp ứng ở mức xứng đáng.
Bạn biết mỗi ngày sẽ phải làm gì, mình tạo ra được những giá trị gì và hạnh phúc vì sau mỗi giai đoạn nhìn lại sẽ thấy bản thân giỏi giang, trưởng thành hơn. Nếu một công ty không tạo cho bạn cơ hội để làm được những điều đó, để phát triển bản thân thì rõ ràng ra đi để tìm một cơ hội mới là điều nên làm.
Cuối cùng, lương bổng cũng chính là yếu tố rất quan trọng. Bạn đã làm ở một công ty đủ lâu nhưng không nhận lại được mức thù lao xứng đáng?
Bạn đã nhiều lần đề xuất nhưng vẫn chỉ ở “diện xem xét” hoặc mức tăng quả thật không làm bạn hài lòng? Có quá nhiều vấn đề về văn hóa doanh nghiệp khiến bạn cảm thấy không thể hòa nhập? Vậy thì việc nấn ná ở lại không có nhiều ý nghĩa dù là ở thời điểm nào.
Hãy nhớ rằng, chỉ nên hành động khi đã có định hướng
Bạn có thể chờ đầu năm mới nhảy việc. Bạn cũng có thể nhảy việc vào một tháng rất lưng chừng như tháng 6, tháng 7, thậm chí là tháng 9, tháng 10. Thế nhưng, điều mà bạn rất cần phải có ngay thời điểm phát sinh suy nghĩ nghỉ việc là: Mình sẽ làm gì tiếp theo?
Hãy tìm hiểu trước về vị trí mới và công ty mới để tìm một công việc phù hợp. Thậm chí, nếu bạn là type người theo “chủ nghĩa an toàn” thì hãy chắc chắn đã tìm được một công việc mới rồi mới quyết định nghỉ việc tại công ty cũ.
Bạn có thể đi làm ngay sau khi nghỉ, cũng có thể dành ra một khoảng thời gian để tận hưởng, nghỉ ngơi hoặc thực hiện những dự án cá nhân.
Dù thế nào cũng cần phải có định hướng cụ thể cho tương lai rồi mới nghỉ việc. Bởi xét cho cùng, nhảy việc là để tìm một nơi mới thích hợp hơn, tìm những đồng nghiệp mới phù hợp hơn, một mức lương mới khiến bạn hài lòng hơn và một cuộc sống mới giúp bạn “dễ thở” hơn.
Mong bạn dù là ở thời điểm nào và ra đi trong trạng thái cảm xúc ra sao thì vẫn sẽ tìm được niềm vui, sự tận hưởng ở nơi làm việc mới và không hối tiếc về quyết định của mình. Đó mới là thời điểm nhảy việc lý tưởng nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nghiên cứu của Dropbox kết hợp với The School of Life gần đây cho thấy một phần tư (23%) nhân viên cho rằng đồng nghiệp của họ lười biếng. Đa phần đều tìm ra rằng họ thiếu động lực để tiếp tục công việc. Vậy nguyên nhân lớn nào dẫn đến tình trạng nhân viên trong doanh nghiệp lười làm việc, hoặc tham gia hời hợt các hoạt động của tổ chức?
Những nhân viên lười biếng luôn than thở trước những khó khăn mà họ gặp phải, không tìm ra giải pháp cho những vấn đề này.
Họ có nhiều lý do để yêu cầu giảm bớt khối lượng công việc. Họ không biết rằng thời gian họ dành để kể chuyện thăng tiến đôi khi vượt xa thời gian họ có thể dành cho công việc. Đối với họ, phàn nàn là điều dễ dàng, và đó là điều họ làm tốt nhất.
Những nhân viên chỉ muốn nhàn rỗi và được trả lương đúng hạn thường không bao giờ nghĩ rằng họ phải có trách nhiệm với công việc của mình. Họ trì hoãn thời hạn và sử dụng những bài phát biểu dài dòng với đầy đủ lý do khách quan và chủ quan như một cái cớ để khiến họ phân tâm và không thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Có lẽ ngay cả bạn đôi khi cũng nằm trong số đó, mắc bệnh “lười” là một trong những vấn đề lớn mà nhiều doanh nghiệp đang phàn nàn và tìm cách giải quyết. Không chỉ dừng ở đó, một trong số họ mong muốn trở thành người quản lý đầy ưu tú. Có phải càng lười lại càng mộng mơ cao xa?
Nhìn nhận lại từ chính doanh nghiệp
Quản lý kém hiệu quả
Phần lớn nhân viên đến với một tổ chức sau khi trải qua quá trình tuyển dụng. Những tân binh này mang trong mình một nguồn năng lượng và sự tò mò. Câu hỏi được đặt ra ‘điều gì đã xảy ra?’ sau quá trình làm việc. Họ có còn thực sự hứng khởi như ngày mới gia nhập?
Đến giai đoạn này gần như nhà quản lý đã thất bại trong việc quản lý vì không hiểu rõ về các vai trò, nhưng hơn thế nữa là không rõ về thành công trông như thế nào.
Các nhà quản lý thiếu kỹ năng xử lý mềm mại hơn, có nghĩa là khi hiệu suất kém không được giải quyết, một thông điệp bất thành văn của nhiều quản lý là khiến nhân viên đó cảm thấy xấu hổ vì không làm được việc.
“Math nhân viên phòng thiết kế đã từng thừa nhận rằng họ chỉ làm rất ít và làm rất ít. Điều này thực sự đang tiêu hao năng lượng ở nơi làm việc. Các nhà quản lý giải quyết vấn đề bằng cách giao nhiều việc hơn cho những người đang hoạt động tốt, với niềm tin rằng ‘nếu bạn muốn một cái gì đó đã hoàn thành hãy đưa nó cho một người giỏi hơn’.
“Họ tin rằng đằng sau mỗi nhân viên ‘tồi’ là một nhà quản lý bình đẳng, nếu không muốn nói là ‘tồi tệ hơn’. Tuy nhiên, bản thân các nhà quản lý cũng thường là nạn nhân. Nhiều nhà quản lý đã không được tổ chức của họ hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi từ chuyên gia sang quản lý.”
Để thúc đẩy động lực cho nhân viên, doanh nghiệp hãy chú trọng đến việc đào tạo con người ngay khi mới gia nhập. Xây dựng văn hoá công ty và phong cách làm việc giữa quản lý và nhân viên hiệu quả.
Chính sách hưởng lợi của nhân viên
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lạm dụng quyền để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, hoặc cắt giảm phần trăm hoa hồng so với lúc đầu. Điều này đã khiến cho nhiều nhân viên xuất sắc trở nên lười biếng hơn, công việc tụt dốc dẫn đến sụt giảm lợi nhuận trong công ty giảm đáng kể.
Hay chính sách về thưởng và phát triển bản thân không rõ ràng khiến nhiều nhân viên mặc dù đã làm việc lâu cũng cảm thấy thấy chán nản. Chính vì vậy đây là vấn đề nhạy cảm, khi nhân viên cảm thấy mất quyền lợi, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang trạng thái khác. Đưa ra chính sách lương thưởng rõ ràng để nhân viên cảm thấy an toàn và có động lực trong mỗi giai đoạn mới trong chuyển hoá doanh nghiệp.
Không có gì tạo động lực cho nhân viên bằng các biện pháp khuyến khích. Chúng có thể bao gồm những thứ như thời gian nghỉ thêm, phiếu thưởng, tiền thưởng hoặc bất cứ thứ gì khuyến khích loại người làm việc với bạn.
Vấn đề trong chính mỗi nhân viên
Không giống như những nhân viên muốn phát triển bản thân và sự nghiệp của họ bằng cách liên tục đặt câu hỏi, những nhân viên lười biếng có xu hướng tự cô lập mình chỉ trong một khối lượng công việc nhất định.
Họ không có bất kỳ ý kiến hoặc câu hỏi nào về việc phải làm gì tiếp theo, bởi vì họ không muốn tăng thêm gánh nặng. Tuy nhiên, chính vì luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác nên họ dễ bị hiểu nhầm là những nhân viên chăm chỉ. Bạn phải thật tinh ý mới có thể nhận ra bản chất lười biếng của họ.
Làm việc bề nổi, không có động lực sẽ không bao giờ tạo ra kết quả xuất sắc, đây là điều gặp thường xuyên nhất. Đủ các yếu tố như phàn nàn, bao biện, không hỏi han… Những người này thường không có hứng thú hoặc không hứng thú với công việc. Phương châm của họ là “Tôi sẽ làm điều này”.
Là người lãnh đạo, bạn cũng nên xem xét nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có phải do họ không được làm công việc mà họ thực sự yêu thích hay không? Hãy hỏi ý kiến đồng nghiệp xung quanh hoặc trực tiếp mời họ trò chuyện thân mật để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.
Khi tìm ra câu trả lời, có lẽ bạn sẽ có cách giải quyết thích đáng cho mỗi trường hợp. Luôn có cách cho những tình huống xấu nhất, vì vậy đây chưa phải phi vụ mất nhiều sức trong hành trình phát triển doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được nhiều thông tin hữu ích.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer