CEO Twitter Elon Musk dọa là sẽ kiện Microsoft vì công ty này sử dụng dữ liệu của Twitter để “đào tạo một cách bất hợp pháp”.
Theo thông tin từ chính tài khoản cá nhân của CEO Twitter, Elon Musk đã cáo buộc Microsoft sử dụng dữ liệu của Twitter để “đào tạo một cách bất hợp pháp”.
Cụ thể, OpenAI (doanh nghiệp được Microsoft đầu tư) đã sử dụng dữ liệu của Twitter để đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn đằng sau các sản phẩm như ChatGPT.
Microsoft từ chối bình luận về phản hồi của Elon Musk.
Cáo buộc của Elon Musk cũng được ra trong bối cảnh Microsoft vừa thông báo rằng sẽ dừng hỗ trợ Twitter vì những lý do liên quan đến việc Twitter buộc nền tảng quảng cáo của công ty này phải thanh toán khi sử dụng cổng tích hợp (API) dữ liệu của Twitter.
Trong một thông báo từ chính trang hỗ trợ quảng cáo của Microsoft, công ty này cho biết họ sẽ “không còn hỗ trợ Twitter” bắt đầu từ ngày 25 tháng 4 năm 2023, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng nền tảng của Microsoft để quản lý các tweet (bài đăng trên mạng xã hội Twitter) hoặc tương tác của các bài đăng.
Một số ý kiến cho rằng, hành động của Microsoft được đưa ra vì theo chính sách mới của Twitter, các công ty lớn như Microsoft có thể phải trả tới 42.000 USD mỗi tháng để có quyền truy cập vào API của Twitter.
Không chỉ Microsoft mà nhiều nhà phát triển khác cũng tỏ ra không hài lòng vì điều này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngoài việc doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như: Zalo, WhatsApp, Viber hay Facebook Messenger để nhắn tin và giao tiếp, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội được đánh giá mang lại hiệu quả cao so với các sàn thương mại điện tử truyền thống.
Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử (e-commerce) đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới.
Theo ghi nhận của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, thị trường thương mại điện tử trong quý 1/2023 đã tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ, và dự kiến cả năm vẫn có thể tăng trưởng trên 25%.
Tuy nhiên, khi so sánh mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng là Trung Quốc thì tỷ lệ trên còn rất thấp. Năm 2022, tại Trung Quốc, bán lẻ hàng hoá trực tuyến (Online Retail) chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021.
Do đó, phía VECOM đánh giá, thương mại điện tử Việt Nam dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu, tiềm năng cho sự phát triển thương mại điện tử còn rất lớn.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV – gross merchandise volume) của nền kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31%, chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ tiếp tục duy trì mức độ này trong khu vực Đông Nam Á ở giai đoạn 2025 – 2030 ở mức 19%.
Sự tăng trưởng ấn tượng và vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử khi ngành này chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam.
Về hoạt động kinh doanh của các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, khảo sát của VECOM cho thấy, có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội. Số lao động tại các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như: Zalo, WhatsApp, Viber, Facebook Messenger liên tục tăng qua các năm.
Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp, cũng như thương mại điện tử.
Theo đại diện VECOM, nổi bật nhất trong số các mạng xã hội là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này có sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước.
Còn theo báo cáo của công ty dữ liệu Metric, tổng doanh số của bốn sàn thương mại điện tử hàng đầu cùng với TikTok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD). Shopee và Lazada là hai sàn lớn nhất, trong khi đó dù mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng Tiktok Shop đã trở thành nền tảng thương mại điện tử bán lẻ lớn thứ ba tại Việt Nam.
Bên cạnh các nền tảng thương mại điện tử bán lẻ đã xuất hiện những nền tảng công nghệ dữ liệu B2B kết nối các nhà bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ với các nhà sản xuất hoặc bán buôn trên nền tảng tập trung, bằng cách tổng hợp nhu cầu, do đó có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ nhỏ nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn thông qua tính kinh tế theo quy mô.
Trong báo cáo công bố hồi tháng 12/2022, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự đoán những phát kiến công nghệ tiên tiến sẽ trở thành thách thức với doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để các đơn vị hướng đến nấc thang mới, đặc biệt là nhóm ngành thương mại điện tử.
Nổi bật hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này góp phần tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thương mại điện tử, nhờ khả năng tối ưu hoạt động vận hành thông qua: Cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu dịch vụ khách hàng, phân tích – dự đoán nhu cầu thị trường dựa trên dữ liệu lớn và tăng hiệu suất vận hành hạ tầng logistics.
Ngoài ra, việc kiện toàn cả chiều rộng và chiều sâu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển theo hướng bền vững và tạo kết nối vững chắc với khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hãng điện tử Hàn Quốc được cho là đang xem xét sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị của mình thay cho Google Search.
Cuối tuần qua, New York Times đưa tin mảng dịch vụ tìm kiếm trị giá 162 tỷ USD của Google đang vấp phải sự cạnh tranh lớn từ Bing – công cụ tìm kiếm của Microsoft đang trở thành tâm điểm sau khi tích hợp trí tuệ nhân tạo tương tự ChatGPT. Trong đó, Samsung cũng đang cân nhắc cũng chuyển sang Bing.
Theo Reuters, các tin nhắn nội bộ cho thấy phản ứng “hoảng loạn” của Google trước thông tin trên. Hãng hiện kiếm được khoảng 3 tỷ USD mỗi năm nhờ thỏa thuận đặt công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị Samsung. Giá cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google, giảm gần 4% trong ngày 17/4.
Samsung và Alphabet chưa bình luận về thông tin trên.
Bên cạnh Samsung, Google cũng đang ký hợp đồng với Apple. Cụ thể, mỗi năm Google trả cho Apple 12-20 tỷ USD để trở thành là công cụ tìm kiếm độc quyền trên iPhone.
Thỏa thuận Google – Apple hay Google – Samsung được thực hiện theo chiều hướng các bên cùng có lợi: một bên nhận được hàng tỷ USD, một bên tiếp cận được hàng tỷ người dùng điện thoại để quảng cáo.
Trong khi đó, công cụ Bing được Microsoft ra mắt từ tháng 5/2009 nhưng hiện chỉ chiếm 3% thị trường tìm kiếm toàn cầu, trong khi Google là 91% theo thống kê của SimilarWeb trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, cuộc chiến tìm kiếm bất ngờ trở nên nóng hơn khi ChatGPT xuất hiện.
Ngày 7/2, Microsoft tổ chức sự kiện, tuyên bố tích hợp một phiên bản AI thông minh hơn ChatGPT vào Bing, giúp người dùng có thể chat để nhận câu trả lời. Trả lời Bloomberg, CEO Microsoft Satya Nadella gọi đây là “ngày đầu tiên của một cuộc đua mới”.
Nhà phân tích James Cordwell của Atlantic Equities cho biết các nhà đầu tư đang lo lắng vì Google đã thống trị thị trường tìm kiếm quá lâu và trở nên lười biếng.
Những diễn biến trong vài tháng qua là hồi chuông cảnh tỉnh cho hãng. Tuy nhiên, chi phí khổng lồ mà Google sẽ phải đổ vào để giúp công cụ tìm kiếm cạnh tranh tốt hơn với Bing cũng làm cho các nhà đầu tư lo ngại.
Tính đến tháng 3 năm 2023, thị phần của Bing là 2.87% so với 93.18% của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng MarketingTrips khám phá cách ứng dụng AI trong Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số), từ việc sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để hoạch định chiến lược, tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo và hơn thế nữa.
Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn chỉ là vấn đề lớn của tương lai, mà giờ đây nó đã trở thành một vấn đề lớn trong Digital Marketing. Từ các nền tảng quảng cáo lớn như Google hay Facebook, đến các doanh nghiệp, AI đang được ứng dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động Digital Marketing, từ sử dụng AI để thu thập dữ liệu, để hiểu khách hàng, xây dựng chiến lược đến dùng AI để tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo.
Các công cụ dựa trên AI (AI-based tools) theo đó hiện đang là một thị trường phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau. Theo hầu hết những người làm Digital Marketing chuyên nghiệp, AI có thể được ứng dụng trong tất cả các phạm vi như: phân tích dự đoán (predictive analysis), ra quyết định hay tự động hoá.
Việc ứng dụng AI đang thúc đẩy giá trị cho những người làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing như thế nào?
Người làm Digital Marketing hay còn gọi là Digital Marketer, đang cố gắng tận dụng AI để lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định tối ưu cho các chiến dịch.
Các công cụ phân tích do AI hỗ trợ có khả năng cung cấp nhiều insights cho chiến dịch, lập kế hoạch ngân sách và cả phân tích tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI). AI có thể thu thập nhiều thông tin chi tiết từ một lượng lớn các nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc chỉ trong vài giây.
Trong thế giới cạnh tranh mới, khi tất cả các tương tác của con người (khách hàng mục tiêu) với một doanh nghiệp hay thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất đầu ra của các chiến lược Digital Marketing và doanh thu của doanh nghiệp, việc sử dụng các công cụ AI vào kế hoạch Digital Marketing tổng thể càng trở nên quan trọng hơn.
Một nghiên cứu từ McKinsey cho thấy, “các thương hiệu gần đây đã áp dụng AI cho chiến lược Marketing, đã có thể giảm chi phí khoảng 37% cùng với mức tăng trung bình 39% về doanh thu chỉ tính riêng vào cuối năm 2020.”
Sử dụng các công cụ đề xuất được hỗ trợ bởi AI để thấu hiểu về khách hàng.
Các công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) giúp người làm Digital Marketing thấu hiểu hành vi của khách hàng để từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp vào đúng thời điểm.
Một công cụ AI được “đào tạo” với hàng triệu tham số hay điều kiện được xác định trước sẽ hoàn toàn biết cách một khách hàng phản ứng tới một tình huống cụ thể, tới các nội dung quảng cáo, video hoặc bất kỳ điểm tiếp xúc nào khác giữa họ với thương hiệu. Điều này rõ ràng là “quá sức” đối với con người.
Với AI, bạn có thể thu thập dữ liệu, phân tích insights, xác định nơi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp hoạt động nhiều nhất hay làm thế nào để tương tác với họ?
AI cũng giúp thương hiệu xác định cần gửi những nội dung (content) hay thông điệp gì, làm thế nào để gửi chúng, đâu là thời điểm thích hợp để kết nối với khách hàng và hơn thế nữa.
Với các mô hình phân tích thông minh dựa trên AI, các công cụ có thể đưa ra các đề xuất tốt hơn, các nội dung được cá nhân hóa cho đúng đối tượng (hoặc nhóm đối tượng) vào đúng thời điểm, điều này đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định hiệu suất của các chiến dịch Digital Marketing.
Khi nội dung và các khoảnh khắc đáng nhớ (Surprise Moments) là một trong những điểm cốt lõi để thúc đẩy khả năng tương tác lại của khách hàng, các công cụ AI hiển nhiên càng trở nên có giá trị.
Theo một nghiên cứu của Forrester và Albert, chỉ 26% marketer đang sử dụng AI một cách tự động, trong khi có đến 74% là sử dụng các phương pháp thủ công với sự hỗ trợ của AI.
Điều này cũng đưa ra một cảnh báo là, các doanh nghiệp ứng dụng AI chậm hơn có thể sẽ phải “nhường lại” thị trường và khách hàng cho các đối thủ nhanh chân hơn.
AI sẽ được sử dụng như thế nào trong Digital Marketing.
Với những lợi ích mà AI có thể mang lại, dưới đây là các khía cạnh chính của Digital Marketing mà công nghệ này có được sử dụng:
Quản lý dữ liệu khách hàng
Phân tích hành vi khách hàng và trải nghiệm khách hàng.
Phân tích dự đoán (Phân tích dự báo).
Phân tích xu hướng để lập kế hoạch cho các chiến dịch.
Phân tích mô hình (Modelling).
Marketing Automation (Chatbots, Email Marketing…)
Phân tích dữ liệu theo thời gian thực và ra quyết định.
Programmatic advertising (Quảng cáo có lập trình).
Native advertising (Quảng cáo tự nhiên).
Theo các nghiên cứu: “AI trong Digital Marketing sẽ có trị giá khoảng 21 tỷ USD vào năm 2023 với tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ổn định ở mức 26%.”
Câu hỏi lớn nhất của những người làm Digital Marketing giờ đây không phải có nên sử dụng AI hay không hay khi nào nên sử dụng mà là cần bắt đầu như thế nào.
Một lời khuyên dành cho bạn là, dù cho bạn đang ứng dụng AI vào các hoạt động Digital Marketing của mình như thế nào, hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:
Phân tích các tác động thực tế của AI đối với các hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp.
Sự thật là, không phải tất cả các công cụ AI (Artificial intelligence) đều hữu ích cho doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn. Bạn nên nâng cao kiến thức cơ bản về AI, hiểu AI là gì và nó hoạt động như thế nào, hiểu cách các công cụ có thể tác động đến các chiến dịch và doanh nghiệp.
Đánh giá các phần mềm hay công cụ AI khác nhau để ứng dụng cho các chiến dịch Digital Marketing.
Nếu bạn tìm hiểu về AI, có rất nhiều công cụ trên thị trường hiện nay được sử dụng theo những mục tiêu khác nhau cho Marketing. Bạn nên đánh giá tiềm năng và lợi ích của các nền tảng trước khi đưa ra quyết định.
Theo dõi các nghiên cứu điển hình của các doanh nghiệp lớn.
Trong quá trình tìm cách ứng dụng AI trong Digital Marketing, sẽ khó có thể tránh khỏi việc bạn đang không hiểu về một thứ gì đó. Lời khuyên cho bạn là hãy tìm đọc các nghiên cứu điển hình (Case Study) từ các doanh nghiệp đã triển khai thành công công cụ AI trong các chiến dịch Digital Marketing của họ.
Hãy sáng tạo và không ngừng thử nghiệm.
Cũng tương tự như việc bạn tối ưu các chiến dịch quảng cáo hay marketing, bạn cần thời gian thử nghiệm với nhiều sáng tạo khác nhau. Việc sử dụng AI trong Digital Marketing cũng vậy, bạn cần thử nghiệm nhiều công cụ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sáng tạo là việc của con người, Hãy tận dụng sức mạnh của nó!
Thử các công cụ mới mỗi ngày.
Nếu bạn có rào cản về việc mua các công cụ AI, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu các bản dùng thử từ các công cụ mà bạn muốn tìm hiểu.
Kết nối với các đơn vị hay nhà cung cấp công cụ AI.
Trừ khi bạn đang làm trong các doanh nghiệp lớn, khi doanh nghiệp đã có sẵn một đội ngũ làm công nghệ hùng hậu, bạn có thể cần liên hệ nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị hay nhà cung cấp công cụ AI uy tín.
Kết luận.
AI rõ ràng là có nhiều tác động đáng kể đến tất cả các khía cạnh của Digital Marketing và điều này được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Tương lai của Digital Marketing là đây, là AI sẽ được ứng dụng mạnh mẽ và đa dạng.
Đã qua rồi cái thời những người làm Digital Marketing phân tích dữ liệu và tìm kiếm insights một cách thủ công hay đơn giản là phân tích hiệu suất dựa trên từng điểm dữ liệu nhỏ và riêng lẻ.
Mọi thứ đang đi xa hơn với một tốc độ nhanh hơn và bạn phải gia nhập ngay cuộc đua đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội Instagram vừa thông báo tính năng mới cho phép người dùng thêm tối đa 5 liên kết (link) vào phần giới thiệu Bio.
Tính năng mới của Instagram được cho là một cách để cạnh tranh với các ứng dụng khác như Linktree, Beacons và nhiều nền tảng khác dành cho nhà sáng tạo.
Theo đó, giờ đây người dùng Instagram có thể thêm tối đa đến 5 liên kết vào phần tiểu sử (Bio) trên tài khoản Instagram.
Thông thường, người dùng Instagram sử dụng các liên kết này để hướng những người theo dõi họ đến những nội dung khác như website của doanh nghiệp, thương hiệu họ muốn quảng cáo, hay thậm chí là liên kết tới các tài khoản của họ trên các mạng xã hội khác.
Trong khi theo thông tin trực tiếp từ Instagram, nền tảng này cập nhật tính năng mới vì nó được nhiều nhà sáng tạo yêu cầu, các ý kiến khác cho rằng, hành động của Instagram được thực hiện trong bối cảnh nhiều người dùng rời bỏ Instagram để chuyển sang các nền tảng đối thủ như Linktree hay Beacons.
Instagram cũng cho biết rằng khả năng thêm nhiều liên kết vào phần giới thiệu sẽ có sẵn cho “tất cả các tài khoản”, bao gồm cả tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân của người sáng tạo.
Để sử dụng tính năng này, người dùng nhấn vào phần “Chỉnh sửa hồ sơ”, sau đó chọn “Liên kết” (Links), sau đó chọn tiếp “Thêm liên kết ra bên ngoài” (External Link), cuối cùng là kéo và thả các liên kết theo thứ tự.
Ngoài ra, bên dưới tùy chọn thêm nhiều liên kết đến các website khác, Instagram còn cho phép người dùng thêm một liên kết đến trang Facebook cá nhân của họ.
Meta cho biết người dùng được phép liên kết tới bất kỳ URL (đường dẫn liên kết) nào miễn là nó tuân theo Nguyên tắc cộng đồng và Điều khoản dịch vụ của nền tảng (các liên kết sẽ được quét để kiểm tra).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với mục tiêu tối ưu hoá chi phí vận hành doanh nghiệp và thực hiện theo chiến lược mà CEO Meta gọi là “Năm của hiệu quả” (Year of Efficiency), Meta vừa thông báo tiếp tục sa thải nhân sự trên cả Facebook, Instagram và WhatsApp.
Theo đó, Meta Platforms Inc. sẽ bắt đầu sa thải toàn công ty vào hôm nay ngày 19/4 trong kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp và hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao hơn.
Theo Bloomberg, Công ty mẹ của Facebook đã gửi thông báo cho các nhà quản lý nằm trong danh sách bị cắt giảm trong cùng ngày.
Theo thông tin từ thông báo, Meta sẽ sa thải nhân sự trên hầu hết các mảng kinh doanh của công ty như Facebook, WhatsApp, Instagram và cả Phòng thí nghiệm thực tế ảo (VR, AR, Metaverse).
Trước đó, Meta đã từng cắt giảm khoảng 13% nhân sự, tương đương khoảng 11.000 việc làm vào tháng 11.
Theo chia sẻ từ chính CEO Mark Zuckerberg, công ty sẽ đặt mục tiêu trở nên tinh gọn hơn và cân bằng lại tỷ lệ giữa những người làm công nghệ và kỹ sư với nhóm nhân viên kinh doanh và hành chính.
Người phát ngôn của Meta nói: “Chúng tôi dự kiến sẽ thông báo về việc tái cấu trúc và sa thải trong các nhóm công nghệ của chúng tôi vào cuối tháng 4, và sau đó là các nhóm kinh doanh vào cuối tháng 5.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vượt qua 2 năm khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những thương hiệu thức ăn và đồ uống (F&B) còn trụ lại trên thị trường đã tìm cách mở rộng số lượng cửa hàng, phát triển thị phần.
Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ uống càng thêm tăng nhiệt trong mùa nóng, khi chuỗi cà phê đang chiếm ưu thế so với chuỗi trà sữa qua việc liên tục mở thêm các cửa hàng mới.
Số lượng cửa hàng cà phê tăng lên nhanh chóng nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của các thương hiệu Highlands, Phúc Long, Trung Nguyên E-Coffee.
Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa lại giảm mạnh thời gian qua, theo báo cáo Xu hướng cửa hàng bán lẻ hiện đại Việt Nam 2023 của Q&Me.
Từ năm 2019 đến năm 2023, số lượng cửa hàng cà phê đã tăng từ 816 lên 1.657 cửa hàng. Chỉ riêng trong 2 năm gần đây, từ tháng 3-2021 đến tháng 2-2023, 3 chuỗi cà phê dẫn đầu thị phần (Market Share) là Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã khai trương hơn 1.000 điểm bán.
Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa trong 4 năm qua không có nhiều biến động, thậm chí còn giảm từ 446 xuống còn 364 cửa hàng.
Theo Q&Me, các quán trà sữa từng là trào lưu vài năm trước nhưng giờ đây đã chững lại khi các chuỗi cà phê lớn phát triển thực đơn phong phú hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với những tính năng vượt trội, ChatGPT có thể trở thành công cụ đắc lực, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng trong thị trường thương mại điện tử (e-commerce). Dưới đây là 5 ứng dụng của ChatGPT giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và giữ chân khách hàng.
Nghiên cứu thị trường.
ChatGPT hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ ngành hàng kinh doanh của mình trên thị trường thương mại điện tử, bằng cách cung cấp những số liệu thống kê về quy mô và quỹ đạo tăng trưởng của ngành. Khi đó, doanh nghiệp có thể tìm ra thị trường ngách sinh lợi của mình và tạo chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bên cạnh đó, ChatGPT cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chuyên sâu về sở thích của người tiêu dùng, chẳng hạn như nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng đối với các sản phẩm chất lượng cao, hữu cơ, thân thiện với môi trường…
Do đó, việc cập nhật các xu hướng đảm bảo doanh nghiệp trang bị các sản phẩm tốt hơn nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Ngoài ra, hiểu về đối thủ cạnh tranh và phát triển thị trường ngách cũng là chìa khóa để doanh nghiệp thành công trong bất kỳ thị trường nào.
Vì vậy, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhanh chóng những thông tin này bằng cách yêu cầu ChatGPT phân tích thị trường thương mại điện tử của bất kỳ sản phẩm nào mà mình đang bán.
Giải quyết bài toán tài chính.
Khi được người dùng yêu cầu thực hiện bài toán tài chính cho một dự định kinh doanh e-commerce, ChatGPT hoàn toàn có thể ước tính các chi phí cần thiết để bắt đầu một ngân sách thực tế cho kinh doanh thương mại điện tử, chẳng hạn như quảng cáo, hoạt động tiếp thị… Thậm chí, ChatGPT cũng có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí liên tục, chẳng hạn như phí quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, tiếp thị…
Hỗ trợ khách hàng.
Theo báo cáo của Microsoft, 92% khách hàng tin rằng một thương hiệu trên sàn thương mại điện tử có thể hỗ trợ hiệu quả và kịp thời sẽ thúc đẩy lòng trung thành của họ. Và một con số đáng kinh ngạc khác là 32% khách hàng sẽ chuyển đổi thương hiệu chỉ sau một trải nghiệm hỗ trợ khách hàng kém (PwC).
Chính vì vậy, các thương hiệu có thể khai thác sức mạnh của ChatGPT để tận dụng một chatbot AI giải quyết các câu hỏi thường gặp, khắc phục sự cố và hướng dẫn khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ, nhằm trao quyền cho khách hàng tìm giải pháp một cách độc lập và giảm nhu cầu hỗ trợ trực tiếp. Điều này không chỉ giúp giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên, mà còn tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, nên hợp tác với nhóm phát triển công nghệ để giải quyết khía cạnh kỹ thuật của việc tích hợp ChatGPT vào nền tảng của mình, bao gồm định hình ngôn ngữ, giọng điệu và phản hồi của ChatGPT để phù hợp với bản sắc thương hiệu (Brand Identity), đồng thời nâng cao ChatGPT để tăng khả năng thu thập phản hồi và tinh chỉnh dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Hướng lưu lượng truy cập đến cửa hàng trên các công cụ tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm là phương tiện điều hướng lưu lượng truy cập (web traffic) đến cửa hàng thương mại điện tử, nhưng làm thế nào để những người bán hàng có thể khai thác sức mạnh của ChatGPT để đưa trang web của mình lên đầu kết quả tìm kiếm?
Những bài viết chuẩn SEO là điều cần thiết cho bất kỳ cửa hàng thương mại điện tử nào muốn thành công. Với ChatGPT, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra nội dung hấp dẫn, nhiều thông tin để thu hút khách hàng và đáp ứng các thuật toán của công cụ tìm kiếm.
Theo đó, người bán có thể cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và thị trường ngách của mình để ChatGPT tạo danh sách các từ khóa có liên quan có khả năng tối ưu hóa nội dung và giúp các bài viết vươn lên đầu kết quả tìm kiếm.
Không chỉ chọn những từ khóa ngắn, người dùng có thể tận dụng ChatGPT để tìm ra các từ khóa dài để tối ưu hóa hiệu quả nội dung. Mặc dù những cụm từ dài hơn, cụ thể hơn có thể có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng thường dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Với những ý tưởng sáng tạo này, doanh nghiệp có thể phát triển một hồ sơ website hiệu quả giúp tăng khả năng nhấp chuột của khách hàng và đẩy cửa hàng lên đầu Google.
Tận dụng ChatGPT để tối ưu hóa DALL-E.
Doanh nghiệp có thể kết hợp sức mạnh của ChatGPT với DALL-E để tạo ra hình ảnh bắt mắt cho các sản phẩm và chiến dịch Marketing.
Bằng cách cung cấp các mô tả chi tiết về hình ảnh mong muốn, DALL-E tạo ra những hình ảnh độc đáo thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào của người dùng.
Bước đầu tiên người dùng cần xác định các yếu tố hình ảnh thể hiện phong cách, đối tượng mục tiêu và thông điệp riêng biệt (USP) của thương hiệu thương mại điện tử của mình, sau đó yêu cầu ChatGPT cải thiện mô tả để đảm bảo lời nhắc cung cấp các hướng dẫn rõ ràng và cụ thể cho DALL-E.
Từ việc xác định các thị trường sinh lợi đến tạo nội dung hấp dẫn, tạo hình ảnh trực quan ấn tượng và cung cấp hỗ trợ khách hàng đặc biệt, các công cụ do AI như ChatGPT cho phép các doanh nghiệp tinh chỉnh mọi khía cạnh thương mại để thu hút khách hàng và phát triển hơn nữa giá trị của các sản phẩm nhằm đáp ứng và hài lòng khách hàng tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới nhất từ Reuters, CEO Twitter Elon Musk sẽ sớm cho ra mắt nền tảng AI (trí tuệ nhân tạo) có tên là “TruthGPT“, ứng dụng sẽ đối đầu với ChatGPT của OpenAI.
CEO Twitter Elon Musk cho biết sẽ ra mắt một nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là “TruthGPT“, ứng dụng sẽ đối đầu trực tiếp với Google và Microsoft.
Elon Musk cũng đưa ra các chỉ trích với OpenAI, doanh nghiệp đứng sau chatbot AI đang “làm mưa làm gió” ChatGPT, về việc đã “huấn luyện AI nói dối”.
Ông cũng cáo buộc Larry Page, người đồng sáng lập của Google vì không coi trọng các vấn đề an toàn của AI.
TruthGPT là gì?
Trong một cuộc phỏng vấn, Elon Musk nói: “Tôi sẽ bắt đầu một thứ mà tôi gọi là ‘TruthGPT‘, một AI luôn được tối đa hoá trong việc tìm kiếm sự thật và luôn tìm cách để hiểu bản chất tự nhiên của vũ trụ.”
TruthGPT “có thể là con đường tốt nhất dẫn đến sự an toàn” và sẽ “không có khả năng gây ảnh hưởng đến loài người”. “Mặc dù là bắt đầu muộn. Nhưng tôi sẽ phải cố gắng.”
Theo Reuter, để xây dựng AI mới, Elon Musk cũng đã tìm cách thuyết phục các nhà nghiên cứu AI từ Google của Alphabet Inc.
AI có thể ‘HỦY DIỆT NỀN VĂN MINH’.
Liên quan đến việc xây dựng AI và những tác động mà AI có thể tạo ra, cách đây không lâu Elon Musk cùng với một nhóm chuyên gia AI và giám đốc điều hành đầu ngành đã kêu gọi tạm dừng việc phát hành GPT-4 mới của OpenAI, với lý do rủi ro tiềm ẩn cho xã hội.
Musk nói: “Nó có khả năng hủy diệt nền văn minh.”
Để minh hoạ cho điều này, ông dẫn ví dụ rằng một AI siêu thông minh có thể viết cực kỳ hay và có khả năng thao túng dư luận. (Đó cũng là nguồn gốc ra đời của tên gọi Truth-GPT).
Elon Musk là nhà đồng sáng lập OpenAI vào năm 2015, nhưng sau đó đã rời khỏi hội đồng quản trị của công ty vào năm 2018. Năm 2019, ông nói rằng bản thân ông rời OpenAI vì phải tập trung vào Tesla và SpaceX.
Cũng vào thời điểm đó, Musk nêu ra lý do khác khiến ông rời khỏi OpenAI là, “Tesla đang cạnh tranh với một số thứ giống như OpenAI và tôi không đồng ý với định hướng mà nhóm OpenAI muốn làm.”
Vào tháng 1, Microsoft Corp đã công bố khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào OpenAI, tăng cường cạnh tranh với đối thủ Google và thúc đẩy cuộc đua thu hút vốn tài trợ cho AI ở Thung lũng Silicon.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều tỷ phú công nghệ Trung Quốc thành danh nhờ thương mại điện tử và mạng xã hội, trong đó CEO ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đứng số một.
Danh sách tỷ phú công nghệ giàu nhất Trung Quốc được tổng hợp dựa trên bảng xếp hạng tỷ phú 2023 của Bloomberg tính đến 16/4.
Zhang Yiming (42,3 tỷ USD)
Zhang Yiming, Giám đốc điều hành ByteDance, giàu lên nhờ sự thành công của mạng xã hội. Tài sản của ông phần lớn nhờ cổ phần tại ByteDance. Công ty này được định giá 220 tỷ USD và có doanh thu 80 tỷ USD năm 2022.
Năm 2021, Yiming quyên góp 1,85 tỷ USD để thành lập quỹ giáo dục Fang Mei tại quê nhà Long Nham, Tứ Xuyên, theo SCMP. Bên cạnh mạng xã hội TikTok, ByteDance cũng sở hữu FlipChat, đối thủ cạnh tranh của WeChat, ứng dụng nhắn tin Duoshan và Douyin, phiên bản TikTok dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
Ma Huateng (40,3 tỷ USD)
Ma Huateng (51 tuổi), còn gọi là Pony Ma, là người đồng sáng lập và CEO của Tencent, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đứng sau WeChat – ứng dụng nhắn tin có hơn 1,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Tài sản của Huateng chủ yếu nhờ 7,4% cổ phần tại Tencent, công ty hiện có vốn hóa thị trường khoảng 439 tỷ USD. Tencent cũng sở hữu 30% cổ phần tại WeBank, ngân hàng tư nhân kỹ thuật số đầu tiên của Trung Quốc và một số nhà phát triển trò chơi như TiMi Studio Group.
Jack Ma (34 tỷ USD)
Jack Ma, 58 tuổi, là nhà đồng sáng lập và cựu CEO Alibaba, hãng thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc. Phần lớn tài sản của ông nằm ở 3,9% cổ phần tại Alibaba với vốn hóa thị trường (Market Cap) 245 tỷ USD.
Ngoài ra, Jack Ma cũng có cổ phần tại nhiều công ty khác, như công ty tài chính Ant Group, công ty giải trí Beijing Enlight Media và Huayi Brothers.
Năm 2019, Jack Ma rời hội đồng quản trị của Alibaba để tập trung toàn thời gian vào hoạt động từ thiện thông qua quỹ do ông sáng lập. Ông cũng quyên góp gần 500 triệu USD năm 2020 cho các nỗ lực cứu trợ lũ lụt, theo SCMP.
William Ding (27,9 tỷ USD)
William Ding, 51 tuổi, là nhà sáng lập và CEO NetEase, nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Trung Quốc. Công ty này phát hành các trò chơi nổi tiếng như World of Warcraft, Overwatch và Westward Journey, cũng như đưa những cuốn truyện tranh của Marvel từ Mỹ đến Trung Quốc.
Sự giàu có của ông Ding là nhờ 44% cổ phần trong NetEase, công ty đang có vốn hóa thị trường 59 tỷ USD. Năm ngoái, ông từ chức tại công ty con Beijing NetEase Media trước những chính sách bất lợi của chính phủ Trung Quốc đối với ngành công nghệ.
Colin Huang (24,2 tỷ USD)
Colin Huang, 43 tuổi, là người sáng lập và cựu CEO của PDD Holdings, công ty đứng sau Pinduoduo, nền tảng thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi bởi hơn 733 triệu người dùng mỗi tháng.
Huang trở thành tỷ phú nhờ 28% cổ phần tại Pinduoduo. Năm 2020, ông quyên góp 1,85 tỷ USD tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện, theo SCMP. Một năm sau, quỹ Starry Night của ông cũng cam kết ủng hộ 100 triệu USD cho Đại học Chiết Giang nhằm hỗ trợ nghiên cứu về khoa học y tế và hệ thống thực phẩm.
Zhang Zhidong (16,3 tỷ USD)
Zhang Zhidong, 51 tuổi, còn gọi là Tony Zhang, đã kiếm được phần lớn tài sản với tư cách là người đồng sáng lập Tencent, nơi ông sở hữu 3,4% cổ phần.
Zhang thành lập gã khổng lồ Internet Trung Quốc với Huateng năm 1998. Hai người gặp nhau khi còn là sinh viên tại Đại học Thâm Quyến. Dưới sự lãnh đạo của ông, Tencent đã ra mắt WeChat, một trong những ứng dụng nhắn tin trực tuyến được sử dụng rộng rãi nhất ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông từ chức vào năm 2014 vì lý do cá nhân, theo Forbes. Hiện ông là Chủ tịch Học viện Tencent, nơi ông trực tiếp đào tạo nhân viên cho công ty.
Lei Jun (11,7 tỷ USD)
Lei Jun, 53 tuổi, được mệnh danh là “Steve Jobs của Trung Quốc”. Ông là người sáng lập và Chủ tịch Xiaomi, tập đoàn điện tử nổi tiếng với hàng loạt sản phẩm giá rẻ dành cho người tiêu dùng.
Ông Jun sở hữu 24% cổ phần trong công ty. Vốn hóa thị trường của Xiaomi hiện ở mức 39 tỷ USD. Trước đó, vào năm 2021, giá trị tài sản ròng của ông giảm 2 tỷ USD chỉ trong một ngày sau khi ông quyên góp 616 triệu cổ phiếu của mình cho hai tổ chức từ thiện.
Ngoài ra, ông cũng sở hữu 9% cổ phần tại Joyy, nền tảng giải trí với vốn hóa 2,1 tỷ USD và 13% tại công ty game Kingsoft.
Gong Hongjia (11,6 tỷ USD)
Gong Hongjia, 58 tuổi, còn có tên Kung Hung Ka, là người đồng sáng lập của Hangzhou Hikvision Digital Technology, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm camera giám sát. Ông cũng là nhà sáng lập công ty Internet di động Funinhand, nhà sản xuất radio Tescun và công ty bảo mật Watchdata Technologies.
Ông là cổ đông cá nhân lớn nhất của Hikvision với 18% cổ phần. Hãng thiết bị giám sát này đang được định giá ở mức 60 tỷ USD.
Ngoài ra, ông là nhà đầu tư thiên thần và đã rót vốn vào ít nhất 15 công ty công nghệ tính đến 2019, theo SCMP. Ông cũng quyên góp 1,5 triệu USD cho Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, nơi ông từng theo học để tạo ra một quỹ hạt giống cho các công ty khởi nghiệp.
Robin Li (9,76 tỷ USD)
Robin Li, 54 tuổi,, là người đồng sáng lập và CEO công cụ tìm kiếm nổi tiếng Baidu. Thành lập năm 2000, Baidu hiện có 622 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng. Công ty cũng đứng sau Baidu Encyclopedia, bách khoa toàn thư bằng tiếng Trung lớn nhất thế giới.
Ông Li sở hữu 20% cổ phần tại Baidu, công ty có vốn hóa thị trường 46 tỷ USD.
Năm 2018, ông Li và vợ Melissa Ma cùng Baidu quyên góp 104 triệu USD cho Đại học Bắc Kinh. Trường này đã sử dụng khoản đóng góp để thành lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu về AI. Baidu cũng mới công bố Ernie Bot, chatbot AI cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI.
Richard Liu (9,5 tỷ USD)
Richard Liu, 50 tuổi, tên thật là Liu Qiangdong. Ông là người sáng lập nền tảng thương mại điện tử JD.com với hơn 569 triệu người dùng thường xuyên.
Ông Liu nắm 14,5% cổ phần tại JD.com và là cổ đông lớn nhất của nền tảng. Vốn hóa thị trường của công ty này là 67 tỷ USD. Năm ngoái, ông quyên góp 2 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện như một phần của sáng kiến “Thịnh vượng chung” tại Trung Quốc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá cách các doanh nghiệp có thể sử dụng AI Marketing để điều chỉnh cách thức phối hợp giữa bộ phận Marketing và Sales.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, tại sao một số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn và nhanh hơn những doanh nghiệp khác trong việc điều chỉnh cách sử dụng dữ liệu khách hàng của họ để đáp ứng với các điều kiện Marketing không ngừng thay đổi? Một lý do chung giữa hầu hết các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả này là họ đã sử dụng các mô hình AI để dự đoán kết quả ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng.
Các công ty này sử dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) để dự đoán khách hàng nào có khả năng rời bỏ, trong khi các đối thủ cạnh tranh của họ phản ứng sau khi khách hàng đã rời đi. Và khi những dự đoán của họ đi sai hướng do những thay đổi khách quan bên ngoài hoặc do điều kiện thị trường, họ sẽ sử dụng chính các phản hồi đó để nhanh chóng định hướng lại và chuyển hướng các nỗ lực Marketing và Sales (Bán hàng) của mình.
Trên thực tế, việc sử dụng các mô hình AI để dự đoán các phản ứng của khách hàng đã giúp các doanh nghiệp này phản ứng nhanh hơn với những sự thay đổi của thị trường nhanh so với các doanh nghiệp không sử dụng. Và mặc dù các công cụ AI không phải là không thể sai lầm, chúng có thể định hình lại cách các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định trong các bộ phận chức năng như Marketing và Sales.
Trong những năm trở lại đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp hơn đặt ra câu hỏi là liệu các khoản đầu tư Marketing của họ có thực sự mang lại hiệu quả. Nhiều cuộc tranh cãi cũng đã xảy ra giữa các nhà lãnh đạo marketing (CMO) với CEO (Giám đốc điều hành) hay cả CFO (Giám đốc Tài chính).
Một lý do muôn thuở cũng đã được đưa ra đó là các doanh nghiệp không thể liên kết các khoản đầu tư marketing của họ với những thay đổi từ thị trường hay từ khách hàng.
Trong thế giới kỹ thuật số (Digital), mà chính xác là Digital Marketing, một cách phổ biến thường thấy để lý giải về cách các hoạt động marketing tác động đến thương hiệu hay doanh số bán hàng đó là chạy một số lượng lớn các thử nghiệm (A/B Testing) với nhiều tham số khác nhau, căn cứ vào các phản ứng của khách hàng, doanh nghiệp hay người làm marketing đưa ra các dự báo liên quan.
Như một kết quả tất yếu, vì doanh nghiệp phải theo dõi các phản ứng của khách hàng trong suốt hành trình khách hàng từ giai đoạn tìm kiếm đến nhấp chuột và rồi mua hàng, một lượng lớn dữ liệu về khách hàng đã được thu thập.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao một số doanh nghiệp lại tốt hơn và nhanh hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác trong việc điều chỉnh cách sử dụng dữ liệu khách hàng của họ để có thể đáp ứng nhanh với các điều kiện Marketing liên tục thay đổi.
Trong các giai đoạn suy thoái kể từ năm 2021 đến nay, điều này càng thể hiện rõ hơn khi các doanh nghiệp phải liên tục dịch chuyển để thích nghi với các điều kiện mới của thị trường, khi hành vi và ưu tiên mua hàng của khách hàng đã thực sự thay đổi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một điểm chung giữa các doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt hơn, nhanh nhạy hơn là họ sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI Models) để dự báo các kết quả đầu ra tại nhiều giai đoạn khác nhau trong hành trình mua sắm của khách hàng (Customer Journey).
ví dụ: doanh nghiệp sử dụng AI để phân tích dữ liệu hành vi trước đây của người tiêu dùng và từ đó dự đoán khả năng khách hàng sẽ phản hồi tích cực với một chiến dịch Marketing cụ thể nào đó.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh yếu thế phản ứng một cách thụ động với các hành động của khách hàng, các doanh nghiệp ứng dụng AI Marketing tiếp cận vấn đề một cách chủ động, từ việc xây dựng chiến lược đến thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
Họ sử dụng AI để dự đoán khách hàng nào có khả năng rời bỏ và họ nên làm gì để hạn chế trình trạng đó, trong khi đối thủ cạnh tranh lại phản ứng sau khi khách hàng đã rời đi.
Và khi những dự đoán của họ đi sai hướng do những thay đổi khách quan bên ngoài hoặc do điều kiện thị trường, họ sẽ sử dụng chính các phản hồi đó để nhanh chóng định hướng lại và chuyển hướng các nỗ lực Marketing và Sales (Bán hàng) của mình.
Trên thực tế, việc sử dụng các mô hình AI để dự đoán các phản ứng của khách hàng đã giúp các doanh nghiệp này phản ứng nhanh hơn với những sự thay đổi của thị trường nhanh so với các doanh nghiệp không sử dụng.
AI Marketing là gì?
AI Marketing hiểu đơn giản là cách ứng dụng các công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) vào hoạt động Marketing với mục tiêu là tối đa hoá trải nghiệm khách hàng, tối ưu ngân sách marketing và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Dưới đây là chi tiết cách AI đã làm thay đổi thế giới Marketing và Bán hàng.
Các mô hình dự báo (Prediction Models) đang thay đổi cách thức hoạt động của chiến lược (Strategy).
Trong ví dụ về một công ty thương mại toàn cầu đang tìm nguồn cung và phân phối sản phẩm hoá chất số lượng lớn. Vào đầu năm 2019, công ty này đã bắt đầu sử dụng các mô hình dự báo (dự đoán) dựa trên AI để hiểu các cơ hội kinh doanh thông qua các giai đoạn khác nhau trong quy trình mua hàng dựa trên yêu cầu của khách hàng.
Công ty này đã rút ra được một kết luận rằng các yếu tố liên quan đến chất lượng đóng vai trò quyết định trong việc họ có được lựa chọn hay không. Họ bắt đầu sử dụng thông tin này để theo đuổi các cơ hội tiềm năng.
Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2020, các dự báo về mô hình AI của công ty này đã được chứng minh là sai. Phân tích sâu hơn cho thấy rằng các điều khoản liên quan đến giao hàng mới là yếu tố quyết định chính.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trước đây vốn thu thập thông tin về các vấn đề thông qua dữ liệu kinh tế vĩ mô hiện đã đã có thể sử dụng AI để dự đoán kết quả thông qua quy trình mua hàng của khách hàng, cũng từ đây, họ có thể nhanh chóng chuyển đổi hoạt động Marketing và bán hàng theo cách phù hợp hơn với những thay đổi trên thị trường.
Một nghiên cứu khác đã được phân tích tại một doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn ở Vương quốc Anh. Các dữ liệu có được vào vào tháng 1 năm 2020 cho thấy rằng, vì khả năng cho thuê mới là rất thấp, họ cần thận trọng trong việc đưa ra các ưu đãi cho các doanh nghiệp hiện đang thuê.
Phân tích tiếp tục cho thấy việc cho thuê không gian làm việc linh hoạt (flexible workspaces) cũng đang có mức lợi nhuận khá thấp.
Vào cuối tháng 2 năm 2020, trong giai đoạn đầu của đại dịch, một mô hình AI đã được đưa vào sử dụng, mô hình này đề xuất tăng 30% diện tích không gian làm việc linh hoạt đồng thời đưa ra các ưu đãi tốt hơn để thu hút những người thuê hiện tại.
Những đề xuất này khiến doanh nghiệp bắt đầu thay đổi chiến lược marketing và bán hàng của mình vào giữa tháng 3, nhanh hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh hiện vẫn đang dựa vào sản lượng quý đầu tiên (kết thúc vào tháng 3) của các mô hình Marketing và bán hàng truyền thống của họ.
Vị trí dẫn đầu trong một tháng hoặc thậm chí một tuần cũng có thể tạo ra nhiều sự khác biệt đáng kể trong các thị trường cạnh tranh cao.
Tóm lại, vốn được đào tạo bằng cách sử dụng các dữ liệu lịch sử, các mô hình AI có thể cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều thông tin phức tạp hơn và nhanh nhạy hơn về mối liên hệ giữa hành động của họ với thị trường hoặc với phản ứng của khách hàng.
Thấu hiểu vai trò của các vòng phản hồi.
Các hoạt động Marketing và bán hàng theo cách truyền thống vốn thiếu cách tiếp cận với cái gọi là vòng phản hồi, thứ được áp dụng rất phổ biến trong thế giới kỹ thuật số.
Các vòng phản hồi cho phép các hệ thống thay đổi hỗn hợp đầu vào và các đặc điểm của hệ thống để nâng cao chất lượng đầu ra.
Các hành động Marketing chậm trễ, hay nói một cách dễ hiểu hơn là họ không hiểu được các phản ứng của khách hàng là kết quả của việc doanh nghiệp ngay từ đầu đã không xây dựng một vòng phản hồi liên tục và rõ ràng.
Chính việc thiếu vòng phản hồi này đã hạn chế khả năng của các doanh nghiệp trong việc đánh giá ROI (lợi tức đầu tư) của các nỗ lực Marketing và bán hàng của họ.
Việc không thiết lập các vòng phản hồi cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất kết nối giữa việc xây dựng chiến lược theo từng giai đoạn (với các cấp quản lý) và việc thực thi ở các cấp thấp hơn.
Các mô hình dự báo dựa trên AI có thể nắm bắt các xu hướng ở cấp độ chi tiết, chẳng hạn như ở cấp độ các giao dịch bán hàng riêng lẻ.
Thông tin có được do các mô hình này cung cấp có thể được sử dụng để cập nhật và điều chỉnh chiến lược Marketing và bán hàng theo cách nhanh hơn và liên tục hơn, điều này cũng cho phép các doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi.
Hãy xem xét ví dụ chi tiết này.
Một công ty sản xuất 200 năm tuổi ở Bắc Mỹ đã đầu tư đáng kể các hoạt động Marketing với mục tiêu xây dựng khách hàng tiềm năng (Lead), tuy nhiên, kết quả có được vẫn không như mong đợi, mức tăng doanh thu có được vẫn không đáng kể.
Doanh nghiệp này cho rằng họ đang gặp phải một vấn đề Marketing (marketing problem) nào đó.
Để có được câu trả lời, doanh nghiệp đã sử dụng một mô hình AI để phân tích dữ liệu và nhận thấy rằng, mức chi tiêu Marketing tăng lên thực sự đã mang lại kết quả tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tuy nhiên lại ít tác động đến doanh thu tổng thể.
Các phân tích sau đó tiết lộ rằng nguồn lực bán hàng hạn chế của nhà sản xuất là một phần của vấn đề. Đội ngũ bán hàng đã chọn những khách hàng tiềm năng tốt nhất từ các khoản chi tiêu marketing tăng lên, nhưng lại bỏ qua một số lượng khách hàng tiềm năng tương ứng mà lẽ ra họ phải theo đuổi.
Doanh nghiệp từ đây đã hiểu rằng họ gặp vấn đề về năng lực bán hàng chứ không phải là vấn đề Marketing. Nếu không có các mô hình phân tích dữ liệu, có lẽ mọi thứ đã khác.
Sự thay đổi trong quá trình phân khúc thị trường (Phân khúc khách hàng).
Vì các mô hình AI tập trung vào vòng phản hồi, việc sử dụng các mô hình này cũng đang làm thay đổi cách doanh nghiệp phân khúc thị trường.
Về mặt lý thuyết, phân khúc (segmentation) được định nghĩa là quá trình xác định một nhóm khách hàng có chung nhu cầu (để phát triển một sản phẩm, dịch vụ, hay các giải pháp duy nhất để phục vụ riêng cho phân khúc đó), những người có chung đặc điểm nhận dạng (để có thể xác định chính xác khách hàng trong phân khúc mục tiêu) và khả năng phản ứng của doanh nghiệp (để thiết kế các chiến lược tiếp cận và khai thác lợi ích kinh tế theo quy mô).
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp trong thế giới phi công nghệ đều tập trung vào hai phần đầu tiên của định nghĩa, tức là tập hợp các nhu cầu chung và các đặc điểm chung.
Về bản chất, cách tiếp cận này mang hình thức theo kiểu từ ngoài vào trong, tức chỉ là một chiều từ phía khách hàng và thị trường, trong khi một chiều khác cũng quan trọng không kém đó là từ trong ra ngoài (chiều ngược lại).
Nói một cách dễ hiểu hơn, việc hiểu khách hàng hay xem họ thực sự cần gì không phải là điều duy nhất trong quá trình phân khúc, mà doanh nghiệp cần phải tập trung vào quá trình thiết các kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp theo cách tối ưu hơn đối thủ cạnh tranh.
Trong các mô hình dự báo dựa trên AI, việc thực hành phân khúc tập trung vào phần thứ ba của định nghĩa nói trên, tức là khả năng phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề của khách hàng, và khả năng phản ứng của khách hàng với các chiến dịch marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
Ví dụ: các mô hình dự báo dựa trên AI có thể trả lời cho câu hỏi nhóm khách hàng nào sẽ phản ứng tốt hơn với các chương trình giảm giá, và nhóm nào tỏ ra phấn khích hơn với các chương trình tặng quà.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng những dự báo từ các mô hình AI để sắp xếp các nguồn lực Marketing và bán hàng sao cho phù hợp với từng cơ hội nhu cầu.
Điều này đặc biệt đúng trong một môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, nơi các điều kiện thị trường và hành vi của khách hàng có thể thay đổi nhanh hơn nhiều so với khả năng phản ứng hay năng lực tiếp cận của doanh nghiệp.
Các mô hình dự báo dựa trên AI đang đi về đâu?
Trong thế giới mới, với sự sẵn có của các dữ liệu cụ thể của khách hàng, khả năng của trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng máy học, các doanh nghiệp buộc phải tận dụng các mô hình dự báo để tối ưu hoá hiệu suất của các hoạt động marketing và bán hàng.
Lý tưởng nhất là điều này vừa giúp các tổ chức tạo ra được thêm lợi nhuận, vừa có thể mang lại những trải nghiệm khách hàng vượt trội.
Hãy xem xét một ví dụ tiếp theo.
Một nhà sản xuất lớn muốn cải thiện bộ phận Marketing của mình bằng cách sử dụng các mô hình AI tập trung vào việc ưu tiên các cơ hội bán hàng.
Tuy nhiên, các phân tích dữ liệu của doanh nghiệp lại cho thấy rằng, xét về mức chi phí, những nỗ lực của đội ngũ bán hàng trong việc giữ chân các đối tác kênh hiện tại có tác động lớn hơn đến doanh thu so với số tiền tương tự chi cho Marketing.
Trên thực tế, việc tối ưu hóa chi tiêu trên toàn bộ các hoạt động như giữ chân đối tác kênh (đại lý), Marketing và bán hàng có tác động lớn hơn đến KPI tổng thể của doanh nghiệp so với mức có thể đạt được nếu chỉ tập trung vào các cơ hội bán hàng.
Các phương pháp tiếp cận AI tiên tiến có thể giúp doanh nghiệp xác định các con đường hoàn toàn mới từ các hoạt động bán hàng và Marketing truyền thống theo cách có khả năng tác động đến KPI tổng thể của doanh nghiệp cũng như việc cân bằng nguồn lực một cách tối ưu giữa các hoạt động đó.
Trong khi các doanh nghiệp có lợi thế về công nghệ có thể đạt nhiều thành công hơn và nhanh chóng hơn trong việc việc tích hợp các mô hình AI, các doanh nghiệp truyền thống vốn ít có năng lực công nghệ sẽ gặp phải một số trở ngại lớn và thậm chí là tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường.
Đầu tiên là bản chất hoạt động rời rạc của các đội ngũ bán hàng, Marketing và hỗ trợ trong doanh nghiệp, điều này sẽ cản trở việc tích hợp các chức năng chung hướng tới khách hàng trên toàn doanh nghiệp.
Trở ngại thứ hai thuộc về năng lực của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ không biết cách các mô hình dự báo dựa trên AI có thể xác định lại cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng và phân khúc thị trường.
Nếu bạn thắc mắc rằng liệu máy móc hay AI sẽ thay thế hay đảm nhận các chức năng của Marketing và bán hàng? Thì câu trả lời là KHÔNG. Hoạt động Marketing và bán hàng sẽ không được vận hành hoàn toàn bằng máy móc.
Doanh nghiệp vẫn cần con người để đưa ra những quyết định cụ thể dựa trên các bối cảnh cụ thể. Khi nói đến việc cập nhật chiến lược, yếu tố con người sẽ luôn cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ của các đề xuất do AI tạo ra trước khi thực hiện chúng.
Con người cũng là nền tảng chính để theo dõi các kết quả trên cơ sở liên tục cung cấp những phản hồi (nguyên liệu đầu vào) cho các mô hình AI.
Hãy nhớ rằng, bất chấp tất cả các điểm mạnh vốn có của nó, các công cụ AI không thể hoạt động độc lập. AI tốt nhất nên là một công cụ giúp nâng cao năng lực của con người và có thể định hình lại cách con người đưa ra quyết định trong các chức năng như Marketing, bán hàng, hay duy trì lợi thế cạnh tranh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khoản đầu tư này được xem là bước đầu tiên để Lazada tiến tới phát hành cổ phiếu ra công chúng, với kỳ vọng sàn thương mại điện tử này sẽ phục vụ cho khoảng 300 triệu người dùng.
Theo hồ sơ gửi Cơ quan Quản lý và Doanh nghiệp Kế toán Singapore (ACRA), Lazada tiếp tục được công ty mẹ Alibaba đầu tư thêm 352,9 triệu USD. Khoản đầu tư này được xem là bước đầu tiên để thành lập một công ty con mới (spinoff) và phát hành cổ phiếu lần đầu của Lazada.
Trước đó, Alibaba đã đầu tư tổng cộng 1,6 tỷ USD vào công ty thương mại điện tử tại này trong năm 2022. Tháng 5/2022, Lazada đã nhận được một khoản đầu tư trị giá 378,25 triệu USD. Tới tháng 8/2022, công ty tiếp tục nhận đầu tư trị giá 912,5 triệu USD khác. Tháng 12/2022, Alibaba tiếp tục rót thêm 342,5 triệu USD vào Lazada.
Giới chuyên gia cho biết, Alibaba có những kế hoạch đầy tham vọng tại thị trường Đông Nam Á với mục tiêu nâng tổng giá trị hàng hoá (GMV) lên 100 tỷ USD, đồng thời kỳ vọng sàn thương mại điện tử Lazada sẽ phục vụ 300 triệu người dùng.
Theo những thông tin được phía Alibaba chia sẻ về đợt tái cấu trúc quan trọng bậc nhất lịch sử công ty, Lazada sẽ trực thuộc Nhóm Kinh doanh Kỹ thuật số Toàn cầu (Global Digital Business Group), đơn vị bao gồm cả AliExpress, Trendyol và Daraz.
Các nhà đầu tư tin rằng, Lazada – đơn vị thương mại điện tử (eCommerce) hàng đầu ở Đông Nam Á của Alibaba sẽ có cơ hội lớn để phát triển sau kế hoạch tái cấu trúc này.
Chuyên gia phân tích Zerlina Zeng tại CreditSights nhận định, sau khi thay đổi, ban lãnh đạo của Lazada sẽ trở nên phi tập trung hơn và từ đó công ty sẽ linh hoạt hơn với các quyết định của mình.
“Chúng tôi kỳ vọng Alibaba sẽ tiếp tục tăng được tỷ lệ tiền tệ hoá và hiệu quả hoạt động, đồng thời thu hẹp khoản lỗ hoạt động của Lazada”, chuyên gia Zerlina Zeng nói thêm.
Đồng thời, bà Zeng cho biết, việc Lazada tiến hành IPO có thể thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để mở rộng quy mô.
Ở Việt Nam, Lazada với sự hẫu thuẫn của Alibaba từng có thời điểm được xem như người dẫn đầu thị trường và gần như không thể đánh bại. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi có sự gia nhập của Shopee, thuộc sở hữu của Sea Group.
Gần đây nhất, Alibaba đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2022, khi lần đầu ghi nhận quý tăng trưởng kể từ 2022. Doanh thu của tập đoàn tăng 2,1% lên 247,76 tỷ nhân dân tệ, vượt xa mức dự đoán 245,18 tỷ nhân dân tệ.
Hệ sinh thái của tỷ phú Jack Ma lãi ròng 46,82 tỷ nhân dân tệ, vượt xa ước tính 34,02 tỷ nhân dân tệ của Refinitiv và tăng 69% so với cùng kỳ năm trước đó.
Một phần nguyên nhân giúp lợi nhuận của Alibaba tăng trưởng là việc cắt giảm chi phí. Tập đoàn này từng chi tiêu mạnh tay để phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến và quốc tế của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng thiết kế Adobe vừa công bố các tính năng dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) mới, công cụ có thể giúp các nhà sáng tạo giảm bớt thời gian thiết kế và tập trung nhiều hơn vào sáng tạo.
Sau khi ra mắt bộ công cụ chỉnh sửa AI thế hệ mới (Generative AI) Firefly cách đây không lâu, Adobe vừa thông báo rằng nền tảng thiết kế này sắp ra mắt một loạt các bản nâng cấp mới, tiếp tục trao quyền cho nhà sáng tạo thông qua các ứng dụng âm thanh và video của Creative Cloud.
Firefly là một bộ giải pháp theo mô hình AI tổng quát có thể tạo và chuyển đổi âm thanh, video, đồ họa và cả mô hình 3D bằng cách sử dụng các câu lệnh (Prompts) văn bản giống như cách mà người dùng tương tác với Dall-E hay ChatGPT.
Các tính năng AI mới của Firefly hiện đã có sẵn trên hệ sinh thái của Adobe bao gồm Premiere Pro, Illustrator, After Effects và Photoshop (trong giai đoạn thử nghiệm, các tính năng chỉ giới hạn cho một số người dùng nhất định).
Theo thông báo từ chính Adobe, với Firefly, người dùng chỉ cần nhập câu lệnh hay yêu cầu của họ, mọi việc còn lại sẽ được thuật toán xử lý, từ việc thêm hiệu ứng đến chèn hình.
Điều này sẽ bao gồm “nâng cao văn bản thành màu sắc”, một khả năng trên phạm vi rộng có thể điều chỉnh độ sáng và mức độ bão hòa, thay đổi thời gian trong ngày — thậm chí cả thời gian trong năm — bằng lời nhắc ngôn ngữ tự nhiên.
Ngoài ra, Adobe cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc ứng dụng AI với âm thanh, nhà sáng tạo có thể chèn nhạc nền và hiệu ứng âm thanh bằng cách mô tả cho trình chỉnh sửa những gì họ muốn thông qua các yêu cầu cụ thể (nhập câu lệnh bằng văn bản).
Bộ công cụ Firefly thậm chí sẽ còn đưa ra các hướng dẫn được cá nhân hóa để giúp những người dùng mới trong quá trình sử dụng các tính năng nói trên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá cách xây dựng một chiến lược nội dung (content strategy) mạnh, thứ có thể thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng.
Có thể nói trong những năm trở lại đây, “Nội dung” hay Content là một trong những thứ được nhắc đến nhiều nhất trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là trên mạng xã hội.
Từ các nội dung xấu, nội dung độc hại đến các nội dung video ngắn (từ TikTok, Instagram…), nội dung không chỉ là thứ mà người dùng tương tác với các nền tảng, nó còn là cách để các doanh nghiệp kết nối với khách hàng mục tiêu.
Nhiều thương hiệu và doanh nghiệp ngày nay bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của các mẫu nội dung mà họ truyền tải tới khách hàng, cá nhân hoá nội dung tới từng tệp khách hàng khác nhau và hơn thế nữa.
Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể xây dựng một chiến lược nội dung vừa phù hợp với nhu cầu “tiêu thụ” của người dùng vừa có thể thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu, bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết cho câu hỏi này.
Một chiến lược nội dung tốt cần phải tập trung vào yếu tố nền tảng.
Với bất cứ chiến lược nào, mọi chiến thuật hay hành động đều cần phải dựa trên một nền tảng vũng chắc, đó chính là cơ sở để quyết định sự phù hợp và thành công của chiến lược — điều này cũng áp dụng cho việc xây dựng chiến lược nội dung.
Cụ thể, trước khi đi sâu vào hoạt động viết nội dung, thiết kế hình ảnh hoặc xây dựng các tài sản nội dung có liên quan, bạn cần đặt ra những câu hỏi thứ có thể giúp đảm bảo rằng nội dung bạn được xây dựng dựa trên các nền tảng là đối tượng người xem và thương hiệu.
Đối tượng mục tiêu của bạn là ai, họ là nam hay nữ, họ ở đâu và cần những thông tin gì liên quan đến chủ đề mà bạn đang viết.
Bạn có thể phân khúc khách hàng của mình theo nhiều tiêu chí khác nhau như nhân khẩu học, địa lý, quan điểm xã hội hay tâm lý học hành vi.
Một nền tảng tiếp theo của bất cứ chiến lược nội dung nào đó là thương hiệu. Dù cho bạn viết nội dung là gì hay định dạng nào, những nội dung đó không thể tách rời các tài sản liên quan đến thương hiệu như định vị thương hiệu, giá trị của thương hiệu và hơn thế nữa.
Thúc đẩy khả năng tương tác và lòng trung thành thông qua sự kết nối.
Khi bắt tay xây dựng các chiến lược nội dung, bạn cần hiểu rằng, đầu ra của quá trình này không phải là một chiến lược hay các mẫu nội dung, mà sự tương tác của khách hàng với các nội dung đó.
Sự tương tác của khách hàng đến từ những cảm xúc mà họ có được từ thương hiệu, điều này một phần đến từ việc thương hiệu thường xuyên tương tác lại với họ, chia sẻ những nội dung mà khách hàng tương tác cao.
Một khi có được mức độ tương tác cao với nội dung, thương hiệu có thể dễ dàng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ các nội dung chất lượng được chia sẻ.
Khi nghĩ đến chiến lược xây dựng nội dung, người làm chiến lược cần nghĩ đến các định dạng nội dung khác nhau như nội dung web, nội dung trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, trên các ấn phẩm, nội dung quảng cáo, — Về bản chất mức độ ưu tiên về chất lượng cho tất cả nội dung này là như nhau.
Tính nhất quán và tối ưu phân phối trong các chiến lược nội dung.
Một điểm quan trọng tiếp theo quyết định sự thành công của các chiến lược nội dung đó là tính nhất quán. Tính nhất quán đề cập đến tần suất hay tính liên tục của việc xuất bản nội dung trên các nền tảng.
Một chiến lược nội dung thành công không chỉ đến từ một nền tảng chiến lược đúng mà còn đến từ khả năng duy trì chiến lược đó trong dài hạn.
Xuất phát từ góc nhìn này, việc xây dựng nội dung và lên lịch xuất bản (thường xuyên) sẽ giúp thương hiệu tránh bỏ lỡ các cơ hội để duy trì kết nối với khách hàng của mình.
Tính nhất quan cũng áp dụng ở khía cạnh thương hiệu, bạn cần nhất quán trong giọng điệu thương hiệu, nhận diện thương hiệu, các nội dung được chia sẻ cần gắn liền với cái gọi là bản sắc thương hiệu (Brand Identity).
Một thương hiệu luôn xuất hiện theo cách mà nó muốn khách hàng cảm nhận và nhớ về sẽ là chìa khoá để duy trì hình ảnh và giá trị bền vững của thương hiệu.
Để một chiến lược nội dung thành công, nó cũng cần được đo lường và tối ưu.
Với hầu hết các marketer, đặc biệt là với những ai làm Digital Marketing, khái niệm Data driven Marketing có lẽ không còn mấy xa lạ, người làm marketing trong bối cảnh mới không thể dựa trên các cảm nhận hay ý kiến chủ quan để đánh giá mức độ hiệu của của bất cứ hoạt động marketing nào, với chiến lược nội dung cũng vậy.
Dựa trên các dữ liệu có được như tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ like, share, comment trên các nền tảng mạng xã hội, thời gian ở lại trên trang (time on site), hay thậm chí là tỷ lệ chuyển đổi từ các mẫu nội dung, bạn cần phải tự rút ra cho mình các chiến thuật tối ưu mới, cần giảm bớt các nội dung nào, cần thêm mới các nội dung nào, hay các nội dung nào cần được xoá bỏ.
Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để làm điều này, từ các tính năng báo cáo trực tiếp trên các nền tảng, đến các công cụ miễn phí như Google Analytics hay các công cụ có trả phí như Screaming Frog, Crazy Eggs, hay Heat Map.
Tóm lại, nội dung luôn là tài sản để bạn có thể đảm bảo rằng thương hiệu của bạn đang có một sự hiện diện mạnh mẽ trong mắt khách hàng, để thúc đẩy tương tác, phát triển thương hiệu hay xây dựng lòng trung thành.
Hy vọng các hướng dẫn nói trên sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Samsung đang xem xét thay công cụ tìm kiếm mặc định Google trên các thiết bị di động của mình sang Bing của Microsoft. Khoản hợp đồng đang mang về cho Google khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.
Trong nhiều năm, Bing chỉ là lựa chọn hạng hai với các hãng di động, cho đến khi Microsoft tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo dựa trên ChatGPT vào công cụ tìm kiếm này.
Phản ứng của Google với dự định của Samsung là “hoảng sợ”, theo các tin nhắn nội bộ được The New York Times tiết lộ.
Nếu mất hợp đồng công cụ tìm kiếm mặc định với Samsung, Google mất 3 tỷ USD doanh thu hàng năm. Hợp đồng của gã khổng lồ tìm kiếm với Apple, trị giá 20 tỷ USD, cũng sẽ hết hạn trong năm nay.
Lần đầu tiên trong 25 năm trở lại đây, vị thế của Google bị đe dọa, bởi các đối thủ AI như Bing phiên bản mới. Để đáp lại, gã khổng lồ cũng đang chạy đua để xây dựng công cụ tìm kiếm tích hợp AI, theo các tài liệu nội bộ mà The Times xem được.
Công cụ và các tính năng tìm kiếm mới, dưới tên dự án Magi, đặt mục tiêu là đem lại trải nghiệm cá nhân hóa hơn so với dịch vụ tìm kiếm hiện tại, cố gắng dự đoán nhu cầu của người dùng.
Gã khổng lồ tìm kiếm lần đầu bị đe dọa.
Hàng tỷ người sử dụng công cụ tìm kiếm của Google mỗi ngày, từ tìm nhà hàng, chỉ đường cho đến chẩn đoán y tế. Cho đến khi ChatGPT ra đời vào tháng 11/2022, khó tưởng tượng bất cứ điều gì có thể thách thức một trong những trang web được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Động thái của Samsung là vết nứt đầu tiên trong đế chế kinh doanh tìm kiếm dường như bất khả xâm phạm của Google, trị giá 162 tỷ USD vào năm ngoái.
Đến nay hợp đồng vẫn đang được đàm phán và có thể Samsung vẫn gắn bó với Google. Nhưng chỉ riêng việc Samsung, công ty sản xuất hàng trăm triệu điện thoại thông minh với phần mềm Android mỗi năm, cân nhắc chuyển đổi công cụ tìm kiếm sang Bing, đã gây sốc cho nhân viên của Google.
Một số nguồn tin trong Google cho biết khi công ty yêu cầu tập hợp tài liệu cho một cuộc chào hàng với Samsung, nhiều nhân viên đã phản ứng bằng biểu tượng cảm xúc ngạc nhiên.
Trong khi đó, người phát ngôn của Google cho biết các nhà sản xuất điện thoại Android có thể tự do tích hợp công nghệ từ các công ty khác nhau để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Google đã phát triển AI trong nhiều năm. Phòng thí nghiệm DeepMind của công ty này ở London là một trong những nơi tiên phong trong ngành trí tuệ nhân tạo, với các dự án như AlphaFold, AlphaZero.
Trong những năm gần đây, Google đã sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm, nhưng chưa hoàn toàn tích hợp công nghệ này vào Search vì các mô hình ngôn ngữ thường đưa ra ra các kết quả sai, bịa đặt hoặc thiên vị.
Nhưng bây giờ ưu tiên hàng đầu là sản phẩm mang các công nghệ mới nhất để không bị bỏ lại so với các đối thủ trong ngành. Tháng trước, Google phát hành chatbot Google Bard gấp rút đến mức để lộ lỗi sai thông tin ngay trên video giới thiệu sản phẩm.
Google buộc phải tìm cách “cài cắm” hàng loạt tính năng AI.
Kế hoạch phát triển công cụ tìm kiếm mới tích hợp AI của Google vẫn đang ở giai đoạn đầu, không có thời gian biểu rõ ràng về thời điểm ra mắt.
Nhưng theo các thông tin đến nay, công cụ sẽ đón trước nhu cầu người dùng dựa trên những gì họ đang tìm kiếm và đưa ra các danh sách, thông tin liên quan. Công cụ này cũng sẽ mang tính trò chuyện hơn thay vì tra cứu như hiện nay.
Ở bước đầu tiên, dự án Magi sẽ bổ sung các tính năng cho công cụ tìm kiếm hiện có của Google, theo các tài liệu nội bộ. Công ty hiện có hơn 160 người làm việc trong dự án.
Magi sẽ giữ quảng cáo trong kết quả tìm kiếm. Các truy vấn tìm kiếm có thể dẫn đến giao dịch mua bán, chẳng hạn tìm kiếm giày hay vé máy bay, vẫn sẽ hiển thị quảng cáo trên đầu trang kết quả. Quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm là cách kiếm tiền chính của Google.
Các tính năng mới dự kiến được ra mắt vào tháng tới và mùa thu năm nay cho khoảng 30 triệu người dùng ở Mỹ, theo tài liệu.
Gã khổng lồ cũng phát triển các ý tưởng sản phẩm khác. Một công cụ có tên GIFI tích hợp AI để tạo hình ảnh trong kết quả Google Image. Công cụ khác, Tivoli Tutor, sẽ dạy cho người dùng một ngôn ngữ mới thông qua hội thoại văn bản với AI.
Nhiệm vụ cấp thiết của Google là thuyết phục người dùng rằng công ty vẫn “mạnh mẽ, có năng lực và hiện đại” như các đối thủ cạnh tranh, theo Jim Lecinski, cựu Phó chủ tịch bán hàng và dịch vụ của Google.
“Google buộc phải ở trong cuộc chạy đua các tính năng mới trong lĩnh vực tìm kiếm”, Lecinski, Giáo sư Marketing tại Đại học Northwestern, cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây, dưới những áp lực từ ChatGPT và Bing, Google đã bắt đầu xây dựng công cụ tìm kiếm dựa trên AI hoàn toàn mới.
Theo The New York Times, Google đang trong giai đoạn đầu của quá trình tạo ra một dịch vụ tìm kiếm hoàn toàn mới dựa trên AI, công cụ tìm kiếm mới hứa hẹn “sẽ mang lại trải nghiệm được cá nhân hóa nhiều hơn.”
Google cũng đang phát triển một bộ tính năng AI mới cho công cụ tìm kiếm hiện có với tên gọi là “Magi”. Trong số các tính năng mà Google đang phát triển, có một chatbot có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến kỹ thuật phần mềm cũng như cách xây dựng code (Coding).
Một bổ sung quan trọng khác của Google là công cụ tìm kiếm sẽ cho phép một chatbot quét qua các website mà người dùng đang đọc để cung cấp các thông tin theo ngữ cảnh.
Ví dụ: nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để ở trên Airbnb, bạn có thể yêu cầu chatbot cho bạn biết những gì nên xem và làm gần chỗ ở mà bạn đã lên kế hoạch.
Điều đáng chú ý là nhiều tính năng trong số này là các tính năng mà Google đã thử nghiệm trước đây hoặc đã tồn tại trên các nền tảng khác như Duolingo. Chẳng hạn, tính năng tạo hình ảnh đã có sẵn.
Google được cho là sẽ công bố Magi vào tháng tới trước khi nền tảng giới thiệu các tính năng AI bổ sung mới. Google cũng có kế hoạch cung cấp các tính năng của Magi cho một triệu người dùng ở Mỹ trước khi mở rộng tính khả dụng lên 30 triệu người dùng vào cuối năm nay, 2023.
Người phát ngôn của Google cho biết: “Chúng tôi đã đưa AI vào Google Tìm kiếm trong nhiều năm với mục tiêu là không chỉ cải thiện đáng kể chất lượng của kết quả tìm kiếm mà còn giới thiệu các cách tìm kiếm hoàn toàn mới, chẳng hạn như tìm kiếm qua Ống kính (Lens) và tìm kiếm đa điểm.”
Bất chấp những gì Google đang phát triển, Samsung đã thông báo với Google vào tháng trước rằng công ty này đang xem xét biến Bing (công cụ đối thủ của Google) thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị (ví dụ: điện thoại di động) của mình.
Tuyên bố được cho là đã khiến Google rơi vào tình trạng “hoảng sợ” khi khoản hợp đồng với Samsung trị giá đến khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thống kê của Morgan Stanley, người Hàn Quốc chi tiêu nhiều nhất thế giới cho hàng xa xỉ cá nhân tính theo đầu người.
Theo Morgan Stanley, tổng chi tiêu của người Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân đã tăng 24% trong năm 2022, chạm mức 16,8 tỷ USD, tương đương khoảng 325 USD/người.
Con số này cao hơn nhiều so với mức chi tiêu tương ứng là 55 USD và 280 USD bình quân đầu người của một công dân Trung Quốc và Mỹ.
Các thương hiệu xa xỉ cũng có doanh số bán hàng tăng mạnh tại Hàn Quốc.
Moncler cho biết doanh thu của họ tại Hàn Quốc “tăng hơn gấp đôi” trong quý II so với trước đại dịch.
Tập đoàn Richemont, chủ sở hữu Cartier, cho biết Hàn Quốc là một trong những quốc gia có doanh số bán hàng tăng hai con số vào năm 2022, so với cả một năm và hai năm trước.
Trong khi Prada cho biết, các cửa hàng ở Trung Quốc phải đóng cửa do các biện pháp kiểm soát đại dịch đã làm giảm 7% hiệu suất bán lẻ năm 2022.
Tuy nhiên, sự sụt giảm này “được giảm thiểu nhờ hiệu suất mạnh mẽ ở Hàn Quốc và Đông Nam Á”, hãng thời trang cao cấp này cho hay.
Mong muốn thể hiện địa vị xã hội mạnh mẽ.
Theo các nhà phân tích của Morgan Stanley, nhu cầu về hàng xa xỉ của người dân Hàn Quốc được “thúc đẩy bởi cả sự gia tăng sức mua cũng như mong muốn thể hiện địa vị xã hội”.
“Ngoại hình và thành công về tài chính có thể tao ra danh tiếng tốt cho người tiêu dùng Hàn Quốc hơn so với hầu hết các quốc gia khác”, báo cáo của Morgan Stanley cho hay.
Phô trương sự giàu có cũng được xã hội Hàn Quốc chấp nhận hơn. Một cuộc khảo sát của McKinsey cho thấy chỉ 22% người Hàn Quốc được hỏi coi việc khoe hàng xa xỉ là không tốt. Con số này thấp hơn so với 45% người Nhật Bản và 38% người Trung Quốc.
Nhu cầu về đồ xa xỉ cũng được hỗ trợ khi tài sản hộ gia đình ở Hàn Quốc tăng trong năm qua. Dữ liệu của Bank of Korea cho thấy giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình nước này đã tăng 11% vào năm 2021. Khoảng 76% tài sản hộ gia đình ở Hàn Quốc là bất động sản và giá bất động sản đã tăng đáng kể kể từ năm 2020.
Báo cáo của Morgan Stanley cũng ho biết thêm, hầu hết các thương hiệu hàng xa xỉ đều đã khai thác tối đa “làn sóng thần tượng” ở nước này để tăng nhu cầu của người tiêu dùng.
“Gần như tất cả những ngôi sao lớn của Hàn Quốc đều là đại sứ thương hiệu của các hãng thời trang xa xỉ”, báo cáo cho hay, đồng thời lấy ví dụ về hợp đồng giữa Fendi với nam diễn viên Lee Min-Ho hay Chanel với rapper G-Dragon.
Thương hiệu Dior đã chọn ca sĩ Rose của ban nhạc nữ đình đám BlackPink làm gương mặt đại diện cho bộ sưu tập HardWear. Theo nhà mốt này, bộ sưu tập đã “được đón nhận nồng nhiệt” và tăng gấp đôi doanh số cho dòng sản phẩm này.
Tuy nhiên, công ty phân tích Bain & Company cảnh báo việc sử dụng các số liệu bình quân đầu người để tiêu thụ hàng xa xỉ.
“Hàng xa xỉ không phải là sản phẩm dành cho thị trường đại chúng“, chuyên gia Weiwei Xing của Bain & Company nói với CNBC.
“Tôi sẽ đề xuất chia tỷ lệ tổng chi tiêu cho hàng xa xỉ theo số lượng dân số thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Đây sẽ là thước đo có ý nghĩa hơn để phản ánh thái độ và mức tiêu dùng đối với hàng xa xỉ”, ông Xing nói và cho biết thêm rằng nếu áp dụng cách tính này khoảng cách chi tiêu sẽ thu hẹp lại.
Tiềm năng chưa được khai thác ở Trung Quốc.
Trong báo cáo của mình, Morgan Stanley cũng lưu ý thêm, thị trường xa xỉ đang phát triển mạnh ở Hàn Quốc là một “bản xem trước tốt” về những gì thị trường xa xỉ Trung Quốc có thể trở thành. Theo Morgan Stanley, thị trường đồ xa xỉ ở Trung Quốc vẫn “chưa được thâm nhập”.
Các nhà phân tích cho biết hai quốc gia có những điểm tương đồng trong xu hướng sử dụng các mặt hàng xa xỉ để thể hiện địa vị xã hội.
Hiện tại, chi tiêu bình quân đầu người hàng năm của người Hàn Quốc cho hàng xa xỉ vẫn cao hơn sáu lần so với chi tiêu của người Trung Quốc.
Trên toàn cầu, McKinsey dự báo thị trường xa xỉ sẽ tăng trưởng từ 5% đến 10% vào năm 2023, nhờ nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc.
“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục sau khi kinh tế Trung Quốc phục hồi sau làn sóng COVID-19 hiện tại, ông Xing nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng MarketingTrips tìm hiểu xem cách các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp (Startup).
Trong một thế giới khi mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn và với tốc độ thay đổi nhanh hơn, các công ty khởi nghiệp hay thậm chí là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang phải chịu áp lực khá lớn trong việc tồn tại trên thị trường.
Là một công ty khởi nghiệp, không chỉ với những người làm marketing mà còn với cả đội ngũ ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nhanh nhẹn, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn để xây dựng sức ảnh hưởng trên thị trường của mình.
Các công cụ AI Marketing chính là một trong những giải pháp tiết kiệm cho điều này.
Các công cụ AI Marketing có thể giúp doanh nghiệp từ việc tự động trò chuyện với khách hàng, phân tích dữ liệu khách hàng, dự đoán các xu hướng tiêu dùng trong tương lai, cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu và hơn thế nữa.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách các công cụ AI Marketing hàng đầu có thể được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.
Dưới đây là Top những công cụ AI Marketing mà mọi công ty khởi nghiệp nên biết:
1. Chatbot.
Chatbots là công cụ được hỗ trợ bởi AI cho phép doanh nghiệp tự động hóa quy trình tương tác và dịch vụ khách hàng.
Bằng cách tích hợp chatbot vào các nền tảng như website hay ứng dụng (App), các doanh nghiệp có thể cung cấp những sự hỗ trợ 24/7 cho khách hàng, trả lời các câu hỏi của họ trong thời gian thực.
Chatbots cũng có thể giúp thu thập dữ liệu khách hàng và đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên các tương tác trước đây của họ.
Ví dụ: các doanh nghiệp thương mại điện tử (eCommerce) như Amazon hiện đang sử dụng chatbot để đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử tìm kiếm và mua hàng của khách hàng.
Một số công cụ chatbot phổ biến như:
Drift
Intercom
Tars
2. Phân tích dự đoán (Predictive analytics).
Phân tích dự đoán là một hình thức ứng dụng của công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) sử dụng thuật toán máy học (machine learning algorithms) để phân tích các dữ liệu lịch sử để từ đó có thể đưa ra các dự báo về xu hướng trong tương lai.
Bằng cách phân tích hành vi và hành trình mua hàng (Customer Journey) của khách hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích dự đoán (phân tích dự báo) để xác định tệp khách hàng tiềm năng (Lead), dự báo nhu cầu của họ và thậm chí là cá nhân hóa thông điệp marketing của thương hiệu.
Ví dụ: một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fitness có thể sử dụng phân tích dự đoán để xác định những khách hàng có khả năng hủy tư cách thành viên phòng tập của họ, từ đây doanh nghiệp có thể khởi chạy các chiến dịch Marketing được nhắm mục tiêu (targeted marketing) để giữ chân họ.
Một số công cụ phân tích dự đoán phổ biến như:
Google Analytics
Mixpanel
Segment.
3. Công cụ cá nhân hóa cũng là một cách tiếp cận của AI Marketing.
Các công cụ cá nhân hóa cũng là công cụ được hỗ trợ AI cho phép doanh nghiệp tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa cao cho khách hàng của họ.
Bằng cách phân tích những dữ liệu khách hàng như lịch sử duyệt web, lịch sử mua hàng và hoạt động trên mạng xã hội, các công cụ cá nhân hóa có thể cung cấp các nội dung được nhắm mục tiêu cũng như đề xuất sản phẩm có liên quan cho từng khách hàng.
Ví dụ: một doanh nghiệp trong ngành hàng F&B có thể sử dụng các công cụ cá nhân hóa để đề xuất các loại đồ uống dựa trên sở thích cá nhân và mua hàng trước đây của khách hàng.
Một số công cụ công cụ cá nhân hóa phổ biến có thể kể đến như:
RichRelevance
Monetate
Qubit
4. Công cụ nhận dạng hình ảnh và video.
Các công cụ nhận dạng hình ảnh và video sử dụng thuật toán dựa trên AI để phân tích nội dung trực quan (Visual Content) và trích xuất các thông tin liên quan.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng nhận dạng hình ảnh và video để quan sát dữ liệu trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media), xem cách thương hiệu được đề cập, theo dõi sự thành công của các chiến dịch marketing và xác định các xu hướng phổ biến trong ngành.
Ví dụ: một công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh FMCG có thể sử dụng tính năng nhận dạng hình ảnh để xác định các xu hướng tiêu dùng phổ biến trên Instagram và từ đó có thể chủ động xây dựng các nội dung xoay quanh các xu hướng đó.
Một số công cụ nhận dạng hình ảnh và video phổ biến bao gồm:
Google Cloud Vision
Amazon Rekognition
Clarifai
5. Trợ lý giọng nói cũng nên nằm trong danh sách các công cụ AI Marketing cần được áp dụng.
Các trợ lý giọng nói (Voice assistants) như Alexa của Amazon và Siri của Apple đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng tương tác với thương hiệu.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng trợ lý giọng nói để tạo các chiến dịch marketing được kích hoạt bằng giọng nói hoặc hỗ trợ khách hàng thông qua lệnh thoại.
Ví dụ: một doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch có thể sử dụng trợ lý giọng nói để cung cấp cho khách hàng thông tin về tình trạng chuyến bay và các đề xuất du lịch liên quan.
Một số công cụ trợ lý giọng nói phổ biến bao gồm:
Amazon Alexa Skills Kit
Google Actions
Microsoft Bot Framework
Tóm lại, các công cụ AI Marketing là một phần tương lai của hoạt động Digital Marketing. Các công ty khởi nghiệp hay các doanh nghiệp nhỏ cần nắm lấy AI để xây dựng các lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Khi công nghệ AI hay các công cụ như ChatGPT, Google Bard tiếp tục phát triển, những công cụ này sẽ càng trở nên dễ tiếp cận hơn, điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng hợp lý hóa các nỗ lực marketing của họ và cải thiện nhiều hơn nữa trải nghiệm của khách hàng.
Với các công cụ và chiến lược phù hợp, doanh nghiệp có thể sử dụng AI để duy trì sự bền vững trong một thế giới Digital Marketing không ngừng thay đổi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một báo cáo mới được công bố, Google đã chia sẻ về thuật toán chống Spam của mình trong 2023, đồng thời nêu bật cách hệ thống máy học của SpamBrain đã phát triển theo thời gian.
Báo cáo chống spam hàng năm của Google là báo cáo nêu bật tất cả các cách mà hệ thống chống nội dung rác của Google là SpamBrain hoạt động.
SpamBrain của Google là gì?
SpamBrain là tên mà Google đặt cho hệ thống máy học (machine learning) của Google chuyên được sử dụng để phát hiện các nội dung không mong muốn (nội dung rác) thông qua nhiều thuật toán xử lý khác nhau.
Công nghệ máy học hay học máy là một dạng trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng dữ liệu (Data) để liên tục học hỏi, thứ có thể giúp nó ngày càng thành trở nên thành thạo hơn với các nhiệm vụ mà nó được thiết kế (được đào tạo).
SpamBrain còn được xem là trung tâm của các sáng kiến mới với mục tiêu ngăn chặn nội dung rác trên công cụ tìm kiếm.
Google cập nhật các cải tiến mới đối với SpamBrain.
Theo thông tin từ Google, hệ thống phát hiện tin rác của SpamBrain đã phát hiện ra các website có chứa nội dung rác cao hơn 500% so với năm trước.
Nhiều thuật toán đào tạo bổ sung đã giúp tăng đến 10 lần khả năng của SpamBrain trong việc xác định các website gian lận.
Phát hiện các liên kết Spam (Link Spam).
Báo cáo cũng lưu ý rằng, nhờ vào khả năng học hỏi của SpamBrain, hệ thống đã phát hiện ra các website có chứa các liên kết rác nhiều hơn gấp 50 lần so với năm trước.
“Nhờ khả năng học hỏi liên tục của SpamBrain, chúng tôi đã phát hiện các trang web có liên kết rác nhiều hơn 50 lần so với bản cập nhật liên kết rác trước đó.”
SpamBrain có khả năng phát hiện tin rác tại thời điểm thu thập dữ liệu (Indexing).
Một sự thật thú vị về thuật toán chống Spam của Google, SpamBrain, là cách hệ thống xác định nội dung rác tại thời điểm thu thập dữ liệu.
Nếu một Trang (webpage) được thu thập dữ liệu bị phát hiện là spam, trang đó sẽ bị chặn ngay lập tức khỏi công cụ tìm kiếm, ngăn không cho trang đó được xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Theo Google:
“…chúng tôi có các hệ thống có thể phát hiện nội dung rác khi chúng tôi thu thập dữ liệu các trang hoặc nội dung (Content) khác.
Hệ thống sẽ tự động truy cập nội dung và đánh giá xem liệu nội dung đó có đủ điều kiện để xuất hiện trên trang tìm kiếm hay không. Một số nội dung bị phát hiện là spam sẽ không được thêm vào chỉ mục.
Các hệ thống này cũng hoạt động đối với các nội dung mà chúng tôi khám phá được thông qua sơ đồ trang web (sitemap) và Google Search Console.
Bằng cách sử dụng AI, chúng tôi có thể xác định chính xác các dấu hiệu đáng ngờ và ngăn các URL spam xâm nhập vào hệ thống tìm kiếm.”
Hệ thống bảo vệ đa ngôn ngữ.
Một điều mới mẻ đối với SpamBrain của Google là hệ thống nhận diện lừa đảo (Scam) đa ngôn ngữ, điều này có thể giúp giảm đến 50% số lần nhấp vào các website lừa đảo so với năm trước.
Ở khía cạnh nội dung Spam (Spam Content), Google cho biết hệ thống hiện đang tập trung vào việc phát hiện các liên kết spam, xác định các website rác và khả năng phát hiện nội dung spam ngay khi thu thập dữ liệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhắc đến CEO của đế chế thương mại điện tử Amazon, Jeff Bezos, người ta không chỉ nhắc đến với tư cách là người giàu nhất nhì thế giới, phong cách lãnh đạo của ông, thứ giúp Amazon từ là công ty bán sách vô danh đến nền tảng eCommerce lớn nhất thế giới cũng là thứ đáng được học hỏi.
Khi nói đến các công ty khởi nghiệp hay các giai đoạn đầu của các đế chế như Amazon hay Apple, người ta nói đến cách các nhà lãnh đạo đã cố gắng để biến các ý tưởng thành các doanh nghiệp thực sự, lớn hơn là các công ty đại chúng (được niêm yết).
Trong khi chỉ một số ít trong số họ thành công, hiển nhiên, phần còn lại là thất bại.
Hầu hết những nhà sáng lập của các doanh nghiệp không thể vượt qua những thách thức trong việc biến ý tưởng của họ thành một công ty đại chúng.
Theo nghiên cứu mới đây của Giáo sư Loredana Padureanm của MIT Sloan School, để làm được điều này, các nhà sáng lập phải thành công ở 3 giai đoạn mà phần lớn các công ty khởi nghiệp đều trải qua:
Giai đoạn 1: Có được những khách hàng đầu tiên.
Giai đoạn 2: Mở rộng quy mô.
Giai đoạn 3: Chèo lái doanh nghiệp đến những nấc thang mới (Niêm yết lên sàn).
Ở nhiều năm trở về trước, các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) đã tìm cách thay thế các CEO (Giám đốc điều hành) trước mỗi giai đoạn phát triển mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này lại trở nên sai lầm ở giai đoạn hiện tại.
Việc thay thế các nhà sáng lập bằng các CEO chuyên nghiệp có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực – hãy nghĩ đến việc John Sculley thay thế Steve Jobs (Cố Nhà sáng lập của Apple).
“Khoảng 30 năm trước, các nhà đầu tư mạo hiểm tỏ ra không mấy mặn mà với các nhà sáng lập khi công ty bắt đầu mở rộng quy mô, thứ họ cần hơn là một CEO chuyên nghiệp, người có thể giúp họ mang về nhiều tiền hơn.”
Tuy nhiên, có một thứ khác mà các nhà đầu tư này ít nghĩ tới đó là “linh hồn của doanh nghiệp”, thứ chỉ có ở các nhà sáng lập.
Trong khi các CEO chuyên nghiệp có thể (dễ dàng hơn) giúp doanh nghiệp sớm vượt qua giai đoạn tìm kiếm những khách hàng ban đầu (Giai đoạn 1), họ lại hiếm khi có đủ năng lực và nhiệt huyết để khiến doanh nghiệp đi xa hơn (tới Giai đoạn 3).
Thông thường, nếu các nhà sáng lập cởi mở với ý kiến đóng góp và mong muốn lắng nghe, họ hoàn có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp..
Dưới đây là một số cách bạn phải thay đổi hành vi của mình để biến doanh nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến một công ty đại chúng.
1. Thay đổi phong cách lãnh đạo.
Để vượt qua giai đoạn đầu tiên, những người sáng lập phải ngừng khoe khoang thành tích và cần lắng nghe nhiều hơn khi họ tương tác với đội ngũ điều hành của mình.
Thay vì cố gắng bảo vệ quan điểm cá nhân một cách bất chấp, nhà sáng lập cần loại bỏ cái tôi của mình. Hãy tự hỏi ‘Liệu tôi chưa nghĩ đến điều gì? hay Nếu chiến lược này thất bại, tại sao nó lại thất bại?’
2. Buông bỏ để trưởng thành.
Để vượt qua giai đoạn đầu tiên, những người sáng lập phải ngừng cố gắng kiểm soát tất cả các quyết định (lãnh đạo độc đoán). Thay vào đó, họ phải học cách trao quyền cho người khác và quản lý những người biết nhiều hơn họ.
Nhắc đến điều này, có một câu nói nổi tiếng của cố CEO Apple đại ý có nghĩa là “Đừng tuyển nhân tài về rồi chỉ cho họ phải làm gì, hãy hỏi họ chúng ta cần làm gì”.
3. Nắm bắt và tận dụng được những năng lực đặc biệt của đội ngũ.
Là nhà sáng lập hay CEO, một trong những vai trò quan trọng nhất là “đặt người đúng chỗ”.
Thường thì nhà sáng lập sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp bằng cách tạo ra những sản phẩm đầu tiên và có được những khách hàng đầu tiên.
Tuy nhiên, theo thời gian, sản phẩm ban đầu đó sẽ trưởng thành và doanh nghiệp sẽ cần phát triển một sản phẩm mới có nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn.
Chính vì điều này, nhà sáng lập cần lắng nghe đội ngũ lãnh đạo của mình nhiều hơn, tìm ra các điểm mạnh của họ, những người gần gũi nhất với khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
“Các nhà lãnh đạo cần nhận ra rằng họ không thể tự mình làm tất cả. Họ nên xây dựng một hệ thống lắng nghe mang tính chiến lược để lấy ý kiến từ các nhân viên và người quản lý khác.”
4. Hãy coi các nhà đầu tư như là những người trợ giúp thay vì là người hưởng lợi.
Trong khi với không ít các công ty khởi nghiệp, họ cần gọi vốn để phát triển doanh nghiệp của mình, họ cần tiền từ các nhà đầu tư và xem nhà đầu tư như là những người sẽ “hưởng lợi” từ những lợi ích phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên, quan điểm này cần phải thay đổi.
Các nhà sáng lập không nên xem các nhà đầu tư như những “kẻ xâm nhập” hay “người chen ngang” vào doanh nghiệp, mà hãy coi họ như những đồng minh có thể giúp doanh nghiệp của thành công.
Các nhà lãnh đạo phải tránh coi các nhà đầu tư là những người cản đường họ và nên chủ động xây dựng lòng tin với hội đồng quản trị. Nhiều nhà sáng lập bẩm sinh không giỏi về chiến lược. Nhưng một hội đồng quản trị tốt có thể trợ giúp.
Thay vì cố gắng để nắm giữ mọi thứ, các CEO nên truyền đạt ý tưởng để những người khác có thể giúp tạo ra một tương lai mới cho doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi tiết lộ việc đổi tên Twitter Inc thành X Corp với tham vọng xây dựng ứng dụng của mọi thứ (everything app), Elon Musk cho biết WeChat của Trung Quốc chính là hình ảnh mà Twitter hướng tới.
Kể từ lúc mua lại Twitter từ năm ngoài, mạng xã hội này đã có rất nhiều sự thay đổi dưới tay CEO Elon Musk, từ việc sa thải hàng loạt nhân viên, bán tick xanh (xoá những tick xanh cũ nếu không thanh toán), đến tiết lộ thuật toán đề xuất của Twitter.
Theo thông tin mới đây từ CNBC, người dùng Twitter sẽ có thêm tùy chọn mua và bán cổ phiếu cũng như các tài sản khác trên Twitter.
Người dùng theo đó có thể truy cập dữ liệu giao dịch theo thời gian thực từ TradingView trên các quỹ chỉ số như S&P 500 và cổ phiếu của một số công ty khác, bao gồm cả Tesla.
Nói về điều này, Elon Musk cho biết, đó chính là tầm nhìn của Twitter, là trở thành một siêu ứng dụng (Super App) như WeChat.
Theo thông tin từ Reuters, CEO Twitter cho biết thêm rằng Mỹ không có những ứng dụng tương đương với WeChat của Trung Quốc, một ứng dụng nhắn tin nhưng cũng cho phép người dùng thanh toán, đặt chuyến bay, mua sắm và hơn thế nữa v.v. và một Twitter mới sẽ có thể lấp đầy khoảng trống đó.
CEO của một nền tảng đầu tư cho biết: “Sẽ rất thú vị khi thấy Twitter tập trung nhiều hơn vào mảng tài chính và thanh toán, mọi thứ vẫn còn ở phía trước.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu được thực hiện đúng, Cold Email Marketing cũng là một phương pháp hiệu quả để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng (Lead), xây dựng lòng trung thành của khách hàng và hơn thế nữa.
Nếu bạn là người làm marketing, hay đơn giản là người thích tìm hiểu về ngành marketing, bạn có thể biết đến khái niệm “cold email”.
Cũng tương tự như “cold call”, cold email dùng để mô tả những email marketing mang tính chất tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng theo kiểu ngẫu nhiên (chủ động một chiều từ phía doanh nghiệp) với mục tiêu là khiến khách hàng thực hiện một hành động gì đó ví dụ như đăng ký, đặt lịch tư vấn, hay thậm chí là mua hàng.
Nếu được thực hiện đúng cách, gửi email ngẫu nhiên có thể là một cách hiệu quả để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhà tài trợ, v.v.
Dưới đây là một số chiến lược Cold Email Marketing bạn có thể tham khảo:
1. Nghiên cứu kỹ phân khúc thị trường.
Trong marketing, đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp, chọn thị trường ngách (Niche Market) luôn là một chiến lược khôn ngoan.
Tuy nhiên, chọn gia nhập thị trường này không đồng nghĩa là bạn sẽ dễ thành công, điều quan trọng là bạn cần nghiên cứu kỹ về nó.
Có một nguyên tắc là, thị trường ngách của bạn càng nhỏ thì bạn càng có nhiều khả năng cạnh tranh để khiến những khách hàng mục tiêu trong thị trường đó chú ý đến bạn.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, độ lớn của cái gọi là Ngách có thể khác nhau, bạn cần phân chia tệp khách hàng của mình thành các nhóm nhỏ hơn, các nhóm nhỏ hơn sẽ quan tâm đến các vấn đề khác nhau, cũng từ đây bạn sẽ dễ dàng thử nghiệm và tối ưu hiệu suất của email.
2. Nếu đưa ra ưu đãi – Hãy khiến nó dễ hiểu.
Đối với email marketing nói chung và cold email marketing nói riêng, vì bản chất là khách hàng tiềm năng chỉ có vài giây để xem email nếu có, đây là phần quan trọng nhất!
Ưu đãi hay Lời đề nghị của bạn phải tốt đến mức mọi người sẽ cảm thấy tiếc nuối nếu từ chối nó.
Đạt mức lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo gấp 4 lần trong 30 ngày hoặc chúng tôi sẽ hoàn lại phí dịch vụ + chi tiêu quảng cáo.
Nhận thêm 15 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mỗi ngày mà bạn không phải làm bất cứ điều gì khác.
Hãy lưu ý về sức mạnh của các con số trong tiêu đề.
3. Nghiên cứu điển hình (Case Study).
Trong vô số các định dạng làm nội dung (Content Format), Case Study được xem là một trong những phương thức có tính thuyết phục cao nhất vì đơn giản nó hoạt động như PR trong Marketing, thay vì thương hiệu tự nói về mình, hãy để các khách hàng (các bên thứ 3) nói về mình.
Case Stuy đơn giản có thể là: “Hãy khám phá xem cách ABC (tên khách hàng) đã tăng 30% doanh số chỉ sau 60 ngày…”
4. Thiết kế Landing Page đơn giản và tập trung
Nếu bạn chưa từng nghe qua về thuật ngữ Landing Page thì bạn có thể tìm hiểu tại landing page là gì, nó là khái niệm đề cập đến nơi mà khách hàng tiềm năng sẽ được chuyển tới nếu họ nhấp vào email.
Như đã phân tích ở trên, để cold email marketing mang lại hiệu quả cao, bạn cần tập trung vào các thị trường ngách khác nhau, mỗi thị trường ngách đều yêu cầu các thông tin khác nhau trong Landing Page.
Landing Page nên có hình ảnh hay các video giải thích rõ về những gì bạn cung cấp, nó cũng cần có các bằng chứng xã hội (Social Proof) chứng minh rằng thương hiệu của bạn đủ độ tin cậy.
Cấu trúc của một Landing Page hiệu quả có thể là: Kéo (sử dụng các câu từ có khả năng thu hút khách hàng, đặt vấn đề với khách hàng), Giới thiệu (cho khách hàng biết bạn là ai), Case study (Bạn đã làm được gì cho khách hàng của mình), Đưa ra thêm lý do nếu có, và Lời kêu gọi hành động (CTA).
Lời kêu gọi hành động của bạn phải rất ngắn gọn. Đừng sử dụng CTA với các động từ hành động yêu cầu khách hàng làm nhiều việc hơn, ví dụ: “điền vào biểu mẫu”, thay vào đó bạn phải luôn khiến khách hàng của mình làm ít hơn, ví dụ: “Yêu cầu tư vấn”.
5. Sử dụng các câu từ có khả năng “thôi miên” cao.
Nếu bạn làm email marketing, bạn hiểu rằng, dòng tiêu đề của email đóng góp tới 60% tỷ lệ mở mail. Khi viết các dòng tiêu đề, bạn nên tránh viết những dòng tiêu đề bán hàng hoặc chung chung, ví dụ: “Xin chào ABC (tên khách hàng), doanh nghiệp của bạn có muốn có thêm khách hàng tiềm năng không?” Thay vào đó, bạn nên viết như thể bạn biết rõ về họ, ví dụ: “Các doanh nghiệp bán lẻ đang coi tính bền vững là chiến lược ưu tiên hàng đầu để tăng trưởng, doanh nghiệp của bạn thì sao, liệu có bỏ lỡ? !”
Tiếp theo, bạn cũng nên mô tả một dòng về các nghiên cứu điển hình của bạn với một khách hàng mà bạn đã làm việc gần đây trong cùng ngành, ví dụ: “Gần đây, chúng tôi đã giúp công ty ABC cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng thêm 19% chỉ trong 2 tháng, và chúng tôi rất muốn giúp bạn làm điều tương tự.”
Cuối cùng, vì là Cold Email, đừng bao giờ yêu cầu được gặp khách hàng ngay hay yêu cầu họ hành động tức thì (kiểu mua hàng)! Thay vào đó, bạn nên có một CTA mềm hơn ví dụ như “Tham khảo thêm tại đây…?” hoặc “Tìm hiểu thêm về câu chuyện tại…?”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Elon Musk nói đã phải đưa ra quyết định khó khăn và đau lòng khi cho 6.500 nhân viên, tương đương 80% nhân sự của Twitter nghỉ việc.
Trả lời BBC ngày 11/4 mới đây, Elon Musk cho biết việc giảm số nhân viên Twitter từ 7.800 trong tháng 11/2022 xuống 1.500 chỉ trong sáu tháng là “một trong những điều khó khăn nhất” ông phải thực hiện kể từ khi nắm quyền điều hành công ty.
“Điều đó không vui chút nào. Tôi thấy đau lòng”, CEO Twitter nói.
Những người ở lại được yêu cầu làm việc với cường độ cao. Còn những người bị sa thải chỉ được thông báo qua email chứ không có cơ hội trao đổi trực tiếp từ quản lý hoặc Elon Musk. Một số cho biết họ chỉ phát hiện mình mất việc khi bị công ty khóa máy tính xách tay.
“Tôi không thể nói chuyện với nhiều người như vậy”, tỷ phú Mỹ trả lời.
Theo Musk, Twitter chỉ có “bốn tháng để sống” khi ông tiếp quản công ty vào cuối tháng 10/2022. Do đó, hành động sa thải hàng loạt là biện pháp “quyết liệt để ngăn chặn tình trạng dòng tiền âm ba tỷ USD”.
Dù nỗ lực giữ cho Twitter hoạt động trơn tru, quyết định cắt giảm nhân sự cũng khiến Musk hứng chịu nhiều mũi dùi dư luận. Khi đó, hoạt động của Twitter được các công ty công nghệ toàn cầu theo dõi chặt chẽ.
Ngay sau đó, hàng loạt hãng công nghệ lớn như Meta, Alphabet, Amazon, Microsoft, HP, Saleforces cũng bắt đầu kế hoạch cắt giảm diện rộng. Dữ liệu từ trang theo dõi Layoffs.fyi cho thấy, hơn 157.000 kỹ sư công nghệ đã mất việc chỉ trong đầu năm nay.
Trong buổi phỏng vấn, CEO Twitter cho biết cũng muốn biến văn phòng mạng xã hội thành nơi trú ẩn cho người vô gia cư.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong “Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram”, Sarah Frier đã kể lại câu chuyện Instagram tạo ra ngành công nghiệp tỷ đô và thương vụ thâu tóm của Facebook.
Tác giả Sarah Frier là một phóng viên công nghệ của Bloomberg News. Trong cuốn sách đầu tay của mình, Frier kể lại câu chuyện cho thấy lý tưởng của các nhà sáng lập công ty công nghệ có thể bị tác động thế nào trước áp lực tạo ra lợi nhuận.
Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram được tường thuật qua một góc nhìn tổng thể kết hợp lời kể của nhiều người. Qua đó, tác giả không chỉ kể về câu chuyện kinh doanh, mà còn phản ánh câu chuyện văn hóa, danh tiếng và trên hết là mối quan hệ của con người với công nghệ, mối quan hệ giữa người với người trên không gian mạng.
Theo Frier, Systrom và Krieger khởi sinh quyết định bán Instagram cho Facebook với mong muốn “đứa con tinh thần” của mình lớn mạnh, giữ được độ hợp thời và tồn tại lâu hơn.
Nhưng sau cột mốc 1 tỷ người dùng, ứng dụng này dần bị mắc kẹt trong những rắc rối về cá tính, lòng tự tôn cá nhân và những ưu tiên của Facebook.
Zuckerberg đã ra lệnh dừng tất cả hoạt động hỗ trợ khi nhận ra Instagram đang có tốc độ tăng trưởng doanh thu và người dùng nhanh hơn Facebook. Điều này tạo ra sự căng thẳng giữa Mark Zuckerberg và hai nhà đồng sáng lập của Instagram.
Sarah Frier viết: “Mỗi khi Instagram đạt được một chút thành công, Zuckerberg dường như lại thẳng chân đá họ về lại vị trí của mình”.
Cuộc đấu tranh dai dẳng giữa Instagram với “công ty mẹ” chỉ đi đến hồi kết khi Systrom và Krieger ra đi vào năm 2018.
Trước tham vọng thống trị của mạng xã hội Facebook, một cựu giám đốc của Instagram đã chia sẻ đầy chua chát: “Facebook giống một cô chị muốn diện đẹp cho cô em đi dự tiệc nhưng không hề muốn cô em xinh hơn mình”.
Tác giả Frier đã khai thác chi tiết các sự việc dẫn dắt đến sự vụ này, tiết lộ những thông tin độc quyền từ người trong cuộc.
Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram không chỉ bàn về sự cạnh tranh không tránh khỏi giữa các nền tảng trong dòng chảy sinh tồn khắc nghiệt tại Thung lũng Silicon; cho thấy một thực trạng đáng tiếc khi các startup (công ty khởi nghiệp) tiềm năng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh và tham vọng thống trị từ những “gã khổng lồ” công nghệ.
Tạp chí kinh doanh Fortune đã mô tả cuốn sách của Sarah Frier là “một trong những cuốn sách mê hoặc nhất về những tranh đấu ở Thung lũng Silicon”. Sách đoạt giải Sách kinh doanh của năm của Financial Times năm 2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các thông tin mới nhất xoay quanh mô hình kinh doanh thương mại điện tử của TikTok đó là TikTok Shop: TikTok Shop là gì? Cách đăng ký và tối ưu bán hàng trên cửa hàng TikTok 2023? Giới thiệu về TikTok Shop tại Việt Nam? và hơn thế nữa.
Với khoảng gần 1.5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến 2023, TikTok là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Vốn sở hữu lượng người dùng khổng lồ, TikTok giờ đây không chỉ là mạng xã hội để giải trí với các video ngắn, và hợp xu hướng, đây còn là nơi để người mua (Buyer) và người bán (Seller) trao đổi và kinh doanh với nhau, TikTok Shop (hay còn được gọi là Cửa hàng TikTok) chính là nơi cho phép người dùng làm điều đó.
Cũng tính đến năm 2023, tại thị trường Việt Nam, TikTok là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) lớn thứ 3, chỉ sau Shopee và Lazada.
Mặc dù người dùng không khó để đăng ký tài khoản, thiết lập cửa hàng và bắt đầu bán hàng trên TikTok Shop, việc hiểu đầy đủ về các đặc điểm, tính năng bán hàng, cách thức thanh toán, tối ưu quảng cáo và hơn thế nữa trên TikTok Shop thực sự là một rào cản.
Bài viết dưới đây từ MarketingTrips là những nền tảng kiến thức căn bản nhất về TikTok Shop, đó là tất cả những gì mà người bán hay thậm chí là người mua hàng trên TikTok cần biết vào năm 2023.
Các nội dung sẽ được phân tích trong bài viết này bao gồm:
Cách đăng ký tài khoản và thiết lập gian hàng trên TikTok Shop?
Một vài chiến lược để bán hàng thành công trên TikTok Shop trong năm 2023.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến việc bán hàng trên TikTok Shop.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
TikTok Shop là gì?
TikTok Shop (TikTok Shopping) là nền tảng hay công cụ mua sắm trực tuyến có thể truy cập trực tiếp từ mạng xã hội TikTok. Nó cho phép những người bán, thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đăng tải sản phẩm và bán hàng trên TikTok.
Quá trình mua bán giữa người bán và người mua được thực hiện hoàn toàn trong ứng dụng (in-app shopping), tức người dùng không cần rời khỏi nền tảng để xem chi tiết thông tin về sản phẩm hay tiến hành thanh toán.
TikTok Shop hay còn được gọi là Cửa hàng TikTok lần đầu tiên được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 với một số nhà bán lẻ được chọn tại thị trường Mỹ và Vương Quốc Anh, trước khi ra mắt rộng hơn tới các quốc gia khác trên toàn cầu.
Tính đến hiện tại, theo thông tin trực tiếp từ TikTok, TikTok Shop hiện có sẵn ở 9 quốc gia tại 3 vùng lãnh thổ khác nhau đó là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Tại khu vực Châu Á, TikTok Shop có mặt tại Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines, và Malaysia.
Về bản chất, TikTok Shop hoạt động như là một thị trường trực tuyến (marketplace) trong đó người bán (thương hiệu, doanh nghiệp), những người có ảnh hưởng hay các nhà sáng tạo nội dung và người dùng là 3 nhóm đối tượng chính.
Sau khi đăng ký tài khoản TikTok Shop thành công, người dùng có thể bắt đầu đăng tải sản phẩm, viết nội dung mô tả cho sản phẩm, chạy quảng cáo để thúc đẩy doanh số bán hàng, hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) để xây dựng hình ảnh thương hiệu trên TikTok và hơn thế nữa.
Tổng quan về TikTok Shop tại Việt Nam.
TikTok chính thức ra mắt giải pháp thương mại điện tử (e-commerce) TikTok Shop tại thị trường Việt Nam vào ngay 29 tháng 4 năm 2022.
TikTok Shop là một giải pháp sáng tạo dành cho cả người mua, người bán và cả nhà sáng tạo nội dung. TikTok Shop mang đến hệ sinh thái thương mại điện tử toàn diện, liền mạch ngay trên TikTok.
Thông qua nền tảng e-commerce mới này, TikTok tham vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đồng thời cung cấp trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người dùng và cơ hội phát triển cho các nhà sáng tạo nội dung.
Ai có thể sử dụng TikTok Shop?
Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, TikTok Shop hiện chỉ có sẵn ở một số quốc gia nhất định, với những người dùng ở các quốc gia này, TikTok Shop chủ yếu được sử dụng bởi 3 nhóm đối tượng chính bao gồm:
Người bán (Seller): Chính là những doanh nghiệp, thương hiệu cần bán hàng.
Nhà sáng tạo (Content Creator): Nhà sáng tạo ở đây vừa có thể là người hỗ trợ các thương hiệu xây dựng thương hiệu và bán hàng, vừa cũng có thể chính là người bán hàng trực tiếp đến người dùng.
Nhà làm liên kết (Affiliates): Những người không trực tiếp sở hữu sản phẩm mà chỉ nhận được “hoa hồng” (commissions) với các sản phẩm mà họ bán được.
Tại sao nên bán hàng trên TikTok Shop?
Với một lượng người dùng khổng lồ, đặc biệt có đến hơn 60% người dùng TikTok thuộc Gen Z và Gen Y, vốn là những người dùng năng động và yêu thích mua sắm trực tuyến, TikTok Shop thực sự là lựa chọn bán hàng lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp.
Dưới đây là các lý do chính để bạn nên bắt đầu bán hàng trên TikTok.
Lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn.
Sở hữu gần 1.5 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên với phần lớn có độ tuổi từ 12 đến 40 tuổi. Đây là độ tuổi có sức mua lớn, khả năng chi trả cao và đặc biệt rất yêu thích mua sắm trực tuyến.
Thị trường đa dạng.
Thuật toán của TikTok chủ động phân phối nội dung cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau để kiểm tra mức độ phản hồi của những người này. Sau đó, dựa trên các số liệu tương tác có được, TikTok sẽ mở rộng phạm vi phân phối nội dung đến những người khác có những đặc điểm và hành vi tương tự.
Đây thực sự là một lợi thế cho những nhà bán lẻ mới muốn mở cửa hàng và kinh doanh trên TikTok Shop. Người bán khi này chỉ cần tập trung vào việc tạo ra những nội dung chất lượng và phù hợp với người xem mong muốn, TikTok sẽ làm phần còn lại là tìm kiếm và phân phối tới những đối tượng có khả năng thích các nội dung đó.
Tỷ lệ chuyển đổi cao.
Một lợi thế khác của TikTok Shop đó là vì những nội dung trên TikTok là video, có tính trực quan cao, nó cũng mang lại nhiều cảm xúc cho người xem, điều này dẫn đến một kết quả là tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cũng cao hơn.
Xu hướng mua sắm giải trí (Shoppertainment).
Trong những năm trở lại đây, thị trường kinh doanh nói chung không chỉ chứng kiến một sự thay đổi lớn, từ việc người dùng mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng (cửa hàng vật lý) sang mua sắm trực tuyến, mà việc mua sắm từ chính trên các nền tảng trực tuyến cũng đã chuyển biến ít nhiều.
Người dùng giờ đây không chỉ mua sắm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, hay Lazada, tức việc mua sắm chỉ dừng lại ở quá trình chủ động tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn đánh giá và mua hàng.
Các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook hay Instagram cũng là địa điểm mua sắm lý tưởng của những người trẻ, một xu hướng mua sắm kiểu mới ra đời được gọi là mua sắm giải trí, người dùng muốn mua sắm ngay cả trong quá trình giải trí như xem video, nghe nhạc, xem phim hay chơi game.
Ít tốn thời gian hơn.
Như đã đề cập ở các phần ở trên, vì TikTok Shop cho phép người dùng mua hàng và thanh toán mà không cần rời khỏi nền tảng (one-stop shopping), người mua hàng sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian cho quá trình này.
Bạn cứ hình dung đơn giản thế này, trong khi xem video trên TikTok và thấy một mẫu quảng cáo sản phẩm từ một thương hiệu nào đó, bạn chỉ cần nhấp vào liên kết có trong video, bắt đầu xem thông tin sản phẩm và thanh toán nếu muốn, tất cả chỉ diễn ra trong ứng dụng TikTok.
Không chỉ là không cần rời nền tảng để xem sản phẩm và ngay cả với quá trình thanh toán, TikTok Shop cũng đã được tích hợp.
Đây không chỉ là lợi ích của riêng người bán hàng mà còn với cả người mua.
Cách đăng ký tài khoản và thiết lập gian hàng trên TikTok Shop?
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin về TikTok Shop từ các nội dung ở trên và bạn cũng muốn bắt đầu bán hàng trên TikTok, có 2 cách để bạn bắt đầu:
Bạn đăng ký tài khoản với tư cách là người bán hàng (Merchant).
Hay bạn đăng ký với tư cách là nhà sáng tạo nội dung để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp (thường là các người bán nói trên).
Tuỳ vào từng nhu cầu khác nhau, hiển nhiên, bạn có thể chọn là “Người bán hàng” hoặc “Nhà sáng tạo nội dung” trên TikTok Shop, mỗi vai trò đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tuy nhiên, dù bạn muốn trở thành ai thì việc đầu tiên cần làm vẫn là đăng ký một tài khoản TikTok. Để mở tài khoản TikTok và bắt đầu bán hàng, dưới đây là những bước bạn cần làm:
Đăng ký tài khoản trên TikTok Seller Center (Trung tâm người bán hàng của TikTok).
Xác minh tài khoản đăng ký thông qua email.
Xác minh tài liệu kinh doanh (liên quan đến doanh nghiệp).
Cập nhật thông tin doanh nghiệp trên TikTok Shop.
Cập nhật thông tin người bán.
Bắt đầu bán sản phẩm.
Kết nối với tài khoản ngân hàng.
Chạy quảng cáo thúc đẩy bán hàng (nếu có).
1. Đăng ký tài khoản trên TikTok Seller Center (Trung tâm người bán hàng của TikTok).
Để trở thành người bán (Seller) trên TikTok Shop, bạn cần đăng ký tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng email và số điện thoại.
TikTok Shop cũng có một số yêu cầu hay điều kiện nhất định với Seller:
Đối với tài khoản cá nhân, người dùng cần có số lượng người theo dõi từ 10.000 trở lên.
Đối với tài khoản doanh nghiệp, bạn cần có giấy phép đăng ký kinh doanh và mã số thuế doanh nghiệp.
2. Xác minh tài khoản đăng ký thông qua email.
Sau khi đăng ký, người bán sẽ nhận được email xác nhận từ TikTok, nhiệm vụ đơn giản sau đó chỉ là truy cập vào liên kết trong email để kích hoạt tài khoản. Tiếp theo, trên trang chủ của TikTok, chọn “Bắt đầu bán hàng”.
3. Xác minh tài liệu kinh doanh (liên quan đến doanh nghiệp).
Chọn Verify Document để xác nhận thông tin doanh nghiệp.
4. Cập nhật thông tin doanh nghiệp trên TikTok Shop.
Bước tiếp theo trong quá trình đăng ký là điền thông tin doanh nghiệp. Bạn có thể nhập các trường như: tên cửa hàng, chọn bán hàng với tư cách là cá nhân hay tổ chức, tải lên chứng minh nhân dân (ID Card). Sau đó chọn “Đăng ký”.
5. Cập nhật thông tin người bán.
Tại phần này, người bán có thể tải lên logo của cửa hàng (Shop). Các thông tin khác sẽ được hệ thống tự động cập nhật sau 5 ngày xét duyệt hồ sơ.
6. Thêm sản phẩm vào cửa hàng TikTok Shop.
Nhấp vào “Thêm sản phẩm” để tải lên tất cả các sản phẩm bạn cần bán.
7. Kết nối với tài khoản ngân hàng liên kết đến TikTok Shop.
Sau khi xác nhận đầy đủ thông tin, vì người dùng sẽ thanh toán trực tiếp trên TikTok khi mua hàng, bạn cần liên kết Tài khoản ngân hàng tới TikTok Shop.
TikTok sẽ tính phí cho mỗi đơn hàng thành công với mức như sau:
Thị trường Việt Nam: phí 1%
Thị trường Nam Á: phí 2%
Thị trường US/UK: phí 5%
8. Chạy quảng cáo thúc đẩy bán hàng (nếu có).
Sau khi bạn đã hoàn thành tất cả các bước trên TikTok Shop, những gì bạn cần làm giờ đây chỉ là bắt đầu quảng cáo video TikTok để thúc đẩy doanh số.
Một vài chiến lược để bán hàng thành công trên TikTok Shop trong năm 2023.
Khi nói đến khái niệm chiến lược bán hàng thành công, dù là trên TikTok Shop, Instagram Shop hay bất cứ trên nền tảng nào khác, không có một chiến lược duy nhất và mặc định cho các doanh nghiệp khác nhau.
Ngoài việc thường xuyên theo dõi các thương hiệu đã thành công, đặc biệt là các thương hiệu kinh doanh cùng ngành hàng (ví dụ bạn kinh doanh ngành F&B thì có thể theo dõi cách xây dựng thương hiệu và bán hàng của Starbucks), dưới đây là một số chiến lược mà MarketingTrips gợi ý cho bạn.
1. Đăng những nội dung xác thực.
Với TikTok hay với những người dùng trẻ tuổi khác, tính xác thực của nội dung (Authentic Content) là chìa khoá trong các thông điệp liên quan đến thương hiệu.
Thay vì sử dụng các nội dung đầy tính “quảng cáo” và hiệu ứng “màu mè”, bạn có thể sử dụng những người thật hay các bối cảnh thật của sản phẩm.
2. Tận dụng các xu hướng mới.
Theo gợi ý từ chính TikTok thì TikTok chính là nền tảng của những xu hướng. Cho dù đó là một điệu nhảy nổi tiếng hay một bài hát đang thịnh hành trên toàn thế giới trên TikTok, thương hiệu của bạn hoàn toàn có thể gia nhập xu hướng đó.
3. Hợp tác với những người có ảnh hưởng.
Cộng tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) cũng là một chiến lược thành công khác khi kinh doanh trên TikTok Shop.
Theo các số liệu nghiên cứu, có đến hơn 70% người dùng trẻ bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên của Người có ảnh hưởng. Từ góc nhìn này, thương hiệu có thể xem các Influencer như là một nguồn thông tin giúp kết nối các nội dung từ thương hiệu tới đối tượng mục tiêu.
4. Sử dụng định dạng video dọc.
Khác với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Twitter, ứng dụng TikTok được thiết kế để chỉ phù hợp với các video dọc. Thay vì sử dụng chung định dạng từ các nền tảng khác, bạn nên thiết kế định dạng riêng cho TikTok.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến việc bán hàng trên TikTok Shop.
Bán hàng trên TikTok Shop có hợp pháp không?
Như đã phân tích ở trên, không phải sản phẩm hay doanh nghiệp nào cũng có thể được bán trên TikTok Shop. Sau khi gửi đi thông tin đăng ký, phía TikTok sẽ kiểm tra các thông tin về doanh nghiệp trước khi người bán thêm sản phẩm và bán hàng.
Làm thế nào để bán hàng hiệu quả trên TikTok Shop?
Vì tượng tương tác và mua hàng bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc các nội dung của thương hiệu có được khách hàng mục tiêu xem hay không và họ có thích các nội dung đó hay không, bạn cần đầu tư nghiên cứu sở thích và hành vi của các nhóm đối tượng mà bạn muốn bán hàng. Nội dung bạn tạo ra càng phù hợp với khách hàng, các nội dung đó càng được ưu tiên phân phối và ngược lại.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần tìm hiểu trước khi trở thành người bán hàng trên TikTok Shop. Trong khi TikTok không phải là mạng xã hội mới, TikTok Shop là một nền tảng thương mại điện tử còn khá non trẻ.
Hy vọng với những nội dung ở trên, khi bạn đã có thể trang bị được cho mình những hiểu biết cơ bản về việc bán hàng trên TikTok, từ việc hiểu TikTok Shop là gì, cách thiết lập cửa hàng trên TikTok đến làm sao để bán hàng hiệu quả trên nền tảng, bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình một cách thuận lợi hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một nghiên cứu chung do Glints và Monk’s Hill Ventures thực hiện mới đây, công việc kết hợp (hybrid work) đang là một xu hướng khá phổ biến ở Đông Nam Á, nhưng Việt Nam lại là một ngoại lệ.
Glints và Monk’s Hill Ventures đã công bố một nghiên cứu chung được gọi là “Báo cáo tài năng khởi nghiệp Đông Nam Á 2023”, trên cơ sở phân tích hơn 10.000 điểm dữ liệu về vai trò công việc của các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam, Singapore và Indonesia.
Cụ thể, Glints và Monk’s Hill Ventures đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 500 nhân tài công nghệ và phi công nghệ đang làm việc trong các công ty khởi nghiệp và một cuộc khảo sát về tình cảm tuyển dụng năm 2023 với 58 công ty khởi nghiệp ở Việt Nam, Singapore và Indonesia. Các cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện với hơn 40 nhà sáng lập, quỹ mạo hiểm và nhà điều hành đến từ khắp Đông Nam Á.
Báo cáo cho thấy, hybrid work đang trở thành xu hướng ở Đông Nam Á, với 45% công ty cung cấp hình thức này và chỉ 12% cung cấp các lựa chọn làm việc từ xa cho nhân viên.
Singapore đang là quốc gia có khoảng 63% công ty khởi nghiệp cung cấp công việc kết hợp và 43% công việc văn phòng toàn thời gian. Ở Indonesia, tỷ lệ này là 59% (kết hợp) và 33% (công việc văn phòng toàn thời gian).
Không chỉ mang lại sự tiện lợi cho nhân viên, hybrid working còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bởi có thể giúp giảm tới 30% chi phí vận hành.
Với khoản chi phí tiết kiệm đó, doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư hoặc xây dựng văn phòng vệ tinh giúp nhân viên có nhiều lựa chọn nơi làm việc hơn.
Ngoài ra, khi không bị giới hạn bởi việc phải có mặt tại văn phòng, doanh nghiệp có thể mở rộng nguồn lực, tuyển dụng nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, gia tăng tính cạnh tranh khi gia nhập thị trường quốc tế.
Trong khi đó, Việt Nam đã đi ngược lại xu hướng này, với 83% công ty cung cấp công việc văn phòng toàn thời gian, trong khi chỉ 11% ủng hộ sự linh hoạt của công việc kết hợp.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, môi trường làm việc linh hoạt hoặc kết hợp cũng cần thiết không kém so với hiệu suất và tiền thưởng bổ sung lương hằng năm.
Bên cạnh đó, một phát hiện quan trọng khác của nghiên cứu là cuộc khủng hoảng nhân tài công nghệ vẫn còn tồn tại trong khu vực, với các vị trí công nghệ vẫn có nhu cầu cao, thu nhập trung bình cao hơn 38% so với các vị trí phi công nghệ.
Kỹ thuật vẫn là chức năng công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất, với vị trí công việc phó giám đốc kỹ thuật kiếm được tới 235.200 USD/năm.
Ngoài ra, các kỹ năng chuyên biệt như sản phẩm và dữ liệu cũng rất hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng. Sau kỹ thuật, tài năng về sản phẩm và dữ liệu được trả lương cao nhất.
Singapore vẫn là thị trường đắt đỏ nhất để thuê nhân tài công nghệ, với các kỹ sư được trả lương cao gấp 3 lần so với Indonesia và Việt Nam. Các nhà quản lý sản phẩm ở Singapore cũng được trả lương cao gấp 3 lần so với ở Indonesia và Việt Nam.
Tuy nhiên, tương tự các công ty công nghệ trên khắp thế giới, Đông Nam Á cũng vừa trải qua một làn sóng sa thải nhân lực hàng loạt trong bối cảnh các công ty thắt lưng buộc bụng.
Trên thực tế, bối cảnh đãi ngộ nhân tài công nghệ bắt đầu bất ổn vào đầu năm 2022, với việc bong bóng tiền điện tử bùng nổ và làn sóng sa thải nhân viên công nghệ từ những gã khổng lồ công nghệ.
Tác động của làn sóng sa thải nhân viên có thể sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng trong suốt năm 2023 khi các công ty khởi nghiệp công nghệ vẫn sẽ tìm cách cắt giảm chi phí và kéo dài thời gian hoạt động của họ thêm 12-36 tháng nữa, đặc biệt là khi nhiều nhà đầu tư và nhà sáng lập mong đợi một môi trường gây quỹ khó khăn hơn trong năm nay.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc chuyển đổi sang mô hình hybrid work cho doanh nghiệp nên cần lộ trình cụ thể, sắp xếp thứ tự ưu tiên từng bước và chú trọng đến tâm lý nhân viên cũng như xây dựng hợp tác nhóm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hãy nhớ rằng dù áp dụng mô hình làm việc nào, thì giá trị của người lao động thể hiện bằng chất lượng công việc, chứ không phải sự hiện diện của họ.
Hybrid work là mô hình làm việc đang được ưa chuộng trên thế giới trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch Covid-19. Với mô hình hybrid work, nhân viên có thể chủ động lựa chọn làm việc tại bất cứ nơi đâu và chỉ lên văn phòng khi cần thiết. Cách vận hành này khiến nhân viên có thể lựa chọn khung giờ làm việc đạt hiệu suất tốt nhất với mình, đồng thời có thể giảm áp lực tinh thần bởi dư chấn Covid-19 và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội TikTok lại có động thái mới nhắm thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các hoạt động bán hàng trong luồng (In-Stream Shopping).
Theo báo cáo của Insider, TikTok hiện đang mời các nhà bán lẻ được chọn tham gia vào chương trình thúc đẩy mua sắm trong ứng dụng của mình, theo đó, TikTok sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ các khoản trợ cấp về phí vận chuyển và bán hàng.
“Trong những tuần gần đây, TikTok đã mời những nhà bán lẻ tại Mỹ tạo cửa hàng trên ứng dụng của mình và quảng cáo hàng hóa của họ thông qua các liên kết có thể nhấp được (clickable links) trong video và buổi phát trực tiếp (livestreams).
TikTok cũng khuyến khích những người có ảnh hưởng (Influencer) tích cực bán hàng qua video và nhận được một khoản ‘hoa hồng” trong một chương trình tiếp thị liên kết mới.
Các ưu đãi khác như miễn phí vận chuyển (free shipping) và tặng phiếu mua hàng cũng đã được TikTok đưa ra.”
Ở một khía cạnh khác, ứng dụng “anh em” của TikTok tại Trung Quốc là Douyin đã báo cáo doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng 320% vào năm 2022, phần lớn là do nhu cầu mua sắm phát trực tiếp (live-stream shopping) tăng cao.
Theo dữ liệu từ Forbes, Nền kinh tế mua sắm trực tiếp của Trung Quốc được dự đoán có trị giá hơn 500 tỷ USD vào năm 2023, tương đương với khoảng 1/2 giá trị Thương mại điện tử của Mỹ.
Ngoài TikTok, các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Twitter hay Pinterest – trong những năm gần đây đều đã thử nghiệm tính năng mua sắm trong ứng dụng, đặc biệt là mua sắm trực tiếp từ video.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây từ Tech in Asia, gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba đã đồng ý mua lại 1 tỷ USD cổ phần kiểm soát (controlling stake) từ Lazada của Rocket Internet.
Theo các nhà phân tích, mặc dù thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc có thể nói là phát triển nhất trên thế giới – nó còn lớn hơn các thị trường phương Tây như Mỹ hay Châu Âu, tuy nhiên, về cơ bản thị trường tại đây đã bão hoà và các gã khổng lồ không thể mở rộng thêm thị phần.
Đó là lý do tại sao đế chế Alibaba của tỷ phú Jack Ma đang chuyển trọng tâm thương mại điện tử sang Đông Nam Á.
Theo đó, Alibaba thông báo công ty này đã đồng ý mua lại 1 tỷ USD cổ phần kiểm soát của Lazada, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) phổ biến thứ 2 tại Việt Nam sau Shopee. Lazada bán nhiều loại sản phẩm – từ quần áo đến đồ điện tử tiêu dùng – tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Trong một tuyên bố, Alibaba cho biết khoản đầu tư bao gồm 500 triệu USD giá trị vốn cổ phần mới phát hành của Lazada và một số cổ phần từ các nhà đầu tư hiện tại – với tổng trị giá 1 tỷ USD.
Nhà sáng lập Rocket Internet cho biết giao dịch này cũng định giá Lazada ở mức 1,5 tỷ USD. Theo một số nguồn tin, các nhà đầu tư của Lazada là Tesco (của Anh) và Kinnevik Investment cũng đang bán một số cổ phần của họ cho Alibaba.
Về mặt tổng thể, Đông Nam Á là một thị trường với tiềm năng to lớn khi tầng lớp trung lưu tại đây đang gia tăng đồng thời tốc độ tăng trưởng cao của điện thoại thông minh và internet cũng là các động lực để phát triển hoạt động mua sắm trực tuyến.
Max Bittner, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Lazada cho biết thêm: “Đông Nam Á là một thị trường tiêu dùng hấp dẫn dựa trên tỷ lệ sử dụng thiết bị di động, lượng người dùng đa dạng, trong khi bán lẻ vẫn còn khá mới mẻ”.
Thông cáo báo chí của Rocket chỉ ra rằng công ty này vẫn còn 8,8% cổ phần pha loãng trong Lazada sau thương vụ này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bằng công nghệ tiến bộ vượt bậc, thuật toán của TikTok đưa người dùng đến vô thức lướt hết video này đến video khác cho tới khi kiệt sức.
TikTok mặc định gợi ý nội dung 18+ cho người dùng.
Để thử nghiệm tính năng chặn nội dung không phù hợp với người dùng vị thành niên (dưới 16 tuổi) trên TikTok, VTC News đã tạo một tài khoản với thiết lập ở độ tuổi 13 theo như khuyến cáo của mạng xã hội này.
Thế nhưng ngay khi sau khi đăng nhập video đầu tiên được gợi ý lại là của một diễn viên phim người lớn, kế đến là video với những lời lẽ dung tục cổ súy lối sống lệch lạc.
Điều đáng nói là sau gần 20 phút lướt các video được TikTok gợi ý cho tài khoản “13 tuổi” của VTC News, không có bất cứ video nào phù hợp với lứa tuổi người dùng xuất hiện.
Thay vào đó đều là những video có nội dung độc hại, nhún nhảy khêu gợi hoặc những content “bẩn” vốn đang tràn lan trên TikTok.
Trong khi đó, ở mục “Tìm kiếm” và “Dành cho bạn”, khi thực hiện tìm kiếm một số từ khóa và nội dung được cảnh báo có bị chặn giới hạn độ tuổi hay không. Kết quả TikTok vẫn hiệu thị và cho ra các kết quả tìm kiếm tương ứng với từ khóa.
Bạo lực, cờ bạc và khiêu dâm dường như không nằm trong số nội dung bị TikTok coi là không phù hợp với vị thành niên, thậm chí được TikTok chủ động đề xuất đến tài khoản nhỏ tuổi.
Thậm chí phóng viên VTC News dù thử lập mới nhiều tài khoản khác nhau trên máy tính và điện thoại thông minh kết quả nhận được vẫn không thay đổi, kể cả khi người dùng không đăng nhập thì video đầu tiên được gợi ý vẫn là những nội dung khiêu dâm.
Ngay từ năm 2022, TikTok cho biết đã áp dụng một hệ thống xếp hạng nội dung để ngăn nội dung dành cho người lớn tiếp cận người dùng nhỏ tuổi. Theo đó, với người dùng từ 13-17 tuổi, một số video TikTok sẽ chỉ hiển thị màn hình đen cùng với thông báo “Bài đăng không khả dụng” và “Bài đăng được chặn theo độ tuổi”.
“Thông tin ngày sinh chính xác giúp đảm bảo các thành viên cộng đồng có trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi”, trang dành cho cha mẹ và người giám hộ của TikTok hướng dẫn. Tuy nhiên TikTok không hề nêu rõ những nội dung nào được coi là không phù hợp với trẻ em.
Theo khảo sát của Trung tâm Chống lại sự căm ghét kỹ thuật số (CCDH) thực hiện trên các tài khoản 13 tuổi tại Mỹ, Anh, Canada và Australia, TikTok gợi ý của những người dùng nhỏ tuổi tuổi tràn ngập nội dung có hại, có thể có tác động đáng kể đến sự hiểu biết về thế giới xung quanh, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Khảo sát này cũng cho thấy khi tài khoản vị thành niên thường đặt tên bao gồm các từ khóa thể hiện sự tự ti về cơ thể, TikTok sẽ gợi ý các nội dung về rối loạn ăn uống và tự làm hại bản thân nhiều hơn nữa so với tài khoản có tên thông thường.
TikTok tràn lan nội dung độc hại.
Không khó để nhận thấy những xu hướng phổ biến và được lan truyền nhiều nhất trên TikTok chính là những nội dung có thể mang đến nhiều yếu tố kích thích về mặt cảm xúc nhất. Chẳng hạn như hỉ nộ ái ố mang theo nhiều trạng thái cảm xúc để khi được đẩy lên cao trào sẽ mang đến sự lôi cuốn, đồng cảm và chia sẻ.
Việc mải mê chạy theo những trào lưu, xu hướng (trend) trên TikTok khiến không ít người dùng trẻ tìm kiếm sự thỏa mãn trên mạng xã hội này, dần ảo tưởng về chính mình và bất chấp tất cả, thậm chí là sức khỏe, tính mạng để “câu” view, tăng tương tác.
Thực trạng này từng được nhiều chuyên gia cảnh báo kể từ khi TikTok chính thức lấn sân thành nền tảng thu hút hàng đầu của giới trẻ.
Sự lan tỏa quá nhanh của TikTok lại như con dao hai lưỡi với không ít người dùng. Mặc dù mạng xã hội có những quy định về nội dung và thực hiện việc kiểm duyệt hàng triệu video vi phạm nhưng những trào lưu độc hại hoặc thông tin mang tính kích động bạo lực, khiêu dâm, tự gây hại… vẫn xuất hiện tràn lan mà TikTok không thể kiểm soát.
Một số trào lưu nguy hiểm từng xuất hiện trên TikTok có thể kể đến như Veneer Vlog (mài răng), Benadryl Challenge (uống thuốc dị ứng để tạo ảo giác).
Nhiều bạn trẻ cho rằng Benadryl vô hại, thế nhưng, những loại thuốc này còn có nhiều tác dụng phụ khác, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Hay nguy hiểm hơn là Penny Challenge – cắm hờ sạc điện thoại vào ổ điện, thả đồng xu vào khe hở để tạo tia lửa…
Theo New York Post, trong năm 2021, TikTok đã phải xóa các nội dung chứa hashtag #milkcratechallenge.
Thử thách yêu cầu người dùng xếp các thùng sữa bằng nhựa theo hình kim tự tháp và cố giữ thăng bằng khi trèo lên đỉnh, sau đó bước xuống mà không bị ngã. Thực tế, hầu hết người tham gia đều ngã và nhiều người bị thương trong quá trình thực hiện.
Các trào lưu trên TikTok ở Việt Nam cũng độc hại không kém so với trên thế giới và chúng hoàn toàn có thể khiến người dùng gặp rắc rối như “giả làm người thân trêu đùa trẻ em”, “hướng nghiệp, chọn ngành học”, “săn mây trên máy bay”, “đúng nhận, sai cãi”, “bữa cơm 5 ngàn” và hàng trăm trào lưu phản cảm khác.
Có thể thấy đối tượng sử dụng mạng xã hội TikTok đa phần là những người trẻ, thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức, dễ bị thu hút bởi những nội dung mới, lạ, độc, thậm chí là quái gở, phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức. Với thuật toán của TikTok, video càng thu hút nhiều người xem, những nội dung này lại càng được đề xuất, lên xu hướng, rồi nghiễm nhiên trở thành trào lưu.
Từ đây, giới trẻ lại tiếp thu và làm theo, đu theo xu hướng một cách mù quáng khiến cho những trào lưu vô thưởng vô phạt, thậm chí độc hại có cơ hội phổ biến nhiều hơn. Hậu quả là có không ít trẻ em là nạn nhân “nhiễm độc” thụ động từ chính những trào lưu độc hại trên TikTok.
Hiện tại, TikTok cũng như phần lớn các mạng xã hội ngày nay đều quy định người dùng phải đủ 13 tuổi mới có thể đăng ký và mở tài khoản. Tuy nhiên, các nền tảng này không có biện pháp đủ mạnh để xác định độ tuổi thực của người dùng. Do đó, trẻ em dưới 13 tuổi đều có thể dễ dàng đăng ký tài khoản để sử dụng.
Tạm thời, đại diện TikTok cho biết, họ đã bổ sung các biện pháp an toàn và quyền riêng tư mới nhằm bảo về người dùng tuổi vị thành niên như tắt các tính năng thông báo vào ban đêm hay loại bỏ nhắn tin trực tiếp với trẻ em.
Thuật toán của TikTok có thể gây nghiện.
Hiện tại, TikTok đang là mạng xã hội tăng trưởng người dùng nhanh nhất hiện nay và đã cán mốc hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng.
TikTok chỉ xếp sau Facebook về số người dùng hàng tháng trên các nền tảng trực tuyến. Thậm chí, TikTok đã vượt qua Google để trở thành tên miền có lượng truy cập nhiều nhất thế giới từ năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng nóng luôn đi kèm với mặt trái.
Mấu chốt trong thành công của TikTok không phải là những video ngắn mà thực chất nằm ở thuật toán đề xuất nội dung do Bytedance – công ty mẹ của TikTok phát triển.
Bằng thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của TikTok người dùng vô thức lướt qua hết video này đến video khác mà không thể ngừng lại, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não chúng ta thực hiện hành động này. Không phải ai cũng có ý thức đủ mạnh để thoát khỏi vòng lặp này.
Thuật toán của TikTok khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại và để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa.
Nội dung hiển thị trên phần “Dành cho bạn” của TikTok cũng rất khác với nội dung hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội khác. Không cần đăng nhập, theo dõi hay kết bạn, người dùng vẫn có thể lướt TikTok cả ngày mà không hết nội dung. Chỉ khi có nhu cầu tương tác nhiều hơn với các video, TikTok mới yêu cầu người dùng phải đăng ký tài khoản.
Thuật toán đề xuất của TikTok hiện tại thông minh đến mức không chỉ biết bạn đang muốn xem gì, mà còn biết rằng bạn sẽ muốn tìm kiếm và xem những gì tiếp theo. Điều này tương tự như việc bạn đang chơi cờ với TikTok và ứng dụng này dự đoán trước khoảng 10 nước đi tiếp theo của bạn.
Vì sao thuật toán Tiktok có thể hiểu sâu người dùng đến như vậy mà những nền tảng khác khó làm điều tương tự hơn? Một trong những yếu tố quan trọng có thể kể đến đó là định hướng ngay từ đầu của nền tảng.
Khi độ dài trung bình của một video trên Youtube là khoảng 11-12 phút, thì độ dài lý tưởng của 1 video TikTok là khoảng 21-34 giây. Tức là khi bạn xem hết 1 video Youtube, thì cùng thời gian đó bạn đã lướt qua 25 video TikTok.
Hầu hết người dùng đều có nhận xét rằng khi sử dụng TikTok họ không thể rời mắt khỏi nó và thời gian cứ thế trôi đi. Đến một lúc nào đó người dùng sẽ dừng lại khi các video không còn đủ hấp dẫn như thể TikTok muốn bạn được nghỉ ngơi sau vài giờ “làm việc” quá sức.
Trong một báo cáo khoa học được công bố vào tháng 9/2022, một nhóm nghiên cứu của ByteDance cho biết rằng thuật toán họ tạo ra trên TikTok là dựa trên hành vi của người dùng theo thời gian thực. Chưa hết, họ còn đưa ra cách hệ thống làm việc và lý do tại sao nó nhanh, chính xác, và luôn cập nhật thay đổi theo người dùng.
Còn theo một nghiên cứu trên ứng dụng Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), đã xem xét các video ngắn ảnh hưởng như thế nào đến bộ não của sinh viên đại học ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy những video phù hợp với sở thích của người xem có thể kích hoạt trung tâm hệ thống thưởng của não.
Hệ thống thưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong định hình cảm xúc và điều hướng hành động của con người, có chức năng tạo ra những cảm giác sung sướng và ham muốn.
Tiến sĩ Justin Shleifer là bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Bradley cho biết: “Chúng ta gần như bị các ứng dụng này điều chỉnh hành vi để có được sự hài lòng ngay lập tức”.
“Mặc dù sự hài lòng ngay lập tức nghe có vẻ tuyệt vời, nó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ vài giờ sau khi bạn thoát khỏi ứng dụng”, ông Shleifer nói thêm.
Có bao nhiêu quốc gia đang cấm TikTok?
Ngày 4/4, chính phủ Australia đã ban hành lệnh cấm sử dụng cũng như cài đặt TikTok trên tất cả thiết bị sử dụng cho công việc của chính phủ. Nguyên nhân là nước này lo ngại rò rỉ dữ liệu người dùng kéo theo những rủi ro đối với an ninh quốc gia.
Với quyết định này, Australia sẽ trở thành thành viên cuối cùng của liên minh an ninh tình báo Ngũ Nhãn (bao gồm Mỹ, Anh, Canada và New Zealand) thực hiện lệnh cấm TikTok trên các thiết bị công vụ.
Trước đó, kể từ tháng 11/2022, hơn 20 bang tại Mỹ đã cấm TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp phát và nhiều đại học cũng chặn TikTok khỏi mạng wifi trong khuôn viên trường. Ứng dụng này cũng đã bị cấm trên các thiết bị của chính phủ Mỹ được sử dụng bởi quân đội nước này.
Lý giải lệnh cấm, phía Washington bày tỏ nghi ngờ ứng dụng này có liên quan đến việc dữ liệu người dùng Mỹ lọt vào tay chính phủ Trung Quốc.
Hiện tại, TikTok thậm chí còn có nguy cơ bị chặn hoàn toàn tại Mỹ nếu ByteDance không chịu bán cổ phần. Dù đã có cơ hội xóa bỏ nguy cơ thông qua các phiên điều trần, phần thể hiện của CEO Shou Chew có vẻ như không làm hài lòng các quan chức Mỹ.
Trong gần 5 giờ, các nghị sĩ Mỹ liên tục chất vấn CEO TikTok về an ninh quốc gia cũng như các vấn đề khác của ứng dụng này tại Mỹ. Tuy nhiên, ông Chew chỉ có thể bác bỏ các cáo buộc TikTok chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu của Bắc Kinh, nhưng lại không thể trả lời rõ ràng để giải tỏa mối quan ngại của giới lập pháp.
Trao đổi với ABC News, Chủ tịch Ủy ban về Trung Quốc của Hạ viện Mỹ Mike Gallagher cho biết: “Thay vì xoa dịu những lo ngại của các nhà lập pháp, sự hiện diện của ông Chew trước Quốc hội lại gia tăng khả năng cấm ứng dụng TikTok”.
Trước đó, tại những quốc gia châu Á như Bangladesh, Indonesia hay Ấn Độ, TikTok cũng bị cấm với lý do thu thập thông tin trái phép, nội dung độc hại và gây chết người.
Cụ thể, đầu tháng 7/2018, chính quyền Indonesia đã đưa ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn này do chứa nhiều nội dung khiêu dâm và không phù hợp. Giữa tháng 2/2019, TikTok tiếp tục bị cấm ở Bangladesh vì thu thập trái phép thông tin của người dùng là trẻ em.
Năm 2020, TikTok đã bị gỡ bỏ trên nền tảng Google Play và App Store ở Ấn Độ do không phù hợp với văn hóa nước này cũng như là nguyên nhân dẫn đến một số cái chết thương tâm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để tránh bị phát hiện vi phạm quy định cạnh tranh công bằng, Google còn ra lệnh cho nhân viên xóa email liên quan. Cơ quan quản lý chống độc quyền của Hàn Quốc đã phạt Google 42,1 tỷ won (31,88 triệu USD) vì chặn phát hành trò chơi điện tử di động trên nền tảng của đối thủ cạnh tranh.
Cơ quan quản lý chống độc quyền của Hàn Quốc đã phạt Google 42,1 tỷ won (31,88 triệu USD) vì chặn phát hành trò chơi điện tử di động trên nền tảng của đối thủ cạnh tranh.
Hôm 11/4, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) cho biết Google đã yêu cầu các nhà sản xuất trò chơi điện tử phát hành độc quyền các tựa game trên Google Play. Đổi lại, các game này sẽ được hiển thị trên Google Play dưới dạng “featured” (nổi bật) từ tháng 6/2016-4/2018.
Động thái này gây tổn hại đến doanh thu và giá trị của One Store – “chợ” ứng dụng đang thu hút sự chú ý của người dùng Hàn Quốc như một lựa chọn thay thế cho Google Play.
Theo KFTC, để tránh bị phát hiện vi phạm quy định cạnh tranh công bằng, Google còn ra lệnh cho nhân viên xóa email liên quan cũng như thảo luận miệng các vấn đề trên, nhằm tránh để lại dấu vết.
Nhà chức trách nhận xét thỏa thuận đã giúp Google củng cố vị trí thống trị trên thị trường chợ ứng dụng Hàn Quốc.
Google cho biết họ sẽ xem xét quyết định cuối cùng của KFTC để đánh giá hướng hành động tiếp theo.
“Google đầu tư nhiều vào sự thành công của các nhà phát triển và chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với kết luận của KFTC”, người phát ngôn của Google cho biết.
KFTC cho biết động thái chống lại gã khổng lồ công nghệ Mỹ là một phần trong nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm đảm bảo thị trường luôn ở trạng thái công bằng.
Cơ quan quản lý chống độc quyền tiết lộ, các nhà sản xuất game bị ảnh hưởng bởi hành động của Google gồm Netmarble, Nexon, NCSOFT và một số công ty nhỏ khác.
Năm 2021, Google đã bị KFTC phạt hơn 200 tỷ won vì chặn các phiên bản tùy chỉnh của hệ điều hành Android.
One store, một công ty con của nhà mạng không dây hàng đầu Hàn Quốc SK Telecom, ra mắt năm 2016 với tư cách như một đối thủ nhỏ hơn của Play store trên hệ điều hành Android của Google.
Theo One Store, chợ phần mềm của công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn kể từ khi ra mắt, ghi nhận lần đầu tiên có lãi vào năm 2020, trong khi các giao dịch mua phần mềm trên nền tảng chợ này đã tăng trưởng quý thứ 10 liên tiếp trong quý IV/2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube Premium chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với giá từ 49.000 đồng cho gói sinh viên, người dùng cá nhân sẽ phải trả 79.000 đồng và gói Gia đình là 149.000.
Theo đó, người dùng có thể đăng ký YouTube Premium Việt Nam bằng tài khoản Google với 3 mức giá khác nhau tương ứng cho các gói Cá nhân, Sinh viên hoặc Gia đình.
YouTube Premium là gì?
YouTube Premium (tên cũ YouTube Red) là gói dịch vụ có trả phí của YouTube dành cho nền tảng chia sẻ và xem video YouTube.
Thành viên trả phí thuê bao theo tháng hoặc năm để theo dõi mọi video trên nền tảng này mà không phải xem quảng cáo, đồng thời vẫn có thể ủng hộ các nhà sáng tạo nội dung.
YouTube Premium cũng cho phép các thành viên tải video xuống để xem mà không cần mạng trên thiết bị di động và phát video trong nền.
Ngoài ra, thuê bao còn đi kèm dịch vụ YouTube Music Premium – nền tảng nghe nhạc trực tuyến của Google với thư viện nhiều bài hát, khả năng nhóm theo chủ đề cũng như học thói quen của người dùng để đưa ra gợi ý.
Tính năng này tương tự với Apple Music hay Spotify, tuy nhiên chưa có ứng dụng riêng dành cho hệ điều hành macOS, Windows mà chỉ khả dụng với iOS, Android. Người dùng hệ máy PC sẽ phải sử dụng YouTube Music Premium trên trình duyệt máy tính.
Giá YouTube Premium là bao nhiêu và tại Việt Nam thì sao?
YouTube Premium khả dụng tại gần 50 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam là thành viên mới nhất từ ngày 12.4. Giá YouTube Premium có thể khác nhau tùy theo chính sách của Google và tại từng thời điểm.
Ở Việt Nam, người dùng cá nhân sẽ phải trả 79.000 đồng/tháng thuê bao, trong khi giá gói Sinh viên là 49.000 đồng/tháng và gói Gia đình giá 149.000 đồng/tháng.
Tất cả đều chưa gồm thuế VAT, riêng lựa chọn thứ ba có khả năng chia sẻ thêm với 5 thành viên khác, ngoài trưởng nhóm.
Như vậy, có tối đa 6 người dùng cùng lúc trong gói Gia đình, tương đương mức phí chia đều gần 24.900 đồng/tháng/thành viên. Đây được xem là mức giá hấp dẫn cho người dùng trải nghiệm cả dịch vụ xem video không quảng cáo lẫn nghe nhạc bản quyền.
Lưu ý, mức giá trên áp dụng cho người mua thông qua website chính hãng hoặc thiết bị chạy nền tảng Android. Đối với iPhone và iPad, giá sẽ cao hơn khoảng 30.000 đồng do Google trả phí hoa hồng cho Apple.
Cách đăng ký YouTube Premium tại Việt Nam.
Từ ngày 12.4, người dùng tại Việt Nam có thể mua YouTube Premium từ website hoặc thiết bị di động cá nhân. Trên máy tính, người dùng truy cập vào địa chỉ youtube.com/premium để lựa chọn gói dịch vụ theo nhu cầu cá nhân. Mỗi tài khoản sẽ có 1 tháng dùng thử miễn phí dịch vụ trước khi tiến hành trả gói thuê bao tháng.
Tuy nhiên, hiện dịch vụ chỉ cho phép thanh toán bằng thẻ ghi nợ quốc tế (Debit Card) hoặc thẻ tín dụng (Credit Card), chưa chấp nhận các hình thức trả phí khác.
Sau khi điền thông tin thẻ (Debit hoặc Credit), người dùng đã có thể trải nghiệm các dịch vụ của gói Premium ngay tại Việt Nam mà không cần sử dụng tới VPN (mạng riêng ảo) như trước.
Cách sử dụng YouTube Music Premium dạng cửa sổ ứng dụng trên máy tính.
Như đã đề cập ở trên, YouTube Music Premium hiện chưa có chương trình riêng dành cho hệ điều hành máy tính (Windows, macOS). Nhưng người dùng vẫn có thể sử dụng tính năng này dưới dạng cửa sổ ứng dụng riêng biệt thay vì phải chạy trên trình duyệt.
Để bắt đầu, người dùng tài khoản trả phí truy cập địa chỉ music.youtube.com trên trình duyệt Chrome, sau đó nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm đặt dọc (Menu) ở góc phía trên, bên phải màn hình > chọn Cài đặt YouTube Music để chương trình tự tải về một phiên bản cửa sổ riêng của chương trình.
Hệ thống sẽ hiển thị một “phiên bản ứng dụng” của YouTube Music Premium dưới dạng cửa sổ riêng biệt để không làm phiền tới quá trình sử dụng trình duyệt hay các ứng dụng khác đang chạy song song trên máy.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Twitter Inc sẽ chính thức xoá bỏ dấu tick xanh (Blue Check) huyền thoại trên mạng xã hội Twitter từ ngày 20 tháng 4.
Theo thông tin chính thức từ CEO Twitter, Elon Musk, Twitter sẽ bắt đầu xoá bỏ các dấu kiểm màu xanh lam (tick xanh) từ ngày 20 tháng 4.
Sau khi bị xoá bỏ, Twitter sẽ chỉ còn các dấu tick xanh của các người dùng và doanh nghiệp có trả phí (Paid Account), cũng như các tổ chức và quan chức chính phủ.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, khi được hỏi về việc việc loại bỏ các dấu tick xanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng lan truyền các thông tin sai lệch trên nền tảng, Elon Musk cho biết: “Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông là động cơ chính dẫn đến những thông tin sai lệch thay vì là các dấu hiệu khác”.
Vào tháng trước, Elon Musk cũng cho biết thuật toán đề xuất của Twitter sẽ ngừng đề xuất các tài khoản chưa được xác minh (chưa có dấu tick xanh) trên bảng tin “For You” bắt đầu từ ngày 15 tháng 4.
Ngoài ra, mạng xã hội này cũng đang thúc đẩy các doanh nghiệp và thương hiệu truyền thông trả phí cho việc xác minh tổ chức với giá 1.000 USD mỗi tháng.
Dấu tick xanh của tờ New York Times cùng nhiều tờ báo khác đã bị xoá vì không thanh toán theo yêu cầu của Twitter.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
2023 có thể nói là năm mở ra kỹ nguyên của AI (trí tuệ nhân tạo), từ ChatGPT của OpenAI đến Google Bard của Google, tất cả các công cụ đều chứng minh được vai trò to lớn của AI trong việc tạo ra nội dung, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc kỹ năng viết sẽ bị thay thế hay trở nên kém quan trọng.
Với tốc độ phát triển như hiện tại, AI sẽ còn tiếp tục phát triển xa hơn nữa, được áp dụng rộng rãi hơn nữa vào các lĩnh vực khác nhau.
Một trong những ứng dụng có thể nói là phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại đó là sử dụng AI để tạo ra văn bản, hay thậm chí là viết lách thay con người.
Tuy nhiên, sau tất cả những điều này, AI cuối cùng sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người trong việc sản xuất nội dung, hay ngay cả khi AI phát triển và hỗ trợ nhiều hơn nữa, con người vẫn rất cần khả năng viết lách.
Dưới đây là lý do chứng minh cho điều này.
Viết giúp bạn thông minh hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, viết không chỉ đơn giản là viết ra đúng chuỗi từ hay thể hiện các ký tự ngôn ngữ, mà viết là để hiểu ý nghĩa của ngôn từ. Chức năng quan trọng nhất của việc viết lách không phải là dạy người khác, mà là dạy chính mình.
“Viết là quá trình bạn nhận ra rằng bạn không hiểu những gì bạn đang nói. Điều quan trọng, viết cũng là quá trình để bạn tìm ra giải pháp. Viết về một cái gì đó là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu về nó, hiểu bản chất thực sự.”
Một chuyên gia khác lập luận rằng “ngay cả với những người không làm việc trong lĩnh vực văn học – họ cũng nên hoàn thiện khả năng viết của mình. Viết không phải để thuyết phục người khác, mà để làm cho mình thông minh hơn.”
Mọi người đều có đầy những ý tưởng trong đầu mà đa phần là họ không nhận thức được rõ những gì họ đang nghĩ. Cho đến khi họ viết ra chúng, viết thành những câu từ có ý nghĩa và các đoạn đầy đủ, họ mới nhận ra được điều đó.
Viết lách là cách hiệu quả để biến những thông tin hay kiến thức còn mơ hồ thành các tư duy của bản thân, đó là cách để cải thiện bản thân và sự nghiệp.
Viết có thể giúp khai quật những thứ mà bạn biết theo kiểu nửa vời thành những lý thuyết sâu sắc và trọn vẹn.
Viết ra những suy nghĩ của bạn trên một tờ giấy trắng là một trong những cách tốt nhất để chế ngự sự lo lắng, tìm hiểu rõ hơn về bản thân và nói chung là tăng cường sức khỏe tinh thần của bạn.
Nếu bạn muốn học cách suy nghĩ hay tư duy, bạn cần học cách để viết một cách trôi chảy.
Với những gì mà bạn đang thấy, trong một ngày không xa, một chatbot AI kiểu như ChatGPT có thể viết một email đầy sức thuyết phục cho sếp hay khách hàng của bạn hoặc có thể hoàn thiện một bài thuyết trình quan trọng chỉ trong vài phút.
Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng, không có một chatbot nào có thể tìm ra cách các ý tưởng phức tạp được kết nối với nhau, hay cách để xử lý các vấn đề trong các tình huống cụ thể trong thực tế.
Chatbot có thể giúp xây dựng ý tưởng, nhưng chúng lại ít có khả năng để mở rộng các ý tưởng theo cách sáng tạo và nhiều cảm xúc, đơn giản là vì chúng sử dụng các “vật liệu” có sẵn thay vì là những gì đang diễn ra trên thế giới thực.
Trong thế giới AI này, sự đồng cảm hay khả năng thấu hiểu con người ở cấp độ cộng đồng và cảm xúc trở nên có giá trị hơn cả.
Ngay cả khi AI có thể giúp bạn viết thì nó vẫn không thể giúp bạn suy nghĩ và tư duy. Và một trong những công cụ tốt nhất để cải thiện điều này đó là viết lách, là đưa yếu tố cảm xúc vào từng câu chữ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau hành động sơn xoá chữ cái “W” trên biển hiệu Twitter tại trụ sở của Twitter tại Mỹ, Twitter Inc vừa được đổi tên thành X Corp, X là “ứng dụng của mọi thứ” mà Elon Musk đã nhiều năm ấp ủ.
Theo thông tin từ chính trang cá nhân Twitter của Elon Musk, X Corp hay ‘X’ sẽ là cái tên mới và việc đổi tên là bước đi đầu tiên để trở thành một “ứng dụng của mọi thứ” (everything app) tương tự như ứng dụng WeChat của Trung Quốc.
Theo thông tin từ tờ Information, X Corp đã sáp nhập với Twitter Inc. vào ngày 4 tháng 4, thông tin này được tiết lộ trong một tài liệu liên quan đến vụ kiện đang diễn ra giữa Twitter và Laura Loomer.
Nội dung trong hồ sơ ghi rõ: “Twitter, Inc. đã được sáp nhập vào X Corp. và Twitter Inc hiện không còn tồn tại nữa.”
Nói về tham vọng xây dựng một ứng dụng của mọi thứ tương tự WeChat (từ thanh toán đến mua sắm đều có thể được thực hiện trong ứng dụng) của gã khổng lồ Tencent Holdings, Elon Musk từng tiết lộ kế hoạch mua lại Twitter chính là một bước đệm của chiến lược này, thứ mà ông hướng tới không chỉ là mạng xã hội mà một ứng dụng kết nối vạn vật với tên gọi là X.
Elon Musk hiện chưa tiết lộ chi tiết về các sản phẩm hay ứng dụng cụ thể liên quan đến ‘X’ hay X Corp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi AI mà cụ thể là Generative AI (AI tổng quát) đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, thậm chí là Meta, công ty mẹ của Facebook còn tiết lộ kế hoạch ứng dụng AI vào các sản phẩm quảng cáo của mình vào cuối năm, quảng cáo bằng AI cũng trở thành một đề tài với nhiều lo ngại.
Trong khi AI rõ ràng là có thể thúc đẩy phát triển mạnh hơn nhiều ngành nghề, việc sử dụng AI cũng đi kèm với không ít các rủi ro, ngành quảng cáo là một ví dụ.
Meta giới thiệu SAM với nhiều dấu hiệu tích cực.
Cách đây không lâu, Meta đã công bố một mô hình AI thế hệ mới được gọi là SAM, SAM là từ viết tắt của Segment Anything Model, mô hình AI mà theo giới thiệu từ chính Meta “là mô hình AI có thể xác định bất cứ đối tượng nào trong bất cứ hình ảnh nào với chỉ 1 cú click chuột”.
Theo các nhà nghiên cứu, khả năng xác định các đối tượng (objects) trong trường hình ảnh trong thời gian thực (real-time) là một cột mốc phát triển thực sự. Nó sẽ kích hoạt các giao diện người dùng một cách kỳ diệu trong môi trường thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) mà các công nghệ trước đây chưa từng làm được.
Ví dụ: bạn sẽ có thể chỉ cần nhìn vào một đối tượng thực (real object) trong trường nhìn của mình, bạn chớp mắt hoặc gật đầu hoặc thực hiện một số cử chỉ riêng biệt khác và ngay lập tức nhận được thông tin về đối tượng đó hoặc cũng có thể tương tác từ xa với đối tượng đó nếu nó thông qua môi trường điện tử.
Những tương tác dựa trên ánh nhìn như vậy đã là mục tiêu của nhiều nền tảng công nghệ thực tế hỗn hợp (thực tế ảo và thực tế tăng cường) trong nhiều thập kỷ và với công nghệ AI thế hệ mới này, nó cho phép mọi thứ diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Nguy hiểm tiềm ẩn: Quảng cáo bằng AI.
Theo thông tin từ Giám đốc Công nghệ (CTO) Andrew Bosworth của Meta cho biết, hiện Meta đang có kế hoạch bắt đầu sử dụng các công nghệ AI tổng quát để tạo ra các mẫu quảng cáo được nhắm mục tiêu tùy chỉnh cho các nhóm đối tượng cụ thể.
Nói một cách dễ hiểu, thay vì các nhà quảng cáo phải cài đặt và xây dựng các mẫu quảng cáo một cách thủ công vốn mất rất nhiều thời gian, với AI tổng quát mới, tất cả đều được thực hiện hoàn toàn tự động.
Không chỉ dừng lại ở việc tự động sản xuất các nội dung quảng cáo, việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) cũng được thực hiện theo cách tương tự.
Với tư cách là “đối tượng của một người” cụ thể trên không gian mạng, bạn có thể sớm nhận được các quảng cáo được xây dựng tự động dựa trên các dữ liệu mà hệ thống thu thập được từ bạn.
Xét cho cùng, AI tổng quát được sử dụng để tạo ra các mẫu quảng cáo có liên quan nhất theo thời gian thực nhất cho từng người dùng.
AI này cũng có thể cung cấp dữ liệu cho biết loại chiến thuật quảng cáo nào đã hoạt động hiệu quả trong quá khứ.
Và cuối cùng, điều đáng lo ngại nhất là, cũng với cách tiếp cận tương tự, các kỹ thuật này cũng sẽ được sử dụng bởi những kẻ xấu để truyền bá các thông tin sai lệch.
Tác động mạnh đến mức “tiêu cực” theo từng cá nhân.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các kỹ thuật mà AI tổng quát có thể làm được như đã phân tích ở trên có thể được sử dụng để tác động mạnh hơn đến từng cá nhân.
Ví dụ: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp các khía cạnh của đặc điểm khuôn mặt của chính người dùng với khuôn mặt do máy tính tạo ra trên môi trường internet có thể khiến người dùng đó “có thiện cảm” hơn với các nội dung được truyền tải.
Nghiên cứu tại Đại học Stanford cho thấy rằng khi các đặc điểm riêng của người dùng được kết hợp với khuôn mặt của một chính trị gia, các cá nhân người dùng đó có khả năng bỏ phiếu cho ứng cử viên cao hơn đến 20%.
Một nghiên cứu khác lại cho thấy rằng một khuôn mặt người chủ động bắt chước biểu cảm hoặc cử chỉ của chính người dùng đó cũng có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến người dùng.
Điều này chính là nguồn gốc của sự thiên vị, thao túng và bị lợi dụng.
Tóm tại, với những sức mạnh tưởng chừng như không thể của các AI tổng quát, trừ khi chúng được sử dụng một cách phù hợp và mang lại nhiều giá trị, những rủi ro tiềm ẩn vì bị lạm dụng vẫn là một mối bận tâm lớn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu mới đâytừ Forbes, năm 2023 cũng có một số thay đổi đáng kể về thứ tự của các tỷ phú gắn liền với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể. Dưới đây là Top 10 ngành hàng giúp tạo ra nhiều tỷ phú nhất năm 2023.
Từ tài chính, công nghệ, thời trang đến thực phẩm và đồ uống, là những ngành nghề kinh doanh “ăn nên làm ra” nhất năm 2023.
Dưới đây là 10 ngành công nghiệp tạo ra nhiều tỷ phú nhất vào năm 2023:
#1. Tài chính & Đầu tư.
372 tỷ phú | 14% danh sách
Giàu nhất: Warren Buffett (106 tỷ USD), chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway.
#2. Chế tạo (Sản xuất).
324 tỷ phú | 12% danh sách
Giàu nhất: Reinhold Wuerth & gia đình (29,7 tỷ USD), chủ tịch hãng sản xuất ốc vít và dây buộc Wuerth Group.
#3. Công nghệ.
313 tỷ phú | 12% danh sách
Giàu nhất: Jeff Bezos (114 tỷ USD), nhà sáng lập Amazon, chủ sở hữu của tờ Washington Post và công ty tên lửa Blue Origin.
Giàu nhất: Bernard Arnault & gia đình (211 tỷ USD), chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty hàng xa xỉ LVMH (sở hữu các thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Dior…) và là người giàu nhất thế giới (tính đến hiện tại).
212 tỷ phú | 8% danh sách
Giàu nhất: Zhong Shanshan (68 tỷ USD), chủ tịch công ty nước đóng chai Nongfu Spring.
#6. Chăm sóc sức khỏe (Healthcare).
201 tỷ phú | 8% danh sách
Giàu nhất: Cyrus Poonawalla (22,6 tỷ USD), người sáng lập Viện Huyết thanh Ấn Độ, nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới (tính theo liều lượng).
#7. Bất động sản.
193 tỷ phú | 7% danh sách
Giàu nhất: Donald Bren (17,4 tỷ USD), chủ tịch công ty bất động sản Irvine Co.
#số 8. Đa ngành..
187 tỷ phú | 7% danh sách
Giàu nhất: Mukesh Ambani (83,4 tỷ USD), chủ tịch Reliance Industries, chuyên kinh doanh hóa dầu, dầu khí, bán lẻ và viễn thông.
#9. Năng lượng.
100 tỷ phú | 4% danh sách
Giàu nhất: George Kaiser (13,3 tỷ USD), người tiếp quản Công ty Dầu mỏ Kaiser-Francis của gia đình vào những năm 1960.
10. Truyền thông & Giải trí.
91 tỷ phú, 3% trong danh sách
Giàu nhất: Michael Bloomberg (94,5 tỷ USD), đồng sáng lập công ty truyền thông và thông tin tài chính Bloomberg LP.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù Meta (Facebook) đã công bố kế hoạch phát triển AI tổng quát (Generative AI) từ đầu năm, tuy nhiên mới đây công ty này mới chính thức tiết lộ chi tiết về thời gian ra mắt sản phẩm.
Theo đó, Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook sẽ ra mắt và thương mại hoá sản phẩm AI tổng quát độc quyền của mình vào tháng 12 năm nay.
AI tổng quát (Generative AI) là công nghệ có thể trò chuyện theo kiểu hội thoại bằng ngôn ngữ tự nhiên, xây dựng văn bản, hình ảnh và hơn thế nữa.
Các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard chính là những sản phẩm điển hình cho công nghệ này, trong đó, ChatGPT của OpenAI đã bắt đầu thương mại hoá với phiên bản ChatGPT Plus.
Theo Meta, Meta đặt mục tiêu sử dụng AI để cải thiện hiệu quả của quảng cáo và áp dụng công nghệ này trên tất cả các sản phẩm của mình, bao gồm cả Facebook và Instagram.
Công ty cũng có kế hoạch tích hợp AI tổng quát vào quá trình phát triển metaverse, giúp việc tạo nội dung trở nên dễ tiếp cận hơn. Các nghiên cứu về AI của Meta được bắt đầu vào năm 2013 và hiện chỉ đứng sau Google về số lượng nghiên cứu được công bố.
Sản phẩm AI mới của Meta cũng ảnh hưởng đến các nhà quảng cáo.
Những tiến bộ của Meta trong công nghệ AI mới có thể giúp việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) trở nên hiệu quả hơn. Các công cụ quảng cáo được hỗ trợ bởi AI cũng giúp nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu, tối ưu hóa vị trí hiển thị quảng cáo, cá nhân hóa nội dung quảng cáo, và hơn thế nữa.
Theo một số nhà phân tích, nắm bắt công nghệ AI sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các trải nghiệm quảng cáo tương tác (interactive advertising) và sống động (nhập vai) trong metaverse.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng dụng của Apple.
Từ 8/4, nhiều người dùng iPhone cho biết không thể tìm thấy Bigo Live trên App Store. Khi truy cập đường link ứng dụng từ website của Bigo, Apple hiển thị thông báo “Ứng dụng không khả dụng”.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà được phản ánh bởi người dùng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, website và ứng dụng Bigo Live trên Android (CH Play) vẫn hoạt động bình thường.
Trước khi bị xóa, Bigo liên tục nằm trong top những ứng dụng giải trí được tải nhiều tại Việt Nam. Tính đến cuối 2022, ứng dụng có 400 triệu người dùng tại 150 quốc gia.
Trên các cộng đồng người dùng Bigo, một số dự đoán nền tảng xuất hiện nhiều video với nội dung phản cảm, dẫn tới việc vi phạm quy tắc của Apple và bị xóa. Tin nhắn rò rỉ từ một nhóm nhà sáng tạo nội dung Bigo tại Việt Nam cũng cho thấy nền tảng này sắp tới sẽ “tăng cường xử phạt nội dung không lành mạnh”.
Trong khi đó, theo nguồn tin từ trang Weixin (Trung Quốc), việc bị gỡ khỏi App Store lần này liên quan đến việc không tuân thủ các quy tắc quảng cáo của Apple.
Chiều 10/4, fanpage của Bigo Live tại Việt Nam phản hồi người dùng iOS rằng đây là “lỗi kỹ thuật”. “Đội ngũ kỹ thuật Bigo đang khắc phục lỗi và sẽ thông tin đến cộng đồng trong thời gian sớm nhất khi đã sửa xong”, fanpage thông báo.
Bigo Live là ứng dụng chuyên về tính năng livestream, ra đời từ năm 2016 tại Singapore và được điều hành bởi các nhà sáng lập Trung Quốc. Ứng dụng cho phép người dùng thực hiện các buổi phát trực tiếp và nhận tặng quà từ người xem.
Trên blog công ty, Bigo tự so sánh với TikTok và khẳng định lợi thế của mình là bất cứ tài khoản nào cũng có thể livestream, thay vì đạt đủ điều kiện như TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tìm hiểu khái niệm quảng cáo thương mại nhìn từ góc độ Pháp lý (Theo quy định của Pháp luật Việt Nam): Quảng cáo thương mại là gì? Quảng cáo là gì? Đặc điểm, Vai trò và Ví dụ về Quảng cáo thương mại? Các khái niệm về các thuật ngữ được quy định trong Quảng cáo? Các quy định về các hình thức Quảng cáo?
Quảng cáo thương mại là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường của Doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp giới thiệu, khuếch trương về hàng hóa, dịch vụ của mình một cách nhanh chóng. Mặc dù cụm từ “Quảng cáo” được sử dụng tương đối phổ biến, thuật ngữ này vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn, đặc biệt là từ góc độ Pháp lý. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các khái niệm về Quảng cáo và Quảng cáo thương mại, đặc điểm, vai trò và các hình thức của Quảng cáo, cùng với đó là các quy định về Quảng cáo (Theo Luật).
Quảng cáo thương mại là gì?
Phân biệt với quảng cáo theo khái niệm thông thường, khái niệm quảng cáo thương mại được quy định trong Luật Việt Nam tại Điều 102 Luật Thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dich vụ của mình”.
Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp là những nỗ lực nhằm tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán nhằm thu được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động của thương nhân sử dụng các phương tiện nhằmgiới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; hoạt động quảng cáo cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ là hoạt động quảng cáo thương mại.
Trong pháp luật hiện hành, quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung.
Đặc điểm và mục đích của Quảng cáo thương mại.
Phân biệt với quảng cáo nói chung và với các hoạt động xúc tiến thương mại khác, quảng cáo thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
– Về chủ thể thực hiện:
Chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh).
Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quyền quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận (Điều 103 luật Thương mại 2005).
Bên cạnh đó, chủ thể của Luật Cạnh tranh còn có thể là các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dưới hình thức hiệp hội doanh nghiệp, các nghiệp đoàn…. và các cá nhân hành nghề tự do. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội …thực hiện nhằm mục đích phi lợi nhuận như tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
– Về phương thức thực hiện:
Điều 103 Luật Thương mại quy định cụ thể về quyền quảng cáo thương mại: “Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.
Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ quảng cáo được pháp luật thừa nhận là một dịch vụ thương mại mà thông qua phí dịch vụ, thương nhân thu được lợi nhuận một cách trực tiếp.
Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt được hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo cho mình và phải chi trả phí dịch vụ vì việc đó.
– Về cách thức xúc tiến thương mại:
Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phuơng tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng.
Các Doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo (gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại) và những phương tiện rất đa dạng để đưa sản phẩm quảng cáo đến với khách hàng (phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, các ấn phẩm….) Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với những hình thức xúc tiến thương mại khác.
– Về mục đích của quảng cáo thương mại:
Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hoá dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.
Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng…
Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại.
Đây thực sự là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng xã hội, bao gồm cả tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.
Việc phân biệt rõ khái niệm quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại cũng như xác định rõ ràng bản chất “thương mại” của hoạt động quảng cáo là một việc làm hết sức cần thiết, bởi vì những lý do sau:
Thứ nhất: Luật Quảng cáo hiện hành điều chỉnh hoạt động quảng cáo chủ yếu chỉ quy định ở các nguyên tắc chung về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành hoạt động quảng cáo nói chung. Tuy nhiên hoạt động quảng cáo thương mại là một hoạt động có tính chất đặc thù riêng và tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh rất cao, do đó cần có những quy định cụ thể, chuyên biệt đối với hoạt động này.
Thư hai: Pháp luật thương mại, pháp luật quảng cáo không nên điều chỉnh luôn cả hoạt động quảng cáo phi thương mại như hiện nay. Bởi các dạng hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại đang phát sinh ngày càng nhiều với tính chất đa dạng và tinh vi.
Trong khi đó, ngoài các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 39, Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004, pháp luật Việt Nam còn thiếu các quy định về các hành vi quảng cáo khác. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý hoạt dộng quảng cáo được thông suốt, thuận lợi hơn.
Thư ba: Việc điều chỉnh các hoạt động quảng cáo thương mại hiện nay được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Cạnh tranh, luật Thương mại, Luật Quảng cáo và rất nhiều các văn bản dưới luật … dẫn đến việc xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo thương mại còn gặp nhiều khó khăn.
Do đó, cần xem xét nên chăng ban hành một đạo luật quảng cáo thương mại riêng, chuyên biệt điều chỉnh các dạng hành vi quảng cáo thương mại để nâng cao chất lượng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo nói chung và hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng. Góp phần hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp.
(Theo Bộ Tư Pháp).
Giải thích các Khái niệm của các thuật ngữ liên quan đến Quảng cáo.
Theo Luật Quảng cáo, Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Dưới đây là các thuật ngữ
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Dịch vụ có mục đích sinh lợi là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi là dịch vụ vì lợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.
Xúc tiến quảng cáo là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo.
Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.
Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo.
Thời lượng quảng cáo là thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáo trong một kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; thời gian quảng cáo trong tổng thời gian của một chương trình văn hoá, thể thao; thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
Diện tích quảng cáo là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên mặt báo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, xuất bản phẩm, bảng quảng cáo, phương tiện giao thông hoặc trên các phương tiện quảng cáo tương tự.
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.
Màn hình chuyên quảng cáo là phương tiện quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự.
Luật quảng cáo là gì?
Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.
Tại Việt Nam, Luật quảng cáo lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.
Các yêu cầu về Nội dung quảng cáo gắn liền với từng hình thức và phương tiện Quảng cáo.
Các phương tiện Quảng cáo.
Theo Luật Quảng cáo, các phương tiện quảng cáo bao gồm:
Báo chí.
Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu về Nội dung Quảng cáo.
Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Các yêu cầu khác về tiếng nói và chữ Viết trong Quảng cáo:
. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt. b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Yêu cầu chi tiết theo các hình thức quảng cáo.
Quảng cáo trên Báo chí, phương tiện điện tử và các thiết bị viễn thông khác.
Quảng cáo trên báo in.
Diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn phẩm báo hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác.
Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo.
Phụ trương quảng cáo của báo phải đánh số riêng; có cùng khuôn khổ, phát hành kèm theo số trang báo chính.
Trên trang một của phụ trương quảng cáo phải ghi rõ các thông tin sau:
a) Tên tờ báo;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan báo chí;
c) Dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”.
Không được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
Quảng cáo trên báo nói, báo hình.
Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.
Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau:
a) Chương trình thời sự;
b) Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
4. Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.
5. Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.
6. Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Ý kiến của cơ quan chủ quản;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.
7. Trong trường hợp cơ quan báo chí có nhu cầu thay đổi nội dung giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;
b) Bản sao có chứng thực giấy phép đang có hiệu lực.
8. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí; trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét, cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung cho cơ quan báo chí; trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo hoặc cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung; cơ quan cấp giấy phép phải gửi bản sao giấy phép đã cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ quan báo chí đặt trụ sở chính để phối hợp trong công tác quản lý.
Quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử.
Quảng cáo trên báo điện tử phải tuân theo các quy định sau:
a) Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin;
b) Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây.
2. Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
Quảng cáo bằng hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo:
a) Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận;
b) Nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận;
c) Tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối của người nhận.
2. Quảng cáo bằng các hình thức khác trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quảng cáo trên các ấn phẩm in, bản ghi âm, ghi hình, và các thiết bị công nghệ khác.
Quảng cáo trên các sản phẩm in.
Đối với các loại sách và tài liệu dưới dạng sách, chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản trên bìa hai, ba và bốn, trừ sách chuyên về quảng cáo.
Đối với tài liệu không kinh doanh, chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản hoặc biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân được phép xuất bản tài liệu đó.
Đối với tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp có nội dung cổ động, tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, được quảng cáo không quá 20% diện tích từng sản phẩm. Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng của sản phẩm in.
Không được quảng cáo trên các sản phẩm in là tiền hoặc giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước.
Quảng cáo trên tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp và các sản phẩm in không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này phải ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo, số lượng in, nơi in.
Quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình.
Thời lượng quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình chương trình văn hoá, nghệ thuật, điện ảnh, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách không được vượt quá 5% tổng thời lượng nội dung chương trình.
Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên Quảng cáo và phương tiện giao thông.
Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn.
Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.
Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:
a) Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
b) Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.
4. Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày.
Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo.
Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.
Quảng cáo trên màn hình không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường.
Quảng cáo trên phương tiện giao thông.
Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.
Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự.
Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại địa điểm cố định phải tuân thủ quy định sau:
a) Quảng cáo không được vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật về môi trường;
b) Không được quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
c) Không được quảng cáo trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
2. Không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị xã.
Quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể theo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, đoàn người thực hiện quảng cáo, vật thể quảng cáo.
Quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao.
Quảng cáo trong chương trình văn hóa, thể thao phải thực hiện theo pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và thể dục, thể thao.
Không được treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình; khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo không quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình.
Quảng cáo trên khu vực sân khấu phải đảm bảo mỹ quan và không được che khuất tầm nhìn của người xem.
Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao không được che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả; không làm ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, y tế, người phục vụ.
Đoàn người thực hiện quảng cáo, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo.
Đoàn người thực hiện quảng cáo phải tuân theo các quy định sau:
a) Đoàn người thực hiện quảng cáo là đoàn người có từ ba người trở lên mặc trang phục hoặc mang theo hình ảnh, vật dụng thể hiện sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc di chuyển trên đường giao thông;
b) Đoàn người thực hiện quảng cáo phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý với thông báo thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện quảng cáo theo nội dung đã thông báo.
2. Hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo và phương tiện quảng cáo khác phải tuân thủ các quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của MarketingTrips về khái niệm Quảng cáo thương mại theo góc độ Pháp lý. Bằng cách hiểu Quảng cáo thương mại là gì theo Quy định của Pháp luật, các yêu cầu về hình thức quảng cáo và hơn thế nữa, bạn có thể đảm bảo rằng bạn luôn thủ các quy định, bảo vệ thương hiệu và tránh sai sót khi thực thi Quảng cáo.
Nghiên cứu mới đây của Goldman Sachs dự báo việc sử dụng ngày càng rộng rãi các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ góp phần thúc đẩy năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Giá trị kinh tế do AI tạo ra sẽ đạt mức 7.000 tỷ USD.
Theo nhóm Macro của Goldman Sachs, việc áp dụng AI rộng rãi có thể tạo ra thêm khoảng 7.000 tỷ USD tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng 10 năm, tương đương với mức tăng khoảng 7% GDP toàn cầu hàng năm.
Theo các chuyên gia, sau cuộc cách mạng điện toán đám mây (Cloud Computing), làn sóng đổi mới và thúc đẩy năng suất tiếp theo trong doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo AI, mà cụ thể là Generative (AI Tổng hợp).
Mặc dù các công cụ AI tổng hợp như ChatGPT hay Bard của Google vẫn còn đang ở những giai đoạn đầu, các chatbot AI này đã để lại ấn tượng không nhỏ về khả năng trả lời câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Mặc dù mức độ tác động của AI cuối cùng sẽ được xác định bởi khả năng và thời gian thích nghi của nó, Goldman Sachs tin rằng AI tổng quát có “tiềm năng kinh tế to lớn” nếu nó hoàn thành được sứ mệnh của mình.
Những doanh nghiệp hiện có lợi thế kinh tế nhiều nhất từ AI?
Mặc dù AI là vô cùng tiềm năng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hưởng lợi từ nó, dưới đây là những cái tên sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ “nền kinh tế AI”.
Microsoft Corp, Alphabet Inc, Nvidia Corporation, Amazon.com, Inc, Salesforce Inc. Theo Goldman Sachs, Meta Platforms Inc, Intuit Inc, và Adobe Inc, hiện có vị thế tốt hơn để thu được lợi ích từ AI và có thể sử dụng AI để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer