Google đã trả hơn 26 tỷ USD vào năm 2021 cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt và điện thoại di động.
Cụ thể, Google đã trả 26,3 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại di động và trình duyệt web vào năm 2021, theo một slide được công bố mới đây trong phiên tòa chống độc quyền liên bang tại Mỹ.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã lập luận rằng Google đã duy trì quyền lực độc quyền của mình một cách bất hợp pháp trong lĩnh vực tìm kiếm nói chung bằng cách tận dụng sự thống trị của mình để chèn ép các đối thủ, trong đó có cả trình duyệt Safari của Apple.
Theo DOJ: “Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho các nhà phân phối – bao gồm các nhà sản xuất thiết bị phổ biến như Apple, LG, Motorola và Samsung; các nhà mạng không dây lớn của Hoa Kỳ như AT&T, T-Mobile và Verizon; và các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla, Opera và UCWeb — để đảm bảo trạng thái mặc định cho công cụ tìm kiếm Google và, trong nhiều trường hợp, Google cấm các đối tác giao dịch với các đối thủ cạnh tranh của Google.”
Kể từ năm 2014, khi Google đặt doanh thu khoảng 47 tỷ USD từ mảng tìm kiếm và phải trả khoảng 7,1 tỷ USD cho trạng thái mặc định. Điều này có nghĩa là doanh thu của Google Search đã tăng gần gấp 3 lần từ năm 2014 đến năm 2021, trong khi phần chi phí TAC (mua lại traffic) tăng gần gấp 4 lần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google xác nhận rằng nền tảng đang khám phá các định dạng quảng cáo khác nhau trong phần kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm bằng Generative AI (SGE).
Trong một thông báo mới đây, Google đã xác nhận rằng nền tảng đang phát triển các định dạng quảng cáo khác nhau để sớm đưa vào phần kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm bằng AI.
Trong khi doanh thu của Google phần lớn đến từ quảng cáo, việc Google gấp rút quá trình này cũng là điều khá dễ hiểu.
Trong báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 được công bố mới đây, CEO Alphabet và Google Sundar Pichai cho biết nền tảng có kế hoạch thử nghiệm các định dạng quảng cáo tự nhiên (Native Ads) vốn phù hợp với trải nghiệm tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm (SGE).
Google bắt đầu giới thiệu về trải nghiệm tìm kiếm dựa trên AI trong Google I/O, một hội nghị dành riêng cho các nhà phát triển của Google diễn ra vào tháng 5 mới đây.
Để có thể hình dung rõ hơn về cách Google sẽ hiển thị quảng cáo, bên dưới là hình ảnh ví dụ cụ thể. Theo đó, thẻ ‘Sponsored” là cách để Google phân biệt các nội dung quảng cáo với các nội dung tự nhiên khác.
Theo báo cáo mới đây, doanh thu của Google 76,69 tỷ USD trong quý 3 năm 2023, tương ứng với mức tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh quảng cáo chiếm 59,65 tỷ USD doanh thu (tương đương hơn 70% tổng doanh thu) và Cloud mang về 8,41 tỷ USD.
Google cho biết mọi người đang xem Shorts hơn 70 tỷ lượt mỗi ngày – tăng từ mức 50 tỷ lượt xem hàng ngày được công bố trước đó vào tháng 2. Trong thu nhập quý 2 năm 2023, Google cho biết có hơn 2 tỷ người đăng nhập hàng tháng vào Shorts.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết các nội dung và kiến thức nền tảng xoay quanh thuật ngữ Content Creation (xây dựng nội dung) như: Content Creation là gì? Tại sao Content Creation lại quan trọng? Quy trình xây dựng và sáng tạo Content Creation trong Marketing? Các công cụ Content Creation phổ biến nhất hiện nay là gì? và hơn thế nữa.
Content hay Nội dung từ lâu đã là nền tảng của mọi thương hiệu, đặc biệt trong bối cảnh khi các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quá trình sản xuất và sáng tạo nội dung (Content Creation) còn là điểm kết nối bắt buộc trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu và thúc đẩy hiệu suất marketing nói chung.
Vậy thực chất Content Creation hay quá trình xây dựng và sáng tạo nội dung là gì, triển khai nó ra sao? Tất cả sẽ được phân tích chi tiết trong bài viết này.
Content Creation là gì?
Content Creation trong tiếng Việt có thể hiểu là xây dựng nội dung, sản xuất nội dung hoặc sáng tạo nội dung.
Content Creation là quá trình tạo ra nhiều nội dung (Content) khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau (của doanh nghiệp, tổ chức hoặc bất cứ đơn vị nào khác).
Một quá trình sản xuất hay sáng tạo nội dung hoàn chỉnh sẽ có thể bao gồm các bước cơ bản như lên ý tưởng, phân tích và xác định các hạng mục nội dung cần viết, bắt đầu viết và cuối cùng là phân phối và đo lường hiệu quả có được của nội dung.
Và quá trình tạo nội dung có sự tham gia của các chuyên gia khác nhau.
Content hay Nội dung là gì?
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Content có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau như là Sự hài lòng (một thuật ngữ mô tả cảm xúc hay trạng thái hài lòng, thoải mái, hạnh phúc) hay Hàm lượng của một chất cụ thể có trong một thứ gì đó.
Tuy nhiên, trong bài viết này, Content sẽ được phân tích dưới góc nhìn truyền thông và marketing nói chung và nó có nghĩa là Nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người ví dụ như các văn bản (Text) có trong bài viết này, một video ca nhạc, hoặc hình ảnh (Photo) nào đó.
Content Creation là gì trong Marketing?
Mặc dù Content Creation là thuật ngữ mang ý nghĩa xây dựng hoặc sáng tạo ra cái gọi là Nội dung nói chung, tức Content Creation có thể được áp dụng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, tuy nhiên trong thực tế, thuật ngữ này lại chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh ngành marketing, cụ thể là Content Marketing.
Trong marketing, khái niệm Content Creation đề cập đến việc sản xuất, xây dựng hay sáng tạo các sản phẩm là nội dung, phân phối nó đến các khách hàng tiềm năng với mục tiêu đạt được các chỉ số kinh doanh như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành, hay cả bán hàng.
Bài viết này cũng chủ yếu phân tích thuật ngữ Content Creation trong bối cảnh marketing và kinh doanh nói chung.
Tại sao việc tạo ra nội dung hay Content Creation lại quan trọng?
Như đã phân tích ở trên, dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, bán sản phẩm hay dịch vụ nào thì về bản chất bạn cũng phải cần giao tiếp với khách hàng của mình thông qua thứ được gọi là Nội dung (Content).
Quá trình tạo ra nội dung (Content Creation) theo đó không phải là thứ nên làm mà là bắt buộc phải làm với bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.
Bởi vì Content Creation là một phần quan trọng của khái niệm lớn hơn là Content Marketing — một chiến lược xây dựng nội dung dài hạn phải bao gồm việc phát triển và chia sẻ nội dung trên các kênh để tiếp cận và thu hút nhiều đối tượng mục tiêu hơn.
Dưới đây là một số lợi ích quan trọng nhất của việc sản xuất và sáng tạo nội dung.
Các loại nội dung (Content) phổ biến nhất cần biết trong quá trình xây dựng nội dung (Content Creation).
Vì bản chất của Content Creation hay quá trình sản xuất nội dung chính là nội dung và nội dung lại có nhiều định dạng hay loại hình khác nhau, việc lựa chọn đúng loại nội dung cần xây dựng cũng rất quan trọng.
Dưới đây là một số loại định dạng nội dung phổ biến.
Bài đăng trên blog.
Các bài đăng trên blog (website) của thương hiệu là một trong những cách thức phổ biến để giáo dục người đọc hay cung cấp thông tin cho khách hàng. Các bài đăng trên blog cũng giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, thứ hạng tìm kiếm từ các từ khoá cụ thể và cả việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Các nghiên cứu về định dạng nội dung cho thấy, cả các bài viết ngắn và dài đều quan trọng với thương hiệu và sự quan tâm của khách hàng.
Một số ý tưởng sáng tạo nội dung (Content Creation) cho các bài đăng trên blog.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh và nhóm đối tượng khác nhau, các ý tưởng xây dựng nội dung (Content Creation ideas) có thể khác nhau, dưới đây là một số ý tưởng chính bạn có thể tham khảo:
Nội dung 101: Là loại nội dung giúp trả lời tất cả các câu hỏi thường gặp mà người mới bắt đầu trong ngành thường gặp phải.
Nội dung 201: Cung cấp các kiểu nội dung phức tạp hơn cho các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm.
So sánh: Nội dung so sánh nhiều giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau.
Curations: Chia sẻ các tài nguyên hữu ích nhất về một chủ đề nhất định.
Hướng dẫn cách thực hiện (How-to): Đưa ra các hướng dẫn chi tiết từng bước cho các công việc nào đó.
Tin tức: Nội dung chia sẻ các thông báo về các cập nhật, tin tức mới nhất trong ngành và hơn thế nữa.
Đồ họa thông tin (Infographics)
Infographics hay các đồ hoạ thông tin là một trong những cách thức trực quan nhất để thể hiện nội dung.
Infographics sẽ thể hiện rõ nét nhất giá trị của nó nếu được sử dụng để truyền tải những thông tin phức tạp hoặc mang nặng yếu tố dữ liệu (số liệu). Thay vì các nội dung bằng văn bản (Text) thường khá khô khan, Infographics ngược lại sống động hơn nhiều.
Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho Infographics.
Infographics trên thực tế có nhiều hình dạng và hình thức khác nhau. Dưới đây là một số ý tưởng có thể khơi dậy sự sáng tạo của bạn:
Giải thích quy trình: Chia nhỏ một quy trình phức tạp liên quan đến ngành hoặc sản phẩm theo cách trực quan dễ hiểu.
Xu hướng của ngành: Sử dụng dữ liệu để minh họa cho các xu hướng hiện tại trong ngành.
Câu hỏi thường gặp (FAQs): Chuyển các câu hỏi thường gặp nhất của khách hàng thành các đồ họa thông tin hấp dẫn.
Biểu đồ (Chart): Truyền tải các nội dung chủ yếu là có nhiều số liệu.
Video.
Trong bối cảnh giao tiếp và truyền thông nói chung ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội như Facebook mà đặc biệt hơn là TikTok hay YouTube, video trở thành một trong những loại nội dung được sử dụng, yêu thích và có khả năng tương tác cao nhất.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng video là định dạng nội dung hiệu quả nhất trong việc tiếp cận và chuyển đổi khách hàng mục tiêu.
Dù là video giải trí hay video giới thiệu sản phẩm, video nên là định dạng ưu tiên của các thương hiệu trong bối cảnh sáng tạo nội dung ngày nay.
Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho video.
Một khi xem video là thành phần nội dung không thể thiếu trong quá trình xây dựng nội dung (Content Creation), dưới đây là các ý tưởng bạn có thể tham khảo.
Video giải thích: Giải thích ngắn gọn một sản phẩm, dịch vụ hoặc khái niệm nào đó.
Nghiên cứu điển hình (Case Study): Nêu bật cách những khách hàng đã hài lòng khi sử dụng và trải nghiệm sản phẩm.
Hướng dẫn: Video hướng dẫn từng bước về cách thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó.
Hậu trường (BTS): Video cho thấy những góc nhìn khác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ cách sản xuất ra một sản phẩm).
Podcast.
Podcast là hình thức sản xuất và chia sẻ nội dung thông qua cách kể chuyện và thảo luận. Các Podcast này thường được phát theo chủ đề hoặc kỳ (Series).
Sau khi các nội dung Podcast được hoàn thành, các nền tảng như Apple Podcasts, Spotify hay Google Podcasts chính là nơi bạn có thể sử dụng để giao tiếp với khách hàng hay đối tượng người nghe (người xem).
Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho podcast.
Cũng tương tự Video hay Infographics, nội dung Podcast cũng phù hợp với nhiều định dạng sáng tạo khác nhau. Dưới đây là một số ý tưởng mà bạn có thể khám phá.
Phỏng vấn với chuyên gia: Phỏng vấn với các chuyên gia trong ngành, các nhà lãnh đạo tư tưởng và những người có ảnh hưởng.
Câu chuyện thành công: Khám phá cách các doanh nghiệp liên quan đến chủ đề podcast đạt được sự thành công.
Phiên hỏi đáp: Tập trung vào việc trả lời các câu hỏi do khán giả của kênh gửi.
Xu hướng của ngành: Làm nổi bật các chủ đề mang tính thịnh hành trong các lĩnh vực cụ thể.
Thảo luận nhóm: Thu hút các chuyên gia tham gia thảo luận nhóm về một chủ đề cụ thể nào đó.
Bài đánh giá: Podcast thảo luận về sách, phim hay các sự kiện liên quan đến chủ đề podcast.
Bài đăng trên mạng xã hội.
Với hơn 5 tỷ người dùng hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội, mạng xã hội trở thành mỏ vàng với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, họ có thể kết nối với nhiều đối tượng khác nhau và đáp ứng sở thích của họ.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, mức độ ưu tiên của thương hiệu có thể khác nhau trên các nền tảng, việc đa dạng hoá kênh tiếp cận là chiến lược mà mọi thương hiệu đều nên cân nhắc.
Với lượng tiếp cận tiềm năng khổng lồ, thương hiệu có thể sử dụng các bài đăng trên mạng xã hội để xây dựng nhận thức về thương hiệu, giáo dục khách hàng, bán hàng và hơn thế nữa.
Một số ý tưởng sáng tạo nội dung (Content Creation) cho bài đăng trên mạng xã hội.
Quảng cáo nội dung: Chia sẻ các liên kết đến những nội dung được xuất bản trên website của doanh nghiệp.
Nội dung hậu trường: Đăng ảnh hoặc video về không gian làm việc, sản xuất sản phẩm, hoặc quá trình sáng tạo của doanh nghiệp.
Các nội dung về sản phẩm: Giải thích những lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhất của doanh nghiệp.
Nội dung do người dùng tạo ra (UGC): Chia sẻ lại ảnh, video hay bài đánh giá sản phẩm do các khách hàng đã sử dụng sản phẩm tạo ra.
Thăm dò ý kiến và khảo sát: Thu thập ý kiến hoặc hiểu biết từ các khách hàng hiện tại.
Quà tặng (Khuyến mãi): Tổ chức các cuộc thi tặng quà hay chạy các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng.
Các nội dung mang tính xu hướng (Trend, Memes): Thương hiệu có thể thúc đẩy lượng tương tác và tính liên quan của thương hiệu thông qua các nội dung xu hướng.
Các nội dung giải trí khác: Ngoài việc sản xuất các nội dung liên quan trực tiếp đến sản phẩm hay bán hàng, thương hiệu cũng có thể tạo ra các nội dung giải trí nhằm truyền cảm hứng cho khách hàng. Các nội dung giải trí thường có khả năng tương tác cao hơn nhiều so với các nội dung phi giải trí khác.
Nội dung tương tác.
Nội dung tương tác (Interactive Content) là những nội dung khuyến khích người dùng tương tác với nội dung của thương hiệu, loại nội dung này có thể khiến họ dành nhiều thời gian hơn trên website, tương tác nhiều hơn trên mạng xã hội và hơn thế nữa.
Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho nội dung tương tác.
Nội dung tương tác có thể có nhiều hình thức hay định dạng thể hiện khác nhau. Dưới đây là một số định dạng phổ biến.
Câu hỏi & khảo sát: Cho phép người xem nội dung tìm hiểu, tương tác và đưa ra câu trả lời riêng của họ.
Hội thảo tương tác (Interactive webinars): Cho phép người tham dự các buổi hội thảo trên web cơ hội nhận xét và đặt câu hỏi theo thời gian thực.
Bản đồ tương tác: Cho phép người dùng tập trung vào các khu vực địa lý khác nhau để khám phá thông tin cụ thể khác nhau.
Cách phát triển một quy trình xây dựng nội dung trong marketing (Marketing Content Creation).
Như đã có đề cập ở đầu bài viết, trong khi khái niệm Content Creation hay quy trình xây dựng và sáng tạo nội dung là rất rộng, thuật ngữ này lại chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing nói chung và content marketing nói riêng.
Nếu nội dung là một phần quan trọng của thương hiệu của bạn, dưới đây là chi tiết quy trình xây dựng và sáng tạo nội dung trong marketing mà bạn có thể tham khảo.
Xây dựng các ý tưởng tạo nội dung (Content Creation Ideas).
Mọi nội dung (Content) hay ho nhất phải được bắt đầu từ việc phát triển những ý tưởng sáng tạo mà đối tượng người xem nội dung sẽ thấy thú vị và hữu ích nhất.
Những ý tưởng xây dựng nội dung theo đó nên tập trung vào các nhu cầu, sở thích và cả những nỗi đau của khách hàng.
Để có thể có được các thông tin này, dưới đây là một số tài nguyên hay công cụ mà bạn có thể sử dụng:
Các công cụ phân tích: Sử dụng Google Analytics, các công cụ có sẵn nền các tảng mạng xã hội và công cụ khác để tìm hiểu về sở thích và vấn đề của khách hàng.
Ý kiến từ nhân viên bán hàng: Nói chuyện với các nhân viên bán hàng để khám phá các chủ đề mà khách hàng (hiện tại) và khách hàng tiềm năng thường nhắc tới nhất.
Dữ liệu từ các cuộc gọi hỗ trợ khách hàng: Các dữ liệu có được từ các cuộc gọi chăm sóc và hỗ trợ khách hàng là vô cùng quý giá trong việc thấu hiểu khách hàng. Các dữ liệu từ CRM hay CDP là nơi bạn có thể khám phá.
Dữ liệu nghiên cứu cạnh tranh: Các dữ liệu có được từ các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
Content Brief.
Content Brief trong tiếng Việt có nghĩa là Tóm tắt nội dung hay Bản tóm tắt nội dung, nó là một tài liệu ngắn cung cấp cho người viết nội dung những hướng dẫn và hiểu biết cơ bản để bắt đầu quá trình xây dựng nội dung. Nội dung có thể là các bài viết trên blog, bài PR, sách trắng hoặc các bài đăng trên mạng xã hội.
Để có thể tạo ra các nội dung chi tiết hiệu quả và đạt được mục tiêu ban đầu, các bản tóm tắt nội dung này là rất cần thiết.
Sản xuất nội dung.
Một khi bạn đã có thể xác định được việc bạn cần viết về chủ đề hay ý tưởng gì, đồng thời bạn cũng đã có trong tay các bản tóm tắt về những gì cần viết, đã đến lúc bạn bắt tay vào quá trình xây dựng hay sản xuất nội dung.
Khi bắt tay vào quá trình này, dưới đây là một số mẹo mà bạn nên cân nhắc để nội dung được tạo ra có nhiều giá trị hơn.
Lấy khách hàng làm trung tâm: Điều chỉnh nội dung theo sở thích và nỗi đau của khách hàng (người tiếp cận nội dung).
Có giá trị: Cung cấp các giá trị cho khách hàng bằng cách giáo dục họ hoặc trình bày những giải pháp cho họ.
Rõ ràng và ngắn gọn: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh biệt ngữ và giữ cho thông điệp đi thẳng vào vấn đề.
Thu hút: Tận dụng cách kể chuyện (stotytelling), hình ảnh và có thể cả các yếu tố tương tác để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Đáng tin cậy: Trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy, sử dụng dữ liệu để hỗ trợ cho các tuyên bố được đưa ra trong bài.
Độc đáo: Nội dung cần phải cung cấp ít nhất là một điều gì đó khác biệt so với những gì hiện có từ đối thủ.
Có thể hành động: Nội dung tốt là những nội dung khuyến khích khách hàng hay người xem làm một điều gì đó, cho dù đó là thay đổi việc suy nghĩ, áp dụng các kiến thức mà họ đã thu được, hay cả việc mua hàng.
Quảng bá nội dung.
Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, việc tạo ra các nội dung hấp dẫn là chưa đủ, mà việc giới thiệu hay quảng bá nó tới nhiều khách hàng tiềm năng mới thực sự quan trọng.
Sản xuất và sáng tạo nội dung (Content Creation) và Marketing luôn đi đôi với nhau. Vì vậy, bạn có thể (và nên) quảng bá nội dung trên nhiều kênh hay nền tảng nhất có thể để tối đa hoá khả năng tiếp cận và bán hàng.
Phân tích hiệu suất, tối ưu và lặp lại quá trình.
Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất nội dung (Content Creation) đó là phân tích hiệu suất, tối ưu hoá và lặp lại quá trình xây dựng nội dung.
Phân tích hiệu suất nội dung có thể giúp nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hiểu điều gì đang mang lại hiệu quả và điều gì không.
Để có thể đánh giá đúng hiệu quả, người làm nội dung cần chọn đúng chỉ số (KPIs) đánh giá, dưới đây là các chỉ số hay số liệu đánh giá nội dung mà bạn có thể sử dụng:
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm người dùng thực hiện hành động mong muốn trên website, chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ.
Lượt xem trang hoặc video (View): Tổng số lần người dùng xem website hoặc video.
Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic): Là số lượng người dùng truy cập đến website bằng cách nhấp vào các kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) hay nội dung không sử dụng quảng cáo.
Phạm vi tiếp cận trên mạng xã hội (Reach): Tổng số người xem duy nhất đã xem (thấy) nội dung của thương hiệu trên mạng xã hội.
Thời gian tương tác trung bình: Lượng thời gian trung bình mà người dùng ở lại trên một website nhất định hoặc trên một kênh nào đó.
Thứ hạng của từ khóa: Các nội dung tốt cũng đóng góp một phần không nhỏ đến cách website được xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Thứ hạng của từ khoá (Keyword) chính là vị trí hiển thị của website (webpage) trên công cụ tìm kiếm dựa trên từng từ khoá hay truy vấn tìm kiếm cụ thể.
Backlinks: Là các liên kết từ các website khác trỏ về website của thương hiệu. Nội dung càng tốt thì sẽ càng được nhiều website khác đăng lại và dẫn nguồn. Điều này tạo nên cái gọi là backlink cho website.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics 4 (GA4) để thu thập các điểm dữ liệu như đã phân tích ở trên.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các phân tích của MarketingTrips cho câu hỏi Content Creation là gì, tại sao việc sản xuất và sáng tạo nội dung lại quan trọng và cả quá trình chi tiết để triển khai việc sáng tạo nội dung.
Hy vọng với các kiến thức nền tảng này, bạn có nhiều cách hơn để bắt đầu xây dựng nội dung cho doanh nghiệp của mình, tối ưu hoá để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giám đốc điều hành Bumble, Whitney Wolfe Herd: Bumble ra đời vào thời điểm tôi không muốn liên quan gì đến các ứng dụng hẹn hò. Thay vào đó, tôi chỉ muốn tạo ra một mạng xã hội nơi phụ nữ có thể trao đổi những lời khen ngợi. Nhưng rồi ý tưởng đó đã trở thành Bumble.
Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Bumble, Whitney Wolfe Herd từng nói cô muốn làm cho ứng dụng hẹn hò của mình trở nên phổ biến như những gã khổng lồ về mạng xã hội và cô thích ý tưởng khách hàng không cần tiêu tiền. Chính vì vậy, Bumble từng chỉ có “ngân sách khiêm tốn” vào thời điểm đó.
LÀM ĐIỀU BẤT THƯỜNG ĐỂ TẠO NÊN THÀNH CÔNG PHI THƯỜNG
Thay vì các chiến dịch tiếp thị truyền thống, Wolfe Herd đã thực hiện một loạt “thủ thuật điên rồ” để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến công ty khởi nghiệp của cô.
Để tăng lượt tải xuống ứng dụng, Whitney Wolfe Herd từng sẵn sàng trả 20 USD cho mỗi chiếc bánh quy phủ sương màu vàng với biểu tượng Bumble màu trắng để tặng những học sinh gần trụ sở công ty để đổi lấy việc tải xuống ứng dụng và chia sẻ nó với bạn bè của họ.
Sử dụng chiến lược tương tự, Wolfe Herd từng truyền bá ứng dụng này bằng cách dãn nhãn Bumble lên các hộp bánh pizza để tặng sinh viên đại học.“Chúng tôi không có Đô la tiếp thị.
Và thật đáng ngạc nhiên, khi mà sau đó có nhiều phụ nữ tải xuống, nhiều người đàn ông tải xuống và họ bắt đầu khớp nhau. Và đó là lúc hiệu ứng quả cầu tuyết thực sự bắt đầu”.
Bumble được ra mắt vào tháng 12/2014 với khoản tài trợ 10 triệu USD từ người đồng sáng lập Badoo, Andrey Andreev, theo báo cáo của Forbes.
Trên thực tế, Bumble từng bị các nhà đầu tư trước đó từ chối vì họ cho rằng ứng dụng hẹn hò mà để phụ nữ bắt đầu cuộc trò chuyện với đối tác của họ đã đi ngược lại các chuẩn mực xã hội và sẽ không được công chúng đón nhận.
“Mỗi lần tôi nhận được một email hoặc dòng tweet gây tổn thương hoặc nhà đầu tư nào đó nói với tôi ý tưởng về Bumble thật ngu ngốc, tôi lại càng thực sự hào hứng với nó”, Wolfe Herd nói. “Mọi người thường không biết cách nhìn những thứ chưa tồn tại, vì vậy bạn chỉ cần tin vào chính mình“.
CEO BUMBLE: HÃY VỨT BỎ NHỮNG QUY TẮC CŨ RA NGOÀI CỬA SỔ
7 năm sau khi ra mắt ứng dụng, vào tháng 2/2021, Wolfe Herd trở thành nữ sáng lập trẻ nhất có thể đưa công ty IPO , đồng thời thực hiện sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ trong cả cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của họ. Bumble hiện
sở hữu một bộ ứng dụng bao gồm Bumble và Badoo, có vốn hóa thị trường là 1,91 tỷ USD. Từ những khởi đầu khiêm tốn, công ty đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, Whitney Wolfe Herd quyết tâm tạo dựng một nền tảng hẹn hò ngày càng tử tế.
Cô không chỉ có tên trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất của Tạp chí TIME và lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30, mà cô còn là bà mẹ hai con với một số dự án mới thú vị đang được triển khai.
“Tôi không đi theo con đường của những người sáng lập truyền thống – tôi chưa bao giờ làm công việc tư vấn hay học trường kinh doanh.
Công việc đầu tiên của tôi không phải là công việc mơ ước và nó đã đưa tôi đến một con đường rất khác”, Whitney Wolfe Herd chia sẻ.
BIẾN THÁCH THỨC THÀNH NHIÊN LIỆU
Chia sẻ với tờ Body + Soul, CEO Bumble cho biết thời kỳ đầu trong sự nghiệp của mình, cii từng là mục tiêu của sự lạm dụng và quấy rối trực tuyến.
Cô liên tục sống trong trạng thái lo lắng thường trực, với cô khi ấy, Internet cũng là một thứ nguy hiểm và độc hại. Chính khi đó, cô biết mình phải tạo ra một mạng internet tử tế hơn và lành mạnh hơn. “Khi đó, tôi phải tự giải quyết vấn đề này, tôi có thể biến thế giới trực tuyến thành không gian an toàn hơn cho những phụ nữ khác”, cô nói.
Wolfe Herd: Bumble, nơi hành vi xấu không được dung thứ và nơi phụ nữ cảm thấy được trao quyền để bắt đầu được sinh ra từ kinh nghiệm của chính tôi. Ngoại trừ những người bạn thân nhất của tôi, dường như không có nhiều người tin rằng ứng dụng hẹn hò dành cho phụ nữ là cần thiết hoặc có thể thành công.
Khi mới thành lập vào năm 2014, Bumble thậm chí còn không có văn phòng. Họ chỉ có bốn người làm việc trong một căn hộ hai phòng ngủ. “Tại Bumble, chúng tôi làm việc chăm chỉ nếu không, chúng tôi đã không thể tung ra các tính năng mới, mở rộng quy mô và đưa công ty ra công chúng.
Nhưng trên thực tế, chúng tôi không tôn vinh văn hóa hối hả”, cô cho rằng không ai nên hy sinh sức khỏe tinh thần của mình vì sự nghiệp, nếu cô đã dậy sớm làm việc qua email, cô sẽ dành thời gian vào buổi chiều để dành cho con mình.
Khác với những CEO đang tận dụng tối đa sức lực nhân viên, Wolfe Herd quản trị công ty theo cách khác biệt: “Trong thời kỳ đại dịch, khi sức khỏe tinh thần của chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề, chúng tôi đã áp dụng chính sách nghỉ phép hai tuần cho toàn công ty mỗi năm, cũng như chính sách nghỉ phép được trả lương không giới hạn.
Tôi tự hào về văn hóa của chúng tôi tại Bumble: trung thực, hòa nhập, trách nhiệm và tất nhiên là cả lòng tốt”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Số lượng các công ty khởi nghiệp “ngã ngựa” đang gia tăng, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đại gia đám mây như Amazon Web Services, Google.
Các nhà phân tích từng cảnh báo về sự kiện “tuyệt chủng hàng loạt” đối với thế giới khởi nghiệp. Lúc đó, làn sóng startup đóng cửa gần như mới chỉ bắt đầu.
Theo Business Insider, bốn tháng sau, làn sóng các startup ngừng hoạt động đã gia tăng nhanh chóng và bắt đầu ảnh hưởng đến lĩnh vực đám mây.
Theo dữ liệu từ Carta, cơ quan theo dõi chặt chẽ tình trạng đóng cửa của các công ty khởi nghiệp, có 212 công ty khởi nghiệp đã phá sản hoặc giải thể theo nhiều cách khác nhau trong quý 3.
Tất nhiên, không phải mọi công ty khởi nghiệp đều là khách hàng của Carta. Vì thế, con số có thể còn cao hơn. Song điều đáng chú ý là tốc độ đóng cửa của các startup.
Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, Carta đã chứng kiến 543 công ty khởi nghiệp ngừng hoạt động. Đó là mức cao nhất từ trước đến nay kể từ năm 2019.
Đây là tin xấu đối với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây vì doanh thu và tốc độ tăng trưởng của họ một phần phụ thuộc vào chi tiêu của các công ty khởi nghiệp.
Nếu những doanh nghiệp trẻ này đang chết dần, lĩnh vực đám mây sẽ khó phát triển với tốc độ như trước đây.
Theo Peter Walker, người đứng đầu bộ phận phân tích tại Carta, việc ngừng hoạt động của các công ty khởi nghiệp sẽ tiếp tục với tốc độ cao trong 2 đến 3 quý tới.
Khi các công ty khởi nghiệp hết tiền và đóng cửa, họ sẽ ngừng chi tiêu cho các dịch vụ đám mây. Khi hơn 500 công ty phá sản trong một vài quý, con số đó thực sự có thể tăng lên.
AMAZON WEB SERVICES “LÃNH ĐỦ”
Amazon Web Services có thể là ông lớn dễ gặp phải hiện tượng này nhất. Nhà tiên phong về đám mây đã sớm xây dựng được vị trí dẫn đầu bằng cách phục vụ các công ty khởi nghiệp tốt hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác.
Trong thời kỳ bùng nổ khởi nghiệp kéo dài, điều này thực sự thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của AWS. Khi các công ty như Airbnb chuyển từ doanh nghiệp nhỏ thành tập đoàn lớn trong vài năm, họ sẽ chi rất nhiều tiền cho các dịch vụ đám mây. Và AWS đã “vớ bẫm”.
Trên trang web của mình, AWS cho biết họ đã giúp “nhiều công ty khởi nghiệp khởi nghiệp, xây dựng và thành công hơn bất kỳ nhà cung cấp đám mây nào khác”.
AWS lưu ý rằng hơn 250.000 công ty khởi nghiệp sử dụng nền tảng đám mây của họ và 83% trong số 1.000 kỳ lân trên toàn thế giới chạy trên AWS.
TỪ BÙNG NỔ ĐẾN CƠN NGƯỢC GIÓ
Tuy nhiên, giờ đây, sự tập trung này đang trở thành một cơn gió ngược. Khi Amazon báo cáo doanh thu, các nhà phân tích của Bernstein kỳ vọng AWS sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái là 12,5% trong quý thứ ba.
Con số này giảm từ 30% xuống 40% so với cùng kỳ năm trước về tốc độ tăng trưởng của AWS vào năm 2021, khi các công ty khởi nghiệp đang ngập trong tiền mặt và rất ít công ty khởi nghiệp phải đóng cửa. AWS đã trở thành một công ty chậm tăng trưởng trong lĩnh vực này.
Có những dấu hiệu khác cho thấy nhu cầu yếu hơn. Cuối ngày thứ Ba (24/10), Google đã báo cáo hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây của mình tăng trưởng chậm hơn và giám đốc điều hành Ruth Porat đổ lỗi cho “những nỗ lực tối ưu hóa khách hàng”.
Cổ phiếu Google giảm 10%, trong khi cổ phiếu Amazon giảm 6%. Giám đốc tài chính Microsoft Amy Hood cũng đã đề cập đến những nỗ lực tối ưu hóa này vào thứ Ba.
Tối ưu hóa khách hàng có nghĩa là các công ty khởi nghiệp và các công ty khác vẫn đang cố gắng tìm cách kiểm soát hóa đơn trên nền tảng đám mây của họ, ngay cả khi họ chưa phá sản.
Có một cảnh báo lớn cho những mối lo ngại này. Sự bùng nổ AI tổng quát đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ đám mây AI.
Giữa làn sóng khởi nghiệp tuyệt chủng, một số công ty khởi nghiệp tập trung vào công nghệ AI đang tìm cách huy động các vòng cấp vốn mới lành mạnh. Và họ đang sử dụng một số tiền mới đó để chi tiêu cho các dịch vụ đám mây AI.
Tuy nhiên, cho đến nay, Microsoft có vẻ là người được hưởng lợi chính từ việc này. Tăng trưởng đám mây của công ty rất tốt trong quý 3, nhờ nhu cầu về các dịch vụ AI mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bamboo Airways tạm dừng khai thác một loạt đường bay quốc tế giữa Việt Nam và Anh, Hàn Quốc, Úc, Đức, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Các đường bay tạm dừng khai thác bao gồm Hà Nội-London Gatwick (Anh) từ 18-10, Hà Nội-Incheon (Hàn Quốc) từ 29-10, TP HCM-Sydney/Melbourne (Úc) từ 4-11, TP HCM/Hà Nội-Frankfurt (Đức) từ 4-11, TP HCM-Singapore từ 4-11, Hà Nội-Bangkok (Thái Lan)/Narita (Nhật Bản)/Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) từ 8-11, TP HCM – Bangkok từ 21-11.
Đại diện Bamboo Airways cho biết tạm dừng khai thác một số đường bay quốc tế để đảm bảo tập trung nguồn lực, ưu tiên tính hiệu quả trong vận hành, đáp ứng nhu cầu của hành khách và điều kiện thị trường, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán 2024.
Về quyền lợi của khách hàng khi tạm dừng khai thác các đường bay này, đại diện Bamboo Airways khẳng định cam kết đảm bảo tối đa quyền và lợi ích chính đáng trong mọi trường hợp. Hãng đã và đang tăng cường nhân sự chuyên trách để tiếp nhận và xử lý các yêu cầu hỗ trợ trong thời gian sớm nhất có thể, bao gồm đổi lịch bay miễn phí hoặc hoàn tiền vé đầy đủ cho hành khách.
Thời gian vừa qua, hoạt động điều chỉnh tần suất khai thác một số đường bay của Bamboo Airways đã khiến lịch trình di chuyển và trải nghiệm dịch vụ của một số hành khách bị ảnh hưởng. Đại diện Bamboo Airways lý giải do khối lượng yêu cầu tăng đột biến, một số công tác đang mất nhiều thời gian hơn để được xử lý, mặc dù Bamboo Airways đã huy động tối đa nguồn nhân lực trực 24/7 tại các điểm chăm sóc khách hàng.
Với các đường bay không nằm trong diện điều chỉnh, hoạt động khai thác của hãng vẫn bình thường. Bamboo Airways tiếp tục duy trì ổn định hoạt động khai thác các đường bay trục kết nối Hà Nội-TP HCM, Hà Nội-Đà Nẵng, TP HCM-Đà Nẵng và các đường bay địa phương kết nối Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Quy Nhơn, Phú Quốc, Côn Đảo…
Đại diện hãng hàng không cho biết đang triển khai quyết liệt các giải pháp để tái cấu trúc toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng hướng đi phù hợp mới cho giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024.
Cụ thể, cấu trúc đội máy dự kiến, bao gồm các chủng loại máy bay thân hẹp và phản lực, khai thác trên các đường bay nội địa trọng điểm, nổi bật tập trung vào các đường bay trục chính đến Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, các đường bay du lịch, công vụ có nhu cầu cao cũng như các đường bay quốc tế tới Đông Nam Á.
Trước hết, Hãng đặt mục tiêu đưa quy mô đội máy bay về lại 30 chiếc, hướng tới nâng lên 50 chiếc và nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Apple, Microsoft đã đề xuất chi 15 tỷ USD mỗi năm tuy nhiên Google đã đưa ra con số cao hơn để giành chiến thắng.
Theo đó, trong phiên tòa chống độc quyền giữa Mỹ và Google, CEO Microsoft Satya Nadella đã nói rằng một trong những lý do khiến Bing đứng sau Google là vì Apple đã đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định của mình.
Mặc dù thỏa thuận của Google với Apple là một trong những trọng tâm chính của vụ kiện, một câu hỏi luôn được đặt ra là Google phải trả bao nhiêu cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trong Safari trên các thiết bị như Mac, iPad và iPhone.
Đặc biệt là khi Apple thậm chí còn từ chối lời đề nghị khoảng 15 tỷ USD mỗi năm của Microsoft.
Nhiều ước tính trong quá trình phân tích cho thấy Google đã trả cho Apple từ 10 tỷ đến 20 tỷ USD mỗi năm để biến Google thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari. Tuy nhiên, một báo cáo mới của New York Times hiện tiết lộ rằng Google đã trả cho Apple “khoảng 18 tỷ USD” vào năm 2021.
Báo cáo cho thấy Google đã trả tiền cho Apple để duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường tìm kiếm và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Bằng cách làm những điều này, Google hy vọng sẽ duy trì được sự thống trị của mình trên thị trường công cụ tìm kiếm và ngăn Apple trở thành một đối thủ nặng ký.
CEO Nadella cũng đề cập đến việc Google sẽ sử dụng các dịch vụ phổ biến này để quảng cáo Chrome, điều này có thể khiến người dùng từ bỏ cả Safari.
Trong khi đó, ngoài thỏa thuận với Apple, Google còn ký các hợp đồng tương tự với Samsung và Mozilla.
Những thỏa thuận này cũng đã được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng để tuyên bố rằng Google đã củng cố trái phép sự độc quyền của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến bằng cách trả tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các trình duyệt và thiết bị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok và YouTube cùng với Meta đang mong muốn có được giấy phép thương mại điện tử ở Indonesia sau khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á cấm hoạt động mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội.
Cách đây không lâu, Bộ thương mại Indonesia đã chính thức cấm các giao dịch thương mại điện tử trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Indonesia cấm bán hàng trên TikTok với mục tiêu tìm cách bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, với dân số hơn 270 triệu người, Indonesia đã tạo ra gần 52 tỷ USD giao dịch thương mại điện tử vào năm 2022.
Với khoảng 125 triệu người dùng tại Indonesia, việc TikTok Shop bị cấm cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của TikTok.
Một số nguồn tin cho biết dù đã bị cấm, ByteDance, công ty mẹ của TikTok cùng với YouTube và cả Meta đang nỗ lực để có được giấy phép thương mại điện tử tại Indonesia.
Cụ thể, TikTok đang tổ chức các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác tiềm năng với các công ty thương mại điện tử địa phương, bao gồm Tokopedia của GoTo, đồng thời sẽ xây dựng một ứng dụng TikTok Shop độc lập cho Indonesia.
Lãnh đạo của Bộ Thương mại Indonesia, Isy Karim, cho biết Meta Platforms (hiện sở hữu Facebook và Instagram) đã nộp đơn xin một loại giấy phép thương mại điện tử cho phép các nền tảng trực thuộc quảng cáo hàng hóa trên ứng dụng của mình tuy nhiên sẽ không thực hiện các giao dịch thương mại điện tử trực tiếp.
Bộ này cho biết giấy phép mới này sẽ cho phép các nhà cung cấp quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ nhưng không thực hiện các giao dịch thương mại trong ứng dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mark Zuckerberg cho biết Threads, nền tảng tương tự X của Elon Musk, hiện thu hút gần 100 triệu người dùng hàng tháng chỉ sau ba tháng xuất hiện.
Số liệu trên được CEO Meta công bố trong cuộc họp báo cáo tài chính quý III/2023 ngày 25/10. Trước đó, Threads cũng đã trở thành nền tảng phát triển nhanh nhất trong lịch sử ứng dụng khi đạt 100 triệu tài khoản đăng ký chỉ 5 ngày sau khi ra mắt vào 5/7.
“Tôi nghĩ từ lâu hàng tỷ người cần một ứng dụng để trao đổi thông tin một cách công khai và tích cực hơn. Threads có cơ hội trở thành ứng dụng như thế.
Chúng tôi sẽ duy trì điều đó trong ít nhất vài năm”, Zuckerberg nói. “Chúng tôi đã triển khai được ba tháng và rất hài lòng với những thứ hiện có. Phát triển cộng đồng là ưu tiên hàng đầu”.
Threads được đánh giá là mạng xã hội đơn giản khi ra mắt, chủ yếu bắt chước các tính năng có trên X. Tuy nhiên, nền tảng đang dần bổ sung nhiều tính năng mới, như khả năng tìm kiếm nhanh, chỉnh sửa bài đăng miễn phí, thêm nền web bên cạnh ứng dụng di động.
Dù vậy, Threads vẫn chưa có mặt tại châu Âu do lo ngại các quy định. Trong một bài đăng hôm 25/10, Giám đốc Instagram Adam Mosseri nói ông mong muốn nền tảng sớm xuất hiện tại châu lục này “trong vài tháng tới”.
Meta vừa báo cáo tài chính quý III/2023 với kết quả khả quan. Công ty đã kiếm được 11,58 tỷ USD trong quý, tăng mạnh so với mức 4,4 tỷ USD cùng kỳ năm 2022 và vượt qua dự đoán của giới phân tích.
Doanh thu của Meta cũng tăng 23% từ 27,71 tỷ lên 34,15 tỷ USD. Tính đến 30/9, Meta có 66.185 nhân viên, giảm 24% so với một năm trước đó.
Cũng theo Meta, số lượng người dùng hoạt động hàng tháng trên các ứng dụng của công ty, gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger, là 3,96 tỷ, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, công ty vẫn thua lỗ hàng tỷ USD ở mảng Reality Labs – bộ phận chuyên phát triển thiết bị thực tế ảo và sản phẩm phục vụ tham vọng metaverse.
Nhà phân tích Jeremy Goldman của Insider Intelligence đánh giá cao kết quả tài chính của Meta. “Bất chấp biến động rộng lớn trong lĩnh vực công nghệ, Meta tiếp tục đáp ứng nhiều kỳ vọng”, ông nói.
“Với quỹ đạo đi lên bền vững nhờ sự quay lại của người dùng, cách tối ưu hóa chiến lược về chi phí cũng như sa thải nhân sự, Meta không chỉ chèo lái con thuyền vượt qua sóng gió, mà còn thiết lập lộ trình tăng trưởng cho những nơi chưa được khám phá”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc lộ thông tin càng ngày càng trở thành mối lo ngại lớn với mọi người, vì vậy, bạn có thể tận dụng Google để biết mình có bị lộ thông tin hay không.
Hiện sự phát triển của Internet khiến cuộc sống của con người trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Internet chứa kho dữ liệu khổng lồ, giúp chúng ta giải đáp muôn vàn câu hỏi. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ bị lộ thông tin cá nhân khi đăng nhập, tìm kiếm các trang web.
Để kiểm tra xem những thông tin cá nhân nào của mình đã xuất hiện trên Internet, lịch sử tìm kiếm, thói quen tìm kiếm của bản thân… bạn có thể làm theo các cách sau:
Sử dụng công cụ Google.
Google Alert là công cụ miễn phí của Google giúp kiểm tra thông tin của bạn trên Internet. Google Alert sẽ giúp bạn tìm kiếm, tổng hợp thông tin trên Internet hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng.
Ngay khi xuất hiện các đoạn nội dung có từ khóa là tên, số điện thoại, email của bạn thì công cụ Google Alert sẽ ngay lập tức gửi cảnh báo cho bạn thông qua email đã đăng ký.
Kiểm tra xem Google biết gì về bạn.
Dưới đây là 4 bước đơn giản để bạn biết xem Google đang biết gì về bạn bao gồm những mối quan tâm, nơi bạn từng đến, thói quen tìm kiếm.
Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ myactivity.google.com/myactivity.
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn.
Google lưu trữ những truy vấn tìm kiếm bạn đã thực hiện sau khi đăng nhập tài khoản Google, nên khả năng bạn sẽ không thấy toàn bộ các tìm kiếm bạn đã thực hiện. Tuy nhiên, danh sách tìm kiếm này cũng có thể giúp bạn có cái nhìn khái quát về thói quen tìm kiếm của mình.
Bước 3: Bấm nút “Lọc theo ngày và sản phẩm”, chọn “Tất cả thời gian” tại mục “Lọc theo ngày” và “Tất cả sản phẩm” tại mục “Lọc theo sản phẩm” của Google.
Google cho phép bạn xem lịch sử tìm kiếm gần đây phân theo ngày. Bạn có thể chọn xem Hôm nay, Hôm qua, 7 ngày qua, 30 ngày qua hay vào phần Tuỳ chỉnh và nhập khoảng thời gian bạn mong muốn.
Khi đã lựa chọn được khoảng thời gian phù hợp, bạn hãy nhấn nút Kính lúp ở phía trên, góc phải hoặc nút Áp dụng ở trình đơn mới mở ra.
Bước 4: Xem Google biết gì về bạn.
Nơi bạn từng đến
Bạn có thể xem thống kê của Google về những nơi mà bạn đến bằng cách chọn mục “Hoạt động Google”. Bạn sẽ thấy tùy chọn “Truy cập dòng thời gian” để chọn mốc thời gian cần thiết. Hoặc bạn cũng có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ https://www.google.com/locationhistory.
Nếu không tắt định vị trên thiết bị di động, bạn có thể vào mục này để xem bản đồ tất cả các địa điểm mà mình từng đến.
Nếu không muốn Google ghi lại các vị trí mà bạn đã đến, hãy nhấn nút “Tạm dừng lịch sử vị trí” ở dưới cùng của trang. Sau đó, một cửa sổ mới sẽ mở ra. Tại đây, bạn chỉ cần nhấn nút “Tạm dừng” là được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từng được cho là thương vụ thành công, Elon Musk có thể làm tốt hơn những gì mà CEO tiền nhiệm đã làm được, những gì đang diễn ra hiện tại thì hoàn toàn trái ngược. X (Twitter) mất khoảng 15 triệu người dùng kể từ lúc về tay Elon Musk.
Theo số liệu mới đây của Sensor Tower, tính từ thời điểm Elon Musk mua lại Twitter và sau đó đổi tên thành X đến tháng 9, mạng xã hội X đã mất khoảng 15 triệu người dùng, lượng người dùng sử dụng hàng ngày (DAU) cũng giảm đi khoảng 16%.
Công ty có khoảng 1.500 người, giảm so với con số 7.500 vào thời điểm Elon Musk mua lại. Và một nền tảng từng là nơi tụ tập trực tuyến quan trọng của các chuyên gia truyền thông, nhà hoạt động chính trị và những người nghiện tin tức đang nhanh chóng mất đi sự liên quan như một nguồn thông tin và tranh luận theo thời gian thực.
Mục tiêu chính trong kế hoạch của Elon Musk dành cho Twitter (nay gọi là X) là chuyển từ nguồn thu quảng cáo sang đăng ký trả phí. Một phân tích mới từ nhà nghiên cứu độc lập Travis Brown ước tính rằng 950.000 đến 1,2 triệu người hiện trả tiền cho dịch vụ trả phí hàng tháng trị giá 8 USD của X.
Điều đó có nghĩa là X đã thuyết phục được ít hơn 1% người dùng đăng ký – và dẫn đến doanh thu chỉ đạt dưới 120 triệu USD hàng năm từ dịch vụ đăng ký của công ty, chưa bao gồm phí cửa hàng ứng dụng từ Apple Inc. và Google.
Đây khó có thể là khoản thay thế doanh thu quảng cáo mà Twitter dựa vào trước kỷ nguyên Elon Musk – khoảng 4,5 tỷ USD trong cả năm vừa qua với tư cách là một công ty đại chúng. Trong khi đó, nhiều nhà quảng cáo hàng đầu của X, chẳng hạn như Mondelez International, Coca-Cola, IBM và HBO, đang chi tiêu ít hơn so với trước khi Elon Musk tiếp quản, phần lớn là do các chính sách mà ông thực hiện đã khiến dịch vụ trở nên hỗn loạn và khó lường hơn.
Nói chung, theo dữ liệu từ Sensor Tower, 5 nhà quảng cáo hàng đầu của X đang chi tiêu cho quảng cáo ít hơn 67% so với trước khi công ty được mua lại. Thậm chí, một số đại lý quảng cáo lớn cho biết họ không có ý định chi tiền cho X.
Trong các tuyên bố công khai, Elon Musk cho biết ông đã cải thiện những gì ông mô tả là các quyết định tùy tiện của dịch vụ về kiểm duyệt nội dung và đã bổ sung nhiều tính năng mới, bao gồm chia sẻ doanh thu cho người dùng X có lưu lượng truy cập đáng kể, số lượt xem trên tweet và khả năng gửi tin nhắn trực tiếp dưới dạng bản ghi nhớ giọng nói. Ông cho biết X có thể có dòng tiền dương vào đầu năm tới.
Hiện do X không còn là công ty niêm yết công khai nữa, nên rất khó để nói chính xác việc quản lý của Elon Musk đã tạo ra giá trị nhiều như thế nào cho công ty.
Fidelity, một công ty quỹ đầu tư, đã giữ cổ phần trong công ty khi Elon Musk mua với giá 44 tỷ USD và họ cho biết vào tháng 5 rằng họ đánh giá cổ phần của họ chỉ còn một phần ba so với mức giá khi thỏa thuận kết thúc.
Bản thân khi thực hiện thương vụ mua lại, Elon Musk cũng khẳng định rằng: “Đây không phải là một cách để kiếm tiền. Tôi không quan tâm đến vấn đề kinh tế một chút nào”.
Nhưng khi ông đưa một khoản nợ khoảng 13 tỷ USD vào Twitter, khiến công ty phải trả hơn 1,2 tỷ USD mỗi năm tiền lãi thì rất đáng để đặt câu hỏi liệu công ty có thể tự duy trì được trong khi Elon Musk theo đuổi những mục tiêu khác của mình hay không.
Những hành động như vậy đã làm cho người dùng khó chịu khi muốn dựa vào các tín hiệu mà họ đã sử dụng lâu nay để xác định tính minh bạch của thông tin trên dòng thời gian của họ. Đồng thời, X đã giảm nhẹ các quy tắc kiểm soát nội dung, mở cánh cửa cho hàng trăm bài đăng với hình ảnh và video đầy sai lệch, chẳng hạn như lá thư giả mạo từ Tổng thống Joe Biden…
Sự hỗn loạn trong các bài đăng trên dịch vụ này là một phần của kế hoạch. Elon Musk từ lâu đã chỉ trích các chính sách của các nền tảng mạng xã hội liên quan đến việc loại bỏ nội dung, và ông đã áp dụng một chính sách dựa trên ý tưởng “tự do ngôn luận, không phải tự do lan truyền”, có nghĩa là công ty đôi khi giữ lại các nội dung sai lệch hoặc lạm dụng mà hạn chế số người xem bằng cách điều chỉnh hệ thống gợi ý của mình. Dưới chính sách mới, X đã ghi nhận một tăng đáng kể trong các bài đăng đầy căm ghét, bạo lực và sai lệch.
Chính Elon Musk đã sử dụng X để truyền tải những trò đùa phân biệt giới tính về phụ nữ là “nguy hiểm và bạo lực”, so sánh nhà đầu tư và nhà từ thiện George Soros với siêu ác nhân Magneto; và giúp lan truyền các lý thuyết âm mưu sau các sự kiện bạo lực như cuộc tấn công vào chồng của bà Nancy Pelosi và vụ xả súng tại Nashville.
Cả chính sách và hành vi cá nhân của Elon Musk đã làm phức tạp mối quan hệ của X với các nhà quảng cáo, họ muốn đảm bảo rằng quảng cáo của họ sẽ không bao giờ xuất hiện cạnh các bài đăng thù hận chẳng hạn. Các thương hiệu lớn như Merck & Co., Hilton Worldwide và AT&T đã rời bỏ trong vài tháng đầu kể từ khi Elon Musk đảm nhận vị trí lãnh đạo.
Mối quan hệ quan trọng với các công ty như Eli Lilly & Co. và PepsiCo bị tổn thương khi các tài khoản giả mạo xuất hiện trên nền tảng và tự xưng là đại diện của họ. Vào tháng 5, X đã tuyển dụng Linda Yaccarino, một cựu nhà quản lý của NBCUniversal, làm Tổng giám đốc điều hành, một phần để giúp giảm bớt sự căng thẳng với các nhà quảng cáo. Vào tháng 9, chính Elon Musk đã tiết lộ doanh số quảng cáo vẫn giảm hơn một nửa.
Kinh doanh theo mô hình đăng ký của Elon Musk, dự kiến sẽ giúp tạo ra doanh thu không phải từ quảng cáo, đồng thời giảm spam và hành vi đùa cợt bằng cách áp đặt một chi phí khi sử dụng hệ thống như một nền tảng phân phối.
Nhưng việc này lại có tác động ngược lại, vì những người tham gia xấu đã sẵn sàng trả tiền để có được huy hiệu xác thực, làm cho tài khoản giả mạo của họ trông chính chác và đảm bảo rằng nội dung của họ nhận được sự ưu ái từ các thuật toán xếp hạng của Twitter. Trong khi đó, hầu hết người dùng thông thường ít khi thấy lý do để trả phí, làm suy yếu giả thuyết rằng áp dụng việc đăng ký trả phí sẽ giúp X từ bỏ quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Jamie Dimon của JPMogan Chase ngày 24/10 cảnh báo về những rủi ro của việc phụ thuộc vào một dự báo kinh tế duy nhất, đặc biệt khi xét tới lịch sử dự báo kinh tế kém uy tín của các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Đây là cảnh báo u ám mới nhất mà JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất của Mỹ về giá trị tài sản, đưa ra về những gì đang đợi nền kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung trong thời gian tới. Trong cảnh báo này, ông Dimon cho rằng hiện nay đang có nhiều nhân tố có thể khiến cho việc dự báo kinh tế càng trở nên khó hơn.
“Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho các khả năng và tình huống có thể xảy ra, đừng chỉ hành động theo một hướng, vì tôi chưa bao giờ thấy có ai dự báo đúng cả”, ông Dimon phát biểu tại một phiên thảo luận tại thượng đỉnh Sáng kiến đầu tư tương lai (Future Investment Initiave) đang diễn ra ở Riyadh, Saudi Arabia.
“Tôi muốn chỉ ra rằng các ngân hàng trung ương trong 18 tháng qua đã dự báo sai bét. Tôi thận trọng về những gì có thể xảy ra vào năm tới”, ông Dimon nói.
Nhận định này của vị CEO là một sự đề cập đến dự báo của Fed hồi đầu năm 2022 và phần lớn thời gian của năm 2021, khi giới chức Fed khẳng định việc lạm phát tăng mạnh chỉ là tạm thời. Cùng với việc dự báo sai về lạm phát, Fed còn dự báo sai về lãi suất.
Trong dự báo “dot plot” đưa ra vào tháng 3/2022, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Fed cho rằng lãi suất cơ bản sẽ chỉ tăng lên mức 2,8% vào cuối năm 2023. Trong khi đó, lãi suất quỹ liên bang của Fed hiện đang ở mức 5,25-5,5%.
Cũng trong dự báo đó, Fed cho rằng lạm phát lõi vào cuối năm 2023 sẽ là 2,8%, trong khi lạm phát lõi hiện nay – nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi, thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng – đang là 3,9%.
Ông Dimon chỉ trích “cảm giác về sự siêu quyền năng rằng các ngân hàng trung ương và các chính phủ có thể giải quyết tất cả những việc này. Tôi thận trọng”.
Phố Wall hiện đang quan tâm đến việc liệu Fed có tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm nữa trước khi kết thúc năm 2023. Tuy nhiên, ông Dimon nói “tôi không cho rằng việc tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm sẽ tạo ra sự khác biệt so với không tăng”.
Trong một cảnh báo khác đưa ra gần đây, ông Dimon cảnh báo về một kịch bản mà ở đó Fed có thể nâng lãi suất lên ngưỡng 7%. Khi JPMorgan Chase công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 vào đầu tháng này, ông Dimon nhận định: “Đây có thể là thời điểm nguy hiểm nhất mà thế giới từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ”.
“Liệu lãi suất có thể tăng thêm 1 điểm phần trăm nữa hay không? Tôi muốn chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó. Tôi không biết lãi suất có tăng đến như vậy hay không, nhưng những gì đang diễn ra hiện nay rất giống với hồi thập niên 1970. Chi tiêu công đang rất lớn, và một phần lớn trong số đó là lãng phí”, ông nhấn mạnh.
Chi tiêu của Chính phủ Mỹ đang ở mức cao kỷ lục nếu không tính đến thời chiến tranh, và mức thâm hụt cũng rất cao. “Chí ít thì việc này cũng sẽ gây ra biến động trên thị trường tài chính”, ông Dimon nói hồi đầu tháng này, cho rằng chi tiêu tài khoá cao trong dài hạn cũng gây ra áp lực lạm phát, từ đó buộc lãi suất phải tăng.
Số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố tuần trước cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khoá 2023 là 1,695 nghìn tỷ USD, tăng 23% so với tài khoá trước. Trước đó, đại dịch Covid-19 khiến thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng lên mức 3,1 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2021.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đó là chia sẻ của ông Raymond The, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách bán hàng và Marketing tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) của NVIDIA tại sự kiện công nghệ FPT Techday 2023.
Tại sự kiện, ông Raymond The nhận định, lĩnh vực AI đã chuyển mình nhờ sự ra đời của các mô hình Trí tuệ nhân tạo tổng quát (Generative AI) mạnh mẽ. Thế giới đang chứng kiến một số kỹ năng liên quan đến sáng tạo và tưởng tượng được tự động hóa sớm hơn dự đoán.
Đối với một số tổ chức, AI tổng quát mang lại tiềm năng quý giá cho những cơ hội cấp cao hơn như các dịch vụ và mô hình kinh doanh mới.
Là một nhánh trí tuệ nhân tạo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, ông Raymond cho rằng Al tổng quát mang đến tiềm năng to lớn trong việc giải quyết các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Nhiều khách hàng trước đây khai thác Al bằng cách sử dụng các tác vụ như phân loại truyền thống, nhận dạng thực thể được đặt tên (NER) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Các tác vụ quen thuộc này đang dần được chuyển sang thực hiện bằng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Khi đã quen dùng LLM hơn, các tổ chức dần nhận ra giá trị của Al tổng quát và ứng dụng nó nhiều hơn trên các khối lượng công việc khác nhau.
“Nhập vào là dữ liệu, xuất ra là trí tuệ. Đây chính là khái niệm dễ hình dung nhất về Generative AI” – ông Raymond khẳng định.
Phó Chủ tịch cấp cao khu vực Châu Á Thái Bình Dương công ty NVIDIA chia sẻ hành trình ứng dụng Al tổng quát, những kịch bản chính trong đó công nghệ Al có thể được tận dụng để giải quyết các thách thức của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
AI tổng quát đang tạo ra một cuộc cách mạng trong các lĩnh vực kinh doanh, cung cấp những khả năng mà các tổ chức có thể khai thác để nâng cao hiệu suất, thúc đẩy sự gán bó của khách hàng và đẩy mạnh đổi mới.
Chia sẻ thêm về AC (Accelerated Computing), ông Raymond cho rằng AC có rất nhiều ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề có tính tác động lớn đến khí hậu, cháy rừng, sóng thần, tìm hiểu mô hình nóng lên toàn cầu thế nào, hay điều chỉnh carbon, xử lý hình ảnh bằng robot.
Đại diện NVIDIA đã công bố sản phẩm hợp tác giữa NVIDIA và FPT cho thị trường Việt Nam ở các lĩnh vực: đô thị thông minh, y tế, hội nghị truyền hình,… đã có sẵn để doanh nghiệp sử dụng ngay lúc này.
Đồng quan điểm, ông Lê Hồng Việt Tổng giám đốc Công ty FPT Smart Cloud nhận định mọi doanh nghiệp trong tương lai sẽ hướng đến trở thành một doanh nghiệp công nghệ bởi cơ cấu dân số đang thay đổi.
Khách hàng trong tương lai là những công dân trẻ sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ, thường xuyên sử dụng dịch vụ 24/7 và mong muốn được sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp một cách thông suốt, liên tục.
Việc chăm sóc khách hàng theo cách truyền thống qua email, điện thoại hay trò chuyện trực tiếp như trước đây không còn đáp ứng tốt nhu cầu đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần thay đổi linh hoạt thích ứng với thời đại thông qua công nghệ và sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo trong việc chăm sóc khách hàng.
Về nguồn lực, nhân viên trong tương lai sẽ không chỉ là con người mà còn bao gồm cả máy móc. Việc tạo ra môi trường làm việc hài hòa, thông suốt giữa con người và máy sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động. Đồng thời, tự động hóa tiến tới thực hiện những gì con người, máy móc cùng nhau tạo ra.
Hơn nữa, công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sức lao động, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Cùng với đó là giúp doanh nghiệp thay đổi để thích ứng nhanh hơn. Nếu cơ hội đến, doanh nghiệp có thể tăng trưởng gấp 10 lần trong một năm. Và ngược lại, khi xuất hiện những khó khăn, công ty cũng có thể thu hẹp hoạt động nhanh chóng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo mới đây của người dùng trên mạng xã hội TikTok, nền tảng này hiện đang thử nghiệm cho phép người dùng tải lên video dài đến 15 phút thay vì 10 phút như hiện tại.
Theo thử nghiệm này, người dùng TikTok có thể sớm được tải lên video dài tới 15 phút thay vì chỉ là 10 phút như hiện tại.
Vào những ngày đầu của ứng dụng, TikTok chỉ cho phép tải lên video dài tối đa là 15 giây, trước khi tăng lên 60 giây một thời gian sau đó.
Ở lần cập nhật tiếp theo, TikTok lại tiếp tục cho phép tải lên video dài tối đa là 3 phút, rồi 5 phút, trước khi chuyển sang 10 phút vào năm 2022 (hiện chỉ khả dụng với các video được tải lên thay vì tạo trực tiếp trên ứng dụng).
Vốn được biết đến là mạng xã hội video ngắn, TikTok dường như đang ngày thay đổi cách tiếp cận của ứng dụng, có lẽ một phần là vì những giới hạn của video ngắn trong việc hiển thị quảng cáo (nguồn doanh thu chính của các nền tảng mạng xã hội), phần khác là do xu hướng video ngắn có thể trở nên không còn phù hợp trong tương lai.
Hiện phiên bản tiếng Trung của TikTok là Douyin đã mở rộng giới hạn tải lên lên tới 30 phút vào năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty CP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã HAX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với doanh thu thuần đạt 1.115 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng có đã cải thiện gần 40% so với quý liền trước.
Doanh thu giảm khiến lãi gộp của công ty giảm gần 45% so với cùng kỳ, còn 65 tỷ đồng, biên lãi gộp là 5,8%, giảm nhẹ so với mức 5,9% cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của Haxaco cũng giảm tới 94% so với cùng kỳ, còn 462 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí lãi vay gần như đi ngang so với cùng kỳ, khoảng hơn 5,6 tỷ đồng. Chi phí bán hàng (Sales) giảm 25% về 27 tỷ đồng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng vọt 54% lên gần 29 tỷ đồng.
Kết quả, công ty báo lãi sau thuế quý III đạt 8,3 tỷ đồng, giảm 86% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng năm nay, Haxaco đạt 2.905 tỷ doanh thu thuần và 14,6 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm lần lượt 44% và 92% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu bán xe là 2.510 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.
Năm 2023, Haxaco đặt kế hoạch tổng lợi nhuận trước thuế 310 tỷ đồng, gần như đi ngang so với mức thực hiện năm 2022. Tuy nhiên, sau 9 tháng, công ty mới đạt 20,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 6,5% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.
Lý giải về kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng năm 2023 sụt giảm mạnh, Haxaco cho biết, bối cảnh thị trường vẫn ảm đạm, nhu cầu xe sang thấp do người tiêu dùng có xu hướng chờ đợi những tín hiệu tích cực của nền kinh tế. Do đó, doanh số bán xe 9 tháng suy giảm so với cùng kỳ.
Thực tế theo số liệu của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), tuy trong tháng 9/2023, doanh số bán hàng của toàn thị trường (Market Volume) tăng 13% so với tháng 8 song vẫn giảm 24% so với tháng 9/2022.
Lũy kế 9 tháng, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh số bán xe ô tô du lịch giảm 32%; xe thương mại giảm 14% và xe chuyên dụng giảm 60%.
Là đại lý phân phối ủy quyền đầu tiên của Mercedes-Benz Việt Nam và chiếm thị phần lớn nhất (38%) trong số 3 nhà phân phối ủy quyền của Mercedes-Benz Việt Nam, Haxaco không tránh khỏi những ảnh hưởng khi thị trường chung kém khả quan.
Tại thời điểm cuối quý III/2023, quy mô tài sản của Haxaco là 1.840 tỷ đồng, giảm gần 29% so với đầu năm do giảm mạnh chỉ tiêu hàng tồn kho. Tại ngày 30/9, hàng tồn kho của Haxaco ghi nhận là 583 tỷ đồng, tăng 44% so với quý II nhưng giảm 45% so với đầu năm.
Nợ phải trả của Haxaco đến cuối quý III giảm gần 56%, còn 713 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn chiếm 520 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với đầu năm, song tăng 72% so với cuối quý II.
Trong báo cáo về ngành ô tô gần đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng bức tranh những tháng cuối năm 2023 của các doanh nghiệp ngành ô tô sẽ khả quan hơn khi áp lực kinh tế đã dịu bớt. Doanh số bán hàng sẽ được hỗ trợ bởi các “chính sách đệm” và sự phục hồi kinh tế vĩ mô.
Theo đó, những “chính sách đệm” nổi bật hỗ trợ ngành ô tô có thể kể đến như: Giảm 50% phí trước bạ ô tô đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 1/7/2023 theo Nghị định số 41/2023/NĐ-CP; Lộ trình giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… Bên cạnh đó, việc hoàn thành các dự án hạ tầng đường bộ được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh nhu cầu di chuyển, từ đó khuyến khích người tiêu dùng mua ô tô.
Với riêng Haxaco, VDSC nhận định lãi suất cho vay thấp là yếu tố quan trọng nhất bên cạnh việc tăng thu nhập, ảnh hưởng đến quyết định mua xe Mercedes. Do đó, VDSC kỳ vọng lãi suất cho vay giảm sẽ khuyến khích nhu cầu mua ô tô Mercedes-Benz trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 mới được công bố, doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng khá tích cực từ cả mảng quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) đến quảng cáo YouTube.
Theo báo cáo doanh thu mới được công bố, thu nhập và doanh thu ròng của Alphabet, công ty mẹ của Google, tăng nhẹ so với dự đoán của các nhà phân tích khi doanh thu quảng cáo tăng tích cực đến hơn 9%.
Cụ thể, thu nhập ròng quý 3 của Alphabet là 19,7 tỷ USD, tương đương 1,55 USD cho mỗi cổ phiếu, tăng 46% so với quý trước. Doanh thu đạt 76,7 tỷ USD chủ yếu nhờ sự tăng trưởng từ doanh thu quảng cáo trên Google Tìm kiếm (Search Ads) và YouTube (YouTube Ads).
Mặc dù kết quả kinh doanh hiện vẫn đang khá tích cực, sự ra đời của ChatGPT, cùng với đó là nhiều mô hình ngôn ngữ lớn khác đang làm thay đổi đáng kể cách người dùng tìm kiếm thông tin, hay cả việc đối thủ Microsoft cũng đang hợp tác với OpenAI nhằm thúc đẩy Bing, không ít các lo ngại đang được đặt ra với Google.
Mặc dù Google Bard là câu trả lời của Google trong làn sóng AI, chatbot AI này vẫn chưa thực sự để lại ấn tượng với cả những nhà phân tích lẫn người dùng. Thậm chí màn ra mắt của chatbot còn gây thất vọng với người dùng khi nó trả lời sai cả với các câu hỏi đơn giản.
Ngoài các sản phẩm quảng cáo, Google Cloud cũng được hưởng lợi từ làn sóng phát triển AI trong những tháng gần đây. Làn sóng kinh doanh mới này đã mang lại lợi nhuận hoạt động quý thứ 3 liên tiếp cho mảng đám mây của Google.
Ở một khía cạnh khác, Google bị cáo buộc là độc quyền khi chi đến 20 tỷ USD mỗi năm cho Apple Inc để trở thành lựa chọn tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của Apple.
“Sự đắt đỏ” này đang trở thành rào cản cho các công cụ tìm kiếm khác trên thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với một đơn hàng, ứng dụng (app) của các hãng công nghệ lấy được cả tiền chia sẻ doanh thu từ các đơn vị F&B (những quán ăn và quán cafe) lẫn tiền chiết khấu từ vận đơn của shipper. Làn sóng rời bỏ hoặc bớt phụ thuộc vào app đang diễn ra.
Ông Ngô Văn Hà (quận Bình Thạnh, TP.HCM), kinh doanh hệ thống 10 cửa hàng, cho biết đã đề nghị giảm chiết khấu xuống 12 – 15%, bù lại sẽ tăng quảng cáo.
Tuy nhiên, nhiều app không chấp nhận, vẫn thu đủ 20 – 25%. “Đàm phán tốt, doanh nghiệp có thể được giảm mức chiết khấu. Tuy nhiên, những trường hợp được giảm không nhiều”, ông Hà than.
Cuộc vui ngắn ngủi vì app thu đậm.
Cho rằng app “ăn dày” và ít chia sẻ, nhiều cửa hàng, quán ăn chọn chia tay hoặc giảm làm ăn với app.
Vận hành hơn 20 chi nhánh quán đồ ăn xứ Quảng, anh Nguyễn Đỉnh (quận Tân Bình) từng kỳ vọng doanh số bùng nổ khi bán hàng online qua app và trực tiếp tại quán. Ban đầu, cứ một quán ăn ít nhất anh đăng ký 3-4 app giao đồ ăn như Baemin, GrabFood, GoFood, ShoppeFood…
Chiết khấu trên đơn hàng của các ứng dụng khác nhau tùy vị trí, quán ăn và thời gian hợp tác, trung bình là 25 – 27,5%. Phí này những năm trước chỉ ở mức khoảng 15 – 20%, sau đó tăng dần.
“Ban đầu có nhiều khách đặt khi app tăng khuyến mãi, sau đó từng bước đưa chủ quán vào thế phải khuyến mãi mạnh hơn mới có khách.
Mình phải chi tiền quảng cáo, ưu đãi 20 – 30% mới xuất hiện nổi bật trên gian hàng online của app. Càng phụ thuộc app, chi tiền khuyến mãi quá nhiều, doanh thu cao nhưng lợi nhuận giảm”, anh Đỉnh nói và cho biết đã gỡ bỏ gian hàng trên một số ứng dụng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-10, ông Trần Văn Trường, giám đốc Công ty hải sản Hoàng Gia, cho biết là đơn vị lâu năm và đơn hàng có giá trị lớn nên đã đàm phán để có được mức chiết khấu từ 5 – 10%. Tuy nhiên, gần đây nhiều app đòi tăng lên 15 – 20%, thậm chí 25%, nên đơn vị phải giảm giao hàng qua app.
“Kinh doanh khó khăn, lượng đơn hàng giảm 20 – 30% so với lúc tốt mọi năm, giờ lại “nuôi” thêm app với chiết khấu cao nữa thì thật sự khó sống”, ông Trường nói.
Ngoài việc lấy tiền chia sẻ doanh thu trên đơn hàng từ các quán ăn, dịch vụ giao hàng của hãng công nghệ còn “ăn” thêm chiết khấu trên đơn của shipper.
Theo đó, tương tự quán ăn, shipper cũng có mức chiết khấu với app từ 20 – 25%. Chẳng hạn, với một đơn hàng vận chuyển giá 16.000 đồng tài xế mất 1/4 số tiền cho hãng, chỉ giữ lại 12.000 đồng, chưa kể chi phí đổ xăng đang đắt đỏ.
Tự đầu tư để kéo khách về.
Dù khẳng định app là làn gió mới, việc “chơi” với ứng dụng giúp đơn vị dễ quảng bá thương hiệu, đỡ các chi phí tại chỗ như mặt bằng, phục vụ… nhưng ông Trường cho biết với xu hướng chiết khấu ngày càng tăng, đơn vị phải tự cứu mình.
Theo ông Trường, với 13 cửa hàng và đang dự tính mở thêm, mỗi ngày hệ thống có đến hàng trăm đơn hàng, việc chia 10 – 15% cho các app là số tiền lớn.
“Tôi đang chủ động xây dựng kênh bán hàng riêng, ưu đãi cho khách như miễn phí vận chuyển khi đặt hàng trực tiếp”, ông Trường nói.
Ông Hà Bình Kha, chủ nhà hàng Hai Châu (quận Gò Vấp), cũng cho hay đang tìm cách kéo khách về bằng cách tăng giá 10% nếu đặt qua app, giảm giá bán khi mua tại cửa hàng, miễn phí giao hàng…
Nhiều quán ăn, nhà hàng đang tìm cách “giải phóng” mình khỏi các app. Thay vì trả 25% chiết khấu, họ dùng số tiền này để quảng bá, khuyến mãi tại chỗ…
Đủ kiểu thu phí, app vẫn lỗ?
Với một đơn hàng, app công nghệ thu lời từ nhiều bên nhưng nhiều ứng dụng công nghệ vẫn kêu khó, gặp lỗ.
Mới nhất là ứng dụng đến từ Hàn Quốc Baemin, sau hơn ba năm hoạt động tại Việt Nam đến nay phải thu hẹp quy mô, thậm chí tính rời thị trường. Loship thì đối diện phản ứng của nhiều chủ quán ăn, cửa hàng vì giam tiền hàng, hoàn trả chậm…
Theo các app, áp lực to lớn cho thị trường giao thức ăn tới từ nhà đầu tư, trong khi khách hàng lại quen được khuyến mãi.
“Việc “vung tiền” chiếm thị trường, cạnh tranh với đối thủ khiến các ứng dụng giao hàng lâm vào thế khó.
Dân thắt lưng buộc bụng, các app cũng phải cắt giảm khuyến mãi do khó khăn, ngay bản thân doanh nghiệp vẫn lỗ” – đại diện một đơn vị giao hàng lý giải và cho biết tại các thị trường phát triển như Mỹ hay Hàn Quốc, hiện nhiều ứng dụng dẫn đầu cũng lỗ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một app giao thức ăn cho hay phải liên tục “bơm tiền” đầu tư công nghệ và vận hành hệ thống. Nhưng sau thời gian kỳ vọng bùng nổ, thực tế sức mua giảm mạnh, doanh thu sụt giảm rất mạnh từ đầu năm nay.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, tổng giám đốc Công ty Liên kết thương mại toàn cầu, nhận định khi chiếm được thị phần, doanh nghiệp công nghệ luôn tìm cách thu tiền, nhất là với các nhà hàng, quán ăn bị lệ thuộc vào app.
Theo các chuyên gia, hiện giá xăng dầu, vật giá tăng cao là áp lực cho cả app, tài xế và khách hàng. Tuy nhiên, các app cần san sẻ, cân đối lợi nhuận ở mức vừa phải để hỗ trợ tài xế và khách hàng, chuẩn bị cho hành trình lâu dài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Influencer Marketing trong những năm đây là một trong những phương thức làm Marketing có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong ngành Marketing nói chung. Tính đến năm 2022, giá trị thị trường của Influencer Marketing đạt hơn 16 tỷ USD.
Influencer Marketing hay nói một cách dễ hiểu hơn là phương thức sử dụng người có sức ảnh hưởng (Influencer) để gây ảnh hưởng lên những người khác (người tiêu dùng) với mục tiêu đạt được các kết quả Marketing và kinh doanh mong muốn.
Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội và công nghệ kỹ thuật số, Influencer Marketing phát triển vượng trong những năm gần đây. Theo một báo cáo mới đây của Insider Intelligence, ngân sách chi tiêu cho Influencer Marketing trong một số nhóm ngành và thương hiệu thậm chí còn vượt qua cả ngân sách chi tiêu cho các hình thức quảng cáo truyền thống khác.
Tuy nhiên, cũng như nhiều phương thức làm marketing khác, tính chu kỳ và bối cảnh cũng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của chúng. Về bản chất, việc gây ảnh hưởng đến người khác với mục tiêu bán hàng có thể không đi kèm với sự chân thật.
Những người có ảnh hưởng thường quảng cáo những sản phẩm mà họ chưa từng sử dụng qua và thậm chí là không hề tin tưởng chúng.
Khi việc tiếp cận thông tin ngày càng dễ dàng hơn và nhiều người dùng hơn nhận ra điều này, Influencer Marketing hay Tiếp thị người có ảnh hưởng có thể sẽ không còn giữ được giá trị của nó, các nền tảng mạng xã hội không còn là nơi mà người có ảnh hưởng đem lại niềm tin cho người tiêu dùng (ít nhất là với cách tiếp cận hiện tại).
Nhu cầu ngày càng cao về tính xác thực (Authentic Marketing) vừa một mặt làm cho những người có ảnh hưởng lớn (Mega Influencer) giảm sức ảnh hưởng (ít nhất là về mặt xây dựng niềm tin với khách hàng), vừa một mặt làm cho những người có ảnh hưởng nhỏ hơn (Micro Influencer) hay thậm chí là người tiêu dùng với vai trò là người có ảnh hưởng (KOC – Key Opinion Consumer/Customer) càng có sức ảnh hưởng hơn.
Những người có ảnh hưởng vi mô là những người thường có lượng người theo dõi nằm trong khoảng từ 10.000 đến 100.000. Con số này với KOC còn thấp hơn nhiều lần.
Mệt mỏi với các nền tảng mạng xã hội.
Sự mệt mỏi hay Kiệt sức trên các nền tảng mạng xã hội đề cập đến sự cạn kiệt về cảm xúc do áp lực liên tục phải duy trì những hình ảnh lý tưởng hóa. Vấn đề này ảnh hưởng đến cả những người có ảnh hưởng lẫn những người theo dõi họ.
Hành trình từ một người tiêu dùng bình thường trở thành người có ảnh hưởng đến thương hiệu bao gồm một sự thay đổi đáng kể trong tư duy, vì những người có ảnh hưởng phải duy trì tính nhất quán của thương hiệu để đảm bảo các hình ảnh tích cực. Áp lực này thường dẫn đến sự kiệt sức theo thời gian.
Mặt khác, một lượng lớn người tiêu dùng được tiếp cận với lối sống lý tưởng hóa thông qua những người có ảnh hưởng. Điều này thường buộc các cá nhân phải cố gắng bắt chước hoặc thích nghi với những lối sống này, một lần nữa nó cũng dẫn đến sự kiệt sức và những thách thức tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần trong lâu dài.
Xu hướng giảm sự ảnh hưởng có thể giải quyết những thách thức này cho cả người tiêu dùng và người có ảnh hưởng bằng cách khuyến khích những người có ảnh hưởng thoát khỏi sức ảnh hưởng mà họ cố gắng tạo ra và duy trì.
Đối với người tiêu dùng, việc giảm sự ảnh hưởng cũng mang đến một góc nhìn cân bằng và thực tế hơn về cuộc sống, họ cũng sẽ nhận được các thông tin có tính xác thực cao hơn.
Sự thay đổi về giá trị.
Theo nhận định của MarketingTrips, Marketing nói chung chưa bao giờ thoát ra khỏi các yếu tố xã hội. Sự phát triển của các giá trị xã hội đang và sẽ hướng tới sự minh bạch, trung thực và có ý thức cao hơn về tính bền vững.
Thay vì thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism) tràn lan và thói quen lãng phí chủ yếu được hình thành từ những người có ảnh hưởng. Xu hướng giảm sức ảnh hưởng lại có một vị thế đặc biệt trong việc thúc đẩy cách tiếp cận tiêu dùng bền vững.
Thay vì quảng bá các sản phẩm hoặc xu hướng mới nhất, nó nhấn mạnh việc tiêu dùng có ý thức, tính bền vững và sức ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng đến môi trường.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp hay thương hiệu?
Xu hướng giảm sức ảnh hưởng hay nói cách khác là giảm sự ảnh hưởng từ những người có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và tiêu dùng mang lại nhiều động lực mới cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kỹ thuật số.
Mặc dù nó có thể phá vỡ các phương pháp marketing vốn dựa vào hình ảnh và sự chứng thực của những người nổi tiếng, nó cũng mang đến các cơ hội kết nối với khách hàng ở mức độ chân thực hơn.
Bằng cách áp dụng các phương pháp mới, doanh nghiệp có thể khai thác những mối quan hệ chân thực mà những người có ảnh hưởng xây dựng với những người theo dõi họ, có khả năng thúc đẩy niềm tin và mức độ tương tác.
Sự nhấn mạnh vào tính bền vững cũng phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về các hoạt động (ví dụ như mua sắm) có trách nhiệm, cung cấp cho các doanh nghiệp một cơ hội để thể hiện sự cam kết với những giá trị này và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thay vì như trước đây, Google Ads tách biệt vị trí hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) là trên cùng và dưới cùng, Google hiện đang thử nghiệm hiển thị xen kẻ giữa các kết quả tự nhiên với kết quả quảng cáo.
Theo thông tin ghi nhận, nhằm mục tiêu thúc đẩy lượt nhấp chuột và gia tăng tính tự nhiên của các nội dung quảng cáo, Google Ads hiện đang thử nghiệm cách hiển thị xen kẻ nội dung quảng cáo với các nội dung tự nhiên khác.
Trong khi điều này có thể có lợi cho các nhà quảng cáo, nó dường như bất lợi cho các thương hiệu vốn tập trung vào SEO, khi giờ đây người tìm kiếm sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc nhấp chuột.
Người phát ngôn từ Google chỉ cho biết là nền tảng chỉ đang thử nghiệm và hiện không có bất cứ nhận xét hay đánh giá nào cụ thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hãy tưởng tượng một ngày bạn có buổi phỏng vấn với Mary Barra – CEO của General Motors, chắc hẳn rằng bạn sẽ được nhận rất nhiều câu hỏi mang tính “vặn vẹo” và hóc búa lắm đấy.
Thật ra, trong một câu hỏi của bà lại chứa ba câu hỏi nhỏ khác nhau. Bà sẽ hỏi bạn rằng: “Đồng nghiệp của bạn sẽ dùng ba tính từ nào để mô tả bạn? Sếp của bạn sẽ dùng ba tính từ nào để mô tả bạn? Và ba tính từ nào bạn nghĩ rằng nó mô tả đúng bản thân bạn”
Có nhiều khả năng rằng bạn sẽ không cần phải mặt đối mặt với bà Barra và đưa câu trả lời ra ngay tức khắc đâu, nhưng những gì bà đưa ra sau đây sẽ phải khiến bạn phải suy ngẫm đấy.
Câu hỏi trên giúp kiểm tra xem khả năng của một ứng viên trong các lĩnh vực khác nhau – và tất cả các khía cạnh đó đều quan trọng đối với bạn với tư cách là một người tìm kiếm công việc, và hơn cả thế nữa.
Tự nhận thức bản thân.
Đầu tiên, câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng tự nhận thức của ứng viên. “Bạn có bao giờ nghĩ về những từ nào mà sếp dùng để miêu tả bạn chưa?
Ví dụ, cho rằng một ngày nào đó bạn nghe sếp nói rằng: “Cảm ơn vì đã nộp bản báo cáo đúng thời hạn”. Điều đó có nghĩa là sếp nghĩ rằng bạn là người nhân viên giỏi?
Hay là một người có kế hoạch? Những từ nào khác mà sếp dùng để mô tả bạn? Bạn có liệt kê ra được ba phẩm chất mà bạn cho rằng sếp của mình nghĩ về bạn như vậy hay không?”
Thế còn đồng nghiệp hay nhân viên thuộc quyền quản lý trực tiếp của ứng viên thì sao? Họ nói về ứng viên như thế nào với những người đồng nghiệp khác?
Nếu ứng viên của bạn không chắc chắn, có thể thấy rằng họ sẽ không đạt được điểm số cao trên khía cạnh tự nhận thức bản thân đâu.
Sẽ rất hữu ích nếu ứng viên tiềm năng của bạn viết xuống những tính từ mà bạn tin rằng ba “đối tượng” trên dùng để miêu tả họ. Đây cũng là một cách hay để xác định xem những phẩm chất nào mà ứng viên của bạn đang sở hữu.
Tính chính trực.
Thứ hai chính là kiểm tra sự chính trực. Theo bà Mary Barra: “Nếu bạn tuyển dụng người có sự chính trực, thì bạn sẽ không mong muốn người đó quản trị cấp trên khác xa so với quản trị cấp dưới.
Bạn sẽ muốn họ làm việc công bằng với đồng nghiệp, cấp trên cũng như với nhân viên cấp dưới của họ. Sự nhất quán này chính là chìa khóa dẫn đến một đội nhóm làm việc đầy quyền lực đấy”.
Hãy hỏi ứng viên của bạn, liệu những người mà họ làm việc chung – cấp trên, cấp dưới, và những người xung quanh; rằng họ có dùng những từ tích cực để mô tả về ứng viên của bạn hay không? Đó chính là thước đo về độ chính trực mà Barra dùng để tìm kiếm nhân lực.
Một ứng viên tiềm năng cần phải chứng minh rằng bản thân mình có một sự đồng nhất khi làm việc với mọi người xung quanh.
Tinh thần cộng sự.
Thứ ba, câu hỏi của Barra đo lường tinh thần cộng sự.
Kỹ năng mềm đang dần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì thế hãy nghĩ như sau: Liệu những tính từ mà ứng viên của bạn tìm ra như trên có được cho là những kỹ năng tương tác với con người tốt? Hãy cho rằng sếp của họ nói rằng họ “thích ẩn dật”, “có độ tập trung cao” và “đáng tin cậy”.
Đó không phải thực sự là những kỹ năng tương tác với con người; mà nó giống như là những kỹ năng của công việc hơn. Và khi họ ứng tuyển cho một vị trí lãnh đạo, thì có thể bạn đang không đi đúng hướng rồi đấy!
Ngược lại, nếu sếp, đồng nghiệp và đội nhóm của họ nói rằng họ là một người “đầy lòng trắc ẩn”, “sẵn lòng hỗ trợ” và “truyền cảm hứng” – thì đó là lúc ứng viên của bạn có thể chinh phục được vị trí lãnh đạo rồi đấy, vì họ đang có tinh thần cộng sự.
Biết được người khác nghĩ gì về bản thân ứng viên sẽ giúp bạn tìm ra liệu họ có đang sở hữu những kỹ năng tương tác với con người nào hay không, và khía cạnh này cũng đang dần trở thành một trong những kỹ năng mấu chốt trong giới kinh doanh ngày nay đấy.
Sự tôn trọng nghề nghiệp.
Thứ tư, câu hỏi mà Barra đưa ra là một cách chắc chắn để kiểm tra xem liệu ứng viên đó có phải là sự lựa chọn đúng đắn cho công việc mà bạn đang phỏng vấn hay không.
Tất cả những phẩm chất mà ứng viên của bạn đề cập cần phải đồng nhất với năng lực chuyên môn mà mô tả công việc có nhắc đến.
Nếu họ ứng tuyển với vị trí là một nhà lập trình phần mềm, họ có thể nói rằng đồng nghiệp nhìn nhận bạn là một người “sáng dạ” và “giỏi công nghệ”. Nếu đó là công việc nhân sự, thì những từ như “biết quan tâm” và “chú trọng đến con người” sẽ rất hữu ích.
Khả năng thuyết phục.
Phẩm chất cuối cùng mà câu hỏi của Barra đo lường đó là khả năng thuyết phục. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một người có thể dễ dàng phát biểu trong những tình huống ứng biến, thì người đó được cho là có khả năng thuyết phục hơn so với những người vụng về trong những tình huống tương tự.
Chính bản thân Barra cũng cho biết rằng, một trong những lý do khiến bà thích câu hỏi này là vì “bạn sẽ biết về một người nhiều hơn thông qua cách mà họ trả lời, vì họ phải có tài ứng biến và quyết định nhanh chóng”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bamboo Airways vừa bổ nhiệm ông Lương Hoài Nam, cựu sếp Pacific Airlines và Air Mekong, làm tổng giám đốc.
Quyết định bổ nhiệm CEO này được Bamboo Airways trao cho ông Lương Hoài Nam sáng 23/10. Hãng cho biết đây là quyết định từ nhà đầu tư mới của Bamboo Airways.
Đó cũng là bước tiến mới nhất trong tiến trình tái cấu trúc toàn diện đang được hãng đẩy mạnh, trong đó có tái cấu trúc bộ máy quản trị điều hành nhằm ổn định hoạt động, tạo cơ hội cho sự phát triển trung hạn.
Tại phiên họp bất thường giữa tháng 9, lãnh đạo Bamboo Airways thông tin Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chủ nợ lớn của hãng – đã có chủ trương tham gia đầu tư vào hãng này và đang xúc tiến các thủ tục xin cơ quan quản lý chấp thuận.
Sinh năm 1963, ông Lương Hoài Nam tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế hàng không ở Nga và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ông từng làm Trưởng ban Kế hoạch thị trường của Vietnam Airlines trong 11 năm. Từ tháng 7/2004 đến cuối năm 2009, ông giữ chức Tổng giám đốc Pacific Airlines – thành viên của Vietnam Airlines Group.
Giữa năm 2012, ông Nam làm việc tại Air Mekong với vai trò giám đốc điều hành trong 4 tháng. Sau đó, ông làm lãnh đạo tại Nam Long, Công ty Hàng không Hải Âu, hãng hàng không lưỡng dụng Vietstar Airlines. Vài năm gần đây, ông Nam thường xuất hiện với tư cách là chuyên gia hàng không, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB).
Tại lễ bổ nhiệm, Phó chủ tịch thường trực Bamboo Airways, thành viên HĐQT Sacombank Phan Đình Tuệ, cho biết kỳ vọng với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, du lịch, ông Nam sẽ cùng HĐQT, nhà đầu tư chiến lược đưa hoạt động của hãng bay này đạt những đột phá, cũng như nhanh chóng đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc.
Tân CEO Bamboo Airways cam kết nỗ lực hết sức để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tăng tốc quá trình tái cấu trúc, sớm để hãng ổn định hoạt động. “Trước hết, đặt mục tiêu đưa quy mô đội tàu bay về lại 30 chiếc, hướng tới nâng lên 50 tàu và nhiều hơn”, ông Nam nói.
Ông Nam là tổng giám đốc thứ tư trong năm nay của hãng bay này. Hồi cuối tháng 5, hãng bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Hải làm CEO thay cho ông Nguyễn Mạnh Quân. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy hai tháng, ông Hải xin nghỉ và vị trí đứng đầu ban điều hành này được Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Trọng kiêm nhiệm.
Thời gian qua, Bamboo Airways duy trì khai thác đảm bảo an toàn, an ninh, chất lượng dịch vụ. Hãng đã tái cấu trúc đội tàu dự kiến bao gồm các dòng tàu thân hẹp và phản lực, khai thác trên các đường bay nội địa trọng điểm, trục chính như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và các đường bay quốc tế đi Đông Nam Á.
Hãng cho biết tiếp tục đa dạng hóa mạng lưới đối tác tiềm năng, làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp Boeing và Airbus để triển khai các thỏa thuận mua tàu bay đã được ký kết, nhằm chủ động gia tăng nguồn lực đội tàu bay trung và dài hạn. Đây là cánh cửa, tạo tiền đề cho sự phát triển, đón đầu những cột mốc mới của ngành hàng không Việt Nam với sự hình thành của nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành…
Mới đây, Chính phủ tiếp tục yêu cầu 5 bộ, ngành liên quan sớm xử lý các kiến nghị để tháo gỡ khó khăn cho Bamboo Airways. Trong đó, Bộ Tài chính được yêu cầu gỡ khó trong việc chuyển nhượng cổ phần cho nhóm nhà đầu tư mới kéo dài do phải phối hợp giải quyết với nhiều bên liên quan như nhà đầu tư cũ, ngân hàng, các cơ quan nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư về quy mô đội tàu bay của Bamboo Airways lên trên 30 tàu.
Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng trong tháng 11 về tình hình hoạt động, các nội dung liên quan đến việc duy trì điều kiện hoạt động của các hãng hàng không Việt Nam đảm bảo an ninh, an toàn trong vận tải hàng không.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo mới nhất của Kantar BrandZ (Kantar BandZ 2023 Report) cho thấy Top 100 thương hiệu lớn nhất toàn cầu đã mất 20% giá trị thương hiệu trong năm 2023.
Kantar BrandZ vừa công bố báo cáo về các thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2023, và nó thực sự đáng lo ngại. Top 100 thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất thế giới đã mất 20% giá trị trong năm 2023, và xét trên 13 ngành dọc được theo dõi, tất cả đều giảm.
Ví dụ, các thương hiệu truyền thông và giải trí là những thương hiệu giảm mạnh nhất, giảm 32%, tiếp theo là các thương hiệu bán lẻ, giảm 32% và các thương hiệu quần áo giảm 21% giá trị kết hợp.
Các thương hiệu chăm sóc cá nhân cũng giảm mạnh, giảm 15%, trong khi các thương hiệu xa xỉ vẫn giữ được hầu hết giá trị tích lũy được kể từ khi đại dịch xảy ra, chỉ giảm 4%.
Tuy nhiên, ở một bối cảnh khác, trong hai năm qua, tổng giá trị thương hiệu của 100 thương hiệu hàng đầu đã tăng vọt, tăng 42% vào năm 2021 và 23% vào năm 2022, đánh dấu hai mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1998 khi Kantar phát hành báo cáo này.
Tiếp đó, vào năm 2023, giá trị thương hiệu đã giảm mạnh trở lại, giảm từ 8,7 nghìn tỷ USD năm 2022 xuống còn 6,9 nghìn tỷ USD năm 2023.
“Nói một cách đơn giản nhất, các thương hiệu đã giúp mọi người (người tiêu dùng) đưa ra lựa chọn. Nếu bạn có một thương hiệu mạnh, thì khả năng mọi người lựa chọn thương hiệu của bạn sẽ cao hơn, ngay cả khi họ đang phải đối mặt với áp lực kinh tế.
Các thương hiệu mạnh mang lại một cái gì đó đặc biệt, thứ quý giá nhất trong những thời điểm không chắc chắn, và đó chính là niềm tin.”
Giá trị thương hiệu suy giảm.
Phương pháp luận của Kantar tính đến những thăng trầm tài chính của một thương hiệu, vốn đã biến động trong thời gian gần đây, và kết hợp nó với quan điểm của người tiêu dùng dựa trên các cuộc khảo sát được thực hiện trên hơn 170.000 người tiêu dùng.
Kết quả là một giá trị thương hiệu sẽ phản ánh: “Một bức tranh toàn diện về giá trị thương hiệu: một bức tranh kết hợp cách thị trường định giá tài sản thương hiệu của doanh nghiệp – và cách mọi người nhìn nhận nó.”
Niềm tin là nền tảng cho giá trị thương hiệu. Nếu người tiêu dùng mất niềm tin vào một thương hiệu, họ sẽ ít có khả năng mua nó hơn.
Sự sụt giảm mạnh về giá trị thương hiệu trong năm nay là dấu hiệu của một xu hướng đáng chú ý, đặc biệt là khi xem xét rằng niềm tin của mọi người vào các doanh nghiệp lớn đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.
Top 100 thương hiệu toàn cầu hàng đầu.
Để đạt được vị trí top 100 vào năm 2023, một thương hiệu phải có tổng giá trị thương hiệu là 17,6 tỷ USD.
Apple dẫn đầu danh sách với giá trị 880,5 tỷ USD, tiếp theo là Google (577,7 tỷ USD), Microsoft (502 tỷ USD), Amazon (469 tỷ USD) và McDonalds (191 tỷ USD).
Tuy nhiên, tất cả top 5 đều giảm giá trị. McDonald’s chỉ giảm 3% và Apple giảm 7%, trong khi Google và Amazon giảm mạnh nhất, lần lượt giảm 30% và 34%. Microsoft ở giữa, giảm 18%.
Top 20 thương hiệu bán lẻ lớn nhất.
Amazon dẫn đầu về mảng bán lẻ với giá trị thương hiệu 175 tỷ USD. Tuy nhiên, thương hiệu đã mất 38% giá trị so với năm 2022.
Vị trí thứ 2 là Home Depot đạt 75 tỷ USD, chỉ giảm 11% về giá trị thương hiệu và Walmart chiếm vị trí thứ 3 với 60 tỷ USD sau khi chỉ mất 3% giá trị thương hiệu, Target giảm 37% xuống 15 tỷ USD. Target cũng đánh mất vị trí mục tiêu trong top 100 thương hiệu toàn cầu năm 2023.
Nhiều thương hiệu bán lẻ khác cũng giảm mạnh như Taobao của Trung Quốc, giảm 51%; TMall, giảm 48%; JD giảm 37%; và Pinduoduo giảm 15%. Mercado Libre của Argentina giảm 32%.
Nền tảng trực tuyến EBay cũng giảm 33%. Shoppe có trụ sở tại Singapore, được xếp hạng trong số 20 nhà bán lẻ hàng đầu vào năm ngoái, đã bị loại khỏi danh sách trong năm nay, nhà bán lẻ Coupang của Hàn Quốc cũng không là ngoại lệ.
Trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm, Aldi vẫn giữ vị trí dẫn đầu so với Lidl, lần lượt là 21 tỷ USD và 11,7 tỷ USD. Woolworths có trụ sở tại Vương quốc Anh đã giảm 9% xuống 11 tỷ USD. Và Whole Foods, thương hiệu lọt vào top 20 nhà bán lẻ vào năm ngoái, đã bị loại khỏi danh sách này.
Sự chuyển dịch sang bán lẻ giá trị cao hơn tương phản rõ nét với phân khúc hàng xa xỉ, chỉ giảm 4% tổng giá trị thương hiệu. Các thương hiệu xa xỉ có khả năng giữ giá trị thương hiệu rất cao.
10 thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới hầu hết đều giữ được mức tăng trưởng giá trị thương hiệu ngoạn mục 45% từ năm 2021 đến năm 2022. Tổng giá trị thương hiệu đạt 344,4 tỷ USD vào năm 2022 và chỉ giảm nhẹ xuống 329,5 tỷ USD vào năm 2023.
Thương hiệu giảm mạnh nhất trong phân khúc hàng xa xỉ là Gucci, khi chứng kiến giá trị thương hiệu giảm mạnh 31%, từ 38 tỷ USD vào năm 2022 xuống 26,3 tỷ USD vào năm 2023.
Giá trị thương hiệu của Louis Vuitton (LV) vẫn dẫn đầu phân khúc hàng xa xỉ, không thay đổi ở mức 124,8 tỷ USD. Hermès giảm nhẹ, từ 80 tỷ USD vào năm ngoái xuống 76,3 tỷ USD trong năm nay.
Cartier đã có thể giữ được phần lớn mức tăng trưởng 88% ngoạn mục của mình vào năm 2022, chỉ giảm từ 10 tỷ USD vào năm ngoái xuống 9,7 tỷ USD trong năm nay.
Chanel cũng tiếp tục gây áp lực lên các thương hiệu khác, giá trị thương hiệu tăng 6% trong năm nay lên 56 tỷ USD. Dior của LVMH cũng tăng trưởng 9% lên 11,4 tỷ USD.
Bên cạnh đó cũng có một số thương hiệu giảm mạnh, Rolex (-13%), Saint-Laurent/YSL (-11%), Prada (-13%) và Tiffany (-9%).
Nhìn chung, các thương hiệu xa xỉ, ngoại trừ Gucci, chỉ giảm nhẹ về giá trị và phần lớn vẫn giữ được mức tăng giá trị đáng kể kể từ khi đại dịch xảy ra.
Top 10 thương hiệu thời trang lớn nhất.
Trong khi các thương hiệu xa xỉ thời trang phần lớn giữ được mức tăng sau đại dịch, thì các thương hiệu thời trang cấp thấp hơn lại không thể làm được điều tương tự.
10 thương hiệu thời trang toàn cầu hàng đầu giảm 21% xuống 171,7 tỷ USD sau khi tăng 20% từ năm 2021 đến năm 2022 lên 216,6 tỷ USD. Tất cả các thương hiệu có trong danh sách top 10 năm ngoái đều giảm giá trị.
Nike giữ vững vị trí số một của mình trong lĩnh vực thời trang, nhưng giá trị giảm 32%, từ 109,6 tỷ USD năm ngoái xuống 74,9 tỷ USD năm nay.
Các đối thủ cạnh tranh Adidas và Puma cũng gặp khó khăn, với Adidas giảm 50% xuống 11,9 tỷ USD và Puma giảm 42% xuống 3 tỷ USD. Các thương hiệu thể thao Anta và Li Ning của Trung Quốc giảm ít hơn, giảm 16% xuống 3,2 tỷ USD và -19% xuống 3 tỷ USD.
Lululemon, thương hiệu dẫn đầu về trang phục thể thao, giảm 19% xuống 16,6 tỷ USD.
Zara, thương hiệu dẫn đầu về thời trang nhanh, giảm 28% xuống 18,4 tỷ USD trong khi H&M giảm nhiều hơn, giảm 39% xuống 4,4 tỷ USD. Uniqlo cũng giảm, giảm 15% xuống 12,1 tỷ USD.
Top 15 thương hiệu chăm sóc cá nhân lớn nhất.
Câu chuyện ở các thương hiệu chăm sóc cá nhân cũng tương tự như ở thời trang. 15 thương hiệu chăm sóc cá nhân hàng đầu tăng trưởng 17% vào năm ngoái, nhưng chỉ giảm 15% trong năm nay xuống 175,4 tỷ USD từ 206,9 tỷ USD vào năm 2022.
Nhìn chung, các thương hiệu chăm sóc cá nhân cao cấp mất nhiều giá trị thương hiệu hơn so với các thương hiệu đại chúng, điều này rất thú vị khi xem xét rằng các thương hiệu thời trang xa xỉ đã giữ được phần lớn giá trị thương hiệu của mình.
Thương hiệu dẫn đầu L’Oréal giảm 20% xuống 38,1 tỷ USD và thương hiệu đứng thứ hai Lancôme giảm 19% xuống 19,4 tỷ USD. Estée Lauder mất 19% giá trị xuống còn 11,5 tỷ USD, và thương hiệu chị em Clinique giảm 21% xuống 9 tỷ USD. Shishedo trong lĩnh vực mỹ phẩm cao cấp giảm mạnh nhất, giảm 38% xuống 5 tỷ USD.
Colgate là thương hiệu chăm sóc cá nhân duy nhất tăng trưởng, tăng 1% lên 18,4 tỷ USD.
Các thương hiệu có giá cả bình dân khác cũng giảm giá trị ít hơn so với các thương hiệu cao cấp. Pantene Pro V chỉ giảm 3% xuống 5 tỷ USD; Gillette giảm 8% xuống 13,6 tỷ USD; Dove giảm 9% xuống 6,5 tỷ USD; và Nivea giảm 10% xuống 6,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, Garnier và Maybelline thuộc sở hữu của L’Oréal giảm giá trị mạnh nhất trong số các thương hiệu giá bình dân, giảm 18% xuống 9,6 tỷ USD và -11% xuống 5,3 tỷ USD.
Pampers thuộc sở hữu của P&G (17,4 tỷ USD) và Huggies thuộc sở hữu của Kimberly-Clark (6,2 tỷ USD) là những thương hiệu nằm trong top 15 thương hiệu chăm sóc cá nhân, và cả hai đều giảm giá trị, trong đó Pampers giảm nhiều hơn, -12% và -2%.
Cơ hội cho các thương hiệu mới.
Phân tích của Kantar nhấn mạnh tính phục hồi của các thương hiệu hàng đầu thế giới ngay cả trong những thời điểm khi nền kinh tế bất ổn.
“Các thương hiệu lớn và lâu đời hiện đang ở vị thế tốt nhất để thúc đẩy giá trị trong các lĩnh vực tương ứng của họ.
Trong vài năm tới, những thương hiệu lớn này sẽ có cơ hội mở rộng lợi thế của mình trong các lĩnh vực như đổi mới và bền vững.”
Tuy nhiên, sự suy giảm được ghi nhận trong số rất nhiều thương hiệu hàng đầu được liệt kê ở trên cũng cho thấy những vết nứt trong vị thế dẫn đầu, thứ mà các thương hiệu nhỏ hơn, mới nổi có thể tận dụng, đặc biệt nếu họ tiến lên với lợi thế về lòng tin vốn đang bị xói mòn trên các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là ở Mỹ.
Khoảng 55 trong số 100 thương hiệu hàng đầu có trụ sở tại Mỹ và kiểm soát 75% tổng giá trị thương hiệu của top 100.
Trong khi Kantar tuyên bố rằng các thương hiệu mạnh đang “ở vị trí tốt nhất để thuyết phục người tiêu dùng chấp nhận sự đổi mới,” lợi thế đổi mới trong ngành bán lẻ có xu hướng thuộc về các thương hiệu mới, thay vì là các thương hiệu lâu đời.
Người tiêu dùng ngày nay phải đưa ra những quyết định rất cẩn thận về những gì họ nghĩ là có giá trị khi họ đang phải chịu nhiều áp lực về kinh tế. Các thương hiệu cần phải củng cố nhiều hơn nữa những gì vốn khiến cho họ trở nên có giá trị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty đứng sau WordPress.com và Tumblr, Automattic, vừa thông báo mua lại ứng dụng nhắn tin Texts.com với giá 50 triệu USD.
Doanh nghiệp đứng sau các nền tảng đình đám WordPress.com và Tumblr là công ty phần mềm Automattic vừa thông báo thương vụ mua lại ứng dụng nhắn tin tất cả trong một (all-in-one) Texts.com với giá 50 triệu USD.
Texts.com là ứng dụng tập hợp tất cả các ứng dụng nhắn tin lại với nhau trong một bảng điều khiển duy nhất, bao gồm iMessage, Slack, WhatsApp, Instagram, Telegram, Messenger, LinkedIn, Signal, Discord hay X (Twitter).
Mặc dù các ứng dụng có tính năng tương tự không phải là ít, điểm khác biệt của Texts.com là cung cấp mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) cho các cuộc trò chuyện (tương tự như cách các nền tảng của Meta vận hành).
Nói về thương vụ, phía Automattic cho biết, việc mua lại có thể cho phép công ty tiến vào “thị trường thứ tư không thể thiếu đối với các trải nghiệm web hiện đại đó là nhắn tin.”
Hiện tại, Automattic nổi tiếng với một số nền tảng phổ biến như WordPress cho phép người dùng xuất bản nội dung trực tuyến, WooCommerce cho thương mại điện tử và Tumblr để viết blog, cùng với các công cụ quảng cáo khác.
Theo công bố của Texts.com, tin nhắn của hệ thống không bao giờ được gửi đến máy chủ của chính nó – chúng được gửi trực tiếp đến các nền tảng, đó là cách chúng có thể duy trì việc mã hóa đầu cuối.
Máy chủ của hệ thống cũng không lưu trữ dữ liệu, tin nhắn hoặc thông tin xác thực tài khoản nhạy cảm, tất cả dữ liệu đều nằm trên thiết bị của chính người dùng.
Texts.com hiện có giá là 15 USD mỗi tháng cho hầu hết người dùng hoặc 30 USD mỗi tháng cho doanh nghiệp. Nền tảng có thể chạy trên Mac, Windows và Linux với các ứng dụng dành cho iOS và Android.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi nói đến những tên tuổi lớn trong làng khời nghiệp công nghệ, Databricks vẫn là một trong số đó. Mới tháng trước, công ty này đã huy động được 500 triệu USD với mức định giá là 43 tỷ USD.
Với mức định giá mới, startup này mới đây đã công bố mua lại công ty khởi nghiệp sao chép dữ liệu Arcion với giá 100 triệu USD.
Việc sao chép dữ liệu cho một kho lưu trữ dữ liệu (data lakehouse) như Databricks cho phép người dùng di chuyển dữ liệu một cách nhất quán giữa các nguồn dữ liệu khác nhau.
Phía Databricks cho biết: “Việc mua lại sẽ cho phép Databricks cung cấp một giải pháp có thể mở rộng, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí. Người dùng (doanh nghiệp) có thể sử dụng giải pháp này để thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu doanh nghiệp (enterprise data sources) khác nhau.”
Trước đó, các khách hàng của Databricks sẽ cần phải sử dụng các công cụ của bên thứ ba như Informatica, Qlik hoặc Alterx để đấu nối dữ liệu vào Databricks, tuy nhiên điều này sẽ sớm trở nên không cần thiết khi Databricks tích hợp với Arcion.
Về phía Arcion, công ty khởi nghiệp này đã huy động được 18 triệu USD kể từ khi thành lập vào năm 2016, cung cấp cho Databricks hơn 20 trình kết nối với cơ sở dữ liệu và nguồn dữ liệu doanh nghiệp, bao gồm Oracle, PostgreSQL, Redis, SAP, Salesforce và Snowflake.
Arcion cũng sẽ cung cấp cho Databricks công cụ nhập liệu riêng để đưa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau lên hệ thống. Hiện Arcion đã xây dựng xong các kết nối với Databricks.
Ở một khía cạnh khác, trong làn sóng AI, Databricks gần đây cũng đang tập trung mạnh vào AI. Cách đây không lâu, nền tảng này đã công bố một mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở có tên là Dolly, được ra mắt chỉ vài tháng sau khi OpenAI phát hành ChatGPT.
Vào tháng 5, công ty này mua lại nền tảng quản trị dữ liệu dựa trên AI, Okera.
Vào tháng 6, công ty tiếp tục thông báo đang mua lại đối thủ cạnh tranh của OpenAI là MosaicML với giá 1,3 tỷ USD.
Tất cả những gì đang diễn ra cho thấy Databricks thực sự là một đối thủ nặng ký trong giới khởi nghiệp công nghệ bên cạnh OpenAI hay các Big Tech như Microsoft hay Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một số nhân viên áp dụng “chiêu” dọa nghỉ việc để gây sức ép với nhà quản lý, đòi tăng lương, hưởng chế độ tốt, nhưng ít người thành công mà thường phải nhận “trái đắng”.
Hơn 40 năm trong nghề, Chris Williams, cựu phó giám đốc nhân sự Microsoft đã chứng kiến nhiều trường hợp nhân viên dọa xin thôi việc. Nguyên nhân là cảm giác thất vọng với công việc thường xuyên xảy ra; bất đồng ý kiến với đồng nghiệp, cấp trên; lương thấp; hoặc thất vọng kéo dài vì không được thăng tiến.
Khi cảm giác thất vọng đã xâm chiếm, đa số nhân viên có xu hướng dọa nghỉ việc. Nhưng về phía các nhà quản lý, họ sẽ đón nhận đề nghị này theo ba cách.
Bất ngờ.
Những quản lý thể hiện thái độ này gần như sẽ không bao giờ chấp nhận lời đề nghị. Suy nghĩ của họ là muốn biết chuyện gì đang xảy ra và tại sao nhân viên lại đột ngột xin nghỉ việc.
Bên cạnh đó, họ cũng muốn tìm hiểu lý do vì sao nhân viên không đề cập vấn đề này trước đây. Do đâu mà họ không biết cảm xúc thật của nhân viên mình và tìm phương án giải quyết.
“Tuy nhiên, nhóm này chỉ là thiểu số”, Chris Williams nói.
Lại là bạn à?
Nếu bạn là người thường xuyên phàn nàn, kêu ca về lương thưởng, khối lượng công việc nhưng không được đáp ứng, các nhà quản lý dường như đã biết chuyện nhân viên rời đi sắp diễn ra. Do vậy, khi nhận được lời dọa dẫm đòi nghỉ việc, bạn đừng hy vọng sẽ nhận được lời đề nghị suy nghĩ lại.
Theo Chris Williams, trong tình huống này, đe dọa nghỉ việc chỉ là khỏa lấp cảm xúc tức giận trong bạn. Đừng ngạc nhiên nếu sếp chấp nhận ngay đơn xin nghỉ việc, bởi họ không thích làm việc với người hay kêu than.
Lập tức đồng ý.
Khi đã tạo ra đủ kiểu ồn ào cùng tin đồn rằng bạn đang kiếm một công việc khác, cấp trên có xu hướng không muốn níu giữ.
“Trong mọi trường hợp, lời đe dọa sẽ nghỉ việc đều giống như tống tiền cấp trên. Nếu bạn đang thực hiện một dự án nào đó, công ty có thể níu giữ đến khi mọi nhiệm vụ hoàn thành. Nhưng ngay khi dự án kết thúc, tôi không chắc bạn còn có thể ở lại”, Chris Williams cảnh báo.
Để tránh những phản tác dụng, chuyên gia khuyên người lao động thay vì đe dọa hãy đàm phán một cách có thiện chí với cấp trên để tìm ra hướng giải quyết.
Trong quản trị doanh nghiệp, ngoài khái niệm “phỏng vấn tuyển dụng” có thêm khái niệm “phỏng vấn thôi việc”. Điều này giúp lãnh đạo có một bức tranh tổng thể về lý do thôi việc và có thể đưa ra các chính sách hợp lý để níu chân nhân tài.
Bên cạnh đó, bản thân người làm quản lý cần lắng nghe, tạo động lực làm việc và cơ hội phát triển cho nhân sự. Trong mọi trường hợp, hãy cho cấp dưới có cơ hội thể hiện năng lực và được cống hiến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon vừa thông báo nền tảng đã bổ sung tính năng bảo mật mới, cho phép khách hàng đăng nhập vào tài khoản của họ bằng mã khoá (Passkey) thay vì là mật khẩu truyền thống (Password).
Mã khóa (Passkey) là giải pháp thay thế an toàn hơn nhiều so với mật khẩu truyền thống (Password) vì mã khóa không thể được chia sẻ với người khác hay dữ liệu bị hacker xâm nhập. Mã khoá cũng không yêu cầu khách hàng phải nhớ mật khẩu hoặc thêm mã xác thực hai yếu tố.
Mã khoá hiện có thể được thiết lập trong phần cài đặt của Amazon và trên các thiết bị như iPhone, iPad hoặc Mac. Người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Amazon bằng cách quét Face ID hoặc Touch ID. Để kích hoạt tính năng này, bạn truy cập vào “Tài khoản của bạn” -> chọn “Đăng nhập và bảo mật”, sau đó chọn tùy chọn thiết lập Mã khoá.
Apple hiện hỗ trợ Mã khoá với iOS 16 và macOS Ventura. Mã khóa hoạt động thông qua một chìa khóa chung được lưu trữ trên máy chủ trang web và được ghép nối với chìa khóa riêng được lưu trên từng thiết bị cụ thể.
Trên các thiết bị của Apple, Mã khoá được xác thực bằng Face ID hoặc Touch ID và 2 khóa này phải khớp nhau thì người dùng mới có thể đăng nhập.
Amazon cho biết hiện đã hỗ trợ tính năng Mã khoá cho tất cả các khách hàng của Amazon sử dụng trình duyệt và sẽ sớm được triển khai trên ứng dụng Amazon (Amazon app) dành cho thiết bị iOS.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ phát trực tuyến Netflix vừa tiếp lộ chiến lược mới vào năm 2025, về cơ bản là khác hoàn toàn với mô hình kinh doanh hiện có.
Theo đó, Netflix đang lên kế hoạch mở các địa điểm truyền thống mới vào năm 2025.
Tại các điểm (cửa hàng, rạp chiếu) mới, thay vì đơn giản là kinh doanh các dịch vụ phát video đơn thuần, khách hàng của Netflix sẽ mua hàng, ăn uống, xem các chương trình giải trí trực tiếp và hơn thế nữa về các trải nghiệm nhập vai.
2 địa điểm đầu tiên sẽ được mở tại Mỹ trước khi mở rộng ra toàn cầu.
Ông Josh Simon, phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm tiêu dùng của Netflix cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng người hâm mộ của mình thích đắm mình vào thế giới phim ảnh và các chương trình truyền hình. Chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách đưa điều đó lên một tầm cao mới.” Các địa điểm mới của Netflix được gọi là “Netflix House“.
Vào đầu năm 2023, những khách hàng của Netflix đã bắt đầu có thể dùng bữa tại nhà hàng của Netflix có tên là Netflix Bites, nhà hàng này phục vụ các món ăn do những đầu bếp nổi tiếng từng xuất hiện trên các chương trình của Netflix chế biến.
Netflix House sẽ là nỗ lực đầu tiên của một gã khổng lồ phát trực tuyến với các cửa hàng thực cố định.
Các thông tin chi tiết hơn về thời gian mở cửa hay các địa điểm của Netflix House hiện vẫn chưa được chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ông Philipp Rösler – Chủ Tịch Ban cố vấn Quốc tế VinaCapital Venture, Nguyên phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, chính thức trở thành Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 của Vietravel Airlines từ ngày 23/10/2023.
Ngày 23/10/2023 – Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines), hãng hàng không du lịch trực thuộc Tập đoàn Vietravel, vừa tổ chức thành công Đại Hội Đồng Cổ Đông thường niên năm 2023. Tại Đại Hội, Vietravel Airlines đã thông báo và thông qua một số thay đổi nhân sự quan trọng.
Theo đó, ông Vũ Đức Biên, Thành viên hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc sẽ không tiếp tục tham gia HĐQT Vietravel Airlines nhiệm kì 2022-2027 vì lý do gia đình từ ngày 23/10/2023.
Đại hội bầu bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT mới nhiệm kỳ 2022 – 2027 là ông Philipp Rösler và ông Đoàn Hải Đăng, trong đó:
Ông Philipp Rösler – Chủ Tịch Ban cố vấn Quốc tế VinaCapital Venture, Nguyên phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, chính thức trở thành Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 của Vietravel Airlines vào ngày 23/10/2023.
Ông sẽ là cố vấn định hướng chiến lược của hãng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế; là cầu nối giữa Hãng với các nhà đầu tư tại Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Đoàn Hải Đăng – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận chuyển Thế giới (World Trans), cổ đông mới làm thành viên HĐQT Vietravel Airlines.
Song song đó, tại Đại Hội Cổ Đông cũng đã thông qua việc bổ nhiệm Bà Lê Thị Tuyết Mai – Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ của Tập đoàn Vietravel vào Ban Kiểm soát của Vietravel Airlines nhiệm kỳ 2022 – 2027, thay cho Ông Đỗ Thanh Hùng, Giám Đốc Tài Chính Tập Đoàn Vietravel có quyết định thôi chức danh Trưởng Ban Kiểm Soát Vietravel Airlines được thông qua trước đó.
Ông Philipp Rösler sinh năm 1973, là cựu phó thủ tướng Đức gốc Việt. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các tập đoàn lớn trên thế giới như Siemens, Deutsche Bahn và Lufthansa.
Ông Philipp Rösler hiện đang giữ chức Chủ tịch Ban cố vấn quốc tế VinaCapital Ventures. Tiến sĩ Philipp Rösler là Cựu phó thủ tướng Đức và từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Liên bang Đức như: phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Kinh tế và công nghệ, bộ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Đảng Dân chủ tự do FDP…
Sau khi rời chính trường Đức, Ông Philipp Rösler đã có nhiều hoạt động hướng về quê hương Việt Nam và chính thức trở thành Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 của Vietravel Airlines vào ngày 23/10/2023.
Tại Vietravel Airlines, Ông Philipp Rösler sẽ đóng vai trò là thành viên hội đồng quản trị độc lập, hỗ trợ hãng trong việc phát triển mạng lưới đối tác quốc tế, đặc biệt là các đối tác tại thị trường châu  và châu Á – Thái Bình Dương.
Tại đại hội, cổ đông đã biểu quyết thông qua việc uỷ quyền cho hội đồng quản trị (HĐQT) Vietravel Airlines thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm triển khai phương án phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.
Kế hoạch này theo đại diện Vietravel Airlines, nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho công ty trong mảng kinh doanh cốt lõi và phụ trợ. Hiện vốn điều lệ của hãng là 1.300 tỷ đồng và tổng vốn điều lệ của Vietravel Airlines sẽ đạt mức 2.000 tỷ đồng, sau khi phát hành thành công.
Doanh thu tính đến hết tháng 9/2023 của Vietravel Airlines tăng trưởng 30% so với giai đoạn 9 tháng năm 2022.
Mạng lưới đường bay mở rộng đến 07 thành phố du lịch lớn trên cả nước và thành công thực hiện kết nối Việt Nam đến Ma Cao, Tam Á (Trung Quốc), Daegu, Muan (Hàn Quốc). Sau gần 3 năm, Vietravel Airlines đã chuyên chở hơn 2 triệu lượt khách.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một chia sẻ mới đây với CNBC, CTO của OpenAI (ChatGPT) cho biết rằng trong tương lai, người dùng có thể tương tác với ChatGPT mà không cần phải sử dụng máy tính hay điện thoại di động.
Mặc dù ở thời điểm khi CTO Mira Murati gia nhập OpenAI, khả năng của AI là đã quá rõ ràng, chính cô và OpenAI vẫn không thể nghĩ rằng các mô hình ngôn ngữ lại trở nên bùng nổ và phổ biến như hiện nay.
“Vào năm 2019, chúng tôi có GPT-3 và đây là lần đầu tiên chúng tôi có hệ thống AI thể hiện được khả năng hiểu ngôn ngữ. Trước đó, chúng tôi không nghĩ rằng các hệ thống AI thực sự có khả năng này.”
Murati nói tiếp: “Tốc độ tiến bộ của công nghệ thực sự rất nhanh chóng”.
Bạn sẽ có thể thực sự trò chuyện với chatbot.
CTO Murati cho biết, bạn có thể sớm tương tác với ChatGPT mà không cần phải nhập bất cứ thứ gì vào.
“Chúng tôi muốn đi xa hơn nữa từ những gì đang có ở hiện tại. Chúng ta từ lâu là nô lệ của bàn phím và cơ chế cảm ứng của điện thoại. Và nếu bạn thực sự nghĩ về nó, bạn thấy rằng vẫn chưa có bất cứ một cuộc cách mạng nào đã được diễn ra”.
Theo CTO này, người dùng có thể trò chuyện với ChatGPT giống như cách họ trò chuyện với bạn bè hoặc đồng nghiệp.
“Đó thực sự là mục tiêu của chúng tôi – tương tác với các hệ thống AI này theo cách thực sự tự nhiên, theo cách như là bạn đang cộng tác với ai đó…”
“”Bạn có thể nói chuyện bằng văn bản và chỉ trao đổi qua tin nhắn… hoặc có thể đưa ra một hình ảnh nào đó và nói, “Này, nhìn này, tôi đã nhận được tất cả những tấm danh thiếp này khi tham gia các cuộc họp. Bạn có thể thêm họ vào danh sách liên lạc của tôi được không?””.
Liên quan đến các loại tương tác nâng cao này, cựu nhà thiết kế của Apple, Jony Ives, được cho là đang đàm phán với OpenAI để sản xuất ra một sản phẩm tiêu dùng mới được coi là “iPhone của trí tuệ nhân tạo.”
AI sẽ có thể suy nghĩ ở một cấp độ sâu hơn.
Trong khi với các phiên bản hiện tại, chatbot AI rất giỏi trong việc cộng tác với con người và phản hồi lại bằng văn bản (và cả hình ảnh hay video). CTO Murati cho biết mục tiêu là để chúng có thể tự suy nghĩ.
“Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một hệ thống trí thông minh nói chung. Với một ý tưởng hoàn toàn mới, như thuyết tương đối rộng, chúng cần có khả năng tư duy trừu tượng.”
“Và đó thực sự là nơi chúng tôi đang hướng tới – hướng tới những hệ thống mà cuối cùng chúng sẽ có thể giúp chúng tôi giải quyết được những vấn đề cực kỳ khó khăn. Không chỉ đơn giản là cộng tác, chúng phải làm được những việc mà ngày nay con người chúng ta không thể làm được.”
Khi được hỏi liệu ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời ngang bằng với Wikipedia hay không, CTO Murati nói: “Nó phải làm tốt hơn thế. Nó phải có độ chính xác ở mức độ khoa học cao hơn.”
“Một cuộc cách mạng” về cách chúng ta học tập và làm việc đang đến.
CTO Murati thừa nhận rằng công nghệ AI đang phát triển và có thể sẽ phá vỡ cách con người chúng ra học tập và làm việc.
Cô lưu ý rằng nhiều sinh viên đã bắt đầu sử dụng chatbot AI để hoàn thành bài tập cho mình. Và để đáp lại, chúng ta có thể sẽ phải thay đổi cách thức giảng dạy.
“Với một lớp học có nhiều học sinh (sinh viên) khác nhau, giáo viên không thể tuỳ chỉnh chương trình học theo cách giúp học sinh có thể học tốt nhất. Đây chính là lúc AI có thể giúp. Nó có thể cung cấp các chương trình được cá nhân hóa, tùy chỉnh việc học và giảng dạy theo cách (học sinh) có thể nhận thức và hiểu rõ nhất…”
Sự gián đoạn tương tự cũng có thể xảy ra ở nơi làm việc, nơi nhiều người đang lo sợ rằng AI có thể thay thế con người.
“Một số việc làm mới sẽ được tạo ra và một số khác sẽ bị mất đi. Có lẽ chúng ta sẽ làm việc ít hơn nhiều. Có lẽ thời gian làm việc (số ngày làm việc trong tuần) sẽ thay đổi hoàn toàn.”
Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, một cuộc cách mạng cũng đang đến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nằm trong nỗ lực khuyến khích người dùng hoặc là đăng ký YouTube Premium (gói xem YouTube có trả phí và không phải xem quảng cáo) hoặc là phải xem quảng cáo, YouTube đang cố gắng chặn những người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo.
YouTube đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm chống lại việc người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo (ad blockers).
Khi ngày càng nhiều người dùng cho biết họ đang bị chặn hoặc giới hạn số lượng video được xem, điều này chứng tỏ YouTube đang tích hơn trong việc khuyến cáo người dùng bỏ trình chặn quảng cáo.
Như đã thông báo lần đầu cách đây không lâu, YouTube sẽ giới hạn số lượng video tối đa mà những người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo có thể xem là 3 đồng thời khuyến khích họ đăng ký gói có trả phí nếu không muốn xem quảng cáo.
Phía YouTube nhấn mạnh rằng sẽ gửi nhiều thông báo hơn nữa, khuyến khích người dùng ngừng sử dụng các trình chặn quảng cáo hoặc cân nhắc đăng ký YouTube Premium.
Trong một email, người phát ngôn của YouTube cho biết: “Chúng tôi rất coi trọng việc tắt tính năng phát lại và sẽ chỉ tắt tính năng phát lại nếu người xem bỏ qua các yêu cầu về việc cho phép quảng cáo hiển thị trên YouTube.”
Người dùng muốn xem nội dung không có quảng cáo trên YouTube có hai tùy chọn: họ có thể tắt tiện ích mở rộng trình chặn quảng cáo trên trình duyệt của mình hoặc chọn YouTube Premium.
Về tổng thể, khi doanh thu của các nền tảng như YouTube hay Google chủ yếu đến từ quảng cáo, và họ cũng phải chia sẻ lại doanh thu với các nhà sáng tạo nội dung, việc người dùng chặn quảng cáo đồng nghĩa với việc YouTube khó có được nguồn thu ổn định để duy trì nền tảng.
Đối với các nhà sáng tạo nội dung, quảng cáo là nguồn doanh thu quan trọng và đó cũng là lý do họ tích cực sản xuất nội dung và đăng tải lên YouTube.
Khi cuộc tranh luận về các trình chặn quảng cáo vẫn sẽ tiếp tục, việc YouTube thực thi chính sách mới với người dùng thể hiện cam kết của nền tảng trong việc hỗ trợ người sáng tạo và hệ sinh thái quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mới đây, Cộng Cà phê thông báo sắp mở cửa hàng đầu tiên tại Toronto (Canada), đánh dấu thị trường quốc tế thứ ba mà chuỗi cà phê này đặt chân tới. Cửa hàng tại Canada sẽ là cơ sở thứ 20 của Cộng Cà phê tại thị trường nước ngoài.
Trước đó, chuỗi cà phê mang đậm chất Việt Nam xưa đã đặt chân đến Hàn Quốc và Malaysia. Thương hiệu này để lại dấu ấn đáng kể tại xứ sở kim chi.
Kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 7/2018, đến nay Cộng Cà phê đã mở được tới 16 chi nhánh ở Hàn Quốc. Trong đó riêng tỉnh Busan có 6 cửa hàng, Seoul và Geyonggi mỗi nơi có 3 của hàng.
Ngay tại Việt Nam, thương hiệu F&B này cũng trở thành điểm đến “phải thử” với nhiều du khách Hàn Quốc. Không khó để bắt gặp dòng khách người Hàn Quốc ra vào tấp nập ở những cửa hàng Cộng Cà phê tại các địa điểm du lịch như phố Nhà Chung (Hà Nội), Sapa, Hội An,…
Đến nay, đã có một số chuỗi cà phê Việt Nam thực hiện kế hoạch xuất ngoại, tuy nhiên số lượng cửa hàng chưa đáng kể. Chuỗi trà và cà phê Phúc Long, sau khi về tay Masan, đã mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ. Đó cũng là cửa hàng quốc tế duy nhất của Phúc Long tính đến thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, chuỗi Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã bắt đầu có những động thái phát triển tại nước ngoài từ năm 2022. với khởi đầu là Trung Quốc.
Hiện Trung Nguyên Legend có hai cửa hàng tại Thượng Hải. Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ cũng có kế hoạch mở rộng qua hình thức hợp tác đầu tư (nhượng quyền), đặc mục tiêu phát triển 1.000 quán tại khắp các tỉnh thành Trung Quốc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Do MoMo tiến hành bảo trì vào ngày 19/10/2023 và dẫn đến việc gián đoạn dịch vụ. Chúng tôi đã hoàn tất công tác bảo trì và tất cả các dịch vụ đã trở lại hoạt động ổn định.
Chúng tôi chân thành xin lỗi về những trải nghiệm không tốt.
Chúng tôi khẳng định tất cả những tin đồn trên mạng xã hội trong những ngày qua về nguyên nhân gián đoạn dịch vụ của MoMo, cụ thể là “hệ thống bị tác động bởi nhân sự đã nghỉ việc” hay “do bị tấn công từ bên ngoài” là hoàn toàn bịa đặt và không có cơ sở.
Công ty đang phối hợp các cơ quan chức năng điều tra đối với những cá nhân, tổ chức phát tán tin đồn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và niềm tin của khách hàng, đối tác.
Cảm ơn quý người dùng và đối tác đã tin tưởng MoMo. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý người dùng và đối tác.
Trân trọng cảm ơn!
Đội ngũ MoMo
—
MoMo’s statement regarding service disruption on Oct 19, 2023
MoMo conducted a necessitated maintenance on October 19, 2023 morning, which led to a service disruption. MoMo Technology team, having worked around the clock, has successfully completed the maintenance, with our systems fully reinstated and all services functioning normally.
We sincerely apologize for any inconvenience caused by our service disruption. This was an isolated incident and we have taken steps to prevent similar occurrences in the future.
We unequivocally deny all recent rumors on social media concerning MoMo’s service disruption such as “sabotage by laid-off staff” or “external attacks” as completely fabricated and baseless. The company is working with relevant authorities to investigate the source of these rumors to protect the company’s reputation and the trust of customers and partners.
We express our heartfelt gratitude to valued users and partners for unwavering trust. We greatly look forward to having continued support from all our users and partners.
Sincerely,
The MoMo Team
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi tạo ra nhiều tranh cãi trong thế giới điện ảnh và trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục gây ra những phản ứng khác nhau trong thế giới quảng cáo.
Theo Yahoo News, không chỉ tạo ảnh hoặc văn bản, công nghệ AI còn có thể tạo ra các mô hình 3D được sử dụng cho video để tạo video quảng cáo.
Cụ thể, thương hiệu đồ uống Nhật Bản Ito En đã phát hành một quảng cáo vào đầu tháng 9 cho dòng đồ uống mới, trà xanh Oi Ocha Catechin, cùng với một nữ nhân vật quảng cáo giấu tên. Khoảng một tháng sau khi tải quảng cáo lên YouTube, công ty đã xác nhận trong một thông cáo báo chí rằng người mẫu trong video được tạo bằng công nghệ AI.
Người phụ nữ trong video ban đầu xuất hiện có độ tuổi trung niên với mái tóc đen bạc, nhưng sau khi uống nước trà xanh thì biến thành một cô gái trẻ. Quảng cáo truyền hình nêu bật đặc tính trẻ hóa và chống oxy hóa của trà xanh.
Vấn đề là nhân vật trong quảng cáo lại được tạo ra bởi AI như những gì được Ito En thừa nhận, mặc dù công ty không giải thích AI đã được sử dụng như thế nào. Dường như AI đã thiết kế mô hình 3D và sau đó các chuyên gia về thiết kế đồ họa và hoạt hình đã sử dụng mô hình đó để tạo quảng cáo.
Bên cạnh người mẫu, AI cũng giúp Ito En tạo ra logo cho đồ uống trà xanh Oi Ocha Catechin. Báo cáo từ SoraNews24 cho biết Ito En đã nhờ các nhà thiết kế của mình tạo ra hơn chục thiết kế trước khi đưa bản dự thảo vào quy trình đánh giá AI.
Điều này có nghĩa AI không chỉ đảm nhận việc quảng cáo mà còn toàn bộ hoạt động tiếp thị sản phẩm.
Việc sử dụng những người không tồn tại luôn tạo ra nhiều tranh cãi. Đối với Ito En, điều đó mang lại lợi thế cho họ khi nhân vật quảng cáo không cần trả lương, không gây ra scandal ngay cả khi cô ấy nổi tiếng và có thể làm việc 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần mà không phàn nàn. Nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực.
Trên mạng xã hội Nhật Bản, nhiều người khẳng định khi phát hiện người xuất hiện trong quảng cáo không tồn tại, họ mất hứng thú với sản phẩm vì quảng cáo tạo ra một cảm giác trống rỗng.
Nhìn chung, AI sẽ ngày càng hiện diện nhiều hơn trong quảng cáo, nhưng các nhà quảng cáo sẽ phải nghiên cứu kỹ cách họ sử dụng nó. Sử dụng nó một cách ồ ạt mà không cân nhắc có thể chống lại chính các nhà sản xuất quảng cáo đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi được tư vấn và thực hiện chuyển đổi số dữ liệu đúng cách, doanh nghiệp sẽ được giải phóng tiềm năng, tối ưu hóa tài nguyên và phát triển bền vững.
Việt Nam đang đặt mục tiêu hướng đến tỉ lệ đóng góp vào GDP của nền kinh tế số chiếm 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số (Digital Economy) được định nghĩa là nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số, với các hoạt động kinh tế bằng công nghệ số và nền tảng số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành trên internet.
Báo cáo Vietnam Customers Experience Excellence (CEE – Cung cấp trải nghiệm khách hàng xuất sắc) của KPMG năm 2022 cho thấy trong bảng xếp hạng Top 10 có đến 4 thương hiệu trong nước là PNJ, Viettel, Vietnam Airlines và Sacombank.
Trong đó, 3/4 thương hiệu này đều có thành tích kinh doanh khả quan trong năm 2022 gắn liền với nhiều hoạt động chuyển đổi số.
Đơn cử như Viettel, công bố doanh thu đạt 163.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 43.000 tỉ đồng, tăng lần lượt 6% và 3% so với năm 2021, đồng thời là mức lãi lớn nhất của doanh nghiệp này trong 5 năm trở lại đây. Tương tự là tình hình kinh doanh khả quan của PNJ và Sacombank.
Năm 2022, PNJ đạt doanh thu thuần 33.876 tỉ đồng (tăng 73%) và lợi nhuận sau thuế 1.807 tỉ đồng (tăng 75,6%) so với cùng kỳ. Sacombank cũng ghi nhận lãi trước thuế hơn 6.300 tỉ đồng, tăng 142%.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ; trong đó bao gồm tự động hóa trên nền tảng dữ liệu, phân tích dự báo (Predictive Analytics) và trí tuệ nhân tạo.
Sự đầu tư với hai mục tiêu chính là tăng hiệu suất vận hành trong khi giảm chi phí và gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng.
Như vậy, chuyển đổi số và đầu tư vào dữ liệu, trí tuệ nhân tạo là yêu cầu cấp thiết ở mức toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, hiện trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp đang gặp những rào cản như: Tư duy nhận thức của lãnh đạo về chuyển đổi số; văn hóa cục bộ Phòng ban; nhân viên tiêu cực, lợi ích nhóm, sợ nghĩ làm cùng lúc nhiều việc; sợ minh bạch; sợ mất dữ liệu, không bảo mật; nhân sự còn yếu kém công nghệ thông tin; cái gì cũng muốn làm, không giới hạn mục tiêu; sự chủ quan, chưa làm chủ công nghệ.
Theo báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID): 48,8% các công ty trước đây đã sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhất định, nhưng họ đã ngừng sử dụng do các giải pháp không phù hợp hoặc tính chất tạm thời của chúng.
35,3% các công ty đã số hóa dữ liệu và quy trình, chủ yếu chuyển đổi các tài liệu, văn bản và giấy tờ vật lý từ “bản cứng” sang “bản mềm” được lưu trữ trong hệ thống của họ. Bước này rất quan trọng để tiến tới phạm vi chuyển đổi số rộng hơn và đồng bộ hơn.
Một tỷ lệ nhỏ (2,2%) đã làm chủ công nghệ và phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh, mặc dù một số vẫn gặp phải những thách thức trong quá trình sử dụng công nghệ.
Thực trạng này thể hiện trong những trường hợp Syllog đã tư vấn trong thời gian từ 2021-2023. Các công ty được Syllog tư vấn, dàn trải và loay hoay ở các bước đầu của số hoá.
Syllog là công ty tư vấn mảng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cho các doanh nghiệp, bao gồm từ Kiến trúc hạ tầng cho hệ thống dữ liệu, tới hệ thống báo cáo, phân tích chuyên sâu và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Khi doanh nghiệp xây dựng hệ thống dữ liệu và không biết bắt đầu từ đâu, các chuyên gia có thể tư vấn về chiến lược dữ liệu, giúp bạn tuyển dụng đội ngũ, thiết lập cơ sở dữ liệu dữ liệu đúng, hỗ trợ doanh nghiệp chọn các công cụ phù hợp và đánh giá sự sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc khai thác giá trị từ dữ liệu và cần một tư vấn độc lập đến để đánh giá lại chiến lược dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các chỉ số KPI mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Syllog cũng có thể giúp cung cấp các phân tích chuyên sâu để giúp khai thác việc cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng, tính toán CLV của khách hàng, tìm kiếm các cơ hội nâng cao doanh thu mới từ dữ liệu.
Nếu chủ doanh nghiệp muốn áp dụng trí tuệ nhân tạo nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hoặc doanh nghiệp đã có ý tưởng về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo nhưng chưa có đủ đội ngũ để triển khai, Syllog có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai các mô hình Machine Learning và trí tuệ nhân tạo thiết thực nhất cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Syllog muốn giải phóng tiềm năng của các doanh nghiệp bằng cách đo đúng, đề xuất chiến lược đúng, có các biện pháp theo dõi đúng và tận dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa tài nguyên và phục vụ khách hàng tốt nhất, hiểu khách hàng nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sá xị Chương Dương lỗ tiếp hơn 35 tỷ đồng trong quý III, xác lập kỷ lục mới và nối dài mạch lỗ 11 quý liên tiếp.
Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương (SCD) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với khoản lỗ ròng tiếp tục tăng.
Trong ba tháng gần nhất, chủ sở hữu Sá xị Chương Dương ghi nhận gần 22 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ so với năm trước. Điểm tích cực là lãi gộp trở lại số dương, với 1,2 tỷ đồng, so với khoản lỗ gộp hơn 700 triệu đồng trong quý III/2022.
Tuy nhiên, khoản lãi mỏng từ kinh doanh không đủ để công ty này bù đắp hơn 4,7 tỷ đồng chi phí lãi vay, hơn 25 tỷ đồng chi phí bán hàng và trên 5 tỷ chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả là Sá xị Chương Dương ghi nhuận lỗ ròng hơn 35,4 tỷ đồng, cao hơn mức kỷ lục trong quý II và là quý lỗ thứ 11 liên tiếp.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sá xị Chương Dương có doanh thu hơn 100 tỷ và lỗ sau thuế 73 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này đều đang kém xa so với mục tiêu đề ra hồi đầu năm.
Khi đó, công ty kỳ vọng việc tăng độ phủ bán hàng và thâm nhập thị trường mới sẽ giúp doanh thu năm nay gấp đôi năm ngoái, đạt 365 tỷ đồng và có lãi khoảng 3,8 tỷ đồng để chấm dứt mạch lỗ hai năm liên tiếp. Mục tiêu này đề ra dựa theo kế hoạch sản lượng tăng 77% so với năm ngoái, đạt gần 22 triệu lít.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo cũng thừa nhận không dễ để hoàn thành kế hoạch bởi “các thách thức mà công ty đối diện trong năm nay rất nhiều”. Công ty lo lắng lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng khiến chi phí tài chính bị đội lên và dự thảo đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có thể làm giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra, hàng loạt nhân sự phòng kinh doanh nghỉ việc khiến kênh bán hàng truyền thống chịu áp lực lớn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trừ khi bạn không đi làm tại môi trường doanh nghiệp. Còn nếu đã đi làm, dù là công ty tổ chức thương mại hay phi thương mại gì thì bạn cũng phải, vào một lúc nào đó, nói về, chia sẻ, trình bày cho ai đó về tổ chức, về sản phẩm dịch vụ, nhiệm vụ, hay thương hiệu, chương trình của tổ chức đó. Vậy, có nghĩa là bạn đang phải bán một ý tưởng, một khái niệm, hoặc một sản phẩm dịch vụ cụ thể.
Và cho dù bạn đang ở phòng ban nào đi chăng nữa, dù không hề được gắn mác phòng bán hàng hay marketing đi chăng nữa, bạn cũng phải có kỹ năng bán hàng. Người càng giữ vị trí cao, quan trọng, cốt lõi trong công ty càng phải giỏi kỹ năng bán hàng.
Nếu ngay cả sản phẩm dịch vụ của công ty, tổ chức mình mà bạn còn không bán hàng được thì bạn ở đó để làm gì, khi điều cơ bản nhất đòi hỏi khi tham gia vào một công ty, tổ chức là trở thành đại sứ thương hiệu của công ty, tổ chức đó?
Vì vậy, tất cả mọi người phải hiểu một cách rất rõ ràng rằng, tất cả nhân sự trong công ty, dù đang nắm giữ vị trí gì, ở phòng ban nào, đều phải có trong bản mô tả công việc của mình khả năng bán hàng và xúc tiến thương hiệu. Giờ, thử hỏi nếu phải giải thích và bán sản phẩm dịch vụ công ty mình trong vòng 3 câu thì bạn sẽ nói gì?
Hầu hết mọi người sẽ rất lúng túng khi bị hỏi câu này, đơn giản vì chưa bao giờ bản thân bị ép phải bán hàng một cách áp lực như vậy. Và hầu hết sẽ nói dài dòng văn tự, diễn giải đủ thứ mà có khi nghe xong cũng chưa hiểu bạn muốn bán gì hay thứ bạn bán có liên quan gì đến cuộc đời người đối diện. Vậy thì coi như thất bại rồi.
Càng ngày, con người càng thiếu kiên nhẫn, và họ chỉ có 7-10 giây đầu tiên là còn quan tâm và tập trung. Nếu bạn nói không vào trọng tâm và không tạo sự chú ý thì, bạn sẽ mất họ ngay tại đó. Và rồi dù bạn có nói gì hay ho sau đó đi chăng nữa, họ cũng sẽ không hứng thú với việc lắng nghe bạn.
Cho nên, bán hàng là một kỹ năng, và đã là kỹ năng thì nó cần được rèn luyện liên tục trong suốt hành trình sự nghiệp. Kỹ năng này càng giỏi, bạn càng trở thành tài sản quý giá của công ty, tổ chức. Làm gì làm, cũng phải bán được hàng đã, rồi thì mới nói được những câu chuyện hay ho như xây dựng kiến tạo tổ chức này nọ.
Cho người bán hàng mới, bạn nên tự mình tìm ra cách bản thân cảm thấy thoải mái nhất khi bán hàng, để rèn cấp độ bán như không bán.
Chứ nếu bán hàng mà dí người ta vào tường, ép người ta đến khó chịu thì nói làm gì, sau này gặp bạn người ta sẽ tránh như tránh tà, ai dám lại gần nữa? Bạn có thể bắt đầu bán hàng bằng cách hỏi các câu hỏi dưới đây.
Họ cần gì? Nỗi đau của họ là gì?
Có bao giờ bạn đi bán thứ người khác không cần không? Nếu có thì hẳn là bạn đang đi vào ngõ cụt chứ không phải đi bán hàng.
Thứ người ta không cần ai để ý làm gì. Nhưng nếu đó chính là thứ họ cần thì lướt qua một cái là họ nắm bắt được ngay, vì cây ăng ten của họ đang thu sóng cực mạnh đối với những vấn đề họ quan tâm. Ví dụ, nếu đang có vấn đề về rụng tóc thì bất cứ thứ gì liên quan đến cách giải quyết vấn đề này sẽ được đặc biệt lưu ý.
Nếu vấn đề là muốn đầu tư tạo ra thêm nguồn thu nhập nhưng chỉ có số vốn ít ỏi thì bất cứ mô hình nào đòi hỏi vốn đầu tư thấp sẽ trở nên thu hút sự chú ý. Bao giờ cũng vậy, vấn đề – giải pháp là cặp bài trùng trong bất kỳ việc gì bạn cần làm. Nếu tìm ra nỗi đau, tìm ra vấn đề của người đối diện thì bạn sẽ tìm ra giải pháp tương ứng cho họ.
Như vậy, mỗi người có thể có nỗi đau rất khác nhau nhưng vẫn có thể mua cùng một sản phẩm, vì sản phẩm của bạn có thể cung cấp những chức năng khác nhau chứ không chỉ là một chức năng.
Như vậy, việc lựa chọn sử dụng chức năng nào, lý tính hay cảm tính để trình bày là tuỳ vào đối tượng, không phải ai cũng nói đúng một bài, không phải ai cũng nói tràng giang đại hải tất cả các chức năng.
Đôi khi, chỉ cần tập trung vào một thứ mà người ta quan tâm nhất là được, vì đó chính là thứ đang giải quyết nỗi đau hay vấn đề của họ. Vậy, có bao nhiêu cách bán hàng cho cùng một sản phẩm? Với tôi, câu trả lời là vô số, vì kịch bản bán hàng phải linh hoạt theo vấn đề, nỗi đau của người đối diện.
Bạn cần học cách đặt câu hỏi, cách quan sát, cách quan tâm, thấu cảm để hiểu, để tìm ra vấn đề của họ trước đã. Đừng xông vào bán hàng mà không biết người ta có cần không, tại sao cần giải pháp của mình.
Đâu là tính năng, giải pháp của sản phẩm, dịch vụ có khả năng giải quyết nỗi đau cho họ?
Khi đã hiểu người đối diện cần gì rồi, đang đau chỗ nào rồi thì mình mới đi tìm giải pháp cho họ từ chính sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nhớ là, mới sản phẩm, dịch vụ đều tạo ra nhiều lợi ích khác nhau, có khi là 3, là 5, là 7, vv. Nhưng đừng bao giờ đứng đó kể lể dài dòng.
Chỉ cần bạn kết nối đúng một tính năng sản phẩm nào đó có thể trở thành giải pháp, giải quyết được vấn đề, nỗi đau của họ là được, Mọi thứ còn lại nghe cho vui, thêm lợi ích, là hoa lá cành phụ hoạ vào chứ không cần đặt để ngang hàng với tính năng chính mà bạn vừa lựa chọn để giải quyết vấn đề cho họ.
Như vậy, với mỗi đối tượng mục tiêu khác nhau, có nỗi đau khác nhau, bạn sẽ cần phải linh hoạt lựa chọn tính năng khác nhau làm thông điệp chính để chia sẻ, trình bày. Nghệ thuật là ở đó, không phải cứ bấm nút là phát cùng một bài như đã ghi âm trước.
Người biết bán hàng là nhà thiết kế. Cũng là một sản phẩm thôi, nhưng họ biết cách đóng gói nó lại theo những cách khác nhau, tuỳ theo nhu cầu của người đối diện. Nguyên tắc thể hiện rõ tư duy thiết kế (Design Thinking), thấu hiểu – xác định vấn đề – tìm giải pháp.
Chỉ cần vận dụng một nguyên tắc này thôi thì đưa cho bạn bất kỳ sản phẩm gì bạn cũng có thể bán hàng. Nguyên tắc là như nhau, chỉ có kiến thức về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ là thứ bạn cần phải học.
Vậy, thì dù đi làm cho công ty nào, sản phẩm dịch vụ là gì bạn cũng có thể trở thành người bán hàng giỏi. Chỉ cần chịu khó rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và thiết kế giải pháp như trên.
Họ còn lăn tăn gì không?
Đôi khi, vấn đề giải quyết rồi, nhưng đâu đó vẫn có thể còn vài thứ lăn tăn, dù rất phụ nhưng cũng ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định.
Đây là lúc bạn cần quan tâm, theo dõi, phát hiện ra những lăn tăn có thể có đúng lúc để giải quyết dứt điểm, rồi dẹp bỏ hết mọi lăn tăn cho họ để “close the deal” – hoàn thành việc trao đổi, mua bán.
Cho dù trước đó mọi thứ rất thuận lợi, nếu thiếu sự theo dõi và kết thúc quá trình bán hàng này, mọi thứ vẫn hoàn toàn có thể lệch ra khỏi quỹ đạo, nhất là khi người đối diện là người dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến từ người khác, thông tin từ nguồn khác….
Bạn không nên ép quá đà, nhưng vẫn cứ phải theo dõi và can thiệp đúng lúc để giúp cho người đối diện cảm thấy thoải mái nhất, tin tưởng nhất vào giải pháp mà cả hai đã thiết kế củng nhau. Và rồi, làm gì làm, cũng cứ phải ký kết đã, tiền trao cháo múc đã mới tính là chuyện mua bán hợp tác đã xong.
Lời hứa hẹn không được tính là giao dịch, vì hứa hẹn là thứ có thể tan theo mây gió bất cứ lúc nào. Đừng vội vui mừng khi hợp đồng chưa ký và tiền chưa vào tài khoản.
Tôi có đang bán hàng bất chấp?
Một trong những điều khiến tôi thường thất vọng ở các bạn bán hàng là, chỉ biết bán cho xong cái hợp đồng đó, không hề biết cân nhắc liệu đó có phải là giải pháp tốt nhất cho khách hàng chưa.
Tìm được một khách hàng đã khó, xây dựng được niềm tin của họ càng khó hơn. Cho nên, điều quan trọng nhất lúc này là, làm sao giữ được khách hàng đã tin tưởng mình, xây dựng quan hệ lâu dài với họ, để có thể bán hàng bền vững.
Ở góc nhìn thiển cận, một khách hàng có thể chỉ là một cái hợp đồng. Ở góc nhìn bền vững, bạn cần hiểu khái niệm giá trị trọn đời (Customer Lifetime Value) của một người khách hàng.
Họ không chỉ là một cái hợp đồng. Họ có thể là một quan hệ tạo ra vô số deal, với giá trị ngày càng lớn hơn, nếu bạn biết vun đắp và tạo ra giá trị ngày càng tốt hơn cho mối quan hệ đó. Cho nên, bán hàng rồi biến mất, bỏ chạy là hành vi gian lận.
Bán hàng thực thụ là khi bạn xây dựng được một mối quan hệ vững bền, tạo ra nhiều giá trị theo thời gian, cùng với cấp độ tin tưởng ngày càng nâng cao theo thời gian.
Ở đây, bạn biết điều gì cần, điều gì tốt cho người đối diện, và bạn không bao giờ đánh đổi, bán hàng bất chấp nếu đó không phải là thứ tốt nhất dành cho họ. Niềm tin không được xây dựng từ vài kỹ xảo qua mặt.
Niềm tin chỉ có thể được xây dựng từ sự chân thành, từ sự chính trực trong quan hệ. Nếu một thứ gì đó không tốt cho họ, bạn có khi phải quyết định bỏ hợp đồng, không bán. Thà là như thế để giữ gìn quan hệ, còn hơn là bán bất chấp để rồi mất đi một cơ hội vững bền.
Dù chúng ta không phải là những người bán hàng chuyên nghiệp. Nhưng kỹ năng bán hàng lại là kỹ năng cơ bản nhất của tất cả mọi nhân sự, trong mọi phòng ban.
Do đó, nếu nhận thức được điều này, thì dù bạn đang làm gì, ở đâu, cũng nên học và rèn luyện kỹ năng bán hàng. Chắc chắn là với kỹ năng này, bạn sẽ giúp bản thân phát triển lên một cấp độ mới và sẽ được trọng dụng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi nói đến việc đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động SEO, nhiều marketer thường nhầm lẫn giữa SEO outcomes và SEO outputs từ đó chưa đánh giá đúng về giá trị mà SEO mang lại.
Là một Digital Marketer, việc theo dõi và đo lường hiệu suất mang lại vốn là chuyện thường nhật. Điều này cũng diễn ra theo cách tương tự với những người làm SEO hay còn được gọi là SEOer.
Từ việc cập nhật các thuật toán mới, ưu tiên của các công cụ tìm kiếm, đến theo dõi các chỉ số trực tiếp và gián tiếp mà hoạt động SEO của họ mang lại cho doanh nghiệp.
Về tổng thể, mục đích và lợi ích thực sự của SEO không chỉ là tăng số lượt xem trang tự nhiên hoặc tối ưu hóa thứ hạng của từ khóa – mà còn là việc nó có thể hỗ trợ như thế nào đến mục tiêu kinh doanh chung.
Việc đánh giá sai hiệu quả của SEO theo đó vừa làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân bổ đúng các nguồn lực trong doanh nghiệp, vừa làm giảm giá trị thực mà SEO đang mang lại.
SEO outcomes và SEO outputs: Đâu là sự khác biệt?
Để có thể đo lường hiệu quả của SEO một cách hiệu quả, điều quan trọng hàng đầu là bạn cần phân biệt đâu là những chỉ số hay số liệu đầu ra (SEO output) và đâu là những kết quả mang lại thực sự (SEO outcome).
Trong khi các chỉ số đầu ra (SEO output) đề cập đến các biến số hay số liệu hữu hình và có thể đo lường được từ các nỗ lực SEO.
Kết quả có được (SEO outcome) là những tác động của những chỉ số đầu ra đó trong bối cảnh mục tiêu kinh doanh, chẳng hạn như lượng khách hàng tiềm năng (Lead) mới hay doanh số bán hàng.
Những kết quả đầu ra mong muốn này có thể bao gồm:
Tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến.
Tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng truy cập (web traffic) thành khách hàng.
Thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
Một cách tiếp cận phù hợp khác khi nói đến kết quả đầu ra đó là xem xét đến các vấn đề được giải quyết: liệu các vấn đề được giải quyết đó sẽ tác động ra sao đến hiệu suất kinh doanh chung.
Khi xây dựng chiến lược SEO, điều quan trọng trước tiên là thương hiệu phải tập trung vào kết quả đầu ra mong muốn, xác định mức độ tiềm năng của kết quả rồi sau đó mới tính đến các chỉ số đầu ra cần thiết của SEO.
Ví dụ về chỉ số đầu ra của SEO – SEO Output.
Cũng tương tự như các hoạt động Marketing khác, nhiệm vụ tiên quyết trước bất kỳ chiến lược nào đó là hình dung hay xác định các chỉ số có thể đo lường được.
Dưới đây là các chỉ số đầu ra phổ biến mà bạn có thể theo dõi và đo lường.
Số liệu lưu lượng truy cập (Traffic).
Chính là các số liệu về lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của thương hiệu. Từ số lần xem trang, thời gian ở lại trên trang đến số trang mà người dùng tương tác trên mỗi lần truy cập.
Các công cụ (miễn phí) như Google Analytics có thể giúp bạn theo dõi chi tiết về số liệu này.
Thứ hạng.
Có thể nói thứ hạng của các từ khoá hay website là một trong những chỉ số phổ biến nhất khi nói đến việc đo lường hiệu suất SEO.
Thứ hạng của từ khoá chính là vị trí mà website được hiển thị trên trang tìm kiếm (SERPs) tương ứng với từng truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Ngoài các công cụ miễn phí của Google, bạn có thể sử dụng các công cụ như Semrush hoặc Moz để theo dõi và phân tích số liệu.
Backlink.
Số lượng và chất lượng của các backlink trả ngược về website cũng là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu suất của SEO. Các công cụ như Ahrefs có thể hỗ trợ theo dõi chỉ số này.
Chỉ số SEO kỹ thuật (Technical SEO).
Các số liệu khác như tốc độ tải trang, số lỗi 404/301 hay các trang không được lập chỉ mục đều tác động trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng với website, đồng thời nó cũng là các chỉ số báo hiệu cho công cụ tìm kiếm về sức khoẻ tổng thể của website. Tất cả các số liệu này cuối cùng sẽ tác động trực tiếp đến kết quả đầu ra của SEO.
Ví dụ về kết quả đầu ra của SEO – SEO Outcome.
Như đã đề cập ở trên, nếu các chỉ số hiệu suất đầu ra thể hiện trực tiếp hiệu suất có được từ các hoạt động SEO, thì các chỉ số kết quả đầu ra chính là những gì mà doanh nghiệp thực sự nhận được từ nó.
Các kết quả này phản ánh giá trị lâu dài và tác động tích cực mà chiến lược SEO đang mang lại.
Dưới đây là các chỉ số kết quả đầu ra mà bạn có thể tham khảo.
Chuyển đổi tự nhiên.
Chuyển đổi tự nhiên là các chuyển đổi được tạo ra từ những người dùng truy cập vào website thông qua các tìm kiếm tự nhiên (SEO) thay vì là quảng cáo (ví dụ Google Ads).
Chuyển đổi này có thể là khách hàng tiềm năng, số người đăng ký, lượt tải xuống hay thậm chí là chuyển đổi đơn hàng.
Khả năng giữ chân khách hàng.
Việc giữ chân khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó biểu thị giá trị lâu dài mà website có thể mang lại.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng có thể được đo lường thông qua việc phân tích lượng người mua lặp lại và CLV.
Nhận thức về thương hiệu.
Một chỉ số kết quả đầu ra khác đó là mức độ nhận thức thương hiệu hay độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness). Những nỗ lực tìm kiếm tự nhiên nhằm thúc đẩy nhận diện thương hiệu là một kết quả SEO quan trọng.
Thị phần (tìm kiếm).
Việc đánh giá tỷ lệ lưu lượng truy cập tự nhiên của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh (cùng ngành) giúp doanh nghiệp xác định về vị thế thị trường hiện có của thương hiệu cũng như tổng cơ hội tiềm năng có được từ thị trường.
Tăng trưởng doanh thu.
Chỉ số cuối cùng và cũng là chỉ số quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là doanh số bán hàng. Nếu lượng người dùng truy cập vào website hay thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm cuối cùng không thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số, bạn nên xem xét lại về việc có nên tiếp tục làm SEO hay không.
Ánh xạ SEO outcomes và SEO outputs tới khả năng hỗ trợ OKR của tổ chức.
Mặc dù các số liệu SEO như thứ hạng từ khóa, số lần hiển thị và thậm chí cả số lần nhấp chuột đều quan trọng, cuối cùng, các chỉ số đó liên quan như thế nào đến mục tiêu chung của tổ chức hay doanh nghiệp còn quan trọng hơn.
Bằng cách chuyển trọng tâm công việc SEO từ tập trung vào các chỉ số đầu ra sang kết quả tổng thể có được và hướng tới những tác động cụ thể, bạn có thể điều chỉnh công việc của mình trở nên phù hợp hơn với các mục tiêu kinh doanh.
Cách tiếp cận SEO dựa trên kết quả có được sẽ ưu tiên những gì thực sự quan trọng đối với tổ chức đồng thời đảm bảo rằng các nhiệm vụ đề ra đều tập trung (và ưu tiên) vào kết quả.
Bằng cách liên tục ánh xạ điều này, SEO có thể chứng minh được tiềm năng thực sự của nó như là một công cụ thúc đẩy doanh nghiệp thay vì chỉ là chiến thuật hỗ trợ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhờ vào sức mạnh của công nghệ AI, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon đang tích cực đưa robots vào hệ thống đóng gói (Fulfilment), hệ thống ban đầu đã giúp giảm đến 25% thời gian làm việc.
Theo đó, Amazon đang tích cực tích hợp một hệ thống robot mới vào hệ thống nhà kho (warehouses) của mình để cải thiện thời gian giao hàng, mức độ an toàn và hiệu suất hoạt động nói chung.
Với tên gọi là Sequoia, hệ thống robots được hỗ trợ bởi công nghệ AI này có thể cải thiện tốc độ tìm kiếm và lưu trữ sản phẩm lên tới 75% đồng thời tiết kiệm thời gian thực hiện đơn hàng lên tới 25%. Hệ thống này hiện đang được chạy tại một trong những nhà kho của Amazon có trụ sở tại Houston.
Sequoia sử dụng cánh tay robot và thị giác máy tính (computer vision) để xác định lượng hàng tồn kho trước khi gửi cho nhân viên để bắt đầu giao hàng.
Ngoài những lợi ích mà robots có thể mang lại, những rủi ro liên quan đến mức độ an toàn thân thể của nhân viên tại nhà kho vẫn là một vấn đề lớn.
Một nguồn tin báo cáo rằng các nhân viên Amazon làm việc tại các nhà kho tự động (có sử dụng robots) có tỷ lệ bị thương cao gấp đôi so với những người không làm việc cùng với robots (mặc dù Amazon từ chối thông tin từ báo cáo này).
Việc sử dụng robots cũng đã làm tăng số lượng sản phẩm mà mỗi nhân viên Amazon cần quét, từ 100 lên tới 400 sản phẩm mỗi giờ. Hiện Amazon chưa có thông báo về kế hoạch tinh giảm nhân viên vì bị robots thay thế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát với chatbot ChatGPT.
Theo Bloomberg, hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP đã hợp tác với OpenAI, chủ sở hữu công cụ ChatGPT. Kết quả của mối hợp tác này là PwC sẽ cung cấp cho khách hàng những lời khuyên do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Mối hợp tác này diễn ra khi các công ty kiểm toán Big Four đang tìm cách cắt giảm chi phí và tăng năng suất.
BIG FOUR KIỂM TOÁN ĐẦU TIÊN HỢP TÁC VỚI OPENAI
Theo đó, công ty kiểm toán sẽ sử dụng AI để tư vấn các vấn đề phức tạp về thuế, pháp lý và nhân sự, chẳng hạn như thực hiện thẩm định đối với các công ty, xác định các vấn đề tuân thủ và thậm chí đề xuất xem có nên ủy quyền các giao dịch kinh doanh hay không.
Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, được coi là một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát (Generative AI) với chatbot ChatGPT.
Các công ty kiểm toán lớn đang cắt giảm chi phí để đối phó với sự suy giảm của các dịch vụ chuyên nghiệp.
PwC đang dừng tăng lương và thưởng cho một số trong số 25.000 nhân viên ở Vương quốc Anh, Deloitte LLP chuẩn bị cắt giảm hơn 800 việc làm ở Vương quốc Anh, Ernst & Young LLP sẽ sa thải khoảng 5% nhân viên từ bộ phận tư vấn dịch vụ tài chính ở Vương quốc Anh, trong khi KPMG LLP đang có kế hoạch cắt giảm 125 việc làm tư vấn.
PwC cho biết, mối quan hệ đối tác với OpenAI, không dựa trên ChatGPT, cũng sẽ không dẫn đến việc cắt giảm việc làm trong thời gian tới.
Bivek Sharma, giám đốc điều hành về thuế, pháp lý và con người tại PwC UK, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai rằng hệ thống AI mới của PwC đã “hoạt động giống như một đối tác có thời hạn 25 năm”.
Sharma cho biết: “Gánh nặng tuân thủ trên toàn cầu đang gia tăng và cùng với địa chính trị, mức độ phức tạp mà C-Suite đang phải đối mặt là điều bạn chưa từng thấy trước đây”.
“Rất nhiều người nói về việc AI sẽ chuyển dịch công việc như thế nào, nhưng trên thực tế, để giải quyết những tình huống rất phức tạp này, AI là công cụ thực sự cần thiết giúp thực hiện các công việc đó”.
Harvey, một công ty khởi nghiệp về AI được OpenAI hỗ trợ và chuyên về các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, cũng là một phần của quan hệ đối tác.
Hệ thống này hiện đang được triển khai ở Anh, nơi khoảng 650 nhân viên sẽ được tiếp cận để thử nghiệm và đào tạo.
Công ty có kế hoạch mở rộng khả năng tiếp cận tới 10.000 nhân viên tại hơn 50 quốc gia trong vài tháng tới. PwC cho biết mối hợp tác này cũng giúp thực hiện các dự án quy mô lớn, mà trước đây nếu thực hiện có thể sẽ quá tốn kém hoặc kéo dài.
Brad Lightcap, giám đốc vận hành của OpenAI, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Zoom: Dịch vụ chuyên nghiệp là “một lĩnh vực mà chúng tôi khá hào hứng”.
Ông nói: “Những mô hình này có thể là những trợ lý thực sự đắc lực trong quy trình làm việc pháp lý, quy trình làm việc kế toán và quy trình làm việc về thuế”.
CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN BIG FOUR ĐÃ TĂNG GẤP ĐÔI ĐẦU TƯ VÀO AI
Các công ty kiểm toán Big Four đã tăng gấp đôi đầu tư vào AI khi họ tìm cách tăng năng suất. Đối thủ KPMG đã công bố khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la vào các dịch vụ đám mây và AI tổng quát của Microsoft, trong khi Ernst & Young LLP gần đây đã hợp tác với IBM để sử dụng AI nhằm hợp lý hóa các quy trình nhân sự.
Deloitte đã mở rộng quan hệ đối tác với Google Cloud để phát triển các giải pháp hỗ trợ AI cho khách hàng. PwC cũng đã sử dụng dịch vụ chatbot để giúp tăng tốc các công việc như tóm tắt tài liệu kể từ tháng 3.
Fiona Czerniawska, Giám đốc điều hành của Source Global Research cho biết: “Rủi ro ở đây là, với tỷ suất lợi nhuận chịu áp lực từ lạm phát tiền lương vào năm 2021, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp tập trung vào việc sử dụng các công cụ nhúng AI như một phương tiện để giảm chi phí thay vì phát triển các giải pháp tốt hơn”.
PwC không tiết lộ giá trị của thỏa thuận với OpenAI nhưng cho biết PwC ở Anh đang chi 100 triệu bảng Anh (122 triệu USD) cho AI trong năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù sức mua ở giai đoạn này không bằng những năm trước, nhưng điều này vẫn không ‘kéo chân’ được Guardian Việt Nam. Họ có thể ‘ngược dòng nước’ là nhờ những đầu tư vào hệ thống omni-channel trong 4 năm qua đã mang về những trái ngọt đầu tiên. Những tối ưu nho nhỏ từng ngày của CEO Phương Thục và đội ngũ đã giúp doanh nghiệp luôn tiến về phía trước.
Chia sẻ trong tọa đàm “Tương lai của ngành bán lẻ tại Việt Nam – Nắm bắt công nghệ và xây dựng khả năng phục hồi” do TrueDigital, Teibto và Algonomy tổ chức, bà Lê Huỳnh Phương Thục – Giám đốc Guardian Việt Nam cho biết: hiện chuỗi của bà có 130 cửa hàng offline và 6 kênh bán hàng online.
Bên cạnh đó, nhờ chăm sóc khách người dùng tốt, thành viên Hội Cam (khách hàng thân thiết) – cả đăng ký online lẫn offline khoảng 2 triệu người. App của Guardian Việt Nam cũng có 200.000 download, trong đó có 80% hoạt động thường xuyên. Thương hiệu đang mừng tuổi 12 ở thị trường Việt.
Dù đang trong giai đoạn suy thoái, nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, song Guardian Việt Nam thì ngược lại. Thương hiệu không chỉ mở rộng kênh bán hàng online mà cả offline, khi cách đây hơn 1 năm họ có 105 cửa hàng, sau 10 tháng con số lên tới 130.
Vậy vì sao chuỗi bán lẻ lifestyle lớn nhất nhì Việt Nam lại không bị thời cuộc ‘kéo chân’ như nhiều đồng nghiệp khác?
Đầu tiên, như bà Phương Thục từng chia sẻ trong một sự kiện về bán lẻ (Retail) vào tháng 3/2023, rằng: “ Với tốc độ đổi mới như hiện tại, ngành làm đẹp sẽ rất ổn, tăng trưởng tốt trong 2023 và sau này, vì khách hàng vẫn rất chịu chi ”.
Thứ hai, những đầu tư vào hệ thống omni-channel trong 4 năm qua đã mang về cho thương hiệu những trái ngọt đầu tiên. CEO Guardian Việt Nam tự tin khẳng định: họ đang là một trong những thương hiệu bán lẻ dẫn đầu ở mảng omni-channel tại Việt Nam
Hành trình xây omni-channel của Guardian Việt Nam.
“Mặc dù Guardian Việt Nam là chuỗi bán lẻ truyền thống lâu đời, nhưng vì khách hàng ngày nay có cuộc sống số phong phú và đa dạng, nên tất nhiên chúng tôi cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Một thống kê cho thấy, 60% khách hàng tiêu tốn 6 tiếng 30 phút/ngày cho các loại app/web khác nhau. Và hầu hết người trẻ ở các thành phố lớn rất cởi mở trong việc dùng e-banking hoặc ví điện tử. Theo tôi, đây là một môi trường rất thuận lợi cho các nhãn hàng xây dựng omni-channel.
TikTok cũng đang dần trở thành một thế lực tại Việt Nam khi nhiều thanh thiếu niên sinh trước 2010 đang ăn ngủ cùng nền tảng này. Vậy nên, tôi thường nói với các bạn ở team PR, ‘các em phải bắt đầu lên TikTok tuyển nhân sự, ở Linkedin bây giờ chỉ còn tuyển được những người ở độ tuổi của chị’.
Trong 10 năm qua, hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều, vì vậy chuyển dịch lên đa kênh – omni-channel là tất yếu.
Trao cho khách hàng một trải nghiệm tiện lợi – dù là tiêu dùng trên môi trường số hay ngoài đời thực, vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là một cơ hội chuyển mình cho các doanh nghiệp bán lẻ như Guardian”, bà Lê Huỳnh Phương Thục mở đầu câu chuyện.
Từ kinh nghiệm của mình, bà cũng có vài lưu ý chung cho các doanh nghiệp khác nếu muốn làm đa kênh.
Thứ nhất, với hệ thống bán hàng online thì ‘nhảy’ phải đúng nhạc và đầu tư đúng chỗ.
Guardian có cửa hàng online thông qua app và web mà mình xây dựng. Đồng thời, họ cũng có cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử để thêm sự lựa chọn cho những khách hàng vừa thích mua sắm vừa thích giải trí/xem livestream.
Họ còn bán hàng trên GrabMart và vì khách ở đây có nhu cầu tiêu dùng nhanh nên danh mục sản phẩm cũng phải khác những nền tảng khác.
Dù bán hàng online trên nhiều kênh, nhưng chỉ nên tập trung đầu tư cho những kênh mà mình tự xây dựng – vì đó mới chính là tài sản cũng như cốt lõi kinh doanh của doanh nghiệp. Để khách có thể dễ dàng mua hàng trên website hay ứng dụng (App), doanh nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái kèm theo như logistic/kho bãi/nhân sự vận hành.
Còn những kênh như sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội nên xem như là phễu lọc hoặc ‘chợ’ để bán thêm hàng. Thường thì doanh nghiệp sẽ rất khó để lấy được số liệu đúng và tốt ở trên vài mạng xã hội.
Thứ hai, tận dụng nguồn lực từ chuyên gia và thuê đối tác ngoài.
“Để trở thành những chuyên gia trên không gian online không phải chuyện một sớm một chiều, mà nó mất ít nhất từ 3 đến 4 năm. Để vừa đi nhanh vừa bền vững, chúng ta phải đồng thời xây dựng nhân sự inhouse cũng như thuê các đối tác bên ngoài.
Bởi làm một mình không thể giỏi ngay lập tức được! Guardian đang muốn bán hàng qua livestream và chúng tôi đang học từng ngày cũng như thuê đối tác để nhanh cải thiện hơn chuyên môn của mình ở lĩnh vực này”, CEO Guardian Việt Nam cho hay.
Thứ ba, sắp xếp nhân sự tối ưu, ứng dụng công nghệ, tích hợp đa kênh online và offline.
Làm sao để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với bán hàng đa kênh. Trong khi cửa hàng online phục vụ 24/7, thì cửa hàng offline chỉ bán từ 8h sáng đến 11h tối.
Theo đó, doanh nghiệp phải sắp xếp hệ thống và nhân sự làm sao để vừa phục vụ tốt khách hàng cả online lẫn offline, vừa không khiến nhân sự cảm thấy không công bằng.
Vậy nên, đã tích hợp kênh online lẫn offline thì phải chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ chứ không thể làm bằng tay.
Onmi-channel mượt mà là phải giải quyết những chuyện ‘lông gà, vỏ tỏi’ hằng ngày.
Bên cạnh đó, với bà Phương Thục, làm omni-channel không chỉ là đưa sản phẩm lên các kênh online hoặc chọn đối tác phù hợp để giải quyết các điểm nghẽn hoặc xây dựng các bộ kỹ năng mới, mà còn là giải quyết những chuyện ‘lông gà, vỏ tỏi’ hằng ngày.
“Trước đây, một trong những bất lợi của bán lẻ truyền thống là không có dữ liệu để có thể đo lường hành vi của khách hàng. Hoặc nói cách khác, một trong những ước mơ của doanh nghiệp khi làm omni-channel là có thể đo lường các điểm chạm giữa khách hàng và sản phẩm tại cửa hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thường thì khách bỏ thương hiệu là do không được phục vụ tốt, chứ không phải vì chất lượng sản phẩm kém.
Hiện tại, chúng tôi đã đầu tư AI vào các cửa hàng và có thể quan sát chi tiết từng hành vi của khách hàng – nhân viên cũng như từng ngóc ngách của cửa hàng.
Qua từng hình ảnh mà chúng tôi quan sát từng ngày cộng với kết quả mà AI trả lại, chúng tôi đã có vài phương hướng tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của các cửa hàng”, bà Phương Thục chia sẻ tiếp.
Một trong những kết quả mà hệ thống AI trả về: các cửa hàng của Guardian Việt Nam thường khá vắng khách trong khoảng từ 12h trưa đến 14h chiều.
Như lệ thường trước đó, doanh nghiệp thường tập hợp nhân viên để huấn luyện sơ bộ lúc đổi ca vào khoảng 13h đến 14h hằng ngày. Để thu hút khách hàng và cải thiện khả năng bán hàng ở khung đầu giờ trưa như kể trên, Guardian chuyển sang huấn luyện nhân viên vào 8h đến 9h sáng.
Chưa hết, trong cửa hàng của Guardian Việt Nam, có những khu vực – mặc dù khách đứng khá lâu nhưng lại ít mua hàng, ví dụ như các quầy mỹ phẩm.
Để cải thiện thực trạng này, họ đã tăng cường các mẫu thử, cũng như cắt cử nhân viên tư vấn chuyên sâu đến đứng ở đó. Hai giải pháp này đã thực sự giúp Guardian tăng tỷ lệ mua hàng trên từng mét vuông cửa hàng.
“Omni-channel tức là doanh nghiệp không chỉ có mặt ở nơi khách hàng cần mà phải phục vụ khách hàng xuyên suốt và đồng nhất. Ví dụ: khách hàng mua online dễ dàng thì cũng phải đến cửa hàng offline đổi dễ dàng. Để giải bài toán nhỏ này, chúng tôi đã tranh luận với nhau rất nhiều.
Khách hàng mua online – tức bộ phận bán hàng online được cộng thành tích, trong khi trả hàng ở cửa hàng thì bộ phận bán hàng offline bị giảm số.
Hay nói xa hơn, nên ra số cho bộ phận bán hàng offline và online giống hay khác nhau? Giống nhau thì liệu có công bằng mà khác nhau thì phải tính sao cho hợp lý? Trách nhiệm của chúng tôi là phải tính toán làm sao mang lại sự công bằng cho tất cả nhân viên.
Mong muốn của chúng tôi: ai là khách hàng của Guardian Việt Nam đều được phục vụ tốt, nhưng muốn thế thì chúng tôi phải huấn luyện nội bộ tốt trước cái đã! Nếu chúng ta không thay đổi được tư duy của người nhà và không thể khiến người nhà đồng lòng vì mục tiêu chung thì đừng nói đến chuyện omni-channel gì cả”, bà Phương Thục khuyến nghị.
Cuối cùng, theo vị nữ doanh nhân này, thì hành trình theo đuổi omni-channel của doanh nghiệp mình vẫn còn rất dài. Trong thời gian tới, Guardian Việt Nam sẽ tập trung vào việc tăng sự gắn kết với khách và cá nhân hóa dịch vụ khách hàng hơn nữa.
Chẳng hạn họ sẽ gửi những khuyến mãi cũng như danh sách hàng hóa gợi ý theo đúng nhu cầu thực tế của từng khách hàng thông qua email tự động, với tham vọng từ email có thể bán được thêm hàng trên app hoặc web.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer