Google vừa thông báo sẽ bắt đầu loại bỏ Google Optimize từ ngày 30/9 tới đây. Người làm Marketing nên sớm chuyển các phương án thử nghiệm sang Google Analytics 4.
Theo đó, kể từ ngày 30/9 tới đây, các nhà quảng cáo hay marketer không thể sử dụng Google Optimize để thử nghiệm, cá nhân hoá hay xem các báo cáo thử nghiệm được nữa. Thay vào đó, Google khuyên nhà quảng cáo nên sớm chuyển sang sử dụng Google Analytics 4 (GA4) cho các tính năng tương tự.
Google Optimize là gì?
Google Optimize là một sản phẩm của Google cho phép bạn kiểm tra các biến thể khác nhau của các website và theo dõi cách chúng hoạt động.
Ứng dụng theo dõi kết quả thử nghiệm của bạn và thông báo cho bạn phiên bản nào đang có kết quả tốt nhất.
Ví dụ: bạn có thể muốn kiểm tra các khía cạnh khác nhau của trang đích (Landing Page) hướng đến việc khiến khách hàng đăng ký sử dụng bản demo.
Trong trang này, bạn có thể kiểm tra nhiều yếu tố khác nhau từ màu nút cho đến văn bản kêu gọi hành động (CTA) đến hình ảnh.
Google sẽ xoá bỏ Google Optimize từ ngày 30/9.
Sau ngày 30/9, các marketer sẽ cần sử dụng GA4 để chạy các thử nghiệm A/B và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website hoặc ứng dụng (App) của mình mặc dù đối với không ít những người mới hoặc ít có kỹ năng về công nghệ, GA4 vẫn khó sử dụng hơn nhiều so với bản Universal Analytics (UA) trước đó.
Theo giải thích của Google, mặc dù được ra mắt khá lâu tuy nhiên Google Optimize lại không thực sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, do đó, nền tảng cần phát triển các công cụ thay thế khác.
Truy cập dữ liệu của bạn. Bạn vẫn có thể truy cập dữ liệu của mình. Hãy nhớ tải xuống từ giao diện người dùng Optimize trước ngày 30 tháng 9.
Để có thể hỗ trợ tốt hơn hoạt động thử nghiệm của các nhà quảng cáo, Google cho biết sẽ sớm (dự kiến sẽ bắt đầu vào những tháng tới) tích hợp các công cụ của bên thứ ba như AB Tasty, Optimizely và VWO vào Google Analytics 4, doanh nghiệp có thể tích hợp thông qua API do Google cung cấp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Byju – Startup từng được ngợi ca là cái tên đi tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến tại Ấn Độ mất hơn 75% giá trị trong năm qua sau một loạt các cáo buộc về quản lý tài chính yếu kém. Kiểm toán viên và 3 thành viên hội đồng quản trị đã nộp đơn xin từ chức trong bối cảnh Byju gấp rút sa thải hàng nghìn nhân viên, đồng thời đau đầu tìm cách thanh toán các khoản chi trước đó.
Giới đầu tư và các cựu nhân viên cho biết Byju suy thoái là do không thể cân bằng động lực tăng trưởng giữa thời kỳ đỉnh cao và hậu dịch COVID-19. Nghiêm trọng hơn, startup này còn không có giám đốc tài chính.
Trước đây, Byju từng được coi là một câu chuyện khởi nghiệp thành công. Nhà sáng lập Byju Raveendran – người tự mày mò học tiếng Anh chỉ nhờ chiếc đài phát thanh nhỏ cũ kỹ khi đó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều những thanh niên trẻ muốn đổi đời.
Cách đây gần 10 năm, người đàn ông này quyết định bỏ dở công việc giảng dạy và thành lập một công ty ứng dụng công nghệ về giáo dục. Tham vọng biến startup trở thành thương hiệu có tiếng của Raveendran đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư mạo hiểm, trong đó có Aarin Capital – một trong những công ty rót vốn đời đầu.
Khi đại dịch bùng phát, học trực tuyến lên ngôi, Byju đã huy động thành công hơn 1 tỷ USD từ Silver Lake và một số các nhà đầu tư khác. Đến năm 2022, công ty cho biết có 7 triệu lượt đăng ký trả phí và khoảng 150 triệu người dùng trên toàn cầu.
Thời điểm thói quen học tập bắt đầu thay đổi nhờ dịch bệnh hạ nhiệt, Byju cho rằng mình đã giải quyết được vấn đề bằng cách mua lại một công ty dạy thêm truyền thống, đồng thời vay hơn 1 tỷ USD tiếp tục thúc đẩy tham vọng mở rộng toàn cầu.
Tuy nhiên, mùa thu năm 2021, Byju’s đối mặt với tình trạng các gia đình hủy hợp đồng vì trường học mở cửa trở lại. Thành viên hội đồng quản trị cũng ép nhà sáng lập giải thích rõ các báo cáo đáng ngờ cũng như những chiến lược mua lại bí ẩn mà ông chưa bao giờ tiết lộ
Đáp lại, Raveendran thường trả lời rất vòng vo. Ông nói các vấn đề đang được khắc phục, hứa sớm cung cấp thông tin hoặc đổ lỗi cho một ai đó phát tán thông tin sai lệch.
Vấn đề chỉ thực sự nghiêm trọng vào giữa năm 2022 – Thời điểm đà bùng nổ các thương vụ SPAC dần hạ nhiệt. Thay vì tiết kiệm tiền mặt và nhắm mục tiêu tăng trưởng bền vững, Byju lại tiếp tục tìm cách huy động vốn từ chủ sở hữu.
Vào tháng 7 năm ngoái, chiến lược đó đã gặp trở ngại. Hai nhà đầu tư chính là Sumeru Ventures và Oxshott đã không thể rót trọn vẹn số vốn như cam kết sau khi viện cớ do ‘kinh tế vĩ mô không ủng hộ’.
Nguồn tin nội bộ còn cho biết Raveendran không xác minh xem liệu các nhà đầu tư có đủ tiền hay không trước khi công bố thỏa thuận, thậm chí không xin tư vấn từ các chủ ngân hàng đầu tư mà phụ thuộc hoàn toàn vào Anita Kishore – giám đốc chiến lược của công ty.
Tháng 9/2022, báo cáo hậu kiểm toán của Byju cho biết kỳ lân đắt giá nhất Ấn Độ đang gánh chịu khoản lỗ ròng tới hơn 570 triệu USD. Bất chấp việc founder lạc quan vào triển vọng của công ty, Byju chính thức bước vào thời kỳ khủng hoảng.
Những dấu hiệu đầu tiên liên quan đến việc chủ nợ của Byju tại Mỹ bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng liệu công ty có tuân thủ đúng các cam kết về khoản vay hay không. Lo ngại đã dẫn đến tranh chấp, kiện tụng trải rộng trên 3 tòa án khác nhau tại Mỹ.
Phía chủ nợ cáo buộc Byju vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận, thậm chí âm mưu ‘giấu’ 500 triệu USD tại Camshaft Capital – một quỹ phòng hộ ở Florida.
Tháng 4/2023, văn phòng Byju ở Bangalore (Ấn Độ) bị đột kích. Cơ quan chức năng công khai nghi ngờ Byju vi phạm luật tiền tệ. Chứng kiến các cuộc gọi của người đứng đầu công ty với các nhà đầu tư khi đó, nhiều người cho hay Baiju Ravindran đã phải bật khóc.
Tháng 6/2023, đại diện 3 nhà đầu tư lớn nhất đã rời khỏi hội đồng quản trị. Việc kiểm toán Deloitte từ chối hoàn thành báo cáo tài chính của Byju cho năm tài chính 2022 cũng chính thức khép lại thời kỳ hưng thịnh của 1 công ty startup từng được định giá 22 tỷ USD.
Theo: WSJ
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu báo cáo mới đây từ Bloomberg, giá trị vốn hoá thị trường của OpenAI có thể đạt 80 tỷ đến 90 tỷ USD thay vì chỉ khoảng 29 tỷ USD như ước tính trước đây.
Theo đó, OpenAI đang thảo luận để có thể bán cổ phần với mức giá có thể nâng mức định giá của công ty từ 29 tỷ USD lên khoảng từ 80 tỷ đến 90 tỷ USD.
Tờ Wall Street Journal cho biết nhân viên sẽ được phép bán cổ phiếu hiện có của họ thay vì công ty sẽ phát hành mới cổ phiếu.
Trở lại trước đó vào tháng 4, OpenAI chỉ nhận được hơn 300 triệu USD tài trợ từ các nhà đầu tư như Sequoia Capital, Andreessen Horowitz, Thrive và K2 Global với mức định giá là 29 tỷ USD (chưa tính khoản đầu tư khoảng 10 tỷ USD từ Microsoft).
Kể từ lúc được ra mắt, ChatGPT của OpenAI hiện vẫn là chatbot AI thành công nhất. Ngoài các tính năng hiện có, chatbot này mới đây cũng thông báo đã tích hợp thêm nhiều tính năng mới như khả năng nghe, nói và xử lý hình ảnh.
Cũng theo một thông tin được công bố, hiện Microsoft đang sở hữu 49% cổ phần của OpenAI, và công ty dự kiến sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot AI (Generative AI) hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI phát triển dựa trên phiên bản công nghệ GPT-3.5.
ChatGPT hiện có thể được xem như là một công cụ hỏi đáp có khả năng ghi nhận câu hỏi và đưa ra các câu trả lời tức thời với các nội dung tương ứng bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language).
Khác với các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google hay Bing, ChatGPT đưa ra các câu trả lời cụ thể thay vì là các liên kết (links) để dẫn người dùng đến một trang web thứ ba nào đó trên trang kết quả tìm kiếm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong Top 5 công ty thuộc nhóm ngành chuỗi cửa hàng café, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đứng ở vị trí thứ nhất.
CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) mới đây công bố top các công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống (F&B) năm 2023, chia theo nhiều nhóm ngành khác nhau như: Sữa và sản phẩm từ sữa; Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác; Thực phẩm khô, đồ ăn liền; Thực phẩm tươi sống, đông lạnh…
Các danh sách được công bố vinh danh cả những công ty dịch vụ ăn uống uy tín, chia theo 2 nhóm ngành là Chuỗi nhà hàng, dịch vụ đồ ăn, nhượng quyền và Chuỗi cửa hàng café, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền.
Trong Top 5 công ty thuộc nhóm ngành chuỗi cửa hàng café, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đứng ở vị trí thứ nhất.
Xếp sau lần lượt là CTCP Dịch vụ cà phê Cao Nguyên (Highlands Coffee), CTCP Phúc Long Heritage, CT TNHH Thực phẩm & Nước giải khát Ý tưởng Việt (Starbucks) và CTCP Thương mại dịch vụ Trà Cà phê VN (The Coffee House).
Mới đây, Trung Nguyên Legend đã mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ theo hình thức nhượng quyền, tọa lạc tại trung tâm khu Little Saigon (Westminster, California). Cửa hàng rộng hơn 120 m2, phục vụ cà phê phin và espresso sử dụng 100% hạt cà phê Robusta và Arabica trồng tại Buôn Ma Thuột, Việt Nam.
Trước khi hiện diện tại Mỹ, Trung Nguyên Legend đã tiến vào một thị trường lớn khác là Trung Quốc, với 2 cửa hàng đều đặt tại thành phố Thượng Hải.
Cuối năm 2022, Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend đạt 2 giải thưởng danh giá của thị trường Trung Quốc là “Quán Cà Phê Tốt Nhất năm 2022” và “Quán Cà Phê Nổi Tiếng Của Năm”.
Đối với bảng xếp hạng của Vietnam Report, các công ty được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính: năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất, uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding, khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan.
Theo khảo sát của Vietnam Report, tỷ lệ doanh nghiệp ngành F&B ghi nhận tăng doanh thu năm nay đã giảm 3,9% so với 2022, trong bối cảnh kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.
Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận (41,7%) lớn hơn đáng kể tỷ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu (33,3%), cho thấy không ít doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại không như kỳ vọng.
Điểm sáng của thị trường trong năm 2023 là giá nguyên vật liệu đầu vào hạ nhiệt so với năm ngoái, góp phần cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đánh giá triển vọng những tháng còn lại của năm, phần lớn doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ lạc quan hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm rất nhiều so với năm trước, từ 94,4% xuống 61,6%. Theo Vietnam Report, tín hiệu lạc quan với ngành F&B thời gian tới còn đến từ tình hình tài chính của người tiêu dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu mới được công bố, Snapchat+ của mạng xã hội Snapchat hiện đã có 5 triệu người dùng có trả phí.
Trong khi X (Twitter) và Meta (Facebook, Instagram…) vẫn đang loay hoay với phương án tính phí cho người dùng (Subscription model), tính năng có trả phí Snapchat+ của mạng xã hội Snapchat hiện đã chạm mức 5 triệu người, tăng mạnh so với mức 4 triệu chỉ cách đây 3 tháng.
Với con số này, có thể nói Snapchat là một trong những mạng xã hội thành công nhất với gói có trả phí cho người dùng. Để so sánh, X Premium (trước đây là ‘Twitter Blue’) hiện chỉ có tổng cộng khoảng 1 triệu thành viên, trong khi gói xác minh (tick xanh) cho người dùng của Facebook hay Instagram của Meta thì hiện vẫn đang thử nghiệm ở một số thị trường nhất định (và được cho là có số lượng rất hạn chế).
Với hơn 5 triệu người dùng có trả phí, Snapchat+ hiện đang tạo ra doanh thu trực tiếp gần 20 triệu USD mỗi tháng trong ứng dụng.
Tính đến thời điểm hiện tại, lượng người dùng của mạng xã hội Snapchat là khoảng 750 triệu người hoạt động hàng tháng (MAU), điều này có nghĩa là lượng người dùng có trả phí của mạng xã hội cũng chỉ mới chiếm 0.67%.
Theo Snap:
“Kể từ khi ra mắt, người đăng ký (subscriber) là những người đầu tiên dùng thử hơn 20 tính năng mới, bao gồm các sản phẩm hỗ trợ AI mới nhất ví dụ như My AI và Dreams.
Trong vài tuần qua, chúng tôi cũng đã giới thiệu thêm tính năng khôi phục Streak và tuỳ chỉnh kích thước văn bản để nhấn mạnh những gì thực sự quan trọng.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Có tới 41% số người tham gia khảo sát của Q&Me sử dụng TikTok để mua sắm trực tuyến, trong khi TikTok Shop mới chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2022. Lý do gì khiến người Việt thích mua hàng trên nền tảng này đến vậy?
Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me mới đây công bố báo cáo về lý do người Việt thích mua hàng online trên TikTok. Theo khảo sát công ty triển khai, đây hiện là nền tảng mạng xã hội phổ biến thứ 3 Việt Nam sau Facebook và YouTube, được người Việt sử dụng thường xuyên với tần suất ít nhất một lần một tuần.
Xuất phát điểm là một nền tảng chia sẻ video ngắn, TikTok đã phát triển với tốc độ chóng mặt và tích hợp thêm tính năng thương mại điện tử (eCommerce) có tên TikTok Shop. Tháng 4/2022, TikTok Shop chính thức vào thị trường Việt Nam và ngay lập tức thừa hưởng 49,9 triệu người dùng mạng xã hội có sẵn.
Khác với các nền tảng TMĐT quen thuộc như Shopee hay Lazada, TikTok Shop phát triển thần tốc nhờ xu hướng shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí).
Theo báo cáo quý 2/2023 của Decision Lab và Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam, tỷ lệ sử dụng TikTok Shop đã tăng kỷ lục 16 điểm phần trăm so với quý 1/2023 lên 33%, chỉ thua Facebook 1 điểm phần trăm.
Trong khi đó, khảo sát được thực hiện trong tháng 9 của Q&Me cho thấy 41% đáp viên sử dụng TikTok để mua sắm online thường xuyên, tương đương tỷ lệ của Facebook. Shopee vẫn là nền tảng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất với 72%, xếp sau đó là Lazada với 51%.
Cụ thể, có tới 65% tổng số người dùng TikTok đã mua sắm trực tuyến trên nền tảng này. Trong đó, 29% mua hàng qua TikTok với tần suất một lần/tuần trở lên, 41% mua 2-3 lần/tháng – chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngành hàng đồ chơi/trò chơi, bán lẻ thời trang, mẹ & bé có xu hướng được chọn mua nhiều hơn sau được nhìn thấy trên TikTok.
Về lý do lựa chọn mua hàng trên TikTok, có tới 61% đáp viên cho biết là vì có giá tốt . Lý do phổ biến thứ hai, chiếm 46% câu trả lời, là sự đa dạng phong phú của sản phẩm . 39% nói rằng họ mua hàng vì có nhiều đánh giá/review hữu ích .
Những lý do khác được liệt kê bao gồm: dịch vụ vận chuyển tốt (32%), xem nội dung thấy vui vẻ (30%), các deal độc quyền (30%), người có tầm ảnh hưởng gợi ý mua (28%), trình bày về sản phẩm tốt (27%), hỗ trợ khách hàng tốt (27%), giao diện người dùng tốt (20%).
Khi được hỏi về lợi thế độc nhất của TikTok, 45% đáp viên cho rằng đó là các deal độc quyền chỉ có trên nền tảng này. Thông tin về sản phẩm nhanh chóng và niềm tin vào những người có tầm ảnh hưởng hay nhà sáng tạo nội dung cũng được đánh giá là lợi thế quan trọng, chiếm lần lượt 38% và 37% ý kiến. Trải nghiệm mua sắm mang tính tương tác và giải trí cũng ghi điểm lớn trong mắt người dùng.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra e ngại, không sử dụng TikTok để mua sắm với những lý do phổ biến là thiếu tin tưởng vào nền tảng; lo ngại về chất lượng sản phẩm; lo ngại về quyền riêng tư/dữ liệu; thích nền tảng khác hơn; thiếu thông tin sản phẩm; thiếu đa dạng sản phẩm; vận chuyển kém.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chatbot Gemini đang được Google thử nghiệm để đối đầu với GPT-4 của OpenAI và dự kiến ra mắt cuối năm nay.
Theo The Information, Sau Google Bard, Google lại triển khai phiên bản đầu tiên của Gemini cho một nhóm nhỏ trải nghiệm. Một trong những người dùng thử nói chatbot có một số điểm mạnh hơn GPT-4 vì tận dụng lượng dữ liệu khổng lồ Google có được từ các sản phẩm của công ty, thay vì dữ liệu thuần thu thập từ Internet.
Dữ liệu từ dịch vụ như Google Translate, Google Maps, tìm kiếm, tin tức… cho phép AI có thể hiểu chính xác hơn ý định của người dùng. Nguồn tin cho biết Gemini đã giải quyết được một hạn chế lớn của AI tổng quát khi ít đưa ra các câu trả lời sai.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của SemiAnalysis dự đoán Gemini có thể sẽ hoạt động tốt hơn GPT-4 do công ty đã có quyền tiếp cận các chip hàng đầu.
Còn theo Insider, nhóm nghiên cứu AI DeepMind và Google Brain đã được sát nhập để cùng phát triển Gemini. Mô hình AI đa phương thức này được Google tin sẽ là bước tiến lớn trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và là câu trả lời cho GPT-4 của OpenAI.
Trước đó, Demis Hassabis, Giám đốc điều hành DeepMind, tuyên bố thuật toán tiếp theo của họ sẽ làm lu mờ ChatGPT. Ngày 28/8, hai chuyên gia Dylan Patel và Daniel Nishball của công ty nghiên cứu SemiAnalysis đăng bài nhận định với tiêu đề “Google Gemini ăn cả thế giới – sẽ phá vỡ GPT-4 bằng sức mạnh gấp năm với ít GPU hơn”.
Bài viết lập luận rằng AI của Google sẵn sàng để “thổi bay” GPT-4 bằng sức mạnh tính toán lớn, trong khi đòi hỏi ít card đồ họa hơn.
Bài viết thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và làm nổ ra một cuộc tranh luận lớn. Ngay cả Sam Altman, CEO OpenAI, cũng lên tiếng bình luận. “Thật ngạc nhiên, Google đang nhờ mấy anh chàng này phân tích về khả năng của Gemini. Đó chỉ là một bài tiếp thị, thật nực cười”, Altman nói hôm 29/8.
Tuy nhiên, The Information cho biết Gemini sẽ là bước tiến tiếp theo của AI. Mô hình này có thể xử lý nhiều loại dữ liệu, như hình ảnh và văn bản, cho phép thực hiện các tính năng như phân tích bằng biểu đồ trực quan.
Trong bài đăng trên blog, Google cho biết sau khi quá trình thử nghiệm và tinh chỉnh hoàn tất, mô hình sẽ được giới thiệu dưới nhiều phiên bản khác nhau, tùy vào quy mô xử lý và hiệu suất tính toán.
Gemini lấy cảm hứng từ AlphaGo, được phát triển bởi Google DeepMind. Đây là trí tuệ nhân tạo đầu tiên đánh bại Lee Sedol, một trong những kỳ thủ cờ vây vĩ đại nhất thế giới, vào năm 2016.
Demis Hassabis nói với Wired hồi tháng 6: “Ở cấp độ cao, bạn có thể hình dung Gemini là sự kết hợp một số điểm mạnh của hệ thống AlphaGo với khả năng ngôn ngữ tuyệt vời của các mô hình lớn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực khởi nghiệp (startup) đó là Breakeven Point (BEP): Breakeven Point là gì, công thức xác định và tính toán Break even Point trong phạm vi kinh doanh và khởi nghiệp, tại sao các nhà đầu tư lại quan tâm việc phân tích các chỉ số liên quan đến Breakeven Point, và hơn thế nữa.
Nếu bạn là một công ty startup hay đơn giản là bạn đang tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp, Breakeven Point là khái niệm không thể bỏ qua. Dưới đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về thuật ngữ này.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Breakeven Point là gì?
Khái niệm Breakeven Point trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp.
Những đặc điểm đáng chú ý nhất về thuật ngữ Breakeven Point là gì?
Thấu hiểu khái niệm Breakeven Point.
Cách tính Breakeven Point?
Lợi ích của việc phân tích Breakeven Point là gì?
Cách xác định và tính toán Breakeven Point trong kinh doanh.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Breakeven Point (BEP) là gì?
Breakeven Point (còn được gọi là điểm hoà vốn hoặc giá hòa vốn) là khái niệm được sử dụng để mô tả về một giao dịch hoặc khoản đầu tư được xác định bằng cách so sánh giá thị trường của một tài sản với giá gốc của chúng; Breakeven Point được coi là đạt được khi hai mức giá này bằng nhau.
Trong kế toán doanh nghiệp, công thức tính Breakeven Point (BEP) được xác định bằng cách chia tổng chi phí cố định (fixed cost) liên quan đến hoạt động sản xuất cho doanh thu trên mỗi đơn vị riêng lẻ trừ đi chi phí biến đổi (variable cost) trên mỗi đơn vị đó.
Trong trường hợp này, chi phí cố định đề cập đến những khoản chi phí sẽ không thay đổi dù cho số lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra là bao nhiêu.
Nói cách khác, breakeven point là mức sản xuất mà tại đó tổng doanh thu của một sản phẩm bằng tổng chi phí để sản xuất ra chúng, doanh nghiệp khi này không lỗ cũng chưa có lãi (lợi nhuận).
Breakeven hay Break even là gì?
Breakeven hay Break even là một cách gọi tắt của Breakeven Point, tức có nghĩa là hoà vốn hoặc điểm hoà vốn.
Một khi bạn được hỏi là khi nào thì doanh nghiệp Break even điều này đồng nghĩa với câu hỏi là khi nào thì doanh nghiệp đạt được Breakeven Point.
Breakeven Analysis là gì?
Khái niệm Breakeven Analysis hay Breakeven point Analysis đề cập đến quá trình phân tích điểm hoà vốn, tức xác định thời điểm và cách một doanh nghiệp hay công ty khởi nghiệp nào đó có thể đạt Breakeven point hoặc thậm chí là có lãi.
Khái niệm Breakeven Point trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp.
Ngoài việc được sử dụng phổ biến trong phạm vi kinh doanh, sản xuất hay kế toán doanh nghiệp, thuật ngữ Breakeven Point còn phổ biến trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp (start up).
Cụ thể, trước khi quyết định đầu tư vào một công ty khởi nghiệp nào đó, các nhà đầu tư thường tính toán đến Breakeven Point của doanh nghiệp, điều này có thể giúp các nhà đầu tư xác định độ lớn của các khoản đầu tư mà họ có thể sẽ phải bỏ ra, ít nhất là đến khi doanh nghiệp có thể “tự nuôi sống được mình”.
Nhà đầu tư sẽ có ý định đầu tư nhiều hơn nếu Breakeven Point nằm trong khoảng (thời gian và tiền) mà họ có thể chấp nhận được và ngược lại.
Những đặc điểm đáng chú ý nhất về thuật ngữ Breakeven Point là gì?
Trong lĩnh vực kế toán, Breakeven Point được tính bằng cách chia chi phí sản xuất cố định cho giá mỗi đơn vị (sản phẩm) trừ đi chi phí biến đổi của hoạt động sản xuất.
Breakeven Point là mức sản xuất mà tại đó chi phí sản xuất bằng doanh thu tương ứng của sản phẩm.
Trong phạm vi đầu tư, Breakeven Point được cho là đạt được khi giá trị thị trường của một tài sản nào đó bằng với giá gốc của nó.
Phân tích Breakeven Pointcó thể giúp tìm ra các khoản chi phí còn thiếu, hạn chế các quyết định dựa trên cảm tính, thiết lập lại mục tiêu kinh doanh, giúp đảm bảo nguồn vốn và đặt ra các mức giá bán phù hợp hơn. Chiến lược giá bán cũng bị ảnh hưởng bởi Breakeven Point.
Thấu hiểu khái niệm Breakeven Point.
Breakeven Point là khái niệm có thể được áp dụng cho nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau.
Ví dụ: Breakeven Point của một bất động sản sẽ là số tiền mà chủ nhà (chủ đầu tư) cần kiếm được từ việc bán nó để bù đắp vào khoản tiền đã bỏ ra trước đó, bao gồm tiền mua cố định, thuế, phí, bảo hiểm và tiền lãi…hoặc thậm chí là các khoản chi phí cơ hội khác. Với mức giá bán đó, chủ nhà sẽ hòa vốn, tức không lời cũng không lỗ.
Các nhà giao dịch (chứng khoán) cũng áp dụng cách tính Breakeven Point cho các giao dịch của họ với mục tiêu tìm ra mức giá bán mà ở đó số tiền họ nhận được đủ để trang trải chính xác tất cả các khoản chi phí liên quan đến giao dịch, bao gồm thuế, hoa hồng, phí quản lý, v.v.
Breakeven Point của một doanh nghiệp cũng được tính toán theo cách tương tự bằng cách lấy chi phí cố định và chia cho tỷ lệ phần trăm tỷ suất lợi nhuận gộp.
Cách tính Breakeven Point?
Thông thường, để tính Breakeven Point trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lấy chi phí cố định được chia cho tỷ suất lợi nhuận gộp.
Dưới đây là công thức tính Break even point:
Breakeven point = Chi phí cố định (Fixed Cost) / Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin).
Biên lợi nhuận gộp hay tổng biên lợi nhuận = Giá bán của một sản phẩm – Chi phí biến đổi của từng sản phẩm.
Lợi ích của việc phân tích Breakeven Point là gì?
Như đã phân tích ở trên, dù là được tính toán trong bối cảnh nào, trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, giao dịch hay doanh nghiệp, việc phân tích Breakeven Point cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích chính khi phân tích Breakeven Point:
Tìm kiếm những khoản chi phí còn thiếu. Phân tích Breakeven Point có thể giúp phát hiện ra những khoản chi phí mà bạn có thể không lường trước được.
Hạn chế các quyết định dựa trên cảm xúc. Dù bạn là một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải thường xuyên đưa ra các quyết định liên quan đến chi phí ví dụ như chi phí marketing, bán hàng và hơn thế nữa. Thay vì đưa ra các quyết định một cách cảm tính, bằng cách dựa trên việc hiểu Breakeven Point, bạn sẽ biết chính xác rằng có nên đầu tư hay không hay nếu có thì khoản tiền phù hợp là bao nhiêu.
Phân tích hòa vốn cũng mang lại cho bạn những thông tin thực tế và rõ ràng, đó là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Đặt mục tiêu. Bạn sẽ biết chính xác loại mục tiêu nào cần đạt được để kiếm được lợi nhuận sau khi phân tích Breakeven Point. Điều này giúp doanh nghiệp đặt ra đúng mục tiêu và nỗ lực không ngừng để đạt được chúng.
Đảm bảo nguồn vốn đầu tư (của các nhà đầu tư). Thông thường, nếu bạn cần gọi vốn từ các nhà đầu tư, bạn sẽ cần phân tích Breakeven Point để có thể đảm bảo nguồn vốn cho các nhà đầu tư, nhà đầu tư cần nhìn thấy yếu tố tiềm năng và thực tế từ kế hoạch kinh doanh (Business Plan) của bạn.
Định giá bán phù hợp. Phân tích Breakeven Point cũng sẽ chỉ cho bạn cách định giá hợp lý sản phẩm của mình theo quan điểm kinh doanh (hướng tới mục tiêu có lợi nhuận).
Cách xác định và tính toán Breakeven Point trong kinh doanh.
Với tư cách là những người làm kinh doanh, quá trình xác định Breakeven Point cũng là lúc bạn tìm kiếm thời điểm doanh nghiệp của mình sẵn sàng để có lợi nhuận.
Đồng thời, vì Breakeven Point được xác định và tính toán dựa trên chi phí cố định và biến đổi của các sản phẩm được sản xuất ra, đây cũng là lúc doanh nghiệp biết được chính xác số lượng sản phẩm cần được bán ra để đạt được Breakeven Point.
Công thức tính Breakeven Point được xác định như sau:
Breakeven Point = Chi phí cố định / Biên lợi nhuận gộp (giá bán của một đơn vị sản phẩm – chi phí biến đổi được tính trên từng đơn vị sản phẩm).
Theo đó, để tính toán được Breakeven Point, doanh nghiệp cần có được các con số liên quan đến chi phí cố định và tỷ lệ phần trăm lãi gộp.
Giả sử một công ty có chi phí cố định là 1 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận gộp là 37%. Breakeven Point của nó là 2,7 triệu USD (lấy 1 triệu USD chia cho 37%).
Điều này có nghĩa là, để có thể đạt được Breakeven Point, doanh nghiệp phải tạo ra khoản doanh thu tương ứng là 2,7 triệu USD đủ để trang trải cho các chi phí cố định và chi phí biến đổi biến đổi.
Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp cũng có thể tính toán số lượng sản phẩm cần bán ra để đạt được Breakeven Point. Doanh nghiệp có được con số này bằng cách tính tỷ lệ đóng góp, tức là giá bán của sản phẩm trừ đi chi phí biến đổi cho các sản phẩm.
Ví dụ, giả sử một công ty có giá bán sản phẩm là 50 USD và chi phí biến đổi là 10 USD. Biên đóng góp khi này là 40 USD (50 – 10).
Theo công thức tính, số lượng sản phẩm cần bán ra khi này sẽ là: 1 triệu USD (chi phí cố định) / 40 USD (Biên đóng góp) = 250.000 (đơn vị sản phẩm).
Doanh nghiệp sẽ đạt Breakeven Point khi bán được 250.000 sản phẩm, bán nhiều hơn sẽ bắt đầu có lời và bị lỗ nếu bán được ít hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về khái niệm Breakeven point.
Điểm hòa vốn (Breakeven Point) là gì?
Breakeven Point là khái niệm được sử dụng để mô tả về một giao dịch hoặc khoản đầu tư được xác định bằng cách so sánh giá thị trường của một tài sản với giá gốc của chúng; Breakeven Point được coi là đạt được khi hai mức giá này bằng nhau.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm Breakeven Point. Từ các khái niệm như Breakeven Point là gì, cách xác định và tính toán Breakeven Point đến biết cách làm thế nào để tìm được Breakeven Point cho doanh nghiệp của mình.
Breakeven Point cũng cho bạn biết mức giá bán phù hợp, lợi nhuận, mục tiêu của doanh nghiệp, hoặc các số liệu khác cần phải đạt được để ít nhất là doanh nghiệp không bị lỗ trước khi tiến đến thời điểm có lãi.
Tính toán được Breakeven Point theo đó nên là ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp hay đơn giản là những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người có ảnh hưởng ví dụ như CEO hay Bác sĩ đang phát triển mạnh khi các thương hiệu đang ngày càng có nhu cầu sử dụng những người này trong các chiến dịch Marketing.
Theo một nghiên cứu mới từ công ty quảng cáo Ogilvy, những người có ảnh hưởng B2B (B2B Influencer) đã trở thành tâm điểm trong các hoạt động Influencer Marketing, với 75% doanh nghiệp B2B đã sử dụng những người này trong các chiến dịch của họ.
Theo đó, Ogilvy đã khảo sát hơn 550 lãnh đạo cấp cao từ các thương hiệu B2B, bao gồm EY, JPMorgan, Nokia và IBM, từ 11 thị trường trên khắp thế giới, kết quả cho thấy các B2B Influencer đang thực sự bùng nổ.
Ogilvy mô tả những người có ảnh hưởng B2B là những người có “chuyên môn đáng tin cậy, những thứ vốn được bắt nguồn từ các kinh nghiệm đã được chứng minh trước đó.”
Ví dụ: những người có ảnh hưởng B2B là nhà sáng lập công ty, nhân viên C-Suite tại các thương hiệu, nhà nghiên cứu, bác sĩ hay các học giả.
Ngược lại với các B2B Influencer, các nhà sáng tạo B2C (B2C Creator) là những người tạo ra những xu hướng và sở thích.
Dưới đây là một số insights thú vị từ nghiên cứu của Ogilvy.
1. 75% doanh nghiệp B2B đã tận dụng những người có ảnh hưởng B2B cho các chiến dịch Marketing.
Trên hết, 93% CMO đang có kế hoạch tăng cường sử dụng những người có ảnh hưởng B2B và với các CMO chưa sử dụng, hơn 1/2 đã có kế hoạch sử dụng họ trong tương lai.
Ông Rahul Titus, người đứng đầu bộ phận người có ảnh hưởng toàn cầu tại Ogilvy cho biết: “Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng từ phía các thương hiệu với cách tiếp cận mới này, ít nhất là với các khách hàng mà chúng tôi đang hợp tác.”
2. 67% chiến dịch người có ảnh hưởng B2B có tác động nhiều hơn đến hiệu suất Marketing của thương hiệu so với các chiến dịch chỉ dành riêng cho mục tiêu thương hiệu.
Hơn 3/4 người làm marketing cho biết họ kỳ vọng rằng các hoạt động Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng) sẽ hiệu quả hơn các hoạt động marketing chỉ dành cho mục tiêu thương hiệu (brand-only marketing) trong tương lai gần.
Theo Ogilvy, việc khó đo lường được hiệu suất là một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động Influencer Marketing.
Trong khi phần lớn các Marketer (84%) ngày nay cần phải đưa ra được bằng chứng về lợi tức đầu tư (ROI) để chứng minh rằng các hoạt động marketing của họ là hiệu quả.
Các chiến dịch Influencer Marketing thường chỉ được đo lường bằng các số liệu như phạm vi tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội, mức độ tương tác (Engagement) hoặc lượt chia sẻ, những chỉ số này về cơ bản là không liên quan trực tiếp đến ROI.
Ngược lại, các nghiên cứu mới đây lại cho thấy các chiến dịch người có ảnh hưởng B2B có tác động đáng kể trong việc tạo ra doanh số bán hàng, thay vì chỉ truyền bá về sản phẩm – 43% marketer cho biết họ thấy doanh số bán hàng của họ đã gia tăng.
3. 89% C-Suite Marketer nhận thấy rằng việc sử dụng nhân viên như là người có ảnh hưởng có thể mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp của họ.
Ngoài khả năng tiếp cận đa dạng, các nhân viên còn có thể giao tiếp với khách hàng và đối tượng mục tiêu theo cách mà thương hiệu hoặc các nhà lãnh đạo không thể làm được.
James Baldwin, một giám đốc kinh doanh B2B cho biết: “Nếu bạn hỏi bất kỳ CEO hoặc CMO nào về một yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh của họ, họ sẽ nói với bạn rằng đó chính là các nhân viên của doanh nghiệp.”
Ogilvy cũng cho biết: “Có nhiều cơ hội lớn để các thương hiệu có thể sử dụng nhân viên của mình như là những người có ảnh hưởng.”
4. 90% Marketer cho biết họ tin rằng những người có ảnh hưởng B2B trên mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc cập nhật thông tin về ngành của họ.
Hơn một nửa Marketer coi những người sáng tạo B2B là nguồn thông tin chính hàng ngày của họ.
5. Bên cạnh LinkedIn, YouTube là nền tảng được sử dụng nhiều nhất để xây dựng các chiến dịch B2B Influencer Marketing.
50% B2B Marketer coi YouTube là một nền tảng quan trọng, theo sát là Facebook (48%) và Instagram (46%).
Nghiên cứu đã hỏi các marketer về nền tảng ưu tiên của họ cho hoạt động B2B Influencer Marketing, LinkedIn và YouTube theo đó là 2 nền tảng phổ biến nhất.
Về phía LinkedIn, vốn được biết đến là mạng xã hội chuyên nghiệp, nền tảng này gần đây cũng đang tập trung nhiều hơn vào các cộng đồng nhà sáng tạo, đặc biệt là những nhà sáng tạo chuyên nghiệp, họ là những chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau.
Mới đây, mạng xã hội này cũng thông báo ra mắt tính năng “đối tác có trả phí” (Paid Partnership) tương tự như Facebook hay Instagram, các thương hiệu có thể gắn nhãn này khi sử dụng những người có ảnh hưởng (Influencer) trong các chiến dịch của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chatbot AI ChatGPT vừa bổ sung thêm một loạt các tính năng mới như khả năng nghe, nói và xử lý hình ảnh.
Theo thông tin công bố của OpenAI, ChatGPT giờ đây có thể “thấy, nghe và nói” hoặc ít nhất là hiểu lời nói, trả lời bằng giọng nói tổng hợp và xử lý hình ảnh.
Bản cập nhật mới và lớn của OpenAI kể từ khi giới thiệu GPT-4 sẽ cho phép người dùng chọn tham gia vào những cuộc trò chuyện bằng giọng nói trên ứng dụng di động của ChatGPT, người dùng có thể chọn từ 5 giọng nói tổng hợp khác nhau. Người dùng hiện cũng có thể chia sẻ hình ảnh với ChatGPT.
OpenAI cho biết những thay đổi mới này sẽ được triển khai cho nhóm người dùng có trả phí trong hai tuần tới. Mặc dù tính năng giọng nói sẽ bị giới hạn ở ứng dụng iOS và Android, nhưng khả năng xử lý hình ảnh sẽ có sẵn trên tất cả các nền tảng.
Trong cuộc đua về AI, OpenAI hiện là đơn vị nhận được nhiều vốn nhất với khoản đầu tư thêm 10 tỷ USD từ Microsoft, đây cũng là khoản đầu tư về AI lớn nhất trong năm 2023, theo PitchBook.
Vào tháng 4, OpenAI được cho là đã hoàn tất đợt bán cổ phần trị giá 300 triệu USD với mức định giá từ 27 tỷ đến 29 tỷ USD.
Mặc dù AI vẫn là công nghệ đầy hứa hẹn, nhiều chuyên gia cũng đã bày tỏ sự lo ngại về giọng nói tổng hợp do AI tạo ra, mối đe dọa từ deepfake (ví dụ khuôn mặt ảo) và hơn thế nữa.
OpenAI cũng cam kết không giữ lại các đoạn âm thanh của người dùng và bản thân các đoạn âm thanh đó cũng không được sử dụng để cải thiện các mô hình AI của OpenAI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon vừa cho biết sẽ đầu tư 4 tỷ USD vào công ty trí tuệ nhân tạo Anthropic, vốn được coi là đối thủ của ChatGPT (OpenAI).
Động thái này của Amazon một lần nữa cho thấy làn sóng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như sức ảnh hưởng của nó đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp trong tương lai. Amazon muốn bắt kịp các đối thủ như Microsoft, OpenAI và Google.
Nói về Anthropic, đây là công ty khởi nghiệp (startup) được thành lập khoảng 2 năm trước bởi các cựu giám đốc nghiên cứu của OpenAI, công ty này mới đây cũng đã cho ra mắt chatbot AI mới có tên Claude 2.
Cũng theo thông báo, Amazon và Anthropic hiện là đối tác chiến lược trong đó Amazon sẽ cung cấp hệ thống hạ tầng đám mây (Cloud) cho Anthropic. Anthropic cho biết họ cũng sẽ cung cấp cho khách hàng của AWS (nền tảng đám mây của Amazon) quyền truy cập sớm vào các tính năng của Claude 2 cũng như các ứng dụng liên quan.
Anthropic cũng sẽ sử dụng chất bán dẫn tùy chỉnh do AWS thiết kế để đào tạo các mô hình nền tảng làm cơ sở cho các ứng dụng AI của mình. Các mô hình nền tảng là các chương trình AI lớn được đào tạo dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ để chúng có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Về tổng thể, Amazon đang tìm cách định vị mình là “cửa hàng tổng hợp” (one-stop shop) đối với các sản phẩm AI. Gã khổng lồ thương mại điện tử này cũng sẽ thiết kế chip riêng để đào tạo các mô hình AI khổng lồ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Cloud của Google vừa giới thiệu hàng loạt khoá học miễn phí lẫn có phí (có cấp chứng chỉ) về Generative AI.
Generative AI hay còn được gọi là AI tổng quát là một loại công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang được tích hợp trong hàng loạt các chatbot AI như Google Bard của Google hay ChatGPT của OpenAI.
Nhằm mục tiêu phổ biến những kiến thức cơ bản về công nghệ này, từ các khái niệm nền tảng đến sức ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp trong tương lai, Google mới đây đã giới thiệu hàng loạt các khoá học đào tạo miễn phí lẫn có phí.
Nằm trong chương trình Google Cloud Skills Boost, hiện đã có sẵn nhiều khoá học, các khoá học mới bổ sung phù hợp cho cả những người rành về kỹ thuật lẫn những người mới bắt đầu tìm hiểu.
Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau, bạn có thể chọn học các khoá học miễn phí hoặc có phí (có cấp chứng chỉ).
Một số khoá học Generative AI miễn phí tiêu biểu như:
Bạn có thể xem toàn bộ các khoá học hiện có tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ tháng 5/2023, đóng góp của chuỗi Bách Hóa Xanh vào tổng doanh thu của MWG đã vượt chuỗi Thế giới Di động. Lũy kế 8 tháng năm 2023, doanh thu của Bách Hóa Xanh chiếm 25,4%, trong khi Thế giới Di động luôn ở ngưỡng 23,6%.
Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) vừa công bố cập nhật tình hình kinh doanh 8 tháng năm 2023.
Đáng chú ý, trong báo cáo tháng 8, một lần nữa, Thế Giới Di Động lại không công bố ước tính lợi nhuận trong tháng 8. Tại báo cáo các tháng từ đầu năm 2023 đến nay, MWG cũng đều không đề cập tới lợi nhuận – điều chưa từng xảy ra trong các năm trước đó, khi hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi.
Về doanh thu, lũy kế 8 tháng năm 2023, doanh thu thuần của MWG ước đạt 76.455 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. So với kế hoạch, công ty đã hoàn thành 57% chỉ tiêu doanh thu cả năm.
Trong đó, lũy kế 8 tháng, tổng doanh thu hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh đạt 55.100 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ.
Riêng trong tháng 8, tổng doanh thu của hai chuỗi này đạt 6.800 tỷ đồng, tương đương với tháng 7 nhưng giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước.
Theo MWG, tốc độ giảm doanh thu của hai chuỗi Thế giới Di Động và Điện Máy Xanh so với cùng kỳ năm trước đang liên tục thu hẹp qua các tháng gần đây từ mức 25% (tháng 6/2023 so với tháng 6/2022), xuống 20% (tháng 7/2023 so với tháng 7/2022) và còn 13% (tháng 8/2023 so với tháng 8/2022).
Theo ngành hàng, máy tính xách tay và sản phẩm điện lạnh ghi nhận tăng trưởng doanh số dương trong tháng 8 năm nay so với cùng kỳ năm trước.
Tổng doanh thu trên kênh online 8 tháng đầu năm đạt hơn 9.600 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ.
Ngược lại, trong tháng 8/2023, doanh thu của chuỗi Bách Hoá Xanh tiếp tục tăng trưởng nhẹ so với tháng 7/2023 và tăng tới 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 2.900 tỷ đồng. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 1,65 tỷ đồng trong tháng 8.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh đạt khoảng 19.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Doanh thu từ kênh online tăng trưởng 8%.
Theo MWG, tăng trưởng của chuỗi Bách Hóa Xanh chủ yếu đến từ số lượng hoá đơn mua hàng và ngành hàng thực phẩm tươi sống tăng. Chỉ trong tháng 8, số lượng hóa đơn mua hàng đã tăng 4% và sản lượng hàng tươi sống bán ra tăng 10% so với tháng 7.
Báo cáo của MWG cũng cho thấy, trong 4 tháng qua, đóng góp của chuỗi Bách Hóa Xanh vào tổng doanh thu của MWG đã liên tục tăng trưởng từ 23,6% lên 24,2%, rồi 24,8% và 25,4%, trong khi đóng góp doanh thu của chuỗi Thế giới Di động vào tổng doanh thu luôn “giậm chân” ở mức 23,5-23,6%.
Tại cuộc họp nhà đầu tư quý II/2023 hồi đầu tháng 8, ông Phạm Văn Trọng, Tổng Giám đốc Bách Hóa Xanh đánh giá sự cải thiện của chuỗi Bách Hóa Xanh là bền vững và xuất phát từ năng lực của chính của Bách Hóa Xanh hơn là sức bật của thị trường.
Điều này khiến công ty có nhiều kỳ vọng hơn về việc Bách Hóa Xanh sẽ hòa vốn vào cuối năm 2023 và sau đó đóng góp lợi nhuận cả năm vào lợi nhuận của MWG vào năm 2024.
Ông Trọng cho biết, doanh thu/cửa hàng của Bách Hóa Xanh kỳ vọng sẽ tăng trưởng ít nhất 10% mỗi tháng trong các tháng cuối năm và đến tháng 12/2023, tiến tới đạt doanh thu/cửa hàng tối ưu là 2 tỷ đồng.
Trong khi đó, với các chuỗi bán lẻ điện thoại di động, máy tính, điện máy,… ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG nhận định rằng, thời gian tới, mặc dù sức mua có thể cải thiện do yếu tố mùa vụ, do cuối năm có những ngày lễ lớn như Giáng sinh, Tết,… nhưng tổng quan sẽ cải thiện không quá đáng kể so với tình trạng hiện nay.
“Việc đặt kỳ vọng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023 và năm 2024 như trước giai đoạn COVID-19 là hơi lạc quan quá mức”, ông Tài nói.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng Giám đốc MWG cũng cho rằng với ngành hàng điện thoại, điện máy tổng quan cả năm 2023 sẽ giảm do chịu tác động chung của thị trường.
Theo Tổng Giám đốc MWG, chiến lược giá tốt áp dụng từ quý II/2023 đã giúp MWG dần dần thu hẹp khoảng cách về giá giữa MWG với thị trường bên ngoài.
Bên cạnh cải thiện doanh thu, thị phần của MWG đã tăng được ít nhất thêm 5%, trong đó, sản phẩm iPhone là rõ ràng nhất, tăng từ 25% thị phần lên trên 45% thị phần và chiếm tới 30% thị phần tiêu thụ điện thoại tại MWG.
Do đó, công ty sẽ tiếp tục duy trì chiến lược này trong những tháng cuối năm để hướng tới tăng thêm 10% thị phần trong cả năm 2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gen Z tìm người yêu qua các ứng dụng ngày càng nhiều và bỏ qua các quy tắc hẹn hò nhiều hơn thế hệ trước.
“80% người từ 18 đến 25 tuổi cho rằng việc chăm sóc bản thân là ưu tiên hàng đầu của họ khi hẹn hò và 79% muốn đối phương cũng làm như vậy”, Papri Dev, Phó Giám đốc Tinder châu Á – Thái Bình Dương nói.
Ứng dụng hẹn hò Tinder đã khảo sát 8.000 người độc thân chia làm hai nhóm 18-25 tuổi và 33 – 38 tuổi ở Mỹ, Anh, Canada và Australia. Cuộc khảo sát cho thấy Gen Z đang chú trọng đến sự chân thành, cởi mở và tinh thần thoải mái khi tìm kiếm bạn đời. Họ cũng bỏ thói quen hẹn hò nhiều người, thích mập mờ hoặc “làm giá”. Đây là những điều mà 3/4 số người ở độ tuổi từ 33-38 tuổi thừa nhận họ có làm khi còn trẻ.
Gen Z tin rằng việc phục hồi tổn thương trong quá khứ và cải thiện sự tự tin có thể giúp họ thu hút được đối tượng tiềm năng. “75% người trẻ nói sẽ dành sự quan tâm đặc biệt nếu đối phương cởi mở và biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần”, Dawoon Kang, Giám đốc ứng dụng hẹn hò Coffee Meets Bagel nói.
Gen Z xem ứng dụng hẹn hò là công cụ để kết nối với đối tượng tiềm năng thay vì chỉ tương tác hời hợt. Bà Dawoon Kang nói xu hướng này minh chứng cho một thế hệ xem trọng sự hiệu quả và tính minh bạch.
Bên cạnh đó, 69% nhóm trẻ tuổi trong cuộc khảo sát cho rằng các hoạt động hẹn hò nên được hiện đại hóa và đa dạng hơn để phù hợp xã hội.
Gặp gỡ người lạ thông qua các ứng dụng trực tuyến đã không còn bị xem là sự kết nối tiềm ẩn rủi ro. Theo nghiên cứu Xu hướng hẹn hò giới trẻ của Google and Qualtrics, 65% người 18-24 tuổi thừa nhận các website và ứng dụng hẹn hò là nguồn thông tin chính kết nối họ với các đối tượng bên ngoài khu vực họ sinh sống.
“Hơn 40% dân số Hong Kong đã sử dụng ứng dụng hẹn hò. Tất cả các sinh viên của tôi ở độ tuổi 20 đều có xu hướng này”, BumbleChan Lik-sam, tác giả sách The Politics of Dating Apps: Gender, Sexuality, and Emerging Publics nói.
Xu hướng này được ông mô tả như đường cong chữ U, giảm ở giai đoạn người kết hôn độ 34-44 tuổi và tăng sau 44 tuổi, khi ly hôn xảy ra.
Sự bùng nổ của hẹn hò trực tuyến đã giúp người độc thân khá nhiều. Với thế hệ trước, họ chỉ có thể ra ngoài tìm kiếm đối tượng nhưng Gen Z đã luôn trong tư thế sẵn sàng hẹn hò.
Tinder ra mắt năm 2012 được xem là sự mạo hiểm, bởi việc hẹn hò trực tuyến không được khuyến khích. Tuy nhiên, sau một thập kỷ, 68% Gen Z tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sử dụng ứng dụng này.
“Đại dịch Covid-19 khiến người độc thân suy nghĩ lại về những gì họ đang tìm kiếm”, Lucille McCart, Giám đốc truyền thông ứng dụng hẹn hò Bumble cho biết. Gen Z đã hẹn hò có ý thức hơn và ứng dụng là đường kết nối giúp họ tương tác với nhiều người trong thời kỳ đại dịch.
43% người trong cộng đồng Bumble nói họ thích chủ động tìm các đối tượng, 48% biết được gu mà mình muốn, 53% người dùng hài lòng với việc độc thân trong một thời gian. “Xu hướng của giới trẻ năm 2023 là chủ động tìm tình yêu hay ngồi đợi được sắp đặt”, ông Lucille McCart nói.
Theo khảo sát, người trẻ Mỹ đang trì hoãn hôn nhân vì nhiều lý do khác nhau. Trong khi đó, tỷ lệ hôn nhân và sinh sản cũng đang giảm dần ở Trung Quốc đã gây lo ngại cho nhà chức trách.
Dựa trên kết quả thống kê, ứng dụng hẹn hò Coffee Meets Bagel chỉ ra rằng Gen Z vẫn đang nghiêm túc tìm mối quan hệ yêu đương. Phong cách hẹn hò khác nhau dựa trên nền văn hóa và các thế hệ khác nhau. “Khi người trẻ không còn hẹn hò nhiều như thế hệ trước, tôi tự hỏi ý nghĩa của hẹn hò liệu có thay đổi không”, Dawoon Kang nói.
Gen Z có nhiều thuật ngữ mới để mô tả mối quan hệ của họ. Dù với thế hệ trước, họ sẽ định nghĩa là hẹn hò nhưng Gen Z thì không. “Họ đang ở giai đoạn từ 20 đến 25 tuổi. Đó là quãng thời gian để khám phá bản thân”, ông Chan nhận xét.
Họ không muốn dấn thân vào các mối quan hệ vì nhận ra hôn nhân không còn là vấn đề cấp bách. Thế hệ trước ở Trung Quốc xem việc kết hôn đi kèm với mua nhà và có con, nhưng với bức tranh tài chính hiện tại, đó không còn là điều dễ dàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ Techinasia mới đây đã thông tin cho biết, Baemin Việt Nam, liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers, đã bắt đầu thu hẹp quy mô hoạt động và sa thải nhân viên.
Bà Cao Thị Ngọc Loan, Giám đốc điều hành tạm thời của Baemin Việt Nam viết trong một email gửi tới nhân viên mà Tech in Asia đã nhìn thấy: “Quyết định rút lui khỏi hoạt động tại Việt Nam không phải là một quyết định được xem nhẹ”.
Bà Cao Loan là người đảm nhận vị trí CEO sau khi ông Jinwoo Song từ chức vào tuần trước, cho biết: “Thật không may, quyết định này đã được đẩy nhanh bởi môi trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam, với sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng”.
Tech in Asia đã liên hệ với Baemin Việt Nam để bình luận về vấn đề này.
Không rõ có bao nhiêu nhân viên ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm việc làm. Công ty đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An và Bắc Ninh.
Tin tức này xuất hiện chỉ một ngày sau khi Foodpanda, một thương hiệu khác thuộc Delivery Hero, công bố quyết định giảm số lượng nhân viên trên khắp các thị trường châu Á-Thái Bình Dương.
Delivery Hero đã xác nhận rằng họ đang đàm phán để bán Foodpanda tại một số thị trường Đông Nam Á. Theo Techinasia, thu hẹp quy mô Baemin Việt Nam được hiểu là một bước hướng tới việc rút lui hoàn toàn khỏi đây.
Niklas Östberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Delivery Hero, nói với Reuters vào tháng 8 rằng triển vọng của công ty ông đối với châu Á là tích cực, ngoại trừ ở Việt Nam, nơi họ cho rằng hoạt động kinh doanh này “không bao giờ có lãi”.
Thực tế, trên thị trường này, Baemin Việt Nam tạo được dấu ấn khác biệt so với các công ty giao đồ ăn khác khi vận hành nhà bếp riêng và có cách làm marketing rất thú vị. Họ thậm chí còn xây dựng một Baemin Studio và một thương hiệu mỹ phẩm khá được đón nhận.
Theo một báo cáo gần đây từ nhà xây dựng liên doanh Momentum Works, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo WSJ, Meta Platforms đang lên kế hoạch phát hành các chatbot trí tuệ nhân tạo ngay trong tuần này. Chúng có những tính năng riêng biệt trên các nền tảng mạng xã hội và chính điều này sẽ giúp Meta thu hút những người dùng trẻ tuổi.
Các chatbot AI hiện đang được nhân viên thử nghiệm nội bộ và dự kiến công bố trong Meta Connect. Đây chính là phương tiện giúp Mark Zuckerberg thúc đẩy sự tương tác với người dùng.
Theo đuổi người dùng trẻ tuổi vẫn được coi là ưu tiên hàng đầu của Meta sau sự xuất hiện của TikTok – ứng dụng đã vượt qua Instagram về mức độ phổ biến trong độ tuổi thanh thiếu niên vài năm qua. ‘Cơn sốt’ khiến CEO Meta vào tháng 10 năm 2021 tuyên bố công ty sẽ thay đổi chiến lược để hướng mục tiêu sang người trẻ thay vì người lớn tuổi hơn như trước đây.
Với sự phát triển của công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn, Meta tập trung khai thác khả năng của AI tổng hợp để ứng dụng chúng trong nhiều nền tảng cũng như metaverse. Meta hy vọng những Gen AI Personas này (theo tên gọi nội bộ) sẽ giúp mình lấy lại hào quang.
Theo WSJ, công ty cũng đang nghiên cứu một sản phẩm cho phép người nổi tiếng và nhà sáng tạo nội dung sử dụng chatbot AI của riêng mình để tương tác với người hâm mộ và followers.
“Bob robot” là một trong số các bot đang hoạt động, được thiết kế như nhân vật Bender trong phim hoạt hình, nổi tiếng với trí tuệ vượt trội cùng tính cách hóm hỉnh sâu sắc.
Meta không phải là công ty truyền thông xã hội đầu tiên tung ra chatbot nhằm thu hút người dùng trẻ tuổi. Snap trước đó cũng ra mắt My AI được xây dựng dựng trên công nghệ GPT của OpenAI, trong khi startup Character.AI cho phép mọi người sáng tạo và tương tác với các chatbot mô phỏng 1 nhân vật cụ thể, chẳng hạn như Elon Musk.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về công nghệ, việc cho những chatbot này thể hiện cá tính quá mạnh có thể gây ra một số thách thức không mong muốn, thậm chí là độc hại.
“Để giúp một mô hình ngôn ngữ có thể ứng dụng được, bạn cần tạo cho nó một đặc tính riêng”, nhà nghiên cứu Ameet Deshpande của Đại học Princeton, nói.
Bất chấp các vấn đề, Giám đốc điều hành Snap Evan Spiegel vào tháng 6 cho biết My AI đã thu hút được 150 triệu người sử dụng kể từ khi ra mắt và được kỳ vọng có thể cải thiện hoạt động kinh doanh quảng cáo của Snapchat.
Ngày càng có nhiều nghi ngờ về thời điểm các chatbot được hỗ trợ bởi AI bắt đầu tạo ra doanh thu có ý nghĩa cho các công ty.
Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích, lượng khách truy cập trực tuyến hàng tháng vào trang web ChatGPT ở Mỹ đã giảm vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 trước khi chững lại vào tháng 8.
Thử nghiệm ban đầu của Meta đối với chatbot mới phát sinh khá nhiều vấn đề.
“Tôi đặc biệt không muốn tham gia trò chuyện với một con robot vô ích”, một nhân viên nói.
Một bot khác có tên “Alvin the Alien” thì lại hỏi ngược người dùng về cuộc sống của họ, từ đó khiến nội bộ quan ngại về tính bảo mật thông tin.
“Tôi tự hỏi liệu người dùng có sợ rằng chatbot này được thiết kế có mục đích để thu thập thông tin cá nhân hay không”, một nhân viên tương tác với Alvin the Alien viết.
Một bot khác có tên Gavin thì lại đưa ra những nhận xét sai lệch về phụ nữ. “Hãy nhớ rằng, khi bạn ở bên một cô gái, tất cả đều là trải nghiệm”, chatbot viết.
Theo Meghana Dhar, cựu giám đốc của Snap và Instagram, các chatbot AI không “hoàn toàn phù hợp với tôi song chắc chắn Gen Z cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Bạn càng trẻ thì mức độ thoải mái với những con bot này càng cao”.
Dhar cho biết những chatbot AI này có thể mang lại lợi ích cho Meta nếu chúng có thể tăng lượng thời gian người dùng dành cho Facebook, Instagram và WhatsApp.
“Toàn bộ chiến lược dành cho các sản phẩm mới của Meta thường được xây dựng dựa trên mức độ tương tác ngày càng tăng của người dùng. Họ chỉ muốn giữ người dùng lâu hơn vì điều đó mang lại nhiều lợi ích cho quảng cáo”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực khởi nghiệp (startup) đó là Điểm hoà vốn (tiếng Anh là Breakeven Point): Điểm hoà vốn là gì, công thức xác định và cách tính toán điểm hoà vốn trong phạm vi kinh doanh và khởi nghiệp, tại sao các nhà đầu tư lại quan tâm việc phân tích các chỉ số liên quan đến điểm hoà vốn, và hơn thế nữa.
Nếu bạn là một nhà khởi nghiệp hay đơn giản là bạn đang tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp, điểm hoá vốn (Breakeven Point) là khái niệm không thể bỏ qua. Dưới đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về thuật ngữ này.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Điểm hoà vốn là gì?
Khái niệm điểm hoà vốn (Breakeven Point) trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp.
Những đặc điểm đáng chú ý nhất về thuật ngữ điểm hoà vốn (Breakeven Point) là gì?
Thấu hiểu khái niệm điểm hòa vốn (Breakeven Point).
Cách tính điểm hòa vốn (Breakeven Point)?
Lợi ích của việc phân tích điểm hòa vốn (Breakeven Point Analysis) là gì?
Cách xác định và tính toán điểm hòa vốn (Breakeven Point) trong kinh doanh.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn (còn được gọi là giá hòa vốn) là khái niệm được sử dụng để mô tả về một giao dịch hoặc khoản đầu tư được xác định bằng cách so sánh giá thị trường của một tài sản với giá gốc của chúng; điểm hòa vốn được coi là đạt được khi hai mức giá này bằng nhau.
Trong kế toán doanh nghiệp, công thức tính điểm hòa vốn (BEP) được xác định bằng cách chia tổng chi phí cố định (fixed cost) liên quan đến hoạt động sản xuất cho doanh thu trên mỗi đơn vị riêng lẻ trừ đi chi phí biến đổi (variable cost) trên mỗi đơn vị đó.
Trong trường hợp này, chi phí cố định đề cập đến những khoản chi phí sẽ không thay đổi dù cho số lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra là bao nhiêu.
Nói cách khác, điểm hòa vốn (breakeven point) là mức sản xuất mà tại đó tổng doanh thu của một sản phẩm bằng tổng chi phí để sản xuất ra chúng, doanh nghiệp khi này không lỗ cũng chưa có lãi (lợi nhuận).
Khái niệm điểm hoà vốn trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp.
Ngoài việc được sử dụng phổ biến trong phạm vi kinh doanh, sản xuất hay kế toán doanh nghiệp, thuật ngữ điểm hoà vốn còn phổ biến trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp (start up).
Cụ thể, trước khi quyết định đầu tư vào một công ty khởi nghiệp nào đó, các nhà đầu tư thường tính toán đến điểm hoà vốn của doanh nghiệp, điều này có thể giúp các nhà đầu tư xác định độ lớn của các khoản đầu tư mà họ có thể sẽ phải bỏ ra, ít nhất là đến khi doanh nghiệp có thể “tự nuôi sống được mình”.
Nhà đầu tư sẽ có ý định đầu tư nhiều hơn nếu điểm hoà vốn nằm trong khoảng (thời gian và tiền) mà họ có thể chấp nhận được và ngược lại.
Những đặc điểm đáng chú ý nhất về thuật ngữ điểm hoà vốn là gì?
Trong lĩnh vực kế toán, điểm hòa vốn được tính bằng cách chia chi phí sản xuất cố định cho giá mỗi đơn vị (sản phẩm) trừ đi chi phí biến đổi của hoạt động sản xuất.
Điểm hòa vốn hay Breakeven Point là mức sản xuất mà tại đó chi phí sản xuất bằng doanh thu tương ứng của sản phẩm.
Trong phạm vi đầu tư, điểm hòa vốn được cho là đạt được khi giá trị thị trường của một tài sản nào đó bằng với giá gốc của nó.
Phân tích điểm hòa vốn có thể giúp tìm ra các khoản chi phí còn thiếu, hạn chế các quyết định dựa trên cảm tính, thiết lập lại mục tiêu kinh doanh, giúp đảm bảo nguồn vốn và đặt ra các mức giá bán phù hợp hơn. Chiến lược giá bán cũng bị ảnh hưởng bởi điểm hoà vốn.
Thấu hiểu khái niệm điểm hòa vốn.
Điểm hòa vốn (Breakeven Point) là khái niệm có thể được áp dụng cho nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau.
Ví dụ: điểm hòa vốn của một bất động sản sẽ là số tiền mà chủ nhà (chủ đầu tư) cần kiếm được từ việc bán nó để bù đắp vào khoản tiền đã bỏ ra trước đó, bao gồm tiền mua cố định, thuế, phí, bảo hiểm và tiền lãi…hoặc thậm chí là các khoản chi phí cơ hội khác. Với mức giá bán đó, chủ nhà sẽ hòa vốn, tức không lời cũng không lỗ.
Các nhà giao dịch (chứng khoán) cũng áp dụng cách tính điểm hoà vốn cho các giao dịch của họ với mục tiêu tìm ra mức giá bán mà ở đó số tiền họ nhận được đủ để trang trải chính xác tất cả các khoản chi phí liên quan đến giao dịch, bao gồm thuế, hoa hồng, phí quản lý, v.v.
Điểm hòa vốn của một doanh nghiệp cũng được tính toán theo cách tương tự bằng cách lấy chi phí cố định và chia cho tỷ lệ phần trăm tỷ suất lợi nhuận gộp.
Cách tính điểm hòa vốn?
Thông thường, để tính điểm hòa vốn trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lấy chi phí cố định được chia cho tỷ suất lợi nhuận gộp.
Điểm hoà vốn (Breakeven point) = Chi phí cố định (Fixed Cost) / Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin).
Biên lợi nhuận gộp hay tổng biên lợi nhuận = Giá bán của một sản phẩm – Chi phí biến đổi của từng sản phẩm.
Lợi ích của việc phân tích điểm hòa vốn là gì?
Như đã phân tích ở trên, dù là được tính toán trong bối cảnh nào, trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, giao dịch hay doanh nghiệp, việc phân tích điểm hoà vốn cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích chính khi phân tích điểm hoà vốn:
Tìm kiếm những khoản chi phí còn thiếu. Phân tích điểm hòa vốn có thể giúp phát hiện ra những khoản chi phí mà bạn có thể không lường trước được.
Hạn chế các quyết định dựa trên cảm xúc. Dù bạn là một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải thường xuyên đưa ra các quyết định liên quan đến chi phí ví dụ như chi phí marketing, bán hàng và hơn thế nữa. Thay vì đưa ra các quyết định một cách cảm tính, bằng cách dựa trên việc hiểu điểm hoà vốn, bạn sẽ biết chính xác rằng có nên đầu tư hay không hay nếu có thì khoản tiền phù hợp là bao nhiêu.
Phân tích hòa vốn cũng mang lại cho bạn những thông tin thực tế và rõ ràng, đó là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Đặt mục tiêu. Bạn sẽ biết chính xác loại mục tiêu nào cần đạt được để kiếm được lợi nhuận sau khi phân tích điểm hòa vốn. Điều này giúp doanh nghiệp đặt ra đúng mục tiêu và nỗ lực không ngừng để đạt được chúng.
Đảm bảo nguồn vốn đầu tư (của các nhà đầu tư). Thông thường, nếu bạn cần gọi vốn từ các nhà đầu tư, bạn sẽ cần phân tích điểm hòa vốn để có thể đảm bảo nguồn vốn cho các nhà đầu tư, nhà đầu tư cần nhìn thấy yếu tố tiềm năng và thực tế từ kế hoạch kinh doanh (Business Plan) của bạn.
Định giá bán phù hợp. Phân tích điểm hòa vốn cũng sẽ chỉ cho bạn cách định giá hợp lý sản phẩm của mình theo quan điểm kinh doanh (hướng tới mục tiêu có lợi nhuận).
Cách xác định và tính toán điểm hòa vốn trong kinh doanh.
Với tư cách là những người làm kinh doanh, quá trình xác định điểm hoà vốn cũng là lúc bạn tìm kiếm thời điểm doanh nghiệp của mình sẵn sàng để có lợi nhuận.
Đồng thời, vì điểm hoà vốn được xác định và tính toán dựa trên chi phí cố định và biến đổi của các sản phẩm được sản xuất ra, đây cũng là lúc doanh nghiệp biết được chính xác số lượng sản phẩm cần được bán ra để đạt được điểm hoà vốn.
Công thức tính điểm hoà vốn được xác định như sau:
Điểm hoà vốn = Chi phí cố định / Biên lợi nhuận gộp (giá bán của một đơn vị sản phẩm – chi phí biến đổi được tính trên từng đơn vị sản phẩm).
Theo đó, để tính toán được điểm hoà vốn, doanh nghiệp cần có được các con số liên quan đến chi phí cố định và tỷ lệ phần trăm lãi gộp.
Giả sử một công ty có chi phí cố định là 1 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận gộp là 37%. Điểm hòa vốn của nó là 2,7 triệu USD (lấy 1 triệu USD chia cho 37%).
Điều này có nghĩa là, để có thể đạt được điểm hoà vốn, doanh nghiệp phải tạo ra khoản doanh thu tương ứng là 2,7 triệu USD đủ để trang trải cho các chi phí cố định và chi phí biến đổi biến đổi.
Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp cũng có thể tính toán số lượng sản phẩm cần bán ra để đạt được điểm hoà vốn. Doanh nghiệp có được con số này bằng cách tính tỷ lệ đóng góp, tức là giá bán của sản phẩm trừ đi chi phí biến đổi cho các sản phẩm.
Ví dụ, giả sử một công ty có giá bán sản phẩm là 50 USD và chi phí biến đổi là 10 USD. Biên đóng góp khi này là 40 USD (50 – 10).
Theo công thức tính, số lượng sản phẩm cần bán ra khi này sẽ là: 1 triệu USD (chi phí cố định) / 40 USD (Biên đóng góp) = 250.000 (đơn vị sản phẩm).
Doanh nghiệp sẽ đạt điểm hoà vốn khi bán được 250.000 sản phẩm, bán nhiều hơn sẽ bắt đầu có lời và bị lỗ nếu bán được ít hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về khái niệm điểm hoà vốn.
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn (còn được gọi là giá hòa vốn) là khái niệm được sử dụng để mô tả về một giao dịch hoặc khoản đầu tư được xác định bằng cách so sánh giá thị trường của một tài sản với giá gốc của chúng; điểm hòa vốn được coi là đạt được khi hai mức giá này bằng nhau.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm điểm hoá vốn. Từ các khái niệm như điểm hoà vốn là gì, cách xác định và tính toán điểm hoà vốn đến biết cách làm thế nào để tìm được điểm hoà vốn cho doanh nghiệp của mình.
Điểm hòa vốn cũng cho bạn biết mức giá bán phù hợp, lợi nhuận, mục tiêu của doanh nghiệp, hoặc các số liệu khác cần phải đạt được để ít nhất là doanh nghiệp không bị lỗ trước khi tiến đến thời điểm có lãi.
Tính toán được điểm hòa vốn theo đó nên là ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp hay đơn giản là những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ở tuổi 40, nhiều trường hợp thất nghiệp và phải tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, không nhiều lao động được nhận vào làm việc mới tại độ tuổi này, đặc biệt là với nhân viên văn phòng. Có nhiều lý do được nhà tuyển dụng đưa ra cho sự từ chối này, trong đó phần nhiều là do độ tuổi không còn phù hợp. Trong trường hợp như vậy bạn cần làm gì, nói gì để thuyết phục nhà tuyển dụng?
Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể sử dụng để thể hiện năng lực của bản thân thay vì bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp CV của mình.
Chứng minh năng lực bản thân.
Hãy thể hiện tất cả những kỹ năng công việc mà bạn có thể đáp ứng cho vị trí công việc mới này. Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tiếng anh, tin học, thuyết trình, giao tiếp, thuyết phục khách hàng, làm việc đội nhóm, học hỏi và tiếp thu cái mới,…
Tóm lại, hãy chứng minh rằng bạn có đầy đủ những yếu tố để trúng tuyển vị trí này không thua kém bất kỳ một ứng cử viên sáng giá nào khác. Đây chính là tiêu chí cơ bản nhất để nhà tuyển dụng quyết định bạn có phù hợp với công việc mới này hay không.
Hãy biến tuổi tác thành thế mạnh.
Sự thật là trong bất cứ ngành nghề gì, dù tuổi trẻ có tài giỏi và nhanh nhạy đến đâu thì họ cũng cần những kinh nghiệm thực tế để làm tốt một công việc. Đây là điều phải tích lũy bằng nhiều năm tháng gắn bó với nghề chứ không phải ngày 1 ngày 2 mà có được.
Như Harland Sanders, mở cửa hàng KFC đầu tiên ở độ tuổi 62. Như Sam Walton khởi nghiệp với cửa hàng Wal-Mart đầu tiên năm 44 tuổi. Như Jack Cover đến năm 50 tuổi mới trở thành doanh nhân thành đạt. Vậy 40 tuổi sao có thể gọi là ‘già’ cơ chứ. Hãy gọi nó là ‘độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong ngành’
Vậy nên hãy nhớ rằng một người vừa có đầy đủ những kỹ năng mà người trẻ có, lại vừa có kinh nghiệm thực chiến của một tay kỳ cựu trong ngành thì không có lý do gì khiến nhà tuyển dụng từ chối bạn cả. Dù bạn có đang ở độ tuổi 40 hay 50.
Hãy chứng minh sự ‘lâu dài’ của tuổi 40 so với tuổi trẻ.
Có một thực tế là, tuổi trẻ năng động và còn cần nhiều trải nghiệm. Do vậy, hy vọng gắn bó lâu dài với một công ty thường khá mong manh. Thời gian trung bình gắn bó với một công việc của giới trẻ Việt theo khảo sát là từ 5-6 tháng.
Trong khi đó, với bất kỳ công ty nào, khi tuyển dụng nhân sự cũng đều ưu tiên lựa chọn những ứng viên có thể gắn bó lâu dài với công ty. Tuổi 40 đã gần trung niên, cần sự ổn định vì nhiều áp lực cuộc sống cần lo lắng. Do đó, nếu không phải trong trường hợp cùng bất đắc dĩ thì khả năng nhảy việc của độ tuổi này dường như bằng 0.
Chiếu theo luật lao động Việt Nam, trong điều kiện bình thường, nam đủ 60 tuổi 3 tháng được nghỉ hưu, nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Nếu so sánh giữa khoảng thời gian 5-6 tháng với 15, 20 năm cống hiến trước mắt, ắt hẳn nhà tuyển dụng sẽ nhận ra đâu mới là người mình cần tìm.
Chứng minh bản thân lớn tuổi nhưng phong cách làm việc lại không phản ánh điều đó.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều nhà tuyển dụng e ngại không tuyển những ứng viên lớn tuổi vào làm việc ấy chính là lo lắng, phong cách làm việc không phù hợp. Họ lo sợ sự bảo thủ, ngại tiếp thu cái mới, ý kiến từ đồng nghiệp khiến cho quá trình làm việc sau này sẽ nảy sinh nhiều rắc rối, tranh cãi không đáng có.
Hãy chứng minh rằng, dù ở tuổi 40 những bạn rất ‘teen’ không ngại học hỏi tiếp thu từ mọi người xung quanh, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Đó là tất cả những điều bạn cần phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy, trong cuộc phỏng vấn. Hãy làm tốt nhất có thể còn kết quả ra sao hãy phó mặc cho trời, chỉ cần bạn đã làm tốt thì sẽ không còn gì phải hối tiếc cả.
Xu hướng nghề nghiệp, chất lượng tuyển dụng, yêu cầu công việc là những vấn đề mang tính xã hội cao dù cho nhà nước có can thiệp cũng không thể giải quyết triệt để được.
Cuộc sống luôn có nhiều biến cố bất ngờ, do đó dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào mỗi ngày cũng đều cần phải đầu tư học hỏi phát triển bản thân để tránh khỏi vòng tròn đào thải lao động của xã hội.
Đặc biệt, nếu có thời gian rảnh, hãy đầu tư thêm cho mình 1 đến 2 nghề tay trái khác nhau để đề phòng bất chắc. Có thể là làm bánh, makeup, cắm hoa, nấu ăn, hay đầu tư,…Bất kỳ nghề gì cũng được chỉ cần bạn đam mê và giỏi. Hãy kiên trì với những nghề phụ này, bởi có lúc bạn sẽ cần dùng đến nó.
Tóm lại, tự lực gánh sinh, tránh đi vào những vết xe đổ của bản thân và người đi trước là cách duy nhất để chúng ta phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Hãy chuẩn bị đầy đủ những hành trang vững chắc cho mọi tình huống xấu nhất trong cuộc sống có thể xảy ra. Chúc bạn và gia đình luôn bình an, hạnh phúc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Doanh thu toàn ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD nhưng khoảng 50% số này hiện đang ‘chảy’ vào nền tảng xuyên biên giới, mạng xã hội (Social Network), khiến cơ quan truyền thông trong nước hụt nguồn thu.
Đó là chia sẻ của ông Lưu Đình Phúc – cục trưởng Cục Báo chí – về ảnh hưởng của mạng xã hội, các nền tảng xuyên biên giới, tại Hội thảo ASEAN ‘Chuyển đổi số báo chí – kiến tạo tri thức số’ ngày 21-9.
Theo ông Phúc, các cơ quan truyền thông Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn thu, sụt giảm bạn đọc.
Trước tình trạng này, Chính phủ đã đưa ra định hướng chuyển đổi số báo chí để giúp tăng sức chống chịu và thích nghi trong bối cảnh mới; hướng các luồng quảng cáo xuyên biên giới sang các nền tảng thông tin trong nước, sử dụng báo chí trong việc tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng nền kinh tế tri thức dựa vào thông tin báo chí.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm – thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông – khẳng định chuyển đổi số quyết định tính sống còn của ngành truyền thông hiện đại.
Hiện thói quen tiếp cận thông tin của người dân đã thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Cùng với đó là sự thay đổi về cách trình bày thông tin, thị phần, quảng cáo, mô hình kinh doanh và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Lâm nói cơ quan quản lý đã nhìn thấy sự khó khăn của cơ quan báo chí và cũng nhìn thấy sự quyết tâm chuyển đổi số của truyền thông, doanh nghiệp. Cơ quan chức năng sẽ có cách hỗ trợ các cơ quan truyền thông trong việc chuyển đổi số.
Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết sau thời gian tích cực chuyển đổi số, ứng dụng VTV Go của đơn vị này đã thu hút được lượng sử dụng đông đảo.
Sắp tới, đài này có kế hoạch tích hợp sâu ứng dụng vào các TV thông minh để tăng sức hút người dùng.
Theo đại diện Bộ Thông tin và Quan hệ công chúng (PR) Thái Lan, hành vi tiếp nhận thông tin của người dùng đang có sự thay đổi.
Người dân tăng cường tiếp nhận thông tin trên các nền tảng mang tính quốc tế. Bình quân mỗi người dân dành hơn 8 giờ mỗi ngày sử dụng các phương tiện cầm tay để tiếp cận thông tin. Ví dụ, hiện nước này có hơn 19 triệu người theo dõi thông tin thời sự qua Facebook.
Xác định thông tin tiên quyết cho sự phát triển, năm 2015 Thái Lan đã khởi xướng nền tảng số phát triển bền vững với sự tham gia của chính quyền. Chính phủ định hướng người dân truy cập các nền tảng thông tin phục vụ lợi ích người dân.
Theo ông Thomas Jayet – CEO kênh truyền hình K+, nạn vi phạm bản quyền trực tuyến khá phổ biến trong khu vực ASEAN, trong đó 80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số. Nạn vi phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại với ngành công nghiệp sáng tạo mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.
Tại Việt Nam, vấn nạn này gây thiệt hại 348 triệu USD cho ngành công nghiệp truyền thông và nội dung trong năm 2022.
Đáng chú ý, các trang web lậu còn tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp như cá độ, quảng cáo nội dung bị cấm, phát tán vi rút và phần mềm có hại…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức căn bản xoay quanh thuật ngữ T-shaped Marketer như: T-shaped Marketer là gì? Cách trở thành một T-shaped Marketer? Lợi ích khi trở thành T Shaped Marketer trong ngành Marketing? và hơn thế nữa.
T Shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.
Bên dưới là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về T-shaped Marketer.
T-shaped Marketer là gì?
T-shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
Ví dụ, bạn có thể giỏi về content marketing. Bạn từng trải qua các vị trí và công việc content marketing khác nhau và cũng dành được không ít những thành tích với nó.
Nhưng bạn cũng hiểu biết (và thực hành) về các khía cạnh marketing khác như email marketing, các kênh quảng cáo có trả phí (paid media), social media, xây dựng cộng đồng và SEO chẳng hạn. Chỉ là với những thứ này bạn không thực sự giỏi và nhiều thành tích như chuyên môn chính và sâu của bạn.
Đây là mô hình về một t shaped markter.
Phần nằm ngang của chữ T là mức độ trải rộng của các kiến thức về marketing. Đó là tất cả các khía cạnh khác mà bạn đã quen thuộc — nhưng không nhất thiết phải là chuyên gia tuyệt đối.
Tiếp đó, phần thẳng đứng của chữ T thể hiện chiều sâu kiến thức về một hoặc vài khía cạnh nào đó mà bạn thực sự giỏi.
Các t-shaped marketer có xu hướng không muốn trở thành một specialist, họ là những generalists về một chuyên ngành nào đó, chẳng hạn trong trường hợp này là marketing.
Họ có thể xem xét toàn bộ chiến lược marketing và hiểu từng phần của chiến lược đó môt cách tương đối chi tiết, ngay cả khi họ chỉ thực thi một vài phần trong đó.
Và đó là điều khiến các t-shaped marketer trở nên có giá trị hơn.
Việc trở thành một t-shaped marketer là điều mà không ít các nhà marketing chuyên nghiệp phấn đấu vì nó cho phép họ làm được nhiều việc hơn với tư cách là một người làm marketing thực thụ.
Nó cung cấp cho họ các hiểu biết cơ bản về tất cả các thành phần cần thiết của marketing như SEO, SEM, social media, email, influencer, content marketing… và tạo ra một chiến lược marketing toàn diện.
Những người làm marketing theo mô hình chữ T xây dựng và duy trì một cách hoàn hảo giữa tất cả các khía cạnh khác nhau của marketing.
Dưới đây là những gì bạn có thể biết về một t-shaped marketer.
Lợi ích khi trở thành một T-Shaped Marketer trong ngành Marketing?
Trở thành một nhà tiếp thị theo mô hình chữ T có nghĩa là bạn có thể giúp khách hàng của mình với chiến lược tiếp thị từ A-Z của họ.
Trong khi bạn có thể thực hiện thành công với các chuyên môn sâu của mình như SEO, social media, paid media hoặc content, bạn vẫn sẽ có thể tạo ra các chiến lược tổng thể thành công bằng cách cộng tác với các nhóm chuyên môn khác trong đội nhóm marketing của mình.
Đây là những gì làm cho các t shaped marketer trở nên có giá trị. Họ sẽ không xuất hiện và tạo chiến lược marketing chuyển đổi chỉ từ SEO — họ sẽ làm điều đó trên phạm vi rộng lớn hơn. Các doanh nghiệp thường cần những người làm marketing này để chèo lái toàn bộ con tàu của tất cả các chiến lược marketing của họ, đặc biệt là đối với các startup.
Cách trở thành một T-Shaped Marketer?
Để trở thành một nhà tiếp thị hình chữ T, bạn nên bắt đầu với những thứ cơ bản:
Bạn nên bắt đầu với sự hiểu biết chung về nhiều các nguyên tắc marketing cơ bản khác nhau. Một khóa đào tạo tổng hợp hoặc nhiều các chứng chỉ nhỏ khác nhau là một cách tuyệt vời để bắt đầu.
VẬY, bạn sẽ tự hỏi:
Tôi là chuyên gia về lĩnh vực gì hay tôi muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực gì?
Ví dụ: bạn có thể biết chi tiết về ngành SEO, hoặc về việc tạo ra một chiến lược nội dung thành công, hoặc một kênh social media nào đó. Danh sách này nên có ở khoảng từ 1-3 khía cạnh marketing khác nhau, nơi mà bạn tự gọi mình là chuyên gia.
Nếu bạn chưa phải là chuyên gia hoặc bạn muốn nâng cao kỹ năng của mình, hãy tham gia một vài khóa học cần thiết. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của internet, bạn cũng có thể trở thành một t-shaped marketer bằng cách tự học và tự thực hành.
Khi bạn biết mình là chuyên gia về lĩnh vực nào hoặc muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực nào, bạn có thể tự hỏi mình câu hỏi thứ hai:
Tôi yếu nhất ở khía cạnh nào của marketing?
Ví dụ: bạn có thể không hiểu biết nhiều về Google Ads, nhưng bạn cũng biết các kênh khác như Facebook Ads hay TikTok Ads. Khi đó bạn có thể dùng những kinh nghiệm của mình từ các khía cạnh kia để học hỏi thêm về điểm mình còn yếu này.
Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải trở thành chuyên gia trong mọi thứ, nhưng bạn nên hiểu biết đủ và rộng để có thể kết hợp các chiến lược marketing của bạn lại với nhau.
Trở thành một t shaped marketer là một trong những điều có giá trị nhất mà một nhà tiếp thị có thể làm cho công việc kinh doanh và kỹ năng tiếp thị.
Nó cung cấp cho bạn chiều rộng trên tất cả các lĩnh vực và chiều sâu trong các lĩnh vực chuyên môn của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn tự bắt đầu xây dựng riêng một dự án kinh doanh nào đó, khi bạn có trong tay nhiều hơn một công cụ.
Tương lai thuộc về những người đa năng và bạn cũng thế !
Kết luận.
Trong khi việc trở thành T Shaped Marketer hay bất cứ hình thức Marketer nào tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng cá nhân, bằng cách hiểu sứ mệnh chính của T-shaped Marketer là gì, bạn có thể nỗ lực nhiều hơn để đạt được mục tiêu của mình.
Trong một thế giới khi mà mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng, các thương hiệu cần học cách thích ứng nhanh hơn với các chiến thuật marketing mới nhằm thúc đẩy lợi nhuận.
Các quy tắc kinh doanh hay “luật chơi” đang thay đổi. Cookies của bên thứ ba đang dần bị loại bỏ, thương mại xã hội (social commerce) bùng nổ và người tiêu dùng thì muốn kiểm soát nhiều hơn cách dữ liệu của họ được sử dụng trên các nền tảng trực tuyến.
Mặc dù hành vi của người tiêu dùng, các hoạt động đo lường hay trải nghiệm của khách hàng sẽ tiếp tục cung cấp những nền tảng quan trọng cho các quyết định về ngân sách quảng cáo trong tương lai, nhưng “cách thức” cung cấp thì sẽ thay đổi.
Việc hiểu được các tác động của những thay đổi này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cách bạn đảm bảo chiến lược quảng cáo của mình vẫn hiệu quả và mang lại lợi nhuận.
Trong khi bạn cần hiểu được đâu là kênh thực sự hiệu quả nhất và kênh nào thì không. Khi nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển và các giới hạn về dữ liệu ngày càng có sức ảnh hưởng, các quyết định chi tiêu cho quảng cáocàng trở nên khó khăn hơn.
Những kênh truyền thông nào đang thực sự thúc đẩy doanh số bán hàng cho thương hiệu? Nó là TV, radio và email trực tiếp, các công cụ tìm kiếm như Google hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok.
Hiểu được bối cảnh kỹ thuật số đang thay đổi và cách chúng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của thương hiệu là yêu cầu mang tính bắt buộc của các doanh nghiệp nếu họ muốn tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
Dưới đây là 03 chiến thuật marketing có thể giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương (local business) tìm kiếm, tương tác và đo lường sự thành công.
1. Thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn với các quảng cáo thương hiệu (brand advertising).
Để minh họa cách yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng, hãy xem xét điều này: Lần cuối cùng bạn mua một sản phẩm mới nào đó mà bạn chưa bao giờ nghe nói, chạm vào hoặc dùng thử nó là khi nào?
Có lẽ điều này sẽ rất hiếm hoặc không bao giờ xảy ra (ngay cả khi giá của các sản phẩm hay dịch vụ đó đang rất cạnh tranh). Ngược lại, lần cuối cùng bạn mua một sản phẩm nào đó (ngay cả khi nó đang được bán với giá cao) vì quảng cáo (xem quá hay) là khi nào?
Chắc chắn điều này hoàn toàn có thể xảy ra đúng không. Đó là sức mạnh của tiếp thị thương hiệu (brand marketing).
Khi các nhà tiếp thị đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn, họ thường có xu hướng tập trung vào các kênh ở phần cuối của phễu bán hàng (MoFu hoặc BoFu), chẳng hạn như các chiến dịch phản hồi trực tiếp có hiển thị giá, khuyến mãi…
Mặc dù các chiến dịch phản hồi trực tiếp là cần thiết, nhưng nó cũng có thể bỏ lỡ các cơ hội lớn nếu không kết hợp chúng cùng với các chiến dịch thương hiệu vốn tập trung nhiều hơn vào các câu chuyện thương hiệu.
Trên thực tế, trong một nghiên cứu gần đây của Facebook, có 94% các chiến dịch chạy quảng cáo thương hiệu trên Facebook và Instagram đã nhận thấy sự gia tăng chuyển đổi so với các chiến dịch phản hồi trực tiếp.
Dưới đây là một ví dụ về quảng cáo thương hiệu của đại lý ô tô Webb Chevrolet. Họ từng đổ 100% ngân sách quảng cáo của mình vào các chiến dịch tập trung bán hàng, chạy quảng cáo với thông điệp tập trung hoàn toàn vào giá cả và sản phẩm.
Sau khi làm việc với Agency, xem hiệu suất hiện tại và họ đã quyết định phân bổ lại 50% ngân sách để chạy quảng cáo thương hiệu, chủ yếu nói về các câu chuyện thương hiệu.
50% ngân sách còn lại sẽ tiếp tục chạy các chiến dịch quảng cáo như cũ, tức là tập trung vào bán hàng và hiệu suất.
Kết quả có được: Hãng ô tô này có thêm 49% số lần hiển thị với chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị (CPM) thấp hơn 40%, chi phí mỗi lượt truy cập website (click) thấp hơn 29% và lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao gấp 11 lần.
2. Triển khai các hoạt động thương mại đối thoại (conversational commerce) để kết nối sâu hơn với khách hàng.
Sau khi bạn đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng bằng một loạt các câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, hãy cùng xem xét đến giai đoạn tiếp theo của phễu bán hàng – giai đoạn tương tác với khách hàng.
Mặc dù ý tưởng về các thông điệp trực tiếp không phải là một khái niệm mới, nhưng các thương hiệu trong không gian kỹ thuật số về cơ bản chỉ mới bắt đầu nhận ra những giá trị to lớn của nó.
Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương muốn bước sang một trang mới của sự tương tác với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến, đã đến lúc bạn cần làm quen với thuật ngữ: “thương mại đối thoại”, hay còn được gọi là “c-commerce”.
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn bước vào một cửa hàng và người đại diện bán hàng ngay lập tức yêu cầu bạn điền vào một biểu mẫu có tên, email và số điện thoại của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Có lẽ bạn sẽ vô cùng khó chịu hoặc có thể bỏ đi ngay lập tức đúng không? Môi trường trực tuyến về cơ bản cũng tương tự.
Trong thế giới kỹ thuật số luôn luôn biến động và mơ hồ, việc tạo ra một hành trình mua hàng thuận tiện, an toàn và dễ dàng sẽ giúp bạn là người thắng cuộc.
Trong một nghiên cứu gần đây của Facebook, 58% số người được khảo sát cho biết họ cân nhắc sự tiện lợi bên cạnh giá cả khi quyết định nơi mua sắm và 69% cho biết việc có thể nhắn tin trực tiếp cho một doanh nghiệp sẽ giúp họ cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.
Để đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng này của khách hàng, các thương hiệu hiện đang nhanh chóng dựa vào các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, WhatsApp và Instagram Direct để đáp ứng khách hàng theo những cách thuận tiện nhất.
3. Suy nghĩ lại về việc đo lường trong một tương lai không có hoặc rất ít Cookies.
Sự phổ biến của các trình chặn quảng cáo (ad blockers), các quy định như CCPA và GDPR cùng nhiều cập nhật khác về cách thu thập thông tin người dùng trên nền tảng iOS và Android đều ngụ ý rằng – những người làm marketing nói chung cần phải suy nghĩ lại về cách họ đo lường sự thành công của các chiến dịch quảng cáo và marketing, đồng thời phải đảm bảo tôn trọng sự lựa chọn của mọi người về quyền riêng tư.
Việc sử dụng các phương pháp tiếp cận linh hoạt và chủ động trong cách thu thập dữ liệu là điều bắt buộc khi nói đến việc tối ưu hóa chi tiêu marketing.
Nếu bạn không suy nghĩ lại hay thay đổi cách tiếp cận của mình, có thể bạn sẽ thiếu hụt dữ liệu hoặc thu thập những dữ liệu không chính xác, thứ sẽ giúp bạn ra các quyết định marketing của mình một cách đúng đắn hơn.
Một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào bạn có thể chuyển đổi doanh nghiệp của mình để vừa tôn trọng quyền riêng tư của mọi người trong khi vẫn thu thập những thông tin chi tiết có ý nghĩa để phục vụ khách hàng của bạn tốt hơn?
MMM là một công cụ phân tích thống kê từ lâu đã được các nhà quảng cáo sử dụng để hiểu cách các chiến thuật marketing của họ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và mô hình này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tạo ra những hiểu biết chính xác về các phương tiện tuyền thông.
Để hiểu cách hoạt động của mô hình này, hãy xem ví dụ bên dưới từ Bayside Mitsubishi. Vào tháng 3 năm 2021, đại lý ô tô này đã phân bổ một phần lớn ngân sách của mình vào các kênh tiếp thị truyền thống (traditional marketing channels) và đã không tạo ra được mức lợi nhuận mà một đại lý như Mitsubishi cần.
Khi kết hợp với Agency, họ đã triển khai phương pháp MMM nhằm mục tiêu xem xét tổng thể các hoat động marketing hỗn hợp (marketing mix) – thay vì xem riêng lẻ ở từng kênh.
Bayside Mitsubishi sau đó đã chuyển chi tiêu truyền thông từ các kênh cũ (chủ yếu là radio và gửi thư trực tiếp) sang quảng cáo Facebook và Google. Kết quả là, đại lý ô tô đã tăng doanh số bán hàng của mình lên 55% chỉ trong vài tháng trong khi ngân sách chi tiêu lại giảm đi 23%.
Nhìn lại mọi thứ, marketing và quảng cáo luôn là một trò chơi của sự thích ứng và phát triển. Thử nghiệm, khám phá và đo lường quảng cáo kỹ thuật số từ lâu đã đóng vai trò là nền tảng then chốt để thúc đẩy kết quả kinh doanh.
Trong một thế giới mới tràn ngập sự cạnh tranh từ các thương hiệu đang cố giành lấy khách hàng về tay mình, điều quan trọng bạn cần nhớ là:
Một thương hiệu có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai là thương hiệu tập trung vào các kết nối cảm xúc thông qua thương hiệu, tạo ra những trải nghiệm khách hàng liền mạch thông qua thương mại đối thoại và tôn trọng quyền riêng tư của mọi người.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách nào các nhà quảng cáo có thể vừa thúc đẩy kết quả qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp vừa có thể xây dựng giá trị thương hiệu. Từ khoá đó chính là các chiến dịch Performance Branding hoặc Brand Performance, sự kết hợp hài hoà giữa Brand Marketing và Performance Marketing (Brandformance). Vậy thực chất Performance Branding là gì? và Marketer có thể ứng dụng nó ra sao cho thương hiệu? Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Nhiều nhà quảng cáo ngày nay phải vật lộn để cân bằng giữa doanh số bán hàng ngắn hạn với sự tăng trưởng của thương hiệu trong dài hạn.
Mặc dù cả hai mục tiêu này đều rất quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động Marketing, nhưng thông thường, chúng được xem là những chiến lược khác biệt nhau.
Performance Branding (Brand Performance) là gì?
Performance Branding là khái niệm được kết hợp từ Performance Marketing và Brand Marketing (Branding), nó chính là chiến lược Marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu kết hợp cả mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu và hiệu suất (thường là bán hàng) trong cùng một chiến dịch.
Trên thực tế, các đội nhóm tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và tiếp thị thương hiệu (brand marketing) hoạt động gần như tách biệt nhau, với các khoản ngân sách và mục tiêu riêng biệt – và cũng thường hay mâu thuẫn với nhau.
Ở một khía cạnh khác, với các nhà quảng cáo áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (performance branding), tức vừa kết hợp yếu tố hiệu suất vừa xây dựng các giá trị thương hiệu, thiết lập sự nhất quán trong thương hiệu, có thể thúc đẩy đáng kể và thu hẹp khoảng cách giữa yếu tố thương hiệu và hiệu suất.
Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất, Facebook đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau, với nhiều nhà quảng cáo trên các ngành hàng khác nhau để có thể có được những nhận định chính xác hơn.
Nghiên cứu cho thấy “có một hiệu ứng hào quang về thương hiệu” được thúc đẩy thông qua các chiến dịch hiệu suất: Các nhà quảng cáo có thể có nhiều lợi ích hơn bằng cách mở rộng chiến lược xây dựng thương hiệu trong khi hiệu suất (hoặc phản hồi trực tiếp) vẫn là mục tiêu chính của chiến dịch.
Xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (Brand Performance).
Nghiên cứu cho thấy rằng các nền tảng như Facebook, do có lượng người dùng lớn với mức độ tương tác cao với người dùng, nó có thể mang lại những giá trị marketing toàn diện thay vì chỉ là các mục tiêu đơn lẻ như hiệu suất.
Các nhà quảng cáo đang chạy các chiến dịch hiệu suất tập trung vào các phản hồi trực tiếp có thể vừa thúc đẩy chuyển đổi trong khi vẫn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) trên quy mô lớn.
Ưu tiên thiết bị di động là chìa khóa chính.
Chìa khóa chính để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu thông qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp là tối ưu hóa các chiến dịch cho thiết bị di động.
Các nhà quảng cáo xây dựng các tài sản hay nội dung sáng tạo dành riêng cho các trải nghiệm trên thiết bị di động sẽ thấy hiệu suất tốt hơn về nhận thức về thương hiệu (brand awareness), mức độ quen thuộc với thương hiệu (brand familiarity) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall).
Các quảng cáo được tối ưu cho thiết bị di động giúp tăng nhận thức về thương hiệu cao hơn gấp 2 lần so với quảng cáo không được tối ưu.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ các nhà tiếp thị có thể sử dụng để thu hút đối tượng mục tiêu và thúc đẩy kết quả của thương hiệu trên các thiết bị di động:
Giữ cho video của bạn ngắn hơn (dưới 15 giây).
Thu hút ngay sự chú ý với thương hiệu trong vài giây đầu tiên (khoảng 3-5 giây đầu).
Người dùng có thể chủ động tắt hoặc bật âm thanh.
Hiển thị góc chụp hoặc quay tràn màn hình (full-screen).
Xây dựng thương hiệu (Brand Building) mới là yếu tố then chốt.
Trong nghiên cứu, 57% các thương hiệu nhận thấy rằng khi nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) của họ tăng lên thì nhận thức về đối thủ của họ cũng tăng lên tương ứng.
Một lý do chính cho điều này là vì các thương hiệu thiếu đi các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building): Thiếu đi các sự nhận diện đặc biệt, các hình ảnh đặc biệt, dễ nhận biết và dễ nhớ.
Nói cách khác, việc không thể hiện rõ bản sắc thương hiệu thường có lợi cho cả các thương hiệu khác trong cùng danh mục sản phẩm hay ngành hàng cụ thể.
Điều này nêu bật lý do tại sao các nhà quảng cáo cần thiết lập bản sắc thương hiệu trong quảng cáo của họ ngay cả khi họ đang chạy các chiến dịch hiệu suất.
Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy rằng các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp trên Facebook có thể thúc đẩy cả kết quả hiệu suất lẫn kết quả về thương hiệu (Brand Performance).
Sử dụng chiến lược Performance Branding có ý nghĩa gì đối với các nhà marketer.
Một khi người làm Marketing coi Performance Branding hay Brandformance là chiến lược, họ sẽ nhắm mục tiêu rộng đến phần lớn các đối tượng mục tiêu trên nền tảng: Nhắm mục tiêu rộng hơn cho phép các nhà quảng cáo linh hoạt hơn trong chiến lược giá thầu và hiệu quả cao hơn trong phạm vi tiếp cận mục tiêu (reach).
Sử dụng các tài sản sáng tạo ưu tiên thiết bị di động: Trong khoảng 3-5 giây đầu tiên của quảng cáo (dưới 15 giây với các video), nhà quảng cáo cần gây được sự chú ý tới các đối tượng mục tiêu.
Liên tục thử nghiệm và học hỏi: Để hiểu cách các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp có thể thúc đẩy hiệu suất và nhận thức về thương hiệu, các nhà quảng cáo nên chạy (nhiều) các thử nghiệm và học hỏi từ các kết quả có được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong 6 yếu tố thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam, “sức mua yếu” là mối lo nhận được sự đồng thuận 100% từ các nhà bán lẻ (Retailer). Dù vậy, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn sẽ đạt mức 350 tỷ USD trong vài năm tới.
Ngày 22-9, Vietnam Report chính thức công bố bảng xếp hạng Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2023. Kết quả khảo sát và phân tích của đơn vị này cũng cho thấy thị trường bán lẻ đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Kể từ quý 4-2022 đến nay, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trải qua những tháng ảm đạm. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành chịu áp lực nặng nề từ sức cầu yếu do thu nhập của người dân bị ảnh hưởng bởi tình hình xuất khẩu khó khăn.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, gánh nặng từ môi trường lãi suất cao và tín dụng thắt chặt bởi các công ty tài chính tiêu dùng.
Câu chuyện sức mua yếu và những ảnh hưởng tiêu cực từ sự trì trệ của nền kinh tế chưa thể được giải quyết và tiếp tục là hai mối lo chính với sự đồng thuận của lần lượt 100% và 92,9% số doanh nghiệp.
Sức mua yếu nhưng các nhà bán lẻ vẫn phải trong cuộc cạnh tranh gay gắt về “cuộc chiến giá” những tháng đầu năm. Đây được đánh giá là áp lực lớn thứ ba của các nhà bán lẻ.
Và để giải quyết bài toán sức mua, trong những tháng cuối năm có đến 63,9% số doanh nghiệp trong ngành cho biết sẽ tiếp tục triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, thực hiện chiến lược giá cạnh tranh, chương trình thành viên…
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các chương trình khuyến mãi đều có hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cũng tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, ứng dụng công nghệ, dữ liệu để tìm hiểu sở thích và phản ứng của người tiêu dùng đối với các chiến lược quảng cáo khác nhau nhằm xây dựng một kế hoạch khả thi.
Song song với đó, các nhà bán lẻ chú trọng đến kiểm soát chi phí để tối ưu lợi nhuận.
Thị trường bán lẻ vẫn nhiều tiềm năng.
Theo các doanh nghiệp, trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, hướng tập trung phát triển theo chiều sâu, tối ưu chi phí vận hành cửa hàng, tồn kho, danh mục hàng hóa và chi phí logistics, tiết kiệm và sẵn sàng cắt giảm chi phí hoạt động của những cửa hàng hoạt động không hiệu quả được cho là chiến lược mang tính thiết thực.
Trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng kỳ vọng những lo lắng nhất định về rủi ro lạm phát, chi phí lãi vay, chi phí vận hành cao hay lượng hàng tồn kho lớn sẽ giảm dần nhờ các điều kiện kinh tế vĩ mô dần cải thiện.
Xét về trung và dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường có sức hấp dẫn lớn và nhiều tiềm năng phát triển. Quy mô thị trường hiện lên tới 142 tỉ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỉ USD trong vài năm tới.
Sự trở lại của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm nay và xu hướng ngày càng tăng trong tương lai sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành bán lẻ. Một điều kiện thuận lợi khác là Việt Nam đang ở thời kỳ đỉnh cao của lợi tức nhân khẩu học.
“Dân số đông và trẻ với 100 triệu dân, quy mô dân số đứng thứ 15 thế giới, cơ cấu dân số ở độ tuổi vàng, với trên 60% nằm trong độ tuổi lao động, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đang thúc đẩy tầng lớp tiêu dùng trong những năm gần đây”, các chuyên gia đánh giá.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội TikTok bị Ireland tuyên phạt 345 triệu euro vì vi phạm các đạo luật về quyền riêng tư liên quan đến dữ liệu cá nhân của trẻ em do EU ban hành.
Theo Hãng tin Reuters ngày 15-9, Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC) tuyên phạt mạng xã hội TikTok 345 triệu euro (370 triệu USD, khoảng 8.000 tỉ đồng) vì vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân của trẻ em Liên minh châu Âu (EU).
Cụ thể, trước 31-12-2020, TikTok đã đặt quyền riêng tư mặc định của các tài khoản dưới 16 tuổi là “công khai”. Phải đến tháng 1-2021, TikTok mới bắt đầu đặt chế độ mặc định cho đối tượng này là “riêng tư”. Điều này vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của EU.
Bên cạnh đó, mạng xã hội này cũng buông lỏng việc xác nhận nhân thân phụ huynh hoặc người giám hộ của người dùng trẻ em khi thực hiện liên kết tài khoản bằng tính năng “Gia đình thông minh”.
Ngoài ra, TikTok còn vi phạm nhiều quy định khác liên quan đến bảo mật dữ liệu trẻ em của EU.
Đây là lần đầu tiên TikTok gặp rắc rối với DPC, tổ chức được xem là cơ quan quản lý hàng đầu của EU trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu.
Phản hồi về án phạt trên, một người phát ngôn của TikTok khẳng định công ty này không đồng tình với quyết định của DPC, đặc biệt là về mức tiền phạt.
TikTok cũng cho rằng hầu hết luận điểm chê trách đều không có giá trị vì mạng xã hội này đã có những biện pháp khắc phục từ trước khi cuộc điều tra của DPC bắt đầu hồi tháng 9-2021.
Theo quyết định của DPC, TikTok sẽ có ba tháng để tuân thủ các án phạt được tuyên.
Cơ quan này cũng đang tiến hành một cuộc điều tra khác liên quan đến nghi vấn TikTok gửi dữ liệu cá nhân người dùng về Trung Quốc và liệu mạng xã hội này có tuân thủ quy định của EU về việc đưa dữ liệu cá nhân ra các nước ngoài khối hay không.
Hồi tháng 3, DPC từng tuyên bố đang chuẩn bị dự thảo ban đầu về kết luận cho cuộc điều tra này.
Trong quá khứ, DPC từng điều tra và phạt nặng nhiều công ty công nghệ lớn, trong đó có 2,5 tỉ euro (2,66 tỉ USD) nhắm vào Meta, công ty mẹ của Facebook.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tỷ lệ sinh giảm, học phí và nợ vay sinh viên tăng vọt, khiến số người vào đại học ở Mỹ, Nhật ngày càng ít, nhiều trường phải đóng cửa.
Grayson Hart từng là học sinh giỏi của trường trung học ở bang Tennessee, mơ ước làm diễn viên hoặc giáo viên. Hart luôn tin rằng đại học là con đường duy nhất để có công việc tốt, sự ổn định và cuộc sống hạnh phúc. Nhưng đại dịch Covid-19 đã thay đổi suy nghĩ của Hart.
Một năm sau khi tốt nghiệp trung học, Hart đang chỉ đạo một chương trình sân khấu dành cho giới trẻ ở Jackson, bang Tennessee. Trúng tuyển đại học nhưng Hart từ bỏ.
“Rất nhiều người phải đối mặt với đại dịch. Tại sao lại bỏ hết tiền để mua một mảnh giấy mà thực sự chẳng giúp ích được gì cho việc tôi đang làm lúc này?”, Hart nói.
Hart là một trong hàng trăm nghìn thanh niên đến tuổi trưởng thành trong thời kỳ đại dịch nhưng không học đại học ở Mỹ.
Theo National Student Clearinghouse, cơ quan nghiên cứu về lộ trình và xu hướng học tập của sinh viên Mỹ, tuyển sinh đại học đã giảm 8% từ năm 2019 đến năm 2022. Sự sụt giảm vẫn tiếp diễn kể cả khi các lớp học đã trở lại trực tiếp.
Dữ liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia Mỹ cũng cho thấy sau khi tăng trong nhiều thập kỷ, tuyển sinh đại học đạt đỉnh điểm vào năm 2010 với khoảng 18,1 triệu sinh viên, nhưng sau đó giảm dần. Năm 2021, chỉ khoảng 15,4 triệu người đăng ký vào đại học.
Tương tự Mỹ, Nhật Bản cũng đối mặt với tình trạng thiếu đầu vào đại học. Lần đầu tiên, hơn một nửa số trường đại học tư thục của nước này không tuyển đủ chỉ tiêu cho năm học mới, hồi tháng 4. Hiện, một nửa trong số khoảng 600 cơ sở không hoạt động hết công suất và 1/3 đang trong tình trạng báo động đỏ.
Từ năm 2024, chính phủ Nhật Bản loại các trường đại học khỏi chương trình hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên khó khăn nếu những trường này không tuyển được ít nhất 80% chỉ tiêu trong 3 năm. Tổng cộng 155 trường đại học, tương đương 26% số cơ sở giáo dục thuộc diện này.
Cuộc khủng hoảng số người học đại học ở Nhật, Mỹ được cho là do tỷ lệ sinh giảm. Tại Nhật Bản, số thanh niên 18 tuổi đã giảm gần một nửa sau ba thập kỷ, từ hơn 2 triệu năm 1990 xuống còn 1,1 triệu hiện nay.
Theo Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ nước này, con số dự kiến tiếp tục giảm còn 880.000 vào năm 2040. Trong 30 năm qua, số thanh niên 18 tuổi ở Nhật Bản đã giảm hơn 40%, trong khi số trường đại học tư lại tăng 60%.
Còn tại Mỹ, tỷ lệ sinh gần như liên tục giảm từ năm 1990 đến nay. Theo trang dữ liệu Statista, vào năm 1990, cứ 1.000 người Mỹ thì có 16,7 ca sinh, nhưng đến năm 2021 chỉ còn 11. Do đó, các chuyên gia dự đoán sẽ có một đợt giảm tuyển sinh khác, sau năm 2025.
Ngoài ra, lạm phát học phí, nợ vay sinh viên được cho là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ Mỹ không thiết tha với đại học. Số liệu của tổ chức xếp hạng đại học US News cho thấy, từ 2003 đến 2023, học phí các đại học công lập tăng 175% với sinh viên trong nước.
Ở các đại học tư, học phí tăng 134%. Còn trong 20 năm (2000-2020), tổng khoản chi học phí và lệ phí đại học tăng 67%, cao gấp đôi mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (33%), theo Best Colleges.
Trong 15 năm qua, tổng dư nợ vay sinh viên ở Mỹ tăng gấp ba lần, từ khoảng 580 tỷ USD năm 2008 lên 1.760 tỷ USD. 43 triệu người Mỹ nợ nần vì học đại học, 55% sinh viên từ các trường công phải vay.
Trong cuộc khảo sát của BestColleges năm 2022 với hơn 2.500 người từ 18 tuổi trở lên, 54% gặp khó khăn tài chính do học phí tăng, 48% lo ngại nợ sinh viên và 30% lo lắng về chi phí sinh hoạt. 6 trong số 10 người được hỏi nói rằng ảnh hưởng kinh tế sau dịch buộc họ phải xem xét lại kế hoạch học đại học.
Một số cố vấn và hiệu trưởng sốc khi thấy học sinh tốt nghiệp trung học đổ xô đi làm tại các nhà kho của Amazon, nhận những công việc bán lẻ hoặc làm ở nhà hàng với mức lương cao.
Daniel Moody, 19 tuổi, được tuyển dụng để điều hành hệ thống ống nước cho nhà máy sau khi tốt nghiệp trường trung học Memphis năm 2021. Moody rất vui khi kiếm được 24 USD (hơn 580.000 đồng) mỗi giờ làm việc.
“Nếu tiếp tục học đại học, tôi sẽ nhẵn túi. Bạn sẽ không kiếm được số tiền như tôi đang kiếm ở đây khi cố gắng học đại học”, Moody nói.
Các nhà kinh tế cho rằng tác động của việc tuyển sinh giảm báo hiệu một thế hệ mới không mấy tin tưởng vào giá trị của bằng đại học. Ít sinh viên tốt nghiệp đại học hơn còn làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe đến công nghệ thông tin.
Ngoài ra, tuyển sinh không đủ khiến nhiều trường phải đóng cửa, đặc biệt là trường tư khi học phí và phí tuyển sinh chiếm tới 70% doanh thu.
Nghiên cứu của giáo sư Yushi Inaba tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế (ICU) cho thấy ít nhất 11 đại học ở Nhật Bản đóng cửa từ năm 2000 đến năm 2020. 29 trường hợp sáp nhập, so với chỉ 3 trường trong 50 năm trước đó. Đại học Keisen ở Tokyo, hồi tháng 3 tuyên bố sẽ đóng cửa ngay sau khi số sinh viên hiện tại tốt nghiệp.
Dù vậy, theo BestColleges, các trường sẽ tìm mọi cách để khắc phục sự sụt giảm này. Nhiều trường ở Mỹ đưa ra các chiến lược tiếp thị để thu hút nhiều sinh viên hơn, điều chỉnh chương trình để đáp ứng nhu cầu của họ và nhà tuyển dụng.
Ở Nhật, một số trường mở chương trình dạy bằng tiếng Anh hoặc thêm môn học như hoạt hình, tiếp thị và quản lý quốc tế. Không ít trường mở rộng quan hệ với các trường trung học để tạo nguồn sinh viên tương lai.
Hart cho biết đang làm những gì mình yêu thích và đóng góp cho cộng đồng nghệ thuật của thành phố. Công việc của Hart cho thu nhập ổn định nhưng không nhiều. Đôi khi anh nghĩ đến Broadway nhưng lại không có kế hoạch rõ ràng cho 10 năm tới.
“Tôi thực sự lo lắng về tương lai”, Hart nói. “Nhưng tôi cố gắng nhắc nhở bản thân rằng tôi đang làm tốt ở vị trí hiện tại và sẽ đi từng bước một”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong vai trò quản lý, người sếp không chỉ có nhiệm vụ đạt được kết quả kinh doanh mà còn phải quan tâm đến trạng thái tinh thần và sự phát triển của nhân viên. Tuy nhiên, không phải lúc nào người sếp cũng nhận ra rằng những hành động của mình có thể làm tổn thương đến nhân viên. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những điều mà người sếp nên tránh để không làm tổn thương nhân viên, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tích cực và tạo động lực cho sự thành công của tất cả mọi người.
Định nghĩa về tổn thương nhân viên và tầm quan trọng của việc tránh làm tổn thương
Từ “tổn thương nhân viên” không chỉ đơn giản là những vết thương về mặt vật lý, mà còn bao gồm sự tổn thương về mặt tinh thần và cảm xúc của nhân viên.
Điều này có thể bao gồm sự bất công, thiếu động viên, sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc sự thiếu tôn trọng từ sếp. Những hậu quả tiềm ẩn của tổn thương nhân viên làm ảnh hưởng đến sự tự tin, tinh thần làm việc, động lực và sự cam kết của nhân viên đối với công việc và tổ chức.
Tầm quan trọng của việc tránh làm tổn thương nhân viên không thể bỏ qua. Khi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, đánh giá cao và được đặt trong môi trường tạo điều kiện tốt cho sự phát triển, họ có khả năng tập trung, đạt hiệu suất làm việc tốt nhất và đóng góp tích cực cho sự thành công của công ty.
Sự phát triển của nhân viên không chỉ là lợi ích cho bản thân họ mà còn là động lực cho sự phát triển và bền vững của tổ chức trong thời gian dài.
Các điều mà sếp nên tránh để không làm tổn thương nhân viên
Thiếu sự công bằng và đối xử không công bằng
Sự ưu ái và kỷ luật không công bằng: Một trong những thực tế đáng buồn là sự ưu ái và kỷ luật không công bằng vẫn tồn tại trong nhiều môi trường làm việc.
Ví dụ, khi sếp ưu ái một số nhân viên, thường xuyên cung cấp các cơ hội thú vị và những dự án quan trọng hơn, trong khi những người khác bị coi thường và chỉ được giao những nhiệm vụ đơn giản. Điều này gây ra sự bất công và mất lòng tin trong nhóm làm việc, ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất của nhân viên.
Sự thiên vị trong việc thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: Một tình huống khác là sự thiên vị trong việc thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Ví dụ, khi một nhân viên ưu tú và có tiềm năng phát triển không nhận được cơ hội để tiến lên vị trí cao hơn vì sếp ưu tiên đối xử thiên vị với nhân viên khác. Sự thiên vị này gây ra sự thất vọng, chán nản, làm mất đi động lực và sự cam kết của nhân viên trong công việc.
Thiếu giao tiếp hiệu quả và không lắng nghe
Thiếu sự giao tiếp rõ ràng và công khai: Một trong những khía cạnh quan trọng của vai trò sếp là giao tiếp. Tuy nhiên, khi sếp thiếu sự giao tiếp rõ ràng và công khai, nhân viên có thể bị bối rối và không hiểu rõ về mục tiêu, kỳ vọng và yêu cầu công việc. Ví dụ, nếu sếp không trình bày rõ ràng những mục tiêu và kế hoạch công việc, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc tự định hướng và đạt được kết quả mong muốn.
Thiếu sự lắng nghe và chia sẻ thông tin: Một người sếp xuất sắc không chỉ biết diễn đạt mà còn biết lắng nghe những ý kiến và thông tin từ nhân viên. Khi sếp thiếu sự lắng nghe, nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ qua và không được đánh giá đúng giá trị của mình. Ngoài ra, việc thiếu chia sẻ thông tin quan trọng với nhân viên cũng gây ra sự mất động lực và sự mơ hồ về mục tiêu công việc.
Thiếu sự động viên và phát triển nhân viên
Thiếu sự công nhận và động viên nhân viên: Một trong những yếu tố quan trọng để tạo động lực cho nhân viên là sự công nhận và động viên.
Khi sếp thiếu sự công nhận, nhân viên có thể cảm thấy không được đánh giá cao và không thấy giá trị của mình trong công việc. Ví dụ, nếu một nhân viên hoàn thành một dự án thành công mà không nhận được sự công nhận công khai từ sếp, điều này có thể làm mất đi động lực và lòng kiêu hãnh của nhân viên.
Thiếu sự đầu tư và phát triển năng lực cá nhân: Sự đầu tư và phát triển năng lực cá nhân là một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển nhân viên cũng như cho tổ chức. Khi sếp không đầu tư vào việc phát triển kỹ năng và khả năng của nhân viên, họ có thể cảm thấy bị hạn chế và không có cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Ví dụ, nếu sếp không cung cấp khóa đào tạo, mentor hoặc cơ hội thúc đẩy sự phát triển cá nhân, nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ lại phía sau và không có động lực để nỗ lực hơn.
Hậu quả của việc làm tổn thương nhân viên
Hiệu suất làm việc giảm sút và tác động tiêu cực đến cả nhóm làm việc
Khi nhân viên bị tổn thương, hiệu suất làm việc của họ sẽ giảm đi đáng kể. Sự mất động lực, không hài lòng và thiếu tinh thần đồng đội có thể lan rộng và ảnh hưởng đến cả nhóm làm việc.
Khi một số nhân viên không hoạt động tối đa hoặc có tâm trạng tiêu cực, nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được kết quả tốt và thực hiện dự án một cách hiệu quả.
Sự mất lòng tin và tinh thần làm việc giảm của nhân viên
Tổn thương nhân viên gây ra sự mất lòng tin và làm suy giảm tinh thần làm việc của họ. Nhân viên có thể cảm thấy không được đánh giá cao, không được đồng hành hoặc không có giá trị trong công việc.
Điều này dẫn đến sự thiếu tự tin và sự không cam kết, ảnh hưởng đến sự sáng tạo và khả năng đóng góp của nhân viên trong tổ chức.
Sự ra đi của nhân viên giỏi và khó khăn trong tuyển dụng nhân viên mới
Tổn thương nhân viên có thể dẫn đến sự ra đi của nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi không muốn làm việc trong một môi trường không công bằng, không động viên và không tôn trọng. Đồng thời, việc tuyển dụng nhân viên mới cũng gặp khó khăn khi sự tiếp cận trái ngược được biết đến.
Tổ chức sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên tài năng, dẫn đến sự mất mát về kiến thức và kinh nghiệm.
Hậu quả của việc làm tổn thương nhân viên là rất tiêu cực và ảnh hưởng đến cả nhân viên và tổ chức. Để đảm bảo sự thành công và bền vững, sếp cần nhận thức rõ ràng về những hậu quả này và hành động để tạo một môi trường làm việc tích cực, tôn trọng và khuyến khích sự phát triển của nhân viên.
Cách sếp có thể tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên
Xác định sự công bằng và tạo điều kiện công bằng cho tất cả nhân viên
Một trong những cách quan trọng để tạo môi trường làm việc tích cực là xác định sự công bằng và đảm bảo rằng tất cả nhân viên được đối xử công bằng.
Sếp cần xem xét và đánh giá nhân viên dựa trên khả năng và thành tựu của họ, không thiên vị hay ưu ái bất kỳ ai. Đồng thời, sếp cần tạo ra một môi trường làm việc công bằng, trong đó mọi người có cơ hội phát triển, thăng tiến và được công nhận vì đóng góp của mình.
Giao tiếp mở và đảm bảo rằng tất cả nhân viên được lắng nghe và nhận thông tin một cách đầy đủ
Sự giao tiếp mở là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc tốt. Sếp cần tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy tự do để chia sẻ ý kiến, đóng góp ý tưởng và thể hiện quan điểm của mình.
Đồng thời, sếp cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên được lắng nghe và nhận thông tin một cách đầy đủ, từ những thông tin về mục tiêu công việc cho đến phản hồi về hiệu suất làm việc.
Đánh giá và động viên nhân viên thường xuyên để tạo động lực và phát triển cá nhân
Đánh giá và động viên nhân viên thường xuyên là một cách quan trọng để tạo động lực phát triển cá nhân. Sếp cần thể hiện sự công nhận và đánh giá công bằng với nhân viên dựa trên hiệu suất và thành tựu của họ.
Đồng thời, sếp cần động viên và khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực cá nhân thông qua các khóa đào tạo, mentorship hoặc cơ hội thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp. Sự đánh giá và động viên thường xuyên tạo ra một môi trường làm việc động lực và giúp nhân viên cảm thấy được định hướng và được đánh giá công bằng.
Sức mạnh của một tổ chức nằm trong con người. Nhân viên không chỉ là những người làm công việc, mà còn là những cá nhân có cảm xúc, hoài bão và khát vọng. Khi sếp hiểu và tôn trọng điều này, một thế giới mới mở ra – một thế giới nơi mà sự tương tác và hỗ trợ đồng nghiệp không chỉ là nhiệm vụ, mà là sự kiến tạo và cống hiến.
Hãy trở thành một người sếp tài ba, một người lãnh đạo đáng ngưỡng mộ và tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của nhân viên.
Hãy xây dựng một môi trường làm việc tuyệt vời, nơi mà nhân viên có thể phát triển, thăng tiến và trải nghiệm sự hạnh phúc trong công việc. Vì khi nhân viên hạnh phúc, sự thành công không chỉ thuộc về họ mà còn thuộc về tổ chức và sếp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Foodpanda tại các thị trường Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Lào đang được rao bán và Grab có thể sẽ là bên mua lại.
Theo thông tin từ Bloomberg, hãng Delivery Hero đã thừa nhận đang đàm phán để bán bớt một phần hoạt động kinh doanh của mình tại Châu Á, mà cụ thể ở đây là Foodpanda, do tăng trưởng của thị trường đã giảm tốc hậu đại dịch Covid-19.
Cụ thể, công ty này đang đàm phán để bán thương hiệu Foodpanda tại các thị trường như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Lào.
Hiện thương vụ đang bước đầu được đàm phán và chưa rõ liệu có đi đến một thỏa thuận cuối cùng hay không.
Trong khi đó, tạp chí The Wirtchaftswoche lại cho biết thương hiệu Grab của Singapore có thể trả hơn 1 tỷ Euro để hoàn tất thương vụ này với Hero. Tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng.
Ngay sau khi The Wirtchsftswoche lên bài, các nhà đầu tư đã có phản ứng tích cực khi đẩy giá cổ phiếu của hãng giao đồ ăn nhanh lên 13,5% trong phiên 20/9/2023.
Hãng tin Bloomberg cho hay Delivery Hero đang cố gắng tìm kiếm lợi nhuận thay vì chỉ đốt tiền phủ sóng thị trường sau khi các nhà đầu tư dần mất kiên nhẫn.
Tập đoàn này cho biết đã đạt mức EBITDA mục tiêu trong 6 tháng đầu năm nay dù không công bố chính thức con số. Xin được nhắc là Hero đã có mức thua lỗ kỷ lục 323 triệu Euro cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù thị trường Châu Á đem về doanh thu nhiều nhất cho Hero nhưng khu vực này cũng đang gặp khó để duy trì đà tăng trưởng.
Thậm chí CEO Niklas Oestberg của hãng cũng đã phải thừa nhận vào tháng 8/2023 rằng họ sẽ phải “giảm tốc độ tăng trưởng một chút” sau nhiều năm đốt tiền nhằm tìm kiếm lợi nhuận làm hài lòng nhà đầu tư.
“Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng có thể sẽ bớt hứng thú hơn với những khuyến mãi mà chúng tôi còn có thể đưa ra sau này”, CEO Oestberg thú nhận.
Giá cổ phiếu của Delivery Hero đã tăng 8% trong phiên 20/9, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022. Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã mất giá 28%.
Về phía Grab, doanh nghiệp này công bố khoản doanh thu 567 triệu USD trong quý II/2023, đồng thời dự báo sẽ hòa vốn vào quý III năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ứng dụng hẹn hò Tinder vừa thông báo ra mắt gói có trả phí được gọi là Tinder VIP hay Tinder Select nhắm mục tiêu trực tiếp vào nhóm ít những người dùng trên ứng dụng.
Theo đó, ứng dụng hẹn hò Tinder vừa thông báo ra mắt một gói “cao cấp” có trả phí mới được gọi là Tinder VIP hoặc Tinder Select cho phép người dùng “tìm kiếm một tình yêu đích thực” với mức phí là 499 USD một tháng.
Theo mô tả của Tinder, Tinder Select là cách tốt nhất để người dùng Tinder có thể mở khóa “quyền truy cập bất tận vào những tính năng tốt nhất của Tinder”.
Một số đặc quyền đi kèm với gói cao cấp mới này bao gồm tính năng DM cho phép người đăng ký có thể nhắn tin trực tiếp cho người dùng khác mà không cần phải khớp (match) hay tính năng “Skip the Line” cho phép người khác xem hồ sơ của người đăng ký ngay cả khi họ không sử dụng gói Gold hay Platinum (gói có trả phí).
Cũng theo chia sẻ của Tinder, “Tinder Select” hiện chỉ khả dụng cho 1% người dùng “hoạt động tích cực nhất” của ứng dụng.
Giám đốc sản phẩm của Tinder, Mark Van Ryswyk, cho biết Tinder có một nhóm nhỏ người dùng luôn hoạt động tích cực và tương tác cao trong ứng dụng, những người này không ngừng tìm cách kết nối và nâng cao tính hiệu quả của các kết nối.
Mặc dù là gói có trả phí, người dùng muốn đăng ký vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn do Tinder đưa ra như tài khoản phải có ít nhất 5 sở thích, 4 hình ảnh, tiểu sử ít nhất 15 ký tự trở lên, mục đích quan hệ rõ ràng và được xác minh bằng hình ảnh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tháng 10 tới là tròn một năm tỉ phú Elon Musk mua lại mạng xã hội Twitter. Ông đã thực hiện nhiều thay đổi đối với mạng xã hội này, bao gồm sa thải nhiều nhân viên và đổi tên thành X. Sắp tới, ông chủ X dự tính sẽ thu phí toàn bộ người dùng, với một khoản tiền nhỏ, nhằm chống lại các tài khoản bot trên nền tảng này.
Xuất hiện trong buổi phát trực tiếp trên X ngày 18.9 với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tỉ phú Elon Musk nói lý do quan trọng nhất để thu phí người dùng hằng tháng là để chống lại các tài khoản bot.
Ông Musk lập luận rằng việc thu phí và ưu tiên các bài đăng của người dùng cao cấp sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của tài khoản bot. Ông chủ X khẳng định chỉ thu một khoản tiền nhỏ của người dùng.
Đây không phải là lần đầu tiên tỉ phú người Mỹ cân nhắc thu phí tất cả người dùng nền tảng X. Ông Musk được cho là đã thảo luận về ý tưởng này với cố vấn là nhà đầu tư mạo hiểm David Sacks từ năm ngoái.
Việc thu phí, hay những động thái thay đổi cách vận hành và kinh doanh của mạng xã hội X, đều nhằm mục tiêu mang về lợi nhuận.
Vào tháng 7 vừa qua, Elon Musk cho biết công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Cụ thể, dòng tiền của công ty vẫn âm do doanh thu quảng cáo giảm gần 50% cùng với việc phải gánh khoản nợ lớn.
Thời điểm mua lại Twitter hồi tháng 10.2022, Elon Musk thừa nhận đã trả quá nhiều cho nền tảng mạng xã hội này. Elon Musk đã mua Twitter với giá 44 tỉ USD, bao gồm 33,5 tỉ USD vốn cổ phần.
Tới tháng 6.2023, quỹ Fidelity công bố báo cáo giá trị Twitter chỉ khoảng 14,5 tỉ USD, tương đương bằng khoảng 33% so với thời điểm ông Musk mua lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi doanh thu của các thương hiệu như McDonald’s, Starbucks hay PepsiCo đều tăng qua các năm, các cam kết của thương hiệu với môi trường thì đang đi theo chiều ngược lại.
Tờ New York Times (NYT) cho hay McDonald’s cách đây 5 năm đã lên kế hoạch giảm 1/3 khí thải nhà kính trong chuỗi hoạt động của mình đến năm 2030.
Thế rồi vài năm sau, thương hiệu này tiếp tục tuyên bố kế hoạch “Net Zero”, đưa tỷ lệ khí thải nhà kính về gần 0 nhất có thể vào năm 2050.
Trớ trêu thay trong báo cáo gần nhất của McDonald’s, lượng khí thải nhà kính từ hoạt động kinh doanh trong chuỗi đồ ăn nhanh này đã tăng 12% năm 2021 so với năm 2015.
Thậm chí McDonald’s không phải duy nhất khi một báo cáo về 20 chuỗi nhà hàng ăn nhanh lớn nhất thế giới cho thấy hơn một nửa thương hiệu chẳng có tiến bộ nào về mục tiêu xanh mà họ đã cam kết. Một số công ty còn tăng lượng khí thải nhà kính hơn trước như McDonald’s.
Xin được nhắc ngành nông nghiệp, mà cụ thể là mảng chăn nuôi đóng góp rất lớn vào lượng khí thải nhà kính ra môi trường. Tuy nhiên những cánh đồng chăn bò và lúa mỳ lại đang là nguồn nguyên liệu chính cho các chuỗi đồ ăn nhanh.
Theo NYT, mặc dù nhiều thương hiệu đã cố gắng giảm dùng đồ nhựa cũng như tiết kiệm nước sử dụng trong kinh doanh nhưng các tập đoàn này vẫn gặp khó để cân bằng giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường.
Đại dịch Covid-19 và giai đoạn hậu đại dịch mở cửa thị trường đã thúc đẩy nhu cầu đồ ăn nhanh và tạo nên sự tăng trưởng đáng kể.
Thế rồi những biến động của chuỗi cung ứng lương thực cũng khiến các tập đoàn đồ ăn nhanh phải tìm các nguồn nguyên liệu khác, làm gia tăng lượng khí thải nhà kính nhiều hơn.
Báo cáo năm 2022 của PepsiCo, gã khổng lồ ngành F&B đã đặt mục tiêu giảm khí thải nhà kính từ năm 2015, cho thấy lượng khí thải nhà kính trong hoạt động kinh doanh của mình đã tăng 7%.
Tương tự Chipotle, hãng đặt mục tiêu trung hòa lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, đã tăng 26% số khí thải nhà kính trong báo cáo năm 2022.
“Câu chuyện ở đây là phải hành động thực tế chứ không phải những lời hứa hão huyền. Chúng ta đã có 5 năm ăn mừng những lời cam kết của các doanh nghiệp chứ chẳng để ý đến thành quả thực sự mà họ đạt được”, giám đốc phát triển bền vững Barry Parkin của Mars thừa nhận.
Tập đoàn bánh kẹo Mars là một trong số ít những doanh nghiệp lớn ghi nhận việc giảm khí thải nhà kính như đã cam kết.
Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR) dường như vẫn còn bị bỏ ngõ.
Tiêu chuẩn kép.
Tờ NYT cho hay ngành thực phẩm đóng góp đến 1/3 lượng khí thải nhà kính toàn cầu đang đau đầu vì tiêu chuẩn kép của nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng.
Một mặt, các doanh nghiệp này bị đòi hỏi phải giảm khí thải nhà kính.
Mặt khác, những công ty này cũng bị nhà đầu tư yêu cầu đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng, trong khi người tiêu dùng muốn đáp ứng được nhu cầu của họ.
Ví dụ như Starbucks ăn mừng với doanh thu tăng 23%, tương đương 6 tỷ USD trong khoảng 2019-2022. Thế nhưng đi cùng với đó là lượng khí thải nhà kính cũng tăng 12% khi chuỗi cà phê này mở thêm hơn 5.000 chi nhánh.
Việc gia tăng lợi nhuận và mở rộng kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng lẫn cổ đông hầu như đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn, thải khí thải nhà kính nhiều hơn.
Tuy nhiên vì không muốn ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và hạn chế sự chỉ trích từ xã hội lẫn nhà đầu tư, các tập đoàn từ McDonald’s đến PepsiCo vẫn phải cam kết rằng đang tiếp tục làm việc với chuỗi cung ứng để giảm khí thải nhà kính.
Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như Mars khi hãng vừa giữ được đà tăng trưởng nhưng cũng giảm lượng khí thải nhà kính.
Dù doanh thu của Mars tăng 60% từ năm 2015 đến nay nhưng lượng khí thải nhà kính cũng giảm 8%.
Hiện Mars đang đặt mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải nhà kính của năm 2015 vào năm 2030 và hoàn toàn đạt “Net Zero” vào năm 2050.
Thậm chí, Mars còn dự định chi 1 tỷ USD trong 3 năm tới để tiếp tục dự án phát triển xanh và ưu tiên tính bền vững của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người dùng Grab tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng có thể lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp nhu cầu và ngân sách với tính năng mới “Lựa chọn giao hàng”.
Cụ thể, người dùng GrabFood có thể lựa chọn một trong ba hình thức giao hàng Tiết kiệm, Nhanh, Ưu tiên. Lựa chọn giao hàng Tiết kiệm, khách hàng có thể tối ưu một phần chi phí giao hàng nếu sẵn lòng chờ đợi lâu hơn. Đây là lựa chọn tiết kiệm, phù hợp với người dùng có sự chủ động về thời gian.
Với giao hàng Nhanh, đơn hàng sẽ được xử lý nhanh chóng để sớm đến tay người dùng. Còn với hình thức giao hàng Ưu tiên, người dùng có thể nhận được đồ ăn trong thời gian nhanh nhất nhờ đơn hàng được ưu tiên xử lý.
Trong trường hợp này, phí giao hàng sẽ cao hơn so với hình thức vận chuyển khác. Lựa chọn giao hàng Ưu tiên phù hợp với những người dùng có lịch trình bận rộn hoặc đang cần giao hàng gấp.
Theo ông Mã Tuấn Trọng, Giám đốc Thương Mại, Grab Việt Nam, nhu cầu người dùng Việt không ngừng thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh cần phải thắt chặt các chi phí tiêu dùng.
Ngay càng nhiều người dùng phát sinh mong muốn về một giải pháp giao hàng tiết kiệm, tiện lợi.
“Đó cũng là lý do GrabFood tạo ra tính năng mới để giữ chân người dùng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mới”, ông Trọng nói.
Để giúp người dùng tiết kiệm chi phí, thời gian qua, Grab đã cải tiến công nghệ nhằm gia tăng hiệu quả vận hành hệ thống, thúc đẩy và cân bằng cung cầu.
Điều này tạo cơ sở để Grab có thể đưa ra các giải pháp tiêu dùng tiết kiệm cho người dùng, trong đó có tính năng “Lựa chọn giao hàng”.
Bên cạnh “Lựa chọn giao hàng”, người dùng có thể tiếp cận nhiều giải pháp tiêu dùng giá cả hợp lý khác trên GrabFood. Danh mục “Triệu món 33.000 đồng” hay “Grab ngon rẻ” cho phép khách hàng lựa chọn thực đơn đa dạng trong tấm giá.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tận dụng tính năng “Đặt đơn nhóm” để vừa thưởng thức món ngon cùng bạn bè, đồng nghiệp, vừa chia sẻ phí giao hàng.
Ông Trọng kỳ vọng, việc cung cấp nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trên GrabFood giúp họ sẵn sàng sử dụng ứng dụng.
Điều này sẽ giúp gia tăng khả năng có thêm đơn hàng GrabFood cho các đối tác tài xế, nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái của Grab.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 21/9, VinFast Auto Ltd. (Nasdaq: VFS) – công ty thành viên của Vingroup, công bố kết quả báo cáo tài chính tự lập của quý II/2023 kết thúc vào ngày 30/6/2023. Theo đó, VinFast ghi nhận tổng doanh thu quý II/2023 lên tới 334,1 triệu USD, tăng 303,3% so với quý I/2023.
Theo công bố, số lượng xe ô tô điện được VinFast bàn giao trong quý II/2023 là 9.535 xe, tăng khoảng 436% so với quý I/2023. Còn số lượng xe máy điện đã bàn giao đạt 10.182 xe, tăng 4% so với quý I/2023.
Tính đến ngày 30/6/2023, VinFast có 122 showroom cho ô tô điện trên toàn cầu và 245 showroom và xưởng dịch vụ cho xe máy điện.
Báo cáo tài chính của VinFast cho biết, trong quý II/2023 vừa qua, doanh thu bán xe của VinFast đạt 7.488 tỷ đồng (314,6 triệu USD), tăng 147,0% so với quý II/2022 và tăng 387,3% so với quý I/2023.
Tổng doanh thu quý II/2023 đạt 7.953 tỷ đồng (334,1 triệu USD), tăng 131,2% so với quý II/2022 và tăng 303,3% so với quý I/2023. Tổng doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu bán ô tô điện.
Mặc dù doanh thu quý II/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ và quý đầu tiên của năm 2023 nhưng VinFast vẫn ghi nhận lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh là 2.715 tỷ đồng (114,1 triệu USD), tăng 7,5% so với quý II/2022 và giảm 28,7% so với quý I/2023.
Biên lợi nhuận gộp được cải thiện lên mức -34,1% trong quý II/2023, so với mức -73,4% trong quý II/2022 và -193,2% trong quý I/2023.
Lỗ từ hoạt động kinh doanh ở mức 9.230 tỷ đồng (387,8 triệu USD), giảm 20,0% so với quý II/2022 và giảm 17,2% so với quý I/2023. Mức lỗ giảm chủ yếu nhờ doanh thu tăng mạnh và biên lợi nhuận cải thiện so với các quý trước.
Trong quý II/2023, VinFast ghi nhận lỗ ròng ở mức 12.535 tỷ đồng (526,7 triệu USD), giảm 8,2% so với quý II/2022 và giảm 11,2% so với quý I/2023.
Tính đến thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của VinFast ở mức 116.828 tỷ đồng (4.909 triệu USD).
Ông David Mansfield, Giám đốc Tài chính của VinFast, cho biết: “Chúng tôi rất vui khi thông báo về kết quả kinh doanh quý 2 được đánh dấu bằng mức tăng trưởng cao và lợi nhuận được cải thiện.
Số lượng xe điện bàn giao của VinFast đã tăng 436% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời sự tăng trưởng về doanh số cũng như hiệu quả hoạt động đã giúp tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện khi chúng tôi tiếp tục thực hiện các sáng kiến kiểm soát chi phí”.
Còn theo bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng Giám Đốc toàn cầu của VinFast, kể từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast đã có một hành trình đáng chú ý, từ một hãng xe điện đầu tiên của Việt Nam đến việc trở thành công ty niêm yết trên sàn Nasdaq.
“Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ nắm bắt được cơ hội to lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực di chuyển xanh và tin rằng chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện các mục tiêu chiến lược nhằm hoàn thành sứ mệnh tạo ra một tương lai bền vững cho mọi người”, bà Lê Thị Thu Thủy nhấn mạnh.
Trong thời gian qua, VinFast đã đạt được nhiều dấu mốc ấn tượng. Vào ngày 28/7, dưới sự chứng kiến của Thống đốc bang Bắc Carolina – Roy Cooper, VinFast đã chính thức động thổ nhà máy sản xuất tại Bắc Carolina với công suất lên đến 150.000 xe/năm.
Tiếp đó, VinFast cũng công bố EPA chứng nhận quãng đường di chuyển của mẫu xe điện VF 9 là 330 dặm (phiên bản Eco) và 291 dặm (phiên bản Plus). Đây là thông số vượt công bố ban đầu của VinFast.
Về hoạt động kinh doanh, VinFast công bố chiến lược mở rộng sang các thị trường Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông. Hiện VinFast đang hoạt động chính tại ba thị trường: Việt Nam, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và châu Âu (Pháp, Hà Lan, Đức).
Việc mở rộng hoạt động sang các nước châu Á khác sẽ là cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh toàn cầu của hãng.
VinFast hiện là nhà sản xuất xe điện có dải sản phẩm với 7 mẫu ô tô điện từ minicar cho đến SUV cỡ lớn, 9 mẫu xe máy điện từ phổ thông đến cao cấp, xe buýt điện, xe đạp điện, trạm sạc và các giải pháp năng lượng tiên tiến từ hệ sinh thái Vingroup.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Doanh nghiệp tư nhân Việt giỏi chống chịu nhưng lại chậm lớn, khó vay vốn dù nền kinh tế ‘thừa tiền’, là những nghịch lý cho thấy các nguồn lực không thể chuyển hóa thành động lực phát triển kinh tế.
2 nghịch lý phát triển của Việt Nam
PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, mới đây nhận định, thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam cho thấy những nghịch lý.
Trước hết, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai, nhưng chậm lớn, khó trưởng thành.
Một trong những bằng chứng rõ ràng cho thấy khả năng “sống còn” của doanh nghiệp Việt là có thể chịu đựng mức lãi suất cao kéo dài hàng chục năm, đồng nghĩa với việc chi phí vốn rất cao.
Cùng với đó, lực lượng này còn phải chịu nhiều chi phí bôi trơn, thời gian dự án kéo dài hơn rất nhiều so với dự án của nước ngoài.
Theo logic cạnh tranh thị trường, với gánh nặng chi phí như vậy, trình độ còn thấp và thực lực yếu, doanh nghiệp Việt khó có thể tồn tại trong môi trường kinh tế “mở”.
“Tuy nhiên, năng lực này lại được tận dụng quá, dẫn đến doanh nghiệp không đủ sức mạnh để lớn lên. Năng lực tốt, nhưng vì sao cứ mãi li ti, mãi không lớn”, ông Thiên trăn trở tại Diễn đàn Kinh tế – xã hội Việt Nam 2023 mới đây.
Bên cạnh nghịch lý phát triển doanh nghiệp, một nghịch cảnh khác là nền kinh tế ‘thừa tiền’ nhưng doanh nghiệp vẫn ‘khát vốn’.
Đến hết tháng 8/2023, giải ngân đầu tư công – trọng tâm của nỗ lực bơm vốn cho nền kinh tế của Chính phủ – được cải thiện rõ rệt so với các năm trước. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mức độ tiến triển vẫn chậm, khi mới đạt gần 40% kế hoạch.
Trong khi đó, ở kênh tín dụng, mức tăng trưởng chỉ đạt 5,5%, trong khi mục tiêu cả năm là tăng 14%.
“Nền kinh tế khát vốn nhưng không hấp thụ được vốn. Nhiều doanh nghiệp ‘đói vốn’ nhưng lâm vào tình thế ‘không thể, không dám và không cần’ vay vốn, tùy theo hoàn cảnh mỗi doanh nghiệp. Đây thực sự là một nghịch cảnh phát triển”, ông Thiên nhấn mạnh.
Hai nghịch lý trên là bằng chứng cho thấy tình trạng ách tắc lưu thông các nguồn lực là căn nguyên “bất động hóa” các nguồn lực, làm cho chúng không thể chuyển hóa thành “động lực phát triển”, dẫn tới chỗ cơ thể kinh tế bị suy yếu, bị tổn thương và bất ổn.
Khơi thông nguồn lực kinh tế bằng cách nào?
Ông Thiên khẳng định, bảo đảm để các nguồn lực lưu thông thông suốt là yếu tố quyết định hiệu quả của nền kinh tế và của doanh nghiệp.
Theo đó, cần xác lập các điều kiện cần thiết, bao gồm hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin – cho”, “hành chính”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường (market), đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường (cạnh tranh).
Cùng với đó, cần bảo đảm “tam thông” trong quá trình vận hành hệ thống, bao gồm thông suốt hạ tầng, thông thoáng cơ chế, thông minh vận hành.
Theo ông Thiên, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển.
Theo ông Thiên, thực tiễn đổi mới – phát triển kinh tế thị trường của chính Việt Nam cung cấp nhiều bài học đặc sắc về phát huy nội lực nhờ biết cách khơi thông các mạch nguồn và tạo kết nối.
Thứ nhất là bài học về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Quá trình đổi mới thực sự diễn ra nhờ áp dụng một công thức phát triển đơn giản hiếm thấy, là từ bỏ việc cấm đoán kinh tế tư nhân và các thị trường, chính thức thừa nhận và cho phép vận hành nền kinh tế nhiều thành phần, và các thị trường đầu vào được hoạt động công khai.
Nền kinh tế bao cấp phi thị trường đang khủng hoảng nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ sụp đổ, ngay lập tức hồi sinh và trỗi dậy một cách thần kỳ.
Cần bảo đảm “tam thông” trong quá trình vận hành hệ thống, bao gồm thông suốt hạ tầng, thông thoáng cơ chế, thông minh vận hành”
PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN
Bài học thành công ở đây là khai thông các thể chế thị trường, khai thông càng triệt để, thành tích phát triển càng lớn. Mấu chốt chính là thể chế, cách kênh khơi thông nguồn lực (các thị trường) và cơ chế phân bổ phù hợp (cạnh tranh thị trường).
Bài học thứ hai là về bùng nổ phát triển năng lượng tái tạo.
Ông Thiên đánh giá, việc duy trì giá điện thấp theo kiểu bao cấp là nguyên nhân chính gây căng thẳng cung – cầu, thậm chí xung đột trong đời sống. Khuyến khích tiêu dùng điện giá rẻ đồng nghĩa với khuyến khích nền sản xuất công nghệ thấp, trong khi không khuyến khích đầu tư phát triển nguồn điện.
Sự căng thẳng này chỉ được giải quyết khi tiềm năng điện gió – điện mặt trời được phát huy, nhờ Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế giá điện năng lượng tái tạo có tính khuyến khích cao.
Nền kinh tế, về nguyên tắc, thoát khỏi tình trạng khan hiếm điện. Logic giá điện thị trường được áp dụng, trong bối cảnh thế giới chuyển sang thời đại năng lượng mới chứa đựng xu thế đưa Việt Nam thành một quốc gia có vị thế năng lượng toàn cầu.
Bài học thứ ba là thiên lệch trong phát triển các thị trường tài chính – tiền tệ.
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, sự phát triển thiên lệch các thị trường tài chính – ngân hàng là nguyên nhân cơ bản gây ra những bất ổn và rủi ro trong nền kinh tế.
Thị trường tín dụng đang phải đóng vai là kênh cung cấp vốn chính, cả vốn ngắn hạn lẫn dài hạn, cho nền kinh tế. Trong khi đó, những thị trường và kênh có chức năng chính là cung cấp vốn dài hạn, như thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, kênh đầu tư công, chưa được quan tâm phát triển đúng tầm và đúng cách, dẫn tới chỗ phát triển chưa đến tầm và thiếu đồng bộ.
Đây là một trong những căn nguyên chính của tình trạng tắc nghẽn cung – cầu về vốn, dễ tạo sóng đầu cơ và gây nhiều rủi ro hệ thống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây từ Meta, mạng xã hội Facebook hiện cho phép người dùng tạo nhiều tài khoản Facebook cá nhân (Profile) khác nhau cho những sở thích và mục tiêu khác nhau.
Sau thời gian thử nghiệm, Meta hiện đã chính thức ra mắt tùy chọn mới được gọi là Multi-profile, cho phép người dùng tạo nhiều tài khoản Facebook cá nhân khác nhau để khám phá các sở thích khác nhau, chia sẻ những nội dung khác nhau với các nhóm đối tượng khác nhau, v.v.
Theo như Meta giải thích:
“Cho dù bạn là người mới sử dụng Facebook hay là người dùng lâu năm, bạn có thể muốn tách biệt các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của mình hoặc bạn có thể muốn sử dụng các hình ảnh khác nhau cho các cộng đồng hay nhóm người dùng liên quan khác nhau.
Với tính năng mới giúp bạn tạo ra nhiều tài khoản khác nhau, bạn có thể dễ dàng tương tác với những người bạn muốn chia sẻ và nội dung bạn có thể xem ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Cũng theo thông báo của Meta, hiện người dùng có thể tạo ra tối đa là 4 tài khoản khác nhau từ tài khoản chính (gốc) của mình.
Meta giải thích tiếp:
“Chúng tôi hiểu rằng, người dùng mạng xã hội của mình sẽ cảm thấy tự do hơn khi tương tác với những người mà họ tin là phù hợp nhất.
Với tính năng tương tự và thành công đã được thấy trên Instagram, chúng tôi tin rằng nó cũng sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trên Facebook”.
Tính năng hiện đang được thêm vào cho người dùng toàn cầu ở các thị trường khác nhau, do đó nhiều người dùng có thể chưa tìm thấy tính năng này trên tài khoản của mình.
Bạn có thể xem thêm về tính năng tạo nhiều tài khoản Facebook cá nhân mới này của Meta tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tình trạng thất nghiệp tăng cao, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn cách quẹt ứng dụng hẹn hò Tinder để tìm kiếm việc làm.
“Tôi đã xem nhiều loại quảng cáo và hồ sơ khác nhau trên Tinder. Tôi nghĩ ‘Tại sao tôi không quảng cáo bản thân ở đây để được biết đến nhiều hơn?”, một người dùng là cử nhân ngành thiết kế thời trang chia sẻ.
Đây là một trong số ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc chuyển sang Tinder để tìm kiếm cơ hội việc làm trong bối cảnh con số thất nghiệp sau đại học ngày càng tăng.
Theo Cục Thống kê Trung Quốc, với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên trên 20%, các sinh viên mới tốt nghiệp đã dùng đủ chiến thuật để giành lợi thế trên thị trườngviệc làm – từ theo đuổi bằng cấp cao hơn đến tìm kiếm sự giúp đỡ từ tâm linh.
Quẹt Tinder là chiêu tìm việc mới nhất. Các ứng dụng hẹn hò cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc. Thống kê năm 2022 có tới 275 ứng dụng.
Không rõ có bao nhiêu người tìm việc trên Tinder, nhưng chắc chắn phổ biến hơn hai ứng dụng khác là Bumble và Hinge, mặc dù nó không được truy cập chính thức ở Trung Quốc.
Tuy nhiên khó khăn khi truy cập Tinder thực sự là một trong những lý do khiến một số thanh niên Trung Quốc coi đây là nền tảng lý tưởng, bởi lẽ đa phần người dùng học ở nước ngoài hoặc làm việc cho các công ty quốc tế.
Một sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, tên Xing chia sẻ cuộc gặp gỡ tình cờ qua Tinder đã mở ra sự nghiệp cho cô. Vài tháng trước khi tốt nghiệp ngành Triết học năm 2020, cô đã quen biết một người đàn ông qua app này. Suốt thời kỳ đầu mới quen, cô chia sẻ với anh những lo lắng và không chắc chắn về tìm việc làm.
Người đàn ông – hiện là chồng sắp cưới của Xing – làm việc cho một công ty công nghệ lớn ở Bắc Kinh và đã cho cô một số lời khuyên hữu ích để đảm bảo có được suất thực tập tại công ty. Xing đã giành được vị trí thực tập sinh, từ đó mở ra cơ hội trúng tuyển sau này.
“Điều tuyệt vời ở Tinder là bạn có thể kết nối với những người bên ngoài vòng kết nối xã hội thông thường của mình”, Xing nói.
Cô gái cũng cho biết nhiều người trên Tinder có công việc tốt. Và không giống như LinkedIn, Tinder tạo ra bầu không khí thân mật hơn vì cuộc trò chuyện đầu tiên thường bắt đầu bằng cuộc sống cá nhân.
Trên thực tế, một số người dùng đã bắt đầu sử dụng Tinder như một sự thay thế cho LinkedIn – dịch vụ đã rút khỏi thị trường Trung Quốc vào tháng 5/2023.
Ứng dụng này có một số tính năng hữu ích cho người tìm việc: Nó cho phép người dùng kết nối với những người bên ngoài vòng kết nối xã hội. Nhiều người dùng đưa tên của nhà tuyển dụng và trường đại học vào hồ sơ Tinder và có thể sàng lọc người dùng dựa trên giới tính, độ tuổi và sở thích.
Vào tháng 6, một người dùng nữ trên nền tảng Xiaohongshu đã chia sẻ bài đăng có tiêu đề “Mẹo tìm việc trên Tinder” thu hút hàng nghìn lượt thích và được nhiều người nhờ chỉ mẹo.
Trong bài đăng, người dùng tên Bagel đã đưa ra sáu lời khuyên chính: chỉ quẹt phải những người đàn ông trong ngành mục tiêu của bạn; bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi về công việc của họ; dần dần chia sẻ những khó khăn của mình và xin lời khuyên; làm cho cuộc trò chuyện có cảm giác như một “người đàn ông thành công” thì có nhiều khả năng được giúp hơn; thể hiện lòng biết ơn bằng cách mời đi ăn tối và tặng một món quà; cố gắng nhắm mục tiêu đến những người đàn ông có loại tính cách nhất định trên Myers-Briggs Type Indicator – một bài kiểm tra tính cách cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc vài năm nay.
Ở cuối bài đăng, Bagel nói rõ rằng cô đã sử dụng phương pháp này để thuyết phục một người phù hợp trên Tinder giúp cô chỉnh sửa hồ sơ và giới thiệu với nhà tuyển dụng.
Xu hướng quẹt Tinder tìm việc đang gây ra làn sóng chia rẽ quan điểm ở Trung Quốc. Yang Yutong, giám đốc nhân sự tại một công ty ở Thượng Hải, cho biết hiểu lý do sinh viên mới tốt nghiệp sử dụng những phương pháp này. Bà gợi ý rằng ngày nay, người trẻ cần khai thác mọi lợi thế có thể để được tuyển dụng.
“Cá nhân tôi cho rằng việc sử dụng các ứng dụng hẹn hò để kết nối với những người cùng ngành nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm là sáng tạo và phù hợp với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đề phòng những kẻ lừa đảo, nói dối thông tin vì các động cơ phía sau”, Yang nói.
Yang cho biết thêm, trong thị trường việc làm ngày nay, sinh viên mới tốt nghiệp có rất ít lựa việc làm. Các nhà tuyển dụng ưu tiên những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm.
Trong một số trường hợp, các công ty thậm chí ngừng tổ chức hội chợ việc làm vì không có ý định tuyển người mới tốt nghiệp. “Các ông chủ không quan tâm đến sự sẵn sàng học hỏi của ứng viên mà quan tâm năng suất”, Yang nói.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Tinder cảnh báo người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của họ cho mục đích kinh doanh đang vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng.
“Các nguyên tắc của chúng tôi củng cố chính sách rằng người dùng nên sử dụng Tinder để tạo kết nối cá nhân chứ không phải kết nối kinh doanh. Đây không phải là nơi doanh nghiệp kiếm tiền và các cá nhân bán hàng, gây quỹ, tìm việc”, người này nói.
Xu hướng này cũng gây ra phản ứng dữ dội từ một số người dùng Tinder. Một người dùng Xiaohongshu phản pháo Bagel trong một bài đăng có tiêu đề “Thật nực cười khi sử dụng ứng dụng hẹn hò cho công việc”.
Theo quan điểm của người này, việc phụ nữ sử dụng Tinder để tìm kiếm các mối quan hệ nghề nghiệp củng cố định kiến có hại về việc phụ nữ phụ thuộc vào nam giới để có cơ hội nghề nghiệp. Ngoài ra việc này khiến những người muốn tìm đối tượng hẹn hò trên ứng dụng khó khăn hơn.
“Nếu ai đó sử dụng ứng dụng hẹn hò theo cách lôi kéo và tính toán, điều đó sẽ gây tổn hại cho người dùng với mục đích thuần túy. Cố tình tiếp cận người khác để xin việc là ích kỷ”, người này nói.
Một số khác phản bác rằng trên Tinder có rất nhiều người không trung thực. “Rất nhiều người trên các ứng dụng hẹn hò tuyên bố đang tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài nhưng thực chỉ muốn tình một đêm. Thay vì chỉ trích xu hướng, tốt hơn hết bạn nên đề phòng những kẻ nói dối đó”, một người khác viết.
Wu Qianqian, sinh viên năm cuối tại Đại học Sydney, cho biết việc sử dụng Tinder để tìm kiếm cơ hội việc làm không khác gì việc tạo các nhóm xã hội mới thông qua nền tảng này – một thói quen rất phổ biến đối với những người dùng ứng dụng hẹn hò ở Trung Quốc. Cô dẫn ví dụ năm 2020 đã dùng Tinder để tuyển thành viên mới cho một mạng lưới sinh viên quốc tế Trung Quốc mà cô lập ra.
“Các ứng dụng hẹn hò giúp mở rộng mối quan hệ. Mọi người sử dụng các ứng dụng này để hẹn hò, kết bạn, thậm chí để kiếm tiền. Không có gì sai khi biến nó thành lợi thế của bạn cả”, Wu nói.
Tính đến hết năm 2022, doanh thu của Tinder là khoảng gần 1.8 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Có thể là TikTok, Facebook hay thậm chí là các trang web hẹn hò, những kẻ lừa đảo ngày càng giỏi tạo nội dung thu hút nạn nhân. Điều đó một phần được kích hoạt bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Trên TikTok, người dùng có thể thưởng thức rất nhiều loại nội dung, mỗi loại nội dung đều có sức hấp dẫn riêng. Từ xu hướng TikTok đến các video giải thích cho đến các meme hài hước, nội dung trên TikTok không chỉ có thể gây nghiện mà còn có sức ảnh hưởng.
Nhiều người dùng cố gắng bắt chước nội dung hiện có trên TikTok, đặc biệt đối với các video đã lan truyền hoặc trở thành xu hướng. Điều này về danh nghĩa là vô hại – nhưng một số nội dung lại gây hại cho người xem.
Vì vậy, TikTok đã đầu tư các công cụ để phát hiện và xóa những nội dung có hại đó. Nhưng việc xác định nội dung có hại vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt là khi những người sáng tạo liên tục tìm cách tránh bị thuật toán phát hiện và chặn.
Nguyên tắc cộng đồng dành cho nội dung của TikTok nêu rõ: “Nhằm đảm bảo trải nghiệm an toàn, đáng tin cậy và sôi động, chúng tôi duy trì một bộ Nguyên tắc cộng đồng bao gồm các quy tắc và tiêu chuẩn sử dụng TikTok. Các nguyên tắc này áp dụng cho mọi người và mọi thứ trên nền tảng của chúng tôi.
Nguyên tắc sẽ dựa trên các khuôn khổ pháp lý quốc tế, các phương pháp thực hành tốt nhất trong ngành và ý kiến đóng góp từ cộng đồng, các chuyên gia về an toàn và sức khỏe cộng đồng cũng như Hội đồng Cố vấn khu vực của chúng tôi.
Chúng tôi phát triển các nguyên tắc đó để giải quyết những rủi ro mới nổi và những tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra từ những hành vi mới”.
Đồng thời, ứng dụng mạng xã hội có hơn 1,67 tỷ người dùng trên toàn thế giới này vẫn tiếp tục phải giải quyết các vấn đề pháp lý trên toàn thế giới.
Mỹ muốn cấm hoàn toàn TikTok do lo ngại ứng dụng này đang theo dõi người dùng và một số bang đã ra lệnh cấm. Một số quốc gia khác cũng đã có động thái chặn sử dụng ứng dụng này trên các thiết bị của chính phủ.
Nhưng điều này không ngăn cản gã khổng lồ truyền thông xã hội phát triển lượng người hâm mộ. Lượng fan đông đảo cũng mang đến cơ hội quảng cáo rất lớn cho doanh nghiệp. Theo thống kê, TikTok đã tạo ra 4 tỷ USD từ doanh thu quảng cáo, con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024 và tăng gấp 4 lần vào năm 2026.
NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO ĐANG TRÀN NGẬP NỘI DUNG TIKTOK
Với mức độ phổ biến mạnh mẽ, những kẻ lừa đảo đã tận dụng nền tảng này. Nội dung TikTok đã được chứng minh là có sức ảnh hưởng, đặc biệt là trong việc thu hút người dùng dùng thử sản phẩm mới hoặc thậm chí là đầu tư. Một số người dùng thậm chí còn thích nhận tin tức trên ứng dụng thay vì dựa vào các trang web tin tức thực tế.
Theo báo cáo của Bleeping Computer, TikTok gần đây đã chứng kiến sự gia tăng các chương trình quà tặng tiền điện tử giả. Các video có vẻ đang lợi dụng danh tiếng Elon Musk. Những trò lừa đảo này đã xuất hiện được một thời gian nhưng lại xuất hiện trở lại trên TikTok.
Khi người dùng lướt qua ứng dụng, một video deepfake về Musk nói về tiền điện tử sẽ xuất hiện. Trong khi hầu hết người dùng sẽ bỏ qua nó, một số người sẽ tiếp tục xem và thậm chí nhấp vào liên kết trên clip.
Báo cáo cũng cho biết những kẻ lừa đảo đã thiết lập hàng trăm trang web giả vờ là các trang web trao đổi tiền điện tử hoặc tặng quà để nhắc người dùng đăng ký tài khoản nhận tiền điện tử miễn phí. Tuy nhiên, những trò lừa đảo này chỉ đơn giản là đánh cắp thông tin, tiền bạc và người dùng không nhận được gì.
Cuối cùng, nạn nhân sẽ mất tiền khi họ cố gắng rút số tiền họ đã đầu tư vào vụ lừa đảo. Mặc dù không rõ số tiền thiệt hại do các vụ lừa đảo này là bao nhiêu, nhưng các báo cáo cho thấy ngày càng có nhiều nạn nhân rơi vào các phương thức lừa đảo như vậy trên TikTok.
TỪ TIKTOK ĐẾN X, NỘI DUNG LỪA ĐẢO CÓ Ở KHẮP MỌI NƠI
TikTok không phải là nền tảng truyền thông xã hội duy nhất tràn ngập nội dung lừa đảo. Các báo cáo cho thấy ngay cả X (Twitter) cũng chứa đầy các tweet tương tự, với mục đích lừa đảo người dùng đầu tư tiền của họ vào các vụ lừa đảo tiền điện tử.
Các ứng dụng hẹn hò cũng đang lừa nạn nhân rơi vào những trò lừa đảo như vậy. Một báo cáo gần đây của Sophos đã nêu bật một hoạt động lừa đảo sử dụng các nhóm giao dịch giả tiền điện tử để đánh cắp hơn 1 triệu USD.
Vụ việc bắt đầu từ việc một nạn nhân kết nối trên ứng dụng hẹn hò MeetMe với một kẻ lừa đảo. Sau nhiều tuần trò chuyện, kẻ lừa đảo vừa đưa ra những lời hứa lãng mạn vừa cố tình thuyết phục nạn nhân đầu tư vào tiền điện tử.
Nạn nhân đã mở một tài khoản Trust Wallet (một ứng dụng hợp pháp để chuyển đổi USD sang tiền điện tử) và kết nối với trang web nhóm thanh khoản mà kẻ lừa đảo đã đề xuất.
Trên thực tế, trang web này là một trang web lừa đảo sử dụng thương hiệu Allnodes, một nhà cung cấp nền tảng tài chính phi tập trung có uy tín, làm vỏ bọc. Sau khi đầu tư 22.000 USD vào kế hoạch này, những kẻ lừa đảo đã lấy sạch ví kỹ thuật số của nạn nhân.
Vào năm 2022, Sophos đã theo dõi hàng chục trang web ‘nhóm thanh khoản’ lừa đảo này và hiện họ đã phát hiện có hơn 500 trang web.
NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO NGÀY CÀNG GIỎI SÁNG TẠO NỘI DUNG
Có thể là TikTok, Facebook hay thậm chí là các trang web hẹn hò, những kẻ lừa đảo ngày càng giỏi hơn trong việc phát triển nội dung thu hút nạn nhân.
Điều đó một phần được kích hoạt bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Các công cụ AI sáng tạo ngày nay có thể giúp những kẻ lừa đảo không chỉ tạo ra các email lừa đảo hoàn hảo mà còn tạo ra nội dung có vẻ chân thực.
Đối với các ứng dụng hẹn hò, AI có thể được sử dụng để tạo ra các tính cách và thậm chí đưa ra những câu trả lời lãng mạn để thu hút nạn nhân. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là việc sử dụng công nghệ deepfake.
Những kẻ lừa đảo có thể giả mạo hình ảnh của người thật và sử dụng chúng để săn lùng nạn nhân. Elon Musk chỉ là một ví dụ về hành vi lừa đảo trên mạng xã hội TikTok. Đối với các trang web hẹn hò, những kẻ lừa đảo có thể sử dụng ảnh hồ sơ deepfake và thậm chí sử dụng AI để tạo ra nhân cách nhằm thuyết phục nạn nhân mắc bẫy.
TikTok có thể đang cố gắng xóa những nội dung như vậy, nhưng với công nghệ ngày càng trở nên tốt hơn, có thể phải mất một thời gian nữa để ứng dụng này thực sự phát hiện được các nội dung giả mạo sâu trên trang web của mình.
Điều tương tự cũng xảy ra với các trang web hẹn hò.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau nhiều năm hoàng kim và là thương hiệu mang tính biểu tượng trong mảng đồ gia dụng, Toshiba chính thức ‘bán mình’ với giá 13.5 tỷ USD đồng thời huỷ niêm yết khỏi sàn Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) và bước vào quá trình tư nhân hoá.
Bloomberg đưa tin, Tập đoàn Toshiba thông báo cho đến nay đã có đủ số lượng cổ đông tham gia đợt chào bán trị giá 2 nghìn tỷ yen (13,5 tỷ USD) cho quỹ đầu tư tư nhân Japan Industrial Parters dẫn đầu. Theo đó, tập đoàn Nhật Bản sẽ được tư nhân hoá và kết thúc 74 năm hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp niêm yết.
Toshiba, tập đoàn được thành lập từ năm 1875, cho biết liên doanh do JIP dẫn đầu hiện nắm giữ 78,65% tổng số cổ phần của họ. Theo đó, JIP có khả năng thuyết phục các cổ đông còn lại và nắm toàn quyền kiểm soát Toshiba trong thương vụ được coi là thương vụ M&A lớn nhất Nhật Bản trong năm nay.
Toshiba cũng cho biết, họ sẽ chốt ngày huỷ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE). Việc tập đoàn này ngừng giao dịch công khai sẽ khép lại một thập kỷ đầy khó khăn với họ, với những vụ bê bối, thua lỗ triền miên gây ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông.
Quá trình đấu giá kéo dài đã khiến hãng phát minh máy tính xách tay và bộ nhớ flash đầu tiên trên thế giới rơi vào trạng thái “lấp lửng” trong suốt 1 năm qua, trong bối cảnh cả ngành đang chú tâm đến lĩnh vực AI.
Trong khi đó, chi nhánh sản xuất chip của Toshiba – Kioxia Holdings Corp., đã tụt hậu so với các hãng dẫn đầu thị trường là Samsung và SK Hynix, cùng với đó là các cuộc đàm phán để sáp nhập hoạt động kinh doanh bộ nhớ flash với Western Digital đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Trước đó, Bloomberg nhận định quá trình “bán mình” của Toshiba là khá phức tạp. Những nguyên nhân khiến thời gian thương vụ này kéo dài là vấn đề nhạy cảm về công nghệ điện hạt nhân, các ngân hàng chưa sẵn sàng bơm vốn vì lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô.
8 năm qua, Toshiba chứng kiến rất nhiều thảm hoạ. Sau vụ sóng thần 2011 khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi đóng cửa, năm 2015, tập đoàn đối diện với vụ bê bối kế toán, làm giả số liệu lợi nhuận và dẫn đến việc bị yêu cầu tái cấu trúc công ty.
Sau đó, hãng cũng phải chịu sự thụt lùi lớn trong mảng kinh doanh hạt nhân, dẫn đến khoản lỗ 6,3 tỷ USD, đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết. Tình hình tồi tệ đến mức Toshiba đã phải bán sạch mảng kinh doanh vốn “hái ra tiền” là sản xuất chip nhớ Kioxia.
Trong nhiều năm qua, Toshiba đã chứng kiến 3 “đời” chủ tịch đến và đi. Đầu năm nay, CEO Goro Yanase đã từ chức để chịu trách nhiệm về các yêu cầu bồi thường từ những khoản chi cho giải trí không phù hợp.
Các nhà hoạt động cũng bắt đầu thảo luận về việc công ty này gặp khó khăn vào năm 2021. Sau đó, Toshiba thông báo kế hoạch chia tách thành 3 công ty, khi dự định trước đó là chia làm 2. CEO ở thời điểm đó đã phải từ chức vì tình hình quá hỗn loạn, sau đó HĐQT bắt đầu mời thầu để thực hiện nỗ lực tư nhân hoá.
Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng Toshiba cũng thống nhất bán lại cho JIP. Quỹ này đã tham dự nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng, ví dụ như thâu tóm mảng sản xuất máy tính cá nhân Vaio Corp từ Sony Group vào năm 2014.
Các giám đốc điều hành và chủ nợ của Toshiba cho biết việc tư nhân hoá sẽ cho phép Toshiba tập trung vào chiến lược dài hạn hơn. Công ty này có có hoạt động kinh doanh bao gồm nhà máy điện hạt nhân, chất bán dẫn điện, pin và ổ đĩa cứng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ ngành chăm sóc sức khoẻ (Mẹ và Bé, Dược phẩm…) Johnson & Johnson vừa thông báo thay đổi kiểu chữ của logo thương hiệu sau 130 năm.
Theo đó, Johnson & Johnson vừa thông báo rằng doanh nghiệp này đang cập nhật những thay đổi mới cho logo của mình như một phần của chiến lược tái tổ chức thương hiệu nhằm mục tiêu hợp nhất các phân khúc công nghệ y tế và dược phẩm dưới tên thương hiệu mới.
Cụ thể, gã khổng lồ về chăm sóc sức khỏe và dược phẩm đang loại bỏ logo với kiểu chữ (font) mà thương hiệu đã sử dụng trong 130 năm qua và sử dụng kiểu chữ mới, về bản chất thì tên thương hiệu vẫn không có gì thay đổi.
Theo chia sẻ, nét chữ mới của Johnson & Johnson sẽ tạo ra “sự tương phản mang lại cảm giác bất ngờ và nhân văn.”
Cả kiểu viết đầy đủ tên thương hiệu và cách viết ngắn là “J&J” đều khả dụng trên các môi trường khác nhau, đặc biệt là môi trường kỹ thuật số.
Bà Vanessa Broadhurst, phó chủ tịch điều hành phụ trách các vấn đề doanh nghiệp toàn cầu của Johnson & Johnson cho biết trong một thông cáo: “Nhận diện thương hiệu Johnson & Johnson mới giúp truyền đạt một cách tiếp cận táo bạo về sứ mệnh của chúng tôi đối với sự đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đồng thời vẫn trung thực với những gì mà chúng tôi dành cho bệnh nhân trên toàn thế giới.
Chúng tôi vô cùng tự hào khi là thương hiệu dẫn đầu ngành chăm sóc sức khỏe trong hơn một thế kỷ và đang tận dụng động lực khoa học của mình để tạo ra những tác động sâu sắc hơn đến sức khỏe của nhân loại.”
Như đã đề cập ở trên, màu chữ và tên thương hiệu sẽ không thay đổi, chỉ có kiểu dáng (font) của tên thương hiệu là được thay đổi.
Logo cũ của Johnson & Johnson.
Logo mới của Johnson & Johnson.
Logo mới của Johnson & Johnson sẽ dần được cập nhật lên các nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn đọc quyển sách này: “Change your habits, change your life – Thay đổi thói quen, thay đổi cuộc đời” của tác giả Marc Reklau, bạn sẽ rút ra nhiều bài học được bắt nguồn từ thói quen.
Nếu bạn đang loay hoay không biết làm sao để thay đổi sự ì ạch, không đâu vào đâu, bất đắc chí trong hoạt động hàng ngày của mình, sự lộn xộn trong cuộc sống hiện tại của mình, hay mất định hướng không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể bắt đầu một hành trình mới hạnh phúc và thành công hơn.
Ai cũng nghĩ, làm gì thì cũng phải nhờ vào nguồn lực bên ngoài. Kỳ thực, tất cả bắt đầu từ bên trong, từ những thay đổi cả về tư duy lẫn thói quen hàng ngày của chính bạn, không ai khác. Khi ta thay đổi, thế giới bên ngoài thay đổi theo, không phải là ngược lại. Giờ, bạn thử đọc những bài học này mà tôi rút ra xem có giúp gì cho bạn không nhé.
If you think you can, you’re right
If you think you can’t, you’re right
— Henry Ford
Tạm dịch:
Nếu bạn nghĩ mình làm được là bạn đang nghĩ đúng
Nếu bạn nghĩ mình không làm được, bạn cũng đang nghĩ đúng
Tất cả nằm ở tâm thế của mỗi người. Nếu bản thân mình mà còn không tin vào khả năng và bản lĩnh của bản thân thì ai khác có thể tin bạn? Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu.
Ai cũng có thứ này thiếu thứ nọ. Ai cũng có chuyện đã làm qua và chuyện chưa bao giờ thử. Cho nên, không ai là hoàn hảo cho bất kỳ một công việc nào cả. Càng thử thách, càng phải thử để học hỏi để có trải nghiệm mới.
Càng có vẻ khó nhằn và đòi hỏi dụng công, càng nên dấn thân để học được những kiến thức và kỹ năng mới. Cuối cùng, chưa làm mà đã nghĩ mình không làm được thì cả đời này bạn sẽ chẳng bao giờ dám làm gì.
Một khi đã không dám làm, thì làm sao học được thứ gì mới? Nếu cứ loay hoay dậm chân tại chỗ, không học được thứ gì mới, không dám làm việc gì mới thì làm sao phát triển bản thân? Đời này, nếu không phát triển bản thân thì làm sao đòi hỏi thành công nó đến với mình? Cho nên, bạn nghĩ sao về bản thân thì bạn sẽ hành động y như thế. Thành công hay không đơn giản bắt đầu từ cách bạn đặt để tâm thế của chính mình.
Giờ, bạn nợ bản thân một câu trả lời, bạn nghĩ mình làm được hay không làm được?
It is during our darkest moments that we must focus to see the light
— Aristotle Onassis
Tạm dịch:
Chính trong những giờ phút đen tối nhất, người ta cần tập trung để tìm ra ánh sáng
Tôi nhận rất nhiều tin nhắn, chia sẻ là bản thân mình không có cái này, không được cái kia, không may cái nọ nên không làm được những gì mình mong muốn. Nếu bạn cứ tập trung năng lượng vào những thứ bạn không có thì cả đời này bạn sẽ chẳng bao giờ làm được thứ gì, vì cuối cùng ai cũng thiếu đủ thứ.
Chẳng ai trên đời này có tất cả, ở trong hoàn cảnh hoàn hảo để đạt được những gì họ muốn. Sự khác biệt lớn nhất giúp cho ai đó thành công là, họ tập trung vào những gì họ có thể làm, những gì họ mong muốn đạt được, những gì họ nhất định phải tìm cách chạm vào.
Tâm sức và khả năng khi được tập trung vào hành động để hiện thực hoá giấc mơ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, cũng sẽ tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn có thêm động lực và thu hút nguồn lực hỗ trợ từ thế giới bên ngoài.
Ngay cả trong những thời đoạn khó khăn nhất như khủng hoảng kinh tế hậu Covid như hiện nay, đây là thứ bạn cần để có thể vượt qua, reset – tái tạo để mở đường, tìm kiếm hành trình mới cho bản thân để tiếp tục thành công trong một tương lai bất định.
Giờ, bạn trả lời cho chính mình đi, bạn có đang tập trung hay đang bị sao nhãng bởi quá nhiều thứ không cần thiết và chẳng liên quan gì, chẳng đóng góp gì cho mục đích và hành trình thành công của bạn?
Knowing yourself is the beginning of all wisdom
— Aristotle
Tạm dịch:
Hiểu mình là khởi đầu của mọi sự thông thái
Tôi rất thích câu này, vì ngoài kia ai cũng tưởng rằng phải nhồi nhét nhiều kiến thức mới gọi là thông thái. Kỳ thực, sự thông thái mang tầm vóc rất sâu sắc, không hời hợt như mớ kiến thức trong sách vở hay trường học.
Thông thái là khi ta hiểu rõ nhất chính bản thân mình, hiểu bản chất của thế giới bên ngoài, hiểu ra qui luật của đất trời và hiểu mình là gì, được đặt để như thế nào trong vũ trụ này. Từ đó, ta biết rõ mình cần làm gì, không nên làm gì, nên sống ra sao cho thuận tự nhiên và mang lại giá trị trên hành trình mình chọn lựa.
Khi ta không hiểu mình, ta làm sao hiểu được ai khác? Khi ta không hiểu mình, ta làm sao biết lựa chọn và quyết định của mình là phù hợp? Mà phù hợp vôi thứ gì mới được nếu không phải là giá trị cốt lõi của chính ta?
Khi ta không hiểu mình, ta làm sao biết được mục đích và sứ mệnh trong đời của bản thân là gì? Mà đã không biết, thì ta đang sống, đang làm việc, đang làm gì mỗi ngày vậy, để đóng góp vào thứ gì vậy, để đạt được điều gì vậy?
Nếu mình còn không biết mình đang làm gì để đạt được gì thì có phải bạn đang hoang phí thời gian và năng lượng một cách vô vọng?
Cho nên, làm gì làm, mọi thứ trên đời này đều bắt đầu từ bản thân. Khi bạn chưa hoàn thành hành trình đi vào để tìm hiểu bản thân, bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được thế giới bên ngoài. Đã thế, thì mọi sự lựa chọn và quyết định trong đời này đang trôi dạt như lục bình giữa con nước lớn.
Giờ, bạn hỏi mình đi, bạn có hiểu bản thân không? Bạn có biết mục đích và sứ mệnh của mình là gì không? Bạn có biết giá trị cốt lõi không thể thoả hiệp của mình là gì không? Nếu không thì, có khi bạn cần quay về với hành trình tìm hiểu bản thân chứ không phải hướng ra thế giới bên ngoài đang xao động.
There is nothing so useless as doing efficiently that which should not be done at all
— Peter F. Drucker
Tạm dịch:
Không có gì vô ích bằng làm hiệu quả những việc không cần làm
Nghe thì rất là vô lý đến vỡ tim nhưng thực tế là rất nhiều người trong chúng ta đang làm như thế đấy, làm những thứ không cần làm, mà lại làm một cách vô cùng tận tâm và hiệu quả. Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao mình phải làm thứ mình đang làm không?
Vấn đề chưa bao giờ là làm thế nào, làm bao lâu, làm bằng cách nào. Khởi đầu của mọi vấn đề, mọi công việc, mọi hành động luôn là câu hỏi why – tại sao cần làm chuyện này chứ không phải là cắm đầu làm dù không hiểu tại sao.
Những người chỉ biết lao vào làm mà không hiểu tại sao mình làm, làm để làm gì, đóng góp vào mục tiêu gì, hiện thực hoá giấc mơ gì, là người luôn bận rộn nhưng không tạo ra tác động, ảnh hưởng, hay kết quả gì hay ho, cụ thể cả. Bạn nhìn quanh mình đi và nhìn lại chính mình, bạn có đang quá bận rộn hay không? Bận rộn thứ gì?
Những thứ đó cuối cùng đang tạo ra giá trị gì hay đóng góp gì vào hành trình thành công hay hạnh phúc của bạn? Có khi nào bạn làm chỉ để làm, chì vì ai đó yêu cầu bạn làm, vì tưởng làm vậy là cần thiết nên đâm đầu vào làm mà chẳng hiểu tại sao?
Cho nên, có khi làm ít thôi, nhưng tập trung vào 20% của những việc sẽ tạo ra 80% kết quả. Có khi, làm ít thôi, và chỉ tập trung vào những việc cần làm nhằm hiện thực hoá mục tiêu hay giấc mơ của chính mình.
Còn lại, không cần busy mới cảm giác là mình có ích. Người có ích người ta rảnh lắm, vì tất cả những gì họ làm đều có lý do tại sao xung quanh đích đến mà họ muốn đạt được, bỏ qua mọi sự sao nhãng và những việc làm vô ích.
Giờ, bạn phản tư đi, bạn có đang làm quá nhiều thứ rất hiệu quả nhưng vô ích hay không? Nếu chỉ tập trung vào 20% những việc để tạo ra 80% kết quả thì danh sách ưu tiên của bạn sẽ nhìn như thế nào? Có khi, bạn cần học và rèn luyện kỹ năng quản trị quỹ thời gian để bản thân thong dong và thành thơi hơn mà vẫn hoàn thành mục tiêu xuất sắc.
We are what we repeatedly do. Excellence, then, is not an act, but a habit.
— Aristotle
Tạm dịch.
Ta chính là hành động mà ta lặp đi lặp lại. Sự xuất sắc, vì vậy, không phải là một sự việc, mà là một thói quen.
Bạn nghĩ đi, nếu mình cứ cà tàn cà tàn mỗi ngày lặp đi lặp lại thì mình trở thành kẻ cà tàn. Nếu mình cứ cầu thả trong việc làm hàng ngày lặp đi lặp lại thì mình biến thành đứa cẩu thả. Nếu mình cứ lường biếng làm cho qua, qua loa cho xong mỗi ngày lặp đi lặp lại thì chắc chắc thế giới định danh mình là kẻ hời hợt, vô tâm.
Nếu cứ như thế, không có gì thay đổi, thì thói quen đó sẽ thành tính cách, và bạn tự trình diễn với thế giới bên ngoài về con người tào lao từ chính thói quen lặp đi lặp lại của mình. Đừng chỉ trích tại sao người khác coi thường hay không ủng hộ mình.
Có khi, ta cần nhìn lại bản thân, xem mình có khi nào đang làm rất nhiều thứ theo những thói quen không tốt. Nếu có, có khi bạn cần thay đổi, và kiên định, kỷ luật thay đổi những thói quen xấu đó, rèn luyện nhiều thói quen tốt hơn.
Nếu đang cẩu thả, hãy học cách cẩn thận. Nếu đang qua loa, hãy học cách tập trung và chuyên tâm vào những gì mình làm. Nếu đang cà tàn, hãy dành thời gian suy nghĩ, viết ra mục tiêu cho bản thân, xây dựng kế hoạch hành động và bắt tay vào thực hiện, một cách có kỷ luật.
Sau tất cả, sự xuất sắc đến từ thói quen. Một khi đã học được thói quen xuất sắc thì làm gì bạn cũng làm một cách thật xuất sắc. Một người làm gì cũng làm một cách xuất sắc thì bạn nghĩ họ có thành công không?
Giờ, bạn tự ngẫm đi, mình đang có những thói quen nào cần delete và có những thói quen nào cần xây dựng?
Thay đổi thói quen, thay đời cuộc đời đơn giản là như thế. Tuy đạo lý chẳng có gì cao siêu, nhưng chính sự giản đơn của nó lại là thứ khó nhất để chạm vào. Một khi đã chạm vào, thì lo gì cuộc đời không đổi thay một cách tích cực hơn, hạnh phúc hơn, thành công hơn?
(Trích dẫn từ Blog Nguyễn Phi Vân).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Elon Musk đã thực hiện một số động thái gây tranh cãi kể từ khi mua lại Twitter. Sau khi biến nó thành X, giờ đây, Elon Musk đang chuẩn bị tạo ra một điều khoản khác mà có thể nhiều người sẽ không quá hào hứng.
Trong hội nghị bàn tròn về an toàn AI (trí tuệ nhân tạo) được phát trực tiếp trên X, Elon Musk đã nói về ý tưởng biến X thành một nền tảng trả phí hoàn toàn.
Theo chủ sở hữu của X (Twitter), một khoản phí nhỏ hằng tháng là giải pháp duy nhất để giải quyết số lượng lớn bot trên nền tảng. Tuy nhiên, ông không chia sẻ chi phí bao nhiêu hoặc bất kỳ kế hoạch cụ thể nào.
Elon Musk nói: “Mỗi khi người tạo bot muốn sử dụng nền tảng, họ sẽ phải chọn và sử dụng phương thức thanh toán mới. Đó là cách duy nhất tôi có thể nghĩ ra để chống lại đội quân robot khổng lồ”. Ông nói thêm: “Bởi vì một bot có giá chỉ vài cent, ngay cả khi nó phải trả vài đô la hay gì đó, chi phí hiệu quả của bot vẫn rất cao”.
Được biết, bot trên nền tảng truyền thông mạng xã hội là một chương trình máy tính có thể thực hiện những việc như đăng bài, thích hoặc theo dõi các tài khoản mà không cần người thực hiện thủ công.
Nó thường có thể dẫn đến việc phát tán thông tin giả mạo, gửi thư rác và thao túng các xu hướng hoặc số liệu tương tác (Engagement). Chúng cũng có thể làm giảm tính xác thực của các tương tác trực tuyến và có khả năng đánh lừa người dùng.
Việc chuyển X sang nền tảng trả phí không thực sự là một điều gây sốc, đặc biệt khi xem xét những thay đổi gần đây. Hầu hết các bản cập nhật gần đây đều tập trung vào những người đăng ký trả phí, cung cấp các tiện ích như dòng tweet dài 25.000 ký tự, tải xuống video và danh sách việc làm.
Trong khi đó, người dùng miễn phí đang phải đối mặt với những hạn chế ngày càng tăng, chẳng hạn như giới hạn về số lượng tweet hoặc bài đăng họ có thể xem mỗi ngày.
Hiện tại, nền tảng này tự hào có khoảng 550 triệu người dùng mỗi tháng. Mặc dù một khoản phí nhỏ hằng tháng có thể giúp chiến đấu với bot, nhưng việc biến X thành dịch vụ trả phí có thể khiến con số đó giảm xuống vì có vẻ như không có nhiều người dùng muốn đăng ký.
Theo một phân tích độc lập, hiện chỉ có 827.615 người dùng sẵn sàng chi trả cho gói đăng ký trả phí X Premium, vì vậy việc thuyết phục mọi người tiếp tục sử dụng nếu họ phải trả tiền có thể là một thách thức.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer